160
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH Báo cáo này dựa trên nghiên cứu định tính được thực hiện ở Việt Nam Tháng 3 năm 2008 Người viết báo cáo: Ritu Shroff, Với sự tham gia của: Bùi Thị Thu Hà, Ông Vũ Văn Hoàn, Đậu Thị Hà Hải, Lê Lan Hương, Ông Phạm Khánh Tùng, Nhóm kỹ thuật: Nguyễn Duy Khê, Đinh T. Phương Hòa, Lưu Thị Hồng, Chu Quốc Ân , Trần Bích Trà, Hoàng Anh Tuấn, M. Tolvanen-Ojutkangas, Luisa Brumana , Mai Thu Hien, Nguyen Ngoc Trieu, Trưởng nhóm tư vấn, Nghiên cứu viên cao cấp Nghiên cứu viên Nghiên cứu viên Nghiên cứu viên Nghiên cứu viên Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Phó Cục trưởng, Cục Phòng, chống AIDS, BYT Phòng truyền thông, Cục Phòng, chống AIDS, BYT Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Trưởng phòng Y tế & Dinh dưỡng, UNICEF Chuyên gia, Dự án Phòng, Chống HIV/AIDS, UNICEF Dự án DPLTMC, UNICEF Dự án Phòng, Chống HIV/AIDS, UNICEF

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây ...xhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/Giao trinh/Gioi va... · SD NVP Nevirapine liều duy nhất

  • Upload
    dodien

  • View
    212

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở

Việt Nam

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘIĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH

Báo cáo này dựa trên nghiên cứu định tính được thực hiện ở Việt Nam

Tháng 3 năm 2008

Người viết báo cáo:

Bà Ritu Shroff,

Với sự tham gia của:Bà Bùi Thị Thu Hà,Ông Vũ Văn Hoàn, Bà Đậu Thị Hà Hải,Bà Lê Lan Hương,

Ông Phạm Khánh Tùng,

Nhóm kỹ thuật:

Nguyễn Duy Khê, Đinh T. Phương Hòa,

Lưu Thị Hồng,Chu Quốc Ân ,Trần Bích Trà,

Hoàng Anh Tuấn,M. Tolvanen-Ojutkangas,

Luisa Brumana ,Mai Thu Hien,

Nguyen Ngoc Trieu,

Trưởng nhóm tư vấn,

Nghiên cứu viên cao cấpNghiên cứu viênNghiên cứu viênNghiên cứu viênNghiên cứu viên

Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYTPhó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Phó Cục trưởng, Cục Phòng, chống AIDS, BYT Phòng truyền thông, Cục Phòng, chống AIDS, BYTVụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Trưởng phòng Y tế & Dinh dưỡng, UNICEFChuyên gia, Dự án Phòng, Chống HIV/AIDS, UNICEFDự án DPLTMC, UNICEFDự án Phòng, Chống HIV/AIDS, UNICEF

3

Lời tựa

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em- Bộ Y tế trong suốt quá trình nhóm thực hiện cuộc nghiên cứu. Chân thành cảm ơn Tiến sỹ Đinh Thị Phương Hoà đã chỉ đạo và giám sát ngay từ khi cuộc nghiên cứu mới bắt đầu và đã cùng các đồng nghiệp trong Vụ dành thời gian và công sức quý báu để đảm bảo cho cuộc nghiên cứu hoàn thành xuất sắc. Nhóm nghiên cứu cũng xin chân thành cảm ơn bác sỹ Hoàng Anh Tuấn - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em đã hỗ trợ và giám sát công tác hậu cần như liên hệ với các địa phương, dịch tài liệu và tổ chức các cuộc họp.

UNICEF Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí cho cuộc nghiên cứu này thông qua dự án Phòng lây truyền mẹ con quốc gia do tổ chức tài trợ. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Bác sỹ Luisa Brumana, chuyên gia HIV/AIDS đã chỉ đạo cuộc nghiên cứu này, Bác sỹ Mai Thu Hiền, cán bộ chương trình UNICEF đã giám sát, hỗ trợ và tham gia quản lý cuộc nghiên cứu, đồng cảm ơn ông Nguyễn Ngọc Triệu đã hỗ trợ về mặt hành chính cho cuộc nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn tới các trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh Sản tỉnh An Giang, TP Quảng Ninh và TPHCM đã dành thời gian và hỗ trợ cuộc nghiên cứu, tổ chức các buổi phỏng vấn, cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu. Ngoài ra, các tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các nhân viên y tế các cấp xã, huyện, tỉnh đã tham gia trả lời phỏng vấn. Nhóm nghiên cứu chân thành biết ơn tất cả những người đã dành thời gian trả lời các câu hỏi một cách cởi mở và chân thành.

Sau cùng, tất cả những lỗi và thiếu sót đều thuộc trách nhiệm của riêng cố vấn hướng dẫn.

5

Từ viết tắt

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịchARV Thuốc kháng virutBCS Bao cao suBLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dụcBPTT Biện pháp tránh thaiBVH Bệnh viện huyện BYT Bộ Y TếCDC Trung tâm phòng, chống dịch bệnh Hoa KỳCLB Câu lạc bộGF Quỹ toàn cầu về phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét HIV Virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở ngườiHNMD Hành nghề mại dâmKHHĐQG Kế hoạch hành động quốc giaKT-TĐ-HV Kiến thức, thái độ, hành viLIFE GAP Dự án Sự lãnh đạo và đầu tư chống lại dịch bệnh _chương trình AIDS toàn cầu LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dụcPEPFAR Quĩ cứu trợ khẩn cấp về AIDS của Tổng thống PLTMC Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang conQHTD Quan hệ tình dụcTCMT Tiêm chích ma tuýTTYTDP Trung tâm y tế dự phòngTTCSSKSS Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sảnTTGDTT Thông tin giáo dục truyền thôngTTPC Trung tâm phòng chống TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành viTVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyệnTYT Trạm y tếSDMT Sử dụng ma tuýSD NVP Nevirapine liều duy nhấtSKBMTE Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ emSKBMTSS Sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinhSKTD Sức khoẻ tình dụcSKSS Sức khoẻ sinh sảnSKSS&GT Sức khoẻ sinh sản và giới tínhUNAIDS Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hiệp quốcUNICEF Quỹ nhi đồng liên hiệp quốcWHO Tổ chức Y tế thế giớiYTDP Y tế dự phòng

7

Mục Lục

Lời tựa .........................................................................................................................................................................................

Viết tắt ........................................................................................................................................................................................

TÓM TắT ......................................................................................................................................................................................

I. THÔNG TIN CHUNG ............................................................................................................................................................A. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam ............................................................................................B.Hướng dẫn quốc tế về PLTMC ..................................................................................................................................C.Kế hoạch quốc gia và hướng dẫn của Bộ Y tế ...................................................................................................D.Vấn đề giới và các ảnh hưởng đến PLTMC tại Việt Nam .................................................................................

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................................................

III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................A. Địa bàn thu thập số liệu ...........................................................................................................................................B. Phương pháp thu thập ..............................................................................................................................................C. Số liệu được thu thập ................................................................................................................................................D. Phân tích số liệu ..........................................................................................................................................................E. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................................................................................

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................................................A. Kiến thức, thái độ, sức khỏe thông qua tìm hiểu về các hành vi và thói quen của phụ nữ có thai, bạn tình của họ và các cặp vợ chồng và gia đình ...............................................................................................

1. Kiến thức và nhận thức về HIV , PLTMC và chăm sóc phụ nữ có thai ...............................................2. Thái độ đối với các dịch vụ PLTMC ...........................................................................................................3. Hành vi và thói quen đi khám sức khoẻ của các phụ nữ có thai và bạn tình của họ ...

B. Các yếu tố quyết định về hành vi và văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của nam giới vào PLTMC và SKSS&GT ..........................................................................................................................................................

1. Sự giao tiếp giữa hai vợ chồng ........................................................................................................................2. Việc ra quyết định trong gia đình ................................................................................................................3. Những mong muốn xung quanh vấn đề sinh con ....................................................................................4. Những mong muốn của nam giới xung quanh việc mang thai và sinh con ...................................5. Tiết lộ tình trạng mắc bệnh ...............................................................................................................................6. Chung sống với HIV ..............................................................................................................................................7. Hỗ trợ và ảnh hưởng của gia đình đối với việc ra quyết định ..............................................................

C. Các vấn đề về cung cấp dịch vụ sinh sản hiện có và những ảnh hưởng của nó đến sự tham gia của nam giới ......................................................................................................................................................................

1. Tính bao phủ của các dịch vụ ........................................................................................................................2. Xét nghiệm ............................................................................................................................................................3. Thuốc dự phòng ARV .......................................................................................................................................4. Chăm sóc trẻ sơ sinh ..........................................................................................................................................

C. Các yếu tố quyết định, các rào cản và cơ hội về hành vi và văn hóa để giúp nam giới tham gia nhiều hơn vào PLTMC và SKSS&GT

1. Lý do chính cần lôi kéo sự tham gia của nam giới ................................................................................. 2. Những rào cản đối với việc tham gia tích cực hơn của nam giới ...................................................... 3. Những cơ hội cho việc tham gia tích cực hơn của nam giới .............................................................

8

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

V. MÔ HÌNH VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................................................

A. Những khuyến nghị chung đối với công tác truyền th ông thay đổi hành vi ......................................B. Những khuyến nghị chung đối với công tác cung cấp dịch vụ .............................................................C. Mô hình thí điểm nhằm tăng cường sự tham gia của nam giới .......................................................

VI. KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................

Phụ l ục 1: Bài phê bình hoàn chỉnh .....................................................................................................................Phụ l ục 2: Các thuật ngữ tham khảo ....................................................................................................................Phụ l ục 3: Bản đồ các địa bàn được UNICEF hỗ trợ các dịch vụ PLTMC ..............................................Phụ l ục 4: Thiết kế nghiên cứu và kế hoạch làm việc .................................................................................Phụ lục 5: Bản hướng dẫn câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................Phụ lục 6: Danh sách địa điểm và người tham gia cuộc nghiên cứu ...........................................................Phụ lục 7: Chi tiết các kết quả nghiên cứu ..............................................................................................................

9

Tóm tắt

Bối cảnh nghiên cứu

Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập và mở rộng các hoạt động Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con (PLTMC) ở trong nước cũng như việc khái niệm hóa các liên kết cần thiết giữa Sức khỏe sinh sản và giới tính (SKSS&GT), Sức khỏe Bà mẹ và trẻ sơ sinh (SKBM&TSS) và PLTMC. Mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia về PLTMC là từ nay cho đến cuối năm 2010, toàn quốc đều tiếp cận được các dịch vụ PLTMC – một mục tiêu đầy tham vọng đòi hỏi phải huy động được các dịch vụ và nguồn lực. Hiện nay, hầu hết các phụ nữ có thai được xét nghiệm dương tính ở giai đoạn cuối của thai kỳ, chủ yếu là ngay trước khi sinh, khiến họ không kịp thời tiếp cận các dịch vụ khi cần. Một số đánh giá và các cuộc trao đổi với các nhân viên y tế và phụ nữ đi khám thai ở Việt Nam cho thấy còn thiếu sự tham gia của nam giới vào việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ, cũng như là chia xẻ thông tin về tầm quan trọng của công tác PLTMC, và đây là một trong những trở ngại đối với việc tăng cường sử dụng các dịch vụ PLTMC.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu định tính này nhằm điều tra sự tham gia của nam giới trong việc mang thai, chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung, về PLTMC nói riêng và để đưa ra các khuyến cáo cải thiện chương trình.

Nghiên cứu này nhằm để:

Xác định kiến thức, thái độ, hành vi (KT-TĐ-HV) và thực tế tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức a. khỏe của phụ nữ có thai, bạn tình của họ, các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ thể của hoạt động PLTMC trong bối cảnh rộng hơn về SKSS&GT, bao gồm cả dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng trước và trong khi mang thai;

Xác định các yếu tố hành vi và văn hóa , các rào cản và cơ hội để nam giới tham gia nhiều hơn b. vào PLTMC và SKSS>

Xác định việc cung cấp dịch vụ hiện nay, các dịch vụ này được gắn kết như thế nào để PLTMC c. hiệu quả hơn (bao gồm dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ), những khó khăn và thuận lợi để nam giới/bạn tình tham gia vào các dịch vụ này.

Thiết kế nghiên cứu

Các số liệu được thu thập qua 115 cuộc thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu và phỏng vấn người cung cấp thông tin chính tại 6 quận của 3 tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao ở Việt Nam là Quảng Ninh, An Giang và TPHCM. Tại mỗi tỉnh đó, có 1 huyện đã có các dịch vụ PLTMC theo dự án của UNICEF và 1 huyện khác chưa có (nhưng có thể huyện này cũng đã có, nhưng do các tổ chức khác tài trợ). Các số liệu được thu thập từ nam và nữ nhiễm HIV (một vài người trong số họ đã được nhận các dịch vụ PLTMC), phụ nữ mang thai và bạn tình của họ (người hoặc chưa làm xét nghiệm HIV hoặc đã từng làm nhưng có kết quả âm tính), thành viên gia đình, lãnh đạo địa phương và các cán bộ cung cấp dịch vụ tại tỉnh, huyện và xã. Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Nvivo.

Các phát hiện chính

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát những yếu tố văn hoá-xã hội, sự giao tiếp trong gia đình, giao tiếp giữa hai vợ chồng và vấn đề ra quyết định để xem liệu các vấn đề này có ảnh hưởng đến việc thai phụ quyết định tiếp cận dịch vụ khám thai tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ và chấp nhận dịch vụ PLTMC. Những yếu tố này cũng giúp đưa ra một nhận định rõ ràng về quyết định sinh đẻ, trò chuyện về tình dục, tránh thai và chăm sóc sức khoẻ.

10

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Kiến thức và nhận thức về lây nhiễm HIV của nam và nữ giới khá tốt nhưng kiến thức về PLTMC thì còn tương đối hời hợt. Cả nam và nữ đều có thái độ rất tích cực đối với các hoạt động PLTMC cũng như đánh giá cao thái độ của chăm sóc và hỗ trợ của các nhân viên y tế trong thời kỳ họ mang thai.

Phụ nữ thường đưa ra lựa chọn và tự chủ trong các quyết định về CSSKSS vì điều đó cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chính cơ thể họ. Những quyết định này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội và bởi các thành viên trong gia đình, nhưng phụ nữ vẫn nhận thức được quyền tự quyết của họ, đặc biệt đối với quyết định xét nghiệm HIV trong quá trình khám thai định kỳ. Theo quan điểm về quyền của nữ giới, các nỗ lực ngăn cản không cho họ thực hiện quyền này là trái với đạo đức.

Mặt khác các quyết định liên quan đến sinh sản (có thai hay phá thai) đều có sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới và cũng chịu ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Vấn đề về giới tính và sức khoẻ tình dục (SKTD) thường không được thảo luận, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong chương trình PLTMC. Sự tham gia của nam giới trong dự phòng lây truyền HIV cơ bản cho phụ nữ (thành tố 1) và dự phòng có thai ngoài ý muốn (thành tố 2) đã được thấy rõ trong nghiên cứu này. Nhiều nam giới thường tránh thảo luận về các hành vi nguy cơ và khả năng nhiễm HIV với vợ hoặc bạn gái của họ và thậm chí còn do dự khi tiết lô tình trạng dương tính của họ. Do vậy thế phụ nữ bị đặt vào tình thế dễ bị tổn thương vì họ vẫn quan hệ tình dục (QHTD) với bạn tình mà không dùng biện pháp bảo vệ hoặc có thai mà không biết được các thông tin cần thiết về bạn tình. Nghiên cứu cho thấy, một số phụ nữ khi được phỏng vấn đã nói rằng nếu họ được biết trước tình trạng nhiễm HIV của chồng họ thì họ đã có những quyết định khác trong việc kết hôn, cũng như trong QHTD với chồng mà không dùng biện pháp bảo vệ, có thai và thậm chí kể cả việc phá thai.

Cuối cùng, việc chẩn đoán nhiễm HIV cần phải được xem xét trong bối cảnh văn hóa – xã hội rộng lớn và đang thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Những ảnh hưởng của các chiến dịch vận động phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó nhiễm HIV bị coi là tệ nạn, vẫn còn tồn tại dù đã giảm bớt. Trong một đất nước với những chuẩn mực xã hội đóng vai trò quan trọng và nhà nước ra sức củng cố các thông điệp đó, cả nam và nữ giới đều bị áp lực về các hành vi của mình trong khuôn khổ chuẩn mực được xã hội chấp nhận. Các chuẩn mực đó bao gồm việc thừa nhận và củng cố tích cực một số mô hình gia đình nhất định, có liên kết chặt chẽ với đạo Khổng và các truyền thống văn hóa khác. Tương tự như vậy, những gia đình và cá nhân chưa thích nghi sẽ ít được ủng hộ và thừa nhận hơn, và có thể bị coi như một kiểu cô lập văn hóa – xã hội. Việc tiếp thu các thông điệp xã hội như vậy không phải là không phổ biến, và sẽ có một vòng luẩn quẩn của sự ngượng ngùng, hổ thẹn do những chỉ trích và cô lập của xã hội gây ra.

Đối với những cặp vợ chồng nhiễm HIV, để đi tới quyết định sinh con, họ cần thảo luận về khả năng lây nhiễm HIV trước khi có thai và cần đi làm xét nghiệm. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV có thể là một nguyên nhân khiến nam giới hiếm khi nói cho vợ biết về những hành vi nguy cơ và thậm chí cả về tình trạng nhiễm HIV của họ. Việc giấu giếm tình trạng nhiễm HIV với vợ và người thân gia đình, việc mẹ chồng ủng hộ con trai cưới vợ mà không cho con dâu biết về tình trạng nhiễm bệnh của con trai có thể được giải thích qua những chuẩn mực về xã hội và văn hóa như vậy.

Các dịch vụ PLTMC ở Việt Nam đã tập trung mở rộng ở thành tố thứ 3 của quy trình tiếp cận toàn diện, đó là dự phòng lây truyền từ mẹ nhiễm HIV sang trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy cả nam và nữ giới, các gia đình và các nhân viên y tế đều gắn chương trình PLTMC với thành tố thứ 3 và thậm chí hiểu đơn giản PLTMC được thực hiện qua hai hoạt động: nuôi con bằng thức ăn thay thế và thuốc dự phòng ARV. Việc mở rộng và tăng cường về chiều sâu của chương trình PLTMC cho nhân viên y tế cũng như cho cộng đồng là điều cần phải làm, đặc biệt khi nhìn vào khía cạnh sự tham gia của nam giới. Nghiên cứu này khẳng định một lần nữa với các nhà quản lý, các nhà làm

11

Tóm tắt

chính sách và các nhân viên y tế rằng, không như các nơi khác trên thế giới, thực tế ở Việt Nam nam giới hầu như không ngăn cản vợ mình làm xét nghiệm trong thời gian mang thai hay tiếp cận thuốc dự phòng ARV và họ thậm chí có ít ảnh hưởng đến các quyết định nuôi con. Nghiên cứu này cũng nhắc cho thấy chương trình PLTMC bao hàm ý nghĩa rộng hơn là chỉ đơn thuần bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi lây nhiễm.

Sự tham gia của nam giới trong vệc chăm sóc trẻ sơ sinh (CSSKSS) nổi lên như một vấn đề cần được quan tâm. Việc ủng hộ phụ nữ nuôi dưỡng trẻ bằng một phương pháp duy nhất (bằng sữa bột hoặc bú sữa mẹ) là rất cần thiết, đặc biệt khi việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không phải là phương pháp phổ biến trên thực tế, và khi việc nuôi con chỉ bằng sữa bột còn gặp nhiều khó khăn, và vô hình chung sẽ dẫn đến kết quả các bà mẹ nuôi con bằng thức ăn hỗn hợp.

Khuyến nghị

Tiếp cận PLTMC toàn diện đòi hỏi phải có một chương trình tập trung vào cả 4 thành tố theo như khuyến nghị của Liên hiệp quốc. Ở Việt Nam, nam giới có thể đóng vai trò quan trọng trong hai thành tố đầu của chương trình PLTMC. Những khuyến nghị chung cho công tác truyền thông thay đổi hành vi (TTTĐHV) và cung cấp dịch vụ đã được đưa ra, kèm theo một mô hình thử nghiệm dựa vào ba cấp độ thay đổi: cấp cá nhân (các hành vi lành mạnh), cấp xã hội (hỗ trợ xã hội), cấp chính sách/chương trình (tạo môi trường thuận lợi), với các hoạt động cho mỗi thành tố của quy trình tiếp cận toàn diện của Liên hiệp quốc đối với chương trình PLTMC

Trong thành tố thứ nhất, thay đổi hành vi quan trọng nhất ở cấp độ cá nhân là khuyến khích sử dụng BCS đối với nam giới nhiễm HIV. Điều này đòi hỏi phải có nhiều nam giới đi xét nghiệm và tiết lộ tình trạng của họ hơn. Nghiên cứu phát hiện rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như nỗi lo sợ bị hắt hủi đã khiến họ không muốn đi làm xét nghiệm, cũng như không muốn tiết lộ tình trạng bệnh của mình. Nghiên cứu đề xuất mô hình giáo dục và tiếp cận cộng đồng kết hợp với các phương tiện truyền thông sẽ khuyến khích nam giới đi làm xét nghiệm và tiết lộ tình trạng bệnh của họ với vợ hoặc bạn tình. Các dịch vụ tăng cường, như xét nghiệm miễn phí cho nam giới sắp kết hôn hoặc cho phụ nữ có chồng nhiễm HIV cũng sẽ góp phần khuyến khích họ làm xét nghiệm và tiết lộ tình trạng bệnh của mình.

Trong thành tố thứ 2, thay đổi hành vi quan trọng nhất là phòng tránh thai nếu như các cặp vợ chồng không muốn sinh con. Trong nghiên cứu, một số phụ nữ cho biết họ không có kế hoạch sinh con hoặc mong rằng họ biết được tình trạng của mình trước khi có thai để có thể phòng tránh thai. Để điều này trở thành một sự lựa chọn thực sự cần có dịch vụ xét nghiệm trước khi mang thai cho các cặp vợ chồng thông qua gói dịch vụ CSSK bao gồm thăm khám tình trạng sức khoẻ, thông tin chung về sức khoẻ và dịch vụ làm xét nghiệm. Xét nghiệm sớm trong thời kỳ mang thai và nhanh chóng trả kết quả xét nghiệm có thể giúp những phụ nữ mong muốn bỏ thai có cơ hội để thực hiện lựa chọn của mình. Với những người mong muốn tiếp tục giữ thai, việc sớm tiếp cận với thuốc dự phòng ARV sẽ tốt hơn cho đứa trẻ. Trong thành tố thứ 2, việc tăng cường công tác tư vấn cho các cặp vợ chồng là rất cần thiết để giúp họ có một lựa chọn—Không thụ thai, phá thai hay tiếp tục giữ thai vì nam giới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định này

Trong thành tố thứ 3 và 4, sự tham gia của nam giới trong thời gian người vợ mang thai và trong khi sinh cũng có thể là một hình thức hỗ trợ. Mô hình đề xuất việc mời nam giới tham gia vào những ngày đặc biệt để hiểu về sự thai nghén và sinh đẻ cũng như các dịch vụ PLTMC, và nam giới cũng sẽ được tư vấn về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Cuối cùng, cần tư vấn tốt hơn cho những phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV(-) để tránh bị nhiễm HIV trong tương lai.

12

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Kết luận

Nghiên cứu định tính cho thấy sự tham gia của nam giới trong việc ủng hộ vợ đi xét nghiệm HIV trong dịch vụ chăm sóc thai sản định kỳ và tiếp cận các dịch vụ liên quan đến chăm sóc PLTMC là rất hạn chế. Nghiên cứu cũng cho thấy cần nỗ lực tăng cường sự tham gia của nam giới vào thành tố 1 và 2 của các quy trình PLTMC toàn diện và đưa ra những lợi ích, lý do căn bản của việc làm này. Trong khi Bộ y tế cố gắng mở rộng hoạt động PLTMC trên toàn quốc thì cũng nên áp dụng một cách có hiệu quả những kiến nghị và những phát hiện liên quan đến vấn đề về tiếp cận, chất lượng chăm sóc, quyền lợi của người bệnh và sau cùng là nhằm giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em.

13

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

I. Thông tin chung (tham khảo phụ lục 1 để xem bài phê bình hoàn chỉnh)

A. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam

Ước tính trên thế giới hiện có khoảng 33,2 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS, trong đó khoảng 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi (UNAIDS/WHO 2007). Tỷ lệ nhiễm ở các quốc gia châu Á vẫn ở mức độ thấp hơn so với các châu lục khác, nhưng do là các nước đông dân nên dù tỷ lệ lây nhiễm thấp nhưng số lượng người sống chung với HIV/AIDS ở Châu Á lại rất cao (UNAIDS/WHO 2007 và UNICEF Việt Nam 2006). Các hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không bảo vệ, chủ yếu là mại dâm, đang tiếp tục làm gia tăng đại dịch này ở châu Á (cùng tài liệu nêu trên). Tuy nhiên những nỗ lực dự phòng chưa đủ để giải quyết hai vấn nạn này (cùng tài liệu nêu trên). Nam giới có các hành vi nguy cơ cao cũng có thể đang là bạn tình lâu năm hoặc đã kết hôn, và theo quan niệm xã hội thì có quyền quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ với bạn tình hoặc vợ (UNAIDS/WHO 2007 và BYT 2008a). Áp lực phải sinh con ở các nước châu Á rất cao, và vì vậy hầu hết phụ nữ đều có thể có thai, do đó trẻ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm từ người mẹ trong quá trình mang thai, trong khi sinh hoặc khi bú mẹ (Oosterhoff 2008, Chương 1). Vì vậy, rất nhiều nước ở châu Á đang chứng kiến sự lây lan HIV vượt ra khỏi các nhóm dễ bị ảnh hưởng như những người tiêm chích ma túy (TCMT), người hành nghề mại dâm (HNMD), khách mua dâm và lan rộng ra ngoài xã hội, bao gồm cả phụ nữ có thai và trẻ em (UNAIDS/WHO 2007 và UNICEF Việt Nam 2006).

Đại dịch ở Việt Nam hiện vẫn đang được cho là đại dịch tập trung, với tỷ lệ lây nhiễm cao trong nhóm những người tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới nam, và người hành nghề mại dâm. Từ năm 1990 đến 2006, đã phát hiện 106.288 trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam (UNICEF Việt Nam 2006 và BYT 2006), và theo ước tính của UNAIDS thì tổng số người sống chung với HIV dao động trong khoảng 150.000-430.000 (UNAIDS 2007). Ở Việt Nam, khi mà dịch mới chỉ khu trú ở nhóm tiêm chích ma túy thì không có gì là ngạc nhiên khi mà mọi nỗ lực được tâp trung để tiếp cận đến nhóm người này. Tuy nhiên theo Nguyễn và Cộng sự thì nguy cơ lây truyền HIV trong giới nữ ở Việt nam là cao hơn mức ước tính (2003). Họ giải thích thêm rằng “con số được báo cáo có thể chỉ thể hiện một tỷ lệ rất nhỏ và chỉ bằng 16% con số thực tế (Nguyễn và nhóm cộng sự, 2003). Mặc dù mô hình dự báo có khoảng 98.500 trường hợp nhiễm HIV trong nữ giới trong năm 2005, thì con số trong các báo cáo của ngành y tế chỉ là 15.633. Điều đó có nghĩa là trong năm 2005, có khoảng 83.000 phụ nữ nhiễm HIV chưa được ngành y tế phát hiện” (cùng tài liệu nêu trên). Số liệu giám sát trọng điểm được thực hiện hàng năm cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số phụ nữ có thai đang gia tăng nhanh chóng trong hơn 10 năm qua, từ 0,02% trong năm 1994 lên tới 0,37% năm 2005 (BYT 2006). Trong năm 2005, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số phụ nữ có thai ở một số tỉnh rất cao: hơn 1% ở Hà Nội và Quảng Ninh và 2% ở Thái Nguyên (BYT 2006). Ước tính có khoảng 8.500 trẻ em dưới 15 tuổi đang sống chung với HIV ở Việt Nam (BYT 2006).

Uớc tính mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 1,8 đến 2 triệu trẻ sơ sinh. Hầu hết phụ nữ (90%) được khám thai và 88% phụ nữ được trợ giúp bởi người đỡ đẻ có kỹ năng (GSO, 2006). Gần 2\3 các ca đẻ được thực hiện tại các cơ sở y tế (cùng tài liệu nêu trên). Hình thức nuôi con bằng sữa mẹ thì khá phổ biến và trẻ tiếp tục được nuôi con bằng hình thức này trong suốt 1 năm đầu, tuy nhiên, chỉ có khoảng 16,9% các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (cùng tài liệu nêu trên).

Với tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 0,37% trong số phụ nữ có thai, ước tính có khoảng từ 5.000-7.000 phụ nữ đang sống chung với HIV sinh con hàng năm (BYT 2006). Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, nếu không có bất kỳ can thiệp nào, sẽ dao động trong khoảng từ 15%-25% trong số trẻ không bú mẹ và từ 25%-40% trong số trẻ bú mẹ (De Cock và cộng sự, 2000). Vì vậy ở Việt Nam sẽ có khoảng 1.200-3.000 trẻ em bị nhiễm nếu không được can thiệp (BYT 2006). Nếu được điều trị dự phòng, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 10%, và như vậy số trẻ em bị nhiễm có thể giảm xuống chỉ còn khoảng 600 trẻ mỗi năm. (BYT 2006, De Cock 2000).

14

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Có thể kết luận rằng, đại dịch ở Việt Nam đã, đang và có thể sẽ tiếp tục gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm và mắc mới ra phạm vi các đối tượng rộng hơn, bao gồm cả nhóm bạn tình lâu năm của những nam giới có các hành vi nguy cơ. Vì sinh con là một quan niệm văn hóa lâu đời đối với các cặp bạn tình lâu năm, nên cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh đều là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng. Hiện tại, do tỷ lệ làm xét nghiệm trong các nhóm nêu trên còn thấp cộng với các định kiến về giới tính, cần phải chú trọng tới các nỗ lực PLTMC.

B. Các văn bản hướng dẫn quốc tế về PLTMC

Liên hợp quốc đã áp dụng phương pháp tiếp cận 4 thành tố để ngăn ngừa sự lây truyền từ mẹ sang con (WHO 2007). Phương pháp tiếp cận 4 thành tố này nhằm bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe cho cả mẹ và con, và kết hợp cả dự phòng cơ bản cũng như PLTMC (WHO 2007).

Thành tố 1: Dự phòng lây truyền HIV cơ bản trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻThành tố 2: Dự phòng có thai ngoài ý muốn trong nhóm phụ nữ có HIV dương tínhThành tố 3: Dự phòng lây nhiễm từ mẹ có HIV+ sang trẻ sơ sinhThành tố 4: Chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và các gia đình bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

C. Chương trình Hành động quốc gia và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế:

Bộ Y tế Việt Nam đã soạn thảo một chương trình hành động quốc gia (2006 - 2010) để giải quyết vấn đề PLTMC (BYT 2006). Chịu trách nhiệm thực hiện ở cấp trung ương là Cục Phòng chống AIDS Việt Nam và Vụ Sức khỏe sinh sản.

Mục tiêu tổng thể của chương trình hành động quốc gia của BYT là giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 10% cho đến năm 2010 (cùng tài liệu nêu trên). Các mục tiêu cụ thể là đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm phụ nữ có thai ở mức thấp hơn 0,5%, 90% phụ nữ có thai được tư vấn, 60% làm xét nghiệm, 100% phụ nữ có HIV đã đăng ký khám và con của họ được điều trị dự phòng và 90% được chăm sóc sau khi sinh và tiếp tục được theo dõi (cùng tài liệu nêu trên).

Chương trìnhhành động này bao gồm các hoạt động xã hội, hỗ trợ kỹ thuật, và các hoạt động tổ chức/quản lý. Trách nhiệm thuộc về các cấp khác nhau, như các bệnh viện tỉnh, các trạm y tế quận huyện, và các trạm y tế xã, cũng như các vụ và các đơn vị hành chính đã được nêu tên. Chương trình hành động này nêu rõ các dịch vụ PLTMC sẽ được mở rộng ra tất cả 64 tỉnh thành trong thời gian từ 2008-2010.

D. Các vấn đề về giới ở Việt Nam và những mối liên hệ tiềm tàng đối với PLTMC

Việt Nam, đặc biệt so với các nước khác trong khu vực, đã tiến bộ vượt bậc trong việc cải thiện bình đẳng giới (Đánh giá về Giới ở Việt Nam, 2006). Các kết quả về y tế và giáo dục nhìn chung đã được cải thiện, và các cơ hội kinh tế đã được mở rộng cho cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, những định kiến về giới vẫn còn rất nặng nề, và liên quan nhiều tới việc ra quyết định trong gia đình, làm việc nhà, và thái độ đối với nam giới và nữ giới tại nơi làm việc và trong xã hội (cùng tài liệu nêu trên). Báo cáo Đánh giá về Giới ở Việt Nam năm 2006 chỉ ra sự bất bình đẳng trong khối lượng công việc, trong đó nữ giới phải làm việc trung bình là 13 giờ mỗi ngày, còn nam giới trung bình chỉ làm có 9 giờ (cùng

15

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

tài liệu nêu trên). Sự bất bình đẳng này có thể được giải thích với một thực tế rằng nữ giới phải dành một lượng thời gian ngang bằng cho các hoạt động kiếm thu nhập, nhưng đồng thời vẫn phải làm phần lớn các việc trong nhà (cùng tài liệu nêu trên). Trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở, đặc biệt là khi phải giải quyết các nhu cầu phát sinh về việc chăm sóc và hỗ trợ liên quan đến HIV, sự bất bình đẳng về giới này có quan hệ tới tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con.

Xét ở mức độ gia đình, người chồng vẫn luôn được coi là người có quyền quyết định chính trong gia đình ngay cả trong xã hội đương đại ở Việt Nam (Knodel et al 2004). Văn hóa Việt Nam vẫn mang tính gia trưởng, coi người chồng và người cha là người chủ của gia đình (cùng tài liệu nêu trên). Gia đình là đơn vị cơ bản ở Việt Nam, và mô hình gia đình hạt nhân là phổ biến (cùng tài liệu nêu trên). Các mối quan hệ gia đình là các mối quan hệ quan trọng nhất ở Việt Nam, đặc biệt đối với dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh, vì đối với họ, các mối quan hệ cộng đồng, thị tộc và làng xóm thường không quan trọng bằng mối quan hệ gia đình (cùng tài liệu nêu trên). Các gia đình Việt Nam vì vậy sống rất riêng tư và độc lập, điều đó có nghĩa là chồng và vợ thường phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau về đạo đức, tình cảm và tài chính. Chồng và vợ có thể trao đổi với nhau về những quyết định quan trọng, tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, thì ý kiến của người chồng thường sẽ được coi trọng hơn (cùng tài liệu nêu trên).

Xã hội Việt Nam rất coi trọng cuộc sống gia đình, việc kết hôn và sinh con (thường chỉ sinh con sau khi kết hôn) luôn được mong đợi và khuyến khích (Oosterhoff 2008, Chương 1). Vai trò làm mẹ rất có giá trị, được tôn kính nhất, và phụ nữ kết hôn với mong muốn là họ sẽ sớm có con (cùng tài liệu nêu trên). Mẹ chồng, mẹ đẻ, và các thành viên khác trong gia đình đều động viên họ có con và do vậy họ có thể đóng vai trò tích cực trong việc mang thai và sinh nở, đặc biệt đối với những phụ nữ trẻ, lần đầu tiên làm mẹ (cùng tài liệu nêu trên). Tư tưởng thích có con trai, đặc biệt là ở một số vùng quê hiện vẫn còn rất phổ biến— vì theo truyền thống nho giáo, cần phải có con trai để duy trì dòng họ (Oosterhoff, trên báo Văn hóa, Sức khỏe và Giới tính). Các quyết định về khả năng sinh sản được nhìn nhận tùy từng bối cảnh văn hóa xã hội, trong đó các quan điểm và áp lực của toàn bộ gia đình có ảnh hưởng rất mạnh mẽ.

Oosterhoff cho thấy một áp lực rất lớn, kèm theo các nền tảng văn hóa và sức ép từ phía gia đình buộc người phụ nữ phải có con. Bà nhấn mạnh rằng là một người mẹ sẽ nâng cao vị thế của một cuộc hôn nhân, và rằng một cặp vợ chồng đã kết hôn nếu không có con thì sẽ không có hạnh phúc trọn vẹn (cùng tài liệu nêu trên). Khuynh hướng thích con trai rất mạnh mẽ, và trong trường hợp người chồng là người con trai duy nhất trong gia đình, thì áp lực phải có con càng lớn (cùng tài liệu nêu trên). Động cơ thúc đẩy trong những trường hợp như vậy thường là mong ước sớm có một đứa cháu trai để nối dõi tông đường. Luận cương của bà cũng chỉ ra một số ví dụ về những đứa con trai là những người sử dụng ma túy, thậm chí đã biết về tình trạng nhiễm HIV, nhưng vẫn được gia đình khuyến khích kết hôn, với hy vọng là sẽ “ngay lập tức” sinh ra một đứa con trai, và đôi khi là mong muốn để có một đứa cháu nội. Những người phụ nữ bị ràng buộc bởi các cuộc hôn nhân này có thể không được biết về tình trạng HIV của chồng họ, và sẽ quan hệ tình dục với chồng mà không dùng biện pháp bảo vệ. Thậm chí sau khi biết về tình trạng HIV của chồng, họ có thể vẫn quyết định có thai vì những định kiến gia đình, văn hóa và xã hội xoay quanh việc kết hôn và sinh con (cùng tài liệu nêu trên).

Trong khi khó có thể rút ra được các kết luận chung về hành vi tình dục của các cặp vợ chồng, thì việc đàn ông đã có vợ có quan hệ với gái mại dâm là chuyện rất bình thường – một số người có thể rất ít khi làm chuyện này, trong khi những người khác lại là khách hàng thường xuyên (Trần Đức Hòa và nhóm nghiên cứu, 2007). Những lần quan hệ với gái mại dâm thường là đi cùng với bạn bè là nam giới, hoặc với các nam đồng nghiệp trong những lần đi giao dịch công việc (cùng tài liệu nêu trên). Trong những trường hợp như vậy, ngoài việc quan hệ với gái mại dâm, những người đàn ông này

16

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

thường uống rượu. Những người đàn ông này thú nhận rằng rất khó từ chối những lời mời như vậy. Và không chắc rằng họ có luôn sử dụng bao cao su trong những lần quan hệ như vậy hay không vì họ thường làm chuyện đó sau khi đã uống rượu (cùng tài liệu nêu trên).

Đồng thời, chồng thường không có nguyên tắc phải trao đổi thẳng thắn với vợ về tình dục. Trong khi họ thường trao đổi với nhau về con cái, các vấn đề tài chính, sức khỏe, và hy vọng về tương lai, thì tình dục luôn là một chủ đề kiêng kị. Đàn ông thường thích trao đổi về tình dục với bạn bè của họ, và phụ nữ cũng có thể làm tương tự như vậy, các chủ đề như khoái cảm tình dục thường ít được nữ giới trao đổi hơn so với nam giới (cùng tài liệu nêu trên). Vì vậy, nam giới và nữ giới bị rơi vào trong một vòng xoáy khi mà họ không thể trao đổi một cách cởi mở với nhau về khoái cảm tình dục, và họ cho là bình thường khi vừa có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để đạt được khoái cảm, vừa quan hệ với vợ/chồng để sinh con (cùng tài liệu nêu trên).

II. Mục đích của nghiên cứu Bộ Y tế, với sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực Thế giới (UNFPA) đã thực hiện nghiên cứu này về sự tham gia của nam giới vào chương trình PLTMC, các rào cản và cơ hội, cũng như sự sẵn sàng của nam giới trong việc hỗ trợ bạn tình của họ tham gia vào các can thiệp PLTMC, bao gồm dự phòng cơ bản trước và trong khi mang thai, cũng như tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) (tham khảo Phụ lục 2 về điều khoản tham chiếu).

Nghiên cứu này nhằm để:

Xác định kiến thức, thái độ, hành vi và thực tế tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe của phụ nữ có a. thai, bạn tình của họ, các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ thể PLTMC trong bối cảnh rộng hơn về Sức khỏe sinh sản và giới tính (SKSS&GT), bao gồm cả dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng trước và trong khi mang thai;

Xác định các yếu tố hành vi và văn hóa, các rào cản và cơ hội để nam giới tham gia nhiều hơn b. vào PLTMC và SKSS>

Xác định việc cung cấp dịch vụ hiên nay, các dịch vụ này được gắn kết như thế nào để PLTMC c. hiệu quả hơn (bao gồm dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ), những khó khăn và thuận lợi để nam giới/bạn tình tham gia vào các dịch vụ này.

Nghiên cứu này là cơ sở để đề xuất một loạt các khuyến nghị và các mô hình can thiệp nhằm để gia tăng sự tham gia của nam giới.

III. Phương pháp và Thiết kế nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu bao gồm một chuyên gia tư vấn quốc tế, một nghiên cứu viên cao cấp và 4 nghiên cứu viên người Việt Nam (hai nam và hai nữ). Bốn nghiên cứu viên này được chia thành 2 nhóm – một nhóm đi Quảng Ninh và nhóm kia đi thực hiện nghiên cứu ở 2 tỉnh phía Nam. BYT và UNICEF hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giám sát và hậu cần cho các nhóm.

17

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

A. Các khu vực thu thập số liệu

Vì đại dịch ở Việt Nam là đại dịch tập trung nên một số tỉnh thành có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn các tỉnh thành khác. Các dịch vụ HIV/AIDS nói chung, và các dịch vụ PLTMC nói riêng thường được cung cấp tại các quận huyện trọng điểm tại các tỉnh thành có tỷ lệ lây nhiễm cao (xem phụ lục 3 về bản đồ các địa điểm có chương trình PLTMC thông qua dự án do UNICEF hỗ trợ). Nghiên cứu này tập trung thu thập số liệu từ ba tỉnh thành có nguy cơ cao nhưng rất khác nhau nhằm đưa ra một nhìn nhận chính xác hơn về các vấn đề và những mối liên quan. Vì các dịch vụ PLTMC không được cung cấp tại tất cả các quận huyện của 3 tỉnh có nguy cơ cao này, nên việc chọn mẫu được thực hiện tại cả các quận huyện có dịch vụ và các quận huyện không có dịch vụ.

Các tỉnh thành này bao gồm tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc, là tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao, chủ yếu do sử dụng ma túy. Mặc dù tỉnh có cả các khu vực đô thị và nông thôn, các số liệu ở tỉnh này chủ yếu tập trung ở các khu vực cận đô thị và vùng nông thôn. Địa điểm thứ hai là T.P Hồ Chí Minh, một thành phố chủ yếu là đô thị, là nơi đại dịch gia tăng do ma túy và mại dâm, và cũng do tình trạng nhập cư. Tỉnh thứ ba là An Giang, giáp với biên giới Cam-pu-chia, là nơi có đại dịch gia tăng do ma túy và mại dâm, và cả do tình trạng lao động nhập cư và mại dâm qua biên giới. Ba tỉnh thành này rất khác nhau về văn hóa và kinh tế- xã hội và vì vậy, việc ra quyết định trong gia đình, thái độ trong gia đình, và các mối quan hệ vợ chồng cũng có thể rất khác nhau.

Các số liệu được thu thập ở tổng cộng 6 quận, huyện. Sáu quận huyện này bao gồm 3 quận, huyện đã cung cấp các dịch vụ PLTMC kể từ năm 2005 và 3 quận huyện còn lại chưa hề được cung cấp bất kỳ một dịch vụ PLTMC nào. Việc so sánh giữa các địa bàn đã có và chưa có các dịch vụ PLTMC rất có ích trong việc xác định các mức độ nhận thức về PLTMC và sự cởi mở trong việc trao đổi về các vấn đề có liên quan đến HIV.

B. Các phương pháp nghiên cứu:

Áp dụng một số các phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung, quan sát các cơ sở y tế, và phỏng vấn bán cấu trúc (tham khảo phần Thiết kế và Kế hoạch nghiên cứu ở Phụ lục 4 và các bảng câu hỏi ở Phụ lục 5).

Nhóm nghiên cứu phát triển các câu hỏi, và dựa vào đó, xây dựng một bộ câu hỏi điều tra và các tài liệu hướng dẫn cho các nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn khác nhau. Để đánh giá các cơ sở y tế, nhóm đã xây dựng một bộ câu hỏi theo cấu trúc và tài liệu hướng dẫn quan sát. Các bộ câu hỏi điều tra này đã được thử nghiệm trước ở một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội và sau đó đã được sửa đổi lại. Cả nhóm đã tham gia thảo luận trong một ngày về các bộ câu hỏi điều tra này để chuẩn bị cho việc thu thập số liệu. Địa bàn thu thập số liệu đầu tiên là tỉnh Quảng Ninh, và hai nghiên cứu viên (một nam và một nữ) đã thu thập thông tin cùng với chuyên gia tư vấn quốc tế. Các cuộc họp phản hồi được tổ chức hàng ngày và riêng cuộc họp vào ngày thứ ba của chuyến thu thập số liệu được tổ chức lâu hơn. Một cuộc họp phản hồi khác được tổ chức sau chuyến đi thực địa đầu tiên của hai nghiên cứu viên tại tỉnh Quảng Ninh với hai nghiên cứu viên đi thực địa tại miền Nam. Cả nhóm nghiên cứu cùng kiểm tra chéo các phát hiện thu được tại các cơ sở y tế với các phát hiện được lấy trong các báo cáo đánh giá khi kết thúc dự án, vì cả hai nghiên cứu này đều được thực hiện gần như là tại cùng một thời điểm.

18

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

C. Thu thập số liệu

Tổng cộng đã thực hiện được 115 cuộc phỏng vấn, trong đó có 31 cuộc được thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh, 40 cuộc ở in TP. HCM và 44 cuộc ở tỉnh An Giang (tham khảo danh sách những người được phỏng vấn tại Phụ lục 6):

29 cuộc phỏng vấn với các nhân viên tại các cơ sở y tế•

10 cuộc phỏng vấn với chủ nhiệm các câu lạc bộ đồng cảm hoặc người đứng đầu các tổ chức •đoàn thể

19 cuộc phỏng vấn/ thảo luận nhóm với các phụ nữ nhiễm HIV, một số người trong đó đã •được nhận dịch vụ PLTMC

16 cuộc phỏng vấn/thảo luận nhóm với nam giới nhiễm HIV (hầu hết là bạn tình của những •phụ nữ nêu trên)

12 cuộc phỏng vấn /thảo luận nhóm với phụ nữ mang thai chưa bao giờ làm xét nghiệm HIV •hoặc đã từng làm xét nghiệm nhưng có kết quả âm tính

13 cuộc phỏng vấn /thảo luận nhóm với chồng/bạn tình của những phụ nữ này•

11 cuộc phỏng vấn /thảo luận nhóm với các thành viên trong gia đình của các nam giới/nữ •giới nhiễm HIV

5 cuộc phỏng vấn /thảo luận nhóm với các thành viên trong cộng đồng có con dâu/con gái •đang có thai

Rất may mắn, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn được một nhóm phụ nữ có thai, tất cả các ông chồng và bố mẹ chồng của họ. Việc này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, vì các ông chồng của họ phải đi làm, hoặc bố mẹ chồng sống ở xa. Vì vậy, trong một 2-3 cuộc phỏng vấn khác, nhóm chỉ phỏng vấn được một số các ông chồng/bạn tình hoặc mẹ đẻ/mẹ chồng của những phụ nữ có tham gia vào cuộc thảo luận nhóm. Ở TP. HCM, vì khó tiến hành phỏng vấn những người có liên quan với nhau, nên trong một số trường hợp nhóm đã tiến hành phỏng vấn những nam và nữ giới nhiễm HIV và mẹ đẻ/mẹ chồng của những người nhiễm HIV nhưng họ không hề có quan hệ gì với nhau.

Cuộc phỏng vấn được ghi âm và gỡ băng ra bằng tiếng Việt. Sau đó các đoạn băng này được dịch sang tiếng Anh. Sau khi đã hoàn tất việc thu thập số liệu, chuyên gia tư vấn quốc tế gặp riêng từng cá nhân nghiên cứu viên để làm rõ nội dung của cuộc phỏng vấn, trao đổi về những ấn tượng ban đầu và kiểm tra các quá trình thu thập số liệu.

D. Phân tích

Sau khi đã gỡ băng và dịch sang tiếng Anh, một cuộc họp tổng kết đã được tổ chức giữa nhóm nghiên cứu, BYT và UNICEF để cùng phân tích các kết quả thu được. Các số liệu được nhập vào phần mềm NVivo và được mã hóa, sau đó được sắp xếp theo các dòng điều tra thông tin đã được phát triển. Các mối liên hệ và các yếu tố gia đình chính có ảnh hưởng tới việc chấp nhận và sử dụng các dịch vụ PLTMC cũng được hình thành.

Trưởng nhóm nghiên cứu đã lập dự thảo báo cáo, dựa trên các cuộc thảo luận với các nghiên cứu viên, các báo cáo tóm tắt của các nghiên cứu viên và bản phân tích bằng chương trình NVivo. Dự thảo báo cáo này đã được chia xẻ và chỉnh sửa dựa trên các ý kiến nhận xét của các nghiên cứu viên, BYT, UNICEF và các tổ chức quốc tế khác. Các mô hình và đề xuất được phát triển tại cuộc hội thảo sau khi dự thảo báo cáo được trình bày, trong đó có sự tham dự của các đại diện từ các tổ chức UNFPA, WHO và các tổ chức quốc tế khác.

19

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

E. Những hạn chế của nghiên cứu này

Hầu hết các số liệu được thu thập tại các tỉnh thành có tỷ lệ hiện nhiễm cao với hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức quốc tế. Vì vậy kiến thức, thái độ và thực hành có thể tốt hơn so với các tỉnh thành khác.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với chương trình PLTMC là phải đảm bảo tỷ lệ thấp nhất của số phụ nữ bị mất theo dõi. Theo như các phát hiện của nghiên cứu, khoảng từ 1/3 đến ½ số phụ nữ được xét nghiệm và có kết quả dương tính không quay lại để lấy kết quả của họ và không thể theo dõi tiếp được. Hiểu rõ về những nhận thức và thực tế của việc sống chung với HIV trong những phụ nữ nói trên sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được bản chất của vấn đề, giúp cải thiện chương trình PLTMC, kể cả sự tham gia của nam giới. Vì không thể tiến hành phỏng vấn những phụ nữ này và gia đình của họ, nghiên cứu này đã phải đặt ra một số giả định về những vấn đề và những quan ngại mà những người phụ nữ này đang phải đối mặt, dựa trên các số liệu thu được từ những phụ nữ nhiễm HIV, bạn tình và người thân của họ.

Quá trình thu thập số liệu trong cuộc nghiên cứu này gặp rất nhiều khó khăn. Thay vì cần một nhóm thì cuộc nghiên cứu cần tới hai nhóm nghiên cứu quốc gia đi thu thập số liệu và chuyên gia tư vấn quốc tế không thể theo sát cả quá trình thu thập số liệu. Hơn nữa, việc gỡ băng mất rất nhiều thời gian do số liệu thu thập rất nhiều và chính điều này cũng khiến chất lượng của các bản dịch không được tốt.

Cuộc nghiên cứu này tập trung tìm hiểu sự tham gia của nam giới vào các quyết định sức khoẻ sinh sản. Và vì vậy, các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với những nam giới và nữ giới hiện đang có mối quan hệ lâu dài (hầu hết là các cặp vợ chồng hợp pháp) hoặc họ đã goá vợ (chồng). Vì vậy cuộc nghiên cứu không đề cập đến những phụ nữ không thuộc nhóm những người có mối quan hệ lâu dài và cũng phải chú ý rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu cũng không thấy sự ảnh hưởng của các nam thành viên trong gia đình như bố chồng và bố đẻ, về vấn đề sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, vì trên thực tế nghiên cứu thu thập được nhiều thông tin từ các bà mẹ chồng và mẹ đẻ nhiều hơn và cũng có rất ít số liệu được thu thập từ hoặc về ảnh hưởng của họ.

20

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Các phát hiện chính

Năm loại câu hỏi được phát triển để dùng trong nghiên cứu này là:

Sự hiểu biết về HIV trong các thành viên 1. trong cộng đồng là gì? Phụ nữ có thai, bạn tình và gia đình của họ nhận thức thế nào về HIV?

Vai trò của nam giới trong quá trình 2. mang thai, khi sinh và sau khi sinh là gì? Tình trạng HIV có ảnh hưởng như thế nào đối với vai trò này? Mối quan hệ giữa tình trạng HIV và có con là gì? Nam giới và phụ nữ cảm thấy thế nào về mối quan hệ này? Họ thông tin cho nhau về vấn đề này bằng cách nào?

Các quyết định về việc chăm sóc và hỗ 3. trợ trong khi mang thai, trong lúc sinh và sau khi sinh được thực hiện như thế nào? Tình trạng HIV (đã biết rõ, còn nghi ngờ, không biết) có ảnh hưởng gì tới các quyết định này? Ai là người có ảnh hưởng tới các quyết định đó và ảnh hưởng như thế nào? Nam giới có quan điểm và cảm nhận gì về những quyết định này và sự tham gia của họ vào những quyết định đó?

Sự hiểu biết và quan điểm về các dịch vụ 4. sẵn có cho phụ nữ mang thai có nguy cơ/đã nhiễm HIV? Nam giới có thể tham gia như thế nào tại thời điểm này? Những kinh nghiệm thực tế của phụ nữ đã nhận được các dịch vụ PLTMC? Họ đã được hỗ trợ như thế nào hay là không được hỗ trợ gì?

Những lĩnh vực chính mà các dịch vụ 5. PLTMC hiện đang cung cấp? Các dịch vụ này đang được cung cấp như thế nào? Ai đang tiếp cận các dịch vụ này? Ai chưa được tiếp cận, và lý do vì sao lại chưa tiếp cận được?

Những lĩnh vực nghiên cứu này đã giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về các yếu tố văn hóa-xã hội, sự giao tiếp trong gia đình và giữa hai vợ chồng có ảnh hưởng như thế nào đến việc phụ nữ có thai quyết định tiếp cận dịch vụ khám thai tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ và chấp nhận sử dụng các dịch vụ PLTMC. Những lĩnh vực

Những sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về phương pháp tiếp cận và nhận thức giữa miền Bắc là tỉnh Quảng Ninh và miền Nam là tỉnh An Giang và TP HCM. Dựa trên các số liệu còn rất hạn chế, thì khó có thể kết luận là do những khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam của Việt Nam, tuy nhiên, văn hóa, các thành phần di cư và các điều kiện kinh tế xã hội có thể là nguyên nhân của những sự khác biệt này. Những sự khác biệt này được phân ra thành 3 lĩnh vực sau:

Vai trò và ảnh hưởng của các thành •viên trong gia đình đối với việc ra các quyết định:

Vấn đề này có vẻ mạnh mẽ hơn ở Quảng Ninh so với hai tỉnh thành ở trong Nam. Nhóm nghiên cứu cảm thấy một phần là do các cặp vợ chồng ở các tỉnh trong Nam có thể sống tương đối xa gia đình của họ, đôi khi là do nhu cầu việc làm. Ngoài ra còn có một cảm nhận khác là nhìn chung các cặp vợ chồng trong Nam sống độc lập hơn, họ thường có khuynh hướng giữ khoảng cách với hàng xóm, với cộng đồng và các thành viên trong gia đình họ và vợ chồng thường sống dựa vào nhau nhiều hơn.

Sự gần gũi giữa các cặp vợ chồng •nhiễm HIV:

Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy nhiều trường hợp tại các tỉnh trong Nam, các cặp vợ chồng trở nên gần gũi với nhau hơn sau khi biết được tình trạng HIV của họ, hoặc duy trì được sự gần gũi giữa hai vợ chồng. Ở Quảng Ninh, các cặp vợ chồng nhiễm HIV khi được phỏng vấn đã bày tỏ sự buồn bã và thất vọng nhiều hơn, đặc biệt là trong các trường hợp khi mà người vợ không biết gì về tình trạng HIV của chồng mình. Ở An Giang và TP HCM, các cặp vợ chồng nhiễm HIV nói rằng họ sống dựa vào sự hỗ trợ lẫn nhau là chính và cùng trao đổi về tương lai và cuộc sống của con cái họ. Có những ví dụ về sự lo ngai và quan tâm của những người chồng.

Mong muốn có con của các cặp vợ •chồng nhiễm HIV:

Nghiên cứu cho thấy rằng áp lực phải có một đứa con, và chấp nhận có một đứa con, kể cả khi đã nhiễm HIV, ở Quảng Ninh cao hơn so với ở An Giang và TP HCM. Trong khi nhiều cặp vợ chồng ở TPHCM và An Giang thẳng thắn nói rằng họ không có kế hoạch sinh con, thì ở Quảng Ninh, các cặp vợ chồng đã thú nhận là họ muốn có một đứa con, hoặc đang cố gắng hoặc đang lên kế hoạch chờ đợi thêm một thời gian nữa trước khi có thai. Ngoại trừ các trường hợp các cặp vợ chồng đã có một con/nhiều con.

21

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

đó cũng giúp mang lại một nhận định rõ ràng về quyết định sinh con, thảo luận về tình dục, phòng tránh thai và chăm sóc sức khoẻ.

Các kết quả nghiên cứu được sắp xếp theo 3 mục tiêu nghiên cứu.

Kiến thức, thái độ, hành vi và thực tế tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ có a. thai, bạn tình của họ và các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ thể của dịch vụ PLTMC

Các yếu tố, rào cản và cơ hội về hành vi và văn hóa để giúp nam giới tham gia nhiều hơn vào b. các hoạt động PLTMC và SKSS&GT

Các vấn đề về cung cấp dịch vụ hiện có và ảnh hưởng của nó đến sự tham gia của nam giới/ c. bạn tình.

A. Kiến thức, thái độ, hành vi và thực tế tìm kiếm các dịch vụ y tế của phụ nữ có thai, bạn tình của họ, các cặp vợ chồng và gia đình

A.1. Kiến thức và nhận thức về HIV, PLTMC và chăm sóc thai sản

a. HIV/AIDSNhư nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng phụ nữ và nam giới có kiến thức khá tốt về lây truyền HIV và họ đều nhận thức được rằng bao cao su (BCS) có thể bảo vệ họ không bị lây nhiễm. Kiến thức về HIV và các đường lây truyền chính đã được phổ cập. Trong số 76 cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với những người dân trong cộng đồng, tất cả mọi người tham gia trả lời phỏng vấn đều đã nghe nói về HIV, và thường có thể liệt kê 3 đường lây truyền chính. Chỉ một số ít trường hợp, người trả lời phỏng vấn chỉ biết có 2 đường lây truyền.

Mặc dù kiến thức tổng thể về lây truyền HIV, trong đó có lây truyền mẹ con, của cả nam và nữ giới, người nhiễm và không nhiễm HIV đều khá tốt, nhưng vẫn còn tồn tại những hiểu nhầm về sự lây truyền. Những điều này cho thấy vẫn còn sự sợ hãi, lo ngại lây nhiễm HIV, cũng như sự kỳ thị liên quan đến HIV. Tuy nhiên, khi được hỏi về những hoạt động nào là có nguy cơ, thì sự hiểu biết của mọi người rất khác nhau. Một số câu trả lời cho thấy họ hiểu nhầm, khi nghĩ rằng việc dùng chung dụng cụ để cắt tóc hoặc cắt móng chân/móng tay, giặt chung quần áo, dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt và xà phòng và cả việc ăn uống cùng nhau, dùng chung bát và đũa là có nguy cơ bị lây nhiễm.

“Tôi biết một người bị nhiễm HIV nên thỉnh thoảng tôi tránh xa họ, vì cũng có thể có nguy cơ. •Đi cạo râu hoặc lấy ráy tai cũng có thể có nguy cơ. Nếu dùng chung mọi thứ với những người nhiễm, chúng ta cũng sẽ bị nhiễm. Theo tôi biết thì HIV không thể bị lây truyền do muỗi đốt. Đi cạo râu và cắt móng tay cũng có thể nguy hiểm nên tôi mua đồ riêng và sử dụng ở nhà (cười).” Bạn tình nam của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“…qua đường máu, quan hệ tình dục, tiếp xúc với máu và bị nhiễm, chơi bời trác táng, tiêm •chích ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, xà phòng .” Thành viên trong gia đình của người nhiễm, Tân Châu, An Giang

b. Phòng lây truyền mẹ conMặt khác, kiến thức về PLTMC, đặc biệt là của nam giới còn rất khiêm tốn, thậm chí ở cả những địa phương đã được tiếp nhận các dịch vụ PLTMC. Mặc dù nhiều nam giới cho rằng các quyết định

22

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

về sức khoẻ sinh sản nên dành cho phụ nữ nhưng họ vẫn rất quan tâm về tương lai của con cái họ và luôn muốn tìm hiểu các biện pháp để bảo vệ vợ, con mình.

“Em lấy chồng năm 22 tuổi, 23 tuổi có con, và góa chồng năm 25 tuổi. Chồng em làm việc ở •tận Cam-phu-chia, anh ấy không sử dụng ma túy. Nhưng em nghĩ chính chồng em là người đã lây bệnh cho em. Có người đã bảo là em nên dùng BCS khi quan hệ tình dục với chồng.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Tịnh Biên, An Giang

“Tôi có nghe về vấn đề đó, những tôi chẳng hiểu lắm. Tôi nghe nói rằng mẹ bị nhiễm có •thể uống thuốc để tránh lây nhiễm sang cho con. Tôi đã bảo con gái tôi phải cẩn thận để tránh không lây sang cho con nó, để biết cách phòng tránh cho đứa bé. Khi tôi nhìn thấy nó nhai cơm và đút cho con nó, tôi bảo nó đừng làm như thế nữa. Các nhân viên y tế ở trạm xá phường có đến nhà thăm để giải thích và hướng dẫn về cách phòng bệnh cho đứa bé” Mẹ của phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Để tránh lây truyền HIV cho con trong khi mang thai, thì cần phải đi đến trạm y tế để khám •thai, sau khi sinh, không cho con bú. Khi tắm cho con, tôi phải đeo găng tay để tránh bị trầy xước có thể làm lây truyền HIV sang cho con vì da trẻ rất non và yếu.” Nam nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

Các cán bộ y tế và các nhà lãnh đạo cho biết trong khi các thông điệp về sự lây truyền HIV/AIDS được tuyên truyền rộng rãi thì các thông điệp về PLTMC lại không được nhắc đến thường xuyên và chỉ gần đây mới được tuyên truyền. Trong khi nhiều người biết được rằng phụ nữ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho con của họ, nhưng lại có rất ít kiến thức về cách dự phòng lây truyền mẹ con.

“Chúng tôi không biết gì về điều đó (PLTMC). Đó là một chương trình mới nên chúng tôi •không biết. Tôi chỉ biết là có trường hợp phụ nữ bị nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra con không bị nhiễm. Phương pháp chính để dự phòng là nuôi con bằng sữa bột (sữa công thức). Phần lớn chúng tôi biết được điều này là do được các cán bộ y tế tư vấn cho. Nhưng trước đây tôi chưa từng thấy dịch vụ này ở đây.” Chồng của phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

c. Chăm sóc phụ nữ mang thaiNhận thức của phụ nữ và các thành viên nữ trong gia đình về chăm sóc thai sản rất tốt. Họ đều thấy được tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ, làm xét nghiệm, sinh ở những cơ sở an toàn và tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất.

Nhìn chung nam giới biết là phụ nữ có thai cần được nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, nhưng không biết thông tin về những lần đi khám thai tại các cơ sở y tế. Nhìn chung, họ có rất ít kiến thức về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và những vấn đề khác về chăm sóc thai sản. Một vài phụ nữ thông báo cho chồng mình về những điều xảy ra trong khi khám thai, còn những người khác thì không.

Một số ông chồng có quan tâm, nhưng những người khác thì chẳng quan tâm gì hết. Một •số là do đi làm về mệt, những người khác thì đi nhậu nhẹt – nên chẳng quan tâm gì cả.” Một thành viên trong gia đình,Tân Châu, An Giang

“Đối với một số cặp vợ chồng, người vợ thông báo cho chồng mình rằng hôm nay họ sẽ đi •khám thai hoặc hỏi ý kiến chồng về việc đi làm xét nghiệm nhưng những người khác thì không vì ở nơi họ ở hầu hết nam giới phải đi làm từ sáng sớm đến tận khuya mới về, vì thế những người vợ tự quyết định và sau đó thông báo cho chồng họ biết kết quả. Hơn nữa, những người chồng cũng không mấy quan tâm về những vấn đề này”. Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

23

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

A.2. Thái độ đối với chương trình PLTMC

a. Thái độ đối với việc sử dụng BCS nếu nhiễm HIVNghiên cứu cho thấy trong số các cặp nhiễm HIV, nhiều cặp nói rằng họ sử dụng BCS khi biết là họ bị nhiễm HIV. Thái độ về việc sử dụng BCS nhìn chung rất tích cực, tuy nhiên nam giới nói rằng họ không đạt khoái cảm như trước đây. Sử dụng BCS để phòng tránh lây nhiễm và tránh thai khi một người bị nhiễm HIV cũng được một số cặp vợ chồng thực hiện thường xuyên.

“Khi em biết là em bị nhiễm, em bảo chồng em dùng BCS để phòng tránh những điều xấu và •anh ấy nghe theo.” Một phụ nữ nhiễm HIV , Quận 6, TP. HCM

“Sau khi kết hôn, tôi vẫn luôn dùng BCS cho đến tận bây giờ, tôi đã khuyên cô ấy đi làm xét •nghiệm rất nhiều lần, cuối cùng thì cô ấy cũng đi xét nghiệm và kết quả là âm tính.” Một nam giới nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

b. Thái độ về việc sinh con nếu nhiễm HIVNghiên cứu thấy cả nam và nữ giới nhiễm HIV đều cho rằng các cặp vợ chồng nhiễm HIV không nên sinh con. Điều này trái ngược với thực tế, khi rất nhiều cặp vợ chồng nhiễm HIV vẫn có con. Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ phát hiện ra tình trạng của họ trong khi mang thai. Dựa vào những thông tin cả nam và nữ giới đều cho rằng các cặp vợ chồng nhiễm HIV không nên sinh con, một câu hỏi được đặt ra là liệu các cặp vợ chồng có thay đổi quyết định về việc sinh con hay không nếu họ biết được tình trạng nhiễm HIV của họ trước khi có thai

Một vài phụ nữ nhiễm HIV khẳng định rõ rằng họ không muốn sinh con vì tình trạng nhiễm bệnh của họ.

“Tôi biết là tôi đã bị nhiễm HIV nên tôi không muốn có con để tránh truyền HIV sang cho vợ •và con.” Một nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh ,

“Nhiều ông chồng không muốn có con bởi họ sợ đứa trẻ cũng sẽ bị nhiễm.” • Một phụ nữ nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

“Tôi sợ vì tôi rất yếu. Tôi không thể kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống. Tôi cũng không chắc •mình còn sống được bao lâu nữa, vậy thì ai sẽ nuôi nấng con tôi.” Một phụ nữ dương tính, Quận 6, TP. HCM

Những người khác thì nói rằng họ rất mong muốn có một đứa con, và đang cố gắng để có thai hoặc muốn chờ thêm một thời gian nữa trước khi có thai.

“Em hy vọng là sẽ có một đứa con nhưng em đã mất 2 đứa rồi (2 lần sảy thai). Đó là ước mơ •của em, nhưng em rất lo lắng cho tương lai. Em hy vọng là em có thể có con.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

“Chúng tôi thường nói chuyện với nhau về vấn đề tình dục, thường là về chuyện cần phải sử •dụng một số biện pháp tránh thai. Nhưng bây giờ chúng tôi thực sự muốn có một đứa con, nên chúng tôi không sử dụng biện pháp tránh thai nào cả. Chúng tôi chỉ bàn với nhau để quan hệ vào đúng thời điểm để có thể có con.” Một nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

Một số phụ nữ phát hiện ra tình trạng HIV của họ khi đang mang thai nói rằng họ sẽ đi nạo thai nếu họ phát hiện ra tình trạng của họ sớm hơn. Đôi khi, chính chồng hoặc gia đình chồng ép họ phải giữ thai.

