81
Y BAN NHÂN DÂN TNH LÀO CAI SKHOCH VÀ ĐẦU TƯ STAY HƯỚNG DN LP KHOCH PHÁT TRIN KINH T- XÃ HI HÀNG NĂM CP HUYN Lào Cai, tháng 5 năm 2015

sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

Lào Cai, tháng 5 năm 2015

Page 2: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 5

SỔ TAY ............................................................................................................................ - 6 -

HƯỚNG DẪNLẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN ................................................................................................................... - 6 -

1. Bước 1: Chuẩn bị và thu thập thông tin cho Dự thảo khung KH định hướng - 8 - 2. Bước 2: Tổng hợp, phân tích thông tin và xây dựng KH định hướng huyện . - 11 - 4. Bước 4: Phòng TCKH hướng dẫn chi tiết lập KHPT KTXH năm X+1 và triển khai xây dựng KH ở các cấp. ............................................................................ - 15 - 5. Bước 5: Dự thảo KH PTKTXH hàng năm huyện ......................................... - 18 - 6. Bước 6: Theo dõi, cập nhật, hoàn chỉnh và phê duyệt, triển khai thực hiện Kế hoạch PTKTXH huyện ..................................................................................... - 20 -

HỆ THỐNG BẢNG BIỂU ........................................................................................... - 22 -

MẪU III.3 ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH NGÀNH ........................................................ - 23 -

MẪU III.7 - ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH PTKTXH HUYỆN .................................... - 31 -

MẪU III.6.A - KHUNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ............................................................. 44

MẪU III.6.B - KHUNG HOẠT ĐỘNG ĐỀ XUẤT ........................................................ 45

MẪU III.6.A.1 - DANH MỤC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN NGÀNH .............................. 46

MẪU III.6.B.1 - DANH MỤC HOẠT ĐỘNG ĐỀ XUẤT NGÀNH ............................. 47

PHỤ LỤC VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ ........................................................................... - 48 -

PHỤ LỤC 1 - MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG ......................... - 49 -

1. Các chỉ tiêu xã hội: ............................................................................... - 49 -

2. Các chỉ tiêu kinh tế: .............................................................................. - 50 -

3. Chỉ tiêu môi trường: ............................................................................. - 50 -

4. Các chỉ tiêu thuộc chương trình giảm nghèo quốc gia .......................... - 50 -

PHỤ LỤC 2 - PHƯƠNG PHÁP DỰ TÍNH CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ..................... - 51 -

1. Đặt vấn đề ............................................................................................ - 51 -

2. Vài nét về ước tính chỉ tiêu kế hoạch bằng xu thế ................................ - 52 -

2.1. Bước 1: Thu thập số liệu và đưa vào bảng số liệu diễn biến qua các năm ................................................................................................... - 52 - 2.2. Bước 2: Tính mức tăng trung bình năm và lấy hệ số xu hướng .. - 52 - 2.3. Bước 3: Dự tính mức tăng năm X+1 .......................................... - 52 -

3. Phương pháp dự tính Một số chỉ tiêu đặc thù ....................................... - 53 -

3.1. Các chỉ tiêu xã hội ...................................................................... - 53 -

Page 3: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

3.2. Các chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp ..................................................... - 55 -

PHỤ LỤC 3 - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN PHÂN TÍCH SWOT TRONG LẬP KẾ HOẠCH ................................................................................................................... - 63 -

1. Khái niệm và đặc điểm của ma trận SWOT ......................................... - 63 -

2. Mục đích của việc phân tích SWOT: .................................................... - 64 -

3. Qui trình phân tích SWOT sử dụng trong lập kế hoạch có sự tham gia - 64 -

3.1. Vòng 1: Thảo luận để xác định bối cảnh cụ thể theo ngành/lĩnh vực. - 64 - Gồm các bước cụ thể như sau: .......................................................... - 64 - 3.2. Vòng 2: Xác lập chiến lược và mục tiêu,. .................................. - 65 -

4. Một số lưu ý khi phân tích SWOT ....................................................... - 66 -

4.1. Vận dụng SWOT trong việc xác định mục tiêu phát triển .......... - 66 - 4.2. Câu hỏi hướng dẫn phân tích SWOT ......................................... - 66 -

PHỤ LỤC 4 - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN RÀ SOÁT VÀ LỒNG GHÉP KẾ HOẠCH XÃ - HUYỆN ................................................................................................. - 69 -

1. Tổng quát về lồng ghép kế hoạch xã - huyện ....................................... - 69 -

1.1. Mục tiêu của Kết nối - Lồng ghép kế hoạch xã - huyện ............. - 69 - 1.2. Đối tượng sử dụng ..................................................................... - 69 - 1.3. Nguồn số liệu: ............................................................................ - 69 -

2. Tóm tắt các bước: ................................................................................. - 69 -

2.1. Tổng hợp Kế hoạch xã ............................................................... - 69 - 2.2. Tinh lọc thông tin ....................................................................... - 70 - 2.3. Phân loại nguồn thông tin theo đơn vị liên quan ........................ - 70 - 2.4. Rà soát, lồng ghép thông tin ....................................................... - 70 - 2.5. Tổng hợp thông tin phản hồi và thông báo cho cấp xã ............... - 73 -

3. Lồng ghép kế hoạch cấp xã vào kế hoạch ngành cấp huyện: ................ - 73 -

3.1. Bước 1: Phân nhóm hoạt động ................................................... - 73 - 3.2. Bước 2: Tổng hợp vào nhóm hoạt động ngành .......................... - 74 - 3.3. Bước 3: Hoàn thiện khung kế hoạch chi tiết ngành .................... - 74 -

PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN THAO TÁC TỔNG HỢP THÔNG TIN KẾ HOẠCH CẤP HUYỆN TRÊN MÁY TÍNH ............................................ - 75 -

3.4. Bước 1: Thu thập biểu số liệu cấp xã ......................................... - 75 - 3.5. Bước 2: Cài đặt phần mềm ......................................................... - 75 - 3.6. Bước 3: Tổng hợp thông tin ....................................................... - 78 - 3.7. Bước 4: Phân loại đề xuất cho các ngành ................................... - 80 - 3.8. Bước 5: Tổng hợp rà soát ngành ................................................ - 81 - 3.9. Bước 6: Phân rã kết quả tổng hợp theo xã .................................. - 81 -

Page 4: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tế

CTDA Chương trình dự án

GDĐT Giáo dục và Đào tạo

GTGT Giá trị gia tăng

GTSX Giá trị sản xuất

HĐND Hội đồng nhân dân

KCB Khám chữa bệnh

KH Kế hoạch

KHĐT Kế hoạch và Đầu tư

KHPT Kế hoạch phát triển

KTXH Kinh tế xã hội

LĐTBXH Lao động, thương binh, xã hội

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TCKH Tài chính kế hoạch

UBND Ủy ban nhân dân

XDKH Xây dựng kế hoạch

XĐGN Xóa đói giảm nghèo

Page 5: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

LỜI NÓI ĐẦU

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một công cụ quản lý điều hành quan trọng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương trong đó các mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển theo từng thời kỳ được cụ thể hóa bằng các mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp định hướng phát triển và các chương trình hành động bên cạnh hệ thống chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.

Xuất phát từ hiện trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện nay với nhiều hạn chế bộc lộ qua tính hình thức, thiếu sự gắn bó với mục tiêu, giải pháp và nguồn lực, sự gắn kết giữa kế hoạch các cấp, ngành theo chiều ngang/ dọc không đảm bảo...; nhiều địa phương đã khởi động quá trình đổi mới công tác kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp.

Quá trình đổi mới kế hoạch tại Lào Cai đã có những bước tiến cơ bản với việc phối hợp xây dựng được Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã với một số tổ chức/ Dự án trên địa bàn một số huyện. Trên cơ sở Quy trình đó, việc tiếp tục nâng cấp đổi mới kế hoạch tại các cấp cao hơn là một nhiệm vụ quan trọng không những giúp duy trì kết quả đổi mới kế hoạch tại cấp xã mà còn củng cố mối liên kết giữa kế hoạch các cấp cũng như giữa các chương trình đầu tư khác nhau, tiết kiệm được nhiều công sức của các bên liên quan bên cạnh việc định hướng được các hoạt động đầu tư công theo hướng ưu tiên và phục vụ nhiều hơn nữa nhu cầu sát thực của nhân dân.

Trên cơ sở thừa kế kinh nghiệm đổi mới quy trình lập kế hoạch cấp huyện tại các địa phương khác, Nhóm nghiên cứu đổi mới quy trình lập kế hoạch của tỉnh dưới sự chỉ đạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Sau thời gian chuẩn bị nghiêm túc, có chất lượng, dựa trên tài liệu nghiên cứu của các Chuyên gia, đến nay Nhóm đã biên soạn xong cuốn Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch cấp huyện để áp dụng thống nhất trong tỉnh.

Cuốn Sổ tay là sự cụ thể hóa các bước trong quy trình bên cạnh việc cung cấp thêm một số hướng dẫn cơ sở giúp cán bộ kế hoạch cấp huyện, cán bộ các phòng ban chuyên môn của huyện biết cách thu thập, tổng hợp, phân tích và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với xu hướng đổ mới công tác lập kế hoạch hiện nay.

Mặc dù đã được chuẩn bị với sự tập trung cao, chắc chắn có thể vẫn còn nhiều sai sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp có hiệu quả để tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa cho tài liệu hoàn chỉnh hơn và phù hợp với điều kiện của địa phương.

Page 6: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪNLẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN � Một số quy ước:

� Năm hiện tại hay năm báo cáo, ký hiệu năm X, là năm lập kế hoạch cho năm tiếp theo.

� Năm X+1 là năm kế hoạch, năm kế tiếp của năm báo cáo.

Page 7: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ

TA

Y HƯỚ

NG

DẪ

N LẬ

P K

HP

T K

TX

H H

ÀN

G NĂ

M CẤ

P H

UYỆ

N

Hìn

h 1:

Quy

trì

nh lậ

p kế

hoạ

ch p

hát

triể

n ki

nh tế

- xã

hội

hàn

g nă

m cấp

huy

ện

Page 8: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 8 -

1. Bước 1: Chuẩn bị và thu thập thông tin cho Dự thảo khung KH định hướng

� Thời gian: Từ ngày 02/5 đến trước ngày 24/5 năm báo cáo (năm X)

� Mục đích:

- Đảm bảo phòng TCKH có đầy đủ thông tin cần thiết khi dự thảo Khung KH định hướng, kết hợp hài hòa giữa KH theo ngành và theo lãnh thổ trên địa bàn huyện.

- Các phòng, ban trên địa bàn huyện cung cấp đầy đủ thông tin cho phòng TCKH theo biểu mẫu qui định.

� Các hoạt động cụ thể:

� UBND huyện ban hành Văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (viết tắt KHPT KTXH)

� Phòng TCKH hướng dẫn các phòng, ban chuyên môn, các hội, đoàn thể trên địa bàn huyện (gọi tắt là ban, ngành huyện) cách điền thông tin vào mẫu Cung cấp thông tin định hướng phát triển ngành/lĩnh vực.

� UBND huyện tổ chức tọa đàm với doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt những nguyện vọng, tháo gỡ khó khăn, đưa một số giải pháp thích hợp vào kế hoạch;

� Ban, ngành huyện cung cấp thông tin định hướng phát triển ngành/lĩnh vực;

� Phòng TCKH phối hợp đơn vị thống kê xây dựng các phương án phát triển.

a. Ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức lập kế hoạch và cung cấp thông tin

UBND huyện chủ động ban hành Văn bản chỉ đạo về Công tác chuẩn bị cho việc xây dựng KHPT KTXH huyện (sau đây gọi là Văn bản 1). Tùy theo tình hình từng huyện, văn bản này có thể mang tên Chỉ thị, công văn…

Trong văn bản cần quy định rõ kế hoạch triển khai lập kế hoạch, trách nhiệm cung cấp thông tin và các nội dung cụ thể mà các bên liên quan cần phải thực hiện trong suốt thời gian lập kế hoạch.

Thời gian: Hoàn thành tuần đầu tháng 5 năm X.

b. Hướng dẫn cung cấp thông tin định hướng

Căn cứ văn bản chỉ đạo, phòng TCKH gửi yêu cầu cung cấp thông tin cho các phòng ban, ngành và các đoàn thể cấp huyện.

Để tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin của các đơn vị liên quan, phòng TCKH nên tổ chức triệu tập họp để hướng dẫn trực tiếp cách điền thông tin trong mẫu yêu cầu cho đại diện các phòng ban, ngành, đoàn thể liên quan cấp huyện.

Page 9: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 9 -

Thời gian: Hoàn thành trước 16/5 năm X

c. Cung cấp thông tin định hướng phát triển ngành

Căn cứ văn bản chỉ đạo và hướng dẫn cung cấp thông tin của phòng TCKH, các ban, ngành huyện rà soát, chuẩn bị các thông tin theo yêu cầu để gửi cho phòng TCKH đúng thời hạn.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 16/5 năm X.

• Những hoạt động cụ thể bao gồm:

� Tổ chức họp giao ban ngành/ lĩnh vực và phổ biến yêu cầu, cách thức cung cấp thông tin cho các đơn vị quản lý tiểu ngành (nếu có). Phiếu cung cấp thông tin ngành/ tiểu ngành theo mẫu III.3 (Đây là mẫu kế hoạch ngành, trong thời điểm này, các ngành chỉ cần điền các thông tin về đánh giá hiện trạng và dự báo – [Phần I (Mục A), Phần II], những thông tin khác sẽ điền tại các bước sau).

� Các ngành/ tiểu ngành trực thuộc đánh giá Kết quả đạt được, Tồn tại, Điểm mạnh, Điểm yếu của mình trong thực hiện kế hoạch ngành/ tiểu ngành của mình đã lập từ năm trước, rà soát mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm X, dự kiến những yếu tố thuận lợi (cơ hội), khó khăn (thách thức) đối với ngành trong năm kế hoạch tới (X+1). Phiếu cung cấp thông tin của tiểu ngành có ký hiệu là III.3.A.

� Tổng hợp thông tin từ tiểu ngành (nếu có) vào mẫu cung cấp thông tin kế hoạch ngành và chuyển cho phòng TCKH đúng thời hạn;

• Cách thức thực hiện rà soát hiện trạng và cung cấp thông tin như sau:

+ Đánh giá những Thuận lợi/ Khó khăn trong năm kế hoạch hiện tại: phát hiện nhữn tồn tại mang tính khách quan không nằm trong khả năng can thiệp của ngành/ tiểu ngành diễn ra trong năm.

+ Đánh giá Kết quả/tồn tại và nguyên nhân: căn cứ vào mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra cho năm báo cáo, nếu mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nào hoàn thành tốt được xem như là những kết quả, còn mục tiêu, chỉ tiêu hay nhiệm vụ nào không thực hiện được ở mức độ đáng kể được gọi là những tồn tại. Xác định nguyên nhân/ lý do gây ra tồn tại trên cơ sở đánh giá những hoạt động đã đề ra mà ngành/ tiểu ngành thực hiện chưa tốt.

+ Dự báo các yếu tố Thuận lợi/ Khó khăn (Cơ hội/ Thách thức) trong năm kế hoạch tới (X+1): Đây là những yếu tố bên ngoài mà ngành/ tiểu ngành không thể tác động được mà chỉ có thể vận dụng hoặc hạn chế để mang lại hiệu quả phát triển cao hơn hoặc giảm ảnh hưởng tới việc đạt được các mục tiêu ngành/ tiểu ngành trong năm kế hoạch X+1.

Khi đánh giá các nội dung này nên dựa trên việc phân tích thay đổi tích cực/ tiêu cực dự kiến có thể ảnh hưởng đến ngành/ tiểu ngành theo các mặt (1) Biến động chính sách của

Page 10: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 10 -

Huyện/ Tỉnh/ Vùng (2) Thay đổi về Khoa học Kỹ thuật (3) Biến động Thị trường và (4) Biến động thời tiết, rủi ro thiên tai.

+ Dự báo một số Chỉ tiêu ngành/ tiểu ngành chính, xác định một số mục tiêu quan trọng: dựa trên ưu tiên của ngành nhằm phát huy kết quả/ hạn chế tồn tại của ngành/ tiểu ngành hay tận dụng cơ hội (thuận lợi)/ hạn chế tác động của thách thức (khó khăn) đối với phát triển ngành/ tiểu ngành, tiến hành xác định mục tiêu đồng thời dự báo một số chỉ tiêu ngành/ tiểu ngành quan trọng và đưa vào Phiếu cung cấp thông tin Kế hoạch Định hướng ngành/ Tiểu ngành để tổng hợp.

� Lưu ý:

+ Chỉ nên lựa chọn từ 3 đến 5 nội dung đối với mỗi kết quả, tồn tại và nguyên nhân.

+ Các ngành được hiểu là ngành lớn như vẫn được đề cập đến trong các KHPT KTXH huyện hiện nay, bao gồm: Nông – lâm – thủy – sản; Công nghiệp – Xây dựng; Thương mại – Dịch vụ; Giáo dục đào tạo và Dạy nghề; Y tế, Dân số và KHH gia đình, Văn hóa – Xã hội – Thể dục thể thao, Kết cấu hạ tầng Kỹ thuật (Giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc…), Nội chính, An ninh – Quốc phòng v.v…Mỗi phòng ban quản lý ngành tổng hợp cần xác định rõ ngành bao gồm những tiểu ngành nào, chủ động yêu cầu các tiểu ngành cung cấp thông tin để ngành tổng hợp.

+ Tiểu ngành là những mảng hoạt động thuộc ngành quản lý nhưng hiện do các phòng ban, đơn vị khác theo dõi và trưởng các phòng ban quản lý tiểu ngành có trách nhiệm thu thập thông tin để gửi về cho phòng quản lý ngành tổng hợp. Ví dụ: Ngành nông nghiệp có các tiểu ngành như trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, khuyến nông, thú y, lâm nghiệp… Ngành Y tế có các tiểu ngành như bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện… Mỗi ngành tổng hợp sẽ gửi mẫu này cho các tiểu ngành để thu thập thông tin.

d. Tổ chức tham vấn các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trên địa bàn

Tùy theo điều kiện phát triển của từng huyện, tại những địa phương có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, lãnh đạo huyện cần tổ chức sự kiện đối thoại chính sách với doanh nghiệp và chính quyền.

Việc đối thoại này nhằm giúp chính quyền huyện nắm được dự định phát triển sản xuất, kinh doanh, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, khả năng đóng góp của họ cho sự phát triển của địa phương trong năm X+1 bên cạnh những kiến nghị về khó khăn của DN đề nghị chính quyền tháo gỡ.

Sự kiện đối thoại này nên tiến hành theo hình thức tọa đàm bàn tròn và có thể lồng ghép các sự kiện truyền thông chính sách, quảng bá để một mặt vừa thông tin chính sách, mặt khác tạo cơ hội truyền thông cho các doanh nghiệp. Thông tin từ các cuộc đối thoại đó sẽ là đầu vào quan trọng cho KH huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 16/5 năm X.

Page 11: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 11 -

e. Xây dựng các phương án phát triển

Theo tinh thần văn bản chỉ đạo của UBND huyện, Chi cục Thống kê cung cấp thông tin thống kê về các chỉ tiêu KTXH chủ yếu qua các năm gần đây (tối thiểu là 4 năm) cho phòng TCKH để tính toán và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó trong thời gian còn lại của năm và năm kế hoạch X+1;

Phòng TCKH có trách nhiệm hình thành 3 phương án phát triển (Cao, Duy trì, Thấp) trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu KHXH chủ yếu; đưa ra dự kiến nhu cầu nguồn lực xã hội theo các phương án phát triển và đề xuất và dự kiến biên độ điều chỉnh chỉ tiêu KTXH chủ yếu.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 24/5.

2. Bước 2: Tổng hợp, phân tích thông tin và xây dựng kế hoạch định hướng huyện

� Thời gian: Từ 24/5 đến trước ngày 05/6 năm X

� Mục đích:

- Tập hợp được những thông tin từ các bên liên quan theo biểu mẫu chung thống nhất, trong đó tập trung vào những thông tin quan trọng nhất và loại bỏ thông tin thứ yếu.

- Cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng KH định hướng phát triển huyện.

- Thu hút sự tham gia của các phòng ban chuyên môn cấp huyện vào việc đánh giá tình hình năm X, dự báo tình hình năm X+1 và xác định mục tiêu/chỉ tiêu KH định hướng phát triển huyện năm X+1.

- Tăng cường thêm trách nhiệm của các phòng ban cấp huyện trong việc phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu KH mà mình đã góp phần xây dựng nên.

