8
LỘ GIỚI, CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG CỬA NGÕ ĐÀ LẠT: Vì sao kéo dài không giải quyết?! Hai năm chưa phải chặng đường dài nhưng đã đủ để Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” dần đi vào cuộc sống. Không chỉ trong cán bộ, đảng viên, mà về cơ bản, nhân dân đều biết tới chủ trương lớn này của Đảng và dần chuyển biến thành những hành động thiết thực cụ thể hơn. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5034 - THỨ BA NGÀY 24/4/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm. (BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HÓA, 20/2/1947, T. 5, TR. 54) KINH TẾ Trồng cà phê công nghệ cao ở Nam Hà “lợi cả đôi đường” TRANG 3 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Đất lâm nghiệp bị người dân tranh chấp TRANG 6 VĂN HÓA - XÃ HỘI Những điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước ở Đạ Huoai TRANG 4 Đà Lạt sẽ trồng thử nghiệm giống hoa anh đào xuất xứ Nhật Bản TRANG 5 TRANG 3 TRANG 5 huyện Lâm Hà sau gần tám năm (2011 - 2018) thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản tại địa phương. Đó là khẳng định của ông Đinh Đức Chí - Phó Chủ tịch UBND TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Các doanh nghiệp Lâm Đồng giới thiệu sản phẩm tại Phú Quốc. Ảnh: D.T TRANG 2 Thực hiện Chỉ thị 05 ở Đam Rông còn nhiều trăn trở Công tác dân số có sự chuyển biến rõ nét Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đầu tư, xây dựng cơ bản Sản phẩm Lâm Đồng “vượt biển” ra Phú Quốc Đó là nội dung Hội nghị trực tuyến toàn quốc diễn ra ngày 20/4, do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng chủ trì; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội nghề nghiệp trung ương tham dự; phía đầu cầu tỉnh Lâm Đồng, chủ trì hội nghị là Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt, tham dự là đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và UBND thành phố Đà Lạt… Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, các đơn vị hiệp hội, tập đoàn nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực xây dựng cùng một số địa phương đã nêu lên nhiều khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua. Đó là những vấn đề liên quan đến các Luật: Đầu tư, Đầu tư công, Ngân sách nhà nước, Xây dựng, Bảo vệ môi trường… từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án và các giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác. (Trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác, hiện còn nhiều vướng mắc khiến dự án kết thúc giai đoạn xây dựng nhưng không thể đưa vào vận hành, khai thác;...

Sản phẩm Lâm Đồng “vượt biển” ra Phú Quốcbaolamdong.vn/upload/others/201804/28113_Bao_Lam_Dong_ngay_24_4_2018.… · Vì sao kéo dài không giải quyết?!

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

LỘ GIỚI, CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG CỬA NGÕ ĐÀ LẠT:Vì sao kéo dài không giải quyết?!

Hai năm chưa phải chặng đường dài nhưng đã đủ để Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” dần đi vào cuộc sống. Không chỉ trong cán bộ, đảng viên, mà về cơ bản, nhân dân đều biết tới chủ trương lớn này của Đảng và dần chuyển biến thành những hành động thiết thực cụ thể hơn.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5034 - THỨ BA NGÀY 24/4/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠYMình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu

tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.

(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HÓA, 20/2/1947, T. 5, TR. 54)

KINH TẾTrồng cà phê công nghệ cao ở Nam Hà “lợi cả đôi đường”

TRANG 3

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTĐất lâm nghiệp

bị người dân tranh chấpTRANG 6

VĂN HÓA - XÃ HỘINhững điểm sáng

trong phong trào thi đua yêu nước ở Đạ Huoai

TRANG 4

Đà Lạt sẽ trồng thử nghiệm giống hoa anh đào xuất xứ Nhật Bản

TRANG 5

TRANG 3

TRANG 5

huyện Lâm Hà sau gần tám năm (2011 - 2018) thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Đó là khẳng định của ông Đinh Đức Chí - Phó Chủ tịch UBND

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Các doanh nghiệp Lâm Đồng giới thiệu sản phẩm tại Phú Quốc. Ảnh: D.T

TRANG 2

Thực hiện Chỉ thị 05 ở Đam Rông còn nhiều trăn trở

Công tác dân số có sự chuyển biến rõ nét

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đầu tư, xây dựng cơ bản

Sản phẩm Lâm Đồng “vượt biển” ra Phú Quốc

Đó là nội dung Hội nghị trực tuyến toàn quốc diễn ra ngày 20/4, do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng chủ trì; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội nghề nghiệp trung ương tham dự; phía đầu cầu tỉnh Lâm Đồng, chủ trì hội nghị là Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt, tham dự là đại diện lãnh

đạo các sở, ngành cấp tỉnh và UBND thành phố Đà Lạt…

Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, các đơn vị hiệp hội, tập đoàn nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực xây dựng cùng một số địa phương đã nêu lên nhiều khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua. Đó là những vấn đề liên quan đến các Luật: Đầu tư, Đầu tư công, Ngân sách nhà nước, Xây

dựng, Bảo vệ môi trường… từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án và các giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác. (Trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác, hiện còn nhiều vướng mắc khiến dự án kết thúc giai đoạn xây dựng nhưng không thể đưa vào vận hành, khai thác;...

2 THỨ BA 24 - 4 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Thực hiện Chỉ thị 05 ở Đam Rông còn nhiều trăn trở

Tiếp đà từ Chỉ thị 03Ghi nhận tại huyện Đam Rông, những bài

học kinh nghiệm rút ra sau thực hiện Chỉ thị 03 đã tạo đà cho việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 đi vào đời sống nhanh hơn và thiết thực hơn. Theo lãnh đạo Huyện ủy Đam Rông, ngay sau khi Chỉ thị 05 được ban hành, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, lãnh đạo huyện đã cụ thể hóa các văn bản thực hiện để phù hợp với điều kiện và tình hình ở địa phương. Đồng thời đưa nội dung này tới các TCCS đảng, địa phương trở thành nội dung sinh hoạt định kỳ.

Trong hai năm thực hiện Chỉ thị 05, Huyện ủy Đam Rông xác định, cùng với việc tổ chức các lớp học tập, quán triệt chỉ thị này đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, lãnh đạo huyện Đam Rông đặc biệt chú trọng đến việc làm theo, gương mẫu đi đầu, nói được làm được trong học tập và làm theo Bác. Việc lãnh đạo huyện thường xuyên về tận thôn với bà con đã khẳng định nỗ lực học Bác để gần dân, sát dân, trọng dân, sâu sát với cơ sở của cán bộ, đảng viên huyện Đam Rông. Từ đầu năm 2016 đến nay, trung bình mỗi tháng một lần các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy xuống tận các thôn để trực tiếp lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Qua đó, lãnh đạo huyện Đam Rông luôn xác định những vấn đề trọng tâm tại thôn, từ đó cùng các phòng, ban liên quan xuống trực tiếp giải quyết kịp thời những kiến nghị của bà con; còn những vấn đề chưa thể giải quyết ngay thì giao cho các phòng, ban liên quan kèm với ngày giờ

cụ thể để trả lời, giải quyết cho bà con. Đồng thời, lãnh đạo huyện cũng giao cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách xã đồng hành và giám sát cách khắc phục đối với các vấn đề bà con đưa ra.

Hoạt động thiết thực này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người dân trong huyện. Bí thư Chi bộ thôn Đa Kao 1, xã Đạ Tông Rơ Jê Ha Ni nói: “Khi Bí thư Huyện ủy về làm việc, thăm nắm tình hình hoạt động của chi bộ và tâm tư tình cảm của bà con trong thôn, chỉ vào những khu vườn còn để đất trống, đồng chí nhắc nhở bà con phải tự trồng rau trong vườn để chủ động thêm về nguồn thực phẩm, đỡ phải kiếm rau rừng và tiết kiệm tiền mua rau ở chợ. Bí thư Huyện ủy cũng nhắc nhở bà con làm hàng rào vườn, nuôi heo, gà trong chuồng để có thêm thu nhập”.

Có thể nói, những kết quả bước đầu trong thực hiện Chỉ thị 03 được xem là tiền đề vững chắc để Đam Rông thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Với việc chú trọng xây dựng các mô hình tiên tiến nên tại Đam Rông đã xuất hiện những gương mặt, những câu chuyện tiêu biểu trên các lĩnh vực. Tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Hữu Ngọc, Lê Văn Nam thôn Păng Dung, xã Đạ K’Nàng, mỗi hộ hiến 2.000 m2 đất xây trường học khi mà giá đất tại đây hiện nay gần 80 triệu đồng/sào; ông GIàng Seo Chính, xã Rô Men hiến 2000 m2 đất làm nhà văn hóa thôn; ông Cil Ka Sung là điển hình nông dân sản xuất giỏi; nạn

uống rượu buổi trưa của cán bộ cấp xã, nhất là các xã vùng sâu có đông bà con DTTS tuyệt đối không còn khi mà trước đây đối với bà con uống rượu như một nét văn hóa…

Còn nhiều trăn trởSau hai năm thực hiện Chỉ thị 05, mặc dù đã

có nhiều nỗ lực trong xây dựng điển hình tiên tiến, tuy nhiên vẫn còn những chi bộ không có cá nhân hoặc mô hình điển hình. Đa phần tập trung tại các chi bộ nông thôn. Điều này do hạn chế nhất định từ đội ngũ tuyên truyền viên và công tác tuyên truyền. Mặt khác, đối với đặc thù bà con thường đi làm rẫy xa nên chỉ tập hợp được trong các cuộc họp thôn diễn ra 1 tháng một lần. “Tần suất tập hợp dân là quá thấp”, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đam Rông Lê Ích Nghĩa nhấn mạnh và cho biết thêm trong các cuộc họp thôn, thời gian dành cho việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 05 khá hạn chế do bà con quan tâm nhiều tới các vấn đề nóng liên quan trực tiếp tới đời sống như: lịch nông vụ, thủy lợi, sổ đỏ, giao khoán bảo vệ rừng, bình xét hộ nghèo, tranh chấp đất đai… Bởi vậy rất khó để Chỉ thị 05 có thể thực hiện đồng loạt và thành công trong ngày một ngày hai. Bên cạnh đó, một số chi bộ xem thực hiện Chỉ thị 05 chỉ là hình thức, đăng ký nội dung học tập, làm theo còn tình trạng chung chung, sáo rỗng, thậm chí là sao chép nhau. Đó cũng là một trong những nguyên nhân không xây dựng được điển hình trong học tập và làm theo Bác.

