26
Quan sát gai thị: Động mạch nhạt màu hơn tĩnh mạch Lõm gai thị: Glaucome Phù gai thị, xuất huyết: tăng huyết áp Nội dung: 1). Hình ảnh soi đáy mắt trong tăng huyết áp 2). Hình ảnh soi đáy mắt trong bệnh glaucome 3). Các hình ảnh tổn thương đáy mắt trong bệnh Đái Tháo Đường 1). Hình ảnh soi đáy mắt trong tăng huyết áp 1. Động mạch Ánh động mạch lan rộng do xơ hoá lớp giữa, nhiễm mỡ lớp trong. Động mạch xơ cứng, dấu hiệu Salus- Gunn(+), mạch có hình ảnh sợi dây đồng, sợi dây bạc, nặng hơn có thể tạo thành một bao trắng che lấp cột máu 2. Dấu hiệu bắt chéo động- tĩnh mạch(Salus- Gunn) Do ở cùng trong một bao mạch chỗ bắt chéo, khi động mạch xơ cứng sẽ chèn ép tĩnh mạch làm cho tĩnh mạch nhỏ đi và không còn thấy cột máu ở hai đầu chỗ bắt chéo, nặng hơn có thể thấy hình ảnh giãn tĩnh mạch ở trước chỗ bắt chéo. Điều cần nhớ là dấu hiệu Gunn chỉ có giá trị khi nó có ở vùng võng mạc cách xa đĩa thị 3. Xuất huyết trong võng mạc Xuất huyết trong võng mạc là những xuất huyết nông tạo thành hình ngọn nến nhỏ hay hình sợi do máu chảy xen vào các thớ sợi thần kinh và mạch máu. Những đám xuất huyết nhỏ này thường nằm cạnh những mạch máu lớn gần đĩa thị. Nếu xuất huyết ở sâu thì tạo thành hình tròn, hình chấm khắp võng mạc 4. Xuất tiết Có 2 loại xuất tiết chính hay gặp: - Xuất tiết cứng: do các dịch albumin thấm qua thành mạch tụ đọng lại có màu vàng, giới hạn rõ, rải rác trên võng mạc, xếp thành hình sao quanh hoàng điểm. Thành phần của

Soi đáy mắt-Gai thị

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Soi đáy mắt-Gai thị

Quan sát gai thị: Động mạch nhạt màu hơn tĩnh mạchLõm gai thị: GlaucomePhù gai thị, xuất huyết: tăng huyết áp

Nội dung:

1). Hình ảnh soi đáy mắt trong tăng huyết áp2). Hình ảnh soi đáy mắt trong bệnh glaucome3). Các hình ảnh tổn thương đáy mắt trong bệnh Đái Tháo Đường

