19
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NỀN KINH TẾ XANH Trương Quang Học 1 , Hoàng Thị Ngọc Hà 2 1 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) 1,2 Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE) Đặt vấn đề Sau gần 25 năm chủ trương phát triển bền vững (PTBV), mà trước hết là thực hiện 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc (LHQ), thế giới vẫn chưa đạt được các kết quả bền vững như mong muốn. Sự phát triển vẫn theo mô hình kinh tế “nâu”, gây hủy hoại môi trường và suy thoái tài nguyên. Gần đây, nhân loại lại phải đối mặt gay gắt với các cuộc khủng hoảng mới, trong đó quan trọng nhất là cuộc khủng hoảng khí hậu/biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật/ đa dạng sinh học (ĐDSH). ĐDSH mà trước hết là các hệ sinh thái mà chúng tạo nên là nguồn tài nguyên quý giá nhất - hệ hỗ trợ cho sự sống trên trái đất đang bị suy thoái một cách báo động trên phạm vi toàn cầu (CBD, 1992; MEA, 2005). BĐKH mà trước hết là nhiệt độ tăng và nước biển dâng được cho là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 (IPCC, 2007). BĐKH và ĐDSH /các HST có sự tương tác nhân quả lẫn nhau (IUCN, 2009). BĐKH tác động mạnh mẽ tới các loài, các HST; ngược lại, các HST với các dịch vụ của mình, có tác động giảm nhẹ và hỗ trợ thích ứng với BĐKH. Theo đó, thích ứng với BĐKH dựa trên HST được cho là giải pháp có hiệu quả, lâu bền và hiện nay đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới (WB, 2010; 1

Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TRONG NỀN KINH TẾ XANH

Trương Quang Học1, Hoàng Thị Ngọc Hà2

1 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE)1,2 Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE)

Đặt vấn đề

Sau gần 25 năm chủ trương phát triển bền vững (PTBV), mà trước hết là thực hiện 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc (LHQ), thế giới vẫn chưa đạt được các kết quả bền vững như mong muốn. Sự phát triển vẫn theo mô hình kinh tế “nâu”, gây hủy hoại môi trường và suy thoái tài nguyên. Gần đây, nhân loại lại phải đối mặt gay gắt với các cuộc khủng hoảng mới, trong đó quan trọng nhất là cuộc khủng hoảng khí hậu/biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật/ đa dạng sinh học (ĐDSH). ĐDSH mà trước hết là các hệ sinh thái mà chúng tạo nên là nguồn tài nguyên quý giá nhất - hệ hỗ trợ cho sự sống trên trái đất đang bị suy thoái một cách báo động trên phạm vi toàn cầu (CBD, 1992; MEA, 2005). BĐKH mà trước hết là nhiệt độ tăng và nước biển dâng được cho là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 (IPCC, 2007). BĐKH và ĐDSH /các HST có sự tương tác nhân quả lẫn nhau (IUCN, 2009). BĐKH tác động mạnh mẽ tới các loài, các HST; ngược lại, các HST với các dịch vụ của mình, có tác động giảm nhẹ và hỗ trợ thích ứng với BĐKH. Theo đó, thích ứng với BĐKH dựa trên HST được cho là giải pháp có hiệu quả, lâu bền và hiện nay đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới (WB, 2010; Doswald et al, 2014, Hoang Thi Ngoc Ha and Truong Quang Hoc, 2015a.). Trong bối cảnh đó, kinh tế xanh (KTX)/tăng trưởng xanh (TTX) đang trở thành mô hình phát triển tiên tiến được nhiều nước trên thế giới hướng tới, thậm chí đang lan tỏa thành một trào lưu tốt đẹp để vừa ứng phó với BĐKH vừa tạo ra công bằng xã hội, giảm nghèo và phát triển kinh tế ổn định (Trương Quang Học, 2007, 2015).

