8
Chung tay “giữ lửa” bếp ăn tình thương VĂN HÓA - XÃ HỘI Thiết thực ngày hội công nhân TRANG 5 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4795 - THỨ TƯ NGÀY 24/5/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt. (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TOÀN MIỀN BẮC, NGÀY 22/9/1962) Quân v dân đo Sn Ca cho đn Bí thư Nguyễn Xuân Tiến lên thăm đo . Ảnh: Nguyễn Nghĩa Môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung đang hồi sinh TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Tăng nhanh số người tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình TRANG 6 KINH TẾ Cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu TRANG 3 TRANG 5 Là một xã vùng sâu, nghèo khó và giao thông còn nhiều khó khăn, thế nhưng, thời “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”... TRANG 7 Tổ quốc nhìn từ biển XEM TIẾP TRANG 8 Thủ tướng họp về kịch bản tăng trưởng GDP 2017 Những người hiến kế 25.167 bài dự thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X” là chừng ấy người tham gia “hiến kế”. Mỗi ý kiến có tính khả thi khác nhau song đều thể hiện ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đó cũng là tình cảm, tâm huyết của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc chung tay thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng. TRANG 2 Tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, chiều tối 22/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về các kịch bản tăng trưởng năm 2017. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/ 2017 và trong Báo cáo của Chính phủ tại Phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sáng 22/5, Chính phủ nhất quán chủ trương phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%. Một số chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chủ yếu là: Khu vực nông nghiệp tăng 3,05%, trong đó xuất khẩu nông sản đạt trên 33 tỷ USD; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,91%, trong đó khu vực công nghiệp tăng 8%, xây dựng tăng 10,5%; khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,19%, trong đó khách du lịch tăng 30%. Tăng cường thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài. Vấn đề tăng trưởng kinh tế năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác, nhất là thu, chi và bội chi NSNN, nợ công cũng như việc làm, thu nhập cho người lao động. Năm 2017 là năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm 2016-2020; chúng ta phải đạt được mục tiêu 6,7% đề ra cho năm 2017 để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 5 năm mà Trung ương Đảng và Quốc hội đã đề ra... Bài 1: “Lỗi nhịp” nơi đảo xa gian qua, người dân thôn Phước Trung, xã Phước Cát II, huyện Cát Tiên đã cùng nhau chung sức đồng lòng, góp công góp của để biến những con đường nhỏ xíu nắng bụi, mưa lầy thành những con đường rộng rãi, sạch sẽ. Từ đây, điều kiện làm ăn của người dân được cải thiện, đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao.

Tổ quốc nhìn từ biển - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24371_BLD_ngay_24.5.2017.pdf · Đó cũng là tình cảm, tâm huyết của cán bộ, đảng viên

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chung tay “giữ lửa” bếp ăn tình thương

VĂN HÓA - XÃ HỘIThiết thực ngày hội

công nhânTRANG 5

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4795 - THỨ TƯ NGÀY 24/5/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4

Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt.

(BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TOÀN MIỀN BẮC, NGÀY 22/9/1962)

Quân va dân đao Son Ca chao đon Bí thư Nguyễn Xuân Tiến lên thăm đao . Ảnh: Nguyễn Nghĩa

Môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung

đang hồi sinhTRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Tăng nhanh số người

tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình

TRANG 6

KINH TẾCà phê thích ứng với

biến đổi khí hậuTRANG 3

TRANG 5

Là một xã vùng sâu, nghèo khó và giao thông còn nhiều khó khăn, thế nhưng, thời

“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”... TRANG 7

Tổ quốc nhìn từ biển

XEM TIẾP TRANG 8

Thủ tướng họp về kịch bản tăng trưởng GDP 2017

Những người hiến kế25.167 bài dự thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X” là chừng ấy người tham gia “hiến kế”. Mỗi ý kiến có tính khả thi khác nhau song đều thể hiện ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đó cũng là tình cảm, tâm huyết của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc chung tay thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng.

TRANG 2

Tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, chiều tối 22/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về các kịch bản tăng trưởng năm 2017.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/ 2017 và trong Báo cáo của Chính phủ tại Phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sáng 22/5, Chính phủ nhất quán chủ trương phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%. Một số chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực

chủ yếu là: Khu vực nông nghiệp tăng 3,05%, trong đó xuất khẩu nông sản đạt trên 33 tỷ USD; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,91%, trong đó khu vực công nghiệp tăng 8%, xây dựng tăng 10,5%; khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,19%, trong đó khách du lịch tăng 30%. Tăng cường thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài.

Vấn đề tăng trưởng kinh tế năm 2017 có ý

nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác, nhất là thu, chi và bội chi NSNN, nợ công cũng như việc làm, thu nhập cho người lao động. Năm 2017 là năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm 2016-2020; chúng ta phải đạt được mục tiêu 6,7% đề ra cho năm 2017 để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 5 năm mà Trung ương Đảng và Quốc hội đã đề ra...

Bài 1: “Lỗi nhịp” nơi đảo xa

gian qua, người dân thôn Phước Trung, xã Phước Cát II, huyện Cát Tiên đã cùng nhau chung sức đồng lòng, góp công góp của để biến những con đường nhỏ xíu nắng bụi, mưa lầy thành những con đường rộng rãi, sạch sẽ. Từ đây, điều kiện làm ăn của người dân được cải thiện, đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao.

2 THỨ TƯ 24 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

“Trải lòng”Được biết đến như người “thường

xuyên” giành giải ở các cuộc thi, chị Trần Thị Hồng (SN 1964) - Phó Phòng Thanh tra bảo vệ và Pháp chế, Công ty Điện lực Lâm Đồng đã từng đoạt giải trong cuộc thi tìm hiểu về Bình đẳng giới, tìm hiểu Hiến pháp... Đặc biệt, trong cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X chị đã xuất sắc giành giải nhất.

Bài dự thi viết tay dày 110 trang như chứa đựng hết tâm huyết của chị. Tất bật với công việc của Phó Phòng Thanh tra bảo vệ và Pháp chế, những bận rộn trăm bề của người phụ nữ trong gia đình, tranh thủ những lúc rảnh rỗi chị đọc và nghiên cứu nghị quyết và các tài liệu liên quan. Sau đó, chị bắt tay vào viết. “Ngày đi làm, tối về khoảng 7h30 mình bắt đầu viết. Nhờ nghiên cứu kỹ tài liệu nên mình vỡ vạc ra nhiều điều, càng hiểu thêm tinh thần của các nghị quyết nên mình viết say sưa đến khi tay mỏi rã rời thì đồng hồ cũng đã chỉ gần 12h khuya”, chị Hồng cười kể lại.

Ban giám khảo cuộc thi vẫn nhắc nhiều tới bài thi của chị Hồng ở phần hiến kế. Bởi ở đó chất chứa đầy nỗi niềm của một người con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nam Tây Nguyên này. Với hơn 30 trang cho phần hiến kế, chị mong muốn “đóng góp chút ý kiến nhỏ bé của mình để

Những người hiến kế25.167 bài dự thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X” là chừng ấy người tham gia “hiến kế”. Mỗi ý kiến có tính khả thi khác nhau song đều thể hiện ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đó cũng là tình cảm, tâm huyết của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc chung tay thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng.

chung sức xây dựng quê hương”. Là một đảng viên đã có 14 năm

đứng trong hàng ngũ của Đảng, mở đầu phần hiến kế chị viết: “Trước hết cần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; giữ vững nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình…”. Từng lĩnh vực được đề cập đi liền với đề xuất giải pháp cụ thể. Nếu như lĩnh vực du lịch là thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến khích đầu tư các dự án du lịch lớn, phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường, chú trọng khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch bền vững…; thì với nông nghiệp cần đẩy mạnh liên kết giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp, hình thành các trung tâm bảo quản nông sản sau thu hoạch,

mở rộng thị trường tiêu thụ nhờ tận dụng cơ hội từ hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, chương trình hợp tác trung hạn Việt Nam - Nhật Bản...

Tại lễ trao giải cuộc thi, trò chuyện với chị Hồng, bà Hồ Thu Nguyệt - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng, thành viên ban giám khảo, đã không giấu nổi cảm xúc rằng: “Khi vào chấm chung khảo, đọc đến bài của chị Hồng đã rất xúc động bởi nét chữ đẹp được trình bày cẩn thận và hơn hết là bởi những tình cảm chân thành chị đặt trong phần hiến kế”.

Với chị Hồng, hiến kế hay nói đúng hơn là bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở chất chứa từ bao lâu nay. Những điều đó khó mà nói hết trong những lần tiếp xúc cử tri hay họp tổ dân phố. Bởi vậy, thi

Chị Trần Thị Hồng.

thức văn bản, không nắm bắt được hết tình hình triển khai ở cơ sở. Bởi vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền miệng. Đối với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tiếp cận thông tin, cán bộ hội phải tới tận nơi làm công tác tuyên truyền cho bà con theo đúng tinh thần của Bác: Gần dân, sát dân, tuyên truyền không mang tính lý thuyết, giảng giải. “Đó cũng là cách mình thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và học Bác từ những điều gần gũi nhất”, Thảo Ly nói.

Những hiến kế của Thảo Ly hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả tuyên truyền của cán bộ hội của 12 huyện, thành với 145 cơ sở hội cho hơn 152 ngàn hội viên. “Với một địa phương phát triển mạnh về nông nghiệp, lực lượng nông dân chiếm đông đảo như Lâm Đồng thì việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền sẽ góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và hoạt động Hội nói riêng đi sâu vào cuộc sống của bà con”, Thảo Ly khẳng định.

Đề cập về vấn đề này, đồng chí Trần Văn Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: “Những giải pháp, hiến kế sáng tạo, phù hợp được thể hiện trong các bài dự thi sẽ được Ban tổ chức cuộc thi tổng hợp để tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ X nghiên cứu, bổ sung vào chương trình, kế hoạch công tác, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đi vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

NGỌC NGÀ

Chị Bùi Trần Thảo Ly. Ảnh: N.Ngà

Hiện nay, Phường 8 có 382 đảng viên đang sinh hoạt tại 27 chi bộ trực thuộc;

trong đó có 22 chi bộ tổ dân phố và 5 chi bộ chức năng. Những năm qua, Đảng ủy đã lãnh đạo, quán triệt học tập và cụ thể hóa các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng một cách kịp thời để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thực hiện Đề án 01-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2020”, Kế hoạch số 184-KH/Th.U của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Lạt về “Tiếp tục đổi mới hoàn thành hệ thống chính trị thành phố Đà Lạt giai đoạn 2013 - 2020”, Đảng ủy Phường 8 đã ban hành các nghị quyết, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị từ phường đến các tổ dân phố, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng ủy viên, đảng viên, cán bộ.

Xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp ủy từ phường đến các chi bộ là nhân tố then chốt trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ năm 2012 đến nay, Đảng ủy Phường 8 đã cử 18 cán bộ, đảng viên học lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị. Nhờ vậy, hệ thống chính trị ở phường ngày càng ổn định, hoạt động có hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ ngày càng được nâng cao. Đồng chí Nguyễn Thanh Phong - Bí thư Đảng ủy Phường 8 cho biết: “Các đồng chí bí thư chi bộ trong phường là những người có uy tín, bản lĩnh chính trị vững vàng, là trung tâm đoàn kết của chi bộ, có tinh thần trách nhiệm cao với Đảng, với dân, luôn gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Bên cạnh đó, một số bí thư chi bộ rất nhạy bén trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, đã kịp thời hướng dẫn cho bà con nông

dân phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt của địa phương”.

Bằng những cách làm thiết thực, hiệu quả của chi bộ, vai trò lãnh đạo của bí thư chi bộ ở khu dân cư ngày càng được khẳng định và phát huy. Tiêu biểu có các đồng chí Hoàng Phi Núi - Bí thư Chi bộ Nghệ Tĩnh 1 luôn phát huy vai trò và trách nhiệm đối với nhân dân, tích cực vận động nhân dân đóng góp được số tiền gần 1,2 tỷ đồng để xây dựng lại đường hẻm tại đường Nguyễn Công Trứ, giúp việc đi lại và chuyên chở hàng hóa dễ dàng hơn. Hay, đồng chí Phạm Duy Tư, Bí thư Chi bộ thôn Đa Thiện 1 luôn sâu sát với công việc, gương mẫu trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc hướng dẫn nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tại địa phương...

Để phát huy hơn nữa vai trò của bí thư chi bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, Đảng ủy Phường 8 đã phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng đồng chí,

qua đó kịp thời nắm bắt tình hình để giải quyết những khó khăn và vướng mắc trong mọi công việc.

Trong sinh hoạt, các đồng chí bí thư chi bộ thôn đã thực hiện đầy đủ nguyên tắc, tổ chức sinh hoạt Đảng theo Điều lệ Đảng và quy chế hoạt động của chi bộ. Nội dung, chất lượng các kỳ sinh hoạt chi bộ ngày càng được đổi mới. Hầu hết các chi bộ đều phát huy được tính dân chủ, tính chiến đấu thông qua việc thảo luận, đánh giá vai trò hạt nhân lãnh đạo của chi bộ, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên; qua đó có tác dụng thiết thực, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao ý thức rèn luyện của cán bộ, đảng viên.

Từ năm 2012 đến năm 2016, Đảng bộ Phường 8 được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh và vững mạnh tiêu biểu, đời sống nhân dân được nâng cao một cách rõ rệt. Để có những thành tích xuất sắc trên thì sự đóng góp của các bí thư chi bộ là điều không thể phủ nhận.

ĐỨC TÚ

tìm hiểu nghị quyết lần này như cơ hội cho chị “trải lòng” để đóng góp xây dựng quê hương ngày càng thêm đẹp giàu.

Hiến kế gắn với nhiệm vụ chuyên mônCòn với cô gái trẻ Bùi Trần Thảo

Ly (SN 1985) - Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, người giành được giải nhì cuộc thi thì “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X không hẳn là cuộc thi mà đó còn là cách mà mình đọc, học và tìm hiểu sâu hơn để có thể tuyên truyền cặn kẽ cho hội viên”.

Suốt 5 tháng ròng rã, những bạn đồng nghiệp ở Hội Nông dân tỉnh vẫn thấy Thảo Ly cắm cúi với chồng tài liệu. Sau khi đọc và nghiên cứu kỹ cô đã viết tay toàn bộ bài thi dày 150 trang. Theo như Thảo Ly “Viết tay là cách mình đọc và suy nghĩ lại một lần nữa. Bài viết sẽ sâu sắc hơn và quan trọng là mình “nhập tâm” hơn tinh thần của nghị quyết”.

Cũng như những người khác, Thảo Ly đặt hết tâm huyết của mình ở phần hiến kế. Thảo Ly chọn cách tập trung vào việc lồng ghép với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thảo Ly chú trọng đề cập tới việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền cho hội viên Hội Nông dân. Trước đây, công tác tuyên truyền của Hội còn thực hiện chung chung dưới hình

Phát huy vai trò bí thư chi bộ trong việc thực hiện nhiệm vụXác định tầm quan trọng của đội ngũ bí thư chi bộ trong tình hình mới, thời gian qua, Đảng ủy Phường 8 (TP Đà Lạt) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ; nâng cao vai trò bí thư chi bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương.

BẢO LÂM: Bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo

Ngày 23/5, Hội Cựu chiến binh và Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Lâm đã tổ chức lễ bàn giao căn

nhà tình thương cho gia đình anh Trịnh Nam Cao, (thôn 6 xã Lộc

Ngãi, huyện Bảo Lâm). Căn nhà cấp 4 có diện tích sử dụng trên 60

m2, kinh phí xây dựng gần 100 triệu đồng; trong đó, bà Nguyễn Thị Lan, nhà tài trợ chính đến từ

thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 40 triệu đồng, số tiền còn lại anh Cao

vận động anh em, họ hàng giúp đỡ. Được biết, gia đình anh Trịnh

Nam Cao thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vợ không may bị bệnh hiểm nghèo,

gia đình đông con lại không có đất sản xuất, anh Cao phải đi thuê nhà để ở, vừa làm thuê làm mướn

để có tiền trang trải cho cuộc sống gia đình hàng ngày và lo chi

phí điều trị bệnh cho vợ.Tại lễ bàn giao, đại diện nhà

tài trợ, các mạnh thường quân đã trao tặng cho gia đình anh Cao

những phần quà hết sức ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn

với gia đình. QUỐC TUẤN

“Ở xóm Quảng (thôn Hiệp Thành 2) bây giờ, chuyện mỗi gia đình thu nhập vài trăm

triệu một năm là điều hết sức bình thường. Thậm chí, nhiều người còn thu cả tiền tỷ” - ông Biện Duy Thông, Chủ tịch UBND xã Tam Bố tự hào khoe khi chúng tôi hỏi thăm về đời sống của người dân nơi đây.

Chúng tôi đến nhà ông Trần Văn Phát (thôn Hiệp Thành 2) - một trong những người giàu nhất ở đất Tam Bố, từ nhiều năm nay, mỗi năm, vợ chồng ông thu tiền tỷ sau những mùa thu hoạch hồ tiêu. Ông Phát cho hay, như năm vừa rồi, tiêu rớt giá nhưng gia đình ông vẫn thu đươc hơn 1 tỷ đồng.

Hành trình vào Tam Bố, Di Linh từ một thanh niên tay trắng nay trở thành tỷ phú hồ tiêu. Ông Phát kể: Nói ra thì dài nhưng có thể gói gọn trong bốn chữ “dám nghĩ, dám làm”. Gần 20 năm vào đây lập nghiệp, từ làm thuê cuốc mướn tích góp, vay tiền mua đất. Trong lúc bấy giờ khi hầu hết người dân Tam Bố vẫn chỉ biết đến cây cà phê thì ông đã mạnh dạn trồng tiêu. Vừa làm rẫy,

Đổi đời từ trồng tiêu trên đất đáHơn hai thập niên đặt chân lên mảnh đất Tam Bố, những người con xứ Quảng Ngãi chịu thương chịu khó, đã biến mảnh đất cẵn cỗi nơi đây thành một vùng dân cư trù mật bởi biết áp dụng kỹ thuật vào trồng tiêu.

vừa làm mướn, bao nhiêu tiền bạc tích cóp được, vợ chồng ông đều đổ vào chăm sóc và mở rộng diện tích tiêu ngay trên mảnh vườn đất đai sỏi đá, vậy mà cây tiêu ít bệnh, lại có năng suất. Đến nay, gia đình ông đã có 3 ha tiêu với thu nhập ổn định mỗi năm.

Dù đã sở hữu một cơ ngơi đáng

mơ ước với nhiều người, song khát vọng làm giàu của ông Phát dường như chưa dừng lại. Bởi thế, ông luôn tìm tòi học hỏi khoa học kỹ thuật để có thể chăm sóc cây tiêu tốt hơn. Vậy là ông bắt đầu tìm hiểu, áp dụng mô hình tưới béc hiệu quả cao hơn, rất tiện lợi, bởi vừa tiết kiệm được nguồn nước,

gia đình tôi luôn xanh tốt, tăng năng suất hơn 30%. Sắp tới, gia đình anh sẽ mở rộng mô hình này ra để đạt hiệu quả cao hơn nữa”.

Theo ông Biện Duy Thông, trên địa bàn huyện Di Linh có khoảng 460 ha tiêu thì riêng Tam Bố đã có trên 100 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Hiệp Thành 2, chiếm hơn 1/5 diện tích tiêu toàn huyện. Đặc biệt, dân trong thôn đa số là người gốc Quảng Ngãi đến đây lập nghiệp và mặc dù đất ở Tam Bố chủ yếu là đất đá nên khó khăn trong việc trồng các loại cây rau màu, nhưng được cái lại rất thích hợp để trồng cây tiêu. Người dân biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng chăm sóc cây tiêu, nhất là đưa hệ thống tưới tự động vào trong sản xuất đã làm cho năng suất cũng như chất lượng cây tiêu được nâng cao. Vây nên bây giờ ở đây những tỷ phú gốc Quảng hiện có khoảng vài người, còn lại những người có thu nhập trăm triệu thì nhiều lắm. Xóm “tiêu” thôn Hiệp Thành 2, từ một xóm nghèo “rớt mồng tơi”, rất ít người biết và quan tâm đến, nhưng nay đã trở thành một xóm cư dân mà tất cả đã giàu có và khá giả.

HOÀNG YÊN

Ông Trần Văn Phát (bìa phải) biết áp dụng KHKT để nâng cao năng suất cho cây tiêu. Ảnh: H.Y

vừa tiết kiệm được nhân công, thời gian và giảm bớt được chi phí đầu tư ban đầu.

