40
ĐIM LI Báo cáo cp nht tình hình phát trin và ci cách kinh tế ca Vit nam Báo cáo ca Ngân hàng Thế gii Hi nghgia kNhóm Tư vn các nhà tài trcho Vit Nam Cn Thơ, 2-3 tháng 6, 2005

t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

ĐIỂM LẠI

Báo cáo cập nhật tình hình phát triển và cải cách kinh tế của Việt nam

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam

Cần Thơ, 2-3 tháng 6, 2005

Page 2: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH
Page 3: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

TỶ GIÁ: US$ = VND 15.810

NĂM TÀI KHÓA CỦA CHÍNH PHỦ: 1 tháng Giêng tới 31 tháng Mười Hai

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CEPT Thuế ưu đãi có hiệu lực chung

CPRGS Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

DAF Quỹ Hỗ trợ Phát triển

DATC Công ty mua bán nợ và tài sản

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GCs Tổng Công ty

GDC Tổng cục Hải quan

GSO Tổng cục Thống kê

HCFP Quỹ Chăm sóc sức khỏe người nghèo

JSB Ngân hàng cổ phần

NPL Nợ không sinh lời

LUC Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

MFA Hiệp định Đa sợi

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MOH Bộ Y tế

MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

MTEF Khuôn khổ Chi tiêu Trung hạn

NSCERD Ban Chỉ đạo Quốc gia về Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

PIP Chương trình Đầu tư Công

SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

SEDP Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội

SOCB Ngân hàng Thương mại Nhà nước

SPS Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động - thực vật

TRIPs Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

TRIMs Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

VCB Vietcombank – Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

VDGs Các mục tiêu phát triển Việt Nam

VHLSS Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam

VSS Bảo hiểm xã hội Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Page 4: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

MỤC LỤC

PHẦN I: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẦN ĐÂY ....................................... 1

Tăng trưởng GDP tăng mặc dù gặp nhiều cú sốc ....................................................... 3

Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng đầy tham vọng là 8,5% ....................................... 4

Tăng trưởng xuất khNu tiếp tục gây ấn tượng ............................................................. 5

Nhập khNu máy móc phục hồi và giá cả hàng hoá nhập khNu tăng lên ...................... 8

Thâm hụt mậu dịch và tài khoản vãng lai thu hẹp ...................................................... 9

Nguồn thu vượt chỉ tiêu và thâm hụt giảm ............................................................... 10

Lạm phát giá thực phNm có chiều hướng giảm ......................................................... 11

Tín dụng ngân hàng tăng nhưng cho vay chính sách giảm ....................................... 12

PHẦN II: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ..................................................................... 15

A. Chuyển sang kinh tế thị trường ................................................................................ 17

Hội nhập kinh tế thế giới ........................................................................................... 17

Cải cách doanh nghiệp nhà nước .............................................................................. 19

Cải thiện môi trường đầu tư ...................................................................................... 21

Cải cách lĩnh vực tài chính ........................................................................................ 23

B. Hội nhập xã hội và tính bền vững về môi trường .................................................... 26

Cải thiện chất lượng giáo dục ................................................................................... 26

Sức khỏe tốt hơn ....................................................................................................... 27

Đất đai, nước và môi trường ..................................................................................... 27

C. Xây dựng nền quản trị hiện đại ................................................................................ 29

Tăng cường công tác kế hoạch hoá ........................................................................... 29

Quản lý nguồn lực công tốt hơn ................................................................................ 30

Đánh giá nghèo tốt hơn ............................................................................................. 31

Cải cách hành chính công ......................................................................................... 32

Đấu tranh chống tham nhũng .................................................................................... 32

Xây dựng pháp luật ................................................................................................... 33

Khung

Khung 1: Chất lượng của đầu tư công và tăng trưởng ...................................................... 14 Khung 2: Luật và Pháp lệnh liên quan đến gia nhập WTO .............................................. 18

Page 5: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Hình

Hình 1: Cam kết và giải ngân FDI (tỷ US$) ....................................................................... 5

Hình 2: Giá trị và tăng trưởng xuất khNu ............................................................................ 5

Hình 3: Tăng giá và giá trị xuất khNu các mặt hàng chính (% / năm) ................................ 7

Hình 4: Các thị trường xuất khNu năm 2004 (tỷ trọng theo nước, %) ................................ 7

Hình 5: Tăng giá và giá trị nhập khNu của những mặt hàng chính (% / năm.) ................... 8

Hình 6: Cán cân mậu dịch và tài khoản vãng lai (% GDP) .............................................. 10

Hình 7: Tăng trưởng về chỉ số giá tiêu dùng (tháng 12/2002 = 100) ............................... 12

Bảng

Bảng 1: Tăng trưởng GDP theo ngành (%) ........................................................................ 3

Bảng 2: Cơ cấu và tăng trưởng xuất khNu ........................................................................... 6

Bảng 3: Nhập khNu: Cơ cấu và tăng trưởng ........................................................................ 9

Bảng 4: Số lượng chuyển đổi DNNN ............................................................................... 19

Bảng 5: Một số đặc trưng của quá trình chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước ................ 20

Bảng 6: Các chỉ số của lĩnh vực ngân hàng ...................................................................... 24

Báo cáo này do Vivek Suri và Đinh Tuấn Việt chuNn bị, dựa trên những tư liệu và nhận xét góp ý của Amanda Carlier, Đoàn Hồng Quang, Soren Davidsen, Daniel Musson, Nguyễn Văn Minh, James Seward, và Rob Swinkels, thực hiện dưới sự chỉ đạo chung của Homi Kharas, Klaus Rohland, và Martin Rama. Phùng Thị Tuyết, Nguyễn Thu Hằng và Trần Thị Ngọc Dung đảm nhiệm trợ lý thư ký và phát hành.

Page 6: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH
Page 7: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

PHẦN I

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẦN ĐÂY

Page 8: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH
Page 9: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Tình hình phát triển kinh tế gần đây

3

Trong năm 2004 và quý một năm 2005, thành tích hoạt động của nền kinh tế Việt nam vẫn mạnh, mặc dù có nhiều cú sốc bất lợi, bao gồm sự bùng phát dịch cúm gà đáng lo ngại, những trận lụt và hạn hán nghiêm trọng, sự tăng mạnh giá cả của những hàng hóa nhập khNu trọng yếu, và những rào cản thị trường đối với các sản phNm xuất khNu. Điều đó đem lại sự cải thiện rộng khắp về những điều kiện sinh sống, và số liệu sơ bộ từ cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2004 đã cho thấy số người nghèo đã giảm đi đáng kể từ năm 2002, năm tiến hành cuộc điều tra gần đây nhất. Mặc dù còn quá sớm để báo cáo một tỷ lệ đói nghèo đáng tin cậy, song vẫn có một kỳ vọng rõ ràng là sẽ thấy được bước tiến vững chắc trong việc đạt được những Mục tiêu Phát triển Việt nam (VDGs) và những thành quả phát triển then chốt khác.

GDP tăng mặc dù có nhiều nhiều cú sốc

Mặc dù những cú sốc bất lợi nhiều lần xNy ra, tăng trường GDP vẫn đạt trên 7% trong năm thứ ba liên tiếp, và thực sự đã tăng tốc để đạt tới 7,7% trong năm 2004. Trong quý I năm 2005, GDP ước tính đã tăng 7,2%, so với 7,0% trong cùng quý này năm 2004 (Bảng 1). Mức tăng trưởng cao hơn chủ yếu bắt nguồn từ thành tích tốt hơn trong ngành nông nghiệp và công nghiệp chế tạo. Khu vực nông nghiệp đã hoạt động tốt hơn bất chấp sự trở lại của dịch cúm gà và hạn hán trên một số vùng của đất nước.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP theo ngành (%)

2000 2001 2002 2003 2004 Q1-04 Q1-05

Tổng GDP 6,8 6,8 7,0 7,2 7,7 7,0 7,2

Nông nghiệp 4,6 2,8 4,1 3,2 3,5 1,3 4,1

Công nghiệp và xây dựng 10,1 10,3 9,4 10,3 10,2 9,6 8,5

Công nghiệp 10,8 9,8 9,1 10,3 10,5 10,3 8,6

Trong đó: Chế tạo 11,7 11,4 11,6 11,5 10,1 9,2 10,3

Xây dựng 7,5 12,8 10,6 10,6 9,0 6,0 8,0

Dịch vụ 5,3 6,1 6,5 6,6 7,5 6,6 7,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Giá trị gia tăng công nghiệp đã tăng 8,6% trong quý một năm 2005 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá trị sản lượng công nghiệp tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Giêng - tháng Tư, 2005. Hoạt động thành công liên tục này phản ánh sức mạnh và khả năng vươn lên ngày càng tăng của khu vực tư nhân. Sản lượng công nghiệp của khu vực tư nhân tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong bốn tháng này của năm 2005, so với 10% trong khu vực nhà nước và 13% trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tám tỉnh miền trung và cao nguyên của Việt Nam đã phải hứng chịu nạn hạn hán nặng nề nhất trong vòng 28 năm qua, ảnh hưởng tới khoảng một triệu người dân. Ngành cà phê của đất nước đặc biệt bị đe dọa vì cao nguyên miền trung chiếm tới 80% sản lượng cà phê. Trong bốn tháng đầu năm 2005, xuất khNu cà phê giảm 5,4% về khối lượng so với

Page 10: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

4

cùng kỳ năm ngoái, nhưng do giá cả thế giới cao hơn nên xuất khNu vẫn tăng 2,6% tính theo giá trị. Hạn hán cũng đã ảnh hưởng xấu tới sản xuất thủy điện do mực nước của các hồ dự trữ sụt giảm, đặc biệt ở nhiều vùng phía bắc. Cung ứng thủy điện đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái trong ba tháng đầu năm. Thông thường, thủy điện chiếm từ 30% tới 40% tổng lượng điện của cả nước.

Chỉ tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, đầu tư ở mức cao

Chính phủ đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP 8,5% trong năm 2005 nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% đề ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 2001-05 (SEDP). Điều này hàm ý rằng tăng trưởng phải đạt trung bình gần 9% trong ba quý sau của năm 2005. Như vậy, có thể có một động lực để theo đuổi các chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng, có khả năng làm cản trở mục tiêu khống chế lạm phát của chính phủ đề ra ở mức 6,5%. Cũng có rủi ro là các khoản lớn cho đầu tư công có thể được triển khai mà không có nguồn vốn thích hợp (xem Khung 1). Có điều khích lệ là trong những tháng gần đây, các bộ trưởng quan trọng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tăng trưởng về chất hơn là tăng trưởng về lượng, cho rằng mục tiêu 8,5% đặt ra mang tính hướng dẫn chứ không phải là bắt buộc.

Tổng đầu tư, tính theo giá hiện hành, đã tăng 18% trong năm 2004, đạt 36,3% GDP. Tỷ trọng của nhà nước trong tổng đầu tư đạt 54%, trong khi khu vực tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài lần lượt đóng góp 27% và 19%. Đã có khoảng 35.000 doanh nghiệp mới được đăng ký trong năm 2004, tăng 26% so với năm trước về số lượng và 24% về vốn đăng ký. Quy mô trung bình của các doanh nghiệp là nhỏ (khoảng 2 tỷ VND) và không cho thấy một xu hướng tăng lên đáng kể nào trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên, trong bốn tháng đầu năm nay, số lượng đăng ký giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi số vốn mới đăng ký lại tăng 35%, thể hiện sự tăng lên trong quy mô trung bình của doanh nghiệp. Cam kết FDI đã tăng mạnh trong năm 2004, đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm là 4,2 tỷ đôla. Con số này bao gồm 2,3 tỷ đôla cam kết mới (tăng 38%) và 2 tỷ đôla vốn bổ sung của các doanh nghiêp đang hoạt động. Các khoản giải ngân, bao gồm cả vay trong nước của các liên doanh, đã tăng khoảng 8% và đạt 2,9 tỷ đôla1. Trong bốn tháng đầu năm 2005, mức cam kết đã đạt 2,1 tỷ đôla, so với mục tiêu cả năm của chính phủ là 4,5 tỷ đôla. Sự gia tăng về cam kết FDI có thể đã phản ánh sự nhìn nhận của các nhà đầu tư về những cơ hội đang mở rộng do Việt Nam chuNn bị gia nhập WTO. Các luật đầu tư và doanh nghiệp mới hiện đang được soạn thảo được mong đợi sẽ cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2004, những công ty đầu tư nước ngoài đã đạt được mức doanh thu từ xuất khNu 8.8 tỷ đôla, chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khNu của cả nước.

1 Những số liệu về giải ngân này bao gồm cả những khoản vay trong nước của các liên doanh và không giống với số liệu được sử dụng trong cán cân thanh toán. Trong cán cân thanh toán, những số liệu này bao gồm các nguồn vốn báo cáo của các nhà đầu tư nước ngoài, cộng với các khoản vay nước ngoài của các liên doanh.

Page 11: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Tình hình phát triển kinh tế gần đây

5

Hình 1: Cam kết và giải ngân FDI (tỷ US$)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Tổng cục Thống kê.