Bài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH, Ứng phó với BĐKH và Phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

1. Suy thoái đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu – hai thách thức lớn nhất về mặt môi trường cho phát triển bền vững

1

Page 2: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

Đa dang sinh học, nguồn tài nguyên quý giá nhất của nhân loại đang suy thoái một cách báo động

Thuật ngữ ĐDSH được hiểu là sự phong phú, đa dạng về loài, về HST và đa dạng di truyền (nguồn gen). Trong mỗi HST, các cơ thể sống, kể cả con người, tạo thành một quần xã sinh vật tương tác với nhau, và với cácc yếu tố vô sinh, không khí, nước và đất xung quanh. Hiện nay, con người được xem như yếu tố trọng tâm của HST. Công ước ĐDSH (CBD, 1992) ra đời với sự cam kết của các quốc gia về duy trì nền tảng sinh thái của trái đất, đồng thời hướng tới phát triển kinh tế gồm ba mục tiêu chính: Bảo tồn ĐDSH, sử dụng bền vững các thành phần của nó và chia sẻ công bằng lợi ích phát sinh từ việc khai thác các nguồn tài nguyên.

Đối với con người, ĐDSH trong đó trọng tâm là các dịch vụ HST mang lại những lợi ích to lớn với bốn nhóm dịch vụ chính là cung cấp (lương thực thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc...), điều tiết (khí hậu, giảm nhẹ thiên tai), hỗ trợ (cải tạo đất, giữ và lọc nước, làm sạch không khí,...) và văn hóa (thăm quan học tập, du lịch...). Đối với sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là người nghèo hoặc người dân các khu vực nông thôn, ĐDSH và các dịch vụ HST giúp đảm bảo thu nhập và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của con người, ĐDSH hiện đang suy giảm mạnh và có xu hướng suy thoái nhanh hơn trong bối cảnh BĐKH toàn cầu.

Việt Nam có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có ĐDSH cao nhất thế giới và cũng có nhiều thách thức trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Danh mục166 khu bảo tồn được phân hạng trên phạm vi cả nước, bao gồm 31 vườn quốc gia, 64 khu dự trữ thiên nhiên, 16 khu bảo tồn loài – sinh cảnh và 55 khu bảo vệ cảnh quan, chiếm khoảng 7,6% diện tích tự nhiên của cả nước (Bộ TN&MT, 2005).

Tuy nhiên, trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ĐDSH của Việt Nam đã bị suy thoái tới mức báo động. Trước hết là suy thoái rừng, hệ sinh thái có ĐDSH cao nhất. Độ che phủ của rừng đã từ 72% (1909) xuống 43% (1941) và xuống 28% (1995). Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác bừa bãi, nhất là khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ bất hợp pháp và chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây lương thực ở vùng núi phía Bắc và cây công nghiệp ở Tây Nguyên. Rừng ngập mặn, trong gần 5 thập kỷ qua, diện tích cũng đã giảm tới 70% do chất độc hóa học (trước đây) và phong trào nuôi tôm công nghiệp (Trương Quang Học, 2012).

Gần đây, nhờ các phong trào trồng cây, trồng rừng, nhất là Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, độ che phủ rừng đã tăng lên một cách rõ rệt, từ 37% năm 2004 lên 39,1% năm 2009 và 41% vào năm 2013. Tuy diện tích rừng có tăng lên nhưng chủ yếu là rừng trồng và rừng nghèo. Còn rừng giàu thì tăng hầu như không đáng kể và rừng nhiệt đới

2

Page 3: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

ẩm chỉ còn 0,57 triệu ha phân bố rải rác, chiếm chỉ khoảng 8% tổng diện tích tự nhiên (trong khi các nước trong khu vực Đông Nam Á là khoảng 50%) (Trương Quang Học, 2012).

