30
Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 1

Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ IMÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12

1

Page 2: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

1. Văn học Việt Nam từ CM Tháng 8/1945 đến năm 1975+ Những chặng đường phát triển

- 1945 – 1954: VH thời kỳ kháng chiến chống Pháp- 1955 – 1964: VH trong những năm xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu

tranh thống nhất nước nhà ở Miền Nam- 1965 – 1975: VH thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

+ Những thành tựu và hạn chế- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con

người Việt Nam trong đấu tranh và lao động.- Tiếp nối và phát huy những truyền thống, tư tưởng lớn của dân tộc: yêu

nước, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng.- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, khuynh hướng thẩm mỹ, đội

ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.

- Tuy vậy, VH thời kỳ này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức.

+ Đặc điểm cơ bản- VH phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu- Nền VH hướng về đại chúng- Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng cách mạng

2. Văn học Việt Nam từ 1973 đến hết thế kỷ XX- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, VH của cái

ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về cái tôi muôn thuở;- Thành tựu cơ bản nhất của VH thời kỳ này chính là ý thức về sự đổi mới,

sáng tạo trong bối cảnh mới của cuộc sống.* Luyện tập: Suy nghĩ của em về thành tựu và đặc điểm của VHVN từ cách

mạng Tháng 8/1945 đến hết thế kỷ XX

2

Page 3: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

I. Tác giả1. Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969), gắn bó trọn đời với dân với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào CM thế giới: là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.2. Sự nghiệp văn học

+ Quan điểm sáng tác- Các văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp

cách mạng.- Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sỹ.- Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH.- Khi cầm bút, bao giờ cũng đặt câu hỏi: viết cho ai, viết để làm gì và sau

đó mới quyết định nội dung viết cái gì và viết như thế nào.+ Di sản văn học: Văn chính luận, truyện và ký, thơ ca+ Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại VH đều có phong

cách riêng, hấp dẫn.- Văn chính luận: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lý luận

đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp.

- Truyện và ký: hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy vừa hài hước, hóm hỉnh,…

- Thơ ca: lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn trong những bài thơ tuyên truyền, nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu.

II. Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”1. Khái quát

+ TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là một áng văn chính luận mẫu mực.

+ Được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt.2. Nội dung văn bản

3

Page 4: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

+ Nêu nguyên lý chung: về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.

- Trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Mỹ, Pháp đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo.

- Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Bác suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc → đóng góp riêng của HCM vào lịch sử tư tưởng nhân loại.

+ Tố cáo tội ác của Thực dân Pháp- Đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lý mà tổ tiên họ đã xây dựng.- Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của Thực dân Pháp bằng

những lý lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cải, tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa, những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo.

Sự thật có sức mạnh lớn lao bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa.

- Những luận điệu khác của các thế lực pẩn cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, thuyết phục.

+ Tuyên bố độc lập- Thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp.- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của Thực dân Pháp.- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam

và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.3. Nghệ thuật

+ Lập lận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.

+ Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm+ Giọng văn linh hoạt

4. Luyện tập: Chứng minh rằng “TNĐL” là một áng văn chính luận mẫu mực

4

Page 5: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

I. Con người và sự nghiệp1. Nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc2. Nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế3. Nhà nghệ sỹ lớn trên nhiều lĩnh vực. Danh nhân văn hóa thế giới.

II. Quan điểm sáng tác1. Coi văn chương là một vũ khí chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng2. Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm3. Luôn xác định rõ mục đích và đối tượng khi viết.

III. Di sản văn hóa1. Văn chính luận+ Các bài báo viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt+ Các tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc

lập2. Truyện, ký+ Nhiều truyện ngắn đăng trên báo Pháp trong thời gian hoạt động ở nước

ngoài: Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu.+ Một số bài ký viết trong những thời điểm khác nhau của cuộc đời hoạt

động cách mạng2. Thơ+ Tập “Nhật ký trong tù” kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ Hồ Chí

Minh+ Nhiều bài thơ viết bằng tiếng Hán và tiếng Việt thể hiện tầm vóc của một

nhà hoạt động cách mạng lớn nhưng lại mang cốt cách, phong thái của một nhà hiền triết Phương ĐôngIV. Phong cách nghệ thuật

1. Là một nghệ sỹ đa phong cách bởi sáng tác của Người rất đa dạng, phong phú, nhiều thể loại, nhiều ngôn ngữ;

2. Sự đa dạng, phong phú trong phong cách Hồ Chí Minh luôn thống nhất với nhau một cách hài hòa: ngắn gọn, dung dị, hóm hỉnh mà sâu xa./.