1). Hình ảnh soi đáy mắt trong tăng huyết áp

1. Động mạchÁnh động mạch lan rộng do xơ hoá lớp giữa, nhiễm mỡ lớp trong. Động mạch xơ cứng, dấu hiệu Salus- Gunn(+), mạch có hình ảnh sợi dây đồng, sợi dây bạc, nặng hơn có thể tạo thành một bao trắng che lấp cột máu2. Dấu hiệu bắt chéo động- tĩnh mạch(Salus- Gunn)Do ở cùng trong một bao mạch chỗ bắt chéo, khi động mạch xơ cứng sẽ chèn ép tĩnh mạch làm cho tĩnh mạch nhỏ đi và không còn thấy cột máu ở hai đầu chỗ bắt chéo, nặng hơn có thể thấy hình ảnh giãn tĩnh mạch ở trước chỗ bắt chéo. Điều cần nhớ là dấu hiệu Gunn chỉ có giá trị khi nó có ở vùng võng mạc cách xa đĩa thị3. Xuất huyết trong võng mạcXuất huyết trong võng mạc là những xuất huyết nông tạo thành hình ngọn nến nhỏ hay hình sợi do máu chảy xen vào các thớ sợi thần kinh và mạch máu. Những đám xuất huyết nhỏ này thường nằm cạnh những mạch máu lớn gần đĩa thị. Nếu xuất huyết ở sâu thì tạo thành hình tròn, hình chấm khắp võng mạc4. Xuất tiếtCó 2 loại xuất tiết chính hay gặp:- Xuất tiết cứng: do các dịch albumin thấm qua thành mạch tụ đọng lại có màu vàng, giới hạn rõ, rải rác trên võng mạc, xếp thành hình sao quanh hoàng điểm. Thành phần của xuất tiết gồm albumin, cholesteron, thực bào, lipid, fibrin. Cũng có khi xuất tiết hợp lại thành một đám thâm nhiễm lớn- Xuất tiết mềm: như những đám bông xốp ở gần các mạch máu lớn, nông, giới hạn không rõ, hơi vồng lên và che lấp các mạch máu. Kích thước mỗi đám có thể đạt tới 1/2 hoặc 1/4 đường kính đĩa thị. Thành phần của xuất tiết dạng này gồm những chất trung gian bệnh lý như chất đa đường, lipid của các sợi trục thần kinh bị trương phồng hoại tử. Xuất tiết dạng bông là dấu hiệu tiến triển và trầm trọng của bệnh cao huyết áp. Loại xuất tiết này sẽ tiêu đi sau 4-6 tuần5. Phù đĩa thịĐĩa thị bờ mờ, hơi vồng lên, màu nhợt. Các tĩnh mạch giãn, cương tụ kèm theo giãn maco mạch và đôi khi còn có xuất huyết trước đĩa thị. Cơ chế phù đĩa thị trong bệnh cao huyết áp còn chưa được hiểu rõ, đó có thể là do tăng áp lực dịch não tuỷ, do ứ trệ tĩnh mạch, do thiếu máu cục bộ bởi co thắt các dộng mạch ở đĩa thị. Phù đĩa thị thoái triển sau nhiều tháng, nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến teo thị thần kinh với bờ đĩa còn rõ

Page 2: Soi đáy mắt-Gai thị

Các giai đoạn:Tổn thương đáy mắt do tăng HA đc chia thành 4 giai đoạn. Sau đây là hình ảnh của 4 giai đoạn trên

1. Giai đoạn 1: Các động mạch co nhỏ, tĩnh mạch giãn- Hình 1:

- Hình 2: Tăng sự ngoằn ngoèo của các tĩnh mạch

Page 3: Soi đáy mắt-Gai thị

- Hình 3:

Page 4: Soi đáy mắt-Gai thị

- Hình 4:

Page 5: Soi đáy mắt-Gai thị

2. Giai đoạn 2 dấu hiệu Salus-gunn dương tính:

- Hình 1: Dấu hiệu Salus-gunn:

Page 6: Soi đáy mắt-Gai thị

- Hình 2:

Page 7: Soi đáy mắt-Gai thị

- Hình 3:

Page 8: Soi đáy mắt-Gai thị

3. Giai đoạn 3: giai đoạn 2 + xuất tiết, xuất huyết võng mạc

- Hình 1:

Page 9: Soi đáy mắt-Gai thị

Xuất huyết võng mạc

4. Giai đoạn 4= gd 3 + phù gai thị- Hình 1:

Page 10: Soi đáy mắt-Gai thị

- Hình 2: Xuất tiết dạng bông

Page 11: Soi đáy mắt-Gai thị

Tóm tắt tổn thương 4 giai đoạn như sau:

Page 12: Soi đáy mắt-Gai thị

2). Tăng nhãn áp (Glaucome)

Thế nào là nhãn áp?