Về mức độ suy thoái đa dạng loài, Việt Nam được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu thế giới về suy giảm số loài thú, nhóm 20 nước hàng đầu về số loài chim, nhóm 30 nước hàng đầu về số loài thực vật và lưỡng cư. Trong Sách đỏ Việt Nam năm 1992 mới chỉ có 721 loài động, thực vật bị đe dọa tuyết chủng ở các mức độ khác nhau. Đến năm 2007 số loài này đã lên tới 882 loài (tăng 162 loài). Ngoài ra, nhiều giống cây trồng và vật nuôi như lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả, các loài cá, lợn, gà… bản địa cũng đã mất dần. Đây là một tổn thất rất lớn trên tất cả các phương diện: kinh tế, khoa học, môi trường và nhân văn.

Mặt khác, dưới tác động của BĐKH, sự suy thoái các HST, nhất là các HST đất ngập nước ven biển sẽ gia tăng và theo dự đoán, một làn sóng tuyệt chủng của các loài động, thực vật sẽ diễn ra với tốc độ chưa từng có trong những năm giữa thế kỷ này.

Sự suy thoái ĐDSH dẫn tới sự giảm sút về dịch vụ các hệ sinh thái làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân, làm giảm sút vốn tự nhiên để phát triển xã hội, làm gia tăng thiên tai và sự cố môi trường, và tất cả sẽ là một thách thức lớn cho PTBV của đất nước (Bộ KH&ĐT và Ngân hàng Thế giới, 2016).

Biến đổi khí hậu, thách thức lớn nhất cho sự phát triển trong thế kỷ 21Trong thế kỷ 21, thế giới đang đứng trước những cuộc khủng hoảng lớn mà lớn

nhất là BĐKH. BĐKH với các biểu hiện như nhiệt độ trung bình tăng, băng tan, nước biển dâng và gia tăng thiên tai cực đoan đang làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến môi trường và các hệ sinh thái, đến đời sống và sản xuất của con người. Các báo cáo (I, II, III, IV và V) của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74oC trong 100 năm qua (1906 - 2005) và những năm gần đây liên tục có những đợt nóng cực điểm. Độ acid của bề mặt đại dương đã tăng 26% kể từ cuộc cách mạng công nghiệp (1750) và trong ba thập kỷ gần đây, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt Trái đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850. Trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến 2012 là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua (Báo cáo lần thứ V, IPCC).

Ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 50 năm qua đã tăng khoảng 0,5oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm và hiện tượng El-Nino, La-Nina tác động mạnh mẽ, thiên tai cực đoan gia tăng. Đặc biệt, hiện tượng hạn hán xảy ra ngày càng khốc liệt hơn, điển hình là đợt hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung

3

Page 4: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

bộ và hạn mặn mở rộng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hồi tháng 3, 4 năm 2016, gây thiệt hại khoảng 5.572 tỉ đồng (Bộ NN&PTNT, 4/2016).

Trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế vào khoảng 1,5 % GDP, cao hơn so với khoảng 1 % GDP đối với các nước có thu nhập trung bình, và khoảng 0,3 % GDP đối với các nước có thu nhập thấp (World Bank, 2010, Báo cáo SREX Việt Nam, 2014).

Sự tương tác giữa ĐDSH, BĐKH

Những vấn đề môi trường toàn cầu có mối tương tác lẫn nhau và ở bất cứ phạm vi nào, toàn cầu cũng như quốc gia, thì BĐKH và sự suy thoái ĐDSH cũng nổi lên như những thách thức quan trọng nhất (Hình 1).

Hình 1. Mối tương tác của các vấn đề môi trường toàn cầu

Theo sơ đồ trên, ĐDSH và BĐKH có mối tương tác lẫn nhau và đều có ảnh hưởng tới đời sống xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp. Một mặt, BĐKH làm gia tăng thiên tai cực đoan (đặc biệt là lũ lụt, hạn hán) và gây ra nước biển dâng (dẫn đến xâm nhập mặn tăng cường) đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống. Mặt khác, các hoạt động bảo tồn ĐDSH nói chung là phát huy các dịch vụ hệ sinh thái nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, theo nghĩa cung cấp đầu vào cho các hoạt động phát triển khác nhau, hỗ trợ cung cấp các giống, loài mới, đồng thời giảm nhẹ tác động của thiên tai đến mùa vụ và năng suất sinh kế. Bên cạnh đó, ĐDSH còn

4

Page 5: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

giúp điều hòa khí hậu và vi khí hậu, và đặc biệt, các hệ sinh thái rừng giúp giảm nhẹ BĐKH do cây xanh có vai trò như bể hấp thụ và lưu trữ cácbon.