� Các hoạt động cụ thể:

� Hoạt động cụ thể:

� Rà soát và tổng hợp thông tin định hướng phát triển ngành

� Xây dựng KH định hướng phát triển huyện

a. Rà soát và tổng hợp thông tin định hướng phát triển ngành.

Căn cứ thông tin do các phòng ban cấp huyện cung cấp, phòng TCKH rà soát, tổng hợp và phân tích thông tin. Khi rà soát, nếu thông tin cung cấp của đơn vị nào không đạt yêu cầu thì hướng dẫn lại cho đơn vị đó để cập nhập lại và nộp lại cho phòng TCKH trong vòng 3 ngày kể từ khi được hướng dẫn lại hoặc nhận được yêu cầu cập nhập lại.

Page 12: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 12 -

Các thông tin này được tổng hợp trực tiếp vào các mục tương ứng của Dự thảo kế hoạch huyện (mẫu III.7) làm cơ sở để chuẩn bị Dự thảo khung kế hoạch định hướng. Khi tổng hợp, cần chú ý đưa các nội dung có liên quan vào đúng các tiểu mục trong dự thảo.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 05/06 năm X (nội dung này có thể thực hiện đồng thời với hoạt động ở mục b dưới đây)

b. Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển huyện

+ Phòng TCKH tiến hành dự thảo Định hướng phát triển KT-XH huyện theo Mẫu III.7 (Đây là mẫu Đề cương kế hoạch huyện, trong giai đoạn này chỉ cần thực hiện tổng hợp thông tin phân tích SWOT do các ngành cung cấp, các nội dung khác về kế hoạch năm X+1 chưa phải điền) trên cơ sở tổng hợp thông tin từ mẫu III.3 do các ngành cung cấp.

Khung KH định hướng PTKTXH huyện bao gồm 3 nội dung chính:

(1) Đánh giá tình hình thực hiện KH 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm theo Nghị quyết HĐND huyện về KHPT KTXH năm X và tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và CTDA trong KH 5 năm của huyện, chỉ ra Kết quả thực hiện các chỉ tiểu KTXH chủ yếu, các điểm mạnh, điểm yếu (hạn chế) và lý do chính mang lại kết quả và nguyên nhân gây hạn chế;

(2) Dự báo một số vấn đề liên quan đến năm X+1, Rút ra các nhận định chung về cơ hội (thuận lợi), thách thức (khó khăn) của năm X+1;

(3) Dự kiến khả năng đạt các chỉ tiêu KTXH chính của năm hiện tại và năm X+1 và các phương án phát triển của huyện trong năm X+1.

+ Sau khi hoàn thành dự thảo khung định hướng Kế hoạch PTKTXH huyện, phòng TCKH gửi cho các Phòng ban cấp huyện, các xã, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị thảo luận Kế hoạch định hướng của huyện. Thời gian để các bên liên quan nghiên cứu tối thiểu là 1 tuần.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 05/06 năm X

� Lưu ý: Các chỉ tiêu KTXH chính (Xem phụ lục)

Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội chính là những chỉ tiêu được huyện lựa chọn sao cho có thể phản ánh khái quát nhất tình hình Kinh tế, Xã hội, Tổ chức chính quyền, An ninh quốc phòng cũng như các mục tiêu ưu tiên của huyện. Không nên đưa quá nhiều chỉ tiêu cụ thể do các ngành quản lý vào khung chỉ tiêu định hướng trừ trường hợp chỉ tiêu đó được xác định là chỉ tiêu ưu tiên của huyện.

Tùy theo điều kiện thực tiễn của huyện, các chỉ tiêu này có thể bao gồm: chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (mức tăng Giá trị sản xuất, Giá trị gia tăng), cơ cấu các ngành kinh tế chính, tỷ lệ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, nhu cầu vốn đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư.

Page 13: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 13 -

3. Bước 3. Hội nghị chuẩn bị triển khai xây dựng KHPT KTXH huyện và quyết định kế hoạch định hướng phát triển huyện

� Thời gian: Từ 5/6 đến trước ngày 17/6 năm X

� Mục đích:

- Tập trung sự tham gia của các Phòng, ban chuyên môn cấp huyện vào việc đánh giá tình hình năm X, dự báo tình hình năm X+1 và xác định mục tiêu/chỉ tiêu, giải pháp ưu tiên của KH định hướng phát triển huyện năm X+1.

- Tăng cường thêm trách nhiệm của các Phòng, ban cấp huyện trong việc phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu KH.

� Các hoạt động cụ thể:

� Hoạt động cụ thể:

� Phòng TCKH chuẩn bị dự thảo KH định hướng phát triển huyện và gửi cho các đối tượng liên quan nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến trước khi tham dự Hội nghị;

� Chuẩn bị các công việc cần thiết cho Hội nghị thảo luận kế hoạch định hường;

� UBND huyện triệu tập Hội nghị triển khai xây dựng KH

a. Chuẩn bị Dự thảo Kế hoạch định hướng và xin ý kiến tham vấn

-Sau khi chuẩn bị xong dự thảo Kế hoạch Định hướng, phòng TCKH trình UBND huyện xem xét và xin ý kiến các bên liên quan bao gồm thường trực Huyện ủy, HĐND huyện. Với các nội dung mới, cần tổ chức các phiên giải trình để nhận được sự đồng thuận. Căn cứ các góp ý (nếu có), tiến hành chỉnh sửa, cập nhập Dự thảo Kế hoạch Định hướng.

Thời gian: trước 12/6 năm X

b. Chuẩn bị Hội nghị thảo luận kế hoạch định hướng

- Trước khi tổ chức hội nghị ít nhất 5 ngày, phòng tài chính kế hoạch hoàn thành Dự thảo khung định hướng kế hoạch huyện và gửi cho các bên liên quan nghiên cứu trước kèm theo giấy mời tham gia.

- Thành phần tham dự Hội nghị bao gồm:

+ Lãnh đạo huyện: Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện. Chủ tịch (hoặc phó chủ tịch phụ trách kinh tế là người chủ trì hội nghị.

+ Đại diện lãnh đạo các phòng ban, đoàn thể cấp huyện, các xã trong huyện, đại diện doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu khoa học (nếu có) trên địa bàn.

+ Đại diện các Sở ngành liên quan (nếu có).

Page 14: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 14 -

Thời gian: trước 12/6 năm X

c. Chuẩn bị Hội nghị thảo luận kế hoạch định hướng (Hội nghị lần 1)

- Hội nghị Thảo luận Kế hoạch Định hướng là một sự kiện rất quan trọng trong toàn bộ Quy trình lập kế hoạch. Đây là thời điểm kết thúc giai đoạn rà soát, xác định hướng đi trong năm kế hoạch để chuyển sang giai đoạn lập kế hoạch chi tiết. Các nội dung chính trong Hội nghị bao gồm:

+ Tóm tắt tình hình thực hiện KH 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm đối với các chỉ tiêu định hướng theo Nghị quyết HĐND huyện về KHPT KTXH năm hiện tại;

+ Đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình hành động trong KHPT KTXH 5 năm của huyện tính đến năm X .

+ Thảo luận và xác định được các điểm mạnh và điểm yếu (hạn chế) trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH của huyện, dự kiến những thuận lợi (cơ hội) và khó khăn (thách thức) trong năm tới đối với huyện;

+ Xác định được chiều hướng phát triển của huyện trong năm tới dựa trên kết quả biểu quyết của đại biểu về mối quan hệ giữa Điểm mạnh – Điểm yếu, Cơ hội – Thách thức;

+ Trên cơ sở phương hướng phát triển đã được đồng thuận, xác định các nhóm giải pháp ưu tiên, các chỉ tiêu phát triển KTXH trọng tâm của huyện;

+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban liên quan chuẩn bị kế hoạch chi tiết.

� Trình tự các bước trong hội nghị:

� Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và nội dung hội nghị, giới thiệu chủ tịch, người điều hành hội nghị và ban thư ký;

� Trưởng phòng TCKH báo cáo tóm tắt dự thảo Khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm tiếp theo của huyện.

� Chủ trì hội nghị chỉ đạo chia nhóm thảo luận, đánh giá Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức (SWOT) trong phát triển KTXH huyện năm hiện tại và năm tới. Các đại biểu sẽ đánh giá dưới vai trò là công dân của huyện nhằm tìm ra những nhận định khách quan không thiên về yếu tố quản lý ngành. Khi chia nhóm, nên dựa vào số lượng đại biểu, số lượng tối đa thành viên 1 nhóm nên là 10 người, có phân công trưởng nhóm là người hỗ trợ và thúc đẩy thảo luận.

+ Các thành viên Tổ XDKH chủ động phân công nhiệm vụ hỗ trợ các nhóm thảo luận, giải đáp những khúc mắc và tiến hành tổng hợp kết quả thảo luận của từng nhóm. Mỗi nhóm thảo luận tối đa 5 điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với tình hình phát triển KTXH của huyện.

Page 15: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 15 -

+ Đại diện phòng TCKH tổng hợp nhanh kết quả thảo luận để người chủ trì thúc đẩy toàn Hội nghị lựa chọn 5-7 Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức nổi bật từ kết quả thảo luận của các nhóm và lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu về chiều hướng thắng thế giữa Điểm mạnh và Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức.

+ Căn cứ kết quả so sánh tương quan các nội dung đã được biểu quyết, Chủ trì hội nghị giải thích về quan điểm phát triển của huyện trong năm tới là theo chiều hướng nào Tăng cường phát triển (Điểm mạnh, Cơ hội thắng thế), Điều chỉnh giảm (Điểm yếu, Thách thức thắng thế) hay Duy trì như hiện tại (rơi vào các trường hợp còn lại). Những nội dung cụ thể trong quan điểm phát triển sẽ là cơ sở để xác định các giải pháp ưu tiên của huyện trong năm tới. Ví dụ nếu quyết định lựa chọn Điểm mạnh, Cơ hội (Lạc quan), trong năm tới ưu tiên nguồn lực sẽ tập trung cho phát huy các điểm mạnh và tận dụng những cơ hội được chọn.

� Dựa trên phương án phát triển được chọn, phòng TCKH báo cáo hội nghị về các phương án phát triển để hội nghị quyết định biên độ biến động các mục tiêu/ chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu.

� Căn cứ ý kiến kết luận của Chủ tịch, phòng TCKH hướng dẫn các ngành về khung và lịch lập kế hoạch chi tiết trên cơ sở các giải pháp và chỉ tiêu định hướng đã được đồng thuận.

� Chủ tọa hội nghị kết luận và đề nghị phòng TCKH với sự giúp đỡ của Tổ Xây dựng Kế hoạch xây dựng khung định hướng KH PTKTXH chính thức năm X+1

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 17/06 năm X

4. Bước 4: Phòng TCKH hướng dẫn chi tiết lập KHPT KTXH năm X+1 và triển khai xây dựng KH ở các cấp.

� Thời gian: từ ngày 17/6 đến trước ngày 28/6 năm X

� Mục đích:

� Ban hành được Khung kế hoạch định hướng làm cơ sở để các ngành xây dựng kế hoạch chi tiết;

� Kế hoạch đề xuất phát triển KTXH các xã được tổng hợp, phân theo ngành và được rà soát, tổng hợp thành các hoạt động trong kế hoạch ngành;

� Các ngành hoàn thành kế hoạch phát triển ngành chi tiết và gửi phòng TCKH để tổng hợp chung;

� Danh mục các chương trình dự án ưu tiên trong năm kế hoạch X+1 được bàn bạc và thống nhất để đưa vào kế hoạch của huyện;

� Dự thảo kế hoạch huyện lần 1 được hoàn thành và trình cho cơ quan cấp trên.

Page 16: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 16 -

� Các hoạt động cụ thể:

� Phòng TCKH hướng dẫn chi tiết lập KHPT KTXH NĂM X+1

� Các xã tổ chức Hội nghị Kế hoạch xã để hoàn thiện kế hoạch xã, nộp cho phòng TCKH để tổng hợp;

� Các phòng ban cấp huyện xây dựng kế hoạch chi tiết theo hướng dẫn;

� Tổ XDKH huyện hỗ trợ phòng TCKH tham mưu cho UBND huyện tổ chức cuộc họp rà soát các hoạt động dự án ưu tiên để đưa vào kế hoạch huyện năm X+1;

� Các đơn vị cấp huyện hoàn thành kế hoạch phát triển ngành, chuyển cho phòng TCKH tổn hợp và dự thảo kế hoạch phát triển KTXH lần 1 của huyện.

a. Phòng TCKH hướng dẫn chi tiết lập KHPT KTXH NĂM X+1

Căn cứ kết luận tại Hội nghị Thảo luận kế hoạch định hướng, phòng TCKH hoàn thiện Khung kế hoạch định hướng, trình UBND huyện ban hành (gọi tắt là Văn bản 2).

Phòng TCKH biên soạn hướng dẫn xây dựng KHPT KTXH gửi cho ban, ngành huyện, các xã theo đúng yêu cầu của việc lập KHPT KTXH do Bộ KHĐT qui định. Trong hướng dẫn cần quy định rõ những nhiệm vụ mà các ngành/ tiểu ngành/ xã cần thực hiện để lập kế hoạch, nội dung, cách thức thực hiện kèm theo danh mục các biểu mẫu/ chỉ tiêu cần hoàn thiện cung cấp số liệu.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 17/6 năm X.

b. Xây dựng kế hoạch phát triển ngành chi tiết

Căn cứ các nội dung hướng dẫn do phòng TCKH chuẩn bị và các nội dung định hướng trong Kế hoạch định hướng của huyện, các phòng ban quản lý ngành cấp huyện (kể cả phòng TCKH) tiến hành cụ thể hóa kế hoạch phát triển của ngành mình theo Mẫu III.3. Kế hoạch phát triển ngành. Khi xác định các nhiệm vụ kế hoạch, cần làm rõ những nhiệm vụ KH nào ngành thực hiện theo chỉ đạo của Sở chuyên ngành và nhiệm vụ nào thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của KHPT KTXH huyện.

Nội dung dự thảo KH ngành, dựa trên các thông tin và tài liệu sau đây:

+ Kết quả thu thập và tổng hợp thông tin tiểu ngành và ngành ở Bước 1, 2.

+ Kết quả hội nghị thảo luận kế hoạch định hướng của cấp huyện.

+ Khung định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện, nhóm các giải pháp ưu tiên theo lựa chọn phương hướng phát triển chung của huyện.

+ Định hướng kế hoạch phát triển ngành của các Sở, Ban ngành cấp tỉnh và thông tin về các chương trình, dự án đầu tư của huyện.

Page 17: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 17 -

+ Kế hoạch 5 năm phát triển ngành

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 26/6.

c. Tổng hợp kế hoạch xã và hoàn thiện kế hoạch chi tiết ngành

Phòng TCKH thường xuyên đôn đốc các xã đảm bảo tiến độ lập kế hoạch, đồng thời hướng dẫn cách thức trình kế hoạch đề xuất của xã cho huyện để tiến hành tổng hợp;

Sau khi nhận được dự thảo KH của các xã (bản trên giấy và bản điện tử), Tổ Xây dựng Kế hoạch giúp phòng TCKH tiến hành sơ bộ rà soát, điều chỉnh bổ sung thông tin và phân ngành các hoạt động kế hoạch đề xuất của cấp xã;

Phòng TCKH gửi các thông tin, số liệu kế hoạch cấp xã đã được phân ngành cho các Phòng, Ban chuyên môn cấp huyện để rà soát, phản hồi và có căn cứ điều chỉnh kế hoạch phát triển ngành/ tiểu ngành. Các thành viên Tổ XDKH thường xuyên đôn đốc và hỗ trợ các ngành thực hiện nhiệm vụ này. Đối với các tiểu ngành, cách làm cũng tương tự nhưng nguồn thông tin sẽ do Ngành phụ trách tổng hợp cung cấp.

Cách thức rà soát, phản hồi và tổng hợp đề xuất cấp xã vào kế hoạch phát triển ngành như sau:

+ Trên cơ sở danh mục kế hoạch đề xuất của các xã theo ngành được phòng TCKH chuẩn bị, các phòng ban chuyên môn tiến hành đánh giá sự phù hợp của các hoạt động đề xuất của xã và đưa vào kế hoạch ngành (III.3) những hoạt động đủ điều kiện. Các hoạt động không được đưa vào kế hoạch ngành thì ghi rõ lý do1 (xem phụ lục). Căn cứ rà soát và phản hồi đề xuất kế hoạch của các xã như sau:

- Chiến lược, quy hoạch phát triển, các Nghị quyết của cấp trên đối với định hướng phát triển ngành lĩnh vực, Kế hoạch Đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt;

- Các giải pháp ưu tiên trong định hướng phát triển chung của huyện đã kết luận tại Hội nghị lần 1 mà ngành có liên quan;

- Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển ngành của tỉnh do ngành chịu trách nhiệm là đầu mối quản lý;

- Sự phù hợp của các đề xuất của cấp xã đối với chức năng chuyên môn/ chức năng quản lý của ngành.

Từ các hoạt động do xã đề xuất, các hoạt động quan trọng do ngành đề xuất, các phòng ban chuyên môn của huyện có trách nhiệm lên danh sách các hoạt động ưu tiên (theo mẫu III.6.A.1) cần thực hiện hoặc chuẩn bị đầu tư trong năm tới, trình UBND huyện để tổng hợp danh mục chương trình dự án ưu tiên.

1 Các thông tin phản hồi ghi vào cột Ghi chú trong biểu do phòng tài chính kế hoạch chuyển theo mẫu chung.

Page 18: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 18 -

Sau khi hoàn thành kế hoạch phát triển ngành chi tiết, các bên liên quan gửi về phòng TCKH tổng hợp vào kế hoạch huyện.

� Lưu ý: Đối với các vấn đề chưa có sự thống nhất

Trong trường hợp, nếu nội dung tổng hợp từ khung KHPT KTXH xã mà các bên liên quan chưa nhất trí thì bảo lưu ý kiến của mình trong KHPT ngành, đồng thời nêu rõ những điểm chưa nhất trí với xã và lập luận của phòng ban để phòng TCKH tổng hợp và đưa ra thảo luận tại Hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 28/6.

5. Bước 5: Dự thảo KH PTKTXH hàng năm huyện

� Mục đích:

� Đảm bảo bản KHPT KTXH huyện thực sự được tổng hợp từ dưới lên và từ các bên liên quan cấp huyện, theo một định hướng chung đã thống nhất từ KH định hướng huyện;

� Đảm bảo các Dự án đầu tư ưu tiên được thông qua chủ trương để chuẩn bị đầu tư và phù hợp với chiến lược phát triển chung của huyện, kế hoạch đầu tư công trung hạn; và

� Đảm bảo nội dung kế hoạch, các chỉ tiêu KTXH cơ bản được bàn bạc đồng thuận chung trước khi trình các cơ quan liên quan cấp trên.

� Các hoạt động cụ thể:

� Dự thảo lần 1 Kế hoạch phát triển KTXH năm X+1 của huyện;

� Tổ chức Hội nghị xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH huyện

� Dự thảo lần 2 KHPT KTXH huyện, trình UBND/HĐND và gửi Sở KHĐT.

a. Tổng hợp thông tin và dự thảo lần thứ nhất bản KHPT KTXH huyện

Căn cứ kế hoạch định hướng, các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng theo hướng dẫn của tỉnh, Đề xuất Dự án ưu tiên ngành (III.6.A.1), kế hoạch chi tiết của các ngành (mẫu III.3), phòng TCKH tổng hợp thành Dự thảo kế hoạch phát triển KTXH huyện (Dự thảo Kế hoạch lần 1). Riêng các Đề xuất dự án ưu tiên, thì tổng hợp vào biểu III.5.B để rà soát tại Hội nghị Xây dựng KHPTKTXH huyện.

Khi tổng hợp, cần lưu ý tổng hợp theo nhóm ngành/ lĩnh vực chính, các chỉ tiêu kế hoạch chính của ngành, không đưa các nội dung chi tiết của kế hoạch phát triển ngành vào kế hoạch huyện;

Page 19: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 19 -

Trong quá trình tổng hợp, nếu có những điểm chưa nhất trí giữa phòng TCKH, các phòng ban cấp huyện và các xã thì phòng TCKH sẽ ghi lại cụ thể để đưa ra thảo luận tại Hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 4/7 năm X.

b. Hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện

UBND huyện triệu tập Hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện (Hội nghị lần 2). Trong Hội nghị này, các đại biểu sẽ trực tiếp thảo luận và cho ý kiến về các nội dung của bản KH, đảm bảo bản KH sau khi dự thảo sẽ thể hiện được ý chí thống nhất chung toàn huyện. Thành phần tham gia Hội nghị tương tự như Hội nghị lần 1, bổ sung thêm đại diện các chương trình, dự án, doanh nghiệp và đơn vị kinh tế lớn trên địa bàn và lãnh đạo các xã.