“Thực lòng thì em không muốn có con với anh ấy, vì anh ấy đã có con riêng rồi, chúng em •cũng đã có một đứa con gái; khi em có thai được một tháng, em muốn đi nạo thai. Lúc đầu anh ấy cũng đồng ý với em, sau đó anh ấy nói làm như thế là trái với đạo đức. Khi em đang đi tới bệnh viện để phá thai, anh ấy đuổi theo và nói rằng “dừng lại, bố anh bảo em phải giữ lại

24

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

cái thai này, mình đã có 2 con gái, nên nếu có thêm một đứa con trai sẽ tốt hơn.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Nếu tôi biết về việc này sớm hơn, tôi đã đi phá thai rồi. Tôi tiếc là tôi chỉ biết về tình trạng này •khi tôi đã có thai được 5 tháng.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

Thái độ đối với việc chăm sóc thai sản

Hầu hết nam giới, nữ giới và các thành viên trong gia đình đều rất ủng hộ việc làm xét nghiệm trong khi mang thai.

“Đa số các ông chồng ủng hộ làm xét nghiệm HIV. Nhưng chúng tôi chỉ làm xét nghiệm HIV •cùng với các xét nghiệm khác khi chúng tôi có thai chứ không làm xét nghiệm HIV riêng vào những thời điểm khác vì chồng sẽ nghĩ là chúng tôi không tin tưởng họ.” Phụ nữ có thai , Uông Bí, Quảng Ninh

“Tôi nghĩ là mọi người đều cần làm xét nghiệm HIV, vì như vậy chúng ta sẽ biết là bản thân •mình có nhiễm hay không. Tất cả phụ nữ có thai đều nên làm xét nghiệm để biết cách phòng tránh cho con họ.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh.

Có lẽ phát hiện bất ngờ nhất trong cuộc nghiên cứu này là những người phụ nữ thể hiện sự tự chủ trong việc tự quyết định làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai. Bằng việc đưa xét nghiệm HIV vào thành một phần của chăm sóc thai sản, hoạt động này được đón nhận như một phần của loạt dịch vụ mọi người phải làm trong thời gian mang thai, và có rất ít sự kỳ thị đối với hoạt động này. Hơn nữa, việc đưa xét nghiệm HIV vào thành một phần của hoạt động chăm sóc thai sản đã giúp điều này nằm trong quyền quyết định của phụ nữ, có nghĩa là phụ nữ có thể quyết định có hoặc không làm xét nghiệm. Cuộc nghiên cứu này mạnh dạn khuyến nghị rằng hầu hết các ông chồng và thành viên trong gia đình nên ủng hộ việc làm xét nghiệm thường xuyên trong những lần khám thai hơn tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện riêng biệt cho phụ nữ mang thai.

“Đối với một số cặp vợ chồng, người vợ thường thông báo cho chồng mình rằng hôm nay •họ sẽ đi khám thai hoặc hỏi ý kiến chồng về việc làm xét nghiệm, nhưng nhiều người khác thì không, vì ở nơi họ ở hầu hết nam giới phải đi làm từ sáng sớm đến tận khuya mới về, do vậy người vợ tự quyết định và sau đó thông báo cho chồng họ biết kết quả. Hơn nữa, những người chồng cũng không mấy quan tâm về những vấn đề này”. Một nam giới nhiễm HIV, Tân

Thái độ đối với việc chăm sóc trẻ sơ sinh

Tất cả các bà mẹ rất có ý thức bảo vệ sức khỏe cho con họ và nói rằng họ làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Họ đều biết là cần phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có lợi và bảo vệ sức khỏe cho con của họ. Cả nam giới và nữ giới đều chấp nhận hình thức nuôi con bằng thức ăn thay thế tuy nhiên họ gặp phải một vài khó khăn về chi phí cho hình thức nuôi con này. Các thành viên trong gia đình cũng chấp nhận hình thức nuôi con bằng thức ăn thay thế.

A.3. Hành vi và thực tế tìm kiếm dịch vụ y tế của phụ nữ có thai và bạn tình:

Nghiên cứu cho thấy vai trò của nam giới đối với việc ra quyết định trong thời kỳ trước sinh, trong khi sinh và nuôi dưỡng trẻ, bao gồm việc làm xét nghiệm thường xuyên trong thời gian mang thai là không đáng kể. Tuy nhiên, nam giới lại có vai trò lớn trong các quyết định về sinh sản và SKTD, bao gồm việc thảo luận về các hành vi nguy cơ, sự mang thai, quyết định có con hay không và các quyết định về ngừng mang thai.

Như nhiều các nghiên cứu khác tại Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng việc ra quyết định của nữ giới

25

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

về sinh sản, mang thai, sinh con và tìm kiếm dịch vụ y tế khi mang thai, khi sinh và sau sinh, ở cả góc độ sức khỏe cho bản thân cũng như sức khỏe của trẻ, bị ảnh hưởng do nhiều các yếu tố phức hợp, và lần lượt những yếu tố này hình thành và tác động lên sở thích và nguyện vọng của nữ giới. Những sở thích và nguyện vọng này lại tương tác với một số các yếu tố cùng loại, gây ra tác động mạnh mẽ đến hoạt động và hành vi chăm sóc sức khỏe cho nữ giới và con của họ.

Trong nghiên cứu này, cả nam và nữ giới, cũng như các thành viên cộng đồng, cán bộ y tế khẳng định nhiều lần rằng quyết định sử dụng dịch vụ SKSS là do người phụ nữ. Một điều rất quan trọng là các quyết định này chủ yếu trong thời kỳ trước và trong khi sinh, và là kết quả của các tương tác và tác động bên ngoài cơ sở y tế đến người phụ nữ. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy sự tin tưởng và tôn trọng cao của phụ nữ Việt Nam (và cả người nhà) đối với các cán bộ y tế có thể ảnh hưởng đến mức độ chọn trên thực tế - phụ nữ thường ngần ngại không dám phản đối ý kiến của cán bộ y tế. Trong bối cảnh những thuật ngữ ‘hướng dẫn’, ‘tư vấn’ và ‘lời khuyên’ vẫn còn bị lẫn lộn, và ranh giới giữa việc ‘giúp người phụ nữ quyết định chọn lựa’ và ‘tư vấn để phụ nữ có quyết định đúng đắn’ còn chưa rõ ràng, do vậy chưa thể kết luận rằng người phụ nữ có thực sự toàn quyền quyết định lựa chọn hay không. Cuối cùng, khi một số dịch vụ SKSS vẫn là miễn phí (như dịch vụ PLTMC), các quyết định liên quan đến chi trả, đặc biệt đối với các dịch vụ thiết yếu, cần phải được bàn bạc với cả người chồng/bạn tình. Ví dụ, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ không đồng ý các xét nghiệm có thể liên quan đến giá thành của xét nghiệm đó. Nhưng nếu là xét nghiệm này là miễn phí, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc tự đưa ra quyết định.

a. Sự tham gia của nam giới trong các quyết định SKSS và SKGTQuyết định về tình dục, SKTD và sinh nở cần được phân biệt với quyết định về chăm sóc trước sinh hoặc khi sinh tại các cơ sở y tế. Những quyết định như vậy thường bị ảnh người chồng và gia đình tác động mạnh. Các quyết định về sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) được thảo luận giữa vợ và chồng, đặc biệt khi quyết định bắt đầu hay ngừng sử dụng BPTT để quyết định có hay không sinh con.

“Chúng tôi ít khi nói về chuyện đó (tình dục và những vấn đề có liên quan như tránh thai) •nhưng trước khi có con chúng tôi có nói chuyện với nhau về chuyện đó, khi chúng tôi muốn có con, chúng tôi thôi không nói chuyện đó nữa (tránh thai).” Chồng của một phụ nữ có thai,Tân Châu, An Giang

Các cặp vợ chồng có thể có hoặc không trao đổi về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD). Nhưng thường thì nam giới không thảo luận với vợ về vấn đề này do sợ bị quy kết là không chung thủy. Ngược lại, họ thường thảo luận với bạn bè nhiều hơn, kể cả những lo lắng làm thế nào mà bị nhiễm bệnh. Họ có thể tự mua thuốc chữa hoặc đi đến bác sỹ. Một số nam giới cũng nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi nói với vợ về chủ đề SKTD, phần lớn nói rằng đây vẫn là chủ đề kiêng kỵ. Thảo luận về SKTD cũng liên quan đến các vấn đề tiết lộ trình trạng nhiễ HIV hoặc quyết định đi xét nghiệm cho cả hai.

“Ví dụ, khi tôi có QHTD với gái mại dâm mà tôi không rõ về vấn đề lây truyền qua đường tình •dục, tôi nói với bạn tôi rằng tôi đã ngủ với gái mại dâm và đã không dùng BCS tuy nhiên tôi đã xuất tinh ra ngoài mà không xuất tinh vào trong. Vậy thì liệu tôi có bị nhiễm không? Đại loại là thế ” Chồng của một phụ nữ mang thai, Tân Châu, An Giang

“Những chuyện riêng tư liên quan đến tình dục thì đàn ông thường hay tâm sự với bạn bè, •sau đó nếu không tìm ra giải pháp, họ sẽ về tâm sự với vợ. Họ không bao giờ tâm sự ngay với vợ về vấn đề của họ. Giải pháp cuối cùng là họ sẽ đi khám bác sĩ hoặc tự mua thuốc về để uống. Tôi cho rằng như thế là không đúng lắm, nhưng bản chất đàn ông vốn là vậy.” Hội Nông dân, Tân Châu, An Giang

26

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Hơn nữa, nếu không có sự đồng ý của người chồng và gia đình thì người phụ nữ không thể một mình quyết định việc bỏ thai. Đôi khi người chồng hoặc gia đình còn ép họ phải giữ thai ngay cả khi họ muốn phá thai (xem thêm trong nghiên cứu trường hợp 2).

“Thực ra tôi không muốn có con với chồng tôi vì anh ta đã có một đứa con riêng, chúng tôi •cũng đã có chung với nhau một đứa con gái rồi; khi tôi có thai được một tháng tôi muốn phá thai. Mới đầu chồng tôi đồng ý với tôi nhưng sau đó anh ta nói điều đó không bình thường. Khi tôi đang trên đường đến bệnh viện thì anh ta chạy theo và nói “dừng lại, bố anh bảo phải giữ đứa trẻ, mình đã có 2 đứa con gái rồi, có thêm một thằng con trai nữa càng tốt” Một phụ nữ nhiễm HIV, Yên Hưng- Quảng Ninh

b. Sự tham gia của nam giới trong thời kỳ người phụ nữ mang thai và sinh conNhiều cặp vợ chồng và các thành viên trong gia đình nói rằng người chồng có đưa vợ đi khám thai mặc dù còn tùy vào công việc của họ và cơ sở y tế có gần nhà hay không. Dường như đa số các ông chồng đi cùng vợ từ 1-2 lần, đặc biệt là khi có thai lần đầu. Các ông chồng trên thực tế thường không đi cùng vợ vào trong phòng khám, mà chỉ đợi ở bên ngoài hoặc ở một quán cà phê gần đó. Một số ông chồng thì đưa vợ đến đó rồi đi làm. Một số ông chồng cũng nói là họ mới là người nhắc nhở vợ đi khám thai và tự chăm sóc cho bản thân.

Họ (phụ nữ) thường cảm thấy tự tin hơn khi đi cùng chồng. Nếu họ lười đi khám thai và •được chồng nhắc nhở, họ sẽ đi thường xuyên hơn- chị biết đấy, chồng là chỗ dựa cho vợ mà. Chồng của phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM

Nhiều ông không đưa vợ đi khám thai được là vì họ phải đi làm, chứ không phải là vì không •quan tâm đến vợ đâu. Tuy nhiên, do trình độ văn hóa thấp, các ông chồng làm nghề nông, gia đình nghèo thì chỉ biết thể hiện tình yêu thương vợ con bằng cách kiếm càng nhiều tiền càng tốt, chứ không biết cách quan tâm, động viên vợ như mấy ông chồng trí thức đâu. Tân Châu,Cán bộ y tế, An Giang

Một người hiểu là cần phải giúp đỡ vợ, nhưng lại nói rằng

“Tôi nghèo nên tôi phải đi kiếm tiền cả ngày, những người khác cũng vậy. Chúng tôi không •giàu như những người khác, chỉ ở nhà và chăm sóc vợ. Tất nhiên là chúng tôi muốn chăm sóc vợ lắm chứ (giọng rất buồn)…” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Như đã đề cập ở trên, các quyết định về chăm sóc SKSS là dành cho phụ nữ. Vì vậy thành tố thứ 3 của chương trình PLTMC tập trung vào sự tương tác giữa những phụ nữ có thai và các nhân viên y tế, vì nếu những người chồng có đưa vợ đến phòng khám thai hoặc phòng sinh thì họ cũng chờ ở bên ngoài. Các nhân viên y tế cho biết có ít trường hợp người chồng ngăn cản vợ làm xét nghiệm HIV và có một vài phụ nữ sợ bị nói ra tình trạng nhiễm bệnh của họ. Một vài phụ nữ sợ tình trạng nhiễm HIV của họ sẽ bị tiết lộ ra bên ngoài, tuy nhiên những người lo lắng về tính bảo mật có thể sẽ cung cấp sai địa chỉ hoặc bỏ đi sau khi làm xét nghiệm.

Mặc dù trên thực tế, đa số nam giới và phụ nữ đều nói rằng các quyết định liên quan đến việc có thai và sinh con là quyền của phụ nữ, họ cũng nói rằng có người chồng vẫn có quyền có ý kiến, hoặc yêu cầu vợ đến hoặc không được đến cơ sở y tế nào đó và vợ phải nghe theo. Họ cũng nói rằng vì chồng là người đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ, động viên vợ đi kiểm tra hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe nào đó nên cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với vợ

Theo truyền thống ở Việt Nam, đàn ông luôn có vị trí quan trọng hơn phụ nữ. Khi chồng đã •quyết định là vợ phải nghe theo. Vậy nên phụ nữ khó có thể nói ra những điều trái với ý kiến của chồng. Phụ nữ nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

27

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

“Người chồng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và chia sẻ với vợ việc •nuôi dạy con cái, nhắc nhở nhau uống thuốc đều đặn và yêu thương lẫn nhau.” Nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Trong khi bàn bạc, chồng đưa ra ý kiến và vợ phải nghe theo chồng và không được cãi •bướng.” Phụ nữ có thai, Hóc Môn, TP. HCM

c. Sự tham gia của nam giới trong quyết định làm xét nghiệm HIVNhiều người nói rằng đàn ông có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và động viên phụ nữ, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là của phụ nữ. Mọi người cũng ủng hộ vì làm như vậy là vì lợi ích của đứa trẻ.

“Nếu tôi muốn làm xét nghiệm, tôi có thể tự quyết định mà không cần phải hỏi ý kiến chồng. •Và thậm chí nếu tôi có hỏi thì chồng tôi cũng sẽ đồng ý. Ngày nay, cả vợ lẫn chồng đều cùng kiếm được tiền.” Một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

“Tôi nghĩ là phụ nữ tự quyết định, chồng ít có ảnh hưởng, anh ấy sẽ không ngăn cản nếu điều •đó có lợi cho vợ và con. Một số ông chồng có thể hỏi: tại sao phải làm xét nghiệm khi chẳng có bệnh gì, làm xét nghiệm thì phải lấy nhiều máu lắm, nhưng quyết định là ở người vợ, nếu ngăn cản vợ làm xét nghiệm là không bình thường” Phụ nữ nhiễm HIV , Uông Bí, Quảng Ninh

“Tôi tự quyết định đi làm xét nghiệm vì nó tốt cho tôi. Sau khi làm xét nghiệm tôi nói cho •chồng tôi biết, anh ấy nói làm thế cũng tốt. Tôi không thấy có người chồng nào phản đối việc đó cả.” Một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Trong một số trường hợp, nam giới và phụ nữ không đồng ý làm xét nghiệm nói chung và cụ thể hơn là làm xét nghiệm HIV. Các lý do đưa ra là sợ bị lấy máu, đau đớn, các chi phí liên quan đến xét nghiệm, v.v. Điều này cũng giống với các phát hiện trong đánh giá khi kết thúc dự án.

“Không (vợ tôi không sợ phát hiện ra bệnh). Cô ấy chỉ sợ bị lấy máu thôi. Cô ấy là vợ tôi nên tôi •hiểu rõ mà. Tôi có động viên, nhưng cô ấy không chịu. Tôi biết làm gì nữa đây? Tôi bảo cô ấy là đừng sợ gì hết. Nhưng vợ tôi tả cho tôi cách người ta lấy máu ra sao. Như thế này này (anh ta làm mẫu bằng 2 ngón tay) nên cô ấy sợ.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Ngoài ra, đàn ông nói sẽ nói với vợ rằng họ không cần phải đi làm xét nghiệm HIV vì họ là những “người đàn ông tử tế”, tuy nhiên đây chỉ là trường hợp ngoại lệ chứ không phải ai cũng vậy.

Ý tôi là chúng tôi rất đứng đắn, tử tế thì sao lại phải đi xét nghiệm, chỉ phí công mà thôi. Chỉ •những người chơi bời trác táng thì mới phải đi xét nghiệm để biết cách mà trị bệnh thôi. Chồng của phụ nữ có thai , Tịnh Biên, An Giang

Một số cơ sở cho rằng trong một số ít trường hợp, phụ nữ từ chối làm xét nghiệm vì họ sợ biết được về tình trạng của họ, hoặc chồng họ không muốn để họ biết về tình trạng của họ.

“Tất nhiên rồi, nhiều người trong nhóm đã thuyết phục vợ đi làm xét nghiệm HIV nhưng •cũng có trường hợp chồng thuyết phục vợ đi làm xét nghiệm nhưng vợ không đồng ý. Tôi cũng hỏi anh ấy là tại sao chị ấy lại không muốn đi làm xét nghiệm HIV, anh ấy nói rằng “Tôi đã thuyết phục cô ấy nhiều lần nhưng cô ấy không muốn đi làm xét nghiệm”, Tôi đã cử một người đến nhà họ để tư vấn về những điềm lợi và bất lợi để động viên cô ấy đi làm xét nghiệm HIV, tôi đoán là cô ấy không dám đối diện với sự thật, cô ấy sợ bị nhiễm HIV khi thấy chồng cô ấy rất gầy.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Yên Hưng, Quảng Ninh

Ở một vài nơi, một số người được phỏng vấn tiết lộ rằng có trường hợp nghi là dương tính và từ chối làm xét nghiệm, các nhân viên y tế sẽ đến nhà họ, đôi khi mang theo cả kim tiêm để lấy máu.

Chồng em không chịu đi, họ đến nhà em để lấy máu. Lúc đó em sắp sinh. Họ cho em làm xét •

28

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

nghiệm trước khi sinh chừng 1 tháng. Em không biết là em bị nhiễm, em chỉ biết trước khi em sinh có vài ngày. Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

d. Sự tiết lộ tình trạng nhiễm HIV và phản ứng của nam giớiNghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn phụ nữ đều tiết lộ ngay tình trạng của họ với bạn tình của mình. Tuy nhiên, nam giới không thường xuyên tiết lộ tình trạng của mình với phụ nữ, và trong một số trường hợp, họ đã hoàn toàn che giấu được hành vi nguy cơ của họ với vợ. Nghiên cứu cũng có được nhiều ví dụ về những người nam giới rất giúp đỡ và yêu thương người vợ bị nhiễm HIV của họ, và trong một vài trường hợp, những người chồng còn giúp đỡ vợ của họ ngay cả khi vợ họ bị nhiễm trong khi họ thì không (Xem phần nghiên cứu trường hợp 1). Có một điều dễ thấy rằng đặc biệt ở các tỉnh phía nam, các cặp vợ chồng nhiễm HIV rất tin tưởng, phụ thuộc tình cảm lẫn nhau, và hỗ trợ cho nhau rất nhiều.

Những phụ nữ được phỏng vấn đã làm xét nghiệm trong khi mang thai thường không biết gì về tình trạng của họ. Đa số phụ nữ có xét nghiệm HIV(+) đều thông báo cho chồng biết về tình trạng của họ. Không có ai nói là bị bạo hành, vì đa số các trường hợp, họ đều bị lây nhiễm từ chồng. Trong nhiều trường hợp, những phụ nữ đã nghi ngờ chồng họ có những hành vi nguy cơ cao thì họ đã có chuẩn bị về mặt tinh thần. Còn trong những trường hợp khác, người phụ nữ thường bị sốc. Nhìn chung, những phụ nữ cho biết họ phản ứng bằng cách tỏ ra thất vọng và cáu giận với chồng họ nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận điều này như một thực tế.

“Em buồn lắm. Khi chồng em biết tin, anh ấy còn buồn chán hơn cả em nữa. Anh ấy không •thể chịu đựng được điều đó. Em phải đi theo để an ủi anh ấy”. Một phụ nữ nhiễm HIV có chồng không nhiễm, Tịnh Biên, An Giang

“Em bị sốc khi nghe tin chồng em bị dương tính. Em chắc là mình cũng bị nhiễm rồi, vì em •biết là chúng em chẳng dùng BCS bao giờ. Lúc đó, em chẳng nghĩ được gì ngoài lo cho tương lai của đứa con lớn. Em đang có thai và tất cả những gì em có thể nghĩ tới đó là đứa con lớn của em, vì em chắc chắn là em sẽ chết và cả chồng em và đứa con trong bụng này nữa. “Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

Một số trường hợp khác thì có chồng đã làm xét nghiệm và biết là đã nhiễm HIV hoặc biết là họ đã có những hành vi nguy cơ và có thể đã nhiễm HIV. Một số trường hợp khác thì người chồng nhiễm HIV, nhưng gia đình và bản thân anh ta lại giấu, không cho bạn tình anh ta biết về tình trạng này (xem nghiên cứu trường hợp 2). Trong những trường hợp này, người phụ nữ thường chỉ phát hiện ra tình trạng của mình khi mang thai.

Nó đã làm xét nghiệm trước khi kết hôn. Lúc đầu nó không nói cho vợ nó biêt, nhưng chuyện •này cũng không giấu mãi được nên sau đó nó đã nói cho vợ nó biết. Mẹ chồng của một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

Có một trường hợp người chồng không muốn nói cho vợ biết vì sợ rằng cô ấy sẽ lo lắng, •buồn bã. Anh ấy nói rằng từ khi anh ấy biết về tình trạng HIV của mình, anh ấy luôn dùng BCS khi quan hệ với vợ. Vợ anh ấy hỏi là “tại sao phải dùng BCS?” và anh ấy trả lời rằng anh ấy vẫn

Nghiên cứu trường hợp 1:

Huyền và Minh sống cùng bố mẹ Huyền ở huyện Tân Châu. Họ đã kết hôn được vài năm, Huyền nhiễm HIV còn Minh có thể đã bị nhiễm từ vợ nhưng Minh không tiết lộ tình trạng HIV của mình. Minh cho biết anh rất yêu vợ và đứa con duy nhất của anh, anh không muốn vợ đi làm vì chị rất dễ bị mệt. Anh không đổ lỗi cho chi đã truyền bệnh cho anh, họ là vợ chồng và anh rất yêu vợ. Anh bảo vệ và chăm sóc vợ mình. Niềm vui lớn nhất của anh Minh là đứa con trai 3 tuổi. Vợ chồng anh Minh sử dụng BCS khi QHTD.

Anh Minh không thể nói với gia đình anh rằng vợ anh bị nhiễm vì có thể gia đình anh sẽ bắt anh phải bỏ vợ nhưng anh muốn được tiếp tục chung sống với vợ mình. Anh mong muốn được sống hạnh phúc và làm việc kiếm tiền khi anh còn khoẻ mạnh.

29

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

còn trẻ và không muốn có con sớm. Tôi đã đưa anh ấy đến đây để được tư vấn để anh ấy có thể nói thật với vợ, nhưng anh ấy nói là “nếu tôi nói thật cho vợ tôi biết, tôi sẽ rất đau khổ và có thể chết mất” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Tịnh Biên, An Giang

e. Sự hỗ trợ của nam giới đối với người vợ nhiễm HIVTrong hầu hết các trường hợp, người vợ thường bị lây nhiễm từ người chồng. Có nhiều trường hợp người chồng luôn hỗ trợ, động viên và chăm sóc cho vợ của mình. Mặc dù vậy, theo quan điểm của các cán bộ y tế và người dân trong cộng đồng thì dường như là các cặp vợ chồng ở trong Nam thể hiện sự gần gũi và hỗ trợ lẫn nhau ở mức độ cao hơn, nhưng cần lưu ý rằng đây chỉ là một số ví dụ rất nhỏ và khó có thể đưa ra kết luận về những sự khác biệt như trên. Có 4 trường hợp ở phía Nam có vợ bị nhiễm nhưng chồng lại không. Trong đó có 2 trường hợp, người chồng đã bỏ hoặc có ý định bỏ vợ sau khi vợ sinh con. Hai trường hợp còn lại thì người chồng lại rất hỗ trợ và thương yêu vợ. (xem nghiên cứu trường hợp 1).

f. Sự tham gia của nam giới vào việc chăm sóc trẻ sơ sinhHầu hết các cặp nhiễm HIV (và mọi người nói chung) đều biết rằng các bà mẹ nhiễm HIV không nên nuôi con bằng sữa mẹ mà nuôi bằng sữa ngoài. Chưa có các thông điệp như bất kỳ hình thức nuôi con hỗn hợp nào cũng rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ, hay không cho trẻ bú sữa mẹ thì an toàn hơn là nuôi con hỗn hợp vẫn chưa được đưa ra. Không ai trong số những người phụ nữ và nam giới được phỏng vấn đề cập tới các nguy cơ của việc nuôi con hỗn hợp, và chỉ có duy nhất một phụ nữ cho biết rằng chị ta nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, điều này trái ngược những lời khuyên của các nhân viên y tế. Tất cả nam giới và nữ giới dường như đều biết rằng hình thức nuôi con bằng sữa mẹ là không nên. Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh dường như không đề cấp đến thông tin về việc nuôi con bằng hình thức cho ăn hỗn hợp sẽ có nguy cơ cao hơn đối với việc nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Một vài phụ nữ nuôi con bằng cả sữa mẹ và sữa ngoài cho biết họ làm như vậy vì không được cung cấp đủ sữa. Những người khác nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lúc ban đầu do họ không được biết về hình thức nuôi con bằng thức ăn thay thế đúng thời điểm hoặc là do họ muốn như vậy.

“Họ nói rằng, em phải phòng tránh cho con em, không được cho con bú, nhưng em vẫn cho •con em bú toàn sữa mẹ trong 4 tháng. Họ có phát sữa, khi con em được hơn 4 tháng thi em cho nó ăn sữa bột.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

“Em cho con em bú và nuôi con em bằng sữa của em bởi vì vào thời điểm đó kiến thức của •em không được đầy đủ. Em cho con bú tổng cộng là 3 tháng, sau đó em cho con ăn sữa bột. Con em đã làm xét nghiệm 2 lần rồi nhưng nó không bị nhiễm. Bây giờ con em 4 tuổi rồi” Một phụ nữ nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

Đa số phụ nữ nói rằng họ được phát một hộp sữa khi ra viện ở những nơi đã có các dịch vụ PLTMC. Họ được giới thiệu đến cơ sở khác để được phát thêm sữa. Các bà mẹ thường được yêu cầu đến khám lại mỗi tháng một lần. Đa số các mẹ, đặc biệt là ở TP. HCM, nói là không gặp khó khăn gì khi đến lấy sữa cả. Một số nói rằng thủ tục còn rầy rà.

“Tôi không cho con ăn sữa bột. Tôi có được tư vấn chứ, và lúc đầu họ bảo tôi đến lấy sữa miễn •phí tại TTYTDP huyện. Sau đó họ bảo tôi có thể lấy sữa ở Bệnh viện Thụy Điển - Uông bí. Nhưng tôi chẳng nhận được ở đâu cả. Sau đó họ bảo tôi có thể lấy sữa ở Hội phụ nữ, nhưng thực tế thì họ chẳng có sữa bột để phát.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

Những ông bố đều biết con của họ được cho ăn bằng thức ăn thay thế và biết con họ được nuôi bằng loại sữa nào, có đủ hay không. Vì vậy các bà mẹ cung cấp thông tin và lôi kéo sự tham gia của người chồng trong việc chăm sóc con cái, mặc dù người phụ nữ là người đưa ra quyết định. Những

30

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

người phụ nữ được nhận dịch vụ PLTMC cho biết họ nuôi con bằng sữa bột hoàn toàn. Chồng họ cũng thừa nhận điều này và cả hai đều quyết định như vậy vì họ nhận thấy điều đó là tốt nhất cho con họ. Những nghiên cứu khác đã thấy được trên thực tế hình thức nuôi con hỗn hợp là phổ biến hơn và rất có thể đối tượng nghiên cứu sẽ cho các nhà nghiên cứu biết những điều họ dự định sẽ làm. Nam giới không tham gia vào các quyết định về nuôi dưỡng trẻ. Tuy nhiên, nếu các ông bố thể hiện sự quan tâm đến sức khoẻ của con mình, nếu việc nuôi trẻ sơ sinh và việc tiếp tục theo dõi gặp khó khăn thì việc nâng cao kiến thức và nhận thức về các thực hành phù hợp cho nam giới là rất cần thiết.

Hình thức nuôi con bằng thức ăn thay thế bị gắn với việc nhiễm HIV, vì nuôi con bằng sữa mẹ đã trở thành một quy phạm và nhiều người, đặc biệt là do những người ở các địa phương có chương trình PLTMC đều biết rằng những phụ nữ nhiễm HIV được khuyến nghị nuôi con bằng sữa ngoài nhằm tránh sự lây nhiễm.

“Họ (những người nhiễm hoặc thành viên trong gia đình của người nhiễm) cũng giấu tôi. •Nhưng tôi biết cách để phát hiện ra những người bị nhiễm. Mẹ mà không cho con bú là bị nhiễm HIV.” Mẹ chồng của một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

Vì vậy phụ nữ đưa ra những cách giải thích khác cho việc nuôi con bằng sữa ngoài.

B. Các yếu tố hành vi và văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của nam giới

B.1. Sự giao tiếp giữa hai vợ chồng

Hầu hết nam giới và phụ nữ đều nói rằng họ nói với nhau về nhiều chuyện và vợ/chồng là người đầu tiên họ tâm sự khi gặp một vấn đề rắc rối. Chủ đề của các cuộc nói chuyện bao gồm sức khỏe, y tế, công việc, tiền bạc, có con và nuôi con, kể cả việc tránh thai, các biện pháp tránh thai và ngừng tránh thai khi vợ hoặc chồng muốn có con. Chủ đề về giới tính và tình dục được coi là những chủ đề kiêng kị. Nam giới đưa ra những câu trả lời khác nhau khi được hỏi ai là người họ thường hay trao đổi về vấn đề tình dục. Một số nói rằng họ nói chuyện với bạn bè, một số thì chẳng nói với ai cả, và một số khác nữa thì trả lời là họ có trao đổi với vợ về chuyện đó. Vợ và chồng sống dựa vào nhau là chính vì hầu hết họ sống trong các gia đình hạt nhân.

“Trong cuộc sống, chúng tôi thường tâm sự với nhau, rất tình cảm. Chúng tôi luôn hỏi ý kiến •nhau khi quyết định làm hoặc không làm một việc gì đó. Nếu anh ấy muốn đi đâu chơi, anh ấy hỏi ý kiến tôi, chứ không như những người khác.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

“Ví dụ, khi tôi đi ra ngoài và quan hệ với gái mại dâm và tôi không rành về chuyện đó lắm thì •sau đó tôi nói với bọn bạn rằng tôi vừa với ngủ với gái mại dâm mà không dùng BCS; nhưng tôi đã xuất tinh ra ngoài chứ không phải ở bên trong. Như vậy thì tôi có bị nhiễm không? Đại loại là những chuyện như vậy.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang.

“Vâng, tôi chỉ tâm sự những chuyện đó với vợ tôi thôi, không nói với ai nữa hết. Tôi kể cho vợ •tôi nghe mọi chuyện xảy ra với tôi.” Chồng của một phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM.

Đàn ông vẫn có trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình và là trụ cột chính trong nhà. Hầu hết các gia đình tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu này đều rất ngèo – họ có nguồn thu nhập không ổn định hoặc chỉ trên mức nghèo một chút. Áp lực kiếm sống rất nặng nề, đặc biệt đối với các cặp vợ chồng

31

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

trẻ. Nhiều ông chồng nói rằng họ phải làm việc rất vất và chỉ vì họ cảm nhận được trách nhiệm kiếm tiền để nuôi gia đình của họ, và, vì họ phải làm việc suốt cả ngày, nên một số nói rằng họ quá mệt và không thể tâm sự với vợ được.

“Với nhiều người thì vợ ở nhà làm nội trợ, và chồng phải đi làm kiếm tiền nuôi vợ và con. Hầu •hết các ông chồng là người kiếm tiền chính trong gia đình, và vợ chỉ ở nhà làm nội trợ mà thôi.” Thành viên trong gia đình của phụ nữ có thai, Tân Châu , An Giang

“Nó làm việc vất vả suốt cả ngày kể từ khi có con, và công việc dường như ngày càng nhiều •hơn. Trước đây, khi chưa có con, nó chỉ làm việc có vài ngày trong một tháng, những ngày còn lại thì nghỉ. Nhưng bây giờ thì khác. Nó làm việc ở công trường và dường như chẳng có lúc nào nghỉ ngơi cả.” Mẹ chồng của một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM.

“Cô ấy chẳng tâm sự gì, tối về em thấy mệt nên đi ngủ luôn, hai vợ chồng nằm quay lưng vào •nhau.” Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang.

Đồng thời, các quan điểm và ý kiến của người chồng luôn được coi trọng hơn. Phụ nữ phải hỏi ý kiến chồng về mọi chuyện.

Vai trò của người chồng rất quan trọng. Đa số phụ nữ ở đây đều hỏi ý kiến chồng, họ cùng •nhau trao đổi về mọi chuyện. Phụ nữ thường nghe theo ý kiến của chồng. Thành viên trong gia đình của một phụ nữ nhiễm HIV, Hóc Môn, TP. HCM.

B.2. Việc ra quyết định trong gia đình

Mặc dù đàn ông thường vẫn được coi là “người chủ của gia đình” và là người quyết định chính trong mọi việc, nghiên cứu này cho thấy các cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam thường cùng nhau đưa ra các quyết định. Lặp đi lặp lại, những người nam và nữ được phỏng vấn đều trả lời rằng họ thường cùng nhau trao đổi và đưa ra các quyết định, hoặc dựa trên ý kiến ai đưa ra là “đúng”.

“Chúng tôi rất hợp nhau, anh ấy không bao giờ lấn át mọi chuyện. Tôi không rõ lắm về những •người khác.” Một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang.

“Có một vài chuyện cô ấy tự quyết định, những chuyện khác thì cô ấy bàn với tôi. Chúng tôi •cùng nhau bàn bạc và quyết định.” Một nam giới nhiễm HIV, Hóc Môn, TP. HCM.

“Vợ chồng đều bình đẳng như nhau mà, vợ không nên phụ thuộc vào chồng.” • Những phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM

“Chúng tôi cùng nhau bàn bạc và nghe theo người có ý kiến đúng đắn.” • Một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM.

B.3. Những mong muốn xung quanh vấn đề sinh con

Rất nhiều cặp vợ chồng nhiễm HIV mong muốn sinh con. Cặp vợ chồng không có con sẽ bị cộng đồng chú ý và bàn tán, và phụ nữ còn bị áp lực phải sinh được con trai để nối dõi tông đường. Tuy mong muốn có con là phổ biến, một số cặp vợ chồng nhiễm HIV quyết định không muốn hoặc không sinh con (ngay cả khi họ thực sự muốn có) bởi vì họ lo lắng về việc truyền bệnh và không đủ khả năng nuôi con. Khi một phụ nữ không muốn có con, cô ấy cũng khó có thể chống lại áp lực của gia đình. Như một số trường hợp trong nghiên cứu, người phụ nữ không muốn có con hoặc muốn phá thai, nhưng dưới áp lực của gia đình, chị vẫn phải sinh con.

Những người dân trong cộng đồng nhìn chung đều cảm thấy rằng những phụ nữ có HIV+ không nên có con. Họ bày tỏ sự lo ngại rằng đứa trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm, cũng như vấn đề chăm sóc và hỗ trợ cho đứa trẻ sau khi bố mẹ qua đời.

32

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

“Họ không nên làm như vậy. Nếu người mẹ nào may mắn thì sẽ sinh ra đứa con không bị •nhiễm, nhưng cô ta cũng không thể sống mãi để nuôi con được. Nếu cô ta không may mắn và sớm qua đời, thì đứa trẻ sẽ trở thành trẻ lang thang. Hơn nữa, phụ nữ bị nhiễm thường rất yếu nên khó có thể kiếm đủ tiền để trang trải cho cuộc sống hiện tại, chi phí này sẽ tăng lên gấp đôi khi phải nuôi con.” CLB đồng cảm, Tịnh Biên, An Giang

“Nhìn chung thì những người bị nhiễm không nên có con. Bây giờ họ hiểu biết hơn rồi. Họ •biết là họ chẳng sống được lâu vì nhiễm HIV và con họ sẽ trở thành trẻ mồ côi, bất hạnh và không được chăm sóc. Vì vậy, họ sẽ quyết định không sinh con nữa.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh.

“Tôi nghĩ là không nên. Nếu đứa trẻ được uống thuốc để không bị lây nhiễm thì sẽ rất tốt. •Nhưng còn bố mẹ nó thì sao? Không có tài sản gì, khi bố mẹ qua đời đứa trẻ sẽ bị bỏ mặc và không được chăm sóc đầy đủ. Sẽ không có ai, kể cả họ hàng ruột thịt, có thể chăm sóc con cái chu đáo như bố mẹ của chúng. Đứa trẻ sẽ lớn lên và thiếu thốn đủ thứ. Tôi nghĩ rằng phụ nữ bị nhiễm không nên có con trừ khi có sức khỏe tốt và giàu có.” Vợ của một nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh.

Nhưng đồng thời, một số người, đặc biệt là ở Quảng Ninh, lại nói rằng họ rất hiểu lý do vì sao phụ nữ lại quyết định có con, ngay cả khi biết mình đã nhiễm, vì đã là phụ nữ là phải có- giá trị của cuộc sống sẽ tăng lên nếu có một đứa con

Tôi nghĩ là phụ nữ nếu chưa có con và sức khỏe vẫn bình thường thì vẫn có thể sinh con, vì •bây giờ đã có vắc xin rồi.” Một phụ nữ nhiễm HIV , Uông Bí, Quảng Ninh

“Người dân trong cộng đồng sẽ không phản đối phụ nữ bị nhiễm khi họ làm như vậy.”• Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Theo quan điểm của tôi, nếu họ vẫn chưa có con, vì chị biết đấy, bất cứ cặp vợ chồng nào •cũng trông mong có một đứa con, con cái gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau và đem lại niềm hạnh phúc nhất cho bố mẹ. Nếu họ muốn có con, họ phải đến cơ sở tư vấn để biết cách tự chăm sóc bản thân.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Yên Hưng, Quảng Ninh.

“Có nhiều trường hợp, cả vợ lẫn chồng đều bị nhiễm HIV và cả hai đều muốn có con. Đặc biệt •là nếu người chồng là người con trai duy nhất trong gia đình, thì họ nhất định phải có con.” Cán bộ y tế, Quảng Ninh.

Quyết định không có con dường như dễ dàng được chấp nhận hơn trong những gia đình đã có những cuộc nói chuyện cởi mở về tình trạng HIV, và ở các gia đình đã có con và cháu. Trong một số gia đình khác, người vợ bị coi như có trách nhiệm phải sinh đẻ, thậm chí họ có phải trả giá bằng cả sức khỏe của mình.

B.4. Những mong muốn của nam giới xung quanh việc mang thai và sinh con

Cả đàn ông và phụ nữ đều nhận thức được rằng giai đoạn mang thai là một giai đoạn rất đặc biệt, người phụ nữ cần được chăm sóc và hỗ trợ chu đáo. Đàn ông nói rằng phụ nữ thường mệt mỏi hơn, dễ xúc động hơn và cần được hỗ trợ nhiều hơn trong khi mang thai và mong muốn chồng mình thể hiện vai trò quan trọng trong giai đoạn này.

“Phụ nữ có thai rất dễ cáu bẳn, nên chẳng ai có thể làm vừa lòng các bà được. Chúng tôi cũng •không được cáu giận, vì làm thế sẽ khiến các bà ấy mệt mỏi hơn. Kể cả khi chưa có thai thì các bà ấy cũng chẳng khỏe khoắn gì.” Chồng của một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

Cả nam và nữ tham gia phỏng vấn đều trả lời là các ông chồng giúp vợ làm việc nhà trong thời gian vợ mang thai.

33

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

“Hai vợ chồng em sống riêng. Tất cả các việc nặng trong nhà đều do chồng em làm. Khi em •có bầu, anh ấy mua cho vợ nhiều thức ăn hơn. Em chỉ làm những việc nhẹ nhàng như là giặt giũ, nấu cơm…Những việc nặng khác do chồng em làm.” Một phụ nữ có thai, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Nhiều lắm (chồng phải giúp vợ đang có bầu) (tất cả mọi người cùng cười phá lên), không để •cô ấy làm việc nặng khi có bầu này, và tôi còn giúp cô ấy những việc như là nấu nướng nữa. Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Trong một số trường hợp, khi hai vợ chồng sống chung với bố mẹ, thì chồng không giúp đỡ nhiều lắm. Phụ nữ nói rằng họ mong muốn được chồng hỗ trợ về tài chính và tình cảm trong khi mang thai. Nhiều phụ nữ cũng nói rằng chồng họ thường hỏi họ cảm thấy trong người thế nào, muốn ăn món gì, và ăn uống có đủ chất không.

“Ngoài vấn đề kinh tế, tình cảm cũng rất quan trọng. Quan trọng nhất là người chồng phải •quan tâm tới gia đình. Sinh con ra mà không được người thân quan tâm chăm sóc thì thật là tồi tệ.” Phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Có chứ. Anh ấy có quan tâm và làm tất các việc nặng, em chỉ làm những việc nhẹ nhàng thôi. •Khi em làm việc này việc nọ thì anh ấy bảo em cứ nghỉ ngơi đi và hỏi xem em có muốn ăn gì không để anh ấy mua cho nhưng em nói là em chẳng thèm ăn gì hết. Khi em có thai anh ấy hỏi em có bị nghén và buồn nôn không nhưng em bảo là em không bị.” Một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

B.5. Tiết lộ tình trạng mắc bệnh

Chuẩn đoán nhiễm HIV cần phải được xem xét trong bối cảnh văn hóa – xã hội rộng lớn và đang thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Những ảnh hưởng của các chiến dịch vận động phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó nhiễm HIV bị coi là tệ nạn, vẫn còn tồn tại dù đã giảm bớt. Tại quốc gia, nơi mà các chuẩn mực xã hội đóng vai trò quan trọng và nhà nước ra sức củng cố các thông điệp này, cả nam và nữ giới đều bị áp lực về các hành vi của mình trong khuôn khổ chuẩn mực được xã hội chấp nhận. Các chuẩn mực đó bao gồm việc thừa nhận và củng cố tích cực một số loại mô hình gia đình nhất định, có liên kết chặt chẽ với đạo Khổng và các truyền thống văn hóa khác. Tương tự như vậy, các gia đình và cá nhân chưa thích nghi được sẽ ít được ủng hộ và thừa nhận hơn, và có thể bị coi như một kiểu cô lập văn hóa – xã hội. Tiếp thu các thông điệp xã hội như vậy thường xuyên, sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn với những cảm giác ngượng ngùng, hổ thẹn do những chỉ trích và cô lập của xã hội gây ra.

“Những quan điểm lệch lạc vẫn còn tồn tại trong cộng đồng: họ cho rằng chỉ những người •ăn chơi trác táng hoặc tham gia vào các tệ nạn thì mới bị nhiễm, còn họ và gia đình thì không thể bị nhiễm, vì thế họ không muốn đi làm xét nghiệm vì nghĩ rằng họ không hề bị nhiễm. Chúng tôi phải tư vấn nhiều, sau đó họ mới đồng ý đi làm xét nghiệm.” Một nhân viên y tế, Tân Châu, An Giang

“Vâng, các anh chị nên tuyên truyền nhiều hơn về HIV. Nhưng nếu anh chị đưa ra những bức •ảnh chụp những người nhiễm HIV gầy gò, yếu ớt thì mọi người sẽ thấy sợ, và sợ cả những người nhiễm như chúng em (mắt rưng rưng lệ). Nhưng nếu các anh chị nói cho họ biết về ba đường lây truyền HIV, họ sẽ không còn sợ hãi nữa, mà còn biết cách phòng tránh lây nhiễm nữa. Đó là lý do vì sao các anh chị không nên phát cho chúng em những tờ rơi với những bức ảnh trông đáng sợ như thế này, như thế chẳng giúp ích gì vì mọi người sẽ càng xa lánh những người nhiễm như chúng em. Và họ có thể nghĩ là chúng em nhìn cũng giống như những người trong ảnh vậy, chứ không giống như chúng em ở ngoài đời. (chỉ vào người mình).” Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

34

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Đối với những cặp vợ chồng nhiễm HIV để đưa ra được quyết định sinh con, họ cần thảo luận về khả năng lây nhiễm HIV trước khi có thai và cần đi làm xét nghiệm. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV có thể là một nguyên nhân khiến nam giới hiếm khi nói cho vợ biết về những hành vi nguy cơ và thậm chí cả về tình trạng nhiễm HIV của họ. Việc quyết định dấu kín tình trạng nhiễm HIV với vợ và người thân gia đình, việc mẹ chồng ủng hộ con trai cưới vợ mà không cho con dâu biết về tình trạng của con trai mình có thể được giải thích qua những chuẩn mực về xã hội và văn hóa như vậy. Rõ ràng, một số bà mẹ chồng biết là giấu giếm tình trạng nhiễm bệnh của con trai mình với con dâu là không hợp đạo đức, và xét cho cùng là nó đi ngược lại với tình yêu của một người mẹ, nhưng họ vẫn hy vọng thấy con mình có gia đình “ổn định”, và hy vọng có cháu – một hình ảnh của sự êm ấm ở một gia đình bình thường. (xem nghiên cứu trường hợp 2).

“Chồng em đã bị nhiễm trước khi lấy em, nhưng anh ấy không nói cho em biết, cả gia đình •chồng cũng giấu em về tình trạng của anh ấy, chỉ mỗi mình em là chẳng biết gì hết, thật là khốn khổ. Em nghĩ là anh ấy cố tình giấu em chuyện này (tình trạng của anh ta) vì anh ấy đã đi làm xét nghiệm vài lần rồi. Em nghĩ là anh ấy biết nhưng lại giấu em. Em chỉ phát hiện ra khi em đẻ đứa này, nhưng đã quá muộn rồi. Nếu em biết từ trước, em sẽ không bao giờ có con.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh.

“Có gia đình biết là con trai họ có những hành vi nguy cơ và biết rằng con họ có thể đã mắc •HIV, nhưng họ không muốn đưa con họ đi làm xét nghiệm. Khi con trai họ lấy vợ và con dâu họ có thai, lúc đó họ lại muốn đưa con dâu đi làm xét nghiệm HIV để xem con dâu và cháu nội của họ có bị nhiễm hay không. Khi các bà vợ phát hiện là đã nhiễm HIV và không muốn giữ cái thai nữa, họ được chuyển sang Trung tâm phòng chống HIV/AIDS để được tư vấn vì ở đây chúng tôi chưa có chương trình PLTMC. Chúng tôi biết là các gia đình vẫn đối xử rất tốt với con dâu họ.” Cán bộ y tế, An Giang.

Trong bối cảnh như vậy, quyết định xét nghiệm HIV thực sự là một thử thách lớn với hầu hết phụ nữ. Xét nghiệm thường kỳ, trong đó xét nghiệm HIV là một phần của gói chăm sóc trước sinh “thiết yếu”, là một mong muốn với phụ nữ và cán bộ y tế. Tuy nhiên, với nhiều phụ nữ, sợ bị tiết lộ nhiễm HIV là nguyên nhân chính. Nghiên cứu này không phỏng vấn được các bà mẹ nhiễm HIV trong thời gian mang thai và mất dấu. Lý do chính của việc mất đối tượng là do người phụ nữ nghi ngờ rằng mình có thể nhiễm HIV nên đã cho địa chỉ giả vì sợ lộ bí mật hoặc sợ cán bộ y tế đến nhà (tạo sự chú ý của mọi người xung quanh). Hoặc một số phụ nữ khác về nhà mẹ đẻ của mình trong thời gian mang thai. Bảo mật thông tin và chỉ tiết lộ kết quả xét nghiệm với người phụ nữ, nếu được thực hiện đồng thời sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng của họ đối với việc làm xét nghiệm.

“Một số bà mẹ khai sai địa chỉ vì họ không muốn tiết lộ về tình trạng của họ.” • Cán bộ y tế, TP. HCM.

“Theo qui định, họ phải đến trung tâm y tế để làm xét nghiệm HIV, nhưng họ lại đến các •trung tâm khác hoặc giấu tên, khai sai địa chỉ. Tôi nghĩ là rất khó khi chính phủ cho phép những người có HIV được quyền dấu tên, họ có thể dùng tên thật nhưng sai họ hoặc sai địa chỉ. Có người còn chửi chúng tôi khi chúng tôi đến nhà.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Yên Hưng, Quảng Ninh.

Hơn thế nữa, việc tiết lộ tình trạng HIV, kể cả với những cá nhân khác (như những người thuộc câu lạc bộ “đồng cảm”), cần cả một sự dũng cảm và lòng tự trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có một phụ nữ dám nói trước công chúng với sự tự tin về tình trạng của mình. Dựa vào thông tin thuật lợi từ câu lạc bộ đồng cảm, dường như những người có HIV đi theo một lộ trình từ chấp nhận tình trạng của bản thân, xây dựng lại giá trị của bản thân và vượt qua được cảm giá xấu hổ và tự kì thị trước khi họ dám công khai nói về tình trạng của mình. Việc tiết lộ tình trạng bệnh cũng mang lại cho họ cảm giác tự do và được chấp nhận hơn.

35

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

B.6. Chung sống với HIV

Nhiều người tham gia trả lời phỏng vấn, người nhiễm, người không nhiễm, các nhân viên y tế, các nhà lãnh đạo địa phương, đều nói rằng sự phân biệt đối xử đã giảm nhiều so với trước đây. Chắc chắn là người dân trong cộng đồng dường như ý thức được rằng chính phủ đang tuyên truyền vận động KHÔNG phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV. Kiến thức về sự lây truyền đã được nâng cao, góp phần làm giảm bớt sự sợ hãi và lo lắng của người dân.

Tôi chẳng biết người nào bị nhiễm trong làng này cả. Nhưng tôi biết là chính phủ đang cố •gắng tuyền truyền, vận động người dân không phân biệt đối xử với những người nhiễm. Các bác sĩ ở trạm xá cũng tư vấn cho dân về các đường lây truyền HIV để chúng tôi có thể tự bảo vệ bản thân và đối xử bình thường với những người nhiễm.” Chồng của một phụ nữ có thai , Tân Châu, An Giang.

Tuy nhiên, một số người cũng nói là sự phân biệt đối xử hiện vẫn còn tồn tại. Không rõ các nỗ lực thông tin, giáo dục và truyền thông, vừa nhằm nâng cao kiến thức về HIV vừa tuyên truyền về sự bất hợp lý của việc phân biệt đối xử đã được phổ biến rộng khắp hay chưa.

“Nhìn chung thì mọi người không thích tiếp xúc với người nhiễm HIV. Chúng tôi cũng sợ •không dám đến gần họ vì ít nhiều gì cũng có hại hết. Nếu họ không phải là người thân trong gia đình, thì chúng tôi thấy sợ và không dám đến gần. Ngay cả khi chúng tôi biết là HIV không lây truyền qua bắt tay hoặc ôm hôn, chúng tôi vẫn thấy sợ” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Quảng Ninh.

“Những quan điểm lệch lạc vẫn còn tồn tại trong cộng đồng: họ cho rằng chỉ những người •ăn chơi trác táng hoặc tham gia vào các tệ nạn thì mới bị nhiễm, còn họ và gia đình họ thì không thể bị nhiễm, vì thế họ không muốn làm xét nghiệm vì họ nghĩ rằng họ không hề bị nhiễm. Chúng tôi phải tư vấn nhiều, sau đó họ mới đồng ý làm xét nghiệm.” Nhân viên y tế, Tân Châu, An Giang.

Cuộc nghiên cứu đã phỏng vấn những người phụ nữ đã hoặc đang có những mối quan hệ lâu dài với những người đàn ông đã có gia đình. Trong khi một vài cặp đang có ý định hoặc đã chia tay và một số phụ nữ ở goá thì hầu hết các trường hợp được phỏng vấn vẫn đang chung sống với nhau. Đối với những phụ nữ nhiễm HIV thì không thể cường điệu hoá sự hỗ trợ mà họ nhận được từ phía bạn tình của họ (tình cảm cũng như những vấn đề khác). Những người phụ nữ được chẩn đoán nhiễm HIV cho biết họ cảm thấy mình bị cách ly khỏi cộng đồng và thậm chí cả gia đình của họ. Trong những trường hợp đó, những người vợ chỉ còn biết trông chờ vào sự động viên tinh thần từ phía người chồng.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và các chính sách đang thay đổi của Việt Nam hiện nay, áp lực kiếm sống càng trở nên lớn hơn, đặc biệt với những người có mức sống trên trung bình. Cạnh tranh để có việc làm diễn ra gắt gao, và với những người bệnh thì việc đảm bảo thu nhập thường xuyên là điều khó khăn. Nhiều người nhiễm HIV tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu này là những người nghèo, có kinh tế khó khăn.

Một số người nhắc đến việc phụ nữ bị lây nhiễm từ chồng của họ, đặc biệt là khi đang có thai, sẽ nhận được sự cảm thông của mọi người. Họ được coi như nạn nhân, và mọi người thấy rằng họ cần được đối xử tử tế.

“Một phụ nữ bị nhiễm, chồng cô ta cũng bị nhiễm. Hàng xóm thấy họ tội nghiệp và thuê cô ta •giặt đồ cho họ và trả công cho cô ta hàng tháng – cô ấy rất hiền lành nên họ thấy thương cho hoàn cảnh của cô ấy.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang.

36

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Thuốc ARV miễn phí, cho dù là dự phòng để bảo vệ trẻ nhỏ hay bố, mẹ đều rất có ý nghĩa. Cả nam và nữ giới được chẩn đoán nhiễm HIV thường nhanh chóng tìm cách để tiếp cận với thuốc ARV miễn phí. Nghiên cứu cho thấy trong 11 người phụ nữ được phỏng vấn - những người được nhận thuốc ARV dự phòng trong thời kỳ mang thai thì có một người chia sẻ thuốc với chồng để bảo vệ chồng mình. Trong khi kiến thức về thuốc NVP liều đơn còn hạn chế và những người phụ nữ được nhận thuốc này thậm chí không nhớ là đã uống thì kiến thức về thuốc ARV lại tốt hơn.

B.7. Hỗ trợ và ảnh hưởng của gia đình:

Có cảm giác là bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng có thể đưa ra lời khuyên, nhưng không thể quyết định thay cho các cặp vợ chồng. Phần lớn các trường hợp, gia đình chỉ đóng vai trò khuyên bảo và động viên các cặp vợ chồng trẻ mà thôi. Đa số các thành viên trong gia đình đều nói rằng họ sẽ động viên con gái/con dâu họ làm theo lời khuyên của nhân viên y tế. Không có trường hợp nào mẹ chồng hoặc mẹ đẻ ngăn không cho phụ nữ đi làm xét nghiệm HIV, hoặc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ. Nhiều bà mẹ chồng im lặng đồng ý với việc cho trẻ ăn bằng sữa ngoài, khi nhận ra rằng làm như vậy là vì lợi ích của đứa trẻ.

“Tôi cũng là một người mẹ, nên tôi động viên con dâu tôi đi làm xét nghiệm HIV. Nếu kết quả •là dương tính thì nó sẽ được uống thuốc. Tôi sẽ không đối xử tệ bạc với nó. Tất cả phụ nữ đều có quyền tự quyết định, mọi người khác chỉ có quyền động viên họ thôi. Không ai bị chồng hoặc mẹ chồng phản đối cả.” Mẹ chồng của một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Con trai tôi muốn có con nhưng vợ nó nói là cả hai đều đã nhiễm nên đứa trẻ cũng sẽ bị •nhiễm. Ngoài ra, chúng cần có tiền để nuôi con và chúng cũng chẳng biết là còn có thể sống được bao lâu nữa. Nếu chúng có con, sau khi chúng qua đời thì đứa trẻ sẽ rất khổ và chẳng có tương lai, có con chẳng đơn giản chút nào (nước mắt rơi trên má)…Cứ tạm gác chuyện này lại cho đến khi chúng nó khấm khá hơn đã chứ không phải là bây giờ.” Mẹ chồng, Phụ nữ nhiễm HIV , Quận 6, TP. HCM

“Họ hướng dẫn chúng tôi rằng không nên nuôi đứa trẻ bằng sữa mẹ. Họ nuôi cháu tôi theo •những quy định của bệnh viện, nuôi bằng sữa bình và họ rửa tay sạch khi cho trẻ ăn bởi vì trong sữa mẹ có rất nhiều vi khuẩn. Lúc đầu, tôi không hiểu gì hết và hỏi họ tại sao cháu tôi lại không được nuôi bằng sữa mẹ nó mà lại phải nuôi bằng sữa bình. Một cô y tá đã giải thích tất cả cho tôi và tôi nghĩ điều đó là hoàn toàn nên làm và cần phải tách đứa trẻ ra khỏi mẹ bởi vì sữa mẹ có rất nhiều vi khuẩn, đúng không?” Mẹ chồng của một phụ nữ nhiễm HIV ở Quảng Ninh

Gia đình ở Quảng Ninh có ảnh hưởng lớn hơn so với ở TP. HCM và An Giang. Điều này một phần là do trên thực tế ở cả hai tỉnh thành phía Nam, các cặp vợ chồng dường như sống cách xa nhà bố mẹ hơn. Điều này đặc biệt đúng ở TP. HCM, nơi có nhiều người nhập cư từ các tỉnh khác. Có một số trường hợp mẹ chồng có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lập gia đình và sau đó là thúc giục hai vợ chồng phải có con, ngay cả khi người chồng nhiễm HIV. Trong những trường hợp như vậy, mẹ chồng đóng vai trò tích cực trong quá trình mang thai và sau khi sinh (xem nghiên cứu trường hợp 2).

Các hành vi của mọi người trong gia đình đối với một cặp vợ chồng nhiễm HIV rất khác nhau, từ hỗ trợ và yêu thương đến tha thứ và chăm sóc người bệnh cẩn thận, đặc biệt là nếu sống cùng trong một nhà. Nhiều người nhiễm nói là họ được hỗ trợ và chăm sóc rất tốt từ phía gia đình. Sự hỗ trợ này, trong một số trường hợp bao gồm cả sự hỗ trợ lớn về tài chính, đặc biệt là khi người đàn ông trong nhà không đủ khả năng để có nguồn thu nhập ổn định, và các trường hợp sử dụng ma túy. Một số thành viên trong gia đình cũng tham gia vào các CLB, để hỗ trợ tốt hơn và biết cách chăm

37

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

sóc các thành viên bị nhiễm trong gia đình. Cũng có một số người nhiễm HIV nói rằng họ giấu các thành viên trong gia đình về tình trạng bệnh của họ, và một số trường hợp thì bị gia đình xa lánh hoặc cắt đứt quan hệ với họ.

Một nam giới nhiễm HIV (• Tân Châu, An Giang) nói rằng anh ta không nói cho bố mẹ biết là anh ta và vợ đã bị nhiễm “Vì tôi sợ là bố mẹ tôi sẽ lo lắng và chia rẽ chúng tôi, nếu thế thì sẽ không có ai chăm lo cho vợ và con tôi …(giọng anh ta nghẹn lại vì nước mắt). Cho nên tôi phải giữ im lặng cho đến tận bây giờ và tuyệt đối không để cho ai biết. Anh ta nói rằng gia đình nhà vợ, ngược lại, đều đã biết cả hai vợ chồng đều đã nhiễm và cách đối xử của họ đối với hai vợ chồng là, “rất tử tế, thái độ vẫn bình thường như trước đây. Nhìn chung, khi vợ tôi muốn ăn món gì đó, thì hoặc là anh, chị em vợ, thậm chí là mẹ vợ tôi sẽ đi mua về cho cô ấy ăn”

Hiền (nữ nhiễm HIV) và các em trai nó đang sống cùng với tôi. Thằng em út rất quí chị nó. •Nó thường mua cho chị nó những thứ chị nó thích. Chúng nó hiểu và yêu thương nhau lắm, vì một chị gái của chúng nó đã chết vì HIV rồi. Tôi rất thương nó và con trai nó. Tôi là mẹ nó nên tôi phải có trách nhiệm với hai mẹ con nó. Con trai nó cũng bị nhiễm HIV rồi và chẳng sống được bao lâu nữa. Gia đình chồng nó thì chẳng quan tâm gì đến hai mẹ con nó nữa. Họ chẳng thương con trai họ nên họ không thể thương con dâu được. Họ biết hoàn cảnh của 2 mẹ con, thỉnh thoảng cũng cho thằng cháu nội 2,000 – 3,000 VND.” Mẹ đẻ của một phụ nữ nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

Sự hỗ trợ của gia đình đóng vai trò rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng nhiễm HIV, đặc biệt với người phụ nữ, khi mà hầu hết những người hàng xóm và thành viên trong cộng đồng không muốn giúp đỡ họ.

C. Các vấn đề về cung cấp dịch vụ sinh sản hiện có và những ảnh hưởng của nó đến sự tham gia của nam giới

C.1. Độ bao phủ của các dịch vụ

Ở Việt Nam, các dịch vụ PLTMC chỉ có ở một vài huyện của các tỉnh có nguy cơ cao. Trong cuộc nghiên cứu này có 3 điểm nổi bật liên quan đến việc cung cấp dịch vụ có lẽ vì những địa phương này nằm trong phạm vi nghiên cứu. Một là, tại những nơi này tất cả phụ nữ mang thai đều được đi làm xét nghiệm (có nhiều người đồng ý làm xét nghiệm) từ rất sớm trong thời gian mang thai đặc biệt trong một vài tháng qua. Hai là, chất lượng của công tác tư vấn sau xét nghiệm rất tốt. Ba là, mặc dù sữa bột được khuyến cáo, sẵn có (mặc dù các bà mẹ phải đến các cơ sở để nhận) và miễn phí nhưng không đủ về số lượng cho hầu hết các bé.

Nghiên cứu trường hợp 2

Bà Loan sống ở Quảng Ninh cùng con trai nhiễm HIV, con dâu và cháu trai. Bà cởi mở cho biết rằng con trai bà đã được chẩn đoán có HIV từ trước khi kết hôn vì con trai bà nghiện ma tuý. Cháu trai bà có kết quả xét nghiệm HIV âm tính. Bà giấu hàng xóm chuyện đó vì bà sợ họ sẽ tẩy chay gia đình bà. Khi con trai bà được chẩn đoán nhiễm HIV thì anh ta đã có bạn gái nhưng anh ta không cho bạn gái biết tình trạng bệnh của mình, và bạn gái anh đã giục cưới. Con dâu bà đã bị sốc khi biết chị bị nhiễm khi chị sinh con. .

Chị Nhung con dâu bà nhận ra rằng sẽ chẳng ích gì khi đổ lỗi cho chồng nhưng chị rất buồn vì không một ai trong gia đình cho chị biết tình trạng nhiễm HIV của chồng chị trước khi chị có thai, vì nếu chị biết thì sẽ không bao giờ chị quyết định có con. Bên cạnh đó mẹ chồng chị cũng nói rằng bà sẽ không cho phép chị phá thai và chị nên hiểu là, một khi đã lập gia đình thì phải sinh con.

38

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

C.2. Xét nghiệm

Bản đánh giá cuối kỳ phát hiện ra rằng có tới 100% phụ nữ có thai đều được làm xét nghiệm, trong đó có 62% đồng ý đi làm xét nghiệm và trong số những người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì có 62% tiếp nhận điều trị và tư vấn. Điều này có nghĩa có khoảng 1\3 phụ nữ mang thai từ chối làm xét nghiệm và có 1\3 phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính bị mất dấu. Nghiên cứu cho thấy lý do chồng không chấp thuận hoặc phản đối vợ đi làm xét nghiệm hoặc sợ bị bạo hành hay ruồng bỏ đều không phải là lý do chính của sự từ chối làm xét nghiệm hoặc mất dấu. Và những vấn đề như sợ làm xét nghiệm máu, sợ bị lộ tình trạng nhiễm HIV hoặc lo lắng về sự kỳ thị trong cộng đồng mới chính là những nhân tố khiến xảy ra tình trạng trên.

a. Làm xét nghiệm định kỳỞ Việt Nam, việc cung cấp dịch vụ làm xét nghiệm trong thời gian chăm sóc thai sản định kỳ đã có những bước đi đúng cho các dịch vụ PLTMC. Sự tin tưởng và tín nhiệm đối với các cán bộ y tế, đặc biệt với những cán bộ y tế có liên quan đến việc chăm sóc thai sản là rất cao. Việc được tiếp cận với cơ sở sinh sản, thăm khám thai định định kỳ, nhận dịch vụ tư vấn và làm xét nghiệm trong thời gian mang thai và trong khi sinh đã trở nên quen thuộc với phụ nữ Việt Nam.

“Lựa chọn” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau xét về việc quyết định có nên làm hay không—nhiều người nghĩ rằng họ nên làm xét nghiệm vì đó là điều bác sĩ yêu cầu họ làm. Chỉ một số ít chủ động lựa chọn làm xét nghiệm, và một số ít hơn nữa tự yêu cầu làm xét nghiệm cho họ. Trong một số trường hợp, phụ nữ được bảo là làm xét nghiệm máu chứ không phải là xét nghiệm HIV. Các nhân viên y tế thú nhận rằng không phải lúc nào họ cũng nói cho phụ nữ biết họ được lấy máu để làm gì. Nhiều phụ nữ không hề biết là họ được làm xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, họ có thể cho là xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh khác.

“Nhiều phụ nữ mới đầu rất sợ khi nghe nói về Xét nghiệm HIV, nhưng họ đã đồng ý làm xét •nghiệm sau khi nghe cán bộ y tế giải thích về điều đó.” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

“Ngoài những lần đi khám thai, tôi đã 2 lần làm xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ. Bác •sĩ nói là làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem tôi có bệnh gì không và không hề giải thích gì thêm.” Một phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM

“Nhân viên y tế tại TYT bảo tôi đi khám thai, xét nghiệm máu và không nhắc gì đến xét •nghiệm HIV.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Xét nghiệm HIV được làm khi chuyển dạ – chỉ đối với các trường hợp nghi nghờ nhiễm, cần •lấy máu để làm xét nghiệm. Chúng tôi không tư vấn trước xét nghiệm vì chúng tôi không muốn nói thẳng ra đó là làm xét nghiệm HIV. Chúng tôi chỉ nói là cần lấy máu để làm xét nghiệm.” Cán bộ y tế, Tịnh Biên, An Giang

b. Tính bảo mật của các kết quả xét nghiệmỞ một số nơi chưa có dịch vụ PLTMC, các nhân viên y tế có thể động viên những phụ nữ mà họ nghĩ là những người đã sử dung ma tuý (SDMT), ốm yếu hoặc trông có vẻ “nghi ngờ” đi làm xét nghiệm. Điều này gây ra sự liên tưởng dịch vụ xét nghiệm HIV với các hành vi không lành mạnh trong xã hội và tăng sự kỳ thị với việc làm xét nghiệm cũng như việc chẩn đoán đã nhiễm HIV.

“Những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm HIV được khuyến khích đi làm xét ngiệm. Nếu họ đồng •ý, chúng tôi có thể cho họ làm xét nghiệm HIV. Nếu họ đồng ý chúng tôi sẽ thu tiền. Không cần ký vào bản cam kết trước khi làm xét nghiệm. Nhân viên phòng khám lấy máu để làm xét nghiệm.” Cán bộ y tế, Tịnh Biên, An Giang.

