160
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, mỗi năm có gần 800.000 người mới mắc ung thư đại tràng và khoảng nửa triệu người chết vì bệnh này [1]. Bắc Mỹ và Châu Âu, số người chết vì bệnh đứng thứ 2 sau ung thư vú và phi ở nữ [2]. Tỷ lệ mắc UTĐTT khác nhau đáng kể giữa các vùng trên thế giới. Ở các nước phát triển tỷ lệ này cao gấp 4-10 lần các nước đang phát triển [3]. Việt Nam, UTĐTT đứng thứ 5 sau ung thư dạ dày, phổi, vú, vòm. Theo thống kê của bệnh viên K, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng là 9% tổng số bệnh nhân ung thư [4]. Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới UTĐTT như: địa lý, chế độ ăn uống, vai trò của muối mật, pH phân, nghề nghiệp và hội chứng đa polyp gia đình... Đặc biệt các yếu tố như kích thước u, loại mô học, độ mô học (ĐMH), tình trạng hạch, là các yếu tố tiên lượng kinh điển đã được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích rõ rệt của nó liên quan đến kết quả lâm sàng [5]. Trong vòng 20 năm trở lại đây, kỹ thuật hóa mô miễn dịch (HMMD) đã có bước phát triển vượt bậc do nhuộm HMMD thành công trên các mẫu bệnh phẩm chuyển đúc paraffin, sản xuất nhiều kháng thể đơn dòng. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng trong nghiên cứu bệnh học phân tử để tìm ra cơ chế bệnh sinh của khối u và phương pháp điều trị. Người ta cũng đã tìm được những u có đột biến gen p53, có vai trò quan trọng trong căn nguyên bệnh sinh ung thư [6]; tìm ra gen Her - 2/neu(cerbB-2) có vai trò như yếu tố phát triển biểu mô [7]; các yếu tố liên quan đến sự tăng sinh khối u như Ki -67, kháng nguyên nhân tế bào tăng sinh... liên quan đến tiên lượng UTĐTT [8]. Ưu điểm của phương pháp nhuộm HMMD trên các tiêu bản đúc paraffin là dễ thực hiện, độ chính xác cao và có thể nghiên cứu hồi cứu trong vài chục năm

ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới,

mỗi năm có gần 800.000 người mới mắc ung thư đại tràng và khoảng nửa

triệu người chết vì bệnh này [1]. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, số người chết vì

bệnh đứng thứ 2 sau ung thư vú và phổi ở nữ [2]. Tỷ lệ mắc UTĐTT khác

nhau đáng kể giữa các vùng trên thế giới. Ở các nước phát triển tỷ lệ này cao

gấp 4-10 lần các nước đang phát triển [3]. Ở Việt Nam, UTĐTT đứng thứ 5

sau ung thư dạ dày, phổi, vú, vòm. Theo thống kê của bệnh viên K, tỷ lệ mắc

ung thư đại trực tràng là 9% tổng số bệnh nhân ung thư [4].

Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới UTĐTT như: địa lý, chế độ ăn

uống, vai trò của muối mật, pH phân, nghề nghiệp và hội chứng đa polyp gia

đình... Đặc biệt các yếu tố như kích thước u, loại mô học, độ mô học (ĐMH),

tình trạng hạch, là các yếu tố tiên lượng kinh điển đã được rất nhiều các nhà

khoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích

rõ rệt của nó liên quan đến kết quả lâm sàng [5]. Trong vòng 20 năm trở lại

đây, kỹ thuật hóa mô miễn dịch (HMMD) đã có bước phát triển vượt bậc do

nhuộm HMMD thành công trên các mẫu bệnh phẩm chuyển đúc paraffin, sản

xuất nhiều kháng thể đơn dòng. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng trong

nghiên cứu bệnh học phân tử để tìm ra cơ chế bệnh sinh của khối u và phương

pháp điều trị. Người ta cũng đã tìm được những u có đột biến gen p53, có vai

trò quan trọng trong căn nguyên bệnh sinh ung thư [6]; tìm ra gen Her -

2/neu(cerbB-2) có vai trò như yếu tố phát triển biểu mô [7]; các yếu tố liên

quan đến sự tăng sinh khối u như Ki -67, kháng nguyên nhân tế bào tăng

sinh... liên quan đến tiên lượng UTĐTT [8]. Ưu điểm của phương pháp

nhuộm HMMD trên các tiêu bản đúc paraffin là dễ thực hiện, độ chính xác

cao và có thể nghiên cứu hồi cứu trong vài chục năm

Page 2: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

2

Để điều trị UTĐTT có hiệu quả, người ta phải dựa vào việc đánh giá các

yếu tố tiên lượng. Bên cạnh các yếu tố tiên lượng kinh điển như giai đoạn

bệnh, loại mô học, độ mô học, ngày nay các nhà nghiên cứu đang đi sâu

nghiên cứu bệnh học phân tử và gen để tìm ra các yếu tố tiên lượng khác liên

quan đến kết quả lâm sàng [5]. Kỹ thuật hoá mô miễn dịch ra đời giúp ích cho

phân loại mô bệnh học của UTĐTT và là phương pháp rất có ích cho chẩn

đoán, phân loại, điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh, đặc biệt là những khối u

rất biệt hoá hoặc kém biệt hoá, không biệt hoá. Trong ung thư biểu mô tuyến

đại trực tràng (UTBMTĐTT), sự phân bố của các dấu ấn cytokeratin (CK) tuỳ

thuộc vào loại mô bệnh học và giai đoạn biệt hoá của các tế bào u [9]. Sự bộc

lộ sản phẩm đột biến gen p53 và chỉ số tăng sinh nhân Ki-67 trong ung thư

nói chung và UTĐTT nói riêng phản ánh tính chất ác tính và tiên lượng xấu

của bệnh [8]. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTĐTT,

chủ yếu tập trung vào các khía cạnh dịch tễ học, lâm sàng và phương pháp

điều trị..., nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về UTBMĐTT theo

phân loại của WHO năm 2000, cũng như nghiên cứu về sự bộc lộ các dấu ấn

miễn dịch trong UTBMĐTT bằng nhuôm hoá mô miễn dịch (HMMD) và

mối liên quan với các typ mô bệnh học, với một số yếu tố tiên lượng của

chúng trong UTĐTT. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu

đề tài: “Nghiên cứu bộc lộ một số dấu ấn hoá mô miễn dịch và mối liên quan với

đặc điểm mô bệnh học trong ung thư biểu mô đại trực tràng”. Với các mục

tiêu sau:

1. Xác định các týp mô bệnh học của ung thư biểu mô đại trực tràng

theo WHO năm 2000.

2. Đánh giá liên quan của một số dấu ấn hoá mô miễn dịch với đặc

điểm mô bệnh học trong ung thư biểu mô đại trực tràng.

Page 3: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Dịch tễ học ung thư ĐTT

Theo Tổ chức quốc tế phòng chống ung thư (UICC) ước tính mỗi năm

trên thế giới có khoảng 800.000 người mắc bệnh ung thư đại tràng [1].

Ung thư đại tràng rất hay gặp ở Hoa Kỳ, Canada và Tây Âu. Tỷ lệ trung

gian vừa phải thấy ở miền nam và miền đông Châu Âu, tỷ lệ thấp thấy ở trong

dân Phi Châu, Châu Á và một phần Mỹ La Tinh. Ung thư đại tràng và trực

tràng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Nam giới hay mắc hơn nữ [4]. Ở những

nước phát triển trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh cao, không thấy có sự thay đổi

về tần số mắc bệnh và về tỷ lệ tử vong, trong 20 năm qua ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tử

vong hạ xuống ở người da trắng trong khi tỷ lệ này lại tăng lên ở người da đen

trong 10 năm qua. Ở Nhật Bản, khi chế độ ăn uống kiểu phương tây được du

nhập vào thì mắc bệnh lại tăng lên rõ rệt [10].

Về vị trí của UTĐTT, các nghiên cứu cho thấy trên 50% những khối u

đại trực tràng là nằm ở vị trí của trực tràng, 20% là ở đại tràng sigma, u đại

tràng phải chỉ là 15%, đại tràng ngang là 6 - 8% và đại tràng xuống là 6-7%

số trường hợp [11]. Về mô bệnh học các nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết

UTĐTT là ung thư biểu mô tuyến xuất hiện dưới thể sùi, mô u mủn nát, dễ

chảy máu hoặc thể loét như miệng núi lửa, rắn cứng, bờ nham nhở, những ung

thư biểu mô tuyến cũng có thể là dạng u nhầy [11].

Do tính chất thường gặp và diễn biến bệnh thường phức tạp nên năm

1993 UICC đã xếp ung thư đại tràng vào một trong tám ung thư thường gặp

để đề ra chiến lược và hướng ưu tiên giải quyết.

Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 sau ung thư dạ dày, phổi,

vú, vòm và xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê của bệnh viên K, tỷ lệ

Page 4: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

4

mắc ung thư đại tràng là 9% tổng số bệnh nhân ung thư [4]. Theo ghi nhận

ung thư Hà Nội, 1992 tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của ung thư đại tràng là

7,5/100.000 người, và tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 12,9/100.000

người [4]. Ghi nhận ung thư trên quần thể người Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh năm 2001 cho thấy UTĐTT đứng vị trí thứ 4 ở nam giới và thứ 3 ở nữ

giới [1]. Nghiên cứu của Lê Huy Hoà tại Cần Thơ cho thấy UTĐTT thường

gặp ở tuổi > 40 và nam giới nhiều hơn nữ giới với xuất độ nam/nữ là 1,56

[11]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thắng và Đoàn Hữu Nghị cũng cho thấy

UTĐTT thường gặp trên 40 tuổi [12]. Lê Đình Roanh và Ngô Thu Thoa

cũng đưa ra tuổi trung bình của ung thư đại tràng là 51.8, nhưng tỷ lệ giữa

nam và nữ là ngang nhau [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Đức và cộng sự

về tình hình dịch tễ bệnh ung thư tai Việt Nam giai đoạn 2001 - 2004 cũng

cho thấy ung thư đại tràng đứng hàng thứ 6 trong tổng số các loại ung thư

[2]. Nghiên cứu của Lại Phú Thưởng, Đặng Tiến Hoạt và cộng sự tại khu

vực Thái Nguyên cho thấy ung thư đại tràng đứng hàng thứ 7 trong tổng số

các loại ung thư [13].

1.2. Chẩn đoán giai đoạn UTĐTT

Xếp giai đoạn trong ung thư đại tràng giúp cho phẫu thuật viên phẫu

thuật hợp lý nhất cho cuộc mổ, đồng thời có vai trò vạch kế hoạch điều trị tiếp

theo và tiên lượng bệnh. Giai đoạn thật sự của bệnh chỉ được đánh giá chính

xác bằng thăm khám các tạng trong khi mổ, và sau khi xét nghiệm các bệnh

phẩm cắt bỏ như khối u, hạch bạch huyết [14].

Phân loại của Dukes và Astler - Coller

Năm 1972 Lockhart - Mummery J.P đề xuất đánh giá tiến triển của

ung thư đại tràng dựa vào mức độ xâm lấn trong thành ruột. Năm 1932,

Dukes C.E lần đầu tiên chính thức mô tả hệ thống thực hành phân loại giai

đoạn trong ung thư đại trực tràng. Hệ thống phân loại của Dukes được áp

Page 5: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

5

dụng rộng rãi và luôn được cải tiến bởi nhiều tác giả như Gabriel W.B.,

Bussey H.J.R. (1935) ; Kirklin J.W. (1949). Năm 1967 Turnbull R.B.D cải

tiên phân loại Dukes thành 4 giai đoạn, áp dụng cho cả ung thư trực tràng

và đại tràng [15].

Năm 1954 Astler V.B và Coller F.A. cải tiến Hệ thống phân loại Dukes

chi tiết hơn, hiện nay, hệ thống này rất thông dụng trong lâm sàng và trao đổi

thông tin giai đoạn bệnh AJCC, và các tác giả Mỹ - Anh [16],[17].

Bảng 1.1. Phân loại Dukes cải tiến.

Dukes Astler – Coller Tình trạng bệnh

A

B

C

D

A

B1

B2

C1

C2

C3

D

Khối u xâm lấn cơ

Khối u xâm lấn sát thanh mạc

Khối u xâm lấn vượt thanh mạc

Khối u xâm lấn cơ, di căn hạch

cạnh đại tràng

Khối u xâm lấn thanh mạc, di

căn hạch trung gian

Khối u xâm lấn vượt thanh

mạc, di căn hạch cạnh đại tràng

Có di căn xa

Hệ thống phân loại theo TNM

Hệ thống phân loại TNM được Denoix P., đề xuất năm 1943, phân chia

giai đoạn ung thư dựa trên 3 yếu tố: khối u (Tumor), hạch (Node), và di căn

(Metastasis). Hệ thống TNM được áp dụng cho hầu hết các loại ung thư, là

phương tiện hữu hiệu và tin cậy cho các nhà ung thư trao đổi thông tin. Hệ

thống phân loại TNM luôn được cải tiến bởi UICC và AJCC [18].

Page 6: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

6

Phân loại TNM ung thư đại tràng (UICC-1997)[18]

T - u nguyên phát ( Primary tumor).

Tx: không xác định được u nguyên phát

To: không có dấu hiệu u nguyên phát.

Tis: ung thư biểu mô tiền xâm lấn.

T1: u xâm lấn lớp dưới niêm.

T2: u xâm lấn lớp cơ.

T3: u xâm lấn hết lớp cơ tới lớp dưới thanh mạc hoặc vào tới phúc

mạc quanh đại tràng hay tổ chức quanh đại tràng.

T4: u đã chọc thủng lớp dưới phúc mạc tạng hay xâm lấn trực tiếp

vào cơ quan hoặc cấu trúc khác.

N- hạch vùng

Nx: không xác định được hạch vùng.

No: không có di căn hạch vùng.

N1: di căn vào 1 đến 3 hạch bạch huyết quanh đại tràng hoặc quanh

trực tràng.

N2: di căn vào từ 4 hạch quanh đại tràng trở lên.

N3: di căn vào bất cứ một hạch nào ở dọc theo đường đi của thân

động mạch đại tràng.

M- di căn xa

Mx: không xác định được di căn xa

Mo: không có di căn xa

M1: di căn xa.

Page 7: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

7

Bảng 1.2. Phân chia giai đoạn ung thư đại tràng của AJCC – 1997

Nhóm giai đoạn TNM MAC Dukes

Giai đoạn 0

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn III

Giai đoạn IV

Tis, N0, M0

T1, N0, M0

T2, N0, M0

T3, N0, M0

T4, N0, M0

T1-2, N1-2, M0

T3, N1-3, M0

T4, N1-2, M0

T1-4, N1-2, M1

-

A

B1

B2

C1

C2

C3

D

A

B

C

D

1.3. Giải phẫu bệnh ung thư đại trực tràng

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác biệt về hình thái học

giữa ung thư biểu mô của đại tràng và trực tràng, vì vậy những nghiên cứu về

giải phẫu bệnh đều xếp hai loại này chung làm một [19],[20].

1.3.1 Đại thể ung thư đại trực tràng

1.3.1.1 Vị trí tổn thương

Theo Kahamoui K., ung thư trực tràng là 43%, đại tràng xích ma là

25%, đại tràng lên là 18%, đại tràng ngang là 9%, đại tràng xuống là 5% [21].

Theo Sherman ung thư trực tràng chiếm hơn 50%, đại tràng xích ma là 20%,

đại tràng phải là 15%, đại tràng ngang là 6 - 8%, đại tràng trái là 6 - 7% và ở

ống hậu môn là 1%. Theo Alberts 75% ung thư trực tràng được phát hiện nhờ

khám lâm sàng trực tràng, 2% ung thư trực tràng là u thứ phát của ung thư đại

tràng. Trong ung thư đại tràng thì 2/3 là ở đại tràng trái, 1/3 ở đại tràng phải

[22]. Theo Cameron ung thư gặp ở đại tràng xuống và đại tràng xích ma là

Page 8: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

8

52%, đại tràng phải là 32% và đại tràng ngang là 16%. Ung thư ở đại tràng

phải có xu hướng tăng dần do sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán [23],

[24]. Nghiên cứu của SEER với 77978 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại

trực tràng cũng cho thấy tỷ lệ ung thư đại tràng phải có xu hướng tăng dần, và

có tiên lượng tồi hơn đại tràng trái . Nghiên cứu của Corman M.L. nghiên cứu

10 năm với 1008 bệnh nhân thấy có 43% ung 18% ở đại tràng lên. Tình trạng

có nhiều u trong đại tràng thường ít gặp, Moertel C.G. gặp 4,35% trong số

6.120 ung thư đại tràng.

1.3.1.2 Hình ảnh đại thể UTĐTT

Thể sùi. Khối u lồi vào trong lòng đại tràng. Mặt U không đều, có thể

chia thành nhiều thùy, múi. Màu sắc loang lổ, trắng lẫn đỏ tím. Mật độ mủn

bở, dễ rụng vỡ chảy máu. Khi u phát triển mạnh có thể hoại tử trung tâm, tạo

giả mạc, lõm xuống tạo ổ loét. Hay gặp ở đại tràng phải, ít gây hẹp, ít di căn

hạch hơn các thể khác [4], [19].

Thể loét. Khối u là một ổ loét tròn hoặc bầu dục, mặt u lõm sâu vào

thành đại tràng, màu đỏ thẫm hoặc có giả mạc hoại tử, thành ổ loét dốc, nhẵn.

Bờ ổ loét phát triển gồ lên, có thể sần sùi, mật độ đáy thường mủn bở, ranh

giới u rõ ràng, toàn bộ khối u quan sát giống hình một “núi lửa”. Khối u thể

loét gặp ở đại tràng trái nhiều hơn, u chủ yếu phát triển sâu vào các lớp thành

ruột và theo chu vi ruột, xâm lấn các cơ quan khác, có tỉ lệ di căn hạch bạch

huyết kèm theo cao hơn [11],[25].

Khối u thể thâm nhiễm hay thể chai. Tổn thương lan tỏa, không rõ

ràng giới, mặt tổn thương hơi lõm, có những nốt sần nhỏ, lớp niêm mạc bạc

màu, mất bóng. Khi mổ thường thấy thành đại tràng chắc, cứng đỏ, thanh

mạc sần. Khối u dạng này thường phát triển nhanh theo chiều dọc, chiều

dày lẫn theo chu vi, nhiều khi khối u phát triển làm ruột cứng tròn như một

đoạn ống [11], [25].

Page 9: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

9

U thể chit hẹp, nghẹt. Thường ở nửa trái đại tràng, nhất là đại tràng

sigma, u nhỏ, mặt u thường giống thể loét, phát triển toàn chu vi làm nghẹt

khẩu kính đại tràng, gây tắc ruột. Đoạn ruột hai phía u phình ra tạo tổn thương

như vành khăn bó chặt, u thường gây di căn hạch sớm [11], [25].

U thể dưới niêm mạc. U đội niêm mạc đại tràng phồng lên, niêm mạc

phía trên bình thường. Vi thể thường là sarcoma cơ trơn hoặc u lympho ác

tính, hay gặp ở manh tràng hoặc trực tràng [11], [25].

1.3.2 Phân loại mô bệnh học UTBMĐTT

PhÇn lín ung th­ ®¹i trµng lµ ung th­ biÓu m« tuyÕn víi tû lÖ 95% ®Õn

98%, [11], [19], [26].

* Phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô đại trực tràng của Tổ chức Y tế Thế

giới (1989) gồm các typ sau:

Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô tuyến nhầy

Ung thư biểu mô tế bào nhẫn

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ

Ung thư biểu mô tuyến - vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô không biệt hóa

** Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000 ung thư đại trực tràng

gồm các loại sau [27].

Ung thư biểu mô

- Ung thư biểu mô tuyến: tuỳ thuộc mức độ biến đổi các cấu trúc ống,

tuyến, ung thư biểu mô tuyến được chia ra các loại sau:

+ Ung thư biểu mô tuyến biệt hoá cao: tổn thương có sự hình thành các

tuyến lớn và rõ ràng với các tế bào biểu mô hình trụ.

Page 10: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

10

+ Ung thư biểu mô tuyến biệt hoá vừa: tổn thương chiếm ưu thế trong

khối u là trung gian giữa ung thư biểu mô tuyến biệt hoá cao và ung thư biểu

mô tuyến biệt hoá thấp.

+ Ung thư biểu mô tuyến biệt hoá thấp: tổn thương là các tuyến không rõ

ràng với các tế bào biểu mô kém biệt hoá.

- Ung thư biểu mô tuyến nhày: các tế bào u sản xuất nhiều chất nhầy ra

ngoài tế bào tạo thành các nốt hay các hồ chứa đầy chất nhầy.

- Ung thư biểu mô tế bào nhẫn: các tế bào có dạng hình vòng nhẫn chứa

nhiều chất nhầy, ít có khuynh hướng tạo thành tuyến hay ống.

- Ung thư biểu mô tế bào nhỏ.

- Ung thư biểu mô tế bào vảy.

- Ung thư biểu mô tuyến vảy.

- Ung thư biểu mô tuỷ.

- Ung thư biểu mô không biệt hoá.

Các loại u khác: carcinoide, ung thư biểu mô tuyến hỗn hợp, ung thư cơ

trơn, ung thư hạch, u lympho ác tính

1.4. Đặc điểm mô bệnh học UTBMTĐTT

1.4.1 Ung thư biểu mô tuyến typ thông thường

Hầu hết các ung thư biểu mô tuyến là biệt hóa trung gian. Thông thường,

u có các tuyến trung bình đến lớn với sự thay đổi vừa phải của kích thước và

hình dạng tuyến và chỉ có một khối lượng vừa phải của mô đệm. Trong những

u biệt hóa cao, các tế bào biểu mô thường cao và hình trụ và trở nên hình khối

vuông và đa diện nhiều hơn với mức độ biệt hóa giảm dần. Các lòng tuyến

chứa chất nhầy ưa eosin cô đặc và những mảnh vụn nhân và tế bào (cái gọi là

Page 11: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

11

hoại tử bẩn). Vì vậy, khi một hoại tử bẩn có trong một di căn của một u

nguyên phát chưa rõ nguồn gốc, hình thái này thường có lợi cho việc hướng

đến một ung thư đại tràng nguyên phát. Nói chung, có xu hướng ít khác biệt

giữa phần nông và sâu hơn của u, mặc dù mép dẫn đầu thường kết hợp với sự

phá vỡ của tuyến và sự hiện diện nhiều hơn của các ổ các tuyến nhỏ không

đều, thường có vẻ xâm nhập. Một số u có thành phần nhú chiếm ưu thế, đặc

biệt ở bề mặt. Phản ứng sinh xơ có thể nổi bật, giống ung thư của tụy và

đường mật. Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của xơ hóa một phần là do

hoại tử u lan rộng và kính hóa. Cùng với các tế bào tuyến, một số lượng thay

đổi các tế bào Paneth, các tế bào thần kinh nội tiết, các tế bào vảy, tế bào hắc

tố và các nguyên bào nuôi có thể được tìm thấy trong các ung thư biểu mô

tuyến “thông thường” [10]. Thông thường, sự có mặt của các typ tế bào u

khác này không có ý nghĩa tiên lượng.

1.4.2. Xếp độ u

Xếp độ là một trong những yếu tố bệnh học được sử dụng rộng rãi nhất,

nhưng nó cũng là một trong những yếu tố khó xác định một cách chính xác

nhất. Hơn nữa, vẫn còn có những ý kiến trái ngược là liệu độ u có là một yếu

tố tiên lượng độc lập [28], mặc dù hầu hết các nghiên cứu chỉ rõ nó là một yếu

tố tiên lượng độc lập, đặc biệt khi hệ thống xếp độ hai loại được sử dụng (độ

thấp và độ cao) [29], [30].

Xếp độ trước hết dựa trên tỷ lệ của u bao gồm các tuyến so với những

vùng đặc hoặc bao gồm những ổ và dây tế bào không có lòng tuyến. Hệ thống

xếp độ được sử dụng phổ biến nhất là hệ thống được phê duyệt bởi Tổ chức Y

tế Thế giới (WHO) và AJCC [31], [32]. Với việc sử dụng hệ thống này,

khoảng 10% ung thư biểu mô tuyến là biệt hóa cao, 70% là biệt hóa vừa và

20% là kém biệt hóa [33].

Page 12: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

12

Bảng 1.3. Xếp độ ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng

Độ Danh pháp mô tả Các tiêu chuẩn* Đề nghị của AJCC

GX Độ không thể xác định

G1 Biệt hóa cao > 95% hình thành tuyến Độ thấp

Phần lớn (> 75%) các

tuyến nhẵn và đều

Không có thành phần

nhân độ cao có ý nghĩa

G2 Biệt hóa trung gian 50%-95% hình thành

tuyến

Độ thấp

G3 Kém biệt hóa < 50% hình thành tuyến Độ cao

G4 Không biệt hóa Không hình thành**

tuyến rõ rệt

Độ cao

* Tất cả các tiêu chuẩn phải đầy đủ

** Các u không biệt hóa là một thứ typ riêng

Nói chung, kém biệt hóa là độ mô học được chẩn đoán dễ dàng nhất và

là một yếu tố dự báo nhiều nhất về sống thêm xấu [34], [35]. Đáng tiếc, nhiều

nghiên cứu chứng minh độ mô học là một yếu tố tiên lượng độc lập kết hợp

các u biệt hóa cao và biệt hóa vừa thành một loại trong nghiên cứu của họ. Do

đó, một hệ thống xếp độ gồm hai độ đã được đề nghị. Trong hệ thống này,

ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng được xếp loại thành độ thấp (biệt hóa

cao và vừa; ≥50% hình thành tuyến) hoặc độ cao (< 50% hình thành tuyến).

Xếp độ bệnh phẩm sinh thiết thường không chính xác và không phản ánh độ

cuối cùng của u trên bệnh phẩm cắt bỏ đại tràng.

Xếp độ ung thư đại trực tràng chỉ áp dụng cho những ung thư biểu mô

tuyến typ thông thường. Theo định nghĩa, ung thư biểu mô tế bào nhẫn và ung

Page 13: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

13

thư biểu mô tế bào nhỏ được coi là kém biệt hóa (độ cao). Một số tác giả cũng

coi tất cả các typ của ung thư biểu mô nhầy cũng là độ cao. Thực ra, xếp độ

những ung thư biểu mô nhầy trên cơ sở của độ hình thành tuyến và hình ảnh

tế bào học cũng là vấn đề đáng ngờ về lợi ích thực hành. Các u không có hoặc

chỉ có hình thành tuyến tối thiểu được xếp loại như “không biệt hóa”. Độ này

của u được coi bởi nhiều tác giả là một ung thư biểu mô rất kém biệt hóa

trong hầu hết các trường hợp. Điều quan trọng nhất là ung thư biểu mô tủy

không được xếp loại “kém biệt hóa” và “không biệt hóa” vì thực ra chúng kết

hợp với một kết cục chung tốt hơn những u này. Một số tác giả khuyên ung

thư biểu mô tủy không nên xếp độ theo những phương pháp thông thường đã

nêu trên [36]. Những ổ nhỏ hoặc những dây tế bào ở mép dẫn đầu của u (nẩy

chồi u) không nên sử dụng trong đánh giá chung độ u vì trong một số nghiên

cứu, hình thái này của phát triển u là một chỉ điểm tiên lượng xấu độc lập.

1.4.3 Các thứ typ của ung thư biểu mô

1.4.3.1 Ung thư biểu mô tuyến nhầy

Tổ chức Y tế Thế giới định các u nhầy theo mức độ chất nhầy ngoài tế

bào (u bao gồm ≥ 50% chất nhầy). Thuật ngữ ung thư biểu mô tuyến với hình

ảnh nhầy thường được sử dụng để mô tả các u có thành phần nhầy có ý nghĩa

(>10% nhưng <50%). Hầu hết các ung thư biểu mô nhầy có chứa ít nhất lớp

biểu mô phủ từng phần hoặc có biểu mô bong ra bơi tự do trong chất nhầy.

Cũng có thể thấy một số lượng thay đổi các tế bào nhẫn. Khi trên 50% u bao

gồm các tế bào nhẫn, u được xếp loại như “ung thư biểu mô tế bào nhẫn”

(hoặc ung thư biểu mô, typ tế bào nhẫn), ngay cả nếu trên 50% của u bao gồm

chất nhầy ngoài tế bào.

Ung thư biểu mô nhầy chiếm khoảng 10% tất cả các ung thư đại tràng

[37]. Chúng phổ biến hơn ở những người trẻ và ở những bệnh nhân với ung

thư đại trực tràng không bệnh polyp di truyền (HNPCC) và thường hay biểu

Page 14: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

14

hiện giai đoạn muộn. Typ biến đổi di truyền trong những u này chứng minh

rằng bệnh sinh phân tử là khác nhau so với những ung thư biểu mô tuyến

thông thường. Những sai sót trong sửa chữa ghép đôi không cân xứng của

DNA và MSI-H phổ biến hơn trong những ung thư biểu mô nhầy, nhưng

kiểu hình nhầy có độ nhậy cảm thấp như một dấu ấn cho kiểu hình này

[38]. Những u nhầy MSI-H được tìm thấy phổ biến hơn ở những người trẻ

hơn và thường là những u lồi và có kiểu hình phát triển bành trướng so với

những ung thư nhầy không MSI-H [39]. Nhuộm hóa mô miễn dịch với

TP53 ít dương tính hơn (30% so với > 50% trong typ thông thường của ung

thư biểu mô tuyến), nó gợi ý là những ung thư biểu nhầy ít có đột biến

điểm ổn định trong TP53. Sự bộc lộ của HATH1, một yếu tố phiên mã hoạt

hóa sự bộc lộ của MUC2 trong biểu mô ruột non, được duy trì trong cả

những ung thư biểu mô nhầy và ung thư biểu mô tế bào nhẫn, nhưng bị ức

chế trong những ung thư biểu mô không nhầy, nó chỉ ra một cơ sở sinh học

có thể cho những u nhầy [40].

Các u nhầy xảy ra như nhau trong đại tràng phải và trái. Các u nhầy

thường mềm, có chất nhầy trên diện cắt và chứa ít mô xơ, nó tạo nên hình ảnh

“chất keo” với u. U thường bao gồm những nốt nhầy nhỏ.

Trên vi thể, các ung thư biểu mô tuyến nhầy có nhiều những cấu trúc lớn

vùi trong những bể chất nhầy có thể làm nổi bật bằng nhuộm PAS hoặc xanh

lơ Alcian. Các vùng rìa của u thường là xâm nhập, điều đó có lẽ góp phần vào

tiên lượng xấu nói chung của bệnh nhân. Trong một nghiên cứu gồm 132 ung

thư biểu mô nhầy, những u tuyến có từ trước ở lân cận được xác định ở 31%,

một con số giống như ung thư biểu mô tuyến thông thường. Sự liên quan giữa

các u nhầy và sống thêm còn gây tranh cãi. Trong khi nhiều nghiên cứu chứng

minh rằng các u này kết hợp với một tiên lượng tương đối xấu, những nghiên

cứu khác không thấy có sự kết hợp này [41], [42], [43]. Tuy nhiên, một số

Page 15: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

15

nghiên cứu nhằm xác định đặc tính sinh học của các u nhầy đã thất bại trong

việc phân biệt ung thư biểu mô nhầy với ung thư biểu mô tế bào nhẫn, typ ung

thư sau này được coi là xâm lấn hơn.

So sánh với những ung thư biểu mô tuyến thông thường, các u nhầy cũng

hay gây những cấy ghép phúc mạc [44] và xâm nhập các tạng lân cận hơn

[45]. Do đó, chúng ít được chữa khỏi hơn bằng cắt bỏ bằng phẫu thuật [46].

Chúng cũng thường hay xâm nhập hạch bạch huyết ở ngoài vùng quanh đại

tràng [45]. Vì vậy một số tác giả đề xướng can thiệp ngoại khoa xâm phạm

hơn cho những bệnh nhân với các u nhầy [46].

1.4.3.2 Ung thư biểu mô tế bào nhẫn

Ung thư biểu mô tế bào nhẫn được định nghĩa là một u bao gồm ít nhất

50% các tế bào nhẫn. Với mục đích xếp loại, đặc điểm này thay thế cho sự có

mặt và khối lượng của chất nhầy ngoài tế bào. Những u này chiếm khoảng

0,5% đến 1% tất cả các ung thư đại trực tràng [46], [47], [48]. Chúng hơi phổ

biến hơn ở nam (tỷ lệ nam so với nữ là 1,3:1) và xảy ra ở tuổi trẻ hơn (tuổi

trung bình 63,5) [47]. Trong một số nghiên cứu, trên 50% các ung thư biểu

mô tuyến tế bào nhẫn được phát hiện ở những người trẻ hơn 40 tuổi. Ung thư

biểu mô tế bào nhẫn cũng phổ biến hơn trong viêm đại tràng loét, 30% những

u này xảy ra ở những bệnh nhân với bệnh viêm ruột [49].

Ung thư biểu mô tế bào nhẫn phát sinh với tỷ lệ như nhau ở đại tràng

phải và trái và vì vậy tạo nên một phân số lớn hơn của tất cả các u đại tràng

phía phải [46], [47]. Các u xảy ra đồng thời được tìm thấy ở 14% bệnh

nhân. Chúng thường là loét và khoảng hai phần ba số trường hợp có hình

ảnh đại thể xâm nhập [46], [47]. Hình thái phát triển xơ chai xảy ra ở 20%

các trường hợp [47].

Trên mô học, các tế bào u có hốc chất nhầy đặc trưng, nó đẩy nhân ra chu

vi của bào tương tế bào. Một phân nhóm của các tế bào nhẫn hình tròn và có

Page 16: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

16

nhân khu trú ở trung tâm, không có hốc chất nhầy rõ rệt. So với những ung

thư biểu mô tế bào nhẫn của dạ dày, những ung thư biểu mô tế bào nhẫn của

đại tràng thường hay kết hợp với chất nhầy ngoài tế bào nhiều và ít gây xâm

nhập lan tỏa trong các mô. Mặc dù sự bộc lộ của chất nhầy không giúp phân

biệt ung thư biểu mô tế bào nhẫn di căn của dạ dày với ung thư của đại tràng,

nó có lợi trong việc phân biệt với ung thư từ phổi, ung thư ở vị trí này dương

tính với MUC-1 và TTF-1 (yếu tố phiên mã của tuyến giáp) và âm tính với

MUC-2, so với các u của dạ dày và đại tràng, chúng thường âm tính với

MUC-1 và TTF-1 và dương tính với MUC-2 [50].

