1

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche Số 05 - Thứ Hai, ngày 10/7/2017

PHÁT HÀNH HẰNG TUẦN - LƯU HÀNH NỘI BỘ

TRONG SỐ NÀY

Nói hay cần làm tốt Trang 2

Sốt vó lo chỗ học

cho con Trang 3

Sử dụng hình ảnh

trẻ em - Liệu luật có

“đá nhau”? Trang 21

Tự cho mình là

thượng lưu Trang 29

3 thay đổi có

lợi cho người

lao động kể

từ ngày 1/7

Đề xuất mới

về phân tuyến

cơ sở khám

chữa bệnh

Trang 13 Trang 18

Thu thuế bán hàng online:

Cơ quan thuế quyết làm

Trang 8

Xây nhà trên đất chiếm, xử phạt

mấy hành vi? Trang 27

Rối tung với

hợp đồng thuê

nhà không

công chứng

Trang 23

XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Page 2: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

CHÀO NGÀY MỚI

Nói hay, cần làm tốt

Tiếp xúc cử tri tại Hà Nội, Tổng Bí thư biểu dương kết quả đáng ghi nhận tại kỳ họp Quốc hội vừa

qua, đồng thời nhấn mạnh việc nói hay là cần nhưng hành động thiết thực cần hơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội.

Đã có những chuyển biến tích cực trong công tác điều hành, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng

vừa biểu dương hành động kiến tạo của chính quyền Hà Nội, qua đó, thấy rằng việc xây dựng Chính

phủ kiến tạo và hành động đã được chính quyền địa phương hưởng ứng và cộng đồng doanh nghiệp

ủng hộ.

Lâu nay, từ chủ trương đến thực hiện, từ lời nói đến việc làm, từ quy định pháp luật đến việc đi vào

đời sống thực tế luôn luôn có một khoảng cách khá xa. Một chủ trương, chính sách tốt đẹp khi đi vào

thực tế đã bị làm sai lệch đi và khi đến đối tượng được thụ hưởng thì đã rơi vãi rất nhiều.

Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về điều này: Trên Trung

ương 5, về đến địa phương còn 3, khi đến dân chỉ còn 1.

Bộ Nội vụ đang thực hiện một chương trình thí điểm, thi tuyển lãnh đạo ở các ngành, các cấp và địa

phương. Theo đó, thay vì “cử” là “chọn”, tìm ra những người xứng đáng với cương vị đảm nhận, điểm

mới là mở rộng đến các trường hợp không thuộc quy hoạch. Đây là một chủ trương tốt, loại trừ việc bổ

nhiệm theo “ê- kíp”, “canh hẩu” hay “người nhà”. Tuy nhiên, điểm cốt tử thuộc về những người thực hiện

có thực lòng mong muốn chọn người xứng đáng không. Trước đây, đã thay việc xét tuyển vào biên chế

bằng thi tuyển mà tình hình không thể khá hơn, khi người được điểm cao lại không trúng tuyển và đủ

các cách thức để người ta chỉ tuyển chọn những người mình muốn tuyển. Tình trạng này hoàn toàn có

thể lặp lại ở việc thi tuyển lãnh đạo, rốt cuộc vẫn “chọn người nhà, loại người tài” nếu không có một sự

giám sát chặt chẽ và tiến hành nghiêm túc.

Ngay như Thủ đô, ở cái ngành có chức năng tham mưu, sắp xếp đội ngũ cán bộ là Sở Nội chính mà

có đến 8 Phó Giám đốc sở, trong khi quy định tối đa là 4 người. Nói hay nhưng thực tế lại khác, đó là

một sự thật không thể phủ nhận. Hà Nội hiện tại cũng là điểm nóng đất đai mà ngõ hầu không có động

thái giải quyết dứt điểm.

Mới nhất là vụ xây nhà cửa, biệt thự trên đất nông nghiệp ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, dân ở

đây phản ánh họ phải nộp “bảo kê” 5 triệu đồng/m2 xây dựng, nếu không sẽ bị đình chỉ. Vì thế, cùng

một mảnh đất, biệt thự cứ mọc lên bên cạnh cái nhà bị đập bỏ.

Làm sao vẫn để thứ “luật rừng” đó tồn tại ngang nhiên giữa Thủ đô được?! Vấn đề muôn thuở vẫn là

“nói đi đôi với làm”. Chủ trương đúng, thực hiện tốt, chính sách được lòng dân, đi vào cuộc sống sẽ

mang lại sự ổn định vững chắc cho xã hội và tạo cơ hội để đất nước phát triển.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

2

Page 3: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Sốt vó lo chỗ học cho con

Số học sinh tăng cao, trường học quá tải khiến nhiều phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo chỗ học cho

con trong năm học mới 2017-2018.

Dù chưa đến thời gian tuyển sinh nhưng nhiều phụ huynh sốt sắng lo chỗ học cho con

Theo báo cáo mới nhất của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2017-2018, TP tiếp tục tăng hơn 59.000

học sinh (HS). Tuy nhiên, do số trường lớp hiện có còn hạn chế khiến những phụ huynh có con chuẩn bị

vào các lớp đầu cấp không khỏi lo lắng, nhất là với lớp 1 và mầm non.

Vắt chân tìm chỗ học

Mặc dù đến đầu tháng 7 các trường tiểu học và mầm non ở các quận, huyện mới bắt đầu phát hành

đơn và nhận hồ sơ nhập học, thế nhưng nhiều phụ huynh từ bây giờ đã sốt sắng lo chỗ học cho con.

Chị Nguyễn Thị Duyên, ngụ phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, những ngày này cứ tới lui Trường

Mầm non Hoàng Yến để xem thông báo và hỏi han nhà trường về việc nộp hồ sơ nhập học cho con. Chị

Duyên cho hay con chị gần ba tuổi nhưng cả hai vợ chồng chị đều đi làm thất thường nên không trông

giữ con được. Chị ở trọ tại đây hơn hai năm rồi nhưng mới đi làm lại được hai tháng nay. Vì trước đó

không có ai trông giữ con nên chị ở nhà giữ và nhận việc làm thú bông tại nhà.

“Cứ làm ở nhà thì thu nhập thấp quá nên mình muốn gửi con ở trường để đi làm. Trường tư thì xa,

lại học phí cao. Năm trước mình đã đến trường này xin cho con học nhưng hết chỗ nên năm nay phải

đến sớm để canh, chứ hết nữa thì không biết thế nào” - chị Duyên lo lắng.

Anh Lê Văn Thanh, ngụ quận 3, cũng bày tỏ lo lắng con anh chuẩn bị vào lớp 1. Anh Thanh cho hay

anh tạm trú tại phường 14 từ năm năm nay. Theo phân tuyến, con anh vào học tại Trường Tiểu học

Trần Quang Diệu nhưng anh chỉ diện tạm trú nên việc chờ được nhập học không biết thế nào. “Vì đứa

con trước của tôi cũng từng vì tạm trú mà không có giấy gọi ra lớp nên phải chật vật chạy khắp nơi mới

giải quyết được, giờ đứa thứ hai nữa nên lo lắm. Tôi phải báo lên nhiều lần với tổ dân phố và cả UBND

phường mà không biết có bị sót tên không” - anh Thanh nói.

Cùng hoàn cảnh như anh, chị Lê Bình, có con chuẩn bị vào lớp 1 ở quận Gò Vấp, cũng lo lắng

không yên vì chưa biết con sẽ học ở đâu. Theo chị Bình, gia đình chị có KT3 tại Gò Vấp gần một năm

nay. Trường con chị nếu được vào học gần nhà là Trường Tiểu học Lê Đức Thọ. Thế nhưng chị Bình

cho hay: Nghe nói trường này chỉ nhận HS khá giả vì theo mô hình tiên tiến quốc tế nên học phí rất cao.

“Hai vợ chồng tôi đều dân buôn bán thất thường, sao có tiền cho con học tiên tiến được, học phí,

tiền ăn cũng vài triệu một tháng. Không học thì phải đi xa mới có trường mà chưa chắc họ đã nhận vì

vừa xa vừa diện tạm trú, đưa đón cũng khó khăn. Chưa kể cũng chẳng được ưu tiên cho con học hai

buổi thì lại vất vả đưa đón nữa” - chị Bình bày tỏ.

3

Page 4: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Siết trái tuyến để đủ chỗ

Việc mỗi năm TP tăng trên dưới 60.000 HS trong khi trường lớp còn hạn chế khiến không chỉ phụ

huynh mà các quận cũng không khỏi áp lực để làm sao đảm bảo đủ chỗ học cho con em.

Cụ thể, Thủ Đức được xem là một trong những quận “nóng” nhất của TP về tốc độ tăng dân số nhập

cư, khiến số lượng HS hằng năm tăng cao. Số liệu thống kê dự kiến do UBND quận đưa ra, năm học

2017-2018 quận sẽ tiếp nhận khoảng 22.450 HS các lớp đầu cấp là lớp lá (năm tuổi), lớp 1 và lớp 6. So

với năm trước, số này tăng hơn 4.200 HS. Trong đó, tăng mạnh nhất là ở khối lớp năm tuổi khi số trẻ có

thể phải tiếp nhận lên đến 8.120 trẻ (tăng hơn 2.000 trẻ). Do đó, với kế hoạch tuyển sinh năm nay, chủ

trương của quận vẫn là ưu tiên tuyển sinh trẻ đang sinh sống trên địa bàn, không nhận trẻ trái tuyến

ngoài quận. Như với lớp 1 và lớp 6, quận phải chia thành ba giai đoạn tuyển sinh để đảm bảo việc nhận

trẻ đúng tuyến, đúng đối tượng nhất, ưu tiên từ diện thường trú đến tạm trú, rồi nhập nhờ hộ khẩu...

Tân Phú cũng tương tự khi năm học này tăng hơn 1.500 trẻ đầu cấp. Do đó, quận cũng chủ trương

không cho chuyển trường trong quận, không nhận trái tuyến ngoài quận và chỉ đạo các phường phải rà

soát kỹ lưỡng những trường hợp chưa có hộ khẩu để làm sao tuyển sinh đúng đối tượng nhất.

Không chỉ với các quận, huyện đông dân nhập cư mà ngay cả trung tâm TP như quận 1 hầu như

năm nào cũng đối diện với tình trạng hồ sơ trái tuyến. Hiện đến thời điểm này, quận 1 chưa ban hành kế

hoạch tuyển sinh đầu cấp cho năm học 2017-2018 nhưng hầu như trường nào cũng “nóng” việc phụ

huynh lo chỗ học cho con.

Vì vậy, nhằm hạn chế tình trạng trái tuyến, hằng năm quận vẫn có những quy định cụ thể về thủ tục,

phân tuyến để làm sao đáp ứng chỗ học cho đúng đối tượng. Như vào lớp 1, quận quy định HS diện hộ

khẩu tập thể hoặc mới nhập hộ khẩu (KT3) thường phải cách thời điểm tuyển sinh một năm, tính từ

tháng 5 của năm trước để làm căn cứ và còn phải kèm theo hộ khẩu gốc đối chiếu để hạn chế tình trạng

“chạy trường” xảy ra. Còn với lớp 6, mặc dù là có cả phân tuyến theo địa bàn và xét tuyển điểm nhưng

quận cũng phân bổ rõ ràng những HS ở phường nào, có hộ khẩu quận nào sẽ được ưu tiên xét tuyển

hoặc phân tuyến vào trường THCS nào. Từ đó tránh tình trạng phụ huynh đổ dồn vào các trường điểm,

gây mất cân đối đầu vào cho các trường.

