21
E1799 VOL. 14 Dự án Phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc Bộ (NDTDP) Khung Qui trình quản lý Môi trường Giai đoạn 2 Bộ giao thông Vận tải Cục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008

Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

E1799 VOL. 14

Dự án Phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc Bộ (NDTDP)

Khung Qui trình quản lý Môi trường Giai đoạn 2

Bộ giao thông Vận tảiCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W)Ngày 8 tháng 4 năm 2008

Page 2: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

E1799 VOL. 14

Danh mục từ viết tắt

CEP Cam kết bảo vệ môi trườngDMP Kế hoạch nạo vét bảo trì DoNRE Sở Tài nguyên thiên nhiên và môi trường (cấp tỉnh) DWT Trọng tải tĩnhDED Thiết kế kỹ thuật chi tiết EA Đánh giá môi trườngEAMPF Khung qui trình quản lý môi trường EMP Kế hoạch Quản lý môi trườngFS Nghiên cứu khả thi (đầu tư)GOV Chính phủ Việt NamLuật BVMT Luật Bảo vệ Môi trườngMONRE Bộ Tài nguyên Môi trường MOSTE Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường MOT Bộ Giao thông vận tảiNDTDP Dự án Phát triển Giao thông Vận tải Đồng bằng Bắc Bộ NEPA Cục Bảo vệ Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trườngOP Thủ tục vận hành (Ngân hàng thế giới) PC Uỷ ban Nhân dânPMU-W Ban Quản lý dự án - đường sôngPPC Uỷ ban Nhân dân TỉnhPPMU Ban Quản lý dự án tỉnhRP Kế hoạch tái định cưRPF Khung chính sách tái định cưSEA Đánh giá Môi trường chiến lược VIWA Cục Đường sông Việt Nam WB Ngân hàng thế giới

ii

Page 3: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

Mục lục....................................................................................................Trang

Danh mục từ viết tắt........................................................................................ii1 Phần giới thiệu..........................................................................................12 Mô tả Dự án..............................................................................................23 Yêu cầu về Quản lý Môi trường của Chính phủ Việt nam.......................3

3.1 Chính sách về Quản lý Môi trường của Việt nam và thủ tục Đánh giá Tác động Môi trường (EIA).............................................................................................................3 3.1.1 Luật Bảo vệ Môi trường (Luật BVMT)……………………………………………3

3.1.2 Nghị đinh 81/2006/ND-CP của Chính phủ.................................................43.2 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trườn (TCVN).........................................................53.3 Cơ cấu hành chính của Việt Nam trong Quản lý môi trường..............................53.4 Xem xét EIA và quá trình phê duyệt.....................................................................6

4 Ngân hàng Thế giới và chính sách bảo vệ môi trường............................74.1 Sàng lọc các hoạt đ ộng của dự án.......................................................................74.2 OP 4.01 (tháng 1/999) – Đánh giá tác động môi trường.....................................74.3 Các nguồn văn hoá vật thể OP4.11......................................................................94.4 Tham vấn.............................................................................................................94.5 Tài liệu công khai thông tin...............................................................................10

5 Những tài liệu về môi trường được yêu cầu cho Dự án.........................116 Thể chế...................................................................................................11

Danh mục các bảng

Bảng 1: Đầu tư vật chất theo giai đoạn………………………………………………..1Bảng 2: Chính sách bảo vệ môi trường áp dụng đối với Dự án NDTDP……………7Bảng 3 Các báo cáo môi trường đã lập và công khai theo Thẩm định dự án…...... 11Bảng 4: Các báo cáo môi trường sẽ lập cho các hoạt động Giai đoạn 2…………… 111

iii

Page 4: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

E1799 VOL. 14

1 Phần giới thiệu

1. Tài liệu này qui định các bước cần thực hiện trước khi triển khai giai đoạn 2 (gọi tắt là Giai đoạn 2) của các hạng mục đầu tư trong dự án Phát triển Giao thông đồng bằng Bắc bộ (viết tắt là dự án NDTDP) nhằm đảm bảo tuân thủ theo đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt nam cũng như chính sách bảo vệ môi trường của Ngân hàng Thế giới, đảm bảo quản lý môi trường bền vững của dự án.

