27
GVHD:Hồ Thị Ngân Hà LỚP CD39PN Nhóm 1 Trần Thị Thu Trang Trần Thị Thu Lan Trần Thị Trúc Phương Thạch Thị Ngọc Giàu Nguyễn Phương Khoa Nguyễn Văn Lộc Nguyễn Ngọc Hải Thực phẩm ăn liền từ khi mới ra đời đã chứng minh với nhân loại toàn cầu: thức ăn của xã hội văn minh là đây. Theo thời gian, loại thực phẩm này càng “bành trướng” theo hướng phong phú về số lượng, cải tiến hơn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe của người tiêu dùng. A. Giới Thiệu Chung 1.Khái Niệm - Không có một khái niệm chính thống nào để trả lời cho câu hỏi thực phẩm NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỰC PHẨM ĂN LIỀN KHOA NÔNG NGHIỆ

staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

GVHD:Hồ Thị Ngân Hà

LỚP CD39PN

Nhóm 1

Trần Thị Thu Trang

Trần Thị Thu Lan

Trần Thị Trúc Phương

Thạch Thị Ngọc Giàu

Nguyễn Phương Khoa

Nguyễn Văn Lộc

Nguyễn Ngọc Hải

Thực phẩm ăn liền từ khi mới ra đời đã chứng minh với nhân loại toàn cầu: thức ăn của xã hội văn minh là đây. Theo thời gian, loại thực phẩm này càng “bành trướng” theo hướng phong phú về số lượng, cải tiến hơn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe của người tiêu dùng.

A. Giới Thiệu Chung1.Khái Niệm

- Không có một khái niệm chính thống nào để trả lời cho câu hỏi thực phẩm là gì, bởi ở mỗi một quốc gia khác nhau, mỗi một nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau lại đưa ra một khái niệm về thực phẩm.

- Tùy vào quan niệm và tôn giáo của mỗi nước mà có những thứ được coi là loại thực phẩm đem lại những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể nhưng có những nước khác lại không coi đó là thực phẩm.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỰC PHẨM

ĂN LIỀN

KHOA NÔNG NGHI

ỆP-

Page 2: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

-Ví dụ như ở nhiều nước phương Tây họ không ăn thịt chó và cũng không coi chó là loài động vật nuôi để lấy thịt. Tuy nhiên ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thì từ lâu thịt chó lại là một món ăn rất được yêu thích, giàu đạm và protein.

-Theo khái niệm mà các nhà khoa học đã đưa ra thì thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat ( tinh bột ), lipit ( chất béo ), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.

2.Phân Loại

Cách phân loại thực phẩm cũng như khái niệm của nó hết sức đa dạng và không có tiêu chuẩn nào để đánh giá.

Nhiều nơi phân loại thực phẩm theo nguồn gốc của chúng như thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật lại được chia thành trên cạn, dưới nước và trên trời. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị.

Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng trong các bữa ăn hàng ngày như thực phẩm chính, thực phẩm phụ. Thức ăn chính chủ yếu là tinh bột như lúa, ngô, sắn, bột mỳ, khoai tây…Thức ăn phụ là các loại trái cây, bánh kẹo, nước ngọt,…

Page 3: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

Ngoài ra còn có cách phân loại là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn, hay chia theo thực phẩm chay và thực phẩm mặn…

Có rất nhiều cách phân loại thực phẩm nhưng dù là cách phân loại nào đi nữa thì thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều có chung một nguồn gốc và mục đích đó là duy trì sự sống cho con người.

B.Thực Phẩm Ăn Liền

Khái niệm thực phẩm ăn liền(instant food): Thực phẩm ăn liền là loại thực phẩm có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến một cách nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian. Thực phẩm ăn liền được chế biến bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và sử dụng thêm các chất phụ gia như phẩm màu, chất tạo ngọt, chất tạo hương, chất bảo quản….chính vì vậy, thực phẩm ăn liền có thời gian sử dụng rất lâu. Thực phẩm ăn liền cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm ăn

Page 4: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

liền dù rất tiện lợi nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn các loại thực phẩm tự

nhiên.

Phân loại thực phẩm ăn liền

Sản phẩm ăn liền hiện được phân chia thành hai nhóm chính: gốc mì (mì đóng gói) và gốc gạo (miến, phở, cháo đóng gói…). Khi gói mì ăn liền đầu tiên được ra đời vào năm 1958 bởi một người Nhật gốc Hoa Ando Momofuku mà sau này, người ta gọi ông là cha đẻ của mì ăn liền, lịch sử của ngành công nghiệp thực phẩm thế giới chính thức sang trang. Và trong năm 1970, Mỹ cũng như nhiều nước châu Âu khác bắt đầu chú trọng hơn trong việc sản xuất thực phẩm ăn liền bên cạnh các loại fast food hay đồ hộp vốn là “đặc trưng văn hóa” của họ.

