78
Lời tựa Thứ bảy, ngày 7/7/2012, lần đầu tiên từ ngày 17/11/2011, không còn một nhân viên FPTer nào bám trụ tại lục địa đen bí hiểm và hấp dẫn. Cuộc phiêu lưu của tôi và phần nào nữa của FPT đã đến điểm dừng! Tôi là người khởi xướng cuộc phiêu lưu này. Và tôi chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả những gì đã xảy ra. Những cảm xúc, những niềm vui, nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt là tình cảm với những chàng trai, cô gái đã tin theo tiếng gọi của tuổi trẻ. Yêu thương và hối hận vì đã chưa mang lại cho các bạn ấy một niềm tin trọn vẹn. Tôi đã rất cố gắng, FPT đã rất cố gắng, các bạn trẻ đã rất cố gắng. Nhưng từng đó chưa đủ để lấp đầy khoảng cách về sự nghi ngại, để vượt qua nỗi sợ hãi, và để thực sự hiểu được suy nghĩ của các đối tác. Việc kinh doanh có thể chưa như {, nhưng trải nghiệm thật là vô giá. Bởi thế, tôi vẫn lạc quan và tin vào việc lá cờ 3 màu của FPT chắc chắn sẽ phải tung bay tại châu Phi. Trong những phút khó khăn nhất của cuộc phiêu lưu này, tôi đã may mắn được đọc tác phẩm kinh điển của Chinua Achebe “Things fall apart”. Một cuốn sách thật cô đọng, nhưng cũng thật mênh mang về triết l{ sống của những bộ lạc người châu Phi, về bi kịch khi niềm tin bị sụp đổ trong cú va chạm với văn hóa châu Âu. Cuốn sách đơn giản như con người da đen hiền hòa, mà cũng vĩ đại như những cánh rừng già Phi Châu. Văn của Achebe đẹp như lời hát trong các bản trường ca, tưởng như ngây ngô mà huyền bí. Chuyện của Achebe sáng như cánh đồng cỏ cháy trong nắng chiều, hùng tráng mà bi thương. Tôi đã quyết định dành thời gian để dịch cuốn sách này sang tiếng Việt. Tôi sẽ cố gắng truyền đạt cảm xúc đó vào trong bản dịch của mình, dù biết rằng, có thể đó chỉ là một ước mơ vô vọng! Dành tặng cho tất cả những ai đã đi châu Phi cùng tôi! Nguyễn Thành Nam

Supdo(Cleaned Version)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Supdo(Cleaned Version)

Lời tựa

Thứ bảy, ngày 7/7/2012, lần đầu tiên từ ngày 17/11/2011, không còn một nhân viên FPTer nào bám trụ

tại lục địa đen bí hiểm và hấp dẫn. Cuộc phiêu lưu của tôi và phần nào nữa của FPT đã đến điểm dừng!

Tôi là người khởi xướng cuộc phiêu lưu này. Và tôi chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả những gì đã xảy ra.

Những cảm xúc, những niềm vui, nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt là tình cảm với những chàng trai,

cô gái đã tin theo tiếng gọi của tuổi trẻ. Yêu thương và hối hận vì đã chưa mang lại cho các bạn ấy một

niềm tin trọn vẹn.

Tôi đã rất cố gắng, FPT đã rất cố gắng, các bạn trẻ đã rất cố gắng. Nhưng từng đó chưa đủ để lấp đầy

khoảng cách về sự nghi ngại, để vượt qua nỗi sợ hãi, và để thực sự hiểu được suy nghĩ của các đối tác.

Việc kinh doanh có thể chưa như {, nhưng trải nghiệm thật là vô giá. Bởi thế, tôi vẫn lạc quan và tin vào

việc lá cờ 3 màu của FPT chắc chắn sẽ phải tung bay tại châu Phi.

Trong những phút khó khăn nhất của cuộc phiêu lưu này, tôi đã may mắn được đọc tác phẩm kinh điển

của Chinua Achebe “Things fall apart”. Một cuốn sách thật cô đọng, nhưng cũng thật mênh mang về

triết l{ sống của những bộ lạc người châu Phi, về bi kịch khi niềm tin bị sụp đổ trong cú va chạm với văn

hóa châu Âu.

Cuốn sách đơn giản như con người da đen hiền hòa, mà cũng vĩ đại như những cánh rừng già Phi Châu.

Văn của Achebe đẹp như lời hát trong các bản trường ca, tưởng như ngây ngô mà huyền bí. Chuyện của

Achebe sáng như cánh đồng cỏ cháy trong nắng chiều, hùng tráng mà bi thương.

Tôi đã quyết định dành thời gian để dịch cuốn sách này sang tiếng Việt.

Tôi sẽ cố gắng truyền đạt cảm xúc đó vào trong bản dịch của mình, dù biết rằng, có thể đó chỉ là một

ước mơ vô vọng!

Dành tặng cho tất cả những ai đã đi châu Phi cùng tôi!

Nguyễn Thành Nam

Page 2: Supdo(Cleaned Version)

THINGS FALL APART - Sụp đổ

Lượn mãi xa tít trên bầu trời, con chim ưng đã không thể nghe thấy chủ. Mọi việc đang sụp đổ. Trung

tâm không thể giữ được cân bằng. Thế giới chìm dần vào sự hoảng loạn vô chính phủ.

—W. B. Yeats, "The Second Coming"

Chương 1

Okonkwo nổi danh khắp 9 làng và xung quanh. Hắn tự tay xây dựng nên danh tiếng của mình bằng cách

đánh ngã Amalinze-Con Báo. Amalinze là đô vật đã bất bại trong 7 năm từ Umuofia đến Mbaino.

Amalinze có biệt danh là Con Báo vì lưng không bao giờ chấm đất. Okonwo đã hạ Amalinze trong một

trận đấu mà các già làng đều thống nhất là khốc liệt chưa từng có kể từ thời 7 ngày 7 đêm khai thiên lập

địa đất này.

Trống nhịp dồn dập. Sáo hát véo von. Cả làng nín thở. Amalinze cực kz khéo léo, nhưng Okonkwo trượt

đi như cá trong nước. Lưng, ngực, tay họ căng lên. Nghe có tiếng răng rắc như dây thần kinh sắp đứt.

Cuối cùng Okonkwo vật ngã Con Báo.

Vụ nảy xảy ra lâu lâu lắm rồi, phải đến hai chục năm. Danh tiếng Okonkwo lan nhanh như đồng cỏ cháy

dưới gió nóng sa mạc. Hắn cao to, lông mày rậm, mũi rộng, trông hầm hố. Nghe đồn lúc ngủ, hơi thở của

hắn làm cho vợ con sợ vãi. Hắn đi huznh huỵch, tưởng như đang dẫm chết ai. Và thực sự hắn cũng hay

đánh người thật. Mỗi khi hắn tức tối không nói được nên lời, hắn sẽ dùng nắm đấm. Hắn không chịu

được bọn người thất bại. Hắn không thể nào chịu được ông già hắn.

Ông già hắn, ông Unoka đã nghoẻo từ 10 năm trước. Cụ lười và chẳng bao giờ buồn nghĩ đến ngày mai.

Thi thoảng có tiền, cụ mua ít rượu cọ, gọi mấy bợm hàng xóm và lại say sưa. Mỗi khi nhìn thấy mồm

người chết, Unoka lại thấy thật ngu ngốc là đã không chén cật lực lúc còn sống. Unoka nợ đầm đìa, từ

vài cái cho đến hàng đống vỏ sò.

Unoka cao, gầy, hơi gù, luôn có vẻ mệt mỏi và buồn bã trừ khi uống rượu hoặc thổi sáo. Cụ thổi sáo rất

hay, nhất là 2,3 tháng sau vụ mùa. Cả làng nhảy múa quanh đống lửa. Unoka chơi cùng với họ, mặt toát

lên một vẻ thánh thiện và bình an. Thỉnh thoảng các làng bạn xa đến 3,4 phiên chợ cũng mời cụ và cả

băng đến chơi đàn và dạy cho họ. Mùa này là mùa cụ thích, không nóng lắm, và mặt trời hừng lên mỗi

rạng đông. Cũng có năm, bụi cháy đồng phủ mờ không gian. Các cụ già và em nhỏ ngồi sưởi quanh đống

lửa. Unoka yêu tất cả, yêu đám trẻ hát những khúc ca chào đón những chú diều hâu đầu tiên quay trở

lại mùa khô. Cụ như thấy mình là 1 cậu bé, lang thang đi tìm những cánh chim diều lững lờ giữa trời

xanh. Và cụ hát, với cả tấm lòng, như muốn hỏi diều hâu, có mang theo về từ chuyến lữ hành tấm quần

áo nào cho mình.

Nhiều năm trước, khi còn trẻ, Unoka đã là 1 thanh niên thất bại. Hắn nghèo, vợ con chẳng có gì để đút

vào miệng. Mọi người đều chê cười vì hắn lười biếng và thề không bao giờ cho hắn vay. Vậy mà không

hiểu sao hắn vẫn nợ đầm nợ đìa.

Page 3: Supdo(Cleaned Version)

Một ngày nọ, có tay Okoye hàng xóm sang chơi. Unoka đang ngả ngốn chơi đàn trên chiếc giường đất.

Thấy khách đến, hắn vội vã bắt tay. Okoye rải tấm da dê cắp nách ra và ngồi xuống. Unoka chạy vào

phòng trong bưng ra 1 cái đĩa gỗ có một hạt kola, vài trái tiêu hổ và 1 cục phấn trắng.

“Tôi có kola!” Unoka ngồi xuống và hãnh diện khoe với ông khách.

“Cám ơn, ai mang đến kola, người đó mang đến sự sống. Mày hãy đập nó ra đi.” Okoye trả lại đĩa.

“Không, mày đập nó đi.” Chèo kéo một hồi lâu, Unoka mới chịu nhận làm người đập hạt kola.

Okoye lấy phấn vạch vài đường lên sàn nhà, rồi vẽ bàn chân mình. Unoka vừa đập kola vừa cầu nguyện

tổ tiên cho cuộc sống, sức khỏe để chống lại kẻ thù. Họ vừa nhâm nhi kola vừa chém lung tung, về

những cơn mưa dìm trôi củ mài, về lễ hội tổ tiên và về cuộc chiến không thể tránh khỏi sắp đến với làng

Mbaino. Unoka vốn hèn nhát, sợ máu nên chẳng thích nói về chiến tranh. Hắn chuyển chủ đề sang âm

nhạc. Càng nói càng hứng, tai hắn như nghe thấy mạch máu đang đập theo nhịp ekwe, udu hay ogene.

Hắn như nghe thấy tiếng sáo của hắn đang quấn theo những nhịp điệu đó.

Trong cái sự rộn ràng, náo nhiệt, tiếng sáo trầm bổng vẫn mang vẻ u uất, buồn nản, đơn côi. Okoye cũng

là một nhạc công, nhưng hắn không phải là người thất bại như Unoka. Hắn có một cánh nương rộng, đầy

củ mài và ba bà vợ. Hắn đang chuẩn bị chạy lấy chức Idemilim, chức vụ cao thứ ba ở làng. Để lo vụ này

cũng phải tốn kha khá và hắn đang phải đi gom tiền. Đấy cũng là l{ do chính mà hắn đến thăm Unoka

hôm nay:

“Cám ơn ông em đã cho ăn kola, chắc chú cũng biết anh đang chạy một chân danh giá trong làng”

Thế rồi, bỗng nhiên Okyoe chuyển sang diễn thuyết bằng toàn thành ngữ. Người Ibo đánh giá rất cao

khả năng diễn thuyết. Các thành ngữ được coi như dầu cọ đưa cơm (là các từ cơ bản) làm cho cả câu trở

thành nhuần nhuyễn. Okyoe là một diễn giả cừ khôi, hắn nói rất lâu, vờn qua, vờn lại trước khi đi thẳng

vào vấn đề. Tóm lại, hắn muốn đòi lại 200 cái vỏ sò mà Unoka đã vay từ 2 năm trước. Khi đã hiểu ra chủ

đề chính, Unoka bỗng lăn ra cười.

Hắn cười lăn lộn, chảy cả nước mắt, tiếng cười vang như tiếng trống ogcaene. Okoyoe đứng đờ ra,

không biết nói gì. Cuối cùng thì Unoka cũng kiềm chế được:

Mày nhìn lên bức tường này xem, hắn vừa nói vừa chỉ lên bức tường trát bùn đỏ tươi, nhìn thấy những

cột vạch phấn kia không? Quả là có thật, có 5 nhóm vạch, mỗi nhóm có những vạch thẳng đứng, nhóm ít

nhất thì cũng 10 vạch. Unoka dừng lại một chút, hắt hơi ầm ĩ rồi lấy vẻ trầm trọng nói: mỗi nhóm là một

chủ nợ, mỗi vạch là 100 vỏ sò. Đấy, tao đang nợ thằng này 1000, vậy mà nó có đến đánh thức tao từ

sáng sớm đâu. Tao sẽ trả cho mày, nhưng không phải hôm nay. Các cụ dạy rồi, mặt trời chiếu vào mặt

bọn đứng trước rồi mới đến những đứa quz gối đợi. Tao phải trả nợ lớn trước. Nói rồi, hắn lại hít một

hơi thuốc cuốn, chẳng khác gì đang trả nợ lớn vậy.

Okoye biết điều cuộn tấm da dê rồi chuồn thẳng. Unoka chết mà chẳng có danh hiệu gì, lại còn nợ đầm

đìa. Bảo sao thằng con hắn là Okonkwo không xấu hổ. May sao là vẫn có những người đánh giá con

người không theo bố của họ. Okonkwo xứng đáng làm việc lớn, hắn còn trẻ mà đã nổi danh là đô vật vĩ

Page 4: Supdo(Cleaned Version)

đại nhất trong chín làng. Hắn có đến hai kho củ mài và chuẩn bị cưới cô vợ thứ ba. Hắn còn có hai danh

hiệu và đã chứng tỏ lòng dũng cảm vô song trong hai cuộc chiến với các bộ lạc khác. Mặc dù còn trẻ,

nhưng hắn đã là một nhân vật đình đám. Bộ tộc kính trọng tuổi già nhưng cũng biết cách đánh giá các

chiến công. Các cụ dạy rồi, nếu bọn trẻ biết thể hiện thì có thể ngồi cùng mâm các cụ. Okonkwo rõ ràng

đã thể hiện, nên hắn ăn cùng với vua và các già làng. Bởi thế nên hắn mới đến để thăm thằng nhóc ngớ

ngẩn được làng bên hiến cho Umuofia để tránh cuộc chiến tranh đẫm máu.

Thằng nhóc có tên là Ikemefuna.

Chương 2

Okonkwo vừa tắt đèn, nằm thẳng cẳng ra giường thì bỗng nghe thấy tiếng chiêng ogene của viên mõ

làng phá tan màn đêm. Gome, gome, gome… tiếng kim loại lảnh lót. Nghe đây, nghe đây. Nghe gì vậy?

Sáng sớm hôm sau tất cả dân làng Umofya phải có mặt tại chợ. Rồi mõ lại nện vào ogene của mình.

Gome, gome, gome, tiếng mõ xa dần. Okonkwo biết chắc là đã có việc gì đó nghiêm trọng xảy ra, hắn

còn cảm nhận được âm thanh bi thảm trong tiếng mõ.

Đêm cực kz yên tĩnh. Ở đây đêm nào cũng yên tĩnh trừ những đêm trăng tròn. Tất cả đều sợ bóng tối, kể

cả những người dũng cảm nhất. Trẻ con thì không được huýt sáo vì sợ quỷ thần nghe thấy. Thú dữ trong

bóng đêm cũng trở nên hung ác hơn. Trong bóng tối, không ai dám nhắc tên con rắn, tất cả đều gọi

chúng là một “sợi dây”. Tiếng mõ xa dần trả lại cho đêm đen sự tĩnh lặng, một sự tĩnh lặng rung động

bởi dàn nhạc hàng triệu triệu côn trùng.

Đêm sáng trăng thì khác hẳn. Trẻ con chơi đùa ầm ĩ trên đồng. Bọn lớn hơn một chút thì đi từng đôi và

tìm chỗ kín đáo hơn. Các ông bà già thì hồi tưởng thời trai trẻ. Người Igbo nói: trăng sáng đến nỗi thằng

què cũng muốn đi chơi.

Nhưng đêm nay tối om. Tay mõ rao khắp chín thôn Umofya, sáng mai tất cả phải có mặt tại chợ.

Okonkwo trằn trọc trên chiếc chõng tre. Chuyện gì xảy ra vậy? Chắc lại đánh nhau với bộ lạc bên rồi. Gì

chứ chiến tranh thì hắn không ngán. Hắn không sợ máu như bố hắn. Trong cuộc chiến gần nhất, hắn là

người đầu tiên xách được đầu lâu đối phương về. Tuy còn trẻ hắn đã kiếm được 5 cái đầu lâu. Mỗi dịp

làng có đám, hắn lại hãnh diện đem cái đầu lâu đầu tiên của mình ra uống rượu cọ.

Sáng hôm sau, cả chợ đầy nhóc người. Phải đến cả chục ngàn người. Ai cũng thầm thì. Cuối cùng thì

Ogbuefi Ezeugo cũng đứng lên và cúi chào 4 phía.

Mỗi lần cúi, ông lại nói to, gằn tiếng: “Umuofia kwenu”. Cả chục ngàn người đáp lại “Yaa”.

Và sau đó là một sự yên lặng tuyệt đối. Ezeugo là diễn giả nổi tiếng cho những dịp như thế này. Ông hươ

tay qua cái đầu bạc, vuốt bộ râu bạc, sửa lại cái áo vắt chéo từ khuỷu tay phải sang đến vai trái.

“Umuofia kwenu”, ông lại cúi xuống một lần nữa. Đám đông lại gào lên trả lời.

Bất thình lình, như lên đồng, ông vung tay trái chỉ về phía Mbaino, miệng rít lên từng từ: “bọn con hoang

bên kia đã giết chết một đứa con gái của làng ta”. Rồi từ từ cúi đầu, nghiến chặt hai hàm răng, để cơn

Page 5: Supdo(Cleaned Version)

sóng giận dữ lan tỏa khắp đám đông. Khi ngẩng đầu lên, trên mặt ông đã không còn vẻ giận dữ, chỉ có

một nụ cười lạnh lẽo chết người. Ông kể lại một cách vô cảm: “một phụ nữ của Umuofia đi chợ bên

Mbaino đã bị giết chết.” Đó là vợ của Ogbuefi Udo, người đàn ông đang ngồi lặng lẽ cúi đầu bên Ezeugo.

Đám đông gầm lên đòi nợ máu.

Mọi người tranh nhau nói, cuối cùng thống nhất là hành động theo lẽ thường của những vụ như thế này.

Gửi Mbaino một tối hậu thư, lựa chọn giữa chiến tranh hoặc bồi thường một trinh nữ và một thiếu niên.

Các bộ tộc đều rất sợ Umuofia. Các thầy mo và thầy thuốc của họ nổi tiếng khắp vùng. Họ còn có một

bùa ngải chiến tranh gia truyền lâu đời. Chẳng ai biết là đã bao lâu, chắc cũng phải bằng tuổi bộ lạc.

Nhưng tất cả đều thống nhất là bí quyết của bùa ngải do một bà già cụt chân nắm giữ. Bản thân bùa ngải

đấy có tên là agadi-nwayi, có nghĩa là bà già. Bà ta có một ngôi đền nằm ở một chỗ quang đãng giữa

trung tâm Umuofia. Ai lớ xớ đi qua đây sau lúc chạng vạng chắc chắn sẽ thấy bà ta đang dạo quanh.

Bởi thế các bộ tộc xung quanh chẳng ai muốn đánh nhau với Umuofia mà không tìm cách giảng hòa

trước. Cũng phải công nhận là Umuofia rất công bằng, họ không bao giờ giao chiến mà không có mục

tiêu rõ ràng và chính nghĩa, theo tiêu chuẩn được nhà Tiên tri của họ chấp nhận – nhà Tiên tri của những

Hang động và Núi đồi. Cũng đã có những trường hợp Tiên tri đã cấm họ được đánh nhau. Nếu họ không

nghe lời, họ sẽ thất bại, bởi agadi-nwayi của họ sẽ không tác dụng.

Cuộc chiến lần này là một cuộc chiến chính nghĩa. Ngay cả kẻ thù cũng công nhận như vậy. Bởi thế sứ giả

Okonkwo được Mbaino đón tiếp một cách rất trọng thị. Hai ngày sau hắn quay về mang theo 1 trinh nữ

và một thằng nhóc 15 tuổi có tên là Ikemefuma. Câu chuyện buồn về thằng nhóc này còn được dân

Umuofia kể đến ngày nay. Các già làng họp lại nghe báo cáo và nhanh chóng ra quyết định: trinh nữ

được phân cho Ogboefi Udo để thay thế cho người vợ bị giết. Ikemefuma thì thuộc về cả bộ tộc, trong

lúc chưa biết làm thế nào thì phân cho Okonkwo chăm sóc, để từ từ rồi tính.

Okonkwo quản gia đình một cách tàn bạo. Vợ hắn, đặc biệt là cô trẻ nhất và lũ trẻ con sợ hắn chết khiếp.

Có thể trong thâm tâm Okonkwo không phải là một người ác. Nhưng cả cuộc đời hắn bị ám ảnh bởi nỗi

sợ hãi, sợ hãi thất bại và sợ hãi sự yếu đuối. Nỗi sợ này nặng nề hơn, mạnh hơn, bao trùm hơn sợ ma

quỉ, thần thánh hoặc sự hung bạo của thiên nhiên. Nó nằm sâu trong người hắn. Hắn sợ cuối cùng hắn

sẽ lại giống như bố hắn. Từ bé hắn đã căm ghét sự thất bại và yếu đuối của bố hắn. Hắn còn nhớ sự xúc

phạm ghê gớm khi một đứa bạn gọi bố hắn là agbala. Từ hôm đó hắn biết rằng agbala không phải chỉ là

tên riêng dành cho đàn bà mà còn dùng để gọi đàn ông không có chức danh gì. Bởi thế Okonkwo quyết

tâm ghét tất cả những gì mà bố hắn yêu, bao gồm cả sự dịu dàng và lười biếng.

Trong mùa trồng trọt, Okonkwo làm quần quật ngoài đồng từ lúc gà gáy đến lúc gà lên chuồng. Hắn

chẳng thấy mệt bao giờ. Nhưng vợ con hắn theo hắn thì chết dở. Họ không dám mở mồm kêu ca.

Nwoye, con trai cả của hắn lúc đó đã 12 tuổi, nhưng đã làm ông bố rất ngứa mắt vì bắt đầu biểu hiện

tính lười biếng giống ông nội. Okonkwo quyết tâm điều trị thằng bé. Luôn bị bố chửi mắng đánh đập,

Nwoye trở thành một đứa trẻ có khuôn mặt buồn.

Chỗ ở của Okonkwo khoe rõ vẻ giàu có của chủ nhân. Một khu trang trại rộng, có tường đất đỏ bao

quanh. Lều của Okonkwo, còn gọi là obi nằm ngay sau cánh cổng duy nhất của bức tường. Ba bà vợ mỗi

Page 6: Supdo(Cleaned Version)

bà một lều xếp thành hình bán nguyệt đằng sau obi. Một góc tường là kho xếp củ mài đều tăm tắp. Góc

tường đối diện là khu đất nuôi dê. Mỗi căn lều của các bà vợ đều có một cái chuồng gà. Bên cạnh kho có

một ngôi nhà nhỏ, gọi là nhà thuốc thực ra là một cái miếu thờ những bức tượng gỗ tượng trưng cho

thần hộ mệnh của Okonkwo và hương hồn của ông cha. Hắn thường cúng kola, rượu cọ và thức ăn,

thỉnh thoảng thuê người đến cầu nguyện thay cho hắn và vợ con.

Thế, khi con gái của Umuofia bị giết chết ở Mbaino, Okonkwo mang Ikemefuna về nhà. Hắn gọi vợ cả ra

buông gọn lỏn: “thằng bé là của bộ tộc, hãy chăm sóc nó”

“Nó có định ở nhà ta lâu không?”

“Ta bảo làm gì thì làm đi, mụ mới được phong lên làm ndichie (cố vấn) của Umuofia từ bao giờ vậy?”

Mẹ Nwoye lẳng lặng dắt Ikemefuma vào lều của mình. Thằng bé sợ chết khiếp. Nó chẳng biết nó đã làm

gì và điều gì đang xảy ra với nó. Làm sao nó biết được bố nó đã dính líu đến vụ giết con gái của Umuofia?

Nó chỉ biết có mấy người lạ mặt đến nhà, thì thầm gì đó với bố. Mẹ thì khóc thút tha thút thít. Còn nó thì

quá ngạc nhiên để khóc. Sau đó nó đi cùng với 1 đứa con gái nữa theo những người lạ, đi rất xa, rất xa

qua những con đường rừng ngoằn ngoèo. Nó cũng không biết đứa con gái đó là ai và không bao giờ nhìn

thấy nó nữa.

Chương 3

Okonkwo bắt đầu cuộc sống chẳng dễ dàng gì. Hắn chẳng thừa hưởng được gì từ bố, một củ mài cũng

không. Nghe nói là bố hắn đã đến tư vấn nhà Tiên tri của những Hang động và Núi đồi, tại sao vận ông

lại mạt đến như vậy. Nhà Tiên tri tên là Agbala. Dân trong vùng thường đến tư vấn mỗi khi họ gặp vận

hạn hay khi cãi nhau với hàng xóm. Họ muốn biết tương lai nào đang chờ đón họ. Đôi khi họ muốn nói

chuyện với linh hồn của tổ tiên.

Đường vào đền là một cái hang nhỏ trên sườn đồi. Miệng hang chắc chỉ to hơn cái cửa chuồng gà một

chút. Những người cầu nguyện phải bò vào. Và họ sẽ lọt thỏm vào không gian vô tận và tối đen của

Agbala. Chẳng ai nhìn thấy Agbala bao giờ ngoại trừ người giúp việc của Ngài là Cô. Nhưng ai đã vào

trong đền đều cảm thấy sợ hãi trước sức mạnh vô hình của Agbala. Cô thường đứng cạnh đống lửa ở

giữa hang, đống lửa quyền lực của Ngài. Đống lửa không cháy thành ngọn mà chỉ phát sáng lạnh chiếu

bóng Cô chập chờn lên vách hang.

Thỉnh thoảng có người đến để tư vấn với linh hồn tổ tiên. Họ sẽ thấy linh hồn cũng chập chờn trong

bóng tối nhưng không bao giờ nghe thấy giọng. Một số người còn nghe thấy tiếng vỗ cánh của các linh

hồn đang bay lượn trên trần hang. Lâu lắm rồi, khi Okonkwo còn nhỏ, bố hắn Unoka cũng đến cầu cứu

Agbala. Lúc đó Cô là một phụ nữ có tên là Chika. Cô rất quyền lực và ai cũng khiếp sợ. Unoka kể lể với

Cô: “Vụ mùa năm nào con cũng giết một con gà trống để cúng Ani, thần đất. Một con gà trống nữa để tế

Ifejioku, thần củ mài. Con phát rẫy, đốt nương, đợi cho những cơn mưa đến và dâm củ mài giống. Đóng

cọc, rẫy cỏ khi củ mài lên mầm - Con…”

Nghe này, Unoka”, tiếng Cô the thé đập vào vách hang. “Con không làm gì sai trái với các thần và tổ tiên

cả. Bởi thế, mùa màng tốt hay xấu chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của đôi tay con thôi. Cả bộ tộc đều biết

Page 7: Supdo(Cleaned Version)

tay cuốc tay rìu của con yếu đuối. Hàng xóm đi bảy con sông để tìm những nương rẫy mới, còn con thì ở

nhà lười biếng dâm củ mài trên đất đã bạc màu. Hãy về nhà đi và làm việc như một người đàn ông thực

thụ”

Unoka là một người hẩm hiu. Thần hộ mệnh của hắn thật không ra gì. Còn quỷ sứ thì theo hắn đến tận

mồ, chính xác hơn là đến lúc chết, vì hắn cũng chẳng được có mồ. Hắn chết vì phù thũng như một sự

trừng phạt của nữ thần đất. Khi ai đó bị sưng vù lên ở bụng và chân tay, dân làng sẽ dẫn hắn ta đến khu

Rừng Quỷ sứ và bỏ mặc ở đấy đến lúc chết. Người bướng bỉnh tìm cách lò dò về nhà, sẽ bị khênh ra chỗ

cũ và trói chặt vào một gốc cây. Bệnh phù thũng là sự giận dữ của thần đất, nên nạn nhân không được

nằm trong lòng đất. Anh ta sẽ phải chết và thối rữa trên mặt đất mà không được chôn và cải táng. Số

phận của Unoka là như vậy. Khi người ta khênh hắn đi, hắn còn cố mang theo cây sáo.

Vậy là Okonkwo chẳng được thừa kế gì từ bố, không củ mài, không danh phận, không cả vợ trẻ. Nhưng

chẳng sao, hắn đã bắt đầu sự nghiệp từ lúc ông già còn sống. Từ từ và đầy đau đớn, hắn vẫn làm như

điên. Thực tế là hắn phát điên mỗi khi nghĩ đến cuộc sống hèn hạ và cái chết xấu hổ của ông bố. Hồi đó

ở làng có một tay giàu có tên là Nwakibie, có danh hiệu cao thứ nhì trong bộ tộc. Tay này có 3 nhà kho

lớn, 9 cô vợ và 30 đứa con. Okonkwo đã cày cho tay này để kiếm được những củ mài giống đầu tiên của

mình. Hắn chuẩn bị rượu cọ, 1 con gà trống thiến và nhờ 2 người láng giềng già dẫn đến ra mắt. Nwakibi

cùng với hai đứa con trai lớn tiếp hắn trong obi của mình. Okonkwo dâng hạt kola và tiêu hổ cho cả nhà

xem rồi vừa đập kola vừa nói: “chúng ta đều sống, cầu nguyện cho cuộc sống, cho bọn trẻ, cho mùa

màng tốt tươi và hạnh phúc. Ông sẽ có cái tốt cho ông, tôi sẽ có cái tốt cho tôi. Diều hâu và đại bàng có

thể đậu chung cùng một cành. Nếu con nào muốn đuổi con kia đi, giời sẽ vặt cánh nó”

Ăn hết hạt kola, Okonkwo mới bưng vò rượu mà hắn để trong góc nhà từ lúc mới đến ra. Hắn gọi

Nwakibie là “Bố của chúng con”. “Thưa bố, con mang đến một ít kola cho bố. Dân làng bảo, người nào

biết kính trọng những người vĩ đại là đã đặt gạch cho sự vĩ đại của mình. Hôm nay con đến đây để bày

tỏ sự kính trọng của mình với bố và xin một ân huệ. Nhưng trước tiên xin mời bố cạn chén đã.”

Mọi người đều cám ơn Okonkwo. Hai lão hàng xóm lôi sừng uống rượu từ trong bao của mình ra.

Nwakibie thì lấy từ trên xà nhà xuống. Đứa con trai sau của ông, cũng là người đàn ông ít tuổi nhất trong

cả nhóm, tiến ra giữa, quì gối bưng vò rượu rót chén đầu tiên cho Okonkwo. Hắn phải thử đầu tiên. Sau

đó đến người già nhất. Sau khi mỗi người đã làm 2-3 lượt, Nwakibie cho gọi các bà vợ đến. Một số bà đi

vắng, chỉ có 4 bà ở nhà. “Anasi không có nhà à?” Anasi là vợ cả và không ai được uống trước cả. Bởi thế

phải đợi. Anasi là một phụ nữ trung niên cao lớn, chắc nịch, quyền uy, rõ là bà chủ của đám đàn bà

trong gia đình giàu có này. Bà đeo chiếc vòng tay có danh hiệu của chồng mình, chỉ có bà vợ cả mới có

quyền này. Anasi quz 1 gối nhận chiếc sừng từ tay chồng, uống một chút, trả lại, gọi tên chồng và quay

về lều của mình. Các bà vợ sau cũng làm đúng như vậy, tuần tự theo đúng thứ tự.

Mọi người vừa uống vừa nói chuyện. Ogbuefi Idigo kể chuyện tay cất rượu Obiako bỗng dưng đóng cửa.

“Chắc phải có chuyện gì đó xảy ra”, hắn nói, lấy mu bàn tay trái quệt bọt rượu dính trên ria mép. “Phải

có lý do gì chứ, không dưng cóc lại nhảy ra đường”. Akukalia nói: “Có tin đồn là nhà Tiên tri cảnh báo

hắn có thể bị ngã chết tươi từ trên cây cọ”. Nwakibie thì thêm vào: “Tay Obiako này cũng lạ đời lắm. Tôi

nghe đồn là nhiều năm trước đây, khi bố hắn mới chết, nhà Tiên tri bảo hắn là bố hắn muốn hắn tế một

Page 8: Supdo(Cleaned Version)

con dê. Các ông biết là hắn nói gì với nhà Tiên tri không? Hắn bảo, nhờ Tiên tri hỏi hộ xem lúc còn sống

bố đã ăn được một con gà bao giờ chưa mà bây giờ đòi ăn dê!”

Cả bọn cười hô hố, trừ Okonkwo xem ra ngượng nghịu. Người ta bảo bà già chẳng bao giờ thích nghe

nhắc đến xương khô. Okonkwo lại nhớ đến bố hắn.

Cuối cùng, tay thanh niên rót rượu cầm chiếc sừng còn nửa toàn bã thông báo “Hết rồi”.

“Biết rồi” “Vậy ai sẽ uống chỗ bã này”. “Ai có việc thì phải uống thôi”, Idigo nói và nháy mắt một cách

đồng lõa với con trai lớn của Nwakibies là Igwelo. Anh này mới lấy vợ một hai tháng trước đây. Mà bã

rượu cọ thì rất tốt cho đàn ông trước khi nằm với vợ. Igwelo đón lấy sừng rượu từ tay em và tu cạn.

No say, Okonkwo bắt đầu trình bày vấn đề:

“Con cần bố giúp, giúp gì thì chắc bố cũng đoán ra rồi. Con đã phát rẫy xong mà không có giống củ mài

để dâm. Con biết là không dễ gì để tin tưởng người khác những củ mài của mình, nhất là thời nay, khi

bọn trẻ lười biếng. Con không sợ lao động cực nhọc. Con thằn lằn nhảy từ trên cây iroko xuống đất cũng

biết tự khen mình đã làm một việc không ai dám làm. Con đã bắt đầu chiến đấu cho bản thân khi những

thằng bằng tuổi con còn đang bú tí mẹ. Nếu bố cho con một số mầm củ mài, con sẽ không làm bố phải

thất vọng.”

Nwakibie nuốt nước bọt:

“Ta thật dễ chịu khi thấy một thanh niên mạnh mẽ như con thời nay. Bao nhiêu đứa đã đến xin ta củ

mài, và ta đã từ chối vì ta biết chúng sẽ dâm chúng xuống đất rồi bỏ mặc cho cỏ dại mọc tùm lum. Bọn

trẻ nghĩ là ta ác với chúng. Nhưng không phải. Chim Eneke đã học cách bay mà không cần đậu, từ khi

người thợ săn học cách bắn trăm phát trăm trúng. Ta đã học cách keo kiệt với củ mài của mình. Nhưng

ta tin con. Ta biết vậy khi ta nhìn con. Tổ tiên nói, chỉ cần nhìn cũng biết bắp ngô đã chín chưa. Ta sẽ cho

con hai lần bốn trăm củ mài. Đi chuẩn bị nương rẫy của mình đi.”

Okonkwo cảm ơn rối rít và vô cùng sung sướng đi về. Hắn biết là Nwakibie sẽ giúp nhưng không ngờ

ông ta lại rộng lượng đến thế. Hắn phải phát cái rẫy to hơn rồi. Hắn hy vọng là sẽ kiếm thêm được bốn

trăm củ từ ông bạn của bố hắn ở Isiuzo. Hắn biết, làm tô như thế này chỉ được hưởng 1/3 thu hoạch và

còn lâu mới có được vựa củ mài của mình. Nhưng hắn không còn lựa chọn nào khác.

Okonkwo còn phải thêm gánh nặng nuôi mẹ và hai em gái. Mà nuôi mẹ tức là phải nuôi bố. Chẳng nhẽ

vợ nấu nướng ăn lại để chồng đói. Có khác gì đổ ngô vào cái bao đầy lỗ đâu. Vậy nên từ bé, Okonkwo đã

phải học cách tự chiến đấu. Mẹ và 2 em gái cũng làm việc cật lực. Nhưng họ chỉ trồng những thứ đàn bà

như khoai, đậu, sắn. Củ mài là vua trong các cây lương thực. Trồng củ mài là đặc quyền của đàn ông.

Năm mà Okonkwo lấy 800 củ mài giống của Nwakabie là một năm tồi tệ trong lịch sử. Thời tiết chẳng

đâu vào đâu. Hoặc sớm quá hoặc muộn quá. Thế giới như bị điên. Mưa đầu mùa đến muộn, lại được có

một tẹo, lùi bước trước mặt trời nóng bỏng, đốt cháy tất những mầm xanh sau mưa. Đất nóng như than

rang chín những mầm củ mài đã dâm. Như những người nông dân khác, Okonkwo dâm củ mài ngay khi

mưa bắt đầu, được đúng 400 củ thì nắng nóng trở lại. Hắn suốt ngày ngóng trời và trằn trọc suốt đêm.

Page 9: Supdo(Cleaned Version)

Buổi sáng hắn ra rẫy và thấy những mầm tơ mới nhú. Hắn cố gắng dùng lá sisal để che chúng khỏi đất

nóng đang bốc khói. Nhưng đến cuối ngày thì lá sisal cũng cháy khô. Hắn thay lá hàng ngày và đêm đến

thì cầu mong mưa xuống. Những củ mài đã trồng là do hắn tích từ mùa trước.