Cũng giống như Trần Văn Phát, hành trình vượt qua đói nghèo của vợ chồng anh Bùi Thiên Nghĩa (thôn Hiệp Thành 2), nhờ chịu thương chịu khó làm lụng tích góp tiền mua rẫy trồng tiêu, dần dà như thế, đến nay, vợ chồng anh đã có cơ ngơi hết sức khang trang với một căn nhà mái bằng hơn trăm mét vuông, mỗi năm thu về tiền tỷ. Anh tâm sự: “Ngày xưa, chẳng bao giờ mình dám nghĩ có được một cơ ngơi như thế. Nhưng thấy vùng đất hợp với cây tiêu thì mình trồng nhờ vậy mà gia đình khá lên”. Và để có năng suất hơn anh đã chủ động tham khảo, học hỏi nhiều mô hình chăm sóc, đầu tư vốn lắp đặt hệ thống tưới nước tự động trên 1 ha tiêu của gia đình với số vốn ban đầu là 5 triệu đồng/sào. Sau khi đưa hệ thống tưới nước tự động vào sử dụng, thấy biện pháp tưới này tiện lợi về mọi mặt, dễ bón phân, chủ động nguồn nước, giảm nhân công lao động, giảm tác hại bộ rễ khi tưới đồng thời vườn tiêu của

Gia tăng 4 loài dịch hại phổ biến Đến nay, tổng diện tích cà phê

toàn tỉnh Lâm Đồng ước gần 160.000 ha, năng suất bình quân khoảng 3 tấn/ha, góp phần tạo thu nhập ổn định đời sống cho người nông dân địa phương.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều vùng cà phê trọng điểm của Lâm Đồng đã gia tăng chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, hàng năm xảy ra hạn hán và lũ lụt đã khiến cho nhiều loài dịch bệnh trên cây cà phê có môi trường sinh sôi nảy nở, gây ra những thiệt hại khó lường.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT và BVTV) Lâm Đồng, trong 3 - 4 năm vừa qua, khi khí hậu biến đổi thất thường, các khu vực chuyên canh cà phê Lâm Đồng phát sinh 4 loài dịch hại phổ biến gia tăng liên tục sau từng mùa vụ là bệnh vàng lá, rệp sáp, sâu đục thân và bọ xít muỗi.

Như bệnh vàng lá do tuyến trùng gây hại cà phê mức độ nặng trong 3 năm gần đây với diện tích lần lượt từ gần 2.000 ha lên gần 3.000 ha và giảm xuống vẫn còn nhiễm bệnh gần 1.300 ha. Cụ thể hơn, trong 3 năm dịch hại rệp sáp xuất hiện ở các vùng cà phê Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, thì diện tích nhiễm bệnh ít nhất đã lên gần 1.800 ha/năm; diện tích nhiễm bệnh nhiều nhất vượt hơn 9.300 ha/năm.

Cà phê thích ứng với biến đổi khí hậuĐể tạo môi trường đề kháng cho cây cà phê Lâm Đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật Lâm Đồng đang chủ động dự tính dự báo gắn với các biện pháp phòng trừ tổng hợp các loài dịch hại mới phát sinh.

Tiếp theo, bệnh sâu đục thân mình trắng tăng diện tích nhiễm bệnh nặng hàng năm trên diện tích cà phê chè ở Đà Lạt - từ 70 ha năm 2014 lên 500 ha năm 2015 và 810 ha vào năm 2016.

Đáng chú ý với loài dịch hại thứ 4 - dịch bọ xít muỗi gây hại và lây lan diện rộng các vùng cà phê chè từ Đà Lạt đến Lạc Dương và Đam Rông. So với mốc thời gian năm 2013, bọ xít muỗi với chiều hướng tăng diện tích nhiễm bệnh theo từng năm liên tiếp gồm: 600 ha năm 2014, hơn 2.800 ha năm 2015 và 2.850 ha năm 2016.

Cần những giải pháp phòng trừ tổng hợp Kết quả điều tra trên 8 vùng cà

phê của Lâm Đồng gồm: Đà Lạt, Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc và Bảo Lâm, mỗi vùng với diện tích từ 1.000 - 9.000 ha, Chi cục TT và BVTV Lâm Đồng đã xác định 9 đối tượng dịch hại xuất hiện hàng năm, cần phải dự tính dự báo định kỳ gồm: bọ xít muỗi, vàng lá, nấm hồng, rệp sáp, sâu đục thân, mọt đục cành, ve sầu, rỉ sắt và khô cành khô quả.

Trong đó tại 5 khu vực Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm và Bảo Lộc, Chi cục TT và BVTV Lâm Đồng đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh vàng lá thối rễ cà phê”, từ đó tập trung xây dựng các mô hình khảo nghiệm và xác định chế phẩm

sinh học Landsaver (hoạt chất tinh dầu quế) có hiệu quả phòng trừ tuyến trùng gây hại bộ rễ cà phê.

Và trong vườn ươm cây giống cà phê, Chi cục TT và BVTV đã khuyến cáo người sản xuất tích cực sử dụng các hoạt chất đặc trị để rải đều hoặc tưới trên bầu đất để phòng trừ tuyến trùng gây hại. Đó là các hoạt chất abamectin (tervigo 020SC, 1 - 2 lít/200 lít nước); paecilomyces (palila 500WP, 5-10kg/ha); carbosulfan (vifu-super 5GR, 20 - 30kg/ha; marshal 5G, 30kg/ha); ethoprophos (vimoca 10GR, 3kg/ha)…

Thống kê trong 4 năm vừa qua, toàn tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện tái canh trồng mới và ghép cải tạo hơn 37.000 ha cà phê. Qua rà soát, Chi cục TT và BVTV thường xuyên

hướng dẫn nông dân luân canh các loại cây trồng khác trước khi xuống giống cà phê trồng mới tái canh. Đối với những vườn cà phê già cỗi, ít nhiễm sâu bệnh, khi nhổ bỏ xong phải vệ sinh sạch sẽ, sử dụng các chế phẩm sinh học để cải tạo đất rồi mới đào hố, xuống giống cà phê trồng tái canh mới.

Đồng thời, khuyến khích nông dân nhân rộng hình thức trồng cuốn chiếu tái canh cà phê ngay trong mùa mưa hàng năm - sau khi đã xử lý tuyến trùng và nấm bệnh trong đất, đào hố, bón lót phân chuồng... Hiện nay, nhiều mô hình trồng cà phê tái canh không luân canh ở Lâm Đồng theo hình thức cuốn chiếu đã bước sang năm thứ 3, thứ 4, sinh trưởng tốt và thích ứng với nhiều biến đổi của thời tiết, khí hậu, dự báo những mùa thu hoạch ổn định, năng suất cao.

Ngoài ra, với việc chọn nguồn giống mắt ghép sạch bệnh, khỏe mạnh, không lây nhiễm dịch hại, nhiều nông hộ đã thực hành các kỹ thuật ghép cải tạo vào những gốc cây cà phê dưới 20 năm tuổi, kết quả cây phát tán cành trên phạm vi rộng, đề kháng nhiều loại bệnh tật do biến đổi khí hậu gây ra.

“Các biện pháp tái canh cà phê kết hợp với trồng cây che bóng, chắn gió, trồng cây đai rừng, cây che phủ đất hợp lý, đồng thời ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, chống xói mòn, rửa trôi đất, đã và đang mang lại thu nhập gia tăng cho người sản xuất ở Lâm Đồng…”, Chi cục TT và BVTV đánh giá. Và trên cơ sở này, kiến nghị cơ quan chức năng sớm hoàn chỉnh và ban hành các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy phạm sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu ở Lâm Đồng. VĂN VIỆT

Một vườn cà phê ở Nam Ban, Lâm Hà ngăn chặn rửa trôi, xói mòn nhờ giữ lại lớp thực bì trên mặt đất. Ảnh: V.Việt

3 THỨ TƯ 24 - 5 - 2017KINH TẾ

4 THỨ TƯ 24 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đúng 8 giờ sáng ngày 5/4, con tàu HQ 561 màu trắng có gắn hình chữ thập đỏ kéo ba hồi còi

tạm biệt quân cảng Học viện Hải Quân, ở thành phố Nha Trang, chở 30 thành viên đoàn Lâm Đồng cùng 157 thành viên của các tỉnh bạn và một số đơn vị khác vượt sóng đi về phía đảo Song Tử Tây.

“Tháng Ba bà già đi biển”! Cả đoàn cứ tưởng thời tiết những ngày này (tháng Tư dương lịch), biển sẽ êm, thuận lợi cho hải trình dài 10 ngày ra thăm 12 đảo và nhà giàn. Nhưng, ngày tàu nhổ neo lại là ngày mưa tầm tã, sóng xô dữ dội. Tàu HQ 561 khá hoành tráng với trọng tải 150 tấn, là tàu bệnh viện được đánh giá hiện đại nhất nhì Đông Nam Á, từng “chinh chiến” cứu hộ nhiều sự kiện quốc tế lớn, cũng không thể bảo vệ được tất cả những thành viên đoàn tránh những trận say sóng đến mất kiểm soát…

Ba mươi thành viên của Lâm Đồng hầu hết đều lần đầu đi biển xa, nên phần lớn bị say sóng. Chiều tối, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phải đi xuống từng phòng để thăm hỏi sức khỏe và động viên tinh thần các thành viên cố gắng giữ gìn sức khỏe để tham gia tốt các hoạt động do đoàn phát động và sẵn sàng tham gia kế hoạch làm việc của tỉnh và của đoàn khi tàu cập đảo.

38 giờ lênh đênh trên biển, chiều tối 6/4, khi tôi đang đứng tựa mạn tàu ngắm hoàng hôn thì nghe vang ba hồi còi. Nhìn chếch khoảng 15 độ phía trước mũi tàu, đảo Song Tử Tây ẩn khuất từ từ trong lấp lánh ánh đèn và thảm xanh của cây cối. Mọi người vội vã tay cầm điện thoại, máy hình vừa chạy về trước mũi tàu vừa gọi tên bạn bè ra ngắm hòn đảo đầu tiên trong hải trình.

Sáu giờ tối. Tàu thả neo cách đảo Song Tử Tây khoảng 1 km, nhưng chỉ có Đoàn văn công Hải Đăng của tỉnh Khánh Hòa cùng một số phóng viên báo, đài được di chuyển lên đảo, số còn lại ngủ lại trên tàu chờ sáng mới vào đảo. “Quân lệnh như sơn” - các thành viên ở lại tàu lòng dạ bồn chồn, bởi cảm giác “đảo ngay trước mắt mà vẫn chưa được đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc”.

Hơn 4 giờ sáng, ngày 7/4 hôm ấy, tôi cầm máy hình leo lên boong tàu chờ đón bình minh, không ngờ, đã có gần nửa thành viên đoàn cùng chung cảm xúc mà chẳng cần đợi tiếng báo thức thường nhật phát ra

vào 5 giờ sáng: “Toàn tàu báo thức - báo thức toàn tàu”, qua hệ thống loa phát thanh của “nhà tàu”.

Khi đồng hồ trên máy hình báo 5 giờ 15 phút, bình minh đỏ rực. Ánh dương no tròn nhô lên mặt biển rồi “treo” lên cây điện gió đang quay tít phía đảo Song Tử Tây. Ánh sáng bắt đầu tỏa đều, những ngôi sao nhảy múa trên mặt biển và những hàng cây lá xanh ngan ngát trong đảo. Song Tử Tây hiện ra như một thảm cỏ xanh mát giữa màu nước bàng bạc.