Giống những ung thư biểu mô nhầy, những ung thư biểu mô tế bào

nhẫn thường hay biểu hiện ở giai đoạn muộn. Khoảng 80% bệnh nhân có

bệnh giai đoạn III và IV vào thời điểm chẩn đoán [51]. Xâm nhập toàn bộ

bề dày của lớp cơ và gieo rắc phúc mạc phổ biến hơn so với những ung thư

biểu mô tuyến thông thường (36% so với 12%) [46], [47], [52]. Một số

nghiên cứu báo cáo di căn xa lên tới 60% bệnh nhân vào thời điểm chẩn

đoán [53], [54]. Do đó chúng ít được điều trị khỏi bằng phẫu thuật [55].

Giống như ung thư biểu mô nhầy, ung thư biểu mô tế bào nhẫn có kết cục

xấu hơn những ung thư biểu mô thông thường. Tỷ lệ sống thêm 5 năm dưới

10% đã được báo cáo [47], [52]. Bệnh ung thư biểu mô phúc mạc biểu hiện

gần như ở tất cả các bệnh nhân chết vì bệnh này, trong khi di căn gan có ở

dưới 50% các trường hợp [56].

1.4.3.3 Ung thư biểu mô không biệt hóa

Thuật ngữ ung thư biểu mô không biệt hóa chủ yếu giới hạn cho những

ung thư có bằng chứng biệt hóa biểu mô nhưng không có hình thành tuyến rõ

rệt. Một số tác giả chấp nhận tên này cho những u với một tỷ lệ nhỏ (< 5%)

hình thành tuyến [32]. Vì vậy, hầu hết các u không biệt hóa có lẽ là một ung

thư biểu mô tuyến cực kỳ kém biệt hóa.

Page 17: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

17

Những ung thư không biệt hóa có xu hướng to và mềm do mật độ tế bào

cao và tương đối không có phản ứng sinh xơ, và thường có hoại tử lan rộng.

Các u có thể tạo thành nhưng dải tế bào, những dây hoặc những cấu trúc bè và

thường có hình thái phát triển xâm nhập. Mức độ mất biệt hóa thường thay

đổi; một số u có hình thái tế bào học tương đối đồng đều, trong khi những

trường hợp khác có biến đổi của nhân rõ rệt.

Mặc dù những ung thư biểu mô không biệt hóa đơn thuần khá hiếm gặp,

nhiều u có chứa một thành phần tế bào không biệt hóa. Những typ u này được

xếp loại một cách tốt nhất như ung thư biểu mô tuyến và xếp độ trên cơ sở

của tỷ lệ phần trăm chung của các thành phần tuyến. Tuy nhiên, sự có mặt của

thành phần không biệt hóa làm tăng khả năng là u có sự thiếu hụt trong sửa

chữa ghép đôi không cân xứng của DNA, đặc biệt nếu nó kết hợp với phản

ứng lympho bao xâm nhập u mạch.

Ung thư biểu mô tủy là một thứ typ của ung thư biểu mô đại trực tràng

chỉ mới được nhận biết bởi WHO. Lần đầu tiên được mô tả bởi Jessurun và

CS [56]. U này trước đây được xếp loại như ung thư biểu mô không biệt hóa.

Nó bao gồm những dải tế bào đa diện với nhân hình túi, hạt nhân nổi bật và

bào tương rộng, kết hợp với một phản ứng của lympho bào xâm nhập u mạch

[56]. Các tế bào u có thể có cấu trúc dạng cơ quan hoặc dạng bè và có thể có

sản xuất chất nhầy thành ổ. Các u này phổ biến hơn ở phụ nữ và thường xảy

ra ở manh tràng và đại tràng gần. Những ung thư biểu mô tủy cũng được gọi

là ung thư biểu mô biệt hóa tối thiểu tế bào lớn [57].

Hầu hết các ung thư biểu mô tủy kết hợp với đặc điểm gen đặc trưng. Ví

dụ, những u này ít khi có những đột biến của KRAS và TP53 hơn là những

ung thư biểu mô đại trực tràng thông thường và thường hay có những sai sót

trong sửa chữa ghép đôi không cân xứng của DNA [57]. Thực ra, ngay cả khi

biểu hiện như một bộ phận nhỏ, kiểu hình tủy thường dự báo một sai sót trong

Page 18: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

18

sửa chữa ghép đôi không cân xứng là nền tảng [30]. Về kiểu hình miễn dịch,

các u này thường âm tính với cytokeratin 20, đôi khi dương tính với CK7 và

thường có bộc lộ CDX-2 giảm [57]. Việc phân biệt với những ung thư biểu

mô không biệt hóa, không phải tuyến khác là quan trọng vì những ung thư

biểu mô tủy có kết cục thuận lợi hơn [57], [58].

1.4.3.4 Ung thư biểu mô với dị sản vảy

Những u này cực kỳ hiếm gặp [59]. Trong một báo cáo, chúng được xác

định bởi sự có mặt của những thành phần ung thư biểu mô tuyến với những

vùng hỗn hợp rộng của dị sản vảy vẻ lành tính. Diễn biến tự nhiên và điều trị

giống như của những ung thư biểu mô tuyến đơn thuần.

1.4.3.5 Ung thư biểu mô tuyến vảy

Những ung thư này là những u cực kỳ hiếm gặp, chiếm khoảng 0,06%

tất cả các ung thư đại trực tràng trong số liệu của SEER, mặc dù chúng

được báo cáo ba lần phổ biến hơn những ung thư biểu mô tế bào vảy đơn

thuần trong một nghiên cứu [59], [60]. Sự kết hợp với tăng calci huyết cận

u và protein liên quan hormone cận giáp đã được báo cáo ở tần số đủ để u

tiên phát tuyến vảy của đại trực tràng cần được xem xét trong chẩn đoán

phân biệt [61]. Nó cũng đã được phát hiện trong bệnh cảnh của viêm đại

tràng loét mạn tính [61]. U có phân bố như nhau giữa đại tràng phải và đại

tràng trái [60]. U có các thành phần vảy và tuyến ác tính như những thành

phần riêng hoặc hỗn hợp.

Những ung thư này thường ở giai đoạn cao hơn, trong một nghiên cứu,

50% trường hợp đã có di căn ở thời điểm chẩn đoán [60]. Mặc dù sống thêm

chung trong bệnh giai đoạn I/II cũng giống ung thư biểu mô tuyến ở giai đoạn

tương ứng, tỷ lệ sống thêm chung cho bệnh giai đoạn III/IV thấp hơn có ý

nghĩa [59], [60], [61]. Tỷ lệ sống thêm chung là 31% do giai đoạn muộn ở

Page 19: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

19

thời điểm chẩn đoán [59]. Ở những bệnh nhân đã sống qua hai năm, tỷ lệ sống

thêm 5 năm là 84% [59].

1.4.3.6. Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy tiên phát của đại trực tràng hiếm gặp, chỉ có

69 trường hợp được báo cáo đến năm 1985, với hầu hết các nghiên cứu báo

cáo tỷ lệ khoảng 0,1% trong tất cả các ung thư đại trực tràng [47], [62]. Bệnh

căn và tạo mô học chưa được biết rõ. Hầu hết các tác giả ủng hộ một nguồn

gốc từ các tế bào mầm đa tiềm năng có khả năng biệt hóa theo nhiều hướng

[62]. Một số tác giả gợi ý sự xuất phát từ những ổ dị sản vảy kết hợp với kích

thích niêm mạc mạn tính. Trong hai nghiên cứu riêng biệt, tất cả 31 trường

hợp đều âm tính với virus u nhú người [60]. Một trường hợp loạn sản kết hợp

với HPV và ung thư biểu mô tế bào vảy xâm nhập của trực tràng đã được mô

tả, nó gợi ý vai trò bệnh sinh có thể của loại virus này trong những trường hợp

hiếm gặp. Hầu hết những ung thư biểu mô tế bào vảy tiên phát biểu hiện lâm

sàng ở giai đoạn bệnh học muộn. Biểu hiện ban đầu thường ở tuổi cao hơn.

Hình ảnh bệnh học tương tự như của ung thư biểu mô vảy ở các cơ quan

khác. Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy đòi hỏi (1), loại trừ di căn từ

những vị trí khác (đặc biệt là phổi); (2), loại trừ một đường dò kết hợp được

phủ bởi biểu mô vảy (thường giống vị trí nguồn gốc); (3) và phân biệt với

những ung thư biểu mô của hậu môn lan tràn gần vào trực tràng thấp. Những

ung thư biểu mô tế bào vảy hạch âm tính đã được báo cáo có tỷ lệ sống thêm

5 năm là 85%. Tuy nhiên, những ung thư biểu mô tế bào vảy cùng giai đoạn

đã được báo cáo là có tiên lượng xấu hơn ung thư biểu mô tuyến [60], [62].

1.4.3.7 Ung thư biểu mô dạng sacom (ung thư biểu mô tế bào thoi)

Ung thư biểu mô dạng sacom lần đầu được báo cáo năm 1986 cực kỳ

hiếm gặp [63]. Cũng được gọi là carcinosacom, các u này phổ biến hơn ở

những bệnh nhân già, thường xuất hiện là khối lớn hoặc giống cơ và có

Page 20: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

20

chảy máu nhiều. Về mô học, các u này có hình thái phát triển hai pha, kết

hợp các thành phần biểu mô và trung mô. Các vùng mô học chuyển tiếp có

thể được ghi nhận trong một số trường hợp [64], [65]. Thành phần tế bào

hình thoi có thể hoàn toàn không biệt hóa hoặc có thể có biệt hóa xương,

sụn hoặc cơ trơn [15], [63].

Giống như những ung thư biểu mô dạng sacom xảy ra ở những vị trí giải

phẫu khác, các u này thường có bằng chứng dương tính với keratin và kháng

nguyên màng biểu mô (EMA) ở cả các thành phần ung thư biểu mô và sacom

[63]. Sự dương tính với kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (CEA) thường

giới hạn ở thành phần ung thư biểu mô tuyến trong khi vimentin thường chỉ

dương tính trong các tế bào sacom. Những vùng chuyển tiếp có thể dương

tính với cytokeratin và vimentin [66]. Sự dương tính với S-100 và myoglobin

thành ổ cũng đã được mô tả ở một số u này [65]. Những di căn có thể có một

hoặc cả hai thành phần tế bào [65]. Bằng chứng ủng hộ cho nguồn gốc tế bào

tiền thân chung bắt nguồn từ việc khẳng định những đột biến của TP53 chung

trong cả các thành phần biểu mô và sacom [15]. Việc phân loại thứ typ tiếp

thành những ung thư biểu mô dạng sacom (chúng dương tính với keratin

trong cả u) và carcinosacom (u âm tính với keratin trong thành phần trung mô

không có lợi ích lâm sàng hay tiên lượng rõ rệt [26]. Tái phát và bệnh di căn

thường phát triển nhanh và xâm lấn.

1.4.3.8 Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết biệt hóa kém

Cả các ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào nhỏ và ít phổ biến hơn,

tế bào lớn có thể xảy ra như một u tiên phát của đại trực tràng [67]. Các u này

thường biểu hiện ở tuổi trẻ hơn so với ung thư biểu mô tuyến (tuổi trung bình

57 tuổi) và có thể phát sinh ở bất kỳ vị trí nào trong đại tràng và trực tràng.

Hình ảnh mô học của những u này giống như những u xảy ra ở phổi. Chúng

thường phát sinh trong một u tuyến. Nhuộm hóa mô miễn dịch thường phát

Page 21: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

21

hiện được ít nhất là sự dương tính thành ổ với chromogranin và

synaptophysin và có thể dương tính với CDX-2.

Những ung thư biểu mô thần kinh nội tiết biệt hóa kém của đại trực tràng

là những u xâm lấn. Khoảng 70% các bệnh nhân biểu hiện ban đầu với bệnh

di căn xa [67], [68]. Sống thêm trung bình là 10,4 tháng và tỷ lệ sống thêm 3

năm là 13%. Không có sự khác biệt sống thêm có ý nghĩa giữa các thứ typ

bệnh học khác nhau.

1.5. Hóa mô miễn dịch và ứng dụng HMMD trong UTBMĐTT

Sự tồn tại những khó khăn trong chẩn đoán đã dẫn đến những nghiên

cứu hỗ trợ trong lĩnh vực HMMD.

1.5.1. Nguyên lý của phương pháp HMMD

1.5.1.1 Khái niệm: HMMD là một kỹ thuật nhuộm đặc biệt, sử dụng kháng

thể (KT) đặc hiệu để xác định sự hiện diện của các kháng nguyên (KN) tương

ứng trên các lát cắt mô học hoặc trên các loại tế bào có trong mô [69].

Nguyên tắc: cho KT đặc hiệu lên mô, nếu trong mô có KN sẽ có phản ứng kết

hợp KN - KT. Có 2 cách quan sát phức hợp này:

+ Miễn dịch huỳnh quang: KT được gắn với một chất phát huỳnh quang

(quan sát kết quả dưới kính hiển vi huỳnh quang).

+ Miễn dịch men: KT được gắn với một vài loại men, men này xúc tác

cho một phản ứng hóa học để chuyển một chất không màu thành một chất có

màu (quan sát được dưới kính hiển vi quang học).

Kháng nguyên: các KN thường là các protein, một số khác là carbohydrate,

có thể từ ngoài cơ thể vào (vi khuẩn, độc tố, virus,…) hoặc từ trong cơ thể

(các tơ trung gian, các thụ thể hormon, các protein là sản phẩm của đột biến

gen…, có thể hiện diện ở bào tương, màng tế bào hoặc nhân) [69].

Quyết định KN (epitope) là một phần nhỏ của KN, nơi tiếp xúc với KT.

Một KN có thể có vài epitope, mỗi epitope được nhận biết bởi một KT riêng

Page 22: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

22

biệt. Trong qui trình nhuộm HMMD, cần bộc lộ epitope trước khi cho tiếp

xúc với KT.

Kháng thể: là các protein nhận biết và kết nối với KN đặc hiệu, được

sản xuất từ sự đáp ứng với biểu hiện của KN. Mỗi KT có ít nhất hai vị trí kết

nối KN.

KT chủ yếu là IgG, tiếp đến là IgM. KT kết hợp trực tiếp với KN gọi là

KT thứ nhất. Tuỳ theo cách sản xuất, có 2 loại KT:

+ KT đa dòng: được sản xuất bằng cách gây miễn dịch ở động vật với

KN đặc hiệu. Động vật đáp ứng miễn dịch và tạo ra kháng huyết thanh bao

gồm nhiều loại KT đặc hiệu và không đặc hiệu. Sau đó KT được làm tinh

khiết (loại bỏ các KT không cần thiết). KT đa dòng có thể kết hợp với nhiều

vị trí của một KN nên độ nhạy cao, tăng khả năng phát hiện. Tuy nhiên KT đa

dòng có thể chứa các KT phản ứng không đặc hiệu với các KN nên có khuynh

hướng nhuộm nền cao.

+ KT đơn dòng: được sản xuất bằng kỹ thuật u lai, phối hợp khả năng

tạo KT đặc hiệu từ tương bào với lympho bào B ở lách động vật được gây

miễn dịch, hình thành nhiều dòng tế bào u lai sản xuất ra KT đặc hiệu. Các tế

bào này được lựa chọn và nhân giống trong môi trường nuôi cấy tế bào. KT

đơn dòng được sản xuất ra từ một dòng của tế bào u lai nên rất tinh khiết, chỉ

phản ứng với một loại quyết định KN. Tuy nhiên, vì KT đơn dòng chỉ phản

ứng với một vị trí đặc hiệu chứ không phải toàn bộ KN nên ít nhậy hơn so với

KT đa dòng. Hơn nữa, một số KT đơn dòng chỉ phản ứng được trên tiêu bản

cắt lạnh [69].

Cấu trúc của KT có hình chữ Y với 4 chuỗi protein, gồm 2 chuỗi nhẹ và

2 chuỗi nặng. KT có hai vùng:

+ Vùng thay đổi (Fab): hai phần đầu của nhánh chữ Y chứa vị trí kết nối KN.

Page 23: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

23

+ Vùng ổn định (Fc): phần gốc của chữ Y, đây là vùng rất quan trọng vì

có thể kết nối với bổ thể hay các tế bào.

Hệ thống nhận biết: vì các phức hợp KN - KT không quan sát thấy

được dưới kính hiển vi quang học nên cần một hệ thống để hiển thị vị trí có

phản ứng KN-KT. Hệ thống này gồm 2 phần: KT thứ 2 (KT bắc cầu) và hệ

thống phóng đại dấu hiệu nhận biết (gồm men, các phân tử phát hiện, chất kết

nối và chất màu).

+ Kháng thể thứ hai (KT bắc cầu, KT kết nối): là KT phản ứng đặc hiệu

với KT thứ nhất sau khi KT này đã gắn với KN. Nó phản ứng với phân tử

globulin miễn dịch huyết thanh của động vật mà đã sản xuất KT thứ nhất. KT

thứ hai thường được gắn biotin và được coi như kít phát hiện chung.

+ Các enzym: enzym là một protein gây ra sự thay đổi hoá học của

các chất khác nhưng bản thân nó không thay đổi, enzym đóng vai trò như

chất chỉ điểm. Trong kỹ thuật HMMD, enzym cần phải đảm bảo được các

điều kiện sau:

- Phải tạo ra một sản phẩm phản ứng mà không thể hoà tan, màu rõ ràng,

kết tủa trực tiếp tại sản phẩm đó.

- Phải được bền vững ở nhiệt độ phòng, có thể sản xuất được nhiều và có

thể duy trì hầu hết các hoạt động của nó sau khi đã kết nối.

Chỉ có một vài loại enzym đáp ứng được những nhu cầu trên, hai loại

enzym được sử dụng rộng rãi do sản xuất dễ và giá thành thấp là peroxydase,

được chiết xuất từ rễ cây cải ngựa và phosphatase kiềm (Alkaline

phosphatase), chiết xuất từ E.Coli hoặc từ đại tràng.

+ Các phân tử phát hiện: protein A, biotin và avidin là những phân tử

phát hiện. Các IgG hoặc những đoạn của nó phải ở dạng đã được tinh chế. Sự

kết nối tốt chỉ có thể đạt được khi đoạn phân tử IgG lấy từ huyết thanh được

Page 24: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

24

sử dụng như một chất khởi động. Cần lưu ý, các KT không được lẫn với các

protein, các peptid hoặc những chất khác có chứa nhóm amino[69]

Chất kết nối: những chất này phải có hai chức năng:

- Có thể phản ứng với men.

- Phản ứng đồng thời hoặc tiếp theo với phân tử phát hiện để hình thành

cầu nối giữa các kháng thể.

Sự kết nối hoá học gây nên bởi cầu nối này phải không bị thay đổi và

không bị phá huỷ bởi các hoạt động của men và của kháng thể. Càng giữ cho

hoạt động sinh học của các thành phần này tốt thì quá trình kết nối càng được

thực hiện tốt.

+ Chất tạo hợp chất màu: dùng để tạo ra một sản màu tại vị trí kết hợp

KN-KT mà có thể quan sát được trên kính hiển vi quang học. Phản ứng này

cũng để chứng minh sự có mặt của men. Hiện nay, các phòng xét nghiệm

HMMD thường sử dụng diaminobenzidine (DAB), loại này tạo ra một sản

phẩm màu nâu, bền vững trong nhiều năm. Ngoài ra, người ta còn sử dụng

3-amino-9-ethylcarbazole (AEC), tạo ra sản phẩm màu đỏ mà không bị

nhầm với sắc tố melanin, vì vậy AEC hay được dùng trong các bệnh của

da. AEC hay bị hoà tan trong các dung môi của mô, vì thế phải cần một số

vật liệu đặc biệt cho việc gắn. Mặt khác, sản phẩm màu của AEC không

bền vững, dễ bị phai màu theo thời gian và nó cũng là một chất có thể gây

ung thư nên AEC ít được sử dụng hơn DAB. Hiện nay cũng có một số chất

tạo màu đưa ra những sản phẩm phản ứng màu khác như chloronaphthol để

tạo ra sản phẩm màu xanh[69].

1.5.1.2. Các kỹ thuật nhuộm miễn dịch men [69].

+ Miễn dịch men trực tiếp: KN mô kết hợp với KT thứ nhất có gắn men,

phương pháp này đơn giản, nhanh, có tính đặc hiệu nhưng ít nhạy do thiếu hệ

thống phóng đại dấu hiệu nhận biết.

Page 25: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

25

+ Miễn dịch men gián tiếp (phương pháp cầu nối): gồm KN mô + KT

thứ nhất + KT thứ hai (kháng Ig loài của KT thứ nhất) gắn với hệ thống

phóng đại dấu hiệu nhận biết.

Hiện nay có nhiều phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch tùy thuộc vào

điều kiện của các phòng xét nghiệm Giải phẫu bệnh và sự quen dùng của các

kỹ thuật viên, trong đó phương pháp miễn dịch men gián tiếp tỏ ra có nhiều

ưu điểm hơn so với phương pháp gắn trực tiếp:

+ Có thể dùng nhiều loại KT thứ nhất khác nhau.

+ Hệ thóng phóng đại dấu hiệu nhận biết chỉ gắn với KT thứ hai và có

thể tạo ra nhiều vị trí gắn phức hợp nhận biết trên KT thứ hai.

+ KT thứ nhất thường được pha loãng hơn, do đó giảm nhuộm nền hơn.

Các phương pháp thường dùng là:

+ Phương pháp men chống men (Peroxydase-antiperoxydase): KN mô +

KT thứ nhất + KT thứ hai gắn phức hợp men chống men (peroxydase-

antiperoxydase)

+ Phương pháp cầu nối Avidin-Biotin (Avidin-Biotin conjugate),

(phương pháp ABC): KN mô + KT thứ nhất + KT thứ hai gắn phức hợp

Avidin, Biotin và peroxydase.

+ Phương pháp cầu nối Biotin-streptavidin: KN mô + KT thứ nhất + KT

thứ hai gắn phức hợp Biotin, Streptavidin và peroxydase.

+ Phương pháp phosphatase kiềm - kháng phosphatase kiềm (Alkaline

phosphatase - antialkaline phosphatase) (phương pháp APAAP).

Thực tế cho thấy rằng với những u đặc thì nhuộm bằng phương pháp

ABC có độ nhạy cao hơn, ít gây nhuộm nền hơn so với các phương pháp

khác. Phương pháp APAAP hay dùng với các tiêu bản máu hoặc dịch tân

1.5.1.3. Yêu cầu: Một chất được định vị trong mô trên HMMD phải có các

tiêu chuẩn sau [69]:

Page 26: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

26

- Chất đó đã tinh chế sẵn dưới dạng kháng nguyên tương đối thuần khiết

(để sản xuất kháng thể đặc hiệu).

- Sự bảo toàn (ít nhất một phần) của chất kháng nguyên muốn định vị

trong quá trình thao tác kỹ thuật mô học và HMMD.

Khi hai điều trên được tôn trọng, kỹ thuật HMMD có thể được thực hiện

có hiệu quả.

1.5.1.4. Phương pháp:

- Vật liệu kháng nguyên (KN) có mặt trong một mô và đặc biệt hơn trong

một lát cắt mô phản ứng đặc hiệu với một kháng thể (KT) chống lại nó. Phản

ứng miễn dịch này gây một lắng đọng của một KT đặc hiệu trên vùng mô có

KN. Kháng thể này được gắn với một enzyme, ban đầu người ta gắn với

phosphatase acid, nhưng sự kết gắn này khó và không ổn định. Hiện nay người

ta gắn với peroxydase ổn định hơn và có thể bảo quản lâu hơn ở 40C [69].

- Trong kỹ thuật miễn dịch men avidin - biotin, ái lực cao giữa avidin với

biotin được sử dụng để ghép cặp peroxidase đánh dấu với kháng thể thứ nhất.

Có các phương pháp khác nhau được sử dụng để làm tăng độ nhạy của kỹ

thuật [76], [77], [78]. Mục đích của nó là bộc lộ vị trí KN (epitope), nó có thể

bị che đậy, vì vậy người ta gọi bước này là “bộc lộ KN” hoặc “phục hồi KN”.

Kỹ thuật này có thể là làm tiêu với nhiều loại enzyme tiêu protein, sử lý bằng

lò vi sóng hoặc cho tiếp xúc với tác động kết hợp của nhiệt và áp suất trong

một nồi áp suất.

HMMD đã thay thế nhiều KT thường qui và ở chừng mực nhất định,

đã có nhiều áp dụng chẩn đoán trên kính hiển vi điện tử. Tuy thế, giống

như các kỹ thuật khác, cũng có nhiều cạm bẫy, đó là hoạt động của

peroxydase nội sinh và nhuộm nền. Để loại bỏ các yếu tố này, có hai điều

quan trọng là khử hoạt động của peroxydase nội sinh bằng hydrogen

Page 27: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

27

peoxide (H2O2) và pha loãng KT ở nồng độ loãng tối ưu nhất[69]. Cần tiến

hành các kỹ thuật một cách tỷ mỉ, kiểm tra thường xuyên hoạt động kháng

thể, chứng âm và chứng dương.

Sự kết hợp Kháng nguyên - Kháng thể

Kh¸i niÖm HMMD - KhuyÕch ®¹i

KhKh¸̧ngng ththÓÓ ththøø 22gg¾¾n biotinn biotinKhKh¸̧ngng ththÓÓ ththøø 11

KhKh¸̧ngng nguynguyªªnn

BiotinBiotinAvidinAvidin

EnzymEnzym

CCèè ®®ÞnhÞnh formalinformalin

Quan niÖm HMMD - Ph¸t hiÖn

CC¬¬ chÊtchÊt

Page 28: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

28

1.5.1.5. Đánh giá kết quả nhuộm:

Điều kiện đọc kết quả:

+ Phải có tiêu bản chứng âm (trong quá trình nhuộm bỏ qua giai đoạn

KT thứ nhất) và chứng dương (nhuộm kèm với tiêu bản mô đã biết chắc chắn

là dương tính), có thể dùng chứng dương ngay trong tiêu bản nhuộm, được

gọi là nội chứng.

+ Phải đối chiếu với tiêu bản nhuộm HE để biết vùng cần đọc kết quả là

vùng nào.

+ Biết rõ vị trí KN cần xác định ở nhân, bào tương hay màng tế bào.

Đọc kết quả:

+ Âm tính: chỉ có màu xanh của nhân.

+ Dương tính: màu vàng nâu (nếu dùng màu DAB), màu đỏ (nếu dùng

màu AEC), màu xanh (nếu dùng màu chloronaphthol).

1.5.1.6. Ý nghĩa: HMMD có thể xác định những đặc tính sau của mô:

- Các tế bào có hình thái kém biệt hóa hoặc không biệt hóa, quá sản hoặc

tân sản. Việc xác định nguồn gốc mô học thay đổi tùy loại tế bào và mô.

- Số lượng các thành phần tế bào trong quá trình phát triển của bệnh.

Mối tương quan giữa tỷ lệ các tế bào mang một loại kháng nguyên nào đó có

thể có quan hệ với sự tiến triển của bệnh. Tỷ lệ các tế bào u mang các kháng

nguyên nhất định có thể dự báo các bệnh khác nhau, đồng thời cho phép chẩn

đoán chính xác bệnh và các tác nhân nhiễm khuẩn.

- Nồng độ thực tế của các kháng nguyên trong tế bào u có thể dự đoán độ

ác tính của u đó cũng như dự đoán sự đáp ứng của tế bào u với điều trị.

- Xác định vị trí của các kháng nguyên và sự phân bố của nó trong tế bào

và tổ chức, từ đó cung cấp các tiêu chuẩn mới cho chẩn đoán và đánh giá

bệnh một cách chính xác hơn [69].

Page 29: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

29

1.5.2 Ứng dụng kỹ thuật HMMD trong chẩn đoán UTBMTĐTT

Hầu hết các khối u đại trực tràng có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng

cách sử dụng các tiêu chí mô bệnh học, đảm bảo một phân loại chính xác cho

phần lớn các typ vi thể của UTBMTĐTT. Tuy nhiên, trong một số trường hợp

việc chẩn đoán và xác định týp mô học có thể gặp khó khăn:

- Những tổn thương nghi ngờ di căn từ nơi khác đến: đặc biệt là phổi, loại

trừ một đường dò kết hợp được phủ bởi biểu mô vảy (thường giống vị trí

nguồn gốc); và phân biệt với những ung thư biểu mô của hậu môn lan tràn

gần vào trực tràng thấp.

- Những typ vi thể hiếm gặp trong UTBMTĐTT.

Những trường hợp trên cần có các kỹ thuật phụ trợ như HMMD để hỗ trợ

cho chẩn đoán. Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xây

dựng một bảng các KT thích hợp trong xét nghiệm HMMD để đánh giá bệnh

lý ĐTT. Tuy nhiên, sử dụng một dấu ấn đơn độc thường không mang lại hiệu

quả tối ưu về độ nhạy và độ đặc hiệu. Việc sử dụng hai hay nhiều dấu ấn miễn

dịch thường mang lại hiệu quả tốt và cải thiện độ chính xác của chẩn đoán.

Ứng dụng HMMD trong chẩn đoán UTBMĐTT nhằm mục đích:

- Củng cố cho chẩn đoán ung thư.

- Chẩn đoán sự ác tính của u như: tăng chỉ số tăng sinh, mất sự bộc lộ của

bcl-2, sự bộc lộ của p53, Ki-67 (xác định tiềm năng sinh học của khối u).

- Đánh giá tiên lượng ung thư .

- Xác định nguồn gốc của UTBMĐTT.

- Xác định các UTBM vi xâm nhập, phân biệt với tổn thương thâm nhiễm

giả xâm nhập cũng như xác định các di căn UTBM tiềm ẩn.

Page 30: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

30

1.5.2.1 CK7, CK19, CK20

** Sinh học phân tử cơ bản của Cytokeratin (CK)

CK là một thành phần của nhóm sợi có đường kính 10 nm, nó là một

thành phần cấu tạo nên bộ khung tế bào của hầu hết các tế bào Eukaryote.

CK là một dòng phức hợp đa gen của các polypeptid, có trọng lượng

phân tử (TLPT) từ 40 - 68 kDa. Theo Moll và cs (1992), có 20 CK đã được

phát hiện và được đánh số từ CK1 - CK 20. CK được chia thành 2 nhóm:

nhóm ưa acid (lớp 1- thứ họ A) gồm 12 CK (CK 9 - 20) có TLPT 40-56,5

kDa, nhóm ưa base trung tính (lớp 2-thứ họ B) gồm 8 CK (CK 1 - 8) có TLPT

53-67 kDa. Luôn có sự ghép cặp giữa CK của 2 nhóm tạo nên các dị dimer.

Các CK nhóm ưa base trung tính thường lớn hơn các CK nhóm ưa acid tương

ứng từ 7- 9 kDa. Mỗi tế bào có từ 2-10 CK khác nhau, sự phân bố của CK

trong tế bào có thể khác nhau tùy thuộc vào loại mô và giai đoạn biệt hóa của

tế bào. Ở hầu hết các tế bào đơn chứa CK, các sợi được sắp xếp ở mắt lưới

của các bó lỏng lẻo. Tuy nhiên, ở biểu mô vảy lát tầng, các sợi CK được sắp

xếp ở các bó đặc, tơ biểu bì, gắn với các cầu nối gian bào.

Sự biểu hiện của các CK khác nhau trong các tế bào u, ngoài việc xác

định bản chất biểu mô của tế bào u, còn có thể giúp ích cho việc phân biệt

chắc chắn loại mô học của các u biểu mô. Sự xuất hiện của CK không chỉ ra

được nguồn gốc lớp mầm của tế bào u, nhưng nó nói lên được tình trạng biệt

hóa của tế bào [70].

* Sự biểu hiện của CK ở UTBM

Sự bộc lộ CK phản ánh cả 2: typ biểu mô và tình trạng biệt hóa, do đó

có thể có ích trong chẩn đoán u. Ở khối u của người, CK có TLPT thấp tập

trung ở những u bắt nguồn từ biểu mô trụ (UTBM tuyến dạ dày - ruột) và là

CK đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ bào thai; những CK có TLPT cao thường

tập trung ở những u phát sinh từ biểu mô lát tầng. Nói chung, UTBM tuyến

Page 31: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

31

loại biểu mô đơn bộc lộ CK 8, 18, 19 và thường là CK 7, ở u biểu mô tế bào

vảy CK 5, 6, 14, 16, 17 luôn ưu thế, trong khi đó CK 13 có thể biểu hiện với

phạm vi ít hơn.

Một số UTBM có thể mất đi khả năng bộc lộ một hoặc nhiều các CK

được phát hiện trong các tổ chức giả định là nguồn gốc. Ví dụ: UTBM vảy đôi

khi không bộc lộ CK13. Các loại UTBM khác có thể bộc lộ các CK nào đó: CK

8, 18, 19 típ biểu mô đơn bộc lộ ở UTBM vảy (song vẫn bộc lộ ưu thể loại CK

của nó như CK 5). Các thay đổi tương tự, thậm chí có thể gặp ở các tổn thương

loạn sản, sự thay đổi CK có thể xảy ra sau xạ trị và / hoặc hóa trị [71], [72].

* Ứng dụng kháng thể đơn dòng kháng CK trong chẩn đoán

CK hiện diện trong tất cả các tế bào biểu mô, chúng là chỉ điểm đặc hiệu

cao cho UTBM. Các kháng thể kháng CK cũng có thể giúp phát hiện những

ổ di căn nhỏ của UTBM. Các kháng thể đơn dòng đặc hiệu tương ứng cũng

được phát triển theo sự đa dạng đó và nghiên cứu đã HMMD chứng tỏ rằng

một vài UTBM có các CK đặc hiệu.

CK7: Là một polypeptid có TLPT 54 kDa, phân bố rộng rãi trong

loại biểu mô đơn. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa sự bộc

lộ CK7 trong biểu mô bình thường và mô ung thư của cùng một tổ chức [73].

Theo một số nghiên cứu, có thể tới 13% các trường hợp có thể bộc lộ CK7 và

tỷ lệ này không phụ thuộc vào vị trí (nguyên phát so với di căn) và thứ typ

nhầy [73], [74]. Theo nghiên cứu của Shin và CS (2010) thì CK7 biểu hiện

dương tính thấp (8,7%) trong ung thư đại trực tràng, theo tác giả khi CK7 khi

kết hợp với một số dấu ấn khác như CK20, CK19 có giá trị trong chẩn đoán

phân biệt các ung thư di căn từ buồng trứng vào đại trực tràng[72].