Tăng trưởng xuất kh�u tiếp tục gây ấn tượng

Trong bốn tháng đầu năm 2005, tổng kim ngạch xuất khNu đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là sự tiếp tục thành tích xuất khNu mạnh trong một vài năm gần đây (Hình 2). Tỷ trọng xuất khNu hàng hóa trong GDP tăng khoảng 11 điểm phần trăm trong vòng năm năm qua, đạt 57% GDP năm 2004. Dầu thô và hàng may mặc hiện đang là hàng xuất khNu quan trọng nhất, tiếp theo là giầy dép và hải sản (Bảng 2)

Hình 2: Giá trị và tăng trưởng xuất kh u

Nguồn: Tổng cục Thống kê

0

1

2

3

4

5

2000 2001 2002 2003 2004

Cam kết Giải ngân

2

2425

4

11

21

31

0

5

10 15 20 25 30 35

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Tăng trưởng (%) Giá trị (tỷ USD)

Page 12: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

6

Bảng 2: Cơ cấu và Tăng trưởng Xuất kh u

Giá trị (triệu $)

Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%)

2004 2003 2004 4 T-05 2003 2004 4 T-05

Tổng giá trị xuất kh u 26.503 100, 0 100,0 100,0 20,8 31,4 23,2

Dầu thô 5.671 18,9 21,4 23,8 16,8 48,4 45,3

Ngoài dầu thô 20.832 81,1 78,6 76,2 21,7 27,4 17,6

Nông sản 3.078 11,2 11,6 12,2 14,5 36,7 14,5

Thủy hải sản 2.401 10,9 9,1 7,1 8,7 9,2 7,4

Than đá 355 0,9 1,3 1,9 18,2 92,6 87,3

Hàng may mặc 4.386 18,3 16,5 13,7 34,0 19,0 6,1

Giầy dép 2.692 11,2 10,2 9,1 21,5 18,7 6,5

Điện tử - Máy tính 1.075 3,3 4,1 4,6 36,6 60,0 55,4

Thủ công mỹ nghệ 426 1,8 1,6 1,8 10,7 16,1 5,9

Sản phNm gỗ 1.139 2,8 4,3 5,3 30,2 100,9 57,1

Hàng hóa khác 5.281 20,6 19,9 20,6 21,8 27,0 20,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan.

Năm 2004, tăng trưởng xuất khNu 31% đã vượt quá các dự tính. Xuất khNu dầu

thô, được lợi chủ yếu từ giá quốc tế cao, đã tăng 48% xét theo giá trị, và 14% theo khối lượng. Trong bốn tháng đầu năm 2005, xuất khNu dầu thô đã tăng 45%, cũng là do mức giá cao hơn. Xét về tổng thể, tính theo giá trị, xuất khNu hàng hóa quan trọng đã tăng gần 46% trong năm 2004, với hơn một nửa mức tăng này là do giá tăng (Hình 3). Hàng xuất khNu ngoài dầu thô tăng 27% trong năm 2004, một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh điều kiện bên ngoài không thuận lợi. Xuất khNu hàng may mặc phải đối mặt với hạn ngạch chặt chẽ hơn trên thị trường Mỹ, trong khi xuất khNu tôm bị ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá. Những hạn chế về hạn ngạch hàng may mặc có liên quan tới hiệp ước song phương Mỹ-Việt, áp dụng cho những loại hàng may mặc nhất định. Kết quả là xuất khNu hàng may mặc tăng 19% trong năm 2004, so với 34% năm 2003, trong khi xuất khNu thủy sản giảm xuống từ 14% năm 2002 còn 9,2% . Năm nay, do thương mại không hạn ngạch có hiệu lực đối với ngành may mặc, Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì không phải là thành viên của WTO, Việt nam sẽ tiếp tục phải chịu hạn ngạch, còn những nước xuất khNu lớn khác thì sẽ được bỏ hạn ngạch. Cuộc cạnh tranh này chỉ còn diễn ra chủ yếu trên thị trường Mỹ, vì những nước nhập khNu khác như EU và Canada đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng may mặc xuất khNu của Việt nam. Một yếu tố không lường trước làm cho cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường EU có thể bắt nguồn từ việc hủy bỏ thuế nhập khNu lên hàng may mặc nhập khNu từ các nước đối thủ cạnh tranh là nạn nhân của sóng thần. Trong bốn tháng đầu năm 2005, xuất khNu hàng may mặc chỉ tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, điều này có khả năng phản ánh không chỉ những điều kiện bên ngoài kém thuận lợi hơn, mà cả những

Page 13: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Tình hình phát triển kinh tế gần đây

7

vấn đề trong nước trong việc phân bổ hạn ngạch. Các sản phNm gỗ, mặt hàng xuất khNu tăng nhanh trong năm 2004, vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2005, đạt tỷ lệ 57% trong bốn tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.

Hình 3: Tăng giá và giá trị xuất kh u các mặt hàng chính (% / năm)

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan.

Các mặt hàng tính ở đây là dầu thô, cao su, gạo, cà phê và than

Bộ Thương mại Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng về các mức thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khNu tôm, dao động trong khoảng từ 4% đến 26%, thấp hơn nhiều so với phán quyết sơ bộ từ 12 tới 93%. Tuy nhiên, các nhà nhập khNu Mỹ hiện nay phải ký quỹ số tiền bằng với thuế chống bán phá giá bình quân gia quyền. Quy tắc này, áp dụng hồi tố từ năm 2003, đã khiến cho các nhà nhập khNu Mỹ e ngại mua tôm từ Việt Nam.

Hình 4: Các thị trường xuất kh u năm 2004 (tỷ trọng theo nước, %)

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan.

0

5

10

15

20

25

Trung Quốc Nhật ASEAN EU Mỹ

Tỷ trọng trong toàn bộ xuất khẩu

Tỷ trọng trong xuất khẩu phi dầu mỏ

-

10

20

30

40

50

2002 2003 2004 4T-05

%

Giá Giá trị

Page 14: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

8

Trong năm 2004, EU và Mỹ là những thị trường chủ yếu cho hàng xuất khNu của Việt Nam, trong đó thị trường EU có nhỉnh hơn chút ít (Hình 4). Việc thực hiện hiệp định thương mại Việt -Mỹ đã dẫn tới sự bùng nổ xuất khNu sang thị trường Mỹ. Kết quả là tỷ trọng xuất khNu vào thị trường Mỹ trong xuất khNu của Việt Nam đã tăng từ 7% năm 2001 lên gần 20% năm 2003. Tuy nhiên, do hạn ngạch xuất khNu và những hạn chế khác trong năm 2004 (đã nói ở trên), xuất khNu sang Mỹ tăng chậm hơn và tỷ trọng có phần giảm sút. Một điểm đáng lưu ý trong năm ngoái là tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách là một thị trường xuất khNu có thị phần đã tăng trên 10%. Nếu chỉ tính hàng xuất khNu phi dầu lửa thì tỷ trọng của EU, Mỹ, và Nhật Bản là cao hơn, trong khi tỷ trọng của ASEAN và Trung Quốc là thấp hơn.

Nhập kh�u máy móc phục hồi và giá cả hàng hoá nhập kh�u tăng lên

Với mức 27%, tăng trưởng nhập khNu trong năm 2004 thấp hơn chút ít so với năm trước. Giá cả quốc tế đang tăng lên của một số mặt hàng nhập khNu quan trọng như các sản phNm dầu khí tinh chế, phân bón, thép, giấy và các sản phNm nhựa đã góp phần chủ yếu làm tăng giá trị nhập khNu (Hình 5). Tổng giá trị nhập khNu hàng hóa chủ yếu tăng 42% với giá bình quân gia quyền tăng gần 30%. Tuy nhiên, nhập khNu máy móc, hạng mục nhập khNu lớn nhất, giảm 2% trong năm 2004 (Bảng 3). Sự giảm sút này là do những dự án đầu tư lớn đã hoàn thành và do đó làm giảm nhập khNu một cách “tổng thể”. Nhưng khuynh hướng này có vẻ như đang bị đảo ngược trong bốn tháng đầu năm 2005, với việc nhập khNu máy móc thiết bị tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với các sản phNm dầu khí, giá trị nhập khNu chỉ tăng khoảng 9% so với năm trước. Nhìn tổng thể, tăng trưởng nhập khNu trong bốn tháng đầu năm đạt 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Về nguồn gốc nhập khNu, Trung Quốc nổi lên với tư cách là nhà cung ứng chính. Đối với hàng nhập khNu phi dầu mỏ, về một khía cạnh nào đấy các bạn hàng lớn hơn là là Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản.

Hình 5: Tăng giá và giá trị nhập kh u của những mặt hàng chính (% / năm.)

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan.

Các mặt hàng bao gồm các sản phNm dầu khí, clinker, nhựa, phân bón, giấy, bông, sợi , thép.

-

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

2002 2003 2004 4T-05

%

Giá Giá trị

Page 15: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Tình hình phát triển kinh tế gần đây

9

Bảng 3: Nhập kh u: Cơ cấu và Tăng trưởng

Giá trị (triệu$)

Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%)

2004 2003 2004 4T-04 2003 2004 4T-05

Tổng giá trị nhập kh u 31.954 100,0 100,0 100,0 27,8 26,7 18,5

Các sản phNm dầu khí 3.574 9,6 11,2 11,7 20,7 46,9 8,8

Hàng hóa thành phNm

Máy móc và thiết bị 5.249 21,2 16,4 16,4 41,3 -2,0 27,5

Máy tính và hàng điện tử 1.343 3,9 4,2 4,6 46,7 37,7 39,5

Dược phNm 510 1,5 1,6 1,2 16,8 36,2 7,0

Bán thành phNm và nguyên liệu

Nguyên liệu may mặc và da 2.253 8,1 7,0 5,2 1,4 10,7 -8,4

Thép các loại 2.573 6,6 8,1 8,0 24,2 55,2 21,8

Phân bón 824 2,5 2,6 1,2 31,6 31,0 -48,5

Nhựa 1.191 3,0 3,7 3,8 21,5 51,8 27,8

Vải 1.927 5,4 6,0 5,0 37,0 41,2 1,4

Hóa chất 683 2,0 2,1 2,3 25,6 33,9 21,1

Sản phNm hóa chất 706 2,3 2,2 2,2 20,7 21,2 7.2

Xe máy 647 3,6 2,0 3,0 45,6 -22,8 51,0

Sợi dệt 339 1,2 1,1 0,9 -5,2 13,6 -11,6

Thuốc trừ sâu 210 0,6 0,7 0,8 2,0 44,1 25,1

Bông 190 0,4 0,6 0,5 8,8 80,1 42,3

Giấy 248 0,9 0,8 0,8 19,3 7,5 49,5

Hàng hóa khác 9.489 27,2 29,7 32,5 30,9 37,5 27,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê.

Thu hẹp thâm hụt mậu dịch và tài khoản vãng lai

Thâm hụt mậu dịch (trên cơ sở giá FOB) giảm xuống còn 5% của GDP trong năm 2004, so với 6,4% năm 2003. Trong quý một năm 2005, thâm hụt mậu dịch tiếp tục thu hẹp xuống còn 4,2%. Được sự trợ giúp của lượng kiều hối chuyển về mạnh và nguồn thu từ du lịch, thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức 4,7% GDP năm 2003, được ước tính đã giảm xuống còn khoảng 4% GDP trong năm 2004. Kiều hối chuyển về qua hệ thống ngân hàng được dự tính đạt khoảng 3,2 tỷ đôla trong năm 2004, tăng từ khoảng 2,7 tỷ đôla năm 2003. Sự gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2002-2003 có thể là do nhập khNu nhiều hơn các hàng hóa tư liệu sản xuất cũng như các đầu vào quan trọng, kể cả những đầu vào cho sản xuất hàng xuất khNu. Khoản thâm hụt này chủ yếu được chi trả bằng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn FDI không sinh nợ. Tuy nhiên tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam từ những khoản vay này vẫn ở mức kiểm soát được. Dự trữ ngoại hối tăng từ 5,6 tỷ đôla vào cuối năm 2003 lên tới 6,3 tỷ đôla vào cuối năm 2004. Tuy nhiên, khả năng trang trải nhập khNu được đánh giá là ổn định, tức là khoảng 10 tuần nhập khNu.

Page 16: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

10

Hình 6: Cán cân mậu dịch và tài khoản vãng lai (% GDP)

Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới

Thu ngân sách vượt chỉ tiêu và thâm hụt giảm

Thu ngân sách vẫn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2004, đạt 23,4% GDP, vượt chỉ tiêu hơn 2 điểm phần trăm. Các nguồn thu của chính phủ được lợi nhiều từ giá dầu lửa cao và thu từ sản xuất và xuất khNu dầu thô đã đạt tới gần 145% kế hoạch của ngân sách. Thu từ sản xuất dầu thô đóng góp khoảng 22% tổng thu trong khi thuế doanh thu đánh vào các sản phNm dầu tinh lọc đóng góp 5-6%. Trong năm 2004, thu từ thuế nhập khNu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khNu giảm khoảng 5% so với năm 2003, nhưng VAT trên hàng nhập khNu được ước tính đã tăng gần 22%. Nguyên nhân nguồn thu thuế thương mại thấp hơn mức dự kiến là do việc loại bỏ thuế nhập khNu đánh vào các sản phNm như dầu và thép nhằm làm giảm tác động của giá cả lên người tiêu dùng cũng như việc giảm mạnh nhập khNu các mặt hàng như ô tô và các linh phụ kiện. Thu từ thuế nhập khNu thấp hơn cũng một phần là do việc cắt giảm thuế đang diễn ra theo lộ trình AFTA.

