305
Asian Development Bank Electricity of Vietnam TA 4625-VIE Song Bung 4 Hydropower Project Phase II Environmental Impact Assessment (EIA) January 2007 Final Report

Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

  • Upload
    lehanh

  • View
    236

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Asian Development Bank Electricity of Vietnam

TA 4625-VIE Song Bung 4 Hydropower Project

Phase II

Environmental Impact Assessment (EIA)

January 2007

Fina

l Rep

ort

Page 2: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

ASIAN DEVELOPMENT BANK

ELECTRICITY OF VIETNAM

TA 4625-VIE Song Bung 4 Hydropower Project, Phase II

FINAL REPORT

ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT (EIA)

January 2007

Page 3: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tài liệu này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh nhằm phục vụ đông đảo bạn đọc. Trong khi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cố gắng xác định tính chính xác của bản dịch, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính của ADB và chỉ có nguyên bản tiếng Anh của tài lieụe này mới đáng tin cậy (nghĩa là chỉ nguyên bản tiếng Anh được chính thức công nhận và có hiệu lực). Bất cứ trích dẫn nào cần phải dựa vào nguyên bản tiếng Anh của tài liệu này. This document has been translated from English in order to reach a wider audience. While the Asian Development Bank (ADB) has made efforts to verify the accuracy of the translation, English is the working language of ADB and the English original of this document is the only authentic (that is, official and authoritative) text. Any citations must refer to the English original of this document.

Page 4: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

1 Giới thiệu

1.1 Giới thiệu về báo cáo ĐTM của Dự án Dự án thủy điện Sông Bung 4 nằm ở phía thượng nguồn sông Vũ Gia thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, thuộc miền Trung Việt Nam. Sông chảy xuôi ra biển và gặp biển tại Đà Nẵng. Vị trí của Dự án được mô tả trên bản đồ trong Hình 1.1. Dự án gồm có đập, hồ chứa và nhà máy thủy điện 156 MW. Lưu vực của Dự án rộng 1,477 km2. Phía nam của lưu vực là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sông Thanh, một phần nhỏ của khu BTTN này bị trực tiếp ảnh hưởng bởi hồ chứa. Dự án nằm trong khu vực hành lang bảo tồn sinh học được được xác nhận bởi Hội nghị thượng đỉnh các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng năm 2005.

Hình 1.1 Vị trí của công trình thủy điện Sông Bung 4

Hợp đồng dịch vụ tư vấn cho việc chuẩn bị Dự án đầu tư được kỹ giữa ADB và công ty tư vấn SWECO International ngày 3/11/2005. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một phần của tài liệu chuẩn bị Dự án. Dự án được đánh giá là Dự án loại A theo các tiêu chính đánh giá về môi trường của ADB.

Nhóm công tác thực hiện Báo cáo ĐTM của công ty tư vấn SWECO International gồm những thành viên được liệt kê trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1 Nhóm lập Báo cáo ĐTM của công ty tư vấn SWECO International

Page 5: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Vị trí Tên Tư vấn quốc tế Chuyên gia lập kế hoạch về môi trường - Nhóm trưởng

Jan-Petter Magnell

Chuyên gia về sinh thái cạn/ rừng Shivcharn S. Dhillion Chuyên gia về sinh thái thủy sinh Dag Berge Chuyên gia tư vấn trong nước Chuyên gia lập kế hoạch về môi trường - Nhóm trưởng các chuyên gia tư vấn trong nước

Đặng Kim Nhung

Chuyên gia về rừng Phan Kế Lộc Chuyên gia về động vật Nguyễn Quang Trường Chuyên gia về thủy sinh Hồ Thanh Hải Chuyên gia về cá Nguyễn Kiếm Sơn Chuyên gia về đường giao thông Trần Thanh Tuấn Kỹ sư mỏ Phạm Thái Nam Chuyên gia về GIS Nguyễn H. Quyên

1.2 Mục tiêu Mục tiêu chính của Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án (PPTA) (4625-VIE) này là chuẩn bị để ADB tài trợ tài chính cho dự án thủy điện Sông Bung 4 tại tỉnh Quảng Nam, thuộc miền Trung Việt Nam. Mục tiêu của Báo cáo ĐTM theo như Điều kiện tham chiếu của PPTA là xem xét lại báo cáo ĐTM do Công ty tư vấn xây dựng điện 3 lập cho Dự án trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (ECC3 2005A), và chuẩn bị, cập nhật báo cáo ĐTM tuân thủ Chính sách môi trường và Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường của ADB cũng như phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam. .

1.3 Phạm vi công việc và những hạn chế Phạm vi công việc của Điều kiện tham chiếm (TOR) được ghi đầy đủ trong PPTA, những vấn đề chi tiết đã được phản ánh chi tiết trong Báo cáo ban đầu của Dự án này.

Những thành phần chính của Báo cáo này bao gồm:

• Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Soát xét những báo cáo và các tài liệu liên quan;

• Gặp gỡ các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu để thu thập số liệu và thực hiện vịêc soát xét. Danh mục những cơ quan, cá nhân đã gặp trong quá trình soát xét được trình bày tại Phụ lục xx;

• Thực hiện những nghiên cứu cần thiết để bổ sung cho các nghiên cứu trước đây để thỏa mãn những yêu cầu đặc biệt của TOR;

• Tổ chức tham vấn cộng đồng và các hoạt động công bố thông tin cho khu vực bị ảnh hưởng bởi Dự án;

• Chuẩn bị các báo cáo kỹ thuật, Báo cáo ĐTM chính và Báo cáo ĐTM tóm tắt phù hợp với các yêu cầu của ADB.

Page 6: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các nghiên cứu thực địa, phần mô tả điều kiện nền của dự án và đánh giá tác động môi trường được dựa trên những mô tả kỹ thuật của Dự án được Ban QLDA thủy điện 3 cung cấp cho Nhóm chuyên gia tư vấn vào tháng 1/2006. Phần mô tả chung về Dự án trong khu vực được đánh giá được trình bày tại Chương 2. Các công tác nghiên cứu hiện trường chủ yếu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2006.

Những nhận định, khuyến nghị trong Gian đoạn nghiên cứu thứ nhất về tài nguyên nước, những vấn đề xã hội, môi trường của PPTA (Bird và cộng sự 2005), đã cung cấp những số liệu đầu vào quan trọng cho báo cáo ĐTM này.

Những biện pháp giảm thiểu, công tác quan trắc được khuyến nghị trong Báo cáo ĐTM này đã được thảo luận với ADB và EBN. Chương trình quản lý môi trường và kinh phí thực hiện đã được EVN xác nhận, cam kết thực hiện trong tháng 8/2006.

1.4 Phương pháp nghiên cứu Hệ sinh thái thủy sinh và chất lượng nước

Việc đánh giá tác động của hoạt động khai thác vàng đến chất lượng nước, chất lượng của trầm tích, của các mô cá được thực hiện trong khu vực dự án như là một phần của nghiên cứu về chất lượng nước trong quá trình lập ĐTM. Để làm sáng tỏ hơn tác động của việc khai thác mỏ Nhóm chuyên gia tư vấn đã thực hiện thêm những nghiên cứu về các chỉ tiêu chất lượng nước nói chung, tác động của các họat động khác của con người như các khu dân cư, các hoạt động nông nghiệp v.v... Việc khảo sát sinh thái thủy sinh được thực hiện trên sông Vũ Gia- Thu Bồn, nghiên cứu này đã thực hiện việc lấy mẫu cho hầu như tất cả những nhóm sinh vật chính: thực vật nổi, các loài rêu, động vật nổi, động vật đáy và cá. Đối với nhóm các sinh vật bậc thấp, nhóm chuyên gia tư vấn thực hiện việc lấy mẫu thực tế. Nghiên cứu về cá chủ yếu dựa vào việc phỏng vấn những người đánh cá, người dân địa phương sử dụng cá. Việc thực hiện lấy mẫu cá cũng được thực hiện tại nơi các nhánh sông giao nhau để tìm hiểu kỹ hơn những loài cá có kích thước nhỏ.

Hệ sinh thái cạn

Khu vực dự án thủy điện Sông Bung 4 được chia thành những khu vực nghiên cứu riêng biệt để có thuận tiện cho việc đánh giá môi trường, được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2006. Phần thực vật được thực hiện bằng cách quan sát tại hiện trường, kiểm kê các giống, loài theo các ô lấy mẫu, theo các trục lấy mẫu, phỏng vấn nhân dân địa phương và dựa vào những tài liệu đã có trước đó. Những loài hoang dã được thống kê trong những chuyến khảo sát hiện trường, theo các lối đi và những dấu vết trong rừng, phỏng vấn nhân dân địa phương, những người có trách nhiệm chủ chốt trong việc cung cấp thông tin tại các bản, và dựa vào những nghiên cứu trước đó. Ngoài ra việc khảo cứu những phần xương (chủ yếu là sừng và xương sọ động vật) còn lưu giữ lại tại các hộ hoặc đang được bán trên thị trường, trong các quán ăn cũng được thực hiện. Nhóm công tác cũng gặp gỡ các cán bộ làm trong bộ máy chính quyền tỉnh, huyện để phỏng vấn. Phần lưu vực cũng được nghiên cứu và cân nhắc nhiều do chúng đóng vai trò là các khu cư trú của động vật di chuyển trên toàn khu vực cảnh quan cũng như chúng cung cấp những nhận định chung nhất về hệ thống rừng tồn tại trong khu vực.

Khai thác mỏ

Những nguồn tài nguyên khoáng sản có tiềm năng khai thác đã được nghiên cứu trong toàn bộ lưu vực của Dự án thủy điện Sông Bung 4. Các họat động khai thác mỏ hiện nay, xác định các khu vực đã khai thác xong cũng được nghiên cứu trong luôn khổ báo cáo ĐTM. Các báo cáo về vấn đề địa chất, các bản đồ đã được soát xét cùng với các thông tin về cơ sở dữ liệu địa chất đã được xem xét để đưa ra được bức tranh tổng thể về các nguồn tài nguyên khoáng sản trong khu vực. Nhóm chuyên gia tư vấn đã tiến hành gặp gỡ các cán bộ của chính quyền tỉnh, chính quyền huyện, phỏng vấn với đại diện cơ quan hành chính địa phương, dân bản và các thợ đào vàng. Nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát, thăm hiện trường tất cả các vị trí đang khai thác mỏ cũng như thăm một số các khu vực có tiềm năng khai thác khác. Thông tin thu thập được qua quá trình khảo sát, việc soát xét các số liệu hiện cứ, các bản đồ, các báo cáo đều được kiểm tra, kiểm chứng tại thực địa.

Page 7: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hướng dẫn về đường giao thông

Những kinh nghiệm về xây dựng và bảo dưỡng đường trong khu vực được thu thập lại, cùng với những kinh nghiệm làm đường nói chung tại những khu vực đồi, núi. Các đại diện của cơ quan quản lý đường giao thông trong vùng, các công ty chịu trách nhiệm bảo dưỡng đường 14D đã được phỏng vấn. Những tài liệu hiện có được thu thập và soát xét.

Vấn đề xã hội

Những vấn đề xã hội được đánh giá trong một nghiên cứu riêng trong khuôn khổ Dự án, được báo cáo lại trong Báo cáo về tái định cư và kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (REMDP). Những vấn đề khác nhau giữa các nghiên cứu về môi trường và xã hội được kết nối lại và những nét chính về các vấn đề xã hội được đưa ra tại phần 3.2 và phần tóm tắt các tác động xã hội tại phần 5.2.

Nhiệm vụ đặt ra đối với các nghiên cứu về xã hội là đánh giá các điều kiện hiện nay, điều kiện nền của đời sống nhân dân trong vùng Dự án, các tác động có thể có của Dự án gây ra đối với cuộc sống của họ, hệ thống thực phẩm hỗ trợ và các điều kiện khác về văn hóa và xã hội. Khu vực Dự án và những nghiên cứu tiếp theo được chia thành 3 khu vực bị tác động, mỗi một khu vực được đề cập rất chi tiết trong Báo cáo REMDP: 1) Khu vực tái định cư cho nhân dân thuộc vùng hồ chứa; 2) Khu vực công trình của Dự án; 3) Khu vực hạ lưu.

Cách tiếp cận có sự tham vấn các bên liên quan được áp dụng trong tất cả quá trình thu thập thông tin. Phương pháp chính trong quá trình thu thập thông tin, số liệu về xã hội bao gồm: khảo sát các số liệu về kinh tế hộ goa đình, về công tác đánh bắt cá; họp nhóm các đại diện của nhân dân địa phương; họp tham vấn ý kiến cộng đồng tại các bản; phỏng vấn một số cá nhân chủ chốt trong bản và chính quyền xã; phỏng vấn đại diện các cơ quan trên địa bàn khu vực Dự án, các bộ, ngành, cơ quan đại chúng tại các cấp xã, huyện, tỉnh; lập bản đồ về những địa điểm có các tài nguyên về văn hóa, lịch sử, sinh cảnh, các khu dân cư hiện nay tại khu vực dự án; và thực hiện các chuyến tham quan thực địa.

Những thông tin chi tiết về các báo cáo xã hội có thể được xem trong Báo cáo REMDP- tập1 - Chương 4.

Tham vấn các bên liên quan

Ngoài việc tham vấn ý kiến dân bản, các hộ gia đình, Nhóm chuyên gia về xã hội học còn thực hiện việc phỏng vấn một số đại diện của đồng bào bị ảnh hưởng và tổ chức 3 cuộc hội thảo để tham vấn các bên liên quan về nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hội thảo thứ nhất thực hiện trước khi triển khai các nghiên cứu thực địa, hội thảo thứ hai tổ chức sau khi đã thực hiện gần xong hết các khảo sát thực địa và hội thảo thứ ba tổ chức sau khi nghiên cứu hoàn tất và thông báo cho các đại biểu biết về những tác động xác định được và các biện pháp giảm thiểu khuyến nghị thực hiện.

1.5 Tổng quan vấn đề

1.5.1 Việt nam

Nước Việt Nam có chiều dài 1.600 km chạy dọc theo bờ phía đông của Bán đảo Đông dương với diện tích gần 330.000 km2. Dân số của Việt Nam trong năm 2001 được ước tính khoảng gần 80 triệu dân, là nước có dân số đông thứ 13 trên thế giới. Khoảng 80% dân số Việt Nam là người dân tộc Kinh, số còn lại gồm khoảng 50 dân tộc thiểu số với ngôn ngữ khác nhau. Việt Nam là nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở vùng nông thôn, hoàn toàn phụ thuộc vào sản phẩm trồng trọt, cấy hái của họ. Tổng thu nhập trên một đầu người của Việt Nam đang nàgy càng được tăng trưởng ở mức xấp xỉ 500 USD/ năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 6%.

Ba phần tư diện tích của Việt Nam là đất đồi, núi, tài nguyên nước của Việt Nam rất nhiều ước tính khoảng 880 tỷ m3. Việt nam có khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm và mưa nhiều do vậy chúng ảnh hưởng rất nhiều đến khối lượng và sự phân bổ nước. Lượng mưa phân bố rất không đều, thường gây ra nạn lũ lụt hàng năm. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm. Lượng mưa hầu hết tập trung vào tháng 5 đến tháng 11, trong thời gian này lưu lượng dòng chảy năm đạt từ 70% đến 75%. Địa hình đồi núi và tài nguyên nước dồi dào là tiềm năng lớn để phát triển thủy điện, đáp ứng nhu cầu điện năng cho vieejc phát triển bền vững của đất nước. Tuy vậy, những sự phát triển này cũng còn góp phần cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, hạn chế nạn lũ lụt. Lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn nằm trong khu vực

Page 8: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

miền trung Việt Nam, sông đổ ra biển Đông tại khu vực gần thành phố Đà Nẵng. Đây là lưu vực có tiềm năng thủy điện rất đáng kể. Công trình thủy điện Sông Bung thuộc phần lưu vực của hệ thống sông của tỉnh Quảng Nam.

1.5.2 Tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh miền trung của nước Việt Nam có tọa độ địa lý tại 14057' - 16005' độ vĩ Bắc và 107012' – 108045' độ Đông. Tỉnh Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế và thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc; giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía tây; giáp tỉnh Quảng Ngãi và vùng duyên hải tại phía đông. Diện tích của Quảng Nam là 10.408,78 km² , tỉnh có 15 huyện và hai thị trấn. Dân số tính đến cuối năm 2004 đạt 1.438.818 người, mật độ dân số trung bình là 138 người/km² và tốc độ gia tăng dân số hàng năm là 12.85%. Quảng Nam là một tỉnh nghèo với GDP đạt 5.991.177 triệu đồng. Trong đó 35,66% là nguồn thu từ nông nghiệp và lâm nghiệp; 30.19% là từ sản xuất công nghiệp; 34,15% từ thương mại. Mười hai trong số 15 huyện đều có sự che phủ của rừng. Sáu huyện được xếp loại là huyện miền núi, bốn huyện được coi là huyện cao nguyên, năm huyện và hai thành phố nằm dọc theo bờ biển. Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km. Tại Quảng Nam có bảy nhóm người dân tộc thiểu số, người Kinh chiếm đa số và chủ yếu sống ở vùng đồng bằng hoặc miền cao nguyên, ngoài ra họ sống rải rác trên toàn tỉnh. Dân tộc chiếm số dân lớn thứ hai trong tỉnh là người Cà Tu, sau đó là người Xơ Đăng, những người này rất giống những người Cà Dông; tiếp theo là người M’Nông; người Gié Triêng, những người này rất giống người Tà Riêng và cuối cùng là người Co.

Quảng Nam có độ ẩm rất cao, khí hậu nhiệt đới với hai mùa nóng, khô kéo dài từ tháng Tư đến tháng Tám; mùa nóng và ẩm kéo dài từ tháng Chín đến tháng Mười Hai và mùa mát mẻ, khô ráo từ Tháng Một đến Tháng Ba. Nhiệt độ trung bình năm tại Tam Kỳ năm 2003 đạt 26 ºC trung bình dao động từ 21,2ºC trong Tháng Một đến 29,3 vào Tháng Sáu. Độ ẩm thay đổi theo từng khoảng thời gian trong năm, đạt mức trung bình năm là 84% tại Tam Kỳ và 88% tại Trà My. Lượng mưa đạt 2,072 mm tại Tam Kỳ và đạt 3,931mm tại huyện Trà My trong năm 2003, phần lớn lượng mưa này chủ yếu tập trung giữa Tháng Tám và Tháng Mười Hai. Khi lượng mưa vượt quá 2.000 mm/năm, nhiều vùng đất thấp của tỉnh Quảng Nam sẽ bị ngập lụt. Phía Bắc tỉnh Quảng Nam là núi Bạch Mã - Hải Vân; Phía đông là vùng núi Annamite (???); Cao nguyên Kon Tum có một phần nhỏ ăn vào phía nam của tỉnh Quảng Nam, với đỉnh núi cao Ngọc Linh (2.598 m a.s.l.) và ăn liền vào dãy núi rộng hơn ở phía nam của tỉnh. Tỉnh Quảng Nam có ba mặt giáp với núi, một mặt là bờ biển, phần lớn diện tích của tỉnh là lưu vực của sông Thu Bồn. Dòng sông Thu Bồn rộng lớn chia tỉnh Quảng Nam thành hai phần: phần lưu vực sông Thu Bồn (diện tích 3,350 km2) thu nước của phần phía nam của tỉnh, bao gồm cả khu vực núi Ngọc Linh; phần hệ thống sông Vũ Gia (rộng 5,500 km2) thu nước từ các huyện phía bắc, phía tây, sông Cái và sông Bung, các sông này hợp lưu với sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc. Một hệ thống thu nước nhỏ; Tam Kỳ (800 km2), nằm tại phía đông nam tỉnh và thu nước tại vùng duyên hải thuộc huyện Thanh Bình, Tam Kỳ và Núi Thành. Trên vùng duyên hải có rất nhiều sông lớn, nỏ chảy rất chậm, một số chỗ tạo thành những đầm, phá. Tất cả tạo thành hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn và mở rộng vùng đất bằng phẳng, thấp tạo ra hàng năm sau những cơ lũ lớn trong năm vào mùa mưa. Quảng Nam nằm trong khu vực địa động vật bị ảnh hưởng bởi vùng Ấn độ và Mã Lai (theo Corbet và Hill,1992) và theo đánh giá của MacKinnon (1997) đây là một bộ phận của núi Mã (dãy núi miền Trung Việt Nam). Trên quy mô tòan cầu, các quá trình môi trường của Quảng Nam thuộc về vùng từng rậm nhiệt đới ẩm Anamite (Olson & Dinnerstein, 1998). Với quy mô vùng, một phần của tỉnh có 3 vùng sinh thái, đó là Vùng đồng bằng phía Bắc Việt Nam, Rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp, Vùng rừng khô phía nam Việt nam và Rừng mưa trên núi cao tại miền Nam. Số liệu thống kê của tỉnh cho đánh giá 539.869 ha của tỉnh Quảng Nam là đất rừng, trong đó có 173.414 ha rừng sản xuất; 288.420 ha rừng phòng hộ và 78.035 ha là rừng đặc dụng. Rừng tự nhiên của Quảng Nam là rừng thường xanh, cây lá rộng với thành phần và cấu trúc phụ thuộc nhiều vào cao độ, hướng và độ ẩm. Lượng mưa thay đổi tùy vào các địa điểm khác nhau của tỉnh, nhưng nhìn chung dao động từ mức trung bình đến cao. Do vậy mà các khu rừng ở những khi đất thấp có mặt tại Khu vực vùng sinh thái rừng đất thấp, khô lại có độ ẩm rất cao, ngay cả tại những khu chuyển tiếp giữa

Page 9: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

rừng thường xanh và rừng bán thường xanh (Tordoff và cộng sự., 2003). 110.958 ha diện tích của Quảng Nam là đất nông nghiệp, trong số đó 87.248 ha là cây trồng hàng năm (kể cả lúa, đất trồng cỏ để chăn nuôi) và 23.710 ha trồng cây lưu niên.

1.5.3 Rừng và đa dạng sinh học tại Việt Nam

Rừng của Việt Nam là rừng nhiệt đới ẩm, có rất nhiều loài chiếm ưu thế, có rất nhiều số lượng loài thực vật và động vật, kể cả vi sinh vật. Do các tác động phá hoại của chiến tranh cũng như tác động của chiến lược phát triển kinh tế trước đây còn thiếu những cân nhắc về vấn đề bảo vệ môi trường, những khu rừng này đã bị tàn phá một cách nặng nề. Mức độ che phủ rừng giảm từ 43% trong năm 1943 đến 33% vào năm 1976 và chỉ còn 27% trong năm 1990. Từ năm 1994, do kết quả của Chương trình trồnh rừng quốc gia số "327" , chính sách của Nhà nước về giao đất, giao rừng cho dân cùng với những chính sách bảo vệ tốt hơn nên tỷ lệ che phủ rừng đã dần tăng trở lại, đạt mức 28,8% trong đầu năm 1999. Nhiệm vụ đặt ra là đạt độ che phủ của rừng đến 45% đến hết năm 2010 thông qua Chương trình trồng lại 5 triệu ha rừng. Việt Nam được biết đến với mức độ đa dạng sinh học rất cao và đặc biệt cả về thực vật và động vật. Việt Nam được coi như là một trong số 10 trung tâm đa dạng sinh học của Thế giới. Tuy vậy, những hiểu biết về thực vật ở Việt nam còn rất ít do mới chỉ có những điều tra thực vật chưa được đầy đủ thực hiện từ thế kỷ trước. Hệ thực vật của Việt Nam ước tính có đến 12.000 loài thực vật cao có mạch. Những nghiên cứu gần đây nhất cho biết có khoảng 10.000 loài thực vật bậc cao là loài bản địa thuộc 2260 giống và 307 họ; và có khoảng 750 loài du nhập và loài được trồng cấy (theo Phan Kế Lộc và cộng sự, 1998). Đối với thực vật, có 15 giống và hơn 200 loài được tìm thấy trong vòng 12 năm vừa qua (theo Phan Kế Lộc và cộng sự, 2005). Sự đa dạng về các điều kiện môi trường, điều kiện khí hậu, đất đai, cảnh quan, địa hình cùng với lịch sử địa chất lâu đời đã tại nên tính đa dạng sinh học cao cho thực vật sống ở khu vực này. Hầu hết số loài thực vật ở Việt Nam là các loài bản địa, trong số đó có ít nhất từ 10 % đến 20% là loài đặc hữu (theo Averyanov và các cộng sự, 2003). Thực vật sống tại những khu vực rừng tái sinh là những loài phân bố tại những nơi còn ít có sự can thiệp của con người, ít có giá trị như thực phẩm bổ sung và giá trị kinh tế không cao chiếm đại đa số các loài thực vật. Có 356 loài thực vật, hầu hết là thực vật có mạch bậc cao được biết đến như là những loài bị đe dọa và có trong danh mục Sách đỏ của Việt Nam (1996). Số lượng thực vật bậc cao, có mạch có ở khu vực này tương đương với vùng rừng trên đất thấp thuộc tỉnh Quảng Nam, lên tới con số từ 1200-2000 loài. Trong những năm qua Việt Nam được biết đến nhiều vì có nhiều loài động vật có vú đã được phát hiện mới tại Việt Nam. Ông Đặng Huy Huỳnh và các cộng sự đã ghi nhận sự có mặt của 223 loài động vật có vú. Từ năm 1992 đến 2003, có ba loài động vật kích thước lớn và ít nhất năm loài động vật nhỏ được thế giới công nhận là loài mới phát hiện từ Việt Nam (đó là các loài Pseudoryx nghetinhensis, Muntiacus vuquangensis, Muntiacus truongsonensis, Muntiacus puhoatensis, Viverra tainguensis. Lê Vũ Khôi (2000) soát xét và cập nhật danh sách có đến 289 loài và các loài phụ (subspecies) của động vật tại Việt Nam. Tổng số các loài chim là 850 loài (theo Nguyễn Cư và các cộng sự, 2000). Danh mục các loài bò sát gồm có 458 loài gồm 162 loài lưỡng cư và 296 loài bò sát (theo Nguyễn Văn Sáng và cộng sự, 2005). Theo báo cáo gần đây thì ở đây có 106 loài bướm. Những báo cáo hoàn chỉnh hơn hiệu nay vẫn đang được thực hiện, sau khi những nghiên cứu này được thực hiện xong chúng ta sẽ có con số chắc chắn về số loài tăng lên như được ghi nhận. Hệ sinh thái thủy sinh tại Việt Nam rất phong phú về thực vật và động vật. Cho đến nay ở Việt Nam ghi nhận được sự có mặt của 1.402 loài tảo, 782 loài động vật không xương sống (bao gồm 48 loài giáp xác, 53 loài tôm, 141 loài sò, hến và 544 loài cá nước ngọt).

1.5.4 Những nguy cơ đối với tài nguyên và sinh kế vùng nông thôn

Sinh cảnh của Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng lớn của sự phá rừng (mặc dù đã có những kế hoạch tái trồng rừng, phục hồi tương đối lớn đang được thực hiện). Sinh cảnh bị tàn phá do những nguyên nhân sau đây: lượng dân số quá lớn; sự tàn phá trực tiếp của chiến tranh; không có sự quản lý rừng hợp lý cũng như do những hiện tượng tự nhiên như bão gây ra. Tất cả những nguyên nhân này gây ra những áp lực đến môi trương, ví dụ như suy thoái hiệu quả, lợi ích của thiên nhên (giảm tính sản xuất của rừng), làm suy thoái các dịch vụ sinh thái (ví dụ như gây xáo động, gây ô nhiễm rừng, các khu đầm lầy) và gây suy giảm đa dạng sinh học. Tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước thông

Page 10: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

qua việc phục hồi rừng đầu nguồn và bảo tồn các hệ thống sông là rất lớn và càng ngày càng phát triển. Nước cần cho việc tưới tiêu đất đai dưới hạ du, dùng cho phát điện, sử dụng cho các mục đích dân dụng và công nghiệp của địa phương. Thêm vào đó, việc quản lý hợp lý rừng đầu nguồn sẽ hạn chế được những ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán và cung cấp được sinh kế cho một số lớn những nhóm người dân tộc thiểu số sống trên vùng núi cao.

Những nguyên nhân chính gây ra suy thoái môi trường tự nhiên là: công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển nông thôn, phát triển nông nghiệp, khai thác, phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng lượng, khoáng sản, nước; và sự phát triển của các ngành như giao thông và du lịch. Liên quan đến những sự phát triển này, những vấn đề môi trường chính cần được Việt Nam tiếp tục quan tâm là: suy thoái rừng; mất mát tính đa dạng sinh học; suy thoái đất; ô nhiễm nước; và quản lý chất thải. Những công việc mà Việt Nam phải làm để bảo vệ môi trường một cách bền vững là: phát triển, hình thành và truyền bá hệ thống quy định về bảo vệ môi trường và kế hoạch hành động; giám sát môi trường và kiểm soát ô nhiễm; và xây dựng, củng cố hệ thống thể chế cho công tác quản lý môi trường.

1.6 Quy định pháp luật và hệ thống các cơ quan về môi trường

1.6.1 Quy định về môi trường

Luật Bảo vệ Môi trường (LEP) đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 10/1/1994, với sự hướng dẫn thực hiện của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây. Vào năm 2002, Bộ KHCN &MT (KHCN) tách làm hai bộ mới là Bộ Khoa học, Công nghệ (MOST) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN &MT), hiện nay Bộ TN&MT chịu trách nhiệm quản lý về các vấn đề môi trường. Luật Môi trường cập nhật và sửa đổi được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tháng 6 năm 2006. Luật quy định việc bảo vệ môi trường cùng với việc bảo vệ sức khỏe con người, phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực và trên toàn cầu. Luật Bảo vệ môi trường đưa ra khung pháp lý chung cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại Việt Nam, vai trò quan trọng đầu tiên là của Bộ TN &MT. Cục Bảo vệ môi trường (VEPA) là cơ quan hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường, hay còn được hiểu là cơ quan thực hiện việc quản lý môi trường chung tại Việt Nam. Bên cạnh Cục Môi trường còn có các Cục, Vụ, phòng ban chuyên môn tại các Bộ, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, các tổ chức nghiên cứu cùng tham gia vào công tác quản lý.

Ngoài ra còn có một số các bộ Luật khác cũng có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, các chương trình, kế hoạch về quản lý môi trường là Kế hoạch quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững, 1991-2000 (1991), Chương trình hành động quốc gia về Đa dạng sinh học (1995) cũng như Chương trình hành động về rừng nhiệt đới. Cùng với những chương trình nói trên, Nhà Nước còn ban hành nhiều Luật, quy định liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như: Luật về Phát triển và Bảo vệ rừng (1991); Luật về bảo vệ sức khỏe của nhân dân (1989); Luật về sử dụng đất (1993); Luật về dầu và dầu khí; Luật về tài nguyên khoáng sản (1996); Luật Tài nguyên nước (1998); Luật hình sự (1999); Pháp lệnh về bảo vệ đê điều (1989); Pháp lệnh về thuế tài nguyên (1989); Pháp lệnh về bảo vệ các nguồn tài nguyên thủy sinh (1989); Pháp lệnh về kiểm soát và an toàn phóng xạ (1996); Pháp lệnh về kiểm dịch và bảo vệ thực vật (1993). Cùng với những văn bản pháp luật này còn có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện luật do Chính phủ, Bộ TN &MT và các Bộ liên quan khác ban hành.

1.6.2 Xây dựng và triển khai chiến lược bảo vệ môi trường

Các chính sách cho phát triển bền vững tại Việt Nam lần đầu tiên được trình bày một cách có hệ thống tại “Chương trình quốc gia cho môi trường và phát triển bền vững, 1991-2000” đã được Nhà nước thông quan năm 1991. Từ đó đến nay Chính phủ đã phổ biến hàng loạt các chính sách cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, như chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân; chính sách phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; chính sách về sản xuất sạch hơn; chính sách về bảo vệ đa dạng sinh học; chính sách đóng cửa rừng tự nhiên; chính sách về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn; và các chương trình giảm thiểu việc gia tăng dân số v.v... Trong năm 2003, Bộ

Page 11: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

TN &MT đã xây dựng “Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 có xét đến triển vọng năm 2020”. Các tỉnh, các thành phố cũng xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho địa phương mình đến năm 2010. Gần đây nhất, dự thảo Luật về Đa dạng sinh học đã được Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ TN &MT chuẩn bị.

Liên quan đến phát triển bền vững có bốn chính sách và kế hoạch cần được đề cập: Chiến lược bảo tồn quốc gia. Năm 1985 dự thảo Chiến lược bảo tồn quốc gia đã được xây dựng. Chiến lược đã chỉ ra những nguyên tắc, biện pháp để xây dựng thói quen, cách nghĩ về công tác bảo tồn trong người dân Việt Nam. Cho đến nay Chiến lược quốc gia về bảo tồn vẫn chưa được thông qua như văn bản chính sách chính thức. Thay vào đó, năm 1990, Chương trình quốc gia về môi trường và phát triển bền vững được xây dựng. Chương trình này được Chính phủ thông qua ngày 12/7/1992, cho đến ngày nay nó vẫn là văn bản chính sách chính thức của Nhà nước về môi trường. Mục đích rộng hơn của Chương trình này là giải quyết những vấn đề do Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường. Tiếp theo Chương trình quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, năm 1995 Bộ Khoa học và Công nghệ với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới và Cơ quan phát triển quốc tế Canada với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện nghiên cứu quốc tế đã xây dựng Chương trình hành động môi trường quốc gia. Báo cáo này chưa bao giờ được thông qua một cách chính thức và cũng chưa bao giờ được in ra như một văn bản chính thức. Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học, một kế hoạch hành động khác được chuẩn bị năm 1993, 1994 sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Đa dạng sinh học. Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học được xây dựng trên cơ sở Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học và Chiến lược quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học bổ sung thêm thông tin và đưa ra phạm vi tổng hợp rộng hơn cho các hành động và các dự án ưu tiên thực hiện. Kế hoạch này được Nhà nước phê duyệt ngày 22/10/1995.

1.6.3 Kiểm soát và giám sát môi trường

Từ năm 1994, sau khi Luật Môi trường có hiệu lực, hàng loạt những nỗ lực đáng kể đã được các cơ quan chức năng thực hiện để kiểm soát ô nhiễm không khí, nước, nước biển và đất; để quản lý và xử lý các chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại; để làm việc với những đơn vị sản xuất kinh doanh là đối tượng gây ô nhiễm; và có những ứng cứu kịp thời với các sự cố môi trường như sự cố tràn dầu ra biển. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập cẩn thận cho các dự án phát triển cũng như cho những cơ sở sản xuất đã họat động trước khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Việc giám sát môi trường được thực hiện tại cấp tỉnh cũng như cấp Nhà nước.

Mạng lưới quan tắc môi trường quốc gia lúc đầu được thành lập năm 1994 và được Bộ Khoa học, Công nghệ quản lý. Đến năm 1999, mạng lưới này có 19 trạm chịu trách nhiệm quan trắc môi trường tại 63 vị trí, với tần suất 3 tháng/lần (một năm 4 lần từ năm 1995). Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng không khí, nước trong lục địa, nước biển, môi trường đất, chất thải rắn, tiếng ồn do việc giao thông và độ phóng xạ (chỉ tại 4 vị trí) đã được đo đạc bởi các trạm quan trắc. Thêm vào đó một số các cơ quan nghiên cứu, viện chịu trách nhiệm về tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn cũng thực hiện công tác giám sát môi trường nước, môi trường không khí để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu và quản lý.

1.6.4 Những văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Có rất nhiều các công cụ pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác đánh giá môi trường tại Việt Nam đã được chúng tôi cân nhắc trong quá trình lập báo cáo ĐTM này. Những văn bản này là: Luật về đất đai, 14/7/2003 được soát xét và Quốc hội thông qua năm 2003; Luật Bảo vệ môi trường, 10/1/1994 được Chủ tịch nước ban hành; Luật Bảo vệ môi trường mới có hiệu lực từ 1/7/2006; Nghị định 175CP Hướng dẫn về việc thực hiện Luật BVMT; Nghị định 143/2004/ND-CP ngày 18/10/1994 của Nhà nước soát xét lại điều 14 của Nghị định 175/CP; Quyết định số 806-QD/Mtg của Bộ KHCN (nay là MONRE), 31/10/1994 về việc tổ chức và các công tác phê duyệt báo cáo ĐTM; Luật Khoáng sản 20/3/1996 được Quốc hội thông qua; Nghị định 68-CP của Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn thực hiện Luật Khoáng sản được ban hành ngày 18/10/1994; Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT của Bộ KHCN (nay là bộ TN &MT), ngày 29/4/1998 về Hướng dẫn lập và thông quan EIA cho các dự án đầu tư; Luật về Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998; Quyết định số 35/2002/QD,

Page 12: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

2002 của Bộ KHCN (nay là Bộ TN &MT); Nghị định số 149/2004/ND-CP ngày 27/7/2004 của Nhà nước Việt nam về cấp phép sử dụng và xả ra nguồn nước; Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/7/1994 được Quốc hội thông qua; hướng dẫn lập EIA cho các dự án thủy điện do Bộ KHCN (nay là Bộ TN &MT) ban hành năm 2001.

1.6.5 Các cơ quan và trách nhiệm tại Việt Nam

Luật Bảo vệ môi trường chỉ rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, điều 38 chỉ rõ “Nhà nước chiểu theo quyền hạn và trách nhiệm sẽ thực hiện việc quản lý Nhà nước một cách thống nhất về bảo vệ môi trường trên toàn quốc”. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm Nhà nước về thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Bảo vệ và quản lý môi trường. Vụ Môi trường của Bộ TN &MT có trách nhiệm trợ giúp Bộ Trưởng thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong các hoạt động như hoạch định ra các chính sách, xây dựng các văn bản pháp lý, chiến lược và kế hoạch. Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường trợ giúp Bộ trưởng thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đánh giá tác động môi trường và thẩm định. Cục Bảo vệ Môi trường là đơn vị thực hiện những hoạt động quản lý cấp Nhà nước về bảo vệ môi trường trong các vấn đề như giám sát, thanh tra, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, hỗ trợ phát triển công nghệ môi trường và tăng cường nhận thức cộng đồng về BVMT.

1.6.6 Xây dựng và hệ thống thể chế về quản lý môi trường

Năm 1993, Cục Bảo vệ Môi trường được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường trong cả nước. Tính đến năm 1999, Cục Bảo vệ môi trường có 9 phòng vơi 79 nhân viên. Phòng Quản lý Môi trường có tại tất cả các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và có khoảng từ 2 đến 5 nhân viên. Nhiều huyện và thị trấn có cả các nhóm công tác về vấn đề quản lý môi trường. Hiện nay tại cấp tỉnh là các Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE), tại cấp huyện là Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường (SONRE), cả hai đơn vị này đều trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đơn vị thực hiện chức năng về quản lý môi trường do Sở TN &MT thực hiện cũng được thành lập tại một số Bộ và các ngành kinh tế. Nhìn chung, năng lực quản lý môi trường của các cơ quan tại Việt Nam vẫn còn yếu và chưa tương xứng với nhiệm vụ cần thực hiện. Những người làm công tác quản lý và điều phối môi trường trong hệ thống còn chưa được đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.

1.6.7 Năng lực hiện nay tại các cơ quan làm công tác môi trường

Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường của Bộ TN &MT có 15 nhân viên (4 người có bằng tiến sĩ, 5 người có bằng thạc sĩ và 6 người là kỹ sư, cử nhân). Vụ có khả năng thẩm định các Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện.

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam có 66 nhân viên, có 1 người có bằng thạc sĩ, 50 người là kỹ sư, cử nhân. Sở TN &MT có 10 phòng gồm: phòng về Đất đai (7 nhân viên); phòng Khoáng sản, nước và khí tượng thủy văn (4 nhân viên); Phòng Quản lý môi trường (6 nhân viên), Hành chính (13 nhân viên), phòng Tài nguyên thiên nhiên và Thanh tra môi trường (5 nhân viên), Trung tâm tài nguyên thiên nhiên và Công nghệ Môi trường và thông tin (20 nhân viên); Trung tâm khảo sát và phân tích (8 nhân viên); Văn phòng nhà đất (10 nhân viên). Đối với một dự án thủy điện, Sở có khả năng kiểm soát, giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu và kế hoạch quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành. Sở còn có khả năng thực hiện những hoạt động liên quan đến giám sát môi trường như giám sát chất lượng nước, không khí, xói mòn và ô nhiễm.

Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường của huyện Giang Nam có 6 nhân viên. Phòng Môi trường và Tái định cư của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 có 25 nhân viên, trong số đó có 20 kỹ sự về thủy điện, thủy lợi nhưng chưa có chuyên gia về môi trường.

Page 13: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

2. Mô tả dự án

2.1 Giới thiệu khái quát Dự án thủy điện Sông Bung 4 được xây dựng trên sông Bung, một nhánh của sông Vũ Gia- Thu Bồn. Dự án được xây tại xã Zuôi và Tà Bhing của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tại miền Trung Việt Nam (xem Hình 1). Những thành phần chính của Dự án bao gồm: đập, tuyến năng lượng và nhà máy điện. Đập thủy điện Sông Bung 4 được xây trên sông Bung, 3 km phía trên vị trí hợp lưu với sông A Vương. Hồ thủy điện sẽ được thiết lập với mức nước dâng cao nhất là 222,5 m, mực nước chết là 195m.

Nước của hồ chứa Sông Bung 4 sẽ chảy qua đường ống của tuyến năng lượng, vào nhà máy nằm cách đập 5 km về phía hạ lưu. Chênh lệch mức nước của hồ chứa và nhà máy là khoảng 125 m tại mức nước dâng cao nhất. Sau khi đi qua nhà máy nước lại được chảy vào sông Bung.

Vị trí của dự án thủy điện Sông Bung 4 được mô tả trong Hình 2.1.

Hình 2.1 Sơ đồ tổng thể dự án thủy điện Sông Bung 4

Tổng chi phí ước tính cho dự án thủy điện Sông Bung 4 là 250 triệu USD, kể cả các loại thuế, chi phí dự phòng. Công tác chuẩn bị xây dựng (đường giao thông, đường thi công v.v...) dự kiến được thực hiện vào cuối năm 2007, công tác xây dựng công trình dự kiến được thực hiện vào đầu năm 2008. Công trình dự kiến được đưa vào vận hành vào cuối năm 2011. Vào thời kỳ xây dựng cao điểm sẽ có khoảng 2000 tham gia xây dựng công trình.

Các thông tin mô tả trên đây của dự án được trích từ báo cáo đầu tư của Dự án do Công ty tư vấn xây

Page 14: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

dựng điện 3 lập, những thông tin này có thể được tiếp tục hiệu chỉnh, sửa chữa trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dự kiến được bắt đầu thực hiện trong khoảng tháng 8 và 9 năm 2006.

Dự án thủy điện Sông Bung 4 là một phần trong kế hoạch phát triển một loạt các dự án thủy điện trên hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay trên hệ thống sông này có hai công trình thủy điện đang được xây dựng.

2.2 Các thành phần của dự án

2.2.1 Tổng quát

Dự án thủy điện Sông Bung 4 được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của miền Trung Việt Nam, để hỗ trợ việc phát triển kinh tế trong khu vực. Điện năng được sản xuất nhờ vào cột nước do đập tạo ra. Những hạng mục công trình sẽ được xây dựng bao gồm:

• Một đập trên sông Bung để tạo ra hồ chứa; • Tuyến năng lượng để chuyển nước từ hồ chứa qua nhà máy; • Nhà máy với những thiết bị cần thiết để phát điện; • Đường dây truyền tải điện từ nhà máy đấu nối với lưới điện quốc gia; • Đường xá nối khu vực dự án với các khu tái định cư và hệ thống đường giao thông quốc

gia; • Các khu vực phụ trợ cho công tác xây dựng và vận hành Dự án. .

Các thành phần của Dự án sẽ được mô tả chi tiết ở phần dưới đây với vị trí được mô tả trong các Hình từ 2.2 đến 2.5.

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

# #

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

Pa La

Pa Va

Zo Ra

Bo Di

Ta Un

A Bat

Pa Xua

Pa Toi

Thon 2

Pa Dhi

Pa Don

Pa

Pa Jing

Ka Dang

Pa Pang

Can Dai

Pa C

Pa Lan

Pa Pang

Pa Rum B

Cong Don Thon Vinh

Thanh My

CADY Commune

TA B'HING Commune

Pa Rong

Pa Rum A

Th. A' Roong

ZOUIH Commune

CHAVAL Commune

C1

C2

C3

RA2

RA1

R3

R2

R1

Rd3

T1T2

Rd2

Rd1

H14D

Rd4

Song A Kia

Song Bung

Song A Xo

Son g. U Poo

Song B ung

Song. Ta Po

Song Thanh

Song Cai

Song A Nhat

So ng Tra Vinh

Song A Vuong

765000

765000

770000

770000

775000

775000

780000

780000

785000

785000

790000

790000

795000

795000

1725

000

1730

000

1735

000

1740

000

1745

000

Proposed land for settSong Bung 4 Project a

River

Transmission line 220K

LEGEND

Transmission line 35kV

Rd1 - Access road fromRd2 - Access road fromRd3 - Road from dam s

Commune boundary

H14D - Highway 14DRd4 - Road within rese

Proposed land for agriReservoir

2

Hình 2.2 Các thành phần của Dự án: Khu công trường (C),Hồ chứa (R),Đường dây truyền tải (T),

Page 15: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Đường tạm thi công (Rd),Phần đường quốc lộ 14D xây mới (H 14 D),Khu tái định cư (RA)

RCC Mixing plant

Disposal area 2Disposal area 1

Storage area

Auxiliary area 2

Auxiliary area 3

Intake

Adit 1

Dam site

Soil pit

Rd1

Rd2

Rd1Rd3

Zouih Commune

Ta B'Hing Commune

Song

Bun

g

T1

T2

C1

782000

782000

783000

783000

784000

784000

785000

785000

1736

000

1737

000

1738

000

1739

000

ReservoirSong Bung 4 Project Sites

River

Transmission line 220KVA

LEGEND

Transmission line 35kV - Supply f

Rd1 - Access road from HighwayRd2 - Access road from dam site tRd3 - Road from dam site to reset

Commune boundary

500 0

N

Hình 2.3 Khu vực công trường cạnh vị trí đập

Disposal area 3

Conrete mixing plant

Auxiliary area 4 Auxiliary area 5

Surge tank

Adit 2 Switchyard

Power house

Rd2

Song Bung

Song

Bu n

g

Ta B'Hing Commune

Zouih Commune

Song A Vuong

C2

782000

782000

783000

783000

784000

784000

785000

785000

1739

000

1740

000

1741

000

1742

000

Song Bung 4 Project sitesRiver

Transmission line 220KVALEGEND

Access road from dam site to power station

Commune boundary

500 0 500 Meters

N

Hình 2.4 Khu vực công trường cạnh khu xây dựng nhà máy

Page 16: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Auxiliary ar

Crusher plant

Quarry

R2

R1

R3

Rd3

H14D

Rd1

Ta B'Hing Commune

Zouih Commune

C3

781000

781000

782000

782000

783000

783000

784000

784000

1732

000

1733

000

1734

000

1735

000

ReservoirSong Bung 4 Project sites

River

LEGEND

H14D -New part of Highway 14DRd3 - Road from dam site to resettlement area at Pa P

Song Thanh nature reserve

Commune boundary

Rd1 - Access road from Highway 14D to dam site

N

500 0 500

Hình 2.5 Khu vực công trường dọc theo hồ chứa kể cả phần đường quốc lộ 14 D xây mới.

2.2.2 Đập

Đập chính

Đập chính là đập bê tông đầm lăn RCC (Roller Compacted Concrete). Chiều dài đập là 370 m, chiều cao là 110 m tính từ điểm thấp nhất của móng đập ở cao trình 227.5 m. The dam will have a crest length of about 370 m and a maximum height of 110 m from the deepest foundation level to the crest level of +227.5 m.

Kết cấu của móng đập được thiết kế để chống thấp và gắn chặt vào tầng đá nền. Trong đập sẽ có những rãnh để đo đạc, kiểm soát thấm, được trang bị những thiết bị hiện đại phù hợp với những kinh nghiệm an toàn đập quốc tế. ion of the dam structure will be grouted for seepage control and for consolidation of the bedrock, and the dam will include inspection and drainage galleries, and be equipped with instrumentation consistent with modern international dam safety practice.

Đập tràn

Đập tràn gồm 6 cửa được thiết kế là một phần của đập chính và thiết kế cho lũ cực tiểu (PMF) với lượng nước về khoảng 20,000 m3/s. Đường lan can của đập xây cao đến 229m sẽ được xây dựng trên đỉnh đập để tránh nước tràn qua đập khi có lũ PMF. Hố tiêu năng được thiết kế sau đập tràn để giải phóng năng lượng của nước khi xả qua đập tràn.

Lũ sẽ được suy yếu đi sau khi đổ vào hồ và được xả qua đập tràn với lưu tốc 18,400 m3/s đối với lũ PMF. Đập tràn được thiết kế để làm việc rất hiệu quả với lũ nhỏ hơn lũ PMF, bằng việc đóng, mỏ các cửa xả để kiểm soát mức nước trong hồ.

Để bảo trì các cửa xả, người ta sẽ đóng phần cửa nhận nước lại. During maintenance of the spillway gates, stoplogs will be placed in front of the intake.

Một hệ thống cảnh báo bằng âm thanh được khuyến nghị lắp đặt từ phía sau đập đến hợp lưu của sông Cái để cảnh báo nhân dân trong vùng về việc xả lũ qua đập tràn.

Page 17: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

2.2.3 Hệ thống tuyến năng lượng

Cửa nhận nước

Cửa nhận nước cao 50 m sẽ được xây dựng tại 150 m về phía nam của đập để đưa nước vào đường hầm dẫn nước. Cửa nhận nước có một cửa mở, được trang bị cửa phục vụ hạ lưu và cửa bảo vệ phía thượng lưu. Phần được trang bị lưới ngăn rác. Khi cần bảo hành cửa bảo vệ phía thượng lưu người ta đóng phía cửa nhận nước lại. Khi cần xả nước ra khỏi đường ống dẫn nước để kiểm tra , bảo dưỡng người ta đóng cửa phục vụ hạ lưu và cửa bảo vệ thượng lưu lại.

Đường ống dẫn nước

Đường ống dẫn nước gần như nằm ngang, có độ dài khoảng 3 km, đường kính trong là 6,8 m. Đường ống này được đào từ phần cửa nhận nước tới tháp điều áp. Đường ống sẽ đường đổ bằng bê tông, phía trong lót thép hoặc được gia cố thêm ở những phần dựa vào nền đá yếu.

Việc xây dựng đường ống dẫn nước sẽ được xây từ hai phía thượng lưu và hạ lưu lại.

Tháp điều áp

Tại điểm cuối cùng của đường ống dẫn nước là tháp điều áp. Tháp điều áp cao 75 m (54 m ở dưới mặt đất và 21 m nổi lên trên mặt đất ) được xây dựng để giảm áp lực tạo ra khi tua bin khởi động và vận hành. Tháp điều áp được xây bằng bê tông, phía trong đường kính 24 m ở phần nổi trên mặt đất, phần chìm dưới mặt đất có đường kính 15 m.

Tháp điều áp sẽ được xây từ phần cuối phía hạ lưu của đường ống dẫn nước. .

Đường ống áp lực

Phía dưới tháp điều áp là đường ống áp lực, có chiều dài khoảng 245 m, đường kính 5,2 m. Phần đầu đường ống này nằm ngang, sau đó bố trí theo phương thẳng đứng, phần cuối lại nằm ngang và dẫ nước vào khu vực nhà máy.

Việc xây dựng đường ống áp lực được thực hiện từ hai phía lại, phía thứ nhất từ phía đầu cuối của đường ống dẫn nước và một phía từ phía cuối của đường ống áp lực.

2.2.4 Nhà máy

Nhà máy

Khu nhà máy được đặt gần sông Bung, khoảng 5 km về phía hạ lưu của đập. Nhà máy được bố trí cao 68 m, trên một diện tích dài 58 m, rộng 24. Nhà máy bao gồm 2 tổ máy phát điện với tổng công suất phát là 156 MW, erection bay, khu phụ trợ phục vụ vận hành và bảo dưỡng. Hai máy biến áp ba pha sẽ được đặt ở ngoài trời, phía sau nhà máy.

Nhà điều hành, phục vụ vận hành dự án đượv xây cạnh khu nhà máy.

Các tòa nhà này được xây dựng tại cao trình 125m, trên cốt nền 0.5 m, trên mức lũ 5,000 năm.

Kênh xả

Kênh xả dài 20 m sẽ dẫn nước trả lại Sông Bung.

Sân phân phối nhà máy

Các máy biến áp của nhà máy sẽ được đấu nối với đường dây truyền tải qua sân phân phối. Sân phân phối có kích thước 70 m x 143 m, được đặt ở vị trí 500 m về phía hạ lưu nhà máy.

2.2.5 Đường dây truyền tải

Điện sản xuất từ nhà máy thủy điện Sông Bung 4 sẽ được chuyển vào hệ thống lưới điện quốc gia thông qua 35 km đường dây 220 kV mạch kép đến trạm biến áp 22/110kV Thanh Mỹ.

Vào thời điểm hiện nay xuất tuyến và thiết kế của đường dây chưa được xác định chính xác. Theo quy chuẩn thiết kế đường dây 220 kV thì sẽ cần xây dựng khoảng 100 cột thép cao 40 m, rộng 10 m.

Một đường dây truyền tải 35 kV sẽ truyền tải điện từ Thanh Mỹ về để cung cấp điện cho nhà máy

Page 18: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

trong quá trình xây dựng dự án. Đường dây này sẽ dài khoảng 38 km, đi dọc theo đường quốc lộ 14 Đ, qua đường thi công đi vào khu vực dự án.

2.2.6 Các công trình đường xá

Đường thi công vào khu vực dự án

Để xây dựng được Dự án Sông Bung 4, một lượng lớn nguyên vật liệu cần phải được chuyển từ Đà Nẵng, khoảng 100 km về phía đông. Đường Quốc lộ 14 D hiện nay được xác định đủ để phục vụ công tác vận chuyển này mà không cần phải nâng cấp. Để có thể vận chuyển được những thiết bị siêu trường, siêu trọng như các tổ máy phát điện thì phần cuối cùng của Quốc lộ 14D phía khu vực Nam Giang cần phải được chặn lại (need to be closed) để sử dụng riêng trong quá trình vận chuyển.

Từ đường Quốc lộ 14D, đường thi công dẫn vào khu vực đập dài 5,4 km sẽ được xây dựng. Đoạn đường này chạy dọc theo Sông Bung. Đường sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, có trải nhựa đường.

Hướng đi cụ thể và thiết kế cho đọan đường này sẽ được xác định rõ trong những giai đoạn sau của Dự án.

Đường thi công trong khu vực dự án

Một loạt các đường thi công với tổng chiều dài khoảng 20 km sẽ được xây dựng trong khu vực công trường để sử dụng trong quá trình thi công xây dựng cũng như trong quá trình vận hành. Đường dẫn từ vị trí đập đến nhà máy sẽ được trải nhựa đường, những đoạn đường khác chủ yếu được rải sỏi.

Một cầu tạm 150 m vượt qua sông Bung dự kiến sẽ được xây ở phần hạ lưu đập. Cầu này được xây dựng để sử dụng trong quá trình xây dựng đập, sau đó sẽ được dỡ bỏ. Đường đi qua sông sau khi xây dựng xong sẽ là phần đường đi trên đỉnh đập.

Hướng đường và thiết kế cho những đoạn đường thi công hiện nay chưa được xác định cụ thể. Các nhà thầu sẽ tham gia một phần trong công tác xác định tuyến và thiết kế cụ thể của các đoạn đường thi công này.

Đọan thay thế Quốc lộ 14 D

Khoảng 6km đường Quốc lộ 14D sẽ được xây dựng đền bù do một phần đường Quốc lộ 14D sẽ ngập trong hồ. Đọan đường này còn bao gồm một chiếc cầu dài 350 m, cao 60 m.

Đường dẫ tới khu tái định cư

20 km đường mới dẫn đến các khu tái định cư gần các làng Pa Pang và Pa Rum – Pa Dhi (xem Hình 2.2) sẽ được xây dựng.

Hướng đường và thiết kế cho những đoạn đường dẫn đến khu tái định cư hiện nay chưa được xác định cụ thể.

2.2.7 Khu phụ trợ công trường

Những khu phụ trợ công trường sau đây sẽ được xây dựng, xem vị trí các khu này trong Hình 2.2 đến 2.5.

Khu vực Mô tả Vị trí Diện tích (ha) Khu phụ trợ 1 Phục vụ thi công Phía cuối đường QL 14D 28,9 Khu nghiền đá Nghiền đá, sản xuất vật liệu xây dựng Dọc theo đường QL 14D 10,2 Mỏ đá Khai thác đá làm nguyên vật liệu xây

dựng Dọc theo đường QL 14D 73,1

Khu phụ trợ 2 Phục vụ thi công Dọc theo đường thi công dẫn đến đập

5,7

Mỏ đất Khai thác đất làm nguyên vật liệu xây dựng

Dọc theo đường thi công dẫn đến đập

183,7

Khu trộn bê tông Trộn bê tông để xây đập RCC Dọc theo đường thi công dẫn đến đập

4,1

Page 19: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Khu phụ trợ 3 Phục vụ thi công 500 m phía bên phải đập, phần hạ lưu.

0,1

Khu kho bãi Tập kết nguyên vật liệu 500 m phía bên phải đập, phần hạ lưu

1,2

Khu bãi thải 2 Bãi thải các nguyên vật liệu bóc dỡ không sử dụng đến trong quá trình xây dựng.

750 m phía bên trái đập, phần hạ lưu

0,7

Khu bãi thải 1 Bãi thải các nguyên vật liệu bóc dỡ không sử dụng đến trong quá trình xây dựng.

950 m phía bên trái đập, phần hạ lưu

0,6

Khu phụ trợ 4 Phục vụ thi công 1 km phía thượng lưu của nhà máy

14,2

Khu trộn bê tông Trộn bê tông để xây nhà máy. Gần vị trí nhà máy 0,2 Khu phụ trợ 5 Phục vụ thi công Gần vị trí nhà máy 0,2 Khu bãi thải 3 Bãi thải các nguyên vật liệu bóc dỡ không

sử dụng đến trong quá trình xây dựng. 200 m phía hạ lưu của nhà

máy 0,3

Mỏ cát Khai thác cát làm nguyên vật liệu xây dựng

Trên sông Cái, 30 km phía hạ lưu của nhà máy.

44,584

Page 20: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3 Môi trường nền

3.1 Môi trường vật lý và sinh học

3.1.1 Địa hình

Sông Bung là nhánh lớn nhất của sông Vũ Gia, nằm ở phía Tây Bắc của lưu vực sông Vũ Gia. Sông Bung có chiều dài khoảng 130 km, chảy từ biên giới Lào đến sông Cái gần huyện Thanh Mỹ. Phần sau hợp lưu với sông Cái gọi là sông Vũ Gia.

Sông Vũ Gia có rất nhiều đoạn giao với sông lớn phía Nam, sông Thu Bồn. Hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Hai sông này có lưu vực chiếm khoảng 86% diện tích của toàn tỉnh (nguồn Cty TVXD Điện 3). Sông Vũ Gia đổ ra biển tại Đà Nẵng, sông Thu Bồn đổ ra biển tại Hội An.

Phía nam của lưu vực sông Bung có độ cao lên tới 1200 m (a.s.l.) so với mực nước biển, phía Bắc có độ cao lên tới 1800 m a.s.l. Tổng diện tích lưu vực sông Bung tính tới điểm hợp lưu với sông Cái là khoảng 2500 km². Tính đến khu vực đập, lưu vực là 1519 km². Sông A Vương (diện tích lưu vực 767 km²) là một nhánh lớn ở phía Bắc của Sông Bung và ở ngay phía dưới đập (nguồn SWECO International 2006). Trên nhánh sông này công trình thủy điện A Vương đang được xây dựng.

3.1.2 Không khí

Không có một trạm quan trắc môi trường cố định nào được đặt trong khu vực Dự án, tuy vậy Công ty tư vấn xây dựng điện 3 đã tiến hành đo đạc chất lượng không khí tại khu vực này vào năm 2004 (nguồnPECC3 2005A). Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng không khí trong khu vực rất tốt. Ở đây không có nguồn phát thải khí nào do các hoạt động công nghiệp trong khu vực Dự án, mật độ giao thông trong khu vực cũng không cao. Kết quả quan trắc được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Chất lượng không khí tại khu vực Dự án Sông Bung 4 (thực hiện năm 2004)

Vị trí lấy mẫu Bụi CO SO2 NO2

mg/m³ mg/m³ mg/m³ mg/m³

Nhà máy 0,12 0 vết 0

Vị trí đập 0,10 0 vết 0

Vị trí đập 0,12 0 0,005 0,002

Khu hồ chứa, phía thượng lưu đập 0,15 0 0,005 0,005

Khu hồ chứa, nơi hợp lưu với sông Pring

0,10 0 vết 0

Khu hồ chứa, gần bản Pa Dhi 0,10 0 vết 0

TCVN 5937:1995 0,30 40 0,5 0,5

3.1.3 Tiếng ồn

Dự án được đặt tại vị trí trũng của thung lũng sông Bung, xung quanh là các ngọn núi cao. Có một số nhà dân rải rác trong khu vực Dự án dọc theo Quốc lộ 14D, có 4 bản sẽ bị ngập trong lòng hồ. Ngoài đường Quốc lộ 14D dẫn đến biên giới Lào còn có một số đường giao thông khác trong khu vực Dự án. Quan trắc tiếng ồn được thực hiện năm 2004 tại một số vị trí trong khu vực Dự án, kết quả đo đạc chỉ ra mức tiếng ồn trong khu vực ở mức khá thấp (PECC3 2005A). Kết quả đo đạc được trình bày trong Bảng 3.2. Các thuyền đãi vàng trên sông Bung sẽ gây ra mức ồn nhất định trong khu vực. Những thuyền, máy đãi vàng này hoạt động suốt cả ngày lẫn đêm.

Page 21: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Bảng 3.2. Mức tiếng ồn tại khu vực Dự án (đo năm 2004)

Vị trí lấy mẫu Mức tiếng ồn

dBA

Nhà máy 40-42

Khu vực đập 38-40

Khu vực đập 36-40

Khu vực hồ chứa, phía thượng lưu đập 38-40

Khu vực hồ chứa, vị trí hợp lưu với sông Pring

40-42

Khu vực hồ chứa, gần bản Pa Dhi 38-40

TCVN 5937:1995 60-65

3.1.4 Khí hậu

3.1.4.1 Lượng mưa Có 12 trạm đo mưa trên lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn, với các số liệu đo đạc từ năm 1997. Các vị trí trạm được trình bày trong Hình 3.1. Thêm nữa có hai trạm tại Đà Nẵng và Trà My là các trạm đo đầy đủ các yếu tố khí hậu. Việc phân bố các trạm đo mưa tương đối tốt, tuy vật trên Hình 3.1. có thể nhận thấy phía tây của lưu vực, gần biên giới Lào có ít trạm hơn. Tại vị trí đập Sông Bung 4, lượng mưa bắt đầu được đo đạc từ năm 2003.

Page 22: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.1. Các trạm khí tượng- thủy văn tại lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn (nguồn SWECO International 2006)

Bảng 3.3 trình bày lượng mưa đo được tại 12 trạm đo mưa trên lưu vực (SWECO International 2006). Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 mm tại vùng duyên hải, lượng mưa này cao hơn một chút tại khu vực trên sông Vu Gia, lượng mưa lớn nhất là ở phía Nam với lượng mưa cao nhất tại Trà My với hơn 4000 mm.

Bảng 3.3 Mean annual rainfall in mm (1977-2004) in Vu Gia – Thu Bon basin

Thanh Mỹ

Hien Hội Khách

Đà Nẵng

Hội An

Cau Lau

Cẩm Lệ

Giao Thủy

Ái Nghĩa

Khâm Đức

Trà My

Nông Sơn

2239 2123 2095 2205 2173 2030 2088 2416 2273 2870 4029 2909 Các trạm đo mưa có thể chia thành 4 nhóm, đại diện cho những vùng khác nhau của lưu vực. Sông Bung được đại diện bởi trạm Thanh Mỹ, Hiên, Hội Khách. Sông Thu Bồn được đại diện bởi trạm Trà My, Khâm Đức và Nông Sơn. Phần thượng nguồn của đồng bằng sông Vũ Gia- Thu Bồn được đại diện bởi trạm Hội Khách, Ái Nghĩa và Giao Thủy. Khu vực phía dưới của đồng bằng sông Vũ Gia - Thu Bồn được đại diện bởi trạm Cau Lau, Cẩm Lệ và Hội An. Hình 3.2. biểu diễn lượng mưa trung bình tháng của 4 nhóm 4 trạm đo mưa này.

0

100

200

300

400

500

600

700

800

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

Bung River Basin

Thu Bon

Upper part of delta Vu Gia - Thu Bon

Lower part of delta Vu Gia - Thu Bon

mm Average Monthly Rainfall

Hình 3.2 Lượng mưa trung bình thánh (1977-2004) trên lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn

Lượng mưa bắt đầu được đo tại vị trí đập Sông Bung 4 từ năm 2003. Lượng mưa trung bình tháng

Page 23: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

trong giai đoạn từ 1977 - 2004 được tính toán và được trình bày tại Bảng 3.4 và Hình 3.3.

Bảng 3.4 Lượng mưa trung bình tháng và lượng mưa trung bình năm (mm) đo tại vị trí đập Sông Bung 4.

T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Năm

36 19 37 86 205 183 132 181 313 552 400 128 2271

0

100

200

300

400

500

600

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

Mean Monthly Rainfall at Song Bung 4 Dam Sitemm

Hình 3.3 Lượng mưa trung bình thánh tại vị trí đập Sông Bung 4.

3.1.4.2 Nhiệt độ Số liệu về nhiệt độ có sẵn tại các trạm đo khí hậu tại Đà Nẵng và Trà My từ năm 1977. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, tháng 1. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày do hai trạm này ghi nhận được là 10oC, nhưng nhiệt độ trung bình tháng thường trên 20 °C tất cả các tháng (PEEC3 2005A).

Tại đập Sông Bung 4 nhiệt độ hàng ngày được đo từ năm 2003. Giá trị trung bình tháng, cùng với giá trị thấp nhất và cao nhất của mỗi tháng được trình bày tại Hình 3.4. (PEEC3 2005A).

Page 24: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

14

16

18

20

22

24

26

28

30

32

34

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

°C Monthly Temperatures at Song Bung 4 in 2003

Hình 3.4 Nhiệt độ trung bình tháng (trung bình, cao nhất, thấp nhất) đo được tại trạm Sông Bung 4 trong năm 2003.

3.1.4.3 Sự bốc hơi Lượng bốc hơi tại lưu vực Sông Bung 4 được tính toán dựa vào số liệu về sự bốc hơi tại hai trạm đo khí tượng Đà Nẵng và Trà My, cũng như tại trạm khí tượng Nam Đông phía bắc lưu vực Vũ Gia- Thu Bồn (SWECO International 2006). Lượng nước bốc hơi trên bề mặt hồ chứa Sông Bung 4 cũng được tính toán. Lượng bốc hơi trung bình tháng và lượng bốc hơi tiềm năng dự kiếncủa bề mặt hồ chứa được trình bày trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5 Lượng bốc(E) hơi trung bình tháng bằng mm trong lưu vực Sông Bung 4 và lượng bốc hơi dự kiến (PE) của hồ chứa

T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Năm

E 35 42 57 71 74 74 75 70 49 31 24 28 630

PE 86 104 149 151 179 167 172 169 136 104 77 73 1567

3.1.5 Thủy văn

3.1.5.1 Các số liệu có sẵn Bản đồ lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn được trình bày trong Hình 1.1. Sông Thu Bồn chảy từ phía Nam sang Tây Nam xuống Giao Thủy. Sông Vũ Gia chảy từ phía Tây xuống Ái Nghĩa. Từ những vị trí này xuôi ra biển có rất nhiều những phần giao nhau giữa các dòng sông, rất khó để tính tổng lượng dòng chảy phân bố trên mỗi dòng sông như thế nào. Lượng nước chuyển giữa các dòng sông phụ

Page 25: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

thuộc vào lượng nước tức thời mỗi ngày. Cả hai dòng sông này đều chảy ra biểm tại Đà Nẵng và Hội An.

Diện tích lưu vực đến biển là 1209 km² (SWECO International 2006), với tổng lượng dòng chảy trung bình năm của hai dòng sông là khoảng 640 m³/s.

Sông Vũ Gia có rất nhiều nhánh, nhánh lớn nhất là sông Cái và sông Bung, các nhánh quan trọng khác là sông A Vương, sông Thanh và sông Con.

Trên hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn có hai trạm discharge gauging stations. Trạm Thanh Mỹ trên sông Cái (sông Vũ Gia) và trạm Nông Sơn trên sông Thu Bồn, với các số liệu xả discharge data từ năm 1977. Bổ sung vào đó có các số liệu đo đạc, ghi nhận được về mực nước tại 7 vị trổctng cùng thời gian, các trạm đo đó là Đà Nẵng, Hội An, Giao Thủy, Cau Lau, Cẩm Lệ, Ái Nghĩa và Hội Khách (xem Hình 3.1.).

Tại vị trí đập Sông Bung 4, mức nước được đo đạc từ năm 2003. Trong khoảng thời gian đó đã thực hiện rất nhiều lần đo lượng . At Song Bung 4 dam site water levels have been registered daily since 2003. During that period several discharge measurements have been undertaken. Dựa trên các số liệu đó, đường cong tỷ lệ được xây dựng cho giai đoạn từ sau năm 2003 (SWECO International 2006).

Bảng 3.6 trình bày một số các số liệu trong một phần lưu vực của hệ thống sông (SWECO International 2006).

Bảng 3.6 Dòng chảy trung bình năm tại một số các vị trí khác nhau của hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn

Vị trí Sông Diện tích Dòng chảy trung bình năm

km² m³/s

Đập Sông Bung 4 Sông Bung 1519 72

Thanh Mỹ Sông Cái 2043 123

Hội Khách Sông Vũ Gia 4551 263

Ái Nghĩa Sông Vũ Gia 5426 298

Nông Sơn Sông Thu Bồn 3217 273

Giao Thủy Sông Thu Bồn 3533 288

3.1.5.2 Mô hình hóa Theo phương pháp mô phỏng chuỗi dòng chảy, chuỗi số liệu về mực nước tại các vị trí khác nhau được tính toán (SWECO International 2006). Dựa trên các số liệu đầu vào về lượng nước bốc hơi, lượng mưa, mô hình nước mưa chảy tràn rainfall-runoff được thiết lập. Các đoạn giao cắt dọc sông Vũ Gia và Sông Bunh được thiết lập và mô hình thủy lực được tính toán dựa trên các số liệu đo đạc được về các mực nước.

Bằng phương pháp mô hình, dòng chảy tự nhiên và mực nước trong giai đoạn 1978-2004 tại những vị trí khác nhau trên hệ thống sông được tính toán. Mô hình dòng chảy tự nhiên còn tính toán đến cả việc sử dụng nước cho các mục đích khác như cấp nước, 20 hệ thống tưới tiêu và 5 hồ chứa nước hiện hữu cấp nước cho các mục đích khác ngoài thủy điện.

Mô hình cũng được sử dụng để mô tả dòng chảy dự kiến và sự dao động mực nước trong tương lai trên sông Bung và sông Vũ Gia, sau khi có công trình thủy điện Sông Bung 4 (xem Chương 5). Tương tự như vậy là các điều kiện dòng chảy trên sông Vũ Gia và sông Thu Bồn khi vận hành hệ thống bậc thang thủy điện (Xem Chương 6).

Page 26: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3.1.5.3 Tính toán dòng chảy tự nhiên Bằng phương pháp mô hình, chuỗi dòng chảy tự nhiên tại vị trí đập Sông Bung 4 được tính toán (SWECO International 2006). Số liệu về dòng chảy trung bình tháng trong giai đoạn 1978-2004 được trình bày trong Bảng 3.7. Hình 3.5 mô tả dòng chảy trung bình tháng. Các tháng trong mùa mưa, từ tháng Chín đến tháng Mười Hai chiếm 65% lượng dòng chảy trung bình năm. Thông thường trong tháng Năm đến tháng Sáu dòng chảy cũng tăng một chút. Mặc dù dòng chảy trung bình tháng thường cao hơn 25 m³/s trong tất cả các tháng, nhưng lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất có thể thấp hơn 5 m³/s.

Bảng 3.7. Dòng chảy trung bình tháng (m³/s) tại khu vực đập Sông Bung 4.

Năm T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12

Trung bình

1978 45 20 25 27 66 44 61 39 182 193 158 127 82

1979 54 41 33 24 71 185 50 60 48 93 94 44 66

1980 27 20 15 11 15 102 61 78 223 250 458 130 116

1981 97 68 49 51 63 89 57 42 53 353 335 186 120

1982 90 69 50 72 47 54 34 29 136 63 86 32 64

1983 27 17 13 10 7 48 38 28 30 222 240 88 64

1984 54 40 30 24 50 40 30 34 29 149 176 80 61

1985 40 29 22 24 32 56 27 20 60 121 175 134 62

1986 50 37 28 21 49 39 24 25 12 133 50 96 47

1987 30 22 19 12 12 39 16 29 155 39 186 52 51

1988 55 32 21 16 19 17 15 9 26 212 92 51 47

1989 44 23 19 14 62 37 42 23 26 28 45 20 32

1990 11 8 6 5 10 5 7 15 52 322 246 86 64

1991 61 47 36 31 28 17 16 21 26 170 68 82 50

1992 35 24 18 14 16 42 23 52 45 282 126 80 63

1993 47 33 25 19 68 45 42 21 73 179 84 130 64

1994 45 34 25 19 34 28 15 15 141 113 108 87 55

1995 37 27 20 15 28 25 27 29 69 307 217 118 77

1996 60 49 33 26 43 37 20 14 118 306 300 151 97

1997 90 64 46 44 54 34 26 16 138 96 104 58 64

1998 31 23 18 13 25 25 43 49 97 125 353 135 78

1999 105 75 58 62 127 92 44 49 47 142 461 256 127

2000 105 78 55 76 101 67 58 100 66 276 199 146 111

2001 86 56 59 38 49 43 22 102 45 181 105 115 75

2002 48 34 27 23 21 32 17 83 163 168 132 78 69

2003 41 31 23 19 21 38 28 43 151 147 143 102 66

2004 53 35 32 33 27 55 49 101 89 85 207 80 70

Trung 54 38 30 27 42 49 33 42 85 176 183 102 72

Page 27: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

bình

Ít nhất 11 8 6 5 7 5 7 9 12 28 45 20 32

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

MeanMinimum

m³/s Calculated Natural Monthly Flow at Song Bung 4 Dam Site

Hình 3.5 Dòng chảy trung bình tháng, tối thiểu tháng tại vị trí đập Sông Bung 4 từ 1978- 2004.

Tính không chắc chắn khi sử dụng số liệu dòng chảy tại Sông Bung sẽ giảm dần do về sau này đã có các số liệu đo đạc cụ thể tại vị trí đập.

Hình 3.6 trình bày dòng chảy tự nhiên tại 3 vị trí trên sông Bung và sông Vũ Gia. Các vị trí đó là tại đập Sông Bung 4, trước hợp lưu với sông Cái và trên sông Vũ Gia tại Hội Khách (SWECO International 2006).

Page 28: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

0

100

200

300

400

500

600

700

800

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

SB4 Dam SiteBefore Confluence Song CaiHoi Khach

m³/s Calculated Natural Mean Monthly Flows in Song Bung and Song Vu Gia

Hình 3.6 Dòng chảy trung bình tháng trên sông Bung và sông Vũ Gia 1978-2004

3.1.5.4 Sự dao động mực nước tự nhiên Sự thay đổi mực nước sẽ dao động từ vị trí này đến vị trí kia phụ thuộc vào vào các đọan sông giao nhau tại từng vị trí. Tại vùng thượng lưu sông Vũ Gia, sông Thu Bồn, phần phía trên đồng bằng xuôi xuống biển mức nước sẽ dao động từ 6 đến 8 m do khu vực này lòng sông hẹp, dốc (SWECO International 2006). Bảng 3.8 mô tả mực nước cao nhất, thấp nhất, trung bình tại một số vị trí.

Bảng 3.8 Mực nước đo được (m a.s.l.) tại các trạm.

Trạm Sông Mực nước

Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Sông Bung 4 Sông Bung (Vũ Gia) 131,71 125,91 126,38

Hội Khách Vũ Gia 16,86 7,27 8,55

Ái Nghĩa Vũ Gia 9,94 1,81 3,29

Giao Thủy Thu Bồn 9,16 0,37 1,92

Tại khu vực đồng bằng, mực nước không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của dòng chảy và các phần giao cắt mà còn phụ thuộc vào nước thủy triều. Mực nước quan sát được tại 4 trạm gần biển được trình bày tại Bảng 3.9 (SWECO International 2006).

Bảng 3.9 Mức nước quan sát được so với mực nước biển (m a.s.l.) tại các trạm đo khu vực đồng bằng, gần vị trí cửa sông đổ ra biển.

Trạm Sông Mức nước

Page 29: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Cẩm Lệ Vũ Gia 1,87 -0,90 0,03

Sơn Trà (tại Đà Nẵng) Vũ Gia 1,13 -0,81 0,01

Cau Lau Thu Bồn 3,83 -0,92 0,24

Hội An Thu Bồn 2,48 -1,17 0,06

Khi có các đợt lũ lớn, phần lớn vùng đồng bằng cửa sông sẽ bị ngập trong nước. Dựa vào kết quả tính toán của mô hình tính cho đợt lũ tháng Mười Một năm 1999, diện tích đất ngập vào thời điểm lũ lớn nhất được mô tả trong Hình 3.7. Khu vực bị ngập được hiển thị bằng màu xanh nước biển.

Hình 3.7 Khu vực ngập tại đợt lũ lớn tháng 11 năm 1999 (SWECO International 2006)

3.1.5.5 Tình hình lũ Các giá trị đỉnh lũ tính toán cho vị trí đập thủy điện Sông Bung 4 với các sác xuất tính toán khác nhau được trình bày tại Bảng 3.10 (PECC3 2005B). Các con lũ hàng năm được ghi nhận tại trạm Thanh Mỹ trên sông Cái được sử dụng làm cơ sở cho việc tính toán. Lũ thiết kế cho Dự án là lũ 5000 năm. Lũ PMF ở mức 20,000 m³/s được sử dụng để kiểm tra cho thiết kế đập tràn.

Bảng 3.10 Giá trị đỉnh lũ tính toán (m³/s)cho vị trí đập Sông Bung 4.

Chu kỳ xuất hiện 10 năm 100 năm 1000 năm 5000 năm

Đỉnh lũ (m³/s) 5229 8658 12363 15509

Page 30: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3.1.5.6 Sự vận chuyển các chất bồi lắng (dòng chảy cát, bùn) Các số liệu về các chất bồi lắng thu được sau hai lần lấy mẫu đo đạc trên sông Bung trong năm 2005 và từ các số liệu thu được từ Hệ thống quan trắc quốc gia tại hai trạm Thanh Mỹ và Nông Sơn (SWECO International 2006). Trạm Thanh Mỹ được coi như là trạm mang tính đại diện cao nhất cho sông Bung. Tại trạm Thanh Mỹ, lượng mưa, dòng chảy và lượng bùn cát lơ lủng được quan trắc. Lượng bùn cát liên quan rất rõ ràng đến lượng mưa và dòng chảy. In the Thanh My station where rainfall, discharge and suspended solids are measured the amount of sediments is clearly related to rainfall events and discharges DISCHARGE Ở ĐÂY NGHĨA LÀ GÌ???. Xem xét chuỗi số liệu trong một khoảng thời gian dài hơn cho thấy rất rõ ràng rằng hiện tượng xói mòn đất không những chỉ phụ thuộc vào cường độ mưa mà còn phụ thuộc nhiều vào thời gian kéo dài của các cơn mưa, tức là nếu như đất bị ướt trong một thời gian dài nó sẽ trở nên dễ bị xói mòn như được mô tả trong Hình 3.8.

1

10

100

1000

10000

6/1/

92

7/1/

92

8/1/

92

9/1/

92

10/1

/92

11/1

/92

12/1

/92

Dis

char

ge(m

3/s)

-50

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

Sed

imen

t (g/

m3)

Q (m3/s)SED (g/m3)

Hình 3.8 Dòng chảy và lượng bùn cát lơ lửng tại Thanh Mỹ (Tháng Giêng 1992)

Bảng 3.1. Trình bày sự so sánh giá trị về lượng bùn cát lơ lửng của các mẫu lấy năm 2005 với số liệu trung bình tại trạm Thanh Mỹ. Các số liệu về các chất bồi lắng trên sông Bung nhìn chung rất ít. Không có một mẫu nào được lấy trong các cơn lũ. Các số liệu đo tại trạm Thanh Mỹ cho thấy rõ ràng rằng lượng bùn cát trong các cơn lũ là những số liệu rất quan trọng.

Bảng 3.11 Lượng bùn cát lơ lửng (g/l) tại Thanh Mỹ và tại vị trí đập Sông Bung 4.

Trạm quan trắc quốc gia Thanh Mỹ 1978-01 Số liệu của quy hoạch thủy điện quốc gia cho Sông Bung 2004-

05 NHP và của PECC3

Tháng Ít nhất Trung bình Cao nhất Trung bình Số mẫu

Sáu 11 53 113 21 6

Tám 9 63 336 20 40

Mười hai 4 65 261 92 40

Page 31: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Loại đất và cơ cấu sử dụng đất của lưu vực sông Bung cũng tương tự như vùng Thanh Mỹ, do vậy có thể coi việc xói mòn tại hai khu vực này cũng tương tự như nhau (SWECO International 2006). Lượng bùn cát lơ lửng trung bình tháng được trình bày trong Bảng 3.12. Giá trị trung bình tháng được tính chuyển đổi sang trung bình năm, ước tính khoảng 1,05 triệu tấn/năm. Bảng 3.12 Lượng bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại Thanh Mỹ (kg/s)

T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12

5,15 5,63 6,23 17,19 24,09 21,12 16,28 21,49 27,90 110,72 104,16 30,56

3.1.6 Địa chất

Vị trí Dự án nằm trong phần thấp của kiến tạo Sông Bung trong giai đoạn Lower-Medium Triassic (SWECO International 2006A). Điều kiện địa chất chủ đạo tại khu vực công trình là đá cát kết và siltstone của kiến tạo Sông Bung, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy điện. Đặc biệt rất phù hợp cho việc xây dựng đập RCC như phương án dự kiến chọn để xây dựng Dự án.

Khu vực hồ chứa và đường ống dẫn nước được đặt ở phía tây của đứt gãy Trường ... phía The reservoir and headwork area is located on the eastern part of the Truong fold zone on the northern margin of the Quang Nam structural zone belonging to the northern margin of the Kon Tum uplift.

3.1.6.1 Địa chất thủy văn Điều kiện địa chất thủy văn tại khu vực đập có thể được tóm tắt như sau:

Khí hậu trong khu vực nóng, ẩm, mưa nhiều, do vậy hệ thực vật tương đối phát triển tạo điều kiện giữ được tầng nước ngầm khá dày (gần với mực nước bề mặt) vào mùa mưa;

Độ dày của tầng ngước ngầm thay đổi theo mùa và dao động từ 15 đến 30 m giữa mùa khô và mùa mưa. Các tầng nước ngầm thường không bị giới hạn và do đặc điểm khí hậu, các tầng nước này tháo đi cũng nhanh.

Tính chất hóa học của các tầng nước về cơ bản tương tự như nhau, có độ khoáng hóa thấp, nhỏ hơn 300 mg/l, chủ yếu tồn tại dưới dạng hydro các bon nát can xi, ma nhê hoặc hydro các bon nát natri, kali. Tính chất hóa học của nước ngầm không gây ăn mòn đối với bê tông.

3.1.6.2 Địa chất kiến tạo Dự án thủy điện Sông Bung 4 đặt tại vị trí sường phía đông của vùng địa chất cổ của dãy Trường Sơn, gần đứt gãy Tha Khét - Trà Bồng. Đứt gãy này tạo ra ba khu vực địa chất kiến tạo là: khu vực Trường Sơn, khu vực khiến tạo Kaledonite-Sêkông và khu vực cao nguyên Công Tum. Hình 3.9 mô tả bản đồ địa chất kiến tạo trong khu vực Dự án.

Page 32: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.9 Bản đồ mô tả địa chất kiến tạo

Khu vực Dự án nằm giữa 4 đứt gãy sâu, có thể sẽ gây ra địa chấn: Rào Quán - A Lưới, đứt gãy Trường Sơn ở phía Tây, An Điềm - Hội An ở phía Bắc và Tam Kỳ- Phước Sơn ở phía Nam. Thông tin về các đứt gãy như sau:

Đứt gãy Rào Quan-A Lưới có độ dài khoảng 100 km, nằm dọc theo vùng châu thổ của sông A Vương kéo dài đến tận sông Bung theo hướng Tây Bắv- Đông Nam.... is located along the young valley of A Luoi extending to Song Bung in a Northwest – Southeast direction. This fault manifests high activity, with uplift - extended crust mechanism prone to cause moderate earthquakes, however, landslides might be triggered. Khu vực đập nằm 4 km cách đứt gãy Rào Quán- A Lưới và Đắk Krabat và khu vực nhà máy cách đứt gãy Rào Quán- A Lưới 7 km.

Đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn kéo dọc theo hướng gần song song với vùng từ sông Bung đến

Page 33: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Phước Hào, đi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dọc theo châu thổ Sông Chang (?) đến phía bắc thị xã Tam Kỳ ra đến Biển Đông. Tổng chiều dài của đứt gãy này là hơn 125 km. Khoảng cách gần nhất từ Dự án thủy điện Sông Bung 4 đến đứt gãy này là khoảng 3 km.

Đứt gãy An Điềm - Hội An dài khoảng 125 km và đặc trưng bởi các nếp uốn khúc. The An Diem – Hoi An fault extends about 125 km and is characterized by changes in the strike direction Đứt gãy này có khoảng 650 nếp theo hướng A Sở đến Tam-Prang. Sau đó đứt gãy này đổi hướng và đi song song với hướng Thanh Den. Từ Thanh Den đến sông Vũ Gia đứt gãy này có khoảng 300 nếp theo hướng Tây Bắc, sau đó đổi hướng chạy song song với Ha Nha qua Ái Nghĩa đổ ra Biển Đông. Độ sâu của đứt gãy này là khoảng30 km.

Trong khu vực dự án còn rất nhiều những vết đứt gãy nhỏ nữa.

3.1.6.3 Địa chấn Hiện tượng động đất trong khu vực Dự án được Viện Địa vật lý thực hiện (??? VIỆN VẬT LÝ ĐỊA CẦU???) trong năm 2004. The earthquake activity in the project area was assessed by Institute of Geophysics in 2004. Có thể rút ra 3 kết luận từ Báo cáo của Viện: (i) Khu vực công trình đầu mối đặt tại khu vực có kết cấu tương đối bền vững trên phương diện địa chất kiến tạo, địa động lực. Tất cả các đứt gãy của địa chất kiến tạo đi quan khu vực dự án đều tính hoạt động thấp; (ii) Điều kiện địa chất, địa chất kiến tạo, địa động lực tại khu vực dự án phù hợp cho việc xây dựng nhà máy thủy điện; (iii) Khu vực giữa của miền Trung Việt Nam nằm trong vùng lục địa bền vững với khả năng động đất thấp. Theo số liệu từ năm 1666 đến nay chỉ có 17 hiện tượng động đất với cường độ bằng hoặc lớn hơn 4 độ Richter, trong đó lần động đất lớn nhất có cường độ 5,7 độ Richter xuất hiện cách vị trí đập hiện nay 300 km. Không có lần động đất nào với cường độ M>4 độ Richter xảy tra trong vòng bán kính 50 km kể từ vị trí đập.

Các số liệu cho thấy cường độ động đất lớn nhất trong khu vựclà M=5.7 (Richter). Đập được thiết kế cho cấp động đất lớn nhất MDE (Maximum Design Earthquake ) là 0.127 g.

3.1.6.4 Khu vực hồ chứa Các vỉa đá hiện hữu trong khu vực hồ chứa gồm Núi Vũ, Sông Bung, An Điềm và Bến Giang, Quế Sơn. Vỉa đá cổ nhất trong khu vực hồ chứa là Núi Vũ với đá thạch anh. Vỉa đá Sông Bung là đá các kết xanh xám giao kết với đá các kết hạt mịn màu tím. The Song Bung formation comprises bluish grey sandstone inter-bedded with violet-like siltstone. Vỉa đá An Điềm là đá cát kết Acco và đá cát kết hạt thô. Vỉa đá Bến Giang- Quế Sơn là đá lửa, chủ yếu là loại granodiorit. Trong khu vực hồ chứa không có đá vôi.

Tính thấm của đất, đá tàn tích là ở mức 3x10-4 m/s. Độ thấm của các lớp đá đứt gãy là ở mức 2x10-4 m/s. Tuy vậy có một số đứt gãy cắt qua hồ chứa và có thể làm cho khu vực thấm nhiều hơn.

Phía bên trái của hồ chứa là vùng châu thổ sông A Vương. Khoảng cách giữa hai dòng nước ở khoảng từ 1 đến 5 km. Mực nước ngầm giữa hai dòng nước nằm ở 750 m đến 770 m, tức là ở mức cao hơn nực nước hồ chứa.

Vùng châu thổ sông Thanh nằm ở phía bên phải của hồ chứa. Mực nước ngầm trong khoảng cách giữa hai con sông ở độ cao hơn 1000 m, tức là cũng cao hơn mực nước hồ chứa.

Do vậy sự mất nước của hồ chứa sẽ giới hạn lại tại vị trí móng đập nơi có độ dốc lớn. Leakage from the reservoir is therefore restricted to the abutments and the foundation of the dam where high gradients are present. HỎI CÁC CHUYÊN GIA THỦY ĐIỆN

Tính toán sơ bộ chỉ ra rằng sự mất nước trong khu vực này ở mức 120 m3/ngày. Lượng nước mất đi này bằng 0,2 ‰ lượng nước dự kiến bốc hơi từ hồ chứa.

3.1.7 Đất

Đất trong lưu vực sông Bung chủ yếu là các loại đất fluvisols (diện tích khoảng 17 km²), ferric acrisols (1935 km²), đất acrisols ẩm (465 km²), rhodic ferrisols (4 km²) và umbric gleysols (6 km²) (SWECO International 2006).

Page 34: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Broadly the soils in the Song Bung Basin comprise district fluvisols (area of 17 km²), ferric acrisols (1935 km²), humic acrisols (465 km²), rhodic ferrisols (4 km²) and umbric gleysols (6 km²) (SWECO International 2006). Acrisols là loại đất chiếm ưu thế, đất này yếu, rất dễ bị xói mòn. Loại đất có kết cấu chắc Ferrisols chỉ có trên một diện tích nhỏ, loại đất này rất bền, khó bị xói mòn. Bản đồ đất tại khu vực dự án Sông Bung 4 (Hình 3.10) cho thấy khu vực Dự án chỉ có loại đất ferric acrisols, là loại đất rất dễ bị xói mòn, do vậy sẽ có nhiều chất bùn cát bị rửa trôi và sẽ gây ra những vấn đề môi trường liên quan. Loại đất ferrisols nhìn chung cũng không có nhiều phốt pho do có chỉ số chelat cao và có độ pH thấp. Phốt pho là nguyên tố chi phối sự phát triển của thực vật vùng nhiệt đới. Điều đó cũng phản ánh việc đất nghèo chất dinh dưỡng, không thuận lợi cho phát triển sản xuất.

Page 35: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.10 Bản đồ đất của lưu vực sông Bung.

Năm 1978 Viện Quy hoạch nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện nghiên cứu chi tiết về đất và phân loại đất cho tỉnh Quảng Nam (PECC3 2005A). Việc phân loại đất được thực hiện theo hệ thống phân loại của Việt Nam (vẫn được sử dụng cho đến thời điểm hiện nay). Việc đánh giá dựa vào mức độ ưu tiên sử dụng và các kiến thức có từ những năm 1970, hoặc trước đó nữa.

Đất vàng đỏ on octagơnal rock (Fs): Diện tích đất này là khoảng 70.079 ha. Bề mặt của đất này có lẫn đá. Đất nghèo dinh dưỡng, kết cấu rời rạc, không có khả năng giữ nước. Đất này chủ yếu có mặt trên các sườn núi, không sử dụng cho mục đích nông nghiệp.

Đất đỏ on octagơnal rock (Fa): Diện tích đất này khoảng 61.736 ha, phân bố tại các phần đất dốc, nhưng chủ yếu tập trung tại phía tây nam Tỉnh. Kết cấu ở mức trung bình, tỷ lệ đá khoảng từ 30 –

Page 36: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

50 %. Lượng sét <30 % và tạo thành một lớp dày >10 cm. Loại đất này phù hợp với việc trồng rừng sản xuất hoặc rừng nông lâm kết hợp.

Đất vàng nhạt trên nền đá cát kết (Fq): Diện tích đất này chiếm khoảng 34.325 ha, chủ yếu tập trung tại vùng núi cao của thị xã Thanh Mỹ và xã Cà Dy. Đất có bề mặt “nhẹ” đến “trung bình”, tạo thành một lớp dày hơn 100 cm lẫn với đá. Đất trong khu vực này phù hợp cho mục đích phát triển lâm nghiệp, nhất là các khu rừng bảo vệ.

Đất vàng nhạt trên nền đá granit (Ha): Diện tích đất này khoảng 8.066 ha, phân bố chủ yếu tại khu vực núi phía bắc của xã Đắc Pree.

Đất xám trên nền đá cát kết (Xa): Diện tích loại đất này chiếm 3.501 ha, chủ yếu phân bố tại xã Đắc Pring và La Đee. Lớp đất này tạo thành một lớp dày >30 cm, một phần nhỉ có lẫn đá, nghèo chất dinh dưỡng.

Ngoài những loại đất chủ yếu kể trên còn có các loại đất sau đây: đất phù sa của các dòng sông và dòng suối (Pb, Py), 589 ha; Đất đen các bon nát (Rv), 94 ha; Đất đen trên nền các sản phẩm phù sa (Rdv), 21 ha; Đất nâu violet (Fe), 169 ha; Đất nâu đỏ trên nền đá vôi, 710 ha; Đất mùn nâu đỏ trên nền đá sét và đất thoái hóa, 1.178 ha; Đất mùn vàng nhạt trên nền đá các kết (Hq), 1,126 ha; đất trầm tích (D), 43 ha; đất trơ sỏi, đá (E), 27 ha.

3.1.8 Mỏ

Lưu vực dự án Sông Bung 4 có tổng diện tích là 1477 km², phân bổ trên diện tích của 12 xã thuộc hai huyện Nam Giang và Tây Giang. Trong lưu vực có 6 loại tài nguyên khoáng sản, đó là vàng, kể cả vàng sa khoáng và quặng vàng, đồng, pyrit, sắt, uranium và nước khoáng. Trong toàn lưu vực xác định được 36 vị trí phân bố của các tài nguyên này, trong đó có 26 điểm có vàng. Cho đến nay trong khu vực này người ta chỉ khai thác có vàng. Số lượng các vị trí các nguồn tài nguyên khoáng sản được tóm tắt trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13 Các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lưu vực của dự án TĐ Sông Bung 4

Tài nguyên khoáng sản Số vị trí Hiện trạng khai thác

Quặng vàng 3 Đang khai thác 2 Chưa khai thác 1

Vàng sa khoáng Sediment gold

23 Đã khai thác 5 Đang khai thác 10 Chưa khai thác 7

Đồng 2 Chưa khai thác Pyrite 1 Chưa khai thác

Sắt 3 Chưa khai thác Uranium 1 Chưa khai thác

Nước khoáng 3 Chưa khai thác

Vàng hiện hữu dưới dạng quặng lẫn trong đá hoặc dưới dạng sa khoáng dưới đáy sông. Phương pháp tách, chiết vàng khác nhau. Đối với quặng vàng, người ta dùng phương pháp nổ mìn. Đá sau đó được nghiền nhỏ, mịn như cát sau đó được trộn với nước. Việc tách vàng sau đó được thực hiện kết hợp bởi phương pháp lắng theo trọng lượng và dung dịch xianua sau đó cho vàng kết tủa với kim loại, thông thường người ta dùng các mảnh thiếc vụn hoặc bột thiếc. Bằng cách gia nhiệt người ta tách được các kim loại ra dựa vào nhiệt độ nóng chảy khác nhau của thiếc và vàng. Đối với vàng sa khoáng người ta dùng các thuyền đào sục hút cát từ trầm tích đáy sông. Vàng và cát mịn được tách ra từ các chất trầm tích hút lên qua nhiều công đoạn khác nhau. Công đoạn cuối cùng người ta trộn các nguyên liệu tuyển được với thủy ngân sau đó đúc trong vải. Thủy ngân tác dụng với vàng tạo thành một hợp chất. Hợp chất này sau đó được gia nhiệt, đun nóng cho thủy ngân bay hơi, còn lại vàng nguyên chất và một ít

Page 37: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

bạc. Công đoạn gia nhiệt cuối cùng thường không thực hiện tại hiện trường, trong khu vực lưu vực công trình Sông Bung 4.

Các nguồn tài nguyên khoáng sản phân bố tại 7 trong số 12 xã trong vùng lưu vực. Các khu vực có vàng nằm tại các xã Lạng, Zuoih, Cha Val, P’ring, Tà B’Hing. Chi tiết về vị trí và hiện trạng khai thác được trình bày trong Hình 3.11 và Bảng 3.14.

Hình 3.11 Các vị trí khoáng sản trên vùng Dự án Sông Bung 4.

Page 38: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Bảng 3.14 Hiện trạng các nguồn tài nguyên khoáng sản và các họat động khai thác

TT Loại khoáng sản Vị trí Hiện trạng khai thác

D1 Uranium Bản Pa Lua (Pa Xua) , Ta B’Hing Chưa khai thác D2 Vàng sa khoáng Bản Pa Toi, Ta B’Hing Đã khai thác D3 Vàng sa khoáng Suối Ta Vinh , Ta B’Hing Đang khai thác D4 Vàng sa khoáng Nhánh suối Ta Vinh, Dak P’Ring Chưa khai thác D5 Quặng vàng Lưu vực suối Ta Vinh stream, Dak P’Ring Đang khai thác D6 Vàng sa khoáng Nhánh đổ vào suối Ta Vinh, Dak P’Ring Chưa khai thác D7 Quặng vàng Lưu vực suối Ta Vinh, Dak P’Ring Đang khai thác D8 Vàng sa khoáng Nhánh đổ vào suối Ta Vinh, Dak P’Ring Chưa khai thác D9 Vàng sa khoáng Sông Ring, Dak P’Ring Đã khai thác D10 Nước khoáng Dak P’Ring Chưa khai thác D11 Nước khoáng Dak P’Re Chưa khai thác D12 Vàng sa khoáng Sông Ring, Cha Val Đã khai thác D13 Vàng sa khoáng Sông river, Cha Val. Đã khai thác D14 Vàng sa khoáng Suối Cha Val, Cha Val. Đã khai thác D15 Sắt Gần bản Can Dai village, Cha Val Chưa khai thác D16 Pyrite Gần đường từ Cha Val đến bản Zuoih Chưa khai thác D17 Vàng sa khoáng Sông Bung, Zuoih, Chưa khai thác D18 Nước khoáng Trong lòng hồ, Zuoih Chưa khai thác D19 Vàng sa khoáng Trong lòng hồ, Zuoih Đang khai thác D20 Quặng vàng Bản Pa Rum B, Zuoih Chưa khai thác D21 Vàng sa khoáng Sông Bung, Zuoih, Đang khai thác D22 Đồng Phía nam bản Pa Rum A , Zuoih. Chưa khai thác D23 Đồng Bên cạnh suối Po Nau, Zuoih. Chưa khai thác D24 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Đang khai thác D25 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Đang khai thác D26 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Đang khai thác D27 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Đang khai thác D28 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Đang khai thác D29 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Đang khai thác D30 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Chưa khai thác D31 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Đang khai thác D32 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Chưa khai thác D33 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Chưa khai thác D34 Vàng sa khoáng Sông A Kia, Lang Chưa khai thác D35 Sắt Gần suối Khe Zum, La E E Chưa khai thác D36 Sắt Gần suối Khe Zum, La E E Chưa khai thác

Không có một giấy phép nào cấp cho các hoạt động khai thác này nói chung và cho khai thác vàng nói

Page 39: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

riêng. Tất cả các hoạt động khai thác vàng là khai thác trái phép. Hiện nay chỉ có một số ít các động thái kiểm tra các họat động này và rất hy hữu mới được thực hiện trong khu vực. Một số các khu vực khai thác vàng ở xa các vị trí đường giao thông và khu dân cư, do vậy rất khó kiểm soát, và có vẻ như các hoạt động kiểm soát cũng không được chú trọng lắm. Có rất nhiều các thuyền đãi vàng họat động trên sông Bung, gần các bản làng ở phía thượng nguồn hồ chứa dự kiến xây dựng.

Có hai mỏ quặng vàng (D5 và D7), nằm dọc theo vùng thượng nguồn sông Tà Vinh, phía nam hồ chứa. Số lượng công nhân ở tập trung ở đây lên đến 120 người vào mùa khô và khoảng 200 người vào mùa mưa. Công nhân đến từ rất nhiều địa phương trong cả nước. Tuy vậy, tại hai mỏ này công an biên phòng kiểm soát rất chặt chẽ. Trong quá trình khảo sát hiện trường vào tháng 2, đoàn tư vấn chúng tôi gặp 120 công nhân đang làm việc tại các mỏ này.

Trong khu vực hồ chứa có mười một thuyền đãi vàng đang hoạt động trên sông Bung (D19 và D21), với tổng số công nhân khoảng 65 người. Trên nhánh sông A Kia (D24-D29, D31), có 80 người làm việc trên 14 thuyền đãi vàng. Trên một thuyền khác trên nhánh sông Ta Vinh (D3) có 6 người làm việc. Hầu hết các công nhân này là người trong vùng. Trên 11 thuyền đãi vàng làm việc dọc sông Bung có khoảng 40% người là người làm thuê cho chủ thuyền, 60% công nhân là con cháu và các thành viên trong gia đình chủ thuyền.

Ngoài việc khai thác vàng một cách tương đối có tổ chức trên các thuyền, nhân dân địa phương tại các bản gần sông vào mùa khô cũng tham gia khai thác bằng các dụng cụ đơn giản, thô sơ, chủ yếu bằng phương pháp thủ công. Những người này làm theo từng nhóm từ 5 đến 15 người, làm tại những chỗ có nhiều dấu hiệu có vàng trong tầng cát đáy sông.

Trong tương lai những hoạt động khai thác vàng này vẫn còn được tiếp tục thực hiện. Đối với những loại tài nguyên khoáng sản hiệu hữu khác, nguồn Uranium (D1) có thể sẽ được khai thác. Vị trí có Uranium rộng khoảng 5 km², ở rất gần đường Quốc lộ 14D.

3.1.9 Chất lượng nước

3.1.9.1 Phương pháp lấy mẫu nước và các mẫu trầm tích Bảy vị trí trên dòng sông chính và 4 vị trí trên các dòng nhánh đã được lấy mẫu. Có hai nhánh bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác vàng sa khoáng, một số các nhánh khác bị ảnh hưởng bởi khai thác quặng vàng trên thượng nguồn. Các vị trí lấy mẫu được trình bày tại Hình 3.12. Thủy ngân và các kim loại nặng thường không tan trong nước. Chúng bám vào các chất hạt và lắng đọng vào đáy sông và chúng gây ô nhiễm trầm tích đáy sông. Rất nhiều các động vật đáy như giun đất ăn trầm tích đáy sông và bị nhiễm kim loại nặng vào cơ thể. Cá lại ăn những động vật đáy này và do vậy vô hình đã gián tiếp bị nhiễm kim loại nặng. Một số các kim loại nặng dễ thâm nhập vào cơ thể cá nhưng lại rất khó đào thải ra ngoài, do vậy kim loại nặng có xu hướng tích tụ trong cơ thể. Điều này khiến cho những con cá lâu năm, cá to thì có nồng độ kim loại nặng nhiều hơn cá non (hiện tượng này gọi là hiện tượng tích tụ sinh học bio-accumulation). Thủy ngân, là kim loại hoàn toàn không đào thải ra khỏi cơ thể sẽ tăng dần nồng độ theo chuỗi thức ăn (gọi là khuyếch đại sinh học). Do vậy việc xem xét mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong những con cá lớn, ăn động vật. Những loài cá ăn thịt là nguồn thức ăn rất thông dụng của nhân dân trong vùng do những loài cá này có kích thước cơ thể lớn và vị ngon. Có 3 loại mẫu được lấy: mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu thịt cá lớn (trong trường hợp không lấy được mẫu của các lớn thì lấy cá bé).

Page 40: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.12 Vị trí lấy mẫu để nghiên cứu nồng độ thủy ngân và chất lượng nước tại khu vực Sông Bung 4.

Ô xi hòa tan và nhiệt độ được đo tại hiện trường bằng dụng cụ YSI. Mẫu trầm tích được lấy tại những vũng nước tĩnh, nơi các chất hạt được lắng đọng thành một lớp mềm tại đáy sông. Các chỉ tiêu sau đây được phân tích cho các mẫu nước: nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ đục, ô xi hòa tan, ô xi bão hòa, độ kiềm, tổng phốt pho, tổng ni tơ, amonium, nitrat, chlorid, sun phát, cyanid (cho các mẫu trên các nhánh sông), flourid, Ca, Mg, K, Na, Fe, Mn, Cd, Co, Cr, As, Cu, Hg, Ni, Pb, Zn. Các chỉ tiêu sau đây được phân tích cho các mẫu trầm tích As, Cd, Co, Cr, Cu, Fe, Mn, Hg, Ni, Pb, Zn.

3.1.9.2 Chất lượng nước nói chung Một số các chỉ tiêu đặc trưng của chất lượng nước của dòng chính sông Bung được trình bày tại Hình 3.13, các chỉ số này trên các dòng nhánh được trình bày tại Hình 3.14. Nhiệt độ dao động từ 26oC đến 28 oC. Ô xi đạt mức bão hòa tại tất cả các vị trí lấy mẫu trên dòng chính và trên các dòng nhánh. pH đạt ở mức kiềm nhẹ từ 7,8 đến 8,1. Nước tương đối mềm với độ dẫn điện đạt 9-10 mS/m, và độ kiềm đạt mức 0.9 mmol/l. Độ đục đạt mức trung bình tại tất cả các trạm tại thời điểm lấy mẫu, và đạt giá trị từ 8-35 FTU, kể cả trên các dòng nhánh. Mối quan hệ giữa độ đục theo đơn vị FNU và lượng chất rắn lơ lửng đạt mức gần 1:1, cũng có nghĩa là nồng độ các chất rắn đạt ở mức 10-30 mg/l. Các giá trị này là những giá trị bình thường trong mùa khô, khi các yếu tố xói mòn nói chung thấp. Theo nghiên cứu của PECC3 và nghiên cứu mô hình thủy động lực học cho thấy có thể mức này đạt 200 mg/l trong mùa mưa (SWECO International 2006). Vào thời điểm lấy mẫu phân tích các thuyền khai thác vàng đang hoạt động hết tốc độ (11 thuyền trên sông Bung giữa khu vực Pa Dhi và Tà Vinh), nhưng họat động này không làm tăng độ đục của nước sông, và độ đục cũng ở mức rất thấp, chưa thể gây ra những tác động đến hệ sinh thái thủy sinh. Theo như tiêu chuẩn về chất lượng nước do Ủy ban nuôi cá lục địa châu Âu thiết lập thì nếu như hàm lượng các chất rắn lơ lửng thấp hơn 35 mg/l thì không gây nguy hại

Page 41: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

gì cho đời sống thủy sinh. Tiêu chuẩn này cũng chỉ ra rằng không thể có năng suất nuôi trồng thủy sản tốt nếu như nồng độ chất rắn lơ lửng cao hơn giá trị 100 mg/l.

Hình 3.13 Một số các chỉ tiêu chất lượng nước nói chung tại những vị trí khác nhau trên sông Bung (Tháng Ba 2006)

Page 42: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.14 Một số các chỉ tiêu chất lượng nước nói chung tại các nhánh khác nhau của sông Bung (Tháng Ba 2006)

3.1.9.3 Các chất dinh dưỡng và các i ôn chính Hình 3.15 biểu diễn kết quả phân tích các chất dinh dưỡng (thành phần N và P) và một số các i ôn chính tại các vị trí trên dòng chính của sông Bung, và Hình3.16 là cho các nhánh của sông Bung. NồngThe con độ của Phốt pho và Ni tơ thấp. Sự dao động của P tại các vị trí khác nhau giống như sự khác nhau của độ đục, điều này chứng tỏ rằng nồng độ P có được là P hấp phụ vào các chất hạt chứ không phải là lượng P do các hoạt động dân sinh thải ra. Nồng độ ni tơ tổng và các muối ni tơ khác rất thấp, điều này chỉ ra rằng đây là giá trị hoàn toàn tự nhiên chứ không phải là do hệ quả của việc sử dụng phân bón hóa học trong lưu vực. Nồng độ của các i ôn chính có vẻ như cũng chỉ ở mức độ rất thấp có sẵn trong thiên nhiên. Nồng độ sắt và man gan tương đối cao, tuy vậy đây cũng là hiện tượng bình thường vẫn thấy ở những vùng có đặc tính đất như đất chiếm đa số trong lưu vực (Đất Ferralite và Ferralic acrisols, nguồn Báo cáo quy hoạch thủy điện quốc gia 2005).

Hình 3.15 Thành phần dinh dưỡng và các i ôn chính tại các vị trí khác nhau trên sông Bung (Tháng Ba 2006)

Page 43: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.16 Thành phần dinh dưỡng và các i ôn chính tại các vị trí trên các nhánh của sông Bung (Tháng Ba 2006)

3.1.9.4 Thủy ngân và các kim loại nặng Kết quả phân tích nước trên dòng chính của Sông Bung được trình bày trong Hình 3.17., kết quả cho các vị trí trên các nhánh sông được trình bày trong Hình 3.18. Nồng độ As cao nhất dao động ở mức 0.8-1.2 µg As/l. Trên các nhánh sông nồng độ này được tìm thấy ở Tà Vinh (2.3 µg/l). Những giá trị này thấp hơn rất nhiều so với mức quy định của WHO quy định cho nước uống. Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép nồng độ 50 µg/l. Nồng độ As tương đối cao trong nước ngầm tại nhiều nơi ở miền bắc Việt Nam đã gây nên những vấn đề bất ổn đối với nguồn nước uống. Nước chưa xử lý tại một số điểm giếng khoan lấy nước ở Hà Nội có nồng độ As từ 240-320 µg/l, sau khi xử lý nồng độ này đạt từ 25-91 µg As/l (Berg và cộng sự 2001). Thủy ngân, là kim loại được sử dụng để tách chiết vàng từ trầm tích đáy sông. Nồng độ thủy ngân trong nước tại tất cả các vị trí lấy mẫu đều rất thấp. Nồng độ thủy ngân cao nhất tìm thấy trên sông Bung là 12 ng/l, nồng độ này tìm thấy tại vị trí cuối cùng của khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác vàng. Ngược lên phía thượng nguồn, nồng độ này tăng lên trên 2 ng/l ở phía thượng lưu Pa Dhi, đây là khu vực phía trên của khu vực khai thác vàng sa khoáng. Hai vị trí lấy mẫu có vị trí thấp nhất (Khe Vinh và cầu Sông Bung) nồng độ thủy ngân còn thấp hơn. Nồng dộ thủy ngân cao nhất 21 ng/l tìm thấy tại nhánh Tà Vinh. Trên dòng sông này có rất nhiều các hoạt động đãi vàng phía thượng nguồn, và thủy ngân kim loại được sử dụng để chiết xuất vàng. Các nhánh khác có nồng độ thủy ngân tương tự như trên sông Bung phần phía trên Pa Dhi, đây được coi là nồng độ thủy ngân nền tự nhiên trong khu vực. Phần sông Bung từ Pa Dhi đến nhánh Tà Vinh và trên nhánh Tà Vinh, nồng độ thủy ngân trong nước cao hơn so với nồng độ nền. Tuy vậy nồng độ này thấp hơn nồng độ tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho phép. Tiêu chuẩn chất lượng nước của Việt Nam cho phép nồng độ thủy ngân dưới mức 1000 ng Hg/l. Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho biết nồng độ thủy ngân dưới 700 ng Hg/l không gây ảnh hưởng gì đến đời sống sinh học. Cơ quan quản lý nước Canada quy định mức cho phép thủy ngân trong nước là 1000 ng Hg/l.