Sở GDĐT yêu cầu các đơn vị trường học tổ chức tuyển sinh cần đảm bảo quyền được học tập

của học sinh (HS), công khai, minh bạch và thuận lợi cho HS và cha mẹ HS, đảm bảo mục tiêu phổ

cập giáo dục của địa phương. Việc tuyển sinh của các trường phải đảm bảo đúng yêu cầu, nguyên

tắc tuyển sinh, thông báo đầy đủ thời gian và thủ tục đến phụ huynh HS. Nhà trường phải đón tiếp

phụ huynh chu đáo, hướng dẫn và giải thích cặn kẽ, rõ ràng, lịch sự.

Các quận, huyện phải nhận toàn bộ trẻ năm tuổi đang cư trú trên địa bàn vào mẫu giáo, không

phân biệt có hay không có hộ khẩu, tạm trú hay không. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm và ưu tiên

đến con em của công nhân ở các khu nhà trọ, tạm trú.

Xử lý nghiêm tình trạng chạy trường vào lớp 1

Khi tuyển sinh lớp 1, các trường không được bắt buộc phụ huynh HS phải nộp giấy chứng nhận

hoàn thành chương trình giáo dục mầm non năm tuổi. Trường hợp nào không có giấy gọi trẻ ra lớp

thì phải nhẹ nhàng giải thích và báo cáo với lãnh đạo trường để giải quyết kịp thời, không gây trở

ngại cho phụ huynh.

Sở cũng đề nghị phòng GDĐT các quận, huyện cần tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ cán bộ

quản lý các trường, cha mẹ HS để hạn chế chạy trường, chạy lớp; tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực nhằm chạy trường, chạy lớp. Các quận, huyện

cần có kế hoạch tuyển sinh lớp 1 cụ thể cho các trường trong kế hoạch xây dựng trường tiên tiến,

hiện đại, hội nhập của địa phương.

(Theo văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT TP.HCM)

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

4

Page 5: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

“Trốn” đăng ký kinh doanh trên Facebook có bị phạt?

Doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải làm thủ tục để kê khai, nộp thuế.

Kinh doanh trên mạng đang nở rộ

Cơ quan thuế tại TP.HCM đã gửi giấy mời gần 13.470 chủ tài khoản Facebook đến làm việc và yêu

cầu thực hiện kê khai nộp thuế. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã né tránh, không đến làm việc với nhiều lý do

như chưa buôn bán gì nhiều, doanh thu thấp hoặc không biết có nằm trong diện phải kê khai hay không.

Trước đó đại diện Tổng cục Thuế cho biết để thu thuế bán hàng qua mạng, Facebook thì cá nhân, tổ

chức kinh doanh trên mạng sẽ phải đăng ký kinh doanh. Bởi theo quy định, người kinh doanh, cung cấp

hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế.

Vậy người kinh doanh trên Facebook khai báo hoặc không khai báo thì sẽ chịu những hậu quả gì?

Phải rõ ràng để tránh rủi ro cho dân

Chị Ngô Duyên, nhà ở quận Tân Phú, tự làm bánh tại nhà và bán qua Facebook. Chị khá lo lắng,

không biết việc kinh doanh của mình có phải đăng ký hay không. “Người thì khuyên phải đăng ký, người

thì bảo không cần vì doanh số dưới 100 triệu đồng/năm. Tôi sợ là đăng ký xong thì sẽ gặp nhiều rắc rối

về thủ tục, khai báo phức tạp. Nhưng cũng lo nếu không đăng ký thì có bị phạt gì hay không” - chị

Duyên phân vân.

Cùng băn khoăn trên, chị Anh Thi (nhà ở quận Phú Nhuận, bán quần áo trẻ em trên Facebook) cho

biết mỗi đơn hàng trị giá 1 triệu đồng thì chị lời khoảng 200.000 đồng. Doanh số mỗi tháng tầm 30 triệu

đồng, nghĩa là đã vượt trên 100 triệu đồng/năm nhưng nếu tính tiền lời thì chỉ 5-6 triệu đồng/tháng, đủ

chi cho đi chợ.

Chị Anh Thi thắc mắc: “Vậy tôi có phải đăng ký kinh doanh không khi mức thu nhập còn chưa bằng

mức nộp thuế thu nhập cá nhân của một người làm công ăn lương?”.

Điều 37 Nghị định số 52/2013 của Chính phủ có quy định về trách nhiệm của người bán trên sàn

giao dịch thương mại điện tử. Trong đó nêu rõ người bán hàng có nghĩa vụ đầy đủ về thuế, cung cấp

thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để

phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử. Tuy vậy nghị định này không yêu cầu người kinh doanh

phải đăng ký, thông báo việc kinh doanh của mình cho cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan quản

lý thương mại điện tử.

Nghị định 78/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp cũng quy định về việc đăng ký kinh

doanh của cá nhân kinh doanh. Trong đó, Điều 66 nêu rõ những người bán hàng rong, quà vặt, buôn

chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có “thu nhập thấp” không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh

doanh các ngành nghề có điều kiện.

5

Page 6: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Vấn đề đặt ra là quy định “thu nhập thấp” là như thế nào? Nghị định này giao cho UBND các tỉnh, TP

trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Thế nhưng ông Bùi Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ KH&ĐT,

cho biết không có hướng dẫn nào về thu nhập thấp. Và hầu hết các tỉnh, thành chưa ban hành quy định

mức thu nhập thấp để buộc cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh nếu có trên mức thu nhập này.

“Cục sẽ có văn bản nhắc các tỉnh, thành ban hành quy định này nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của

người dân khi kinh doanh, đồng thời đảm bảo công tác quản lý nhà nước với khu vực hộ kinh doanh” -

ông Tuấn cho biết.

Ông Tuấn cũng cho rằng nếu địa phương lấy mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân, tương

đương mức 100 triệu đồng/năm làm ranh giới thu nhập thấp để bắt buộc cá nhân kinh doanh phải đăng

ký kinh doanh thì cũng nên công khai, có quy định cụ thể để tránh rủi ro cho dân.

Như vậy, không có một mức doanh thu nào để buộc người kinh doanh phải đăng ký, ngay cả doanh

thu trên 100 triệu đồng/năm vẫn không bị xem là phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh thu trên

100 triệu đồng/năm thì phải làm thủ tục để kê khai, nộp thuế. Đây là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau.

Quyết tâm nhưng khó thực hiện

Dù ngành thuế liên tục có nhiều biện pháp siết thu thuế kinh doanh qua Facebook nhưng lỗ hổng

trong quy định khiến việc xử lý cá nhân không đăng ký kinh doanh khó thực hiện được, vì không xác

định được trường hợp thu nhập bao nhiêu thì phải đăng ký.

Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Minh Đăng Quang, phân tích ngay cả khi có một mức doanh

thu, thu nhập thấp để xác định ngưỡng phải đăng ký kinh doanh hoặc không cần đăng ký kinh doanh thì

cũng rất khó để buộc người kinh doanh phải đăng ký. “Muốn xử phạt về việc không đăng ký kinh doanh

thì cần chứng minh mức thu nhập của người kinh doanh đó cao hơn mức chuẩn thu nhập thấp. Thế

nhưng cá nhân kinh doanh qua Facebook, giao dịch nhận đơn hàng qua điện tử, cơ quan quản lý không

tiếp cận được. Việc giao hàng, nhận tiền thì thường qua nhiều dịch vụ vận chuyển giao hàng khác nhau

hoặc tự giao hàng nên cơ quan quản lý cũng không thống kê được. Do vậy khó có cơ sở để xác minh

doanh số, thu nhập để phạt người kinh doanh” - luật sư Xoa phân tích.

Thực tế cho thấy doanh thu từ hình thức kinh doanh qua Facebook có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng

mỗi năm. Nhưng Cục Thuế TP.HCM thừa nhận việc quản lý và truy thu thuế vẫn còn gặp rất nhiều thách

thức. Lý do là nhiều cá nhân đăng ký trên Facebook không có tên, địa chỉ rõ ràng và các giao dịch

không có hóa đơn thuế. Dù khó nhưng đại diện Cục Thuế TP.HCM khẳng định cơ quan thuế sẽ có

phương án để xác minh, truy tìm thông tin người bán hàng trên Facebook thông qua các công ty giao

nhận, bưu điện, ngân hàng… Từ đó nếu phát hiện hành vi trốn thuế sẽ có biện pháp chế tài cụ thể với

từng trường hợp.

Nhân viên đang giao hàng cho khách hàng qua buôn bán trên mạng

6

Page 7: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Sẽ “bêu tên” nếu phát hiện trốn thuế

Trao đổi với báo chí mới đây, lãnh đạo của một số chi cục thuế quận, huyện ở TP.HCM cho biết

sẽ tiếp tục rà soát danh sách, thiết kế phiếu thu thập thông tin, gửi thư mời cá nhân bán hàng trên

Facebook đăng ký, kê khai thuế. Theo đó, cá nhân kinh doanh trên Facebook kê khai doanh thu trên

100 triệu đồng/năm thì nộp thuế giá trị gia tăng 1%, thuế thu nhập cá nhân 0,5%. Riêng doanh thu

dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế.

Cơ quan thuế sẽ truy thu thuế, xử phạt và bêu tên trên các phương tiện đại chúng đối với những

cá nhân, tổ chức kinh doanh có hành vi trốn thuế.

__________________________

Nở rộ bán hàng qua Facebook

Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2017 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt

Nam cho thấy có đến 34% doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội. Hoạt động đặt

hàng của doanh nghiệp với đối tác chủ yếu là thông qua email với 84%, website 46% và qua sàn,

mạng xã hội 32%.

Đặc biệt báo cáo này cho hay có tới 67% khách hàng cá nhân chọn lựa website hay ứng dụng di

động để mua sắm sau khi xem bình luận, đánh giá trên mạng, đặc biệt là các mạng xã hội.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

7

Page 8: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Thu thuế bán hàng online: Cơ quan thuế quyết làm

Dù cơ quan thuế đã gửi thư mời, nhắn tin cho các chủ tài khoản kinh doanh, bán hàng trên mạng xã

hội, nhiều nhất là Facebook nhưng số lượng chủ tài khoản đến kê khai thuế lại rất ít so với con số hơn

26.000 tài khoản đã được hai cục thuế Hà Nội và TP.HCM “tóm” được.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng cơ quan thuế nên tập trung quản lý thu thuế những “ông lớn” doanh thu

cao hoặc lợi dụng kinh doanh, bán hàng trên các trang mạng xã hội để trốn thuế, không nên để cả bộ

máy cơ quan thuế phí sức thu thuế các cá nhân, hộ kinh doanh “cò con”.

Nhiều chủ tài khoản bặt vô âm tín

Hiện tại cả hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM đều đã triển khai việc thu thuế đối với những doanh

nghiệp kinh doanh theo hình thức bán hàng online. Theo đó các tổ chức, cá nhân có hoạt động mua

bán, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ qua các website, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… sẽ

phải tiến hành kê khai các thông tin về hoạt động kinh doanh của mình đối với cơ quan thuế. Chúng tôi

trở lại Chi cục Thuế quận Bình Thạnh, TP.HCM sau gần một tháng cơ quan thuế này gửi thư mời các

chủ tài khoản kinh doanh trên mạng xã hội đến kê khai thuế nhưng đến nay số lượng tài khoản đến làm

việc rất ít, lác đác. Các chi cục thuế khác cũng chung cảnh ngộ.