CK19: Là một polypeptid có TLPT 40 kDa, nằm ở đoạn nhiễm sắc

thể 17q12-q21, nó cũng phân bố rộng rãi trong loại biểu mô đơn. Các nghiên

cứu cho thấy CK19 dương tính cao trong ung thư biểu mô đại trực tràng. Đa

Page 32: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

32

số trường hợp là dương tính lan toả. CK19 có tỷ lệ dương tính giảm theo mức

giảm của độ biệt hoá, điều đó có nghĩa là sự mất bộc lộ của CK19 thể hiện sự

mất biệt hoá của u. Như vậy, CK19 là một dấu ấn hóa mô miễn dịch rất đặc

hiệu trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng, nó thường bộc lộ quá mức

khoảng 96% [9]. Theo Zhang và Zheng (2010), CK19 biểu lộ dương tính ở hầu

hết các ung thư đại trực tràng và sự kết hợp hai dấu nấn CK7(-)/CK19(+) là

kiểu hình hoá mô miễn dịch đặc trưng của ung thư biểu mô đại trực tràng [9].

CK20: Là một polypeptid có TLPT 46 kDa. Sự tổng hợp CK20 được

phát hiện đầu tiên ở phôi tuần thứ 8 trên các tế bào biểu mô đơn trong quá

trình phát triển niêm mạc ruột. CK20 biểu hiện đặc hiệu nhất trong số biểu mô

đơn nó hầu như đặc hiệu cho các tế bào biểu mô ruột và dạ dày cũng như các

tế bào Merkel của da. CK20 âm tính điển hình với UTBM tế bào vảy [74].

Để tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của CK 7 và CK20 người ta thường sử

dụng kết hợp hai dấu ấn này với nhau để phát hiện vị trí gốc của ung thư biểu

mô. Sự kết hợp giữa 2 keratin này trong chẩn đoán đã mang lại nhiều kết quả

phân biệt ung thư biểu mô tuyến của đại tràng với ung thư biểu mô tuyến

buồng trứng[79]. Shen B (2002) nghiên cứu 78 trường hợp di căn ung thư

biểu mô tuyến đến não từ vú, phổi và đại tràng, tác giả sử dụng kết hợp CK7

và CK20 trong chẩn đoán và cho kết quả thấy di căn ung thư biểu mô tuyến

có nguồn gốc từ đại tràng có kiểu hình miễn dịch CK7 -/ CK20 + (100%)

[71]. Wang NP và CS (1995) nghiên cứu 114 trường hợp di căn ung thư

không rõ nguồn gốc đến xương, phổi và gan, sử dụng kết hợp CK7 và CK20

trong chẩn đoán. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra các kiểu hình miễn dịch gợi ý

nhiều đến ung thư của đại tràng và phổi [75]. Một nghiên cứu khác của

Kummar và CS (2002) trên 102 trường hợp ung thư biểu mô tuyến nguyên

phát ở phổi và di căn đến phổi của ung thư biểu mô tuyến đại tràng cho thấy

kiểu hình miễn dịch CK7+/CK20- là của ung thư biểu mô tuyến nguyên phát

Page 33: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

33

ở phổi, kiểu hình CK7-/CK20+ là của ung thư biểu mô tuyến di căn đến phổi

[74]. Saad RS và CS (2009) đã nghiên cứu và phân tích sự bộc lộ các dấu ấn

CK7, CK20 bằng kỹ thuật nhuộm hoá mô miễn dịch 55 trường hợp ung thư

biểu mô tuyến đại trực tràng. Kết quả cho thấy 12/55(22%) CK7 có biểu hiện

dương tính và 48/55 (87%) CK20 có biểu hiện dương tính. Tỷ lệ CK7-

/CK20+ được xác định 36/55 (65%), CK7 +/CK20+ là 12/55(22%) [76]. Shin

JH và CS (2010) đó nghiên cứu đánh giá sự biểu hiện của cytokeratin 7

(CK7), cytokeratin 20 (CK20) trong ung thư đại trực tràng cú di căn đến

buồng trứng. Tỷ lệ dương tớnh CK7 là 82,9%; CK20 (65,9%)[72]. Trong

những nghiên cứu gần đây người ta thấy kiểu hỡnh CK(-)/CK19(+)/CDX2(+)

là đặc trưng cao trong ung thư ĐTT[75].

1.5.2.2 MUC-1, MUC-2

Sản phẩm chế tiết của hầu hết các ung thư biểu mô tuyến đường tiêu hóa

(đặc biệt của những ung thư biểu mô typ ruột) là một chất nhầy acid, dễ dàng

được phát hiện bằng mucicarmine Mayer, xanh lơ Alcian hoặc nhuộm sắt keo

dạng và có đặc điểm giống như của mucin typ ruột [72]. Những thay đổi khác

nhau trong sialil hóa những chất nhầy này xảy ra và có thể phát hiện được bằng

hóa mô hoặc hóa mô miễn dịch . Chất nhầy được chế tiết bởi ung thư biểu mô typ

lan tỏa và có trong bào tương tế bào nhẫn là typ acid hoặc trung tính, typ trung

tính chiếm ưu thế trong một số trường hợp [72].

Ở mức hóa mô miễn dịch, các typ nhầy chính bộc lộ (với nhiều biến đổi và

trùng lắp là MUC-1 cho typ ruột), MUC-5AC cho typ lan tỏa, MUC-2 cho typ

nhầy và MUC-5B cho typ không xếp loại [72]. Cũng có mối liên quan thú vị giữa

typ chất nhầy và vị trí u, với ý nghĩa là MUC-5AC phổ biến với ung thư biểu mô

của hang vị trong khi MUC-2 bộc lộ với khối lượng lớn hơn với ung thư biểu mô

của tâm vị.

Page 34: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

34

1.5.2.3 CDX-2:

CDX-2 là một gen của homeobox typ đuôi, nó mã hoá một yếu tố phiên

mã có vai trò quan trọng trong sự tăng sinh và biệt hoá của các tế bào biểu mô

của ruột. Nó được phát hiện bằng hoá mô miễn dịch trong đại đa số các ung

thư biểu mô đại trực tràng. CDX-2 có trong khoảng 90% các trường hợp và

HepPar-1 có trong khoảng 80% các trường hợp. CDX-2 xuất hiện rất sớm trong

sự phát triển của u chứng tỏ một sự thay đổi từ kiểu hình dạ dày thành kiểu hình

ruột [84], và CDX-2 bộc lộ với tỷ lệ cao trong ung thư ĐTT khoảng 76% [57],

[72], [76].

1.5.2.4. Protein p53

Cấu trúc p53

Ở người gen p53 nằm ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 17 (17p13.1).

Gen p53 có chiều dài 20kb bao gồm 11 exon giống nhau, đánh số từ E1 đến

E11. Khi bị đột biến, gen p53 có thể mất toàn bộ 2 alen hoặc chỉ 1 alen bị

mất đi (mất tính dị hợp tử) trong khi alen kia bị đột biến ở một vài vị trí,

trường hợp này hay gặp hơn cả. Các đột biến có thể ở các exon đầu (2-4),

đoạn mã hóa vùng C tận cùng, ở các exon cuối (9-11), đoạn mã hóa vùng N

tận cùng, nhưng đa số là ở các exon giữa (5-8), đoạn mã hóa vùng gắn kết

AND (96%) [77], [78].

WTp53: ở chuột và người protein p53 có từ 390- 393 axit amin, gồm

nhiều vùng có chức năng khác nhau.

MTp53: đột biến gen p53 có thể gặp ở các dạng: thêm nucleotit, mất

một nucleotit hay thay đổi nucleotit, dạng thường gặp nhất là đột biến thay

đổi nucleotit (thường hay thay đổi một nucleotit) dẫn đến sự tạo ra các

protein p53 đột biến, mutantp53 (MTp53) [77], [78], [79]. Các vị trí axit

amin bị thay đổi hay gặp nhất là Arg157, Gly245, Arg248, Arg249, Arg273

và Arg282 [77].

Page 35: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

35

Các nghiên cứu cho thấy WTp53 được xếp vào nhóm gen ức chế ung

thư, trong khi MTp53 không chỉ mất khả năng ức chế phát triển u mà trong

một vài thời điểm nó lại có chức năng khởi đầu cho sự tăng sinh tế bào.

Chức năng của protein p53

Khi AND của tế bào bị tổn thương sẽ kích hoạt protein p53. Protein p53 có

tác dụng làm ngừng chu trình phân bào cho đến khi ADN được sửa chữa hoặc

gây hiện tượng chết tế bào theo chương trình nếu ADN tổn thương không thể

sửa chữa được. Vì vậy protein p53 được coi như người canh gác bộ gen tế bào

(guardian genome). Ngoài ra protein p53 còn có khả năng kích hoạt hay ức

chế một số gen khác.

Chức năng của WTp53

Kiểm soát chu trình tế bào: chức năng của p53 khá khác biệt với các

gen u và ức chế u khác. Thay vào việc điều hòa chu kỳ tế bào, gen này hình

như kiểm tra và bảo toàn tính toàn vẹn của bộ gen. Các tế bào thiếu p53 có

sự không ổn định bộ gen và nhanh chóng mất khả năng duy trì số lượng

chính xác của các nhiễm sắc thể. Gen p53 đáp ứng với hư hại di truyền

bằng cách cản trở tế bào trong các pha G1, S hoặc G2 của chu kỳ tế bào,

ngăn cản nhân chia trước khi việc sửa chữa các ADN bị hư hại có thể được

thực hiện. Đồng thời sau khi dò tìm tổn thương, p53 có thể làm cho các tế

bào chết theo chương trình.

Gây chết tế bào theo chương trình: khi các tổn thương ADN không thể

sửa chữa được, p53 gây cảm ứng chết tế bào theo chương trình theo 2 con

đường: thông qua tương tác của p53 với một số gen và thông qua tương tác

của p53 với một số protein. Kết quả là tế bào đi vào con đường chết theo

chương trình và sẽ bị loại bỏ nhờ hiện tượng thực bào [78], [79].

Page 36: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

36

Chức năng của MTp53

Các đột biến của gen ức chế u p53 là một biến đổi di truyền phổ biến

nhất trong các u ở người. MTp53 không có khả năng cảm ứng chết tế bào theo

chương trình. Ngoài ra, bản thân MTp53 còn trở thành một gen sinh ung thư

(oncogene) với khả năng tạo u và hoạt hóa các gen gây ung thư khác. Một số

gen khởi điểm bình thường bị ức chế bởi WTp53 lại được kích hoạt bởi dạng

MTp53. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp MTp53 giữ được khả năng ức

chế của gen p53 và điều này có thể giải thích sự khác nhau trong chuyển dạng

MT và sự nổi trội của một vài p53 trong một số khối u [8], [80].

Bộc lộ protein p53 và liên quan tiên lượng ung thư đại trực tràng

Lan và CS (2007) nghiên cứu làm rõ vai trò của bộc lộ quá mức p53 và

tương quan của nó với các yếu tố lâm sàng bệnh học trong ung thư đại trực

tràng. Sự bộc lộ p53 trong mô u được đánh giá bằng phân tích hoá mô miễn

dịch sử dụng kháng thể đơn dòng của chuột đặc hiệu p53 người. Kết quả là

37,6% trường hợp (n=258) có bộc lộ quá mức của p53 trong mô u. Sự tích lũy

của p53 trong các mô u không liên quan với tuổi, giới, mức CEA của huyết

tương trước phẫu thuật, lượng mucin, tình trạng hạch và giai đoạn u. Liên

quan có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa sự bộc lộ quá mức p53 và vị trí u

trong trực tràng (p=0,038). Những u biệt hoá cao tới vừa có tỷ lệ bộc lộ quá

mức p53 cao hơn có ý nghĩa so với những u kém biệt hoá (40,0% so với

20,0%, p= 0,05) [79]. Trong một phân tích đa biến, tỷ lệ sống thêm đặc hiệu

ung thư 3 năm cao hơn có ý nghĩa ở những bệnh nhân với u bộc lộ quá mức

p53 (82,2%) hơn ở những bệnh nhân không có bộc lộ quá mức. Các tác giả đã

đi đến kết luận là sự tích lũy protein p53 có thể có giá trị tiên lượng thuận lợi

trong ung thư đại trực tràng. Theo y văn mức độ biểu hiện của p53 càng cao

thì tính chất bệnh càng nghiêm trọng. Đây là một trong những dấu ấn hóa mô

miễn dịch quan trong trong việc tiên lượng bệnh.

Page 37: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

37

Các phương pháp phát hiện p53

P53 là một protein nội bào nên nó được tìm thấy nhiều nhất ở các mô,

nhưng cũng có thể gặp trong huyết thanh với nồng độ thấp (do thời gian bán

hủy của protein p53 bình thường chỉ trong 20- 40 phút). Có thể phát hiện trực

tiếp gen p53 và p53 đột biến hoặc gián tiếp thông qua sản phẩm protein p53

có mặt trong huyết thanh và trong mô, tế bào. Khi gen p53 bị đột biến (đặc

biệt trong các trường hợp ung thư) thì nồng độ protein này tại mô có thể tăng

cao đồng thời protein biến đổi có nửa đời sống kéo dài hơn nhiều và được

phát hiện bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch. Các kỹ thuật khác được dùng là kỹ

thuật khuếch đại gen PCR để phát hiện gen p53, hoặc kỹ thuật SSCP (single

strand conformation polymorphism) để phát hiện đột biến gen [77], [78], [79].

1.5.2.5 Ki-67

Ki-67 là một kháng thể đơn dòng đặc hiệu với kháng nguyên nhân. Ki-

67 chỉ được bộc lộ ở những tế bào đang tăng sinh (pha G1, S, M, G2) của chu

kỳ tế bào. Kháng nguyên này có thể được phát hiện bằng nhuộm HMMD.

Những khối u có bộc lộ Ki-67 cao sẽ tiến triển nhanh [8], [78], [80].

Marhashemi và CS tính sự hoạt động tăng sinh nhân bằng nhuộm HMMD với

Ki-67. Tác giả chia làm 3 mức độ dương tính: dương tính ít: < 10% nhân tế

bào bắt màu, dương tính vừa: 10 -50% nhân bắt màu và dương tính mạnh

>50% nhân tế bào bắt màu [78]. Nghiên cứu của Petrisor và CS (2008) nhằm

mục đích phát triển một phân tích bán định lượng của hình thái hoá mô miễn

dịch của những dấu ấn tăng sinh và chết tế bào theo chương trình. Kết quả

cho thấy tất cả các trường hợp có phản ứng hoá mô miễn dịch dương tính với

Ki-67, chỉ số Ki-67 thay đổi trong một phạm vi rộng giữa 5% và 95%. Với

p53 có 10 trong số 15 trường hợp (66%) có phản ứng hoá mô miễn dịch

dương tính, với giá trị chỉ số giữa 22% và 95%, có 5 trường hợp âm tính.

Page 38: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

38

Phân tích thống kê không phát hiện được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

giữa các chỉ số Ki-67 của ba thứ typ mô học (p=0,674), trong khi những khác

biệt quan trọng được phát hiện giữa những chỉ số p53 (p=0,007). Các tác giả

kết luận nghiên cứu ủng hộ cho sự hiểu biết đúng đắn về vai trò của p53 trong

nhuộm hoá mô miễn dịch [78]. Ki-67 liên quan mật thiết với hình thái tăng

trưởng của tế bào, đặc biệt là chỉ số phân bào và độ mô học của u. Những BN

có thời gian sống thêm ngắn thường có tỷ lệ Ki-67 cao [78], [81].

1.5.2.6. Her- 2/neu

HER-2/neu là một thành viên của họ thụ thể yếu tố phát triển biểu bì,

góp phần điều hoà các chức năng sinh học như tăng sinh, biệt hoá, vận động

và chết theo chương trình của tế bào. HER-2/neu biểu lộ quá mức trong ung

thư vú, dạ dày, phổi, tuyến nước bọt, buồng trứng, đại tràng, tiền liệt tuyến và

tuỵ. Tỷ lệ BN có biểu lộ quá mức protein HER- 2/neu trong UTĐTT khác

nhau giữa các nghiên cứu trên thế giới. Mối liên quan giữa biểu lộ quá mức

protein HER-2/neu với các đặc điểm lâm sàng và tiên lượng bệnh còn nhiều

tranh cãi [7], [81].

Page 39: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

39

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm 174 bệnh nhân được chẩn đoán mô bệnh

học là ung thư biểu mô đại trực tràng trên các mẫu bệnh phẩm phẫu thuật tại

bệnh viện K và bệnh viện đa khoa Trí Đức từ 10/2010 đến 5/2014. Các mẩu

mô sinh thiết được chuyển đến Trung Tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung

thư để nhuộm hóa mô miễn dịch

Chúng tôi chỉ đưa vào nghiên cứu những mẫu bệnh phẩm có đủ tiêu

chuẩn để phân loại mô bệnh học.

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô đại tràng hoặc trực tràng

bằng xét nghiệm mô bệnh học.

- Khối u và tất cả các hạch được xét nghiệm mô bệnh học đầy đủ.

- Có đầy đủ các khối nến chứa bệnh phẩm đủ để làm xét nghiệm hoá mô

miễn dịch.

- Có đầy đủ hồ sơ lưu trữ.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng hoặc trực tràng trên

bệnh phẩm sinh thiết nội soi.

- Bệnh nhân bị ung thư từ các cơ quan khác di căn đến đại trực tràng

- Các ung thư đại tràng tái phát, đã được điều trị hoá chất và tia xạ tiền phẫu.

- Những bệnh nhân không có đầy đủ hồ sơ bệnh án lưu trữ.

Page 40: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

40

2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chon mẫu

- Cỡ mẫu: gồm 174 bệnh nhân.

- Chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích, bệnh nhân được chẩn đoán xác định là

ung thư biểu mô đại trực tràng bằng mô bệnh học tại khoa giải phẫu bệnh Bệnh

viện K Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Trí Đức.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.3.1 Địa điểm

- Bệnh viện K Hà Nội.

- Bệnh viện đa khoa Trí Đức Hà Nội.

- Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư Hà Nội.

2.3.2. Thời gian nghiên cứu.

Từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2014.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang, hồi cứu

2.4.1 Nghiên cứu mô học

2.4.1.1 Phân loại mô học

Tất cả các trường hợp đều được nghiên cứu dựa trên các tiêu bản cắt từ

khối paraffin với các bệnh phẩm đã được cố định bằng formol 10%, xử lý

theo quy trình mô học thông thường và đều được chẩn đoán là ung thư biểu

mô đại trực tràng dựa trên tiêu bản nhuộm Hematoxylin - Eosin,

Đọc kết quả và phân loại mô bệnh học theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế

giới năm 2000.

Page 41: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

41

Bảng 2.1. Phân loại UTBM ĐTT theo WHO 2000

Typ mô bệnh học Mã ICD-O

Ung thư biểu mô tuyến 8140/3

Ung thư biểu mô tuyến nhầy 8480/3

Ung thư biểu mô tế bào nhẫn 8490/3

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ 8041/3

Ung thư biểu mô tế bào vảy 8070/3

Ung thư biểu mô tuyến vảy 8560/3

Ung thư biểu mô tủy 8510/3

Ung thư biểu mô không biệt hóa 8020/3

Ung thư biểu mô - carcinoid hỗn hợp 8244/3

Các loại khác

2.4.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán mô học

Ung thư biểu mô tuyến

+ U có các tuyến trung bình đến lớn với sự thay đổi vừa phải của kích

thước và hình dạng tuyến

+ Trong những u biệt hóa cao, các tế bào biểu mô thường cao và hình trụ và

trở nên hình khối vuông và đa diện nhiều hơn với mức độ biệt hóa giảm dần.

+ Các lòng tuyến chứa chất nhầy ưa eosin cô đặc và những mảnh vụn

nhân và tế bào (cái gọi là hoại tử bẩn).

+ Chỉ có một khối lượng vừa phải của mô đệm.

Page 42: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

42

Ung thư biểu mô nhầy

Ung thư biểu mô nhầy được chẩn đoán theo mức độ chất nhầy ngoài tế

bào là nhữn u bao gồm ≥ 50% là chất nhầy.

Các ung thư biểu mô nhầy có chứa ít nhất lớp biểu mô phủ từng phần

hoặc có biểu mô bong ra bơi tự do trong chất nhầy.

Cũng có thể thấy một số lượng thay đổi các tế bào nhẫn, nhưng dưới

50% u bao gồm các tế bào nhẫn.

Ung thư biểu mô tế bào nhẫn

+ U phát triển dưới dạng lan tỏa, với ít hoặc không hình thành bất kỳ cấu

trúc tuyến nào

+ Hầu hết hoặc tất cả chất nhầy là trong tế bào, trái với hình thái chất

nhầy ngoài tế bào trong ung thư biểu mô tuyến nhầy.

+ Phải có >50% tế bào u là tế bào nhẫn.

+ Sự tích lũy chất nhầy trong tế bào gây hậu quả đẩy lệch nhân về một

phía tạo nên hình nhẫn điển hình của tế bào.

+ Một phân nhóm của các tế bào nhẫn hình tròn và có nhân khu trú ở

trung tâm, không có hốc chất nhầy rõ rệt.

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ có hình thái học giống ung thư biểu mô tế

bào nhỏ của phổi.

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Hình ảnh bệnh học tương tự như của ung thư biểu mô vảy ở các cơ

quan khác.

Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy đòi hỏi (1) loại trừ di căn từ

những vị trí khác (đặc biệt là phổi); (2) loại trừ một đường dò kết hợp được

phủ bởi biểu mô vảy (thường giống vị trí nguồn gốc); và (3) phân biệt với

những ung thư biểu mô của hậu môn lan tràn gần vào trực tràng thấp.

Page 43: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

43

Ung thư biểu mô tuyến vảy

Các u bất thường này có những hình ảnh của cả ung thư biểu mô vảy và

ung thư biểu mo tuyến, hoặc như những thành phần riêng biệt trong u hoặc

hỗn hợp với nhau.

Để một tổn thương được xếp loại là ung thư biểu mô tuyến vảy, cần phải

có nhiều hơn các ổ biệt hóa vảy nhỏ được tìm thấy ngẫu nhiên.

Ung thư biểu mô không biệt hóa

Ung thư biểu mô không biệt hóa là những ung thư có bằng chứng biệt

hóa biểu mô nhưng không hình thành tuyến rõ rệt hoặc những u với một tỷ lệ

nhỏ (< 5%) hình thành tuyến.

Các u có thể tạo thành những dải tế bào, những dây hoặc những cấu trúc

bè và thường có hình thái phát triển xâm nhập.

Một số u có hình thái tế bào học tương đối đồng đều, trong khi những

trường hợp khác có thể có biến đổi của nhân rõ rệt.

Ung thư biểu mô tủy

Ung thư biểu mô tủy bao gồm những dải tế bào đa diện với nhân hình

túi, hạt nhân nổi bật và bào tương rộng, kết hợp với một phản ứng của lympho

bào xâm nhập u mạnh.

Các tế bào u có thể có cấu trúc dạng cơ quan hoặc dạng bè và có thể có

sản xuất chất nhầy thành ổ.

2.4.1.3. Xếp độ biệt hóa và độ mô học

Chúng tôi xếp độ biệt hóa và độ mô học của ung thư biểu mô tuyến theo

hệ thống xếp độ được sử dụng phổ biến nhất là hệ thống được phê duyệt bởi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và AJCC. Độ biệt hóa: được chia làm 5 độ và

độ mô học được phân theo 2 độ thấp và cao.

Page 44: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

44

Bảng 2.2. Xếp độ ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng

Độ Danh pháp mô tả Các tiêu chuẩn* Đề nghị của AJCC

GX Độ không thể xác định

G1 Biệt hóa cao > 95% hình thành tuyến Độ thấp

Phần lớn (> 75%) các

tuyến nhẵn và đều

Không có thành phần

nhân độ cao có ý nghĩa

G2 Biệt hóa trung gian 50%-95% hình thành

tuyến

Độ thấp

G3 Kém biệt hóa < 50% hình thành tuyến Độ cao

G4 Không biệt hóa Không hình thành**

tuyến rõ rệt

Độ cao

* Tất cả các tiêu chuẩn phải đầy đủ

** Các u không biệt hóa là một thứ typ riêng

Ngoài các tiêu chuẩn được nêu trên, việc phân độ biệt hóa còn dựa theo

các đặc điểm hình thái học dưới đây dựa trên sự sắp xếp của các tế bào cùng

với sự hình thành ống:

+ Ung thư độ I: bao gồm chủ yếu những ống tuyến đơn, trong đó cực

tính của nhân dễ dàng nhận biết và nhân có kích thước đều. Có sự giống rõ rệt

với biểu mô của u tuyến.

+ Ung thư độ II: bao gồm những ống tuyến có thể đơn, phức hợp hoặc

không đều nhẹ trong đó cực tính của nhân đủ độ để nhận biết rõ hoặc mất

cực tính.

Page 45: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

45

+ Ung thư độ III: có đặc điểm hình thái là không hình thành tuyến, hình

thái đặc chiếm ưu thế, cũng như mất cực tính của nhân. Để xác định một ung

thư biểu mô đại trực tràng, thành phần kém biệt hóa phải tạo thành trên 50%

u, không phải chỉ là những ổ hiếm gặp của u.

+ Ung thư biểu mô không biệt hóa: là những u biểu mô ác tính không có

cấu trúc tuyến hoặc những hình ảnh khác chứng tỏ sự biệt hóa chắc chắn.

2.4.2 Nghiên cứu hóa mô miễn dịch

2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch được thực hiện trên các lát cắt

mô vùi nến bằng bằng kỹ thuật enzym Avidin Biotin Complex (ABC).

Béc lé Béc lé –– KÕt hîp KÕt hîp –– KhuyÕch KhuyÕch ®¹i®¹i

KhKh¸̧ng thÓ ng thÓ IIIIg¾n bioting¾n biotin

KhKh¸̧ng thÓ ng thÓ II

KhKh¸̧ng nguyng nguyªnªn

BiotinBiotin

AvidinAvidin

MenMen

BÖnh phÈm BÖnh phÈm ®­®­îc cè îc cè ®®Þnh formolÞnh formol

Các kháng thể được sử dụng và nồng độ kháng thể được trình bày ở bảng 2.3

Page 46: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

46

Bảng 2.3. Các kháng thể sử dụng trong nghiên cứu

Tên kháng thể Hãng sản xuất Nồng độ

Monoclonal Mouse Anti-Human CK7 Clone

OV-TL-1200

Dako 1/100

Monoclonal Mouse Anti-Human CK20 Clone

Ks 20.8

Dako 1/100

Monoclonal Mouse Anti-Human p53 protein

Clone DO-7

Dako 1/100

Monoclonal Mouse Anti-Human Ki-67 antigen

Clone MIB-1

Dako 1/100

Polyclonal Rabit Anti-Human C-erbB-2

Oncoprotein

Dako 1/100

Polyclonal Rabit Anti-Human MUC-1 Clone

Ab15418

Dako 1/100

Monoclonal Mouse Anti-Human MUC-2

Clone CCP58

Dako 1/25

Rabit Monoclonal Antibody Cytokeratin 19

A53-B/A2.26

Cell marquer 1/100

Rabit Monoclonal Antibody CDX-2

EPR2764Y

Cell marquer 1/100

2.4.2.2 Quy trình xử lý tiêu bản hoá mô miễn dịch

Quy trình xử lý tiêu bản hoá mô miễn dịch theo các bước sau:

- Sử dụng kỹ thuật Biotin - Avidin Complex (ABC).

1. Bệnh phẩm được cắt dày 4m, dàn trên các lam kính phủ silane.

2. Ủ qua đêm ở nhiệt độ 56C.

3. Tẩy nến bằng toluen và cồn như nhuộm thông thường.

Page 47: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

47

4. Rửa nước x 5 phút.

5. Bộc lộ kháng nguyên bằng nhiệt: đặt tiêu bản trong dung dịch citrate

nồng độ 0,01mol/l, pH = 6,0, đun sôi trong nồi áp suất x 5 phút.

6. Rửa nước cất x 5 phút.

7. Khử peroxidase nội sinh bằng H2O2 x 10 phút.

8. Rửa nước cất x 5 phút.

9. Ủ kháng thể thứ nhất 1 giờ.

10. Rửa TBS 3 lần, mỗi lần 5 phút.

11. Ủ kháng thể thứ hai 30 phút.

12. Rửa TBS 3 lần, mỗi lần 5 phút

13. Phủ ABC x 30 phút

14. Rửa TBS 3 lần x 5 phút

15. Ủ với DAB x 10 phút.

16. Rửa nước chảy x 5 phút.

17. Nhuộm nhân với Hematoxylin x 30 giây.

18. Tẩy nước, phủ lamen.

Kết quả nhuộm

Âm tính: chỉ có màu xanh tím của Hematoxylin nhuộm nhân.

Dương tính: nếu có hiện diện kháng nguyên trên tế bào sẽ có màu vàng nâu.

2.4.2.3. Điều kiện đọc kết quả

+ Có tiêu bản chứng âm (trong quá trình nhuộm bỏ qua giai đoạn phủ

kháng thể thứ nhất) và chứng dương (nhuộm kèm với tiêu bản mô đã biết

chắc chắn là dương tính), có thể dùng chứng dương ngay trong tiêu bản

nhuộm, được gọi là nội chứng.

Page 48: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

48

+ Phải đối chiếu với tiêu bản nhuộm HE để biết vùng cần đọc kết quả là

vùng nào.

+ Biết rõ vị trí kháng nguyên cần xác định ở nhân, bào tương hay màng

tế bào.

2.4.2.4. Cách đọc kết quả

- Bộc lộ CK7, CK19 và CK20

Phản ứng dương tính thể hiện bằng màu nâu đỏ ở bào tương tế bào ở ≥

10% tế bào.

- Bộc lộ CDX-2

Dựa vào cường độ bắt màu của nhân và tỷ lệ các tế bào dương tính.

Biểu hiện dương tính khi nhân tế bào có màu vàng nâu. Phản ứng dương tính

nếu trên 10% nhân tế bào bắt màu với cường độ đủ nhận thấy dưới kính hiển

vi quang học

- Bộc lộ MUC-1

MUC-1 dương tính khi có màu nâu đỏ của chất nhầy trong lòng tuyến,

dạng màng ở cực đỉnh tế bào và bào tương tế bào. MUC-2 có màu nâu đỏ ở

bào tương tế bào.

- Bộc lộ MUC-2

MUC-2 dương tính khi có màu nâu đỏ ở bào tương tế bào.

- Bộc lộ p53

Dựa vào cường độ bắt màu của nhân và tỷ lệ các tế bào dương tính. Biểu

hiện dương tính khi nhân tế bào có màu nâu đỏ, kết quả âm tính khi nhân tế

bào không bắt màu vàng nâu. Phản ứng dương tính nếu trên 10% nhân tế bào

bắt màu với cường độ đủ nhận thấy dưới kính hiển vi quang học

Page 49: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

49

- Bộc lộ Ki-67

Biểu hiện dương tính khi nhân tế bào có màu nâu đỏ, kết quả âm tính khi

nhân tế bào không bắt màu nâu đỏ. Phản ứng dương tính nếu trên 10% nhân

tế bào bắt màu với cường độ đủ nhận thấy dưới kính hiển vi quang học

- Bộc lộ của Her-2/neu

Kết quả dương tinh đối với Her -2/neu được đánh giá theo tiêu chuẩn

của nhà sản xuất Dako.

Sử dụng kháng thể đa dòng kháng Her -2/neu, pha loãng 1/200.

Sử dụng mô đại tràng lành, vùng cạnh u làm chứng âm, sử dụng một

tiêu bản đã chắc chắn là dương tính là chứng dương

Đọc tiêu bản trên kính hiển vi quang học để đánh giá cường độ bắt màu

của màng bào tương và tính tỷ lệ các tế bào dương tính với Her-2/neu.

Phản ứng dương tính ở màng tế bào và được chia làm bốn mức: âm tính, 1+,

2+ và 3+. Phản ứng chỉ được coi là dương tính thực sự ở mức 3+.

Bảng dưới đây là thang điểm đánh giá kết quả nhuộm Her-2/neu

Bảng 2.4. Thang điểm đánh giá kết quả nhuộm Her-2/neu trên HMMD

Thang điểm Đánh giá sự biểu lộ protein HER2

Bệnh phẩm phẫu thuật

0 Âm tính Không phản ứng hoặc nhuộm màng <10% tế bào u

1+ Âm tính Nhuộm nhạt màng bào tương >10% các tế bào u, các tế bào chỉ nhuộm một phần màng bào tương

2+ Nghi ngờ Nhuộm yếu- vừa, hoàn toàn đáy bên hoặc bên màng tế bào≥ 10% tế bào u.

3+ Dương tính Nhuộm đậm, hoàn toàn đáy bên hoặc bên màng tế bào ≥ 10% tế bào u.

Page 50: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

50

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Đặc điểm tuổi và giới

Tuổi: tính bằng năm và được phân thành:

- Các nhóm cách nhau 10 tuổi. So sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi,

đặc biệt nhóm < 40 và nhóm ≥ 40 tuổi.

Giới: so sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ.

2.5.2. Các đặc điểm của khối u

- Độ xâm lấn của khối u: được xếp theo các mức Tis, T1, T2, T3, T4 theo độ

xâm lấn tăng dần:

+ Tis: u ở lớp biểu mô.

+ T1: u xâm lấn tới lớp dưới niêm mạc.

+ T2: u xâm lấn vào lớp cơ.

+ T3: u xâm lấn qua lớp cơ vào lớp dưới thanh mạc hoặc vào mô

quanh đại tràng hay mô quanh trực tràng.

+ T4: u làm thủng lớp phúc mạc tạng hay xâm lấn trực tiếp vào cơ

quan hoặc cấu trúc khác.

- Tình trạng hoại tử tổ chức u.

- Tình trạng xâm nhập viêm.

- Tình trạng xâm nhập mạch.