Page 5: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

-Kể từ đó đến nay, thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc đổi thay trong ngành thực phẩm ăn liền. Thực phẩm ăn liền theo đó không còn bó buộc trong phạm vi “mì gói” mà có đến hàng trăm loại sản phẩm mới ra đời trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng thức thời nhu cầu của người tiêu dùng. Theo đó, mẫu mã bao bì cũng bắt mắt hơn. Từ gói giấy đơn giản cho đến gói nhựa tiện dụng hay thậm chí là ly, cốc, tô, đĩa với đầy đủ muỗng nĩa, phục vụ nhu cầu ăn uống một lần tại chỗ.

-Có thể thấy, chưa bao giờ, nhu cầu về thực phẩm ăn liền của con người trở nên cấp bách như hiện nay. Thế giới đón nhận thực phẩm ăn liền như một xu thế tất yếu của cuộc sống thời công nghiệp mà nếu thiếu nó, mọi “chuẩn mực” sinh hoạt đều bị đảo lộn. Không một quốc gia phát triển nào từ chối thực phẩm ăn liền. Đặc biệt, một số nước còn có khối lượng tiêu thụ rất mạnh. Như Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ sản phẩm ăn liền nhiều nhất thế giới, với gần 50 tỉ gói được bán ra mỗi năm, Indonesia đứng thứ hai với 15 tỉ và Nhật Bản thứ ba với 6 tỉ gói.

Page 6: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

-Thế nhưng, xã hội càng phát triển, trình độ hiểu biết của con người càng nâng cao thì họ càng yêu cầu gắt gao hơn ở các sản phẩm mà họ sử dụng. Thực phẩm ăn liền dù nhanh, tiện nhưng vẫn không được đánh giá cao ở yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải có những động thái cải tiến để sản phẩm của họ được lòng người tiêu dùng. Nhiều tập đoàn sản xuất thực phẩm hàng đầu thế giới nói chung và thực phẩm ăn liền nói riêng như: Nestle, Tetra Pak, Kraft, Owens-Illinois, Rexam… đã đầu tư quy trình sản xuất hiện đại, khép kín lên đến hàng trăm triệu USD để cho ra những sản phẩm thơm ngon, an toàn nhất cho người tiêu dùng.

Thị trường thực phẩm ăn liền Việt Nam - không nằm ngoài dòng chảy thế giới

-Tại Việt Nam, thị trường thực phẩm ăn liền cũng sôi động không kém thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng hợp tác quốc tế, nhiều quy trình chuyển giao công nghệ được triển khai, được các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt. Hiện nay, có gần 50 doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau tham gia vào lĩnh vực này, tổng sản lượng hiện đạt xấp xỉ 6 tỉ gói/năm. Và cuộc cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị trường đang thực sự diễn ra giữa các “ông lớn” gồm: Gấu Đỏ, Hảo

Hảo, A-One, Vifon,…

-Nếu như trước đây, trong tâm thức người Việt, nhắc đến thực phẩm ăn liền, họ chỉ biết đến sản phẩm mì gói giấy đơn điệu thì nay, chịu ảnh hưởng của thế giới, thị trường thực phẩm ăn liền chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của nhiều dòng sản phẩm đáp ứng những khẩu vị khác nhau của người Việt với bao bì đa dạng và chất lượng vượt trội hơn hẳn. Điều này cũng nằm trong hướng phát triển tương lai, được Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam tổng kết: sản phẩm ăn đang dần “tiệm cận” hơn với thức ăn nấu tại nhà, thơm ngon và bắt mắt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị

Page 7: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

trường. Đơn cử như với cháo ăn liền, trước đây, cháo ăn liền khi ăn thường có cảm giác bị bột (hồ quánh), gần đây đã xuất hiện nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu “tươi” là 100% hạt gạo tự nhiên cùng công nghệ tiên tiến khiến hương vị cháo ngon như cháo được nấu tại nhà.

-Có thể nói, thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam đang thực sự bùng nổ trong cuộc chạy đua chinh phục người tiêu dùng của các nhà sản xuất mà tâm điểm là cho ra đời các sản phẩm mới - tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng xu hướng tiêu dùng của tương lai. Vì vậy, sản phẩm nào sớm được sự hỗ trợ của công nghệ cao sẽ càng dễ chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp là, dù với một sản phẩm được bán “đại trà” như thực phẩm ăn liền nhưng chất lượng sản phẩm phải luôn được cải tiến kịp thời…