Đặt tay lên ngực trái, tôi cảm nhận trái tim mình đập rất nhanh vì xúc động. Thì ra, cảm xúc thiêng liêng là tim ta đập rất mạnh khi được nhìn thấy hòn đảo nhỏ của Tổ quốc giữa trùng khơi đang hiển hiện tràn đầy sức sống.

6 giờ 30 sáng, chúng tôi được đưa vào đảo bằng xuồng máy. Mỗi chiếc xuồng chở khoảng 8 đến 10 người. Là phóng viên nên tôi được di chuyển vào đảo ngay từ chuyến đầu tiên. Mặt biển hôm ấy thật bình yên, nước trong xanh lấp lánh lạ thường, nên những chuyến ca nô chở đoàn vào đảo diễn ra rất thuận lợi. Các chiến sỹ trên đảo dàn hàng ngang trên cầu đón chúng tôi. Tất cả đều rất trẻ. Nụ cười rạng rỡ, thân tình của họ xóa nhòa khoảng cách của những con người lần đầu gặp gỡ. Các thành viên đoàn hôm ấy bước lên đảo đầy hào hứng và phấn chấn vì được chạm vào “da thịt” của

hòn đảo thiêng liêng.Cảm giác lạ mà thật quen. Bởi

đây là lần đầu được đi thăm biển đảo, được ngắm nhìn và trực tiếp trò chuyện, chứng kiến cuộc sống của quân và dân trên đảo. Giữa đảo xa này vẫn là những ngôi nhà sơn màu vàng, luống rau, mái chùa… Nếp sống của quân và dân chẳng khác là bao so với trong đất liền. Có khác chăng đó chỉ là màu da rám giòn, óng ánh đẹp như những bức tượng đồng của những chú lính trẻ. Có lẽ nắng và sóng biển đã tôi luyện họ thành những con người rắn rỏi, mạnh mẽ như thế.

Đảo Song Tử Tây là một trong những đảo có diện tích khá lớn trong số 21 các đảo lớn, nhỏ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gọi là lớn

nhưng đảo cũng chỉ rộng chừng gấp đôi Công viên Yersin bên hồ Xuân Hương của thành phố Đà Lạt. Đứng đầu này chúng ta có thể nhìn thấy được đầu bên kia của đảo. Tháng Tư, màu nắng chói chang và rất ít gió, nhưng Song Tử Tây tươi mát bởi màu xanh của cây phong ba, bão táp và bàng vuông.

“Mời các thủ trưởng và đoàn công tác cùng các đồng chí tập trung tại sân cờ để làm lễ chào cờ” - tiếng loa vang lên cắt ngang buổi khám phá của chúng tôi. Mọi người nhanh chân di chuyển về phía sân cờ. Sau lễ chào cờ, quân và dân đảo Song Tử Tây đón đoàn bằng một lễ duyệt binh, diễu hành hoành tráng, với sự tham gia của lực lượng quân đội chính quy và dân quân tự vệ.

Tổ quốc nhìn từ biển

Háo hức. Trên con tàu này tôi cảm được, ai cũng thế! Chúng tôi lên đường đến với Trường Sa vào những ngày tháng Tư đầy ắp những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, cũng là tháng mà quân và dân huyện đảo Trường Sa đang ra sức thi đua, chuẩn bị kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng Trường Sa.

Bài 1: “Lỗi nhịp” nơi đảo xaTôi theo chân ba đồng chí lãnh đạo

đoàn là Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng - Nguyễn Xuân Tiến; Đại tá Lê Xuân Thủy - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - Nguyễn Đắc Tài đến thăm, tặng quà các hộ dân trên đảo, trong đó có gia đình chị Trang. Nhà ở trên đảo thiết kế giống nhau và nằm tách hẳn với khu vực làm việc của lực lượng quân đội. Phía sau nhà là mảnh đất nhỏ gia đình chị trồng rau xanh, phía trước là cây xanh rợp mát, giàn hoa giấy màu hồng trước cổng. Chị Trang thổ lộ: “Cuộc sống của gia đình chị và người dân trên đảo bây giờ khá thuận lợi. Nhờ có hệ thống điện gió và điện năng lượng mặt trời, nên người dân có thể sử dụng điện hàng ngày. Con cái được đến trường và học theo chương trình mới của Bộ”.

Rời Song Tử Tây, chúng tôi được ghé thăm thêm một số đảo nổi nữa như đảo Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông,… Qua tìm hiểu thì ở tất cả các đảo nổi đều đang có người dân sinh sống, có chùa, trường học, trạm xá, nhà văn hóa, hệ thống trụ sở chính quyền cấp xã… Điều kiện sinh sống của người dân khá đầy đủ. Tivi có thể xem 24/24. Hệ thống lọc nước hiện đại. Riêng điện thì dùng năng lượng mặt trời (đáp ứng được 65% nhu cầu của quân và dân), còn sử dụng điện gió (35%). Một số loại rau như mồng tơi, cải đắng, rau dền, mướp, cà chua, diếp cá… tỏ ra khá phù hợp và phát triển tốt, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của quân và dân trên đảo. Một số loại rau không trồng được thường xuyên được chuyển ra đảo vài ba tháng một lần.

Tuy nhiên, giữa trùng khơi, những trận cuồng phong, những ngọn sóng lớn thật khó lường. Vẫn còn không ít những tấm gương chiến sỹ hy sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ biển, đảo. Cả những tấm gương chiến sỹ hy sinh vì sự bình yên của ngư dân giữa biển cả mênh mông. Chỉ một ngày trước khi tàu cập bến đảo Song Tử Tây, đảo cũng đón những cơn gió mạnh cấp 7. “Nhưng quân và dân trên các đảo hầu hết đều đã thuộc biển, thuộc trời, biết nghe mây, nhìn gió… nên đã hòa giải được bầu trời và biển đảo nơi họ sống và canh giữ.” - anh Trương Sỹ Nam - Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây chia sẻ.

Đến đảo để được nhìn, cảm nhận và hiện thực hóa những hình ảnh đã bồi đắp trong tâm thức tôi qua sách vở, phim ảnh hơn 40 năm qua. Giờ đây, tôi cảm được lồng ngực mình đã “loạn nhịp”, dường như những con sóng của biển, đảo quê hương đã hòa cùng nhịp trái tim tôi.

(CÒN NỮA)Ghi chép: NGUYỄN NGHĨA

LTS: Hòa vào nhịp đập của triệu triệu trái tim người dân cả nước dành cho biển đảo, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến dẫn đầu, mang theo tình cảm của 43 dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất Nam Tây Nguyên, đã có hải trình 10 ngày ra thăm biển đảo. Chuyến đi đọng lại rất nhiều cảm xúc, nhưng có lẽ cảm xúc lớn nhất mà các thành viên trong đoàn đều cảm nhận rõ đó là ý chí của những con người nơi đầu sóng cả. Ai cũng nhắc nhở nhau rằng, đi là để chia sẻ, động viên các chiến sỹ. Nhưng ra đây rồi thì chính họ, những con người đang sống nơi đầu sóng, ngọn gió lại truyền cho chúng tôi niềm tin và nhân thêm tình yêu với Tổ quốc. Từ số báo này, Báo Lâm Đồng giới thiệu tới độc giả loạt bài ghi nhận về chuyến đi này.

Đoàn công tác của tỉnh tham quan xã đảo Song Tử Tây. Ảnh: N.Nghĩa

Chắc tay súng. Ảnh: N.Nghĩa

5 THỨ TƯ 24 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thuận lòng dânTừ hai năm nay, người dân 4 xóm:

Đoàn Kết, Hòa Thuận, Hòa Sơn, Bãi Tre của thôn Phước Trung đã không còn phải chịu cảnh bị chia cắt bởi những con đường lầy lội mỗi mùa mưa đến. Từ cuối năm 2015, khi con đường chính của thôn được trải bê tông thì những nhánh đường nhỏ dẫn vào các xóm cũng nhanh chóng được cứng hóa.

“Làm được điều này là nhờ sự ủng hộ hết mình của bà con nhân dân. Nếu không đồng thuận lòng dân thì không thể nào thực hiện được.”- ông Thạc Văn Phúng năm nay 57 tuổi, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Phước Trung khẳng định chắc nịch với chúng tôi khi kể về quá trình bê tông hóa đường giao thông của thôn khi dẫn chúng tôi đi dạo trên tuyến đường chính của thôn vừa trải qua cơn mưa lớn vào đầu giờ chiều nhưng vẫn sạch sẽ, phẳng lỳ. Màu xám của mặt đường nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh ngút ngát. Dẫu con đường chỉ rộng khoảng 4 m và dài chưa đến 1 km nhưng đã hiện thực hóa được ước mơ mấy chục năm nay của người dân thôn Phước Trung.

Phước Trung hiện có 147 hộ, trong đó 99% là người dân tộc Tày, Nùng từ miền Bắc vào định cư nên cuộc sống của bà con còn khá khó khăn. “Khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, hàng tháng, thôn Phước Trung đều tổ chức họp dân để bàn bạc, lấy ý kiến của người dân về việc bê tông và cứng hóa mặt đường. Đến khi dân đồng thuận, việc vận động người dân hiến đất hay góp công làm đường không còn là điều khó khăn” - ông Phúng bộc bạch.

Thôn Phước Trung hiện có 6 con đường liên xóm cũng được người dân đồng lòng chung tay xây dựng với phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Căn nhà nhỏ ngay đầu xóm Hòa Sơn là nơi mà gia đình ông Hoàng Văn Đại (53

“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”...Là một xã vùng sâu, nghèo khó và giao thông còn nhiều khó khăn, thế nhưng, thời gian qua, người dân thôn Phước Trung, xã Phước Cát II, huyện Cát Tiên đã cùng nhau chung sức đồng lòng, góp công góp của để biến những con đường nhỏ xíu nắng bụi, mưa lầy thành những con đường rộng rãi, sạch sẽ. Từ đây, điều kiện làm ăn của người dân được cải thiện, đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao.

tuổi) đã sống gần 30 năm nay. Rời Cao Bằng vào vùng lúa Cát Tiên và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới ở một thôn cũng nghèo chẳng kém quê nhà, ông Đại thấu rõ nỗi khổ khi cả xóm chưa có một con đường “đàng hoàng” để trẻ con thuận tiện tới trường và người dân thuận lợi trong chuyên chở hàng hóa. “Một năm trước thôi thì các cô không chạy xe hơi đến được đầu thôn ấy chứ nói gì đến tận cổng nhà tôi như bây giờ. Giờ đường cứng và thông thoáng rồi bà con cũng từ đó phát triển kinh tế gia đình tốt hơn. Bán lúa, bán điều hay mua phân bón, giống cây chỉ mất vài chục phút chạy thẳng là trung tâm xã hoặc chợ Phước Cát” - ông Đại phấn khởi khoe.