Trước tình trạng đó, Huyện ủy Đam Rông xác định phải đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường tuyên truyền theo hướng thực tế, những mô hình sản xuất giỏi, những gương điển hình tiên tiến được tuyên dương nhân rộng. Để rồi khi người dân thấy bà con mình chí thú làm ăn, đời sống được nâng lên sẽ tự khắc học hỏi làm theo, bởi vấn đề lớn nhất, được bà con trăn trở nhất vẫn là làm kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. “Khi bữa ăn được đủ đầy, khi không còn phải sợ cái nghèo, cái đói người ta mới chuyên tâm để thay đổi những thứ khác”, đồng chí Kơ Đơng Ha En, Bí thư Đảng ủy xã Đạ Tông bày tỏ.

Vẫn còn đó thật nhiều những trăn trở, khó khăn và những gian nan cần vượt qua, nhưng so với kết quả đạt được trong 2 năm qua cho thấy, việc thực hiện Chỉ thị 05 ở Đam Rông tiếp tục góp phần vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Những chuyển biến tích cực trong tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, phong cách làm việc gần dân, trọng dân, vì dân... của nhiều cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt đã góp phần giải quyết dứt điểm thành công nhiều vụ việc nổi cộm, phức tạp, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. HOÀNG MY

Hai năm chưa phải chặng đường dài nhưng đã đủ để Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” dần đi vào cuộc sống. Không chỉ trong cán bộ, đảng viên, mà về cơ bản, nhân dân đều biết tới chủ trương lớn này của Đảng và dần chuyển biến thành những hành động thiết thực cụ thể hơn.

Lãnh đạo huyện Đam Rông thăm mô hình chăn nuôi trên địa bàn - một trong những điển hình cán bộ học Bác để gần dân. Ảnh: H.My

Quyết định chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Đà Lạt khóa XI

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến trao quyết định chuẩn y chức vụ Phó Bí thư

Thành ủy Đà Lạt khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế,... TIẾP TRANG 1

Sáng 23/4, tại Thành ủy Đà Lạt, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã trao quyết định chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Đà Lạt khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với đồng chí Tôn Thiện San - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt. Tham dự có các đồng chí: Trần Duy Hùng - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Huỳnh Thị Thanh Xuân - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đà Lạt; Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Lạt.

Trước đó, ngày 17/4, đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã ký Quyết định số 717/QĐ-UBND phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với đồng chí Tôn Thiện San. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Phát biểu tại lễ trao quyết định, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Đây là công tác bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp với điều kiện tình hình của tỉnh và sự tín nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Đà Lạt. Tập thể lãnh đạo thành phố Đà Lạt có thành viên mới sẽ thêm sức mạnh để phát huy mọi tiềm lực đạt được các mục tiêu đặt ra trong nghị quyết phát triển của thành phố.

Tiếp nhận quyết định, đồng chí Tôn Thiện San đã hứa sẽ cùng với tập thể lãnh đạo Thành ủy đoàn kết thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng và kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh cũng như nhân dân thành phố. N.NGÀ

... thời gian quyết toán vốn dự án hoàn thành của nhiều dự án bị kéo dài so với quy định. Theo thống kê, năm 2016, cả nước có tới 12.255 dự án vi phạm thời gian quyết toán (chiếm trên 14% dự án hoàn thành), trong đó hơn 5.400 dự án vi phạm thời gian quyết toán trên 2 năm, tăng hơn 1.100 dự án (27%) so với năm 2015). Đó còn là những khó khăn, vướng mắc liên quan đến nguồn nhân lực, đến kỹ thuật, kỷ cương thực thi công vụ…

Nguyên nhân là do nhiều dự án thiếu các

cơ sở pháp lý, thành phần hồ sơ chất lượng chưa đầy đủ; chủ đầu tư, ban quản lý dự án thiếu kinh nghiệm, năng lực hạn chế; quá trình thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng chưa tuân thủ chặt chẽ các thỏa thuận trong hợp đồng, pháp luật về hợp đồng xây dựng. Công tác nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án phát triển đô thị giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước còn chậm do quy định về tham gia nghiệm thu công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án

phát triển khu đô thị của cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan chưa đầy đủ, chưa rõ. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất đai, mua bán, cấp giấy chứng nhận một số loại hình bất động sản mới như căn hộ - du lịch (condotel), căn hộ - văn phòng (officetel), shop-house, biệt thự du lịch còn gặp khó khăn.

Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận nhiều kiến nghị cụ thể và xác đáng được đặt ra từ các bộ, đơn vị và địa phương. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh đối với các bộ, ngành

liên quan, các địa phương trên toàn quốc cần dứt điểm khắc phục sớm những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế nẩy sinh từ cơ chế, từ quá trình triển khai thực hiện liên quan đến lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản. Theo đó, mục tiêu đặt ra là sớm chấn chỉnh, xây dựng kỷ cương, nâng cao vai trò trách nhiệm thực thi công vụ để tháo gỡ những vướng mắc trước mắt và lâu dài, nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch, trong đó đặc biệt là công tác giải ngân về đầu tư công… MINH ĐẠO

3 3 THỨ BA 24 - 4 - 2018KINH TẾ

Thời điểm này là đỉnh điểm của mùa khô hạn Nam Tây Nguyên, thế nhưng mô hình tưới

nước tiết kiệm nhỏ giọt tại 1 ha cà phê của gia đình ông Hoàng Đình Oanh (64 tuổi, thôn Hai Bà Trưng) cho thấy hiệu quả rất cao. Trước đây, khi tưới bằng hình thức thông thường là dùng vòi tưới trực tiếp vào gốc cà phê vừa tốn công lại rất là hao nước. Khi ông chuyển qua áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, 1 ha cà phê ông đầu tư 50 triệu đồng để lắp toàn bộ hệ thống. Nưới tưới vừa tiết kiệm, vừa không tốn công, chỉ cần mở vòi nước là nguồn nước có thể tưới nhỏ giọt trực tiếp vào gốc tránh bị lãng phí nước. Theo một số nông dân, bên cạnh tiết kiệm nước tưới, thông qua hệ thống nhỏ giọt này, còn có thể tưới bón phân vừa tiết kiệm mà cây trồng lại hấp thu hết lượng phân bón giúp tiết kiệm công lao động và môi trường sinh thái đảm bảo.

Ông Oanh cho biết, Nam Hà nằm trong vùng phát triển công nghệ cao của tỉnh nên được các cấp ngành quan tâm đầu tư đường sá, cử cán bộ xuống tập huấn, chuyển giao các khoa học kỹ thuật sản xuất cà phê. Nhờ đó mà tôi biết đến phát triển cà phê công nghệ cao là như thế nào để có thể áp dụng vào vườn của mình.

Trồng cà phê công nghệ cao ở Nam Hà “lợi cả đôi đường”Nam Hà (huyện Lâm Hà) là xã được UBND tỉnh chọn để phát triển vùng trồng cà phê công nghệ cao. Bằng nội lực và năng động của người dân sản xuất cà phê ứng dụng tưới nhỏ giọt, phun mưa, canh tác hữu cơ… cho năng suất cũng như chất lượng vượt trội, giúp vùng đất vốn nghèo khó trở nên trù phú.

Khi áp dụng rồi, thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt. Với diện tích 1 ha tôi tăng việc dùng phân hữu cơ, giảm lượng phân hóa học nên sản lượng cà phê đạt cao 5 tấn/ha. Thực chất trồng cà phê công nghệ cao không quá tốn chi phí đầu vào. Đồng thời, canh tác theo hướng này cà phê sẽ có chất lượng và được thu mua giá

cao hơn thị trường.Tương tự, gia đình ông Vũ Thế

Kỷ (51 tuổi, thôn Nam Hà) chia sẻ, trước đây diện tích cà phê của gia đình quá già cỗi nên ông quyết định phá toàn bộ 1 ha để tái canh và chọn hướng trồng cà phê công nghệ cao bền vững để sản xuất. Theo đó, gia đình ông được dự án VNSAT

hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, kiểm tra, kiểm soát nguồn giống để tái canh. Lợi ích lớn nhất của việc trồng cà phê theo tiêu chuẩn 4C là nông dân được hướng dẫn tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón hữu cơ, ghi chép nhật ký nông hộ để theo dõi quá trình chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hạch toán thu chi một cách chính xác trong một năm để xem trong một năm mình lời lỗ thế nào và biết được quá trình chăm sóc cà phê của mình đến đâu. Diện tích cà phê gia đình ông phát triển tốt và được các đại lý thu mua với giá cao hơn thị trường 300 đồng/kg. Nhờ có biện pháp khoa học kỹ thuật cao như: chăm sóc hợp lý như thường xuyên loại bỏ chồi vượt, tỉa cành tạo tán hợp lý trong mùa mưa, loại bỏ cành tăm, cành nhớt, cành vô hiệu mà vườn cây của bà con nông dân hạn chế được sâu bệnh gây hại và tiết kiệm được chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, người trồng cà phê sử dụng phân bón, vật tư và nước tưới một cách hợp lý, giảm chi phí đầu tư, tránh được tình trạng thừa phân bón, nước tưới gây lãng phí.

Ông Tiêu Văn Bính, Chủ tịch UBND xã Nam Hà cho biết, là xã thuần nông nên cây trồng chủ lực là cây cà phê, do vậy, những năm qua, nhân dân xã luôn quan tâm đến năng suất, chất lượng cà phê. Qua đó, xã đã kết hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện tổ chức nhiều lớp học tập trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây cà phê, thực hiện ghép tái canh giống cà phê cao sản nên năng suất cà phê liên tục tăng từ 2,2 tấn lên 3,5 tấn/ha. Nam Hà có khoảng 1.550 ha trồng cà phê, trong đó có khoảng 600 ha cà phê áp dụng công nghệ cao (350 ha áp dụng tiêu chuẩn 4C, UTZ; 250 ha diện tích nằm trong vùng quy hoạch phát triển cà phê ứng dụng công nghệ cao của tỉnh). Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cà phê đã đem lại hiệu quả thiết thực, năng suất bình quân đạt cao 4,5 tấn/ha, trồng bón phân hữu cơ cũng đã tạo ra sản phẩm đạt chất lượng.

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà năng suất cũng như chất lượng cây cà phê của Nam Hà vượt trội, vì thế mà đời sống người dân khấm khá với thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng, gấp 15 lần năm 2003 (năm thành lập xã). Nam Hà cũng là một trong những xã đầu tiên của huyện Lâm Hà đạt chuẩn nông thôn mới. HOÀNG YÊN

Nông dân Nam Hà áp dụng tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước. Ảnh: H.Y

Với đề án xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc, Phú Quốc đang trên đường

phát triển trở thành một đặc khu kinh tế của nước ta, điều đó đồng nghĩa với các chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội. Từ những yếu tố đó, thị trường Phú Quốc được đánh giá là đầy tiềm năng, nhất là với các sản phẩm đặc trưng ôn đới của Lâm Đồng.

Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của người dân và khách du lịch của huyện đảo Phú Quốc, mới đây, UBND hai tỉnh Lâm Đồng và Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến, kết nối giao thương hai địa phương mà trong đó mũi nhọn là đảo Phú Quốc. Việc thông thương, đưa hàng hóa từ cao nguyên ra biển đảo đã trở nên thông suốt, thuận lợi hơn khi có sự bảo trợ của đơn vị quản lý nhà nước chứ không còn mang tính tự phát như trước đây.

Bà Nguyễn Duy Linh Thảo - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Kiên Giang nhận định: Thật ra lâu nay,

Sản phẩm Lâm Đồng “vượt biển” ra Phú QuốcVượt hành trình dài gần 700 km từ Lâm Đồng đến Kiên Giang, những nông sản - đặc sản Đà Lạt, Lâm Đồng lại tiếp tục theo những chuyến phà vượt biển kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ để cập cảng Phú Quốc thông qua việc hợp tác của hai tỉnh Lâm Đồng - Kiên Giang và giữa các doanh nghiệp 2 địa phương.

rau, hoa và một số sản phẩm thiết yếu từ Lâm Đồng vẫn đến Kiên Giang và ra đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, do mang tính tự phát nên chất lượng và giá cả sản phẩm không ổn định. Khi hai tỉnh ký kết hợp tác và kết nối giao thương, không chỉ là cơ hội tốt nhất cho các sản phẩm chất lượng, thương hiệu và giá cả bình ổn được đến tay người tiêu dùng mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, nhất là ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của TP Đà Lạt và Phú Quốc, đồng thời các nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thực tế hơn với “cơ chế, chính sách đặc thù” Đà Lạt và “đặc khu kinh tế” Phú Quốc… có nhiều điểm tương đồng trong định hướng phát triển của hai địa phương cũng sẽ là “cánh cửa mở” cho sự hợp tác, phát triển của hai tỉnh.

Sau khi cùng đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thực tế thị trường ở Phú Quốc, ông Nguyễn Hồng Ngọc - Giám đốc doanh nghiệp Ngọc Sang (chuyên về các mặt hàng rau, củ, quả huyện Đơn Dương) cho rằng: “Nhu cầu về rau, củ và các loại đặc sản ở Phú Quốc rất lớn. Tôi thấy giá rau, củ phục vụ bữa ăn hàng ngày có giá cao gấp nhiều lần so với đất liền, các sản phẩm rau sạch chưa phong phú, đây là thị trường rất tiềm năng cho các sản phẩm Lâm Đồng. Các nhà cung ứng ở đây cũng bày tỏ sự hào hứng hợp tác khi mình tìm đến tận nơi, vì họ cũng ở quá xa mà các sản phẩm cũng không đa dạng, không biết tìm nguồn hàng từ đâu, xưa nay chủ yếu lấy hàng từ TP Hồ Chí Minh chứ không phải từ tận gốc Lâm Đồng”.

Hay như ông Phạm Hồng Đức - Giám đốc Công ty Cà phê Thái Châu

(Đà Lạt) cũng cho biết: “Tôi vừa cùng một doanh nghiệp Macca Lâm Đồng tham gia Hội chợ thương mại miền Đông - Tây Nam Bộ tổ chức ở Phú Quốc. Có thể nói các sản phẩm của Lâm Đồng như: trà, cà phê, đặc sản, rượu vang, rau, củ… rất được yêu thích ở Phú Quốc. Được sự tạo điều kiện, hỗ trợ của cấp quản lý nhà nước 2 tỉnh, các doanh nghiệp chúng tôi đã kết nối với nhiều doanh nghiệp ở đây, đảm bảo cung ứng nguồn hàng chất lượng, giá cả ổn định, đến tay người tiêu dùng Phú Quốc”.

Song song đó, các doanh nghiệp du lịch Phú Quốc cũng đã kết nối để tìm các tour tuyến, phát triển du lịch hai địa phương. Đặc biệt là 2 sản phẩm thế mạnh của Phú Quốc là nước mắm và hồ tiêu, các loại hải sản cũng đã được các doanh nghiệp uy tín ký kết để cung ứng về Lâm Đồng. Bà Hồ Kim Liên - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân hải sản Kim Hoàn (thị trấn Dương Đông - Phú Quốc) cũng chia sẻ: Các sản phẩm của Lâm Đồng rất được quan tâm tại Phú Quốc và ngược lại. Tôi mong rằng qua việc kết nối giao thương này, các nhãn hiệu nổi tiếng, uy tín của Lâm Đồng cũng như sản phẩm đặc trưng của Phú Quốc, Kiên Giang cũng dễ dàng đến tay người tiêu dùng hai địa phương”.

Khoảng cách địa lý đã không còn là trở ngại và khi hai nguồn “cung - cầu” được hợp tác ký kết ổn định, các sản phẩm thế mạnh đặc thù của Lâm Đồng sẽ hiện diện nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn ở Phú Quốc.

DIỄM THƯƠNG

Các sản phẩm Lâm Đồng được doanh nghiệp bày bán tại Hội chợ thương mại Miền Đông - Tây Nam Bộ tổ chức tại Phú Quốc. Ảnh: D.T

Tăng doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư nông nghiệp

Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, đến tháng 4/2018, toàn

tỉnh Lâm Đồng tăng hơn 50 hợp tác xã (HTX) hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp so với năm 2016, nâng tổng số

HTX hiện nay lên 166 đơn vị. Với tổng số gần 6.000

thành viên tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng

trong sản xuất, đồng thời năng động mở rộng thị trường kinh doanh, dịch vụ tổng hợp

trên 166 HTX nông nghiệp nói trên, kết quả đã mang lại

doanh thu trung bình mỗi năm hơn 6,4 tỷ đồng/HTX.

Trong đó chiếm gần 40% HTX đạt lãi cao và hơn 35%

HTX đạt lãi trung bình. Cũng trên lĩnh vực kinh

tế hợp tác, hiện Lâm Đồng đang phát triển gần 950 trang trại sản xuất, chăn

nuôi ổn định, đạt thu nhập bình quân hơn 2,8 tỷ đồng/trang trại/năm. Đặc biệt có

hơn 16% trang trại sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng năm. Ngoài

ra, trên 12 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng đang duy trì hiệu quả hoạt động thu mua, chế biến và tiêu

thụ nông sản với hơn 1.400 doanh nghiệp trong nước và gần 115 doanh nghiệp FDI.

VĂN VIỆT

4 THỨ BA 24 - 4 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Những điểm sáng trong phong tràothi đua yêu nước ở Đạ HuoaiThành phố Đà Lạt vừa đưa ra một

kế hoạch nhằm đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về công tác giảm nghèo; nâng cao năng lực giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn trong năm 2018 này.

Để đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo, Đà Lạt sẽ xây dựng một chương trình cụ thể, trong đó có nội dung nói chuyện chuyên đề trong các buổi họp dân, tổ chức những diễn đàn trong các cộng đồng dân cư; thông qua hoạt động của các tổ chức, hội, đoàn thể để truyền thông đến người dân.

Thành phố cũng tạo điều kiện để hệ thống báo chí truyền thông của thành phố và của tỉnh phản ánh, đưa tin về hoạt động của các tổ chức, cá nhân chăm sóc, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức đối thoại chính sách về giảm nghèo tại 2 xã Tà Nung và Xuân Thọ.

Cùng đó, Đà Lạt cũng tăng cường vận động những nguồn lực xã hội, các tổ chức, cá nhân đóng góp “Quỹ vì người nghèo” để hỗ trợ, giúp đỡ, cải thiện đời sống cho người nghèo, hộ nghèo, trường hợp khó khăn trên địa bàn; tổ chức thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ tết.

Trong năm thành phố sẽ tiến hành tập huấn cho các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, cán bộ xã nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, đồng thời tăng cường chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo như vay vốn, giới thiệu việc làm, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ sửa chữa nhà ở, hỗ trợ sản xuất. VIẾT TRỌNG

ĐÀ LẠT:Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giảm nghèo

Tập huấn chuyên đề“Hoạt động thiếu nhiở địa bàn dân cư -hè năm 2018”

Sáng 23/4, tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương đã tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề “Hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư - hè năm 2018” cho gần 90 học viên là cán bộ phụ trách thiếu nhi ở địa bàn dân cư đến từ 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Trong thời gian 5 ngày, từ ngày 23/4 - 27/4, các học viên được trang bị những kiến thức về Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, công tác phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; kiến thức bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng, giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi, thực hành những kỹ năng cần thiết của người cán bộ làm công tác thiếu nhi; kỹ năng tổ chức các trò chơi tập thể, cá nhân trong hoạt động đội ở khu vực dân cư và phương thức tiếp cận học sinh về địa phương sinh hoạt hè và bàn giao học sinh trở lại trường học...

Thông qua đó, đội ngũ cán bộ làm công tác phụ trách thiếu nhi có thêm những kiến thức, kỹ năng thực hiện tốt phong trào thiếu nhi đặc biệt là trong dịp hè, nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội và tích cực tham gia bảo vệ chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng tại địa bàn dân cư.

HỒNG THẮM

Ngày 23/4, Tổ hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh phối hợp với UBND huyện Cát Tiên đã tổ chức lớp tập huấn khởi nghiệp cho các bạn đoàn viên, thanh niên và các doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm trên địa bàn 3 huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai. Tham gia lớp tập huấn có hơn 200 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp.

Tại lớp tập huấn, các ĐVTN đã được nghe đại diện Tổ hỗ trợ

khởi nghiệp giới thiệu tóm tắt các chủ trương, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, giới thiệu các nội dung trong Đề án 740 về hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; giới thiệu một số mô hình và bài học kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình khởi nghiệp đi trước. Đồng thời, Trung tâm tư vấn đào tạo và phát triển kinh tế Sài Gòn tập huấn nội dung chuyên môn về xây dựng kế hoạch khởi nghiệp và các mô hình tư duy giúp thực hiện

thành công kế hoạch khởi nghiệp, kỹ năng thuyết phục nhà đầu tư và các hình thức huy động vốn khi mới khởi nghiệp.

Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Xuân Hùng - GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Tổ trưởng Tổ hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh cho biết: Những năm gần đây, khi khởi nghiệp trở thành một phong trào phát triển trên khắp cả nước, tỉnh Lâm Đồng đã được Chính phủ giao nhiệm vụ phải

trở thành một trong những địa phương đi đầu trong phong trào khởi nghiệp và hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Lớp tập huấn nhằm giúp cho các bạn trẻ hiểu thêm về chính sách hỗ trợ của Nhà nước; được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng để khởi nghiệp thuận lợi, từ đó sẽ có nhiều ý tưởng, các dự án khởi nghiệp được hình thành, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho xã hội.