Thực phẩm ăn liền: Nhu cầu và thách thức

Nhu cầu: “Cơn sốt” mì, bún, miến, phở... ăn liền

-Theo các siêu thị, từ đầu năm đến nay, mãi lực nhóm mặt hàng này tăng khoảng 10% – 15%, đặc biệt trong mùa World Cup vừa rồi tăng đến 20%. Hiện có đến vài chục nhãn hiệu mì, miến, phở, cháo, bún ăn liền, chủ yếu của các công ty như: Miliket, Vina Acecook, Vifon, Asiafood, Bích Chi, Phú Cường... Nếu trước đây mì, bún ăn liền chỉ có một vài loại đơn giản như mì tôm cua, bún tôm, mì chay lá bồ đề... thì nay có rất nhiều chủng loại, mùi vị như tôm chua cay, lẩu Thái, thịt bằm, thịt bằm xốt cà chua, kim chi, bò kho; phở vị bò, gà, bún cà ri; hủ tiếu bò viên... Giá bán những mặt hàng này cũng rất phong phú: loại bình dân từ 1.000 đồng – 1.500 đồng/gói, loại cao cấp từ 4.000 đồng/gói trở lên. Cụ thể, Asiafood có mì Hảo Hạng, mì Gấu Đỏ 1.300 đồng/gói; Vina Acecook có miến Phú Hương 4.000 đồng/gói, mì Táo Quân 1.300 đồng/gói, miến Tiếng Vang có giá lên đến 10.200 đồng/gói... Các loại mì, phở ăn liền xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan... cũng có mặt ở các chợ và siêu thị với giá bán rất cao.

-Thực phẩm ăn liền dù nhanh, tiện nhưng vẫn không được đánh giá cao ở yếu tố an toàn vệ sinh

-Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trong mì, bún, miến ăn liền... chứa nhiều tác nhân gây bệnh.

Page 8: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

-Mì, miến, bún, cháo, phở ăn liền... là những món ăn “chữa cháy”, tiện dụng, dành cho những người không có thời gian nấu nướng và thuộc nhóm những sản phẩm bán chạy nhất hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhóm thực phẩm này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.

-Với tiêu chí nhanh, tiện dụng, thực phẩm ăn liền ngày càng được lựa chọn nhiều trong các bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên, chất lượng của dòng sản phẩm này đối với người tiêu dùng vẫn luôn là dấu hỏi lớn.

-Nhắc đến thực phẩm ăn liền, người tiêu dùng có thể hình dung ngay đến rất nhiều sản phẩm như mì, cháo, miến, hủ tiếu, bún phở... hay thậm chí là những món khá cầu kì như lẩu, lagu, bò hầm, cà ri... với các hình thức bao bì đóng gói đa dạng từ gói giấy đến gói nhựa, cốc, bát... ở nhiều mức giá khác nhau, phù hợp cho mọi đối tượng tiêu dùng.

-Chỉ mất từ 3 đến 5 phút chế biến là chúng ta đã có ngay một bữa ăn ngon lành. Chính sự tiện lợi này đã lý giải sức phát triển nhanh chóng và đa dạng của các mặt hàng thực phẩm ăn liền, trở thành giải pháp kịp thời và nhanh chóng cho nhu cầu bữa ăn của không ít người. Với những người nội trợ thực phẩm ăn liền trở thành một giải pháp hiệu quả những khi phải chuẩn bị bữa ăn với thời gian ngắn, gấp gáp.

-Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến người tiêu dùng băn khoăn và lo lắng nhất vẫn là chất lượng của loại thực phẩm này, khi có rất nhiều nguy cơ ẩn chứa trong mỗi sản phẩm: chất bảo quản, chống ẩm mốc, chất phụ gia... Đó là chưa kể nguồn gốc nguyên liệu của mỗi loại sản phẩm, quy trình chế biến và các khâu xử lý như sấy, rán... khiến nguyên liệu bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên và cũng có thể bị nhiễm khuẩn.

-Thêm vào đó, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm chế biến sẵn, trong đó đã có những trường hợp tiêu cực, khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Chính vì vậy, thực phẩm ăn liền, dù rất tiện lợi nhưng không hẳn được các bà nội trợ tin tưởng. Nhiều bà nội trợ đã "đoạn tuyệt" với sản phẩm mì ăn liền khi có thông tin loại thực phẩm này chứa hóa chất E102 ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe...

-Hay như khoai tây chiên, món ăn khoái khẩu của nhiều người cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Nguyên nhân là do ở khoai tây mọc mầm có chứa chất solanin có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Và không có gì để đảm bảo rằng trong nguyên liệu làm ra món khoai tây chiên không có những củ khoai tây mọc mầm...