Các chuyên gia cho rằng, BĐKH với sự thay đổi thành phần hoá học của khí quyển đang và sẽ gây ra tình trạng mất ĐDSH. Ngay tại lúc này, hệ quả của tất cả thay đổi đó có thể nhìn thấy trên các hệ thống tự nhiên như: các bề mặt băng ở Bắc cực đã giảm 40% trong một thập kỷ, các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã biến mất hàng loạt, các sinh vật ở đại dương đang thay đổi địa bàn sinh sống, di chuyển hướng về các cực để tìm vùng nước lạnh hơn.

Như vậy, ĐDSH đang bị suy giảm bởi các tác động kép từ phía con người (phát triển kinh tế -xã hội) và tự nhiên (biến đổi khí hậu). Một mặt khác, ĐDSH suy giảm sẽ làm cho sinh kế, đời sống của cộng đồng khó khăn hơn và làm giảm khả năng chống chịu của cộng đồng trước tác động của BĐKH. Ngược lại, ĐDSH tăng thì sinh kế cộng đồng bền vững hơn và khả năng chống chịu của cộng đồng sẽ gia tăng.

Cách tiếp cận dựa trên HST (EbA) trong ứng phó BĐKH và bảo tồn ĐDSH

Cách tiếp cận HST/dựa trên HST (ecosystem/ecosystem based approach - EbA) là chiến lược do Công ước ĐDSH đề xuất, đầu tiên là để quản lý tài nguyên đất, nước và sinh vật nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên này một cách công bằng. Cách tiếp cận này được xem là cách tiếp cận chủ đạo trong hoạch định các chính sách, thể chế quốc gia trong điều kiện của địa phương để quản lý tổng hợp tài nguyên nhằm thực hiện ba mục tiêu của CBD: (i) Bảo tồn ĐDSH; (ii) Sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH; (iii) Chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên di truyền.

Cách tiếp cận hệ sinh thái/dựa trên hệ sinh thái (do Công ước ĐDSH đề xuất) là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và sinh vật). Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định (Doswald, 2014). Bởi vậy, tiếp cận HST có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng tính ĐDSH ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên (Truong Quang Hoc, 2008). Chính vì vậy, nó thích hợp đối với các nhà chuyên môn và những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác (IUCN, 2004).

Gần đây, cách tiếp cận này đã được áp dụng rộng rãi trong PTBV, ứng phó với BĐKH, và tăng trưởng xanh (con đường PTBV trong bối cảnh BĐKH) khi đặt con người và thực tiễn sử dụng tài nguyên là trung tâm của các HST (WB, 2010).).

Cách tiếp cận hệ sinh thái được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Quản lý dựa trên HST (ecosystem based management - EBM), thích ứng với BĐKH dựa trên

5

Page 6: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

HST (ecosystem based adaptation to climate change - EbA), giảm nhẹ phát thải KNK dựa trên HST (ecosystem based mitigation - EBM)… Ngay bản thân thích ứng dựa trên HST cũng có những khái niệm/thuật ngữ gần gũi nhưng có nội hàm khác và dễ gây lầm lẫn như: thích ứng thân thiện với HST (ecosystem friendly adaptation), thích ứng lấy HST là trung tâm (ecosystem centered adaptation) (Shaun, M., 2015).