Lưu ý: Để chuẩn bị cho Hội nghị này, phòng TCKH chuẩn bị tài liệu và chuyển cho các đại biểu trước khi tiến hành Hội nghị.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 6/7 năm X.

� Phương pháp thực hiện như sau

Chuẩn bị: Trước khi tổ chức Hội nghị, phòng TCKH cần gửi trước Dự thảo Kế hoạch

của huyện để các đại biểu nghiên cứu. Các phòng ban chuyên môn chuẩn bị đầy đủ các

văn bản liên quan để có thể giải trình cho các xã khi có khúc mắc về kết quả rà soát kế

hoạch của xã.

Chủ trì: Lãnh đạo UBND huyện với sự hỗ trợ của phòng TCKH

� Nội dung chủ yếu:

� Phòng TCKH báo cáo tóm tắt dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, nhấn mạnh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, kết quả Hội nghị Xây dựng Kế hoạch định hướng và phương án phát triển của huyện trong năm tới;

� Chia tổ thảo luận về các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng, các chương trình hoạt động quan trọng (Khung III.5. B), đánh giá sự phù hợp của từng hoạt động đề xuất, khả năng huy động được nguồn lực và xác định nguồn lực thực hiện. Căn cứ giải trình của đơn vị đề xuất, Hội nghị quyết định loại bỏ hoặc chấp thuận để đưa vào Danh mục các Dự án Ưu tiên cần chuẩn bị Đầu tư trong năm tới; Các hoạt động có nguồn lực rõ ràng sẽ nằm trong Khung kế hoạch Đầu tư (III.6.A); Các hoạt động chưa rõ nguồn lực thực hiện thì đưa vào khung kế hoạch đề xuất (III.6.B) để vận động đầu tư.

Page 20: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 20 -

� Đại diện từng phòng ban chuyên môn trực tiếp giải trình các vấn đề liên quan đến các hoạt động đề xuất theo lĩnh vực phụ trách..

c. Hoàn thành dự thảo Kế hoạch phát triển KTXH huyện lần 2, trình cấp trên

Phòng TCKH tiến hành chỉnh sửa nội dung bản KH theo các ý kiến thống nhất tại Hội nghị lần 2.

Sau khi dự thảo lần 2 bản KHPT KTXH huyện, Phòng TCKH tóm tắt nội dung KHPT KTXH huyện vào khung KHPT KTXH huyện và xây dựng khung TDĐG tình hình thực hiện, đính kèm với toàn văn bản KH thành một bộ Văn kiện KH đầy đủ của huyện cho năm X+1.

Bản dự thảo lần 2 bản KHPT KTXH huyện được chuyển sang UBND huyện xem xét, thông qua Huyện ủy và HĐND huyện (hoặc Thường trực HĐND huyện –nếu có), trước khi chính thức gửi lên Sở KH&ĐT.

Thời gian: Hoàn thành trước ngày 08/07 năm X

6. Bước 6: Theo dõi, cập nhật, hoàn chỉnh và phê duyệt, triển khai thực hiện Kế hoạch PTKTXH huyện

� Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 12 năm X

� Mục đích:

� Cập nhật, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung bản KH dự thảo cho đến khi nhận được các chỉ tiêu KH và ngân sách chính thức do UBND tỉnh giao.

� Hội đồng Nhân dân (nếu có phê duyệt bản KHPT KTXH huyện năm X+1 và ra quyết định triển khai thực hiện.

� Các hoạt động cụ thể:

� Theo dõi, cập nhật và hoàn thiện bản KHPT KTXH huyện để trình HĐND huyện phê duyệt

� Trình duyệt và thông qua KH chính thức về phát triển KTXH huyện

� Triển khai thực hiện KHPT KTXH huyện

a. Theo dõi, cập nhật, hoàn thiện kế hoạch, trình HĐND huyện phê duyệt

- Bản dự thảo KHPT KTXH được xây dựng từ tháng 7 nên nhiều thông tin phải ước thực hiện, nhiều bên liên quan cấp tỉnh chưa có định hướng KH rõ ràng hoặc chưa biết rõ nguồn lực được phân bổ. Vì vậy, trong quá trình điều hành, UBND huyện chỉ đạo Phòng TCKH liên tục cập nhật thông tin vào bản KH trong suốt thời gian từ tháng 8 đến đầu tháng 12.

Page 21: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN

- 21 -

- Giữa tháng 11, UBND huyện gửi công văn đề nghị các phòng ban, đoàn thể, tổ chức KTXH và các xã bổ sung, cập nhật thông tin vào Khung KH và chuyển về Phòng TCKH, trong đó nêu rõ những nội dung đã chỉnh sửa, để cập nhật vào nội dung bản KHPT KTXH. Cùng với việc cập nhật tình hình thực hiện KH, Phòng TCKH có thể điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu của KH năm sau nếu cần thiết (việc điều chỉnh thực hiện năm hiện tại có thể làm thay đổi một số các chỉ tiêu của năm sau so với dự thảo ban đầu).

Thời gian: Hoàn thành trước 15/2 năm X

b. Theo dõi, cập nhật, hoàn thiện kế hoạch, trình HĐND huyện phê duyệt

- UBND huyện chỉ đạo phòng TCKH huyện xây dựng chính thức bản KHPT KTXH huyện. Nòng cốt của bản KH chính thức là bản Dự thảo KHPT KTXH huyện đã gửi Sở KHĐT và Sở TC giữa tháng 7, sau khi đã được cập nhật, bổ sung dựa trên chỉ tiêu KH chính thức do tỉnh phân bổ và các thông tin đã điều chỉnh từ các phòng ban chuyên môn và các xã. Bản Dự thảo chính thức được trình HĐND huyện (nếu có).

- HĐND (nếu có) giao cho Ban có thẩm quyền xem xét, thẩm tra và chất vấn UBND về các nội dung trong bản KHPT KTXH huyện. UBND huyện và phòng TCKH giải trình, điều chỉnh (nếu có) trước khi trình bản KHPT KTXH chính thức ra Kỳ họp cuối năm của HĐND huyện (nếu có).

- HĐND huyện (nếu có) thông qua bản chính thức KHPT KTXH của huyện tại kỳ họp HĐND (nếu có). Trong trường hợp có nhiều thay đổi so với dự thảo ban đầu cần thảo luận kỹ về việc bố trí KH và lựa chọn các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Sau khi HĐND huyện (nếu có) thông qua các chỉ tiêu KTXH trong KH huyện, Nghị quyết của HĐND huyện (nếu có) và các chỉ tiêu tỉnh phân bổ chính thức cho các xã và các phòng ban sẽ được gửi đến từng xã và các phòng ban, làm căn cứ để các xã và phòng ban xây dựng chính thức bản KHPT của mình.

c. Triển khai thực hiện KHPT KTXH huyện

- Công bố công khai, rộng rãi bản KHPT KTXH huyện đã được phê duyệt trong toàn huyện để triển khai thực hiện, đồng thời gửi một bản lên UBND tỉnh để báo cáo.

- Các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện và các xã căn cứ vào KHPT KTXH huyện để xây dựng chương trình công tác của đơn vị, tổ chức mình. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong bản KHPT KTXH huyện và chương trình công tác của các đơn vị, tổ chức sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bên vào giữa và cuối năm KH.

Thời gian: đầu năm X+1.

Page 22: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 22 -

HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

Page 23: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 23 -

MẪU III.3 ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH NGÀNH [Mẫu tham khảo - định dạng thực tế có thể khác theo yêu cầu của địa phương] UBND HUYỆN……… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG................ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ ______________________________

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH .....................................

NĂM X+1 [Biểu này có thể sử dụng chung cho tiểu ngành tuy nhiên mức độ sâu của thông tin thì phụ thuộc vào phạm vi quản lý tiểu ngành.

Tiểu ngành được xác định dựa vào chức năng quản lý nhà nước của phòng/ ban chuyên môn. Ví dụ Phòng Y tế có chức năng quản lý nhà nước đối với Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế Dự phòng, các trạm y tế xã.]

[Trong thời gian chuẩn bị Hội nghị lần 1, chỉ cần hoàn chỉnh Phần I, Mục A và phần II. Tuy nhiên, để thông tin đánh giá được đầy đủ, các ngành nên tiến hành đánh giá sơ bộ toàn bộ Phần I ngay mà không phải đợi đến phần lập kế hoạch chi tiết.]

PHẦN I ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂM BÁO CÁO

A. Đánh giá tổng quát

Trong phần này cần đưa ra những nhận định mang tính tổng quát về tình hình phát triển của Ngành/ lĩnh vực tính đến hiện tại. Nội dung chính của phần này nên do lãnh đạo ngành thực hiện trên cơ sở tổng hợp các đánh giá tiểu ngành được trình bày cụ thể trong các phần sau.

Đây là phần tổng hợp có lựa chọn những Mặt được, điểm mạnh của việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành trong năm kế hoạch hiện tại. Khi tổng hợp, chỉ nên lựa chọn tối đa 5 nội dung (điểm mạnh, điểm yếu) để đưa vào phần này.

Khi đánh giá cần thực hiện dưới góc độ quản lý ngành/ lĩnh vực chung trên toàn huyện chứ không phải là hoạt động cụ thể của phòng ban (hoạt động cụ thể của phòng ban chỉ là sự cụ thể hóa công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện với phòng/ ban liên quan).

Các nội dung chính của phần này bao gồm

Page 24: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 24 -

1. Những thuận lợi cơ bản

1.1. Những yếu tố nội tại

Đây là những thuận lợi hay còn gọi là điểm mạnh xuất phát từ các hoạt động có hiệu quả mà ngành đã thực hiện được trong thời gian qua. Phần này chỉ nên nêu tối đa 5 điểm mạnh cơ bản trong danh sách các điểm mạnh đã được các tiểu ngành/ tiểu lĩnh vực tổng kết.

Cách thức trình bày như sau:

[Kết quả quan trọng] - Kết quả/ thành tựu là hiện trạng phát triển ngành có tính tích cực cần được nêu ra.

[Điểm mạnh] - Là những đặc điểm, yếu tố nổi trội của ngành thể hiện qua những hoạt động hiệu quả mà ngành đã triển khai thành công giúp đạt được kết quả nổi bật nêu trên. Trong quá trình tổng hợp thông tin từ tiểu ngành cần phân biệt rõ giữa Kết quả/ Thành tựu với Điểm mạnh. Khi đanh giá điểm mạnh người ta thường nhìn từ những khía cạnh sau:

+ Năng lực thực hiện hoạt động hỗ trợ ngành đối với người dân (có hiệu quả, kịp thời và nhận được sự hài lòng cao của các bên liên quan không?);

+ Kinh nghiệm chuyên môn về ngành, quản lý ngành (Có khả năng chuyên môn để triển khai các hỗ trợ kỹ thuật đặc thù của ngành không? Có các mối quan hệ xác thực để tìm kiếm được các nguồn hỗ trợ kỹ thuật này không? Có nhiều sáng kiến trong quá trình quản lý, phát triển ngành không?);

+ Năng lực và tầm nhìn của lãnh đạo trong quản lý ngành (Các quyết định của ngành có gắn được với chiến lược phát triển ngành không? Các quyết định của lãnh đạo có dự kiến đến các vấn đề trong dài hạn không? Lãnh đạo có thường thu thập những ý kiến góp ý không?...);

+ Khả năng huy động nguồn lực (nguồn lực xã hội, Nhà nước) của ngành cho các hoạt động phát triển ngành;

+ Khả năng điều chỉnh cách thức cung cấp dịch vụ của ngành khi có những biến động.

1.2. Những yếu tố bên ngoài

Đây là những thuận lợi có được đối với ngành xuất phát từ ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài trong đó ngành không thể trực tiếp tác động được mà chỉ thụ hưởng lợi ích từ nó. Những tác động này có thể xuất phát từ: (1) Thay đổi chính sách ngành của tỉnh, trung ương, (2) Biến động kinh tế - xã hội vùng và xu hướng giá cả và (3) Biến động điều kiện tự nhiên, thời tiết, thiên tai.

Chỉ nên nêu tối đa 5 điểm thuận lợi từ bên ngoài. Nội dung của phần này dựa trên thông tin do các tiểu ngành cung cấp. Về bản chất, thuận lợi từ bên ngoài của năm hiện tại chính là Cơ hội của năm kế hoạch trước đó.

Phần này cũng được tổng hợp một cách có lựa chọn từ các nội dung do các phòng ban chuyên ngành cung cấp.

Page 25: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 25 -

2. Những khó khăn, tồn tại chính

Ngược lại với Thuận lợi, khó khăn chính là những mặt tiêu cực, tồn tại chưa khắc phục được hoặc cũng có thể là những ảnh hưởng không tốt từ điều kiện bên ngoài. Số tồn tại khó khăn tối đa nên đưa ra là 5.

2.1. Những yếu tố nội tại

Tương tự như đối với Thuận lợi, cần tổng hợp tồn tại một cách có lựa chọn từ thông tin của các tiểu ngành. Chỉ nên đưa ra tối đa 5 tồn tại cơ bản mang tính chất bao trùm và có mức độ tiêu cực lớn.

Cách thức trình bày như sau:

[Tồn tại chủ yếu] - Về lý thuyết, Tồn tại/ Vấn đề là hiện trạng phát triển tiêu cực của ngành cần phải được quan tâm giải quyết nếu không sẽ có thể gây ra những hệ lụy xấu đối với ngành.

[Điểm yếu] - Là những đặc điểm, yếu tố hạn chế thấy rõ của ngành gây ra việc không hoàn thành các nhiệm vụ, hoạt động đã đề ra trong năm kế hoạch trước và hậu quả dẫn tới hiện trạng phát triển yếu kém của ngành. Nói khác hơn đây là lý do gây ra tồn tại xét từ góc độ chủ quan của các Cơ quan/ ban ngành, đoàn thể cấp huyện. Chẳng hạn như việc chưa làm tròn trách nhiệm quản lý ngành hoặc chưa thực hiện được hoạt động cụ thể nào đó. Cách phân tích điểm yếu cũng tương tự như phân tích điểm mạnh nêu trên.

2.2. Những yếu tố bên ngoài

Tương tự như các thuận lợi từ bên ngoài, đây là những khó khăn, biến động ngoài ngành (mà ngành không thể tác động được) gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với việc phát triển của ngành. Các mặt cần xem xét là: (1) Biến động về chính sách, chiến lược phát triển ngành của tỉnh, trung ương, (2) Thay đổi về điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng và xu hướng giá cả và (3) Biến động điều kiện tự nhiên, thời tiết, thiên tai)..

3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu

Trong thực tế, ngành có thể được giao thực hiện nhiều chỉ tiêu nhưng nhất thiết, nên chọn ra danh mục các chỉ tiêu ngành quan trọng phản ánh chức năng, ưu tiên phát triển ngành trong thời gian tới. Các chỉ tiêu chuyên môn không nên đưa vào phần này mà đưa vào phần chỉ tiêu chi tiết trừ khi đó là chỉ tiêu bắt buộc do huyện quy định. Thông thường, đây là nhóm chỉ tiêu cơ bản của ngành do HĐND huyện hoặc cơ quan cấp trên đưa vào Nghị quyết hàng năm để giao nhiệm vụ cho UBND huyện sau đó được triển khai cho ngành.

Việc lựa chọn các chỉ tiêu ngành phù hợp sẽ đảm bảo xác định được các mục tiêu ngành mang tính trọng tâm và có trách nhiệm, tính thực chất cao hơn của ngành/ tiểu ngành. Khi lựa chọn các chỉ tiêu trọng tâm của ngành, nên căn cứ vào:

(1) Mục tiêu ưu tiên năm tới của ngành/ huyện được xác định là gì?

(2) Chức năng cơ bản của ngành/ lĩnh vực trong hỗ trợ phát triển tại địa phương là gì?

(3) Ngành/ lĩnh vực được giao thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nào.

Page 26: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 26 -

Số lượng chỉ tiêu vừa phải sẽ giúp đảm bảo tính khả thi của kế hoạch ngành và có thể giám sát thực hiện được.

Cách trình bày như sau:

[Phần nhận định tóm tắt về việc đạt được các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng]

Bảng 1 - Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu

Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Kế hoạch ƯTH So sánh 4/3 (%)

Đánh giá

1 2 3 4 5 6

B. Đánh giá cụ thể theo tiểu ngành/ lĩnh vực

Đây là phần tổng hợp thông tin do tiểu ngành cung cấp. Nội dung này được thực hiện khi chuyển sang vòng lập kế hoạch chi tiết. Phần đánh giá cụ thể này giúp cho các bên liên quan hiểu cặn kẽ hơn về tình hình phát triển ngành/ lĩnh vực của huyện.

Cách trình bày theo cụ thể như sau:

[Tên Ngành/ Lĩnh vực]

[Các chỉ tiêu chuyên môn the ngành/ tiểu ngành]

Nên trình bày bằng Bảng số liệu/ biểu đồ để có thể minh chứng tốt hơn tình hình biến động thực tế của các chỉ tiêu kế hoạch ngành.

[Kết quả đạt được]

Nêu rõ kết quả/ thành tựu nổi bật của ngành trong thời gian qua là gì? Kết quả nổi bật không phải là những nội dung năm nào cũng có mà phải là điểm khác biệt tích cực khác biệt so với trước.

Phân ích lý do giúp đạt được kết quả, Ngành đã làm được điều gì có ý nghĩa giúp đạt được kết quả?

[Các tồn tại chính]

Trình bày những hiện trạng/ tồn tại không mong muốn chủ yếu và phân tích Nguyên nhân gây ra hiện trạng tiêu cực đó dưới góc độ trách nhiệm quản lý ngành/ lĩnh vực.

Page 27: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 27 -

PHẦN II DỰ BÁO DIỄN BIẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂM X+1

Trong thực tế, nếu công tác dự báo được thực hiện tốt, ngành sẽ chủ động được các giải pháp kế hoạch. Dự báo thường rất khó khăn và phụ thuộc nhiều vào năng lực, tầm nhìn của người thực hiện cũng như chất lượng của bộ số liệu phục vụ dự báo.

Phần dự báo trong bản kế hoạch phát triển ngành/ lĩnh vực giúp phác họa được viễn cảnh về các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH của huyện trong năm kế hoạch sắp tới để các bên liên quan có thể có các giải pháp phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội trong khi hạn chế/ giảm thiểu tác động của những khó khăn thách thức trong tương lai.

Đối với dự báo ngắn hạn (ví dụ đối với kế hoạch hàng năm), thông thường người ta dựa vào quan sát các khía cạnh cơ bản sau:

* Các xu hướng diễn biến chính trị - xã hội chủ yếu (quan hệ giữa các bên liên quan, người dân có khả năng trở nên phức tạp hay không? Xu thế chính trị quốc gia sẽ theo hướng ổn định, đóng hay mở? Áp lực quốc tế có khả năng tăng lên hay giảm đi?)

* Biến động kinh tế vùng (đi lên hay đi xuống);

* Biến động Chính sách (mở hay đóng, biến động thường xuyên hay có tính ổn định cao?)

* Biến động thời tiết, khí hậu (Thường có mối quan hệ xu hướng và theo quy luật vĩ mô).

Khi thực hiện dự báo, cần chú trọng tới các nguồn thông tin xu hướng có thể lượng hóa được để có thể đánh giá được chiều diễn biến (đi lên, đi xuống ...vv). Với các nội dung không thể lượng hóa thì cần xác định các câu hỏi càng đa chiều và chi tiết, cụ thể càng tốt nhằm phát hiện ra những dấu hiệu của sự thay đổi làm cơ sở để xác định nguy cơ hay yếu tố tích cực tiềm năng.

Thông thường, một trong những kinh nghiệm làm dự báo tốt là quan sát những biểu hiện thay đổi hành vi của các bên tham gia để phán đoán hướng diễn biến (đây là điều nhiều doanh nghiệp thường áp dụng). Thực hiện các khảo sát chuyên môn đối với các bên liên quan nhiều khi cũng cho kết quả dự báo tốt.

Đây là phần tổng hợp kết quả dự báo về những Thuận lợi (Cơ hội), Khó khăn (Thách thức) đối với việc thực hiện Kế hoạch ngành/ lĩnh vực trong năm X+1. Chỉ nêu tối đa 5 Thuận lợi/ Khó khăn chính đối với ngành.

Mục này cần được chuẩn bị ngay từ bước 1 và nên thực hiện thông qua cuộc họp của ngành với sự tham gia các đại diện quản lý tiểu ngành.