Chi ngân sách tăng 15%, đạt 24,8% GDP. Các khoản chi tiêu, cả chi đầu tư và

chi thường xuyên, mỗi khoản đều vượt quá mức được phân bổ khoảng 10%. Chi đầu tư chiếm khoảng một phần ba tổng chi tiêu. Các khoản chi trong kế hoạch cao hơn một phần là do điều chỉnh thang bậc lương của công nhân viên chức, nhằm mục tiêu là tăng mức tiền lương trung bình lên 30% trong vòng 4 năm. Tăng lương bằng cách mở rộng độ chênh lệch tiền lương cho phép, có lý là những người có trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ cao hơn được trả lương cao hơn tương xứng với trình độ kỹ năng của họ. Cũng có các khoản chi không nằm trong kế hoạch cao hơn để bảo vệ người tiêu dùng trước sự gia tăng giá dầu quốc tế. Các khoản chi này nằm dưới dạng thanh toán cho những công ty phân phối dầu trong nước để bù đắp một phần lỗ của họ và có thể lên tới khoảng 0,5% của GDP.

-8

-6

-4

-2

0

2

4

2000 2001 2002 2003 Ước tính 2004

Cán cân thương mại

Cán cân tài khoản vãng lai

Page 17: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Tình hình phát triển kinh tế gần đây

11

Thâm hụt ngân sách trong năm 2004 đứng ở mức 1,4% GDP, thấp hơn so với mức 2,2 % GDP theo kế hoạch và cũng thấp hơn so với mức 2% đạt được trong năm 2003.2 Tuy nhiên, con số này còn chưa tính đến khoản vay ODA ước tính là 0,9% GDP trong năm 2004. Mức thâm hụt cũng không phản ánh một số hoạt động chi tiêu nhất định ngoài ngân sách, như việc cho vay bằng nguồn vốn trong nước từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển, ước tính bằng 1% của GDP trong năm 2004. Thêm vào đó, chi tiêu ngoài ngân sách chiếm khoảng 0,7% GDP được thực hiện cho các dự án cơ sở hạ tầng và giáo dục. Để bù đắp cho thâm hụt, dự định của chính phủ là tăng tỷ trọng các nguồn nội địa thông qua việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, năm nay chính phủ phải đối mặt với một số khó khăn, do người mua nhận thấy trái phiếu chính phủ không đủ hấp dẫn. Lãi suất trái phiếu là 8,6% một năm cho thời hạn 5 năm và 9,1% cho thời hạn 15 năm, so với lãi suất 9% một năm cho tiền gửi 2 năm được các ngân hàng chào gần đây. Các quy định hiện hành ấn định khung thời gian là 2 năm cho việc điều chỉnh trần lãi suất của trái phiếu chính phủ. Để có thể huy động được lượng tiền lớn thông qua phát hành trái phiếu, cần cho phép tăng tần suất của những lần điều chỉnh đó.

Lạm phát vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại

Trong năm 2004, một hiệu ứng trực tiếp của cúm gà và những điều kiện thời tiết bất lợi là làm gia tăng giá thực phNm. Cú sốc này lại được tiếp sức bằng việc tăng giá cả quốc tế của những mặt hàng nhập khNu trọng yếu, như dầu mỏ, phân bón, xi măng và thép. Lạm phát đã tăng từ 3% so với cùng kỳ năm ngoài trong tháng Giêng năm 2004 lên tới hơn 10% trong tháng Chín, trước khi giảm xuống 8,5% vào tháng Tư 2005. Vào tháng Năm 2005, lạm phát chung ước tính vào khoảng 9.0% so với cùng kỳ năm trước. Giá lương thực - thực phNm, chiếm tới gần một nửa trong rổ hàng tiêu dùng, đã tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoài vào tháng Chín năm 2004, nhưng lạm phát liên quan tới lương thực - thực phNm đã giảm còn 10%. Sự tụt giá nhanh hơn đã bị chặn lại bởi sự tái xuất hiện của cúm gà và những điều kiện thời tiết bất lợi, cũng như việc tăng lên không ngừng của giá các mặt hàng nhập khNu trọng yếu. Ngăn chặn những cú sốc tiếp theo, lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 7% vào cuối năm 2005, cao hơn một chút so với mục tiêu Chính phủ đề ra.

2 Con số của chính phủ về mức thâm hụt đề ra là 5% GDP. Con số này dựa trên một định nghĩa không chuNn, vì nó bao gồm các khoản khấu hao, và chưa tính đến một số các khoản thu và chi.

Page 18: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

12

Hình 7: Tăng trưởng về chỉ số giá tiêu dùng (tháng 12/2002 = 100)

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Giá dầu quốc tế tăng cao đã không được phép chuyển hoàn toàn vào giá trong nước. Từ tháng hai, 2004, giá xăng được tăng lên 44% qua bốn đợt, trong khi giá dầu diesel và kerosene đã tăng lần lượt là 25% và 14% . Các mức tăng này thấp hơn nhiều so với biến động giá quốc tế tương ứng. Thuế nhập khNu đối với các sản phNm dầu và thép được giảm mạnh hoặc bãi bỏ toàn bộ, nhằm giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng trước sự tăng giá quốc tế. Các quyết định cũng đã được đưa ra để không cho phép các công ty nhà nước tăng giá điện, than và xi-măng. Khi làm như thế, chính phủ sẽ cần phải đạt được sự cân bằng hợp lý giữa áp lực lạm phát và các cân đối tài chính của những công ty này. Người ta cho rằng Chính phủ nhận thức được những công ty này có khả năng giảm chi phí thông qua những cải thiện về hiệu quả. Nếu những công ty này không thể bảo vệ được khả năng thu lợi nhuận của họ, thì Chính phủ có khả năng sẽ phải bù đắp cho họ thông qua ngân sách. Đối với dầu thì hỗ trợ của ngân sách đã lên tới 4,87 ngàn tỷ VND, tức là hơn 300 triệu đôla, trong quý đầu năm 2005.

Tín dụng ngân hàng tăng và chính sách kiềm chế

Tăng trưởng tín dụng đã tăng từ 28% năm 2003 lên gần 42% năm 2004. Cho vay bằng ngoại tệ tăng gần 60%, so với 38% các khoản vay bằng đồng nội tệ. Kỳ vọng về sự mất giá của đồng nội tệ, cùng với các mức lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn, có vẻ đã khiến cho việc đi vay bằng ngoại tệ trở nên hấp dẫn. Tín dụng từ các ngân hàng cổ phần ước tính tăng trên 50%, trong khi từ các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) tăng khoảng 37%. Tăng trưởng tín dụng cho khu vực tư nhân gần 45% đã vượt qua mức tăng trưởng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 35% Tăng trưởng tín dụng từ các ngân hàng thương mại đã bị bù trừ phần nào bởi sự chậm lại trong cho vay chính sách. Cho vay từ các nguồn huy động trong nước của Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã giảm từ 45% năm 2003 xuống còn 22% năm 2004. Điều này có thể

-5

0

5

10

15

20

1/2003 4/2003 7/2003 10/2003 1/2004 4/2004 7/2004 10/2004 1/2005 4/2005

%

Chung Thực phẩm Phi thực phẩm

Page 19: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Tình hình phát triển kinh tế gần đây

13

có liên quan tới những quy định mới của Chính phủ về việc áp dụng những tiêu chí cho vay chặt chẽ hơn. Hy vọng những tiêu chí cho vay sẽ còn chặt chẽ hơn nữa trong những tháng sắp tới. Tăng trưởng tiền tệ theo nghĩa rộng trong năm 2004 đạt mức 30%, so với 25% trong năm 2003. Tăng tổng tiền tệ trong bối cảnh này chủ yếu xuất phát từ việc tăng tổng tiền tệ ở nước ngoài. Không giống với một vài nước phát triển khác, việc tăng tổng khối lượng tiền tệ ở Việt Nam không liên quan tới quá trình tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách. Hai năm vừa qua đã chứng kiến một sự sụt giảm trong tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi, điều đó có nghĩa là có sự thay đổi trong lựa chọn của công chúng theo hướng thích gửi tiền vào ngân hàng hơn thay vì giữ tiền mặt. Đồng thời, tỷ lệ tiền vay/tiền gửi có vẻ như đang tăng lên, hàm ý một phần của sự tăng lên trong tín dụng bắt nguồn từ việc giảm bớt tài sản thanh khoản vượt mức mà các ngân hàng nắm giữ. Tuy nhiên, không nên nhìn nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như là một yếu tố đứng sau lạm phát, vì sự gia tăng mạnh trong tín dụng diễn ra sau khi lạm phát có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên, việc tiếp tục tăng cường tín dụng với tốc độ như năm 2004 sẽ đe dọa mục tiêu kiểm soát lạm phát của chính phủ đề ra là 6,5% cho năm 2005. Để kiểm soát tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã tăng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2004. Dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi đồng nội tệ và đồng ngoại tệ được tăng tương ứng từ 2% và 4% lên 5% và 8%. Những biện pháp này gần đây được tăng cường bằng việc tăng lãi suất cho vay chính sách. Lãi suất chiết khấu được tăng từ 3,5% lên 4% và lãi suất tái cấp vốn tăng từ 5,5% lên 6% trong tháng Tư, 2005. Lãi suất trần cho tiền gửi bằng đôla tại các ngân hàng thương mại cũng được nâng lên. Do không có những số liệu về tín dụng gần đây nên chưa thể đánh giá về tác động của những biện pháp này trong việc hạn chế tăng trưởng tín dụng. Giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng không nên chỉ được nhìn nhận như là một biện pháp để kiểm soát tổng cầu, mà phải được nhìn nhận như là một nỗ lực để kiểm soát chất lượng của cho vay. Trong bối cảnh này, một bước tiến đáng mừng là sự chấp nhận những quy tắc mới về phân loại và đặt điều kiện cho các khoản vay phù hợp với thông lệ quốc tế lành mạnh. Kết quả sơ bộ của các quy định mới đã phản ánh thực tế phù hợp với các tiêu chuNn kiểm toán quốc tế (IAS) đối với các NHTMNN. Vào tháng Tư năm nay, NHNNVN cũng ban hành những quy chế sửa đổi về các tỷ lệ an toàn cho các tổ chức tín dụng. Để khắc phục sự mất cân đối về thanh khoản, những quy chế này cũng hạn chế cho vay trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại trong phạm vi 40% quỹ ngắn hạn của họ.

Page 20: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

14

Khung 1: Chất lượng của đầu tư công và tăng trưởng

Ở Việt Nam, trong 12 năm vừa qua tăng trưởng đã đạt mức bình quân 7,5% một năm. Thành tích gây ấn tượng này gợi ý về một khả năng rất lớn là Việt Nam sẽ ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp vào năm 2010. Sự tăng trưởng trên quy mô rộng và đi đôi với nó là một sự giảm đáng kể tình trạng đói nghèo. Để đạt được mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (2001-05), Chính phủ đã đặt ra mục tiêu là phải đạt 8,5% cho năm 2005. Trong quá khứ, Việt Nam đã có thể đạt được những mục tiêu đầy tham vọng và rất có thể đạt được mục tiêu hiện tại. Song điều quan trọng cần phải nhớ là tăng trưởng về chất cũng quan trọng như là tăng trưởng về lượng. Như thế, tốt hơn hết là hãy nhìn nhận chỉ tiêu tăng trưởng 8,5% như là mang tính hướng dẫn, chứ không phải là một mục tiêu phải theo đuổi mà không quan tâm đến chất lượng.

Việc đNy nhanh đầu tư công nhằm đạt được tỷ lệ tăng trưởng đặt ra tỏ ra là hấp dẫn. Các tỷ lệ đầu tư cho thấy khối lượng nguồn lực được giành cho tích lũy tư bản, mà không chỉ ra được tác động của nó lên các kết quả phát triển, như là tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Nói cách khác, những tỷ lệ đó đo lường khối lượng của đầu tư, chứ không phải là chất lượng. Rõ rằng là Việt Nam đang giành một phần rất lớn GDP cho tích lũy tư bản, song kết quả mà họ nhận được từ nỗ lực đó lại chưa rõ ràng. Từ góc độ quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận về phương diện khối lượng đầu tư, nhưng xét về chất lượng thì không được như thế. Trong số 23 nước mà có thể tập hợp được số liệu tương tự về tích lũy vốn, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, thì Việt Nam đứng thứ ba về tỷ lệ đầu tư, nhưng lại đứng thứ 17 về chất lượng đầu tư.

Một lý do là những cơ chế để xác định và thNm định các dự án đầu tư công ở Việt Nam là rất yếu. Do vậy có một hiểm họa là có thể đất nước sẽ không nhận được lợi tức cao nhất trên khoản đầu tư của mình. Thêm vào đó, các dự án, cả công cộng lẫn tư nhân, được triển khai bằng nguồn vốn của các NHTMNN và của Quỹ Hỗ trợ phát triển mà không có sự sàng lọc thỏa đáng. Trong quá khứ, điều này đã gây ra hậu quả là các ngân hàng bị chìm sâu vào những khoản nợ xấu và do đó làm suy yếu bảng cân đối kế toán của họ. Điều này hàm ý rằng một tỷ lệ của tăng trưởng của hôm nay, sớm hay muộn, cũng sẽ phải được giành vào việc thanh toán những món nợ xấu này. Nếu những món nợ này trở nên quá lớn, thì việc xử lý chúng sẽ không phải là dễ. Kinh nghiệm từ các nước láng giềng cho thấy rằng chi phí của tình trạng rối loạn tài chính như thế có thể là rất lớn.