Là trưởng xóm, ông Đại cũng là một thành viên tham gia vận động, thuyết phục hơn 30 hộ trong xóm đồng ý hiến đất nắn đường, đóng tiền, góp công làm đường.

Người dân rất đồng lòng và quyết tâm khi được nghe cán bộ xã, thôn giải thích về những cái lợi mang lại nếu giao thông thuận lợi. Họ càng tin tưởng hơn khi được trực tiếp tham gia giám sát trong quá trình

đơn vị thi công đường. Và cứ thế, đường xóm được bê tông, cứng hóa ngày càng tăng. Có hộ hiến cả ngàn mét vuông đất để làm đường.

“Người dân còn trực tiếp tham gia đào đất, lấp ruộng ở những đoạn đường xe cơ giới không thực hiện được để mở đường rộng hơn và nắn đường cho thẳng” - ông Long Văn Thụ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Cát II cho biết.

Nhân những niềm vui“Cảm thấy vô cùng phấn khởi”-

đó là câu người dân thôn Phước Trung nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi chỉ cho chúng tôi xem xe công nông đã bon bon trên con đường xóm, mà hai bên đường là đồng lúa xanh ngắt. Không phấn khởi sao được khi giờ đây nhờ có đường sá thuận lợi mà gạo thu hoạch mỗi năm 2 vụ của họ không còn cảnh bị ép giá do vận chuyển khó khăn. Con em họ mỗi sáng đều hào hứng

đến trường trong những bộ quần áo sạch sẽ, tươm tất. Bữa cơm mỗi ngày cũng ngon hơn bởi luôn có đầy đủ cá, thịt và rau xanh vì chỉ mất vài chục phút là chạy ra đến chợ thôn hay xã…

Từ năm 2014 đến nay, thôn Phước Trung đã đổ đất đá cứng hóa mặt đường được 3 tuyến đường, mỗi tuyến dài 400 m, mặt đường rộng 3 m, gồm các nhánh đường dẫn vào khu dân cư và sản xuất của các xóm. Riêng việc bê tông hóa đã được hoàn thành nhanh chóng tại các tuyến đường chính. Bắt đầu là đường dẫn vào xóm Đoàn Kết với chiều dài 670 m được hoàn thành vào cuối năm 2015. Cuối năm 2016 là 350 m của xóm Hòa Thuận và xóm Đoàn Kết. Đầu năm 2017, con đường từ thôn Phước Trung của xã Phước Cát 2 đi thôn Cát Hòa của xã Phước Cát 1 với chiều dài 1.100 m cũng đã được hoàn thành, tạo điều kiện giao thương dễ dàng cho người dân 2 xã. Mặt bằng làm đường do người dân hiến đất 100%, bởi ai cũng hiểu được giá trị, ý nghĩa của những con đường.

“Mừng nhất là xe lớn bây giờ cũng vào tận đồng ruộng trong xóm chở lúa được. Chúng tôi bán lúa bằng giá ở ngoài đường cái. Bà con nông dân không còn mất công, mất tiền thuê người chở từng bao ra đường lớn bằng xe máy như trước đây” - ông Phúng hào hứng.

Trời về chiều, mưa bắt đầu đổ hạt. Nhưng niềm vui vẫn lấp lánh trong ánh mắt ông Đại khi nhìn 2 đứa cháu sinh đôi mới hơn 3 tuổi đang nô đùa trên con đường trước cổng nhà. Ông bảo, bây giờ không còn sợ trời mưa, mấy đứa nhỏ này rồi đây từ những con đường nhỏ được chính ông bà, cha mẹ chắt chiu xây dựng nên sẽ dễ dàng đi ra những con đường lớn hơn, rộng hơn, sẽ trở thành những bác sĩ, kỹ sư, nhà nông nghiệp giỏi, nhân thêm niềm tự hào của quê nghèo Phước Trung.

VIỆT QUỲNH

Những con đường được xây dựng từ sự đồng thuận của người dân. Ảnh: V.Quỳnh

Phải đến gần 8 giờ sáng Ngày hội Công nhân lao động lần thứ III do LĐLĐ huyện Đức

Trọng tổ chức mới chính thức bắt đầu, nhưng ngay từ sáng sớm, đông đảo CNVCLĐ đã tề tựu đông đủ tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện.

Ngay sau lễ phát động Tháng Công nhân năm 2017, nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra như: Trao quà cho 27 CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt đập niêu và đổ nước vào chai. Cầm trên tay món quà vừa được nhận, Nguyễn Văn Hai (Công

ty Taxi Lado Đồng Thúy) xúc động nói: “Tôi thấy rất vui vì được Công ty và Liên đoàn Lao động huyện Đức Trọng quan tâm, động viên”.

Sôi nổi và hào hứng, thu hút đông đảo CNVCLĐ có mặt hôm đó là các trò chơi dân gian. Những tiếng reo hò cổ vũ; tiếng nói, tiếng cười xen lẫn vào nhau. “Tụi em đến đây cùng tham gia các trò chơi, không phải để thi xem ai thắng, ai thua mà năm nào cũng vậy, tháng năm là Tháng Công nhân và đây cũng thật sự là ngày hội của người lao động tụi em. Bởi đến đây, tụi em được gặp gỡ, giao lưu, có thêm những người bạn mới và quan trọng là chơi

hết mình để rồi hôm sau lại bắt đầu tuần làm việc mới” - Hoài Nhung (xã N’Thol Hạ) vui vẻ cho biết.

Tại ngày hội tiếp sức công nhân viên chức lao động 2017 do Liên đoàn Lao động Lao động TP Đà Lạt tổ chức, không khí cũng đầy hào hứng và náo nhiệt.

Và, có lẽ phần được CNVCLĐ TP Đà Lạt hôm đó chờ đợi hơn cả

là chương trình thay nhớt xe miễn phí cho 1.500 trường hợp; bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra xe miễn phí và chương trình đổi 300 mũ bảo hiểm (có bù phí). Chương trình trên do LĐLĐ TP Đà Lạt phối hợp với DNTN Ngọc Anh thực hiện.

Cầm trên tay chiếc mũ bảo hiểm mới toanh vừa mới đổi, chị Nguyễn Ái Châu (Phường 7) phấn khởi nói:

Thiết thực ngày hội công nhânThiết thực nhưng không kém phần hào hứng, sôi nổi là cảm nhận của phần đông CNVCLĐ huyện Đức Trọng và TP Đà Lạt tại ngày hội công nhân do Liên đoàn Lao động TP Đà Lạt và Liên đoàn Lao động huyện Đức Trọng lần lượt tổ chức vào cuối tuần qua.

“Năm ngoái đến với ngày hội tiếp sức công nhân, tôi cũng được kiểm tra, bảo trì xe và cũng được thay nhớt xe miễn phí. Năm nay, cũng tại ngày hội này, tôi cũng vừa được kiểm tra và thay nhớt xe miễn phí. Ngoài ra, tôi còn được đổi mũ bảo hiểm với giá rẻ hơn giá ngoài thị trường nên tôi thấy rất vui!”.

Ông Hồ Minh Châu - Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Lạt, nói: “Ngày hội tiếp sức CNVCLĐ là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2017. Thông qua những hoạt động cụ thể như thế này, chúng tôi muốn việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CNVCLĐ trong toàn thành phố ngày càng thiết thực và ý nghĩa hơn”. THY VŨ

LẠC DƯƠNG: Liên hoan “Tuyên truyền ca khúc cách mạng” lần thứ 11

Huyện Đoàn Lạc Dương vừa phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa huyện tổ chức liên hoan nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng lần thứ 11 với sự

tham dự của 15 nhóm đến từ 23 tổ chức Đoàn cơ sở trong huyện. Hơn 50 tiết mục ca múa được

đầu tư luyện tập và dàn dựng công phu đã truyền đến cho người nghe, người xem những xúc cảm về tình yêu quê hương, đất nước, ngợi ca Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, lòng tự hào về truyền thống đấu

tranh cách mạng của dân tộc, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết thúc liên hoan, BTC đã trao

14 giải thưởng cho các đơn vị, giải nhất: Đoàn thị trấn Lạc Dương; 2 giải nhì: Đoàn Trường THPT

Langbiang, Chi đoàn Công an; 3 giải ba: Đoàn xã Đạ Sar, Liên chi

đoàn Đảng đoàn thể, liên chi đoàn Văn phòng UBND - Tài chính và

9 giải khuyến khích. Q.UYỂN

* Hội Nông dân huyện Đam Rông phối hợp với Hội Liên hiệp

Phụ nữ huyện chọn xây dựng đoạn Quốc lộ 27 có chiều dài hơn

1 km đi qua thôn Trung Tâm, xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông là “Tuyến đường không rác”. Theo

đó, mỗi hộ dân sinh sống dọc theo trục “Tuyến đường không rác” sẽ

thực hiện đảm bảo vệ sinh cảnh quan môi trường sạch sẽ; không xả

rác bừa bãi ra đường hoặc xuống suối; thường xuyên quét dọn xung

quanh nhà ở; không để súc vật phóng uế bừa bãi…

* Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Lâm vừa phối hợp với xã Lộc

Thành tổ chức đợt hiến máu nhân đạo. Đây là đợt hiến máu lần thứ 2 trong năm 2017 tại huyện Bảo

Lâm. Trong đợt hiến máu lần này, cán bộ và nhân dân xã Lộc Thành

đã tình nguyện hiến 80 đơn vị máu để cung cấp cho Bệnh viện II Lâm

Đồng. Trong cả 2 đợt, cán bộ và nhân dân huyện Bảo Lâm đã hiến

317 đơn vị máu. Đ.TRỌNG - X.LONG

Tin vắn

Nhiều hoạt động thiết thực diễn ra xuyên suốt như: Biểu dương đoàn viên CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn có thành tích trong phong trào “Lao động giỏi, sáng tạo”; đảm bảo an toàn giao thông, an toàn vệ sinh lao động;…

6 THỨ TƯ 24 - 5 - 2017

Thực hiện thu BHYT hộ gia đình qua hệ thống đại lý thu tại xã, phường, thị

trấn và một số tổ chức khác tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan BHXH có nhiều kênh khai thác, phát triển, tăng số người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trong 2017.