2. Dự án gồm có 3 hợp phần chính, được triển khai theo 2 giai đoạn. Việc phân chia dự án theo 2 giai đoạn căn cứ vào khả năng triển khai thực tế và không theo năm thực hiện. Giai đoạn I chủ yếu đầu tư vào các hạng mục chính đã chuẩn bị xong (đến bước thiết kế kỹ thuật chi tiết nhưng không bao gồm thiết kế kỹ thuật chi tiết), và Giai đoạn II đầu tư vào các nội dung còn lại mà công tác chuẩn bị đang được triển khai hoặc sẽ được triển khai trong 2 năm đầu của Dự án. Bảng 1 dưới đây trình bày các nội dung đầu tư cho từng giai đoạn.

Bảng 5: Đầu tư vật chất theo giai đoạn Giai đoạn Hoạt động đầu tư

1 Hành lang 1 – các hạng mục dọc Hành lang phía Bắc giữa Việt Trì và Quảng Ninh

2 Hành lang 3 – các hạng mục dọc hành lang phía Tây, giữa Hà Nội và Lạch Giang. Công trình tại cửa sông Các cảng thí điểm Các bến phà

3. Đối với các hoạt động Giai đoạn 1, các đánh giá môi trường cần thiết đã được thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn chuẩn bị dự án và trước ngày phê duyệt dự án. Báo cáo Đánh giá Môi trường đầy đủ và Kế hoạch Quản lý Môi trường tương ứng đã được Chính phủ Việt nam lập, Ngân hàng Thế giới thẩm định và duyệt, đã công khai tại Việt nam cũng như Trung Tâm thông tin của Ngân hàng thế giới tại Washington DC.

4. Phân tích sơ bộ về Môi trường cho các hoạt động của Giai đoạn 2 được thực hiện trong quá trình chuẩn bị dự án và được mô ta trong Khung Qui trình Quản lý Môi trường trong báo cáo này. Các báo cáo đánh giá môi trường chi tiết gồm các kế hoạch quản lý môi trường sẽ được lập trong quá trình qui hoạch chi tiêt và công tác kỹ thuật cho các hoạt động của giai đoạn 2 sẽ diễn ra trong thời gian thực hiện dự án.

5. Báo cáo khung qui trình quản lý môi trường này được chuẩn bị trước khi có quyết định duyệt dự án để làm tài liệu thoả thuận giữa Chính phủ Việt nam và Ngân hàng Thế giới nhằm hoàn tất các thủ tục Báo cáo Đánh giá môi trường cho các hoạt động trong Giai đoạn 2.

1

Page 5: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

2 Mô tả Dự án

6. Dự án gồm có 3 hợp phần chính, trong đó hợp phần thứ 3 là Hỗ trợ về thể chế. Sau đây là nội dung mô tả tóm tắt các Hợp phần A và B (chi phí là chi phí cơ bản không bao gồm chi phí dự phòng):

Hợp phần A: Đầu tư các tuyến vận tải đa phương thức (146,3 triệu Đôla Mỹ)

7. Hợp phần này bao gồm nâng cấp hai hành lang vận tải đường thuỷ khu vực Đồng Bằng Bắc bộ nhằm tăng hiệu quả của giao thông đa phương thức và các tuyến gom hàng, tăng cường tính bền vững về môi trường của hệ thống đường thuỷ.

8. Tiểu hợp phần A1: Nâng cấp các tuyến hành lang đường thuỷ nội (68,7 triệu Đôla Mỹ) - Phạm vi đầu tư ở tiểu hợp phần này là 2 hành lang: (a) tuyến hành lang phía Bắc giữa Việt Trì và Quảng Ninh, khoảng cách là 280 km; và (b) tuyến hành lang phía Tây giữa Hà Nội và Lạch Giang, khoảng cách là 180km. Việc nâng cấp các tuyến hành lang này sẽ bao gồm nạo vét, chỉnh trị, bảo vệ bờ sông, bạt mom, chỉnh nông, nâng cấp tĩnh không tại một kết cấu cầu qua sông (bằng cách nâng cao độ cầu) và các phương tiện hỗ trợ hàng hải.