Tình trạng thiếu vốn cho các dự án đang thúc đNy việc sử dụng nhiều cơ chế khác, mà rút cục có thể làm xói mòn tính minh bạch của quản trị tài chính công. Đối mặt với sự thiếu hụt như thế, một số bộ ngành đã trang trải cho các dự án bằng cách vay từ các ngân hàng thương mại thông qua những DNNN thành viên của họ, với hy vọng sau đó sẽ được Chính phủ cứu giúp. Nhiều nhà thầu bị buộc phải đi vay từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao, trong khi chờ đợi các cơ quan Chính phủ hoàn trả cho các ngân hàng đó. Có những tiền lệ cho việc xóa nợ như thế. Song điều này kéo theo một vấn đề rủi ro đạo đức, vì những bộ ngành và các tỉnh có nợ có thể bắt đầu đi vay trở lại với mong đợi lại được cứu giúp một lần nữa.

Nhìn về tương lai, sẽ khó mà tăng được tỷ lệ đầu tư lên cao hơn nhiều so với mức hiện tại. Điều này khiến cho chất lượng của đầu tư trở thành phương tiện chủ yếu để duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và tiếp tục đạt được những thành quả trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo. Cơ sở cho những sự gia tăng như thế về hiệu quả của đầu tư là các cuộc cải cách cơ cấu mà nhiều trong số đó đã và đang được chính phủ thực hiện. Gia nhập WTO đem lại một cơ chế quan trọng để gặt hái những thành quả về hiệu quả như vậy, điều đó sẽ mở ra những thị trường mới, giúp thu hút FDI mạnh hơn, và nâng cao hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Trên mặt trận đói nghèo, tăng trưởng không thôi là chưa đủ. Một bộ phận ngày càng lớn người nghèo được tạo thành bởi những nhóm có những khó khăn đặc biệt, như những người dân tộc thiểu số và dân di cư ra thành thị. Những chính sách đặc biệt nhằm trực tiếp vào những nhóm người này sẽ là cần thiết để giúp họ chia sẻ những lợi ích của tăng trưởng. Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, việc thNm định đầu tư phải tính tới chi phí môi trường, bởi chất lượng cuộc sống về mặt môi trường là một cấu phần quan trọng trong chất lượng của tăng trưởng.

Page 21: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

PHẦN II

CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

Page 22: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH
Page 23: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

17

A. CHUYỂN SANG KINH TẾ THN TRƯỜNG Căn cứ vào tiến trình đàm phán hiện nay, việc trở thàng thành viên WTO vào cuối năm 2005 là một mục tiêu tham vọng song vẫn có khả năng thực hiện được. Tuy đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ song việc chuyển đổi sỡ hữu và cải cách DNNN vẫn còn chưa đạt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch tổng thể của Chính phủ. Việc thực hiện cổ phần hóa một số DNNN lớn đã diễn ra trong vài tháng qua và cần phải tiếp tục đNy nhanh xu thế này. Trong lĩnh vực cải cách ngân hàng, cần có các quyết định mạnh mẽ và cụ thể trong lộ trình cải cách NHNNVN thành một ngân hàng trung ương hiện đại, tách biệt việc quản lý của NHNNVN đối với các NHTMNN ra khỏi chức năng giám sát của NHNN, tăng cường tính tự chủ của các NHTMNN, bao gồm cả việc cổ phần hóa. Việc soạn thảo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư mới sẽ là cơ sở tiềm tàng nhằm cải thiện môi trường đầu tư hiện nay. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều hiệu chỉnh trong dự thảo hai bộ luật này. Hy vọng là quá trình chỉnh sửa dự thảo sẽ tiếp tục diễn ra theo phương thức tham vấn rộng rãi như đã tiến hành trong quá trình soạn thảo cho tới nay.

Hội nhập kinh tế thế giới

Gia nhập WTO. Bản chào WTO mang tính bước ngoặt được thảo luận tại Geneva vào tháng 6/ 2004 đã mở đường cho giai đoạn quan trọng các đàm phán song phương về mở cửa thị trường.Từ đó, đàm phán song phương với EU và thảo luận về dự thảo đầy đủ Báo cáo của Nhóm Công tác trong tháng 12 /2004 đã đi đến những kết luận mang tính sự kiện quan trọng. Bản chào về thuế quan của Việt Nam được đưa ra vào tháng 4/2004 bao gồm cam kết cắt giảm thuế quan xuống mức trung bình khoảng 18% với thuế công nghiệp khoảng 17% và thuế nông nghiệp ràng buộc khoảng 25% ở mức trung bình. Tại cuộc họp không chính thức của Nhóm Công tác tháng 5/2005, Việt Nam thông báo đã đạt được thỏa thuận trong các đàm phán song phương về mở cửa thị trường với tám thành viên trên tổng số 20 quốc gia cần phải đàm phán. Việc đàm phán với tám quốc gia còn lại sẽ được hoàn tất vào giữa tháng 6 nhưng vẫn cần đàm phán tiếp với năm đối tác thương mại chính. Tuy nhiên, trưởng Nhóm Công tác cho biết sẽ không thông báo về bất kỳ đàm phán song phương nào và tất cả các đàm phán còn lại sẽ được kết thúc trong “vài tháng tới” nếu Việt Nam gia nhập WTO tại cuộc họp tại Hồng Kông vào tháng 12. Đó là do việc chuNn bị kỹ thuật của lịch trình đàm phán về hàng hóa và dịch vụ và sự xác nhận của các thành viên là quá trình mất nhiều thời gian. Kết quả của các thỏa thuận song phương sẽ được đưa vào lịch trình cam kết của Việt Nam về hàng hóa và dịch vụ được áp dụng đa phương, có nghĩa là cho tất cả thành viên WTO. Tại lần họp thứ tám và thứ chín của Nhóm Công tác lần lượt vào tháng 6 và tháng 12 năm 2004, Việt Nam cam kết tuân thủ các Hiệp định sau đây khi gia nhập: quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs), các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), định giá hải quan (CVA), các biện pháp vệ sinh an toàn (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), giấy phép nhập khNu, giám định trước khi nhập khNu và quy tắc xuất xứ.

Page 24: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

18

Tại cuộc họp không chính thức gần đây, Việt Nam thông báo một vài cam kết mới và những bước phát triển. Thuế đặc biệt sẽ được xem xét lại để chấm dứt sự phân biệt đối với xe ô tô nhập khNu và bia. Trợ cấp xuất khNu dựa trên thành tích xuất khNu sẽ bị loại bỏ. Các hàng hóa được sản xuất ở khu chế xuất sẽ được áp thuế và thủ tục hải quan thông thường khi tiêu thụ trên thị trường nội địa. Văn phòng Hướng dẫn về SPS đã được thành lập và văn phòng về TBT cũng đi vào họat động vào cuối năm nay. Những hạn chế về thương quyền sẽ được giảm bớt, chỉ áp dụng cho một số ít sản phNm mang tính nhạy cảm như xăng dầu, dược phNm, đường, thuốc lá, muối, phân bón, gạo và vật phNm văn hóa. Việt Nam sẽ khẳng định rằng Quy định giấy phép nhập khNu mới phù hợp với Hiệp định WTO. Chương trình lập pháp năm 2005 của Quốc hội được thúc đNy nhằm đạt các yêu cầu để trở thành thành viên WTO. Quốc hội cũng quyết định mở rộng kỳ họp tháng 5 thêm nửa tháng. Kỳ họp này sẽ thảo luận và thông qua 11 dự án luật mới và sửa đổi (Hộp 2). Quốc hội sẽ cho ý kiến 12 dự án luật khác và sẽ được thông qua trong kỳ họp tới tháng 11/ 2005. Ban Thư ký WTO sẽ được cung cấp một vài dự thảo luật để thúc đNy quá trình gia nhập.

Khung 2: Luật và Pháp lệnh liên quan đến gia nhập WTO

Kỳ họp tháng 5/2005 của Quốc hội • Luật về ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước Quốc tế • Luật thương mại (sửa đổi) • Luật kiểm toán nhà nước • Luật hàng hải (sửa đổi) • Luật đường sắt • Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật giáo dục • Luật dược • Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật hải quan • Bộ luật dân sự (sửa đổi)

Kỳ họp tháng 10/ 2005 của Quốc hội • Luật đầu tư [chung] • Luật hàng không dân dụng (sửa đổi) • Luật du lịch • Sửa đổi và bổ sung luật thuế xuất khNu, thuế nhập khNu • Luật sở hữu trí tuệ • Luật về thi hành án • Luật doanh nghiệp [thống nhất] • Sửa đổi và bổ sung một số điều Luật giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt • Sửa đổi và bổ sung một số điều Luật khiếu nại và tố tụng • Luật về luật sư • Pháp lệnh ngoại hối • Pháp lệnh mua sắm • Pháp lệnh tiêu chuNn hóa

Page 25: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

19

Cải cách doanh nghiệp nhà nước

Số lượng các DNNN giảm xuống dưới con số 3.800 đến cuối tháng 4/ 2005, nhưng cần lưu ý rằng cổ phần hóa không tạo ra sự chuyển đổi sở hữu của toàn bộ khu vực DNNN và thành lập một số ít doanh nghiệp mới. Số doanh nghiệp chuyển đổi tiếp tục tăng trong năm 2004, nhưng đã chậm lại trong quý 1 năm 2005 (Bảng 4).

Bảng 4: Số lượng chuyển đổi DNNN

2001 2002 2003 2004 2005 (4T)

Cổ phần hóa 193 214 351 605 159

Ủy ban nhân dân tỉnh thành 156 148 233 358 --

Bộ ngành 26 46 101 188 --

Tổng công ty 91 11 20 17 59 --

Bán/Giao/Khoán 58 38 46 39 1

Thanh lý/Phá sản 21 24 30 35 2

Công ty TNHH một thành viên 2 9 28 6

Tổng 272 278 436 707 168

Hợp nhất 1 57 105 25 1

Tổng 273 335 541 732 169

Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DNNN.

Mức giảm số lượng DNNN mặc dù ấn tượng nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu công bố. Có một số nguyên nhân cho sự chậm trễ này, trong đó có nguyên nhân là việc bắt đầu quá trình chuyển đổi tốn nhiều thời gian hơn cần thiết. Trong năm 2004, thời gian trung bình chuyển đổi là 430 ngày, thời gian thành lập ban cải cách DNNN là 137 ngày. Vấn đề này đang thu hút nhiều sự chú ý hơn. Nguyên nhân thứ hai là một số DNNN đề xuất cổ phần hóa không có tình hình tài chính lành mạnh có thể do khó khăn về tài chính những năm trước đó hoặc đơn giản là do họat động kinh doanh của họ không thể phát triển được. Cổ phần hóa các doanh nghiệp như vậy là việc không nên làm vì trong trường hợp này các cổ đông sẽ mua cổ phiếu không có giá trị thực. Mặc dù theo quy định, các doanh nghiệp lỗ nhiều năm phải được thanh lý, số DNNN thanh lý hàng năm thấp hơn nhiều mức các doanh nghiệp hoạt động yếu kém. Quy mô trung bình của DNNN chuyển đổi vẫn còn nhỏ. Trong năm 2004, DNNN cổ phần hóa trung bình có vốn nhà nước 11,5 tỷ đồng, nợ ngân hàng 9,5 tỷ đồng và 235 lao động. Những con số này có lẽ sẽ không thay đổi nhiều trong thời gian tới vì nhiều doanh nghiệp Nhà nước chưa chuyển đổi cũng có quy mô như vậy. Tuy nhiên, theo Nghị định 155 quá trình chuyển đổi bao gồm cả những DNNN có quy mô lớn hơn nên sẽ có thêm 736 DNNN được bổ sung vào danh sách. Do sẽ có thêm những doanh nghiệp có quy mô lớn được chuyển đổi nên các con số nêu trên sẽ tăng lên đáng kể. Bản chất của cổ phần hóa thường được coi là giao dịch “đóng” vì không có sự tham gia của bên ngoài. Trong năm 2004, tỷ lệ cổ phiếu bán ra bên ngoài không lớn hơn

Page 26: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

20

mức 9% tổng số cổ phiếu của những doanh nghiệp này. Tuy nhiên, hiện tượng này một phần là do đặc điểm quy mô nhỏ của nhiều DNNN cổ phần hóa. Khi người lao động trong các doanh nghiệp đã quyết định mua cổ phiếu, đôi khi số cổ phiếu dành cho các nhà đầu tư bên ngoài còn lại rất ít. Xét trung bình, người lao động trong doanh nghiệp mua khoảng 55% tổng giá trị cổ phiếu. Số vốn thu được từ việc bán cố phần đã ở mức đáng ghi nhận. Không kể các chi phí giao dịch, thì tổng số vốn huy động thông qua việc bán cổ phần cổ phiếu trong năm 2004 ước tính vào khoảng 1,7 ngàn tỷ đồng.

Bảng 5: Một số đặc trưng của quá trình chuyển đổi DNNN

2001 2002 2003 2004 2005

(4T)

Vốn điều lệ trung bình (tỷ đồng) 7 7 10 13 12

Tỷ lệ DNNN chuyển đổi với vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ đồng (%)

17 28 26 28 34

Nợ ngân hàng trung bình (tỷ đồng) 5 6 8 9 16

Số lượng lao động trung bình 250 221 183 235 330

Tỷ lệ DNNN chuyển đổi có cổ phần Nhà nước trên 35 (%)

26 27 45 57 52

Tỷ lệ DNNN không có cổ phiếu bán ra bên ngoài 50 50 53 46 34

Vốn ròng huy động (tỷ đồng) 43 41 653 1,706 443

Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DNNN.