Hắn còn 800 củ giống của Nwakibie và 400 củ của bạn bố hắn. Hắn có thể trồng lại từ đầu. Nhưng năm

nay đúng là điên. Mưa đến ròng rã như chưa bao giờ được mưa. Nước trút ngày đêm như thác cuốn trôi

những mầm củ. Cây cối bật gốc, nước xoáy đất thành vực sâu khắp nơi. Sau đó mưa ngớt đi nhưng vẫn

tầm tã liên miên. Mặt trời không ló ra được như thường lệ. Cây củ mài đâm lá xanh tốt, nhưng tất cả

đều biết không có nắng thì sẽ không có củ.

Mùa màng năm đó buồn như đám ma. Nhiều người vừa khóc vừa đào những củ mài đã bị rữa ra. Một

nông dân vắt áo lên cành cây và treo cổ tự vẫn. Nhiều khi Okonkwo vẫn lạnh sống lưng mỗi khi nhớ lại

năm đó. Đôi khi hắn vẫn không hiểu sao hắn lại có thể sống qua được. Hắn là một chiến binh dũng

mãnh, nhưng những tuyệt vọng của năm đó có thể bóp nát cả trái tim của sư tử.

Hắn luôn nhắc lại: “tao đã sống qua năm đó, thì tao sẽ sống qua bất cứ khó khăn nào”. Hắn cho rằng đó

là nhờ { chí cương định của mình. Unoka, bố hắn, năm đó đã ốm yếu lắm rồi nói với hắn: “không được

tuyệt vọng, bố biết là con sẽ không tuyệt vọng. Con có một trái tim mạnh mẽ và tự tin. Trái tim có thể

chịu được sự thất bại bởi vì thất bại không giết chết được niềm tự hào của nó. Người đàn ông sẽ khó

khăn và cay đắng hơn khi thất bại trong cô đơn.”

Trong những ngày cuối đời, Unoka càng nói nhiều. Vượt quá sức chịu đựng của Okonkwo.

Chương 4

Già làng nói: “Nhìn vào miệng vua, có khi người ta nghĩ rằng ông ấy chẳng bao giờ bú mẹ.” Ông đang

nói về Okonkwo, người bỗng dưng ngoi lên từ hẩm hiu và đói nghèo thành một trong những thủ lĩnh của

làng. Ông không có ác ý gì với Okonkwo, nhưng ông không hiểu được sự tàn bạo mà Okonkwo đối xử với

những kẻ thất bại. Tuần trước, trong một buổi họp họ chuẩn bị cho ngày giỗ, có một kẻ đứng lên tranh

luận với Okonkwo. Không thèm nhìn lại, hắn buông thõng: “đây là cuộc họp của những người đàn ông”.

Kẻ tranh cãi tên là Osugo không có chức danh nào nên Okonkwo đã gọi hắn là đàn bà. Tất cả mọi người

dự họp đều tỏ ra bênh vực với Osugo. Già làng cao nhất đã nói rất rành rẽ, những kẻ được thần thánh

rủ lỏng thương đập hạt cọ cho, phải không được quên tỏ ra nhún nhường với người khác. Okonkwo xin

lỗi và cuộc họp lại tiếp tục. Nhưng rõ ràng là không có thần thánh nào đập hạt cọ cho Okonkwo. Hắn tự

đập lấy. Ai biết hắn từ bé đều không thể bảo là hắn gặp may. Okonkwo hoàn toàn xứng đáng với sự

thành công của mình. Từ lúc còn trẻ hắn đã là đô vật nổi tiếng. Nhưng đó không phải là may mắn. Cùng

lắm chỉ có thể nói là mệnh hay khí của hắn quá tốt. Thành ngữ người Ibo nói, khi người ta nói Có, thì khí

cũng nói Có. Okonkwo luôn rất quyết đoán nên khí của hắn cũng thế. Và không chỉ khí của hắn mà của cả

bộ tộc. Chính thế mà Okonkwo được chọn làm đại sứ đại diện cho chín làng mang thông điệp chiến

tranh nếu kẻ thù không đền mạng vợ Udo bằng một trinh nữ và một thanh niên. Hắn được đối đãi như

một vị vua và mang về một trinh nữ cho Udo và thằng nhóc Ikemefuna.

Page 10: Supdo(Cleaned Version)

Các già làng định để Ikemefuna cho Okonkwo chăm một thời gian. Nhưng các cụ cũng quên khuấy luôn

và không ai nghĩ là sẽ lâu đến những 3 năm. Đầu tiên Ikemefuna rất sợ hãi. Đã mấy lần nó định chạy

trốn, nhưng không biết bắt đầu thế nào. Nó đau khóc nhớ mẹ và đứa em gái ba tuổi. Mẹ Nwoyes chăm

sóc nó không khác gì con đẻ, nhưng nó cứ một mực: “bao giờ cháu được về nhà?”. Khi nghe tin nó bỏ

ăn, Okonkwo cầm một cái roi to đùng đến và đứng đợi cho đến khi nó ăn hết suất củ mài củ mình. Sau

đó nó bỏ ra sau lều nôn cho bằng hết. Mẹ Nwoye xoa lưng cho nó. Nó ốm 3 tuần trăng liền. Khi bình

phục, có vẻ như nó đã vượt qua được nỗi buồn phiền và sợ hãi.

Ikemefuna là một đứa trẻ hiếu động và chẳng mấy chốc đã hòa nhập với bọn trẻ nhà Okonkwo. Nwoye,

kém nó hai tuổi thì bám riết như hình với bóng. Có vẻ như gì cũng nó cũng làm được. Nó có thể thổi sáo

từ cành trúc, thậm chí từ cái lá cỏ voi. Nó biết tên tất cả các loại chim, biết cách bẫy các loài gặm nhấm.

Và biết loại cây nào có thể làm cánh cung mạnh mẽ nhất.

Okonkwo cũng khoái thằng bé, tất nhiên chỉ là trong bụng thôi. Với hắn, chỉ có một thứ tình cảm, đó là

sự giận dữ. Âu yếm là yếu đuối. Chỉ có sức mạnh mới đáng để biểu dương ra ngoài. Bởi thế hắn rất

nghiêm khắc với Ikemefuna như những đứa trẻ khác. Nhưng rõ ràng là hắn thích thằng bé. Thỉnh thoảng

đi họp làng hoặc các dịp giỗ hội, hắn cho Ikemefuna đi theo cầm gậy và túi da dê, như con trai. Và thằng

bé cũng gọi hắn là bố.

Ikemefuna đến Umuofia và cuối mùa nghỉ giữa thu hoạch và gieo trồng vụ sau. Nó khỏi ốm chỉ vài ngày

trước khi Tuần lễ Bình an bắt đầu. Cũng đúng vào năm đó, Okonkwo bỗng dưng phá bỏ tục lệ và đương

nhiên theo lẽ thường bị Ezeani, sứ giả của nữ thần đất, trừng phạt. Tất nhiên hắn giận dữ có lý do. Cô vợ

trẻ nhất của hắn đi tết tóc ở nhà bạn mà không chịu về để nấu bữa trưa. Hắn đợi mãi không thấy cô này

bê thức ăn lên, xuống lều xem thì thấy nhà cửa vắng ngắt, bếp lạnh tanh.

“Ojiugo đâu rồi?”, hắn hỏi cô vợ hai đang múc nước ở chiếc chum to đùng dưới bóng cây. “Nó đi tết tóc

rồi”. Okonkwo cắn môi ngăn cơn giận đang trào lên “Bọn trẻ con nhà nó đâu, nó mang theo à?”. “Bọn

trẻ đây, đang ăn”. Vợ cả, mẹ Nwoye chỉ cho Okonkwo bọn trẻ của Ojiugo đang ăn cùng với lũ con của bà.

“Nó có nhờ mày cho bọn trẻ con ăn trước khi đi không?” “Có”. Mẹ Nwoye nói bừa, cố gắng làm giảm

cơn giận của ông chồng.

Okonkwo biết bà vợ cả nói dối. Hắn quay về obi đợi Ojiugo rồi bắt đầu đánh cho cô ta một trận. Cơn giận

đã làm cho hắn quên mất đang là tuần lễ Bình an. Hai bà vợ cả chạy đến van xin không đánh người trong

tuần lễ thiêng liêng này. Nhưng Okonkwo là loại người đã đánh là đánh đến cùng, đến thần thánh cũng

chả can được.

Hàng xóm nghe tiếng kêu khóc thì hỏi thăm ời ời. Một số còn chạy sang xem. Không ai có thể tưởng

tượng là có thể đánh người trong tuần lễ Bình an. Đến chạng vạng thì Ezeani, sứ giả của thần Đất Ani

đến Okonkwo mang đĩa kola ra. “Mày cất ngay đi, tao không thể ăn ở nhà của kẻ dám coi thường thần

thánh.”

Okonkwo tìm cách thanh minh, nhưng Ezeani không quan tâm. Ông ta đập cái can mang theo người

xuống đất.

Page 11: Supdo(Cleaned Version)

“Nghe đây, mày không phải là người lạ ở Umuofia. Mày thừa biết là tổ tiên đã dặn lại, trước mùa trồng

cấy mới, chúng ta có một tuần Bình an, không nặng lời với bất cứ ai. Chúng ta sống hòa thuận với nhau

để thần đất ban cho mùa màng tươi tốt. Mày đã phạm trọng tội. Vợ mày đã sai, nhưng kể cả mày thấy

nó với đàn ông trai trên gái dưới trong obi của mày, mày đã đánh nó là trọng tội” Ezeani lại dập cái can

xuống đất. “Mày có thể làm hại cả bộ tộc. Cơn giận dữ của thần đất có thể làm tất cả chúng ta chết đói”.

Giọng Ezeani chuyển từ giận dữ sang ra lệnh. “Sáng mai mày phải mang đến đền thờ Ani một con dê cái,

một con gà mái, một súc vải và một trăm cái vỏ sò”

Xong, sứ giả đứng dậy đi thẳng.

Okonkwo làm đúng lời sứ giả dặn, thêm một vò rượu cọ nữa. Trong thâm tâm hắn thấy hối hận. Nhưng

hắn không phải là típ người sẽ thừa nhận lỗi lầm của mình với hàng xóm. Bởi thế dân làng đồn ầm lên là

hắn vô lễ với các thần của bộ tộc. Kẻ thù của hắn thì cho rằng thành công đã làm hắn mờ mắt, như con

chim nhỏ nza, ăn xong là quên hết mình là ai, dám thách thức “chi” của mình. Chẳng ai làm gì trong tuần

lễ Bình an. Hàng xóm mời nhau uống rượu tán phét. Chủ đề chính của năm nay là chuyện tày trời nso-

ani của Okonkwo. Lâu lắm rồi mới có kẻ dám đánh người trong tuần lễ thiêng liêng. Ngay cả già làng

Ogbuefi Ezeudu cũng chỉ nhớ lờ mờ một hai vụ đã lâu:

“Không phải lúc nào cũng vậy. Ông già ta kể, trước đây kẻ nào phá vỡ Bình an sẽ bị buộc dây kéo đi khắp

làng đến chết. Sau đó thì tục lệ đó bị bãi bỏ vì làm mất đi sự Bình an mà nó định bảo vệ”

Một ông trẻ hơn nói: “Nghe đồn là trong một số bộ tộc, chết trong tuần lễ Bình an cũng bị lên án”

“Đúng thế” Ezeudu nói. “Ở Obodoani, kẻ nào chết lúc này sẽ không được chôn mà bị ném vào Rừng Quỉ

sứ. Nhưng dân ở đó ngu, bọn chúng không hiểu gì hết. Chúng ném hàng đám đàn ông và đàn bà vào

Rừng Quỉ sứ mà không chịu chôn cất. Bọn đó sau đó biến thành ma lang thang khắp làng hại người

sống.”

Sau Tuần lễ Bình an, dân làng bắt đầu phát rẫy. Cây, bụi được phơi khô và đốt. Khói bốc lên tận những

con diều hâu đang im lặng lượn những vòng tạm biệt. Chúng tránh mùa mưa sắp đến và sẽ quay lại vào

mùa khô sang năm.

Okonkwo chuẩn bị giống củ mài mấy ngày liền. Hắn xăm soi từng củ. Củ nào to quá thì xẻ đôi. Nwoye và

Ikemefuna đếm và xếp củ giống vào giỏ. Thi thoảng Okonkwo cũng cho bọn trẻ được chuẩn bị vài củ.

Nhưng chẳng bao giờ hắn hài lòng và thường xuyên quát tháo:

“Mày cắt củ mài để nấu canh à? Mày mà cắt thế này nữa tao đấm trẹo hàm. Mày còn bé lắm nữa hay

sao. Bằng tuổi mày tao đã có rẫy riêng rồi đấy”. “Còn mày nữa”, hắn quay sang Ikemefuna “Chỗ mày

người ta không trồng củ mài à?”

Hắn biết rằng bọn trẻ còn nhỏ để có thể nắm hết thủ thuật chọn củ mài giống. Nhưng hắn nghĩ bắt đầu

không bao giờ sớm cả. Củ mài là của đàn ông. Người đàn ông nào có thể nuôi gia đình mình bằng củ mài

từ mùa này sang mùa khác là người đàn ông vĩ đại. Hắn muốn con trai hắn trở thành một nhà nông, một

người đàn ông thực thụ. Bởi thế hắn phải tống khứ ngay những biểu hiện của sự lười biếng mà hắn nhìn

thấy trong ông con.

Page 12: Supdo(Cleaned Version)

“Tao không muốn có thằng con không dám ngẩng đầu lên trong các cuộc hội làng. Thà tao vặn cổ nó đi

còn hơn. Mày đừng nhìn tao như vậy. Thần Amadiora sẽ đập vỡ đầu mày cho xem”

Vài ngày sau, khi đã có một hai cơn mưa, Okonkwo và cả nhà gùi củ mài giống ra rẫy. Họ đánh một luống

thẳng trên đồng và dâm củ mài vào đó. Củ mài là vua của mùa màng nên cũng đòi hỏi sự chăm sóc như

vua trong suốt 3-4 tháng, từ sáng sớm đến tối mịt. Những mầm non phải được che chắn bằng lá sisal.

Khi mưa nặng hạt hơn, bọn đàn bà sẽ trồng ngô, dưa và đỗ chen giữa các luống củ mài lúc đó đang bắt

đầu đâm cành. Bọn họ còn phải làm cỏ đúng 3 lần, không sớm hơn và cũng không muộn hơn.

Mưa đến ầm ĩ và dằng dai. Ngay cả thầy cúng cũng chịu bó tay, cũng như không thể gọi mưa giữa mùa

khô mà không hao tổn hết tâm lực. Con người bất lực và thiên nhiên được thỏa sức tung hoành. Mưa có

lúc dày đặc lẫn đất với trời. Những tiếng sấm của thần Amadiora không hiểu là từ trên xuống hay dưới

lên. Trong các túp lều của Umuofia, bọn trẻ con ngồi quanh bếp nghe mẹ kể chuyện. Bố bọn chúng thì

uể oải bên than hồng trong obi, gặm ngô nướng.

Đây là đoạn giao thời giữa vụ gieo trồng vất vả, cực nhọc và mùa gặt hái cũng căng thẳng nhưng vui vẻ

hơn. Ikemefuna bắt đầu có cảm giác như ở nhà. Nó thân thiết với Nwoye đến mức những phút buồn rầu

nhớ mẹ và đứa em gái 3 tuổi càng ngày càng ít đi và đỡ nhức nhối hơn. Nó có cả một kho chuyện. Kể cả

những chuyện mà Nwoye biết rồi nghe nó kể lại với mùi vị địa phương vẫn thấy thú vị. Nwoye chắc nhớ

quãng đời này đến cuối đời. Nó nhớ như in đã cười khoái trá thế nào khi Ikemefuna gọi những bắp ngô

thưa hạt là agadi-nwayi hay là răng bà lão. Lập tức nó nghĩ ngay đến bà Nwayieke, sống dưới gốc cây

Udala. Bà ta chỉ có 3 cái răng, suốt ngày phì phèo tẩu thuốc.

Mưa ngớt dần. Đất trời rời nhau ra. Mặt trời ló ra sau những màn mưa trong làn gió nhẹ. Trẻ con chạy

tung tăng ngoài đường hát vang:

Mưa rơi, trời nắng. Nnadi nấu ăn một mình.

Nwoye chẳng biết Nnadi là ai và sao lại phải nấu ăn một mình. Cuối cùng nó đoán rằng Nnadi chắc sống

ở xứ sở mà Ikemefuna kể, xứ sở của những triều đình kiến và các vũ công cát nhảy múa suốt ngày.

Chương 5

Cả Umuofia đang trong không khí đón Lễ hội Củ mài mới . Cơ hội để tỏ lòng biết ơn Ani, nữ thần đất,

nguồn gốc của mùa màng sinh sôi nảy nở. Thần Ani quan trọng nhất trong tất cả các thần. Thần là người

phán quyết cuối cùng về tâm hồn và đạo đức. Thần là nơi an nghỉ của thân thể tổ tiên. Lễ hội Củ mài mới

được tổ chức hàng năm trước mùa thu hoạch để dâng củ mài mới cho Ani và tổ tiên trước khi con cháu

được đụng đến. Đêm trước lễ hội, tất cả củ mài năm ngoái được đem ra chén hết. Năm mới ăn củ mới

chứ không phải ăn loại củ nhăn nheo đầy xơ của năm ngoái. Nồi niêu xong chảo, quả bầu khô, bát gỗ

đều được rửa sạch sẽ, nhất là mấy cái cối giã củ mài. Bánh foo-foo và súp rau là hai món chủ đạo trong

dịp Lễ. Phải nấu thật nhiều, dù có mời bao nhiêu khách đi nữa thì đến cuối ngày cũng phải còn bừa thừa

lừa.

Chuyện kể rằng có một nhà khá giả làm một núi bánh foo-foo cao đến mức người ngồi bên này không

nhìn thấy người ngồi bên kia. Có một vị khách đến tối mịt, mới bắt tay được với người bà con qua núi

Page 13: Supdo(Cleaned Version)

bánh đã vơi đi. Lễ hội Củ mài mới là dịp để tất cả Umuofia ăn chơi nhảy múa. Người nào có cánh tay

mạnh, thỏa thích mời họ hàng thân thích. Okonkwo thường mời họ hàng nhà vợ. Vì hắn có ba vợ nên

cũng khá đông đúc. Nhưng thật lòng hắn không khoái như những người khác. Hắn có thể chén cật lực,

uống vài vò rượu cọ, nhưng hắn khoái làm việc ngoài rẫy hơn ngồi đợi lễ hội bắt đầu hay kết thúc.

Chỉ còn ba ngày nữa là đến hội. Mấy bà vợ Okonkwo lấy đất đỏ trát lên tường đến sáng bóng lên. Rồi họ

trang hoàng các bức tường bằng ba màu trắng, vàng và xanh đậm. Rồi họ vẽ lòe loẹt lên bụng lên lưng

mình. Bọn trẻ con cũng được trang điểm, nhất là mái tóc bằng những màu bắt mắt. Các bà còn bàn tán

sôi nổi về việc họ hàng sắp đến. Bọn trẻ thì sướng điên vì sắp được nhà ngoại chiều. Ikemefuma cũng bị

kích động. Lễ hội Củ mài mới ở đây quá to so với làng quê ngày càng cảm thấy xa vời của nó.

Dông bão bỗng dưng nổ ra. Okonkwo, lang thang trong khu nhà, cố kiềm chế nỗi giận của mình, bỗng

phát hiện ra điều gì đó.

“Ai chặt cái cây chuối này?” Một sự im lặng ghê rợn lập tức phủ khắp khu nhà.

“Chúng mày câm hết cả rồi à? Đứa nào chặt cây chuối?”

Thực ra thì cây chuối vẫn sống, chỉ có bà vợ hai cắt mấy tàu lá để gói thức ăn thôi. Mụ cũng kể thế với

chồng và lập tức được ăn tát, ăn đấm. Hai mẹ con chỉ biết khóc dấm dứt. Hai bà còn lại thì cũng chỉ dám

đứng xa nói vọng vào: “đủ rồi, đủ rồi Okonkwo”

Thỏa tức, Okonkwo quyết định đi săn. Hắn có một khẩu súng cũ gỉ sét do một bác thợ rèn đến Umuofia

rèn từ lâu lắm rồi. Mặc dù là người quyền thế, hắn chưa bao giờ có tiếng là một thợ săn lành nghề. Thực

tế là hắn chưa bắn chết một con chuột nào. Khi nghe hắn gọi Ikemefuna mang súng ra, cô vợ hai lẩm

bẩm: “súng gì mà chẳng bắn bao giờ.” Okonkwo tình cờ nghe được. Hắn vọt ngay vào nhà vác khẩu súng

đã nạp đạn ra, nhằm bắn vào cô vợ đang cuống cuồng nấp sau bức tường kho. Tiếng súng ầm vang hòa

với tiếng kêu khóc của vợ con hắn. Hắn vứt súng nhảy vào nhà kho thì thấy một người đàn bà nằm bất

động vì sợ, nhưng chẳng bị làm sao cả. Hắn thở dài rồi nhặt súng lên bước ra ngoài. Dù vậy, lễ hội vẫn

được tổ chức linh đình. Sáng nay Okonkwo vừa tế củ mài mới và rượu cọ cho tổ tiên, cầu phù hộ cho

hắn và vợ con trong năm mới.

Trời mới hửng sáng, bà con bên vợ hắn từ ba làng bên cạnh đã kéo đến. Hội nào cũng mang theo một vò

rượu to đùng. Đánh chén đến tận đêm mọi người mới lục tục ra về. Ngày thứ hai của năm mới sẽ có

trận đấu vật quan trọng của làng Okonkwo và làng bên. Cũng khó mà nói dân làng thích không khí ăn

chơi và bằng hữu của ngày đầu hay kịch tính của trận đấu vật của ngày thứ hai hơn. Nhưng có một

người không bao giờ nghi ngờ. Đó là Ekwefi, cô vợ hai suýt bị Okonkwo bắn chết. Ngày xưa, cô hoa khôi

của làng đã chết mê chết mệt Okonkwo khi hắn vật ngã Con báo trong cuộc đấu vật vĩ đại nhất mà cô

từng biết. Okonkwo không cưới được cô vì quá ngèo không có tiền trả thách cưới. Nhưng mấy năm sau,

Ekwefi đã trốn chồng chạy theo Okonkwo. Tưởng như xưa lắm rồi. Năm nay Ekwefi đã 45 tuổi và đã trải

qua quá nhiều biến cố cuộc đời. Nhưng tình yêu mãnh liệt của cô với đấu vật vẫn nguyên vẹn như 30

năm trước.

Page 14: Supdo(Cleaned Version)

Gần trưa ngày thứ hai của Lễ hội Củ mài mới, Ekwefi và cô con gái duy nhất Ezinma đang ngồi bên bếp

đợi nước sôi. Con gà đã cắt tiết nằm trong cái cối gỗ. Nước sôi! Ekwefi bằng một động tác khéo léo nhấc

ấm nước đổ lên con gà. Xong cô đặt ấm nước vào chiếc rế tròn trong góc nhà rồi ngắm nhìn bàn tay bám

đầy muội đen. Ezinma luôn ngạc nhiên là sao mẹ mình lại có thể cầm ấm nước bằng tay không được.

“Ekwefi, có phải là lửa không làm bỏng tay người lớn à?” Ezinma hỏi. Khác với những đứa trẻ khác, nó

gọi mẹ nó bằng tên.

“Đúng vậy” Ekwefi trả lời cho qua chuyện. Ezinma mới có 10 tuổi nhưng đã tỏ ra khôn trước tuổi.

“Sao hôm nọ mẹ Nwoye lại đánh rơi nồi súp vỡ tan trên nền nhà vậy?”

Ekwefi xoay xoay và bắt đầu vặt lông gà. Ezinma cũng vặt cùng với mẹ.

“Ekwefi, mí mắt con cứ giật giật”

“Chắc con sắp khóc đấy”

“Không mà, chỉ mí mắt thôi. Mí trên”

“Thế có khi con sắp nhìn thấy gì đấy”

“Con sẽ nhìn thấy gì?”

“Làm sao mẹ biết được?” Ekwefi muốn con gái phải tự nghĩ.

“Oho, con biết rồi. Đó là trận đấu vật”

Con gà đã bị vặt sạch lông. Ekwefi rút cái mỏ sừng mãi không được. Cô xoay người trên cái ghế thấp, hơ

mỏ con gà lên lửa mấy phút, rồi thử lại lần nữa. Cái mỏ rời ra ngay.

“Ekwefi”. Ai đó gọi cô từ bên ngoài. Hình như là bà vợ cả của Okonkwo, mẹ của Nwoye.

“Ai gọi tôi à?” Người ở đây không bao giờ trả lời “tôi đây” khi có ai gọi, vì sợ có thể đó là ma quỉ gọi.

“Cô có thể bảo Ezinma mang cho chị ít lửa được không? Ikemefuna và bọn trẻ ra suối lấy nước rồi”

Ekwefi bỏ mấy cục than vào mảnh nồi vỡ rồi bảo Ezinma mang qua mảnh sân được quét sạch sẽ cho mẹ

Nwoye.

“Cám ơn con, Nma”. Mẹ Nwoye đang bóc vỏ củ mài mới, đằng sau là một cái giỏ đầy đậu và rau xanh.

“Để con nhóm lửa cho bác”

“Cám ơn con, Ezigbo”. Mẹ Nwoye thỉnh thoảng là gọi Ezinma là Ezigbo, có nghĩa là “con ngoan”

Ezinma chạy ra ngoài lấy mấy thanh củi, dùng chân bẻ nhỏ, thổi phù phù bắt đầu nhóm lửa.

Page 15: Supdo(Cleaned Version)

“Con sẽ mù mắt đấy, lấy cái quạt mà quạt” Mẹ Nwoye nói rồi đứng lên rút cái quạt trên xà nhà. Bà vừa

đứng lên, con dê cái đang ngoan ngoãn gặm vỏ củ mài bỗng xục mõm ngoạm hai miếng củ mài to tướng

chạy ra ngoài chuồng dê nhai ngấu nghiến. Bà chửi thề, rồi ngồi xuống tiếp tục bóc vỏ. Đống lửa của

Ezinma bốc khói nghi ngút. Ezinma quạt mãi cho đến khi lửa cháy thành ngọn rồi chạy về lều của mẹ.

Đúng lúc đó, tiếng trống dồn dập từ xa đưa tới. Tiếng trống từ ilo, sân chơi của làng. Làng nào cũng có ilo

của mình, cổ xưa như chính làng vậy, nơi diễn ra các lễ hội và nhảy múa. Đúng là tiếng trống vật, không

thể sai được – nhanh, nhẹ, vui tươi, như trôi theo ngọn gió.

Okonkwo nuốt nước bọt, dậm chân theo nhịp trống. Tiếng trống tiếp lửa cho hắn, như thời trai trẻ.

Người hắn run lên vì ham muốn chiếm đoạt và chinh phục. Như ham muốn đàn bà vậy.

“Chúng ta chậm mất, mẹ ơi” Ezinma gọi mẹ.

“Mặt trời chưa lặn thì chưa bắt đầu đâu con ơi”

“Nhưng trống đánh ghê quá”

“Đúng vậy. Trống đánh từ trưa nhưng các đô vật phải đợi đến khi mặt trời đi ngủ. Con chạy đi xem bố đã

lấy củ mài cho buổi trưa chưa?”

“Rồi mẹ ạ. Mẹ Nwoye đã bắt đầu nấu rồi”

“Con đi lấy phần của chúng ta đi. Chúng ta phải nấu ăn nhanh, kẻo chúng ta lại muộn thật đấy”

Ezinma chạy đến vựa và mang về hai củ mài. Ekwefi nhanh chóng lột vỏ. Con dê cái lại hít hít nhai mấy

cái vỏ. Cô cắt nhỏ củ mài, bỏ vào nấu xúp gà. Bỗng cô nghe thấy tiếng ai đó khóc. Nghe như Obiageli, em

gái Nwoye.

“Có phải Obiageli khóc không vậy?” Ekwefi hỏi mẹ Nwoye.

“Đúng rồi, chắc nó đánh vỡ cái bình lấy nước”

Tiếng khóc đến gần rồi bọn trẻ ùa vào, đứa nào cũng đội trên đầu những bình nước tương ứng với tuổi

của mình. Ikemefuna vào đầu tiên, bình của nó cũng lớn nhất. Theo sau là Nwoye và hai cậu em trai.

Obiageli đi cuối, mặt đầm đìa nước mắt. Tay nó cầm cái đế vải để lót đầu đội bình nước.

“Có chuyện gì vậy?”. Mẹ Obiageli an ủi và hứa sẽ mua cho nó cái bình mới. Mấy cậu em Nwoye định

mách mẹ thì bị Ikemefuna lườm nên im bặt. Thật ra Obiageli đã chơi với cái bình của mình. Nó đặt bình

lên đầu, chắp tay trước ngực và uốn éo hông như các cô gái mới lớn. Nó còn cười ầm ĩ khi cái bình rơi

vỡ. Nó chỉ bắt đầu khóc khi về đến cái cây iroko gần nhà.

Tiếng trống vẫn đánh dai dẳng, không dứt. Tiếng trống đã không còn tách rời khỏi làng nữa. Nó đã như

nhịp trái tim của cả làng. Nó đập vào không khí, vào ánh nắng, vào những cái cây và làm cả làng kích

động.

Ekewefi đổ xúp gà vào tô, đậy lại và bảo Ezinma mang lên obi cho bố. Okonkwo đang ngồi trên tấm da

dê ăn món ăn do vợ cả nấu do Obiageli mang lên. Ezinma đặt đĩa trước mặt bố rồi ngồi cạnh Obiageli.

Page 16: Supdo(Cleaned Version)

“Con gái ngồi cho cẩn thận”. Okonkwo quát nó. Ezinma khép chân lại và duỗi trước mặt mình.

“Bố có đi xem vật không?”

“Có chứ. Mày có đi không?”

“Có ạ. Con mang ghế cho bố được không?”

“Không, đó là việc của bọn con trai”. Okonkwo yêu con bé. Nó xinh hệt như mẹ nó ngày xưa. Nhưng hắn

rất ít khi biểu lộ.

“Hôm nay Obiageli đánh vỡ bình nước”

“Biết rồi, nó đã kể cho ta nghe” Okonkwo vừa nhai vừa nói.

“Bố, vừa ăn vừa nói không tốt đâu. Hạt tiêu có thể rơi nhầm vào khí quản đấy”. Obiageli nói.

“Đúng. Ezinma, mày có nghe thấy không? Mày lớn hơn nó mà không khôn bằng nó đấy”

Hắn mở bát của vợ hai và bắt đầu chén. Obiagelo cầm đĩa mang về lều của mẹ. Lúc đó, Nkechi, con gái

của bà ba cũng mang thức ăn đến. Xa xa tiếng trống vẫn đánh dồn dập.

Chương 6

Cả làng tụ tập tại ilo, già trẻ lớn bé đủ cả, đứng thành vòng tròn rộng. Người già và các bậc chức sắc ngồi

trên những cái ghế do con cái hoặc nô lệ mang đến. Okonkwo cũng trong số đó. Còn lại đứng tất, trừ

một số đến từ sớm chiếm được chỗ trên mấy tấm ván đặt trên những cái cọc chạc ba.

Các đô vật vẫn chưa đến. Chỉ có những người đánh trống. Họ ngồi ở giữa quay mặt vào các già làng.

Đằng sau họ là một cây bombax cổ thụ rất thiêng. Linh hồn của những đứa trẻ ngoan ngoãn chuẩn bị ra

đời sống ở đó. Ngày thường, chị em trong làng muốn có con hay ra ngồi dưới bóng cây.

Bảy cái trống được sắp xếp thành một dãy theo kích thước trên một cái bàn gỗ dài. Ba tay trống chạy

quanh như lên đồng, gõ cật lực. Mấy thanh niên trong ban tổ chức chạy lăng xăng, bàn bạc với nhau và

với thủ lĩnh của hai đội vật, đang đứng ngoài vòng, đằng sau đám đông. Thỉnh thoảng hai chú cầm tàu lá

cọ chạy xung quanh đập xuống đất và cả chân tay nếu đám đông không chịu giãn ra.

Cuối cùng thì hai đội vừa nhảy múa vừa tiến vào sới trong tiếng hò reo của đám đông. Tiếng trống như

điên lên. Ai cũng lấn tới mặc cho mấy thanh niên quất lá cọ túi bụi. Các ông già thì lắc lư theo nhịp trống

nhớ lại những ngày trai trẻ vật nhau theo nhịp trống si mê.

Các chàng trai 15-16 tuổi sẽ tỉ thí trước. Mỗi đội có 3 chú như vậy. Bọn này là dân tập sự, chưa phải đô

vật chính thức. Chẳng mấy 2 trận đã kết thúc. Trận thứ ba còn kết thúc nhanh hơn và gây chấn động

thực sự. Ngay cả các già làng cũng không giấu được sự kích động. Okonkwo còn nhảy dựng lên. Hai chú

bé chưa kịp lại gần nhau thì bỗng nhoằng một cái một chú đã ngã ngửa ra đất. Đám đông hò reo. Tiếng

trống câm lặng. Ba chàng trai cùng đội công kênh chú bé thắng trận nhảy múa ra khỏi đám người xem.

Chẳng mấy chốc tất cả đều biết kẻ chiến thắng có tên là Maduka con trai của Obierika.

Page 17: Supdo(Cleaned Version)

Mấy tay trống tranh thủ nghỉ ngơi một chút trước khi trận đấu chính thức bắt đầu. Cơ thể họ bóng lên vì

mồ hôi. Họ quạt lấy quạt để, uống nước và ăn hạt kola, tán phét và cười đùa với mọi người xung quanh,

cứ như chưa bao giờ gõ trống như lên đồng trước đó. Không gian căng thẳng cũng giãn ra. Như có ai đó

tạt nước lên mặt trống vậy. Mọi người có thời gian nhìn quanh xem ai đứng hoặc ngồi cạnh mình.

“Ra là mày đấy à?” Ekwefi kêu lên, khi nhận ra người đàn bà đang đứng kề vai với mình.

“Không sao, chưa bao giờ tao thấy đông người như vầy. Nghe nói là Okonkwo suýt bắn chết mày à?”

“Chính vậy, bạn yêu ạ. Tao còn chưa kịp hoàn hồn đây này”

“Thần hộ mệnh của mày luôn tỉnh táo đấy. Con gái Ezinma sao rồi?”

“Nó ổn hơn gần đây. Hy vọng là nó sẽ ở lại với chúng ta”

“Tao cũng nghĩ thế. Nó mấy tuổi ấy nhỉ”

“Năm nay lên 10”

“Nó sẽ ở lại, nếu nó đi nó đã đi trước khi lên sáu”

“Lạy trời cho nó ở lại”, Ekwefi thở dài.

Người đàn bà có tên là Chielo, là sứ giả của Agbala, Nhà tiên tri của Hang động và Núi đồi. Trong đời

thường Chielo là một bà góa có 2 con, rất thân với Ekwefi. Họ có chung một sạp hàng ngoài chợ. Bà ta

đặc biệt yêu Ezinma, và thường gọi là “con gái ta”. Nhìn Chielo ngoài đời, không ai nghĩ đây chính là Nhà

tiên tri khi Agbala nhập vào bà.

Mấy tay trống lại múa dùi, không gian rùng mình và lại căng như dây cung. Hai đội vật đứng đối diện

nhau giữa sới. Một thanh niên vừa nhảy múa vừa tiến về phía đội bạn, chỉ vào người mà hắn muốn thi

thố. Cả hai nhún nhảy ra giữa sới và sáp vào nhau. Mỗi bên có 12 đô vật, cứ thế từng đôi lâm trận. Hai

trọng tài đi vòng quanh theo dõi. Đã có 5 trận bất phân thắng bại. Vui nhất là khi có ai đó bị quật lấm

lưng. Tiếng reo hò của đám đông như thấu trời xanh, lan ra các làng bên cạnh.

Trận cuối cùng là trận đấu giữa hai lãnh đội. Họ là những người xuất sắc nhất 9 thôn. Đám đông đoán già

đoán non xem ai sẽ thắng. Một số tin tưởng Okafo, số khác thì cho rằng Ikezue sẽ ăn đứt. Năm ngoái,

mặc dù được trọng tài cho thêm giờ, cũng không ai thắng được ai. Cả hai có chung một kiểu đánh nên

đoán trước được hết ý của nhau. Năm nay chưa biết thế nào. Trời tối dần. Tiếng trống điên cuồng, đám

đông cũng như phát điên lấn vào giữa sới. Mấy cái lá cọ chẳng có ích gì.

Ikezue đưa tay phải ra. Okafo bám lấy và cả hai dính vào nhau. Cuộc chiến thật là khốc liệt. Ikezue cố

gắng cài gót chân phải vào sau Okafo để lật ngửa hắn ra. Nhưng đối phương đã bắt thóp được { định.

Đám đông nuốt chửng cả mấy tay trống. Tiếng trống bây giờ chung nhịp đập trái tim của mọi người.

Hai đô vật kẹt cứng với nhau. Các bắp thịt ở tay, ở lưng, ở đùi nổi cuồn cuộn. Có vẻ như hòa. Hai trọng

tài đang chuẩn bị tách họ ra thì bỗng Ikezue quì một chân xuống định quật đối thủ qua đầu một cách

tuyệt vọng. Hắn đã tính nhầm. Nhanh như tia chớp của Amadiora, Okafo nhấc chân phải quặp lấy đầu

Page 18: Supdo(Cleaned Version)

đối phương. Đám đông gào lên. Xông vào nắm hai chân Okafo nhấc lên vai. Họ hát vang và vỗ tay theo

nhịp:

“Ai chiến đấu cho làng ta?

Okafo sẽ đi.

Anh đã quật ngã một trăm đối thủ?

Đúng rồi, anh đã quật ngã một trăm đối thủ.

Anh đã quật ngã một trăm Con báo?

Đúng rồi, anh đã quật ngã một trăm Con báo.

Vậy thì hãy để anh đi chiến đấu cho chúng ta”

Chương 7

Ikemefuna sống trong nhà Okonkwo đã ba năm và có vẻ như các già làng đã quên mất sự tồn tại của nó.