Tuy nhiên, mỗi địa phương, mỗi lĩnh vực có các đặc trưng, đặc thù về riêng về tự nhiên, xã hội hay các nguồn lực, mục tiêu ưu tiên.., vì vậy cần cân nhắc áp dụng linh hoạt và kết hợp EbA với các cách tiếp cận khác nhằm đạt được các mục tiêu trong đó có mục tiêu về phát triển sinh kế thích ứng, bền vững cho cộng đồng địa phương.

2. Kinh tế xanh – con đường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Các xu hướng phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh BĐKH, PTBV được triển khai theo 3 xu hướng: i) Xây dựng xã hội cácbon thấp: Duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hoá sử dụng năng lượng và tài nguyên; Tối thiểu hoá áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; Đầu tư vào môi trường, một công cụ để phát triển kinh tế; ii) Xã hội tái chế tài nguyên, và iii) Xã hội hài hoà với tự nhiên.

Chuyển các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) sang các mục tiêu PTBV (SDGs)

Thế giới đã trải qua 15 năm thực hiện 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (2010-2015) sang giai đoạn PTBV mới với 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể cho PTBV giai đoạn 2016-2030 theo hướng kinh tế xanh.

Kinh tế xanh

Qua hơn 20 năm PTBV, mô hình phát triển của thế giới vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Gần đây, trên phạm vi toàn cầu lại liên tiếp xảy ra những cuộc khủng hoảng mới, trong đó BĐKH được cho là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. Cuộc chiến với BĐKH còn rất cam go, căng thẳng. Cộng đồng quốc tế vẫn chưa có được những cam kết pháp lý để ứng phó với BĐKH, thay thế cho Nghị định thư Kyoto (KP) hết hiệu lực vào năm 2012 (COP 18 gia hạn hiệu lực KP đến năm 2020).

Trong bối cảnh đó, ở các nước tiên tiến, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế hậu công nghiệp và từng bước chuyển sang kinh tế tri thức. Các dạng thức kinh tế của thế giới cũng đang có xu hướng chuyển dần sắc thái từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh”. Phát triển KTX đang trở thành mô hình phát triển tiên tiến được

6

Page 7: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

nhiều nước trên thế giới hướng tới, thậm chí đang lan tỏa thành một trào lưu tốt đẹp để vừa ứng phó với BĐKH vừa PTBV và tạo ra công bằng xã hội.

KTX được hiểu một cách đơn giản, là nền kinh tế ít phát thải cácbon, tiết kiệm tài nguyên, tạo ra việc làm và công bằng xã hội. Các hoạt động trong nền KTX tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng nhất), 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.

KTX còn là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ hiện nay cũng như cho những thế hệ mai sau. Tuy không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng để đạt được các mục tiêu PTBV (Hình 2)

                     A BHình 2. Sơ đồ PTBV (UNESCO) (A) và KTX, con đường PTBV (European

Environment Agency, eea.europa.eu) (B)

Hội nghị của LHQ về PTBV, Hội nghị Rio+20 (6/2012) đã đặt được nền móng cho KTX. Toàn bộ 30 tổ chức quốc tế chuyên ngành trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, do UNEP phối hợp cùng với các quốc gia đi đầu trong làn sóng xanh toàn cầu, như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, các nước EU, đặc biệt là Đức và các nước Bắc Âu, để cùng nhau đưa ra thông điệp chung "cộng đồng thế giới cần chuyển dịch nhanh sang nền KTX toàn cầu để cứu trái đất và nhân loại”.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển xanh với mô hình TTX kim cương (diamon green model) gồm 4 trụ cột: Chiến lược, Con người, khoa học-công nghệ và Tài chính.

7

Page 8: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

Tăng trưởng xanh – con đường phát triển bền vững của Việt Nam

Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, đã thu được những thành tưu nhất định, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển KT-XH, đặc biệt trong bảo vệ môi trường. Nghị quyết 24-NQ-TW, 2013 của Trung ương Đảng khóa XI nhận định: “… việc ứng phó với BĐKH còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng; việc khắc phục hậu quả về môi trường do chiến tranh để lại còn chậm; ĐDSH suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân”.