“Nếu phụ nữ có thai mà chồng có hành vi nguy cơ như là nghiện ma túy, quan hệ với gái mại •

39

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

dâm, chúng tôi sẽ khuyên họ về bảo chồng đi làm xét nghiệm HIV. Năm ngoái, chúng tôi đã khuyên một cặp làm như vậy, nhưng kết quả là âm tính. Các hành vi nguy cơ bao gồm nghiện ma túy, lái xe đường dài, quan hệ với gái mại dâm, chủ nhà hàng hoặc khách sạn.” Cán bộ y tế, Uông Bí, Quảng Ninh

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra những thách thức đối với Tính bảo mật của các kết quả xét nghiệm ở Việt Nam. Các phát hiện trong nghiên cứu này rất nhất quán rằng viẹc phát hiện ra tình trạng nhiễm bệnh hoặc sợ hãi bị người khác phát hiện ra tình trạng HIV của họ là một nỗi lo rất lớn. Ngoài ra, đã có những ví dụ về việc chia sẻ kết quả xét nghiệm.

“Tôi nhận được kết quả xét nghiệm HIV từ trung tâm y tế ở tuyến trên.” • Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Quảng Ninh

“Các quan chức địa phương nhận được một tờ thông báo có tên của tất cả những người có •HIV(+) trong cộng đồng.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

“Các kết quả (+) sẽ được gửi lên phòng kế hoạch của trung tâm y tế dự phòng thành phố. •Chúng tôi cung cấp tên, địa chỉ và kết quả, và tổ chức họp hàng tháng để trao đổi về những trường hợp không theo dõi được” Cán bộ y tế, TP. HCM

c. Yêu cầu bạn tình nam làm xét nghiệmKhông có trường hợp nào mà các cặp vợ chồng cùng đi làm xét nghiệm tại cơ sở khám thai. Ngay cả sau khi đã biết kết quả của vợ, cũng ít có các ông chồng đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Trong nhiều trường hợp, người chồng đã biết về tình trạng của mình rồi (xem phần chẩn đoán nhiễm HIV và tiết lộ tình trạng nhiễm HIV). Một số người đồng ý làm xét nghiệm nhưng không làm tại trung tâm khám thai và không chịu làm xét nghiệm cùng với vợ.

“Đối với các trường hợp nhiễm HIV, khi tư vấn trước xét nghiệm, chúng tôi luôn vận động •những người phụ nữ đó đưa chồng đến làm xét nghiệm, nhưng chẳng ai đưa chồng đến làm xét nghiệm cả. Họ đều tới chỗ khác để làm xét nghiệm, có lẽ họ ngại đến trạm xá phường để khám thai.” Trung tâm y tế dự phòng Quận, Hóc Môn, TP. HCM

“Nhiều phụ nữ có thai được chồng đưa đến làm xét nghiệm tại trung tâm, nhưng chẳng ông •chồng nào chịu làm xét nghiệm cùng với vợ cả.” Cán bộ y tế, Quận 6 TP. HCM

Một số nam giới từ chối làm xét nghiệm cho bản thân họ, đa số đều có vẻ muốn từ chối.

“Vâng, em có bảo anh ấy đi làm xét nghiệm, nhưng anh ấy không nghe. Lúc đó, anh ấy rất •buồn, nhưng anh ấy vẫn động viên em và em cũng động viên anh ấy. Nhưng sau khi em sinh, em không có thời gian để chăm sóc anh ấy nữa, anh ấy lại nghiện lại. Em có bảo nhưng anh ấy không nghe em nữa.” Phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

d. Tư vấn sau xét nghiệmDường như là hình thức tư vấn có chất lượng sau xét nghiệm mới được áp dụng gần đây và chỉ ở một số cơ sở được lựa chọn. Những người được chẩn đoán nhiễm HIV vài năm trước đây, hoặc hiện nay nhưng ở những nơi chưa có tập huấn, không được tư vấn sau xét nghiệm với thái độ cảm thông và phù hợp.

“Họ chẳng tư vấn gì cả. Ngay cả sau khi cô ấy đẻ xong, họ cũng chẳng quan tâm, họ bỏ mặc •chúng tôi một mình. (nói với người khác): họ bỏ mặc chúng tôi một mình trong bệnh viện. Sau khi vợ tôi đẻ xong, họ không phát thuốc cho cô ấy uống; đến lúc tôi hỏi họ cô ấy phải uống thuốc gì thì họ mới nói cho tôi biết, sau đó tôi phải ra hiệu thuốc để mua cho cô ấy mấy viên. Bác sĩ không làm (xét nghiệm máu). Ông ấy chỉ đứng đó và nói gì đó. Tôi nghe người khác nói là phải yêu cầu họ làm xét nghiệm. Sau đó họ gọi tôi đến trả kết quả trước khi chúng

40

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

tôi ra viện. Họ chẳng tư vấn hay khuyên nhủ gì hết, chẳng có gì cả.” Một người chồng nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM có vợ vừa sinh con tại một bệnh viện không có dịch vụ PLTM

Gần đây, mọi người nói rằng những người cung cấp dịch vụ có thái độ tế nhị, quan tâm và thông cảm hơn khi tư vấn sau xét nghiệm.

“Các nhân viên y tế ở trạm xá phường cũng có tư vấn cho em. Em nghĩ là họ rất thân thiện…•Có (nó) rất bổ ích. Những lần được tư vấn giúp em hiểu ra là không nên kì thị những người có HIV. Ngoài ra, chúng em biết HIV lây truyền qua đường nào và biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV.” Vợ của một nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

“Mỗi lần em đến trạm xá, em thường tâm sự với mọi người ở đó rất lâu. Họ động viên em rất •nhiều.” Một phụ nữ nhiễm HIV , Tân Châu, An Giang

Cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thường ở trong tình trạng quá tải. Ví dụ, ta có thể thường xuyên thấy cảnh các phụ nữ sau sinh cùng nằm trên một giường bệnh. Các cán bộ y tế tự phải ra quyết định dựa vào thời gian và nguồn lực, mặc dù không đúng theo qui trình. Ví dụ, họ có thể bỏ qua việc tư vấn trước khi xét nghiệm vì có quá nhiều phụ nữ đến khám thai, đặc biệt là khi cơ sở đó chỉ khám thai vào một số ngày nhất định trong tháng. Hoặc họ có thể tiến hành giáo dục nhóm, hoặc chia sẻ thông tin cá nhân rất nhanh. Dịch vụ tư vấn sau xét nghiệm đã được đảm bảo (tại các cơ sở đã được tập huấn) theo đúng quy trình cho nam và nữ giới nhiễm HIV. Nhưng trong các xét nghiệm định kỳ, khi kết quả là âm tính, việc tư vấn cho đa số phụ nữ, dù ở các tỉnh có nguy cơ cao, còn hạn chế, thậm chí cả về các thông tin dự phòng lây nhiễm trong tương lai. Một lần nữa, các nhân viên y tế bị hạn chế về thời gian và nguồn lực. Phụ nữ thậm chí còn bị ru ngủ với cảm giác an toàn hơn khi họ đã được xét nghiệm, và khẳng định là “tốt” và “bình thường”. Vì thế, chồng của họ cũng “bình thường” và “tốt” – anh ta không phải là những kẻ chơi bời. Xét nghiệm HIV âm tính được xem như một đảm bảo cho sự chung thủy và hành vi tốt. Có rất nhiều cơ hội để tư vấn cho những cặp vợ chồng/bạn tình có kết quả xét nghiệm HIV âm tính về các vấn đề dự phòng lây nhiễm HIV cũng như giai đoạn cửa sổ.

C.3. Thuốc ARV để PLTMC và thuốc ARV cho nam và nữ giới trưởng thành:

Phụ nữ được tư vấn xét nghiệm lần đầu khi đi khám thai tại các địa điểm có nhiều dịch vụ PLTMC tùy theo từng trường hợp. Nếu dương tính, và nếu thuốc ARV đã có sẵn tại nơi họ sống, họ sẽ được phát thuốc ARV miễn phí kể từ tuần thứ 28. Phụ nữ dương tính được chuyển đến những cơ sở có cung cấp thuốc ARV. Nghiên cứu này phỏng vấn được 11 phụ nữ nhận ARV trong quá trình mang thai, trong đó một số người được chỉ được phát thuốc trong vài tuần, một số khác được 2-3 tháng. Một số nơi có cung cấp dịch vụ xét nghiệm CD4 miễn phí, nhưng không phải chỗ nào cũng miễn phí. Hỗ trợ đều nhất là thuốc NVP liều đơn khi chuyển dạ và cho trẻ sau khi sinh. Đa số các chị em và chồng nhớ rõ về thuốc NVP liều đơn, cũng như việc con họ đã được uống thuốc ARV sau khi được sinh ra.

“Tôi không được uống thuốc gì trước và trong khi đau đẻ cả.” • Một phụ nữ nhiễm HIV đã được nhận dịch vụ PLTMC, Hóc Môn, TP. HCM

Được uống thuốc ARV miễn phí là một trong những động cơ chính để đi làm xét nghiệm và được chăm sóc.

“(Chúng tôi hy vọng là) khi chúng tôi sinh con ra, nó không bị nhiễm HIV. Chúng tôi nghèo •nên chúng tôi hy vọng được uống thuốc miễn phí.” Một nam giới nhiễm HIV, Quận 6,TP. HCM

“Các bác sĩ phát thuốc để em được sống lâu hơn, em rất may mắn. Em không có tiền để mua •thuốc ở ngoài.” Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

“Nếu họ (những phụ nữ có thai) bị nhiễm HIV, trung tâm y tế phát thuốc cho họ để bảo vệ •con họ không bị nhiễm HIV.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Yên Hưng, Quảng Ninh

41

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

C.4. Chăm sóc trẻ sơ sinh:

Sữa bột được khuyến nghị rộng rãi cho các bà mẹ nhiễm HIV như một phương pháp hiệu quả cho việc nuôi trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mỗi tháng một lần các ông bố, bà mẹ phải đi đến các cơ sở để nhận sữa. Thường thì không đủ sữa và đôi khi họ chỉ được phát sữa để dùng trong 6 tháng.

“Hai là, hiện tại ở cấp xã không cho phép cung cấp thuốc, sữa cho những trẻ bị nhiễm, và phụ •nữ mang thai vì vậy những phụ nữ này phải lên tận huyện để nhận sữa và thuốc. Điều này có nghĩa họ phải trang trải cho việc đi lại trong khi họ không có tiền vì hầu hết họ là những người nghèo.” Cán bộ y tế, TPHCM

Hình thức nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ dường như không được khuyến nghị như một lựa chọn. Không một ông bố hay bà mẹ được phỏng vấn nào đề cấp đến hình thức này và tất cả đều đề cập đến hình thức nuôi con bằng sữa ngoài như là lựa chọn phù hợp duy nhất.

“Em không biết, 3 ngày sau khi sinh họ tách em với con em, họ không để em cho con bú, sau •đó bác sỹ nói chuyện với em và cho em biết (về tình trạng HIV+).” Một phụ nữ nhiễm HIV Uông Bí, Quảng Ninh

Việc theo dõi và làm xét nghiệm cho trẻ sơ sinh còn khó khăn hơn. Trong nghiên cứu này, cả nam giới và phụ nữ không rõ là đã được thông báo cụ thể khi nào thì nên cho con đi làm xét nghiệm HIV hay không – vì một số được xét nghiệm quá sớm, một số khác thì lại quá muộn. Xét nghiệm cho trẻ sơ sinh được tiến hành vào các thời điểm khác nhau, 2 tháng, 6 tháng hoặc 18 tháng tuổi.

D. Các lý do, các rào cản và cơ hội cho sự tham gia của nam giới

D.1. Lý do chính cần lôi kéo sự tham gia của nam giới

Phụ nữ thường tự chủ trong các quyết định về chăm sóc SKSS, vì các quyết định đó cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chính cơ thể họ. Những quyết định này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội và từ phía các thành viên trong gia đình, nhưng phụ nữ vẫn nhận thức được quyền tự quyết của họ, đặc biệt đối với quyết định xét nghiệm HIV trong quá trình khám thai định kỳ. Theo quan điểm về quyền của nữ giới, các nỗ lực ngăn cản không cho họ thực hiện quyền này là trái đạo đức.

Các dịch vụ PLTMC ở Việt Nam đã tập trung mở rộng ở thành tố thứ 3, dự phòng lây truyền từ mẹ nhiễm HIV sang trẻ sơ sinh, của quy trình tiếp cận toàn diện. Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy nam và nữ giới, các gia đình và các nhân viên y tế đều gắn chương trình PLTMC với thành tố thứ 3 và thậm chí hiểu đơn giản PLTMC chỉ ở hai điểm: nuôi con bằng thức ăn thay thế và thuốc dự phòng ARV. Việc mở rộng và tăng cường về chiều sâu của chương trình PLTMC cho nhân viên y tế cũng như cộng đồng là điều cần phải làm, đặc biệt khi nhìn nhận vào khía cạnh sự tham gia của nam giới. Nghiên cứu này khẳng định một lần nữa với các nhà quản lý, các nhà làm chính sách và các nhân viên y tế rằng không như các nơi khác trên thế giới, trên thực tế ở Việt Nam, nam giới hầu như không ngăn cản vợ mình đi làm xét nghiệm trong thời gian mang thai, tiếp cận thuốc dự phòng ARV và thậm chí ít ảnh hưởng đến các quyết định nuôi con. Nghiên cứu này cũng cho thấy chương trình PLTMC có ý nghĩa rộng hơn là chỉ đơn thuần bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi lây nhiễm.

Mặt khác các quyết định liên quan đến sinh sản (có thai hay phá thai) đều có sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới và cũng chịu ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong khi vấn đề về giới tính và SKTD thường không được thảo luận thì nó lại đóng vai trò quan trọng trong chương trình PLTMC. Sự tham gia của nam giới trong dự phòng lây truyền HIV cơ bản cho phụ nữ (thành tố 1) và dự phòng có thai ngoài ý muốn (thành tố 2) đã nổi lên rõ ràng trong nghiên cứu này. Nhiều nam giới thường tránh

42

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

thảo luận về các hành vi nguy cơ và khả năng nhiễm HIV với vợ hoặc bạn gái và thậm chí còn do dự khi tiết lộ tình trạng dương tính của họ. Do vây phụ nữ bị đặt vào tình thế dễ bị tổn thươngvì họ vẫn QHTD với bạn tình mà không dùng biện pháp bảo vệ và có thai mà không biết được các thông tin cần thiết về bạn tình. Nghiên cứu cho thấy, một số phụ nữ khi được phỏng vấn đã nói rằng nếu họ biết trước tình trạng nhiễm HIV của chồng họ thì họ đã có những quyết định khác trong việc kết hôn, QHTD với chồng mà không dùng biện pháp bảo vệ, có thai và thậm chí kể cả việc phá thai.

Cuối cùng, sự tham gia của nam giới trong vệc chăm sóc trẻ sơ sinh nổi lên như một vấn đề cần được quan tâm. Việc hỗ trợ người phụ nữ nuôi dưỡng trẻ hoàn toàn (bằng sữa bột hoặc bú sữa mẹ) là rất cần thiết, đặc biệt khi việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không phải là cách thực hành thường gặp, và việc nuôi con bằng sữa bột còn gặp nhiều khó khăn, nên cuối cùng có thể sẽ dẫn tới tình trạng các bà mẹ nuôi con bằng hình thức hỗn hợp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sinh sản của phụ nữ

D.2. Các rào cản đối với sự tham gia của nam giới

a. Sức khỏe sinh sản là vấn đề của phụ nữKhó khăn lớn nhất của việc nâng cao vai trò của người chồng trong chăm sóc sức khỏe của vợ trong thời gian mang thai và khi sinh là việc coi SKSS là vấn đề của phụ nữ, và đó không phải sự quan tâm hoặc việc quan trọng đối với người đàn ông. Họ coi vai trò của mình chỉ là bị động, thay đổi theo các cấp độ từ hỗ trợ và khuyến khích tích cực đến thờ ơ.

43

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Ngoài ra, chưa hề có dịch vụ tư vấn cho các cặp vợ chồng, và xét nghiệm bạn tình thông qua hệ thống chăm sóc trước sinh. Sau khi biết tình trạng nhiễm bệnh của vợ, người chồng thường đi xét nghiệm HIV tại một trung tâm khác nơi việc xét nghiệm được thực hiện bảo mật và vô danh.

b. Các dịch vụ SKSS dành cho phụ nữCác cán bộ y tế là nữ, dịch vụ có tên là chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, thời gian làm việc chưa phù hợp, thiếu phòng khám cho nam giới, thiếu hiểu biết về nhu cầu của nam giới về sức khỏe tình dục và SKSS – là một số lý do được nam giới, nữ giới và cán bộ y tế đưa ra khi được hỏi về nguyên nhân dẫn tới sự tham gia bị động của nam giới vào các dịch vụ y tế trong khi vợ mang thai và sinh con. Người cung cấp dịch vụ, dù biết về tầm quan trọng của nam giới trong gia đình, không nhận thấy rằng nam giới là một nhân tố tích cực tham gia vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một số cán bộ cung cấp dịch vụ còn cho rằng có một số đối tượng nam giới nhất định phải chịu trách nhiệm vì đã truyền bệnh cho vợ, và tỏ ra không tôn trọng họ.

c. Các nỗ lực Thông tin – Giáo dục – Truyền thông (TTGDTT) cho nữ giớiCác thông tin và tài liệu giáo dục truyền thông về PLTMC chỉ tập trung vào việc phòng chống lây truyền cho con, và hướng đến người vợ cũng như các thành viên là nữ trong gia đình. Mặc dù các thông tin này có sẵn ở các cơ sở y tế, vẫn còn rất ít các chủ đề thảo luận hoặc các sự kiện dành riêng cho nam giới nhằm tăng cường sự tham gia của họ. Thông điệp chính được truyền tải là sử dụng thuốc ARV để phòng lây nhiễm và nuôi con bằng thức ăn thay thế thay vì bú mẹ. Các chủ đề này đều chỉ liên quan đến các can thiệp của nhân viên y tế và của phụ nữ- và luôn được truyền thông như vậy. Rất ít người hiểu được rằng các cơ sở y tế ở tuyến cao hơn sẽ có các biện pháp dự phòng tốt hơn – có thể là một quyết định chung của cả chồng và vợ, đặc biệt khi liên quan tới vấn đề nguồn lực. Tất cả các cách tiếp cận trên chỉ khẳng định một thông điệp phổ biến hiện nay rằng PLTMC là a) chỉ đề cập đến việc phòng lây nhiễm cho con và b) chỉ là trách nhiệm của nữ giới.

d. Nam giới tập trung vào việc kiếm tiền Có rất nhiều nghiên cứu nổi tiếng ở các nước cho thấy nam giới có áp lực lớn hơn về đảm bảo kinh tế gia đình và thu nhập trong khi vợ mang thai. Đàn ông Việt Nam, theo nghiên cứu này, không nằm ngoài kết luận này, và họ phải chịu các áp lực lớn trong việc kiếm tiền. Trong nhiều gia đình, quyết định người vợ cần làm việc ít hơn hoặc nghỉ việc lúc mang thai, khiến nam giới có thêm áp lực kiếm tiền. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với những gia đình nghèo áp lực còn lớn hơn nữa để cạnh tranh và kiếm thu nhập. Áp lực này dẫn đến việc tăng giờ làm và điều kiện lao động khó khăn. Kết quả là người chồng không thể có nhiều thời gian và sức lực để chăm sóc cho sức khỏe vợ con.

e. Trong một số gia đình, mẹ chồng có ảnh hưởng quan trọng Trong một số ít gia đình, đặc biệt những gia đình người chồng nghiện ma túy, mẹ chồng có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi SKSS của người vợ hơn người chồng. Người chồng thường lờ đi và không quan tâm đến tương lai của vợ mình hay thậm chí cả con. Và mẹ chồng có vai trò to lớn trong việc chăm sóc cho đứa trẻ và bà mẹ trẻ. Và thực tế là tất cả mọi nguồn lực đều dành cho đứa trẻ, còn người cha không có bất cứ hỗ trợ cũng như quyết định nào- gần như anh ta là người đứng ngoài cuộc sống gia đình. Ở một số gia đình khác, mẹ đẻ và mẹ chồng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con mình và chăm sóc cho cháu bé, cũng như sức khỏe cho cả hai vợ chồng.

D.3. Các cơ hội cho sự tham gia của nam giới

a. Người chồng có hỗ trợ và ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ

44

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Mặc dù sự tham gia của nam giới khi phụ nữ mang thai và sinh đẻ rất khác nhau, nhưng rõ ràng ý kiến và đề xuất của nam giới khi được nêu ra luôn rất được coi trọng. Một số đối tượng nghiên cứu khẳng định về tầm quan trọng của các hỗ trợ từ người chồng trong khi vợ mang thai và sau sinh. Trong khi việc kiếm sống cho cả gia đình vẫn được coi là ưu tiên hàng đầu, các hỗ trợ khác, bao gồm các việc nhà hay chăm sóc sức khỏe cho vợ vẫn được coi là trách nhiệm của nam giới. Và thực tế là, khi người chồng đưa ra ý thích và quan điểm của mình, người vợ ít khi phản đối. Bên cạnh đó, xã hội cũng ủng hộ người chồng giúp đỡ vợ mình khi mang thai bằng nhiều cách, ví dụ như lời khen từ những người hàng xóm. Những hỗ trợ của chồng có thể là đưa vợ đi khám thai (hiện còn ít ở Việt Nam) và ủng hộ khi vợ quyết định làm xét nghiệm và trong chăm sóc nuôi con sau sinh.

Áp lực phải kiếm tiền bắt nguồn từ mong muốn cung cấp được những gì tốt nhất cho gia đình – và người chồng được nhìn nhận là vai trò “đầu tàu” trong gia đình, và do đó họ có trách nhiệm đối với sức khỏe cả gia đình. Các câu trả lời của người chồng và vợ cũng như cán bộ y tế đều cho thấy rằng, nếu các thông điệp về PLTMC nhấn mạnh vào sức khỏe và trách nhiệm gia đình, và vượt ra khỏi phạm vi các cơ sở y tế, chúng sẽ có hiệu quả truyền thông tốt hơn cho nam giới.

b. Sự tham gia của nam giới có ý nghĩa quan trọng hơn trong hai thành tố đầu PLTMC Những nỗ lực PLTMC tại Việt Nam hiện nay còn ít, tập trung vào hai thành tố đầu tiên của quy trình tiếp cận toàn diện của Liên Hiệp Quốc về PLTMC. Hai thành tố này liên quan chủ yếu đến các dự phòng ban đầu cho phụ nữ và phòng tránh có thai ngoài ý muốn, giúp tăng cường khả năng bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ. Xét ở tầm vĩ mô, xã hội chấp nhận việc sử dụng bao cao su (BCS)– nhưng để các cặp vợ chồng sử dụng BCS còn khó khăn vì việc sử dụng bị coi như đã sự phản bội và liên quan đến các cấm kỵ khác của xã hội. Tư vấn sau xét nghiệm cho những phụ nữ có HIV- không được thực hiện. Có nghĩa là, ta vẫn cần phải có những giải pháp để tiếp cận phụ nữ và chồng họ về tầm quan trọng của công tác phòng chống ban đầu.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều cặp vợ chồng nhiễm HIV không muốn có con, và họ cần hỗ trợ cũng như sự chấp nhận của xã hội cho quyết định này, đặc biệt khi họ đã từng phải chịu áp lực sinh con. Trong khi hầu hết mọi người đều nói rằng các cặp vợ chồng nhiễm HIV không nên có con, nhưng trên thực tế, vẫn có những phụ nữ muốn được làm mẹ và do đó họ quyết định có con. Tuy nhiên mọi can thiệp phải đảm bảo rằng quyết định không có con không liên quan đến tình trạng nhiễm HIV (vì việc này có thể làm tăng thêm các kỳ thị và cảm giác như một người “không tốt” của xã hội), các hỗ trợ giúp phụ nữ quyết định không mang thai vẫn cần phải được đảm bảo.

Bao cao su được sử dụng với cả mục đích phòng bệnh cũng như phòng tránh thai, nếu như tình trạng nhiễm bệnh được tiết lộ và chấp nhận. Câu lạc bộ đồng cảm có vai trò quan trọng trong cả việc nâng cao sự chấp nhận sử dụng cũng như tăng cường tiếp cận sử dụng bao cao su. Nhưng nghiên cứu chưa tìm hiểu được việc nếu người vợ có xét nghiệm HIV âm tính thì bao cao su có thể được chấp nhận sử dụng trong mối quan hệ lâu dài với bạn tình, dù bạn tình có hoặc không nhiễm HIV..

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phỏng vấn nhiều phụ nữ nhiễm HIV mà người chồng vẫn giấu kín tình trạng nhiễm bệnh. Trong một trường hợp, cán bộ y tế đã tư vấn và khuyến khích người chồng nên tiết lộ tình trạng bệnh của mình cho vợ. Tuy nhiên, khi vẫn còn những kỳ thị liên quan với việc nhiễm HIV, người chồng sẽ cảm thấy khó khăn khi tiết lộ tình trạng bệnh. Người chồng và gia đình nhà chồng cần được khuyến khích tiết lộ tình trạng bệnh với người vợ để đưa ra các quyết định về hôn nhân, sinh con và quan hệ tình dục nhằm đảm bảo quyền được thông tin và lựa chọn đầy đủ của phụ nữ.

Một vài người đã ủng hộ việc xét nghiệm HIV bắt buộc trước khi cưới. Một vài người khác lại không tán thành việc này vì hai người yêu nhau có thể sẽ bị tổn thương nếu một trong hai người bị phát

45

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

hiện nhiễm HIV trước khi cưới. Những ví dụ này nói lên rằng xét nghiệm HIV bắt buộc có thể chưa phải là một chiến lược thành công. Bên cạnh đó, xét nghiệm cũng không bảo vệ được những người có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hoặc trước khi cưới. Vì thế, chiến lược này vẫn cần được đánh giá kỹ càng.

c. Cơ hội tăng cường giao tiếp trong quan hệ vợ chồngTư vấn sau xét nghiệm và theo dõi phụ nữ nhiễm HIV trong quá trình mang thai là điểm khởi đầu cho xét nghiệm bạn tình, tư vấn về quyết định liên quan đến việc bỏ thai cũng như bảo vệ phụ nữ có xét nghiệm âm tính khỏi nhiễm bệnh.

d. Phụ nữ cần sự ủng hộ và thông cảm của người chồng sau khi biết về tình trạng mắc bệnhVì nhiễm HIV liên quan đến việc bị kỳ thị, liên quan đến các vấn đề sức khỏe và không đảm bảo về thu nhập, phụ nữ nhiễm HIV sẽ phụ thuộc hơn vào chồng mình về vật chất và tình cảm. Phụ nữ nhiễm HIV cũng sẽ có cảm giác tự kỳ thị và xấu hổ, cũng như bị phân biệt đối xử của những người xung quanh nếu tình trạng nhiễm bệnh của họ bị tiết lộ hoặc nghi ngờ. Có thể việc phân biệt này đã giảm bớt đi so với trước đây, nhiều phụ nữ trong nghiên cứu này nói rằng họ vẫn bị trầm cảm, buồn và không thể làm việc hàng ngày sau khi biết mình bị mắc bệnh. Và người chồng lúc này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và động viên.

IV. Các khuyến nghị

Một quy trình tiếp cận toàn diện về PLTMC phải là một chương trình tập trung cả bốn thành tố theo khuyến cáo của LHQ. Ở Việt Nam, nam giới có thể giữ vai trò quan trọng trong hai thành tố đầu của chương trình PLTMC và trên thực tế, như phát biểu của một nhân viên cung cấp dịch vụ:

“Chúng ta không thể chờ cho đến khi phụ nữ kết hôn (để bắt đầu những nỗ lực PLTMC). Sẽ là •quá muộn nếu người vợ đã có thai, họ (những người nam giới) phải được hỗ trợ sớm; thông tin giáo dục truyền thông phải được thực hiện trong xã hội, và đặc biệt quan trọng trong các trường học (hiện tại, trong các trường học, công tác giáo dục truyền thông bị bỏ qua), họ phải được giáo dục về giới tính và giáo dục về vai trò của nam và nữ giới.” Nhân viên y tế, TPHCM

Nam giới và nữ giới cần những thông tin và sự hỗ trợ trước khi có thai, thậm chí trước khi kết hôn.

A. Khuyến nghị chung về truyền thông thay đổi hành vi (TTTĐHV)

1. Phát triển và thực hiện chiến lược TTTĐHV tập trung vào dự phòng ban đầu và tránh mang thai ngoài ý muốn

Một khung làm việc bao gồm các thông điệp chính tập trung vào hai thành tố đầu tiên của chương trình PLTMC và xác định một loạt các cách tiếp cận cả nam và nữ giới là bước đầu tiên để tiếp cận nam giới và tăng cường trách nhiệm của họ trong công tác PLTMC. Trong khung làm việc này, khó khăn lớn nhất cần được giải quyết là sự tiết lộ tình trạng HIV sớm của nam giới và thảo luận về các hành vi nguy cơ. Vì tiết lộ tình trạng nhiễm HIV hiện còn gắn liền với sự kỳ thị, do vậy các thông điệp truyền thông phải miêu tả sinh động, cởi mở về tình trạng của họ với bạn tình. Những thông điệp này cần truyền đạt những lợi ích về mặt tinh thần của việc tiết lộ tình trạng.

46

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Những thông điệp này cần hướng tới nam giới, cũng như các thành viên trong gia đình họ (đặc biệt là mẹ vợ). Áp lực sống theo hình tượng gia đình lý tưởng “kết hôn và sinh 2 con” là rất lớn. Những thông điệp này cũng cần được truyền đạt rộng rãi hơn tới cộng đồng nhằm tạo ra sự hỗ trợ, ủng hộ tích cực và thông cảm cho sự công khai tình trạng và các quyết định sau khi công khai tình trạng bệnh, chứ không phải là sự cách ly xã hội và chỉ trích đối với việc đưa ra các lựa chọn khác biệt so với chuẩn mực xã hội.

Một thông điệp khác là cần chẩn đoán tình trạng nhiễm sớm, tốt nhất là trước khi có thai. Có rất nhiều ý kiến hỗ trợ cho việc làm xét nghiệm định kỳ trong thời gian mang thai. Vì vậy, có thể giới thiệu chương trình tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện như một phần của gói chăm sóc sức khỏe “trước khi có thai” và “trước cưới” (bởi vì hầu hết phụ nữ sau khi kết hôn đều cố gắng có con sớm, đây cũng là một chuẩn mực xã hội). Trong khi bất kỳ hình thức xét nghiệm bắt buộc nào cũng là trái với đạo đức, đó là còn chưa kể đến hầu hết những hình thức đó đều không thành công, thì những thông điệp về lợi ích của việc làm xét nghiệm HIV và các vấn đề y tế khác trước khi có thai sẽ mang lại hiệu quả cao.

Một thông điệp quan trọng khác cần tập trung là việc sử dụng BCS. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng cả nam và nữ giới đều chấp nhận sử dụng BCS trong quan hệ lâu dài. Nghiên cứu cũng thấy rằng nam giới nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ và quan tâm đến sức khoẻ của vợ mình. Đây có thể là nguồn động viên lớn và hình ảnh những nam giới khoẻ mạnh quan tâm tới sức khỏe của vợ bằng việc sử dụng BCS có thể mang lại hiệu quả. Cũng rất cần phải đưa vào thông điệp về BCS có thể bảo vệ những người phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV âm tính khỏi sự lây truyền trong tương lai- khi mà hiện nay hầu hết phụ nữ có kết quả xét nghiệm âm tính cho rằng họ “an toàn” với HIV.

Bộ thông điệp thứ tư cần tập trung vào sự chấp nhận và ủng hộ của xã hội đối với quyết định không sinh con. Ở Việt Nam, đây là một quyết định rất khó khăn vì con cái có ý nghĩa rất lớn và một cặp vợ chồng vô sinh cũng gặp phải rất nhiều trở ngại. Đặc biệt đối với nhiều phụ nữ việc quyết định không làm mẹ mâu thuẫn với mong đợi của chính họ và của xã hội. Tuy nhiên cuộc nghiên cứu cũng thấy rằng có nhiều phụ nữ- những người phát hiện ra tình trạng nhiễm HIV của mình trong thời gian mang thai cho biết họ không muốn sinh con. Nếu việc phát hiện sớm được thực hiện tốt có thể giúp phụ nữ quyết định vẫn giữ thai khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, việc chẩn đoán trước khi có thai và ủng hộ việc không sinh con cũng cần được chấp nhận nhiều hơn ở mức độ hiện này. Việc chăm sóc phải được thực hiện để không gắn việc không có con như một biểu hiện của tình trạng nhiễm HIV, và cũng không gây ra sự kỳ thị xã hội đối với các cặp nhiễm HIV mà vẫn quyết định có con.

Trong khi truyền thông đại chúng và truyền thông in ấn vẫn là phương tiện được lựa chọn để thực hiện truyền thông thay đổi hành vi cho các thông điệp nêu trên, truyền thông cá nhân và giáo dục cộng đồng ở một vài góc độ nào đó có thể còn hiệu quả hơn. Những hình tượng tích cực về người nhiễm HIV- cách truyền thông sống động nhằm tăng cường sức mạnh khi phải đưa ra các quyết định dũng cảm (VD: làm xét nghiệm sớm, quyết định không sinh con), đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm sự kỳ thị và đem lại niềm hy vọng và sức mạnh cho người đang sống chung với HIV/AIDS. Những nỗ lực truyền thông đại chúng có thể chưa đủ để tạo ra một vài thay đổi trong hành vi, như: làm xét nghiệm trước khi mang thai, tiết lộ tình trạng nhiễm bệnh và vì vậy truyền thông cá nhân và giáo dục đồng đẳng sẽ có hiệu quả. Trong nghiên cứu này, một vài người đã nói rằng nam giới không có thời gian tham gia vào các cuộc họp và vì thế việc cung cấp thông tin thông qua các hội nghị hay hội thảo chỉ có thể tiếp cận được một số người. Các CLB đồng cảm đã tạo ra sự khác biệt lớn và một trong các lựa chọn là yêu cầu các thành viên trong các CLB đồng cảm giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng, đặc biệt những cặp vợ chồng trẻ mới cưới về HIV.

47

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

2. Đảm bảo nam giới là một phần trong nỗ lực TTGDTT dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:

Cuộc nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hầu hết nam giới không tham gia vào việc chăm sóc thai sản và thậm chí những người đưa vợ đi khám còn đứng chờ ở ngoài đường. Tuy nhiên, vẫn có những nam giới rất tích cực đưa vợ đi khám thai và hầu hết những người đó đều đưa vợ đi sinh. Những hình tượng tích cực của những người chồng hỗ trợ vợ đi khám thai, xét nghiệm HIV, theo dõi thai sản và tuân thủ điều trị ARV có thể củng cố các hành vi tìm kiếm dịch vụ sức khỏe tích cực. Hơn nữa, các thông điệp cần thể hiện việc nam giới ủng hộ vợ nuôi con bằng một phương pháp duy nhất, hoặc bằng thức ăn thay thế hoặc bằng sữa mẹ, là rất cần thiết.

B. Những khuyến nghị đối với việc cung cấp dịch vụ

1. Tăng cường các dịch vụ PLTMC tập trung vào thành tố thứ 3 nhằm khuyến khích sự tham gia của nam giới

Nam giới được phỏng vấn trong cuộc nghiên cứu này cho biết họ luôn dành ưu tiên cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con cái họ. Nam giới cho rằng việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và các quyết định liên quan tới việc chăm sóc thai sản là quyền của phụ nữ, nhưng họ lại rất quan tâm và tham gia nhiều hơn vào việc ra các quyết định đối với các vấn đề nuôi dạy con. Những phụ nữ nhiễm HIV được tư vấn về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có thể cần tới sự hỗ trợ từ phía chồng, và người chồng có thể cần tới những thông tin trực tiếp, chính xác. Có 2 hoạt động cụ thể cần quan tâm là: Thứ nhất, chính sách hiện hành không cho phép nam giới tham gia vào ca sinh nở của vợ nên được thay đổi. Một vài nam giới tỏ ý muốn được tham gia vào ca sinh nở của vợ (và nhiều người đưa vợ đi sinh) và trong lúc đó có thể ý thức hơn về việc vợ và con mình được nhận thuốc NVP liều đơn. Thứ hai, hoạt động quan trọng hơn là gắn kết nam giới với những thông tin về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cũng đã thấy một số nhận thức sai về chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là sự phóng đại về nguy cơ lây truyền HIV từ bố mẹ sang con sau khi sinh, điều đó là không cần thiết và có thể làm mất đi sự tiếp xúc cần thiết về thể chất và tình cảm giữa bố mẹ và trẻ nhỏ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra những hiểu biết không đầy đủ về các nguy cơ của việc nuôi con bằng hình thức cho ăn hỗn hợp. Trong khi điều này được giải quyết bằng cách hướng những thông điệp chính xác về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tới các bà mẹ thì nam giới, người đóng vai trò hỗ trợ tích cực, cũng nên là đối tượng của các thông điệp đó.

2. Tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tư vấn và giáo dục cho các cặp vợ chồng

Cuộc nghiên cứu không có được các ví dụ về hình thức tư vấn cặp vợ chồng. Nam giới và phụ nữ khi chưa chắc chắn về tình trạng của họ, có thể mong muốn được xét nghiệm hoặc mong con của họ không bị nhiễm, nếu họ có kết quả (+) họ sẽ cần sự hỗ trợ đáng kể về mặt tinh thần đặc biệt khi họ muốn sinh con. Phụ nữ, nếu được chồng hỗ trợ sẽ xác định được một lựa chọn. Nghiên cứu đã phát hiện được các cặp vợ chồng đã tìm ra được lựa chọn cho họ- có một số ví dụ về những cặp vợ chồng quyết định không sinh con và nhiều nam giới thất vọng vì vợ bị nhiễm HIV. Nhiều nam giới còn do dự không muốn được tư vấn chung cho cả hai vợ chồng, kể cả trước và sau khi họ biết về tình trạng nhiễm HIV của họ, và đặc biệt tại những cơ sở y tế không phải là tư nhân, nhưng cũng có một số người lại rất sẵn lòng. Khi được tư vấn bởi nam nhân viên, nam giới sẽ cảm thấy thoải mái hơn và mô hình dùng các cặp vợ chồng làm giáo dục đồng đẳng có thể đem lại hiệu quả.

48

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

3. Cải thiện các dịch vụ tư vấn nhằm đảm bảo nam giới ủng hộ phụ nữ trong việc ra các quyết định lành mạnh hơn:

Gói dịch vụ chăm sóc trước khi có thai cần kèm theo việc tư vấn cho các cặp vợ chồng nên làm xét nghiệm trước khi quyết định có thai. Tư vấn trước và sau xét nghiệm cần phải được thực hiện một cách nhạy cảm vì hầu hết các cặp vợ chồng đều hy vọng sẽ sinh con và có thể sẽ không chuẩn bị tinh thần nhận một kết quả xét nghiệm dương tính.

Một vài phụ nữ khẳng định rằng họ đã quyết định không có thai hoặc phá thai nếu họ được biết tình trạng HIV của họ sớm hơn. Các quyết định phá thai có thể được cả nam giới và nữ giới cùng chấp thuận nếu người phụ nữ sớm được phát hiện ra tình trạng HIV của họ. Trong hầu hết các trường hợp, kể cả khi người phụ nữ đồng ý làm xét nghiệm tương đối sớm, thì khi nhận được kết quả xét nghiệm cũng đã quá muộn cho việc phá thai. Cải thiện dịch vụ xét nghiệm và công tác tư vấn cho bạn tình có thể giúp phụ nữ thực hiện được mong muốn bỏ thai.

C. Một mô hình thí điểm nhằm tăng cường sự tham gia của nam giới vào cả 4 thành tố của chương trình PLTMC.

Dưới đây là bản mô tả một mô hình thí điểm có thể được dùng thử nghiệm tại các huyện thí điểm do UNICEF hỗ trợ trong 2-4 năm, và đã đánh giá về tác động đối với sự tham gia của nam giới trước khi tiến hành mở rộng. Dựa vào mô hình Truyền thông cho sự phát triển của JHU/CCP, mô hình này xác định ba nội dung thay đổi hành vi cần giải quyết trong chương trình PLTMC: ở cấp độ cá nhân (các hành vi lành mạnh), ở cấp độ xã hội (hỗ trợ xã hội), cấp độ chính sách/chương trình (tạo môi trường thuận lợi).

Trong thành tố thứ nhất, thay đổi hành vi quan trọng nhất ở cấp độ cá nhân là sự khuyến khích sử dụng BCS đối với nam giới có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Điều này đòi hỏi phải có số lượng nam giới làm xét nghiệm và công khai tình trạng bệnh của họ nhiều hơn. Nghiên cứu phát hiện rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như nỗi lo sợ bị hắt hủi đã khiến họ không muốn đi làm xét nghiệm cũng như không muốn tiết lộ tình trạng của mình, do vậy mô hình này đề xuất hình thức tiếp cận và giáo dục tại cộng đồng, cũng như các nỗ lực truyền thông đại chúng nhằm khuyến khích nam giới đi làm xét nghiệm và tiết lộ tình trạng của họ với vợ hoặc bạn tình. Tăng cường các dịch vụ như xét nghiệm miễn phí cho nam giới sắp sửa kết hôn hoặc cho phụ nữ có chồng nhiễm HIV cũng sẽ góp phần khuyến khích việc xét nghiệm và công khai tình trạng của họ.

Trong thành tố thứ 2, thay đổi hành vi quan trọng nhất là phòng tránh thai nếu như các cặp vợ chồng không muốn sinh con. Nghiên cứu cho thấy một vài phụ nữ cho biết họ không có kế hoạch sinh con hoặc mong biết được tình trạng của mình trước khi có thai để có thể phòng tránh thai. Để điều này trở thành một sự lựa chọn thực sự, nếu có dịch vụ xét nghiệm trước khi mang thai cho các cặp vợ chồng thông qua gói dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bao gồm thăm khám, cung cấp thông tin chung về sức khoẻ và dịch vụ làm xét nghiệm. Xét nghiệm thai sớm, trả kết quả nhanh có thể giúp phụ nữ thực hiện quyết định bỏ thai nếu họ muốn. Với những người mong muốn tiếp tục giữ thai, việc sớm tiếp cận với thuốc dự phòng ARV là một biện pháp tốt để dự phòng lây nhiễm cho trẻ. Trong thành tố thứ 2, việc tăng cường công tác tư vấn cho các cặp vợ chồng là rất cần thiết để giúp họ có môt sự lựa chọn —Không thụ thai, bỏ thai hay tiếp tục giữ thai, vì nam giới đóng vai trò quan trọng đối với quyết định này.

Trong thành tố thứ 3 và 4, sự tham gia của nam giới trong thời gian người vợ mang thai và trong khi sinh cũng có thể là một hình thức hỗ trợ. Mô hình đề xuất việc mời nam giới tham gia vào một số ngày đặc biệt để tìm hiểu về sự thai nghén và sinh đẻ cũng như các dịch vụ PLTM, và nam giới cũng

49

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

sẽ được tư vấn về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Cuối cùng, quan trọng hơn nhiều là cần tư vấn tốt hơn cho những phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV âm tính để tránh tình trạng lây nhiễm trong tương lai.

Dưới đây là những thay đổi mong muốn tại mỗi cấp độ được mô tả với những chiến lược và các hoạt động triển khai cho từng thành tố

Mục tiêu Chiến lược Đối tượng Nơi và người thực hiện

Thành tố 1: Dự phòng ban đầu cho những phụ nữ trong độ tuổi mang thai

Tăng cường sử dụng BCS trong các cặp vợ chồng có nguy cơ nhiễm HIV hoặc đã có một người nhiễm HIV

Tiểu mục tiêu:Tăng cường sự hiểu biết về các hành vi nguy cơ cao, tầm quan trọng của việc xét nghiệm và nói cho bạn tình biết về tình trạng HIV

- Thông qua tiếp cận cộng đồng, thông tin cho nam giới về tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm nhằm ngăn ngừa sự lây truyền bệnh cho vợ.

Nam giới CLB Đồng cảm/ Các cán bộ trạm xá xã

-Tư vấn cho nam giới nhiễm HIV về dự phòng lây truyền, đưa vợ đi làm xét nghiệm và tiết lộ tình trạng HIV

Nam giới nhiễm HIV

Các trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại các cấp của mạng lưới y tế

-Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm quảng bá hình ảnh người nhiễm HIV đã tiết lộ tình trạng và sử dụng BCS nhằm ngăn ngừa lây truyền

Cộng đồng và các thành viên trong gia đình

Các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, đài phát thanh, bảng tin và các tài liệu in ấn)

Tiểu mục tiêu:Cải thiện các dịch vụ tập trung chủ yếu vào dự phòng ban đầu

-Mỗi năm tổ chức 1 hoặc 2 lần ngày sức khoẻ sinh sản nam giới trong cộng đồng, những nơi nam giới được thông tin về bệnh LTQĐTD, HIV và bảo vệ bạn tình nữ khỏi lây nhiễm. Hoạt động này nên được tổ chức ở những nơi có dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Đảm bảo có các nam nhân viên y tế

Nam giới Các trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản

-Cung cấp dịch vụ xét nghiệm tự nguyện miễn phí cho nam giới -những người sắp sửa kết hôn tại những nơi có dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện

Nam giới Các trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện

-Cung cấp dịch vụ xét nghiệm tự nguyện miễn phí cho bạn tình

Phụ nữ Các trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện

-Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các cặp vợ chồng và giáo dục cho gia đình về chương trình PLTMC và về dự phòng ban đầu như một cách tiếp cận với chương trình PLTMC

Nam giới nhiễm HIV/ những cặp vợ chồng có tình trạng huyết thanh khác biệt

Các trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện

-Tăng cường việc sử dụng BCS thông qua tiếp thị xã hội và các hướng tiếp cận truyền thông thay đổi hành vi

Nam giới có kết quả xét nghiệm HIV+ / những cặp vợ chồng có tình trạng huyết thanh khác nhau

Các phương tiện truyền thông đại chúng, tài liệu in ấn và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

50

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Tiểu mục tiêu:Khuyến khích các thành viên trong gia đình và cộng đồng ủng hộ nam giới đi làm xét nghiệm và tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của họ với vợ/ bạn tình

- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và các chiến dịch nâng cao nhận thức trong cộng đồng (thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng) nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân về tất cả các thành tố của chương trình PLTMC và tuyên truyền những hình ảnh tích cực về những người nhiễm HIV

Nam giới và nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ

CLB Đồng cảm, các trung tâm CSSKSS, các cơ quan truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng

Thông tin về lợi ích của việc tiết lộ tình trạng bằng việc mô tả sinh động những phản hồi tích cực từ phía người vợ/ bạn tình và cộng đồng đối với những nam giới tiết lộ tình trạng của họ với vợ và bảo vệ vợ khỏi bị nhiễm

Nam giới và nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ

Các phương tiện truyền thông đại chúng, CLB Đồng cảm và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

-Đối với những bà mẹ đã biết tình trạng nhiễm HIV của con trai, thì cung cấp thông tin và giáo dục kiến thức cho họ về PLTMC bao gồm dự phòng ban đầu (cán bộ trung tâm CSSKSS) (Cán bộ trạm xá xã).

Các bà mẹ của có con trai nhiễm HIV

Cán bộ trung tâm CSSKSS/ Trung tâm y tế dự phòng huyện

Thành tố 2: Ngừa thai ngoài ý muốn

Khuyến khích nam giới và nữ giới tìm ra mộ lựa chọn đã được tư vấn để sinh con nếu nhiễm HIV

Tiểu mục tiêu: Khuyến khích đi làm xét nghiệm trước khi mang thai và quyết định về việc sinh con nếu nhiễm HIV

-Cung cấp gói dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trước khi mang thai, gồm cả dịch vụ làm xét nghiệm. Gói dịch vụ này cũng cần có hoạt động tư vấn có chất lượng trước và sau khi làm xét nghiệm cho những người có kết quả HIV dương tính, những cặp vợ chồng có tình trạng huyết thanh khác nhau và các cặp vợ chồng không bị nhiễm. Đối với những cặp vợ chồng nhiễm HIV, thảo luận về mong muốn sinh con và cung cấp BCS nếu không có ý định sinh con. Nếu dự định sinh con thì cung cấp những thông tin của các thành tố 3 và 4. Đối với những cặp vợ chồng có tình trạng huyết thanh khác biệt, thảo luận về việc dự phòng ban đầu cũng như về những mong muốn sinh con. Đối với những cặp vợ chồng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính thì cung cấp những thông tin cần thiết về nguy cơ lây nhiễm HIV nhằm phòng ngừa lây nhiễm trong tương lai.

Những cặp vợ chồng có dự định mang thai

Trung tâm y tế dự phòng huyện/ các trung tâm CSSKSS

Tiểu mục tiêu: Hỗ trợ những phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính thực hiện mong muốn sinh con

-Cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV cho thời gian đầu mang thai và nhanh chóng trả các kết quả xét nghiệm HIV dương tính-Điều chỉnh các chính sách/ hướng dẫn về công tác làm xét nghiệm và thông báo kết quả để nhanh chóng nhận được sự phản hồi.

Những phụ nữ mang thai

Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng trung ương/ huyện, các trung tâm CSSKSS/ Các bệnh viện tỉnh

51

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

-Cung cấp dịch vụ tư vấn sau xét nghiệm, bao gồm thông tin về mong muốn sinh con. Hỗ trợ phụ nữ thực hiện mong muốn phá thai. Cung cấp thông tin ở các thành tố 3 và 4 nếu họ quyết định tiếp tục mang thai. Mời nam giới tham gia vào các buổi tư vấn

Những phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV+ và chồng/ bạn tình của họ

Các cán bộ y tế tại các địa điểm làm xét nghiệm

Thành tố 3 và 4: Dự phòng lây truyền HIV cho trẻ sơ sinh và chăm sóc, hỗ trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh

Khuyến khích chồng/ bạn tình ủng hộ các quyết định của phụ nữ về SKSS và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh

-Tổ chức ngày dành cho nam giới tại các trạm xá xã nhằm cung cấp thông tin về chăm sóc thai sản, bao gồm các hoạt động PLTMC

Những người chồng/ bạn tình của những phụ nữ mang thai

Trạm xá xã

-Tăng cường các dịch vụ tư vấn cho những phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính, mời những người chồng / bạn tình tại các buổi tư vấn sau xét nghiệm tham gia các buổi nói chuyện nhằm nâng cao hiểu biết về PLTMC

Các cặp vợ chồng nhiễm HIV đang mong muốn sinh con

Trạm xá xã/trung tâm y tế dự phòng huyện

-Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhằm cung cấp thông tin về thuốc dự phòng ARV, thuốc NVP liều đơn và tầm quan trọng của việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Các cặp vợ chồng nhiễm HIV muốn sinh con, cộng đồng và các thành viên trong gia đình

Các phương tiện truyền thông đại chúng, các CLB Đồng cảm và các tổ chức

-Cân nhắc chính sách cho phép nam giới tham gia vào các ca sinh đẻ và tư vấn cho nam giới về những thông tin cần thiết về chăm sóc sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh

Các ông chồng/ bạn tình của các phụ nữ có thai

Bộ y tế

-Tăng cường công tác tư vấn nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt trong thời gian sau sinh và đảm bảo nam giới cũng được thông tin về kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh.

các bà mẹ và các ông bố trẻ

Bộ Y tế, Các trung tâm y tế dự phòng TW/ huyện, các trung tâm CSSKSS, các bệnh viện tỉnh

-Tăng cường tư vấn sau xét nghiệm cho những phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV-

Những phụ nữ mang thai

Các cán bộ y tế tại các địa điểm làm xét nghiệm

Cả 4 thành tố

Giảm thiểu sự tự kỳ thị và sự phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những người đang phải sống chung với HIV/AIDS

Mở rộng công tác tuyên truyền những hình ảnh lạc quan và tích cực của những người đang sống chung với HIV/AIDS

Cả cộng đồng Các phương tiện truyền thông đại chúng, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

V. Kết luận

Nghiên cứu định tính này thấy rằng sự tham gia của nam giới trong việc ủng hộ ngườ vợ đi làm xét nghiệm HIV, cũng như vào các dịch vụ chăm sóc thai sản định kỳ và tiếp cận các dịch vụ liên quan đến hoạt động chăm sóc PLTMC còn rất hạn chế. Nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị về việc tăng cường sự tham gia của nam giới vào các thành tố 1 và 2 của quy trình tiếp cận quốc tế về

PLTMC và vạch ra những lợi ích, lý do căn bản của việc làm này. Trong khi Bộ y tế cố gắng mở rộng hoạt động PLTMC trên toàn quốc, các phát hiện và khuyến cáo này sẽ rất hữu ích trong việc xem xét các vấn đề tiếp cận, chất lượng chăm sóc, quyền lợi của người bệnh và sau cùng là nhằm giảm sự lây lan HIV từ mẹ sang con.

Phụ lục 1:

Sự tham gia của nam giới vào Hoạt động phòng lây truyền mẹ con ở

Việt Nam

PHỤ LỤC 1: Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

55

Tóm tắt tổng quan

I. Thông tin chung

A. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới

Ước tính thế giới hiện có khoảng 33,2 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS, trong đó có 2,5 triệu là trẻ em dưới 15 tuổi (UNAIDS/WHO, 2007). Trong năm 2007, Chương trình Phòng chống AIDS của Liên hợp quốc ước tính có 2,5 triệu người bị nhiễm HIV mới, trong đó có 420.000 là trẻ em dưới 15 tuổi (cũng theo tài liệu trên). Phần lớn những ca nhiễm mới trong nhóm trẻ em bị lây bệnh trong thời kỳ người mẹ mang thai, lúc sinh và bú mẹ (cũng theo tài liệu trên). Các ca tử vong liên quan tới AIDS trong nhóm trẻ em dưới 15 tuổi là khoảng 330.000 (tài liệu trên).

Tỷ lệ nhiễm HIV ở Châu Á vẫn còn thấp so với các châu lục khác, nhưng do là các nước đông dân, nên dù có tỷ lệ nhiễm thấp nhưng tổng số người hiện sống chung với AIDS ở các nước này lại rất cao (UNAIDS/WHO, 2007 và UNICEF Việt Nam, 2006). Các hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma tuý và quan hệ tình dục không an toàn, chủ yếu là mại dâm, tiếp tục đẩy mạnh nạn dịch HIV/AIDS tại Châu Á (tài liệu trên). Thế nhưng các nỗ lực phòng chống chưa giải quyết hiệu quả hai vấn đề nêu trên (tài liệu trên). Nam giới có hành vi nguy cơ cao thường có quan hệ tình dục lâu dài hoặc kết hôn với những phụ nữ khác và theo quan niệm xã hội thì họ sẽ không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục (UNAIDS/WHO, 2007 và BYT, 2008a). Áp lực phải sinh con ở các nước Châu Á rất cao, nên phần lớn phụ nữ đều sẽ mang thai, và như vậy gây ra nguy cơ khá lớn về lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc nuôi con bằng sữa mẹ (Oosterhoff, 2008, Chương 1). Do đó nhiều nước Châu Á đang chứng kiến nạn dịch HIV vượt khỏi phạm vi của những nhóm dễ bị ảnh hưởng như những người tiêm chích ma tuý, người hành nghề mại dâm và khách mua dâm, lan rộng ra ngoài xã hội, trong đó có phụ nữ có thai và trẻ em (UNAIDS/WHO, 2007 và UNICEF Việt Nam, 2006).

Đã có nhiều tiến bộ trong việc giảm thiểu các ca nhiễm mới, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị và hỗ trợ cho những người nhiễm, do vậy sức khoẻ của họ đã được cải thiện và cuộc sống của họ cũng được kéo dài hơn (UNAIDS/WHO, 2007). Tuy nhiên, ở nhiều nước vẫn còn đối mặt với khó khăn về nguồn lực, cơ sở hạ tầng y tế, cũng như những thái độ phân biệt kỳ thị.

B. Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam

Nạn dịch HIV/AIS ở Việt Nam vẫn được coi là dịch bệnh tập trung, với tỉ lệ nhiễm cao trong nhóm những đối tượng tiêm chích ma tuý, quan hệ đồng tính nam và những người hành nghề mại dâm. Từ năm 1990 đến năm 2006, đã có 106.288 ca nhiễm HIV được báo cáo tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam, 2006 và BYT, 2006), và Quỹ Phòng chống AIDS của Liên hợp quốc ước tính tổng số người hiện đang sống chung với HIV là khoảng 150.000-430.000 (UNAIDS 2007). Một nghiên cứu mới đây cho thấy tỉ lệ mắc mới trong các nhóm nguy cơ khá cao – từ 13 đến 66% trong nhóm những người tiêm chích ma tuý ở một số tỉnh, thành và 5-22% trong nhóm những người hành nghề mại dâm đường phố (BYT, 2008a). Một tỉ lệ khá lớn trong nhóm những người tiêm chích ma tuý (khoảng 14-43%) có quan hệ tình dục với gái mại dâm, đôi khi không sử dụng biện pháp an toàn (BYT, 2008a). Và cũng có nhiều gái mại dâm là người thường xuyên tiêm chích ma tuý (BYT, 2008a).

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

56

Do dịch HIV/AIDS ở Việt Nam bùng nổ ở nhóm những người tiêm chích ma tuý, nên không có gì ngạc nhiên là các nỗ lực phòng chống được tập trung để tiếp cận nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, Nguyễn và đồng sự cho rằng nguy cơ của sự lây lan HIV trong nữ giới ở Việt Nam đã bị đánh giá thấp hơn thực tế (2003). Họ nói rằng “các số liệu được báo cáo có thể chỉ bằng 16% tỉ lệ thực tế (Nguyễn và đồng sự, 2003). Mặc dù các mô hình dự đoán có khoảng 98.500 ca nhiễm HIV ở phụ nữ trong năm 2005, nhưng chỉ có 15.633 ca được ghi nhận trong các báo cáo của mạng lưới y tế. Điều đó có nghĩa là trong năm 2005, đã có tới 83.000 phụ nữ nhiễm HIV không được hệ thống y tế phát hiện ra” (tài liệu nêu trên). Có thể rất nhiều người trong nhóm phụ nữ nói trên đã có quan hệ lâu dài với nam giới, có thể là những người tiêm chích ma tuý hoặc có thể là người có quan hệ tình dục với gái mại dâm. Một điều tra mới đây phát hiện khoảng 30% những người tiêm chích ma tuý có quan hệ tình dục với bạn tình/vợ mà không sử dụng biện pháp an toàn (BYT, 2008a).

Số liệu giám sát trọng điểm hàng năm cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ có thai đã tăng lên nhanh chóng trong vòng 10 năm qua, từ 0,02% trong năm 1994 lên 0,37% trong năm 2005 (BYT 2006). Tỉ lệ hiện nhiễm HIV được phát hiện khá cao trong nhóm phụ nữ có thai ở một số tỉnh, thành trong năm 2005: hơn 1% ở Hà Nội và Quảng Ninh và 2% ở Thái Nguyên (BYT 2006). Ở Việt Nam có khoảng 8500 trẻ em dưới 15 tuổi đang sống chung với HIV/AIDS (BYT 2006).

Ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,8 đến 2 triệu trẻ em được sinh ra. Với tỉ lệ hiện nhiễm là 0,37% trong nhóm phụ nữ có thai, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 phụ nữ nhiễm HIV sinh con (BYT, 2006). Tỉ lệ lây bệnh từ mẹ sang con nếu không có can thiệp y tế là khoảng 15-25% trong nhóm trẻ không bú mẹ và 25-40% trong nhóm trẻ bú mẹ (De Cock và cộng sự, 2000). Do vậy Việt Nam có khoảng 1.200-3.000 trẻ em có thể bị nhiễm HIV nếu không có can thiệp y tế (nếu không cho trẻ bú mẹ) (BYT, 2006). Nếu được điều trị dự phòng, tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn 10%, do vậy số trẻ nhiễm bệnh có thể giảm xuống còn khoảng 600 trẻ mỗi năm. (BYT, 2006 và De Cock, 2000).

Tóm lại, dịch HIV ở Việt Nam đã và có thể tiếp tục chứng kiến sự gia tăng trong tỉ lệ hiện nhiễm và tỉ lệ mắc mới lan rộng trong xã hội, bao gồm cả nhóm bạn tình nữ của nam giới có hành vi nguy cơ. Vì sinh con là một quan niệm văn hoá lâu đời đối với các cặp có quan hệ lâu dài, nên cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng dễ nhiễm bệnh. Hiện nay, do tỉ lệ làm xét nghiệm trong những nhóm đối tượng trên còn thấp cùng với những định kiến xã hội về tình dục, chúng ta cần chú trọng tới các nỗ lực phòng lây truyền bệnh từ mẹ sang con.

II. Phản hồi để phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con

Các văn bản hướng dẫn quốc tế về PLTMC

Liên hợp quốc đã áp dụng phương pháp tiếp cận bốn thành tố để ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con (WHO, 2007). Phương pháp tiếp cận bốn thành tố này nhằm bảo vệ và hỗ trợ sức khoẻ cho cả mẹ và con, kết hợp cả dự phòng cơ bản lẫn PLTMC (WHO, 2007)

Thành tố 1: Dự phòng lây truyền HIV cơ bản trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh sản

Thành tố 2: Phòng tránh có thai ngoài ý muốn trong nhóm phụ nữ có HIV dương tính

Thành tố 3: Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thành tố 4: Chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và gia đình bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi

HIV/ AIDS

PHỤ LỤC 1: Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

57

Trong năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành hướng dẫn về sử dụng thuốc ARV trong công tác PLTMC và sử dụng phương pháp tiếp cận y tế công cộng (WHO, 2006). Những hướng dẫn này là những qui định được khuyến nghị áp dụng cho các phương pháp thay thế (trong trường hợp hạn chế về nguồn lực) và qui định tối thiểu (WHO, 2006). Phụ nữ được phát hiện nhiễm HIV dương tính trong quá trình mang thai sẽ được đề nghị sử dụng thuốc dự phòng ARV ở tuần thứ 28 của thai kỳ, và thuốc NVP liều đơn cho người mẹ trong khi sinh và cho trẻ sơ sinh sau khi sinh ra, cũng như thuốc ARV cho cả mẹ và con sau khi sinh được 7 ngày (WHO, 2006). Qui định tối thiểu là phải sử dụng NVP liều đơn cho mẹ trong khi sinh và cho con sau khi sinh ra (WHO, 2006).

Ngoài thuốc dự phòng ARV, phụ nữ có thai có thể được đề nghị sử dụng ARV sau khi cân nhắc kết quả chẩn đoán và xét nghiệm (WHO, 2006). Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần được tư vấn về cách nuôi trẻ sơ sinh, theo như các khuyến cáo quốc tế thì nên nuôi con bằng phương pháp thay thế nếu phương pháp đó có tính khả thi, được chấp nhận, an toàn, bền vững và phù hợp với điều kiện tài chính của người mẹ. (WHO/UNICEF/ UNAIDS/UNFPA, 2003). Ở nơi nào không thể áp dụng được thì khuyến nghị nuôi còn hoàn toàn bằng sữa mẹ (tài liệu trên).

Tóm lại, từ UB PC AIDS Quốc gia hay Bộ Y tế của bất kỳ quốc gia nào chịu trách nhiệm triển khai phương pháp tiếp cận bốn thành tố nêu trên, những thách thức về sự phối hợp, điều phối và triển khai đều tương đối lớn. Việc tìm kiếm các nguồn lực phù hợp (ở các nước nghèo, hầu như mọi người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ này) là một khó khăn nữa. Đối với nhiều gia đình ở các nước đang phát triển, rào cản tiên quyết là các nguồn lực để chi trả cho các dịch vụ. Cho dù ở những nơi có dịch vụ gần như là được miễn phí, việc tiếp cận thông tin, làm xét nghiệm, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ có thể vẫn còn rất khó khăn, bởi vì có thể họ phải đến nhiều cơ sở khác nhau để tiếp cận các loại dịch vụ với những qui định có thể là rất khó tuân thủ hoặc rất phức tạp, và việc khởi xướng các hình thức nuôi trẻ sơ sinh có thể không phù hợp với các quan niệm văn hoá. Cuối cùng các vấn đề về bảo mật thông tin, ảnh hưởng và phân biệt đối xử đối với những người có HIV dương tính còn gây khó khăn cho các nỗ lực chăm sóc và hỗ trợ toàn diện, đặc biệt ở Việt Nam (Morch và đồng sự, 2006, và Oosterhoff [in trong tạp chí Chăm sóc AIDS]).

Kế hoạch hành động quốc gia và các hướng dẫn của Bộ Y tế:

Bộ Y tế Việt Nam đã chuẩn bị một kế hoạch hành động quốc gia (giai đoạn 2006-2010) để giải quyết vấn đề PLTMC (BYT 2006). Trách nhiệm ở cấp trung ương thuộc về UB phòng chống AIDS và Vụ Sức khoẻ Sinh sản.

Mục tiêu chung của kế hoạch hành đồng quốc gia của Bộ Y tế là nhằm giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 10% vào năm 2010 (tài liệu trên). Các mục tiêu cụ thể là nhằm đảm bảo tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai ở dưới mức 0.5%, đồng thời đảm bảo 90% phụ nữ có thai được tư vấn và 60% lựa chọn làm xét nghiệm, và 100% phụ nữ đăng ký khám có HIV và con họ được uống thuốc dự phòng và 90% được chăm sóc sau sinh và tiếp tục điều trị (tài liệu trên).

Kế hoạch hành đồng bao gồm các hoạt động xã hội, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động quản lý/tổ chức. Các trách nhiệm của các cơ quan các cấp cũng được xác định rõ, như các bệnh viện tỉnh, các trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã, cũng như các đơn vị, ban ngành quản lý khác.

Kế hoạch hành động nêu rõ các dịch vụ PLTMC sẽ được lan rộng ra 64 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2008-1010.

Các mô hình triển khai dịch vụ hiện nay ở Việt Nam

Các dịch vụ PLTMC hiện nay mới chỉ được cung cấp ở một số tỉnh, thành có nguy cơ cao như Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh, An Giang và Lạng Sơn, và cũng chỉ ở một số huyện nhất định tại các tỉnh này

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

58

(BYT, 2006 và Morch và đồng sự, 2006). Hiện nay có ba dự án lớn đang triển khai các hoạt động hỗ trợ là các dự án của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Trung tâm Phòng chống bệnh thông qua tổ chức Life-GAP, và Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (tài liệu trên).

Tại các địa điểm lựa chọn, các dịch vụ PLTMC được cung cấp như phần trình bày dưới đây (Morch và đồng sự, 2006 và BYT, 2008b):

Điểm dịch vụ Trạm y tế xã Bệnh viện Huyện Bệnh viện tỉnh UBPC AIDS tỉnh

Tư vấn và xét nghiệm

Có thể được thực hiện hàng ngày, cho tất cả phụ nữ có thai. Việc xét nghiệm thực ra sẽ được tiến hành ở tuyến huyện hoặc tỉnh. Việc trả các kết quả dương tính và tư vấn sau xét nghiệm đôi khi có thể do cán bộ y tế xã thực hiện, nhưng đôi khi cũng có thể do cán bộ huyện đảm nhận

Được thực hiện trong dịch vụ chăm sóc trước sinh (có thể không lựa chọn) và trong khi lâm bồn. Kết quả được trả ngay tại bệnh viện.

Được thực hiện trong dịch vụ chăm sóc trước sinh (có thể không chọn) và trong khi lâm bồn. Kết quả được trả ngay tại bệnh viện

Các điểm tư vấn xét nghiệm tự nguyện được đặt tại các thị xã. Mẫu máu được xét nghiệm tại các bệnh viện tỉnh. Kết quả được trả tại bệnh viện.

Cung cấp thuốc dự phòng ARV trong thời kỳ mang thai

Chuyển tuyến Có thể được cung cấp sau tuần thứ 28 của thai kỳ

Chuyển tuyến: phụ nữ có thai có kết quả dương tính được chuyển tới bệnh viện tỉnh

Cung cấp thuốc dự phòng ARV trong khi lâm bồn và sau khi sinh

Không làm Có làm Có làm Không có

Tư vấn chăm sóc trẻ sơ sinh

Không thường xuyên

Có, thông qua Khoa Nhi, Hội phụ nữ hoặc Khoa Y tế Dự phòng

Có, thông qua Khoa Nhi

không

Cung cấp thức ăn thay thế

Không thường xuyên

Có, thông qua Khoa Nhi, Hội Phụ nữ, hoặc Khoa Y tế Dự phòng

Có, thông qua Khoa Nhi

không

Khám cho trẻ sơ sinh và điều trị phòng lây truyền cơ hội

Có, thỉnh thoảng Có Có Không

Xét nghiệm lúc trẻ được 18 tháng tuổi

Không Không thường xuyên

Có, ở Khoa Nhi Không

Cung cấp thuốc ARV cho người mẹ nếu phù hợp

Không thường xuyên

Có, tại Khoa Sản/Nhi

Có, thông qua các bệnh viện tỉnh

Có thể nhận thấy ở bảng trên, các dịch vụ PLTMC đòi hỏi phải có sự phối hợp và điều phối đáng kể giữa các khoa, phòng và ở các tuyến của dịch vụ. Đối với phụ nữ và nam giới có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ đó, số lượng những địa điểm và khoa phòng họ phải tới để nhận được dịch vụ là khá nhiều, có thể sẽ khiến họ nản chí (Oosterhoff 2008, Chương 1).