Theo ông Trương Ngọc Hiệp, Chi cục phó Chi cục Thuế quận Bình Thạnh, từ đầu tháng 6 đến nay

số lượng cá nhân kinh doanh trên mạng đến kê khai thuế không nhiều, nhiều chủ tài khoản vẫn bặt vô

âm tín. Cũng theo ông Hiệp, khó có thể khiến các chủ tài khoản kinh doanh trên mạng lộ diện. “Nguyên

nhân là các chủ tài khoản kinh doanh trên các trang mạng xã hội thường để thông tin không đúng, địa

chỉ không rõ ràng. Ngoài ra cũng có thể các chủ tài khoản này kinh doanh nhỏ lẻ, không thường xuyên,

họ không muốn đăng ký hộ kinh doanh, không có ý định kê khai nộp thuế nên họ không đến” - ông Hiệp

chia sẻ.

Là người đến theo lời mời của chi cục thuế, anh Nguyễn Thành, chủ tài khoản Kinh doanh hàng giá

rẻ trên Facebook, cho biết việc cơ quan thuế mời đến hướng dẫn kê khai nộp thuế khi bán hàng trên

mạng là chuyện bình thường đối với những cá nhân đã đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên, anh Thành

cũng tiết lộ đối với các cá nhân chưa đăng ký hộ kinh doanh thì rất khó để họ lộ diện.

Một chủ tài khoản kinh doanh mỹ phẩm trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo và cả

YouTube dù nhận được thư mời của cơ quan thuế nhưng vị này lại không đến. Yêu cầu chúng tôi giấu

thông tin, chủ tài khoản này chia sẻ: “Nguyên nhân tôi không đến gặp cơ quan thuế là vừa mới kinh

doanh trên mạng một thời gian, doanh thu không lớn thì “bị” cơ quan thuế mời đến trong khi một số

người bạn của tôi kinh doanh trên mạng rất bài bản, từ phát trực tiếp thử sản phẩm đến thuê đơn vị viết

quảng cáo…, doanh thu lớn hơn thì lại không “bị mời””.

8

Page 9: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Ngày càng có nhiều người mua, bán hàng qua mạng

Quyết tâm thu thuế

Dù cơ quan thuế phải rơi vào tình cảnh… “ôm cây đợi thỏ” gần tháng nay để chờ các cá nhân, hộ

kinh doanh trên mạng tới làm việc, nhưng theo chỉ đạo mới đây của Tổng cục thuế sẽ vẫn tiếp tục triển

khai các giải pháp để thu nguồn thuế này.

Ông Trương Ngọc Hiệp, Chi cục phó Chi cục Thuế quận Bình Thạnh, cho biết đến ngày 30-6 tới, các

cơ quan thuế có nhiệm vụ thu thập thông tin, tập hợp lại để báo cáo với Cục Thuế TP.HCM. Nếu các tài

khoản đã được mời đến làm thủ tục thuế mà không đến thì chi cục thuế vẫn mời tiếp, mời 2-3 lần mà

chủ tài khoản này không đến thì chi cục thuế sẽ báo cáo với cục thuế có cách xử lý.

Theo ông Hiệp, do nhiều chủ tài khoản chưa được tuyên truyền, hướng dẫn đầy đủ nên... ngại gặp

cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ tích cực tuyên truyền người kinh doanh trên Facebook đến để được

hướng dẫn đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, đăng ký thuế; kê khai các mặt hàng kinh doanh, doanh

thu bán hàng, phương thức thanh toán… để họ yên tâm chứ không phải đến sẽ bị thu thuế.

Một lãnh đạo ngành thuế TP.HCM, cho biết thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội chủ yếu vẫn là

tuyên truyền, vận động cá nhân, hộ đăng ký kinh doanh kê khai nộp thuế.

Trước thực trạng các chủ tài khoản kinh doanh trên mạng không đến kê khai thuế theo lời mời, Cục

Thuế TP.HCM sẽ phối hợp với Sở Công Thương, Bộ Công thương, Sở TT&TT, Bộ TT&TT; đơn vị quản

lý các trang mạng xã hội (Facebook, Google, Apple Store...) hỗ trợ cung cấp danh sách các website, các

tài khoản của các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội.

Mới đây Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có Văn bản số 2623/2017 về việc tăng cường quản lý thuế

đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Trong đó, Tổng cục Thuế chỉ đạo các cục thuế phối

hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để đề nghị Thanh tra giám sát NHNN hỗ trợ cung cấp bản sao kê

tài khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử mở tại các NH thương mại ở Việt

Nam, các tổ chức không phải là NH được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh

toán.

Ngoài ra, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các công ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông... có

cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại

điện tử cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển của tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử.

Theo văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thuế, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế mà không

chấp hành việc kê khai, nộp thuế sẽ bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định tại Luật Quản lý

thuế và các văn bản pháp luật có liên quan. cơ quan thuế sẽ phối hợp với các tổ chức có liên quan (các

nhà mạng, cơ quan quản lý khác của Nhà nước...) ngăn chặn các giao dịch của tổ chức, cá nhân kinh

doanh qua mạng có hành vi cố tình trốn thuế, chây ỳ nộp thuế.

9

Page 10: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

27.000 là tổng số tài khoản có hoạt động bán hàng trên mạng xã hội, website được Cục Thuế

TP.HCM và Hà Nội lọc ra để “triệu tập” hướng dẫn kê khai thuế.

Cục Thuế TP.HCM lọc ra 13.469 tài khoản Facebook, website trên địa bàn TP có hoạt động kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ. Chi cục thuế 24 quận, huyện gửi thư mời tiếp xúc các chủ tài khoản này

để tìm hiểu kỹ hoạt động kinh doanh cũng như phương án kinh doanh có lâu dài hay không, trên cơ

sở đó vận động họ kê khai đăng ký thuế.

Cục Thuế TP Hà Nội cũng gửi tin nhắn SMS tới 13.422 chủ tài khoản Facebook để hướng dẫn

truy cập trang thông tin của cơ quan thuế để tiến hành kê khai.

* Luật sư TRẦN XOA, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang:

Tốn công mà không hiệu quả

Mọi cá nhân kinh doanh đều có nhiệm vụ đóng thuế là điều tất nhiên,

nếu cá nhân kinh doanh bán hàng trên Facebook có thu nhập trên 100

triệu đồng/năm thì phải đóng thuế.

Cách làm của cơ quan thuế hiện nay đang làm đại trà, chính cách làm

này khiến cơ quan thuế bỏ sức rất lớn nhưng hiệu quả thu được rất thấp.

Đưa ra nhiều biện pháp quản lý lớn quá, chưa kể phối hợp với các nước

nhưng thương mại điện tử tại Việt Nam đại đa số còn nhỏ lẻ, nếu dùng

dao mổ bò để mổ gà thì quá lãng phí trong khi hiện nay cần rất nhiều lực

để cải cách ngành thuế.

Như giải pháp kiểm tra tài khoản giao dịch qua NH, khó thực hiện vì NH bảo vệ bí mật khách

hàng nên họ phải tuân thủ nguyên tắc này. Giải pháp nữa mà Tổng cục Thuế đưa ra là tập hợp

thống kê thu nhập của tài khoản bán hàng trên mạng thông qua các công ty giao nhận cũng khó làm

được. Vì tương tự, đề nghị cung cấp khách hàng thì cũng khó được các công ty giao nhận vận

chuyển này chấp nhận, chưa kể khó xác minh.

Hơn nữa hiện nay các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên mạng thuê nhiều loại dịch vụ vận

chuyển như Grab, thuê lao động giao hàng với giá rẻ hơn chứ không cần đến công ty giao nhận. Địa

chỉ là không rõ ràng, họ kinh doanh không thường xuyên, có thể vài tháng họ kinh doanh trên mạng

nhưng sau đó họ nghỉ thì khó thu thuế. Những giải pháp thu thuế qua NH, công ty giao nhận áp

dụng cho các tài khoản bán hàng lớn, doanh thu cao thì hợp lý hơn. Cơ quan thuế nên tập trung

quản lý, thu thuế những đơn vị kinh doanh trên mạng quy mô lớn thì dễ quản lý, còn các tài khoản

“cò con” thì nên tuyên truyền, khuyến khích họ đăng ký kinh doanh.

* Chuyên gia thuế NGUYỄN THÁI SƠN:

Quản “cá mập”, nới “cò con”

Cơ quan thuế nên tập trung theo dõi mấy ông kinh doanh lớn trên

mạng có doanh thu “cá mập”. Ngoài ra, thời điểm này cơ quan thuế nên

“xử” một vài trường hợp kinh doanh trên mạng có doanh thu cao mà

không đăng ký kinh doanh nộp thuế để “đe” những chủ tài khoản khác. Khi

cơ quan thuế kiểm soát, thu thuế được các cá nhân, tổ chức kinh doanh

trên mạng thì mới tác động lên các chủ tài khoản kinh doanh trên mạng

khác, dần dần hình thành ý thức đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế.

Việt Nam cần phát triển hình thức giao dịch qua thẻ, hạn chế tiền mặt

thì mới có thể quản lý được thông tin cá nhân, hộ kinh doanh, thu thuế

cũng dễ dàng. Vì hiện nay người Việt vẫn có thói quen dùng tiền mặt là

chủ yếu nên rất khó quản lý doanh thu và thu nhập của cá nhân kinh doanh thông qua mạng xã hội.

Ông Trần Xoa

Ông Nguyễn Thái Sơn

10

Page 11: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Anh TẤN TRUNG,chuyên bán thịt bò Mỹ nhập khẩu, các đặc sản miền Bắc:

Bán hàng qua mạng chủ yếu lấy công làm lời

Tôi lập website bán rươi, chả mực, trâu gác bếp, thịt bò Mỹ nhiều năm nay, hiện lập một tài

khoản bán hàng trên Facebook lẫn Zalo thuận tiện, nhiều khách hàng hơn. Đây là nghề tay trái của

mình để nâng cao thu nhập, khách hàng chủ yếu là bạn bè, người thân giới thiệu lẫn nhau.

Mỗi ngày tôi kiếm lời khoảng 600.000-700.000 đồng, nếu tính mỗi tháng lời được khoảng 15

triệu đồng, tính ra thu nhập trên 100 triệu đồng, theo quy định của cơ quan thuế phải đóng thuế.

Nhưng đấy là chưa tính công của tôi, chi phí bảo quản, đóng gói, tiền điện cũng tốn một khoản

không nhỏ, tôi tự giao hàng, tiền xăng xe… Nếu kê khai ra các chi phí này thì thu nhập của tôi thấp

dưới 100 triệu đồng, không phải đóng thuế. Chưa kể hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận

chuyển từ ngoài miền Bắc vào TP.HCM, người kinh doanh phải chịu thiệt hại rất lớn.