V. Luyện tập: Dẫn và phân tích một vài bài thơ trong “Nhật ký trong tù” để thấy được phong thái ung dung, tự tại của Hồ Chí Minh trong cảnh tù ngục

5

Page 6: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS1-12-2003

(CÔ-PHI AN-NAN)I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:

- Cô-phi An-nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng thư kí Liên hợp quốc.

- Ông được trao Giải Nô-ben Hòa bình năm 2001.2.Tác phẩm:

- Thể loại: văn bản nhật dụng- Hoàn cảnh ra đời: tháng 12 năm 2003; gửi tới nhân dân toàn thế giới

nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS.- Mục đích: kêu gọi toàn thế giới tích cực tham gia phòng chống

HIV/AIDSII. Đọc – hiểu văn bản1.Nội dung:

- Phần nêu vấn đề: Khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã được toàn thế giới quan tâm và để đánh bại căn bệnh này” phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động”

- Phần điểm tình hình: Phân tích những mặt đã làm được, chưa làm được của các quốc gia trong việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS

- Phần điểm tình hình không dài nhưng giàu sức thuyết phục và lay động bởi tầm bao quát rộng lớn, chỉ ra những nguy cơ và nhất là bởi sự bộc lộ những tiếc nuối của tác giả vì có những điều lẽ ra phải làm được thì thực tế chúng ta chưa làm được..

- Phần nêu nhiệm vụ: Kêu gọi mọi người, mọi quốc gia nỗ lực hơn nữa, đặt vấn đề chống HIV/ AIDS lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và động thực tế của mình”; không kì thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và phải đoàn kết, hợp tác hơn nữa trong cuộc đấu tranh đẩy lùi căn bệnh thế kỉ.2. Nghệ thuật:

- Cách trình bày chặt chẽ, lô gích cho thấy ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt của cuộc chiến chống lại HIV/AIDS.

6

Page 7: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

- Bên cạnh những câu văn truyền thông điệp trực tiếp, có rất nhiều câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Do đó,tránh được lối “hô hào” sáo mòn, truyền được tâm huyết của tác giả đến người nghe, người đọc.3.Ý nghĩa văn bản:

Văn bản tuy ngăn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn chứng, số liệu cụ thể, thể hiện trách nhiệm và lương tâm của người đứng đầu Liên hợp quốc. Giá trị của văn bản còn thể hiện ở tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh thế kỷ.

Tây Tiến ( Quang Dũng )

I, Khái quát:1, Tác giả:

+ Là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc.+ Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa, nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ

giàu chất nhạc, họa.2, Tác phẩm:

+ Những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến (quá trình thành lập, nhiệm vụ, thành phần, địa bàn hoạt động,…)

+ Quang Dũng gia nhập năm 1947, năm 1948 chuyển đơn vị. Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh năm 1948, nhan đề ban đầu: Nhớ Tây Tiến.II, Văn bản1, Nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên núi rừng vùng Tây Bắc hung vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một thời Tây Tiến.

- Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hung vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình.

- Cảnh đêm liên hoan rực rỡ, lung linh…- Cảnh thiên nhiên song nước Tây Bắc một chiều sương mờ ảo.

7

Page 8: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tang, tâm hồn trẻ trung lãng mạn.

+ Bức chân dung về người lính trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng:

- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn.- Vẻ đẹp bi tráng.

2, Nghệ thuật:+ Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.+ Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc (từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán –

Việt)+ Kết hợp chất nhạc và chất họa.

3, Ý nghĩa văn bản:Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền

cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của chúng ta.III, Luyện tập:

So sánh hình ảnh người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng và trong Đồng chí của Chính Hữu.

Việt Bắc (Tố Hữu)

I, Khái quát.1, Tác giả:

+ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.+ Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con

người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dan tộc, truyền thống.2, Tác phẩm:

+ Bài thơ ra đời: 10/1954 trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể:…+ Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm

về cách mạng và kháng chiến.II, Văn bản.1, Nội dung

8

Page 9: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

+ 8 câu đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.- 4 câu thơ trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua,

về nguồn cội nghĩa tình qua đó thể hiện tâm trạng củ người ở lại.- 4 câu tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bang khuâng, lưu luyến.+ 82 câu sau: Kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm:- 12 câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã

qua, khơi gợi nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến – Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình thủy chung, hết lòng với cách mạng, kháng chiến.