PHỤ LỤC 1: Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

59

Một đánh giá nhanh về các mô hình triển khai các dịch vụ PLTMC được thực hiện năm 2006 (Morch và đồng sự, 2006). Những kết quả chính của cuộc đánh giá này là việc xét nghiệm HIV đã khá phổ biến ở những bệnh viện lớn nơi có các dịch vụ này, và phụ nữ có kết quả dương tính được nhận thuốc dự phòng và con của họ được uống thuốc NVP liều đơn. Tuy nhiên, việc bảo mật thông tin của các kết quả xét nghiệm còn là một vấn đề lớn, và có nhiều phụ nữ đã khai sai địa chỉ hoặc chuyển đổi nơi sinh con do sợ bị kỳ thị hay phân biệt đối xử (tài liệu trên). Các kênh phân phối và việc phân phát thức ăn thay thế cho trẻ sơ sinh không được tổ chức tốt, đồng thời việc tư vấn và cung cấp thông tin về phương pháp nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế chưa phù hợp (tài liệu trên).

Ngoài ra, các dịch vụ PLTMC chỉ có ở một số huyện và tỉnh. Ở một đất nước mà tỉ lệ hiện nhiễm còn thấp nhưng có nguy cơ lan rộng ra cả nước, các mô hình đảm bảo chi phí tiết kiệm thực sự là một thách thức (tài liệu trên). Với việc điều phối đã là một khó khăn ở những địa phương đó, thì bất kể mô hình lan rộng nào cũng sẽ gặp khó khăn trong công tác điều phối.

III. Sự tham gia của nam giới vào công tác PLTMC

A. Trên thế giới:

Sự tham gia của nam giới vào công tác PLTMC và SKSS vốn rất thấp (Kidyomunda 2003, Cullinan 2002, Mbizvo & Bassett 1996 và Mullany và đồng sự, 2007). Tuy nhiên, nam giới lại đóng vai trò quan trọng vào việc ra quyết định và hỗ trợ hay gây khó khăn với phụ nữ trong việc nuôi con, cũng như các quyết định về sức khoẻ và nuôi dạy con cái (Mbizvo & Bassett, 1996, Mane & Aggleton, 2001, Báo cáo Horizons, 2003, Peacock, 2003 và Sauer, 2003). Báo cáo Horizons về đánh giá các hoạt động PLTMC nêu rõ “việc lôi kéo bạn tình nam tham gia vào các hoạt động PLTMC đồng nghĩa với việc họ sẽ ủng hộ phụ nữ vào những thời điểm quan trọng như: quyết định làm xét nghiệm, nhận kết quả xét nghiệm, uống thuốc antiretroviral, và áp dụng các phương pháp nuôi con an toàn.”

Diễn đàn Toàn cầu Cấp cao mới được tổ chức gần đây về công tác PLTMC (Tuyên ngôn thống nhất, 2007) xác định 15 khó khăn trong việc thúc đẩy các chương trình PLTMC toàn diện và có chất lượng. Trong đó có một số khó khăn dưới đây, kể cả khó khăn về nhu cầu có sự tham gia lớn hơn từ phía nam giới:

Thiếu hỗ trợ cho việc nuôi trẻ sơ sinh, vốn là một vấn đề phức tạp;•

Sự chú trọng không đồng đều vào nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, bạn tình và gia đình, cũng •như sự theo dõi chưa đủ về chăm sóc liên tục, đảm bảo chăm sóc thích hợp, điều trị và chẩn đoán các trẻ phơi nhiễm;

Thiếu sự kết hợp giữa các dịch vụ PLTMC, sự phối hợp chưa hiệu quả với các dịch vụ y tế và •xã hội khác; và

Thiếu sự quan tâm đối và các dịch vụ phòng ngừa ban đầu và phòng tránh mang thai ngoài •ý muốn, bao gồm cả tiếp cận các sản phẩm sức khoẻ sinh sản;

Một số những khó khăn đó có thể được giải quyết thông qua sự tham gia nhiều hơn của nam giới và triển khai những phương pháp tiếp cận để lôi kéo sự tham gia của họ vào các dịch vụ y tế. Nam giới đóng vai trò quan trọng vào cả bốn thành tốt trong phương pháp tiếp cận toàn diện về PLTMC (Số liệu của UNAIDS/IATT và Báo cáo Horizons, 2003).

Vậy thì tại sao sự tham gia của nam giới vẫn còn thấp, mặc dù đã có sự thừa nhận đối với sự cần thiết đó? Trước tiên, rất nhiều nỗ lực phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đã chú trọng vào thuốc dự phòng và bảo vệ trẻ sơ sinh (số liệu UNAIDS/IATT). Chỉ mới gần đây các nỗ lực mới được mở rộng để

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

60

bao gồm cả các hoạt động dành cho người mẹ, và sau đó là gia đình và cộng đồng (số liệu UNAIDS/IATT và WHO 2007). Phương pháp tiếp cận bốn thành tố do Tổ chức Y tế Thế giới giới thiệu đưa ra khung chương trình cho một phương pháp tiếp cận lồng ghép và toàn diện hơn, chuyển từ chỉ chú trọng vào việc bảo vệ trẻ sơ sinh không bị lây truyền bệnh sang thừa nhận nhu cầu cần tập trung vào cả người mẹ, cũng như người cha để phòng tránh lây truyền cho người mẹ và phòng tránh thai đối với những phụ nữ đã nhiễm bệnh và không muốn sinh con (WHO, 2007).

Thứ hai, ở hầu hết các quốc gia, vai trò sinh học của phụ nữ trong việc mang thai và sinh con, cộng với những quan niệm truyền thống về tính gia trưởng, có nghĩa là công tác PLTMC được xem là trách nhiệm của phụ nữ (Cullinan, 2002). Việc cung cấp dịch vụ đã chỉ tăng cường thông điệp này bằng việc chỉ nhắm tới phụ nữ trong các dịch vụ PLTMC. Khái niệm cho rằng PLTMC phải có sự tham gia chủ động của cả nam giới và phụ nữ và cho rằng cần đấu tranh với nạn dịch này ở phạm vi rộng hơn đang dần dần có tiến triển (Montgomery và đồng sự, 2006). Tuy nhiên điều này đòi hỏi có thử thách và thay đổi vai trò về giới, cũng như sự định nghĩa lại những yếu tố thuộc về nam giới (tài liệu trên).

Thứ ba, khi thảo luận về vai trò về giới trên thế giới, nam giới thường được nhắc tới như là một nhóm giới tính chiếm ưu thế. Các tác giả của một ấn phẩm mới đây tranh luận rằng các hành vi của nam giới là một ‘sản phẩm’ của các ý tưởng và quan điểm về cách họ nên phản ứng ra sao, và những điểm nên gọi là chiếm ưu thế, tính nam vượt trội đã ảnh hưởng tới những hành vi và hành động của nam giới (Đại học SIDA/Lunds, 2007). Một số nam giới và thiếu niên nam có thể không bị tác động bởi những ảnh hưởng đó, nhưng một số khác phải đấu tranh để thấy được những đặc điểm khác biệt. Nói cách khác, họ cho rằng “những tính nam mang tính chọn lựa, tồn tại bền vững không chỉ ở những cá thể đơn lẻ mà còn ở các quần thể và nhóm cơ quan (ví dụ ở những môi trường làm việc, môi trường thể thao hay quân sự) (tài liệu trên). Những tính nam đó được hình thành thông qua tác động xã hội và mang tính năng động – chúng thay đổi theo thời gian (tài liệu nêu trên). Những tính nam đó cũng gắn với hệ thống tôn ti và các quan hệ quyền lực; có những dạng thức chính và dạng thức phụ của các tính nam (tài liệu trên). Các ví dụ về sự hình thành mang tính xã hội của các tính nam đóng vai trò trung tâm trong lây truyền HIV là (tài liệu trên):

Rằng nam giới thì phải khoẻ mạnh- dẫn tới kết quả là họ không tới khám bệnh vì cho đó là •dấu hiệu của ốm yếu

Rằng quan hệ đồng giới không đồng nghĩa với ‘là một người đàn ông’ – dẫn tới sự im lặng và •sự sỉ nhục về vấn đề đồng giới

Rằng tính dục của nam giới khiến họ có nhiều bạn tình hoặc khiến họ lạm dụng và có thể •cưỡng hiếp phụ nữ/nam giới

Tính nam chiếm ưu thế đó gây tác động tới hành vi và thái độ của nam giới đối với hoạt động PLTMC.

Những điều nêu trên được thể hiện trong bối cảnh thiếu sự phối hợp cả bốn thành tố trong PLTMC và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố dưới đây:

A. Sự tham gia của nam giới vào việc phòng tránh lây nhiễm HIV ban đầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh con

Phụ nữ có bạn tình đã biết về tình trạng nhiễm HIV hoặc đã biết họ có hành vi nguy cơ có thể tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nam giới có thể không sẵn sàng sử dụng bao cao su hay không quan hệ để phòng tránh lây nhiễm. Trong các mối quan hệ lâu dài, nam giới và phụ nữ có thể không muốn sử dụng bao cao su (số liệu UNAIDS/IATT và Burke và đồng sự, 2004). Ở Campuchia, chiến dịch khuyến khích sử dụng bao cao su đã được thực hiện rất

PHỤ LỤC 1: Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

61

thành công với tỉ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục được nâng cao, nhưng không được những mối quan hệ lâu dài ủng hộ bởi sử dụng bao cao su khiến người ta liên tưởng tới mại dâm (Walston, 2005). Ở những nơi phụ nữ thường không có quan hệ tình dục trong thời kỳ thai nghén, nam giới có thể tìm kiếm tình dục bên ngoài. Sự kiêng khem được coi là rất khó khăn, vì nam giới nói rằng họ không thể cưỡng lại được những ‘thúc giúc không thể kiềm chế” (Smith và Rapkin, 1996 và Burke và đồng sự, 2004).

B. Sự tham gia của nam giới vào phòng ngừa có thai ngoài ý muốn

Phụ nữ không muốn hoặc chưa quyết định được việc sinh con, đặc biệt đối với các trường hợp phụ nữ có HIV dương tính hoặc phụ nữ có bạn tình nam có HIV dương tính, có thể miễn cưỡng tránh thai do áp lực văn hóa xã hội rất mạnh mẽ đối với việc sinh con. Các cặp vợ chồng cần trao đổi cởi mở về những nguy cơ và khó khăn đối với việc sinh con khi một hoặc cả hai người đều có HIV dương tính – vì chỉ mình phụ nữ không thể thực hiện tránh thai được (Burke và đồng sự, 2004).

C. Sự tham gia của nam giới vào phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con

Ở những nơi có dịch vụ PLTMC, dù ở mức tối thiểu, các dịch vụ này bao gồm tư vấn, xét nghiệm, thường qui hoặc tự nguyện, trong quá trình mang thai hoặc lúc lâm bồn, cung cấp thuốc dự phòng ARV trong thời kỳ mang thai và/hoặc lúc lâm bồn cho người mẹ và cho trẻ sơ sinh, cũng như những hướng dẫn về nuôi con và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Vai trò của nam giới đối với việc làm xét nghiệm trong quá trình mang thai:

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ càng được chẩn đoán sớm thì họ được uống thuốc dự phòng ARV càng sớm. Người chồng/bạn tình có thể ủng hộ hoặc không ủng hộ người phụ nữ làm xét nghiệm HIV. Bất kể người phụ nữ nghĩ thế nào, thì họ sẽ không làm xét nghiệm nếu người chồng/bạn tình của họ không đồng ý hoặc họ sẽ được thuyết phục làm xét nghiệm nếu người chồng/bạn tình ủng hộ họ. (Chandisarewa và đồng , 2007). Trong quá trình mang thai, cả hai đều có cơ hội để cùng làm xét nghiệm và được tư vấn. Một nghiên cứu ở Uganda (Bajunirwe và đồng sự, 2005) cho thấy thái độ của các bạn tình nam có ý nghĩa quan trọng đối với sự chấp thuận làm xét nghiệm HIV của phụ nữ. Có một số trường hợp phụ nữ làm xét nghiệm HIV mà không có sự đồng ý của chồng, sau đó họ đã bị đánh đập (De Paoli và đồng sự, 2004). Trong cuộc điều tra đó, biết được người chồng có hay không đồng ý với quyết định làm xét nghiệm HIV của người phụ nữ là dự đoán chính xác nhất về kết quả người phụ nữ sẽ làm hay không làm xét nghiệm.

Nam giới có thể ủng hộ phụ nữ sử dụng thuốc dự phòng ARV

Những người chồng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ người vợ sử dụng thuốc dự phòng ARV trong quá trình mang thai, và cả cho đứa trẻ sau khi được sinh ra. Khi người phụ nữ đang hồi phục sau ca sinh nở, người chồng/bạn tình có thể chịu trách nhiệm giám sát việc sử dụng thuốc ARV. Nam giới rất được khuyến khích tiếp cận thuốc ARV, cho dù thuốc này chỉ dành cho đứa bé hay cả bé và mẹ (Burke và đồng sự, 2004).

Một số yếu tố dẫn tới sự tham gia ít ỏi của nam giới vào việc tiếp cận hoặc hỗ trợ bạn tình nữ tiếp cận các dịch vụ này đã được ghi nhận như sau:

Nam giới thiếu kiến thức về PLTMC và SKSS.

Nam giới thường không phải là đối tượng đích của những thông tin về sức khoẻ bà mẹ hoặc thậm chí thông tin về PLTMC (Mullany, B, 2006 và Munene & Gathenya, 2004). Họ có thể không biết về

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

62

những dịch vụ này, cũng như những lợi ích cho người phụ nữ và con cái của họ, và đặc biệt là những phương pháp tiếp cận để phòng tránh việc lây truyền HIV sang con cái của họ (tài liệu trên).

Theo truyền thống, nam giới không được mong đợi tham gia vào việc chăm sóc thai nghén:

Một số nghiên cứu ở Campuchia và Nepal cho thấy nam giới khá miễn cưỡng khi tham gia vào việc chăm sóc thai nghén do quan niệm xã hội. Nam giới bị trông thấy giúp vợ làm việc nhà dễ bị hàng xóm cho là ‘sợ vợ’ (Peacock, 2003). Hơn nữa nếu để người chồng làm việc nhà, người vợ lại sợ bị người khác đánh giá là lười biếng hoặc dốt nát. Thai nghén được hiểu là công việc của phụ nữ, và mẹ chồng và mẹ đẻ đóng vai trò quan trọng, hơn rất nhiều so với người chồng. (Walston, 2005 và Mullany, 2006)

Nam giới không tới các địa điểm có các dịch vụ chăm sóc trước sinh, nơi phụ nữ làm xét nghiệm và được tư vấn

Việc gắn các dịch vụ PLTMC vào là một phần của các dịch vụ chăm sóc trước sinh và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng sự tiếp cận và giúp phụ nữ dễ tiếp cận các dịch vụ này hơn (WHO, 2007). Đặc biệt, việc xét nghiệm thường qui HIV trong thời kỳ mang thai (được quyền lựa chọn) hiện nay được coi là một thực hành hữu ích (WHO, 2007 và Chandisarewa và đồng sự, 2007). Các dịch vụ chăm sóc trước sinh và SKBM&TE từ lâu đã là việc của phụ nữ, do vậy việc lôi kéo sự tham gia của nam giới vào các hoạt động chăm sóc trước sinh thực sự là điều khó khăn (Mullany, 2006).

Hoạt động chăm sóc trước sinh nhắm tới phụ nữ: Ở KwaZuluNatal, một nghiên cứu trên 1000 1. nam giới phát hiện rằng nam giới sẵn sàng tới các điểm dịch vụ trước sinh, nhưng họ không biết chắc cán bộ y tế ở đó có đủ kỹ năng hay không (Peacock, 2003). Ở Campuchia, nam giới nói rằng các dịch vụ sức khoẻ sinh sản chỉ chú trọng vào phụ nữ, chủ yếu dành cho các khách hàng nữ và cán bộ cung cấp dịch vụ cũng là nữ, điều đó không khuyến khích nam giới tiếp cận dịch vụ (Walston, 2005). Thời gian và giờ giấc làm việc của các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh cũng không phù hợp với nam giới.

Cán bộ cung cấp dịch vụ chủ yếu là nữ giới: Hầu hết cán bộ cung cấp dịch vụ sức khoẻ sinh 2. sản là phụ nữ, và nam giới không cảm thấy thoải mái thảo luận về các vấn đề riêng tư như tình dục với phụ nữ (Burke và đồng sự). Các thông tin về sức khoẻ cần được đưa ra từ những nguồn đáng tin cậy, và tốt hơn từ từ cán bộ nam: Một nghiên cứu thực hiện tại Tanzania phát hiện nam giới thích được nhận thông tin và tư vấn từ những nam giới khác hơn (Burke và đồng sự, 2004).Nam giới có thể tin tưởng những thông tin từ cán bộ y tế, dù họ là nam hay nữ, nhưng họ không nói chuyện cởi mở với những cán bộ nữ. Cán bộ nữ cũng được coi là phù hợp để làm việc với khách hàng nữ.

Nam giới có thể không muốn bạn tình nữ làm xét nghiệm, đặc biệt trong thời gian mang thai.

Một nghiên cứu ở Tanzania phát hiện rằng một kết quả xét nghiệm dương tính cho bạn tình nữ hoặc một đứa trẻ là một sự đồng nghĩa với tình trạng nhiễm bệnh của một người đàn ông (Burke và đồng sự, 2004). Nếu đứa trẻ hoặc người mẹ có kết quả âm tính, thì bạn tình của người mẹ cũng vậy. Nam giới, đặc biệt là những người biết rõ rằng họ đã có những hành vi nguy cơ cao có thể rất miễn cưỡng đồng ý cho bạn tình của họ làm xét nghiệm, và nếu người phụ nữ làm xét nghiệm có thể cũng không phát hiện ra kết quả dương tính của người chồng, vì một số những lý do sau:

Lo sợ bị bỏ rơi, bị đánh đập hoặc từ chối. Phụ nữ biết về tình trạng dương tính của mình có •thể không chia sẻ kết quả với người chồng vì người chồng có thể sẽ bỏ họ, hoặc đánh đập họ (Medley và đồng sự, 2004)

PHỤ LỤC 1: Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

63

Lo sợ bị phát hiện: Phụ nữ biết về tình trạng nhiễm HIV của mình có thể buộc tội người chồng •vì đã không chung thuỷ hoặc có quan hệ với gái mại dâm. Nam giới thường có quan hệ với gái mại dâm nhưng không bao giờ muốn vợ biết điều đó, và do vậy họ có thể chống đối việc làm xét nghiệm hoặc không muốn bị lộ nếu người vợ đã được xét nghiệm (Medley và đồng sự, 2004).

Lo sợ biết về tình trạng nhiễm HIV của mình: Ở Zimbabwe, một nghiên cứu được thực hiện •trên các đối tượng bạn tình nam của phụ nữ đã làm xét nghiệm thường qui trong quá trình mang thai phát hiện ra rằng chỉ có 7% nam giới tới làm xét nghiệm biết được bạn tình nữ của họ có kết quả dương tính (Winfreda và đồng sự, 2007).

Lo sợ bị kinh bỉ, phân biệt đối xử. Mối lo ngại kết quả xét nghiệm sẽ được loan ra trong cộng •đồng là một trong những rào cản lớn nhất đối với nam giới trong quyết định đi làm xét nghiệm hay đồng ý để bạn tình đi làm xét nghiệm. Một nghiên cứu ở Tanzania cho thấy nam giới thích được xét nghiệm ở những nơi cách xa nhà hơn (Burke và đồng sự). Ở Campuchia, các nghiên cứu thấy rằng mọi người thích làm xét nghiệm ở những cơ sở tư nhân hơn là tại các trung tâm của nhà nước, bởi vì ở đó kết quả được bảo mật hơn (Walston, 2005).

Không thừa nhận các hành vi nguy cơ: Nam giới có thể không thừa nhận việc sử dụng ma tuý •hay quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn tới HIV- và có thể không muốn đối mặt với thực tế của những hành vi đó (Vermund và Wilson, 2002).

Cảm giác tội lỗi và lo lắng cho đứa con: Các bạn tình nữ được chẩn đoán trong thời kỳ mang •thai có thể truyền bệnh cho đứa trẻ, và nam giới có thể cảm thấy tội lỗi và lo lắng cho sức khoẻ của người phụ nữ và đứa trẻ.

Phụ nữ có thể không muốn nói kết quả xét nghiệm của mình cho bạn tình vì sợ bị bỏ rơi hoặc bị đánh đập

Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ đã làm xét nghiệm mà bạn tình không biết rất miễn cưỡng trong việc thông báo kết quả, dù đó là âm tính hay dương tính (Cullinan, 2002, De Paoli và đồng sự, 2004 và Nuwagaba-Biribonwoha và đồng sự, 2007). Việc thông báo kết quả âm tính có thể cho thấy sự nghi nghờ của họ đối với hành vi của người đàn ông hoặc thể hiện rằng họ có thể đã có hành vi nguy cơ (tài liệu trên). Còn thông báo một kết quả dương tính có thể khiến họ bị bỏ rơi nếu người nam đổ lỗi cho người nữ hoặc anh ta sẽ chối bỏ những hành vi nguy cơ của mình (tài liệu trên).

D. Sự tham gia của nam giới vào chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh

a. Vai trò của nam giới trong chăm sóc và hỗ trợ trong quá trình mang thaiNam giới có thể hỗ trợ phụ nữ trong quá trình mang thai bằng cách chia sẻ việc nhà, cùng tham gia vào hoạt động chăm sóc trước sinh với phụ nữ, và giúp họ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

b. Vai trò của nam giới trong chăm sóc trẻ sơ sinhViệc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh vẫn còn là một vấn đề phức tạp, với việc tiếp cận sữa bột thay thế, các cách thực hành an toàn và khoẻ mạnh khi sử dụng bình bú sữa, và những thái độ kỳ thị của xã hội đối với việc nuôi con bằng sữa bột là một số thách thức (Leshabari và đồng sự, 2006, Buskens và đồng sự, 2007). Hỗ trợ lớn nhất có thể được đưa ra là quyết định và giữ vững quyết định nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, hoặc chỉ bằng sữa mẹ hoặc bằng thức ăn thay thế, đặc biệt khi cả hai phương pháp đó không phải cách làm truyền thống (Waweru và đồng sự, 2004). Việc quản lý thuốc dự phòng ARV, nhận sữa bột cho trẻ sơ sinh và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh nếu là nuôi con bằng phương pháp thay thế- tất cả những hoạt động này đều có thể được nam giới hỗ trợ (tài liệu trên).

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

64

Phụ nữ có thể không có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, điều trị và thuốc men cho con cái •nếu không có sự hỗ trợ của nam giới (số liệu UNAIDS/IATT). Như trình bày ở phần trên, loạt dịch vụ mà một phụ nữ có thai hoặc một người mới làm mẹ phải tiếp cận có thể là rất kinh khủng đối với họ, đặc biệt nếu các dịch vụ đó được cung cấp ở nhiều địa điểm khác nhau. Sự hỗ trợ của bạn tình sẽ giúp phụ nữ tiếp cận được tất cả các dịch vụ đó.

Phụ nữ không cảm thấy được hỗ trợ về chiến lược cũng như phương pháp nuôi con bằng •thức ăn thay thế hoặc phương pháp nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (Buskens và đồng sự, 2007). Tại nhiều nước đang phát triển, việc nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp truyền thống, nhưng việc nuôi con lâu dài hoàn toàn bằng sữa mẹ thì không (Số liệu thông tin trẻ em của UNICEF, 2007). Ở một số nước, thức an thay thế được áp dụng từ tháng thứ 2 (tài liệu trên, Buskens và đồng sự, 2007). Việc nuôi con bằng thức ăn thay thế cũng có nhiều khó khăn (Leshabari và đồng sự, 2006). Phụ nữ có thể không có đủ nguồn lực để mua sữa bột, và dù ở nơi có cung cấp sữa miễn phí, thì họ cũng không có đủ nguồn lực để đảm bảo việc cho uống sữa từ bình được an toàn vệ sinh (Wanyu và đồng sự, 2007). Khi nam giới không hỗ trợ các lựa chọn này, thì phụ nữ có thể sẽ không thực hiện được và rồi họ sẽ phải nuôi con bằng phương pháp hỗn hợp.

Nuôi con bằng phương pháp thay thế đồng nghĩa với dấu hiệu của tình trạng HIV dương •tính. Một nghiên cứu thực hiện ở Tanzania cho thấy cả nam và nữ đều tỏ ra lo ngại trong một môi trường mà việc nuôi con bằng sữa mẹ là quan niệm lâu đời, và mọi người đều biết rằng việc nuôi con bằng thức ăn thay thế được khuyến khích áp dụng cho những phụ nữ dương tính; thì nuôi con bằng thức ăn thay thế gần như được hiểu là một cách thừa nhận tình trạng nhiễm bệnh của họ (Burke và đồng sự, 2004).

B. Vấn đề giới ở Việt Nam và một số ngầm ý đối với PLTMC

Ở Việt Nam, đặc biệt so với các nước trong khu vực, đã có tiến bộ vượt bậc trong việc cải thiện bình đẳng giới (Báo cáo đánh giá giới ở Việt Nam, 2006). Các kết quả về y tế và giáo dục nhìn chung đã được cải thiện và các cơ hội kinh tế cũng được mở rộng cho cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên những định kiến về giới vẫn còn rất nặng nề trong việc ra quyết định trong gia đình, làm việc nhà, thái độ đối với nam giới và phụ nữ tại nơi làm việc và trong xã hội (tài liệu trên). Báo cáo Đánh giá về Giới ở Việt Nam năm 2006 chỉ ra sự bất bình đẳng trong khối lượng công việc, trong đó nữ giới phải làm việc trung bình là 13 giờ mỗi ngày, còn nam giới trung bình chỉ làm có 9 giờ (cùng tài liệu nêu trên). Sự bất bình đẳng này có thể được giải thích với một thực tế rằng nữ giới phải dành một lượng thời gian ngang bằng cho các hoạt động kiếm thu nhập, nhưng đồng thời vẫn phải làm phần lớn các việc trong nhà (cùng tài liệu nêu trên). Trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở, đặc biệt là khi phải giải quyết các nhu cầu phát sinh về việc chăm sóc và hỗ trợ liên quan đến HIV, sự bất bình đẳng về giới này có quan hệ tới tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con.

Xét ở mức độ gia đình, người chồng vẫn luôn được coi là người có quyền quyết định chính trong gia đình ngay cả trong xã hội đương đại ở Việt Nam (Knodel et al 2004). Văn hóa Việt Nam vẫn mang tính gia trưởng, coi người chồng và người cha là người chủ của gia đình (cùng tài liệu nêu trên). Gia đình là đơn vị cơ bản ở Việt Nam, và mô hình gia đình hạt nhân là phổ biến (cùng tài liệu nêu trên). Các mối quan hệ gia đình là các mối quan hệ quan trọng nhất ở Việt Nam, đặc biệt đối với dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh, vì đối với họ, các mối quan hệ cộng đồng, thị tộc và làng xóm thường không quan trọng bằng mối quan hệ gia đình (cùng tài liệu nêu trên). Các gia đình Việt Nam vì vậy sống rất riêng tư và độc lập, điều đó có nghĩa là chồng và vợ thường phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau về đạo đức, tình cảm và tài chính. Chồng và vợ có thể trao đổi với nhau về những quyết định quan trọng, tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, thì ý kiến của người chồng thường sẽ được coi trọng hơn (cùng tài liệu nêu trên).

PHỤ LỤC 1: Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

65

Xã hội Việt Nam rất coi trọng cuộc sống gia đình, việc kết hôn và sinh con (thường chỉ sinh con sau khi kết hôn) luôn được mong đợi và khuyến khích (Oosterhoff 2008, Chương 1). Vai trò làm mẹ rất có giá trị, được tôn kính nhất, và phụ nữ kết hôn với mong muốn là họ sẽ sớm có con (cùng tài liệu nêu trên). Mẹ chồng, mẹ đẻ, và các thành viên khác trong gia đình đều động viên họ có con và do vậy họ có thể đóng vai trò tích cực trong việc mang thai và sinh nở, đặc biệt đối với những phụ nữ trẻ, lần đầu tiên làm mẹ (cùng tài liệu nêu trên). Tư tưởng thích có con trai, đặc biệt là ở một số vùng quê hiện vẫn còn rất phổ biến— vì theo truyền thống nho giáo, cần phải có con trai để duy trì dòng họ (Oosterhoff, trên báo Văn hóa, Sức khỏe và Giới tính). Các quyết định về khả năng sinh sản được nhìn nhận tùy từng bối cảnh văn hóa xã hội, trong đó các quan điểm và áp lực của toàn bộ gia đình có ảnh hưởng rất mạnh mẽ.

Oosterhoff cho thấy một áp lực rất lớn, kèm theo các nền tảng văn hóa và sức ép từ phía gia đình buộc người phụ nữ phải có con. Bà nhấn mạnh rằng là một người mẹ sẽ nâng cao vị thế của một cuộc hôn nhân, và rằng một cặp vợ chồng đã kết hôn nếu không có con thì sẽ không có hạnh phúc trọn vẹn (cùng tài liệu nêu trên). Khuynh hướng thích con trai rất mạnh mẽ, và trong trường hợp người chồng là người con trai duy nhất trong gia đình, thì áp lực phải có con càng lớn (cùng tài liệu nêu trên). Động cơ thúc đẩy trong những trường hợp như vậy thường là mong ước sớm có một đứa cháu trai để nối dõi tông đường. Luận cương của bà cũng chỉ ra một số ví dụ về những đứa con trai là những người sử dụng ma túy, thậm chí đã biết về tình trạng nhiễm HIV, nhưng vẫn được gia đình khuyến khích kết hôn, với hy vọng là sẽ “ngay lập tức” sinh ra một đứa con trai, và đôi khi là mong muốn để có một đứa cháu nội. Những người phụ nữ bị ràng buộc bởi các cuộc hôn nhân này có thể không được biết về tình trạng HIV của chồng họ, và sẽ quan hệ tình dục với chồng mà không dùng biện pháp bảo vệ. Thậm chí sau khi biết về tình trạng HIV của chồng, họ có thể vẫn quyết định có thai vì những định kiến gia đình, văn hóa và xã hội xoay quanh việc kết hôn và sinh con (cùng tài liệu nêu trên).

Trong khi khó có thể rút ra được các kết luận chung về hành vi tình dục của các cặp vợ chồng, thì việc đàn ông đã có vợ có quan hệ với gái mại dâm là chuyện rất bình thường – một số người có thể rất ít khi làm chuyện này, trong khi những người khác lại là khách hàng thường xuyên (Trần Đức Hòa và nhóm nghiên cứu, 2007). Những lần quan hệ với gái mại dâm thường là đi cùng với bạn bè là nam giới, hoặc với các nam đồng nghiệp trong những lần đi giao dịch công việc (cùng tài liệu nêu trên). Trong những trường hợp như vậy, ngoài việc quan hệ với gái mại dâm, những người đàn ông này thường uống rượu. Những người đàn ông này thú nhận rằng rất khó từ chối những lời mời như vậy. Và không chắc rằng họ có luôn sử dụng bao cao su trong những lần quan hệ như vậy hay không vì họ thường làm chuyện đó sau khi đã uống rượu (cùng tài liệu nêu trên).

Đồng thời, chồng thường không có nguyên tắc phải trao đổi thẳng thắn với vợ về tình dục. Trong khi họ thường trao đổi với nhau về con cái, các vấn đề tài chính, sức khỏe, và hy vọng về tương lai, thì tình dục luôn là một chủ đề kiêng kị. Đàn ông thường thích trao đổi về tình dục với bạn bè của họ, và phụ nữ cũng có thể làm tương tự như vậy, các chủ đề như khoái cảm tình dục thường ít được nữ giới trao đổi hơn so với nam giới (cùng tài liệu nêu trên). Vì vậy, nam giới và nữ giới bị rơi vào trong một vòng xoáy khi mà họ không thể trao đổi một cách cởi mở với nhau về khoái cảm tình dục, và họ cho là bình thường khi vừa có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để đạt được khoái cảm, vừa quan hệ với vợ/chồng để sinh con (cùng tài liệu nêu trên).

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

66

IV. Bài học kinh nghiệm từ các chương trình HIV/AIDS và SKSS/KHHGĐ có sự tham gia của nam giới

Dưới dây là một số yếu tố thành công của các chưong trình có khuyến khích sự tham gia của nam giới vào hoạt động PLTMC:

A. Các nỗ lực cộng đồng được nhắm vào nam giới đã cải thiện sự chấp nhận các dịch vụ PLTMC của phụ nữ (Báo cáo Horizons, 2003):

Một bản đánh giá các dịch vụ PLTMC phát hiện thấy nam giới truyền tải thông tin giáo dục tới nam giới ở bên ngoài môi trường chăm sóc trước sinh/SKBM&TE là hiệu quả nhất. Bản đánh giá này đưa ra một số ví dụ cụ thể, “ở vùng nông thôn Keemba và Monze, thuộc Zambia, cán bộ chương trình tiếp cận cán bộ lãnh đạo là nam giới để thúc đẩy các hoạt động PLTMC trong nhóm nam giới trong cộng đồng của họ, điều này đã khiến mức độ tham gia của nam giới cao hơn trong các quyết định liên quan tới PLTMC và tỉ lệ sử dụng các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện.” Bản đánh giá cũng nêu rõ “cung cấp thông tin trực tiếp cho nam giới khẳng định vai trò quan trọng của họ vào các quyết định như vậy và giúp giảm bớt gánh nặng của phụ nữ trong công tác PLTMC.”

B. Lôi kéo nam giới tham gia vào hoạt động sức khoẻ sinh sản có sử dụng các chiến lược tiến bộ có thể giúp cải thiện việc làm xét nghiệm của bạn tình (USAID, Các trường hợp điển hình Rwanda, 2005).

Ở Rwanda, một chương trình phối hợp các hoạt động lôi kéo sự tham gia của bạn tình với các dịch vụ PLTMC đã giúp tăng tỉ lệ làm xét nghiệm của bạn tình trong một thời gian ngắn. Ba chiến lược được sử dụng để kêu gọi nam giới tham gia: bạn tình trực tiếp và kín đáo đưa vợ tới cơ sở y tế để làm các dịch vụ chăm sóc trước sinh, chủ động lôi kéo họ tham gia vào các dịch vụ cho vợ, và xây dựng quan hệ đối tác cộng đồng-người cung cấp dịch vụ, ở đó các gia đình và cán bộ y tế có thể thảo luận về các quan điểm và giá trị, cũng như thái độ và hành vi.

Chương trình này đã thấy có sự gia tăng về số lượng bạn tình nam làm xét nghiệm, “từ 10% vào tháng 12/2002 lên 88% vào tháng 9/2004”. Báo cáo cũng cho biết hiện nay quan điểm nam giới đưa vợ/bạn tình tới các buổi tư vấn về PLTMC mà không cần phải có thư mời.

C. Lôi kéo nam giới tham gia vào hoạt động sức khoẻ sinh sản sử dụng các chiến lược tiến bộ có thể nâng cao sức khoẻ của bà mẹ (Waweru và đồng sự, 2004, và Mullany và đồng sự, 2007).

Theo một nghiên cứu khác ở Kenya, một phòng khám cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trước khi sinh vào Thứ bảy vừa được thành lập, và phụ nữ được nhận hai lá thư; một dành cho cơ quan của bạn tình để xin phép cho họ được nghỉ làm để đến khám; một dành cho bạn tình của người phụ nữ đó để mời anh ta đến khám. Sau khi áp dụng hình thức gửi thư, số lượng nam giới đến khám gần như tăng gấp đôi (từ 8% đến 14%), và một nửa số nam giới đến khám nói rằng thời gian vào ngày thứ Bảy rất phù hợp với họ.

PHỤ LỤC 1: Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

67

Ở Nepal, một thử nghiệm thực hiện ngẫu nhiên được tiến hành để xác định những khác biệt mà sự tham gia của nam giới vào các dịch vụ chăm sóc trước sinh mang lại đối với các kết quả về sức khoẻ của các bà mẹ. Những phụ nữ được tuyên truyền giáo dục với sự có mặt của chồng thường trở lại để khám sau sinh nhiều hơn những phụ nữ chỉ nhận tuyên truyền giáo dục một mình hoặc không được tuyên truyền giáo dục. Những phụ nữ được tuyên truyền giáo dục cùng với chồng thường đến khám hơn 3 lần trước sinh, nhiều hơn gấp đôi số phụ nữ đi khám một mình với số lần khám tương tự. Những số liệu này là bằng chứng cho thấy tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ có thai và bạn tình của họ mang lại tác động lớn hơn về các hành vi chăm sóc sức khoẻ bà mẹ so với việc chỉ tuyên truyền giáo dục riêng cho phụ nữ.

D. Cung cấp xét nghiệm như là một phần của các dịch vụ cho phụ nữ trong thai kỳ.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy việc xét nghiệm HIV thường qui trước sinh vừa mang tính khả thi vừa dễ được chấp nhận cho phụ nữ có thai. Có rất nhiều lý do khiến số lượng phụ nữ làm xét nghiệm như là một phần của gói dịch vụ thường qui tăng cao hơn số phụ nữ làm xét nghiệm lựa chọn. Phụ nữ ít lo sợ về việc tham gia làm xét nghiệm HIV nếu xét nghiệm đó là một mục trong gói dịch vụ thường qui bởi cách này khiến bạn tình và gia đình của họ nghĩ rằng đó là một ‘tiêu chuẩn chăm sóc sức khoẻ’ dành cho tất cả phụ nữ tới khám thai, và như vậy điều đó giúp giảm bớt sự kỳ thị và những hậu quả xã hội khác so với cách làm xét nghiệm lựa chọn (Winfreda và cộng sự, 2007). Một chương trình ở vùng đô thị thuộc Zimbabwe cho thấy ‘gần 100% phụ nữ lựa chọn làm xét nghiệm HIV và có sự cải thiện rõ rệt về số lượng các dịch vụ PLTMC’ sau khi việc xét nghiệm thường qui được áp dụng (tài liệu trên). Cũng theo chương trình này, “ngoài ra, việc gây cảm xúc với cộng đồng, các buổi tư vấn có sự tham gia của các cán bộ tư vấn nhiệt tình trong cộng đồng và sự sẵn có của dịch vụ xét nghiệm HIV nhanh tại chỗ” cũng đã giúp tăng tỉ lệ làm xét nghiệm HIV trong nhóm phụ nữ (tài liệu trên).

Trong khi nghiên cứu ở Zimbabwe phát hiện rằng hầu hết phụ nữ (98%) đều trở lại để nhận kết quả xét nghiệm, điều này không thống nhất ở một số địa điểm khác nơi có dịch vụ xét nghiệm thường qui (tài liệu trên). Các tác giả của nghiên cứu này cũng nói có sự đối lập về kết quả giữa Zimbabwe và Botswana và Kenya, nơi kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 29% và 31% phụ nữ làm xét nghiệm trở lại lấy kết quả (tài liệu trên). Điều này khá giống với tình trạng ở Việt Nam, nơi có khá nhiều phụ nữ bị mất dấu, không theo dõi được (Morch và đồng sự, 2006).

Phụ lục 2:

Các điều khoản tham chiếu Nghiên cứu về sự tham gia của nam giới/bạn tình

nam vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản và Sức khoẻ tình dục, bao gồm cả PLTMC

PHỤ LỤC 2: Các điều khoản tham chiếu

71

Thông tin chung

Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập và mở rộng các hoạt động Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con (PLTMC) ở trong nước cũng như việc khái niệm hóa các liên kết cần thiết giữa Sức khỏe sinh sản và giới tính (SKSS&GT), Sức khỏe Bà mẹ và trẻ sơ sinh (SKBM&TSS) và PLTMC.

Mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia về PLTMC là từ nay cho đến cuối năm 2010, toàn quốc đều tiếp cận được các dịch vụ PLTMC – một mục tiêu đầy tham vọng đòi hỏi phải huy động được các dịch vụ và nguồn lực.

Tuy nhiên, ở những nơi đã có các dịch vụ PLTMC, việc sử dụng dịch vụ này vẫn còn thấp. Phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trước sinh thường lựa chọn không làm xét nghiệm HIV khi họ được đề nghị, dù họ biết được rằng nếu phát hiện ra tình trạng mắc bệnh của họ, họ sẽ được nhận một số dịch vụ giúp phòng tránh lây truyền bệnh sang cho con của họ. Hầu hết phụ nữ có thai được xét nghiệm dương tính ở giai đoạn cuối của thai kỳ, chủ yếu là ngay trước khi sinh, khiến họ không kịp thời tiếp cận các dịch vụ khi cần. Một số nghiên cứu cho thấy khi có sự tham gia tích cực của bạn tình nam, các hành vi tìm kiếm dịch vụ sức khoẻ đối với phụ nữ có HIV dương tính và sự chấp nhận làm xét nghiệm HIV thường cao hơn ở nhóm phụ nữ. Do vậy, phụ nữ và bạn tình của họ có thể cùng tiếp cận việc điều trị HIV và tránh lây truyền HIV sang cho con của họ nếu như họ bị nhiễm.

Một số đánh giá và các cuộc trao đổi với các nhân viên y tế và phụ nữ đi khám thai ở Việt Nam cho thấy còn thiếu sự tham gia của nam giới vào việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ, cũng như là chia xẻ thông tin về tầm quan trọng của công tác PLTMC, và đây là một trong những trở ngại đối với việc tăng cường sử dụng các dịch vụ PLTMC. Phụ nữ thường không thể tự một mình đưa ra quyết định làm xét nghiệm HIV được, và việc tư vấn xét nghiệm cho cặp vợ chồng vẫn còn rất hạn chế ở trong nước.

Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy sự hỗ trợ và tham gia của nam giới, cũng như việc họ tiếp cận các dịch vụ bao gồm các dịch vụ chăm sóc trước sinh cơ bản sẽ thúc đẩy tính hiệu quả của các dịch vụ PLTMC và góp phần vào công tác phòng chống HIV ban đầu cho cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt trong quá trình mang thai, cho con bú, và PLTMC thứ cấp, và lâu dài hơn giúp giảm tỉ lệ nhiễm HIV ở trẻ em. Ngoài ra, thế giới cũng đã công nhận sự tham gia và hỗ trợ của nam giới sẽ giúp phụ nữ tuân thủ việc sử dụng thuốc dự phòng ARV cũng như các qui định về điều trị, và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

Mục đích nghiên cứu

Bộ Y tế, với sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực Thế giới (UNFPA) đã thực hiện nghiên cứu này về sự tham gia của nam giới vào chương trình PLTMC, các rào cản và cơ hội, cũng như sự sẵn sàng của nam giới trong việc hỗ trợ bạn tình của họ tham gia vào các can thiệp PLTMC, bao gồm dự phòng cơ bản trước và trong khi mang thai, cũng như tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN).

Nghiên cứu này sẽ đưa ra một bức tranh rõ hơn về thái độ và cách thực hành hiện nay của phụ nữ có thai cũng như bạn tình của họ đối với các chương trình PLTMC và cách làm hiệu quả nhất để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn vào từng bước của chương trình.

Nghiên cứu này là cơ sở để đề xuất xây dựng một mô hình can thiệp nhằm để gia tăng sự tham gia của nam giới vào các hoạt động chăm sóc SKSS/SKBM&TE ở Việt Nam.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

72

Lĩnh vực và trọng tâm nghiên cứu:

Nghiên cứu này nhằm để:

Xác định KT-TĐ-HV và thực tế tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe của phụ nữ có thai, bạn tình a. của họ, các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ thể PLTMC trong bối cảnh rộng hơn về SKSS&GT, bao gồm cả dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng trước và trong khi mang thai;

Xác định các yếu tố hành vi và văn hóa, các rào cản và cơ hội để nam giới tham gia nhiều hơn b. vào PLTMC và SKSS>

Xác định việc cung cấp dịch vụ hiên nay, các dịch vụ này được gắn kết như thế nào để PLTMC c. hiệu quả hơn (bao gồm dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng, phòng các bệnh LTQĐTD và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ), những khó khăn và thuận lợi để nam giới/bạn tình tham gia vào các dịch vụ này.

Địa điểm được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là cách tỉnh, thành phố có tỉ lệ hiện nhiễm HIV cao, bao gồm một huyện đã có các dịch vụ PLTMC và một huyện chưa có. Các địa phương được chọn là TP HCM, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh An Giang.

Kết quả phân tích các phát hiện của nghiên cứu này sẽ giúp xác định các biện pháp hiệu quả để thúc đẩy sự tham gia của nam giới. Các khuyến nghị của nghiên cứu sẽ được sử dụng để xây dựng các can thiệp nhằm tăng cường sự tham gia có ý nghĩa của nam giới, cũng như hỗ trợ chỉnh sửa các chính sách, văn bản hướng dẫn và chương trình đào tạo phù hợp về PLTMC.

Các phương pháp và tiến trình đánh giá

Nghiên cứu mang tính mô tả và liên ngành, với 2 phương pháp:

Phương pháp định lượng:• số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp tại cộng đồng, sử dụng một bộ câu hỏi. Các cán bộ phỏng vấn được tập huấn kỹ lưỡng để làm quen với bộ câu hỏi.

Phương pháp định tính: • Các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trọng tâm được sử dụng để đánh giá sâu về sự tham gia của nam giới trong các hoạt động PLTMC

Các đối tượng nghiên cứu thuộc nhiều nhóm liên quan khác nhu bao gồm nam giới, phụ nữ có thai, cán bộ y tế, thành viên các tổ chức cộng đồng.

Theo phác thảo nghiên cứu ban đầu này, nhóm nghiên cứu sẽ phát triển các phương pháp luận nghiên cứu, công cụ thu thập thông tin, các phương pháp tiếp cận mẫu, và phương pháp luận và khung phân tích.

Các phương pháp nghiên cứu có sự tham gia nói chung là có hiệu quả và được khuyến khích áp dụng.

Sự tham gia và trách nhiệm của các bên liên quan

Nghiên cứu này sẽ sử dụng tiến trình có sự tham gia và có sự tham gia của một nhóm tư vấn gồm các chuyên gia tư vấn độc lập, đối tác của dự án ở tuyến trung ương và địa phương, cũng như một

PHỤ LỤC 2: Các điều khoản tham chiếu

73

số người hưởng lợi ở cộng đồng. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế chủ chốt khác (như Tổ chức Y tế Thế giới- WHO, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc- UNFPA và một số tổ chức khác) có trách nhiệm hỗ trợ.

Cấu trúc thực hiện như sau:

Một nhóm nghiên cứu sẽ được xây dưung, gồm một tư vấn nghiên cứu quốc tế và hai tư vấn •trong nước, và một cán bộ quản lý nghiên cứu của Vụ SKSS của Bộ Y tế

Các đối tác dự án ở tuyến trung ương (Vụ SKSS và UBPC AIDS): liên hệ, điều phối kế hoạch •đánh giá, tư vấn kỹ thuật. Họ cũng sẽ tham gia cung với tư vấn quốc tế trong quá trình thu thập số liệu, phân tích, ra khuyến nghị, lan rộng kết quả và theo dõi.

Các đối tác địa phương: hỗ trợ lựa chọn công cụ đánh giá, hỗ trợ quá trình thu thập và lan •rộng thông tin

Nhóm nghiên cứu được khuyến khích thu hút sự tham gia của các đối tác ở tuyến ban đầu •(bạn tình nam của phụ nữ có thai, phụ nữ có thai, bà mẹ có HIV dương tính và thành viên gia đình họ, cán bộ y tế, lãnh đạo cộng đồng, cán bộ TTGDTT, tổ chức đoàn thể) vào quá trình xây dựng kế hoạch nghiên cứu và thiết kế công cụ nghiên cứu

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc: •Y tế và dinh dưỡng: Hỗ trợ kỹ thuật thông qua tiến trình đánh giá cũng như hỗ trợ việc điều phối -(bao gồm các hỗ trợ về hậu cần thiết yếu) Mạng lưới giám sát và đánh giá: Hỗ trợ kỹ thuật trong thiết kế đánh giá, cũng như trong quá -trình đánh giá khi cần

Các tổ chức quốc tế khác (Tổ chức Y tế Thế giới- WHO, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc- •UNFPA): hỗ trợ kỹ thuật trong suốt thời gian thực hiện đánh giá, thông qua nhóm tư vấn mở rộng sẽ do Vụ SKSS/UB Phòng chống AIDS điều phối

Tiến trình và chuẩn bị hậu cần

Ngay sau khi chọn lựa được cán bộ tư vấn, chương trình làm việc và bảng phân công trách nhiệm sẽ được xây dựng.

Dưới đây là một số nhiệm vụ và kết quả mong đợi đối với cán bộ tư vấn. Dự kiến sẽ có ba tư vấn có năng lực sẽ được thuê, trong đó có một tư vấn quốc tế và hai tư vấn trong nước, họ sẽ chỉ đạo kỹ thuật và điều phối cho tiến trình đánh giá. Cán bộ của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc và nhóm dự án sẽ tham gia tích cực trong suốt tiến trình đánh giá, và các qui chuẩn cũng như hương dẫn về đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc sẽ được tuân thủ nghiêm ngặt.

Nhiệm vụ 1: Tóm tắt tổng quan về sự tham gia của nam giới và phụ nữ vào hoạt động Sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (của thế giới và của Việt Nam)Kết quả - Một bản tóm tắt tổng quan cô đọng, súc tíchThời gian dự kiến: 4 ngày

Nhiệm vụ 2: Xây dựng khung khái niệm về các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi, phương pháp, kế hoạch và công cụ nghiên cứuKết quả 2: Một bản đề nghị nghiên cứu, phương pháp luận và công cụ nghiên cứu được xây dựngThời gian dự kiến: 3-5 ngày

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

74

Nhiệm vụ 3: Hội thảo tập huấn cho nhóm đánh giá, thử nghiệm các công cụ nghiên cứu, hoàn thiện công cụ nghiên cứuKết quả 3: Các công cụ nghiên cứu được chỉnh sửa và hoàn thiện Thời gian dự kiến: 3 ngày

Nhiệm vụ 4: Thu thập thông tin. Kết quả 4: Đi hiện trường, bao gồm thảo luận nhóm, phỏng vấn và quan sát, thu thập thông tinThời gian dự kiến: 15 ngày

Nhiệm vụ 5: Vào số liệu, phân tích và viết báo cáo Kết quả 5: Số liệu được vào phần mềm, được phân tích và báo cáo sơ bộ được viết.Thời gian dự kiến: 5 ngày

Nhiệm vụ 6: Lấy ý kiến nhận xét cho báo cáo từ các bên liên quan, tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện báo cáoKết quả 6: Báo cáo cuối cùng với các khuyến nghị rõ ràng bằng cả tiếng Anh và tiến Việt, sẵn sàng để sử dụng.Thời gian dự kiến: 3 ngày

Nhiệm vụ 7: Xây dựng mô hình có sự tham gia của nam giới, viết tài liệu, hướng dẫnKết quả 7: mô hình thí nghiệm về sự tham gia của nam giới được xây dựng với các khung hoạt động rõ ràngThời gian dự kiến: 4 ngày

Thành phần nhóm nghiên cứu và yêu cầu về năng lực của tư vấn

Năng lực mong đợi đối với cán bộ tư vấn quốc tế

Có bằng cấp cao về khoa học xã hội và các chuyên ngành khác có liên quan•

Có kiến thức và hiểu biết tốt về sức khỏe sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, HIV, và •PLTMC

Có kiến thức và kinh nghiệm tiến hành các đánh giá tương tự, tốt nhất là về HIV/AIDS và •PLTMC

Có kiến thức về nhân quyền, quyền trẻ em và sự tham gia•

Có kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng viết, thành thạo; có kiến thức về Việt Nam là một •lợi thế

Có khả năng làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm chính phủ, các tổ chức chính •phủ, các chương trình HIV và các chương trình về trẻ em

Có kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam là một lợi thế.•

Năng lực mong đợi đối với cán bộ tư vấn trong nước

Có bằng cấp cao về khoa học xã hội hoặc chuyên ngành khác có liên quan•

Có kiến thức và hiểu biết tốt về sức khỏe sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, HIV, và •PLTMC

PHỤ LỤC 2: Các điều khoản tham chiếu

75

Có kiến thức và kinh nghiệm tiến hành các đánh giá tương tự, tốt nhất là về HIV/AIDS và •PLTMC

Có kiến thức về nhân quyền, quyền trẻ em và sự tham gia•

Có kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng viết, thành thạo; •

Có khả năng làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm chính phủ, các tổ chức chính •phủ, các chương trình HIV và các chương trình về trẻ em

Đầu mối của nghiên cứu: Vụ Sức khoẻ Sinh sản, Bộ Y tế

Nhóm tư vấn: sẽ bao gồm đại diện của Vụ SKSS, UB PC AIDS, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quóc và một số chuyên gia khác.

Khung thời gian và kế hoạch hoạt động dự kiến :

Hoạt động đánh giá sẽ được thực hiện với kế hoạch dự kiến như sau:

Hoạt động chính và thời gian Th9 Th10 Th11 Th12 Th1/2008

Nhiệm vụ 1: Tóm tắt tổng quan

Nhiệm vụ 2: Xây dựng khung khái niệm về các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi, phương pháp, kế hoạch và công cụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 3: Hội thảo tập huấn cho nhóm đánh giá, thử nghiệm các công cụ nghiên cứu, hoàn thiện công cụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 4: Thu thập thông tin.

Nhiệm vụ 5: Vào số liệu, phân tích và viết báo cáo

Nhiệm vụ 6: Lấy ý kiến nhận xét cho báo cáo, chuẩn bị hoàn thiện báo cáo

Nhiệm vụ 7: Xây dựng mô hình có sự tham gia của nam giới, viết tài liệu, hướng dẫn

8. Khung thời gian và Kế hoạch hoạt động từ ngày 10/12/2007 đến 29/2/2008

TVQT: Tư vấn quốc tếTVTN: Tư vấn trong nước

Nhiệm vụ Thời gian Ngày làm việc Địa điểm Phụ trách

Nhiệm vụ 1: Tóm tắt tổng quan

4 ngày làm việc Tại nhà của tư vấn

TVQT

Nhiệm vụ 2: Xây dựng khung khái niệm về các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi, phương pháp, kế hoạch và công cụ nghiên cứu

6 ngày 10/12 – 15/12/2007 Hà Nội Cả nhóm

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

76

Nhiệm vụ 3: Hội thảo tập huấn cho nhóm đánh giá, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

2 ngày 16-17/12 Hà Nội* Cả nhóm

Nhiệm vụ 4: Thu thập thông tinLịch trình dự kiến: - 6 ngày ở TP. HCM + 1 ngày đi lại- 6 ngày ở An Giang + 1 ngày đi lại- 6 ngày ở Quảng Ninh + 1 ngày đi lại

TVQT: 4 ngày TVTN: 21 ngày

18/12 -24/12/200725/12 – 31/12/20074/1 -10/1/2008

TP. HCM*

An Giang*Quảng Ninh*

Một nửa do cả nhóm, một nửa do TVTN

TVQT tham gia 3 ngày để thu thập số liệu và 1 ngày phản ánh kết quả (18/12- 21/12) ở TP. HCM

Nhiệm vụ 5: Vào số liệu, phân tích và viết báo cáo

TVQT: 12 ngày (2 ngày ở VN và 10 ngày ở Bang-kok)TVTN: 12 ngày

21/1- 1/2/2008 (đối với TVQT, gồm 2 ngày ở Việt Nam và 10 ngày ở Bangkok)11/1-22/1/2008 (đối với TVTN)

Hà Nội, Bang-kok

Hà Nội

Một nửa do cả nhóm, một nửa do TVTN.TVTN ghi lại số liệu để làm phân tích sơ bộ vào ngày 20/1TVQT tham gia 2 ngày ở Hà Nội (khoảng 21-22/1) và 10 ngày ở Bang-kok để viết báo cáo

Nhiệm vụ 6: Lấy ý kiến nhận xét cho báo cáo, chuẩn bị hoàn thiện báo cáo

TVQT: 3 ngàyTVTN: 3 ngày

12-14/2/2008 Hà Nội TVQT sẽ tham gia 3 ngày tại Hà Nội để hoàn thiện và trình bày kết quả

Nhiệm vụ 7: Xây dựng mô hình có sự tham gia của nam giới, viết tài liệu, hướng dẫn

TVQT: 11 ngày (5 trong nước, 6 ngày ở Bang-kok)TVTN: 5 ngày

18-23/2/2008 để hoàn thiện báo cảo ở Bangkok3-7/3 cho tiến trình lấy ý kiến nhận xét, viết báo cáo cuối cùng và hội thảo tại Hà Nội

Hà Nội TVQT sẽ tham gia:- 6 ngày để hoàn thiện báo cáo từ Bangkok- 5 ngày để thu thập ý kiến, viết báo cáo cuối cùng và hội thảo tại Hà NộiTư vấn trong nước: 5 ngày cho tiến trình thu thập ý kiến và viết báo cáo cuối cùng tại Hà Nội

Tổng số: TVQT: 42 ngàyTVTN:49 ngày

Tư vấn quốc tế làm việc 42 ngày: 20 ngày ở nhà tại Bangkok, Thái Lan và 22 ngày tại Việt Nam

Phụ lục 3:

Sự tham gia của nam giới vào các nỗ lực Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thu thập số liệu tại TP. HCM, An Giang và Quảng Ninh

PHỤ LỤC 3: Sự tham gia của nam giới vào các nỗ lực Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

81

A. Nội dung nghiên cứu

Bộ Y tế Việt Nam hiện đang thử nghiệm các dịch vụ PLTMC ở một số huyện lựa chọn trong nước. Sự tham gia của người chồng/bạn tình không phải là một yếu tố can thiệp, nhưng đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo phụ nữ có thể tiếp cận được các dịch vụ này. Để cải thiện các dịch vụ PLTMC và để chuẩn bị cho sự mở rộng phạm vi của thử nghiệm, Bộ Y tế mong muốn phát triển cá mô hình can thiệp có bao gồm các hoạt động nhắm tới các đối tượng là bạn tình nam và gia đình của phụ nữ mang thai.

Mục tiêu nghiên cứu được xác định trong bản tham chiếu là:

Xác định kiến thức, thái độ, hành vi (KT-TĐ-HV) và thực tế tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức a. khỏe của phụ nữ có thai, bạn tình của họ, các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ thể của hoạt động PLTMC trong bối cảnh rộng hơn về SKSS&GT, bao gồm cả dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng trước và trong khi mang thai;

Xác định các yếu tố hành vi và văn hóa , các rào cản và cơ hội để nam giới tham gia nhiều hơn b. vào PLTMC và SKSS>

Xác định việc cung cấp dịch vụ hiện nay, các dịch vụ này được gắn kết như thế nào để PLTMC c. hiệu quả hơn (bao gồm dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ), những khó khăn và thuận lợi để nam giới/bạn tình tham gia vào các dịch vụ này.

Dựa trên các mục tiêu trên, 5 mảng nội dung sẽ được xác định để triển khai nghiên cứu:

Sự hiểu biết về HIV trong các thành viên trong cộng đồng là gì? Phụ nữ có thai, bạn tình và 1. gia đình của họ nhận thức thế nào về HIV?

Vai trò của nam giới trong quá trình mang thai, khi sinh và sau khi sinh là gì? Tình trạng HIV 2. có ảnh hưởng như thế nào đối với vai trò này? Mối quan hệ giữa tình trạng HIV và có con là gì? Nam giới và phụ nữ cảm thấy thế nào về mối quan hệ này? Họ thông tin cho nhau về vấn đề này bằng cách nào?

Các quyết định về việc chăm sóc và hỗ trợ trong khi mang thai, trong lúc sinh và sau khi 3. sinh được thực hiện như thế nào? Tình trạng HIV (đã biết rõ, còn nghi ngờ, không biết) có ảnh hưởng gì tới các quyết định này? Ai là người có ảnh hưởng tới các quyết định đó và ảnh hưởng như thế nào? Nam giới có quan điểm và cảm nhận gì về những quyết định này và sự tham gia của họ vào những quyết định đó?

Sự hiểu biết và quan điểm về các dịch vụ sẵn có cho phụ nữ mang thai có nguy cơ/đã nhiễm 4. HIV? Nam giới có thể tham gia như thế nào tại thời điểm này? Những kinh nghiệm thực tế của phụ nữ đã nhận được các dịch vụ PLTMC? Họ đã được hỗ trợ như thế nào hay là không được hỗ trợ gì?

Những lĩnh vực chính mà các dịch vụ PLTMC hiện đang cung cấp? Các dịch vụ này đang được 5. cung cấp như thế nào? Ai đang tiếp cận các dịch vụ này? Ai chưa được tiếp cận, và lý do vì sao lại chưa tiếp cận được?

Những lĩnh vực nghiên cứu trên đã được lựa chọn nhằm giúp hiểu rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá xã hội và giao tiếp giữa hai vợ chồng và giao tiếp trong gia đình đến quyết định tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai ở các thời điểm khác nhau của thai kỳ, cũng như sự chấp nhận của họ đối với các dịch vụ PLTMC. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù Việt Nam là nước có tỉ lệ nhiễm HIV thấp, nhưng tỉ lệ nhiễm HIV của phụ nữ mang thai lại tăng nhanh trong năm năm qua. Tăng cường sử dụng dịch vụ xét nghiệm, và cuối cùng là tăng cường tiếp cận dịch vụ chăm sóc toàn

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

82

diện và hỗ trợ cho phụ nữ có HIV dương tính là một phần của kế hoạch PLTMC của Bộ Y tế. Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu này sẽ đưa ra một nhìn nhận chính xác để tiếp cận nhóm phụ nữ mang thai nói chung và phụ nữ mang thai có nguy cơ hoặc đa nhiễm HIV nói riêng, cũng như bạn tình của họ

B. Phương pháp nghiên cứu: định tính

Để điều tra 5 khu vực này, 3 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao sẽ được lựa chọn. Tại 3 tỉnh này, số liệu sẽ được thu thập từ cả các huyện đã có và chưa có dịch vụ PLTMC. Phương pháp định tính sẽ được lựa chọn để tìm hiểu về thái độ, suy nghĩ có ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm các dịch vụ y tế. Ngoài ra, một số thông tin định lượng tại các Trung tâm y tế và bệnh viện cũng được thu thập.

Bộ câu hỏi bán cấu trúc với những câu hỏi mở được phát triển cho phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Bộ câu hỏi cấu trúc và bảng kiểm quan sát được xây dựng để thu thập các thông tin sẵn có của dịch vụ.

Cụ thể:

1. Thu thập thông tin về hệ thống y tế:

Chúng ta sẽ thu thập thông tin từ 3 tuyến dịch vụ y tế- tuyến tỉnh, huyện và xã. Trạm y tế xã cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Các xã có dịch vụ PLTMC cung cấp tư vấn trước xét nghiệm, lấy máu để xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm. Bệnh viện huyện và tỉnh là tuyến cao hơn, người phụ nữ thường được xét nghiệm vào tháng thứ 7,8 của thai kỳ, nếu kết quả là dương tính họ được điều trị và và nhận các hỗ trợ khác. Thông tin sẽ được thu thập thông qua bộ câu hỏi cấu trúc về các dịch vụ hiện nay, cũng như quan sát các dịch vụ và bộ câu hỏi bán cấu trúc về thái độ của cộng đồng. Các thông tin này, cùng với các thông tin thu được các cuộc phỏng vấn những những phụ nữ và nam giới đã từng sử dụng dịch vụ PLTMC. Các thông tin này cũng được thu thập từ phòng khám thai, phòng đẻ, khoa xét nghiệm và khoa nhi.

2. Thu thập thông tin về thái độ của cộng đồng:

Chúng ta sẽ thu thập thông tin từ các thành viên gia đình và lãnh đạo nhóm tự lực/đồng cảm của phụ nữ nhiễm. Thông tin này sẽ được thu thập từ các cuộc phỏng vấn sâu. Các thông tin cũng được thu thập và sử dụng để khẳng định và kiểm chứng ba bên với những thông tin thu được từ nam giới và phụ nữ.

3. Thu thập thong tin về thái độ, nhận thức và hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người phụ nữ và nam giới:

Chúng ta sẽ thu thập các thông tin từ phụ nữ mang thai chưa được nhận dịch vụ PLTMC và bạn tình/chồng của họ, phụ nữ mang thai hoặc các bà mẹ mới sinh con đang hoặc đã nhận dịch vụ PLTMC, phụ nữ nhiễm HIV và bạn tình của họ. Do Bộ Y tế đang chuẩn bị kế hoạch cung cấp dịch vụ PLTMC cho tất cả các phụ nữ mang thai, nên chúng ta không chỉ phỏng vấn phụ nữ nhiễm HIV hoặc phụ nữ có chồng nhiễm mà cần thảo luận với cả các phụ nữ mang thai chưa được nhận dịch vụ PLTMC. Việc phân tích số lượng các phụ nữ nhiễm HIV cho thấy có một tỷ lệ đáng bị kể mất dấu ngay sau khi họ xét nghiệm. Họ có thể là nhóm có nhu cầu cao nhất đối với các dịch vụ PLTMC có chất lượng và được bảo mật. Do vậy, nếu phỏng vấn được nhóm phụ nữ này thì rất hữu ích, nhưng trên thực tế, không

PHỤ LỤC 3: Sự tham gia của nam giới vào các nỗ lực Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

83

dễ dàng tìm được họ. Do đó, thay cho nhóm này, chúng tôi đề xuất sẽ phỏng vấn những người phụ nữ nhiễm HIV, bất kể họ đã từng có thai hay không, và bạn tình/chồng của họ. Những người phụ nữ này, có thể tại thời điểm nào đó, sẽ là phụ nữ mang thai, và họ sẽ cung cấp cho chúng ta những nhận xét hữu ích về thái độ và những trở ngại thu hút nam giới tham gia vào chương trình PLTMC. Chúng ta sẽ sử dụng phối hợp 2 phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho các nhóm này. Phương pháp tam giác đạc sẽ được áp dụng thông qua nghiên cứu tại hai xã có dịch vụ PLTMC và một xã không có dịch vụ này. Riêng TP. HCM, tất cảc các quận đều triển khai chương trình PLTMC, do vậy một quận không có dự án của UNICEF sẽ được chọn.

C. Địa điểm nghiên cứu

Số liệu sẽ được thu thập từ 3 tỉnh: Quảng Ninh, TP. HCM và An Giang. Cụ thể hơn, số liệu sẽ được thu thập từ hai huyện của mỗi tỉnh, một huyện có triển khai dự án PLTMC của UNICEF và một huyện không có. Tại huyện có chương trình PLTMC, nghiên cứu sẽ được thực hiện tại hai xã. Tại huyện không có dự án PLTMC, nghiên cứu sẽ thực hiện tại một xã.

Ngày: 25 – 31/12/07Quảng Ninh: Làm việc với tuyến tỉnhQuảng Ninh: Huyện Uông Bí với chương trình PLTMC Xã Quang Trung Xã Thanh SơnQuảng Ninh: Huyện Yên Hưng không có chương trình PLTMCXã Cộng Hoà

Ngày : 4-10/1/2008TP. HCM: Làm việc với tuyến thành phốTP. HCM: Quận 6 với dự án PLTMC của UNICEF Phường #8 Phường #11TP. HCM: Quận Hóc môn Phường (sẽ xác định sau)

Ngày: 11-17/1/2008An Giang: Làm việc với tuyến tỉnhAn Giang: Huyện Tân Châu với dự án PLTMC Xã Tân Châu Xã Long Phú An Giang: Huyện Tịnh Biên không có dự án PLTMC Xã (sẽ xác định sau)

D. Đối tượng nghiên cứu:

Ở đâu? Ai? Phương pháp? Số người?