Phần dự báo bao gồm 2 nội dung chính:

Page 28: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 28 -

1. Những thuận lợi cơ bản (Cơ hội)

2. Những khó khăn chính (Thách thức)

PHẦN III KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂM X+1

A. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH

[Nội dung này chỉ chuẩn bị sau khi đã tổ chức Hội nghị lần 1]

1. Mục tiêu tổng quát của ngành

Mục tiêu dài hạn: Nêu mục tiêu kế hoạch 5 năm của ngành/ lĩnh vực

Mục tiêu cụ thể năm X+1: Tổng hợp thành đoạn văn ngắn thể hiện một cách tổng quát mục tiêu cụ thể của ngành trong năm X+1. Việc này giúp các bên liên quan dễ nhớ và nắm được những ưu tiên của ngành trong năm kế hoạch tới.

Mục tiêu thường dựa vào việc khái quát hóa các nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch và gắn bó chặt chẽ với phần đánh giá Điểm mạnh/ Yếu/ Cơ hội/ Thách thức (SWOT) ở trên. Cụ thể đó là khái quát hóa các giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và giảm thiểu tác động của thách thức đã được đưa ra một cách có lựa chọn trong phần I và II.

2. Các chỉ tiêu trọng tâm của ngành

Đưa ra bảng chỉ tiêu trong đó trích dẫn bộ chỉ tiêu trọng tâm của ngành đối với năm X+1 đã được nêu trong kế hoạch 5 năm/ Nghị quyết HĐND/ Cơ quan cấp trên và kèm theo phương án điều chỉnh cho năm X+1 dựa vào phân tích trong phần dự báo.

Dựa vào ưu tiên và nhiệm vụ trọng tâm xác định cho năm X+1, ngành cũng có thể bổ sung thêm một vài chỉ tiêu vào nhóm chỉ tiêu trọng tâm này..

Danh mục các chỉ tiêu nên được trình bày trong bảng số liệu theo các tiểu ngành quan trọng của ngành

# Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 5 năm

Điều chỉnh năm X+1

A Tiểu ngành 1 ... B Tiểu ngành 2 ... ...

Page 29: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 29 -

B. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

Đây là phần nêu cụ thể mục tiêu phát triển theo từng tiểu ngành. Các nội dung ở đây được tổng hợp từ các kế hoạch của tiểu ngành chuẩn bị kể từ bước 4, 5 theo quy trình.

Cách thức trình bày như sau:

[Tên Tiểu ngành/ Lĩnh vực]

[Mục tiêu của tiểu ngành trong năm X+1]

Nêu khái quát được mục tiêu trọng tâm của tiểu ngành trong năm tới thành một đoạn văn hoàn chỉnh và phản ánh được trọng tâm phát triển của tiểu ngành trong năm X+1

[Các chỉ tiêu cụ thể/ chỉ tiêu chuyên môn]

Đây là nhóm các chỉ tiêu chuyên môn/ chỉ tiêu cụ thể mà tiểu ngành được giao thực hiện. Cách thức trình bày nên ở dạng biểu để dễ theo dõi.

[Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm]

Nêu tóm tắt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiểu ngành đạt được mục tiêu đã đề ra. Tính toán nhu cầu nguồn lực (có thể dựa vào khái toán tổng kinh phí của các hoạt động trong kế hoạch ngành) và dự kiến phương án khai thác (nếu có).

C. CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHUNG CỦA NGÀNH

Đây là phần tổng hợp các giải pháp quan trọng và ưu tiên nhất của ngành dựa trên các đề xuất từ tiểu ngành. Phần này giúp giải thích cho danh mục các hoạt động ưu tiên của ngành trình bày trong biểu III.6.A.1 và III.6.A.2 dưới đây.

D. KHUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀNH

1. Khung kế hoạch phát triển ngành III.6.A.1

Đây là biểu kế hoạch mà ngành đề xuất cần ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện. Hoạt động trong biểu này là kết quả quá trình rà soát, tổng hợp từ các xã kết hợp với các đề xuất cụ thể của ngành trong năm X+1.

2. Khung đề xuất kế hoạch III.6.B.2

Đây là danh mục các hoạt động đề xuất mà ngành cho rằng phù hợp, nên thực hiện nhưng chưa xác định được các nguồn lực có thể khai thác. Danh mục này là cơ sở để tổng hợp thành danh mục kế hoạch đề xuất của huyện để có kế hoạch khai thác, huy động nguồn lực trong năm X+1.

Page 30: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 30 -

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phần này nêu rõ cách thức tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ giữa các tiểu ngành, các bên liên quan, trách nhiệm chỉ đạo, báo cáo ...vv nhằm đảm bảo kế hoạch ngành được thực hiện và là căn cứ quyết định kế hoạch của các tiểu ngành.

Page 31: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 31 -

MẪU III.7 - ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH PTKTXH HUYỆN [Mẫu tham khảo - định dạng thực tế có thể khác theo yêu cầu của địa phương] ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN ……… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________ ______________________________

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM HUYỆN ………

PHẦN I ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM BÁO CÁO

A. Đánh giá tổng quát

Mục tiêu của phần này nhằm đưa ra những nhận định mang tính tổng quát về tình hình KTXH của huyện để người sử dụng có thể nắm được nhanh nhất những vấn đề lớn của huyện tính đến thời điểm hiện tại cả về những mặt được và chưa được.

Đây là phần tổng hợp có lựa chọn những Mặt được, điểm mạnh của việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH huyện trong năm thực hiện kế hoạch hiện tại. Thông tin cho phần này là tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu do các Ngành, Cơ quan chuyên môn cấp huyện cung cấp. Khi tổng hợp, chỉ nên lựa chọn tối đa 5 nội dung để đưa vào phần này.

Các nội dung chính của phần này bao gồm

1. Những thuận lợi cơ bản

1.1. Những yếu tố nội tại

Đây là những thuận lợi hay còn gọi là điểm mạnh xuất phát từ các hoạt động có hiệu quả mà huyện đã thực hiện được trong thời gian qua. Phần này chỉ nên nêu tối đa 5 điểm mạnh cơ bản trong danh sách các điểm mạnh đã được các ngành tổng kết.

Cách thức trình bày như sau:

[Kết quả quan trọng] - Thông thường người ta hay lầm lẫn giữa kết quả (thành tựu) với Điểm mạnh. Về lý thuyết, Kết quả/ thành tựu là hiện trạng KTXH có tính tích cực cần được nêu ra.

[Điểm mạnh] - Là việc các cơ quan đoàn thể của huyện đã thực hiện tốt để mang lại thành tựu đã nêu ở trên. Trong quá trình tổng hợp thông tin do các phòng ban chuyên môn/ đoàn thể cung cấp, phòng TCKH và tổ XDKH cần phân biệt rõ giữa Kết quả/ Thành tựu với Điểm mạnh.

Page 32: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 32 -

1.2. Những yếu tố bên ngoài

Đây là những thuận lợi có được đối với huyện do ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài mà huyện không thể trực tiếp tác động được mà chỉ thụ hưởng lợi ích từ nó. Những tác động này có thể xuất phát từ: (1) Thay đổi chính sách của tỉnh, trung ương, (2) Biến động kinh tế vùng và xu hướng giá cả và (3) Biến động điều kiện tự nhiên, thời tiết, thiên tai.

Chỉ nên nêu tối đa 5 điểm thuận lợi từ bên ngoài. Các thông tin cho phần này có thể lấy được từ các biểu do các ban ngành cấp huyện cung cấp. Về bản chất, thuận lợi từ bên ngoài của năm hiện tại chính là Cơ hội của năm kế hoạch trước đó.

Phần này cũng được tổng hợp một cách có lựa chọn từ các nội dung do các phòng ban chuyên ngành cung cấp.

2. Những khó khăn, tồn tại chính

Ngược lại với Thuận lợi, khó khăn chính là những mặt tiêu cực, tồn tại chưa khắc phục được hoặc cũng có thể là những ảnh hưởng không tốt từ điều kiện bên ngoài. Số tồn tại khó khăn tối đa nên đưa ra là 5.

2.1. Những yếu tố nội tại

Tương tự như tổng hợp các điểm thuận lợi, cần tổng hợp có lựa chọn thông tin từ các ban ngành cung cấp, chỉ lấy những nội dung mang tính bao trùm, tiêu cực bắt buộc phải quan tâm. Chỉ nên đưa ra tối đa 5 tồn tại cơ bản.

Cách thức trình bày như sau:

[Tồn tại chủ yếu] - Về lý thuyết, Tồn tại/ Vấn đề là hiện trạng KTXH tiêu cực cần phải được quan tâm giải quyết nếu không sẽ có thể gây ra những hệ lụy xấu cho điều kiện phát triển KTXH của huyện.

[Điểm yếu] - Là việc các cơ quan đoàn thể của huyện đã thực hiện không tốt làm cho hiện trạng tiêu cực xảy ra. Hay nói khác hơn đây là lý do gây ra tồn tại xét từ góc độ chủ quan của các Cơ quan/ ban ngành, đoàn thể cấp huyện. Chẳng hạn như việc chưa làm tròn trách nhiệm quản lý ngành hoặc chưa thực hiện được hoạt động cụ thể nào đó.

2.2. Những yếu tố bên ngoài

Tương tự như các thuận lợi từ bên ngoài, đây là những khó khăn, biến động từ ngoài gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với việc phát triển KTXH của huyện. Các mặt cần xem xét là: (1) Biến động về chính sách của tỉnh, trung ương, (2) Thay đổi về điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng và xu hướng giá cả và (3) Biến động điều kiện tự nhiên, thời tiết, thiên tai)..

3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu

Trong thực tế, có thể có nhiều chỉ tiêu kế hoạch trong kế hoạch của huyện nhưng nhất thiết, nên chọn ra danh mục các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng phản ánh trọng tâm phát triển KTXH của huyện trong thời gian tới. Thông thường, đây cũng chính là các chỉ

Page 33: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 33 -

tiêu được HĐND huyện hoặc cơ quan cấp trên đưa vào Nghị quyết hàng năm để giao nhiệm vụ cho UBND huyện.

Việc lựa chọn các chỉ tiêu định hướng phù hợp giúp khắc phục được cơ bản tình trạng ôm đồm chỉ tiêu và giúp xác định các mục tiêu phát triển một cách thực chất hơn.

Chỉ tiêu định hướng có thể xác định được dựa vào:

(1) Mục tiêu ưu tiên năm tới của huyện được xác định là gì?

(2) Chức năng cơ bản của chính quyền huyện trong hỗ trợ phát triển tại địa phương là gì?

(3) Huyện được giao thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nào.

Số lượng chỉ tiêu vừa phải sẽ giúp đảm bảo kế hoạch huyện là khả thi và có thể giám sát thực hiện được.

Cách trình bày như sau:

[Phần nhận định tóm tắt về việc đạt được các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng]

Bảng 2 - Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu

Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Kế hoạch ƯTH So sánh 4/3 (%)

Đánh giá

1 2 3 4 5 6

B. Đánh giá cụ thể theo lĩnh vực

Đây là phần tổng hợp thông tin do các phòng ban chuyên môn cung cấp. Nội dung này chỉ tổng hợp được khi bước vào vòng lập kế hoạch chi tiết. Phần đánh giá cụ thể này giúp cho các bên liên quan hiểu cặn kẽ hơn về tình hình phát triển theo từng ngành/ nhóm ngành/ lĩnh vực của huyện.

Cách trình bày theo Ngành cụ thể như sau:

[Tên Ngành/ Lĩnh vực]

[Các chỉ tiêu ngành quan trọng]

Nên trình bày bằng Bảng số liệu/ biểu đồ. Tuy nhiên, nên giới hạn ở các chỉ tiêu quan trọng nhất của ngành 2-5 chỉ tiêu. Không đưa quá nhiều số liệu.

[Kết quả đạt được]

Nêu rõ kết quả/ thành tựu nổi bật của ngành là gì?

Phân ích lý do giúp đạt được kết quả, Ngành đã làm được điều gì có ý nghĩa giúp đạt được kết quả?

Page 34: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 34 -

[Các tồn tại chính]

Trình bày những hiện trạng/ tồn tại không mong muốn chủ yếu và phân tích Nguyên nhân gây ra hiện trạng tiêu cực đó dưới góc độ trách nhiệm quản lý ngành/ lĩnh vực.

1. Kinh tế

1.1. Công nghiệp & Tiểu thủ Công nghiệp

.....

1.2. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

.....

1.3. Đầu tư phát triển

2. Văn hóa – Xã hội

3. Tài nguyên - môi trường

4. Hoạt động của các hội, đoàn thể và Tổ chức chính quyền

5. An ninh quốc phòng

PHẦN II DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM X+1

Trong thực tế, nếu công tác dự báo được thực hiện tốt, huyện sẽ chủ động được các giải pháp kế hoạch. Dự báo là một nhiệm vụ rất khó khăn và phụ thuộc nhiều vào năng lực, tầm nhìn của người thực hiện cũng như chất lượng của bộ số liệu phục vụ dự báo.

Phần dự báo trong bản kế hoạch phát triển KTXH của huyện giúp phác họa được viễn cảnh về các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH của huyện trong năm kế hoạch sắp tới để các bên liên quan có thể có các giải pháp phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội trong khi hạn chế/ giảm thiểu tác động của những khó khăn thách thức trong tương lai.

Đối với dự báo ngắn hạn (ví dụ đối với kế hoạch hàng năm), thông thường người ta dựa vào quan sát các khía cạnh cơ bản sau:

* Các xu hướng diễn biến chính trị - xã hội chủ yếu (quan hệ giữa các bên liên quan như thế nào? Xu thế chính trị quốc gia sẽ theo hướng ổn định, đóng hay mở? Áp lực quốc tế có khả năng tăng lên hay giảm đi?)

* Biến động kinh tế vùng (đi lên hay đi xuống);

* Biến động Chính sách (mở hay đóng, biến động thường xuyên hay có tính ổn định cao?)

Page 35: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 35 -

* Biến động thời tiết, khí hậu (Thường có mối quan hệ xu hướng và theo quy luật vĩ mô).

Khi thực hiện dự báo, cần chú trọng tới các nguồn thông tin xu hướng có thể lượng hóa được để có thể đánh giá được chiều diễn biến (đi lên, đi xuống ...vv). Với các nội dung không thể lượng hóa thì cần xác định các câu hỏi càng đa chiều và chi tiết, cụ thể càng tốt nhằm phát hiện ra những dấu hiệu của sự thay đổi làm cơ sở để xác định nguy cơ hay yếu tố tích cực tiềm năng.

Thông thường, một trong những kinh nghiệm làm dự báo tốt là quan sát những biểu hiện thay đổi hành vi của các bên tham gia để phán đoán hướng diễn biến (đây là điều nhiều doanh nghiệp thường áp dụng). Thực hiện các khảo sát chuyên môn đối với các bên liên quan nhiều khi cũng cho kết quả dự báo tốt.

A. Bối cảnh và định hướng phát triển

Đây là phần tổng hợp kết quả dự báo về những Thuận lợi (Cơ hội), Khó khăn (Thách thức) đối với việc thực hiện Kế hoạch của huyện do các ngành xây dựng đối với ngành mình quản lý.

Khi tổng hợp, nên phân loại các dự báo thành các nhóm giống nhau và chỉ rõ ngành/ lĩnh vực có thể chịu ảnh hưởng/ tác động.

Phần dự báo bao gồm 2 nội dung chính:

1. Những thuận lợi cơ bản

2. Những khó khăn chính

B. Dự báo một số chỉ tiêu định lượng

Trong thời gian dài, người ta thường xác định các chỉ tiêu kế hoạch dựa trên kế hoạch năm trước mà ít khi chú ý đến diễn biến thực tế của các chỉ tiêu đó. Thông thường, biến động phát triển thường không có tính chất đột biến vì vậy việc sử dụng số liệu quan sát trong khoảng thời gian cụ thể sẽ giúp xác định được xu thế phát triển, qua đó giúp các nhà hoạch định chọn được mục tiêu/ chỉ tiêu kế hoạch phù hợp và khả thi hơn.

Trong phần này cần đưa ra tính toán xu thế về một số chỉ tiêu KTXH cơ bản như:

+ Chỉ số thay đổi Giá trị sản xuất/ Giá trị gia tăng của nền sản xuất trên địa bàn huyện;

+ Cơ cấu các ngành Kinh tế chính;

+ Biến động dân số;

+ Dự báo nhu cầu nguồn lực phát triển để đáp ứng kỳ vọng phát triển của huyện.

Việc tính toán các chỉ tiêu sẽ chủ yếu dựa vào nguồn số liệu do cơ quan thống kê cung cấp qua các năm. Thông thường chuỗi diễn biến phù hợp thường trong khoảng 5 năm liên tiếp. Phương pháp tính toán như nêu trong phụ lục Sổ tay.

Page 36: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 36 -

C. Kết quả phân tích SWOT

[Phần này chỉ hoàn thiện sau khi tổ chức được Hội nghị Xây dựng Kế hoạch định hướng huyện. Phòng TCKH chỉ cần đưa kết quả phân tích SWOT vào đây.

Căn cứ hướng phát triển chung được lựa chọn. Liệt kê và diễn giải đầy đủ các nội dung thành phần. Việc trình bày như thế này sẽ giúp các biên liên quan nắm bắt được nhanh nhất ưu tiên chiến lược của huyện trong năm tới và cũng là căn cứ để giải trình các lựa chọn đầu tư năm tới trên địa bàn huyện cũng như cách thức phân phối nguồn lực cho phát triển. Đây cũng chính là những nhiệm vụ trọng tâm để định hình các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ kế hoạch sẽ trình bày trong phần III.

Ví dụ, lựa chọn trong Hội nghị lần 1 là Khắc phục điểm yếu (Điểm yếu thắng thế so với Điểm mạnh hiện tại), Tận dụng Cơ hội (Cơ hội năm tới sẽ lấn át những thách thức) thì phần mô tả ở đây phải liệt kê đầy đủ:

Các giải pháp/ nhiệm vụ ưu tiên trong năm kế hoạch X+1 bao gồm:

• Nhóm nhiệm vụ khắc phục những tồn tại yếu kém

o ...Liệt kê tất cả các Điểm yếu trong khung SWOT và diễn giải đầy đủ

o ...

• Nhóm nhiệm vụ tận dụng những thời cơ/ cơ hội tốt

o Liện kê, phân tích các Cơ hội trong khung SWOT và diễn giải đầy đủ

o ,,,]

D. Các phương án phát triển chính

[Phần này chỉ được đưa ra sau khi có kết quả Hội nghị Xây dựng Kế hoạch Định hướng. Nội dung cơ bản là các chỉ tiêu chính được xác định trong Mục B cùng với chỉ số điều chỉnh theo phương án lựa chọn tại mục C. Phần trình bày ở đây chỉ có tác dụng dẫn hướng cho phần xác định mục tiêu/ chỉ tiêu sau đây]

PHẦN III KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TỀ-XÃ HỘI

A. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KTXH

1. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch

Mục tiêu dài hạn: Nêu mục tiêu kế hoạch 5 năm của huyện

Mục tiêu cụ thể năm X+1: Tổng hợp thành đoạn văn ngắn thể hiện một cách tổng quát mục tiêu cụ thể của huyện trong năm X+1. Việc này giúp các bên liên quan dễ nhớ và nắm được những ưu tiên của huyện trong năm kế hoạch tới.

Page 37: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 37 -

2. Các chỉ tiêu định hướng

Đưa ra bảng chỉ tiêu trong đó trích dẫn bộ chỉ tiêu kế hoạch định hướng cụ thể của năm X+1 đã được nêu trong kế hoạch 5 năm và kèm theo phương án điều chỉnh cho năm X+1 dựa vào phân tích trong phần dự báo.

Đây cũng chính là nhóm các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản dự kiến sẽ được đưa vào nghị quyết của HĐND huyện hoặc cơ quan cấp trên để thông qua.

Danh mục các chỉ tiêu nên được trình bày trong bảng số liệu theo các Ngành/ lĩnh vực lớn

# Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 5 năm

Điều chỉnh năm X+1

A Kinh tế ( Tăng trường kinh tề và chuyển dịch cơ

cấu; huy động vốn đầu tư…; đề xuất 2-3 phương án dự phòng tăng trưởng gắn với việc phân tích các yếu tố chi phối chính. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu của huyện và xác định các chỉ tiêu kinh tế của huyện).

B Văn hóa – Xã hội ( giáo dục - đào tạo, văn hóa – thông tin,

khoa học - công nghệ, XĐGN và an sinh xã hội…; chú trọng các chỉ tiêu như Mức giảm tỉ lệ sinh; Tỷ lệ giảm nghèo; Số lao động được giải quyết việc làm; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi; Tỷ lệ xã phường phù hợp với trẻ em…)

C Tài nguyên – Môi trường ( Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSD đất, Tỷ lệ

che phủ rừng, Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh và nước sạch; xử lý rác thải…)

D Tổ chức Chính quyền ( Tổ chức chính quyền, cải cách hành

chính, thanh tra – tư pháp, phòng chống tham nhũng…)

E An ninh quốc phòng ( nếu có) ...