-Nhưng không phải tất cả các sản phẩm ăn liền đều không tốt, nhất là khi nhu cầu về các loại thực phẩm này ngày càng cao, thì mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất lại càng gay gắt hơn. Tất cả các thương hiệu đều cố gắng tạo ra dòng sản phẩm tốt nhất,

Page 9: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

chất lượng nhất với mong muốn lấy được niềm tin từ người tiêu dùng. Những phương pháp mới ưu việt, đầu tư công nghệ cao, máy móc hiện đại, tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt được các doanh nghiệp áp dụng để sản xuất được những sản phẩm đạt chất lượng...

-Cần lưu ý tới hàm lượng muối và chất bảo quản trong thực phẩm ăn liền.

-Nếu như trước đây, trong tâm thức người Việt, nhắc đến thực phẩm ăn liền, người tiêu dùng chỉ biết đến sản phẩm mì gói giấy đơn điệu thì nay, chịu ảnh hưởng của thế giới, thị trường thực phẩm ăn liền chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của nhiều dòng sản phẩm đáp ứng những khẩu vị khác nhau của người Việt với bao bì đa dạng và chất lượng vượt trội hơn hẳn.

-Ngoài ra cũng cần lưu ý về hương vị, thành phần dưỡng chất, hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.

-Cuộc sống hiện đại nhanh chóng và gấp gáp, thời gian dành cho việc chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cũng bị bớt xén đi ít nhiều. Và một giải pháp nhanh – gọn – tiện dụng đã được nhiều người lựa chọn, đó là thực phẩm ăn liền. Tuy nhiên, chất lượng của dòng sản phẩm này đối với người tiêu dùng vẫn luôn là dấu hỏi lớn.

Nhu cầu có – niềm tin lại chưa nhiều

-Ngày nay, khi nhắc đến thực phẩm ăn liền, người tiêu dùng có thể hình dung ngay đến rất nhiều sản phẩm như mì, cháo, miến, hủ tiếu, bún phở… hay thậm chí là những món khá cầu kì như lẩu, lagu, bò hầm, cà ri… với đa dạng các hình thức bao bì đóng gói từ gói giấy đến gói nhựa, ly, tô… ở nhiều mức giá khác nhau, phù hợp cho mọi đối tượng tiêu dùng. Chỉ mất từ 3 đến 5 phút chế biến là chúng ta đã có ngay một bữa ăn ngon lành. Chính sự tiện lợi này đã lý giải sức phát triển nhanh chóng và đa dạng của các mặt hàng thực phẩm ăn liền, trở thành giải pháp kịp thời và nhanh chóng cho nhu cầu bữa ăn của không ít người.

-Với các bà nội trợ, thực phẩm ăn liền trở thành một giải pháp hiệu quả những khi phải chuẩn bị bữa ăn với thời gian ngắn, gấp gáp. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến người tiêu dùng băn khoăn và lo lắng nhất vẫn là chất lượng của loại thực phẩm này, khi có rất nhiều nguy cơ ẩn chứa trong mỗi sản phẩm: chất bảo quản, chống ẩm mốc, chất phụ gia… Đó là chưa kể nguồn gốc nguyên liệu của mỗi loại sản phẩm, quy trình chế biến và các khâu xử lý như sấy, chiên khiến nguyên liệu bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên.

Thực phẩm ăn liền có đáng tin?

Page 10: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

-Những thực phẩm chế biến sẵn khiến người tiêu dùng hoang mang.

(Ảnh minh họa)

-Thêm vào đó, các thông tin trên báo, đài thường xuyên đề cập đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm chế biến sẵn, trong đó đã có những trường hợp tiêu cực, khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Chính vì vậy, thực phẩm ăn liền, dù rất tiện lợi nhưng không hẳn được các bà nội trợ tin tưởng.Tuy nhiên, nói đi thì cũng cần suy xét lại, bởi không phải tất cả các sản phẩm ăn liền đều không tốt, nhất là khi nhu cầu về các loại thực phẩm này ngày càng cao, thì mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất lại càng gay gắt hơn. Tất cả các thương hiệu đều cố gắng tạo ra dòng sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất với mong muốn lấy được niềm tin từ người tiêu dùng.

Và cuộc chạy đua về chất lượng

-Nhiều nhà sản xuất đã không ngại thử nghiệm, tìm tòi những phương pháp mới ưu việt, đầu tư công nghệ cao, máy móc hiện đại, tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt… Trong công cuộc tìm kiếm giải pháp mới cho sản phẩm, không ít nhà sản xuất đã thành công khi tạo ra được sản phẩm ăn liền vừa tiện lợi vừa đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, bác bỏ các quan niệm trước đây của người tiêu dùng về thức ăn chế biến sẵn vừa mang tính chất đại trà, lại không đảm bảo cho sức khỏe.