Mặc dù khuynh hướng nói chung trong chuyển đổi DNNN là không bao gồm các DNNN có quy mô lớn, vẫn có những trường hợp đáng quan tâm. Trong tháng 11/2003, Vinamilk cổ phần hóa và đăng ký như một công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Tại thời điểm đó, Nhà nước giữ 80% vốn cổ phần nhưng trong các cổ phiếu được bán ra, một tỷ lệ lớn được bán cho các nhà đầu tư bên ngoài. Trong tháng 1/2005, thêm 12% vốn cổ phần được bán đấu giá tăng khoảng 572 tỷ đồng hoặc 36 triệu USD. Hầu hết các cổ phiếu mới bán ra đến tay các nhà đầu tư nước ngoài chứng tỏ rằng nhà đầu tư từ bất kỳ đâu cũng được hoan nghênh. Có nhiều nguồn thông tin cho rằng mức khống chế 30% sở hữu của người đầu tư nước ngoài đang được xem xét lại. Trong tháng 3, đã tổ chức cuộc đấu giá bán 35% cổ phần của trạm thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Đã có 215 nhà đầu tư khác nhau đề nghị xin được tham gia và cổ phiếu đã được đặt giá cao hơn nhiều. Các phương tiện truyền thông cho biết cuộc đấu giá này thu được 29,7 triệu USD. Phần lớn đối tượng tham gia là các doanh nghiệp. Việc ban hành Nghị định 187 tháng 11/2004 và Thông tư 126 có liên quan đã đưa ra các nguyên tắc thực hiện các đấu giá như thế này. Kinh nghiệm ban đầu tạo ra sự tin tưởng cho các lần đấu giá tiếp theo. Một chủ đề khác liên quan đến qua trình chuyển đổi DNNN là hoạt động của Quỹ An sinh xã hội dành cho người lao động dôi dư. Trong năm 2002, Quỹ An sinh xã hội mới thanh toán trợ cấp cho lao động dôi dư của 1.147 DNNN, đến năm 2003 là 14.445

Page 27: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

21

doanh nghiệp và 2004 là 43.466 doanh nghiệp. Số tiền trợ cấp trung bình cho một người lao động lên đến 30 triệu đồng.

Cải thiện môi trường đầu tư

Tháng 7/2004, Thủ tướng Chính phủ thông qua tư tưởng chỉ đạo và nội dung của Luật doanh nghiệp “thống nhất” và Luật đầu tư chung (bây giờ gọi là Luật Đầu tư). Với cố gắng lớn của các nhà soạn thảo, bản dự thảo chính thức đầu tiên của hai luật này vừa được đệ trình Quốc hội xem xét vào tháng 5/2005. Theo lịch trình đNy nhanh tốc độ, hai luật này có thể sẽ được ban hành vào kỳ họp Quốc hội tháng 10/ 2005. Luật đầu tư sẽ được áp dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh, không phân biệt sở hữu hoặc cơ cấu doanh nghiệp. Việc “áp dụng rộng rãi” thể hiện bước tiến quan trọng nhằm xây dựng mặt bằng pháp lý chung. Theo hệ thống luật hiện hành, có luật đầu tư riêng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho doanh nghiệp tư nhân trong nước và cho hợp tác xã. Luật đầu tư mới này cũng nhằm tăng quyền tự do kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân và nước ngoài vào nhiều ngành và tiểu ngành hơn luật hiện hành. Theo bản thảo luật gần đây, các ngành sẽ được chia thành ngành “được khuyến khích đầu tư”, “đầu tư có điều kiện”, hoặc “không được đầu tư”. Trong hai trường hợp sau, do đầu tư bị “cấm” hoặc đầu tư “có điều kiện” nên mức độ mở rộng tự do kinh doanh trên thực tế sẽ phụ thuộc vào danh sách các ngành “bị cấm” hoặc “có điều kiện”. Theo sửa đổi của dự thảo luật hiện nay, một đặc điểm tích cực là những danh sách này là “danh mục bị cấm”. Nói cách khác, các doanh nghiệp tự do đầu tư trong mọi ngành ngoại trừ những ngành được liệt kê. Cách tiếp cận này đưa ra sự chắc chắn và minh bạch lớn hơn cho nhà đầu tư hơn là cách đưa ra “danh mục cho phép”. Ngoài ra, vì những danh sách này sẽ được công bố trong các văn bản dưới luật (không phải trong luật), nên có thể sẽ được điều chỉnh theo thời gian và hy vọng sẽ được thu hẹp dần khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa hơn nữa. Luật sửa đổi cũng hứa hẹn đem đến sự minh bạch nhiều hơn cho việc phân bổ ưu đãi đầu tư. Hiện tại, sự phân bổ ưu đãi đầu tư dựa trên hệ thống không rõ ràng và phức tạp quá mức do đó tạo ra nhiều quyết định tùy tiện – nhất là ở địa phương, cũng như quan hệ “xin-cho” giữa cán bộ chính phủ và doanh nghiệp. Theo dự thảo hiện nay, ưu đãi đầu tư vẫn được duy trì nhưng có một số điểm cải tiến, như là “dựa trên kết quả” thay vì “hứa hẹn”. Ưu đãi về tài chính sẽ được chuyển sang quy định trong luật về thuế và sẽ chỉ được nhắc đến trong Luật đầu tư. Vì dự thảo luật sẽ còn được tiếp tục hoàn thiện, hy vọng rằng các tiêu chí của việc cấp ưu đãi đầu tư sẽ khắc phục được tính không rõ ràng về các dự án hoặc doanh nghiệp đạt tiêu chuNn. Trong bản đánh giá toàn cầu về thực hiện ưu đãi đầu tư, Bộ phận tư vấn đầu tư nước ngoài (FIAS của Ngân hàng Thế giới) đã phát hiện rằng phần lớn các ưu đãi là không cần thiết, có nghĩa là doanh nghiệp có thể đầu tư mà không cần ưu đãi. Ở Việt Nam, cũng có bằng chứng từ cuộc điều tra gần đây cho thấy nhận định trên cũng đúng. Các nhà bình luận cho rằng dự thảo luật đầu tư hiện nay tương đối tốt vì nhất quán với cam kết thương mại hiện nay và trong tương lai (Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và WTO). Nhưng vẫn cần một số giải thích rõ ràng hơn. Ví dụ, mức độ phù hợp của điều

Page 28: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

22

12 (yêu cầu DNNN phải ưu tiên mua trong nước) và điều 38 (về miễn thuế cho các dự án được khuyến khích và ưu đãi khi sử dụng các nguyên liệu nhập khNu chỉ trong trường hợp không có các sản phNm trong nước thay thế) với các cam kết thương mại là vẫn còn chưa rõ ràng.

Một điều khác đáng lưu ý là sự dịch chuyển từ hệ thống cấp giấy phép sang hệ thống đăng ký. Đó là yếu tố cốt lõi của tầm nhìn thể hiện trong tư tưởng chỉ đạo. Nếu được thực hiện đầy đủ, việc cải cách này sẽ làm giảm đáng kể chi phí và thời gian cho các nhà đầu tư cũng như đem lại sự minh bạch của hệ thống. Với cơ chế hiện hành, các nhà đầu tư cần phải có “giấy phép”. Để có được “giấy phép”, họ phải đệ trình kế hoạch khả thi (và đôi khi kế hoạch tiền khả thi) và cần nhiều cơ quan khác nhau phê chuNn, phần lớn những điều này sẽ là không cần thiết ở một hệ thống đăng ký “thực sự”. Dự thảo luật tháng 5 vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép đầu tư và đối với những “dự án quan trọng” (sẽ được định nghĩa sau) vẫn cần đệ trình nghiên cứu khả thi và các tài liệu khác để xem xét và thông qua. Các dự án “quan trọng” này đang được kỳ vọng sẽ được thu hẹp lại, và các dự án khác sẽ không còn cần phải có giấy phép. Luật doanh nghiệp thống nhất. Luật doanh nghiệp hiện hành - một trong những nỗ lực lập pháp thành công nhất của Việt Nam – chỉ áp dụng cho khu vực tư nhân trong nước. Luật doanh nghiệp mới sẽ là khung pháp lý thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu, ngoại trừ DNNN có tính chiến lược hoặc hoạt động trong một số ngành dịch vụ công nhất định. Những DNNN này tiếp tục hoạt động theo Luật DNNN. Theo Luật doanh nghiệp thống nhất, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chịu sự chi phối của cùng một luật. Cùng với Luật đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ được phép kinh doanh trong nhiều ngành hơn và được phép mở rộng kinh doanh hơn là giới hạn trong những ngành kinh doanh nhất định như ban đầu đăng ký. Thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng giống như doanh nghiệp tư nhân trong nước và sẽ có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với hoàn cảnh kinh doanh. Hiện tại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể lựa chọn hình thức công ty TNHH, nhưng dự thảo luật mới cho phép họ thành lập doanh nghiệp cổ phần và có thể tiếp cận thị trường chứng khoán. Giới hạn sở hữu 30% đang được đề nghị xóa bỏ cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, và các quy định về sở hữu nước ngoài tối đa sẽ phải minh bạch hơn. Phạm vi điều chỉnh đối tượng DNNN của Luật doanh nghiệp thống nhất vẫn là chủ đề tranh luận. Theo dự thảo luật, đối tượng điều chỉnh chỉ là những doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển đổi sang công ty cổ phần hoặc công ty TNHH một thành viên. Do đó, mức độ thành công của luật mới trong việc tạo ra khung pháp lý chung sẽ phụ thuộc vào việc DNNN nào chịu sự điều chỉnh của luật. Hiện tại, có khoảng 3.800 DNNN sẽ nằm ngoài sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp thống nhất. Theo kế hoạch hiện nay, số doanh nghiệp này sẽ giảm xuống 1.200 doanh nghiệp, trong đó 450 là doanh nghiệp dịch vụ công. Với kế hoạch giảm số lượng doanh nghiệp Nhà nước đầy tham vọng thực hiện theo đúng tiến bộ, Luật doanh nghiệp thống nhất nên đưa ra các lợi ích kinh doanh hợp lý để khuyến khích DNNN chuyển đổi hình thức sở hữu hơn là tiếp tục chiụ sự điều chỉnh

Page 29: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

23

theo Luật DNNN. Điều này có thể làm được nếu luật doanh nghiệp thống nhất thành công trong việc tạo cho các DNNN đã chuyển đổi quyền tự chủ đáng kể trong quyết định chiến lược kinh doanh và các quyết định đầu tư và liên quan đến nhân sự. Hiện nay, các quyết định kinh doanh do các tỉnh hoặc các bộ chủ quản hướng dẫn và thường không nhất quán.

Bản dự thảo luật hiện nay đưa ra một số thay đổi tích cực, như bãi bỏ quy định vốn tối thiểu, yêu cầu công khai hơn và bảo vệ tốt hơn quyền của những cổ đông thiểu số. Ngược lại, trong một số trường hợp, điều này dường như quá chặt chẽ và trong các trường hợp khác thì lại quá bị động khi bị can thiệp trong các quyết định kinh doanh thông thường ví dụ như lương của Tổng giám đốc. Hy vọng rằng việc hoàn thiện dự thảo luật trong thời gian tới, những điều kiện mang tính nguyên tắc quá mức sẽ không bắt buộc và do đó cho phép các hoạt động kinh doanh tự do ở mức hợp lý.

Một lợi thế của việc dự thảo đồng thời cùng một lúc Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp thống nhất là có thể phát hiện những vấn đề không nhất quán có thể xảy ra ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cả hai luật cũng bao gồm một số vấn đề được quy định nằm trong các luật và văn bản dưới luật khác như Luật DNNN, Luật Đất đai, Luật Thuế và Luật Phá sản doanh nghiệp cũng như các quy định cụ thể của ngành. Trong một số trường hợp, việc xử lý các vấn đề này theo các luật khác nhau không mang tính nhất quán hoặc thậm chí khác nhau về nền tảng. Trong những trường hợp này, ảnh hưởng của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp thống nhất sẽ phụ thuộc vào việc các luật này có khả năng chi phối các luật khác co các quy định “mâu thuẫn” hay không. Ví dụ, đầu tư trong các ngành cụ thể như viễn thông sẽ chịu sự chi phối của luật chuyên ngành - cụ thể trường hợp này là Luật Viễn thông sắp ra đời. Nếu Luật Viễn thông hạn chế khả năng đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực viễn thông, tác động đem lại tự do hóa lớn hơn của Luật Đầu tư chung sẽ không nhiều.

Các nhà hoạch định chính sách và ban dự thảo luật đã triển khai công việc theo

một phương pháp tốt dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia và tham vấn rộng rãi. Nhiều hội thảo đã được tổ chức với các bên hữu quan, từ giai đoạn sơ khởi ban đầu với tư tưởng chỉ đạo đến bản dự thảo mới nhất. Ban dự thảo cũng đã quan tâm đến góc nhìn của các chuyên gia đầu tư và luật pháp quốc tế và trong nước, các nhà tài trợ, các cán bộ công chức, cộng đồng kinh doanh và các bên hữu quan khác. Ngoài ra, lần đầu tiên trong quá trình đNy mạnh làm luật do công cuộc Đổi mới khởi xướng, các nhà hoạch định chính sách tiến hành Đánh giá Tác động của Quản lý Điều tiết.