Nó lớn nhanh như mầm củ mài gặp mưa, tràn đầy nhựa sống. Nó hoàn toàn hòa nhập với gia đình mới,

trở thành thằng anh chăm lo và tiếp thêm lửa cho Nwoye. Nhờ có Ikemefuna, Nwoye cảm thấy mình lớn

hẳn lên. Thay vì chỉ chăm chăm ngồi xem mẹ nấu ăn, nó đã biết ngồi cạnh bố hóng chuyện, xem bố đục

cây cọ lấy nước để làm rượu. Nó khoái nhất được mẹ hoặc mấy bà vợ khác của bố nhờ vả việc gì đàn

ông như bổ củi hoặc giã củ mài. Lúc đó thể nào nó cũng làm bộ khó chịu và lầm bầm cái bọn đàn bà lắm

vấn đề.

Okonkwo hài lòng về sự trưởng thành của thằng con và hắn biết đó là công lao của Ikemefuna. Hắn

muốn Nwoye trở thành một thằng đàn ông cứng rắn có khả năng cai quản cơ nghiệp khi hắn về chầu tổ

tiên. Hắn muốn con hắn giàu có, có vựa củ mài đầy, có thể cúng tế tổ tiên thường xuyên. Hắn rất sướng

mỗi khi thằng con kêu ca chị em. Rồi nó sẽ học được cách kiểm soát bọn đàn bà. Một thằng đàn ông

đích thực phải cai trị được lũ con và đặc biệt là lũ đàn bà. Nếu không thì chẳng khác gì bài hát nói về một

gã có mười một vợ mà chẳng có foo-foo mà ăn.

Okonkwo muốn lũ con trai phải ngồi trong obi với hắn, để nghe hắn kể những câu chuyện đàn ông đầy

bạo lực và đổ máu. Nwoye biết rằng muốn trở thành đàn ông thì phải bạo lực, nhưng nó vẫn thích

những câu chuyện mà mẹ nó kể cho nó và lũ em – về con rùa gian xảo, về chim eneke-nti-oba dám thách

thức cả thế giới đánh vật và bị con mèo chén. Nó nhớ câu chuyện về cuộc cãi vã giữa Trời và Đất. Trời

giận bảy năm liền không cho mưa. Vạn vật chết không chỗ chôn vì lưỡi cuốc tóe lửa chạm vào đất khô

cứng như đá. Cuối cùng Kền kền được cử đi thương lượng với Trời bằng bài hát về sự thống khổ của

những đứa con của loài người. Mỗi khi nghe mẹ hát bài hát đấy, Nwoye như cảm thấy mình đang lang

thang rất xa, rất xa trên trời cùng với sứ giả Kền kền. Cuối cùng thì Trời cũng rủ lòng thương gói mưa vào

lá dừa cho Kền kền mang về. Thế nào mà trên đường về móng của Kền kền lại làm rách mất lá dừa. Mưa

trút ào ào mất hết. Kền kền sợ không dám về nhà bèn bay đi rất xa cho đến khi thấy một ngọn lửa. Cạnh

đống lửa có một người đang nướng ruột của mình để ăn.

Page 19: Supdo(Cleaned Version)

Nwoye thích những câu chuyện như vậy. Nhưng nó biết rằng đó là chuyện của đàn bà và trẻ con, mà bố

nó thì muốn nó thành đàn ông. Nó làm bộ như không bao giờ quan tâm đến mấy chuyện đàn bà đó

nữa.Thế là bố nó hài lòng, không cằn nhằn và đánh đập nó. Nwoye và Ikemefuna dành thời gian nghe bố

kể chuyện về những cuộc chiến, về việc bố nó đã đánh ngã kẻ thù và đoạt lấy cái đầu lâu đầu tiên. Bọn

họ ngồi hàng giờ trong bóng tối hoặc ánh mờ hoàng hôn, đợi cho hội đàn bà nấu ăn. Các bà vợ nấu xong,

thắp nến bê thức ăn lên cho chồng. Okonkwo sẽ nếm trước từng đĩa rồi chia lại cho Nwoye và

Ikemefuna.

Cứ thế, tháng này qua tháng khác, mùa này qua mùa khác. Bỗng giặc châu chấu kéo đến. Lâu lắm rồi

không có châu chấu. Các già làng bảo mỗi thế hệ chỉ có một đợt. Châu chấu sẽ xuất hiện trong bảy năm

liền rồi biến mất cho đến thế hệ sau. Chúng bay về những vùng đất xa tít, nơi có những giống người còi

canh giữ cửa hang. Một đời sau, bọn người còi lại mở cửa hang và châu chấu sẽ bay đến Umuofia. Bọn

chúng bay đến vào mùa gió lạnh, sau vụ thu hoạch và chén sạch cỏ và rơm rạ trên đồng. Okonkwo và hai

thằng con trai đang sửa lại những bức tường đỏ quạch xung quanh nhà. Đây là một việc nhẹ nhàng sau

mùa gặt. Cần phải lợp lại tường đất bằng lá cọ để chống lại những cơn mưa của mùa sau. Okonkwo

đứng ngoài và luồn sợi thừng qua những cái lỗ trên tường để hai thằng con đứng trong xiết chặt vào

những cây cọc gỗ rồi trả lại cho bố. Lũ đàn bà thì đi kiếm củi còn bọn trẻ con thì sang nhà hàng xóm chơi.

Gió mùa lang thang và làm cho cả thế giới buồn ngủ. Okonkwo và hai thằng con làm việc im lặng, chỉ

nghe tiếng lá cọ vào tường và tiếng con gà mái đang tìm mồi trong đám lá khô.

Bỗng dưng trời đất tối sầm lại. Mặt trời như nấp sau đám mây dày. Okonkwo ngẩng lên nhìn trời, ngạc

nhiên sao lại có mưa vào mùa này? Ngay sau đó là tiếng reo dậy lên khắp nơi, cả Umuofia đang lờ đờ

ngái ngủ như bừng tỉnh.

“Châu chấu đến rồi”, “châu chấu đến rồi”, đàn ông, đàn bà, trẻ em túa ra xem cảnh tượng hiếm có này.

Đã lâu lắm rồi châu chấu không đến. Đầu tiên là một đám nhỏ, kiểu như bọn tiền trạm được phái đến

thám thính. Rồi chân trời xuất hiện một dải mây vô tận, đen sì, lừ lừ tiến về phía Umuofia. Chẳng mấy

chốc đám mây che kín nửa bầu trời. Và dải mây tan ra thành vô vàn những con mắt nhỏ xíu như những

hạt bụi lấp lánh dưới ánh mặt trời. Một cảnh tượng thật kz vĩ, đẹp và đầy sức mạnh. Ai cũng kích động,

cầu mong cho châu chấu sẽ ở lại Umuofia đêm nay.

Cuối cùng đàn châu chấu cũng hạ cánh. Chúng đậu đen đặc trên cây, bẻ gãy các cành và phủ kín những

khoảng đất trống. Cả làng bỗng dưng mang màu nâu đất của đàn châu chấu háu đói. Mặc dù đã lâu lắm

dân làng không thấy châu chấu, nhưng bản năng bảo họ là có thể chén bọn chúng một cách ngon lành.

Nhiều người đã nhanh nhẩu định xách vợt ra bắt, nhưng các già làng khuyên nên bình tĩnh đợi đêm đến.

Đêm đến, sương xuống, bọn châu chấu ướt hết cánh. Mặc cho gió lạnh, cả làng mang túi, nồi ra xúc.

Sáng hôm sau, đem rang lên rồi phơi khô. Chén với dầu cọ đặc thành món đặc sản ngon tuyệt trong

nhiều tháng tới!

Okonkwo đang ngồi trong obi nhâm nhi rượu cọ với Ikemefuna và Nwoye thì Ogbuefi Ezeudu chống gậy

bước vào. Ezeudu là một cựu chiến binh lừng lẫy rất được kính trọng trong bộ tộc. Ông từ chối lời mời

nhấm nháp tí chút nói Okonkwo ra ngoài, có việc cần nói chuyện. Bảo đảm là không có ai nghe thấy, ông

mới nói với Okonkwo:

Page 20: Supdo(Cleaned Version)

“Thằng bé gọi mày là bố. Đừng nhúng tay vào việc xử l{ nó”

Okonkwo quá ngạc nhiên, chưa kịp mở mồm thì Ezeudu đã tiếp:

“Phải, Umuofia quyết định thanh toán thằng bé. Nhà Tiên tri của các Hang động và Núi đồi đã tuyên bố

như vậy. Theo thông lệ, chúng nó sẽ đưa thằng bé ra khỏi Umuofia trước khi giết nó. Nhưng tao muốn

mày không nhúng tay vào. Thằng bé gọi mày là bố”

Sáng sớm hôm sau, một nhóm các già làng từ 9 thôn Umuofia đến nhà Okonkwo. Họ đuổi Ikemefuna và

Nwoye ra ngoài rồi thầm thì gì đó với gia chủ. Một lát sau họ ra về để lại Okonkwo ngồi im lặng hàng giờ,

cố giữ cho cánh tay khỏi run rẩy. Chiều đến, Okonkwo gọi Ikemefuna vào, bảo nó chuẩn bị để ngày mai

đưa về quê. Nwoye òa khóc mặc cho bố tát tai không thương tiếc. Ikemefuna thì cảm thấy hoang mang.

Nó vẫn nhớ và mong muốn gặp lại mẹ và em gái nhưng quê nhà thì đã là một cái gì đó rất xa xôi. Nhưng

nó cũng linh cảm thấy điều chẳng lành. Lâu lắm rồi cũng có một nhóm người đến nhà nó và thì thầm gì

đó với bố nó. Hôm sau nó bị bắt đến đây.

Nwoye chạy vào lều và báo với mẹ là Ikemefuna sẽ về quê. Nghe xong, mẹ nó buông chiếc cối nghiền

tiêu, ôm ngực nấc lên: “tội nghiệp thằng bé.” Hôm sau, đám đàn ông lại đến mang theo một vò rượu

lớn. Tay áo vắt bên phải, túi da dê và bao đựng mác khoác qua vai trái. Họ mặc lễ phục, như chuẩn bị đi

hội của bộ tộc hoặc đi thăm các làng lân cận. Okonkwo chuẩn bị rất nhanh và cả đoàn lên đường.

Ikemefuna đội vò rượu đi trước. Một sự im lặng chết người bao phủ khắp khu nhà. Ngay cả đứa bé có vẻ

cũng biết điều gì đang xảy ra. Cả ngày Nwoye ngồi trong lều của mẹ, mắt ngấn lệ.

Đoàn người vừa đi vừa nói cười vui vẻ. Họ tán gẫu về châu chấu, đàn bà và mấy tay đàn ông hèn nhát từ

chối đi cùng với họ. Nhưng khi ra đến bìa khu cư trú của Umuofia họ cũng im dần. Mặt trời từ từ lên,

đánh thức cái nóng đang ngủ dưới con đường mòn cát bụi. Tiếng chim hót lích chích xung quanh. Và

tiếng chân người dẫm lên lá khô. Còn lại là sự im lặng.

Bỗng có tiếng trống ekwe từ xa vọng lại. Tiếng trống an bình lên xuống theo chiều gió. “Hình như là điệu

nhảy onzo!” đám đàn ông nhận ra, nhưng không hiểu tiếng trống từ đâu tới. Từ Ezimilu, Abame hay

Aninta. Họ cãi nhau một lúc rồi lại im lặng, chỉ còn tiếng trống nhịp theo gió. Ở đâu đó, có một tay nào

đó đang ăn mừng được phong chức trong bộ tộc.

Con đường hẹp dần tiến vào rừng. Những cây thấp và đất trống vây quanh làng của đám đàn ông,

nhường chỗ cho những cây cổ thụ chằng chịt dây leo, tưởng như đã đứng đây từ thuở khai thiên lập địa,

ngạo nghễ cười những đám cháy và tay rìu của bọn phá rừng. Mặt trời chiếu qua tán lá vẽ những hình

dáng loằng ngoằng lên con đường mòn.

Ikemefuna nghe thấy tiếng hu{t sáo sau lưng nó và quay ngoắt lại. Người đàn ông vừa huýt sáo cao

giọng giục các bạn đồng hành: “nhanh lên anh em, đường còn dài lắm,”. Rồi rảo chân bước. Đoàn người

mang theo mác sắc tiến thẳng vào rừng. Ikemefuna vẫn đội vò rượu trên đầu, ban đầu thì nó hơi hoảng,

còn bây giờ thì nó không sợ nữa. Okonkwo đang đi đằng sau nó. Chưa bao giờ nó nghĩ Okonkwo không

phải là bố đẻ của nó. Nó cũng chẳng nhớ bố đẻ của nó nữa rồi. Nhưng nó nhớ mẹ và đứa em gái 3 tuối,

không giờ này nó phải 6 tuổi rồi và chắc lớn tướng. Liệu nó có nhận ra em không? Nó hình dung mẹ nó

Page 21: Supdo(Cleaned Version)

sẽ khóc vì sung sướng, cám ơn Okonkwo rối rít vì đã nuôi nó lớn và dẫn nó về nhà. Mẹ nó sẽ muốn biết

điều gì đã xảy ra với nó trong 3 năm qua. Nó sẽ kể cho mẹ nó về hai mẹ con Nwoye, về đàn châu chấu…

Bỗng nó chợt giật mình.

Mẹ nó có thể đã chết! Nó cố gắng xua đuổi { nghĩ đó đi, nhưng vô vọng. Thế là nó lại áp dụng bài học mà

nó thường dùng khi còn bé tí. Nó vẫn nhớ bài hát đó:

Eze elina, elina! Sala Eze ilikwa ya Ikwaba akwa ogholi Ebe Danda nechi eze Ebe Uzuzu nete egwu Sala

Nó hát nhẩm trong đầu và bước chân theo nhịp bài hát. Nếu bài hát kết thúc ở chân phải, tức là mẹ nó

vẫn còn sống. Nếu ở chân trái, mẹ nó đã chết. Không, không chết mà ốm nặng. Bài hát kết thúc ở chân

phải. Mẹ nó vẫn sống và khỏe mạnh. Nó hát lại một lần nữa. Lần này bài hát kết thúc ở chân trái. Nhưng

lần hai không tính. Chỉ có lời khẩn cầu đầu tiên đến được Chukwu hay nhà của Chúa trời. Đó là bài hát

ưa thích của trẻ con. Ikemefuna cảm thấy như mình còn bé tí, đúng là cảm giác được về với mẹ.

Có ai đó nuốt nước bọt đằng sau nó. Ikefuma quay lại nhìn. Người đàn ông gầm gừ bảo nó đi tiếp, không

được quay lại. Giọng người đàn ông làm nó lạnh cả sống lưng. Ngón tay nó run lập cập gõ vào cái vò đen

trên đầu. Sao Okonkwo không đi sau nó? Chân Ikemefuna nhũn đi, nó sợ không dám ngoảng lại. Người

đàn ông vừa nuốt nước bọt đuổi kịp nó và giơ cái mác lên. Okonkwo ngoảnh mặt đi. Hắn nghe thấy tiếng

rít. Cái vò rơi xuống vỡ tan. Tiếng Ikemefuna thảm thiết: “bố ơi, họ giết con”. Ngây người vì sợ hãi,

Okonkwo chạy lên đích thân dùng mác kết liễu thằng bé. Hắn sợ bị coi là hèn nhát.

Đêm đó, khi bố nó vừa bước vào nhà, Nwoye biết là Ikemefuna đã bị giết. Có cái gì đó đổ vỡ trong người

nó, như cánh cung đang giương căng bị bẻ gẫy. Nó không khóc. Nó chỉ thấy nhũn người đi. Nó mới có

cảm giác giống hệt thế này cách đây không lâu, trong mùa thu hoạch. Trẻ con đứa nào cũng thích đến vụ

mùa. Mấy đứa lớn lớn một chút thì đeo cái giỏ có mấy củ mài, dẫn bọn lít nhít ra rẫy. Nếu không giúp

được người lớn đào củ mài, bọn chúng sẽ nhóm củi nướng vài củ. Chén củ mài nướng thoa dầu cọ đỏ

ngay trên rẫy ngon tuyệt vời. Vào một buổi chiều như vậy, Nwoye đã có cảm giác đổ vỡ y hệt hôm nay.

Mọi người đang trên đường lội suối về nhà, chợt nghe thấy tiếng khóc của trẻ con trong khu rừng rậm.

Một sự im lặng trùm lên đám phụ nữ đang tán phét rôm rả. Họ rảo chân bước vội. Nwoye đã nghe nói là

bọn trẻ sinh đôi sẽ bị cho vào bình đất và vứt trong rừng, nhưng chưa từng gặp bao giờ. Nó thấy lạnh

toát người, đầu như sưng vù lên, như người lữ hành trong đêm đi ngang qua chỗ có ma. Trong người nó

bỗng buồn nôn, cảm giác hệt như hôm nay, khi bố nó về nhà sau khi giết Ikemefuna.

Chương 8

Okonkwo không ăn gì hai ngày liền sau cái chết của Ikemefuna. Hắn chỉ uống rượu cọ từ sáng đến tối,

mắt đỏ quạch như mắt chuột khi bị cầm đuôi đập xuống đất. Hắn gọi Nwoye đến ngồi cùng, nhưng

thằng bé sợ chết khiếp và thường chuồn lẹ khi thấy bố bắt đầu gà gật.

Buổi tối hắn không ngủ được. Hắn cố không nghĩ về Ikemefuna nhưng hắn càng cố thì lại càng nghĩ nhiều

hơn. Một hôm hắn tỉnh dậy giữa đêm đi lang thang quanh nhà. Hắn cảm thấy mệt rũ, như người khổng

lồ có đôi chân muỗi. Thỉnh thoảng đầu và người lại run lên bần bật.

Page 22: Supdo(Cleaned Version)

Đến ngày thứ ba thì hắn bảo cô vợ hai, Ekwefi rán vài quả chuối, với dầu đậu và cá, món mà hắn ưa

thích.

Ezinma mang thức ăn đến và nói: “bố không ăn gì 2 ngày rồi, nên bố phải ăn hết đấy”. Nó ngồi duỗi

thẳng chân cạnh bố. Okonkwo ăn uể oải. “Đáng nhẽ nó phải là con trai”, hắn nghĩ và nhìn đứa con gái 10

tuổi, rồi đưa cho nó 1 miếng cá.

“Chạy lấy cho tao ít nước lạnh”, Ezinma vọt đi, miệng trệu trạo nhai cá, mang về một gáo nước lạnh từ

cái chum của mẹ nó. Okonkwo cầm lấy gáo, uống một hơi cạn, ăn thêm mấy miếng chuối rồi đẩy cái đĩa

sang bên.

“Mang túi của tao lại đây”. Ezinma mang cái túi da dê từ góc nhà lại. Onkonkwo lục lọi tìm chai thuốc.

Cái túi rất sâu và hắn phải thò hết cả tay vào. Có tiếng lạch cạch. Trong túi không chỉ có chai thuốc, còn

có bầu rượu, cốc sừng trâu. Hắn cũng lôi được chai thuốc ra, gõ gõ vào đầu gối rồi đổ một ít ra lòng bàn

tay trái. Hắn sực nhớ ra rồi lại thò tay vào túi khoắng một hồi lôi ra một cái thìa nhỏ bằng ngà voi. Hắn

xúc một thìa thuốc màu nâu lên hít hà. Ezinma cầm đĩa và cái gáo không đi ra ngoài. Onkonkwo nhìn

theo và lại nghĩ thầm “giá như nó là con trai”. Hắn lại nghĩ đến Ikemefuna và thấy run cả người. Ước gì

có việc gì mà làm để quên đi được. Nhưng đây là mùa nhàn rỗi, việc duy nhất mà bọn đàn ông phải làm

là trát và lợp lại tường bằng lá cọ. Onkonkwo đã làm xong rồi, đúng vào ngày châu chấu về. Hắn đứng

một bên, còn Ikemefuna và Nwoye đứng một bên.

“Mày đã thành bà già run rẩy từ lúc nào rồi vậy?” Okonkwo tự vấn “Mày, một thằng đã nổi tiếng khắp 9

làng về lòng can đảm? Mày, thằng đàn ông đã giết 5 kẻ thù trong một trận đánh, giờ lại gục ngã chỉ vì

giết thêm một thằng bé nữa. Okonkwo, mày đã thành đàn bà thật rồi!”. Hắn nhổm dậy, khoác chiếc túi

da dê lên vai đi thăm ông bạn Obierika.

Obierika đang ngồi ngoài hiên, dưới bóng cây cam, đan tấm lợp nhà từ những lá cọ. Hắn chào

Onkonkwo rồi dẫn vào trong obi “mày chịu khó đợi tao đan xong một chút”, vừa nói vừa đập đập chân

cho cát khỏi bám vào.

“Mọi việc ổn cả chứ?” Okonkwo hỏi.

“Đúng vậy. Tí nữa thằng bồ con gái tao sẽ đến để bàn việc thách cưới. Tao muốn mày ở đây với tao”

Đúng lúc đó, Maduka, con trai của Obierika từ bên ngoài vào obi, chào Okonkwo và đi vào trong khu

nhà.

“Lại đây bắt tay tao nào chàng trai” Okonkwo gọi “hôm trước món vật của mày hay quá”. Thằng bé cười

sung sướng chạy lại bắt tay Okonkwo rồi đi vào.

“Nó sẽ trở thành vĩ đại” Okonkwo nói “Tao sẽ rất sung sướng nếu có thằng con như thế. Tao lo cho

thằng Nwoye quá. Một bát củ mài cũng có thể quật ngã nó trên sàn đấu vật. Hai thằng em nó còn khá

hơn. Nhưng nói thật với mày, Obierika, mấy đứa con nó chẳng giống tao. Mầm non nào sẽ lớn khi mấy

cây chuối già chết đi cơ chứ? Nếu Ezinma mà là con trai có phải tốt không. Nó có { chí.”

Page 23: Supdo(Cleaned Version)

“Mày lo chuyện đâu đâu rồi. Bọn nó còn quá trẻ”

“Thằng Nwoye có thể làm đàn bà chửa được rồi. Bằng tuổi nó, tao đã tự lo cho bản thân. Nó không còn

trẻ nữa ông bạn ạ. Nhìn trứng nở là biết gà nào có thể thành gà trống. Tao đã cố hết sức để biến Nwoye

thành đàn ông. Nhưng mà nó giống mẹ nó quá.”

“Giống ông nội nó thì có” Obierika nghĩ vậy nhưng không nói ra. Okonkwo cũng chợt có { nghĩ tương tự,

tuy nhiên hắn đã học được cách quên đi bóng ma đó. Hắn dùng sức mạnh và thành công của mình để đè

{ nghĩ về sự yếu đuối và thất bại của bố!

Ý nghĩ của hắn quay về với vụ việc mới đây về bản lĩnh đàn ông. “Tao không hiểu sao mày lại từ chối đi

với bọn tao để giết thằng bé, hả Obierika?”

“Vì tao không muốn. Tao có nhiều việc hay hơn để làm.”

“Có vẻ như mày nghi ngờ thần linh. Chính Nhà tiên tri đã phán là thằng bé phải chết.”

“Không, tội gì tao phải nghi ngờ. Nhà tiên tri đâu có bắt tao phải đi thực hiện lời phán quyết của Ngài!”

“Nhưng ai đó phải làm chứ. Nếu ai cũng sợ máu, thì mày nghĩ Nhà tiên tri sẽ phải làm gì.”

“Okonkwo, mày biết quá rõ tao không phải là đứa sợ máu. Đứa nào nói như vậy là nói láo. Để tao nói với

mày như một người bạn. Mày đáng nhẽ phải ngồi nhà. Hành động của mày chẳng hay ho gì. Loại hành vi

như vậy, Thần Đất sẽ trừng phạt bằng cách diệt cả họ nhà mày.”

“Thần sẽ không trừng phạt tao vì tội làm theo { ngài. Đứa trẻ không thể bị bỏng tay vì củ mài nóng mà

mẹ nó đưa cho nó.”

“Đúng vậy. Nhưng nếu thần linh bảo con tao phải chết, tao sẽ không tranh cãi, và cũng không thực hiện

lệnh đó.”

Bọn hắn cứ cãi nhau mãi nếu không có Ofoedu đến. Trông khóe mắt hấp háy của tay này là biết hắn

đang có tin gì sốt dẻo lắm. Nhưng cứ từ từ cho lịch sự. Obierika mời hắn ăn hạt kola mới đập cùng với

Okonkwo. Ofoedu chậm rãi nhai, tiếp tục kể chuyện về châu chấu. Chén hết hạt cola, hắn mới lên giọng:

“Dạo này nhiều chuyện kz lạ quá.”

“Chuyện gì vậy?” Okonkwo hỏi.

Chúng mày có biết Ogbuefi Ndulue không?

“Ogbuefi Ndulue của làng Ire chứ gì!” Obierika và Onkonkwo đồng thanh nói.

“Vừa chết sáng nay”

“Có gì lạ đâu, Ogbuefi là người già nhất Ire mà”

Page 24: Supdo(Cleaned Version)

“Đúng vậy! Nhưng chúng mày có biết tại sao Ire không đánh trống để báo cho Umuofia biết về cái chết

của Ogbuefi?”

“Sao vậy?” Cả Obierika và Okonkwo đều hết sức tò mò.

“Chuyện này mới lạ. Chúng mày biết vợ lão không, bà già đi phải chống gậy ấy?”

“Biết chứ, bà Ozoemena”

“Chuyện thế này. Ozoemena đã quá già để chăm sóc Ndulue lúc lão ốm. Những bà vợ trẻ phải làm việc

đó. Sáng nay, một bà chạy đến lều của Ozoemena báo tin lão đã chết. Bà lão nhổm dậy, chống gậy sang

obi của chồng, quì gối, đặt tay lên ngưỡng cửa, gọi tên chồng ba lần ‘Obuefi Ndulue! Obuefi Ndulue!

Obuefi Ndulue!’ Rồi quay về lều của mình. Sau đó, khi bà vợ trẻ nhất đến gọi sang để tắm cho ông lão thì

thấy bà lão đã nằm trên giường, chết rồi.”

“Quả là chuyện kz lạ”, Okonkwo nói. “Như vậy bọn họ phải chôn bà lão trước khi phát tang Ndulue”

“Vì thế mà chiêng không nổi, trống không đánh để báo tin cho Umuofia”

“Mọi người bảo Ndulue và Ozoemena có chung một { nghĩ” Obierika kể. “Tao nhớ hồi tao còn bé, có cả

một bài hát về họ. Rằng người chồng không thể làm được gì nếu không nói cho vợ rõ.”

“Thế mà tao không biết” Okonkwo nói. “Tao cứ nghĩ ông lão hoành tráng từ thời còn trẻ”

“Thực tế là ông ấy ngon mà” Ofoedu nói, nhưng Okonkwo lắc đầu tỏ vẻ không tin.

“Thời đó, lão đã dẫn Umuofia đi đánh nhau,” Obierika khẳng định.

Okonkow bỗng cảm thấy bứt rứt. Hắn cần một cái gì đó chiếm lĩnh { nghĩ của mình. Nếu hắn giết

Ikemefuna vào vụ mùa bận rộn, hắn đã chẳng khổ sở thế này. Hắn là người của hành động chứ không

phải suy nghĩ. Nhưng không có việc gì làm thì tán phét là cách giết thời giờ tốt nhất.

Ofoedu đi rồi, Okonkwo cũng đứng dậy cầm túi da dê.

“Tao phải về nhà đi chích nước mấy cây cọ”

“Thế ai làm cùng với mày?”

“Umezulike”, Okonkwo trả lời.

“Nhiều khi tao thấy tự dưng đi nhận cái chức danh ozo thật là không hay” Obierika nói. “Trái tim tao rỉ

máu khi thấy bọn trẻ phá cây mà bảo là chích nước.”

“Đúng vậy”, Okonkwo đồng {. “Nhưng vẫn phải tuân theo luật của đất thôi”

“Tao chẳng hiểu chúng ta lấy cái luật ấy ở đâu ra”, Obierika tiếp lời. “Nhiều bộ lạc đâu có cấm đàn ông

có danh vị trèo lên cây cọ. Ở ta thì cấm không được trèo cọ, nhưng lại được chích mấy cây con trên mặt

Page 25: Supdo(Cleaned Version)

đất. Khác gì Dimaragana, không cho mượn dao để cắt thịt chó vì chó là con vật thiêng với hắn, nhưng

bảo hắn chén thịt chó là chén ngay.”

“Tao nghĩ danh phận ozo là cao quí,” Okonkwo nói “Chứ ở chỗ mấy bộ lạc mày nói, thằng ăn mày cũng

có thể lấy được danh đấy.”

“Tao cũng chỉ đùa thôi,” Obierika nói. “In Abame và Aninta, mất hai cái vỏ sò là mua được. Mọi thằng

đàn ông đều đeo cái vòng chức danh đấy ở gót chân. Kể cả nó đi ăn cắp cũng chẳng ai quan tâm.”

“Bọn nó làm hỏng hết cái tên ozo rồi,” Okonkwo nói rồi đứng lên đi về.

“Bên nhà thông gia sắp đến rồi,”

“Tao sẽ quay lại ngay”, Okonkwo nhìn mặt trời.

Khi hắn quay lại, trong lều Obierika đã có 7 người đàn ông. Chú rể tương lai là một thanh niên khoảng 25

tuổi, đi cùng với bố và ông chú. Bên nhà Obierika có thêm hai ông anh và thằng con Maduka 16 tuổi.

Obierika quay sang bảo con: “Bảo mẹ của Akueke mang đến mấy hạt cola đi,”. Maduka biến mất như tia

chớp. Mọi người quay sang bàn tán và đều thống nhất là thằng cu này sắc như dao cạo.

Obierika cũng đưa đẩy “Đôi khi tao nghĩ là nó quá nhanh. Hiếm khi thấy nó đi thủng thẳng. Lúc nào cũng

vội vã. Sai nó đi làm việc gì, chưa nghe được nửa câu, nó đã biến mất rồi.”

“Nó có khác gì mày đâu,”, ông anh cả của Obierika nói.

“Bò mẹ gặm cỏ, bê con nhìn mồm. Maduka nhìn mồm mày đấy.”

Vừa nói xong thì thằng bé quay lại kéo theo con em họ Akueke. Con này mang một chiếc đĩa gỗ có 3 hạt

cola và một hạt tiêu cá sấu. Nó đưa đĩa cho ông bác và bẽn lẽn bắt tay chú rể và họ hàng. Nó khoảng 16

tuổi, vừa tuổi chín để ăn hỏi. Bên nhà trai ngắm nó một cách chăm chú, để chắc rằng họ sẽ có một cô

dâu đẹp và đang tuổi chín tới.

Akueke trùm một cái khăn thắt thành hình chữ thập trên đỉnh đầu. Gỗ hồng đào cọ xát vào da cô. Cả

người cô gái được trang điểm bằng các hình trang trí màu đen vẽ bằng uli. Cô đeo một cái vòng cổ chỉ

thiếu 3 cuộn dây nữa là đến bộ ngực đầy đặn nở nang. Cổ tay cô đeo vòng đỏ và vàng. Năm vòng jigida

thắt quanh eo.

Bắt tay, hay nói đúng hơn đưa tay cho người ta bắt xong, nó chạy về giúp mẹ nấu nướng. “Cởi cái jigida

ra đã,” mẹ nó la lên khi thấy nó đến gần bếp lửa để dựng cái chày vào tường. “Tao đã nói với mày là lửa

không bao giờ là bạn tốt của jigida. Mà có nghe tao đâu. Tai mày chỉ để đeo khuyên chứ không phải để

nghe. Đến lúc nó bén lửa cháy hết cả eo mày mới biết thân.”

Akueke chạy lại góc lều và bắt đầu tháo thắt lưng. Cần phải rất từ từ và cẩn thận mới cởi được từng

vòng một, nhỡ tay là hàng ngàn cái vòng nhỏ sẽ tuột ra, lắp lại hết hơi. Nó phải nhẹ nhàng đưa vòng

xuống dưới, qua mông và để tụt xuống chân.

Page 26: Supdo(Cleaned Version)

Bọn đàn ông trong obi bắt đầu uống rượu cọ do bên thông gia của Akueke mang tới. Rượu rất ngon và

nặng, bọt tràn qua cả miệng vò mặc dù mấy quả cọ treo ngang đã cố sức kìm chế thứ chất lỏng sinh

động bên trong.

“Đúng là rượu của thợ cất giỏi”, Okonkwo khen.

Cậu rể trẻ tên là Ibe cười toét miệng quay sang bố: “Thấy chưa?”, rồi quay sang những người còn lại:

“Ông ấy không bao giờ thừa nhận tôi là thợ cất giỏi.”

“Nó chọc chết 3 cây cọ cao nhà tao đấy”, Ukegbu, bố của Ibe nói.

“Chuyện đó từ 5 năm trước rồi” Ibe vừa rót rượu vừa nói “hồi đó tôi chưa học cất”. Ibe rót đầy sừng đầu

đưa cho bố xong quay sang rót cho người khác. Okonkwo lấy cái sừng lớn từ trong bọc của mình ra, thổi

sạch bụi rồi đưa cho Ibe.

Bọn họ vừa uống rượu vừa tán lung tung về tất cả mọi thứ trên đời, trừ lý do tại sao họ lại tụ tập ở đây.

Chỉ đến khi cái vò đã cạn, bố chú rể mới hắng giọng tuyên bố mục đích của chuyến viếng thăm.

Obierika mang đến một nắm que. Ukegbu đếm. “30 que?”. Obierika gật đầu xác nhận.

“Cuối cùng thì chúng ta cũng đến được đâu đó, để chúng tao ra ngoài bàn luận 1 chút nhé”, nói xong,

Ukegbu lôi ông em và con trai ra ngoài. Quay vào, Ukegbu trả lại nắm que cho Obierika. Ông này đếm lại

thấy chỉ còn 15 que, đưa sang cho ông anh Machi. Machi đếm lại một lần nữa và nói:

Chúng tao chẳng bao giờ nghĩ đến dưới 30. Nhưng con chó còn nói rằng: “Nếu tao chết vì mày và mày

chết vì tao thì mới đáng chơi”. Cưới xin là một trò chơi chứ không phải một cuộc dánh nhau. Vậy chúng

ta cùng chơi tiếp.

Nói rồi, Machi nhét thêm 10 que nữa rồi đưa lại cho Ukegbu.

Cuối cùng hai bên thống nhất số tiền nhà trai phải trả là 20 cái vỏ sò. Trời đã tối, Obierika bảo con trai

Maduka “đi bảo mẹ của Akueke là chúng tao đã thỏa thuận xong rồi”. Những người phụ nữ xuất hiện

ngay lập tức với một bát foo-foo lớn. Vợ hai của Obierika mang theo một vò súp, còn Maduka chạy đi lấy

thêm một vò rượu.

Đám đàn ông vừa ăn, uống vừa tán phét về tập tục của mấy bộ lạc hàng xóm.

“Sáng nay, tao với Okonkwo vừa bàn chuyện bên Abame và Aninta, những người đàn ông có danh vọng

hẳn hoi vẫn trèo cọ và giã foo-foo cho vợ.” Obierika nói.

“Bọn bên đó làm lộn tùng phèo hết. Bọn chúng mặc cả giá cô dâu thẳng thừng luôn, chứ không dùng

que như ta. Chẳng khác gì đi mua dê và bò ngoài chợ” Ông anh của Obierika nói. “Nhưng mà cái tốt chỗ

này có khi lại thành cái xấu chỗ khác. Ở Umunso bọn nó còn không mặc cả, kể cả dùng que. Nhà trai cứ

mang tiếp vỏ sò vào cho đến khi nào nhà gái bảo dừng mới dừng. Tục lệ này không hay vì rất dễ đến cãi

nhau.”

Page 27: Supdo(Cleaned Version)

“Thế giới thật rộng. Tao còn nghe có chỗ, trẻ con không thuộc về đàn ông mà thuộc về vợ và gia đình

vợ” Okonkwo nói.

“Không thể thế được. Mày nói thế khác gì bảo đàn bà nằm trên đàn ông để đẻ con.” Machi cãi lại.

“Cứ như câu chuyện về những người da trắng ấy, nghe đồn là da họ trắng như phấn.” Obierika giơ cục

phấn mà người đàn ông nào cũng giữ trong nhà để vạch chỗ ngồi cho khách trước khi ăn hạt Kola. “Bọn

trắng đó, nghe đâu là không có bàn chân nữa cơ.”

“Mày đã nhìn thấy bọn nó chưa?” Machi hỏi.

“Còn mày thì sao?” Obierika hỏi lại.

“Có một thằng thường xuyên đi qua đây, thằng Amadi ấy.”

Cả bọn cười ngặt ngẽo, Amadi là đứa bị bệnh bạch tạng.

Chương 9

Lần đầu tiên sau ba đêm, Okonkwo ngủ được. Nửa đêm hắn tỉnh dậy và cảm thấy bất an khi nghĩ về ba

ngày vừa qua. Như một giấc mơ khủng khiếp. Hắn vươn vai, gãi gãi bắp vế bị muỗi đốt. Vỗ đốp một cái

để giết một con muỗi nữa đang vo ve bên tai. Không hiểu sao cái giống muỗi này cứ nhè tai mà đến? Mẹ

hắn đã kể câu chuyện này khi hắn còn nhỏ. Nhưng hắn chẳng tin chuyện của đàn bà. Mẹ hắn kể: Muỗi

cầu hôn Tai. Tai lăn ra cười không kìm được. “Anh như bộ xương thế này thì sống được bao lâu mà đòi

cưới em!”. Muỗi giận lắm bỏ đi, và mỗi khi quay lại, nó lại đến vo ve bên Tai để báo cho Tai biết là nó

vẫn còn sống.

Okonkwo trở mình rồi ngủ tiếp. Một tiếng đập cửa buổi sáng đánh thức hắn. “Đứa nào đấy?” hắn gầm

gừ dù biết chắc đó là Ekwefi.

Trong ba cô vợ hắn, chỉ có Ekwefi mới dám đập vào cửa như vậy.

“Ezinma sắp chết rồi”, giọng Ekwefi như chứa chất cả nỗi bi thương suốt cuộc đời mình. Okonkwo bật

dậy, dập cửa và chạy đến lều Ekwefi.

“iba rồi”, Okonkwo nói rồi cầm mác chạy ra rừng tìm rễ cây, cỏ và các loại lá để sắc thuốc chống iba.