Page 44: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.17 Nồng độ thủy ngân và các kim loại nặng khác trong nước tại các vị trí khác nhau trên dòng chính sông Bung (Tháng Ba 2006)

Hình 3.18 Nồng độ thủy ngân và các kim loại nặng khác trong nước tại các nhánh khác nhau của sông Bung (Tháng Ba 2006)

3.1.9.5 Trầm tích sông Chỉ có một số ít quốc gia có hướng dẫn về tiêu chuẩn cho trầm tích. Việt Nam không có quy định này. Canada có một bộ các quy định chất lượng này và họ sử dụng hai mức nồng độ. Người ta sử dụng một ngưỡng mà ở trên mức này sẽ có thể có các tác động bất lợi đến môi trường. Ngưỡng nồng độ thứu hai

Page 45: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

là ngưỡng mà người ta khuyến nghị phải giữ các tiêu chuẩn chất lượng dưới mức này. Các quy định về môi trường tại Canada là những quy định khắt khe nhất thế giới. Đối với thủy ngân, một trong những kim loại nặng nguy hiểm nhất, tiêu chuẩn môi trường của Canada cho phép ở mức 0,170 µg/g, và giá trị có thể gây hại đến môi trường là mức 0,486 µg/g trầm tích. Trên sông Bung, nồng độ thủy ngân cao nhất tìm thấy là 0,067 µg/g tại vị trí giữa khu khai thác vàng sa khoáng tại Thôn 2. Mức này nằm dưới ngưỡng cho phép của Canada. Trên các nhánh, nồng độ thủy ngân cao nhất được tìm thấy trong mẫu trầm tích tại Tà Vinh (0,110 µg/g). Mức này gần với mức do Canada quy định nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng có thể gây tác động có hại đến môi trường. Nồng độ thủy ngân cao nhất được tìm thấy tại những vị trí mẫu nước có nồng độ thủy ngân cao nhất, đây cũng là những vị trí có nhiều họat động khai thác vàng sa khoáng nhất. Điều này chỉ ra rằmg có việc khai thác vàng sa khoáng và việc sử dụng thủy ngân có thể phát hiện được nếu như mẫu nước và mẫu trầm tích bị ô nhiễm. Nhưng nồng độ tại đây thấp, thấp hơn ngưỡng được coi là sẽ gây tác động đến môi trường và con người. Nồng độ sắt trong mẫu trầm tích tương đối cao. Tuy vậy sắt là nguyên tố thiết yếu cho sự sống chứ không phải nguyên tố độc hại. Loại đất hiện hữu trong lưu vực (Đất ferralite và đất ferralic acrisols, theo báo cáo quy hoach thủy điện quốc gia 2005), được biết đến là chứa nồng độ sắt cao. Trong các tiêu chuẩn chất lượng trầm tích người ta không quy định ngưỡng nồng độ cho phép đối với nguyên tố sắt vì sắt không phải là nguyên tố gây ra những vấn đề môi trường. Nguyên tố As là nguyên tố luôn xuất hiện cùng với sự có mặt của sắt (Berg và cộng sự, 2001; Con và cộng sự, 2002) có nồng độ cao nhất trong các mẫu trầm tích ở mức 9.2 µg/g và 14 µg/g tại vị trí Tà Vinh. Tiêu chuẩn giới hạn của Canada là 5.9 µg /g, và nồng độ có khả năng gây ra tác động môi trường được quy định ở mức 17 µg/g. Đất ở Việt Nam giàu cả nguyên tố sắt lẫn Asen (Berg, 2001; Con và cộng sự 2002; Christen, 2001), điều này gây ra rất nhiều những vấn đề bất lợi khi sử dụng nước ngầm làm nước uống mà không qua xử lý. Ví dụ, đất ở tầng sâu vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có nồng độ As dao động từ 600-3300 µg/g (Berg et al 2001). Do vậy nồng độ As trong nước ngầm cũng cao. Những người dân trong vùng này nếu tự khoan giếng để lấy nước cho sinh hoạt, ăn uống sẽ chịu rủi ro cao về ảnh hưởng có hại cho sức khỏe. Thường nước ở các giếng tự đào này không được xử lý dưới bất kỳ hình thức nào. Nồng độ của As trong mẫu trầm tích lấy tại sông Bung có nồng độ nói chung thấp hơn so với những khu vực khác trong vùng Đông Nam Á. Nồng độ tìm thấy ở dưới ngưỡng quy định của tiêu chuẩn cho phép của Canada, nơi được coi là có quy định về môi trường khắt khe nhất thế giới. Nồng độ cao nhất của nguyên tố đồng 44 µg/g được tìm thấy tại mẫu trầm tích lấy tại Thôn 2. Ngường nồng độ quy định của Canada là 36 µg/g, và ngưỡng có thể gây ra những tác động bất lợi đối với môi trường được quy định là 200 µg/g. Nồng độ đồng như vậy trong các mẫu trầm tích của sông Bung sẽ không gây ra các tác động đến môi trường. Nồng độ các kim loại khác cũng ở mức rất thấp dưới ngưỡng cho phép của các tiêu chuẩn quốc tế quy định về chất lượng trầm tích, và cũng ở mức rất thấp so với ngưỡng có thể gây ra những tác động xấu về môi trường. Kết quả phân tích các mẫu trầm tích của sông Bung được trình bày trên Hình 3.19, trên các nhánh của sông Bung được trình bày trong Hình 3.20.

Page 46: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình3.19 Nồng độ thủy ngân và các kim loại khác trong các mẫu trầm tích đáy tại các vị trí khác nhau trên dòng chính của sông Bung (Tháng Ba 2006)

Hình 3.20 Nồng độ thủy ngân và các kim loại khác trong các mẫu trầm tích đáy của các nhánh của sông Bung (Tháng Ba 2006)

Page 47: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3.1.9.6 Chất lượng các mẫu cá Kim loại nặng có xu hướng liên quan đến các vật chất dạng hạt, chúng lắng lại trong những vùng nước lặng và sau đó thâm nhập vào trầm tích. Rất nhiều các loài động vật đáy ăn trầm tích. Các loài cá lại ăn các loại động vật đáy do vậy kim lọai nặng sẽ bị tích tụ trong cơ thể cá.. Thủy ngân là một trong những kim loại nặng độc hại sẽ tích tụ trong cá như vậy. Người ăn phải cá có chứa thủy ngân sẽ bị nhiễm độc nặng. Một ví dụ được nhiều người biết đến là tai nạn xảy ra tại vùng Minimata- Nhật bản, khi một công ty hóa chất xả methyl thủy ngân ra môi trường nước trong một thời gian dài nhiều năm, trong khi đó cá lại là nguồn thực phẩm chính của con người. Kết quả phân tích các mẫu cá được trình bày trong Bảng 3.15. Đối với loài cá nhỏ Hainania serrata chỉ nặng 10 g, chúng tôi nghiền cả con để lấy mẫu phân tích, những loài cá lớn hơn chúng tôi chỉ phân tích phần mô thịt của cá. Kết quả phân tích của loài Hainania serrata cho thấy nồng độ kim loại nặng trong cơ thể loài cá này phụ thuộc rất nhiều vào lượng trầm tích có trong ruột cá, và kết quả này khác khá xa đối với kết quả thu được khi phân tích các loại các khác. Loài cá Bagarius yarelli là loài cá ăn thịt, trong khi đó loài cá lớn Spinibarbichthys denticulatus lại là loài ăn thực vật và một ít các ấu trùng của côn trùng và một số các loài giun sống ở tầng đáy sông. Nồng độ thủy ngân cao nhất được tìm thấy tại các mẫu cá ăn thịt lớn Bagarius yarelli bắt được tại khu vực Thôn 2, đây cũng là trung tâm khai thác vàng sa khoáng. Nồng độ cao nhất tìm thấy là 0,18 µg/g (= 0,18 ppm), thực chất nồng độ này là rất thấp. Tổ chức y tế thế giới WHO quy định ngưỡng 0.5 ppm là ngưỡng cho phép sử dụng làm thực phẩm. Trong một con cá Spinibarbichtysm denticulatus nặng 6.5 kg nồng độ thủy ngân tìm thấy chỉ là 0.005 ppm. Tại Thụy Điển, ngưỡng chung quy định cho phép cá được dùng làm thực phẩm là 1 ppm. Tại một số hồ của Na Uy và Thụy Điển bị nhiễm độc thuỷ ngân do các nhà máy giấy thải ra, nồng độ thuỷ ngân trong cá ăn động vật sống trong các hồ này lên tới ngưỡng 10 ppm thậm chí lớn hơn (Berge 1983). Nồng độ tất cả các nguyên tố khác trong các mẫu cá lấy ở sông Bung đều cho kết quả rất thấp, do vậy việc sử dụng cá của sông Bung làm thực phẩm không có mối nguy hiểm nào. Bảng 3.15 Nồng độ thuỷ ngân và các kim loại nặng khác(μg/g) trong mẫu cá trên dòng sông Bung, nơi có các hoạt động khai thác vàng.

Vị trí

Loài cá Trọng lượng

(g)

As Cd Co Cr Cu Fe Hg Mn Ni Pb Zn

Thôn 2

Spinibarbichthys denticulatus

6500 <0,05 0,019 0,016 0,13 0,412 18,9 0,005 0,471 0,03 <0,02 7,82

Khe Vinh

Hainania serrata

10 0.335 0,055 0,187 0,83 1,24 348 0,084 16 0,35 0,215 62,3

Thôn 2

Tor Strachey 3400 <0,05 0,03 0,017 0,2 0,561 25,8 0,11 0,513 0,043 0,02 10,4

Pa Di

Bagarius Yarelli 2500 <0,05 0,011 0,018 0,33 0,585 14,2 0,11 0,346 0,053 <0,02 9,38

Thôn 2

Bagaruis Yarelli 3000 <0,05 0,019 0,011 0,17 0,267 6,6 0,18 0,339 <0,02 <0,02 5,81

Trà Vinh

Spinibarbichthys denticulatus

80 0,058 0,03 0,012 0,14 0,303 12,6 0,06 0,512 0,027 0,024 6,81

Có một thực tế là không có sự tích luỹ sinh học tìm thấy trong các mẫu cá, nồng độ thấp của các kim loại nặng trong các mẫu nước và mẫu trầm tích trên dòng chính và các dòng nhánh sông Bung cũng góp phần minh chứng cho nhận định trên. Tại những nơi có hoạt động khai thác vàng thường có hiện tượng nhiễm độc thuỷ ngân trong mẫu cá, ví dụ như ở vùng Amazon, vì người ta dùng thuỷ ngân để tách chiết kim loại. Tuy vậy thuỷ ngân dưới dạng kim loại sử dụng trong các hoạt động khai thác vàng lại không có khả năng bị tích luỹ sinh học cao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự di chuyển của thuỷ ngân dưới dạng methyl thuỷ ngân trong quá trì tàn phá rừng khu vực Amazon mới là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Lượng thuỷ

Page 48: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

ngân phát tán khắp nơi trên thế giới là do phát tán từ việc đốt than và dầu nặng. Thuỷ ngân phát tán rộng rãi trong khí quyển, thâm nhập vào các chất hữu cơ, vào các sinh khối sống hoặc các chất hữu cơ trong đất. Quá trình phá rừng làm cho việc khoáng hoá các chất mùn trong đất diễn ra nhanh hơn, xe cộ, phương tiện thi công làm cho đất bị mất nước. Tất cả những điều này dẫ đến việc lớp đất bề mặt bị khoáng hoá rất nhanh, khiến cho thuỷ ngân nhanh chóng bị rửa trôi, thâm nhập và nguồn nước, chúng lại có khae năng tích tụ sinh học rất cao trong cơ thể cá.

3.1.10 Sinh thái thuỷ sinh

3.1.10.1 Phương pháp Khu vực nghiên cứu trên sông Bung được chia thành 5 “vùng tác động” từ thượng nguồn đến tận khu vực cửa sông: 1/ Thương lưu sông Bung; 2/ Khu vực hồ chứa; 3/ Hạ lưu sông Bung; 4/ Thượng nguồn sông Vũ Gia; 5/ Hạ nguồn sông Vũ Gia (Xem hình 3.21). Việc phân đoạn các khu vực nghiên cứu để nhằm loại bỏ sự sai khác gây ra do các điều kiện tự nhiên, sinh thái có thể có dọc từ thượng đến hạ nguồn sông, cũng như các bịên pháp giảm thiểu tác động môi trường trên mỗi phân đoạn đó cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, phần mô tả các điều kiện vật lý của mỗi đoạn sông nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cái nhìn tổng thể về đoạn sông. Các dòng sông này hiện nay được chảy liên tục, không có rào cản nên các thông tin từ hạ nguồn sông thanh và sông Cái cũng được thu thập, bổ sung thêm. Các đoạn sông nghiên cứu có các đặc điểm tự nhiên khác nhau về chế độ thuỷ văn (dòng chảy hiện nay), có các điều kiện đáy sông khác nhau, độ sâu, độ rộng, chất lượng nước v.v.... khác nhau. Nhìn chung trên lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn, cũng như trên tất cả các dòng sông khác, có nhiều loại khu cư trú thuỷ sinh đặc thù ví dụ như nơi có nước chảy xiết (đoạn từ 1-3);vùng thấp (tại khu vực hạ lưu sông Vũ Gia), những khu cư trú dạng này rất quan trọng đối với cá do đó là nơi cá đẻ trứng, sinh sản và nuôi dưỡng cá non; một số các vũng nước sâu cũng rất quan trọng vì đây là cá tập trung sinh sống trong mùa nước kiệt. Những đặc điểm tự nhiên này tạo ra rất nhiều dạng các khu cư trú ví dụ như: khu cư trú có nền chắc bao gồm có tầng đá đáy cứng, đá cuội, sỏi và cát ... các khu cư trú này chủ yếu tập trung ở vùng thượng lưu. Các khu cư trú có nền đáy mềm như phù sa, bùn cát v.v... chủ yếu được tìm thấy ở khu vực hạ lưu. Dạng vật chất tầng đáy sông, chế độ thuỷ văn là những tác nhân chính quyết định thành phần loài sinh sống được trong khu vực sông.

Page 49: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.21 Việc phân chía dòng sông làm 5 đoạn để nghiên cứu đời sông thuỷ sinh, Một số những đặc tínhc ơ bản của 5 đoạn sông được tóm tắt như sau: Đoạn 1 Phần lớn đoạn sông thứ nhất của sông Bung là kiểu sông chảy trên cao nguyên. Lòng sông hẹp, chiều rộng khoảng 20 m, nước không sâu (ít hơn 1m), dòng nước chảy nhanh, đôi chỗ nước chảy xiết; tầng đá đáy là đá tảng, đá cuội và sỏi. Chỉ có một số ít các vị trí có nền đáy mềm với các chất mùn phân huỷ từ gỗ, củi. Những nơi này là khu cư trú của một số loài côn trùng và giáp xác. Khu vực dọc sông có độ che phủ thực vật tốt. Đoạn 2 Đoạn sông này trong tương lai sã thành hồ chứa. Cấu trúc tầng đáy cũng tương tự như ở đoạn số 1, tuy vạy lòng sông ở đây rộng hơn 30 m, một số chỗ rộng hơn 100 m, dòng sông ở đây cũng sâu hơn. Cũng tương tự như ở đoạn sông thứ nhất, nước ở khu vực này chảy nhanh, nhiều đoạn nước chảy xiết. Kết cấu nền đáy sông là đá tảng, đá cuội, sỏi. Một số vị trí dọc sông Bung có các bờ cát hoặc cát pha phù sa. Những cây to trong rừng đã bị chặt từ nhiều năm trước đây, do vậy lớp phủ thực vật ở đây chỉ là do những cây nhỏ, trung bình, cây bụi tạo nên. Lớp phủ thực vật này khá dày đặc dọc theo sông Bung. Đoạn sông này có nhiều loại khu cư trú khác nhau với lớp nền là đá, đá cuội tỏ, nhỏ, sỏi các loại, các vũng nước sâu, các bãi cát và nền đáy mềm. Do vậy mà mức độ đa dạng của loài thủy sinh ở khu vực này cũng rất cao, phong phú, có nhiều chỗ ẩn náu, trú ngụ cho động vật thuỷ sinh, những con cá lớn trong mùa khô. Đá có xu hướng bị bào mòn do dòng chảy của sông. Các loài ốc sống bám trên nền đá

Page 50: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

đáy và kiếm tìm thức ăn là những loài sinh vật sống bám trên rễ thực vật. Các loài rêu phát triển rất tốt trên nền đá đáy, những nơi lớp rêu phát triển dày đặc trở thành nơi trú ngụ cho các loài côn trùng. Trên đoạn sông này, người ta khai thác vàng sa khoáng từ khu vực bản Pa Dhi xuống cho đến chố gần hợp lưu với nhánh Tà Vinh. Có rất nhiều thuyền khai thác vàng trên nhánh A Kia. Có 11 thuyền khai thác vàng trên dòng chính của sông Bung.

In addition to potential pollution, the gold dredging makes large physical and ecological impacts on the river bed, as well as making the river water turbid

Here it is not easy to go boating, or for the fish to find back to its old living places.

Hoạt động khai thác vàng là một nguồn gây ra tác động đáng vật lý và sinh thái đáng kể đối với hệ sinh thái thỉy sinh và làm cho nước trở nên đục

Tại khu vực này việc di chuyển bằng thuyền rất khó, cá cũng khó có thể di chuyển để trở về những khu cư trú cũ của chúng được

Trong lưu vực sông Bung, chỉ có vùng phía trên của nhánh Tà Vinh là có hoạt động khai thác quặng vàng. Người ta khai thác vàng bằng cách cho nổ mìn trong đường hầm, sau đó người ta mang quặng có chứa vàng ra. Họ nghiền nát quặng này đến lúc mịn như cát sau đó vàng được tách bằng cách đãi, sau đó hoà tan trong xianua thành một chất quánh, sệt. Sau đó người ta trộn hỗn hợp này với dung dịch xianua natri - nước. Trong phản ứng này vàng kết tủa, bám vào những vảy, mảnh kim loại mỏng (thông thường dùng mảnh thiếc) cho vào dung dịch. Vàng được tách ra khỏi thiếc bằng phương pháp gia nhiệt (nung chảy). Do hai kim loại này có nhiệt độ nóng chảy khác nhau nên chúng sẽ tan ra tại những nhiệt độ khác nhau, dựa vào đó người ta tách được vàng ra. Dung dịch nước, bùn còn chứa xianua ở một ngưỡng nồng độ nhất định rất nguy hiểm đối với cá và các sinh vật thuỷ sinh. Tại nồng độ xianua thấp, các tác động có hại chỉ ở mức nhỏ, chúng sẽ phân huỷ thành dạng các bon ở dạng CO2 và ni tơ ở dạng NH4 và bay hơi vào không khí. Đoạn 3 Phần này là từ vị trí đập xuống hạ lưu, phần hợp lưu với sông Cái. Tính chất tầng đáy sông giống như khúc sông ở phần 2. Nhánh sông A Vương hợp lưu với sông Bung ở đoạn này. Trên nhánh A Vương hiện nay có công trình thuỷ điện A Vương đang được xây dựng. Trong tương lai gần nhánh này sẽ sớm bị cạn nước, nước sẽ nhập vào sông Bung tại vị trí cách đập sông Bung 4 khoảng 7-8 km. Đoạn 4 Phần phía sau của hợp lưu sông Bung với sông cái, dòng sông này có tên là sông Vũ Gia chảy ra biển. Đoạn sông này gồm có phần thượng lưu và trung lưu của sông Vũ Gia, tại đây sông vũ Gia gặp sông Thu Bồn. Lòng sông rất rộng, đôi chỗ rộng hơn 200 m, sông sâu và tốc độ dòng chảy ở mức trung bình. Thành phần kết cấu đáy sông đa dạng từ sỏi cuội, cát đến bùn cát, và cát bùn. Đất đai hai bền bở sông là đất phù sa, nhân dân trồng ngô, lúa. Khu vực hợp lưu giữa hai sông là đất thấp, bị ngập trong mùa lũ là nơi sinh sản, đẻ trứng , nuôi dưỡng cá con của rất nhiều loài cá sống trên sông Bung.

Page 51: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Đoạn 5 Phần này là phần hạ lưu sông Vũ Gia, nơi tiếp giáp với biển. Lòng sông rộng ở mức trung bình, tốc độ dòng nước hiện nay ở mức thấp, nước trong hơn, nước có màu xanh lá cây hoặc màu xanh lá cây sẫm. Đáy sông là các chất mềm như phù sa mịn, bùn cát và cát bùn. Sinh học tại các vị trí lấy mẫu Các mẫu sinh học được lấy tại nhiều vị trí trên các đọan sông mô tả trên đây, đồng thời những người đánh cá cũng được phỏng vấn. Số các vị trí lấy mẫu trên các đoạn sông như sau:

Đoạn 1: 3 vị trí lẫy mẫu đại diện ( 2 vị trí trên hai nhánh đổ vào sông Bung, 1 nhánh trên dòng sông chính), tại đây các mẫu về thủy sinh học được lấy (các sinh vật thủy sinh sơ cấp và thứ cấp);

Đoạn 2: 3 vị trí (2 vị trí trên sông Bung và 1 vị trí trên nhánh sông); Đoạn 3: 2 vị trí; Đoạn 4: 3 vị trí; và Đoạn 5: 4 vị trí.

Vị trí các điểm lấy mẫu được mô tả trong Hình 3.22. Trước khi tiến hành các nghiên cứu liên quan đến dự án thủy điện Sông Bung 4, chưa có một nghiên cứu sinh học nào được thực hiện trên sông Bung, trừ một số ít mẫu được lấy trong giai đoạn nghiên cứu Quy hoạch thủy điện Quốc gia (NHP). Những kiến thức về các loài cá sống trên sông còn nghèo nàn. Tháng 2 năm 2005, các chuyên gia tư vấn đã thực hiện nghiên cứu về sinh thái thủy sinh trên sông Bung 4 như một phần của việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án. Quá trình nghiên cứu đã thực hiện việc lấy mẫu tất cả các nhóm sinh học: thực vật nổi, động vật sống bám trên rễ, động vật nổi, động vật đáy (như các ấu trùng của côn trùng, các loài động vật giáp xác, ốc, giun tơ) và cá. Đối với những sinh vật cấp thấp nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu. Đối với cá, chủ yếu nhóm nghiên cứu dùng phương pháp phỏng vấn những người đánh cá., nhân dân địa phương - những người hàng ngày sử dụng cá như nguồn thực phẩm chính. Nhóm nghiên cứu sử dụng một bộ ảnh cá mẫu để hỗ trợ việc nhận dạng các loài cá có trong khu vực trong quá trình phỏng vấn. Việc thử nghiệm đánh cá cũng được thực hiện trên các nhánh sông để bắt một số các loài các nhỏ mà những người đánh cá và nhân dân trong vùng không chú tâm đến.

Page 52: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

$

$$ $$$$

$

$$$

$

$

$$

$

$

$

Ta Lo

Dak Oc

Hoi An

Cau Do

Ta Vinh

Ta Hong

Cau Lau

Dak Ring

Khe Vinh Song Cai

Ai NghiaVinh Dien

Dak Ring 2

Vu Gia Ha Nha

Bung river dam

Thanh My market

Song ThanhBung river HST

Sg. Vu Gia

Sg. Thu Bon

760000

760000

780000

780000

800000

800000

820000

820000

840000

840000

860000

860000

1720

000

1740

000

1760

000

1780

000

Reservoir of the Song Bung 4River

$ Aquatic ecological survey location

LEGEND

10 0 10 Kilometers

N

Hình 3.22 Vị trí các điểm lấy mẫu

3.1.10.2 Mức độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái thủy sinh Trong báo cáp về hiện trạng đa dạng sinh học quốc gia của Việt Nam (Bộ TN &MT, 2005) chỉ ra rằng hệ thống sông suối nước ngọt của Việt Nam được trời phú cho một hệ động, thực vật rất đa dạng, kể cả các loài tảo, thực vật bậc có kích thước lớn, động vật không xương sống, các loài côn trùng và cá. Cos 1.402 loài tảo thuộc 259 giống và 9 hệ được tìm thấy ở Việt Nam. Có 794 loài động vật không xương sống được xác định trên hệ nước ngọt của Việt Nam. Có rất nhiều loài trong số đó lần đầu tiên được tìm thấy tại Việt Nam. Đó là 21 loài, và 1 giống của động vật đáy; 7 giống và 33 loài tôm, cua; 3 giống và 43 loài động vật thân mềm, những loài này được coi là những loài đặc hữu của Việt Nam và của vùng Đông Dương. Trong quá trình điều tra cá nước ngọt, người ta tìm thấy ở Việt Nam có 546 loài cá thuộc 288 giống, 57 họ và 18 bậc. Tuy vậy tác giả Nguyễn Văn Hào (2006) có tuyên bố rằng số lượng loài cá tồn tại thực ở Việt Nam có thể lên trên 700 loài. Họ Cyprinidae có 79 loài thuộc 32 giống và 1 phân họ (subfamily) là loài đặc hữu của Việt Nam. Trong số đó 2 giống và 40 loài và phân loài đã được tìm thấy trong quá trình điều tra là lần đầu tiên được khoa học biết đến. Các loài này chủ yếu sống tại đầu các nguồn nước trên khú vực núi cao. Đa dạng sinh học thủy sinh trên hệ thống sông Vũ Gia

Page 53: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Trước khi thực hiện nghiên cúu này, những thông tin về các trên sông Vũ Gia có rất ít. Một số các khảo sát trước đây chỉ được thực hiện trên một số nhánh của sông Vũ Gia như sông Thu Bồn (Nguyễn Hữu Đức, 1995), sông Tranh (Nguyễn Xuân Huân và cộng sự, 1999) và trên sông A Vương (Hồ Thanh Hải và cộng sự, 2002). Tác giả Nguyễn Hữu Đức xác định được 85 loài cá hiện hữu trên sông Thu Bồn. Các tác giả Kott và cộng sự, 1994; H.H.Ng và J. Freyhof, 2001; Jorg Freyhof và Dmitri V.Serov, 2001 đã xác định được 34 loài cá trên sông Tranh (nhánh của hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn). Trong Báo cáo hợp tác thực hiện giữa IEBR và Bảo tàng lịch sử tự nhiên New York được thực hiện từ 29/3 đến 4/4/1999, tác giả Nguyễn Xuân Huân và cộng sự đã xác định được 53 loài cá thuộc 10 họ xuất hiện tại sông Tranh (huyện Trà My). Trong khi nghiên cứu về các loài cá tại miền trung Việt Nam năm 1995, tác giả Nguyễn Hữu Đức ghi nhận được 85 loài cá trên sông Thu Bồn. Có một số các thông tin liên quan đến các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái thủy sinh của hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn. Trong báo cáo về đời sống thủy sinh trên sông A Vương tác giả Hồ Thanh Hải và cộng sự (2002) xác định được 12 loài thực vật nổi, 14 loài động vật nổi, 10 loài động vật đáy và 21 loài cá. Trong báo cáo về đời sống thủy sinh của sông Bung (2005), tác giả Lê Trình và cộng sự xác định được 54 loài thực vật nổi, 21 loài động vật nổi, 24 loài động vật đáy. Trong quá trình nghiên cứu về cá phục vụ cho việc lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường, các mẫu cá thu được từ sông Bung đã được phân tích, các chuyên gia tư vấn cũng tiến hành phỏng vấn một số ngư dân sống dọc sông từ thượng nguồn tới hạ nguồn. Quá trình nghiên cứu cho thấy có 107 loài cá thuộc 31 họ và 9 bộ xuất hiện trên hệ thống sông Vũ Gia. So sánh với những kết quả nghiên cứu của các tác giả đã tiến hàng nghiên cứu về cá nước ngọt tại miền trung Việt Nam của Nguyễn Hữu Đức, 1995; Nguyễn Thị Thu He 2000, ta thấy số loài cá trên sông Vũ Gia nhiều hơn nhiều so với các dòng sông khác tại miền trung Việt Nam (Sông Vệ 34 loài, sông Côn 43 loài, sông Ba có 50 loài). Kết quả khảo sát về hệ sinh thái thuỷ sinh xác định được 78 loài thực vật nổi thuộc 26 họ, 45 loài tảo, 4 loài rêu; 40 loài động vật nổi thuộc 15 họ; 48 nhóm động vật đáy. Trong số đó có một số loài tôm chưa từng được biết đến trước đây, và chúng có thể là những loài mới hoàn toàn chưa được con người biết đến. Con số thực về những loài thuỷ sinh sống trên hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn chắc chắn còn lớn hơn nhiều so với kết quả khảo sát này thưc hiện. Để có thể có một câu trả lời tương đối chính xác về đa dạng sinh học thuỷ sinh ở đây cần phải thực hiện những nghiên cứu thấu đáo, chi tiết, suốt các mùa trong năm. Thực vật nổi Có 78 loài thực vật nổi thuộc 26 họ của các hệ Bacillariophyta, Chlorophyta, Cyanobacteria, Pyrophyta, Xanthophyta và Euglenophyta được tìm thấy. Trong số đó hệ Bacillariophyta có 33 loài, chiếm ưu thế (42.3%) trong tổng số thành phần loài thực vật nổi. Mật độ thực vật nổi trên sông Bung và sông Vũ Gia nhìn chung thấp, khoảng từ 2 ngàn đến 9 ngàn tế bào/lít. Mật độ và sinh khối của thực vật nổi ở phần thượng lưu sông Bung thấp hơn ở phần hạ lưu của sông Vũ Gia. Sự phân bố mật độ của các loài trên mỗi đoạn sông khác nhau cũng khác nhau. Tại đoạn 1, 2, 3 và 4 có nhiều giống Bacillariophyta phylum (Melosira, Diatoma, Fragillaria, Synedra), những giống này thường chiếm ưu thế trong quần thể thực vật thuỷ sinh. Giống Chlorophyta là giống chiếm ưu thế trong Đoạn sông thứ 5. was the dominating group in section 5. Về thành phần sinh khối, những loại tảo đa bào thuộc giống Oscillatoria, Lyngbia (Cyanobacteria) và Spyrogyra (Chlorophyta) chiếm ưu thế trong lượng sinh khối thực vật nổi. Tuy vậy loài chiếm ưu thế lại luôn thay đổi theo thời gian và thay đổi dọc theo vị trí sông. Loài bám rế (periphyton) Thành phần loài của loài bám rễ Nhóm các loài bám rễ là tên gọi của một nhóm loài có cùng chức năng sinh thái. Nhóm này bao gồm tảo, rêu, nấm và vi khuẩn – chúng sống trên nền đáy của sông. Quá trình khảo sát tìm thấy 22 loài

Page 54: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Bacillariophyta trong số 47 loài tảo tìm thấy trong các mẫu loài bám rễ lấy tại khu vực nước chảy xiết của sông Bung. Điều này chỉ ra rằng tại sông Bung tảo cát sống ở phần đáy sông là loài vượt trội nhất trong nhóm này. Tuy vậy tảo sợi thuộc loại tảo xanh (Chlorophyta phylum) như Spirogyra ionia, S. azygospora, và S. prolifica cũng là những loại tảo chiếm thành phần chính trong sinh khối của nhóm này. Đoạn sông 1, 2, 3 Nhóm periphyton gồm những loài nhỏ sống trên nền đá, sỏi đáy sông (chúng làm cho lớp đá này trở nên trơn), hoặc đôi khi chúng sống tập trung thành một lớp mỏng, hoặc một chuỗi trên nền cát đáy tĩnh ở đáy sông. Nhóm này có rất nhiều màu khác nhau, từ màu xanh lá cây nhạt đến màu nâu-vàng hoặc nâu sáng bám trên nền đá đáy sông. Quần xã những sinh vật này có vai trò sinh thái học rất quan trọng vì chúng tạo ra thực vật (đơn vị sản xuất sơ cấp) của chuỗi thức ăn. Một lớp tảo mỏng được quan sát thấy tại tất cả những viên đá ở những vùng nước chảy nhanh tại các vị trí lấy mẫu, ví dụ như tại Đắk Oc (thượng nguồn sông Bung), Tà Vinh và Khe Vinh (khu vực hồ chứa). Những nhánh suối nhỏ với tốc độ nước chảy vừa phải có nhiều tảo xanh, tảo sợi sống bám trên đá, sỏi, cuội – chúng là những chỉ thị báo hiệu sự giàu chất dinh dưỡng. Tại những nhánh suối nước đứng, hoặc chảy rất chậm có nhiều tảo sợi màu xanh lá cây, những tảo này được nhìn thấy tại khu vực Đắk Ring và sông Cái tại Thanh Mỹ. Những tảo sợi màu xanh lá cây bám vào bề mặt của đá, sỏi, tại một số vị trí những loại tảo này phát triển thành một lớp trên nền đáy sông. Có rất nhiều nhóm tảo có thể sống trong cộng đồng tảo này, ví dụ như Chlorophyta, Bacillariophyta, and Cyanophyta. Đoạn sông số 4-5 Tại phía thấp của dòng dông (Đoạn 4-5), có nhiều tảo sống bám trên đá, nhưng ở đây số lượng loài tảo sợi màn xanh lá cây cũng rất cao. Quần thể rêu được quan sát thấy chủ yếu trên bề mặt của những tảng đá lớn, tại những nhánh suối nhỏ có độ ẩm cao. Rêu là những loài thực vật nhỏ, có lá, chủ yếu chỉ sống bám trên đá, tại những nơi có nhiều nước. Rêu cùng với tảo tạo nên những nguồn thực phẩm và khu cư trú cho rất nhiều loài côn trùng , ốc và giáp xác thuỷ sinh. Động vật nổi Trong những mẫu lấy năm 2006 trên hệ thống sông Vũ Gia từ sông Bung, sông Thanh, sông Cái và sông Vũ Gia tìm thấy 40 loài động vật nổi thuộc 15 họ. Trong số những nhóm động vật nổi khác nhau, Cladocera có nhiều loài nhất (19 loài, chiếm 47,5% tổng số loài). Nhìn chung, tất cả các loài động vật nổi đều có sự phân bố rất rộng. Những loài động vật nổi đặc trưng của nước ngọt như Cladocera và Copepoda-Cyclopida thường phần bố ở những dòng sông dạng suối. Copepoda-calanoida (Allodiaptomus rappeportae) là những loài đặc trưng cho nước ở miền trung Việt Nam. Trong đoạn sông số 5 đã tìm thấy những loài đặc trưng cho nước lợ Copepoda thuộc Copepoda-Calanoida, đó là những loài Schmackeria curvilobata, S. bulbosa, Acartia pacifica, và A. clause. Đoạn sông số 4 và 5 là những đoạn có mức độ đa dạng về loài cao nhất. Đoạn 1 có ít số loài nhất. Mật độ động vật nổi nhìn chung thấp, dao động từ 20 đến 200 cá thể/m3. Copepoda chiếm ưu thế trong mật độ các loài động vật nổi, chúng chiếm khoảng từ 56.8-89.4%. Những kết quả tương tự về mật độ cũng được tìm thấy ở các nghiên cứu khác về động vật nổi trên sông và suối của miền Trung Việt Nam. Ấu trùng của côn trùng chiếm tỷ trọng lớn trong mật độ động vật nổi trên các đoạn sông số 1, 2 và 3. Các ấu trùng của côn trùng trong thành phần động vật nổi trên sông thường được trôi tự do trong dòng nước, hoặc cuốn trôi dọc theo đáy sông. Rất ít các ấu trùng sống thực sự như những loài động vật nổi. Loài muỗi vằn Chaoborus là một trong những số rất ít đó. Trứng cá và cá non cũng tìm thấy trong những mẫu động vật nổi lấy tại đoạn sông số 5.

Page 55: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Mật độ động vật nổi khác nhau rất nhiều tại các vị trí khác nhau trên những vị trí khác nhau của hệ thống sông Vũ Gia. Mật độ dày đặc nhất được tìm thấy tại đoạn sông số 4, 5, mật độ thưa hơn được tìm thấy ở những mẫu thuộc khu vực thượng lưu sông. Động vật đáy Trong những mẫu lấy tại các đọan sông trên dòng sông Bung vào tháng 2 năm 2006 đã tìm thấy 48 nhóm động vật đáy. Những nhóm này bao gồm 10 loài giáp xác, 19 loài động vật thân mềm, 10 họ các ấu trùng côn trùng. Những số liệu thô được liệt kê trong Phụ lục XX. Hầu hết những loài tìm thấy là những loài phân bố rộng rãi trong vùng Đông Nam Á, tuy vậy cũng có một số loài chỉ xuất hiện tại những vùng núi của miền trung Việt Nam, ví dụ như các loài giáp xác Potamon frustorferi, Vietopotamon aluoiensis, and Atya moluccesis . Một số loài tôm như Macrobrachyum sp.1, Macrobrachyum sp.2, và Macrobrachyum sp.3, trước đây chưa bao giờ được phát hiện thấy tại Việt Nam. Trong báo cáo về đời sống thủy sinh trên sông Bung, tác giả Lê Trình và cộng sự (2005) cho biết đã tìm thấy một số loài động vật đáy như các loài tôm Macrobrachyum dienbienphuense, M. vietnamense, và ốc Brotia (B) binodonsa subgnobiosa. Tuy vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi không tìm thấy những loài đó. Một số những thông tin về số lượng các nhóm giáp xác, nhóm thân mềm tìm thấy trong giai đoạn khảo sát năm 2006 được trình bày trong Bảng 3.16. Bảng 3.16 Các nhóm giáp xác và thân mềm tìm thấy vào tháng Hai năm 2006 trong 5 đoạn sông nghiên cứu

Họ Giống Loài Nhóm Số họ (%) Số giống (%) Số loài (%) Crustacea-Macrura 2 18,2 3 15,0 7 24,1 Crustacea-Brachyura

2 18,2 3 15,0 3 10,3

Gastropoda 4 36,4 9 45,0 11 37,9 Bivalvia 3 27,2 5 25,0 8 27,6 Total 11 20 29

Hầu hết tôm là thuộc giống Macrobrachium. Chỉ có một loài cua, Somanniathelphusa sinensis, đã tìm thấy. Có rất nhiều giống động vật thân mềm được tìm thấy như Antimelaria; Pila; Sinotaia, và Angulyagra, những loài này bị khai thác mạnh vì là nguồn thực phẩm quan trọng cho nhân dân trong vùng, chúng cũng được dân bán nhiều ở chợ Thanh Mỹ, Ái nghĩa để lấy tiền mặt. Sự phong phú của ốc dao động từ 20-70 con/m2 . Sự phong phú của các loài côn trùng khác nhau lớn hơn như vậy nhiều, trong các nhánh sông số lượng chúng có thể lên đến vài trăm cá thể/m2. Quần thể Ephemeroptera và Plecoptera rất đa dạng về thành phần loài và giàu có về khối lượng tại các nhánh sông đầu nguồn có dòng chảy ở mức trung bình, nước trong. Cá và đánh bắt cá Thành phần loài Kết quả khảo sát thực địa tháng 2 năm 2006, bao gồm việc phỏng vấn nhân dân địa phương, phân tích những mẫu cá thu được trong nghiên cứu cho dự án thủy điện Sông Bung 4 tại khu vực nhánh Khe Vinh (là một nhánh của sông Bung trong Đoạn 2) và khảo sát trên các chợ dọc sông Vũ Gia cho thấy có 107 loài cá thuộc 31 họ, 9 bộ (xem Bảng 3.17, danh sách đầy đủ xem trong Phụ lục zz). Trong số đó bộ Cypriniformes có 59 loài, chiếm 55,1 % tổng số các loài). Trong số 5 đoạn sông nghiên cứu, đoạn 4 (phần trên và phần giữa của sông Vũ Gia) có số loài cá lớn nhất (90 loài). Trong đoạn sông số 1, 2, 3 của sông Bung số lượng loài ít hơn nhiều, dao động từ 34 loài trên phía cao nhất (đoạn 1) đến 38 loài ở phía thấp nhất (đoạn 2). Những loài cá nước lợ chỉ tìm thấy trên đoạn sông số 5 gồm các loài sau: Clupanodon thrissa, Liza seheli, Gerres filamentosus, Chanda gymnocephala, Sillago sihama, Pisodonophis boro, Strongylura strongylura, Mystus gulio, Eleuthronema tetradactylum, Nibea

Page 56: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

soldado. Trong số những loài cá tìm thấy trên hệ thống sông Vũ Gia, có 4 loài trong danh sách “bị đe dọa” quy định trong Sách đỏ Việt Nam (2000), đó là các loài : Clupanodon thrissa, Anguilla marmorata, Bangana lemassoni, và Tor tambroides Bleeker. Thành phần các loài cá chỉ ra rằng có 7 loài cá nuôi được nhập cư từ Trung Quốc, Ấn độ, Châu Phi và châu Mỹ; 3 loài khác được du nhập từ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (xem danh sách đầy đủ trong Phụ lục zz).

Bảng 3.17 Sự xuất hiện của các nhóm cá tại sông Bung - Vũ Gia

TT Bậc Số họ % Số loài % Số ghi trong Sách

Đỏ 1 Clupeiformes 1 3, 2 1 1 1 2 Osteoglossiformes 1 3, 2 1 1 3 Anguilliformes 2 6, 4 2 1, 8 1 4 Characiformes 1 3, 2 1 1 - 5 Cypriniformes 3 9, 7 59 55,1 2 6 Siluriformes 6 19, 4 14 13,1 7 Synbranchiformes 2 6,5 3 2, 8 - 8 Beloniformes 2 6, 5 2 1, 9 - 9 Perciformes 13 41, 9 24 22,4 - Total 31 100 107 100 4

Theo kiến thức của nhân dân địa phương, các trên lưu vực sông Vũ Gia có thể chia thành hai lọai: cá đen và cá trắng.

Cá đen: thường sống qua mùa khô trong đáy sông, giữa bùn ướt và thực vật. Chúng thường được tìm thấy trong ruộng lúa, cũng như tại khu vực nước đứng trên những nhánh sông, suối. Hầu hết các loài cá này đều ăn thịt và ăn những vật vụn. Nhóm này gồm có những họ sau đây: Channidae, Clariidae, Anabantidae. Hầu hết các loài đều có màu tối.

Cá trắng: nhóm này gồm Cyprinidae và các loài cá da trơn thuộc họ Pangansiidae, Siluridae, v.v...

Dự di chuyển của cá

Hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn là hệ thống sông chảy liên tục, không có một rào chắn nào đối với sự di cư của cá. Trong những hệ sinh thái như thế này thường có rất nhiều quần thể cá di cư. Căn cứ vào thói quen di chuyển của cá có thể chia các loài cá thành những nhóm như sau:

1. Các loài di cư ngược sông

(Anadromous species)

Là các loài sống ở biển, bơi ngược dòng sông để đẻ trứng

2. Các loài cá di cư ra biển

(Catadromous species)

Là các loài sống trên sông và di cư ra biển để đẻ trứng

3. Các loài cá di cư dọc theo sông

(Potamodromous species)

Là các loài hàng năm di chuyển trên hệ thống sông để đẻ trứng và tìm thức ăn.

4. Loài không di cư

(Stationary species)

Là các loài sống trong một khu vực trong suốt vòng đời của chúng.

Page 57: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Ví dụ về loài di cư ngược sông là loài Clupanodon thrisa, đây là loài quan trọng trong các hệ sinh thái duyên hải hoặc sinh thái cửa sông. Dân cư địa phương cho biết loại cá này di cược ngược tới tận sông Vu Gia để đẻ trứng. Thực sự loài này di cư đến đâu thì chưa biết chính xác, nhưng chắc không xa hơn khu vực hợp lưu giữa Sông Bung và A Vương. Trong quá trình đi thực địa các chuyên gia tư vấn thấy nhiều cá này bán ở chợ Thanh Mỹ và chợ dọc sông Vũ Gia. Trong tháng Giêng không thấy loài này được bán ở chợ Thanh Mỹ. Người ta suy đoán rằng có thể đấy là lúc chúng bắt đầu di cư.

Một trong những loài cá di cư ra biển là loài có giá trị kinh tế cao Anguilla marmorata (Cá

Chình hoa). Loài này di cư suốt dọc sông đến tận khu vực Sông Bung 2 và xuôi ra tận biển để đẻ trứng. Việc di cư của loài cá này bắt đầu từ mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3. Trong quá trình di cư chúng bị ngư dân đánh bắt được tương đối nhiều.

Có nhiều loài cá di cư trong khu vực sông, để sinh đẻ hoặc để kiếm tìm thức ăn. Các loài này có thể di cư qua những khoảng cách rất dài hoặc tương đối ngắn. Một số những loài khác có thể chỉ sống quanh quẩn trong một khu vực suốt vòng đời của chúng. Chế độ thủy văn là một trong những yếu tố điều khiển thời gian di cư của cá. Việc di cư được kích thích bởi sự tăng giảm của dòng chảy nước theo mùa. Những con cá trưởng thành bắt đầu di cư để đẻ trứng vào mùa mưa, khi dòng chảy và mực nước sông dâng cao. Các loài di cư dọc trên sông có thể kể đến loài Bangana lemassoni và Bagarius yarrely. Hai loài này đều là hai loài được dân cư dọc sông sử dụng như nguồn thực phẩm quan trọng.

Các ngư dân tại khu vực hạ lưu Sông Bung cho biết, nhiều loài cá di cư xuống hạ lưu, tới những vùng đất ngập nước xung quanh các nhánh sông nối giữa Vũ Gia và Thu Bồn. Các loài cá này đẻ trứng trên những phần thực vật ngập trong nước. Người ta nói rằng các loài cá chép di cư như vậy vào mùa mưa.

Một số các loài bắt đầu di cư khi mới bắt đầu mùa mưa (tháng 5 đến tháng 6). Vào thời gian này mực nước chưa đủ cao nên các loài đẻ trứng vào phần thực vật bị ngập chưa thực hiện việc di cư. Nhưng vào mùa này nước đục, khiến cho một số loài cá cảm thấy được che chắn và an toàn để đẻ trứng. Những loài di cư trong thời gian này thường đẻ những đám trứng nổi trên nước, trứng này trưởng thành dần trong quá trình trôi xuôi dòng xuống hạ lưu. Vào thời gian này dòng chảy đạt được chỉ ở mức trung bình khiến cho trứng có đủ thời gian để trưởng thành trước khi trôi ra đến biển. Cá con sau đó lại bơi ngược dòng và sẽ sống rải rác trên các đoạn sông khác nhau. Một số các loài khác lại đẻ trứng, trứng này có khả năng dính kết vào sỏi, đá, các bụi cây rậm v.v… Cá con của các loài này sau khi nở lại di cư xuống hạ lưu để tìm thức ăn.

Vào mùa khô, khi mức nước bắt đầu rút xuống, đặc biệt trên khu vực thượng lưu Sông Bung và Sông Vu Gia, cá trưởng thành di cư đến những khu vực nước sâu. Đây là những khu cư trú quan trọng cho các loài cá trong thời gian mùa khô, thiếu nước như vậy.

Nghiên cứu về sự di chuyển của cá chưa được thực hiện thật sâu, thật đầy đủ. Nghiên cứu này mới đạt được phần nào sự hiểu biết đó. Bảng số 2 đưa ra một số thông tin liên quan đến việc di cư đẻ trứng của một số loài trên hệ thống Sông Bung. . Bảng 3.18 Mùa di cư và đẻ trứng của một số loài cá chính trên sông Vũ Gia- Thu Bồn TT Tên khoa học Thời gian đẻ

trứng (tháng) Vị trí đẻ trứng Hình thức di cư

1 Anguilla marmorta Quoy & Gaimard

9 – 3 Biển sâu Ra biển

2 Anabas testudineus (Bloch) 4 – 6 Ruộng lúa 3 Bagarius yarrelly Sykes 3 – 6 hoặc có thể

muộnhơn Khu nước xiết Dọc sông

Page 58: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

TT Tên khoa học Thời gian đẻ trứng (tháng)

Vị trí đẻ trứng Hình thức di cư

4 Bangana lemassoni (Pellegrin &Chevey)

12 – 2 Khu nước xiết Dọc sông

5 Barboides gonionotus (Bleeker)

9 – 12 Bất cứ chỗ nào có nước

6 Channa striata (Bloch) 4 – 7 Đất ngập nước, ruộng lúa

7 Cirrhinus microlepis Sauvage 6 – 7 Dọc sông 8 Cirrhinus molitorella

Valenciennes, 1844 5 – 9 chủ yếu từ 6- 8

Thượng lưu Dọc sông

9 Cycloheilichthys enoplos (Bleeker)

5 – 6

10 Mastacembelus armatus (Lacepede)

4 – 6 Các hang đá trong lòng sông

11 Notopterus notopterus (Pallas)

5 – 7 Trong tổ ở đáy sông

12 Osteochilus salsburyi Nichols & Pope

10 – 11 Nơi có sóng

13 Clupanodon thrissa (Linnaeus) 3 – 5 Cửa sông, vùng nước lợ

Ngược sông

14 Trichogaster trichopterus (Pallas)

4 – 5 Ruộng lúa

15 Wallago attu (Schneider) Cao điểm 9 – 11 Nơi có sóng 16 Hainania serrata Koller 4 - 7 Các dòng suối

nhánh Dọc sông

Việc đánh bắt cá Cho đến nay không có một số liệu thống kê chính thức nào về các hoạt động đánh, bắt cá tại huyện Nam Giang. Những thông tin cung cấp trong báo cáo này được thu thập trong quá trình khảo sát thực địa vào tháng 2 năm 2006 do nhóm nghiên cứu sinh thái học thủy sinh thực hiện, bổ sung thêm vào đó là những thông tin do nhóm phỏng vấn các hộ gia đình cung cấp. Hàng loạt những động vật sống trong nước như cá, trati, hến, ốc, tôm, cua, rùa v.v... được nhân dân địa phương sử dụng như làm thức ăn. Trong đó cá là một nguồn thực phẩm quan trọng. Một số các loài được nhân dân sử dụng làm thực phẩm, một số loài lại thường được bán để lấy tiền. Kết quả phỏng vấn cho biết có khoảng 10 thuyền đánh cá trong khu vực huyện Nam Giang, mỗi thuyền bắt được khoảng 5-30 kg/ngày. Dân chúng cũng cho biết rằng hầu hết những người đánh cá không phải là những người đánh cá chuyên nghiệp. Những người chuyên làm nghề đánh cá tại thị xã Thanh Mỹ là khoảng 3 đến 5 người, tại thị xã Ái Nghĩa có khoảng 20 người. Mỗi một người đánh cá mỗi ngày bắt được từ 1 đến 5 kg cá. Tuy vậy cũng có rất nhiều ngày những người này không đánh bắt được gì. Giá của cá cũng phụ thuộc tùy vào loại cá gì. Giá của lươn là khoảng 50,000 VND/kg, giá của cá rẻ hơn khoảng 10.000-30.000 VND/kg. Thông tin thu được qua phỏng vấn dân cư trong vùng cho biết nguồn cá giảm khoảng 50% so với 10-15 năm trước đây. Lươn (Lươn đốm vằn lớn- Anguilla marmorata) và Bagarius yarrelli so với 10 năm trước đây trở nên hiếm hoi hơn nhiều. Những loài này được bắt bằng cách câu hoặc các lưới dạng mang cá (gillnet). Một số dân cư sống trong khu vực lòng hồ cho biết, trước đây họ thường bắt được lươn nặng khoảng 10 kg hoặc lớn hơn, nhưng hiện nay chỉ bắt được những con nặng khoảng 3 - 4 cân. một số loài có vẻ như đã biến mất, ví dụ như Onychostoma spp., trước đây loài này là một loài thông dụng. Dân cư trong vùng vẫn bắt được nhiều loài cá lớn như Bangana lemassoni, Cirrhinus molitorella, Cyprinus carpio, Elopichthys bambusa, Spinibarbichthys denticulatus, Bagarius yarrelli, và Anguilla marmorata, trọng lượng của những loài cá này bắt được lớn hơn 1kg/con. Một số loài cá thông dụng

Page 59: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

trên sông Bung như Barbodes altus, Barbodes gonionotus, Onychostoma ovale, Paraspinibarbus macracanthus, Cranoglanis henrici, Mastacembelus armatus, Carassius auratus, Hainania serrata, Clarias fuscus, Monopterus albus, Channa striata, Glossogobius giuris, thường được nhân dân trong vùng sử dụng như nguồn thực phẩm. Phương pháp bắt cá Dân cư sống dọc sông sử dụng rất nhiều các công cụ để bắt cá: các loại lưới, hom, đâm, xiên cá, đánh cá bằng điện, câu cá, tát cá thậm chí bắt cá bằng tay. Các phương pháp đánh bắt cá khác nhau được sử dụng để bắt cá trên những đọan sông khác nhau. Nghề nuôi trồng thủy sản Nhân dân thuộc xã Zuoih cho biết họ cũng có nuôi cá trong ao, hồ trong vùng. Tuy vậy, thực ra đây chỉ là hình thức thả những con cá nhỏ bắt được ở sông vào hồ, sau đó nuôi chúng đến lúc chúng có thể dùng làm thực phẩm được thì đánh bắt. Tại huyện Nam Giang, các ban/ngành chức năng đã bắt đầu tổ chức lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản từ năm 2003. Mỗi một gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản được cung cấp 100 con cá giống của 4 loài: Cyprinus carpio (Cá chép thường), Oreochromis mossambicus, Ctenopharyngodon idellus (Cá chép cỏ), and Hypophthalmichthys harmandi (Cá chép bạc. Người dân cũng được tập huấn về kỹ thuật nuôi cá. Tổng diện tích các hồ nuôi cá tại xã Zuoih được sơ bộ ước tính là 19.900 m2. Bảng 3.19 liệt kê diện tích nuôi cá ao tại xã Zuoih.

Bảng 3.19 Số lượng và diện tích ao nuôi thủy sản tại xã Zuoih

Pa Rum A Pa Dhi Thon 2 Pa Rum B Number of culture ponds

16 36 17 21

Area (m²) 12,426 4,247 1,872 1,418 Khoảng 20-60% các nuôi là để bán, phần còn lại người dân sử dụng để ăn hoặc cho họ hàng, người thân. Trong những bản thuộc vùng lòng hồ, người dân ở Thôn 2 có kiến thức về nuôi cá tốt hơn ở những bản còn lại. . Nói chung, sản phẩm cá nuôi đóng vai trò là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của người dân. Đặc biệt là vào mùa khô, khi cá ở sông Bung rất khó bắt. Tuy vậy những nỗ lực của các cơ quan địa phương trong việc nuôi cá chỉ đạt được rất ít kết quả. Vấn đề là do việc thả những con cá giống con vào các ao nuôi. Người dân địa phương phải trả từ 1000-2000 đồng để mua một con cá giống, gia như vậy là rất đắt, trong quá trình vận chuyển cá giống cũng bị chết nhiều. Những lý do sau đây khiến cho chương trình nuôi cá không thu được kết quả tốt: thiếu phương pháp cung cấp cá giống cho dân an toàn, vấn đề ô nhiễm, thiếu nước bổ sung vào ao, hồ bù vào phần nước bốc hơi hàng ngày, cá bị nhiễm bệnh v.v... Những người dân được phỏng vấn cho biết những vấn đề môi trường (chưa tính đến việc xây công trình thuỷ điện) đang đe doạ đến đời sống thuỷ sinh của sông Bung- và hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn. Đánh bắt cá quá mức Dân số tăng lên không ngừng cũng gây nên áp lực đối với việc đánh bắt cá. Việc sử dụng lưới đánh cá mắt nhỏ bằng sợi ni lông tăng lên rất nhiều trong vòng 10 đến 20 năm trở lại đây. Thêm vào đó dân trong vùng còn rất hay đánh cá bằng điện trên toàn hệ thống sông Vũ Gia, đặc biệt ở trên thượng nguồn sông Bung, ở đây nền đá đáy không thuận lợi cho việc sử dụng lưới đánh cá một cách hiệu quả. Việc gia tăng nhu cầu đánh cá gia tăng, những hành động khai thác cá tuỳ tiện, không bền vững là những nguyên nhân chính khiến cho quần thể các trên sông Bung ngày càng mai một. Khai thác vàng Việc khai thác vàng vùng thượng lưu sông Bung, sông Thanh và nhiều nhánh sông khác hiện nay vẫn diễn ra hàng ngày. Hoạt động khai thác vàng làm cho nước đục hơn, việc hút cát từ đáy sông gây ảnh

Page 60: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

hưởng về phương diện vật lý đối với các khu cư trú thuỷ sinh. Bên cạnh đó việc khai thác vàng còn sử dụng nhiều hoá chất độc hại như thuỷ ngân, cyanide. Những chất độc này sẽ gây hại đến sự phát triển của động thực vật thuỷ sinh. Khai thác cát và sỏi Việc khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng diễn ra tại khi vực sông Thanh gần Thanh Mỹ và trên sông Vũ Gia (huyện Đại lộc), những hoạt động này gây đục nước, thay đổi dòng chảy, cấu trúc đáy sông. Đây cũng có thể là những nguyên nhân gây hại đến đời sống thuỷ sinh. Phá rừng tại khu vực ven sông Những khu rừng bảo vệ ở khu vực đầu nguồn đã bị tàn phá, diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm trầm trọng. Những cây sống ngả trên nước rất quan trọng đối với các loài cá và đời sống thuỷ sinh do chúng tạo ra bóng mát cũng như cung cấp những chất mùon làm dinh dưỡng.

3.1.11 Hệ sinh thái cạn

Khu vực Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 được chia ra làm các nhóm, các khu vực để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá. Cách đánh giá được chúng tôi trình bày trong Bảng 3.20 và các bản đồ được trình bày trong Hình 2.2 đến 2.5.

Bảng 3.20 Các nhóm trong khu vực Dự án

Mã số Mô tả R1 Phía đông của khu vực hồ chứa R2 Phần bị ngập của khu bảo tồn sông Thanh R3 Phía tâu của khu vực hồ chứa C1 Phần 1 của khu công trường Bãi thải số 1 Bãi thải số 2 Khu vực kho Đường vào số 1 Khu phụ trợ số 3 Khu vực đập Cửa nhận nước Khu vực trộn bê tông đầm lăn RCC Khu phụ trợ số 2 Mỏ đất C2 Phần 2 của khu công trường Khu trộn bê tông Nhà máy Khu phụ trợ số 4 Khu phụ trợ số 5 Đường vào số 2 Bãi thải số 3 Đường ống áp lực Sân phân phối C3 Phần 3 của khu công trường Khu phụ trợ số 1 Mỏ đá Khu vực máy nghiền đá Mỏ cát Mỏ cát Rd1 Đường thi công dẫn từ Quốc lộ 14D đến khu vực đập Rd2 Đường thi công từ dẫn từ khu vực đập đến nhà máy. Rd3 Đường từ khu vực đập đến các khu tái định cư tại Pa Pang (RA2) Rd4 Đường trong khu tái định cư Pa Rum – Pa Dhi (RA1) H14D Phần mới xây dựng của Quốc lộ 14D T1 Đường dây truyền tải 220 kV

Page 61: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Mã số Mô tả T2 Đường dây 35 kV RA1a Khu đất dự kiến cho tái định cư tại Pa Pang RA1b Khu đất dự kiến cho sản xuất nông nghiệp tại Pa Pang RA2a Khu đất dự kiến cho tái định cư tại Pa Rum – Pa Dhi RA2b Khu đất dự kiến cho sản xuất nông nghiệp tại Pa Rum – Pa Dhi STNR Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh River Vùng hạ lưu đập và kênh xả nước của nhà máy WA Vùng lưu vực xung quanh khu vực Nhà máy (phần này được phân nhóm để

đánh giá về động vật) WA-1 Khu vực rừng đầu nguồn. Núi Ta La Cu Mountain (về hướng Bắc so với Nhà

máy), xã Tà Bhing commune. WA-2 Khu vực rừng đầu nguồn về phía tây bắc của sông Bung và Sông A Vương – phía

bắc của khu tái định cư số 2 gần bản Pa Pang village, xã Zuoih (khôg kể khu RA2).

WA-3 Khu rừng đầu nguồn. Núi Ra Ruoi phía Bắc của sông Bung (đối diện với khu vực nhà máy)

WA-4 Khu rừng đầu nguồn. Rừng phía trong khu BTTN Sông Tranh và các phần rừng lân cận.

3.1.11.1 Đất và sử dụng đất Những khu vực đặc thù sẽ chịu ảnh hưởng của Dự án được phân chia dựa trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và mức độc he phủ của thảm thực vật.

Hầu hết diện tích khu vực Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 đều chịu tác động của con người, từ hoạt động du canh qua nhiều thế hệ đến những hoạt động khai thác gỗ trái phép gần đây của những người đến từ những khu vực khác tới. Khu vực Dự án hiện nay chỉ còn những loài sống trong khu vực rừng tái sinh hoặc những loài tiên phong (pioneer), mức độ che phủ thực vật trong khu vực thấp, giá trị kinh tế không cao. Tại khu vực dự án hiện nay mức độ che phủ của thực vật là 75%, trong đó mức độ rừng che phủ là khoảng 1,8%, rừng này là rừng tương đối tốt, có thể coi như là gần giống với rừng nguyên thuỷ ban đầu. Phần khu BTTN Sông Tranh bị ngập có độ che phủ của rừng là 4,6%. Khoảng 21% đất đai trong khu vực dự án được che phủ rải rác bởi rừng nguyên sinh và rừng thứ cấp. Các loại thực vật thứ cấp (sống thứ phát trên những khu vực trước đây sử dụng là đất trồng trọt của quá trình du canh) chiếm đa số và che phủ 67% diện tích đất đai khu vực Dự án Sông Bung 4. Hồ chứa chiếm tới 40% diện tích toàn bộ Dự án và được che phủ 73% bởi các loại cây bụi rậm, đồng cỏ hoặc đất trống chỉ có cây, cỏ dại mọc.

Để có thể hiểu rõ hơn về thực vật tại khu vực Dự án, căn cứ vào độ che phủ cũng như loại thực vật che phủ, đất đai khu vực dự án được chia thành 7 loại. Cách phân chia này cũng được dùng cho vịêc đánh giá các loài động, thực vật cũng như chất lượng các khu cư trú trong khu vực Dự án. Việc phân chia được thực hiện như sau:

VEG 1- Khu vực rừng chưa bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ của cây cối đạt 75% trở lên.

VEG 2- Khu vực rừng đã bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ đạt từ 50% đến dưới 75%.

VEG 3- Đất rừng (rừng mở). Mức độ che phủ đạt từ 20% đến dưới 50%.

VEG 4- Cây bụi và lác đác cây lớn. Mức độ che phủ đạt từ 10% đến dưới 20%.

VEG 5- Cây bụi. Mức độ che phủ dưới 10%.

VEG 6- Cỏ và cây trồng hàng năm. Mức độ che phủ bằng hoặc dưới 10% hoặc là các cây bụi che phủ dướ 20%. Các cây trồng hàng năm ở đây là những mảnh ruộng du canh trong khu vực. Những ku vực chỉ có chuối hoặc những cây đu đủ mọc lác đác giữa các bãi cỏ cũng được tính vào trong diện tích này. VEG 7- Đất trống, chỉ có cỏ và cây bụi, che phủ khoảng 10% hoặc ít hơn, không có cây lớn trong khu vực này.

Page 62: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Mô tả các lớp thực vật che phủ đất đai trong khu vực Dự án

Các mô tả chi tiết về che phủ thực vật trong khu vực nghiên cứu được trình bày dưới đây và được tóm tắt trong Bảng 3.21. Có 3 bản đồ mô tả mức độ che phủ bề mặt đất được trình bày trong Hình 3.21 đến 3.26.

Khu vực hồ chứac (R)

R1- Phía đông của hồ chứa. Phần này kéo dài từ Trà Vinh (suối Vinh) đến khu vực đập. Tại khu vực này có rừng che phủ (loại VEG 1, 2, và 3), rừng mở chiếm ưu thế (11,2%). Thực loại VEG 6, 5 và 4 chiếm ưu thế trên 238 ha (70%). Loại VEG 2 và 3 xuất hiện tại những khu đất nhỏ trên những sườn dốc gần khu vực đập. Một số khu vực thuộc loại VEG 1 phủ diện tích khoảng 2,64 ha (0.8 %) tại những khu vực chân núi dốc tại Khe Gấu, gần vị trí đập.

R2- Phần này là phần bị ngập của khu BTTN Sông Thanh. Khu vực này kéo dài từ cầu Trà vinh (tại cao độ 170 m a.s.l.) đến phía nam 6,5 km về phía nhánh Trà Vinh (tại cao độ 230 m a.s.l.). Trong số 142,7 ha của khu BTTN Sông Tranh có 56 ha (39 %) được rừng che phủ (VEG 1-3). Loại đất không có rừng (VEG 4-6) chiếm ưu thế và che phủ diện tích khoảng 67,5 ha (47.4 %). Loại VEG 5 và 4 chiếm ưu thế tại khi vực gần nhánh Trà Vinh; một số khu vực được che phủ bởi rừng loại VEG 3, 2 và 1 xuất hiện tại các khu vực đất dốc và vách núi đá.

R3- Khu vực phía tây của hồ chứa. Phần này kéo dài đến phần phía tây của điểm hợp lưu giữa nhánh Trà Vinh và sông Bung. Loại thực vật chiếm ưu thế ở đây là loại VEG 4 đến loại 6 (67 %). Phía gần sông Bung và dọc theo sông có một số khu vực có cây loại 2 và 3 sống trên những khu núi đá dốc và các hõm núi. Khu núi đá vôi ở phía tây của Thôn 2 (tại độ cao 190 m a.s.l.) được che phủ bởi thực vật loại VEG 4 và 3.

C1 và C2. Khu công trường thi công 1 và 2

Rừng loại VEG 1-3 chiếm ưu thế tại khu C1 (80 %). Rừng loại VEG 1-3 chiếm ưu thế tại khu vực C2 (83 %).

Một số vị trí đáng lưu ý trong khu vực Dự án

Khu vực đập. Thực vật tại và xung quanh khu vực đập là loại VEG 4, loại 3 xuất hiện tại những khu vực đất dốc. Một số khu vực có thực vật loại 2 có mặt tại những khu vực hõm núy và các vách núi đá vôi dựng đứng.

Khu vực nhà máy. Khu vực phụ trợ số 4 (14,2 ha) và khu vực nhà máy (2,6 ha) được đặt tại sườn núi Ta La Cu (tại độ cao 130 m a.s.l.) đã được nghiên cứu, khảo sát. Loại VEG 4 và 3 xuất hiện tại khu vực núi đá dốc. Loại VEG 2 và 1 chỉ xuất hiện tại các hõm núi. Từ khu vực đường 14D đến khu vực nhà máy sẽ xây dựng đường ống dẫn nước dài 3.046 m và một đường phục vụ công tác thi công. Phía đối diện với khu vực nhà máy là một khu rừng thường xanh lá rộng phát triển trên nền núi đá vôi nối liền đến tận vùng núi Rà Ruôi thuộc huyện Tây Giang, về phía bắc của sông Bunh. Tại đây thực vật loại VEG 3 và 2 chiếm ưu thế trên những vùng đất dốc. Loại VEG 1 được tìm thấy rải rác tại các vùng núi hõm.

C3. Khu vực công trường số 3

Ở khu vực này không có rừng che phủ, chỉ có các loại thức vật nhóm 5 chiếm ưu thế (25 % of VEG 5).

Khu vực mỏ đá

Khu vực mỏ đá dự kiến có vị trí dọc theo Quốc lộ 14D, cách khu vực đập, nhà máy khoảng 14, 15 km. Khu vực này rộng 73,11 ha. Thảm thực vật trong khu vực này đan xen bởi nhiều loại, từ loại VEG 1

Page 63: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

đến loại 6, nhưng loại VEG 3 và 4 chiếm ưu thế.

T. Đường dây truyền tải

T1- Đường dây truyền tải 220 kV. Khu vực này có rừng (loại VEG 1-3), chiếm diện tích 22,9 ha (khoảng 17.9 %), chủ yếu phát hiện thấy tại khu vực Pa Lua (Pa Xua) đến khu nhà máy. Có khoảng 6% rừng ở khu vực này thuộc loại VEG 1.

T2- Đường dây 35 kV. Khu vực này có rừng (loại VEG 1-3) chiếm diện tích khoảng 6,50 ha (10.07 %), chủ yếu rừng có ở khu vực gần đập đến nhà máy. Đường dây 35 kV đề xuất nối với thị xã Thanh Mỹ và sử dụng để cung cáp điện cho vịêc thi công, xây dựng Dự án. Đường dây này dài khoảng 38 km, phần lớn đường dây đi dọc theo Quốc lộ 14D. Trong hành lang tuyến là thực vật thuộc nhóm VEG 5 & 6. Một số khu vực có thảm thực vật loại VEG 4, 3 và 2 xuất hiện tại khu vực đất dốc,cao và một số các hõm núi. từ khu vực đập đến khu vực nhà máy, thảm thực vật chủ yếu là loại VEG 2, có một số ít loại VEG 3 hoặc VEG 1.

Đường giao thông. (Đường phục vụ thi công và đường Quốc lộ 14D)

Rừng (loại VEG 1 - 3) che phủ 47 ha (khoảng 56 %). Loại thực vật chuếm ưu thế là loại VEG 4, 5 và 6, xem lẫn là những khu vực thuộc loại VEG 3 và một số ít khu vực thuộc loại VEG 2. Có một khu vực tại chân núi Khe Gấu, gần khu vực đập được đánh giá như loại VEG 1.

RA. Khu tái định cư

Có hai khu tái định cư đề xuất tại xã Zuoih:

RA2. Khu tái định cư số 2 tại Pa Pang. Khu vực này được đề xuất để tiếp nhận dân từ khu Thôn 2. Bản Pa Pang đã hiện hữu, khu vực này có khu dân cư, đất nông nghiệp và đất rừng. Khu vực này có nhiều cây bụi xen lẫn với tre nứa, và xem với một số cây phát triển nhanh (VEG 5, một ít loại VEG 4). Độ cao của khu vực này là 350-500 m. Đường thi công và đường dây truyền tải điện có độ dài 14,5 km chủ yếu đi qua thảm thực vật loại VEG 4 và VEG 5.

RA1. Khu tái định cư số 1 tại Pa Rum-Pa Dhi. Khu tái định cư đề xuất được đặt dọc thep hai bên đường nối từ trung tâm xã Cha Val đến trung tâm xã Zuoih. Quan sát hiện trạng thực vật dọc tuyến giao thông này cho thấy thảm thực vật có thể được xếp vào loại số VEG 6 và VEG 5. Có nhiều khu vực nhỏ có rừng (loại VEG 3, đôi khi loại VEG 2) rải rác xen lẫn ở phía trên dốc, các hõm núi. Đường vào khu vực này có chiều dài 4,5 km chủ yếu đi qua khu vực có thảm thực vật loại VEG 6.

Page 64: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Bảng 3.21 Sử dụng đất tại các khu trong khu vực dự án với 5 độ che phủ thực vật SỬ DỤNG ĐẤT Veg 1 Veg 2 Veg 3 Veg 4 Veg 5 Veg 6 Veg 7

Mã Tên các khu vực trong Dự án

Tổng diện tích khu vực

(ha)

Khu vực rừng chưa bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ của cây cối đạt 75% trở

lên

Khu vực rừng đã bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ đạt từ

50% đến dưới 75%.

Đất rừng (rừng mở). Mức độ che phủ đạt từ

20% đến dưới 50%.

Cây bụi và lác đác cây lớn. Mức độ che phủ đạt từ

10% đến dưới 20%.

Cây bụi. Mức độ che phủ dưới 10%.

Cỏ và cây trồng hàng

năm. Mức độ che phủ bằng

hoặc dưới 10%

Đất trống, chỉ có cỏ và cây bụi, che phủ khoảng 10% hoặc ít hơn

Mặt nước Rừng tre nứa

Khu dân cư Cây bụi lẫn với chuối

(nhóm riêng)

Hồ chứa dự án SB4 1653,8 1,0 3,8 10,3 34,5 17,3 14,1 6,5 9,5 2,0 0,9

R1 Khu 1 của Hồ chứa 339,71 0,8 6,3 11,2 40,6 23,9 5,5 5,9 5,9 R2 Khu 2 của Hồ chứa 142,65 4,6 12,8 21,8 26,4 19,8 1,2 3,3 10,2 R3 Khu 3 của Hồ chứa 1171,38 0,7 2 8,6 33,7 15,1 18,1 7,1 10,4 2,9 1,3

Khu công trường 199,42 5,8 17,9 28,6 15,3 17,6 11,6 2,1 1,1 C1 Khu công trường 1 66,46 6,3 22,3 51,0 10,9 6,9 0,8 1,3 0,5

Bãi thải 1 0,564 100 Bãi thải 2 0,705 0,3 9,8 36,3 53,6 Khu vực kho 1,18 40,2 34,3 14,8 11 Đường vào số 1 0,32 58,5 35,6 5,9 Khu phụ trợ số 3 0,14 54 25,2 20,9 Khu vực đập 6,56 51,1 8 31,9 2,8 0,3 0,6 5,2 Cửa lấy nước 2,45 5,7 0,7 77,3 7,8 7 0,4 1,2 Trạm trộn bê tông RCC

4,12 16 23,8 11,2 22,8 11,6 4,5 10,2

Khu phụ trợ số 2 5,72 1,5 0,7 80,1 1,8 12 2,6 1,3 Mỏ đất 44,58 5,7 20,9 58,6 8,3 5,6 0,3 0,6

C2 Khu công trường 2 20,85 11,2 67,4 4,5 5,4 10,0 0,5 1,0

Page 65: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

SỬ DỤNG ĐẤT Veg 1 Veg 2 Veg 3 Veg 4 Veg 5 Veg 6 Veg 7 Mã Tên các khu vực

trong Dự án Tổng

diện tích khu vực

(ha)

Khu vực rừng chưa bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ của cây cối đạt 75% trở

lên

Khu vực rừng đã bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ đạt từ

50% đến dưới 75%.

Đất rừng (rừng mở). Mức độ che phủ đạt từ

20% đến dưới 50%.

Cây bụi và lác đác cây lớn. Mức độ che phủ đạt từ

10% đến dưới 20%.

Cây bụi. Mức độ che phủ dưới 10%.

Cỏ và cây trồng hàng

năm. Mức độ che phủ bằng

hoặc dưới 10%

Đất trống, chỉ có cỏ và cây bụi, che phủ khoảng 10% hoặc ít hơn

Mặt nước Rừng tre nứa

Khu dân cư Cây bụi lẫn với chuối

(nhóm riêng)

Trạm trộn bê tông 0,23 59 8 6 0,5 26

Nhà máy 2,6 8,8 33,7 6,2 3,1 37,1 3 8,1 Khu phụ trợ số 4 14,18 11,2 71,5 4,4 7,2 5,5 Khu phụ trợ số 5 0,25 67,2 28,4 4 Đường vào số 2 0,3 37,6 62,4 Bãi thải số 3 0,267 59,9 5,6 9,7 24,7 Tháp điều áp 0,52 92,9 1,9 1,2 Sân phân phối 2,36 92,5 2,9 4,4

C3 Khu công trường 3 112,10 4,5 6,1 19,9 19,8 25,3 20,2 2,9 1,4 Khu phụ trợ số 1 28,96 0,3 0,5 3 11,1 33,4 38,7 7,6 5,4 Mỏ đá 72,69 6,7 9 29,4 25,7 23,5 4,4 1,2 Khu máy nghiền 10,2 0,8 2,7 15,7 80,2 0,7 Mỏ cát 183,7 11 13,1 8,4 48,7 18,7 Đường xá 83,80 8,9 21,7 25,2 24,0 13,0 1,3 1,9 0,2 3,3 0,4

Đường thi công và Quốc lộ 14D

42,90 6,1 23,5 28,7 15,6 19,6 2,3 3,7 0,5

Rd1 Đường thi công nối từ Quốc lộ 14D đến vị trí đập.

10,23 8,3 10,1 32,1 15,6 26,8 3,7 3,4

Page 66: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

SỬ DỤNG ĐẤT Veg 1 Veg 2 Veg 3 Veg 4 Veg 5 Veg 6 Veg 7 Mã Tên các khu vực

trong Dự án Tổng

diện tích khu vực

(ha)

Khu vực rừng chưa bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ của cây cối đạt 75% trở

lên

Khu vực rừng đã bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ đạt từ

50% đến dưới 75%.

Đất rừng (rừng mở). Mức độ che phủ đạt từ

20% đến dưới 50%.

Cây bụi và lác đác cây lớn. Mức độ che phủ đạt từ

10% đến dưới 20%.

Cây bụi. Mức độ che phủ dưới 10%.

Cỏ và cây trồng hàng

năm. Mức độ che phủ bằng

hoặc dưới 10%

Đất trống, chỉ có cỏ và cây bụi, che phủ khoảng 10% hoặc ít hơn

Mặt nước Rừng tre nứa

Khu dân cư Cây bụi lẫn với chuối

(nhóm riêng)

Rd2 Đường nối từ khu vực đập đến nhà máy.

22,61 4,2 37,2 28,9 14,2 14,2 0,4 0,5 0,4

Rd3 Đường nối từ khu vực đập đến khu tái định cư tại Pa Pang (RA2)

34,66 13,2 20,1 19,9 31,2 6,1 0,3 8,2 0,9

Rd4 Đường trong khu vực tái định cư Pa Rum – Pa Dhi (RA1)

6,23 4 17,1 30,2 42,5 6,3

H14D Phần xây mới của đường Quốc lộ 14D

9,99 7,7 6,8 24,7 19,2 24,8 4,8 11,1 0,9

Đường dây truyền

tải 186,57 4,5 5,8 4,6 14,3 21,2 29,4 7,1 0,8 1,0 11,2

T1 220kV (hành lang an toàn 40m).

127,65 5,7 6,4 5,8 17,1 21 23,1 3,2 0,3 0,9 16,4

T2 35KV (hành lang an toàn 20m)

58,9 1,8 4,5 2 8,3 21,7 42,9 15,5 1,9 1,3

Khu vực tái định cư đề xuất

1862,77 1,4 6,1 15,6 38,4 7,7 5,6 1,4 0,1 21,7 2,0

RA2a Khu đất dự kiến cho

tái định cư tại Pa Pang

109,81 0,4 1,8 5,8 13,7 0,4 2,2 0,6 0 62,4 12,7

RA2b Khu đât sản xuất dự kiến tại Pa Pang

664,59 2,4 10,5 17,8 10,4 3,7 0,9 0,3 50,6 3,5

Page 67: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

SỬ DỤNG ĐẤT Veg 1 Veg 2 Veg 3 Veg 4 Veg 5 Veg 6 Veg 7 Mã Tên các khu vực

trong Dự án Tổng

diện tích khu vực

(ha)

Khu vực rừng chưa bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ của cây cối đạt 75% trở

lên

Khu vực rừng đã bị tác động (rừng đóng). Mức độ che phủ đạt từ

50% đến dưới 75%.

Đất rừng (rừng mở). Mức độ che phủ đạt từ

20% đến dưới 50%.

Cây bụi và lác đác cây lớn. Mức độ che phủ đạt từ

10% đến dưới 20%.

Cây bụi. Mức độ che phủ dưới 10%.

Cỏ và cây trồng hàng

năm. Mức độ che phủ bằng

hoặc dưới 10%

Đất trống, chỉ có cỏ và cây bụi, che phủ khoảng 10% hoặc ít hơn

Mặt nước Rừng tre nứa

Khu dân cư Cây bụi lẫn với chuối

(nhóm riêng)

RA1a Khu đất dự kiến cho tái định cư tại Pa Rum – Pa Dhi

302,04 1,8 7,4 22 55,4 12,6 0,8 0

RA1b Khu đất sản xuất dự kiến tại Pa Rum – Pa Dhi

786,22 0,6 2,5 12,6 59 10,2 11,9 3,2 0,1

Page 68: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.23 Khu vực rừng đầu nguồn

Page 69: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

%

%

%

%%

%

%

%

%

%

RA2b

RA1b

RA2a

RA1a

Bo Di

Ta Un

Thon 2

Pa Dhi

Pa Pang

Can Dai

Zouih CommunePa Rum BPa Rum A

Cong Don

Cha Val Commune

Song Bung

Son g

Bun

g

So

R3

R2

Khe Pran

Rd4

RA1

RA2

Rd3

Song

765000

765000

770000

770000

775000

775000

780000

780000

1730

000

1735

000

1740

000

N

1 0 1 Kilometers

Land cover type1. Closed forests-cover of tree layers more than 0.752. Closed forests-cover of tree layers from 0.5 to 0.75

4. Scrubs with scattered trees- cover of trees from 0.1 to 0.25. Scrubs- cover of trees less than 0.1 (with out wood tree)6. Grasslands, and crop land- cover of trees less than 0.17. Bare lands- cover of grasses or/and shrubs less than 0.18. Water surface9. Bamboo forest10. Crop land and Settlement11. Shrub with banana

River, Stream

Reservoir of Song Bung 4 Hydro power planSong Thanh nature reserve

Existing High way 14DExisting lane

LEGEND

3. Woodlands-cover of tree layers from more than 0.2 to 0.5 (Open forest)

Commune boundary

Hình 3.24 Che phủ thực vật tại khu vực công trường, lòng hồ và khu tái định cư

Page 70: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

%

Song Bung

Song A Vuong

T1

C2

Rd2

C1

C3

H14D

Ta B'Hing Commune

R2

R1

Song Tra Vinh

Long Chim Bang Son Mountain

Th. A' Roong

Th. K' Rung

NA

Thon Vinh

Ca Dy Commune

Pa Pang

PaLanh

Pa Cang

Pa Rong

Ka DangPa Jing

Pa Lua

Pa Don

Pa ToiPa Xua

Zo Ra Pa Va

Pa La

T2

Song A Nhat

Song Cai

Song Thanh

Song Cai

Rd1

S

N

1 0 1 K

Land cover type1. Closed forests-cover of tree2. Closed forests-cover of tree

4. Scrubs with scattered trees5. Scrubs- cover of trees less6. Grasslands, and crop land-7. Bare lands- cover of grasse8. Water surface9. Bamboo forest10. Settlement11. Shrub with banana

River, Stream

Reservoir of Song Bung 4 HydSong Thanh nature reserve

Existing High way 14DExisting lane

LEGEND

3. Woodlands-cover of tree layers

Commune boundary

785000

785000

790000

790000

795000

795000

800000

800000

1730

000

1735

000

1740

000

1745

000

Hình 3.25 Che phủ thực vật tại khu vực đường dây truyền tải và mỏ cátt

Page 71: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

R2 Song Tra Vinh

H14D

Song Thanh Nature Reserve

R3

780000

780000

780500

780500

781000

781000

781500

781500

782000

782000

782500

782500

783000

783000

1728

500 1728500

1729

000 1729000

1729

500 1729500

1730

000 1730000

1730

500 1730500

1731

000 1731000

1731

500 1731500

1732

000 1732000

1732

500 1732500

1733

000 1733000

1733

500 1733500

Land cover type1. Closed forests-cover of tree layers more than 0.752. Closed forests-cover of tree layers from 0.5 to 0.75

4. Scrubs with scattered trees- cover of trees from 0.1 to 0.25. Scrubs- cover of trees less than 0.1 (with out wood tree)6. Grasslands, and crop land- cover of trees less than 0.17. Bare lands- cover of grasses or/and shrubs less than 0.18. Water surface9. Bamboo forest10. Crop land and Settlement11. Shrub with banana

River, Stream

Reservoir of Song Bung 4 Hydro power planSong Thanh nature reserve

Existing High way 14DExisting lane

LEGEND

3. Woodlands-cover of tree layers from more than 0.2 to 0.5 (Open forest)

N

500 0 500 Meters

Scale 1/ 20,000

Hình 3.26 Che phủ thực vật tại phần bị ngập của khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh.

Page 72: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3.1.11.2 Thực vật, rừng và động vật trên cạn Phần này mô tả sự đa dạng thực vật, các nguồn tài nguyên hoang dã và các loại rừng xuất hiện trong khu vực hồ chứa Sông Bung (R1, R2, R3), khu vực công trường (1, 2, 3), mỏ cát, đường phục vụ thi công, đường dây tải điện, khu tái định cư và khu bảo vệ của khu BTTN Sông Tranh. Đây là những khu vực của Dự án được nghiên cứu về thực vật và động vật. Những thông tin về những loài hoang dã liên quan cũng được mô tả nếu như chúng xuất hiện tại những khu vực ngay cạnh khu vực nghiên cứu - ở đây là trên khu vực lưu vực (WA). Một phần của khu BTTN Sông Thanh cũng sẽ bị ngập trong hồ chứa nước của Dự án (R2, là một phần của hồ chứa) (Hình 3.26).

Phương pháp

Thực vật được ghi chép lại trực tiếp trong quá trình khảo sát theo các lô, theo các đường cắt (transects), dựa vào kết quả phỏng vấn nhân dân địa phương, những người có trách nhiệm cung cấp thông tin và cũng dựa vào kết quả của những nghiên cứu trước đó. Các chuyên gia tư vấn gặp gỡ các cán bộ của chính quyền địa phương và phỏng vấn họ.

Công tác thực địa được tiến hành từ Tháng 1 đến Tháng 3 năm 2006.

Khoảng 12 đường cắt (transects) tại những vị trí khác nhau của khu vực Dự án Sông Bung 4 đã được thiết kế. Hầu hết thời gian giành cho vịêc kiểm đếm cây cối trong những ô khảo sát (20 x 20 m) trong những khu vực rừng đóng, rừng mở có bị xáo trộn và không bị xáo trộn do các hoạt động của con người. Do số lượng cá thể tại những khu vực như trảng cỏ, cây bụi lớn, nên ô khảo sát ở đây dùng kích thước nhỏ hơn (4 m x 4 m). Thực vật tại khu lán trại công nhân và khu tái định cư được khảo sát dọc theo các đường cắt kết hợp với các ô khảo sát.

Các loài hoang dã được ghi chép lại bằng sự quan sát trực tiếp, nghe người dân kể lại, đi tìm hoặc lần theo dấu vết trong rừng. Thêm vào đó, đoàn khảo sát còn đi khảo sát tại các chợ, xem xét nhưng xương động vật hoang dã còn sót lại (chủ yếu là đầu lâu và sừng) được lưu giữ, trưng bày, các quán ăn cũng là những nơi xem xét, tìm kiếm thông tin. 14 đường cắt trên lưu vực của Dự án Sông Bung 4 đã được thiết lập và khảo sát.

Địa lý sinh vật

Về phương diện địa sinh vật, khu vực Dự án nằm trong vùng Núi Annamite (Trường Sơn). Về phương diện thực vật, khu vực này nằm trong khu vực trung tâm của thực vật vùng Annamite (Averyanov và các cộng sự, 2003). Đặc biệt khu vực Dự án nằm trong vùng địa lý sinh vật giữa phía nam- Trung Trường Sơn (tại Nam Giang) và dãy Bạch Mã- Hải Vân (tại Tây Giang). Vùng núi Annamite đã được cộng đồng quốc tế công nhận là vùng có giá trị đáng kể về thực vật, đặc biệt là động vật và là khu vực sinh cảnh được ưu tiên bảo vệ cấp CA1 (theo đánh giá của tổ chức WWF, Tordoff và đồng nghiệp, 2003). Có rất nhiều loài động vật mới được phát hiện tại đây trong những thập kỷ trước. Những khu vực có tính đa dạng nguyên thủy cao thường tập trung tại những vùng có ít dân cư, khó tiếp cận, có độ che phủ thực vật rừng cao, chúng xuất hiện tại cả những khu rừng rụng lá hoặc rừng xanh quanh năm. Khu vực Dự án Sông Bung 4 không trực tiếp nằm hẳn trong khu vực có độ đa dạng sinh học cao đặc trưng cho vùng núi Annamite do mức độ che phủ rừng ở đây thấp và ở đây đã phải chịu những tác động do con người gây ra.

Những nghiên cứu trước đây

Có hàng loạt các nghiên cứu, khảo sát sinh học đã được thực hiện tại khu vực Dự án Sông Bung 4: Nghiên cứu khả thi để thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam thực hiện năm 1999; Khảo sát về đa dạng sinh học thực hiện cho miền tây tỉnh Quảng Nam do WWF thực hiện năm 1997; Nghiên cứu về đa dạng sinh học cho xã Ta Bhing, huyện Nam Giang do WWF và chi Cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam thực hiện trong tháng Tư, 2002; Nghiên cứu chụp ảnh được thực hiện cho 414 bẫy chụp ảnh vào ban đêm do Barney Long của WWF thực hiện trong tháng Bảy 2002; Nghiên cứu nhanh được thực hiện tại xã Ta Bhing do R. Timmins thực hiện tháng Tư năm, 2003. Kết quả của những nghiên cứu này cũng được tổng hợp trong báo cáo của Long và cộng sự năm 2006. Việc khảo sát sự vận động và đánh giá hiện trạng của việc buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã tại Quảng Nam do WWF thực hiện trong khuôn khổ dự án WWF-MOSAIC và chi Cục kiểm lâm Quảng Nam thực hiện năm 2003 và 2004. Hầu hết các nghiên cứu này đều liên quan đến khu

Page 73: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

BTTN Sông Thanh.

Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án Sông Bung 4 và lưu vực Dự án được chi nhánh phía nam của Viện Môi trường và Phát triển bền vững (VESDEC) thực hiện cho Công ty Tư vấn xây dựng điện 3 năm 2005. Báo cáo này cho biết có 123 loài có xương sống thuộc 56 họ, 21 bộ gồm 36 loài động vật (20 họ, 9 bộ, 57 loài chim (26 họ, 9 bộ), 21 loài bò sát (6 họ, 2 bộ) và 19 loài lưỡng cư (4 họ, 1 bộ). Báo cáo này cũng cho biết có 415 loài thực vật có mạch bậc cao thuộc 99 họ. Trong số đó có 26 loài thuộc 13 họ dương xỉ; 2 loài thuộc 2 họ Gymnospermae; 387 loài thuộc 84 họ Angiospermae, trong số đó có 313 loài thuộc 72 họ Dicotyledons và 74 loài thuộc 12 họ Monocotyledons. Trong số những loài ghi chép được có 5 loài “hiếm” hoặc “rất có giá trị” là Irvingia malayana, Sindora siamensis, Manglietia dandyi, Rhodoleia championi và Calamus poilanei. Theo báo cáo này những loài động, thực vật nào tìm thấy thực sự trong khu vực Dự án không được rõ ràng lắm.

Rừng và những khu cư trú trong khu vực Dự án

Hiện trạng thực vật trong khu vực Sông Bung 4 là loại rừng xanh quanh năm, lá rộng đất thấp (0-700 m), rừng này phát triển trên đá silicate. Hầu hết những loài thực vật ở đây là loài bản địa. Trên địa bàn này nhiều thế hệ đã và vẫn đang thực hiện việc du canh, do việc khai thác gỗ trái phép nên hệ thực vật bản địa trên khu vực Dự án, nhất là khu vực lòng hồ, từ đáy hồ đến độ cao khoảng 300-350 m đã khu vực này đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là các quần thể thực vật thứ cấp, hầu hết là cây bụi và trảng cỏ. Ngay cả những khu vực thực vật thứ cấp này cũng đang chịu những tác động mạnh mẽ do các hoạt động của con người. Thành phần loài của chúng ngày càng trở nên nghèo nàn hơn, những loài bản địa dần bị thay thế bằng những loài du nhập, xâm lăng (những loài thuộc họ Compositae, Gramineae (Poaceae), Leguminosae (Fabaceae)). Những loài này có giá trị bảo tồn, thay thế và kinh tế thấp hơn nhiều. Cấu trúc tự nhiên của quần xã thực vật thứ cấp kém phức tạp hơn những quần xã rừng sơ cấp nhiều lần. Hiện trạng chung của độ che phủ đất và hiện trạng rừng trong khu vực Dự án cũng là lý do khiến cho khu vực này không trở thành những khu cư trú tốt cho các loài động vật dù chúng có khá nhiều ở phía nam của khu BTTN Sông Thanh. Môi trường thiên nhiên bị xáo động, sự xuất hiện của con người quá thường xuyên khiến cho nhiều loài động vật đã bỏ đi. Tuy vậy cũng cần phải nhấn mạnh rằng trong khu vực Dự án vẫn có một số khu vực nhỏ, biệt lập hoặc một số khu vực khác lớn hơn cũng vẫn có rừng với mức độ che phủ lớn hơn 75%.

Thực vật

Trong số 189 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 63 giống và 75 họ tìm thấy trong khu vực hồ chứa, phần lớn là cây hạt kín (169 species). Chỉ có 3 loài có nguy cơ bị đe dọa được tìm thấy ((Erythrophleum fordii, Pavieasia anamensis và Scaphium macropodium). Những loài này phân bố rộng rãi và là những loài thông dụng trong vùng.

Những loài đặc hữu

Năm loài đặc hữu do tác giả Long và cộng sự (2006) báo cáo không tìm thấy trong quá trình khảo sát thực địa. Không có loài đặc hữu nào được tìm thấy trong vùng Dự án.

Những loài thực vật có giá trị kinh tế quan trọng

Có 41 loài cây được tìm thấy trong những khu vực khác của Dự án, trong số đó có 22 loài thông dụng. Tại Việt Nam cây lấy gỗ được chia thành nhóm với thứ tự giảm dần về giá trị kinh tế. Ở khu vực nghiên cứu không tìm thấy gỗ Nhóm 1, 3, và 4. Những loài thường gặp là Erythrophleum fordii (loại gỗ được xếp vào Nhóm 2, gỗ lim), Pavieasia anamensis, Dimocarpus longan và Aglaia annamensis (Nhóm 5), Dracontomelum spp. (Nhóm 6), Vatica odorata and Scaphium macropodium (Nhóm 7), và Bombax malabarica (Nhóm 8). Những nghiên cứu của Công ty tư vấn xây dựng điện 3 thực hiện cho biết chất lượng của cây cối hiện hữu trong khu vực đều thấp vì khu vực này đã bị khai thác trái phép nhiều, những cây tốt đã bị đốn, chặt từ lâu. Mây là một trong những loại cây không thuộc loài lấy gỗ

Page 74: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

quan trọng, dùng để đan đồ dùng gia dụng. Hiện nay cây mây cũng đã bị khai thác gần như hết hẳn vào vài năm trước đây. Hiện nay cây mây chỉ còn sống được tại những khu vực có vị trí cao hơn cùng với cây tre. Những cây khác như Scaphium macropodium, cây này không có giá trị tiền tệ cao nhưng cũng là nguồn mang lại thu nhập quan trọng cho nhân dân trong vùng.

Động vật

Quá trình khảo sát tìm thấy 164 loài thuộc 61 họ, 19 bộ trong khu vực Dự án và trong lưu vực. Trong số đó có 27 loài động vật (15 họ, 5 bộ), 94 loài chim (29 họ, 11 bộ), 31 loài bò sát (13 họ, 2 bộ) và 12 loài lưỡng cư (4 họ, 1 bộ). Có 89 loài tìm thấy trong khu vực Dự án và 140 loài tìm thấy trên lưu vực.

Việc nghiên cứu sự di chuyển của động vật được nghiên cứu cả trong khu vực Dự án và trên lưu vực. Một số khu cư trú không có hoặc có rất ít trong khu vực Dự án, các dạng che phủ thực vật khác nhau có thể được coi như đường di chuyển, hoặc nơi cung cấp thức ăn cho động vật. Dựa vào những hiểu biết về khu vực hiện có, có thể nói việc dâng nước, tạo hồ chứa không tạo ra sự ngăn cản nào cho sự di chuyển của động vật. Khu vực Dự án Sông Bung 4 có ít các loài thực vật và cũng có ít những dấu hiệu của những khu cư trú thịnh vượng của các loài hoang dã. Nguyên nhân có thể là vì ở đây các họat động của con người diễn ra rất mạnh mẽ như chăn nuôi bò, cắt cỏ, du canh, và những họat động khai thác những sản phẩm phi gỗ. Nguyên nhân khác nữa là mức độ che phủ thực vật trong khu vực này cũng nghèo nàn.

Những loài chủ chốt

Có tất cả 43 loài bị đe dọa được tìm thấy trong khu vực Dự án và lưu vực. Trong đó có 14 loài thú, 11 loài chim, 18 loài bò sát. Trong số đó có 30 loài được nêu trong Nghị định số 32/2006/ND-CP (2006), 24 loài được nêu trong Sách đỏ Việt Nam (2000) như là những loài bị đe dọa cấp quốc gia, 18 loài được nêu trong danh mục đỏ của IUCN (2004), và 27 loài nêu trong Phụ lục của CITES (2005) như là những loài bị đe dọa trên quy mô toàn cầu.

Sự phân bố của những loài động vật hoang dã

Hầu hết những loài bị đe dọa được tìm thấy tại vùng lưu vực (42 loài) và có rất ít loài (5 loài) được tìm thấy trong khu vực Dự án (tất cả 5 loài đều được tìm thấy trong khu vực lòng hồ) (Bảng 3.22). Trong khi đó 37 loài bị đe dọa được tìm thấy trong khu BTTN Sông Tranh đều được tìm thấy trong lưu vực (trong khu vực WA4, MAP 3) loài nào được tìm thấy trong khu vực lòng hồ. Những loài này bao gồm 11 loài thú, 11 loài chim và 15 loài bò sát. Tại khu vực công trường, khu tái định cư không tìm thấy loài động vật chủ chốt nào, lý do có thể là do (i) chất lượng khu cư trú kém tại khi tái định cư và khu công trường số 3, (ii) khu công trường nhỏ và bị chia cắt, và (iii) thời gian nghiên cứu tại mỗi địa điểm thực sự chưa được nhiều. Những số liệu ghi chép được của các loài động vật có thể được tóm tắt mô tả như dưới đây (xem Hình 3.23 và 3.24 cho vùng lưu vực):

5 loài bị đe dọa ghi nhận được trong khu vực Dự án bao gồm:

Loài khỉ, Macaca mulatta, nằm trong danh sách những loài bị đe dọa cấp toàn cầu trong danh mục đỏ của IUCN, nằm trong nhóm IIB trong Nghị định của Chính Phủ số 32 (2006) và Phụ lục 2 của CITES (2005).

Loài kỳ đà, Physignathus cocincinus, thuộc danh mục những lòa dễ bị tổn thương cấp quốc gia trong danh mục sách Đỏ của Việt Nam (2000).

Loài rắn, Elaphe radiata, thuộc Nhóm 2 của Nghị định số 32 của Chính phủ (2006).

Loài rắn Đông Dương, Ptyas korros, thuộc nhóm bị đe doạ trên toàn quốc trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam (2000).

Loài rùa, Palea steindachneri, trong danh mục bị đe doạn toàn cầu của Danh mục Đỏ của IUCN (2004).

Tất cả 5 loài bị đe doạ này đều bị săn bắt, bẫy để làm thức ăn, chúng là những động vật tương đối

Page 75: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

thông thường tại khu vực. Loài khỉ và rùa đang đối mặt với những áp lực lớn do rất nhiều lái buôn chó nhu cầu mua và chuyển chúng về bán tại các thành phố, thị xã trung tâm.

Bảng 3.22 Danh mục những loài động vật bị đe doạ tuyệt chủng hiện hữu tại khu vực Dự án Sông Bung 4 và lưu vực

Hiện trạng bảo tồn Vị trí tìm thấy TT Tên khoa học Tên tiếng anh D32

2006 RDB 2000

IUCN 2004

CITES 2005

Khu vực Dự án Lưu vực

Mammalia Mammals

1 Manis sp. (javanica ?)

Pangolin sp. (Sunda) IIB LR/nt II WA1, WA2,

WA3

2 Nycticebus pygmaeus Pygmy loris IB V VU II WA1, WA2, WA4

3 Macaca mulatta Rhesus macaque IIB LR/nt II R1 WA1, WA2,

WA4

4 Macca arctoides Bear macaque IIB V VU II WA1, WA2, WA4

5 Pygathrix nemaeus Red-shanked douc IB E EN I WA2, WA3

6 Nomascus sp. (gabriellae?)

Crested gibbon sp. IB VU I WA3

7 [Ursus thibetanus] Asian black bear IB E VU I WA2, WA4

8 Viverra zibetha Large Indian civet IIB WA1, WA2,

WA3, WA4 9 Arctictis binturong Binturong IB V WA3, WA4

10 Prionailurus bengalensis Leopard cat IB II WA1, WA2,

WA3, WA4

11 Muntiacus truongsonensis

Annamite muntjac IB WA1, WA2,

WA4

12 Muntiacus vuquangensis

Large-antlered muntjac IB V I WA2, WA4

13 Capricornis sumatraensis

Southern serow IB V VU I WA1, WA2,

WA3, WA4

14 Ratufa bicolor Black giant squirrel II WA1, WA2,

WA4 Aves Birds

15 Lophura nycthemera Silver pheasant IB T WA2, WA3,

WA4

16 Rheinardia ocellata Crested argus IB T VU I WA1, WA2, WA3, WA4

17 Buceros bicornis Great hornbill IIB T NT I WA4

18 Anorrhinus tickelli Brown hornbill IIB T NT II WA4

19 Ottus bakkamoena Collared scops owl II WA1, A2,

WA3, WA4

20 Ottus spilocephalus Mountain scops owl II WA1, WA3,

WA4 21 Glaucidium brodiei Collared owlet II WA2, WA4

22 Spilornis cheela Crested serpent eagle IIB WA1, WA2,

WA3, WA4

23 Copsychus malabarinus

Withe-rumped shma IIB WA1, WA2,

WA3, WA4

24 Falco peregrinus Peregrine falcon I WA1, WA4

Page 76: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hiện trạng bảo tồn Vị trí tìm thấy TT Tên khoa học Tên tiếng anh D32

2006 RDB 2000

IUCN 2004

CITES 2005

Khu vực Dự án Lưu vực

25 Gracula religiosa Hill myna IIB WA1, WA2, WA4

Reptile Reptiles 26 Gekko gecko Gekko T WA1, WA2,

WA3, WA4 27 Acanthosaura

lepidogaster Brown pricklenape T WA1, WA2,

WA3, WA4 28 Physignathus

cocincinus Asian water dragon V R1, R3 WA1, WA2,

WA4 29 Varanus salvator Common

water monitor IIB V II WA1, WA2, WA3, WA4

30 Python molurus Burmese python IIB V LR/nt I WA2, WA4

31 Elaphe radiata Radiated rat snake IIB R3 WA1, WA2,

WA4 32 Ptyas korros Indochinese

rat snake T R1 WA1, WA2

33 Ptyas mucosus Common rat snake IIB V II WA1, WA2

34 Bungarus candidus Blue krait IIB WA1, WA4 35 Bungarus fasciatus Banded krait IIB T WA1, WA2,

WA4 36 Naja sp. Cobra species IIB T II WA1, WA2,

WA4 37 Ophiophagus hannah King cobra IB E II WA1, WA2,

WA3, WA4 38 Platysternon

megacephalum Big-headed turtle IIB R EN II WA1, WA2,

WA4 39 Cuora galbinifons

bourreti

Bourret's Indochinese box turtle

V CR II WA1, WA2,

WA4

40 Cyclemys pulchristiata (as Geoemyda tcheponensis)

Asian leaf turtle LR/nt

WA2, WA4

41 Pyxidea mouhoti Keeled box turtle EN II WA1, WA2,

WA3, WA4 42 Manouria impressa Impressed

tortoise IIB V VU II WA2, WA4

43 Palea steindachneri Wattle-necked softshell turtle EN R3

Chú thích: D32/2006: Nghị định số 32/2006/ND-CP: IB = Nhóm IB (nghiêm cấm khai thác, sử dụng), IIB = Nhóm IIB (khai thác và sử dụng có giới hạn) Sách đỏ Việt Nam (2000): E = nguy cấp , V = nhạy cảm, R = hiếm, T = bị đe dọa Danh mục Đỏ IUCN (2004): CR = rất nguy cấp, EN = nguy cấp, VU = nhạy cảm, NT = gần bị đe dọa CITES (2005): I, II, và III = các phụ lục I, II và III. Vị trí tìm thấy: Khu vực hồ chứa R1, R2, R3; Lưu vực: WA1, WA2, WA3, WA4; Khu BTTN Sông Thanh: R2 và WA4 (xem Hình 3.23 và 3.24 để biết chi tiết về các vị trí)

Những mối đe doạ hiện nay đối với các loài động vật tại khu vực Dự án và lưu vực

Theo đánh giá về bảo tồn của tỉnh Quảng Nam và các báo cáo khác thì có 10 mối đe doạ trực tiếp và 5 mối đe doạ gián tiếp đến đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Nam. Những mối đe doạ này được liệt kê tại Bảng 3.23. Do không có nhiều thời gian thực hiện khảo sát về việc khai thác và sử dụng động vật (ví dụ như quy mô, tần suất, nhu cầu tại tỉnh, trong cả nước, tính khả thi của pháp luật) nên bức tranh

Page 77: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

toàn cảnh về mối đe doạ đến các loài động vật trong khu vực Dự án và trên lưu vực cũng chưa tìm hiểu được kỹ lưỡng, chính vì vậy việc sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những mối đe doạ này cũng còn khó khăn. Tuy vậy những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng trùng với kết quả nghiên cứu của WWF, cũng như cũng giống với các quan điểm của cán bộ thuộc chi Cục Kiểm Lâm của tỉnh, huyện. Do vậy, dựa vào những kết quả nghiên cứu, những cuộc phỏng vấn, quan sát thực địa, đánh giá nhanh về các loài động vật hoang dã chúng tôi thấy có thể có những mối đe doạ trực tiếp như sau: 1) săn bắt cho mục đích thương mại (nguyên nhân chính khiến các loài động vật bị mất đi) và nguồn thực phẩm bổ sung (chỉ một số ít), 2) các khu cư trú bị suy thoái do khai thác gỗ trái phép, 3) đánh cá bằng điện (dân địa phương cũng diufng cách này để bắt rắn, rùa và trăn), và 4) nhu cầu thu hái những sản phẩm phi gỗ cho mục đích thương mại. Ô nhiễm từ các hoạt động khai thác vàng cũng là một nguyên nhân đáng kể, tuy vậy những kết quả nghiên cứu, kết quả phân tích nước không đưa ra một dấu hiệu nào chúng tỏ nước bị ô nhiễm nên có thể gây hại đến các loài động vật (xem thêm phần về chất lượng nước trong Báo cáo này). Những mối đe doạ gián tiếp gây ra do việc xây dựng đập sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần đánh giá các tác động xuất hiện trong quá trình xây dựng Dự án.

Bảng 3.23 Những mối đe doạ đến đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Nam (trích từ tài liệu của Long và cộng sự năm 2006, các cuộc phỏng vấn và khảo sát hiện trường)

Những mối đe doạ trực tiếp Những mối đe doạ gián tiếp Săn bắt vì mục đích thương mại

Xây dựng đường

Săn bắn làm nguồn thực phẩm bổ sung

Trong quá trình di chuyển

Khai thác gỗ vì mục đích thương mại

Khai thác các nguồn tài nguyên vì mục đích thương mại

Khai thác gỗ phục vụ nhu cầu sinh họat

Xây dựng đập

Đánh cá vì mục đích thương mại

Khai thác gỗ hợp pháp

Đánh cá làm thực phẩm Khai thác các sản phẩm phi gỗ vì mục đích thương mại

Khai thác các sản phẩm phi gỗ vì mục đích dân sinh

Chuyển đổi rừng Khai thác vàng Hiện trạng khai thác gỗ trái phép

Những người dân địa phương được chính quyền xã cấp phép cho khai thác gỗ hợp pháp để dựng nhà. Mỗi một hộ cần khoảng 6 m3 gỗ để xây nhà. Tại Thôn Vinh (xã Ta Bhing) mỗi năm có khoảng 10 ngôi nhà mới được xây dựng, ở xã Zuoih hàng năm có khoảng 50 nhà mới. Gỗ cho thôn Vinh được khai thác từ rừng nằm ngoài khu vực Dự án, nhưng hỗ cho Thôn 2 được khai thác trong khu vực rừng của Dự án (chủ yếu là khu vực hồ chứa).

Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy việc khai thác gỗ xuất hiện rất nhiều dọc theo Quốc lộ 14A và trong khu BTTN Sông Thanh. Khu vực diễn ra các hoạt động khai thác trái phép mạnh mẽ nhất là khu hợp lưu giữa sông A Vương và sông Bung. Những người khai thác gỗ ngoài khu vực Dự án không phải là dân địa phương. Những người này đến từ các huyện khác, những nơi khác trong tỉnh. Bãi cát gần khu vực hợp lưu giữa sông A Vương và sông Bung (khu phụ trợ số 4) được những người khai thác gỗ trái phép tập trung gỗ trước khi vận chuyển chúng về dưới hạ lưu. Những cây gỗ lớn đến trung bình (theo cách xếp lọai của Việt Nam là gỗ loại 1 đến 6 hoặc 7) trong khu rừng nguyên sinh lá rộng sống trên nền đá silicát là mục tiêu săn lùng. Những loài đặc trưng của các loại gỗ này là Aglaia spp., Dimocarpus longan, và Dracontomelum duperreanum, Pometia pinnata, Duabanga grandiflora,

Page 78: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Artocarpus rigida, Knema spp. và Peltophorum dasyrrhachis. Trong năm 2005 có khoảng 600 m3 gỗ khai thác trái phép bị tịch thu, 2/3 trong số đó được khai thác từ A Vương, 1/3 số còn lại từ sông Bung. Lượng gỗ khai thác trái phép, vận chuyển và bị tịch thu dọc trên đường Quốc lộ 14D rất ít, chỉ khoảng 30-50 m3 một năm. Khối lượng này không phản ánh thực tế khai thác gỗ lậu ở đây do khu vực này lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng và kiểm sóat trên đường giao thông còn mỏng.

Du canh

Quá trình khảo sát tại hiện trường cho thấy dân cư địa phương tôn trọng nghiêm túc các quy định về du canh. Tuy vậy hiện nay trong khu vực hồ chứa người dân vẫn tiếp tục tập quán du canh tại những khu vực đã bỏ hoang trước đây, rất gần với khi vực sinh sống của các bản làng. Không thấy hiện tượng phá rừng tại khu vực hồ chứa và tại những vùng cao hơn. Những cán bộ của khu BTTN Sông Thanh cũng khẳng định rằng việc khai thác gỗ lậu là do những người ở nơi khác đến.

3.1.11.3 Khu bảo vệ Dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ gây tác động đến khu BTTN Sông Thanh do sẽ dâng ngập 142,65 ha (khu vực R2, một phần của khu vực Dự án), xem Hình 3,26 và 3,27. Khu BTTN Sông Thanh được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng nam thành lập năm 2000. Khu bảo tồn được đề xuất mức độ bảo tồn cấp “quốc gia” và hiện nay đang chờ sự phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2 August 2006). Hiện nay khu này đóng vai trò là khu bảo tồn thiên nhiên, có ban quản lý riêng, khu bảo tồn được đề xuất để trở thành Vườn Quốc gia. Khu bảo tồn nằm trong địa bàn 13 xã thuộc huyện Phước Sơn và Nam Giang-tỉnh Quảng Nam giữa 15°13’-15° 41’độ vĩ bắc và 107°21’-107°50’ độ kinh đông. Phía Nam khu bảo tồn giáp với tỉnh Kon Tum, phía tây giáp cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Khu bảo tồn nằm trong cao độ từ 80 đến 2.032 m a.s.l. Vùng lõi của khu bảo tồn là 93.249 ha và vùng đệm là 108.398 ha. Phần khu bảo tồn nằm trong khu vực dự án Sông Bung 4 là vùng đệm, trừ một vài khu đặc biệt, hầu như toàn bộ khu vực này có độ che phủ thực vật thấp, thấp hơn gấp nhiều lần so với khu vực lõi - nơi có độ che phủ của cây thường xanh lá rộng lên đến 95%. Trong 323 loài động vật (trong đó có 106 loài bướm) và 329 loài thực vật. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu tổng thể nào được thực hiện cho khu BTTN Sông Thanh. Khu BTTN Sông Thanh nằm trong khu vực trung Trường Sơn. Cảnh quan của khu vực rất phù hợp với mục đích bảo tồn cho khu vực. Khu vực này cũng nằm trong hành lang bảo tồn sinh học do ADB khởi xướng. (ADB RETA 6213). Dự án bảo tồn này nhằm mục đích kết nối các khu bảo vệ và và tạo ra những hành lang rừng nối chúng với nhau. Trong vùng lõi của khu bảo tồn hiện nay có 41 hộ sinh sống, khoảng 4.598 hộ sống trong vùng đệm. Mặc dù mật độ dân số sống trong vùng đệm của khu bảo tồn chỉ là 12 người/km2, đây là khu vực dân cư nghèo nhất tỉnh Quảng Ngãi. Cuộc sống của những người dân tộc thiểu số trong vùng phụ thuộc rất nhiều vào rừng, các tài nguyên rừng. Việc khai thác gỗ trái phép và săn, bẫy thú rừng là những mối đe dọa chính đến đa dạng sinh học. Lâm tặc từ nơi khác đến đã lợi dụng những người dân địa phương để phục vụ các hoạt động khai thác gỗ trái phép.

Page 79: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 3.27 Vùng lõi (được gọi là khu bảo tồn) và vùng đệm của khu BTTN Sông Thanh

Da Nang

Sg. Thu Bon

Sg. C¸ i

Sg. Vu Gia

Sg. Thanh

Sg. TraVinh

Sg. Bung

Sg. V inh

Sg. Vu Gia

Dien Ban

Tam Ky Town

Duy Xuyen

Thang Binh

Tien PhuocHieo Duc

Nui Thanh

Dai Loc

Que So n

Phuoc So n

Tr a My

Giang

Hien

Da Nang

HOI AN

Ngoc Linhnat ur e r eser ve

Song Thanh nat ur e r eser ve

Song Bung 4

750000

750000

800000

800000

850000

850000

1700

000

1750

000

LEGEND

Reservoir of Song Bung 4 project

Catchment of Song Bung 4

Catchment of Vu Gia Thu Bon

Nature Reserves

RiverMain Road

N

4 0 4 8 Kilometers

Buffer zone of Song Thanh Nature Reserves

Page 80: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hiện trạng về các loài trong khu BTTN Sông Thanh

Những kiến thức hiện nay có về thực vật của khu BTTN

Báo cáo về các loài thực vật rừng tại phía tây tỉnh Quảng Nam do Bùi Đắc Tuyến và cộng sự (1997) thực hiện cho Bộ NN &PTNN và WWF, and submitted to MARD & WWF cho biết: khu vực rừng nguyên sinh có khoảng 400 m3 gỗ/ha, có những chỗ đạt tới 700 m3 gỗ/ha. Tại những khu rừng đã có sự can thiệp của con người thì lượng gỗ chỉ khoảng 130-150 m3/ ha. Khu rừng bị ngập do công trình là khu rừng chịu sự tác động của con người. Tại những vị trí cao hơn khu vực bị ngập, rừng có chất lượng tốt hơn phần bị ngập.