Page 38: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 38 -

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

Đây là phần nêu cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ phát triển theo từng nhóm ngành lớn. Các nội dung ở đây được tổng hợp từ các kế hoạch ngành của các đơn vị cấp huyện và được chuẩn bị kể từ bước 4, 5 theo quy trình.

Cách thức trình bày như sau:

[Tên Ngành/ Lĩnh vực]

[Tổng hợp chung cho Ngành]

Phần này tóm tắt các mục tiêu, nhiệm vụ/ giải pháp quan trọng nhất từ các tiểu ngành và chỉ nêu tối đa 03 nội dung. Các thông tin này sẽ giúp huyện tổng hợp thành khung giải pháp chung (mục C dưới đây) để chỉ đạo.

[Mục tiêu của ngành trong năm X+1]

Nêu khái quát được mục tiêu trọng tâm của ngành trong năm tới thành một đoạn văn hoàn chỉnh và phản ánh được trọng tâm phát triển của ngành trong năm X+1

[Các chỉ tiêu ngành quan trọng]

Đây là nhóm các chỉ tiêu ngành cơ bản mà ngành cần phải đóng góp trong kế hoạch huyện. Không đưa quá nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu chuyên ngành đặc thù sẽ chỉ xuất hiện ở Kế hoạch ngành hoặc phụ lục của kế hoạch này.

[Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm]

Nêu các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để ngành/ lĩnh vực đạt được mục tiêu đã đề ra. Tính toán nhu cầu nguồn lực (có thể dựa vào khái toán tổng kinh phí của các hoạt động trong kế hoạch ngành) và dự kiến phương án khai thác (nếu có).

Các nhóm ngành/ lĩnh vực chính bao gồm

1. KINH TẾ

1.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Tổng quát ngành nông nghiệp

b. Trồng trọt

c. Chăn nuôi

d. Lâm nghiệp

e. Thủy sản ( nếu có)

f. Khác …

Page 39: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 39 -

1.2. Công nghiệp và xây dưng

a. Tổng quát về Công nghiệp và Xây dựng

b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

c. Xây dựng

d. Khác..

1.3. Thương mại và Dịch vụ

a. Tổng quát về Thương mại & Dịch vụ

b. Thương mại

c. Dịch vụ

d. Bưu chính, viễn thông

e. Khác…

1.4. Tài chính – tín dụng

a. Tổng quát về Tài chính và tín dụng

b. Ngân sách

c. Tín dụng

d. Khác…

2. VĂN HÓA – XÃ HỘI

2.1. Giáo dục và đào tạo

a. Phần chung

b. Giáo dục phổ thông và mầm non

c. Đào tạo

d. Đào tạo nghề

e. Khác …

2.2. Khoa học và cộng nghệ

a. Phần chung

Page 40: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 40 -

b. Khoa học

c. Áp dụng công nghệ mới

d. Khác …

2.3. Lao động – việc làm

2.4. Xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội

a. Phần chung

b. Công tác xóa đói giảm nghèo

c. Công tác an sinh xã hội

d. Khác …

2.5. Công tác Dân số-KHHGĐ và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

a. Phần chung

b. Công tác DS-KHHGĐ

c. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

d. Khác ….

2.6. Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

a. Phần chung

b. Phát triển Văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình

c. Phát triển thể dục thể thao

d. Khác ….

2.7. Trật tự an toàn và phòng chống tệ nạn xã hội

a. Phần chung

b. Công tác trật tự, an toàn xã hội ( bao gồm cả an toàn giao thông, phòng chống tai nạn, thương tích)

c. Phòng chống tệ nạn xã hội

d. Khác ….

Page 41: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 41 -

2.8. Trẻ em và thanh niên

a. Phần chung

b. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

c. Công tác thanh niên

d. Khác….

2.9. Thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ

a. Phần chung

b. Bình đẳng giới trong tạo việc làm

c. Bình đẳng giới trong đào tạo

d. Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe

e. Bình đẳng giới trong tham chính

3. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

a. Chung cho công tác Quản lý khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường

b. Quản lý, khai thác rừng

c. Quản lý và khai thác đất và tài nguyên khác

d. Phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của thiên tai và biến đổi khí hậu

e. Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh

f. Xử lý nước thải và rác thải sản xuất

g. Xử lý nước thải, rác thải và vệ sinh môi trường nông thôn

4. AN NINH, QUỐC PHÒNG

a. Chung cho lĩnh vực

b. An ninh và phòng chống tội phạm

c. Quốc phòng

d. Khác …..

Page 42: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 42 -

5. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN

a. Chung cho lĩnh vực

b. Cải cách hành chính

c. Phát triển nhân lực, xây dựng chính quyền

d. Dân chủ cơ sở

e. Tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác tư pháp

f. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo

g. Khác….

C. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG

Các nhóm giải pháp chung này lấy ra từ phần các nhiệm vụ, giải pháp tổng quát của ngành lớn và phân thành các chủ đề khác nhau. Mục đích của phần này là giúp huyện xây dựng thành nhóm các giải pháp trọng tâm để hình thành các công tác chỉ đạo thực hiện. Nói khác hơn, phần này giống như phần tổng hợp theo chiều ngang các nội dung trọng tâm của các ngành (trước đó được tổng hợp theo chiều dọc) để lãnh đạo huyện dễ theo dõi và chỉ đạo.

(Các giải pháp chung, các giải pháp liên ngành, lĩnh vực - không nêu ở phần giải pháp cụ thể cho từng ngành. Nhóm giải pháp này đóng góp cho việc đạt được mục tiêu tổng quát chung và từng lĩnh vực lớn và cả mục tiêu cụ thể của các ngành)

Đối với địa phương có thể là các giải pháp chung về

1. Cải cách hành chính. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lục và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước.

2. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng hợp lý và hiệu quả

3. Thực hiện cơ chế chính sách hợp lý. Bao gồm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, cải cách môi trường kinh doanh của địa phương

4. Phát triển khoa học, công nghệ

5. Phát triển nguồn lực có chất lượng

6. Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội

7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tổng hợp xã hội

8. Dự kiến các Chương trình phát triển, các dự án đầu tư trọng điểm năm X+1 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ có tính liên ngành của Kế hoạch năm.

Page 43: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

- 43 -

9. Các nhóm giải pháp khác theo yêu cầu quản lý của địa phương.

D. DANH MỤC DỰ ÁN

1. Khung kế hoạch đầu tư III.6.A

Đây là biểu kế hoạch đầu tư được huyện thống nhất đưa vào kế hoạch ưu tiên bố trí nguồn lực căn cứ vào kết quả cuộc họp rà soát đánh giá khả thi và phân bổ nguồn lực tại sau bước 4 trong quy trình.

2. Khung đề xuất kế hoạch III.6.B

Đây là danh mục các hoạt động đề xuất thực hiện và bố trí nguồn lực khi khai thác được. Mức độ ưu tiên của danh mục này thấp hơn so với III.6.A và chưa thể xác định được nguồn kinh phí để cơ cấu. Các hoạt động trong danh mục này sẽ là danh mục đầu tư sẵn sàng để có thể ra quyết định đầu tư nếu khai thác được nguồn lực phù hợp.

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phần này nêu rõ cách thức tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ giữa các ngành, các bên liên quan, trách nhiệm chỉ đạo, báo cáo ...vv nhằm đảm bảo kế hoạch huyện được thực hiện và là căn cứ quyết định kế hoạch của các ngành.

Page 44: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ

TA

Y HƯỚ

NG

DẪ

N LẬ

P K

HP

T K

TX

H H

ÀN

G NĂ

M CẤ

P H

UYỆ

N

MẪ

U I

II.6

.A -

KH

UN

G K

Ế H

OẠ

CH

ĐẦ

U TƯ

ây l

à D

anh

mục

các

hoạ

t độ

ng ư

u ti

ên của

huyện

đượ

c tổ

ng hợ

p từ

các

kế

hoạc

h ư

u ti

ên n

gành

. Mẫu

biể

u đư

ợc

chuẩ

n bị

tro

ng

Biể

u E

xcel

riê

ng]

Page 45: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ

TA

Y HƯỚ

NG

DẪ

N LẬ

P K

HP

T K

TX

H H

ÀN

G NĂ

M CẤ

P H

UYỆ

N -

HỆ

THỐ

NG

BẢ

NG

BIỂ

U

45

MẪ

U I

II.6

.B -

KH

UN

G H

OẠ

T ĐỘ

NG

ĐỀ

XUẤ

T

[Đây

Dan

h mục

các

hoạ

t độ

ng đề

xuất

chư

a xá

c đị

nh r

õ ng

uồn

vốn đư

ợc

tổng

hợ

p từ

các

kế

hoạc

h đề

xuấ

t củ

a ng

ành.

Dan

h mục

hoạ

t độ

ng n

ày sẽ

là n

guồn

hoạ

t độ

ng để

huyệ

n ph

ân bổ

kinh

phí

khi

huy

độn

g đư

ợc

tron

g nă

m kế

hoạc

h. M

ẫu b

iểu đư

ợc

chuẩ

n bị

tron

g B

iểu

Exc

el r

iêng

]

Page 46: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ

TA

Y HƯỚ

NG

DẪ

N LẬ

P K

HP

T K

TX

H H

ÀN

G NĂ

M CẤ

P H

UYỆ

N -

HỆ

THỐ

NG

BẢ

NG

BIỂ

U

46

MẪ

U I

II.6

.A.1

- D

AN

H M

ỤC

HOẠ

T ĐỘ

NG

ƯU

TIÊ

N N

NH

ây là

Dan

h mục

các

hoạ

t độn

g ư

u ti

ên của

ngà

nh đượ

c tổ

ng hợ

p từ

kế

hoạc

h xã

các đề

xuấ

t riê

ng của

ngà

nh]

Năm

kế

hoạc

hN

gành

Thờ

i gia

nĐịa

điể

mN

gười

chị

u tr

ách

nhiệ

mTổn

gN

gân

sách

Dân

góp

Đề

xuất

12

34

56

78

910

1112

1314

Ưu tiên

Tên

ngu

ồn

vốn

Ngu

ồn lự

c dự

kiế

n (T

riệu

đồn

g)Tổ

chứ

c thự

c hiện

KẾ

HOẠ

CH

ĐẦ

U TƯ

ƯU

TIÊ

N CỦ

A N

NH

STT

Hoạ

t độn

gSố

lượn

VT

Page 47: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ

TA

Y HƯỚ

NG

DẪ

N LẬ

P K

HP

T K

TX

H H

ÀN

G NĂ

M CẤ

P H

UYỆ

N -

HỆ

THỐ

NG

BẢ

NG

BIỂ

U

47

MẪ

U I

II.6

.B.1

- D

AN

H M

ỤC

HOẠ

T ĐỘ

NG

ĐỀ

XUẤ

T N

NH

ây là

Dan

h mục

các

hoạ

t độn

g ng

ành đề

xuấ

t thự

c hiện

như

ng c

hưa

xác đị

nh đượ

c ng

uồn

vốn

có th

ể kh

ai th

ác]

Năm

kế

hoạc

hN

gành

Thờ

i gia

nĐịa

điể

mC

hịu

trác

h nh

iệm

Tổn

gD

ân g

ópĐề

xuất

12

34

56

78

910

1112

13

Số lư

ợng

KH

UN

G K

Ế H

OẠ

CH

ĐỀ

XUẤ

T C

A R

Õ N

GUỒ

N VỐ

N

STT

Hoạ

t độn

VT

Ưu tiên

Tổ

chứ

c thự

c hiện

Ghi

chú

Ngu

ồn lự

c dự

kiế

n (T

riệu

đồn

g)

Page 48: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 48 -

PHỤ LỤC VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ

Page 49: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 49 -

PHỤ LỤC 1 - MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG

Chỉ tiêu kế hoạch định hướng là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tổng quát tình hình KTXH của huyện. Cơ quan cấp trên của chính quyền huyện giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của địa phương thông qua các chỉ tiêu này. Ngoài ra, để phản ánh các mục tiêu kế hoạch ưu tiên, tùy theo từng năm, có thể có một vài chỉ tiêu mới được bổ sung hoặc điều chỉnh.

Để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch cũng như nâng cao tính tập trung của kế hoạch, UBND huyện nên cân nhắc và nghiên cứu đề xuất cơ quan cấp trên giới hạn phạm vi các chỉ tiêu định hướng để phù hợp với khả năng thực hiện của của địa phương.

Sau đây là danh mục tham khảo một số chỉ tiêu cơ bản có thể lựa chọn đưa vào bộ chỉ tiêu kế hoạch định hướng.

1. Các chỉ tiêu xã hội: 1. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

2. Giá trị tăng thêm tính trên một đầu người (VA/người)

3. Tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi (tính theo từng các cấp học)

4. Tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia (tính theo từng cấp học)

5. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

6. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

7. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên

8. Tỷ lệ hộ gia đình, thôn, bản, xã (phường) đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

9. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế.

10. Tổng số học sinh đầu năm học

11. Số xã công nhận đạt chuẩn phổ cập (MN 5 tuổi, TH đúng độ tuổi, THCS)

12. Số thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng

13. Số xã có nhà văn hóa

14. Số xã có Trung tâm TDTT

15. Tỷ lệ xã có bưu điện văn hóa xã

16. Tỷ lệ học sinh bỏ học

17. Số lao động được đào tạo nghề

18. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

19. Số xã không có tệ nạn ma túy, mại dâm

20. Số xã đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em

21. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện

Page 50: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 50 -

22. Tổng số lao động đang làm việc

23. Số lao động được tạo việc làm trong năm

24. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn

25. Số người tham gia xuất khẩu lao động

2. Các chỉ tiêu kinh tế: 1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chung và 3 nhóm ngành kinh tế

2. Cơ cấu ngành kinh tế (tính theo 3 nhóm ngành)

3. Thu – chi ngân sách

4. Nhu cầu vốn đầu tư năm kế hoạch

5. Tổng diện tích gieo trồng, sản lượng lương thực, đàn gia súc

6. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn

7. Tổng số hợp tác xã (trong đó: thành lập mới)

3. Chỉ tiêu môi trường: 1. Tỷ lệ che phủ rừng.

2. Tỷ lệ dân cư/ hộ gia đình người sử dụng nước hợp vệ sinh.

3. Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh.

4. Tỷ lệ xã có hệ thống thu gom rác thải tập trung.

5. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý

6. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4. Các chỉ tiêu thuộc chương trình giảm nghèo quốc gia 1. Số hộ được vay vốn tạo việc làm

2. Số lượt người được tham gia chương trình khuyến nông - lâm - ngư, chuyển

giao kỹ thuật và hướng dẫn cách làm ăn

3. Số người nghèo được miễn, giảm học phí học nghề

4. Số cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực tham gia công tác giảm nghèo các

cấp.

5. Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở

6. Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng trợ giúp pháp lý miễn phí.

Trong số các chỉ tiêu trên, nhóm I, II, III là các chỉ tiêu phản ánh mục tiêu tổng hợp phát triển KTXH của huyện. Nhóm IV nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo. Các chỉ tiêu nhóm IV là các chỉ tiêu đặc biệt, áp dụng đến năm 2010 và có gắn trực tiếp với nguồn vốn ngân sách cam kết bảo đảm.

Page 51: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 51 -

PHỤ LỤC 2 - PHƯƠNG PHÁP DỰ TÍNH CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

1. Đặt vấn đề

Hiện tại, ở nhiều địa phương người ta vẫn có tập quán ước định chỉ tiêu kế hoạch năm tới thông qua số liệu của năm hiện tại. Cách làm này trên thực tế nhiều khi mang tính cảm tính và không phản ánh đúng thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Diễn biến KTXH thường rất phức tạp, khó dự đoán nhưng không hàm chứa đột biến nhất là đối với những chỉ số phát triển tổng hợp liên quan đến các ngành lớn. Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng sự thay đổi về điều kiện KTXH của một địa phương trong điều kiện không có những tác động ngoại cảnh lớn (chiến tranh, thiên tai quy mô lớn) thường mang tính xu hướng trong thời gian vài năm.

Như vậy, nếu có đầy đủ số liệu thống kê theo chuỗi thời gian, người ta có thể dự đoán được tương đối chuẩn xác diễn biến của năm tới. Nếu kết hợp với các phân tích khác về bối cảnh, những biến động bên ngoài (cơ hội, thách thức) ..vv người ta hoàn toàn có thể xác định được chỉ tiêu phát triển của năm tới một cách hợp lý. Cách làm này sẽ khắc phục được điểm yếu của việc xác định mục tiêu/ chỉ tiêu năm tới dựa vào năm hiện tại cũng như tránh được thực tế chỉ tiêu "năm sau cao hơn năm trước".

Quan sát ví dụ về tốc độ gia tăng Giá trị sản xuất (GO) qua các năm có thể thấy tốc độ gia tăng hàng năm có diễn biến xoay quanh đường xu hướng. Việc số liệu năm sau cao hơn hay thấp hơn một chút so với năm hiện tại sẽ là hệ quả của các giải pháp can thiệp và huy động nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao tổng giá trị sản xuất của huyện.

Phần này của Sổ tay sẽ giới thiệu công cụ lý thuyết giúp các bên tham gia vào công tác lập kế hoạch cấp huyện có được cơ sở lý luận đơn giản để dự tính các chỉ tiêu kế hoạch.

Biểu đồ 1 - Biến động Giá trị sản xuất qua các năm

11.5

12

12.5

13

13.5

14

14.5

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Page 52: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 52 -

2. Vài nét về ước tính chỉ tiêu kế hoạch bằng xu thế

Để có thể tính được chỉ tiêu kế hoạch người ta cần có chuỗi số liệu trong nhiều năm (tối thiểu là 5 năm theo sau sự thay đổi nhiệm kỳ chính quyền với nhiều thay đổi tiềm tàng về chính sách).

Số liệu đầu vào của một chỉ số thường do ngành tự thu thập hoặc dựa trên nguồn của thống kê (nếu có). Thứ tự các công đoạn tính toán như sau:

2.1. Bước 1: Thu thập số liệu và đưa vào bảng số liệu diễn biến qua các năm

Chỉ số Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm X X+1

Giá trị X =X*(1+k)

Tỷ lệ biến động x =x+k

Gia tăng hàng năm

Hệ số xu hướng k

Nguồn: Ngành ..../ Chi cục Thống kê

� Lưu ý:

Cần loại trừ các số liệu của những năm phát sinh không phù hợp với xu thế (quá cao hoặc quá thấp). Các số liệu không phù hợp với xu thế có thể do khâu thu thập không chính xác hoặc do có diễn biến không bình thường (về chính sách/ thiên tai ...vv) gây ảnh hưởng nặng nề, đột biến đến nền kinh tế. Việc loại bỏ này giúp đánh giá đúng xu thế diễn biến. Số liệu bất thường của năm loại bỏ có thể được thay thế bằng số trung bình của năm kế trước và kế sau của năm đó (để đảm bảo chuỗi số được liên tục).

2.2. Bước 2: Tính mức tăng trung bình năm và lấy hệ số xu hướng

Đối với cấp huyện, chỉ nên sử dụng phương pháp tính Hệ số xu hướng biến động bằng phép trung bình số học để giảm bớt sự phức tạp cho người thực hiện (mặc dù kết quả kém chính xác hơn so với phương pháp sử dụng hàm Logarit). Các bước cụ thể như sau:

+ Tính tỷ lệ biến động của năm sau so với năm trước

Tỷ lệ biến động = (Giá trị năm sau - Giá trị năm trước)/Giá trị năm trước

+ Tính tốc độ gia tăng hàng năm

Tốc độ gia tăng hàng năm = Tốc độ gia tăng năm sau - Tốc độ gia tăng năm trước

+ Tính Hệ số xu hướng (Bình quân gia tăng hàng năm theo số năm quan sát)

Hệ số xu hướng = Bình quân tốc độ gia tăng hàng năm

2.3. Bước 3: Dự tính mức tăng năm X+1

Mức tăng của năm KH (X+1) được xác định từ con số gia tăng năm gốc (X) có sự điều chỉnh theo hệ số xu hướng.

Page 53: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 53 -

Mức tăng năm X+1 = Mức tăng năm X + Hệ số xu hướng.

Phương pháp tính toán này có thể áp dụng đối với các chỉ tiêu có dùng đơn vị tính quy chuẩn (sản lượng, số lượng cái, chiếc ...vv) và không chịu ảnh hưởng của biến động giá cả.