Ekwefi quz bên con, thỉnh thoảng lại đưa tay sờ lên trán con nóng dẫy. Ezinma là đứa con duy nhất, là

trung tâm vũ trụ của mẹ nó. Ezinma thường yêu cầu mẹ nấu loại thức ăn nó thích. Mẹ nó cho nó ăn cả

trứng gà, mặc dù người ta kiêng cho trẻ con ăn trứng gà vì dễ sinh ra tính ăn cắp. Có một hôm Ezinma

đang ăn trứng thì Okonkwo đến bất ngờ. Okonkwo nổi điên lên và thề sẽ đánh Ekwefi nếu cho con gái

ăn trứng một lần nữa. Nhưng Ekwefi chẳng thể từ chối được Ezinma điều gì. Mỗi khi cho con ăn trứng,

Ekwefi đều đưa nó vào trong phòng ngủ rồi đóng chặt cửa. Ezinma rất khoái kiểu ăn bí mật như vậy.

Ezinma không gọi mẹ như những đứa trẻ khác. Nó gọi bằng tên Ekwefi, y như bố nó và người lớn gọi

vậy. Hai mẹ con cứ như hai người bình đẳng, đồng lõa trong vụ ăn vụng trứng trong phòng ngủ.

Page 28: Supdo(Cleaned Version)

Ekwefi đã chịu quá nhiều đau khổ. Cô đã đẻ 10 đứa con mà đứa nào cũng chết non, thường là trước 3

tuổi. Buồn rầu, tuyệt vọng rồi buông xuôi khi phải chôn hết đứa con này đến đứa con khác. Mỗi lần sinh

nở là một nỗi đau của lời hứa vô nghĩa , thay vì vinh quang của người phụ nữ. Lễ đặt tên sau 7 tuần chợ

trở nên trống rỗng. Nỗi tuyệt vọng của cô thấm vào những cái tên dành cho con: Onwumbiko – Tôi xin

ngài, thần Chết! Nhưng thần Chết không nghe thấy. Onwumbiko chết ở tháng thứ 15. Đứa sau là con gái

Ozoemena – Sẽ không lặp lại lần nữa, chết sau 11 tháng. Rồi hai đứa nữa. Ekwefi đâm liều và đặt tên

cho con sau của mình là Onwuma – Thần Chết cứ mang nó đi. Và thần Chết mang nó đi thật.

Sau khi đứa con thứ hai của Ekwefi chết, Okonkwo đến nhà thầy lang, cũng là thầy bói của Nhà tiên tri

Afa để hỏi cho ra nhẽ. Ông này nói với hắn đứa bé là ogbanje, một kiểu trẻ ác, sau khi chết lại đầu thai

vào bụng mẹ.

“Bảo vợ mày đừng ngủ trong lều riêng khi có mang nữa. Về ngủ về họ hàng để đuổi đứa trẻ ác đi, phá vỡ

chu kz sinh – tử của quỉ sứ.”

Ekwefi làm đúng như vậy. Cô về nhà ở với mẹ đẻ khi có mang lần sau. Cô đẻ ở đó, cắt bao qui đầu cho

nó và chỉ trở về nhà Okonkwo trước lễ đặt tên ba ngày. Đó là đứa thứ ba – Onwumbiko.

Onwumbiko không được chôn cất đàng hoàng. Okonkwo đi tìm đến thầy khác, chuyên điều trị bọn trẻ

ogbanje. Thầy này tên là Okagbue Uyanwa. Ông này có dáng vẻ kz lạ, cao lớn, rậm râu, hói đầu, da sáng,

mắt đỏ hung ác, nghiến răng kèn kẹt khi nghe người đến xin xỏ.

Ông ta hỏi Okonkwo mấy câu về đứa trẻ chết. Tất cả họ hàng và hàng xóm đến viếng xúm quanh hai

người.

“Thằng bé sinh ngày chợ nào?”

“Oye”

“Nó mới chết sáng nay?”

Okonkwo khẳng định và chợt nhận ra con mình chết cùng ngày chợ khi sinh ra. Bọn xung quanh cũng

thấy sự trùng hợp đó và xì xào về một điều gì rất hệ trọng.

“Mày ngủ với vợ mày trong obi hay trong lều của nó?”

“Trong lều của nó.”

“Lần sau gọi nó vào obi của mày.”

Thầy cấm làm lễ tang cho đứa bé mà lấy một con dao sắc trong bọc của mình ra, chặt đứa bé thành

nhiều mảnh rồi cầm gót chân kéo nó đến Rừng Quỉ để chôn. Nó sẽ sợ mà không dám quay lại nữa, trừ

những đứa quá cứng đầu. Bọn này sẽ có dấu vết kiểu như mất ngón tay hoặc những vết sẹo dài chỗ thầy

dùng dao chém.

Ekwefi đắng ngắt khi Onwumbiko chết. Cô vợ đầu đã sinh cho Okonkwo ba đứa con trai và đứa nào cũng

khỏe mạnh. Khi đứa thứ ba ra đời, Okonkwo đã giết một con dê để mừng. Ekwefi không ghen tức,

Page 29: Supdo(Cleaned Version)

nhưng lòng cô nặng trĩu. Cô là người duy nhất trong đám đông đang ăn uống nhảy múa chào mừng mẹ

Nwoye, mang đám mây u uất trên chân mày. Bà vợ cả thì nghĩ rằng cô đang ghen tức, nào có biết nỗi

đau của Ekwefi không đi ra ngoài mà lặn vào trong. Cô không trách ai gặp may mà chỉ than thân mình.

Cuối cùng thì Ezinma ra đời, ốm yếu nhưng xem ra nó quyết tâm sống. Đầu tiên thì Ekwefi chấp nhận nó

một cách vô hồn, như những đứa bé trước. Nhưng khi Ezinma sống đến 4,5 rồi 6 tuổi thì tình yêu của

người mẹ quay lại, mạnh mẽ. Ekwefi quyết tâm đấu tranh để dành lấy đứa bé, dù có phải bỏ mạng mình.

Có những lúc Ezinma khỏe mạnh, trào sức sống như rượu cọ mới. Mẹ nó phấn khởi, tưởng như mọi

hiểm nguy đã qua. Nhưng rồi mọi việc lại xấu đi. Ai cũng biết nó là ogbanje. Lúc khỏe lúc yếu là thói quen

của bọn ogbanje.

Nhưng Ezinma vẫn sống. Có vẻ như nó đã thương mẹ nó và quyết định ở lại. Thỉnh thoảng cũng có đứa

như vậy. Trong sâu thẳm, Ekwefi tin là Ezinma sẽ ở lại, vì niềm tin đó là { nghĩa cuộc đời cô. Niềm tin đó

càng được củng cố khi một năm trước đây, thầy lang đào được iyi-uwa của Ezinma, cắt đứt mối ràng

buộc của nó với thế giới ogbanje.

Nhưng nỗi lo chẳng bao giờ làm cho Ekwefi hoàn toàn thoát khỏi sợ hãi. Mặc dù tin rằng iyi-uwa mà thầy

đào được là thật, cô cũng không quên là nhiều đứa trẻ ác hay bày trò làm giả để lừa người khác.

Có vẻ iyi-uwa của Ezinma là đồ thật. Một viên sỏi nhẵn nhụi bọc trong một tấm giẻ rách. Chính thầy

Okagube nổi tiếng đào được. Đầu tiên Ezinma không chịu khai. Không đứa ogbanje nào lại không muốn

che giấu bí mật của mình. Đa số chúng còn chết trước khi bị tra hỏi.

“Mày giấu iyi-uwa của mày ở đâu?” Okagube hỏi Ezinma, lúc đó 9 tuổi và vừa qua cơn ốm nặng.

“Iyi-uwa là cái gì?”

“Mày biết mà, mày chôn nó ở đâu đó, để đến khi mày chết mày có thể lại quay lại quấy mẹ mày”

Ezinma quay sang mẹ. Mắt mẹ nó buồn bã, khẩn cầu.

“Mày có nói không?” Okonkwo gầm lên. Cả nhà, cả hàng xóm kéo đến hôm đó.

“Để yên cho tao” Okagube bảo Okonkwo với một giọng lạnh lùng, đầy vẻ tự tin, rồi quay sang Ezinma

“Mày chôn iyi-uwa ở đâu?”

“Ở chỗ mọi người chôn trẻ con.” Ezinma trả lời, cả đám đông xì xào.

“Vậy thì dẫn tao đến chỗ đó”

Đám đông đi theo Ezinma. Okagube đi ngay sau cô bé. Rồi đến Okonkwo và Ekwefi. Khi đến đường cái,

Ezinma lại rẽ trái như muốn đi ra suối.

“Sao mày bảo là ở chỗ mọi người chôn trẻ con?”

Page 30: Supdo(Cleaned Version)

“Không”. Ezinma nói và đi với vẻ rất quan trọng. Thỉnh thoảng nó lại chạy một đoạn rồi bất ngờ dừng lại.

Cả đám yên lặng đi theo. Lũ đàn bà và trẻ em đội nước từ suối về, thoạt tiên không hiểu gì, nhưng khi

thấy Okagube thì biết ngay là cái gì đó liên quan đến ogbanje. Họ đều biết Ekwefi và câu chuyện của cô.

Khi đến cây udala to, Ezinma rẽ trái vào bụi. Nó bé nên đi nhanh hơn cả. Lá khô xao xác dưới chân, cành

cây và lá tươi rẽ lối. Ezinma dẫn cả đám đông đi sâu, sâu mãi, rồi bất ngờ, nó dừng lại quay phắt 180 độ

trở về đường lớn. Mọi người tránh ra nhường lối cho nó rồi cũng quay theo.

“Mày mà dẫn bọn tao đi lung tung, tao sẽ cho mày biết tay,” Okonkwo đe dọa.

“Tao đã bảo mày để nó yên rồi mà. Tao biết cách xử lý bọn này,” Okagube nói.

Ezinma ra đến đường lớn, nhìn phải, nhìn trái rồi rẽ phải. Thế là cả bọn lại về đến nhà.

“Mày chôn iyi-uwa của mày ở đâu?” Okagube hỏi, giọng vẫn vậy, êm ái và đầy tự tin.

“Cạnh cây cam,”

“Sao mày không nói ngay từ đầu hả con bé ác độc, con của Akalogoli?” Okonkwo điên lên, nhưng

Okagube chẳng để ý.

“Chỉ chỗ chính xác đi,”

“Ở đây,”

“Lấy ngón tay mày đánh dấu xem nào.”

Ezinma chạm ngón tay vào đất ngay cạnh gốc cam.

Okonkwo đứng ngay cạnh, gầm gừ như tiếng sấm trong mưa.

“Lấy cho tao cái xẻng”, Okagube yêu cầu.

Khi Ekwefi mang xẻng đến, Okagube đặt cái túi da dê xuống, cởi quần áo ngoài, lấy áo trong thắt thành

khố và bắt đầu đào.

Hàng xóm vây xung quanh, nhìn vào cái hố sâu dần, sâu dần. Những lớp đất đen nhường chỗ cho đất đỏ

mà bọn đàn bà thường dùng để trát lều của mình. Okagube im lặng đào không mệt mỏi, lưng đẫm mồ

hôi. Okonkwo đứng trên bảo, nghỉ đi để tao đào tiếp, nhưng Okagube chưa mệt.

Ekwefi vào lều luộc củ mài. Hôm nay Okonkwo xuất nhiều củ mài hơn vì phải cho thầy ăn. Ezinma đi theo

mẹ để làm món rau.

“Hôm nay nhiều rau xanh quá,”

“Mày không thấy nồi đầy củ mài à? Mày có biết là lá nó sẽ bị xẹp đi không?”

“Con biết ạ, và vì thế mà thằn lằn đã giết mẹ mình.”

Page 31: Supdo(Cleaned Version)

“Đúng rồi,”

“Nó đưa cho mẹ nó bảy giỏ rau, vậy mà nấu xong chỉ còn ba. Thế là nó giết ngay mẹ.” Ezinma kể.

“Chưa hết mà,”

“Oh con nhớ rồi, nó đi mua bảy giỏ khác về nấu. Và cũng chỉ còn ba giỏ. Thế là nó tự sát.”

Ngoài kia, Okagube và Okonkwo vẫn đang thay nhau đào. Cái hố ngày càng sâu, không thấy người đào,

chỉ thấy đất đỏ hất lên từng đống. Hàng xóm vẫn ngồi quanh. Nwoye đứng cạnh hố vì nó muốn tham gia

vào tất cả những gì đang xảy ra. Okagube đang im lặng đào như trước. Mấy bà vợ của Okonkwo đang

tán gẫu. Bọn trẻ đã mất kiên nhẫn chạy đi chơi. Bỗng Okagube nhảy vọt lên mặt đất như một con báo.

“Sắp tới rồi, tao đã sờ thấy nó.”

Cả hội xôn xao, đứng cả lên.

“Đi gọi vợ con mày đến đây”. Okagube bảo Okonkwo. Nhưng chẳng cần, nghe ầm ĩ, hai mẹ con Ekwefi

đã chạy ra rồi. Okagube quay xuống hố, bây giờ thì đầy người xem. Ông ta xúc vài xẻng nữa và cẩn thận

lôi iyi-uwa vứt lên trên mặt đất. Mấy người đàn bà chạy ré ra rồi quay lại nghiêng ngó gói giẻ rách từ

một khoảng cách an toàn.

Okagube ngoi lên, mở túi ra dê lấy ra hai chiếc lá nhai dập, nuốt chửng rồi thận trọng mở gói. Một hòn

sỏi nhẵn nhụi, sáng bóng rơi ra.

“Có phải của mày ko hả Ezinma?”

“Đúng rồi”

Bọn đàn bà reo ầm lên. Nỗi đau của Ekwefi đã chấm dứt.

Từ đó đã hơn một năm rồi và Ezinma không hề ốm. Thế mà đêm qua nó lại sốt. Ekwefi trải chiếu, đốt củi

và mang nó lại gần đống lửa mà nó cứ yếu dần, yếu dần. Cô quì bên nó, để tay lên cái trán nóng dẫy, cầu

nguyện hàng ngàn lần. Mặc các bà vợ khác bảo chỉ là iba thôi mà.

Okonkwo từ rừng về. Hắn vào lều vứt bó cỏ, lá, rễ cây và ngồi xuống.

“Bắc nồi, và để đứa bé một mình đi.”

Ekwefi mang nồi đến. Okonkwo lựa chọn và chặt thuốc rồi vứt vào nồi. Ekwefi đổ nước vào.

“Được chưa?”

“Thêm tí nữa, tao nói thêm tí nữa. Điếc à?”

Ekwefi đặt nồi lên bếp và Okonkwo quay về obi của mình.

Page 32: Supdo(Cleaned Version)

“Coi cái nồi cẩn thận đấy, đừng để nó trào. Trào là mất hết tác dụng.” Ekewefi chăm cái nồi chẳng khác

gì cái nồi chính là đứa bé ốm. Mắt cô hết từ Ezinma sang bếp lửa rồi ngược lại.

Hồi sau, Okonkwo quay lại, ngó lên bếp và bảo được rồi.

“Mang cái ghế thấp và tấm chăn dày ra cho Ezinma.”

Hắn nhấc nồi nước sôi, bế Ezinma lên ghế, trước nồi nước và trùm chăn lên nó. Ezinma dãy giụa vì hơi

nước quá nóng nhưng không được. Nó bắt đầu khóc. Khi cái chăn được dỡ ra, cả người Ezinma ướt đẫm

mồ hôi. Ekwefi lấy cái áo lau và đặt nó nằm lên cái chiếu khô. Chẳng mấy chốc nó đã ngủ mất.

Chương 10

Cả làng bắt đầu tập trung ở ilo. Trời đã bớt nóng và da thịt không còn bỏng rát vì ánh mặt trời. Đa số các

nghi lễ đều diễn ra vào khoảng thời gian này trong ngày, mặc dù có thể được thông báo: “sau ăn trưa

nhé!”. Mọi người đều hiểu là sau ăn trưa tức là rất lâu, khi nắng đã dịu.

Trông cách đám đông đứng ngồi thì có vẻ như vụ việc chỉ dành cho đàn ông. Đàn bà tuy đông nhưng chỉ

nhòm ngó từ ngoài rìa, kiểu người ngoài cuộc. Các già làng và các bậc có danh vọng một chút thì ngồi

trên ghế đợi vụ xử bắt đầu. Trước mặt họ là một dãy ghế trống, chưa ai ngồi. Chín cái.

Đằng sau dãy ghế một quãng xa xa là 2 nhóm người nhỏ. Họ đứng đối diện với các già làng. Một nhóm 3

đàn ông. Một nhóm có 3 đàn ông và 1 đàn bà. Người đàn bà tên là Mgbafo và 3 người anh mình. Nhóm

bên kia có chồng bà ta, Uzowulu và họ hàng. Mgbafo và mấy người anh đứng im như tượng, với sự

thách thức tưởng như được các nghệ sĩ tạc vào trong gương mặt họ. Nhóm của Uzowulu thì thì thầm với

nhau. Cả đám đông cùng thì thầm. Thì thầm với giọng cao nhất có thể! Như cái chợ. Từ xa có thể nghe

thấy tiếng ầm ì của đám đông do gió mang đến.

Một tiếng chiêng, đánh thức đám đông chờ đợi. Ai cũng nhìn về phía nhà egwugwu. Cây sáo hùng hổ

thổi một giọng cao vút cắt đứt tiếng chiêng kinh cong, kinh cong, kinh cong ngân dài. Ngay sau đó

egwugwu gieo rắc nỗi sợ hãi qua giọng trầm khàn của nó. Làn sóng âm thanh tấn công bọn đàn bà trẻ

em, nhất thời khiến mọi người hoảng loạn chen lấn, mặc dù bọn họ đã đứng khá xa và có thể chạy nếu

egwugwu tấn công.

Trống lại đánh và sáo lại thổi. Ngôi nhà tràn đầy những âm thanh run rẩy hỗn loạn: Am oyim de de de

de! Các hồn ma của tổ tiên bắt đầu xuất hiện, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ thần bí của họ. Nhà

egwugwu, ngôi nhà nơi các hồn ma xuất hiện nằm đối diện với rừng. Đám đông chỉ nhìn thấy bức tường

đằng sau với những họa tiết đầy màu sắc do bọn đàn bà thường xuyên đến vẽ. Những người đàn bà làm

việc dưới sự giám sát của đàn ông và không bao giờ nhìn vào bên trong. Nếu họ có tưởng tượng gì đó thì

họ cũng chẳng dám chia sẻ với ai. Không một người đàn bà nào hỏi bất cứ câu gì về sự sùng bái quyền

lực và bí mật nhất của bộ lạc.

Page 33: Supdo(Cleaned Version)

Am oyim de de de de! - luẩn quẩn bên trong căn lều tối như cái lưỡi của ngọn lửa. Linh hồn tổ tiên của

bộ lạc tràn đầy khắp nơi. Chiêng đánh liên tục, tiếng sáo chát chúa trôi trên sự hỗn loạn. Rồi egwugwu

xuất hiện. Bọn đàn bà và trẻ con hét lên rồi quì xuống một cách bản năng. Một người đàn bà bỏ chạy

ngay khi nhìn thấy egwugwu. Cảnh tượng 9 linh hồn mạnh mẽ nhất của bộ lạc xuất hiện cùng nhau quả

thật là cảnh tượng hãi hùng. Ngay cả Mgbafo cũng quì sụp xuống và phải nhờ đến mấy ông anh đỡ.

Mỗi egwugwu đại diện cho một làng của bộ tộc do Quỉ Rừng đầu bốc khói dẫn dắt. Chín làng Umuofia do

9 con trai của vị thành hoàng đầu tiên dựng nên. Quỉ Rừng đại diện cho làng Umueru, có nghĩa là con

của Eru, tên của người anh cả trong 9 anh em.

“Umuofia kwenu!” Egwugwu đầu lĩnh thét lên, xua xua không khí bằng cánh tay lởm chởm ! Các già làng

đồng thanh trả lời: “Yaa!”

"Umuofia kwenu!"

"Yaa!"

"Umuofia kwenu!"

"Yaa!"

Quỉ Rừng cắm đầu gậy cầm tay xuống đất, lắc liên tục như kích động cuộc sống nhàm chán, rồi ngồi

xuống chiếc ghế trống đầu tiên. Các egwugwu khác lần lượt ngồi xuống theo thứ tự. Các bà vợ của

Okonkwo và có thể là các bà khác chắc cũng đã nhận ra dáng đi nảy nảy của egwugwu thứ hai rất giống

Okonkwo. Và cũng không thấy Okonkwo ngồi ở ghế già làng hoặc những bậc chức sắc đằng sau

egwugwu. Nhưng có nghĩ thế nào thì họ cũng chẳng dám nói ra. Egwugwu thứ hai là một trong những tổ

tiên đã chết của bộ lạc. Cả người nó tướp ra, bốc khói. Hai cái sừng ngổ ngáo. Mặt đần như gỗ, sơn

trắng, với những hố mắt sâu hoắm và bộ răng cháy đen, chiếc nào chiếc ấy to như ngón tay cái.

Khi tất cả các egwugwu đã ngồi xuống, và tiếng chuông khánh treo lủng lẳng trên người họ cũng đã hết

lenh kenh, Quỉ Rừng lên tiếng với hai nhóm người đứng trước.

“Chào mình Uzowulu”. Các linh hồn luôn gọi người là “mình”.

Uzowulu cúi gập người, tay phải chạm đất, thái độ khuất phục.

“Thưa tổ tiên, tay con đã chạm đất”.

“Uzowulu, mình có biết ta không?”

“Làm sao con biết được, thưa tổ tiên. Ngài ngoài tầm hiểu biết của con.”

Quỉ Rừng quay sáng nhóm thứ hai và nói với ông anh cả.

“Odukwe, ta chào mình,”

Odukwe cúi mình tay chạm đất.

Page 34: Supdo(Cleaned Version)

Phiên tòa bắt đầu. Uzowulu bước lên một bước trình bày.

“Người đàn bà đứng kia là vợ con, Mgbafo. Con đã cưới nó bằng tiền và củ mài của con. Con không nợ

nhà thông gia một chút nào. Không củ mài. Không củ khoai môn. Vậy mà một buổi sáng nọ, ba người

nhà họ đến nhà con, đánh đập con và mang vợ con con đi. Lúc đó đang là mùa mưa. Con đã đợi vợ con

trong vô vọng. Cuối cùng con đến nhà thông gia và nói: ‘các người lấy em các người về, không phải tao

cho nó về. Vậy thì chúng mày trả lại cho tao đồ thách cưới theo luật của bộ lạc’. Nhưng mấy anh em vợ

con chẳng nói gì. Con chỉ còn cách mang vụ việc ra để tổ tiên giải quyết. Con xin hết. Kính chào các ngài.”

“Mày nói nghe hay đấy,” egwugwu dẫn đầu nói. “Chúng ta hãy nghe Odukwe. Lời của nó cũng có thể

hay.”

Odukwe vừa mập vừa lùn. Hắn tiến lên phía trước, chào các linh hồn và bắt đầu câu chuyện của mình:

“Thằng em rể nhà con đã kể là bọn con đến nhà nó, đánh nó và mang em con và các cháu đi. Tất cả đều

là sự thật. Thằng em rể con Uzowulu là một con thú. Em con sống với nó đã 9 năm. Suốt 9 năm đó,

không ngày nào nó không đánh đập em con. Bọn con đã hết sức tìm cách hòa giải, lần nào cũng là lỗi của

nó Uzowulu-”

“Nói láo!” Uzowulu gầm lên!

Odukwe kể tiếp: “Hai năm trước, em con đang có mang, nó đã đánh em con trụy thai.”

“Nói láo, nó trụy thai vì nó đi ngủ với giai.”

“Uzowulu, ta chào mình”, Quỉ Rừng ngắt lời hắn.

Đám đông ồ lên: “Có thằng giai nào lại đi ngủ với bà chửa?”

Odukwe kể tiếp:

“Năm ngoái, em con ốm mới khỏi, nó lại đánh tiếp. Nếu không có hàng xóm can ngăn thì nó đã giết chết

em con rồi. Bọn con nghe thấy và đã đến cứu em. Như ngài đã biết, luật Umuofia đã qui định, nếu đàn

bà chạy khỏi nhà chồng thì nhà gái phải trả lại đồ thách cưới. Nhưng ở đây, em gái con phải chạy để cứu

thân mình. Chúng con không đòi các cháu, chúng là của Uzowulu. Nhưng chúng còn quá bé để phải sống

xa mẹ. Nếu Uzowulu nghĩ lại và đến cầu xin vợ hắn quay lại thì em con sẽ quay lại. nhưng với điều kiện là

nếu Uzowulu còn đánh nó nữa, nó sẽ cắt cu của hắn.”

Đám đông cười ầm lên. Quỉ Rừng đứng lên, thở ra một đám khói và cả hội lại im thít. Ngài ngồi xuống và

gọi hai nhân chứng. Họ là hàng xóm của Uzowulu và đều thừa nhận là hắn đã đánh vợ.

Quỉ Rừng đứng dậy, rút gậy và lại cắm nó xuống đất. Xong ngài chạy mấy bước về phía bọn đàn bà. Bọn

này sợ quá chạy tung tóe, rồi ngay lập tức lại quay lại.

Chín egwugwu đứng lên về nhà để bàn bạc. Tất cả lại im lặng. Bỗng tiếng chiêng vang lên cùng với tiếng

sáo. Các egwugwu xuất hiện như từ dưới đất, chào hỏi nhau và quay về ilo.

Page 35: Supdo(Cleaned Version)

“Umofia kwenu!” Quỉ Rừng gầm lên về phía các già làng và đám đông.

“Yaa!” Cả hội gào lên như sấm dậy – rồi im lặng tràn đến từ trời xanh, nuốt hết tất cả tiếng động dù nhỏ

nhất.

Khi Quỉ Rừng đã bắt đầu nói, tất cả đều phải im lặng. Tám egwugwu còn lại cũng đứng im như tượng.

“Chúng ta đã nghe cả hai bên. Nhiệm vụ của chúng ta không phải là buộc tội ai mà là hòa giải.”

Ngài quay về nhóm Uzowulu và dừng lại một chút.

“Uzowulu, ta chào mình,”

“Thưa tổ tiên, tay con đã chạm đất,” Uzowulu vừa trả lời vừa chạm tay xuống đất.

“Uzowulu, mình có biết ta không?”

“Thưa tổ tiên, làm sao con biết được. Ngài ở ngoài tầm hiểu biết của con,”

“Ta là Quỉ Rừng. Ta giết người đàn ông vào ngày đẹp đẽ nhất của nó.”

“Vâng, đúng vậy,”

“Vậy thì hãy mang một vò rượu đến nhà thông gia cầu xin cho vợ mình quay lại. Đàn ông đánh vợ chẳng

có gì là dũng cảm.”

Nói đoạn, ngài quay sang Odukwe và dừng lại một chút.

“Odukwe, ta chào mình,”

“Tay con đã chạm đất, thưa tổ tiên,”

“Mình có biết ta không?”

“Không ai có thể biết được tổ tiên,”

“Ta là Quỉ Rừng, ngậm-thịt-khô-đầy-mồm, là lửa-thiêu-cháy-tất-cả-không-cần-củi. Nếu thằng em rể

mang rượu sang, hãy để cho em mình đi theo nó. Ta chào mình.”

Ngài rút cây gậy khỏi đất và nhét vào bọc.

“Umuofia, kwenu!” Ngài kêu to và đám đông gào lên trả lời.

Các cụ già thì thầm với nhau

“Không hiểu sao chuyện nhỏ mọn thế này mà không tự giải quyết được nhỉ?”

Page 36: Supdo(Cleaned Version)

“Mày chưa biết Uzowulu thôi, nó chẳng chịu nghe ai đâu!”

Trong lúc đó, hai nhóm người khác đã tiến đến trước mặt các egwugwu. Một vụ tranh chấp đất đai nữa

bắt đầu.

Chương 11

Đêm đen kịt. Mỗi đêm trăng lên muộn dần, còn hôm nay thì phải đến bình minh mới hé ra. Cứ khi nào

mà trăng đi ngủ lúc tối và dậy khi gà gáy thì đêm lại đen như than đá. Ezinm và mẹ ngồi trên chiếu sau

khi ăn foo-foo và canh lá đắng. Ngọn đèn dầu cọ tỏa ánh sáng vàng vọt, vừa đủ để biết đâu là mồm để

cho thức ăn vào. Cả 4 lều của nhà Okonkwo đều sáng đèn, như những con mắt vàng trong sự đặc quánh

của đêm.

Cả thế giới yên lặng ngoài tiếng côn trùng nỉ non như một phần của bóng đêm. Và tiếng chày cối giã foo-

foo của nhà Nwayieke cách đấy 4 trại. Bọn đàn bà quanh đây đều biết Nwayieke ăn muộn, và tiếng chày

cũng đã trở thành một phần của bóng đêm.

Okonkwo vừa ăn xong mấy món do các bà vợ dọn lên và ngồi dựa lưng vào tường. Hắn thò tay vào bọc

và rút ra chai thuốc hít, dốc dốc sang bàn tay trái. Chẳng có gì. Đập đập vào đầu gối mấy cái. Không hiểu

sao thuốc lá hít của Okeke toàn bị thế, hơi tí đã ẩm. Và có quá nhiều hỏa tiêu. Lâu lắm rồi Okonkwo

không mua thuốc của Okeke. Idigo mới là tay biết chế thuốc tốt. Nhưng mới đây hắn lại lăn ra ốm.

Từ lều của các bà vợ văng vẳng tiếng rì rầm, xen lẫn với những tiếng hát. Bọn đàn bà và trẻ con đang kể

chuyện dân gian. Đến lượt Ekwefi, cô đang ngồi trên chiếu với Ezinma.

“Lâu rồi, có một lần, trời mời tất cả các loài chim đến liên hoan. Cả bọn rất hoan hỉ chuẩn bị cho đại lễ.

Chúng đua nhau vẽ những hình uli trên mình sơn bằng gỗ cam đỏ. Rùa nhận thấy điều đó và chẳng mấy

chốc hiểu ra bọn chim đang làm gì. Chẳng có gì xảy ra mà qua được mắt Rùa. Nó lúc nào cũng đầy mưu

mẹo. Khi khám phá ra lễ hội trên trời, nó nuốt nước bọt ừng ực vì thèm khát. Năm đấy mất mùa và đã 2

tháng rồi Rùa đã không kiếm được cái gì ngon lành để chén. Cơ thể nó khô quắt lại trong tấm mai. Nó

tìm cách để được lên trời.”

“Nhưng nó làm gì có cánh?” Ezinma hỏi.

“Chịu khó nghe đi con. Rùa không có cánh, nó bèn đến xin các loài chim cho đi cùng.

Lũ chim kêu lên: ‘chúng tao biết mày rõ quá rồi. Mày đầy mưu mẹo và vô ơn. Chúng tao cho mày đi cùng

thì thế nào mày cũng dở trò thôi.’

Rùa chống chế: ‘chúng mày chưa biết thôi, chứ tao đã thay đổi rồi. Tao là người mới. Tao đã hiểu ra rằng

ai làm khó dễ cho người khác thì cũng sẽ khó dễ cho chính mình.’

“Rùa có cái miệng dẻo quẹo và chẳng mấy chốc cả lũ chim đều tin là nó đã thay đổi. Chúng nhổ lông và

làm cho Rùa 2 cái cánh to.”

Page 37: Supdo(Cleaned Version)

“Cuối cùng cũng đến ngày hội và Rùa là đứa đến chỗ đầu tiên. Đợi cả hội đến, nó phấn khích bay khắp

nơi, mồm mép như tép nhảy. Nó vẫn nổi tiếng “chém gió” mà. Nên cũng không có gì lạ khi nó được bầu

là người phát ngôn cho cả hội.

Nó vừa bay vừa nói: “Có một việc quan trọng mà chúng ta không được quên. Truyền thống của nhà Trời

trong những dịp như thế này là mỗi khách mời phải lấy một cái tên mới.” Bọn chim chưa bao giờ được

nghe truyền thống như vậy, nhưng chúng tin Rùa vì nó uyên bác lại hay đi du lịch, hiểu biết rất nhiều về

tập quán của các nơi khác. Nên đứa nào cũng có một cái tên mới. Rùa lấy tên cuối cùng, nó lấy tên là Cả-

lũ-chúng-mày.

Lễ hội trên trời bắt đầu, nhà Trời rất vui khi thấy Rùa và lũ chim tới. Rùa đứng lên cám ơn chủ nhà trong

cái mai lòe loẹt. Nó nói hay đến mức cả bọn chim đều gật đầu lia lịa, không hối tiếc là đã cho nó đi cùng.

Nhà Trời phong nó lên làm Vua các loài chim, một phần là thấy bộ dạng nó chẳng giống gì chim.

“Sau khi điểm tâm bằng hạt cô-la, nhà Trời bê ra một loạt món ngon, mà có đến trong mơ Rùa cũng

chưa bao giờ được nhìn thấy. Súp nóng rẫy, ăn ngay từ niêu. Cá thịt ê hề. Rùa bắt đầu đánh hơi. Bánh và

canh củ mài với cá tươi. Rượu cọ bày khắp nơi. Khi mọi thứ đã được bày biện xong xuôi, một người nhà

Trời tiến lên nếm từng món và chuẩn bị tuyên bố bữa tiệc bắt đầu. Bồng Rùa nhảy dựng lên: “Xin phép

cho hỏi, bàn tiệc này là dành cho ai vậy?”

“Cho cả-lũ-chúng-mày đấy!”

Rùa mới quay sang bọn chim: “chúng mày nghe rõ chưa, tên tao là Cả-lũ-chúng-mày, nên bàn tiệc này là

dành cho tao. Tao sẽ đánh chén no say, xong sẽ đến lượt chúng mày.”

“Nói đoạn hắn bắt tay chén tì tì, mặc cho lũ chim gầm gừ tức tối. Người nhà Trời thì không dám can

thiệp, biết đâu tục quán của bọn chim là phải nhường cho Vua ăn trước. Rùa không cần kiếm chế nữa,

đánh chén no say đến mức người nó đầy rượu và thức ăn, chui cả ra ngoài mai.

Bọn chim lúc đó mới tụ tập lại gặm xương vương vãi trên sàn và chén những món còn thừa trên đĩa.

Một số bọn tức quá, không ăn được, đành quay về nhà với cái bụng đói meo. Tuy nhiên trước khi bay về,

mỗi đứa đều đến chỗ Rùa đòi lại sợi lông vũ của mình đã cho Rùa mượn làm cánh. Còn lại trần trụi rùa

đầy rượu thịt nhưng không có cánh để quay về. Nó nhờ chim chuyển thư cho vợ nó, nhưng chẳng ai

nhận. Thế nào mà cuối cùng Vẹt, con vật tức tối nhất lại nhận.

“Nhờ mày nói với vợ tao, mang hết những đồ mềm mềm trong nhà ra để trong trại, để tao có thể nhảy

từ trên trời xuống mà không sợ chết.”

“Vẹt hứa sẽ chuyển rồi bay đi. Nhưng đến nhà Rùa nó lại nói vợ Rùa phải mang hết đồ cứng ra. Thế là

vợ Rùa mang hết nào giáo, mác, cuốc, xẻng, súng ống và cả khẩu thần công của nó ra. Từ trên cao, Rùa

chẳng nhìn rõ. Thế là nó nhảy, rơi mãi, rơi mãi tưởng không bao giờ đến đất. “Bùm”, nó chạm đất như

tiếng thần công nổ.

“Thế nó có chết không hả mẹ?” Ezinma hỏi.

Page 38: Supdo(Cleaned Version)

“Không, con ạ. Nhưng mai của nó bị vỡ vụn. May mà có thầy lang hàng xóm. Vợ Rùa đi nhặt hết các

mảnh vỡ về để thầy lang ghép lại. Thế nên mai của nó mới gồ ghề như bây giờ.”

“Phải có bài hát nào về chuyện này chứ mẹ?”

“Không, mẹ sẽ kể chuyện khác có bài hát, nhưng bây giờ đến lượt con kể chuyện.”

“Lâu rồi,” Ezinma bắt đầu, “Rùa và Mèo đi vật nhau với Củ mài – sai rồi, đấy không phải bắt đầu. Lâu rồi,

nạn đói hoành hoành trong lũ thú vật. Ai cũng tong teo trừ Mèo, người nó béo nhẫy…”

Ezinma đột ngột dừng lại. Có tiếng ai đó cao vút phá tan màn đêm tĩnh lặng. Đó là tiếng tiên tri của

Chielo, sứ giả của Agbala.

Chẳng có gì mới mẻ trong chuyện này cả. Thỉnh thoảng các linh hồn lại nhập vào Chielo, và bà lão lại bắt

đầu tiên tri. Nhưng hôm nay, bà chào hỏi và nói chuyện với riêng nhà Okonkwo nên cả nhà chăm chú

lắng nghe. Không ai kể chuyện nữa.

"Agbala do-o-o-o! Agbala ekeneo-o-o-o-o, Okonkwo! Agbala ekme gio-o-o-o! Agbala cholu ifu ada ya

Ezinmao-o-o-oi". Giọng Chielo như lưỡi dao sắc chém ngang màn đêm.

Nghe đến tên Ezinma, Ekwefi giật mình, như con thú ngửi thấy mùi chết chóc trong không khí. Tim cô

như bị bóp nghẹt lại.

Sứ giả đã đến trại và đang nói chuyện với Okonkwo ngoài lều của hắn. Bà ta cứ nhắc đi nhắc lại là Agbala

muốn gặp con gái hắn, Ezinma. Okonkwo cầu xin bà đợi cho đến sáng vì Ezinma đang ngủ. Nhưng bà ta

không nghe, mà còn kêu ầm lên là Agbala muốn gặp con gái hắn ngay lập tức. Giọng bà ta lanh lảnh nên

lũ đàn bà trẻ con nghe rõ mồn một. Mặc Okonkwo van nài là con hắn đang ốm và ngủ mất rồi. Ekwefi vội

vàng bế con bé vào phòng ngủ đặt lên chiếc chõng tre.