2.5.3. Giai đoạn bệnh

Trên cơ sở hệ thống phân loại TNM bệnh nhân sẽ được chuyển đổi

sang hệ thống phân loại Dukes như sau:

Page 51: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

51

Bảng 2.5. Phân giai đoạn ung thư biểu mô đại trực tràng

Phân loại Dukes Phân loại theo hệ

thống TNM Tiêu chuẩn

A I T1 hoặc T2, N0, M0

B II T3 hoặc T4, N0, M0

C III Mọi T, N1 hoặc N2, M0

D IV Mọi T, mọi N, M1

2.5.4. Phân loại di căn hạch

Theo hệ thống TNM, di căn hạch được chia làm 3 mức dựa vào số

lượng hạch di căn và ký hiệu bằng chữa in hoa là N0, N1, N2.

No: không có di căn hạch

N1: di căn vào 1 đến 3 hạch

N2: di căn ≥ 4 hạch

2.5.5. Các chỉ tiêu mô học

- Phân loại mô bệnh học: dựa theo phân loại của tổ chức Y tế thể giới

năm 2000.

- Độ biệt hóa: được chia làm 5 độ và độ mô học được phân theo 2 độ

thấp và cao theo Compton và CS (2000) và Greene và CS (2002).

- Đánh giá tình trạng xâm nhập thành ruột, xâm nhập lympho-tương bào,

xâm nhập mạch, và hoại tử u đám lớn qua mẫu bệnh phẩm UT ĐTT.

- Đánh giá tình trạng di căn hạch qua sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh.

2.5.6. Các chỉ tiêu hóa mô miễn dịch

Các dấu ấn hóa mô miễn dịch đều được khảo sát theo bộc lộ của các dấu

ấn hóa mô miễn dịch theo:

Typ mô học

Độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến

Page 52: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

52

Độ mô học của ung thư biểu mô tuyến

Các loại tổn thương xâm nhập thành ruột, xâm nhập mạch, hoại tử u đám

lớn và xâm nhập lympho – tương bào.

2.6 Xử lý số liệu

+ Các bệnh nhân đều được đăng ký thông tin và mã hóa các dữ liệu.

+ Phân tích các đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và mức độ bộc lộ các

dấu ấn HMMD trong ung thư ĐTT bằng phần mềm SPSS 15.0.

+ Liên quan được xem là có ý nghĩa khi phép kiểm có p<0,05. Các thống

kê được thực hiện với độ tin cậy 95% (1-α), với sai lầm là 0,05.

2.7 Khía cạnh y đức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng chấm đề cương của Trường Đại

học Y Hà Nội xét duyệt và thông qua. Đề tài này cũng nằm trong đề tài

nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư thuộc Liên

hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt nam “Nghiên cứu đa trung tâm nhằm thu

thập mô thừa sau phẫu thuật và dịch sinh học từ các đối tượng nghiên cứu

mắc bệnh ung thư cũng như dịch sinh học từ các đối tượng tình nguyện khỏe

mạnh để nghiên cứu về hệ gen, bộ protein, và dấu ấn sinh học”, đề cương

nghiên cứu mã số AST-FPB-005-VN, đề tài đã được Hội đồng Y đức Trường

Đại học Y Hà nội phê duyệt.

Page 53: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

53

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi

Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n Tỷ lệ %

≤ 30 3 1,6

31-39 9 5,2

40-49 32 18,4

50-59 57 32,8

≥ 60 73 42,0

Tổng cộng 174 100

Nhận xét: Lứa tuổi có tỷ lệ cao nhất là lứa tuổi ≥ 60 tuổi (42%), sau đó

là 50-59 tuổi (32,8%). Lứa tuổi 40-49 tuổi chiếm 18,4%. Lứa tuổi 31-39 có tỷ

lệ thấp (5,2%), chỉ có 3 trường hợp ≤ 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 1,6%.

<40

≥40

<40≥40

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân bố theo tuổi <40 và ≥ 40

Nhận xét: Lứa tuổi ≥ 40 chiếm đại đa số các trường hợp (93,1%). Lứa

tuổi <40 chỉ có 6,9% số trường hợp.Tuổi trung bình là 56,79 ± 12,54. Tuổi

nhỏ nhất là 20 và tuổi lớn nhất là 83.

Page 54: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

54

3.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới

Bảng 3.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo giới

Giới n Tỷ lệ %

Nam 80 46,0

Nữ 94 54,0

Tổng cộng 174 100

Nhận xét: Nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam (54% so với 46%). Tỷ lệ

nam/nữ là 0,85.

3.1.3 Một số đặc điểm về lâm sàng

85.1

14.9

Ung thư ĐTUng thư TT

Biểu đồ 3.2 Vị trí ung thư đại trực tràng.

Nhận xét: ung thư đại tràng có tỷ mắc cao hơn so với ung thư trực tràng,

theo tỷ lệ (85,1% so với 14,9%).

Page 55: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

55

Bảng 3.3. Tình trạng di căn hạch

Di căn hạch n Tỷ lệ %

Có di căn 41 23,6

Không di căn 133 76,4

Tổng cộng 174 100%

Nhận xét:Ung thư ĐTT di căn hạch có 23,6%, ung thư không di căn

hạch chiếm tỷ lệ cao hơn(76,4%).

1.1

75.3

23

0.6

0

20

40

60

80

A B C D

Biểu đồ 3.3. Phân giai đoạn ung thư đại trực tràng theo Dukes

Nhận xét: ung thư giai đoạn Dukes B chiếm tỷ lệ cao nhất (75,3%), tiếp

đến là Dukes C với tỷ lệ 23%, giai đoạn Dukes D có 1 trường hợp(0,6%) và

giai đoạn sớm Dukes A có 2 trường hợp (1,1%).

Giai đoạn Dukes

Tỷ lệ %

Page 56: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

56

3.2 Mô bệnh học ung thư biểu mô đại trực tràng

Bảng 3.4. Phân loại typ mô bệnh học UTĐTT theo WHO 2000

Týp MBH n Tỷ lệ %

UTBM tuyến 153 87,9

UTBM nhầy 12 6,9

UTBM tế bào nhẫn 3 1,7

UTBM không biệt hóa 5 2,9

UTBM tủy 1 0,6

Tổng cộng 174 100

Nhận xét: Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất (87,9%), sau đó

là ung thư biểu mô nhầy (6,9%), ung thư biểu mô không biệt hóa chiếm 2,9%,

ung thư biểu mô tế bào nhẫn chiếm tỷ lệ thấp (1,7%). Ung thư biểu mô tủy chỉ

có 1 trường hợp (0,6%).

Ảnh 3.1 Vi thể UTBM tủy, Nhuộm HE x 400

BN.Trần Thị Tố Ng - 40 tuổi/ MSTB: 2785

Page 57: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

57

Bảng 3.5. Xếp đô biệt hóa của UTBM tuyến

Độ biệt hóa n Tỷ lệ %

Độ 1 39 25,4

Độ 2 80 52,3

Độ 3 31 20,3

Độ 4 3 2,0

Tổng cộng 153 100

Nhận xét: Độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%), sau đó là độ 1 (25,4%) và

độ 3 (20,3%). Độ 4 chỉ có 3 trường hợp, chiếm 2%.

Ảnh 3.2 Vi thể UTBMTĐT - BH độ 1, Nhuộm HE x 400

BN.Trương Mạnh Tr - 72 tuổi / MSTB:12803

Page 58: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

58

Ảnh 3.3 Vi thể UTBMTĐT - BH độ 2, Nhuộm HE x 400

BN.Phùng Thị Hải Y - 72 tuổi / MSTB:8159

22.2

77.8

Độ mô học cao

Độ mô học thấp

Biểu đồ 3.4. Độ mô học thấp và cao của UTBM tuyến

Nhận xét: Phân độ mô học theo hệ thống hai độ cho kết quả là phần lớn

ung thư đại trực tràng thuộc độ thấp (77,8%), độ cao chỉ chiếm 22,2%.

Page 59: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

59

Bảng 3.6. Tình trạng xâm nhập thành ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và

xâm nhập lympho - tương bào.

Tình trạng xâm nhập thành ruột, mạch,

hoại tử và xâm nhập lympho -tương bào

n Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột

(n = 174)

Thanh mạc 137 78,7

Cơ 35 20,1

HNM 2 1,2

Xâm nhập mạch

(n= 156)

Có 70 44,9

Không 86 55,1

Hoại tử

(n= 156)

Có 54 34,6

Không 102 65,4

Xâm nhập lympho - tương bào

(n= 156)

Có 105 67,3

Không 51 32,7

Nhận xét: Tổn thương xâm nhập thanh mạc chiếm tỷ lệ cao nhất (78,7),

sau đó là xâm nhập cơ (20,1%), tổn thương khư trú ở hạ niêm mạc chiếm tỷ lệ

thấp (1,2%). Xâm nhập mạch chiếm 44,9%, hoại tử đám lớn 34,6% và xâm

nhập lympho-tương bào 67,3%.

Page 60: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

60

Ảnh 3.4 Vi thể UTBM tế bào nhẫn, Nhuộm HE x 400

BN.Nguyễn Thị Kim Th - 53 tuổi / MSTB:13829

Ảnh 3.5 Vi thể UTBM nhầy, Nhuộm HE x 400

BN.Nguyễn Thị Ch - 63 tuổi / MSTB:9237

Page 61: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

61

3.3. Kết quả bộc lộ dấu ấn HMMD UTBMĐTT

Bảng 3.7. Sự bộc của các dấu ấn HMMD của toàn bộ bệnh nhân (n=174)

Dấu ấn Số trường hợp dương tính Tỷ lệ (%)

CK7 16 9,2

CK19 167 96,5

CK20 106 59,1

CDX-2 123 70,7

Ki-67 119 68,4

p53 69 39,7

Her-2/neu 19 10,9

MUC-1 139 79,9

MUC-2 84 48,3

Nhận xét: Các dấu ấn có tỷ lệ bộc lộ từ cao đến thấp dần gồm CK19

(96,5%), MUC-1 (79,9%), CDX-2 (70,7%) và Ki-67 (68,4%), CK20 (59,1%),

MUC-2 (48,3%), p53 (39,7%). Các dấu ấn khác có tỷ lệ bộc lộ thấp hơn gồm

Her-2/neu (10,9%) và CK7 (9,2%).

Page 62: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

62

Bảng 3.8. Sự bộc lộ của các dấu ấn HMMD của UTBM tuyến

Dấu ấn Số trường hợp dương tính Tỷ lệ (%)

CK7 13 8,4

CK19 149 97,4

CK20 96 62,7

CDX-2 109 71,2

Ki-67 103 67,3

P53 60 39,2

Her-2/neu 18 11,7

MUC-1 123 80,4

MUC-2 72 47,1

Nhận xét: CK19 có tỷ lệ bộc lộ cao nhất (97,4%), sau đó là MUC1

(80,4%), CDX-2 (71,2%), Ki-67 (67,3%) và CK20 (62,7%). Các dấu ấn có

tỷ lệ dương tính thấp hơn gồm MUC-2 (47,1%), p53 (39,2%), và Her-2/neu

(11,7%).

Page 63: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

63

3.4. Đánh giá liên quan của một số dấu ấn HMMD với đặc điểm mô bệnh

học trong ung thư ĐTT

Bảng 3.9. Liên quan giữa sự bộc lộ các dấu ấn HMMD với nhóm tuổi

(n=174)

Nhóm tuổi

HMMD

≤ 30 31- 40 41-49 50-59 ≥ 60

p Số

(+)

Tỷ

lệ

Số

(+)

Tỷ

lệ

Số

(+)

Tỷ

lệ

Số

(+)

Tỷ

lệ

Số

(+)

Tỷ

lệ

CK7 1 0,6 1 0,6 1 0,6 6 3,4 7 4,02 <0,05

CK19 3 1,7 8 4,6 32 18,4 57 33,3 68 39,1 <0,05

CK20 3 1,7 6 3,4 19 10,9 36 20,7 42 24,1 <0,05

CDX-2 3 1,7 9 5,1 16 9,2 43 24,7 52 29,9 <0,05

Ki-67 2 1,1 5 2,9 21 12,1 38 21,8 53 30,4 <0,05

p53 2 1,1 8 4,6 13 7,4 21 12,1 25 14,4 <0,05

Her-2/neu 0 0 1 0,5 2 1,1 5 2,9 11 6,3 <0,05

MUC-1 3 1,7 7 4,0 25 14,4 43 27,1 61 35,1 <0,05

MUC-2 2 1,1 3 1,7 17 9,7 26 14,9 36 20,7 <0,05

Nhận xét: Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê của sự bộ lộ tất cả các

dấu ấn với các nhóm tuổi.

Page 64: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

64

CK7

Bảng 3.10. Liên quan giữa bộc lộ CK7 với các typ MBH

HMMD

Týp MBH

CK7

p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 13 8,4

< 0,05

UTBM nhầy (n=12) 1 8,3

UTBM tế bào nhẫn (n=3) 1 33,3

UTBM không biệt hóa (n=5) 1 20,0

UTBM tủy (n=1) 0 0,0

Nhận xét: Các typ mô học đều có tỷ lệ dương tính thấp với CK7. Ung

thư biểu mô tế bào nhẫn có 33,3% và ung thư biểu mô không biệt hóa có

20,0% dương tính. Ung thư biểu mô tuyến có 8,4% và ung thư biểu mô nhầy

8,3% các trường hợp dương tính. Ung thư biểu mô tủy âm tính với CK7. Sự

khác biệt giữa các typ có ý nghĩa thống kê.

Ảnh 3.6 Vi thể UTBMTB nhẫn, Nhuộm HMMD CK7 x 400

Các tế bào u dương tính mạnh với CK7

BN.Nguyễn Thị Kim Th - 53 tuổi / MSTB:13829

Page 65: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

65

Bảng 3.11. Liên quan giữa bộc lộ của CK7 với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

CK7

p Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1(n=139) 1 0,7

< 0,05 Độ 2(n=80) 9 11,3

Độ 3(n=31) 2 6,5

Độ 4(n=3) 1 33,3

Nhận xét: Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự bộc lộ của CK7 với

độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05).

Bảng 3.12. Liên quan giữa bộc lộ CK7 với độ mô học của UTBMT

HMMD

ĐMH

CK7

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 10 8,4

> 0,05 Cao (n=34) 3 8,8

Nhận xét: Không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự bộc lộ của

CK7 với độ biệt hóa thấp, cao của ung thư biểu mô tuyến (p>0,05).

Page 66: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

66

Bảng 3.13. Liên quan giữa bộc lộ CK7 với tình trạng xâm nhập thành

ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

HMMD

Loại tổn thương

CK7

p Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột

(n = 174)

Thanh mạc (n=137)

15 10,9

<0,05 Cơ(n=35) 1 2,9

HNM(n=2) 0 0,0

Xâm nhập mạch

(n = 156)

Có(n=70) 9 12,9 <0,05

Không(n=86) 4 4,7

Hoại tử

(n = 156)

Có(n=54) 7 12,9 < 0,05

Không(n=102) 7 6,8

Xâm nhập viêm

(n = 156)

Có(n=105) 10 9,5 >0,05

Không(n=51) 4 7,8

Nhận xét: Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự bộc lộ của CK7 với

xâm nhập thành ruôt, xâm nhập mạch và hoại tử u đám lớn (p<0,05), nhưng

không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự bộc lộ của CK7 với xâm nhập

lympho – tương bào(p<0,05).

Page 67: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

67

CK19

Bảng 3.14. Liên quan giữa bộc lộ CK19 với các typ MBH

HMMD

Týp MBH

CK19

p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 149 97,4

< 0,05

UTBM nhầy (n=12) 10 83,3

UTBM tế bào nhẫn (n=3) 3 100,0

UTBM không biệt hóa (n=5) 3 60,0

UTBM tủy (n=1) 1 100

Nhận xét: Tất cả các trường hợp ung thư biểu mô tế bào nhẫn và ung

thư biểu mô tủy đều dương tính với CK19 (100%). Có 97,4% các ung thư

biểu mô tuyến và 83,3% ung thư biểu mô nhầy dương tính với CK19. Có 3/5

(60%) trường hợp ung thư biểu mô không biệt hóa dương tính với CK19. Có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sự bộc lộ của CK19 với các typ mô

bệnh học (p<0,05).

Ảnh 3.7 Vi thể UTBMTĐT, Nhuộm HMMD CK19 x 400

Các tế bào u dương tính mạnh với CK19

BN.Trương Mạnh Tr - 72 tuổi / MSTB:12803

Page 68: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

68

Bảng 3.15. Liên quan giữa bộc lộ CK19 với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

CK19

p Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1 (n=139) 39 28,1

< 0,05 Độ 2 (n=80) 77 96,3

Độ 3 (n=31) 31 100

Độ 4 (n=3) 2 66,7

Nhận xét: Độ 3 và độ 2 có tỷ lệ dương tính cao với CK19 (100% và

96,3% theo thứ tự). Độ 4 có tỷ lệ dương tình là 66,7%. Độ 1 chỉ có 28,1% các

trường hợp dương tính với CK19. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong

bộc lộ CK19 giữa các độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05).

Ảnh 3.8 Vi thể UTBMT nhầy, Nhuộm HMMD CK19 x 400

Các tế bào u dương tính mạnh với CK19

BN.Nguyễn Thị Ch - 63 tuổi / MSTB:9237

Page 69: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

69

Bảng 3.16. Liên quan giữa bộc lộ CK19 với độ mô học của UTBMT

HMMD

ĐMH

CK19

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 116 97,5 > 0,05

Cao(n=34) 33 97,1

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong bộc lộ CK19

giữa các độ mô học thấp và cao của ung thư biểu mô tuyến (p>0,05).

Ảnh 3.9 Vi thể UTBM tủy, Nhuộm HMMD CK19 x 400

Các tế bào u dương tính với CK19

BN.Trần Thị Tố Ng - 40 tuổi/ MSTB: 2785

Page 70: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

70

Bảng 3.17. Liên quan giữa bộc lộ CK19 với tình trạng xâm nhập thành

ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

HMMD Loại tổn thương

CK19 p Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột

(n = 174)

Thanh mạc (n=137)

131 95,6 < 0,05

Cơ(n=35) 35 100 HNM(n=2) 1 50,0

Xâm nhập mạch (n = 156)

Có(n=70) 68 97,1 >0,05 Không(n=86) 83 96,5

Hoại tử (n = 156)

Có(n=54) 54 100 < 0,05 Không(n=102) 97 95,1

Xâm nhập viêm (n = 156)

Có(n=105) 102 95,1 > 0,05 Không(n=51) 49 96,1

Nhận xét: Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bộc lộ CK19 với xâm nhập

thành ruột và hoại tử u đám lớn(p<0,05), nhưng không có liên quan có ý

nghĩa thống kê giữa bộc lộ CK19 với xâm nhập mạch và xâm nhập viêm.

Ảnh 3.10 Vi thể UTBM ĐT xâm nhập mạch, HMMD CK19 x 400

Các tế bào u dương tính với CK19

BN.Trần Thị Tố Ng - 40 tuổi/ MSTB: 2785

Page 71: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

71

CK20

Bảng 3.18. Liên quan giữa bộc lộ CK20 với các typ MBH

HMMD

Týp MBH

CK20

p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 96 62,7

< 0,05

UTBM nhầy(n=12) 4 33,3

UTBM tế bào nhẫn(n=3) 2 66,6

UTBM không biệt hóa(n=5) 2 40,0

UTBM tủy(n=1) 1 100

Nhận xét: Ung thư biểu mô tủy, ung thư biểu mô tế bào nhẫn và ung thư

biểu mô tuyến có tỷ lệ dương tính cao với CK20 (100%, 66,6% và 62,7% theo

thứ tự). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với CK20

giữa các typ mô bệnh học.

Ảnh 3.11 Vi thể UTBMT, Nhuộm HMMD CK20 x 400

Các tế bào u dương tính với CK20

BN.Phùng Thị Hải Y - 72 tuổi / MSTB:8159

Page 72: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

72

Bảng 3.19. Liên quan giữa bộc lộ CK20 với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

CK20

p Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1(n=139) 30 21,6

< 0,05 Độ 2(n=80) 51 63,7

Độ 3(n=31) 14 45,2

Độ 4(n=3) 1 33,3

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

CK20 giữa các độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó các

độ có tỷ lệ bộc lộ giảm dần là độ 2, độ 3, độ 4 và độ 1 (63,7%, 45,2%, 33,3%

và 21,6%, theo thứ tự).

Bảng 3.20. Liên quan giữa bộc lộ CK20 với độ mô học của UTBMT

HMMD

ĐMH

CK20

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 81 68,1

< 0,05 Cao (n=34) 15 44,1

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

CK20 giữa các độ mô học thấp và cao của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05),

trong đó độ thấp có tỷ lệ dương tính là 68,1%, trong khi độ cao chỉ có 44,1%

dương tính.

Page 73: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

73

Bảng 3.21. Liên quan giữa bộc lộ CK20 với tình trạng xâm nhập thành

ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

HMMD

Loại tổn thương

CK20

p Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột

(n = 174)

Thanh mạc

(n=137) 82 59,9

< 0,05 Cơ (n=35) 23 65,7

HNM (n=2) 0 0,0

Xâm nhập mạch

(n = 156)

Có (n=70) 41 58,6 >0,05

Không (n=86) 57 66,3

Hoại tử

(n = 156)

Có (n=54) 32 59,3 > 0,05

Không (n=102) 67 65,7

Xâm nhập viêm

(n = 156)

Có (n=105) 59 56,2 < 0,05

Không (n=51) 39 76,4

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính với

CK20 và tổn thương xâm nhập thành ruột, và xâm nhập lympho - tương bào,

nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính với

CK20 và xâm nhập mạch và hoại tử u đám lớn.

Page 74: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

74

CDX2

Bảng 3.22 Liên quan giữa bộc lộ CDX-2 với các typ MBH

HMMD

Týp MBH

CDX-2

p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 109 71,2

< 0,05

UTBM nhầy (n=12) 9 75,0

UTBM tế bào nhẫn (n=3) 3 100,0

UTBM không biệt hóa (n=5) 2 40,0

UTBM tủy (n=1) 0 0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

CDX-2 giữa các typ mô bệnh học, trong đó ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tỷ

lệ dương tính cao nhất (100%), ung thư biểu mô nhầy có 75% số trường hợp

dương tính và ung thư biểu mô tuyến có 71,2% số trường hợp. Ung thư biểu

mô tủy âm tính với CDX-2.

Ảnh 3.12 Vi thể UTBMT, Nhuộm HMMD CDX-2 x 400

Các tế bào u dương tính với CDX-2

BN.Phùng Thị Hải Y - 72 tuổi / MSTB:8159

Page 75: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

75

Bảng 3.23. Liên quan giữa bộc lộ CDX-2 với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

CDX-2

p Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1(n=139) 30 21,6

< 0,05

Độ 2(n=80) 60 75,0

Độ 3(n=31) 17 54,8

Độ 4(n=3) 2 66,7

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

CDX-2 giữa các độ biệt hóa (p<0,05), trong đó tỷ lệ từ cao nhất đến thấp dần

là độ 2 (75%), độ 4 (66,7%), độ 3 (54,8%) và độ 1 (21,6%).

Bảng 3.24. Liên quan giữa bộc lộ CDX-2 với độ mô học của UTBMT

HMMD

ĐMH

CDX-2

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 90 75,6 < 0,05

Cao(n=34) 19 55,9

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

CDX-2 giữa các độ mô học thấp và cao (p<0,05), trong đó độ thấp có tỷ lệ

dương tính là 75,6%, độ cao là 55,9%.

Page 76: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

76

Bảng 3.25. Liên quan giữa bộc lộ CDX-2 với tình trạng xâm nhập thành

ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

HMMD

Loại tổn thương

CDX-2

p Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột

(n = 174)

Thanh mạc

(n=137) 92 67,1 < 0,05

Cơ(n=35) 29 82,9

HNM(n=2) 2 100

Xâm nhập mạch

(n = 156)

Có(n=70) 45 64,3 < 0,05

Không(n=86) 66 76,7

Hoại tử

(n = 156)

Có(n=54) 34 62,9 < 0,05

Không(n=102) 77 75,5

Xâm nhập viêm

(n = 156)

Có(n=105) 72 68,6 < 0,05

Không(n=51) 39 76,5

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính với

CDX-2 và các tổn thương xâm nhập thành ruột, xâm nhập mạch, hoại tử u

đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

Page 77: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

77

Her-2/neu

Bảng 3.26 Liên quan giữa bộc lộ Her-2/neu với các typ MBH

HMMD Týp MBH

Her-2/neu p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 18 11,7

>0,05 UTBM nhầy(n=12) 1 8,3 UTBM tế bào nhẫn(n=3) 0 0,0 UTBM không biệt hóa(n=5) 0 0,0 UTBM tủy(n=1) 0 0,0

Nhận xét: Chỉ có ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô nhầy

dương tính với Her-2/neu với tỷ lệ thấp (11,7% và 8,3% theo thứ tự). Các typ

khác đều âm tính. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Ảnh 3.13 Vi thể UTBMT, Nhuộm HMMD Her-2/neu x 400

Các tế bào u dương tính với Her-2/neu BN. Ngô Văn T - 60 tuổi/ MSTB:12535

Page 78: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

78

Bảng 3.27. Liên quan giữa bộc lộ Her-2/neu với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

Her-2/neu

p Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1(n=139) 4 28,8

< 0,05 Độ 2(n=80) 10 20,0

Độ 3(n=31) 4 12,9

Độ 4(n=3) 0 0,0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

Her-2/neu giữa các độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó

tỷ lệ cao nhất là độ 1(28,8%), sau đó là độ 2 (20%) và độ 3 (12,9%). Độ 4

không có trường hợp nào dương tính với Her-2/neu.

Bảng 3.28 Liên quan giữa sự bộc lộ Her-2/neu với độ mô học UTBMT

HMMD

ĐMH

Her-2/neu

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 14 11,8

>0,05 Cao(n=34) 4 11,8

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương

tính với Her-2/neu của các độ mô học thấp và cao (p>0,05), tỷ lệ dương tính

của cả 2 độ đều là 11,8%.

Page 79: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

79

Bảng 3.29 Liên quan giữa bộc lộ Her-2/neu với tình trạng xâm nhập

thành ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào..

HMMD

Loại tổn thương

Her-2/neu

p Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột

(n = 174)

Thanh mạc

(n=137) 18 13,1

< 0,05 Cơ(n=35) 1 1,8

HNM(n=2) 0 0,0

Xâm nhập mạch

(n = 156)

Có(n=70) 7 10,0 >0,05

Không(n=86) 11 12,8

Hoại tử

(n = 156)

Có(n=54) 9 16,7 <0,05

Không(n=102) 9 8,8

Xâm nhập viêm

(n = 156)

Có(n=105) 9 8,6 < 0,05

Không(n=51) 9 17,6

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của

Her-2/neu với các tổn thương xâm nhập thành ruột, hoại tử u đám lớn và xâm

nhập lypho-tương bào (p<0,05), nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê của tỷ lệ dương tính của Her-2/neu với xâm nhập mạch (p>0,05).

Page 80: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

80

MUC-1

Bảng 3.30. Liên quan giữa bộc lộ MUC-1 với các typ MBH

HMMD

Týp MBH

MUC-1 p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 123 80,4

<0,05

UTBM nhầy(n=12) 9 75,0

UTBM tế bào nhẫn(n=3) 3 100,0

UTBM không biệt hóa(n=5) 4 80,0

UTBM tủy(n=1) 0 0,0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

MUC-1 giữa các typ mô bệnh học (p<0,005), trong đó ung thư biểu mô tế bào

nhẫn có tỷ lệ dương tính cao nhất (100%), sau đó là ung thư biểu mô tuyến và

ung thư biểu mô không biệt hóa (80,4%; 80,0%), ung thư biểu mô nhầy có

75% các trường hợp dương tính, ung thư biểu mô tủy âm tính với MUC-1.

Ảnh 3.14 Vi thể UTBMT nhầy, Nhuộm HMMD MUC-1 x 400

Các tế bào u dương tính mạnh với MUC-1 BN.Nguyễn Thị Ch - 63 tuổi / MSTB:9237

Page 81: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

81

Bảng 3.31. Liên quan giữa bộc lộ MUC-1 với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

MUC-1 p

Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1(n=139) 34 24,4

<0,05 Độ 2(n=80) 60 75,0

Độ 3(n=31) 26 86,7

Độ 4(n=3) 3 100,0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính

của MUC-1 giữa các độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong

đó tỷ lệ từ cao nhất đến thấp dần là độ 4 (100%), độ 3 (86,7%), độ 2 (75%) và

độ 1 (24,4%).

Bảng 3.32. Liên quan giữa sự bộc lộ MUC-1 với độ mô học UTBMT

HMMD

ĐMH

MUC-1

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 94 78,9

<0,05 Cao(n=34) 29 85,3

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính

của MUC-1 giữa các độ mô học của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó

tỷ lệ dương tính của độ cao là 85,3% và độ thấp là 78,9%.

Page 82: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

82

Bảng 3.33. Liên quan giữa bộc lộ MUC-1 với tình trạng xâm nhập thành

ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

HMMD Loại tổn thương

MUC-1 p Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột (n = 174)

Thanh mạc (n=137)

107 78,1

<0,05 Cơ(n=35) 30 85,7 HNM(n=2) 2 100

Xâm nhập mạch (n = 156)

Có(n=70) 55 78,6 >0,05 Không(n=86) 71 82,6

Hoại tử (n = 156)

Có(n=54) 46 85,2 >0,05 Không(n=102) 80 78,4

Xâm nhập viêm (n = 156)

Có(n=105) 84 80,0 >0,05

Không(n=51) 42 82,5

Nhận xét: Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính

của MUC-1 và các tổn thương xâm nhập thành ruột (p<0,05), nhưng không

có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của MUC-1 và

các tổn thương xâm nhập mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho –

tương bào (p>0,05).

Ảnh 3.15 Vi thểUTBMT, Nhuộm HMMD MUC-1 x 400

Các tế bào u dương tính với MUC-1 BN. Nguyễn Văn K -51 tuổi/ MSTB 6796

Page 83: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

83

MUC- 2

Bảng 3.34. Liên quan giữa sự bộc lộ MUC-2 với các typ MBH

HMMD Týp MBH

MUC-2 p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 72 47,1

<0,05 UTBM nhầy(n=12) 9 75,0 UTBM tế bào nhẫn(n=3) 2 66,7 UTBM không biệt hóa(n=5) 1 20,0 UTBM tủy(n=1) 0 0,0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

MUC-2 giữa các typ mô bệnh học (p<0,005), trong đó ung thư biểu mô nhầy

và ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tỷ lệ dương tính cao (75% và 66,7% theo

thứ tự). Ung thư biểu mô tuyến có 47,1% dương tính và ung thư biểu mô

không biệt hóa đếu có 20% các trường hợp dương tính. Ung thư biểu tủy âm

tính với MUC-2.

Ảnh 3.16 Vi thể UTBMT nhầy, Nhuộm HMMD MUC-2 x 400

Các tế bào u dương tính với MUC-2 BN.Nguyễn Thị Ch - 63 tuổi / MSTB:9237

Page 84: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

84

Bảng 3.35. Liên quan giữa bộc lộ MUC-2 với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

MUC-2

p Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1(n=139) 23 16,5

<0,05 Độ 2(n=80) 33 41,3

Độ 3(n=31) 14 45,2

Độ 4(n=3) 2 66,7

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính

của MUC-2 giữa các độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong

đó tỷ lệ từ cao nhất đến thấp dần là độ 4 (66,7%) và độ 3 (45,2%), độ 2

(41,3%) và độ 1 (16,5%).

Bảng 3.36. Liên quan giữa bộc lộ MUC-2 với độ mô học của UTBMT

HMMD

ĐMH

MUC-2

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 56 47,1

> 0,05 Cao(n=34) 16 47,1

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương

tính của MUC-2 giữa các độ mô học của ung thư biểu mô tuyến (p>0,05), tỷ

lệ dương tính của cả 2 độ đều là 47,1%.

Page 85: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

85

Bảng 3.37. Liên quan giữa bộc lộ MUC-2 với tình trạng xâm nhập thành

ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

HMMD

Loại tổn thương

MUC-2 p

Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột

(n = 174)

Thanh mạc

(n=137) 65 47,4

> 0,05 Cơ(n=35) 18 51,4

HNM(n=2) 1 50,0

Xâm nhập mạch

(n = 156)

Có(n=70) 27 38,6 <0,05

Không(n=86) 45 52,3

Hoại tử

(n = 156)

Có(n=54) 22 40,7 <0,05

Không(n=102) 50 32,4

Xâm nhập viêm

(n = 156)

Có(n=105) 49 49,1 > 0,05

Không(n=51) 23 45,1

Nhận xét: Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của

MUC-2 và các tổn thương xâm nhập mạch, hoại tử u đám lớn(p<0,05),

nhưng không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của

MUC-2 với tổn thương xâm nhập thành ruột và xâm nhập lympho- tương bào

(p>0,05).

Page 86: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

86

Ki67

Bảng 3.38. Liên quan giữa bộc lộ Ki-67 với các typ MBH

HMMD

Týp MBH

Ki-67

p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 103 66,7

< 0,05 UTBM nhầy(n=12) 9 75,0

UTBM tế bào nhẫn(n=3) 3 100,0

UTBM không biệt hóa(n=5) 4 80,0

UTBM tủy(n=1) 1 100,0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

Ki-67 giữa các typ mô bệnh học, trong đó ung thư biểu mô tế bào nhẫn, ung

thư biểu mô tủy có tỷ lệ dương tính cao nhất (100%), ung thư biểu mô không

biệt hóa có 80,% và ung thư biểu mô nhầy có 75% số trường hợp dương tính.

Ung thư biểu mô tuyến có 66,7% số trường hợp dương tính.

Ảnh 3.17 Vi thể UTBMTĐT, Nhuộm HMMD Ki-67 x 400

Các tế bào u dương tính mạnh với Ki-67 BN.Trương Mạnh Tr - 72 tuổi / MSTB:12803

Page 87: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

87

Bảng 3.39. Liên quan giữa bộ lộ Ki-67 với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

Ki-67

p Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1(n=139) 24 17,3

<0,05 Độ 2(n=80) 56 70,0

Độ 3(n=31) 22 70,9

Độ 4(n=3) 1 33,3

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính

với Ki-67 giữa các độ biệt hóa (p<0,05), trong đó tỷ lệ cao nhất là độ 2 và

độ 3 (70% và 70.9%). Độ 4 có tỷ lệ dương tính là 33,3% và độ 1có tỷ lệ

thấp nhất (17,3%).