Thu nhập thấp thì mới phải kinh doanh bán hàng thêm trên mạng, phải lấy công làm lời, giao

hàng ngoài giờ, nhiều khi đến khuya mới về nhà, tính lại thu nhập cũng chẳng bao nhiêu. Nay cơ

quan thuế đòi thu thuế kinh doanh qua mạng mà đánh đồng kinh doanh quy mô doanh nghiệp với

kiểu cá nhân nhỏ lẻ thì không công bằng, gây bức xúc cho người dân.

Nhân viên đang giao hàng mua trên mạng tại TP.HCM

Chị AN THÚY, quận Thủ Đức, TP.HCM:

Kinh doanh không thường xuyên, thu thuế là bất hợp lý

Có con nhỏ, kiếm không ra người giúp việc, tôi phải chấp nhận nghỉ việc để ở nhà chăm con. Để

kiếm thêm thu nhập cho gia đình, ngoài khoản thu nhập của chồng, tôi bán đủ loại sản phẩm trên

Facebook từ hàng xách tay thực phẩm chức năng, sữa, giày dép, quần áo đến trái cây, cua, tôm,

hải sản…

Nhưng tháng làm tháng nghỉ, không thường xuyên, thu nhập thất thường. Dù không phải thuê

mặt bằng nhưng chi phí bán hàng qua mạng cũng rất lớn, có nhiều chi phí phát sinh hơn như phải

giao hàng tận nơi cho khách, nếu đến nơi khách không ưng ý lại phải mang về, coi như tốn công,

mất sức. Kinh doanh qua mạng hôm có lời, hôm lỗ, không ai mua hàng, hàng hư hỏng, dập nát phải

bồi thường coi như không công. Lẽ ra cần có cơ chế tạo điều kiện cho cá nhân kinh doanh trên

mạng dạng nhỏ lẻ, quản lý những hộ kinh doanh, doanh nghiệp bán hàng trên mạng chứ hở ra đã

chực thu thuế thì còn ai dám kinh doanh.

11

Page 12: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Thu thuế bán hàng qua mạng: Phải “nắm kẻ có tóc”!

Từ tháng 4-2017, cơ quan thuế TP.HCM nói đã có phương án để thu thuế đối với hoạt động bán

hàng qua mạng. Thế nhưng đến nay mọi sự không hề dễ dàng chút nào. Vì sao vậy?

Trước tiên là quy định pháp luật chưa rõ ràng. Để điều chỉnh một hoạt động to lớn này cần phải

có một hành lang pháp lý hoàn chỉnh. Nhìn lại các quy định pháp luật của chúng ta đã có hay chưa,

có đầy đủ không? Tôi xác định là quy định cũng đã có kha khá. Có Luật Quản lý thuế 2006, ở đó

nêu khi thực hiện việc kinh doanh, phát sinh lợi nhuận thì phải đóng thuế. Các bạn kinh doanh qua

mạng Facebook, Zalo, Youtube, website khác… đã thỏa mãn nội dung này.

Nộp thuế bằng cách nào? Phải tự kê khai, tối thiểu là hình thức hộ kinh doanh cá thể để nộp.

Đây là yêu cầu tự giác. Tất nhiên sẽ khó có ai tự giác. Vậy thì có Luật Xử lý vi phạm hành chính để

xử lý hành vi trốn thuế ở mức dưới 100 triệu đồng. Còn trốn thuế trên 100 triệu đồng hoặc đã bị xử

lý hành chính về hành vi trốn thuế thì có hẳn chế tài tù tội mà BLHS đã quy định từ khá lâu.

Cơ sở nào để xác định phải đăng ký khi thực hiện kinh doanh qua mạng, nhất là việc mua bán

được thực hiện qua Facebook, Zalo? Đây là vấn đề được… lăn tăn khá nhiều, từ cơ quan quản lý

thuế đến người kinh doanh.

Hãy nhìn Thông tư 47/2014 của Bộ Công Thương, ở đó có một quy định rất sát sườn. Website

mà trong đó “cho phép người tham gia lập website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ”

thì phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử

(TMĐT) theo Nghị định 52/2013 về TMĐT. Nhưng mọi vướng mắc cũng bắt nguồn từ đây.

Thử phản biện rằng Facebook không phải là sàn giao dịch TMĐT. Quá đúng! Sàn giao dịch

TMĐT được định nghĩa là ở đó thực hiện việc giới thiệu hàng hóa, giao dịch giữa người mua và

người bán một cách hoàn chỉnh (xem, chọn hàng, đặt hàng, thanh toán, giao hàng, nhận hàng). Vậy

rao và bán hàng trên Facebook không phải sàn giao dịch TMĐT. Mà đã không phải là sàn giao dịch

TMĐT thì không phải đóng thuế!

Lập luận nói trên quá đúng cho... người bán hàng qua mạng nhưng lại làm khó cho nhà quản lý,

vì nhà quản lý không bẻ gãy được lập luận ấy khi căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành. Quả là

nan giải!

Mỗi giờ một người có thể mở được 15-20 tài khoản Facebook (là tôi suy từ thao tác chậm chạp

của bản thân tôi); số lượng fanpage cũng tương tự. Vậy cơ quan quản lý căn cứ vào đâu để đánh

thuế khi facebooker nói tôi chả bán được gì mà phải nộp thuế. Việc to và đau đầu lắm lắm với cả

ngành thuế chứ chẳng phải chơi.

Vậy giải quyết ra sao, căn cứ pháp lý nào để buộc người kinh doanh trên Facebook phải đăng

ký? Trường hợp họ không đăng ký thì xử lý bằng cách nào để thu cho được thuế?

Theo tôi, có thể xem những người bán hàng qua mạng như một hộ kinh doanh cá thể. Mà đã

kinh doanh thì phải đăng ký. Anh không đăng ký, nếu Nhà nước phát hiện thì sẽ phạt nặng. Hẳn việc

phát hiện ra người kinh doanh không đăng ký đối với những người bán hàng qua mạng (nhất là

những “con cá lớn”) dễ hơn chuyện sàn giao dịch TMĐT nói trên. Và khi người bán đã đăng ký kinh

doanh rồi thì chuyện thu thuế trở thành chuyện “nắm kẻ có tóc”, rất dễ dàng cho cơ quan thuế.

LS NGUYỄN THÀNH CÔNG

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

12

Page 13: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

3 thay đổi có lợi cho người lao động kể từ 1/7

Theo Nghị định 47/2017 có hiệu lực từ ngày 1-7 thì mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên

chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng thêm 90.000 đồng/tháng.

Từ việc tăng mức lương cơ sở này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho

người lao động. Đó là những chính sách nào? Ông Trần Dũng Hà, Trưởng phòng Chế độ chính sách,

BHXH TP.HCM, có một số thông tin cụ thể.

Lương công chức, viên chức tăng

Nghị định 47/2017 có hiệu lực từ ngày 1-7. Theo đó, mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công

chức, viên chức, người hưởng lương nhà nước sẽ tăng từ 1.210.000 lên 1,3 triệu đồng, tương đương

với mức 7,4%.

Các đối tượng được điều chỉnh lương gồm cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy

định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; cán bộ, công chức cấp xã quy

định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công

lập theo quy định tại luật viên chức năm 2010…

Từ 1-7, lao động nữ nghỉ thai sản sẽ được hưởng thêm 7,4% so với mức hiện hành

Nghỉ thai sản được hưởng thêm 7,4%

Từ việc điều chỉnh lương cơ sở, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (trợ cấp

thai sản) cũng sẽ tăng khoảng 7,4% so với mức hiện hành.

Theo Điều 38 của Luật BHXH năm 2014, việc trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

được quy định như sau: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới sáu tháng

tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con

hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng hai lần

mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Do đó mức trợ cấp thai sản cũng được điều chỉnh

tăng theo cho phù hợp, tức là tăng thêm 7,4%.

Lương hưu dự kiến cũng sẽ tăng

Vậy mức lương hưu có tăng theo lương cơ sở không? Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ

thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng, điều chỉnh

lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở. Theo dự

thảo nghị định về điều chỉnh mức lương hưu đang được Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ phê duyệt quy

định mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng sẽ tăng thêm 7,44% đối với nhóm các đối

tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1-7.

13

Page 14: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Tăng mức phí hộ gia đình tham gia BHYT

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Trưởng phòng Quản lý thu, BHXH TP.HCM, thông tin: BHXH Việt

Nam vừa ban hành Công văn 2159/BHXH-BT hướng dẫn mức đóng vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN

theo mức lương cơ sở mới từ 1.210.000 lên 1,3 triệu đồng căn cứ vào ngạch, bậc chức vụ bao gồm

tiền lương và phụ cấp lương nhà nước để tính mức đóng.

Bên cạnh đó, cũng từ ngày 1-7, mức phí BHYT hộ gia đình sẽ tăng. “Người tham gia BHYT hộ

gia đình sẽ đóng phí BHYT theo tháng ở mức 4,5% lương cơ sở. Từ người thứ hai tới thứ tư, mức

phí sẽ lần lượt bằng 70%, 60% và 50% mức tham gia của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi,

mức tham gia chỉ còn 40% mức tham gia của người thứ nhất, như vậy sẽ tăng thêm khoảng 7,3%

mức phí tham gia BHYT hộ gia đình” - ông Nguyễn Quốc Thanh nêu.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

14

Page 15: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

CHÍNH SÁCH MỚI

Nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có hiệu lực từ 1/7 dành riêng Điều 95 quy định các nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam. Có 5 nguyên tắc, trong đó phải được sự cho phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia tàu mang cờ và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam; Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận, trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau: Tàu ngầm và phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ; Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu; Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản; Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam; Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký; Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định. Nếu tàu muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Tăng lương đối với công chức, viên chức

Nghị định 47 có hiệu lực từ 1/7 quy định mức lương cơ sở năm 2017, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cụ thể như sau: Mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương cơ sở sẽ tăng 90.000 đồng/tháng so với hiện nay. Đối tượng được xếp hưởng mức lương, phụ cấp theo nghị định này bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Quy định thời gian làm việc của giáo viên dạy nghề

Thông tư 07/2017 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội có hiệu lực từ 20/7 về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian làm việc của nhà giáo dạy cao đẳng/trung cấp nghề giữ nguyên là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, tuy nhiên phân bổ lại thời gian làm việc cụ thể như sau: Thời gian thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục học viên/học sinh/sinh viên 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Thời gian học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao, nghiên cứu khoa học 8 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng thay vì 12 tuần như trước đây; 4 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp thay vì 8 tuần như trước. Thời gian thực tập tại doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn 4 tuần. Trường hợp không sử dụng hết thời gian học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thì được quy đổi thời gian còn lại chuyển sang công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng, giám đốc giao.

Bảng lương, phụ cấp mới trong lực lượng quân đội

Thông tư 145/2017 của Bộ Quốc phòng có hiệu lực từ 1/7 hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với người đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Ban hành kèm theo là Danh mục bảng lương, nâng lương và phụ cấp áp dụng từ ngày 1/7. Đơn cử, cấp bậc quân hàm sĩ quan đại tướng sẽ có hệ số 10,4 (tương đương với 13.520.000 đồng). Thượng tướng là 12,7 triệu đồng. Cấp bậc quân hàm sĩ quan cấp đại tá, cấp hàm bậc 8, hệ số 8 sẽ có mức lương là 10.400.000 đồng...