Vũ Văn Cẩn (Long và cộng sự 2006) thực hiện nghiên cứu về thực vật tại những khu rừng chưa có tác động hoặc có rất ít sự can thiệp của con người tại vùng rừng đầu nguồn khu vực Trà Vinh - độ cao 330 đến 900 m, trên một diện tích rộng khoảng 240-300 km2 (tâm của khu vực nghiên cứu này có tọa độ là 15°37'28.9'' kinh bắc và 107°38'32.5'' độ kinh đông, trong khu BTTN Sông Thanh. Khu vực nghiên cứu có độ cao lớn hơn 222,5 m, tức là nằm trong đường viền khu vực hồ chứa R2. Khu vực nghiên cứu này không đại diện cho khu vực sẽ bị ngập bởi Dự án SB4, và cũng nhìn thấy rõ ràng là khu vực này có chất lượng rừng tốt hơn, ảnh vệ tinh cũng chứng thực điều này. 355 loài thực vật có mạch bậc cao thuộc 86 họ được tìm thấy. Trong số đó có 5 loài được đánh giá trong Sách đỏ Việt Nam (1996) như là loài nhạy cảm (Vulnerable- VU), 1 loài thuộc loài hiếm (Rare- R), 2 loài thuộc loài nguy cấp (Threatened -T) và 3 loài thuộc mức chưa biết rõ (Un-sufficiently Known -K). Một loài (Hopea hainanensis) được nêu trong Danh mục Đỏ của IUCN là loài nguy cấp (Endangered -EN), một loài là (Sindora tonkinensis) là loài nhạy cảm (VU) và 8 loài thuộc diện hiếm (R). 5 loài sau đây là loài nằm trong danh mục những loài thực vật đặc hữu của vùng trung An Nam (Averyanov et al., 2003), đó là các loài Semecarpus annamensis (Anacardiaceae), Polyalthia barenensis (Annonaceae), Macropanax simplicifolius, Schefflera quangtriensis (Araliaceae) và Eberhardtia krempfii (Sapotaceae) (Averyanov et al., 2003). Số lượng loài nhiều nhất thuộc họ Euphorbiaceae (38 loài), Leguminosae s.l. (25 loài), Orchidaceae (22 loài), Gramineae (21 loài), Palmae (19 loài) và Moraceae (16 loài). Những số liệu nói trên minh chứng rằng thực vật trong khu vực nghiên cứu là những loài đặc trưng cho rừng nhiệt đới lá rộng nguyên sinh trên núi đá silicát. Trong danh mục của Vũ Văn Cẩn có tên 4 loài bị nguy cấp trên toàn cầu, đó là các loài Dalbergia oliveri, Hopea hainanensis, Lithocarpus annamensis và Parashorea stellata.

Trong quá trình nghiên cứu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Sông Bung 4, thực vật được nghiên cứu trong các ô mẫu (plot) trong vùng đất sẽ ngập trong lòng hồ, khu vực này thấp hơn nhiều so với khu vực nghiên cứu của Vũ Văn Cẩn ( Vũ Văn Cẩn và cộng sự, 2006). Khu vực này nhìn thấy rõ ràng là chịu tác động của con người - chủ yếu là tập quán du canh, khai thác gỗ trái phép. Trong quá trình khảo sát tại hiện trường thấy trong khu vực Dự án có diễn ra hiện tượng khai thác gỗ trái phép.

Thực vật tại phần bị ngập nước của khu BTTN Sông Thanh (R2)

96 loài được tìm thấy trong quá trình khảo sát, trong số đó có 38 loài đã được tác giả Vũ Văn Cẩn tìm thấy (Long và cộng sự, 2006). Mặc dù mức độn che phủ rừng ở khu BTTN Sông Thanh là rất lớn, ở phía năm mức độ che phủ tốt hơn ở khu R1 and R3 (tương ứng lần lượt với 45,35 %; 26,20 % và 14,45 %). Thành phần loài, cấu trúc các loại thực vật rất giống nhau. Hầu hết các loài xác định đựơc cũng là những loài tìm thấy trong khu vực lòng hồ. Trừ loài Erythrophleum fordi không có loài nguy cấp nào được tìm thấy trong khu vực khu BTTN Sônh Thanh.

Hiện trạng về động vật

Theo Kế hoạch quản lý khu BTTN Sông Thanh năm 2005-2010, động vật của khu bảo tồn đã được khảo sát trong hai nghiên cứu chính: (i) Tất cả có 53 loài thú, 183 loài chim, 44 loài bò sát và 21 loài lưỡng cư được nêu trong Kế hoạch đầu tư của khu bảo tồn (1999). Việc soát xét lại danh sách này cho thấy chúng cũng đã được tìm thấy trong những nghiên cứu, khảo sát của Birdlife International (Barney và cộng sự 2006). Tuy vậy tính chính xác của các số liệu này chưa được rõ ràng lắm. Số lượng thực

Page 81: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

của các loài khác so với khảo cứu của chúng tôi do vậy chúng tôi không chọn báo cáo này làm tài liệu cơ sở để tham khảo; và (ii) Nghiên cứu gần đây của WWF khẳng định có tất cả 29 loài thú, 154 loài chim, 22 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư và 10 loài cá.

Động vật trong phần bị ngập của khu BTTN Sông Thanh (R2)

Trong khu bảo tồn (WA4 và R2), tìm thấy tất cả 139 loài, trong đó có 22 loài thú, 81 loài chim, 24 loài bò sát và 12 loài lưỡng cư. Trong số đó có 52 loài tìm thấy trong khu vực hồ chứa (R2) và 116 loài tìm thấy trong lưu vực (WA4).

Có 37 loài động vật thuộc diện nguy cấp trong khu BTTN Sông Thanh, tất cả những loài này đều được tìm thấy trên lưu vực (trong khu WA4, MAP 3), không loài nào được tìm thấy tại khu vực lòng hồ. 37 loài này bao gồm 11 loài thú, 11 loài chim và 15 loài bò sát.

Áp lực hiện nay đối với khu BTTN Sông Thanh

5 mối nguy cơ đến khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh được tác giả Lê Nho Nam và cộng sự (2005) xác định theo mức độ quan trọng giảm dần như sau: săn/bẫy/bắt cá, khai thác gỗ, suy thoái chất lượng nước, khai thác quá mức các sản phẩm rừng và mất rừng.

3.1.12 Các hướng dẫn về đường giao thông

Dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ xây dựng khoảng 20 km đường thi công, xây mới một phần đường Quốc lộ 14D, và khoảng 20 km đường mới dẫn đến những khu tái định cư.

Để có thể hạn chế các tác động tiêu cực do việc xây dựng đường giao thông gây ra, chúng tôi đã xây dựng hướng dẫn để lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng và bảo trì những đọan đường giao thông trong khuôn khổ dự án. Hướng dẫn này được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm, công nghệ gần đây nhất. Hướng dẫn này (xem Phụ lục xx) cần phải là một phần của Hợp đồng xây dựng đối với nhà thầu xây dựng. Hướng dẫn này dựa vào những kinh nghiệm xây dựng đường xã tại khu vực Dự án, cũng như kinh nghiệm bảo dưỡng đường tại khu vực miền núi Việt Nam. Ngoài Quốc lộ 14D, hiện nay trong khu vực Dự án có một số ít đường xá hiện hữu, xa con đường 14D. Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến Hướng dẫn chú trọng đến những tác động có thể gây ra đối với hồ chứa, những phần bình luận về xói mòn, độ dốc, ổn định, bảo vệ v.v... kể cả cách khắc phục những vấn đề bất cập đơn giản. Hướng dẫn cũng sẽ bao gồm tất cả những vấn đề liên quan đến việc xây dựng đường như (i) dọn dẹp mặt bằng ; (ii) tạo tuyến đường; (iii) đào rãnh; (iv) đào và làm nền đường; (v) đắp đường; (vi) làm nền đường; (vii) làm vỉa đường; (viii) đường thóat nước; (ix) các khu vực cần trồng cỏ ; (x) chống trượt lở; and (xi) xây đá kè.

Page 82: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3.2 Các điều kiện văn hóa và xã hội 3.2.1 Các khu vực hành chính và dân số

3.2.1.1 Huyện Nam Giang Khu vực Dự án thủy điện Sông Bung 4 nằm trên vùng núi của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích đất của huyện là 1.836 km2 và tổng dân số khoảng 20.400 người. 79% dân số của huyện là người dân tộc thiểu số. Dân tộc chính là người Cơ Tu (chiếm 56% dân cư của huyện), dân tộc Gié Triêng (chiếm 21% dân số của huyện) ngoài ra còn có các dân tộc Mường, Thái và Tày. Huyện Nam Giang tiếp giáp với biên giới Lào, huyện có 8 xã với tổng số 60 bản và 1 thị trấn Thanh Mỹ. hầu kết người Kinh (chiếm 21 % dân số của huyện) sống tại thị trấn và tại các trung tâm xã. Người Kinh chiếm đa số trong lực lượng các cán bộ chính quyền, bộ đội, giáo viên, dịch vụ y tế, công nhân và thương nhân.

Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (tập 1- Chương 3) đã đề cập rất chi tiết về các vấn đề như tổ chức hành chính, dân số, dân tộc thiểu số, vấn đề đói nghèo.

3.2.1.2 Các xã bị ảnh hưởng bởi Dự án Dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ ảnh hưởng đến 3 xã Ta Bhing, Cha Val và Zuoih. Vị trí đập và các khu công trường được bố trí tại Ta Bhing, hồ chứa sẽ ngập các diện tích đất của cả 3 xã này. Tại xã Cha Val, không có người dân nào chịu sự tác động trực tiếp của hồ chứa hay của khu công trường. Khu đất bị ảnh hưởng bởi Dự án và hồ chứa là nơi sinh sống của hầu hết là người dân tộc thiểu số Cơ Tu. Khu vực hạ lưu là những làng chủ yếu là người Kinh sinh sống.

3.2.1.2.1 Khu vực hồ chứa Những người dân sống tại các bản Thôn 2, Pa Dhi, Pa Rum A và Pa Rum B sẽ bị trực tiếp ảnh hưởng do việc dâng ngập hồ chứa và họ sẽ phải di dời khỏi nơi cư trú hiện nay. Có tất cả 206 hộ với 971 khẩu tại 3 bản sẽ phải di dời. Bản Pa Pang sẽ là nơi tiếp nhận những gia đình bị di chuyển này. Hiện nay rại Pa Pang có 21 hộ và 85 khẩu đang sinh sống. Những khu tái định cư mới khác hiện nay là đất chưa có người sinh sống. The sixth village in Zuoih Commune, Cong Don with 404 inhabitants in 80 households lies in the vicinity of the planned resettlement sites.

3.2.1.2.2 Khu vực Dự án Hai bản thuộc xã Ta Bhing nằm trong khu vực đập và họ sẽ bị ảnh hưởng bởi công nhân xây dựng và các hoạt động xây dựng. Toàn bộ khu vực Dự án sẽ ảnh hưởng tới đất đai của 15 bản trong 2 xã của Ta Bhing, Ca Dy và thị trấn Thanh Mỹ. Tất cả 9 bản của xã Ta Bhing đều có một phần đất trong khu vực Dự án. Tại xã Ca Dy có 4 bản bị ảnh hưởng, thị trấn Thanh Mỹ có hai bản bị ảnh hưởng. Việc chiếm dụng đất đai trong khu vực công trường không khiến cho người dân phải di dời, nhưng đất đai phục vụ cho những mục đích sinh sống khác nhau của người dân tại 15 xã sẽ bị ảnh hưởng.

3.2.1.2.3 Khu vực hạ lưu Không có bản nào sinh sống ngay sau vị trí đập. Bản đầu tiên bị tác động về phía hạ lưu là bản Pa Dau 2 của người dân tộc Cơ Tu, bản này có vị trí về phía trên sông, đoạn dọc đường Quốc 1ộ 14D 1 km . Tiếp theo bản đó về phía hạ lưu và khu vực dân cư khá nhiều, chủ yếu là người Kinh, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá trên sông.

3.2.2 Tình trạng đói nghèo

Huyện Nam Giang là huyện có tỷ lệ đói nghèo lớn nhất trong các huyện Cao nguyên trung bộ. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây còn rất ít ỏi, sản lượng nông nghiệp thấp, không có sản xuất công nghiệp, trình độ học vấn thấp, tình trạng dịch vụ y tế thấp và ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống.

Chính sách định cư của huyện là bố trí khu cư trú cho đồng bào dân tộc ở những vùng núi cao chuyển xuống sinh sống tại những khu vực đất thấp hơn để có thể có năng suất lao động nông nghiệp cao hơn

Page 83: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

thay thế cho hình thức du canh. Từ năm 1997–2003 hơn 500 hộ gia đình đã được định cư theo Chương trình định cư của huyện Nam Giang. Tuy vậy tỷ lệ dân số bị đói nghèo ở đây vẫn còn rất cao, chiếm đến gần 53% dân trong toàn huyện. Theo quy định về đánh giá mức độ đói nghèo quy định năm 20051, thì tỷ lệ nghèo là 72% tại Zuoih, 50% tại Ta Bhing, 45% tại Ca Dy và 31,5% tại thị trấn Thanh Mỹ.

Bảng 3.24 dưới đây trình bày về tỷ lệ dân số các dân tộc thiểu số trong huyện Nam Giang và phần trăm dân số sống ở mức nghèo.

Bảng 3.24 Dân tộc thiểu số và tỷ lệ dân nghèo của huyện Nam Giang

Tỷ lệ dân tộc thiểu số (%) * Huyện/xã Kinh Cơ Tu Gié

Triêng Dân tộc khác

Tỷ lệ dân số nghèo

Huyện Nam Giang 21 56 21 2 52.6 i Thị trấn Thanh Mỹ 56 36 3 5 31.5 ii: Xã Zuoih 3 97 - - 72.2 iii: Xã Ca Dy 8 90 1 1 45.4 iv: Xã Ta Bhing 11 88 1 - 50.1 v: Xã Cha Val 5 92 3 - 60.3 vi: Xã La De 3 17 80 - 84.6 vii: Xã La Ee 1 80 19 - 76.5 viii: Xã Dak Pre 2 2 96 - 62.7 ix: Xã Dak Pring 3 1 96 - 81.6 * Nguồn: Huyện Nam Giang, số liệu 31/12/2003. ** Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tháng 1/2006.

Tính trong toàn huyện, tỷ lệ nghèo tại Thanh Mỹ ít hơn tất cả. Tại đây quá nửa dân số là người Kinh. Một thuận lợi được ghi nhận là những xã gần thị trấn và đường Quốc lộ nhất (Ca Dy và Ta Bhing) có tỷ lệ nghèo thấp hơn hẳn so với những xã vùng sâu và vùng xa với cơ sở hạ tầng thấp. Sự giao thông và các cơ hội khác đã làm giảm tỷ lệ nghèo.

Những xã vùng khu vực công trường có dân là người Cơ Tu là những xã xa xôi và nghèo khó nhất, những xã này cũng là tâm điểm của chương trình xóa đói, giảm nghèo. Mặc dầu vậy, do vị trí địa lý xa xôi, cộng với mặt bằng dân trí thấp, nền văn hóa dân tộc biệt lập, ngôn ngữ riêng đã khiến cho sự tiếp cận của những người này đến những chương trình vay vốn, điện khí hóa nông thôn, nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế v.v.... rất hạn chế. Số hộ gia đình người Cơ Tu thoát khỏi cảnh nghèo rất ít.

3.2.3 Cơ sở hạ tầng cơ bản

Đường Quốc lộ 14 nối từ trung tâm thị trấn Thanh Mỹ đến biên giới với Lào. Hai xã Ta Bhing, Ca Dy và thị trấnThanh Mỹ trong khu vực Dự án nằm dọc theo đường Quốc lộ này, con đường này cũng là đường vận chuyển thiết bị, nguyên vật liệu đến khu công trường. Giao thông, thông tin liên lạc của các xã này nói chung đều tốt do có vị trí cạnh đường quốc lộ, thuận tiện cho buôn bán và tiếp cận đến các dịch vụ như y tế, giáo dục có trong thị trấn. Hàng ngày các lái buôn, thương nhân đều đến các bản này, bán tôm, cá và mua các nông, lâm sản của dân bản. Trung tâm của 3 xã này đều đã có điện Điện được cung cấp bởi đường dây 35 kV. Tỷ lệ hộ gia đình có điện khoảng 33%, nhưng điện được phân bố không đều giữa các bản. Tất cả các xã đều có bưu điện, bưu điện huyện được đặt tại thị trấn Thanh Mỹ.

Ba bản Thôn 2, Pa Dhi và Pa Rum B của xã Zuoih trong khu vực hồ chứa có thể đến được bằng đường liên xã, những con đường này không cho phép các phương tiện xe cộ đi lại được trong suốt năm. Khoảng cách trung tâm xã ở trong bản Pa Dhi cách đường quốc lộ 22 km. Hiện nay chỉ có thể đến được các bản Pa Rum A và Pa Pang bằng đường đi bộ băng qua rừng. Chỉ có bản Cong Don là đến được bằng đường xe cộ đi lại được từ trung tâm xã Cha Val, nhưng bản này nối với trung tâm xã 1 Tiêu chí đánh giá nghèo: thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn 200.000 đ tại khu vực nông thôn và ít hơn 260.000 đ tại khu vực đô thị.

Page 84: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Zuoih (tại bản Pa Dhi) bằng đường chỉ xe máy đi được. Người Cơ Tu sống dọc sông không sử dụng thuyền làm phương tiện đi lại, nhưng người Kinh sống ở hạ lưu thì dùng rất nhiều thuyền để đánh cá và để đi lại. Tại vùng hạ lưu này đường xã đi lại giữa các bản cũng thuận lợi hơn.

Có một số hộ tại xã Zuoih có máy phát điện. Có một số ít hộ có TV, một nửa số hộ có đài. Điện thọai có tại bưu điện xã, ở những khu vực này không phủ sóng điện thoại di động.

3.2.3.1 Nhà cửa Nhà truyền thống của người Cơ Tu là nhà sàn, xây trên những cái cột để bảo vệ chống lại thú rừng. Các nguyên liệu khác để làm nhà là tre, nứa, rơm rạ khô, lá rừng. Do ảnh hưởng của người Kinh, của chính sách định cư của Nhà nước, người Cơ Tu sống tại khu vực Dự án hiện nay cũng xây nhà bình thường trên nền đất. Tùy vào mức độ sung túc, những ngôi nhà này được xây với những nguyên vật liệu tốt hơn, như nền bằng xi măng, tường bằng gỗ, mái tôn. Những gia đình sung túc còn xây nhà gạch.

Những bản phải di dời tại xã Zuoih có 56% nhà được xây trên nền đất. Kiểu dáng nhà của những bản này bị lai ghép giữa nét truyền thống và sự thay đổi kiểu dáng. Có nhiều hộ xây nhà trên nền đất để ở, nhưng nhà kho, chứa thực phẩm lại xây trên cột theo phong cách cũ để chống sự phá hoại của thú rừng và vật nuôi. 38% số lượng nhà để ở được xây trên trên những cọc ngắn. Hầu hết các nhà (55% số nhà trong 4 xã) có nền đất nện. Kiểu nền nhà thịnh hành thứ hai là bằng tre, 29% số nhà. 54% số nhà có vách làm bằng tre, 44% có vách làm bằng gỗ. Một số ít các hộ gia đình sung túc có nhà nền xi măng (chỉ khoảng 10% số nhà). Gần 60% số nhà trong 4 bản có mái bằng tôn, 30% có mái bằng tre. Tuy vậy giữa các bản cũng có sự khác biệt, tại Thôn 2 hầu hết nhà có mái tôn và vách gỗ, điều đó chứng tỏ mức độ sung túc của Thôn 2 hơn các thôn còn lại. Tre là nguyên liệu được dùng rất phổ biến để làm nhà tại Pa Dhi. Ở bản Pa Pang- bản tiếp nhận dân đến tình hình cũng tương tự như vậy. Tại bản Pa Rum B hầu hết nhà được xây trên nền đất với nền nhà bằng đất, mái bằng tôn.

Tại bản Ta Bhing, hầu hết nhà (83%) được làm bằng gỗ, 11% được làm bằng tre và 6% là nhà gạch. Tại 4 xã Ca Dy bị ảnh hưởng bởi dự án, có 58% làm bằng gỗ, 30% làm bằng tre và 12% làm bằng gạch. Tại bản Pa Dau có 77% nhà làm bằng gỗ, 18% làm bằng gạch, số còn lại làm bằng tre. Tình trạng nhà và mức sống tại thị trấn Thanh Mỹ nhìn chung tốt hơn tại các bản nông thôn. Tại vùng hạ du, nhà của người kinh làm bằng gỗ, nền xi măng, mái tôn. Làng người Cơ Tu tại bản Pa Dau 2 có kiến trúc giống như các bản người Cơ Tu khác, nhà được xây tùy theo mức độ sung túc của các hộ gia đình.

3.2.3.2 Nước và vệ sinh Tất cả các bản trong khu vực Dự án sử dụng nước đầu nguồn, dẫn bằng ống và hệ thống nước tự chảy. Hầu hết người dân đều đun nước để uống, chỉ khi họ làm việc trên nương họ uống nước trực tiếp từ suối chảy trong núi. Không có nhà vệ sinh, các chất thải đều xả ra ngoài cho súc vật. Nhà vệ sinh của các hộ gia đình được đào trong đất, ở cách nhà một khoảng ngắn, người dân có thói quen không sử dụng nhà vệ sinh.

3.2.4 Các dịch vụ xã hội

Theo quy định của Chính phủ, mỗi một xã có một trung tâm y tế, trường học từ lớp 1 đến lớp 9. Mỗi một xã có một người làm công tác y tế và các lớp học ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Trường trung học phổ thông có tại thị trấn của huyện, ở huyện cũng có bệnh viện huyện, chữa các bệnh từ tuyến dưới (tuyến xã) chuyển lên. Việc giáo dục phổ cập đến cho tất cả trẻ em nam và nữ, con em tất cả các dân tộc thiểu số. Chương trình quốc gia 135 (Phát triển kinh tế- xã hội cho những xã miền núi, vùng sâu, vùng xa) tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực hẻo lánh như huyện Nam Giang, cấp vốn cho các xã phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế. Chương trình xóa đói, giảm nghèo quốc gia số 133 hỗ trợ cho những gia đình tại những xã nghèo ví dụ như: hỗ trợ học phí cho con em họ. Chương trình 139 cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho các hộ nghèo. Tất cả các xã đều tuân thủ luật pháp, có cơ quan cảnh sát đảm bảo việc duy trì thực hiện pháp luật trong các bản, làng.

3.2.4.1 Giáo dục Trong khu vực nằm trong lòng hồ của xã Zuoih, mỗi một bản có lớp học lới 1-2, chỉ có xã Cong Don

Page 85: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

có lớp học từ 1-6. Trường học nội trú từ lớn 1-9 có tại Pa Rum B. Hầu hết trẻ em theo học tại các trường có tại bản. Tỷ lệ tham gia theo học của các em nam bằng các em nữ.

Các bản hoặc một phần các bản nằm trong khu vực Dự án (như Thôn Vinh và Pa Toi cách nhau 1 km) có trường với các lớp học từ 1-5. Trẻ em tại Ta Bhing và Ca Dy theo học tại các lớp trên lớp 5 tại trường liên xã đóng tại Ca Dy, ở đây trẻ em học ở tập trung học cả tuần. Các lớp cấp 2 và cấp 3 chỉ có ở huyện.

Sự nghèo khổ, trường học lại ở xa là những nguyên nhân mà các gia đình không thể tài trợ cho các em theo học. Những người phụ nữ cho rằng, các hộ gia đình rất khó khăn trong việc nuôi các em đi học nội trú. Họ phải đóng góp rau, gạo, thực phẩm, củi đun cho các em.

Trình độ học vấn của nhân dân dân tộc Cơ Tu nhìn chung còn thấp. Phần lớn những người lớn trong bản chỉ có trình độ sơ cấp hoặc không được học hành gì. Rất nhiều phụ nữ, nhất là những người già đều không biết chữ. Khả năng của người dân giao tiếp bằng tiếng Kinh (tiếng Việt) nói chung khác nhau giữa các bản, giữa đàn ông và đàn bà. Những bản nào có sự thông thương tốt thì khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt nhiều và tốt hơn. Người dân ở các bản biệt lập ở xã Zuoih giao tiếp bằng tiếng Việt kém.

Khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt kém khiến cho người Cơ Tu lại càng trở nên cô lập hơn với cộng đồng ngoài làng, xã của họ, phụ nữ đặc biệt bị cô lập. Khả năng thu nhận thông tin hoặc diễn đạt nhu cầu hoặc biểu lộ sự quan tâm của họ rất hạn chế. Khả năng giao tiếp của đàn ông tốt hơn khiến cho sự có sự bất cân bằng về luồng thông tin; những người đàn ông là những người cung cấp thông tin cho phụ nữ và những người đàn ông là những người đưa ra quan điểm của cộng đồng.

3.2.4.2 Chăm sóc sức khỏe Mỗi một xã có một trung tâm y tế với quy định phải có bác sĩ, y tá, hộ lý, tuy vậy bác sĩ chỉ có tại bệnh viện huyện. Mỗi một bản có cán bộ y tế. Dịch vụ y tế có tại các xã rất ít, chủ yếu chú trọng vào việc phòng ngừa bệnh dịch và chăm sóc sinh sản. Chương trình tiêm chủng cho trẻ em được thực hiện tại tất cả các bản. Nhân viên Trung tâm y tế huyện đến từng xã, cung cấp vắc xin, cung cấp các biện pháp tránh thai cho những đôi vợ chồng. Hầu hết các gia đình áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa. Biện pháp tránh thai phổ biến là đặt vòng.

Bệnh dịch chủ yếu là viêm hệ hô hấp, đau dạ dày, bệnh tiêu chảy. Hàng ngày đàn ông thường xuyên uống rượu do gia đình tự làm nên họ hay bị đau dạ dày. Hầu hết phụ nữ Cơ Tu sinh con tại nhà. Theo Chương trình 139, các hộ nghèo được chữa bệnh miễn phí nhưng họ vẫn phải tự chi phí cho việc đi lại. Do vật những gia đình nghèo vẫn né tránh việc tiếp cận đến các dịch vụ y tế, họ cố gắng tự chữa trị bằng các bài thuốc y học truyền thống.

3.2.5 Các điều kiện kinh tế - xã hội

Báo cáo đầy đủ về các điều kiện kinh tễ- xã hội được trình bày trong báo cáo Kế hoạch phát triển các dân tộc thiểu số. Một số những điều khái quát được trình bày dưới đây.

3.2.5.1 Hệ thống sử dụng các nguồn tài nguyên cơ bản Người Cơ Tu sống bằng các phương pháp sinh kế cổ truyền dựa vào tập quán canh tác du canh và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước và chăn thả động vật. Rừng đóng một vai trò rất quan trọng cho đời sống người Cơ Tu: không chỉ cung cấp đất đai cho việc trồng cấy mà còn cung cấp hầu hết những nhu cầu hàng ngày của họ như: nguyên liệu làm nhà, củi, rau, nấm, hoa quả, lá cây, rễ cây, mật ong, động vật rừng, côn trùng và chim chóc. Người dân có được thu nhập từ việc bán các sản phẩm của rừng như động vật, mây, măng tre và rượu làm từ cây cọ ở Ta Vac. Thỉnh thoảng họ cũng bán cá.

Đơn vị kinh tế cơ bản là hộ gia đình, có chồng, vợ và con tham gia. Đất đai được thừa kế từ đời bố sang đời con. Nếu như bố không đủ đất để chia cho các con, thì con phải khai hoang thêm nhiều đất tại khu rừng trên núi cao; theo như những người dân địa phương thì trên rừng đủ đất cho tất cả mọi người.

Page 86: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3.2.5.2 Nông nghiệp Tất cả những người Cơ Tu đều có ruộng trên núi cao, họ khai thác những khu vực rừng có độ dốc từ 10–18o dưới hình thức du canh. Mỗi một hộ có rất nhiều các khu vực trên triền đất dộc để quanh vòng canh tác. Mỗi một khu đất được canh tác khoảng 4 đến 5 năm, sau đó để hoang khoảng 10 năm. Hai năm đầu tiên đất được sử dụng để trồng lúa, năm thứ ba trồng sắn, chuối, mía, dứa. Năm thứ tư, thứ năm trồng đậu, lạc. Sau đó ruộng được để hoang từ ba đến 10 năm. Do vậy luôn luôn có hai loại nương rẫy được sử dụng quay vòng: đất trồng trọt và đất để hoang. Công việc canh tác được thực hiện bằng tay; không có cày, trâu bò kéo hay phân hóa học được sử dụng.

Lúa nương là nguồn lương thực chủ lực, bổ sung vào đó là ngô, đậu. Nhà nào cũng trồng sắn để làm thức ăn nuôi lợn, người cũng phải sử dụng sắn trong trường hợp mất mùa. Hiện tượng mất mùa vẫn thường xảy ra, một phần do động vật hoang dã, chủ yếu là lợn rừng phá hoại hoa màu trồng trên nương. Tuy vậy, hệ thống xã hội bản địa có truyền thống chia sẻ giữa các hộ. Do vậy, những nhà bị thiếu gạo sẽ được các hộ gia đình khác chia sẻ gạo với họ.Trong cộng đồng dân tộc ở đây hầu như tất cả mọi người đều có những mối quan hệ với nhau ví dụ như thông qua hôn nhân, họ hàng; việc giúp đỡ hàng xóm là việc làm rất tự nhiên: nếu như một nhà nào đó bị thất bát trong thu hoạch, các hộ khác trong bản sẽ giúp đỡ hộ đó.

Lúa nước là nguồn lương thực hỗ trợ cho các thu hoạch trên nương rẫy. Trong xã Zuoih chỉ có một số ít hộ có lúa nước, nhưng ở Cong Don và Pa Pang là những làng tiếp nhận dân tái định cư có rất nhiều hộ gia đình biết trồng lúa nước, tuy vậy diện tích lúa nước trên mỗi gia đình còn thấp.

Những cây ăn quả được trồng trong khu vực là chuối, xoài, chôm chôm, nhãn, vải, mít, đào, loòng boong và chanh. Cây ăn quả được trồng xung quanh nhà, trên một số các mảnh đất ở những khu đất cao. Một số nơi cây ăn quả đươkc trồng xem kẽ với cây rừng, rải rác khắp nơi. Chính vì vật cũng rất khó chăm sóc và quản lý nên năng suất thu hoạch không cao. Hoa quả chủ yếu trồng để sử dụng trong gia đình. Loại hoa quả có giá trị kinh tế cao nhất là loòng boong, giá bán được khoảng 3.000–5.000 đồng/kg.

3.2.5.3 Sử dụng rừng Việc khai thác tài nguyên rừng mang ý nghĩa rất quan trọng đối với người Cơ Tu để lấy thực phẩm và mang lại những nguồn thu nhập. Cả đàn ông và đàn bà đều tham gia thu hoạch sản phẩm rừng; đàn ông chặt cây, săn bắn động vật rừng, những sản phẩm này chủ yếu được bán để lấy tiền. Đàn bà hái rau, quả, nấm ... những sản phẩm này chủ yếu dùng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh cho gia đình. Họ hái măng và một số hạt rừng mang bán.

Mấy là một sản phẩm quá trọng được người Cơ Tu thu hoạch từ rừng, nhất là ở Ta Bhing, bán mây mang ý nghĩa rất quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Cả đàn ông và đàn bà đều tham gia thu hoạch mây trong rừng. Tại các bản Thôn Vinh và Pa Toi, trung bình mỗi hộ có thu nhập khoảng 1 triệu đồng/năm do bán mây. Việc bán lá cọ để lợp nhà cũng là một nguồn thu nhập quan trọng trong gia đình.

Đàn ông săn thú rừng, nhiều nhất là lợn rừng. Mức độ quan trọng của thu nhập từ nguồn này khác nhau giữa các bản. Tại bản Thôn 2, người dân ở đây có thu nhập rất cao từ việc bán thú rừng, cá và các sản phẩm phi gỗ của rừng. Pháp luật không cho phép người dân được sở hữu súng, nhưng họ sử dụng các loại bẫy, chó săn, nỏ, cung tên để săn thú. Tuy vậy, có vẻ như một số người vẫn có súng tự tạo và dùng để săn thú.

Có rất nhiều các hoạt động khai thác gỗ trái phép xuất hiện trong khu vực Dự án., nhưng đây cũng chỉ là những hoạt động nhỏ, lẻ tẻ và không phải do người dân địa phương làm. Người dân nói rằng có một số người Ta Bhing đã bị bắt, bị giam giữ vì khai thác gỗ trái phép. Những khu vực hấp dẫn những kẻ khai thác gỗ lậu nhất là khu gần khu công trường dự án thủy điện Sông Bung 4. Những người khai thác gỗ lậu chuyển gỗ xuống dưới xuôi bằng cách thả bè trôi dọc theo sông. Việc khai thác vàng bất hợp pháp được thực hiện nhiều trên sông trong, nhưng những người dân địa phương không tham gia vào làm việc này. Dân địa phương có tham gia đãi vàng trên sông trong mùa khô. Tại các bản của xã Zuoih, việc đãi vàng thủ công cũng mang lại những nguồn thu nhập cho dân bản.

Page 87: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3.2.5.4 Chăn nuôi gia súc Tất cả các hô gia đình người Cơ Tu đều chăn nuôi gia súc. Họ chủ yếu nuôi trâu, bò, lợn, gà và vịt. Hầu hết các hộ đều có chó để trợ giúp việc săn thú rừng. Tại những bản xã Zuoih trong lòng hồ, quá nửa số hộ gia đình chăn nuôi gia súc. Hầu hết các hộ đều nuôi gà, khoảng 60% nuôi lợn. Tại hầu hết các bản người Cơ Tu, hộ nghèo nhất cũng có từ 1 đến 2 con bò, những hộ khá giả hơn có đến 7-8 con, những hộ giàu nhất có đến khoảng 20 bò.

Mục đích chính của việc chăn nuôi gia súc là để lấy thu nhập bằng tiền mặt. Một số hộ nuôi trâu, bò đẻ để bán con giống. Một mục đích khác của việc chăn nuôi trâu bò như là một cách để tiền tiết kiệm. Hầu hết lợn và gà nuôi để bán, số còn lại để ăn trong những này hội bản, đám cưới, đám ma, đôi khi người ta còn dùng để biếu nhau.

Trâu và bò có giá trị kinh tế rất cao, từ 5 đến 6 triệu đồng/con. Người ta coi trâu, bò là sở hữu của người đàn ông trong gia đình, việc mua bán cũng do đàn ông thực hiện. Đàn ông cũng là người chịu trách nhiệm chính đối với trâu, bò trong nhà, mặc dù hàng ngày đàn bà và trẻ em có thể tham gia chăn thả, chăm sóc rất nhiều. Phụ nữ chịu trách nhiệm chăm sóc lợn, gà, vịt. Họ cũng là người chủ động trong việc mua bán những loài động vật này. Một số phụ nữ ở đây còn nuôi cả dê.

Những khó khăn gặp phải của nhân dân ở đây trong việc chăn nuôi là tỷ lệ sinh sản của vật nuôi không cao, bệnh dịch, việc tiếp cận với các dịch vụ thú ý rất hạn chế. Dịch vụ thú ý rất đắt và cũng không phải lúc nào cũng có ở những xã vùng sâu, vùng xa này. Có những đợt bệnh dịch xảy ra đã xóa số hầu hết lợn, gà trong các bản. Những người Cơ Tu tự chữa bệnh cho các vật nuôi của mình bằng lá cỏ thiên nhiên theo cách truyền thống, nhưng những kiến thức của họ trong việc phòng và chữa bệnh dịch gia súc, gia cầm cũng rất hạn chế. Do vậy mà năng suất chăn nuôi cũng thấp. Lợn và gà được thả rông trong bản. Bò được nuôi thả trên những đồng cỏ dọc sông.

3.2.5.5 Đánh cá và nuôi cá Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu cùng với gạo, cá là nguồn chất đạm chính cho những người Cơ Tu sinh sống trong khu vực này. Người ta đánh cá trên sông Bung, trên các dòng nhánh. Có nhiều bản cũng thực hiện nuôi cá trong ao. Nhìn chung, người Cơ Tu không dùng thuyền, nhưng họ vẫn đánh bắt cá được dọc theo sông, suối. Những con cá lớn sống giữa sông thì do đàn ông bắt, phụ nữ và trẻ em thì bắt cá nhỏ tại những vũng nước nông, dọc sông hoặc trên những nhánh suối nhỏ. Phụ nữ cũng bắt ốc, bắt tôm và một số loài thủy sinh khác như ếch. Trong quá trình khảo sát cá trên sông chúng tôi thấy phụ nữ và trẻ em nhận biết được nhiều loài cá hơn đàn ông. Phụ nữ cũng làm những phần việc chính trong việc nuôi cá ao. Họ cũng bắt những con cá nhỏ ở dưới suối về, đem thả vao ao để nuôi.

Kết quả khảo sát việc đánh cá trong những bản thuộc vùng lòng hồ của xã Zuoih cho thấy người dân bán đi khoảng 20% tổng số cá đánh bắt được, nuôi được. Những người dân sống trong khu vực Dự án (khu công trường) cho biết hầu như họ tiêu thụ hết số cá nuôi được trong ao mà không ảnh hưởng gì lắm đến thu nhập của gia đình.Ở những khu vực này hàng ngày cũng có nhiều người mang cá đến bán cho dân làm thức ăn.

3.2.5.6 Dịch vụ khuyến nông và những cơ hội tập huấn, đào tạo. Người Cơ Tu trong khu vực Dự án ít có khả năng tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông. Một số ít các hoạt động khuyến nông được phòng Kinh tế huyện tổ chức thông qua Hội Nông dân, Ban dân tộc thiểu số của huyện. Những hoạt động chính bao gồm giới thiệu loại cây mới như chanh, quế, xoài, nhãn, chôm chôm, những giống lúa, ngô mới v.v... Tuy vậy, hầu như không có những tập huấn kỹ thuật nào được thực hiện nên chương trình giới thiệu cây mới, giống mới không thành công. Một số những giống mới như ngô lai không được nhân dân trong vùng trồng nữa, và rất nhiều cây ăn quả cho năng suất rất thấp. Người Cơ Tu nói rằng họ rất quan tâm đến việc trồng những giống mới và rất mong muốn được họ các kỹ thuật trồng để có thể có mức thu hoạch cao.

Những hoạt động đào tạo hiện có về cơ bản chỉ có những cán bộ của hội Nông dân và một số ít là đại diện của Hội Phụ nữ. Có rất ít phụ nữ có cơ hội tham gia tập huấn. Hầu như tất cả các lớp tập huấn do huyện tổ chức đều chỉ có đàn ông tham gia. .

Quỹ Trợ giúp phát triển quốc tế FIDR - Foundation for International Development Relief (một tổ chức

Page 88: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

NGO) là tổ chức NGO duy nhất trong khu vực đã tổ chức tập huấn khuyến nông cho dân bản Cơ Tu. FIDR cũng cung cấp cho các hộ gia đình tại Thôn Vinh và Pa Toi bò, lợn và cũng dạy họ cách chăm sóc những vật nuôi này.

3.2.5.7 Những hoạt động mang lại thu nhập Ngoài việc bán các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, những cơ hội mang lại nguồn thu nhập bổ sung của người Cơ Tu rất ít. Những thu nhập bằng tiền mặt của họ chủ yếu có được từ việc bán vật nuôi, các sản phẩm phi gỗ trong rừng. Tại những bản có đường giao thông, đi lại thuận lợi phụ nữ có thể có thêm thu nhập nhờ việc bán đỗ, bán mây, măng tre ... đàn ông có thêm thu nhập nhờ bán được mây, các loài thú săn được. Phụ nữ tại các bản vùng sâu, vùng xa của xã Zuoih (trừ các bản Thôn 2 và Cong Don) khó có được các cơ hội đó, nhưng họ bán các sản phẩm nông, lâm nghiệp của mình cho những lái buôn người Kinh và đổi những thực phẩm thiết yếu. Dân bản cũng tham gia đãi vàng trên sông vào mùa khô và bán vàng thu được cho những người buôn bán trong khu vực.

3.2.6 Văn hóa của người dân tộc Cơ Tu và tổ chức xã hội

3.2.6.1 Tổ chức bản làng Người Cơ Tu coi trọng mối quan hệ họ hàng và bản làng. Người Cơ Tu sống theo chế độ phụ hệ, theo đạo thiên chúa giáo. Điều này có nghĩa là trẻ mới sinh mang họ theo người cha, người vợ về sống với gia đình người chồng tại bản của nhà chồng. Việc cưới vợ chồng cận huyết cũng là việc rất bình thường ở đây. Theo quan điểm của người Cơ Tu, con cái của anh, chị em là những người khác huyết thống và việc anh/ chị em con chú, bác lấy nhau là chuyện bình thường. Do vậy trong bản làng người Cơ Tu hầu hết các hộ gia đình đều có họ hàng, quan hệ huyết thống với nhau.

Tổ chức xã hội chủ yếu đặt sự quan tâm vào người đàn ông. Theo truyền thống phụ hệm chỉ có cn trai mới được nhận quyền thừa kế và sở hữu tài sản. Hàng năm dân bản chọn già làng, là người đại diện và đưa ra những quyết định quan trọng trong bản. Những người đàn ông lớn tuổi trong bản trợ giúp, tư vấn cho Già làng khi đưa ra các quyết định.

Kể từ năm 1975 cấu trúc xã hội truyền thống của người Cơ Tu tồn tại song song với cơ cấu quản lý hành chính của Nhà nước CHXHCNVN. Theo hệ thống hành chính đó tất cả các bản đều có một người Trưởng bản và phó Trưởng bản, cán bộ công an, Chủ tịch hội phụ nữ, Chủ tịch hội nông dân, Bí thư chi đoàn, Chủ tịch mặt trận tổ quốc, bí thư và phó bí thư chi bộ. Những người nắm giữ những chức vụ này là những người dân của bản, có sự hiểu biết tốt về cuộc sống và con người địa phương. Những người này cũng là những người hiểu biết và có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.

3.2.6.2 Quan niệm về thế giới Hệ thống văn hóa và sinh kế của người Cơ Tu chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên được đặt trên nền móng quan niệm rằng tất cả các vật trên thế gian đều có linh hồn. Trái đất có 3 tầng, tầng cao nhất ở trên trái đất có Chúa, tầng ở giữa là nơi con người sinh sống, tầng ở dưới mặt đất là tầng của ma quỷ và những người chết. Họ quan niệm có hai loại linh hồn của người chết: linh hồn của những người tốt, chết một cách tự nhiên; một loại khác là hồn ma của những người xấu, hoặc chết vì dịch bệnh, tai nạn.

Ở tầng giữa, mọi vật đều có linh hồn, và con người phải cúng tế cho những linh hồn đó để được sống yên ổn. Thần lúa, thần nước, thần sẫm, thần săn bẳn, linh hồn của những người chết là những đối tượng được cúng tế nhiều nhất. Vật cúng tế được sử dụng nhiều nhất là động vật. Quan niệm về sự tồn tại của các đấng thần linh, các hồn ma có ảnh hưởng nhiều đến cách người Cơ Tu khai thác thiên nhiên. Các truyền thống cúng tế liên quan nhiều đến các mùa vụ trồng cấy trong năm và theo vòng đời của người Cơ Tu.

Người Cơ Tu quan niệm, mỗi một con người có hai phần: phần xác và phần hồn. Khi chết đi, cơ thể dần dần biến mất, nhưng phần hồn vẫn tiếp tục tồn tại như linh hồn trên trái đất. Nếu như con người biết làm những điều thiện, những linh hồn sẽ phù hộ cho họ. Nếu như làm những điều ác, những linh hồn sẽ trừng phạt họ. Do vậy tục lệ mai táng, sống hướng thiện, tôn trọng các đấng linh thiêng là nền tảng của văn hóa của người Cơ Tu.

Page 89: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3.2.6.3 Văn hóa về kiến trúc (cấu trúc văn hóa)

3.2.6.3.1 Nhà Guol Nhà chung của cộng đồng người Co Tu được gọi là nhà “Guol”. Nhà Guol là trái tim của cuộc sống văn hóa, xã hội của người Cơ Tu trong bản. Đó là nơi cả bản dùng để hội họp, do vậy mà nhà Guol lớn hơn và cao hơn tất cả những ngôi nhà khác trong bản. Ngoài việc dùng để hội họp cả bản, đây cũng là nơi hội họp của những người già. Khách khứa cũng được đón tiếp trong nhà Guol. Ai cũng có quyền bước vào nhà Guol nhưng chỉ có những chàng trai trẻ, chưa lấy vợ mới được ngủ lại ở nhà Guol.

Nhà Guol là trung tâm văn hóa, tinh thần của người Cơ Tu. Những ngày lễ hội, những lễ cúng tế quan trọng đều diễn ra ở nhà Guol. Một số những lễ cúng tế bất thường cũng được thực hiện tại nhà Guol. Bên cạnh những lễ hội mang tính tâm linh, những lễ hội lớn của công chúng như múa hát dân tộc, biểu diễn văn hóa, văn nghệ cũng diễn ra tại các nhà Guol. Xung quanh nhà Guol là những khu đất trống rộng lớn, có những cọc buộc trâu, bò trong những dịp cúng tế và đây cũng là chỗ cho những lễ hội truyền thống hoặc cho những hoạt động thể thao.

Nhà Guol là biểu tượng cho bản, cho đấng linh thiêng và cho sức mạnh của bản làng đó. Nhà được xây trên cột, nhà hình chữ nhật. Tường bao xung quanh nhà, cao khoảng 80 cm và không hề có cửa ra vào. Để vào được nhà Guol mọi người có thể trèo qua tường từ 3 phía: trái, phải và phía trước. Ở giữa nhà là một cái cột dựng từ dưới nền lên đến tận đỉnh hình mui rùa của nhà Guol. Vật liệu dùng làm nhà là bằng gỗ, tre, mái nhà lợp bằng lá cọ. Các nhà Guol ở xã Zuoih thường đơn giản và không được trang trí nhiều lắm. Những bản ở dọc theo Quốc lộ 14D trang trí nhà Guol rất nhiều bằng các hình trạm, trổ trên tường, trên mái nhà, họ vẽ những biểu tượng về mặt trăng, các vì sao, con người, chim chóc, thú rừng, hoa lá, cây cối. Trong nhà Guol là những tượng thần linh, những bức vẽ về cuộc sống người Cơ Tu và một số những hình thù tưởng tượng hoặc do những trai trẻ ngủ trong nhà Guol mơ thấy.

Trong 4 bản phải di chuyển chỉ có hai bản Pa Rum A và Pa Rum B có nhà Guok, bản Thôn 2 và Pa Dhi không có nhà Guol.

3.2.6.3.2 Mộ chí Mộ được coi là nơi yên nghỉ của những người chết, trong khi đó linh hồn người chết thì sống với những bậc tiền bối ở những nơi khác. Người Cơ Tu tin rằng có sự kết nối giữa người sống và người chết và linh hồn của người chết sẽ làm hại người sống nếu như người sống không đối xử tốt với họ. Những khu nghĩa địa được bố trí ngoài bản, gần rừng, thường ở phía tây và ở vị trí cao hơn vị trí bản. Rất nhiều khu mộ sẽ bị ngập trong hồ chứa do vậy sẽ phải di chuyển. Một số khu mộ khác trong khu vực đất ở công trường cũng phải di dời.

3.2.6.4 Sở hữu đất đai và quyền quản lý Việc sở hữu đất theo cách truyền thống dựa vào sự sở hữu đất đai của bản trong khu vực, tới khu tiếp giáp với một bản khác. Thông thường biên giới đất đai dựa vào những biên giới có trong tự nhiên như một dòng sông, con suối, ngọn núi hoặc bằng sự thỏa thuận giữa các già làng. Trong khu vực đất đai của bản mình các hộ gia đình được phân chia đất để canh tác. Những người Cơ Tu cho biết trong khu vực dự án, có rất nhiều rừng trên núi, đủ cho họ khai hoang và trồng cấy; những hộ gia đình mới được thành lập (mới cưới nhau) luôn có đủ đất để vỡ hoang làm đất trồng trọt. Mỗi một hộ gia đình đánh dấu quyền sở hữu đất đai của mình bằng các cọc tre. Theo phong tục, các hộ gia đình không được tranh, chiếm diện tích đất của nhau. Cũng theo phong tục, đất đai người cha có được sẽ truyền lại cho con trai trong nhà chứ không được bán hoặc chuyển cho bất cứ ai ở bên ngoài bản. Các hộ gia đình cũng có quyền khai thác các nguồn tài nguyên rừng như ong, săn bắn, đánh cá trong khuôn khổ biên giới của bản mình.

Cách quản lý đất đai truyền thống có những bất đồng nhất định với Luật đất đai quy định. Theo Luật đất đai khi cá nhân hoặc tổ chức có đất thì được quyền sang nhượng đất. Trong những khu rừng do Chính phủ quản lý thì những quy định quản lý bị mâu thuẫn với cách quản lý truyền thống của người dân. Huyện Nam Giang bố trí một số khu rừng cho người dân tộc thiểu số quản lý và bảo vệ, nhưng những thỏa thuận này có vẻ như không tuân theo cách thông thường. Cán bộ xã Zuoih cho biết cán bộ huyện khẳng định quyền sử dụng đất theo cách truyền thống của người dân. Tuy vậy, dân bản không

Page 90: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

có bất kỳ một giấy chứng nhận sở hữu đất đai chính thức nào cho phần đất của họ. Điều này khiến cho người Kinh chuyển tới ỏ trong khu vực, xây nhà, quán bán hàng trên đất mà người Cơ Tu coi rằng đánh ra là đất của họ và gia đình họ. Những điều này xảy ra khiến cho người Cơ Tu không có thiện cảm với người Kinh đến sinh sống trong khu vực bản, làng của họ.

3.2.7 Tình hình về giới

Việc đa dạng hóa giới và phân chia lao động theo giới trong số những người bị ảnh hưởng bởi Dự án được đánh giá chi tiết tại Báo cáo Kế hoạch phát triển các dân tộc thiểu số. Kế hoạch đặc biết về phát triển giới được xây dựng và được tóm tắt như trình bày dưới đây.

3.2.7.1 Vị trí trong luật pháp và sự tham gia của phụ nữ trong xã hội. Trong xã hội người Cơ Tu, có những truyền thống và phong tục công nhận quyền và trách nhiệm của người phụ nữ. Luật của Việt Nam về vấn đề này chưa được người dân địa phương biết đến và vận dụng. Vai trò của người phụ nữ Cơ Tu rất thấp trong xã hội nam hệ, và hệ thống thừa kế tài sản. Phụ nữ không được quyền thừa kế và không được sở hữu tài sản. Đất đai người phụ nữ trồng cấy, nhà người phụ nữ ở là tài sản của chồng, sau này khi con trai lớn lên là tài sản của con trai.

Khi người con gái đi lấy chồng, bố mẹ cô gái nhận được những vật thách cưới có giá trị do gia đình nhà chủ rể mang đến. Do gia đình đã nhận những đồ đạc thách cưới đấy mà người con gái phải gắn bó với nhà chồng, nếu như chồng và gia đình nhà chồng đối xử không tốt thì cô gái cũng khó mà bỏ được họ. Nếu như người đàn bà ly dị, họ phải về sống với bố mẹ đẻ của mình. Con cái thuộc về nhà chồng. Tuy vậy cũng có một số trường hợp cá biệt xảy ra là cô dâu ly dị không trả lại đồ thách cưới và đôi khi có những đứa trẻ ở với mẹ sau khi bố mẹ ly hôn. Có nhiều phụ nữ sống một mình trong bản, họ có thể là những người phụ nữ goá chồng hoặc ly hôn.

Trong xã hội truyền thống này, quyền lãnh đạo và đưa ra các quyết định là do đàn ông thực hiện. Điều này đúng cho quy mô từng hộ gia đình và cho toàn bản. Hệ thống quản lý chính quyền của Nhà nước được thực thi gần như song hành với cách thức tổ chức buôn làng truyền thống, ở một nơi duy nhất có ghi nhận vị trí của người phụ nữ là tại Hội Phụ nữ. Tuy vậy tổ chức Hội Phụ nữ nói chung còn yếu tại từng bản cũng như tại cấp xã và cấp huyện. Những phụ nữ tham gia tổ chức này không hiểu được đầy đủ những cơ hội để nâng cao điều kiện sống, vai trò của phụ nữ.

Rất khó để người phụ nữ Cơ Tu nâng cao vai trò và vị trí của mình trong xã hội. Nếp sống cũ, truyền thống cũ đã ăn sâu vào xã hội người Cơ Tu. Đàn ông lúc nào cũng coi phụ nữ kém cỏi hơn họ về trình độ hiểu biết, học vấn. Đàn ông không bao giờ nghĩ rằng người phụ nữ có khả năng học hỏi được những điều mới mẻ để cải thiện năng suất cây trồng và vật nuôi. Do vậy mà những lớp tập huấn về khuyến nông toàn là đàn ông tham dự.

3.2.7.2 Vị trí và cơ hội của người phụ nữ trong kinh tế gia đình Cả đàn ông và phụ nữ tham gia làm kinh tế gia đình gồm những hoạt động khác nhau liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi. Có sự phân công công việc giữa đàn ông và phụ nữ, khối lượng công việc giao cho phụ nữ rất nặng nề, chiếm rất nhiều thời gian hơn đàn ông.

Việc trồng cấy và chăn nuôi đều cho kết quả thấp. Phương pháp trồng cấy là phương pháp truyền thống đòi hỏi nhiều công sức lao động. Việc nuôi gia súc đẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi các chu kỳ bệnh dịch, thiếu thống vắc xin và dịch vụ thú y. Người phụ nữ chỉ biết những kiến thức trồng trọt và chăn nuôi truyền thống, nhưng họ lại không được tiếp cận tới những dịch vụ khuyến nông để học cách nâng cao sản lượng, năng suất lao động. Con người ở đây sống rất phụ thuộc vào những tài nguyên phi gỗ của rừng để kiếm tìm thức ăn, thuốc chữa bệnh. Hàng ngày họ vào rừng thu lượm các sản phẩm rừng và mang củi về đun.

Phụ nữ thu được tiền chủ yếu bằng việc bán các sản phẩm của rừng, bán vật nuôi. Một số rất ít phụ nữ có các nguồn thu nhập khác. Tiền sử dụng để chi tiêu trong gia đình. Có sự khác biệt giữa các bản, giữa các gia đình về việc quản lý tiền của phụ nữ.

Người phụ nữ chỉ sử dụng một số ít tiền để mua thực phẩm vì hầu hết thực phẩm trong gia đình là họ tự sản xuất được. Những vấn đề về sức khoẻ sẽ cần những khoản chi tiêu lớn, không lường trước

Page 91: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

được, gây khó khăn rất lớn cho gia đình. Quần áo cũng chiếm phần lớn chi phí trong hộ gia đình, bên cạnh đó là tiền mua rượu, mua thuốc lá cho các ông chồng. Người phụ nữ cố gắng vun vén, thu gom tiền nong cho gia đình, trong khi đó những người đàn ông tiêu tốn rất nhiều tiền, nhiều thời gian cho việc uống rượu. Hầu hết những cặp vợ chồng ly dị trong các bản là do chồng say rượu, hành hạ vợ. Có thể nói vị trí của người phụ nữ trong cộng đồng người Cơ Tu thấp, nhưng họ đóng góp vai trò rất lớn trong việc chăn nuôi, sản xuất, xây dựng kinh tế gia đình.

Page 92: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

4 Các phương án chọn

4.1 Phương án ”không làm gì” Đối với phương án “không làm gì”, sẽ không có cơ hội sử dụng hồ chứa để đảm bảo nước tưới cho mùa khô hoặc để hạn chế những con lũ lớn trên hệ thống sông. Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam trong những năm vừa qua tăng với tốc độ từ 13% đến 15%/năm và theo những dự báo gần đây nhất, nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng trưởng đều đặn ở mức trung bình tới mức cao. Nhu cầu năng lượng được ước tính sẽ tăng đến gần 260 TWh đến năm 2020. Phương án ”không làm gì” sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ hỗ trợ tăng cường độ tin cậy của hệ thống đường dây truyền tải 500 kV nối toàn bộ các trung tâm phát điện giữa các miền Bắc và Nam trong cả nước (SWECO International 2006B). Do nhu cầu truyền tải điện giữa hai miền Bắc và Nam ngày càng phát triển, dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ đóng góp cho việc ổn định hệ thống đường dây 500 kV mạch kép. Khi không có Dự án, toàn bộ hệ thống sẽ rất dễ bị xảy ra trường hợp không ổn định điện áp.

4.2 Các phương án kỹ thuật Không có giải pháp/phương án kỹ thuật nào thay thế cho giải pháp kỹ thuật chính nêu tại Phần 2 được đánh giá trong Nghiên cứu này. Tuy vậy, ở giai đoạn trước những giải pháp kỹ thuật khác nhau cho dự án Sông Bung 4 đã được xác định và nghiên cứu.

No technical alternatives to the main alternative described in Section 2 have been assessed in this Study. However, in earlier phases different technical solutions for Song Bung 4 HPP have been identified and studied.

Dự án thủy điện Sông Bung 4 lần đầu tiên được xác định trong Quy hoạch cho sông Vũ Gia- Thu Bồn do Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 thực hiện năm 2002. Trong quy hoạch này có hai khả năng lựa chọn được nghiên cứu cho Dự án thủy điện Sông Bung 4; có và không có sự chuyển nước đến lưu vực Sông Giang bên cạnh.

Trong phần 1 của Nghiên cứu thủy điện quốc gia giai đoạn 2, hai khả năng cho Dự án thủy điện Sông Bung 4 đã được cân nhắc, và phương án không có sự chuyển nước sang sông Giang đã được khuyến nghị thực hiện vì nó gây ra ít các tác động xã hội hơn.

Một loạt các vị trí xây dựng đập đã được nghiên cứu trong giai đọan tiền khả thi do Công ty tư vấn xây dựng điện 3 PECC3 thực hiện từ tháng Năm 2004. Trong nghiên cứu này, 5 phương án chọn cho vị trí của đập đã được khảo sát, nghiên cứu, trong số đó có 3 phương án (Vị trí đập số 1, 2, 3) được đặt tại khu vực lân cận vị trí được đề xuất ngày hôm nay. Hai phương án khác trên thượng lưu (vị trí đập số 4 và 5). Vị trí đập số 1 và số 2 đã được xác định là khả thi nhất và được tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, trong khi đó vị trí số 4 và 5 được xác định là không khả thi. Trên phương diện môi trường và xã hội thì không có sự khác biệt nào giữa các phương án vị trí đập số 1, 2, và 3.

Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty tư vấn xây dựng điện 3 (PECC3) lập từ tháng 5 năm 2005 đưa ra 3 phương án chọn cho vị trí của đập (Vị trí 1A, 1B và 2) trong độ dài 650 m trên sông đã được nghiên cứu, khảo sát. Các vấn đề môi trường và xã hội đã được quan tâm, cân nhắc cùng với các yếu tố về sản lượng điện, vị trí tối ưu của đập dựa trên tổng chi phí xây dựng, vị trí đập số 1B đã được lựa chọn.

Trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, có chín phương án chọn về mực nước dâng cao nhất từ cao trình +210 m và +230 m đã được nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích kinh tế, cân nhắc về số lượng dân phải tái định cư, mực nước +222, 5 m đã được lựa chọn. Cần phải lưu ý rằng sự sai khác về số lượng người cần tái định cư là tương đối ít giữa mực nước dâng cao nhất ở mức +210 m (745 người) và +230 m (1.013 người). Mức nước dâng cao nhất +222,5 m cũng được xác nhận trong Báo cáo quy hoạch thủy điện quốc gia giai đoạn 2 là dao động giữa +220 m and +230 m.

Trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, phương án lựa chọn về mực nước tối thiểu để vận hành là ở giữa

Page 93: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

+190 m và +200 m đã được nghiên cứu. Dựa vào kết quả phân tích kinh tế, mức nước +195 m đã được chọn. Mức nước tối thiểu có thể vận hành tại cao trình +195 m cũng đã được xác nhận trong Nghiên cứu quy hoạch thủy điện quốc gia đề cập từ +192.5 m và +220 m.

Trong quá trình thực hiện HTKT chuẩn bị Dự án, vị trí đạp và mức nước dâng cao nhất đề xuất trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được xác nhận. Các sự khác biệt về các mức nước đã được nghiên cứu, ví dụ như việc di dời nhà máy đến phía chân đập và di chuyển nhà máy xuống dưới hạ lưu hơn nữa. Cả hai phương án này đều không khả thi nếu so sánh với vị trí đền xuất trong Báo cáo nghiên cứu khả thi. Khi ta đặt nhà máy ở dưới chân đập, các tác động môi trường của Dự án có thể giảm do không có đoạn sông nào sẽ bị khô. Đối với khu vực hạ lưu thì các tác động không có gì thay đổi dù vị trí nhà máy đặt ở đâu.

Dự án thủy điện Sông Bung 4 được so sánh với những phương án phát nguồn khác và so sánh với việc nhập khẩu điện từ các nước khác trong vùng như: (i) nhu cầu điện năng tăng tới năm 2025 và (ii) chi phí tối thiểu cho việc mở rộng hệ thống đến năm 2025 dựa vào nhu cầu dự báo. Tổng Sơ đồ 6 xác nhận Dự án thủy điện Sông Bung 4 là một phần của kế hoạch mở rộng có chi phí thấp nhất của hệ thống điện Việt Nam . Điều này cũng được nghiên cứu Quy hoạch thủy điện quốc gia giai đoạn 2 xác nhận.

Page 94: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

5 Đánh giá tác động, biện pháp giảm nhẹ tác động môi trường

5.1 Môi trường vật lý và sinh học

5.1.1 Không khí

Giai đoạn xây dựng. Tác động chính đối với chất lượng không khí trong giai đọan thi công là hàm lượng bụi sẽ tăng do sự hoạt động của các máy móc xây dựng, đào hầm, nổ mìn, đào móng, trộn bê tông và xây dựng đường. Các hoạt động xây dựng sẽ tạo ra bụi cũng như các loại khí NOx, SOx. Tuy vậy các tác động đến chất lượng không khí cũng ít và chỉ là ô nhiễm cục bộ tại một số các vị trí khác nhau của Dự án.

Bụi phát sinh trong quá trình vận tải sẽ bị cuốn theo gió đi xa và có thể gây ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, các bản, các khu nhà lân cận. Do số lượng dân cư sống trong khu vực ít nên tác động này không đáng kể.

Để hạn chế vấn đề bụi, tất cả các đoạn đường phục vụ thi công từ Quốc lộ 14D đến khu đập, đến nhà máy sẽ được lát. Một số những đọan đường phục vụ thi công khác đi qua những khu vực có nhà dân ở cũng sẽ cân nhắc để được lát đường. Nước sẽ được phun tại khu vực công trường, các tuyến đường phục vụ thi công trong những ngày nóng và khô, ít nhất phun hai lần trong một ngày.

Tất cả các xe tải chở vật liệu phải được phủ vải bạt. Giao thông trên các tuyến đường trên công công trường phải được phân bổ hợp lý để hạn chế ô nhiễm không khí.

Giai đoạn vận hành. Trong quá trình vận hành ô nhiễm không khí hầu như sẽ không xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là do giao thông trên những tuyến đường không được lát. Có thể có bụi sinh ra ở những khu vực công trường cũ trước khi được trồng phủ thực vật lên trên mặt bằng công trường cũ. Giao thông trên những tuyến đường dẫn đến những khu tái định cư cũng làm cho hàm lượng bụi tăng lên. Những tuyến đường này vào thời điểm này chỉ là những tuyến đường tạm, chưa được đầu tư thích đáng.

5.1.2 Tiếng ồn

Giai đoạn xây dựng. Trong quá trình xây dựng, tiếng ồn sẽ phát sinh ra từ sự hoạt động của xe cộ, máy móc xây dựng, máy nghiền nguyên vật liệu, trạm trộn bê tông, máy đào, xúc, nổ mìn. Mức tiếng ồn từ máy móc và xe cộ ước tính ở mức từ 80 đến 95 dBA tại vị trí cách 15 m. Mức ồn này cao hơn TCVN của Việt Nam cho phép từ 60-65 dBA (TCVN 5937:1995). Do có rất ít dân sinh sống gần khu vực công trường nên mức ồn khi ảnh hưởng đến người dân được coi như là rất thấp.

Tiếng ồn sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống dọc theo đường dẫn đến khu công trường. Tiếng ồn này gây ra do xe cộ đi lại, vận chuyển nguyên, vật liệu và công nhân xây dựng.

Công nhân xây dựng sẽ là đối tượng chính chịu ảnh hưởng của tiếng ồn. Biện pháp giảm thiểu tác động tiếng ồn đến công nhân là trang bị các thiết bị bảo hộ lao động như các thiết bị bảo vệ tai, giới hạn thời gian làm việc tại những khu vực có tiếng ồn quá giới hạn cho phép. Việc nổ mìn cần được giới hạn thực hiện trong những giờ nhất định để tránh ảnh hưởng đến dân cư lân cận và các loài động vật hoang dã.

Giai đoạn vận hành. Trong giai đoạn vận hành, tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ nhà máy. Một số các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn sẽ được áp dụng. Việc giảm thiểu tác động của tiếng ồn đến người lao động là trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân như thiết bị bảo vệ tai.

5.1.3 Thủy văn

5.1.3.1 Hồ chứa Mực nước dâng cao nhất của hồ chứa là ở cao trình 222,5 m, tại mức nước này bề mặt hồ rộng 16 km2

và dung tích hồ chứa sẽ đạt 493 triệu m3. Mức độ chênh lệch mực nước cao nhất và mực nước chết (tại

Page 95: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

cao trình 195 m là 27,5 m). Tại mực nước chết, diện tích mặt hồ là 7,8 km2 và thể tích nước là 173 triệu m3. Thể tích của hồ chứa phục vụ cho việc phát điện (thể tích ở mức nước dâng cao nhất - thể tích tại mực nước chết)là 320 triệu m3. Thể tích này tương đương với 14 % thể tích nước chảy vào hồ hàng năm. Diện tích đất ngập tại mức nước dâng cao nhất và thấp nhất được trình bày trên bản đồ trong Hình 5.

Dòng chảy bùn cát trung bình năm (tính cả lượng chất lơ lửng và chất lắng đọng) chảy đến hồ chứa ước tính khoảng 1,15 triệu m³ (SWECO International 2006). Với khả năng giữ bùn cát là 0,95 (SWECO International 2005), thể tích bùn cát lắng đọng trung bình năm do hồ chứa giữ lại là 1,09 triệu m³. Dựa vào con số này ta thấy về lý thuyết hồ chứa sẽ bị bồi lấp sau hơn 150 năm vận hành. Tuy vậy sự phân bố các chất trầm tích trên hồ chứa sẽ không đồng đều, nên một phần khu vực phía thượng nguồn của hồ chứa sẽ bị bồi lấp trước khi toàn bộ dung tích chết của hồ chứa được bồi lấp.

Hồ chứa sẽ được điều tiết theo mùa. Nói chung nước sẽ được tích đến mực nước dâng cao nhất vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và sẽ xả dần đến mực nước chết tại thời điểm cuối mùa khô (tháng Tám). Sự thay đổi chung của mực nước hồ trong năm được trình bày tại Hình 5.2. Một hệ thống hỗ trợ vận hành sẽ được xây dựng cho nhà máy, và dựa vào những số liệu quan sát được về khí tượng thủy văn, sự hiểu biết về khí tượng thủy văn của hệ thống sông, các điều kiện tại hạ lưu, những nhu cầu, những mối liên hệ với các nhà máy điện khác trên lưu vực sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp.

3 0 3 Kilometers

N

Full Supply Level (FSL) 222.5mMinimum Operation Level (MOL) 195m

LEGEND

Hình 5.1 Diện tích ngập của hồ chứa tương ứng với mực nước chết (viền đỏ) và mực nước dâng cao nhất (viền xanh.

Page 96: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

195

200

205

210

215

220

225

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

m a.s.l.

Hình 5.2 Mực nước dao động đặc trưng hàng năm trên hồ chứa.

Lượng nước dâng tối đa và mức nước giảm tại hồ chứa đã được ước tính cho những chu kỳ thời gian khác nhau như được trình bày tại Bảng 5.1 (SWECO International 2006).

Bảng 5.1 Sự thay đổi mực nước trong hồ chứa m/ngày, mực nước tăng và giảm tối đa cho những chu kỳ khác nhau

Chu kỳ theo số ngày 1 3 5 10

Mức tăng tối đa (m/ngày) 7,8 5,2 3,7 2,1

Mức giảm tối đa (m/ngày) -0,7 -0,5 -0,5 -0,4

5.1.3.2 Dòng chảy trên sông Bung giữa khu vực đập và cống xả nước của nhà máy Nhánh sông từ đập đến cống xả của nhà máy chảy 5,5 km. Nếu như không có một lượng nước nào được xả xuống đọan sông này thì về mùa khô dòng chảy ở đây sẽ bằng không trên đoạn dài 3,5 km sau đập. Điểm này (3,5 km sau đập) là hợp lưu với sông A Vương. Dự án thủy điện A Vương hiện nay đang được xây dựng, nhà máy A Vương được đặt cách xa hơn phía dưới xa phía hạ lưu sông Bung. There will be no release of compensation flow from the A Vuong reservoir. Dòng chảy trung bình năm ở đoạn sông này là 4 m³/s (đã tính cho cả mùa khô và mùa mưa), tất cả nước này sẽ chảy vào sông A Vương (SWECO International 2006). The mean annual residual flow in Song Bung before the outlet from the Song Bung 4 power plant, including flow in both dry and wet months of the year, will be about 4 m³/s, of which almost all will come from Song A Vuong (SWECO International 2006). In Thêm vào đó, trong mùa mưa, hầu như năm nào cũng sẽ xảy ra trường hợp mức nước dâng cao nhấ trong hồ chứa sẽ cung cấp một lưu lượng bổ sung vào hai dòng sông phía hạ du đập. Tính trung bình, lượng nước mất đi tương đương 20 % lưu lượng đến hồ chứa hàng năm (SWECO International 2006). Lượng nước thấm từ hồ chứa A Vương cũng tương đương như vậy. Lượng nước mất đi thông thường xảy ra vào những tháng mùa mưa từ tháng Chín đến tháng Mười hai.

5.1.3.3 Dòng chảy khu vực hạ du sông Bung phía sau cống xả nước của nhà máy Nhìn chung, tính theo ngày hay tháng thì dòng chảy phía hạ du nhà máy sẽ tăng về mùa kiệt - khi mà mức nước trong hồ dần dần giảm xuống (Hình 5.3). Dòng chảy ở hạ du cũng sẽ giảm về mùa mưa, khi

Page 97: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

mức nước hồ được dâng cao. Trong những tháng mùa khô, sự vận hành của hồ chứa sẽ đảm bảo duy trì dòng chảy hạ du lớn hơn, mức nước sông sẽ cao hơn, về phương diện lý này thuyết mực nước sông cao lên cho đến tận vùng cửa sông. Phần 6.1 của báo cáo này đã tính toán dòng chảy đặc trưng cho mùa mưa và mùa khô.

Khi nhà máy thủy điện A Vương đi vào vận hành, những hiện tượng xảy ra do các tác động của chuỗi dự án còn lớn hơn như vậy.

Dùng phương pháp mô hình hóa và tính toán và so sánh chế độ thủy văn của Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 với Nhà máy thủy điện A Vương. Điều kiện có sự vận hành của nhà máy thủy điện A Vương được coi như là điều kiện cơ sở, điều kiện cơ sở này khác với điều kiện tự nhiên và giống với chế độ thủy văn của thời điểm hiện nay (SWECO International 2006). Điều kiện cơ sở do vậy đã tính đến tác động của Nhà máy thủy điện A Vương, dòng chảy ở hạ du tăng lên trong mùa khô và giảm đi vào mùa mưa, cả hai tác động này là do chế độ vận hành của hồ chứa. Hai ví dụ, một về mực nước trong mùa khô và một về mực nước trong mùa mưa tại Hội Khách và sông Vũ Gia trong điều kiện cơ sở được trình bày trong Hình 5.3.

Hình 5.3 Mức nước mô phỏng tại Hội Khách trong điều kiện tự nhiên và điều kiện cơ sở (có sự vận hành của A Vương)(SWECO International 2006)

Vào thời điểm lưu lượng nước chảy vào hồ hàng ngày ít hơn lưu lượng nước tối đa xả qua tuốc bin thì nhiều khả năng hồ sẽ được vận hành theo chế độ phủ đỉnh. Nhà máy sẽ được vận hành ban ngày và

Baseline ּס Natural

Baseline ּס Natural

Page 98: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

dừng hoạt động vào ban đêm. Chế độ phủ đỉnh này phụ thuộc vào lưu lượng đến mỗi ngày và lượng nước có thể trữ lại trong hồ, thông thường có chạy trong vòng 16 h (6h sáng đến 10 giờ tối) và dừng 8 h trong khoảng giữa một ngày và một đêm. Ngoài nhu cầu đỉnh trong mùa rất khô, nhà máy cũng không có khả năng vận hành trong thời gian lâu hơn nữa mỗi ngày do những giới hạn kỹ thuật của tua bin.

Chế độ phủ đỉnh sẽ gây ra sự biến động về mức nước và lượng nước chảy xuống hạ lưu sau cống xả của nhà máy. Biên độ dao động của mực nước thay đổi dọc theo sông, phụ thuộc vào mặt cắt sông tại những vị trí khác nhau. Tuy vậy đặc điểm chính của suốt dọc sông Bung là lòng sông sâu nên sự biến động mực nước gần như giống nhau, dù mức nước ban đầu trên sông là bao nhiêu (SWECO International 2006).

Phần hạ lưu ngay sau cống xả của nhà máy mực nước sẽ thay đổi khá đột ngột sau khi khởi động hoặc dừng tua bin. Xa nữa xuống phía hạ lưu mức xáo động mực nước sẽ thay đổi không đến mức đột ngột quá.

Sự xáo động của mực nước được mô phỏng trên sông Bung và sông Vũ Gia cho hai giả thiết về cách vận hành của nhà máy thủy điện A Vương. Trong cách thứ nhất nhà máy thủy điện A Vương sẽ vận hành đều đặn 24h/ngày; khả năng thứ hai là nhà máy thủy điện A Vương sẽ hoạt động theo chế độ phủ đỉnh ngày. Sự xáo động mực nước dự kiến sẽ xảy ra tại một số vị trí trên sông được trình bày tại Bảng 5.2. cho hai giả thiết về cách vận hành của nhà máy thủy điện A Vương cùng với thời gian để nước sông có thể đạt được từ tối thiểu sang tối đa và ngược lại (SWECO International 2006). Các thông tin về sự xáo động mực nước tối đa được đưa ra trong Bảng tương ứng với chế độ phủ đỉnh của các nhà máy. Sự xáo động mực nước trong suốt năm hầu như ít hơn những giá trị này do sự vận hành của các tua bin hầu như đều thấp hơn khả năng vận hành tối đa.

Bảng 5.2 Sự xáo động mực nước tối đa từ sự vận hành phủ đỉnh của hồ chứa Sông Bung 4 (khả năng 1) và chế độ chạy phủ đỉnh cho cả hai hồ chứa Sông Bung 4 và A Vương (khả năng 2). . Maximum expected daily water level fluctuations from peaking in Song Bung 4 (alternative 1) and from peaking in both Song Bung 4 and A Vuong (alternative 2)

Vị trí Khả năng 1 Khả năng 2

Sự xáo động của mức nước (m)

Thời gian từ mức nước tối đa đến tối thiểu (giờ)

Sự xáo động của mức nước (m)

Thời gian từ mức nước tối đa đến tối thiểu (giờ)

Hạ lưu nhà máy TĐ Sông Bung 4 1,5 2 1,5 2

Hạ lưu nhà máy TĐ A Vương 2,0 3-6 3,2 3

Tại vị trí đập của Sông Bung 5 1,9 3-6 3,1 3-6

Tại Hội Khách 0,6 6 1,0 6

Tại Ái Nghĩa 0,13 >6 0,20 >6

Sự thay đổi của việc xáo động mức nước phía sau sông Bung và sông Vũ Gia sau Nhà máy thủy điện sông Bung 4 đến Ái Nghĩa (nơi hai con sông Vũ Gia và Thu Bồn hợp lưu với nhau) được mô phỏng cho rất nhiều vị trí mặt cắt. Hình 5.4 mô tả về sự xáo động mực nước cho hai khả năng lựa chọn về sự vận hành của nhà máy thủy điện A Vương. Khoảng cách giữa các mặt cắt không đồng đều, sơ đồ cũng không mô tả được hòan toàn chính xác khoảng cách giữa một số các vị trí trên sông. Từ Hình 5.4 ta có thể thấy sự xáo động mức nước thay đổi thế nào phụ thuộc vào các mặt cắt. Một số vị trí giữa nhà máy thủy điện A Vương và đập của nhà máy thủy điện Sông Bung 5 lòng sông rộng hơn nên sự xáo động mực nước ít hơn. Sau khi hợp lưu với Sông Cái, lòng sông cũng rộng hơn nên sự xáo động mực nước nhìn chung ít hơn hẳn từ khu vực đó xuống tận vị trí Ái Nghĩa ở phía dưới.

Page 99: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

Son

g V

u G

ia

Hoi

Kha

ch

Ai N

ghia

SB

5 da

m s

ite

A V

uong

HP

P

SB

4 H

PP

m Maximum Daily Fluctuations in Water Level

Peaking SB4, no peaking AV

Peaking SB4 and AV

Hình 5.4 Sự xáo động mực nước tối đa ngày trên Sông Bung và Sông Vũ Gia tại các vị trí mặt cắt khác nhau.

Vào mùa mưa lũ, hồ chứa Sông Bung 4 cũng như hồ chứa A Vương tham gia cắt lũ, giảm lưu lượng lũ xả xuống vùng hạ lưu. Tuy vậy, tại những cơn lũ lớn như lũ tháng 11/1999 thì khả năng cắt lũ của hồ chứa cũng không nhiều. Đối với những cơn lũ bình thường như lũ tháng 10/2002 thì khả năng cắt lú của các hồ chứa này khá hiệu quả, và được trình bày tại Hình 5.5. Hình này biểu diễn kết quả của tính toán mô hình hóa với điều kiện cơ sở là sự vận hành của nhà máy thủy điện A Vương.

Baseline ּס Baseline + Bung 4

Page 100: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hình 5.5 Mực nước trong cơn lũ trên Sông Bung và Sông Vũ Gia, Hình vẽ biểu diễn khả năng cắt lũ của hồ chứa Sông Bung 4 (SWECO International 2006)

5.1.3.4 Các biện pháp giảm thiểu Để giảm thiểu phần lớn những tác động đến chế độ thủy văn, những biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

Trong quá trình dâng ngập hồ chứa ban đầu sẽ xả những lượng nước bù nhất định xuống vùng hạ lưu;

Thời gian dâng ngập hồ chứa ban đầu cần thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể được, để hạn

chế thời gian hạ lưu bị cạn nước (chỉ có dòng chảy bù xả xuống).

Dòng chảy bù phía hạ lưu sẽ được xả ra từ đập (nội dung này được trình bày kỹ hơn tại phần 5.1.7). Việc xả dòng chảy bù sau đập sẽ duy trì được sự liên tục của dòng sông, giữ dòng sông dài nhất cho các loài thủy sinh và cung cấp nước cho các loài động vật hoang dã sống trên cạn.

Một quy trình cố định về việc khởi động và dừng nhà máy cho nhà máy Sông Bung 4 cần được

thiết lập và thực hiện để giảm bớt sự xáo động mực nước một cách đột ngột và do vậy giảm được sự xói mòn cho phía hạ du. Nghiên cứu Quy hoạch thủy điện quốc gia(SWECO International 2005) đã đề xuất quy trình sau đây

- Mỗi một tua bin từ khi khởi động đến khi vận hành hết công suất phải trải qua hai bước

cách nhau khoảng 3 phút; - Khi cả hai tua bin cùng khởi động, phải áp dụng quy trình tương tự như vậy cho mỗi tua

bin. - Quy trình giống hệt như vậy cũng áp dụng khi dừng các tổ máy.

Điều này có nghĩa là sẽ cần 9 phút để khởi động 2 tua bin từ ban đầu đến khi đạt được hết công

suất làm việc. Việc thực hiện theo các bước sẽ tăng lưu lượng lên khoảng 40 m³/s. Quy trình khởi động và dừng máy này có thể được hiệu chỉnh theo thực tế đòi hỏi.

Baseline ּס Baseline + Bung 4

Page 101: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Quy trình khởi động và dừng các tổ máy cần được thực hiện cùng với các tín hiệu báo của còi hủ. Hệ thống cảnh báo này cần báo được hết cho phía hạ lưu nhà máy đến khu vực hợp lưu với sông Cái. Trong trường hợp khẩn cấp như cần mở các cửa xả, cần phải cảnh báo suốt dọc sông Bung từ khu vực đập đến ít nhất là hợp lưu với sông Cái và phải có sự phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Quảng Nam.

5.1.4 Đất

Trong quá trình xây dựng. Đất sẽ bị tác động do các lý do sau đây (i) mất lớp đất phủ bề mặtl, (ii) không thực hiện tốt việc tái thiết lập bề mặt và trồng cây che phủ tại những khu đất làm công trường và sử dụng tạm thời trong quá trình xây dựng, (iii) xói mòn, (iv) ô nhiễm đất do các sản phẩm sử dụng trong quá trình xây dựng Dự án, và (v) đất đá thừa trong giai đọan xây dựng không được thu gom gọ gàng, sạch sẽ. Tốc độ xói mòn, sự trượt lở đất sẽ phụ thuộc vào mức độ có che phủ thực vật của đất đai. Đất bề mặt sẽ bị bóc tách trong quá trình chuẩn bị mặt bằng thi công, lượng đất này được tập kết lại để sau này dùng thiết lập lại mặt bằng một số vị trí sau khi xây dựng xong Dự án. Cát sẽ được lấy từ sông Cái lên tại vị trí gần Thanh Mỹ. Các khu vực mỏ đất và mỏ đá sẽ được san lấp trở lại và trồng cây che phủ (cỏ, cây bụi, cây lâu năm) sau khi khai thác xong. Khu vực tập trung đất đá thải sẽ được đánh dấu, giám sát một cách phù hợp để các chất thải và vật liệu thải không gây ra ô nhiễm đất. Trong tất cả mọi trường hợp, hiện tượng xói mòn sẽ được hạn chế nếu như thường xuyên tái tạo lại những khu đất không sử dụng trên khu vực công trường. Việc tái tạo này sẽ được thực hiện như sau (i) san lấp và ngay lập tức trồng thực vật che phủ (sử dụng những loài cây mọc nhanh, và những nhóm cây chức năng khác nhau để giữ đất, giữ đất tại những khu vực đất dốc để hạn chế xói mòn; (ii) tái sử dụng khối lượng đất bóc tách từ khu vực dự án; (iii) lắp đặt những thiết bị giám sát sự rửa trôi của các chất xòi mòn, trầm tích; (iv) giám sát hiện trạng xói mòn và hiệu quả của việc tái che phủ thực vật. Hiện tượng xói mòn và bồi lắng sẽ được hạn chế bằng những biện pháp phòng ngừa và các biện pháp cụ thể cho từng trường hợp một. Toàn bộ khu vực công trường sẽ được trồng lại cây xanh để hạn chế sự xói mòn. Việc xây dựng đường sẽ có thể là nguyên nhân gây ra xói mòn. Các biện pháp kỹ thuật sẽ được áp dụng để hạn chế sự xói mòn trong khi thi công, cây xanh sẽ được trồng lại tại những vị trí hai bên đường sau khi xây dựng xong. Tất cả đất đá được đào, bóc tách sẽ được tận dụng lại một cách tối đa, các đất đá thừa không tái sử dụng được sẽ được tập trung tại những khu vực phù hợp, tránh những khu vực có nguy cơ trượt lở đất cao. Sau đó tái phục hồi mặt bằng bằng cách trồng phủ cây, cỏ lên trên. Chi tiết về các biện pháp phục hồi mặt bằng thi công được trình bày kỹ tại phần trình bày về thực vật (phần 5.1.8) của Báo cáo Giai đoạn thi công. Trong quá trình thi công, những tác động có thể xảy ra đối với đất là khi có sự chảy tràn, rò rỉ của những chất thải, nguyên vật liệu nguy hại như hydrocacbon. Việc ô nhiễm đất sẽ được hạn chế bằng việc lắp đặt những thiết bị tách dầu tại khu hố ga của khu vực tái nạp nhiên liệu, kho có sử dụng đến dầu mỡ và nhiên liệu. Tất cả các chất thải nguy hại, nguyên vật liệu nguy hại sẽ được trữ tại những kho hợp quy cách.

5.1.5 Hoạt động khai thác mỏ

Các tác động có thể xảy ra tại khu vực hồ chứa

Trong quá trình xây dựng đập Sông Bung 4 và trước khi dâng ngập hồ chứa, During construction of the Song Bung 4 dam, and before filling the reservoir, it is likely that special permits will be issued to exploit the gold resources within the reservoir. Such special permits have been given in connection with the construction of the Son La HPP. This will probably increase gold mining activity in Song Bung but may also lead to an increase in illegal activity at other locations in the tributaries upstream from the reservoir.

Page 102: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Sau khi đập được xây dựng xong và trong thời gia vận hành nhà máy, những họat động khai thác vàng sa khoáng sẽ chủ yếu tập trung ở dọc sông A Kia về phía bắc của hồ chứa. (xem bản đồ trong hình 3.11). Do các vị trí khai thác được ngày một giảm bớt, nên hoạt động khai thác vànátẽ dần giảm theo thời gian.

Dựa vào những địa điểm có khoáng sản xác định được trong lưu vực của dự án thủy điện Sông Bung 4 (xem hình 3.11), mức độ của các tác động tiêu cực có thể gây ra với hồ chứa trong tương lai được đánh giá (xem Bảng Table 5.3). Việc đánh giá này dựa vào khoảng cách giữa điểm mỏ tới hồ chứa, dạng và số lượng nguồn khoáng sản và mức độ gây ra tác động đối với nước trong hồ chứa.

Bảng 5.3 Mức độ các tác động đến hồ chứa của các hoạt động khai thác mỏ trong tương lai.

H = cao, M = Trung bình, L = Thấp

Các tác động Tiêu cực

Khu vực (tên xã)

Trầm

tích

Các

hóa

chấ

t độc

hại

Phá

hủy

khu

vư tr

ú

Tác độ

ng đến

đời

sống

củ

a hì

i

Tác độ

ng đến

chấ

t lượn

g nước

của

hồ

chứa

A Xan L L L L L

Ch’ Om L L L L L

Ga Ri L L L L L

Tr’ Hy L L L L L

Lang H H H H H

Zuoih H H H H H

La E E M M M L L

Cha Val H M H H H

La De E L L L L L

Dac P’ Re L M M L L

Dac P’ Ring H H H H H

Ta B’ Hinh M-H H H M M-L

Những tác động của hoạt động khai thác vàng được mô tả ở phần 5.1.6 Chất lượng nước.

Như đã trình bày trong Kế hoạch bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực (Phụ lục xx), năng lực của các cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương về giám sát và quản lý các họat động khai thác mỏ hợp pháp và bất hợp pháp sẽ được nâng cao. Các cán bộ kiểm lâm trong quá trình quản lý rừng cũng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giám sát các họat động khai thác vàng tại các mỏ.

Đường dây truyền tải

Vị trí của nguồn uranium tại xã Ta B’Hing commune (điểm D1 trên Hình 3.11) nhiều khả năng sẽ

Page 103: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

được khai thác trong tuơng lai. Tuyến đường dây 220 kV dự kiến sẽ đi qua gần khu vực này. Tuy vậy trong quá trình thiết kế sẽ chuẩn xác chính xác lại tuyến đường dây trên nguyên tắc phải hoàn toàn tránh xa khu vực này. Làm như vậy để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe của công nhân xây dựng đường dây cũng như là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác mỏ sau này trong tương lai.

5.1.6 Chất lượng nước

Tác động trong giai đoạn xây dựng

Trong giai đoạn này lưu lượng dòng chảy về cơ bản không thay đổi gì so với trước đây. Trong giai đoạn này sông chưa bị chặn dòng, cá vẫn đi qua khu vực thi công đập được. Trong quá trình xây dựng các hoạt động sau đây sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng nước và đời sống thủy sinh: • Xói mòn do xây dựng đường giao thông, việc xây dựng tại khu vực đập, từ các khu tập trung thiết

bị, từ các khu vực tập kết phế thải xây dựng, bãi tập trung đất, các khu đất bị chặt cây cối để chuẩn bị mặt bằng thi công và những hiện tượng xả nước bất thường;

• Lắng đọng trên những đoạn sông, nhánh sông có nước chảy chậm gây bồi lắng những khu vực nước sâu;

• Giảm năng suất sơ cấp do nước bị đục nên lượng ánh sáng xuyên qua nước giảm, các loài thực vật thủy sinh không quang hợp được tốt như trước;

• Đất đá, nguyên vật liệu, chất thải từ các hoạt động khoan, nổ mìn, đào dắp đất .... bị cuốn theo nước mưa, chảy nhập và nguồn nước mặt;

• Những chất thải trong nước thải sinh hoạt của các khu nhà ở của công nhân; • Các sự cố tràn dầu và các hóa chất; • Rò rỉ ammonia và khí ni tơ từ hoạt động nổ mìn trên đường ống ngầm và các bãi tập kết đất, đá

thừa (bãi thải); • Dự báo sẽ không có những tác động gây ra do nhiệt độ; • Nước bị cạn do bốc hơi do sẽ có một bề thoáng rộng tạo ra sau khi dâng ngập nước hồ.

Các tác động trong quá trình vận hành

Phía thượng nguồn của đập Hiện tượng phú dưỡng Hiện tượng phú dưỡng sẽ không là nguy cơ xảy ra trên công trình Sông Bung 4. Đất đai trong khu vực thượng lưu là đất tương đối nghèo kiệt, dân số ít và sống thưa thớt, các hoạt động nông nghiệp không nhiều sẽ khiến cho hồ chứa không có nhiều chất dinh dưỡng. Trong vòng từ 3 đến 5 năm đầu hồ chứa sẽ có năng suất thấp vì có nhiều chất dinh dưỡng được tạo ra, nhập vào trong hồ vì các cây cối thực vật bị ngập phân hủy trong nước. Tác động tích đọng sinh học của thủy ngân từ hoạt động khai thác vàng Việc hình thành hồ chứa sẽ khiến cho tầng nước sâu đáy hồ có độ ô xi hòa tan rất thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng methyl hóa thành phần thủy ngân kim loại có trong trần tích. Chất methy thủy ngân có khả năng tích tụ sinh học cao hơn nhiều so với thủy ngân kim loại hiện nay được dùng trong hoạt động khai thác vàng. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu, khảo sát và phân tích cho thấy mức độ ô nhiễm thủy ngân trong trầm tích đáy sông rất thấp. Do vậy hiện tượng tích lũy sinh học sẽ không phải là vấn đề xảy ra trong tương lai. Hạ lưu đập Năm đầu tiên sau khi ngăn sông, hiện tượng xói mòn sẽ xảy ra nhiều trong khu vực hồ chứa, những phần đất đát bị cuốn trôi vào nước sẽ gây ra ảnh hưởng tới chất lượng nước tại hạ lưu. Tác động này sẽ mất đi sau khoảng từ 3 đến 5 năm.

Page 104: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Sự thay đổi của lưu lượng và mực nước trong ngày sẽ rất lớn ở phía hạ du của nhà máy, và sự thay đổi này còn lớn hơn nữa ở phía sau đập thủy điện A Vương, khi mà cả hai nhà máy đều chảy theo chế độ phủ đỉnh. Sự thay đổi trong ngày của mực nước có thể lên đến 3 m ở khu vực hạ du nhà máy thủy điện A Vương. Những sự thay đổi mực nước lớn như vậy sẽ dẫn đến việc gây gia tăng xói mòn vùng hạ du. Sự xói mòn đất nhìn chung cũng sẽ tăng do những họat động của con người trong khu vực này gây ra, do có nhiều khu vực bên cạnh các đường giao thông mới làm sẽ có xu hướng dễ bị xói mòn, do sự phá rừng, xói mòn từ các khu vực đất nông nghiệp, từ các họat động đào đắp đất đá và từ các bãi thải v.v.... Sẽ xảy ra trường hợp trong những khoảng thời gian ngắn hồ chứa sẽ xả một lượng nước lớn qua đập tràn, việc này cũng là nguyên nhân gây nên xói mòn hạ du sông. Ở khu vực 5 km từ đập đến khu vực kênh xả nước của nhà máy lưu lượng nước rất thấp, nước ở khu vực này rất nhạy cảm với những lượng ô nhiễm thải vào đoạn sông này (nếu có). Hồ chứa sẽ thu nhận coliform và các vi khuẩn đổ vào từ phía thượng nguồn và cũng thu nhận lượng bùn cát, chất rửa trôi lắng đọng lại trong giai đoạn xói mòn đầu tiên xảy ra. Nước chảy ra sau đập trở nên sạch hơn nước đổ vào hồ chứa. Trong khoảng 2 đến 3 năm đầu nước chảy ra từ hồ chứa sẽ có hàm lượng ô xi hòa tan thấp do cây cối thực vật bị ngập trong hồ bị phân hủy, tan rã. Nước này cũng có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, có khả năng sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng ở khu vực hạ du. Các tác động này chỉ kéo dài trong 2-3 năm đầu tiên sau khi tích nước. Nhiệt độ nước tại khu vực hạ du của nhà máy sẽ thấp hơn khoảng 2-3 oC so với trước đây. Nhưng trong quá trình tiếp tục chảy xuống hạ du, nước nhanh chóng đạt được nhiệt độ trung bình của không khí. Do vậy hiện tượng này không coi là một tác động lớn của Dự án.

Các tác động mang tính toàn cầu

Hiện tượng phú dưỡng sẽ không trở thành vấn đề đối với hồ thủy điện Sông Bung 4, hồ sẽ trở nên nghèo chất dinh dưỡng sau khoảng từ 3 đến 5 năm. Trong giai đoạn sau khi dâng ngập nước hồ, khu vực đáy hồ - nơi sâu nhất sẽ là môi trường yếm khí và các khí nhà kính như mê tan, CO2, và một số các khí khác sẽ tạo ra. Khí mê than gây ra tác động đến khí hậu lớn hơn so với khí CO2 từ 21 đến 23 lần. Các hồ chứa vùng nhiệt đới sẽ tạo ra những lượng khí nhà kính rất lớn, nhưng các số liệu về khí nhà kính phát thải ra từ các hồ chứa thủy điện ở Việt Nam và ở trong vùng Đông Nam Á rất ít. Phát thải khí từ các hồ chứa rất khác nhau tại các hồ chứa vùng nhiệt đới. Dựa trên tính toán sơ bộ và dựa trên thực tế là hồ thủy điện Sông Bung 4 sẽ trở nên nghèo chất dinh dưỡng sau từ 3 - 5 năm nên có thể nói lượng khí mê than phát thải ra sẽ giảm sau vài năm. Lượng khí CO2 phát thải sẽ tương đương với mức dao động từ 108,000 đến 1,620,000 tấn hoặc có thể ước tính lượng khí CO2 sẽ phát thải sẽ ở mức từ 25–276% lượng khí phát thải từ một nhà máy nhiệt điện chạy dầu với khối lượng điện phát ra tương đương. Bằng cách đo đạc, giám sát mới có thể đưa ra những số liệu chính xác.

Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng

Các biện pháp phòng tránh hiện tượng xói mòn Quá trình xây dựng là giai đoạn những nguy cơ về xói mòn xảy ra cao nhất, gây những áp lực nguy hại đến các sinh vật sông trên sông cũng như gây ra các tác động đến con người khi sử dụng nước. Do vậy những biện pháp phòng, chống xói mòn sẽ được thực hiện tại tất cả các khu vực công trường. Các khu vực dọc theo những con đường giao thông mới xây dựng và những khu vực bị bóc tách lớp đất che phủ sẽ được trồng phủ cỏ lên trên. Các đường rãnh thoát nước dọc đường cần gia cố bằng bê tông, đá. Khu vực bãi đậu của xe cộ, máy móc thi công và các con đường giao thông sẽ được lát phủ bằng những nguyên liệu phủ hợp v.v... Các biện pháp chống hiện tượng tràn dầu và các hóa chất Khu vực tập kết xe cộ, máy móc thi công rất lớn trên công trường sẽ cần sử dụng một lượng lớn nhiên liệu, dầu, dầu nhờn thủy lực, a xít của ắc quy, các chất lỏng làm lạnh v.v... Ngoài ra còn có khu vực nhà xưởng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Khu vực bãi tập kết thiết bị, khu vực nhà xưởng và khu dùng

Page 105: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

để trử, nạp nhiên liệu sẽ được lát phủ, trang bị bởi hệ thống cống rãnh, hố ga phù hợp sao cho có thể kiểm soát, khống chế được sự rò rỉ, tràn, các sự cố tràn dầu và hóa chất có thể xảy ra. Các biện pháp áp dụng đối với nước thải sinh họat từ khu vực nhà ở của cán bộ, công nhân xây dựng Nước từ các khu vệ sinh không được phép xả trực tiếp xuống sông. Nước từ các nhà vệ sinh sẽ được thu gom, và xử lý. Nước từ các khu bếp, nước rửa sinh hoạt thông thường sẽ được thu gom, xử lý lắng trước khi thải ra môi trường xung quanh. Những biện pháp giảm thiểu rác động đối với các hóa chất gây nổ Việc nổ mìn các đường ngầm cần một lượng lớn chất ammonium-nitrate, bê tông, nhất là khi xây đường ngầm bằng bê tông phun thì nước chảy tràn ra ngoài sẽ mang tính kiềm cao, các chất kiềm này sẽ có phản ứng hóa học vơi ammonium để tạo thành ammonia tự do, chất này rất độc đối với cá. Nước chảy tràn từ khu vực đường ống ngầm sẽ được giám sát chặt chẽ và thu gom lại tại một hệ thống lắng và xử lý trung hòa đến độ pH phù hợp. Những biện pháp đối với hiện tượng xả các khí nhà kính Việc hạn chế các khí nhà kính thải ra do sự phân hủy thực vật trong lòng hồ sẽ được hạn chế bằng cách thu dọn bớt cây cối trong hồ trước khi dâng ngập nước. Giám sát môi trường Chương trình giám sát môi trường (xem Chương 7 về kế hoạch quản lý môi trường) sẽ được thực hiện trong giai đọan xây dựng và giai đọan vận hành. Chương trình giám sát sẽ bao gồm những hạng mục sau:

1. Chất lượng nước 2. Nồng độ thủy ngân trong cá 3. Việc thải khí nhà kính từ hồ chứa.

5.1.7 Sinh thái thủy sinh

Khu vực thượng lưu đập Tác động đến các khu cư trú thủy sinh Việc dâng ngập hồ sẽ làm mất đi khu cư trí trú của các loài thủy sinh trên dọc 30 km của dòng sông. Đoạn sông trên 30 km này sẽ biến thành hồ với sự dao động mực nước tương đối lớn (27,5 m giữa mực nước dâng cao nhất và mực nước chết). Tất cả sự sống của sinh vật tại vùng ven hồ này sẽ chết do có những lúc bị khô hoàn toàn. Nếu như nước trong hồ dao động trong khoảng 4 m thì sự sống tại các khu ven hồ này cũng không thể tiếp tục tồn tại. Khu vực nước dao động do điều tiết hồ chứa sẽ bị xói mòn nhiều và sẽ trở nên trơ mòn, vô cơ hóa và biến thành các khu trơ sỏi đá, cát, không một sinh vật nào có thể sống và phát triển ở đây được. Các vật liệu vô cơ sẽ lắng xuống đáy hồ, làm suy giảm dinh dưỡng tầng trầm tích đáy hồ và gây ảnh hưởng đến hệ động vật đáy. Trong những năm đầu tiên sau vận hành, sản lượng cá sẽ tương đối tốt do có nguồn thực phẩm và dinh dưỡng dồi dào từ cây cối, thực vật bị ngập trong hồ. Theo thời gian, sản lượng cá sẽ dần bị suy giảm. Tác động đến đa dạng sinh học Chỉ có một số ít các loài cá sẽ thích ứng được với điều kiện sống mới dạng hồ chứa. Mức độ đa dạng sinh học của các loài cá trong hồ sẽ giảm xuống khoảng 30-50%. Tuy vậy hầu hết các loài vẫn sống sót với một quần thể nhỉ hơn trên sông và các nhánh sông thuộc thượng nguồn. Sự hiện hữu của đập sẽ chặn lại đường di cư của cá từ khu vực thượng lưu. Điều này sẽ đặc biệt tác động đến loài cá Chình hoa Anguilla marmorata, tuy vậy từ biển đến khu vực đập sông Bung 4 vẫn là một khoảng cách dài để cá có thể di cư được.

Page 106: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tác động đến sản lượng cá Dựa vào các số liệu thống kê về sản lượng cá đánh bắt được từ một số các hồ chứa có chế độ vận hành tương tự như hồ chứa sông Bung, có thể ước tính rằng sản lượng cá của sông Binh sẽ đạt mức 20 kg/ha/ năm. Mặt nước hồ tương đương với 1600 ha, nên tổng sản lượng các sẽ là khoảng 32 000 kg/năm. Một người trưởng thành một ngày tiêu thụ hết 100 g cá, một năm hết 36,5 kg/năm. Điều này có nghĩa là hồ chứa sẽ cung cấp được nguồn protein cho 1000 người, nếu như người đó chỉ sử dụng cá như nguồn protein duy nhất. Nếu như hai ngày mới ăn cá một lần thì lượng cá ở hồ chứa cung cấp đủ cho 2000 người. Tính trung bình tại các hồ chứa ở Việt Nam, sản lượng cá tự nhiên cao gấp 4 lần so với sản lượng cá do nuôi trồng. Nếu như điều này cũng đúng cho hồ chứa sông Bung thì hồ chứa có thể cung cấp khoảng 40 000 kg cá.năm nếu như kết hợp nuôi trồng thêm thủy sản trong hồ chứa. Điều đó có nghĩa là sản lượng cá ở hồ sẽ đủ cho một cộng đồng 1250 người nếu như cá là nguồn protein duy nhất của họ. Nếu như hai ngày một lần họ mới cần ăn cá thì lượng cá trong hồ sẽ đủ cung cấp cho 2500 người. Hạ lưu đập Việc điều tiết hồ chứa sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đối với đời sống thủy sinh vùng hạ du. Những loài di cư khoảng cách lớn như loài có giá trị kinh tế cao như cá Chình hoaT Angulla marmorata, sẽ biến mất do sự hiện hữu của đập ngăn đường di chuyển của chúng. Sự thay đổi lưu lượng và mực nước trong ngày trong đọan từ đập đến khu hợp lưu với Sông Cái (mực nước dao động ở đây lên đến 3 m vào thời điểm cả dự án Sông Bung 4 và A Vương cùng chạy phủ đỉnh) sẽ làm giảm đáng kể năng suất sinh học của dòng sông. Các sinh vật như rong, rêu, động vậy đáy và cá sẽ bị suy giảm về sản lượng và tính đa dạng. Tại nhánh hạ lưu sau khi hợp lưu với sông Cái, các tác động này nhỉ hơn. Sản lượng cá suy giảm được ước tính và trình bày trong Bảng 5.4. Bảng 5.4 Sự suy giảm sản lượng cá tại một số nhánh hạ du sông Bung và Vũ Gia sau khi có sự điều tiết của hồ chứa Sông Bung 4 (dựa vào kinh nghiệm và các đánh giá của các chuyên gia) Nhánh hạ lưu sông % suy giảm sản lượng cá Có sự xả một

lượng nước tối thiểu từ đập

Không có sự xả lượng nước tối thiểu

Từ khu vực đập đến kênh xả nước của nhà máy 90 100% Từ khu vụec kênh xả đến khu hợp lưu với Sông Cái 70 75 Hạ lưu khu vực hợp lưu của sông Cái. 30 30 Khi tất cả 8 nhà máy thủy điện được hoàn tất trên hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn, tác động đến các nhánh sông phía hạ lưu còn nhiều hơn, và ảnh hưởng đến tận các khu vực vùng cửa sông. Các biện pháp giảm thiểu tác động Những biện pháp áp dụng để duy trì sản lượng cá ở mức tốt tại khu vực hồ chứa Những loài cá bản địa thích ứng được với môi trường hồ sẽ tự phát triển. Vài năm sau khi vận hành nếu như thấy sản lượng cá trong hồ bị giảm sẽ cân nhắc việc bổ sung cá giống vào hồ. Nếu như nhân dân chọn sống định cư dọc theo hồ, họ có thể cân nhắc việc nuôi cá lồng, cá bè trên hồ. Phải ưu tiên nuôi các loài cá bản địa, những loài đã tồn tại trong hồ. Quyền của những người dân địa phương tiếp cận với nguồn cá trong hồ cần được đảm bảo, không cho phép việc ký hợp đồng khai thác với các đơn vị bên ngoài. The rights of the local people over the fish resources in the reservoir should be secured, and no contracting to outsiders must be allowed.

Page 107: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Dòng chay bù Dòng chảy phía hạ lưu sông Bung sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do đập thủy điện Sông Bung 4, công trình A Vương. Cả hai nhà máy này dự kiến sẽ vận hành theo chế độ phủ đỉnh ngày. Do vậy chúng tôi khuyến nghị việc cần phải xả một dòng chảy bù. Dòng chảy bù sẽ duy trì sự liên tục của dòng sông, đảm bảo sự tồn tại của các sinh vật thủy sinh, cung cấp nước uống cho động vật hoang dã, súc vật nuôi và hạn chế những tác động tiêu cực của chế độ nước tĩnh. Phần sông Bung bị tác động có thể chia ra làm các đoạn, với những tác động khác nhau đến lưu lượng nước và hệ sinh thái: Từ đập Sông Bung 4 đến hợp lưu với Sông A Vương (khoảng 3,5 km) Nếu như không có dòng chảy bì thì đoạn này sẽ bị khô trong một khoảng thời gian dài trong năm. Có thể nói 100% sinh vật thủy sinh sẽ chết, không có nước uống cho vật nuôi trong mùa khô, nguy cơ bị ô nhiễm do các hoạt động của con người. Từ hợp lưu của sông A Vương đến kênh xả của nhà máy Sông Bung 4 (khoảng 2 km) Sẽ không có dòng chảy bù nào được xả ra từ nhà máy thủy điện A Vương, dòng chảy tự nhiên còn lại trên đoạn sông này có lưu lượng rất thấp trong mùa khô, ước tính ít hơn 200 l/s. Nếu như không có dòng chảy bù từ hồ chứa Sông Bung 4 thì gần như 100% sinh vật thủy sinh sẽ chết và nguy cơ bị ô nhiễm do các hoạt động của con người sẽ tăng cao. Từ khu vực nhà máy Sông Bung 4 đến nhà máy A Vương (khoảng 8 km) Sự dao động mực nước và lưu lượng thay đổi từ trạng thái nước tĩnh không có vận hành của nhà mát đến việc xả một lượng nước lớn khi nhà máy hoạt động với công suất đỉnh. Nếu như không có dòng chảy bù sẽ xảy ra những tác động bất lợi đến đời sống thủy sinh, đoạn sông này sẽ không tạo điều kiện cho việc sinh sản của các loài cá. Sau khi đập thủy điện Sông Bung 5 được hoàn tất thì không còn nhánh sông nào ở thượng nguồn để cho các loài cá di cư ở những khoảng cách ngắn có thể di chuyển được. Từ nhà máy A Vương đến hợp lưu với Sông Cái Trước khi nhà máy thủy điện Sông Bung 5 được hoàn tất, sự dao động mực nước do chế độ phủ định sẽ tăng chỉ do sự hoạt động của hai nhà máy Sông Bung 4 và A Vương. Nếu như không xả dòng chảy bù, thì dòng chảy trên đoạn sông này chỉ có khoảng 500l/s. Sau khi được xây xong nhà máy thủy điện Sông Bung 5 sẽ đóng vai trò điều tiết lại các nhà máy phía trên. Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 không chạy theo chế độ phủ định nên các tác động đến khu vực hạ lưu do dao động nước ngày đêm sẽ được giảm thiểu. Chính sách về dòng chảy bù ở Việt Nam đã được chính thức đề cập đến trong Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho các dự án thủy điện (do Bộ KHCN &MT) ban hành năm 2001. Khái niệm dòng chảy môi trườn/ dòng chảy sinh thái một lần nữa lại được đề cập đến trong Chính sách quốc gia về tài nguyên nước tính đến năm 2020 do Bộ TN &MT sọan thảo, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong tháng 4 năm 2006. Tại thời điểm hiện nay, không có một hướng dẫn nào hay một phương pháp nào hướng dẫn việc xác định độ lớn của dòng chảy bù. Dòng chảy bù phải đủ lớn để nuôi dưỡng được những khu vực đẻ trứng cho những loài cá di cư ở khoảng cách ngắn và cung cấp khu cư trú cho cá con. Việc di cư, sinh sản của cá diễn ra vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 và từ tháng 5 đến tháng 6. Chế độ dòng chảy bì sẽ bao gồm cả các chế độ xả khác nhau, với lượng xả lớn hơn trong mùa sinh sản của cá. Mực nước hiện nay của các số liệu nền về hệ sinh thái dọc sông khó có thể cho phép khuyến nghị một lưu lượng xả phù hợp. Dựa vào lưu lượng tự nhiên tính toán được tại khu vực đập (xem phần 5.3.1.3) và dựa vào nguyên tắc dòng chảy bù không bao giờ được nhỏ hơn dòng chảy tự nhiên kiệt nhất trong hai thời điểm quan trọng cho cá đẻ trứng, chúng tôi đề xuất dòng chảy bù hàng tháng như trình bày trong Bảng 5.5. Dòng chảy bù không bao giờ nhỏ hơn 5 m³/s, là lưu lượng thấp nhất được tính toán từ

Page 108: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

lưu lượng trung bình tháng từ vị trí đập Sông Bung 4. Bảng 5.5 Lưu lượng dòng chảy bù đề xuất theo các tháng Lưu lượng m³/s T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Dòng chảy bù 5 5 5 5 8 8 5 5 9 11 9 7 Quyết đinh cuối cùng về dòng chảy bù đối với Dự án Sông Bung 4 ADB đã quyết định sẽ tài trợ cho một nghiên cứu riêng biệt về các vấn đề liên quan đến thủy văn, hệ sinh thái thủy sinh, sinh kế của cộng đồng dân cư phía hạ du, thiết kế kỹ thuật và các vấn đề về kinh tế. Nghiên cứu này dự kiến sẽ được thực hiện từ tháng 9/2006 và sẽ nghiên cứu suốt chu kỳ thủy văn trong vòng cả hai mùa khô và mưa, cũng như trong hai mùa di cư của cá. Việc nghiên cứu thêm một năm nữa về chế độ thủy văn sẽ làm cho kiến thức của chúng ta về các điều kiện thủy văn của sông Bung và các nhánh lân cận. Quyết định cuối cùng về dòng chảy bù tuân thủ theo các quy định của Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi báo cáo đặc biệt này hòan tất. Vấn đề xả dòng chảy bù sẽ được thỏa thuân giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, ADB và EVN trong tháng 8/2006. A final decision on compensation flow, reflecting the regulatory requirements in Viet Nam, will be taken when the separate study is finished. This approach has been agreed upon in meetings between MoNRE, ADB and EVN in August 2006. Quy trình khởi động/dừng hoạt động của các tổ máy Quy trình khởi động và dừng hoạt động của nhà máy cần được thực hiện càng êm dịu càng tốt. Đặc biệt là khi nhà máy tắt máy ngừng chạy, việc tạo điều kiện cho các động vật đáy chậm chạp thích ứng với lưu lượng chảy mới, bảo vệ chúng tránh bị chết do bị phơi nhiễm tại những khu vực nền đáy khô kiệt nước. Giám sát Chương trình giám sát (xem Phụ lục zz) sẽ được thực hiện trong giai đoạn vận hành. Bắt đầu thực hiện từ khi hồ chứa được dâng ngập và bắt đầu vận hành. Ngay sau đó cần tiếp tục nghiên cứu về năng suất cá, thành phần loài cá trong hồ chứa.