Bảng 3.40. Liên quan giữa bộc lộ Ki-67 với độ mô học của UTBMT

HMMD

ĐMH

Ki67

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 80 67,2 >0,05

Cao(n=34) 23 67,6

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

Ki-67 giữa các độ mô học thấp và cao (p>0,05), trong đó độ thấp là 67,2% và

độ cao là 67,6%.

Page 88: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

88

Bảng 3.41. Liên quan giữa bộc lộ Ki-67 với tình trạng xâm nhập thành

ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

HMMD Loại tổn thương

Ki-67 p Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột (n = 174)

Thanh mạc (n=137)

94 68,6 <0,05

Cơ(n=35) 24 68,6 HNM(n=2) 1 50,0

Xâm nhập mạch (n = 156)

Có(n=70) 47 67,1 >0,05 Không(n=86) 59 68,6

Hoại tử (n = 156)

Có(n=54) 38 70,4 <0,05 Không(n=102) 68 66,7

Xâm nhập viêm (n = 156)

Có(n=105) 68 64,8 <0,05

Không(n=51) 38 74,5

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính với

Ki-67 và các tổn thương xâm nhập thành ruột, hoại tử u đám lớn và xâm nhập

lympho - tương bào nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ

lệ dương tính với Ki-67 và xâm nhập mạch.

Ảnh 3.18 Vi thể UTBMTB nhẫn, Nhuộm HMMD Ki-67 x 400

Các tế bào u dương tính với Ki-67 BN.Nguyễn Thị Kim Th - 53 tuổi / MSTB:13829

Page 89: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

89

p53

Bảng 3.42. Liên quan giữa bộc lộ p53 với các typ MBH

HMMD

Týp MBH

P53

p Dương tính Tỷ lệ %

UTBM tuyến (n=153) 60 39,2

<0,05

UTBM nhầy (n=12) 4 33,3

UTBM tế bào nhẫn(n=3) 2 66,7

UTBM không biệt hóa (n=5) 2 40,0

UTBM tủy (n=1) 0 0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

p53 giữa các typ mô bệnh học, trong đó ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tỷ lệ

dương tính cao nhất (66,7%), sau đó là ung thư biểu mô không biệt hóa

(40%), ung thư biểu mô tuyến (39,2%) và ung thư biểu mô nhầy (33,3%).

Ung thư biểu mô tủy âm tính với p53.

Ảnh 3.19 Vi thể UTBMTĐT, Nhuộm HMMD p53 x 400

Các tế bào u dương tính mạnh với p53 BN.Trương Mạnh Tr - 72 tuổi / MSTB:12803

Page 90: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

90

Bảng 3.43. Liên quan giữa bộc lộ p53 với độ biệt hóa UTBMT

HMMD

ĐBH

p53

p Dương tính Tỷ lệ %

Độ 1(n=139) 15 10,8

<0,05

Độ 2(n=80) 33 41,3

Độ 3(n=31) 12 38,7

Độ 4(n=3) 0 0,0

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với

p53 giữa các độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó tỷ lệ

cao nhất là độ 2 và độ 3 (41,3% và 38,7% theo thứ tự). Độ 1 chỉ có 10,8%

dương tính và độ 4 là 0%.

Bảng 3.44. Liên quan giữa bộc lộ p53 với độ mô học của UTBMT

HMMD

ĐMH

p53

p Dương tính Tỷ lệ %

Thấp (n=119) 48 40,3

>0,05 Cao(n=34) 12 35,3

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương

tính với p53 giữa các độ mô học thấp và cao (p>0,05), trong đó độ thấp là

40,3% và độ cao là 35,3%.

Page 91: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

91

Bảng 3.45. Liên quan giữa bộc lộ p53 với tình trạng xâm nhập thành

ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.

HMMD

Loại tổn thương

p53

p Dương tính Tỷ lệ %

Xâm nhập thành ruột

(n = 174)

Thanh mạc

(n=137) 54 39,4

<0,05 Cơ(n=35) 15 42,9

HNM(n=2) 0 0,0

Xâm nhập mạch

(n = 156)

Có(n=70) 25 35,7 <0,05

Không(n=86) 37 66,1

Hoại tử

(n = 156)

Có(n=54) 21 38,9 >0,05

Không(n=102) 41 40,2

Xâm nhập viêm

(n = 156)

Có(n=105) 39 37,1 >0,05

Không(n=51) 23 45,1

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của

p53 và các tổn thương xâm nhập thành ruột và xâm nhập mạch p(<0,05),

nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ dương tính với p53

với hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào (p>0,05).

Page 92: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

92

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm tuổi và giới

4.1.1. Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi có tỷ lệ cao nhất là lứa tuổi ≥

60 tuổi (42%), sau đó là 50-59 tuổi (32,8%), lứa tuổi 40-49 tuổi chiếm 18,4%,

lứa tuổi 31-39 có tỷ lệ thấp (5,2%), chỉ có 3 trường hợp ≤ 30 tuổi, chiếm tỷ lệ

1,6%. Lứa tuổi ≥ 40 chiếm đại đa số các trường hợp (93,1%). Lứa tuổi <40

chỉ có 6,9% số trường hợp. Tuổi trung bình là 56,79 ±12,54, tuổi nhỏ nhất là

20 và tuổi lớn nhất là 83.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng

có những kết quả tương tự về tuổi của bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực

tràng. Theo McFarlane và CS (2004), tuổi mắc bệnh trung bình là 65,5 giới

hạn từ 19-94 tuổi [82]. Theo kết quả nghiên cứu Fuszek và CS (2006), tuổi

mắc bệnh trung bình là 65,2 12,5 [83]. Theo Phan Văn Duyệt (2000), tuổi

trung bình của 138 bệnh nhân ung thư đại tràng tại bệnh viện Việt Tiệp,

Hải Phòng là 63,7; tuổi thấp nhất là 16, cao nhất là 80 tuổi, trong đó gặp

nhiều nhất ở lứa tuổi từ 40 - 69 tuổi (77,3%) [84]. Theo Lê Văn Thiệu

(2013) tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 61,7 12,3, tuổi

thấp nhất là 21, tuổi cao nhất là 81, trong đó ba nhóm tuổi có tỉ lệ gặp cao

nhất là nhóm tuổi từ 60 - 69 chiếm tỉ lệ là 32,9%, nhóm tuổi từ 50 - 59 và

70 - 79 đều chiếm tỉ lệ 25,3% [85].

4.1.2. Giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam (54% so

với 46%). Tỷ lệ nam/nữ là 0,85. Kết quả này phù hợp với kết quả của một số

nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Lê Quang Minh (2012), tỉ lệ nam/nữ là

Page 93: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

93

0,93/1 [86]; Phạm Văn Nhiên (2000), tỉ lệ nam/nữ là 0,96/1 [87]. Tuy

nhiên, trong một số nghiên cứu khác, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Trong nghiên cứu của Phạm Văn Duyệt (2002), tỉ lệ nam/nữ là 1,09/1 [84];

Nguyễn Viết Nguyệt (2008), tỉ lệ nam/nữ là 1,1/1 [88], Hoàng Kim Ngân

(2006), tỉ lệ nam/nữ là 1,16/1 [89]. Kết quả nghiên cứu của Phan Văn Hạnh

(2004), tỉ lệ nam/nữ là 1,98/1.Theo Boutard và cộng sự (2004) nghiên cứu

về dịch tễ học ung thư đại trực tràng, tỷ lệ nam/nữ là 1,57 tại Mỹ; 1,53 tại

Úc; 1,55 tại Đan Mạch; 0,91 tại Colombie [91]. Tuy nhiên, sự khác biệt

này có lẽ là do ảnh hưởng bới địa điểm nghiên cứu cũng như cách chọn

mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu.

4.2. Mô bệnh học

4.2.1. Phân loại mô bệnh học

Phần lớn ung thư biểu mô đại trực tràng là ung thư biểu mô tuyến (typ

này theo định nghĩa được coi là ung thư biểu mô tuyến hình thái học “thông

thường”. Tính phức tạp về mô học thường liên quan với sự có mặt của những

thành phần nhỏ có hình thái mô học khác trong một ung thư biểu mô tuyến

tương đối điển hình. Mặc dù đã có những tiêu chuẩn được công bố cho những

thứ typ của ung thư đại tràng như ung thư biểu mô tuyến “nhầy”, những tiêu

chuẩn này được phát triển tương đối tùy tiện. Vì vậy với những trường hợp

ung thư đại tràng trong đó có một thành phần biệt hóa thứ hai nhưng hình thái

không đáp ứng đầy đủ một tiêu chuẩn chẩn đoán đặc hiệu, có ý kiến khuyên

là sự có mặt và tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần mô học cần được bổ

sung trong báo cáo kết quả giải phẫu bệnh cuối cùng (ví dụ ung thư biểu mô

tuyến biệt hóa vừa với 10% thành phần nhầy ngoài tế bào). Chúng tôi cũng

thường gặp những trường hợp như vậy, thành phần phổ biến nhất kèm theo

ung thư biểu mô tuyến thông thường là thành phần tuyến nhầy.

Page 94: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

94

Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân loại mô học theo WHO 2000.

Bảng phân loại mô học dưới đây được Resdton và CS (2009) giới thiệu bao

gồm cả các typ mô học không được phân loại WHO 2000 ghi nhận [92].

Bảng 4.1. Phân loại mô học ung thư đại trực tràng

Typ mô bệnh học Typ ghi nhận bởi

WHO

Khoảng tỷ lệ (%)

UTBM tuyến Có 85-90

UTBM tuyến nhầy Có 8-10

UTBM tế bào nhẫn Có 2

UTBM tủy Có 1,0

UTBM tuyến vảy Có <1,0

UTBM tế bào vảy Có <1,0

UTBM tế bào nhỏ (TKNT) Có <1,0

UTBM không biệt hóa Có <1,0

UTBM-carcinoid hỗn hợp Có <0,1

UTBM màng đệm <0,1

UTBM tế bào sáng <0,1

UTBM TB nhẫn vi tuyến <1,0

UTBM có sản xuất melanin <1,0

UTBM tế bào thoi hoặc

trung mô

<0,1

Như vậy, phân loại mô học các khối u thường luôn luôn có sự biến

động, sửa đổi, đề nghị bổ sung. Về đặc điểm mô học, hầu hết các ung thư biểu

mô tuyến là biệt hóa trung gian. Thông thường, u có các tuyến trung bình đến

lớn với sự thay đổi vừa phải của kích thước và hình dạng tuyến và chỉ có một

khối lượng vừa phải mô đệm. Trong những u biệt hóa cao, các tế bào biểu

Page 95: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

95

mô thường cao và hình trụ và trở nên hình khối vuông và đa diện với mức độ

biệt hóa giảm dần. Các lòng tuyến chứa chất nhầy ưa eosin cô đặc và những

mảnh vụn nhân và tế bào (cái gọi là hoại tử bẩn). Vì vậy, khi một hoại tử bẩn

có trong một di căn của một u nguyên phát chưa rõ nguồn gốc, hình thái này

thường có lợi cho việc hướng đến một ung thư đại tràng nguyên phát. Nói

chung, có xu hướng ít khác biệt giữa phần nông và sâu hơn của u, mặc dù

mép dẫn đầu thường kết hợp với sự phá vỡ của tuyến và sự hiện diện nhiều

hơn của các ổ các tuyến nhỏ không đều, thường có vẻ xâm nhập. Một số u có

thành phần nhú chiếm ưu thế, đặc biệt ở bề mặt. Phản ứng sinh xơ có thể nổi

bật, giống ung thư của tụy và đường mật. Trong một số trường hợp, sự xuất

hiện của xơ hóa một phần là do hoại tử u lan rộng và kính hóa. Cùng với các

tế bào tuyến, một số lượng thay đổi các tế bào Paneth, các tế bào thần kinh

nội tiết, các tế bào vảy, tế bào hắc tố và các nguyên bào nuôi có thể được tìm

thấy trong các ung thư biểu mô tuyến “thông thường” [10]. Thông thường, sự

có mặt của các typ tế bào u khác này không có ý nghĩa tiên lượng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao

nhất (87,9%), sau đó là ung thư biểu mô nhầy (6,7%), ung thư biểu mô không

biệt hóa chiếm 2,3%, ung thư biểu mô tế bào nhẫn chiếm tỷ lệ thấp (1,7%).

Ung thư biểu mô tủy chỉ có 1 trường hợp (0,6%). Tỷ lệ các typ mô bệnh học

của chúng tôi cũng nằm trong giới hạn của tỷ lệ ước đoán của Redton và CS

(2009) ở trên [92].Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước

cũng tương tự. Theo kết quả nghiên cứu của Manhuxka - Kerliu và CS (2009)

trên 149 trường hợp ung thư biểu mô đại trực tràng, ung thư biểu mô tuyến là

typ mô học phổ biến nhất được tìm thấy trong 85,90% các trường hợp, ở

60,94% nam và 39,06% nữ; ung thư biểu mô tế bào vảy ở 7,38%, trong

63,63% nam và 36,36% nữ; ung thư biểu mô nhầy ở 4,68%, ở 57,15% nam và

42,85% nữ; trong khi ung thư biểu mô tuyến vảy, ung thư biểu mô không biệt

Page 96: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

96

hóa và ung thư biểu mô tại chỗ được tìm thấy ở 0,71% các trường hợp mỗi

loại [93]. Trong nghiên cứu của Đoàn Hữu Nghị và CS (1995), ung thư biểu

mô tuyến chiếm 88,2%, ung thư biểu mô tuyến nhầy chiếm 9,8% [94]. Theo

nghiên cứu của Nguyễn Quang Thái và CS (1998), ung thư biểu mô tuyến

chiếm 83,7%, ung thư biểu mô tuyến nhầy chiếm 13,3% [95]. Nghiên cứu

của Lê Đình Roanh và CS (1999) cho biết loại phổ biến nhất của ung thư đại

trực tràng là ung thư biểu mô tuyến (79,6%), sau đó là ung thư biểu mô tuyến

nhầy (17,3%) [4]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngân (2002), ung thư biểu

mô tuyến chiếm 87,4%, ung thư biểu mô nhầy chiếm 10,5% [96]. Trong

nghiên cứu của Vũ Hồng Minh Công và CS (2014), ung thư biểu mô tuyến

chiếm đại đa số các trường hợp, trong đó ung thư biểu mô tuyến biệt hóa cao

chiếm 30,8%, ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa chiếm 49,6%, ung thư biểu

mô tuyến biệt hóa thấp chỉ chiếm 3,4%; ung thư biểu mô nhầy chiếm 15,3%;

ung thư biểu mô không biệt hóa chỉ chiếm 0,9% [97]. Bảng đưới đây trình

bày tóm tắt phân loại mô học ung thư biểu mô đại trực tràng theo các tác giả.

Bảng 4.2. Phân loại mô học UTBM đại trực tràng theo các tác giả

Tác giả UTBM

tuyến

UTBM

nhầy

UTBM TB

nhẫn

Đoàn Hữu Nghị (1994) 88,2 9,8

Nguyễn Quang Thái (1998) 83,7 13,3

Lê Đình Roanh (1999) 79,6 17,3

Nguyễn Ngân (2002) 87,4 10,5

Manhuxka - Kerliu và CS (2009) 85,9 4,6

Chu Văn Đức (2014) 87,9 6,7 1,7

Page 97: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

97

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 12/174 (6,9%) các trường hợp là ung

thư biểu mô nhầy. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa các u nhầy theo mức độ

chất nhầy ngoài tế bào (u bao gồm ≥ 50% chất nhầy). Thuật ngữ ung thư biểu

mô tuyến với hình ảnh nhầy thường được sử dụng để mô tả các u có thành

phần nhầy có ý nghĩa (>10% nhưng <50%). Hầu hết các ung thư biểu mô

nhầy có chứa ít nhất lớp biểu mô phủ từng phần các khoang chấy nhầy hoặc

có biểu mô bong ra bơi tự do trong chất nhầy. Cũng có thể thấy một số lượng

thay đổi các tế bào nhẫn. Khi trên 50% u bao gồm các tế bào nhẫn, u được

xếp loại như “ung thư biểu mô tế bào nhẫn” (hoặc ung thư biểu mô, typ tế bào

nhẫn), ngay cả nếu trên 50% u bao gồm chất nhầy ngoài tế bào.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3/174 (1,7%) các trường hợp là ung

thư biểu mô tế bào nhẫn. Trên mô học, các tế bào u trong ung thư biểu mô tế

bào nhẫn có hốc chất nhầy đặc trưng, nó đẩy nhân ra chu vi của bào tương tế

bào. Một phân nhóm của các tế bào nhẫn hình tròn và có nhân khu trú ở trung

tâm, không có hốc chất nhầy rõ rệt. So với những ung thư biểu mô tế bào

nhẫn của dạ dày, những ung thư biểu mô tế bào nhẫn của đại tràng thường

hay kết hợp với chất nhầy ngoài tế bào nhiều và ít gây xâm nhập lan tỏa trong

các mô. Mặc dù sự bộc lộ của chất nhầy không giúp phân biệt ung thư biểu

mô tế bào nhẫn di căn của dạ dày với ung thư của đại tràng, nó có lợi trong

việc phân biệt với ung thư từ phổi, ung thư ở vị trí này dương tính với MUC-1

và TTF-1 (yếu tố phiên mã của tuyến giáp) và âm tính với MUC-2, so với các

u của dạ dày và đại tràng, chúng thường âm tính với MUC-1 và TTF-1 và

dương tính với MUC-2 (20). Trong một số ung thư đại trực tràng chế tiết chất

nhầy, có một hỗn hợp hình thành mucin trong tế bào và ngoài tế bào tạo thành

một ung thư nhầy- nhẫn hỗn hợp [41].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 5/174 (2,9%) các trường hợp là ung

thư biểu mô không biệt hóa. Thuật ngữ ung thư biểu mô không biệt hóa chủ

Page 98: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

98

yếu giới hạn cho những ung thư có bằng chứng biệt hóa biểu mô nhưng

không có hình thành tuyến rõ rệt. Một số tác giả chấp nhận tên này cho những

u với một tỷ lệ nhỏ (< 5%) hình thành tuyến [26]. Vì vậy, hầu hết các u không

biệt hóa có lẽ là một ung thư biểu mô tuyến cực kỳ kém biệt hóa.

Những ung thư không biệt hóa có xu hướng to và mềm do mật độ tế bào

cao và tương đối không có phản ứng sinh xơ, và thường có hoại tử lan rộng.

Các u có thể tạo thành những dải tế bào, những dây hoặc những cấu trúc bè và

thường có hình thái phát triển xâm nhập. Mức độ mất biệt hóa thường thay

đổi; một số u có hình thái tế bào học tương đối đồng đều, trong khi những

trường hợp khác có biến đổi của nhân rõ rệt.

Mặc dù những ung thư biểu mô không biệt hóa đơn thuần khá hiếm gặp,

nhiều u có chứa một thành phần tế bào không biệt hóa. Những typ u này được

xếp loại một cách tốt nhất như ung thư biểu mô tuyến và xếp độ trên cơ sở

của tỷ lệ phần trăm chung của các thành phần tuyến. Tuy nhiên, sự có mặt của

thành phần không biệt hóa làm tăng khả năng u có sự thiếu hụt trong sửa chữa

ghép đôi không cân xứng của DNA, đặc biệt nếu nó kết hợp với phản ứng

lympho bào xâm nhập u mạnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1/174 (0,6%) các trường hợp là ung

thư biểu mô tủy. Ung thư biểu mô tủy là một thứ typ của ung thư biểu mô đại

trực tràng chỉ mới được nhận biết bởi WHO, lần đầu tiên được mô tả bởi

Jessurun và CS [56]. U này trước đây được xếp loại như ung thư biểu mô

không biệt hóa. Nó bao gồm những dải tế bào đa diện với nhân hình túi, hạt

nhân nổi bật và bào tương rộng, kết hợp với một phản ứng của lympho bào

xâm nhập u mạnh [56]. Các tế bào u có thể có cấu trúc dạng cơ quan hoặc

dạng bè và có thể có sản xuất chất nhầy thành ổ. Các u này phổ biến hơn ở

phụ nữ và thường xảy ra ở manh tràng và đại tràng gần. Những ung thư biểu

mô tủy cũng được gọi là ung thư biểu mô biệt hóa tối thiểu tế bào lớn [57].

Page 99: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

99

Ung thư biểu mô tuyến thể tủy (đặc, không biệt hóa) thường gặp ở

manh tràng hoặc đại tràng phải của phụ nữ. Một số hình ảnh cấu trúc tế bào

gợi ý biệt hóa nội tiết, nhưng các dấu ấn thần kinh nội tiết đều âm tính [58].

Chẩn đoán phân biệt gồm ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa, nhưng trái với

typ kém biệt hóa, ung thư biểu mô tủy luôn luôn có mất nhuộm MLH1 và

CDX-2. Thay vào đó nó thường phản ứng miễn dịch với MUC-1, MUC-2 và

TF3 [98]. Diễn biến lâm sàng thường không ác tính như hình ảnh hình thái

học có thể gợi ý [56], [99].

Hầu hết các ung thư biểu mô tủy kết hợp với đặc điểm gen đặc trưng. Ví

dụ, những u này ít khi có những đột biến của KRAS và TP53 hơn là những

ung thư biểu mô đại trực tràng thông thường và thường hay có những sai sót

trong sửa chữa ghép đôi không cân xứng của DNA [57]. Thực ra, ngay cả khi

biểu hiện như một bộ phận nhỏ, kiểu hình tủy thường dự báo một sai sót trong

sửa chữa ghép đôi không cân xứng là nền móng của bệnh [26]. Về kiểu hình

miễn dịch, các u này thường âm tính với cytokeratin 20, đôi khi dương tính

với CK7 và thường có bộc lộ CDX2 giảm [57]. Việc phân biệt với những ung

thư biểu mô không biệt hóa, không phải tuyến khác là quan trọng vì những

ung thư biểu mô tủy có kết cục thuận lợi hơn [57], [58].

4.2.2 Xếp độ u

Độ mô học đóng vai trò quan trọng trong diễn biến của ung thư biểu

mô đại trực tràng. Nó có thể là yếu tố tiên lượng có giá trị. Trong nghiên cứu

này chúng tôi phân độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến theo 5 độ và độ mô

học theo hệ thống 2 độ theo đề nghị của AJCC (Greene và CS, 2002 và

Compton và CS, 2000) [31], [100].

Page 100: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

100

Bảng 4.3. Xếp độ ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng

Độ Danh pháp mô tả Các tiêu chuẩn* Đề nghị của AJCC

GX Độ không thể xác định

G1 Biệt hóa cao > 95% hình thành tuyến Độ thấp

Phần lớn (> 75%) các

tuyến nhẵn và đều

Không có thành phần

nhân độ cao có ý nghĩa

G2 Biệt hóa trung gian 50%-95% hình thành

tuyến

Độ thấp

G3 Kém biệt hóa < 50% hình thành tuyến Độ cao

G4 Không biệt hóa Không hình thành**

tuyến rõ rệt

Độ cao

* Tất cả các tiêu chuẩn phải đầy đủ

** Các u không biệt hóa là một thứ typ riêng

Trong hệ thống này, ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng được xếp loại

thành độ thấp (biệt hóa cao và vừa; ≥50% hình thành tuyến) hoặc độ cao (<

50% hình thành tuyến). Với việc sử dụng hệ thống này, khoảng 10% ung

thư biểu mô tuyến là biệt hóa cao, 70% là biệt hóa vừa và 20% là kém biệt

hóa [28].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là không có trường hợp nào không

xếp độ được (Gx), độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%), sau đó là độ 1 (25,4%)

và độ 3 (20,3%). Độ 4 chỉ có 3 trường hợp, chiếm 2%. Phân độ mô học theo

Page 101: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

101

hệ thống hai độ cho kết quả là phần lớn ung thư đại trực tràng thuộc độ thấp

(77,8%), độ cao chỉ chiếm 22,2%.

Một số nghiên cứu trong nước cũng đã phân độ mô học theo những hệ

thống và tiêu chuẩ khác nhau, Nguyễn Ngân chia ung thư biểu mô tuyến

thành 3 độ mô học và kết quả là độ I có18,4%, độ II có 64,0% và độ III có

17,6% [96]. Lê Đình Roanh và CS (1999) đánh giá độ mô học của ung thư

biểu mô tuyến theo cách tính điểm dựa vào tính chất biến đổi nhân, số lượng

nhân chia trên 10 vi trường lớn và cấu trúc hình ống tuyến. Kết quả có 19,6%

là độ I, 55,9% là độ II và 24,6% là độ III [4]. Theo Trần Thắng (2003) loại

biệt hoá cao của ung thư biểu mô đại trực tràng chiếm 22,8%; biệt hoá vừa

chiếm 50,9% và biệt hoá thấp 26,3% [12]. Theo Trịnh Tuấn Dũng (2007),

ung thư biểu mô tuyến biệt hoá cao chiếm 32,72%, biệt hoá vừa chiếm

47,27%, biệt hoá thấp chỉ có 3,63% [81]. Kết quả của các nghiên cứu này

cũng như nghiên cứu của chúng tôi đều cho thấy độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất.

Xếp độ là một trong những yếu tố bệnh học được sử dụng rộng rãi nhất,

nhưng nó cũng là một trong những yếu tố khó xác định một cách chính xác

nhất. Hơn nữa, vẫn còn có những ý kiến trái ngược là liệu độ u có là một yếu

tố tiên lượng độc lập không [28], mặc dù hầu hết các nghiên cứu chỉ rõ nó là

một yếu tố tiên lượng độc lập, đặc biệt khi hệ thống xếp loại hai độ được sử

dụng (độ thấp và độ cao) [22], [30]. Nói chung, kém biệt hóa là độ mô học

được chẩn đoán dễ dàng nhất và là một yếu tố dự báo nhiều nhất về sống

thêm xấu [34], [35].

Theo Ueno và CS (2012) hệ thống xếp độ u thông thường dựa trên mức

độ biệt hóa của u có thể không phải luôn luôn tối ưu do khó khăn trong việc

đánh giá khách quan và giá trị tiên lượng không đủ cho những quyết định điều

trị ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu của các tác giả nhằm mục đích xác định

tầm quan trọng của việc đánh giá số lượng những cụm tế bào kém biệt hóa

Page 102: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

102

như tiêu chuẩn đầu tiên cho việc xếp độ mô học của ung thư biểu mô đại trực

tràng. Năm trăm bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng giai đoạn II và III

(giai đoạn 2000-2005) được hồi cứu về mô bệnh học. Các cụm tế bào ≥ 5 tế

bào và không có các cấu trúc giống tuyến được đếm dưới vật kính ×20 trong

một trường kính có chứa số lượng lớn nhất các cụm. Các u <5, 5-9 và ≥ 10

được xếp loại như độ 1 (G1), độ 2 (G2) và độ 3 (G3), theo thứ tự (n=156,198

và 146 u, theo thứ tự). Tỷ lệ sống thêm không bệnh 5 năm là 96%, 85% và

59% cho G1, G2 và G3, theo thứ tự (p= 0,0001). Các cụm kém biệt hóa ảnh

hưởng đến kết quả sống thêm không phụ thuộc vào các giai đoạn T và N và

có thể giúp xếp lớp có hiệu quả hơn các bệnh nhân theo kết quả sống thêm so

với giai đoạn u. Hệ thống xếp độ mô học mới của các tác giả được hy vọng ít

chủ quan hơn và có nhiều thông tin hơn về dự báo tiên lượng so với hệ thống

xếp độ u và giai đoạn TNM thông thường [101].

Xếp độ ung thư đại trực tràng chỉ áp dụng cho những ung thư biểu mô

tuyến typ thông thường. Theo định nghĩa, ung thư biểu mô tế bào nhẫn và ung

thư biểu mô tế bào nhỏ được coi là kém biệt hóa (độ cao). Một số tác giả cũng

coi tất cả các typ của ung thư biểu mô nhầy cũng là độ cao. Thực ra, xếp độ

những ung thư biểu mô nhầy trên cơ sở của độ hình thành tuyến và hình ảnh

tế bào học cũng là vấn đề đáng ngờ về lợi ích thực hành. Các u không có hoặc

chỉ có hình thành tuyến tối thiểu được xếp loại như “không biệt hóa”. Độ này

của u được nhiều tác giả coi là ung thư biểu mô rất kém biệt hóa trong hầu

hết các trường hợp. Điều quan trọng nhất là ung thư biểu mô tủy không được

xếp loại “kém biệt hóa” và “không biệt hóa” vì thực ra chúng kết hợp với một

kết cục chung tốt hơn những u này. Một số tác giả khuyên ung thư biểu mô

tủy không nên xếp độ theo những phương pháp thông thường đã nêu trên

[32]. Những ổ nhỏ hoặc những dây tế bào ở mép dẫn đầu của u (nẩy chồi u)

không nên sử dụng trong đánh giá chung độ u vì trong một số nghiên cứu,

hình thái này của phát triển u là một chỉ điểm tiên lượng xấu độc lập.

Page 103: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

103

4.2.3 Tổn thương xâm nhập thành ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm

nhập lympho - tương bào.

Tổn thương xâm nhập thanh mạc chiếm tỷ lệ cao nhất (78,7%), sau đó là

xâm nhập cơ (20,1%), tổn thương khư trú ở hạ niêm mạc chiếm tỷ lệ thấp

(1,2%). Xâm nhập mạch chiếm 44,9%, hoại tử u đám lớn 34,6% và xâm nhập

lympho-tương bào 67,3%.

Theo nghiên cứu của Krasna và CS (1988), tỷ lệ và ý nghĩa của xâm

nhập mạch trong 77 bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng được điều trị

trong thời gian trên 6 năm đã được phân tích. Xâm nhập mạch được tìm

thấy ở 37,6% bệnh nhân. Tỷ lệ di căn ở những bệnh nhân có xâm nhập

mạch là 60%, trong khi tỷ lệ này chỉ là 17% ở những bệnh nhân không có

xâm nhập mạch. Sống thêm 5 năm ở những bệnh nhân có xâm nhập mạch

là 62%. Như vậy việc xác định tổn thương xâm nhập mạch trong ung thư

biểu mô đại trực tràng có thể cung cấp những thông tin có lợi cho việc xác

định tiên lượng bệnh [102].

Trong nghiên cứu của Abdulkader và CS (2006), xâm nhập mạch được

đánh giá sử dụng nhuộm sợi chun ở 208 trường hợp ung thư đại trực tràng.

Nhóm chứng gồm 290 trường hợp trong đó xâm nhập mạch được đánh giá

đơn thuần trên nhuộm HE thông thường. Độ nhậy của việc phát hiện xâm

nhập mạch trong ung thư đại trực tràng đã được cải thiện một cách có ý nghĩa

sau khi đưa nhuộm sợi chun vào thực hành thường ngày (46,2% so với 35,5%

trong nhóm chứng; p= 0,014) [103].

Trong nghiên cứu của Bellis và CS (1993), 160 trường hợp ung thư

biểu mô đại trực tràng được phát hiện xâm nhập mạch trên các tiêu bản

nhuộm HE. Xâm nhập mạch được phát hiện ở 49 trường hợp (30,6%). Nhuộm

hóa mô miễn dịch được thực hiện trên các lát cắt kế tiếp với những lát cắt

nhuộm HE ở 50 bệnh nhân đầu tiên sử dụng những kháng thể kháng kháng

Page 104: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

104

nguyên liên quan với yếu tố VIII và kháng actin của người. Tỷ lệ những

trường hợp dương tính với xâm nhập mạch trong nhóm 50 bệnh nhân này trên

những lát cắt nhuộm HE là 20% và là 62% trên những tiêu bản nhuộm với

kháng thể kháng yếu tố VIII và actin [104].

Trong nghiên cứu của Ishii và CS (2009), di căn hạch được phát hiện ở

18 trong số 136 bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng giai đoạn T1, chiếm

13,2%. Xâm nhập bạch mạch được phát hiện bằng hóa mô miễn dịch D240 ở

45 bệnh nhân, chiếm 33%. Di căn hạch được phát hiện thấy nhiều hơn ở

nhóm xâm nhập bạch mạch dương tính (13/45 so với 5/91, p< 0,001) [105].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tình trạng xâm nhập mạch cũng

nằm trong giới hạn chung của các nghiên cứu của các tác giả khác.

4.3. Hóa mô miễn dịch

4.3.1. Tỷ lệ bộc chung của các dấu ấn của toàn bộ bệnh nhân

Trong toàn bộ bệnh nhân, các dấu ấn có tỷ lệ bộc lộ từ cao đến thấp

dần gồm CK19 (96,5%), MUC-1 (79,9%), CDX-2 (70,7%) và Ki-67 (68,4%),

MUC-2 (48,3%), p53 (39,7%). Các dấu ấn khác có tỷ lệ bộc lộ thấp hơn gồm

Her2/neu 10,9% và CK7 9,2%.

Trong nhóm ung thư biểu mô tuyến, CK19 có tỷ lệ bộc lộ cao nhất

(97,4%), sau đó là MUC-1 (80,4%), CDX-2 (71,2%), Ki-67 (67,3%) và CK20

(62,7%). Các dấu ấn có tỷ lệ dương tính thấp hơn gồm MUC-2 (47,1%), p53

(39,2%), và Her-2/neu (11,7%).

4.3.2. Bộc lộ của các dấu ấn

CK7 và CK20

CK7 Là một polypeptid có trọng lượng phân tử TLPT 54 kDa, phân

bố rộng rãi trong loại biểu mô đơn. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên

quan giữa sự bộc lộ CK7 trong biểu mô bình thường và mô ung thư của cùng

một tổ chức.

Page 105: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

105

CK20 là một polypeptid có trọng lượng phân tử 46 kDa. Sự tổng hợp

CK20 được phát hiện đầu tiên ở phôi tuần thứ 8 trên các tế bào biểu mô đơn

trong quá trình phát triển niêm mạc ruột. CK20 biểu hiện đặc hiệu nhất trong

số biểu mô đơn, nó hầu như đặc hiệu cho các tế bào biểu mô ruột và dạ dày

cũng như các tế bào Merkel của da. CK20 âm tính điển hình với ung thư biểu

mô tế bào vảy.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ dương tính chung của CK7

trong ung thư biểu mô dại trực tràng là 9,2%. Các typ mô học đều có tỷ lệ

dương tính thấp với CK7. Ung thư biểu mô tế bào nhẫn có 33,3% và ung

thư biểu mô không biệt hóa có 20,0% dương tính. Ung thư biểu mô tuyến

và ung thư biểu mô nhầy đều có 8,3% các trường hợp dương tính. Ung thư

biểu mô tủy âm tính với CK7. Sự khác biệt giữa các typ mô học có ý nghĩa

thống kê (p<0,05).