- 70 câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết đối với VB; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ VB, những kỉ niệm về VB ( 4 câu đầu đoạn khẳng định nghĩa tình thủy chung son sắt ; 28 câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi đây ; 22 câu tiếp nói về cuộc kháng chiến anh hùng ; 16 câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người VB, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến)2, Nghệ thuật.

Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ 6/8, lối đối đáp, cách xưng hô, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, giàu sức gợi.3,Ý nghĩa văn bản:

Văn bản là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.III, Luyện tập: Phân tích giá trị biểu cảm của hai đại từ Mình – Ta trong đoạn trích.

Tác gia Tố HữuI, Khái quát.1, Cuộc đời:

- Gia đình, quê hương và đặc biệt là phong trào đấu tranh cách mạng sôi sục trên cả nước là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự hình thành hồn thơ cách mạng của Tố Hữu.

- Đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu thống nhất tuyệt đối và có được những thành công lớn lao.

9

Page 10: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

2, Sự nghiệp văn học:- Tố Hữu để lại 7 tập thơ lớn mang đậm dấu ấn của lịch sử dân tộc gian

khổ nhưng vẻ vang.- Thơ Tố Hữu là dấu ấn của một dân tộc không ngừng nghỉ trên đường “

ta đi tới”.3, Phong cách thơ Tố Hữu:

- Tố Hữu là nhà thơ cộng sản, cách mạng. Thơ tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình chính trị.

- Thơ luôn gắn liền và tìm đến với những biểu hiện của cách mạng anh hùng nên mang đậm chất sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn.

- Thơ Tố Hữu có chất giọng tâm tình, ngọt ngào, truyền cảm và đầy sức hấp dẫn.II, Luyện tập:

Tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu được thể hiện trong tập thơ Việt Bắc.

ĐẤT NƯỚCNguyễn Khoa Điềm

(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng)I. Giới thiệu:1. Tác giả:

- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và Cách mạng, Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất trí tuệ, suy tư, xúc cảm dồn nén.2. Tác phẩm:

- Trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến khu Tri Thiên năm 1971.

- Đoạn trích là phần đầu chương V thể hiện tư tưởng “Đất Nước là của nhân dân”.II. Tìm hiểu văn bản:1.Nội dung:Phần 1: “Khi ta … làm nên Đất Nước muôn đời”.

10

Page 11: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

- Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.

+ Đất Nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Đất Nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.

+ Mỗi người phải có trách nhiệm đối với Đất Nước.Phần 2: Tư tưởng “Đất Nước là của nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về Đất Nước.

- Từ không gian địa lí- Từ thời gian lịch sử- Từ bản sắc văn hóaQua đó nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành

trịnh dựng nước và giữ nước.2. Nghệ thuật:

- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian; ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.

- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.

3. Ý nghĩa: Bài thơ là cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm bản sắc Việt.III. Luyện tập:

Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” được thể hiện tậ ptrung trong những câu thơ nào? Trình bày cảm nhận của anh (chị) về những câu thơ đó?

TIẾNG HÁT CON TÀUChế Lan Viên

I. Giới thiệu:1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Con đường thơ của Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường từ “thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”. Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo giàu chất suy tưởng triết lí, vẻ đẹp trí tuệ, thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú đầy sáng tạo.

11

Page 12: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

2. Tác phẩm:Bài thơ rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”, tập thơ kết tinh tư tưởng và nghệ

thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường Cách mạng. Tiếng hát con tàu được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế-chính trị: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958-1960.II. Tìm hiểu văn bản:1. Nội dung:

Lời đề từ:+ Con tàu: khát vọng lên đường+ Tây Bắc: một địa danh cụ thể, những miền xa xôi của Tổ quốc, ngọn

nguồn của cảm hứng sáng tạo.Sự trăn trở mời gọi lên đường: Nhiều câu hỏi được sử dụng, nhân vật trữ tình

tự phân thân hướng lòng mình đến với Tây Bắc, tạo ra hàng loạt sự đối lập, thôi thúc lên đường.

Hồi tưởng về những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến. Để diễn tả niềm hạnh phúc, niềm vui tột cùng khi được trở về với nhân dân, Chế Lan Viên đã sử dụng phép tu từ so sánh, mỗi đối tượng gợi một ý nghĩa: con nai, cây cỏ, chim én khao khát trở về với cuộc sống quen thuộc, bộc lộ niềm vui và hạnh phúc, “trẻ thơ đói..” là mong mỏi trở về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc trong sự nuôi dưỡng và cưu mang.