“Mày hãy coi chừng đấy, Okonkwo. Có ai được nói khi Trời đã nói không? Mà mày dám cãi!” Chielo gào

lên và đi qua lều Okonkwo đến thẳng lều của Ekwefi. Okonkwo lẳng lặng theo sau.

“Ekwefi, Agbala chào mày. Con gái Ezinma của tao đâu? Agbala muốn gặp nó.”

Ekwefi ra khỏi lều, tay phải khum lại che gió cho cây đèn dầu trong tay trái. Mẹ Nwoye cũng mang đèn

chui ra. Cô vợ trẻ nhất của Okonkwo cũng ra. Bọn trẻ con đứng trong bóng tối quan sát những điều kz lạ

đang diễn ra.

“Agbala muốn gặp Ezinma ở đâu?” Ekwefi hỏi.

“Còn ở đâu nữa nếu không phải ở nhà của Ngài trên những Hang động và Núi đồi?”

“Thế thì tao sẽ đi cùng,” Ekwefi kiên quyết.

“Tufia-al”, mụ sứ giả gắt gỏng, giọng bà ta răng rắc như tiếng sấm trong mùa khô. “Mày là đứa nào hả

con kia, dám tự tiện đến trước Agbala. Mày coi chừng đấy, Ngài sẽ giận dữ bẻ cổ mày. Mang con gái tao

ra đây.”

Page 39: Supdo(Cleaned Version)

Ekwefi chui vào bế Ezinma ra.

“Đi, con gái của ta, “ mụ sứ giả nói. “Ta sẽ cõng con. Đứa trẻ trên lưng mẹ sẽ quên hết đường dài.”

Ezinma bật khóc. Nó đã quen gọi Chielo là mẹ. Nhưng hôm nay Chielo trông rất khác trong ánh đèn vàng

vọt.

“Đừng khóc, con gái, không thì Agbala sẽ giận đấy.”

Ekwefi cũng nói, “Đừng khóc, bà ấy sẽ mang con về ngay mà. Mẹ sẽ chuẩn bị cho con một ít cá.” Nói

đoạn, cô chui vào lều lấy xuống một cái giỏ ám khói đen sì đựng cá khô và những gia vị để nấu súp. Cô

bẻ đôi con cá và đưa cho Ezinma đang cứ bám chặt lấy mình.

“Đừng sợ,” Ekwefi vừa nói vừa lắc cái đầu được cạo thành những hình trang trí rồi cả hai chui ra. Chielo

quì một gối xuống để Ezinma leo lên lưng. Nó bám chặt hay tai, nước mắt dàn dụa.

"Agbala do-o-o-o! Agbala ekeneo-o-o-o! …", Chielo lại bắt đầu tụng lời chào cho Thần của mụ. Mụ quay

ngoắt lại và khom thấp người chui qua cánh cổng nhà Okonkwo. Ezinma khóc to hơn gọi mẹ. Cả hai

giọng biến mất trong đêm tối dày đặc.

Ekwefi bỗng cảm thấy rã rời. Cô đứng lặng dõi theo hướng tiếng khóc của Ezinma đang xa dần, như gà

mẹ đau đớn nhìn diều hâu tha đi đứa con duy nhất của mình.

“Mày làm gì mà đứng ì ra cứ như ai đó bắt cóc con mày đi vậy?” Okonkwo hỏi khi hắn đang quay lại lều

của mình.

“Mụ ấy sẽ mang nó về ngay mà!” Mẹ Nwoye an ủi. Nhưng Ekwefi chẳng còn lòng dạ nào mà nghe. Cô

đứng như trời trồng, rồi như chợt tỉnh, chạy vọt qua lều Okonkwo ra ngoài.

“Mày chạy đi đâu đấy?”

“Tao chạy theo Chielo,” Ekwefi biến mất trong màn đêm. Okonkwo nuốt nước bọt rồi lôi chai thuốc hít

trong bọc ra.

Ekwefi chạy theo đường mòn, rồi rẽ trái theo tiếng mụ sứ giả đã xa lắm rồi. Mắt cô chẳng nhìn thấy gì

trong đêm đen. Nhưng cô vẫn dễ dàng nhận ra con đường cát hai bên mọc đầy cây bụi. Cô bắt đầu chạy,

hai tay nâng vú để nó khỏi vỗ vào ngực bành bạch. Chân trái cô bỗng dẫm phải một cái rễ cây lồi lên, tim

cô thắt lại. Liệu có phải là điềm gở? Cô chạy nhanh hơn, nhưng tiếng của Chielo cứ xa dần. Làm sao mà

mụ ấy lại có thể vừa cõng con bé vừa chạy nhanh vậy? Đêm lạnh, nhưng Ekwefi bắt đầu cảm thấy nóng!

Cô chạy tiếp, chạy tiếp vượt qua cỏ dại và dây leo chằng chịt. Chỉ đến khi ngã dúi mặt xuống đất, cô mới

chợt nhận ra là không nghe thấy tiếng tụng kinh của Chielo nữa. Cô đứng dậy, như trời trồng, tim đập

loạn lên. Đúng lúc đó, giọng Chielo gào lên đâu đó chỉ vài bước chân phía trước. Ekwefi không nhìn thấy

gì. Cô nhắm mắt định thần một lúc. Rồi mở ra.

Page 40: Supdo(Cleaned Version)

Chẳng ăn thua. Không nhìn thấy gì ngoài lỗ mũi. Bầu trời bị mây đen che kín, không có dù một ánh sao.

Mấy con đom đóm lập lòe chỉ làm tối thêm. Giữa những tiếng gào của Chielo là cả dàn đồng ca côn

trùng nỉ non dệt vào đêm tối.

"Agbala do-o-o-o!… Agbala ekeneo-o-o-o! …" Ekwefi lê bước theo sau, không đến quá gần và cũng

không bị bỏ lại quá xa. Đi chậm lại làm cô có thời gian để nghĩ. Hình như họ đang đi đến động thiêng.

Làm thế nào bây giờ? Cô sẽ chẳng bao giờ dám bước vào động. Cô sẽ đứng đợi ngoài cửa, cô đơn phó

mặc cho số phận. Cô nghĩ về tất cả những điều kinh khủng của đêm nay. Cô nhớ lại lâu lắm rồi, cũng một

đêm tối đen như thế này, cô đã gặp Ogbu-agali-odu, một linh hồn quỉ sứ thoát khỏi bùa ngải của bộ lạc,

lạc xuống trần gian. Cô đang đi với mẹ từ suối về, bỗng thấy một quầng sáng bay về phía mình. Họ sợ

quá, quẳng thùng nước nằm bẹp xuống đường, đợi con quỉ sà xuống giết chết. Đấy là lần duy nhất cô

gặp Ogbu-agali-odu!

Mặc dù chuyện đã lâu, nhưng mỗi lần nhớ lại cô vẫn thấy lạnh sống lưng. Tiếng của mụ sứ giả đã thưa

hơn những vẫn rất uy lực. Đêm lạnh lẽo và đầy sương. Ezinma hắt hơi một cái. “May mắn”, Ekwefi lẩm

bẩm. Cùng lúc là tiếng mụ Chielo “May mắn, con gái yêu của ta.”

Tiếng Ezinma sưởi ấm trái tim của mẹ nó. Ekwefi chậm rãi lê bước. Bỗng tiếng mụ sứ giả rú lên: “Có đứa

nào đi đằng sau tao! Mày có là người hay ma thì Agbala cũng sẽ cạo đầu và vặn cổ cho mày nhìn thấy

gót chân mày.”

Ekwefi chết lặng. Trong đầu cô xuất hiện { nghĩ: “Con đàn bà, hãy về nhà ngay kẻo Agbala trị tội.” Nhưng

cô không thể quay về. Cô đứng yên đợi Chielo đi xa rồi lại lẽo đẽo theo sau. Cô đã đi bộ lâu đến mức

cảm thấy tê cả chân lẫn đầu. Thình lình cô phát hiện là mình đang không đi đến động. Chắc đã phải qua

động từ lâu rồi. Có lẽ họ đang đến Umuachi, ngôi làng xa nhất của bộ tộc. Tiếng gào của Chieo đã rất

thưa thớt.

Có vẻ như đêm đã sáng lên một chút. Vài ngôi sao lấp ló. Trăng đang buồn rầu chuẩn bị lên. Khi trăng lên

muộn, các cụ bảo rằng, trăng buồn bỏ ăn, như người chồng không ăn món ăn do vợ nấu khi họ cãi nhau.

"Agbala do-o-o-o! Umuachi! Agbala ekene unuo-o-ol". Đúng như Ekwefi nghĩ, Chielo lên tiếng chào

Umuachi. Thật không thể tin được là họ đã đi xa như thế. Khi họ chui ra khỏi rừng, màn đêm đã dịu đi và

đã có thể nhìn thấy hình dáng của cây cối. Ekwefi căng mắt ra nhìn, nhưng mỗi lần cô cảm giác như thấy

Chielo và con mình, thì cái bóng lại tan mất vào đêm tối. Cô đi như ngây dại.

Giọng Chielo lại liên tục như lúc ban đầu. Ekwefi cảm giác như mình đang đứng ở bãi rất rộng. Chắc là ilo

của làng. Bỗng cô giật mình. Chielo không đi tiếp nữa. Mụ đang quay lại. Ekwefi vội lánh sang một bên,

đợi Chielo đi ngang quay về đúng đường cũ.

Đường về vừa dài vừa chán ngắt. Ekwefi đi như người mộng du. Mặc dù chưa lên hẳn, nhưng ánh trăng

đang hòa tan bóng đêm. Ekwefi đã có thể nhìn thấy bóng mụ sứ giả và con gái. Cô chủ động đi xa ra. Cô

sợ mụ quay lại và sẽ nhìn thấy mình. Cô đã cầu nguyện để trăng lên nhưng giờ đây cô lại đâm sợ ánh

trăng ma quái. Thế gian tràn ngập những hình thù cổ quái, biến mất khi cô chăm chú nhìn, rồi lại xuất

hiện ở chỗ khác. Có lúc cô đã nghĩ gọi Chielo để đi cùng cho đỡ sợ. Đó là khi cô thấy một bóng người

Page 41: Supdo(Cleaned Version)

đang trèo cây, đầu cắm xuống đất, chân lộn lên trời. Đúng lúc đó Chielo lên tiếng. Và Ekwefi chùn lại.

Chielo không phải là người. Không phải là bà Chielo hay lê la ngoài chợ và mang bánh đậu đến cho

Ezinma mà bà cũng gọi là con. Đó là mụ sứ giả của Agbala, Nhà triên tri của Hang động và Núi rừng.

Ekwefi cứ lẽo đẽo đi giữa hai nỗi sợ hãi. Tiếng bước chân cô nghe như tiếng của người khác đi sau. Cô

khoanh tay trước ngực để chống lại màn sương lạnh lẽo. Cô chẳng nghĩ được gì nữa, kể cả những điều

kinh khủng vừa trải qua đêm nay. Cô đi như mơ ngủ, chỉ tỉnh giấc khi Chielo hát.

Cuối cùng họ cũng rẽ lên động. Từ lúc đó, Chielo tụng kinh không ngừng. Mụ chào các vị thần của mụ

bằng đủ các danh xưng: nào là chủ nhân của tương lai, sứ giả của mẹ Đất, vị thần giết người trong phút

sung sướng nhất. Ekwefi tỉnh táo và nỗi sợ hãi lại quay trở lại.

Trăng đã lên cao và cô có thể nhìn Chielo và Ezinma rõ mồn một. Không hiểu sao mà mụ già lại có thể

cõng cô bé một cách dễ dàng như thế. Nhưng Ekwefi không nghĩ về điều đó. Đêm nay Chielo không phải

là đàn bà.

"Agbala do-o-o-o! Agbala ekeneo-o-o-o! Chi negbu madu ubosi ndu ya nato ya uto daluo-o-o! …"

Ekwefi nhìn thấy những ngọn đồi trong ánh trăng. Chúng đứng thành vòng tròn, chừa ra một khe hở cho

con đường dẫn đến trung tâm của thung lũng. Khi Chielo bước qua khe đó, giọng của mụ mạnh mẽ gấp

bội tỏa ra bốn phía. Ekwefi thận trọng dò đường. Cô bắt đầu ân hận là mình đã đi theo. Chẳng có gì xảy

ra với con mình cả. Và nếu giả có gì xảy ra thì mình làm được gì? Mình còn chẳng dám vào động. Mình

thật là vô dụng.

Rối bòng bong với mớ { nghĩ ấy trong đầu, cô không nhận thấy là mình đã đến cửa động. Mụ sứ giả cõng

Ezinma chui qua cái cửa hang nhỏ xíu mà chưa chắc con gà mái đã chui lọt. Ekwefi vùng chạy định ngăn

họ lại nhưng không kịp. Cô đứng ngây người ra nhìn cái lỗ tròn đã nuốt mất đứa con gái. Cô thề rằng nếu

cô nghe thấy tiếng khóc của Ezinma cô cũng sẽ chui vào quyết bảo vệ con gái. Cô sẵn sàng chết với nó.

Thề xong, cô ngồi xuống mỏm đá và chờ đợi. Nỗi sợ đã biến mất. Giọng lạnh lẽo của mụ sứ giả đã bị sự

trống vắng của hang động nuốt mất. Cô gục đầu xuống gối, đợi.

Cô chẳng biết mình đã đợi bao lâu nữa. Chắc đã rất lâu. Đang quay lưng lại đường dẫn lên núi, cô bỗng

nghe thấy tiếng bước chân. Một người đàn ông đang cầm giáo đứng sừng sững ở đó. Ekwefi thét lên rồi

nhảy dựng lên.

“Đừng có ngớ ngẩn,” Okonkwo nói. “Tao đã nghĩ là mày định chui vào đền với Chielo,”

Ekwefi không nói gì, dàn dụa nước mắt biết ơn. Cô biết rằng con mình sẽ an toàn.

“Đi về ngủ đi, để tao đợi đây cho.”

“Tôi cũng muốn được đợi cùng, đã sáng rồi. Gà đã gáy.”

Page 42: Supdo(Cleaned Version)

Họ đứng cùng nhau, ý nghĩ của Ekwefi quay về thời trai trẻ. Cô đã cưới Anene vì Okonkwo quá nghèo.

Nhưng sau hai năm cô đã bỏ chồng chạy đến với anh. Đó là một buổi sáng sớm. Mặt trời rực rỡ. Cô ra

suối lấy nước. Nhà Okonkwo ngay bên đường. Cô tiến đến gõ cửa. Anh bước ra.

Ngay cả vào những ngày đấy, anh cũng không phải là người nhiều lời. Anh bế thốc cô lên giường và bắt

đầu cởi quần áo.

Chương 13

Go-di-di-go-go-di-go. Di-go-go-di-go.

Ekwe nói chuyện với cả làng. Ai cũng phải học cách hiểu ngôn ngữ của thứ nhạc cụ bằng gỗ rỗng ruột

này. Dum! Dum! Dum! Tiếng pháo điểm nhịp. Gà còn chưa gáy, Umuofia còn đang chìm trong giấc ngủ

yên tĩnh khi ekwe lên tiếng và pháo nổ xua tan sự im lặng. Ai nấy nhỏm dậy trên chõng tre, lắng nghe

một cách lo lắng. Có người chết. Tiếng pháo nổ thấu trời xanh.

Go-di-di-go-go-di-go. Di-go-go-di-go. Âm thanh trôi đi trong bầu trời đêm chật cứng thông điệp. Tiếng

bọn phụ nữ rền rĩ văng vẳng như làn sương buồn buông trên mặt đất. Thỉnh thoảng lại nghe có tiếng kêu

xé ngực khi có một người đàn ông đến viếng. Anh ta hú lên một hai lần bằng nỗi buồn đàn ông, rồi ngồi

xuống cũng những tay đàn ông khác lắng nghe khúc hát ai oán của đám đàn bà. Tiếng hát họa chăng chỉ

nghe được trong làng, nhưng ekwe mang thông điệp đến cho cả chín làng, có khi còn xa hơn.

Đầu tiên nó gọi tên bộ lạc:

Umuofia obodo dike! "Umofia, đất của những người dũng cảm."

Umuofia obodo dike!Umuofia obodo dike!

Nó nhắc đi nhắc lại, xoáy vào, gieo sự bất an trong trái tim của người dân đang nằm trên chõng tre đêm

hôm đó. Rồi nó đến gần, gọi tên làng:

"Iguedo với những tảng đá mài vàng!" Đây là làng của Okonkwo.

Iguedo, Iguedo, Iguedo cứ thế, lặp lại. Cả chín làng nín thở. Cuối cùng thì tên người chết cũng được nói

ra và tất cả thở phào:

"E-u-u, Ezeudu đã chết."

Okonkwo rùng mình, lạnh sống lưng nhớ lại lần cuối khi ông già đến thăm hắn: “Thằng bé gọi mày bằng

bố, đừng nhúng tay vào cái chết của nó.”

Ezeudu là một người vĩ đại, cả bộ lạc đến dự đám ma ông. Trống đám ma, súng nổ, pháo rền, đám đàn

ông điên loạn, đốn cây và chém chết những con vật nào bọn chúng nhìn thấy, leo lên tường, nhảy trên

nóc nhà.

Đó là đám ma của một chiến binh. Vậy nên, từ sáng đến tối, các chiến binh đến theo từng đội theo lứa

tuổi. Bọn chúng đều đóng khố bằng lá raffia xông khói, vẽ mình bằng phấn và than. Thỉnh thoảng lại có

Page 43: Supdo(Cleaned Version)

những con ma tổ hay egwugwu chui từ dưới âm phủ lên, trùm raffia kín người, cất giọng nói run rẩy,

lạnh lẽo. Có những ma rất hung dữ. Sáng nay cả đám đã phải chạy tán loạn khi một con ma cầm mác sắc

nhọn đâm chém lung tung. May mà có 2 thanh niên quấn được sợi thừng quanh hông nó. Khi nó đuổi thì

họ chạy, nhưng khi nó quay đi thì họ lại nắm chặt đầu sợi thừng để kiềm chế. Nó cất tiếng hát giận dữ,

rằng Ekwensu hay Linh hồn Quỷ sứ đã chui vào mắt nó.

Nhưng con ma đáng sợ nhất vẫn chưa tới. Nó luôn đi một mình và có hình dạng như một cái quan tài.

Nó đi đến đâu, ruồi nhặng và mùi chết chóc theo đến đấy. Ngay cả những thầy mo nổi tiếng nhất cũng

phải tránh đi khi nó tới gần. Hồi xưa, có một con ma dám đứng chắn đường nó đã bị đóng đinh tại chỗ

trong 2 ngày. Con ma này chỉ có một tay và xách một cái xô nước đầy.

Cũng có những egwugwu rất hiền lành. Có một con đã rất già, còng, phải chống gậy mới đi được. Nó từ

từ đi lại chỗ đặt người chết, nhìn một lúc, rồi bỏ đi, trở về âm phủ, thế giới của mình. Thế giới hiện tại,

sống động, cũng không hoàn toàn cách biệt với thế giới của tổ tiên. Và người ta có thể đi lại được giữa

hai thế giới, nhất là trong những dịp lễ hội hay đám ma của người già, vì người già rất gần với tổ tiên.

Cuộc đời của một con người từ lúc sinh ra là chuỗi các nghi lễ chuyển tiếp, mang anh ta tới gần, gần hơn

với tổ tiên của mình.

Quả là một đám ma to, xứng đáng cho người chiến binh hiển hách. Chiều xuống, tiếng la hét, tiếng súng,

tiếng trống, tiếng giáo mác chạm nhau càng to.

Ezeudu là người già nhất trong làng. Cả bộ lạc chỉ có 3 người già hơn ông, và 4-5 người cùng lứa tuổi.

Mỗi khi họ xuất hiện trong đám đông và chậm rãi nhảy điệu đưa đám của bộ lạc, thì đám thanh niên lại

dãn ra, tiếng rì rầm cũng im bặt.

Ezeudu đạt được ba danh hiệu trong đời. Cũng là điều hiếm có, vì cả bộ lạc chỉ có 4 danh hiệu và thông

thường trong một thế hệ chỉ có 1 hoặc 2 người có thể đạt được cả 4. Khi đó họ trở thành thành hoàng.

Vì có danh hiệu, nên Ezeudu sẽ được chôn vào ban đêm dưới ánh đuốc bập bùng trong một nghi lễ thần

thánh. Nhưng trước nghi lễ, tiếng ồn ào tăng gấp mười lần. Trống đánh hung bạo và đám đàn ông nhảy

lên xuống như điên dại. Súng bắn ra khắp nơi, và mác chạm nhau chan chát trong điệu chào của các

chiến binh. Không khí đầy bụi và mùi thuốc súng.

Đúng lúc đó, con ma cụt xuất hiện, xách một xô nước đầy. Đám đông dãn ra nhường chỗ, tiếng ồn lắng

lại. Nó nhảy mấy bước theo nhịp trống rồi tiến tới chỗ cái xác.

“Ezudu!” con ma cất giọng. “Nếu mày nghèo trong kiếp trước tao sẽ cầu cho mày giàu trong kiếp sau.

Nhưng mày giàu. Nếu mày hèn, tao sẽ cầu cho mày mang đến sự dũng cảm. Nhưng mày là chiến binh

không sợ hãi. Nếu mày chết trẻ, tao sẽ cầu mày cuộc sống. Nhưng mày sống lâu. Vậy nên tao cầu cho

mày kiếp này thế nào thì kiếp sau cũng sẽ như vậy. Nếu mày chết tự nhiên, hãy yên nghỉ. Nhưng nếu có

ai đó hại mày, đừng cho nó một phút an lành.” Nó nhảy mấy bước nữa rồi bỏ đi.

Trống lại nổi, các điệu nhảy lại bắt đầu, trở nên man dại. Bóng tối đã len lỏi vài nơi, nghi lễ chôn cất đã

gần. Súng bắn chào loạt cuối, pháo nổ động trời xanh. Bỗng từ giữa đám tiếng động đó, một tiếng thét

Page 44: Supdo(Cleaned Version)

hấp hối vút lên cùng với tiếng la hét hoảng sợ. Tất cả im phăng phắc. Cứ như là bị ma làm. Ở giữa đám

đông là một thằng bé nằm trong vũng máu.

Đó là đứa con trai 16 tuổi của người chết. Nó đang nhảy điệu vĩnh biệt bố cùng với các anh em trong họ.

Cây súng của Okonkwo cướp cò và một mảnh đạn đã găm vào tim thằng bé. Một sự hoảng loạn chưa

từng có trong lịch sử Umuofia. Chết vì bạo lực thì nhiều, nhưng như thế này thì chưa bao giờ xảy ra.

Lối thoát duy nhất cho Okonkwo là chạy trốn khỏi bộ lạc. Giết người anh em là phạm tội với thần đất và

kẻ tội phạm phải chạy khỏi đất đó. Có hai loại tội: đực và cái. Okonkwo phạm tội cái vì hắn không cố ý.

Hắn có thể quay về sau bảy năm.

Đêm đó hắn thu thập tất cả những thứ quý giá nhất bỏ lên thúng đội đầu. Mấy bà vợ cay đắng khóc tấm

tức, bọn trẻ con cũng sụt sịt mặc dù chẳng hiểu lý do. Obierika và nửa tá bạn bè đến chia buồn. Mỗi tay

đi chín mười chuyến để mang củ mài của Okonkwo sang kho của Obierika. Trước khi gà gáy, cả nhà

Okonkwo đã chạy trốn, về quê mẹ hắn. Một làng nhỏ có tên là Mbanta, đằng sau Mbaino.

Ngày hôm sau, một đám đông đàn ông từ nhà Ezeudu, ăn mặc như ra trận, kéo đến đập phá khu nhà

của Okonkwo. Họ đốt nhà, san phẳng tường, giết chết súc vật, phá tan kho bếp. Đó là phán xử của thần

đất và họ chỉ là sứ giả của thần mà thôi. Họ không mang trong tim lòng căm hận Okonkwo. Obierika

cũng trong số đó. Họ chỉ muốn rửa sạch mảnh đất mà Okonkwo đã làm vấy máu người anh em.

Obierika là người cả nghĩ. Khi { nguyện của thần đất đã được hoàn thành, ông ngồi trong obi của mình

và cầu nguyện cho tai họa của ông bạn. Tại sao con người lại phải chịu đựng hình phạt nặng nề như thế

khi anh ta không cố tình phạm tội. Nghĩ mãi, ông cũng không tìm được câu trả lời. Ông chìm vào những

suy nghĩ rắm rối hơn. Ông nhớ vợ mình đã đẻ những đứa con sinh đôi, và ông đã vứt chúng đi. Bọn

chúng có tội gì? Thần đất phán rằng, chúng đã xúc phạm đất và cần phải bị tiêu diệt. Và nếu bộ lạc không

trừng phạt những kẻ phạm tội chống thần đất, bà sẽ trị tội tất cả chứ không chỉ một mình kẻ phạm tội.

Các cụ già nói, một ngón tay dính dầu, sẽ dính ra các ngón khác.

PHẦN HAI

Chương 14

Okonkwo được bộ lạc mẹ hắn ở Mbanta đón tiếp khá ổn. Ông cậu hắn, người họ hàng duy nhất còn

sống, đã đón hắn. Ông ta tên là Uchendu, cũng là người đã đưa xác mẹ Okonkwo về chôn khoảng 30

năm trước. Ông còn nhớ Okonkwo khi đó còn bé, đã khóc điệu đưa ma: “mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ đi rồi.”

Thời đó lâu rồi. Hôm nay Okonkwo không đưa mẹ về chôn với tổ tiên. Hắn đưa ba bà vợ và lũ con đi lánh

nạn ở đất mẹ. Khi Uchendu nhìn thấy cả nhà buồn rầu, lo lắng đến, ông đoán được điều gì đã xảy ra và

không hỏi một câu nào. Hôm sau Okonkwo mới kể cho cậu tất cả câu chuyện. Uchendu chăm chú lắng

nghe đến tận cuối cùng, rồi thở phào: “chỉ là tội cái”, rồi bắt đầu chuẩn bị đồ cúng tế.

Okonkwo được cấp một miếng đất để làm nhà và 2-3 miếng nữa để trồng trọt khi mùa rẫy tới. Nhờ bà

con giúp đỡ, hắn dựng obi và ba cái lều cho vợ. Sau đó hắn dựng bàn thờ cho thần hộ mệnh của mình và

bài vị cho tổ tiên hắn. Năm con trai của Uchendu mỗi người cho hắn 300 mầm củ mài, chuẩn bị cho

những mùa mưa sắp bắt đầu.

Page 45: Supdo(Cleaned Version)

Cuối cùng, những cơn mưa đã kéo đến. Bất ngờ và sầm sập. Đã hai ba tháng nay, mặt trời chế ngự, phả

lửa xuống đất. Cỏ héo khô và cát nóng như than hồng. Những cây xanh vĩnh cửu cũng khoác một đám

bụi nâu dầy. Chim trong rừng ngừng hót và cả thế giới bất động trong cái nóng sống động, rung rinh.

Bỗng đùng một tiếng sấm. Giận dữ, sắc nhọn, thô kệch. Không giống như tiếng sấm sâu, ầm ì vào mùa

mưa. Gió bốc bụi mù trời. Những cây cọ nghiêng ngả, gió thổi tung những tàu lá cọ như chải chúng

thành một mớ tóc kz ảo.

Mưa bắt đầu rơi, bắt đầu là những hạt mưa đá to đùng, người ta gọi là : “hột nước của trời.” Rơi vào

người đau điếng vậy mà bọn trẻ con vẫn ào ra nhặt bỏ vào mồm, tan biến. Đất bỗng chốc sống động,

chim bừng tỉnh ríu rít. Hương cỏ cây và cuộc sống quyện trong không khí. Mưa bắt đầu nặng hạt tuy hạt

nhỏ hơn, bọn trẻ con chạy vào nhà, sung sướng, thỏa mãn, toại nguyện.

Okonkwo và gia đình làm việc cật lực để dựng rẫy mới. Nhưng điều này chẳng khác gì bắt đầu cuộc sống

mới mà thiếu khí phách và sự nhiệt tình của tuổi trẻ, hoặc học dùng tay trái khi đã già. Công việc không

mang lại niềm hứng thú cho hắn như trước. Mỗi khi hết việc, hắn ngồi im lặng lơ mơ nửa thức nửa ngủ.

Cả cuộc đời hắn chỉ có một đam mê – trở thành thủ lĩnh của bộ lạc. Đó là mùa xuân cuộc đời hắn. Hắn

đã sắp đạt được điều đó. Thế rồi mọi thứ tan vỡ. Hắn bị đuổi khỏi bộ lạc như con cá bị hất lên bờ cát,

giẫy đành đạch. Rõ là thần hộ mệnh của hắn không nên được việc lớn và các cụ già đã sai, khi nói nếu

thằng đàn ông đã nói có, thần của hắn cũng sẽ xác nhận. Đằng này thần lại nói không, mặc dù lòng hắn

đã quyết.

Ông già Uchendu thấy rõ là Okonkwo đang tuyệt vọng, và ông rất lo. Ông định sẽ nói chuyện với hắn sau

lễ isa-ifi. Thằng bé nhất trong 5 đứa con trai của Uchendu cưới vợ mới. Tiền thách cưới đã trả. Tất cả các

lễ lạt đã xong ngoài lễ cuối cùng này. Amikwu và họ hàng đã mang rượu cọ đến dạm hỏi bộ lạc cô dâu 2

tháng trước khi Okonkow đến Mbanta. Đến lúc làm lễ xưng tội cuối cùng.

Tất cả con gái của họ đều có mặt, nhiều người phải đi từ những làng rất xa. Con gái lớn của Uchendu lấy

chồng tận Obodo, gần nửa ngày đường. Các con gái của Uehuiona cũng đến. Những dịp họp mặt đông

đủ thế này chỉ có thể xảy ra lúc đám ma mà thôi. 22 đứa con gái cả thẩy, ngồi thành vòng tròn, cô dâu

ôm con gà mái ngồi chính giữa. Uchendu đứng trước mặt cô, tay cầm bài vị của tổ tiên. Đám đàn ông

đứng ngoài vòng, chăm chú quan sát. Các bà vợ của họ cũng vậy.

Đó là một buổi chiều, mặt trời đang lặn. Con gái lớn của Uchendu hỏi cô dâu:

“Mày phải nhớ là nếu trả lời không thành thực mày sẽ rất đau đớn, thậm chí đến chết khi đẻ con đấy,

mày đã ngủ với bao nhiêu thằng đàn ông sau khi em tao ngỏ lời muốn cưới mày?”

“Không có ai cả,” cô dâu trả lời đơn giản.

“Này, trả lời thành thực nhé,” bọn đàn bà khác ùa vào.

“Không có ai cả đúng không?” Njide hỏi lại.

“Không”

Page 46: Supdo(Cleaned Version)

“Thề trước bài vị tổ tiên nhà ta đi,” Uchendu nói.

“Con thề,”

Uchendu cầm lấy con gà mái, cắt cổ nó bằng con dao sắc, tưới một ít màu lên bài vị tổ tiên.

Từ ngày đó, cô dâu trở thành vợ của Amikwu. Bọn con gái của bộ lạc không về nhà ngay mà ở lại với bà

con thêm 2 ngày nữa. Sang ngày thứ hai, Uchendu tập hợp tất cả lũ con trai con gái và thằng cháu

Okonkwo. Bọn đàn ông thì mang theo chiếu da dê và ngồi lên nền nhà, bọn đàn bà mang tấm lót bằng lá

sisal và ngồi trên một ụ đất đắp nổi làm ghế. Uchendu nhẹ nhàng vuốt râu và nghiến chặt răng. Ông bắt

đầu nói khẽ nhưng rõ ràng, cẩn thận chọn từng từ:

“Đây là Okonkwo, tao đã nói với chúng mày, nhưng tao muốn chúng mày nhớ những điều tao sẽ nói sau

đây. Tao là một ông già, còn chúng mày còn là trẻ con. Tao hiểu thế giới này hơn chúng mày. Đứa nào tự

nhận là hiểu hơn tao, đứng lên xem nào.”

Tất nhiên là chả đứa nào đứng dậy.

“Tại sao Okonkwo lại ở với chúng ta? Đây đâu phải là bộ lạc của nó. Chúng ta chỉ là họ bên nhà mẹ nó.

Nó không thuộc về chúng ta. Nó đang bị đi đày, phải lưu lạc bảy năm trên đất xa lạ. Nên nó đang cúi đầu

ủ rũ. Nhưng tao có một câu hỏi muốn hỏi Okonkwo, mày có biết tại sao cái tên hay dùng nhất để đặt cho

bọn trẻ là Nneka, hay có nghĩa là ‘Mẹ là Vĩ đại nhất’ không?. Chúng ta đều biết người đàn ông là chủ gia

đình, còn các bà vợ chăm sóc hắn. Một người đàn ông sẽ theo bộ lạc của bố chứ không theo bộ lạc của

mẹ. Vậy tại sao chúng ta vẫn nói, Nneka, ‘Mẹ là Vĩ đại nhất’, tại sao?”

Tất cả im lặng.

Uchendu nói: “Tao muốn Okonkwo trả lời,”

“Tôi không biết,”, Okonkwo nói.

“Thấy chưa, mày không biết, mày chỉ là đứa trẻ. Mày có nhiều vợ, nhiều con – đông con hơn cả tao. Mày

là thủ lĩnh ở bộ lạc mày. Vậy mà mày vẫn là đứa trẻ, đứa trẻ của tao. Hãy nghe tao nói đây. Tao sẽ hỏi

thêm một câu nữa. Tại sao khi người đàn bà chết, họ lại được đưa về chôn cất tại bộ lạc của mình mà

không chôn ở bộ lạc nhà chồng? Sao vậy? Người ta đã mang mẹ mày về đây, để chôn với bà con của bà

ấy. Sao vậy?”

Okonkow lắc đầu.

“Xem này, nó cũng không biết,” Uchendu nói, “vậy mà nó lúc nào cũng ủ rũ vì phải về sống ở quê mẹ vài

năm.” Ông cười cay đắng, rồi quay sang đám con cái. “Còn chúng mày, chúng mày có thể trả lời tao

được không?”

Tất cả lắc đầu.

“Vậy thì nghe tao nói này,” ông nuốt nước bọt nói tiếp.”Đúng là bọn trẻ con là của bố, nhưng khi bố

đánh chúng, chúng tìm đến lều của mẹ. Người đàn ông thuộc về bộ lạc của bố khi mọi việc tốt lành,

Page 47: Supdo(Cleaned Version)

nhưng khi hắn cảm thấy buồn bực, đau đớn, hắn tìm về đất mẹ. Mẹ mày đang ở đây để bảo vệ mày. Bà

ấy được chôn ở đây. Vì thế mà chúng ta bảo ‘Mẹ là Vĩ đại nhất’. Mày có thấy mày quá đáng không khi

mang cái mặt nặng trịch về cho mẹ mày. Cẩn thận đấy, đừng làm tổn thương người đã quá cố. Mày có

trách nhiệm phải chăm sóc vợ con mày đàng hoàng và đưa nó về quê bố mày sau 7 năm. Còn nếu mày

để cho sự chán chường đè bẹp, vợ con mày sẽ phải chết lưu lạc.” Ông dừng lại một chút và nhìn sang

đám con trai con gái, “Những đứa này bây giờ là bà con của mày.”

“Mày nghĩ mày là thằng đau khổ nhất trên thế giới này chắc?” Mày có biết là chúng tao bị đọa đày thế

nào không? Mày có biết là chúng tao cũng bị mất củ mài và cả những đứa con. Tao đã từng có sáu vợ.

Bây giờ chỉ còn một bà dở người. Mày có biết tao đã chôn bao nhiêu đứa con không, những đứa con tao

đã tạo ra từ sức mạnh của tuổi trẻ. Hai mươi hai đứa. Vậy mà tao vẫn sống, tao không tự treo cổ. Nếu

mày cho mày là thằng đau khổ nhất, hãy hỏi con gái tao Akueni, nó đã phải vứt đi bao nhiêu đứa con

sinh đôi của nó. Mày có biết bài hát mà chúng ta hay hát khi có người đàn bà chết không?

“Cái huyệt này của ai, cái huyệt này của ai? Chẳng phải của ai cả.”

“Tao không còn gì để nói với mày nữa.”

Chương 15

Năm lưu vong thứ hai, ông bạn Obierika đến thăm Okonkwo. Cùng đi có hai chú trai trẻ đội trên đầu hai

cái giỏ nặng. Khi Okonkwo giúp chúng đỡ xuống đổ ra đất. Toàn là vỏ sò.

Okonkwo sướng điên. Vợ con hắn cũng sướng điên. Mấy anh em họ và các bà vợ cũng sướng điên khi

biết chuyện có khách đến thăm.

“Mày phải đưa ông ta đến chào cậu đi,” một chú em nói.

“Đi ngay đây,” trước khi đi, Okonkwo thầm thì gì đó với bà vợ cả. Bà ta gật đầu. Một lúc sau thấy bọn

trẻ đuổi gà chạy quàng quạc.

Một thằng cháu đã chạy vào báo cho Uchendu biết là có khách của Okonkwo đến thăm nên ông đã ngồi

đợi sẵn. Ông chìa hai tay ra cho khách, mời họ ngồi và quay sang hỏi Okonkwo là ai đến vậy?

“Đây là Obierika, bạn thân nhất của con, con đã nói với cậu nhiều lần rồi.”

“Đúng thế,” ông già quay sang Obierika. “Con trai tao đã nói với tao nhiều lần về mày. Tao rất vui khi

mày đến thăm chúng tao. Tao biết bố mày, Iweka. Ông ấy là một người đàng hoàng. Ông ta có nhiều bạn

bè ở đây và cũng hay đến thăm họ. Đó là ngày xưa, khi người ta có bạn ở khắp nơi, kể cả ở các bộ lạc xa

lạ. Thế hệ mày chắc không biết. Chúng mày ở nhà, đến hàng xóm cũng sợ. Đến ngay quê mẹ mà thằng

này cũng thấy xa lạ này.” Ông quay sang nhìn Okonkwo.

“Tao già rồi, tao thích nói. Bây giờ tao chỉ nói được thôi.”

Ông nặng nề đứng dậy, đi đến góc nhà lấy hạt kola.