Với CK20, tỷ lệ dương tính chung của dấu ấn này trong ung thư biểu

mô đại trực tràng là 59,1%. Ung thư biểu mô tủy, ung thư biểu mô tế bào

nhẫn và ung thư biểu mô tuyến có tỷ lệ dương tính cao với CK20 (100%,

66,6% và 62,2% theo thứ tự). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ

dương tính với CK20 giữa các typ mô bệnh học. Có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê trong tỷ lệ dương tính với CK20 giữa các độ biệt hóa của ung thư

biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó các độ có tỷ lệ bộc lộ giảm dần là độ 2, độ

3, độ 4 và độ 1 (63,7%, 45,2%, 33,3% và 21,6%, theo thứ tự). Có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với CK20 giữa các độ mô học thấp

và cao của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó độ thấp có tỷ lệ dương

tính là 68,1%, độ cao chỉ có 44,1% dương tính. Điều đó có nghĩa là mức độ

bộc lộ của CK20 giảm theo độ biệt hóa. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

giữa tỷ lệ dương tính với CK20 và tổn thương xâm nhập thành ruột, và xâm

nhập viêm, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương

tính với CK20 và xâm nhập mạch và hoại tử u.

Page 106: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

106

Theo nghiên cứu của các tác giả khác, hầu hết (80% đến 100%) ung thư

biểu mô tuyến dương tính mạnh và lan tỏa với CK20, nhưng chỉ có một số u

âm tính hoặc chỉ dương tính dương ổ [106], [107], [108], [109], [110].

Nhuộm CK20 giảm xảy ra trong những ung thư biểu mô tuyến vi vệ tinh

không ổn định. Nói chung các ung thư biểu mô tuyến ít khi bộc lộ CK7 và tỷ

lệ này không phụ thuộc vào vị trí (tiên phát hay di căn) và thứ typ nhầy [106],

[70], [73], [109], [110], [111]. Trên cơ sỏ của những hình thái nhuộm này,

ung thư biểu mô đại trực tràng có thể là khối u chính có thể dương tính mạnh

và lan tỏa với CK20 và hoàn toàn âm tính với CK7.

Ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng dương tính khác nhau với

cytokeratin (CK) [112]. Kiểu hình phổ biến nhất là sự dương tính với CK20

và âm tính với CK7, trong khi kiểu hình ngược lại là cực kỳ hiếm; đặc điểm

này có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán phân biệt giữa ung thư biểu mô tuyến

đại trực tràng và các ung thư biểu mô tuyến từ các vị trí khác, chẳng hạn như

phổi và buồng trứng [113], [114]. Tuy nhiên, các hình thái khác thường của

phản ứng miễn dịch (chẳng hạn như dương tính với CK7) có thể được tìm

thấy trong những ung thư biểu mô kém biệt hóa [73], [115].

Trong nghiên cứu của Kende và CS (2003), những ung thư biểu mô

tuyến biệt hóa cao và biệt hóa vừa của đại tràng, bao gồm ruột thừa, có kiểu

hình CK7-/ CK20+ trong hầu hết các trường hợp, cũng như những carcinoid

tế bào nhẫn, nhưng một nửa số ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa, có bộc lộ

khác thường cũng như hầu hết carcinoid/ung thư biểu mô tuyến hỗn hợp tế

bào hình cốc [73].

Trong một nghiên cứu so sánh sự bộc lộ của CK7 và CK20 giữa ung

thư biểu mô tuyến của dạ dày và đại tràng của Park và CS (2002), 71%

(207/289) những ung thư biểu mô dạ dày dương tính với CK7, trong khi chỉ

9% (21/225) ung thư biểu mô đại trực tràng dương tính với CK7; 41%

Page 107: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

107

(117/289) các ung thư biểu mô dạ dày và 73% (165/225) ung thư biểu mô đại

trực tràng dương tính với CK20, CK7-/ CD20+ có tỷ lệ cao nhất (68%) trong

ung thư biểu mô đai trực tràng và phụ thuộc vào độ mô học của u (75% độ

thấp so với 52% độ cao) [111]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ dương

tính chung của CK7 trong ung thư biểu mô đại trực tràng là 9,2%, tương tự

như kết quả nghiên cứu của Park là 9% [111]..

Theo nghiên cứu của Yu và CS (2007) trên 68 trường hợp ung thư biểu

mô đại trực tràng cho thấy tỷ lệ bộc lộ dương tính của CK20 là 89,7% và của

CK7 là 35,7% [117].

Theo Goldstein và CS (2000), về hóa mô miễn dịch, một kiểu hình

CK7-/CK20+ thiên về u tiên phát của đại tràng trong khi CK7+/CK20- thiên

về di căn [118].

Bảng 4.4. Tỷ lệ bộc lộ CK7 theo các tác giả

Tác giả n CK7 (%) CK20 (%)

Park và CS (2002) 225 9 73,0

Yu và CS (2007) 68 35,7 89,7

Chu Văn Đức (2014) 174 9.2 59,1

Bảng trên cho thấy tỷ lệ dương tính của CK7 trong ung thư biểu mô đại

trực tràng có giới hạn từ 9% đến 35,7% và tỷ lệ dương tính của CK20 có giới

hạn từ 59,1% đến 89,7%. Điều đó cũng có nghĩa là CK7-/CK20+ là kiểu của

hình miễn dịch u tiên phát của đại tràng

CK19

CK19 là một polypeptid có trọng lượng phân tử 40 kDa, nằm ở đoạn

nhiễm sắc thể 17q12-q21, nó cũng phân bố rộng rãi trong loại biểu mô đơn.

Các nghiên cứu cho thấy CK19 dương tính cao trong ung thư biểu mô đại trực

Page 108: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

108

tràng. Đa số trường hợp là dương tính lan toả. CK19 có tỷ lệ dương tính giảm

theo mức giảm độ biệt hoá, điều đó có nghĩa là sự mất bộc lộ của CK19 thể

hiện sự mất biệt hoá của u. Như vậy, CK19 là một dấu ấn hóa mô miễn dịch

rất đặc hiệu trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng, nó thường bộc lộ quá

mức khoảng 96% [108]. Tỷ lệ bộc lộ của CK19 trong nghiên cứu của chúng tôi

là 96,5%. Tất cả các trường hợp ung thư biểu mô tế bào nhẫn và ung thư biểu

mô tủy đều dương tính với CK19 (100%). Có 97,4% các ung thư biểu mô

tuyến và 83,3% ung thư biểu mô nhầy dương tính với CK19. Có 3/5 (60%)

trường hợp ung thư biểu mô không biệt hóa dương tính với CK19. Có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê giữa sự bộc lộ của CK19 với các typ mô bệnh học.

Theo độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến, độ 3 và độ 2 có tỷ lệ dương tính

cao với CK19 (100% và 96,3% theo thứ tự). Độ 4 có tỷ lệ dương tình là

66,7%. Độ 1 chỉ có 28,1% các trường hợp dương tính với CK19. Có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê trong bộc lộ CK19 giữa các độ biệt hóa của ung thư

biểu mô tuyến (p<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong bộc

lộ CK19 giữa các độ mô học thấp và cao của ung thư biểu mô tuyến (p>0,05).

Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bộc lộ CK19 với xâm nhập thành ruột

và hoại tử u (p>0,05), nhưng không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bộc

lộ CK19 với xâm nhập mạch và xâm nhập viêm.

Theo Maeda và CS (1996), CK19 dương tính ở 19/30 (64%) các trường

hợp ung thư biểu mô đại trực tràng di căn đến gan, trong khi các trường hợp

ung thư biểu mô tế bào gan đều âm tính với dấu ấn này [108].

Nghiên cứu của Tereda và CS (2013) về sự bộc lộ của cytokeratin trong

ung thư biểu mô tế bào nhẫn của đại trực tràng đã phát hiện tỷ lệ bộc lộ của

CK19 là 58%. Nghiên cứu của các tác giả đã chỉ rõ các kiểu hình CK7-

/CK20+, CK7-/CK19+ và CK7-/CK20- là những kiểu hình chiếm ưu thế có ý

nghĩa trong ung thư biểu mô tế bào nhẫn đại trực tràng [119].

Page 109: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

109

Nghiên cứu của Zhang và Zheng (2010) cho kết quả là CK7 bộc lộ thấp

hoặc không bộc lộ trong ung thư đại tràng, trong khi CK19 bộc lộ cao trong

ung thư đại trực tràng và CK7-/CK19+ có thể là đặc điểm bộc lộ của ung thư

đại tràng [9].

CDX-2

CDX-2 là một gen homeobox typ đuôi (caudal-type homeobox gene),

nó mã hóa một yếu tố phiên mã giữ vai trò quan trọng trong sự tăng sinh và

biệt hóa của các tế bào biểu mô ruột. Nó được tìm thấy trong tuyệt đại đa số

những ung thư biểu mô đại trực tràng [120], nhưng cũng có thể bộc lộ trong

những ung thư biểu mô chế nhầy tiên phát của buồng trứng, bàng quang và

phổi, cũng như ung thư biểu mô tuyến tụy, mật [121], [122].

CDX-2 là một dấu ấn của biệt hóa ruột và nhuộn nhân của khoảng 90%

của các ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng, nhưng giới hạn dương tính của

u trên y văn thay đổi từ 72% đến 100% [122], [123], [124], [125]. Giống như

CK7, ít hơn những ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa và nhầy của đại trực

tràng dương tính với CDX-2 [120], nó có thể liên quan với tính không ổn định

vi vệ tinh. Đồng thời CDX-2 không đặc hiệu cho ung thư biểu mô tuyến đại

trực tràng. CDX-2 có thể dương tính trong các ung thư biểu mô tuyến nguồn

gốc tụy mật, dạ dày, ruột non, phổi, buồng trứng (nhầy và dạng nội mạc) và

bàng quang, đặc biệt nếu chúng có biệt hóa ruột) [126], [127].

Tỷ lệ bộc lộ của CDX-2 trong nghiên cứu của chúng tôi là 70,7%. Có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với CDX-2 giữa các typ

mô bệnh học, trong đó ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tỷ lệ dương tính cao

nhất (100%), ung thư biểu mô nhầy có 75% số trường hợp dương tính và ung

thư biểu mô tuyến có 71,2% số trường hợp. Ung thư biểu mô tủy âm tính với

CDX-2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với CDX-

2 giữa các độ biệt hóa (p<0,05), trong đó tỷ lệ từ cao nhất đến thấp dần là độ

Page 110: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

110

2 (75%), độ 4 (66,7%), độ 3 (54,8%) và độ 1 (21,6%). Có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với CDX-2 giữa các độ mô học

(p<0,05), trong đó tỷ lệ từ cao nhất đến thấp dần là độ 2 (75%), độ 4 (66,7%),

độ 3 (54,8%) và độ 1 (21,6%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ

dương tính với CDX-2 và các tổn thương xâm nhập thành ruột, xâm nhập

mạch, hoại tử và xâm nhập viêm.

Các tác giả nước ngoài cũng đã công bố các kết quả khác nhau về sự

bộc lộ của CDX-2 trong ung thư biểu mô đại trực tràng. Trong nghiên cứu

của Moskaluk và CS (2003), những ung thư biểu mô tuyến đại tràng nhuộm

dương tính mạnh với CD2 trong 90% các trường hợp, trong khi các ung thư

biểu mô tuyến của dạ dày, thực quản và buồng trứng (các typ dạng nội mạc

và nhầy) có nhuộm dương tính lan tỏa chỉ trong 20 đến 30% các trường

hợp [126].

Theo kết quả nghiên cứu của Delott và CS (2005), nhuộm CDX-2

dương tính ở 71,8% (51/71) ung thư đại trực tràng, bao gồm 74,5% các ung

thư biểu mô biệt hóa cao hoặc vừa và 65% các u độ cao. Trong các u độ cao,

71,4% (5/7) u nhầy, 100% các u tế bào nhẫn (3/3) và 50% (5/10) các u kém

biệt hóa dương tính với CDX-2. Các tác giả đi đến kết luận là CDX-2 là một

dấu ấn có lợi trong việc xác định biệt hóa typ ruột, hiếm khi thấy trong các u

từ các vị trí khác được đánh giá và có thể có lợi trong việc xác định vị trí

nguồn gốc của một số u di căn, tuy nhiên CDX-2 không phải là một dấu ấn

nhậy cho ung thư biểu mô đại trực tràng kém biệt hóa. [125]

Trong nghiên cứu của Kaimaktchiev và CS (2004), CDX-2 nhuộm

nhân mạnh trong 82,7% của 1109 ung thư biểu mô đại tràng nói chung và

81,8% của các biến thể nhầy, không có sự khác biệt có ý nghĩa trong

nhuộm của các u biệt hóa cao (96%) và các u biệt hóa vừa (90,8%,

p = 0,18), nhưng các u kém biệt hóa có bộc lộ chung giảm (56,0%,

Page 111: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

111

p < 0,000001). Các tác giả đã đi đến kết luận CDX-2 là một dấu ấn nhạy và

đặc hiệu cho ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng, mặc dù sự bộc lộ của nó

giảm trong các u độ cao [120].

Bảng 4.5. Tỷ lệ bộc lộ CDX-2 theo các tác giả

Tác giả Tổng số bệnh nhân Tỷ lệ % (+)

Moskaluk và CS (2003) 71 90

Kaimaktchiev và CS (2004) 1109 82,7

Delott và CS (2005) 71 71,8

Chu Văn Đức (2014) 174 70,7

Her-2/neu.

Her-2/neu là một thành viên của họ thụ thể yếu tố phát triển biểu bì,

góp phần điều hoà các chức năng sinh học như tăng sinh, biệt hoá, vận

động và chết theo chương trình của tế bào. Her-2/neu biểu lộ quá mức

trong ung thư vú, dạ dày, phổi, tuyến nước bọt, buồng trứng, đại tràng,

tuyến tiền liệt và tuỵ.

Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đã nghiên

cứu về tần suất bộc lộ của Her-2/neu và ý nghĩa của nó trong ung thư biểu mô

đại trực tràng. Theo Song và CS (2014), Her-2/neu là một đích điều trị ung

thư có hiệu quả. Tuy nhiên, những báo cáo về tỷ lệ bộc lộ của nó trong ung

thư biểu mô đại trực tràng có sự khác biệt lớn. Nghiên cứu của các tác giả

nhằm mục đích phát hiện sự bộc lộ của Her-2/neu trong ung thư đại trực tràng

khi sử dụng kháng thể Her-2/neu đơn dòng của thỏ SP3 và 4B5. Sự bộc lộ quá

mức của Her-2/neu (2+ và 3+) là 7,5% (8/106) với kháng thể 4B5 và 3,8%

(4/106) với kháng thể SP3. Cả hai kháng thể nhuộm 3 trường hợp Her-2/neu

3+ và FISH khẳng định sự khuếch đại Her-2/neu không xảy ra ở những

Page 112: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

112

trường hợp này. Trong nghiên cứu của các tác giả, kháng thể 4B5 nhạy cảm

hơn SP3 trong phát hiện Her2-/neu của ung thư biểu mô đại trực tràng. Chỉ có

2,8% bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng có thể hưởng lợi ích từ điều

trị kháng thể đơn dòng [128].

Trong nghiên cứu của Lim và CS (2013) trên 95 bệnh nhân ung thư đại

trực tràng, phân tích bộc lộ Her-2/neu của các mô ung thư của bệnh nhân đã

phát hiện bộc lộ quá mức Her-2/neu ở 23 bệnh nhân (25%), trong đó 13 bệnh

nhân (14%) có bộc lộ quá mức vừa và 10 bệnh nhân (11%) có bộc lộ quá mức

mạnh. Sống thêm chung của các bệnh nhân âm tính vơi Her-2/neu tốt hơn có

ý nghĩa so với sống thêm của các bệnh nhân dương tính với Her-2/neu

(p=0,018). Sống thêm không bệnh của các bệnh nhân có bộc lộ Her-2/neu

ngắn hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân không bộc lộ Her-2/neu

(p=0,021) [129].

Trong nghiên cứu của Pappas và CS (2013), trong các mẫu mô ung thư

đại trực tràng của 51 bệnh nhân được đánh giá bộc lộ Her-2/neu, 49 (96,1%)

bệnh nhân có kết quả nhuộm dương tính 1+, 2 bệnh nhân (3,9%) có nhuộm

dương tính 2+, trong khi không có trường hợp nào dương tính mạnh (3+).

Không có sự kết hợp rõ rệt giữa sự bộc lộ Her-2/neu và tuổi bệnh nhân, giới,

vị trí u, độ u, giai đoạn và sống them [130].

Nghiên cứu của Wei và CS (2011) đánh giá sự bộc lộ của Her-2/neu

trên các tiêu bản hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô đại trực tràng, sử dụng

tiêu chuẩn Hercep Test từ 0, 1+, 2+ hoặc 3+ cho nhuộm màng tế bào. Chỉ 1

trong 53 bệnh nhân có kết quả nhuộm dương tính mạnh với Her-2/neu [131].

Trong nghiên cứu của Karanagh và CS (2009), các bệnh phẩm vùi đúc

trong paraffin được thu thập từ 132 bệnh nhân đã được nhuộm hóa mô miễn

dịch sử dụng kháng thể đơn dòng Ventana Her-2 4B5. Kết quả cho thấy 114

trường hợp âm tính với Her-2/neu, 7 có dương tính (1+) có thể nhận biết được

Page 113: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

113

rõ rệt, 9 có nhuộm dương tính vừa (2+) và 2 trường hợp có dương tính mạnh

(3+). Không có liên quan với giới, tuổi, độ, giai đoạn Dukes, giai đoạn TNM,

thời gian tái phát và sống thêm 5 năm (p>0,05). Các tác giả đi đến kết luận là

protein Her-2/neu bộc lộ quá mức trong 11% bệnh nhân ung thư đại trực

tràng. Gen mã hóa Her-2 khuếch đại trong 3% các trường hợp [132].

Trong nghiên cứu của Park và CS (2007) về sự bộc lộ của Her-2/neu

trong ung thư đại trực tràng, 65/137 (47,4%) bệnh nhân được xác định bằng

hóa mô miễn dịch có bộc lộ quá mức protein Her-2/neu. Sự khuếch đại gen

Her-2/neu được phát hiện ở 2 bệnh nhân bằng FISH. Những u có bộc lộ

quá mức Her-2/neu có tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cao hơn (39,3% so với

14,6%, p=0,013). Những bệnh nhân có bộc lộ quá mức Her-2/neu kết hợp

với tỷ lệ sống thêm 3 năm kém (70,8% so với 83,7%) và tỷ lệ sống thêm 5

năm kém (55,1% so với 78,3%, p<0,05). Như vậy, sự bộc lộ quá mức của

Her-2/neu có thể là một yếu tố tiên lượng độc lập ở những bệnh nhân ung

thư đại trực tràng [133].

Trong nghiên cứu của Vũ Hồng Minh Công và CS (2014), tỷ lệ bộc

lộ Her-2/neu là 29,1% [97]. Tỷ lệ bộc lộ của Her-2/neu (3+) trong nghiên

cứu của chúng tôi là 10,9%. Chỉ có ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu

mô nhầy dương tính với Her-2/neu với tỷ lệ thấp (11,7% và 8,3% theo thứ

tự). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Các typ khác đều âm

tính. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với Her-

2/neu giữa các độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó tỷ

lệ cao nhất là độ 1(28,8%), sau đó là độ 2 (20%) và độ 3 (12,9%). Độ 4

không có trường hợp nào dương tính với Her-2/neu. Không có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với Her-2/neu của các độ mô

học thấp và cao (p>0,05), tỷ lệ dương tính của cả 2 độ đều là 11,8%. Có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của Her-2/neu với các

Page 114: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

114

tổn thương xâm nhập thành ruột, hoại tử u và xâm nhập viêm (p<0,05),

nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ dương tính của

Her-2/neu với xâm nhập mạch (p>0,05)

Bảng 4.6. Tỷ lệ bộc lộ Her-2/neu theo các tác giả

Tác giả Tổng số bệnh nhân Tỷ lệ % (+)

Park và CS (2007) 133 47,5

Lim và CS (2013) 95 25

Pappas và CS (2013) 51 3,9

Song và CS (2014) 106 7,5

Shin và CS (2014) 266 30,1

Vũ Hồng Minh Công và CS (2014) 117 29,1

Chu Văn Đức (2014) 174 10,9

Như vậy, tỷ lệ bộc lộ của Her-2/neu thay đổi trong một giới hạn rộng,

từ 3,9% đến 47,5%.

MUC-1

MUC-1 là một mucin gắn với màng cấu trúc bộc lộ trên riềm đỉnh của

các tế bào biểu mô chế tiết, trước đây có nhiều tên gọi như DF-3, epissialin,

CA5-3, PAS-O, mucin biểu mô đa hình thái (PEM), hoặc kháng nguyên màng

biểu mô [134]. Gen MUC-1 được định vị trên nhiễm sắc thể 1q21 và có 1201

nucleotid. Miền ngoài tận cùng của MUC-1 (MUC1-N) bao gồm những số

lượng thay đổi của những đoạn lặp lại trước sau (VNTRs), với số lượng

những đoạn lặp lại thay đổi từ 20 đến 120 ở những cá thể khác nhau [135].

Những vị trí này là đối tượng của O-glycosil hóa, góp phần tạo thành một cấu

trúc mở rộng ra ngoài lớp glycocalix bề mặt của tế bào. Protein nầy có chức

năng bảo vệ do gắn với tác nhân gây bệnh và cũng có khả năng truyền tín hiệu

Page 115: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

115

tế bào [136]. Một số nghiên cứu vừa chứng minh rằng bộc lộ quá mức của

MUC-1 tạo nên sự đề kháng với chết tế bào theo chương trình gây nên do

những sang chấn oxi hóa và những tác nhân chống ung thư [137].

Cũng đã có những bằng chứng về vai trò sinh học của mucin, đặc biệt

MUC-1 trong ung thư đại trực tràng . Liên quan dương tính đã được mô tả

giữa chế tiết mucin, tăng sinh, xâm nhập, di căn và tiên lượng xấu [138],

[139], [140]. Khi MUC-1 bộc lộ trong vùng u xâm nhập sâu nhất, xâm nhập

bạch mạch và tĩnh mạch nhiều hơn, cũng như di căn hạch và gan [141].

Về hóa mô miễn dịch, phần lớn các ung thư biểu mô đại trực tràng

dương tính với nhuộm mucin. Các protein mucin chính bộc lộ bởi ung thư

biểu mô tuyến thông thường của đại tràng là MUC-1 và MUC-3 (trái ngược

với MUC-2 trong ung thư biểu mô nhầy) [142], [143].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ dương tính của MUC-1 trong

toàn bộ bệnh nhân là 79,9% và trong nhóm ung thư biểu mô tuyến là 80,4%..

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với MUC-1 giữa

các typ mô bệnh học (p<0,005), trong đó ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tỷ

lệ dương tính cao nhất (100%), sau đó là ung thư biểu mô tuyến (80,4%), ung

thư biểu mô nhầy và ung thư biểu mô không biệt hóa đều có 75% các trường

hợp dương tính, ung thư biểu mô tủy âm tính với MUC-1. Có sự khác biệt có

ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính của MUC-1 giữa các độ biệt hóa của

ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó tỷ lệ từ cao nhất đến thấp dần là độ

4 (100%), độ 3 (86,7%), độ 2 (75%) và độ 1 (24,4%). Như vậy có sự liên

quan đảo ngược có ý nghĩa thống kê giữa bộc lộ của MUC-1 với độ biệt hóa

của ung thư biểu mô tuyến, độ biệt hóa càng thấp, tỷ lệ bộc lộ của MUC-1

càng tăng. Sự bộc lộ của MUC-1 có thể có ý nghĩa tiên lượng xấu hơn. Có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính của MUC-1 giữa các độ

mô học của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó tỷ lệ dương tính của độ

Page 116: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

116

cao là 85,3% và độ thấp là 78,9%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ

lệ dương tính của MUC-1 và các tổn thương xâm nhập thành ruột (p<0,05),

nhưng không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của

MUC-1 và các tổn thương xâm nhập mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập

lympho – tương bào (p>0,05).

Đã có một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về bộc lộ của

MUC-1 trong ung thư biểu mô đại trực tràng. Trong nghiên cứu của Matsuda

và CS (2000), 86 ung thư biểu mô đại trực tràng được thu thập từ những bệnh

nhân được cắt bỏ u. Các tiêu bản được nhuộm miễn dịch với MUC-1, MUC-2

và p53. Trong 86 trường hợp, 37 (43%) dương tính với MUC-1, 28 (33%)

dương tính với MUC-2 và 59 (69%) bộc lộ quá mức p53. Sự khác biệt chỉ được

phát hiện trong tỷ lệ dương tính của MUC-1 với độ sâu của xâm nhập u [144].

Theo nghiên cứu của Yu và CS (2007) tỷ lệ dương tính của MUC-1 là

0,07% trong niêm mạc đại trực tràng bình thường, 12,7% trong u tuyến đại

trực tràng và 45,3% trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng. Tỷ lệ dương

tính của MUC-2 là 100% trong niêm mạc đại trực tràng bình thường, 90,0%

trong u tuyến và 52,6% trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng. Trong ung

thư biểu mô tuyến đại trực tràng, sự bộc lộ của MUC-1 và MUC-2 liên quan

với độ biệt hóa u, sự xâm nhập và di căn hạch bạch huyết (n=150) [145].

Sự bộc lộ quá mức của MUC-1 và sự tương tác trong bào tương của

mucin với beta- catenin được cho là liên quan với bệnh sinh của ung thư đại

trực tràng. Baldus và CS (2004) đã tiến hành một nghiên cứu nhuộm kép để

xác định sự bộc lộ, sự phân phối dưới mức tế bào của MUC-1 và beta- catenin

trong một nhóm gồm 205 bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Kết quả cho thấy

MUC-1 bộc lộ mạnh ở vùng trung tâm u và ở mặt xâm nhập trong khoảng

50% các trường hợp. Kết quả tương tự cũng thu được với sự tích lũy trong

nhân của beta-catenin ở những phần u xâm nhập. Sự bộc lộ của protein

Page 117: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

117

MUC1 ở trung tâm khối u liên quan có ý nghĩa với độ biệt hóa thấp và của

catenin ở chu vi khối u thường gặp hơn trong những ung thư biểu mô ở đại

tràng trái và trực tràng. Các tác giả đã đi đến kết luận là sự bộc lộ quá mức

của MUC1 và beta- catenin, cũng như sự đồng bộc lộ trong nhân của chúng ở

mặt xâm nhập của các ung thư biểu mô đại trực tràng kết hợp với diễn biến

nhanh hơn của bệnh và tiên lượng xấu hơn [146].

Theo kết quả nghiên cứu của Huang và CS ( 2002), tỷ lệ dương tính của

MUC-1 trong 126 ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng là 42,1%. Sự bộc lộ của

mucin MUC-1 liên quan dương tính với độ sâu của xâm nhập, di căn hạch bạch

huyết và giai đoạn Dukes, nhưng liên quan âm tính với độ biệt hóa. Việc phát

hiện MUC-1 có thể dự báo tiên lượng trong ung thư đại trực tràng [147].

Trong nghiên cứu của Jang và CS (2002), sự bộc lộ của MUC-1, MUC-

2 và protein 53 đã được đánh giá bằng hóa mô miễn dịch, trong 97 trường hợp

ung thư, 44 (45%) dương tính với MUC-1, 39(40%) dương tính với MUC-2

và 58 (59%) có bộc lộ quá mức của p53. Sự đồng bộc lộ của MUC-1 với p53

và bộc lộ kép MUC-1 và MUC-2 có tỷ lệ cao hơn của di căn hạch [148].

Bảng 4.7. Tỷ lệ bộc lộ MUC-1 theo các tác giả

Tác giả Tổng số bệnh nhân Tỷ lệ % (+)

Masuda và CS (2000) 86 43

Huang và CS (2002) 126 42,1

Jang và CS (2002) 97 45

Baldus và CS (2004) 205 50

Yu và CS (2007) 150 45,3

Chu Văn Đức (2014) 174 79,9

Page 118: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

118

MUC-2

Mucin 2, cũng được gọi là MUC-2, là một protein ở người được mã

hóa bởi gen MUC-2. Gen này mã hóa một thành phần của họ protein mucin.

Protein được mã hóa bởi gen này được chế tiết lên bề mặt niêm mạc. Mucin 2

đặc biệt có nhiều trong ruột, ở đây nó được chế tiết từ các tế bào hình cốc

trong lớp biểu mô phủ vào trong lòng đại tràng. Ở đây, mucin 2 cùng với

những lượng nhỏ protein liên quan với mucin, được trùng hợp hóa với một

gel trong đó 80% trọng lượng là chuỗi bên oligosaccharide được bổ sung vào

những protein mucin nhờ những biến đổi sau phiên mã. Gel này cung cấp một

hàng rào không hòa tan phục vụ cho việc bảo vệ biểu mô ruột.

Đã có một số nghiên cứu hóa mô miễn dịch của MUC-2 trong ung thư

biểu mô đại trực tràng. Theo kết quả nghiên cứu của Huang và CS ( 2002), tỷ

lệ dương tính của MUC-2 trong 126 ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng là

36,5%. Sự bộc lộ của mucin MUC-2 liên quan với sự xâm nhập, di căn hạch

và giai đoạn Dukes, nhưng không liên quan với độ biệt hóa [147]. Theo

Debunne và Ceelen (2013), những bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến nhầy đại

trực tràng có những đặc điểm lâm sàng - bệnh học riêng. Ung thư biểu mô

tuyến nhầy đại trực tràng cũng kết hợp với sự bộc lộ cao hơn của MUC -2 và

MUC-5AC, nhưng bộc lộ thấp MUC-1. Sự bộc lộ khác nhau của mucin liên

quan với nguy cơ di căn và tử vong. Mới đây, các mucin cũng được sử dụng

như những đích điều trị và như một nguồn điều trị miễn dịch [149]. Trong

nghiên cứu của Elzagheid và CS (2013), 49,7% các trường hợp ung thư đại

trực tràng dương tính với MUC-2. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho

thấy mất MUC-2 kết hợp có ý nghĩa với tái phát bệnh (p< 0,031) [150].

Tỷ lệ dương tính của MUC-2 trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu của

chúng tôi là 48,3% và tỷ lệ dương tính của MUC-2 trong nhóm ung thư biểu

mô tuyến là 47,1%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương

Page 119: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

119

tính với MUC-2 giữa các typ mô bệnh học (p<0,005), trong đó ung thư biểu

mô nhầy và ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tỷ lệ dương tính cao (75% và

66,7% theo thứ tự). Ung thư biểu mô tuyến có 47,1% dương tính và ung thư

biểu mô không biệt hóa có 25% các trường hợp dương tính. Ung thư biểu mô

tủy âm tính với MUC-2. Như vậy ung MUC-2 đặc hiệu hơn cho ung thư biểu

mô nhầy và ung thư biểu mô tế bào nhẫn. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

trong tỷ lệ dương tính của MUC-2 giữa các độ biệt hóa của ung thư biểu mô

tuyến (p<0,05), trong đó tỷ lệ từ cao nhất đến thấp dần là độ 4 (66,7%) và độ

3 (45,2%), độ 2 (41,3%) và độ 1 (16,5%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê trong tỷ lệ dương tính của MUC-2 giữa các độ mô học của ung thư

biểu mô tuyến (p>0,05), tỷ lệ dương tính của cả 2 độ đều là 47,1%. Có sự liên

quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của MUC-2 và các tổn thương

xâm nhập mạch, hoại tử u đám lớn (p<0,05), nhưng không có liên quan có ý

nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của MUC-2 với tổn thương xâm nhập

thành ruột và xâm nhập ympho – tương bào (p>0,05).

Bảng 4.8. Tỷ lệ bộc lộ MUC-2 theo các tác giả

Tác giả Tổng số bệnh nhân Tỷ lệ % (+)

Masuda và CS (2000) 86 33

Huang và CS (2002) 126 36,5

Jang và CS (2002) 97 40

Yu và CS (2007) 52,6

Elzaheid và CS (2013) 49,7

Chu Văn Đức (2014) 174 48,3

Ki-67

Ki-67 là một protein nhân không Histon, trọng lượng phân tử 345- 395

kDa, bộc lộ bởi các tế bào trong các pha tăng sinh G1, G2, M và S và không

Page 120: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

120

có mặt trong pha nghỉ G0 của chu kỳ tế bào. Ki-67 có vai trò quan trọng trong

tăng sinh tế bào tương tự như PCNA (proliferating cellular nuclear antigen) là

một đồng yếu tố của DNA polymerase trong tổng hợp DNA ở pha S của chu

kỳ tế bào.

Nhiều công trình trong và ngoài nước đã đề cập đến tần suất và ý nghĩa

của bộc lộ Ki-67 trong ung thư biểu mô đại trực tràng. Trong nghiên cứu của

Vũ Hồng Minh Công và CS (2014), tỷ lệ bộc lộ Ki-67 là 89,7% [97]. Nghiên

cứu của He và CS (2010) cho thấy tỷ lệ dương tính của bộc lộ p53 và Ki-67

trong các mẫu mô ung thư đại trực tràng được xét nghiệm (126 trường hợp) là

55,56% và 53,58%. Sự bộc lộ của p53 và Ki-67 liên quan với tiên lượng của

bệnh nhân trong ung thư đại trực tràng [155].

Trong nghiên cứu của Ahmeh và CS (2012), sự bộc lộ quá mức của

protein tăng sinh Ki-67 được tìm thấy ở 62% (31/50) các trường hợp. Phân

tích thống kê đã phát hiện mối liên quan có ý nghĩa giữa chỉ số tăng sinh Ki-

67 với typ mô học (p = 0,05) và độ u (p = 0,018), nhưng không có liên quan

có ý nghĩa được tính toán với các yếu tố lâm sàng bệnh học khác như tuổi,

giới, kích thước u, vị trí, độ sâu, giai đoạn, tính trạng hạch và xâm nhập mạch

máu (p > 0,05) [153].