Trong phần hai hình ảnh nhân dân hiện về thể hiện sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng. Hình ảnh người anh du kích, người em liên lạc, đặc biệt là người mẹ kháng chiến, tất cả gợi lại những hình ảnh tiêu biểu của sự hy sinh và nghĩa tình thắm thiết kết hợp giữa bút pháp tả thực với những liên tưởng bất ngờ làm nên hình ảnh mới lạ, nhiều hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng đã nâng cảm xúc thơ thành suy nghĩ tiết lí, những câu thơ cô đúc như những châm ngôn diễn tả quy luật tình cảm con người và nghệ thuật.

Khúc hát lên đường được diễn tả bằng giọng điệu âm hưởng lôi cuốn khắc sâu nhận thức về mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật với đời sống, giữa nghệ sĩ với nhân dân đất nước.2. Nghệ thuật:

- Kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và suy tưởng; sáng tạo hình ảnh độc đáo, mới lạ mang đậm sắc thái Tây Bắc.

12

Page 13: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

3. Ý nghĩa: Bài thơ là tiếng hát tâm hồn say mê, sôi nổi của người nghệ sĩ trên hành trình trở về với đất nước, nhân dân, với ngọn nguồn sáng tạo của nghệ thuật.III. Luyện tập:

- Ý nghĩa bốn câu thơ đề từ?

SÓNGXuân Quỳnh

I. Giới thiệu:1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988)

- Cảnh ngộ nhiều khổ đau và niềm hạnh phúc ngắn ngủi.- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ luôn khao khát tình yêu,

gắn bó hết mình với cuộc sống, tuy nhiều âu lo, day dứt trong tình yêu nhưng đó là một trái tim yêu nồng cháy, một tiếng thơ yêu say đắm, hồn nhiên.2. Tác phẩm:

- Bài thơ Sóng được viết tại biển Diêm Điền năm 1967 trong chuyến đi công tác ở Thái Bình.II. Tìm hiểu văn bản:1. Nội dung:

Cảm nhận chung: Âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng như tiếng sóng gối nhau lúc dịu êm, lúc sôi nổi. Điều đó có được từ thể thơ 5 chữ và sự trở đi trở lại của hình tượng sóng.

Nhịp điệu ấy nhằm góp phần nói lên nhịp điệu bên trong tâm hồn: những đợt sóng tình yêu sôi nổi và lắng sâu.

Hai hình tượng “sóng” và “em”: “Sóng” là ẩn dụ tâm hồn cô gái đang yêu, là hóa thân của “em”, tuy hai mà một, soi chiếu, cộng hưởng.

Hình tượng “sóng”: Bài thơ dựa vào hình tượng sóng, vì thế mạch thơ cũng là các lớp sóng.

+ Hai khổ đầu: Sóng là đối tượng để chia sẻ giải bày. Sóng được miêu tả với những cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức

tạp, đầy những nghịch lí và bí ẩn.Sóng với khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật hẹp, tầm thường.

13

Page 14: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

Sóng biển vẫn liên hồi như trái tim tuổi trẻ luôn đập nhịp đập khát khao mãnh liệt, bồi hồi khao khát tình yêu. Đây là khao khát vĩnh hằng của nhân loại.

+ Bốn khổ tiếp: Từ sóng suy nghĩ về tình yêu.Dòng suy tư bắt đầu từ nỗi băn khoăn, trăn trở khát khao tìm đến ngọn nguồn

của tình yêu. Nhưng thiên nhiên bí ẩn đôi khi có thể sát nghĩa được còn tình yêu thì khó mà lí giải.

Tình yêu gắn với nỗi nhớ vàbao giờ cũng thủy chung son sắt, đầy khao khát tin yêu.

+ Hai khổ cuối: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời, ý thức sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc.

Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.2. Nghệ thuật:

Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.

3. Ý nghĩa: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng, sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.III. Luyện tập:

Cảm nhận của em về hai khổ cuối trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CAThanh Thảo

I. Tìm hiểu chung :1. Tác giả :

- Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại, luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.2. Tác phẩm:

- Đàn Ghi Ta của Lor-ca in trong tập thơ khối vuông Rubic (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.