Khám bệnh dưới 195.000 đồng không phải cùng chi trả

Công văn 2039 ngày 29/5/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nêu rõ: Từ ngày 1/7/2017 sẽ áp dụng mức lương cơ sở mới (1.300.000 đồng/tháng) để thanh toán chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 195.000 đồng không phải thực hiện cùng chi trả (Quy định hiện hành là 181.500 đồng). Công văn cũng nêu rõ thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 7.800.000 đồng (hiện tại là 7.260.000 đồng) đối với người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên. Việc thanh toán chế độ bảo hiểm y tế này áp dụng đối với người tham gia bảo hiểm y tế vào viện trước ngày 1/7/2017, nhưng xuất viện từ ngày 1/7/2017.

(Tổng hợp)

15

Page 16: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý thu nợ bảo hiểm

xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo đảm quyền lợi của người lao

động nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác thu BHXH, hạn chế tình trạng nợ đóng BHXH kéo

dài và đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động.

Ảnh minh họa

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hiện

nay tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH có giảm nhưng vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, nhiều địa

phương và tỷ lệ nợ vẫn còn cao. Cụ thể, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN tính đến tháng 12/2016 là

7.795 tỷ đồng, chiếm 3,3% so với số phải thu (số nợ cùng kỳ năm 2015 là 9.920 tỷ đồng, chiếm 4,88%

so với số phải thu); trong đó: Nợ BHXH bắt buộc là 6.716,2 tỷ đồng (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp), nợ BHTN là 337 tỷ đồng và nợ BHYT là 742,2 tỷ đồng.

Trong tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 9.920 tỷ đồng (số nợ tính đến hết năm 2015) có 220,5

tỷ đồng tiền nợ của một số doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn, cụ thể như sau: Có 1.676 doanh

nghiệp bị phá sản, giải thể, rút giấy phép kinh doanh với 7,8 nghìn lao động, nợ số tiền là 79,5 tỷ đồng;

trong đó: Nợ BHXH là 70,5 tỷ đồng; nợ BHYT là 6,2 tỷ đồng; nợ BHTN là 2,8 tỷ đồng.

Có 1.931 doanh nghiệp trong nước không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký

(doanh nghiệp mất tích) với 1,4 nghìn lao động nợ số tiền là 89,5 tỷ đồng; trong đó: Nợ BHXH là 79,7 tỷ

đồng; nợ BHYT là 7,3 tỷ đồng; nợ BHTN là 2,5 tỷ đồng. Có 106 doanh nghiệp chủ nước ngoài bỏ trốn

với 4 nghìn lao động, nợ số tiền là 51,5 tỷ đồng; trong đó: Nợ BHXH là 45,6 tỷ đồng; nợ BHYT là 4 tỷ

đồng; nợ BHTN là 1,9 tỷ đồng.

Hiện đã có quy định cho phép các doanh nghiệp đang còn hoạt động nợ tiền đóng BHXH có thể giải

quyết quyền lợi cho những người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc thôi việc chuyển đơn vị,

doanh nghiệp khác; quy định về ưu tiên giải quyết các khoản nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN khi doanh

nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ bỏ trốn hoặc các

doanh nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động mà sau khi thanh lý tài sản không còn đủ tiền trả

nợ BHXH thì chưa có quy định giải quyết quyền lợi về BHXH đối với người lao động trong các đơn vị,

doanh nghiệp này.

Để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác thu BHXH, hạn chế tình trạng nợ đóng BHXH kéo dài

và đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng việc

nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quy định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm

quyền lợi của người lao động là cần thiết.

16

Page 17: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Phân loại nợ BHXH, BHYT, BHTN

Theo dự thảo, nợ BHXH, BHYT, BHTN được phân loại như sau:

1. Nợ chậm đóng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ dưới 1 tháng.

2. Nợ đọng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

3. Nợ kéo dài là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các

trường hợp đơn vị tại Khoản 4.

4. Nợ khó thu, gồm các trường hợp: Đơn vị mất tích; đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể,

phá sản, chấm dứt hoạt động; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; đơn vị có

chủ sở hữu là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

theo quy định của pháp luật; đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử

tuất, đơn vị được cấp có thẩm quyền cho khoanh nợ.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện

tử của Bộ.

(Theo Báo điện tử Chính phủ)

17

Page 18: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Đề xuất mới về phân tuyến cơ sở khám chữa bệnh

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh.

Ảnh minh họa

Theo đó, thay vì phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo tuyến trung ương; tuyến tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương; tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tuyến xã, phường, thị trấn, Bộ Y

tế đề xuất phân tuyến như sau:

1. Tuyến 1 bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây: a) Bệnh viện hạng đặc biệt; b) Bệnh

viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế; c) Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến

cuối về chuyên môn kỹ thuật.

2. Tuyến 2 bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây: a) Bệnh viện hạng II trở xuống trực

thuộc Bộ Y tế; b) Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các

bệnh viện đã được quy định tại điểm c khoản 1.

3. Tuyến 3 bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây: a) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh

viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương

chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh; b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa,

nhà hộ sinh.

4. Tuyến 4 bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây: a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn; b)

Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức; c) Phòng khám bác sỹ gia đình.

(Theo Báo điện tử Pháp luật và Xã hội)

18

Page 19: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Trường học nằm sát nhà máy xi măng,

chính quyền chờ dân kiện mới xử lý?

Hiện nay, cách Nhà máy Xi măng Mai Sơn (xã Nà Bó, Mai Sơn, Sơn La) chưa đến 200m là 2 ngôi

trường mầm non và tiểu học Nà Bó. Sự tồn tại song song của nhà máy và hai trường học liệu đã hợp lý,

hợp tình?

Ảnh minh họa

“Đồng hành” bất đắc dĩ

Theo quan sát của phóng viên, khoảng cách từ điểm Trường Mầm non Thành Công xã Nà Bó và

điểm Trường Tiểu học Nà Bó chỉ cách vỏn vẹn ống khói xả thải của nhà máy xi măng không quá 200m.

Mỗi khi nhà máy hoạt động, ống khói hình trụ cao vút lại nhả khói đen kịt một vùng, kèm theo đó là

những đợt “mưa bụi” đúng nghĩa đen. Việc bụi từ nhà máy xi măng được xếp vào dạng bụi hóa học theo

quy định của ngành Y tế có thể gây ra các bệnh về mắt, liên quan tới hệ hô hấp, hệ tiêu hóa…

Thế nhưng bất chấp những nguy hiểm về sức khỏe, các cháu nhỏ vẫn ngày ngày phải tiếp xúc và

“làm quen” với chúng như những người đồng hành của mình.

Anh L.V.H, một người dân sống ở khu vực và có con theo học tại điểm trường tiểu học trên cho biết:

“Mỗi khi nhà máy hoạt động, lò quay, máy nghiền đá của nhà máy kêu to đến choáng váng, không hiểu

các cháu học bị ồn như vậy có tập trung vào lời cô giáo giảng được không?”.

Cũng có con nhỏ theo học tại điểm Trường Mầm non Thành Công xã Nà Bó, chị Đ.T.Q ưu phiền nói:

“Hàng ngày, nếu trời nắng ráo, đèo con đến lớp bụi từ các đoàn xe tải chở nguyên vật liệu, cũng như xi

măng ra vào nhà máy đã khiến tôi không chịu nổi, huống chi các cháu nhỏ. Chưa kể lớp học của các

cháu chỉ cách ống xả khói của nhà máy vài bước chân, cứ đà này chẳng mấy chốc phổi các cháu hỏng

hết”.

Ngoài các mối nguy hiểm từ môi trường, vấn đề an toàn giao thông cho các cháu nhỏ khi đi đến

trường cũng là vấn đề nhức nhối, việc đặt trường học ngay sát nhà máy xi măng, một trong những đơn

vị có lượng xe tải vận chuyển hàng hóa với trọng tải lớn luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Trên cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm có liên quan tới việc các cháu tan học cũng

như khi đến trường, chỉ một phút bất cẩn, tai họa ập tới là khó có thể lường trước.

Theo quan sát của phóng viên, tại thời điểm các cháu tan học, vẫn có một lượng lớn xe tải ra vào

nhà máy, việc các cháu nô đùa, chạy nhảy sau giờ tan trường trên đường bên những chiếc xe trọng tải

lớn lao vun vút, khiến ai nhìn thấy cũng phải thót tim.

19

Page 20: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Tuy biết việc các cháu học tại ngôi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe nhưng cha

mẹ các em cũng đành chấp nhận, vì sự thuận tiện về địa điểm của 2 ngôi trường này. Một vài phụ

huynh của các em là công nhân trong nhà máy, và hầu hết các bậc cha mẹ khác đều là người dân trong

khu dân cư gần đó.

Ống xả khói của nhà máy xi măng nhuộm đen nền trời khi nhà máy hoạt động (trái) và Cây trước trường học phủ đầy bụi từ nhà máy

Người dân chưa kiện nên không xử lý?

Để tìm hiểu cụ thể hơn về sự việc này, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Thuân - Phó

Chủ tịch UBND xã Nà Bó về việc các điểm trường được thành lập trước hay Nhà máy Xi măng Mai Sơn

được xây dựng trước và được biết: điểm Trường Thành Công - Tiểu học Nà Bó được hình thành từ

trường tiểu học của nông trường trong năm 1996 với 3 lớp. Sau đó, mỗi năm trường tự xây dựng, tu

sửa cho tới nay. Còn về điểm Trường Mầm non Thành Công – xã Nà Bó được xây dựng từ năm 2010

bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Khi được hỏi về sức khỏe của các em khi phải học dưới chân nhà máy xi măng và gần tuyến đường

tỉnh lộ ĐT 110 đầy khói và bụi xi măng. Ông Thuân cho biết: “Việc các cháu học cạnh nhà máy cũng ít

nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của các cháu. Nhưng tới nay chưa có gì bộc phát ra bên ngoài, cũng như

không có khiếu kiện nên chính quyền không xử lý (?!)”.

Cùng với thắc mắc về vấn đề trên, phóng viên có buổi làm việc với ông Khanh - Trưởng phòng Giáo

dục và Đào tạo huyện Mai Sơn để trao đổi. Ông Khanh cho biết, hiện nay, Phòng chưa nhận được

thông tin phản ánh gì từ cơ sở là trường tiểu học và mầm non. Nếu có sự việc như báo chí nêu thì các

hiệu trưởng phải biết và báo cáo lên Phòng”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án xi măng lò quay Mai Sơn chính thức khởi công xây dựng quý

II/2005. Đây là dự án công nghiệp có quy mô lớn với công suất 2.500 tấn clinker/ngày (1 triệu tấn xi

măng/năm).

Theo quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002 về 21

tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động chỉ rõ tiêu chuẩn về khoảng

cách bảo vệ vệ sinh tính từ nguồn phát thải trong nhà, xưởng sản xuất hoặc dây chuyền công nghệ tới

khu dân cư đối với vật liệu xây dựng là sản xuất xi măng từ 500 - 1000m tùy công suất của nhà máy.

Cũng như căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật Xây dựng 2014 về áp dụng tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng thì việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà

máy sản xuất xi măng đến các công trình công cộng, khu dân cư thì khoảng cách tối thiểu mà áp dụng

cho Nhà máy Xi măng Mai Sơn ít nhất là 1000m.