Tuyến trung ương

Phỏng vấn các đối tác thuộc chính phủ và/hoặc các tổ chức quốc tế làm việc về HIV/AIDS/PLT-MC

Phỏng vấn

Tuyến tỉnh Trung tâm Sức khỏe sinh sản tỉnh Phỏng vấn Cán bộ làm việc về chương trình

PLTMC

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

84

Khoa Sản bệnh viện đa khoa hoặc các bệnh viện Phụ Sản

Phỏng vấn và quan sát

Lãnh đạo khoa Sản

Tuyến huyện có chương trình PLTMC

Khoa Sản bệnh viện huyện Phỏng vấn và quan sát

Lãnh đạo và cán bộ làm việc về

PLTMC

Trung tâm YTDP huyện (Quảng Ninh & TP. HCM) và Bệnh viện Huyện (An Giang)

Phỏng vấn cán bộ làm việc về PLTMC

Hội Nông Dân huyện (Tân Châu và Uông Bí) Đoàn thanh niên (TP. HCM)

Phỏng vấn Cán bộ lãnh đạo

Xã A

2 ngày làm việc

Trưởng trạm y tế và các nữ hộ sinh Phỏng vấn và quan sát

Trưởng trạm y tế và các nữ hộ sinh

Phụ nữ mang thai không được nhận dịch vụ PLTMC

Thảo luận nhóm 8

Chồng/bạn tình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm 8

Thành viên gia đình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm 6

Phụ nữ đang hoặc đã nhận dịch vụ PLTMC Phỏng vấn sâu 1-2

Chồng/bạn tình của Phụ nữ nói trên Phỏng vấn sâu 1-2

Phụ nữ có HIV dương tính không được nhận dịch vụ PLTMC

Thảo luận nhóm/ Phỏng vấn sâu

6-8

Chồng/bạn tình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm/ Phỏng vấn sâu

6-8

Thành viên gia đình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm/ Phỏng vấn sâu

4-6

Lãnh đạo nhóm tự lực/đồng cảm hỗ trợ phụ nữ nhiễm HIV

Phỏng vấn sâu 1

Xã B Trưởng trạm y tế và các nữ hộ sinh Phỏng vấn, quan sát

Trưởng trạm y tế và các nữ hộ sinh

Phụ nữ mang thai không được nhận dịch vụ PLTMC

Thảo luận nhóm 8

Chồng/bạn tình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm 8

Thành viên gia đình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm 6

Phụ nữ đang hoặc đã nhận dịch vụ PLTMC Phỏng vấn sâu 1-2

Chồng/bạn tình của những phụ nữ nêu trên Phỏng vấn sâu 1-2

Phụ nữ dương tính không được nhận dịch vụ PLTMC

Thảo luận nhóm/ Phỏng vấn sâu

6-8

Chồng/bạn tình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm/ Phỏng vấn sâu

6-8

Thành viên gia đình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm/ Phỏng vấn sâu

4-6

Lãnh đạo nhóm tự lực/đồng cảm hỗ trợ phụ nữ nhiễm HIV

Phỏng vấn sâu 1

Xã C không có chương trình PLTMC

Trưởng trạm y tế xã và các nữ hộ sinh Phỏng vấn

Phụ nữ mang thai Thảo luận nhóm 8

Chồng/bạn tình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm 8

Thành viên gia đình của những phụ nữ trên Thảo luận nhóm 6

Phụ nữ nhiễm HIV Phỏng vấn sâu 1-2

Chồng/bạn tình của những phụ nữ trên Phỏng vấn sâu 1-2

Thành viên gia đình của những phụ nữ trên Phỏng vấn sâu 1-2

Lãnh đạo nhóm tự lực/đồng cảm hỗ trợ phụ nữ nhiễm HIV

Phỏng vấn sâu 1

* Đề nghị cung cấp danh sách họ tên và chức danh cho nhóm nghiên cứu trước khi phỏng vấn

PHỤ LỤC 3: Sự tham gia của nam giới vào các nỗ lực Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

85

Tóm tắt:Cán bộ y tế: 7 x 3 cuộc phỏng vấn và 3 x 3 quan sát -

Nam giới, phụ nữ và gia đình trong cộng đồng: 9-15 x 3 thảo luận nhóm, 7-16x3 phỏng vấn -sâu

Người cung cấp thông tin trong cộng đồng: 3 x 3 phỏng vấn sâu -

Tổng cộng: 21 cuộc phỏng vấn, 9 quan sát, 30-48 phỏng vấn sâu và 27-45 phỏng vấn -nhóm

E. Những lưu ý đối với Bộ Y tế và các đơn vị về việc thực hiện các cuộc phỏng vấn và quan sát.

Sẽ rất tốt nếu như điều tra viên có danh sách họ tên tên của các cán bộ y tế và bệnh viện trước khi cuộc họp diễn ra.

1. Tuyến tỉnh: Nhóm muốn gặp với cán bộ chủ chốt và cán bộ theo dõi chương trình PLTMC tại Trung tâm SKSS tỉnh. Nhóm điều tra cũng cần gặp Trưởng khoa hoặc phó khoa Sản của bệnh viện tỉnh (tại TP.HCM có thể gặp 1 trong 2 bệnh viện Sản)—những người hiểu biết về việc xét nghiệm HIV của phụ nữ mang thai, về việc sử dụng NVP liều đơn trong thời kỳ chuyển dạ và sau sinh. Nếu có thể, nhóm sẽ nói chuyện với những người cung cấp dịch vụ khám thai, nhưng điều này không bắt buộc. Nhóm cũng đến thăm phòng khám thai, phòng xét nghiệm và khoa nhi. Nếu có thể sẽ quan sát các dịch vụ PLTMC,có thể là một ca làm xét nghiệm.

2. Tuyến huyện: Nhóm sẽ gặp với các cán bộ làm về chương trình PLTMC tại Trung tâm Y tế huyện. Nhóm cũng gặp Trưởng khoa sản bệnh viện huyện – những người này có thể cung cấp thêm thông tin về việc xét nghiệm trong khi khám thai, hoặc trong thời gian chuyển dạ. Nếu có thể, sẽ quan sát phòng khám thai, nhất là cho các phụ nữ mang thai tháng thứ 7,8 của thai kỳ, vì lúc đó họ cũng sẽ làm xét nghiệm. Nhóm cũng đến thăm phòng khám thai, phòng xét nghiệm và khoa nhi.

3. Tuyến xã, nơi thực hiện dịch vụ PLTMC: Trước tiên, nhóm điều tra sẽ gặp Trưởng trạm y tế và các nữ hộ sinh. Sau đó, nhóm có thể quan sát phòng khám thai nơi giới thiệu các dịch vụ PLTMC. Tiếp theo, nhóm sẽ tổ chức các cuộc thảo luận nhóm riêng rẽ với phụ nữ mang thai, với chồng của họ và thành viên gia đình họ, đặc biệt là mẹ chồng. Tiếp nữa, nhóm sẽ thực hiện phỏng vấn sâu với phụ nữ đã được nhận dịch vụ PLTMC và chồng của họ. Cuối cùng, nhóm sẽ phỏng vấn lãnh đạo nhóm tự lực/đồng cảm của phụ nữ nhiễm HIV.

4. Tuyến xã, nơi không thực hiện dịch vụ PLTMC: Trước tiên, nhóm sẽ thực hiện phỏng vấn với Trạm Trưởng trạm Y tế và các nữ hộ sinh thực hiện khám thai. Thứ hai, nhóm sẽ tổ chức các cuộc thảo luận nhóm riêng rẽ với phụ nữ mang thai, chồng và thành viên trong gia đình họ, đặc biệt là mẹ chồng. Tiếp đó, nhóm sẽ thực hiện phỏng vấn sâu với phụ nữ nhiễm HIV, chồng và thanh viên gia đình họ. Cuối cùng, nhóm sẽ phỏng vấn lãnh đạo nhóm tự lực/đồng cảm của phụ nữ nhiễm HIV.

Nếu số lượng các cuộc thảo luận nhóm quá nhiều, có thể chuyển sang phỏng vấn sâu với phụ nữ nhiễm HIV, chồng và thành viên gia đình họ ở một hoặc hai xã có dịch vụ PLTMC, và thảo luận nhóm với xã còn lại. Do vậy, tổng số cuộc thảo luận nhóm có thể giảm xuống còn 36 và và phỏng vấn sâu còn 39.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

86

F. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.

Mỗi phụ nữ mang thai, chồng hay thành viên gia đình họ tham gia cuộc phỏng vấn đều được nhận một khoản tiền bồi dưỡng nhỏ, ngay sau cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, các nghiên cứu viên cần đảm bảo tính bí mật cho đối tượng nghiên cứu, do vậy nếu đối tượng nghiên cứu bị hỏi tên để ký nhận tiền bồi dưỡng, các thông tin này không được tiết lộ cho điều tra viên. Nghiên cứu viên không cần biết đầy đủ tên và địa chỉ của đối tượng nghiên cứu, mà chỉ cần tên và tuổi. Cần lưu ý là những người tham gia phải ký tên vào mẫu đồng ý và thỏa thuận giữ bí mật. Các thông tin (tờ rơi, tờ gấp) về dịch vụ PLTMC nên được cung cấp cho đối tượng nghiên cứu sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.

Lưu ý với chị HIền: Mục G dưới đây không có trong nội dung của bản tiếng Anh

G. Dịch vụ PLTMC được cung cấp như thế nào- Ví dụ tại Quảng Ninh

Xét nghiệm: phụ nữ có thể được xét nghiệm HIV trước khi mang thai. Động lực để người phụ nữ đi xét nghiệm thường là do người chồng đã nhiễm HIV. Người nhiễm có thể tiết lộ hoặc không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của họ cho cán bộ y tế phòng khám thai. Họ có thể được xét nghiệm lại trong giai đoạn chuyển dạ.

Phụ nữ mang thai cũng được hướng dẫn làm xét nghiệm HIV tại những cơ sở có dịch vụ xét nghiệm HIV và PLTMC. Người chồng có thể biết tình trạng nhiễm HIV của họ, hoặc có thể nghi ngờ vợ mình bị nhiễm hoặc nghe nói vợ bị nhiễm. Xét nghiệm HIV được gới thiệu tại Trạm y tế phường, Trung tâm YTDP và Bệnh viện Thụy Điển- Uông Bí. Tại Thành phố, xét nghiệm HIV được cung cấp tại Trung tâm SKSS, Bệnh viện thành phố và các cơ sở TVXNTN. Mẫu máu sẽ được xét nghiệm khẳng định tại 2 bệnh viện, xét nghiệm nhanh được thực hiện tại TTYTDP huyện. Kết quả xét nghiệm từ TTSKSS tỉnh và các điểm TVXNTN sẽ được chuyển về Trung tâm phòng chống AIDS. Kết quả xét nghiệm HIV từ các bệnh viện được chuyển tới TTAIDS không rõ rang, trừ khi nó được làm sau thời gian chản đoán. note to chị Hiền: vì không có tiếng Anh nên câu cuối cùng ở đoạn này em không có cơ sở để sửa.

Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì sẽ được trả ngay sau khi có kết quả tét nhanh. Kết quả dương tính chỉ được trả khi đã làm xét nghiệm khẳng định. Tùy thuộc vào nơi làm xét nghiệm có cùng với với nơi lấy máu hay không mà kết quả xét nghiệm có thể được trả trong ngày, sau một ngày hoặc sau vài tuần. Tại bệnh viện tỉnh, chỉ có lãnh đạo của khoa Sản mới được trả kết quả cho người nhiễm HIV. Tại Bệnh viện huyện, chỉ bác sĩ cao cấp mới được phép trả kết quả cho bệnh nhân dương tính. Tại TTYTDP huyện, Giám đốc Trung tâm sẽ trả kết quả. Tại Trạm Y tế xã, Trưởng trạm là người trả kết quả. Dường như kết quả cũng được thông báo cho Ủy ban nhân dân xã.

Life-Gap cung cấp thuốc ARV dự phòng lây truyền mẹ con vào tuần thai thứ 28, nhưng chỉ tại ở số nơi nhất định (bệnh viện tỉnh và bệnh viện huyện). Điều này rất quan trọng, cần kiểm tra xem thuốc có sẵn có hay không, nếu có, ai là người được nhận và tại đâu. Để nhận ARV trong thời gian mang thai, người phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần được giới thiệu tới bệnh viện tỉnh trong thời gian mang thai (từ một phòng TVXNTN hoặc từ Trung tâm phòng chống AIDS) hoặc đã được xét nghiệm trực tiếp tại bệnh viện tỉnh hoặc huyện. Trạm Y tế xã và TTYTDP huyện đã không giới thiệu người phụ nữ tới Bệnh viện Uông Bí để nhận thuốc ARV. Bệnh viện Uông Bí đã thực hiện tư vấn sau xét nghiệm cho người phụ nữ và chồng của họ. Chỉ có 1 trường hợp được báo cáo đã nhận thuốc dự phòng lây truyền mẹ con trong vòng 6 tháng qua.

PHỤ LỤC 3: Sự tham gia của nam giới vào các nỗ lực Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

87

Người phụ nữ mang thai có thể được xét nghiệm HIV trong giai đoạn chuyển dạ. Tất cả phụ nữ đến sinh con tại BV tỉnh và BV uông Bí sẽ được xét nghiệm HIV thường qui, có hoặc không có sự đồng ý của bệnh nhân, trừ khi họ chứng minh được tình trạng HIV của họ. Không rõ việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV có được thực hiện trong thời gian chuyển dạ hay không nhưng người phụ nữ thường biết tình trạng HIV của họ sau khi đẻ. Thuốc NVP liều đơn được cung cấp cho mẹ trong thời gian chuyển dạ và sau sinh. Đứa trẻ sẽ được nhận NVP liều đơn sau khi được sinh ra. Những đứa trẻ sinh tại 2 cơ sở y tế với sự hỗ trợ của dự án LIFE-GAP cũng được nhận AZT trong 1 tuần hoặc 4 tuần sau sinh.

Phụ nữ nhiễm HIV có thể được ra viện ngay sau khi sinh con và sau khi được nhận thuốc NVP liều đơn cho cả mẹ và em bé. Nếu sinh con ở bệnh viện tỉnh và bệnh viện huyện, em bé sẽ được phát sữa bột để dùng trong 6 tuần, AZT trong 1 tuần (tuyến tỉnh) hoặc 4 tuần (tuyến huyện). Người mẹ cũng được hẹn đến khoa Nhi để nhận sữa từ tuần thứ 6. Tại bệnh viện tỉnh, người mẹ cũng được hẹn và giới thiệu đến Phòng khám ngoại trú để được xét nghiệm và đánhgiá điều trị ARV sau đẻ.

Tư vấn trước và sau xét nghiệm được thực hiện cho tất cả các lần xét nghiệm.

Vào tuần thứ 6 sau đẻ, nếu bà mẹ và em bé trở lại khoa Nhi, họ sẽ được cấp sữa cho 4,5 tháng tiếp theo, đảm bảo cháu bé được uống sữa ngoài hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Họ cũng được hẹn quay trở lại hang tháng để đánh giá và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Phụ lục 5: Hướng dẫn sử dụng bảng hỏi

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

91

Lưu ý với các nghiên cứu viên: Đối với các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các thành viên cộng đồng, không nên sử dụng chính xác thứ tự các phần trong bộ câu hỏi này. Hãy trò chuyện một cách tự nhiên, có tổ chức và đảm bảo rằng bạn đã đề cập tất cả các chủ đề, và lấy được các thông tin cần thiết. Khơi động để tạo không khí cho cuộc phỏng vấn là rất cần quan trọng— có thể nói chuyện ngoài lề trong vài phút, giới thiệu về mình, hoặc đặt những câu hỏi chung với người được phỏng vấn. Đề nghị họ nêu những ví dụ thực tế, nếu có thể.

1A. Phỏng vấn sâu Phụ nữ (nhiễm HIV) đã được nhận dịch vụ PLT-MC

Giới thiệu, tên tuổi người được phỏng vấn. Giới thiệu mục đích của nghiên cứu.

1. Bạn hiểu gì về HIV, các con đường lây truyền và làm thế nào để chăm sóc bản than nếu như bạn bị nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) HIV là gì? Làm thế nào để tránh lây nhiễm HIV? Bạn có thể chăm sóc bản thân thế nào nếu như bạn bị nhiễm HIV?

Những hành vi nào có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV? Những cách thực hành nào mọi người hay làm hoặc thực tế đang áp dụng để dự phòng nhiễm HIV cho trẻ em. Thăm dò về tình dục an toàn, sử dụng bơm kim tiêm, PLTMC. Làm thế nào để mẹ có thể dự phòng lây truyền HIV sang con một cách tốt nhất? Mọi người biết gì về chương trình PLTMC?

2. Có những nguồn thông tin nào về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Những nơi nào hiện đang cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) ở đâu có các dịch vụ sẵn? Giá cả thế nào? Có những dịch vụ nào của Bộ Y tế/Chính phủ?

3. Kinh nghiệm về xét nghiệm HIV của bạn như thế nào?

(Thăm dò nếu cần) Bạn đã đi xét nghiệm HIV ở đâu? Bạn xét nghiệm HIV vào thời điểm nào của thai kỳ? Có những khó khăn/thách thức nào khi người phụ nữ đi xét nghiệm HIV? Những ai ảnh hưởng đến quyết định này? (thăm dò: ai nlà người trong gia đình có ảnh hưởng)? Quyết định này được đưa ra như thế nào? Vai trò của chồng/bạn tình trong quyết định làm xét nghiệm HIV của bạn như thế nào? Anh ta có đi xét nghiệm không? Chi phí bao nhiêu? Xét nghiệm có dễ không? Thái độ của người cung cấp dịch vụ như thế nào? Bạn có nhận được lời khuyên/tư vấn nào từ cán bộ y tế? Nếu có, bạn nhận được ở đâu? Nó có hữu ích không? Bạn đã nhận kết quả xét nghiệm HIV chưa? Ai trả kết quả cho bạn? Thái độ của anh/chị ấy như thế nào? Bạn có được nhận lời khuyên/tư vấn nào từ cán bộ y tế khi nhận kết quả xét nghiệm? Nếu có, bạn nhận được khi nào? Nó có hữu ích không? Những người khác có biết kết quả xét nghiệm của bạn không? Làm thế nào họ biết?

4. Kinh nghịệm trong việc nhận điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho bạn và con bạn khi bạn phát hiện bị nhiễm như thế nào?

(Thăm dò nếu cần) Con bạn và bạn có được nhận thuốc điều trị PLTMC không? Nếu có, đó là thuốc/điều trị gì? Bạn có phải trả tiền không? Nếu có, bao nhiêu? Có chi phí nào khác không? Bạn nhận

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

92

được những thuốc này ở đâu? Có khó khăn nào khi nhận thuốc không? Bạn có tuân theo các hướng dẫn không? Bạn có gặp khó khăn nào khi tuân thủ các hướng dẫn không? Bạn đã giải quyết các khó khăn này như thế nào? Bạn có nhận được lời klhuyên/tư vấn nào về cách dùng thuốc—cách uống thuốc, loại thức ăn và cách chăm sóc con không? Bạn có thường nhận được những lời khuyên/tư vấn như vậy không? Bạn đã nhận được những lời khuyên nào—có lời khuyên nào về nuôi dưỡng trẻ không? Nó có hữu ích không? Để làm theo lời khuyên này bạn thấy dễ hay khó?

5. Thái độ của cộng đồng xung quanh bạn đối với người nhiễm HIV như thế nào? Thái độ đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hoặc ai biết về tình trạng nhiễm HIV của họ khi họ mang thai?

Cách đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ nhiễm HIV, đặc biệt phụ nữ có thai như thế nào? Người chồng phản ứng như thế nào? Cộng đồng có thấy rằng một người phụ nữ nhiễm HIV hoặc một phụ nữ lấy một người chồng nhiễm HIV có nên có con không?

Nhận thức và thái độ đối với xét nghiệm HIV như thế nào? Ai là người cần đi xét nghiệm?Tất cả các phụ nữ mang thai cóp nên đi xét nghiệm không? Những ai nên tạo ảnh hướng/ra quyết định để người phụ nữ mang thai đi làm xét nghiệm? Chồng bạn có phản ứng thế nào khi bạn được phát hiện nhiễm HIV? Gia đình bạn phản ứng thế nào? Cộng đồng phản ứng thế nào?

6. Những dạng hỗ trợ nào hay những hỗ trợ nào còn thiếu mà người phụ nữ nhiễm HIV đã nhận được hoặc cần có?

Những nguồn hỗ trợ hiện nay cho phụ nữ mang thai là gì? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vợ/bạn tình trong quá trình mang thai? Người chồng/ bạn tình nam có ý kiến gì về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình tại trung tâm y tế? Nam giới có thể đến đó không? Họ có nên đi không? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình họ mang thai như thế nào là phù hợp? Tại gia đình bạn, vai trò của chồng bạn như thế nào?

Nhận thức và thái độ nói chung về phụ nữ mang thai nhiễm HIV hiện đang được điều trị và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của họ và con của họ như thế nào? Khi nhận dịch vụ PLTMC, bạn có nhận được hỗ trợ nào từ cộng đồng không? Từ phía gia đình bạn? Từ chồng bạn? Còn ai khác hỗ trợ bạn không? Họ đã hỗ trợ ban như thế nào (tiền bạc, thời gian, tinh thần/ tình cảm, chia sẻ công việc)? Ai đã khuyến khích và giúp đỡ bạn? Còn điều gì khác đã giúp bạn có động lực và giữ gìn sức khỏe?

Bạn có cảm thấy thiếu sự hỗ trợ hoặc bị ai trong cộng đồng chỉ trích không? Từ chồng bạn? Từ gia đình bạn? Bạn đã phản ứng với các chỉ trích này như thế nào?

7. Bạn và chồng bạn đã thảo luận về các vấn đề cá nhân như thế nào?

Bạn và chồng bạn có thường nói chuyện cởi mở với nhau không? Những điều gì mà bạn có thể nói chuyện cởi mở với chồng? có điều gì khó nói chuyện với chồng? Bạn có nói chuyện về sức khỏe của bạn? sức khỏe chồng bạn? sức khỏe của đứa con bạn? Về tương lai? Bạn có nói chuyện về các vấn đề cá nhân không- ví dụ như về tình dục… Người vợ có dễ dàng biết nếu như người chồng có các hành vi nguy cơ cao hay thường là không biết? Nam giới trong cộng đồng địa phương bạn có nhiều hành vi nguy cơ cao không?

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

93

Bạn có nghĩ có thể nói chuyện về tình dục? Nếu có, bạn nghĩ bạn có thể nói chuyện với ai về đề tài này? Ai là người mà bạn có thể nói chuyện thoải mái và dễ dàng về tình dục? Ai là người khó nói chuyện về đề tài này? Bạn nói chuyện với chồng/bạn tình về tình dục theo cách nào? (thăm dò một số vấn đề)

Bạn đã thảo luận với chồng/bạn tình về sức khỏe của bạn chưa? Bạn thảo luận những vấn đề nào? Những vấn đề nào bạn cho là khó thảo luận hơn? Bạn có nói chuyện với chồng về tình trạng nhiễm HIV của bạn và con bạn? Trước khi sinh con, chồng bạn và bạn đã có kế hoạch để sinh con chưa? Trước khi có thai, bạn có nghĩ rằng có cơ hội để bạn và chồng đi xét nghiệm HIV không? Nếu có, bạn đã nói chuyện về vấn đề này với ai và như thế nào?

8. Nam giới đã hỗ trợ hoặc cản trở vợ đi làm xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của họ và con họ như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo ý kiến của bạn, việc chồng/bạn tình ủng hộ vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Người đàn ông nên làm gì/họ cần ủng hộ theo cách như thế nào? Thực tế, họ có ủng hộ vợ không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào mà họ không/không thể ủng hộ? Theo bạn, cần phải làm gì để tiếp cận nam giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình?

1B. Cho nam giới có vợ đã nhận dịch vụ PLTMC

Giới thiệu, tên tuổi người được phỏng vấn. Giới thiệu mục đích của nghiên cứu.

1. Bạn hiểu gì về HIV, các con đường lây truyền và làm thế nào để chăm sóc bản thân nếu như bạn bị nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) HIV là gì? Làm thế nào để tránh lây nhiễm HIV? Bạn có thể chăm sóc bản thân thế nào nếu như bạn bị nhiễm HIV? Những hành vi nào có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV? Những cách thực hành nào mọi người hay làm hoặc thực tế đang áp dụng để dự phòng nhiễm HIV cho trẻ em. Thăm dò về tình dục an toàn, sử dụng bơm kim tiêm và PLTMC. Làm thế nào để người mẹ có thể dự phòng lây truyền HIV sang con một cách tốt nhất? Mọi người biết gì về chương trình PLTMC?

2. Có những nguồn thông tin nào về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Những nơi nào hiện đang cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) Ở đâu có sẵn các dịch vụ này? Giá cả thế nào? Có những dịch vụ nào của Bộ Y tế/Chính phủ?

3. Bạn có những kinh nghiệm gì về việc làm xét nghiệm HIV cho bạn và vợ bạn? Nói về vấn đề xét nghiệm của anh trước nếu như anh đã xét nghiệm, sau đó nói về việc xét nghiệm của vợ

(Thăm dò nếu cần) Bạn đã làm xét nghiệm HIV ở đâu? Vợ bạn đã làm xét nghiệm ở đâu? Cô ấy xét nghiệm HIV vào thời điểm nào của thai kỳ? Có những khó khăn/thách thức nào khi người phụ nữ đi

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

94

làm xét nghiệm HIV? Những ai ảnh hưởng đến quyết định này? (thăm dò: ai là người trong gia đình có ảnh hưởng)? Quyết định này được đưa ra như thế nào? Vai trò của bạn trong việc quyết định làm xét nghiệm HIV như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Xét nghiệm có dễ không? Thái độ của người cung cấp dịch vụ thế nào? Vợ bạn có nhận được lời khuyên/tư vấn nào từ cán bộ y tế? Nếu có, cô ấy nhận được khi nào? Nó có hữu ích không? Vợ bạn đã nhận kết quả xét nghiệm HIV chưa? Ai trả kết quả cho cô ấy? Thái độ của anh/chị ấy như thế nào? Cô ấy có nhận được lời khuyên/tư vấn nào từ cán bộ y tế khi nhận kết quả xét nghiệm? Nếu có, cô ấy nhận được khi nào? Nó có hữu ích không? Những người khác có biết kết quả xét nghiệm của cô ấy không? Làm thế nào họ biết? Phản ứng của bạn như thế nào khi bạn biết cô ấy nhiễm HIV? Bạn đã làm gì?

4. Kinh nghịệm trong việc nhận điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho vợ bạn và con bạn khi bạn phát hiện cô ấy bị nhiễm như thế nào?

(Thăm dò nếu cần) Con bạn và vợ bạn có được nhận thuốc để PLTMC không? Nếu có, đó là thuốc/điều trị gì? Bạn có phải trả tiền không? Nếu có, bao nhiêu? Có chi phí nào khác không? Vợ bạn nhận được những thuốc này ở đâu? Có khó khăn nào khi nhận thuốc không? Vợ bạn có tuân theo các hướng dẫn không? Có khó khăn nào trong việc tuân thủ các hướng dẫn không? Bạn/vợ bạn đã giải quyết các khó khăn này như thế nào? Vợ bạn có nhận được lòi klhuyên/tư vấn nào khi dùng thuốc—về cách uống thuốc, loại thức ăn, cách chăm sóc con? Vợ bạn có thường nhận được những lời khuyên/tư vấn như vây không? Vợ bạn đã nhận được những lời khuyên nào—có lời khuyên nào về nuôi dưỡng trẻ không? Nó có hữu ích không? Để làm theo lời khuyên này bạn thấy dễ hay khó?

5. Vai trò của bạn khi vợ bạn mang thai, đặc biệt khi cô ấy nhiễm HIV như thế nào?

Có những nguồn hỗ trợ hiện có nào cho phụ nữ mang thai? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vơ/bạn tình trong quá trình mang thai? Bạn có ý kiến gì về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình tại trung tâm y tế? Nam giới có thể đến đó không? Họ có nên đi không? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình mang thai như thế nào là phù hợp? Tại gia đình bạn, vai trò của bạn như thế nào?

Nhận thức và thái độ nói chung về phụ nữ mang thai nhiễm HIV hiện đang được điều trị và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của họ và con của họ như thế nào? Khi nhận dịch vụ PLTMC, vợ bạn có nhận được hỗ trợ nào từ cộng đồng không? Từ phía gia đình bạn? Từ bạn? Còn ai khác hỗ trợ cô ấy không? Họ đã hỗ trợ vợ ban như thế nào (tiền bạc, thời gian, tinh thần/ tình cảm, chia sẻ công việc)? Ai đã khuyến khích và giúp đỡ vợ bạn? Còn điều gì khác đã giúp vợ bạn có động lực và giữ gìn sức khỏe?

Theo bạn, vợ bạn có cảm thấy thiếu sự hỗ trợ hoặc bị ai đó trong cộng đồng chỉ trích không? Đôi khi từ phía ban? Từ gia đình bạn? Vợ bạn đã phản ứng với các chỉ trích này như thế nào?

6. Thái độ của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng nơi ban sống đối với người nhiễm HIV như thế nào? Thái độ đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hoặc ai biết về tình trạng nhiễm HIV của họ khi họ mang thai

Đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ nhiễm HIV, đặc biệt phụ nữ có thai như thế nào? Chồng cô ta sẽ phản ứng như thế nào? Cộng đồng có thấy rằng một người phụ nữ nhiễm HIV hoặc một người có chồng nhiễm HIV có nên có con không?

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

95

Nhận thức và thái độ đối với xét nghiệm HIV như thế nào? Ai là người cần đi xét nghiệm? Tất cả phụ nữ mang thai có nên làm xét nghiệm không? Những ai nên có ảnh hưởng/ra quyết định để người phụ nữ mang thai đi làm xét nghiệm? Trong trường hợp của bạn, cộng đồng đã phản ứng như thế nào khi biết vợ bạn nhiễm HIV?

7. Bạn và vợ bạn đã thảo luận về các vấn đề cá nhân như thế nào? Bạn có thể thảo luận những vấn đề cá nhân với ai

Bạn và vợ bạn có thường nói chuyện cởi mở với nhau không? Những điều gì mà bạn có thể nói chuyện cởi mở với vợ? Có điều gì khó nói chuyện với vợ? Bạn có nói chuyện về sức khỏe của bạn? Sức khỏe vợ bạn? Sức khỏe con bạn? Về tương lai? Bạn có nói chuyện về các vấn đề cá nhân không- ví dụ như về tình dục… Người vợ có dễ dàng biết nếu người chồng có các hành vi nguy cơ cao hay thường là không biết? Nam giới trong cộng đồng nơi bạn ở có nhiều hành vi nguy cơ cao không?

Bạn có nghĩ có thể nói chuyện về tình dục? Nếu có, bạn nghĩ bạn có thể nói chuyện với ai về đề tài này? Ai là người mà bạn có thể nói chuyện thoải mái và dễ dàng về tình dục? Ai là người khó nói chuyện về đề tài này? Bạn nói chuyện với vợ /bạn tình về tìinh dục theo cách nào? (thăm dò một số vấn đề)

Bạn đã thảo luận với vợ/bạn tình về sức khỏe của bạn và sức khỏe của cô ấy chưa? Bạn thảo luận những vấn đề nào? Những vấn đề nào bạn cho là khó thảo luận hơn? Bạn và vợ bạn đã có kế hoạch sinh con chưa? Trước khi vợ bạn có thai, bạn có nghĩ rằng có cơ hội để bạn và vợ bạn đi làm xét nghiệm HIV không? Nếu có, bạn đã nói chuyện về vấn đề này với ai và như thế nào

8. Nam giới đã ủng hộ và cản trở vợ đi làm xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của vợ và con họ như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo bạn, việc chồng/bạn tình ủng hộ vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Nam giới nên làm gì/họ cần ủng hộ vợ theo cách như thế nào? Thực tế, họ có ủng hộ vợ không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào khiến họ không/không thể ủng hộ? Theo ý kiến của bạn, cần phải làm gì để tiếp cận namg giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình làm xét nghiệm?

2A. Thảo luận nhóm/phỏng vấn sâu cho phụ nữ nhiễm HIV nhưng không được nhận dịch vụ PMTCT.

Giới thiệu, tên tuổi người được phỏng vấn. Giới thiệu mục đích của nghiên cứu.

1. Bạn hiểu gì về HIV, các con đường lây truyền và làm thế nào để chăm sóc bản thân nếu như bạn bị nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) HIV là gì? Làm thế nào để tránh lây nhiễm HIV? Bạn có thể chăm sóc bản thân thế nào nếu như bạn bị nhiễm HIV?

Những hành vi nào có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV? Những cách thực hành nào mà mọi người hay làm hoặc thực tế đang áp dụng để dự phòng nhiễm HIV cho trẻ em. Thăm dò về tình dục

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

96

an toàn, sử dụng bơm kim tiêm và PLTMC. Làm thế nào để người mẹ có thể dự phòng lây truyền HIV sang con một cách tốt nhất? Mọi người biết gì về chương trình PLTMC?

2. Có những nguồn thông tin nào về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Những nơi nào hiện đang cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) Ở đâu có các dịch vụ sẵn có? Giá cả thế nào? Có những dịch vụ nào của Bộ Y tế/Chính phủ?

3. Bạn có kinh nghiệm gì trong việc xét nghiệm HIV?

(Thăm dò nếu cần) Bạn đã đi xét nghiệm HIV ở đâu? Có những khó khăn/thách thức nào khi phụ nữ đi xét nghiệm HIV? Những ai ảnh hưởng đến quyết định này? (thăm dò: ai nlà người trong gia đình có ảnh hưởng)? Quyết định này được đưa ra như thế nào? Vai trò của chồng/bạn tình trong việc quyết định để bạn đi xét nghiệm HIV như thế nào? Anh ta có đi xét nghiệm không? Chi phí bao nhiêu? Xét nghiệm có dễ không? Thái độ của người cung cấp dịch vụ như thế nào? Bạn có nhận được lời khuyên/tư vấn nào từ cán bộ y tế không? Nếu có, bạn nhận được ở đâu? Nó có hữu ích không? Bạn đã nhận kết quả xét nghiệm HIV chưa? Ai trả kết quả cho bạn? Thái độ của anh/chị ấy thế nào? Bạn có nhận được lời khuyên/tư vấn nào từ cán bộ y tế khi nhận kết quả xét nghiệm? Nếu có, bạn nhận được khi nào? Nó có hữu ích không? Những người khác có biết kết quả xét nghiệm của bạn không? Làm thế nào họ biết?

4. Thái độ của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng xung quanh bạn đối với người nhiễm HIV như thế nào?

Đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ nhiễm HIV như thế nào? Chồng cô ta sẽ phản ứng như thế nào? Nhận thức và thái độ đối với việc làm xét nghiệm HIV như thế nào? Ai là người cần đi làm xét nghiệm? Chồng của bạn đã phản ứng như thế nào khi bạn được phát hiện nhiễm HIV? Gia đình bạn phản ứng như thế nào? Cộng đồng phản ứng thế nào?

5. Thái độ đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hoặc ai biết về tình trạng nhiễm HIV của họ khi họ mang thai?

Cộng đồng có thấy rằng một người phụ nữ nhiễm HIV hoặc một người có chồng nhiễm HIV có nên có con không? Bạn đã từng mang thai/sinh con hoặc biết một người nào đó đang mang thai/sinh con nhưng nhiễm HIV không? Cộng đồng đã đối xử với người mẹ và đứa trẻ như thế nào?

6. Những dạng hỗ trợ nào hay những hỗ trợ còn thiếu mà người phụ nữ nhiễm HIV đã nhận được hoặc cần nhận được?

Những nguồn hỗ trợ hiện nay cho phụ nữ mang thai là gì? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vơ/bạn tình anh ta trong quá trình mang thai? Chống/ bạn tình nam có ý kiến gì về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình tại trung tâm y tế? Nam giới có thể đến đó không? Họ có nên đi không? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình mang thai như thế nào là phù hợp? Tại gia đình bạn, vai trò của chồng bạn như thế nào?

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

97

Theo bạn, tất cả những phụ nữ có thai có nên đi làm xét nghiệm HIV không? Ai nên tạo ảnh hưởng/ra quyết định để người phụ nữ mang thai đi làm xét nghiệm? Nhận thức và thái độ nói chung về phụ nữ mang thai nhiễm HIV hiện đang được điều trị và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của họ và con của họ như thế nào? Họ có được nhận hỗ trợ từ gia đình họ? Từ chồng? Bạn có cảm thấy hỗ trợ nào còn thiếu hoặc bị ai đó trong cộng đồng chỉ trích không?

7. Bạn và chồng bạn đã thảo luận về các vấn đề cá nhân như thế nào? Bạn có thể thảo luận những vấn đề cá nhân với ai

Bạn và chồng bạn có thường nói chuyện cởi mở với nhau không? Những điều gì mà bạn có thể nói chuyện cởi mở với chồng? Có điều gì khó nói chuyện với chồng? Bạn có nói chuyện về sức khỏe của bạn? Sức khỏe chồng bạn? Sức khỏe của con? Về tương lai? Bạn có nói chuyện về các vấn đề cá nhân không- ví dụ như về tình dục… Người vợ có dễ dàng biết nếu người chồng có các hành vi nguy cơ cao hay thường là không biết? Nam giới trong cộng đồgn nơi bạn ở có nhiều hành vi nguy cơ không?

Bạn có nghĩ có thể nói chuyện về tình dục? Nếu có, bạn nghĩ bạn có thể nói chuyện với ai về đề tài này? Ai là người mà bạn có thể nói chuyện thoải mái và dễ dàng về tình dục? Ai là người khó nói chuyện về đề tài này? Bạn nói chuyện với chồng/bạn tình về tình dục theo cách nào? (thăm dò một số vấn đề)

Bạn đã thảo luận với chồng/bạn tình về sức khỏe của bạn chưa? Bạn thảo luận những vấn đề nào? Những vấn đề nào bạn cho là khó thảo luận hơn? Bạn có nói chuyện với chồng về tình trạng nhiễm HIV của bạn và của con bạn? Trước khi sinh con, chồng và bạn đã có kế hoạch để sinh con chưa? Trước khi có thai, bạn có nghĩ rằng có cơ hội để bạn và chồng bạn đi làm xét nghiệm HIV không? Nếu có, bạn đã nói chuyện về vấn đề này với ai và như thế nào?

Nếu bạn và chồng bạn quyết định sẽ có con, bạn sẽ thảo luận như thế nào? Theo cách nào? bạn sẽ nói chuyện về vấn đề này với ai nữa?

8. Nam giới đã ủng hộ hoặc cản trở vợ đi làm xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của họ và con họ như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo bạn, việc chồng/bạn tình ủng hộ vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Nam giới nên làm gì/họ cần ủng hộ theo cách như thế nào? Thực tế, họ có ủng hộ vợ không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào mà họ không/không thể ủng hộ vợ làm xét nghiệm? Nếu bạn mang thai, bạn và chồng bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Theo bạn, cần phải làm gì để tiếp cận những nam giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình làm xét nghiệm?

2B. Thảo luận nhóm/phỏng vấn sâu với những nam giới có vợ nhiễm HIV

Giới thiệu, tên tuổi người được phỏng vấn. Giới thiệu mục đích của nghiên cứu.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

98

1. Bạn hiểu gì về HIV, các con đường lây truyền và làm thế nào để chăm sóc bản thân nếu như bạn bị nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) HIV là gì? Làm thế nào để tránh lây nhiễm HIV? Bạn có thể chăm sóc bản thân thế nào nếu như bạn bị nhiễm HIV?

Những hành vi nào có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV? Những cách thực hành nào mọi người hay làm hoặc thực tế đang áp dụng để dự phòng nhiễm HIV cho trẻ em. Thăm dò về tình dục an toàn, sử dụng bơm kim tiêm và PLTMC. Làm thế nào để người mẹ có thể dự phòng lây truyền HIV sang con một cách tốt nhất? Mọi người biết gì về chương trình PLTMC?

2. Có những nguồn thông tin nào về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Những nơi nào hiện đang cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) Ở đâu có các dịch vụ sẵn có? Giá cả thế nào? Có những dịch vụ nào của Bộ Y tế/Chính phủ?

3. Bạn có những kinh nghiệm gì về vấn đề xét nghiệm HIV cho bản thân bạn và vợ bạn? Nói về vấn đề xét nghiệm của anh trước nếu như anh đã xét nghiệm, sau đó nói về việc xét nghiệm của vợ anh

(Thăm dò nếu cần) Bạn đã đi xét nghiệm HIV ở đâu? Vợ bạn đã đi xét nghiệm ở đâu? Có những khó khăn/thách thức nào khi phụ nữ đi xét nghiệm HIV? Những ai ảnh hưởng đến quyết định này? (thăm dò: ai là người trong gia đình có ảnh hưởng)? Quyết định này được đưa ra như thế nào? Vai trò của bạn trong việc quyết định làm xét nghiệm HIV thế nào? Chi phí bao nhiêu? Xét nghiệm có dễ không? Thái độ của người cung cấp dịch vụ như thế nào? Vợ bạn có nhận được lời khuyên/tư vấn nào từ cán bộ y tế? Nếu có, cô ấy nhận được khi nào? Nó có hữu ích không? Vợ bạn đã nhận kết quả xét nghiệm HIV chưa? Ai trả kết quả cho cô ấy? Thái độ của người ấy như thế nào? Cô ấy có nhận được lời khuyên/tư vấn nào từ cán bộ y tế khi nhận kết quả xét nghiệm? Nếu có, cô ấy nhận được khi nào? Nó có hữu ích không? Những người khác có biết kết quả xét nghiệm của cô ấy không? Làm thế nào họ biết? Phản ứng của bạn như thế nào khi bạn biết cô ấy nhiễm HIV? Bạn đã làm gì?

4. Thái độ của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng xung quanh bạn đối với người nhiễm HIV như thế nào?

Đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ nhiễm HIV, đặc biệt phụ nữ có thai như thế nào? Chồng cô ta sẽ phản ứng như thế nào khi biêt vợ nhiễm HIV? Nhận thức và thái độ đối với xét nghiệm HIV như thế nào? Ai là người cần làm xét nghiệm? Bạn đã phản ứng thế nào khi biết vợ bạn nhiễm HIV? Gia đình bạn phản ứng thế nào? Cộng đồng phản ứng thế nào?

5. Thái độ đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hoặc ai biết về tình trạng nhiễm HIV của họ khi họ mang thai?

Cộng đồng có thấy rằng một phụ nữ nhiễm HIV hoặc một người có chồng nhiễm HIV có nên có con không? Vợ bạn đã từng mang thai/sinh con hoặc bạn biết một người nào đó đang mang thai/sinh con nhưng nhiễm HIV không? Cộng đồng đã đối xử với vợ, con và bạn như thế nào? Nhìn chung, cộng đồng đã phản ứng với phụ nữ mang thai dương tính như thế nào?

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

99

6. Những dạng hỗ trợ nào hay những hỗ trợ nào còn thiếu mà người phụ nữ nhiễm HIV đã nhận được hoặc cần nhận được?

Những hỗ trợ hiện nay dành cho phụ nữ mang thai là gì? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vơ/bạn tình trong quá trình mang thai? Bạn có ý kiến gì về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình tại trung tâm y tế? Nam giới có thể đến đó không? Họ có nên đi không? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình mang thai như thế nào là phù hợp? Tại gia đình bạn, vai trò của bạn như thế nào?

Theo bạn, tất cả phụ nữ có thai có nên đi làm xét nghiệm HIV không? Ai nên tạo ảnh hưởng/ra quyết định để người phụ nữ mang thai đi làm xét nghiệm? Nhận thức và thái độ nói chung về phụ nữ mang thai nhiễm HIV hiện đang được điều trị và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của họ và con của họ như thế nào? Họ có nhận được hỗ trợ từ gia đình không? Từ chồng họ? Bạn có cảm thấy còn thiếu những hỗ trợ nào hoặc có bị ai trong cộng đồng chỉ trích không?

7. Bạn và vợ bạn đã thảo luận về các vấn đề cá nhân như thế nào? Bạn có thể thảo luận những vấn đề cá nhân với ai

Bạn và vợ bạn có thường nói chuyện cởi mở với nhau không? Những điều gì mà bạn có thể nói chuyện cởi mở với vợ? Có điều gì khó nói chuyện với vợ? Bạn có nói chuyện về sức khỏe của bạn? Sức khỏe vợ bạn? Sức khỏe của con cái? Về tương lai? Bạn có nói chuyện về các vấn đề cá nhân không- ví dụ như về tình dục… Người vợ có dễ dàng biết nếu người chồng có các hành vi nguy cơ cao hay thường là không biết? Nam giới trong cộng đồng nơi bạn ở có nhiều hành vi nguy cơ cao không?

Bạn có nghĩ có thể nói chuyện về tình dục? Nếu có, bạn nghĩ bạn có thể nói chuyện với ai về đề tài này? Ai là người mà bạn có thể nói chuyện thoải mái và dễ dàng về tình dục? Ai là người khó nói chuyện về đề tài này? Bạn nói chuyện với vợ bạn/bạn tình về tình dục theo cách nào? (thăm dò một số vấn đề)

Bạn đã thảo luận với vợ/bạn tình về sức khỏe của bạn và sức khỏe của cô ấy chưa? Bạn thảo luận những vấn đề nao? Những vấn đề nào bạn cho là khó thảo luận hơn? Bạn và vợ đã đã có kế hoạch sinh con chưa? Trước khi vợ bạn có thai, bạn có nghĩ rằng có cơ hội để bạn và vợ đi xét nghiệm HIV không? Nếu có, bạn đã nói chuyện về vấn đề này với ai và như thế nào?

Nếu bạn và vợ bạn quyết định sinh con, các bạn sẽ thảo luận về việc này chứ? Bạn sẽ thảo luận như thế nào? bạn sẽ nói chuyện về vấn đề này với ai?

8. Nam giới đã ủng hộ hoặc cản trở vợ đi làm xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của vợ và con như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo bạn, việc chồng/bạn tình ủng hộ người vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Nam giới nên làm gì/họ cần ủng hộ theo cách nào? Thực tế, họ có ủng hộ vợ không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào khiến họ không/không thể ủng hộ? Nếu vợ bạn có thai, bạn và vợ bạn sẽ phản ừng như thế nào?

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

100

Theo bạn, cần phải làm gì để tiếp cận nam giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình đi làm xét nghiệm HIV?

3A. Thảo luận nhóm với phụ nữ có thai chưa được xét nghiệm HIV

Giới thiệu, tên tuổi người được phỏng vấn. Giới thiệu mục đích của nghiên cứu.

1. Những dạng hỗ trợ nào hay những hỗ trợ nào còn thiếu mà phụ nữ nhiễm HIV đã nhận được hoặc cần có?

Những hỗ trợ hiện nay dành cho phụ nữ mang thai là gì? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vơ/bạn tình trong quá trình mang thai? Chồng/ bạn tình nam có ý kiến gì về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình tại trung tâm y tế? Nam giới có thể đến đó không? Họ có nên đi không? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình mang thai như thế nào là phù hợp? Tại gia đình bạn, vai trò của chồng bạn như thế nào?

2. Bạn và chồng bạn đã thảo luận về các vấn đề cá nhân như thế nào? Bạn có thể thảo luận những vấn đề cá nhân với ai?

Bạn và chồng bạn có thường nói chuyện cởi mở với nhau không? Những điều gì mà bạn có thể nói chuyện cởi mở với chồng? Có điều gì khó nói chuyện với chồng? Bạn có nói chuyện về sức khỏe của bạn? Sức khỏe chồng bạn? Sức khỏe của con cái? Về tương lai? Bạn có nói chuyện về các vấn đề cá nhân không- ví dụ như về tình dục… Người vợ có dễ dàng biết nếu người chồng có các hành vi nguy cơ cao hay thường là không biết? Nam giới trong cộng đồng nơi bạn ở có nhiều hành vi nguy cơ cao không?

Bạn có nghĩ có thể nói chuyện về tình dục không? Nếu có, bạn nghĩ bạn có thể nói chuyện với ai về đề tài này? Ai là người mà bạn có thể nói chuyện thoải mái và dễ dàng về tình dục? Ai là người khó nói chuyện về đề tài này? Bạn nói chuyện với chồng/bạn tình về tình dục theo cách nào? (thăm dò một số vấn đề)

Bạn đã thảo luận với chồng/bạn tình về sức khỏe của bạn chưa? Bạn thảo luận những vấn đề nào? Những vấn đề nào bạn cho là khó thảo luận hơn?

Bạn có kế hoạch có thai không? Bạn và chồng đã từng thảo luận với nhau về chuyện này chưa? Theo cách nào? Bạn sẽ nói chuyện về vấn đề này với ai nữa?

3. Bạn hiểu gì về HIV, các con đường lây truyền và làm thế nào để chăm sóc bản thân nếu như bạn bị nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) HIV là gì? Làm thế nào để tránh lây nhiễm HIV? Bạn có thể chăm sóc bản than thế nào nếu bạn bị nhiễm HIV? Những hành vi nào có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV? Những cách thực hành nào mọi người hay làm hoặc thực tế đang áp dụng để dự phòng nhiễm HIV cho trẻ em? Thăm dò về tình dục an toàn, sử dụng bơm kim tiêm và PLTMC. Làm thế nào để người mẹ có thể dự phòng lây truyền HIV sang con một cách tốt nhất? Mọi người biết gì về chương trình PLTMC?

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

101

4. Có những nguồn thông tin nào về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Những nơi nào hiện đang cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) Ở đâu có các dịch vụ sẵn có? Giá cả thế nào? Có những dịch vụ nào của Bộ Y tế/Chính phủ?

5. Thái độ của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng nơi bạn ở đối với người nhiễm HIV như thế nào?

Đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ nhiễm HIV như thế nào? Chồng cô ta sẽ phản ứng như thế nào? Nhận thức và thái độ đối với việc làm xét nghiệm HIV như thế nào? Ai là người cần đi xét nghiệm?

6. Thái độ đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hoặc ai biết về tình trạng nhiễm HIV của họ khi họ mang thai?

Cộng đồng có thấy rằng một phụ nữ nhiễm HIV hoặc một người có chồng nhiễm HIV có nên có con không? Bạn đã từng mang thai/sinh con hoặc biết một người nào đó đang mang thai/sinh con nhưng nhiễm HIV không? Cộng đồng đã đối xử với người mẹ và đứa trẻ như thế nào?

Theo bạn, tất cả phụ nữ có thai có nên đi làm xét nghiệm HIV không? Ai nên tạo ảnh hưởng/ra quyết định để người phụ nữ mang thai đi làm xét nghiệm? Nhận thức và thái độ nói chung về phụ nữ mang thai nhiễm HIV hiện đang được điều trị và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của họ và con họ như thế nào? Họ có nhận được hỗ trợ từ gia đình không? Từ chồng? Bạn có cảm thấy còn thiếu sự hỗ trợ nào hoặc có sự chỉ trích của ai đó trong cộng đồng không?

7. Nam giới đã ủng hộ hoặc cản trở vợ đi làm xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của vợ và con họ như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo bạn, việc chồng/bạn tình ủng hộ vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Nam giới nên làm gì/họ cần ủng hộ theo cách nào? Thực tế, họ có ủng hộ vợ không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào khiến họ không/không thể ủng hộ vợ?

Theo bạn, cần phải làm gì để tiếp cận nam giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình làm xét nghiệm HIV?

3B. Thảo luận nhóm với chồng/bạn tình của phụ nữ mang thai

Giới thiệu, tên tuổi người được phỏng vấn. Giới thiệu mục đích của nghiên cứu.

1. Những dạng hỗ trợ nào hay những hỗ trợ nào còn thiếu mà phụ nữ nhiễm HIV đã nhận được hoặc cần nhận được?

Những hỗ trợ hiện nay cho phụ nữ mang thai là gì? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vơ/bạn tình trong quá trình mang thai? Chồng/ bạn tình nam có ý kiến gì về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

102

hoạch hóa gia đình tại trung tâm y tế? Nam giới có thể đến đó không? Họ có nên đi không? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình mang thai như thế nào là phù hợp? Trong gia đình bạn, vai trò của bạn như thế nào?

2. Bạn và vợ bạn đã thảo luận về các vấn đề cá nhân như thế nào? Bạn có thể thảo luận những vấn đề cá nhân với ai

Bạn và vợ bạn có thường nói chuyện cởi mở với nhau không? Những điều gì mà bạn có thể nói chuyện cởi mở với vợ? Có điều gì khó nói chuyện với vợ? Bạn có nói chuyện về sức khỏe của bạn? Sức khỏe vợ bạn? Sức khỏe của con cái? Về tương lai? Bạn có nói chuyện về các vấn đề cá nhân không- ví dụ như về tình dục… Người vợ có dễ dàng biết nếu người chồng có các hành vi nguy cơ cao hay thường là không biết? Nam giới trong cộng đồng nơi bạn ở có nhiều hành vi nguy cơ cao không?

Bạn có nghĩ có thể nói chuyện về tình dục không? Nếu có, bạn nghĩ bạn có thể nói chuyện với ai về đề tài này? Ai là người mà bạn có thể nói chuyện thoải mái và dễ dàng về tình dục? Ai là người khó nói chuyện về đề tài này? Bạn nói chuyện với vợ bạn/bạn tình về tình dục theo cách nào? (thăm dò một số vấn đề)

Bạn đã thảo luận với vợ/bạn tình về sức khỏe của bạn và sức khỏe của cô ấy chưa? Bạn thảo luận những vấn đề nào? Những vấn đề nào bạn cho là khó thảo luận hơn?

Bạn có kế hoạch có con chưa? Bạn và vợ bạn đã từng thảo luận với nhau về chuyện này chưa? Theo cách nào? bạn sẽ nói chuyện về vấn đề này với ai nữa?

3. Bạn hiểu gì về HIV, các con đường lây truyền và làm thế nào để chăm sóc bản thân nếu như bạn bị nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) HIV là gì? Làm thế nào để tránh lây nhiễm HIV? Bạn có thể chăm sóc bản thân thế nào nếu như bạn bị nhiễm HIV?

Những hành vi nào có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV? Những cách thực hành nào mọi người hay làm hoặc thực tế đang áp dụng để dự phòng nhiễm HIV cho một đứa trẻ. Thăm dò về tình dục an toàn, sử dụng bơm kim tiêm và PLTMC. Làm thế nào để người mẹ có thể dự phòng lây truyền HIV sang con một cách tốt nhất? Mọi người biết gì về chương trình PLTMC?

4. Có những nguồn thông tin nào về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Những nơi nào hiện đang cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) Ở đâu có các dịch vụ sẵn có? Giá cả thế nào? Có những dịch vụ nào của Bộ Y tế/Chính phủ?

5.Thái độ của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng xung quanh bạn đối với người nhiễm HIV như thế nào?

Đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ nhiễm HIV như thế nào? Chồng cô ta sẽ phản ứng như thế nào? Nhận thức và thái độ đối với việc làm xét nghiệm HIV như thế nào? Ai là người cần đi xét nghiệm?

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

103

6. Thái độ đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hoặc ai biết về tình trạng nhiễm HIV của họ khi họ mang thai?

Cộng đồng có thấy rằng một người phụ nữ nhiễm HIV hoặc một người có chồng nhiễm HIV có nên có con không? Bạn có biết một người nào đó đang mang thai/sinh con nhưng nhiễm HIV không? Cộng đồng đã đối xử với người mẹ và đứa trẻ như thế nào?

Theo bạn, tất cả phụ nữ có thai có nên đi làm xét nghiệm HIV không? Ai nên tạo ảnh hưởng/ra quyết định để người phụ nữ mang thai đi làm xét nghiệm? Nhận thức và thái độ nói chung về phụ nữ mang thai nhiễm HIV hiện đang được điều trị và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của họ và con họ như thế nào? Họ có nhận được hỗ trợ nào từ gia đình không? Từ chồng? Bạn có cảm thấy còn thiếu sự hỗ trợ nào hoặc có sự chỉ trích của ai đó trong cộng đồng không?

7. Nam giới đã ủng hộ hoặc cản trở vợ đi làm xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của vợ và con họ như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo của bạn, việc chồng/bạn tình hỗ trợ vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Nam giới nên làm gì/họ cần ủng hộ theo cách nào? Thực tế, họ có ủng hộ vợ không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào khiến họ không/không thể ủng hộ vợ?

Theo bạn, cần làm gì để tiếp cận nam giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình đi làm xét nghiệm HIV?

4. Phỏng vấn sâu thành viên gia đình

1. Có những nguồn thông tin nào về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Những nơi nào hiện đang cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) Ở đâu có các dịch vụ sẵn có? Giá cả thế nào? Có những dịch vụ nào của Bộ Y tế/Chính phủ?

2. Thái độ của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng xung quanh bạn đối với người nhiễm HIV như thế nào?

Đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ nhiễm HIV thế nào? Chồng cô ta sẽ phản ứng như thế nào? Nhận thức và thái độ đối với việc làm xét nghiệm HIV như thế nào? Ai là người cần đi xét nghiệm?

3. Những dạng hỗ trợ nào hay những hỗ trợ nào còn thiếu mà phụ nữ nhiễm HIV đã nhận được hoặc cần nhận được?

Những hỗ trợ hiện nay cho phụ nữ mang thai là gì? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vơ/bạn tình trong quá trình mang thai? Chồng/ bạn tình nam có ý kiến gì về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình tại trung tâm y tế? Nam giới có thể đến đó không? Họ có nên đi không? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình họ mang thai như thế nào là phù hợp? Tại gia đình bạn, vai trò của chồng bạn như thế nào?

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

104

Theo bạn, tất cả phụ nữ mang thai có nên đi làm xét nghiệm HIV không? Ai nên tạo ảnh hưởng/ra quyết định để người phụ nữ mang thai đi làm xét nghiệm? Nhận thức và thái độ nói chung về phụ nữ mang thai nhiễm HIV hiện đang được điều trị và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của họ và con họ như thế nào? Họ có nhận được hỗ trợ nào từ gia đình không? Từ chồng? Bạn có cảm thấy họ còn thiếu sự hỗ trợ nào hoặc bị ai đó trong cộng đồng chỉ trích không?

4. Thái độ đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hoặc ai biết về tình trạng nhiễm HIV của họ khi họ mang thai?

Cộng đồng có thấy rằng một phụ nữ nhiễm HIV hoặc một người có chồng nhiễm HIV có nên có con không? Bạn có biết ai đang mang thai/sinh con nhưng nhiễm HIV không? Cộng đồng đã đối xử với người mẹ và đứa trẻ như thế nào?

5. Nam giới đã ủng hộ hoặc cản trở vợ đi xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của vợ và con họ như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo bạn, việc chồng/bạn tình ủng hộ vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Nam giới nên làm gì/họ cần ủng hộ theo cách nào? Thực tế, họ có ủng hộ vợ không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào khiến họ không/không thể ủng hộ vợ?

Theo bạn, cần phải làm gì để tiếp cận nam giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình đi làm xét nghiệm?

5. Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo trong cộng đồng (tùy thuộc họ là ai)Giới thiệu, tên tuổi người được phỏng vấn. Giới thiệu mục đích của nghiên cứu.

Đối với lãnh đạo CLB Đồng cảm:

Khi nào CLB được thành lập? Ai là người hỗ trợ? Có bao nhiêu thành viên? Có bao nhiều người làm việc để CLB có thể hoạt động? CLB làm những hoạt động gì? Bao nhiêu lâu thì họp một lần? Thái độ của cộng đồng đối với CLB? Thái độ của cán bộ y tế? Có những khó khăn gì trong quá trình hoạt động mà CLB gặp phải? Những kết quả gì mà CLB thu được?

1. Có những nguồn thông tin nào về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Những nơi nào hiện đang cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV?

(Thăm dò nếu cần) Ở đâu có các dịch vụ sẵn có? Giá cả thế nào? Có những dịch vụ nào của Bộ Y tế/Chính phủ?

2. Thái độ của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng nơi bạn ở đối với người nhiễm HIV như thế nào?

Đối xử của cộng đồng đối với phụ nữ nhiễm HIV như thế nào? Chồng cô ta sẽ phản ứng như thế nào? Nhận thức và thái độ đối với việc đi làm xét nghiệm HIV như thế nào? Ai là người cần đi xét nghiệm?

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

105

3. Những dạng hỗ trợ nào hay những hỗ trợ nào còn thiếu mà phụ nữ nhiễm HIV đã nhận được hoặc cần nhận được?

Những nguồn hỗ trợ hiện nay cho phụ nữ mang thai là gì? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vơ/bạn tình trong quá trình mang thai? Chồng/ bạn tình nam có ý kiến gì về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình tại trung tâm y tế? Nam giới có thể đến đó không? Họ có nên đi không? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình họ mang thai như thế nào là phù hợp? Tại gia đình bạn, vai trò của người chồng như thế nào?

Theo bạn, tất cả phụ nữ mang thai có nên đi làm xét nghiệm HIV không? Ai nên tạo ảnh hưởng/ra quyết định để người phụ nữ mang thai đi làm xét nghiệm? Nhận thức và thái độ nói chung về phụ nữ mang thai nhiễm HIV hiện đang được điều trị và tư vấn để bảo vệ sức khỏe của họ và con họ như thế nào? Họ có nhận được hỗ trợ nào từ gia đình không? Từ chồng? Bạn có cảm thấy họ còn thiếu sự hỗ trợ nào hoặc bị ai đó trong cộng đồng chỉ trích không?

4. Thái độ đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hoặc ai biết về tình trạng nhiễm HIV của họ khi họ mang thai?

Cộng đồng có thấy rằng một phụ nữ nhiễm HIV hoặc một người có chồng nhiễm HIV có nên có con không? Bạn có biết ai đang mang thai/sinh con nhưng nhiễm HIV không? Cộng đồng đã đối xử với người mẹ và đứa trẻ như thế nào?

5. Nam giới đã ủng hộ hoặc cản trở vợ đi làm xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của vợ và con họ như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo bạn, việc chồng/bạn tình ủng hộ vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Nam giới nên làm gì/họ cần ủng hộ theo cách nào? Thực tế, họ có ủng hộ vợ không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào khiến họ không/không thể ủng hộ vợ?

Theo bạn, cầnlàm gì để tiếp cận nam giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình đi làm xét nghiệm HIV?

6. Phỏng vấn cán bộ y tế tại các cấp khác nhau

Tên Trung tâm Y tế:Tên người được phỏng vấnChức vụ/công việc của người được phỏng vấn

A. Mô tả dịch vụ khám thai

Tại trung tâm của bạn có dịch vụ chăm sóc thai sản không?1.

Trung bình, có bao nhiêu phụ nữ mang thai đến chăm sóc thai sản hàng tháng tại trung tâm 2. của bạn?

Tỷ lệ phụ nữ mang thai trong xã/huyện/tỉnh đến chăm sóc thai sản tại trung tâm của bạn là 3. bao nhiêu?

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

106

Trung bình, người phụ nữ thường đi khám thai nhiều nhất bao nhiêu lần?4.

Thông thường, người phụ nữ mang thai đến khám thai tại trung tâm bạn vào tháng thứ mấy 5. của thai kỳ?

Ngày nào trung tâm bạn tổ chức khám thai?6.

Tháng trước, có bao nhiêu phụ nữ đến khám thai vào những ngày này? Nếu có sự khác biệt 7. đáng kể với câu trả lời số 2, hãy thăm dò tại sao

Có những dịch vụ chăm sóc thai sản nào hiện có tại trung tâm của bạn:8. Tư vấn sức khỏe phụ nữa. Uống viên sắtb. Folic acid c. Xét nghiệm nước tiểud. Xét nghiệm máu (để làm gì?)e. Đo chiều cao, cân nặng, huyết ápf. Tiêm phòng uốn váng. Xét nghiệm BLTQĐTDh.

Bạn có giới thiệu xét nghiệm HIV cho các phụ nữ mang thai tại Trung tâm của bạn không?9.

Nếu có, hãy mô tả quá trình giới thiệu xét nghiệm. Quá trình này được thực hiện cho tất cả 10. các phụ nữ mang thai? Bạn có hỏi xem liệu họ có muốn xét nghiệm không? Họ có phải tự hỏi về xét nghiệm không (Ví dụ khi bạn không giới thiệu về xét nghiệm)? Bạn có thực hiện tư vấn trước xét nghiệm không?

Nhìn chung, người phụ nữ mang thai thường xét nghiệm HIV vào thời điểm nào? Tại trung 11. tâm y tế của bạn trong 6 tháng vừa qua, có bao nhiêu phụ nữ mang thai đã a) được tư vấn trước xét nghiệm, xét nghiệm, nhận kết quả, tư vấn sau xét nghiệm? Thường vào nhiều nhất tại thời điểm nào của thai kỳ?

Xét nghiệm HIV có được làm tại trung tâm bạn không? Nếu không, máu được chuyển đi 12. đâu?

Loại xét nghiệm mà bạn hoặc nơi nhận mẫu chuyển thực hiện để xét nghiệm HIV? Tét nhanh 13. hay ELISA hay WB

Kể từ khi lấy máu, bao nhiêu lâu thì có kết quả xét nghiệm HIV? 14.

Kết quả được trả cho người phụ nữ như thế nào? Ai là người trả kết quả? Kết quả có được 15. thông báo cho ai nữa không? Ví dụ cán bộ lãnh đạo địa phương nơi người phụ nữ sống?

Người đàn ông và phụ nữ có đi xét nghiệm cùng nhau không? Nếu không, bạn có đề nghị 16. người phụ nữ mời chồng của họ đến xét nghiệm không?

Bạn trả kết quả tới a) người phụ nữ b) người nào đó trong gia đình (là ai?), c) chồng d) người 17. khác?

Bạn có thực hiện tư vấn sau xét nghiệm không? Tư vấn sau xét nghiệm được cung cấp cho a) 18. chỉ người phụ nữ, b) phụ nữ và mẹ chồng hoặc người thân, c) cặp vợ chồng?

B. Miêu tả quá trình chuyển dạ và sinh

Trung tâm bạn có đỡ đẻ không?1.

Nhìn chung, bao nhiêu ca đẻ tại trung tâm bạn mỗi tháng?2.

Tháng trước, có bao nhiêu người đẻ tại trung tâm bạn? 3.

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

107

Bạn có thực hiện tất cả các ca đẻ? Nếu không, những trường hợp nào bạn chuyển tuyến? Bạn 4. chuyển họ đến đâu?

Trung tâm bạn có mổ đẻ không?5.

Phụ nữ nhiễm HIV có sinh tại Trung tâm bạn không? Nếu không, họ sinh ở đâu?6.

Trung tâm bạn có xét nghiệm HIV cho phụ nữ khi sinh?7.

Họ có ký biên bản đồng ý không? Bạn có lưu giữ bản này không? Nếu có thì có thể cho xem 8. một vài bản được không?.

Loại xét nghiệm mà bạn làm tại Trung tâm là gì? Test nhanh, ELISA, WB9.

Chồng và/hoặc thành viên gia đình có phải đồng ý cho người phụ nữ xét nghiệm HIV 10. không?

Bạn có trả kết quả xét nghiệm cho người phụ nữ không? Nếu không, lý do tại sao? Bạn có trả 11. kết quả cho ai đó trong gia đình không

C. Mô tả Tư vấn sau xét nghiệm tại dịch vụ PLTMC

Dành cho Khoa Sản

Nhìn chung, khi nào bạn xác định được người phụ nữ nhiễm HIV? Trong thời gian mang thai 1. hay trong thời gian đẻ?

Các dịch vụ bạn cung cấp cho phụ nữ mang thai dương tính là gì? Bạn có cung cấp 2. Tư vấn sau xét nghiệm?a. ARV trong thời gian mang thai từ 28 tuần tuổi thai? Từ 36 tuần tuổi thai? b. Mổ đẻ? c. ARV trong thòi gian chuyển dạ? d. ARV sau khi sinh con?e. Tư vấn nuôi dưỡng trẻ? Sữa bột?f.

Mô tả qui trình/hướng dẫn bạn áp dụng khi phát hiện phụ nữ nhiễm HIV3.

Có bộ hướng dẫn của Bộ Y tế về xét nghiệm và điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV 4. không? Bạn có bộ hướng dẫn này không? Bạn có theo chính xác những hướng dẫn này không hoặc bạn có gặp những khó khăn nào khi thực hiện chúng? Nếu không chính xác, thì có những gì cần sửa đổi và tại sao?

Bạn đã làm thế nào để những người chồng có thể tham gia vào giai đoạn tư vấn sau xét 5. nghiệm, chăm sóc và hỗ trợ?