Cải cách lĩnh vực tài chính

Các NHTMNN chiếm gần ba phần tư tổng tín dụng ngân hàng. Song song với quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế đang diễn ra, tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng từ 35% năm 2000 lên đến gần 60% năm 2004. Trong giai đoạn 2000-2004 tín dụng cho DNNN tăng 16% năm trong khi tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh tăng trên 34%. Kết quả là tỷ trọng DNNN trong tổng vốn vay ngân hàng giảm từ 45% trong năm 2000 xuống mức hiện nay là 34% (Bảng 6). Tỷ lệ tiền gửi ngân hàng trong GDP đứng ở mức 57%.

Page 30: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

24

Bảng 6: Các chỉ số của lĩnh vực ngân hàng

2000 2001 2002 2003 2004

Tín dụng cho nền kinh tế (tỷ đồng) 156 189 231 297 420

Tín dụng cho nền kinh tế (% GDP) 35 41 44 50 59

Vốn cho DNNN vay (% tín dụng cho nền kinh tế) 45 42 39 36 34

Vốn cho DNNN vay (%GDP) 16 17 17 18 20

Nguồn: Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính dựa trên số liệu của NHNNVN.

Các ngân hàng thương mại Nhà nước. Nhiều công việc mang tính kỹ thuật đã được tiến hành để tăng cường năng lực của NHTMNN nhưng các ngân hàng này vẫn yếu kém về mặt tài chính hơn là như là người ta thừa nhận công khai. Hệ thống thanh toán được cải thiện, sự phát triển các nguyên tắc kế toán theo Tiêu chuNn kế toán quốc tế (IAS), thủ tục được tăng cường cho việc thu thập và chia sẻ thông tin tín dụng, tạo cơ sở luật pháp cho các sản phNm và dịch vụ tài chính hiện đại, và thực hiện giám sát thận trọng dựa trên rủi ro của ngân hàng đang được khuyến khích. Tuy nhiên, nợ tồn đọng của NHTMNN lên đến khoảng 15% tổng tín dụng cho nền kinh tế, hay là 8% của GDP. Đánh giá dựa trên kiểm toán IAS cũng cho rằng chất lượng tổng thể của danh mục đầu tư của NHTMNN chưa được cải thiện. Trong bối cảnh tỷ lệ tín dụng trong GDP tăng nhanh, nợ sẽ tăng. Mặc dù đã có việc điều chỉnh tín dụng trực tiếp qua Quỹ hỗ trợ phát triển, các NHTMNN vẫn quá dễ dãi đối với sức ép ngầm cho vay phi thương mại hoặc có tính chất chính trị, đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh. Hơn nữa, việc giải quyết nợ quá hạn yêu cầu phải có quyết định về tương lai của các DNNN không trả nợ đúng kỳ hạn nhưng các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) không có quyền quyết định. Mặc dù có rất ít tiến bộ trong khả năng phân bổ tín dụng cho các dự án đủ tiêu chuNn, NHTMNN vẫn tiếp tục được cấp thêm 10,9 tỷ đồng vốn. Quyết tâm mới nhằm giải quyết vấn đề khu vực ngân hàng cần được lưu ý và được kỳ vọng sẽ dẫn đến lộ trình cải cách đầy tham vọng của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tới đây. Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất Chính phủ dường như đã nhận thấy thách thức đối với NHTMNN do quá trình hội nhập nhanh của Việt Nam và cụ thể là các cam kết gia nhập WTO. Theo hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, NHNNVN đã đệ trình báo cáo làm tư liệu cho việc soạn thảo Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Báo cáo này được xem như là cơ sở cho chương trình cải cách ngân hàng của Bộ chính trị. Kế hoạch dự kiến chuyển đổi NHNNVN thành ngân hàng trung ương hiện đại thực hiện chính sách tiền tệ dựa trên thị trường và giám sát ngành tài chính. Sự phân tách chức năng quản lý và giám sát các NHTMNN của NHNNVN cũng như tăng cường định hướng thương mại và quyền tự chủ của NHTMNN được thể hiện rõ hơn. Cổ phần hóa tất cả các NHTMNN được xem là khâu quan trọng trong định hướng thứ hai nêu trên. Luật mới về NHNNVN và tổ chức tín dụng sẽ được thông qua vào năm 2008 dựa trên yêu cầu của WTO và nguyên tắc Basel. Quy định mới đây về phân loại tài sản và xử lý thất thoát nợ của ngân hàng dựa trên thông lệ quốc tế lành mạnh. Quy định bao gồm phân loại bắt buộc khoản nợ dựa vào tình trạng hoàn trả theo 5 nhóm với các tỷ lệ thất thoát cụ thể tương ứng. Ngân hàng cũng

Page 31: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

25

sẽ áp dụng phân loại nợ dựa trên rủi ro định tính sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được NHNNVN chấp nhận. Ban đầu, các ngân hàng sẽ lựa chọn phân loại dựa trên rủi ro định tính nhưng phải thực hiện sau ba năm. Quy định này là cải thiện đáng kể so với việc áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam và sẽ tăng cường đánh giá tổng thể chất lượng tài sản của ngân hàng cũng như đảm bảo việc xử lý hợp lý các thất thóat có thể xảy ra. Tất cả các ngân hàng phải làm báo cáo đầu tiên dựa vào cách phân loại mới vào tháng 6/2005 và đệ trình kế hoạch giải quyết nợ không sinh lời ngay sau đó. Tài chính vi mô. Nghị định 28/2005/NĐ-CP tạo ra khuôn khổ mới cho việc quản lý và giám sát các tổ chức tài chính vi mô. Nghị định 28 sẽ được NHNNVN thực hiện và thể hiện bước tiến quan trọng trong việc quản lý các tổ chức tài chính vi mô. Trước đó chưa có quy định chính thức nào trong lĩnh vực này mặc dù đã có nhiều loại hình tổ chức khác nhau cung cấp dịch vụ tài chính. Nghị định 28 quy định thế nào là tổ chức tài chính vi mô, cấp giấy phép và thực hiện quản lý trên một số mặt như vốn, quản lý công ty và kế hoạch kinh doanh. Nghị định cũng cho phép các tổ chức tài chính vi mô mở rộng họat động trên cơ sở thống nhất trên phạm vi cả nước và được phép cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản phụ thuộc vào loại giấy phép được cấp. Việc quản lý các tổ chức này sẽ không chặt chẽ như đối với ngân hàng vì các tổ chức này có quy mô nhỏ hơn nhiều và do đó không phải tuân thủ những quy định tương đối phức tạp như đối với ngân hàng. Ngân hàng cổ phần. Các quy định hiện hành cho phép ngân hàng nước ngoài họat động ở Việt Nam mua đến 30% cổ phần của NHTMCP trong nước và cho phép NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán. Giới hạn cổ phần của các tổ chức nước ngoài đầu tư vào các NHTMCP sẽ tăng từ 10% lên 15% trong khi con số này đối với nhà đầu tư cá nhân nước ngoài vẫn là 10%. Các tổ chức tài chính quốc tế đang rất muốn mua các NHTMCP Việt Nam. Các ngân hàng trong nước sẵn sàng bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài và xem đó như là cơ hội nâng cao công nghệ, kỹ năng quản lý và phát triển sản phNm và dịch vụ mới. Hiện nay, ngân hàng nước ngoài ANZ mua 10% cổ phần của Sacombank - NHTMCP lớn nhất. Như vậy, Sacombank đạt mức tối đa 30% cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ. Ba NHTMCP mong muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán và đáp ứng yêu cầu niêm yết trong quy định ban hành tháng 6/2004 (Quyết định 787 của NHNNVN). Thị trường chứng khoán. Hơn 18 tháng qua, Chính phủ đã nỗ lực phát triển thị trường chứng khoán còn sơ khai. Các thông báo được đưa ra nhằm thúc đNy thị trường thông qua việc khuyến khích các DNNN cổ phần hóa tham gia niêm yết. Mặc dù hơn 2.000 doanh nghiệp và các chi nhánh đã được cổ phần hóa với tổng vốn đăng ký lên đến hơn 1,5 tỷ đồng, chỉ có 28 công ty cổ phần niêm yết trên thị trường. Việc giảm thuế đã được thông báo để thu hút các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Doanh nghiệp sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đầu niêm yết và giảm 50% trong hai năm kế tiếp. Gần một phần ba doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng (316.000 USD) và hoạt động có lãi trong năm vừa qua là đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Mở cửa vào tháng 3, thị trường chứng khoán Hà Nội dự kiến bắt đầu giao dịch vào tháng 6.

Page 32: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

26

Ban hành trái phiếu công ty là một phương pháp khác được áp dụng gần đây để huy động vốn. Tháng 5/2005, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã phát hành trái phiếu năm năm trị giá 200 tỷ đồng (12,6 triệu USD). Trái phiếu đầu tiên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam có lãi suất 8,8% trong năm đầu. Tỷ lệ lãi suất hàng năm trong bốn năm sau đó sẽ dựa trên lãi suất trung bình của bốn NHTMCP cộng thêm 1,1 phần trăm. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Vinashin, đã lên kế hoạch phát hành trái phiếu trị giá 1 tỷ đồng, giai đoạn một sẽ phát hành tháng 5/2005. Vinashin hiện nay đang có nhiều hợp đồng đóng tàu với các đối tác nước ngoài. Petrovietnam cũng đang muốn phát hành trái phiếu công ty.

B. HỘI NHẬP XÃ HỘI VÀ TÍNH BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG

Về giáo dục, một phương pháp chuNn hóa đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của giáo viên và các trường tiểu học. Cần có những nỗ lực để sao cho các vùng nghèo hơn không bị tụt hậu trong quá trình này. Quy chế về quỹ y tế cho người nghèo cần được củng cố nhăm mở rộng phạm vi của số lượng người hưởng lợi củng như khả năng tiếp cận các nguồn ngân quỹ. Cần sửa đổi Quy định 10 nhằm đảm bảo các cơ sở cung cấp dịch vụ, kể cả các bệnh viện, không được bỏ qua việc cung cấp các dịch vụ ý tế cơ bản giá rẻ hoặc miễn phí cho các đối tượng người nghèo theo quy định. Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Luật Bảo vệ rừng cần phải được thực thi hiệu quả để đảm bảo minh bạch về đăng ký đất đai và giao đất rừng không sử dụng của các lâm trường quốc doanh, các hộ gia đình và cộng đồng. Cần xây dựng các biện pháp quản lý môi trường theo Luật môi trường nhằm củng cố và bảo vệ môi trường bền vững.

Cải thiện chất lượng giáo dục

Trong giáo dục, mối quan tâm về chất lượng đang ở vị trí trung tâm vì chiến lược cải thiện sự tiếp cận và công bằng đang được thực hiện. Cách tiếp cận dựa trên các tiêu chuNn đang được áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục. Các chuNn chất lượng trường học cơ bản cho các trường tiểu học đã được áp dụng trên cả nước. Các chuNn này bao gồm những yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, quản lý và tổ chức trường, sự tham gia của xã hội trong giáo dục, chất lượng và các họat động giáo dục, và các kết quả giáo dục mong đợi. Một cuộc điều tra tại tất cả các quận huyện đã được thực hiện để so với thực trạng với các tiêu chuNn. Trường ở các khu vực nghèo hơn đang tụt hậu rất xa. Để đảm bảo sự công bằng, các vùng nghèo hơn sẽ được ưu tiên nâng cao chất lượng. Kỹ năng giảng dạy kém và nội dung kiến thức nghèo nàn là các trở ngại chính đối với việc nâng cao thành tích học tập của học sinh như được trình bày trong nghiên cứu mới đây về kết quả học tập tại lớp cuối chương trình tiểu học. Những hạn chế này được giải quyết bằng việc áp dụng tiêu chuNn giáo viên rõ ràng vì đây là công cụ đánh giá nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, định hướng phát triển chuyên môn và thiết lập một hệ thống xếp loại gắn với thu nhập. Nội dung đánh giá giáo viên dự kiến sẽ bao gồm ba khía cạnh (quan điểm, kiến thức và kỹ năng sư phạm) được xác định theo bốn cấp năng lực (giáo viên mới, giáo viên thường, giáo viên chính và giáo viên cao cấp). Việc đánh giá này đã được hoàn thiện thông qua sự tham vấn với các bên hữu quan và thử nghiệm đối

Page 33: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

27

với 2.200 giáo viên. Đến nay 25.000 giáo viên tiểu học (7% trên tổng số) đã được đánh giá theo cách mới.