5.1.8 Hệ sinh thái cạn

Thực vật Như chúng tối đã đề cập đến trong phần trình bày kết quả khảo sát hiện trạng, lớp phủ thực vật tại khu vực Dự án đã bị con người tác động đến trong một khoảng thời gian khá dài. Việc săn bắn và hái lượm một số các sản phẩm của rừng trợ giúp bổ sung nguồn thực phẩm không phải là nguyên nhân làm mất đi những cánh rừng nguyên sinh. Nguyên nhân chính của việc mất rừng ở đây là do nạn khai thác gỗ trái phép của những người từ các nơi khác đến. Tập quán du canh của đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực cũng là nguyên nhân gây mất rừng. Có thể đánh giá chung là rừng ở đây nghèo kiệt, những loại cây lấy gỗ còn lại trong khu vực chất lượng cũng kém. Những người khai thác gỗ lậu bắt đầu tiến lên phía trên nữa, ở những nơi rừng có chất lượng tốt hơn để khai thác. Củi đun thì có rất nhiều trong khu vực. Đến khi nguồn gỗ củi ở địa phương cạn kiệt thì dân mới cần phải tiến vào các khu rừng có chất lượng cao hơn để kiếm củi đun, nếu như họ không có những cơ hội, lựa chọn khác cho nhiên liệu. Cụ thể hơn, rừng hiện có tại khu vực công trường R1, R3, C1, C3, Rd1, Rd4, RA 1 và RA 2 có chất lượng kém, nghèo kiệt. Những khu vực còn có một số những mảnh rừng với chất lượng khá hơn, một số loài tốt hơn là R2 (Khu BTTN Sông Tranh), đặc biệt phần phía nam của khu này, C2, Rd2, Rd3, một phần của T1 (220 kV) chạy từ Pa Lua (Pa Xua) đến nhà máy và T2 (35 kV) chạy từ khu vực đập đến nhà máy. Nhìn chung lớp phủ thực vật trong khu vực Dự án chủ yếu là những khu rừng mở và đồng cỏ chiếm, khiến cho khu vực này rất dễ bị xói mòn do đất không được cỗ định bằng thực vật che

Page 109: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

phủ. Đất có nguy cơ bị xói mòn cao và sẽ bị xói mòn tại nhiều vị trí do những hoạt động của Dự án. Tác động này là tác động tương đối phổ biến trong toàn bộ khu vực Dự án. Động vật Các tác động đến hệ động vật của hệ sinh thái cạn liên quan đến việc thu dọn lòng hồ, sự xáo động và sự suy thoái của các hệ sinh thái rừng (ví dụ quần thể khỉ và rùa). Một số các lý do khác là việc tăng số lượng người trong khu vực (chủ yếu là công nhân và một số những người làm các dịch vụ ăn theo khác), đường sá giao thông được mở mang nên các khả năng tiếp cận với tài nguyên thiên nhiên cũng tăng lên. Các tác động này được đánh giá là đáng kể do những hệ sinh thái nghèo kiệt cũng sẽ bị mất đi do Dự án, những phần tài nguyên rừng còn lại trong khu vực vẫn đang là đối tượng của những người khai thác gỗ, săn bắn động vật trái phép. Bảo vệ rừng và những nhận thức đúng đắn về môi trường sẽ cải thiện được tình hình, giảm thiểu được các tác động do việc gia tăng một lượng lớn lực lượng lao động tại địa bàn cũng như việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trở nên dễ dàng hơn. Phải có những quy định mang tính pháp lý cao để thực hiện việc này. Khi hồ được tạo thành, con đường di trú của nhiều loài cũng bị ngăn lại. Những khu vực của Dự án như khu bãi thải, nhà máy, sân phân phối và đường dây truyền tải sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với các loài động vật nhưng những biện pháp phòng ngừa sẽ được thực hiện do vậy các tác động sẽ được giảm thiểu. Những tác động riêng của Dự án thủy điện Sông Bung 4 Khu vực hồ chứa Việc mất và chia cắt các khu cư trú là những tác động trực tiếp gây ra do việc xây đập và tạo hồ chứa. Tuy vậy, các khu cư trú cũng sẽ bị mất đi do những hành động phá rừng, khai thác gỗ, thay đổi, cô lập các khu cư trú và tạo nên những đường tiếp cận mới đến khu vực này. Phá rừng. Phá rừng cũng đồng nghĩa với việc mất đa dạng sinh học; mất những khu cư trú, nguồn thực ăn và khu sinh sản cho các loài động vật hoang dã; tăng xói mòn và tăng các khu vực dễ bị xói mòn. Tổng diện tích hồ chứa là 1653,7 tại mức nước dâng bình thường 222,5 m. Các khu cư trú chính trong lòng hồ là thực vật loại 6 và 5. Dọc theo lòng sông, những mảnh rừng rải rác là lớp thực vật loại 4 và 3 trên nền đết dốc. Hồ chứa sẽ ngập 142,65 ha của khu BTTN Sông Tranh (R2) và một số khu vực có thực vật loại 5 và 4. Trong quá trình thu dọn lòng hồ, những công ty khai thác lâm nghiệp hợp pháp sẽ vào khu vực Dự án để tận thu những cây còn có giá trị kinh tế và thu dọn thực vật đến độ cao 222,5 m . Những hoạt động thu dọn sẽ tăng áp lực đối hệ thực vật và các khu cư trú ở độ cao trên 222,5 m những khu vực này có nhiều các khu rừng còn nguyên vẹn với những cây trưởng thành có giá trị kinh tế cao. Sẽ rất khó để quản lý việc khai thác gỗ trên trên cao độ 222,5 m nếu như không có sự giám sát những nhà thầu khai thác gỗ này. Những khu vực rừng tốt nhất là những khu vực có nguy cơ cao nhất (đó là khu vực rừng của khu BTTN Sông Tranh (R2) và những khu vực rừng gần khu vực đập), và một số những mảnh rừng nhất định, những cây gỗ trưởng thành có giá trị kinh tế cao và những loài cây bị đe dọa như Erythrophleum fordii. Tiếng ồn và độ rung của các hoạt động của dự án, những hoạt động khai thác cũng sẽ gây xáo trộn đến một số các loài hoang dã sống dọc theo sông. Việc trực tiếp mất một số loài. Việc mất đi một số loài do dâng ngập hồ chứa, và do một số các hoạt động của Dự án là một thực tế không thể phủ nhận. Như đã đề cập trong phần nghiên cứu hiện trạng, các tác động đến những loài thực vật bị đe dọa nhìn chung không lớn do những loài này phân bố tương đối đồng đều trong khu vực và chất lượng của chúng tương đối thấp trong khu vực hồ chứa. Những loài động vật chỉ có mặt trong khu vực bị ngập bởi hồ chứa sẽ không có cơ hội chạy ra khỏi khu vực hồ chứa. Tuy vậy động vật trong khu vực hồ chứa không phong phú lắm cũng không phải là những cá thể động nhất vô nhị do chất lượng các khu cư trú trong khu vực này kém và hầu hết tất cả các loài hiện hữu là những loài thông thường, có sự phân bố rộng. Nói cách khác, không có lòai nào chỉ còn lại duy nhất trong khu vực này với những điều kiện sinh thái đặc thù. Hầu hết những loài có kích thước cơ thể lớn sẽ có khả năng di chuyển khỏi khu vực bị ngập. Một số những loài có kích thước cơ thể nhỏ (ví dụ như một số loài gặm nhấm và thằn lằn) sẽ bị mất đi nếu chúng không có khả năng di chuyển nhanh để thoát khỏi sự phá rừng cũng như mức độ dâng của nước. Do trước nghiên cứu này không có

Page 110: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

một nghiên cứu thấu đáo, chi tiết, dài hạn nào về thực vật và động vật trong khu vực này nên không thể đánh giá chính xác được sự mất các loài cũng như các tác động cũng khó định lượng hoa được. Sự cô lập/chia cắt khu cư trú. Dòng sông chính sẽ trở nên rộng hơn bình thường do bị dâng ngập. Hiện tượng cô lập khu cư trú sẽ không là tác động quan trọng trong khu vực lòng hồ vì dòng sông và các nhánh suối thực chất đã là những rào cản tự nhiên trong khu vực Dự án. Việc dâng ngập nước sẽ chuyển đổi các khu cư trú thủy sinh từ trạng thái sông sang trạng thái hồ, nó cũng làm tăng độ ẩm của khu vực. Yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc và thành phần thực vật trong khu vực và gây ảnh hưởng trực tiếp đến những loài động vật sống phụ thuộc vào các khu cư trú này. Ví dụ như quần thể các loài khỉ thường tìm xuống sông Bung để uống nước. Việc dâng ngập nước không chặn các đường di chuyển của động vật. Tạo ra những đường tiếp cận đến tai nguyên rừng. Do nước dâng ngập nên có thể tiếp cận đến xãTa Bhing và xã Zuoih bằng đường thủy tại Trà Vinh (suối Vinh), Dak Pring và sông Bung. Do sự tiếp cận đến tài nguyên rừng dễ dàng hơn bằng thuyền, những người thợ săn và khai thác gỗ lậu sẽ tiếo cận với các sản phẩm của rừng tại khu BTTN Sông Tranh và khu vực rừng đầu nguồn (sông Dak Pring, rừng tại khu vực gần đập). Khu vực đập và những nhánh sông thấp hơn sẽ khiến cho việc vận chuyển gỗ xuống hạ lưu khó khăn hơn như thực tế hiện nay. Tuy vậy các sản phẩm rừng có thể bị lấy ra khỏi rừng bằng đường thủy, sau đó lại được tiếp tục vận chuyển bằng đường bộ. Những sự thay đổi về hệ sinh thái thủy sinh và hệ sinh thái ven sông. Các khu cư trú ven sông sẽ bị chuyển thành những nhánh sông có lưu lượng thấp. Chi tiết về phân tích này được trình bày tại báo cáo về sinh thái thủy sinh. Những loài động vật cạn sống gần sông, gần xuống có thể sẽ phải thay đổi khu vực kiếm mồi, thay đổi ít nhiều tập quán về sinh sản (nếu như các tập quán này gắn liền với các vị trí nhất định) do lớp phủ thực vật và các khu cư trú dọc sông đã thay đổi. Việc tạo ra một hồ chứa nước lớn thường đi kèm với việc gia tăng số loài và số lượng chim. Các vị trí công trường và đường giao thông Thu dọn rừng và gia tăng cơ hội tiếp cận với rừng do xây dựng các đường tạm thi công. Việc xây dựng các đoạn đường phục vụ thi công dẫn đến khu vực nhà máy (tại xãTa Bhing), đến khu vực tái định cư Pa Pang, khu RA1 (tại xã Zuoih) sẽ khiến cho việc tiếp cận với rừng tại khu vực thượng lưu (đặc biệt là các khu vực WA1, WA2 và WA3) trở nên dễ dàng hơn. Việc khai thác gỗ trái phép tại và thu hoạch những dản phẩm phi gỗ trong khu vực sẽ gia tăng nếu như không thực hiện những biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả. Với những con đường mới được mở thêm khu vực này, khu vực núi dốc Ta La Cu và những vùng núi lân cận sẽ trở nên rất hấp dẫn đối với lâm tặc, những tay súng săn và những người khai thác sản phẩm phi gỗ của rừng. Tại những khu vực rừng được thu dọn để lấy mặt bằng thi công sẽ gia tăng khả năng gây xói mòn, chia cắt các khu cư trú và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận với khu vực có rừng lân cận đó. Khu vực rừng kín (lớp phủ thực vật loại 2 và 3) sẽ bị thu dọn xung quanh khu vực đập, khu vực nhà máy, khu vực hai bên lề đường dẫn đến công trường và các khu tái định cư. Việc xây bù lại đoạn đường của Quốc lộ bị ngập sẽ cần phải dọn một số nhỏ đất có lớp thực vật che phủ loại 5 và 4 gần Trà Vinh (9,9 ha). Việc khai thác gỗ trái phép và các hoạt động săn bắn sẽ rất dễ gia tăng tới mức không kiểm soát được nếu như không có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Việc xây dựng chế độ lâm nghiệp cộng đồng sẽ giúp hạn chế việc khai thác gỗ và săn bắn trái phép. Nhóm bảo vệ rừng của bản sẽ được thành lập như đã thực hiện trong một số khu vực của khu BTTN Sông Thanh. . Gia tăng nhu cầu củi đun, gỗ và các sản phẩm phi gỗ . Nhu cầu củi đun và nhu cầu gỗ sẽ đặt ra đối với công nhân xây dựng, những người sống làm dịch vụ trong khu vực, những hộ gia đình mới đến và các quán hàng ăn uống. Việc sử dụng gỗ cho xây dựng nhà cửa tại các khu lán trại cũng như những khu dịch vụ sẽ gia tăng trong khu vực. Việc cung cấp những nguồn nhiên liệu đun nấu khác sẽ rất quan trọng trong việc trợ giúp giảm áp lực khai thác rừng lấy củi đun, lấy gỗ. Việc khai thác rau rừng, hoa quả và các loài thực vật làm thuốc sẽ gia tăng để đáp ứng nhu cầu sản phẩm phi gỗ của rừng trong khu vực dân cư này sẽ gia tăng trong giai đoạn xây dựng.

Page 111: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Gây xáo động và tiếng ồn đến động vật hoang dã. Sự xáo động đến các quần xã động vật hoang xã gây ra do những hoạt động của con người khi xây dựng đập. Những hoạt động này gây ồn, hoặc tăng số lượng người có mặt trong địa bàn gây ra những ức chế đáng kể đối với quần thể động vật sống ở đây, nhất là những loài nhạy cảm. Các thói quen sống của các loài động vật này sẽ bị thay đổi như: chúng sẽ tránh không đến những khu vực bị xáo động nhiều, thay đổi thói quen kiếm ăn, dễ bị săn bắt hơn do khu cư trú bị mất hoặc bị thu hẹp lại, thay đổi tập quán sinh sản. Trong quá trình xây dựng, mức tiếng ồn trong khu vực sẽ tăng đáng kể. Tiếng ồn phát sinh ra từ những nguồn sau:1) nổ mìn tại các khu mỏ cà công trường; 2) các thiết bị bóc dỡ lớp đất bề mặt tại khu vực đập, khu mỏ nguyên vật liệu v.v...; 3) giao thông trên công trường phía đông và phía tây sông Bung; và 4) cường độ gia tăng của giao thông trên công trường. Tiếng ồn, độ rung tại khu vực công trường, do nổ mìn mang tính xung và sẽ ảnh hưởng đến các loài động vật sống xung quanh lưu vực như khu WA1, WA2, WA3 và WA4. Những loài động vật lớn sẽ đi khỏi khu vực công trường và có thể sẽ bị những tay súng săn bắn được.

• Động vật sống ở khu vực WA1 sẽ di chuyển về khu vực rừng gần đó phía hạ lưu của sông Bung.

• Động vật sống ở khu vực WA2 sẽ di chuyển về khu vực rừng phía Tây Bắc tại xã Zuoih nơi tiếp giáp với xã Tây Giang.

• Động vật sống ở khu vực WA3 sẽ di chuyển về khu rừng phía Bắc – trên núi Rà Ruôi. Tuy vậy khu vực này cũng bị tác động bởi dự án thuỷ điện A Vương trên sông Tây Giang.

• Động vật xuất hiện ven vùng biên giới của khu BTTN Sông thanh sẽ di chuyển về phía nam- sâu trong khu bảo tồn (WA4).

Lắng đọng. Việc khai thác đá, tập kết đất bóc dỡ, những công việc tại các khu phụ trợ, khu vựcđập, nhà máy, đường giao thông sẽ tăng khả năng xói mòn và lắng đọng đất đá do những nền dốc yếu và đất bị phơi ra trên một bề mặt rộng. Ô nhiễm. Những nguyên liệu độc hại từ thiết bị, các chất thải rắn, chất thải lỏng sẽ gây tác độn đến đất và chất lượng nước. Ở khu vực công trường sẽ bố trí hệ thống thu nước thải và có phương pháp xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Bãi thải cho các chất thải rắn cũng phải được hoạch định. Nước bị ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến hệ thực vật, động vật sống dọc sông. Điện giật. Khu vực nhà máy sẽ bị phơi nhiễm bởi nhiều hoạt động xây dựng lớn. Các khu cư trú tự nhiên sẽ hoàn toàn bị mất đi, hoặc chuyển sang những dạng khu cư trú mới, khác hoàn toàn. Khu vực sân phân phối gần nhà máy sẽ gây ra tác động đối với các loài động vật hoang dã, đối với chim chóc. Khu vực sân phân phối, trạm biếp áp, cũng như đường dây truyền tải điện sẽ là nguy cơ liên quan đến các vấn đề về điện. Đường dây truyền tải Chặt rừng để dọn dẹp mặt bằng. Đường dây 35 kV sẽ cấp điện từ thị trấn Thanh Mỹ về khu vực công trường của Dự án. Tuyến dây này dài khoảng 28,7 km và đi dọc theo đường quốc lộ 14D. Phần đường dây sẽ chiếm dụng một phần nhỏ rừng tái sinh cho hành lang tuyến và các móng cột điện. Một đường dây truyền tải khác, cấp điện áp 220 kV với hành lang an toàn rộng 40 m sẽ truyền điện từ nhà máy tới trạm biến áp tại Thanh Mỹ, hoà vào lưới điện quốc gia. Dự kiến đường dây này sẽ chạy từ sân phân phối, qua núi Cu Mountain đến đường quốc lộ 14D (gần xã Pa Tơi, xã Ta Bhing), tiếp đó đường dây chạy song song với đườngd ây 35 kV. Một diện tích rừng thường xanh (VEG type 1) tại khu vực hõm núi Ta La Cu sẽ bị mất và bị chia cách do hành lang an toàn của đường dây. Cô lập khu cư trú. Đường dây 220 kV và hành lang tuyến của nó đi qua khu vực có rừng tại núi Ta La Cu sẽ khiến cho khu vực này sẽ bị xâm hại và chia cắt làm hai phần: một phần nhỏ nằm gần sông Bung và một phần lớn hơn nằm về phía đông. Việc cô lập khu cư trú cộng với các tác động do các

Page 112: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

hoạt động xây dựng sẽ gây ra ảnh hưởng đối với đa dạng sinh học (gia tăng sự tiếp cận tới các khu cư trú, phát tán các loài, thụ phấn) trong khu vực rừng từ đường dây 220 kV đến phía tây của sông Bung. Đường dây 35 kV sẽ không gây ra tác động đáng kể nào xét trên khía cạnh chia cắt khu cư trú vì chúng chạy dọc theo bìa rừng, dọc theo đường giao thông. Tăng cường sự tiếp cận tới rừng. Việc bảo dưỡng, bảo vệ đường dây sẽ cần phải xây dựng những lối đi cho công nhân, người dân địa phương sẽ sử dụng những lối đi này để tiếp cận với rừng, đặc biệt là khu rừng có chất lượng tốt tại núi Ta La Cu. Những cây lấy gỗ và những cây có giá trị kinh tế trong khu BTTN Sông Thanh sẽ đứng trước nguy cơ bị khai thác do sẽ gia tăng hiện tượng khai thác gõ lậu, săn bắn và khai thác các sản phẩm của khu BTTN. Việc không ngừng chịu các áp lực từ môi trường sẽ làm cho tỷ lệ chết của chim chóc và động vật tăng, nhất là những loài quan trọng và nhạy cảm. Việc chặt rừng, cây cối để tạo hành lang an toàn gây ra những sự chia cắt các khu cư trú, các tác động này sẽ ảnh hưởng đến động vật. Việc các khu cư trú bị chia cắt được coi là những mối nguyc ơ chính đối với đa dạng sinh học. Hành lang an toàn của các đường dây truyền tải điện sẽ gây hại đến một số các nhóm loài, cả động vật trên cạn lẫn chim chóc. Khu vực hành lang an toàn rộng 40 m đi qua một khu vực rừng ở hiện trạng tương đối tốt. Những vấn đề chính liên quan giữa động vật hoang dã và đường dây tải điện là (i) điện giật, (ii) chim chóc va vào cột điện và đường dây, và (iii) sự chia cắt (rào cản) ảnh hưởng đến khu vực đã bị dọn dẹp mặt bằng và các khu cư trú bị phá huỷ. Những tác động này tương tự như những tác động gây ra khi xây dựng đường giao thông. Khu vực nhà ở của công nhân xây dựng và khu hành chính Hàng loạt những tác động khác liên quan đến đập sẽ có tác động dài hạn đến quần thể động vật và thực vật tại khu vực này. Các tác động này còn ảnh hưởng nhiều hơn nhiều so với việc bị mất loài và khu cư trú bị xáo trộn. Việc một số cá thể của loài bị chết đi có thể không thật quan trọng tới toàn bộ quần thể hoặc sự đa dạng sinh học một cách tổng thể, điều đó chứng tỏ rằng quần thể có khả năng tồn tại với các công trình lấy nước đi khỏi môi trường sống tự nhiên. Tuy vậy, nếu như các cá thể không thể tồn tại được trước những thay đổi đó với thời gian lâu hơn thì toàn bộ quần thể loài sẽ đứng trước những mối rủi ro, và trong trường hợp này một số loài sẽ bị suy giảm. Vì vậy, những họat động liên quan đến việc xây dựng dự án đập sẽ là nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học trong khu vực, đặc biệt là điều này liên quan đến nạn khai thác rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức Hơn nữa trong tất cả mọi trường hợp việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ tăng sự xáo trộn, khiến cho các loài động vật dù không bị giết nhưng vẫn bị phiền phức và dần dần chúng trở nên sợ hãi con người. Tăng nhu cầu về củi đun, gỗ và khu BTTN Sông Thanh. Tương tự như đối với các loài động vật hoang dã, nhu cầu về củi đun, gỗ sẽ tăng do nhu cầu về nhiên liệu tăng cao để đun nấu cho công nhân, các hộ gia đình và các quán ăn. Nhu cầu sử dụng gỗ cho xây nhà tại khu vực nhà ở công nhân và khu dịch vụ có thể cũng sẽ gia tăng. Việc đưa ra những khả năng lựa chọn khác cho nhiên liệu dùng để đun nấu sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm áp lực khai thác gỗ, củi. Khai thác các loại rau rừng (măng rừng) sẽ gia tăng để đáp ứng nhu cầu của công nhân trong giai đoạn xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, những người dân trong bản sẽ được yêu cầu để cung cấp nhiều sản phẩm của rừng hơn, trong lúc đó một số công nhân cũng sẽ tự đi vào rừng để thu hái những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sử dụng riêng và để bán. Việc gia tăng những cơ hội để có thêm thu nhập từ những sản phẩm phi gỗ của rừng, việc dễ dàng tiếp cận với tài nguyên thiên nhiên hơn sẽ khuyến khích người dân địa phương và cả những người ở nơi khác đến vào rừng, khai thác tài nguyên. Việc thu hái thực vật, hoặc những sản phẩm phi gỗ dựa trên thực vật cũng khuyến khích những hoạt động săn thú, bẫy thú quy mô nhỏ. Tạo ra nhu cầu lớn về sử dụng các sản phẩm hoang dã. Nhu cầu về các sản phẩm hoang dã tại Quảng Nam tương đối lớn. Người ta khai tác sản phẩm hoang dã bằng các loại bẫy và sự hỗ trợ của

Page 113: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

chó. Những khảo sát về sản phẩm hoang dã và kết quả nghiên cứu thực địa trong báo cáo này cho thấy khách hàng tiêu thụ các loại sản phẩm hoang dã là những thương nhân, cán bộ nhà nước, khách từ nơi khác đến (Roberton và các cộng sự 2005). Dự án Sông Bung 4 làm cho số người từ công nhân lao động đến khách khứa đã làm gia tăng sự khai thác các loài hoang dã. Ô nhiễm. Hệ thống cống thu nước và xử lý nước phù hợp, các bãi thải sẽ được quy hoạch tại khu vực Dự án. Việc giám sát và kiểm soát việc xử lý và xả thải trong quá trình xây dựng và vận hành của Dự án sẽ được thực hiện để nhằm ngăn ngừa ô nhiễm trên Sông Bung. Nước bị ô nhiễm sẽ gây ra những tác động có hại tới đến hệ thực vật sống dọc sông và hệ động vật thủy sinh sống phụ thuộc vào nguồn nước. Khu tái định cư Dọn rừng (RA1-2). Một diện tích khoảng 774,3 ha rừng tre nứa, đồng cỏ gần bản Pa Pang (xã Zuoih) sẽ bị dọn đi cho làng tái định cư và đất nông nghiệp. Khu tái định cư 2 cho làng Pa Rum A và Pa Rum B cũng cần phải có 1086,7 ha đất rừng gần bản Don và Pa Dhi. Chất lượng các khu cư trú tại hai khu vực tái định cư này nói chung cũng nghèo nàn, chủ yếu là các dạng thảm thực vật loại 6 và 5. Đất rừng gần khu vực điền liên xã từ bản Cha Val đến Zuoih và một số mảnh rừng tốt trên khu đất dốc và trên các hõm núi sẽ mất đi. Tác động có thể nói là chỉ ở mức tối thiểu do chất lượng hiện nay cũng không được tốt. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng vịêc dọn mặt bằng cho khu vực này sẽ tăng mức độ nhạy cảm với xói mòn. Do vậy những khu vực đất mở, không sử dụng đến cần được trồng phủ thực vật (các loài dùng trong nông nghiệp) càng nhanh càng tốt. Những khu vực này không phải là những khu cư trú quan trọng cho những loài hoang dã chủ chốt. Cô lập khu cư trú và tạo ra những đường tiếp cận. Rừng tạp giữa loại 5 và 4 tại phía nam của khu tái định cư sẽ bị ngăn rẽ bằng đường giao thông dẫn từ khu vực đập đến bản Pa Pang. Đường giao thông sẽ tạo ra những lối đi thuận lợi tiếp cận đến rừng và khiến cho các hoạt động trái phép gia tăng. Đường giao thông sẽ là một rào chắn sự di chuyển của động vật đi lại từ hướng bắc đến nam và ngược lại. Những áp lực hiện nay của những hoạt động của con người đến khu rừng trên núi đá vôi phía tây của sông Dak Pring sẽ giảm do những bản này sẽ di dời ra khỏi khu vực. Khai thác củi và các sản phẩm phi gỗ. Những hoạt động khai thác củi và các sản phẩm phi gỗ là những nguyên nhân chính gây nên việc suy thoái khu cư trú tại khu rừng gần bản Pa Dhi (xã Zuoih). Nhu cầu về gỗ cho dân bản sẽ khiến cho việc khai thác cây cối tại những khu vực lân cận khu tái định cư gia tăng. Sự xâm chiếm đất rừng để lấy đất làm nông nghiệp, sự mở rộng phạm vị khai thác rừng sẽ kéo xuống tận địa phận chân núi. Những cộng đồng dân nông thôn sau khi tái định cư sẽ còn phụ thuộc nhiều hơn nữa vào các sản phẩm của rừng vì đất nông nghiệp ở đây không màu mỡ lắm. Những thay đổi về nơi cư trú và sinh cảnh Những khu vực đất thấp sẽ bị ngập. Mức nước hiện nay ở cao độ 130 m a. s. l. Tổng diện tích khu vực bị ngập lên tại mức nước ở cao trình 222,5 m a.s.l. với 1653,71 ha mặt nước. Hồ chứa sẽ rất dài và hẹp nên các khu cư trú dọc theo 30 km phía thượng lưu sông Bung, khoảng 5 km dọc theo thượng lưu sông Dak Pring và khoảng 6 km dọc trên thượng lưu suối Ta Vinh sẽ chuyển từ khu cư trú dạng nước chảy nhanh thành khu cư trú nước tĩnh dạng hồ. Sự thay đổi này không phải là tác động đáng kể trực tiếp đến động vật và thực vật của hệ sinh thái cạn. Tuy vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến tập quán kiếm ăn của một số loài sống gần sông do sự hiện hữu của những nguồn thực phẩm đã bị thay đổi. Khu vực hạ lưu đập, dòng sông sẽ bị điều tiết nhiều. Lưu lượng chảy vào mùa khô có thể sẽ thấp hơn lưu lượng trung bình tại thời điểm hiện nay. Sẽ có tác động xảy ra đối với thành phần thực vật sống dọc theo sông. Tác động đối với các hoạt động du lịch

Page 114: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Sau khi đập được xây dựng xong, một khối lượng lớn công nhân sẽ chuyển khỏi khu vực, nhu cầu về các sản phẩm rừng và các sản phẩm hoang dã có thể cũng vẫn còn. Nhu cầu khách tham quan sẽ ngành càng gia tăng, những người này cũng có nhu cầu đối với các sản phẩm rừng. Tuy vậy nhu cầu này so với trong giai đoạn trước thì thấp hơn nhiều. Khu BTTN Sông Thanh - Các tác động và những mối đe dọa có thể xảy ra

Khu vực Dự án mở rộng đến tận khu BTTN Sông Thanh ở phía nam và một phần nhỏ đất rừng khoảng 6 km dọc theo suối Ta Vinh sẽ bị ngập. Các tác động sau đây có thể xảy ra tại khu vực Dự án: Dọn rừng . Khoảng 142,65 ha rừng của khu BTTN Sông Thanh (R2) sẽ bị mất. Diện tích rừng bị ngập dưới cao độ 222,5 m a.s.l. là thảm thực vật loại 5 và 4. Tuy vậy thảm thực vật loại 4 và 3 hiện hữu tại những khu vực đất dốc. Thảm thực vật loại 2 có mặt tại chân núi sẽ có những nguy cơ bị xâm hại cao do lợi dụng việc thu dọn mặt bằng lâm tặc sẽ tiến sâu vào rừng khu vực phía trên cao trình 222,5 m. Việc dọn rừng để xây bù lại đoạn đường 14D bị ngập sẽ cần một diện tích rừng có lớp phủ thực vật loại 5 và 4 gần khu suối Ta Vinh. Nhiều khả năng là những người thực hiện hợp đồng thu dọn gỗ sẽ cố gắng thực hiện những hành vi săn trái phép. Do vậy những công nhân thực hiện việc tận thu gỗ cần được tập huấn để nâng cao nhận thức, trách nhiệm với các quy định của chủ đầu tư, phối hợp với các biên liên quan như Đơn vị quản lý môi trường, Ban quản lý khu BTTN Sông Thanh và Ban Quản lý dự án. Sự tiếp cận bị thay đổi. Có rất nhiều khía cạnh cần cân nhắc do sự tiếp cận ngày càng tăng lên do con người du nhập thêm vào và sinh sống trong lưu vực sông Bung 4 và khu vực Dự án trong giai đoạn thi công. Việc khai thác gỗ trái phép, khai thác các sản phẩm rừng ngày càng tăng, họat động khai thác mỏ, săn bắn là những vấn đề nổi cộm. Những kẻ khai thác gỗ lậu thường là những người từ nơi khác tới chứ không phải là nhân dân địa phương. Trong quá trình vận hành, việc tiếp cận với tài nguyên thiên nhiên cũng gia tăng do hệ thống đường giao thông tốt hơn và dân số trong khu vực cũng sẽ gia tăng. Xáo trộn do các hoạt động xây dựng. Khu vực mỏ đá (C3) không xa ranh giới của khu BTTN Sông Thanh (khoảng 1 km về phía nam của mỏ đá). Việc nổ mìn tại mỏ đá, tiếng ồn, độ rung từ những hoạt động khai thác sẽ làm xáo động đến một số các loài hoang dã sống dọc theo suối Ta Vinh. Theo như trao đổi với các cán bộ của khu BTTN Sông Thanh và dự án MOSAIC, khu vực theo dõi hổ và động vật linh trưởng ở cách đường quốc lộ 14D ít nhất là 15 km. Do vậy mà tác động của việc nổ mìn, tiếng ồn và rung trong khu vực Dự án tuy không cao nhưng sẽ phải hạn chế đến mức tối đa. Việc tuần tra, gác rừng và các biện pháp bắt giữ sẽ cần thiết phải thực hiện để kiểm soát những hoạt động trái phép diễn ra trong khu BTTN. Sự chết của một số sinh vật. Trong số 139 loài nghi nhận tồn tại trong khu BTTN Sông Thanh, 116 loài được tìm thấy ở khu vực WA4 và 52 loài được tìm thấy ở khu vực R2. Tất cả 37 loài bị đe dọa được tìm thấy tại khu vực WA4. Hầu hết các loài đều được tìm thấy ở vùng bị ngập là những loài thông dụng. Có nhiều loài động vật (như các loài gặm nhấm, thằn thằn nhỏ) sẽ bị mất trong quá trình thu dọn cây cối và trong quá trình dâng ngập nước.Một vài các cá thể bị chết có thể sẽ không gây ảnh hưởng lắm tới quần thể hoặc tới mức độ đa dạng sinh học nói chung. Tuy vậy, quần thể các loài hoang dã sống trong khu BTTN Sông Thanh có thể có những nguy cơ bị diệt vong cao vì những nhu cầu về các sản phẩm hoang dã của con người trong quá trình xây dựng và cả trong giai đọan vận hành của nhà máy. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Đất đai trên những triền núi, thung lũng trong khu vực đã được hình thành qua nhiều ngàn năm và là cơ sở cung cấp cho con người canh tác sản xuất lấy thực phẩm, nguyên vật liệu phục vụ cuộc sống của con người. Tại tỉnh Quảng Nam đất có hàm lượng sắt cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp (do những hợp chất có sắt, đất ferric). Mặc dù con người đã rất tích cực thực hiện những biện pháp canh tác nông lâm kết hợp, nhưng nhu cầu, sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng và thủy sinh ở đây

Page 115: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

vẫn cao. Việc quản lý đất, các nguồn tài nguyên rừng là rất cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững của nông, lâm nghiệp cũng như đảm bảo được sự duy trì, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Địa hình khu vực tỉnh Quảng Nam nói chung và địa hình khu vực Dự án Sông Bung 4 nói riêng khiến đất rất dễ bị xói mòn, ngay cả trong điều kiện tự nhiên. Việc xói mòn càng gia tăng do tập quán canh tác du canh, chăn thả gia súc, phá rừng và sự thiếu hụt sự che phủ của thực vật dọc theo các tuyến đường giao thông. Tuy vậy, những nguyên nhân lớn nhất là do những tuyến đường lâm tặc sử dụng để kéo gỗ, việc xây dựng đường xá và các hoạt động xây dựng khác. Ở Việt Nam công tác bảo dưỡng đường giao thông và những khu vực dễ bị xói mòn đòi hỏi chi phí rất lớn. Việc tái tạo mặt bằng những vị trí của khu công trường sẽ bao gồm cả hai quá trình bảo tồn đất và tái trồng phủ thực vật để giảm bớt sự xói mòn, lắng đọng và tăng cường sự ổn định của đất. Những quy định riêng về việc xây dựng, bảo dưỡng đường cũng được đưa ra để các nhà thầu thực hiện (Phụ lục XX). Một trong những tác động chính của Dự án thủy điện Sông Bung 4 là sẽ làm gia tăng các hoạt động săn bắt và khai thác gỗ trái phép (gắn liền với việc mất các khu cư trú hoang dã) do lực lượng lao động và những người đi theo, những người từ các nơi khác đến gia tăng nhanh trong khu vực. Những người làm việc cho Dự án sẽ bị cấm, không cho phép săn bắn thú rừng, và sẽ bị xử phạt bởi các cơ quan quản lý địa phương, Ban QL khu BTTN và Sở Kiểm lâm. Khu BTTN Sông Tranh cần phải được thông báo rõ về số lượng công nhân và vị trí nơi ở của họ. Những hoạt động thu hái nấm làm thức ăn, những quán ăn dọc đường giao thông cần phải được kiểm tra chặt chẽ để ngăn chặn việc buôn bán trái phép những sản phẩm và thực phẩm hoang dã. Lực lượng kiểm lâm cũng sẽ được tăng cường để bảo vệ những khu vực có rừng, kiểm soát sự ra vào của người dân tại khu BTTN sẽ được thực hiện để ngăn chặn việc khai thác gỗ, săn bắn trái phép. Việc bổ sung thêm các trạm gác kiểm lâm cũng sẽ được xem xét thực hiện để ngăn chặn việc khai thác rừng trái phép. Một chiến dịch nâng cao nhận thức sẽ được thực hiện như một phần của Chương trình quản lý môi trường của dự án. Chương trình này sẽ rất hữu ích để nâng cao nhận thức của công nhân và người dân địa phương. Thực vật Tác tác động đến thực vật tại khu vực đập, các khu công trường khác và dọc theo đường giao thông sẽ ít hơn so với lúc trước đây do hệ thực vật những khu vực này hiện nay đã bị xáo trộn rất nhiều. Mặc dù những loài quý hiếm hoặc loài bị đe dọa có thể có mặt ở những khu vực này nhưng rất khó chứng minh rằng những khu vực có rừng tốt hơn (khu thượng lưu), ít bị con người can thiệp hơn là những nơi thích hợp hơn để là nơi cư trú của những loài đó. Việc mất đi những cánh rừng tốt xuất hiện ở thượng lưu (trong khu vực hồ chứa) và hạ do của đập, gần nhà máy và dọc theo các tuyến đường giao thông. Do vậy ở những khu vực này nên hạn chế đến mức tối thiểu việc xây dựng những cơ sở hạ tầng (tạm thời hay lâu dài), và các công trình chỉ nên chiếm dụng những diện tích tối thiểu và việc trồng phủ cây cối cần được thực hiện trong suốt quá trình. Các hoạt động xây dựng sẽ sản sinh ra các đất, đá thải và các mỏ đá cũng cần phải được quản lý và bảo vệ một cách phù hợp. Vấn đề đáng chú ý ở đây là việc tập trung các chất đất, đá thải tại một địa điểm nào đó có thể gây ảnh hưởng đến nguồn nước uống, làm tăng sự xuất hiện của các tai nạn, và gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước và trực tiếp ảnh hưởng đến một số loài sống dọc sông và thủy sinh. Những biện pháp giảm thiểu tác động đưa ra trên đây nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ góp phần loại bỏ hoặc giảm nhẹ những tác động liên quan. Hiện tượng xói mòn là một trong những tác động chính liên quan đến việc thu dọn cây cối, giải phóng mặt bằng, bóc dỡ lớp đất đá phủ và làm đường (xem phần hướng dẫn xây dựng đường giao thông, Phụ lục XX). Tác động này sẽ tăng lên theo cấp số nhân tại những khu vực đất dốc và các điều kiện thời tiết trong quá trình xây dựng. Việc xói mòn không chỉ gây ra việc mất đi lớp đất màu mỡ che phủ trên bề mặt đất mà còn làm mất đi các chất dinh dưỡng của đất và các chất mùn. Các biện pháp giảm thiểu và duy trì cần phải hoạch định một cách tối ưu ngay từ đầu thời kỳ xây dựng để chỉ bị mất đi một lượng đất ít nhất và duy trì sự màu mỡ của đất đai khiến cho có thể trồng được những loại cây cối có ích. Đây sẽ là trách nhiệm của Nhóm công tác bảo vệ môi trường của Dự án. Ở một khía cạnh khác việc xử lý và lọai bỏ các chất thải nguy hại sẽ được thực hiện một cách đúng đắn. Một ví dụ là sự rò rỉ dầu sẽ làm suy thoái chất lượng đất, hệ thống nước bền mặt và gây ảnh đến hệ sinh thái dọc sông.

Page 116: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Những biện pháp tái tạo (công nghệ sinh học và tái trồng thực vật phủ) bao gồm: i - sử dụng những loài phát triển nhanh để ổn định các khu vực đất dốc và ở chừng mực nào đó làm cho đất tốt hơn; ii - sử dụng những cây nhỏ (các loại cỏ) để hỗ trợ sự ổn định tại những phần đất trống; và iii - đồng thời vừa trồng những cây lưu niên và những cây phát triển chậm với những loài phát triển nhanh. Đoạn sông giữa đập và cống xả của nhà máy sẽ có dòng chảy ít hơn nhiều so với dòng chảy tự nhiên. Thực vật ven sông và cây cối sống ở những vùng nước cạn sẽ rất dễ bị chết. Những tác động liên quan sẽ ảnh hưởng tới chim chóc, cuộc sống của những loài động vậy sống phụ thuộc vào nguồn nước ở đây. Cần phải có những nỗ lực để xả dòng chảy bù cho đoạn sông này để cố gắng đáp ứng được nhu cầu về lưu lượng cho đọan sông này càng nhiều càng tốt (xem thêm phần Hệ sinh thái thủy sinh). Nhìn chung, nếu như dòng chảy giống với dòng chảy tự nhiên bao nhiêu thì số loài bị ảnh hưởng sẽ ít đi bấy nhiêu. Đứng trên góc nhìn về thực vật, việc tính tóan ra một con số xem lưu lượng cần xả là bao nhiêu rất khó do những yêu cầu sinh thái cho những loại thực vật sẽ bị ảnh hưởng chưa được biết được nhiều, cụ thể. Trong quá trình chuẩn bị Dự án và lập Báo cáo ĐTM này chúng tôi đề xuất sẽ thực hiện những nghiên cứu chi tiết từ tháng 9/2006 đến 8/2007 để có những tính toán cụ thể hơn về lưu lượng cần thiết để duy trì các loài sống dọc sông và những loài thủy sinh trong khu vực này. Đây là những nỗ lực để đáp ứng nhu cầu dòng chảy tối thiểu. Dự án có thể gây ra các tác động đới với hệ thực vật tại những khu tái định cư trong vùng. Các quán bán hàng, những người làm dịch vụ cho công nhân trong khu vực có thể có những dự định khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực khiến cho khu vực này càng trở nên dễ bị xói mòn. Một trong những tác động lớn nhất đến tài nguyên đất và tài nguyên rừng là sự có mặt của công nhân trong quá trình xây dựng dự kiến sẽ kéo dài trong 6 năm. Nó không hẳn chỉ là các tác động của họ gây ra đối với việc sử dụng đất cho các họat động trong thời gian rảnh rỗi, trồng vườn ở quy mô nhỏ mà còn do nhu cầu sử dụng củi đun của họ. Sự có mặt của một lực lượng lao động lớn mà không kiểm soát được việc họ đi kiếm củi đun sẽ gây nguy hại đến tài nguyên rừng trong một thời gian rất ngắn. Những người công nhân này sẽ thu hái củi một cách không chọn lọc do vậy càng làm tốc độ phá hủy rừng trong khu vực trở nên nhanh hơn nhiều. Hoạt động này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trong thu hái củi giữa công nhân với nhau và giữa công nhân và người dân địa phương. Thêm vào đó, việc tập trung một lượng lớn công nhân cũng dẫn đến việc mở ra rất nhiều cửa hàng (bán chè, bán thức ăn, tạp phẩm v.v...) trong khu vực. Những hoạt động này sau đó lại thúc đẩy sự khai thác các nguồn nhiên liệu từ những khu rừng lân cận. Những áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được khống chế trên cơ sở vừa bảo vệ được tài nguyên vừa cho phép nhân dân địa phương được sử dụng những nguồn tài nguyên đó như theo luật định của Việt Nam.Việc cạnh tranh khai thác tài nguyên giữa công nhân và người dân địa phương sẽ có thể dẫn đến những hậu quả không tốt đẹp. Việc xây dựng những công trình vệ sinh cũng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất phải thực hiện vì nếu như nước sông và đất bị ô nhiễm thì cây cối, động vật và cả các hoạt động nông nghiệp cũng sẽ bị hủy hoại. Việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và các quy trình giám sát rất cần thực hiện để giải quyết những vấn đề nêu trên. Kế hoạch về trồng lại cây cối và công nghệ sinh học sẽ được sọan thảo cho những khu vực có vấn đềm kế hoạch này cũng sẽ tính toán số lượng cây cần thiết cho những trường hợp khẩn cấp. Những phương án chọn khác và những kế hoạch sự phòng cũng sẽ được chuẩn bị cho các vị trí có thể cần những bịên pháp giảm thiểu “đặc biệt”. Việc tăng cường lực lượng kiểm lâm, các trạm kiểm lâm và chiến dịch nâng cao nhận thức để thu nhận sự ủng hộ sẽ phát huy hiệu quả để hạn chế việc sử dụng bất hợp pháp tài nguyên rừng, hạn chế tác động đến rừng hiện hữu trong khu vực, đặc biệt đến khu BTTN Sông Thanh. Các cơ quan như Ban Quản lý khu BTTN Sông Thanh, cơ quan lâm nghiệp huỵên Nam Giang, chi cục kiểm lâm Quảng Nam cho biết họ sẽ ký một thỏa thuận với cơ quan thực hiện dự án về việc cho phép và giới hạn về săn bắn, ăn thịt động vật hoang dã, đánh cá bằng chất nổ, thu hái và vận chuyển những sản phẩm hoang dã.

Page 117: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường sẽ thông báo cho tất cả công nhân, nhân viên hành chính về thỏa thuận này, những điều quy định và xử phạt. Các nhân viên kiểm lâm sẵn sàng hợp tác với công an để kiểm tra đột xuẩt những xe cộ đi lại trong khu vực Dự án. Việc nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý như Sở TN &MT (DONRE và SONRE) sẽ hỗ trợ việc nâng cao khả năng về công tác quản lý và giám sát môi trường. Chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường sẽ thực hiện tại khu vực Dự án cũng như những khu vực lân cận. Phải thường xuyên nhắc lại, đề cập cho đội ngũ công nhân, những nhóm người tham gia khai thác gỗ, tham gia thu lượm sản phẩm rừng, các cơ quan du lịch v.v... về những quy định thu hái và mua bán và cách bảo vệ sự tồn tại của những sản phẩm của rừng. Những loài thuộc nhóm bị đe dọa được phân bố rộng rãi, hiện trạng các loài thực vật hiện nay tại công trường nói chung nghèo kiệt do những họat động khai thác những cây gỗ tốt diễn ra trong quá khứ. Tại khu vực này không cần phải áp dụng một biện pháp giảm thiểu đặc biệt nào. Sự thiếu vắng những khu cư trú có chất lượng, liên tục như đã được trình bày trong báo cáo này đã diễn giải tạo sao ở đây không cần thiết phải thực hiện một biện pháp giảm thiểu tác động đặc biệt nào. Các biện pháp để giảm thiểu tác động đến thực vật và đất - Những biện pháp đặc biệt Những biện pháp đặc biệt được trình bày ở đây sẽ được áp dụng trong quá trình xây dựng cùng với một chế độ giám sát và có thể sẽ cần được áp dụng cả cho giai đọan vận hành nếu như thấy cần thiết. Khái niệm “phục hồi” được dùng cho việc tái trồng phủ lại thực vật và cho các biện pháp phòng chống xói mòn. Phục hồi tại khu vực hồ chứa Những khu vực đất dốc nằm ở phía trên phần đất dốc của hồ chứa nếu như là những khi đất hoang hoặc chỉ có cỏ mọc thì phải đươkc trồng phủ các loại giống cây lên trên. Làm như vậy sẽ giảm được xói mòn và trượt đất khu vực dọc theo lòng hồ. Phục hồi khu vực đập và các khu công trường khác Khu vực này có sự có mặt của tất cả các loại thực vật trong khu vực. Hầu hết đất đai trong khu vực này là cỏ, rất dễ bị xói mòn, trượt lở do những họat động xây dựng, do việc thu dọn cây cối, chuẩn bị mặt bằng, sự đi lại của xe cộ có kích thước và tải trọng lớn, các họat động nổ mìn v.v.... Các biện pháp phục hồi cho khu vực này bao gồm:

• Đánh giá riêng cho từng vị trí trong khu vực; • Thực hiện tất cả các kỹ thuật trồng phủ cây cối (đặc biệt là trồng 3 giống cây, có phủ cỏ, trồng

xen kẽ) • Cố định các rãnh nước cũng sẽ rất quan trọng trong khu vực do khu vực này tương đối dốc, có

nhiều đường giao nhau - cố định các phần đầu rãnh nước để kéo dài tuổi thọ rãnh cho mục đích sử dụng lâu dài, và trồng cây ở những vùng chân dốc và tại những khu vực bãi thải đất, đá. (rip-rap vegetated sills especially on lower slopes and spoil deposit area)

• Những khu vực dốc yếu, hoặc dễ bị xói mòn. Cả bờ dốc phía đông và phía tây có thể không được sử dụng hoàn toàn nhưng sẽ bị sạt lở trong khu vực dự án, các giống cây cần phải được trồng lại ngay từ thời gian đầu của Dự án và trong giai đoạn xây dựng.

• Phục hồi các khu bãi thải - xem tiếp phần dưới đây. • Phủ xanh khu nhà ở - xem tiếp phần dưới đây. • Cân nhắc về lưu lượng tối thiểu.

Chú thích: tất cả các hạng mục cây (cỏ, cây bụi và cây cao) cần được trồng lại tại khu vực thi công những đoạn đường phục vụ dự án (phía bên phải sông). Trồng lại cây cối tại hai bên đường là cần thiết do đất ở đây yếu và xói mòn và trượt lở đất sẽ xảy ra nếu như không bảo vệ chúng một cách cẩn thận. Các khu lán trại nếu không sử dụng nữa cũng cần được trồng phủ thực vật càng nhanh càng tốt. Cây giống cần phải được chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Một vấn đề nữa rất quan trọng là cần phải trồng cây ở

Page 118: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

những khoảng không còn trống xung quanh khu vực văn phòng và khu nhà ở của cán bộ/công nhân viên. Đây cũng là việc cần làm trước khi tiến hành xây dựng những hạng mục chính của Dự án. Một phần của kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án là việc trồng cây cối, việc này sẽ được quản lý và thực hiện bởi Nhóm bảo vệ môi trường của Dự án. Phục hồi các khu vực đường phục vụ công trường và đường dây tải điện Để hạn chế tác động gây chia cắt đến khu rừng tại vùng núi Ta La Cu, chúng tôi khuyến nghị chủ dự án thay đổi phương án tuyến của đường dây 220 kV dẫn từ nhà máy đến khu vực bản Pa Lua (Pa Xua) xã Ta B’Hing đi dọc theo đường phục vụ thi công. Sự thay đổi tuyến đường dây sẽ giảm thiểu được việc phá rừng trong khu vực hành lang an toàn và do vậy sẽ hạn chế được tác động chia cắt. Việc thay đổi hướng tuyến sẽ được các tác giả thiết kế xem xét cân nhắc trong giai đọan thiết kế kỹ thuật chi tiết cho Dự án. Một số các khu vực đất dốc dọc theo đường giao thông sẽ được xây dựng có độ dốc rất lớn và chỉ có thưa thớt một số cỏ mọc trên đó. Việc đào, đắp đất để làm đường trên những triền đất dốc, trên đất xốp sẽ khiến cho có những khu vực lớn với đất phơi bày dưới mưa và nước chảy gây xói mòn. Vấn đề này xảy ra khắp nơi trong khu vực xây dựng đường: phần mặt đường, phần rãnh thu nước, phần sườn đất hai bên đường. Ngay cả những đoạn đường tạm cũng tạo ra những mặt cắt trên địa hình khiến cho đất trở nên dễ bị trượt lở và xói mòn trong quá trình thi công nếu như không áp dụng một biện pháp ngăn ngừa nào. Việc xây dựng đường sẽ được thực hiện trước, những hoạt động đào, đắp đất, san, ủi mặt bằng sẽ được thực hiện vào mùa khô. Trước khi mùa mưa bắt đầu, hai bên đường cần được gieo các hạt cỏ có khả năng phát triển nhanh. Những rãnh thu nước (The road ditch) sẽ được xây dựng tại những khu có nguy cơ xói mòn cao. Nước chảy từ các rãng thu nước ở đường sẽ được thu lại và cho chảy vào những nhánh suối hiện hữu trong khu vực. Nước tại những rãnh thu nước cần phải được xả thường xuyên (i.e. wherever there is a natural brook/flood brook). Nước của hệ thống rãnh thu nước không được phép đổ vào khu vực đất đai bằng phẳng, nơi trước đây chưa có dòng suối nào chảy. Tại một số vị trí đặc biệt, nếu cần sẽ phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế đặc biệt để hạn chế hiện tượng xói mòn. Tất cả các hoạt động xây dựng đường xá (đường tạm thi công hoặc mở rộng đường) cũng sẽ yêu cầu những quy trình tương tự, có hiệu chỉnh cho phù hợp đối với tình hình cụ thể (xem phần hướng dẫn xây dựng đường, Phụ lục xx). Những cán bộ chịu trách nhiệm xây dựng các con đường này phải có trách nhiệm hoạch định rõ những quy trình về công nghệ/sinh học và tái trồng phủ thực vật để có những hiệu chỉnh cần thiết đối với từng khu vực cụ thể. Những khu vực đỗ xe cộ, khu vực nhà ở và khu công trường cần áp dụng những biện pháp giảm thiểu giống nhau như đã đề xuất cho các con đường. Những con đường và vị trí cố định cần được phủ càng nhanh càng tốt trong giai đoạn hoặc sau giai đọan xây dựng. Những biện pháp phục hồi sẽ thực hiện:

• Đánh giá đặc thù cho từng vị trí; • Thực hiện tất cả các kỹ thuật trồng cây (nhất là việc trồng 3 giống cây, có trồng cỏ thành từng

hàng xen kẽ); • Cố định các rãnh nước cũng sẽ rất quan trọng trong khu vực do khu vực này tương đối dốc, có

nhiều đường giao nhau - cố định các phần đầu rãnh nước để kéo dài tuổi thọ rãnh cho mục đích sử dụng lâu dài

• Trên tất cả những triền đất dốc không sử dụng trong khu vực dự án cần phải trồng phủ lại bằng những giống cây trước và trong giai đoạn xây dựng;

• Đất, đá thải sẽ tập trung trong khu công trường hoặc các khu vực lân cận tồn tại dọc theo các tuyến đường;

Page 119: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Chú thích: tất cả các hạng mục cây (cỏ, cây bụi và cây cao) cần được trồng lại tại khu vực thi công những đoạn đường phục vụ dự án. Lớp đất bề mặt, sỏi, và đất từ khu vực đường hầm cần phải tập trung tại những bãi thải khác nhau. Sau khi các chất thải được chở đi chỗ khác, lớp đất về mặt cần được phủ lại. Khu vực rãnh nước và các khe, hẻm núi cần được trồng lại ngay bằng những loài thực vật nhanh phát triển. Việc trồng cây cần được thực hiện trước khi xây dựng dự án tại tất cả những khu vực đất dốc có khả năng bị xói mòn cao. Tại những khu vực dễ bị xói mòn hoặc đất bị suy thoái (do hoạt động du canh trước đây hoặc do việc cắt, chặt cây cối) thì việc sớm trồng phủ thực vật lên cũng là rất cần thiết. Lựa chọn các loại cây. Việc lựa chọn các lọai cây để phụ hồi và việc nghiên cứu các tái trồng phủ thực vật cần dựa vào mục đích là mong muốn tạo ra được một môi trường tự nhiên phong phú hay tạo ra những giống cây để sử dụng tại địa phương. Thường thường nếu như ta chỉ đặt ra mục đích bảo tồn thì sự tham gia, mối quan tâm của cộng đồng sẽ dần mất đi. Trong dự án thủy điện có hai loại vị trí cần phải được phục hồi. Một là tại những nơi không có thu hoạch gì hoặc không có nguồn tài nguyên nào có thể lái lượm (những khu chiếm dụng vĩnh viễn cho dự án đập). Khu thứ hai là khu cần phải phục hồi cả những khu sẽ cho phép người dân địa phương sử dụng hoặc có thể thực hiện các hoạt động nông lâm kết hợp. Đối với dự án thủy điện Sông Bung 4, không có khu vực nào dự kiến cần phục hồi để cho dân tiếp tục sử dụng và khai thác do vậy mà việc phục hồi chỉ với một mục đích duy nhất là bảo vệ đất và chống xói mòn. Việc thu gom và tính phù hợp của các loài tại từng vị trí sẽ được cân nhắc dựa trên tính chất đất, điều kiện thủy văn, thoát nước và độ dốc của từng khu vực. Cần phải có cây (hạt giống, cây giống hoặc cây chiết ghép) sẵn sàng là điều quan trọng nhất. Nhìn chung việc lựa chọn hạt giống, cho nảy mầm, chiết ghép và trồng những cây giống tốn khá nhiều thời gian. Do vậy cần phải lập kế hoạch sớm cho công tác này. Mật độ trồng cây Tiêu chuẩn về khoảng cách trồng cây ở Việt Nam khác nhau, tuy vậy khoảng cách trung bình là 2,5 x 2,5 m; và tổng số sẽ là 1600 cây cho một ha. Tại những khu vực cần bảo tồn đất (tất cả các trường hợp trong dự án này) thì cần một khoảng cách dày đặc hơn; ví dụ như 1 x 1 m cho 1 cây, đối với những cây bụi nhỏ, những loài thảo mộc thì khoảng cách này có thể là 0,5 x 0,5 m; Khoảng cách này cũng dùng cho việc trồng những cành giâm tại những khu vực đặc biệt nhạy cảm. Việc trồng cây tại những đọan đường giữa những triền đất dốc có rừng sẽ là biện pháp hữu hiệu để chặn lại những nguyên vật liệu rơi vãi trên đường. The planting of trees at the toe of forest road fill slopes can be an effective method for trapping materials transported from the road. Phục hồi những khu vực phi nông nghiệp và những phần cuối đường Tất cả các hoạt động xây dựng đường xá (đường tạm thi công hoặc mở rộng đường) cũng sẽ yêu cầu những quy trình tương tự, có hiệu chỉnh cho phù hợp đối với tình hình cụ thể. Những cán bộ chịu trách nhiệm xây dựng các con đường này phải có trách nhiệm hoạch định rõ những quy trình về công nghệ/sinh học và tái trồng phủ thực vật để có những hiệu chỉnh cần thiết đối với từng khu vực cụ thể. The techniques to be followed are those underlined in the above sections. Phục hồi các khu bãi thải - kỹ thuật đắp lớp Đất bề mặt bóc dỡ tại một số vị trí công trình, sỏi, đất từ khu vực đường ngầm tốt nhất là phải được phân loại trước khi tập kết vào các bãi thải. Trong lúc tập kết các chất thải sẽ đổ một lớp chất thải xen kẽ bằng một lớp đất. Làm điều này để sau này khi ta trồng phủ thực vật lên trên thì rễ cây sẽ xuyên qua nhiều tầng đất, chất thải để ổn định được các lớp chất thải nói chung. Hầu hết đất bóc dỡ tại các vị trí thi công sẽ dùng để phủ lên trên cùng. Những gờ đất cần được trồng phủ thực vật ngay. Tại những khu vực rãnh và hẻm núi cần phải gieo hạt của những loài thực vật phát triển nhanh. Nếu như sườn núi rất dốc có thể dùng một số các cành giâm có rễ phát triển nhanh để trồng bổ sung vào với một số cây giống khác. Một điều cần thiết phải thực hiện nữa là những khu vực vừa được tái trồng phủ thực vật chỉ cho phép khai thác sau khi trồng ít nhất 6 năm do nền đất tại những khu vực này được tạo thành cùng với chất thải xây dựng nên yếu.

Page 120: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Phủ xanh khu vực nhà ở và các khu tái định cư Tất cả các khu vực nhà ở lâu dài và nhà ở tạm thời, những khu vực trong Dự án cần phải được phủ xanh bằng những cây nhanh phát triển. Những khu vực này không cần phải trồng những giống đắt tiền hoặc những giống có giá trị kinh tế cao. Lý do là vì những khu vực này nền đất vững hơn nhiều hơn những khu vực đất dốc, trống trải dọc đường giao thông khác hoặc những khu vực công trường. Việc trồng cây tại khu nhà ở sẽ góp phần giảm sự di chuyển ở quy mô nhỏ của đất, tạo ra những không gian đẹp, dễ chịu, làm giảm xói mòn và trượt lở đất khi những cơ sở hạ tầng này bị dỡ bỏ sau sử dụng. Tầm quan trọng của việc giữ gìn màu xanh trong khu vực sẽ được khuyến khích thực hiện giữa các cư dân trong khu vực bằng chính sự tham gia của họ. Trong tương lai nếu những hoạt động này được duy trì tốt thì quan niệm này cũng sẽ ăn sâu, lan truyền sang cả những người du nhập từ nơi khác đến đây. Tương tự như vậy các khu tái định cư cũng cần phải được trồng những cây cao và cây bụi để hạn chế việc lớp đất màu trên bền mặt. Việc trồng cây sẽ được kết hợp với việc canh tác vườn, hoặc các họat động canh tác nông lâm kết hợp trong khu vực xung quanh nhà. Cần phải chú trọng để không lặp lại trường hợp tái định cư của dự án A Vương, khi mà nhà của dân được dựng trên nền đất sét trơ trọi, lớp đất bề mặt bị bóc tách trong quá trình san gạt mặt bằng mà không được trả lại, không có một bóng mát nào che phủ những ngôi nhà, không có vườn cây ăn quả, vườn trồng rau xung quanh bất cứ một căn nhà nào. Tận dụng những nguồn tài nguyên sinh vật trước khi xây dựng Việc tận dụng gỗ làm củi đun đã được nhà nước định giá và giấy phép sẽ được cấp để khai thác gỗ tại những nơi khai thác được. Tại toàn bộ khu vực Dự án không còn những cây gỗ có giá trị nữa, nhưng gỗ sử dụng làm củi, mây, tre thì còn lại rất nhiều. Những người dân địa phương và những người dân bị mất đất cho Dự án cần phải được cho phép vào khai thác những sản phẩm gỗ và phi gỗ của rừng, nhưng chỉ được khai thác khi Dự án bắt đầu được xây dựng. Tất nhiên những nhà thầu cũng có thể sẽ được thuê để thu gom củi tại những vị trí nhất định để cho người dân địa phương đến lấy đem đi. Làm như vậy để tránh việc hủy hoại những khu vực nhạy cảm của Dự án. Thực vật Giai đoạn xây dựng Những biện pháp giảm thiểu áp dụng trong giai đoạn xây dựng Dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ đựoc kết nối với những vấn đề chính đã được chỉ ra trong phần những tác động nêu ta trong chương này. Việc săn bắn, khai thác gỗ và tăng cường bảo vệ môi trường. Một trong những tác động chính của Dự án Sông Bung 4 là sẽ làm tăng việc săn bắn, khai thác gỗ trái phép (liên quan đến việc mất đi các khu cư trú hoang dã) do những công nhân xây dựng, những người đi theo, nhân dân bản địa và những người từ những nơi khác đến gây ra. Những hoạt động khai thác mỏ cũng có khả năng tăng cao và sẽ làm gia tăng sự xâm chiếm rừng. Các nhân viên, công nhân của Dự án sẽ bị cấm không được săn bắn và sẽ bị xử phạt bởi các cơ quan chức năng và Ban QL khu BTTN Sông Thanh, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam. Ban QL khu BTTN Sông Thanh cần phải được thông báo về số lượng và vị trí các khu nhà ở của công nhân. Các hoạt động khai thác nấm, các quán bán thực phẩm, những quán ăn ven đường cần phải được thường xuyên kiểm tra để kiểm soát việc mua bán trái phép những thực phẩm và sản phẩm hoang dã. Lực lượng kiểm lâm để bảo vệ những khu vực có rừng, kiểm soát việc ra vào khu BTTN Sông Thanh và xây thêm những trạm kiểm soát sẽ hỗ trợ ngăn cản những hoạt động khai thác gỗ và săn bắn trái phép. Sự đồng thuận của nhân dân cũng là điều cần thiết để làm giảm những hoạt động trái pháp luật. Việc nâng cao nhận thức về môi trường cho các cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước là một phần của Chương trình quản lý môi trường. Chương trình này sẽ giúp định hướng về công tác bảo vệ môi trường cho công nhân và cho dân cư địa phương. Các cơ quan như Ban Quản lý khu BTTN Sông Thanh, cơ quan lâm nghiệp huỵên Nam Giang, chi cục kiểm lâm Quảng Nam cho biết họ sẽ ký một thỏa thuận với cơ quan thực hiện dự án về việc cho phép và giới hạn về săn bắn, ăn thịt động vật hoang dã, đánh cá bằng chất nổ, thu hái và vận chuyển những sản phẩm hoang dã. Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường sẽ thông báo với tất cả công nhân,

Page 121: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

nhân viên văn phòng về thỏa thuận này và các quy định. Các nhân viên kiểm lâm sẵn sàng hợp tác với công an để kiểm tra đột xuẩt những xe cộ đi lại trong khu vực Dự án. Việc này là một phần của Kế hoạch quản lý môi trường. Chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường sẽ thực hiện tại khu vực Dự án cũng như những khu vực lân cận. Phải thường xuyên nhắc lại, đề cập cho đội ngũ công nhân, những nhóm người tham gia khai thác gỗ, tham gia thu lượm sản phẩm rừng, các cơ quan du lịch v.v... về những quy định thu hái và mua bán và cách bảo vệ sự tồn tại của những sản phẩm của rừng. Kế hoạch bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực là một phần của Kế hoạch quản lý môi trường. Giảm thiểu sự phá hủy/mất các khu cư trú, chia cắt và các khu hành lang. Việc phá rừng cần được tránh một cách tuyệt đối, đặc biệt những hoạt động thi công thực hiện giữa và trong những khu vực hẹp. Hầu hết đất đai của Dự án là rừng mở, tái sinh và đồng cỏ nên cần tìm những khu đất rộng rãi trong khu vực này để làm nơi tập kết chất thải chứ không nên phá rừng để giải phóng mặt bằng cho những khu bãi thải. Những nguyên tắc chính cần tuân thủ cho việc xây dựng đường dây tải điện và những họat động xây dựng cần phải có hành lang an toàn (những khu đất được thu dọn) là (i) hạn chế tối đa chiều dài của đường dây, (ii) hạn chế tối đa độ dài của đọan đường dây đi qua những khu vực có rừng, và (iii) các cột điện phải đặt tại những vùng hõm, trên vách núi để tránh việc chặt cây rừng. Giữ đường dây chạy bên trên tán lá cây rừng. Để giữ được đường dây chạy bên trên tán lá rừng lại gây ra những mối nguy hại do chim chóc va vào dây sẽ gia tăng, nhưng xét ra cho cùng vẫn giảm được sự phá hủy những khu cư trú. Do vậy mà phải cân nhắc giữa hai lựa chọn này. Để hạn chế tác động gây chia cắt đến khu rừng tại vùng núi Ta La Cu, chúng tôi khuyến nghị chủ dự án thay đổi phương án tuyến của đường dây 220 kV dẫn từ nhà máy đến khu vực bản Pa Lua (Pa Xua) xã Ta B’Hing đi dọc theo đường phục vụ thi công. Sự thay đổi tuyến đường dây sẽ giảm thiểu được việc phá rừng trong khu vực hành lang an toàn và do vậy sẽ hạn chế được tác động chia cắt. Chúng ta đều biết những con đường sẽ tạo ra rào cản đối với sự di chuyển của động vật. Những chỉ số quan trọng là độ rộng, chiều cao của đường viền quanh đường, độ dốc và tuổi thọ của đường. Tại những khu vực rừng bị dọn, phá đi để làm đường thì chỉ được dọn đúng những khu vực cần thiết, không được phép dọn rộng hơn diện tích cần thiết. Khu vực rừng dọc theo đường giao thông trở nên rất dễ bịn tổ thương và các hoạt động khai thác và săn bắn trái phép sẽ dễ được thực hiện hơn. Tại những khu vực dễ bị tổn thương sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ. Những vật liệu nguy hại và tiếng ồn. Các khu vực kho chứa nhiên liệu và chất thải, nhất là những khu vực có sự kết nối vơi những vị trí nhiều xe cộ đi lại sẽ phải đặt tại những vị trí xa các thủy vưc và có hàng rào ngăn cách nếu có thể, cũng như sẽ được đặt xa các khu vực có rừng. Xung quanh các khu bãi này sẽ xây dựng các rãnh và quy trình ứng cứu sự cố tràn dầu, hóa chất sẽ được xây dựng. Mức tiếng ồn trong quá trình xây dựng sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất, nhất là trong lúc bình minh và lúc trời chạng vạng tối. Phục hồi một số các khu vực công trường liên quan. Các bãi thải đất đá cần phải được phục hồi trong thời gian sớm nhất, nhất là tại những khu vực không cần phải tiếp tục sử dụng trong thời gian xây dựng nữa. Chương trình lâm nghiệp cộng đồng tại xã Zuoih. Chương trình lâm nghiệp cộng đồng (Phụ lục xx) cho nhân dân xã Zuoih và hai bản tại Cha Val và xã Ta Bhing, sẽ hỗ trợ việc tăng cường nhận thức tích cực về môi trường, sự hiểu biết về những nhu cầu quản lý, quy định về môi trường. Nhận thức của công nhân cũng sẽ được tăng cường thông qua những định hướng về môi trường. Phục hồi rừng tại khu BTTN Sông Thanh.

Page 122: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Việc phục hồi rừng sẽ được thực hiện tại phía tây bắc của khu BTTN Sông Thanh để bù vào phần đất rừng bị ngập của khu bảo tồn này. Họat động phục hồi này sẽ nối khu BTTN Sông Thanh với mảnh rừng phía tây bắc có giá trị bảo tồn rất cao. Theo Long và cộng sự (2006), đường quốc lộ 14D tại các xã Ta Bhing, Cha Val và Zuoih chia cắt khu BTTN Sông Thanh với mảnh rừng ở phía bắc. Mảnh rừng ở phía bắc này có giá trị bảo tồn rất cao và nếu như được kết nối với khu BTTN Sông Thanh khu rừng này có thể đóng vai trò như vùng đệm của khu BT, và bảo vệ cho khu BTTN trước những mối nguy cơ đe dọa, duy trì các quá trình sinh thái, cho phép sự phát tán của những loài có sự phân bố rộng và cải thiện vịêc quản lý lưu vực. Chi tiết về vịêc phục hồi rừng được đưa ra tại Phụ lục xx, như là một phần của Kế hoạch bảo vệ môi trường. Các biện pháp giảm thiểu và cải thiện tình hình tại khu BTTN Sông Thanh Kế hoạch phục hồi khu BTTN Sông Thanh được đề cập đến trong Phụ lục xx. Chi tiết về các bịên pháp giảm thiểu liên quan đến bảo vệ môi trường và tăng cường nhận thức (có liên quan đến khu BTTN Sông Thanh) đã được trình bày tại phần báo cáo về thực vật. Việc chính xác hóa khu vực nào cần phục hồi sẽ được bàn bạc giữa những người liên quan chủ chốt. Tuy vậy có thể thấy những khu vực đường biên của khu bảo tồn với các xã Ta Bhing, Dak Pre và Dak Pring là những khu vực có thể cần được phục hồi do chúng duy trì khu vực rừng đầu nguồn trên thượng lưu của sông Dak Pring và suối Tra Vinh và chúng làm tăng cường tính liên tục của các khu rừng nguyên sinh. Một phần nữa là các khu vực nàu đóng vai trò như vùng đệm giữa khu bảo tồn và khu tái định cư để trợ giúp thêm nữa vào sự hạn chế sự xâm chiếm, tiến sâu vào rừng của con người. Trong quá trình thực hiện việc phục hồi rừng (dù là trồng cây, hay tăng cường tính phong phú của rừng) tại khu BTTN Sông Thanh sẽ chỉ dùng những loài, giống cây bản địa. Không khuyến khích thực hiện việc trồng đơn điệu một loại cây. Việc trồng xen một số loại cây, giống cây sống trong khu vực rừng thường xanh, một số loài có độ cao trung bình như sau này sẽ tạo ra được những tầng tán lá rừng khác nhau sẽ được thực hiện. Tổ hợp gồm các giống cây của rừng thường xanh, có tốc độ phát triển trung bình như Dracontomelum duperreanum, Pometia pinnata, Tarrietia javanica, Artocarpus rigida, Canarium spp., Vatica odorata, Shorea spp., Dipterocarpus sp., Aglaia spp., Dysoxylum sp., những loài phát triển chậm như Erythrophleum fordii, và những loài sống tại khu rừng rụng lá, phát triển nhanh như Peltophorum dasyrrhachis, Albizia lucida, Allospondias lakonensis. Cũng có thể sư rụng một số cây có giá trị kinh tế cao như Cinnamomum cassia, và Aquilaria spp. Không được phép sử dụng những loài mới như Acacia spp., Eucalyptus spp. Trong quá trình trồng tăng cường những khu vực bị tàn phá, khai thác nặng nề có thể trồng thêm một số giống cây không mang lại sản phẩm gỗ (như mây, một số loài thảo dược), một số những loài cây lấy dầu như Coscinium fenestratum và Fibraurea tinctoria, những loài thảo mộc lưu niên như Amomum spp. và một số thành viên thuộc họ Zingiberaceae, ví dụ như Homalomena occulta. Giai đoạn vận hành Những biện pháp giảm thiểu thực hiện trong giai đoạn vận hành sẽ tiếp tục theo những biện pháp giảm thiểu đã thực hiện trong quá trình xây dựng như các biện pháp chống săn bắn, khai thác gỗ trái phép, chống xói mòn và kiểm tra việc tái trồng phủ thực vật. Tại những nơi có dòng chảy thấp (dòng chảy môi trường), quần thể động thực vật sống trên sông và ven sông sẽ bị ảnh hưởng. Các chất thải độc hại sẽ tiếp tục được bảo vệ cần thận và xả thải tại những vị trí và phương pháp phù hợp. Sự cố tràn dầu, tràn nhiên liệu sẽ gây nguy hại đến cuộc sống hoang dã và môi trường đất - nơi nuôi dưỡng những loài thực vật. Sự xói mòn sau đó sẽ cuốn những lớp đất bị ô nhiễm xuống dòng nước và như vậy cuộc sống thủy sinh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Nhà máy và sân phân phối sẽ có hàng rào để tránh không bị thú rừng xâm phạm. Đường dây truyền tải cần phải có

Page 123: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

những đánh dấu phù hợp để chim chóc có thể nhận ra. Việc phát triển các khu dân cư, du lịch, vận tải v.v... sẽ làm tăng áp lực đối với động vật hoang dã. Các phương pháp hỗ trợ bảo tồn Các phương pháp hỗ trợ bảo tồn. Hai chương trình hỗ trợ bảo tồn được xây dựng, chi tiết được nêu chi tiết tại Phụ lục xx và yy. Một số những thông tin chi tiết được trình bày tóm tắt dưới đây. Kế hoạch phục hồi khu BTTN Sông Thanh và cải thiện chất lượng của lưu vực là một trong những yêu cầu cần thực hiện theo yêu cầu của ADB (Phụ lục xx). Không có một kế hoạch tăng cường tính bền vững cho khu BTTN Sông Thanh, nhưng khu BTTN Sông Thanh vẫn sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường công tác quản lý môi trường của Dự án thực hiện trong Kế hoạch quản lý môi trường. Giám sát Thực vật Các thông tin chi tiết về các hoạt động phục hồi tại từng vị trí một sẽ được ghi chép lại; Sổ theo dõi cần được thiết kế để cập nhật số liệu từng tuần một (hoặc có thể theo chu kỳ dài hơn một tuần tùy thuộc vào đặc điểm của chương trình phục hồi). Một số các công việc này sẽ do cán bộ kiểm lâm thực hiện hoặc sẽ được thực hiện bởi những cán bộ được phân công nhiệm vụ. Điều quan trọng là phải lưu trữ những số liệu giám sát, theo dõi một cách cẩn thận. Những số liệu quan trọng khác là phải lưu giữ những số liệu về tỷ lệ sống sót của các cây trồng, những nhánh cây giâm xuống theo thời gian. Việc tái trồng phủ thực vật tại những vị trí đặc biệt sẽ được xác nhận nếu như tỷ lệ sống của cây trồng là trên 25%. Những khu vực dễ bị xói mòn cần được giám sát thường xuyên hơn. Việc giám sát sự di chuyển của đất tại những khu vực đặc biệt trong khu vực Dự án và tại những khu vực xung quanh (trên lưu vực) cũng rất cần thiết phải được thực hiện. Các kỹ thuật đánh giá cần được bàn bạc tham vấn ý kiến các chuyên gia. Càng bắt đầu đánh giá sớm bao nhiêu thì kết quả của công tác phục hồi sẽ càng mang lại kết quả tốt, và sẽ cho phép xây dựng được “chương trình quản lý phục hồi một cách linh hoạt”. Các chuyên gia cần kiểm tra các chế độ ghi chép số liệu và các chiến lược thực hiện các biện pháp giảm thiểu và giám sát. Dòng chảy tạo những khu đất dốc (nhất là những khu đất dốc phía trên) và các khu vực tưới tiêu cần được giám sát tại tất cả các khu vực của Dự án. Các dòng nước chảy tạo ra trong mùa mưa sẽ làm tăng sự xói mòn của đất trong khu vực. Việc mất cây cối (kể cả việc lấy củi), chăn thả động vật cũng cần được theo dõi sát sao. Việc canh gác rừng cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát sự mất mát, phá hủy tài nguyên rừng và những người thực hiện những hoạt động trái phép cần phải xử phạt nghiêm minh. Sáu tháng một lần, báo cáo sẽ được lập để đánh giá quá trình thực hiện. Các báo cáo này sẽ bao gồm cả các số liệu thô. Báo cáo tóm tắt hàng năm của việc thực hiện tất cả các biện pháp giảm thiểu và quá trình thực hiện sẽ được Nhóm quản lý môi trường thực hiện. Nếu như thành lập một nhóm chuyên gia môi trường để xem xét báo cáo cuối cùng và họ sẽ đưa ra những khuyến nghị sâu rộng để công tác quản lý môi trường của Dự án trở nên tốt hơn. Nếu như việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện thông qua hợp đồng với các cơ quan bên ngoài thì việc giám sát càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Giám sát những loài nhạy cảm. Một loạt các loài, các cây và những loại thực vật khác (như các loài phong lan, những loài thân leo, những cây bụi sống trong bóng râm và các loài cỏ) rất nhạy cảm với những sự thay đổi nhất định làm xáo trộn hay thay đổi khu cư trú. Chương trình giám sát những loài này cần được thực hiện do tại các trạm kiểm lâm của khu BTTN dựa trên những hướng dẫn của khu BTTN Sông Thanh.

Page 124: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Giám sát những khu cư trú quan trọng. Việc hạn chế sự suy thoái và chia cắc các khu cư trú là yếu tố chủ chốt để duy trì sự tồn tại của đa dạng sinh học trong khu vực, trong các khu rừng nói chung. Việc định kỳ giám sát rất cần thiết, và những ghi chép của các cán bộ kiểm lâm/bảo vệ cần được xem xét, phân tích để phát hiện ra những dấu tích của hiện tượng khai thác gỗ lậu, thu lượm những sản phẩm rừng, và cháy rừng. Các báo cáo này cần được xem xét, phân tích theo định kỳ 3 tháng một lần để xác định ra những xu hướng trong khu vực. Cần đặc biệt chú ý những khu vực sau đây: Khu vực 1: từ khu vực đường quốc lộ 14D và các đường phục vụ thi công từ phía bắc đến phía đông của núi Ta La Cu; Khu vực 2: từ khu vực đập đến khu tái định cư tại bản Pa Pang; Khu vực3: từ phần hợp lưu sông A Vương đến sông Bung từ phía bắc đến biên giới với huỵên Tây Giang; Khu vực 4: từ khu mỏ đá và cầu Trà Vinh đến vùng lõi phía nam của khu BTTN Sông Thanh. Giám sát những họat động trái phép. Việc ngăn chặn những hoạt động trái phép như khai thác gỗ, khai thác và buôn bán những sản phẩm rừng v.v.... Đây là những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng nên cần thiết phải được định kỳ ghi chép. Thực vật Tuy chưa thật sự đầy đủ nhưng những thông tin cơ bản về điểu kiện nền cũng đã có, nhiều nhất là các thông tin về khu BTTN Sông Thanh. Với những thông tin này chương trình giám sát môi trường có thể bắt đầu. Với tình trạng hiện nay trong khu vực, hiện trạng của những khu rừng xung quanh dự án một số loài chủ chốt sẽ được chủ trọng giám sát (như khỉ, tê tê, quần thể rùa). Một số những vấn đề cần ưu tiên giám sát sẽ được tiếp tục làm rõ với Ban QL khu BTTN Sông Thanh, những đơn vị NGO tích cực trong vùng, cũng như với tổ chức WWF. Việc giám sát sẽ bao gồm cả khu vực hành lang tuyến của đường dây truyền tải điện. Những hoạt động quan trọng của con người liên quan tới khai thác gỗ, săn bắn cũng cần phải được giám sát và kiểm soát tại tất cả những nơi có thể. Người dân địa phương sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng để kiếm tìm thực phẩm, vì những khía cạnh thuộc về tín ngưỡng và vì những khoản thu nhập phụ thêm. Họ cũng có thể được phép săn bắn, tuy vậy không được phép săn bắn để trao đổi hàng hóa với những thương nhân buôn bán sản phẩm hoang dã để cung cấp cho thành phố. Do vậy cần giám sát cả những vấn đề này để vẫn đảm bảo được quyền lợi của người dân có được những trợ giúp từ thiên nhiên nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép. Những người bảo vệ rừng sẽ kiểm soát rừng và như vậy tức là họ cũng tham gia vào quá trình bảo vệ rừng, do vật họ cũng cần phải được huấn luyện như những người gác khu BTTN Sông Thanh. Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xây dựng tuy vậy phải biết cách tổ chức công việc tốt, kết hợp nhịp nhàng với những đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch tập huấn và kiểm tra. Những trạm kiểm soát trên đường 14D sẽ kiểm soát việc vận chuyển gỗ. Những hoạt động này sẽ được thực hiện phối hợp với Chi cục kiểm lâm Quảng Nam. Những hoạt động giám sát thực vật, động vật và rừng cũng cần được thực hiện song song với các hoạt động này.

Page 125: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

6 Tác động tích luỹ trên lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn

6.1 Thủy văn Hiện nay có một số các công trình thủy điện đang và sẽ xây dựng trên sông Vũ Gia - Thu Bồn (Hình 6.1). Công trình thủy điện A Vương và Sông Tranh đang được xây dựng. Hầu hết các công trình được tập trung trên sông Vũ Gia, chỉ có công trình Sông Tranh 2 nằm trên sông Thu Bồn. Tuy vậy, công trình thuỷ điện Đắc Mi 4 sẽ ảnh hưởng đến cả hai dòng sông vì nước xả ra sau khi phát điện lại xả sang một nhánh của sông Thu Bồn. Dự án này sẽ chuyển nước từ sông Vũ Gia sang sông Thu Bồn.

Hình 6 Sự phát triển các công trình thuỷ điện trên lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn (SWECO International 2005)

Bảng 6.1 trình bày một số các số liệu về các công trình thuỷ điện trên sông Vũ Gia- Thu Bồn (SWECO International 2006).

Page 126: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Bảng 6.1 Các công trình thủy điện trên hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn

Dự án Công suất

Dòng chảy trung bình năm

Điều tiết của hồ chứa

Thể tích hoạt động của hồ chứa

(MW) (m³/s) (m) (triệu.m³)

Sông Bung 2 100 16 40,0 69,2

Sông Bung 4 156 72 27,5 320,7

A Vương 210 30 40,0 266,5

Sông Bung 5 85 112 2,0 4,6

Sông Con 2 46 10 1,0 0,1

Đak Mi 1 215 39 35,0 93,4

Đak Mi 4 180 96 18,0 158,0

Sông Tranh 2 162 109 35,0 521,1

Tổng số 1154 1433,6

Hồ chứa sẽ được vận hành để tăng lượng dòng chảy lên về mùa khô và giảm dòng chảy trong mùa mưa lũ. SWECO International (2006) đã mô phỏng mô hình thủy động học các dòng sông với nhiều kịch bản khác nhau. Sự vận hành của các hồ chứa được giả thiết sẽ vận hành như hồ chứa Sông Bung 4 như đã mô tả trong phần 5.1.3.3.

Dự án Sông Bung 5 và Sông Côn có hồ chứa rất nhỏ nên những dự án này có thể coi như không gây thay đổi gì đến dòng chảy ở hạ lưu.

Sự vận hành theo phụ tải đỉnh không được tính toán trong quá trình mô phỏng, vì hồ chứa Sông Bung 5 đã được xây dựng và sẽ vận hành như hồ điều hoà. Khi dự án Sông Bung 5 đi vào vận hành thì sự thay đổi dòng chảy hạ lưu trên sông Vũ Gia do hoạt động của Dự án Sông Bung và A Vương. Tuy vậy dự án Đăk Mi 1 sẽ gây ra sự thay đổi, dao động dòng chảy trên sông Thu Bồn chứ không phải trên sông Vũ Gia. Sự vận hành đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh của Sông Tranh sẽ gây ra sự thay đổi, dao động nước trên sông Thu Bồn.

Đường cong lưu giữ nước (Hình 6.2.) trong hồ dựa trên dòng chảy ngày tại khu vực Hội Khách trên sông Vũ Gia mô tả các tác động trong trường hợp có nhiều hồ chứa (SWECO International 2006). Từ hình vẽ có thể thấy dòng chảy thấp và dòng chảy trung bình tăng khi có sự có mặt của dự án Sông Bung 4, dòng chảy còn tăng hơn khi có sự tham gia của Sông Bung 2. Tương tự như vậy , có thể thấy rằng dòng chảy lớn có thể bị suy giảm đi khi thực hiện mô hình với sự có mặt của nhiều hồ chứa.

Dòng chảy với 10 % và 90 % xác suất lớn hơn có thể nhìn thấy từ đồ thị. Bảng 6.2. cung cấp các số liệu như vậy về dòng chảy, cùng với dòng trung bình năm tại các kịch bản các nhau về phát triển thủy điện thực hiện trên lưu vực. Dòng chảy được tính cho khu vực Hội Khách và Ái Nghĩa trên sông Vũ Gia và cho khu vực Giao Thuỷ trên sông Thu Bồn.

5 kịch bản phát triển thuỷ điện như sau:

1. Điều kiện tự nhiên- không có một dự án thuỷ điện nào;

2. Kịch bản cơ sở - chỉ có sự vận hành của dự án A Vương;

3. Dự án A Vương và Sông Bung 4;

4. Dự án A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Sông Bung 5;

5. Tất cả những dự án dự kiến thực hiện trên lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn.

Có thể nhận xét rằng với sự vận hành của Nhà máy thuỷ điện A Vương và 3 nhà máy điện trên Sông Bung, dòng chảy thấp (90% dòng chảy thấp) trên sông Vũ Gia sẽ tăng từ 54 đến 93 m³/s tại Ái Nghĩa.

Page 127: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Khi tất cả các dự án thuỷ điện được thực hiện, 90% dòng chảy trên sông Thu Bồn sẽ tăng từ 32 đến100 m³/s. Lưu lượng tăng trên sông Thu Bồn là do 2 dự án Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2.

Tương tự như vậy, dòng chảy cao (10 % lưu lượng dòng chảy) sẽ giảm trên sông Vũ Gia nhưng chỉ tăng một ít trên sông Thu Bồn khi có thêm dự án Đăk Mi.

10

100

1000

0%10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%P

Q(m

³/s)

BL

BL+SB4

BL+SB4+SB5

BL+SB4+SB2

Hình 6.2 Đồ thị thời gian lưu của dòng chảy tại Hội Khách. Đường cơ sở (BL) là trường hợp chỉ có sự vận hành của dự án A Vương.Flow duration curves at Hoi Khach. Baseline includes only A Vuong HPP (SWECO International 2006)

Bảng 6.2 Dòng chảy mô phỏng (m³/s) cho các kịch bản khác nhau của sự phát triển thuỷ điện. 90 %à 10% theo thời gian.

Vũ Gia Thu Bồn

Hội Khách Ái Nghĩa Giao Thuỷ

Kịch bản 90 % Mean 10 % 90 % Mean 10 % 90 % Mean 10 %

1 Tự nhiên 49 263 549 54 298 627 32 288 646

2 Cơ sở 61 263 536 65 298 614 32 288 646

3 Cơ sở + SB4 85 263 508 90 298 584 32 288 646

4 Cơ sở + SB2/4/5

88 263 505 93 298 581 32 288 646

5 Tất cả các dự án

84 212 394 87 247 468 100 339 702

Page 128: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

6.1.1 Bồi lắng

Đối với 4 kịch bản phát triển đầu tiên, thể tích chất bồi lắng trung bình năm sẽ lắng đọng lại trên những hồ chứa đã được tính toán, xem Bảng 6.3 (SWECO International 2006). Khả năng lắng đọng được lấy từ báo cáo Nghiên cứu quy hoạch thuỷ điện quốc gia NHP(SWECO International 2005). Đối với kịch bản số 4, tải lượng chất bồi lắng đến khu vực phía sau Sông Bung 5 sẽ giảm từ 1,48 triệu m³/năm (trong trường hợp không có dự án nào) xuống đến 0,05 triệu m³/năm khi có 4 hồ chứa. Trong kinh bản cơ sở (chỉ có công trình A Vương vận hành) thì tải lượng chất bồi lắng tại khu vực đập Sông Bung 5 được tính toán là 1,22 triệu m³/năm.

Bảng 6.3 Khối lượng chất bồi lắng tính toán sẽ bị giữ lại trong hồ chứa (triệu m³/năm) đối với các kịch bản phát triển thủy điện khác nhau.

Hồ chứa A Vương Sông Bung 2 Sông Bung 4 Sông Bung 5

Khả năng giữ 0.945 0.945 0.952 0.535

1 Tự nhiên¹ 0.28 0.31 1.15 1.48

2 Cơ sở 0.26 - - -

3 Cơ sở +SB4 0.26 - 1.10 -

4 Cơ sở+SB2/4/5 0.26 0.30 0.82 0.05 ¹ Trong kịch bản tự nhiên không có chất bồi lắng nào giữ lại vì không có hồ chứa For the Natural scenario, no sediments are trapped in any of the reservoirs

6.2 Các tác động có thể có Hiện nay còn thiếu các số liệu về hiện trạng môi trường khu vực lưu vực, nhất là các số liệu về đa dạng sinh học thủy sinh và trên cạn, chất lượng nước, cơ cấu sử dụng đất, nên cần phải thực hiện những nghiên cứu đầy đủ và chi tiết hơn. Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) của ADB số 4713-VIE du ADB tài trợ về Nâng cao năng lực cho công tác đánh giá môi trường chiến lược cho thủy điện được thông qua tháng Mười hai năm 2005. HTKT này sẽ lấy lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn làm trọng tâm nghiên cứu.

HTKT này sẽ được thực hiện để đánh giá xem cần thiết phải bảo tồn dòng sông nào hay nhánh sông nào một cách nguyên trạng để duy trì sự đa dạng sinh học của cá tự nhiên.

Những tác động của việc phát triển thủy điện hàng loạt các công trình thủy điện sẽ là những tác động sau đây:

• khả năng sử dụng hồ chứa để cải thiện việc kiểm soát lũ;

• khả năng sử dụng hồ chứa để duy trì một lượng nước lớn hơn trong mùa khô;

• khả năng giảm bớt việc mặn hóa tại những vùng đất cửa sông;

• các chất bồi lắng lắng đọng lại trong hồ;

• tăng sự mất nước do bốc hơi vì có mặt hồ rộng;

• xói mòn bờ hồ và bờ sông vì sự dao động, thay đổi của mực nước;

• phá hủy hệ thực vật, các khu cư trú ven hồ chứa và ven sông;

• suy giảm quần thể và sự đa dạng của các loài cá trong hồ, trong các dòng sông liên quan, nhất là làm suy giảm những loài cá có tập quán di cư;

• gây ra những tác động cho tới tận các khu cửa sông và vùng duyên hải lân cận;

• nếu như thực hiện nuôi cá trong hồ thì sản lượng cá tự nhiên trong hồ và trong sông có thể tăng; và

Page 129: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• có khả năng gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học, các khu cư trú cho hệ sinh thái cạn, gia tăng sự chia cắt hệ sinh thái, cảnh quan.

Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do kế hoạch phát triển thủy điện trên sông Vũ Gia- Thu Bồn sẽ bao gồm: những quy định về vận hành hồ chứa có cân nhắc đến vẫn đề môi trường; thiết lập cơ chế làm việc chặt chẽ giữa các đơn vị vận hành công trình với Sở TN &MT địa phương, những người sử dụng nước phía hạ du để quản lý tài nguyên một cách tổng hợp. Các biện pháp giảm thiểu tác động sẽ hạn chế các tác động tiêu cực xảy ra với môi trường và cuộc sống của người dân. Ví dụ, giảm thiểu các tác động đến các loài cá và đến đánh bắt cá sẽ dựa trên các kế hoạch phục hồi sinh kế cho dân dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này (phát triển chăn nuôi thủy sản và chăn nuôi gia súc).

Chương trình phát triển thủy điện trên lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn sẽ gây ra những tác động tích lũy vì sẽ gia tăng các vấn đề sau đây: vận tải; tưới tiêu; xói mòn; phá rừng; đô thị hóa; du lịch và thương mại liên quan đến du lịch; phát triển thủy lợi; khai thác rừng, nước và các nguồn tài nguyên sinh học; những tác động này tăng gấp bội do lượng công nhân sẽ tập trung về khu vực này rất lớn; khai thác mỏ, khai thác vàng bất hợp pháp. Một số các chính sách, quy trình thực hiện sẽ cần được xây dựng để khống chế được các tác động tích lũy này như (i) xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên nước cho toàn bộ khu vực; (ii) phương án, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng để quả lý lưu vực; và (iii) chương trình bảo tồn lưu vực sông.

Page 130: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

7 Kế hoạch quản lý môi trường

7.1 Giới thiệu Chương này cung cấp những thông tin về các cơ quan sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các bịên pháp giảm thiểu và chương trình bảo tồn thay thế, công tác bảo vệ môi trường, chương trình nâng cao năng lực và giám sát thực hiện. Ngoài ra Chương này còn tóm tắt lại các bịên pháp giảm thiểu cần áp dụng. Các biện pháp giảm thiểu và giám sát cho các công việc liên quan đến các vấn đề xã hội không được tóm tắt trong Kế hoạch quản lý môi trường, mà được trình bày trong Báo cáo tái định cư và Kế hoạch phát triển các dân tộc thiểu số.

Nhóm Quản lý môi trường sẽ được thành lập tại Ban Quản lý Dự án thuỷ điện 3 (đơn vị chủ trì thực hiện Dự án) để thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án thuỷ điện Sông Bung 4. Nhóm này sẽ do một cán bộ làm Trưởng nhóm và chịu trách nhiệm về việc triển khai áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động, lập báo cáo về tiến độ và hiện trạng thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề môi trường. Đối với công việc Phục hồi khu BTTN Sông Thanh, các cán bộ lâm nghiệp sẽ hỗ trợ Nhóm quản lý môi trường thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến việc bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức, nếu có thể được họ sẽ hỗ trợ công việc hàng ngày của Nhóm, họ đóng vai trò rất chủ chốt trong việc thực hiện các chiến lược phục hồi đã được hoạch định. Nhóm công tác sẽ được thành lập ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án để hỗ trợ việc ươm trồng cây giống, giám sát những khu vực nhạy cảm v.v... Những hoạt động phục hồi sẽ được thực hiện trong suốt 4 năm thực hiện Dự án, một số các hoạt động khác đã được thực hiện từ trước đó, trong giai đoạn thiết kế để xác định ra những biện pháp giảm thiểu tác động phù hợp với từng vị trí một, bằng cách đó Kế hoạch quản lý môi trường cũng càng ngày càng được cụ thể hoá và được cập nhật.

Công tác quản lý cũng bao gồm cả việc đào tạo và tập huấn cho cán bộ, những người dân địa phương về các vấn đề môi trường. Ví dụ như cuộc hội thảo lần thứ nhất về các biện pháp giảm thiểu tác động cần được tổ chức trước tiên cho tất cả công nhân thực hiện các biện pháp này . Hội thảo cần được thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia và các cán bộ kiểm lâm. Tiếp theo sau đó những người dân địa phương cần được thông báo rõ ràng hơn, tốt hơn về các chiến lược giảm thiểu tác động cũng như các biện pháp thực hiện để họ hiểu được bản chất của những tác động sẽ xảy ra với đất, nước và cách khắc phục các tác động này. Hơn thế nữa cần phải có những bịên pháp xiết chặt vịêc kiểm soát việc thu hái sản phẩm rừng, khai thác gỗ v.v... Tất cả những vấn đề này cần phải được đề cập trong Chương trình nâng cao nhận thức.

Chương trình giám sát chất lượng nước và đời sống thuỷ sinh trong giai đoạn trước khi xây dựng, trong quá trình xây dựng và giai đoạn vận hành được đề cập trong Phụ lục xxx. Chương trình đào tạo về Bảo vệ môi trường, tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực cho các cơ quan liên quan là một phần quan trọng của Kế hoạch quản lý môi trường (Phụ lục xxxx). Kế hoạch phục hồi khu BTTN Sông Thanh dưới hình thức Bảo tồn thay thế cũng sẽ do Nhóm Quản lý môi trường chủ trì thực hiện (Phụ lục xxx). Tương tự như Chương trình bảo tồn thay thế, Chương trình lâm nghiệp cộng đồng sẽ là một phần của Kế hoạch quản lý môi trường (Phụ lục xx), nhưng việc thực hiện Chương trình này sẽ nằm trong phần thực hiện công tác tái định cư và phát triển các dân tộc thiểu số. Hướng dẫn công tác xây dựng và bảo dưỡng đường giao thông (Phụ lục xx) sẽ được áp dụng trong việc xây dựng và làm mới, nâng cấp đường giao thông trong khuôn khổ dự án thuỷ điện Sông Bung 4.

Dựa trên những cuộc trao đổi, họp bàn với ADB và EVN trong tháng 8 năm 2006, Kế hoạch quản lý môi trường đã được chuẩn bị và trình bày như dưới đây.

7.2 Các cơ quan và tổ chức thực hiện. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án và có trách nhiệm chung trong việc đảm bảo các thủ tục, quy trình về môi trường phải được tuân thủ. Các tiêu chuẩn môi trườn do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Tại tỉnh Quảng Nam, cơ quan chị trách nhiệm thực hiện và giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường là Sở TN &MT. Đơn vị thay mặt EVN chủ trì Dự án là Ban Quản lý Dự án thủy điện 3. Trước khi công tác xây dựng công trình bắt

Page 131: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

đầu, Ban QLDA thuỷ điện 3 sẽ thành lập Nhóm Quản lý môi trường để quản lý vấn đề môi trường và giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các nhà thầu. Nhóm Quản lý môi trường sẽ chịu trách nhiệm thực hiện, giám sát để đảm bảo việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và Kế hoạch giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng của Dự án. Các nhân viên trong Nhóm Quản lý môi trường sẽ do lãnh đạo Ban QLDA thuỷ điện 3 tuyển dụng cùng với các cán bộ kỹ thuật khác. Trong giai đoạn vận hành, Nhà máy sẽ chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường.

Ban Quản lý Dự án thuỷ điện 3 sẽ phải đưa bản Kế hoạch quản lý môi trường cùng với các phụ lục có trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường vào trong hồ sơ mời thầu để các nhà thầu chuẩn bị sẵn sàng thực hiện. Dự án thuỷ điện Sông Bung 5 sẽ đóng vai trò của hồ điều hoà được coi như là một điều kiện giảm thiểu cần thực hiện để bảo vệ chất lượng nước và đời sống thuỷ sinh. Nhóm Quản lý môi trường sẽ chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động giám sát môi trường như đã đề ra trong Kế hoach QLMT. Nhóm Quản lý môi trường cũng sẽ thực hiện công tác định kỳ cập nhật lại kế hoạch quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng.

Chuyên gia tư vấn giám sát môi trường độc lập – là một phần của Tư vấn giám sát thực hiện, sẽ giám sát và theo dõi việc thực hiện các yêu cầu về môi trường. Nhóm Quản lý môi trường sẽ nộp báo cáo giám sát môi trường (gồm các số lịêu đo đạc được) cho Ban QLDA thuỷ điện 3, Sở TN &MT, ADB trong suốt thời gian thực hiện Dự án và 2 năm sau khi công tác xây dựng Nhà máy hoàn tất.

7.2.1 Năng lực quản lý môi trường của các đơn vị thuộc tỉnh Quảng Nam.

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam hiện nay có 66 nhân viên, có 10 phòng. Phòng Môi trường có 6 nhân viên; Phòng tài nguyên thiên nhân và Môi trường có 5 nhân viên; Trung tâm khảo sát và phân tích có 8 nhân viên. Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường thuộc huyện Quảng Nam có 6 nhân viên. Chương trình nâng cao năng lực sẽ cung cấp những đợt tập huấn cho nhân viện SỞ TN &MT, nhân viên của huyện làm công tác quản lý và bảo vệ rừng và các cán bộ của đơn vị chủ đầu tư như EVN và BAn QLDA thuỷ điện 3. Đại diện của các cộng đồng địa phương cũng sẽ được mời tham gia các khoá tập huấn về công tác bảo vệ môi trường.

7.2.2 Nhóm quản lý môi trường

Ban QLDA thuỷ điện 3 sẽ thành lập Nhóm quản lý môi trường. Nhóm này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường. Nhóm này sẽ gồm những cán bộ làm hoàn toàn cho dự án thuỷ điện Sông Bung 4. Việc thường xuyên giám sát các vấn đề môi trường, sức khoẻ và an toàn trong khu vực công trườngc ủa Dự án là một phần trách nhiệm của Nhóm Quản lý môi trường.

7.3 Quản lý các tác động: Kế hoạch quản lý môi trường

Tác động môi trương/các vấn đề

Biện pháp giảm thiểu Vị trí Trách nhiệm

A. Giai đoạn thiết kế

Chất lượng nước (i) Năng lực kiểm soát sẽ được tăng cường bằng cách tăng cường nhân viên gác rừng/cán bộ kiểm lâm do có khả năng các hoạt động khai thác mỏ sẽ tăng cao trong khu vực lòng hồ và phía thượng nguồn sông.

(ii) Giám sát chất lượng nước sông Bung

Toàn bộ khu vực Dự án

Ban QLDA Thuỷ điện 3

Sở TN &MT

Rừng Do khả năng tăng cao các hoạt động phá rừng cũng như các hoạt động khác tại khu vực lân cận hồ và các khu vực khác của dự án, việc tiến hành giám sát là cần thiết. Tất cả các khu vực sẽ được kiểm soát bởi kiểm lâm và tiến hành phạt đối với các hoạt động trái phép.

Toàn bộ khu vực Dự án

Ban QLDA Thuỷ điện 3

Sở TN &MT

Page 132: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tác động môi trương/các vấn đề

Biện pháp giảm thiểu Vị trí Trách nhiệm

B. Giai đoạn thi công

1. Đất

Mất tầng đất mặt Việc mất tầng đất mặt sẽ được tránh bằng cách bóc lớp đất mặt trước khi xây dựng và giữ chúng lại để phục hồi sau xây dựng.

Tất cả các vị trí công trường

Phục hồi các khu vực tạm sử dụng và vùng đất bán ngập

Các nhu cầu về cát và đất thô sẽ được lấy từ mỏ cát sông Cái, gần Thạnh Mỹ. Mỏ đất và mỏ đá sẽ được sử dụng cho các hoạt động của dự án. Không có tầng đất mặt ở sông, song tại các vị trí khác, kể cả những nơi có độ che phủ, đất có chiều hướng bị xói mòn. Trong tất cả các trường hợp khác, xói mòn sẽ được giảm thiểu bằng sự phục hồi thường xuyên các khu vực không sử dụng trong giai đoạn thi công.

Việc phục hồi sẽ bao gồm:

(i) Sắp xếp và trồng lại (sử dụng các loài cây phát triển nhanh và các nhóm có chức năng khác nhau để giữ đất) tại các sườn dốc để giảm thiểu xói mòn.

(ii) Sử dụng các tầng đất mặt bị di chuyển và dự trữ từ các khu vực dự án

(iii) Lắp đặt các thiết bị kiểm soát dòng chảy phù sa

(iv) Giám sát xói mòn và các hoạt động trồng lại rừng.

Tất cả các khu vực mỏ, khu vực tạm mượn để đổ đất và các đất tạm thời chiếm dụng để phục vụ thi công

Ban QLDA thuỷ điện 3

Các nhà thầu và

Sở TN &MT

Xói mòn đất và lầy hoá Xói mòn đất và lầy hoá sẽ được giảm thiểu bằng các biện pháp phòng ngừa và thu nước thích hợp. Tất cả các khu vực dự án sẽ được “phủ xanh” bằng các loại cây hoặc thảm cây bụi và cỏ nhằm giảm thiểu xói mòn trong giai đoạn thi công.

Việc xây dựng đường giao thông sẽ tạo tiềm năng xói mòn và sẽ được giảm thiểu bằng các kỹ thuật thiết kế đường bền vững và quy hoạch lại vùng đệm (Hướng dẫn xây dựng và bảo dưỡng đường)

Tất cả các khu vực thi công và các đường phục vụ thi công

Ban QLDA thuỷ điện 3

Các nhà thầu và

Sở TN &MT

Ô nhiễm đất Ô nhiếm đất sẽ được phòng ngừa bằng máy tách dầu và các thiết bị khác tại các khu vực trữ dầu, nạp dầu.

Khu Nhà máy và các kho chứa vật liệu

Ban QLDA thuỷ điện 3

Các nhà thầu

Bãi thải đất đá Đá được đào và đắp sẽ được sử dụng trong xây dựng ở những nơi có thể, trong khi đất đá đào lên sẽ được tập hợp tại các khu vực có khả năng trượt lở ít nhất, trải từng lốp và được phủ bằng đất , trên có trròng cây, cây bụi hoặc cỏ.

Các bãi thải 1, 2 và 3

Ban QLDA thuỷ điện 3

Các nhà thầu và

Sở TN &MT

2. Chất lượng nước

Nước thải sinh họat Nước thải xả ra môi trường trong giai đoạn thi công của Dự án là nước thải sinh hoạt từ các khu lán trại. Tất cả nước thải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn quốc gia. Sẽ không có việc thải nước chưa xử lý trực tiếp ra sông. Việc bảo dưỡng xe tải và các phương tiện chuyên chở

Khu nhà ở của công nhân

Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

Page 133: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tác động môi trương/các vấn đề

Biện pháp giảm thiểu Vị trí Trách nhiệm

khác sẽ được giám sát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa việc thải dầu mỡ ra sông.

Suy giảm chất lượng nước sông Bung

Ô nhiễm sông do chất thải, chất thải độc hại, và xói mòn đất sẽ được giảm thiểu bằng các biện pháp liên quan đến các vấn đề này.

Việc gia tăng hoạt động khai thác khoáng sản sẽ được những người làm công tác bảo vệ giám sát.

Nước sông sẽ được định kỳ quan trắc, giám sả.

Sông Bung Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

3. Chất lượng không khí

Phát sinh bụi Tác động chính đến chất lượng không khí trong giai đoạn thi công sẽ là gia tăng lượng bụi từ các máy xây dựng, các đường hầm xây dựng, khai thác đá, trộn xi măng và xây dựng đường giao thông. Sử dụng các xe phun nước sẽ làm giảm phát sinh bụi do vận chuyển. Đặc biệt, các đoạn đường thi công sẽ được lát, nhất là ở các đoạn chạy qua làng bản. Đường chính đến đập và nhà máy thuỷ điện sẽ được lát.

Tất cả các vị trí thi công xây dựng, tất cả các tuyến đường phục vụ thi công

Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

4. Tiếng ồn

Tác động do tiếng ồn Trong giai đoạn xây dựng, tiếng ồn sẽ phát sinh do hoạt động động cơ, quá trình khai thác đất đá, trộn xi măng, máy đào, tiếng nổ. Mức độ tiếng ồn lớn sẽ tác động chính đến công nhân xây dựng. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiếng ồn đối với công nhân xây dựng sẽ bao gồm các tiêu chuẩn bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động như bảo vệ tai và hạn chế thời gian tiếp xúc.

Tất cả các vị trí nổ mìn (mỏ đá, đường hầm v.v...)

Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

5. Đất thải rắn và các chất độc hại

Chất thải độc hại và không độc hại

(i) Bãi thải sinh hoạt và công nghiệp sẽ được bố trí ở các vị trí thích hợp.

(ii) Chất thải độc hại sẽ được thu gom và xử lý tại các nơi thích hợp theo các tiêu chuẩn liên quan. Sau đó sẽ được vận chuyển đến nơi thích hợp.

Các khu vực công trường

Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

Chất độc hại Các tác động đến môi trường từ đất, nước ngầm, và các hồ nước lân cận. Các biện pháp giảm thiếu sẽ bao gồm sắp xếp các kho chất độc hại một cách hợp lý.

Các khu vực công trường

Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

6. Thực vật

Tác động tới thực vật (i) Cây cối tại các vị trí công trường sẽ bị chặt bỏ. Tất cả công việc sẽ được thực hiện sao cho số lượng thực vật sẽ bị chặt bỏ là ít nhất. Sau khi hoàn tất công tác xây dựng, những khu đất bị chiếm dụng tạm thời sẽ được trồng phủ lại thực vật.

(ii) Các hoạt động xây dựng đòi hỏi sự phá bỏ cây cối. Thay bằng cách trả tiền đền bù cho các cây bị chặt, Dự án sẽ hỗ trợ Chương trình

Tòan bộ khu vực Dự án

Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

Chi Cục kiểm lâm tỉnh

Page 134: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tác động môi trương/các vấn đề

Biện pháp giảm thiểu Vị trí Trách nhiệm

lâm nghiệp cộng đồng (Bảo tồn thay thế). Chương trình này sẽ làm tăng sự bảo tồn cho động, thực vật và tăng diện tích đất có rừng, do đó sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo. Tất cả các loài thực vật trong khu vực đều có sự phân bố rộng, vì vậy các hoạt động xây dựng sẽ không gây bất cứ sự suy giảm nào đến các loài quý hiếm.

(iii) Do việc tăng lượng công nhân tại khu vực thi công, sẽ gia tăng các hoạt động khai thác sản phẩm rừng và săn bắn trái phép. Các biện pháp giảm thiểu bao gồm: (a) dự phòng chất đốt, không sử dụng gỗ làm chất đốt, (b) đào tạo các vấn đề quản lý môi trường, và (c) tăng cường lực lượng kiểm lâm và áp dụng các biện pháp xử phạt các hoạt động trái phép.

(iv) Việc xây dựng (đường phục vụ công trình) và cải tạo (quốc lộ) đường giao thông và đường dây tải điện liên quan đến Dự án Sông Bung 4 sẽ làm tăng khả năng tiếp cận đến các khu vực có rừng và do đó làm tăng việc phá rừng trái phép. Các hoạt động giám sát, việc cưỡng chế tuân thủ luật pháp sẽ được thực hiện để kiểm soát các hoạt động phá hoại trái phép.

(v) Thảm thực vật cũng sẽ bị mất trong khu BTTN Sông Thanh. Một diện tích tương đương sẽ được trồng lại ở phía tây bắc khu BTTN để tạo ra được tính liên tục của rừng, kết nối KBT thành một hành lang lớn hơn với các khu rừng bỏ tồn quan trọng ở phía bắc. (Chương trình bảo tồn thay thế và Kế hoạch phục hồi)

7. Động vật

Tác động tới động vật (i) Có khả năng gia tăng hoạt động săn bắn trái phép do lượng công nhân tạm thời tăng đột biến tại khu vực Dự án. Các biện pháp giảm thiểu bao gồm: (i) cung cấp những khóa đào tạo, tập huấn các vấn đề về quản lý môi trường, và (ii) bảo vệ môi trường bằng lực lượng bảo vệ rừng và áp dụng các bịên pháp xử phạt đối với các hoạt động trái phép.

(ii) Các hoạt động xây dựng sẽ làm xáo trộn sinh cảnh của các loài động vật trên cạn sống gần khu vực dự án. Điều này có thể là nguyên nhân làm cho động vật hoang dã di chuyển đến các khu rừng xa hơn. Khu BTTN Sông Thanh nằm ở phía Nam khu vực dự án, các loài vật sẽ bị tác động bởi tiếng ồn và trở thành đối tượng để săn bắt. Các biện pháp giảm thiểu bao gồm: thực hiện các quy chế của khu BTTN và giám sát (kiểm lâm) và áp dụng các biện pháp xử phạt các hoạt động trái phép.

Toàn bộ khu vực Dự án

Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

Ban QL khu BTTN Sông Thanh

Chi Cục kiểm lâm tỉnh

8. Đời sống thuỷ sinh

Page 135: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tác động môi trương/các vấn đề

Biện pháp giảm thiểu Vị trí Trách nhiệm

Tác động tới đời sống thuỷ sinh

Trong giai đoạn đầu tích nước dòng chảy đền bù sẽ phải được cung cấp cho hạ du đập. Hồ sẽ được tích đầy nước trong thời gian ngắn nhất.

Sông Bung Ban QLDA thủy điện 3

Các nhà thầu

Sở TN &MT

C. Giai đoạn vận hành

Đất (i) Ô nhiễm đất sẽ được phòng ngừa bằng cách lắp đặt các thiết bị tách dầu và các thùng chứa dầu thải tại các khu vực trữ dầu. Các chất thải độc hại và các nguyên liệu độc hại sẽ được lưu kho một cách phù hợp.

(ii) Sự xối nước tại các cửa xả nước sẽ được hạn chế tối thiểu giảm thiểu bằng các thiết kế hợp lý như lắp đặt các tấm, túi đệm ngăn ngừa xói mòn.

(iii) Các khu vực được phục hồi (trồng lại rừng) sẽ được giám sát về sự xói mòn đất

Khu vực nhà máy, kho bãi, và khu vực xả nước

Nhà máy

Sở TN &MT

Sự xả nước thải Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu vực nhà ăn, nước từ bể phốt của khu vực nhà máy thuỷ điện và các khu vực dân cư. Tất cả nước thải sẽ được xử lý theo tiêu chuẩn quốc gia. Sẽ không có nguồn nước thải không xử lý nào được thải trực tiếp ra môi trường nước bề mặt.

Nhà máy và khu vực nhà ở của CNCNV

Nhà máy

Sở TN &MT

Chất lượng nước (i) Giám sát các thông số chất lượng nước, kể cả các thông số về phát thải khí nhà kính, trong vùng lòng hồ và hạ du nhà máy.

(ii) Sự thay đổi nhanh mực nước do vận hành đỉnh sẽ được xem xét để giảm nhẹ bằng cách khởi động và tắt các tổ máy một cách từ từ.

(iii) Đường sẽ được bảo dưỡng theo Hướng dẫn về đường giao thông nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến hồ chứa và sông.

Hồ chứa và sông Bung

Nhà máy

Sở TN &MT

Tác động tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh từ động cơ. Các biện pháp giảm tiếng ồn sẽ được thực hiện tại những nơi cần phải giảm ồn trong khu vực ranh giới nhà máy. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiếng ồn trong giai đoạn vận hành đối với công nhân sẽ được nằm trong tiêu chuẩn bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động.

Khu vực nhà máy và nhà ở của cán bộ CNV

Nhà máy

Sở TN &MT

Xả thải các chất thải rắn Chất thải sinh hoạt và công nghiệp từ nhà máy thuỷ điện và các khu nhà ở sẽ được tập trung xả thải tại những nơi được quy định tại địa phương.

Khu vực nhà máy và nhà ở của cán bộ CNV

Nhà máy

Sở TN &MT

Đời sống thuỷ sinh (i) Sự điều tiết hồ chứa, chế độ vận hành của nhà máy sẽ tác động rõ rệt đến đời sống thuỷ sinh ở hạ du. Sản lượng cá sẽ giảm rõ rệt. Mức đa dạng sinh học trong hồ chứa sẽ giảm 30-50%. Tuy nhiên, hầu hết các loài này sẽ xuất hiện ở thượng lưu sông và tại các nhánh sông. Việc hình thành đập sẽ ngăn đường đi của các loài di cư trên khoảng cách lớn giữa vùng thượng lưu và hạ lưu. Hồ Sông Bung 4

Khu vực nhà máy và nhà ở của cán bộ CNV

Nhà máy

Sở TN &MT

Page 136: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tác động môi trương/các vấn đề

Biện pháp giảm thiểu Vị trí Trách nhiệm

sẽ có sản lượng cá tự nhiên 20kg/ha.năm. Sản lượng cá này có thể tăng 25% nếu như thực hiện các biện pháp nuôi cá trong hồ.

(ii) Có nhiều loài cá trên hệ thống sông Vũ Gia di cư lên thượng nguồn để tìm nơi sinh sản. Để có thể hạn chế đến mức thấp nhất sự suy giảm tính liên tục của dòng sông, giữ những đoạn sông còn lại một cách dài nhất cho việc sinh sản của cá, cung cấp nước cho các loài động vật hoang dã, một chế độ vận hành hồ chứa hợp lý sẽ được cân nhắc để xây dựng, thực hiện.

(iii) Phía hạ du của Nhà máy, nếu có xả dòng chảy bù thì sẽ giảm được những tác động tiêu cực tới đời sống thủy sinh, nhất là khi nhà máy không hoạt động. Trong thời gian chạy phủ đỉnh, việc khởi động và tắt các tổ máy cần thực hiện qua nhiều bước để hạn chế các tác động đến đời sống thủy sinh.

(iv) Việc quan trắc nồng độ thủy ngân trong mẫu cá, sản lượng cá và thành phần loài của cá, của tảo sẽ được thực hiện trong chương trình giám sát môi trường.