Để giải quyết những khó khăn, thách thức này và hội nhập với trào lưu quốc tế, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược: Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 432/Qđ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 1393/Qđ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 339/Qđ-TTg ngày 19/2/2013 phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. Nội dung các văn bản này đã bao quát hầu như hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiệnTTX, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy TTX ở Việt Nam. Trong đó, Chiến lược quốc gia về TTX đề ra 11 nhóm nhiệm vụ chiến lược nhằm đạt 3 mục tiêu: i) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; ii) Xanh hóa sản xuất và iii) Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Theo đó là Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 cụ thể hóa Chiến lược TTX thành 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động, phân định trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức chủ trì và phối hợp thực hiện.

3. Bảo tồn ĐDSH và Ứng phó với BĐKH – những hoạt động quan trọng phục vụ tăng trưởng xanh

Bảo tồn ĐDSH, ứng phó với BĐKH và kinh tế/tăng trưởng xanh có sự tương tác nhân quả với nhau. Bảo tồn và phát triển ĐDSH – vừa góp phần làm tăng các nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên (Hình 3), vừa tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính (KNK), giảm nhẹ BĐKH, vừa tăng cường dịch vụ các HST góp phần năng

8

Page 9: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

cao đời sống cộng đồng. Ứng phó với biến đổi khí hậu, một mặt, làm giảm thiểu tác động, tính dễ bị tổn thương cho các hợp phần của hệ sinh thái – xã hội bị tác động (thích ứng với BĐKH), mặt khác làm giảm phát thải KNK (giảm nhẹ BĐKH) – làm giảm nguyên nhân gây ra BĐKH một cách lâu dài.

Hình 3. Các nguồn lực phát triển của hệ sinh thái – xã hội

Nói cách khác, hai nhóm hoạt động nêu trên góp phần làm tăng sức khỏe, khả năng thích ứng, chống chịu, làm giảm tính dễ bị tổn thương và rủi ro của hệ sinh thái - xã hội trước các tác động, mà quan trọng nhất là tác động từ BĐKH. Đó cũng chính là các động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế/tăng trưởng xanh – con đường dẫn tới PTBV trong bối cảnh biến đổi toàn cầu hiện nay (Hình 4).

Hình 4. Sơ đồ cấu trúc và các thuộc tính của hệ sinh thái – xã hộiKết luận

9

Page 10: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

Đa dạng sinh học, BĐKH và Tăng trưởng xanh có mối liên hệ tương tác lẫn nhau và là các hợp phần quan trọng chủ chốt trong phát triển bền vững. Việt Nam là nước có ĐDSH cao trên thế giới nhưng cũng là quốc gia có dân số đông và được đánh giá là dễ bị tổn thương bởi BĐKH. Do vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh/ phát triển bền vững, cần thiết phải tác động và thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa ứng phó với BĐKH, bảo tồn và phát triển ĐDSH - cải thiện sinh kế thích ứng, bền vững. Trong quá trình này, cần thiết áp dụng kết hợp các cách tiếp cận khác nhau như “trên xuống” (top-down), “dưới lên” (bottom-up/ dựa vào cộng đồng), liên ngành (interdisciplinary) và tiếp cận “dựa vào hệ sinh thái” (Ecosystem based approach/ EbA) trong đó EbA cần được xem trọng và tăng cường nghiên cứu và triển khai (R&D).

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

10

Page 11: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

1. BOYLE, J., 2014. How can ecosystem services increase the resilience of communities vulnerable to climate change? Global Water Forum.

2. Bộ NN&PTNT, 2016. Báo cáo tình hình hạn mặn tại đồng bằng song Cửu Long, tháng 4/2016.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Trương Quang Học chủ biên), 2003. Đa dạng sinh học và bảo tồn. Bộ TN&MT.

4. CBD – Convention on Biological Diversity, 2009: Connecting Biodiversity and Climate Change Mitigation and Adaptation: Report of the Second Ad Hoc Technical Expert Group on Biodiversity and Climate Change. Technical Series No. 41.