Sức khỏe tốt hơn

Chăm sóc y tế cho người nghèo. Bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận y tế là một mục tiêu đã được tuyên bố nhất quán trong các văn kiện chính sách y tế chính thức của Việt Nam. Việc thành lập Quỹ Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo (Quỹ CSSKNN) tại tất cả các tỉnh theo Quyết định 139 là một hành động chính sách chính trong lĩnh vực này. Quỹ CSSKNN sẽ nhận được đủ ngân sách để hoàn lại chi phí 70.000 đồng/người nghèo/một năm, trong đó 75% khoản tiền này do Chính phủ Trung ương cung cấp và 25% còn lại do đóng góp của cá nhân và cộng đồng. Mặc dù Quyết định 139 cũng đã tăng cường đáng kể mức tài trợ của Chính phủ Trung ương nhằm hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận y tế cho người nghèo, nguồn lực cần thiết để bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế sẽ cần phải được tăng lên đáng kể. Các cơ chế tài chính hiện nay (bao gồm việc hoàn trả chi phí theo Quyết định 139 và an sinh xã hội) chỉ trả các phí sử dụng dịch vụ thông thường, trung bình chỉ chiếm khoảng 30% chi phí bệnh viện. Do đó, sau một năm thực hiện Quyết định 139, Bộ Y tế đã kêu gọi tăng gấp đôi mức hỗ trợ cho một bệnh nhân nghèo. Với tiêu chí mới xác định nghèo đó, số người cần được nhận trợ giúp tăng lên một cách đáng kể, cho nên việc tăng quỹ nhiều lên là cần thiết. Việc thực hiện Quyết định 139 đã gặp khó khăn do quyết định của nhiều tỉnh trong việc hoàn trả tiền trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ cho người nghèo, thay vì sử dụng cơ chế bảo hiểm y tế. Chính phủ đang có biện pháp giải quyết vấn đề này và đề xuất các quy định mới để việc lựa chọn bảo hiểm mang tính bắt buộc trong một thời gian.

Đất đai, nước và môi trường

Luật Đất đai. Điểm yếu cơ bản trong quản lý đất đai ở Việt Nam là thiếu hệ thống đăng ký đất có hiệu lực. Một thay đổi quan trọng được đề cập trong Luật Đất đai mới là giải quyết vấn đề này thông qua việc thiết lập cơ quan đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được thành lập ở cấp tỉnh và nếu cần thiết có thể mở ở cấp huyện. Nhiệm vụ của các cơ quan này là đăng ký cho tất cả các giao dịch đất, quản lý hồ sơ đất và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất. Nghị định 181/2004/NĐ-CP cũng cho phép các cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cung cấp thông tin về đất cho bất kỳ người sử dụng đất nào. Điều này không chỉ đảm bảo sự minh bạch mà còn đảm bảo cung cấp thông tin tới tất cả những người sử dụng đất. Các cơ quan này sẽ được thành lập vào cuối năm 2005. Nghị định cũng đề cập đến những vấn đề về khu vực với yêu cầu các tỉnh phải trình kế hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh trong năm 2005. Việc thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích hoặc đất không sử dụng sẽ được giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm nhận. Nghị định 188/2004/NĐ-CP đưa ra chỉ dẫn về việc định giá và đây là cơ sở tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất và định giá quyền sử dụng đất và cho thuê khi chính phủ quyết định cho thuê hoặc phân cho doanh nghiệp. Hệ thống này sẽ được sử dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất cần bồi thường trong trường hợp Chính phủ

Page 34: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

28

thu hồi đất. Hệ thống định giá mới linh họat hơn nhiều hệ thống cũ và được điều chỉnh theo sự thay đổi của giá trị thị trường. Cơ chế cũ thường ấn định mức giá đất cố định thấp hơn giá trị thực trên thị trường, do đó người dân không muốn di dời khỏi nơi quy hoạch do giá trị đền bù tái định cư thấp. Lâm trường quốc doanh. Những thay đổi về pháp lý gần đây sẽ thúc đNy và bảo vệ người nghèo trong việc tiếp cận đất rừng và các nguồn tài nguyên rừng mà đó chính là nguồn sống của họ. Các lâm trường quốc doanh hiện quản lý 40% trong tổng số 11 triệu hecta đất được phân loại là đất lâm nghiệp, đa số đất này phân bố ở những vùng nghèo nhất của đất nước. Nhìn chung, các lâm trường quốc doanh đã khoán tất cả các hoạt động quản lý rừng cho các hộ gia đình tại địa phương. Tuy nhiên do sự đảm bảo về quyền sử dụng đất còn yếu và việc phân bổ đất thiếu sự rõ ràng nên người dân địa phương không được hưởng lợi nhiều từ các hoạt động lâm nghiệp. Sự phân tách rõ ràng giữa vai trò cung cấp dịch vụ công của các lâm trường quốc doanh và các hoạt động kinh doanh của họ là cần thiết nhằm cải thiện điều kiện sống của những người dân địa phương sinh kế dựa trên đất lâm nghiệp và nhằm nâng cao việc bảo vệ rừng. Nghị định 200/2004/ND-CP về tái cơ cấu các lâm trường quốc doanh đã cung cấp các tiêu chuNn cho việc chuyển đổi trở thành các doanh nghiệp lâm nghiệp thương mại phát triển độc lập hoặc là các cơ quan sự nghiệp cung cấp dịch vụ công có hiệu quả, đặc biệt là trong việc bảo vệ rừng. Trong quá trình đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những đất chưa sử dụng hết và các mảnh đất rừng phân tán sẽ được chuyển cho các hộ gia đình, cộng đồng và các đối tượng sử dụng khác, bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng: Luật sửa đổi về Bảo vệ và Phát triển Rừng được Quốc Hội thông qua vào tháng 11/2004 đã tạo khuôn khổ chung cho việc tiến tới một nền lâm nghiệp mang tính xã hội và cộng đồng cao hơn. Lần đầu tiên Luật này đã ghi nhận quyền sử dụng rừng của các hộ gia đình, cộng đồng và các ngành khác cũng như quyền sở hữu của họ đối với các lâm trường. Luật cũng tạo khuôn khổ cho việc sử dụng đa mục đích các diện tích rộng lớn đất rừng cần bảo vệ ở các vùng cao và khai thác các quyền lợi ở các vùng này, Điều này có thể dẫn tới các hệ thống quản lý mới kết hợp việc bảo vệ với sản xuất. Luật cũng đưa ra các điều khoản và điều kiện đối với việc cho các đơn vị kinh tế bao gồm các hộ nông dân thuê đất rừng sản xuất và đề xuất giao khoán giá trị kinh tế đối với mỗi diện tích đất rừng sản xuất làm cơ sỏ cho việc phân bổ đất hoặc cho thuê đất. Đồng thời, các bên liên quan chính cũng bắt đầu quá trình tham vấn nhằm sửa đổi Chiến lược Phát triển Ngành lâm nghiệp, dự kiến sẽ có tác động tích cực lâu dài không chỉ về mặt giảm nghèo mà còn đối với việc bảo vệ bền vững rừng, đất đai, nước và môi trường ở các vùng cao nguyên. Luật bảo vệ Môi trường: Nền tảng cho một hệ thống các chính sách, công cụ và động lực bảo vệ môi trường có hiệu quả đang trong quá trình soạn thảo. Sự phát triển của Việt Nam trong thập kỷ qua đã tạo nên những thách thức mang tính bền vững chưa được giải quyết thỏa đáng trong luật hiện hành. Các sửa đổi trong Luật bảo vệ môi trường (sẽ được trình Quốc Hội vào tháng 5/2005) cần phải được cải thiện ở hai lĩnh vực chính. Thứ nhất, các sửa đổi nên làm rõ các trách nhiệm của các bộ chủ quản trong việc bảo vệ môi trường và phân cấp trách nhiệm trong Bộ Tài nguyên Môi trường cho các sở tại cấp địa phương và cấp vùng. Thứ hai, các sửa đổi cần tạo điều kiện sử dụng các công cụ chính

Page 35: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

29

sách mới và các biện pháp khắc phục những vấn đề môi trường khác nhau như chống ô nhiễm và làm sạch, các điều chỉnh để mở rộng cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia, cải thiện cơ chế tài chính để bảo vệ môi trường và các sáng kiến nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của công chúng đối với việc bảo vệ môi trường.

XÂY DỰNG NỀN QUẢN TRN HIỆN ĐẠI

Việc xây dựng Kế hoach phát triển kinh tế-xã hội (KHPTKTXH) đã dựa trên quá trình tham vấn rộng rãi, nhằm vào trọng tâm xóa đói giảm nghèo. Cần phải có các công cụ theo dõi và giám sát thích hợp để bổ trợ cho chương trình cải cách trong vòng năm năm tới. Cần xây dựng các kế hoạch ngân sách tương lai để hỗ trợ việc thực hiện KHPTKTXH. Chính phủ và các nhà tài trợ vằ mới hoàn tất Báo cáo Đánh giá Tổng hợp chi tiêu công và Trách nhiệm tài chính. Bản Báo cáo này đã gợi ý các biện pháp cải cách nhằm củng cố quản lý tài chính công và hiện nay Chính phủ đã bắt đầu tiến hành các bước cần thiết nhằm thực hiện các khuyến nghị nêu ra trong Báo cáo. Quá trình củng cố hệ thống pháp luật sẽ dựa vào việc theo đuổi các định hướng chính sách của Chiến lược Phát triển hệ thống pháp luật và từng bước nâng cao tính độc lập của hệ thống tòa án. Tinh thần của Luật chống tham nhũng là cơ sở tiềm tàng để ban hành các biện pháp hữu hiện nhưng không tốn kém trong cuộc chiến công tham ngũng ở Việt Nam

Tăng cường công tác kế hoạch hoá

Việc chuNn bị KHPTKTXH 2006-2010 tạo cơ hội hoàn thiện quy trình lập kế hoạch ở cấp địa phương và cấp quốc gia. Chỉ thị 33 hướng dẫn là các nguyên tắc của Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện phải được đưa vào KHPTKTXH. Với cách tiếp cận mới về lập kế hoạch này, KHPTKTXH dự kiến sẽ được xây dựng dựa trên các ưu tiên quốc gia về tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và phát triển xã hội. Điều này là một bước tiến thoát khỏi việc đề ra các mục tiêu sản xuất và đầu tư, hướng tới xây dựng các động cơ thúc đNy cho các hành động chung dựa trên các Mục tiêu phát triển Việt Nam và các kết quả phát triển khác. Việc này cũng đòi hỏi một quá trình tham vấn có sự tham gia của tất cả các bên hữu quan cũng như các công cụ giám sát thích hợp cho các kết quả phát triển. Cách tiếp cận mới này không chỉ là điềm báo tốt đẹp cho việc hiện đại hóa quá trình lập kế hoạch ở cấp quốc gia mà cũng hứa hẹn tương lai tốt đẹp cho việc lập kế hoạch ở địa phương. Trong hai năm qua, 20 tỉnh đã tiến hành thử nghiệm việc chuNn bị các kế hoạch chiến lược, theo sáng kiến được các nhà tài trợ ủng hộ đó là triển khai Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện xuống các địa phương. Dựa trên các kinh nghiệm và bài học thu được từ quá trình đang diễn ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất tăng cường quá trình lập kế hoạch này ở tất cả các tỉnh và thành phố của Việt Nam. Xuất phát từ quá trình phân cấp đang diễn ra, các chính quyền địa phương sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia. Khoảng một nửa chi tiêu ngân sách hiện đang nằm dưới sự quản lý của các tỉnh, các huyện và các xã. Thành công của việc phân cấp ở Việt Nam, và khả năng dung hòa lợi ích của các cộng đồng khác nhau, sẽ phụ thuộc một phần lớn vào khả năng nắm bắt quy trình lập kế hoạch chiến lược của các chính quyền địa phương, điều này dẫn tới sự lựa

Page 36: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

30

chọn chính sách sáng suốt, được hỗ trở bởi các khoản ngân sách tương xứng và được giám sát bởi một loạt các chỉ tiêu phát triển cấp tỉnh thích hợp.

Quản lý nguồn lực công tốt hơn

Các yêu cầu về công khai tài chính đối với ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp cũng như đối với các đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước đã và đang được thúc đNy đáng kể thông qua việc thực hiện Quyết định 192 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định này được áp dụng cho các nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước như Quỹ Hỗ trợ Phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các quỹ đầu tư của tỉnh, các DNNN và các tổ chức hoạt động với nguồn tài chính có sự đóng góp từ nguồn công. Theo quy định này, các chỉ tiêu phân bổ do Quốc hội và các Hội đồng nhân dân phê duyệt phải được công bố công khai tại mỗi cấp ngân sách. Các tổ chức có nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước phải công khai mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, kế hoạch ngân sách và các quyết toán, cũng như các phương pháp được sử dụng để xác định mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Đối với các dự án đầu tư của nhà nước, các phân bổ ngân sách hàng năm, kế hoạch ngân sách, các quyết toán và các kết quả thầu về mua sắm phải được công bố. Nguồn vốn cấp bởi ngân sách nhà nước phải được công khai về khoản mục, phân bổ tài chính, kế hoạch tài chính hàng năm và tình hình hoạt động. Đối với các DNNN, công khai bắt buộc bao gồm tình trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn và việc sử dụng các quỹ phúc lợi, số tiền nộp ngân sách nhà nước, thu nhập và lợi tức cổ phiếu của mỗi nhân viên. Các phương pháp công khai tài chính bao gồm công bố tại các cuộc họp chung, trên các văn bản in ấn, yết tại các cơ quan và trên các trang web, hoặc có thể công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ của các cơ quan cấp dưới trực thuộc. Một yêu cầu thông thường là phải giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả công khai tài chính trong vòng 10 ngày. Việc thực hiện một cách đánh giá toàn diện về các rủi ro tài chính liên quan đến các DNNN, NHTMNN và Quỹ Hỗ trợ phát triển cho thấy rằng Chính phủ đã có ý định mạnh dạn tiến tới sự quản lý năng động hơn về tài sản và nợ. Cho đến nay đã có nhiều chú trọng trong việc ước tính tỉ lệ nợ không sinh lời trong danh mục đầu tư của các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay chính sách. Có một giả thiết mang tính ngầm định rằng các con nợ khó đòi mà đa phần trong đó là các DNNN không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, không trả lãi các món nợ không đồng nghĩa với việc không có lợi nhuận. Điều quan trọng hơn là hầu hết các DNNN nợ đọng lại đang ngồi trên mảnh đất màu mỡ mà việc bán hoặc cho thuê những mảnh đất này sẽ tạo ra một nguồn thu quan trọng. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Việc tách ra độc lập mới đây của Kiểm toán nhà nước Việt Nam mà nay là một cơ quan do Quốc hội thành lập là nền tảng cho tính minh bạch. Luật Kiểm toán nhà nước Việt Nam, được thông qua vào tháng 5/2005 đã trao quyền cho Quốc hội trong việc bổ nhiệm và bãi nhiệm tổng kiểm toán nhà nước khi cần thiết. Các báo cáo đã được Quốc hội thông qua của Kiểm toán nhà nước Việt Nam sẽ được công bố công khai qua nhiều kênh, như Công báo, trang web của Kiểm toán nhà nước Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì vẫn diễn ra trước đây khi các kết quả kiểm toán không được công bố ra công chúng trừ khi có sự cho phép của chính phủ. Trong bối cảnh tính minh bạch được

Page 37: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

31

tăng lên, việc kiểm toán các báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước năm 2003 đã được công bố vào tháng 4/2004, và Chính phủ cũng đang có ý định trình Quốc hội một bản báo cáo kết quả kiểm toán sau khi hoàn tất.