Suy giảm dòng chảy tại phần sông bị ảnh hưởng

Phạm vi của việc nghiên cứu về dòng chảy bù sẽ bao gồm những khía cạnh liên quan đến thủy văn, thủy sinh và sinh thái học dọc theo hai bờ sông, sinh kế của cộng đồng dân cư vùng hạ lưu, thiết kế kỹ thuật và các vấn đề về kinh tế. Việc nghiên cứu này sẽ được thực hiện trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật của dự án, trong thời hạn 1 năm, kể cả các chu kỳ di cư của cá vào tháng 9-11 năm 2006 và tháng 5-6 năm 2007

Đọan sông sau đập và trước nhà máy

ADB và EVN

Thực vật và động vật tạo các khu vực rừng được phục hồi. Chương trình Quản lý rừng cộng đồng.

Cần phải có các biện pháp cưỡng chế thi hành các luật, quy định. Việc giám sát (bằng kiểm lâm) đối với các hoạt động trái phép trong rừng xung quanh khu vực dự án và việc áp dụng các hình phạt nghiêm khắc sẽ được tiếp tục thực hiện.

Các khu vực được phục hồi và Chương trình quản lý rừng cộng đồng tại xã Zuoi sẽ được giám sát để đảm bảo các khu rừng không bị xâm phạm và không bị người ngoài khu vực khai thác.

Khu vực dự án;

Khu BTTN Sông Thanh;

Xã Zuoih

Nhà máy

Ban QL khu BTTN

Sự thay đổi nhanh mực nước sông

Một hệ thống báo động cho dân ở hạ du khi nhà máy thuỷ điện khởi động. Một số còi báo động sẽ được lắp đặt ở hạ du cho tới vị trí hợp lưu với sông Cái. Hệ thống này cũng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, liên quan đến việc xả đột xuất một lượng nước lớn.

Phần sông nằm ở hạ lưu nhà máy

Nhà máy

Page 137: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

7.4 Chương trình giám sát Giai đoạn chuẩn bị xây dựng (khoảng ½ năm )và giai đoạn xây dựng (4 năm) Vấn đề Chỉ tiêu Vị trí Tần suất Trách nhiChất lượng nướv

pH, độ dẫn điện, độ đục, chất rắn lơ lửng, ô xi, Ca, Mg, tổng phốt pho, PO4-P, tổng ni tơ, NO3, NH4, coliform, dầu khoáng

Hai vị trí trên Sông Bung: - Phía thượng lưu của kho công trường; - Phía hạ lưu khu vực công trường;

Thực hiện trong 4,5 năm. Một tháng lấy một lần mẫu (do Nhóm QLMT lấy)

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT

Xả nước thải sinh hoạt

Đảm bảo nước thải được xử lý phù hợp với TCVN

Khu vực nhà ở; Khu văn phòng làm việc.

Thực hiện trong 4 năm liên tục do Nhóm QLMT thực hiện

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT

Phục hồi các khu vực đất mượn, chiếm dụng tạm thời trong giai đoạn thi công

Kết quả của việc trồng cây, hiện trạng vấn đề xói mòn, nhất là tại các vị trí nhạy cảm

Tất cả các khu đất mượn/ chiếm tạm thời và các khu mỏ

Thực hiện trong 4 năm liên tục do Nhóm QLMT thực hiện

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT

Vấn đề xói mòn và bồi lắng

Hiện trạng xói mòn/ những khu vực nhạy cảm và sự tuân thủ Hướng dẫn xây và bảo dưỡng đường xá

Tất cả các vị trí công trường và các con đường phục vụ thi công

Thực hiện trong 4 năm liên tục do Nhóm QLMT thực hiện

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT

Xả thải đất đá thừa

Tính ổn định và độ che phủ thực vật tại những khu tập kết đất đá thừa

Khu vực bãi thải 1, 2, 3 Disposal areas 1, 2

Thực hiện trong 4 năm liên tục do Nhóm QLMT thực hiện

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT

Các chất thải không độc hạ và độc hại, các nguyên liệu độc hại

Đảm bảo chất thải và các nguyên liệu được xử lý theo quy định, tiêu chuẩn của quốc gia

Khu vực công trường Thực hiện trong 4 năm liên tục do Nhóm QLMT thực hiện

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT

Chất lượng không khí

Bụi, CO, NO2, SO2, Ô xi Ba vị trí trong khu vực công trường, kể cả các con đường phục vụ thi công

Thực hiện trong vòng 4 năm. Mỗi một vị trí lấy một mẫu. Mỗi năm lấy mẫu 4 lần do Nhóm QLMT lấy

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT

Tiếng ồn Mức độ ồn Ba vị trí trong khu vực công trường, kể cả các con đường phục vụ thi công

Thực hiện trong vòng 4 năm. Mỗi một vị trí lấy một mẫu. Mỗi năm lấy mẫu 4 lần do Nhóm QLMT lấy

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT

Rừng Những họat động bất hợp pháp (khai thác gỗ, săn bắn, khai thác mỏ) và những khu vực đặc thù cần giám sát, tại những nơi cần bố trí lực lượng bảo vệ. Giám sát việc thực hiện các hình thức phạt cho các hoạt động trái phép.

Tòan bộ khu vực dự án Thực hiện trong suốt 4,5 năm. Mỗi một vị trí lấy một mẫu. Mỗi năm lấy mẫu 4 lần do Nhóm QLMT lấy

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT BanBTTN SônChi Cục Ktỉnh

Động vật Những họat động bất hợp pháp (khai thác gỗ, săn bắn, khai thác mỏ) và những khu vực đặc thù cần giám sát, tại những nơi cần bố trí lực lượng bảo vệ. Giám sát việc thực hiện các hình thức phạt cho các hoạt động trái phép.

Toàn bộ khu vực dự án Thực hiện trong suốt 4,5 năm do các cán bộ kiểm lâm thực hiện

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT BanBTTN SônChi Cục Ktỉnh

Page 138: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Vấn đề Chỉ tiêu Vị trí Tần suất Trách nhiĐời sống thủy sinh

Những hoạt động đánh cá trái phép. Giám sát việc thực hiện những biện pháp xử phạt đối với những hành động trái phép.

Trên Sông Bung Trong thời gian 4 năm liên tục do các cán bộ kiểm lâm và Nhóm QLMT thực hiện

Ban QLDA3/ Nhà thầ&MT BanBTTN SônChi Cục Ktỉnh

Giai đoạn vận hành Vấn đề Chỉ tiêu Vị trí Tần suất Trách nChất lượng nước

Nhiệt độ, ô xi hòa tàn, TOC, pH, độ đục, chlorophyll-a, tổng phốt pho, PO4-P, tổng ni tơ , NO3, NH4, Asen, sắt

Bảy vị trí - Thượng nguồn Sông Bung - Trong lòng hồ - Hạ lưu Sông Bung - phần ngay phía sau đập - Hạ lưu sông Bung- phần sau cống xả - Trên Sông Bung phía thượng lưu của Nhà máy TĐ A Vương - Trên sông Vũ Gia tại Hội Khách - Trên sông Vũ Gia tại Ái Nghĩa

Bốn lần 1 năm (Tháng 1- Tháng 4- Tháng 6 - Tháng 10)

Nhà máySở TN &

Sự phát thải khí nhà kính

Mê than và CO2 Ba vị trí - Trên hồ chứa - Hạ lưu Sông Bung - phần ngay phía sau đập - Hạ lưu sông Bung- phần sau cống xả

Bốn lần 1 năm (Tháng 1- Tháng 4- Tháng 6 - Tháng 10)

Nhà máySở TN &

Nước thải Đảm bảo nước thải được xử lý được xử lý phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia

Khu vực nhà máy, khu văn phòng, xưởng, và khu nhà ở

Định kỳ thực hiện cùng với việc kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trường

Nhà máySở TN &

Tiếng ồn Mức ồn Trong nhà máy thủy điện Hàng năm Nhà máySở TN &

Các chất thải rắn

Đảm bảo các chất thải rắn được xử lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia

Khu vực nhà máy, khu văn phòng, xưởng, và khu nhà ở

Định kỳ thực hiện cùng với việc kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trường

Nhà máySở TN &

Nhánh sông có lượng nước bị suy giảm

Lưu lượng Hạ lưu của điểm xả dòng chảy bù Liên tục Nhà máySở TN &

Đất Hiện trạng xói mòn, hiện trạng phủ thực vật/ các khu vực được phục hồi. Hiện trạng xói mòn tại hai bên bờ sông và bờ hồ.

Khu nhà máy, xưởng, khu kho bãi, khu cống xả của nhà máy, đường giao thông. Từ khu vực đập sông Bung đến khu vực xả của nhà máy TĐ A Vương.

Định kỳ thực hiện cùng với việc kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trường

Nhà máySở TN &

Đời sống thủy sinh

Nồng độ thủy ngân trong thịt cá, sản lượng cá, thành phần loài của cá. Thành phần loài của tảo trong hồ.

Trong hồ chứa và hạ lưu đập Hàng tháng hoặc theo tần suất khác đề cập đến trong Phụ lục xx

Nhà máySở TN &

Động vật và thực vật

Những hoạt động trái phép (khai thác gỗ, săn bắn, khai thác mỏ) và những khu vực đặc thù khác. Giám sát việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế, xử phạt.

Khu vực Dự án, những khu vực được phục hồi tại khu BTTN Sông Thanh và những khu vực trong chương trình Lâm nghiệp cộng đồng.

Thường xuyên thực hiện bởi các lực lượng kiểm lâm

Nhà máyKhu BTThanh Chi Cục

Page 139: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

7.5 Kinh phí Kinh phí thực hiện những biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và chi phí giám sát được nêu chi tiết tại phần 7.4 và 7.5 và trong Bảng 7.1, với các con số đã được làm tròn. Chi tiết về dự tóan kinh phí được nêu tại Phụ lục xxx (Bảo vệ môi trường và Kế hoạch tăng cường năng lực), Phụ lục xxx (Chương trình lâm nghiệp cộng đồng) và Phụ lục xxxx (Giám sát sinh thái thủy sinh và chất lượng nước). Tỷ giá hối đoái áp dụng là 1 USD = 15,000 VND đã được sử dụng trong Bảng dự toán. Chi phí cho những biện pháp giảm thiểu các tác động được trực tiếp chi trả cùng với các hoạt động xây dựng, ví dụ như các biện pháp chống xói mòn tại công trường, các con đường phục vụ thi công, chính vì vậy mà chúng không có trong Bảng dự tóan. Chi phí này nằm trong chi phí xây dựng công trình. Các thông tin chi tiết về chi phí thực hiện Chương trình Lâm nghiệp cộng đồng được trình bày trong Báo cáo Tái định cư và phát triển các dân tộc thiểu số.

Page 140: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Bảng 7.1Chi phí để thực hịên các biện pháp giảm thiểu và giám sát môi trường

Hạng mục Chi phí A. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng Các biện pháp bảo vệ môi trường a. Bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực

i. Nâng cao năng lực cho công tác bảo vệ và nhân viên bảo vệ 1 60.000

ii. Nâng cao năng lực cho các cơ quan2 10.000 iii. Environmental Awareness 15.000 b. Chương trình bảo tồn thay thế i. Chương trình lâm nghiệp cộng đồng3 300.000 ii. Chương trình phục hồi khu BTTN Sông Thanh4 120.000 Giám sát a. Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng i. Chất lượng nước 8.000 ii. Không khí và tiếng ồn 7.000 Chi phí vận hành cho các cán bộ của Nhóm QLMT 100,000 Tổng (A) 620.000 B. Giai đoạn vận hành (Chi phí hàng năm)

a. Chất lượng nước 5.000 b. Khí nhà kính 1.000 c. Sản lượng cá và thành phần loài 3.500 d. Nồng độ thủy ngân trong cá 1.500 f. Chương trình lâm nghiệp cộng đồng1 100.000 e. Các cán bộ kiểm lâm 1 10.000 Tổng (B) 121.000

1 Kinh phí cho họat động này sẽ được ADB tài trợ 2 Việc tăng cường năng lực sẽ được cung cấp cho các cán bộ của Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam, Chi Cục

Kiểm Lâm tỉnh Quảng Na, Khu BTTN Sông Thanh, các nhân viên của huyện Nam Giang . 3 Kinh phí cho họat động này sẽ được ADB tài trợ . 4 Chương trình này sẽ do EVN chi trả, được thực hiện với sự phối hợp, hướng dẫn của Ban QL khu BTTN

Sông Thanh.

Page 141: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

8 Đánh giá kinh tế

8.1 Giới thiệu Việc đánh giá kinh tế đã được mô tả chi tiết trong báo cáo ban đầu và báo cáo giữa kỳ của công tác Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án do công ty tư vấn SWECO International thực hiện. Tính khả thi về mặt kinh tế của Dự án đã được kiểm tra bằng cách so sánh hai kịch bản ”có dự án” Sông Bung 4 và ”không có dự án Sông Bung 4” Việc so sánh đã xem xét đến các chi phí cũng như các lợi ích cho xã hội của cả hai kịch bản này. Cơ sở của việc so sánh là cả hai kịch bản đều phải đối mặt với thực tế là nhu cầu sử dụng điện như nhau.

8.2 Công suất và Nhu cầu Ở Việt Nam nhu cầu điện tăng rất nhanh trong giai đoạn 2005 đến năm 2025. Nhu cầu điện tại khu vực miền Trung, nơi có dự án thủy điện Sông Bung 4, có tốc độ gia tăng nhanh nhất. Nhu cầu sử dụng điện được Viện Năng lượng dự báo trong Tổng sơ đồ phát triển điện lực 6 được mô tả trong Bảng 8.1.

Bảng 8.1 Các thông số chính về dự báo nhu cầu năng lượng do Viện Năng lượng lập cho giai đoạn 2005 - 2025 (trích từ Tổng Sơ đồ 6)

Năm 2005 2010 2015 2020 2025 Nhu cầu hàng năm (TWh) 44,96 97,11 164,96 257,26 381,16 Tốc độ phát triển trong 5 năm (%) 16,3 11,2 9,3 8,2 Nhu cầu sử dụng điện trên một đầu người (KWh)

549 1,106 1,774 2,629 3,703

Tổn thất do truyền tải và phân phối, điện tự dùng (%)

14,7 13,8 13,2 12,5 11,7

Phụ tải đỉnh (MW) 9,512 19,553 32,196 48,642 71,416

Đến cuối năm 2005, tổng công suất lắp đặt trong hệ thống điện của Việt Nam là 11.386 MW. Chi tiết về công suất lắp đặt theo loại hình nhiên lựu sử dụng được trình bày tại Bảng 8.2.

Bảng 8.2 Công suất lắp đặt tại Việt Nam tính đến cuối năm 2005

Dạng nguồn Công suất (MW) Tỷ lệ (%) Thủy điện 4.219 37,1 Than 1.455 12,8 Dầu 589 5,2 Khí 4.878 42,8 Diesel 245 2,2 Tổng số 11.386 100

8.3 Tiềm năng thủy điện Việt Nam có những tài nguyên năng lượng nội địa đáng kể để phát điện bao gồm thủy điện, than, khí tự nhiên, dầu và một số các nguồn năng lượng tái tạo khác. Dựa vào sự nghiên cứu của 87 dòng sông, tiềm năng thủy điện của Việt Nam được ước tính khoảng 308 TWh/năm với công suất lên đến 70.000 MW, trong khi đó tiềm năng kinh tế ước tính khoảng 120 TWh/năm và công suất 30.000 MW. Xem

Page 142: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

xét đến các chỉ tiêu về môi trường và xã hội thì tiềm năng thủy điện được ước tính khoảng 20.750 MW và 84 TWh/năm.

8.4 Những lợi ích chung do thủy điện mang lại Theo Tổng sơ đồ 6, chỉ có một phương án có thể thay thế thủy điện là nhiệt điện đốt than. Những lợi ích của của thủy điện so với nhiệt điện được tính toán. Nếu như chi phí đầu tư cho nhiệt điện than là khoảng 1.000 USD/kW, các tính toán chỉ ra rằng những lợi ích do thủy điện mang nhiều hơn so với nhiệt điện là 10 năm, với suất đầu tư ít hơn 1.175 USD/kW; là 20 năm nếu như sấut đầu tư nhỏ hơn 1.350 USD/kW; và là 30 năm nếu như nhỏ hơn 1.400 USD/kW.

Những điểm ưu việt chính của thủy điện là:

• Sự phân bố tài nguyên tốt hơn - khu vực miền Trung rất giàu tiềm năng về thủy điện, trong khi đó khu vực phía bắc vừa có nhiều tiềm năng thủy điện và than, phía nam có tiềm năng về khí;

• Độc lập với sự thay đổi về giá nhiên liệu;

• Không phát thải ra khí nhà kính khi so sánh với sự phát thải của việc đốt dầu, than và khí; và

• Đóng góp vào sự phát triển của các khu vực miền sâu, miền xa.

8.5 Đánh giá kinh tế cho dự án Sông Bung 4

8.5.1 Chi phí

Chi phí chung là việc đầu tư và vận hành nhà máy thủy điện Sông Bung 4, chi phí về xã hội và môi trường. Chi phí đầu tư bao gồm có thể chia ra làm các nhóm như chi phí thiết bị, chi phí xây dựng, chi phí công nghệ, chi phí quản lý và hành chính liên quan đến việc xây dựng nhà máy. Tổng chi phí của Dự án khoảng 250,8 triệu USD.

8.5.2 Lợi ích

Dự án thủy điện Sông Bung 4 là một phần của chương trình phát triển nguồn bố sung, Sông Bung 4 dự kiến sẽ phát điện vào năm 2011. Vị trí của Sông Bung 4 nằm tại miền Trung của Việt Nam, với nhu cầu điện phải truyền tải giữa hai khu vực phía Bắc và phía Nam, dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống lưới truyền tải cao áp trong cả nước.

Những lợi ích môi trường không lượng hóa được của dự án Sông Bung 4 bao gồm: (i) góp phần hạn chế lũ lụt trên sông Vũ Gia, (ii) tăng cường nước tưới tiêu trong mùa khô, và (iii) đóng góp tích cực trong việc giảm thiểu sự nhiễm mặn tại vùng đồng bằng châu thổ.

Để có thể so sánh diễn biến của hệ thống với việc “có” và “không có” dự án thủy điện Sông Bung 4, công cụ lập kế hoạch về năng lượng của Viện Năng lượng (STRATEGIST) đã được sử dụng để mô phỏng quá trình sản xuất và trao đổi điện giữa các vùng. Đầu tiên, việc mở rộng tối ưu Tổng sơ đồ 6 được mô phỏng - tương ứng với kịch bản “có” dự án thủy điện Sông Bung 4. Sau đó tiếp tục tính toán việc phát điện, năng lượng trao đổi giữa các vùng, tổm thất của phụ tải dự kiến (LOLE). Kịch bản “không có” dự án thủy điện Sông Bung 4 được mô phỏng bằng cách bỏ nhà máy ra khỏi hệ thống và giữ nguyên các nguồn phát khác. Khi không có dự án thủy điện Sông Bung 4, phụ tải của hệ thống sẽ được đáp ứng bằng cách tăng sản lượng nhiệt điện than trong khả năng cho phép. Nếu như không có khả năng tăng cường nhiệt điện than thì coi như phải cắt giảm nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.

Kết quả của việc mô phỏng kịch bản “có” dự án thủy điện Sông Bung 4 chỉ ra rằng hệ thống sẽ được cung cấp 524 GWh từ Dự án mỗi năm. Trong kịch bản “không có” Dự án, LOLE sẽ tăng một cách đáng kể, xem Bảng 8.3. Quan trọng hơn nữa, LOLE không chỉ tăng cho khu vực miền Trung, mà cả tại miền Bắc và miền Nam, nơi nhu cầu phụ tải lớn hơn nhiều và công suất dự phòng lại ít hơn. Sự thiếu điện tại miền Bắc và miền Nam sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn vì những khu vực này là trung tâm công nghiệp và thương mại của cả nước.

Page 143: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Bảng 8.3 Sự thay đổi LOLE (h/năm) tại ba miền

Năm

Bắc

Trung Nam

Năng lượng còn thiếu

(ENS)

Có SB4 Không có SB4 Có SB4

Không có SB4 Có SB4

Không có SB4 GWh

2011 0,57 0,82 0,04 0,10 15,88 20,32 49,74 2012 0,43 0,76 0,31 0,71 19,06 23,50 56,63 2013 0,34 0,87 0,12 0,39 16,18 20,47 62,29 2014 1,40 1,94 0,35 0,53 20,03 24,84 75,53 2015 21,97 25,42 7,87 15,56 23,24 26,48 123,62 2016 21,61 25,91 0,00 0,00 22,29 25,51 117,55 2017 21,53 25,02 0,09 1,69 23,02 27,39 142,73 2018 22,92 26,38 1,64 8,84 21,26 24,85 164,85 2019 20,38 24,21 4,76 7,70 20,11 25,54 203,96 2020 21,68 25,51 23,84 30,52 22,81 27,58 226,94 2021 22,04 25,51 14,09 18,52 24,35 28,93 219,38 2022 20,84 23,37 13,38 14,29 22,45 27,77 211,31 2023 22,21 25,60 25,91 27,46 22,89 27,48 233,83 2024 20,96 25,29 11,41 15,80 24,41 26,86 233,16 2025 20,61 24,29 14,72 21,12 23,87 27,69 294,93

Chú thích: có SB4 – LOLE trong trường hợp “có” dự án Sông Bung 4 Không có SB4 – LOLE trong trường hợp “không có” dự án Sông Bung 4.

Cần chú ý rằng LOLE tại miền Nam vượt quá tiêu chuẩn quốc gia cho phép bắt đầu từ năm 2014 và LOLE tại miền Bắc vượt quá giới hạn 24 h/năm bắt đầu từ năm 2015. Đối với khu vực miền Trung, tốc độ LOLE tăng tương đối cao nhưng giá trị tuyệt đối về sự thay đổi LOLE rất nhỉ, và LOLE đối với kịch bản “không có” Dự án không vượt quá tiêu chuẩn tin cậy cho hầu hết các năm trong giai đoạn lập kế hoạch.

Sự tăng của giá trị LOLE giữa kịch bản “có” và “không có” Dự án là thước đo năng lượng còn thiếu hụt (giá trị ENS tại Bảng trên) có cùng giá trị LOLE trong cả hai kịch bản. Một phần điện năng bị thiếu hụt do “không có” Dự án đã một phần được bù từ việc mở rộng phát triển các nhà máy nhiệt điện tại cả miền Nam và miền Bắc.

Trong việc phân tích, giá trị kinh tế của điện năng do Dự án thủy điện Sông Bung 4 mang lại được tính bằng chi phí đầu tư chung khi không có Dự án. Chi phí này bao gồm chi phí cho việc vận hành tối ưu các nhà máy nhiệt điện để phần nào thay thế Dự án thủy điện Sông Bung 4 để cung cấp điện cho khách hàng (công nghiệp, dân dụng và thương mại) do việc thiếu hụt điện năng (ENS). Nói cách khác những lợi ích do Dự án thủy điện Sông Bung 4 mang lại là tổng của hai thành phần: những lợi ích không gia tăng tích lũy khi không cần phải chạy các nhà máy nhiệt điện tại trường hợp tối ưu cho nhóm này; và lợi ích gia tăng tích lũy đối với khách hàng khi được cung cấp đầy đủ điện năng cho các nhu cầu của họ.

In the analysis the economic value of electricity generated by Song Bung 4 Hydropower Project is measured by the costs to the society of not having it. This cost comprises the costs of sub-optimal operation of thermal power plants to partly replace Song Bung 4 Hydropower Project and the costs to

Page 144: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

the consumers (industrial, residential, commercial) due to unserved electricity (ENS).

Trong Bảng 8.4. tóm tắt kết quả tính toán lợi ích. Chi tiết của việc tính toán này có thể được xem thêm tại Báo cáo giữa kỳ của công ty tư vấn SWECO International. Bảng này có các con số về giá trị kinh tế điện năng sản xuất từ Dự án Sông Bung 4 dựa trên tiềm năng của khách hàng. Tổng giá trị kinh tế của Dự án là tổng số các chi phí tránh được do không phải chạy các nhà máy nhiệt điện than, các chi phí tránh được do khách hàng không cần phải sử dụng những nguồn điện thay thế có giá thành cao hơn (như diesel), và những sự bất tiện khi khách hàng buộc phải giảm nhu cầu sử dụng điện của họ một cách không tự nguyện.

Bảng 8.4 Lợi ích kinh tế của Dự án thủy điện Sông Bung 4 được đánh giá theo các nhóm khách hàng

Chi phí tránh được do không

cần dùng NĐ than

Lợi ích cho các hộ sử dụng điện

Lợi ích cho các ngành công

nghiệp

Lợi ích cho ngành thương

mại

Tổng lợi ích

2011 24,71 2,55 2,88 1,44 31,57 2012 23,27 2,90 3,28 1,64 31,08 2013 23,40 3,19 3,60 1,80 31,99 2014 22,75 3,87 4,37 2,18 33,17 2015 20,77 6,33 7,15 3,58 37,83 2016 21,03 6,02 6,80 3,40 37,24 2017 19,66 7,31 8,26 4,13 39,36 2018 18,57 8,44 9,54 4,77 41,31 2019 16,43 10,44 11,80 5,90 44,57 2020 15,22 11,62 13,13 6,56 46,53 2021 14,76 11,23 12,69 6,34 45,02 2022 15,85 10,82 12,22 6,11 45,00 2023 14,16 11,97 13,52 6,76 46,42 2024 14,88 11,94 13,49 6,74 47,05 2025 11,65 15,10 17,06 8,53 52,34

8.5.3 Kết luận

Giá trị kinh tế thiết thực của Dự án thủy điện Sông Bung 4 đã được xác nhận bằng việc đánh giá kinh tế về chi phí, lợi ích của Dự án với các phân tích độ nhạy chi tiết. Dự án thủy điện Sông Bung 4 có tỷ lệ hoàn vốn nội tại 14,4%, tương ứng với NPV là 42,76 triệu trong vòng đời của Dự án là 40 năm.

Page 145: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

9 Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin

9.1 Công tác tham vấn cộng đồng đã thực hiện trước đây Một loạt các buổi họp tham vấn cộng đồng liên quan đến dự án thủy điện Sông Bung 4 đã được thực hiện. Năm 2005, trong quá trình thực hiện Báo cáo đầu tư cho Dự án, Công ty tư vấn xây dựng điện 3 (PECC3) đã tổ chức nhiều cuộc họp với nhân dân tại cấp bản và cấp xã. Trong quá trình thực hiện Nghiên cứu quy hoạch thủy điện Quốc gia giai đoạn 2 cũng có sự tham gia của cộng đồng những bên liên quan (SWECO International 2006A): (i) hội thảo về lưu vực sông Vũ Gia - Thu Bồn năm 2005; (ii) hội thảo cấp tỉnh tổ chức tại huyện Nam Giang tổ chức năm 2004, chú trọng trực tiếp đến những huỵên và những xã sẽ bị ảnh hưởng; và (iii) Thảo luận nhóm tại 30 bản trực tiếp và không trực tiếp bị ảnh hưởng, thực hiện trong năm 2004. Việc tham vấn cộng đồng cũng được thực hiện bằng ngôn ngữ dân tộc bản địa.

9.2 Tham vấn cộng đồng thực hiện trong quá trình lập báo cáo EIA

9.2.1 Tham vấn các cơ quan

Từ tháng 11, tháng 12 năm 2005, các cuộc họp tham vấn cộng đồng đã được thực hiện với nhiều cơ quan quản lý, các tổ chức phi chính phủ như Bộ TN &MT, Sở TN &MT tại huyện Nam Giang, Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Ban QL khu BTTN Sông Thanh, đại diện tổ chức Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã tại Quảng Nam. Các cuộc họp cũng được tổ chức với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Ban QLDA thủy điện 3 và Công ty Tư vấn xây dựng điện 3 để bàn về những vấn đề môi trường.

9.2.2 Các cuộc tham vấn về xã hội và tái định cư

Chương trình về xã hội và tái định cư của Dự án đã được xây dựng dựa trên các ý kiến thu nhận được từ các cuộc tham vấn cộng đồng. Chi tiết được đưa ra trong Báo cáo về Tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số.

Việc khảo sát về tình hình các hộ gia đình tại 4 bản trực tiếp bị ảnh hưởng của Dự án trong khu vực lòng hồ và tại 2 bản tiếp nhận dân tái định cư (từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2006) đã được thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng để thu nhận thêm những hiểu biết, kiến thức về hệ thống các phương pháp sinh kế, văn hóa và đặc điểm của dân tộc. Các cuộc họp cộng đồng vòng hai để tham vấn các vấn về sinh kế, vấn đề dân tộc được tổ chức (tháng 4 - 5 năm 2006) để thu thập thêm thông tin về những yêu cầu về sinh kế cho những người bị ảnh hưởng và những vị trí có tiềm năng phù hợp cho việc tái định cư. Việc tham vấn về các vấn đề dân tộc chú trọng đến việc xin ý kiến những người bị ảnh hưởng về những đề xuất của họ cho việc di dời các khu nghĩa địa, nhà Guol; thu nhận các ý kiến của công chúng đánh giá về các vị trí dự kiến để tái định cư, ghi nhận những yêu cầu đặc biệt của cộng đồng về quá trình di chuyển. Sau những buổi họp tham vấn đó ma trận quyền lợi được dự thảo và vòng tham vấn cuối cùng được thực hiện (trong tháng 6 năm 2006) để ghi nhận những đề xuất rõ ràng hơn từ những người bị ảnh hưởng về các vấn đề liên quan đến thiết kế nhà, phương thức xây dựng, vị trí khu tái định cư. Những hoạt động tiếp theo là hỗ trợ việc đưa một số các cá nhân chủ chốt của các bản đi thăm các khu tái định cư để xác nhận những quyết định cuối cùng của họ.

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện tại các bản sống dọc theo sông phía hạ lưu đập để thu nhận thêm những hiểu biết về tầm quan trọng của việc đánh, bắt cá tới các cộng đồng này (tháng 4 đến tháng 6 năm 2006).

9.2.3 Hội thảo với các bên liên quan về báo cáo ĐTM

Các cuộc họp tham vấn cộng đồng cho báo cáo ĐTM được thực hiện vào 3 dịp, dưới hình thức tổ chức hội thảo với nhiều bên liên quan. Hội thảo thứ nhất được tổ chức trước khi thực hiện công tác khảo sát thực địa về môi trường và xã hội, hội thảo này thực hiện vào tháng 2/2006. Hội thảo thứ hai chú trọng vào những điều kiện phía hạ lưu được thực hiện tháng Tư năm 2006 khi nghiên cứu về thủy văn đã

Page 146: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

được hoàn thành cho toàn bộ hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn. Hội thảo lần thứ ba, là hội thảo cuối cùng, được thực hiện vào cuối tháng 7, khi tất cả các nghiên cứu cho báo cáo ĐTM và Báo cáo về Tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số đã gần như được hoàn thành.

Một cơ quan phi chính phủ, tổ chức Quỹ các làng, bản Thế giới đã được chọn làm đơn vị hỗ trợ thực hiện các cuộc tham vấn cộng đồng.

9.2.3.1 Hội thảo lần thứ nhất về ĐTM Tháng 2/2006 hội thảo với các bên liên quan được thực hiện tại huyện Nam Giang để xem xét, mô tả, bàn bạc với các bên liên quan về những tác động môi trường, xã hội tiềm năng của dự án đến khu vực lòng hồ và tại các vị trí xây dựng công trình của Dự án. Danh mục các bên liên quan tham gia Hội thảo được liệt kê trong Bảng 9.1, và Chương trình hội thảo được liệt kê trong Bảng 9.2.

Bảng 9.1 Những tổ chức được mời đến dự hội thảo lần thứ nhất với các bên liên quan

Các bên quan tâm Các cơ quan Nhà nước và các cơ quan khác EVN

Bộ TN & MT ADB Ban QLDA thủy điện 3 Khu BTTN Sông Thanh PECC3 Công ty tư vấn SWECO International (Tư vấn quốc tế và trong nước) Ban Điều i nguyên nước lưu vực Sông Vũ Gia (WRRC)

Huyện (Nam Giang) Ủy ban nhân dân Mặt trận tổ quốc Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp của huyện Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Phòng Y tế của huyện Phòng Giáo dục của huyện Phòng Giao thông của huyện Đoàn thanh niên Hội Phụ nữ Phòng quản lý đất Hội Nông dân Sở Tài chính Công an huyện

Huyện (Nam Giang) Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp của huyện

Các xã Xã Zuoih Xã Ta Bhing Xã Cha Val Thị xã Thanh My Xã Ma Cooih Xã Ka Dang

Các bản Pa Rum A (Những bản bị di dời ) Pa Rum B

Page 147: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các bên quan tâm Các cơ quan Pa Dhi Thon No. 2 Pa Pang Vinh

Các bản Pa Pang (Cộng đồng tiếp nhận dân tái định cư) Cong Don

Khe Zouih Khe Rong

Những người bị di dời tại A Vương Cộng đồng tại những khu vực người bị tái định cư đã từng sống Cộng đồng tại những nơi người di dời chuyển đến Một bản đã tái định cư Một bản (tiếp nhận) nơi nhận người tái định cư

Các tổ chức phi chính phủ WWF Tầm nhìn thế giới (World Vision) FIDR (Foundation for International Development/Relief) BirdLife International International Rivers Network IUCN American Museum of Natural History

Bảng 9.2 Chương trình Hội thảo lần thứ nhất- huyện Nam Giang- ngày 10/2/2006

Thời gian Nội dung/ hoạt động Ghi chú 07:30 – 08:00 Đăng ký đại biểu

08:00 – 08:15 Diễn văn chào mừng Đại diện của huyện

08:15 – 08:30 Giới thiệu chung về dự án TĐ Sông Bung 4 Ban QLDA Thủy điện 3

08:30 – 08:45 Hỏi và đáp về dự án Sông Bung 4 Tư vấn

08:45 – 09:00 Giới thiệu chung về các tác động môi trường Tư vấn

09:00 – 09:15 Hỏi và đáp về các tác động môi trường Nhóm trợ giúp

09:15 – 09:30 Giới thiệu chung về các tác động xã hội Tư vấn

09:30 – 09:45 Hỏi và đáp về các tác động xã hội Nhóm trợ giúp

09:45 – 10:00 Nghỉ giải lao Nhóm trợ giúp

10:00 – 10:45 Chia nhóm thảo luận về các Tác động > Thảo luận và xác định các tác động khác > Đánh giá mức độ của các tác động

Nhóm trợ giúp với các thông số đầu vào của Tư vấn

10:45 –11:30

Chia nhỏ nhóm thảo luận và báo cáo với hội thảo > Kết quả và giải thích về các mức độ tác động > Ý kiến đóng góp của các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế > Thảo luận chung

Nhóm trợ giúp

11:30 – 13:00 Ăn trưa

13:00 – 13:30 Hỏi và đáp với các đại diện của những người bị ảnh hưởng bởi dự án A Vương

Nhóm trợ giúp

Page 148: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Thời gian Nội dung/ hoạt động Ghi chú

(Chú trọng vào vấn đề Tái định cư)

13:30 – 13:45 Giới thiệu chung về các chính sách an toàn và xã hội của ADB và yêu cầu công bố thông tin. Tư vấn

13:45 – 14:00 Hỏi và đáp về các chính sách an toàn của ADB Nhóm trợ giúp

14:00 – 14:15 Giới thiệu chung về các biện pháp giảm thiểu tác động Tư vấn

14:15 – 14:20 Hỏi và đáp về các biện pháp giảm thiểu Nhóm trợ giúp

14:20 – 14:30 Giới thiệu chung về kế hoạch giảm thiểu tác động đã và đang thực hiện cho đến nay Tư vấn

14:30 – 14:40 Hỏi và đáp về kế hoạch giảm thiểu Nhóm trợ giúp

14:40 – 15:10

Chia nhóm thảo luận về các biện pháp giảm thiểu tác động > Thảo luận và xếp hạng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và xã hội > Đề xuất các sáng kiến và sự nhất trí với các công cụ giảm thiểu tác động

Nhóm trợ giúp

15:10 – 15:40 Từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận với Hội thảo Nhóm trợ giúp 15:40 – 16:00 Các chuyên gia tư vấn quốc tế, trong nước và WRRC cho ý kiến Tư vấn và Ông

Tim McGrath 16:00 – 16:15 Kết luận về nội dung Hội thảo Tư vấn 16:15 – 16:30 Kết thúc cuộc họp Đại diện huyện

Có 60 đại diện các bên liên quan đã tham dự Hội thảo. Các đại biểu đã đóng góp ý kiến của họ về những tác động liên quan, những biện pháp giảm thiểu tác động qua các cuộc trao đổi theo nhóm. Một vấn đề quan trọng được đặc biệt được quan tâm là công tác tái định cư tại công trình thủy điện A Vương, những đại diện người tái định cư trong dự án thủy điện A Vương đã tham dự. Danh sách các đại biểu tham dự và Báo cáo của Nhóm hỗ trợ (tổ chức Các làng, bản Thế giới) được gửi lèm trong Phụ lục xx.

9.2.3.2 Hội thảo EIA lần thứ 2 Tháng 4/2006, Hội thảo lần thứ hai với các bên liên quan về báo cáo ĐTM được thực hiện tại Tam Kỳ để xem xét và thu thập ý kiến các bên liên quan về những vấn đề liên quan đến tác động phía hạ lưu của Dự án. 53 đại biểu tham gia đã bàn bạc về những tác động của Dự án Sông Bung 4 riêng biệt và các tác động tích lũy cho tất cả các công trình thủy điện dự kiến xây dựng trên hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn.

Danh sách các bên liên quan tham dự được liệt lê trong Bảng 9.2 và Chương trình hội thảo được nêu trong Bảng 9.4 . Báo cáo của Nhóm hỗ trợ và danh sách các đại biểu tham gia được kèm trong Phụ lục xx).

Bảng 9.3 Các cơ quan được mời đến hội thảo các bên liên quan lần thứ 2

Các bên quan tâm Các cơ quan Nhà nước và các cơ quan khác EVN

Bộ TN &MT ADB Ban QLDA TĐ 3 PECC 3 Công ty tư vấn SWECO International (Các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước) Ban Điều hành tổng thể tài nguyên nước lưu vực sông Vũ Gia (WRRC)

Tỉnh Quảng Nam Hội đồng nhân dân

Page 149: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các bên quan tâm Các cơ quan Mặt trận tổ quốc Sở TN &MT Sở NN & PTNN Sở KH & ĐT Ủy ban phòng chống lũ lụt Hội Nông dân Đoàn thanh niên Hội Phụ nữ Các công ty cấp nước Các công ty quản lý thủy lợi

Thành phố Đà Nẵng Sở TN &MT Công ty cấp nước

Huyện Nam Giang Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp huyện

Huyện Đại Lộc Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp huyện

Huyện Đông Giang Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp huyện

Huyện Duy Xuyên Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp huyện

Huyện Điện Bàn Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp huyện

Thành phố Hội An Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp huyện

Xã Zuoih Ủy ban nhân dân

Xã Ta Binh Ủy ban nhân dân

Xã Thanh Mỹ Ủy ban nhân dân

Xã Ma Cooih Ủy ban nhân dân

Xã Ka Dang Ủy ban nhân dân

Xã Đại Sơn Ủy ban nhân dân

Page 150: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các bên quan tâm Các cơ quan Xã Đại Hồng Ủy ban nhân dân

Xã Đại Lãnh Ủy ban nhân dân

Xã Đại Đồng Ủy ban nhân dân

Xã Đạo Phong Ủy ban nhân dân

Xã Đại Quang Ủy ban nhân dân

Xã Đại Nghĩa Ủy ban nhân dân

Xã Đại Cường Ủy ban nhân dân

Xã Đại Minh Ủy ban nhân dân

Xã Đại Hòa Ủy ban nhân dân

NGOs WWF

World Vision FIDR (Foundation for International Development/Relief) BirdLife International International Rivers Network IUCN American Museum of Natural History

Bảng 9.4 Chương trình Hội thảo các bên liên quan, Tam Kỳ, ngày 27/4/2006.

Thời gian Nội dung/ Hoạt động Người trình bày

07:00 – 07:30 Đăng ký đại biểu 07:30 – 07:45 Chào mừng đại biểu Đại diện tỉnh 07:45 – 08:00 Bài trình bày của (WRRC) Tim McGrath

08:00 – 08:20

Giới thiệu chung về lưu vực hệ thống sông Vũ Gia - Thu Bồn Tài nguyên nước trên lưu vực Kế hoạch phát triển thủy điện trên lưu vực Dự án thủy điện Sông Bung 4 Sơ bộ về chế độ vận hành tương lai của các dự án thủy địên

trên lưu vực sông Các mục tiêu khác của công trình thủy điện

Ban QLDA thủy điện 3

08:20 – 09:00

Kết quả nghiên cứu về mô hình thủy- động lực học dòng sông Phạm vi nghiên cứu Những nghiên cứu về chế độ vận hành Những nghiên cứu về bồi lắng và xói mòn Nghiên cứu về chế độ dòng chảy Các vấn đề liên quan đến hồ chứa

SIWRR

09:00 – 09:15

Xác định các tác động môi trường đến vùng hạ lưu Phạm vi nghiên cứu của các tác động môi trường Cơ cấu về dòng chảy Chất lượng nước Hệ sinh thái thủy sinh Các vấn đề khác

Bà Nhung

Page 151: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

09:15 – 09:30

Xác định các tác động xã hội vùng hạ lưu Phạm vi của nghiên cứu về xã hội Các họat động đánh/bắt cá Sự tiếp cận với nguồn nước cho các mục đích sinh họat và

tưới tiêu Các vấn đề khác Trình bày về những khu có thể tái định cư

Ông Thông

09:30 – 09:45 Nghỉ giải lao

09:45 – 11:00 Chia nhóm nhỏ thảo luận về các TÁC ĐỘNG Thảo luận về những tác động phía hạ lưu đã được xác định Thống nhất về các tác động

Nhóm hỗ trợ cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn

11:00 –11:30 Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận với Hội thảo Trình bày kết quả thảo luận Các chuyên gia tư vấn cho ý kiến

Nhóm trợ giúp

11:30 – 13:00 Ăn trưa

13:00 – 13:30 Giới thiệu chung về các chính sách an tòan về môi trường và xã hội của ADB

Bà Nhung và ông Thông

13:30 – 13:45 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường phía hạ du Bà Nhung

13:45 – 14:00 Các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội phía hạ du Ông Thông

14:00 – 14:15 Nghỉ giải lao

14:15 – 15:30 Chia nhóm nhỏ thảo luận về CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Thảo luận về các biện pháp giảm thiểu Thống nhất về các biện pháp giảm thiểu

Nhóm hỗ trợ cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn

15:30 – 16:00 Từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận với Hội thảo Trình bày kết quả nghiên cứu Các chuyên gia tư vấn cho ý kiến

Nhóm trợ giúp

16:00 – 16:15 Tóm tắt về Hội thảo Tư vấn

16:15 – 16:30 Kết thúc Hội thảo Đại diện tỉnh

9.2.3.3 Hội thảo lần thứ 3 Tháng 6/2006, hội thảo lần thứ 3 và là lần cuối cùng với các bên liên quan được tổ chức tại huyện Nam Giang. Tổng số 49 người đã tham gia Hội thảo. Hội thảo nhằm thu nhận các ý kiến cho Kế hoạch quản lý môi trường của Dự án, công tác tái định cư và kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số.

Danh sách các bên liên quan được mời được nêu trong Bảng 9.5 và Chương trình Hội thảo được nêu trong Bảng 9.6. Báo cáo của Hội thảo và danh sách các đại biểu được nêu trong Phụ lục xx).

Bảng 9.5 Các cơ quan được mời tới dự hội thảo lần thứ 3 với các bên liên quan

Thời gian Nội dung/ Hoạt động

Nhà nước và các cơ quan khác EVN Bộ TN &MT ADB Ban QLDA TĐ 3 Khu BTTN Sông Thanh PECC3 Công ty tư vấn SWECO International (Các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước) Ban Điều hành tổn thể tài nguyên nước và lưu vực sông Vũ Gia (WRRC)

Page 152: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Thời gian Nội dung/ Hoạt động Tỉnh Quảng Nam Ủy ban nhân dân

Sở TN &MT Sở NN & PTNN

Huyện Nam Giang Ủy ban nhân dân Mặt trận tổ quốc Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp của huyện Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Phòng Y tế của huyện Phòng Giáo dục của huyện Phòng Giao thông của huyện Đoàn thanh niên Hội Phụ nữ Phòng quản lý đất Hội Nông dân Sở Tài chính Công an huyện

Huyện Đông Giang Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp của huyện

Huyện Đại Lộc Ủy ban nhân dân Phòng Môi trường của huyện Phòng Nông nghiệp của huyện

Các xã Xã Zuoih Xã Ta Bhing Xã Cha Val Thị trấn Thanh Mỹ Xã Ca Dy Xã Ma Cooih Xã Ka Dang Xã Đại Sơn

Các bản bị ảnh hưởng Pa Rum A Pa Rum B Pa Dhi Thôn Hai Thôn Vinh Pa Toi Pa Dau Dau Go Thac Can

Các bản tiếp nhận dân Ta Pang

NGO WWF World Vision

Page 153: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Thời gian Nội dung/ Hoạt động FIDR (Foundation for International Development/Relief) BirdLife International International Rivers Network IUCN American Museum of Natural History

Bảng 9.6 Chương trình hội thảo lần thứ 3 với các bên liên quan, huyện Nam Giang, ngày 28/7/2006

Các nội dung (chủ đề) chính: A – Môi trường, B – Tái định cư khu vực lòng hồ, C – Các tác động phía hạ lưu

Thời gian Nội dung/ các hoạt động Chú thích 07:30 – 08:00 Đăng ký đại biểu

08:00 – 08:15 Chào mừng đại biểu Đại diện của huyện

08:15 – 09:00 Giới thiệu, mục đích của Hội thảo, chiếu Video về các cuộc tham vấn cộng đồng cấp xã , những chờ đợi của các đại biểu

Nhóm trợ giúp

09:00-10:00

Trình bày về các chủ đề A và C: Giới thiệu chung về dự án TĐ Sông Bung 4 Giới thiệu chung về các chính sách an toàn của ADB Các tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu Các tác động xã hội và kế hoạch tái định cư - Các vấn đề phía hạ lưu.

Chuyên gia tư vấn

09:00-10:00

Chủ đề B- Chia nhóm làm việc: Các tác động xã hội và những biện pháp giảm thiểu Các khu tái định cư, các khả năng tiếp cận và sơ đồ bản tái

định cư mới

Nhóm trợ giúp

10:00 – 10:30 Nghỉ giải lao

10:30 – 11:30 Chủ đề A - Thảo luận nhóm

Thảo luận về các biện pháp giảm thiểu tác động Thống nhất về các biện pháp giảm thiểu tác động

Nhóm trợ giúp

10:30 – 11:30

Chủ đề B- Thảo luận nhóm: • Kế hoạch/ Quyền lợi nhận được khi bị mất đất, nhà và

các tài sản cố định khács Kế hoạch/ Quyền lợi nhận được khi bị mất các nguồn tài

nguyên vật lý và văn hóa

Nhóm trợ giúp

10:30-11:30 Chủ đề C- Thảo luận nhóm

Thảo luận về các biện pháp giảm thiểu tác động phía hạ lưu và đề xuất kế hoạch và các quyền lợi.

Nhóm trợ giúp

11:30 – 13:00 Ăn trưa

13.00 – 14.00

Trình bày các vấn đề xã hội và công tác tái định cư cho những người làm công tác lãnh đạo

Các tác động xã hội và Kế hoạch tái định cư - khu vực lòng hồ Các tác động xã hội và Kế hoạch tái định cư - Khu vực đất đai xây

dựng các công trình của Dự án

Chuyên gia tư vấn

14:00-15:00

Chủ đề A: Thảo luận nhóm Thảo luận về các tác động và biện pháp giảm thiểu tác động

trong giai đoạn xây dựng Thảo luận về các biện pháp giảm thiểu tác động nói chung: như

chương trình lâm nghiệp cộng đồng, bảo vệ môi trường, tập huấn và tuyên truyền ....

Nhóm trợ giúp

13:00-15:00 Chủ đề B- Thảo luận nhóm Kế hoạch/ Quyền lợi nhận được khi bị mất cây cối và những tài sản

Nhóm trợ giúp

Page 154: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Thời gian Nội dung/ các hoạt động Chú thích sản xuất khác

Kế hoạch/ Quyền lợi nhận được khi bị mất các sinh kế Kế hoạch/ Quyền lợi khi bị mất tài sản và cơ sở hạ tầng

13:00-15:00

Chủ đề C- Thảo luận nhóm Tiếp tục thảo luận về các biện pháp giảm thiểu các tác động tại vùng

hạ lưu và đề xuất kế hoạch và quyền lợi Thống nhất về các biện pháp giảm thiểu tác động và đề xuất về kế

hoạch và quyền lợi

Nhóm trợ giúp

15:00 – 15:15 Nghỉ giải lao

15:15 – 16:15 Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận cho Hội thảo Nhóm trợ giúp

16:15 – 16:45 Soát xét lại những vấn đề nổi cộm được các đại biểu nêu ra Nhóm trợ giúp

16:45-17:00 Kết thúc hội thảo Đại diện huyện

Page 155: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

10 . Kết luận

Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 bao gồm một nhà máy thuỷ điện 156 MW và hồ chứa với dung tích hữu ích lên đến 320 triệu m³. Dự án có vị trí tại tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Tổng chi phí đầu tư ước tính cho Dự án là 250,8 triệu USD, và giai đoạn xây dựng sẽ kéo dài khoảng 4 năm. Tiềm năng năng lượng hàng năm là 537 triệu kWh. Hồ chứa sẽ ngập khoảng 1.600 ha tại mức nước dâng bình thường. Có 206 hộ tại 4 bản sẽ phải di dời. Thêm vào đó có 30 hộ tại các khu vực xây dựng sẽ bị ảnh hưởng và hơn 1500 hộ tại vùng hạ lưu sẽ chịu những ảnh hưởng tương đối đáng kể từ các tác động của dự án gây ra đối với công tác đánh bắt cá. Những tác động môi trường chính do Dự án gây ra bao gồm (i) xói mòn đất, (ii) mất tính đa dạng sinh học, (iii) tăng áp lực đối với khu BTTN Sông Thanh, (iv) mất đi tính liên tục của dòng sông do xây đập, (v) nước trên các nhánh sông sẽ suy giảm, và sự dao động mức nước trong ngày phía hạ lưu nhà máy do chế độ hoạt động phủ đỉnh. Các biện pháp khắc phục đã được xây dựng để giảm thiểu và định kỳ giám sát các tác động đó. Dựa trên báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Báo cáo Tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số, các tác động tiêu cực về môi trường và xã hội có thể giảm đến mức chấp nhận được bằng việc triển khai đầy đủ các hoạt động quản lý xã hội và môi trường. Chi tiết của những hoạt động này được hoạch định trong Kế hoạch quản lý môi trường, Kế hoạch tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số, và Chương trình hành động về sức khoẻ cộng đồng. Các lợi ích về môi trường của Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 bao gồm (i)ịư phân bố nguồn điện tốt hơn, (ii) sự độc lập đối với sự biến động của giá nhiên liệu, (iii) ít phát thải khí nhà kính hơn, (iv) đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực, (v) lợi ích đối với công tác thuỷ lợi trong mùa khô, (vi) đóng góp tích cực vào việc đẩy mặn tại vùng châu thổ, (v) cải thiện việc quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn. Vấn đề dòng chảy môi trường sẽ cần phải khảo cứu thêm trong những nghiên cứu tiếp theo. Việc cải thiện công tác bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, Chương trình bảo tồn thay thế là những điểm quan trọng trong việc lập kế hoạch của dự án để giải quyết đầy đủ các tác động môi trường đến mức độ chấp nhận được.

Page 156: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

1/5

Phụ lục Kế hoạch bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực Tóm tắt Công tác xây dựng dự án thủy điện sẽ làm tăng sự tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có thể gây nên việc gia tăng những hiện tượng khai thác tài nguyên rừng một cách bất hợp pháp. Thêm vào đó, những khu rừng, những nguồn tài nguyên nước mới hoặc được phân bổ lại cho cộng đồng địa phương sẽ bị đe dọa. Việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường thông qua việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên bảo vệ/ nhân viên lâm nghiệp; thực hiện những đợt cổ động nâng cao nhận thức; và nâng cao năng lực cho các cơ quan bảo vệ môi trường và các cơ quan có trách nhiệm phát hiện các họat động khai thác bất hợp pháp. Cán bộ kiểm lâm, những người gác những khu rừng liên quan đến khu BTTN Sông Thanh sẽ cần được thực hiện việc nâng cao năng lực về các quy định về lâm nghiệp, việc cưỡng chế thi hành luật, tuần tra và báo cáo. Dự án sẽ hỗ trợ việc nâng cao năng lực thông qua những khóa đào tạo về những nhu cầu đặc biệt của Sở TN &MT, Cục Kiểm lâm của tỉnh Quảng Nam, nhân viên bảo vệ rừng của huyện Nam Giang, các cán bộ của Ban QLDA thủy điện 3 , EVN. Chương trình đào tạo sẽ bao gồm đào tạo về các vấn đề môi trường liên quan đến chất lượng nước, chất lượng đất (xói mòn, phục hồi), thực vật, động vật (các nguồn tài nguyên rừng). Nhận thức về môi trường sẽ được tuyên truyền nâng cao đến các cán bộ, công nhân, nhân dân, bảo vệ liên quan đến Dự án. Những vấn đề, nhu cầu chính cho công tác bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực Một trong những tác động chính của Dự án thủy điện Sông Bung 4 là sẽ làm gia tăng hiện tượng săn bắn, khai thác gỗ (điều này sẽ gây mất đi những khu cư trú của các loài hoang dã) liên quan đến một lượng lớn công nhân xây dựng và các áp lực từ bên ngoài. Những người công nhân, cán bộ làm việc cho Dự án sẽ bị cấm không cho phép tham gia các họat động săn, bắn và họ sẽ bị các lực lượng bảo vệ phạt. Khu BTTN Sông Thanh phải được thông báo rõ ràng về số lượng công nhân và vị trí các khu sinh sống của họ. Các quán bán sản phẩm của rừng (như nấm), các nhà hàng dọc đường giao thông cần được kiểm tra xem họ có tham gia buôn bán các thực phẩm, sản phẩm của rừng hay không. Nhiều khả năng các hoạt động khai thác mỏ cũng sẽ gia tăng, những họat động này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới động vật và thực vật. Việc khai thác cá trái phép bằng thuốc nổ, thuốc độc cũng cần phải được kiểm tra, những người vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Việc nâng cao năng lực sẽ được thực hiện bằng cách tăng cường nhân viên bảo vệ để tăng cường bảo vệ những khu vực có rừng và các hoạt động đi ra, đi vào khu BTTN Sông Thanh. Việc này sẽ hỗ trợ phát hiện những hiện tượng khai thác gỗ, săn bắn, khai thác mỏ không hợp pháp. Việc đào tạo những cán bộ chủ chốt cho cộng đồng địa phương về bảo vệ rừng sẽ nanag cao năng lực của cộng đồng và củng cố được nhóm người làm công tác bảo vệ bản làng (xem thêm phần Lâm nghiệp cộng đồng). Chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường sẽ được đơn vị thực hiện Dự án (Implementing agency) thực hiện như là một phần của Kế hoạch quản lý môi trường, chương trình này sẽ góp phần định hướng cho công nhân, nhân dân địa phương thực hiện tốt những yêu cầu về môi trường. Dựa trên những thông tin trao đổi với Ban Quản lý khu BTTN Sông Thanh, phòng Lâm nghiệp của huyện Nam Giang, Sở Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam, một thỏa thuận về việc bảo

Page 157: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

2/5

vệ rừng sẽ được ký giữa Sở Lâm Nghiệp và đơn vị thực hiện Dự án. Thỏa thuận này quy định việc cho phép hoặc giới hạn việc săn bắn và ăn các sản phẩm hoang dã; tàng trữ chất nổ để đánh bắt cá; thu hái và vận chuyển những sản phẩm hoang dã; và thỏa thuận cũng sẽ quy định về các mức phạt. Thoả thuận này sẽ đặc biệt chú trọng đến việc quản lý Khu BTTN Sông Thanh. Chương trình nâng cao nhận thức sẽ thông báo với công nhân, các nhân viên của Dự án về thoả thuận cũng như các quy định được ký kết. Nhân viên kiểm lâm sẵn sàng phối hợp với cảnh sát để thực hiện những việc kiểm tra đột xuất xe cộ đi ra từ khu vực Dự án. Bên cạnh đó, quyền lợi của những người dân được sử dụng những tài nguyên được phân bổ cho họ (rừng, đánh cá) phải được bảo vệ, do vậy mà những người từ nơi khác đến, công nhân không được phép khai thác những nguồn tài nguyên này một cách bất hợp pháp. Chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường cần thực hiện đầy đủ cho khu vực Dự án và các khu vực lân cận Dự án. Cần phải thường xuyên cung cấp và cập nhật thông tin đến cho lực lượng lao động, những nhóm người khai thác gỗ, hái lượm trong rừng, cho các hoạt động du lịch để thông báo với họ về những quy định đặt ra cho việc thu hái và mua bán những sản phẩm rừng và cách bảo vệ rừng. Hiện nay việc bảo vệ rừng trong khu vực Dự án thuộc trách nhiệm quản lý của Chi nhánh kiểm lâm huyện Nam Giang. Hiện nay mới chỉ có một trạm gác được đặt tại Ta Lo – phía hạ lưu của sông Bung để kiểm tra việc vận chuyển sản phẩm rừng bằng đường Hồ Chí Minh và bằng đường sông trên sông Bung. Hầu hết những hoạt động bảo vệ rừng trong khu vực Dự án hiện nay là do nhân viên Ban QL khu BTTN Sông Thanh và nhóm bảo vệ của bản Vinh thực hiện (xã Ta B’Hing commune). Số lượng nhân viên hiện nay của Chi nhánh kiểm lâm Nam Giang có 24 nhân viên, của khu BTTN Sông Thanh có 31 nhân viên. Theo quy định quốc gia mỗi một nhân viên phải chịu trách nhiệm kiểm soát một khu vực đất theo tỷ lệ 1: 1.000 ha, trong lúc đó khu BTTN Sông Thanh rộng 93.249 ha. Như vậy tỷ lệ này còn thấp. Chúng tôi đề xuất trong giai đoạn xây dựng Dự án lực lượng bảo vệ rừng cần được tăng cường để thực hiện việc bảo vệ rừng trong khu vực. Cần phải tuyển thêm 25 nhân viên kiểm lâm nữa để làm việc tại 5 trạm gác (mỗi trạm 5 người) và cần tuyển thêm 20 cán bộ bảo vệ, tuần tra rừng. Những nhân viên này sẽ được đào tạo về thực hiện những quy định về bảo vệ rừng, cưỡng chế thi hành luật, tuần tra, kiểm tra và viết báo cáo. Sau đây là phần mô tả về các vị trí cần tuần tra, giám sát. Vị trí chính xác sẽ được Nhóm công tác môi trường của Ban QLDA thuỷ điện 3 và ban QL khu BTTN Sông Thanh thống nhất.

• Khu BTTN Sông Thanh. 15 nhân viên kiểm lâm và 3 vị trí gác trong khu BTTN Sông Thanh. Một vị trí cần đặt gần Trà Vinh để bảo vệ diện tích rừng phía trong khu BTTN và để có thể phối hợp với cảnh sát để kiểm tra đột xuất xe cộ đi lại trên đường quốc lộ 14D. Các nhân viên kiểm lâm tai trạm này cũng sẽ phối hợp với tổ bảo vệ của bản Vinh để kiểm tra vịêc tiếp cận tới khu bảo vệ thông qua đường 14D.

• Chi nhánh kiểm lâm huyện Nam Giang. 5 nhân viên kiểm lâm sẽ làm việc tại trạm gác gần hợp lưu của sông Bung và A Vwong để giám sát việc tiếp cận với khu vực rừng tự nhiên qua đường bộ.

• Chi nhánh kiểm lâm huyện Nam Giang. 5 nhân viên kiểm lâm sẽ làm vịêc tại trạm gác đặt gần bản Pa Dhi (xã Zuoih) để giám sát việc bảo vệ rừng đầu nguồn cũng như bảo vệ các khu rừng xung quanh khu tái định cư. Trạm gác này cần được phối hợp với trạm gác gần hợp lưu hai sông Bung và A Vương. Trong quá trình thực hiện công tác tái định cư trạm gác này cần thực hiện kiểm soát việc dân bản khai thác gỗ lậu, săn bắt trong quá trình họ chuyển nhà - cần phải có một sự thoả thuận rõ ràng về những gì người dân được phép khai thác.

Page 158: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3/5

Trong các hoạt động thu dọn cây cối, cần phải giám sát chặt chẽ các nhà thầu để đảm bảo rằng họ không chặt cây tại những vị trí nằm trên cao trình 222.5 m a.s.l, nhất là trong khu BTTN Sông Thanh. Trong quá trình thu dọn cây cối cũng cần phải kiểm soát việc cháy rừng. Cần phải thành lập một nhóm gồm 4 đội tuần tra của các bản để bảo vệ những khu vực hiện nay đang có rừng tại phía đông bắc và tây bắc Pa Pang. Một phần rừng núi đá vôi phía bên bờ sông (gần bản Thôn 2, xã Zuoih) về phía năm của biên giới với xã Cha VAl có thể có một số các loài quan trọng. Rất cần thiết phải bảo vệ khu cư trú này vì hai mục đích sau đây: 1) để bảo tồn giá trị sinh học còn sót lại; và 2) để duy trì rừng đầu nguồn cho sông Dak Pring và sông Bung. Trong quá trình thực hiện công tác tái định cư và giai đoạn xây dựng khu vực này cần được tuần tra, giám sát nghiêm ngặt. Các đồ dùng và thiết bị. Các hạng mục sẽ bao gồm trạm gác, xe mô tô, hệ thống thông tin liên lạc, thuyền và ống nhòm.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam hiện nay có 66 nhân viên, 10 phòng chuyên môn. Phòng môi trường có 6 nhân viên, Phòng Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có 5 nhân viên, Trung tâm khảo sát và phân tích có 8 nhân viên. Ngoài ra còn có Phòng Tài nguyên thiên nhiên và môi trường của huyện Nam Giang có 6 người nữa. Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam có đủ khả năng thực hiện công tác giám sát. Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 sẽ có những hỗ trợ thêm để nâng cao năng lực cần thiết cho các cán bộ của SỞ TN &MT, Phòng Tài nguyên thiên nhiên và môi trường của huyện Nam Giang, Ban QLDA TĐ 3 và EVN. Việc tập huấn sẽ trang bị những kiến thức cần thiết liên quan đến vấn đề môi trường như đất (phục hồi, xói mòn), chất lượng nước và về rừng.

Trách nhiệm

Trách he overall responsible institution for the Environmental Protection and Capacity Building Plan is EVN, and this plan will be implemented by HPPB3, the implementing agency for SB4 HPP. The environmental protection will need to be implemented by HPPB3 in collaboration with STNR Management Board, and Provincial and District Forest Protection Department.

Page 159: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

4/5

Table 1. Proposed Budget for Capacity Building and Awareness Campaign during Pre-construction and Construction periods*

Budget for Guards, Capacity Building and Awareness Campaign (US$) i. Capacity Building and Protection and Guards/Officers Guards (wages) 45 Forest guards/Officers (@US$85 per month, $1020 per yr per guard) – 45,900 per yr Pre construction period (x 6 months) – 22,950 Construction period (x 4 years) – 183,600 Subtotal = 206,550 Training for guards and villagers starting 6 months before Construction Training for Enforcement of laws, Patrolling and Protection – 25,000 (training includes a refresher course (cost=5,000) in the beginning of year 2 of the Construction Period) Equipment for Guards – 30,000 Building of 5 Guard Posts – 8,350 Subtotal = 63,350 Total cost = 269,900 ii. Capacity Building of Institutions 26 Persons SONRE (7), DONRE (14) and HPPB3/EVN (5) Cost per class/seminar – 4,800 3 classes/seminar the first year – 14,400 3 classes, one class each year thereafter (second, third and forth years) – 14,400 Field Trip, Practical Testing, Printed material, Posters, Regular Postings/updates, etc – 17,200 International Consultants, 10 person months @12,000 per month – 120,000 Total cost = 166,000 iii. Environmental Awareness Cost per class/seminar – 1,200 6 classes/seminar the first year – 7,200 3 classes each year thereafter (second, third and forth years) – 10,800 Printed material, Posters, Regular Postings/updates, etc – 5,000 Total cost = 23,000 Grand Total = US$ 458,900 Needs for Forest guards during the Operation period are included in the Environmental Management plan. *see budget details as endorsed by EVN in the SEIA (summary EIA)

Page 160: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

5/5

Based on discussions with EVN (Electricity of Vietnam) and ADB on the 16th of August 2006 a new budget was prepared and is presented below. This is the breakdown of the budget in the SEIA, as endorsed by the EVN.

Table 2. Budget for Capacity Building and Awareness Campaign (US$)

i. Capacity Building and Protection: Forest guards/officers* Guards (wages) 10 Forest guards/Officers (@US$85 per month, $1020 per yr per guard) – 10,200 per yr Pre construction period (x 6 months) – 5,100, Construction period (x 4 years) – 40,800 Subtotal = 45,900 Training for guards and villagers starting 6 months before Construction Training for Enforcement of laws, Patrolling and Protection – 25,000 (training includes a refresher course (cost=5,000) in the beginning of year 2 of the Construction Period) Equipment for Guards – 6,664 Building of Guard Posts – 8,350 Subtotal = 15,017 Total cost = 60,917 (rounded off to 60,000) ii. Capacity Building of Institutions** Persons SONRE (7), DONRE (4) and HPPB3/EVN (10) Cost per class – 2,500 3 classes during the first 3 years – 7,500 Training for enforcement of rules, patrolling and Protection – 2,500 Total cost = 10,000 iii. Environmental Awareness Campaign** Leaflets, Posters, broadcasting, Regular Postings and media updates, etc. Total cost = 15,000 Grand Total = US$ 85,000 Operation Period Forest Guards during Operation Phase are allocated 10,000 Community Based Watershed Protection is allocated 100,000 *The financing mechanism for this item is subject to further discussion with MONRE, Ministry of Agriculture & Rural Development, Quang Nam DONRE and STNR Management Board as EVN (Electricity of Vietnam) does not have a mandate for financing watershed management and reforestation under current Vietnamese Regulations. . **These items are endorsed by EVN as included in the SEIA (EIA team informed by ADB, 21st August 2006).

Page 161: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Phô lôc

Kế hoạch quản lý Chương trình lâm nghiệp

cộng đồng

Chương trình bảo tồn thay thế

Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4

Page 162: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Sơ lược Kế hoạch quản lý Chương trình lâm nghiệp cộng đồng (CBFM) được xây dựng như một Chương trình bảo tồn thay thế (COS) they cho Chính sách lâm nghiệp ADB về bồi thường bằng tiên cho ‘cây đổi cây’ khi dự án góp phần vào sự kiệt quệ của các cánh rừng. Trong trường hợp của Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4 (SB4 HPP) COS đã đề cập đến ba vấn đề cần phải hành động được dựa trên chính sách của Ngân hàng, đó là Bảo vệ, Phát triển và Tham gia. Kế hoạch COS đề cao chất lượng rừng và sự bảo vệ đất thông qua việc nâng cao chất lượng công việc trồng cây, bảo vệ rừng bảo hộ, và thiết lập chế độ khai thác lâu dài với các sản phẩm của cả rừng cây lấy gỗ lẫn rừng cây không lấy gỗ thông qua sự tham gia của cộng đồng và sử dụng các khu vực không phải là rừng (hoặc được che phủ bởi một lượng cây cối nghèo nàn, dưới 20%) đối với nông lâm nghiệp (kể cả tất cả các hoạt động nông nghiệp) – do đó nâng cao việc bảo vệ đường phân nước.Việc thiết lập chính thức về phân phối đất trong phạm vi COS sẽ đảm quyền sở hữu đất đối với cả việc bảo vệ rừng và sản xuất lương thực. Các cộng đồng địa phương sẽ có vai trò trong việc quản lý rừng. COS được thiết kế ở đây thay cho việc bồi thường ‘cây đổi cây’ được xem như sự đóng góp đáng kể hơn vào việc nâng cao thực hiện chức năng hệ sinh thái và tính liên tục của cảnh quan, và nâng cao các phương kế sinh nhai. Hơn nữa, COS trực tiếp đóng góp vào Sáng kiến về Hành lang Bảo tồn Sinh vật học (BCCI) của ADB. Các mức nghèo đói ở các cộng đồng vẫn ở mức cao bất chấp các nỗ lực và sự can thiệp của Chính phủ. Tình hình đặc biệt nghiên trọng đối với các dân tộc thiểu số ở các vùng xa xôi hẻo lánh và ở những nơi mà phương cách kiếm sống thường dựa vào mức sinh kế, dựa vào các nguồn tài nguyên rừng và thuỷ sản. Các mối liên kết với rừng không chỉ là việc khai thác tài nguyên liên quan mà cũng còn là giá trị truyền thống và văn hoá sâu sắc đối với đồng bào thiểu số. Rừng và cây cối trong rừng vẫn là nguồn sống quan trọng tuy nhiên việc khai thác gỗ bất hợp pháp gia tăng dẫn đến các thay đổi về môi trường sống, việc gia tăng dân số địa phương và khả năng cưu mang, việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên rừng và việc phá hoang rừng để trồng trọt và lấy chỗ ở từ qui mô nhỏ đến vừa đã góp phần làm suy giảm dần dần sự nương tựa có thể dự báo đối với rừng cũng như sự suy thoái của môi trường rừng. Áp lực lên rừng đã dẫn tới nhiều cánh rừng bị xếp vào danh sách đóng cửa để hạn chế sử dụng các khu vực rừng này, gây ảnh hưởng không chỉ đến sinh kế mà còn đến cả các truyền thống văn hoá. Việc đóng cửa rừng đã bào mòn sự liên kết và vai trò chăm sóc rừng của con người, và làm trầm trọng thêm việc chặt phá rừng lấy gỗ bất hợp pháp của người ngoài và khai thác bừa bãi một vài sản phẩm gỗ rừng cấm khai thác (NTFP). Do vậy không có động lực để tham gia tích cực vào việc quản lý rừng. Kế hoạch CBFM được đề xuất ở đây có tính đến các vấn đề nêu trên.

Page 163: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Kế hoạch phân đất được đề xuất nhưng việc này sẽ được hoàn thành trong quá trình thực hiện Dự án và sẽ có sự tham gia cộng đồng. Việc tham gia sử dụng tiếp cận kế hoạch phân phối và sử dụng đất sẽ được đề xuất dựa trên tính cộng đồng và các lợi thế của địa phương. Dựa trên việc phân đất, các lựa chọn quản lý đất rừng khác nhau sẽ được khảo sát và quyết định. Kế hoạch CBFM sẽ bao gồm bảo vệ rừng, rừng được chỉ định cho NTFP, và nông lâm nghiệp. Thông qua các dịch vụ mở rộng bao gồm, nhưng không bị hạn chế bởi, đào tạo về trồng cây, thiết lập các giới hạn khai thác, khai thác và chế biến, và quản lý, các cộng đồng sẽ có thể xây dựng CBFM. Mục đích sẽ nhằm để các cộng đồng có thể được hưởng lợi và khối lượng xác định được các sản phẩm gỗ cấm khai thác thông qua việc phân phối đất rừng, tổ chức được việc thực hành quản lý rừng lâu dài, và đầu tư vào quản lý rừng cộng đồng, nông lâm nghiệp. Quỹ cho việc phân đất và kế hoạch CBFM được qui định trong Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số và Tái định cư (REMDP). Quĩ có thể được chi có thể không phụ thuộc vào việc xem xét trong quá trình thực hiện như diện tích thực tế đất được phân cho cộng đồng sẽ dựa trên các quá trình phân đất có tham gia. Các cộng đồng của xã Zuoih (Nông lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ), các làng của Pa Toi (xã Ta Bhing) và các làng Bo Di (xã Cha Val) (Quản lý rừng phòng hộ) sẽ là những người hưởng lợi chính của CBFM.

Page 164: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

GIỚI THIỆU Tính thích hợp về chính sách Kế hoạch quản lý chương trình lâm nghiệp cộng đồng (CBFM) được xây dựng như một chương trình bảo tồn thay thế (COS) thay cho Chính sách về rừng ADB về bồi thường bằng tiền cho ‘cây đổi cây’ khi dự án góp phần vào sự suy thoái của rừng. Chính sách của Ngân hàng về Khu vực Lâm nghiệp (1995, Cách tiếp cận chiến lược B.1, trang 12) nêu rõ ‘Tầm quan trọng chiến lược của Ngân hàng trong việc làm giầu tài nguyên rừng của các quốc gia thành viên đang phát triển (DMC) sẽ là tối đa hoá khu vực được bảo vệ như các cánh rừng chức năng và đòi hỏi thúc bách để có đủ diện tích được tách riêng cho mục đích khai thác, bảo vệ môi trường sống và dẫn nước, khu vực trồng trọt và cho các cộng đồng dân cư dựa vào lâm sinh’. Trong trường hợp của Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4 (SB4 HPP) COS đã đề cập đến ba vấn đề cần phải hành động được dựa trên chính sách của Ngân hàng, đó là Bảo vệ, Phát triển và Tham gia. Ở đây COS được đưa vào phạm trù vừa là dự án bảo vệ môi trường vừa là dự án lâm nghiệp liên quan đến sản xuất được Ngân hàng hỗ trợ trong khu vực lâm nghiệp (xêm Chính sách của Ngân hàng về Lâm nghiệp, 1995). Việc thực hiện kế hoạch CBFM sẽ nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ đất thông qua việc nâng cao chất lượng trồng cây, tạo thêm nhiều cánh rừng cung cấp gỗ khai thác, bảo vệ rừng phòng hộ và thiết lập chế độ khai thác lâu dài đối với cả hai loại sản phẩm gỗ rừng khai thác được và cấm khai thác thông qua sự tham gia của cộng đồng địa phương. Đây là tất cả các khía cạnh được Chính sách Lâm nghiệp của Ngân hàng đề cập (1995, Các chiến lược đầu tư B.5.: a. Quản lý lâu dài các Cánh rừng tự nhiên, c. Phục hồi các cánh rừng bị suy thoái bằng cách trồng cây, và d. Bảo tồn Tính đa dạng sinh học, Các loài đang bị đe doạ, và Hệ sinh thái, các trang 15-17). Tổ chức việc phân đất chính thức có sự tư vấn của các cộng đồng địa phương và những người góp vốn khác trong phạm vi kế hoạch CBFM sẽ đảm bảo quyền sở hữu và vai trò của người dân địa phương trong việc quản lý rừng – chủ đất theo Chính sách Lâm nghiệp của Ngân hàng (B.4 Xúc tiến việc tham khảo quần chúng về Phát triển Lâm nghiệp, trang 14). COS như được thiết kế ở đây được xem như sự đóng góp đáng kể hơn vào việc tăng cường chức năng hệ sinh thái và tính liên tục của cảnh quan, cải thiện tích cực sinh kế hơn là phương án ‘cây đổi cây’. Trong khía cạnh này kế hoạch CBFM cũng như COS đều đáp ứng Chính sách Môi trường của ADB (tài liệu làm việc, tháng Mười 2001) về ‘Đẩy mạnh hướng dẫn các can thiệp nhằm giảm nghèo’ (II. Chính sách, A.1, trang 11) và ‘Bảo vệ, bảo tồn, và sử dụng phù hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên’ (II. Chính sách B.1, trang 12).

Page 165: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hơn nữa, kế hoạch CBFM sẽ trực tiếp góp phần vào Hành động vì Hành lang Bảo tồn Sinh vật học (BCCI) của ADB. Góp phần vào Hành động nhằm Bảo tồn đa dạng sinh học ADB Trong Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), Hành động vì Hành lang Bảo tồn Tính đa dạng sinh học (BCCI) đang được thực hiện như một sự hỗ trợ kỹ thuật khu vực của ADB. Mục đích của BCCI là thiết lập chế độ quản lý lâu dài đối với việc phục hồi tính liên kết và toàn vẹn sinh thái học ở các điểm được lựa chọn thuộc các khu vực có tính đa dạng sinh học quan trọng. Việc này phải được kết hợp với điều khoản về hàng hoá và dịch vụ từ tài nguyên thiên nhiên, những hàng hoá và dịch vụ góp phần cải thiện sinh kế của người dân sống ở trong và xung quanh các hành lang bảo tồn tính đa dạng sinh học, và bảo vệ đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất được xem là trung tâm của việc hội nhập kinh tế và phát triển bền vững trong phân miền. Ở Việt Nam, khu vực thí điểm là tỉnh Quảng Nam thuộc Annamites Miền Trung và các khu vực biên giới ở các tỉnh Thừa Thiên Huế và Kon Tum và Sekong, Attapeu ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Annamite Miền Trung ở Việt Nam được xếp hạng là khu vực có cảnh quan đặc biệt trọng yếu (Tordoff et al. 2003) vì những tập hợp độc nhất vô nhị của nó về các loài đại diện cho một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới, có các mức độ cao về tính đặc hữu trong việc hình thành lục địa. Để đảm bảo tính liên tục của phong cảnh dãy Trường Sơn ở miền Trung, dự án BCCI nhằm giảm nhẹ sự phá vỡ môi trường sống và đề cao tính liên kết rừng. Các hoạt động trong ba giai đoạn BCCI đã được lập kế hoạch được thiết kế theo trình tự nối tiếp nhau để giải quyết các khu vực có nguy cơ cao nhất mà không ảnh hưởng tầm nhìn của mục tiêu dài hạn trong việc thiết lập phong cảnh rừng núi trải dài suốt dọc dãy núi Annamite miền Trung. Giai đoạn 1 của hoạt động này tập trung vào các mối liên kết giữa ba khu bảo tồn tự nhiên, Ngọc Linh, Song Thanh và Bà Nà ở tỉnh Quảng Nam, và Xe Sap NBCA ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Kế hoạch CBFM cũng như COS đối với xã Zuoih góp phần đảm bảo tính liên tục trong cảnh quan dãy Trường Sơn ở miền Trung. Chương trình CBFM sẽ đề cập đến các vấn đề sau là những vấn đề phù hợp với GMS-BCCI.

i. Thiết lập các khu vực quản lý rừng bảo vệ rừng không bị xâm phạm bởi các hoạt động bất hợp pháp

Page 166: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

ii. Chương trình lâm nghiệp cộng đồng sẽ góp phần nâng cao tính toàn vẹn về cảnh quan trong vùng và sẽ bổ sung vào mục tiêu dài hạn về thiết lập quang cảnh các cánh rừng trải dài trên Dãy núi Annamite ở miền Trung.

iii. Kế hoạch CBFM sẽ góp phần bảo đảm các dịch vụ hệ sinh thái trong vùng.

iv. Các khu nông lâm nghiệp sẽ phát triển trên khắp các khu vực có thảm thực vật nghèo nàn và phát triển mang lại sự đảm bảo về sinh kế.

Kinh nghiệm và xu hướng quốc tế trong CBFM Mấy năm gần đây thế giới phát triển đã và đang kinh qua sự chuyển giao quyền lực về quản lý. Ở nhiều quốc gia, các nguồn tài nguyên như tài nguyên rừng đã không còn do các chính phủ quốc gia quản lý, mà việc kiểm soát đã được chuyển sang chính quyền địa phương. Người dân ở các tỉnh, thị xã, quận huyện đang đưa ra các quyết định về số phận của các cánh rừng và một cách mật thiết vào việc quản lý rừng (ví dụ, FAO, Dhillion và Shrestra 20030). Song song với việc đó, nỗ lực đang được thực hiện ở các quốc gia nhiệt đới để tăng cường các hệ thống quản lý rừng các hệ thống được coi là ‘truyền thống’ và ‘bẩm sinh’. Ở đây việc quản lý rừng không chỉ cần hoàn thành việc thiết lập các mức độ có thể khai thác lâu dài nguồn tài nguyên rừng mà có thể cũng cần bao hàm cả việc trồng đa dạng các loại cây để nâng cao tính đa dạng sinh học và thúc đẩy (hoặc ‘bước khởi đầu nhảy vọt’ về phương diện sinh thái) sự phục hồi rừng thứ sinh (thường nghèo nàn về chủng loại do việc khai thác gỗ trái phép), ngoài việc đảm bảo các giá trị văn hoá rừng cho người dân. Các thay đổi trong chế độ quản lý rừng ảnh hưởng đến hàng triệu người. Song các thể chế, các chính sách và các nguồn khích lệ động viên cần thiết để hài hoà nhu cầu của họ với các nhu cầu khác về việc sử dụng hoặc bảo tồn rừng thường vẫn không rõ ràng và các cách tiếp cận thường thiếu sự phân biệt tỉ mỉ mang lại cho người dân địa phương nguồn trợ cấp quản lý dư dật để phát triển các hệ thống rừng có thể khai thác lâu dài (Orstom 1999; Ampornpan và Dhillion 2003). Điểm then chốt của việc thực hiện thành công CBFM lâu dài là tất cả các thành viên của cộng đồng hiểu và chấp nhận các mục tiêu và cơ chế thực hiện dưa trên sự bình đẳng của người góp vốn, tính đồng nhất nhóm người sử dụng và các quyền của người sử dụng, hỗ trợ cộng đồng cho cơ cấu tổ chức thực hiện, sự nhất trí về các vai trò, trách nhiệm và chế độ điều chỉnh, và cơ chế giải quyết xung đột. Kế hoạch CBFM trong Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4 có tính đến các nhu cầu cho việc thực hiện thành công Kế hoạch CBFM thông qua việc phân đất tham gia, xây dựng các thoả thuận (quyền sử dụng/quyền sở hữu) giữa những người góp vốn, và xây dựng các kế hoạch quản lý cộng đồng.

Page 167: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

MỤC TIÊU VÀ CÁCH TIẾP CẬN Bộ phận Quản lý chương trình lâm nghiệp cộng đồng (CBFM) trong Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) được dự định hoạt động như chương trình bảo tồn thay thế trong Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4. Nó được chuẩn bị sao cho thích hợp với chương trình GMS BCI, và các hoạt động của người giữ vốn góp ở tỉnh (Quảng Nam) và các ban ngành chính phủ cấp tỉnh. Ở đây mục tiêu của bộ phận CBFM là tài trợ việc thiết kế, đào tạo, và thực hiện chương trình CBFM cho xã Zuoih tập trung vào nguồn tài nguyên rừng ở xã Zuoih. Như một phần của PPTA Sông Bung 4 (Kế hoạch tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số, REMDP), một cuộc khảo sát ở khu vực xã Zuoih đã được thực hiện và các khu quản lý cộng đồng như rừng phòng hộ, trong khu vực trồng cây gây rừng dọc theo khu bảo tồn, và khu nông lâm nghiệp được thiết kế thăm dò (xem chi tiết ở REMDP), trong khi chờ đợi các thoả thuận chính thức với Vụ Lâm nghiệp tỉnh và các cộng đồng địa phương. Chú ý rằng nông lâm nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động nông nghiệp kể cả trồng lúa trên vùng cao, trồng cây ăn quả và cây cho NTFP (các sản phẩm rừng cấm khai thác) và cây lấy gỗ. Cách phân loại này linh động trong đó người người dân làng có thể quyết định họ muốn sử dụng đất như thế nào, một phần của cách tiếp cận với hình thức tham gia được trình bầy như sau. Rừng phòng hộ sẽ được người dân làng bảo vệ và được sử dụng cho NTFP. Nếu việc trồng cây theo cách đa dạng được yêu cầu thì người dân làng có thể được ký hợp đồng thực hiện với Vụ Lâm nghiệp: đây có thể là trường hợp khi một khu vực lớn trong xã không có rừng tán cao bao phủ (Bảng 1). Việc qui vùng được đề xuất ở trên, với sự tham gia của dân làng về việc quyết định sử dụng đất nông lâm nghiệp, và việc phân phối chính thức cả đất cho việc quản lý rừng và đất nông lâm nghiệp nói chung được thoả thuận với Vụ Lâm nghiệp tỉnh. Vụ Lâm nghiệp hỗ trợ khái nhiệm và các kế hoạch được đề xuất, nhưng có thể yêu cầu thông báo chính thức cho việc cung cấp các hỗ trợ tiếp theo. Về cơ bản việc này được giải quyết trong quá trình thực hiện kế hoạch. Bước 1 (Phần 1, dưới đây) sẽ kiểm soát các hoạt động lên kế hoạch sử dụng đất cùng tham gia (PLUP) tiếp theo việc phân đất (LA) được thực hiện dựa trên đầu vào của người giữ tiền góp vốn. Quá trình được gọi là PLUPLA. Về cơ bản, quá trình này có tính đến tính thực tế của khu đất về các điều kiện lớp phủ, địa hình, loại đất, các thông tin địa phương liên quan đến các nguồn sin kế và cuộc sống (NTFP, v.v...) (được các tư vấn ADB và PPTA Vụ Lâm nghiệp tỉnh xác nhận, cuộc họp mồng 4 tháng 8, 2006, Đà Nẵng). Được cho là phần lớn đất rừng ở xã Zuioh được DONRE (Vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên tỉnh) chỉ định chính thức ở loại rừng phòng hộ, hoạt động ‘xác định

Page 168: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

đúng đất nền’ là cần thiết đối với việc phân phối đất tham gia, như vậy đề xuất có thể được đệ trình lên Uỷ ban Nhân dân Tỉnh để phê duyệt về phân phối đất. Có nhiều đất rừng thuộc các loại khác nhau ở xã Zuoih để phân phối (Bảng 1) giữa các hộ gia đình tái định cư ở xã Zuoih (xem chi tiết ở REMDP).

Bảng 1. Diện tích đất và mức độ che phủ ở xã Zuoih, tỉnh Quảng Nam

Kiểu đất được che phủ ở xã Zuoih Diện tích (ha) Các cánh rừng bị đóng cửa - được che phủ với ba tán cây hơn 0,75* 3.309 Các cánh rừng bị đóng cửa - được che phủ với các tán cây từ 0,5 đến 0,75 18.291 Đất trồng cây lấy gỗ - được che phủ với các tán cây từ hơn 0,2 đến 0,5 (rừng thưa) 82.740 Các bụi cây với các cây rải rác - được che phủ với các cây từ 0,1 đến 0,2 375.653 Các bụi cây - được che phủ với các cây dưới 0,1 (không có cây trưởng thành) 173.646 Đất chỉ có cỏ mọc, đất canh tác - được che phủ với các cây dưới 0,1 211.627 Đất trống - được che phủ bằng cỏ hoặc/và các bụi cây dưới 0,1 80.823 Mặt nước 110.939 Cây trồng và khu định cư 33.754 Cây bụi không có cây lấy gỗ – bao gồm cả chuối 15.174 Tổng cộng 1105.956

* các chi tiết về lớp thực vật che phủ (các loại thực vật ở phần Các Phương pháp trong EIA này) Ngoài ra còn có vành đai rừng phòng hộ là khu bảo tồn ở các xã Ta Bhing và Cha Val. Các làng ở Pa Toi (xã Ta Bhing) và Bo Di (xã Cha Val) sẽ là các khu vực rừng được chỉ định cho việc quản lý trong vành đai này.

Page 169: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Một khi PLUPLA được hướng dẫn thì bộ các lựa chọn dựa trên quản lý cộng đồng có thể được thông qua trong giai đoạn thực hiện Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4 (Phần 2, dưới đây). Độ linh hoạt trong các lựa chọn chính xác được thông qua được duy trì cho phép có đầu vào từ các làng cho yếu tố tham gia.

Page 170: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

PHẦN 1: PLUPLA Mục tiêu: Để hoàn thành việc lên kế hoạch sử dụng đất và phân phối đất sử dụng cách tiếp cận có yếu tố tham gia. Cách tiếp cận: Mô tả sơ lược về xã [vị trí, văn hoá - xã hội (dân số và lao động, thành phần các dân tộc, phân tích giới, tỉ lệ nghèo), lý sinh (khí hậu, thuỷ học, khu vực), đất và việc sử dụng tài nguyên rừng, tình hình kinh tế (các hệ thống nông trại, chợ, các xí nghiệp và ngành công nghiệp, các dịch vụ tài chính và phương thức tín dụng), cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, các dự án trong xã] sẽ được chuẩn bị. Dựa trên mô tả sơ lược về xã mà việc phân đất theo phương thức tham gia sẽ được hoàn thành như vậy việc phân và sử dụng đất được tất cả những người giữ vốn góp thống nhất. Đây là vấn đề bắt buộc để thực hiện CBFM như hiện tại bao nhiêu đất được phân cho lâm nghiệp phụ thuộc vào việc kiểm tra và thoả thuận (thông qua quá trình tham gia) trước khi bất khi việc thực hiện CBFM thành công nào có thể được thực hiện.

PHẦN 2: QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Mục tiêu: Để chỉ định và đào tạo các cộng đồng địa phương cho kế hoạch CBFM dựa trên quá trình tham gia, các dịch vụ mở rộng và xây dựng khả năng. Cách tiếp cận: Trong việc chuẩn bị PLUPLA một bộ các lựa chọn quản lý rừng sẽ được các nhà giữ vốn góp thăm dò, xem xét và thống nhất về cả các mối quan tâm của người dân và các lợi thế của xã. Mục đích là các cộng đồng sẽ có khả năng được hưởng lợi và khối lượng ổn định các sản phẩm gỗ cấm khai thác thông qua việc phân phối lại sự chỉ định đất rừng cần bảo vệ, thiết lập thói quen quản lý rừng lâu dài và đầu tư vào lâm nghiệp cộng đồng. Do đó trong xã Zuoih PLUPLA sẽ hỗ trợ trong việc thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp với yêu cầu dựa trên các lợi thế của xã và của người dân. Tương tự, các xã Pa Toi (xã Ta Bhing) và Bo Di (xã Cha Val) sẽ được chỉ định các khu vực rừng để quản lý trong vành đai rừng được bảo vệ của khu bảo tồn.

Page 171: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Như đã thấy trong phần trình bày về các khu vực tiềm năng cho các lựa chọn đầu tư được liệt kê dưới đây nhưng lựa chọn cuối cùng sẽ được dựa trên những vấn đề được các xã, cộng đồng và các viên chức khu vực thống nhất. Các khu vực đầu tư i) Phát triển rừng:

Lâm nghiệp (Bảo vệ và làm giầu các cánh rừng) Hoạt động NTFP

ii) Hỗ trợ quản lý Mở rộng và đào tạo Xây dựng khả năng

Ngân sách cho phần đầu tư này được REMDP cung cấp. PHẦN 3: NÔNG LÂM NGHIỆP Các chi tiết về nông lâm nghiệp được cung cấp trong Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số và Tái định cư (REMDP) và là một phần của kế hoạch phục hồi sinh kế. CÁC HOẠT ĐỘNG THEO KẾ HOẠCH Các hoạt động theo kế hoạch cho xã Zuoih sẽ bao gồm đề xuất phân đất và đầu tư lâm nghiệm theo mục tiêu. Đối với các làng Bo Di (xã Cha Val) và Pa Toi (xã Ta Bhing) vụ lâm nghiệp tỉnh sẽ phân các khu vực cho việc quản lý bảo vệ rừng trong vành đai rừng dọc theo khu bảo tồn. 1. Đề xuất phân đất sẽ được hoàn thành đầu tiên và được đệ trình lên Uỷ ban Nhân dân Tỉnh để phê duyệt. Phần công việc này sẽ kéo dài 2 tháng. Cần chú ý rằng không có ‘kế hoạch riêng biệt’ cho bất kỳ xã nào cả, mặc dù việc xây dựng (như đã đề cập ở trên) của một cơ cấu tổ chức như vậy cho phù hợp với địa phương và việc thực hiện là có xảy ra. Mỗi xã sẽ cần có kế hoạch CBFM được điều chỉnh cho phù hợp với địa phương mình, theo các quyền và quyền sở hữu của người sử dụng tại địa phương và các phong tục, việc phân đất ở tỉnh và chất lượng rừng.

Page 172: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Quy Ước (hoặc Hương Ước) là các thoả thuận về quản lý rừng đã được xây dựng vượt ra khỏi các lựa chọn về chính sách theo cấp độ làng xã hiện hành (bao gồm cả các luật lệ theo phong tục) tập trung vào việc duy trì các truyền thống làng xã, do đó các Quy Ước hoặc Hương Ước được điều chỉnh cho thích hợp trong khuôn khổ luật pháp để tập trung vào việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quy Ước hoặc Hương Ước được làng soạn thảo, xã ký và Uỷ ban Nhân dân Huyện xác nhận. Do đó VPT và các Quy Ước không giống nhau giữa các xã và phải được phát triển theo địa phương. Các VPT và các Quy Ước không phải là sự phát triển trong xã Zuoih và cần được thực hiện. Chi tiết về quyền sở hữu đất và việc phân phối được trình bầy trong REMDP. 2. Một khi việc phân phối đất được chính thức hoá, việc phát triển lâm nghiệp và các hoạt động mở rộng sẽ được xúc tiến. Các mục tiêu đầu tư A. Phát triển lâm nghiệp Lâm nghiệp Bảo vệ rừng thuộc rừng phòng hộ hiện có Các đội bảo vệ làng sẽ được thành lập và được đào tạo ở xã. Việc này đã được thực hiện ở nhiều xã khác nhau thuộc tỉnh Quảng Nam. Rừng phòng hộ, nằm trong phạm vi quyền hạn theo pháp luật của các cộng đồng, đã được thống nhất về đề xuất phân phối đất. Làm giầu các cánh rừng (lập kế hoạch bổ sung) Các khu vực nghèo thảm thực vật trong các cánh rừng phòng hộ có thể được làm giầu thêm với các loài đã được chọn lọc để tăng diện tích rừng phòng hộ thông qua việc tăng cường thảm thực vật. Đây là cách tiếp cận thông thường được vụ lâm nghiệp sử dụng nhằm tăng thảm thực vật của diện tích rừng phòng hộ. Các sản phẩm phi gỗ của rừng (NTFP)

Page 173: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Trong đề xuất phân đất mà có tính đến các lợi thế của các cộng đồng sẽ có thoả thuận về khu vực đất được chỉ định cho việc khai thác những sản phẩm phi gỗ. Mặc dầu NTFP có thể được lựa chọn từ các nhóm thực vật khác nhau, một số lượng đồ sộ được tập hợp từ các cánh rừng có chất lượng tốt – thường là rừng phòng hộ. Các loài này bao gồm các loại thực vật, cây ăn quả và các loài hoa, các cây cảnh và cây thuốc trong số các loài được con người sử dụng khác. Việc phân đất như các khu đất có nhiều rủi ro cũng phải được đưa vào đây. Chế độ khai thác lâu dài có thể được xây dựng cho các NTFP được tập hợp chính. Nói chung khi các cộng đồng địa phương được giao trách nhiệm quản lý nguyền tài nguyên rừng dựa trên việc thống nhất về chế độ quản lý lâu dài thì nguồn tài nguyên không bị khai thác quá mức (các ví dụ tích cực về vấn đề này có thể được tìm thấy ở Nepal, Ấn Độ và Thái Lan (REFS)). Mặc dù các cộng đồng địa phương có thông tin đúng đắn về nguồn tài nguyên rừng, việc thiết lập chế độ khai thác đối với nguồn tài nguyên chính là rất quan trọng, việc này có thể được thực hiện thông qua việc đánh giá khối lượng nguồn tài nguyên và sau đó thiết lập hệ thống khai thác lâu dài. Nông lâm nghiệp Xem REMDP. B. Hỗ trợ quản lý: Mở rộng, đào tạo và nâng cao năng lực Các hoạt động mở rộng có thể đưa vào (CHÚ Ý: Các hoạt động nông nghiệp sẽ được đưa vào từ phần nông lâm nghiệp trong REMDP) Các phương pháp kỹ thuật sản xuất vườn ươm Các phương pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Khoá học về sản xuất cây giống cho rừng Thăm thú các mô hình trồng và bảo vệ rừng Các phương pháp kỹ thuật để đánh giá nguồn tài nguyên gỗ rừng Khai thác gỗ và các giới hạn duy trì được Chuẩn bị cho công việc bảo vệ rừng làng Các phương pháp kỹ thuật để đánh giá NTFP Các phương pháp kỹ thuật để xây dựng các giới hạn khai thác NTFP

Page 174: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Khả năng xây dựng các kỹ năng về quản lý Các kỹ năng lên kế hoạch quản lý rừng Đào tạo việc lên kế hoạch cho các kế hoạch khai thác lâu dài gỗ và NTFP TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC Trách nhiệm của tổ chức đối với kế hoạch CBFM là của Uỷ ban Nhân dân huyện Nam Giang là đơn vị có trách nhiệm thực hiện REMDP. Các tổ chức liên quan đến việc thực hiện sẽ bao gồm DONRE (kể cả Phát triển bảo vệ rừng cấp tỉnh), đơn vị thực hiện giai đoạn xây dựng Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4 (Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện số 3) và bên điều hành dự án thuỷ điện trong quá trình vận hành. Vụ Môi trường và Tài nguyên (DONRE) – Vụ Bảo vệ Rừng và Phát triển Rừng đã có kinh nghiệm phát triển nhiều bộ phận thuộc kế hoạch CBFM nhưng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế đối với một vài bộ phận, các tổ chức phi Chính phủ (ví dụ chương trình WWF-MOSAIC trong tỉnh và Khu bảo tồn Thiên nhiên Sông Thang) và các nhà giữ vốn góp khác đang làm việc trong khu vực. Việc xác định năng lực và khả năng thực tế của các chuyên gia trong vấn đề làm việc về các phương pháp kỹ thuật khai thác lâu dài đối với cả hai loại sản phẩm gỗ rừng cấm khai thác chính yếu và thứ yếu là rất quan trọng. Giải pháp tham khảo (được bổ sung thêm) Tiểu vùng rộng hơn của sông Mê Công. Chương trình Môi trường Hạt nhân

và Hành động nhằm giải quyết hành lang bảo tồn tính đa dạng sinh học. Tháng Hai 2006. Tài liệu kỹ thuật của chương trình. ADB

Long, B., M. Hoang và T. Truyền. 2004. Đánh giá về bảo tồn của tỉnh Quảng Nam, miền Trung của Việt Nam. WWF, Việt Nam (dự thảo)

Các hành lang bảo tồn tính đa dạng sinh học Ngoc Linh – Xe Sap. Việt Nam. Tháng Năm 2005. Sơ lược dự án thí điểm (2005 – 2008). Hành động nhằm giải quyết hành lang bảo tồn tính đa dạng sinh học Tiểu vùng rộng hơn của sông Mê Công. ADB

Chương trình môi trường hạt nhân với hỗ trợ kỹ thuật được đề xuất và Hành động nhằm giải quyết hành lang bảo tồn tính đa dạng sinh học ở Tiểu vùng rộng hơn của sông Mê Công. Tháng Mười Một 2005. Dự án số 39025. ADB

Chiến lược bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học của Quảng Nam, 2005 – 2020. (dự thảo không đề ngày tháng)

Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (2005 – 2010). Ban Quản lý Nghiên cứu Tự nhiên Sông Thanh, Vụ Bảo vệ Rừng Quảng Nam và WWF.

Page 175: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hành động nhằm giải quyết việc bảo tồn tính đa dạng sinh học Dãy Trường Sơn ở miền Trung, 2004 – 2020. 2004. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam. Số: 06/2004/QD-BNN. Hà Nội.

Thương, H.V., H.T.M. Thu và B. Long. (không đề ngày, 2005?) Bảo vệ và Quản lý Rừng Cộng đồng ở tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Dự án WWF MOSAIC

NGÂN SÁCH Dự toán cho Kế hoạch Quản lý chương trình lâm nghiệp cộng đồng cũng như Chương trình bảo tồn thay thế trong Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4 được cung cấp trong REMDP như một phần của kế hoạch phục hồi sinh kế. Trong SEIA số tiền 300.000US đôla được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) xác nhận.

Page 176: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Phụ lục

Danh sách các loài cá quan sát được trên hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn (cho từng đoạn sông một)

Tên tiếng Anh Tên khoa học 1 2 3 4 5 Giá trị kinh tế

Đánh giá theo Sách đỏ VN

Herrings and Anchovies Clupeiformes

Herrings and Shads Clupeidae

Small gizzard shad Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758) * + + + + V

Bonytongues and Featherbacks Osteoglossiformes

Featherbacks Notopteridae

Bronze featherback Notopterus notopterus (Pallas, 1769) + + + +

Eels Anguilliformes

Freshwater eels Anguillidae

Giant mottled eel Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824 + + + + + + R

Snake eels Ophichthidae

Rice-paddy eel Pisodonophis boro (Hamilton, 1822) * +

Minnows and Carps Cypriniformes

Minnows and Carps Cyprinidae

Acheilognathus kyphus (Mai, 1978) +

Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) +

Bighead carp Aristichthys nobilis (Richardson, 1845) + +

Bangana lemassoni (Pellegrin & Chevey, 1936) + + + + + V

Barbodes altus (Gunther, 1868) + + + + +

Barbodes gonionotus (Bleeker, 1850) + + + + +

Barbodes schwanefeldi (Bleeker, 1853) +

Barbodes duraphani

Carassioides acuminatus (Richardson, 1846) + +

Goldfish Carassius auratus (Linnaeus, 1758) + + +

Page 177: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tên tiếng Anh Tên khoa học 1 2 3 4 5 Giá trị kinh tế

Đánh giá theo Sách đỏ VN

Cirrhinus microlepis Sauvage, 1884 + + + +

Mud carp Cirrhinus molitorella Valenciennes, 1844 + + + +

Predatory carp Culter flavipinnis Tirant, 1883 + +

Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1850) + +

Cyclocheilichthys furcatus Sontirat, 1985 + +

Cyclocheilichthys repasson (Bleeker, 1853) + +

Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) + + + +

Esomus longimanus (Lunel, 1881) + +

Stripped flying barb Esomus metallicus Ahl, 1924 +

Garra bourreti Pellegrin, 1928 + + + +

Hainania serrata Koller, 1927 + +

Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) + +

Hypsibarbus malcolmi (Smith, 1945) + +

Lissochilus clivosius Lin, 1935 +

Megalobrama terminalis (Richardson, 1846) + +

Metzia formosae (Oshima, 1920) + + +

Metzia lineata (Pellegrin, 1907) + +

Onychostoma ovale Pellegrin & Chevey, 1936 + + + + +

Onychostoma ovalis rhomboides Tang, 1942 +

Opsariichthys bidens Gunther, 1873 + + + + +

Osteochilus salsburyi Nichols & Pope, 1927 + +

Osteochilus schlegeli (Bleeker, 1851) + +

Paraspinibarbus macracanthus (Pellegrin & Chevey, 1936) + + + +

Poropuntius deauratus (Valenciennes, 1842 + + +

Pseudohemiculter dispar (Peters, 1931) + +

Puntius brevis (Bleeker, 1850) + + + +

Puntius semifasciolatus (Gunther, 1868) + + +

Page 178: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tên tiếng Anh Tên khoa học 1 2 3 4 5 Giá trị kinh tế

Đánh giá theo Sách đỏ VN

Rasbora steineri Nichols & Pope, 1927 +

Rasbora sumatrana (Bleeker, 1852) + + + +

Rhodeus vietnamensis Mai, 1978 + + +

Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) + + + + +

Spinibarbichthys denticulatus (Oshima, 1926) + + + +

Squalibarbus curriculus (Richardson, 1846) + +

Squalidus argentatus (Sauvage & Dabry, 1874) +

Squalidus atromaculatus Nichols & Pope, 1927 +

Toxabramis houdemeri Pellegrin, 1932 +

Tor stracheyi (Day, 1871) + +

Tor tambroides Bleeker, 1854 + + V

River Loaches Balitoridae

Annamia normani (Hora, 1930) + + +

Schistura carbonaria +

Schistura caudofurca (Mai, 1978) + + + +

Schistura finis Kottelat, 2000 + + + +

Schistura namboensis + + + +

Sewellia lineolata Valenciennes, 1842 + + +

Loaches Cobitidae

Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) + +

Catfishes Siluriformes

Bagrid catfishes Bagridae

Mystus gulio (Hamilton, 1822) * +

Breathing catfishes Clariidae

Walking catfish Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) + + +

Clarias fuscus (Lacepede) + + + + +

Clarias macrocephalus Gunther, 1864 + + +

Page 179: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tên tiếng Anh Tên khoa học 1 2 3 4 5 Giá trị kinh tế

Đánh giá theo Sách đỏ VN

Cranoglanids Cranoglanididae

Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893) + + + + +

Cranoglanis bouderius (Richardson, 1896) +

Sheatfishes Siluridae

Pterocryptis cochinchinensis (Valenciennes, 1840) + + + +

Silurus asotus Linnaeus, 1758 + + +

Wallago attu (Schneider, 1801) + + + +

Sisorid catfishes Sisoridae

Bagarius yarrelli Sykes, 1838? + + + + + +

Glyptothorax interspinalum Mai, 1978 + +

Pseudecheneis sulcatus (McClelland, 1842) + + + +

Swamp eels and Spiny eels Synbranchiformes

Spiny eels Mastacembelidae

Mastacembelus armatus (Lacepede, 1800) + + + + +

Mastacembelus taeniagaster (Fowler, 1935) +

Swamp eels Synbranchidae

Monopterus albus (Zuiew, 1793) + + + + + + Needlefishes and Halfbeaks Beloniformes

Ricefishes Adrianichthyidae

Oryzias pectoralis Roberts, 1998 + + + +

Needlefishes Belonidae

Strongylura strongylura (van Hasselt) * +

Spiny rayed fishes Perciformes

Asiatic glassfishes Ambassidae (Chandidae)

Chanda gymnocephala (Lacepede, 1802) * + + + +

Chanda siamensis Fowler, 1937 +

Climbing perches Anabantidae

Page 180: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tên tiếng Anh Tên khoa học 1 2 3 4 5 Giá trị kinh tế

Đánh giá theo Sách đỏ VN

Anabas testudineus (Bloch, 1792) + + + + + +

Snakeheads Channidae

Channa gachua (Hamilton, 1822) + + + + +

Channa maculata (Lacepede, 1802) +

Channa marulius (Hamilton, 1822) + +

Channa striata (Bloch, 1793) + + + + +

Sleepers Eleotridae

Eleotris fusca (Schneider, 1801) + +

Gerreidae Gerreidae

Gerres filamentosus Cuvier, 1829 * +

Gobies Gobiidae

Acentrogobius viridipunctatus (Cuvier & Valenciennes, 1837) +

Brachygobius sua (Smith, 1931) +

Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) + +

Papuligobius uniporus Chen & Kottelat, 2001 +

Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) +

Rhinogobius honghensis Chen, Yang & Chen, 1999 +

Rhinogobius sp. +

Mullets Mugilidae

Blue tailed mullet Liza seheli (Forsskal, 1775) * +

Odontobutids Odontobutididae

Neodontobutis tonkinensis (Mai, 1978) +

Giant gouramies Osphronemidae

Trichogaster. trichopterus (Pallas, 1770) + + +

Threadfins Polynemidae

Eleuthronema tetradactylum (Shaw, 1804) * +

Drums and Croakers Sciaenidae

Page 181: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Tên tiếng Anh Tên khoa học 1 2 3 4 5 Giá trị kinh tế

Đánh giá theo Sách đỏ VN

Soldier croaker Nibea soldado (Lacepede, 1802) * +

Smelt Whitings Sillaginidae

Silver sillago Sillago sihama (Forsskal) * +

Total 34 41 38 79 41 Note: * : những loài cá nước lợ R: Quý hiếm; V: Nhạy cảm (Phân loại theo Sách đỏ Việt Nam, 2000)

Page 182: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Những loài cá nuôi quan sát được trên lưu vực sông Vũ Gia

Tên tiếng Anh Tên khoa học

Characins Characiformes

Characins Characidae

Pirapitinga Piaractus brachypomus (Cuvier, 1818

Cyprinidae

Mrigal Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822)

Grass carp Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1842)

Common carp Cyprinus carpio Linnaeus. 1758

Silver carp Hypophthalmichthys molitrix (Valenciennes, 1844)

Rohu Labeo rohita (Hamilton, 1822)

Clariidae

North African catfish Clarias gariepinus (Burchell, 1815)

Pangasiidae

Pangasius bocourti Sauvage, 1880

Tilapia Cichlidae

Mozambique tilapia Oreochromis mossambicus (Peters, 1852)

Nile tilapia Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1757)

Page 183: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

i

Phụ lục

Hướng dẫn thi công và bảo dưỡng đường bộ

Dự án Thuỷ điện Sông Bung 4

Page 184: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

ii

MỤC LỤC

TRANG

HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG BỘ ......................................1 Nguồn tài liệu tham khảo ............................................................................................1 Mục tiêu.......................................................................................................................1

PHẦN 1: GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT ......................3 1.1 Mô tả .................................................................................................................3 1.2 Bảo quản tài sản................................................................................................3 1.3 Các phương pháp thi công ................................................................................3

PHẦN 2: ĐÀO ĐẤT PHẦN LÒNG ĐƯỜNG .........................................................6 2.1 Mô tả .................................................................................................................6 2.2 Vật liệu – Phân loại và Lựa chọn......................................................................7 2.3 Các phương pháp thi công ................................................................................8

PHẦN 3: ĐÀO MƯƠNG........................................................................................10 3.1 Mô tả ...............................................................................................................10 3.2 Vật liệu............................................................................................................10 3.3 Các phương pháp thi công ..............................................................................10

PHẦN 4: ĐÀO ĐẤT VÀ SAN LẤP Ở CÁC CÔNG TRÌNH................................11 4.1 Mô tả ...............................................................................................................11 4.2 Vật liệu............................................................................................................11 4.3 Các phương pháp thi công ..............................................................................11

PHẦN 5: TÔN NỀN................................................................................................17 5.1 Mô tả ...............................................................................................................17 5.2 Vật liệu............................................................................................................17 5.3 Các phương pháp thi công ..............................................................................17

PHẦN 6: NỀN PHỤ VÀ NỀN................................................................................21 6.1 Mô tả ...............................................................................................................21 6.2 Nền phụ...........................................................................................................21

6.2.1 Các yêu cầu về vật liệu .....................................................................................21 6.2.2 Thi công............................................................................................................21

6.3 Lớp nền ...........................................................................................................22 6.3.1 Các yêu cầu về vật liệu .....................................................................................22 6.3.2 Chuẩn bị bề mặt nền phụ ..................................................................................24 6.3.3 Đổ lớp nền ........................................................................................................24

PHẦN 7: MẶT LÁT ...............................................................................................25 7.1. Lớp hàn ...........................................................................................................25

7.1.1 Mô tả.................................................................................................................25 7.1.2 Vật liệu lớp phủ ................................................................................................25 7.1.3 Thi công............................................................................................................25

7.2. Bê tông nhựa đường (cho đường quốc lộ)......................................................27 7.2.1 Mô tả.................................................................................................................27 7.2.2 Thi công............................................................................................................27

PHẦN 8: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC, ĐƯỜNG ỐNG VÀ CỬA XẢ................31 8.1 Phạm vi ...........................................................................................................31 8.2 Mô tả ...............................................................................................................31

Page 185: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

iii

8.3 Vật liệu............................................................................................................31 8.4 Thi công ..........................................................................................................31

PHẦN 9: CÁC CÔNG VIỆC KHÁC......................................................................34 9.1. Các khu vực trồng cỏ ......................................................................................34

9.1.1 Mô tả.................................................................................................................34 9.1.2 Vật liệu .............................................................................................................34 9.1.3 Thi công............................................................................................................34

9.2. Bảo vệ mặt dốc ...............................................................................................36 9.2.1 Mô tả.................................................................................................................36 9.2.2 Vật liệu .............................................................................................................36 9.2.3 Thi công............................................................................................................37

9.3. Xây đá bằng vữa .............................................................................................38 9.3.1 Mô tả.................................................................................................................38 9.3.2 Vật liệu .............................................................................................................39 9.3.3 Thi công............................................................................................................39

PHẦN 10: BẢO DƯỠNG.........................................................................................41 10.1 Giới thiệu ........................................................................................................41 10.2 Các công việc bảo dưỡng đường ....................................................................41 10.3 Bảo dưỡng thường lệ đối với đường xá..........................................................43 10.4 Các hoạt động bảo dưỡng đường để giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực lên hồ chứa..........................................................................................................49

PHẦN 11: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ....................................................................51 11.1 Tổng quan .......................................................................................................51 11.2 Sơ đồ trình bày EMP ......................................................................................51

11.2.1 Bộ máy tổ chức của Chủ thầu...........................................................................51 11.2.2 Phương pháp Quản lý Môi trường.........................................................................52

Tổng quan ......................................................................................................................52 Không khí ......................................................................................................................52 Nước ..............................................................................................................................53 Tiếng ồn.........................................................................................................................53 Rác thải ..........................................................................................................................54 Các chất độc hại.............................................................................................................55 Quản lý hoá chất ............................................................................................................55 Qui trình khẩn cấp về môi trường .................................................................................56 Tổng quan về quản lý ....................................................................................................56

11.2.3 Hồ sơ về môi trường.........................................................................................56 11.3 Giám sát môi trường .......................................................................................57

11.3.1 Mô tả.................................................................................................................57 11.3.2 Tổng quan .........................................................................................................57

Page 186: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

1

HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG BỘ Nguồn tài liệu tham khảo Đánh giá tác động xã hội và môi trường qua các giai đoạn của Dự án Đường bộ

của UN ESCAP. Thông số kỹ thuật – Dự án xây dựng Cầu Sông Hồng (Cầu Thanh Trì) (do JBIC tài

trợ) (2004). Thông số kỹ thuật Dự án cải tạo Quốc lộ số 1 (do WB tài trợ) (1997). Thông số kỹ thuật đối với việc xây dựng đường cao tốc của Bộ Thông tin Thái Lan

(1983). Sổ tay hướng dẫn bảo dưỡng đường bộ ở nông thôn. Dự án giao thông nông thôn 2

(do DFID & WB tài trợ) (2001). Nghiên cứu chiến lược đầu tư và bảo dưỡng đường bộ cấp tỉnh thành và quốc gia:

Việt Nam (do ODA-UK tài trợ) (1996). Thông số kỹ thuật Dự án cải tạo Quốc lộ số 1 (khu vực từ Quảng Ngãi đến Nha

Trang) (do ADB tài trợ) (2001). Thông số kỹ thuật Dự án nâng cấp Quốc lộ số 18 (do JBIC tài trợ) (2003). Thông số kỹ thuật Dự án nâng cấp Quốc lộ số 14 (do JICA tài trợ) (1997). Thông số kỹ thuật Dự án cải tạo Quốc lộ số 1 (khu vực từ Hà Nội đến Cầu Giẽ) (do

WB tài trợ) (2003). Thông số kỹ thuật Dự án nâng cấp Quốc lộ số 10 (do JBIC tài trợ) (2003). Mục tiêu Sử dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp về thi công đường bộ nhằm: • Bảo vệ cây cối và hạn chế phần diện tích rau xanh bị nhổ bỏ. • Phải dọn sạch đất đá đào lên trong quá trình thi công đào đất không để ảnh

hưởng đến khu vực hồ chứa. • Hạn chế giảm cao độ nền và san lấp những chỗ dốc ở nền đường, xói mòn và

sập các cống nước.