9. Tiểu hợp phần A2: Cải tạo Cửa sông Ninh Cơ và kênh nối liền giữa Sông Đáy và Sông Ninh Cơ có Âu tàu (60,5 triệu Đôla Mỹ)-- Công việc cần thực hiện bao gồm nạo vét luồng vào và kênh nối, thi công đê chắn sóng, thi công 1 âu tàu, bảo vệ bờ và các hạng mục tập huấn về sông khác nữa.

10. Tiểu hợp phần A3: Cải tạo Cảng của tỉnh ($7 triệu Đôla Mỹ)—Tiểu hợp phần này hỗ trợ các hạng mục cải tạo nâng cấp được thiết kế nhằm tăng cường năng lực và cải tiến các biện pháp xử lý hàng hoá theo tiêu chuẩn được công nhận tại các cảng Việt Trì và Cảng Ninh Phúc. Các hạng mục đầu tư tiềm năng cũng bao gồm cầu tàu mới, kho, bãi, đường vào và các hạng mục thu đổ chất thải. Hiện đang triển khai công tác chuẩn bị chi tiết cho tiểu hợp phần này.

11. Tiểu hợp phần A4: Thí điểm các hợp đồng Bảo trì (1 triệu Đôla Mỹ)— Tiểu hợp phần này sẽ áp dụng nhiều cách tổ chức khác nhau đối với việc thực hiện công tác nạo vét bảo trì và thí điểm dự án bảo trì tại tuyến hành làng của dự án.

Hợp phần B: Đầu tư các Bến phà nhỏ (4,6 triệu Đôla Mỹ)12. Phạm vi của tiểu hợp phần này sẽ bao gồm đầu tư nâng cấp 15-30 bến phà thí điểm

2

Page 6: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

3 Yêu cầu về Quản lý Môi trường của Chính phủ Việt nam

3.1 Chính sách về Quản lý Môi trường của Việt nam và thủ tục Đánh giá Tác động Môi trường (EIA)

13. Trong chương này có trình bày chi tiết những văn bản hiện hành có liên quan đến đánh giá môi trường của Việt Nam cần tuân thủ.

3.1.1 Luật Bảo vệ Môi trường (Luật BVMT)

14. Luật BVMT do Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và được Chủ tịch nước ban hành vào ngày 12 tháng 12 năm 2005 theo Sắc lệnh số 29/2005/L/CTN và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006. Chương III của Luật BVMT có hướng dẫn về đánh giá môi trường (Báo cáo Đánh giá môi trường - SEA, các điều 14, 15, 16, 17) đánh giá tác động môi trường (Đánh giá tác động môi trường EIA - các điều 18, 19,20, 21, 22 23) và qui định cam kết baỏ vệ môi trường (Cam kết Bảo vệ môi trường - CEP, các điều 24, 25, 26, 27).

15. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006, hướng dẫn chi tiết về thực hiện một số điều trong Luật BVMT.

16. Quyết định này gồm 3 chương, 25 điều, trong đó có 12 điều tại Chương I là các hướng dẫn về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá Tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường: Trong quyết định có liệt kê danh mục các dự án liên ngành, liên tỉnh và các báo cáo Đánh giá tác động môi trường (EIA) thuộc quyền quản lý của Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường (Bộ TNTN&MT). Theo Nghị định này, các dự án thuộc diện phải thực hiện Đánh giá Tác động môi trường gồm: (1) Dự án đường bộ loại IV có tổng chiều dài trên 50 km; và (2) dự án thi công và cải tạo sông hoặc cảng sông cho các loại tàu có tải trọng tĩnh ít nhất là 1.000 tấn tải trọng tĩnh. Báo cáo EIA cho các dự án này do Bộ TNTN&MT, Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ GTVT. Các dự án giao thông có năng lực thấp hơn phải lập Cam kết bảo vệ môi trường (CEP) trình Uỷ Ban nhân dân huyện thẩm định.