Page 48: Supdo(Cleaned Version)

“Còn mấy chú trai trẻ này là ai?”, ông hỏi sau khi ngồi xuống tấm da dê của mình. Okonkwo giải thích

cho ông.

“Hay quá, xin chào các con.” Rồi đưa cho bọn trẻ hạt kola. Bọn chúng xem xong, cám ơn và trả lại.

Uchendu đập hạt ra cho chúng ăn.

“Mày chạy vào phòng kia, ở đó có vò rượu.” Ông nói và chỉ tay cho Okonkwo.

Okonkwo mang rượu ra và cả bọn uống. Rượu mới cất, rất nặng.

Một lúc lâu sau, Uchendu nói tiếp “Xưa người ta đi lại khắp nơi. Chẳng có bộ lạc nào trong vùng này mà

tao không biết. Aninta, Umuazu, Ikeocha, Elumelu, Abame – tao biết hết.”

“Ông có biết là Abame đã bị tiêu diệt rồi không?” Obierika hỏi.

“Chuyện gì xảy ra vậy?” Uchendu và Okonkwo cùng hỏi dồn.

“Abame bị xóa sổ. Đây là một câu chuyện lạ kz và khủng khiếp. Nếu tôi không tận mắt gặp và tận tai

nghe câu chuyện của những đứa sống sót thì tôi cũng không thể tin được. Có phải là bọn nó chạy sang

Umuofia vào ngày Eke không nhỉ?” Obierika quay sang hỏi hai thanh niên cùng đi và chúng gật đầu.

“Ba tháng trước, vào ngày phiên chợ Eke, một đám chạy loạn tới làng tôi. Đa số những đứa con của con

gái chúng tôi. Mẹ bọn chúng chôn ở chỗ chúng tôi. Một số thì có bạn, còn một số nữa thì chẳng còn biết

chạy đi đâu nữa. Bọn chúng chạy đến Umuofia với câu chuyện đáng sợ.” Obierika uống hết chiếc sừng

rượu, Okonkwo lại rót đầy để hắn kể tiếp:

“Vào mùa trồng trọt trước, có một tên da trắng xuất hiện trong bộ lạc của bọn chúng.”

“Thằng bạch tạng,” Okonkwo chêm vào.

“Không phải bạch tạng, thằng này khác hẳn.” Obierika nhấp một hớp rượu.

“Thằng này cưỡi một con ngựa sắt. Đầu tiên dân làng chạy tán loạn, nhưng thằng này vẫy tay gọi mọi

người. Một tay dũng cảm nhất tiến đến gần, thậm chí sờ vào người hắn. Các cụ già đi hỏi Nhà tiên tri và

được thầy báo là người lạ mặt này sẽ gây chia rẽ và phá hủy bộ lạc.” Obierika lại nhấp một hớp rượu.

“Thế là họ xúm lại giết chết thằng kia và buộc con ngựa sắt vào cây thiêng của làng vì sợ nó chạy đi gọi

bạn. Tao quên không kể hết là thầy phán thế nào. Thầy bảo có đông bọn da trắng đến. Như châu chấu

ấy. Thằng này chỉ là đi đầu để thăm dò thôi. Thế là dân làng giết hắn.”

“Thế nó không nói gì trước khi chết à?”, Uchendu hỏi.

“Không”, một thanh niên đi cùng với Obierika trả lời.

“Nó có nói gì đó, ầm ừ qua mũi, nhưng chẳng ai hiểu.” Obierika giải thích.

“Một đứa kể cho con nghe là thằng đó nhắc đi nhắc lại cái gì đó có chữ Mbaino. Có thể nó định đến

Mbaino nhưng bị lạc.” Thanh niên còn lại đế vào.

Page 49: Supdo(Cleaned Version)

“Tóm lại, bọn họ giết thằng đó và trói con ngựa sắt lại. Đó là trước mùa trồng trọt. Sau đó chẳng có

chuyện gì xảy ra. Mưa xuống và củ mài bắt đầu nảy mầm. Con ngựa sắt vẫn bị trói vào gốc cây mộc

miên. Một buổi sáng, có ba tay da trắng đến cùng với một hội đen như chúng ta. Bọn chúng trông thấy

con ngựa sắt rồi bỏ đi. Hầu như cả làng Abame đang ra rẫy. Chỉ có vài người thấy bọn này thôi. Mấy tuần

chợ sau cũng chẳng có gì xảy ra. Cho đến phiên chợ ngày Afo, ông biết đấy, cả bộ lạc tập trung ở đây. Và

điều đó đã xảy ra. Ba tay da trắng và rất đông tay chân đã bao vây chợ. Có vẻ như chúng dùng bùa ngải

để giấu mình đợi cho chợ thật đông. Rồi chúng bắt đầu bắn giết. Tất cả chết hết, trừ những người già và

ốm ở nhà, và một số người mà thần hộ mệnh đã dẫn họ ra khỏi chợ trước đó.”

“Bộ lạc ấy giờ hết người rồi. Cá thiêng trong hồ cũng bơi đi hết rồi, hồ thiêng giờ đục ngầu màu máu.

Đúng như thầy nói, quỷ sứ đã ập xuống đất làng.”

Im lặng một lúc lâu, Uchendu nghiến răng thành tiếng, rồi bật ra:

“Không bao giờ được động đến thằng người không nói gì. Bọn Abame này ngu quá, không biết gì về

người à.”

“Mẹ Diều một lần bảo con đi kiếm ăn. Diều con đi và cắp về một con vịt con. ‘Tốt lắm’, Diều mẹ nói

‘nhưng con có nghe thấy vịt mẹ nói gì khi con sà xuống và cắp vịt con về không?’ Diều con trả lời ‘nó

chẳng nói gì, nó chỉ bỏ đi thôi.’ ‘Vậy thì con hãy mang trả lại vịt con này ngay’ Diều mẹ nói. ‘Im lặng bao

giờ cũng là điềm xấu.’ Thế là Diều con mang trả lại vịt con và cắp về một con gà con. ‘Gà mẹ có nói gì

không?’ ‘Nó kêu váng lên, xù lông và chửi con’. ‘Thế thì con có thể chén được gà con rồi, không có việc gì

phải sợ những đứa kêu la ầm ĩ,’ Diều mẹ kết luận.”

Bọn dân làng Abame này ngu quá.

“Bọn chúng đúng là ngu,” Okonkwo nói sau một hồi lặng im. “Chúng đã được báo trước nguy hiểm vậy

mà không chịu mang theo súng và mác ra chợ.”

“Bọn họ đã phải trả giá cho sự ngu dốt rồi,” Obierika nói, “Nhưng tôi thấy đáng sợ. Chúng ta đã nghe

nhiều về bọn da trắng có những khẩu súng lớn, rượu mạnh và bắt người nô lệ đưa đi qua biển. Nhưng

chẳng ai tin đó là sự thật.”

“Không có câu chuyện nào lại không phải là sự thật cả,” Uchendu nói. “Thế giới vô cùng và cái chỗ này

tốt có thể là cái vứt đi ở chỗ khác. Chúng ta có bọn bạch tạng. Bọn mày có nghĩ là bọn nó đến chỗ chúng

ta vì nhầm đường không, đáng nhẽ chúng phải đến chỗ mà tất cả đều trắng như chúng?”

Vợ cả của Okonkwo đã nấu xong và mang ra cho khách một bữa ăn thịnh soạn gồm củ mài giã và súp lá

đắng. Nwoye, con trai Okonkwo mang ra một bình rượu ngọt làm từ cây raffia.

“Mày lớn quá rồi đấy,” Obierika nói với Nwoye. “Thằng Anene bạn mày gửi lời hỏi thăm đấy.

“Nó có khỏe không?

“Chúng tao đều ổn cả!”

Ezinma bưng vào một chậu nước rửa tay. Cả bọn bắt đầu ăn, uống.

Page 50: Supdo(Cleaned Version)

“Mày ra khỏi nhà lúc nào?” Okonkwo hỏi.

“Chúng tao định đi trước khi gà gáy. Nhưng đến sáng rõ, Nweke mới đến. Không nên hẹn buổi sáng sớm

với một chàng trai mới lấy vợ.” Tất cả đều cười.

“Nweke lấy vợ rồi à?”

“Nó lấy con gái thứ hai của Okadigbo,”

“Tốt quá, chẳng thể trách nó vì tội không nghe thấy gà gáy.”

Ăn uống xong, Obierika chỉ vào hai cái giỏ nặng.

“Đây là tiền bán củ mài của mày. Tao bán hết số củ mài to ngay sau khi mày đi. Sau đó bán nốt một số củ

mài giống, số còn lại đem cho thuê để chia mùa. Tao sẽ làm như vậy cho đến khi mày quay lại. Nhưng

tao nghĩ có khi mày cần tiền bây giờ nên mang đến đây. Ai mà biết cái gì sẽ xảy ra ngày mai. Nhỡ đâu lại

có bọn người xanh đến bắn chúng ta thì sao.”

“Trời sẽ không cho chúng làm như vậy.” Okonkwo nói “Tao chẳng biết cám ơn mày thế nào.”

“Dễ quá, mày giết một đứa con của mày đi cho tao.” Obierika nói.

“Thế vẫn không đủ”

“Thế mày tự sát đi.”

“Xin lỗi, tao sẽ không nói đến chuyện ơn huệ nữa.” Okonkwo cười.

Chương 16

Gần hai năm sau, khi Obierika lại đến thăm ông bạn lưu vong của mình thì tình hình đã tệ hơn nhiều.

Những nhà truyền giáo đã đến Umuofia, xây nhà thờ, cải đạo được một số, và gửi người sang các làng

bên cạnh để giảng đạo. Các thủ lĩnh bộ lạc ngậm ngùi, nhưng nhiều người trong số họ tin rằng, niềm tin

xa lạ và chúa trời của người da trắng sẽ không tồn tại được lâu. Không ai trong số đã cải đạo có tiếng nói

khi cả làng hội họp. Không ai có danh hiệu. Bọn chúng đa số là những người được gọi là efulefu, nghèo

xác, rỗng tuếch. Bộ lạc thường miêu tả hội efulefu này như những tay bán cái mác của mình đi và đeo

vỏ ra mặt trận. Chielo, sứ giả của Agbala thì bảo hội này chính là cứt của bộ lạc, còn cái đạo mới này

khác gì con chó điên đến để dọn đi.

Sở dĩ Obierika phải đến thăm Okonkwo là bỗng dưng ông ta trông thấy Nwoye trong đám người truyền

giáo ở Umuofia.

“Mày làm gì ở đây thế này?” Obierika mất công vất vả mãi mới được họ cho phép nói chuyện với

Nwoye.

“Cháu là một người truyền giáo.”

“Bố mày đâu rồi?”, Obierika hỏi, chẳng biết nói gì hơn.

Page 51: Supdo(Cleaned Version)

“Cháu không biết, ông ta không phải là bố cháu.”

Và thế là Obierika quyết định đi Mbanta thăm ông bạn. Nhưng Okonkwo không chịu hé răng và Obierika

phải moi mãi mới được câu chuyện từ mẹ Nwoye.

Những người truyền giáo làm khuấy động cả ngôi làng nhỏ Mbanta. Có sáu người trong đó có một người

trắng. Cả làng kéo đến xem người da trắng vì đã nghe nhiều câu chuyện về một tay bị giết và con ngựa

sắt bị trói vào cây mộc miên ở Abame. Lại đúng vào mùa đã vãn, nên ai cũng đến xem.

Khi tất cả đã tụ tập đông đủ, tay da trắng bắt đầu lên tiếng. Một người Ibo làm phiên dịch, mặc dù nói

khá khó nghe đối với dân Mbanta. Nhiều người cười vì cách phát âm và dùng từ của anh ta. Thay vì nói

là “tôi”, anh ta lại nói “cái mông đít của tôi”. Nhưng anh ta có vẻ rất uy nghiêm nên mọi người đều lắng

nghe.

Hắn nói hắn là một người anh em với dân làng, điều đó thì đã rõ vì màu da và tiếng nói. Bốn người da

đen khác cũng là anh em, mặc dù họ không nói được tiếng Ibo. Người da trắng cũng là anh em vì là tất

cả đều là con của Chúa trời. Và hắn kể cho họ nghe về một vị Chúa mới, Đấng sáng tạo ra thế giới và tất

cả đàn ông và đàn bà. Hắn buộc tội họ thờ nhầm các loại chúa giả, bằng gỗ và đá. Tiếng rì rầm ầm ĩ nổi

lên khi hắn nói đến đây. Hắn kể tiếp là Chúa thật sống trên trời cao và tất cả chúng ta sau khi chết đều

đến trước Ngài để đợi phán xét. Tất cả bọn quỉ sứ và những người ngu dốt cúi lạy gỗ đá sẽ bị vứt vào lò

lửa cháy như dầu cọ. Còn những người thờ Chúa sẽ sống sung sướng trong thiên đường của Ngài.

“Ngài gửi chúng tôi đến đây để dẫn dắt các ngươi khỏi con đường lầm lạc và các vị thần giả mạo, hãy

quay về với Ngài để được cứu rỗi sau khi các ngươi chết đi,”. Hắn nói.

“Cái mông đít của mày nói dễ nghe đấy,” có ai đó pha trò và cả đám đông cười vang.

“Thằng kia nói gì vậy?” người da trắng hỏi tay phiên dịch. Trước khi tay này kịp dịch thì có một người

khác hỏi: “Con ngựa của người trắng đâu rồi?”. Tay truyền giáo Ibo quay sang tham vấn mấy ông bạn và

đoán rằng chắc tay này muốn hỏi về cái xe đạp. Hắn dịch cho người da trắng, và tay này cười độ lượng.

“Nói với họ rằng, tao sẽ mang đến thật nhiều ngựa sắt khi chúng ta định cư được ở đây. Một số trong

bọn họ có thể được cưỡi ngựa sắt luôn.” Tay phiên dịch dịch lại nhưng đám đông ồn ào chẳng nghe

được hết, họ đang bị kích động khi biết tay da trắng này muốn ở lại làng với họ. Họ chưa nghĩ đến việc

đó bao giờ.

Lúc đó một ông già có câu hỏi: “Vậy Chúa của các ông là gì? Nữ thần đất, hay Thần bầu trời, Amadiora

hay Thần sấm, hay là cái gì?”

Tay phiên dịch dịch lại và người da trắng trả lời ngay lập tức: “Tất cả những thần ông nói đều không phải

là thần. Họ là thần lừa dối, bảo ông giết bạn bè và tiêu diệt những đứa trẻ con vô tội. Chỉ có một Chúa

duy nhất và Ngài có cả đất, bầu trời, ông, tôi và tất cả chúng ta.”

Page 52: Supdo(Cleaned Version)

“Nếu chúng tôi bỏ thần của chúng tôi và đi theo chúa của ông, vậy thì ai sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi cơn

giận dữ của thần linh và tổ tiên bị bỏ rơi?” Một người khác hỏi.

“Thần của các anh không có thật, và không thể gây hại. Chỉ là những mẩu gỗ và đá mà thôi.” Người da

trắng trả lời.

Nghe dịch xong, đám người Mbanta phá ra cười chế nhạo. Bọn này điên rồi. Bọn chúng dám nói là Ani và

Amadiora là vô hại? Cả Idemili và Ogwugwu cũng thế? Một số bỏ về.

Lúc đó các nhà truyền giáo bắt đầu hát. Đó là một giai điệu thánh ca vui tươi có thể đánh thức những

hợp âm yên lặng phủ đầy bụi trong trái tim của người Ibo. Tay phiên dịch giải nghĩa từng đoạn cho người

nghe, một số bây giờ đã đứng ngẩn người ra. Bài hát về những người anh em sống trong tối tăm và sợ

hãi vì thiếu tình yêu của Chúa. Về một con cừu đi lạc trên đồi, xa những cánh cổng của Chúa và không

người chăm sóc.

Sau khi hát, người phiên dịch nói về Con của Chúa, một người có tên là Jesu Kristi. Okonkwo, người từ

đầu đến giờ chỉ đứng chờ để đuổi quách bọn này đi hoặc cho chúng một trận, bỗng lên tiếng: “Các ông

bảo là Chúa chỉ có duy nhất. Bây giờ các ông bảo là Chúa có Con, tức là có cả vợ nữa hả?”. Đám đông ùa

theo nhất trí.

“Tôi không nói là Ngài có vợ,” tay phiên dịch giải thích, có vẻ hơi lúng túng.

“Cái đít mày nói là ông ta có con,” một người nói đùa “Thế thì ông phải có vợ và tất cả họ đều phải có

mông đít.”

Tay phiên dịch lờ đi và tiếp tục nói về Ba Ngôi Thần thánh. Đến cuối thì Okonkwo hoàn toàn tin rằng tay

này bị điên. Hắn nhún vai bỏ đi cất mẻ rượu cọ buổi trưa.

Nhưng có một thiếu niên bị mê mẩn. Đó là Nwoye, con trai đầu của Okonkwo. Không phải là logic của Ba

Ngôi làm nó mê mẩn. Nó đâu có hiểu. Nó chỉ cảm thấy thấm chất thơ của Đức tin mới này, đến tận

xương tủy. Khúc ca về những người anh em ngồi trong bóng đêm và sợ hãi có vẻ như đã trả lời câu hỏi

mơ hồ nhưng luôn quanh quẩn trong tâm hồn non trẻ của nó – câu hỏi về những đứa trẻ sinh đôi khóc

trong bụi rậm, về cái chết của Ikemefuma. Nó cảm thấy thanh thản khi giai điệu tràn ngập tâm hồn khô

cằn của nó. Những từ của bài hát như những giọt mưa lạnh tan vào miệng đất nóng rẫy.

Nwoye thực sự bối rối.

Chương 17

Các nhà truyền giáo sống 4,5 ngày liền ngoài chợ, sáng sáng vào làng giảng kinh phúc âm. Họ hỏi dân

làng, ai là vua ở đây. Không có vua, “chúng tôi chỉ có những người có chức vị cao, các thầy cúng và các

bô lão.” Sau những kích động của cuộc gặp gỡ đầu tiên, họ chẳng dễ gì tiếp cận được giới chức sắc và

các bô lão. Nhưng họ kiên nhẫn và cuối cùng cũng toại nguyện. Bọn họ muốn xin một miếng đất.

Rừng Quỉ là nơi bộ lạc chôn những người chết vì các căn bệnh của quỉ sứ như hủi, đậu mùa. Cũng là nơi

vứt các đồ thờ cúng, bùa ngải của các thầy mo khi họ chết đi. Bởi vậy đây là nơi sinh sống của các thế lực

Page 53: Supdo(Cleaned Version)

đen tối và xấu xa. Các vị chức sắc của Mbanta đồng ý cấp khu rừng quỉ cho các nhà truyền giáo, họ muốn

bọn này tránh xa dân làng, nên đã đưa ra đề nghị mà họ tin là chẳng có ai bình thường lại chấp nhận.

“Bọn chúng muốn một mảnh đất để xây nhà thờ,” Uchendu tham khảo các ông bạn cùng lứa. “Vậy thì

chúng ta cho chúng một mảnh đất.” Ông dừng lại, có tiếng rì rầm ngạc nhiên và phản đối. “Sao chúng ta

lại không cho bọn chúng một phần của Rừng Quỉ. Chúng khoe là có thể chiến thắng cái chết. Vậy thì ta

cho chúng một cơ hội để chúng khoe chiến thắng.” Cả hội cười vang đồng ý, cho gọi những người truyền

giáo đang phải đi ra ngoài để các chức sắc “trao đổi thầm thì với nhau”. Chúng mày muốn lấy đất Rừng

Quỉ bao nhiêu thì lấy. Thật kinh ngạc là các nhà truyền giáo liền cảm ơn và cất tiếng hát.

“Bọn này chưa hiểu gì, nhưng đến mai, khi ra đến mảnh đất đấy thì chúng sẽ hiểu.” Một vài bô lão nói.

Rồi tất cả giải tán.

Sáng hôm sau bọn người điên đó bắt đầu đốn dọn khu rừng và dựng nhà thật. Dân làng Mbanta cho

rằng đến ngày thứ tư là cả lũ sẽ chết hết. Hết ngày 1, ngày 2, ngày 3 rồi ngày 4. Chẳng ai chết cả. Hóa ra

là bùa của tay da trắng này cũng không phải là tầm thường. Người ta đồn rằng hắn đeo kính để có thể

nhìn thấy và nói chuyện với quỉ sứ. Không lâu sau, có ba kẻ cải đạo đầu tiên.

Mặc dù mê mẩn từ ngày đầu, nhưng Nwoye che dấu bí mật của mình. Nó tránh đến gần những nhà

truyền giáo vì sợ bố nó. Nhưng mỗi khi họ giảng kinh tại chợ hoặc sân làng, Nwoye bao giờ cũng có mặt.

Nó bắt đầu thuộc một số câu chuyện đơn giản.

“Bây giờ chúng tôi đã dựng xong nhà thờ,” Kiaga, người phiên dịch bây giờ đã là trưởng giáo đoàn non

trẻ, nói. Tay da trắng đã quay về Umuofia, ở đó có trụ sở, từ đó hắn thỉnh thoảng đến thăm giáo đoàn

Mbanta của Kiaga.

“Chúng tôi đã dựng xong nhà thờ, và chúng tôi muốn tất cả các bạn đến vào các ngày chủ nhật để cầu

Chúa.” Kiaga tuyên bố.

Chủ nhật tuần sau. Nwoye đi đi lại lại trên con đường đất đỏ nhỏ trước ngôi nhà lá này bao nhiêu lần mà

vẫn không đủ dũng khí để bước vào. Nó nghe tiếng hát từ trong vọng ra. Mặc dù ít người nhưng tiếng

hát rất rõ và tự tin. Ngôi nhà thờ đứng ngay trên một khoảng trống hình tròn, giống như cái mồm của

khu Rừng Quỉ.

Chẳng nhẽ cứ cắn răng đợi mãi à? Sau một hồi đi lại, Nwoye quay về nhà. Mọi người ở Mbanta đều biết

rằng nhiều khi thần linh và tổ tiên cũng thong thả, cố tình cho phép dân làng thách thức hoặc coi thường

họ. Nhưng ngay cả trong trường hợp đấy cũng có giới hạn, cùng lắm là 7 tuần chợ hay 28 ngày. Không ai

được vượt qua giới hạn đó. Bởi vậy dân làng ai cũng kích động khi đã đến tuần thứ bảy kể từ ngày các

nhà truyền giáo xây nhà thờ ở Rừng Quỉ. Chắc chắn bọn chúng sẽ bị trừng phạt. Một hai kẻ mới cải đạo

cũng tạm dừng bổn phận để chờ đợi.

Cuối cùng cũng đến ngày mà tất cả bọn tà đạo phải chết. Thế nhưng chẳng ai chết cả. Bọn chúng còn

tiếp tục dựng thêm một cái nhà tranh vách đất nữa cho ông thầy Kiaga. Tuần đó, chúng kiếm thêm được

một mớ dân cải đạo mới. Và lần đầu tiên có phụ nữ. Đó là Nneka, vợ của Amadi, một nông dân giàu có.

Page 54: Supdo(Cleaned Version)

Nneka rất nặng vía về đường sinh nở. Cô đã có bốn lần mang nặng đẻ đau. Nhưng lần nào cũng sinh đôi

và bọn trẻ con bị vứt đi ngay lập tức. Nhà chồng không ưa gì cô nên cũng không lấy làm bức xúc khi cô

chạy theo đạo Kito. Một cuộc chia tay hợp lý.

Một sáng nọ, Amikwu, người em họ của Okonkwo, trên đường từ làng bên về, đang đi ngang qua nhà

thờ thì thấy Nwoye trong đám người thiên chúa. Hắn rất ngạc nhiên và khi về đến nhà chạy ngay sang

lều Okonkwo để kể lại. Bọn đàn bà bắt đầu làm ầm lên, nhưng Okonkwo vẫn không nhúc nhích.

Mãi đến cuối chiều, Nwoye mới về nhà. Nó bước vào obi và chào bố nhưng Okonkwo không trả lời. Nó

đang định quay người đi vào trong thì bỗng bố nó nhảy dựng lên túm cổ nó.

“Mày đi đâu về?”, Okonkwo giận quá lắp bắp.

Nwoye giãy dụa cách thoát ra khỏi bàn tay như gọng kìm.

“Nói ngay không tao giết chết!” Okonkwo gầm lên, nhấc cái gậy nặng trên bức tường thấp, vụt hai ba cái

thật lực.

“Nói ngay!”, hắn lại gầm lên. Nwoye vẫn đứng yên nhìn hắn không nói câu nào. Bọn đàn bà đứng ngoài

van xin không dám vào trong.

“Mày có điên không đấy? Để yên cho thằng bé nào!” đó là tiếng của cậu Uchendu.

Okonkwo không trả lời nhưng thả Nwoye ra. Nó chạy mất và không bao giờ quay lại nữa. Nó chạy đến

nhà thờ gặp Kiaga và nói với ông ta rằng nó muốn đến Umuofia để học trường dòng mà các nhà truyền

giáo da trắng dựng lên ở đó.

Ông Kiaga mừng quá. “Phước lành cho cậu bé đã bỏ cả cha mẹ đi theo chúa,” ông ta xướng tiếp. “Ai

nghe thấu lời ta là cha mẹ của ta.”

Nwoye không hiểu hết, nhưng nó thấy sung sướng khi chạy thoát khỏi bố. Nó sẽ quay lại gặp mẹ và các

anh chị em để giúp họ cải sang đạo mới.

Tối đó, Okonkwo ngồi trong lều, mắt chăm chăm nhìn đống lửa, ngẫm nghĩ. Một nỗi căm hờn trào dâng,

hắn thèm được cầm cây mác, xông đến nhà thờ để phá sạch, giết sạch cái đám tà giáo đó. Nghĩ lại, hắn

lại thấy không đáng phải đánh nhau vì Nwoye. Tại sao, hắn khóc thầm trong tim, hắn, Okonkwo, lại phải

chịu đựng một thằng con như vậy? Hắn thấy rõ bàn tay gở của thần hộ mệnh hay ‘chi’ của mình. Có cách

nào khác để giải thích những bất hạnh của hắn, lưu vong và giờ là hành động của thằng con mất dạy.

Ngồi nghĩ kỹ, hắn thấy tội lỗi của thằng con là khủng khiếp. Bỏ các vị thần của bố để chạy theo một đám

người ẻo lả, cục tác như gà mái già, thật là ghê tởm. Cứ thử nghĩ xem, sau khi hắn chết, tất cả bọn con

trai đều chạy theo Nwoye, bỏ quên tổ tiên? Okonkwo thấy lạnh cả sống lưng. Hắn như thấy rõ hắn và

ông bà tổ tiên vật vờ bên bàn thờ, chờ đợi trong vô vọng đồ cúng và những lời khấn vái, mà chẳng thấy

gì, ngoài đám tro còn sót từ thời xưa, còn đám con cháu thì mê mẩn thờ Chúa của bọn da trắng. Nếu

việc đó mà xảy ra, Okonkwo thề sẽ giết hết bọn chúng.

Page 55: Supdo(Cleaned Version)

Okonkwo được mọi người gọi là “Ngọn lửa Rực cháy.” Hắn vừa nhìn bếp lửa vừa gọi lại cái tên đó. Hắn

là ngọn lửa cháy. Làm sao hắn lại có đứa con như Nwoye, suy đồi và nhu nhược? Hay không phải là con

hắn. Đúng rồi, không thể thế được. Vợ hắn đã lừa hắn. Phải dạy cho con vợ một bài học. Nhưng Nwoye

lại rất giống ông, Unoka, là bố của Okonkwo. Hắn đẩy { nghĩ ấy ra khỏi đầu. Hắn, Okonkwo, một ngọn

lửa rực cháy. Sao hắn lại có thể sinh ra một người đàn bà trong thằng con trai. Bằng tuổi Nwoye,

Okonkwo đã nổi tiếng khắp Umuofia về tài vật lộn và lòng dũng cảm.

Hắn thở dài nặng nề, cây củi trong đống lửa cũng thở dài như đồng cảm. Thình lình Okonkwo mở to mắt,

hiểu ra tất cả. Ngọn lửa nồng nhiệt sinh ra tro tàn nguội lạnh. Hắn lại thở dài một lần nữa, thật sâu.

Chương 18

Nhà thờ mới ở Mbanta cũng phải trải qua mấy đợt sóng gió. Đầu tiên là cả bộ lạc cho rằng nó sẽ chết

yểu. Nhưng nó không chết mà còn sống khỏe hơn. Bộ lạc có vẻ hơi lo lắng. Một đám người ẻo lả muốn

sống tại Rừng Quỉ thì cứ kệ béng chúng. Có thể Rừng Quỉ là nơi thích hợp cho loại người đáng ghét này.

Đúng là thỉnh thoảng chúng cứu những đứa trẻ sinh đôi bị bỏ rơi. Nhưng chúng không đem trả lại về

làng. Đối với dân làng, lũ trẻ đấy vẫn ở nguyên chỗ bị vứt ra, nữ thần Đất không có cớ gì để bắt tội dân

làng.

Nhưng có một lần các nhà truyền giáo đã cố vượt qua giới hạn. Ba kẻ cải đạo đã vào làng và huyênh

hoang tuyên bố là tất cả các loại thần đã chết và vô dụng, bọn chúng chuẩn bị thách thức họ bằng cách

sẽ đốt tất cả các miếu thờ.

“Đi mà đốt cái L mẹ mày ấy”, một ông thầy mo nói. Dân làng túm lấy hội này và đánh cho một trận phọt

máu. Từ đó, giữa nhà thờ và bộ lạc không có chuyện gì trong một thời gian dài.

Nhưng tiếng đồn về bọn da trắng không những mang đến đức tin mới mà còn tính chuyện cai trị dân

càng ngày càng lan rộng. Nghe đâu là bọn chúng đã dựng tòa án ở Umuofia để bảo vệ những con chiên.

Lại còn nghe nói là chúng đã treo cổ một người đã giết nhà truyền giáo. Tuy nhiên ở Mbanta người ta

vẫn coi những câu chuyện đấy là hoang đường và không ảnh hưởng gì đến quan hệ giữa nhà thờ và dân

làng. Không ai định giết nhà truyền giáo cả. Ông Kiaga có vẻ hơi điên, nhưng không làm hại ai. Càng

không ai dám giết những người cải đạo vì sẽ bị lưu vong xa xứ. Dù gì đi nữa họ vẫn là con của bộ lạc. Thế

nên không mấy người quan tâm đến câu chuyện cai trị của người da trắng hay hậu quả của việc giết con

chiên của đạo Kito. Nếu bọn chúng gây rắc rối, đuổi chúng ra khỏi làng là xong.

Vấn đề chỉ nảy sinh với những người bị bộ lạc từ bỏ.

Những người này, còn gọi là osu, thấy rằng đức tin mới chấp nhận những đứa trẻ sinh đôi, vậy thì chắc

cũng sẽ chấp nhận họ. Một Chủ nhật nọ, hai người trong số họ đến nhà thờ. Ghê gớm quá. Mới thấy đức

tin mới đã thay đổi con người thế nào. Những người cải đạo không ai ghê tởm bỏ chạy cả. Chỉ những

người ngồi gần bọn đó thì tránh ra một chút. Điều kz diệu đã xảy ra. Đến cuối buổi giảng đạo.

Cả nhà thờ ồn lên đòi đuổi bọn osu ra ngoài cho đến khi ông Kiaga ngăn lại bắt đầu giải thích:

Page 56: Supdo(Cleaned Version)

“Trước Chúa, không có nô lệ và cũng không có người tự do. Chúng ta đều là con của Ngài. Và chúng ta

phải tiếp nhận những người anh em này.”

“Ông chưa biết đấy thôi,” một người cải đạo nói, “nếu bọn người ngoại đạo đó biết là chúng ta nhận bọn

osu này, chúng sẽ cười ta thối mũi.”

“Kệ chúng cười. Chúa sẽ là người cười chúng trong ngày phán quyết. Tội gì mà tức tối với những thứ vớ

vẩn ấy. Chúa sẽ là người cười. Ngài sẽ quyết cho chúng ta.”

“Ông vẫn chưa biết thôi,” người kia vẫn kiên trì. “Ông là thầy của chúng tôi, dạy chúng tôi những đức tin

mới. Nhưng vấn đề này chúng tôi biết hơn ông.” Nói rồi, người kia giải thích cho Kiaga:

Osu là ai? Anh ta là người đã hiến cho thần linh, bị đặt ra ngoài xã hội vĩnh viễn, kể cả con cái anh ta.

Anh ta không được kết hôn với những người sinh ra tự do. Anh ta bị bộ lạc từ bỏ, sinh sống trong một

khu đặc biệt gần Đền thờ lớn. Rất dễ nhận ra anh ta vì râu tóc dài, bờm xờm và bẩn thỉu. Anh ta bị cấm

dùng dao cạo, kéo cắt tóc. Osu không được tham dự họp với làng, và dân làng cũng không được cho anh

ta trú ngụ. Anh ta không thể có bất cứ một chức danh nào và khi chết sẽ bị chôn ở Rừng Quỉ. Một người

như thế làm sao có thể trở thành con chiên của Chúa.

“Anh ta cần Chúa hơn tôi và anh,” Kiaga nói. “Vậy thì tôi sẽ quay về bộ lạc,” người kia nói. Và anh ta đi

về thật.

Kiaga không nhượng bộ, và chính sự kiên quyết của ông đã giúp nhà thờ non trẻ đứng vững. Những

người cải đạo còn lại được tiếp thêm niềm tin. Họ yêu cầu mấy tay osu đi cạo râu tóc bờm xờm đi. Mấy

tay này đầu tiên sợ chết. “Nếu các anh không cắt biểu tượng của niềm tin mù quáng đó đi thì tôi không

thể nhận các anh vào nhà thờ được. Các anh sợ chết chứ gì. Làm sao mà chết được. Hãy nhìn những

người khác râu tóc đàng hoàng này. Các anh khác gì bọn họ. Tất cả chúng ta đều bình đẳng và do Chúa

tạo nên. Vậy mà bộ lạc đã đuổi các anh như hủi. Điều đó trái với ý Chúa. Chúa sẽ ban cuộc sống vĩnh

hằng cho những ai tin vào Ngài. Bọn ngoại đạo bảo các anh sẽ chết và các anh sợ. Bọn chúng cũng bảo là

tôi sẽ chết nếu tôi xây nhà thờ ở đây. Tôi đã chết chưa? Bọn chúng cũng bảo là tôi sẽ chết nếu nuôi bọn

trẻ sinh đôi. Tôi vẫn đang sống sờ sờ. Bọn ngoại đạo đó chỉ nói dối. Chỉ có Chúa mới cho ta những lời

chân thực.”

Hai tay osu cắt tóc tai đàng hoàng và trở thành những người tuyên truyền cương quyết nhất cho đức tin

mới. Ít lâu sau, hầu như tất cả osu tại Mbanta đều cải đạo. Một trong những người đó đã tạo nên mâu

thuẫn lớn giữa nhà thờ và bộ lạc một năm sau, khi giết chết con trăn thiêng, hiện thân của thần nước.

Con trăn thần là con vật được kính trọng nhất ở Mbanta và các bộ lạc xung quanh. Dân thường gọi nó là

“Đức Cha” và cho phép nó bò khắp nơi kể cả lên giường ngủ. Nó ăn chuột, thỉnh thoảng chén cả trứng

gà. Nếu ai đó vô tình giết chết nó thì phải hiến tế đền tội và tổ chức chôn cất như chôn cất một người có

danh vọng. Nếu cố tình giết chết trăn thì chưa thấy nói là sẽ bị trừng phạt thế nào. Vì không ai nghĩ rằng

điều đó có thể xảy ra.

Cũng có thể là điều đó chẳng bao giờ xảy ra. Ban đầu bộ lạc cũng nghĩ như vậy. Không ai nhìn thấy tay

đó đã giết con trăn thế nào. Các con chiên cũng bàn luận sôi nổi. Các vị bô lão và chức sắc phải họp lại

Page 57: Supdo(Cleaned Version)

để ra quyết định phải làm gì. Nhiều vị đứng lên phát biểu rất dài và giận dữ. Có mùi chiến tranh.

Okonkwo bắt đầu được tham gia việc làng ở quê mẹ. Hắn cho rằng chừng nào mà chưa diệt hết cái đám

tà đạo ấy đi thì bộ lạc chẳng thể có hòa bình.

Nhưng cũng có nhiều người không nghĩ vậy, và cuối cùng quan điểm của họ đã thắng thế. “Chúng ta

không có thông lệ phải chiến đấu cho các vị thần. Và bây giờ cũng vậy thôi. Nếu thằng cha đó giết trăn

thiêng một cách bí mật trong lều của hắn, thì đó là việc giữa hắn và thần linh. Chúng ta không nhìn thấy.

Nếu chúng ta xông ra đứng giữa, chúng ta có khi phải hứng sự cuồng nộ của thần linh dành cho kẻ phạm

tội. Nếu kẻ đó báng bổ, chúng ta có thể làm gì? Chạy đến bịt mồm hắn lại? Không, sáng suốt nhất là bịt

tai lại, không nghe nữa.”

“Đừng lý luận một cách hèn nhát như vậy,” Okonkwo không chịu. “Nếu thằng cha nào đó nhảy vào nhà

tao, ỉa ra nhà, thì tao phải làm gì? Nhắm mắt lại à? Không, tao sẽ phải đập vỡ đầu nó. Người đàn ông nào

cũng phải như vậy. Bọn khốn này hàng ngày đổ các thứ bẩn thỉu lên chúng ta mà Okeke bảo chúng ta

phải giả vờ không nhìn thấy.” Okonkwo thốt lên đầy chán gét. Một bộ lạc đàn bà. Vụ việc thế này không

thể xảy ra ở quê hắn Umuofia được.

“Okonkwo nói đúng đó. Chúng ta phải làm gì đó. Tốt hết là mời chúng đi chỗ khác. Như thế chúng ta

cũng không mang tiếng là bị chúng ghét.

Ai cũng được nói, cuối cùng quyết định là mời các con chiên Kito đi chỗ khác. Okonkwo nghiến răng chán

nản. Tối đó, tay mõ làng đi khắp các ngõ ngách của Mbanta để thông báo rằng những tín đồ của đức tin

mới không còn dính dáng gì đến cuộc sống và truyền thống của bộ lạc nữa.