VIỆT QUỲNH

Mô hình “quần chúng”được nhân rộngXác định nội dung bảo vệ an ninh

Tổ quốc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành gắn với sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân tại địa phương, trong đó Công an huyện được xem là lực lượng nòng cốt ở Đạ Huoai. Từ đó, Công an huyện Đạ Huoai đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”; trong đó, có việc xây dựng Mô hình “Quần chúng tự quản”.

Theo Công an huyện Đạ Huoai, trong năm 2017, đơn vị đã phối hợp tổ chức được 4 đợt, với 213 buổi tuyên truyền Chỉ thị 09/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” và các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh trật tự cho hơn 18.600 lượt cán bộ, nhân dân và học sinh; trong đó, có gần 3.400 lượt người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia. Trong các buổi tuyên truyền, Công an huyện còn lồng ghép tuyên truyền các kiến thức phòng, chống các âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm. Cùng với đó, trong năm qua, Công an huyện còn phối hợp tổ chức 8 hội nghị, diễn đàn để công an xã lắng nghe ý kiến, kiến nghị, đóng góp của quần chúng nhân dân. Qua đó, có gần 50 ý kiến đóng góp để củng cố, nâng cao hoạt động của lực lượng công an xã.

Đối với Mô hình “Quần chúng tự quản”, luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Đạ Huoai đặc biệt quan tâm để xây dựng, củng cố, nhân rộng và xem đây là yếu tố “nòng cốt” để bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai đang có 5 mô hình tự quản hoạt động có hiệu quả được triển khai sâu rộng tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn, gồm: Tổ an ninh nhân dân, Tổ tự quản, Tổ hòa giải, Tiếng kẻng an

Với vị thế là “cửa ngõ” phía Nam của tỉnh, những năm qua, huyện Đạ Huoai đã phát động và tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước và được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng. Qua đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

ninh và Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm. Trung tá Phạm Ngọc Lợi, Phó trưởng Công an huyện Đạ Huoai cho biết: “Trong thời gian qua, hoạt động của các mô hình đã góp phần quan trọng để lực lượng công an thực hiện tốt công tác nắm tình hình ở cơ sở và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống các loại tội phạm. Qua đó, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân. Từ những mô hình này, tinh thần đấu tranh, tố giác và phòng ngừa các loại tội phạm, tệ nạn xã hội của người dân địa phương không ngừng được cải thiện; việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ngày càng được nâng cao”.

Nhờ đó, trong năm qua, người dân đã cung cấp 309 thông tin cho cơ quan chức năng; trong đó, có 169 tin có giá trị giúp cơ quan chức năng giải quyết được 38 vụ vi phạm pháp luật, với 56 đối tượng phạm pháp, trong đó có 4 đối tượng truy nã. Cùng với đó, thông qua các mô hình quần chúng tự quản, cơ quan chức năng còn vận động nhân dân giao nộp 24 khẩu súng cồn, 1 khẩu súng săn và 17 vũ khí gây sát thương khác.

Khu phố điển hình trong xây dựngđời sống văn hóa Tại Hội nghị Tổng kết phong

trào thi đua yêu nước năm 2017 vừa được huyện Đạ Huoai tổ chức, thì Tổ dân phố 6 (thị trấn Mađaguôi) được xem là một trong những “điểm sáng” của phong trào xây dựng đời sống văn hóa (ĐSVH) tại địa phương. Bằng chứng là suốt nhiều năm qua, Tổ dân phố 6 đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen từ tỉnh đến địa phương trao tặng.

Theo ông Nguyễn Xuân Đích, Tổ trưởng Tổ dân phố 6 thì để xây dựng ĐSVH ở khu phố; Chi bộ, các ban, ngành, đoàn thể Tổ dân phố 6 xác định, vấn đề quan trọng là phải làm sao để bảo vệ tốt quyền lợi của người dân và người dân phải biết giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tổ đã tổ chức để các cụm dân cư và các gia đình ký giao ước, quy ước để thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua. Đồng thời, Ban Công tác Mặt trận tổ phối hợp với các thành viên tích cực triển khai các phong trào, chương trình như “Toàn dân tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm”, “5 không, 3 sạch”, “Dân

Huyện Đạ Huoai khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắctrong phong trào thi đua yêu nước. Ảnh: K.P

vận khéo”... thông qua các mô hình phối hợp như “Câu lạc bộ phòng chống ma túy, tội phạm”, “Hòm thư tố giác tội phạm”, “Tổ hòa giải”... để người dân hưởng ứng, tham gia. Cùng với đó, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã đóng góp từ 400 - 500 ngày công/năm để thực hiện vệ sinh môi trường. Ngoài ra, tổ còn vận động xây dựng các loại quỹ như “chăm sóc người cao tuổi”, “học bổng giúp học sinh nghèo”, “vì người nghèo”... với tổng số tiền hàng chục triệu đồng. Hiện, tổ chỉ còn lại 3 hộ nghèo. Song song với đó, tổ còn tập trung chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân. Hiện, tổ đang có 1 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, 1 đội bóng đá thiếu nhi và nhiều câu lạc bộ dưỡng sinh thường xuyên hoạt động phục vụ nhân dân và giao lưu với các đơn vị bạn. Nhờ vậy, hàng năm, tổ luôn có trên 90% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Ông Lưu Tiến Chinh, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Đạ Huoai khẳng định: “Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, những năm qua, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương đã thực sự đi vào chiều sâu và xuất hiện nhiều “điểm sáng” thông qua các mô hình, phần việc cụ thể, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Qua đó, đã góp phần quan trọng để địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở để huyện hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2018 như: tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 14 - 15%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 100 - 101 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 12 - 13 triệu USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%; đạt 90% gia đình văn hóa; 66% trường học đạt trường chuẩn quốc gia; 83% người dân tham gia BHYT; duy trì độ che phủ rừng đạt 60,9%; phấn đấu có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM và đạt thêm 2 tiêu chí huyện NTM...”.

KHÁNH PHÚC

Hội nghị tập huấn kỹ năng khởi nghiệp năm 2018

5 THỨ BA 24 - 4 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đó là khẳng định của ông Đinh Đức Chí - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà sau gần tám năm (2011 - 2018) thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản (DS & SKSS) tại địa phương.

Đến nay trên địa bàn Lâm Hà, 100% bà mẹ được quản lý thai, mỗi bà mẹ được khám thai ít nhất

3 lần trong thai kỳ; bà mẹ được khám thai định kỳ trên tổng số bà mẹ đẻ tăng từ 65,9% (năm 2011) lên 91% (năm 2018); 100% bà mẹ mang thai được tư vấn uống viên sắt, tiêm VAT, xét nghiệm HIV,... Công tác chăm sóc bà mẹ sau sinh cũng có nhiều chuyển biến, trong đó thực hiện thăm khám ít nhất một lần trong vòng 42 ngày đầu sau sinh. Chất lượng dân số đầu đời từng bước được nâng cao, tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi từ 6,17%o (năm 2011) xuống còn 2,4%o (năm 2018) và trên 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ suất giảm sinh đạt 0,04 - 0,05%o bình quân hàng năm; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 13,48% năm 2011 xuống còn dưới 13% năm 2017 và duy trì xã không có người sinh con thứ 3 trở lên. Đồng thời, có 85% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tư vấn về sức khỏe sinh sản; 100% người cung cấp dịch vụ có tư vấn cho khách hàng tác hại của việc nạo phá thai, phá thai an toàn và vận động áp dụng 1 biện pháp tránh thai thích hợp. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ tiền hôn nhân, truyền thông tại các trường THCS, THPT, có trên 80% vị thành niên hiểu biết về tác hại của nạo phá thai...

Mặt khác, toàn huyện Lâm Hà hiện có 335 người làm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ); trong đó, cán bộ chuyên trách dân số có 16 người, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện

Công tác dân số có sự chuyển biến rõ nét

có 5 người, Đội Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm Y tế có 3 người, nữ hộ sinh tại các trạm y tế có 16 người và đội ngũ cộng tác viên DS - KHHGD có 295 người. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và ngày càng được nâng cao; trong đó, trình độ đại học có 10 người, cao đẳng 4 người, trung cấp 5 người, 80% viên chức được bồi dưỡng nghiệp vụ đạt chuẩn viên chức DS - KHHGĐ và 100% cộng tác viên được đào tạo về các kỹ thuật cung cấp dịch vụ phi lâm sàng. Tại Trung tâm Y tế huyện có đội ngũ y - bác sỹ và nữ hộ sinh được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật đặt vòng, thuốc tiêm, thuốc cấy phục vụ đối tượng đến khám và thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ tại tuyến huyện. Bên cạnh đó, còn có 1 đội lưu động phục vụ trong các đợt khám phụ khoa định kỳ cũng như các đợt Chiến dịch chăm sóc SKSS ở các xã, vùng khó khăn.

Theo ông Đinh Đức Chí, sở dĩ đạt được kết quả trên là do huyện đã xác định tầm quan trọng của việc triển khai Chiến lược DS & SKSS trong bối cảnh phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương và xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Trên quan điểm đó, UBND huyện Lâm Hà đã bám sát vào nghị quyết của Huyện ủy, HĐND và tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn trực tiếp của Sở Y tế và Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược. Từ đó, tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở được củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. Các cấp ủy đảng và chính quyền thường xuyên quan tâm hỗ trợ và có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể có liên quan. Nhiều mô hình, đề án được xây dựng và hoạt động hiệu quả như: câu lạc bộ nông dân 6 chuẩn mực, mô hình nam nông dân không có người sinh con thứ 3 trở lên, mô hình thôn buôn không có người sinh con thứ 3 trở lên, câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên, mô hình đưa chính sách DS - KHHGĐ vào hương ước thôn buôn...

Ngoài ra, để đạt được kết quả như mong muốn, công tác truyền thông chuyển đổi hành vi luôn được chính quyền địa phương chú trọng. Vì thế, các hoạt động truyền

Lâm Hà tiến tới ổn định quy mô dân số và từng bước nâng cao chất lượng dân số.(Trong ảnh: Các em học sinh Trường DTNT huyện Lâm Hà). Ảnh: T.K

Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Nhà sạch, nhà đẹp” qua ảnh cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số năm 2018.