Trong mắt chúng ta có một chất dịch lưu thông gọi là thủy dịch. Áp lực bên trong mắt (nhãn áp) phụ thuộc vào lưu lượng của chất dịch này. Ở mắt người bình thường, lượng thủy dịch được tiết ra trong mắt bằng với lượng thủy dịch được thải ra ngoài mắt. Sự cân bằng này giúp duy trì nhãn áp ở giá trị bình thường (từ 12-22 mmHg).Cườm nước là gì?Bệnh tăng nhãn áp (glô-côm) là một bệnh trong dân gian thường gọi là cườm nước.Cườm nước là tình trạng tăng nhãn áp cao hơn mức bình thường (do lượng thủy dịch được thải ra ngoài ít hơn lượng thủy dịch được tiết ra), gây tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa.Cườm nước có những biểu hiện gì?Người ta phân biệt 2 loại glô-côm: glô-côm cấp tính và glô-côm mạn tính, trong đó glô-côm cấp là một tình trạng cấp cứu trong nhãn khoa, cần phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời.vGlô-côm mạn tính:Glô-côm mạn tính (hay còn gọi là glô-côm góc mở) tiến triển rất thầm lặng không có dấu hiệu báo trước. Khi bệnh tiến triển, người bệnh bị thu hẹp dần thị trường [người bệnh chỉ có thể nhìn thấy những vật ở

Page 13: Soi đáy mắt-Gai thị

phía trước mặt, không thể nhìn thấy hai bên, kiểu "thị giác đường hầm" (tunnel vision)].vGlô-côm cấp tính:

Glô-côm cấp tính (hay còn gọi là glô-côm góc đóng) khởi phát đột ngột với những biểu hiện: đau nhức mắt (mắt căng và nhức buốt), đau lan nửa đầu thường dễ lầm với bệnh nhức đầu, thị lực giảm sút, nhìn vào ngọn đèn thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng, có thể buồn nôn, cảm giác choáng váng. Các biểu hiện này có thể kéo dài vài giờ rồi hết sau đó lại xuất hiện trở lại.

Tác hại của bệnh như thế nào?Mắt bình thường có nhãn áp từ 12 – 22mmHg. Ở người glô-côm cấp tính, nhãn áp tăng rất cao, trên 40mmHg. Nhãn áp cao chèn ép vào các bộ phận nội nhãn, làm giảm lưu lượng máu đến mắt để nuôi dưỡng thần kinh thị giác. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến teo lõm gai thị, giảm thị lực, cuối cùng dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Page 14: Soi đáy mắt-Gai thị

- Người có tâm trạng hay lo lắng.- Bệnh nhân đái tháo đường.- Sử dụng thuốc corticoid kéo dài.- Người có tiền sử bị chấn thương vào mắt.Cần phải làm gì?- Đây là trường hợp cấp cứu nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.Bệnh được điều trị thế nào?Cần lưu ý rằng bệnh tăng nhãn áp không thể điều trị lành được nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể ngăn chặn được mù lòa.Có 2 phương pháp điều trị glô-côm:- Điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc): được chỉ định ở giai đoạn sớm của bệnh. Người bệnh cần uống thuốc và nhỏ mắt đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.- Điều trị ngoại khoa (điều trị bằng các biện pháp can thiệp: phẫu thuật, dùng tia laser): Được chỉ định khi bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa.Phòng bệnh bằng cách nào?- Do bệnh có tính di truyền nên ở những gia đình đã từng có người bị glô-côm thì các thành viên trong gia đình nên đến khám mắt và đo nhãn áp đều đặn tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.- Những người trên 40 tuổi nên đo nhãn áp định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.- Chú ý triệu chứng nhức đầu và nhức mắt cùng bên để nghĩ đến bệnh glô-côm.- Tránh uống rượu, tránh hút thuốc lá, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và khám mắt định ký.

BS. CKI. Nguyễn Thị Xuân Hương

Page 15: Soi đáy mắt-Gai thị

Hình chụp võng mạc mẳt phải bệnh nhân Glaucome với hình ảnh lõm gai thị (st)

3). Các hình ảnh tổn thương đáy mắt trong bệnh Đái Tháo Đường

Tỷ lệ bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ) phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bị tiểu đường và mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường; sau 20 năm bị tiểu đường, hầu hết bệnh nhân tiểu đường týp 1 và hơn 60% các trường hợp tiểu đường týp 2 có BVMTĐ.Các triệu chứng của bệnhBVMTĐ chia 2 giai đoạn: không tăng sinh và tăng sinh. Những thay đổi vi mạch xảy ra trong giai đoạn không tăng sinh, còn giai đoạn tăng sinh được đặc trưng bởi phát triển tân mạch ở võng mạc. Phù hoàng điểm -nguyên nhân chính gây giảm thị lực trung tâm, có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của BVMTĐ.Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh:Các triệu chứng của BVMTĐ không tăng sinh gồm vi phình mạch, xuất huyết võng mạc, xuất tiết lipid và xuất tiết bông, chuỗi hạt tĩnh mạch; thị lực giảm nhiều nếu có phù hoàng điểm.Nhiều mao mạch không ngấm là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến BVMTĐ tăngsinh.