Page 187: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

2

• Tránh và giảm thiểu tác động môi trường đối với việc thi công đường bộ.

Page 188: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3

PHẦN 1: GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT 1.1 Mô tả Công việc ở phần này sẽ bao gồm tất cả các việc cần thiết về giải phóng mặt bằng và công tác đào đất để Nhà thầu thực hiện công việc theo đúng Hướng dẫn. Các khu vực cần phải giải phóng mặt bằng hoặc phải giải phóng mặt bằng và đào đất sẽ là các khu vực được định rõ bằng cách đóng cọc hoặc được chỉ rõ trên các bản vẽ hoặc được chỉ rõ trong các tài liệu của hợp đồng. Việc giải phóng mặt bằng và đào đất cần bao gồm việc làm sạch tất cả cây cối, cây đã bị đốn, các thân cây, cành cây, thảm thực vật, rác, những vật có thể gây trở ngại cho công việc ở những khu vực được định rõ và cũng sẽ bao gồm việc đào bỏ các gốc và rễ cây và dọn sạch các rác thải của quá trình giải phóng mặt bằng và đào đất. Phần công việc này cũng bao gồm việc dỡ bỏ và dọn sạch các công trình thuộc diện cần dỡ bỏ hoặc xâm phạm vào hoặc gây trở ngại cho công việc ngoại trừ những nơi được qui định khác. 1.2 Bảo quản tài sản Phần này là về nghĩa vụ của Chủ thầu theo luật pháp và theo Hợp đồng này liên quan đến các thiệt hại, đặc biệt là về việc bảo vệ tài sản, rừng, và cảnh quan và trách nhiệm của Chủ thầu đối với các khiếu nại về thiệt hại. Các đường cao tốc hiện có, các phần được nâng cấp, các tiện nghi, tài sản gần kề, các tiện ích công cộng, các dịch vụ, cây cối và thực vật được định rõ phải bảo toàn cần được bảo vệ tránh những tổn hại hoặc hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Chủ thầu. 1.3 Các phương pháp thi công a. Công việc dọn sạch hoặc dọn sạch và đào đất cần được thực hiện ở các khu vực đã được định rõ bằng cách cắm cọc hoặc trên các bản vẽ hoặc ở các Điều khoản riêng. Nếu không có khu vực nào được định rõ ở các Điều khoản riêng hoặc ở trên các bản vẽ thì các khu vực sẽ như sau: Việc dọn sạch sẽ được tiến hành trên toàn bộ tuyến đường Việc đào đất sẽ được tiến hành trên khu vực móng phần tôn nền nơi mà phần tôn nền có chiều cao dưới 1.5 mét.

Page 189: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

4

b. Dọn sạch Việc dọn sạch sẽ bao gồm dỡ bỏ và chuyển đi tất cả những vật ở trên mặt đất kể cả những cành cây nhô ra ở trên ngoại trừ những vật cần được giữ nguyên theo hướng dẫn của Kỹ sư. Các thứ cần được dọn sạch sẽ bao gồm, nhưng không nhất thiết bị hạn chế bởi, cây cối, gốc cây, các khúc gỗ, bụi cây, tầng cây thấp, các cụm cỏ, các loại rau, các công trình (trừ những công trình mà việc dỡ bỏ hoặc dọn sạch được định rõ và dự liệu riêng). Ngoài các giới hạn về các công tác đất và bên dưới phần tôn nền có chiều cao hơn 1.5 mét, cây cối và các gốc cây cần được cưa bỏ tới chiều cao không quá 30cm so với mặt đất và không dưới 45cm dưới các chỗ dốc của phần tôn nền và tất cả các vật khác so với mặt đất. Tại các khu vực cần giảm cao độ của mặt nền việc làm quang sẽ bao gồm cả việc dọn sạch các gốc và rễ cây có đường kính hơn 8cm, tới chiều sâu 45cm dưới các bề mặt được dọn sạch ngoại trừ các vật trong các khu vực tròn tại các đỉnh của các mặt dốc làm thấp chúng có thể hoàn toàn ngang bằng phần làm thấp. c. Đào đất Việc đào đất sẽ bao gồm việc đào bỏ và dọn sạch tầng đất mặt, các gốc và rễ cây tới độ sâu ít nhất là 15cm tính từ mặt đất và ít nhất 45cm bên dưới đáy của móng ngầm sâu nhất hoặc lớp đá nền của mặt đường. Công việc dọn sạch và đào đất ở các hố, các thay đổi về ống dẫn và các con mương sẽ được yêu cầu chỉ tới độ sâu bắt buộc bằng cách đào bên trong các khu vực đó. d. Quyền sở hữu các cây gỗ Chủ thầu sẽ có quyền sử dụng các cây gỗ không thể bán được (hoặc gỗ có thể bán được khi có sự cho phép bằng văn bản được cấp bởi cơ quan Nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền thích hợp) cho các mục đích của riêng mình liên quan đến Hợp đồng luôn luôn với điều kiện là Chủ thầu hiểu rõ và tuân thủ các yêu cầu của các cơ quan Nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền phù hợp. e. Dọn sạch các rác thải của quá trình làm sạch mặt bằng Các cây gỗ có thể bán phải được cất giữ gọn gàng tại những nơi có thể vào được được chấp thuận bên trong hoặc ngay gần con đường theo hướng dẫn và phải được sẵp xếp có thứ tự và thành đống theo đúng các yêu cầu của cơ quan Nhà nước phù hợp. Tất cả các cây gỗ khác ngoại trừ các cây gỗ được sử dụng, và tất cả các bụi cây, gốc cây, rễ cây, các khúc gỗ, và các rác thải khác trong quá trình làm sạch mặt bằng

Page 190: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

5

và đào đất sẽ được đốt, với điều kiện là khi được cho phép bằng văn bản bởi cấp có thẩm quyền thực thi trên khắp khu vực thi công đường cao tốc, các gốc cây lớn có thể vứt bỏ không cần đốt tại những địa điểm ngoài tầm ngắm của lòng đường. Tương tự như vậy, các gốc cây lớn, với sự chấp thuận của Kỹ sư, có thể được vứt bỏ không cần đốt tại các khu vực đất tư nhân ngoài tầm ngắm của lòng đường. Trong các trường hợp này Chủ thầu sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện các thoả thuận cần thiết và chịu các khoản chi phí và khiếu nại phát sinh do việc sử dụng đất tư nhân. Đống rác thải để đốt cần được đặt ở giữa hoặc gần giữa khu vực được làm sạch, hoặc ở các khoảng trống gần kề, nơi mà việc đốt bỏ các rác thải không làm ảnh hưởng đến các cây cối và vùng thực vật khác. Nếu việc đốt bỏ rác thải được tiến hành trước các hoạt động xây dựng thì các đống rác thải có thể được đặt chính giữa đường; nếu không thì các đống rác thải cần được để ở vị trí thuận tiện nhất bên đường và xa hơn các đường dốc, nơi mà chúng có thể được đốt mà không gây thiệt hại cho các cây cối xung quanh hoặc các tài sản gần đó. Tất cả những việc đốt rác thải cần được tiến hành theo đúng các quy định và tại các thời gian và theo các cách thức sao cho tránh được việc lửa lan sang các khu vực tiếp giáp với con đường. Nếu việc dọn sạch mặt bằng và đào đất được tiến hành ở thời điểm khi mà việc đốt bỏ rác thải bị cấm, Chủ thầu cần xếp thành đống tất cả các rác thải cần được đốt bên ngoài các đường dốc và tại thời điểm được phép đốt rác thải thì Chủ thầu cần xếp các rác thải trở lại vị trí và đốt bỏ. Tất cả các hàng rào, các toà nhà, các công trình, và các chướng ngại vật thuộc bất kỳ loại nào, ngoại trừ những thứ được dỡ bỏ bởi bên khác, trên hoặc trong các giới hạn của con đường, cần được Chủ thầu dỡ bỏ và xếp cẩn thận trên vùng đất tiếp giáp hoặc nếu không thì được vứt bỏ như trình bầy trên các bản vẽ hoặc được Kỹ sư hướng dẫn. Các vật liệu được dỡ bỏ, kể cả bất kỳ đoạn ống dẫn hoặc đường cống hiện có nào mà Kỹ sư có thể yêu cầu tận dụng, cần được tháo dỡ cẩn thận và sẽ là tài sản của Nhà nước. Sau khi dọn quang và đào đất xong, lòng đường và các khu vực tiếp giáp phải được hoàn tất sạch gọn. Trên hoặc kế bên hoặc ngay tại con đường không được để lại bất kỳ đống vật liệu có thể bốc cháy nào.

Page 191: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

6

PHẦN 2: ĐÀO ĐẤT PHẦN LÒNG ĐƯỜNG 2.1 Mô tả Công việc sẽ bao gồm tất cả các phần đào đất được yêu cầu trong phạm vi ranh giới của chính con đường ngoại trừ phần đào đất được phân loại khác; bóc bỏ, vận chuyển và tận dụng phù hợp hoặc vứt bỏ tất cả phần đất đá đào lên, định hướng việc đào đất và chuẩn bị bề mặt đã được bóc bỏ thuộc phần đào đất trên toàn bộ chiều dài của lòng đường và các đường vào, theo đúng các Nguyên tắc chỉ đạo này và các tuyến, mức độ, cấp độ, kích thước và các tiết diện được thể hiện trên các bản vẽ và theo yêu cầu của Kỹ sư. Việc đào lòng đường sẽ bao gồm các phần sau: a. Toàn bộ phần đất đá đào lên trình bày trên các bản vẽ bên trong các bề mặt

của các mặt cắt ngang, công việc đào đất cho tất cả các đường vào, các con phố, các phần đường giao nhau, các máng, rãnh, rãnh hẹp, mương và máng thoát nước.

b. Tất cả phần đất bề mặt phải được tận dụng trong phạm vi ranh giới đường

cao tốc theo đúng Đặc tính Tiêu chuẩn Kỹ thuật: Tầng đất mặt ngoại trừ phần ở dưới phần tôn nền, phần được kể đến trong Phần 1: Giải phóng mặt bằng và công tác đào đất.

c. Bóc bỏ và chuyển đi phần bề mặt hiện có, vỉa hè, lề đường hoặc lề đường và

rãnh thoát nước trong phạm vi các giới hạn thuộc phần thi công. d. Dỡ bỏ những phần đã được phá đổ và dọn sạch tất cả móng, móng tường,

móng hoặc sàn các tầng, gỗ, gạch vỡ, đường ống xây dựng, các kết cấu đường ống và các đường ống cống trong phạm vi các giới hạn thuộc phần thi công và không được qui định khác trong Hợp đồng.

e. Đào đất để bóc bỏ các phần dốc, phần vỡ và các phần bị đánh sập. f. Công việc đào đất cho phần thay đổi kênh mương và dòng chẩy ngoại trừ

những nơi được đề cập ở Phần 3: Đào kênh mương. g. Công việc đào đất được yêu cầu ở các phần giảm bớt cao độ mặt nền hoặc

dưới các phần tôn nền dưới giới hạn bình thường thấp nhất thuộc phần đào đất được thể hiện trên các bản vẽ hoặc dưới các đường giới hạn bề mặt, đối với việc bóc bỏ các vật không phù hợp, và thấp hơn đường giới hạn bề mặt dưới các phần tôn nền nơi cần có bề mặt phẳng, hoặc được hướng dẫn khác.

Page 192: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

7

2.2 Vật liệu – Phân loại và Lựa chọn a. Công tác đào đất có thể được phân loại hoặc không được phân loại theo các định nghĩa được đưa ra dưới đây đối với đá cứng, đá mềm và đất. b. Công tác đào đất không được phân loại sẽ bao gồm tất cả đất đá được đào lên theo đúng phần Hướng dẫn này. c. Công tác đào đất được phân loại Đào đất lòng đường - Đất được phân loại sẽ bao gồm tất cả phần đào đất lòng đường ngoại trừ phần được phân loại như đá cúng hoặc đá mềm. Đào đất lòng đường - Đá mềm được phân loại sẽ bao gồm tất cả phần đào đất lòng đường ngoại trừ phần được phân loại như đá cứng hoặc đất mà theo sự suy xét của Kỹ sư thì cần để sử dụng cho việc đặt xe kéo và các máy xới được kéo để xới đất đá đủ tơi cho phép xe ủi đất bóc bỏ các lớp đất đá. Đá mềm phải là đá dư được biến đổi bởi các quá trình lý hoá đến mức độ mà nó bị phân huỷ hoặc tan rã hoặc đứt gẫy hoặc gồm những phiến hay liên kết không chặt, nhưng vẫn có đủ độ chặt để phải xới. Đất bồi, đất bị gió thổi đi, sỏi, đất sét loại đất bị mềm ra khi ướt đều không được phân loại là đá mềm. Đào đất lòng đường - Đá cứng được phân loại sẽ bao gồm chỉ riêng phần đào đất lòng đường mà theo sự suy xét của Kỹ sư, là không thể đào được nếu không sử dụng các dụng cụ khí nén hoặc khoan và phá bằng thuốc nổ. Đá cứng sẽ không bao gồm các loại đất đá mà theo sự xem xét của Kỹ sư thì có thể bị lở với việc lắp đặt máy kéo và các máy xới được kéo trong phần mô tả sau: Máy kéo Thiết bị với trọng lượng tối thiểu là 17 tấn theo hệ mét và mã lực thực là 150 H.P. hoặc hơn. Máy kéo phải ở trong trạng thái hoạt động tốt và phải được vận hành bởi người giầu kinh nghiệm và có kỹ năng trong việc sử dụng thiết bị xới. Máy xới đất Máy xới đất được gắn vào máy kéo phải là loại hình bình hành hiệu quả nhất được khuyến nghị bởi nhà xản suất máy kéo hoặc máy xới đất. Máy xới đất một thân ở trạng thái tốt nhất với đầu cắt sắc nhọn. d. Các vật liệu không phù hợp Vật liệu gặp phải ở khu vực giảm bớt cao độ nền và trong phần móng của khu vực tôn nền mà không phù hợp với mục đích sử dụng sẽ được đào bỏ theo hướng dẫn của Kỹ sư. Việc san lấp khi cần thiết sẽ được thực hiện với vật liệu được phê duyệt.

Page 193: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

8

Thông thường, đất sét và bùn chứa hàm lượng hữu cơ cao, than bùn, đất lẫn nhiều rễ cây, cỏ và các loại thực vật khác được coi là không phù hợp. Những vật liệu mềm hoặc không ổn định chỉ đơn thuần do chúng quá ướt hoặc quá khô không thể được phân loại là không phù hợp trừ khi có sự hướng dẫn khác của Kỹ sư. 2.3 Các phương pháp thi công a. Tất cả công việc đào đất lòng đường và thi công tôn nền cần được thực hiện như được ghi rõ ở phần này và trong Phần 5: Tôn nền, và lòng đường đã hoàn tất phải phù hợp với độ liên kết, mức, hạng và các mặt cắt ngang được yêu cầu. Trừ phi trên sơ đồ được hướng dẫn khác, công việc đào đất ở phần đá tảng cần mở rộng 20cm dưới cao trình san nền được yêu cầu đối với toàn bộ chiều rộng lòng đường và phải được san lấp với vật liệu phù hợp như được hướng dẫn trên các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Ở những nơi được qui định theo các bản vẽ tầng đất mặt bắt gặp trong quá trình đào đất sẽ được bóc bỏ cho tới độ sâu như Kỹ sư có thể hướng dẫn. Lớp đất trên cùng cần được bóc bỏ và đổ thành đống ở những vị trí được Kỹ sư chỉ định theo đúng yêu cầu của Đặc điểm Tiêu chuẩn Kỹ thuật: Tầng đất mặt. b. Tất cả phần đất đá đào lên được coi là thích hợp sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thi công lòng đường chừng nào mà việc sử dụng đó được thấy là khả thi. Những phần không thích hợp và những phần đát đá trong quá trình đào đất được coi là thích hợp nhưng thừa ra sau khi đã dùng cho mục đích thi công sẽ được xem là rác thải. Rác thải sẽ được dọn sạch và chuyển tới những khu vực được chỉ định theo cách thức sao cho gọn sạch và không gây trở ngại cho việc tiêu nước của bất kỳ con đường nào cũng như không gây phương hại cho các công trình đường bộ hoặc tài sản. c. Những vật liệu không phù hợp sẽ được đào dưới mức san nền ở những khu vực cần giảm bớt cao độ mặt nền và dưới phần móng tôn nền tới độ sâu được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Ở những nơi mà vật liệu không phù hợp được đào ở dưới mức san nền thông thường hoặc dưới các phần móng tôn nền hoặc đối với phần đất bằng phẳng dưới phần tôn nền thì việc đào đất cần được san lấp với vật liệu và theo cách thức theo đứng Phần 5: Tôn nền. d. Tất cả các phần dốc cần được hoàn thiện theo cách thức sạch gọn và thành thạo và với vật liệu phù hợp, đúng đắn, cần chú ý sao cho không có vật liệu nào bị lở ra dưới các phần dốc được yêu cầu. Những phần bị vỡ và trượt phải được bóc bỏ theo hướng dẫn. e. Ở những khu vực giảm bớt cao độ mặt nền, lớp bề mặt của phần được san bằng, nơi mà lớp nền hoặc phần nền bên dưới hoặc phần chịu tải được áp dụng, cần

Page 194: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

9

được xử lý khi cần thiết và được đầm tới độ sâu tối thiểu 15cm tới không nhỏ hơn 95% độ chặt tối đa của vật liệu ở trạng thái khô như được xác định bởi phương pháp thử nghiệm A.A.S.H.T.O. - T180. GHI CHÚ Trong các công trình được đầm đạt 95% độ chặt tối đa ở trạng thái khô được xác định bởi phương pháp A.A.S.H.T.O. - T180. f. Bề mặt của phần đã hoàn tất việc san bằng cần gọn sạch và chuyên nghiệp và phải có hình dạng, độ cao chuẩn, mức, hạng và các mặt cắt ngang như được yêu cầu. Bề mặt cần được thi công đủ độ chính xác để cho phép việc thi công các lớp vật liệu tiếp theo cho tới khi đạt độ dầy, mặt cắt ngang, dung sai bề mặt và độ chặt được định rõ. g. Nếu Chủ thầu quyết định lấy thêm đất đá bằng cách mở rộng phần cần giảm bớt cao độ mặt nền thì trước hết Chủ thầu cần có sự chấp thuận bằng văn bản của Kỹ sư, và nếu sự chấp thuận bằng văn bản được cấp thì việc mở rộng phần cần giảm bớt cao độ mặt nền sẽ được cho phép trong phạm vi các giới hạn được chỉ rõ, nhưng không vượt quá các ranh giới của con đường. Phần vật liệu này sẽ được phân loại ở dạng vay mượn và sẽ không được thanh toán. Nếu việc mở rộng phần cần giảm bớt cao độ mặt nền được tiến hành theo yêu cầu bằng văn bản của Kỹ sư thì phần đào bỏ này sẽ được đo đạc và được thanh toán theo phần việc đào đất lòng đường.

Page 195: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

10

PHẦN 3: ĐÀO MƯƠNG 3.1 Mô tả Phần công việc này sẽ bao gồm việc đào đất các rãnh thoát nước ở cả hai phía trong và ngoài của đường được thể hiện trên các bản vẽ hoặc được định rõ trong các Điều khoản Riêng hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Công việc sẽ bao gồm việc tận dụng thích hợp và chuyên chở hoặc đổ bỏ tất cả đất đá đào lên, thi công, định hình và hoàn tất mọi công tác đất liên quan theo đúng trình tự, mức, hạng và mặt cắt ngang được yêu cầu. 3.2 Vật liệu Các loại đất đá đào lên sẽ ở dạng được phân loại hoặc không được phân loại. Nếu tài liệu của Chủ thầu cho thấy vật liệu được phân loại thì việc phân loại cần được liệt kê ra trong Phần 2: Đào đất lòng đường. 3.3 Các phương pháp thi công Tất cả các vật liệu phù hợp thu được trong quá trình đào đất sẽ được sử dụng trong suốt quá trình tôn nền, chừng nào việc sử dụng này được xem là khả thi, như được định rõ trong các hạng mục của phần tôn nền hoặc nếu không sẽ được tận dụng thích đáng hoặc được vứt bỏ như được qui định trong các bản vẽ, hoặc trong các Điều khoản Riêng, hoặc theo yêu cầu của Kỹ sư. Trong quá trình thi công hệ thống mương cần được giữ khô ráo tới chừng nào có thể được và công việc cần được thực hiện với cách thức gọn sạch và chuyên nghiệp. Phần mương thoát nước cần được đào theo trình tự, mức, hạng và các mặt cắt ngang được yêu cầu trong các bản vẽ, tại các Điều khoản Riêng, hoặc theo yêu cầu của Kỹ sư. Phần đào quá giới hạn yêu cầu sẽ không được thanh toán.

Page 196: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

11

PHẦN 4: ĐÀO ĐẤT VÀ SAN LẤP Ở CÁC CÔNG TRÌNH 4.1 Mô tả Công việc này sẽ bao gồm việc đào móng cho phần thoát nước và các công trình ngầm, hơn là cho hệ thống đường ống cống, không được qui định khác theo các Nguyên tắc chỉ đạo; việc thi công và tháo dỡ các giếng kín và lớp lót; bơm nước, không bơm nước, tát nước ra, san lấp những công trình đã hoàn tất; dọn sạch số đất đá đào lên. Các ống và đường ống xối nước mưa cần được đào và san lấp theo đúng Đặc tinh Tiêu chuẩn Kỹ thuật, Đường ống Cống Bê thông Cốt thép, việc đo đạc và thanh toán sẽ theo đúng phần đó. 4.2 Vật liệu a. Vật liệu san lấp móng Vật liệu để san lấp móng sẽ bao gồm cát, sỏi hoặc đá có kích cỡ phù hợp như được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Kỹ sư, hoặc bê tông như được mô tả dưới đây. b. Bê tông để lấp móng Bê tông phải phù hợp với các yêu cầu chung của Đặc tính Tiêu chuẩn Kỹ thuật. Bê tông được đặt xuống dưới nước cần phù hợp với các yêu cầu của Đặc tính Tiêu chuẩn Kỹ thuật. Bê bông được sử dụng để lấp móng ở những phần được đào khô phải được trộn kết hợp với ximăng phù hợp với các yêu cầu của Đặc tinh Tiêu chuẩn Kỹ thuật và phải được trộn và đổ theo đúng Đặc tinh Tiêu chuẩn Kỹ thuật, chỉ trừ hàm lượng ximăng tối thiểu có thể là 250 kilogam một mét khối. c. Vật liệu san lấp Việc san lấp sẽ được phê duyệt với vật liệu tương hợp. Vật liệu này sẽ được lấy từ phần đào đất tại các công trình nếu vật liệu đó được xem là phù hợp theo sự phê chuẩn của Kỹ sư. Bất kỳ vật liệu bổ sung được yêu cầu nào cũng sẽ được lấy từ phần đào đất lòng đường hoặc đào đất vay mượn trừ khi có sự hướng dẫn khác của Kỹ sư. 4.3 Các phương pháp thi công

Page 197: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

12

a. Dọn quang Trước khi bắt đầu các công việc đào đất ở bất kỳ khu vực nào, tất cả các phần việc dọn quang và xới đất cần thiết đều phải được hoàn tất. b. Đào đất Chủ thầu cần thông báo đầy đủ cho Kỹ sư trước khi bắt đầu bất kỳ công việc đào đất nào như vậy cao độ mặt cắt ngang và việc đo đạc có thể được thực hiện với khu đất ban đầu. Khu đất tự nhiên kế liền với công trình phải được giữ nguyên không bị xâm phạm nếu không được phép của Kỹ sư. Các đường hào và hố móng của các công trình, chân công trình và đường thoát nước ngầm phải được đào theo trình tự, các cấp và cao độ được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Cao độ của đáy các móng thể hiện trên các bản vẽ chỉ là con số xấp xỉ và Kỹ sư có thể yêu cầu bằng văn bản các thay đổi như vậy về kích thước hoặc cao độ của chân móng nếu thấy là cần thiết để đạt được phần móng thoả đáng. Đá cuội, các khúc gỗ và các vật liệu dễ gây cản trở gặp phải trong quá trình đào đất cần được dọn sạch. Sau mỗi phần việc về đào đất được hoàn tất Chủ thầu cần thông báo cho Kỹ sư về kết quả và không có phần móng, vật liệu làm nền hay kết cấu nào được thực hiện cho tới khi Kỹ sư chấp thuận độ sâu được đào và đặc tính của vật liệu móng. Đá và các vật liệu cứng để làm móng khác phải được làm sạch để không bị dính các chất tơi xốp và được cắt theo bề mặt vững chắc, hoặc đều nhau hoặc thành từng bậc hoặc răng cưa, như được định rõ hoặc được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Tất cả các đường nối và các kẽ hở cần được làm sạch và trát bằng ximăng pooclăng và trát ngay tại thời điểm móng được đổ. Tất cả phần đá bị long và bị phân huỷ và kế đến là các vỉa cần được bóc bỏ. Khi móng được đặt trên các vật liệu hơn là đá thì cần chú tâm đặc biệt để tác động vào đáy phần được đào, và công việc đào đất tới cấp cuối cùng cần được hoãn lại cho đến ngay trước khi móng được đổ. Khi, theo ý kiến của Kỹ sư, vật liệu móng mềm hoặc bẩn hoặc thuộc các loại không phù hợp khác, Chủ thầu cần loại bỏ các vật liệu không phù hợp và đổ móng với vật liệu san lấp hoặc bê tông như được định rõ hoặc được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Nếu móng được đổ với vật liệu san lấp được yêu cầu thì móng phải được đổ và đầm thành các lớp có độ dầy không quá 15cm hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Độ chặt phải tương đương với độ chặt của các móng xung quanh. Tất cả các bề mặt được đào đất và bề mặt của các vật liệu san lấp mà trên đó bê tông được đổ cần phải bằng phẳng và vững chắc và theo đúng trình tự và cấp độ. c. Dọn bỏ lượng đất đá đào lên

Page 198: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

13

Tất cả lượng đất đá đào lên chừng nào được xem là phù hợp thì sẽ được tận dụng làm vật liệu san lấp hoặc tôn nền. Phần thừa ra, dù được phép để tạm thời hay không trong khu vực làm việc, cuối cùng cần được dọn sạch theo cách thức sao cho không gây trở ngại đến công việc, mặt khác không tác động xấu đến hiệu suất hoặc hình thức của công việc và cũng không làm nguy hại đến công trình được hoàn tất từng phần. Vật liệu đào lên mà phù hợp với việc sử dụng làm vật liệu san lấp có thể được Chủ thầu chất thành từng đống tại các điểm thuận tiện cho việc cung cấp lại vật liệu trong quá trình san lấp. Đất đá được đào lên sẽ được tập hợp ở các vị trí này và theo các cách thức sao cho không gây ra hư hại đối với đường cao tốc, các dịch vụ hoặc tài sản trong phạm vi cũng như bên ngoài con đường và cũng không gây ra sự cản trở nào tới đường thoát nước của công trường hoặc vùng xung quanh. Nơi chứa các đống đất sẽ tuỳ thuộc vào sự chấp thuận của Kỹ sư là người có thể yêu cầu đường quan sát chính giữa và đường nằm ngang hoặc đường trung tâm của bất kỳ phần nào thuộc công trình đều phải được giữ thông thoáng. d. Giếng kín và thùng lặn (i) Thuật ngữ “giếng kín” bao hàm bất kỳ kết cấu tạm hoặc có thể di dời nào, được làm để giữ đất, nước xung quanh, hoặc cả hai, ở phía ngoài khu vực được đào, dù kết cấu này được làm bằng đất, gỗ, thép, bê tông hay bất kỳ sự kết hợp nào của những vật liệu này. Thuật ngữ bao gồm những con đê bằng đất, các giàn gỗ, đóng cọc thép, các tấm thép có thể di dời và tất cả các trụ chống, thanh giằng; và thuật ngữ này được hiểu là bao gồm cả phần đào đất kèm theo các giếng bơm và các vị trí tốt. Chi phí của các giếng kín luôn được đưa vào như là một phần trong giá chào thầu công trình. (ii) Thuật ngữ “thùng lặn” bao hàm phần vĩnh cửu của cấu trúc hạ tầng và được thi công để chìm dần xuống vị trí cần đào bên trong khu vực được bảo vệ bằng các bức tường bao quanh của nó. (iii) Khi không có điều khoản nào về thùng lặn được trình bầy trên các bản vẽ thì đó là ý định của Chủ thầu chủ trương các giếng kín thích hợp sẽ được cung cấp cho tất cả các công việc đào đất nơi mà có thể cần đến giếng kín để kiểm soát nước hoặc để ngăn ngừa lở đất và xoi thành hang ở phần vách của phần được đào. (iv) Chủ thầu cần đệ trình kèm theo yêu cầu của mình các bản vẽ trình bầy phương pháp do Chủ thầu đề xuất về cách thi công giếng kín và thùng lặn. Bất luận thế nào thì sự phê duyệt các bản vẽ của Kỹ sư cũng không làm nhẹ bớt trách nhiệm của Chủ thầu về tính đầy đủ trong thiết kế độ chắc và độ ổn định của giếng kín và thùng lặn cũng như sự an toàn cho những người làm việc bên trong nó. (v) Các kích thước bên trong của giếng kín phải sao cho có đủ khoảng trống cần thiết cho việc thi công và dỡ bỏ bất kỳ hình dạng được yêu cầu nào và việc kiểm tra phần bên trong và cho phép việc bơm ra ngoài.

Page 199: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

14

(vi) Nếu các giếng kín có tính khả thi được thiết kế ở mức không cần trụ đỡ ngang thì nó sẽ được để lại tại chỗ. Nếu không phải là trụ đỡ khả thi có thể để lại tại chỗ thì nó phải là thép xây dựng. Đầu của mỗi bộ phận cấu trúc này, phần được để lộ khi cấu trúc được hoàn tất sẽ được bịt kín lại ít nhất 15cm sau bề mặt bê tông. Các hố tạo thành sẽ được lấp đầy hoàn toàn bằng bê tông. (vii) Nói chung, các giếng kín cọc cừ dễ mở rộng phía dưới đáy của móng, gia cố và chống nước chừng nào còn có thể. (viii) Khi các cọc móng được khoan bên trong giếng kín và được thấy là không thể khả thi để làm khô giếng kín trước khi đổ bê tông hàn thì việc đào đất có thể được mở rộng xuống dưới mức thiết kết tới độ sâu phù hợp cho phép tăng lượng vật liệu trong quá trình tiến hành khoan hố. Bất kỳ lượng đất đá đào lên nào mà vượt quá mức thiết kế sẽ được chuyển đi. (ix)Ở những nơi mà việc làm khô giếng kín là khả thi thì vật liệu lấp móng sẽ được bốc bỏ để có được mức độ chính xác sau khi các cọc móng được khoan. (x) Việc san lấp móng đề bù vào phần đào đất, phần đã được mở rộng xuống sâu hơn mức yêu cầu, sẽ thuộc về phần chi phí của Chủ thầu. Việc san lấp được tiến hành bằng bê tông hoặc các chất liệu để san lấp móng như được hướng dẫn trên các bản vẽ hoặc trong các Điều khoản Riêng hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Nếu không có vật liệu nào được chỉ định, việc san lấp sẽ bằng bê tông cùng loại với bê tông được yêu cầu cho kết cấu được thi công trong phần đào đất. Trừ phi được cho phép khác, không công việc đào đất nào được tiến hành bên ngoài thùng lặn hoặc giàn gỗ hoặc giếng kín hoặc cọc cừ và không được xâm phạm lòng suối tự nhiên kế liền công trình mà không có sự cho phép của Kỹ sư. Nếu bất kỳ công tác đào đất hoặc nạo vét nào được tiến hành ở vị trí công trình trước khi thùng lặn, giàn gỗ hoặc giếng kín được đưa vào vị trí thì Chủ thầu cần, sau khi móng đã thành hình, san lấp tất cả những phần đã đào sao cho trở lại bề mặt nền hoặc lòng suối ban đầu với vật liệu san lấp mà Kỹ sư thấy là phù hợp. Các vật liệu lắng đọng trong khu vực suối do việc đào mòng hoặc các phần đào đất khác hoặc từ việc san lấp hoặc các giếng kín cần được dọn sạch và khu vực suối phải được thông thoáng không bị tắc nghẽn. (xi)Thùng lặn và giếng kín bị nghiêng hay dịch chuyển sang bên trong quá trình thi công cần được điều chỉnh khi cần thiết với chi phí do Chủ thầu chịu. (xii) Trừ phi được qui định khác, các giếng kín cần được di dời sau khi hoàn tất kết cấu ngầm. Việc di dời cần phải được thực hiện theo cách thức sao cho không gây ảnh hưởng hoặc làm hư hại đến các phần việc đã hoàn thành. Kỹ sư có thể yêu cầu Chủ thầu để lại tại chỗ bất kỳ bộ phận nào hoặc tất cả giếng kín. (xiii) Khi phải đối mặt với các tình huống mà theo ý kiến của Kỹ sư thì gây ra việc không thể tháo nước ở phần móng trước khi đổ móng, Kỹ sư có thể yêu cầu thi công móng bê tông hoặc hàn theo các kích thước đó khi Kỹ sư xét thấy việc đó là cần thiết, và với chiều dầy như vậy để chống lại bất kỳ tác động đẩy lên có thể có nào. Bê tông cho phần gàn đó phải được đổ như được thể hiện trong các bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Kỹ sư. Phần móng sau đó phải được rút hết nước và đổ móng. Khi giàn gỗ có tải trọng được sử dụng và tải trọng được sử dụng để thắng

Page 200: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

15

một phần áp suất thuỷ tĩnh hoạt động đẩy phần đáy của phần hàn móng. Các điểm tựa đặc biệt như các chốt và khoá sẽ được cung cấp để chuyển toàn bộ trọng lực của giàn gỗ sang phần hàn móng. Khi phần hàn móng được đổ dưới nước thì giếng kín cần được thông hơi ở phần nước nông theo hướng dẫn. Các giếng kín cần được thi công để bảo vệ phần bê tông mới đổ khỏi lực nâng đột ngột của nước và để tránh cho móng không bị hư hại bởi ăn mòn. (n) Thùng lặn cần được thi công như được qui định trong các Điều khoản Riêng và trên các bản vẽ. Các thùng lặn sẽ được tính vào phần thanh toán trọn gói thuộc phần kết cấu nếu các chi phí trọn gói có trong các điều khoản chào thầu, hoặc được qui định khác trong các Điều khoản Riêng. e. Bơm nước và tháo nước Việc bơm nước và tháo nước từ bên trong của bất kỳ phần vách bao quanh móng nào sẽ được thực hiện theo cách thức sao cho ngăn ngưa khả năng chuyển động của nước qua hoặc dọc theo bất kỳ phần bê tông được đổ nào. Việc bơm và tháo nước không được phép thực hiện trong quá trình đổ bê tông hoặc trong thời gian ít nhất là 24 giờ sau đó trừ phi việc bơm và tháo nước được thực hiện ở hố nước phù hợp tách biệt khỏi công tác bê tông bằng tường chắn nước. Công tác đào đất phải càng khô càng tốt trước và trong khi đổ bê tông. Đổ bê tông dưới nước sẽ chỉ được phép nếu được hướng dẫn trên các bản vẽ hoặc được sự cho phép của Kỹ sư. f. San lấp mặt bằng Tất cả những chỗ được đào theo phần Hướng dẫn này và không bị sử dụng bởi các công trình kiên cố sẽ được san lấp. Vật liệu san lấp sẽ không bao gồm vật liệu ở dạng kết tảng lớn, không bao gồm gỗ và các vật liệu có xuất xứ từ bên ngoài khác. Việc san lấp không ở trong phạm vi khu vực được tôn nền sẽ được thực hiện từng lớp với chiều dầy không quá 25cm (đo độ xốp) và sẽ được đầm đến độ chặt có thể so sánh được với phần đất không bị xáo trộn liền kề. Việc san lấp thuộc khu vực tôn nền sẽ được thực hiện với vật liệu san nền được chấp thuận và vật liệu san nền sẽ được rải thành các lớp giống nhau có chiều dầy không quá 15cm (đo độ xốp) và từng lớp sẽ được thi công theo đúng Phần 5: Tôn nền ngoại trừ khi máy đầm cơ khí có thể được sử dụng để đầm chặt. Từng lớp vật liệu san lấp sẽ được tưới ướt như nhau khi cần thiết để đạt được độ chặt khô được qui định. Máy đầm tay không được chấp nhận trừ khi được qui định khác. Khi tiến hành san lấp và tôn nền vật liệu sẽ được đổ tới mức có thể xấp xỉ với chiều cao hai bên công trình. Nếu hoàn cảnh đòi hỏi việc san lấp phải cao hơn một cách đáng kể về một phía, vật liệu san lấp bổ sung ở phía cao hơn chỉ được đổ khi có sự cho phép của Kỹ sư hay khi Kỹ sư thấy hài lòng về việc kết cấu có đủ độ bền chặt để chịu được bất kỳ áp suất được tạo ra nào.

Page 201: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

16

Việc san lấp tôn nền không được tiến hành đằng sau các vách cầu hoặc hộp ống cống cho tới khi tấm trên cùng được đặt theo thời gian yêu cầu và không dưới ba ngày. Việt san lấp và tôn nền đằng sau các tường chống được giữ tại đỉnh bởi kết cáu bên trên cần được nâng lên đồng thời đằng sau các tường chống đối diện và các tường vách. Việc san lấp không được thực hiện đập vào bất kỳ kết cấu nào cho tới khi có được sự cho phép của Kỹ sư. Phun bằng vòi phun hoặc các phương pháp thuỷ lực khác có liên quan, hoặc có khả năng liên quan, đến áp suất chất lỏng hoặc bán lỏng đều bị cấm. Cần phải có sự quan tâm đặc biệt để tránh bất kỳ áp suất cao quá mức nào tác động vào kết cấu. Việc tiến hành tôn nền và làm bằng phẳng các phần dốc cần tiếp tục theo cách thức sao cho tại mọi thời điểm đều có gờ chạy ngang bằng vật liệu đã được đầm kỹ để khoảng cách ít nhất là bằng chiều cao của vách chống hoặc vách được san lấp. Điều khoản phù hợp sẽ được xây dựng cho phần tiêu nước và cho phép vật liệu san nền có độ xốp được sử dụng theo đúng Đặc tính Tiêu chuẩn Kỹ thuật.

Page 202: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

17

PHẦN 5: TÔN NỀN

5.1 Mô tả Phần công việc này sẽ bao gồm việc thi công tôn nền và san lấp mặt bằng không được định rõ ở phần khác bằng việc cung cấp, đổ, đầm và định dạng vật liệu phù hợp có chất lượng có thể chấp nhận được được lấy từ các nguồn được chấp thuận theo đúng phần Hướng dẫn này, và theo các tuyến, mức, hạng, kích thước, và các mặt cắt ngang được thể hiện trên các bản vẽ và theo yêu cầu của Kỹ sư. 5.2 Vật liệu Phần tôn nền sẽ được thi công với vật liệu phù hợp như được xác định ở Phần 2: Đào đất lòng đường. 5.3 Các phương pháp thi công a. Chuẩn bị móng cho việc tôn nền (i) Trước khi tiến hành tôn nền trên bất kỳ khu vực nào thì mọi công việc dọn quang và xới đất cần phải được hoàn thành theo đúng Phần 1. Ở những nơi mà chiều cao tôn nền là 1 mét hoặc dưới 1 mét thì tất cả các loại cỏ, thực vật phải được nhổ bỏ khỏi mặt đất và tầng đất mặt có độ dầy 15cm cần được xử lý khi cần thiết và đầm chặt tới 90% độ chặt tối đa ở trạng thái khô như được xác định bởi phương pháp thử nghiệm A.A.S.H.T.O. - T180. (ii) Ở những chỗ mà việc tôn nền cần được thi công trên sườn đồi hoặc chỗ dốc, mặt dốc hiện tại (không phải đá) cần được làm cho tơi ra bằng cách xới đất hoặc cày tới độ sâu không dưới 10cm, để đảm bảo độ liên kết tốt giữa phần tôn nền và phần móng của phần tôn nền, hoặc ở những nơi mà cách làm này không khả thi, các bậc theo chiều thẳng đứng và các bề mặt nằm ngang sẽ được đào bỏ ở phần dốc hiện có (kể cả đá) và việc tôn nền được thực hiện theo từng lớp nối tiếp. Vật liệu đã được làm tơi xốp sẽ được đầm lại cùng lúc với lớp vật liệu tôn nền đầu tiên được rải xuống. (iii) Ở những nơi việc tôn nền hiện tại phải được mở rộng hoặc được đưa vào phần tôn nền mới, thì các mặt dốc của phần tôn nền hiện tại phải được cày hoặc xới tới độ sâu không dưới 10cm hoặc, ở những nơi mà cách làm này không thể thực hiện được, các bậc theo chiều thẳng đứng và các bề mặt nằm ngang sẽ được đào bỏ

Page 203: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

18

ở phần dốc hiện có và việc tôn nên được thực hiện theo từng lớp nối tiếp cho đến cao trình của đường cũ, trước khi chiều cao của nó được tăng lên. Trừ phi được trình bầy khác đi trong các bản vẽ, ở những nơi mà những con đường không lát đá hiện có phải được tôn lên thêm với độ dầy phần tôn thêm không dưới 30cm, không kể mặt lát, thì lớp trên cùng của nền đường cũ cần phải xới lên và đầm lại với lớp tiếp theo thuộc phần tôn nền mới. Tổng chiều sâu của phần đất đá được xới lên và bổ sung không được vượt quá chiều sâu chấp nhận được của phần vật liệu được xới lên và bổ sung và không được vượt quá chiều sâu chấp nhận được của lớp. (iv) Việc tôn nền ở vùng đầm lầy hoặc có nước cần được thi công theo hướng dẫn trên các sơ đồ và như được định rõ trong các Điều khoản Riêng. Chủ thầu cần, khi được Kỹ sư yêu cầu, đào hoặc bóc bỏ nền đầm lầy và san lấp với vật liệu phù hợp. Việc san lấp sẽ theo đúng các điều khoản giống như cho phần tôn nền trừ phi được Kỹ sư hướng dẫn khác. b. Tiến hành tôn nền Việc tôn nền sẽ được thực hiện theo đúng các yêu cầu dưới đây: (i) Tổng quát: Ngoại trừ khi được yêu cầu khác còn nếu không thì tất cả công việc tôn nền sẽ được thi công theo các lớp gần như song song với lớp đã được hoàn tất của nền đường. Trong quá trình thi công tôn nền, cấp bằng phẳng có đỉnh hoặc phần đắp thêm thích hợp cần được duy trì để làm phần tiêu nước. Việc tôn nền cần được thi công tới cấp được yêu cầu, và những phần tôn nền đã được hoàn tất phải phù hợp với định dạng của những phần điển hình được thể hiện trên các bản vẽ. (ii) Tôn nền đất: Tôn nền đất được xác định là vật liệu tôn nền chủ yếu là các vật liệu không phải đá, và được thi công với vật liệu được chấp thuận từ các nguồn được định rõ hoặc từ các nguồn được chấp thuận khác. Ngoại trừ được qui định cho phần tôn nền ở đầm lầy, công tác tôn nền đất cần được thi công theo từng lớp kế tiếp để đạt được đầy đủ chiều rộng của mặt cắt ngang và với chiều dài sao cho phù hợp với các phương pháp đầm chặt và tưới nước được dùng. Trước khi đầm chặt độ dầy của các lớp không được vượt quá 20cm trừ phi có sự chấp thuận của Kỹ sư. (iii) Tôn nền trên nền đầm lầy: Việc tôn nền trong hoặc trên đầm lầy hoặc trong nước cần được thực hiện theo hướng dẫn trên các bản vẽ và như được qui định tại các Điều khoản Riêng, và theo yêu cầu của Kỹ sư. (iv) Tôn nền bằng đá: Việc tôn nền bằng đá được xác định là vật liệu tôn nền chủ yếu là đá, và cần được thi công với vật liệu được chấp thuận lấy từ các nguồn được chỉ định hoặc từ các nguồn được chấp nhận khác. Ngoại trừ được qui định khác còn

Page 204: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

19

nếu không thì việc tôn nền bằng đá cần được thi công theo các lớp liên tiếp để đạt được toàn bộ chiều rộng của mặt cắt ngang và có chiều dầy nhỏ hơn hoặc bằng 75cm. Khi, theo ý kiến của Kỹ sư, các kích cỡ đá đòi hỏi độ dầy của mỗi lớp phải lớn hơn và chiều cao của phần đắp thêm được chấp thuận, độ dày của mỗi lớp có thể được tăng lên nếu càn thiết, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì chiều dầy của lớp cũng không được vượt quá một mét. Mỗi lớp sẽ được thi công bằng cách bắt đầu tại một đầu của phần tôn nền đang thi công và đổ đá lên bề mặt của lớp đang được thi công, dùng xe lu được chấp thuận để lu theo cách thức sao cho các hòn đá lớn hơn sẽ được đặt ở phần nền hoặc lớp kế tiếp và các khe hở giữa các viên đá lớn sẽ được lấp đầy bằng các viên đá nhỏ và các mảnh vụn trong quá trình thi công này và bằng cách rải các lớp kế tiếp thuộc phần tôn nền. Kích thước tối đa của bất kỳ tảng đá nào đều phải nhỏ hơn độ dầy của lớp tôn nền. Tất cả đá quá khổ loại đá mà mặt khác lại phù hợp cho việc thi công sẽ được đập vỡ để đạt được kích thước yêu cầu và được sử dụng trong phần thi công tôn nền hoặc được đặt tại những điểm thuộc phần tôn nền nơi mà các lớp tôn nền có chiều dầy lớn hơn. Việc đền bù cho phần chuyên chở bổ sung liên quan đến thao tác luân phiên như vậy sẽ không được chấp nhận. Ở những nơi mà đá đào lên không thích hợp để sử dụng thì Chủ thầu sẽ, bằng chi phí của mình, thay thế đá không phù hợp bằng các vật liệu phù hợp khác. Ngoại trừ được qui định khác, tất cả phần tôn nền bằng đá được phủ với một hoặc nhiều lớp có độ dầy 20cm mỗi lớp với vật liệu được phân cấp tốt không bao gồm các loại đá lớn hơn 10cm và vật liệu phải đủ để lấp đầy tất cả các khe hở ở phần trên cùng của phần tôn nền bằng đá. Các lớp này sẽ được thi công theo các yêu cầu dùng cho tôn nền bằng đất. Mỗi lớp hoặc phần tôn nền sẽ được đầm như được qui định dưới đây. (v) Kế liền các công trình cầu cống: Việc tôn nền sát cạnh các công trình cầu cống nơi mà phần tôn nền không thể được đầm bằng cách sử dụng thiết bị vẫn dùng để đầm các phần tiếp giáp thuộc tôn nền sẽ được đầm theo cách thức được qui định ở Phần 2.5 - Đào đất và san lấp cho các công trình. Vật liệu tôn nền được rải tròn xung quanh các trụ chống sẽ được đầm theo các lớp có chiều dầy 15 cm (đo trước khi đầm) với vật liệu phù hợp và đồng nhất, lớp vật liệu này được rải theo cách thức sao cho duy trì được một cách xấp xỉ cùng một cao trình ở từng bên của trụ chống và từng lớp vật liệu phải được trộn, tưới ướt và đầm như được qui định trong tài liệu này. Vật liệu được rải ngay cạnh bất kỳ phần nào thuộc bất kỳ kết cấu nào cũng phải là loại vật liệu không bị lẫn một khối lượng đáng kể sỏi hoặc các mảnh đá lớn hơn 10cm so với kích thước lớn nhất và phải theo đúng phân chia tỷ lệ như vậy trong suốt quá trình đầm chặt. (vi) Chuẩn bị bề mặt san bằng để tôn nền: Bề mặt của phần đã hoàn tất việc san bằng để tôn nền phải gọn sạch, chuyên nghiệp và phải có định dạng, phần đắp thêm, mức, hạng và mặt cắt ngang được yêu cầu. Việc thi công bề mặt phải đủ độ chính xác để cho phép thi công các lớp vật liệu tiếp theo để đạt được chiều dầy, dung sai bề mặt và độ chặt được qui định.

Page 205: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

20

c. Đầm chặt phần tôn nền không thuộc phần tôn nền bằng đá (i) Khi cần thiết thì từng lớp, trước khi được đầm chặt, sẽ được xử lý theo yêu cầu để nâng độ ẩm lên sát với độ ẩm tối ưu để tạo điều kiện cho việc đầm đạt được độ chặt yêu cầu. Vật liệu cần được xử lý sao cho có độ ẩm đồng nhất trong toàn bộ lớp vật liệu. (ii) Mỗi lớp vật liệu sẽ được đầm chặt như nhau bằng cách sử dụng thiết bị đầm đủ và thích hợp. Công tác đầm cần được thực hiện theo chiều dọc dọc theo phần tôn nền và nói chung được bắt đầu tại mép bên ngoài và tiến dần vào giữa theo cách thức sao cho mỗi phần đều được đầm như nhau. Thiết bị chuyên chở sẽ được vận hành trên toàn bộ chiều rộng của mỗi lớp đến chừng nào còn khả thi. (iii) Công tác đầm phần tôn nền sẽ được thực hiện theo một trong hai cách sau đây phụ thuộc vào việc đầm chặt tới 95% độ chặt tối đa ở trạng thái khô được xác định bởi phương pháp thử nghiệm A.A.S.H.T.O. - T180 được xem là có tính khả thi. HOẶC Lớp bề mặt có độ dầy 15 cm của phần tôn nền đã được hoàn tất sẽ được đầm chặt tới độ chặt ở trạng thái khô bằng ít nhất là 95% độ chặt tối đa ở trạng thái khô được xác định bởi phương pháp thử nghiệm A.A.S.H.T.O. - T180. Các lớp tôn nền khác dầy hơn 15cm bên dưới đáy của lớp dưới cùng của nền, dưới nền và phần chịu tải trọng sẽ được đầm chặt tới độ chặt ở trạng thái khô bằng ít nhất là 90%.

Trong các trường hợp vật liệu tôn nền là loại mà độ chặt của phần tôn nền không thể được xác định chính xác như trình bầy ở trên thì loại thiết bị đầm được sử dụng phải theo sự phê duyệt của Kỹ sư. d. Đầm phần tôn nền bằng đá Tôn nền bằng đá sẽ được đầm chặt bằng cách cho các thiết bị nặng được chấp thuận đi qua cho đến khi không còn sự dịch chuyển có thể thấy của đá rải bên dưới thiết bị. Việc đầm chặt sẽ được thực hiện theo chiều dọc dọc theo phần tôn nền và sẽ bắt đầu từ mép bên ngoài và tiến dần vào giữa.

Page 206: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

21

PHẦN 6: NỀN PHỤ VÀ NỀN 6.1 Mô tả Phần công việc này bao gồm việc cung cấp, xử lý, chuyên chở, rải, tưới nước và đầm chặt toàn bộ vật liệu đã được phân loại trên bề mặt đã được chuẩn bị và được chấp nhận, theo đúng các chi tiết được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Quá trình xử lý sẽ bao gồm, ở những nơi cần thiết, nghiền nát, sàng, tách riêng, pha trộn và bất kỳ công việc cần thiết nào khác để tạo ra loại vật liệu theo đúng các yêu cầu của phần Hướng dẫn này. 6.2 Nền phụ 6.2.1 Các yêu cầu về vật liệu

Đặc tính Dưới nền Độ mài mòn của toàn bộ vật liệu được giữ ở mức mắt sàng 2.00mm (AASHTO T96)

50% max.

Chỉ số độ dẻo của toàn bộ vật liệu vượt qua mắt sàng 0.425mm (AASHTO T90)

12 max.

Phần trăm theo khối lượng của toàn bộ vật liệu được giữ ở mức mắt sàng 2mm với một bề mặt đứt gãy.

-

Giới hạn lỏng của toàn bộ vật liệu vượt quá mắt sàng 0.425 (AASHTO T89)

35 max.

Độ ướt CBR (AASHTO T193) tại độ chặt tối đa ở trạng thái khô (AASHTO T180 Phương pháp D)

35% min.

Vật liệu là đá được nghiền hoặc sỏi được nghiền hoặc sỏi tự nhiên. Việc phân cấp lớp dưới nền sẽ tuân theo việc phân cấp A thuộc AASHTO M147 và toàn bộ vật liệu không được bỏ phí quấ 10% khi phụ thuộc vào 5 chu trình của việc thử nghiệm tính bền của sunfat natri. Khi sỏi nghiền được sử dụng, không dưới 50% tính theo trọng lượng của các hạt được giữ ở trên mức mắt sàng số 4 phải có ít nhất một bề mặt đứt gãy. 6.2.2 Thi công a. Chuẩn bị bề mặt được san bằng Bề mặt được san bằng sẽ được thi công, chuẩn bị và hoàn tất như được qui định trong phần Tiêu chuẩn Kỹ thuật của các Hướng dẫn này trước khi rải vật liệu cho

Page 207: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

22

toàn bộ lớp dưới nền. Độ dầy của lớp dưới nền sẽ như được trình bầy trên các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. b. Rải Trừ phi được Kỹ sư hướng dẫn hoặc phê chuẩn khác, việc rải vật liệu sẽ được thực hiện bằng việc sử dụng các máy rải. Các máy rải sẽ là loại có bánh xe tự hành hoặc phương tiện bánh xíc và có thể điều chỉnh để đổ vật liệu thành từng lớp có độ đầy được qui định mà không quá xáo trộn bề mặt đã được chuẩn bị. Vật liệu dạng cục sẽ được đổ thành từng lớp đồng nhất sao cho chiều dầy được đầm không quá 20cm. c. Đầm chặt Ngay sau phần công việc rải và san bằng cuối cùng, từng lớp sẽ được đầm chặt trên toàn bộ bề ngang bằng phương tiện xe lu bánh nhẵn, các xe lu kiểu khí nén hoặc các thiết bị đầm được chấp thuận khác. Việc lu lèn sẽ được tiến hành dần dần từ nơi thấp đến nơi cao của mặt cắt ngang song song với tim đường, và cần được tiếp tục cho tới khi toàn bộ bề mặt đã được lăn. Bất kỳ phần không đều hay bị lún nào có xu hướng phát triển đều phải được sửa chữa bằng cách làm tơi vật liệu ở những chỗ đó và bổ sung hoặc bóc bỏ bớt vật liệu cho đến khi bề mặt nhẵn mịn và đồng nhất. Tại tất cả những chỗ mà xe lu không vào được thì vật liệu sẽ được đầm kỹ với các cái đầm hoặc máy đầm được chấp nhận. Vật liệu sẽ vừa được làm phẳng vừa được lăn cho tới khi đạt được bề mặt bằng phẳng và nhẵn mịn. Ở những nơi mà bề mặt không đáp ứng được yêu cầu về dung sai thì Chủ thầu cần bóc bỏ vật liệu và đổ lại theo hướng dẫn của Kỹ sư mà không có bất kỳ chi phí bổ sung nào. Vật liệu dạng cục sẽ được đầm để đạt được độ chặt yêu cầu trong toàn bộ bề dầy của từng lớp ở mức ít nhất là 100% độ chặt tối đa được xác định theo đúng AASHTO T180, phương pháp D. Ở khu vực cánh đồng việc xác định độ chặt của đất được thực hiện theo đúng AASHTO T191. Kỹ sư sẽ tiến hành đo đạc các hố thứ nghiệm một cách ngẫu nhiên trong suốt quá trình làm việc để chứng thực theo đúng phần Hướng dẫn này và để xác định độ dầy của những lớp chưa nén được yêu cầu để xác định được độ dầy danh nghĩa định rõ cho vật liệu được đổ. Việc đào các hố thử nghiệm và lấp lại với vật liệu được đầm kỹ phải được Chủ thầu thực hiện dưới sự giám sát của Kỹ sư, và bằng chi phí của Chủ thầu. 6.3 Lớp nền 6.3.1 Các yêu cầu về vật liệu

Page 208: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

23

a. Cốt liệu lớp nền cần bao gồm các hạt cứng chắc của các mảnh đá vỡ và sỏi được nghiền có kích cỡ và chất lượng được yêu cầu ở phần Hướng dẫn này. Cốt liệu nền cần được làm sạch và không lẫn thực vật, các cục hoặc hòn sét và các chất có hại khác. Vật liệu phải tính chất sao cho nó có thể được đầm để tạo ra lớp nền vững chắc và ổn định.

Bảng các yêu cầu phân cấp đới với cốt liệu nền

MỨC SÀNG CHỈ ĐỊNH (mm) KHỐI LƯỢNG PHẦN TRĂM LỌT SÀNG 37.5 100 25 80-100 19 50-85

4.75 25-45 0.425 8-22 0.075 2-9

b. Tỉ lệ vật liệu lọt sàng ở mức 0.075 sẽ không cao hơn 0.66 (hai phần ba) lượng lọt sàng ở mức 0.425. c. Nếu thiết bị lọc, bổ sung vào các cách làm vẫn được sử dụng, là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về phân loại hoặc để có sự liên kết thoả đáng, vật liệu sẽ được trộn cho đều với vật liệu lớp nền được nghiền theo sự phê chuẩn của Kỹ sư, không bị lẫn các cục cứng và không chứa một khối lượng lớn hơn 25% loại vật liệu có kích cỡ ở mắt sàng 4.75 theo AASHTO T112. d. Vật liệu cho cốt liệu lớp nền phải phù hợp, sử dụng phương pháp sàng ướt, với các đặc tính sau:

CÁC ĐẶC TÍNH NỀN PHỤ Sự mài mòn của cốt liệu được giữ ở mức mắt sàng 2.00 mm (AASHTO T96)

45% max.

Chỉ số dẻo của cốt liệu qua được mắt sàng 0.425mm (AASHTO T90)

6 max.

Phần trăm khối lượng cốt liệu bị giữ lại ở mắt sàng 2mm với một bề mặt đứt gãy.

50% min.

Giới hạn lỏng của cốt liệu qua được mắt sàng 0.425 (AASHTO T89)

25 max.

Độ ướt CBR (AASHTO T193) tại độ chặt tối đa ở trạng thái khô (AASHTO T180 Phương pháp D)

Cho vật liệu lọt mắt sàng

19mm tối thiểu

Page 209: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

24

90% 6.3.2 Chuẩn bị bề mặt nền phụ Nền phụ phải được thi công, chuẩn bị, hoàn tất và thử nghiệm như được qui định ở Phần 6 (1.1) và (1.2) trong phần Hướng dẫn này trước khi đổ cốt liệu lớp nền. 6.3.3 Đổ lớp nền Độ dầy của lớp nền phải như được trình bày ở các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Vật liệu lớp nền phải được đổ như một hỗn hợp thuần nhất lên nền phụ đã chuẩn bị với khối lượng sao cho có độ dầy được đầm theo đúng yêu cầu. Độ dầy tối đa để đầm của mỗi lớp sẽ là 15cm. Việc rải và đầm phải theo đúng các điều khoản ở Phần 6. 1.2 (b) và (c) của phần Hướng dẫn này. Ở những nơi yêu cầu nhiều hơn một lớp thì từng lớp sẽ được đầm theo đúng điều khoản ở Phần 6. 2.2.1 (c). Khu vực nền phụ được chuẩn bị để rải vật liệu lớp nền sẽ được hoàn tất và có sự chấp thuận của Kỹ sư chiếm ít nhất 200m xa hơn nơi đổ lớp nền.

Page 210: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

25

PHẦN 7: MẶT LÁT 7.1. Lớp hàn 7.1.1 Mô tả Phần công việc này bao gồm việc sử dụng nhựa đường với việc dùng vật liệu lớp phủ theo đúng Đặc tính kỹ thuật theo các đường được thể hiện trên các bản vẽ hoặc được Kỹ sư áp dụng. 7.1.2 Vật liệu lớp phủ Vật liệu lớp phủ phải là đá nghiền hoặc sỏi nghiền và cần đáp ứng các yêu cầu đối với vật liệu lớp bề mặt theo tiêu chuẩn. Khi sử dụng sỏi nghiền, không dưới 50% theo khối lượng các hạt bị giữ lại ở mắt sàng số 4 phải có ít nhất một bề mặt gãy vỡ. Cốt liệu phải đáp ứng các yêu cầu phân cấp trong bảng sau.

MẮT SÀNG CHỈ ĐỊNH (mm) PHẦN TRĂM KHỐI LƯỢNG LỌT SÀNG

12.5 100 9.5 85-100 4.75 10-30 2.36 0-10

0.300 -0 7.1.3 Thi công a. Các hạn chế về thời tiết Lớp hàn sẽ được áp dụng chỉ khi bề mặt được xử lý khô hoặc hơi ướt, khi nhiệt độ bề mặt con đường là 21o C hoặc hơn. b. Thiết bị Thiết bị cần đáp ứng các yêu cầu về Đặc tính Tiêu chuẩn Kỹ thuật. c. Chuẩn bị bề mặt Việc thực hiện lớp hàn không được tiến hành cho đến khi bề mặt được đầm kỹ bằng xe lu và sự giao thông đi lại. Nhựa đường không được rải cho đến khi bề mặt được làm sạch như yêu cầu, và phần được hàn phải được Kỹ sư phê chuẩn. d. Dùng nhựa đường

Page 211: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

26

Nhựa đường sẽ được sử dụng bằng phương tiện phân bố áp suất đồng đều, rải liên tục trên phần cần được xử lý và trong dải nhiệt độ được Kỹ sư qui định. Khối lượng nhựa đường được sử dụng cho mỗi mét vuông sẽ do Kỹ sư hướng dẫn. Nếu bề mặt có kết cấu như thế nào đó mà nhựa đường thấm quá nhanh thì việc sử dụng 0.2 đến 0.5 lít một mét vuông lúc đầu có thể được yêu cầu. Việc bóc bỏ giấy xây dựng, ít nhát là 100cm chiều rộng với chiều dài bằng chiều dài thanh phun của thiết bị phân bố cộng thêm 30cm, sẽ được sử dụng khi bắt đầu mỗi lần phun. Nếu việc bóc bỏ không có lợi thì việc sử dụng giấy có thẻ được yêu cầu tại cuối mỗi lần phun. Giấy sẽ được bóc bỏ và dọn sạch theo cách thức thoả đáng. Thiết bị phân bố sẽ dịch chuyển về phía trước với tốc độ áp dụng thích hợp tại thời điểm thanh phun được mở. Bất kỳ phần chưa hoàn thiện bị bỏ sót nào đều sẽ được sửa chữa. Mối nối giữa các lần phun sẽ được thực hiện cẩn thận để đảm bảo bề mặt con đường nhẵn mịn. Chiều dài phần nhựa đường sẽ không vượt quá chiều dài mà thiết bị phun rải nhựa đường được chấp nhận và có thể ngay lập tức được phủ bằng vật liệu được chấp thuận. Việc phun rải nhựa đường không được rộng quá 15cm so với chiều rộng được phủ bằng lớp vật liệu phủ từ thiết bị rắc rải. Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc thi công cũng không được tiến hành theo một cách thức nào đó dẫn đến nhựa đường bị để cứng lại hay làm hư hại đến việc duy trì lớp phủ. Khi không phun rải nhựa đường thì thiết bị phân phối phải đỗ, như vậy thì thanh phun hoạt động theo kiểu máy móc sẽ không nhỏ nhựa đường xuống bề mặt đường nhiều người qua lại. e. Việc áp dụng vật liệu lớp phủ Ngay sau khi rải nhựa đường, lớp phủ phần hàn sẽ được rải với khối lượng như được định rõ. Việc rải phải được hoàn thành theo cách thức sao cho các bánh xe của máy rải cốt liệu đã được phê duyệt không tiếp xúc với nhựa đường vừa mới được phun rải và chưa được phủ. Nếu được hướng dẫn, vật liệu lớp phủ cần được làm ẩm bằng nước để loại bỏ hoặc giảm lớp bụi trên cốt liệu. Việc làm ẩm sẽ được tiến hành một ngày trước khi sử dụng cốt liệu. Ngay sau khi vật liệu lớp phủ được rải, bất kỳ khu vực bị thiếu nào đều sẽ được phủ với vật liệu bổ sung. Việc lu lèn sẽ bắt đầu ngay sau thiết bị rải và phải gồm lớp phủ đầy đủ với xe lu điện. Lu lèn kiểu khí nén sẽ bắt đầu ngay sau khi hoàn tất công việc lu lèn ban đầu và sẽ được làm xong trong cùng ngày nhựa đường và vật liệu lớp phủ được rải. Sau khi dùng vật liệu lớp phủ, bề mặt sẽ được quét nhẹ hoặc nếu không thì được bảo dưỡng theo hướng dẫn trong thời gian 4 ngày hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Công việc bảo dưỡng bề mặt phải gồm cả việc phân bố vật liệu lớp phủ trên bề mặt để hút những phần nhựa đường rơi vãi sau đó dùng chúng rải lên bất kỳ khu vực nào bị thiếu vật liệu lớp phủ. Việc bảo dưỡng cần được giám sát để tránh vứt bỏ những vật liệu đã ngấm nhựa đường. Vật liệu dư thừa sẽ được quét đi tại thời điểm do Kỹ sư xác định.

Page 212: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

27

7.2. Bê tông nhựa đường (cho đường quốc lộ) 7.2.1 Mô tả Phần công việc này bao gồm việc trộn nhựa đường và cốt liệu bằng thiết bị chính và rải rồi đầm chặt trên bề mặt đã được chuẩn bị theo đúng phần Hướng dẫn này và cần phù hợp với các tuyến, cấp, độ dầy và mặt cắt ngang điển hình được thể hiện trên bản vẽ hoặc do Kỹ sư xác định. 7.2.2 Thi công a. Thiết bị Thiết bị trộn và tất cả các thiết bị được sử dụng để vận chuyển và đổ hỗn hợp nhựa đường cần tuân thủ các yêu cầu về Đặc tính kỹ thuật. Chủ thầu cần cung cấp các phương tiện phù hợp để giữ cho tất cả các dụng cụ nhỏ được sạch và không bị dính nhựa đường. Chủ thầu cần cung cấp và phải sẵn có cho việc sử dụng tại mọi thời điểm một số lượng đủ vải nhựa hoặc các vật liệu che chắn, có thể được Kỹ sư hướng dẫn, cho bất kỳ tình huống khẩn cấp nào như trời mưa, gió lạnh, hoặc sự chậm trễ không thể tránh được, cho mục đích phủ hoặc bảo vệ bất kỳ vật liệu nào có thể đã được đổ, hoặc được rải nhưng chưa đầm. b. Chuẩn bị nhựa đường Nhựa đường sẽ được đun nóng tới nhiệt độ qui định theo cách thức tránh hiện tượng quá nhiệt cục bộ, và cung cấp nhựa đường liên tục cho máy trộn tại nhiệt độ đồng nhất tại mọi thời điểm. Nhiệt độ tối đa của ximăng nhựa đường được cung cấp cho máy trộn không được quá 2oC so với nhiệt độ được qui định ở phần (c) về cái này đối với cốt liệu. Ximăng nhựa đường không được sử dụng trong khi đang nổi bọt và cũng không được gia nhiệt quá 175oC tại bất kỳ thời điểm nào. c. Chuẩn bị cốt liệu Cốt liệu cho việc trộn sẽ được sấy khô và gia nhiệt tới nhiệt độ yêu cầu. Ngọn lửa được sử dụng để làm khô và gia nhiệt phải được điều chỉnh đúng để tránh gây hư hại cho cốt liệu và tránh cốt liệu bị bồ hóng. Ngay sau khi sấy khô và gia nhiệt, cốt liệu sẽ được sàng thành ba phần hoặc nhiều hơn như được qui định và được vận chuyển đến các ngăn riêng biệt để sẵn sàng cho việc đổ và trộn với nhựa đường. Khi ximăng nhựa đường được sử dụng, nhiệt độ cốt liệu khi đưa vào máy trộn, kể cả độ dung sai cho phép theo công thức phần trộn, cũng không được vượt quá nhiệt độ mà tại đó ximăng nhựa đường có độ dính Saybolt Furol là 100 giây, được xác định bởi AASHTO T72. Không được thấp hơn nhiệt độ yêu cầu để đạt được lớp phủ hoàn thiện và phân bố đồng đều các hạt cốt liệu nhằm có được mẻ trộn có kết quả tốt. d. Việc trộn Cốt liệu đã sấy khô sẽ được kết hợp trong máy trộn với số lượng mỗi phần cốt liệu theo yêu cầu để đáp ứng công thức trộn. Nhựa đường sẽ được đo hoặc được định mức và đưa vào máy trộn với số lượng được qui định bằng công thức trộn.

Page 213: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

28

Sau khi các khối lượng yêu cầu về cốt liệu và nhựa đường được đưa vào máy trộn, trừ phi được qui định khác, các vật liệu sẽ được trộn cho tới khi có được lớp phủ đạt yêu cầu gồm các hạt cốt liệu đồng đều được trộn đều với nhựa đường. Thời gian trộn ướt sẽ do Kỹ sư xác định cho từng loại máy trộn và đối với từng loại cốt liệu được sử dụng. Đối với thiết bị trộn mặt lát nhựa đường, việc trộn cần được tiến hành càng gần, trong khả năng cho phép, càng tốt tới nhiệt độ thấp nhất mà tại đó cho phép việc trộn dễ dàng trong dải nhiệt độ được qui định. e. Vận chuyển, rải và hoàn tất Hỗn hợp sẽ được vận chuyển từ thiết bị trộn tới điểm sử dụng bằng phương tiện tuân thủ các yêu cầu về Đặc tính Kỹ thuật. Không một phương tiện nào được cử đi quá muộn trong ngày vì như vậy dễ làm cản trờ công việc hoàn tất phần rải và đầm hỗn hợp trong thời gian có ánh sáng ban ngày trừ phi có sự chấp thuận của Kỹ sư và có đủ ánh sáng. Mỗi phương tiện sẽ được cân sau mỗi lần lấy vật liệu từ máy trộn và ghi chép về tổng khối lượng, khối lượng bì, khối lượng thực, và thời gian trong ngày của mỗi lần mang tải. Hỗn hợp sẽ được giao tại nhiệt độ giữa 125oC và 160oC của hỗn hợp nhựa đường. Hỗn hợp sẽ được đổ trên bề mặt được chấp nhận, được rải và gạt theo cấp và cao trình được thiết lập. Cái đầm nhựa đường có thể được sử dụng để phân phối hỗn hợp hoặc trên khắp chiều rộng hoặc trên một phần nào đó khi việc đó có thể khả thi. Mối nối theo chiều dọc của chính lớp đó sẽ được bù ở lớp ngay bên dưới xấp xỉ 15cm; tuy nhiên, mối nối ở lớp trên cùng sẽ ở tim mặt lát nếu đường là đường hai làn xe, hoặc tại các đường phân làn xe nếu đường có nhiều hơn hai làn xe, trừ phi được hướng dẫn khác. Ở các khu vực không đồng đều hoặc có các chướng ngại vật không thể tránh được làm cho việc sử dụng thiết bị rải và chỉnh sửa theo kiểu cơ giới không khả thi thì hỗn hợp sẽ được rải, cào và làm phẳng bằng các dụng cụ cầm tay. Đối với các khu vực này hỗn hợp sẽ được đổ, rải và láng để đạt độ dầy đã đầm theo yêu cầu. Khi việc trộn hỗn hợp có thể được duy trì và khi khả thi, các cái đầm sẽ được sử dụng theo hình bậc thang để rải lớp lót vào các làn liền nhau. Chủ thầu cần tiến hành các thử nghiệm được xem là cần thiết để xác định độ dầy chưa đầm của hỗn hợp được đổ để đầm nhằm có được bề dầy sau khi hoàn tất đạt yêu cầu. Vật liệu chưa đầm ngay sau máyđầm sau đó sẽ được đo tại các thời điểm dừng thường xuyên và được điều chỉnh để đảm bảo có được độ dầy danh nghĩa. f. Đầm Sau khi hỗn hợp nhựa đường được rải, gạt và điều chỉnh những chỗ không đều trên bề mặt, sẽ được đầm kỹ và đồng đều bằng lu lèn. Trọng lực riêng của hỗn hợp bền chắc, như được xác định bằng AASHTO T230 sẽ không dưới 95% trọng lực riêng của mẫu được đầm trong phòng thí nghiệm bao gồm cùng các loại vật liệu theo cùng tỷ lệ.

Page 214: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

29

Các mẫu trong phòng thí nghiệm sẽ bao gồm các trụ hỗn hợp được nén theo các bước của AASHTO T167. Đối với cốt liệu có chứa hạt với đường kính T167 được sửa đổi để thừ 10 bản mô phỏng đúc tải trọng 85kg một mét vuông với thời gian cầm giữ không đáng kể sau mỗi lần thử đầy tải. Bề mặt sẽ được lu lèn khi hỗn hợp ở điều kiện thích hợp và khi việc lu lèn không gây ra xáo trộn, dập vỡ hay xê dịch thái quá nào. Số lượng, trọng lượng và kiểu của các xe lu được cung cấp phải đủ để đạt được đồ đầm chặt theo yêu cầu trong khi hỗn hợp ở điều kiện làm việc tốt. Công việc tiếp theo sau khi lu lèn và việc lựa chọn các loại xe lu sẽ cho độ chặt mặt lát như qui định. Trừ phi được hướng dẫn khác, việc lu lèn sẽ bắt đầu từ các bên và tiến theo chiều dọc song song với tim đường, mỗi lượt đi gối lên một nửa chiều rộng bánh lu, tiến dần dần tới đỉnh của đường. Khi đầm theo hình thang hoặc tiếp giáp làn đường được bố trí trước, chỗ nối theo chiều dọc sẽ được lu lèn đầu tiên sau đó là các bước lu lèn thông thường. Ở những chỗ vòng được tôn nền thì việc lu lèn sẽ bắt đầu từ phía thấp và tiến dần đến phía cao bằng cách gối lên các lượt đi theo chiều dọc song song với tim đường. Các xe lu cần di chuyển chậm nhưng với tốc độ đồng đều với phần bánh lăn gồm nhiều bánh xe tròn như những cái đầm. Việc lu lèn cần liên tục cho đến khi tất cả các vết lu lèn bị loại trừ và ít nhất cũng phải đạt được độ chặt tối thiểu trình bày ở trên. Cần phải chú ý việc lu lèn không để xô xệch các tuyến và cấp của các gờ hỗn hợp nhựa đường. Để tránh việc hỗn hợp dính vào xe lu, các bánh xe nên được giữ ẩm vừa phải với nước hoặc nước trộn với một lượng rất nhỏ chất tẩy hoặc các vật liệu được chấp nhận khác. Không được phép để quá ướt. Dọc theo phần đá lát ngang, các bức tường và những chỗ khác mà xe lu không vào được, hỗn hợp sẽ được đầm kỹ với đầm tay nóng, tấm sắt phẳng nhẵn hoặc với các đầm cơ giới. Ở những khu vực bị nén xuống, xe lu theo rãnh có thể được sử dụng hoặc các phần giải nén có thể được sử dụng dưới xe lu để truyền lực nén sang khu vực xung yếu. Bất kỳ hỗn hợp nào bị mất độ liên kết và bị phá vỡ, trộn cùng tạp chất, hoặc khiếm khuyết do nguyên nhân nào đó phải được bóc bỏ và thay thế bằng hỗn hợp mới trộn, hỗn hợp mới này sẽ được đầm chặt phù hợp với khu vực xung quanh. Bất kỳ khu vực nào thừa hoặc thiếu nhựa đường đều phải được bóc bỏ và thay thế. Giao thông đi lại bị cấm ở lớp cuối cùng trong thời gian không dưới 12 giờ sau khi lớp cuối cùng được hoàn thành trừ phi có sự cho phép của Kỹ sư. g. Nối, cắt các gờ và dọn sạch Việc đổ nhựa đường để lát càng liên tục càng tốt. Các xe lu sẽ không lu qua phần đàu không được bảo vệ của hỗn hợp mới đổ trừ phi có sự cho phép của Kỹ sư. Các chỗ nối theo chiều ngang cần được định dạng bằng cách cắt bớt phần đổ trước đó để lộ ra toàn bộ bề dầy của lớp. Ở những chỗ các máy đầm không được sử dụng theo dạng hình bậc thang để đổ lớp chịu mòn cho các làn đường liền kề và nơi mà các gờ của các lớp chịu mòn được đổ trước đó, theo ý kiến của Kỹ sư, trong điều kiện như vậy thì chất lượng của chỗi nối đã hoàn tất sẽ bị ảnh hưởng, các chỗ nối

Page 215: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

30

theo chiều dọc sẽ được tỉa để có bề mặt thẳng đứng và thành một đường gọn gẽ. Các gờ bị hở ở những phần được đổ xong xuôi sẽ được cắt gọn để có được các tuyến theo yêu cầu. Phần vật liệu được cắt tỉa từ các gờ và bất kỳ hỗn hợp nhựa đường không được chấp nhận hoặc bị loại bỏ nào khác sẽ được dọn sạch khỏi con đường và được Chủ thầu thải bỏ theo hướng dẫn của Kỹ sư. Khi được Kỹ sư hướng dẫn, lớp quét nhựa đường sẽ được sử dụng trên các bề mặt tiếp xúc của các chỗ nối chỉ trước khi hỗn hợp bổ sung được đổ vào lớp vật liệu được lu lèn trước đó. h. Dung sai bề mặt Các thay đổi của bề mặt từ việc kiểm tra gờ bằng thước thẳng giữa bất kỳ hai bề mặt tiếp xúc nào với bề mặt đều không được vượt quá các dung sai cho phép. Đối với lớp nền và lớp liên kết, việc thử nghiệm về độ phù hợp cần được thực hiện ngay sau lần lu lèn đầu tiên và các thay đổi phải được hiệu chỉnh bằng cách bóc bớt đi hoặc bổ sung thêm vật liệu khi việc đó có thể được xem là cần thiết. Sau đó việc lu lèn cần được tiếp tục như được qui định. Việc bóc bớt đi hay bổ sung vật liệu vào lớp bề mặt đều không được phép sau khi việc lu lèn được bắt đầu. Các công việc ở lớp bề mặt phải được giám sát cẩn thận để đảm bảo vật liệu được đổ theo dung sai cho phép. i. Che phủ và điều chỉnh Ở những chỗ tiếp xúc cần được che phủ mặt lát hiện có, việc này phải được thực hiện nghiêm nghặt theo đúng sự hướng dẫn của Kỹ sư. Kỹ sư có thể hướng dẫn lớp mặt lát được đổ trên một phần chiều rộng hoặc tới phần chiều dài bị hạn chế nếu việc này là cần thiết để thuận tiện cho việc điều chỉnh các mức. k. Tần suất các cuộc thử nghiệm Việc giám sát hỗn hợp nhựa đường và chấp thuận lấy mẫu và thử nghiệm sẽ được thực hiện theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thích hợp (TCVN) hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư.

Page 216: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

31

PHẦN 8: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC, ĐƯỜNG ỐNG VÀ CỬA XẢ 8.1 Phạm vi Phần việc này sẽ bao gồm phần thi công các đường ống tiêu nước và cống nước, hộp thoát nước và các hạng mục thoát nước khác theo đúng phần Hướng dẫn này và các đặc tính kỹ thuật đối với các hạng mục công trình khác có liên quan, tất cả cần phù hợp với các tuyến, cấp hạng và kích thước do Kỹ sư hướng dẫn. 8.2 Mô tả Phần việc sẽ bao gồm các đường ống thoát nước bằng bê tông cốt thép được cung cấp và lắp đặt theo đúng phần Hướng dẫn này và phù hợp với các tuyến đường, cấp hạng và các chi tiết khác do Kỹ sư quyết định theo kết quả khảo sát của Chủ thầu được đề cập trong phần Đặc tính Kỹ thuật. 8.3 Vật liệu Tất cả các đường ống thoát nước sẽ được sản xuất ở nhà máy và trước khi Chủ thầu có bất kỳ đơn đặt hàng nào về việc cung cấp các đường ống, nhà máy phải được Kỹ sư xem xét kỹ và phê duyệt bằng văn bản. Trong các trường hợp việc cung cấp các đường ống do nhà máy sản xuất không khả thi, khi đó các chi tiết đường ống phải như được trình bầy trên các bản vẽ và Chủ thầu phải đệ trình để Kỹ sư phê duyệt, các chi tiết đầy đủ về cách bố trí do Chủ thầu đề xuất đối với việc sản xuất, xử lý và sử dụng các đường ống bê tông cốt thép. Cốt pha sử dụng trong sản xuất phải bằng thép và vững chắc. Tất cả các chi tiết phải tuân thủ các yêu cầu có liên quan về Tiêu chuẩn Kỹ thuật của phần Hướng dẫn này. 8.4 Thi công a. Đào đất Trước khi bắt tay vào công việc đào đất Chủ thầu cần tiến hành các đo đạc cần thiết để việc đào đất không bị nước bề mặt hoặc nước bề mặt chẩy vào. Ngoại trừ được Kỹ sư hướng dẫn khác, ở các khu vực san lấp, việc san lấp cần được hoàn tất ít nhất là ở độ sâu đường kính một đường ống trên đỉnh của đường ống, trước khi việc san lấp bắt đầu. Tất cả phần công việc san lấp cần được tiến hành sao cho giảm đến mức tối thiểu thiệt hại tới các bề mặt hiện có.

Page 217: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

32

Thành hố và đường hào phải luôn được chống thích đáng. Ngoại trừ ở những nơi trong Hợp đồng được mô tả khác, các phần này không được để vỡ. Các phần chống sẽ được để lại trong các hố và đường hào chỉ ở những chỗ được mô tả trong Hợp đồng. Phần vật liệu được đào mà không được yêu cầu cho phần san lấp mặt bằng sẽ được xử lý theo đúng các Đặc tính Kỹ thuật ở phần Hướng dẫn này. Những chỗ yếu ở đáy của phần đào hệ thống thoát nước cần được bóc bỏ và chỗ trống được tạo ra sẽ được san lấp ngay lập tức với việc san lấp bằng vật liệu dạng cục theo Đặc tính Kỹ thuật. Khi Kỹ sư yêu cầu việc xử lý bổ sung này thì phần việc này sẽ được thanh toán theo các điều khoản liên quan của phần Hướng dẫn này. Ở những chỗ mà Kỹ sư xét thấy những chỗ yếu là do Chủ thầu thiếu khả năng để thực hiện các nghĩa vụ của mình theo bất kỳ điều khoản nào của phần Hướng dẫn này thì Chủ thầu phải đảm nhận phần đào đất bổ sung và san lấp bằng vật liệu san lấp dạng cục để thoả mãn Kỹ sư và các chi phí này do Chủ thầu tự chi trả. Bất kỳ vật liệu phù hợp nào bên dưới nền móng đặc đường ống bê tông, phần mà việc bóc bỏ là không cần thiết, sẽ được thay thế bằng chi phí của Chủ thầu với vật liệu san lấp dạng cục theo đúng Đặc tính Kỹ thuật của phần Hướng dẫn này. b. Nền, phần đặt và khu vực xunh quanh các đường ống Tất cả các đường ống cần được đặt, sử dụng khung nếu cần thiết, vào đúng vị trí và cấp độ như Kỹ sư hướng dẫn. Các chỗ nối sẽ được hàn bằng vữa ximăng 1:2, ngoại trừ những chỗ được qui định khác, sao cho nước không rò rỉ. Bên trong của chỗ nối sẽ được làm sạch và đánh bóng và phía ngoài sẽ được bảo vệ tránh bị rạn nứt trong thời gian 2 ngày hoặc được kỹ sư hướng dẫn khác. Mặt ngoài của chỗ nối sau đó sẽ được xửa lý/hàn như trình bầy trên các bản vẽ. Sau khi Kỹ sư đã kiểm tra và chấp thuận đường ống và các chỗ nối, Chủ thầu sẽ hoàn tất lớp dưới cùng và phần vòm hoặc vùng xunh quanh theo sự hướng dẫn của Kỹ sư. Bê tông phải được đầm kỹ tới các kích thước trong các bản vẽ, nhưng phải quan tâm đặc biệt để tránh bị tuột đường ống hoặc các chỗ nối bị hư hại. c. San lấp mặt bằng và phục hồi Việc san lấp mặt bằng chỉ được thực hiện khi, theo ý kiến của Kỹ sư, bê tông đã đạt được đủ độ bền chắc. Việc san lấp mặt bằng cần được thực hiện theo đúng các yêu cầu về Đặc tính Kỹ thuật, ngoại trừ việc vật liệu được sử dụng cho việc san lấp xung quanh các cột với khoảng cách tối thiểu 50cm sẽ là cát thay vì vật liệu được đào. Ở những nơi mà vật liệu phù hợp không đủ lại có sẵn từ việc đào đất lắp đường ống riêng, phần vật liệu dư thừa từ bất kỳ phần đào đất nào khác sẽ được sử dụng. Khi hoàn thành san lấp mặt bằng, khu vực được đào sẽ được phục hồi trở lại điều kiện ban đầu của nó, nhưng Kỹ sư có thể bỏ hoặc sửa đổi yêu cầu này nếu khu vực này phải được san lấp hoặc khôi phục theo các Điều khoản khác của Hợp đồng này.

Page 218: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

33

Page 219: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

34

PHẦN 9: CÁC CÔNG VIỆC KHÁC 9.1. Các khu vực trồng cỏ 9.1.1 Mô tả Phần việc này sẽ bao gồm cung cấp tầng đất mặt và cỏ phủ lên các khu vực như được thể hiện trên các bản vẽ bằng cách cung cấp và trồng hoặc a) mảng cỏ đã được chuẩn bị, hoặc b) các nhánh của các loại thực vật đang sống. Phần việc với các mảng cỏ sẽ được chia thành trồng cỏ dầy đặc và trồng cỏ thành luống như được mô tả thêm dưới đây. 9.1.2 Vật liệu a. Trồng cỏ Các loài cỏ đã được lựa chọn cần lan rộng nhanh chóng, không bị bệnh và không lẫn các loại cỏ dại có hại và sẽ cắm rễ sâu. Nguồn lấy cỏ sẽ được Kỹ sư phê duyệt trước khi cắt và chuyển cho Dự án và Chủ thầu phải thông báo không muộn hơn 3 ngày cho Kỹ sư trước khi việc cắt cỏ được bắt đầu. Cỏ sẽ được trồng với hệ thống rễ về cơ bản không bị hư hại và được cắt thành các lô có đất ẩm mà trên đó cỏ đã được trồng. Cỏ được trồng trong vòng 5 ngày kể từ khi cắt. Các lô cỏ sẽ được chuyên chở và bảo quản theo cách thức sao cho chúng được bảo vệ tránh các tia nắng trực tiếp rọi vào, với điều kiện lưu thông gió và tránh bị để khô. b. Các chồi nhánh Đây sẽ là các thân cây thạch nam có lợi cho sức khoẻ (thân bò lan hoặc thân rễ) có cả rễ hoặc là các loại cỏ lưu niên sống ở tầng đất mặt được thu hoạch mà không bám chặt vào đất. Những loại này sẽ được lấy từ các nguồn đã được chấp thuận, chúng lan rộng nhanh chóng và có khả năng phát triển tạo thành thảm cỏ dầy. 9.1.3 Thi công a. Tổng quan Các công việc ở bất kỳ khu vực nào sẽ chỉ được tiến hành khi đã hoàn tất các phần việc về cảnh quan và trồng cây theo Đặc tính Tiêu chuẩn Kỹ thuật. Các bề mặt sẽ được xới và tạo hình sau khi dọn sạch rác xây dựng, sỏi và các loại cỏ dại có hại.

Page 220: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

35

Tất cả các loại đá có đường kính lớn hơn 3cm đều phải được dọn sạch. Các bề mặt sẽ được chuẩn bị nếu cần thiết với tầng đất mặt có chất lượng tốt để đảm bảo độ dầy hoàn tất của công trình (kể cả bất kỳ loại cỏ nào hoặc việc xới đất bề mặt) không dưới 20cm. Chủ thầu sẽ có trách nhiệm đảm bảo sự phất triển khoẻ mạnh ở các khu vực trồng cỏ/ trồng cỏ theo luống và việc xử lý cần thiết trước và sau khi trồng cỏ với chi phí do Chủ thầu chịu. Phần này có thể bao gồm cả vôi để trung hoà bất kỳ tình trạng chua hiện có nào của đất và sau đó là Urea hoặc phân bón NPK để đẩy mạnh độ tăng trưởng. b. Trồng cỏ Các lô cỏ sẽ được đặt sao cho che phủ 50% bề mặt bằng cách tạo thành các luống cỏ với khoảng cách giữa các luống là 30cm (được gọi là “Trồng cỏ theo luống”), hoặc che phủ toàn bộ các bề mặt (được gọi là “Trồng cỏ dầy đặc”), như được chú thích trong các bản vẽ hoặc được Kỹ sư hướng dẫn. Ở phần trồng cỏ theo luống các điểm nối sẽ được đặc so le để tạo ra liên kết gẫy. Các chỗ nối gữa các lô cỏ liền kề không được vượt quá 0.5cm. Các lô cỏ sẽ được đặt ở nơi bằng phẳng và được đầm bằng xe lu có trọng lượng 100kg hoặc bằng đầm tay có bề mặt phẳng. Cát sẽ được rải lên toàn bộ cỏ đã trồng và vào các chỗ nối, toàn bộ khu vực được tưới nước hai lần một ngày cho đến khi cỏ đã cắm rễ sâu vào đất. Các cọc tre phù hợp sẽ được sử dụng để tránh các lô cỏ không bị trượt khi việc trồng cỏ được tién hành ở các mặt dốc. c. Chồi nhánh Trước khi thu hoạch các nhánh, cỏ sẽ được cắt ở độ cao 50 đến 75mm và tất cả phần cắt ra và các vật liệu thừa sẽ được dọn sạch. Sau đó các chồi nhánh sẽ được làm lỏng ra bằng cách cày nông hoặc bằng các phương pháp có thể chấp nhận được khác. Sau khi làm các chồi nhánh long ra khỏi đất, các chồi nhánh sẽ nhanh chóng được bó lại thành các bó hoặc các mớ nhỏ, tưới nước và giữ ẩm cho tới khi chúng được đem trồng. Thời gian giữa thu hoạch và trồng không được quá 24 giờ. Các chồi nhánh sẽ được giữ ấm trong các kho chứa, cho phép loại bỏ những chồi nhánh bị khô hoặc bị hư hỏng. Việc tỉa chồi nhành không được tiến hành trong điều kiện thời thiết lộng gió, hoặc khi đất khô, quá ướt hay trong các điều kiện không thể trồng trọt được khác. Phương pháp phải được Kỹ sư phê duyệt có xét đến vị trí và điều kiện của khu vực được tiến hành, nhưng nói chung sẽ là một hoặc nhiều phần sau:

(i) Việc tỉa chồi rộng rãi Các chồi sẽ được rải bằng tay hoặc bằng thiết bị phù hợp trong lớp đồng đều với khoảng trống giữa các chồi không vượt quá 150mm. Sau đó các chồi sẽ được giâm vào đất tới độ sâu từ 50 đến 100mm với cái thuổng thẳng hoặc dụng cụ tương tự, hoặc với bừa đĩa hoặc các thiết bị khác để phủ đất lên các mầm tới độ sâu yêu cầu.

Page 221: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

36

(ii) Tỉa chồi theo hàng Rãnh xoi sẽ được mở dọc theo đường viền tương đối của các mặt dốc tại khoảng cách và chiều sâu được Kỹ sư chấp thuận. Các chồi nhánh sẽ được đặt nhanh chóng vào các hàng liên tiếp dọc theo rãnh xoi đã mở với chồi nọ tiếp nối chồi kia. Sau đó các chồi sẽ được phủ đất ngay lập tức. (iii) Tỉa chồi theo điểm Việc tỉa chồi theo điểm sẽ được thực hiện như được qui định trong phần tỉa chồi theo hàng ngoại trừ việc thay vì trồng các chồi trong các hàng kế tiếp, các nhóm bốn chồi một hoặc nhiều hơn sẽ được sẽ được đặt cách nhau 450mm trong các hàng. Trong vòng 24 giờ tỉa cành khu vực sẽ được lu lèn hoặt đầm nhẹ nhàng nhưng công việc này sẽ không được thực hiện nếu trạng thái đất như thế nào đó để cỏ bị thiết bị nhổ lên.

d. Bảo dưỡng Chủ thầu cần bảo vệ các khu vực mới trồng cỏ, bằng các biện pháp như để thanh chắn hoặc các ký hiệu cảnh báo. Chủ thầu cần duy trì việc tưới nước và các hoạt động bổ sung khác và tất cả các khu vực được xử lý sẽ tuỳ thuộc vào các đợt kiểm tra đặc biệt, 2 và 12 tháng sau khi cỏ được trồng. Bất kỳ khu vực nào mà ở đáy cỏ không được chăm sóc để phát ttiển tốt sẽ phải được Chủ thầu sửa hoặc cung cấp lại với chi phí do Chủ thầu chịu. Chủ thầu có trách nhiệm trong việc cắt ngắn và giữ sạch bất kỳ khu vực được trồng cỏ nào cho tới khi hết giai đoạn bảo hành. 9.2. Bảo vệ mặt dốc 9.2.1 Mô tả Phần việc này sẽ bao gồm việc bảo vệ mặt dốc bằng các cách đóng đá chỗ khô, hoặc các khối bê tông, hoặc các sọt đổ đầy đá. Việc bảo vệ mặt dốc sẽ được cung cấp và thi công theo đúng các Đặc tính kỹ thuạt này và phù hợp với các tuyến, cấp độ và các kích thước được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Kỹ sư. 9.2.2 Vật liệu Đá để đổ sẽ bao gồm đá khai thác hoặc đá mỏ không đẽo gần như vuông góc trong phần như được thực hành. Đá phải chắc, cứng, bền, độ chặt cao, chịu được hoạt động của không khí và nước, và phù hợp với tất cả các khía cạnh đối với mục đích dự định. Các khối gạch sống không được sử dụng cho công tác đóng đá. Đá được dùng để bảo vệ các mặt dốc ở trong dải có trọng lượng tối thiểu là 2kg đến tối đa 20kg và không dưới 60% số đá phải có khối lượng lớn hơn 12kg một viên.

Page 222: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

37

Các khối bê tông phải là các khối vuông góc đặc và đơn giản có các kích thước được thể hiện trên các bản vẽ. Các khối mẫu điển hình sẽ được đệ trình Kỹ sư để có sự phê duyệt trước khi đặt hàng các nhà cung cấp hoặc sản xuất. Giỏ sọt được làm bằng dây kim loại mạ kẽm đan hình mắt lưới có đường kính tối thiểu của dây là 3.05mm và khả năng chịu lực căng là 4.200 – 5.980 kg/cm2. Lớp phủ kẽm của dây tối thiểu là 0.24kg/m2 cho bề mặt của dây như được xác định bởi AASHTO T65. Đá chất đầy sọt sẽ bao gồm các mảnh đá cứng chắc không bị hư hại khi được ngâm dưới nước hoặc tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đá cần đáp ứng các yêu cầu của AASHTO M63 ngoại trừ tổn thất về sulfate natri không được vượt quá 9% sau 5 chu trình. Các mảnh đá nói chung có kích cỡ từ 100 mm đến 200 mm. Các giỏ phải được xếp đầy như nhau và khi hoàn tất cần có độ chặt tối thiểu là 1.400kg/m3. 9.2.3 Thi công a. Chuẩn bị Bề mặt dốc trên đó việc bảo vệ mặt dốc đuợc thực hiện phải được đầm và làm phẳng thích đáng sau khi bóc bỏ hết thực vật. Công việc sẽ không được bắt đầu cho đến khi các cọc được đóng theo đúng các bản vẽ và được Kỹ sư kiểm tra và chấp thuận. b. Đổ đá Đá sẽ được phân bố và đầm sao cho độ dầy đóng đá không nhỏ hơn độ dầy được qui định hay được thể hiện trên các bản vẽ. Đá được đặt với các điểm nối vỡ sát nhau và đuợc gắn chắc vào mặt dốc và dựa vào phần đá liền kề. Đá được đặt vuông góc với mặt dốc với hai đầu tiếp xúc. Đá nhỏ hơn sẽ được đổ đầu tiên trên bề mặt dốc và đá lớn hơn được sử dụng như lớp phủ bề mặt. Việc đóng đá phải được đầm kỹ như các tiến trình thi công và khi hoàn tất bề mặt phải bằng phẳng và chặt. Các khe hở giữa các viên đá phải được lấp đầy với các mảnh vụn được đầm kỹ. Trừ phi được qui định khác, việc đóng đá phải được thực hiện với độ dày ít nhất là 60cm, được đo vuông góc với mặt dốc. Bề mặt đóng đá không được khác so với bề mặt lý thuyết quá 8cm ở bất kỳ điểm nào. Nếu Kỹ sư cho phép hoặc hướng dẫn thì đá được đổ xuống dưới ngấn nước sau đó phương pháp thi công thích hợp sẽ được hướng dẫn tại thời điểm đó. c. Các khối bê tông

Page 223: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

38

Các khối bê tông sẽ được lấp kín với vữa. Bề mặt phải được hoàn thành sao cho không vượt quá 6mm so với gờ thử nghiệm giữa bất kỳ hai phần tiếp xúc nào của thước thẳng dài 3 mét được áp dụng ở bất kỳ chỗ nào trên khu vực được lát. Các khối bê tông phải được cắt gọn gẽ khi cần thiết để lấp đầy hoàn toàn khu vực cần lấp tới chiều sâu được chỉ rõ trên các bản vẽ. Trong điều kiện thời tiết nóng và khô thì khu vực lát phải được bảo vệ một cách thoả đáng khỏi ánh nắng mặt trời và được giữ ẩm trong thời gian ít nhất là ba ngày sau khi hoàn thiện. d. Giỏ sọt Lưới đan bằng dây tháp sẽ được xoắn lại để tạo ra các khoảng hở 6 cạnh có kích cỡ đồng đều. Kích thước về chiều dài tối thiểu của các khoảng hở mắt lưới không được vượt quá 100mm và lưới phải được làm theo cách sao cho không bị rỗi. Các sọt sẽ là một phần riêng rẽ hoặc là một cạnh trong các bộ phận cấu thành khác đó và sẽ được kết nối với nhau thành một đơn vị cơ sở của các sọt theo cách thức sao cho sức bền và độ linh hoạt tại điểm liên kết phải ít nhất bằng với sức bền và độ linh hoạt của lưới. Sọt sẽ được chia đều bời các màng ngăn, có cùng kiểu lưới và kích cỡ như phần thân sọt, được chia thành các ô mà chiều dài không vượt quá chiều rộng nằm ngang. Các sọt sẽ được cung cấp với các màng ngăn cần thiết được đảm bảo ở vị trí thích hợp trên đáy theo cách thức sao cho không cần buộc bổ sung tại mối nối này. Các đường gờ vành đai phải được viền chắc sử dụng dây thép mạ kẽm 3.76mm có khả năng chịu lực căng giống như dây sọt. Các dây buộc và nối sẽ được cung cấp với số lượng đủ cho phép đảm bảo buộc chặt tất cả ccs gờ và màng ngăn và có bốn dây liên kết ngang tại mỗi ô. Dây buộc và nối cần đáp ứng cùng các đặc tính kỹ thuật như dây được sử dụng trong lưới. Các sọt rỗng sẽ được xếp thành hàng và cấp hạng như được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Kỹ sư và thiết bị căng hàng rào tiêu chuẩn hoặc thanh sắt tại mỗi góc sẽ được sử dụng để căng các sọt và giữ chúng thẳng hàng. Các sọt sau đó sẽ được cẩn thận đổ đầy đá bằng tay để tránh bị phình ra và để giảm đến mức tối thiểu các khoảng trống. Sau khi đổ đầy nắp sẽ được uốn cong phía trên và được buộc chặt tới điểm cuối của các cạnh và màng ngăn với dây thép buộc. 9.3. Xây đá bằng vữa 9.3.1 Mô tả Công việc này bao gồm công việc xây đá bằng vữa được sử dụng cho việc bảo vệ các mặt dốc và kênh mương, tất cả được cung cấp và thi công theo đúng các Đặc tính kỹ thuật này và phù hợp với các tuyến, hạng và các kích thước được thể hiện trên các bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Kỹ sư.

Page 224: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

39

9.3.2 Vật liệu a. Đá sẽ bao gồm đá mỏ hoặc đá khai thác không đẽo để thô, càng gần như vuông góc với tiết diện càng tốt. Đá phải cứng, chắc, bền, chặt và chịu được tác động của không khí và nước, và phù hợp với tát cả các khía cạnh thuộc mục đích dự tính. Chất lượng và các kích thước của đá phải được Kỹ sư phê chuẩn trước khi sử dụng. Trừ phi được qui định khác trong các bản vẽ hoặc các Đặc tính kỹ thuật, tất cả đá phải hơn 0.008 cu. m về thể tích. b. Vữa phải phù hợp với các yêu cầu về Đặc tính kỹ thuật 9.3.3 Thi công a. Các công việc về đất phải được hoàn thành và móng phải được đầm trước khi đổ nền bằng đá dăm phía duới phần xây đá bằng vữa. Đá phải được xếp chắc bằng tay và tránh không để có khoảng trống. Bê tông cho phần móng để bảo vệ mặt dốc phải theo đúng các yêu cầu về Tiêu chuẩn Kỹ thuật ở phần Hướng dẫn này. b. Ở những nơi và việc thiết kế yêu cầu đổ một lớp chỗng đỡ bằng bê tông thì lớp này sẽ được đổ ngay trước phần công việc về đá và được kết hợp với đá để tạo thành một kết cấu hỗn hợp. c. Các mặt phía trước của tất cả các viên đá phải nhẵn mịn để phù hợp với hình thức của kênh mương, độ dốc của phần đắp cao, tường ngăn nước xói hoặc vòm võng được bảo vệ. Không một viên đá nào được có bề mặt vượt quá 15mm nhô ra ngoài hoặc thụt vào trong so với bề mặt chung của mương. d. Tất cả những khoảng trống giữa các viên đá phải được lấp đầy và đổ vữa nhưng mặt ngoài của các viên đá phải để lộ ra không trát vữa. Vữa được trát từ đáy lên trên và bề mặt phải được hoàn thiện theo đúng mục đích sử dụng của công việc như được Kỹ sư hướng dẫn. Bề mặt cần được xử lý như qui định trong Tiêu chuẩn Kỹ thuật trong giai đoạn ít nhất là ba ngày. e. Việc xây vòm sẽ được thực hiện như trình bầy trên các bản vẽ. Ở những chỗ mà phần vòm không được xem là bề mặt phía trên phải xây bằng sỏi cuội với vữa thì sẽ được trát vữa và đánh cho nhãn mịn bằng bay gỗ. f. Trừ phi được trình bầy khác đi trên các bản vẽ hoặc được Kỹ sư hướng dẫn khác, phần công việc xây đá với vữa phải được thực hiện với các hố thoát mồ hôi. Các hố này chiếm một khoảng không gian không quá 2 mét từ tâm tới tâm và có đường kính 50mm.

Page 225: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

40

Page 226: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

41

PHẦN 10: BẢO DƯỠNG 10.1 Giới thiệu Việc bảo dưỡng sẽ làm giảm tốc độ xuống cấp của mặt đường lát, giảm chi phí cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường bằng cách cải thiện bề mặt đường và giữ cho đường về cơ bản được liên tục thông suốt (Ngân hàng thế giới 1998) Công việc này cũng bao gồm quá trình đề cao vấn đề môi trường của bản thân con đường, kể cả khu vực sát xung quanh. Bảo dưỡng dài hạn: Làm giảm sự xuống cấp Giảm chi phí vận hành phương tiện giao thông Giữ cho đường thông suốt An toàn khi vận hành Các vấn đề về môi trường: Tình trạng của con đường ảnh hưởng đến môi trường (Ngân hàng Thế giới 1994). Đường xá trong tình trạng xấu kém cũng dẫn đến các nguồn tài nguyên không thể phục hồi bị lãng phí và góp phần làm ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông không được vận hành có hiệu quả. Các vấn đề cụ thể cũng này sinh với việc ô nhiễm hoá chất trong phần nước mặt chẩy từ các con đường. Nước này có thể chứa mảnh vụn lốp xe, dầu điêzen bị chẩy ra, muối và các chất không mong muốn khác. Các hệ thống thoát nước của đường cần được thiết kế để ứng phó với dòng chảy này, và các vấn đề về bảo dưỡng gồm cả nhu cầu bảo tồn các nguồn nguyên liệu nguyên sinh. 10.2 Các công việc bảo dưỡng đường

Các hoạt động

Xếp hạng công việc Kiểu công

việc Mô tả Các ví dụ về các

hoạt động Hàng ngày • Các công việc có thể cần được tiến hành hàng ngày

Theo chu kỳ Các công việc được lên lịch mà sự cần thiết của nó phụ thuộc vào các tác động môi trường hơn là vào giao thông

Kiểm soát thực vật Làm sạch các rãnh thoát nước Làm sạch cống nước

• Ngân quỹ định kỳ Tác động trở Các công việc đối phó Hàn các chỗ vỡ

Page 227: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

42

thông thường

lại* với các khiếm khuyết nhỏ bị gây ra bởi sự kết hợp giữa giao thông và các tác động môi trường

Đắp vá Sửa chữa gờ

Định kỳ • Được lên kế hoạch để tiến hành tại các khoảng thời gian tạm ngừng trong các năm khác nhau

Phòng ngừa Bổ sung một màng mỏng gia công bề mặt để cải thiện tính nguyên vẹn của bề mặt và chống thấm mà không làm tăng độ nặng của mặt đường lát

Hàn lớp mỏng/làm mới bề mặt Hàn ximăng

• Tái diễn một cách điển hình về nguồn vốn

Làm lại bề mặt

Bổ sung một màng mỏng gia công bề mặt để cải thiện tính nguyên vẹn của bề mặt và chống thấm, hoặc cải thiện khả năng chống trượt, mà không làm tăng độ nặng của mặt đường lát

Sửa bề mặt Nhựa đường xốp Tráng một lượt mỏng

Phủ Bổ sung một lớp dầy để cải thiện tính nguyên vẹn về cấu trúc và tăng độ bền của mặt đường lát

Phủ một lớp nhựa đường đặc Phủ bê tông liên kết Rải lại sỏi ở những con đường không được lát

Thi công lại mặt đường lát

Bóc bỏ một phần hoặc tất cả mặt đường lát hiện có và bổ sung thêm các lớp để khôi phục hoặc cải thiện tính nguyên vẹn về cấu trúc và tăng độ bền của mặt đường lát

Dát Nghiền nát và thay thế Thi công lại toàn bộ mặt đường lát (nhựa đường hoặc bê tông)

Các công việc đặc biệt

• Tần suất không thể dược dự tính trước một cách

Khẩn cấp Các công việc được tiến hành để thông con đường bị cắt đứt hoặc tắc nghẽn

Dọn tai nạn giao thông Dọn sạch các mảnh vỡ, vôi gạch đổ nát

Page 228: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

43

chắc chắn Sửa chữa phần đường bị rửa trôi

* Tác động trở lại’ những công việc mà trước đây đôi khi được đặt tên là “có định kỳ”, nhưng thuật ngữ này có thể gây ra sự nhầm lẫn với ngân sách định kỳ, do đó bây giờ thuật ngữ tác động trở lại được ưa dùng hơn. 10.3 Bảo dưỡng thường lệ đối với đường xá Khiếm khuyết 1 - Cây cối phát triển quá phần vai đường, các kết cấu hoặc ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, ảnh hưởng đến tầm nhìn và độ an toàn cho các phương tiện và người tham gia giao thông. Hoạt động bảo dưỡng 1 – Kiểm soát cây cối: phát quang các cây/bụi cây và cắt cỏ và dọn sạch: Các cây và bụi cây được đốn bỏ nếu chúng làm ảnh hưởng đến việc thoát nước của vai đường hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn. Cắt cỏ mọc trên các vai đường và ở hệ thống tiêu nước từ 2 – 3cm chiều cao (không nhổ rễ vì rễ ngăn ngừa sự xói mòn bề mặt vai đường). Dọn sạch những phần được cắt bỏ một cách an toàn như vậy con đường không bị che khuất, không gây trở ngại cho phần vai đường hoặc hệ thống thoát nước hoặc ảnh hưởng đến các kết cấu lề đường khác. Không được đốt ở gần gần bất kỳ khu rừng nào. Phải có một người theo dõi việc đốt bỏ và tưới nước vào tro sau khi đốt. Khiếm khuyết 2 – Hệ thống thoát nước bên đường hoặc tháo nước bị đọng bùn hoặc bị tắc bởi rác. Hoạt động bảo dưỡng 2 – Dọn sạch rác/bùn ở rãnh bên đường và hệ thống tiêu nước. Hoạt động quan trọng này nên được tiến hành trước các trận mưa và sau mỗi cơn bão hoặc trận lụt. Khiếm khuyết 3 – Các vũng nước trên mặc đường hoặc ở bên đường vì hệ thống thoát nước bên đường hoặc hệ thống tháo nước đã không được cung cấp hoặc bị hư hỏng. Hoạt động bảo dưỡng 3 – Thi công hệ thống thoát nước mới hoặc thi công lại hệ thống thoát nước ở đường và ở bên đường. Thi công hệ thống thoát nước mới để tiêu nước. Lót hệ thống thoát nước bằng đá, gạch hoặc bê tông nếu e ngại các vấn đề xói mòn. Ở một số trường hợp có thể phải thi công con đường để có được hệ thống thoát nước tốt (sửa chữa lớn). Khiếm khuyết 4 – Hệ thống thoát nước bị hư hại hoặc xói mòn Hoạt động bảo dưỡng 4 – Sửa chữa các hệ thống thoát nước bị hư hại.

Page 229: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

44

Việc xói mòn rãnh bên đường sẽ gây ra sự lắng bùn ở cuối rãnh, ảnh hưỏng đến việc thoát nước. Dọn sạch bùn ở cuối rãnh và xây lại phần ngăn nước xối bằng tre, gỗ, đã, gạch hoặc xây ở phần dóc để tránh sự xói mòn tiếp theo. Khiếm khuyết 5 – Rác hoặc bùn làm nghẽn hoặc tắc cửa xả của cống nước Hoạt động bảo dưỡng 5 – Dọn sạch rác/bùn ở các cống nước. Dọn sách rác ở công trình như vậy công trình không bị tắc hoặc nghẽn nữa. Cố gắng tìm hiểu xem rác từ đâu ra để có thể tránh được vấn đề đó trong tương lai. Khiếm khuyết 6 – Trượt trên phần đường đắp cao Hoạt động bảo dưỡng 6 - Đắp lại phần tôn nền gây trượt

- Sử dụng cuốc thuổng cẩn thận bóc bỏ phần trơn trượt và đổ vật liệu ở nơi an toàn.

- Rửa ướt hoặc xới tơi vật liệu. Tiêu nước ở bất kỳ chỗ nào có nước đọng. Nếu móng mềm, rải lớp cát 10-20cm để giúp tiêu nước.

- Nếu phát hiện thấy nước bị rò rỉ, lắp đật đường ống để tiêu nước. - Sử dụng đất cùng chủng loại với phần đường đắp cao để đổ các lớp có chiều

dầy không quá 30cm ở trạng thái xốp. Đầm từng lớp trước khi đổ lớp tiếp theo. Nếu vật liệu trượt đã có độ ẩm thích hợp thì nó có thể được sử dụng để san lấp (xem Điều 4 Thuật ngữ về Hàm lượng độ ẩm thích hợp).

- Xén tỉa phần tôn nền tới độ đốc chính xác. Trồng hoặc lát cỏ khu vực tôn nền đuợc sửa chữa; tưới nước khi cần thiết để tạo lại thảm thực vật. Cây cối có thể được trồng ở chân đê để giúp ổn định phần đất mới tác động.

Khiếm khuyết 7 – Xói mòn ở phần dốc nhô lên hoặc thụt xuống Hoạt động bảo dưỡng 7 - Đắp lại rãnh dốc Xói mòn phần dốc nhô lên do nước mưa

- Trước hết đào rãnh thành hình để dễ dàng làm việc (xem sơ đồ), đào các gờ rãnh thành các đường thẳng và làm phẳng đáy rãnh.

- Lấp rãnh với đất tốt và đầm bằng đầm tay, sau đó trồng hoặc lát cỏ bên trên. - Nếu có - Nếu có thể có các rãnh cạnh nhau thì kết hợp sửa tất cả.

Xói mòn phần đốc thụt xuống

Page 230: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

45

- Nếu phần dốc thụt xuống không nặng lắm và có thể được lấp rãnh và trồng hoặc lát cỏ thì việc sửa chữa như đề cập ở trên

- Nếu chỗ dốc quá dốc và độ xói mòn là nghiêm trọng ảnh hưởng đến độ ổn định của dốc thì phải báo cáo người có thẩm quyền ở địa phương để xin tư vấn sửa chữa lâu dài.

Khiếm khuyến 8 – Chân đê bị xối do nước sông hoặc nước lưu thông. Tác động xấu này là sự cố phổ biến ở Đồng bằng sông Mê Công và ở những vùng đấp thấp Đồng bằng sông Hồng. Hoạt động bảo dưỡng 8 – Sửa chữa phần bị xói do nước sông

- Trước hết kiểm tra độ sâu phần xói mòn ở chân đê để chuẩn bị đất đắp. Đất đắp là loại đất sét mềm hoặc hỗn hợp cát và đất sét. Có nghĩa là đất này có thể được xắn thành từng miếng bằng thuổng.