Cuộc thi được tổ chức với mục đích vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số nâng cao ý thức, trách nhiệm và tinh thần tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh môi

trường sống, làm xanh - sạch - đẹp cảnh quan và thực hiện tốt 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó đặc biệt có tiêu chí 3 sạch “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”. Cuộc thi cũng là dịp để các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm hay, việc làm tốt trong triển khai thực hiện hiệu quả cuộc vận động

tại địa phương.Theo đó, cuộc thi sẽ được tổ chức

từ quý II đến quý III năm 2018; đối tượng tham gia cuộc thi là các hộ gia đình hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh. Tác phẩm tham gia cuộc thi là những bức ảnh chụp về nhà cửa, khu vực xung quanh nhà (hay còn gọi là ngõ) thể hiện các hoạt động vệ sinh môi trường như: dọn

dẹp nhà cửa, thu gom rác thải, trồng và chăm sóc các loại cây xanh, hoa lá quanh nhà... Sau giai đoạn chấm điểm qua ảnh, ban tổ chức cuộc thi sẽ lựa chọn những tác phẩm của các gia đình xuất sắc để tổ chức thi kiến thức trắc nghiệm về Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” rồi phân loại và trao giải thưởng theo quy định. NGUYỄN THỦY

Tổ chức Cuộc thi “Nhà sạch, nhà đẹp” qua ảnh cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số

thông không ngừng được đẩy mạnh, trong đó công tác truyền thông nâng cao nhận thức về DS - KHHGĐ, thay đổi hành vi cho người dân, nhất là các địa bàn có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, địa bàn có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được chú trọng. Trên cơ sở cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác với các nội dung, hình thức phù hợp từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng. Thông qua các hội nghị truyền thông, tư vấn tại cộng đồng để phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về DS - KHHGĐ và nội dung các mô hình, đề án triển khai tại địa phương cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho mỗi gia đình, cộng đồng có nhận thức đúng về DS - KHHGĐ. Và, trong khoảng 8 năm (2011 - 2018), huyện Lâm Hà đã tổ chức được 3.072 buổi truyền thông nhóm nhỏ, 1.536 buổi nói chuyện chuyên đề; tư vấn cho 145.000 lượt người về SKSS và KHHGĐ; cấp phát hơn 18.800 tờ rơi, tờ bướm, áp phích; và cấp trên 920 tập san chuyên đề DS - SKSS - KHHGĐ...

Cũng theo Phó Chủ tịch Đinh Đức Chí, định hướng công tác DS & SKSS của huyện Lâm Hà trong những năm tới tập trung vào việc kiểm soát mức sinh, ổn định ở mức sinh thấp hợp lý, hạ thấp tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, tiến tới ổn định quy mô dân số và từng bước nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường truyền thông sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, quan tâm đối tượng vị thành niên - thanh niên trong lĩnh vực chăm sóc SKSS. Mặt khác, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác dân số, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực dân số và chăm sóc SKSS là yếu tố quyết định cho thành công của Chương trình Dân số và phát triển trong giai đoạn mới.

TỨ KIÊN

Ngày 22/4, Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thi Tin học trẻ Lâm Đồng lần thứ 24. Tham gia hội thi có 254 học sinh thuộc 3 cấp học được tuyển chọn từ các huyện, thành trong tỉnh. Hội thi được chia làm 4 bảng dành cho học sinh tiểu học, THCS,

THPT và thi sản phẩm phần mềm sáng tạo. Ở các bảng thi, đề thi đã bám sát mức độ đề của quốc gia, phù hợp với kiến thức và kỹ năng tin học của học sinh ở các cấp học, bám sát đổi mới của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn: bỏ nội dung thi PowerPoint ở cấp tiểu học và thêm nội dung lập trình Scratch ở bậc THCS.

Năm nay, số lượng thí sinh tham gia Hội thi tăng mạnh (tăng gần 70 thí sinh so với năm 2017), chất lượng được đảm bảo do đã qua tuyển chọn ở vòng cơ sở; các sản phẩm sáng tạo có sự khác biệt nhiều so với mọi năm, học sinh đã xây dựng các ứng dụng trên các thiết bị di động để điều khiển các sản phẩm của mình.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 93 giải cho các thí sinh xuất sắc ở cả 4 bảng thi, gồm 5 giải nhất, 5 giải nhì, 5 giải ba và 78 giải khuyến khích. Các em đoạt giải cao trong cuộc thi sẽ được chọn vào đội tuyển đại diện học sinh tỉnh Lâm Đồng tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 24, năm 2018.

VIỆT QUỲNH

Ra mắt tuyến đườngAn toàn giao thông

Ngày 22/4, tại UBND Phường 8, Thành Đoàn Đà Lạt đã phối hợp với

Công an TP (CATP) Đà Lạt ra mắt tuyến đường An toàn giao thông -

đường Phù Đổng Thiên Vương.Phát biểu tại lễ ra mắt tuyến

đường an toàn giao thông, Thượng tá Phan Tất Chí - Phó trưởng CATP

Đà Lạt cho biết, qua điều tra cơ bản, CATP Đà Lạt xác định địa bàn Phường 8 những năm gần đây phức

tạp về trật tự an toàn giao thông, tập trung các khu du lịch nổi tiếng,

trường đại học, các cơ quan nhà nước, bến xe… nên thường xuyên

xảy ra tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông cục bộ vào giờ cao điểm.

Từ đó, CATP đề nghị Thành Đoàn Đà Lạt thường xuyên phân

công lực lượng xung kích phối hợp với lực lượng công an thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự giao

thông, trật tự công cộng; tham gia tuyên truyền luật giao thông đến

người dân trên địa bàn; hướng dẫn, điều tiết giao thông vào giờ cao

điểm, nhất là nút giao thông Ngã 5 Đại học Đà Lạt. Đồng thời, UBND

Phường 8 sẽ phối hợp với lực lượng công an huy động các ban, ngành, tổ dân phố tổ chức tuyên

truyền, vận động nhân dân, các hộ kinh doanh trên địa bàn không lấn

chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán, bãi đỗ xe gây mất trật tự trên tuyến

đường Phù Đồng Thiên Vương…Sau lễ ra mắt, 10.000 tờ rơi đã

được học sinh, sinh viên các trường phát đến tận tay người dân trên địa bàn với các nội dung thiết thực về Luật An toàn giao thông cùng các

hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện ô tô, mô tô, xe

gắn máy...HỒNG THẮM

254 học sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ toàn tỉnh lần thứ 24

Đà Lạt sẽ trồngthử nghiệm giống hoa anh đào xuất xứNhật Bản

UBND tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất để UBND thành phố Đà Lạt tiếp nhận cây giống hoa anh đào

Nhật Bản do Công ty TNHH Sàn giao dịch hoa Himeji Nhật Bản

trao tặng nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và kỷ niệm 125

năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Đồng thời, UBND tỉnh cũng

đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp, hỗ trợ

UBND thành phố Đà Lạt thực hiện thủ tục nhập khẩu theo quy định.

Trên địa bàn Đà Lạt cũng đã có trồng một cây hoa anh đào xuất xứ

từ Fukushima - Nhật Bản do phía nước bạn tặng qua đường giao

lưu ngoại giao năm 2017. Hiện nay cây phát triển rất tốt và ra hoa

cùng thời điểm với hoa mai anh đào Đà Lạt. Hoa anh đào xuất xứ

từ Fukushima có cánh hoa to và có màu hồng lạt, thời gian tồn tại của

hoa khoảng 7 ngày kể từ khi nở.Hy vọng trong thời gian không

xa, Đà Lạt lại có một loài hoa đẹp quyến rũ khách du lịch gần xa.

SONG THỤC

6 THỨ BA 24 - 4 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Mua bán giấy tayNăm 2009, vợ chồng ông Phạm

Quốc Bình và bà Vũ Thị Sâm có sang nhượng lại một miếng đất tại Thôn 2 (xã Đại Lào). Theo ông Bình: Diện tích đất mà ông sang nhượng khoảng 8 sào đang trồng chè và cà phê. Việc sang nhượng hoàn toàn chỉ bằng giấy tay nhưng những hộ liền kề và trưởng thôn có ký vào giấy mua bán. Do hoàn cảnh gia đình nên tôi phải giao lại cho một người em họ làm nhưng thường xuyên bỏ hoang. Đến tháng 4/2017, tôi lấy lại đất để làm nhưng do thấy cà phê xấu quá nên chặt bỏ. Lúc này, ông Hoàng Trọng Hoa, là người mua lại đất của ông Cao Văn Nam sát vườn nhà tôi, mới ra ngăn cản vì cho rằng tôi chặt cà phê trên đất vườn của ông. Giữa hai bên đã xảy ra mâu thuẫn và ông Hoa đã khiếu nại vợ chồng tôi ra xã rồi lên thành phố. Quá trình giải quyết của xã có nhiều điểm không công tâm nên vụ việc bị giải quyết gây bất lợi cho gia đình tôi.

Trong khi đó, theo đơn trình bày của ông Hoàng Trọng Hoa, năm 2008, ông có mua của ông Cao Văn Nam một mảnh đất diện tích 5.000 m2 với giá 5 triệu đồng. Đến năm 2009, khi đo đạc bản đồ địa chính thì diện tích này lớn hơn thực tế khi sang nhượng với tổng diện tích lên đến 8.000 m2 nên ông Hoa trả thêm cho ông Nam 3 triệu đồng để sử dụng thêm diện tích phát sinh. Việc chuyển nhượng đất này chỉ thể hiện bằng giấy tay. Sau khi sang nhượng, ông Hoa sử dụng và trồng cà phê liên tục đến tháng 4/2017 thì ông Bình chặt phá cà phê và cắm mốc sang phần đất nhà ông.

Theo kết quả xác minh, thửa đất xảy ra tranh chấp có diện tích hơn 2.500 m2 thuộc một phần thửa 117, tờ bản đồ số 97 do xã Đại Lào đo vẽ năm 2009. Sổ mục kê lưu tại xã Đại Lào thể hiện thửa đất trên ghi tên chủ sử dụng đất là ông Hoàng Trọng Hoa. Về quy hoạch, theo hồ sơ địa chính thì diện tích đất tranh chấp trước năm 2013 thuộc đất lâm nghiệp do Hạt Kiểm lâm Bảo Lộc quản lý. Theo điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn TP Bảo Lộc giai đoạn 2013 - 2020 thì diện tích này thuộc quy hoạch đất ngoài lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có quyết định thu hồi giao về cho UBND TP Bảo Lộc quản lý nên vẫn thuộc Hạt Kiểm lâm quản lý.

Đất lâm nghiệp bị người dân tranh chấpHai hộ dân ở Thôn 2 (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) xảy ra tranh chấp một thửa đất lâm nghiệp dù chưa bên nào có giấy tờ hợp pháp về thửa đất này. Trong khi đó, trong quá trình giải quyết, một bên cho rằng UBND xã Đại Lào mà cụ thể là Phó Chủ tịch UBND xã đã không công tâm, khiến vụ việc sai lệch theo hướng có lợi cho bên còn lại.