Page 16: Soi đáy mắt-Gai thị

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh:Ngoài các triệu chứng như trong BVMTĐ không tăng sinh, BVMTĐ tăng sinh có tân mạch ở võng mạc, đĩa thị, xơ mạch võng mạc - dịch kính, có thể có tân mạch mống mắt.

Hình ảnh tổn thương võng mạc trong bệnh đái tháo đường(Diabetes Mellitus- DM)

Đáy mắt bình thường(Normal fundus of the eye)

Page 17: Soi đáy mắt-Gai thị

Hình ảnh đáy mắt do đái tháo đường: Rải rác có các vi phình mạch và các điểm xuất huyết Hình trái là hình ảnh đáy mắt sau khi nhuộm Fluorescein thấy rõ các tổn thương, các chấm trắng là các vi phình mạch

Page 18: Soi đáy mắt-Gai thị

Tổn thương đáy mắt nặng: thay đổi mạch máu, các đám xuất huyết, các bất thường trong các vi mạch(IRMA- intraretial microvascular abnormalities), xuất tiết bông.Hình bên trái là hình ảnh đáy mắt được nhuộm Fluorescein thấy rõ các vi phình mạch là các đốm trắng, các mao mạch dãn rộng

Page 19: Soi đáy mắt-Gai thị

Bệnh võng mạc do DM mức độ nặng: các mạch máu không đều, các vệt xuất huyết, các bất thường vi mạch, chấm xuất tiết bông rộng và một vùng rỉ dịch tiếtHình trái: Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh: xuất hiện các mạch máu tân tạo, chuỗi hạt tĩnh mạch

Page 20: Soi đáy mắt-Gai thị

Bệnh võnh mạc tiểu đường tăng sinh: Các tràng hạt tĩnh mạch và các vệt xuất huyết. Các mạch máu tân tạo thường bắt đầu ở các mạch máu chính. Bệnh võng mạc tăng sinh là biến chứng hay gặp nhất của DM type 1, thị lực giảm do sự tăng sinh các mạch máu tân tạo hoặc xuất huyết dịch kính.

Page 21: Soi đáy mắt-Gai thị

Các mạch máu ngoằn nghoèo như sợi dây thừng, có 2 vệt xuất huyết

Page 22: Soi đáy mắt-Gai thị

A: Hình ảnh đáy mắt quan sát sau khi nhuộm Fluorescein và hình đáy mắt không huộm(b) cho thấy các xuất hiện các mạch tân sinh ở đĩa thị, chúng là nguyên nhân gây mất thị lực. Nếu có xuất huyết thì sẽ mất thị lực nhanh chóng và lúc này có chỉ định điều trị bằng laser. Trên hình nhuộm fluorescein cho thấy rõ hình ảnh xuất tiết đĩa thị

Page 23: Soi đáy mắt-Gai thị

Xuất huyết thủy tinh thể rất nhiều mặc dù đã được sử dụng ngưng kết quang học với laser. Xuất huyết có thể hết sau một thời gian hoặc có thể tiếp tục dẫn tới mất thị lực, lúc này cần có chỉ định can thiệp ngoại khoa

Page 24: Soi đáy mắt-Gai thị

Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn cuối đặc trưng bởi sự xuất hiện các đám xơ hóa võng mạc. Các mạch máu tăng sinh mất kiểm soát tiến triển xơ hóa, giãn gây mất thị lực đột ngột. Hình ảnh đáy mắt trên đây của 1 BN bị bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn cuối chưa được điều trị