- Chuẩn bị các cọc tre. Ở đồng bằng sông Hồng thì tốt nhất là sử dụng tre tươi-dầy. Chiều dài cọc từ 2 đến 3m. Ở đồng bằng sông Mê Công, các cọc có bề ngang lớn hơn cổ tay (có nghĩa là đường kính từ 7 đến 10cm) và chiều dài cọc từ 2 đến 3m.

- Các cọc được đưa vào vị trí và xếp sát với nhau nếu sóng ở sông mạnh. Các cọc có thể được xếp cách nhau 20cm nếu sóng ở sông không mạnh. Phần đầu cọc nến cao hơn mức nước thông thường khoảng 30 đến 50cm để giảm ảnh hưởng gây ra bởi chuyển động của sông.

- Xếp vật liệu dùng để lấp đằng sau các cọc đã được đóng. Khiếm khuyết 9 – Sạt lở đất mức độ nhỏ xuống mặt đường Hoạt động bảo dưỡng 9 – Dọn sạch phần đất bị sạt lở

- Cần hết sức quan tâm theo dõi để tránh các vụ sạt lở tiếp theo gây tổn hại đến công nhân.

- Cẩn thận bóc bỏ phần vật liệu dễ trượt và dọn sạch để nó không bị rửa trôi vào các hệ thống thoát nước hoặc các cánh đồng.

- Bàn bạc với các quan chức địa phương về các vụ sạt lở đất lớn, hoặc nếu cần được tư vấn về cách giải quyết các vụ sạt lở đất nhỏ.

Khiếm khuyết 10 – Hệ thống tiêu nước hai bên đường không tiêu được nước đọng trên mặt đường hoặc bị xói mòn Hoạt động bảo dưỡng 10 – Định dạng lại/bổ sung vật liệu bề mặt

Page 231: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

46

- Định dạng lại vai đường để nó dốc so với mặt đường khoảng 5% (1:20), cho

phép bề mặt đường không bị đọng nước. Sử dụng khuôn đặt ngang để kiểm tra độ dốc.

- Xói mòn vai đường: đào xuống phần móng khô chắc. dọn sạch phần vật liệu đào lên. Sửa chữa vai đường với đá ông hoặc các loại vật liệu tốt khác được đổ thành từng lớp có độ dầy tối đa 10cm. Tưới nước và đầm chặt vật liệu mới cho đến khi đạt độ dốc đánh sang hai bên cuối cùng (5%).

- Chú ý gờ phía trong của vai đường cần ngang bằng với gờ phía ngoài của mặt đường.

Khiếm khuyết 11 – Bề mặt khô và bụi bặm Bụi là mối nguy hiểm về giao thông. Nó cũng có thể gây khó chịu cho những người tham gia giao thông trên đường và những người sống quá gần đường trên những đoạn đi qua khu dân cư. Hoạt động bảo dưỡng 11 – Phun nước Phun nước làm ẩm bề mặt đường Khiếm khuyết 12 – Ổ gà (đường đất/sỏi/đá dăm/gạch) Hoạt động bảo dưỡng 12 – Lấp các ổ gà (đường đất hoặc sỏi hoặc đá dăm)

- Các ổ gà có rất nhiều hình dáng. Đào ổ gà thành hình nhiều cạnh như được trình bầy ở biểu đồ và đáy của phần mới đào phải sâu hơn so với đáy của ổ gà 3cm. Cắt các cạnh của ổ gà thành các cạnh thẳng đứng. Đối với các bề mặt bằng đá dăm thì việc sửa chữa ổ gà phải được mở rộng xuống đáy lớp.

- Sử dụng vật liệu cùng chủng loại với vật liệu hiện có để lấp ổ gà theo từng lớp có độ dày không quá 10cm. Đầm chặt từng lớp trước khi đổ lớp tiếp theo. Sử dụng đầm tay, đầm rung có mặt phẳng hoặc đầm cóc để đầm. Vật liệu lấp phải có độ ẩm phù hợp.

- Lớp cuối cùng nên được đổ ở trạng thái xốp cao hơn từ 1 đến 2 cm so với độ cao xung quanh và sau đó được đàm kỹ và điều chỉnh độ cao với bề mặt hiện có.

- Khi sửa chữa các ổ gà sâu, lớp sau cùng khi làm xong có thể để cao hơn bề mặt chung quanh một chút để cho phép độ lún nhẹ dưới tác động của các phương tiện giao thông.

- Khuyến nghị lấp tràn. Đối với mặt lát bằng đá cục hoặc gạch,

Page 232: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

47

- Đào khu vực bị hư hại với búa và đục hoặc xà beng. Sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt. Cắt tỉa kích thước của ổ gà cho phù hợp để hợp với vật liệu lát thay thế.

- Đào và thay thế bất kỳ vật liệu ướt hoặc yếu nào ở dưới ổ gà. - Nếu nền của phần đào bị ướt, xẻ rãnh và lấp lại với đá nhỏ để dẫn nước chỗ

đào cho thoát về bên đường. - Nén nền của phần đào với đầm tay. - Lấp ổ gà và nến từng lớp khi cần thiết để phù hợp với cấu trúc mặt đường lát

hiện có. Khiếm khuyết 13 – Các điểm xung yếu hoặc lún cục bộ trên đường rải sỏi hoặc đá dăm. Hoạt động bảo dưỡng 13 – Sửa chữa phần trũng hoặc chỗ xung yếu

- Hiện tượng này bị gây ra bởi móng nặng nước. Do đó, cần phải kiểm tra khu vực để xem nước có thể bị ngấm như thế nào (nước mưa, nước ao hoặc khe dò nước). Tiêu nước ở bất kỳ chỗ nào có nước đọng bằng cách chuẩn bị hệ thống tiêu nước, chuẩn bị cát, đào lại rãnh bên đường v.v... Nếu vấn đề bị gây ra bởi nước đọng thành vũng hoặc khe dò nước thì cần báo cáo địa phương để được tư vấn.

- Bóc bỏ bề mặt và tất cả phần vật liệu yếu, vứt bỏ những vật liệu không phù hợp một cách an toàn để nó không bị cuốn trôi vào các hệ thống thoát nước.

- Thi công đường với vật liệu phù hợp có độ ẩm thích hợp. Rải thành các lớp có độ dầy 10cm, đầm từng lớp trước khi rải lớp tiếp theo.

- Làm lại mặt đường và đầm. Khiếm khuyết 14 – Bề mặt đường bị gấp nếp - đường không lát Hoạt động bảo dưỡng 14 – Bóc bỏ phần gấp nếp

- Mặt đường bị gấp nếp là do các hoạt động giao thông và thường xẩy ra trên bề mặt vật liệu không liên kết.

- Sửa chữa phần gấp nếp: Theo kinh nghiệm quốc tế, các xe kéo có thể được làm từ rầm thép cũ, ví dụ rầm thép chữ “I”. Xe kéo được kéo dọc con đường với các phương tiện ví dụ công nông, máy kéo hoặc xe ủi.

- Rầm thép chữ I 400mm, chiều dài 2 mét, trọng lượng xấp xỉ 180kg đã được sử dụng thành công ở Việt Nam.

- Trong điều kiện thời tiết khô có thể được tư vấn làm ẩm bề mặt đường trước khi cày mặt đường để tránh bụi.

Page 233: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

48

- Việc cày đường không sửa được phần vồng lên hay lõm xuống của bề mặt đường. Nếu cần phải định dạng lại thì cần được tiến hành như một hoạt động riêng biệt.

Khiếm khuyết 15 – Bề mặt đường không thoát nước sang mép đường Nếu nước bị đọng trên mặt đường, mặt đường sẽ nhanh chóng bị hỏng và việc sửa chữa rất tốn kém. Hoạt động bảo dưỡng 15 - Định dạng lại độ vồng của đường (làm bằng tay):

- Sử dụng cuốc chim, cuốc, cào hoặc xẻng để phân phối lại vật liệu bề mặt để tạo được độ vồng như vậy nó sẽ có độ dốc thoát nước từ tim đường tại khoảng 5%. Sử dụng các cọc đánh dấu bằng gỗ hoặc tre để thể hiện các cao độ bề mặt chính xác và nghiêng về hai phía với sự trợ giúp của khuôn vồng, hoặc thước thẳng, ống ni-vô và thước dây. Nếu cần có vật liệu bổ sung để đổ vào chỗ bị trũng, những chỗ thấp hoặc vết lõm thì cần sử dụng vật liệu cùng chủng loại. Dùng cuốc chim làm tơi những chỗ thấp trước khi đổ để tạo ra bề mặt ráp nhám nhằm tăng sự kết dinh giữa vật liệu lấp và bề mặt được sửa chữa. Vật liệu phải có độ ẩm phù hợp trước khi đầm. Lần đầm đầu tiên có thẻ được thực hiện từ mép đường tới tim đường. Vật liệu lấp vết lún cần được đầm kỹ thưo từng lớp. Việc đầm có thể được thực hiện có sử dụng đầm tay, đầm cóc, đầm bàn rung hoặc xe lu.

- Hoạt động này cũng có thể được tiến hành bằng các phương pháp cơ giới (thiết bị san đất được kéo hoặc cơ giới hoá) ở những khu vực có ít dân cư hoặc ở những nơi nguồn vốn sẵn có – xem hoạt động Bảo dưỡng 16.

Khiếm khuyết 16 – Mặt đường bị gấp nếp hoặc kém vồng - đường không lát Hoạt động bảo dưỡng 16 - Định dạng lại độ vồng của đường (bằng thiết bị):

- Công việc này phải được tiến hành cẩn thận trên bề mặt đất sỏi, đá ong hoặc đá dăm vì có thể làm hư hại thêm nếu tiến hành không chính xác. Các máy san đất lớn chạy bằng động cơ là không phù hợp đối với hoạt động này trên những con đường hẹp vì các máy này và lưỡi gạt của nó quá lớn. Công việc có thể được tiến hành với một máy san đất nhỏ chạy động cơ (<100hp hoặc 75kW), hoặc bằng máy kéo kéo thiết bị gạt.

- Mục đích của việc gạt đất là xoá bỏ những phần lồi lõm và khôi phục độ vồng bằng cách gạt vật liệu từ hai phía của đường vào tim đường để có được độ dốc hai bên khoảng 5%.

- Công việc được lên lịch là tốt nhất để theo dõi các thời kỳ mưa, vì độ ẩm của vật liệu sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc đầm bằng xe lu.

Page 234: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

49

- Việc vá các ổ gả lớn ở những nơi bị trũng xuống nên được tiến hành như công việc riêng biệt trước khi san đất. Các khu vực đọng nước cần được tiêu nước. Có thể cần thiết phải xới bề mặt hiện có để đào đến tận đáy của bất kỳ chỗ khiếm khuyết nào và làm tơi vật liệu để định dạng lại.

- Máy gạt đất sẽ hoạt động ở từng phía của con đường tại mỗi thời điểm, tiến hành làm các rãnh đào và chuyển vật liệu qua bề mặt đường. Mỗi đoạn khoảng 200m hoặc tới điểm quay thuận tiện.

- Thông thường việc đào các rãnh ban đầu được yêu cầu để mang vật liệu từ các mép của mặt đường. Dàn trải các rãnh phân bổ lại vật liệu từ tim đường. Số chẵn của các rãnh có thể được sử dụng để tránh làm phẳng đỉnh của đường.

- Công việc san gạt nhẹ nhàng có thể cần khoảng 4 rãnh để mang vật liệu tới tim đường và san gạt để có độ vồng chính xác.

- Công việc san gạt nặng sẽ được yêu cầu với bề mặt không bằng phẳng, trong tình trạng xấu. Các rãnh bổ sung sẽ được yêu cầu để định dạng lại độ vồng.

- Đồ vồng khi đã được hoàn thiện nên là 5%, được kiểm tra với bảng về độ vồng tại tất cả các điểm cách nhau 100m.

- Việc đầm sau khi san gạt với độ ẩm thích hợp sẽ làm bề mặt được bền hơn, giảm bớt lượng sỏi và kéo dài thời gian đến lần san gạt tiếp theo.

10.4 Các hoạt động bảo dưỡng đường để giảm đến mức tối thiểu các tác

động tiêu cực lên hồ chứa

Các yêu cầu về nguồn Hoạt động

Thiết bị Vật liệu Đơn vị đầu ra

Cắt cỏ bằng tay

Cutlasses — m3/công nhân-ngày

Dọn sạch hệ thống thoát nước bên đường bằng tay

Xẻng, cutlasses, cuốc chim``

— m/ công nhân-ngày

Làm sạch cống nước

Xẻng, cái giần/các xe cút kít có bánh xe

— no/ công nhân-tuần

Sửa chữa nhỏ các công nước

Các dụng cụ của nghề nề

Ximăng, cốt liệu, cát no/ công nhân-tuần

Sửa chữa lớn các công nước

Được quyết định cho từng công việc

công nhân-ngày

San gạt bề mặt không được lát

Máy san đất, bảng độ vồng, ống ni-vô

— rãnh-km/ngày (1)

Cào các bề mặt Máy kéo và xe trượt — rãnh-km/ngày

Page 235: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

50

không được lát (1)` Vá bề mặt với nhựa đường

Xe lu hoặc đầm tay, bàn chải, cuốc chim, xẻng, can đựng nước

Bê tông trộn trước hoặc sỏi, nhựa đường, nhũ tương nhựa đường, đá nhỏ hoặc sỏi được rửa

m3/công nhân-ngày

Lấp các bề mặt với sỏi

Xe lu hoặc đầm tay, bàn chải, cuốc chim, xẻng, can đựng nước

Sỏi m3/ công nhân-ngày

Lấp các bề mặt và mặt dốc bằng đất

Đầm tay, bàn chải, cuốc chim, xẻng

Đất được chọn m3/ công nhân-ngày

Rải sỏi lại ở các bề mặt rải sỏi

• Máy san đất • Xe ben • Thiết bị chở • Bể nước • Xe lu

Sỏi m3/ngày

Nắn thẳng bề mặt

• Thiết bị phân phối • Xe lu • Xe ben • Thiết bị rải đá mạt • Thiết bị chở

Nhựa đường, đá nhỏ làn đường-km/ngày

Ghi chú: (1) “Rãnh-km” là khoảng cách thực máy san gạt di chuyển trong khi làm việc.

Page 236: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

51

PHẦN 11: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

11.1 Tổng quan a. Trước khi bắt đầu các công việc ở công trường, Chủ thầu cần đệ trình Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) để Kỹ sư phê duyệt. EMP cần đề cập tất cả các tác động tiềm tàng và tất cả các biện pháp giảm bớt được khuyến nghị. b. Nếu Chủ thầu đề xuất thay đổi, Chủ thầu cần thông báo bằng văn bản cho Kỹ sư ít nhất bẩy (7) ngày theo lịch trước bất kỳ thay đổi được đề xuất nào. Các thay đổi được đề xuất phải tuỳ thuộc vào sự phê duyệt của Kỹ sư. Nếu Kỹ sư có bất kỳ khuyến nghị hoặc hướng dẫn tiếp theo nào bằng văn bản về EMP, Chủ thầu cần sửa đổi EMP cho phù hợp với các khuyến nghị hoặc hướng dẫn đó. c. Chủ thầu cần tiến hành công việc theo đúng các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), theo luật pháp, sắc lệnh, và các qui định khác về môi trường, và tuân thủ Kế hoạch Quản lý Môi trường đã được phê duyệt và các hướng dẫn của Kỹ sư. d. Công việc về Giám sát Môi trường sẽ được tiến hành bởi Nhà thầu phụ được chỉ định như được mô tả ở Điều khoản phụ 3. 11.2 Sơ đồ trình bày EMP EMP cần bao gồm các phần sau: 11.2.1 Bộ máy tổ chức của Chủ thầu a. Sơ đồ tổ chức cho biết vị trí của những người với các trách nhiệm môi trường (kể cả các nhà thầu phụ). b. Nhận biết trách nhiệm của từng người về các vấn đề môi trường, cấp thẩm quyền, các tuyến báo cáo và các chi tiết liên hệ; cho biết có chịu các trách nhiệm khác hay không và tỉ lệ tính theo thời gian để giải quyết các vấn đề về môi trường. c. Các tuyến liên lạc về môi trường (Chủ đầu tư / Kỹ sư / Chủ thầu / các Nhà thầu phụ / Quan chức / Công chúng) và các cách thức mà qua đó việc báo cáo và đào tạo có thể được thừa nhận.

Page 237: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

52

11.2.2 Phương pháp Quản lý Môi trường Tổng quan a. Bản tuyên bố Chính sách về Môi trường được ký bởi Chủ tịch hoặc viên chức cấp cao khác của Chủ thầu tuyên bố cam kết đạt được các yêu cầu về môi trường. b. Phương pháp nâng cao hiểu biết về môi trường giữa các nhân viên ở công trường và cho tới cộng đồng xunh quanh như nâng cao hiểu biết về các biện pháp được thực hiện để giảm đến mức tối thiểu các tác động. c. Các bước cụ thể để đạt được các yêu cầu thực hiện về môi trường được định rõ trong văn bản luật có liên quan. Không khí a. Các qui định liên quan

• TCVN 5937-1995 Chất lượng không khí – Các Tiêu chuẩn Chất lượng Không khí Xung quanh

• TCVN 5938-1995 Chất lượng không khí – Tập trung tới mức tối đa có thể được về các chất độc hại trong không khí xung quanh

b. Các biện pháp làm nhẹ bớt

(i) Các tiêu chí bảo tồn môi trường (Các yêu cầu do luật pháp qui định và

các mục đích bảo tồn được đề xuất) (ii) Các biện pháp làm nhẹ bớt được đề xuất để đạt được các tiêu chí bảo tồn

môi trường (ví dụ, các bộ lọc, phun nước) (iii) Các qui trình tại công trường để thực hiện các biện pháp giảm nhẹ

c. Hoạt động sửa chữa

(i) Hoạt động sửa chữa được đề xuất trong trường hợp không tuân thủ (ii) Thông tin liên lạc trong trường hợp không tuân thủ

d. Hoạt động phòng ngừa

Page 238: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

53

(i) Hoạt động phòng ngừa được đề xuất (ví dụ, Bảo dưỡng thường xuyên thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm tra tại chỗ thường xuyên, quản lý tốt, v.v...)

(ii) Giám sát chất lượng không khí

Nước a. Các qui định liên quan • TCVN 5942-1995 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt b. Các biện pháp làm nhẹ bớt

(i) Các tiêu chí bảo tồn môi trường (Các yêu cầu do luật pháp qui định và

các mục đích bảo tồn được đề xuất) (ii) Các biện pháp làm nhẹ bớt được đề xuất để đạt được các tiêu chí bảo tồn

môi trường (ví dụ, Bể lắng cặn, nhà rửa hoá chất, bảo tồn, tái sử dụng, tái chế, v.v...)

c. Hoạt động sửa chữa

(i) Hoạt động sửa chữa được đề xuất trong trường hợp không tuân thủ (ii) Thông tin liên lạc trong trường hợp không tuân thủ

d. Hoạt động phòng ngừa

(i) Hoạt động phòng ngừa được đề xuất (ví dụ, Bảo dưỡng thường xuyên thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm tra tại chỗ thường xuyên, quản lý tốt, v.v...)

(ii) Giám sát chất lượng nước Tiếng ồn a. Các qui định liên quan • TCVN 5948-1999 Âm học – Tiếng ồn do các phương tiện giao thông chạy trên

đường gây ra – Mức ồn cho phép tối đa

Page 239: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

54

• TCVN 5949 – 1998 Âm học – Tiếng ồn ở các khu vực dân cư và nơi công cộng – Mức ồn cho phép tối đa

b. Các biện pháp làm nhẹ bớt

(i) Các tiêu chí bảo tồn môi trường (Các yêu cầu do luật pháp qui định và

các mục đích bảo tồn được đề xuất) (ii) Các biện pháp làm nhẹ bớt được đề xuất để đạt được các tiêu chí bảo tồn

môi trường (ví dụ, Thiết bị hạn chế gây ồn, v.v...) c. Hoạt động sửa chữa

(iii) Hoạt động sửa chữa được đề xuất trong trường hợp không tuân thủ (iv) Thông tin liên lạc trong trường hợp không tuân thủ

d. Hoạt động phòng ngừa

(i) Hoạt động phòng ngừa được đề xuất (ví dụ, Bảo dưỡng thường xuyên

thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm tra tại chỗ thường xuyên, v.v...) (ii) Giám sát tiếng ồn

Rác thải a. Các qui định có liên quan • Nghị định Chính phủ số 175/CP, Nghị định của Chính phủ về cung cấp Hướng

dẫn đối với việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, 1994. b. Các biện pháp làm nhẹ bớt

(i) Các tiêu chí bảo tồn môi trường (Các yêu cầu do luật pháp qui định và

các mục đích bảo tồn được đề xuất) (ii) Kế hoạch Quản lý Rác thải bao gồm các biện pháp làm nhẹ bớt được đề

xuất (ví dụ, Giảm đến mức tối thiểu lượng rác thải, tách rác thải, v.v...) (iii) Điều khoản về việc chứa rác (iv) Qui trình thải rác thải hoá chất (v) Các qui trình tại công trường để thực hiện các biện pháp giảm nhẹ

Page 240: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

55

c. Hoạt động sửa chữa (i) Hoạt động sửa chữa được đề xuất trong trường hợp không tuân thủ (ii) Thông tin liên lạc trong trường hợp không tuân thủ

d. Hoạt động phòng ngừa

(i) Hoạt động phòng ngừa được đề xuất (ví dụ, Kiểm tra tại chỗ thường xuyên, quản lý tốt, v.v...)

Các chất độc hại a. Các qui định liên quan • TCVN 5938-1995 Tập trung tới mức tối đa có thể được về các chất độc hại

trong không khí xung quanh • Quyết định số 2242 QD/KHKT-DC về Các Qui định Bảo vệ Môi trường trong

lĩnh vực giao thông, Bộ Giao thông, 1997 b. Cất giữ

(i) Các khu vực được đề xuất cho việc cất giữ các chất độc hại (ii) Thiết kế kho cất giữ các chất độc hại

c. Qui trình quản lý

(i) Qui trình quản lý được đề xuất đối với các chất độc hại (ví dụ, kho HS

phải được khoá vào ban đêm, v.v...) Quản lý hoá chất a. Bản kiểm kê hoá chất

(i) Bản kiểm kê hoá chất và Bản số liệu an toàn vật liệu phải được sử dụng

cho các hoạt động thi công (ví dụ, dung môi, dầu nhờn, v.v...) (ii) Đề xuất các giai đoạn tạm ngừng để cập nhật bản kiểm kê

Page 241: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

56

b. Qui trình quản lý (i) Qui trình quản lý hoá chất được đề xuất (ii) Qui trình quản lý tràn hoá chất

c. Cất giữ

(i) Các khu vực được đề xuất để cất giữ hoá chất (ii) Thiết kế kho hoá chất

Cách tiếp cận tương tự cần được thông qua về việc giới thiệu qui trình và các điều khoản tiếp theo để quản lý quá trình xây dựng, khi nó liên quan đến:

• Tài nguyên sinh thái; • Bảo tồn cảnh quan; • Tài nguyên về khảo cổ học và lịch sử, v.v...

Qui trình khẩn cấp về môi trường Qui trình khẩn cấp để xử lý các tình huống khẩn cấp về môi trường sẽ được hỗ trợ bằng các qui định và điều khoản cụ thể của kế hoạch. Các qui định và điều khoản này có thể bao gồm qui trình kiểm soát tràn ra môi trường để đối phó với việc hoá chất thoát ra ngoài môi trường. Tổng quan về quản lý a. Kiểm tra công trường b. Tiêu diệt các giống gây hại (bằng chất độc, bẫy…) c. Thải rác thải nói chung d. Làm sạch công trường 11.2.3 Hồ sơ về môi trường Hồ sơ phải được lưu giữ a. Thải rác thải b. Giấy phép c. Hồ sơ đào tạo nhân viên

Page 242: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

57

d. Trao đổi bằng công văn giấy tờ với các cấp có thẩm quyền e. Khiếu nại liên quan đến môi trường f. Người (những người) có trách nhiệm về hồ sơ và nơi lưu trữ hồ sơ 11.3 Giám sát môi trường 11.3.1 Mô tả Phần công việc này bao gồm từ việc giám sát đến lập hồ sơ về các tác động môi trường bất lợi có thể xảy ra trong suốt thời gian hợp đồng như được yêu cầu theo các điều luật và qui định có liên quan của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 11.3.2 Tổng quan Như một yêu cầu để đạt được việc Xoá bỏ Tác động Môi trường cho dự án, Chủ đầu tư và Chủ thầu được yêu cầu giám sát và duy trì hồ sơ về các mức độ của các nhân tố môi trường khác nhau trước, trong và sau khi xây dựng công trình. Công việc này sẽ được một Nhà thầu phụ được chỉ định tiến hành – việc bổ nhiệm sẽ do Chủ đầu tư thực hiện theo đúng các Điều kiện chung của Hợp đồng. Công việc sẽ được thực hiện trong một hoặc hai ngày mỗi tháng tại các địa điểm được định rõ như được cung cấp trong bản đính kèm. Tất cả nhân công, tài liệu và thiết bị được yêu cầu cho việc giám sát sẽ được nhà thầu phụ được chỉ định cung cấp và các nghĩa vụ của Chủ thầu chính theo Điều khoản phụ 3 này sẽ bị hạn chế với: a. ký kết hợp đồng phụ với công ty chuyên môn được Chủ đầu tư chỉ định theo các điều khoản và điều kiện như được Chủ đầu tư chỉ đạo. b. giải quyết việc thanh toán cho nhà thầu phụ được chỉ định theo đúng hoá đơn được nhà thầu phụ đệ trình lên Chủ thầu. Các công việc thanh toán như vậy sẽ được đưa vào các giấy chứng nhận hàng tháng của Chủ thầu chính và việc thanh toán cho nhà thầu phụ được chỉ định sẽ đến kỳ thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc sau khi phần thanh toán đã được Chủ thầu chính nhận. c. cho phép nhà thầu phụ được chỉ định tiến hành các công việc khảo sát của mình tại bất kỳ địa điểm nào thuộc phạm vi công trường theo Hợp đồng.

Page 243: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Phụ lục Các cơ quan đã đến thăm viếng và những người đã được phỏng vấn Dưới đây là danh mục các cơ quan đã đến gặp và những người đã trả lời phỏng vấn. Trong một số trường hợp, các cuộc phỏng vấn được thực hiện như là một phần của những cuộc trao đổi với một nhóm người thay mặt cơ quan. Trong những trường hợp như vậy chúng tôi chỉ ghi tên người trưởng nhóm đại diện hoặc lãnh đạo cơ quan. Danh sách thứ nhất (danh sách 1) là tên các cơ quan đã đến thăm, gặp gỡ để trao đổi về những vấn đề chung cũng như về những câu hỏi riêng cho báo cáo EIA, kể cả những vấn đề liên quan đến sinh thái thuỷ sinh, những cuộc thăm viếng này được thực hiện bởi nhiều thành viên của Nhóm tư vấn thực hiện ĐTM. Tiếp theo Danh sách 1 là danh sách các cơ quan, những cá nhân được phỏng vấn cho các vấn đề liên quan đến văn hoá, xã hội và Kế hoạch tái định cư và phát triển các dân tộc thiểu số. Danh sách 1: Các cơ quan và cá nhân đã phỏng vấn cho những vấn đề chung và những vấn đề riêng liên quan đến Báo cáo ĐTM và hệ sinh thái thuỷ sinh. Cơ quan Người được phỏng vấn Vị trí công tác Ngày Bộ TN &MT, Vụ Thẩm định và Báo cáo ĐTM

Ông Mai Thanh Dung Vụ Phú Tháng 12/2005

Bộ TN &MT – Phòng Bảo tồn thiên nhiên- Cục Môi trường

Ông Trần Ngọc Cường Phó Phòng 19/1/2006 2, 3 /8/2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Dương Chí Công Giám đốc 11/1/2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Ngọc Dung Phó Giám đốc 11, 13/1/2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam – Phòng Môi trường

Ông Phạm Hồng Sơn Trưởng phòng 11/1/2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam – Phòng Khoáng sản

Ông Nguyễn Văn Thanh Trưởng phòng 11/1/ 2006

Sở Thuỷ sản tỉnh Quảng Nam

Ông Lê Vinh Thâu Trưởng phòng Hành chính

11/1/ 2006

Sở Thuỷ sản tỉnh Quảng Nam

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm Chuyên gia về nuôi trồng thuỷ sản

11/1/2006

Uỷ Ban nhân dân huyện Nam Giang

Ông Trần Thanh Hải Phó Chủ tịch 12/1/2006

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giang Nam

Ông Nguyễn Tiến Dũng Trưởng phòng 12/1/2006

Khu BTTN Sông Thanh Ông Trần Văn Thụ Giám đốc 12/1/ 2006 Phòng Thống kê - Huyện Nam Giang

Mr. Hoang Minh Dzung Head 12/1/ 2006

Huyện Nam Giang - Phòng Kinh tế

Mr. Nguyen Minh Tien Head 12 Jan 2006

EVN- Ban KHCN &MT Bà Lê Thị Ngọc Quỳnh Chuyên gia Môi trường 9/5/2006 Ban QLDA thuỷ điện 3 Điều phối dự án thuỷ điện

Sông Bung 4 11/1/ 2006

Cty TVXD Điện 3 – Phòng Môi trường

Bà Dương Thị Thanh Trúc Trưởng phòng 12/2005

Cty TVXD Điện 3 – Phòng Môi trường

Nguyễn Vũ Quang Huy Chuyên gia Môi trường 12/ 2005

Dự án MOSAIC, WWF cho thiên nhiên, Indochina

Ông Barney Long Quản lý dự án 13/1/ 2006

Trung tâm đa dạng sinh học và Bảo tồn (AMNH)

Chị Melina Laverty Điều phối viên dự án 13/1/ 2006

Page 244: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Danh sách 2: Các cơ quan và cá nhân đã phỏng vấn cho vấn đề địa chất và khai thác mỏ

Cơ quan Người được phỏng vấn/ Vị trí công tác

Chức năng hoạt động của cơ quan

Ngày

Uỷ ban nhân dân huyện Nam Giang

Ông Trần Thanh Hải- Phó chủ tịch UBND huyện Nam Giang district

Phòng Hành chính – UBND huyện Nam Giang

12/1/2006

Uỷ ban nhân dân huyện Nam Giang

Ông Nguyễn Tiến Dũng Trưởng phòng

Phòng Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường - Huyện Nam Giang

12/1/2006

Uỷ ban nhân dân huyện Nam Giang

Ông Nguyễn Văn Dũng Trưởng phòng Thống kê - Huyện Nam Giang.

Thống kê và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội phát triển tại huyện

12/1/2006

Ban Quản lý Khu BTTN Sông Thanh Ông Trần Văn Thụ - Giám đốc Quản lý khu BTTN Sông

Thanh 12/1/ 2006

Cục quản lỳ tài nguyên khoáng sản – Chi nhánh miền trung

Ông Nguyễn Văn Thông

Cơ quan quản lý tài nguyên khoáng sản tại miền Trung - thuộc Bộ TN&MT.

15/1/ 2006

Phòng Khoáng sản Mineral - Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Thanh Trưởng phfong

Phòng QL tài nguyên khoáng sản khu vực miền Trung - thuộc Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam.

16/1/ 2006

Cục quản lỳ tài nguyên khoáng sản – Chi nhánh miền trung

Ông Nguyễn Văn Thông

Cơ quan quản lý tài nguyên khoáng sản tại miền Trung - thuộc Bộ TN&MT.

12/2/2006

Phòng Khoáng sản Mineral - Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Thanh/ Trưởng phòng Bà Hà / Chuyên gia Specialist

Phòng QL tài nguyên khoáng sản khu vực miền Trung - thuộc Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam.

13/2/ 2006

Uỷ Ban ND huyện Nam Giang Ông Hùng – Phó chủ tịch Cơ quan quản lý hành

chính huyện Nam Giang 14/2/ 2006

Đồn biên phòng số No. 653 tại xã La De

Ông Nguyễn Ái, đại tá/ chỉ huy trưởng Đồn biên phòng 15/2/2006

Đồn biên phòng số 661 tại xã Dak P’Ring

Ông Đinh Cay - Đại tá/ Chỉ huy trưởng Đồn biên phòng 17/2/ 2006

Uỷ Ban ND xã Cha Val Ông A. Nghet/ Chủ tịch Cơ quan quản lý hành chính xã Cha Val 18/2/2006

Uỷ Ban ND huyện Tây Giang Ông . B Riu Liec/ Chủ tịch Cơ quan quản lý hành

chính huyện Tây Giang 19/2/ 2006

Page 245: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Danh sách 3: Các cơ quan và cá nhân đã phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến động vật

Cơ quan Người phỏng vấn Vị trí Ngày Tỉnh Quảng Nam Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Dương Chí Công Giám đốc 11/1/ 2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Ngọc Dung Phó Giám đốc 11, 13/1/ 2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam – Phòng Sử dụng đất

Ông Bùi Văn Ba Trưởng phòng 11/1/ 2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam – Phòng Môi trường

Ông Phạm Hồng Sơn Trưởng phòng 11/1/ 2006

Sở Lâm Nghiệp - Tỉnh Quảng Nam

Ông Diệp Thanh Phong Giám đốc 13/2/2006

Phòng Bảo vệ và Quản lý rừng - Sở Lâm Nghiệp tỉnh Quảng Nam

Ông Đặng Đình Nguyên Trưởng phòng 13/2/2006

Sở DOF - tỉnh Quảng Nam

Ông Phan Sĩ Hùng Giám đốc 13/1/ 2006

Sở DOF - tỉnh Quảng Nam – Phòng Kỹ thuật

Ông Ngô Đình Sơn Trưởng phòng 13/1/ 2006

Dự án MOISAIC - WWF Indochina

Ông. Barney Long Giám đốc Dự án 13/1/2006

Trung tâm đa dạng sinh học và bảo tồn (AMNH)

Chị. Melina Laverty Điều phối viên dự án 13/1/2006

Huyện Nam Giang Uỷ Ban ND huyện Nam Giang

Ông Trần Thanh Hải Phó chủ tịch 12/1/ 2006, 14/2/2006

Phòng TN &MT huyện Nam Giang

Ông Nguyễn Tiến Dũng Trưởng phòng 12/1/ 2006

Khu BTTN Sông Thanh Ông Trần Văn Thụ Giám đốc 12/1/ 2006 Khu BTTN Sông Thanh - Phòng bảo vệ

ÔNg Đỗ Tuấn Trưởng phòng 14, 20/2/ 2006

Khu BTTN Sông Thanh - Phòng Hành chính

Ông Hoàng Hải Sơn Trưởng phòng 14 /2/ 2006

Khu BTTN Sông Thanh - Phòng Nghiên cứu và Giám sát

Ông Lê Công Bé Trưởng phòng 14, 20/2/2006

Phòng Lâm nghiệp - Huyện Nam Giang

Ông Nguyễn Ngọc Xin Trưởng phòng 20/2/ 2006

Page 246: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Danh sácht 4: Các cơ quan và những người phỏng vấn liên quan đến chủ đề thực vật và rừng

Cơ quan Người phỏng vấn Vị trí Ngày Tỉnh Quảng Nam Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Dương Chí Công Giám đốc 11/1/ 2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Ngọc Dung Phó Giám đốc 11, 13/1/ 2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam – Phòng Sử dụng đất

Ông Bùi Văn Ba Trưởng phòng 11/1/ 2006

Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam – Phòng Môi trường

Ông Phạm Hồng Sơn Trưởng phòng 11/1/ 2006

Sở Lâm Nghiệp - Tỉnh Quảng Nam

Ông Diệp Thanh Phong Giám đốc 13/2/2006

Phòng Bảo vệ và Quản lý rừng - Sở Lâm Nghiệp tỉnh Quảng Nam

Ông Đặng Đình Nguyên Trưởng phòng 13/2/2006

Sở DOF - tỉnh Quảng Nam

Ông Phan Sĩ Hùng Giám đốc 13/1/ 2006

Sở DOF - tỉnh Quảng Nam – Phòng Kỹ thuật

Ông Ngô Đình Sơn Trưởng phòng 13/1/ 2006

Dự án MOISAIC - WWF Indochina

Ông. Barney Long Giám đốc Dự án 13/1/2006

Trung tâm đa dạng sinh học và bảo tồn (AMNH)

Chị. Melina Laverty Điều phối viên dự án 13/1/2006

Huyện Nam Giang Uỷ Ban ND huyện Nam Giang

Ông Trần Thanh Hải Phó chủ tịch 12/1/ 2006, 14/2/2006

Phòng TN &MT huyện Nam Giang

Ông Nguyễn Tiến Dũng Trưởng phòng 12/1/ 2006

Khu BTTN Sông Thanh Ông Trần Văn Thụ Giám đốc 12/1/ 2006 Khu BTTN Sông Thanh - Phòng bảo vệ

ÔNg Đỗ Tuấn Trưởng phòng 14, 20/2/ 2006

Khu BTTN Sông Thanh - Phòng Hành chính

Ông Hoàng Hải Sơn Trưởng phòng 14 /2/ 2006

Khu BTTN Sông Thanh - Phòng Nghiên cứu và Giám sát

Ông Lê Công Bé Trưởng phòng 14, 20/2/2006

Phòng Lâm nghiệp - Huyện Nam Giang

Ông Nguyễn Ngọc Xin Trưởng phòng 20/2/ 2006

Lâm trường Ca Di Ông Lê Trọng Biết Giám đốc 20/2/ 2006 IEBR – Hà Nội Ninh Khắc Bản Chuyên gia về các sản

phẩm phi gỗ 15/4/ 2006

IMM – Hà Nội Nguyễn Tập Chuyên gia về thảo dược 18/4/2006 Viện Điều tra và quy hoạch rừng

Ông Vũ Văn Dũng Chuyên gia về rừng 18/4/2006

Viện Điều tra và quy hoạch rừng

Ông Vũ Văn Cần Chuyên gia về rừng 18/4/2006

Page 247: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Danh sách 5: Các cơ quan và cá nhân đã phỏng vấn cho các vấn đề liên quan đến đường giao thông

Cơ quan Người phỏng vấn Vị trí Ngày Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam

Ông Dương Chí Công Ông Nguyễn Ngọc Dung Ông Phạm Hồng Sơn

Giám đốc Phó Giám đốc Phó Phòng Môi trường

11/1/ 2006

Cục phát triển rừng - tỉnh Quảng Nam

Ông Phạm Sỹ Hùng Ông Ngô Đình Sơn

Giám đốc Trưởng phòng Kỹ thuật.

11/1/2006

Ban Quản lý dự án thuỷ điện 3

Ông Lê Huy Ngọc Chuyên viên Phòng dự án 12/1/ 2006

Công ty Thiết kế xây dựng giao thông 5 tại Đà Nẵng

Ông Nguyễn Đình Trung Đội trưởng Đội xây dựng đường giao thông tại khu vực Sông Bung 4

13/1/2006

Công ty bảo dưỡng và sửa chữa đường - Quảng Nam và Đà Nẵng

Ông Cát Mộng Tước Nguyên Giám đốc 14/1/2006

Page 248: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Phụ lục QUAN TRẮC HỆ SINH THÁI THỦY SINH VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Quan trắc trong giai đoạn xây dựng Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng nhằm mục đích kiểm tra công tác xây dựng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (gọi tắt là giám sát tuân thủ), phần công việc này không liên quan đến việc nghiên cứu thủy sinh. Phần giám sát này liên quan đến chất lượng nước phía thượng nguồn và hạ du khu vực công trường. Điều đó có nghĩa là việc giám sát sẽ được thực hiện tại hai vị trí:

1. Khu vực thượng lưu đập 2. Phía hạ lưu sau vị trí tail-race entrance

Tần suất lấy mẫu là 1 tháng 1 lần. Các chỉ tiêu phân tích:

• Lưu lượng nước phía hạ lưu • pH • Độ dẫn điện • Độ đục • Chất rắn lơ lửng • Ô xi hòa tan • Ca • Mg • Tổng phốt pho • PO4-P • Tổng ni tơ • NO3 • NH4 • Coliform • Dầu khoáng

Khi các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đề xuất được thực hiện đầy đủ trong giai đoạn xây dựng thì sẽ không gây ra tác động nào phía hạ lưu. Do vậy không cần phải thực hiện việc giám sát các chỉ tiêu sinh học trong giai đoạn xây dựng. Tuy vậy có thể thực hiện một số các biện pháp kiểm tra, kết hợp với chương trình nâng cao nhận thức để hạn chế việc công nhân xây dựng bắt cá bằng chất nổ, do đây là tác động đáng kể đến cuộc sống của dòng sông trong giai đoạn xây dựng.

Page 249: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Chi phí cho công tác giám sát chất lượng nước trong giai đoạn xây dựng Chi phí giám sát tuân thủ không nằm trong phần ước tính chi phí. Chi phí được xây dựng dựa trên việc chủ đầu tư lấy mẫu và mang mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Chi phí bào gồm phí phân tích, chi phí xử lý mẫu và viết báo cáo. Hoạt động Chi phí Công tác thực địa (do chủ đầu tư thực hiện và không bao gồm trong chi phí) 0 Mang mẫu đến Đà Nẵng (do chủ đầu tư thực hiện và không bao gồm trong chi phí) 0 Phân tích ( 14 chỉ tiêu, 2 vị trí, 12 lần giám sát trong 1 năm) 21000000 Xử lý số liệu và viết báo cáo (20 ngày làm việc của chuyên gia và tiền công là 300 000 VND/ngày)

6000000

Tổng chi phí cho 1 năm 27000000 27 triệu đồng VND. The sum is exclusive VAT. Giám sát trong giai đoạn vận hành Phần này liên quan đến giám sát chất lượng nước trong giai đoạn vận hành. Giai đoạn này là giai đoạn hồ chứa đã được dâng đầy và nhà máy bắt đầu phát điện. Chương trình giám sát sẽ bao gồm những hạng mục sau đây:

1. Chất lượng nước 2. Nồng độ thủy ngân trong cá 3. Sản lượng cá và thành phần các loài cá 4. Thành phần các loài tảo trong hồ chứa 5. Khối lượng khí nhà kính thoát ra từ hồ chứa

Giám sát chất lượng nước Chất lượng nước cần được giám sát 4 lần trong một năm (tháng 1, 4, 7, 10) tại những vị trí sau đây:

1. Khu vực thượng lưu hồ chứa Sông Bung 2. Phần hồ chứa 3. Lượng nước tối thiểu xả xuống hạ du sau đập 4. Phần kênh xả nước của nhà máy 5. Phần trước khi hợp lưu với nước xả ra từ Nhà máy thủy điện A Vương 6. Hội Khách (sau khi hợp lưu với Sông Cái) 7. Ái Nghĩa (phần thượng lưu trước phần nối giữa sông Vũ Gia và Thu Bồn)

Việc lấy mẫu cần liên kết với việc lấy mẫu để giám sát việc thóat ra của khí nhà kính. Các chỉ tiêu chất lượng nước như sau (tại các vị trí “nước chảy” số 1,3,4,5,6,7 theo danh sách nói trên)

• Nhiệt độ • Ô xi hòa tan • TOC • pH • Độ đục • Chlorophyll-a • Tổng phốt pho

Page 250: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• PO4-P • Tổng Ni tơ • NO3 • NH4 • Arsen • Sắt

Do những hoạt động khai thác mỏ không là những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quan trọng nên các chỉ tiêu về kim loại nặng không đặt ra cho chương trình giám sát chất lượng nước. Trong hồ chứa, các mẫu nước cần được lấy tại những vị trí sâu nhất (khoảng 200 m đến 300 m phía thượng lưu của đập). Mẫu sẽ được lấy tại 5 độ sâu khác nhau. Độ sâu sẽ thay đổi tùy vào thời điểm lấy mẫu tùy vào mực độ ngập nước của hồ chứa. Tại 4 lần lấy mẫu trong năm, độ sâu sẽ được lựa chọn như sau: Mẫu nông nhất là tại vị trí 1 m so với mặt nước; mẫu sâu nhất là mẫu cách đáy hồ 5 m; một mẫu lấy tại độ sâu của cửa nhận nước; một mẫu nằm ở giữa mẫu nông nhất và mẫu có độ cao ngang với cửa lấy nước; một mẫu ở vị trí giữa của khoảng cách của mẫu ở cửa lấy nước và mẫu sâu nhất ở đáy. Các mẫu được phân tích với cùng các chỉ tiêu nêu ra ở trên, mẫu nông nhất được phân tích chỉ tiêu thành phần các loài tảo. Chi phí phân tích chất lượng nước (VND/năm không kể VAT) Hoạt động Chi phí Phí thực địa (2 người x 2 ngày x 4 lần trong 1 năm x 100000) 1600000 Chi phí đi lại (300 km x 5000 VND/km x 4 lần trong 1 năm) 6000000 Chi phí bồi dưỡng công tác thực địa (2 người x 200000 VND/ngày x 2 ngày/lần x 4 lần) 3200000 Hóa chất phân tích cho các trạm trên sông ( 13 chỉ tiêu x 6 vị trí x 4 lần/năm) 27000000 Hóa chất phân tích các trạm trên hồ chứa (1 vị trí, 5 độ sâu, 14 chỉ tiêu, 4 lần/năm) 22000000 Phân tích thành phần loài tảo (4 mẫu/năm x 300000 VND/lần phân tích) 1200000 Xử lý số liệu và viết báo cáo (30 ngày làm việc của chuyên gia x 300 000 VND/ngày) 9000000 Các chi phí khác, in ấn, hội họp v.v... 7000000 Tổng chi phí cho 1 năm 77000000 Giám sát sự thoát khí nhà kính ra khỏi hồ chứa Việc giám sát lượng khí nhà kính thoát ra khỏi hồ chứa không được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tổng lượng khí thoát ra khỏi hồ mà nhằm vào i.e. 1) sự khuyếch tán khí ra khỏi bề mặt hồ chứa; và 2) sự phân hủy của sinh khối trong hồ không bao gồm trong việc giám sát này. Sự thóat khí qua tua bin (cửa tràn nếu như loại tua bin nước sâu được lựa chọn), cũng như thông qua việc giám sát lượng nước xả tối thiểu. Công việc này sẽ được thực hiện bằng cách đo nồng độ khí mê tan và CO2 trong hồ tại cùng những vị trí đo chất lượng nước, cùng độ sâu lấy mẫu trong hồ. Cùng thời điểm đó sẽ đo nồng độ các khí này tại ba vị trí nước xả khác (tua bin, đập tràn và lượng xả tối thiểu) và mọt điểm phía hạ du. Sự khác biệt về nồng độ sẽ chỉ ra khối lượngcác chất này được giải phóng vào khí quyển do sự chênh lệch về áp suất kết hợp với việc nước bị khuấy trộn và làm nóng. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng việc lấy các mẫu bão hòa về khí là rất khó, do chúng sẽ tạo bọt ngay lập tức sau khi mẫu nước được nhấc ra khỏi bề mặt của nước và có sự thay đổi về áp suất (nó tương tự như khi ta mở một chai nước có ga như Cocacola). Việc đo được sự khuyếch tán của khí trên bề mặt hồ chứa và từ việc các chất hữu cơ bị phân hủy trong nước có thể coi là nhiệm vụ khó khăn nhất của chương trình giám sát. Mức độ bão hòa khí mê tan và CO2 tại lớp nước sâu nơi đáy hồ sẽ cho chúng ta biết rất nhiều về nguy cơ phát thải của hồ chứa. Chi phí cho việc giám sát khí nhà kính (VND/năm chưa kể VAT) Các hoạt động Chi phí

Page 251: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Đi thực địa cùng với đoàn lấy mẫu nước nên không cần thêm chi phí 0 Phân tích khí mê tan và CO2 10400000 Xử lý số liệu và viết báo cáo (13 ngày x 1 người x 300000 VND/ngày) 3900000 Các chi phí khác, in ấn, hội họp v.v.... 2000000 Tổng số cho một năm 16300000 Giám sát về cá Việc giám sát này bao gồm 1) Giám sát sản lượng cá 2) Giám sát các loài cá; và 3) Nồng độ thủy ngân trong cá. Chỉ tiêu thứ 3 được đo để giám sát khả năng methyl hóa thủy ngân trong trầm tích của hồ chứa (thủy ngân xuất hiện trong quá trình khai thác vàng) trở nên dễn bị tích lũy sinh học hơn thủy ngân kim loại gấp nhiều lần. Tất cả ba chỉ tiêu nêu trên đều sử dụng nguyên liệu từ một lần lấy mẫu về sản lượng cá. Sản lượng cá sẽ được giám sát theo cách sau đây: Một bộ album ảnh 107 loài cá được xác định trong quá trình nghiên cứu và lập báo cáo ĐTM. Các chuyên gia tư vấn thực hiện sẽ ký hợp đồng với một số người, một số hộ làm nghề đánh cá để họ báo cáo cho biết họ đã đánh được những loại cá nào, số lượng và trọng lượng ra sao. Bộ ảnh mẫu là để cho những gia đình làm nghề chài lưới này làm tài liệu tham khảo, tra cứu cho đúng tên, đúng loài. Những nhóm người này sẽ là những người sống tại khu vực thượng lưu, khu vực hồ chứa, khu vực giữa hồ chứa và Sông Cái và một phần trên sông Vũ Gia - thượng nguồn của Ái Nghĩa. Các số liệu sẽ được thu thập hàng tháng. Các hộ gia đình này sẽ lấy những mẫu cá của những con cá lớn để phân tích nồng độ thủy ngân. Mẫu cá sẽ được lưu giữ trong formalin hoặc trong cồn ethanol. Những gia đình này sẽ được nhận những khoản tiền thù lao cho công việc của họ. Chi phí giám sát cá (VND/năm không kể VAT) Hoạt động Chi phí Chuẩn bị album ảnh về các và các loài được xác định cho những người đánh cá dự định ký hợp đồng thực hiện

8000000

Công tác phí để thành lập ra các nhóm người, nhóm hộ tham gia công tác giám sát và tập huấn họ (2 người x 10 ngày x 300000 VND/ngày) + tiền công tác phí + tiền đi lại

10000000

Chi phí cho 7 nhóm dân chài để ghi lại các số liệu về cá đánh bắt được trong tháng (3000000 VND/nhóm/năm x 7 nhóm)

21000000

Xử lý số liệu và viết báo cáo (30 ngày x 1 người x 300000 VND/ngày) 9000000 Các chi phí khác, in ấn, hội họp v.v.... 5000000 Tổng số cho một năm 53000000 Chi phí phân tích thủy ngân (VND/năm không kể VAT) Hoạt động Chi phí Đi thực cùng với việc thu thập các số liệu về sản lượng cá nên không cần thêm chi phí 0 Phân tích (10 con cá. vị trí x 7 vị trí x 200000 VND/mẫu) 14000000 Xử lý số liệu và viết báo cáo (30 ngày x 1 người x 300000 VND/ngày) 3000000 Các chi phí khác, in ấn, hội họp v.v.... 2000000 Tổng số cho một năm 19000000

Page 252: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Phụ lục

Báo cáo và danh sách các đại biểu tham dự

Hội thảo tham vấn cộng đồng về ĐTM với các bên liên quan

10 tháng 2 năm 2006 – Huyện Nam Giang

27 tháng 4 năm 2006 – Thị xã Tam Kỳ

28 tháng 6 năm 2006 – Huyện Nam Giang

Page 253: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

BÁO CÁO VỀ HỘI THẢO THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4

Vị trí: Thị trấn Thanh Mỹ huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Ngãi Da Nang province Thời gian: ngày 10/2/2006 từ 7h30 đến 17h00 Những người trợ giúp: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Lan Hương, Dan Rocovits Số lượng đại biểu: 60 (Danh sách kèm theo) I. Ý kiến đánh giá của các đại biểu về hội thảo (Chú thích: chữ số viết sau các ý kiến là số lượng người đưa ra những ý kiến này)

1. Điều gì trong Hội thảo làm bạn thích nhất? - Các đại biểu hiểu và đóng góp những kiến thức của họ về các biện pháp giảm thiểu tác

động/ rủi ro. (5) - Các cán bộ Dự án, các chuyên gia tư vấn và những người hỗ trợ rất nhiệt tình. Phương

pháp tham vấn rất dễ hiểu, rõ ràng đối với các đại biểu (4) - Phần trình bày của các chuyên gia dễ hiểu, ngắn và rõ ràng. (4) - Nội dung của Hội thảo phong phú, hữu ích đối với các điều kiện kinh tế- xã hội của

nhân dân trong vùng Dự án (3) - Phần trình bày của tư vấn về các tác động đến môi trường (3) - Hội thảo được tổ chức tốt và rất phù hợp (2) - Phần nghe những ý kiến nhận xét về công tác di cư của những người dân phải tái định

cư của thủy điện A Vương (2) - Phần nghe báo cáo của Ban QLDA thủy điện 3 về công tác di dời (2)

2. Làm thế nào để cải tiến chất lượng của Hội thảo? - Phần thảo luận phải nhiều hơn (6) - Cần phải tổ chức nhiều hội thảo hơn nữa cho những đại biểu từ các khu vực bị ảnh

hưởng bởi Dự án để giúp họ hiểu hơn và ý thức được các vấn đề liên quan đến Dự án (5)

- Cần bổ sung nhiều đại biểu tại những khu vực trọng điểm tham dự Hội thảo (4) - Thời gian tổ chức hội thảo cần được thông báo sớm hơn tới các đại biểu để họ có thời

gian thu thập thông tin từ cộng đồng địa phương về những chủ đề sẽ bàn bạc trong Hội thảo. (4)

- Thời gian tổ chức Hội thảo cần phải dài hơn, từ 2 ngày đến 3 ngày. (2) - Hội thảo cần được tổ chức tại các bản sẽ phải di dời trong vùng lòng hồ. (2) - Phần trình bày về các vấn đề kinh tế- xã hội cần ngắn hơn, đơn giản hơn và chỉ cần

trình bày những vấn đề tổng thể, tránh trùng lặp về các thông tin trình bày. (2) - Thông tin rõ ràng cho nhân dân trong vùng dự án về mục đích, ý nghĩa của Dự án. (2) - Phần trình bày bằng slide nên ngắn hơn. (2) - Cần nhiều thời gian hơn để thảo luận về các tác động tích cực, tiêu cực của Dự án đến

môi trường (2) - Những bức tranh minh họa của Nhóm trợ giúp nhỏ quá. (2)

II. CÁC Ý KIẾN CỦA NHÓM TRỢ GIÚP QUỸ CÁC LÀNG BẢN THẾ GIỚI (WORLD VILLAGE FUND) Các đại biểu đến dự Hội thảo rất đúng giờ dù đường xá đi lại xa xôi, khó khăn, điều kiện thời tiết

xấu. Các đại biểu dự hội thảo đầy đủ trong suốt cả ngày. Lúc đầu các đại biểu còn e ngại trong khi phát biểu ý kiến, nhưng sau giai đoạn “hâm nóng, khởi

động” họ đã chia sẻ những ý kiến của họ rất chân thành. Các đại biểu từ các xã, các bản có vẻ rất lo lắng về công tác tái định cư.

Thời gian trình bày của các chuyên gia chiếm nhiều, khiến cho thời gian thảo luận còn lại ít, bị hạn chế.

Page 254: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các đại biểu không thể trả lời các câu hỏi liên quan đến phần trình bày của Tư vấn ngay sau khi nghe trình bày. Có thể do phần trình bày nặng về kỹ thuật quá hoặc cũng có thể do phiên họp toàn thể quá đông khiến cho mọi người ngại ngần khi phát biểu ý kiến.

III. Việc thảo luận theo từng nhóm nhỏ trong buổi sáng Nhóm 1: Các tác động về Xã hội và Môi trường

Các đại biểu đến từ các bản Người hỗ trợ: Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Chuyên gia tư vấn trong nước: Đào Huy Khuê.

Lúc đầu các đại biểu ngại phát biển ý kiến đóng góp. Sau 30 phút, với sự động viên của nhóm trợ giúp, các đại biểu đã đóng góp những ý kiến như trình bày dưới đây. (Chú ý: con số viết sau các ý kiến là số lượng đại biểu tham gia đánh giá sau khi tất cả các ý kiến đã được nêu, được bàn bạc và lên danh sách.Mỗi một đại biểu có quyền chọn 3 ý tưởng xác đáng nhất theo cách nghĩ của họ). 1. Mất nguồn cung cấp nước sinh hoạt: 5 điểm

2 giếng, 4 bến sông và 4 nguồn cung cấp nước tự nhiên gồm: Pa Dhi: 2 nguồn cung cấp nước sạnh cho bản. Thôn 2: 2 nguồn cung cấp nước sạch cho bản. Pa Rum A: 3 nguồn cung cấp nước sạch. Tất cả 4 bản đều có những guồng đưa nước về từng nhà.

2. Mất một số cơ sở hạ tầng: 4 điểm

Pa Rum B: Mất tất cả các lớp học và trung tâm xã. 1 nhà văn hóa. 31 lớp học. 4 phòng của trung tâm y tế xã. 8 phòng của Ủy ban nhân dân. 1 cầu cho người đi bộ. 1 cầu ngầm. 29 cơ sở thủy lợi nhỏ.

3. Mất 196 ngôi nhà: 3 điểm 196 ngôi nhà, trong đó: Pa Dhi: 58 nhà Pa Rum: 40 nhà Pa Rum B: 57 nhà Thôn 2: 76 nhà + bếp + kho và chuồng gia súc

4. Mất đất nông nghiệp: 3 điểm 5. Mất đi sự tiếp cận với rừng và các sản phẩm rừng: 2 điểm

Rau rừng; Gỗ xây nhà; Những động vật hoang dã như chuột, lợn rừng v.v... Mất 100% số cây tiêu đen và các cây lưu niên như cây quế (từ năm 1990), xoài; Mất các cây cỏ, dược thảo sống xung quanh nhà và trong rừng.

6. Các tác động đến sức khỏe: 2 điểm Cảm giác lo lắng, ức chế do phải chuyển nhà và đồ đạc, hoang mang không biết sẽ tìm các

loài dược thảo ở đâu. 7. Những mối lo lắng của xã hội: 1 điểm

Nhân dân lo lắng về đất nông nghiệp của họ và kinh tế gia đình do họ không quen thuộc lắm với nơi ở mới;

Nhân dân cũng lo lắng vì sẽ bị mất các phần mộ (Thôn 2: nếu như chuyển nhà thì cũng phải chuyển các mộ đi theo. Nhưng ý kiến của thôn Pa Dhi và Pa Rum A & B, nhân dân thấy không cần chuyển mộ nhưng cần phải làm một lễ cúng.

8. Chia rẽ xã hội: 1 điểm Nếu như nhân dân tự biết cách bảo vệ mình thì sẽ không có vấn đề gì.

9. Mất một phần đất và thực phẩm cho gia súc: 1 điểm

Page 255: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

10. Mất đi các di sản linh thiêng: 1 điểm Cả 4 bản sẽ bị mất các khu nghĩa trang và nhà Guoi.

11. Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em : 1 điểm Khu vực dự án ở cách xa vùng biên giới, do vậy mà rủi ro về vấn đề này cũng ít. Tuy vậy sẽ

có sự có mặt của những người lạ trong khu vực dự án nên rủi ro vẫn có. 12. Sự xáo trộn gây ra do những người lạ từ nơi khác đến gây nên: Không có điểm nào

Người lạ đến sẽ kèm theo những rủi ro về an ninh như có thể đồ đạc sẽ bị mất cắp đồ đạc, gai súc và gà, vịt.

13. An toàn giao thông : không có điểm nào Những con đường sẽ bị ngập.

14. Mất mát sự tiếp cận đến cá trên sông: không có điểm nào Điều này ảnh hưởng đến các nguồn thực phẩm của nhân dân do tại nơi ở cũ họ có ao nuôi cá,

một số hộ sống phụ thuộc vào các sản phẩm nước. 15. Sự xáo trộn đến cộng đồng tiếp nhận dân tái định cư: không có điểm nào

Chưa biết khu tái định cư ở đâu. 16. Các bệnh tật gây ra do thiếu nước sinh hoạt: không có điểm nào

Có thể sẽ là vấn đề do nhân dân địa phương mất đi các nguồn thảo dược sống quanh nhà và trong rừng;

Nhóm 2: Các tác động môi trường

9 đại biểu làm công tác kỹ thuật tại tỉnh, các huyện và một số tổ chức khác (NGO) Người hỗ trợ: Nguyễn Thị Bích Ngọc. Chuyên gia tư vấn trong nước: Nguyễn Kim Nhung (Viện Địa lý)

1. Các tác động đến Khu BTTN Sông Thanh: 9 điểm

- Tiếng ồn từ các khu vực công trường làm cho động vật sợ hãi và bỏ chạy. - Mất 78 ha rừng và 144 ha vùng đệm (là vùng đáy hồ), do vậy sẽ ảnh hưởng đến công tác

quản lý. - Gây xáo động đến các chức năng điều tiết của các hệ sinh thái tự nhiên (thay đổi hệ sinh

thái). - Ngập một phần đất phía thượng nguồn và mất một phần đất để làm hành lang an toàn cho

đường dây truyền tải. - Việc quản lý rất khó do bị mất một phần đường quốc lộ 14 D (con đường chính thức). - Tăng sự tiếp cận đến khu bảo tồn (bằng đường sông), nên việc xâm phạm rừng sẽ tăng lên. - Việc xây dựng nhánh đường bù lại phần bị mất của quốc lộ 14D sẽ gây mất rừng và tăng

các con đường tiếp cận đến rừng. 2. Sự xáo trộn về xã hội: 8 điểm

- Gái điếm. - Ma túy. - Cướp giật. - Đánh nhau. - Rượu chè - Quan hệ (con ngoài giá thú), mất chồng, mất vợ.

3. Xáo trộn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên: 7 điểm

- Tác động đến cá và cuộc sống con người. - Mất 1000 ha đất nông nghiệp và được đền bù bằng đất rừng. - Mất một số động vật, nhất là động vật trong khu bảo tồn như: hổ, rùa nước, rùa cạn,

chim và cáo. 4. Xói mòn và trượt lở đất: 1 điểm.

- Xói mòn trong giai đoạn xây dựng; - Mức độ nước dao động trên bờ hồ sẽ gây xói mòn, bồi lắng phía đáy hồ. - Việc xây mới lại một đoạn của đường 14D sẽ gây ảnh hưởng đến rừng xung quanh

khu vực đường mới mở. 5. Ô nhiễm môi trường: 1 điểm.

Page 256: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

- Số lượng xe cộ tăng và việc khai thác đá sẽ gây ô nhiễm không khí và gây ồn. - Chất thải rắn và các chất thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng. - Ô nhiễm nước và các hệ sinh thái do việc xả thải các hóa chất độc hại. - Bà Quỳnh, chuyên viên của EVN bổ sung thông tin rằng EVN sẽ thuê những đơn vị

chuyên môn thực hiện công tác rà phà bom mìn, thu dọn chất độc hóa họac (nếu có) trong khu vực lòng hồ. Tuy vậy cán bộ huyện khẳng định rất ít có khả năng còn có bom, hoặc chất nổ còn sót lại trong lòng hồ.

6. Bồi lắng và ô nhiễm đáy hồ: 1 điểm - Mất đi các chất phù sa tại vùng hạ lưu. - vật bị ngập.

7. Thay đổi chế độ thủy văn: 1 điểm - Hạn chế lũ tại vùng hạ lưu.

8. Chất lượng nước: không có điểm nào - Bồi lắng: thay đổi chất lượng nước. - Cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân sống xung quanh vùng hồ. - Tác động tiêu cực đến việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.

9. Tác động đến giao thông thủy : không có điểm nào - Không có thác động nếu như xây cầu vượt qua đường quốc lộ 14D.

10. Tác động đến việc sử dụng vao các mục đích khác tại hạ lưu: không có điểm nào. - Việc điều tiết hồ chứa có thể sẽ gây ra tác động đến hệ sinh thái tự nhiên vào màu khô

và sẽ gây mặn hóa. Nhóm 3: Các tác động xã hội 17 các đại biểu không có chuyên môn về kỹ thuật từ các cơ quan hành chính xã và huyện. Người trợ giúp: Lê Thị Lan Hương. Tư vấn trong nước: Bùi Minh Đạo.

Chú thích của người trợ giúp của tổ chức Làng bản Thế giới: Các đại biểu nói rằng không có số liệu nào cung cấp về các bản Vinh và xã Ta Bhing trong các bài trình bày của tư vấn. Các đại biểu tham gia rất cởi mở, đặc biệt là chủ tịc và các chuyên viên thư ký của các xã Zuoih và Ta Bhing. Các đại biểu cung cấp thêm thông tin về các tác động xã hội và xếp thứ tự như sau: 1. Mất nhà: 8 điểm

- 196 nhà tại 4 bản của xã Zuoih bao gồm: - Thôn 2, - Bản Pa Rum, - Bản Pa Rum B, - Bản Pa Dhi. Số nhà bị mất có thể lên tới 10 nhà hoặc hơn.

2. Mất đất nông nghiệp: 8 điểm - Tất cả 4 bản tại xã Zuoih bao gồm đất lúa nương và đất ruộng tại vùng bằng phẳng. - Bản Vinh tại xã Ta Bhing: mất ruông lúa nương, đất vườn và đất dọc theo thung lũng

sông. - Mất đất nông nghiệp có thể gây ra việc mất rừng và mâu thuẫn về đất đai.

3. Sức ép về xã hội: 8 điểm - Nhân dân lo lắng vì phải di dời. Họ lo lắng vì họ không hình dung nổi chỗ ở mới sẽ

như thế nào và làm sao mà đến được nơi ở mới đó. - Không một ai muốn phải di dời.

4. Mất một số các cơ sở hạ tầng khác: 6 điểm - 31 phòng học. - 1 trạm xá (6 phòng). - 18 phòng làm việc của Ủy ban nhân dân xã. - 1 cây cầu - 29 công trình thủy lợi nhỏ - 1 nhà văn hóa

Page 257: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

- 1 bưu điện 5. Vấn đề về sức khỏe: 5 điểm

- Mất vệ sinh - Nước bị ô nhiễm - Thiếu thức ăn (do mất những sản phẩm nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm từ rừng).

6. Mất các nguồn cung cấp nước sinh hoạt: 4 điểm

- 2 giếng và 4 bể chứa nước. - Mất nguồn cấp nước tự nhiên từ các dòng suối, nơi nhân dân thường tắm (6 khe suối,

1 sông, suối Lạng, suối Búa, suối Boong, suối Bnau, khe Zuoih và nhiều các dòng suối nhỏ khác).

8. Mất rừng và các nguồn tài nguyên rừng: 3 điểm - rừng trồng - rừng tự nhiên, các loài động, thực vật sống trong rừng tự nhiên.

9. Gây xáo trộn tại những khu vực tiếp nhận dân tái định cư: 1 điểm Các khu tái định cư hiện nay đang có:

- Pa Pang có trên 10 hộ gia đình. - Khe Boong: Có một số dân sống trên vùng thượng lưu. - Khe Zuoih: Không có người sống ở đây.

10. Mất các nguồn lợi về thủy sản: không có điểm nào - Nước tăng cao, các ao cá bị ngập và những người dân địa phương có thể bắt cá. - Tài nguyên thủy sản bị mất là cá, tôm, cua, rùa, cá sấu (đối với cá sấu, nhiều đại biểu

cho rằng đấy là một loại kỳ đà chứ không phải là cá sấu). 11. Mất một số khu vực dùng để chăn thả gia súc: không có điểm nào. 12. Mất một số các khu vực linh thiêng: không có điểm nào

- Mất 224 phần mộ, những số liệu này chưa được tính chính xác. - 4 nhà Guoi. - Một số các vị trí linh thiêng bị mất tại bản Vinh (không có đền, chùa nào trong hai xã

này). 13. An toàn giao thông: không có điểm nào

- Nhân dân đi lại rất nhiều, đường xá lại nhỏ hẹp lại dốc. - Nhân dân địa phương không hiểu Luật lệ giao thông lắm nêndễ dàng gây ra nhiều tai

nạn giao thông. 14. Những người lạ từ nơi khác đến: không có điểm nào

- Số lượng người lạ sẽ gia tăng do giá cả tăng, những sự thay đổi thị trường. - Quản lý các khu dân cư sẽ rất khó.

15. Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em: không có điểm nào - Có thể xảy ra.

16. Bệnh tật gây ra do thiếu nước cấp cho sinh hoạt: không có điểm - Giun - Các bệnh đường tiêu hóa - Các bệnh ngoài da - Các bệnh về mắt - Các bệnh truyền nhiễm - Các bệnh phụ nữ

17. Thói quen và truyền thống của dân địa phương bị thay đổi: không có điểm nào. 18. Hệ thống giáo dục và luật lệ bị ảnh hưởng trong thời gian dài: không có điểm nào.

IV. PHẦN HỎI VÀ TRẢ LỜI VỚI 3 BÊN LIÊN QUAN ĐẾN TỪ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN

A VƯƠNG Các cán bộ hồ trợ hỏi 3 câu hỏi chính sau đây:

1. Những khó khăn nào những người dân tái định cư khu vực thủy điện A Vương đã gặp phải? 2. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?

Page 258: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

3. Dự án thủy điện Sông Bung 4 cần phải chú ý điều gì để giải quyết những vấn đề gặp phải trong ? (nhất là những vấn đề liên quan đến truyền thống văn hóa của người dân tộc thiểu số Cơ Tu)

Sau đây là những ý kiến trả lời của các đại biểu đến từ dự án thủy điện A Vương (chú ý: ở đây chúng tôi ghi lại những gì họ phát biểu, có 1 số ý không có nghĩa lắm):

- Những người dân địa phương không muốn dời khỏi chỗ ở cũ do việc tái định cư làm thay đổi cảm nhận về cộng đồng của những người sống và người chết.

- Nhà ở và vườn tại khu tái định cư quá nhỏ, quá gần nhau. Điều này ảnh hưởng đến an ninh, những mâu thuẫn xã hội và ô nhiễm môi trường.

- Sự trượt lở đất xảy ra rất nhiều tại khu tái định cư. - Công tác chuẩn bị cho tái định cư quá chậm, do vậy mà nhân dân phải ngừng sản xuất trong

quá trình chờ đợi để di chuyển (đất để không, không sản xuất được trong thời gian chờ đợi). - Đất ở khu tái định cư được chuẩn bị quá lâu, cho đến tận bây giờ dân vẫn chưa nhận được đất

để trồng trọt. Cho đến tận bây giờ các cộng đồng mới thực hiện được lễ cúng trâu và lễ cầu may cho bản mới.

- Đường đi rất hẹp (chỉ từ 2 m đến 2.5 m) và lầy lội. Số lượng xe máy nhiều hơn nên số tai nạn giao thông cũng nhiều hơn.

- Các hộ giàu và hộ trung bình than phiền rằng việc đền bù nhà và đất lại bằng nhau, trong lúc đó các hộ cũ có nhà tốt, nhà xấu. Những người nghèo rất phấn khởi do cuộc sống của họ được cải thiện sau khi di dời.

- Cần phải tham vấn ý kiến các trưởng bản về các khu đất nông nghiệp, đất ở và kiểu nhà. - Đất đền bù quá nhỏ và không tốt như đất cũ nên cần phải tìm những khu tái định cư tốt hơn. - Do người dân phụ thuộc nhiều vào công tác trồng cấy, canh tác nên số lượng đất đền bù từ 1,2

ha đến 1,5 ha là rất ít. Cần phải có một cơ quan Nhà nước thực hiện vấn đề này. - Hiện nay tại công trình thủy điện A Vương, các cơ quan đang có kế hoạch xây dựng hành lang

đường giao thông, phát triển du lịch và nuôi cá trên hồ chứa.. - Có rất nhiều khó khăn gặp phải trong quá trình thuyết phục dân di dời. - Quân đoàn 3 đã hỗ trợ việc tháo dỡ nhà cũ, chuyển nguyên vật liệu đến nơi ở mới và sau đó

tận dụng những nguyên liệu này dựng bếp giống như khu bếp có tại nơi ở cũ. - Cần phải bố trí đất để chăn nuôi gia súc, hiện nay họ không có chỗ nào để dựng chuồng gia

súc. - Những người dân có vẻ như dựa vào chính quyền để nhận được một số quyền lơi, do vậy mà

chính quyền phải tổ chức những nhóm lao động địa phương. - Một số hộ nấn ná không muốn di dời, nên các cán bộ huyện phải đến giúp. Các cán bộ xã cũng

phải ở lại cùng với họ hỗ trợ họ di chuyển. - Đã xảy ra hiện tượng cháy nhà trong khi di chuyển vì một số gia đình quên không dập lửa bếp.

Đại diện xã Zuoih đặt ra một số các câu hỏi. Đại biểu đến từ A Vương trả lời như sau: - Ban Quản lý dự án đề nghị Quân đoàn 3 hỗ trợ di dời nhà cửa, con người và tài sản. Các hộ

chỉ cần gói ghém, chuẩn bị sẵn sàng. Tuy vậy những đồ dùng có giá trị thì các hộ phải tự bảo quản, giữ gìn.

- Đối với việc di dời: cần phải tuân thủ quy trình sau: gặp Ban tái địnnh cư để lập kế hoạch, thu xếp, sắp đặt công việc với các trưởng bản, sau đó các nhà tự bắt thăm về mảnh đất, căn nhà của mình.

- Đất cần phải chia lô trước khi xây nhà.

CUỘC THẢO LUẬN NHÓM BUỔI CHIỀU:

Các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội và môi trường Các nhóm vẫn được chia như buổi sáng. Do thời gian không có nhiều nêu thời gian thảo luận chỉ có 30 phút.

Page 259: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Nhóm 1: Những biện pháp giảm thiểu các tác động xã hội

- Nhà cần được đền bù bằng tiền để dân có thể tự xây nhà cho chính họ. - Chính quyền đào giếng tại những khi không có nước ngầm. Tại những khu vực có nước ngầm

thì sử dụng ống hút nước ngầm. - Đất nông nghiệp phải được đền bù đầy đủ cho từng hộ để họ tự quản lý thì sẽ dễ hơn. - Đào ao tại bản Ta Bhin và Pa Rum B. Tại Thôn 2 có thể đền bù bằng tiền. - Dân ở hai bản Pa Dhi và Pa Rum B muốn được đền bù đất làm chuồng gia súc. - Thôn 2 muốn được đền bù đất làm chuồng nuôi gia súc. Vật liệu làm chuồng có thể đền bằng

tiền. - Chính quyền xây lại nhà Guoi cho dân và chi trả tiền cúng cầu phúc. Không cần phải di dời

mồ mả, nhưng phải thông báo với dân về quyết định này. - Do chúng tôi phải sống xa rừng nên chính quyền cần hỗ trợ chúng tôi các khóa khuyến nông

về trồng rau. - Đảm bảo chế độ an ninh và đăng ký tạm trú.

Nhóm 2: Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường - Thông báo và đào tạo, nâng cao nhận thức cho nhân dân. - Phải có các quy định đối với công nhân xây dựng và công tác quản lý. - Cung cấp tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ của khu Bảo tồn thiên nhiên Sông

Thanh. Hiện nay có 29 nhân viên. Chỉ có 6 người trong số họ có trình độ đại học hoặc học nghề.

- Cung cấp các dụng cụ, công cụ cho công tác kiểm sóat và bảo vệ rừng. - Đền bù cho những khu vực có rừng bị mất. - Cần phải có quỹ cho hoạt động nghiên cứu và quản lý các loài quý hiếm như Voọc. - Tăng cường giám sát sự tiếp cận từ bên ngoài đến khu bảo tồn và các hoạt động khai thác

vàng trái phép. - Trồng cây và quy hoạch khu bảo tồn để duy trì tính bền vững về môi trường và xã hội. - Nuôi cá để thay thế cho những sản phẩm thủy sinh bị mất trong quá trình di chuyển. - Nuôi những loài các bản địa trong hồ khi hồ đi vào vận hành. - Duy trì xả một lượng nước nhất định xuống hạ du để đảm bảo dòng chảy môi trường. - Không canh tác tại khu vực đất bán ngập do làm như vậy sẽ làm tăng sự bồi lắng đáy hồ và

gây ô nhiễm nước. Nhóm 3: Những biện pháp giảm thiểu tác động xã hội

- Nhà nước cần xây nhà cho dân, xây nhà sàn, nền đất và có vườn. Tổng diện tích cần khoảng 500m2. Các khu nhà cần được bố trí theo quan hệ họ hàng. Nhà cần được xây dựa trên số lượng người trong gia đình để bố trí được diện tích đất hợp lý. Khi xây nhà cho dân, cần xây nhà mẫu trước để dân tham khảo.

- Nhà nước cần bố trí đất để trồng lúa nước, hệ thống thủy lợi cho dân. - Xây bể nước để trữ nước dùng cho mục đích sinh hoạt. - Cung cấp điện sinh hoạt, hệ thống thủy lợi và hệ thống cống rãnh thoát nước. - Xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường, trường, trạm xá và văn phòng Ủy ban nhân dân xã. - Tham vấn ý kiến những người dân bị ảnh hưởng về nhu cầu đất nông nghiệp và chăn nuôi gia

súc. - Xây dựng bưu điện xã và đài phát thanh xã. - Xây các nhà Guoi. - Hỗ trợ nhân dân trong quá trình chuyển đồ đạc. - Các khu tái định cư phải được xây xong và ổn định trước khi bắt đầu các hoạt động xây dựng

và thông báo kịp thời với dân. - Các nhà thầu phải quản lý công nhân tốt để đảm bảo được trật tự xã hội. - Công an cần phối hợp với lãnh đạo xã quản lý cư trú và sự đi lại của người dân.

Page 260: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Danh sách đại biểu tham dự

TT Tên Cơ quan/ chức vụ Số điện thoại 1. Nguyễn Nhật Tuyên Chuyên gia của ADB 04.933 1374 2. Bho Nuoch Chiến Bí thư huyện ủy huyện Thanh Mỹ 0511 840 546 3. Nguyễn Minh Chiến Ban QLDA thủy điện 3 0905 717 727 4. Trần Quang Khải Công ty tư vấn xây dựng điện 3 08 930 7756 5. Vũ Thị Hiền MONRE 0912 377 735 6. Lê Thị Ngọc Quỳnh Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) 0913 203 384 7. Trần Nguyễn Quang Huy Công ty tư vấn xây dựng điện 3 0903 187 707 8. Nguyễn Thái Vũ Công ty tư vấn xây dựng điện 3 08 930 7756 9. Đỗ Đình Hôn Ban QLDA thủy điện 3 0914 113 486 10. Trần Thị Vũ Thu Ban QLDA thủy điện 3 0988 253 852 11. Đào Thị Việt Nga Hệ thống sông quốc tế (International

River Network) 0904 368 463

12. Nobuko FIDR 0511 871 279 13. Đinh Ngọc Diệu FIDR 0905 058 052 14. Barnuy Long WWF 0511 810 753 15. Trần Huy Chương Chuyên gia của ADB 0903 703 357 16. Phạm Thị Như Phòng Kế hoạch và Tài chính, Huyện

Nam Giang 0510 792 305

17. Trần Vượng Thịnh Đài phát thanh huyện 18. Đỗ Tuấn Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh 0914 300 627 19. Trần Thanh Hải Hội đồng nhân dân huyện 0914 001 637 20. Đoàn Văn Thanh Sở TN &MT 0913 409 750 21. Nguyễn Văn Bình Phòng Giáo dục và đào tạo 0511 792 232 22. Nguyễn Tiến Dũng Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi

trường 0511 792 225

23. Nguyễn Sáu Đoàn thanh niên của huyện 0905 261 246 24. Vũ thị Ngọc Trân NIAPP 0913 385 282 25. Nguyễn Văn Trường Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi

trường

26. Cho Ram Nhiên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang

27. Hoàng Trọng Dũng Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang 28. Gio Rong Năng Bí thư đảng ủy xã Ta Bhing 29. Tagon Dha Bản Cong Don, xã Zuoih 099 451 001 30. Tagon Auoc Bản Cong Don, xã Zuoih 31. Bùi Công Lượng Phòng Kinh tế 0510 840245 32. Lâm Quang Hinh NIAPP 0988 182 821 33. Đào Huy Khuê NIAPP 0913 553 353 34. Nguyễn Hà Huệ NIAPP 0913 520 818 35. Lê Trung Thông NIAPP 0912 075 558 36. Trần Thị Bình Cục điều tra và quy hoạch rừng 04 689 0946 37. La Lim Hậu Hội Nông dân huyện 0953 816 58/ 840

346 38. Briu Gounh Hội Phụ nữ huyện 0510 845 036 39. Võ Văn Chương Mặt trận tổ quốc 840 251 40. Tra Thanh Hoàng Giám đốc công an huyện 792 211 41. Nguyễn Hữu Dương Phòng Kinh tế, cơ sở hạ tầng 792 213 42. Lê Đức Phúc Phòng tài nguyên thiên nhiên và Môi

trường 792 224

43. Ri A Nhung Chủ tịch thị trấn Thạch Mỹ 840 208 44. Bshing Đông Bản Pa Dhi, xã Zuoih 45. Alang Xpup Bản Pa Dhi, xã Zuoih

Page 261: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

TT Tên Cơ quan/ chức vụ Số điện thoại 46. Bling Đam Bản Con Don, xã Zuoih 47. Alang Xrat 48. Trần Tấn Tài Phòng ý tế 840 162/ 0905

606 016 49. Bling Đa Bản Ka Dang, Ta Bhing 50. Bnuoch Toui Prum B 51. Poloong Nhieu Bản Pa Rum A 52. Bhling Đê Bản Pa Rum B 53. Alang Đôn Phòng Nhân chủng học 54. Châu Văn Ngọ Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện 55. Lê Văn Luyện Phòng Kinh tế, huyện Đông Giang 56. Nguyễn Minh Bảo Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi

trường, huyện Đông Giang

57. Alang Trạch Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mê Linh

58. Briu Lê Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dang 59. Alang Mai Phó Chủ tịch huyện Nam Giang 792 412/ 0905

123 697 60. Tongol Kia Xã Ta Binh (Chairman of CPC) 792 035

Ngoài các đại biểu đăng ký như danh sách nêu trên, các cán bộ của NIAPP, các chuyên

gia tư vấn sau đây đã tham gia Hội thảo:

Tên Vị trí công tác Chuyên gia quốc tế Göran Lifwenborg Nhóm trưởng Chris Flint Trưởng Nhóm xã hội và chuyên gia lập kế hoạch tái định cư TiiaRiitta Granfelt Chuyên gia về giới Dan Rocovits Chuyên gia về tham vấn cộng đồng Jan-Petter Magnell Trưởng nhóm môi trường Tim McGrath Trưởng nhóm phục hồi sinh kế Chuyên gia trong nước Bùi Văn Đạo Chuyên gia về dân tộc thiểu số Đặng Minh Ngọc Chuyên gia về dân tộc thiểu số Đào Huy Khuê Chuyên gia về dân tộc thiểu số Phạm Thị Bích Ngọc Chuyên gia về tham vấn cộng đồng Đặng Kim Nhung Chuyên gia lập kế hoạch về môi trường Vũ Thị Ngọc Trân Chuyên gia về giới

Page 262: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Dự án thủy điện Sông Bung 4 Hỗ trợ kỹ thuật số 4625-VIE

Báo cáo về Report on Second Stakeholder Consultation Workshop Giới thiệu Tổng quát

Vị trí: tỉnh Quảng Nam, thị xã Tam Kỳ Ngày: 27/4/2006, 8.00 giờ sáng đến 4.30 chiều Số lượng đại biểu: 53 Nhóm hỗ trợ: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Giang, Dan Rocovits của tổ chức Làng, bản Thếo giới (WVF)

Mục đích của Hội thảo

Mục đích của Nhóm tư vấn Chia sẻ với các đại biểu:

• Khái quát về tài nguyên nước trên lưu vực sông Vũ Gia. • Các dự án thủy điện dự kiến trên lưu vực, chế độ vận hành của các dự án thủy điện trong

tương lai, các khía cạnh đa mục tiêu của các dự án. • Kết quả tính toán mô hình thủy động lực học. • Các tác động môi trường và xã hội xác định tại khu vực hạ lưu. • Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và xã hội liên quan.

Thực hiện những cuộc trao đổi có sự tham gia của cộng đồng trong cuộc họp chung cũng như trong các nhóm nhỏ để thu nhận những ý kiến của công chúng:

• Những câu hỏi liên quan đến các báo cáo kỹ thuật nêu trên; • Các tác động phát hiện thêm tại vùng hạ lưu chưa được đề cập đến trong các báo cáo nói trên. • Sắp xếp theo mức độ quan trọng về các tác động khác nhau ở vùng hạ lưu. • Phát huy và tăng cường sự tham gia của cộng động.

Mục tiêu của các đại biểu Sau đây là phản hồi (bằng văn bản) của các đại biểu về câu hỏi “Các bạn mong đợi thu nhận được gì từ Hội thảo ngày hôm nay?”

• 55% hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về Dự án nói chung, các tác động xã hội và môi trường tại hạ du, các bịên pháp giảm thiểu các tác động và vấn đề tái định cư. Họ mong muốn được hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa các dự án có hỗ trợ của nước ngoài, và những dự án của Chính phủ. Nhận xét của WVF: 55% số đại biểu diễn đạt được sự chờ đợi của họ về mục tiêu của hội thảo bằng văn bản và gửi đến cho chúng tôi trước khi Hội thảo bắt đầu. Do vậy mà chúng tôi coi như họ đã đọc và hiểu chương trình làm việc đã được các thành viên ban tổ chức ghi rất rõ trong Chương trình hội thảo. Họ cũng tỏ ra hiểu khác kỹ về những vấn đề trình bày.

• 30% hy vọng rằng Hội thảo sẽ được tổ chức một cách thuận lợi và công trình Dự án thủy điện Sông Bung 4 có thể nhanh chóng đi vào hoạt động. Nhận xét của WVF: 30% đại biểu hy vọng “Hội thảo sẽ được tổ chức một cách thuận lợi và công trình Dự án thủy điện Sông Bung 4 có thể nhanh chóng đi vào hoạt động”. Đó là một cách biểu hiện những điều chúc may mắn thông thường (Chúc hội thảo thành công) chứ không hẳn là sự mong muốn, sự chờ đợi của cá nhân về Hội thảo. Đây cũng là điều dễ hiểu vì có nhiều cán bộ chính quyền trong tỉnh chưa bao gờ tham dự vào những sự kiện có sự tham gia của người dân theo đúng nghĩa của nó và do vậy họ không chắc chắn lắm về cách trả lời câu hỏi về “ý kiến cá nhân”. Đề nghị lưu ý rằng quá nửa số đại biểu là các cán bộ của chính quyền (không phải là các cán bộ kỹ thuật). Họ có thể không hiểu rõ lắm về bản chất của việc đánh giá khả thi mặc dù họ luôn nó, nhấn mạnh đến “Báo cáo nghiên cứu khả thi”. Những điều chờ đợi họ bày tỏ ở đây được hiểu rằng họ ủng hộ Dự án thủy điện Sông Bung 4. .

• 15% cảm nhận rằng các dự án thủy điện trên Sông Vũ Gia- Thu Bồn là giải pháp thiết thực cho sự phát triển của Việt Nam, sẽ góp phần ổn định sinh thái và cung cấp nhiều điện hơn cho các bên liên quan sống dưới hạ du. .

Page 263: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Nhận xét của WVF: 15% đồng ý với chính sách của Nhà nước về phát triển thủy điện tại tỉnh Quảng Nam.

Đánh giá về Hội thảo Đánh giá của các đại biểu

Phản hồi của các đại biểu Việc đánh giá được thực hiện bằng phiếu viết thực hiện vào lúc cuối cùng của Hội thảo. Các đại biểu được yêu cầu để trả lời hai câu hỏi (các đại biểu được thông báo là không cần phải ký tên để họ có thể trả lời thật về những vấn đề khó như ý của họ mà không phải ngại ngần gì):

• Cần phải làm gì để cải tiến hội thảo? • Bạn thích nhất điều gì tại Hội thảo?

Sau đây là tóm tắt phần phản hồi của đại biểu. Các số ghi trong dấu ngoặc là số lượng các ý kiến cùng quan điểm. Phải làm gì để cải tiến hội thảo?

• (8) Nội dung của Hội thảo rất khó hiểu. • (7) Cần nhiều thời gian để bàn bạc và đọc tài liệu (tức là các tài liệu của Hội thảo cần phải

phát cho các đại biểu từ trước). • (3) Câu trả lời của các chuyên gia cần trực tiếp đi vào vấn đề và cần phải rõ ràng hơn. • (2) Cần phải thực hiện phần Hỏi & Đáp ngay sau các bài trình bày kỹ thuật hơn là yêu cầu các

đại biểu viết câu hỏi ra giấy để trao đổi sau. • (2) Cần phải có những nghiên cứu thực tế hơn về các tác động xã hội. Phần trình bày của ông

Hà Huê thiếu số liệu minh họa. • (2) Cần phải bố trí chỗ nghỉ cho các đại biểu. • (1) Dành ít thời gian hơn cho cho bài phát biểu mở màn (bài phát biểu của Phó Chủ tịch tỉnh

hơi dài). • (1) Sau khi các chuyên gia trình bày, cần phải hỏi lại đại biểu để xem họ có hiểu nội dung hay

không? • (1) Một số các số liệu thống kê/ khuyến nghị của các chuyên gia có nhiều mâu thuẫn. Cần phải

có sự phối hợp tốt hơn. • (1) Nhóm thảo luận cần phải chia nhỏ hơn nữa. • (1) Cải tiến cách trợ giúp, dẫn chương trình. Có thể cần cán bộ kỹ thuật làm người dẫn chương

trình. • (1) Chia nhóm cần được thực hiện trên cơ sở mối quan tâm của từng đại biểu. Ví dụ, cán bộ

Sở Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và môi trường có thể bàn bạc về những vấn đề kỹ thuật, vấn đề xã hội do các cán bộ chính quyền thảo luận (Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Phụ nữ v.v...). )

Bạn thích nhất điều gì tại Hội thảo? • (8) Không khí buổi hội thảo rất thoải mái. • (7) Công tác hậu cần và nội dung của Hội thảo được Ban Tổ chức, các chuyên gia tư vấn và

những người dẫn chương trình chuẩn bị khá tốt. • (6) Hội thảo đã giúp tôi hiểu nhiều hơn về những tác động môi trường và xã hội tại vùng hạ

lưu của các công trình thủy điện. • (3) Hội thảo giúp chúng tôi hiểu biết tổng quát về dự án thủy điện Sông Bung 4. • (3) Kỹ thuật trợ giúp giúp các đại biểu hiểu tốt hơn về nội dung của các chuyên gia kỹ thuật. • (2) Hội thảo giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về chính sách môi trường của ADB, kế hoạch quản lý

môi trường, hướng dẫn về công bố thông tin và tham vấn cộng đồng. • (2) Nội dung của Hội thảo tương đối rõ ràng để kêu gọi sự hưng phấn, quan tâm của các đại

biểu. • (2) Nhóm trợ giúp rất chuyên nghiệp, rất tích cực và đã tạo ra được một môi trường cởi mở

cho sự trao đổi thông tin qua lại giữa các đại biểu. • (1) Tôi học được nhiều phương pháp thảo luận mới. • (1) Tôi có cơ hội trao đổi với Ban QLDA.

Page 264: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Nhận xét của tổ chức trợ giúp WVF về những đánh giá của các đại biểu

• Nội dung kỹ thuật cao: đề nghị lưu ý rằng có 73% các ý kiến khuyến nghị của đại biểu về những việc có thể phải làm để nâng cao chất lượng của Hội thảo liên quan đến nội dung kỹ thuật. Các báo cáo của các chuyên gia kỹ thuật về cơ bản mang tính kỹ thuật rất cao và do vậy chúng khó hiểu đối với quá nửa số đại biểu (những người không phải là chuyên gia kỹ thuật, làm công tác chính quyền tại địa phương). Một nửa số đại biểu là những cán bộ kỹ thuật do vậy mà họ hiểu tốt và tham gia dễ dàng trong quá trình trao đổi. Các đại biểu đề xuất tài liệu cần được chuyển cho họ trước khi tổ chức hội thảo chứ không nên gửi vào lúc đăng ký đại biểu. Điều này tương đối hữu ích với các cán bộ kỹ thuật khi hiểu ngôn ngữ ký thụât, các bản vẽ, bản đồ, nhưng điều này thực ra lại không hữu ích lắm đối với những đại biểu không có hiểu biết nhiều về những vấn đề kỹ thuật. Hầu hết những người tốt nghiệp đại học tại Việt Nam không quen lắm với việc đọc bản đồ (kể cả bản đồ đường phố nơi họ ở). Most university educated Vietnamese are not familiar with reading maps (even city street maps in their own town). Các đại biểu đề nghị cần dành nhiều thời gian hơn cho thảo luận nhóm. Phiên họp chung mang nặng tính hình thức và không thoải mái. Các đại biểu thấy thoải mái hơn nếu như mối nhóm không lớn hơn 15 người. Để làm được như vậy cần phải thực hiện một số các thay đổi như sau: o Kéo dài hội thảo từ 1 ngày đến 1,5 ngày. o Rút ngắn bớt thời lượng của các báo cáo kỹ thuật và báo cáo khai mạc đại

biểu. o Động viên đại biểu đến họp đúng giờ.

• 69% đại biểu cảm thấy sau Hội thảo này họ hiểu rõ hơn trước rất nhiều về dự án thủy điện Sông Bung 4 và các tác động đến vùng hạ lưu.

• 66% đánh giá cao phong cách cởi mở, có sự tham gia của công chúng.

Kết luận về các ý kiến đánh giá của đại biểu

73% đại biểu tham dự cảm thấy nội dung của Hội thảo rất kỹ thuật và 69% cảm thấy họ hiểu hơn về dự án thủy điện Sông Bung 4 rất nhiều sau khi tham gia Hội thảo. Điều này cho chúng ta biết rằng dù đây là một Hội thảo có nội dung phong phú và nó đã cung cấp được các thông tin cho phần lớn những bên liên quan. Phần lớn số lượng các đại biểu tham dự hội thảo và ở lại đến tận khi hội thảo kết thúc. Có một thực tế ít khi diễn ra là khi các cán bộ chính quyền cấp cao được mời dự họp vì thông thường họ rất bận với các công việc hàng ngày. Bình thường họ đến hội thảo, đăng ký và ngồi đến hết phần khai mạc hội thảo. Nếu như họ thấy hội thảo tương đối hữu ích, họ sẽ dự đến trưa và sau đó họ quay về cơ quan làm việc. Trên 90% số đại biểu đăng ký buổi sáng dự họp đến tận chiều, dù nội dung họp còn rất khó hiểu đối với trên 50% trong số họ. Sự tham gia của các đại biểu trong các buổi thảo luận nhóm hết sức cởi mở, chân thành, các câu hỏi và ý kiến đóng góp của họ rất xác đáng. Điều này cho chúng ta thấy dự án Sông Bung 4 rất quan trọng đối với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. Phương pháp hội thảo Tranh vẽ của hội thảo

Mười một tranh vẽ nhiều màu sắc và bản đồ được treo xung quanh khu vực đăng ký đại biểu để làm cho các đại biểu quan tâm đến nội dung Hội thảo. Đây là một phần của chương trình làm việc của ngày, cung cấp thông tin bằng hình ảnh về khu vực Dự án và những vấn đề liên quan. Hoạt động này là việc khởi động và hướng sự quan tâm của các đại biểu bàn bạc với các chuyên gia tư vấn và các đồng nghiệp về những vấn đề quan tâm trong thời gian chờ đợi Hội thảo bắt đầu. Những người trợ giúp sẵn sàng giúp các đại biểu hiểu về các tranh cổ động, các hình vẽ như:

• Bản đồ về tổng thể Dự án thủy điện Sông Bung 4. • 2 tranh vẽ mô tả về các tác động môi trường và xã hội của Dự án. • 2 bản đồ về những khu tái định cư dự kiến. • 1 bản đồ về lưu vực Sông Vũ Gia - Thu Bồn. • 1 bản đồ khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Sông Bung.

Page 265: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• 4 hình vẽ mô tả về chính sách môi trường của ADB. Những tranh vẽ sử dụng cho bàn bạc nhóm:

• 2 tranh vẽ mô tả các kịch bản thay đổi mực nước phía hạ du. • 4 tranh vẽ hỗ trợ xác định các tác động phía hạ du. • 2 tranh vẽ hỗ trợ mô tả xác định các tác động xã hội ở hạ du.

Những hoạt động “phá băng” của Hội thảo

Tiếp theo bài diễn văn khai mạc của cán bộ lãnh đạo tỉnh, một hoạt động làm nóng bầu không khí hội thảo được thực hiện để yêu cầu các đại biểu giới thiệu về mình với những đại biểu khác. Các đại biểu được yêu cầu:

• Đứng dậy • Giới thiệu về mình, trình độ, công việc hàng ngày • Chia sẻ về các nguyện vọng, tính cách cá nhân mà có thể những người khác chưa biết về họ.

Mục đích của bài tập này là đưa các đại biểu đến gần nhau, trong một tập thể. Mỗi một cá nhân được mời đứng dậy, nói và chia sẻ. Đây là một trong những cách thực hiện kêu gọi sự tham gia của cộng đồng. Các đại biểu được giải thích rằng sự có mặt của họ trong Hội thảo là để được tham vấn ý kiến đóng góp của họ. Các đại biểu tham dự là những các bên liên quan của Dự án thủy điện Sông Bung 4 và mục đích của Hội thảo là để thông báo với họ về những nghiên cứu đã đạt được và sau đó xin ý kiến đóng góp của họ.

Sự mong đợi của các đại biểu tham dự

Các đại biểu tham dự được yêu cầu viết ra giấy sự mong đợi của họ đối với Hội thảo, ý kiến được viết vào một mảnh giấy màu, không cần phải viết tên. Những người trợ giúp giải thích rằng, Hội thảo này được tổ chức cho các đại biểu, là những người sống ở vùng hạ lưu liên quan đến Dự án và nhóm tư vấn mong muốn được biết các ý kiến của họ về những vấn đề sẽ trình bày trong Hội thảo ngày hôm nay. Ý kiến về sự mong đợi của các đại biểu được thu lại và đọc to cho mọi người cùng nghe. Sau đó các đại biểu xem các tranh vẽ treo trên tường, sau những bàn để đồ uống. Hoạt động này giúp các đại biểu có một cái nhìn rõ ràng về đối tượng tham dự và các chuyên gia tư vấn. Họat động này được thực hiện cũng là để thuyết trình tầm quan trọng của ý kiến đóng góp và nguyện vọng của các đại biểu cho Ban tổ chức Hội thảo. Việc làm này cũng khuyến khích các đại biểu chú trọng nêu lên những nguyện vọng cá nhân và mong muốn liên quan đến nội dung của Hội thảo. Họat động này cũng giúp những người trợ giúp nhanh chóng có một cái nhìn tổng thể đến sự hiểu biết của các đại biểu về nội dung và mục đích của Hội thảo. Điều này rất quan trọng để tránh những lỗ hổng đáng tiếc tồn tại giữa sự mong đợi của đại biểu và ý định của những người tổ chức họp. Đối với hầu hết những cán bộ chính quyền các hội thảo cấp quốc gia đều mang “tính truyền bá thông tin” (những người trình bày truyền đạt cho những người nghe về chính sách quốc gia). Tại những cuộc hội thảo này các chuyên gia tư vấn và những người quan sát có mặt và vai trò của họ chỉ là cung cấp thông tin và quan sát quá trình.

Câu hỏi của các đại biểu

Các đại biểu được yêu cầu viết ra giấy những câu hỏi liên quan đến báo cáo của các tư vấn. Điều này được giải thích vì thời gian eo hẹp quá, nên không có thời gian thực hiện việc trao đổi thông tin ngay sau phần trình bày của các chuyên gia tư vấn, tuy vậy sẽ có phần thảo luận nhóm trước và sau bữa trưa, khi đó các câu hỏi sẽ được trả lời.

Thảo luận nhóm nhỏ

Tổng quát Ngay sau phần trình bày của các chuyên gia tư vấn, đại biểu được chia ra thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên để thảo luận. Nhóm A: gồm 14 đại biểu và Nhóm B gồm 15 đại biểu (không tính những người quan sát viên và các chuyên gia tư vấn). Mỗi một nhóm được yêu cầu chọn một người (trong số các đại biểu) chịu trách nhiệm báo cáo lại với hội thảo về kết quả thảo luận nhóm. Các chuyên gia tư vấn cũng tham gia cùng với Nhóm hỗ trợ WVF để ghi chép những vấn đề trao đổi của các đại biểu. Nhóm hỗ trợ trình bày lại về các câu hỏi/ những vấn đề cần bàn bạc (trên giấy khổ to) và ghi chép lại những gì được kết luận, quyết định.

Page 266: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Buổi sáng Để chắc chắn rằng các đại biểu hiểu về nội dung và hỗ trợ việc trao đổi, những người trợ giúp đã hỏi những câu hỏi sau đây:

• Xác định các tác động phía hạ lưu: o Mực nước thay đổi hàng ngày sẽ tác động như thế nào đến cuộc sống tại khu vực của

bạn? o Theo suy nghĩ của bạn, các tác động này có nghiêm trọng đối với những người sống ở

vùng hạ lưu hay không? o Hãy giải thích rõ hơn về các ý tưởng của bạn. o Các tác động này là do ý kiến các chuyên gia đưa ra. Theo bạn, có tác động lớn nào mà

các chuyên gia chưa đề cập đến hay không? • Các tác động có thể xảy ra tại hạ lưu:

o Bạn có đồng ý với những tác động do chuyên gia tư vấn đưa ra hay không? (có- không- tại sao?)

o Có khả năng xảy ra những điều này tại khu vực bạn sống hay không? o Các tác động này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người? o Hiện nay, những người trong khu vực bạn sống sử dụng nước cho những mục đích gì

(câu hỏi sử dụng cho tác động số 3). o Bên cạnh các tác động này, còn những vấn đề gì làm bạn băn khoăn nữa?

• Các tác động tiềm năng đến khu vực hạ du trong giai đoạn xây dựng: o Bạn có hiểu rõ điều này nghĩa là gì không? o Tại sao bạn đồng ý với tác động này? Có- không/ tại sao? o Bạn muốn bổ sung thêm ý kiến gì về phần tác động này? o Nhân dân sống trong vùng bạn sống sử dụng nước cho những mục đích gì? o Nước ngọt và hệ thống thủy lợi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? o Bên cạnh các tác động này, có thể có những tác động nào xảy ra tại khu vực bạn sống?

Buổi chiều Để chắc chắn ràng các đại biểu hiểu về những vấn đề liên quan đến các tác động xã hội và để hỗ trợ phần thảo luận, những người trợ giúp đã hỏi những câu hỏi chung sau đây trong quá trình thảo luận các chủ đề chính/ những vấn đề dành cho phần trao đổi buổi chiều:

• Hiện nay có bao nhiêu người sống trong khu vực của bạn sống phụ thuộc vào việc đánh cá? • Theo bạn, cá và các loài động vật khác sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? • Tất cả những người sống ở đây sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? • Việc mức nước thay đổi hàng ngày trên sông Vũ Gia và Thu Bồn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống

thủy lợi như thế nào? • Nước sử dụng trong gia đình như thế nào? • Những người dân địa phương sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Những nội dung của cuộc thảo luận nhóm do các chuyên gia tư vấn cung cấp. Những người trợ giúp đề nghị các đại biểu bổ sung những ý kiến liên quan đến chủ đề thảo luận. Những nội dung do đại biểu bổ sung được ghi lại vào giấy to và được báo cáo lại trong những phần tiếp theo của Hội thảo. Tại thời điểm kết thúc thảo luận, các đại biểu được trao 3 mảnh giấy màu để lựa chọn, đánh dấu vào những vấn đề theo họ là tác động lớn nhất đối với khu vực hạ lưu (Lưu ý rằng một người có thể dùng cả 3 mảnh giấy mầu để đánh dấu vào một vấn đề nếu họ thấy vấn đề đó là quan trọng nhất, quan trọng hơn những vấn đề khác/ hoặc đã bao gồm cả những vấn đề khác trong đó. Hoặc các đại biểu cũng có thể dùng những mảnh giấy mầu đó đánh dấu cho những vấn đề khác nhau theo sự tự đánh giá của họ). Bằng cách này các đại biểu đã đánh giá, xếp loại những tác động tới vùng hạ lưu, kết quả cũng được trình bày trong Báo cáo này. Các chuyên gia tư vấn SWECO và những quan sát viên khác (ADB, NGO) tham gia các phần trao đổi nhóm để hỗ trợ trả lời những câu hỏi về phần kỹ thuật. Họ không có quyền lựa chọn, không được phép lấn án đại biểu trong quá trình thảo luận.

Phần đánh giá Hội thảo của các đại biểu (qua phiếu đánh giá)

Các phiếu đánh giá đã được các đại biểu điền vào thời gian cuối của Hội thảo, các đại biểu được đề nghị để trả lời hai câu hỏi sau đây (các đại biểu được thông báo là không cần ký tên, nên họ có thể tự do bày tỏ quan điểm):

Page 267: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Phải làm gì để cải tiến chất lượng của Hội thảo? • Bạn thích gì nhất tại Hội thảo?

Những câu hỏi được thiết kế đơn giản và có kết thúc mở. Điều này động viên các đại biểu suy nghĩ sáng tạo và giảm thiểu những xu hướng đôi khi bị các phiếu hỏi định sẵn. Tóm tắt phần trình bày của chuyên gia tư vấn Phần này được dẫn dắt/ chủ trì bởi Ông Tim McGrath - Hội đồng quản lý tài nguyên nước (WRRC) do trình bày:

Tổng quan về lưu vực sông Vũ Gia - Thu Bồn

Ông Lê, đại diện cho Ban Quản lý dự án thủy điện 3 trình bày về những vấn đề chính sau đây: • Kiểm soát lũ, tưới tiêu và thoát nước • Vị trí và hiện trạng 8 dự án thủy điện tại Quảng Nam • Cơ sở dữ liệu kỹ thụât liên quan đến: mực nước, mực nước chết, sự dao động mực nước, các

thông số về hồ chứa, tiềm năng phát hiện, sản lượng điện hàng năm, cơ chế vận hành của 8 công trình thủy điện

• Bản đồ của dự án Sông Bung: độ cao của đập, vị trí nhà máy, diện tích hồ, thể tích hữu ích, và thể tích điều hòa

• Đánh giá của chuyên gia về cơ chế vận hành.

Kết quả mô hình thủy động lực học y

Ông Thiện chuyên gia của phân viện phía nam của Viện Nghiên cứu tài nguyên nước trình bày những vấn đề chính sau đây:

• Kết quả nghiên cứu mô hình thủy văn và thủy động lực học tại khu vực Sông Bung 4. • Công cụ nghiên cứu, nguồn số liệu và phân tích kết quả liên quan đến địa hình, lượng mưa,

nhiệt độ, thủy lực, chất lượng nước, nghiên cứu về xói mòn, dòng chảy, bồi lắng, mô hình hóa bằng phần mềm MIKE & NAM (để thực hiện việc đánh giá), nghiên cứu về sự vận hành hồ chứa, những cơ hội phát triển cho lưu vực sông Vũ Gia.

• Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. • Các khuyến nghị về sự phát triển của Dự án thủy điện Sông Bung 4.

Sau các bài trình bày, các đại biểu đã có những câu hỏi như sau: • Ông Hà (phó Giám đốc chi cục kiểm lâm tỉnh): Theo tính toán về xói mòn của Viện địa lý:

mức độ tích lũy trên sông Vũ Gia sẽ lên đến 25 tấn/ha/năm; trên Sông Bung là 3,7 tấn/ha/năm. Tuy vậy, dựa trên báo cáo của các anh thì số liệu nào là đúng nhất? Ông Thiện trả lời: Những vấn đề sai khác này là do cách tính toán của tư vấn khác nhau. Mỗi một chuyên gia áp dụng một công thức riêng. Do vậy mà kết quả có khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít số liệu thu thập được về xói mòn, bồi lắng. Chúng tôi tính toán dựa trên những số liệu có được.

• Ông Nông (Công ty xây dựng nước Quảng Nam): Sông là một nhánh của Sông Vũ Gia. Mực nước trên sông Vũ Gia thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến mực nước sông Bung. Các anh có giải pháp gì để ổn định lại mực nước sông Bung. Nhà máy phải được vận hành như thế nào để giảm bớt tác động đến Sông Vũ Gia? Khi chúng ta có nhà máy, lưu lượng nước ít hơn trước đây. Vậy những giải pháp để ngăn sự xâm nhập mặn trong mùa khô? Nếu như nguồn nước trên sông hạn chế, cần vận hành hồ chứa như thế nào để tránh không gây tác động đến các hoạt động khác tại hạ lưu? Các chuyên gia tư vấn đã tính toán như thế nào để đảm bảo tất cả các đập vận hành phù hợp và ổn định? Ông Thiện trả lời: Những thông tin mà chúng tôi mới trình bày chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi cần thực hiện nhiều nghiên cứu, tính toán hơn nữa để có những số liệu và thông tin chính xác hơn. Như các bạn đã biết, sự vận hành của nhà máy sẽ gây ảnh hưởng đến vùng hạ lưu. Do vậy việc vận hành phải được quản lý tốt để có mực nước cao hơn vào mùa khô và giảm lượng nước vào mùa lũ.

• Bà Trúc (Công ty Tư vấn xây dựng điện 3) Chúng tôi nhất trí với kết quả trình bày của tư vấn. Theo các ông, mực nước năm trên lưu vực tương đối ổn định trong cả mùa khô và mùa mưa. Mực nước sẽ thay đổi khoảng 1 m. Tuy vậy trong thời gian lũ, lượng nước quá lớn và

Page 268: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

mực nước hàng ngày sẽ làm cho lũ còn trở nên lớn hơn. Đây có là tác động lớn đến vùng hạ lưu hay không? Ông Thiện trả lời: Nếu như thông tin chính xác thì mực nước thay đổi khoảng trên/ dưới 1 m, tôi có thể nói tác động này thực sự không lớn.

Các tác động được xác định tại khu vực hạ lưu

Bà Nhung- cán bộ Viện Địa lý trình bày những điểm chính sau đây: • Xác định các tác động môi trường phía hạ lưu. • Các tác động có khả năng xảy ra tại hạ lưu. • Các tác động có khả năng xảy ra tại hạ lưu trong giai đoạn xây dựng.

Xác định các tác động xã hội tại hạ lưu

Ông Hà Huê từ NIAPP trình bày những vấn đề chính sau: • Phạm vi của nghiên cứu về tác động xã hội: Nghiên cứu về cá và các sản phẩm thủy sinh, dân

số tại thôn Ba Dau và xã Đài Sơn, và việc sử dụng nước trên sông Bung. • Giải thích về phương pháp đánh giá nhanh thực hiện tại thị xã Thanh Mỹ, 8 bản tại xã Đại Sơn

và mỗi xã một bản tại vùng hợp lưu của Vũ Gia và Thu Bồn. • Kết quả nghiên cứu về các hộ gia đình tại bản Ba Dao và hai bản trên sông Bung tại Đại Sơn

và 20% dân số trong 6 bản tại Đại Sơn. • Những tác động xã hội tại vùng hạ lưu sẽ gây ra những tác động đến cá, năng suất nuôi trồng

thủy sản, cung cấp nước sạch và nước cho thủy lợi.

Khái quát về các chính sách an toànvề môi trường và xã hội của ADB

Bà Nhung - Viện Địa lý và Ông Hà Huê - NIAPP trình bày những điểm chính sau: • Hướng dẫn của ADB về bảo vệ và quản lý môi trường. • Bảo vệ môi trường và giảm nghèo (sự thỏa hiệp) • Những hoạt động quan trọng khác nhau liên quan đến bảo vệ môi trường: sự tham gia của các

bên liên quan, mục tiêu đánh giá, chính sách đền bù và biên bản giám sát. • Đền bù cho những người bị ảnh hưởng, các hoạt động giám sát, chi phí. • Các biện pháp giảm thiểu tác động chủ yếu nhằm vào việc phục hồi kinh tế, các giải pháp về

nuôi trồng thủy sản để hạn chế việc duy giảm sản lượng cá và các giải pháp khác bĩ dụ như nuôi gia súc, giao rừng và các sản phẩm rừng.

Thảo luận nhóm Tổng quát

Trong quá trình thảo luận nhóm các đại biểu cần: • Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến các tác động môi trường do các chuyên gia trình bày; • Thảo luận về các tác động môi trường đến vùng hạ lưu; • Đề xuất những tác động khác nếu như chưa được các chuyên gia đề cập đến; • Sắp xếp các tác động theo mức độ quan trọng.

Những vấn đề chính cần bàn bạc (chương trình buổi sáng) như sau: • Những tác động môi trường phía hạ lưu xác định được; • Những tác động môi trường có thể xảy ra tại hạ lưu; • Các tác động môi trường gây ra trong giai đoạn xây dựng.

Kết quả thảo luận nhóm trong chương trình buổi sáng

Các kết quả chung • 20% nhận thấy sự an toàn của người dân phía hạ lưu sau khu vực cống xả của nhà máy sẽ bị

ảnh hưởng bất lợi do sẽ có những sự thay đổi nhanh về mực nước ở khu vực này. Nếu như đập bị vỡ thì họ sẽ mất mạng sống và các tài sản. Các đại biểu lo lắng về việc quản lý lượng nước xả qua đập một cách hợp lý.

• 20% nhận thấy có thể có các tác động bất lợi tới việc tưới tiêu, đánh cá và cấp nước tại vùng hạ du nghiệp. Họ tin rằng đoạn sông từ đập đến nhà máy sẽ bị khô.

Page 269: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• 17% nhận thấy việc lắng đọng bùn cát sẽ gây ra những tác động lớn đến khu vực vì nếu như mất lượng phù sa tự nhiên thì dân sẽ phải mua thêm phân bón hóa học để bón vào đất để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng.