Trong 6 tháng qua, có bao nhiêu phụ nữ nhiễm HIV bạn đã điều trị và bạn đã cung cấp cho 6. họ những dịch vụ gì?

Dành cho Khoa Nhi:Khoa có cấp sữa miễn phí?7.

Người phụ nữ được nhận những gì? Bao lâu sau người mẹ nhiễm HIV cần quay lai?8.

Khoa có tiến hành xét nghiệm cho trẻ 18 tháng tuổi?9.

Trong năm ngoái, có bao nhiêu trẻ, con của các bà mẹ nhiễm HIV được nhận dịch vụ chăm 10. sóc điều trị? Bao nhiêu được xét nghiệm khi 18 tháng tuổi? Điều gì đã xảy ra với những trẻ khác (không còn nhận dịch vụ)?

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

108

D. Tổng quan

Chi phí trực tiếp cho dịch vụ ở Trung tâm của bạn là bao nhiêu?1.

Có chi phí gián tiếp nào không? Nếu có, đó là gì và bao nhiêu?2.

Có sự liên kết và lồng ghép nào giữa các dịch vụ CSSKBM&TE và PLTMC? 3.

Tại tuyến xã, các bạn có cung cấp TVXNTN không? 4.

Tại tất cả các cấp, bạn làm thế nào để liên kết các dịch vụ PLTMC, VCT, chăm sóc trước sinh, 5. chuyển dạ, đỡ đẻ, và chăm sóc trẻ sau đẻ?

Có những thách thức/ khó khăn chính nào khi cung cấp dịch vụ cho người phụ nữ nhiễm 6. HIV? Có những cơ

E. Dành cho phòng xét nghiệm (nếu được)

Khoa có tiến hành xét nghiệm HIV không? Sử dụng loại bộ thử nào? Bao nhiêu xét nghiệm 1. được thực hiện mỗi năm?

Mọi người có phải trả tiền làm xét nghiệm không?2.

Bệnh nhân có đến khoa để xét nghiệm trực tiếp không? Có nơi nào chuyển mẫu máu về khoa 3. để xét nghiệm không?Bạn nhận mẫu máu xét nghiệm từ những đâu?

Bạn trả kết quả như thế nào, khi khoa trực tiếp lấy máu và khi nhận mẫu máu từ nơi khác 4. chuyển đến?

Nếu bạn nhận mẫu máu từ nơi khác chuyển đến, thì họ trả kết quả như thế nào? Các kết quả 5. có được thông báo cho lãnh đạo địa phương không?

F. Nhận thức của cộng đồng về HIV và PLTMC hiện nay như thế nào?

Có những nguồn nào cung cấp thông tin về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV? Có những nơi nào hiện đang có dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV? Cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV? Nơi nào, ngoài trung tâm của bạn, mà phụ nữ có thể tới và làm xét nghiệm HIV? Chi phí bao nhiêu? Mọi người có biết về PLTMC?

G. Những yếu tố cộng đồng và gia đình nào khuyến khích hoặc ngăn cản sự chấp nhận dịch vụ PLTMC?

Đối với phụ nữ trong cộng đồng, ai là người dễ có thể nói chuyện về tình dục? Ai là người khó nói chuyện? Vợ và chồng có nói chuyện với nhau về tình dục không? Họ nói chuyện với nhau theo cách nào?

Hiện có những nguồn hỗ trợ nào cho phụ nữ mang thai? Ai là người hỗ trợ được mong đợi? Những hỗ trợ này nên được thực hiện như thế nào? Nam giới cần làm gì để hỗ trợ vơ/bạn tình trong quá trình mang thai? Mức độ tham gia của nam giới trong quá trình vợ/bạn tình mang thai như thế nào là phù hợp?

Nhận thức và thái độ đối với xét nghiệm HIV như thế nào? Bạn nghĩ ai là người cần đi xét nghiệm? Nhưng ai nên ảnh hướng/có quyết định nếu như người phụ nữ mang thai nên đi xét nghiệm?

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

109

Điều gì xảy ra trong cộng đồng nếu họ biết ai đó nhiễm HIV? Bạn có biết ai mang thai mà nhiễm HIV không? Cộng đồng cảm thấy thế nào đối với người phụ nữ nhiễm HIV, phụ nữ mang thai nhiễm HIV? Khi người phụ nữ nhận dịch vụ PLTMC, cô ta có nhận được sự hỗ trợ từ gia đình không? Chồng cô ta thế nào? Họ hỗ trợ cô ta như thế nào? Có những điều gì giúp cô ta có động lực để giữ gìn sức khỏe cho cô ta và em bé?

H. Bạn nghĩ gì về các hành vi liên quan đến sức khỏe của phụ nữ mang thai

Có những thực hành dự phòng nào mà mọi người thường làm và thực tế đã làm để phòng nhiễm HIV cho em bé? Thăm dò về tình dục an toàn, dùng bơm kim tiêm và PLTMC.

Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc người phụ nữ có HIV dương tính tuân thủ/chấp nhận dịch vụ PLTMC? Có những khó khăn nào? Thăm dò về bạn tình nam? (có trường hợp nào mà người đàn ông không/có hỗ trợ—giải thích rõ hơn—lý do, động lực, rào cản văn hóa)

I. Nam giới đã ủng hộ hoặc cản trở vợ đi làm xét nghiệm HIV và điều trị để bảo vệ sức khỏe của vợ và con họ như thế nào? Cần làm gì để khuyến khích nam giới tham gia nhiều hơn?

Theo bạn, việc chồng/bạn tình ủng hộ vợ đi làm xét nghiệm và điều trị HIV có tầm quan trọng như thế nào? Nam giới nên làm gì/họ cần ủng hộ theo cách nào? Người chồng có nên đi xét nghiệm không? Thực tế, họ có ủng hộ vợ làm xét nghiệm không? Họ có đi xét nghiệm không? Nếu có, động lực của họ là gì? Nếu không, lý do nào khiến họ không/không thể ủng hộ việc xét nghiệm? Theo bạn, cần phải làm gì để tiếp cận nam giới có vợ mang thai nhiễm HIV để khuyến khích họ ủng hộ vợ/bạn tình xét nghiệm HIV?

Nếu không có thời gian cho tất cả các câu hỏi, hãy tập trung vào phần A-E, F và H

7. Quan sát dịch vụ PLTMC

Quan sát và trả lời các câu hỏi sau. Không hỏi người cung cấp dịch vụ trừ khi bạn không chắc chắn, nhớ chỉ quan sát.

A. Trạm Y tế xã với dịch vụ chăm sóc thai sản

Có cung cấp xét nghiệm HIV không?Có người phụ nữ nào chấp nhận không?Có cung cấp tư vấn trước xét nghiệm không?Có thực hiện tư vấn trong phòng riêng không?Ban tình nam hoặc người trong gia đình có đến không? Nếu có, họ là ai.Tư vấn trước xét nghiệm có được cung cấp cho người phụ nữ cùng chông/bạn tình của họ không?Bạn nghĩ gì về thái độ của người cung cấp dịch vụ?Chỉ những người phụ nữ đến một mình được cung cấp xét nghiệm hay tất cả các phụ nữ đều được xét nghiệm?Máu được lấy từ người phụ nữ? Nếu có, qui trình dự phòng nhiễm khuẩn có được thực hiện không?

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

110

B. Bệnh viện huyện với dịch vụ chăm sóc thai sản

Có cung cấp xét nghiệm HIV không?Có người phụ nữ nào chấp nhận không?Có cung cấp tư vấn trước xét nghiệm không?Có thực hiện tư vấn trong phòng riêng không?Banj tình nam hoặc người trong gia đình có đến không? Nếu có, họ là ai.Tư vấn trước xét nghiệm có được cung cấp cho người phụ nữ cùng chồng/bạn tình của họ không?Bạn nghĩ gì về thái độ của người cung cấp dịch vụ?Chỉ những người phụ nữ đến một mình được cung cấp xét nghiệm hay tất cả các phụ nữ đều được xét nghiệm?

C. Bệnh viện tỉnh trong thời gian chuyển dạ và đẻ (nếu có thể)

Những người phụ nữ có được đề nghị làm xét nghiệm HIV không?Tất cả phụ nữ đến đều được đề nghị hay chỉ một số? Nếu chỉ một vài người, tại sao chỉ những người đó được hỏi làm xét nghiệm?Khi người phụ nữ được đề nghị làm xét nghiêm, họ hoặc gia đình họ có ký vào văn bản đồng ý không?Họ có được phép từ chối xét nghiệm không? Họ có làm xét nghiệm mà không hỏi sự đồng ý của người phụ nữ không?Ai là người thong báo kết quả xét nghiệm?Nếu người phụ nữ nhiễm HIV: loại thuốc nào được cung cấp cho người phụ nữ khi chuyển dạ, khi đẻ và cho con họ để phòng lây nhiễm HIV?Thái độ của người cung cấp dịch vụ như thế nào?

D. Bệnh viện huyện hoặc tỉnh: sau khi người phụ nữ nhiễm HIV sinh con

Người phụ nữ có biết là cô ấy nhiễm HIV không?Cô ta có đồng ý làm xét nghiệm không?Chồng cô ta có được xét nghiệm không?Cô ta và con có được nhận thuốc gì không? Nếu có, đó là thuốc gì, khi nào?Cô ta có được tư vấn về nuôi dưỡng trẻ không? Có sữa thay thế không? Thái độ của người cung cấp dịch vụ như thế nào?

Phụ lục 5:

Danh mục các cuộc phỏng vấn của nghiên cứu này

PHỤ LỤC 5: Danh mục các cuộc phỏng vấn của nghiên cứu này

113

Cấp tỉnh

1 Phỏng vấn cán bộ y tế tại Trung tâm Sức khoẻ Sinh sản

2 Phỏng vấn Trưởng khoa Sản, Bệnh viện tỉnh

3 Phỏng vấn-quan sát tại Khoa Sản, Bện viện tỉnh

4 Phỏng vấn cán bộ y tế thuộc Trung tâm Phòng chống AIDS tỉnh Quảng Ninh

Huyện Uông Bí

5 Phỏng vấn cán bộ y tế thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Uông Bí

6 Phỏng vấn lãnh đạo Hội nông dân

7 Phỏng vấn cán bộ y tế Khoa Sản, Bệnh viện Uông Bí

Xã Quang Trung

8 Thảo luận nhóm với các thành viên gia đình người nhiễm

9 Thảo luận nhóm với chồng của những phụ nữ bị nhiễm

10 Phỏng vấn 2 người chồng của hai phụ nữ nhiễm HIV

11 Phỏng vấn sâu hai phụ nữ có HIV dương tính

12 Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo cộng đồng

13 Phỏng vấn cán bộ y tế xã Quang Trung

14 Phỏng vấn phụ nữ mang thai chưa làm xét nghiệm HIV

Xã Thanh Sơn

15 Thảo luận nhóm Phụ nữ có thai không được xét nghiệm

16 Phỏng vấn lãnh đạo cộng đồng

17 Phỏng vấn hai người chông của phụ nữ có HIV dương tính

18 Phỏng vấn 2 phụ nữ có chồng có HIV dương tính

19 Phỏng vấn phụ nữ có HIV dương tính

20 Phỏng vấn cán bộ y tế

Xã Yên Thanh

21 Phỏng vấn phụ nữ có HIV dương tính

22 Phỏng vấn mẹ chồng của phụ nữ có HIV dương tính

Xã Phương Đông

23 Phỏng vấn chồng của phụ nữ có HIV dương tính

24 Phỏng vấn phụ nữ có HIV dương tính

Xã Quảng Yên (không có dịch vụ PLTMC)

25 Thảo luận nhóm phụ nữ có thai không làm xét nghiệm HIV

26 Phỏng vấn cán bộ y tế trạm xá xã Quảng Yên

27 Phỏng vấn 3 người chồng của phụ nữ có HIV dương tính

28 Thảo luận nhóm mẹ chồng của phụ nữ có thai

29 Thảo luận nhóm chồng của phụ nữ có thai không làm xét nghiệm HIV

30 Phỏng vấn lãnh đạo nhóm đồng đẳng ở Quảng Yên

31 Phỏng vấn phụ nữ có HIV dương tính đang được điều trị trước sinh trong xã

Tuyến tỉnh

1 Phỏng vấn Trung tâm SKSS tỉnh

2 Phỏng vấn cán bộ y tế của Uỷ ban Phòng chống AIDS của tỉnh

3 Phỏng vấn Bệnh viện Từ Dũ

Quận 6

4 Phỏng vấn Đoàn Thanh niên Quận 6

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

114

5 Phỏng vấn cán bộ y tế của Trung tâm Dự phòng Y tế Quận 6

6 Phỏng vấn cán bộ y tế của bệnh viện ở Quận 6

Phường 8, quận 6

7 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai không làm xét nghiệm HIV

8 Phỏng vấn sâu mẹ chồng của phụ nữ có thai không làm xét nghiệm HIV

9 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai không làm xét nghiệm HIV

10 Phỏng vấn sâu mẹ chồng của phụ nữ có thai dương tính với HIV và đã được nhận dịch vụ PLTMC

11 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai dương tính với HIV và đã được nhận dịch vụ PLTMC

12 Phỏng vấn sâu mẹ chồng của phụ nữ có thai dương tính với HIV và đã nhận được dịch vụ PLTMC

13 Thảo luận nhóm với phụ nữ có HIV dương tính

14 Thảo luận nhóm với phụ nữ có thai chưa làm xét nghiệm HIV

15 Phỏng vấn phụ nữ có HIV dương tính và đã nhận được dịch vụ PLTMC

16 Phỏng vấn chồng của phụ nữ có thai đã nhận được dịch vụ PLTMC

17 Phỏng vấn phụ nữ dương tính, chưa nhận được dịch vụ PLTMC

18 Phỏng vấn cán bộ y tế phường 8, quận 6

Phường 11, quận 6

19 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai

20 Thảo luận nhóm với cán bộ y tế của quận 11, phường 6

21 Thảo luận nhóm với phụ nữ có thai có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

22 Thảo luận nhóm với cán bộ và trưởng nhóm Câu lạc bộ đồng đẳng, Quận 6

23 Phỏng vấn mẹ của phụ nữ có HIV dương tính

24 Phỏng vấn phụ nữ có thai

25 Phỏng vấn thành viên gia đình của phụ nữ có HIV dương tính

26 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

27 Phỏng vấn sâu phụ nữ có HIV dương tính

28 Thảo luận nhóm thành viên gia đình phụ nữ có HIV dương tính

29 Phỏng vấn sâu thành viên gia đình của phụ nữ có HIV dương tính

30 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có HIV dương tính

Phòng khám An Hoa

31 Thảo luận nhóm chống tại phòng khám ngoại trú An Hoa

32 Thảo luận nhóm phụ nữ có HIV dương tính

33 Thảo luận nhóm thành viên gia đình của phụ nữ có HIV dương tính

Huyện Hóc Môn (không có dự án của UNICEF )

34 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai

35 Phỏng vấn sâu mẹ chồng của phụ nữ có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

36 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế Trung tâm Dự phòng y tế huyện Hóc Môn

37 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế Bệnh viện huyện Hóc Môn

38 Thảo luận nhóm phụ nữ có thai

39 Phỏng vấn sâu phụ nữ có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

40 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế của Trạm y tế xã

Tuyến tính

PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn sử dụng bảng câu hỏi

115

1 Thảo luận nhóm cán bộ y tế Trung tâm SKSS An Giang

2 Phỏng vấn cán bộ y tế Bệnh viện An Giang

Tuyến huyện

3 Phỏng vấn sâu Chủ tịch Hội nông dân huyện Tân Châu

4 Thảo luận nhóm cán bộ y tế của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Tân Châu

5 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế Bệnh viện Huyện Tân Châu, Phòng khám ngoại trú do Tổ chức FHI tài trợ, thành viên Câu lạc bộ Đồng đẳng của Bệnh viện

6 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế của Bệnh viện Huyện Tân Châu: Cán bộ tại điểm tư vấn xét nghiệm tự nguyện của FHI

7 Phỏng vấn sâu lãnh đạo Câu lạc bộ đồng đẳng, Câu lạc bộ Hoa hồng nhỏ

Thị xã Tân Châu

8 Thảo luận nhóm chồng của phụ nữ có thai

9 Thảo luận nhóm chồng của phụ nữ có thai

10 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

11 Thảo luận nhóm thành viên Câu lạc bộ đồng đẳng của Bệnh viện Tân Châu

12 Phỏng vấn sâu phụ nữ có thai có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

13 Thảo luận nhóm thành viên Câu lạc bộ đồng đẳng của huyện Tân Châu

14 Phỏng vấn sâu phụ nữ có thai có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

15 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLT-MC

16 Phỏng vấn sâu thành viên gia đình của phụ nữ có thai

17 Thảo luận nhóm thành viên gia đình của phụ nữ có HIV dương tính

18 Thảo luận nhóm phụ nữ có thai chưa nhận dịch vụ PLTMC

19 Phỏng vấn sâu phụ nữ có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

20 Thảo luận nhóm phụ nữ có HIV dương tính chưa nhận dịch vụ PLTMC

21 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế trạm y tế xã

Xã Long Phú

22 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLT-MC

23 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai có HIV dương tính chưa nhận dịch vụ PLTMC

24 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLT-MC

25 Phỏng vấn sâu phụ nữ có thai có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

26 Thảo luận nhóm cán bộ y tế trạm y tế xã Long Phú

27 Thảo luận nhóm chồng của phụ nữ có thai

28 Phỏng vấn sâu cán bộ Hội nông dân xã Long Phú

29 Phỏng vấn sâu phụ nữ có thai chưa nhận dịch vụ PLTMC

30 Phỏng vấn sâu gia đình phụ nữ có HIV dương tính

31 Thảo luận nhóm thành viên gia đình phụ nữ có thai

32 Thảo luận nhóm phụ nữ có thai

Huyện Tịnh Biên (không có dịch vụ PLT-MC)

33 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Tịnh Biên

34 Phỏng vấn phụ nữ có thai

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

116

35 Phỏng vấn sâu cán bộ Câu lạc bộ đồng đẳng huyện Tịnh Biên

36 Thảo luận nhóm chồng của phụ nữ có thai

37 Thảo luận nhóm căp vợ chồng của phụ nữ có thai

38 Phỏng vấn sâu chồng của phụ nữ có thai

39 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế bệnh viện Tịnh Biên

40 Phỏng vấn sâu phụ nữ có HIV dương tính đã nhận dịch vụ PLTMC

41 Phỏng vấn sâu phụ nữ có thai

42 Phỏng vấn sâu phụ nữ có HIV dương tính

43 Phỏng vấn sâu phụ nữ có thai chưa làm xét nghiệm HIV

44 Phỏng vấn sâu cán bộ y tế của trạm y tế xã

Phụ lục 6:

Các phát hiện chi tiết

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

119

A. Giao tiếp giữa hai vợ chồng và việc ra quyết định SKSS

Bản tóm tắt những phát hiện liên quan đến sự tham gia của nam giới

Nghiên cứu cho thấy vai trò của nam giới trong các quyết định trong thời kỳ trước và trong khi vợ sinh con, bao gồm việc làm xét nghiệm thường xuyên trong thời gian mang thai là không đáng kể. Tuy nhiên, họ lại có vai trò rất lớn trong các quyết định về sinh sản và SKTD, bao gồm việc thảo luận về các hành vi nguy cơ, mang thai, có hoặc không sinh con hay quyết định phá thai.

Như nhiều các nghiên cứu khác tại Việt Nam, nghiên cứu này chỉ ra rằng việc ra quyết định của nữ giới về sinh sản, mang thai, sinh con và tìm kiếm dịch vụ y tế khi mang thai, khi sinh và sau sinh, ở cả khía cạnh sức khỏe cho bản thân cũng như sức khỏe của trẻ, bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, và ngược lại những yếu tố đó cũng hình thành và tác động lên sở thích và nguyện vọng của nữ giới. Những sở thích và nguyện vọng này lại tương tác với một số các yếu tố cùng loại, gây ra tác động mạnh mẽ đến hoạt động và hành vi sức khỏe cho nữ giới và con của họ.

Trong nghiên cứu này, nữ giới, nam giới và các thành viên cộng đồng, cũng như cán bộ y tế khẳng định nhiều lần rằng quyết định sử dụng dịch vụ SKSS là do người phụ nữ. Một điều rất quan trọng là các quyết định này chủ yếu được thực hiện trong thời kỳ trước và trong khi sinh, và là kết quả cuối cùng của các tương tác và tác động đến cuộc đời người phụ nữ trong thực tế xã hội. Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng cho thấy sự tin tưởng và sự tôn trọng cao của phụ nữ Việt Nam (và cả người nhà) đối với cán bộ y tế có thể ảnh hưởng đến hành vi chọn lựa thực tế - Phụ nữ thường ngần ngại khi phản đối ý kiến của cán bộ y tế. Trong bối cảnh mà ‘hướng dẫn’, ‘tư vấn’ và ‘lời khuyên’ vẫn còn hiểu lẫn lộn, và ranh giới giữa việc ‘giúp người phụ nữ quyết định chọn lựa’ và ‘tư vấn để phụ nữ có quyết định đúng đắn’ còn chưa rõ ràng, chưa thể đưa ra kết luận rằng phụ nữ đã hoàn toàn tự quyết định lựa chọn cho mình. Cuối cùng, khi một số dịch vụ SKSS còn mang tính miễn phí (như dịch vụ PLTMC), các quyết định liên quan đến chi trả, đặc biệt là chi trả cho các dịch vụ thiết yếu, cần phải được cả người chồng/bạn tình cân nhắc. Ví dụ, một trong những nguyên nhân phụ nữ phụ nữ đưa ra về việc không đồng ý làm các xét nghiệm liên quan đến giá thành của xét nghiệm đó. Nếu các xét nghiệm đó được miễn phí, họ sẽ thoải mái tự quyết định lựa chọn cho mình.

Các quyết định về tình dục, SKTD và sinh nở cần được phân biệt với quyết định về chăm sóc trước sinh hoặc sinh tại các cơ sở y tế. Những quyết định như vậy thường bị ảnh hưởng hoặc tác động mạnh từ người chồng và gia đình. Các quyết định về sử dụng biện pháp tránh thai được thảo luận giữa vợ và chồng, đặc biệt khi quyết định bắt đầu hay ngừng sử dụng BPTT nếu nó liên quan đến quyết định có sinh con hay không. Các trao đổi về nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể có hoặc không được các cặp vợ chồng cùng thảo luận với nhau. Nam giới thường không thảo luận với vợ về vấn đề này do sợ bị quy kết là phản bội. Ngược lại, họ thường thảo luận về tình dục,gồm cả những lo ngại về nhiễm bệnh, với bạn bè nhiều hơn. Họ có thể tự mua thuốc chữa hoặc đi khám bác sỹ. Một số nam giới cũng nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi nói với vợ về chủ đề SKTD, nhưng phần lớn nói rằng đây vẫn là chủ đề cấm kỵ. Thảo luận về SKTD cũng liên quan đến các vấn đề về tính bảo mật hoặc quyết định đi xét nghiệm cho cả hai.

Rất nhiều cặp vợ chồng mong muốn sinh con. Cặp vợ chồng không có con sẽ bị cộng đồng chú ý và bàn tán, và phụ nữ còn bị áp lực phải sinh được con trai để kế thừa dòng họ. Tuy nhiên, mong muốn có con trai khá phổ biến, một số cặp vợ chồng có HIV đã quyết định sẽ không hoặc không muốn sinh con (ngay cả khi họ thực sự muốn) bởi họ lo lắng về việc truyền bệnh và không đủ khả năng nuôi con. Khi một người phụ nữ không muốn có con, cô ấy cũng khó có thể chống lại áp lực của gia đình. Như các trường hợp trong nghiên cứu, một số phụ nữ không muốn có con hoặc muốn phá thai nhưng gặp áp lực của gia đình cuối cùng vẫn phải sinh con.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

120

A1. Giao tiếp giữa hai vợ chồng

Hầu hết nam giới và phụ nữ đều nói rằng họ nói chuyện với nhau về rất nhiều chuyện và vợ/chồng là người đầu tiên họ tâm sự khi gặp một vấn đề rắc rối. Chủ đề của các cuộc nói chuyện bao gồm sức khỏe, y tế, công việc, tiền bạc, sinh con và nuôi con, kể cả việc tránh thai, các biện pháp tránh thai và ngừng tránh thai khi vợ hoặc chồng muốn có con.

“Trong cuộc sống, chúng tôi thường tâm sự với nhau, rất tình cảm. Chúng tôi luôn hỏi ý kiến •nhau khi quyết định làm hoặc không làm một việc gì đó. Nếu anh ấy muốn đi đâu chơi, anh ấy hỏi ý kiến tôi, chứ không như những người khác.” một phụ nữ có HIV+ , Uông Bí, Quảng Ninh

“Chúng tôi thường tâm sự với nhau khi chúng tôi có vấn đề về sức khỏe, có thể là sức khỏe •của hai vợ chồng hoặc của con cái. Chúng tôi ít khi tâm sự về những chuyện khác.” Một nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Chúng tôi thường tâm sự với nhau về công việc. Nếu chúng tôi có vấn đề gì thì chúng tôi sẽ •cùng nhau trao đổi.” Một phụ nữ có thai, Quận 6 TP. HCM

“Tôi tâm sự mọi chuyện với chồng, chẳng có điều gì khó nói với anh ấy cả. Nhưng chúng tôi •ít khi trao đổi về vấn đề tình dục, không nhắc đến bao giờ.” Một phụ nữ dương tính, Quận 6, TP. HCM

“Trong hầu hết các gia đình, các cặp vợ chồng thường tâm sự với nhau về chuyện đi khám •thai và làm xét nghiệm HIV. Nhưng các bà vợ thường là người nói về những vấn đề này trước, còn các ông chồng chỉ đóng góp ý kiến và đưa vợ đi khám thai. Nhiều phụ nữ quyết định tự đi khám thai hoặc làm xét nghiệm HIV một mình. Những người khác thì hỏi ý kiến chồng trước.” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

“Chúng tôi ít khi nói về chuyện đó (tình dục và những vấn đề có liên quan như tránh thai) nhưng •trước khi có con chúng tôi có nói chuyện với nhau về chuyện đó, khi chúng tôi muốn có con, chúng tôi thôi không nói chuyện đó nữa.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Giới tính và tình dục được coi là những chủ đề kiêng kị. Nam giới đưa ra những câu trả lời khác nhau khi được hỏi ai là người họ thường hay trao đổi với về vấn đề tình dục. Một số trả lời rằng họ nói chuyện với bạn bè, một số nói họ chẳng nói với ai cả, và một số khác nữa thì trả lời là họ có trao đổi với vợ về chuyện đó.

“Ví dụ khi tôi đi ra ngoài và quan hệ với gái mại dâm và tôi không rành về chuyện đó lắm thì •sau đó tôi nói với bọn bạn rằng tôi vừa với ngủ với gái mại dâm mà không dùng BCS; nhưng tôi đã xuất tinh ra ngoài chứ không phải ở bên trong. Như vậy thì tôi có bị nhiễm không? Đại loại là những chuyện như vậy.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Những chuyện riêng tư liên quan đến tình dục thì đàn ông thường hay tâm sự với bạn bè •họ, sau đó nếu không tìm ra giải pháp gì, họ sẽ về tâm sự với vợ. Họ không bao giờ tâm sự ngay với vợ về vấn đề của họ. Giải pháp cuối cùng là họ sẽ đi gặp bác sĩ hoặc tự mua thuốc về uống. Tôi cho rằng như thế là không đúng lắm, nhưng bản chất đàn ông vốn là vậy.” Hội Nông dân, Tân Châu, An Giang

“Tôi chủ yếu tâm sự với bạn bè (nếu tôi gặp phải những vấn đề tế nhị như những vấn đề liên •quan đến tình dục)”

“Em dấu nhẹm những chuyện như vậy. Ai lại đi tâm sự chuyện đó với bố mẹ chứ? (tất cả cùng •cười). Chủ yếu là do em sợ rằng bố mẹ lại cho là em quan hệ tình dục không an toàn, và cũng khó có thể nói rõ cho họ biết về vấn đề này. Cứ nói cho bọn bạn biết, và bọn nó sẽ giúp nếu có thể.”

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

121

“Thật là buồn cười khi tâm sự với họ về chuyện này. (cười).” • Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Vợ và chồng sống dựa vào nhau là chính vì hầu hết họ sống trong các gia đình hạt nhân

“Thực tế thì, khi phụ nữ chúng em có thai, chúng em thấy là chúng em đã rất vất vả rồi, chưa •kể đến lúc mà chúng em biết là chúng em bị nhiễm. Những lúc đó, chúng em chỉ muốn dựa vào chồng mà thôi, còn ai để mà dựa vào nữa? Nếu chồng không giúp đỡ, động viên chúng em, thì chúng em đành phải tự xoay xở lấy thôi, chúng em biết nhờ cậy vào ai được nữa?” Một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Vâng, tôi chỉ tâm sự những chuyện đó với vợ tôi thôi, không nói với ai nữa hết. Tôi kể cho vợ •tôi nghe mọi chuyện xảy ra với tôi.” Chồng của phụ nữ có thai , Quận 6, TP. HCM

Đàn ông vẫn có trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình và là trụ cột chính trong nhà. Hầu hết các gia đình tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu này đều rất ngèo – họ có nguồn thu nhập không ổn định hoặc chỉ trên mức nghèo một chút. Áp lực kiếm sống rất nặng nề, đặc biệt đối với các cặp vợ chồng trẻ. Nhiều người chồng nói rằng họ phải làm việc rất chăm chỉ vì họ cảm nhận được trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình của họ, và, vì họ phải làm việc suốt cả ngày, nên một số nói rằng họ quá mệt và không thể tâm sự với vợ được.

“Có, tất nhiên là có chứ. Kể từ khi cưới nhau, tôi phải làm hết mọi việc. Tôi phải kiếm đủ tiền •để nuôi cả nhà, tôi còn phải lo chuyện nọ, chuyện kia nữa.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Với nhiều người thì vợ ở nhà làm nội trợ, và chồng phải đi làm kiếm tiền nuôi vợ và con. Hầu •hết các ông chồng là người kiếm tiền chính trong gia đình, và vợ chỉ ở nhà làm nội trợ mà thôi.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Tôi và vợ tôi thường rời nhà đi kiếm tiền nuôi con từ sáng và về vào buổi tối. Chúng tôi làm •gì có thời gian mà thảo luận, Có khi cả ngày chúng tôi cũng chẳng gặp nhau.” Một nam bị nhiễm, Tân Châu, An Giang

“Chúng tôi thường tâm sự để động viên lẫn nhau, và bàn cách chăm sóc con cái, chúng tôi •không biết có thể sống được bao lâu nữa. Tôi rất lo cho sức khỏe của vợ và con. Cô ấy luôn động viên tôi. Hàng ngày tôi đi luợm ve chai (rác, đồng nát) và cô ấy phụ tôi kiếm sống.” Một nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Nó làm việc vất vả suốt cả ngày kể từ khi có con, và công việc dường như ngày càng nhiều •hơn. Trước đây, khi chưa có con, nó chỉ làm việc có vài ngày trong một tháng, những ngày còn lại thì nghỉ. Nhưng bây giờ thì khác. Nó làm việc ở công trường và dường như chẳng có lúc nào nghỉ nghơi cả.” Mẹ chồng một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Một số ông chồng chẳng hỏi han gì vì quá mệt sau khi đi làm về.” • Một phụ nữ có thai, Hóc Môn, TP. HCM

“Cô ấy chẳng tâm sự gì, tối về em cảm thấy mệt nên đi ngủ luôn, hai vợ chồng nằm quay lưng •vào nhau .” Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

Đồng thời, các quan điểm và ý kiến của người chồng luôn được coi trọng hơn. Phụ nữ phải hỏi ý kiến chồng về mọi chuyện.

Vai trò của người chồng rất quan trọng. Đa số phụ nữ ở đây đều hỏi ý kiến chồng, họ cùng •nhau trao đổi về mọi chuyện. Phụ nữ thường nghe theo ý kiến của chồng. Thành viên trong gia đình một phụ nữ có HIV+, Hóc Môn, TP. HCM

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

122

Nhiều nam giới và phụ nữ nói rằng hai vợ chồng họ trao đổi với nhau để chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh con và lên kế hoạch sinh con.

“Chúng tôi phải lên kế hoạch (để sinh con). Ngày nay, chúng tôi không được phép sinh nhiều •con. Chúng tôi cũng phải lên kế hoạch nuôi dạy con như thế nào từ trước.”

“Thậm chí tôi còn lên kế hoạch rất chi tiết.” • Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Em chỉ nghĩ em lo cho sức khỏe của con em thôi. Em chỉ mong sao con em sinh ra trong tình •trạng khỏe mạnh.” Một nam giới nhiễm HIV, Hóc Môn, TP. HCM

A2. Vợ và chồng cùng nhau quyết định

Mặc dù nam giới thường vẫn được coi là “người chủ gia đình” và là người quyết định chính trong mọi việc, nghiên cứu này cho thấy các cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam thường cùng nhau đưa ra các quyết định. Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn, nhiều nam và nữ đều trả lời rằng họ thường cùng nhau trao đổi và đưa ra các quyết định, hoặc dựa trên ý kiến ai đưa ra là “đúng”.

“Chồng và vợ cùng nhau trao đổi và sau đó mới quyết định.” • Một phụ nữ có thai , Hóc Môn, TP. HCM

“Chúng tôi rất hợp nhau, anh ấy không bao giờ lấn át mọi chuyện. Tôi không rõ lắm về những •người khác.” Một phụ nữ có thai Tân Châu, An Giang

“Có một vài chuyện cô ấy tự quyết định, những chuyện khác thì cô ấy bàn với tôi. Chúng tôi •cùng nhau bàn bạc và quyết định.” Một nam giới nhiễm HIV, Hóc Môn, TP. HCM

“Tôi lo và quyết định mọi chuyện.” •

“Mọi chuyện đều được bàn bạc cùng nhau.” •

“Mọi chuyện đều được trao đổi và chia xẻ rất vui vẻ. Em chẳng phụ thuộc gì vào chồng em •cả.”

“Mọi chuyện đều được bàn bạc cùng nhau.” • Một phụ nữ dương tính,Tân Châu, An Giang

“Vợ chồng đều bình đẳng như nhau mà, vợ không nên phụ thuộc vào chồng.” • Một số phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM

“Chúng tôi cùng nhau bàn bạc và nghe theo người có ý kiến đúng.” • một phụ nữ có HIV+ , Quận 6, TP. HCM

A3. Những mong đợi của nam giới trong khi vợ mang thai và sinh con

Cả nam giới và phụ nữ đều nhận thức được rằng giai đoạn mang thai là một giai đoạn rất đặc biệt, vì người phụ nữ cần được chăm sóc và hỗ trợ chu đáo. Đàn ông nói rằng phụ nữ thường mệt mỏi hơn, dễ xúc động hơn và cần được hỗ trợ nhiều hơn trong khi mang thai và trông đợi chồng mình thể hiện vai trò quan trọng trong giai đoạn này.

“Phụ nữ có thai rất dễ cáu bẳn, nên chẳng ai có thể làm vừa lòng các bả được. Chúng tôi cũng •không được cáu giận, vì làm thế sẽ khiến các bà ấy mệt mỏi hơn. Kể cả khi chưa có thai thì các bà ấy cũng chẳng khỏe khoắn gì.” Chồng của một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Khi vợ có bầu, chồng phải làm hết các việc nặng trong nhà, để vợ có thể nghỉ ngơi, ăn uông •đủ chất và không được ăn kiêng, để cho vợ có sức khỏe tốt.” Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+ , Uông Bí, Quảng Ninh

“Họ chăm sóc vợ cẩn thận lắm, đưa vợ đi khám thai, đưa đi đẻ, và đỡ đần mọi việc, họ gần gũi •nhau hơn. Khi vợ đi đẻ, chồng phải đưa đi viện, an ủi vợ. Khi vợ mệt, phải đưa vợ đi khám, cho

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

123

vợ uống thuốc và làm đỡ việc nhà. Nhưng nhiều gia đình thì chồng phải đi làm cả ngày, tối mới về nhà, nên không thể đưa vợ đi khám thai được. Ở đây không có nhiều người đưa vợ đi khám thai.” Thành viên trong gia đình của phụ nữ có thai, Quận 6 TP. HCM

Cả nam và nữ tham gia phỏng vấn đều trả lời là các ông chồng đều giúp vợ làm việc nhà trong thời gian vợ mang thai.

“Hai vợ chồng em sống riêng. Tất cả các việc nặng trong nhà đều do chồng em làm. Khi em •có bầu, anh ấy mua cho vợ nhiều thức ăn hơn. Em chỉ làm những việc nhẹ nhàng như là giặt giũ, nấu cơm…Những việc nặng khác do chồng em làm.” Một phụ nữ có thai, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Nhiều lắm (chồng phải giúp vợ đang có bầu) (tất cả mọi người cùng cười phá lên), không để •cô ấy làm việc nặng khi có bầu này, và tôi còn giúp cô ấy những việc như là nấu nướng nữa.

“Với tôi hả, tôi phải làm tất mọi việc từ rửa bát, giặt quần áo, nấu nướng. Khi đi làm về, tôi giúp •vợ tôi. Mọi người xung quanh đều nói: ở với bố mẹ sướng thật, sống với vợ thì khổ hơn (tất cả mọi người cùng cười)

“Khi có tôi giúp đỡ, người vợ đang mang bầu của tôi sẽ tránh được mọi vấn đề.•

“Khi phụ nữ mang bầu, họ rất yếu, vì vậy không nên để họ làm việc nặng. Việc nặng là việc •của đàn ông. Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Trong một số trường hợp, khi hai vợ chồng sống chung với bố mẹ, thì chồng không giúp đỡ nhiều lắm.

“Tôi sống với mỗi mẹ chồng (bố chồng đã mất). Chồng tôi là thợ mỏ làm việc theo ca. Khi anh •ấy đi làm về, anh ấy rất mệt nên không giúp đỡ gì nhiều. Lần trước tôi bị ốm và phải nằm viện mất 12 ngày, chồng tôi đã nghỉ làm để đưa tôi đi viện, nhưng trong thời gian tôi nằm viện, mẹ chồng tôi giúp tôi là chính vì bố mẹ đẻ tôi ở xa.” Một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

Phụ nữ nói rằng họ mong muốn được chồng hỗ trợ về tài chính và tình cảm trong khi mang thai. Nhiều phụ nữ cũng nói rằng chồng họ thường hỏi họ cảm thấy trong người thế nào, muốn ăn món gì, và ăn uống có đủ chất không.

“Cái mà phụ nữ cần được hỗ trợ nhất là về mặt tình cảm và tài chính.” • Cán bộ y tế, Uông Bí, Quảng Ninh

“Ngoài vấn đề kinh tế, tình cảm cũng rất quan trọng. Quan trọng nhất là người chồng phải •quan tâm tới gia đình. Sinh con ra mà không được người thân quan tâm chăm sóc thì thật là tồi tệ.” Phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Có chứ. Anh ấy có quan tâm và làm tất các việc nặng, em chỉ làm những việc nhẹ nhàng thôi. •Khi em làm việc này việc nọ thì anh ấy bảo em cứ nghỉ ngơi đi và hỏi xem em có muốn ăn gì không để anh ấy mua cho nhưng em nói là em chẳng thèm ăn gì hết. Khi em có thai anh ấy hỏi em có bị nghén và buồn nôn không nhưng em bảo là em không bị.” Một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

A4. Các quyết định liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản

Các quyết định liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản rõ ràng được coi là quyền của phụ nữ. Cả nam và nữ tham gia phỏng vấn đều khẳng định chắc chắn là phụ nữ có thể tự quyết định về những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe (tham khảo thêm phần “xét nghiệm khi mang thai và khi sinh”).

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

124

“Em không phải hỏi ý kiến gia đình, em có thể tự quyết định được. Các nhân viên ở trạm y tế •khuyên em nên đi khám thai. Khi em đến trạm y tế, em được tư vấn làm xét nghiệm để biết về tình trạng và sức khỏe của em. Em đồng ý ngay.” Một phụ nữ có HIV+ , Quận 6, TP. HCM

Chẳng ai cả (có ảnh hưởng tới quyết định làm xét nghiệm). Tôi tự quyết định lấy và đến Bệnh •viện Thụy Điển để làm xét nghiệm. Chồng tôi không phản đối chuyện này

Tôi tự quyết định lấy. Tôi có nói với chồng tôi và anh ấy đồng ý. Anh ấy nói tôi nên đi làm xét •nghiệm để biết về tình trạng của mình. Một phụ nữ dương tính, Uông Bí, Quảng Ninh

“Ở đây, thông thường các bà vợ là người quyết định chứ không phải là các ông chồng. Các •ông chồng chủ yếu là nghe vợ thông báo kết quả xét nghiệm là chính. Thậm chí họ còn chẳng cần biết kết quả ấy chứ. Họ tin tưởng hoàn toàn vào các bà vợ.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Quận 6, TP. HCM

“Có lẽ vợ là người đưa ra các quyết định về sức khỏe trong gia đình là chính, như đi khám •thai, tiêm vắc-xin, đi đẻ, vì chồng thường chẳng quan tâm nhiều lắm đến những chuyện đó. (cười).”

“Vợ là người quyết định. Nhưng về việc dùng BCS thì tôi đoán là phải có sự đồng ý của cả hai •vợ chồng (cười).”

“Một số cặp thì vợ nói với chồng là họ sẽ đi khám thai vào những ngày này, hoặc hỏi xem có •nên đi làm xét nghiệm HIV hay không. Nhưng một số bà vợ thì không hỏi ý kiến chồng vì ở vùng này, đa số các ông chồng phải đi làm từ sáng sớm đến tận tối mịt nên các bà vợ tự quyết định lấy và sau đó nói cho chồng biết kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, các ông chồng cũng chẳng quan tâm lắm đến những chuyện đó.” Nam bị nhiễm, Tân Châu, An Giang

“Ở vùng này, các bà vợ cũng tự quyết định về những vấn đề liên quan sức khỏe và các ông •chồng đều đồng ý với các quyết định đó. Một số gia đình có sự bàn bạc thống nhất giữa hai vợ chồng về vấn đề sức khỏe nhưng chỉ là những gia đình trí thức mà thôi. Đối với những gia đình ở nông thôn, chỉ có các bà vợ là quan tâm đến vấn đề sức khỏe, các ông chồng chỉ lo kiếm tiền mà thôi.” Cán bộ y tế, An Giang

“Nhiều người đàn ông cho rằng việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và phụ nữ có thai là việc •của phụ nữ.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Tân Châu, An Giang

Nhìn chung thì nam giới có ít kiến thức về các dịch vụ y tế và các nội dung chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trước khi sinh. Họ biết là phụ nữ có thai cần được nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, nhưng không biết thông tin về những lần đi khám thai tại các cơ sở y tế. Một số các bà vợ nói cho chồng biết một lần đi khám thai phải làm những gì, những người khác thì không. Nhiều cặp vợ chồng và các thành viên trong gia đình nói rằng chồng có đưa vợ đi khám thai mặc dù còn tùy vào công việc và cơ sở y tế có gần nhà hay không. Dường như đa số các ông chồng đi cùng vợ từ 1-2 lần, đặc biệt là khi có thai lần đầu. Trên thực tế, các ông chồng thường không đi cùng vào trong phòng khám, mà chỉ đợi ở bên ngoài hoặc ở một quán cà phê gần đó. Một số ông chồng thì đưa vợ đến đó rồi đi làm. Một số ông chồng cũng nói là họ mới là người nhắc nhở vợ đi khám thai và tự chăm sóc cho bản thân.

Nếu ở đó có ghế thì tôi ngồi đợi, nếu không có thì tôi đợi ở ngoài sảnh •

Ở đó có ghế cho người nhà ngồi.•

Vợ tôi bảo tôi đưa đi, cô ấy bảo muốn tới đó để kiểm tra •

Tôi nhớ là đã đưa vợ đến bệnh viện để tiêm chủng 2 lần, khoảng tháng thứ 4, thứ 5 gì đó. •Chồng của một phụ nữ có thai, An Giang

Tôi cho rằng đàn ông nên động viên vợ đi khám thai, làm xét nghiệm HIV vì phụ nữ có thai •thường ngại đi một mình vì họ đã rất mệt bởi mang thai rồi. Họ sẽ không chịu đi nếu chồng

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

125

không động viên hoặc nhắc nhở họ. Vì vậy nên mỗi khi các bà vợ có thai được chồng kêu đi khám thai là họ nhất định đi liền vì sẽ tốt cho họ và cho đứa trẻ. Việc này thực ra rất đơn giản vì chồng chỉ cần nói là phụ nữ có thai thì phải lo cho sức khỏe của thai nhi là họ sẽ đi liền. Hội Nông dân, Tân Châu , An Giang

Họ (phụ nữ) thường cảm thấy tự tin hơn khi đi cùng chồng. Nếu họ lười đi khám thai và •được chồng nhắc nhở, họ sẽ đi thường xuyên hơn- chị biết đấy, chồng là chỗ dựa cho vợ mà. Chồng của một phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM

Một số người khác không thể đưa vợ đi khám vì bận đi làm. Các nhân viên y tế hiểu được là những người đàn ông không đưa vợ đi khám thai được là do họ bận đi làm, chứ không phải là do thiếu quan tâm tới vợ.

Các ông chồng có đưa vợ đi khám thai chứ. Ở đây các ông chồng yêu và chiều vợ lắm. Nhiều •ông không đưa vợ đi khám thai được là vì họ phải đi làm, chứ không phải là vì không quan tâm đến vợ đâu. Tuy nhiên, do trình độ văn hóa thấp, các ông chồng làm nghề nông, gia đình nghèo thì chỉ biết thể hiện tình yêu thương vợ con bằng cách kiếm càng nhiều tiền càng tốt, chứ không biết cách quan tâm, động viên vợ như mấy ông chồng trí thức đâu. Tân Châu,Cán bộ y tế, An Giang

Một người hiểu là cần phải giúp đỡ vợ, nhưng lại nói rằng

“Tôi nghèo nên tôi phải đi kiếm tiền cả ngày, những người khác cũng vậy. Chúng tôi không •giàu như những người khác, chỉ ở nhà và chăm sóc vợ. Tất nhiên là chúng tôi muốn chăm sóc vợ lắm chứ (giọng rất buồn)…” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Đa số các ông chồng thường đưa vợ đi đẻ ở bệnh viện, mặc dù có cả mẹ chồng và mẹ đẻ ở đó, nhưng cũng không quan trọng bằng chồng.

Các ông chồng thường đưa vợ đi đẻ nhiều hơn. Họ không thường xuyên đưa vợ đi khám •bệnh, khám thai vì họ bận việc. CLB đồng cảm, Tân Châu, An Giang

Chỉ mình vợ em biết là đủ, vì thậm chí em có biết, thì bác sĩ cũng có cho em vào trong đó lúc •vợ em chuyển dạ đâu, thế nên em biết để làm gì? Phải không, anh trai? Vậy nên chỉ cần mình vợ em biết thôi. Chồng của một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang.

Những người khác bày tỏ rằng họ không có thời gian hoặc không quan tâm tới những lần đi khám thai của vợ

Tôi chẳng quan tâm lắm về vấn đề sức khỏe, tôi chỉ đi làm để kiếm tiền và thức ăn cho gia •đình đã đủ mệt rồi. Tôi chẳng biết cái gì liên quan đến sức khỏe cả.

Tôi đi làm từ 6 giờ sáng đến tối mịt, nên tôi chẳng có thời gian đâu mà quan tâm đến những •chuyện như vậy cả (cười) Nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

Một số ông chồng có quan tâm, nhưng những người khác thì chẳng quan tâm gì hết. Một số •là do đi làm về mệt, những người khác thì đi nhậu nhẹt – nên chẳng quan tâm gì cả.” Thành viên trong gia đình, Tân Châu, An Giang

Mặc dù trên thực tế, đa số nam giới và phụ nữ đều nói rằng các quyết định liên quan đến việc có thai và sinh con là quyền của phụ nữ, họ cũng bày tỏ rằng có người chồng vẫn có quyền có ý kiến, hoặc yêu cầu vợ được quyền đến hoặc không được đến cơ sở y tế nào đó và vợ phải nghe theo. Họ cũng nói rằng vì chồng là người đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ, động viên vợ đi kiểm tra hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe nào nên cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với vợ

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

126

Theo truyền thống ở Việt Nam, đàn ông luôn có vị trí quan trọng hơn phụ nữ. Khi chồng đã •quyết định là vợ phải nghe theo. Vậy nên phụ nữ khó có thể nói ra những điều trái với ý kiến của chồng. Phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

Trong cộng đồng, vai trò của người chồng trong gia đình rất quan trọng. Họ có quyền quyết •định mọi việc trong nhà. Khi có người trong gia đình có vấn đề về sức khỏe, vợ thường đợi để cho chồng quyết định. Cán bộ y tế, An Giang

Chồng luôn đóng vai trò quan trọng trong gia đình, nên có ảnh hưởng lớn đối với vợ. Vì vậy, •nếu chồng thể hiện sự ủng hộ đối với việc đi làm xét nghiệm HIV, vợ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi làm xét nghiệm. Cán bộ y tế, An Giang.

“Người chồng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và chia sẻ với vợ việc •nuôi dạy con cái, nhắc nhở nhau uống thuốc đều đặn và yêu thương lẫn nhau.” Nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Trong khi bàn bạc, chồng đưa ra ý kiến và vợ phải nghe theo chồng và không được cãi •bướng.” Một phụ nữ có thai, Hóc Môn, TP. HCM

Một số nam giới rất quan tâm học hỏi thêm về sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là về PLTMC nhưng nói rằng họ sợ là họ không có nhiều thời gian.

Tôi cũng muốn biết thêm.•

Biết thêm nhiều thông tin thì tốt hơn cho chúng tôi.•

Chúng tôi đều phải đi làm nên sẽ tiện hơn nếu chúng tôi đọc trên các tờ rơi vào lúc rảnh rỗi. •

Tôi thích nói chuyện riêng hơn. •

Chúng tôi phải đi làm nên không thể tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ được.•

Chúng tôi cũng phải đi làm cả ngày nên chúng tôi đâu có tham gia họp được. • Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

A5. Hỗ trợ và ảnh hưởng của gia đình đối với việc ra quyết định:

Có cảm giác là bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng có thể đưa ra lời khuyên, nhưng không thể quyết định thay cho các cặp vợ chồng được. Đa số các trường hợp, gia đình chỉ đóng vai trò khuyên bảo và động viên các cặp vợ chồng trẻ mà thôi. Đa số các thành viên trong gia đình đều nói rằng họ sẽ động viên con gái/con dâu họ làm theo lời khuyên của nhân viên y tế. Không có trường hợp nào là mẹ chồng hoặc mẹ đẻ ngăn không cho phụ nữ đi làm xét nghiệm HIV, hoặc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ. Nhiều bà mẹ chồng im lặng đồng ý với việc cho trẻ ăn bằng sữa ngoài, khi nhận ra rằng làm như vậy là vì lợi ích của đứa trẻ (xem phần chăm sóc trẻ sơ sinh để biết thêm thông tin chi tiết).

“Tôi cũng là một người mẹ, nên tôi động viên con dâu tôi đi làm xét nghiệm HIV. Nếu kết •quả là (+) thì nó sẽ được uống thuốc. Tôi sẽ không đối xử tệ bạc với nó. Tất cả phụ nữ đều có quyền tự quyết định, mọi người khác chỉ có quyền động viên họ thôi. Không ai bị chồng hoặc mẹ chồng phản đối cả.” Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+ , Quận 6, TP. HCM

“Thế hệ trẻ bây giờ rất khôn ngoan và có thể làm được nhiều chuyện. Chồng thường bàn bạc •với vợ. Chỉ một số ít các ông chồng bắt vợ phải làm theo ý của họ. Chúng tôi quan tâm tới chúng, bảo cho chúng những điều hay, lẽ phải nhưng chúng tôi không thể can thiệp quá sâu vào chuyện của chúng.” Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+ , Tân Châu, An Giang

“Xét về những ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình, các bà mẹ chồng và các bà cô •không còn có ảnh hưởng lớn nữa vì các gia đình hiện nay rất độc lập về mặt kinh tế, vì vậy gia đình chồng chỉ đóng góp ý kiến và các cặp vợ chồng trẻ tự quyết định lấy mọi việc. Mẹ

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

127

chồng ngày nay khác với trước rất nhiều. Họ đối xử với con dâu bình đẳng hơn. Họ cũng yêu quí con dâu hơn.” Quận PMC, Tân Châu, An Giang

Gia đình ở Quảng Ninh có ảnh hưởng lớn hơn so với ở TP. HCM và An Giang. Điều này một phần là do trên thực tế ở cả hai tỉnh thành phía Nam, các cặp vợ chồng dường như sống cách xa nhà bố mẹ hơn. Điều này đặc biệt đúng ở TP. HCM, nơi có nhiều người nhập cư từ các tỉnh lân cận. Có một số trường hợp mẹ chồng có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lập gia đình và sau đó thúc giục hai vợ chồng phải có con, ngay cả khi chồng bị (+). Trong những trường hợp như vậy, mẹ chồng đóng vai trò tích cực trong quá trình mang thai và sau khi sinh (tham khảo thêm ở phần “tiết lộ tình trạng (+).

“Trong thời gian mang thai, nó không biết là đã bị nhiễm HIV nên nó cũng vui như những •người khác, cho đến khi sinh, nó mới biết rõ mọi chuyện. Tôi nghĩ là cho dù nó có biết trước, thì nó cũng phải vô tư và không suy nghĩ gì hết vì nó đã đồng ý kết hôn, có thai, không phá thai, chồng nó luôn chăm sóc nó để cho thai khỏe mạnh. Tôi cũng để cho nó đi phá thai” Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Con trai tôi muốn có con nhưng vợ nó nói là cả hai đều đã nhiễm nên đứa trẻ cũng sẽ bị •nhiễm. Ngoài ra, chúng cần có tiền để nuôi con và chúng cũng chẳng biết là còn có thể sống được bao lâu nữa. Nếu có con, sau khi chúng qua đời thì đứa trẻ sẽ rất khổ và chẳng có tương lai, có con chẳng đơn giản chút nào (nước mắt rơi trên má)…Cứ tạm gác chuyện này lại cho đến khi chúng nó khấm khá hơn đã chứ không phải là bây giờ.” Mẹ chồng của môt phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

B. Kiến thức, nhận thức và sự hiểu biết về HIV trong cộng đồng

Bản tóm tắt các phát hiện liên quan đến sự tham gia của nam giới

Như nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng kiến thức của phụ nữ và nam giới về sự lây truyền HIV là rất tốt và họ đều nhận thức được rằng BCS có thể bảo vệ họ không bị lây nhiễm. Tuy nhiên, kiến thức về dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, đặc biệt ở nam giới là rất hạn chế. Mặc dù có nhiều nam giới nghĩ rằng các quyết định SKSS nên dành cho phụ nữ nhưng họ vẫn rất quan tâm về tương lai của con cái họ và họ luôn muốn tìm hiểu các biện pháp để bảo vệ vợ, con mình.

Mặc dù kiến thức tổng thể về lây truyền HIV, gồm cả lây truyền mẹ con, của phụ nữ và nam giới, và cả những người nhiễm và không bị nhiễm HIV, đều rất tốt, nhưng vẫn còn những hiểu nhầm về sự lây truyền. Điều này cho thấy mọi người rất sợ cũng như rất quan tâm đến sự lây nhiễm HIV và sự kỳ thị liên quan đến HIV. Hơn nữa, kiến thức về PLTMC còn rất hời hợt, thậm chí ở cả những nơi có dịch vụ PLTMC.

Trong 3-4 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thay đổi đáng kể các thông điệp về những người bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV. Đã có các chiến dịch truyền thông giáo dục để người dân hiểu về các đường lây truyền HIV, và đã dần dần xóa bỏ các thông điệp gắn liền HIV với các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, các thông điệp trước đây còn để lại những ảnh hưởng về sự liên tưởng, và thái độ và hành vi của mọi người thì chỉ đang thay đổi một cách từ từ. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ cho những người sống chung với HIV/AIDS đã được cải thiện đáng kể trong vòng 2-3 năm qua, với nguồn vốn ngày càng nhiều từ các nguồn hỗ trợ khác nhau cho các hoạt động đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị, và đặc biệt quan trọng là cấp phát miễn phí các loại thuốc và thuốc ARV. Điều đó đã làm thay đổi nhận thức và khát vọng của những người sống chung với HIV/AIDS, cũng như là thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng đối với họ. Tuy nghiên cứu này không nhằm mục đích điều tra về những thay đổi như trên, nhưng các số liệu thu thập được trong nghiên cứu này lại phản ánh được những thay đổi đó.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

128

Hầu hết mọi người, nam giới và nữ giới đều cho rằng các cặp vợ chồng có HIV(+) không nên sinh con. Điều này đòi hỏi các cặp vợ chồng phải bàn với nhau về khả năng lây nhiễm HIV trước khi quyết định có thai và đi làm xét nghiệm. Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người có HIV(+) là một nhân tố khiến nam giới không muốn nói cho vợ họ biết về những hành vi nguy cơ và thậm chí cả về tình trạng HIV(+) của họ.

B1. Kiến thức và nhận thức về HIV:

Kiến thức về HIV và các đường lây truyền chính đã được phổ cập. Trong số 76 cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với người dân trong cộng đồng, tất cả mọi người tham gia trả lời phỏng vấn đều đã nghe nói về HIV, và thường có thể liệt kê 3 đường lây truyền chính. Chỉ một số người chỉ biết có 2 đường lây truyền.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những hoạt động nào là có nguy cơ, thì sự hiểu biết của mọi người rất khác nhau. Một số câu trả lời của một số người cho thấy họ còn hiểu nhầm, khi nghĩ rằng việc dùng chung dụng cụ để cắt tóc hoặc cắt móng chân/móng tay, giặt chung quần áo, dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt và xà phòng và cả việc ăn uống cùng nhau, dùng chung bát và đũa là có nguy cơ bị lây nhiễm.

“Chỉ dùng BCS với gái mại dâm, chứ không phải dùng với vợ ở nhà.”• Chồng của một phụ nữ có thai, Hóc Môn, TP. HCM

“Nó (HIV) được lây truyền qua ăn uống, bắt tay, hoặc nói chuyện hoặc các hoạt động thông •thường trong gia đình. Không được dùng chung bàn chải đánh răng, bấm móng tay, hoặc nhíp nhổ râu với những người khác. Không nên sử dụng các đồ vật có khả năng gây chảy máu. Không được chạm vào người khác khi tay bị trầy xước. Dùng đồ của riêng mình, để tránh lây sang cho người khác. Dùng BCS khi quan hệ tình dục.” Nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Em vừa mới bị nhiễm, nên em cũng mới biết về chuyện này. Trước đây em chẳng biết gì hết. •HIV được truyền vào trong cơ thể con người qua tiêm chích và quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ bừa bãi mà không dùng biện pháp bảo vệ. Em nghe trên đài nói rằng nếu hai người có vết trầy xước trên người mà chạm vào nhau thì cũng có thể bị lây nhiễm. Em nghĩ rằng tiên chích ma túy có nguy cơ cao nhất, còn đối với quan hệ tình dục không an toàn thì tỷ lệ lây truyền chỉ xảy ra ở mức 0,4% số lần quan hệ, và truyền máu cũng có nguy cơ.” Nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Ăn cùng nhau, chạm vào nhau, tiếp xúc thông thường, ăn chung thức ăn là những hoạt •động không làm lây bệnh. Quan hệ tình dục có thể lây bệnh. Không được dùng chung bàn chải đánh răng.” Mẹ của một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“HIV được lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con, và quan hệ tình dục. Những người •nhiễm HIV nên sống riêng, những người nhiễm trong gia đình phải được cách ly. Nếu một người nhiễm bị chảy máu ở tay thì có thể lây.” Phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

“Có thể sống chung với những người bị nhiễm HIV. Ăn chung, bắt tay, hôn không lây truyền. •Chồng cần phải sử dụng BCS. Nếu tiếp xúc với một người nhiễm khi họ đang bị chảy máu, thì sẽ bị lây nhiễm qua đường máu.” Thành viên trong gia đình của phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Tôi biết một người bị nhiễm HIV nên thỉnh thoảng tôi tránh xa họ, vì cũng có thể có nguy cơ. •Đi cạo râu hoặc lấy ráy tai cũng có thể có nguy cơ. Nếu dùng chung mọi thứ với những người nhiễm thì cũng sẽ bị nhiễm. Theo tôi được biết thì nó không thể bị lây truyền do muỗi đốt. Đi cạo râu và cắt móng tay cũng có thể nguy hiểm nên tôi mua đồ riêng và sử dụng ở nhà (cười).” Bạn tình nam của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

129

“…qua đường máu, quan hệ tình dục với nhau, tiếp xúc với máu và bị nhiễm, chơi bời trác •táng, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, xà phòng.” Thành viên trong gia đình của một người nhiễm, Tân Châu, An Giang

“HIV không lây truyền qua nói chuyện, bắt tay và ôm. Không được dùng chung bồn tắm, •hoặc khăn tắm.” Phụ nữ có thai,Tân Châu, An Giang

“Em có nghe nói rất nhiều về HIV. Theo như em hiểu thì có nguy cơ lây nhiễm cao nếu có •quan hệ tình dục với người lạ mà không dùng BCS. Chúng ta phải đi găng tay khi tiếp xúc với những người nhiễm.” Phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Không nên sống cùng với người bị nhiễm vì rất dễ bị lây nhiễm. Có thể sống chung với •những người bị nhiễm HIV. Ăn chung, bắt tay, hôn không lây nhiễm. Chồng cần phải sử dụng BCS.” Các thành viên trong gia đình của một số phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Theo như báo và ti vi nói, nếu hai vợ chồng quan hệ tình dục mà không dùng BCS, hôn nhau •khi bị chảy máu răng hoặc bị sâu răng thì có thể bị lây nhiễm HIV.” Thành viên trong gia đình của một số người có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

Một số người nhiễm được nâng cao kiến thức về các đường lây truyền HIV sau khi bị nhiễm.

“Em lấy chồng năm 22 tuổi, 23 tuổi có con, và góa chồng năm 25 tuổi. Chồng em làm việc ở •tận Cam-phu-chia, anh ấy không sử dụng ma túy. Nhưng em nghĩ chính chồng em là người đã lây bệnh cho em. Có người bảo em là em nên dùng BCS khi quan hệ tình dục với chồng.” Phụ nữ có HIV+, Tịnh Biên, An Giang

B2. Kiến thức và nhận thức về PLTMC:

Tuy nhiên, kiến thức về PLTMC lại tương đối thấp. Trong khi nhiều người biết rằng phụ nữ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho con của họ, lại có ít kiến thức về cách dự phòng lây truyền mẹ con.

“Chúng tôi không biết gì về nó (PLTMC). Đó là một chương trình mới nên chúng tôi không •biết. Tôi chỉ biết là có trường hợp phụ nữ bị nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra con không bị nhiễm. Phương pháp chính để dự phòng là nuôi con bằng sữa bột (sữa công thức). Phần lớn chúng tôi biết được điều này là do được các cán bộ y tế tư vấn cho. Nhưng trước đây tôi chưa từng thấy dịch vụ này ở đây.” Chồng của một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Em vẫn chưa biết làm thế nào để không truyền HIV sang cho con của em.” • Một phụ nữ có HIV+, Tân Châu, An Giang

“Em chỉ biết chút ít. Có người nói rằng phụ nữ nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra con không bị •nhiễm. Phụ nữ có thai bị nhiễm HIV phải uống thuốc dự phòng và không được cho con bú.” Phụ nữ có HIV+ , Tịnh Biên, An Giang

“Tôi không biết làm thế nào để phụ nữ có thai không lây truyền sang cho đứa con. Tôi cũng •chưa nghe nói gì về phụ nữ có thai bị nhiễm HIV.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Trong một số trường hợp có kiến thức hơn, mọi người vẫn có thể đưa ra những thông tin chưa hoàn chỉnh hoặc chưa chính xác.

“Bây giờ có vắc xin dự phòng rồi. Nếu phụ nữ có thai bị nhiễm HIV dùng thuốc này, thì khả •năng lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn là 5%. Sau khi sinh, không nên cho con bú vì HIV có thể lây truyền qua đường này.” Một phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Để tránh lây truyền HIV sang cho con trong khi mang thai, thì cần phải đến trạm y tế để •khám thai, sau khi sinh, không cho con bú. Khi tắm cho con mình, tôi phải đeo găng tay để

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

130

tránh bị trầy xước và có thể lây truyền HIV sang cho con vì da trẻ rất non và yếu.” Nam nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Mẹ bị nhiễm nên đi đẻ ở các bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện quận huyện để được hướng dẫn •về cách phòng tránh lây nhiễm cho con.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Tôi có nghe về nó, những tôi chẳng hiểu lắm về nó. Tôi nghe nói rằng mẹ bị nhiễm có thể •uống thuốc để tránh lây nhiễm sang cho con. Tôi đã bảo con gái tôi phải cẩn thận để tránh không làm lây bệnh sang cho con nó, để biết cách phòng tránh cho đứa bé. Khi tôi nhìn thấy nó nhai cơm và đút cho con nó, tôi bảo nó đừng làm như thế nữa. các nhân viên y tế ở trạm xá phường có đến nhà thăm để giải thích và hướng dẫn về cách phòng bệnh cho đứa bé” Mẹ của một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Chúng tôi được biết thông tìn từ trạm y tế ở khu này khi họ thông tin về các biện pháp •phòng tránh HIV rằng mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú và không được dùng chung bơm kim tiêm hoặc để dây máu của mình sang cho con. Đứa trẻ không bị nhiễm HIV có thể bị nhiễm do bị trầy xước.” Thành viên trong gia đình của phụ nữ có thai, Yên Hưng, Quảng Ninh

Nếu mẹ bị nhiễm, thì nên đi đến trạm y tế để được hướng dẫn. Họ nên sinh con tại các bệnh •viện lớn, không nên đẻ ở các bệnh viện tư. Vì ở bệnh viện lớn họ sẽ được hỗ trợ dự phòng lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm từ những sơ xuất rất nhỏ. Khi đứa trẻ được sinh ra, không được cho trẻ bú để đề phòng trường hợp virus có thể được lây truyền từ mẹ sang con. Các bác sĩ cũng sẽ cho trẻ uống thuốc. Trong trường hợp được uống thuốc dự phòng, chỉ 1 trong số 10 trẻ có thể sẽ bị nhiễm. Nếu không đến bệnh viện hoặc không được uống thuốc, thì trường hợp bị nhiễm sẽ cao hơn nhiều, khoảng chừng 4 hoặc 5 trường hợp (người đàn ông này trông rất tự tin khi thể hiện là anh ta biết về những thông tin này). Đối với những phụ nữ có thai bị nhiễm, thì không được làm việc nặng. Vì nếu làm việc nặng, thì có thể bị sẩy thai.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Cuộc nghiên cứu đã tổng hợp số liệu của 3 tỉnh không có các dịch vụ PLTMC được dự án của UNICEF hỗ trợ. Tuy nhiên 2 trong số 3 tỉnh đó được các tổ chức quốc tế khác tài trợ và vì vậy rất khó khăn để tìm ra những sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của người dân tại những tỉnh được và không được cung cấp dịch vụ. Và cũng có rất ít sự khác biệt trong nhận thức của phụ nữ và nam giới. Những phụ nữ và nam giới đã được nhận đầy đủ các dịch vụ PLTMC thi biết rõ hơn những người khác về các dịch vụ đó.

Xét về PLTMC, động cơ chính là vì sức khỏe của đứa con chưa chào đời, và cả nam giới và nữ giới, cả những người đang sống chung với HIV/AIDS và những người không bị nhiễm, đều rất quan tâm và ủng hộ cho các dịch vụ nhằm bảo vệ cho trẻ em không bị lây nhiễm.

B3. Thái độ của cộng đồng đối với những người có HIV:

Nhiều người trả lời phỏng vấn, dù là người nhiễm hay không bị nhiễm, các nhân viên y tế, các cán bộ lãnh đạo địa phương, đều nói rằng sự phân biệt đối xử đã giảm nhiều so với trước đây. Chắc chắn người dân trong cộng đồng đều ý thức được rằng chính phủ đang tuyên truyền vận động KHÔNG được phân biệt đối xử đối với những người có HIV/AIDS. Kiến thức về sự lây truyền đã được nâng cao, góp phần làm giảm bớt sự sợ hãi và lo lắng của người dân.