Trong trường hợp sử dụng để tính Tốc độ gia tăng GTSX (GO), Giá trị Gia tăng ...vv thì phải áp dụng công cụ quy đổi giá trị giữa giá cố định, giá hiện hành. Cách tính cụ thể như trong phần sau.

3. Phương pháp dự tính Một số chỉ tiêu đặc thù

3.1. Các chỉ tiêu xã hội

a. Tỷ lệ hộ nghèo:

Chỉ tiêu này phản ánh số hộ còn nằm trong diện nghèo (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015) so với tổng số hộ dân cư của huyện. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo, là chỉ tiêu xã hội quan trọng nhất.

Chỉ tiêu này có thể tính theo 2 cách tiếp cận:

Cách 1: sử dụng chỉ tiêu mục tiêu trong CTMTQG về giảm nghèo để xác định cho địa phương.

Cách 2: căn cứ vào thực tế giảm nghèo đạt được ở địa phương qua các năm để tính cho năm KH.

Các bước áp dụng cho cách 2:

1. Thống kê số liệu về tỷ lệ hộ nghèo qua các năm và tính tỷ lệ hộ nghèo giảm được hàng năm (năm sau so với năm trước).

2. Tính tỷ lệ giảm hộ nghèo trung bình hàng năm: có nhiều cách tính trung bình nhưng có thể theo cách đơn giản nhất là tính theo bình quân số học, tức là lấy tổng số tỷ lệ hộ nghèo giảm đuợc chia cho số năm trong chuỗi số liệu nghiên cứu.

3. Xác định tỷ lệ hộ nghèo năm kế hoạch: Lấy tỷ lệ hộ nghèo năm gốc trừ mức giảm bình quân tỷ lệ hộ nghèo hàng năm.

b. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (VA/người):

Chỉ tiêu này thực chất phản ánh mức thu nhập bình quân trên đầu người (gọi là VA/người). Ở cấp huyện, việc tính trực tiếp VA gặp phải nhiêu khó khăn, vì vậy chỉ tiêu này thường được tính từ tổng giá trị sản xuất (GO), sau đó điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm phần giá trị chi phí trung gian (hoặc điều chỉnh theo tỷ lệ giá trị tăng thêm so với GO). Các bước thực hiện xây dựng chỉ tiêu như sau:

(1) Tính GO năm (X+1): GOX+1 = GOX (1+gX+1)

Trong đó:

Page 54: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 54 -

- GOX là giá trị sản xuất năm gốc (phải được tính theo giá hiện hành.).

- gX+1 là: tốc độ tăng trưởng GO năm KH so với năm gốc (xem phương pháp tính ở phần các chỉ tiêu kinh tế).

(2) Xác định giá trị gia tăng (VA) năm KH của huyện:

VAX+1 = GOX+1 x Hệ số quy đổi

Để bảo đảm tính chính xác của giá trị gia tăng, chúng ta cần có hệ số quy đổi áp dụng cho từng huyện hoặc từng tỉnh. Nhưng thực tế hiện nay chưa có bảng hệ số quy đổi này. Vì vậy Hệ số quy đổi từ GO thành VA hiện nay chúng ta sử dụng bảng hệ số quy đổi áp dụng cho từng vùng do Tổng cục Thống kê cung cấp (xem phần hướng dẫn thống kê: Những hệ số cơ bản của Hệ thống Tài khoản Quốc gia năm 1997).

(3) Tính giá trị tăng thêm bình quân đầu người

VA/ngườiX+1 = VAX+1 / dân số năm (X+1)

c. Các chỉ tiêu về phát triển giáo dục của huyện

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi: phản ánh số học sinh trong độ tuổi đến trường (của từng cấp học) được đi học so với tổng số học sinh trong độ tuổi. Chỉ tiêu này phản ánh mục tiêu về phát triển giáo dục của huyện

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Phản ánh số trường học các cấp đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia so với tổng số trường học trên địa bàn huyện.

Các chỉ tiêu (3, 4) trên được xác định căn cứ vào mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra trong các chương trình phổ cập giáo dục của huyện và thực tế đạt được về tỷ lệ phổ cập năm gốc.

Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (TLLĐQĐT): phản ánh số lao động qua đào tạo (tính tất cả các loại hình đào tạo) so với tổng số lực lượng lao động của huyện. Chỉ tiêu này phản ánh mục tiêu về chất lượng của lực lượng lao động trên địa bàn huyện. Xác định tỷ lệ này trong năm KH cũng có thể tiếp cận theo hai cách:

(1) Căn cứ vào mục tiêu nâng cao trình độ lao động của địa phương, xác định con số cho năm KH và đây là cơ sở để xác định các cách thức thực hiện việc bảo đảm mục tiêu đặt ra.

(2) Căn cứ vào xu hướng gia tăng của tỷ lệ lao động qua đào tạo của các năm trước để tính cho năm KH

TLLĐQĐT năm (X+1) = TLLĐQĐT năm X (1+ g)

trong đó: (g) là tốc độ tăng bình quân TLLĐQĐT hàng năm, (g) được tính trung bình từ các số liệu năm gốc theo cách tính trung bình đơn giản nhất là bình quân số học.

Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Page 55: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 55 -

Đây là chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế, phản ánh số trẻ em từ 5 tuổi trở xuống trong tình trạng suy dinh dưỡng chung so với tổng số trẻ em ở độ tuổi đó.

Chỉ tiêu 7: Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên

Đây là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa tỷ suất sinh và tỷ suất chết của dân số.

Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ hộ gia đình, thôn, bản, xã đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

Phản ánh số gia đình, số thôn (bản), xã đạt tiêu chuẩn văn hóa so với tổng số hộ gia đình (thôn, bản, xã ).

Chỉ tiêu 9: Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế

Phản ánh tình trạng tham gia bảo hiểm y tế của địa phương, bao gồm cả số người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và bắt buộc theo chế độ của nhà nước.

Các chỉ tiêu 6,7,8,9 nêu trên được xác định căn cứ vào mục tiêu đã xác định trong các chương trình phổ chương trình chống suy dinh dưỡng, chương trình dân số và KHH gia đình, chương trình xây dựng gia đình văn hóa và chương trình phát triển bảo hiểm y tế.

3.2. Các chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp

a. Chỉ tiêu 1: Tốc độ tăng giá trị sản xuất (GO):

Thể hiện sự so sánh mức độ gia tăng quy mô tổng GTSX (gồm chi phí trung gian và giá trị gia tăng) qua các năm từ các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Chỉ tiêu này đặt ra mục tiêu năm KH quy mô nền kinh tế huyện phải tăng được bao nhiêu % so với năm gốc.

Để tính chỉ tiêu này, chúng ta sử dụng phương pháp ước tính theo xu thế. Cách này đảm bảo sự phù hợp của chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GO với xu hướng chung trong nhiều năm qua. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Thống kê số liệu về GO theo giá cố định (quy đổi GO từ giá hiện hành về giá cố định theo phương pháp của ngành thống kê) của huyện đã đạt được trong nhiều năm.

Bảng: Giá trị sản xuất huyện ……

(đơn vị tính: triệu đồng)

Năm t0 t1 ... tn

GO

Sau khi có số liệu thống kê, cần loại trừ các số liệu của những năm phát sinh không phù hợp với xu thế (quá cao hoặc quá thấp). Các số liệu không phù hợp với xu thế có thể do thống kê không chính xác hoặc do có sự diễn biến không bình thường trong năm đó về sản xuất của các ngành kinh tế. Việc loại bỏ này làm cho phương án tăng trưởng tính toán trở nên chính xác hơn theo nghĩa phản ánh đúng xu thế hơn. Số liệu bất thường của năm loại bỏ có thể được thay thế bằng số trung bình của năm kế trước và kế sau của năm đó (để đảm bảo chuỗi số được liên tục).

Page 56: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 56 -

Bước 2: Tính mức tăng trung bình/năm về tốc độ tăng trưởng GO qua các năm trước (viết tắt là gt), cách đơn giản nhất là tính theo phương pháp bình quân số học. Theo phương pháp này, các bước tiến hành như sau:

Dựa vào bảng số liệu trên:

+ Tính tốc độ tăng GO năm sau so với năm trước

Công thức: (GOt+1 – GOt)/GOt

+ Tính tỷ lệ tăng hàng năm về tốc độ tăng trưởng GO: bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng GO năm sau trừ tốc độ tăng trưởng năm trước.

Bảng: Tính tốc độ tăng trưởng và mức biến động về tốc độ tăng trưởng

Năm (t) (1)

GO (tỷ đồng) (2)

Tốc độ tăng trưởng năm (t+1) so với (t) (3)

t0 t1 ... tn ∑

+ Tính mức tăng trung bình năm về tốc độ tăng trưởng GO: bằng cách lấy kết quả tổng của cột (4) chia cho số năm quan sát (n)

Bước 3: Xác định tốc độ tăng trưởng năm KH của huyện

Tốc độ tăng trưởng GO của năm KH (X+1) được xác định từ con số tốc độ tăng trưởng năm gốc (X) có sự điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trung bình năm về tốc độ tăng trưởng GO.

Công thức: gx+1 = gx (1+ mức tăng trung bình năm về tốc độ tăng GO).

b. Chỉ tiêu 2: Cơ cấu ngành kinh tế (theo GTSX )

Xác định cơ cấu ngành kinh tế năm KH là tính toán tỷ trọng (%) GO của từng ngành Nông – lâm – ngư nghiệp, ngành Công nghiệp – xây dựng và ngành Dịch vụ trong tổng GO toàn nền kinh tế huyện năm KH.

Phương pháp chung để tính chỉ tiêu cơ cấu ngành cũng dựa trên xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành của những năm trước và phương án tăng trưởng GO năm KH. Trên cơ sở kết quả tính toán sẽ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của năm KH.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định tốc độ tăng (giảm) bình quân năm về tỷ trọng GO của ngành Công nghiệp (tăng) và Ngành nông nghiệp (giảm). Để có con số này, cần tiến hành:

+ Thu thập số liệu về GO của toàn nền kinh tế huyện, của 2 ngành công nghiệp (CN) và nông nghiệp (NN) qua nhiều năm (yêu cầu: số liệu GO phải tính theo giá hiện hành)

Page 57: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 57 -

Bảng: Giá trị sản xuất giai đoạn ......

(đơn vị tính: tỷ đồng, giá hiện hành)

Năm t0 t1 t2 ....... tn

GO toàn nền kinh tế (tỷ đồng, giá hh)

GO ngành NN (%) GO ngành CN-XD (%)

+ Tính tỷ trọng của 2 ngành chiếm trong GO của toàn nền kinh tế huyện, đưa các số liệu vào Bảng sau.

Bảng: Tỷ trọng 2 ngành công nghiệp và nông nghiệp trong GO

Chỉ số t0 t1 t2 t3 ....... tn

Tỷ trọng NN (%) Tỷ trọng CN-XD (%)

+ Xác định tốc độ tăng (giảm) tỷ trọng bình quân năm về GO ngành Nông nghiệp qua các năm trước bằng phương pháp tính bình quân số học. Theo phương pháp này, chúng ta thực hiện và tính toán theo bảng sau đây:

Bảng: Tính toán trung gian tốc độ biến động trung bình tỷ trọng GO ngành NN

Năm (t) (1)

GO NN (2)

Tỷ trọng NN (3)

Mức tăng (giảm) tỷ trọng NN năm t so với t-1

(4)

Tốc độ (giảm) tỷ trọng NN năm t so với t-1

(5) t0

t1

...

tn

Từ đó, tốc độ tăng (giảm) trung bình năm về tỷ trọng GO ngành Nông nghiệp huyện trong cơ cấu kinh tế được tính theo công thức:

GNN = ∑ (cột 5)/n (n là số năm quan sát số liệu)

+ Xác định tốc độ tăng bình quân năm về tỷ trọng GO ngành Công nghiệp:

Tương tự như cách tính đối với ngành Nông nghiệp, ta có:

Bảng: Tính tốc độ biến động trung bình tỷ trọng GO ngành CN

Năm (t) (1)

GO CN (2)

Tỷ trọng CN (3)

Mức tăng tỷ trọng CN năm (t) so với (t-1)

(4)

Tốc độ tăng tỷ trọng CN năm (t) so với (t-1)

(5) t0 t1 ...

Page 58: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 58 -

tn

Từ đó tốc độ tăng trung bình về tỷ trọng GO ngành Công nghiệp huyện những năm trước là:

GCN = ∑ (cột 5)/n (n là số năm quan sát)

Bước 2: Tính tỷ trọng 2 ngành Nông nghiệp và Công nghiệp trong tổng GO năm KH

Từ tỷ trọng của 2 ngành Công nghiệp và Nông nghiệp năm gốc (tức là trước năm KH) và tốc độ tăng (giảm) bình quân của 2 ngành, việc xác định tỷ trọng 2 ngành Công nghiệp và Nông nghiệp năm KH của huyện được xác định như sau:

( )NNNNKH

NN gTTTT += 10

( )CNCNKH

CN gTTTT += 10

Bước 3: Tính tỷ trọng ngành Dịch vụ năm KH của huyện. Việc xác định tỷ trọng ngành Dịch vụ thời kỳ KH được tính như sau:

( )NNCNDV TTTTTT +−= 1

DVTT : Tỷ trọng DV; CNTT : Tỷ trọng CN; NNTT : Tỷ trọng NN

Lưu ý: sau khi tỷ trọng ngành dịch vụ được tính toán trên cơ sở những tính toán cụ thể của 2 ngành NN và CN, nếu thấy có sự bất cập (không hợp lý) về tỷ trọng ngành DV thì cần có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp.

Bước 4: Tổng hợp tính toán số liệu GO và cơ cấu ngành năm KH của huyện:

Dựa vào phương án tăng trưởng được chọn phù hợp, tính toán được GO toàn nền kinh tế huyện, căn cứ vào tỷ trọng GO của từng ngành tính toán được ở trên, các giá trị GO của từng ngành (i) (theo giá hiện hành) được tính theo công thức:

KHKHi

KHi GOTTGDP *=

Tổng hợp và đưa vào bảng giá trị GO và cơ cấu ngành theo GO năm KH của huyện, theo các mẫu bảng sau:

Bảng: GO theo ngành năm kế hoạch

Đơn vị: Tỷ đồng, giá hiện hành

GO theo ngành Năm gốc Năm KH Tăng, giảm

Nông nghiệp CN - XD Dịch vụ Tổng cộng

Page 59: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 59 -

Bảng: Cơ cấu ngành theo GO năm kế hoạch

Đơn vị: %

Ngành Năm gốc Năm KH Tăng giảm

Nông nghiệp CN - XD Dịch vụ

c. Chỉ tiêu 3: thu – chi ngân sách.

Chỉ tiêu thu – chi ngân sách bao gồm 2 chỉ tiêu cấu thành là thu và chi ngân sách. Hai chỉ tiêu này có phương pháp lập kế hoạch theo hai hướng khác nhau. Cụ thể như sau:

..3.2.c.1 Chỉ tiêu thu ngân sách

Chỉ tiêu này được xác định dựa trên cơ sở tổng nguồn thu NSNN trên địa bàn, được thực hiện chủ yếu từ thuế, ngoài ra còn thu từ các khoản phí, khoản thu từ cho thuê, bán tài sản, quyền sử dụng đất, xổ số và viện trợ của nước ngoài.

Trên thực tế, số thu từ thuế có mối quan hệ với qui mô GO trên địa bàn (theo giá hiện hành). Do đó việc lập KH thu NSNN sẽ dựa trên mối quan hệ giữa số thu ngân sách và GO. Có thể hiểu phương pháp này căn cứ vào qui luật quan hệ tỷ lệ, cho biết số % tăng số thu ngân sách trên địa bàn huyện khi GO theo giá hiện hành của địa phương đó tăng lên 1% so với năm trước. Các bước lập KH thu ngân sách bao gồm:

- Bước 1: Lập bảng thống kê các số liệu về GTSX (GO) và số thu ngân sách theo giá hiện hành một số năm kỳ gốc.

Bảng: Giá trị sản xuất và số thu NSNN huyện ….

(đơn vị tính: triệu đồng, giá hiện hành)

Năm t0 t1 ... tn GO GO0 GO1 ... GOn Thu NSNN T0 T1 ... Tn

- Bước 2: Xác định tốc độ tăng trưởng GO và số thu ngân sách các năm

Tính tốc độ tăng GO năm sau so với năm trước (giá hiện hành)

Công thức xác định: gt = (GOt+1 – GOt)/GOt

Tính tốc độ tăng thu ngân sách:

Công thức xác định: rt = (Tt+1 – Tt)/Tt

(Trong đó r là tốc độ tăng thu ngân sách)

- Bước 3: Tính Hệ số quan hệ giữa thu NSNN và GTSX từng năm (tăng trưởng thu NSNN là bao nhiêu % khi GO tăng 1%).

Page 60: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 60 -

Hệ số QHt = rt/gt (Tốc độ tăng thu NSNN(t)/ Tốc độ tăng GOt)

- Bước 4: Xác định hệ số quan hệ giữa thu NSNN và GTSX năm KH

+ Xác định mức tăng/giảm hàng năm về hệ số quan hệ giữa thu NSNN và GO

Δr(t) = rt - rt-1

+ Xác định mức tăng tăng/giảm bình quân hệ số quan hệ giữa thu NSNN và GO

Công thức: Δr(1…t) = (Δr1 + Δr2 +.... Δrn)/n

Trong đó: Δr(1…t) là mức tăng tăng/giảm BQ hệ số quan hệ.

+ Xác định hệ số quan hệ giữa thu NSNN và GTSX năm KH

Hệ số QH(t) = Hệ số QH(t-1) + Δr(1…t)

- Bước 5: Xác định số thu và tốc độ tăng thu NSNN năm KH:

+ Tốc độ tăng thu NSNN năm KH

Công thức: rt = gn(t) x Hệ số QH(t)

Trong đó gn là tốc độ tăng trưởng GO theo giá hiện hành. Nếu không có tốc độ tăng trưởng GO theo giá hiện hành, chúng ta tính con số này dựa trên tốc độ tăng trưởng GO theo giá cố định và chỉ số lạm phát dự kiến năm KH. Công thức cụ thể như sau:

gn(t) = g(t) + CPI(t) + g(t) x CPI(t)

Trong đó: gn(t): Tốc độ tăng trưởng GO hiện hành

g (t): Tốc độ tăng trưởng GO theo giá cố định

CPI(t): Tỷ lệ lạm phát dự kiến năm KH

+ Số thu NSNN năm KH (giá hiện hành năm KH):

Tt = Tt x (1 + rt)

..3.2.c.2 Chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu chi NSNN trên địa bàn huyện năm KH được xác định dựa trên cơ sở tổng số các khoản chi dự kiến sẽ diễn ra trên địa bàn. Các khoản chi bao gồm:

- Chi thường xuyên

- Chi từ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn (nếu có).

- Chi cho các dự án đầu tư trên địa bàn (Có thể dự kiến nguồn và Đề xuất bổ sung)

- Các khoản chi từ NS cấp trên.

Page 61: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 61 -

- Chi trả nợ (nếu có)

- Các khoản chi khác ....

d. Chỉ tiêu 4: Nhu cầu vốn đầu tư xã hội

Nội dung: Chỉ tiêu nhu cầu vốn đầu tư xã hội phản ánh số vốn đầu tư xã hội cần thiết để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GO) trên địa bàn huyện năm KH.

Phương pháp: Căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng GO năm KH và xu thế thay đổi trong mối quan hệ giữa tăng trưởng GO và vốn đầu tư xã hội trong quá khứ để tính nhu cầu vốn cho năm KH.

Các bước thực hiện

Bước 1: Thống kê số liệu về GTSX (GO) và vốn đầu tư xã hội (I) qua các năm.

Bảng: Giá trị sản xuất và vốn đầu tư trên địa bàn huyện...

Đơn vị: Triệu đồng, giá hiện hành

Năm t0 t1 ... tn Gía trị sản xuất (GO) GO0 GO1 ... GOn Vốn đầu tư (I) T0 T1 ... Tn

Bước 2: Tính mức tăng về GTSX qua các năm:

Cách tính: ΔGOt = GOt - GOt-1

Trong đó: ΔGOt là mức tăng về GTSX năm t so với năm trước đó

Bước 3: Tính Hệ số gia tăng VĐT và GTSX từng năm

Cách tính: Lấy vốn đầu tư chia mức GTSX gia tăng.

HSI/GO(t) = It/ΔGOt

Trong đó: It là vốn đầu tư năm t, tính theo giá hiện hành

Bước 4: Tính Mức tăng hàng năm về Hệ số gia tăng giữa Vốn đầu tư và GTSX

Cách tính: Lấy Hệ số gia tăng VĐT và GO năm sau trừ Hệ số năm liền trước.