-Lấy ví dụ từ thành công của sản phẩm cháo ăn liền G mới ra mắt gần đây trên thị trường. Doanh nghiệp này đã đầu tư nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ SE-BEST dành cho khâu ép đùn và tạo hạt một giai đoạn quan trọng trong quy trình chế biến cháo ăn liền được xem là bước đột phá với kết quả cho ra những bông cháo bung nở hoàn toàn với nhiệt độ vừa phải để bảo toàn các chất dinh dưỡng trong hạt gạo. Không những sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc 100% từ gạo thơm nguyên chất, hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản, mà trong gói cháo còn được bổ sung thêm

Page 11: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

vitamin nhóm B – một loại vitamin thường bị mất đi trong quá trình nấu cháo thủ công.

“Ngon như cháo mẹ nấu” là lời khen tuyệt với nhất cho bất cứ sản phẩm cháo ăn liền

nào . (Ảnh minh họa)

-Do đó, dù mới ra mắt thị trường không lâu, nhưng cháo ăn liền G đã nhận được phản ứng tích cực từ các bà nội trợ. “Ngon như cháo nhà nấu” là một lời khen ngợi và cũng là một đánh giá tích cực từ người tiêu dùng về sản phẩm cháo gói này. Doanh nghiệp chia sẻ: “Không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng lòng tin của người tiêu dùng,và đem đến những bữa ăn ngon và an toàn cho người Việt Nam, đó là tâm huyết và ước vọng của công ty chúng tôi cũng như nhiều doanh nghiệp thực phẩm khác.”

-Những thương hiệu thực phẩm ăn liền đang từng bước thành công trong công cuộc chinh phục niềm tin của người tiêu dùng. Lo lắng về chất lượng sản phẩm chế biến sẵn là điều dễ hiểu khi bạn muốn chăm lo tốt nhất sức khỏe của người thân và gia đình. Với những thương hiệu có sản phẩm đáng tin, hương vị phù hợp với sở thích và nhu cầu, bạn chỉ cần lưu ý kỹ lưỡng trong việc lựa chọn sản phẩm cũng như thành phần dưỡng chất và hạn sử dụng trước khi chọn mua sản phẩm cho bữa ăn gia đình. Niềm tin của người tiêu dùng vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp có tâm, có tầm nhìn là niềm khích lệ đáng quý để các thương hiệu ngày càng cải thiện và phục vụ bạn tốt hơn.

Sản phẩm tiêu biểu cho thực phẩm ăn liền:Nói đến thực phẩm ăn liền không thể không nhắc tới mì ăn liền

Page 12: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

Mì ăn liền (tên gọi quen thuộc là mì tôm, mì cua, mì gói) là món mì khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn sau khi dội nước sôi lên 3-5 phút. Nó còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì. Gói mì ăn liền thường có một gói gia vị nhỏ, thường bao gồm bột ngọt, nhưng cũng có loại không có bột ngọt. Có thể ăn sống sản phẩm này, tại vì mì đã được chiên; thường phải bẻ mì trước khi ngâm nước. Nếu dội nước nguội, cần phải hâm nó lên 3 phút trong lò vi ba.

1.Nguồn gốc

- Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay, và nó giữ tên đó ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền do các loại canh khách nhau ở châu Á, như là phở và bún. Andō Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền.

-Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền...c

2.Vấn đề sức khỏe

-Mì ăn liền (sống)

+Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)

+Năng lượng 1.895 kJ (453 kcal)

+Cacbohydrat 65 g

+Chất xơ thực phẩm2.4 g

+Chất béo 17 g

+Chất béo no 7.6 g

+Chất béo không no đơn 6.5 g

+Protein 9 g

+Thiamin (Vit. B1) 0.7 mg (54%)

+Riboflavin (Vit. B2) 0.4 mg (27%)

+Niacin (Vit. B3) 5.4 mg (36%)

+Axit folic (Vit. B9)147 μg (37%)

Page 13: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

+Sắt 4.3 mg (34%)

+Kali 120 mg (3%)

+Natri 1160 mg (50%)

+Một gói 80g

(Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn).

-Một số tác hại của mì ăn liền có thể kể đến:

+Thiếu dinh dưỡng;Bệnh tim mạch;Hư thận; hại xương;Ung thư;Dị ứng…

+Một suất mì ăn liền có rất nhiều cácbohydrat nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, chính vì vậy nếu dùng nhiều mì ăn liền sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Mì thường được rán (chiên) trong quá trình sản xuất nên có lượng chất béo bão hòa lớn. Ngoài ra, gia vị của mì thường chứa mì chính và một lượng lớn muối không tốt cho sức khỏe.

3.Các loại sản phẩm ăn liền ở Việt Nam

-Do có nhiều loại mì, phở, miến, bánh đa sợi truyền thống nên các loại mì ăn liền ở Việt Nam khá đa dạng. Một số loại như phở ăn liền, miến đậu xanh ăn liền, bún ăn liền, hủ tiếu, bánh đa cua ăn liền, nui ăn liền đều đã có mặt trên thị trường. Mì ăn liền có thể dùng với trứng gà, bỏ vào lẩu là những cách ăn phổ biến ở Việt Nam.