5. Doswald, N.; Munroe, R.; Roe, D; Giuliani, A.; Castelli, I; Stephens, J; Möller,I.; Spencer, T; Vira, B. & Reid,H., 2014. Climate and Development: Effectiveness of ecosystem-based approaches for adaptation: review of the evidence-base, Climate and Development.

6. Hoang Thi Ngoc Ha and Truong Quang Hoc, 2015. ECODE and its activities in climate change adaptive livelihoods in Red river delta. Proceedings of the “Vietnam – Japan workshop on estuaries, coascts and rivers 2015, Hoi An, 7-8 September 2015.

7. Hoàng Thị Ngọc Hà, 2016. Mạng lưới VNGO&CC và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu (VNGO&CC xuất bản).

8. Hoàng Thị Ngọc Hà và Trương Quang Học, 2015. Triển khai sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu. Tạp chí Môi trường, Số 3, tr. 52-54.

9. Hoàng Thị Ngọc Hà và Trương Quang Học, 2017. Nghiên cứu đánh giá khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội của ba xã thuộc huyện Tiền hải tỉnh Thái Bình. Tạp chị Biến đổi khí hậu, số 2, 2017

10. IUCN (2009). Ecosystem–based Adaptation: A natural response to climate change.

11. IUCN (Edited by Ángela Andrade Pérez, Bernal Herrera Fernández and Roberto Cazzolla Gatti), 2010. Building Resilience to Climate Change: Ecosystem-based adaptation and lessons from the field. CEM

12. Lovejoy, T.E.; Hannan, L., 2005. Climate change and Biodiversity. Yale University Press, New Haven & London.

11

Page 12: Đặt vấn đề · Web viewBài viết này nhằm thảo luận quan hệ tương tác giữa một số vấn đề liên ngành mang tính chiến lược: Bảo tồn ĐDSH,

13. Shaun, M., 2015. Ecosystem-based Adaptation helping people adapt by using nature. Hanoi, GIZ workshop. Ppt. September 2015

14. Trương Quang Học và Hoàng Thị Ngọc Hà, 2016. Đẩy mạnh đào tạo và Nghiên cứu - ứng dụng về hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững đất nước. Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy sinh học ở Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Đại học Quốc gia, tr.1353-1364.

15. Trương Quang Học, 2013. Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Hạ Long: 3-24.

16. Trương Quang Học, 2015. Tăng trưởng xanh – Con đường phát triển bền vững. Tạp Chi Tuyên huấn, Số7, tr. 70-73.

17. Trương Quang Học, Hoàng Thị Ngọc Hà và Nguyễn Tiến Trường, 2015. Đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái-xã hội: Lý thuyết và Nghiên cứu điểm tại Tp. Hải phòng. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học-công nghệ trong lĩnh vực môi trường (Trong khuôn khổ Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thức IV), Hà Nôi, 29/9/2015: 85-99.

18. VIỆT NAM – LUXEMBOURG: Developmental Cooperation (Trương Quang Học – chu biên, Hoàng Thị Ngọc Hà và Phạm Thị Bích Ngọc), 2017. Biến đổi khi hậu và phát triển bền vững.Huế - 2017.

19. Truong Quang Hoc, 2008. Linkage between biodiversity and climate change in Vietnam. Proceedings, The 2nd Vietnam-Japan Symposium on Climate Change and the Sustainability, 11.2008. Vietnam. National University Press. Ha Noi.

20. UNEP, SREP, 2012. A comparative analysis of ecosystem–based adaptation and engineering options for Lami Town, Fiji.

21. UNFCCC, 2011. Ecosystem-based approaches to adaptation: compilation of information. FCCC/SBSTA/2011/INF.8.

22. World Bank, 2010. Convenient Solution to an Inconvenient Truth: Ecosystem-Based Approaches to Climate Change. The World Bank.

12