“Tôi chẳng biết người nào bị nhiễm trong làng này cả. Nhưng tôi biết là chính phủ đang •cố gắng tuyền truyền, vận động người dân không được phân biệt đối xử với những người nhiễm. Các bác sĩ ở trạm xá cũng tư vấn cho dân về các đường lây truyền HIV để chúng tôi có thể tự bảo vệ bản thân và đối xử bình thường với những người nhiễm.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

131

“Người dân trong cộng đồng trước đây thường coi nhiễm HIV là một tệ nạn xã hội nhưng bay •giờ họ lo lắng về các nguy cơ bị lây nhiễm HIV nhiều hơn. Sự kì thị không còn tồn tại nhiều như trước nữa.” Nhân viên y tế, Quận 6, TP. HCM

“Trước đây mọi người thường xa lánh người nhiễm. Bây giờ, người dân hiểu rõ hơn về HIV •nên tình hình hiện giờ đã khác trước.” Chồng của mọt phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Thực tế thì nghiện ma túy gây ra túng thiếu, và vì thiếu tiền nên khiến người ta lúc nào cũng •nghĩ tới ma túy. Thêm vào đó nhiễm HIV càng khiến cho người ta bi quan; sự bi quan dẫn người ta tới những hành vi nêu ở trên. Trước đây, chúng tôi cảm thấy rất hoảng sợ khi nghe về bệnh AIDS. Nó tạo ra sự phân biệt đối xử đối với người nhiễm. Tuy nhiên, bây giờ báo đài nói nhiều về căn bệnh này, nên chúng tôi không còn hoảng sợ nữa. Chúng tôi biết các biện pháp dự phòng lây truyền qua đường máu và các dịch thể. Vì vậy chúng tôi không còn xa lánh người nhiễm nữa, thậm chí chúng tôi còn muốn gần gũi với họ hơn.” Thành viên trong gia đình, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Trước đây sự phân biệt đối xử còn nhiều lắm, mọi người đều xa lánh những người nhiễm •HIV. Bây giờ mọi người trong làng đều biết là tôi bị nhiễm HIV, nhưng họ vẫn đối xử với tôi bình thường như những người khác. Nếu có đám cưới, tôi vẫn có thể đến dự bình thường như những người khác trong làng. Hồi đầu, họ rất sợ tôi, không mua đồ ở cửa hàng nhà tôi. Gần đây, khoảng nửa năm trở lại đây, mọi người trong làng đã thay đổi hẳn thái độ và hành vi của họ. Hồi đầu, họ (gia đình chồng) không cho tôi bế con vì nó không bị nhiễm. Bây giờ, mọi chuyện đã thay đổi, bản thân tôi và con tôi có thể đến nhà chồng ăn uống như bình thường.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Tân Châu, An Giang

“Tôi có nghe nói là có người trong làng bị nhiễm vì làm xét nghiệm HIV có kết quả dương •tính, nhưng họ đã được hướng dẫn bởi các cán bộ y tế của trạm xá xã. Khi họ mất, hàng xóm vẫn giúp lo việc tang lễ. Gia đình đối xử bình thường với họ. Tôi không nghe nói gì về phụ nữ bị nhiễm hoặc phụ nữ bị nhiễm HIV nhưng bị chồng và gia đình chồng ruồng bỏ.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Một phụ nữ bị nhiễm, chồng cô ta cũng bị nhiễm. Hàng xóm thấy họ tội nghiệp và thuê cô •ta giặt đồ cho họ và trả công cho cô ta hàng tháng – cô ấy rất hiền lành nên họ thấy thương cho hoàn cảnh của cô ấy.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Tuy nhiên, một số người cũng nói là sự phân biệt đối xử hiện vẫn còn tồn tại. Không biết là các nỗ lực TTTĐHV, vừa nhằm để nâng cao kiến thức về HIV vừa để tuyên truyền về sự bất hợp lý của việc phân biệt đối xử, đã được phổ biến rộng khắp hay chưa.

“Nhìn chung thì mọi người không thích tiếp xúc với người nhiễm HIV. Chúng tôi cũng sợ •không dám đến gần họ vì ít nhiều gì cũng có hại hết. Nếu họ không phải là người thân trong gia đình, thì chúng tôi thấy sợ và không dám đến gần. Ngay cả khi chúng tôi biết là HIV không lây truyền qua bắt tay hoặc ôm hôn, chúng tôi vẫn thấy sợ” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Quảng Ninh

“Những quan điểm lệch lạc vẫn còn tồn tại trong cộng đồng: họ cho rằng chỉ những người •ăn chơi trác táng hoặc tham gia vào các tệ nạn thì mới bị nhiễm, còn họ và gia đình họ thì không thể bị nhiễm, vì thế cho nên họ không muốn đi làm xét nghiệm vì họ nghĩ rằng họ không hề bị nhiễm. Chúng tôi phải tư vấn nhiều, sau đó họ mới đồng ý đi làm xét nghiệm.” Nhân viên y tế, Tân Châu, An Giang

Nói chung thì mọi người không thích tiếp xúc với người nhiễm HIV, bản thân tôi cũng không •dám tiếp xúc với họ, trừ khi họ là người thân trong gia đình, mặc dù tôi biết là HIV không lây truyền qua bắt tay hoặc ôm hôn, tôi vẫn thấy sợ.” Uông Bí, phụ nữ có thai, Quảng Ninh

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

132

“Tôi không nghe nói là có người nhiễm HIV ở nơi tôi sống. Tệ nạn đó chẳng đáng để tôi để ý •tới.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Chủ nhiệm CLB đồng cảm nói rằng sự phân biệt đối xử đang có chiều hường giảm dần, ví dụ người dân trong cộng đồng đã từng phản đối việc thành lập các CLB đồng cảm, hoặc nghĩ rằng làm như vậy chỉ lãng phí thời gian, và phải ra sức thuyết phục họ về những lợi ích của CLB.

“Nhiều người vẫn còn có thái độ phân biệt đối xử đối với HIV. Thậm chí còn phân biệt đối xử •với cả tôi nữa. Khi mọi người nhìn thấy tôi đi đến CLB, họ nói “bà ấy thật là ngốc! Gia đình bà ấy rất tốt, bà ấy thành lập cái CLB đấy để làm gì?”. Nhưng tôi đã trả lời họ là “Các bà không hiểu đâu. Xã hội hiện nay không còn phân biệt đối xử với những người có HIV+ nữa. Các bà có chắc là chồng và con của các bà không hề bị nhiễm không, các bà có chắc là các bà không bị nhiễm khi các bà đi xăm mình hoặc đã trải qua phẫu thuật một lần rồi không”. Sau đó và khi chứng kiến chúng tôi sinh hoạt rất vui vẻ ở CLB NGÔI SAO, họ đã thay đổi thái độ của họ,” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Uông Bí, Quảng Ninh

“Trước đây, khi tôi thành lập ra nhóm này, một số người nói rằng “Trời ơi, tất cả bọn nó đều •nghiện cả, bọn nó nhóm họp lại với nhau và hát hò để làm gì?”. Những người dân xung quanh thường đổ lỗi cho các thành viên trong nhóm khi họ bị mất đồ. Nhưng dần dần, họ nhận thấy rằng nhóm này hoạt động rất hiệu quả như là tất cả các thành viên trong nhóm giúp họ đi nhặt rác, bơm kim tiêm, …và được đánh giá là rất tốt, nên mọi người không còn kêu ca nữa.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Uông Bí, Quảng Ninh

Các cán bộ lãnh đạo cũng đưa ra một số ví dụ về việc thay đổi thái độ do có sự ủng hộ của họ.

Khi bọn trẻ đi mẫu giáo, những đứa trẻ khác bảo nhau là “nó bị nhiễm HIV đấy, đừng chơi với •nó”. Chúng tôi đã phải can thiệp để đứa trẻ đó được đến lớp như bình thường. Hội Phụ nữ, Uông Bí, Quảng Ninh

Một số người nhắc đến việc phụ nữ bị lây nhiễm từ chồng của họ, đặc biệt là đang có thai, nhận được sự cảm thông của mọi người. Họ được coi như là nạn nhân, và mọi người thấy rằng họ cần được đối xử tử tế.

“Một phụ nữ bị nhiễm, chồng cô ta cũng bị nhiễm. Hàng xóm thấy họ tội nghiệp và thuê cô ta •giặt đồ cho họ và trả công cho cô ta hàng tháng – cô ấy rất hiền lành nên họ thấy thương cho hoàn cảnh của cô ấy.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

B4. Xã hội chấp nhận để các cặp vợ chồng có HIV+ được sinh con

Những người dân trong cộng đồng nhìn chung đều thấy rằng những phụ nữ có HIV+ không nên có con. Họ bày tỏ sự lo ngại rằng đứa trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm, cũng như vấn đề chăm sóc và hỗ trợ cho đứa trẻ sau khi bố mẹ qua đời.

“Họ không nên làm như vậy. Nếu người mẹ nào may mắn thì sẽ sinh ra đứa con không bị •nhiễm, nhưng cô ta cũng không thể sống mãi để nuôi con được. Nếu cô ta không may mắn và sớm qua đời, thì đứa trẻ sẽ trở thành trẻ lang thang. Hơn nữa, phụ nữ bị nhiễm thường rất yếu nên khó có thể kiếm đủ tiền để trang trải cho cuộc sống hiện tại, chi phí này sẽ tăng lên gấp đôi khi phải nuôi con.” CLB đồng cảm, Tịnh Biên, An Giang

“Nhìn chung thì những người bị nhiễm không nên có con. Bây giờ họ hiểu biết hơn rồi. Họ •biết là họ chẳng sống được lâu vì nhiễm HIV và con họ sẽ trở thành trẻ mồ côi, bất hạnh và không được chăm sóc. Vì vậy, họ sẽ quyết định không sinh con nữa.” Thành viên trong gia đình của phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

133

“Tôi nghĩ là không nên. Nếu đứa trẻ được uống thuốc để không bị lây nhiễm thì sẽ rất tốt. •Nhưng còn bố mẹ nó thì sao? Không có tài sản gì, khi bố mẹ qua đời đứa trẻ sẽ bị bỏ mặc và không được chăm sóc đầy đủ. Sẽ không có ai, kể cả họ hàng ruột thịt, có thể chăm sóc con cái chu đáo như bố mẹ của chúng. Đứa trẻ sẽ lớn lên và thiếu thốn đủ thứ. Tôi nghĩ rằng phụ nữ bị nhiễm không nên có con trừ khi có sức khỏe tốt và giàu có.” Vợ của Nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

Nhưng đồng thời, một số người, đặc biệt là ở Quảng Ninh, lại nói rằng họ rất hiểu lý do vì sao phụ nữ lại quyết định có con, ngay cả khi biết mình đã nhiễm, vì đã là phụ nữ là phải có con – và cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi người ta có con cái.

“Tôi nghĩ là phụ nữ nếu chưa có con và sức khỏe vẫn bình thường thì vẫn có thể sinh con, vì •bây giờ đã có vắc xin rồi.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Những người dân trong cộng đồng sẽ không phản đối phụ nữ bị nhiễm khi họ làm như vậy.” •Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Theo quan điểm của tôi, nếu họ vẫn chưa có con, vì chị biết đấy, bất cứ cặp vợ chồng nào •cũng trông mong có một đứa con, con cái gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau và đem lại niềm hạnh phúc nhất cho bố mẹ. Hiện nay, được các chuyên gia, trung tâm y tế và các quĩ hỗ trợ chăm sóc đầy đủ, nên cứ 100 phụ nữ được uống thuốc, thì chỉ có 5 đứa trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm HIV từ mẹ, và tỷ lệ nhiễm này rất thấp. Nếu họ cảm thấy họ khỏe mạnh, thì họ nên sinh con nhưng chúng ta cũng không đoán được mọi chuyện. Nó giống như là đánh bạc vậy, nhưng tỷ lệ nhiễm bây giờ rất thấp. Các cặp vợ chồng phải có ý thức đi làm xét nghiệm HIV trước khi kết hôn. Nếu họ bị nhiễm HIV, họ hiểu được là họ sẽ phải làm gì. Nếu họ muốn có con, họ phải đến cơ sở tư vấn để biết cách tự chăm sóc bản thân.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Có nhiều trường hợp, cả vợ lẫn chồng đều bị nhiễm HIV và cả hai đều muốn có con. Đặc biệt •là nếu người chồng là người con trai duy nhất trong gia đình, thì họ nhất định phải có con.” Cán bộ y tế, Quảng Ninh.

C. Chung sống với HIV tại Việt Nam

Có HIV và chẩn đoán có HIV cần phải được xem xét trong bối cảnh văn hóa – xã hội rộng lớn hơn với những thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Những ảnh hưởng của các chiến dịch vận động phòng chống tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại dù đã giảm nhiều. Một số người vẫn liên tưởng HIV và những người được chẩn đoán nhiễm HIV với những điều “xấu xa” của xã hội. Khi các chuẩn mực xã hội có vai trò quan trọng và nhà nước ra sức củng cố các thông điệp đó, cả nam và nữ giới đều có áp lực để giữ các hành vi của mình trong khuôn khổ của các chuẩn mực này. Các chuẩn mực đó bao gồm việc thừa nhận và ủng hộ một số kiểu mô hình gia đình nhất định. Các chuẩn mực này xuất phát từ truyền thống đạo Khổng và các truyền thống văn hóa khác. Do vậy, các gia đình và cá nhân chưa thích nghi được sẽ ít được ủng hộ và thừa nhận hơn, giống như một kiểu cô lập văn hóa – xã hội. Tiếp thu các thông điệp như vậy của xã hội xảy ra khá thường xuyên, và hình thành một vòng luẩn quẩn của sự tủi nhục và hổ thẹn do những phê bình và cô lập của xã hội gây ra.

Trong bối cảnh chính sách đang thay đổi của Việt Nam hiện nay, áp lực kiếm sống càng trở nên lớn hơn, đặc biệt với những người chỉ có mức sống trên trung bình. Cạnh tranh để có việc làm diễn ra gắt gao, và với những người nhiễm bệnh thì việc đảm bảo thu nhập thường xuyên là điều rất khó khăn. Nhiều các đối tượng có HIV tham gia phỏng vấn là những người nghèo, và họ phải gánh chịu cả việc bị xã hội thải loại và “sống bên lề”, cũng như tình trạng kinh tế khó khăn.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

134

Quyết định giấu kín việc có HIV với vợ và người thân gia đình, và mẹ chồng ủng hộ con trai cưới vợ mà không cho con dâu biết về tình trạng bệnh của con mình có thể được giải thích qua những chuẩn mực về xã hội và văn hóa như vậy. Rõ ràng một số bà mẹ chồng biết mình “vô đạo đức” khi giấu kín tình trạng nhiễm bệnh của con trai mình với con dâu, và xét cho cùng là nó đi ngược lại với tình yêu của một người mẹ, nhưng họ vẫn hy vọng thấy con mình có gia đình “ổn định”, và hy vọng có cháu – một hình ảnh của sự êm ấm ở một gia đình bình thường.

Và vì thế, quyết định xét nghiệm HIV thực sự là một thử thách lớn với hầu hết phụ nữ. Xét nghiệm thường kỳ, mà trong đó xét nghiệm HIV là một phần của chăm sóc “thiết yếu” trước sinh là một khó khăn lớn với cả phụ nữ và cán bộ y tế. Tuy nhiên, với nhiều phụ nữ, sợ bị tiết lộ việc có HIV là nguyên nhân chính. Nghiên cứu này không thể phỏng vấn một số đối tượng đã được xét nghiệm có kết quả HIV dương tính do bị mất dấu theo dõi. Lý do chính của việc mất dấu đối tượng là do người phụ nữ nghi ngờ họ đã nhiễm HIV nên đã cho địa chỉ giả vì sợ lộ bí mật hoặc sợ cán bộ y tế đến nhà. Hoặc một số phụ nữ khác về nhà mẹ đẻ của mình trong thời gian mang thai. Đảm bảo bí mật và không tiết lộ kết quả xét nghiệm của các phụ nữ, nếu được thực hiện thống nhất, sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng làm xét nghiệm của những phụ nữ này.

Hơn thế nữa, tiết lộ tình trạng HIV, kể cả với những người khác (như những người thuộc câu lạc bộ “đồng cảm”), cần cả một sự dũng cảm và lòng tự trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có một phụ nữ dám nói trước công chúng với sự tự tin về tình trạng của mình. Dựa vào thông tin từ câu lạc bộ đồng cảm, dường như những người có HIV thường đi theo một lộ trình từ chấp nhận tình trạng của bản thân, xây dựng lại giá trị của bản thân và vượt qua cảm giá xấu hổ và tự kì thị trước khi họ dám công khai nói về tình trạng bệnh của mình. Việc tiết lộ được tình trạng bệnh cũng mang lại cho họ cảm giác tự do và được chấp nhận hơn.

Cũng như vậy, quyết định không có con dường như dễ dàng được chấp nhận hơn trong những gia đình đã có sự nói chuyện cởi mở về tình trạng HIV, và ở các gia đình đã có con và cháu. Trong một số gia đình khác, người vợ bị coi như “máy đẻ”, thậm chí họ có phải trả giá bằng cả tính mạng của mình.

C1. Được chẩn đoán là đã nhiễm HIV

Nhiều người thú nhận rằng lúc ban đầu, khi họ được chẩn đoán là đã nhiễm HIV hoặc bạn tình của họ được chẩn đoán là đã nhiễm HIV, họ cảm thấy như họ vừa bị kết án tử hình vậy.

“Em buồn lắm. Khi chồng em biết tin, anh ấy còn buồn chán hơn cả em nữa. Anh ấy không •thể chịu đựng được điều đó. Em phải đi theo để an ủi anh ấy”. Một phụ nữ có HIV+ có chồng ( -), Tịnh Biên, An Giang

“Khi em biết chồng em bị dương tính, em đã khóc suốt. Em không dám đi ra ngoài, em nghĩ •đời em thế là hết rồi.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Em rất buồn. Em không biết vì sao lại bị. Em chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ bị nhiễm cả. Em •cố gắng để không suy nghĩ quá nhiều và cũng không đổ lỗi cho ai hết.” Một phụ nữ có HIV+ , Hóc Môn, TP. HCM

“Em bị sốc khi nghe tin chồng em bị dương tính. Em chắc là mình cũng bị nhiễm rồi, vì em •biết là chúng em chẳng dùng BCS bao giờ. Lúc đó, em chẳng nghĩ được gì ngoài lo cho tương lai của đứa con lớn. Em đang có thai và tất cả những gì em có thể nghĩ tới đó là đứa con lớn của em, vì em chắc chắn là em sẽ chết và chồng em cũng thế và cả đứa con trong bụng này nữa.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

135

“Sau khi biết kết quả tôi chạy xe như điên trên đường, suýt nữa thì tôi đâm vào một cái xe tải. •Tôi về nhà và đưa vợ về quê dự lễ hội, và tôi nói cho cô ấy biết, cô ấy chạy vào buồng và khóc rất nhiều. Lúc đó, tôi đi ra vườn và định uống thuốc sâu tự tử; nhưng tôi đã không làm vậy vì tôi nghĩ rằng nếu tôi chết, thì sẽ rất dễ dàng cho tôi, nhưng ai sẽ chăm lo cho vợ và các con tôi chứ. (khóc). Đó là lý do tại sao tôi không muốn chết và quyết định là phải làm điều gì đó có ích cho xã hội.” Nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Ở Bệnh viện nhiệt đới, khi các bác sĩ nói cho em biết là em đã bị nhiễm HIV, em bị sốc và gần •như phát điên. Thật đấy ạ. Lúc đó em cứ đờ người ra, và các bác sĩ đã nói rằng em khó mà hồi phục được, nhưng khi nghe tin, em đứng bật dậy và chạy được một đoạn rồi em ngã quỵ xuống”. Nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Thật tình mà nói, em cũng chẳng biết là em còn sống được bao lâu nữa. Lần đầu tiên khi em •nghe tin là em bị nhiễm (khi đó cô ta đang có thai), em nghĩ là em sẽ chết ngay lúc đó khiến con em bắt đầu đạp và nói chuyện.” Phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

Cần phải tư vấn và hỗ trợ thật nhiều để giúp những người này lấy lại hy vọng.

“Bác sĩ ở bệnh viện nói cho bọn em biết và động viên bọn em. Bác sĩ bảo bọn em vẫn có hy •vọng, và nói cho bon em biết về thuốc ARV, và về tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe để chăm sóc cho con cái.” Phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

Các bác sĩ biết điều đó và họ an ủi, động viên em. Họ bảo em hãy nghĩ tới con cái để vượt qua •sự thật này. Phụ nữ có HIV+ và có chồng ( -), Tịnh Biên, An Giang

Một số người, đặc biệt là những người sử dụng ma túy, đã nghi ngờ rằng họ có hể đã bị nhiễm.

“Tôi đi làm xét nghiệm HIV khi bọn bạn tôi chết vì nhiễm HIV. Tất nhiên là tôi bị sốc ngay sau •khi biết kết quả xét nghiệm của tôi là dương tính. Tôi đã từng tiêm chích ma túy nhưng đã bỏ từ lâu rồi.” Nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

“Tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận kết quả xét nghiệm dương tính vì tôi biết là tôi •đã ăn chơi trác táng.” Nam giới nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh.

Một người đã nhận xét rằng, “Phải, tôi biết là mình có thể bị dương tính vì tôi đã ăn chơi trác •táng. Nhưng đã là một bệnh mãn tính thì tôi nghĩ thế còn tốt hơn và tôi thấy rằng mình bị nhiễm HIV còn may mắn hơn là bị ung thư.” Nam giới nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

Hầu hết những phụ nữ được chẩn đoán bị nhiễm khi đang mang thai hoặc đã có con thường nghĩ ngay đến con của họ.

“Em rất buồn và rất lo cho con của em.” • Phụ nữ dương tính, Quận 6, TP. HCM

“Em cần phải chấp nhận thực tế và cố gắng sống để lo cho con của em.” • Phụ nữ có HIV+ , Hóc Môn, TP. HCM

“Rất buồn, nhưng chẳng còn cách nào khác – cố gắng sống để lo cho con thôi.” • Phụ nữ dương tính, Quận 6, TP. HCM

“Tôi vừa trông con vừa giặt quần áo, tôi tự làm lấy tất cả mọi việc. Tôi đã quyết tâm sẽ chăm •sóc con của tôi và cả những đứa trẻ khác nữa. Tôi nghĩ rằng thật là thiệt thòi cho con của mình khi tôi không thể cho con bú, nhưng thật may là nó rất khỏe mạnh.” Phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

Tôi đã lo là khi sinh ra con tôi sẽ bị nhiễm. Tôi không trách ai ngoài bản thân tôi cả, đứa trẻ •chẳng có tội gì cả, sau này lớn lên nó sẽ trách tôi. Nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

136

C2. Những thay đổi nhờ thuốc ARV:

Việc tiếp cận với thuốc ARV ngày càng tăng đã làm thay đổi đáng kể sự việc—khi những người sống chung với HIV/AIDS nghe nói rằng hiện đã có thuốc ARV và uống thuốc này giúp họ khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn, hy vọng của họ sẽ tăng lên.

“HIV cũng là một căn bệnh giống như các bệnh khác. Nó ảnh hưởng tới cơ thể, nhưng bây •giờ đã có thuốc để ngăn chặn sự phát triển của vi-rút, do vậy nó đem lại một chút hy vọng cho người bệnh. Đừng nên quá bi quan.” Phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Họ đưa cho tôi kết quả, nhưng em chẳng buồn để ý nữa, vì lúc đó tinh thần em suy sụp hoàn •toàn và em bị sốc. Em cảm thấy cuộc sống của mình được cải thiện hơn khi em bắt đầu được uống thuốc (ARV).” Phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

C3. Những cảm xúc xấu hổ và tội lỗi trong lòng

Những người có HIV+ cảm thấy rất bối rối về việc mọi người trong cộng đồng sẽ nghĩ gì về họ và chính bản thân họ cảm thấy như thế nào.

“Họ không biết. Họ không biết bệnh này được lây truyền như thế nào. Nếu họ biết, họ sẽ •không sợ nữa. Họ biết chồng em chết vì AIDS, nên em phải chịu đựng sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Em sẽ không thể lấy chồng và có con được nữa. Bệnh của em sẽ đem lại sự bất hạnh và đau khổ cho những người khác. Em lấy chồng năm 22 tuổi, có con lúc 23 tuổi và góa chồng lúc 25 tuổi.” Phụ nữ có HIV+, Tịnh Biên, An Giang

Trong một số trường hợp, dường như rất tức giận và bất bình khi bị liệt vào trong nhóm các phần tử hiện vẫn được coi là “vi phạm đạo đức xã hội” hoặc có những hành vi trái với đạo đức xã hội.

“Họ cảm thấy rất bối rối về thanh danh của họ. Không ai trong số họ sợ chết cả. Họ chỉ sợ bị •xa lánh hoặc đối xử lạnh nhạt bởi những người khác hoặc bị người khác bỏ rơi thôi.” Mẹ của người bị nhiễm, Hóc Môn, TP. HCM

“Hầu hết những người này vẫn cảm thấy họ rất thấp kém. Họ đã được tư vấn về HIV nên họ •có hiểu biết về HIV. Họ không muốn bị đưa lên truyền hình hoặc đài báo. Họ vẫn cảm thấy rất hổ thẹn.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Tân Châu, An Giang

“Vâng, các anh chị nên tuyên truyền nhiều hơn về HIV. Nhưng nếu anh chị đưa ra những bức •ảnh chụp những người nhiễm HIV gầy gò, yếu ớt thì mọi người sẽ thấy sợ, và sợ cả những người nhiễm như chúng em (mắt rưng rưng lệ). Nhưng nếu các anh chị nói cho họ biết về ba đường lây truyền HIV, họ sẽ không còn sợ hãi nữa, mà còn biết cách phòng tránh lây nhiễm nữa. Đó là lý do vì sao các anh chị không nên phát cho chúng em những tờ rơi với những bức ảnh trông đáng sợ như thế này, như thế chẳng giúp ích gì vì mọi người sẽ càng xa lánh những người nhiễm như chúng em. Và họ có thể nghĩ là chúng em nhìn cũng giống như những người trong ảnh vậy, chứ không giống như chúng em ở ngoài đời. (chỉ vào người mình).” Nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

Nhiều người đang sống chung với HIV/AIDS kể về một số trường hợp bị kì thị hoặc bị đối xử lạnh nhạt trong cộng đồng, khiến họ rất sợ và không dám tiết lộ về tình trạng HIV của họ nữa. Một phụ nữ có HIV+ giải thích rằng chồng của mình ngại không muốn ra trạm xá xã để làm xét nghiệm vì “Anh ấy nói rằng anh ấy sợ gặp phải người quen ở đó. Anh ấy rất sợ bị mọi người phát hiện.” Chị còn nhấn mạnh rằng gia đình chị và hàng xóm đã nghi ngờ rằng chị và chồng chị bị nhiễm, và rằng, do lo sợ bị mọi người phát hiện ra chị nói “Em không dám nói chuyện lớn tiếng với mọi người trong gia đình khi từ trạm xá trở về. Em sợ là có người sẽ nghe thấy khi em nói về chuyện này.” Chị nói rằng sở

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

137

dĩ chị muốn giấu kín tình trạng HIV của mình là vị chị đã chứng kiến những người nhiễm khác bị đối xử như thế nào rồi.

“Đôi khi họ nói này nói nọ về những người nhiễm. Em sợ mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn •nếu họ biết là em cũng bị nhiễm (giọng chị ta gần như bị ngẹn lại). Vì vậy em không muốn nói cho ai biết hết. Chỉ có em và chồng em biết thôi.” Phụ nữ có HIV+ , Tân Châu, An Giang

“Khi mọi người xung quanh phát hiện thấy một người bị nhiễm, tôi thấy có sự phân biệt đối •xử giữa những người bị nhiễm và những người không bị nhiễm, họ không muốn có bất gì tiếp xúc gì với người bị nhiễm. Mà họ sống cuộc sống của họ, tôi sống cuộc sống của tôi. Nhưng họ luôn tránh tôi (nước mắt trào ra, giọng nói nghẹn ngào). Nhưng ngay cả khi họ xa lánh tôi, tôi vẫn phải sống và giữ gìn sức khỏe. Nếu tôi buồn, tôi sẽ ốm và sẽ chết sớm.”

“Nếu họ biết là tôi bị nhiễm, họ sẽ xa lánh tôi. Khi tôi đi làm, họ cũng tránh tôi vì họ sợ bị lây. •Nhưng tôi chẳng quan tâm.”

“Trong số những người biết tôi bị nhiễm, 70% tránh tôi, 30% không hề phân biệt đối xử gì •cả, họ bảo là họ không sợ, chẳng sao cả, họ còn ăn cùng với tôi nữa. Và tôi, tôi phải tiếp tục sống chứ.” Nam bị nhiễm, Tân Châu, An Giang

Có thể làm xét nghiệm ở phòng khám An Hoa, nhưng chỗ đó gần nhà tôi quá, nên rất dễ bị •hàng xóm phát hiện. Và vì vậy, tôi được các bác sĩ ở phòng khám tư vấn cho tôi đưa các con tôi đi khám ở Quận 1. Tôi đã khuyên con dâu và con trai tôi bắt taxi đi khám ở Quận 1, cách xa nhà tôi để không ai phát hiện ra. Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

Thỉnh thoảng, tôi xem trên TV, thấy những hình ảnh ốm yếu, gầy còm của những người bị •nhiễm HIV, tôi thấy sợ lắm. Khi những hình đó được chiếu trên TV, tôi không dám xem nữa vì tôi nghĩ là sau này trông tôi cũng giống như vậy. Những hình ảnh như vậy không nên được chiếu trên TV nữa. Mỗi lần tôi nhìn thấy hình ảnh đó, tôi cảm thấy phát điên lên vì tôi thấy lo lắng cho bản thân tôi và cho tương lai của con tôi. Những người không bị nhiễm sẽ càng sợ chúng tôi hơn khi họ xem những hình ảnh như vậy (khóc). Sẽ không có chuyện gì nếu tôi không nhìn thấy bọn trẻ ở xung quanh, nhưng khi tôi đi đón con ở trường, khi nghĩ tới những hình ảnh đó, tôi lại lo nghĩ không biết ai sẽ nuôi nấng con trai tôi khi tôi chết và nó sẽ nghĩ thế nào về mẹ nó khi nhìn thấy những hình ảnh như vậy.” Phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Hàng xóm không tiếp xúc với tôi khi họ biết là tôi bị nhiễm HIV.” •

“Chúng tôi ở nhà, không dám đi ra ngoài. Chúng tôi đóng chặt của. Chúng tôi không muốn •đi ra ngoài nữa. Hàng xóm cứ nhìn vào chúng tôi. Cứ khi nào về đến nhà là chúng tôi đi vào nhà và đóng cửa lại ngay lập tức.” Một phụ nữ dương tính, Quận 6, TP. HCM

“Sự thực là tôi giữ kín bí mật này (hiện tại, cả con trai và con dâu tôi đều bị nhiễm HIV nhưng •một đứa cháu nội hơn hai tuổi đã làm xét nghiệm và có kết quả âm tính). Hàng xóm không ai biết gì vì tôi giấu chuyện này, các cán bộ y tế ở trạm xá và trung tâm cũng vậy. Nếu họ mà biết, họ sẽ xa lánh chúng tôi và không cho con họ chơi với bọn trẻ nhà tôi nữa vì vậy tốt nhất là cứ giữ kín về căn bệnh này. Họ hỏi vì sao bọn trẻ nhà tôi thường hay bị ốm vậy, tôi trả lời là con trai tôi bị bệnh phổi. Họ vẫn thường bàn tán rằng “lạ thật đấy, sao các cán bộ y tế hay đến nhà bà Loan thế nhỉ!” Tôi chỉ giải thích rằng đứa cháu nội của tôi sinh thiếu tháng, đúng là như vậy, nên cán bộ y tế đến thăm khám, chăm sóc và điều trị cho thằng bé thôi.” Mẹ chồng phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

C4. Các CLB đồng cảm

Việc tham gia vào các CLB đồng cảm góp phần giúp những người sống chung với HIV/AIDS nâng cao kiến thức, sự tự tin, hy vọng và cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

138

“Hồi đầu, em rất sợ. Thậm chí em không thể ăn ngủ được. Hàng xóm của em rất sợ bị lây •nhiễm. Lúc đó thật là buồn. Sau khi tham gia vào CLB Bình Minh và CLB Muôn sắc màu, em cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.” Một phụ nữ có HIV+, Tân Châu, An Giang

“Một số người lúc mới tham gia cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ, bây giờ thì họ vui vẻ hơn •nhiều, nhiều người cảm thấy khỏe hơn vì họ được điều trị bằng thuốc, được động viên và khuyến khích.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Tân Châu, An Giang

“Ban đầu, tất cả các hội viên đều đeo khẩu trang để che mặt khi họ đến họp tại CLB, sau một •năm, họ không đeo khẩu trang nữa, và dần dần các hội viên của CLB đều cảm thấy bình thường.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm Tân Châu, An Giang

Những người bị nhiễm nói rằng họ được hỗ trợ rất nhiều bởi các hội viên của các CLB.

“Hiện tại, bọn em đang tham gia sinh họat tại CLB VÌ TƯƠNG LAI do Hội phụ nữ thành lập. •CLB hiện có 40 hội viên đều là những người có HIV +. CLB giống như là mái nhà để chia xẻ những suy nghĩ, giúp đỡ nhau về tình cảm và vật chất. Bọn em giúp đỡ lẫn nhau khi bị ốm.” Nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

“Trước khi em tham gia vào CLB, em thấy mọi người xung quanh em ai cũng giống nhau, •chẳng bao giờ chia xẻ chuyện gì hết. Sau khi em tham gia vào CLB, em làm quen với một số bạn. Thỉnh thoảng, khi em cần họ, em hẹn họ ra quán cà phê để tâm sự, và em cũng động viên họ rất nhiều. Đây thực sự là một công việc rất vất vả. Em cảm thấy rất thương họ, Thỉnh thoảng em còn đến nhà họ và đón họ đi.” Nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

C5. Chăm sóc từ phía gia đình nếu bị nhiễm

Các hành vi của mọi người trong gia đình đối với một cặp vợ chồng có HIV dương tình rất khác nhau, từ hỗ trợ và yêu thương rất nhiều đến tha thứ và chăm sóc cẩn thận người bệnh, đặc biệt là nếu sống cùng trong một nhà. Nhiều người bị nhiễm nói là họ được hỗ trợ và chăm sóc rất tốt từ phía gia đình họ. Sự hỗ trợ này, trong một số trường hợp bao gồm cả sự hỗ trợ đáng kể về tài chính, đặc biệt là khi người đàn ông trong nhà không đủ khả năng để có một nguồn thu nhập ổn định, và thường rơi vào các trường hợp sử dụng ma túy. Một số thành viên trong gia đình cũng tham gia vào các CLB, để hỗ trợ tốt hơn và biết cách chăm sóc các thành viên trong gia đình là người nhiễm. Cũng có một số người có HIV nói rằng họ giấu các thành viên trong gia đình về tình trạng của họ, và một số trường hợp thì bị gia đình xa lánh hoặc cắt đứt quan hệ. Sự hỗ trợ của gia đình rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng bị nhiễm, đặc biệt là phụ nữ, vì hầu hết mọi người đều thú nhận rằng họ không thể nhờ hàng xóm và những người dân trong cộng đồng giúp đỡ họ được.

Một nam giới nhiễm HIV (• Tân Châu, An Giang) nói rằng anh ta không nói cho bố mẹ biết là anh ta và vợ đã bị nhiễm “Vì tôi sợ là bố mẹ tôi sẽ lo lắng và chia rẽ chúng tôi, nếu thế thì sẽ không có ai chăm lo cho vợ và con tôi …(giọng anh ta nghẹn lại vì nước mắt). Cho nên tôi phải giữ im lặng cho đến tận bây giờ và tuyệt đối không để cho ai biết. Anh ta nói rằng gia đình nhà vợ, ngược lại, đều đã biết cả hai vợ chồng đều đã nhiếm và cách hành xử của họ đối với hai vợ chồng là, “rất tử tế, thái độ vẫn bình thường như trước đây. Nhìn chung, khi vợ tôi muốn ăn món gì đó, thì hoặc là anh, chị em vợ, thậm chí là mẹ vợ tôi sẽ đi mua về cho cô ấy ăn”

“Cả gia đình nhà chồng và gia đình tôi đều biết. Họ cho chu cấp tiền cho chúng tôi vì chúng •tôi không thể làm được việc gì kể từ khi bị bệnh.” Phụ nữ có HIV+, Quận 6 TP. HCM

“Thỉnh thoảng, hai vợ chồng sống với bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ. Họ chăm sóc chúng tôi •

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

139

nhiều hơn. Tôi không có việc làm, nên họ cho tôi tiền và rất tốt với tôi. Không la mắng, họ không tức giận gì cả. Tôi sống với các chị, 3 chị gái, tôi biết cách bảo vệ gia đình tôi khỏi bị lây từ tôi.” Phụ nữ có HIV+, Quận 6 TP. HCM

“Chồng tôi nói với gia đình tôi và gia đình nhà chồng. Khi tôi sinh con, bác sĩ giải thích cho mẹ •tôi hiểu. Mẹ chồng tôi biết nhưng bà ấy rất thương yêu tôi. Bà ấy thậm chí còn yêu thương tôi hơn trước, bà ấy chăm lo cho chế độ ăn uống của tôi. Khi tôi bị cảm cúm, bà thuyết phục tôi uống thuốc. Bà yêu thương con tôi hơn những đứa cháu nội khác. Khi bọn trẻ chơi cùng với nhau thì bà bế con tôi. Thỉnh thoảng bà bế con tôi trên tay và khóc nhiều lắm.” Phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Cả hai đứa con của chị gái tôi đều bị nhiễm HIV. Một lần, khi đến nhà chúng tôi chơi, mẹ •chồng chị ấy nói với tôi là “Tôi thấy may là hai vợ chồng nó ra ở riêng. Nếu chúng nó sống ở nhà tôi thì tôi sẽ phải chăm lo cho bọn trẻ và có thể bị lây nhiễm từ bọn nó”. Tôi rất buồn và đã cãi lại. Tôi nói là “Bác thật vô lý. Sao bác có thể nói như vậy được. Bác nên chăm sóc bọn trẻ chứ. Bác biết bệnh này được lây truyền qua những đường nào mà, phải không?” Anh chị thấy chưa, ngay cả người trong gia đình mà còn như vậy.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Mẹ chồng tôi không ngồi ăn cơm cùng với tôi. Bố chồng tôi yêu cầu tôi đi ra ngoài nhà, chỉ •xới cho tôi một bát cơm và bảo tôi ra ngoài ngồi ăn. Bây giờ chúng tôi vẫn sống dưới cùng một mái nhà, nhưng không có tình cảm gì với nhau cả. Tôi không được phép vào phòng của bố mẹ chồng. Bố chồng tôi thường chửi mắng tôi. Con tôi được giao cho cô nó (em gái chồng tôi) nuôi. Con tôi đã đi làm xét nghiệm và có kết quả âm tính. Tôi rất sợ sẽ lây cho con tôi. Mẹ đẻ tôi đang sống cùng với gì tôi. Bố tôi đã bị sốc và qua đời khi nghe tin tôi bị nhiễm.” Phụ nữ có HIV+, Quận 6 TP. HCM

“Cậu ấy chỉ chích ma túy có 1 lần, nhưng đã bị nhiễm và đã làm xét nghiệm từ năm 1999 khi •phải đi điều trị lao phổi. Bố, mẹ và họ hàng không quan tâm gì tới nó nữa. Đứa cháu gái rất quí nó và nó thường đưa, đón con bé đi học. Nhưng khi họ biết là nó bị nhiễm, họ cấm nó không được động vào con bé. Nó phải ăn uống và sống riêng. Khi tôi đến tư vấn cho gia đình nó, họ bảo là: “HIV rất dễ lây truyền và không có cách gì chữa được. Cháu gái nó còn nhỏ, có thể bị lây HIV từ nó nếu nó hôn con bé hoặc nếu muỗi đốt nó sau đó lại đốt con bé”. Tôi phải tiếp tục tư vấn cho họ thêm một thời gian. Sau đó gia đình đối xử với cậu ta tốt hơn. Họ mở một cửa hàng cho cậu ta bán dao. Bây giờ thì cậu ta giầu rồi. Có một cô gái ở Vang Ranh yêu và đồng ý lấy cậu ta. Họ có một đứa con. Vợ nó cũng bị nhiễm nhưng đứa con thì không sao” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Uông Bí, Quảng Ninh

Hiền (nữ nhiễm HIV) và các em trai nó đang sống cùng với tôi. Thằng em út rất yêu quí chị •nó. Nó thường mua cho chị nó những thứ chị nó thích. Chúng nó hiểu và yêu thương nhau lắm, vì một chị gái của chúng nó đã chết vì HIV rồi. Tôi rất thương nó và con trai nó. Tôi là mẹ nó nên tôi phải có trách nhiệm với hai mẹ con nó. Con trai nó cũng bị nhiễm HIV rồi và chẳng sống được bao lâu nữa. Gia đình chồng nó thì chẳng quan tâm gì đến hai mẹ con nó nữa. Họ chẳng thương con trai họ nên họ không thể thương con dâu được. Họ biết hoàn cảnh của 2 mẹ con, thỉnh thoảng cũng cho thằng cháu nội 2,000 – 3,000 VND.” Mẹ đẻ của một phụ nữ có HIV+, Tân Châu, An Giang

D. HIV và các mối quan hệ vợ chồng

Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn phụ nữ đều tiết lộ ngay tình trạng của họ với bạn tình của mình. Tuy nhiên, nam giới không thường xuyên tiết lộ tình trạng của mình với phụ nữ, và đã có một số trường hợp hoàn toàn che giấu được hành vi nguy cơ của họ với vợ. Nghiên cứu cho thấy những

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

140

nam giới và phụ nữ có HIV(+) (hầu hết là những người trong CLB đồng cảm) đều bày tỏ rằng họ đã sử dụng BCS và họ đều cảm thấy thoải mái. Nghiên cứu cũng có được nhiều ví dụ về những người nam giới hỗ trợ và yêu thương người vợ bị nhiễm của họ, và trong một vài trường hợp, những người nam giới còn hỗ trợ vợ của họ ngay cả khi vợ họ bị nhiễm trong khi họ không bị. Có một điều dễ thấy rằng đặc biệt ở các tỉnh phía nam, các cặp vợ chồng có HIV(+) rất tin tưởng và phụ thuộc tình cảm lẫn nhau, và dành cho nhau sự hỗ trợ đáng kể.

Nghiên cứu cũng đã phỏng vấn những người phụ nữ đã hoặc đang có những mối quan hệ lâu dài với những người đàn ông đã có gia đình. Trong khi một vài cặp đang có dự định hoặc đã chia tay và một số phụ nữ ở goá thì hầu hết các trường hợp được phỏng vấn vẫn đang chung sống với nhau. Đối với những phụ nữ có HIV(+) thì không thể cường điệu hoá sự hỗ trợ mà họ nhận được từ phía bạn tình của họ (tình cảm cũng như những vấn đề khác). Những phụ nữ được chẩn đoán có HIV(+) cho biết họ cảm thấy mình bị cách ly khỏi cộng đồng và thậm chí cả gia đình của họ. Trong những trường hợp này, những người vợ chỉ còn biết trông chờ vào sự động viên tinh thần từ phía người chồng.

Nghiên cứu cho thấy cả nam và nữ giới đều cho rằng các cặp có HIV(+) không nên sinh con. Điều này trái với thực tế là có rất nhiều cặp HIV(+) vẫn sinh con. Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ phát hiện ra tình trạng nhiễm bệnh của mình trong thời gian mang thai. Từ những thông tin mọi người cho rằng các cặp vợ chồng có HIV (+) không nên sinh con, một câu hỏi được đặt ra là liệu trước khi quyết định có thai các cặp vợ chồng có thể có một quyết định khác về vấn đề sinh con, nếu họ biết được mình có HIV (+)

D1. Tiết lộ tình trạng (+):

Những phụ nữ được phỏng vấn đã làm xét nghiệm trong khi mang thai thường không biết gì về tình trạng của họ. Đa số phụ nữ có xét nghiệm (+) đều thông báo cho chồng biết về tình trạng của họ. Không có ai nói là bị bạo hành, vì đa số các trường hợp, họ đều bị lây nhiễm từ chồng.

“Anh ấy không tin khi em nói với anh ấy. Anh ấy nghĩ là em nói đùa. Em nói sự thật là như vậy •và bảo anh ấy đi làm xét nghiệm HIV. Anh ấy đồng ý ngay và kết quả là chồng em cũng (+). Trước khi lấy em, anh ấy đã từng làm việc cho một nhà hàng và đã có quan hệ tình dục. Anh ấy không tiêm chích ma túy.” Phụ nữ có HIV+ , Quận 6, TP. HCM

Nhiều trường hợp, phụ nữ đã ngờ rằng chồng họ đã từng có các hành vi nguy cơ cao và đã chuẩn bị tâm lý trước. Một số trường hợp khác thì chồng họ đã đi làm xét nghiệm và đã biết là bị (+) hoặc đã biết được là họ đã có những hành vi nguy cơ và có thể đã bị (+).

“Tôi nghiện ma túy và tôi chứng kiến mấy thằng bạn cũng nghiện ma túy như tôi ốm rồi chết. •Năm 1997, gia đình phát hiện tôi nghiện. Mẹ tôi và mọi người trong gia đình động viên tôi đi làm xét nghiệm HIV ở Bệnh viện Thụy Điển ở Uông Bí. Khoảng 10-12 ngày sau, bác sĩ gọi điện bảo mẹ tôi đến bệnh viện để thông báo kết quả và tư vấn cho bà cách chăm sóc tôi. Mẹ tôi giữ kín chuyện, chỉ động viên tôi thôi. Nhưng tôi nghi là mình đã nhiễm vì tôi cứ yếu dần đi. Mãi đến năm 2001 mẹ tôi mới nói cho tôi biết. Tôi đã nghi ngờ những không thể tin được đó lại là sự thật. Lúc đó, tôi rất bối rối, kinh sợ và vẫn nghiện ma túy. Năm 2003, tôi lên Hà Nội và đến Bệnh viện Bach Mai để làm xét nghiệm HIV. Buổi chiều, bác sĩ gọi tôi đến. Bác sĩ tư vấn cho tôi và sau đó thông báo rằng tôi có HIV+. Tôi rất chán nản và ân hận vì đã nghiện ma túy. Nhưng đã quá muộn. Một tháng sau, tôi quyết định lấy vợ nhưng không nói gì cho vợ tôi biết. Mãi một năm sau khi tôi đã chuẩn bị tinh thần và đã sẵn sàng, tôi nói cho vợ tôi biết (suốt thời gian qua chúng tôi không hề dùng BCS khi quan hệ). Nhưng mẹ tôi đã nói cho cô ấy biết rồi, tôi chẳng biết bà nói khi nào nữa. Vợ tôi rất buồn và trách mắng tôi. Nhưng cô ây vẫn chăm lo cho gia đình rất chu đáo. Sau đó tôi đưa cô ấy đến Bệnh viện Thụy Điển ở Uông

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

141

Bí để làm xét nghiệm HIV. Một tuần sau, bác sĩ gọi chúng tôi đến để tư vấn và thông báo kết quả, nhưng không phát thuốc điều trị.” Nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

Trong một số ít trường hợp, phụ nữ nhớ lại lúc choáng váng khi biết tin. Nhìn chung, phụ nữ nói rằng họ phản ứng như vậy vì quá thất vọng và quá tức giận chồng của họ, nhưng đành chấp nhận thực tế này. Một số trường hợp khác thì người chồng bị (+), nhưng gia đình và bản thân anh ta lại giấu không cho bạn tình anh ta biết về tình trạng này. Trong những trường hợp nêu trên, người phụ nữ thường chỉ phát hiện ra tình trạng của mình khi mang thai.

“Khi tôi đi xét nghiệm, họ bày cho tôi cách phòng tránh lây bệnh, sau đó tôi chỉ cho vợ tôi •cách dùng BCS, vì nó không chỉ ngăn ngừa HIV mà còn ngừa các bệnh khác nữa. Tất nhiên là lần đầu nói về chuyện này rất khó nhưng là đó là một quyết định đúng đắn, tôi phải nói cho vợ tôi biết, không thể giấu mãi được, nếu không nói thì có thể rất nguy hiểm. Nếu nó gây nguy hiểm cho tính mạng của vợ và con tôi, thì sẽ là một cú sốc kinh hoàng. Tôi kể cho cô ấy về mọi chuyện ăn chơi trác táng của tôi, rằng tôi thiếu cẩn thận, xui xẻo, và không tỉnh táo. Tôi kể cho cô ấy vào một đêm, lúc đó nói chuyện này là thích hợp nhất vì cô ấy sẽ không quá sốc và không lớn tiếng với tôi và hàng xóm sẽ không nghe thấy gì. Lúc đó, cô ấy bị sốc, suy sụp và khóc rất nhiều. Ngoài ra, tôi cũng nói cho những người khác nữa, tôi nói cho bố mẹ, mọi người trong gia đình, bạn trai và cả bạn gái của tôi biết về bệnh của tôi.” Nam giới nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Tôi không tâm sự với vợ về những vấn đề riêng tư, các bác sĩ có tư vấn cho cả hai vợ chồng, •thỉnh thoảng chúng tôi có trao đổi về chuyện đó khi có thời gian rảnh, chúng tôi không nói chuyện đó khi đi ngủ. Trong gia đình, mọi người ít nói tới chuyện này.” Nam giới nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh.

“Lúc đầu, phụ nữ có thai tỏ thái độ phản ứng ngay lập tức. Họ không tin là họ bị nhiễm. •Chồng họ thì không có phản ứng gì.” Nhân viên y tế, An Giang

“Lúc đó, nó chưa lấy vợ nhưng đã có người yêu và cưới con bé này chừng 3-4 tháng sau đó. •Đứa con đầu của hai vợ chồng nó thường xuyên bị ốm vì bệnh hô hấp và sau đó thì chết. Lúc đó, vợ nó đang có bầu, nó đi làm xét nghiệm và có kết quả HIV(-). Hiện giờ nó cũng đang có bầu và kết quả xét nghiệm của nó là HIV+, nên nó mới biết là nó đã bị nhiễm. Nó hỏi tôi là“ Mẹ này, có thể lúc con có bầu lần trước, anh ấy đã quan hệ với gái gọii và bị nhiễm, phải phông ạ?” Tôi đã biết nó bị (+) từ lâu rồi, nhưng tôi thấy chúng nó rất yêu nhau, nên chúng tôi đã tổ chức đám cưới cho chúng nó. Con trai tôi, nó không biết là vợ nó đã bị nhiễm HIV. Khi nó sinh đứa thứ hai, nó đã bàng hoàng khi biết tin nó bị nhiễm vì sau khi sinh được 3 ngày, các y tá bảo tôi phải tắm rửa cho đứa bé thật sạch sẽ. Ngày hôm sau thì họ nói cho tôi biết sự thật về bệnh của nó. Lúc đó đang ở trong bệnh viện, nên tôi chẳng nói gì.” Mẹ chồng của phụ nữ có HIV+ người phát hiện ra tình trạng của mình khi sinh đứa con thứ hai, đứa con đầu đã chết, Uông Bí, Quảng Ninh

Nó đã làm xét nghiệm trước khi kết hôn. Lúc đầu nó không nói cho vợ nó biêt, nhưng chuyện •này cũng không giấu mãi được nên sau đó nó đã nói cho vợ nó biết. Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

Có một trường hợp người chồng không muốn nói cho vợ biết vì sợ rằng cô ấy sẽ lo lắng, •buồn bã. Anh ấy nói rằng từ khi anh ấy biết về tình trạng HIV của mình, anh ấy luôn dùng BCS khi quan hệ với vợ. Vợ anh ấy hỏi là “tại sao phải dùng BCS?” và anh ấy trả lời rằng anh ấy vẫn còn trẻ và không muốn có con sớm. Tôi đã đưa anh ấy đến đây để được tư vấn để anh ấy có thể nói thật với vợ, nhưng anh ấy nói là “nếu tôi nói thật cho vợ tôi biết, tôi sẽ rất đau khổ và có thể chết mất” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Tịnh Biên, An Giang

“Chồng em đã bị nhiễm trước khi lấy em, nhưng anh ấy không nói cho em biết, cả gia đình •chồng cũng giấu em về tình trạng của anh ấy, chỉ mỗi mình em là chẳng biết gì hết, thật là

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

142

khốn khổ. Em nghĩ là anh ấy cố tình giấu em chuyện này (tình trạng nhiễm bệnh của anh ta) vì anh ấy đã đi làm xét nghiệm vài lần rồi. Em nghĩ là anh ấy biết nhưng lại giấu em. Em chỉ phát hiện ra khi em đẻ đứa này, nhưng đã quá muộn rồi. Nếu em biết từ trước, em sẽ không bao giờ có con.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Có gia đình biết là con trai họ có những hành vi nguy cơ và biết rằng con họ có thể đã mắc •phải HIV, nhưng họ không muốn đưa con họ đi làm xét nghiệm. Khi con trai họ lấy vợ và con dâu họ có thai, lúc đó họ lại muốn đưa con dâu đi làm xét nghiệm HIV để xem con dâu và cháu nội của họ có bị nhiễm hay không. Khi các bà vợ phát hiện là đã nhiễm HIV và không muốn giữ cái thai nữa, họ được chuyển gửi sang bên Trung tâm phòng chống HIV/AIDS để được tư vấn vì ở đây chúng tôi chưa có chương trình PLTMC. Chúng tôi biết là các gia đình vẫn đối xử rất tốt với con dâu họ.” Cán bộ y tế, An Giang

Khi biết về tình trạng (+) của vợ mình, một số ông chồng nói là họ cảm thấy rất xấu hổ và có lỗi, đặc biệt là khi vợ họ đang có thai.

“Có những ông chồng bị nhiễm HIV nói họ thà bị nhiễm chứ không bao giờ muốn lây sang •cho vợ và con.” Tân Châu, Cán bộ y tế, An Giang

“Anh ấy có nói (nói cho em biết lí do vì sao anh ấy lại không muốn cho vợ biết tình trạng của •anh ấy là (+)). Anh ấy nói đó là lỗi của anh ấy, và không thể tha thứ được, nên anh ấy không thể để cho gia đình biết. Nếu họ biết sự thật, họ sẽ rất tức giận và sẽ không tha thứ cho anh ấy.” Một phụ nữ có HIV+, Quận 6 TP. HCM

D2. Chấp nhận sử dụng BCS trong quan hệ với bạn tình lâu dài

Nghiên cứu cho thấy rằng trong số các cặp (+), nhiều cặp nói rằng họ sử dụng BCS khi biết là họ bị (+). Thái độ về việc sử dụng BCS nhìn chung rất tích cực, tuy nhiên nam giới nói rằng họ không đạt khoái cảm như trước đây. Sử dụng BCS để phòng tránh lây nhiễm và tránh thai khi một người bị (+) cũng được thực hiện thường xuyên bởi một số các cặp vợ chồng.

“Khi em biết là em bị nhiễm, em bảo chồng em dùng BCS để phòng tránh những điều xấu và •anh ấy nghe theo.” Phụ nữ có HIV+ , Quận 6, TP. HCM

“Sau khi kết hôn, tôi vẫn luôn dùng BCS cho đến tận bây giờ, tôi đã khuyên cô ấy đi làm xét •nghiệm rất nhiều lần, cuối cùng thì cô ấy cũng đi xét nghiệm và kết quả là âm tính.” Nam giới nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Chồng em chẳng hạn, anh ấy đồng ý dùng BCS. Anh ấy chẳng bảo sao và thấy rất thoải mái. •Anh ấy hiểu là anh ấy nên nghĩ cho sức khỏe và sự an toàn của vợ.” Phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Khi em có thai thì chồng em kiêng vì mãi sau khi kết hôn em mới có thai được. Em bảo với •chồng em là anh ấy phải cẩn thận khi đi làm xa, em mua BCS và bỏ vào túi anh ấy vì xã hội nó thế mà em thì không thể ngăn cấm chồng em được nên cẩn thận vẫn hơn.” Phụ nữ có thai , Uông Bí, Quảng Ninh

“Vâng, khi tôi đi khám bệnh thì họ bảo tôi nên sử dụng BCS khi quan hệ và họ phát cho tôi •rất nhiều BCS nhưng tôi chẳng dùng đến mấy. Kể từ khi tôi biết là tôi đã bị nhiễm, mỗi khi quan hệ với cô ấy tôi vẫn không muốn cho lắm vì đầu óc tôi còn mải nghĩ về chuyện đó. Vậy nên tôi ngủ riêng cho chắc ăn. Từ khi tôi biết bệnh của mình, tôi chẳng còn thấy khoái cảm gì khi quan hệ nữa, tôi muốn quên đi mọi chuyện như chưa từng xảy ra vậy.” Chồng của phụ nữ bị nhiễm, Tân Châu, An Giang

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

143

“Tôi cũng không biết tại sao tôi chẳng làm chuyện đó nữa (quan hệ tình dục), chúng tôi ít •làm chuyện đó hơn so vơi trước đây. Tôi chẳng sợ gì cả, nhưng tôi lo là cô ấy sẽ mệt.” Nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

“Tôi cũng nói về chuyện phải dùng BCS. Nhưng kể từ khi tôi phát hiện ra là tôi bị nhiễm, tôi •yếu đi nhiều, nên tôi không muốn quan hệ nữa.” Nam giới nhiễm HIV, An Hoa, TP. HCM

“Theo tôi được biết thì đa số đàn ông không muốn dùng BCS mặc dù họ biết là họ đã bị •nhiễm.” Cán bộ y tế, An Giang

D3. Chăm sóc từ phía người chồng nếu bị nhiễm.

Trong hầu hết các trường hợp, người vợ thường bị lây nhiễm từ chồng của mình. Có nhiều trường hợp người chồng luôn hỗ trợ, động viên và chăm sóc cho vợ của mình. Mặc dù vậy, theo quan điểm của các cán bộ y tế và người dân trong cộng đồng thì dường như các cặp vợ chồng trong Nam thể hiện sự gần gũi và hỗ trợ lẫn nhau ở mức độ cao hơn, nhưng cần lưu ý rằng đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ và khó có thể rút ra kết luận về những sự khác biệt như trên.

“Chồng em chăm sóc em nhiều hơn khi biết được tình trạng nhiễm của em. Ví dụ bọn em •ít cãi nhau hơn trước. Vì chồng em chăm sóc em nhiều hơn nên em chia xẻ với anh ấy mọi chuyện.” Phụ nữ dương tính, Hóc Môn, TP. HCM

“Các ông chồng thường chấp nhận nó (kết quả + của vợ) và rất thông cảm với vợ của họ. Họ •cảm thấy gần gũi nhau hơn. Không có ai ly dị hoặc bỏ nhau cả. Tôi nghĩ là tất cả các cặp vợ chồng đều như vậy.” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

“Hầu hết chồng của những phụ nữ bị nhiễm thường chết sớm hơn do AIDS, hoặc họ phát •hiện ra là họ nhiễm bệnh trước nên họ không thể chửi mắng vợ được. Họ thường rất lo lắng cho sức khỏe của vợ.” Nhân viên y tế, Tân Châu, An Giang

“Vợ chồng tôi hiện đang sống ở nhà mẹ vợ, và chúng tôi không có ý định chia rẽ hai mẹ con •họ. Vì vợ tôi đã bị nhiễm, nên tôi để cho cô ấy sống ở nhà ngoại để phụ giúp bà, cô ấy không cần phải làm việc gì cả, …chỉ lo cơm nước thôi. Khi đi làm về, chúng tôi cùng ăn cơm trưa với nhau, sau đó nghỉ ngơi một lát, rồi tôi lại tiếp tục đi làm. Tôi chỉ có một vợ và một con, nên tôi yêu thương họ lắm …” Nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

“Con trai tôi biết là nó đã lây truyền HIV cho vợ nó nên nó cố gắng để bù đắp cho vợ nó, nó •thương yêu vợ nó nhiều hơn, động viên vợ nó và làm mọi việc để kiếm tiền nuôi vợ và con trai nó.” Mẹ chồng của phụ nữ có HIV+ , Uông Bí, Quảng Ninh

“Tôi nghĩ là điều đó rất quan trọng (yêu thương và hỗ trợ vợ và chăm lo cho sức khỏe của vợ). •Nhưng tôi chỉ mới biết về chuyện này. Tôi thường để vợ tôi lo mấy chuyện đó. Tôi chẳng để ý gì ngoài việc đi làm kiếm tiền. Chỉ khi phát hiện ra là mình đã nhiễm HIV, tôi mới nhận ra rằng nếu tôi không chia xẻ với vợ và động viên cô ấy, thì cả hai chúng tôi sẽ chẳng sống được bao lâu nữa” Nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Theo quan điểm của tôi thì, đối với các cặp vợ chồng bị nhiễm, người chồng thường ít giúp •đỡ vợ hơn do đối xử không tốt với vợ. Những người nhiễm HIV thường là những người sử dụng ma túy, không có tiền và lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ma túy mà thôi. Đồ đạc trong nhà thường bị đem đi bán, lại không đủ ăn. Vì vậy, những ông chồng này thường không để ý chăm sóc gì cho vợ cả. Sự thực là thế đấy.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Yên Hưng, Quảng Ninh

Có 4 trường hợp có vợ bị nhiễm nhưng chồng thì không. Trong đó có 2 trường hợp, người chồng đã bỏ rơi hoặc có ý định bỏ vợ sau khi vợ sinh con.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

144

“Thỉnh thoảng anh ấy xa lánh em. Em nghĩ là quan hệ của chúng em không được như trước •nữa. Chồng em nói với em là khi con em cứng cáp anh ấy sẽ chuyển về nhà ông bà nội sống để chăm sóc ông nội. Khi nào ông nội mất thì anh ấy sẽ tính chuyện tương lai sau. Hiện tại, em vẫn sống với chồng em. Em ở nhà trông nhà và làm việc nội trợ. Chồng em đi làm mướn nên cuộc sống của bọn em cũng rất khó khăn.” Phụ nữ có HIV+ , chồng ( -), Tịnh Biên, An Giang.

“Em đã lây bệnh cho chồng em vì em nghiện ma túy. Em nghĩ là em đã bị nhiễm từ trước khi •cưới, nhưng khi em có thai được 6 tháng, em đi làm xét nghiệm và có kết quả HIV (+). Chồng em rất thất vọng và đã bỏ em. Thỉnh thoảng anh ấy có đến thăm con nhưng không hỗ trợ gì hai mẹ con em cả.” Phụ nữ có HIV+, chồng ( -), Quận 6, TP. HCM

Hai trường hợp còn lại thì người chồng lại rất hỗ trợ và thương yêu vợ.

“Tôi không sợ (giọng rất cương quyết) sống chung cùng vợ tôi. Tôi nghĩ là mọi người đều sẽ •chết. Nếu chúng tôi sống mà không chăm sóc vợ con, thì cái đó (tế bào CD4) sẽ giảm đi, vợ tôi sẽ mệt mỏi, và nếu bệnh chuyển sang giai đoạn thứ 3, thì vợ tôi sẽ chết. Tôi rất yêu cô ấy, tôi rất chăm lo cho vợ và con tôi. Tôi không trách gì cô ấy cả vì ngay từ đầu tôi đã biết là chị gái cô ây đã bị nhiễm, nên vợ tôi cũng sẽ bị nhiễm. Khi chị cô ấy chết, tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận tình trạng của vợ tôi và khi cô ấy bị ốm, tôi cũng không quá buồn khổ. Tôi sống thật vui vẻ để vợ tôi thấy hạnh phúc và để chúng tôi có thể chăm sóc cho thế hệ sau. Vì vậy tôi đã làm việc rất chăm chỉ, thỉnh thoảng tôi tự nhắc nhở trong đầu, tôi tự nhủ với lương tâm rằng tôi không được buồn, vì nếu vợ tôi biết là tôi buồn, bệnh của cô ấy sẽ nặng hơn, con tôi sẽ bất hạnh, nên tôi cứ làm việc và làm việc không ngơi nghỉ, và vợ tôi ở nhà, không phải đi làm. Tôi làm việc chăm chỉ để chăm sóc vợ và con. Mỗi khi tôi làm việc chăm chỉ, tôi quên hết mọi chuyện và không la mắng vợ và con tôi... (giọng anh ta trầm xuống và tâm trí anh ta đang hướng về nơi xa xăm).” Chồng không bị nhiễm của một phụ nữ có HIV+, Tân Châu, An Giang

D4. Khao khát có một đứa con khi đã bị nhiễm

Khao khát có một đứa con khi đã bị nhiễm dường như rất phức tạp. Một số nam giới và phụ nữ nói rõ rằng họ không muốn có con vì tình trạng nhiễm HIV của họ.

“Tôi đã xem trên TV và biết về những đứa trẻ bị lây nhiễm từ mẹ của chúng. (khóc). Tôi giận •những người phụ nữ đã sinh ra những đứa con như vậy. Bọn trẻ thật đáng thương. Tại sao họ lại sinh ra những đứa con trong hoàn cảnh như vậy?” Phụ nữ có HIV+ , Quận 6 TP. HCM

“Tôi biết là tôi đã bị nhiễm HIV nên tôi không muốn có con để tránh lây truyền HIV sang cho •vợ và con.” Nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh,

“Không, vợ tôi bị nhiễm rồi nên tôi không muốn có con nữa. Chúng tôi sợ là đứa bé cũng sẽ •bị nhiễm. Vợ tôi luôn nói như vậy.” Nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

“Nhiều ông chồng không muốn có con bởi vì họ sợ là đứa trẻ cũng sẽ bị nhiễm.” • Phụ nữ có HIV+, Tân Châu, An Giang

“Chúng tôi thường nói chuyện và tin tưởng lẫn nhau. Chúng tôi thường nói về việc sinh con. •Hiện tại, chúng tôi đang phải chịu đựng bệnh tật nên chúng tôi sợ rằng sẽ không tốt cho đứa bé. Chúng tôi không thể trang trải cho cuộc sống vì chỉ mỗi mình chồng tôi đi làm để kiếm tiền.”

“Tôi sợ rằng bọn trẻ sẽ có một cuộc sống vất vả vì cả hai vợ chồng chúng tôi đều đang đau •ốm, đang mang bệnh.”

“Tôi sợ vì tôi rất yếu. Tôi không thể kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống. Tôi cũng không chắc •mình còn sống được bao lâu nữa, vậy thì ai sẽ nuôi nấng con tôi.” Một phụ nữ dương tính, Quận 6, TP. HCM

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

145

Những người khác thì nói rằng họ rất mong muốn có một đứa con, và đang cố gắng để có thai hoặc muốn chờ thêm một thời gian nữa trước khi có thai.

“Chồng em thực sự muốn có một đứa con. Nhưng em lo là đứa trẻ có thể cũng bị nhiễm nên •chúng em còn đang tính. Em cũng rất muốn có một đứa con nhưng cần phải có thời gian. Em thực sự lo là đứa trẻ có thể cũng bị nhiễm (giọng nghẹn ngào). Đó là điều duy nhất khiến em lo sợ, ngoài ra em chẳng lo gì hết.” Phụ nữ có HIV+, Tân Châu, An Giang

“Em hy vọng là sẽ có một đứa con nhưng em đã mất hai đứa rồi (hai lần sảy thai). Đó là ước •mơ của em, nhưng em rất lo lắng cho tương lai. Em hy vọng là em có thể có con.” một phụ nữ có HIV+ , Uông Bí, Quảng Ninh

“Chúng tôi thường nói chuyện với nhau về vấn đề tình dục, thường là về chuyện cần phải sử •dụng một số biện pháp tránh thai. Nhưng bây giờ chúng tôi thực sự muốn có một đứa con, nên chúng tôi không sử dụng biện pháp tránh thai nào cả. Chúng tôi chỉ bàn với nhau để quan hệ vào đúng thời điểm để có thể có con.” Nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

Một số phụ nữ phát hiện ra tình trạng HIV của họ khi đang mang thai nói rằng họ sẽ đi nạo thai nếu họ phát hiện ra tình trạng của họ sớm hơn. Đôi khi, chính chồng hoặc gia đình chồng ép họ phải giữ thai.