Giáo đoàn bây giờ đã thành một tổ chức có đàn ông, đàn bà, trẻ em, tự làm ăn sinh sống và tự tin. Ông

Brown, người truyền đạo da trắng thường đến thăm họ. “Mỗi khi nghĩ đến là hạt giống đức tin chỉ mới

gieo cách đây 18 tháng, tôi luôn cảm thấy kinh ngạc về sức mạnh của Chúa.”

Đó là ngày thứ Tư của tuần lễ Thánh. Kiaga yêu cầu các bà các chị mang đất đỏ, phấn trắng và nước đến

để trang hoàng nhà thờ chuẩn bị cho lễ Phục sinh. Họ được chia thành 3 nhóm, bắt đầu từ sáng sớm.

Một nhóm ra suối lấy nước, số khác ra bãi đất của làng, số còn lại ra mỏ phấn.

Kiaga đang cầu nguyện trong nhà thờ thì nghe tiếng đàn bà ầm ĩ. Ông vội chạy ra xem chuyện gì đã xảy

ra. Bọn đàn bà từ suối về mang vò rỗng. Chúng bảo bị bọn thanh niên cầm roi đuổi. Một lúc sau bọn đi

đào đất cũng trở về tay trắng. Một số hãy còn in dấu roi trên mặt. Bọn từ mỏ phấn về cũng vậy.

“Thế này là thế nào?” Kiaga tỏ ra bối rối.

“Bộ lạc đã từ chúng tôi. Mõ làng đã thông báo từ đêm hôm qua. Nhưng mà tục lệ cũng không bao giờ

ngăn cấm người ngoài lấy nước và lấy phấn.”

“Họ muốn phá hủy nhà cửa của chúng ta, không cho chúng ta đến chợ nữa. Họ nói như vậy đấy.”

Page 58: Supdo(Cleaned Version)

Kiaga định vào làng nói chuyện tìm hiểu thêm với bọn tín đồ cải đạo thì đã thấy họ đến trước mặt, một

số mang gậy, lại có cả mác nữa. Đúng là hôm qua mõ làng đã thông báo, nhưng không thể có chuyện

cấm phụ nữ lấy nước và phấn. Bọn này nói với chị em:

“Đi với chúng tao, gặp bọn hèn nhát đó.”

Nhưng Kiaga ngăn chúng lại. Ông muốn tìm hiểu tại sao đã.

“Bọn họ bảo là tại Okoli đã giết chết trăn thiêng, ” Một người nói. “Nhưng đấy là bịa đặt, Okoli nói với

tao đó là bịa đặt.”

Okoli không có mặt ở đó. Hắn bị ốm từ đêm hôm trước. Đến chiều thì chết. Cái chết của hắn cho thấy

các vị thần vẫn có đầy quyền lực để trừng phạt. Bộ lạc chẳng có l{ do gì để kz thị đạo Kito cả.

Chương 19

Những cơn mưa lớn cuối mùa. Đã đến lúc trộn đất đỏ để trát lại vách nhà. Không sớm hơn vì mưa to sẽ

cuốn trôi những đống đất. Không muộn hơn vì sẽ đến mùa thu hoạch, còn sau đó sẽ là mùa khô. Năm

nay là mùa thu hoạch cuối cùng của Okonkwo ở Mbanta. Bảy năm vô vị, chán ngắt đang sắp hết. Mặc dù

cũng phất lên ở quê mẹ, nhưng hắn tin rằng có thể tiến xa hơn nữa ở Umofia, quê cha hắn, nơi có

những người đàn ông cường tráng và sẵn sàng chiến đấu. Trong bảy năm đó, hắn đã có thể leo lên vị trí

cao nhất của bộ lạc. Bởi thế hắn thấy tiếc từng ngày sống lưu vong. Hắn rất biết ơn những người bà con

bên ngoại, họ thật tốt với hắn. Nhưng điều đó không thay đổi được gì. Hắn đặt tên cho đứa con đầu tiên

sinh ra trên quê ngoại là Nneka: “Mẹ là Vĩ đại”, để tỏ lòng kính trọng bà con ở đây. Nhưng hai năm sau,

hắn đặt tên cho con trai là Nwofia: “Sinh ra ở chốn Hoang vu.”

Bắt đầu năm cuối cùng, Okonkwo gửi tiền về để Obierika dựng tạm hai căn lều trong khu nhà cũ để cả

nhà tạm sinh sống, cho đến khi hắn về sẽ dựng tiếp lều và tường bao. Hắn không thể nhờ người khác

dựng obi và tường bao được. Người đàn ông phải tự tay dựng hoặc thừa kế lại của bố những thứ đó.

Mùa mưa đã đến, Obierika nhắn nhà đã dựng xong và Okonkwo chuẩn bị cho chuyến trở về sau mùa

mưa. Thực ra Okonkwo rất muốn về sớm hơn để dựng xong toàn bộ khu nhà trước mùa mưa. Nhưng

như thế là ăn lạm vào bảy năm hình phạt. Không thể được. Vậy nên hắn kiên nhẫn đợi mùa khô tới. Thật

chậm rãi. Mưa rơi nhẹ dần, nhẹ dần xiên xiên. Thi thoảng mặt trời ló ra và gió mát mơn man. Mưa vui

tươi và nhẹ nhàng. Cầu vồng xuất hiện, có lúc hẳn hai chiếc, như mẹ và con gái. Một chiếc trẻ trung đẹp

đẽ, một chiếc già cỗi mờ nhạt. Người ta gọi cầu vồng là mãng xà của bầu trời.

Okonkwo gọi ba bà vợ đến và bảo họ chuẩn bị đại tiệc. “Tao phải cám ơn bà con bên ngoại trước khi lên

đường.”

Ekwefi hãy còn sắn ngoài rẫy để lại từ mùa trước, mấy bà khác thì đã hết nhẵn. Không phải vì các bà lười

mà vì đông con quá. Thế nên đương nhiên là Ekwefi sẽ cung cấp sắn cho bữa tiệc. Mẹ Nwoye và Ojiugo

sẽ chuẩn bị những thứ khác như cá hun khói, dầu cọ và hạt tiêu để nấu sup. Okonkwo sẽ phải lo thịt và

củ mài.

Page 59: Supdo(Cleaned Version)

Sáng sớm hôm sau, Ekwefi ra rẫy cùng với Ezinma và con gái của Ojiugo, Obieageli để thu hoạch sắn.

Mỗi người đều đội một cái giỏ dài đan bằng sậy, tay cầm mác để cắt thân sắn và một cái cuốc nhỏ để

đào củ. May mắn là hôm trước mới có một cơn mưa nhỏ nên đất không cứng lắm.

“Chắc đào một lúc là đủ ăn thôi,” Ekwefi nói.

“Nhưng lá hãy còn ướt,” Ezinma đội cái giỏ trên đầu khoanh hai tay trước ngực nói. “Con không thích

nước lạnh nhỏ vào lưng đâu. Hãy để cho mặt trời lên sấy khô lá đã.”

Obiageli gọi Ezinma là “Muối” vì nó bảo là nó sợ nước. “Mày sợ bị hòa tan ra à?”

Đúng như Ekwefi nói, công việc khá nhẹ nhàng. Ezinma lắc lắc cây sắn, cúi xuống dùng mác chặt bớt thân

và dùng cuốc để moi củ lên. Nhiều khi cũng không phải moi. Chỉ nhổ một cái là cả cái gốc bật lên cùng

với đất và củ sắn. Khi đã được một đống kha khá, họ mang xuống suối làm hai lượt. Ở đó có mỗi người

phụ nữ có một cái giếng nông để lên men sắn.

“Chỉ khoảng bốn ngày nữa là được, có thể chỉ ba,” Obiageli nói. “Sắn còn non lắm.”

“Không non đâu,” Ekwefi nói. “Cô trồng cái rẫy đã gần hai năm rồi. Chẳng qua là đất cằn nên củ bé thôi.”

Okonkwo đã làm cái gì thì phải ra trò. Khi vợ hắn Ekwefi phản đối, cho rằng hai con dê là quá đủ cho bữa

tiệc, hắn đã bảo cô ta câm đi.

“Tao mở tiệc vì tao có đủ tiền. Tao không thể sống trên bờ sông và rửa tay bằng nước dãi. Bà con bên

ngoại đã đối xử tốt với tao, và tao phải thể hiện lòng biết ơn.”

Ba con dê được xẻ thịt. Lại thêm một mớ gà, vịt. To như đám cưới. Có đủ foo-foo và cháo củ mài, egusi

và súp lá đắng, và hết vò này đến vò khác rượu cọ. Cả họ được mời, tất cả con cháu của Okolo, ông tổ từ

hai trăm năm trước. Già nhất trong họ là Uchendu.

Bọn trẻ dâng hạt Kola lên cho ông đập và cầu nguyện. Ông cầu tổ tiên ban sức khỏe và con cái. “Chúng

tôi không cầu sự giàu có vì nó đã có của cải và con cái cũng có của cải. Chúng tôi không cần thêm tiền mà

cầu thêm thành viên mới cho bộ lạc. Chúng tôi khác con vật vì chúng tôi có bà con. Con vật phải cọ

người vào thân cây cho đỡ ngứa. Con người nhờ người bà con gãi hộ.”

Uchendo cầu nguyện riêng cho nhà Okonkwo. Rồi đập hạt kola và quăng một mảnh vỏ lên đất cho tổ

tiên. Trong lúc mọi người chuyền tay nhau nhấm nháp hạt kola, vợ con Okonkwo mang thức ăn ra. Mấy

đứa con trai thì bưng rượu. Rượu thịt nhiều đến nỗi một số thực khách phải hú hét lên. Khi tất cả đã sẵn

sàng, Okonkwo đứng dậy phát biểu:

“Tôi cầu xin bà con nhận lấy hạt kola bé nhỏ này. Không phải để trả ơn những gì bà con đã làm cho tôi.

Đứa trẻ không thể trả tiền cho sữa mẹ. Tôi mời bà con đến đây vì đã là bà con thì phải gặp nhau.”

Cháo củ mài được dọn ra trước, vì dễ ăn hơn và vì bao giờ củ mài cũng phải ra trước. Sau đó đến foo-

foo. Một số thì ăn với sup egusu, số khác thì ăn với súp lá đắng. Thịt được chia theo thứ tự tuổi tác, bảo

đảm ai cũng có phần. Ai không đến được, phần của họ sẽ được gói lại và trao sau.

Page 60: Supdo(Cleaned Version)

Khi đã uống hết rượu, một bô lão trong họ đứng lên nói lời cám ơn:

“Nếu tao nói là tao không ngờ cỗ lại to như thế, chẳng quá bằng bảo là tao không biết thằng con

Okonkwo là người rộng lượng thế nào. Chúng ta đều biết Okonkwo, và chúng ta đều biết là sẽ có bữa

tiệc to. Nhưng hóa ra nó lại còn to hơn thế. Cám ơn Okonkwo. Cầu cho mọi thứ đến với mày mười lần

nhiều hơn. Lũ trẻ thường tự coi là sáng suốt hơn tổ tiên, hãy mở mắt ra mà nhìn người ta làm. Người ta

mời bà con đến ăn cỗ không phải để cứu họ khỏi chết đói. Nhà ai cũng đủ ăn. Chúng ta cùng nhau liên

hoan trên sân làng tràn ngập ánh trăng không phải vì ánh trăng. Trăng nhà ai chẳng sáng. Chúng ta đến

cùng nhau bởi vì chúng ta cần đến nhau. Chúng mày có thể hỏi sao ông già này lại nói điều ấy bây giờ. Vì

tao lo cho bọn trẻ, cho chúng mày.” Ông chỉ tay về phía đa số bọn trẻ ngồi.

“Còn tao chẳng sống được mấy, cũng như Uchendu hay Unachukwu hay Emefo. Nhưng tao lo chúng

mày không hiểu sức mạnh của dòng họ. Chúng mày không hiểu thế nào là nói cùng một giọng. Và kết

quả thế nào? Cái tôn giáo đáng ghét đã xâm nhập vào chúng ta. Người ta bây giờ có thể bỏ cha mẹ anh

em. Có thể xúc phạm thần linh và tổ tiên, chẳng khác gì con chó của người đi săn quay lại cắn chủ. Tao lo

cho chúng mày, tao lo cho bộ lạc.”

Nói đoạn ông quay sang Okonkwo: “Cám ơn mày đã mời cả họ đến cùng nhau.”

Chương 20

Bảy năm xa bộ lạc là một khoảng thời gian dài. Chỗ của anh có thể đã không còn nữa. Khi anh bỏ đi, có ai

đó sẽ thay thế. Bộ lạc cũng như con thằn lằn, đứt đuôi này sẽ có đuôi khác mọc ra. Okonkwo biết rõ điều

đó. Hắn biết là hắn mất một chân trong chín vị thần linh đứng ra xử việc bộ lạc. Hắn mất cơ hội để dẫn

dắt bộ lạc xua đuổi bọn tà đạo mới, mà hắn biết, đang nảy nở sinh sôi. Hắn mất thời gian, mà lẽ ra hắn

có thể dùng để chiếm lấy danh vị cao nhất trong bộ lạc. Nhưng không phải điều gì cũng không thể làm lại

được. Okonkwo đã quyết định phải trở về một cách đàng hoàng, cho mọi người biết là hắn muốn lấy lại

bảy năm đã mất.

Ngay từ năm đầu lưu vong, hắn đã lập kế hoạch trở về. Việc đầu tiên là xây dựng lại một cơ ngơi tráng

lệ hơn. Nhà kho lớn hơn. Thêm hai nhà nữa cho hai bà vợ mới. Hắn sẽ cho tất cả lũ con trai của hắn gia

nhập hội ozo. Chỉ có những người thực sự có danh vọng trong làng mới dám làm thế.

Okonkwo tưởng tượng rõ ràng sự kính trọng cả làng dành cho hắn, hình dung ra cảnh hắn đoạt được

danh vị cao quí nhất của bộ lạc. Năm lưu vong này, qua năm lưu vong khác , hình như thần hộ mệnh của

hắn bắt đầu đền bù cho những tai họa trong quá khứ. Rẫy củ mài của hắn cực tốt. Ở quê ngoại cũng thế,

mà ở Umuofia, nơi bạn hắn cho thuê giống củ mài làm rẽ, cũng thế.

Sau đó thì xảy ra chuyện bi kịch với thằng con trưởng. Ban đầu tưởng là quá sức chịu đựng của hắn.

Nhưng Okonkwo đã vượt qua được. Hắn còn năm đứa con trai nữa, và hắn sẽ dạy chúng thành người

của bộ lạc. Hắn gọi cả năm đứa vào obi của mình. Đứa bé nhất mới có bốn tuổi.

“Bọn mày đều nhìn thấy tấm gương xấu xa của thằng anh. Nó không còn là con tao và anh chúng mày

nữa. Tao chỉ có những đứa con dám ngẩng cao đầu trong bộ lạc. Nếu bất cứ đứa nào trong bọn mày

Page 61: Supdo(Cleaned Version)

muốn thành đàn bà, hãy theo Nwoye ngay khi tao còn sống, để tao có thể nguyền rủa. Nếu chúng mày

chống lại tao khi tao đã chết, tao sẽ quay về bẻ cổ chúng mày.”

Okonkwo rất may mắn với lũ con gái. Hắn không ngừng tiếc Ezinma lại là con gái. Trong tất cả lũ con, chỉ

có nó là hiểu hắn. Một mối thiện cảm sâu sắc gắn kết hai bố con qua năm tháng. Ezinma lớn lên trong

những năm lưu vong và trở thành một cô gái đẹp nhất Mbanta. Mọi người gọi nó là ‘Người đẹp Pha lê’,

giống như mẹ cô gọi lúc còn bé. Cô bé mảnh khảnh đã bao lần làm mẹ đau tim, qua một đêm, bỗng biến

thành một thiếu nữ hớn hở tràn đầy sức sống. Thật ra, cũng có lúc tuy là rất hiếm, nó rơi vào trầm uất,

như con chó điên sẵn sàng cắn bấy cứ ai. Những lúc đó nó chỉ nói chuyện được với bố.

Rất nhiều thanh niên và những người đứng tuổi thành đạt ở Mbanta muốn cưới nó. Nhưng nó từ chối

hết vì một tối bố đã gọi nó đến và nói: “ở đây có rất nhiều người tốt và thành đạt, nhưng ta sẽ hạnh

phúc khi con cưới một chàng trai Umuofia lúc chúng ta về nhà.”

Bố chỉ nói có thế, nhưng nó hiểu và đồng ý ngay.

“Em mày, Obiageli, không hiểu ta, nhưng mày có thể giải thích cho nó.” Okonkwo nói.

Tuy gần như cùng tuổi, nhưng Ezinma có ảnh hưởng mạnh mẽ lên con em họ. Nó giải thích là tại sao

chưa nên vội cưới ngay và cô em cũng đồng ý. Cả hai cô từ chối tất cả các đề nghị ở Mbanta.

“Ước gì nó là con trai.” Okonkwo thường nghĩ vẩn vơ như vậy. Nó hiểu cặn kẽ mọi chuyện. Có đứa con

nào hiểu được lòng hắn như vậy không? Cả Umuofia sẽ điên lên khi hắn mang hai đứa con gái xinh đẹp

đến tuổi cập kê như vậy về làng. Con rể hắn sẽ phải là những người đàn ông có vai vế của bộ lạc. Bọn

nghèo đói vô danh đừng có mơ.

Umuofia đã thay đổi trong bảy năm hắn vắng mặt. Nhà thờ đã đến và làm nhiều người lạc lối. Không

những chỉ những kẻ bị từ bỏ và ở tầng lớp thấp mà có cả một số người có danh vọng. Chẳng hạn như

Ogbuefi Ugona, người đã từng đoạt hai danh hiệu, vậy mà đã cắt vòng danh vọng như một thằng điên

để gia nhập đạo Kito. Ông truyền giáo da trắng rất tự hào về hắn và Ugona là người đầu tiên được rửa

tội trong Rước Lễ, hoặc Thánh Lễ như người Ibo nói. Ogbuefi Ugona nghĩ Thánh Lễ chắc là cũng ăn

uống, có điều trang trọng, thánh thiện hơn lễ của dân làng. Nên hắn nhét chén rượu sừng dê vào cái túi

da dê để đi dự.

Ngoài nhà thờ, người da trắng còn áp đặt chế độ cai trị. Họ dựng nên tòa án, ở đó ông Đặc ủy Quận một

mình xử các vụ việc. Ông ta sai những tay tùy phái của tòa đi triệu người về để xử. Những người tùy phái

này thường đến từ Umuru trên bờ Sông Cả, nơi người da trắng đã đến từ mấy năm trước và xây dựng

một trung tâm tôn giáo, thương mại và hành chính. Dân Umuofia rất ghét bọn tùy phái này vì chúng ở

bộ lạc khác, rất kênh kiệu và độc đoán. Bọn này thường được gọi là kotma, và vì chúng hay mặc quần

sóc màu tro nên có thêm tên gọi là Đít Tro. Chúng canh nhà tù, đầy rẫy người bị giam vì phạm luật của

người da trắng. Một số vì tội vứt bọn trẻ sinh đôi, số khác thì quấy rối đạo. Tù nhân bị bọn kotma đánh

đập và bắt đi dọn nhà, nấu ăn, bưng bê cho Đặc ủy và bọn tùy phái. Một số trong bọn họ là những người

có danh vọng và đáng ra phải được làm việc khác. Họ cảm thấy bị sỉ nhục và lo lắng cho ruộng rẫy bị bỏ

quên.

Page 62: Supdo(Cleaned Version)

Sáng sáng khi cắt cỏ, những tù nhân trẻ vừa vung mác vừa hát:

“Kotma, bọn Đít Tro. Làm nô lệ rất tốt. Vậy mà bọn trắng không biết. Bọn chúng rất hợp làm nô lệ.”

Bọn tùy phái không thích bị gọi là Đít Tro nên đánh đập dã man. Nhưng bài hát đã lan khắp Umuofia.

Okonkwo cúi đầu buồn bã nghe Obierika kể tất cả những chuyện đó.

“Chắc là tao xa quê lâu quá rồi,” Okonkwo như tự nói với mình. “Nhưng tao không hiểu những điều mày

kể cho cho tao. Chuyện gì xảy ra với bộ lạc của chúng ta vậy. Sao họ lại để mất khả năng chiến đấu?”

“Chắc mày đã nghe chuyện cả làng Abame bị xóa sổ?” Obierika hỏi.

“Nghe rồi, nhưng tao cũng nghe là dân làng ấy ngu dốt và yếu đuối. Sao họ không chống cự lại. Họ không

có súng có mác à? Thật là hèn nhát nếu đem so sánh chúng ta với bọn người ở Abame. Ông cha bọn

chúng chắc không dám đứng trước mặt tổ tiên của ta. Chúng ta phải đánh lại bọn trắng và đuổi chúng

khỏi đất của ta.”

“Muộn rồi! Người của chúng ta, con cái chúng ta đã gia nhập hàng ngũ của bọn trắng. Chúng theo đạo

của họ, giúp họ cai quản chúng ta. Cũng chẳng khó khăn gì để đuổi bọn trắng khỏi Umuofia. Chỉ có 2 tên

như vậy thôi. Nhưng người của chúng ta đi theo họ và được họ ban cho quyền lực sẽ làm gì? Chúng sẽ

chạy đến Umuru để gọi quân cứu viện, và chúng ta sẽ trở thành như Abame.” Obierika im lặng hồi lâu

rồi nói: “Tao đã kể cho mày trong lần cuối cùng đến Mbanta, là Aneto bị treo cổ chưa nhỉ?”

“Chuyện gì xảy ra với miếng đất tranh chấp?” Okonkwo hỏi.

“Tòa án của bọn trắng quyết định miếng đất thuộc về nhà Nnama. Nhà này đưa nhiều tiền đút lót cho

bọn tùy phái và phiên dịch.”

“Bọn trắng có hiểu tục lệ của chúng ta về đất đai không?”

“Ngay cả tiếng của ta chúng còn không biết, làm sao chúng có thể hiểu được? Thế mà chúng dám nói tục

lệ của chúng ta là vớ vẩn. Và bọn người ta theo chúng cũng nói tục lệ của chúng ta là vớ vẩn. Làm sao có

thể chiến đấu nếu ngay cả người anh em cũng quay lại chống ta. Bọn trắng rất khôn. Chúng lặng lẽ đưa

tôn giáo của chúng vào. Chúng ta thì cười về sự ngớ ngẩn của chúng và cho chúng ở lại. Thế là chúng lôi

kéo những người anh em của ta, và cả bộ lạc đã không còn chung tiếng nói. Chúng cứa dao vào mối gắn

kết của chúng ta, và chúng ta sụp đổ.”

“Làm sao chúng bắt được Aneto để treo cổ?”

“Sau khi giết chết Oduche vì tranh chấp đất đai, Aneto chạy đến Aninta để trốn khỏi sự trừng phạt của

thần đất. Lúc đó là khoảng 8 ngày sau khi đánh nhau, vì Oduche không chết ngay tại chỗ. Nhưng ai cũng

biết là hắn sẽ chết và Aneto luôn chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng để chạy trốn. Nhưng bọn tà đạo đã đi báo

cho bọn trắng và chúng phái lũ kotma đi bắt Aneto. Hắn và cả nhà bị bắt. Đến khi Oduche chết thì Aneto

bị giải đến treo cổ ở Umuru. Những người khác được thả ra, nhưng đến tận bây giờ họ vẫn không đủ

dũng khí để mở mồm kể lại những sự đau khổ của mình.”

Page 63: Supdo(Cleaned Version)

Chương 21

Khác với Okonkwo, nhiều đàn ông và đàn bà ở Umuofia không lấy làm khó chịu lắm với sự cai quản của

người da trắng. Đúng là bọn này đã du nhập một đức tin điên rồ, nhưng họ cũng dựng các cửa hàng. Lần

đầu tiên dân làng có thể bán được dầu cọ và đậu với giá hời. Ngay cả trong chuyện tôn giáo, nhiều người

cũng thấy có vẻ có cái gì đó không hẳn là hoàn toàn điên rồ trong đức tin mới.

Tất cả là nhờ công của ông Brown. Ông đã ra sức kiềm chế đàn con chiên của mình kích động sự giận dữ

của bộ lạc. Trừ một tay rất khó trị. Tên là Enoch. Bố tay này là sứ giả của thần Rắn. Vậy mà hắn dám giết

lại còn chén hết trăn thiêng. Bố hắn nguyền rủa và từ bỏ hắn. Ông Brown luôn chống lại những sự sốt

sắng quá đáng như vậy. Cái gì cũng có thể, nhưng cái gì cũng có phải có giới hạn. Ông kết bạn với nhiều

bô lão của bộ lạc, có lần ông còn được tặng một cặp ngà voi chạm trổ, biểu tượng của đẳng cấp và sự

kính trọng. Một bô lão có tiếng trong làng có tên là Akuna đã gửi con trai mình đến học trường của ông

Brown. Mỗi khi đến làng, Brown lại ngồi nói chuyện hàng giờ với Akuna trong obi của ông này về tôn

giáo.

Không ai thuyết phục được ai cải đạo, nhưng họ đã học được lẫn nhau về đức tin của mỗi người.

“Ông nói chỉ có một Chúa duy nhất sinh ra cả đất lẫn trời,” Akuna nói trong một chuyến viếng thăm của

Brown. “Chúng tôi cũng tin vào Chúa và gọi Ngài là Chukwu. Ngài tạo ra cả thế giới và các vị thần khác.”

“Không có thần nào khác. Chỉ có Chuckwu là duy nhất. Các thần linh khác đều giả dối.” Brown giải thích.

“Các ông lấy một mẩu gỗ rồi chạm trổ lên trên đó, như cái này chẳng hạn” (ông chỉ vào thần Ikenga đang

treo trên xà nhà) “rồi gọi đó là thần. Thực ra nó chỉ là một mẩu gỗ.”

“Đúng, chỉ là một mẩu gỗ. Nhưng cái cây sinh ra mẩu gỗ này là do Chukwu tạo nên, cũng như tất cả các

thần linh khác. Ngài coi các vị thần đó như những sứ giả để chúng tôi có thể tiếp cận Ngài. Cũng như ông

vậy, ông là người đứng đầu nhà thờ.”

“Không đúng. Đứng đầu nhà thờ chỉ có thể là Chúa mà thôi.”

“Tôi hiểu, nhưng cũng phải có ai đó trong loài người đứng đầu chứ. Phải có ai đó như ông là dẫn dắt giáo

đoàn ở đây.”

“Nếu hiểu như vậy, thì thủ lĩnh đang ở Anh.”

“Đấy mới là điều tôi muốn nói. Thủ lĩnh đức tin của các ông ở nước các ông. Ông ta gửi ông đến đây như

sứ giả. Đến lượt ông, ông lại có những tùy phái và những người phục vụ. Hay lấy vị dụ khác. Như ngài

Đặc ủy. Do vua của các ông phái đến.”

“Họ không có vua mà có nữ hoàng.” Người phiên dịch chen vào. “Nữ hoàng các ông phái sứ giả của mình

là ngài Đặc ủy đến. Ông ta thấy rằng không thể tự làm hết được việc nên đã sử dụng bọn kotma giúp

việc. Chúa hay Chukwu của chúng tôi cũng vậy. Ngài cử những thần linh khác giúp đỡ, vì một mình Ngài

không làm xuể.”

Page 64: Supdo(Cleaned Version)

“Ông không nên nghĩ Chúa là một con người.” Ông Brown tiếp. “Vì ông nghĩ vậy nên ông mới cho là

Ngài cần người giúp việc. Tệ nhất là các ông lại cầu nguyện những vị thần giả mạo do các ông tự tạo ra.”

“Không phải như vậy. Chúng tôi cúng tế cho các thần linh nhỏ trước. Nhưng nếu họ không giúp được,

chúng tôi sẽ cầu Chukwu. Chúng tôi có quyền đó. Chúng tôi đến với Đấng tối cao qua những người giúp

việc của Ngài. Có vẻ như chúng tôi quá quan tâm đến các thần linh cấp dưới. Không phải, chẳng qua là

chúng tôi sợ quấy rầy Ngài. Tổ tiên chúng tôi biết rõ Chukwu là đấng tối cao, nên họ thường đặt tên con

là Chukwuka – Chukwu là Tối cao.”

“Các ông vừa nói một điều thú vị. Các ông sợ Chukwu. Nhưng với đức tin của chúng tôi, Chukwu thương

yêu tất cả mọi người. Chẳng có ai theo ý chí của Ngài mà phải sợ cả.”

“Nhưng chúng ta phải sợ Ngài nếu không làm theo { Ngài,” Akuna tiếp. “Vậy thì ai sẽ thông báo ý của

Ngài? Không dễ để nắm được đâu.”

Cứ thế, ông Brown hiểu rõ hơn về đức tin của bộ lạc và ông kết luận rằng không thể đánh vỗ mặt được.

Thế là ông dựng một trường học và một trạm y tế nhỏ ở Umuofia. Ông đi từng nhà van xin họ gửi con đi

học. Đầu tiên họ chỉ gửi bọn nô lệ và những đứa trẻ lười biếng. Brown van nài, thỏa thuận và thậm chí

tiên đoán. Ông bảo rằng tương lai chỉ có ai biết đọc biết viết mới trở thành thủ lĩnh của bộ lạc. Nếu

Umuofia không cử người đi học, bộ lạc khác sẽ đến thống trị họ. Xem như văn phòng Đặc ủy thì rõ. Xung

quanh ngài Đặc ủy toàn dân từ Umuru xa xôi, nơi người da trắng đến đầu tiên.

Cuối cùng, những lý lẽ của Brown cũng có kết quả. Càng ngày càng nhiều người đến trường. Ông còn

tặng họ áo chẽn, khăn mặt. Họ cũng chẳng còn trẻ nữa, nhiều người đã hơn ba mươi. Họ ra rẫy buổi

sáng và đến trường buổi chiều.

Chẳng bao lâu dân làng bắt đầu truyền miệng về sự kz diệu của bùa người da trắng. Trường của ông

Brown cho kết quả ngay. Học vài tháng đã có thể trở thành tùy phái hoặc nhân viên văn phòng. Học lâu

hơn có thể trở thành thầy giáo và được dạo chơi trong vườn của Chúa. Nhà thờ và trường học mọc lên ở

các làng xung quanh. Ngay từ đầu, đức tin và sự dạy dỗ đã đi cùng nhau nên giáo đoàn của ông Brown

càng mạnh hơn. Nhờ có mối liên hệ với chính quyền cai trị, họ càng có uy tín trong xã hội.

Thế rồi, ông Brown bỗng nhiên bị ốm. Đầu tiên ông ta cũng không chú {. Nhưng cuối cùng ông phải buồn

bã tạm biệt những con chiên của mình. Trong mùa mưa đầu tiên sau khi Okonkwo trở lại, ông Brown

được đưa về quê. Trước đó 5 tháng, ông đã đến thăm Okonkwo. Ông đã gửi Nwoye, bây giờ có tên

thánh là Isaac, đến học tại trường sư phạm ở Umuru. Ông nghĩ là Okonkwo sẽ dễ chịu khi biết điều đó.

Nhưng Okonkwo đã đuổi ông ta đi, lại còn đe dọa ông mà đến nữa hắn sẽ tự tay khênh ông ra ngoài.

Cuộc trở về của Okonkwo không được hoành tráng như hắn muốn. Đúng là hai cô con gái đến tuổi cập

kê được rất nhiều nhà quan tâm thăm hỏi, nhưng ngoài ra Umuofia chẳng có vẻ quan tâm đặc biệt nào

về sự trở lại của chiến binh vĩ đại. Bộ lạc đã thay đổi đến mức khó nhận ra trong thời gian lưu lạc của

hắn. Nhà thờ, chính quyền, cửa hàng mọc lên trong mắt và trong tâm trí mọi người. Vẫn còn nhiều

người cho rằng đó là tổ chức quỷ quyệt, những họ cũng không bàn tán nhiều, càng ít người để { đến sự

trở về của Okonkwo.

Page 65: Supdo(Cleaned Version)

Thời điểm cũng không thích hợp. Nếu Okonkwo lập tức làm lễ cho hai đứa con trai của hắn vào hội ozo

như hắn định trước, thì chắc cũng gây được nhiều sự chú {. Đằng này bộ lạc chỉ thực hiện nghi lễ gia

nhập ba năm một lần và hắn phải đợi hai năm nữa mới đến lượt sau. Okonkwo thực sự buồn. Không chỉ

nỗi buồn của riêng hắn. Hắn buồn cho bộ lạc mà hắn thấy rõ đang tan ra thành từng mảnh, hắn buồn

cho những chiến binh dũng mãnh của Umuofia không hiểu sao lại trở nên mềm yếu như đàn bà.

Chương 22

Kế nhiệm ông Brown là ngài James Smith đáng kính. Ông này là một kiểu người khác. Ông ta phê phán

chủ trương thỏa hiệp và nhân nhượng của ông Brown. Mọi sự chỉ có trắng và đen. Đen hiển nhiên là quỉ

sứ. Ông nhìn thế giới như bãi chiến trường khi những đứa con của ánh sáng bị khóa vào cuộc chiến đạo

đức với đàn con của bóng tối. Ông rao giảng về những con chiên và đàn dê, về lúa mì và cỏ dại. Ông tin

vào việc phải diệt sạch các nhà tiên tri của Baal.

Ông Smith rất thất vọng khi thấy nhiều con chiên chểnh mảng cả trong những việc như Tam ngôi hoặc

Rửa tội. Đúng là những hạt giống mọc trên đất cằn. Ông Brown chẳng quan tâm gì ngoài số lượng. Giá

như ông ta biết rằng đất nước của Chúa chẳng phụ thuộc vào đám đông. Đức Tối cao luôn nhấn mạnh

tầm quan trọng của sự hiếm hoi.

Cần phải thu hẹp số lượng. Lôi đến đền thiêng của Ngài một đám đông sùng bái chỉ mong được nhìn

thấy Ngài là một sự ngu dốt với những hệ lụy lâu dài. Đức Tối cao chỉ dùng đến roi vọt một lần trong đời,

là để xua đám đông khỏi nhà thờ của Ngài.

Chỉ trong vài tuần sau khi đến Umuofia, ông Smith đã đuổi một người đàn bà khỏi nhà thờ vì đã đổ rượu

mới vào trong những cái bình cũ. Người đàn bà này cho phép ông chồng ngoại đạo của mình phân thây

đứa con đã chết. Thằng bé bị coi là ogbanje, luôn quấy rầy mẹ bằng cách chết đi và lại đầu thai lại. Nó đã

chơi trò đấy bốn lần. Nên phải xẻ nó ra làm nhiều mảnh để nó không quay lại được nữa.

Ông Smith giận điên người khi nghe chuyện. Ông chẳng tin vào chuyện hoang đường, ngay cả khi những

người ngoan đạo nhất xác nhận với ông, là thỉnh thoảng có những đứa bé vẫn bướng bỉnh đầu thai sau

khi bị phân thây, nên đẻ ra đã đầy vết sẹo. Ông bảo rằng, bọn Quỉ sứ đã gieo rắc những chuyện này để

dẫn dụ con người vào con đường lầm lạc. Những người tin vào chuyện này không xứng được ngồi vào

bàn của Chúa.

Người Umuofia nói rằng, người ta muốn nhảy thế nào thì trống sẽ đánh theo thế đó. Ông Smith nhảy

điệu giận dữ, thì trống sẽ đánh điên rồ. Những tay cải đạo cuồng tín bị ông Brown kiềm chế, giờ được

dịp sinh sôi nẩy nở . Một trong số đó là Enoch, con của sứ giả thần Rắn, người bị cho là đã giết và ăn thịt

trăn thiêng. Sự sùng tín của Enoch lớn hơn của ông Brown đến nỗi dân làng gọi hắn ta là khóc mướn to

hơn người ruột thịt.

Enoch thấp bé và lúc nào cũng tỏ ra hấp tấp. Chân hắn ngắn hình chữ bát, nên mỗi khi hắn đứng hoặc

bước đi, gót chân dính vào nhau, còn bàn chân thì chĩa ra như mỗi cái đi theo một hướng. Trong cơ thể

bé nhỏ của hắn tràn đầy năng lượng đến nỗi hẵn lúc nào cũng sẵn sàng nổi xung lên và lao vào đánh

nhau. Trong mỗi buổi giảng đạo sáng chủ nhật, hắn luôn tưởng tượng là kẻ thù của hắn được hưởng lợi.

Page 66: Supdo(Cleaned Version)

Nên nếu có dịp ngồi cạnh, thể nào hắn cũng thường xuyên quay sang anh ta một cách đầy ngụ ý: “tao đã

bảo mày rồi đấy.” Chính Enoch đã châm ngòi cho cuộc tranh chấp lớn nhất giữa bộ lạc và nhà thờ kể từ

khi ông Brown trở về quê.

Đấy là một dịp lễ hội hàng năm tưởng nhớ thần đất. Vào dịp đó những tổ tiên đã hòa với Đất Mẹ sau khi

chết đi, sẽ trở lại dưới dạng Egwugwu qua các tổ kiến nhỏ. Một trong những tội tày trời là ai đó định lột

mặt nạ egwugwu, hoặc nói hoặc làm bất cứ cái gì ảnh hưởng đến uy tín vĩnh hằng của linh hồn trước

công chúng. Thế mà Enoch dám làm.

Ngày lễ thần đất diễn ra vào chủ nhật, và những hồn ma đeo mặt nạ đã xuất hiện. Những người đàn bà

đi nhà thờ không thể về nhà được. Một số đàn ông đã đến cầu xin egwugwu tạm lánh chốc lát để những

người đàn bà có thể đi ngang qua. Các linh hồn đã đồng { và đang chuẩn bị tạm rút lui thì Enoch cười

váng lên bảo rằng bọn này không dám động vào tín đồ Kito đâu. Các linh hồn quay lại và một trong số họ

đã nện cho Enoch một gậy. Enoch liền nhảy vào lột mặt nạ của linh hồn đó. Các hồn ma liền quây ngay

lại để che hắn khỏi ánh mắt ô uế của đàn bà và trẻ em, rồi đưa đi. Enoch đã giết chết một linh hồn của

tổ tiên. Cả Umuofia bị sốc.