ΔHSI/GO(t) = HSI/GO(t) - ΔHSI/GO(t-1)

Trong đó: ΔHSI/GO(t) là mức tăng về Hệ số giữa Vốn đầu tư và GTSX năm t

Bước 5: Tính mức tăng trung bình hệ số gia tăng VĐT và GTSX:

Cách tính: Lấy kết quả tổng của Mức tăng Hệ số I/GO chia cho số năm quan sát

Mức tăng trung bình = (ΔHSI/GO1 + ΔHSI/GO2 + …. + ΔHSI/GOn)/n

Page 62: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 62 -

Bước 6: tính Hệ số gia tăng VĐT và GO năm KH

Công thức:

HSI/GO(t+1) = HSI/GO(t) + Mức tăng trung bình năm

Bước 7: Xác định mức tăng GO năm KH

Cách tính:

- Từ KH tăng trưởng kinh tế g(t+1) và tỷ lệ lạm phát dự kiến LFt+1 năm KH, tính GO năm KH theo giá hiện hành như sau:

GO(t+1)giáhh = GO(t)giáhh x (1 +gt+1) x (1 + LFt+1)

- Tính mức tăng GTSX (giá hiện hành):

∆GO(t+1)giáhh = GO(t+1)giáhh - GO(t)giáhh

Bước 8: Xác định nhu cầu vốn đầu tư xã hội cần có để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm KH:

Cách tính: Nhân Mức tăng GO năm KH với Hệ số gia tăng VĐT và GO:

I(t+1) = ∆GO(t+1)giáhh x HSI/GO(t+1)

Page 63: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 63 -

PHỤ LỤC 3 - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN PHÂN TÍCH SWOT TRONG LẬP KẾ HOẠCH2

1. Khái niệm và đặc điểm của ma trận SWOT

- SWOT là một thuật ngữ tiếng Anh được viết tắt từ các từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (Thách thức). Phân tích SWOT là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm, các cơ hội phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà một tổ chức/đơn vị phải đương đầu. Hiện nay, phân tích SWOT là một công cụ được sử dụng khá phổ biến trong lập Kế hoạch chiến lược cũng như trong phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia.

- Hai cấu thành chính của SWOT là các phát hiện từ bên trong (SW) và các phát hiện từ bên ngoài (OT):

S (điểm mạnh)

Các yếu tố nội bộ

O (Cơ hội)

Các yếu tố bên ngoài

W (điểm yếu)

Các yếu tố nội bộ

T(Thách thức)

Các yếu tố bên ngoài

+ Các yếu tố về tình hình bên trong được mô tả thông qua những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại bao gồm:

Điểm mạnh với các yếu tố như nguồn lực, công nghệ, bí quyết, động lực, các liên kết kinh tế ...vvcó thể được sử dụng để khai thác các cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực của các mối đe doạ;

Điểm yếu là điều kiện bên trong hoặc sự thiếu hụt có thể gây ảnh hưởng xấu đến vị thế cạnh tranh của một địa phương hay cản trở việc khai thác những cơ hội.

+ Các yếu tố về môi trường bên ngoài thể hiện qua mối đe doạ (thách thức) hay các cơ hội chưa được khai thác.

Cơ hội là đặc điểm hay hoàn cảnh bên ngoài có lợi cho nhu cầu của địa phương hoặc qua đó địa phương có thể tạo dựng các lợi thế cạnh tranh.

Thách thức là mối đe doạ từ xu hướng không thuận lợi hoặc một hoàn cảnh bên ngoài nào đó có thể ảnh hưởng xấu đến vị thế của địa phương.

2 Sử dụng từ nguồn tài liệu lập kế hoạch chiến lược theo dự án SLGP và nguồn trích dẫn của Tiến sĩ Luc V. Zwaenepoel – Tư vấn EU – Lập kế hoạch chiến lược vùng.

Page 64: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 64 -

2. Mục đích của việc phân tích SWOT:

- Nhằm xác định các lợi thế so sánh của địa phương

- Tạo điều kiện có cái nhìn tổng quát về sự phát triển trong năm kế hoạch

- Chỉ ra mục đích và các ưu tiên phát triển chủ chốt

- Dự báo về tương lai dựa trên các kết quả hiện tại

- Giúp tập trung các hoạt động vào những lĩnh vực đang có lợi thế và nắm bắt được các cơ hội mà chúng ta có được.

- Tạo sự đồng thuận cao trong xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hành động sẽ được thực thiện trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.

3. Qui trình phân tích SWOT sử dụng trong lập kế hoạch có sự tham gia

3.1. Vòng 1: Thảo luận để xác định bối cảnh cụ thể theo ngành/lĩnh vực.

Gồm các bước cụ thể như sau:

- Chia nhóm thảo luận (như: nhóm kinh tế, nhóm xã hội, nhóm tổ chức chính quyền...)

- Mỗi nhóm lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.

- Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá về lĩnh vực của nhóm dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.

- Biên tập, xóa bỏ những điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.

- Tổng hợp kết quả phân tích SWOT của các nhóm vào ma trận chung như hình sau:

Page 65: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 65 -

Hình 2. Ma trận phân tích SWOT - xác lập chiến lược và mục tiêu

Cơ hội O1 : O2 : O3 : …

Thách thức T1 : T2 : T3 : …

Điểm mạnh S1 : S2 : S3 : …

1 2

Điểm yếu W1 : W2 : W3 : …

3 4

3.2. Vòng 2: Xác lập chiến lược và mục tiêu,.

- Các nhóm thảo luận và đánh giá tương quan giữa những yếu tố nội tại hiện thời (Điểm mạnh so với Điểm yếu) cũng như những vấn đề tương lai (Cơ hội so với Thách thức) và quyết định nhóm nhân tố nào thắng thế thông qua hình thức biểu quyết hoặc thảo luận chuyên gia.

Căn cứ vào lựa chọn đó, kết quả thảo luận sẽ nằm trong nhóm sau:

(1) Sự kết hợp giữa Điểm mạnh và Cơ hội: Đây là lựa chọn tương đối sáng sủa ám chỉ bối cảnh tốt và thuận lợi trong tương lai (nhiều điểm mạnh và cơ hội tốt). Điều đó cũng có nghĩa là địa phương có thể quyết định chiến lược phát triển hướng tăng tiến với mục tiêu cao hơn so với năm/giai đoạn hiện tại chút ít.

(2), (3) Sự kết hợp giữa Điểm yếu/Cơ hội, Điểm mạnh/ Thách thức: Đây là những lựa chọn thể hiện bối cảnh tương lai có thể khá sáng sủa nhưng cũng nhiều nguy cơ hoặc mặc dù địa phương khá mạnh trong hiện tại nhưng tương lai là hoàn toàn không chắc chắn với rất ít cơ hội. Điều này là cơ sở để xác định một chiến lược duy trì mức phát triển hiện tại trong thời gian tới hơn là đẩy cao các mục tiêu.

(4) Sự kết hợp giữa Điểm yếu và Cơ hội: Đây là một lựa chọn khá bi quan với bức tranh tương lai chứa đầy những yếu tố bất lợi, bên trong thì rất nhiều sự yếu kém trong khi bên ngoài toàn nguy cơ khó lường. Khi gặp lựa chọn này, phương án phát triển trong năm/ giai đoạn tới nên điều chỉnh giảm thì khả năng đạt được các mục tiêu đề ra mới khả thi.

- Sau khi lựa chọn được hướng phát triển, ưu tiên về mục tiêu phát triển cũng như nguồn lực trong giai đoạn tới của địa phương sẽ dựa vào những yếu tố thành phần của các mối kết hợp: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế để tận dụng các cơ

Page 66: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 66 -

hội. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm để tận dụng cơ hội. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế để tránh các nguy cơ. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm để tránh các nguy cơ.

4. Một số lưu ý khi phân tích SWOT

4.1. Vận dụng SWOT trong việc xác định mục tiêu phát triển

Để ấn định mục tiêu cho ngắn, trung và dài hạn, cần phải:

- Tìm ra các chỉ tiêu cho phép lượng hoá những gì sẽ được thực hiện, khi nào và ở đâu.

- Thể hiện được khía cạnh định tính của mục tiêu.

4.2. Câu hỏi hướng dẫn phân tích SWOT

� Những Điểm mạnh của Địa phương/ ngành/ tiểu ngành Các câu hỏi chính Danh sách liệt kê các Điểm

mạnh Khi phân tích điểm mạnh, có thể xem xét theo 4 loại nguồn vốn tại địa phương mà ngành/ địa phương có thể tác động bao gồm: tự nhiên, xã hội/văn hoá, con người/xã hội, tài chính. Đặt những câu sau:

� Những nguồn lực mạnh nhất của địa phương là gì? � Những cơ hội kinh tế chính của địa phương là gì? � Có những cơ hội nào để tăng tối đa thế mạnh của các nguồn lực này? � Những nguồn lực nào có thể trở thành một thế mạnh nếu được hỗ trợ, thúc đẩy hoặc đầu tư?

Hãy liệt kê 3 điểm mạnh hàng đầu mà địa phương có thể phát huy

� Những thay đổi tích cực lớn nhất có thể xảy ra ở đâu? � Điểm mạnh nào dễ phát huy nhất?

1 2 3

Page 67: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 67 -

� Những Điểm yếu của Địa phương/ ngành/ tiểu ngành Các câu hỏi chính Danh sách liệt kê các Điểm

yếu Phân tích điểm yếu đối với địa phương, ngành, tiểu ngành có thể bắt đầu từ việc đánh giá những điểm chưa đạt được theo mong đợi và xác định lý do nào xét từ phía ngành/ tiểu ngành/ địa phương chưa thực hiện tốt. Sau khi xác định được, đặt những câu hỏi sau đây để xác minh:

� Những khó khăn nào có thể hạn chế việc đạt được mục tiêu phát triển của ngành/ tiểu ngành/ địa phương? � Những yếu kém hoặc vấn đề lớn nhất của của ngành/ tiểu ngành/ địa phương là gì? � Các doanh nghiệp phải đối mặt với những vấn đề nào khi làm việc với chính quyền địa phương hoặc các cấp chính quyền khác? � Đâu là vấn đềlàm hạn chế việc thực hiện các sáng kiến về phát triển doanh nghiệp và phát triển chung khác (ví dụ nhu cầu tái đào tạo, kinh nghiệm quản lý nghèo nàn)?

Hãy liệt kê 3 điểm yếu nhất mà địa phương cần giảm thiểu � Những điểm yếu nào là không thể thay đổi? (hãy loại bỏ) � Những thay đổi lớn nhất có thể xảy ra ở đâu? � Điểm yếu nào dễ khắc phục nhất?

1 2 3

� Các cơ hội đối với Địa phương/ ngành/ tiểu ngành Các câu hỏi chính Danh sách liệt kê các Cơ hội Khi phân tích cơ hội, cần đứng trên vai trò quản lý của ngành/ tiểu ngành/ địa phương để xác định những diễn biến tương lai có thể tác động tốt đến tình hình thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn lập kế hoạch (Chú ý các yếu tố bên ngoài mà bản thân ngành/ tiểu ngành/ địa phương không thể tác động được). Sau khi xác định các cơ hội, hãy đặt các câu hỏi sau đây:

� Những cơ hội nào có thể giúp tăng tối đa, tăng cường hay hỗ trợ các thế mạnh đã được xác định? � Các yếu kém đã được xác định có thể được cải thiện hoặc hỗ trợ như thế nào?

Hãy liệt kê 3 cơ hội hàng đầu mà địa phương cần khai thác � Những cơ hội nào không thể tận dụng được (loại bỏ)? � Những thay đổi lớn nhất có thể xảy ra ở đâu? � Cơ hội nào dễ khai thác nhất?

1 2 3

Các thách thức đối với Địa phương/ ngành/ tiểu ngành

Các câu hỏi chính Danh sách liệt kê các Thách thức

Thách thức là khái niệm chỉ những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình phát triển, quản lý ngành tại địa

Page 68: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 68 -

phương.Mục đích của phân tích nhằm xác định những thách thức và sau đó lập kế hoạch để phòng và giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng. Một số câu hỏi có thể sử dụng là:

� Cái gì có thể làm giảm tác dụng của những thế mạnh đã được xác định? � Cái gì có thể hạn chế việc tận dụng những cơ hội đã được xác định? � Những yếu kém nào có nguy cơ sẽ trở nên tồi tệ hơn – trong hoàn cảnh nào?

Hãy liệt kê 3 thách thức cần loại trừ � Những thách thức nào không thể loại trừ nổi (hãy loại bỏ)? � Những thay đổi tiêu cực lớn nhất có thể xảy ra ở đâu? � Thách thức nào dễ loại trừ nhất?

1 2 3

Page 69: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 69 -

PHỤ LỤC 4 - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN RÀ SOÁT VÀ LỒNG GHÉP KẾ HOẠCH XÃ - HUYỆN

1. Tổng quát về lồng ghép kế hoạch xã - huyện

1.1. Mục tiêu của Kết nối - Lồng ghép kế hoạch xã - huyện

+ Giúp các ban ngành chuyên môn cấp huyện có cơ sở để thực hiện rà soát, đánh giá, tổng hợp và phản hồi về từng hoạt động được đề xuất trong bảng kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã theo chức năng chuyên môn được giao;

+ Tăng cường sự gắn kết giữa kế hoạch của các ban ngành/ lĩnh vực cấp huyện và nhu cầu thực sự của người dân đã được phản ánh trong kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã;

+ Định hướng các nguồn lực đầu tư công theo hướng tập trung cho mục tiêu ưu tiên thông qua việc sử dụng công cụ rà soát minh bạch, khách quan.

1.2. Đối tượng sử dụng

- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện;

- Các phòng ban chuyên môn cấp huyện;

- UBND cấp xã.

1.3. Nguồn số liệu:

+ Biểu II.5.A - Biểu cập nhật mục tiêu, vấn đề, nguyên nhân và giải pháp (quy trình LKH cấp xã): Cung cấp thông tin đầu vào để rà soát, sửa đổi phần đánh giá, xác định nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp trong kế hoạch ngành và kế hoạch phát triển KT-XH cấp huyện.

+ Biểu II.5.B - Biểu tổng hợp hoạt động đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (quy trình LKH cấp xã):

+ Biểu II.6.A - Khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (quy trình LKH cấp xã): Cung cấp thông tin và số liệu đầu vào về danh mục các hoạt động trong Kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã đã cơ bản xác định được nguồn vốn đầu tư tiềm năng.

+ Biểu II.6.B - Khung đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (quy trình LKH cấp xã): Cung cấp các thông tin và số liệu đầu vào về danh mục các hoạt động đề xuất nhưng chưa khai thác được nguồn lực.

2. Tóm tắt các bước:

2.1. Tổng hợp Kế hoạch xã

Căn cứ Kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã dưới dạng phần mềm (bản điện tử) và bản cứng (bản in ra giấy có đóng dấu của UBND cấp xã) được xây dựng theo Hướng dẫn quy trình lập kế hoạch cấp xã do Sở Kế hoạch & Đầu tư ban hành, phòng TCKH sẽ tiến hành tổng hợp biểu II.5.A, II.5.B vào các biểu tương ứng III.5.A và III.5.B (trong phần mềm).

Page 70: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 70 -

2.2. Tinh lọc thông tin

Phòng TCKH thực hiện:

+ Kiểm tra tính phù hợp của các nội dung định tính (Vấn đề, nguyên nhân, mục tiêu, giải pháp) và phân loại đơn vị chịu trách nhiệm tại cấp xã. Ghi lại đánh giá về những nội dung không phù hợp vào cột “Ghi chú” trong biểu tổng hợp III.5.A.

+ Kiểm tra sự phù hợp về đơn vị chịu trách nhiệm liên quan tại cấp huyện đối với các hoạt động đề xuất trong biểu III.5.B.

+ Kiểm tra sự phù hợp trong xác định nguồn lực thực hiện dựa trên nội dung hoạt động theo nguyên tắc sau:

Nguồn vốn Ngân sách

Dự án

Dân góp

Đề xuất Ghi chú

Chưa rõ - - X X Hoạt động chưa xác định được nguồn lực thực hiện

Hoạt động sự nghiệp/ Thường xuyên

X X X X Các hoạt động theo chức năng quản lý ngành của xã, được thực hiện thường xuyên

Chương trình mục tiêu quốc gia

X X X - Các hoạt động dự kiến sử dụng kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia

Hoạt động Đầu tư XDCB/ Đầu tư phát triển khác

X X - - Đây là nhóm hoạt động được thực hiện chỉ bằng nguồn Ngân sách

Nguồn tài trợ khác

- X X X Đây là các hoạt động đề xuất tài trợ kinh phí từ nguồn khác (cộng đồng, tư nhân, Chương trình dự án khác ngoài Ngân sách)

(Các biểu III.5A, III.5.B, III.6.A, III.6.B là các biểu tổng hợp đã được thiết kế sẵn trong chương trình Excel dùng trong quá trình rà soát, phân tách, tinh lọc thông tin).

2.3. Phân loại nguồn thông tin theo đơn vị liên quan

Phòng TCKH sử dụng phần mềm tổng hợp đã được thiết kế sẵn, lọc các hoạt động trong biểu III.5.B theo phòng, ban cấp huyện và gửi biểu này cho đơn vị tương ứng xem xét.

2.4. Rà soát, lồng ghép thông tin

Dựa trên thông tin do phòng TCKH cung cấp, các phòng ban chuyên môn cấp huyện rà soát, xem xét và đánh giá thông tin đối với từng hoạt động của biểu III.6.A/B để làm cơ sở lồng ghép vào kế hoạch đề xuất của ngành mình trong năm tới bằng phương pháp chấm điểm theo tiêu chí như sau:

Page 71: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 71 -

a. Bộ Tiêu chí rà soát:

- Nhóm tiêu chí 1 (Tiêu chí loại trừ): Hoạt động sẽ bị loại trừ khi không thoả mãn tất cả các tiêu chí trong nhóm tiêu chí này, tức kết quả đánh giá là “Không” đối với các tiêu chí trong nhóm tiêu chí 1. Đối với những hoạt động thoả mãn tối thiểu 01 tiêu chí của nhóm tiêu chí 1 với kết quả đánh giá là “Có” thì sẽ đưa vào đánh giá tiếp ở nhóm tiêu chí 2.

TT Tiêu chí Đánh giá

Có Không 1.1 Là hoạt động thuộc các lĩnh vực được các Chương

trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ

1.2 Là hoạt động thuộc các lĩnh vực được các chương trình đầu tư của tỉnh, huyện hỗ trợ

1.3 Là hoạt động phù hợp với Quy hoạch phát triển KTXH của huyện/ tỉnh

1.4 Hoạt động có tính chất khẩn cấp cần phải xử lý ngay. KẾT QUẢ

- Nhóm tiêu chí 2 (Tiêu chí cho điểm): Chỉ đánh giá cho điểm đối với những hoạt động thoả mãn 01 trong các tiêu chí của nhóm tiêu chí 1. Sẽ đánh giá cho điểm đối với từng hoạt động tuỳ theo mức độ đáp ứng nhưng không được vượt quá mức điểm tối đa (điểm đánh giá từ 0 đến điểm tối đa của từng tiêu chí).

TT Tiêu chí Mức điểm tối đa

Điểm đánh giá

2.1 Hoạt động thuộc lĩnh vực mà các Ngành có trách nhiệm hỗ trợ.

2

2.2 Hoạt động có nêu cụ thể đóng góp của cộng đồng địa phương

2

2.3 Hoạt động phù hợp với nội dung và đối tượng hỗ trợ của Chương trình/ dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

2

2.4 Hoạt động thể hiện rõ mục tiêu, thời gian, số lượng, đơn vị tính, cơ quan chịu trách nhiệm và địa điểm triển khai

1

TỔNG CỘNG 7

Sau khi đánh giá cho điểm, các hoạt động sẽ được xếp thứ tự ưu tiên theo tổng số điểm từ cao xuống thấp. Khi xem xét lồng ghép và phân bổ kinh phí thực hiện sẽ căn cứ vào thứ tự ưu tiên xếp loại của từng hoạt động.

Trong trường hợp cần thiết, cũng có thể bổ sung tiêu chí xem xét để thúc đẩy, khuyến khích phát triển một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Mức độ cho điểm càng cao đối với mỗi tiêu chí sẽ thể hiện mức độ ưu tiên càng lớn đối với hoạt động đó.

Page 72: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 72 -

� Lưu ý:

+ Mức điểm tối đa này có thể điều chỉnh theo điều kiện của huyện; Tổ công tác kế hoạch huyện nên tổ chức cuộc họp, có mời lãnh đạo huyện tham dự để xác định tiêu chí (bố sung/ điều chỉnh), ấn định mức điểm để các phòng ban áp dụng.