Chiếu theo các quy định hiện hành, việc Nhà máy Xi măng Mai Sơn được cấp phép xây dựng và

hoạt động mà không có phương án di dời trường học trong phạm vi không đảm bảo an toàn (hoặc có

nhưng chưa thực hiện) đã là việc cần chính quyền nơi đây giải thích thấu đáo, nay UBND huyện Mai

Sơn lại xây dựng trường mầm non ngay cạnh nhà máy này phải chăng là sự coi thường các quy định

của pháp luật?

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

20

Page 21: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Sử dụng hình ảnh trẻ em - Liệu luật có “đá nhau”?

Kể từ khi Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1/6/2017, mặc dù nội dung luật có rất nhiều vấn đề mới liên

quan thiết thực đến trẻ em, nhưng dường như quy định về sử dụng hình ảnh là vấn đề chiếm được nhiều

sự quan tâm nhất của nhiều tầng lớp xã hội. Hiểu theo Luật Trẻ em, việc sử dụng hình ảnh của trẻ sẽ bị

hạn chế, dù bất cứ mục đích gì. Trong khi đó theo Bộ luật Dân sự, quyền hình ảnh tuy là quyền nhân

thân bất khả xâm phạm nhưng cũng có những ngoại lệ nhất định. Vậy luật “có đá nhau”?

Với quy định của Luật Trẻ em, những bức ảnh như thế này sẽ gặp khó khăn khi sử dụng?

Chụp một bức ảnh phải xin phép cả nghìn gia đình

Là phóng viên làm mảng giáo dục ở một tờ báo địa phương, chị Nguyễn H. băn khoăn đặt câu hỏi từ sau Luật Trẻ em có hiệu lực, chị sẽ tác nghiệp thế nào với những bài báo viết về phong trào thể dục thể thao ở trường, chị chụp ảnh cả trường gần nghìn học sinh đang tập thể dục, hay bài báo viết về các kỳ thi, chị chụp ảnh một nhóm thí sinh đang cắm cúi làm bài… “Tôi hình dung theo luật tôi sẽ phải xin phép từng em một trong bức ảnh buổi tập thể dục ở sân trường, hoặc phải tạm ngừng buổi thi để tôi xin phép chụp ảnh các thí sinh, nếu tôi không làm thế thì phạm luật nhưng làm theo thì rất khó khả thi”, chị Nguyễn H. bày tỏ. Vẫn biết rằng việc bảo vệ trẻ em nói chung và trên môi trường mạng nói riêng là cần thiết nhưng cuộc sống luôn có những “ngoại lệ nhất định” như trường hợp của phóng viên Nguyễn H. nói trên và phải xử lý như thế nào với những trường hợp ngoại lệ như thế?

Điều 6 Khoản 11 Luật Trẻ em quy định cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em nêu rõ, từ 1/7/2017, tổ chức, cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên. Cũng theo Nghị định này, thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án, hình ảnh cá nhân, thông tin về các thành viên trong gia đình, địa chỉ, nơi ở, trường, lớp... Như vậy, có thể hiểu theo Luật Trẻ em và Nghị định 56, việc sử dụng hình ảnh của trẻ em vì bất cứ mục đích gì phải có sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

Trong khi đó, theo pháp luật dân sự mà cụ thể là Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, quyền hình ảnh là quyền nhân thân. Theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 cũng quy định những “ngoại lệ nhất định”, đó là việc “sử dụng hình ảnh trong trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ”.

Như vậy, với quy định của Luật Trẻ em, BLDS năm 2015 về sử dụng hình ảnh thì liệu luật có “vênh” luật? Và phải chăng từ nay những bức ảnh chụp trẻ em vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của trẻ đã thực sự gặp khó?

21

Page 22: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Sửa luật hay hiểu đúng luật?

Tại hội thảo với phóng viên báo chí về truyền thông triển khai Luật Trẻ em và những vấn đề về trẻ

em diễn ra ngày 22/5/2017 do Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH tổ chức, khi phóng viên đặt câu hỏi hiểu như

thế nào về sử dụng hình ảnh trẻ em nếu so sánh hai quy định của Luật Trẻ em và BLDS, ông Đặng Hoa

Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em đã trả lời: “Việc bảo vệ trẻ em là rất quan trọng và việc các luật khác

phải sửa đổi, bổ sung để tương thích với quy định của Luật Trẻ em là cần thiết”.

Trước thông tin gây chú ý và không ít hoang mang cho các bậc phụ huynh, trao đổi với báo chí, bà

Nguyễn Thị Nga – Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH cho hay mọi người nên hiểu luật một

cách đầy đủ chứ không nên cứng nhắc nghĩ cha mẹ đăng ảnh con lên mạng là vi phạm pháp luật. Trên

thực tế các thông tin về nhận dạng đặc biệt hoặc quyền thừa kế, thừa hưởng của trẻ từ ông bà, cha mẹ

nên được giữ kín, chứ việc gia đình đi chơi, du lịch mà cha mẹ đăng bức ảnh có mặt con lên mạng bị

hiểu sẽ phạm luật là không đúng. Quan điểm của Cục Trẻ em là để đảm bảo bí mật đời sống riêng tư và

bí mật cá nhân của trẻ em thì các quy định của luật phải được hiểu một cách đầy đủ chứ không nên

hiểu một cách máy móc.

“Từ 1/6, nếu trẻ từ 7 tuổi trở lên, cha mẹ cần hỏi ý kiến, nếu trẻ chưa đủ 7 tuổi thì cha mẹ có

quyền quyết định, nhưng phải xem xét dựa trên mục tiêu vì sự phát triển tốt nhất của trẻ. Hiện tại

chúng tôi mới đề nghị các cơ quan sửa lại luật xử lý vi phạm hành chính, theo hướng quy định phạt

bao nhiêu, gỡ thông tin thế nào. Sau đó, cần phải quy định cụ thể trong một nghị định hướng dẫn

mới xử lý được” - ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em.

__________________________

Khi ý thức mới là quan trọng

Trước quy định của Luật Trẻ em, nhiều người băn khoăn: “Phải chăng cứ đăng ảnh trẻ em lên

mạng xã hội mà không xin phép là vi phạm pháp luật?”. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng cần

phải hiểu luật ở góc độ: không phải cứ đăng hình ảnh con em mình lên các trang thông tin cá nhân,

trang mạng xã hội đều là vi phạm pháp luật mà ở đây muốn nhấn mạnh về quyền bí mật đời sống

riêng tư của trẻ, về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình.

Là người có suy nghĩ trùng với quan điểm này, trả lời báo chí, Luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật

sư Hà Nội cho rằng, việc đăng tải hình ảnh trẻ em chỉ bị nghiêm cấm trong một số trường hợp hình

ảnh đó mang tính chỉ trích, bôi nhọ, xúc phạm, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và nhân phẩm, gây

ảnh hưởng xấu tới tương lai của trẻ (ảnh trẻ bị đánh đập, nhục mạ, không mặc quần áo…).

Có thể nói, hành vi đăng tải hình ảnh của trẻ em chỉ được xem là vi phạm pháp luật khi gây ra

hậu quả. Việc xử lý đối với hành vi này không chỉ căn cứ vào Luật Trẻ em năm 2016 mà còn căn cứ

vào các quy định khác có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật

Hình sự. Khi xác định có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành

vi sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiến sĩ tâm lý Kim Quý - Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam dù nhất trí quy định của luật nhưng lo

ngại về tính hiệu lực của vì theo chuyên gia này, việc đưa ra quy định cấm ở thời điểm này là “vội

vàng” và “luật đã đi trước thực tiễn quá xa”. “Tôi nghĩ trước tiên chúng ta phải thay đổi nhận thức

của các bậc phụ huynh bằng cách tuyên truyền, giáo dục để họ nhận thức được hành vi của mình

sau đó mới đưa ra các quy định về chế tài xử phạt, cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm”, theo Tiến sĩ

tâm lý Kim Quý.

Mặc dù Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã xác định trách nhiệm của tổ chức, cá

nhân trong việc bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em, song lại chưa

quy định chế tài cụ thể. Do vậy, hiện việc xử lý vi phạm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá

nhân thực hiện hành vi này là không đơn giản. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em,

cũng như hiệu quả thực thi của luật, thì thiết nghĩ bên cạnh các cơ quan chức năng cầm sớm cụ thể

hóa quy định này, tránh trường hợp quy định chỉ ban hành cho có, việc giáo dục ý thức là vô cùng

quan trọng.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

22

Page 23: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Rối tung với hợp đồng thuê nhà không công chứng

Một hợp đồng thuê nhà với thời hạn 5 năm, không công chứng. Khi xảy ra tranh chấp, tòa này áp

dụng Bộ luật dân sự (BLDS) nhưng tòa kia áp dụng Luật nhà ở.

Ảnh minh họa

Ngày 24-10-2015, ông N.V.T. có ký kết hợp đồng thuê căn nhà trên đường Nguyễn Cửu Đàm (Tân

Phú, TP.HCM) với bà Q.H. trong thời hạn năm năm để kinh doanh.

Mọi thỏa thuận mức giá đều bằng tiền đôla Mỹ. Ông T. phải thanh toán cho bà H. số tiền ký quỹ (tiền

cọc) là 10.000 USD. Sau khi ký hợp đồng, ông T. giao đủ cho bà H. 223.400.000 đồng (tương đương

10.000 USD).

Đòi lại tiền cọc

Thuê đến cuối tháng 12-2015 thì ông T. đơn phương chấm dứt hợp đồng vì kinh doanh ế ẩm và tự

nguyện giao nhà cho bà H. theo biên bản giao nhà lập ngày 6-1-2016. Biên bản cũng không bàn bạc về

tiền cọc. Sau đó bà H. cho người khác thuê căn nhà này.

Ông T. khởi kiện bà H. vì cho rằng bà H. không thực hiện nghĩa vụ công chứng hợp đồng nên yêu

cầu bà H. trả tiền cọc 10.000 USD.Trong khi đó, lúc ký hợp đồng cả hai không bàn bạc về nhu cầu công

chứng hợp đồng.

Hai tòa áp dụng luật khác nhau

Xét xử sơ thẩm tại TAND quận Tân Phú, HĐXX cho rằng theo điều 122 Luật nhà ở 2014 không quy

định hợp đồng thuê nhà phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, điều 492 BLDS 2005 quy định hợp

đồng thuê nhà ở với thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên phải công chứng chứng thực và phải đăng ký.

Đồng thời, theo pháp lệnh ngoại hối quy định, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo... trong

hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các

trường hợp được phép theo quy định cụ thể.

Vì các lẽ trên, HĐXX tuyên xử hợp đồng thuê nhà ký kết bởi ông T. và bà H. là vô hiệu, tuyên buộc

bà H. trả cho ông T. 10.000 USD (tương đương 223.400.000 đồng).

Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm TAND TP.HCM cho rằng án sơ thẩm áp dụng điều 492 BLDS 2015 để

tuyên hợp đồng vô hiệu là không đúng vì đây là hợp đồng thuê nhà nên phải áp dụng luật chuyên ngành

là Luật nhà ở 2014.

23

Page 24: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Theo đó, giao dịch thuê nhà không cần phải công chứng nên hợp đồng thuê nhà được ký giữa bà H.

và ông T. không vô hiệu. Mặc dù thỏa thuận bằng tiền đôla trong hợp đồng nhưng thực tế, cả hai giao

tiền cọc và tiền thuê nhà bằng tiền đồng Việt Nam.