14

Page 15: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

- Lor-Ca (1898-1936) : Nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động, thân phát xít bắt giam và giết hại.II. Đọc - Hiểu văn bản:1. Nội dung:

- Hình tượng Lor-Ca được nhà thơ phát hoạ bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: “ Tiếng đàn bọt nước”, “ Áo choàng đỏ gắt”, “Vầng trăng chếnh choáng”, “ Yên ngựa mỏi mòn”…. Lor-Ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm.

- Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-Ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn – linh hồn của người nghệ sĩ – vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hoà quyện vào nhau…. Lời thơ di chúc của Lor-Ca được nhắc lại hàm ẩn cả tình yêu đất nươc, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.

- Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-Ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.2.Nghệ thuật:

- Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm xúc, giàu sức gợi.3. Ý nghĩa văn bản:

- Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-Ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỷ XX.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( Trích – Nguyễn Tuân)

I. Tìm hiểu chung:- Tác giả: Nguyễn Tuân ( SGK)- Người lái đò sông Đà rút từ tập tuỳ bút Sông Đà (1960) kết quả của

chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân.II. Đọc – Hiểu văn bản:

15

Page 16: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

1. Nội dung:- Hình ảnh con sông Đà hiện lên như một “ nhân vật” có 2 tính cách trái

ngược: Vẻ hung bạo, dữ dằn: Đó là cảnh đá “ dựng vách thành”, lòng sông bị

thắt lại như cái yết hầu, là cảnh “ nước xô đá, đá xô song, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè”; là những “hút nước” sẵn sàng nhấn chìm, đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; là những thạch trận, phòng tuyến, luồng thác,… sẵn sàng “ ăn chết” con thuyền và người lái đò. Nó như một loài thủy quái khổng lồ, nham hiểm mang “diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” của con người.

Vẻ trữ tình, thơ mộng: Con sông có dòng chảy uốn lượn như “áng tóc trữ tình” của thiếu nữ kiều diễm; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẽ đẹp riêng; bờ sông mang một vẽ đẹp nguyên sơ “hoang dại như một bờ tiền sử,… như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”, sông Đà “đằm đằm ấm ấm” như một cố nhân,…

Qua hình tượng sông Đà Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẽ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

- Hình ảnh người lái đò: Ông là người trí dũng tuyệt vời. Ông sẵn sàng đối mặt với thác dữ,

chinh phục mọi “ cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thủy chiến ác liệt với đá nổi đá chìm, với những “ trùng vi thạch trận” và những phòng tuyến đầy nguy hiểm. Người lái đò đã vượt qua chúng bằng những động tác táo bạo, chuẩn xác; bằng sự ngoan cường, dũng cảm. Ông hiện lên như một vị chỉ huy dày dặn kinh nghiệm và tài trí.

Ông là người tài hoa nghệ sĩ. Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung nghệ sĩ. Do nắm chắc “binh pháp” của thần sông, quy luật phục kích của đá, ông rất bình tĩnh vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và nhìn thử thạch bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn. Sauk hi đọ trí, đọ tài với con sông thủy quái, ông lại ung dung đốt lửa nướng cơm lam, say sưa nói về những loài cá mà không hề bận tâm tới chuyện vượt thác.

- Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: Những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “

16

Page 17: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

vang bóng một thời” mà là người lao động bình thường – chất “ vàng mười của tây bắc”. Qua đây nhà văn muốn phát biểu quan niệm: Người anh hung không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.

2. Nghệ thuật:- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú

vị.- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu; lúc thì hối hả, gân guốc khi

thì chậm rãi, trữ tình, ….3. Ý nghĩa văn bản:

- Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của tổ quốc; thể hiện tình yêu mến và sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân với đất nước, con người Việt Nam.

NGUYỄN TUÂNI. Tìm hiêu chung:1. Con người:

- Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước. Tình cảm đó được thể hiện qua tình yêu đối với những giá trị cổ truyền của dân tộc: Tiếng việt, dân ca Việt, văn chương Việt, phong tục Việt……

- Nguyễn Tuân cũng là con người có ý thức cá nhân rất cao: Độc đáo, phóng túng, kiêu bạc, tài hoa…. Ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật khác để hỗ trợ cho sáng tác văn chương.