-Mì ăn liền có thể bổ sung thành phần đậu xanh, khoai tây, trà xanh hoặc các dưỡng chất khác như canxi, chất xơ, Omega 3, các vitamin khác... Tuy nhiên, nó chỉ có tính tăng cường, giàu dưỡng chất tùy theo mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bản chất các sản phẩm này chưa phải là thực phẩm chức năng / dược phẩm.

4.Mì ăn liền trên thế giới

4.1Châu Mĩ

Argentina

Ở Argentina, mì ăn liền khá phổ biến và có thể dễ dàng được tìm thấy trong các siêu thị lớn nhỏ. Thương hiệu mì thường thấy là Sapporo Ichiban, hãng sản xuất mì ramen của Nhật. Hãng Machuran của Mĩ cũng khá nổi tiếng tại đây. Cùng với việc di cư ào ạt của người Người Hoa hiện nay, các siêu thị của người Hoa cũng bày bán khá nhiều các mặt hàng mì ăn liền với đa dạng thể loại.

Brazil

Page 14: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

Đã từ lâu, công ty chính sản xuất mì ăn liên ở Brazil là Nissin Miojo, và người dân Brazil thường gọi mì ăn liền là "Miojo" mặc dù tên gọi của nó là "lámen" hoặc "l'amen". Nhiều công ty khác, bao gồm Maggi và Nestlé cũng sản xuất mì ăn liền. Có nhiều loại mì khác nhau, trong đó có "Lámen Cremoso" với lớp sốt có nhiều kem, và "Lámen Hot" có vị cay nhờ tiêu, cũng như yakisoba và mì spaghetti. Khác với khái niệm ban đầu, người dân Brazil không chuẩn bị và dùng mì ăn liền như một món mì nước. Thay vào đó, họ chắt đi phần nước và ăn phần mì không như các món pasta.

Mexico

Mì ăn liền rất phổ biến tại Mexico và được coi là một món ăn vặt. Nhiều hương vị khác nhau như vị chanh và vị ớt rất phổ biến, thường được dùng với tôm. Mì ăn liền có trong tất cả các cửa hàng tạp hóa tại đất nước này. Mì ăn liền được đưa ra sử dụng lần đầu vào năm 1980 bởi Tập đoàn Maggi với tên gọi "Ramen Maggi Ăn liền", được đưa ra thị trường trong một túi nhựa nhỏ với các hương vị nhân tạo. Tuy nhiên nó không phổ biến lắm, cho đến năm 1990 mì li được đưa ra sử dụng bởi hãng Maruchan. Ngày nay, nhiều hãng mì ăn liên nội địa như "La Moderna" và "Herdez" đã phát triển được thương hiệu của mình.

4.2Châu Á

Trung Quốc

Thị trường mì ăn liền tại đây đa số tập trung vào mặt hàng cao cấp, thường có giá trên 1 Nhân dân tệ. Những thương hiệu lớn tại Trung Quốc có thể kể đến như Ting Yi, Uni-President, Hwa-Long,... Theo một thống kê gần đây, Trung Quốc hiện là thị trường sản xuất và tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới với 100 triệu gói mì mỗi ngày. Vào tháng 7 2012, 211 thùng mì tôm của công ti sản xuất mì ăn liền Jinmailang Nissin đã bị thu hồi do bị phát hiện có hàm lượng axit cao, gây nôn mửa, tiêu chảy và ảnh hưởng tới gan.

Hồng Kông

Người Quảng Đông đã có truyền thống nấu mì yi mien, một loại mì trứng vàng được phát minh vào thời nhà Thanh. Mì ăn liền hiện đại đầu tiên được giới thiệu rộng rãi với tên gọi "Doll Noodles" vào cuối thập niên 60 bởi Công ti Winner Food Products Ltd, hãng mà sau đó bị mua lại bởi Nissin vào năm 1984.

Việt Nam

Với giá khá rẻ, trung bình từ 3.000 – 5.000 đồng/gói như hiện nay, chế biến nhanh và đơn giản, mì ăn liền là một loại thức ăn phổ biến tại Việt Nam

Page 15: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

6.Thị trường mì ăn liền ở Việt Nam

-Khu bán các loại mì gói tại Thương xá Tax, Sài Gòn Việt Nam hiện đang là một trong những nước tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu tại châu Á và đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản với khẩu lượng 1 – 3 gói/người/tuần. Theo thống kê của Bộ Công Thương, sản lượng mì ăn liền tại Việt Nam đạt 50 tỷ gói/năm và năm 2012 là 5,1 tỷ gói.