Quyền cổ đông của Nhà nước. Hiện đang có một số sáng kiến nhằm nâng cao năng lực của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quyền cổ đông của nhà nước, bao gồm giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, việc hoạt động hiệu quả của Công ty mua bán nợ (DATC) và sự ra đời của Tổng Công ty đầu tư vốn nhà nước (SCIC). Những sáng kiến này, nếu được thực hiện theo cách tạo điều kiện cho chúng bổ sung lẫn nhau, sẽ hứa hẹn nhiều khả năng nâng cao hoạt động của khu vực nhà nước ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải phân bổ lại nguồn vốn nhà nước cho các công ty nhà nước làm ăn có lãi thông qua SCIC dựa trên các tiêu chí hoạt động (bao gồm cả giá thị trường của cổ phiếu trong tương lai), thu hẹp quy mô của sở hữu nhà nước cho một số ít ngành thực sự mang tính chiến lược, và giảm đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước đối với các DNNN quy mô nhỏ và không mang tính chiến lược. Công ty mua bán nợ khi đó sẽ rất quan trọng trong việc xử lý các DNNN đang cần tái cơ cấu mạnh hoặc thanh lý.

Đánh giá nghèo tốt hơn

Các tiêu chí đánh giá nghèo đã được đưa lên ngang mức với các tiêu chuNn quốc tế. Dựa trên các đề xuất của đoàn cán bộ chuyên trách do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục thống kế chủ trì, một chuNn nghèo dựa trên chi phí sẽ được ước tính trong đó có sử dụng Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam của Tổng cục thống kê. ChuNn nghèo này bao gồm thành phần lương thực, là giá trị của một rổ lương thực “đặc trưng” tại Việt nam, cung cấp 2100 calo/người/ngày và một thành phần phi lương thực. Thành phần phi lương thực là giá trị một số mặt hàng phi lương thực cơ bản và thông thường được những người có mức chi tiêu lương thực gần với mức nghèo về lương thực sử dụng. Phương pháp trước kia kết hợp đánh giá nghèo có sự tham gia với điều tra sơ bộ nhằm ước tính thu nhập của các hộ gia đình được coi là nghèo. Phương pháp đánh giá nghèo có sự tham gia với sự tham vấn của các xã phường nhằm phân loại các hộ gia đình theo tình trạng nghèo của họ. Trong khi phương pháp này xác định một cách chính xác hộ nghèo nhất trong số các hộ nghèo, nó không nhất thiết chỉ ra được tất cả các hộ nghèo. Phương pháp này được áp dụng không thống nhất cho tất cả các tỉnh và các tỉnh có thể can thiệp được vào kết quả khi muốn báo cáo mức tiến bộ nhanh hơn. Khi áp dụng phương pháp mới, đoàn cán bộ chuyên trách đã đề xuất một chuNn nghèo chung cho năm 2005 là 200.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 260.000 đồng /người/tháng cho khu vực thành thị. Các chuNn nghèo này cao hơn nhiều các chuNn nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sử dụng cho đến gần đây (150.000 đồng cho khu vực thành thị, 100.000 đồng cho khu vực nông thôn và 80.000 đồng cho khu vực miền núi). Theo ước tính sơ bộ năm 2004, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam sẽ cao gấp gần 3 lần so phương pháp cũ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Page 38: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

32

Cải cách hành chính công

Chương trình tổng thể cải cách hành chính công (CTTT CCHCC) giai đoạn 2001-2010 kết hợp bốn cột trụ: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách nguồn nhân lực và cải cách tài chính công. Trên thực tế, chương trình tổng thể bao gồm bảy chương trình: chương trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quy chuNn, chương trình xem xét lại nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức, chương trình hiện đại hóa các hệ thống hành chính, chương trình tinh giản cán bộ, chương trình nâng cao chất lượng cán bộ công chức, chương trình cải cách tiền lương, và chương trình cải thiện các cơ chế quản lý tài chính trong các cơ quan cung cấp dịch vụ công và hành chính. Giai đoạn I của CTTT CCHCC giai đoạn 2001- 2005 đã gần đến giai đoạn kết thúc. Việc tổng kết xem xét lại giai đoạn này đang được tiến hành nhằm tiến tới thông báo giai đoạn II của Chương trình tổng thể 2006-2010. Giai đoạn I của CTTT CCHCC đã tập trung vào việc thiết lập các cơ chế thúc đNy cải cách, như xây dựng các Cơ chế một cửa và các công cụ cho việc phân cấp hành chính và tài chính. Giai đoạn II dự kiến sẽ dành ưu tiên cho việc thực hiện. Về mặt ngắn hạn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan hành pháp và các đơn vị sự nghiệp tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính ở cả cấp trung ương và địa phương. Sẽ tập trung đặc biệt cho các dịch vụ hành chính như đăng ký cư trú, đăng ký đất đai, các dịch vụ công chứng, giấy phép xây dựng nhà và đăng ký kinh doanh. Đây là những lĩnh vực được xem như là có nhiều vấn đề trong đợt tổng kết tình hình thủ tục hành chính gần đây. Do Chính phủ hoàn toàn nhận thức được các thách thức về cải cách thủ tục hành chính trên thực tế, các cơ chế giám sát chặt chẽ đang được chuNn bị nhằm thNm tra việc thực hiện. Việc thực hiện mô hình cơ chế một cửa sẽ được chú trọng. Theo Quyết định 181, việc thực hiện cơ chế một cửa sẽ được mở rộng tới cấp xã, phường trong năm 2005. Tuy nhiên, tiến độ thành lập các đầu mối cho cơ chế một cửa sẽ không quan trọng bằng việc bảo đảm chất lượng và thiết kế đúng của cơ quan cung cấp dịch vụ một cửa. Đây chính là một thách thức lớn tại cấp xã.

Đấu tranh chống tham nhũng

Luật Chống tham nhũng mới sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10/2005. Mặc dù không phải là phương thuốc bách bệnh nhưng Luật Chống tham nhũng sẽ là biện pháp bước đầu giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Luật mới dự kiến sẽ bao gồm các điều điều khoản về kê khai tài sản đối với các công chức cấp cao, cảnh cáo và tố cáo, xung đột lợi ích, cấm hối lộ và các tội danh tham nhũng khác như tham ô, lừa đảo, làm giàu bất hợp pháp của các cán bộ công chức. Để đạt được hiệu quả, Luật cần phải điều chỉnh những quy định thực thi phù hợp với khả năng và động lực của các cơ quan thực hiện. Cụ thể, các cơ quan này bao gồm Thanh tra Chính phủ, công an và tòa án ở tất cả các cấp.

Cách tiếp cận hệ thống về chống tham nhũng. Nhận thức được tham nhũng là một thách thức mang tính chất đa ngành, Chính phủ đã thực thi nhiều sáng kiến trên nhiều mặt trận. Ví dụ, Bộ Nội Vụ đã thiết lập các đợt kiểm tra chìm tại chỗ trong tất cả các cơ quan Chính phủ để phát hiện các hoạt động sai trái. Chính phủ và Đảng cũng đã

Page 39: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Chính sách phát triển

33

yêu cầu phương tiện thông tin đại chúng áp dụng một phương thức năng động hơn trong việc phát hiện và trình báo các hiện tượng tham nhũng. Nhìn chung, điều này đã tạo khuôn khổ cho cách tiếp cận có tính hệ thống hơn về chống tham nhũng, với trọng tâm giảm các cơ hội dẫn tới các hoạt động tham nhũng và làm tăng khả năng bắt giữ đối với những trường hợp lạm dụng các cơ hội tham nhũng.

Sẽ mất nhiều năm để có thể công bố một nghiên cứu toàn diện đầu tiên về cách thức và cơ chế tham nhũng ở Việt Nam, trong khi hầu như không có nguồn tin nào về việc nghiên cứu này được tiết lộ ra bên ngoài. Trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận này, kết quả của các điều tra thử ở 7 thành phố sẽ được đưa ra thảo luận với các nhà tài trợ tại các hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam không chính thức vào giữa năm 2005. Thanh tra Nhà nước vừa mới hoàn thành một khuôn khổ cho việc hợp tác giữa Chính phủ và nhà tài trợ trên một số hợp phần chính của cách tiếp cận chống tham nhũng mới này.

Mua sắm. Hoạt động mua sắm công đã và đang được củng cố thông qua việc tăng cường sử dụng đấu thầu cạnh tranh công khai được bắt đầu vào năm 1996. Hệ thống này được hoàn thiện vào năm 1999 với việc đưa vào khái niệm “trả giá thầu thấp nhất”. Nghị định 66/2003/CP đã cho phép thành lập ban mua sắm công và hoàn thiện quá trình mua sắm bằng cách yêu cầu bắt buộc phải có hồ sơ thầu quy chuNn cho việc mua sắm hàng hóa. Bộ hồ sơ này dự tính sẽ được ban hành sớm. Hồ sơ thầu quy chuNn sẽ thúc đNy tính nhất quán trong việc áp dụng các quy định về mua sắm. Chính phủ cũng sẽ đưa vào sử dụng Bản tin mua sắm công, và hợp đồng cho việc thành lập một bản tin mua sắm điện tử dự kiến sẽ ra đời trong một thời gian ngắn. Tên các nhà bỏ thầu, danh sách các bên tham gia thầu và phần thưởng cho các dự án lớn sẽ được công bố trên các bản tin. Dự thảo lần thứ 10 Pháp lệnh mua sắm đấu thầu đã được Bộ Kế hoạch-Đầu tư chuNn bị và sẽ trình quốc hội lấy ý kiến, và cũng đã được đưa vào chương trình nghị sự năm nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh này sau khi được thông qua sẽ giúp hợp nhất khuôn khổ pháp lý về mua sắm của Việt Nam mà hiện còn nhiều manh mún.

Xây dựng pháp luật

Các cải cách về luật pháp và tư pháp của Việt Nam sẽ được hình thành dựa trên Chiến lược xây dựng hệ thống pháp luật (XDHTPL) và Chiến lược cải cách tư pháp (CCTP). Sau một thời gian dài cân nhắc, vào tháng 5/2005, Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật đã được thông qua. Chiến lược XDHTPL bao gồm các định hướng chính sách cho việc xây dựng pháp luật đến năm 2010 với tầm nhìn dài hạn đến năm 2020. Song song với đó, Chiến lược CCTP cũng đang được soạn thảo. Dự thảo Chiến lược CCTP đã được Bộ chính trị xem xét sau hội nghị tư pháp toàn quốc vào tháng 4/2004 vừa qua. Nội dung của bản dự thảo Chiến lược CCTP hiện chưa được công bố, do đó chưa thể nhận xét về tính nhất quán và tính bổ sung với Chiến lược XDHTPL. Chiến lược CCTP, theo như báo cáo, đã đặt tòa án vào trung tâm của hệ thống pháp luật và quy định nhiệm vụ cho mỗi cấp của hệ thống tòa án. Chiến lược CCTP cũng đề xuất việc thành lập các tòa án khu vực thay cho các tòa án cấp quận và việc thành lập một tòa phúc thNm

Page 40: t tình hình phát tri n và c i cách c a Vi t namsiteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/Jun2005.… · T GIÁ: US$ = VND 15.810 NĂM TÀI KHÓA C A CHÍNH

Điểm lại

34

riêng cũng như một tòa thượng thNm. Đặc biệt, hy vọng là Chiến lược CCTP sẽ tạo cơ hội hoàn thiện khả năng và tính độc lập của tòa án và cơ quan công tố. Phiên họp thứ 7 của Quốc hội đã sửa đổi Bộ Luật Dân sự. Bộ luật này quy định một phạm vi rộng rãi các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức và xã hội. Bộ luật cũng quy định các quy tắc hướng dẫn về các vấn đề như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, thực thi hợp đồng, thế chấp, bảo lãnh cho vay, các vụ kiện dân sự, di chúc và chúc thư, hiến bộ phận người. Hầu hết các vấn đề này sẽ được quy định cụ thể hơn trong các luật chuyên ngành. Về phạm vi ảnh hưởng, Bộ luật dân sự chỉ kém Hiến pháp.