Theo thống kê của Cơ quan BHXH tỉnh đến tháng 3/2017, tổng số người tham gia BHYT theo hộ gia đình trên địa bàn là 159.025 người, tăng so với cùng kỳ năm trước là 56.559 người (tăng 55,22%). Để có được kết quả trên, cơ quan BHXH thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động của các đại lý thu, thường xuyên tập huấn, đào tạo về các kỹ năng khai thác, công tác tuyên truyền, vận động cho hệ thống đại lý thu. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng và quyền lợi khi tham gia BHYT. Cùng với sự năng nổ, nhiệt tình của các nhân viên đại lý thu là những người địa phương, nắm bắt tình hình, thường xuyên được tiếp xúc với người dân trên địa bàn có thể triển khai vận động người dân tham gia BHYT hộ gia đình đến tận các thôn, xóm, phường, xã.

Một số nhân viên đại lý thu nhiệt tình, năng nổ, tận tâm, tận lực, có kỹ năng tuyên truyền như chị Nguyễn Thị Hồng Gấm là nhân viên đại lý thu Phường 4 - Đà Lạt đã vận động 5.860 người tham gia BHYT trong quý I/2017, so với cùng kỳ năm trước tăng 27,91% và anh Lê Xuân Hải là nhân viên đại lý thu Phường 2 - Đà Lạt đã vận động 4.229 người tham gia BHYT trong quý I/2017, so với cùng kỳ năm trước tăng 29,80%.

Qua thực tế cho thấy, một số chính sách thay đổi liên quan đến chi phí khám, chữa bệnh BHYT và không có BHYT có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017 và tăng mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2017 là các yếu tố tác động góp phần tăng số người mua BHYT tự nguyện theo hộ gia đình.

Cụ thể: Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám

Tăng nhanh số người tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đìnhHiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 238 đại lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện tại UBND xã, phường, thị trấn; Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Trung tâm y tế một số huyện; Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Huyện đoàn, Bưu điện tỉnh với 563 nhân viên được cấp thẻ nhân viên đại lý thu và 372 điểm thu.

bệnh, chữa bệnh (KCB) trong một số trường hợp. Theo đó, giá viện phí mới với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT sẽ được áp dụng với mức tăng gấp 4 lần so với hiện nay và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017.

Bên cạnh đó, mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Tính đến thời điểm hiện nay mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng. Vậy, mức đóng BHYT tự nguyện hộ gia đình cụ thể như sau: Người thứ nhất sẽ phải đóng 653.400 đồng; người thứ hai 457.400 đồng; người thứ ba 392.000 đồng; người thứ tư 326.700 đồng; người thứ năm trở đi 261.400 đồng.

Nhưng kể từ ngày 1/7/2017, việc điều chỉnh lương cơ sở lên 1.300.000 đồng sẽ làm t ă n g t h ê m k h o ả n g 7 , 3 % mức phí tham gia BHYT hộ gia đình. Căn cứ vào Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2017. Như vậy, với quy định điều chỉnh mức lương cơ sở mới từ

1/7/2017, mức tham gia BHYT hộ gia đình sẽ tăng thêm trung bình 7,3%, với công thức mua không đổi như trên. Dự kiến, sau ngày 1/7/2017, tỉ lệ đóng góp phí tham gia BHYT hộ gia đình được tính như sau: Người thứ nhất 702.000 đồng; người thứ hai là 491.400 đồng; người thứ ba 421.200 đồng; người thứ tư 351.000 đồng; người thứ năm trở đi 285.800 đồng.

Chính vì tác động của 2 chính sách này đã khiến cho nhiều người dân đi mua BHYT tự nguyện theo hộ gia đình tăng lên rõ rệt. Chị Hoàng Thị Hồng Nhung - Đại lý thu BHYT tự nguyện ở Phường 10 - Đà Lạt cho biết: Gần đây, nhất là từ ngày 1/5 đến nay, số lượng người mua BHYT tự nguyện mới của phường tăng lên so với cùng kỳ. Tại phường có 3 người phụ trách 3 đại lý thu BHYT tự nguyện, riêng đại lý của chị trong tháng 4 bán được có 16 thẻ BHYT tự nguyện mới thì từ ngày 1 - 10/5 chỉ trong vòng 10 ngày đã bán được 20 thẻ mới. Tính từ đầu năm 2017 đến ngày 10/5, Phường 10 đã có thêm 338 người tham gia BHYT tự nguyện mới, chỉ tiêu phấn đấu đến hết năm 2017 sẽ vận động được trên 1.500 người tham gia BHYT tự nguyện mới. Vì vậy, các nhân viên của đại lý thu BHYT tự nguyện của phường tích cực hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho người dân trong phường tiếp cận mua BHYT tự nguyện. Chị Nhung cho biết thêm: Những trường hợp người cao tuổi tham gia BHYT tự nguyện hộ gia đình đã được tôi mang thẻ BHYT đến tận nhà phát cho họ; còn các trường hợp khỏe mạnh đi lại tốt thì mình gọi

điện báo cho họ đến UBND phường nhận thẻ BHYT sau khi họ ra phường làm các thủ tục mua thẻ BHYT hộ gia đình. Thủ tục nhanh gọn, người mua mang theo Sổ hộ khẩu gia đình và Chứng minh nhân dân, đóng phí mua BHYT tự nguyện hộ gia đình theo mức quy định; đối với các trường hợp tạm trú trên địa bàn cũng được tạo điều kiện giải quyết tham gia BHYT tự nguyện hộ gia đình.

Anh Nguyễn Minh Thu (26 tuổi) mới vừa tham gia BHYT tự nguyện hộ gia đình, cho biết: “Trước đây, khi học đại học tôi tham gia BHYT diện học sinh sinh viên nhưng kể từ khi ra trường đi làm tự do 5 năm nay tôi không mua BHYT. Vì tôi nghĩ mình trai trẻ khỏe mạnh nên chưa tham gia, hơn nữa những lúc ốm đau thì đến phòng khám bác sĩ tư cho nhanh để tiết kiệm thời gian. Nhưng giờ đây, tôi biết được Nhà nước có chính sách thay đổi nếu mình không mua BHYT thì chi phí cho việc khám, chữa bệnh rất lớn, vì vậy, tôi quyết định tham gia BHYT tự nguyện hộ gia đình để cho yên tâm”.

Theo Cơ quan BHXH tỉnh, để thực hiện triển khai công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ bao phủ 77,8% năm 2017, Cơ quan BHXH sẽ mở rộng thêm hệ thống đại lý thu, thường xuyên tập huấn, đào tạo về các kỹ năng khai thác, công tác tuyên truyền, vận động cho hệ thống nhân viên đại lý thu; kịp thời tham mưu chính quyền địa phương các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hệ thống đại lý thu BHYT hộ gia đình hoạt động hiệu quả ngày càng cao.

AN NHIÊN

Tăng tỉ lệ bao phủ BHYT toàn dân để người dân được đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm chi phí khám, chữa bệnh. Ảnh: Diệu Hiền

Uống thuốc diệt cỏ tự tử vì bị anh rể xâm hại

Sáng ngày 23/5, Công an huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 tháng với nghi can Nguyễn Hữu Hoài (30 tuổi, trú xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) về hành vi giao cấu với trẻ em.

Theo điều tra bước đầu, do vợ chồng có mâu thuẫn, chị T. (vợ Hoài) đã bỏ về nhà mẹ ruột ở huyện Lâm Hà sinh sống vào giữa tháng 5/2017. Khoảng 13h ngày 20/5, sau khi uống rượu say Hoài đến nhà mẹ vợ để tìm chị T. đề nghị vợ trở về nhà. Thời điểm Hoài đến thì gặp em vợ là bé N.T.H. (14 tuổi) đang ở nhà một mình. Hoài bèn sàm sỡ, định giở trò đồi bại nhưng bị em H. kháng cự và la lớn, Hoài bỏ về.

Cảm thấy uất ức và xấu hổ, em H. ra sau nhà lấy chai thuốc diệt cỏ uống 1 ngụm. Sau khi uống, thấy khó chịu, nóng trong người nên H. đã gọi điện thoại báo cho mẹ và người cậu tên S. biết.

Ông S. chạy sang nhà đã thấy H. nằm bên chai thuốc sâu nên vội vàng đưa H. đi cấp cứu. Lúc này, Hoài cũng xuất hiện, liên tục xin lỗi và chống chế là do say rượu nên làm bậy. Do được cấp cứu kịp thời nên em H. không bị nguy hiểm đến tính mạng.

Tiếp nhận tin báo của gia đình nạn nhân, ngày 21/5, Công an huyện Lâm Hà đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Hoài để điều tra. Mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định vào khoảng tháng 2/2017, Hoài cũng đã từng xâm hại H. nhưng em H. không tố cáo vì xấu hổ và sợ mất hạnh phúc gia đình chị T.

Hiện Hoài là Xã đội phó Xã đội Tân Hà và vụ việc đang được Công an huyện Lâm Hà tiếp tục làm rõ.

C.THÀNH

Triển khai các giải pháp ổn định chăn nuôi heo

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công thương cùng UBND cấp huyện triển khai 8 giải pháp ổn định tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn.

Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai 4 giải pháp: điều chỉnh quy mô tổng đàn heo, nhất là đàn heo nái, giảm dần mô hình chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ; hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ chăn nuôi, tiết kiệm chi phí đầu tư; tăng cường quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Sở Công thương thực hiện 2 giải pháp: bình ổn giá thông qua các doanh nghiệp đầu mối; kiểm tra, rà soát các chi phí giết mổ, phân phối để kích cầu người tiêu dùng.

UBND cấp huyện với 2 giải pháp còn lại gồm: vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tăng cường sử dụng thịt heo; hỗ trợ thủ tục miễn giảm lãi suất, giãn nợ, tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi cho người chăn nuôi.

MẠC KHẢI

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

7 THỨ TƯ 24 - 5 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến

Thừa Thiên Huế đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt là đối với 4 tỉnh miền Trung. Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc để giải quyết, khắc phục hậu quả. Và, hơn một năm triển khai thực hiện, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhất là các bộ, ngành, địa phương liên quan trực tiếp, công tác giải quyết, khắc phục sự cố môi trường đã đạt được những kết quả bước đầu. Và, môi trường biển trong vùng bị ảnh hưởng đang hồi sinh trở lại.