Vì vậy, giao dịch thuê nhà giữa hai bên không vô hiệu. Ông T. đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê

nhà là vi phạm thỏa thuận của hợp đồng nên số tiền đặt cọc của ông T. thuộc bà H..

Nhiều tranh cãi

Một cựu thẩm phán TAND TP.HCM cho rằng trong một số trường hợp để ổn định giá trị hợp đồng

thì thỏa thuận bằng đôla, nhưng thanh toán, đưa trực tiếp cho nhau bằng tiền Việt cũng không vi phạm

quy định của pháp lệnh ngoại hối.

Vị này đồng ý với phán quyết của cấp phúc thẩm TAND TP.HCM vì cho rằng: khi luật chung và luật

chuyên ngành quy định có sự khác nhau thì áp dụng luật chuyên ngành. Trong trường hợp này, áp dụng

Luật nhà ở 2014 nên hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Trong khi đó, ngược lại, nhiều chuyên gia pháp lý lại cho rằng phán quyết của tòa sơ thẩm là có căn

cứ: tuyên hợp đồng vô hiệu là đúng, buộc bà H. trả lại tiền cọc cho ông T..

Theo luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM), Bộ luật dân sự là luật chung, luật “mẹ” điều

chỉnh tất cả các quan hệ dân sự. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định

nhưng trái với quy định của BLDS thì phải áp dụng các quy định của BLDS.

Còn việc thỏa thuận giao dịch bằng tiền đôla Mỹ là hoàn toàn trái với quy định của pháp lệnh ngoại

hối. "Trong trường hợp này, hợp đồng thuê nhà là hợp đồng vô hiệu. Các bên khôi phục tình trạng ban

đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” - luật sư Thạnh nêu quan điểm.

Đồng quan điểm trên, luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư TP.HCM) bổ sung: "Nếu Luật nhà ở không

quy định rõ thì phải áp dụng BLDS quy định rõ hơn cùng một vấn đề, sự việc.

Về hợp đồng thuê nhà ở, rõ ràng ở BLDS 2005 quy định cụ thể hơn là hợp đồng thuê nhà với thời

hạn sáu tháng trở lên phải công chứng chứng thực, cho nên hợp đồng thuê nhà giữa ông T. và bà H.

bị vô hiệu”.

Nên công chứng hợp đồng

Để hạn chế những rắc rối có thể xảy ra, người đi thuê nhà và người cho thuê nhà nên công

chứng hợp đồng thuê nhà. Khi công chứng, công chứng viên sẽ xác minh căn nhà đó có đang tranh

chấp với ai không, có đang trong thời hạn hợp đồng với người nào khác không. Mẫu hợp đồng cũng

được ghi cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và khách quan hơn hợp đồng tự soạn thảo.

"Tuy không bắt buộc nhưng công chứng hợp đồng thuê nhà sẽ đảm bảo giá trị pháp lý tốt hơn

cho các bên, nên vẫn luôn được cơ quan chức năng khuyến khích thực hiện, hạn chế tranh chấp

xảy ra” - luật sư Đặng Đức Trí khuyến cáo.

(Theo Báo Tuổi trẻ)

24

Page 25: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

Di chúc để lại tâm nguyện,

có bắt buộc con cháu thực hiện?

Bên cạnh việc lập di chúc để lại tài sản, cha mẹ có khi còn viết chúc thư thể hiện tâm nguyện của

mình trước khi qua đời. Vậy, tâm nguyện của cha mẹ không liên quan đến tài sản có bắt buộc con cháu

phải thực hiện?

Ảnh minh họa

Luật không quy định về lập di chúc để lại tâm nguyện

Từ trước đến nay, có rất nhiều bậc làm cha, làm mẹ trước khi qua đời thường căn dặn con cháu về

lối sống, đối nhân xử thế hay căn dặn những công việc cụ thể như tổ chức ma chay cho mình như thế

nào, chôn cất ở đâu…

Việc dặn dò trước lúc đi xa có thể bằng lời, có khi bằng bức chúc thư và đôi khi chỉ thông qua những

thói quen, sinh hoạt hàng ngày hay là vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo mà người đó đang theo.

Câu chuyện của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hiển (75 tuổi, ngụ tại thôn Phước Cẩm, xã Bình Tú,

huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) là một trong hàng ngàn vạn sự việc nói về tâm nguyện của người

quá cố đã từng xảy ra...

Vợ chồng ông Hiển theo đạo Tin Lành đã lâu. Mới đây, vợ ông Hiển chẳng may qua đời. Ông Hiển

làm lễ tang cho vợ theo nghi thức tôn giáo Tin Lành, Mục sư chỉ tổ chức cầu nguyện, không lập bàn thờ,

hương đèn cúng lễ trong nhà. Tuy nhiên, người con cả của ông Hiển và anh em trong nhà yêu cầu làm

đám tang theo nghi thức truyền thống, có lập bàn thờ hương khói…

Lo đến lượt mình sự việc có thể lặp lại, ông Hiển dự định lập di chúc dặn dò gia đình, đồng thời

thông báo cho Mục sư về việc lễ tang của mình sẽ thực hiện theo nghi thức của tôn giáo Tin Lành. Tuy

nhiên, ông Hiển còn băn khoăn, vì không biết pháp luật quy định về vấn đề ngày như thế nào? Mục sư

Hội thánh có quyền làm lễ tang cho mình hay không? Trường hợp gia đình và con cái ngăn cản Mục sư

làm lễ tang cho bố theo nghi thức tôn giáo Tin Lành thì có vi phạm không?

Từ trước đến nay, pháp luật nước ta không quy định về “di chúc” thể hiện tâm nguyện (là những vấn

đề phi tài sản) mà chỉ quy định di chúc định đoạt tài sản. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 có quy định:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”

và “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa

kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”; “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và

quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản

hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

25

Page 26: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

“Di chúc” không trái pháp luật và đạo đức xã hội, con cháu cần tôn trọng thực hiện

Hiến pháp 2013 quy định, công dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm; mọi người có

nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Do vậy, nếu di ngôn nào phù hợp với đạo lý, chuẩn mực đạo

đức xã hội thì giữ gìn và phát huy; ngược lại nếu không phù hợp thì nên loại bỏ.

Ví dụ: người cha dặn con sau khi ông qua đời thi hài được hỏa táng là tâm nguyện phù hợp với nếp

sống văn minh; anh em phải cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc người em tật nguyền là tâm nguyện phù

hợp với quy định về quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em được quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia

đình, cần phải tôn trọng thực hiện một cách đầy đủ.

Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đều tôn

trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của mọi

người. Mong muốn tổ chức tang lễ theo tôn giáo Tin Lành của vợ chồng ông Hiển là thể hiện “quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo” và “thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo”. Vì vậy, mọi người có nghĩa vụ tôn

trọng quyền của vợ chồng ông Hiển, theo đạo lý là kính trọng cha mẹ, thuận với dư luận xã hội.

Như vậy, Mục sư có quyền làm lễ tang theo nghi thức tôn giáo Tin Lành cho vợ ông Hiển cũng như

sau này là ông Hiển theo đúng như tâm nguyện của người mất. Nếu sau khi ông Hiển qua đời, chẳng

may có mâu thuẫn, bất đồng trong thủ tục tang lễ như lo lắng của ông thì chính quyền, đoàn thể địa

phương sẽ vận động, thuyết phục gia đình tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Việc xâm phạm

quyền này thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định

số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Thế nên, hy vọng rằng mọi người sẽ thực hiện tang lễ, thờ cúng theo đúng lợi dặn của ông Hiển.

Nhân đây, các nhà lập pháp nên nghiên cứu ban hành quy định để điều chỉnh về “di chúc” thể hiện tâm

nguyện (tức là phi tài sản) của cá nhân, góp phần xây dựng xã hội trật tự, văn minh.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

26

Page 27: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Xây nhà trên đất chiếm, xử phạt mấy hành vi?

Lợi dụng được cấp giấy phép xây dựng, nhiều hộ dân ở huyện Kiên Hải (Kiên Giang) đã xây dựng

vượt ra ngoài phạm vi giấy phép, lấn đất do nhà nước quản lý. Hành vi vi phạm hành chính (VPHC) đã

rõ, nhưng cần xử phạt về mấy hành vi vi phạm thì đang còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Ảnh minh họa

Năm 2016, bà H cùng nhiều hộ dân ở xã đảo An Sơn, (huyện Kiên Hải) được cấp giấy phép xây

dựng (GPXD) nhà ở, nhà nghỉ trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong quá

trình thi công, bà H và 10 hộ khác đã xây dựng nhà kiên cố ra ngoài phạm vi đất của mình, lấn hàng

trăm m2 đất công. UBND xã đã lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ thi công và ra quyết định xử

phạt VPHC về hành vi “xây dựng công trình sai nội dung GPXD…” với mức phạt cao nhất 1 triệu đồng,

kèm theo là biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải tháo dỡ phần công trình không đúng với giấy

phép.

Do các hộ không chấp hành, Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải đã chỉ đạo rà soát lại thủ tục xử phạt

VPHC trước khi tổ chức cưỡng chế thì nhận được ý kiến khác nhau.

Ý kiến thứ nhất cho rằng, việc xử phạt như vậy là đúng vì các hộ dân đã xây dựng vượt ra ngoài

phạm vi cấp phép.

Ý kiến thứ hai cho rằng phải xử phạt về hành vi “chiếm đất” (mức phạt từ 5 đến 10 triệu đồng) và

hành vi “xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng” (mức phạt từ 40 đến 50 triệu đồng).

Luật gia Bùi Đức Độ (Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang) có quan

điểm: Cấu thành hành vi VPHC phải đảm bảo bốn yếu tố là chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt

chủ quan. Khách thể trong lĩnh vực này được nhà nước bảo vệ đó là quyền sở hữu về đất đai, là trật

tự, kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng. Trường hợp trên, bà H đã xâm phạm 2 khách thể là “đất đai” và

“xây dựng” nên cần phải xử phạt cả hai hành vi vi phạm (tức theo ý kiến thứ hai).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ thì

“chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc

sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất…” . Vì vậy, bà H

và các hộ vi phạm phải bị xử phạt VPHC về hành vi chiếm đất (theo Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-

CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai” - ông Bùi Đức Độ nhận

định.

27

Page 28: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Xây dựng công trình sai nội dung GPXD được hiểu là sai một trong các nội dung của GPXD và các

bản vẽ thiết kế được cơ quan cấp GPXD đóng dấu kèm theo GPXD được cấp”(khoản 1 Điều 6 Thông tư

số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng). Ví dụ như xây dựng sai độ cao, sai thiết kế…

trong diện tích đất được cấp phép xây dựng. “Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng”

được hiểu là chủ thể xây dựng trên đất không được cơ quan nhà nước cho phép xây dựng, bất luận đất

đó thuộc quyền sử dụng của ai. Diện tích đất hàng trăm mét vuông của nhà nước bị bà H chiếm để xây

dựng nhà ở, nhà nghỉ là hành vi “xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng” được quy

định tại điểm a khoản 7 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử

phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng.

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi

hành Luật xử lý VPHC thì một hành vi VPHC chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Tuy

nhiên, theo khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý VPHC thì Chủ tịch UBND các cấp… có thẩm quyền xử lý VPHC

có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý VPHC do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải

kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Biên bản sai về nội

dung dẫn đến quyết định xử phạt sai. Muốn sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định xử phạt thì cũng phải

sửa đổi, thay thế biên bản cũ bằng biên bản mới.