Giải quyết thiếu công tâm? Khi xảy ra tranh chấp giữa

ông Bình và ông Hoa, vụ việc đã được đưa ra hòa giải tại Thôn 2 vào ngày 20/4/2017. Tuy nhiên, cuộc hòa giải này bất thành do hai bên xảy ra cự cãi, không thể lập biên bản hòa giải. Thế nhưng, khi ông Bình làm đơn gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bảo Lộc để yêu cầu giải quyết thì mới biết rằng ông Hoa đã làm đơn yêu cầu trước đó. Trong hồ sơ mà ông Hoa cung cấp cho cơ quan chức năng có cả biên bản hòa giải ở thôn ghi ngày 25/4. Biên bản hòa giải ghi do “ông Bình không hợp tác, có lời nói và cử chỉ ảnh hưởng đến công tác hòa giải nên hòa giải không thành, chuyển UBND xã giải quyết”. Tuy nhiên, theo ông Bình đây là biên bản hòa giải giả mạo. Bởi lẽ, cuộc họp hòa giải diễn ra vào tối 20/4 nhưng đến 25/4 mới lập biên bản. Trước đó, các ông tổ trưởng tổ hòa giải, thành viên tổ hòa giải và trưởng thôn đều có ký xác nhận vào đơn xin xác nhận của tôi là tối 20/4 vợ chồng tôi có đến họp để hòa giải tranh chấp. “Việc lập biên bản hòa giải giả mạo ở thôn đã khiến vụ việc giải quyết không công tâm theo chiều hướng có lợi cho ông Hoa” - ông Bình cho biết. Việc giả mạo biên bản hòa giải này cũng được ông Nguyễn Văn Thành, thành viên tổ hòa giải

Những giấy tờ giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp. Ảnh: Đ.A

Thôn 2 xác nhận. Ông cho rằng buổi hòa giải vào tối 20/4 không được lập biên bản do hai bên xảy ra cự cãi ngay từ đầu buổi họp. Còn biên bản ngày 25/4 thì ông hoàn toàn không biết. “Dù trong biên bản này có chữ ký và tên tôi với vai trò là thư ký của buổi hòa giải nhưng biên bản lại không phải chữ viết của tôi. Trên thực tế, tôi không tham gia hòa giải, không ký vào bất kỳ biên bản hòa giải nào. Còn việc tại sao có chữ ký của tôi trên biên bản thì các cơ quan chức năng phải làm rõ”.

Do có biên bản hòa giải không thành của thôn nên UBND xã Đại Lào tiếp tục giải quyết vụ việc và chuyển hồ sơ lên thành phố. Theo quyết định giải quyết tranh chấp của UBND TP Bảo Lộc, việc chuyển nhượng đất của ông Hoa và ông Bình đều bằng giấy tay, tự ý chuyển nhượng đất lâm nghiệp do nhà nước quản lý là hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Do đó, yêu cầu giải quyết tranh chấp là không có cơ sở để xem xét. Dù không công nhận quyền sử dụng đất của ông Hoa và ông Bình nhưng xét quá trình sử dụng đất thì ông Hoa sử dụng có tính liên tục từ năm 2011 đến năm 2017, còn ông Bình thì không sử dụng từ năm 2009 đến thời điểm phát sinh tranh chấp. Do đó, UBND TP Bảo Lộc giao Hạt Kiểm lâm hướng dẫn hồ sơ giao khoán đất lâm nghiệp cho ông Hoa theo quy định. Tuy nhiên, sau đó UBND

TP Bảo Lộc đã có quyết định điều chỉnh lại thành “trường hợp các hộ gia đình và cá nhân có liên quan có nhu cầu sử dụng đất thì liên hệ Hạt Kiểm lâm TP Bảo Lộc để được hướng dẫn và xem xét giao khoán trồng rừng theo quy định hiện hành”.

Theo ông Bình, chính quyết định lần đầu với nội dung “giao khoán đất lâm nghiệp cho ông Hoa theo quy định” đã khiến ông Hoa có lợi thế trong giải quyết tranh chấp và ngay sau đó ông đã tiếp tục sang nhượng lại lô đất này. Về vấn đề này, ông Phạm Công Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lào cho biết: “Hiện tại, UBND xã đang chỉ đạo cho Tư pháp xã kiểm tra lại biên bản hòa giải tại thôn. Nếu cần thiết thì giám định chữ ký của ông Nguyễn Văn Thành vì ông cho rằng mình không ký vào biên bản. Còn sở dĩ có việc điều chỉnh quyết định là do cơ quan tham mưu cho UBND TP Bảo Lộc chủ quan, vì đây là đất do Hạt Kiểm lâm quản lý nên việc giao đất cho ai, bằng hình thức nào thì phải do Hạt Kiểm lâm quyết định. Còn liên quan đến việc ông Bình tố cáo cá nhân tôi “lợi dụng chức danh, cửa quyền, đe dọa người dân…” thì UBND TP Bảo Lộc đã có Kết luận số 32 ngày 27/2/2018. Theo kết luận này thì những nội dung ông Bình tố cáo hoàn toàn không chính xác”.

ĐÔNG ANH

Bắt tạm giam bị can khai thác gỗ trái phép

Theo thông tin của VKSND huyện Bảo Lâm cho biết, đơn vị này vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Huỳnh Văn Hoài (34 tuổi, ngụ xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) về hành vi khai thác gỗ trái phép.

Theo điều tra ban đầu, ngày 1/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm phát hiện 1 chiếc xuồng chứa gỗ khai thác trái phép tại khoảnh 1, tiểu khu 387, thuộc địa bàn xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm của Huỳnh Văn Hoài. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm đã mời Huỳnh Văn Hoài về trụ sở làm việc. Tại cơ quan điều tra, Huỳnh Văn Hoài thừa nhận đã nhiều lần cùng đồng phạm khai thác gỗ trái phép tại địa điểm nêu trên với khối lượng gỗ khai thác trên 31 m3.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm đang hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.

T.ĐỒNG

Sẽ bỏ Ban giám sát cấp huyện trong chi trả dịch vụ môi trường rừng

Vừa qua, tại TP Bảo Lộc, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) Lâm Đồng cùng đại diện Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm làm việc với lãnh đạo sáu Hạt Kiểm lâm phía Nam của tỉnh để thông tin một số nội dung mới về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), thảo luận, đề xuất tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện về chi trả DVMTR trên địa bàn.

Qua đó, từ nay sẽ xóa bỏ Ban giám sát cấp huyện, nhưng để công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng có hiệu quả hơn, ngoài việc Quỹ chuyển kinh phí chi trả DVMTR về thẳng các hạt, việc hợp đồng hai nhân viên trực tiếp làm công tác chi trả DVMTR ở cơ sở được chuyển từ ngắn hạn sang không xác định thời hạn bằng kinh phí chi trả từ Quỹ, vấn đề nâng cao vai trò của các hạt kiểm lâm, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị. Có như vậy thì mới đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay trong việc thẩm định để chi trả DVMTR, đó là xác định diện tích quản lý bảo vệ chứ không tính đến việc thực hiện nhiệm vụ chung chung như trước nay. Vì vậy, công việc kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm, giám sát, xử lý trách nhiệm vi phạm đối với cá nhân, tập thể càng được coi trọng và thực chất.

M.ĐẠO

Xử lý gần 500 vụ vi phạm thị trường

Ông Kiều Xuân Việt - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý I/2018, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra 619 vụ, tổng số vụ vi phạm về lĩnh vực thị trường là 495 vụ.

Theo đó, từ các vụ vi phạm đã xử phạt vi phạm hành chính hơn 1 tỷ đồng (đạt 35,7% so với kế hoạch). Trong năm 2018, ngành quản lý thị trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra 2.370 hộ kinh doanh, 488 doanh nghiệp và phối hợp kiểm tra 51 doanh nghiệp, thanh tra 7 doanh nghiệp.

Đồng thời, ngành quản lý thị trường cùng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, xử lý nghiêm và đảm bảo thị trường bình ổn cho người dân trong thời gian tiếp theo. D.T

Chiều 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành bắt khẩn cấp 3 đối tượng: Trần Thanh Xuân, SN 1979, trú tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; Nguyễn Song Trần Tiểu Huynh, SN 1983, trú tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa và Nguyễn Tiến Duy, SN 1989, trú tại huyện Eakar Đắk Lắk để điều tra về hành vi trộm

cắp tài sản. Trước đó, 3 đối tượng thuê

khách sạn chờ đến 1h sáng ngày 21/4 đến biệt thự số B7, đường Hùng Vương, P.11 thực hiện hành vi phạm tội. Huynh cảnh giới để Xuân và Duy trèo hàng rào tiếp cận căn nhà, dùng tua vít và cây nạy lốp xe để cạy cửa sổ thông gió cho Duy đột nhập. Sau khi vào trong, Duy

quay xuống tầng trệt mở cửa sổ cho Xuân trèo vào. Cả hai đối tượng đã chia nhau tìm kiếm và trộm cắp nhiều tài sản gồm: 4 điện thoại hiệu Iphone, 1 máy ảnh hiệu Canon, 1 đồng hồ hiệu Olym Precious, 1 Ipad, 1 đôi giày hiệu Pierre Cardin và 2 bóp da chứa 4.740.000 tiền mặt rồi mau chóng tẩu thoát khỏi hiện trường. Khoảng 5h sáng cùng

ngày, Công an Phường 3 (TP Đà Lạt) bất ngờ kiểm tra lưu trú định kỳ thì phát hiện số tài sản nghi vấn trên nên mời các đối tượng về trụ sở làm việc. Được biết cả 3 đối tượng đều có tiền án về tội trộm cắp tài sản. Hiện Công an TP Đà Lạt đã tạm giữ toàn bộ số tài sản trên và các phương tiện phạm tội để phối hợp điều tra, làm rõ. LÊ TIẾN

Bắt khẩn cấp 3 “siêu trộm” đột nhập ban đêm

7 THỨ BA 24 - 4 - 2018

PHẢN HỒI

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đạ Tẻh

cho biết: “Sau khi Báo Lâm Đồng đăng tải bài viết “Xe chở đá “cày” nát đường dân sinh” số ra ngày 17/4/2018 phản ánh về tình trạng xe chở đá trọng tải lớn lưu thông làm tuyến đường DH81 nối từ xã Triệu Hải đi xã Đạ Pal (huyện Đạ Tẻh) bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng,

UBND huyện Đạ Tẻh đã thành lập đoàn liên ngành vào kiểm tra thực tế và làm việc với đại diện mỏ đá Hoàng Phát cùng các chủ phương tiện chở đá. Qua đó, chúng tôi đã lập biên bản yêu cầu mỏ đá và chủ phương tiện hạ tải, tu bổ lại ổ voi, ổ gà; đồng thời, thường xuyên tưới nước để hạn chế bụi bặm gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến người dân địa phương. Đặc biệt, trong thời

gian chờ nguồn vốn nâng cấp, mở rộng tuyến đường, chúng tôi đã cho gắn 2 biển hạn chế trọng tải ở 2 đầu tuyến đường để các phương tiện chở đá tuân thủ”.