-Hiện nay, các nhà sản xuất mì ăn liền lớn tại Việt Nam gồm: Vina Acecook, Asian Food, Vifon, Masan, Viet Hung...Trong đó Vina Acecook chiếm thị phần khoảng 65% tổng sản phẩm mì ăn liền cả nước và có kênh phân bố rộng rãi khắp nước...

7.Văn hóa đại chúng

-Tên gọi "mì ăn liền" ngoài việc chỉ một sản phẩm thực phẩm thì ở Việt Nam còn được dùng để chỉ về những bộ phim, ca khúc được công diễn mà không có nhiều giá trị nghệ thuật, dấu ấn trong lòng khán giả, những bộ phim, ca khúc chạy theo doanh thu, thời vụ và không có sức sống, sức ảnh hưởng lâu dài. Đây là tên gọi có tính phê bình.

-Không chỉ dùng để châm biếm những bộ phim, ca khúc kém chất lượng mà tên gọi "mì ăn liền" còn dùng để chỉ những người không chịu chủ động, dấn thân, muốn những cái xài được liền và có kết quả tức thì mà không muốn hoặc không cần đào tạo bài bản.

Vấn đề chất lượng luôn là dấu hỏi lớn đối với người tiêu dùng.

-Khô bò, khô đà điểu, khô cá... tẩm hóa chất độc hại, bán với giá cực rẻ. Nhiều nhà sản xuất khẳng định chúng được làm từ nguyên liệu giả.

-Gần đây, tại nhiều chợ ở TPHCM như: Phạm Văn Hai, An Đông, Bình Tây... các loại thực phẩm ăn liền không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan. Những loại thực phẩm này làm từ nguyên liệu giả, kém chất lượng và không an toàn đối với người tiêu dùng.

Page 16: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

- Thực phẩm ăn liền không nguồn gốc bày bán tràn lan tại các chợ ở TPHCM.

-Khô bò làm từ mì căn?

-Khi chúng tôi hỏi mua vài loại thực phẩm chế biến sẵn bày bán ở chợ Bình Tây với giá cực rẻ, một tiểu thương cho biết: “Không phải thịt thật đâu. Thịt thật làm gì có giá rẻ như thế. Những loại khô này được làm từ một loại bột gì đó”. Thấy chúng tôi lo ngại, bà ta trấn an: “Chắc là không độc hại, người ta ăn hoài mà đâu nghe ai nói gì. Mấy loại khô này bán rất chạy, một lời hai”.

-Tại chợ An Đông, một tiểu thương giới thiệu với chúng tôi một mẫu khô bò và giới thiệu là “khô bò thoại”. Loại khô này gói bằng ni lông có in chữ Super, giá chỉ 17.000 đồng/bịch. Bên trong có khoảng 60 miếng với bao bì in hình chiếc điện thoại di động nên được người bán gọi là “khô bò thoại”. “Chúng tôi chỉ giới thiệu hàng mẫu, không dám bày bán nhiều vì QLTT kiểm tra gắt gao lắm nhưng anh muốn mua bao nhiêu cũng có. Dân buôn các tỉnh đến đây lấy hàng với số lượng lớn” – tiểu thương này cho biết.

-Nhiều người ưa thích thực phẩm chế biến sẵn.

(ảnh minh họa)

-Ông Trần Hữu Thành, chủ một doanh nghiệp sản xuất - chế biến thực phẩm ăn liền tại quận Bình Thạnh - TPHCM, sau khi quan sát và nếm miếng khô bò này đã khẳng định: “Chắc chắn không phải thịt bò dù màu sắc, mùi vị khá giống. Thịt bò cũng không có giá quá rẻ như thế. Tôi nghĩ loại khô này có thể chế biến từ bột hoặc mì căn rồi tẩm hóa chất cho có mùi thịt bò. Ăn xong miếng khô này, vị ngọt của hóa chất đọng lại trong miệng nhiều giờ, rất nguy hại”.

Page 17: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

-Khô đà... “đểu”

-Ngoài “khô bò thoại”, tại các chợ ở TPHCM cũng bày bán tràn lan khô đà điểu, khô cá... nhập lậu từ Trung Quốc. Tại chợ Phạm Văn Hai, các tiểu thương chào bán khô cá ăn liền với giá 9.000 đồng/bịch, mỗi bịch 30 miếng. Điều bất ngờ là ngay cả tiểu thương ở đây cũng không biết đó là loại khô được làm từ cá gì. Chúng tôi thử ăn một miếng, thấy loại khô cá này có độ dai khác thường.