Trong nghiên cứu của Shin và Cs (2014), tỷ lệ bộc lộ của p53, C-

erbB2 và Ki-67 trong 266 bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng là 60,9%,

30,1% và 74,4% các mẫu theo thứ tự [151].

Tỷ lệ bộc lộ của Ki-67 trong nghiên cứu của chúng tôi là 68,4%. Có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với Ki-67 giữa các typ

mô bệnh học, trong đó ung thư biểu mô tế bào nhẫn, ung thư biểu mô tủy và

ung thư biểu mô thần kinh nội tiết có tỷ lệ dương tính cao nhất (100%), ung

thư biểu mô nhầy và không biệt hóa có 75% số trường hợp dương tính. Ung

thư biểu mô tuyến có 66,7% số trường hợp dương tính. Có sự khác biệt có ý

Page 121: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

121

nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với Ki-67 giữa các độ biệt hóa (p<0,05),

trong đó tỷ lệ cao nhất là độ 2 và độ 3, đều là 70%, Độ 4 có tỷ lệ dương tính

là 33,3% và độ 1có tỷ lệ thấp nhất (17,3%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê trong tỷ lệ dương tính với Ki-67 giữa các độ mô học thấp và cao (p>0,05),

trong đó độ thấp là 67,2% và độ cao là 67,6%.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính với Ki-67 và

các tổn thương xâm nhập thành ruột, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho -

tương bào nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương

tính với Ki-67 và xâm nhập mạch.

Bảng 4.9. Tỷ lệ bộc lộ Ki-67 theo các tác giả

Tác giả Tổng số bệnh nhân Tỷ lệ % (+)

He và Cs (2010) 126 53,58

Ahmeh và Cs (2012) 50 62

Shin và Cs (2014) 266 74,4

Vũ Hồng Minh Công và CS (2014) 117 89,7

Chu Văn Đức (2014) 174 68,4

P53

Protein u p53, cũng được gọi là kháng nguyên tế bào u, phosphoprotein

p53, yếu tố ức chế u p53 là một protein ở người được mã hóa bởi gen TP53.

Protein p53 có vai trò quan trọng trong các cơ thể đa bào, ở đây nó điều hòa

chu kỳ tế bào và vì vậy có chức năng như một yếu tố ức chế u, dự phòng ung

thư. Vì vậy p53 đã được mô tả như “người canh gác bộ gen“ do vai trò của nó

trong việc bảo toàn tính ổn định nhờ phòng ngừa đột biến của bộ gen. Vì vậy

TP53 được xếp loại như một gen ức chế u. Ở người gen p53 nằm ở nhánh

Page 122: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

122

ngắn của nhiễm sắc thể 17 (17p13.1). Gen p53 có chiều dài 20kb bao gồm 11

exon giống nhau, đánh số từ E1 đến E11. Khi bị đột biến, gen p53 có thể mất

toàn bộ 2 alen hoặc chỉ 1 alen bị mất (mất tính dị hợp tử) trong khi alen kia bị

đột biến ở một vài vị trí, trường hợp này hay gặp hơn cả. Các đột biến có thể

ở các exon đầu (2-4), đoạn mã hóa vùng C tận cùng, ở các exon cuối (9-11),

đoạn mã hóa vùng N tận cùng, nhưng đa số là ở các exon giữa (5-8), đoạn mã

hóa vùng gắn kết DNA [156], [157], [158], [159].

Nhiều công trình trong và ngoài nước đã công bố các kết quả nghiên

cứu hóa mô miễn dịch của p53 trong ung thư biểu mô đại trực tràng. Trong

nước, nghiên cứu của Vũ Hồng Minh Công và CS (2014) đã cho kết quả tỷ lệ

bộc lộ p53 là 57,3% các trường hợp ung thư biểu mô đại trực tràng.

Trong nghiên cứu của Lazaris và CS (1995) về hóa mô miễn dịch của

60 trường hợp ung thư biểu mô đại trực tràng, bộc lộ p53 của nhân được phát

ở 46,6% các trường hợp, trong khi sự dương tính của Her-2/neu ở màng tế

bào được phát hiện ở 35% các trường hợp xét nghiệm. Tỷ lệ bộc lộ của p53

liên quan có ý nghĩa với biệt hóa kém, hoạt động nhân chia cao và sống thêm

chung 5 năm. Sự dương tính của Her-2/neu liên quan có ý nghĩa với giai đoan

Dukes và hoạt động nhân chia cao [160].

Sử dụng kháng thể đơn dòng p53 D07, Saleh và CS (1998) đã phát hiện

65% các ung thư biểu mô đại tràng và 37% các u tuyến dương tính với nhuộm

hóa mô miễn dịch p53. Các tác giả đã đi đến kết luận là sự bộ lộ p53 cao hơn

có ý nghĩa thống kê trong những ung thư biểu mô tuyến so với trong những u

tuyến [161].

Nghiên cứu của Curtin và CS (2004) cho thấy có 164/ (61%) trường

hợp ung thư đại tràng dương tính với p53 trên hóa mô miễn dịch khi sử dụng

điểm ngưỡng là ≥ 20% tế bào dương tính, 142 (53%) các trường hợp dương

tính khi sử dụng điểm ngưỡng ≥ 50% tế bào dương tính [162].

Page 123: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

123

Trong nghiên cứu của Theodoropoulous và CS (2009) trên 164 bệnh

nhân ung thư biểu mô đại trực tràng (50 trường hợp trực tràng), nhuộm hóa

mô miễn dịch p53 dương tính được phát hiện ở 63,4% các trường hợp và

EGFR dương tính 43,9% các trường hợp [163].

Trong nghiên cứu của Georgescu và CS (2007), tỷ lệ bộc lộ của p53

trong 41 trường hợp ung thư biểu mô đại trực trang là 58,53%. Chỉ có 16,66%

các trường hợp ung thư biểu mô có chế tiết chất nhầy bộc lộ quá mức p53,

trong khi 65,71% các trường hợp ung thư biểu mô tuyến bộc lộ quá mức p53.

Sự bộc lộ quá mức p53 kết hợp với ung thư biểu mô tuyến không chế nhầy và

kết hợp với độ cao của ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng [164].

Trong nghiên cứu của Huh và CS (2010), nhuộm p53 dương tính được

phát hiện phổ biến hơn trong ung thư biểu mô tuyến điển hình so với ung thư

biểu mô nhầy (49% so với 17%, p = 0,007) và trong ung thư biểu mô tuyến

kém biệt hóa cao và vừa so với ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa (50% so

với 32%, p = 0,03). Mức độ bộc lộ protein p53 liên quan với di căn hạch (p <

0,001) và giai đoạn TNM của ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng (p =

0.006). Sự bộc lộ của protein p53 liên quan với xu hướng tăng xâm nhập bạch

mạch huyết quản (p = 0.058) [154].

Tỷ lệ bộc lộ của p53 trong nghiên cứu của chúng tôi là 39,7%. Có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với p53 giữa các typ mô

bệnh học, trong đó ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tỷ lệ dương tính cao nhất

(66,7%), sau đó là ung thư biểu mô không biệt hóa (50%), ung thư biểu mô

tuyến (39,3%) và ung thư biểu mô nhầy (33,3%). Các trường hợp ung thư

biểu mô tủy và ung thư biểu mô thần kinh nội tiết đều âm tính với p53. Có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với p53 giữa các độ biệt

hóa của ung thư biểu mô tuyến (p<0,05), trong đó tỷ lệ cao nhất là độ 2 và độ

3 (41,3% và 38,7% theo thứ tự). Độ 1 chỉ có 10,8% dương tính và độ 4 là 0%.

Page 124: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

124

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ dương tính với p53 giữa các

độ mô học thấp và cao (p>0,05), trong đó độ thấp là 40,3% và độ cao là

35,3%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính của p53 và

các tổn thương xâm nhập thành ruột và xâm nhập mạch (<0,05), nhưng không

có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ dương tính với p53 với hoại tử u

đám lớn và xâm nhập lympho – tương bào (>0,05).

Bảng 4.10. Tỷ lệ bộc lộ p53 theo các tác giả

Tác giả Tổng số bệnh nhân Tỷ lệ % (+)

Lazaris và CS (1995) 60 46,6

Salen và CS (1998) 65

Curtin và CS (2004) 61

Cohen và CS (2008) 171 55,8

Georgescu và CS (2007) 41 58,53

Vũ Hồng Minh Công và CS (2014) 57,3

Shin và Cs (2014) 266 60,9

Chu Văn Đức (2014) 174 39,7

Ung thư biểu mô tuyến tế bào nhẫn

Nói chung ung thư biểu mô tế bào nhẫn của đại tràng có hình thái nhuộm

CK7, CK20 và CDX-2 tương tự như ung thư biểu mô tuyến của đại tràng

[118], [160].

Tuy nhiên, một tỷ lệ cao hơn các ung thư biểu mô tế bào nhẫn dương tính

với MUC-2 (100%) và MUC-5AC (89%) và một tỷ lệ ít hơn dương tính với

E.cadherin [132], [165].

Page 125: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

125

Theo nghiên cứu của Tereda cà Cs (2013), nhuộm hóa mô miễn dịch các mẫu

sinh thiết của 12 trường hợp ung thư biểu mô tế bào nhẫn của đại trực tràng

cho kết quả là CDX-2 dương tính ở 93%, p53 ở 75% và Ki-67 ở 100% các

mẫu [119].

Ung thư biểu mô tủy

Theo Winn và CS (2008), ung thư biểu mô không biệt hóa hoặc ung

thư biểu mô tủy được đặc trưng bởi hình ảnh mô học đặc biệt và tiên lượng

tương đối tốt hơn so với ung thư biểu mô đại tràng không biệt hóa. Hai typ

này có thể khó phân biệt trên xét nghiệm mô học thông thường. Chỉ có một số

nghiên cứu giới hạn về hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tủy. Những nghiên

cứu này gợi ý rằng sự mất biệt hóa ruột được thể hiện là tỷ lệ phần trăm âm

tính cao của CDX-2. Nghiên cứu của các tác giả đã chỉ rõ tỷ lệ cao hơn có ý

nghĩa của ung thư biểu mô tủy so với ung thư biểu mô đại tràng kém biệt hóa

có mất nhuộm yếu tố phiên mà ruột CDX-2. CDX-2 dương tính ở 19% ung

thư biểu mô tủy và 55% ung thư biểu mô không biệt hóa (p= 0,003). MUC-1

và MUC-2 dương tính ở 67% và 60% theo thứ tự. Như vậy ung thư biểu mô

tủy đại tràng còn giữ được mức độ biệt hóa ruột có ý nghĩa như được chứng

minh bằng tỷ lệ cao nhuộm với MUC-1 và MUC-2 [98].

Page 126: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

126

KẾT LUẬN

1.Về mô bệnh học

Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất (87,9%), sau đó là ung thư

biểu mô nhầy (6,7%), ung thư biểu mô không biệt hóa chiếm 2,3%, ung thư

biểu mô tế bào nhẫn chiếm tỷ lệ thấp (1,7%). Ung thư biểu mô tủy chỉ có 1

trường hợp (0,6%). Xếp độ theo biệt hóa của u: độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất

(52,3%), sau đó là độ 1 (25,4%) và độ 3 (20,3%). Độ 4 chỉ có ba trường hợp,

chiếm 2%.Tổn thương xâm nhập thanh mạc (78,7%), xâm nhập mạch

(44,9%), hoại tử đám lớn(34,6%), xâm nhập lympho- tương bào (67,3%).

2. Về bộc lộ hóa mô miễn dịch

- Các dấu ấn bôc lộ thấp: CK7(9,2%), Her-2/neu (10,9%), p53 (39,7%),

MUC-2(48,3%).

- Các dấu ấn bộc lộ cao: CK20(62,7%), Ki-67(68,4%), CDX-2 (70,7%),

MUC-1(79,9), CK19( 96,5%).

- Kiểu hình CK7(-)/CK19(+)/CDX-2(+) còn đặc trưng cao cho ung thư

biểu mô đại trực tràng so với kiểu hình CK7-/CK20+.

3. Về mối liên quan với các đặc điểm mô bệnh học

- Có liên quan có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ CK19, CK20, CDX2,

P53,Ki-67 dương tính với các typ MBH, ĐBH, ĐMH của UTBMT, xâm nhập

thành ruột và xâm nhập lympho - tương bào (p<0,05).

- Tỷ lệ dương tính của MUC-1 có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với

ĐBH, ĐMH và tổn thương xâm nhập thành ruột (p<0,05).

- Tỷ lệ dương tính của MUC-2 có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các

typ MBH, ĐBH, ĐMH, các tổn thương xâm nhập mạch và hoại tử đám lớn

(p<0,05).

Page 127: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

127

KIẾN NGHỊ

Kiểu hình CK7(-)/CK19(+)/CDX-2(+) còn đặc trưng cao cho ung thư

biểu mô đại trực tràng so với kiểu hình CK7-/CK20+. Do đó, có thể sử dụng

kiểu hình miễn dịch 3 dấu ấn trên trong việc chẩn đoán phân biệt ung thư biểu

mô tuyến đại trực tràng với các ung thư biểu mô tuyến của các cơ quan khác

di căn đến đại trực tràng, cũng như chẩn đoán xác định ung thư biểu mô đại

trực tràng di căn đên các cơ quan khác.

Page 128: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Chu Văn Đức, Lê Đình Roanh (2014).Nghiên cứu sự bộc lộ của một số

dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô đại trực tràng. Tạp chí

Y học thực hành, số10(937), tr.5-10.

2. Chu Văn Đức, Lê Đình Roanh (2014). Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh

học và bộc lộ của Muc-1 và Muc-2 trong ung thư biểu mô đại trực

tràng, Tạp chí Y học thực hành, số 10(938), tr.82-86.

Page 129: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn

Chấn Hùng (2001). Công trình nghiên cứu tình hình bệnh ung thư ở Việt

Nam, Tạp chí thông tin Y dược, số 2, 19-26.

2. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Hoài Nga và CS (2006). Tình hình ung thư tại

Việt Nam giai đoạn 2001 - 2004, Hội thảo quốc tế Y học hạt nhân và ung

thư. Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội , 9- 12.

3. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và CS (2005). Kết quả bước đầu

nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư ở 6 vùng địa lý Việt

Nam giai đoạn 2001 - 2003, Đặc san ung thư học quý 1, 3- 7.

4. Lê Đình Roanh, Hoàng Văn Kỳ, Ngô Thu Thoa (1999). Nghiên cứu hình

thái học ung thư đại trực tràng gặp tại Bệnh viện K Hà Nội 1994 - 1997, Tạp

chí thông tin Y dược, số đặc biệt chuyên đề ung thư, Hà Nội, 66 - 70.

5. Nguyễn Quang Thái, Đoàn Hữu Nghị (2004). Biến chứng là yếu tố tiên

lượng độc lập trong ung thư đại tràng, Tạp chí Y học T.P HCM, chuyên

đề giải phẫu bệnh - Tế bào học, phụ bản của tập 8(số 4),191 - 197.

6. Gervaz P, Gavelli A, Mainguene C, Chevallier T, Huguet C (1998).

Signification pronostique de la protein p53 apris Hepatectomie pour

matastases de cancers colorrectau. Gastro - entdrologie clinique et

biologique, Masson Paris, A 196.

7. Schull B, Graenberger T, Schcithaucr W, Ziclinski Ch. Wrba K (2006).

Her-2/neu protein expression in colorectal cancer. National libray

Medicine National Institutes of health.

8. Hussein HG, Nussrat FL, Ali HH et al (2011). Immunohistochemical

Expression of ki-67 and p53 in Colorectal Adenomas: A

Clinicopathological Study Oman Med J. July; 26(4): 229-234.

Page 130: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

9. Zhang X, Zheng PS (2010). Expression and significance of CK7 and CK19

in colon cancer. Xi Bao Yu Fen Zi MianYi Xue Za Zhi; 26(2):157-158

10. Yamamoto S, Mochizuki H, Hase K, et al (1993). Assessment of

clinicopathologic features of colorectal mucinous adenocarcinoma.

Am J Surg,166:257-261.

11. Lê Huy Hòa (2002). Nghiên cứu sựu xâm nhiễm của ung thư đại tràng,

Tạp chí Y học thực hành (số 431), Bộ Y tế xuất bản, 101 -104.

12. Trần Thắng (2003). Đánh giá kết quả hoá trị liệu trong ung thư biểu mô

tuyến đại trực tràng tại bệnh viện K từ 1997-2002. Luận văn thạc sĩ y

học. Trường Đại học Y Hà nội.

13. Lại Phú Thưởng, Đặng Tiến Hoạt (2006). Tình hình dịch tễ bệnh ung thư

giai đoạn 2001 - 2004 tại Thái Nguyên, Đề tài cấp bộ - Bệnh viện Đa

khoa Trung ương Thái Nguyên.

14. Nguyễn Quang Thái (2003). Nghiên cứu giá trị một số phương pháp chẩn

đoán và kết quả sống 5 năm sau điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng, Luận

án tiến sỹ Y học, trường đại học y Hà Nội.

15. Tuppurainen K, Mäkinen JM,, Junttila O, et al(2005). Morphology and

microsatellite instability in sporadic serrated and non-serrated colorectal

cancer. J Pathol; 207:285-294.

16. Fisher E.R, Sass R, Palekar A. et al( 1989). Dukes classification

revistited, Finding from National Surgical Adjuvant Breast and Bowel

Project( Protocol R- 01)”, Cancer, 64, pp.2345- 60.

17. Howard W, Bruckne R, Pitrell I.J, Merric K.M( 2000). Section 20:

Neoplasms of the alimentary cancal, chaper 103: Adenocarcinoma of the

colon and rectum”, Cancer Medicine, 5th Edi, B.C. Decker Inc.pp. 1472-520

18. Union International Contre Le Cancer, Hermanek S, Hutter R.V.P,

Sobin L.H. et al (1997). TNM Atlas Classification of Malignant

Tumour, 4th Edi, Springe, Berlin, pp.98-106.

Page 131: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

19. Nguyễn Cường Thịnh (2007). Nhận xét 212 trường hợp ung thư đại

tràng, Tạp chí Y học T.P Hồ Chí Minh, tập 11( số 4), 194 - 198.

20. Cohen A.M, Michelassi F, Galandiuk S.(1997). Colorectal cancer

surgical practice guidelines, Oncology, 11( 7),1051-7.

21. Kahnamoui K., Cadeddu M., Farrokhyar F., Anvari M. (2007). Laparoscopic

surgery for colon cancer: a systematic review. Can J Surg, Fed, Vol 50, No 1,

pp.48 -57.

22. Alberts S.R., Goldberg R.M. (2004). Gastrointestinal tract cancers, Manual

of clinical oncology, 5th edition, pp. 185 -232.

23. Cameron R.B (1994). Malignancies of the colon , Practical oncology,

pp. 273-282.

24. Cameron R.B (1994). Malignancies of the rectum , Practical oncology,

283-291.

25. Nguyễn Văn Hiếu, Đoàn Hữu Nghị (2002). Nghiên cứu độ xâm lấn của

ung thư trực tràng qua siêu âm nội trực tràng, Tạp chí Y học thực hành

(số 461), Bộ Y tế xuất bản, 87 - 89.

26. Aramendi T, Fernandez-Acenero MJ, Villanueva MC (2003).

Carcinosarcoma of the colon: Report of a rare tumor. Pathol Res Pract,

199:345-348.

27. Howard W, Bruckne R, Pitrell I.J, Merric K.M( 2000). Section 20:

Neoplasms of the alimentary cancal, chaper 103: Adenocarcinoma of the

colon and rectum, Cancer Medicine, 5th Edi, B.C. Decker Inc.pp. 1472-520

28. Lewin KJ, Riddell RH, Weinstein WM(1992).Gastrointestinal Pathology

and Its Clinical Implications, New York, Igaku-Shoin, 1992.

29. Hermanek P, Guggenmoos-Holzmann I, Gall FP (1989). Prognostic

factors in rectal carcinoma: A contribution to the further development of

tumor classification. Dis Colon Rectum, 32:593-599.

Page 132: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

30. Hermanek P, Sobin LH(1995). Colorectalcarcinoma.In: Hermanek P, Go

spodarowicz MK, Henson DE, et al ed. Prognostic Factors in Cancer,

New York: Springer-Verlag, 64-79.

31. Greene FL, Page DL, Fleming ID, et al (2002). American Joint

Committee on Cancer. AJCC Cancer Staging Manual, New

York: Springer-Verla, 435.

32. Hamilton SR, Aaltonen LA, el(2000). Pathology and Genetics of

Tumours of the Digestive System, World Health Organization

Classification of Tumours. Lyon, France: IARC Press, :314.

33. Beahrs O. H.( 1998). Colorectal cancer staging as a prognostic feature.

Cancer, 50, pp.2615- 7.

34. Compton CC (1999). Pathology report in colon cancer: What is

prognostically important. Dig Dis, 17:67-79.

35. Jass JR, Atkin WS, Cuzick J, et al (1986).The grading of rectal cancer:

Historical perspectives and a multivariate analysis of 447

cases. Histopathology; 10:437-459.

36. Jass JR, O'Brien MJ, Riddell RH, Snover DC, et al (2007)

Recommendations for the reporting of surgically resected specimens of

colorectal carcinoma: Association of Directors of Anatomic and Surgical

Pathology. Hum Pathol; 38:537-545.

37. Symonds DA, Vickery AL(1976). Mucinous carcinoma of the colon and

rectum. Cancer; 37:1891-1900.

38. Alexander J, Watanabe T, Wu TT, etal (2001). Histopathological

identification of colon cancer with microsatellite instability. Am J

Pathol, 158:527-535.

39. Messerini L, Vitelli F, De Vitis LR, et al(1997). Microsatellite instability

in sporadic mucinous colorectal carcinomas: Relationship to clinico-

pathological variables. J Pathol; 182:380-384.

Page 133: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

40. Park ET, Oh HK, Gum Jr JR, et al(2006). HATH1 expression in

mucinous cancers of the colorectum and related lesions. Clin Cancer

Res; 12:5403-5410.

41. Connelly JH, Robey-Cafferty SS, Cleary KR (1991). Mucinous

carcinomas of the colon and rectum: An analysis of 62 stage B and C

lesions. Arch Pathol Lab Med, 115:1022-1025.

42. Consorti F, Lorenzotti A, Midiri G, Di Paola M (2000). Prognostic

significance of mucinous carcinoma of colon and rectum: A prospective

case-control study. J Surg Oncol, 73:70-74.

43. Nascimbeni R, Burgart LJ, Nivatvongs S, Larson DR(2002). Risk of

lymph node metastasis in T1 carcinoma of the colon and rectum. Dis

Colon Rectum; 45:200-206.

44. Fajobi O,Yiu C.Y, Sen - Gupta S.B. et al (1998). Metachronous

colorectal cancer, Br J Surg, 85, Blackwell Science Ltd,pp.897-901.

45. Umpleby HC, Ranson DL, Williamson RC(1985). Peculiarities of

mucinous colorectal carcinoma. Br J Surg; 72:715-718.

46. Anthony T, George R, Rodriguez-Bigas M, Petrelli NJ(1996).Primary

signet-rin cell carcinoma of the colon and rectum. Ann Surg Oncol,

3:344-348.

47. Messerini L, Palomba A, Zampi G (1995). Primary signet-ring cell

carcinoma of the colon and rectum. Dis Colon Rectum; 38:1189-1192.

48. Young J, Simms LA, Biden KG, et al (2001). Features of colorectal

cancers with high-level microsatellite instability occurring in familial

and sporadic settings: Parallel pathways of tumorigenesis. Am J

Pathol; 159:2107

49. Ojeda VJ, Mitchell KM, Walters MN-I, Gibson MJ(1982). Primary colo-

rectal linitis plastica type of carcinoma: Report of two cases and review

of the literature. Pathology; 14:181-189.

Page 134: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

50. Hayashi H, Kitamura H, Nakatani Y, et al(1999). Primary signet-ring cell

carcinoma of the lung: Histochemical and immunohistochemical

characterization. Hum Pathol, 30:378-383.

51. Makino T, Tsujinaka T, Mishima H, et al (2006). Primary signet-ring cell

carcinoma of the colon and rectum: Report of eight cases and review of

154 Japanese cases. Hepatogastroenterology; 53:845-849.

52. Psathakis D, Schiedeck TH, Krug F, et al (1999). Ordinary

colorectal adenocarcinoma vs. primary colorectal signet-ring cell

carcinoma: Study matched for age, gender, grade, and stage. Dis

Colon Rectum ; 42:1618-1625.

53. Nakahara H, Ishikawa T, Itabashi M, Hirota T(1992). Diffusely

infiltrating primary colorectal carcinoma of linitis plastica and

lymphangiosis types. Cancer; 69:901-906.

54. Shirouzu K, Isomoto H, Morodomi T, et al (1994). Primary linitis

plastica carcinoma of the colon and rectum. Cancer; 74:1863-1868.

55. Tung SY, Wu CS, Chen PC(1996). Primary signet ring cell carcinoma

of colorectum: An age- and sex-matched controlled study”. Am J

Gastroenterol; 91:2195-2199.

56. Jessurun J, Romero-Guadarrama M, Manivel JC (1999). Medullary

adenocarcinoma of the colon: Clinicopathologic study of 11 cases

. Hum Pathol; 30:843-848.

57. Hinoi T, Tani M, Lucas PC, et al (2001). Loss of CDX2 expression and

microsatellite instability are prominent features of large cell minimally

differentiated carcinomas of the colon. Am J Pathol, 159:2239-2248.

58. Wick MR, Vitsky JL, Ritter JH, et al (2005). Sporadic medullary

carcinoma of the colon: A clinicopathologic comparison with

nonhereditary poorly differentiated enteric-type adenocarcinoma and

neuroendocrine colorectal carcinoma. Am J Clin Pathol; 123:56-65

Page 135: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

59. Frizelle FA, Hobday KS, Batts KP, Nelson H (2001). Adenosquamous

and squamous carcinoma of the colon and upper rectum: A clinical and

histopathologic study. Dis Colon Rectum, 44:341-346.

60. Corman M.L (1989).Chap 10, Carcinoma of the colon, Colon and Rectal

Surgery, J. B. Lippincott Company, Philadelphia, 267-328.

61. Petrelli NJ, Valle AA, Weber TK, Rodriguez-Bigas M(1996).

Adenosquamous carcinoma of the colon and rectum. Dis Colon

Rectum; 39:1265-1268.

62. Anagnostopoulos G, Sakorafas GH, Kostopoulos P, et al (2005).

Squamous cell carcinoma of the rectum: A case report and review of

the literature. Eur J Cancer Care, 14:70-74.

63. Weidner N, Zekan P.,(1986). Carcinosarcoma of the colon: Report of a

unique case with light and immunohistochemical studies. Cancer;58 :

1126 - 1130.

64. Di Vizio D, Insabato L, Conzo G, et al (2001). Sarcomatoid carcinoma of

the colon: A case report with literature review. Tumori ,87:431-435.

65. Nakao A, Sakagami K, Uda M, et al(1998). Carcinosarcoma of the colon:

Report of a case and review of the literature. J Gastroenterol ; 33:276-279.

66. Isimbaldi G, Sironi M, Assi A (1996). Sarcomatoid carcinoma of the

colon: Report of the second case with immunohistochemical

study”. Pathol Res Pract; 192:483-487.

67. Bernick PE, Klimstra DS, Shia J, et al (2004.) Neuroendocrine

carcinomas of the colon and rectum. Dis Colon Rectum, 47:163-169.

68. Burke AB, Shekitka KM, Sobin LH (1991). Small cell carcinomas of the

large intestine. Am J Clin Pathol, 95:315-321.

69. Lê Đình Roanh (2003). Nghiên cứu ứng dụng Hóa mô miễn dịch trong

chẩn đoán một số bệnh ung thư, Đề tài cấp Bộ - Đại học Y Hà Nội.

Page 136: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

70. Vang R., Gown A.M., Barry T.S., et al (2006). Cytokeratins 7 and 20 in

primary and secondary mucinous tumors of the ovary: analysis of

coordinate immunohistochemical expression profiles and staining

distribution in 179 cases. Am J Surg Pathol; 30:1130-1139.

71. Shen B, et al (2002). CK expression patterns in noncardia, intestinal

metaplasia - associated gastric adenocarcinoma: implication for the

evaluation of intestinal metaplasia and tumors at the esophagogastric

junction. Cancer 94(3), pp 820 -31.

72. Shin JH, Bae JH, Lee A, Jung CK, Yim HW, Park JS, Lee KY (2010).

CK7, CK20,CDX2 and MUC2 Immunohistochemical staining used

distinguish metastatic colorectal carcinoma involving ovary from

primary ovarian mucinous adenocarcinoma. Jpn J Clin Oncol 40(3):

208-13.

73. Kende A.I., Carr N.J., Sobin L.H (2003). Expression of cytokeratins 7

and 20 in carcinomas of the gastrointestinal tract. Histopathology;

42:137-140.

74. Kummar S, Fogarasi M, Canova A, et al (2002). Cytokeratin 7 and 20

staining for the diagnosis of lung and colorectal adenocarcinoma. Br J

Cancer ;86:1884–1887.

75. Wang NP, Zee S, Zarbo RJ, Bachi CE, Gown AM (1995). Coordinate

Expression of Cytokeratin 7 and 20 Defines Unique Subsets of

Carcinomas. Appl Immunohistochem 3(2), (99 - 107).

76. Saad RS, Cho P, Silverman JF, Liu Y (2004). Usefulness of Cdx-2 in

separating mucinous bronchoalveolar adenocarcinoma of the lung form

metastatic mucinous colorectal adenocarcionam. Am J Clin Pathol;

122(3): 421-427

Page 137: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

77. Kobayashi T, Nishimura G, Terada I., Ninomiya I. et al. (2002).The

serum concentration of p53 antibodies of colorectal cancer”, Journal of

Gastroenterology and Hepatology, 17 ( Suppl.) A698.

78. Petrisor O, Giusc¨ SE, Sajin M, Dobrescu G, C¨runtu ID (2008). Ki-67,

p53 and bcl-2 analysis in colovic versus rectal adenocarcinoma. Rom J

Morphol Embryol 49(2): 163 -71.

79. Lan YT, Chang SC, Li AF, Lin TC, Chen WS, Jiang JK, Yang SH, Wang

HS, Lin JK (2007). p53 protein accumulation as a prognostic marker in

sporadic colorectal cancer. Int J Colorectal Dis 22(5): 499 -506.

80. Painter MA, Rodriguez-Bigas MA, Webwe TK, et al (2000). P53 tumor

suppressor gene mutations predict decreased survival of patient with

sporadic colorectal carcinoma. Cancer; 1814-1816

81. Trịnh Tuấn Dũng (2007). Nghiên cứu sự biểu hiện của các kháng

nguyên p53, Ki-67 và her -2/neu trong ung thư đại trực tràng bằng hoá

mô miễn dịch, Tạp chí Y học T.P Hồ Chí Minh, chuyên đề giải phẫu

bệnh - Tế bào học, 2007 tập 11 (số 3s), 89 - 94.

82. McFarlane M.E., Rhoden A., Fletcher P.R., et al. (2004). Cancer of the

colon and rectum in a Jamaican population: diagnostic implications of

the changing frequency and subsite distribution, West Indian Med J,

53(3), pp. 170-3

83. Fuszek P., Horvath H.C., Speer G., et al. (2006). Change in location of

colorectal cancer in Hungarian patients between 1993-2004, Orv Hetil,

147(16): 741-6

84. Phan Văn Duyệt (2000). Một số nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh ung

thư đại tràng tại bệnh ung thư đại tràng tại bệnh viện đa khoa Việt Tiệp,

Hải Phòng từ 1995 - 2000. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 4, phụ bản số 4:

129 – 135.

Page 138: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

85. Lê Văn Thiệu (2013). Nghiên cứu đột biến gen K-Ras và mối liên quan

với một số đặc điểm lâm sang, cận lâm sang ung thư đại trực tràng.

Luận án Tiến sĩ y học, Học Viện Quân y

86. Lê Quang Minh (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh

học và biến đổi biểu hiện gen của ung thư biểu mô đại trực tràng bằng

phương pháp Microarray, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội

87. Phạm Văn Nhiên (1999). Bệnh ung thư đại trực tràng ở bệnh viện Việt

Tiệp Hải Phòng, nghiên cứu một số biện pháp chẩn đoán bệnh. Luận án

Tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Tây.

88. Nguyễn Viết Nguyệt (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm

sàng và kết quả điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn DukesA tại

Bệnh viện K từ 1/2001 đến 10/2007, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y

Hà Nội.

89. Hoàng Kim Ngân (2006), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học

và kháng nguyên biểu hiện gen P53, Ki67, Her-2/neu trong ung thư đại trực

tràng, Luận văn Bác sĩ CK II, Học viện Quân y, Hà Nội.

90. Phan Văn Hạnh (2004), Nhận xét tổn thương ung thư đại trực tràng qua

nội soi ống mềm đối chiếu với lâm sàng và giải phẫu bệnh tại Bệnh viện

K từ 2000 - 2004, Luận văn Bác sĩ CK II, Đại học Y Hà Nội

91. Boutard P, Platell C, Threlfall T (2004). Model for collecting colorectal

cancer staging information in Western Australia, ANZ J Surg, 895-899

92. Resdton M (2009). Epithelial neoplasms of large intestine. In Surgical

Pathology of GI tract, liver, biliary tract and pancreas, second edition,

edited by Odze RD and Goldblum JR, Sunuder Elsevier. 597-637

93. Manxhuka-Kerliu S, Telaku S, Ahmetaj H, Baruti A, Loxha S, Kerliu A

(2009). Colorectal cancer: prognostic values. Bosn J Basic Med Sci.

Feb;9(1):19-24

Page 139: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

94. Đoàn Hữu Nghị, Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hạnh và CS (1995).

Ung thư đại - trực tràng trên người Hà Nội từ 1988 - 1992. Tạp chí y học

thực hành. Bộ Y tế số (3), tr. 4 - 6.

95. Nguyễn Quang Thái, Đoàn Hữu Nghị (1998). Chẩn đoán và điều trị

phẫu thuật ung thư đại tràng qua 324 bệnh nhân tại bệnh viện K (1992 -

1998). Tạp chí thông tin y dược, số chuyên đề ung thư. Tr. 70 - 76.