Một hành vi VPHC chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần được hiểu là chỉ do một chủ

thể tiến hành, chứ không phải tất cả các chủ thể được trao quyền đều cùng thực hiện lập biên bản và ra

quyết định xử phạt. Biên bản VPHC cũng là một loại văn bản hành chính nên theo khoản 3 Điều 18 của

Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định về công tác văn thư (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định

09/2010/NĐ-CP) thì “Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế

bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản”.

Vậy nên, theo nguyên tắc áp dụng pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm

pháp luật, cơ quan đã lập biên bản VPHC hoàn toàn có quyền sửa đổi, thay thế biên bản VPHC cũ bằng

biên bản mới mà không vi phạm nguyên tắc chỉ bị lập biên bản một lần.

Biên bản VPHC trên lập đã lâu, lại sai về nội dung hành vi vi phạm nên cần lập 2 biên bản mới về

hành vi “chiếm đất”, và hành vi “xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng” thay thế biên

bản cũ, để làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt mới. Quyết định có hình phạt chính bằng tiền, đồng

thời người vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó là: “Buộc khôi phục lại tình trạng

của đất trước khi vi phạm” và “buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép”.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

28

Page 29: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Tự cho mình là "thượng lưu"

Một nữ công nhân vệ sinh bị đánh đến ngất ở một quận trung tâm Thủ đô chỉ vì một hành động đúng

mực là nhắc nhở người bán nước mía đổ rác đúng chỗ quy định.

Hành vi đánh người đáng phải nhận sự trừng phạt của pháp luật là lẽ đương nhiên, song, bản án

của dư luận còn dữ dội hơn nhiều, mọi người đều phê phán dữ dội hành vi đó.

Những người giữ sạch cho thành phố là công việc rất đáng để tôn trọng. Không phải không có ý

nghĩa khi người ta gọi nghề nghiệp này là “lao công”, đó là một công việc nặng nhọc, bẩn thỉu và chịu

không ít ức chế do những người vô ý thức xả rác hoặc tỏ thái độ coi thường, khinh khi cái công việc

“hèn mọn” đó. Cái cách mà người ta vứt bọc rác trước mặt người đẩy xe rác đã nói lên tất cả.

Tuy nhiên, những người vô ý thức với thái độ khinh khỉnh đó không phải là số đông. Trong đêm lạnh

giá và mưa gió vào những ngày lễ tết, có những đoàn thiện nguyện đến với những người lao công, tặng

quà và hát cho họ nghe.

Xã hội chúng ta hiện nay xuất hiện một tầng lớp tự cho mình là “thượng lưu”, có cái quyền mắng mỏ

và coi khinh những người phục vụ cho mình, từ anh bảo vệ mở cửa xe đến cô nhân viên phục vụ trong

hàng ăn, họ đều tìm cách mắng mỏ cho bằng được, nếu không thì tỏ một thái độ trịch thượng rất khó

coi.

Việc những người phục vụ bị đánh không còn là chuyện hiếm, có ông đã vụt gậy đánh gôn vào

chàng thanh niên phục vụ, có ngài quan chức sàm sỡ cô hầu bàn, khi bị phản ứng thì lớn tiếng đòi chủ

quán phải sa thải cô này.

Những người giúp việc nhà cũng không được coi là một nghề nghiệp rất cần thiết nên chịu sự đối xử

thiếu công bằng. Ngày quốc tế người giúp việc hầu như chẳng ai biết tới. Cũng vì thiếu chuyên nghiệp

và thiếu quan tâm mà đội ngũ người giúp việc hoặc là tự ti với công việc của mình, hoặc là “làm mình,

làm mẩy” để vòi vĩnh gia chủ. Ngoài thói quen sinh hoạt bê nguyên từ làng lên phố, có người còn ăn cắp

từ vật dụng sinh hoạt nhỏ đến khoản tiền to của chủ. Tuy nhiên, nếu mọi người đều trọng thị nghề ấy,

đối xử công bằng, xác định đúng vị trí của mình trong gia đình cũng như xã hội thì cái thói xấu đó sẽ

được loại trừ dần dần. Trên thực tế, có người giúp việc trở thành người nhà của gia chủ, họ đã về quê

nhưng vẫn đi lại như những người thân. Đó là nét văn hóa đẹp.

Trở lại với câu chuyện nữ công nhân vệ sinh bị đánh. Cái thói quen hành xử bằng bạo lực đã quá ư

phổ biến, nay cả một ông Tây chặn người phi xe máy lên vỉa hè ở quận 1 TP. HCM cũng bị dọa đánh.

Tại Hà Nội, côn đồ đánh bác sỹ, bắt quỳ xin lỗi ở Bệnh viện Thể thao. Cái hành vi tốt không được người

ta coi trọng. Hẳn rằng chuyện này sẽ không tái diễn bởi sự lên án của cộng đồng và sự trừng phạt của

pháp luật.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

29

Page 30: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT

Những trường hợp không có tên trong di chúc

vẫn được nhận thừa kế

Anh Mai Hoàng Hải, ([email protected]) hỏi: theo quy định pháp luật thì trường hợp nào

không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng thừa kế.

Theo quy định hiện hành thì di sản thừa kế được phân chia theo di chúc và theo pháp luật. Việc

phân chia di sản theo pháp luật chỉ được thực khi không có di chúc. Tuy nhiên pháp luật hiện nay cũng

có những quy định trường hợp ngoại lệ đó là “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”

Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung

của di chúc:

Theo nội dung điều luật: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất

của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không

được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó,

trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 (việc từ chối nhận di sản phải

lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực; thời hạn từ chối di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở

thừa kế- NV) hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1, Điều 621

của Bộ luật Dân sự (người bị kết án về hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ, ngược đãi nghiêm trọng…

đối với người để lại di sản hoặc lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản…):

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ ,vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

Như vậy, những đối tượng như con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng

lao động, cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc và họ không thuộc vào đối tượng từ chối nhận di

sản hoặc không bị pháp luật tước quyền nhận di sản thì việc thừa kế sẽ không phụ thuộc vào nội dung

của của di chúc.

Ví dụ: Anh A có vợ là chị B và 2 người con C 17 (tuổi), D (15 tuổi). Trước khi anh A mất anh có lập

di chúc để lại tài sản của mình cho chị B và C còn D không được hưởng phần tài sản trong di chúc.

Với tình huống này thì mặc dù không có tên trong di chúc nhưng cháu cháu D (15 tuổi, chưa thành

niên) thuộc trường hợp quy định tại điều 644 trên nên khi phân chia di sản thừa kế của anh A, cháu

thuộc đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc. Khi đó cháu sẽ được hưởng 2/3 của

suất thừa kế theo quy định của pháp luật.

Có được gia hạn thời gian phân chia di sản thừa kế?

Nguyễn Thị Hạnh (nguyenthihanh@...): Chồng tôi qua đời đột ngột, không để lại di chúc. Di sản

chồng để lại là ngôi nhà (tôi đang ở cùng với cha mẹ chồng). Nay cha mẹ chồng tôi muốn phân chia

thừa kế đối với căn nhà trên để về quê sinh sống. Tuy nhiên, cuộc sống của tôi hiện nay rất khó khăn và

căn nhà trên là nơi ở duy nhất của tôi, tôi chưa muốn phân chia di sản đối với căn nhà này. Tôi muốn đợi

thêm một thời gian để ổn định cuộc sống và kiếm được tiền để mua lại phần thừa kế của cha mẹ chồng.

Vậy pháp luật có quy định thế nào về trường hợp của tôi?

- Luật sư NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Điều 661 BLDS 2015 quy

định: “Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến

đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án

xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một

thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn ba

năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời

sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu tòa án gia hạn một lần nhưng không quá ba năm”. Do

đó, bạn vẫn có thể yêu cầu tòa án trì hoãn việc chia di sản thừa kế theo quy định nêu trên.

(Sưu tầm)

30

Page 31: SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNGsgdbinhduong.edu.vn/Upload/bfe8da2e-8862-4200-8127-792d5...Câu chuyện về Chương trình 135 là một dẫn chứng mang tính kinh điển về

LUẬT PHÁP BỐN PHƯƠNG

Phụ trách biên tập: Lê Nguyễn Minh Ngọc (Phòng Chính trị, tư tưởng - Pháp chế)

Ðịa chỉ: Tầng 10, Tháp A, Trung tâm Hành chính Tỉnh, P.Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Tel: (0274) 3.897.261 - 0913.823.524

E-mail: [email protected] - [email protected]

"Nhập gia tùy tục"

Luật pháp là chuyện chủ quyền của quốc gia và vì thế quy định của các quốc gia có thể rất khác

nhau về cùng một chuyện và cái hợp pháp ở nơi này chưa chắc đã hợp pháp ở nơi khác.

Ảnh minh họa

Tại Áo, một doanh nghiệp Đức xin đăng ký bản quyền thương hiệu cho một từ với ý nghĩa gợi nên

những cảm nhận và suy nghĩ nhạy cảm hoặc cũng có người coi là không nên phô diễn công khai. Cơ

quan đăng ký và bảo hộ bản quyền Áo bác bỏ đề nghị này.

Doanh nghiệp này kiện lại tới tận Tòa án Tối cao của Áo và Tòa này cũng bác bỏ yêu cầu của doanh

nghiệp. Doanh nghiệp kia viện dẫn cái từ đó đã được đăng ký và công nhận là thương hiệu ở nước Đức

nên Tòa án Tối cao Áo ghi rất cụ thể và rõ ràng trong phán quyết là sự công nhận của luật pháp Đức

“không có nghĩa lý gì đối với luật pháp hiện hành ở Áo”.

Tòa này chỉ rõ cái từ mà doanh nghiệp sử dụng làm thương hiệu kia không được “đẹp về văn hóa”

và vì thế không hợp với thuần phong mỹ tục ở Áo mà pháp luật Áo phải bảo hộ.

“Nhập gia” thì phải “tuỳ tục” nên chắc chắn doanh nghiệp kia không thể không “tâm phục khẩu phục”.

Điều đáng chú ý ở đây là quan niệm khác nhau của luật pháp Đức và Áo về cùng một chuyện. Hai

nước này cùng ở châu Âu, có những mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ về lịch sử, văn hóa, tôn giáo,

ngôn ngữ và cả về luật pháp. Rõ ràng là ở đây có hai cách tiếp cận khác nhau.

Ở Đức, cách tiếp cận thuần tuý luật pháp, tức là không để ý đến những tác động trên những phương

diện khác. Còn ở Áo, cách tiếp cận chịu ảnh hưởng và tác động của đạo lý, thẩm mỹ và văn hóa. Một

khi đã khác biệt nhau cơ bản đến thế thì thật sự không thể đánh giá được bên nào đúng, phía nào sai,

hay hoặc dở.

Luật ở Đức coi trọng thương hiệu còn luật ở Áo lại để ý nhiều tới khách hàng của thương hiệu. Xem

ra, cái “nhập gia tuỳ tục” này không phải chỉ là quyền của chủ nhà hay biểu thị sự tôn trọng chủ nhà mà

còn là biểu hiện về quy chuẩn giá trị khác.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

31