-Đặc biệt, gần đây xuất hiện sản phẩm khô đà điểu được tiêu thụ rất mạnh. Mặt hàng này được đóng gói bằng bao bì nhựa, nhãn in toàn chữ Trung Quốc nhưng lại có thêm dòng chữ Việt “Vượng Đắc Long”. Các tiểu thương đều khẳng định loại khô đà điểu này xuất xứ từ Trung Quốc, cơ sở sản xuất chỉ việc in thêm dòng chữ Việt để dễ tiêu thụ tại VN. Mỗi bịch khô đà điểu “Vượng Đắc Long” nặng 300 g, có khoảng 100 que, mỗi que xiên 5 viên to cỡ ngón tay cái, giá bán chỉ 17.000 đồng.

(ảnh minh họa)

-Ông Phạm Văn Châu, giám đốc một doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại huyện Củ Chi – TPHCM, phân tích: “Thịt đà điểu tươi bán trong các siêu thị hiện có giá khoảng 300.000 đồng/kg. Chế biến thành thịt khô mà bán chưa tới 50.000 đồng/kg thì chắc chắn đây là loại đà... “đểu” rồi”. Theo ông Thành, thịt đà điểu có độ dai nhất định nhưng loại khô “Vượng Đắc Long” này lại rất xốp nên có thể được chế biến từ bột.

-Suy cho cùng nguyên nhân để những sản phẩm nhái xuất hiện và hoành hành trên thị trường đều bắt nguồn từ việc ham lợi nhuận của những nhà sản xuất thiếu lương tâm bên cạnh đó là nhu cầu của người tiêu dùng chúng ta,luôn đòi hỏi những sản phẩm ngon ,màu sắc bắt mắt nhưng giá thành phải rẻ.

Page 18: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

-Tuy vậy, bên cạnh những hàng nhái kém chất lượng thì vẫn tồn tại rất nhiều những công ty uy tín và tồn tại lâu dài theo thời gian ở nước ta:Acecook

,Bibica ,Vifon

,Vissan …vv..

Lời khuyên của chuyên gia: Không nên ăn thường xuyên

-Tiến sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Minh Kiều phân tích: Thành phần chính của mì gói là mì ép thành bánh và bột nêm. Trên thế giới, mì thường được xử lý qua công nghệ sấy và chiên. Ở Việt Nam hiện nay, mì chỉ được xử lý qua công nghệ chiên. Dầu sử dụng để chiên là loại shortening không có lợi cho sức khỏe. Mì chiên có độ ôxy hóa cao (ôxy hóa là tác nhân gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư...) Thành phần chính của gói bột nêm là muối và bột ngọt, lượng thịt, tôm (nếu có) rất hạn chế. Dầu trong gói bột nêm cũng được xử lý chiên, bị ôxy hóa.

-Ngoài ra, trong các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp chứa rất nhiều muối. Ở mì gói, muối có trong bánh mì và trong gói bột nêm chiếm từ 800 g đến trên 1.000 g/gói (trong khi lượng muối cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 2.400 g). Các loại mì gói chỉ đem lại năng lượng từ tinh bột trong mì, hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Phở,

Page 19: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

bún, miến không an toàn do lượng đường, bột ngọt trong bột nêm và chất dầu bị ôxy hóa.

-Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là loại thực phẩm thiếu dinh dưỡng, người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng. Hoặc khi sử dụng mì ăn liền, tốt nhất nên trụng nước sôi để giảm bớt độ muối (các loại bún, phở, miến... ăn liền không cần trụng nước sôi) và không nên sử dụng bột nêm.

Rất độc hại

(ảnh minh họa)

-Tuy vậy nếu biết không ai có thể phủ nhận được những lợi ích mà nó đem lại cho con người hiện nay nếu chúng ta biết sử dụng nó một cách hợp lí.

-Hãy là người tiêu dùng thông minh,biết lựa chọn những sản phẩm thực sự cần thiết cho cuộc sống.Hãy để thực phẩm phụ thuộc vào mình chứ đừng để mình phụ thuộc vào thực phẩm.

Bác sĩ Trần Văn Ký, người phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm VN, nhận xét: “Hiện nay, chúng ta chưa kiểm soát được các loại thực phẩm tẩm ướp gia vị. Thực phẩm càng rẻ càng được sử dụng phụ gia có nhiều tạp chất, kim loại nặng, thủy ngân, chì, asen... rất độc hại. Do làm từ nguyên liệu giả nên người sản xuất đưa nhiều thứ phụ gia, hóa chất vào để kích thích vị giác, làm cho thèm ăn. Những chất độc hại này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, kể cả ảnh hưởng đến hệ thần kinh như chất gây nghiện.

Page 20: staff.agu.edu.vn · Web viewgốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng

Tài liệu tham khảo:

-Báo Điện tử Người Lao Động

-www.tuhaoviet.vn

-http://dantri.com.vn/c7/s162-587578/thuc-pham-an-lien-nhu-cau-va-thach-thuc.htm

-BAOMOI.com

-Khoahoc.tv

-vi.m.wikipedia.org