96. Nguyễn Ngân (2002). Nghiên cứu đặc điểm hình thái học - lâm sàng ung

thư đại trực tràng tại bệnh viện 103 từ năm 1997 đến năm 2002. Luận

văn thạc sỹ Y học - Trường Đaị Học Y Hà Nội - 2002

97. Vũ Hồng Minh Công (2014). Nghiên cứu mô bệnh học và biểu lộ kháng

nguyên của gen P53, KI67, HER-2/NEU trong ung thư đại trực tràng.

Tạp chí y dược học lâm sàng 108. Tập 9-Số đặc biệt Tháng 8-2014.

98. Winn B, Tavares R, Fanion J, Noble L, Gao J, Sabo E, Resnick MB

(2009). Differentiating the undifferentiated: immunohistochemical

profile of medullary carcinoma of the colon with an emphasis on

intestinal differentiation. Hum Pathol; 40:398-404. (1046)

99. Sugao Y, Yao T, Kubo C, Tsuneyoshi M (1997). Improved prognosis

of solid-type poorly differentiated colorectal adenocarcinoma: a

clinicopathological and immunohistochemical

study. Histopathology; 31:123-133 (1036)

100. Compton CC, Frelding LP, Burgart LJ, et al(1999). Prognostic factors in

colorectal cancer. College of American Pathologists consensus

statement. Arch Pathol Lab Med 124:979-994.

101. Ueno H, Kajiwara Y, Shimazaki H, Shinto E, Hashiguchi Y, Nakanishi

K (2012). New criteria for histologic grading of colorectal cancer. Am J

Surg Pathol. Feb;36(2):193-201.

Page 140: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

102. Krasna MJ, Flancbaum L, Cody RP, Shneibaum S, Ben Ari G (1998).

Vascular and neural invasion in colorectal carcinoma. Incidence and

prognostic significance. Cancer. Mar 1;61(5):1018-23

103. Abdulkader M, Abdulla K, Rakha E, Kaye P(2006). Routine elastic

staining assists detection of vascular invasion in colorectal cancer.

Histopathology. Nov;49(5):487-92.

104. Bellis D, Marci V, Monga G(1993). Light microscopic and

immunohistochemical evaluation of vascular and neural invasion in

colorectal cancer. Pathol Res Pract. May;189(4):443-7.

105. Ishii M, Ota M, Saito S, Kinugasa Y, Akamoto S (2009). Lymphatic

vessel invasion detected by monoclonal antibody D2-40 as a predictor of

lymph node metastasis in T1 colorectal cancer. Int J Colorectal Dis.

Sep;24(9):1069-74

106. Lee MJ, Lee HS, Kim WH, et al (2003). Expression of mucins and

cytokeratins in primary carcinomas of the digestive system. Mod Pathol.

16:403-410.

107. Miettinen M (1995). Keratin 20 immunohistochemical marker for

gastrointestinal, urothelial, and Merkel cell carcinomas. Mod Pathol.

8:384-388.

108. Maeda T., Kajiyama K., Adachi E., et al (1996). The expression of

cytokeratins 7, 19, and 20 in primary and metastatic carcinomas of the

liver. Mod Pathol; 9:901- 909.

109. Thomas P, Battifora H (1987). Keratins versus epithelial membrane

antigen in tumor diagnosis: an immunohistochemical comparison of five

monoclonal antibodies. Hum Pathol. 18:728-734.

110. Tot T (2002). Cytokeratins 20 and 7 as biomarkers: usefulness in

discriminating primary from metastatic adenocarcinoma. Eur J Cancer.

38:758-763.

Page 141: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

111. Park SY, Kim HS, Hong EK, et al (2002). Expression of cytokeratins 7

and 20 in primary carcinomas of the stomach and colorectum and their

value in the differential diagnosis of metastatic carcinomas to the ovary.

Hum Pathol. 33:1078-1085

112. Garin Chesa P, Rettig WJ, Melamed MR(1986). Expression of

cytokeratins in normal and neoplastic colonic epithelial cells.

Implications for cellular differentiation and carcinogenesis. Am J Surg

Pathol; 10:829-835.

113. Berezowski K, Stastny JF, Kornstein MJ (1996). Cytokeratins 7 and 20

and carcinoembryonic antigen in ovarian and colonic carcinoma. Mod

Pathol; 9:420-429.

114. Loy TS, Calaluce RD (1994). Utility of cytokeratin immunostaining in

separating pulmonary adenocarcinomas from colonic

adenocarcinomas. Am J Clin Pathol; 102:764-767.

115. Saad RS, Silverman JF, Khalifa MA, Rowsell C (2009). CDX2,

cytokeratins 7 and 20 immunoreactivity in rectal adenocarcinoma. Appl

Immunohistochem Mol Morphol; 17:196-201.

116. Chu P, Wu E, Weiss LM (2000). Cytokeratin 7 and cytokeratin 20

expression in epithelial neoplasms: a survey of 435 cases. Mod Pathol.

13:962-972.

117. Yu L, Ding YQ, Xiao S, Lai FJ, Lu X (2007). Clinicopathological

implications of positive CK7 expression in colorectal carcinoma. Nan

Fang Yi Ke Da Xue Xue Bao. Aug;27(8):1190-2.

118. Goldstein NS, Long A, Kuan SF, Hart J (2000). Colon signet ring cell

adenocarcinoma: immunohistochemical characterization and comparison

with gastric and typical colon adenocarcinoma. Appl Immunohistochem

Mol Morphol; 8:183-188.

Page 142: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

119. Terada T (2013). An immunohistochemical study of primary signet-ring

cell carcinoma of the stomach and colorectum: I. Cytokeratin profile in

42 cases. Int J Clin Exp Pathol.;6(4):703-10. Epub 2013 Mar 15.

120. Kaimaktchiev V, Terracciano L, Tornillo L, Spichtin H, Stoios D, Bundi

M, Korcheva V, Mirlacher M, Loda M, Sauter G, Corless CL(2004). The

homeobox intestinal differentiation factor CDX2 is selectively expressed

in gastrointestinal adenocarcinomas. Mod Pathol; 17:1392-1399.

121. Mazziotta RM, Borczuk AC, Powell CA, Mansukhani M(2005). CDX2

immunostaining as a gastrointestinal marker: expression in lung

carcinomas is a potential pitfall. Appl Immunohistochem Mol

Morphol; 13:55-60.

122. Werling RW, Yaziji H, Bacchi CE, Gown AM (2003). CDX2, a highly

sensitive and specific marker of adenocarcinomas of intestinal

origin. Am J Surg Pathol; 27:303-310.

123. Barbareschi M, Murer B, Colby TV, et al (2003). CDX-2 homeobox

gene expression is a reliable marker of colorectal adenocarcinoma

metastases to the lungs. Am J Surg Pathol. 27:141-149 2003.

124. Lagendijk JH, Mullink H, Van Diest PJ, et al (2007). Tracing the origin

of adenocarcinomas with unknown primary using

immunohistochemistry: differential diagnosis between colonic and

ovarian carcinomas as primary sites. Hum Pathol. 29:491-497 .

125. De Lott LB, Morrison C, Suster S, et al(2005). CDX2 is a useful marker

of intestinal-type differentiation: a tissue microarray-based study of 629

tumors from various sites. Arch Pathol Lab Med. 129:1100-1105

126. Moskaluk CA, Zhang H, Powell SM, et al(2003). Cdx2 protein

expression in normal and malignant human tissues: an

immunohistochemical survey using tissue microarrays. Mod Pathol.

16:913-919.

Page 143: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

127. Vang R, Gown AM, Wu LS, et al(2006). Immunohistochemical expression

of CDX2 in primary ovarian mucinous tumors and metastatic mucinous

carcinomas involving the ovary: comparison with CK20 and correlation

with coordinate expression of CK7. Mod Pathol. 19:1421-1428.

128. Song Z, Deng Y, Zhuang K, Li A, Liu S (2014). Immunohistochemical

results of HER2/neu protein expression assessed by rabbit monoclonal

antibodies SP3 and 4B5 in colorectal carcinomas. Int J Clin Exp

Pathol.Jun 15;7(7):4454-60

129. Lim SW1, Kim HR, Kim HY, Huh JW, Kim YJ, Shin JH, Suh SP, Ryang

DW, Kim HR, Shin MG (2013). Over-expression of Her-2 in colorectal

cancer tissue, but not in serum, constitutes an independent worse

prognostic factor. Cell Oncol (Dordr). Jul;36(4):311-21

130. Pappas A, Lagoudianakis E, Seretis C, Tsiambas E, Koronakis N,

Toutouzas K, Katergiannakis V, Manouras A (2013). Clinical role of HER-

2/neu expression in colorectal cancer. J BUON. Jan-Mar;18(1):98-104.

131. Wei Q, Shui Y, Zheng S, Wester K, Nordgren H, Nygren P, Glimelius B,

Carlsson J(2011). EGFR, HER2 and HER3 expression in primary

colorectal carcinomas and corresponding metastases: Implications for

targeted radionuclide therapy. Oncol Rep. Jan;25(1):3-11.

132. Kavanagh DO, Chambers G, O'Grady L, Barry KM, Waldron RP,

Bennani F, Eustace PW, Tobbia I (2009). Is overexpression of HER-2 a

predictor of prognosis in colorectal cancer. BMC Cancer. Jan 1;9:1.

133. Park DI, Kang MS, Oh SJ, Kim HJ, Cho YK, Sohn CI, Jeon WK, Kim

BI, Han WK, Kim H, Ryu SH, Sepulveda AR (2007). HER-2/neu

overexpression is an independent prognostic factor in colorectal cancer.

Int J Colorectal Dis. May;22(5):491-7.

Page 144: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

134. Patton S, Gendler SJ, Spicer AP(1995). The epithelial mucin, MUC1, of

milk, mammary gland and other tissues. Biochim Biophys Acta.

1241:407–423

135. Muller S, Alving K, Peter-Katalinic J, Zachara N, Gooley AA,

Hanisch FG (1999). High density O-glycosylation on tandem repeat

peptide from secretory MUC1 of T47D breast cancer cells. J Biol

Chem; 274:18165–18172.

136. McAuley JL, Linden SK, Png CW, King RM, Pennington HL, Gendler

SJ, Florin TH, Hill GR, Korolik V, McGuckin MA (2007). MUC1 cell

surface mucin is a critical element of the mucosal barrier to infection. J

Clin Invest. ;117:2313–2324.

137. Yin L, Kharbanda S, Kufe D(2007). Mucin 1 oncoprotein blocks

hypoxia-inducible factor 1alpha activation in a survival response to

hypoxia. J Biol Chem. 282:257-266.

138. Niv Y, Schwartz B, Amsalem Y, Lamprecht SA(1995) . Human HT-29

colon carcinoma cells: mucin production and tumorigenicity in relation

to growth phases. Anticancer Res.15:2023–2027.

139. Duncan TJ, Watson NF, Al-Attar AH, Scholefield JH, Durrant LG

(2007). The role of MUC1 and MUC3 in the biology and prognosis of

colorectal cancer. World J Surg Oncol. 5:31.

140. Bresalier RS, Niv Y, Byrd JC, Duh QY, Toribara NW, Rockwell RW,

Dahiya R, Kim YS(1991). Mucin production by human colonic

carcinoma cells correlates with their metastatic potential in animal

models of colon cancer metastasis. J Clin Invest. 87:1037–1045.

141. Kaneko I, Tanaka S, Oka S, Yoshida S, Hiyama T, Arihiro K,

Shimamoto F, Chayama K(2007). Immunohistochemical molecular

markers as predictors of curability of endoscopically resected

submucosal colorectal cancer. World J Gastroenterol. 13:3829-3835.

Page 145: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

142. Cao Y, Schlag PM, Karsten U (1997). Immunodetection of epithelial

mucin (MUC1, MUC3) and mucin-associated glycotopes (TF, Tn, and

sialosyl-Tn) in benign and malignant lesions of colonic epithelium:

apolar localization corresponds to malignant transformation. Virchows

Arch; 431:159-166.

143. Zhang H, Maitra A, Tabacka P, Wilentz RE, Hruban RH, Adsay NV(200

3). Differential MUC1, MUC2 and MUC5AC expression in colorectal,

ampullary and pancreatobiliary carcinomas: potential biologic and

diagnostic implications . Mod Pathol; 16:138A.

144. Matsuda K, Masaki T, Watanabe T, Kitayama J, Nagawa H, Muto T,

Ajioka Y(2000). Clinical significance of MUC1 and MUC2 mucin and

p53 protein expression in colorectal carcinoma. Jpn J Clin Oncol.

Feb;30(2):89-94.

145. Yu XW, Rong W, Xu FL, Xu GY, Sun YR, Feng MY(2007). Expression

and clinical significance of Mucin and E-cadherin in colorectal tumors.

Ai Zheng. Nov;26(11):1204-10.

146. Baldus SE, Mönig SP, Huxel S, Landsberg S, Hanisch FG, Engelmann

K, Schneider PM, Thiele J, Hölscher AH, Dienes HP(2004). MUC1 and

nuclear beta-catenin are coexpressed at the invasion front of colorectal

carcinomas and are both correlated with tumor prognosis. Clin Cancer

Res. Apr 15;10(8):2790-6.

147. Huang WB, Shi LH, Zhu XQ, Xu GX, Qi Q (2002). Expression of mucin

MUC1 and MUC2 in colorectal carcinoma and their clinical

significance. Ai Zheng. Nov;21(11):1231-4.

148. Jang KT, Chae SW, Sohn JH, Park HR, Shin HS(2002). Expression of

MUC1 with p53 or MUC2 correlates with lymph node metastasis in

colorectal carcinomas. J Korean Med Sci. Feb;17(1):29-33.

Page 146: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

149. Debunne H, Ceelen W(2013). Mucinous differentiation in colorectal

cancer: molecular, histological and clinical aspects. Acta Chir Belg.

Nov-Dec;113(6):385-90.

150. Elzagheid A, Emaetig F, Buhmeida A, Laato M, El-Faitori O, Syrjänen

K, Collan Y, Pyrhönen S(2013). Loss of MUC2 expression predicts

disease recurrence and poor outcome in colorectal carcinoma. Tumour

Biol. Apr;34(2):621-8.

151. Shin IY, Sung NY, Lee YS, Kwon TS, Si Y, Oh ST, Lee IK(2014). The

expression of multiple proteins as prognostic factors in colorectal cancer:

cathepsin D, p53, COX-2, epidermal growth factor receptor, C-erbB-2,

and Ki-67. Gut Liver. Jan;8(1):13-23

152. Terada T(2013). An immunohistochemical study of primary signet-ring

cell carcinoma of the stomach and colorectum: III. Expressions of EMA,

CEA, CA19-9, CDX-2, p53, Ki-67 antigen, TTF-1, vimentin, and p63 in

normal mucosa and in 42 cases. Int J Clin Exp Pathol.; 6(4): 630-8.

Epub, Mar 15.

153. Ahmed NY, Ismail AT, Kareem TS(2012). A clinicopathologic study of

Ki-67 proliferation index in colorectal carcinoma. Saudi Med J.

Aug;33(8):841-5.

154. Huh JW, Lee JH, Kim HR(2010). Expression of p16, p53, and Ki-67 in

colorectal adenocarcinoma: a study of 356 surgically resected cases.

Hepatogastroenterology. Jul-Aug;57(101):734-40.

155. He Z, Shi C, Wen H, Li F, Wang B, Wang J(2010). The potential of

carcinoembryonic antigen, p53, Ki-67 and glutathion Stransferase-π as

clinico-histopathological markers for colorectal cancer. J Biomed Res.

Jan;24(1):51-7.

Page 147: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

156. Matlashewski G, Lamb P, Pim D, Peacock J, Crawford L, Benchimol

S(1984). Isolation and characterization of a human p53 cDNA clone:

expression of the human p53 gene. EMBO J.;3(13):3257–62.

157. Isobe M, Emanuel BS, Givol D, Oren M, Croce CM(1986). Localization

of gene for human p53 tumour antigen to band 17p13.

Nature.320(6057):84–5.

158. Kern SE, Kinzler KW, Bruskin A, Jarosz D, Friedman P, Prives C,

Vogelstein B(1991). Identification of p53 as a sequence-specific DNA-

binding protein. Science ;252(5013):1708-11.

159. McBride OW, Merry D, Givol D(1986). The gene for human p53

cellular tumor antigen is located on chromosome 17 short arm (17p13).

Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 83(1):130-134.

160. Lazaris AC, Theodoropoulos GE, Anastassopoulos P, Nakopoulou L,

Panoussopoulos D, Papadimitriou K(1995). Prognostic significance of

p53 and c-erbB-2 immunohistochemical evaluation in colorectal

adenocarcinoma. Histol Histopathol. Jul;10(3):661-8.

161. Saleh HA, Aburashed A, Bober P, Tabaczka P(1998). P53 protein

immunohistochemical expression in colonic adenomas with and without

associated carcinoma. Am J Gastroenterol. Jun;93(6):980-4.

162. Curtin K, Slattery ML, Holubkov R, Edwards S, Holden JA, Samowitz

WS(2004).p53 alterations in colon tumors: a comparison of

SSCP/sequencing and immunohistochemistry. Appl Immunohistochem

Mol Morphol. Dec;12(4):380-6.

163. Theodoropoulos GE, Karafoka E, Papailiou JG, Stamopoulos P,

Zambirinis CP, Bramis K, Panoussopoulos SG, Leandros E, Bramis

J(2009). P53 and EGFR expression in colorectal cancer: a reappraisal of

'old' tissue markers in patients with long follow-up. Anticancer Res.

Feb;29(2):785-91

Page 148: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

164. Georgescu CV, Săftoiu A, Georgescu CC, Ciurea R, Ciurea T(2007).

Correlations of proliferation markers, p53 expression and histological

findings in colorectal carcinoma. JGastrointestin Liver

Dis.Jun;16(2):133-9.

165. Chu P.G., Weiss L.M(2004). Immunohistochemical characterization of

signet-ring cell carcinomas of the stomach, breast, and colon. Am J Clin

Pathol, 121:884-892. (135).

Page 149: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

Lêi c¶m ¬n

Trong qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu vµ

hoµn thµnh luËn ¸n nµy t«i ®· nhËn ®­îc rÊt

nhiÒu sù gióp ®ì tËn t×nh cña c¸c ThÇy C«,

c¸c b¹n bÌ ®ång nghiÖp cïng c¸c c¬ quan vµ

gia ®×nh.

T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n tíi PGS.TS Lª

§×nh Roanh, ng­êi thÇy ®· trùc tiÕp d¹y dç,

h­íng dÉn t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i

trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ hoµn thµnh luËn ¸n

nµy.

T«i xin bÇy tá lßng biÕt ¬n tíi cè PGS.TS

§Æng TiÕn Ho¹t, ng­êi thÇy ®· cã nh÷ng chØ

b¶o ®ãng gãp nh÷ng ý kiÕn quý b¸u cho t«i

trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi.

Víi t×nh c¶m tr©n träng vµ lßng biÕt ¬n

s©u s¾c, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n:

- PGS.TS NguyÔn Phóc C­¬ng

- PGS.TS NguyÔn V¨n H­ng

- PGS.TS NguyÔn V¨n HiÕu

- TS. NguyÔn Thóy H­¬ng

- PGS.TS TrÞnh TuÊn Dòng

- PGS.TS T¹ V¨n Tê.

- TS. Lª V¨n Qu¶ng

Page 150: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

Qóy ThÇy C« ®· ®ãng gãp cho t«i nhiÒu ý

kiÕn quý b¸u ®Ó t«i hoµn thiÖn luËn ¸n.

T«i lu«n ghi nhí sù gióp ®ì tËn t×nh cña

c¸c ThÇy C« Bé m«n Gi¶i phÉu bÖnh Tr­êng §¹i

häc Y Hµ Néi.

T«i xin bÇy tá lßng biÕt ¬n tíi Ban gi¸m

hiÖu Tr­êng §¹i häc Y Hµ Néi, Phßng ®µo t¹o

sau ®¹i häc Tr­êng §¹i häc Y Hµ Néi, Ban

gi¸m ®èc Häc viÖn Y - D­îc häc cæ truyÒn ViÖt

Nam, Bé m«n gi¶i phÉu bÖnh Häc viÖn Y - D­îc

häc cæ truyÒn ViÖt Nam, Khoa gi¶i phÉu bÖnh

bÖnh viÖn K Hµ néi ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i

häc tËp vµ nghiªn cøu.

T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban gi¸m ®èc bÖnh

viÖn K Hµ Néi, Trung t©m nghiªn cøu vµ ph¸t

hiÖn sím ung th­, bÖnh viÖn §a khoa TrÝ §øc ®·

t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc

tËp vµ nghiªn cøu.

T«i lu«n biÕt ¬n sù gióp ®ì v« t­ tËn t×nh

cña c¸c anh chÞ ®i tr­íc, b¹n bÌ ®ång nghiÖp,

nh÷ng ng­êi lu«n gióp ®ì t«i trong qu¸ qu¸

tr×nh häc tËp.

Cuèi cïng víi tÊt c¶ lßng kÝnh yªu vµ biÕt

¬n v« bê, t«i xin c¶m ¬n gia ®×nh vµ ng­êi

th©n ®· gióp ®ì, chia se, ®éng viªn t«i rÊt

nhiÒu trong nh÷ng ngµy th¸ng häc tËp vµ

nghiªn cøu.

Page 151: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

Hµ Néi, ngµy th¸ng n¨m

2015

Chu V¨n §øc

Page 152: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Chu Văn Đức, nghiên cứu sinh khóa 29 Trường Đại học Y Hà

Nội, chuyên ngành Giải phẫu bệnh và Pháp y, xin cam đoan:

1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Lê Đình Roanh và cố PGS.TS Đặng Tiến Hoạt.

2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung

thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi

nghiên cứu.

Tôi xin cam hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam

kết này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Người viết cam đoan Chu Văn Đức

Page 153: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3

1.1. Dịch tễ học ung thư ĐTT ..................................................................... 3

1.2. Chẩn đoán giai đoạn UTĐTT .............................................................. 4

1.3. Giải phẫu bệnh ung thư đại trực tràng .................................................. 7

1.3.1 Đại thể ung thư đại trực tràng ........................................................ 7

1.3.2 Phân loại mô bệnh học UTBMĐTT ............................................... 9

1.4. Đặc điểm mô bệnh học UTBMTĐTT ................................................ 10

1.4.1 Ung thư biểu mô tuyến typ thông thường..................................... 10

1.4.2. Xếp độ u ..................................................................................... 11

1.4.3 Các thứ typ của ung thư biểu mô ................................................. 13

1.5. Hóa mô miễn dịch và ứng dụng HMMD trong UTBMĐTT ................... 21

1.5.1. Nguyên lý của phương pháp HMMD .......................................... 21

1.5.2 Ứng dụng kỹ thuật HMMD trong chẩn đoán UTBMTĐTT ......... 29

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 39

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 39

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.................................................... 39

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 39

2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chon mẫu .................................................... 40

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 40

2.3.1 Địa điểm ...................................................................................... 40

2.3.2. Thời gian nghiên cứu. ................................................................. 40

2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 40

2.4.1 Nghiên cứu mô học ...................................................................... 40

2.4.2 Nghiên cứu hóa mô miễn dịch ..................................................... 45

Page 154: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 50

2.5.1. Đặc điểm tuổi và giới .................................................................. 50

2.5.2. Các đặc điểm của khối u ............................................................. 50

2.5.3. Giai đoạn bệnh ............................................................................ 50

2.5.4. Phân loại di căn hạch .................................................................. 51

2.5.5. Các chỉ tiêu mô học .................................................................... 51

2.5.6. Các chỉ tiêu hóa mô miễn dịch .................................................... 51

2.6 Xử lý số liệu ....................................................................................... 52

2.7 Khía cạnh y đức trong nghiên cứu ...................................................... 52

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 53

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 53

3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi ....................................... 53

3.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới ........................................................ 54

3.1.3 Một số đặc điểm về lâm sàng ....................................................... 54

3.2 Mô bệnh học ung thư biểu mô đại trực tràng ...................................... 56

3.3. Kết quả bộc lộ dấu ấn HMMD UTBMĐTT ....................................... 61

3.4. Đánh giá liên quan của một số dấu ấn HMMD với đặc điểm mô bệnh

học trong ung thư ĐTT ............................................................................. 63

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 92

4.1. Đặc điểm tuổi và giới ........................................................................ 92

4.1.1. Tuổi ............................................................................................ 92

4.1.2. Giới ............................................................................................ 92

4.2. Mô bệnh học ...................................................................................... 93

4.2.1. Phân loại mô bệnh học ................................................................ 93

4.2.2 Xếp độ u ...................................................................................... 99

4.2.3 Tổn thương xâm nhập thành ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm

nhập lympho - tương bào. ................................................................... 103

Page 155: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

4.3. Hóa mô miễn dịch ........................................................................... 104

4.3.1. Tỷ lệ bộc chung của các dấu ấn của toàn bộ bệnh nhân............. 104

4.3.2. Bộc lộ của các dấu ấn ............................................................... 104

KẾT LUẬN ............................................................................................... 126

KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 127

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 156: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại Dukes cải tiến.............................................................. 5

Bảng 1.2. Phân chia giai đoạn ung thư đại tràng của AJCC – 1997 ............. 7

Bảng 1.3. Xếp độ ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng ............................ 12

Bảng 2.1. Phân loại UTBM ĐTT theo WHO 2000 ................................... 41

Bảng 2.2. Xếp độ ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng ............................ 44

Bảng 2.3. Các kháng thể sử dụng trong nghiên cứu .................................. 46

Bảng 2.4. Thang điểm đánh giá kết quả nhuộm Her-2/neu trên HMMD ... 49

Bảng 2.5. Phân giai đoạn ung thư biểu mô đại trực tràng .......................... 51

Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................... 53

Bảng 3.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo giới ..................................... 54

Bảng 3.3. Tình trạng di căn hạch .............................................................. 55

Bảng 3.4. Phân loại typ mô bệnh học UTĐTT theo WHO 2000 ............... 56

Bảng 3.5. Xếp đô biệt hóa của UTBM tuyến ............................................ 57

Bảng 3.6. Tình trạng xâm nhập thành ruột, mạch, hoại tử u đám lớn và xâm

nhập lympho - tương bào. ......................................................... 59

Bảng 3.7. Sự bộc của các dấu ấn HMMD của toàn bộ bệnh nhân ............. 61

Bảng 3.8. Sự bộc lộ của các dấu ấn HMMD của UTBM tuyến ................. 62

Bảng 3.9. Liên quan giữa sự bộc lộ các dấu ấn HMMD với nhóm tuổi ..... 63

Bảng 3.10. Liên quan giữa bộc lộ CK7 với các typ MBH .......................... 64

Bảng 3.11. Liên quan giữa bộc lộ của CK7 với độ biệt hóa UTBMT .......... 65

Bảng 3.12. Liên quan giữa bộc lộ CK7 với độ mô học của UTBMT .......... 65

Bảng 3.13. Liên quan giữa bộc lộ CK7 với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào. ...... 66

Bảng 3.14. Liên quan giữa bộc lộ CK19 với các typ MBH ......................... 67

Bảng 3.15. Liên quan giữa bộc lộ CK19 với độ biệt hóa UTBMT .............. 68

Bảng 3.16. Liên quan giữa bộc lộ CK19 với độ mô học của UTBMT......... 69

Page 157: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

Bảng 3.17. Liên quan giữa bộc lộ CK19 với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào. ...... 70

Bảng 3.18. Liên quan giữa bộc lộ CK20 với các typ MBH ......................... 71

Bảng 3.19. Liên quan giữa bộc lộ CK20 với độ biệt hóa UTBMT ............. 72

Bảng 3.20. Liên quan giữa bộc lộ CK20 với độ mô học của UTBMT......... 72

Bảng 3.21. Liên quan giữa bộc lộ CK20 với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào. ...... 73

Bảng 3.22. Liên quan giữa bộc lộ CDX-2 với các typ MBH ....................... 74

Bảng 3.23. Liên quan giữa bộc lộ CDX-2 với độ biệt hóa UTBMT ............ 75

Bảng 3.24. Liên quan giữa bộc lộ CDX-2 với độ mô học của UTBMT ...... 75

Bảng 3.25. Liên quan giữa bộc lộ CDX-2 với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào. ......... 76

Bảng 3.26. Liên quan giữa bộc lộ Her-2/neu với các typ MBH ................. 77

Bảng 3.27. Liên quan giữa bộc lộ Her-2/neu với độ biệt hóa UTBMT........ 78

Bảng 3.28. Liên quan giữa sự bộc lộ Her-2/neu với độ mô học UTBMT ... 78

Bảng 3.29. Liên quan giữa bộc lộ Her-2/neu với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào.. ......... 79

Bảng 3.30. Liên quan giữa bộc lộ MUC-1 với các typ MBH ...................... 80

Bảng 3.31. Liên quan giữa bộc lộ MUC-1 với độ biệt hóa UTBMT ........... 81

Bảng 3.32. Liên quan giữa sự bộc lộ MUC-1 với độ mô học UTBMT ...... 81

Bảng 3.33. Liên quan giữa bộc lộ MUC-1 với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào. .......... 82

Bảng 3.34. Liên quan giữa sự bộc lộ MUC-2 với các typ MBH ................. 83

Bảng 3.35. Liên quan giữa bộc lộ MUC-2 với độ biệt hóa UTBMT ........... 84

Bảng 3.36. Liên quan giữa bộc lộ MUC-2 với độ mô học của UTBMT ...... 84

Bảng 3.37. Liên quan giữa bộc lộ MUC-2 với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào. ............ 85

Page 158: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

Bảng 3.38. Liên quan giữa bộc lộ Ki-67 với các typ MBH ......................... 86

Bảng 3.39. Liên quan giữa bộ lộ Ki-67 với độ biệt hóa UTBMT ............... 87

Bảng 3.40. Liên quan giữa bộc lộ Ki-67 với độ mô học của UTBMT ......... 87

Bảng 3.41. Liên quan giữa bộc lộ Ki-67 với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào. ...... 88

Bảng 3.42. Liên quan giữa bộc lộ p53 với các typ MBH ............................ 89

Bảng 3.43. Liên quan giữa bộc lộ p53 với độ biệt hóa UTBMT.................. 90

Bảng 3.44. Liên quan giữa bộc lộ p53 với độ mô học của UTBMT ............ 90

Bảng 3.45. Liên quan giữa bộc lộ p53 với tình trạng xâm nhập thành ruột,

mạch, hoại tử u đám lớn và xâm nhập lympho - tương bào. ...... 91

Bảng 4.1. Phân loại mô học ung thư đại trực tràng ................................... 94

Bảng 4.2. Phân loại mô học UTBM đại trực tràng theo các tác giả ........... 96

Bảng 4.3. Xếp độ ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng .......................... 100

Bảng 4.4. Tỷ lệ bộc lộ CK7 theo các tác giả ........................................... 107

Bảng 4.5. Tỷ lệ bộc lộ CDX-2 theo các tác giả ....................................... 111

Bảng 4.6. Tỷ lệ bộc lộ Her-2/neu theo các tác giả ................................... 114

Bảng 4.7. Tỷ lệ bộc lộ MUC-1 theo các tác giả ...................................... 117

Bảng 4.8. Tỷ lệ bộc lộ MUC-2 theo các tác giả ...................................... 119

Bảng 4.9. Tỷ lệ bộc lộ Ki-67 theo các tác giả.......................................... 121

Bảng 4.10. Tỷ lệ bộc lộ p53 theo các tác giả ............................................. 124

Page 159: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân bố theo tuổi <40 và ≥ 40 ................................... 53

Biểu đồ 3.2 Vị trí ung thư đại trực tràng. ..................................................... 54

Biểu đồ 3.3. Phân giai đoạn ung thư đại trực tràng theo Dukes .................... 55

Biểu đồ 3.4. Độ mô học thấp và cao của UTBM tuyến ................................ 58

Page 160: ĐẶT VẤN ĐỀ - sdh.hmu.edu.vnsdh.hmu.edu.vn/images/ngcuusinh/LA- Duc GPB.pdfkhoa học nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua, đã chứng minh lợi ích ... Xuất

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA

Ảnh 3.1 Vi thể UTBM tủy, Nhuộm HE x 400 ......................................... 56

Ảnh 3.2 Vi thể UTBMTĐT - BH độ 1, Nhuộm HE x 400 ........................ 57

Ảnh 3.3 Vi thể UTBMTĐT - BH độ 2, Nhuộm HE x 400 ........................ 58

Ảnh 3.4 Vi thể UTBM tế bào nhẫn, Nhuộm HE x 400 ............................. 60

Ảnh 3.5 Vi thể UTBM nhầy, Nhuộm HE x 400 ...................................... 60

Ảnh 3.6 Vi thể UTBMTB nhẫn, Nhuộm HMMD CK7 x 400 .................. 64

Ảnh 3.7 Vi thể UTBMTĐT, Nhuộm HMMD CK19 x 400 ....................... 67

Ảnh 3.8 Vi thể UTBMT nhầy, Nhuộm HMMD CK19 x 400 ................... 68

Ảnh 3.9 Vi thể UTBM tủy, Nhuộm HMMD CK19 x 400 ........................ 69

Ảnh 3.10 Vi thể UTBM ĐT xâm nhập mạch, HMMD CK19 x 400 ........... 70

Ảnh 3.11 Vi thể UTBMT, Nhuộm HMMD CK20 x 400 ........................... 71

Ảnh 3.12 Vi thể UTBMT, Nhuộm HMMD CDX-2 x 400 ......................... 74

Ảnh 3.13 Vi thể UTBMT, Nhuộm HMMD Her-2/neu x 400 .................... 77

Ảnh 3.14 Vi thể UTBMT nhầy, Nhuộm HMMD MUC-1 x 400 ................. 80

Ảnh 3.15 Vi thểUTBMT, Nhuộm HMMD MUC-1 x 400 ........................ 82

Ảnh 3.16 Vi thể UTBMT nhầy, Nhuộm HMMD MUC-2 x 400 ................. 83

Ảnh 3.17 Vi thể UTBMTĐT, Nhuộm HMMD Ki-67 x 400 ....................... 86

Ảnh 3.18 Vi thể UTBMTB nhẫn, Nhuộm HMMD Ki-67 x 400 ................ 88

Ảnh 3.19 Vi thể UTBMTĐT, Nhuộm HMMD p53 x 400 .......................... 89

27,45,53-58,60,64,67-71,74,77,80,82,83,86,88,89

1-26,28-44,46-52,59,61-63,65,66,72,73,75,76,78-79,81,84,85,87,90-