+ Mức điểm tối đa tùy thuộc vào mục tiêu ưu tiên của huyện trong phát triển KTXH. Ví dụ, trong năm tới, huyện muốn hướng huy động các nguồn lực bên ngoài thì nên nâng điểm tối đa cho tiêu chí 2.2.

b. Cách thức thực hiện

Bộ tiêu chí như trình bày trên đây áp dụng để đánh giá các hoạt động đề xuất của cấp xã nằm trong biểu III.6.A/B. Cách thức tiến hành như sau:

(1) Với mỗi hoạt động trong biểu được cung cấp, lần lượt đánh giá mức độ thỏa mãn của hoạt động đối với mỗi tiêu chí.

+ Các hoạt động không thỏa mãn bất kỳ tiêu chí loại trừ nào thì sẽ bị loại và không phải tính điểm nữa. Chỉ những hoạt động thỏa mãn các tiêu chí loại trừ mới tiếp tục thực hiện tính điểm.

+ Đối với những tiêu chí cần có tài liệu tham chiếu như: quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, cấp tỉnh; Chính sách hỗ trợ đầu tư của TW, của tỉnh ... thì cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu tham khảo để kiểm tra mức độ đáp ứng.

(2) Tính điểm hoạt động theo từng tiêu chí, đưa tổng điểm vào cột Điểm, các bình luận khác ghi vào cột “Ghi chú” của biểu III.6.A/B.

(3) Sắp xếp thứ tự hoạt động theo mức điểm. Ngành có thể lựa chọn các hoạt động có điểm cao để đưa vào đề xuất kế hoạch ngành. Khi lựa chọn đưa vào đề xuất kế hoạch ngành, cần ghi rõ “Đồng ý đưa vào đề xuất của ngành”.

Lưu ý rằng, việc kết luận như vậy không đồng nghĩa với việc hoạt động sẽ được chấp thuận đầu tư mà nó chỉ có ý nghĩa rằng “Ngành đưa vào hoạt động đề xuất của ngành, tùy theo khả năng phân bổ vốn sau này, có thể hoạt động sẽ được hoặc không được thực hiện”

(4) Với một số hoạt động ngành cho rằng xã nên thực hiện thì có thể cung cấp thêm thông tin về nguồn lực có thể khai thác để xã có kế hoạch huy động.

Page 73: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 73 -

Sau khi rà soát, đánh giá theo bộ tiêu chí, các Ngành chức năng đưa các hoạt động đã đánh giá vào bảng dưới đây và phân chia theo các nhóm ngành kinh tế - xã hội.

Lĩnh vực hoạt động Tên hoạt động Điểm đánh giá Xếp hạng ưu tiên

I. Kinh tế

II. Văn hóa xã hội

III. Lao động việc làm

IV. Quản lý chính quyền

V. Môi trường

Thông tin trong bảng này là căn cứ để báo cáo và lồng ghép vào kế hoạch của ngành. Hướng dẫn lồng ghép vào kế hoạch ngành như trình bày trong mục 4.3 dưới đây.

Đồng thời, các nội dung phản hồi cần được ghi cụ thể vào cột “Ghi chú” của biểu III.6.A/B để gửi lại cho phòng TCKH tổng hợp và phản hồi cho UBND cấp xã.

2.5. Tổng hợp thông tin phản hồi và thông báo cho cấp xã

Khi nhận được các thông tin phản hồi từ phòng ban cấp huyện, phòng TCKH tiến hành tổng hợp vào biểu chung sau đó lọc riêng theo từng xã và gửi lại cho các xã.

Nguồn thông tin đã được đánh giá sẽ làm cơ sở để các xã điều chỉnh kế hoạch và rút ra những bài học nhằm cải thiện chất lượng kế hoạch của xã trong năm tới.

3. Lồng ghép kế hoạch cấp xã vào kế hoạch ngành cấp huyện:

Bước này được thực hiện sau khi đã rà soát hoặc chấm điểm. Với các hoạt động các ngành quan tâm, đồng ý đưa vào kế hoạch đề xuất ngành, cách thức thực hiện như sau:

3.1. Bước 1: Phân nhóm hoạt động

Thông thường các hoạt động đề xuất có thể chia thành các nhóm hoạt động sau đây:

� Nhóm hoạt động cứng:

Xây dựng kết cấu hạ tầng: Bao gồm các hoạt động liên quan đến xây dựng hạ tầng phục vụ xã hội (điện, đường, trường, trạm..), phục vụ sản xuất (kênh mương thủy lợi, hồ đập ...) và phục vụ quản lý nhà nước (xây dựng trụ sở, nhà công vụ …).

Mua sắm: Bao gồm trang bị máy móc, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi …

Page 74: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 74 -

� Nhóm hoạt động mềm:

Bao gồm các hoạt động đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng cường nâng cao năng lực nói chung. Nhiều khả năng các hoạt động loại này sẽ được phê duyệt thực hiện ngay trong năm, vì vậy, để nâng cao hiệu quả, nên tận dụng tối đa nhóm hoạt động này của các xã để hình thành kế hoạch ngành của huyện.

3.2. Bước 2: Tổng hợp vào nhóm hoạt động ngành

Nếu các hoạt động của ngành có thể lồng ghép nhóm hoạt động đã phân loại của xã tại bước 1 thì chỉ cần bổ sung thêm chi tiết về khối lượng, địa điểm, thời gian, kinh phí vào hoạt động đã có của ngành.

Nếu chưa có hoạt động của ngành thì cần hình thành hoạt động tổng quát cho tập hợp các hoạt động có cùng nội dung của các xã. Chẳng hạn, nhóm các hoạt động xây dựng công trình đường giao thông trong các xã sẽ được gộp chung thành hoạt động đại diện là “Xây dựng đường giao thông liên thôn” với địa điểm như các xã đã đề cập.

3.3. Bước 3: Hoàn thiện khung kế hoạch chi tiết ngành

Căn cứ khung kế hoạch chi tiết ngành, bổ sung các hoạt động đã tổng hợp ở trên và hoàn thiện khung kế hoạch ngành (mẫu III.3).

� Ghi chú:

Khi lồng ghép không nên quan tâm quá nhiều đến lượng kinh phí mà các xã đã đề xuất cho các hoạt động; Trong quá trình xây dựng kế hoạch của các xã, việc dự trù kinh phí thường khó chính xác.

Việc tổng hợp các hoạt động vào kế hoạch ngành chủ yếu quan tâm tới ý tưởng (làm gì, ở đâu, ai làm, nguồn vốn huy động từ đâu....); Đây là những ý tưởng sơ bộ rất sát thực với nhu cầu của địa phương.

Nhiệm vụ lồng ghép ở đây được hiểu là quá trình tham vấn để đưa ra chủ trương đầu tư, việc hoạt động được triển khai hay không là phụ thuộc vào khả năng huy động ngân sách trong năm kế hoạch.

Ngoài ra, trong thực tế do nguồn kinh phí hạn hẹp, nếu có nhiều xã cùng đề xuất một nhóm hoạt động giống nhau thì vẫn có thể cân nhắc đưa vào kế hoạch ngành nhưng triển khai tại nhóm xã.

Page 75: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 75 -

PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN THAO TÁC TỔNG HỢP THÔNG TIN KẾ HOẠCH CẤP HUYỆN TRÊN MÁY TÍNH

Các bước tổng hợp thông tin từ kế hoạch cấp xã như sau:

3.4. Bước 1: Thu thập biểu số liệu cấp xã

Từ 30/6 hàng năm, phòng TCKH chủ động liên lạc với các xã để đôn đốc và thu thập biểu số liệu kế hoạch đã được các xã tổng hợp trên phần mềm máy tính.

Sau khi thu thập được hết các biểu của các xã, lưu tập tin vào thư mục kế hoạch theo năm, tên biểu của các xã đặt theo tên của các xã hoặc đưa vào thư mục liên quan của từng xã (xem hình).

3.5. Bước 2: Cài đặt phần mềm

a. Hướng dẫn cài đặt

Tải biểu Tổng hợp thông tin cấp huyện (D-SEDP.rar) từ mạng Internet theo địa chỉ: www.sfdp.net/phan-mem-2/d-sedp.rar?attredirects=0&d=1

Đây là tập tin nén, để giải nén cần có phần mềm giải nén Winrar hoặc 7Zip. Các phần mềm này có thể tải về từ địa chỉ sau:

Đối với 7Zip

http://downloads.sourceforge.net/sevenzip/7z920.exe

Đối với Winrar

http://www.rarlab.com/rar/wrar51b1.exe

Sau khi tải phần mềm giải nén, thực hiện cài đặt. Khi cài đặt xong, mở biểu tổng hợp cấp huyện đã tải về, nhấn kép tập tin bieukh_tonghop_huyen.exe để cài đặt theo hướng dẫn. Nên đặt địa chỉ cài đặt vào ổ đĩa lưu trữ dữ liệu (ổ D chẳng hạn) để tránh mất mát thông tin.

Page 76: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 76 -

Sau khi cài đặt xong biểu tổng hợp thông tin, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện biểu tượng chương trình như hình bên. Từ lúc này, phần mềm đã sẵn sàng sử dụng.

Lưu ý:

Ứng dụng này chỉ sử dụng được tại các máy tính cài đặt phần mềm Microsoft Office 32 bit phiên bản từ 2003 trở lên.

Ứng dụng cài đặt này đã bật sẵn chế độ vận hành Macro trong Office. Với một số máy tính đã đóng băng, cần phải mở đóng băng, khởi động lại máy tính rồi mới cài đặt, sau đó tiến hành đóng băng lại như thông thường. Nếu chế độ vận hành với Macro đã tắt, có thể bật lại theo hướng dẫn ở mục 2.2 sau đây.

b. Hướng dẫn bật chế độ vận hành Macro

..3.5.b.1 Đối với máy tính có cài phần mềm Microsoft Office 2003

Các thao tác cài đặt như sau:

(1). Khởi động Excel;

(2). Chọn thực đơn Tools, sau đó chọn tiếp Macro và chọn tiếp Security;

(3). Chọn mức an ninh Medium và nhấn OK.

(4). Tắt Excel và khởi động lại biểu tổng hợp kế hoạch đã được cài đặt từ trước

(5). Nhấn Enable Macros (xem hình bên) để vào chương trình, kể từ lúc này người dùng đã có thể bắt đầu sử dụng chương trình.

..3.5.b.2 Đối với máy tính có cài phần mềm Microsoft Office 2007 trở lên

Page 77: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 77 -

Microsoft 2007 Microsoft 2010

Các thao tác cài đặt như sau:

(1). Khởi động Excel;

(2). Chọn thực đơn Home (đối với Office 2007 – xem hình trên) hoặc File (đối với Office 2010);

(3). Chọn mục Options, giao diện như hình bên sẽ hiện ra.

(4). Nhấn Trust Center sau đó nhấn nút Trust Center Settings (hình bên);

(5). Trong màn hình tiếp theo, chọn Macro Settings sau đó nhấn Enable all macros (not recomm....);

(6). Nhấn OK, tắt Excel, bật lại Excel và mở tại biểu tổng hợp kế hoạch huyện đã cài đặt trước đó.

(6). Nhấn Enable Macros (xem hình bên) để vào chương trình, kể từ lúc này người dùng đã có thể bắt đầu sử dụng chương trình.

Page 78: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 78 -

3.6. Bước 3: Tổng hợp thông tin

a. Giới thiệu chung

Khởi động chương trình bằng cách nhấn biểu tượng như hình bên (chương trình chỉ chạy được sau khi đã bật chế độ làm việc với Macro).

Giao diện chương trình sẽ xuất hiện như hình bên. Các chức năng chính của chương trình như sau:

(1) Tổng hợp kế hoạch xã: Cho phép đưa số liệu cấp xã vào biểu tổng hợp;

(2) Phân rã kế hoạch theo ngành: Phân loại kế hoạch của các xã đã được tổng hợp, rà soát thành các biểu riêng của từng ngành cấp huyện;

(3) Tổng hợp kết quả rà soát: Cho phép tổng hợp lại kết quả rà soát/ phản hồi của các ngành vào biểu chung.

(4) Phân rã kết quả tổng hợp theo xã: Cho phép tổng hợp kết quả rà soát từ các ngành chia theo biểu cấp xã để phản hồi cho cấp xã.

Lưu ý: Khi sử dụng các chức năng, cần chú ý các thông điệp của phần mềm để nắm được cách phản hồi phù hợp.

Tiến hành khai báo các thông tin cơ bản trong biểu Main như: Năm kế hoạch, năm báo cáo, tên huyện.... Các thông tin này sẽ được thể hiện trong các biểu liên quan.

b. Tổng hợp thông tin cấp xã

Các bước thực hiện như sau:

(1) Nhấn nút Tổng hợp kế hoạch xã;

(2) Lựa chọn chế độ tổng hợp nhiều xã hoặc một xã bằng cách nhấn nút Có hoặc Không từ thông điệp của chương trình;

(3) Lựa chọn thư mục chứa các kế hoạch cấp xã đã thu thập được hoặc chọn biểu kế hoạch cấp xã cần tổng hợp;

(4) Phần mềm sẽ tự tổng hợp số liệu và đưa ra các thông báo và câu hỏi liên quan. Số liệu sau khi tổng hợp sẽ được lưu trong Bảng III.5.B.

c. Rà soát thông tin kế hoạch của các xã

Cán bộ phòng TCKH cần thực hiện rà soát/ kiểm tra thông tin trong biểu tổng hợp III.5.B. Các nội dung cần kiểm tra bao gồm:

Page 79: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 79 -

• Kiểm tra phòng/ ban cấp huyện phụ trách rà soát hoạt động:

Nhiều khi cấp xã có sai sót trong khi xác định ban ngành phụ trách thực hiện hoạt động. Điều này dẫn đến sự sai lệch về phòng ban cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động. Một số ban ngành cấp xã được khai báo không phù hợp dẫn đến tại cấp huyện, phòng ban chịu trách nhiệm sẽ không xác định được. những nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Cán bộ phòng tài chính kế hoạch đọc tên hoạt động, đánh giá xem hoạt động này sẽ do đơn vị cấp huyện nào quản lý, phụ trách nếu được thực hiện.

+ Đối với các hoạt động có sai lệch về đơn vị quản lý cấp huyện hoặc ghi “Chưa xác định” tại cột “Phòng/ Ban chịu trách nhiệm”, chuyển sang cột Ban ngành, nhấn F3, hộp thoại hỗ trợ chọn đơn vị quản lý tương ứng cấp huyện sẽ hiển thị như hình dưới đây.

+ Chọn đơn vị quản lý tương ứng cấp huyện hoặc thêm đơn vị tương ứng cấp xã, chọn phòng ban cấp huyện và nhấn Hoàn thành.

Lưu ý: Trong trường hợp muốn thêm đơn vị quản lý cấp huyện, hãy chuyển sang cột “Phòng/ Ban chịu trách nhiệm”, nhấn F3 và bổ sung tên đơn vị quản lý cấp huyện ứng với đơn vị cấp xã đang chọn.

(1) Kiểm tra nhanh một số hoạt động chưa đủ thông tin: Do chất lượng chuẩn bị đề xuất của các xã nhiều khi chưa tốt, cán bộ phòng tài chính kế hoạch nên rà soát nhanh một số hoạt động chưa đủ điều kiện (thiếu thông tin, sơ sài, không rõ ràng về nội dung ...vv). Đưa kết luận trực tiếp vào cột ghi chú sau đó chuyển sang cột Xã thực hiện, đánh dấu X. Các hoạt động này sau đó sẽ không được đưa vào diện xem xét tại cấp huyện. Phản hồi của phòng TCKH sẽ là bình luận cuối cùng.

Page 80: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 80 -

(2) Bổ sung thông tin về phân loại hoạt động: Trong trường hợp một số xã chưa thực hiện phân loại hoạt động, cán bộ phòng TCKH có thể thực hiện bước này để giúp hệ thống hóa các đề xuất cho phù hợp. Cách thức như sau: (1) Chuyển cột Phân nhóm hoạt động, nhấn F3; (2) Bổ sung/ Lựa chọn phân nhóm hoạt động cho phù hợp với bản chất hoạt động.

3.7. Bước 4: Phân loại đề xuất cho các ngành

a. Phân loại đề xuất cho các ngành

Các bước như sau:

(1) Tạo tập tin đề xuất của các ngành: Sau khi hoàn thành việc rà soát nhanh, cán bộ phòng TCKH tiến hành phân loại đề xuất cấp xã theo các phòng ban chức năng cấp huyện bằng cách nhấn nút “Phân rã kế hoạch theo ngành”.

Chương trình sẽ tự động chạy và tạo các tập tin theo từng ngành. Sau khi hoàn thành, thư mục này sẽ tự động hiển thị (xem hình dưới). Tên thư mục sẽ có dạng Bannganh040214_1204 (bannganh[thang][ngay][nam]_[gio][phut]).

(2) Gửi tập tin (bản điện tử, không dùng bản cứng) đã phân loại cho ngành tương ứng kèm theo hướng dẫn thực hiện rà soát.

b. Rà soát đề xuất của xã tại các ngành

Sau khi nhận được đề xuất của các xã chia theo ngành do phòng TCKH gửi, các ngành liên quan tiến hành rà soát theo các bước như sau:

(1) Đánh giá đề xuất của các xã theo phương pháp rà soát định tính/ cho điểm;

(2) Các đề xuất đảm bảo yêu cầu thì ghi nhận và đưa vào kế hoạch đề xuất của ngành trong năm tới (kể cả phần đầu tư công trình và phi công trình), ghi vào cột “Ghi chú” – Đồng ý đưa vào kế hoạch đề xuất ngành. Bất kỳ điều chỉnh gì về số liệu của hoạt động đề xuất cũng phải ghi rõ vào cột ghi chú.

(3) Các đề xuất không đảm bảo thì ghi rõ nội dung không phù hợp vào cột ghi chú;

(4) Các đề xuất nên do xã thực hiện thì đánh dấu X vào cột Xã thực hiện và ghi rõ lý do vào cột “Ghi chú”. Ngoài ra, nếu các ngành nắm được các nguồn vốn có thể khai thác cho

Page 81: sổ tay hướng dẫnlập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KHPT KTXH HÀNG NĂM CẤP HUYỆN - PHỤ LỤC

- 81 -

đề xuất của xã thì cũng có thể ghi tên nguồn vốn vào cột nguồn vốn và ghi khuyến nghị chi tiết cho xã để họ có thể có kế hoạch khai thác vốn từ nguồn này.

(5) Lưu lại kết quả rà soát, in biểu, xác nhận của đại diện phòng/ ban/ ngành và gửi lại cả bản điện tử và bản trên giấy cho phòng Tài chính kế hoạch.

Lưu ý: Các ngành có thể tham khảo biểu III.6.F kèm theo để nắm được thông tin tổng quan về các chỉ tiêu đề xuất kế hoạch hành động (công trình/ phi công trình). Mỗi điều chỉnh trong biểu của ngành sẽ ảnh hưởng đến số liệu cụ thể của các chỉ tiêu này.

3.8. Bước 5: Tổng hợp rà soát ngành

Phòng TCKH có trách nhiệm đôn đốc và thu thập đủ các biểu mẫu đã chuyển cho các phòng ban rà soát. Sau khi thu thập đủ số liệu, các bước như sau:

(1) Lưu trữ các tài liệu từ ngành vào một thư mục phù hợp trên máy tính đã cài đặt chương trình;

(2) Khởi động chương trình, nhấn nút “Tổng hợp kết quả rà soát”, chỉ rõ thư mục đã lưu nói trên. Chương trình sẽ tự động tổng hợp kết quả rà soát vào biểu III.5.B_R.

(3) Kiểm tra lại các phản hồi của các ngành, đảm bảo thông tin phản hồi là phù hợp, xác đáng, đầy đủ. Trong trường hợp không đảm bảo, phòng TCKH có thể yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát lại và thực hiện tổng hợp lại thông tin như trình bày tại bước 1.

3.9. Bước 6: Phân rã kết quả tổng hợp theo xã

Phòng TCKH thực hiện các bước như sau:

(1) Nhấn nút Phân rã kết quả tổng hợp theo xã, chương trình sẽ tự động xử lý số liệu từ biểu III.5.B_R và chia thông tin ra theo từng xã với các tập tin riêng biệt.

(2) Chuẩn bị công văn phản hồi cho xã;

(3) Gửi công văn kèm theo bản điện tử phản hồi cho các xã cùng với các hướng dẫn chỉ tiêu kế hoạch khác (không cần thiết phải in lại các biểu đã phản hồi).