Suốt đêm đó, Mẹ các Linh hồn đi lang thang khắp làng, ai oán khóc cho đứa con bị giết chết. Thật là một

đêm khủng khiếp. Ngay cả những người già nhất Umuofia cũng chưa nghe thấy âm thanh lạ lùng và

đáng sợ như vậy, và chắc cũng sẽ không bao giờ có dịp nghe thấy một lần nữa. Có vẻ như chính linh hồn

của bộ lạc khóc than về sự bất hạnh khủng khiếp đang đến – cái chết của cả bộ lạc.

Hôm sau tất cả egwugwu tụ họp tại chợ. Họ đến từ khắp các ngõ ngách của bộ lạc, từ các làng bên cạnh.

Otakagu đáng sợ đến từ Imo, Ekwensu xách lủng lẳng một con gà trống trắng đến từ Uli. Một cuộc họp

rùng rợn. Tiếng kêu của vô số các hồn ma, tiếng chuông lenh kenh mà hồn ma đeo quanh mình, tiếng

mác chạm nhau xủng xoảng khi chúng chạy đi chạy lại chào nhau, làm run sợ trái tim tất cả dân làng. Lần

đầu tiên trong ký ức sống, bò thiêng rống khắp làng giữa ban ngày.

Từ chợ, đám đông giận dữ tiến đến nhà Enoch. Một số già làng đi cùng, mang theo mình đủ các loại bùa

hộ mệnh. Họ là những người rất giỏi làm bùa ngải, hay ogwu. Đa phần dân làng thì nằm yên trong nhà

nghe ngóng. Lãnh đạo giáo hội họp tại nhà của ông Smith suốt đêm hôm trước. Họ đều nghe rõ tiếng

khóc ai oán của Mẹ các Linh hồn thương nhớ đứa con. Tiếng khóc lạnh lẽo làm cho ông Smith thấy cũng

hãi. “Bọn họ định làm gì vậy?”, ông hỏi. Nhưng không ai biết vì chuyện này chưa từng xảy ra. Ông Smith

định cầu cứ ngài Đặc ủy và bọn tùy phái, nhưng bọn họ vừa mới rời đi tuần sát hôm trước.

“Hiển nhiên là chúng ta không định dùng vũ lực để chống cự. Sức mạnh của chúng ta nằm ở Đức Chúa

trời.” Ông Smith nói và tất cả quz xuống cầu Chúa.

“Lạy Chúa lòng lành hãy cứu các con chiên của người,” Ông Smith cầu khẩn. “Và ban phước lành cho hậu

duệ của Ngài.” Bọn còn lại hùa theo.

Họ quyết định cho Enoch nấp ở nhà của mục sư trong một, hai ngày. Enoch rất bất bình khi nghe điều

đó. Hắn muốn lao vào thánh chiến ngay lập tức. Một số con chiên cũng nghĩ như hắn. Nhưng sự sáng

suốt trong giáo đoàn đã thắng thế. Nhiều mạng người đã không bị chết uổng.

Page 67: Supdo(Cleaned Version)

Đoàn hồn ma tràn đến nhà Enoch như một trận cuồng phong, san phẳng và đốt cháy tất cả. Từ đó họ

cuốn ra nhà thờ, bị đầu độc bởi ước muốn tàn phá. Ông Smith đang ở trong nhà thờ khi đoàn hồn ma

kéo đến. Ông nhẹ nhàng bước ra khỏi cửa và đứng ở sảnh. Nhưng khi thấy ba hay bốn hồn ma đầu tiên

xuất hiện, ông như bị đóng đinh xuống đất. Lặng đi một lúc, ông vượt qua được nỗi sợ hãi, và thay vì bỏ

chạy, ông bước xuống 2 bậc thềm và đi về phía các hồn ma. Lúc đó cả đoàn đã tràn lên đè bẹp hàng rào

tre nhỏ quanh khu nhà thờ. Tiếng chuông vang dậy, tiếng mác xủng xoảng. Không khí đầy bụi và các âm

thanh kz quái. Ông Smith nghe thấy có tiếng bước chân đằng sau. Hóa ra là của Okeke, người phiên dịch.

Okeke không hợp với ông chủ lắm, vì đêm qua hắn đã kịch liệt chỉ trích thái độ của Enoch. Hắn thậm chí

còn đề nghị không cho Enoch nấp trong nhà mục sư vì sợ mục sư sẽ bị vạ lây. Ông Smith đã nặng lời quở

mắng và không nghe theo lời hắn. Thế mà bây giờ, Okeke đang đứng cạnh ông mỉm cười chờ đón các

hồn ma. Một nụ cười mệt mỏi nhưng mãn nguyện và đầy biết ơn.

Làn sóng egwugwu có vẻ như chững lại một chút trước sự kiên cường bất ngờ của hai người đàn ông.

Nhưng đó chỉ là sự tĩnh lặng giữa hai cơn sấm sét. Làn sóng thứ hai trào lên mạnh mẽ hơn trước, nuốt

chửng họ. Một giọng nói không thể lẫn vào đâu vút trên mọi tiếng động và tất cả đột nhiên im lặng. Đám

đông giãn ra dành chỗ cho hai người và Ajofia bắt đầu nói. Ajofia là linh hồn đầu đàn của Umuofia, là thủ

lĩnh và người phát ngôn của chín linh hồn tổ tiên xét xử mọi công việc của cả bộ lạc. Giọng ông không lẫn

vào đâu được và lập tức làm dịu đi những hồn ma đang bị kích động. Ông quay sang ông Smith, khói bốc

lên từ trên đầu.

“Người da trắng, ta chào mình,” ông sử dụng ngôn ngữ mà những linh hồn bất tử nói với người thường.

“Người da trắng, mình có biết ta là ai không?” ông hỏi. Ông Smith quay sang người phiên dịch, nhưng

Okeke vốn là dân Umuru cũng lúng túng không hiểu. Ajofia phá lên cười trong cổ họng. Như tiếng cười

của thép gỉ.

“Chúng là những người xa lạ, dốt nát. Nhưng thôi hãy bỏ qua.” Ông quay ra phía các đồng đạo của mình

và chào họ, gọi họ là cha chú của Umuofia. Ông cắm phập cái giáo xuống đất để tiếng kim loại rít lên. Rồi

quay sang nhà truyền giáo và tay phiên dịch.

“Nói với người da trắng là chúng tao không định hại nó. Bảo nó về nhà và để chúng tao ở lại đây. Chúng

tao thích người anh em của nó trước đây. Nó ngốc nghếch, nhưng chúng tao thích nó. Vì thế chúng tao

sẽ không hại người anh em của nó. Nhưng chúng tao sẽ phá hủy nhà thờ. Chúng tao không thể cho phép

nó tồn tại trên đất làng được nữa. Nó đã đẻ ra bao nhiêu bất hạnh và chúng tao phải kết liễu việc này.”

Ajofia nói rồi quay sang các đồng đạo.

“Các bậc cha chú của Umuofia, ta chào các mình”. Cả bọn ầm ừ trong cổ trả lời.

Nói đoạn ông lại quay sang phía nhà truyền giáo: “Ông có thể ở lại với chúng tôi nếu ông muốn và tiếp

tục cầu nguyện chúa của mình. Thật là đúng đắn khi người ta cầu nguyện thần linh và tổ tiên của mình.

Hãy về nhà kẻo bị thương tích. Chúng tôi đang giận dữ, nhưng chúng tôi biết cách kiềm chế để nói

chuyện với ông.”

Page 68: Supdo(Cleaned Version)

Ông Smith bảo người phiên dịch: “Mày hãy bảo bọn nó cút đi, chừng nào tao còn sống, tao không thể

nhìn thấy đất của Chúa bị ô uế.”

Tay này dịch lại một cách khéo léo: “Ông ta nói là ông ta rất vui khi các người đến với ông ta như những

người bạn với nỗi đau khổ của mình. Ông muốn các người hãy để ông ta tự giải quyết vấn đề.”

“Chúng tao không thể để ông ta tự giải quyết vì ông ta không biết tục lệ của chúng tao, cũng như chúng

tao không hiểu tục lệ của ông ta. Chúng tao bảo ông ta là ngớ ngẩn vì không biết đường của chúng tao.

Và ông ta cũng có thể bảo chúng tao là ngớ ngẩn vì không biết đường của ông ấy. Bảo ông ta đi đi.”

Ông Smith tỏ ra kiên quyết nhưng không cứu được nhà thờ. Khi các linh hồn bỏ đi thì nhà thờ do ông

Brown xây dựng đã chỉ còn lại mấy đụn đất đỏ và tro tàn.

Linh hồn của bộ lạc Umuofia tạm được thỏa mãn.

Chương 23

Lâu lắm rồi Okonkwo mới có cảm giác giống giống sự sung sướng. Quá khứ tưởng đã mất đi không gì

cứu chữa được trong thời gian hắn bị lưu vong, có vẻ như đang trở lại. Bộ lạc cũng hình như bắt đầu sửa

chữa những sai lầm trong đối xử với hắn. Hắn đã kêu gọi quyết liệt khi tất cả họp ở chợ, và họ đã nghe

hắn một cách kính trọng. Ngày xưa là như thế - chiến binh ra chiến binh. Mặc dù bộ lạc không đồng ý

giết vị mục sư và đuổi hết bọn tà đạo Kito, nhưng họ cũng đã quyết định làm một cái gì đó đáng kể. Và

họ đã làm đúng như vậy. Okonkwo gần như hạnh phúc như xưa.

Hai ngày sau vụ phá nhà thờ, vẫn chưa có gì xảy ra. Ở Umuofia ai ra đường cũng mang súng hoặc mác.

Họ không muốn bị bất ngờ như bọn người ở Abame. Khi viên Đặc ủy đi thị sát về, ông Smith vội đến gặp

và họ đã có một cuộc trao đổi dài. Dân Umuofia không biết việc này, và nếu có biết họ cũng cho là không

quan trọng, bọn da trắng cũng phải nói chuyện với những người anh em của mình chứ. Có gì là lạ đâu.

Ba ngày sau, viên Đặc ủy cử một tay tùy phái miệng lưỡi dẻo quẹo đến gặp các vị chức sắc của Umuofia

mời họ đến văn phòng của ông ta. Cũng chẳng có gì lạ. Ông này hay thích những cuộc gặp như vậy, ông

ta gọi nó là “thương nghị”. Okonkwo nằm trong số sáu người được mời.

Okonkwo cảnh báo mọi người cần phải mang vũ khí. “Người Umuofia không bao giờ từ chối lời mời gặp

gỡ. Anh ta có thể từ chối làm theo, nhưng bao giờ cũng cho phép đối phương được ra điều kiện. Thời

thế đã thay đổi và tốt hết là nên chuẩn bị cẩn thận.”

Thế là sáu người cầm mác đi gặp viên Đặc ủy Quận. Họ không mang súng vì xem ra có vẻ không lịch sự

lắm. Họ được dẫn đến tòa án, nơi đặt văn phòng Đặc ủy. Ông ta tiếp họ một cách lễ độ. Họ bỏ túi da dê

và đặt những cây mác còn nằm trong bao xuống đất rồi ngồi xuống.

“Tôi mời các ông đến đây vì vụ việc xảy ra trong lúc tôi vắng mặt. Người ta kể cho tôi một số chuyện

nhưng tôi chưa thể tin được nếu không nghe từ chính các ông. Chi bằng chúng ta nói chuyện như bạn bè

và tìm cách để chuyện đó không bao giờ xảy ra nữa.”

Ogbuefi Ekwueme đứng lên định nói.

Page 69: Supdo(Cleaned Version)

“Xin ông đợi cho một phút,” viên Đặc ủy nói. “Tôi muốn mời thêm một số người anh em để họ hiểu về

nỗi bất bình của các ông mà cẩn thận hơn. Bọn họ đến từ xa và tuy nói cùng một ngôn ngữ với các ông,

họ xa lạ với các tập quán của các ông. James, hãy để mọi người vào.” Tay phiên dịch đi ra và dẫn theo

mười hai người. Bọn này ngồi xuống sàn nhà cùng với hội từ Umuofia. Ogbuefi bắt đầu kể câu chuyện

Enoch đã giết chết egwugwu thế nào.

Mọi việc xảy ra trong chớp mắt. Không ai nhìn thấy nó đã xảy ra thế nào. Cuộc đánh nhau nhanh đến nỗi

mác trên mặt đất chẳng kịp rút khỏi bao. Sáu người đã bị còng tay đưa vào phòng giam.

“Chúng tôi sẽ không làm hại gì các ông, nếu các ông chịu hợp tác. Chúng tôi đã mang đến cho người của

các ông một nền cai trị hòa bình và các ông phải cảm thấy sung sướng. Nếu có ai đó ngược đãi các ông,

chúng tôi sẽ đến giúp đỡ. Nhưng chúng tôi không thể cho phép các ông ngược đãi người khác. Chúng tôi

có luật pháp và tòa án, nơi các vụ việc sẽ được xét xử như ở đất nước chúng tôi, đất nước của nữ hoàng.

Tôi buộc phải giam giữ các ông vì các ông đã tham gia quấy rối, đốt nhà và nơi thờ cúng của người khác.

Tôi quyết định phạt 200 bao vỏ sò và sẽ thả các ông ngay lập tức nếu các ông đồng ý với điều kiện đó và

trở về làng để thu thập tiền phạt. Các ông nghĩ thế nào?”

Sáu người đàn ông im lặng rầu rĩ, và viên Đặc ủy để họ ngồi một mình. Ông ta ra lệnh cho đám lính gác

phải kính trọng họ vì họ là những chức sắc của Umuofia.

“Vâng, thưa ngài”.

Nhưng ngay sau khi viên Đặc ủy đi, tay tùy phái trưởng, cũng là thợ cạo của nhà giam, lấy dao cạo trọc

đầu tất cả sáu người. Họ đang bị còng tay và chỉ biết cúi đầu.

“Đứa nào là đầu lĩnh của bọn mày?” bọn tùy phái ngạo mạn hỏi.

“Chúng tao thấy đứa nào cũng đeo vòng danh hiệu của Umuofia. Liệu có đáng giá 10 cái vỏ sò không?”

Sáu người không ăn gì suốt ngày hôm đó và ngày hôm sau. Họ cũng không có nước uống, không được

đứng dậy đi đái hoặc chạy vào bụi đi ỉa. Ban đêm, bọn tùy phái đến chế nhạo, quấy rối và cộc cái đầu

trọc của họ vào nhau.

Ngay cả khi một mình, họ cũng không biết nói gì với nhau. Phải đến ngày thứ ba, khi không thể chịu

được sự đói khát và nhục nhã, họ mới bàn chuyện khuất phục.

“Đáng ra chúng mày phải nghe tao giết chết thằng trắng đó đi.” Okonkwo gầm gừ.

“Nếu thế thì bây giờ chắc chúng ta đang đứng dưới giá treo cổ ở Umuru rồi.”

“Thằng nào muốn giết người da trắng vậy?”, một tay tùy phái hóng hớt, hùng hổ hỏi.

Không ai trả lời.

“Tội chúng mày còn chưa đủ nặng hay sao mà còn định giết thêm cả người da trắng nữa.” hắn cầm một

cái gậy to và vụt cật lực vào lưng, đầu từng người. Okonkwo hực lên căm hờn.

Page 70: Supdo(Cleaned Version)

Ngay sau khi tống giam sáu người, tòa án đã cử tùy phái đến báo với dân Umuofia rằng nếu muốn thủ

lĩnh của họ được thả ra, họ phải nộp phạt 250 bao vỏ sò.

“Nếu chúng mày không nộp phạt tức thì, chúng tao sẽ dẫn bọn nó đến Umuru trình diện người da trắng

lớn và treo cổ bọn nó lên.”

Câu chuyện lập tức lan khắp cả làng, và tất nhiên cả những lời đồn đại. Có người bảo thực ra là thủ lĩnh

đã bị dẫn đến Umuru và sẽ bị treo cổ ngày hôm sau. Có người lại bảo cả họ hàng cũng sẽ bị treo cổ hết.

Lại có người bảo bọn trắng đang đến và sẽ giết chết hết, như ở Abame.

Đúng vào dịp trăng tròn. Nhưng tuyệt không nghe tiếng trẻ chơi đùa dưới ánh trăng. Sân làng vắng ngắt.

Bọn đàn bà của Iguedo không bí mật gặp nhau tập nhảy điệu mới để sau đó biểu diễn cho cả làng. Không

nghe thấy tiếng chân bọn thanh niên trên đường đến nhà hàng xóm chơi hoặc đi cưa gái dưới ánh trăng.

Umuofia giống như một con thú bị đánh động, giỏng tai lên, ngửi thấy mùi đe dọa trong không gian yên

tĩnh, nhưng chưa biết chạy đường nào.

Tiếng ogene của viên mõ làng bỗng kêu váng lên phá tan sự im lặng. Tiếng ogene lan khắp các ngang

cùng ngõ hẻm. Hắn gọi tất cả đàn ông Umuofia từ tuổi Akakanma trở lên, ngay sau bữa sáng mai đến

tập trung tại chợ.

Khu nhà của Okonkwo vắng lặng như nhà hoang. Cứ như có ai đó đổ nước lạnh lên đầu ấy. Mọi người

đều ở nhà nhưng ai cũng chỉ thì thầm. Ezinma, bỏ dở giai đoạn thử thách 28 ngày ở nhà chồng chưa

cưới, chạy ngay về nhà khi nghe tin bố bị bắt và sắp bị treo cổ. Nó liền sang nhà Obierika để hỏi xem dân

làng định làm gì. Nhưng Obierika đã đi đâu từ sáng. Mấy bà vợ bảo hình như họp hành bí mật gì đó.

Ezinma cảm thấy yên tâm vì có ai đang làm cái gì đó.

Sáng hôm sau, bọn đàn ông Umuofia họp ở chợ và quyết định ngay lập tức thu đủ 250 bao vỏ sò, nộp

tiền phạt để làm vừa lòng người da trắng. Bọn họ cũng chẳng biết là lũ tùy phái đã chia nhau 50 bao vỏ

sò nộp thêm.

Chương 24

Ngay sau khi nộp phạt, Okonkwo và các bạn của hắn được thả ra. Viên Đặc ủy đến, lại nói chuyện về nữ

hoàng vĩ đại, về hòa bình và về sự cai trị đúng đắn. Nhưng họ chẳng nghe. Họ ngồi im và nhìn chằm

chằm vào ông ta và người phiên dịch. Cuối cùng thì họ cũng được trả lại túi da dê và những cây mác còn

nguyên trong bao. Họ đứng dậy đi về nhà. Cũng chẳng ai nói với ai câu nào. Tòa án và nhà thờ được xây

ngoài rìa làng. Đường về làng lúc nào cũng đông người vì nó còn dẫn ra suối nước nằm ngay sau tòa án.

Đang là mùa khô nên đường thoáng và đầy cát bụi. Vào mùa mưa, cây cỏ mọc rậm rịt hai bên và lan cả

ra đường. Trên đường về, sáu người gặp nhiều đàn bà và trẻ em ra suối lấy nước. Nhưng ánh mắt những

người đàn ông nặng nề, tức tối, khiến lũ đàn bà trẻ em không dám mở miệng nói “nno” – “xin chào”, mà

chỉ lặng lẽ tránh đường. Về đến làng, mọi người bám theo ngày càng đông. Nhưng họ vẫn im lặng đi.

Mỗi người chỉ quay lại nói gì đó với đám đông khi về đến cửa nhà minh. Cả làng bị khuấy động bởi sự

yên tĩnh nặng nề.

Page 71: Supdo(Cleaned Version)

Ngay khi nghe tin mọi người được thả, Ezinma đã chuẩn bị một số đồ ăn. Nó mang sang obi cho bố. Hắn

ăn một cách lơ đãng. Hắn không thấy ngon, chỉ ăn để làm vừa lòng con bé. Đám họ hàng đàn ông và bạn

bè đến thăm. Obierika cũng giục hắn ăn. Những người còn lại không nói gì, nhưng ai cũng thấy vết roi

dài rớm máu trên lưng hắn. Đêm đó, người mõ làng lại đánh cái chiêng đồng, kêu gọi cả làng sáng mai đi

họp. Tất cả đều biết rằng, Umuofia cuối cùng sẽ phải có chính kiến về những việc đã xảy ra.

Okonkwo ngủ rất ít đêm đó. Trái tim trộn nỗi cay đắng lẫn với một niềm hưng phấn trẻ thơ. Trước khi

lên giường, hắn lấy bộ chiến bào chưa động đến từ hồi hắn về làng, xuống xem. Lắc lắc cái váy đan bằng

mây, kiểm tra lông chim gắn trên đầu, gõ gõ vào cái khiên. Mọi thứ đều ổn, hắn nghĩ thế. Nằm trên

giường, hắn nhớ lại những điều nhục nhã phải chịu trên tòa và thề sẽ trả thù. Nếu Umuofia quyết đánh

nhau thì tốt, còn nếu họ hèn nhát, hắn sẽ tự trả thù.

Hắn nhớ lại những cuộc chiến xưa. Tráng lệ nhất là cuộc chiến với Isike. Ngày đó Okudo còn sống. Okudo

không phải là chiến binh, nhưng giọng hát của anh ta có thể biến các chiến binh thành sư tử. “Không còn

những người tử tế nữa rồi!”, Okonkwo thở dài. “Isike sẽ không bao giờ quên được chúng ta đã tiêu diệt

chúng thế nào. Chúng ta đã giết được 12 tên mà chỉ bị thiệt hại hai người. Cuối tuần chợ thứ tư, bọn

chúng phải xin hàng. Đàn ông thời đó đúng là đàn ông.”

Nghĩ đến đó, hắn chợt nghe thấy tiếng chiêng đồng từ xa. Hắn chăm chú lắng nghe và thấy tiếng của

người mõ, nhưng rất khẽ. Hắn trở mình nghiến răng, cảm thấy lưng đau nhói. Tiếng người mõ đến gần

dần và lướt qua nhà hắn.

“Trở ngại lớn nhất ở Umuofia,” Okonkwo cay đắng nghĩ. “là thằng hèn Egonwanne. Miệng lưỡi dẻo quẹo

của hắn có thể biến ngọn lửa thành tro tàn. Nó mà lên tiếng, bọn đàn ông của chúng ta sẽ trở thành bọn

bất lực. Nếu làng bỏ qua những lời lẽ đàn bà của nó hơn 5 năm trước, có lẽ chúng ta đã không đến nỗi

này.” Hắn nghiến răng kèn kẹt. “Nếu mai mà nó còn dở giọng, ‘ông cha ta không bao giờ tiến hành cuộc

chiến tranh tội lỗi’ và dân làng nghe theo nó, ta sẽ bỏ đi, tự mình lập kế hoạch trả thù.”

Tiếng người mõ đi xa dần. Khoảng cách làm tiếng chiêng bớt sắc nhọn hơn. Okonkwo trở mình và cảm

thấy hài lòng về cái lưng đau. “Ngày mai mà Egonwanne lại nói về ‘chiến tranh tội lỗi’, ta sẽ cho nó xem

cái lưng và cái đầu của ta.” Hắn lại nghiến răng kèn kẹt.

Mặt trời mới mọc, chợ đã đầy người. Obierika ở trong lều nhà mình, đợi Okonkwo đến rủ cùng đi. Nhà

Obierika ngay cạnh đường nên ông có thể nhìn thấy từng người đến chợ. Ông chào hỏi với rất nhiều

người đi qua sáng hôm đó. Ông đeo cái túi da dê và bao mác lên.

Khi họ đến chợ, người đã đông nghịt, ném một nắm cát chắc không hạt nào rơi được xuống đất. Vậy mà

người vẫn kéo đến từ khắp các ngõ ngách của chín làng. Sức mạnh của số đông sưởi ấm trái tim

Okonkwo. Nhưng hắn vẫn để ý tìm một người. Hắn vừa sợ vừa khinh cái lưỡi của người đó.

“Mày có nhìn thấy nó không?” hắn hỏi Obierika.

“Thấy ai?”

Page 72: Supdo(Cleaned Version)

“Egonwanne,” hắn nói, đánh mắt từ góc chợ bên này đến góc chợ bên kia. Đa số bọn đàn ông mang

theo ghế ngồi.

“Chưa thấy,” Obierika trả lời và nhìn quanh. “À kia rồi, nó ngồi dưới cây mộc miên. Mày sợ nó sẽ thuyết

phục mọi người không đánh nhau à?”

“Sợ? Tao chẳng quan tâm nó làm gì với mày. Tao coi khinh nó và những thằng nghe theo nó. Tao sẽ

chiến đấu một mình nếu tao định thế.”

Họ cao giọng vì xung quanh ai cũng nói. Thật đúng là như một cái chợ.

“Ta sẽ đợi khi nó mở mồm ra, rồi ta sẽ nói.” Okonkwo nghĩ thầm.

“Nhưng làm sao mày biết được là nó sẽ phản đối đánh nhau?” Obierika hỏi sau một hồi suy nghĩ.

“Vì tao biết nó là một thằng hèn…” Obierika không nghe thấy đoạn còn lại Okonkwo nói vì ông mải quay

lại chào hỏi với năm sáu người quen khác. Okonkwo cũng nhận ra giọng người quen, nhưng hắn không

có cảm hứng để chào hỏi. Nhưng có ai đó chạm vào vai hắn, hỏi thăm gia đình.

“Mọi người đều ổn cả.” hắn thờ ơ trả lời.

Người đầu tiên nói chuyện với Umuofia hôm đó là Okika, một trong số sáu thủ lĩnh bị bắt. Okika là một

người đàng hoàng và hùng biện. Nhưng giọng ông không đủ to để mở màn, để át đi những tiếng ồn,

thiết lập lại im lặng. Onyeka có cái chất giọng đó, và Okika nhờ Onyeka đứng ra chào cả làng trước khi

cất tiếng.

“Umuofia kwenu!”, hắn cúi người, giơ tay trái đẩy lên không.

“Yaa!”, cả Umuofia đáp lại.

“Umuofia kwenu!”, hắn lại cúi người, quay đủ bốn phía.

“Yaa! Yaa! Yaa!”

Sau đó tất cả im lặng như ngọn lửa bị dội nước lạnh.

Okika lúc đó mới nhảy lên, cúi chào các người anh em bốn lần và bắt đầu phát biểu:

“Mọi người đều biết tại sao chúng ta ở đây, trong khi đáng ra chúng ta phải đi dựng nhà kho, lợp nhà

hoặc dọn dẹp. Bố tao nói: nếu thấy con cóc nhảy trên đường ban ngày, chắc có cái gì đó đang muốn ăn

thịt nó. Vậy nên khi tao thấy tất cả chúng mày đến đây từ mọi ngõ ngách, từ sáng sớm, tao hiểu rằng có

cái gì đó đang đe dọa cuộc sống của chúng ta.” Ông dừng lại một chút và nói tiếp.

“Tất cả thần linh của chúng ta đang khóc. Idemili đang khóc. Ogwugwu đang khóc. Agbala đang khóc và

những vị thần khác. Tổ tiên của chúng ta cũng khóc vì sự báng bổ và xúc phạm mà họ phải chịu đựng

như tất cả chúng ta đều tự nhìn thấy bằng mắt của mình.” Ông dừng lại một chút cho giọng bớt xúc

động!

Page 73: Supdo(Cleaned Version)

“Hôm nay là một cuộc họp trọng đại. Không bộ lạc nào hơn được chúng ta về lòng can đảm và số lượng

các chiến binh. Nhưng tất cả chúng ta có ở đây không? Cho tao hỏi, tất cả con trai của Umuofia có ở đây

hôm nay không?”. Tiếng rì rầm lan trong đám đông.

“Chắc là không,” ông nói tiếp. “Họ đã rời bỏ bộ lạc đi theo nhiều đường khác nhau. Chúng ta ở đây là

những người con chân chính của bộ lạc. Nhưng có những người anh em đã bỏ chúng ta chạy sang bọn tà

đạo làm bẩn đất cha ông. Nếu chúng ta đánh nhau với bọn tà đạo, chúng ta sẽ đánh những người anh

em, và máu của bộ lạc sẽ phải đổ. Nhưng chúng ta vẫn phải đánh. Cha ông ta chẳng bao giờ mơ thấy

việc phải giết những người anh em. Nhưng vì họ không biết bọn trắng. Vậy nên ta phải làm những việc

mà cha ông chưa bao giờ làm. Người ta hỏi chim Eneke tại sao cứ bay lượn mãi thì Eneke trả lời: ‘thợ

săn học cách bắn không trượt thì ta cũng học được cách bay mà không cần đậu dù chỉ trên một cành

nhỏ.’ Chúng ta phải tiêu diệt bọn quỉ sứ. Và nếu những người anh em của chúng ta đứng về phía quỉ sứ,

chúng cũng sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ. Phải tát nước ngay khi nó mới đến gót

chân…”

Bỗng đám đông ồn ào và mọi người quay cả về một phía. Con đường từ tòa án rẽ ngoặt trước khi vào

chợ nên không ai nhìn thấy năm tên tùy phái đến gần, chỉ còn cách đám đông vài bước chân. Okonkwo

đang đứng ở rìa đám đông, hắn nhảy dựng lên khi thấy bọn chúng. Hắn đứng chặn trước mặt tên đứng

đầu, toàn thân run lên vì giận dữ. Tên này không tỏ ra khiếp sợ, bốn tên đồng bọn đứng thành hàng phía

sau.

Cả thế giới như ngưng lại, chờ đợi. Yên lặng như tờ. Dân Umuofia tụ tập lại như đống gỗ im lìm phủ đầy

dây leo, chờ đợi.

Tên tùy phái đầu đàn ra lệnh “Tránh ra cho tao đi.”

“Mày muốn gì ở đây?”

“Chúng mày biết sức mạnh của người da trắng rồi đó. Các ngài muốn giải tán cuộc tụ tập này.”

Okonkwo rút mác ra như một tia chớp. Tên tùy phái cúi xuống tránh đòn. Nhưng vô ích. Chiếc mác chém

xuống hai lần và đầu nó đã lìa khỏi thân. Đống gỗ đổ kềnh, cuộc họp dừng lại. Okonkwo đứng sững nhìn

cái xác. Hắn biết rằng Umuofia sẽ không chiến đấu. Hắn biết vì họ đã để bọn tùy phái còn lại chạy mất.

Họ xôn xao bàn tán thay vì hành động. Hắn ngửi thấy mùi sợ hãi trong sự huyên náo đấy. Hắn còn nghe

thấy ai đó hỏi: “sao lại làm vậy?”

Hắn chùi cái mác xuống cát rồi bỏ đi.

Chương 25

Khi viên Đặc ủy dẫn một đám lính và tùy phái vũ trang đến nhà Okonkwo, ông đã trông thấy một nhóm

nhỏ đàn ông ngồi rầu rĩ trong obi của hắn. Ông yêu cầu họ ra ngoài và họ làm theo không hé miệng.

“Ai trong chúng mày là Okonkwo?”, ông hỏi qua phiên dịch.

“Anh ta không có ở đây!” Obierika trả lời.

Page 74: Supdo(Cleaned Version)

“Vậy thì ở đâu?”

“Không ở đây!”

Viên Đặc ủy giận đỏ mặt. Ông dọa sẽ bỏ tù cả lũ nếu không đem Okonkwo ra trình diện. Bọn người thì

thầm với nhau rồi Obierika lên tiếng:

“Chúng tôi sẽ dẫn ông đến chỗ anh ta, có khi phải nhờ người các ông giúp.” Viên Đặc ủy không hiểu

Obierika định nói gì “nhờ người của các ông giúp.” Ông ta nghĩ, một trong những thói quen xấu nhất của

những người này là thường xuyên thốt ra những lời huyền bí.

Obierika và năm sáu người nữa dẫn đường. Viên Đặc ủy và bọn tùy tùng lăm lăm vũ khí đi theo. Ông ta

cảnh báo nếu Obierika định chơi trò khỉ, sẽ ăn đạn ngay lập tức. Và thế là họ đi. Có một đám bụi rậm

nhỏ đằng sau khu nhà Okonkwo. Chỉ có một cái lỗ nhỏ trên tường đất mở ra chỗ đó. Bọn gà vịt thường

chui ra chui vào chỗ này để tìm thức ăn. Người không chui lọt. Obierika dẫn viên Đặc ủy đi quanh tường

ra khu bụi rậm đó. Chỉ nghe thấy tiếng chân dẫm lên lá khô.

Cuối cùng họ đến một cái cây, xác Okonkwo đang treo lủng lẳng trên đó. Tất cả chết lặng.

“Không hiểu các ông có thể giúp chúng tôi hạ anh ta xuống đem đi chôn được không?” Obierika nói,

“chúng tôi đã đi nhờ những người xa lạ từ làng khác, nhưng có lẽ còn lâu họ mới đến được.”

Viên Đặc ủy trở nên bối rối. Vẻ mặt lạnh lùng kiên quyết của nhà cai trị biến đâu. Ông như đứa trẻ mới

lớn trước những tập tục kz quái.

“Tại sao chúng mày không tự hạ nó xuống?”

“Thế là ngược với tập quán của chúng tôi. Một người đàn ông tự tử là báng bổ thần Đất, và không được

những người anh em trong bộ lạc chôn cất. Thân thể hắn trở thành quỉ sứ và chỉ có người lạ mới được

sờ vào. Chúng tôi nhờ người các ông hạ anh ta xuống vì các ông là người lạ.”

“Chúng mày sẽ chôn cất nó bình thường chứ?”

“Chúng tôi không thể chôn được. Chỉ có người lạ mới làm được việc này. Chúng tôi sẽ trả tiền để các ông

chôn anh ta. Chúng tôi sẽ tiến hành các nghi lễ ma chay và cúng tế để rửa sạch đất đã bị vấy bẩn.”

Đang nhìn chằm chằm vào cái xác của người bạn, Obierika bất chợt quay lại viên Đặc ủy căm hờn nói:

“Người này là một trong những người đàn ông vĩ đại nhất của Umuofia, thế mà chúng mày dồn nó đến

nước tự sát và bị chôn như một con chó…” Ông không nói được nữa, giọng run lên lắp bắp.

“Câm mồm!” Một tên tùy phái quát lên không cần thiết.

“Hạ cái xác xuống, và đem tất cả bọn này ra tòa.” Viên Đặc ủy ra lệnh cho tay đội trưởng.

“Vâng, thưa ngài!”

Page 75: Supdo(Cleaned Version)

Viên Đặc ủy mang theo ba bốn tên lính bỏ đi. Bao nhiêu năm lăn lộn mang sứ mệnh văn minh đến cho

các vùng rừng núi châu Phi này, đã dạy cho ông ta hiểu là không bao giờnên chứng kiến những việc hèn

hạ như hạ cái xác từ trên cây xuống. Bọn thổ dân sẽ coi thường nếu ông ta ở đấy. Ông sẽ phải nhấn

mạnh điểm này trong cuốn hồi ký của mình. Vừa đi ông vừa nghĩ về quyển sách. Mỗi ngày lại thêm

những tình tiết mới. Câu chuyện về thằng cha này, giết người tùy phái rồi treo cổ tự tử, chắc sẽ hấp dẫn.

Có thể viết được cả chương chẳng chơi. Ít ra thì cũng được một đoạn kha khá. Có thể thêm thắt nhiều,

nhưng cần phải kiên quyết cắt bỏ những chi tiết rườm rà. Ông ta thậm chí đã nghĩ ra tên của cuốn sách:

Bình định các Bộ lạc Cổ lỗ của vùng Hạ Niger.

Page 76: Supdo(Cleaned Version)

Từ điển từ vựng Ibo

agadi-nwayi: bà già .

Agbala: đàn bà, hoặc đàn ông không có danh hiệu.

Chi: thần hộ mệnh.

efukfu: đàn ông vô tích sự.

egwugwu: người đeo mặt nạ hiện hình cho một trong các tổ tiên đã chết.

ekwe: một loại trống gỗ.

eneke-nti-oba: một loài chim.

eze-agadi-nwayi: răng bà già.

iba: sốt.

ilo: bãi đất trống trong làng để tụ họp, chơi bời…

inyanga: vênh váo, chém gió.

isa-ifi: một nghi lễ tiến hành sau khi vợ xa chồng một thời gian, để chắc chắn là người đàn bà không

phản bội chồng mình trong thời gian xa cách.

iyi-uwa: một loại đá đặc biệt giúp ogbanje liên lạc với thế giới hồn ma. Chỉ có tìm thấy và hủy nó đi, đứa

trẻ mới thoát chết.

jigida: một sợi thắt lưng.

kotma: tùy phái tòa án. Không phải là từ Ibo mà do chữ “court messenger” đọc trại thành “co-t-ma.”

kwenu: âm thanh biểu hiện sự đồng thuận hay chào hỏi.

ndicbie: bô lão.

nna ayi: cha ông chúng ta.

nno: xin chào.

nso-ani: một tội phạm tôn giáo mà ai cũng phải tránh. Ý là bị đất từ bỏ.

nza: con chim rất nhỏ.

obi: chỗ ở của chủ gia đình.

obodo dike: đất của những người dũng cảm.

Page 77: Supdo(Cleaned Version)

ochu: kẻ giết người.

ogbanje: đứa bé chết đi rồi lại đầu thai vào bụng mẹ nhiều lần. Không thể nuôi nó lớn được nếu không

tìm thấy và hủy iyi-uwa của nó.

ogene: một loại chiêng.

oji odu achu-ijiji-o: con bò, { là con dùng đuôi đuổi ruồi.

osu: người đã hiến cho thần linh, không được lẫn với những người sinh ra tự do.

Oye: tên của một trong bốn ngày chợ.

ozo: tên của một danh hiệu.

tufia: lời chửi thề.

udu: một loại trống làm bằng sành.

uli: một loại son phụ nữ dùng để vẽ lên người.

umuada: cuộc họp những người con gái cùng họ, trở về làng của bố mẹ đẻ.

Umunna: tương tự như trên nhưng dành cho đàn ông.

Uri: một phần nghi lễ ăn hỏi khi nhà trai trả tiền thách cưới.

Page 78: Supdo(Cleaned Version)