Ông Lê Mậu Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh thông tin thêm: UBND huyện Đạ Tẻh đang trình UBND tỉnh Lâm Đồng xin bổ sung dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường này vào kế hoạch danh mục đầu tư công trung hạn

tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 và cho chủ trương lập dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 81,592 tỷ đồng.

Liên quan đến vấn đề kiểm soát tải trọng, Trung tá Nguyễn Tấn Lực, Đội trưởng Đội Cảnh sát GT - TT - CĐ, huyện Đạ Tẻh cho biết: “Ngay từ đầu năm, đơn vị đã tiến hành ký cam kết tuân thủ tải trọng với các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn. Riêng đối với

tuyến đường DH81, do bị xuống cấp và phương tiện chở đá lưu thông nhiều nên Công an huyện thường xuyên tuần tra, kiểm soát để đảm bảo an toàn giao thông. Đối với hình ảnh các xe chở đá không phủ bạt mà phóng viên cung cấp, chúng tôi sẽ mời chủ phương tiện lên làm việc và có mức xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật”.

HẢI ĐƯỜNG

Chỉ đạo của tỉnh từ… 28 năm trướcTrực tiếp làm việc với Viện chủ

Tịnh xá Ngọc Thiền, Hòa thượng Thích Giác Ngộ, ông Nguyễn Xuân Cò cho chúng tôi biết: Ông là người thành lập Tịnh xá này từ năm 1967, diện tích đất của Tịnh xá có Quyết định Cấp Quyền sở hữu số 134/TĐ-HCTQ/QĐ ngày 15/6/1971. Khi xây dựng mở rộng Khu du lịch Prenn, ngày 30/10/1990, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trịnh Khiết đã có chỉ đạo Giám đốc Công ty Du lịch, yêu cầu Công ty “nếu trong thi công khu nào, vị trí nào có liên quan đến phạm vi thuộc quyền sở hữu của nhà chùa thì phải bàn thống nhất với nhà chùa”.

Tại Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan Khu du lịch thác Prenn (tỷ lệ 1/500) kèm theo Quyết định số 191/QĐ/UBND ngày 24/1/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng xác định rõ đây là khu vực “bãi xe tập trung”, tuyệt nhiên không có chợ buôn bán (!). Tại Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng “Về việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt thuê đất tại Khu du lịch thác Prenn thuộc Phường 3, TP Đà Lạt và xã Hiệp An, huyện Đức Trọng”, quy định tổ chức được thuê đất có trách nhiệm: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng diện tích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác khi được thuê đất” (Điều 1, khoản 2, điểm b); “Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh” (Điều 1, khoản 2, điểm c).

Văn bản số 820 của UBND tỉnh Lâm Đồng gửi Sở TN&MT, UBND TP Đà Lạt, Tịnh xá Ngọc Thiền và Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt, khoản 1, điểm b, ghi: “Đối với diện tích 654 m2 các hộ dân đang quản lý, sử dụng và diện tích 1.130,7 m2 Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt, các hộ dân sử dụng làm bãi đậu xe, kios kinh doanh thuộc thửa số 69, 72, 78, 83, tờ bản đồ số 42, Phường 3, TP Đà Lạt: Giao UBND TP Đà Lạt tiếp tục phối hợp kiểm tra, xử lý, có phương án giải tỏa trường hợp lấn chiếm, trả lại hành lang đường bộ, tạo sự thông thoáng cho Khu

LỘ GIỚI, CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG CỬA NGÕ ĐÀ LẠT:

Vì sao kéo dài không giải quyết?!“Giao UBND thành phố (TP) Đà Lạt tiếp tục phối hợp kiểm tra, xử lý, có phương án giải tỏa trường hợp lấn chiếm, trả lại hành lang đường bộ, tạo sự thông thoáng cho Khu du lịch thác Prenn và khu vực Tịnh xá Ngọc Thiền…”. Đây là một trong những nội dung chỉ đạo tại Văn bản số 820/UBND-ĐC ngày 24/2/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Nhưng, đến nay hiện trạng cửa ngõ vào TP Đà Lạt vẫn không giải quyết về lộ giới, môi trường, cảnh quan mãi nhếch nhác?!

du lịch thác Prenn và khu vực Tịnh xá Ngọc Thiền theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 6520/UBND-TD ngày 30/10/2013”. Kèm theo Văn bản 820 là Bản đồ hiện trạng (tỷ lệ 1:1000) do Trung tâm Thông tin - Đăng ký quyền sử dụng đất Lâm Đồng (Sở TN&MT) thực hiện cũng thể hiện rõ lộ giới (được tính tâm đường bên của đường cao tốc) có chiều dài là 13,5 m. Nội dung này cũng trùng khớp với họa đồ đính kèm Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất kí hiệu BU 366403 của Tịnh xá Ngọc Thiền, do Giám đốc Sở TN&MT ký cấp ngày 15/6/2015.

Vi phạm kéo dài Thực hiện chỉ đạo của UBND

tỉnh Lâm Đồng tại Văn bản số 3942/UBND-TD ngày 11/7/2013, ngày 20/9/2013, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh gồm đại diện các bên: Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Xây dựng, Phòng Quản lý Hạ tầng Sở Giao thông - Vận tải, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ), Phòng Quản lý đất đai (Sở TN&MT), Thanh tra Sở NN&PTNT, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBND TP Đà Lạt, UBND Phường 3 và ông Nguyễn Xuân Cò… đã làm việc với các bên liên quan. Trong

phần kết luận Biên bản làm việc, người chủ trì cuộc đối thoại là ông Lê Đình Lý - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã khẳng định: “Nội dung Tịnh xá đề nghị giải quyết vấn đề mĩ quan, vệ sinh, giải tỏa các hộ là chính đáng. Vấn đề này Thanh tra tỉnh cùng các ngành, UBND TP Đà Lạt sẽ có văn bản báo cáo UBND tỉnh. Trên cơ sở các ban, ngành đã thực hiện xong các bước trên, UBND TP Đà Lạt tổ chức thực hiện giải tỏa đối với 2 hộ bà Lê Thị Vang và Dương Thị Triện để trả lại hành lang đường bộ, tạo sự thông thoáng cho Khu du lịch thác Prenn và khu vực Tịnh xá Ngọc Thiền”.

Ngày 9/5/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 2751/UBND-TD gửi Sở TN&MT và UBND TP Đà Lạt, điểm 2 ghi rõ: “đề nghị giải tỏa việc lấn chiếm đất của một số hộ dân, trả lại hành lang đường bộ, tạo sự thông thoáng cho Khu du lịch thác Prenn và khu vực Tịnh xá Ngọc Thiền. Đề nghị UBND TP Đà Lạt sớm triển khai thực hiện Văn bản số 820 của UBND tỉnh. Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện”. Thực hiện Văn bản số 2751, ngày 19/7/2017, UBND TP Đà Lạt có Văn bản số 5069/UBND do Phó Chủ tịch Võ Ngọc Trình ký gửi các đơn vị trực thuộc: Phòng Quản lý đô thị, Phòng

TN&MT, Trung tâm Phát triển Quỹ đất và UBND Phường 3. Ông Trình chỉ đạo: “khẩn trương xây dựng phương án giải tỏa các trường hợp lấn chiếm đối với phần đất 654 m2 các hộ dân đang quản lý sử dụng và diện tích 1.130,7 m2 Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt, các hộ dân sử dụng làm bãi đậu xe để trả lại hành lang đường bộ, làm thông thoáng Khu du lịch thác Prenn và khu Tịnh xá Ngọc Thiền”. Văn bản cũng “yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện, báo cáo đề xuất UBND TP Đà Lạt xem xét chỉ đạo trước 28/7/2017”.

Ngày 28/7/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có Văn bản số 4884/UBND-TD gửi Sở TN&MT, Sở Nội vụ, UBND TP Đà Lạt và Tịnh xá Ngọc Thiền. Ngoài nội dung thống nhất giao đất bổ sung cho Tịnh xá, văn bản này còn ghi: “Đối với diện tích 654 m2 đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng và 1.130,7 m2 đất Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt đang sử dụng làm bãi đậu xe, ki ốt cho hộ dân sử dụng làm quán kinh doanh; đề nghị UBND TP Đà Lạt sớm triển khai thực hiện dứt điểm các nội dung chỉ đạo tại điểm b, khoản 1, Văn bản số 820 của UBND tỉnh”. Thực hiện Văn bản 4884 của UBND tỉnh, ngày 3/8/2017, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Võ

Ngọc Trình tiếp tục ký Văn bản số 5462/UBND chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị, Phòng TN&MT, Trung tâm Phát triển quỹ đất và UBND Phường 3 “giải tỏa lấn chiếm đất, trả lại hành lang đường bộ cho Khu du lịch thác Prenn và khu vực Tịnh xá Ngọc Thiền”. Theo văn bản, UBND TP Đà Lạt chưa nhận được báo cáo kết quả thực hiện văn bản chỉ đạo số 5069, vì vậy, “yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện dứt điểm”.

Ngày 5/9/2017, sau khi nhận được Báo cáo số 1375/BC-QLĐT ngày 29/8/2017, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Võ Ngọc Trình lại tiếp tục có ý kiến tại Văn bản số 6376/UBND: Giao Trung tâm Quỹ đất TP Đà Lạt tổng hợp hồ sơ, tham mưu đề xuất UBND TP Đà Lạt (thông qua Phòng TN&MT) ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ bà Lê Thị Vang tại thửa đất số 69, tờ bản đồ 42, Phường 3, để xây dựng đường cao tốc Liên Khương - Prenn theo quy định. Giao UBND Phường 3 tổ chức kiểm tra, xử lý việc xây dựng ki ốt không có phép của Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị TP Đà Lạt theo quy định; đồng thời tổ chức giải tỏa việc buôn bán lấn chiếm làm mất cảnh quan tại khu vực đèo Prenn. Kiểm tra, rà soát việc xây dựng nhà và mái che tại thửa 69, tờ bản đồ số 42 của hộ ông, bà Trần Văn Hóa - Trần Thị Hường - Dương Thị Thiện. Trường hợp vi phạm lộ giới, khoảng lùi Quốc lộ 20 thì lập hồ sơ, xử lý theo quy định.