Kết quả quan trắc, đánh giá, xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường và suy thoái hệ sinh thái biển tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, chất lượng môi trường nước biển, hầu hết các thông số nằm trong giới hạn cho phép, chỉ còn một số khu vực thuộc vùng biển Quảng Bình và Thừa Thiên Huế có giá trị thông số sắt ở tầng đáy vượt ngưỡng cho phép của QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia); chất lượng trầm tích biển đã nằm trong giới hạn quy định; các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản đã có dấu hiệu phục hồi... Từ tháng 9/2016 đến nay, kết quả quan trắc chất lượng nước biển do Sở Tài nguyên và Môi trường 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế thực hiện tại 19 bãi tắm

Môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung đang hồi sinhHơn một năm trôi qua, kể từ khi sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung xảy ra (6/4/2016), với sự chung tay của cả xã hội và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương, hàng vạn ngư dân và các ngành kinh tế biển đã và đang từng bước phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống.

trên địa bàn 4 tỉnh với tần suất 2 tuần/lần cho thấy chất lượng nước biển tại các vị trí nêu trên vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Ngày 20/9/2016, Bộ Y tế đã công bố báo cáo về kết quả đánh giá chất lượng hải sản. Theo đó, các chỉ số Xyanua, Thủy Ngân, Cadimi, Chì, Crom, Asen và Sắt đều nằm trong giới hạn cho phép; riêng đối với hơn 100 mẫu hải sản ở tầng đáy vẫn phát hiện có Phenol. Để đảm bảo an toàn, Bộ Y tế khuyến nghị người dân không sử dụng các loại hải sản tầng đáy trong vòng 20 hải lý.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản và diêm dân tham gia sản xuất muối; khuyến cáo ngư dân chưa

khai thác tại một số khu vực bị ảnh hưởng và chưa khai thác hải sản tầng đáy trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Ngày 30/8/2016, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã hoàn thành thực hiện chuyển tiền bồi thường cho Việt Nam với tổng số tiền là 500 triệu USD theo đúng cam kết. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Formosa số tiền phạt là 4.485 triệu đồng và buộc Formosa phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định của pháp luật. Đến nay, Formosa đã nộp phạt và khắc phục cơ bản các lỗi sai phạm hành chính, nhưng còn 1 lỗi về chuyển

đổi phương pháp làm nguội cốc từ ướt sang khô (đây là lỗi đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường) dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 6/2019.

Song song với việc giám sát chặt chẽ hệ thống xử lý môi trường của Fomorsa, Chính phủ và các địa phương tích cực tiến hành công tác bồi thường, đền bù thiệt hại cho người dân các tỉnh miền Trung, giúp người dân khắc phục khó khăn và dần ổn định cuộc sống. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chuyển tạm ứng số tiền bồi thường 3 đợt cho 4 tỉnh là 5.500 tỷ đồng.

Từ sự cố môi trường trên biển miền Trung gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo thi hành kỷ luật về hành chính tương ứng theo quy định đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ông Nguyễn Minh Quang, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Thái Lai và Võ Kim Cự. Ngoài ra, Ban Bí thư, UBKT Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã quyết định thi hành kỷ luật cách chức, cảnh cáo đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến

sự cố môi trường này.Để tiếp tục giải quyết tốt các vấn

đề liên quan đến sự cố môi trường biển, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương có liên quan trực tiếp cần thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng Chính phủ như: Rà soát, đánh giá đầy đủ các tác động, ảnh hưởng và hậu quả của sự cố môi trường biển; thực hiện tốt công tác hỗ trợ, đền bù, rà soát bảo đảm đúng đối tượng, dân chủ, công khai, minh bạch, kết hợp với chính sách hỗ trợ ổn định, phát triển sản xuất, đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho nhân dân bị thiệt hại; giám sát chặt chẽ, thường xuyên, lâu dài việc khắc phục các lỗi vi phạm của Formosa đã cam kết và thực hiện quy định, quy chuẩn về môi trường trong suốt thời gian vận hành dự án, nếu vi phạm thì xử lý kiên quyết theo quy định của pháp luật; khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm vi phạm, khuyết điểm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Có thể nói, sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những địa phương nào chỉ chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trước mắt mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.

HẢI PHONG

Hoạt động sản xuất thủy sản và đời sống người dân tại 4 tỉnh đã cơ bản ổn định. Nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi, nhiều loại cá, ruốc… xuất hiện trở lại. Người dân tích cực bám biển, từng bước chuyển đổi khai thác tầng đáy sang khai thác ở vùng biển xa bờ. Số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ đạt tỷ lệ 70-80%; tàu khai thác vùng lộng, vùng khơi đạt 85-90%. Hoạt động kinh doanh buôn bán, bán lẻ hải sản đã hoạt động trở lại nhộn nhịp. Người tiêu dùng đã tiêu thụ các sản phẩm hải sản, nhất là các sản phẩm hải sản mới đánh bắt.

Âm thầm những tấm lòngCô Vũ Thị Tươi (phường Lộc

Tiến, TP Bảo Lộc) là người đã có 13 năm gắn bó với những việc làm thiện nguyện. Cô không chỉ được những người cùng làm từ thiện biết đến mà còn là “gương mặt thân quen” đối với những tiểu thương ở chợ Bảo Lộc cũng như những địa chỉ nhân đạo cần giúp đỡ. Thường nhật, từ tờ mờ sáng cô đã có mặt ở chợ Bảo Lộc để mua thịt, cá theo giá “ưu đãi” và xin rau các loại để phục vụ cho Bếp ăn tình thương Bệnh viện YHCT Bảo Lộc. Muộn hơn chút, cô đến bệnh viện để giúp đỡ những người mẹ đơn thân hay nhặt những thai nhi bị bỏ rơi đem đi chôn cất. Có ngày, cô đến thăm những bệnh nhân AIDS đang cần giúp đỡ, có khi chỉ là đút họ ăn một tô phở trước khi nhắm mắt xuôi tay.

Chung tay “giữ lửa” bếp ăn tình thươngMỗi người có một gia cảnh, một công việc khác nhau nhưng ở họ đều có chung tấm lòng sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Trong vô vàn những việc làm thiện nguyện được họ thực hiện thì việc chung tay “giữ lửa” cho Bếp ăn tình thương tại Bệnh viện YHCT Bảo Lộc luôn được họ duy trì thường xuyên.

Những công việc không tên đó cứ bám lấy cô từ sáng sớm đến tối mịt, từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần. Ở tuổi ngoài 60 nhưng gương mặt cô lúc nào cũng rạng ngời như chính tên gọi của cô vậy. Cô bảo: “Có ngày đi xin, người ta không cho mà còn mắng chửi, có người còn bảo ngày nào cũng gặp bà thì tui lấy gì mà sống. Những lúc đó, mình vẫn tươi cười. Công việc là thế mà, họ giúp mình thì mình vui, không giúp thì cũng chẳng có gì phải buồn”.

Cô Tươi là người gắn bó với Bếp ăn tình thương của Bệnh viện YHCT Bảo Lộc từ những ngày đầu bếp được thành lập cách đây hơn 10 năm. Với số tiền đi chợ ít ỏi được giao mỗi ngày, cô phải khéo ăn khéo nói để những cô hàng cá, hàng thịt bán giá ưu đãi, để những cô hàng rau góp mớ rau cho bếp ăn thêm phong phú. Cô Tươi chia sẻ: “Nhiều bữa

rau hiếm, mình cứ vòng tới vòng lui nhưng vẫn chưa có rau. Nhiều chị thấy thế kêu lại hỏi rồi mỗi người góp một ít cũng đủ. Ai cho gì mình

nhận nấy dù ngon dù dở, dù ít dù nhiều. Lắm hôm rau nặng quá vác không nổi, mấy cậu thanh niên đi chợ thấy thế cũng vác hộ. Có bữa

đi cả buổi sáng mà quên cả ăn, thế là nhiều chị vừa cho rau vừa mời cả ăn sáng. Bây giờ phải có mình đến thì họ mới bán rẻ, mới cho thêm chứ người khác đi thay là không được. Đi suốt ban đầu con cũng cản nhưng lâu dần thì chúng nó cũng ủng hộ vì biết đó là niềm vui của mẹ mình”.

Khác với cô Tươi, ông Nguyễn Hữu Châu (77 tuổi, phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) lại có cách hỗ trợ khác cho Bếp ăn tình thương. Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, ông cùng những người trong nhóm của mình đều nấu 100 suất cháo miễn phí để phục vụ bệnh nhân tại Bệnh viện YHCT vào buổi sáng. Ông Châu chia sẻ: “Hơn 5 năm nấu cháo cho Bệnh viện YHCT, khi được bác sỹ giám đốc hỏi thăm về công việc, phản ánh về những vấn đề chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh thì tôi thấy rất vui. Chính môi trường làm từ thiện tốt đã giúp những người làm từ thiện như chúng tôi có điều kiện phát huy lòng tốt của mình. Đây cũng chính là động lực để tôi tiếp tục phục vụ bệnh nhân...

Rất đông bệnh nhân đến nhận suất ăn miễn phí tại Bếp ăn tình thương Bệnh viện YHCT Bảo Lộc. Ảnh: Đ.Anh

XEM TIẾP TRANG 8

Nhiều loại hải sản đã xuất hiện trở lại tại vùng biển miền Trung. Ảnh: Internet

8 THỨ TƯ 24 - 5 - 2017

QUỐC TẾTIN BUỒN

Đồng chí: Huỳnh Văn Thừa; Sinh ngày: 11/11/1923.Nơi ở hiện nay: 11/E1 Lữ Gia, Phường 9, TP Đà Lạt.Quê quán: X.Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn, Bình Định.Ngày vào Đảng: 27/3/1948; Ngày chính thức: 14/6/1948.Đảng viên Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, sinh hoạt tại Đảng bộ Phường 9, thành phố Đà Lạt.Đã từ trần vào lúc: 15 giờ 10 phút, ngày 21 tháng 5 năm 2017.Nhập liệm vào lúc: 15 giờ, ngày 22 tháng 5 năm 2017.Lễ di quan vào lúc: 07 giờ, ngày 25 tháng 5 năm 2017.An táng tại Nghĩa trang cán bộ Cam Ly, thành phố Đà Lạt.

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO Mất GCNQSD đất, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất

I. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:Công ty TNHH An NguyễnĐịa chỉ trụ sở chính: Số 36, đường 28/3, Phường I, TP Bảo Lộc, Lâm ĐồngMã số doanh nghiệp - mã số thuế: 5800686556 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp. Đăng ký

lần đầu ngày 26/3/2009, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 11/1/2010. II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1. Thửa đất:- Tổng số thửa đất: 3; tổng diện tích: 1.623.400 m2 (Một triệu sáu trăm hai mươi ba ngàn bốn trăm mét vuông).a. Tờ bản đồ số: TK 444, 445 (ĐCCS số 1); Thửa đất số: 5; Địa chỉ thửa đất: Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo

Lâm, tỉnh Lâm Đồng; Diện tích: 1.430.800 m2; Mục đích sử dụng: Đất rừng sản xuất (để thực hiện dự án trồng rừng, QLBV rừng và sản xuất nông lâm kết hợp); Thời hạn sử dụng: Đến ngày 21/7/2061; Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

b. Tờ bản đồ số: TK 444 (ĐCCS số 1); Thửa đất số: 6; Địa chỉ thửa đất: Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; Diện tích: 22.100 m2; Mục đích sử dụng: Đất rừng sản xuất (để thực hiện dự án trồng rừng, QLBV rừng và sản xuất nông lâm kết hợp); Thời hạn sử dụng: Đến ngày 21/7/2061; Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

c. Tờ bản đồ số: TK 444 (ĐCCS số 1); Thửa đất số: 7; Địa chỉ thửa đất: Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; Diện tích: 170.500 m2; Mục đích sử dụng: Đất rừng sản xuất (để thực hiện dự án trồng rừng, QLBV rừng và sản xuất nông lâm kết hợp); Thời hạn sử dụng: Đến ngày 21/7/2061; Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

2. Giấy chứng nhận QSD đất số BH 130651 cấp theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Chung tay “giữ lửa”... TIẾP TRANG 7

... Tôi sẽ tiếp tục gắn bó với công việc từ thiện này đến khi nào không còn đủ sức khỏe. Tôi sẽ vận động con cái trong nhà hỗ trợ cho bếp ăn cũng như các việc làm từ thiện khác như lâu nay chúng vẫn thường làm”.