• 14% nhận thấy việc ô nhiễm nước trong giai đoạn xây dựng sẽ là vấn đề nghiêm trọng. • 9% nhận thấy sẽ có những thay đổi bất lợi về chất lượng nước, nhất là trong giai đoạn xây

dựng. • 5,7% tin rằng đập sẽ ngăn cản giao thông thủy. Nhưng một số người khác lại thấy như vậy là

tốt vì sẽ giảm được việc phá rừng và vận chuyển gỗ về xuôi. • 4% nhận thấy việc tăng lưu lượng trong mùa khô sẽ cải thiện được việc tưới tiêu. • 2,8% nhận thấy sự gia tăng xói mòn lòng sông phía hạ lưu do sự hiện diện của đập sẽ gây ra

những vấn đề trong tương lai. • 2,8% cho rằng sự thay đổi mực nước trong ngày tại khu vực phía sau nhà máy sẽ là vấn đề.

Sự lựa chọn của Nhóm A Người hỗ trợ: Nguyễn Thị Giang Chuyên gia xã hội học: Hà Huê Tư vấn cộng đồng: Bích Ngọc Các đại biểu đánh giá mức độ quan trọng của các tác động theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần, kèm theo là các ý kiến của đại biểu:

• Sự an toàn của nhân dân vùng hạ lưu nhà máy sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do mực nước bị thay đổi nhanh (13 điểm): o Hầu hết các đại biểu đều thống nhất điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong khu vực sinh sống

của họ. o Trong trường hợp đập bị vỡ hoặc bị xói mòn, cuộc sống và tài sản của người dân ở đây sẽ

bị mất đi. • Tác động đến việc đánh cá, hệ thống cấp nước và hệ thống thủy lợi (7 điểm) • Tăng lưu lượng nước vào mùa khô (3 điểm)

o Việc tăng lưu lượng nước vào mùa khô sẽ trợ giúp việc thiếu nước. • Tăng sự xói lở bờ sông do sự dao động của mực nước và lưu lượng (2 điểm)

o Đây là tác động lớn trong khu vực. o Sự dao động mực nước có thể làm tăng, làm giảm sự xói lở bờ sông phụ thuộc vào tần

suất lũ. o Khi tần suất lũ tăng, cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng.

• Đập sẽ thành rào cản đối với việc giao thông thủy (2 điểm). o Việc xây dựng đập sẽ gây ra những khó khăn cho các thuyền, bè di chuyển trên sông.

• Sự dao động mực nước và lưu lượng nước trong ngày tại khu vực hạ du nhà máy (2 points). o Sự dao động lưu lượng sẽ gây ra những tác động bất lợi đối với cuộc sống của người dân

sống tại vùng hạ du. • Suy giảm sự vận chuyển phù sa trên sông Bung (1 điểm)

o Đập chắn ngăn sự vận chuyển phù sa xuống hạ du. • Giảm đáng kể lưu lượng nước xả xuống khu vực từ đập đến cống xả của Nhà máy (1 điểm).

o Hầu hết các đại biểu không hiểu các chuyên gia nói gì về chủ đề này. o Khoảng cách bị suy giảm lượng nước này có độ dài khoảng 4 km.

• Thay đổi cơ cấu lưu lượng dòng nước chảy phía hạ du từ cống xả của nhà máy (1 điểm). o Dòng chảy năm sẽ thay đổi.

• Thay đổi chất lượng nước (1 điểm) o Suy giảm chất lượng nước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của nhân dân. o Việc tăng mức nước một cách đột ngột sẽ làm ngập gia súc khiến chúng bị chết đuối, do

vậy mà sẽ gây ô nhiễm nước. • Tác động đến chất lượng nước do nước thải từ khu nhà ở của công nhân và các họat động xây

dựng trong giai đoạn xây dựng công trình (1 điểm). o Khu nhà ở của công nhân và công tác xây dựng làm suy giảm chất lượng nước. o Các nguyên, vật liệu xây dựng được ném, xả thải xuống nguồn nước và gây nên hiện

tượng ô nhiễm. Hiện nay, nước sông là nguồn nước duy nhất cấp cho công tác thủy lợi của nhân dân địa phương.

• Đập thủy điện sẽ ngăn đường di chuyển của cá và gây tác động đến sản lượng cá:

Page 270: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

o Sản lượng cá và chu kỳ sinh sản bị ảnh hưởng bởi mức nước dâng cao trong hồ (khoảng 40% sản lượng cá sẽ bị mất, một số loài sẽ bị tuyệt chủng).

• Tại những nhánh sông bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh, nhiều về mức nước thì đời sống thủy sinh sẽ bị ảnh hưởng và bị mất mát, gây ra những tác động tiêu cực đến sản lượng cá. o Các đại biểu nói rằng điều này sẽ gây ra những tác động chính đến sản lượng cá.

• Thay đổi đời sống thủy sinh: o Một số loài thủy sinh sẽ bị mất đi và một số loài mới sẽ xuất hiện do sự thay đổi về mực

nước. • Tác động đến động vật sống ven sông:

o Động vật sống ven sông như trâu, gia súc và một số loài chim sống dọc sông sẽ bị tác động.

• Trong giai đoạn xây dựng lượng các chất bùn cát lơ lửng tăng nhiều: o Các đại biểu nói những tác động này sẽ xảy ra trong khu vực sinh sống của họ.

• Sự xâm nhập mặn sẽ là vấn đề lớn khu mực nước xả về hạ lưu thấp. • Trong giai đoạn xây dựng những tác động sau đây sẽ có khả năng xảy ra: tiếng ồn, suy giảm

độ che phủ thực vật, phá rừng. Những điều này sẽ gây nên xói mòn những khu vực đất sườn núi, do vậy mà những cơn lũ to sẽ có thể xảy ra.

Sự lựa chọn của Nhóm B Người trợ giúp: Nguyễn Thanh Nhàn. Chuyên gia môi trường: Nguyễn Thị Kim Nhung. Chuyên gia xã hội: Bà Diệp Các đại biểu đánh giá mức độ quan trọng của các tác động theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần, kèm theo là các ý kiến của đại biểu:

• Sự suy giảm vận chuyển phù sa về hạ lưu sông Bung. Đây sẽ là những tác động lớn đến khu vực, do vậy mà nhân dân sẽ phải dùng nhiều phân hóa học hơn để bón cho đất (11 điểm).

• Lượng đất đá, phù sa lơ lửng trong nước sẽ bị gia tăng trong giai đoạn xây dựng. Chắc chắn điều này sẽ xảy ra tại khu vực chúng tôi sinh sống (7 điểm).

• Thay đổi chất lượng nước. Chất lượng nước thay đổi do sự suy giảm các chất phù sa (5 điểm). o Nếu như không quản lý và vận hành hồ chứa hợp lý thì chất lượng nước sẽ bị suy giảm.

• Tác động đến các hoạt động liên quan đến sử dụng nước phía hạ lưu như đánh cá, cấp nước và tưới tiêu. Nếu như lưu lượng nước trong mùa khô được tăng cường thì điều này sẽ tốt cho công tác thủy lợi tại vùng hạ lưu (5 điểm) o Một đoạn sông từ đập đến cống xả của nhà máy sẽ bị khô. Phải có biện pháp gì đó để

giải quyết vấn đề này. • Các tác động đến chất lượng nước do nước thải từ khu nhà ở của công nhân và các hoạt động

xây dựng. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong giai đoạn xây dựng (2 điểm) • Đập nước sẽ là rào cản ngăn cản việc vận đi lại của thuyền bè. Đây là tác động nhỉ vì việc di

chuyển bằng thuyền bè ở đây cũng rất ít (2 điểm). Trên một khía cạnh bào đó, việc hạn chế giao thông thủy sẽ góp phần giảm sự tàn phá rừng.

• Đập ngăn cản sự di chuyển và di cư của cá, do vậy mà sẽ gây tác động đến sản lượng cá. Các tác động này có thể gây hại đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồnh thủy sản tại những khu vực từ Thac Can đến Hoi Khanh (1 điểm).

• Việc suy giảm đánh kể dòng chảy từ khu vực sau đập đến cống xả của nhà máy. Khoảng cách này lớn hơn 3 km kể từ đập đến nhà máy (1 điểm).

• Thay đổi tính đa dạng sinh học thủy sinh. Các đại biểu nhận thấy đây là tác động chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu (1 điểm). Sự an toàn của nhân dân vùng hạ lưu từ sau cống xả của nhà máy sẽ bị ảnh hưởng do mực nước thay đổi đột ngột. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi việc xả lũ không được thực hiện tốt. (1 điểm).

• Cơ cấu dòng chảy sẽ thay đổi sau cống xả của nhà máy. Điều này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến cho khu vực do có thể cắt được những cơn lũ. Sự dao động mực nước, lưu lượng nước trong ngày sẽ chỉ gây ra những tác động nhỏ vì điều này đã được tính đến trong quá trình vận hành nhà máy.

Page 271: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Tác động đến các động vật sống ven sông. Sẽ có tác động đến động vật và đa dạng sinh học sống ven sông. Sẽ làm tăng độ xói lở bờ sông do dao động nước. Các đại biểu không đồng ý với đánh giá của chuyên gia về vấn đề này. o Tăng xói lở bờ sông do lượng phù sa ít.

• Tăng lưu lượng trong giai đoạn dòng chảy tự nhiên thấp (mùa khô). Đây là tác động tích cực đối với khu vực.

• Tại những nhánh sông chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhanh trong ngày về lưu lượng và mực nước, một số các loài thủy sinh sẽ bị mất đi. Điều này có ảnh hưởng đến năng suất cá hay không? Các đại biểu không đồng ý với đánh giá của chuyên gia về vấn đề này. Họ cho rằng sự dao động mực nước không lớn và thường xuyên như vậy.

Kết quả của việc thảo luận nhóm trong buổi chiều về các tác động xã hội.

Kết quả chung • 50% nhận thấy nước cho tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày sẽ là tác động lớn nhất của đập. • 12% nhận thấy cá và những loài thủy sinh khác trên sông Bung sẽ bị ảnh hưởng. • 11,8% nhận thấy diện tích canh tác sẽ tăng do tiềm năng nước cho tưới tiêu được nhiều hơn. • 10% nhận thấy việc suy giảm chất phù sa sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vùng hạ du. • 5% nhận thấy cá và các loài thủy sinh trên sông Vũ Gia có thể bị ảnh hưởng bất lợi do những

thay đổi của hệ sinh thái và do ô nhiễm. • 3,3% rất lo lắng về những tệ nạn xã hội sẽ mang đến khu vực trong giai đoạn xây dựng Dự án. • 3,3% nhận thấy đập sẽ mang lại niềm tin của công chúng đối với chính phủ vì đời sống nhân

dân được tăng lên. • 3, 3% nhận thấy những khảo sát về thủy văn sẽ cần được các chuyên gia tư vấn và cập nhâjt

do mực nước bị dao động. Sự lựa chọn của Nhóm A Các đại biểu đánh giá mức độ quan trọng của các tác động theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần, kèm theo là các ý kiến của đại biểu:

• Nước sử dụng cho tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày (19 điểm): o Sẽ có những tác động lớn đến nước tưới tiêu và nước sinh hoạt do việc cấp nước phụ

thuộc vào cách quản lý của nhà máy. o Đập cũng sẽ gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm. Sự dao động của mực nước sẽ ảnh

hưởng đến chất lượng nước. Nguồn nước sẽ bị mặn hóa. o Khi mực nước tăng cao, sẽ gây ngập những khu vực đất châu thổ. Sự thay đổi chế độ vận

hành của nhà máy sẽ thay đổi tập quán canh tác nông nghiệp. Nếu như những thay đổi này xảy ra thường xuyên thì tập quán canh tác sẽ thay đổi trên một khu vực rộng.

o Vật liệu xây dựng trong quá trình xây dựng sẽ gây ô nhiễm nước. o Chất lượng nước có thể bị thay đổi, gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người tại một số

khu vực, con người sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt. • Cá và đời sống thủy sinh trên sông Bung (5 điểm)

o Tác động đến thực vật và động vật, kể cả những loài động vật quý hiếm o Giảm các cơ hội nghề nghiệp trong khu vực o Ảnh hưởng đến những khu vực nông nghiệp cần thủy lợi

• Cá và đời sống thủy sinh trên sông Vũ Gia (2 điểm) o Giới hạn môi trường sinh sản tự nhiên của cá o Thay đổi hệ sinh thái do nước bị ô nhiễm

Các đại biểu bổ sung thêm một số các tác động xã hội • Trong giai đoạn xây dựng, số lượng công nhân tăng sẽ gây ra những cuộc đánh nhau, cướp.

gái điếm và một số những tệ nạn xã hội khác. Những điều này sẽ gây ra căng thẳng đối với dân chúng trong khu vực (2 điểm).

• Việc xây dựng đập trong khu vực sẽ có những tác động tích cực với xã hội ví dụ như lòng tin của nhân dân với chính quyền sẽ tăng lên do đời sống của họ được tăng lên, khiến cho con người cảm thấy dễ chịu hơn (2 điểm).

• Những nghiên cứu về thủy văn cần được thường xuyên cập nhật do mức nước sẽ bị thay đổi nhiều (2 điểm).

Page 272: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Sự lựa chọn của Nhóm B Các đại biểu đánh giá mức độ quan trọng của các tác động theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần, kèm theo là các ý kiến của đại biểu:

• Nước cho tưới tiêu và sinh họat (11 điểm). o Sẽ có nhiều nước phục vụ tưới tiêu hơn trong mùa khô.

• Diện tích đất canh tác sẽ được mở rộng (ý kiến của đại biểu) (7 điểm) o Tập quán sinh sống và canh tác sẽ bị thay đổi một cách tích cực. Chúng ta có thể tăng

diện tích gieo cấy và nhân dân trong vùng có thể chuyển đổi từ sống bằng đánh bắt cá sang sống bằng trồng cây nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản hoặc chăn nuôi gia súc.

• Giảm lượng phù sa của sông (ý kiến của đại biểu) (6 điểm) o Khối lượng phù sa để tăng sự màu mỡ của đất sẽ bị suy giảm.

• Cá và đời sống thủy sinh trên sông Bung (2 điểm) o Chỉ tác động ít vì hiện nay lượng cá trên sông Vũ Gia và sông Bung còn rất ít. Đánh cá

mang lại một nguồn thu nhập quan trọng. • Cá và đời sống thủy sinh trên sông Bung và sông Vũ Gia (1 điểm)

o Chỉ 30-50% sinh vật thủy sinh trên lưu vực sông Vũ Gia sẽ bị ảnh hưởng do đập. Kết luận về Hội thảo Sau đây là tóm tắt của WVF về kết lụân của Hội thảo. Chú ý rằng có một số đoạn trùng lặp với những gì đã viết ở những phần khác của Báo cáo này.

Các kết luận rút ra từ phiếu đánh giá của đại biểu

• 73% đại biểu cho thấy Hội thảo mang nặng tính kỹ thuật và 69% cho biết họ hiểu hơn rất nhiều về sự án Sông Bung 4 sau khi tham dự Hội thảo. Điều này cho thấy mặc dù nội dung của Hội thảo rất khó, nhưng Hội thảo đã thực hiện được nhiệm vụ cung cấp thông tin cho phần lớn các bên liên quan đến Dự án.

• Phần lớn số lượng các đại biểu tham dự hội thảo và ở lại đến tận khi hội thảo kết thúc. Có một thực tế ít khi diễn ra là khi các cán bộ chính quyền cấp cao được mời dự họp vì thông thường họ rất bận với các công việc hàng ngày. Bình thường họ đến hội thảo, đăng ký và ngồi đến hết phần khai mạc hội thảo. Nếu như họ thấy hội thảo tương đối hữu ích, họ sẽ dự đến trưa và sau đó họ quay về cơ quan làm việc. Trên 90% số đại biểu đăng ký buổi sáng dự họp đến tận chiều, dù nội dung họp còn rất khó hiểu đối với trên 50% trong số họ. Sự tham gia của các đại biểu trong các buổi thảo luận nhóm hết sức cởi mở, chân thành, các câu hỏi và ý kiến đóng góp của họ rất xác đáng. Điều này cho chúng ta thấy dự án Sông Bung 4 rất quan trọng đối với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam.

Kết luận từ các cuộc thảo luận nhóm

Các đại biểu bàn bạc và lựa chọn những tác động mà họ thấy quan trọng nhất về môi trường và xã hội tại khu vực hạ du dự án. Kết quả cho thấy quan điểm về những tác động tích cực và tiêu cực cảu họ tương đối đồng đều. Các tác động tích cực :

• Tăng lượng nước trong mùa khô • Tăng khả năng nuôi trồng thủy sản

Các tác động tiêu cực: • Nguy hiểm cho người và động vật do mực nước dao động đột ngột. • Tác động tiêu cực đến cá trên sông. • Ô nhiễm nước (đặc biệt trong quá trình xây dựng). • Lo lắng về chất lượng quản lý nhà máy. • Giảm lượng phù sa cung cấp cho nông nghiệp.

Xem thêm chi tiết về sự lựa chọn của đại biểu trong Chương 5.

Page 273: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

So sánh giữa sự chờ đợi của đại biểu và phần đánh giá.

• 55% đại biểu hy vọng sẽ giúp họ hiểu tốt hơn về Dự án. • 69% viết rằng họ cảm thấy không hiểu dự án tốt hơn sau khi tham dự Hội thảo.

Danh sách các đại biểu

TT Tên Cơ quan/ chức vụ Số điện thoại 1 Nguyễn Văn Lê Ban ATĐ3 – Cầu Tuyên Sơn - Hải Châu - Đà Nằng 0511 642 267 2 Đỗ Đình Hôn Ban ATĐ3 – Cầu Tuyên Sơn - Hải Châu - Đà Nằng 0511 642 267 3 Trần Văn Văn Ban ATĐ3 – Cầu Tuyên Sơn - Hải Châu - Đà Nằng 0511 642 267 4 Nguyễn Thái Vũ Ban ATĐ3 – Cầu Tuyên Sơn - Hải Châu - Đà Nằng 930 7756 5 Dương Thị Thanh Trúc Ban ATĐ3 – Cầu Tuyên Sơn - Hải Châu - Đà Nằng 930 7756 6 Ngô Gia Hri Ban ATĐ3 – Cầu Tuyên Sơn - Hải Châu - Đà Nằng 0511 642 267 7 Ngô Văn Sáu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc 772 031 8 Cao Văn Nhạc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đại Nghĩa - huyện Đại Lộc 0905 300 070 9 Lê Thiên Bênh Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Đại Phong - huyện Đại

Lộc 0988 492 322

10 Ngô Tấn Diệu Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Đại Sơn - huyện Đại Lộc

11 Lê Minh Hải Ban Quản lý đất đai huyện Đại Cường - huyện Đại Lộc 0905 284 302 12 Trương Mười Một Mặt trận tổ quốc tỉnh Quảng Nam 0905 137 925 13 Phạm Ngọc Long Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Đại Hồng - huyện Đại Lộc 0903 150 045 14 Nguyễn thị Anh Thi Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường huyện Đại

Lộc 865 462

15 Huỳnh Sáu Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Đại Hòa - huyện Đại Lộc 0983 764 379 16 Hoàng Văn Nông Công ty xây dựng công trình nước tỉnh Quảng Nam 852 619 17 Nguyễn Tài Phòng Kinh tế huyện Đông Giang 898 258 18 Lê Thị Tuyết Hạnh Phòng Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Quảng Nam 859 532

19 Nguyễn Văn Thanh Phòng Khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam

810 416

20 Nguyễn Thanh Hải Phó Chủ tịch huyện Nam Giang 792 315 21 Bùi Công Lương Phòng Kinh tế huyện Nam Giang 792 329 22 Rhia Dung Chủ tịch huyện Nam Giang 840 202 23 Bo Linh On Phó Chủ tịch xã Ta Bhing – huyện Nam Giang 792 035 24 Ra Rum Da Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Zuoih Commune – huyện

Nam Giang

25 Nguyễn Tiến Dũng Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Giang

792 224

26 Tú Văn An Phó Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường - huyện Điện Bàn.

867 627

27 Thăng Đức Sửu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam

0903 584 184

28 Trần Hải Hà Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng Quảng Nam 0905 110 791 29 Nguyễn Thị Liên Phó Giám đốc Ban Thi đua của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

Quảng Nam 812 488

30 Lê Thanh Châu Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Quảng Nam 0913 429 910 31 A Vo To Nhua Bí thư đảng ủy xã - Huyện Đông Giang 798 947 32 Vũ Minh Thiện Phân viện miền Nam - Viện Khoa học thủy lợi. 0919 175 647 33 Phạm Thế Vinh Phân viện miền Nam - Viện Khoa học thủy lợi. 0913 607 775 34 Đặng Thúy Nga WWF 0982 260 673 35 Tim Mao 36 Trần Huy Chương Ban Quản lý sông Vũ Gia 0903 703 357 37 Pradeep Perera ADB 38 Nguyễn Công Dũng Phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên 0913 415 551 39 Trần Thị Kiều Oanh Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường của huyện

Duy Xuyên 877 532

40 Huỳnh Hoàng Ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam 0905 342 592

Page 274: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

TT Tên Cơ quan/ chức vụ Số điện thoại 41 Huỳnh Văn Mười Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam 0905 475 777 42 Nguyễn Tăng Thưởng Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam 0913 497 099 43 Vũ Phạm Thao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam 090 818 9395 44 Kham Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam 45 Phạm Phước Toàn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam 0905 132 193 46 Trần Mười Một Ban triển khai dự án số 3 0914 115 472 47 Diệp Chuyên gia về cá 48 Hà Huê Chuyên gia xã hội 49 Bích Ngọc Tư vấn về quan hệ cộng đồng 50 Nguyễn Thị Kim Nhung Chuyên gia môi trường

Ngoài các đại biểu trong danh sách trên còn có các chuyên gia tư vấn tham dự Hội thảo

Tên Vị trí công tác Göran Lifwenborg Trưởng nhóm tư vấn Chris Flint Nhóm trưởng nhóm xã hội, chuyên gia về lập kế hoạch tái định cư TiiaRitta Granfelt Chuyên gia về giới Dan Rocovits Chuyên gia tham vấn cộng đồng Jan-Petter Magnell Nhóm trưởng nhóm môi trường Tim McGrath Trưởng nhóm nghiên cứu phục hồi sinh kế

Page 275: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Hội thảo các bên liên quan lần thứ 3

Thị xã huyện Thanh Mỹ, tỉnh Quảng Nam Hội thảo lần thứ 3 với các bên liên quan 28/7/2006 tại thị xã huyện Thanh Mỹ, tỉnh Quảng Nam. Các mục đích: Hội thảo lần thứ 3 và là hội thảo lần cuối cùng với các bên liên quan nhằm những mục đích sau đây:

(a) Cung cấp cái nhìn tổng thể cho các đại biểu về những tác động môi trường và xã hội của Dự án Sông Bung 4;

(b) Trình bày những biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và xã hội, và những thay đổi trong thiết kế công trình để đáp ứng những vấn đề về môi trường, và xin ý kiến đóng góp của các đại biểu;

(c) Trình bày về Kế hoạch tái định cư và phát triển các dân tộc thiểu số, quyền lợi của những người bị ảnh hưởng, và xin ý kiến đóng góp của các đại biểu.

Tổ chức bàn bạc chung và bàn bạc theo nhóm với sự tham gia của các đại biểu. • Các câu hỏi liên quan đến những báo cáo kỹ thuật. • Bổ sung những tác động ở vùng hạ du và các biện pháp giảm thiểu (chú trọng vào các vấn đề

giảm thiểu) chưa được đề cập đến trong các báo cáo kỹ thuật. • Đạt được sự thống nhất về những biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù.

• Làm cho mọi người hiểu được về vai trò làm chủ dự án thông quan sự tham dự của những bên liên quan.

Mục tiêu của các đại biểu

Sau đây là tóm tắt những ý kiến của đại biểu đối với câu hỏi : “Bạn hy vọng thu nhận được gì từ Hội thảo này?”

• 44% muốn biết rõ hơn về Kế hoạch tái định cư • 29% muốn biết rõ hơn về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường • 13% muốn biết rõ hơn về các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội • 5% muốn biết rõ hơn về các tác động xã hội và các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội và

môi trường, biết về những ảnh hưởng có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng • 4% muốn chia sẻ những ý tưởng với các bên liên quan khác và với các chuyên gia tư vấn • 2% hy vọng dự án Sông Bung 4 sẽ chóng hoàn thành • 2% muốn biết thêm thông tin về cá tại các vùng hạ lưu xã Đại Sơn và xã Đại Lộc

MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN HỘI THẢO Các bức tranh phục vụ Hội thảo Hai mươi bức tranh nhiều màu sắc và bản đồ được treo xung quanh khu vực đăng ký đại biểu để trợ giúp các đại biểu hiểu biết hơn về nội dung Hội thảo, giúp đại biểu hình dung về khu vực Dự án và các vấn đề liên quan. Các thông tin cung cấp còn giúp định hướng cho các đại biểu về những vấn đề trọng tâm, tạo điều kiện để họ có dịp trao đổi thêm với các chuyên gia tư vấn trong thời gian chờ đợi hội thảo bắt đầu. Nội dung của các bảng, biểu, khẩu hiệu, tranh treo trên tường như sau:

• Những hỗ trợ đặc biệt cho người nghèo • Các tác động đến đất đai trong quá trình xây dựng + các biện pháp giảm thiểu tác động • Mẫu nhà cho người Cơ Tu • Bản đồ khu tái định cư dự liến cho bản Pa Rum A • Các tác động đến đất đai trong giai đoạn xây dựng (ít hơn 1 năm) và các biện pháp giảm thiểu

tác động

Page 276: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Mẫu nhà một tầng rưỡi • Kế hoạch triển khai thực hiện 2008-2012 • Mẫu nhà truyền thống của người Việt Nam • Sự thay đổi mực nước tại hạ lưu • Các câu hỏi cho nhóm môi trường • Bản đồ khu tái định cư dự kiến tại bản Pa Rum A&B • Bản đồ khu tái định cư dự kiến cho bản Pa Dhi • Bản đồ khu tái đinh cư dự kiến cho bản Pa Pang • Mẫu ví dụ về cách bố trí bản Pa Rum A&B • Bản đồ tái định cư cho xã Zuoih • Bản đồ 3D về tái định cư tại xã Zuoih • Kế hoạch sử dụng đất cho khu tái định cư tại bản Pa Pang • Kế hoạch sử dụng đất cho khu tái định cư tại bản Pa Dhi Village • Các tác động xã hội và biện pháp giảm thiểu • Các tác động xã hội • Chương trình hội thảo • Chào đại biểu • Những hoạt động “phá băng”

Những hoạt động phá băng Sau phần khai mạc chương trình hội thảo truyền thống do cán bộ chính quyền tỉnh thực hiên, một hoạt động góp phần “hâm nóng” không khí Hội thảo được thực hiện để các đại biểu có điều kiện giới thiệu về mình, hiểu biết về những người tham dự. Mục đích của hoạt động này là để đưa các đại biểu vào thành một khối. Mỗi một các nhân được mời để đứng dậy, giới thiệu và chia sẻ. Các chuyên gia tư vấn và các quan sát viên không tham gia hoạt động này. Lý do đưa ra giải thích là các chuyên gia tư vấn có mặt trong Hội thảo để trình bày các báo cáo kỹ thuật. Những người đóng vai trò chủ chốt trong dự án thủy điện Sông Bung 4 là các đại biểu, và mục đích của Hội thảo là thông báo với các đại biểu về kết quả nghiên cứu và sau đó xin ý kiến đóng góp của đại biểu. Sự mong đợi của các đại biểu

Các đại biểu được đề nghị viết sự chờ đợi của họ đối với Hội thảo trên một mảnh giấy mầu, không cần phải viết tên. Các cán bộ trợ giúp giải thích rằng Hội thảo này được tổ chức cho các đại biểu, như là những người liên quan chính ở phía hạ lưu và các chuyên gia tư vấn mong muốn được biết họ mong muốn thu được gì khi tham dự Hội thảo này. Những mong muốn của đại biểu được thu lại và được đọc to để mọi người cùng nghe. Những mẩu giấy này sau đó được dán lên giấy treo trên tường, sau khu vực uống nước. Điều này giúp các đại biểu và các chuyên gia tư vấn có một cái nhìn rõ ràng về những việc cần làm. Đấy cũng là cách nhấn mạnh về tầm quan trọng của Hội thảo đối với những người tổ chức, giúp họ hiểu rõ những mong muốn của các đại biểu. Điều này động viên các đại biểu tập trung vào những vào những điều họ mong muốn liên quan đến nội dung hội thảo. Và đấy cùng là cách để nhóm trợ giúp nhanh chóng nắm bắt được sự hiểu biết của các đại biểu tham dự về nội dung và mục đích của Hội thảo. Điều này rất quan trọng để tránh những lỗ hổng đáng tiếc tồn tại giữa sự mong đợi của đại biểu và ý định của những người tổ chức họp. Đối với hầu hết những cán bộ chính quyền các hội thảo cấp quốc gia đều mang “tính truyền bá thông tin” (những người trình bày truyền đạt cho những người nghe về chính sách quốc gia). Tại những cuộc hội thảo này các chuyên gia tư vấn và những người quan sát có mặt và vai trò của họ chỉ là cung cấp thông tin và quan sát quá trình.. Các câu hỏi của đại biểu Các đại biểu được yêu cầu viết ra giấy những câu hỏi liên quan đến báo cáo của các tư vấn. Điều này được giải thích vì thời gian eo hẹp quá, nên không có thời gian thực hiện việc trao đổi thông tin ngay sau phần trình bày của các chuyên gia tư vấn, tuy vậy sẽ có phần thảo luận nhóm trước và sau bữa trưa, khi đó các câu hỏi sẽ được trả lời.

Page 277: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Thảo luận nhóm Tổng quan Các đại biểu được chia thảnh 3 nhóm đối tượng chính: • Chủ đề A (17 đại biểu) Các tác động môi trường và xã hội và những biện pháp giảm thiểu trong

quá trình xây dựn. Các đại biểu là những cán bộ hành chính và kỹ thuật tại các cơ quan chính quyền. .

• Chủ đề B (10 đại biểu) Lập kế hoạch tái định cư • Chủ đề C (8 đại biểu) Các tác động phía hạ lưu và các biện pháp giảm thiểu (không kể các chuyên

gia tư vấn và các quan sát viên). Các đại biểu là những cán bộ chính quyền và kỹ thuật làm việc tại khu vực hạ du công trình.

Mỗi một nhóm được yêu cầu chọn một người (trong số các đại biểu) chịu trách nhiệm báo cáo lại với hội thảo về kết quả thảo luận nhóm. Các chuyên gia tư vấn cũng tham gia cùng với Nhóm hỗ trợ WVF để ghi chép những vấn đề trao đổi của các đại biểu. Nhóm hỗ trợ trình bày lại về các câu hỏi/ những vấn đề cần bàn bạc (trên giấy khổ to) và ghi chép lại những gì được kết luận, quyết định Ảnh của cuộc thảo luận nhóm được tìm thấy trong Phụ lục ____ Các đại biểu tham gia Chủ đề Nhóm A và C được nghe các báo cáo sau đây của chuyên gia tư vấn: • Tổng quan chung về các chính sách an toàn của ADB • Các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu • Các tác động xã hội và các biện pháp giảm thiểu • Các tác động phía hạ du và các biện pháp giảm thiểu. Sau khi nghe báo cáo, các đại biểu Nhóm A thảo luận nhóm và thống nhất về các bịên pháp giảm thiểu áp dụng. Các đại biểu Nhóm C thảo luận nhóm và thống nhất về các biện pháp giảm thiểu tác động áp dụng tại vùng hạ du và đề xuất về các quyền lợi. Các đại biểu Nhóm B trực tiếp tham gia thảo luận nhóm lúc 9h sáng để bàn bạc về quyền lợi liên quan đến việc tái định cư. Cũng cần phải lưu ý rằng trong hội thảo trước, khi có mặt lãnh đạoc hính quyền huyện và các cán bộ khác thì các đại biểu tỏ ra rất miễn cưỡng khi nói về các ý kiến của họ. Thêm nữa cũng có rất nhiều các tài liệu liên quan đến công tác tái định cư mà họ cần phải đọc và bàn bạc. Thảo luận nhóm với dân bản kéo dài hơn so với nhóm A và C. Chính vì vậy mà dân bản không tham dự thảo luận tại nhóm A và C đến tận 15:15 chiều, sau đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận với toàn thể Hội thảo. Phương pháp thảo luận: Trước khi trình bày một thông tin mới nào hoặc tóm tắt về cuộc tham vấn ý kiến dân bản trước đó, những người trợ giúp hỏi các câu hỏi sau đây: • Các bạn đã bàn bạc như thế nào về chủ đề này tại cuộc họp tham vấn cộng đồng được tổ chức 2

tuần trước đây tại bản của bạn? • Các bạn còn nhỡ những chi tiết nào? • Dân bản có cảm giác như thế nào? Mục đích là cung cấp cơ hội cho những người lãnh đạo bản đứng dậy và trình bày những vấn đề thụân lợi và khó khăn tại các khu tái định cư mà họ chọn. Đây cũng là cơ hội để những người dân bản khác trình bày ý kiến. 13 tờ giấy trình bày thông tin về Kế hoạch tái định cư được treo lần lượt lên . • Các đại biểu được yêu cầu đọc từng điểm một trên tờ giấy trình bày thông tin. • Họ được yêu cầu làm rõ nghĩa của những gì viết trên đó. • Nếu như họ có câu hỏi nào, họ được mời để hỏi đại diện của Ban Quản lý dự án thủy điện 3, Ông

Hôn, để được trả lời.

Page 278: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Khi được hỏi họ có đồng ý với kế hoạch viết trên giấy lớn không? Nếu như họ không đồng ý, họ có thể vẽ lại như họ mong muốn.

Phiếu đánh giá của các đại biểu Việc điền vào phiếu đánh giá được thực hiện vào cuối ngay hội thảo, các đại biểu được đề nghị để trả lời hai câu hỏi sau. (các đại biểu được thông báo là không cần ký tên, nên họ có thể tự do bày tỏ quan điểm):

• Phải làm gì để cải tiến chất lượng của Hội thảo? • Bạn thích gì nhất tại Hội thảo?

Những câu hỏi được thiết kế đơn giản và có kết thúc mở. Điều này động viên các đại biểu suy nghĩ sáng tạo và giảm thiểu những xu hướng đôi khi bị các phiếu hỏi định sẵn Tóm tắt phần trình bày của chuyên gia tư vấn

Ông Thông trình bày về những chính sách an toàn của ADB bao gồm:

• Kế hoạch tái định cư cho những người bị ảnh hưởng, những quyền lợi nhận được do mất đất, mất nhà, mất tài sản, mất những tài sản văn hóa vật thể, mất cây cối, mùa màng, mất các tài sản thông dụng và cơ sở hạ tầng, mất sinh kế và mất những tài sản sinh lợi. .

• Làm thế nào để xác định các tác động môi trường và xã hội và làm thế nào để giảm thiểu chúng.

Bà Diệp trình bày về việc các tác động xác định được và các biện pháp giảm thiểu tại hạ du

• Tại sao khu vực hạ du lại bị ảnh hưởng • Các tác động xảy ra tại vùng hạ du và các biện pháp đề xuất để giảm thiểu • Một số những số liệu về việc nguồn cá sẽ bị ảnh hưởng tại hạ du • Dự thảo về kế hoạch nghiên cứu hạ du và cách triển khai

Bà Nhung trình bày về các tác động xác định được và các biện pháp giảm thiểu

• Bức tranh lớn về dự án thủy điện Sông Bung 4 • Các tác động và các biện pháp giảm thiểu áp dụng trong quá trình xây dựng • Điều kiện về dòng chảy trên Sông Bung/ Sông Vũ Gia từ hạ lưu nhà máy • Chất lượng nước trong hồ chứa, tại vùng hạ lưu • Các tác động đến thực vật, động vật và các biện pháp giảm thiểu. • Các tác động đến đời sống thủy sinh và các biện pháp giảm thiểu (trên vùng thượng lưu,

vùng hồ chứa và vùng hạ lưu). • Dòng chảy bù/ dòng chảy môi trường • Những biện pháp giảm thiểu tác động một cách tổng thể như: Chương trình lâm nghiệp

cộng đồng. • Công tác quản lý tại xã Zuoih, phục hồi và làm giàu Khu BTTN Sông Thanh, các biện

pháp giảm thiểu tác động môi trường, giám sát v.v....

Ông Thông trình bày về các tác động xã hội và các biện pháp giảm thiểu, kế hoạch tái định cư

• Các công việc xây dựng gồm những công việc gì và vị trí các khu công trường. • Số lượng đất dự kiến bị mất và số lượng người bị ảnh hưởng bởi dự án. • Diện tích đất nông nghiệp bị chiếm dụng tạm thời hoặc vĩnh viễn. • Diện tích đất ở và diện tích đất sử dụng cho các mục đích khác bị chiếm dụng tạm thời

hoặc vĩnh viễn. • Chương trình đền bù. • Sự kết hợp giữa chương trình tái định cư và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN CỦA 3 NHÓM Tổng quan

Page 279: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các đại biểu được chia nhóm thảo luận theo 3 chủ đề như sau: • Chủ đề A: Các tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu & Các tác động xã hội và các

biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng Dự án. • Chủ đề B: Kế hoạch tái định cư • Chủ đề C: Các tác động phía hạ lưu và các biện pháp giảm thiểu

Cách thực hiện thảo luận

• Xem xét và bàn bạc về các tác động và biện pháp giảm thiểu do chuyên gia tư vấn trình bày. • Thống nhất về các biện pháp giảm thiểu tác động. • Đề xuất về cách triển khai thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động (khi thời gian cho

phép). Kết quả của cuộc thảo luận nhóm buổi sáng về phần các tác động môi trường

Kết quả chung: • Chủ đề A: Các tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu & Các tác động xã hội và các

biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng Dự án– Các đại biểu đống góp rất ít các ý kiến liên quan đến những biện pháp giảm thiểu tác động. Phần lớn trong số họ đã thảo luận về vấn đề này trong những hội thảo trước đây. Họ đồng ý với các phương án giảm thiểu tác động do tư vấn đề xuất.

• Chủ đề B: Lập kế hoạch tái định cư - Chỉ 30% đại biểu được mời từ các bản bị ảnh hưởng tham dự. Chúng tôi không tìm hiểu được lý do tại sao khi hỏi các đại biểu khác vì sao họ không đến. Những cuộc tham vấn ý kiến cộng đồng được thực hiện trong nhiều tuần trước đó và có thể họ đã hài lòng với kế hoạch tái định cư, các quyền lợi họ được hưởng. Một lý do nữa có thể là do đường đi đến nơi tổ chức hội thảo vừa dài lại vừa xa, khó đi do trời mưa, đường xấu. Tuy vậy những đại biểu tham dự Hội thảo về cơ bản đồng ý với những quyền lợi, biện pháp giảm thiểu trong Kế hoạch tái định cư. Những ý kiến chưa nhất trí là những ý nhỏ, không quan trọng và phần lớn là do phần dịch thuật không được chuẩn xác, gây hiểu lầm.

• Chủ đề C: Các tác động phía hạ lưu và các biện pháp giảm thiểu -- Các bên liên quan đồng ý với tất cả các tác động tích cực và tiêu cực do chuyên gia tư vấn trình bày. Các ý kiến của đại biểu chú trọng nhiều vào các biện pháp giảm thiểu tác động đề xuất và cách thực hiện. Các tác động chủ yếu gây ra do mực nước thay đổi, lưu lượng và chất lượng nước tại hạ lưu thay đổi.

BÁO CÁO VỀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM CỦA NHÓM A, B, C VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ THỐNG NHẤT CHỦ ĐỀ A: Các tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu.

Các tác động xã hội trong giai đoạn xây dựng và các biện pháp giảm thiểu Quá trình: Bàn bạc và đạt được sự thống nhất về những vấn đề chủ chốt. Kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến về cách giảm thiểu các tác động do tư vấn đề xuất qua các bài trình bày. Có một số phần, các đại biểu còn được chia thành những nhóm nhỏ hơn (4-5 người). Họ được đưa cho những câu hỏi để thảo luận và thống nhất ý kiến sau đó trình bày lại với Hội thảo. Ý kiến đánh giá của các cán bộ trợ giúp Trong buổi sáng, các đại biểu không tham gia thảo luận tích cực lắm vì những vấn đề này- tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu đã được thảo luận rất nhiều lần tại các cuộc hội thảo trước. Chỉ có những đại biểu mới, hoặc những người có nhiều thông tin mới tham dự một cách tích cực và nhiệt tình.

Thời gian: 10:30 – 11:30 sáng

Nội dung: Bàn bạc và thống nhất về các tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu

Page 280: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Số lượng đại biểu: 17 người (xem danh sách đại biểu để biết thêm thông tin)

Cán bộ trợ giúp: Bà Lê Thị Lan Hương và Bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Tư vấn: Nguyễn Thị Nhung (Viện Địa lý)

Nhóm 1: Bàn bạc và thống nhất về các tác động và biện pháp áp dụng cho:

• Dòng chảy trên sông Bung/ Vũ Gia và phía hạ lưu • Chất lượng nước trong hồ chứa và dưới vùng hạ lưu. • Đời sống thủy sinh

Các tác động Các biện pháp giảm thiểu tác động được thống

nhất Sự thay đổi dòng chảy năm Vận hành và điều tiết hồ hợp lý để đảm bảo dòng

chảy môi trường Xói mòn và trượt lở đất vùng hạ lưu Xây các kè bằng đá

Tái trồng rừng để tăng lớp che phủ thực vật trên bề mặt đất.

Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Lập kế hoạch bảo vệ những loài thủy sinh quý, hiếm và các loài thực vật và động vật trên cạn

Gây ngập vùng thượng lưu. Vùng hạ lưu vị ảnh hưởng do việc xả nước lũ từ hồ chứa.

Lập tốt kế hoạch tái định cư, có chíng sách đền bù thích hợp. Chuyển những người bị ảnh hưởng ra khỏi vùng bị ngập.

Chất lượng nước trong hồ thay đổi, bị ô nhiễm Làm suy giảm lượng phù sa chuyển về hạ lưu Tăng nguy cơ bị nhiễm mặn tại hạ lưu

Thu dọn các chất độc và bom mìn có thể còn sót lại trong lòng hồ sau chiến tranh. Lập kế hoạch nuôi trồng thủy sản tương ứng với lượng tài nguyên nước. Quản lý và bảo vệ môi trường tại những khu dân cư trong khu vực nhà máy. Điều tiết dòng chảy một cách hợp lý.

Nhóm 2: Thảo luận và thống nhất về các tác động môi trường, biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng Dự án:

• Đối với động vật và thực vật; • Đối với khu BTTN Sông Thanh.

Các tác động Các biện pháp giảm thiểu tác động được

thống nhất Mất các loài động vật và thực vật trong khu vực hồ chứa

Move these animals and plants to safe area. (participants said that this is very difficult to do)

Làm giảm diện tích rừng do hồ chứa dâng ngập nước

Thực hiện Chương trình lâm nghiệp cộng đồng tại một số bản thuộc xã Ta Bhing và Chaval

Hệ sinh thái bị chia cắt do đất bị ngập Số lượng người tiếp cận với khu BTTN Sông Thanh sẽ gia tăng

• Tổ chức chương trình cùng kiểm tra rừng với các lực lượng cảnh sát, quân đội, kiểm lâm, an ninh

• Cung cấp tiền để mua các xe tuần tiễu, ống nhòm.

• Cung cấp trợ cấp cho những người làm công tác kiểm tra, giám sát trong giai đoạn xây dựng

• Xây dựng hai trạm gác. Mỗi trạm được

Page 281: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các tác động Các biện pháp giảm thiểu tác động được thống nhất

thiết kế cho 15 người làm việc. Một trạm đặt trong khu BTTN Sông Thanh, một trạm tại khu vực huyện Nam Giang.

• Tăng số lượng những người gác rừng lên đến 30 người.

Thời gian: 13h45 – 15h00 Nội dung: Bàn bạc và thống nhất về: • Các tác động xã hội và các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng; • Đề xuất các ý kiến cho kế hoạch giảm thiểu những tác động bất lợi do các chuyên gia tư vấn baá

cáo. Các tác động Các biện pháp giảm thiểu tác động được thống nhất • Nhu cầu tiêu thụ động vật

hoang dã gia tăng • Chặt xây để xây dựng nhà

cửa, trạm gác v.v... • Có con ngoài giá thú • Thay đổi thói quen và văn

hóa, lối sống • Gia tăng mâu thuẫn và các

mối đe dọa đối với sự an toàn của cộng đồng địa phương

• Triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước • Đảm bảo tất cả công tác vận tải tuân thủ các tiêu

chuẩn quốc gia • Các chương trình giáo dục về vận tải an toàn • Mở rộng những con đường hẹp • Tăng cường sự làm việc của cảnh sát giao thông • Giáo dục những người lái xe về luật giao thông và

xử phạt nghiêm những người vi phạm luật lệ. • Cung cấp các dụng cụ tránh thai cho phụ nữ (hội

phụ nữ phối hợp với phòng y tế có thể thực hiện được công tác này)

• Tăng cường các luật lệ của bản làng như xử phạt những người đàn ông có con ngoài giá thú.

• Tăng cường nhận thức của các cơ quan địa phương về các tác động tích cực và tiêu cực.

• Các cơ quan tại các cấp cần chú ý nhiều hơn và có trách nhiệm hơn nữa

• Có những cách tiếp cận tốt trong việc quản lý 2500 công nhân trong giai đoạn xây dựng.

• Tăng số lượng các cán bộ chuyên môn để giải quyết vấn đề gái điếm và sử dụng ma túy.

• Tăng cường nhận thức của công nhân về việc bảo vệ môi trường.

• Xử lý các chất thải hóa học xả thải ra môi trường trong giai đoạn xây dựng

• Xây dựng hệ thống thu gom nước thải.

Quá trình Các đại biểu được chia ra thành 4 nhóm để trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến các biện pháp giảm thiểu tác động do tư vấn khuyến nghị trong các bài trình bày:

• Bạn biết gì về kế hoạch này? • Ai có thể thực hiện kế hoạch này một cách tốt nhất ?

Page 282: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Những nhiệm vụ chính của kế hoạch này là gì? • Bạn có thể đưa ra những khuyến nghị gì về việc thực hiện kế hoạch này?

Nhóm 1 : Chương trình lâm nghiệp cộng đồng tại xã Zuoih Các câu hỏi Kết quả thảo luận Bạn biết gì về kế hoạch này?

Chưa biết gì

Ai có thể thực hiện kế hoạch này một cách tốt nhất ?

Sở NN &PTNN, Sở TN &MT

Những nhiệm vụ chính của kế hoạch này là gì?

• Trồng rừng tại các khu vực mới và tái trồng cây tại những khu vực rừng bị phá.

• Hỗ trợ nhóm nông dân địa phương quản lý và bảo vệ rừng

• Đồng thời cũng thực hiện kế hoạch này tại xã Ta Bhing là xã bị ảnh hưởng của Dự án Sông Bung 4.

Bạn có thể đưa ra những khuyến nghị gì về việc thực hiện kế hoạch này?

• Kế hoạch quản lý rừng phải được thiết kế chi tiết trước khi chuyển giao cho cộng đồng để thực hiện.

• Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cơ quan địa phương trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Nhóm 2: Tái trồng rừng và phát triển rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Các câu hỏi Kết quả thảo luận Ai có thể thực hiện kế hoạch này một cách tốt nhất ?

Chưa biết gì

Những nhiệm vụ chính của kế hoạch này là gì?

Ban quản lý khu BTTN Sông Thanh phối hợp với Sở TN &MT + Sở Kế hoạch và đầu tư + các cơ quan địa phương. Phòng Kinh tế huyện phải là một đối tác chính.

Bạn có thể đưa ra những khuyến nghị gì về việc thực hiện kế hoạch này?

Dự án cần phải có: - Lịch trình thời gian thực hiện - Tổng sơ đồ sử dụng đất - Những giống cây được lựa chọn (ưu tiên cho những giống cây mọc ở địa phương) - Chi tiết kế hoạch thực hiện cho từng năm một - Kinh phí thực hiện

Bạn có thể đưa ra những khuyến nghị gì về việc thực hiện kế hoạch này?

- Ban Quản lý khu BTTN Sông Thanh và cộng đồng địa phương xác định các giống cây và vị trí trồng - Sở TN &MT địa phương lập quy hoạch tổng thể về sử dụng đất - Phòng Kinh tế huyện là đơn vị thực hiện - Giám sát và đánh giá dự án theo các giai đoạn

Nhóm 3: • Tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường • Tăng cường năng lực cho các cơ quan bảo vệ môi trường Các câu hỏi Kết quả thảo luận Ai có thể thực hiện kế hoạch này một Chưa biết gì

Page 283: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các câu hỏi Kết quả thảo luận cách tốt nhất ? Những nhiệm vụ chính của kế hoạch này là gì?

Sở TN &MT, Ban các dân tộc thiểu số, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế và Hội Nông dân

Bạn có thể đưa ra những khuyến nghị gì về việc thực hiện kế hoạch này?

• Chương trình nâng cao nhận thức • Tập huấn kỹ thuật • Kỹ thuật quản lý/ phương pháp tập huấn • Cung cấp tiền để mua những công cụ/ thiết bị cần

thiết Bạn có thể đưa ra những khuyến nghị gì về việc thực hiện kế hoạch này?

• Tập huấn những người trợ giúp, những cán bộ kỹ thuật

• Thiết lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch • Cung cấp đầy đủ kinh phí và thiết bị • Thực hiện dự án trình diễn, sau đó lặp lại các mô

hình. • Thực hiện những hoạt động đánh giá và có chính

sách thưởng Nhóm 4: Kế hoạch quản lý xã hội và kế hoạch hành động thực hiện chương trình y tế cộng đồng Các câu hỏi Kết quả thảo luận Ai có thể thực hiện kế hoạch này một cách tốt nhất ?

Chưa biết gì

Những nhiệm vụ chính của kế hoạch này là gì?

Cảnh sát, Sở Y tế, Ban dân tộc thiểu số, Sở TN &MT, kiểm lâm và các bên liên quan khác ....

Bạn có thể đưa ra những khuyến nghị gì về việc thực hiện kế hoạch này?

• Chương trình đào tạo + chương trình cổ động tăng cường nhận thức của cộng đồng

• Kế hoạch hành động chi tiết cho từng cơ quan một Bạn có thể đưa ra những khuyến nghị gì về việc thực hiện kế hoạch này?

• Kế hoạch tổng thể, lịch trình thời gian thực hiện, phân công công việc chi tiết cho từng người tham gia dự án

• Phân công công việc và trách nhiệm cho từng người một.

• Giám sát, đánh giá kết quả cho từng giai đoạn một. NHÓM B: Kế hoạch tái định cư Thời gian: 4,5 giờ Người trợ giúp: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn Tư vấn: Lê Trung Thông Quan sát viên: Tào Thị Việt Nga – Mạng lưới sông quốc tế Đại biểu: 6 người dân đến từ các bản bị ảnh hưởng (xem danh sách đại biểu để biết thêm thông tin chi tiết) Ông Phúc - Sở Tài nguyên và Môi trường Ông Đông - Phòng Kế hoạch và Đầu tư của huyện.

Page 284: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Kết quả:

• Chia sẻ kết quả của những cuộc họp tham vấn cộng đồng giữa các đại biểu với nhau. • Bàn bạc về các chi tiết của kế hoạch tái định cư do nhóm tư vấn đề xuất. • Thống nhất về quyền lợi được hưởng

Đánh giá của nhóm trợ giúp 20 đại diện của các bản và cộng đồng đã được mời, có 6 đại biểu tham dự. Chúng tôi hỏi Ông Đa - chủ tịch ủy ban nhân dân xã Zuoih tại sao những người khác không đến dự. Ông Đa nói, ông đã nhận được giấy mời của Ủy ban nhân dân huyện và đã gửi giấy mời đến tất cả các đại diện bản trong danh sách. Những người được hỏi khác không biết tại sao đại diện của 14 bản và xã lại không đến dự. Chúng tôi đã rất hy vọng có 4 ông trưởng bản sẽ đến, sẽ chia sẻ thông tin với lãnh đạo bản Pa Pang (là bản tiếp nhận dân tái định cư). Tuy vậy việc chia sẻ thông tin giữa 6 người dân bản đã rất sôi nổi, nhịêt tình. Hần như việc trao đổi là do họ thực hiện với nhau để có những hiểu biết hơn về những nỗ lực của các bên liên quan. Kết quả thảo luận Soát xét lại các khu tái định cư và sơ đồ bố trí bản • Đại diện các bản Pa Di và Pa Rum đồng ý về những thuận lợi và khó khăn đã được đề cập trong

Kế hoạch tái định cư họ đã lựa chọn trong quá trình tham vấn cộng đồng ở bản. • Đại diện Bản Pa Rum A nói họ đã hài lòng với sự lựa chọn của họ và mong được chuyển tới đó

sớm. • Tuy vậy, cảm nhận của những người thuộc bản Pa Dhi lại không như vậy. Họ rất lo lắng vì họ

không biết cuộc sống của họ sẽ như thế nào tại nơi ở mới (Khe Zuoih). • Bà Nga (tổ chức các dòng sông quốc tế) hỏi: tại Khe Canh không có nhiều đất cho nông nghiệp

lắm, làm sao có thể đảm bảo đủ nguồn lương thực và thực phẩm? Dân bản đã bàn bạc về vấn đề này chưa?

• Trả lời: Đại diện bản Pa Dhi: Chúng tôi đã bàn về vấn đề khó khăn này và hiện tại chúng tôi cũng chưa tìm ra câu trả lời.

• Trong khi đại biểu bản PaDhi trình bày về thuận lợi và khó khăn tại Khe Zuoih, ông ta có đề cập rằng đất tại Khe Zuoih không đủ cho tất cả các hộ ở Pa Dhi, 10 hộ phải chuyển tới Khe Tua.

• Ông Phúc - Sở TNN &MT tỉnh Quảng Nam cho biết có 10 hộ gia đình phải cân nhắc cẩn thận để chuyển đến Khe Tua, vì trong khu vực Khe Tua không có đủ ánh sáng, nhân dân rất dễ bị ốm.

• Khi các đại biểu xem xét sơ đồ bố trí bản Pa Rum A, một số các đại biểu đã nói rằng việc bố trí Pa Rum cần xem xét, sửa đổi thêm để còn cho phép khả năng mở rộn trung tâm bản trong tương lai.

Soát xét lại Kế hoạch tái định cư Chú thích của người trợ giúp: Việc này mất quá nhiều thời gian do trình độ hiểu biết của các đại biểu rất có hạn. Các cán bộ trợ giúp thực sự mất rất nhiều thời gian và công sức để giải thích ý nghĩa của từng điểm một và hỏi lại xem các đại biểu có thực sự hiểu vấn đề hay không, đưa ra các ví dụ và giải thích những thuật ngữ mới như: chương trình khuyến nông, phân hóa học loại A và B, v.v... . Việc đền bù cho đất đai bị mất • Tất cả các đại biểu đồng ý với Kế hoạch tái định cư trừ phần “mất đất sinh sống”. • Kế hoạch tái định cư nói rằng:”Đất sinh sống bằng hoặc nhỏ hơn (1) 500m≤ (ví dụ 20m x 25m)

một mảnh cho xây dựng một căn nhà mới (không tính đất vườn), hoặc (2) khu vực có nhà bị mất ” • Họ bàn bạc rất nhiều và thống nhất về việc bỏ phương án: “hoặc là khu vực đất có nhà bị mất”. Sở

dĩ như vậy là vì họ giả định hiện nay mỗi một hộ dân chỉ có 100m2 đất ở. Như vậy diện tích là quá nhỉ. Nếu như dự án không thể cấp cho họ 500m2 như đề xuất thì ít nhất con số cũng phải là 300 m2 .

Page 285: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Bà Nga cho ý kiến: Kế hoạch tái định cư nêu rõ đất đai sẽ được khảo sát và dân bản sẽ có quyền được nhận đất. Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 có có kế hoạch phân đất cho dân trước khi dân chuyển đến nơi ở mới hay không? Ở một số các dự án thuỷ điện khác, khi đã chuyển về nơi ở mới, dân vẫn phải đợi chia đất trong thời gian dài đến 2 năm, thậm chí lâu hơn. Điều này sẽ làm nảy sinh các tệ nạn xã hội.

• Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: Dân sẽ được nhận thóc và thực phẩm trong thời gian 1 năm, khi họ thực hiện công tác dọn dẹp mặt bằng để chuẩn bị phát triển sản xuất.

• Câu hỏi của bà Nga: Dự án có phương pháp gì để phân đất cho dân mà tránh được những khiếu kiện không?

• Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: Lãnh đạo huyện sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này. • Trưởng thôn Pa Dhi nói rằng Dự án cần phân đất cho dân trước khi dân chuyển đến, nếu không

dân trong bản sẽ tranh chấp với nhau về những khu đất tốt tại nơi ở mới. • Câu hỏi của dân tại bản Pa Dhi: Nếu như người dân tự thực hiện công tác giải phóng, dọn dẹp mặt

bằng thì họ có được trả công hay không? Vịêc này dựa vào chính sách của nhà nước hay chính sách của Dự án?

• Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: Công lao động sẽ được trả dựa trên chính sách của Nhà nước.

• Câu hỏi của trưởng xã Da Bhinh: Khi chuyển đến nơi tái định cư, nếu như nhân dân thấy đất đai ở khu vực lân cận có thể dùng được, họ thu dọn và có được trả công không?

• Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: Tại thời điểm này chúng tôi không thể trả lời câu hỏi này của ông được.

Mất nhà và các tài sản cố định khác • Tất cả các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. Nhưng họ yêu cầu phần mái nhà phải được làm từ

nguyên liệu lafong. • Trong trường hợp dân tự xây nhà, hoặc tự tổ chức để xây nhà cho họ. Tiền phải được trả dựa trên

tiến độ xây nhà, chứ không quy định trả làm 3 lần hay 4 lần như kế hoạch dự kiến. • Câu hỏi: Có những gia đình không muốn di dời tới những khu tái định cư mới. Nếu như họ chuyển

tới sống tại huyện khác, xã khác, họ có được trả số tiền một lần hay không? • Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: Có thể trả một lần nếu như gia đình đó có giấy tờ hợp

lệ từ xã tiếp nhận họ. • Khi xây dựng những công trình bên ngoài như chuồng nuôi gia súc, các đại biểu đồng ý với kế

hoạch đề xuất nhưng chỉ những hộ đã có các công trình bên ngoài đó mới được đền bù. • Tất cả các gia đình đều nhận được tiền đền bù về nhà cửa giống hệt nhau, hay khối lượng tiền sẽ

phụ thuộc vào hiện trạng nhà họ đang ở? • Trả lời của Ban QLDA thuỷ điện 3: quyền lợi được nhận lại do mất nhà giống hệt nhau (không

dựa trên hiện trạng nhà cửa đang có). Quyền lợi nhận được do mất những tài sản văn hoá vật thể Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. Quyền lợi nhận được do đền bù phần mất cây cối, hoa màu, các tài sản sinh lợi • Tất cả các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất, ngoại trừ một điểm nhỏ về đền bù cho “những

cây đã bắt đầu ra quả”. • Theo như ý kiến của một số đại biểu, sẽ rất khó để tính xem cây nào sẽ sinh lợi trong thời gian 5

năm. Nhất là khi tính toán cho những gia đình có nhiều cây cối. • Việc đền bù sẽ được dựa trên tiêu chuẩn về giá đền bù do Uỷ ban nhân dân phê duyệt. Mất sinh kế Các đại biểu đồng ý với ý kiến đề xuất. Họ mong muốn những quy định riêng của bản họ, của xã họ. Mất những tài sản, cơ sở hạ tầng khác

Page 286: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. Vị trí chợ: Họ thấy không cần phải xây chợ, nhưng cần phải có cửa hàng tạp hoá tại trung tâm xã. Cửa hàng tạp hoá tại bản: họ thấy không cần thiết phải có. Câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm trong trường hợp các cơ sở hạ tầng bị xuống cấp trong tương lai? Trả lời: Nếu như các cơ sở hạ tầng bị xuống cấp trong thời hạn bảo hành thì Dự án sẽ chịu trách nhiệm. Nếu như sau thời gian bảo hành thì Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ chịu trách nhiệm đó. Mất đi các tài sản thông dụng Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. Quyền lợi về giáo dục: Trường mẫu giáo và trường cấp 1 không nên để chung cùng nhau nhưng có thể để gần nhau. Tiền trợ giúp và những biện pháp đặc biệt trong thời gian chuyển đổi Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. Câu hỏi: Thời gian trợ giúp sẽ kéo dài bao nhiêu lâu? Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: 12 tháng. Quy trình khiếu nại (xem trên tranh minh hoạ cho Hội thảo) Các đại biểu đã cùng cười khi nhình thấy tranh minh hoạ vẽ theo kiểu phim hoạt hình. Họ nói rằng họ chẳng bao giờ tưởng tượng ra một quy trình như vậy. Họ đồng ý với kế hoạch đặt ra và không có ý kiến bổ sung nào.

CHỦ ĐỀ C: Các tác động phía hạ lưu và các biện pháp giảm thiểu Sau đây là kết quả của nhóm thảo luận với các bên liên quan tại vùng hạ lưu. Phần này cũng trình bày về các biện pháp giảm thiểu tác động và một số kế hoạch ban đầu để thực hiện những hoạt động duy trì thu nhập. Thời gian: 10h 30 đến 11h 30 Số lượng đại biểu: 8 (xem danh sách đại biểu để biết thêm chi tiết) Người trợ giúp: Bà Lê Thị Lan Hương Chuyên gia tư vấn: Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp Ý kiến của các cán bộ trợ giúp: • Các đại biểu của các bên liên quan phía hạ du rất lo lắng vì tác động sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến

họ. Sự tham gia của họ rất nhiệt tình. • Các bên liên quan thống nhất với tất cả các tác động tích cực do tư vấn trình bày. Sau đây là các biện pháp giảm thiểu tác động do các đại biểu đề xuất và các chi tiết liên quan đến vịêc thực hiện

Các tác động tiêu cực phía hạ du (do tư vấn trình bày)

Các biện pháp giảm thiểu (đề xuất của các đại biểu)

Nhận xét của các đại biểu về các phương pháp giảm thiểu

Mực nước phía hạ du thấp sẽ dẫn đến mất nước tại các giếng nước của xã Đại Sơn và một số hộ thuộc bản Pa Dau. Thời gian: Khoảng 1 năm trong thời gian tích nước hồ chứa.

• Cư 10 đến 15 hộ cho khoan 1 giếng nước.

• Sử dụng các máy phát điện để khoan và bơm nước tại những bản không có điện.

• Xây các bể chứa nước.

Dễ thực hiện

Giảm nghiêm trọng lượng cá Cung cấp tiền và tổ chức đào tạo thực hành các nghề khác • Trồng cây công nghiệp • Trồng cỏ nuôi bò, trồng bông, chăn

nuôi dâu tằm.

Các hoạt động nfay đã đwojc thực hiện tại các xã và cho kết quả tương đối

Page 287: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Các tác động tiêu cực phía hạ du (do tư vấn trình bày)

Các biện pháp giảm thiểu (đề xuất của các đại biểu)

Nhận xét của các đại biểu về các phương pháp giảm thiểu

• Đào ao nuôi cá tốt. Xói mòn và trượt lở đất sẽ lớn tại các bản Dong Cham, Thac Can, Dau Go do việc xả nước của nhà mát thuỷ điện

• Xây các kè đá để hạn chế xói mòn • Hoặc di dời những người dân tại khu

vực này đi chỗ khác.

Việc xây kè đá sẽ tốn rất nhiều tiền

Mất đất canh tác cho các cây hàng năm như: ngô, đậu v.v...

Xây kè đá để chống xói mòn hoặc cung cấp tiền và tập huấn chuyển đổi sang các ngành nghề khác.

Việc xây kè đá sẽ tốn rất nhiều tiền

Mất thu nhập từ việc bán cát và sỏi cho các công ty xây dựng.

Tập huấn chuyển đổi ngành nghề sang các ngành công nghiệp khác đã thực hiện tại huyện, ví dụ sản xuất thảm, chế biến thức ăn, nguyên liệu xây dựng

Giao thông thuỷ bị chặn Từ 13.00h đến 15.00 Các bên liên quan đã sắp xếp các hoạt động gây thu nhập và bổ sung những chi tiết cho việc thực hiện. CHÚ THÍCH: Các bên liên quan bàn bạc về các tác động tiêu cực mất đi khoảng 268,597 kg do tư vấn nêu ra. Họ cảm giác rằng khối lượng mất đi như vậy không phải là lớn. Đối với những gia đình sống chính bằng nghề đánh cá thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều vì đây là nguồn thu chính của họ. Việc chăn nuôi gia súc là nguồn thu thứ yếu của họ. Nếu như nguồn cá bị giảm sút nghiêm trọng thì họ sẽ mất đi thu nhập và họ cũng không bán được lưới, thuyền, các công cụ lao động khác. Các tài sản này là tất cả tài sản của họ. Các hoạt động gây thu nhập Kết quả bình

chọn Ý kiến của các đại biểu

Trồng cây công nghiệp 33,5% Hiện nay có khoảng 12000 ha đất có thể trồng cây công nghiệp được (các đại biểu từ bản Pa Dau)

Trồng cỏ để chăn nuôi gia súc 33,5% Đây là một trong những hoạt động trọng điểm của huyện thực hiện từ nay đến năm 2015. Hiện nay đang thiếu vốn thực hiện. Huyện Đại Lộc và Pa Dau mong muốn thực hiện phwong án này.

Cung cấp chương trình dạy nghề cho nhân dân bị ảnh hưởng để họ có thể làm việc trong nhành công nghiệp

25%

Ao cá 8% Họ có thể dẫn nước từ trên rừng, suối về để dâng nước trong ao lên. Các đại biểu của Pa Dau đề xuất ý kiến này

Trồng bông 0 Trồng dâu nuôi tằm 0 Trồng các cây thường niên như ngô, đậu

0

Các đại biểu không ưu tiên phát triển những cây này vì nó phụ thuộc rất nhiều vào động lực của thị trường, do vậy hàng năm họ có thể phải thay đổi cơ cấu cây trồng.

Page 288: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Sau khi sắp xếp các hoạt động duy trì sinh kế theo thứ tự ưu tiên, nhóm tiếp tục bàn bạc về tính khả thi của các bịên pháp đề xuất bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây. Các đại biểu được chia thành hai nhóm. Nhóm 1 và Nhóm 2. • Ai là những người được hưởng lợi? • Có bao nhiêu hộ/ bao nhiêu xã tham gia? • Những xã nào? • Ai/ Cơ quan nào nên chịu trách nhiệm về hoạt động này? • Chi phí ước tính là bao nhiêu? • Cần phải thực hiện những công việc gì ? Đại diện của huyện Đại Lộc bàn về chương trình trồng cỏ để chăn nuôi gia súc Trồng cỏ để nuôi gia súc Đào tạo nghề • 586 hộ đang thực hiện việc đánh

cá thương mại tại 11 xã1, huyện của huyện Đại Lộc

• Các hộ bị mất đất sản xuất • Các hộ khai thác cát, sỏi và vận

chuyển các nguyên liệu này

Nam và nữ (độ tuổi 18 đến 40), những người đang làm nghề chài lưới; những người mất đất canh tác và những người làm nghề khai thác, vận chuyển cát, sỏi (tại 11 xã đã đề cập).

Phòng Kinh tế- huyện Đại Lộc • Sở Lao động, thương bình và xã hội

• Trung tâm đào tạo nghề • Lãnh đạo các công ty/ các

nhà máy • Ban QL các cụm công

nghiệp Bò : 15 triệu đồng/con Trồng cỏ: 10 triệu đồng/ha

6 triệu/ khoá học 6 tháng

• Xây dựng những trại nhân giống cỏ, cho mượn đất để trồng cỏ, mua cỏ giống

• Phòng bệnh và chống bệnh • Lực lượng lao động • Nước tưới cho cỏ

• Tiền học phí • Tiền đi lại • Tiền ăn, ở • Các chi phí khác

Tổ chức các cuộc họp ở bản để chia sẻ và bàn bạc cách thực jiện với những người nông dân.

1 11 xã là những xã sau đây: Đai Son, Đai Lanh, Đai Hong, Đai Đong, Đai Quang, Đai Nghia, Ai Nghia town, Đai Phong, Đai Minh, Đai Cuong, Đai Hoa

Page 289: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Nhóm 2: Đại diện Bản Pa Dau và thị xã Thanh Mỹ village and Thanh My Town bàn bạc về việc trồng cây công nghiệp và nuôi cá ao. Câu hỏi Các cây công nghiệp để trồng rừng Nuôi cá ao

Ai là những người được hưởng lợi ?

38 hộ tại bản Pa Dau 9 hộ tại bảnPa Dau II (Khu vực Thanh My) Tổng diện tích là 5 ha

Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công việc này?

Phòng Kinh tế của huyện Phòng Nông nghiệp huyện Nam Giang

Chi phí ước tính? • Ít nhất 1ha/hộ • Tối đa 3 ha/hộ • Khoảng 7 triệu đồng/1 ha

• 100 triệu đồng để đào ao

• 25 triệu đồng để mua cá giống

Cần phải thực hiện những công việc gì ?

• Dọn dẹp mặt bằng để trồng cây • Trồng rừng cây công nghiệp • Quản lý và bảo vệ rừng

• Đào ao • Xử lý ao và xử lý nước • Mua thức ăn cho cá • Hệ thống đèn chiếu

sáng • Quản lý và bảo vệ

Những vấn đề khác? Trước khi triển khai: • Tổ chức họp cộng đồng để chia sẻ

thông tin • Đăng ký cho 38 hộ được tham gia

họp và tham dự tập huấn • Cung cấp tiền và cây giống

Dự án cung cấp tiền để đào ao, mua cá giống và trồng cỏ

KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỘI THẢO Sau đây là tóm tắt ý kiến kết luận của hội thảo. Có một số phần có thể đã được viết từ những phần trước của Báo cáo này. Các kết luận từ phiếu đánh giá hội thảo của các đại biểu Comparing Participant’s Expectations and Evaluations

• 86% đại biểu tham dự hy vọng Hội thảo sẽ giúp họ hiểu hơn về Dự án Sông Bung 4. • 87% viết rằng hội thảo đã rất cuốn hút đối với họ, chú trọng vào những điều họ quan tâm nhất

và họ có những cơ hội để được hỏi các câu hỏi và được giải đáp. • Tất cả các đại biểu đến dự buổi sáng tiếp tục dự hết hội thảo đến tận chiều. Đây là hiện tượng

ít thấy đối với những cán bộ cấp cao trong chính quyền vì thông thường họ rất bận. Nếu như họ đến thường họ chỉ ngồi lại sau bài phát biểu khai mạc. Nếu như nội dung hội thảo tương đối hay, họ sẽ dự đến trưa, sau đó họ quay về cơ quan làm việc. Sự tham gia thảo luận theo nhõm đã diễn ra rất sôi nổi và các câu hỏi và câu trả lời đều rất phù hợp với mục đích của Hội thảo.

• Đây là hội thảo cuối cùng trong chuỗi hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan được thiết kế chú trọng vào những nhóm đối tượng đặc biệt để hướng các nhóm liên quan ngồi và bàn bạc công việc cùng với nhau. Mục đích là sao cho nhân dân cảm thấy họ cũng đóng những vai trò là chủ nhân, có quyền tham gia, quyết định về những vấn đề liên quan đến mình. Họ sẽ còn tiếp tục được tham vấn ý kiến cho đến khi Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 được thực hiện thành công để tránh lặp lại những tác động tiêu cực đã xảy ra với những dự án thuỷ điện tương tự tại Việt Nam. Kết quả của công việc phối hợp giữa các bên rất đáng được khích lệ. Mặc dfu đối với nhiều đại biểu, đây là lần đầu tiên họ tham dự Hội thảo kiểu này, nhưng những sự đóng góp của họ là rất nhiệt tình và tích cực.

Page 290: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Điều này cho thấy Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 rất quan trọng đối với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và họ cảm thấy ý nghĩa của vai trò của họ đối với Dự án. Phương pháp thực hiện là phương pháp lập kế hoạch dự án có sự tham gia của cộng đồng, ngay cả ở mức các cấp lãnh đạp. Điều này cần tiếp tục phát huy trong sự phối hợp giữa các ngành để đưa dự án vào giai đoạn thực hiện.

Kết luận từ các cuộc hội thảo Nhóm.

Các nhóm A,B,&C bàn bạc về các tác động và đi đến thống nhất các biện pháp giảm thiểu dự kiến áp dụng (các quyền lợi). Dưới đây là tóm tắt kết quả thống nhất đó: Kết quả của chủ đề A : Các tác động môi trường, xã hội và các bịên pháp giảm thiểu trong giai đoạn

xây dựng và chi tiết về các biện pháp giảm thiểu được ưu tiên. • Các bên liên quan thống nhất với các biện pháp giảm thiểu tác động do tư vấn đề xuất liên

quan đến: o Dòng chảy trên sông Bung/ sông Vũ Gia và hạ lưu o Chất lượng nước trong hồ chứa và ở phía hạ lưu o Đời sống thuỷ sinh o Đối với động vật và thực vật o Đối với khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh o Các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội trong giai đoạn xây dựng

Dưới đây là sự thống nhất của các bên liên quan về các biện pháp giảm thiểu tác động do tư vấn đề xuất

Chương trình lâm nghịêp cộng đồng tại xã Zuoih Sở NN &PTNTT, Sở TN &MT chịu trách nhiệm thực hiện • Trồng rừng mới và trồng lại rừng tại những khu vực

rừng bị tàn phá • Hỗ trợ các hộ gia đình quản lý và bảo vệ rừng • Cũng thực hiện Kế hoạch này tại những khu vực có

rừng tại xã Ta Bhing, là xã cũng bị ảnh hưởng bởi Dự án Sông Bung 4.

• Phải có kế hoạch quản lý rừng chi tiết trước khi bàn giao cho cộng đồng

• Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý và bảo vệ rừng.

Dưới đây là sự thống nhất của các bên liên quan đến các biện pháp giảm thiểu tác động do tưu vấn đề xuất : Tổ chức các khoá tập huấn về bảo vệ môi trường Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường Sở TN &MT, Sở TN &MT, Ban dân tộc thiểu số, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế và Hội Nông dân - chịu trách nhiệm thực hiện • Chương trình nâng cao nhận thức • Tập huấn kỹ thuật • Kỹ thuật quản lý/ biệp pháp tập huấn • Cung cấp tiền cho những công cụ/ thiết bị cần thiết • Tập huấn những người trợ giúp và các cán bộ kỹ

Page 291: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

thuật • Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án • Cung cấp đủ tiền và thiết bị • Thực hiện dự án thí điểm để học hỏi, rút kinh

nghiệm, sau đó nhân rộng. • Tăng cường thực hiện các hoạt động đánh giá + có

chính sách khen thưởng Dưới đây là sự thống nhất của các bên liên quan đến các biện pháp giảm thiểu tác động do tưu vấn đề xuất : Kế hoạch quản lý xã hội và kế hoạch hành động công tác y tế cộng đồng Cảnh sáct, Sở Y tế, Ban dân tộc thiểu số, Sở TN &MT, kiểm lâm và các cơ quan khác .... • Các chương trình đào tạo + chương trình cổ động

nâng cao nhận thức • Chi tiết về kế hoạch hành động phù hợp cho mỗi cơ

quan • Kế hoạch tổng thể, lịch trình và các nhiệm vụ cụ

thể cho mỗi người trong dự án • Làm rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân. • Giám sát và đánh giá kết quả thực hiện của từng

giai đoạn. Kết quả thảo luận của Chủ đề (Nhóm ) B : Kế hoạch tái định cư Các đại biểu đã thống nhất những vấn đề sau đây: • Các khu tái định cư • Quyền lợi được nhận lại khi bị mất đất đai

o Tất cả các đại biểu đồng ý với quyền lợi được nhận lại do mất đất trừ hạng mục “mất đất ở”

o Kế hoạch tái định cư nêu: diện tích đất ở bằng hoặc lớn hơn (1) ít nhất nhỏ hơn 500m≤ mảnh (khoảng 20m x 25m) đất để dựng nhà mới (không kể đất vường), hoặc (2) diện tích nhà ở bị mất”

o Các đại biểu bàn bạc rất lâu và đồng ý với Phương án 2:” hoặc diện tích nhà ở bị mất”, bởi vì họ cho rằng một số nhà hiện nay chỉ có diện tích khoảng 100m2 đất ở. Như vậy là quá nhỉ. Nếu như dự án không thể cấp được 500 m2 như đã đề xuất thì 300 m2 là mức chấp nhận được.

o Trưởng bản Pa Dhi cho biết nếu dự án không cấp đất cho dân trước khi di chuyển thì có thể xảy ra những cuộc tranh chấp giữa dân bản để tranh giành những miếng đất có chất lượng tốt tại nơi ở mới.

• Quyền lợi về sức lao động o Câu hỏi từ bản Pa Dhi: Nếu như dân bản tự thực hiện việc giải phóng mặt bằng thì họ có

được trả tiền công dọn dẹp hay không? nhân công sẽ được trả như thế nào? Theo chính sách của Nhà nước hay của Dự án?

o Trả lời của Ban QLDA TĐ 3: công lao động sẽ được trả theo chính sách của Nhà Nước. • Câu hỏi (do Trưởng xã Da Bhinh hỏi) Khi chuyển đến khu tái định cư, nếu như nhân dân thấy đất

đai ở khu vực lân cận có thể dùng được, họ thu dọn và có được trả công không? • Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: Tại thời điểm này chúng tôi không thể trả lời câu hỏi

này của ông được. • Mất nhà và các tài sản cố định khác

• Tất cả các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. Nhưng họ yêu cầu phần mái nhà phải được làm từ nguyên liệu lafong.

Page 292: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Trong trường hợp dân tự xây nhà, hoặc tự tổ chức để xây nhà cho họ. Tiền phải được trả dựa trên tiến độ xây nhà, chứ không quy định trả làm 3 lần hay 4 lần như kế hoạch dự kiến. • Câu hỏi: Có những gia đình không muốn di dời tới những khu tái định cư mới. Nếu như họ chuyển tới sống tại huyện khác, xã khác, họ có được trả số tiền một lần hay không? • Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: Có thể trả một lần nếu như gia đình đó có giấy tờ hợp lệ từ xã tiếp nhận họ. • Khi xây dựng những công trình bên ngoài như chuồng nuôi gia súc, các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất nhưng chỉ những hộ đã có các công trình bên ngoài đó mới được đền bù. • Tất cả các gia đình đều nhận được tiền đền bù về nhà cửa giống hệt nhau, hay khối lượng tiền sẽ phụ thuộc vào hiện trạng nhà họ đang ở? • Trả lời của Ban QLDA thuỷ điện 3: quyền lợi được nhận lại do mất nhà giống hệt nhau (không dựa trên hiện trạng nhà cửa đang có).

• Quyền được nhận lại do mất những tài sản văn hoá vật thể

o Các đại biểu nhất trí với kế hoạch đề xuất. • Quyền lợi được nhận do mất cây cối, hoa màu, cây ăn quả và các cây sinh lợi khác

o Tất cả các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất, ngoại trừ một điểm nhỏ về đền bù cho “những cây đã bắt đầu ra quả”. Theo như ý kiến của một số đại biểu, sẽ rất khó để tính xem cây nào sẽ sinh lợi trong thời gian 5 năm. Nhất là khi tính toán cho những gia đình có nhiều cây cối. Việc đền bù sẽ được dựa trên tiêu chuẩn về giá đền bù do Uỷ ban nhân dân phê

• Mất sinh kế

o Các đại biểu đồng ý với ý kiến đề xuất. • Mất những tài sản, cơ sở hạ tầng khác

o Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất.

• Mất đi các tài sản thông dụng o Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. o Vị trí chợ: họ cảm thấy không cần phải có chợ nhưng muốn có một của hàng tạp hoá

trong trung tâm xã. o Cửa hàng trong bản: Họ cảm thấy không cần thiết phải có/

• Quyền lợi về giáo dục

o Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. o Trường mẫu giáo và trường cấp 1 không nên để chung cùng nhau nhưng có thể để

gần nhau. • Tiền trợ giúp và những biện pháp đặc biệt trong thời gian chuyển đổi

o Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất. o Câu hỏi: Thời gian trợ giúp sẽ kéo dài bao nhiêu lâu? o Trả lời của đại diện Ban QLDA thuỷ điện 3: 12 tháng.

• Quy trình khiếu nại (xem trên tranh minh hoạ cho Hội thảo)

o Các đại biểu đồng ý với kế hoạch đề xuất.

Page 293: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• Xem thêm chi tiết rại phần 8.4. Kết quả thảo luận Nhóm về 3 chủ đề

Kết quả thảo luận của chủ đề (nhóm ) C: Các tác động hạ lưu và biện pháp giảm thiểu • Các đại biểu thống nhất với những biện pháp giảm thiểu cho các tác động trên những lính vực

sau: o Dòng chảy trên sông Bung/ sông Vũ Gia và hạ lưu o Chất lượng nước trong hồ chứa và ở vùng hạ lưu

Sau đây là các biện pháp giảm thiểu tác động do các đại biểu đề xuất và các chi tiết liên quan đến vịêc thực hiện

Các tác động tiêu cực phía hạ du (do tư vấn trình bày)

Các biện pháp giảm thiểu (đề xuất của các đại biểu)

Nhận xét của các đại biểu về các phương pháp giảm thiểu

Mực nước phía hạ du thấp sẽ dẫn đến mất nước tại các giếng nước của xã Đại Sơn và một số hộ thuộc bản Pa Dau. Thời gian: Khoảng 1 năm trong thời gian tích nước hồ chứa.

• Cư 10 đến 15 hộ cho khoan 1 giếng nước.

• Sử dụng các máy phát điện để khoan và bơm nước tại những bản không có điện.

• Xây các bể chứa nước.

Dễ thực hiện

Giảm nghiêm trọng lượng cá Cung cấp tiền và tổ chức đào tạo thực hành các nghề khác • Trồng cây công nghiệp • Trồng cỏ nuôi bò, trồng bông, chăn

nuôi dâu tằm. • Đào ao nuôi cá

Các hoạt động nfay đã đwojc thực hiện tại các xã và cho kết quả tương đối tốt.

Xói mòn và trượt lở đất sẽ lớn tại các bản Dong Cham, Thac Can, Dau Go do việc xả nước của nhà mát thuỷ điện

• Xây các kè đá để hạn chế xói mòn • Hoặc di dời những người dân tại khu

vực này đi chỗ khác.

Việc xây kè đá sẽ tốn rất nhiều tiền

Mất đất canh tác cho các cây hàng năm như: ngô, đậu v.v...

Xây kè đá để chống xói mòn hoặc cung cấp tiền và tập huấn chuyển đổi sang các ngành nghề khác.

Việc xây kè đá sẽ tốn rất nhiều tiền

Mất thu nhập từ việc bán cát và sỏi cho các công ty xây dựng.

Tập huấn chuyển đổi ngành nghề sang các ngành công nghiệp khác đã thực hiện tại huyện, ví dụ sản xuất thảm, chế biến thức ăn, nguyên liệu xây dựng

Giao thông thuỷ bị chặn Các đại biểu chọn những phương án phục hồi thu nhập và bổ sung các thông tin liên quan đến việc thực hiện các phương án này. Các hoạt động gây thu nhập Kết quả bình

chọn Ý kiến của các đại biểu

Trồng cây công nghiệp 33,5% Hiện nay có khoảng 12000 ha đất có thể trồng cây công nghiệp được (các đại biểu từ bản Pa Dau)

Trồng cỏ để chăn nuôi gia súc 33,5% Đây là một trong những hoạt động trọng điểm của huyện thực hiện từ nay đến năm 2015. Hiện nay đang thiếu vốn thực hiện. Huyện Đại Lộc và Pa Dau mong muốn thực hiện phwong án này.

Page 294: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Cung cấp chương trình dạy nghề cho nhân dân bị ảnh hưởng để họ có thể làm việc trong nhành công nghiệp

25%

Ao cá 8% Họ có thể dẫn nước từ trên rừng, suối về để dâng nước trong ao lên. Các đại biểu của Pa Dau đề xuất ý kiến này

Trồng bông 0 Trồng dâu nuôi tằm 0 Trồng các cây thường niên như ngô, đậu

0

Các đại biểu không ưu tiên phát triển những cây này vì nó phụ thuộc rất nhiều vào động lực của thị trường, do vậy hàng năm họ có thể phải thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đại biểu của huyện Đại Lộc bàn bạc về kế hoạch trồng cỏ để nuôi gia súc và đào tạo nghề Trồng cỏ để nuôi gia súc Đào tạo nghề • 586 hộ đang thực hiện việc đánh

cá thương mại tại 11 xã2, huyện của huyện Đại Lộc

• Các hộ bị mất đất sản xuất • Các hộ khai thác cát, sỏi và vận

chuyển các nguyên liệu này

Nam và nữ (độ tuổi 18 đến 40), những người đang làm nghề chài lưới; những người mất đất canh tác và những người làm nghề khai thác, vận chuyển cát, sỏi (tại 11 xã đã đề cập).

Phòng Kinh tế- huyện Đại Lộc • Sở Lao động, thương bình và xã hội

• Trung tâm đào tạo nghề • Lãnh đạo các công ty/ các

nhà máy • Ban QL các cụm công

nghiệp Bò : 15 triệu đồng/con Trồng cỏ: 10 triệu đồng/ha

6 triệu/ khoá học 6 tháng

• Xây dựng những trại nhân giống cỏ, cho mượn đất để trồng cỏ, mua cỏ giống

• Phòng bệnh và chống bệnh • Lực lượng lao động • Nước tưới cho cỏ

• Tiền học phí • Tiền đi lại • Tiền ăn, ở • Các chi phí khác

Tổ chức các cuộc họp ở bản để chia sẻ và bàn bạc cách thực jiện với những người nông dân.

2 11 xã là những xã sau đây: Đai Son, Đai Lanh, Đai Hong, Đai Đong, Đai Quang, Đai Nghia, Ai Nghia town, Đai Phong, Đai Minh, Đai Cuong, Đai Hoa

Page 295: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Đại biểu bản Pa Dau và thị xã Thanh Mỹ bàn bạc về việc trồng cây công nghiệp và nuôi cá ao Câu hỏi Các cây công nghiệp để trồng rừng Nuôi cá ao

Ai là những người được hưởng lợi ?

38 hộ tại bản Pa Dau 9 hộ tại bảnPa Dau II (Khu vực Thanh My) Tổng diện tích là 5 ha

Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công việc này?

Phòng Kinh tế của huyện Phòng Nông nghiệp huyện Nam Giang

Chi phí ước tính? • Ít nhất 1ha/hộ • Tối đa 3 ha/hộ • Khoảng 7 triệu đồng/1 ha

• 100 triệu đồng để đào ao

• 25 triệu đồng để mua cá giống

Cần phải thực hiện những công việc gì ?

• Dọn dẹp mặt bằng để trồng cây • Trồng rừng cây công nghiệp • Quản lý và bảo vệ rừng

• Đào ao • Xử lý ao và xử lý nước • Mua thức ăn cho cá • Hệ thống đèn chiếu

sáng • Quản lý và bảo vệ

Những vấn đề khác? Trước khi triển khai: • Tổ chức họp cộng đồng để chia sẻ

thông tin • Đăng ký cho 38 hộ được tham gia

họp và tham dự tập huấn • Cung cấp tiền và cây giống

Dự án cung cấp tiền để đào ao, mua cá giống và trồng cỏ

EVALUATION OF THE WORKSHOP Phần đánh giá của các đại biểu Việc đánh giá được thực hiện bằng phiếu viết thực hiện vào lúc cuối cùng của Hội thảo. Các đại biểu được yêu cầu để trả lời hai câu hỏi (các đại biểu được thông báo là không cần phải ký tên để họ có thể trả lời thật về những vấn đề khó như ý của họ mà không phải ngại ngần gì):

• Cần phải làm gì để cải tiến hội thảo? • Bạn thích nhất điều gì tại Hội thảo?

Ý kiến phản hồi cho câu hỏi : Cần phải làm gì để cải tiến hội thảo?

• 32% cần nhiều thời gian hơn để bàn bạc kỹ hơn nữa về những người bị ảnh hưởng. • 18% cần chú trọng hơn nữa đến những mối quan tâm của những người bị ảnh hưởng ở cấp cao

hơn (huyện, tỉnh, công nghiệp). • 18% tư vấn cần cho ý kiến về các báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm tại phiên họp tổng

thể lúc kết thúc Hội thảo. • 11% tư vấn cần trả lời các câu hỏi của những bên liên quan một cách trực tiếp hơn. • 11% nhân dân tại các bản cần được thường xuyên cập nhật những thông tin, vấn đề liên quan

đến dự án thuỷ điện Sông bung 4. • 3% cung cấp nhiều tài liệu và thông tin hơn về Khu BTTN Sông Thanh. • 3% dự án cần trả tiền mặt cho những khoản đền bù (Chú thích WVF không rõ lắm về ý nghĩa

của ý kiến này) • 3% cần nhiều hoạt động “hâm nóng”, “phá băng” hơn.

Ý kiến phản hồi cho câu hỏi: Bạn thích nhất điều gì ở hội thảo

Page 296: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

• 33% Hội thảo cần chú trọng đến những vấn đề quan trọng nhất. • 28% tất cả các đại biểu đều có cơ hội được hỏi các câu hỏi và bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của

riêng mình. • 24% các hoạt động của Hội thảo rất hấp dẫn, thú vị và kêu gọi sự tham gia của từng người

một. Chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều về các khía cạnh để hoàn thành công việc thảo luận nhóm. Cuộc trao đổi cởi mở đã rất hữu ích.

• 18% các cán bộ trợ giúp rất cởi mở, nhiệt tình và vui vẻ. • 18% bây giờ tôi hiểu hơn nhiều về các tác động xã hội và môi trường của dự án, các biện

pháp giảm thiểu tác động thực hiện trong giai đoạn xây dựng và kế hoạch đề bù, tái định cư và các quyền lợi liên quan.

• 14% cách làm cho phép đại diện dân bản xem xét trwosc về những quyền lợi sẽ nhận đwojc mang ý nghĩa lớn. Các ý kiến của chúng tôi đã được bày tỏ và chúng tôi đã có cơ hội để trình bày nguyện vọng của mình.

• 14% phần giới thiệu chung đã giúp chúng tôi có cái nhìn tốt hơn về dự án thuỷ điện Sông Bung 4 ví dụ như: thiết kế dự án, các chính sách, các tác động và biện pháp giảm thiểu.

Ý kiến nhận xét của WVF’s về phần đánh giá của các đại biểu

• 61% cảm thấy cần phải chú trọng hơn đến những vấn đề gây ảnh hưởng đến nhân dân/ công tác tái định cư. Và việc nhấn mạnh này phải tập trung chú trọng cho lãnh đạo các cấp chính quyền. Đây không phải là những ý kiến chỉ đóng góp cho Hội thảo mà là cho cả dự án thuỷ điện Sông Bung 4.

• 75% các đại biểu cho rằng nội dung hội thảo đề cập đến những vấn đề họ quan tâm nhất và họ có cơ hội để trình bày nguyện vọng của họ thoải mái.

• Việc tái định cư là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất và mối quan tâm này còn được tiếp tục kéo dài suốt trong quá trình triển khai dự án thủy điện Sông Bung 4. Các lãnh đạo, các xã, huyện và tại các bản có thể thực hiện được vịêc lập kế hoạch và triển khai thực hiện có sự tham gia của cộng đồng. Họ sẽ cần những sự trợ giúp trong thời gian ban đầu khi thiết lập nền tảng phù hợp với yêu cầu của người Cơ Tu, sau đó cộng đồng người Cơ Tu sẽ tham gia tích cực hơn trong các quá trình ra quyết định trong thực tế là người Kinh chiếm đa số. WVF có cảm nhận rằng cả hai cộng đồng này đều mong muốn được đối xử công bằng với nhau. Đây cũng là chính sách quốc gia. Dự án Sông Bung 4 có thể là động lực hướng họ tới một thời gian mới của sự cởi mở và chia sẻ.

Danh sách các đại biểu

TT Tên Cơ quan/ địa chỉ Điện thoại 1. Alang Don Phòng Nhân chủng học 2. Arat Crum Bản Pa Dau 2 3. Barnuy Long WWF 0511 810 753 4. Bhat Châu Hội Nông dân huyện 5. Bho Nuoch Chien Bí thư huyện uỷ huyện Thạch Mỹ 0511 840 546 6. Bling Đa Ka Dang Ta Bhinh 7. Bling Đông Bản Pa Dhi, xã Zuoih 8. Briu Gounh Hội Phụ nữ huyện 0510 845 036 9. Bùi Anh Xã Đại Sơn 10. Bùi Đức Lợi Trưởng Phòng Tài nguyên thiên

nhiên và Môi trường

11. Cao Tiến Đài Bản Pa Dhi

Page 297: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

TT Tên Cơ quan/ địa chỉ Điện thoại 12. Châu Văn Ngọ Phó chủ tịch UBND huyện 13. Cho Ram Nhiên Chủ tịch xã Nam Giang 14. Cường Ban QLDA thuỷ điện 3 15. Đào Thị Việt Nga Mạng lưới sông quốc tế 0904 368 463 16. Đinh Ngọc Phương Phòng kinh tế hạ tầng 17. Đỗ Đình Hôn Ban QLDA thuỷ điện 3 0914 113 486 18. Gấp Phòng thuỷ sản 19. Hoàng Trọng Dũng Chủ tịch huyện Nam Giang 20. Huỳnh Văn Thưởng Dự án Mosaid 21. Lang Uôn Bản Pa Dau 2 22. Lê Công Bé Nhân viên khu BTTN Sông Thanh 23. Lê Đức Phúc Phòng Tài nguyên thiên nhiên và

Môi trường 792 224

24. Lê Văn Lợi Xã Đại Sơn 25. Ngô Công Thành Tổ chức hỗ trợ và phát triển quốc tế

tại Việt Nam

26. Nguyễn Hữu Phước Xã Kcady 27. Nguyễn Ngọc Dung Sở TN &MT 28. Nguyễn Sáu Đoàn thanh niên huyện 0905 261 246 29. Nguyễn Tấn Điều Xã Đại Sơn 30. Nguyễn Thái Vũ Ban QLDA thuỷ điện 3 08 930 7756 31. Nguyễn Tiến Dũng Phòng Tài nguyên thiên nhiên và

Môi trường 0511 792 225

32. Nguyễn Văn Hồng Mặt trận tổ quốc (0510).840-251 33. Nguyễn Văn Phượng Phó chủ tịch huyện Nam Giang 34. Nhân Cán bộ VP UBND huyện 35. Nhung Viện Địa lý 36. Phạm Phú Phi Tổ chức hỗ trợ và phát triển quốc tế

tại Việt Nam

37. Phạm Thị Như Phòng Kế hoach, Tài chính - Huyện Nam Giang

0510 792 305

38. Phan Minh Tiến Phòng Kinh tế 39. Phan Xuân Đồng Phòng Kinh tế 40. Poloong Nhiêu Bản Pa Rum A 41. Tagon Auoc Bản Cong Don village, xã Zuoih 42. Tagon Dha Bản Cong Don village, xã Zuoih 099 451 001 43. Tongol Kia Chủ tịch UBND xã Ta Thinh 792 035 44. Trần Thanh Hoàng Giám đốc công an huyện 792 211 45. Trần Quang Khải Công ty Tư vấn xây dựng điện 3 08 930 7756 46. Trần Tấn Tài Sở Y tế 840 162/

0905 606 016 47. Trần Thanh Hải UBND huyện 0914 001 637 48. Trương Công Kích Chủ tịch UBND xã Đại Lộc 0913480024

Page 298: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Ngoài các đại biểu đăng ký như nêu trên còn có các chuyên gia tư vấn tham gia Hội thảo

Tên Vị trí Göran Lifwenborg Trưởng nhóm tư vấn Dan Rocovits Chuyên gia về tham vấn cộng đồng

Page 299: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Phụ lục

Phục hồi khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh

Biện pháp bảo tồn thay thế (Conservation Off-Set)

Dự án thuỷ điện Sông Bung 4

Page 300: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

TÓM TẮT Dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ ảnh hưởng đến khu BTTN Sông Thanh do sẽ làm ngập 143 ha diện tích của khu BTTN. Việc phục hồi lại khu vực này bằng cách trồng và làm giàu thêm các loài sống trong rừng sẽ được thực hiện như một biện pháp “Bảo tồn thay thế” (BTTT) Phương pháp bảo tồn thay thế - Conservation Off-Set (COS)- sẽ được thực hiện thay thế cho chính sách về Lâm nghiệp của ADB Forest Policy về đền bù bằng tiền với nguyên tắt “đổi cây lấy cây” khi mà một dự án làm mất đi một diện tích rừng nào đó. Chính sách của Ngân hàng phát triển Châu Á về vấn đề Lâm nghiệp (1995, Quyển.1 Cách tiếp cận chiến lược, trang 12) nêu rõ “định hướng chiến lược của ADB tại những nước (đang phát triển là thành viên của ADB) có nhiều rừng là giữ một cách tối đa những diện tích rừng như rừng đặc dụng và cố gắng giữ đủ các diện tích rừng cho việc thu hái, các khu cư trú và bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng, và cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng sử dụng. Chính sách này cũng đã được dề cập đến trong Chính sách về Lâm nghiệp của ADB (1995, Quyển.5., trang 15-17) và Chính sách Môi trường (Working paper, Tháng 10/ 2001, II. Chính sách. Quyển.1 trang12). Việc thực hiện chương trình phục hồi rừng sẽ làm cải thiện chất lượng rừng và bảo tồn đất thông qua việc trồng cây và tăng cường các giống cây trong rừng, và do đó mà tăng cường được việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Quan trọng hơn, Chương trình vảo tồn thay thế này còn nối khu BTTN Sông Thanh tới khu vực có rừng phía đông bắc khu bảo tồn làm tăng cường tính liên tục của cảnh quan và đảm bảo rừng thực hiện được đúng chức năng như là một trong những khu hành lang bảo tồn lớn nhất khu vực Đông Dương. Chương trình bảo tồn thay thế được thiết kế như là một sự đóng góp đáng kể để tăng cường chức năng của hệ sinh thái, tăng cường tính liên tục của cảnh quan. Những đặc tính này có giá trị, ý nghĩa cao hơn nhiều với phương án “cây đổi cây”. Việc chính thức giao đất để thực hiện việc phục hồi ở phía trong hay phía ngoài khu BTTN sẽ được thỏa thuận giữa Ban QL khu BTTN Sông Thanh và các cơ quan quản lý cấp tỉnh. Việc bảo tồn này sẽ trực tiếp đóng góp vào những họat động của Chương trình Hành lang bảo tồn sinh học của ADB, chương trình này nhằm mục đích liên kết các khu bảo vệ và tăng diện tích che phủ của rừng trong vùng, và đạt được các mục tiêu bảo tồn của tỉnh Quảng Nam. Chi phí cho Chương trình Phục hồi ước tính khoảng 120,000 USD.

Page 301: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

GIỚI THIỆU

Sự thích hợp với chính sách.

Dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ ảnh hưởng đến khu BTTN Sông Thanh do sẽ làm ngập 143 ha diện tích của khu BTTN. Việc phục hồi lại khu vực này bằng cách trồng và làm giàu thêm các loài sống trong rừng sẽ được thực hiện như một biện pháp “Bảo tồn thay thế” (BTTT) Phương pháp bảo tồn thay thế - Conservation Off-Set (COS)- sẽ được thực hiện thay thế cho chính sách về Lâm nghiệp của ADB về đền bù bằng tiền với nguyên tắt “đổi cây lấy cây” khi mà một dự án làm mất đi một diện tích rừng nào đó. Chính sách của Ngân hàng phát triển Châu Á về vấn đề Lâm nghiệp (1995, Quyển.1 Cách tiếp cận chiến lược, trang 12) nêu rõ “định hướng chiến lược của ADB tại những nước (đang phát triển là thành viên của ADB) có nhiều rừng là giữ một cách tối đa những diện tích rừng như rừng đặc dụng và cố gắng giữ đủ các diện tích rừng cho việc thu hái, các khu cư trú và bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng, và cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng sử dụng. Chính sách này cũng đã được dề cập đến trong Chính sách về Lâm nghiệp của ADB (1995, xem Chính sách của Ngân hàng ADB về Lâm nghiệp). Việc thực hiện chương trình phục hồi rừng sẽ làm cải thiện chất lượng rừng và bảo tồn đất thông qua việc trồng cây và tăng cường các giống cây trong rừng, và do đó mà tăng cường được việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Quan trọng hơn, Chương trình vảo tồn thay thế này còn nối khu BTTN Sông Thanh tới khu vực có rừng phía đông bắc khu bảo tồn làm tăng cường tính liên tục của cảnh quan và đảm bảo rừng thực hiện được đúng chức năng như là một trong những khu hành lang bảo tồn lớn nhất khu vực Đông Dương. Tất cả các khía cạnh liên quan đến chính sách Lâm nghiệp của ADB (1995, B.5. Các chính sách đầu tư: Quản lý bền vững các khu rừng tự nhiên; Phục hồi những khu rừng bị thoái hóa bằng cách trồng cây; và Bảo tồn đa dạng sinh học, những loài và hệ sinh thái bị đe dọa, trang 15-17). Việc chính thức giao đất để thực hiện việc phục hồi ở phía trong hay phía ngoài khu BTTN sẽ được thỏa thuận giữa Ban QL khu BTTN Sông Thanh và các cơ quan quản lý cấp tỉnh. Chương trình bảo tồn thay thế được thiết kế như là một sự đóng góp đáng kể để tăng cường chức năng của hệ sinh thái, tăng cường tính liên tục của cảnh quan. Những đặc tính này có giá trị, ý nghĩa cao hơn nhiều với phương án “cây đổi cây”. Kế hoạch phục hồi dưới hình thức Bảo tồn thay thế đáp ứng được Chính sách môi trường của ADB ( working paper, tháng 10 năm 2001) về “Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên” (II. Chính sách B.1, trang 12). Việc bảo tồn này sẽ trực tiếp đóng góp vào những họat động của Chương trình Hành lang bảo tồn sinh học của ADB, chương trình này nhằm mục đích liên kết các khu bảo vệ và tăng diện tích che phủ của rừng trong vùng, và đạt được các mục tiêu bảo tồn của tỉnh Quảng Nam.

Khu bảo vệ

Khu BTTN Sông Thanh được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam thành lập năm 2000. Khu bảo tồn thiên nhiên được “đề xuất” công nhận ở cấp quốc gia và chờ đợi sự thông qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2 /8/2006) mặc dù nó có chức năng như một khu bảo tồn, có ban quản lý, và nó cũng đã được đề xuất thành Vườn quốc gia. Khu BTTN Sông Thanh có vị trí tại huyện Nam Giang, huyện Phước Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam tại 15°13’-

Page 302: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

15° 41’ độ vĩ bắc và 107°21’-107°50’ độ kinh đông, khu BTTN nằm trên diện tích của 13 xã. Khu BTTN giáp với tỉnh Kon Tum ở phía nam, giáp với Lào ở phía Tây. Khu BTTN nằm ở cao trình từ 80 m đến 2,032 m.a.s.l. Rừng trong khu BTTN Sông Thanh đặc biệt quan trọng năng như rừng đầu nguồn của các sông như sông Thanh, Dak Pring và Nuoc My. Những dòng sông lớn này là nhánh của Sông Cái và Sông Bung, các sông này sau đó lại hội tụ với sông Vũ Gia, sông này lại nối với sông Thu Bồn ở phía đồng bằng của tỉnh Quảng Nam.

Khu BTTN Sông Thanh nằm trong cảnh quan của trung Trường Sơn, đây là khu vực được đánh giá là khu vực ưu tiên bảo tồn trong vùng. Khu BTTN Sông Thanh cũng nằm trong hành lang bảo tồn sinh học của ADB nhằm kết nối các khu bảo vệ, tăng cường độ che phủ rừng trong vùng. Việc phục hồi được đề xuất như phương án bảo tồn thay thế sẽ trực tiếp đóng góp vào việc làm “xanh hóa” khu vực và tăng độ che phủ thực vật cho khu vực rừng đầu nguồn.

Vùng lõi của khu bảo vệ có diện tích 93.249 ha và vùng đệm có diện tích 108.398 ha. Khu vùng đệm, ngoại trừ một số phần, chỉ tòan là những khu có mức độ che phủ thực vật thấp, kém hơn vùng lõi. Vùng lõi tương đối giàu có về số loài. 95% diện tích vùng lõi khu BTTN là rừng cây lá rộng thường xanh. Theo các báo cáo, trong vùng lõi có đến 329 loài thực vật. Chưa có một nghiên cứu tổng thể nào được thực hiện cho khu BTTN Sông Thanh. Có 41 hộ sống trong khu BTTN đề xuất, và có 4.598 hộ sống trong vùng đệm. Mặc dù mật độ cư dân trong vùng đệm của khu BTTN Sông Thanh không cao, chỉ 12 người/km2, đây là một trong những khu vực nghèo nhất của tỉnh Quảng Nam. Nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng sống rất phụ thuộc vào rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên để sinh sống. Việc khai thác gỗ lậu, bẫy thú hoang dã là những mối đe dọa chính cho đa dạng sinh học.Những người dân địa phương có tham gia vào những họat động này, nhưng những người từ bên ngoài đến mới là những người chủ động chính.

Một phần của hồ chứa thủy điện Sông Bung 4 sẽ ngập khu BTTN Sông Thanh đến cao trình 222.5 m.a.s.l. Vùng đất ngập nằm tại biên giới giữa vùng đệm và vùng lõi của khu BTTN, hiện nay khu vực này rất dễ bị tiếp cận thông qua đường Quốc lộ 14D cắt qua sông Ta Vinh đi vào phía trong khu BTTN. Việc phục hồi những khu vực cận kề sẽ hỗ trợ bảo toàn tính liên tục, thống nhất của hệ sinh thái trong khu vực. Đóng góp thêm vào Chương trình bảo tồn sinh học của ADB Trong tiểu vùng Mê Công mở rộng, Chương trình bảo tồn sinh học được thực hiện dưới sự hỗ trợ của ADB. Mục đích của Chương trình này là xây dựng chế độ quản lý bền vững để phục hồi tính liên tục của hệ sinh thái, tính thống nhất của một trong những khu vực rất quan trọng về tính đa dạng sinh học. Tại Việt Nam, vị trí thí điểm thực hiện Chương trình là tỉnh Quảng Nam phần giáp với tỉnh Thừa Thiên- Huế và tỉnh Kontum. Tại Lạo, vị trí thí điểm thực hiện Chương trình là tại Sekông, Attapeu. Khu vực miền Trung Việt Nam được xếp hạng là khu vực cảnh quan rất quan trọng (Tordoff và cộng sự, 2003) do ở đây tạp trung một lượng lớn các loài đại diện cho khu vực có tính đa dạng ính học cao nhất trên Thế giới, có số lượng các loài đặc hữu của vùng lục địa rất cao. Để đảm bảo được tính toàn vẹn của cản quan khu vực miền trung Trường Sơn, Chương trình bảo tồn sinh học chú trọng đến việc hạn chế sự chia cắt các khu cư trú, tăng cường tính liên tục của rừng. Ba giai đoạn của Chương trình bảo tồn sinh học được thiết kế để bảo vệ những khu vực có nguy cơ bị rủi ro cao nhất sao cho chúng không bị mất đi tính liên tục của rừng trong khu vực miền Trung Việt Nam. Giai đoạn 1 của những hoạt động này chú trọng đến sự kết nối giữa ba khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Sông Thanh và Bà Nà của tỉnh Quảng Nam; tại Lào là khu Xê Xáp. Kế

Page 303: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

hoạch phục hồi trong Chương trình Bảo tồn thay thế cho khu vực đất do công trình thuỷ điện Sông Bung 4 chiếm dụng sẽ đóng góp vào việc đảm bảo tính liên tục của rừng tại khu vực giữa của dãy Trường Sơn. Chương trình lâm nghiệp cộng đồng sẽ giải quyết những vấn đề sau đây (The CBFM program will address the following issues that are consistent with the GMS-BCCI) và chương trình này cũng rất thống nhất với Chương trình bảo tồn cho tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng của ADB:

i. Làm giàu các loài thực vật của khu vực rừng thứ sinh sẽ bổ sung cho mục đích dài hạn là thiết lập những cảnh quan rừng có tính liên tục cao tại khu vực miền núi tại miền Trung Việt Nam.

ii. Đóng góp vào việc đảm bảo được các dịch vụ sinh thái trong vùng và do vậy duy trì được khu vực rừng đầu nguồn.

MỤC ĐÍCH, CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG Thành phần phục hồi rừng trong Kế hoạch quản lý môi trường nhằm mục đích phục vụ cho giải pháp Bảo tồn thay thế cho phần đất bị hồ chứa công trình thuỷ điện Sông Bung 4 dâng ngập. Chương trình bảo tồn thay thế được thiết kế phù hợp với chính sách của ADB, Chương trình bảo tồn của ADB và phù hợp với các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Quảng Nam. Mục đích của việc phục hồi cây rừng, các loài thực vật sống trong hoặc sống gần khu BTTN Sông Thanh nhằm tăng cường tính liên tục của cảnh quan rừng và đóng góp vào việc liên kết khu BTTN Sông Thanh với những khu vực có rừng khác hiện hữu tại phía Bắc tỉnh Quảng Nam (chúng tôi khuyến nghị xẽ trồng ở phía đông bắc khu BTTN, ở khu vực này hiện nay cũng đang thực hiện một số các hoạt động phục hồi rừng). Dựa trên những thông tin thu nhận được sau những cuộc trao đổi với các cán bộ của Sở TN &MT, phòng Lâm nghiệ của huyện Giang Nam và các cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường thì khu vực được chọn để phục hồi trong Chương trình Bảo tồm thay thế sẽ nằm trong vùng đệm của khu BTTN. Bước I. Bước 1(Mục I trong Bảng 1) là việc chỉ ra khu vực cần phải trồng/ bổ sung các giống cây trồng, đồng thời xác định các giống cây trồng. Việc chỉ ra phần đất cần phục hồi sẽ do Ban Quản lý khu BTTN Sông Thanh và Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam quyết định. Quá trình này sẽ thực hiện trong khoảng tháng đầu sau khi khởi công Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 và sẽ đầu ra của công việc này sẽ là: Báo cáo có kèm theo phần đất được giao, biên bản thoả thuận (nếu thấy cần thiết), xác định khu vực nào cần được trồng lrừng, khu nào cần bổ sung các loài cho phong phú thêm, các loài sẽ sử dụng, phương pháp trồng và kế hoạch thực hiện chi tiết. Bước II. Bước hai là việc thực hiện trồng rừng (Mục II trong Bảng 1) tại khu vực đất đã được chỉ định rộng 143 ha, công việc này sẽ được hiện bắt đầu từ tháng thứ 2 sau khi khởi công dự án TĐ Sông Bung 4. Để triển khai thực hiện công việc này cần phải có một cán bộ khuyến lâm, 2 trợ lý làm việc trong vòng 4 năm trong suốt thời gian thi công dự án thuỷ điện Sông Bung 4. Lưu ý việc tăng cường thuê nhân dân địa phương tham gia công tác phục hồi rừng để tạo điều kiện cho họ tăng thu nhập. Chi phí cần thiết ước tính trong Bảng 1. Chi phí của năm thứ nhất là cho công tác chuẩn bị mặt bằng; Chi phí của năm thứ hai là cho công tác phụ hồi rừng tính cả đến những nguyên, vật liệu cần thiết.

Page 304: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

Chi phí của năm thứ 3 và thứ 4 là để phục hồi rừng gồm các chi phí cho bảo vệ và duy trì rừng. Hầu hết công việc trồng rừng sẽ được thực hiện trong năm thứ nhất và năm thứ hai. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Trách nhiệm chung cho công tác thực hiện việc phục hồi rừng là của Chủ đầu tư công trình thuỷ điện Sông Bung 4 (EVN), việc thực hiện sẽ do Ban Quản lý dự án thủy điện 3 chủ trì. Ban QL khu BTTN Sông Thanh có thể cung cấp cán bộ khuyến lâm để hỗ trợ thực hiện việc trồng rừng. Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Quảng Nam cũng có kinh nghiệm thực hiện việc trồng rừng và họ có thể hỗ trợ Ban QL khu BTTN Sông Thanh. Nếu như phần đất cần phục hồi nằm ngoài biên giới của khu BTTN Sông Thanh thì một mình Ban QL khu BTTN không quyết định và hỗ trợ được. Lúc này phải phối hợp với các đơn vị khác như Sở TN &MT tỉnh Quảng Nam. Tất cả những vấn đề chi tiết sẽ được quyết định khi bắt đầu triển khai thực hiện công tác phục hồi rừng giữa các bên liên quan. Cơ quan thực hiện (Ban QLDA thuỷ điện 3) sẽ có trách nhiệm lập và nộp báo cáo cho EVN và ADB về việc giao đất (1 tháng sau khi triển khai Dự án TĐ Sông Bung 4). Sau đó định kỳ 6 tháng/lần nộp báo cáo cho EVN và ADB về việc thực hiện công tác phục hồi rừng. Báo cáo phải cung cấp đầy đủ các số liệu giám sát về kết quả của công tác trồng rừng, về các loài và về từng vị trí trồng rừng cụ thể.

Page 305: Song Bung 4 Hydropower Project Phase II - adb.org · PDF fileNhững thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có;

CHI PHÍ Bảng 1. Ước tính cho phí trồng rừng tái tạo cho khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Năm thứ nhất 1* Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Bước I

Tổng số (USD)

Lập kế hoạch vàgiao đất

5.000 5,000

Bước II Đơn vị

(USD/ha) Chi phí 143 ha

Đơn vị (USD/ha)

Chi phí 143 ha

Đơn vị (USD/ha)

Chi phí 143 ha

Đơn vị (USD/ha)

Chi phí

143 ha

Trồng rừng 408 58.344 165 23.595 90 12.870 90 12.870

107.679

(USD/ tháng)

Chi phí/năm

(USD/ tháng)

Chi phí/năm

(USD/ tháng)

Chi phí/năm

(USD/ tháng)

Chi phí/năm

Forest Extension officer (1)

83 996 83 996 83 996 83 996 3.984

Assistant Forest Extension officers (2)

56 56

672 672

56 56

672 672

56 56

672 672

56 56

672 672

2.688 2.688

Total 122.039*(120.000)