Trong lá đơn kiến nghị đến lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Xuân Cò đã đề xuất, sau giải tỏa, ngoài việc Tịnh xá xây dựng cổng rào vào, sẽ tự nguyện tôn tạo sạch đẹp quang cảnh toàn bộ khu vực trước Tịnh xá (cũng là hành lang lộ giới cửa ngõ vào TP Đà Lạt) bằng việc trồng cây xanh, xây dựng hoa viên, lập bãi đậu xe miễn phí theo đúng quy hoạch lộ giới. Thế nhưng, đến nay, cuối tháng 4/2018, mọi hiện trạng lấn chiếm trái pháp luật, mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường tại khu vực cửa ngõ TP Đà Lạt vẫn ách tắc, không hề giải quyết!? Vì sao có sự chỉ đạo nhiều lần của UBND tỉnh, UBND TP Đà Lạt, nhưng vụ việc quan trọng vẫn đứng yên, không thực hiện? Đây là câu hỏi lớn, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và phản ánh.

Điều tra: ĐẠO PHAN

Hiện trạng lấn chiếm hành lang lộ giới và nhếch nhác tại cửa ngõ vào Đà Lạt. Ảnh: M.Đ

XE CHỞ ĐÁ “CÀY” NÁT ĐƯỜNG DÂN SINHGắn biển hạ tải bảo vệ tuyến đường chờ nâng cấp

8 THỨ BA 24 - 4 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THẾ GIỚI

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo- Bà Đoàn Thị Dung được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số G

462530 ngày 3/4/1997, vào sổ theo dõi số 998/QSDĐ, chi tiết như sau:- Thửa đất số 36, tờ bản đồ số 01, xã Hòa Nam, diện tích 9.227 m2 (400 m2 ONT +

8.827 m2 CLN).Năm 1998, bà Đoàn Thị Dung chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Trần Xuân Chiến

thường trú tại xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng các bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và bà Đoàn Thị Dung đã giao giấy chứng nhận QSDĐ nêu trên cho ông (bà) Trần Xuân Chiến quản lý sử dụng.

Hiện nay bà Đoàn Thị Dung ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp đổi giấy CNQSD đất cho ông (bà) Trần Xuân Chiến theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoÔng Đặng Văn Hóa được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số M

777575 ngày 21/9/1998, vào sổ theo dõi số 3432/QSDĐ, chi tiết như sau:- Thửa đất số 89, 92, tờ bản đồ số 12, xã Tân Thượng (nay thuộc xã Tân Lâm), tổng diện

tích 6.957 m2 (400 m2 ONT + 6.557 m2 CLN).- Ông Lê Đức Minh được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số M

777508 ngày 21/9/1998, vào sổ theo dõi số 3528/QSDĐ, chi tiết như sau:- Thửa đất số 116, tờ bản đồ số 15, xã Tân Thượng (nay thuộc xã Tân Lâm), diện tích

6.980 m2 CLN.Năm 1998, ông Đặng Văn Hóa và ông Lê Đức Minh chuyển nhượng QSDĐ cho ông

(bà) Nguyễn Văn Cung thường trú tại xã Tân Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng các bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Đặng Văn Hóa cũng như ông Lê Đức Minh đã giao các giấy chứng nhận QSDĐ nêu trên cho ông (bà) Nguyễn Văn Cung.

Hiện nay, ông Đặng Văn Hóa và ông Lê Đức Minh ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Lâm hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp đổi giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Văn Cung theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO MẤT GCNQSDĐTôi tên là: Trần Văn Nhân, Nam/nữ: NamSinh ngày: 2/11/1982, tại: Bạc LiêuNghề nghiệp: Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bel GàCMND số: 385100104, cấp tại: CA Bạc Liêu, ngày: 14/8/2008Hiện đăng ký nhân khẩu thường trú: 96/10 đường Tố Hữu, phường Lộc Sơn, TP

Bảo Lộc, tỉnh Lâm ĐồngNơi ở hiện nay: 96/10 đường Tố Hữu, phường Lộc Sơn, TP Bảo LộcKính trình báo với cơ quan, vào lúc 7 giờ 30 ngày 19 tháng 3 năm 2018, tôi có

mất: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Công ty Cổ phần Bel Gà (tiền thân là Công ty TNHH Bel Gà) các số BC 947143, CH 546690, CH 454856, BO 629092, BO 629093, BO 629094, BL 113635 được cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

Tại: căn nhà số 87 Phan Đình Phùng, Phường 2, TP Bảo LộcLý do: Bị mất trộm

Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về nội dung đơn cớ mất này.

Ông Samdech Say Chhum được bầu lại làm Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Sáng 23/4, Thượng viện Campuchia khóa IV đã khai mạc phiên họp đầu tiên dưới sự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh cùng nhiều quan khách Campuchia và nước ngoài đã dự phiên khai mạc.

Sau phiên khai mạc, Thượng viện Campuchia khóa mới đã tiến hành các thủ tục bầu lãnh đạo. Theo đó, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền Samdech Say Chhum đã được bầu lại làm Chủ tịch Thượng viện khóa IV.

Hai quan chức cấp cao khác của CPP là các ông Nay Pena và Tep Ngorn cũng đã được bầu lại làm Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thứ hai.

Chiều cùng ngày, tất cả các thành viên Thượng viện khóa IV tuyên thệ tại một buổi lễ được tổ chức tại Hoàng Cung.

Thượng viện Campuchia khóa IV được bầu vào ngày 25/2 vừa qua và được Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC) công bố chính thức vào ngày 3/3. Theo đó, đảng CPP đã giành trọn 58 ghế bầu tại tám khu vực bầu cử trong cả nước.

Thượng viện Campuchia khóa IV có 62 ghế, trong đó 58 ghế được bầu, hai ghế do Quốc vương Norodom Sihamoni chỉ định và hai ghế còn lại do Quốc hội bầu.

Thượng viện Campuchia có nhiệm kỳ 6 năm, là cơ quan lập pháp có quyền quyết định đối với các văn bản pháp luật của Quốc hội trước khi trình Quốc vương ký thông qua. TTXVN

Hạ viện Pháp thông qua dự thảo luật nhập cư gây tranh cãi

Sau 61 giờ thảo luận căng thẳng, với tỷ lệ 228 phiếu thuận, 139 phiếu chống và 24 phiếu trắng, Hạ viện Pháp tối 22/4 đã thông qua dự thảo luật tị nạn và nhập cư gây tranh cãi nhằm siết chặt hơn vấn đề kiểm soát người tị nạn.

Dự luật còn phải đưa ra thảo luận thông qua tại Thượng viện, dự kiến vào tháng 6 tới, trước khi được đưa trở lại Hạ viện phê chuẩn lần cuối.

Dự luật được Bộ Nội vụ Pháp soạn thảo nêu trên có điều khoản tăng gấp đôi thời hạn tạm giữ người di cư bất hợp pháp lên 90 ngày; giảm thời hạn chót những người xin tị nạn phải nộp đơn đăng ký từ 120 ngày xuống còn 90 ngày; giảm một nửa thời gian chờ xử lý đơn xuống 6 tháng và cho họ 2 tuần để khiếu nại nếu đơn xin tị nạn không được phê duyệt.

Dự luật cũng quy định những người vượt biên trái phép vào lãnh thổ Pháp sẽ bị phạt tiền và phạt tù giam 1 năm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trục xuất các trường hợp xin tị nạn vì lý do kinh tế.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb, các điều khoản trong dự luật mới cơ bản nhằm “kiểm soát tốt hơn làn sóng nhập cư”.

Ông cho biết các trung tâm tạm giữ sẽ được cải tạo để đảm bảo điều kiện sinh hoạt “có thể chấp nhận” đặc biệt đối với các gia đình người di cư. Những người tị nạn được công nhận sẽ được hỗ trợ nhiều hơn để hòa nhập xã hội, như được tạo điều kiện về việc làm và học tiếng Pháp. Tuy nhiên, nhiều nghị sỹ và các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng phản đối, coi dự luật này là quá “hà khắc” và “nguy hiểm” với người xin tị nạn mà chưa quan tâm tới những khó khăn mà họ phải đối mặt.

Dự luật trên được Hạ viện Pháp thông qua trong bối cảnh số người nộp đơn xin tị nạn ở nước này trong năm 2017 chạm mốc kỷ lục 100.000 người. Cơ quan Bảo vệ người di cư Pháp (Ofpra) xác nhận Pháp hiện là một trong những quốc gia tiếp nhận nhiều người di cư nhất châu Âu.

TTXVN

Dư luận quốc tế lên án vụ giết hại một thiếu niên tại Dải Gaza

Mohammed Ayoub, 15 tuổi đã trở thành nạn nhân mới nhất thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa người Palestine và quân đội Israel đang diễn ra tại khu vực biên giới giữa Dải Gaza và Israel.

Vụ việc đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra về vụ việc này.

Hãng tin AFP dẫn lời quan chức cứu hộ và gia đình nạn nhân cho biết, Mohammed Ayoub đã bị quân đội Israel bắn chết hôm 20/4. Một người phát ngôn của Liên minh châu Âu kêu gọi mở “cuộc điều tra đầy đủ” về vụ việc này.

Điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Trung Đông, ông Nikolay Mladenov đã đăng tải trên trang Twitter bày tỏ phẫn nộ về vụ việc trên, nhấn mạnh việc nổ súng nhằm vào trẻ em là hành động vô nhân đạo.

Tổng thư ký Phong trào Giải phóng Palestine (PLO), ông Saeb Erekat kêu gọi Tòa án hình sự quốc tế (ICC) mở cuộc điều tra “các tội ác chống lại người dân Palestine”.

Trong khi đó, phái viên Mỹ tại Trung Đông Jason Greenblatt kêu gọi các bên kiềm chế, tránh phản ứng tiêu cực khiến

vụ việc trở nên trầm trọng hơn. Quân đội Israel ngày 21/4 thông báo cơ

quan chức năng nước này đang tiến hành điều tra vụ việc trên.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman cho rằng, các thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Hamas hiện kiểm soát Dải Gaza phải chịu trách nhiệm về tình trạng bạo lực cũng như cái chết của thiếu niên Palestine nói trên.

Từ ngày 30/3 đến nay, hàng chục nghìn người Palestine đã tham gia các cuộc tuần hành và biểu tình phản đối Israel tại khu vực biên giới giữa Dải Gaza và Israel.

Theo giới chức y tế Palestine, đã có ít nhất 38 người bị quân đội Israel bắn chết và hơn 4.000 người bị thương trong các cuộc xung đột này. Chỉ riêng ngày 20/4, xung đột đã khiến 4 người thiệt mạng và hơn 450 người bị thương.

Tổng thư ký PLO Erekat cho biết, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chỉ thị đại diện PLO tại Liên hợp quốc tìm cách đưa vấn đề ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và yêu cầu quốc tế bảo vệ người Palestine.

TTXVN