Cùng chung suy nghĩ này, ông Nguyễn Văn Thanh (Chi hội Tâm Thiện) tâm sự: “Chính những tấm lòng âm thầm hỗ trợ như cô Tươi, bác Châu là sự “hà hơi tiếp sức” để bếp ăn được giữ lửa. Chi hội Tâm Thiện chỉ là một đơn vị từ thiện nhỏ nhưng luôn đồng hành, tiếp sức cho những gia đình nghèo, những hoàn cảnh kém may mắn. Chúng tôi cũng dành một phần kinh phí của mình để ủng hộ hàng tháng cho Bếp ăn tình thương tại Bệnh viện YHCT Bảo Lộc tùy vào khả năng của mình”.

Lan tỏa yêu thươngCòn đó rất nhiều cái tên vẫn âm thầm hỗ trợ

để Bếp ăn tình thương được đỏ lửa mỗi ngày, như cô “đầu bếp” Trần Thị Thu Hường và một số tình nguyện viên Lê Thị Lương Hiền, Vũ Thị Quý… Nhiều bệnh nhân chia sẻ họ rất cảm động với những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ với người nghèo, với bệnh nhân khó khăn của những người ở Bếp ăn tình thương. Nhiều bệnh nhân khi nhận được suất ăn miễn phí đã sẵn sàng nhường lại cho người khác, hoặc nhiều người còn quay lại hỗ trợ bếp ăn khi có điều kiện.

Bếp ăn tình thương Bệnh viện YHCT Bảo Lộc được thành lập từ tháng 11/ 2015 theo quyết định của Hội Chữ thập đỏ TP Bảo Lộc. Trước đó, bếp ăn từ thiện tại đây cũng đã hoạt động từ những ngày đầu Bệnh viện được thành

lập vào năm 2015. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Trung, Giám đốc

Bệnh viện YHCT Bảo Lộc, sau 15 tháng đi vào hoạt động, bếp ăn đã cung cấp hơn 22.800 suất ăn miễn phí và gần 6.800 suất ăn giảm giá cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện.

Để đạt được kết quả này có sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài địa bàn TP Bảo Lộc, cũng như sự góp công sức của những anh, chị tình nguyện viên của Phường I, II, Lộc Sơn và các nhóm từ thiện của xã Lộc Nga, chợ Bảo Lộc… “Bếp ăn đã mang lại lợi ích thiết thực, giải quyết một phần khó khăn cho người bệnh có hoàn cảnh, giúp họ yên tâm chữa bệnh. Để bếp ăn được duy trì bền vững và ngày càng có nhiều suất ăn miễn phí cho bệnh nhân thì sự chung tay, góp sức của các nhà hảo tâm, các tình nguyện viên là cực kỳ quan trọng” - bác sỹ Trung chia sẻ.

Theo ông Đỗ Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng, Bếp ăn tình thương tại Bệnh viện YHCT Bảo Lộc là một trong 7 bếp ăn tình thương trên địa bàn toàn tỉnh. Việc thành lập bếp ăn thì dễ nhưng để có kinh phí duy trì thường xuyên mới khó. Do đó, các bếp ăn rất cần sự tiếp sức, “thổi lửa” của những nhà hảo tâm. Rất mừng là tại bếp ăn của Bệnh viện YHCT Bảo Lộc luôn duy trì được số dư để làm kinh phí dự phòng khi gặp khó khăn. Bếp ăn cũng nhận được sự hỗ trợ rất âm thầm nhưng rất quan trọng và ý nghĩa của những mạnh thường quân và những tình nguyện viên nhiệt tình. ĐÔNG ANH

THÔNG BÁO CHÀO BÁN CẠNH TRANH QUYỀN MUA CỔ PHẦN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DU LỊCH LÂM ĐỒNGCăn cứ Văn bản số 3119/UB-TH2 ngày 23/05/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về

việc phê duyệt giá khởi điểm bán quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước (lần 4) khi Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng phát hành thêm cổ phiếu

Ban tổ chức chào bán cạnh tranh quyền mua cổ phần xin thông báo như sau:1. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNG2. Địa chỉ: Số 01 Lê Đại Hành, Phường 1, TP Đà Lạt, Lâm Đồng3. Điện thoại: 0633 823 829 4. Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức tham quan thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí và các

dịch vụ khác. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và các hoạt động dịch vụ du lịch khác (hướng dẫn du lịch, vận chuyển, lữ hành, bán hàng lưu niệm).

5. Vốn điều lệ công ty: 200.000.000.000 đồng (hai trăm tỷ đồng)6. Số cổ phần phát hành thêm: 20.000.000 cổ phần (Hai mươi triệu cổ phần)7. Tổ chức chào bán quyền mua: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG8. Tổng số quyền mua chào bán: 4.638.124 quyền mua cổ phần (1 quyền được mua 1 cổ

phần với giá 12.000 đồng)9. Điều kiện tham dự chào bán cạnh tranh: Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia

chào bán cạnh tranh theo quy định tại Quy chế chào bán cạnh tranh quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước tại Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng.

10. Chịu trách nhiệm CBTT: Bà Trần Thị Hồng Nhạn, ĐT: 0918772506, Ông Nguyễn Võ Lê Huy ĐT: 0902663939

11. Tổ chức chào bán cạnh tranh: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO MINH12. Quyền mua cổ phần chào bán thông qua chào bán cạnh tranh:• Loại chứng khoán: quyền mua cổ phần• Giá khởi điểm quyền mua: 1.300 đồng/quyền mua• Bước giá: 10 đồng• Mệnh giá cổ phần phát hành: 10.000 đồng/cổ phần• Số lượng mua tối thiểu: 100 quyền mua• Tổng số quyền mua chào bán: 4.638.124 quyền mua13. Thời gian và địa điểm cung cấp đơn đăng ký tham gia chào bán cạnh tranh:• Thời gian: từ 24/5/2017 đến 9/6/2017• Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh• Trụ sở: Lầu 3, Tòa nhà Pax Sky, số 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TPHCM• Nộp phiếu tham dự chào bán cạnh tranh : từ 24/5/2017 đến 16h ngày 9/6/201714. Thời gian tổ chức chào bán cạnh tranh:• Thời gian: 9h ngày 13/6/2017• Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh• Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Pax Sky, số 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TPHCM15. Thời gian nộp tiền mua quyền mua: từ 13/6/2017 đến 16h ngày 23/6/201716. Thời gian trả tiền cọc: từ 13/6/2017 đến 16h ngày 20/6/2017

... Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành, theo lĩnh vực công tác được phân công, tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên giao ban, cập nhật tình hình và chủ động có giải pháp phù hợp, phấn đấu thực hiện được mục tiêu đề ra cho từng ngành, lĩnh vực, bảo đảm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%. Yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo và các bộ ngành, đặc biệt là các bộ quản lý sản xuất như các bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông và Vận tải báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện từng chỉ tiêu tăng trưởng ngành, lĩnh vực tại các Phiên họp Chính phủ hàng tháng. Các bộ, ngành tổng hợp như

các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo cụ thể những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng đồng thời phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các Phó Thủ tướng và các bộ, ngành khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2017 đã đề ra, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để tập trung triển khai thực hiện.

N.T.N

Thủ tướng... TIẾP TRANG 1

Khen thưởng hai chiến sĩ cảnh sát bắt tội phạmÔng Võ Ngọc Hiệp, Chủ tịch UBND TP Đà

Lạt, vừa có quyết định khen thưởng cho Thiếu úy Trần Tuấn Anh, cán bộ Đội CSGT Công an TP Đà Lạt và chiến sĩ Phùng Xuân Đức Thắng Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Lâm Đồng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào phòng, chống tội phạm năm 2017.

Trước đó, trong quá trình tuần tra trên đường Hai Bà Trưng, TP Đà Lạt, tổ công tác của Đội CSGT Công an TP Đà Lạt đã phát hiện đối tượng Đinh Trần Quang Nguyên (27 tuổi), ngụ tại thôn 8, xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), điều khiển xe mô tô BKS 72X3-2456 có dấu hiệu vi phạm pháp luật giao thông. Tổ công tác đã ra hiệu dừng xe để kiểm tra theo quy trình.

Đối tượng này đã không xuất trình được giấy phép lái xe, xe không có gương chiếu hậu bên trái, màu sơn xe đã bị thay đổi. Tổ công tác tiến hành lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện.

Trong quá trình làm việc, lực lượng chức năng phát hiện người vi phạm có nhiều biểu

hiện nghi vấn nên đề nghị được kiểm tra người. Đinh Trần Quang Nguyên kiên quyết không cho tổ tuần tra kiểm tra người, đồng thời bỏ lại xe môtô tại hiện trường bất ngờ chạy trốn. Thiếu úy Trần Tuấn Anh (tổ trưởng) và chiến sĩ Phùng Xuân Đức Thắng (tổ viên), lập tức rượt đuổi theo đối tượng này.

Khi tới một con hẻm nhỏ trên đường Hai Bà Trưng, Đinh Trần Quang Nguyên bị Thiếu úy Trần Tuấn Anh và chiến sĩ Phùng Đức Xuân Thắng khống chế, bắt giữ.

Khám xét nhanh trên người đối tượng này, tổ công tác phát hiện một hộp đựng kính, bên trong có chứa chất tinh thể màu trắng nghi là ma túy, 1 con dao bấm cùng một số dụng cụ phục vụ việc hút ma túy.

Đinh Trần Quang Nguyên bị tổ công tác áp giải về bàn giao cho Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Hiện đối tượng Đinh Trần Quang Nguyên đã bị Công an TP Đà Lạt khởi tố về hành vi tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy. VĂN BÁU