- Nguyễn Tuân rất coi trọng sự nghiệp văn chương. Ông coi đó là một nghề khổ hạnh nhưng đầy hạnh phúc bởi tính trung thực và khổ luyện. Ông ghét thói bán mua giả dối, nhợt nhạt và phàm tục của văn chương.2. Sự nghiệp văn học:

- Đề tài trước cách mạng của Nguyễn Tuân rất phong phú nhưng chung quy ông đi tìm vẻ đẹp đã mất, những vẻ đẹp bị vùi lấp trong lớp bụi của thời gian. Hành trình văn chương của Nguyễn Tuân là hành trình tìm kiếm cái đẹp, cái đẹp đích thực, cái đẹp trường cửu.… Vì vậy, Nguyễn Tuân từng được coi là nghệ sĩ tiêu biểu của trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”.

17

Page 18: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân đoạn tuyệt với những đề tài quái lạ, rùng rợn, trụy lạc để đến với cuộc sống mới, người lao động mới. Ông vẫn đi và viết, kiếm tìm, khẳng định những thỏi vàng ròng của đất nước. Văn chương sau cách mạng của Nguyễn Tuân có thêm nhiều cảnh đẹp và kỳ thú. Qua văn chương ông đã khơi dậy những niềm tự hào chân chính của con người Việt Nam.3. Phong cách nghệ thuật:

- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân gói gọn trong một chữ Ngông. Đó chính là sự ngang tàn – kiêu bạc – độc đáo.

- Trước cách mạng cái Ngông của ông là sự phủ nhận cái xã hội Tây – Tàu nhố nhăng. Sau cách mạng cái Ngông của ông là sự kiếm tìm không mệt mỏi để khẳng định những vẽ đẹp, những giá trị tuyệt vời của xã hội mới.

- Đọc văn của Nguyễn Tuân ta được đến với một trầm tích văn hóa với nhưng hiểu biết sâu xa, uyên bác về nhiều mặt của cuộc sống. Mỗi trang văn của Nguyễn Tuân đưa đến cho ta một cái đẹp lạ lùng, độc đáo trên nhiều phương diện.

- Cái đẹp đối với Nguyễn Tuân bao giờ cũng phải mang chất tài hoa và nghệ sĩ. Bởi thế, người ta mệnh danh Nguyễn Tuân là một định nghĩa của cái đẹp.

Một số đặc trưng về tư tưởng và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân sau Cách mạng:

Thể hiện lòng yêu nước thiết tha, găn với lòng yêu thiên nhiên, niềm tự hào những người dân trí dũng, tuyệt vời.

Có cảm hứng đặc biệt đối với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ ( Sông Đà hung bạo và trữ tình, dữ dội nhưng đầy chất thơ; cuộc vật lộn căng thẳng của người lái đò với con thác dữ…)

Thể hiện sự tài hoa, uyên bác khi mô tả con sông bằng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật ( Văn học, Lịch sử, Hội họa, Võ thuật…) và tả triệt để đến “ Sơn cùng thủy tận”.

Vốn ngôn ngữ giàu có, sắc sảo tung ra như để thi tài với tạo hóa. Sử dụng thể tùy bút: kết cấu phóng túng thể hiện cái tôi của tác giả.

(Sau bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc luôn hiện diện một cái tôi nghệ sĩ tài hoa, giác quan tinh nhạy, trí tưởng tượng dồi dào ).

18

Page 19: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

Bài: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNGHoàng Phủ Ngọc Tường

I/ Tìm hiểu chung1. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

- Chuyên về bút kí, là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của Việt Nam ta hiện nay”( Nguyên Ngọc)

- Sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.2. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

- Viết năm 1981, tại Huế, in trong tập sách cùng tên.- Tác phẩm gồm 3 phần, đoạn trích thuộc phần 1.

II/ Văn bản:1. Nội dung:a/ Thủy trình của Hương Giang:

- Ở nơi khởi nguồn: Sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

- Đến ngoại vi thành phố Huế: Sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.

- Đến giữa thành phố Huế: Sông Hương như tìm được chính mình “vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, như người nữ đánh đàn lúc đêm khuya.

19

Page 20: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

- Trước khi từ biệt Huế: Sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”. Con sông “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa.

b/ Dòng sông của lịch sử và thi ca:- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu

bao chiến công oanh liệt của dân tộc.- Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con

gái dịu dàng của đất nước”- Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn

nghệ sĩ.2. Nghệ thuật:

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa.- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu.- Các biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một

cách hiệu quả3. Ý nghĩa:

Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương, bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.III/ Luyện tập:

Viết cảm nghĩ về đoạn văn mà em yêu thích nhất.

20

Page 21: Đất Nước · Web viewĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX 1. Văn học Việt

Trường THPT Thái Phiên Năm học 2013-2014

21