“Thực lòng thì em không muốn có con với anh ấy, vì anh ấy đã có con riêng rồi, chúng em •cũng đã có một đứa con gái; khi em có thai được 1 tháng, em muốn đi nạo thai. Lúc đầu anh ấy cũng đồng ý với em, sau đó anh ấy nói làm như thế là trái với đạo đức. Khi em đang đi tới bệnh viện để phá thai, anh ấy đuổi theo em và nói rằng “dừng lại, bố anh bảo em phải giữ lại cái thai này, chúng ta đã có 2 con gái, nên nếu có một đứa con trai sẽ tốt hơn.” Một phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Nếu tôi biết về việc này sớm hơn, tôi đã đi phá thai rồi. Tôi tiếc là tôi chỉ biết về tình trạng này •khi tôi đã có thai được 5 tháng.” Một phụ nữ có HIV+ , Quận 6 TP. HCM

“Bác sĩ nói rằng nếu tôi biết về tình trạng của mình sớm hơn, tôi có thể dùng thuốc trong khi •mang thai để dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Nhưng nếu tôi được quyền quyết định, thì tôi sẽ không sinh con nữa.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

E. Nhận thức của nam giới và nữ giới về các dịch vụ

Việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm ban đầu trong chăm sóc thai sản định kỳ ở Việt Nam đã có những bước đi đúng với các dịch vụ PLTMC. Mọi người đã rất tin tưởng và tín nhiệm vào các cơ sở chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là chăm sóc phụ nữ mang thai. Các dịch vụ đỡ đẻ, những cuộc thăm khám thai sản định kỳ, tư vấn và thăm khám trong thời gian mang thai và trong khi sinh đã trở nên quen thuộc với phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng việc chăm sóc trước sinh là một việc làm “văn minh”.

Như đã nói ở trên, người phụ nữ có quyền đưa ra những quyết định về chăm sóc SKSS. Vì vậy, thành tố thứ 3 của hoạt động PLTMC chỉ tập trung nghiên cứu sự tương tác giữa phụ nữ mang thai và nhân viên y tế. Những người chồng chỉ đưa vợ đi đến phòng khám rồi chờ bên ngoài. Các nhân viên y tế cho biết có một vài trường hợp người chồng đã ngăn cản không cho vợ đi khám, còn trong các trường hợp khác, người phụ nữ lại sợ bị nói ra tình trạng của họ, nhưng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Một số phụ nữ sợ bị lộ tình trạng của họ ra bên ngoài, tuy nhiên những người lo ngại về tính bảo mật thông tin thường cung cấp địa chỉ sai hoặc chuyển đi nơi khác ở sau khi làm xét nghiệm.

Nam giới không muốn làm xét nghiệm cùng địa điểm khám thai. Khi biết kết quả của vợ mình người chồng quyết định đi làm xét nghiệm nhưng tại một địa điểm khác.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

146

Thuốc ARV miễn phí, cho dù là dự phòng để bảo vệ trẻ nhỏ hay bố mẹ, đều rất có ý nghĩa. Nam giới và nữ giới được chẩn đoán có HIV(+) thường nhanh chóng tìm cách để tiếp cận với thuốc ARV miễn phí. Nghiên cứu cho thấy trong 11 người phụ nữ được phỏng vấn - những người được nhận thuốc ARV dự phòng trong thời kỳ mang thai thì có một người chia sẻ thuốc với chồng để bảo vệ chồng mình. Trong khi kiến thức về thuốc NVP liều đơn còn hạn chế và những người phụ nữ được nhận thuốc thậm chí còn không nhớ họ đã uống, thì kiến thức về thuốc ARV lại tốt hơn.

Hầu hết các cặp có HIV (+) (và mọi người nói chung) đều được biết rằng các bà mẹ có HIV (+) không nên nuôi con bằng sữa mẹ mà nuôi con bằng thức ăn bổ sung. Các thông điệp như: bất kỳ hình thức nuôi con hỗn hợp nào cũng rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ, và vẫn chưa có thông điệp ‘không cho trẻ bú sữa mẹ sẽ an toàn hơn là nuôi con hỗn hợp’. Không ai trong số những phụ nữ và nam giới được phỏng vấn đề cập tới các nguy cơ của việc nuôi con hỗn hợp, và duy nhất có một phụ nữ cho biết chị ta đã nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu, điều này trái ngược với lời khuyên của các nhân viên y tế.

Những ông bố đều biết con của họ được cho ăn bằng sữa ngoài và cho biết họ biết con họ được nuôi bằng loại sữa nào và có đủ hay không. Vì vậy các bà mẹ được cung cấp thông tin và lôi kéo được sự tham gia của người chồng vào việc chăm sóc con cái, mặc dù phụ nữ là người đưa ra quyết định. Những phụ nữ nhận được dịch vụ PLTMC cho biết họ nuôi con bằng sữa bột. Chồng họ cũng đã công nhận điều này và cả hai đều quyết định như vậy và họ thấy điều đó là tốt nhất cho con họ. Những nghiên cứu khác đã thấy được hình thức nuôi con hỗn hợp trên thực tế phổ biến hơn và rất có thể đối tượng nghiên cứu sẽ cho các nhà nghiên cứu biết những điều họ dự định sẽ làm. Nam giới không tham gia vào các quyết định về chăm sóc con cái. Tuy nhiên, nếu các ông bố thể hiện sự quan tâm đến sức khoẻ của con mình, và nếu việc nuôi con và theo dõi còn gặp khó khăn thì việc nâng cao khiến thức và nhận thức phù hợp cho họ là rất cần thiết.

Phải chú ý rằng ở Việt Nam, do các nhân viên y tế có ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định về chăm sóc sức khoẻ nên các quyết định như: cho ăn sữa ngoài và thậm chí xét nghiệm chỉ mang tính lựa chọn. Đa số phụ nữ không thoải mái khi tiết lộ về bản thân với các nhân viên y tế (và đa số nam giới cũng vậy) và họ tin những lời khuyên của nhân viên y tế là tốt cho họ. Các nhân viên y tế cũng cho biết họ chỉ quan tâm tới sức khoẻ của người bệnh cũng như của trẻ nhỏ và vì vậy công tác tư vấn thường được thay thế bằng khuyên nhủ.

E1. Tin tưởng và tín nhiệm vào các cơ sở và dịch vụ

Đa số nam giới, phụ nữ và các thành viên trong gia đình đều đánh giá cao sự chăm sóc và các dịch vụ họ nhận được trong khi mang thai và khi sinh. Thực tế đúng là như vậy, cho dù họ có nhiễm hoặc không nhiễm HIV.

“Họ động viên, an ủi và bảo em cách chăm sóc sức khỏe và sau cùng mới thông báo cho em •biết kết quả.” Một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Nhân viên y tế rất tốt, nhiệt tình, và giỏi. Phụ nữ đến đó để được khám thai và tiêm chủng •miễn phí.” Mẹ của một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Các cơ sở y tế đều có các dịch vụ rất tốt, nhưng cũng có khi ở trạm xá có những ca đẻ khó và •được chuyển lên Bệnh viện tỉnh. Các dịch vụ y tế cho phụ nữ có thai rất tốt. Một số gia đình có điều kiện thì đi taxi để đi đẻ ở Bệnh viện Thụy Điển-Uông Bí, chứ không đẻ ở trạm xá.” Chồng của một phụ nữ có thai, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Thật tình mà nói, vợ em đi khám thai thường xuyên. Các cán bộ ở trạm y tế rất tử tế.” • Chồng của một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

147

Các cơ sở y tế được đánh giá cao và đáng tin cậy, và đa số mọi người đều nghĩ họ sẽ làm theo những lời khuyên của các nhân viên y tế mà không thắc mắc gì vì làm thế là tốt cho cả mẹ và con. Hiện tại, các dịch vụ PLTMC hầu như là miễn phí, và dường như được đón nhận rất nhiều.

Khi được hỏi họ có cảm thấy thoải mái khi được lấy máu để làm xét nghiệm hay không, một •phụ nữ đã nói, “Em nghĩ là cán bộ y tế đã khiến em tin tưởng và điều đó giúp em cảm thấy yên tâm hơn.” Người phụ nữ này vừa mới sinh xong, được xét nghiệm nhanh khi chuyển dạ và có kết quả (+)

“Đây là lần đầu tiên vợ em có thai nên em cũng không biết. Em chỉ đưa vợ em đi khám thai •thôi, em chỉ làm theo những gì bác sĩ bảo em làm.” Chồng của một phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM

“Chúng tôi được dân ở đây kính trọng và hiểu rõ hoàn cảnh gia đình họ, nên cũng dễ tiếp xúc •với họ. Người dân ở đây đều làm theo đúng hướng dẫn.” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

“Em và chồng em rất vui vì nhà nước đã cấp thuốc cho chúng em để kéo dài cuộc sống của •những người nhiễm HIV.” Một phụ nữ có HIV+ , Quận 6, TP. HCM

“Hiện nay, xét nghiệm HIV được miễn phí, xét nghiệm CD4 cũng được miễn phí. Và hình như •là những người nhiễm còn được hỗ trợ một trăm nghìn đồng mỗi năm từ Quĩ Toàn cầu nữa thì phải.” Một phụ nữ có HIV+ , Yên Hưng, Quảng Ninh

E2. Xét nghiệm trong khi mang thai và trong khi sinh:

a. Xét nghiệm thường qui

Có lẽ phát hiện bất ngờ nhất trong nghiên cứu này là phạm vi những người phụ nữ thể hiện có sự kiểm soát trong những quyết định của họ trong việc đi làm xét nghiệm HIV trong thời gian mang thai. Bằng việc đưa xét nghiệm HIV thành một phần của chăm sóc thai sản, hoạt động này được đón nhận như một phần của loạt dịch vụ mọi người phải làm trong thời gian mang thai, và có rất ít sự kỳ thị đối với hoạt động này. Hơn nữa, đưa nó vào thành một phần của hoạt động chăm sóc thai sản là đã cho nó nằm trong quyền quyết định của phụ nữ. Điều này có nghĩa là phụ nữ có thể quyết định có hoặc không đi làm xét nghiệm. Nghiên cứu này mạnh dạn khuyến nghị rằng việc làm xét nghiệm thường xuyên trong công tác chăm sóc thai sản còn tốt hơn tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho các phụ nữ mang thai.

“Đa số các ông chồng ủng hộ làm xét nghiệm HIV. Nhưng chúng tôi sẽ làm xét nghiệm HIV •cùng với các xét nghiệm khác khi chúng tôi có thai chứ không làm xét nghiệm riêng về HIV vào những thời điểm khác vì các ông chồng sẽ cho là chúng tôi không tin tưởng họ.” Một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Tôi nghĩ là mọi người đều cần phải làm xét nghiệm HIV, vì như vậy chúng ta sẽ biết là bản •thân mình có nhiễm hay không. Tất cả phụ nữ có thai đều nên làm xét nghiệm để biết cách phòng tránh cho con họ.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

Nhiều người nói rằng nam giới có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và động viên phụ nữ, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là của phụ nữ. Mọi người cũng ủng hộ, vì làm như vậy là vì lợi ích của đứa trẻ.

“Không cần phải hỏi ý kiến người khác, có thể tự quyết định đi làm xét nghiệm”• Thành viên trong gia đình của một cặp vợ chồng(+), Tân Châu, An Giang

“Nếu tôi muốn làm xét nghiệm, tôi có thể tự quyết định mà không cần phải hỏi ý kiến chồng. •Và thậm chí nếu tôi có hỏi thì chồng tôi cũng sẽ đồng ý. Ngày nay, cả vợ lẫn chồng đều cùng đi kiếm tiền.” Một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

148

“Tôi nghĩ là phụ nữ tự quyết định, chồng ít có ảnh hưởng, anh ấy sẽ không ngăn cản nếu •điều đó có lợi cho vợ và con. Một số ông chồng có thể hỏi: tại sao phải làm xét nghiệm khi chẳng có bệnh gì, làm xét nghiệm thì phải lấy nhiều máu lắm, nhưng quyết định là ở người vợ, thật không bình thường nếu ngăn cản vợ đi làm xét nghiệm .” Một phụ nữ có HIV+ , Uông Bí, Quảng Ninh

“Phụ nữ có thai bây giờ có ý thức đi làm xét nghiệm HIV nhiều hơn. Tất cả phụ nữ có thai •được tư vấn trước xét nghiệm đều đồng ý làm xét nghiệm, mặc dù một số người từ chối làm xét nghiệm sau lần đầu tiên được tư vấn, nhưng sau đó họ đều đồng ý; một số người đi chỗ khác để làm xét nghiệm nhưng lại mang kết quả xét nghiệm đến cho chúng tôi xem.” Cán bộ y tế, Hóc Môn, TP. HCM

“Hiển nhiên là phụ nữ trước đẻ nên đi làm xét nghiệm. Họ là người duy nhất có thể quyết •định xem có nên làm xét nghiệm hay không, không ai có thể quyết định thay cho họ cả.” Cán bộ y tế, Quảng Ninh

“Tôi tự quyết định đi làm xét nghiệm vì nó tốt cho tôi. Sau khi làm xét nghiệm tôi nói cho •chồng tôi biết, anh ấy nói làm thế cũng tốt. Tôi không thấy có người chồng nào phản đối việc đó cả.” Một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Ngày nay, xét nghiệm HIV được làm ở mọi nơi, thậm chí cả cán bộ nhà nước, nhân viên các •công ty, công nhân các nhà máy đều làm xét nghiệm vì vậy chẳng có gì phải xấu hổ khi đi làm xét nghiệm. Trước đây khi có ai đó đi làm xét nghiệm thì mọi người thường cho là có vấn đề gì đó, còn bây giờ chúng ta nên đi làm xét nghiệm để có vấn đề gì thì vợ chồng còn biết mà chăm sóc cho nhau.” Một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Tôi sẽ hỏi chồng tôi, nhưng tôi không chắc là anh ấy có đồng ý hay không. Nếu anh ấy •không đồng ý, tôi sẽ tự đi làm xét nghiệm một mình.”

“Không ai cả (cần hỏi ý kiến), nếu thấy băn khoăn, tôi sẽ đi làm xét nghiệm HIV.”•

“Tôi nghĩ là chồng tôi sẽ không phản đối quyết định của tôi, vì điều đó tốt cho sức khỏe của •tôi và con tôi, và tỷ lệ lây truyền trong giai đoạn mang thai là rất cao.”

“Tôi nghĩ là không ai có thể thay đổi quyết định của tôi ngoài tôi ra, vì sức khỏe của tôi và của •gia đình, tự tôi phải đi làm xét nghiệm HIV.” Một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Lựa chọn” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, xét về việc quyết định có nên làm hay không—nhiều người nghĩ rằng họ nên làm xét nghiệm vì đó là điều bác sĩ yêu cầu. Chỉ một số ít chủ động lựa chọn làm xét nghiệm, và một số ít hơn nữa tự yêu cầu làm xét nghiệm cho họ. Trong một số trường hợp, phụ nữ được bảo là làm xét nghiệm máu chứ không phải là xét nghiệm HIV. Các nhân viên y tế thừa nhận rằng không phải lúc nào họ cũng nói cho phụ nữ biết họ được lấy máu để làm gì. Nhiều phụ nữ không hề biết là họ được làm xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, họ có thể cho là xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh khác.

“Nhiều phụ nữ mới đầu rất sợ khi nghe nói về Xét nghiệm HIV, nhưng họ đã đồng ý làm xét •nghiệm sau khi nghe cán bộ y tế giải thích về điều đó.” Cán bộ y tế Tân Châu, An Giang

“Ngoài những lần đi khám thai, tôi đã hai lần làm xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ. •Bác sĩ nói là làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem tôi có bệnh gì không và không hề giải thích gì thêm.” Một phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM

“Tôi được tư vấn trước xét nghiệm với rất ít thông tin. Cán bộ y tế nói là làm xét nghiệm máu •để kiểm tra xem tôi có bệnh gì không và tôi đồng ý ngay vì tôi đã nghe nói nhiều về HIV/AIDS.” Một phụ nữ có HIV+ , Hóc Môn, TP. HCM

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

149

“Nhân viên y tế tại TYT nói là làm thế để kiểm tra xem chúng tôi có bệnh gì không.” • Phụ nữ có thai , Hóc Môn, TP. HCM

“Nhân viên y tế tại TYT bảo tôi đi khám thai, xét nghiệm máu và không nhắc gì đến xét •nghiệm HIV.” Một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Xét nghiệm HIV được làm khi chuyển dạ – chỉ đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm, cần •lấy máu để làm xét nghiệm. Chúng tôi không tư vấn trước xét nghiệm vì chúng tôi không muốn nói thẳng ra đó là làm xét nghiệm HIV. Chúng tôi chỉ nói là cần lấy máu để làm xét nghiệm.” Cán bộ y tế, Tịnh Biên, An Giang

b. Không đồng ý làm xét nghiệm

Trong một số trường hợp, nam giới và phụ nữ không đồng ý làm xét nghiệm nói chung và cụ thể hơn là làm xét nghiệm HIV. Các lý do đưa ra là sợ bị lấy máu, đau đớn, các chi phí liên quan đến xét nghiệm, v.v. Điều này cũng giống với các phát hiện trong đánh giá khi kết thúc dự án.

“Không (vợ tôi không sợ phát hiện ra bệnh). Cô ấy chỉ sợ bị lấy máu thôi. Cô ấy là vợ tôi nên •tôi hiểu rõ mà. Tôi có động viên, nhưng cô ấy không chịu. Tôi biết làm gì nữa đây? Tôi bảo cô ấy là đừng sợ gì hết. Nhưng vợ tôi tả cho tôi cách người ta lấy máu. Như thế này này (anh ta làm mẫu bằng 2 ngón tay) nên cô ấy sợ.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Không, tôi không làm (xét nghiệm) vì tôi sợ máu lắm. Tôi sợ nhìn thấy máu. Các bác sĩ có giải •thích cho tôi như vậy và khuyên tôi nên làm xét nghiệm nhưng tôi sợ bị ngất lắm. Tôi đã đi khám thai 3 lần và lần nào tôi cũng được động viên đi làm xét nghiệm máu những tôi không làm. Hồi tôi sinh đứa đầu tôi có làm một xét nghiệm mà bác sĩ lấy máu ở tai những tôi sợ quá ngất đi và từ đó tôi không dám làm xét nghiệm máu nữa. Tôi đã được giải thích về việc phải làm xét nghiệm HIV nhưng tôi biết là chông tôi không phải là kẻ chơi bời; anh ấy chỉ quan tâm tới công việc nên tôi không cần phải làm xét nghiệm.” Một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

“Có khoảng 5 đến 10 người không chịu làm xét nghiệm HIV. Lý do họ đưa ra là, sợ đau và •sợ mất máu. Họ cũng sợ mất phí nữa. Khi họ nghe nói xét nghiệm miễn phí, họ liền đồng ý. Một số người nói là đã làm xét nghiệm HIV ở nơi khác rồi nhưng họ không trả kết quả. Một số phụ nữ có thai muốn bàn với chồng trước. Một số nói họ sẽ quyết định sau.” Cán bộ y tế, An Giang

“Tôi nghĩ là vợ tôi không bị nhiễm HIV nên không cần thiết phải làm điều đó. Thậm chí có bắt •cô ấy đi làm, cô ấy cũng sẽ từ chối vì cô ấy sợ. Cô ấy còn sợ cả uống thuốc nữa, vì cô ấy sẽ nôn hết ra.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

Ngoài ra, đàn ông nói sẽ nói với vợ rằng họ không cần phải đi làm xét nghiệm HIV vì họ là những “người đàn ông tử tế”, tuy nhiên đây chỉ là trường hợp ngoại lệ chứ không phải ai cũng vậy.

Ý tôi là chúng tôi rất đứng đắn, tử tế thì sao lại phải đi xét nghiệm, chỉ phí công mà thôi. Chỉ •những người chơi bời trác táng thì mới phải đi xét nghiệm để biết cách mà trị bệnh thôi. Chồng của một phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

Qua việc lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi phát hiện ra là phụ nữ có thai bây giờ có ý thức làm •xét nghiệm HIV nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn còn có nhiều người rất chủ quan và không đồng ý làm xét nghiệm với lý do là: họ không làm xét nghiệm vì họ biết kết quả sẽ là (+); hoặc họ là người tử tế nên không cần phải làm xét nghiệm. Người chồng luôn có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đi làm xét nghiệm HIV của phụ nữ có thai vì tất cả các bà vợ đều nghe theo lời khuyên của chồng. Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

150

Một số cơ sỏ cho rằng trong một số ít trường hợp, phụ nữ từ chối làm xét nghiệm vì họ sợ biết được về tình trạng của họ, hoặc chồng họ không muốn họ biết về tình trạng của họ.

“Những quan điểm lệch lạc vẫn còn tồn tại trong cộng đồng: họ cho rằng chỉ những người •ăn chơi trác táng hoặc tham gia vào các tệ nạn thì mới bị nhiễm, còn họ và gia đình họ thì không thể bị nhiễm, vì thế họ không muốn đi làm xét nghiệm vì họ nghĩ rằng họ không hề bị nhiễm. Chúng tôi phải tư vấn nhiều, sau đó họ mới đồng ý làm xét nghiệm.” Nhân viên y tế, Tân Châu, An Giang

“Tất nhiên rồi, nhiều người trong nhóm đã thuyết phục vợ đi làm xét nghiệm HIV nhưng •cũng có trường hợp chồng thuyết phục vợ đi làm xét nghiệm nhưng vợ không đồng ý. Tôi cũng hỏi anh ấy là tại sao chị ấy lại không muốn đi làm xét nghiệm HIV, anh ấy nói rằng “Tôi đã thuyết phục cô ấy nhiều lần nhưng cô ấy không muốn đi làm xét nghiệm”, Tôi đã cử một người đến nhà họ để tư vấn về những điểm lợi và bất lợi để động viên cô ấy làm xét nghiệm HIV, tôi đoán là cô ấy không dám đối diện với sự thật, cô ấy sợ bị nhiễm HIV khi thấy chồng cô ấy rất gầy.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Có khi chúng tôi nên bảo là chúng tôi đưa chúng nó đi làm xét nghiệm tiểu đường, có lẽ •chúng nó sẽ đi. Nếu bảo chúng nó đi làm xét nghiệm AIDS, thì chắc chẳng đứa nào chịu đi đâu. Chẳng phải là chúng nó sợ chết, mà chúng nó sợ bị biến thành trò cười nếu người khác biết là chúng nó bị nhiễm HIV.” Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+, Hóc Môn, TP. HCM

Ở một vài nơi những người cung cấp dịch vụ và mọi người được phỏng vấn tiết lộ rằng có trường hợp nghi là dương tính và từ chối làm xét nghiệm, các nhân viên y tế sẽ đến nhà họ, đôi khi mang theo cả kim tiêm để lấy máu.

Chồng em không chịu đi, họ đến nhà em để lấy máu. Lúc đó em sắp sinh. Họ cho em làm xét •nghiệm trước khi sinh chừng một tháng. Em không biết là em bị nhiễm, em chỉ biết trước khi em sinh có vài ngày. Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

Ở một số nơi chưa có dịch vụ PLTMC, các nhân viên y tế có thể động viên những phụ nữ mà họ nghĩ là những người SDMT, ốm yếu hoặc trông có vẻ “nghi ngờ” đi làm xét nghiệm.

“Những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm HIV được khuyến khích đi làm xét nghiệm. Nếu họ đồng •ý, chúng tôi có thể cho họ làm xét nghiệm HIV. Nếu họ đồng ý chúng tôi sẽ thu tiền. Không cần ký vào bản cam kết trước khi làm xét nghiệm. Nhân viên phòng khám lấy máu để làm xét nghiệm.” Cán bộ y tế, Tịnh Biên, An Giang

“Nếu phụ nữ có thai mà chồng có hành vi nguy cơ như nghiện ma túy, quan hệ với gái mại •dâm, chúng tôi sẽ khuyên họ về bảo chồng đi làm xét nghiệm HIV. Năm ngoái, chúng tôi đã khuyên một cặp làm như vậy, nhưng kết quả là âm tính. Các hành vi nguy cơ bao gồm nghiện ma túy, lái xe đường dài, quan hệ với gái mại dâm, chủ nhà hàng hoặc khách sạn.” Cán bộ y tế, Uông Bí, Quảng Ninh

c. Tính bảo mật của các kết quả xét nghiệm

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra những thách thức đối với Tính bảo mật của các kết quả xét nghiệm ở Việt Nam. Các phát hiện trong nghiên cứu này rất nhất quán, rằng phát hiện ra tình trạng nhiễm bệnh của bản thân hoặc sợ bị người khác biết về về tình trạng nhiễm HIV của họ là một nỗi lo rất lớn. Ngoài ra, đã có những ví dụ về việc chia sẻ kết quả xét nghiệm.

“Tôi nhận được kết quả xét nghiệm HIV từ trung tâm y tế ở tuyến trên.” • Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Quảng Ninh

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

151

“Cán bộ lãnh đạo địa phương nhận được một thông báo có tên của tất cả những người có •HIV(+) trong cộng đồng.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Một số người khai sai địa chỉ vì họ không muốn tiết lộ về tình trạng của họ.” • Cán bộ y tế, TP. HCM

“Theo qui định, họ phải đến trung tâm y tế để làm xét nghiệm HIV, mặc dù vậy họ đã đến •các trung tâm khác để làm xét nghiệm HIV hoặc giấu tên, khai sai địa chỉ. Tôi nghĩ là rất khó khi chính phủ cho phép những người có HIV được quyền giấu tên, họ có thể dùng tên thật nhưng sai họ hoặc sai địa chỉ. Có người còn chửi chúng tôi khi chúng tôi đến nhà.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Các kết quả (+) sẽ được gửi lên phòng kế hoạch của trung tâm y tế dự phòng thành phố. •Chúng tôi cung cấp tên, địa chỉ và kết quả, và tổ chức họp hàng tháng để trao đổi về những trường hợp không theo dõi được” Cán bộ y tế, TP. HCM

d. Yêu cầu bạn tình nam làm xét nghiệm

Không có trường hợp nào cả hai vợ chồng cùng đi làm xét nghiệm tại cơ sở khám thai. Ngay cả sau khi đã biết kết quả của vợ, có rất ít người chồng đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Trong nhiều trường hợp, người chồng đã biết về tình trạng của mình rồi (xem phần được chẩn đoán nhiễm HIV và tiết lộ tình trạng (+)). Một số người đồng ý làm xét nghiệm nhưng không làm tại trung tâm khám thai và không chịu làm xét nghiệm cùng với vợ.

“Chỉ khi tôi đến đó để kiểm tra thai và xét nghiệm máu, tôi mới biết là mình bị nhiễm HIV. •Chồng tôi cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao tôi bị nhiễm HIV và anh ấy đến bệnh viện để làm xét nghiệm HIV ngay lập tức và cũng phát hiện ra anh ấy cũng (+). Anh ấy nói với tôi là anh ấy đã từng quan hệ tình dục không an toàn với một phụ nữ khác.” Một phụ nữ có HIV+ , Tân Châu, An Giang

“Đối với các trường hợp (+), khi tư vấn trước xét nghiệm, chúng tôi luôn vận động những •người phụ nữ đó đưa chồng đến làm xét nghiệm, nhưng chẳng ai đưa chồng đến làm xét nghiệm cả. Họ đều tới chỗ khác để làm xét nghiệm, có lẽ họ ngại đến trạm xá phường để khám thai.” Quận PMC, Hóc Môn, TP. HCM

“Nhiều phụ nữ có thai được chồng đưa đến làm xét nghiệm tại trung tâm, nhưng chẳng ông •chồng nào chịu làm xét nghiệm cùng với vợ cả.” Cán bộ y tế, Quận 6 TP. HCM

Một số nam giới từ chối đi làm xét nghiệm cho bản thân họ, đa số đều có vẻ muốn từ chối.

“Vâng, em có bảo anh ấy đi làm xét nghiệm, nhưng anh ấy không nghe. Lúc đó, anh ấy rất •buồn, nhưng anh ấy vẫn động viên em và em cũng động viên anh ấy. Nhưng sau khi em sinh, em không có thời gian để chăm sóc anh ấy nữa, anh ấy lại nghiện lại. Em có bảo anh ấy nhưng anh ấy không nghe em nữa.” Một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

e. Tư vấn sau xét nghiệm

Dường như là chất lượng tư vấn sau xét nghiệm mới được áp dụng gần đây và chỉ ở một số cơ sở được lựa chọn. Những người được chẩn đoán (+) vài năm trước đây hoặc ở những nơi không được tập huấn, không hề được tư vấn sau xét nghiệm về những vấn đề nhạy cảm cho phù hợp.

“Họ chẳng tư vấn gì cả. Ngay cả sau khi cô ấy đẻ xong, họ cũng chẳng quan tâm, họ bỏ mặc •chúng tôi một mình. (nói với người khác): họ bỏ mặc chúng tôi một mình trong bệnh viện. Sau khi vợ tôi đẻ xong, họ không phát thuốc cho cô ấy uống; đến lúc tôi hỏi họ cô ây phải uống thuốc gì thì họ mới nói cho tôi biết, sau đó tôi phải ra hiệu thuốc để mua cho cô ấy mấy

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

152

viên. Bác sĩ không làm (xét nghiệm máu). Ông ấy chỉ đứng đó và nói gì đó. Tôi nghe người khác nói là phải yêu cầu họ làm xét nghiệm. Sau đó họ gọi tôi đến trả kết quả trước khi chúng tôi ra viện. Họ chẳng tư vấn hay khuyên nhủ gì hết, chẳng có gì cả.” Một người chồng có HIV(+), Quận 6, TP. HCM có vợ vừa sinh con tại một bệnh viện không có dịch vụ PLTMC

“Nói chung hồi đó họ còn phân biệt đối xử ghê lắm, bác sĩ chẳng tư vấn hay động viên tôi đi •khám gì cả.” Một phụ nữ có HIV+ , Uông Bí, Quảng Ninh

Mới gần đây, mọi người nói rằng những người cung cấp dịch vụ tế nhị hơn, quan tâm và thông cảm hơn trong khi tư vấn sau xét nghiệm và thông thoáng hơn.

“Chị có được bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe và cách sinh khi chị được thông báo •kết quả không?”

“Có, họ rất nhiệt tình. Hướng dẫn rất cẩn thận.” • Một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Họ hỏi tôi là chồng tôi có ăn chơi trác táng không, tôi trả lời là trước đây thì có nhưng sau •khi cưới thì không, anh ấy chỉ chăm chỉ làm việc thôi. Nhìn chung các bác sĩ rất quan tâm và thông cảm với tôi.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Các nhân viên y tế ở trạm xá phường cũng có tư vấn cho em. Em nghĩ là họ rất thân thiện… •Có, (nó) rất bổ ích. Những lần được tư vấn giúp em hiểu ra là không nên kì thị những người có HIV. Ngoài ra, chúng em biết HIV lây truyền qua đường nào và biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV.” Vợ của một nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

“Mỗi lần em đến trạm xá, em thường tâm sự với mọi người ở đó rất lâu. Họ động viên em rất •nhiều.” Một phụ nữ có HIV+ , Tân Châu, An Giang

E3. Điều trị ARV để PLTMC và ARV cho người lớn cả nam và nữ:

Nhiều phụ nữ được tư vấn lần đầu khi đi khám thai tại các địa điểm có cung cấp các dịch vụ PLTMC, được cấp thuốc tùy theo từng trường hợp. Nếu dương tính, và nếu thuốc ARV đã có sẵn tại nơi họ sống, họ sẽ được phát thuốc ARV miễn phí kể từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Phụ nữ dương tính được chuyển tới những cơ sở có cung cấp thuốc ARV. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ phát hiện XX phụ nữ được nhận thuốc ARV và XX phụ nữ không được nhận thuốc vì nhiều lý do khác nhau. Một số nơi có cung cấp dịch vụ xét nghiệm CD4 miễn phí, nhưng không phải chỗ nào cũng miễn phí. Rất ít phụ nữ được nhận thuốc ARV trong khi mang thai, một phần là vì mới có dịch vụ này. Hỗ trợ đều nhất là thuốc NVP liều đơn khi chuyển dạ và cho trẻ sau khi sinh. Đa số phụ nữ không nhớ rõ lắm về thuốc NVP liều đơn, và con họ được uống thuốc ARV sau khi sinh.

“Không được uống thuốc gì trước và trong khi đau đẻ cả.” • Một phụ nữ có HIV+ đã nhận được dịch vụ PLTMC, Hóc Môn, TP. HCM

Được uống thuốc ARV miễn phí là một trong những động cơ chính để đi làm xét nghiệm và •được chăm sóc.

“(Chúng tôi hy vọng là) khi chúng tôi sinh con ra, nó không bị nhiễm HIV. Chúng tôi nghèo •nên chúng tôi hy vọng được uống thuốc miễn phí.” Một nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Các bác sĩ phát thuốc để em được sống lâu hơn, em rất may mắn. Em không có tiền để mua •thuốc ở ngoài.” Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

“Nếu họ (những phụ nữ có thai ) bị nhiễm HIV, trung tâm y tế phát thuốc cho họ để bảo vệ •con họ không bị nhiễm HIV.” Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Yên Hưng, Quảng Ninh

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

153

ở Yên Hưng, có chương trình chăm sóc tại nhà để hỗ trợ cho các bệnh nhân HIV tuân thủ chế độ uống thuốc ARV. Ở Uông Bí, một phụ nữ thường hay quên uống thuốc ARV, và cán bộ y tế phàn nàn về điều này.

“Có lúc tôi gặp người dễ tính, có lúc không. Khi tôi quên không uống thuốc hoặc uống trễ •giờ, họ phàn nàn, nhưng chỉ y tá thôi. Bác sĩ trực tiếp khám cho tôi thi không làm như vậy.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

Bây giờ thuốc ARV được miễn phí, nhưng có người lo lắng không biết sẽ làm thế nào khi dự án kết thúc.

“Uống thuốc á? Chúng tôi sẽ có đủ thuốc để uống trong bao lâu? Tôi đã hỏi phòng khám rồi. •Khi dự án kết thúc, liệu có còn thuốc để phát cho chúng tôi nữa không, cho những người như chúng tôi ấy hay đến lúc đó tất cả chúng tôi sẽ chết?” Phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

E4. Chăm sóc trẻ sơ sinh:

Tất cả các bà mẹ rất có ý thức bảo vệ sức khỏe cho con và nói rằng họ làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Họ đều biết là cần phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có lợi và bảo vệ sức khỏe cho con của họ.

Tôi được uống thuốc miễn phí trong một tháng sau khi biết kết quả xét nghiệm. Một tuần •sau khi sinh, con tôi được uống thuốc điều trị HIV. Giờ con tôi được 2 tháng rưỡi. Tôi không phải làm xét nghiệm nữa. Ngay sau khi sinh, tôi được phát sữa bột. Một phụ nữ có HIV+, Hóc Môn, TP. HCM

Bác sĩ tư vấn cho tôi về cách ăn uống, tôi đọc trên tờ rơi và làm theo hướng dẫn ghi trên đó. •Cũng chẳng khó khăn gì. Tôi chỉ cẩn thận hơn khi chăm sóc con tôi thôi.

Tôi làm theo những gì bác sỹ khuyên để chăm sóc con tôi. Những việc đó không có gì khó cả. •Một phụ nữ dương tính, Quận 6, TP. HCM

Đa số phụ nữ nói rằng họ được phát một hộp sữa khi ra viện ở những nơi đã có các dịch vụ PLTMC. Họ được giới thiệu đến cơ sở khác để được phát thêm sữa. Các bà mẹ thường được yêu cầu đến khám lại mỗi tháng một lần. Đa số các mẹ, đặc biệt là ở TP. HCM, nói là không gặp khó khăn gì khi đến lấy sữa cả. Một số nói rằng thủ tục còn rầy rà.

“Tôi không cho con ăn sữa bột. Tôi có được tư vấn chứ, và lúc đầu họ bảo tôi đến lấy sữa miễn •phí tại TTYTDP huyện. Sau đó họ bảo tôi có thể lấy sữa ở Bệnh viện Thụy Điển - Uông bí. Nhưng tôi chẳng được phát ở đâu cả. Sau đó họ bảo tôi có thể lấy sữa ở Hội phụ nữ, nhưng thực tế thì họ chẳng có sữa bột để phát.” Một phụ nữ có HIV+ , Uông Bí, Quảng Ninh

Tất cả nam và nữ giới dường như đều hiểu được rằng không nên nuôi con bằng sữa mẹ. Hướng dẫn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ dường như không đề cập tới những nguy cơ về pháp pháp nuôi con phối hợp và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Một số phụ nữ nói rằng họ vừa cho con bú mẹ, vừa cho con uống sữa bột vì không đủ sữa bột. Có những người khác bắt đầu cho con bú mẹ vì họ không nhận thức được việc sử dụng sữa thay thế hoặc họ muốn cho con bú.

“Họ nói rằng, em phải phòng tránh cho con em, không được cho con bú, nhưng em vẫn cho •con em bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng. Họ có phát sữa, khi con em được hơn 4 tháng thì lúc đó em cho nó ăn sữa sữa bột hoàn toàn.” Một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Em cho bú, bằng sữa mẹ vì theo em biết thì lúc đó không có đủ sữa. Em cho con bú hoàn •toàn bằng sữa mẹ cho đến 3 tháng, sau đó em cho ăn sữa bột. Thằng bé đã đi khám hai lần, nhưng nó không bị nhiễm. Bây giờ nó được hơn bốn tuổi rồi.” Một phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

154

Có một số ít trường hợp, sữa bột được phát tại nhà họ. Ví dụ tại một xã ở Quảng Ninh, nhân viên trạm xá xã mang sữa bột và thuốc cotrimoxazole đến phát tại nhà của phụ nữ có HIV+. Ở TP. HCM, phụ nữ được cung cấp một danh sách các địa chỉ có các dịch vụ PLTMC để đến xin sữa bột và thuốc. Mặc dù sữa bột được phát miễn phí trong khu vực triển khai dự án- có thể không có đủ sữa cho tất cả các bé, một số mẹ có thể phải mua thêm. Đa số các mẹ đến nhận sữa bột đều nói là không đủ.

“Không, tôi phải tự mua lấy, tôi chỉ được phát một ít sữa ở trong viện nhưng khi ra viện thi tôi •phải mua.” Một phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Bác sĩ phát sữa và thuốc cho bé, nhưng chỉ trong 6 tháng thôi. Và cũng chẳng còn nữa. Em •và chồng em rất vui vì nhà nước đã phát thuốc cho chúng em để có thể kéo dài cuộc sống của những người nhiễm HIV.” Một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“à, họ chỉ khám và nói rằng mặc dù mẹ bị nhiễm, nhưng đứa bé không sao. Vì vậy, sau khi •sinh, thằng nhỏ không được bú mẹ mà được ăn sữa ngoài. Họ phát cho em (sữa bột miễn phí) hàng tháng. Nhưng có lúc thì nó ăn, có lúc nó không chịu. Có một tháng em được phát 2 hộp sữa bò và một hộp Dialac. Tụi em bán sữa Dialac đi để mua sữa bò vì thằng nhỏ không uống sữa Dialac.” Một phụ nữ có HIV+, Tân Châu, An Giang

“Nuôi đứa này tốn nhiều tiền lắm, mỗi tháng hết 3 triệu tiền sữa. Bệnh viện Thụy Điển, Uông •Bí phát cho nó 6 hộp sữa trong 6 tháng rồi thôi. Chúng tôi phải mua thêm vì không đủ cho nó ăn. Bác nó cũng phụ nuôi thằng bé, vì vợ chồng nó chẳng có tiền. Bệnh viện chỉ phát sữa đủ ăn trong nửa tháng, nửa tháng còn lại chúng tôi phải mua ngoài.” Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

Một số người cung cấp dịch vụ nói rằng các mẹ vẫn cho con bú trước mặt mẹ chồng, nhưng theo cách riêng của họ (nhưng không phổ biến lắm).

“Phụ nữ bị nhiễm vẫn cho con bú trước mặt mẹ chồng vì họ không muốn cho mẹ chồng biết •về tình trạng nhiễm của họ, họ không cho con bú khi không có mẹ chồng ở đó.” Cán bộ y tế, TP. HCM .

Cho con ăn bằng sữa ngoài được coi là có liên quan đến nhiễm HIV, vì cho con bú vẫn là chuẩn mực, và nhiều người, đặc biệt là ở những nơi các dịch vụ PLTMC đã được cung cấp, nhận thức được rằng phụ nữ có HIV+ nên cho con ăn bằng sữa ngoài để tránh lây nhiễm.

“Họ (những người nhiễm hoặc thành viên trong gia đình của người nhiễm) cũng giấu tôi. •Nhưng tôi biết cách để phát hiện ra những người bị nhiễm. Mẹ mà không cho con bú là bị nhiễm HIV.” Mẹ chồng của một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

Vì vậy phụ nữ phải tìm cách khác để giải thích cho việc cho con ăn bằng sữa ngoài.

Theo dõi và làm xét nghiệm cho trẻ sơ sinh còn khó khăn hơn. Trong nghiên cứu này, nam giới và phụ nữ không rõ là đã được thông báo cụ thể khi nào thì cho con đi làm xét nghiệm HIV – vì một số được xét nghiệm quá sớm, một số khác thì lại quá muộn. Xét nghiệm cho trẻ sơ sinh được tiến hành vào các thời điểm khác nhau, 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi hoặc 18 tháng tuổi.

E5. Tiếp cận nam giới

Nhiều người cung cấp dịch vụ và cán bộ lãnh đạo địa phương nhấn mạnh vào nhu cầu tiếp cận nam giới sớm hơn.

“Đa số phụ nữ đều bị nhiễm từ chồng, vì vậy nếu chúng ta muốn giáo dục họ, chúng ta phải •có kế hoạch tiếp cận cả hai vợ chồng. Chúng ta không thể chờ cho đến khi họ kết hôn. Có thể đã quá muộn nếu người nữ có chửa trước; họ phải được hỗ trợ ngay từ đầu; phải truyền

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

155

thông rộng rãi trong xã hội, đặc biệt là tại các trường học (hiện tại, công tác tuyên truyền trong các trường học đang bị bỏ qua), phải giáo dục về giới tính, giáo dục về vai trò của nam giới và nữ giới. Cán bộ y tế, TP. HCM

Đàn ông nói rõ quan điểm là họ thích trao đổi những vấn đề liên quan đến sức khoẻ tình dục với các bác sĩ nam hơn.

“Đàn ông luôn cảm thấy thoải mái hơn khi họ được các bác sĩ nam khám bệnh cho. Các anh •chị phải cân nhắc về vấn đề này nếu các anh chị muốn mở dịch vụ tư vấn sức khoẻ cho nam giới.” Hội nông dân huyên Tân Châu, An Giang

“Nói chuyện với bác sĩ nam dễ hơn.”•

“Chúng tôi không được lựa chọn, nhưng nói chuyện với bác sĩ nam dễ hơn.”•

“Với bác sĩ nam, tôi thấy tự tin hơn, và cảm thấy dễ nói hơn.” •

“Chúng tôi không thấy ngại khi phải cởi quần áo ra (cùng cười).” • Nam bị nhiễm, Tân Châu, An Giang

Họ cũng nhận thức được các dịch vụ khám thai là chỉ dành cho phụ nữ, trong khi đó họ rất vui vẻ tiếp nhận nhiều thông tin hơn về chăm sóc trước sinh, thời gian cũng là một vấn đề đối với nhiều người.

“Chúng tôi cũng thấy rằng các khách hàng nam ngày càng có nhiều vấn đề liên quan đến sức •khoẻ sinh sản hơn, nhưng chưa có dịch vụ chuyên dành cho họ. Vì vậy, nơi duy nhất mà họ có thể đến để được điều trị là Khoa sản. Chúng tôi đã quyết định thành lập một phòng khám chuyên khoa dành cho nam ngay trong trung tâm này. Tuy nhiên, theo quyết định của BYT, trung tâm sẽ có tên là Trung tâm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, nếu không thì các khách hàng nam sẽ không thể sử dụng các dịch vụ của chúng tôi tại đây. Chỉ vì có tên gọi như vậy, nên không có phòng khám dành cho nam giới ở đây.” Cán bộ y tế, An Giang

“Rất khó (để nam giới tham gia vào) vì họ chẳng quan tâm. Nếu bảo họ đi dự một buổi họp •về chăm sóc thai kỳ, họ sẽ không đi đâu.”

“Đúng thế đấy. Nam giới thường ngại không muốn tham gia vào chuyện này.” • Chồng của một số phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

Nhiều người đề xuất là nên tiếp cận thông qua các can thiệp cụ thể dành riêng cho nam giới, ở những nơi nam giới thường hay lui tới, và vào buổi tối. Đối với nam bị nhiễm, các CLB đồng cảm được cho là một nơi thích hợp để cung cấp thông tin.

“Các hội viên của các CLB rất có kỹ năng, nên chúng tôi có thể tiếp cận nam giới ở đó để động •viên họ tham gia vào chương trình PLTMC.” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

“Theo tôi, cách tốt nhất để tiếp cận họ là để các hội viên của các CLB Đồng đẳng có kỹ năng •và kiến thức tiếp xúc với nam giới bị nhiễm, động viên họ tham gia vào chương trình PLTMC.” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

F. Cung cấp dịch vụ dự phòng HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam

Bản tóm tắt các phát hiện liên quan đến sự tham gia của nam giới

Ở Việt Nam, các dịch vụ PLTMC chỉ được cung cấp ở một số tỉnh thành trọng điểm. Kết quả nghiên cứu chỉ được rút ra tại các tỉnh có dịch vụ và vì thế không thể khái quát hoá cho cả nước. Dựa trên các nghiên cứu khác, có ba điểm nổi bật liên quan đến vấn đề cung cấp dịch vụ trong nghiên cứu này, bởi các địa điểm này thường được cung cấp dịch vụ PLTMC. Thứ nhất, tại các tỉnh này phụ nữ được cung cấp dịch vụ (và trong nhiều trường hợp họ đều nhất trí) có thai khá sớm, đặc biệt trong

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

156

vài tháng vừa qua. Thứ hai, chất lượng tư vấn sau xét nghiệm cho phụ nữ có HIV(+) là rất tốt. Thứ ba, thức ăn bổ sung thì có sẵn và được miễn phí, mặc dù số lượng thì không đủ cho phần lớn trẻ nhỏ.

Cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thường trong tình trạng quá tải. Ví dụ, ta có thể thường xuyên thấy cảnh hai phụ nữ sau sinh cùng nằm trên một giường bệnh. Các cán bộ y tế tự ra quyết định liên quan đến thời gian và nguồn lực, vì những khó khăn mà họ phải giải quyết. Ví dụ, họ có thể bỏ qua việc tư vấn trước khi xét nghiệm vì có quá nhiều phụ nữ đến khám thai, đặc biệt là khi cơ sở đó chỉ khám thai vào một số ngày nhất định trong tháng. Hoặc họ có thể tư vấn cho cả một nhóm, hoặc chia sẻ thông tin cá nhân rất nhanh. Các dịch vụ tư vấn sau sinh đã được đảm bảo (với các cơ sở được tập huấn) theo đúng quy trình cho nam và nữ giới có HIV sau xét nghiệm. Nhưng trong các xét nghiệm thường kỳ, đa số phụ nữ, dù là các phụ nữ ở các tỉnh có nguy cơ cao, khi kết quả là âm tính, các bác sỹ không tư vấn thậm chí không có các thông tin về phòng chống lây nhiễm trong tương lai. Các nhân viên y tế bị hạn chế do thời gian và nguồn lực có hạn. Và phụ nữ thậm chí còn bị ru ngủ về nguy cơ mắc bệnh lớn hơn – họ đã được xét nghiệm, và khẳng định “bình thường”. Vì thế, chồng của họ cũng “bình thường” và “tốt” – anh ta không phải là những kẻ chơi bời. Không nhiễm bệnh được xem như một đảm bảo cho sự chung thủy và hành vi tốt. Có rất nhiều cơ hội để tư vấn cho phụ nữ có kết quả xét nghiệm âm tính và bạn tình của họ về dự phòng ban đầu nhiễm HIV và giai đoạn cửa sổ.

1. F1, Độ bao phủ của dịch vụ

Dịch vụ PLTMC được cung cấp tại một số tỉnh/thành phố/quận, huyện. Từ nhiều góc độ, sự lựa chọn này mang tính chiến lược, do dịch HIV chỉ tập trung ở một số nhóm người và ở một số địa bàn nhất định. Ở một số nơi, dịch vụ PLTMC được lồng ghép vào các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ HIV/AIDS hiện có, nhưng ở một số địa bàn khác, dịch vụ này được thực hiện thông qua các dự án độc lập. Theo phát hiện của nghiên cứu này, dịch vụ PLTMC được cung cấp thông qua các hoạt động hợp tác, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế tới các cơ sở cung cấp dịch vụ công cộng. Rất ít dịch vụ PLTMC được cung cấp ngoài các dự án do quốc tế tài trợ.

“Sự kỳ thị vẫn tồn tại, thậm chí ngay tại bệnh viện– Họ không muốn điều trị cho bệnh nhân •là người nhiễm HIV. Tại bệnh viện XX (không triển khai Dịch vụ PLTMC), khi cho bệnh nhân ra viện, họ còn có chính sách qui định sẽ không cho những bệnh nhân là người nhiễm nhập viện trở lại, họ ngay lập tức chuyển những bệnh nhân này tới các bệnh viện khác. Họ không muốn những bệnh nhân này sinh con tại cơ sở của họ” Một nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

Dịch vụ PLTMC đã được triển khai khoảng ba năm. Trong khoảng 1 năm đến 18 tháng qua, các dịch vụ này được thực hiện tốt hơn ở những nơi đã được triển khai trước đó.

“Khi vợ tôi nhận kết quả xét nghiệm HIV(+), bệnh viện cho cả hai chúng tôi điều trị ARV. Tuy •nhiên tôi không thể nhớ rõ chúng tôi được uống thuốc trong khoảng thời gian bao lâu, vì lúc uống lúc không. Chỉ sau năm 2006 chúng tôi mới được dùng thuốc thường xuyên. Vợ tôi sinh đứa thứ hai cũng tại bệnh viện này nhưng không được hưởng bất cứ thứ gì, sữa hoặc thuốc. Nó hoàn toàn bú sữa mẹ. Sau 18 tháng, nó cũng được xét nghiệm HIV và có kết quả dương tính.” Một nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh

Vì vậy, có sự thay đổi rõ rệt ở những địa phương này về tính sẵn có, chức năng, sự nhận thức và sự chấp nhận các dịch vụ PLTMC. Bản đánh giá cuối kỳ của UNICEF hỗ trợ các tỉnh trọng điểm cho thấy đã có sự cải thiện này trong vòng 3 năm qua. Hơn nữa, so với 2 năm trước, thuốc dự phòng ARV miễn phí và xét nghiệm (từ các nhà tài trợ như tổ chức LIFE-GAP và CDC) được cung cấp nhiều hơn.

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

157

Bảng 1: Các chỉ số thu thập từ chương trình PLTMC (Bộ Y Tế 2008)

Chỉ số 2005 2006 2007 Tổng

Số phụ nữ có thai 14.771 14.884 9.876 39.531

Số phụ nữ có thai tham gia dịch vụ chăm sóc thai 8.270(56,0%)

12.716(85,5%)

7.227(73,2%)

28.213(71,4%)

Số phụ nữ có thai nhận dịch vụ tư vấn trước xét nghiệm

8.270(100%)

12.716(100%)

7.227(100%)

28.213(100%)

Số phụ nữ có thai nhận dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện trong thời gian mang thai

4.040(48,8%)

8.196(64,4%)

5.377(74,4%)

17.613(62,2%)

Số phụ nữ mang thai có HIV(+) sau khi làm xét nghiệm trong thời gian mang thai

22(0,54%)

42(0,51%)

16(0,3%)

80(0,45)

Số phụ nữ mang thai có HIV(+) nhận thuốc dự phòng ARV

12(54,5%)

27(64,3%)

10(62,5%)

49(61,25%)

F2. Xét nghiệm

Ở những nơi có dịch vụ PLTMC, phụ nữ được động viên làm xét nghiệm HIV trong quá trình mang thai. Xét nghiệm HIV thường được thực hiện ngay ở lần khám thai đầu tiên tại trung tâm y tế. Một số phụ nữ từ chối làm xét nghiệm. Trong trường hợp đó họ được tư vấn nhiều lần (cho đến khi họ đồng ý).

“Khó khăn ở chỗ một số hiểu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm HIV nhưng số thì •không. Họ thường nói “tôi và chồng tôi hoàn toàn khỏe mạnh, vì thế làm sao phải làm xét nghiệm HIV làm gì?” Với những trường hợp như vậy, chúng tôi đã phải tư vấn rất nhiều lần cho họ hiểu và đồng ý cho lấy máu. Một số khác thì nói “Tại sao tôi lại phải làm xét nghiệm máu, mất máu như thế sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe trong khi tôi làm gì có đủ tiền để mà ăn uống cho lại.” Nói chung có rất nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi chỉ biết tư vấn liên tục và cuối cùng họ cũng đồng ý cho lấy máu. Việc lấy máu cũng vậy, mỗi người mỗi khác, một số chỉ đồng ý sau khi được tư vấn nhiều lần.” Cán bộ y tế, Quảng Ninh.

Kết quả của các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy phụ nữ xét nghiệm HIV vào giai đoạn rất muộn của quá trình mang thai, điều này vẫn hoàn toàn đúng với tình hình cách đây một, hai năm. Tuy nhiên khi các dịch vụ PLTMC dần dần ổn định và phát triển hơn ở các quận này, sự chấp nhận và hiểu đúng về tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm HIV cũng được cải thiện. Nghiên cứu này cho thấy, tại các cơ sở triển khai dịch vụ PLTMC, phụ nữ thường làm xét nghiệm khi thai ở tháng thứ 3-6.

Biên bản thỏa thuận tham gia xét nghiệm HIV có sẵn tại một số trung tâm y tế thuộc các tỉnh miền Nam. Qui định mới của BYT này được cho là nguyên nhân làm giảm số phụ nữ sẵn sàng làm xét nghiệm. Cán bộ y tế cảm thấy rằng mẫu thỏa thuận này yêu cầu bệnh nhân cung cấp rất nhiều các thông tin cá nhân và vì thế có nhiều phụ nữ không sẵn lòng. Hầu hết các cán bộ y tế không tán thành với qui định này. Tại tỉnh An Giang, họ chỉ yêu cầu bệnh nhân ký vào cuốn sổ đăng ký.

“Hướng dẫn mới ra yêu cầu phụ nữ có thai phải ký vào mẫu thỏa thuận với rất nhiều thông •tin cá nhân của họ, điều đó không có lợi chút nào. Hướng dẫn này cần được sửa đổi vì trong suốt quá trình thực hiện, chúng tôi thấy số lượng phụ nữ mang thai đồng ý làm xét nghiệm đã giảm xuống một cách đáng kể.” Cán bộ y tế, TP. HCM

Ở những cơ sở lớn hơn, cán bộ y tế quá bận rộn và không có đủ thời gian để thực hiện tư vấn trước xét nghiệm. Thay vào đó là tư vấn nhóm bệnh nhân hoặc thậm chí không được như vậy. Các buổi tư vấn trước xét nghiệm diễn ra rất khác nhau nhưng thường chỉ như những buổi cung cấp thông tin về HIV hoặc là buổi vận động làm xét nghiệm.

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

158

“Tư vấn HIV tại khoa sản không thể thực hiện được vì có quá đông bệnh nhân” • Cán bộ y tế, TP. HCM

“Tất cả những phụ nữ có thai đều nhận được thông tin và tư vấn về xét nghiệm HIV. Tuy •nhiên, khó có thể nói là họ nhận được thông tin đầy đủ về HIV/AIDS trước khi làm xét nghiệm vì thường có rất đông bệnh nhân vào ngày khám thai và cán bộ y tế luôn bận rộn với nhiều công việc khác nhau, như lấy máu, tiêm phòng uốn ván, và rất nhiều công việc khác” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

“Chúng tôi chỉ tư vấn được cho khoảng 30-50 trên tổng số 150 phụ nữ đến khám thai tại cơ •sở của chúng tôi hàng tháng và một nửa trong số những phụ nữ được tư vấn đồng ý làm xét nghiệm” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

Mặc dù các trung tâm y tế và rất nhiều các cơ sở khác cung cấp dịch vụ xét nghiệm, không phải tất cả các cơ sở đều có phòng thí nghiệm có đủ chức năng làm xét nghiệm máu. Một số chỉ thực hiện xét nghiệm nhanh, một số thậm chí không có khả năng thực hiện xét nghiệm nhanh mà chỉ lấy mẫu máu. Các mẫu máu sẽ được chuyển tới các phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm nhanh hoặc xét nghiệm khẳng định. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, kết quả đó sẽ được thông báo ngay cho bệnh nhân hoặc bằng giấy xét nghiệm ghi rõ kết quả âm tính, hoặc bằng miệng. Việc tư vấn sau xét nghiệm cho bệnh nhân rất hiếm khi được thực hiện.

Đối với bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính trong quá trình mang thai, xét nghiệm nhanh được khẳng định tại phòng xét nghiệm tuyến trên và kết quả được trả về nơi thực hiện lấy mẫu máu. Thời gian trả kết quả xét nghiệm từ một tuần đến 1 tháng, tùy vào từng cơ sở. Sự chẫm trễ trong việc trả kết quả xét nghiệm một phần là do quá trình vận chuyển mẫu máu từ cơ sở đến các phòng xét nghiệm và thời gian chờ đợi kết quả, đồng thời một phần khác là do kết quả thường được thông báo cho bệnh nhân ở lần khám thai tiếp theo, cách đó khoảng một tháng.

Tư vấn sau xét nghiệm được thực hiện bởi nhân viên được phân công (thường là lãnh đạo trung tâm) và ở những nơi triển khai dịch vụ PLTMC, tư vấn sau xét nghiệm được thực hiện trong phòng riêng. Nghiên cứu này không thể đánh giá được chất lượng của công tác tư vấn mà chỉ dựa vào báo cáo chia sẻ của nhân viên y tế. Một số nhân viên hoàn toàn tự tin về các bước tư vấn nhưng có một số thì có vẻ lưỡng lự hơn.

“Sau khi khám thai, nếu bệnh nhân nhiễm HIV, các y tá sẽ báo cáo ca đó lên một trong tám •bác sĩ thuộc nhóm tư vấn và thông thường, giám đốc của phòng khám PLTMC sẽ chỉ đạo cho các bác sĩ triển khai tư vấn và hướng dẫn chăm sóc y tế cho bệnh nhân đó. Tôi không biết các cơ sở cộng đồng thực hiện như thế nào, nhưng tại khoa sản của chúng tôi không hề có sự phân biệt đối xử. Trái lại, những phụ nữ đó còn nhận được rất nhiều những lời động viên và thông cảm trong quá trình mang thai. Chúng tôi còn động viên họ sinh con tại cơ sở của chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào bị sốc, ngất khi nhận kết quả xét nghiệm HIV dương tính, do chúng tôi đã thực hiện rất tốt ba bước trong buổi tư vấn trước xét nghiệm. “Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh

“Quá trình tư vấn sau xét nghiệm được thực hiện như sau: Trước tiên, thông báo kết quả xét •nghiệm cho bệnh nhân. Thứ hai, các vấn đề liên quan đến HIV như HIV là gì, các đường lây truyền, ảnh hưởng của bệnh và các biện pháp chữa trị hiện nay, vv. Thứ ba: bệnh nhân cần cân nhắc giữa hai lựa chọn: Nếu giữ lại đứa bé, chúng tôi sẽ tiếp tục tư vấn về cách chăm sóc cho cả mẹ lẫn đứa trẻ trong quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh nở và sau khi sinh. Cũng như cung cấp các địa chỉ của các bệnh viện có khả năng mổ đẻ cho những phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Nếu bệnh nhân muốn phá thai, chúng tôi sẽ gửi họ đến các bệnh viện được phép tiến hành phá thai.” Trung tâm y tế thuộc TP. HCM

PHỤ LỤC 6: Các phát hiện chi tiết

159

“Việc thông báo kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân là công việc khó khăn nhất. Chúng tôi •cảm thấy thực sự khó khăn khi phải thông báo với họ vì chúng tôi lo ngại rằng họ chưa chuẩn bị tâm lý để đón nhận tin xấu đó. Vì thế chúng tôi phải tìm cách nói để làm họ bớt lo lắng để chấp nhận sự thật để còn chăm sóc sức khỏe cho bản thân họ.” Cán bộ y tế, Hóc Môn, TP. HCM

“Từ trước tới nay, chúng tôi đã gặp hai ca HIV (+), một ca được thực hiện dưới một cái tên •khác. Vì thế bệnh viện đã phải tiến hành xét nghiệm lại để khẳng định tình trạng nhiễm cũng như có địa chỉ chính xác của bệnh nhân. Thường những người đến làm xét nghiệm không mang theo giấy chứng minh thư.” Cán bộ y tế, Hóc Môn, TP. HCM

Trong khi hầu hết cán bộ y tế đều nói rằng kết quả xét nghiệm chỉ được trả trực tiếp cho chính bệnh nhân, một vài người trong số họ thú nhận rằng người nhà bệnh nhân cũng có thể được nhận thông tin về kết quả và một số khác cho biết chính quyền địa phương cũng có danh sách những người nhiễm HIV tại địa phương của họ.

“đó là khi chúng tôi tư vấn cho người nhà của họ vì những phụ nữ có thai không muốn cho •người nhà của họ biết nhưng các thành viên trong gia đình của họ phải biết để còn tránh lây truyền sang cho con cũng như tránh cho bản thân họ không bị nhiễm.” Cán bộ y tế, TP. HCM

Ở một số cơ sở tuyến trên, xét nghiệm HIV trong lúc chuyển dạ là bắt buộc.

“Đấy là điều bắt buộc (xét nghiệm khi sinh). Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ đối với bệnh •nhân đã khám thai tại cơ sở của chúng tôi trước khi sinh và có hồ sơ kèm theo. Còn đối với bệnh nhân đến bệnh viện để sinh thì chúng tôi phải tư vấn và xét nghiệm HIV lúc họ chuyển dạ hoặc lúc sinh.” Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh

100% cặp vợ chồng đều được khuyên làm xét nghiệm.” • Bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM

Tại các điểm tham gia nghiên cứu này thì có rất ít ca sinh tại trạm y tế phường. Phần lớn phụ nữ đăng ký sinh tại bệnh viện tuyến quận hoặc bệnh viện tỉnh. Một số bệnh viện tuyến quận có tiến hành xét nghiệm HIV nhưng một số không. Xét nghiệm trong lúc chuyển dạ vẫn được tiến hành đối với phụ nữ mang thai dù họ đã được xét nghiệm trước đó nhưng thời gian quá lâu hoặc kết quả xét nghiệm không được ghi trong hồ sơ. Như đã nói ở trên, phụ nữ không hề biết họ được xét nghiệm trong lúc chuyển dạ. Do đó công tác tư vấn sau xét nghiệm có thể không được tiến hành một cách bài bản.

Tuy nhiên, ở những cơ sở không thực hiện chương trình PLTMC, công tác xét nghiệm HIV không nằm trong danh mục dịch vụ khám thai. Phụ nữ biết mình có nguy cơ có thể vẫn được làm xét nghiệm nhưng thường phải đi đến cơ sở khác để được xét nghiệm. Ví dụ Tại Tịnh Biên, có những phụ nữ quyết định lên bệnh viện Tân Châu để khám thai hoặc đăng ký sinh, và tiếp tục sử dụng dịch vụ tại đó.

F3. Điều trị dự phòng bằng ARV

a. Trong quá trình mang thai:

Điều trị ARV được cung cấp miễn phí lại một số bệnh viện quận, trong đó có một số quận hoặc tỉnh tham gia vào nghiên cứu này. Hiện tại, bệnh nhân sẽ được điều trị ARV nếu tế bào CD4 của họ dưới 200. Những phụ nữ có thai được uống ARV ở tuần thai thứ 28 và con của bà mẹ nhiễm HIV sinh ra cũng được uống ARV 7 ngày sau khi sinh.

Phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính cũng được uống ARV trong lúc mang thai. Kết quả nghiên cứu này cho thấy số phụ nữ được điều trị ARV trong lúc mang thai vẫn rất thấp, do nguồn

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

160

ARV là do các cơ sở khác cung cấp chứ không phải nơi họ được khám thai cung cấp, hoặc do các nơi họ được làm xét nghiệm HIV không cung cấp. Phụ nữ được chẩn đoán nhiễm HIV trong lúc chuyển dạ tai bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện thuộc tuyến trung ương được chuyển đến phòng khám ngoại trú hoặc các khoa khác để tiếp tục được theo dõi. Việc theo dõi này bao gồm cả xét nghiệm tế bào CD4 và các theo dõi liên quan khác.

Ví dụ ở tỉnh Quảng Ninh, dư án Life-Gap hỗ trợ điều trị dự phòng HIV cho phụ nữ có thai nhiễm HIV ở tuần thai thứ 28 tại một số cơ sở (bệnh viện tỉnh và bệnh viện Thụy Điển tại Uông Bí) Để được điều trị dự phòng ARV trong lúc mang thai, bệnh nhân phải được giới thiệu chuyển tuyến từ cơ sở tuyến dưới (như điểm dịch vụ TVXNTN hoặc trung tâm PC AIDS) hoặc được xét nghiệm HIV ngay tại bệnh viện Thụy Điển- Uông Bí. Các trạm y tế và trung tâm y tế quận thuộc địa bàn Uông Bí không gửi bệnh nhân tới bệnh viện Thụy ĐIển- Uông Bí để được điều trị dự phòng bằng ARV.

b. Khi sinh:

Bệnh nhân được uống nevirapine liều duy nhất tại tất cả các cơ sở có triển khai dịch vụ PLTMC. Tại các cơ sở này, trẻ do mẹ nhiễm HIV sinh ra cũng được uống liều nevirapine duy nhất 7 ngày sau khi sinh, và được khuyến cáo dùng sữa thay thế. Sư gắn kết giữa các phòng khám ngoại trú và bệnh viện nhi cũng được thiết lập. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thuốc NVP liều đơn chỉ được cung cấp cho một số cơ sở, và vì vậy những phụ nữ được chẩn đoán có HIV(+) khi được chuyển đến các cơ sở không có dịch vụ xét nghiệm và không có thuốc này trẻ sẽ không được uống. Nếu phụ nữ không được sinh trong các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện- nơi họ sinh sống (do thói quen về nhà mẹ đẻ để sinh hoặc do họ đang đi di cư), thì việc tiếp tục chăm sóc phụ nữ sau khi sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ở một số địa điểm, phụ nữ bị nhiễm HIV được nằm phòng riêng trong lúc sinh và sau sinh nhưng ở một số cơ sở khác thì khác. Tuy nhiên phụ nữ không được thông báo là họ được tách riêng.

“Có phòng sinh riêng cho phụ nữ nhiễm HIV. Bệnh nhân nhiễm HIV được nằm điều trị tại •phòng đặc biệt và được thăm khám riêng.” Bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM

“Tại phòng chuyển dạ và chờ sinh, bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị như các bệnh nhân •khác. Sau khi sinh, con của họ cũng được chăm sóc như những đứa trẻ khác. Chỉ sau khi sinh thì cặp bà mẹ-em bé được chuyển sang phòng đặc biệt dành cho bệnh nhân nhiễm HIV nhưng người nhà của họ không biết gì về điều đó.” Bệnh viện tỉnh An Giang

F4. Chăm sóc và tiếp tục theo dõi sau khi sinh:

Các nhân viên y tế có kiến thức tốt về các nguy cơ liên quan đến việc cho con bú bằng sữa mẹ và khuyến cáo bệnh nhân nhiễm HIV sử dụng sữa thay thế. Sữa thay thế cũng được hỗ trợ miễn phí tại các điểm dự án PLTMC do UNICEF tài trợ. Sữa thay thế cũng được cung cấp ở các dự án khác không liên quan đến HIV và do bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện quận, trung tâm YTDP và trạm y tế nông thôn, trung tâm SKSS cũng như các cơ quan đoàn thể thực hiện. Ở một số phường thuộc tỉnh Quảng Ninh, sữa thay thế còn được nhân viên y tế phường đem đến phát tại nhà của bệnh nhân. Số lượng sữa thay thế để cung cấp cho bệnh nhân cũng khác nhau giữa các địa bàn nghiên cứu, nhưng tối thiểu là một hộp/tháng trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn.

Phụ nữ cũng được động viên mang con đến để được xét nghiệm HIV (một vài người thường làm như vậy khi con họ được 8-9 tháng, một số khác thì khi con họ được 18 tháng) và được điều trị các nhiễm trùng cơ hội. Và vẫn có sự khác biệt trong cách việc thực hiện chăm sóc trẻ sau xét nghiệm trên thực tế.