Các yêu cầu của Luật BVMT về Báo cáo Đánh giá Tác động môi trường 17. Điều 18.1, Luật Bảo vệ môi trường, có qui định danh sách các dự án cần thực hiện đánh giá tác động môi trường. Bao gồm các dự án tầm cỡ quốc gia, như dự án phát triển đô thị, dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên có qui mô lớn, và các dự án phát triển khu kinh tế. Phụ lục I trong Nghị định số 80 qui định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, ngày 9 tháng 8 năm 2006 ("Nghị định 80") qui định danh mục toàn diện hơn các loại dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó có các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, dự án đóng tàu và sửa chữa tàu, và các dự án khai thác dầu, khí.

18. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được nộp cùng báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường phải bao gồm đặc điểm của dự án, công nghệ vận hành của dự án, các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, cam kết áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thi công và khai thác, trình bày quan điểm của Uỷ ban Nhân dân xã cũng như ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án. Các ý kiến này có thể là đồng tình hoặc không

3

Page 7: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

đồng tình với dự án về góc độ bảo vệ môi trường và cần được nêu rõ trong báo cáo để các cấp thẩm định có liên quan xem xét.

19. Để lấy đựoc ý kiến của cộng đồng, Chủ dự án cần nộp cho Uỷ ban Nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam cấp xã tài liệu giới thiệu tóm tắt nội dung của dự án, tác động môi trường của dự án, và các biện pháp giảm thiểu tác động. Cần tổ chức đối thoại lấy ý kiến nếu có yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân hoặc Uỷ ban Mặt trận tổ quốc.

20. Báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể được thẩm định bởi một hội đồng thẩm định hoặc một cơ quan chuyên môn về đánh giá môi trường. Bộ TNTN&MT có trách nhiệm cung cấp các điều kiện và hướng dẫn cho các cơ quan dịch vụ về môi trường. Bộ TNTN&MT thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc lựa chọn một cơ quan chuyên môn về đánh giá tác động môi trường của các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng quản lý hoặc các dự án liên tỉnh/ thành phố, liên bộ. Các bộ khác cũng được uỷ quyền thành lập hội đồng đánh giá tác động môi trường hoặc lựa chọn các cơ quan cung cấp dịch vụ đánh giá tác động môi trường của các dự án do cấp thẩm quyền tương ứng quản lý. Uỷ Ban Nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm thành lập các hội đồng thẩm định báo cáo đánh gía tác động môi trường, hoặc lựa chọn các cơ quan cung cấp các dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do cấp thẩm quyền tương ứng quản lý, và Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý.

21. Cơ quan tổ chức hoạt động thẩm định phải có thông báo kết quả thẩm định trong vòng 3 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định từ hội đồng thẩm định hoặc từ cơ quan cung cấp dịch vụ thẩm định.

Yêu cầu về Bảo vệ Môi trường trong Luật BVMT 22. Theo Điều 24, Luật Bảo vệ Môi trường, dự án nào không thuộc diện bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có nghĩa vụ cung cấp cam kết bảo vệ môi trường. Nội dung cam kết phải có: (i) tên địa điểm dự án, (ii) Hình thức và phạm vi sản xuất, thương mại và dịch vụ, vật liệu và nguyên vật liệu sử dụng cho dự án; rác thải phát sinh từ dự án; và (iv) một cam kết áp dụng các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải, cam kết tuân thủ theo luật pháp về bảo vệ môi trường. Bản cam kết này cần được nộp và lưu tại Uỷ ban nhân dân huyện nơi thực hiện dự án trước khi bắt đầu triển khai dự án.

23. Phụ lục 4 của Thông tư 08 qui định cấu trúc và nội dung của báo cáo EIA.

24. Các qui định khác có liên quan gồm:

Luật Tài nguyên Khoáng sản, do Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 3, 1996. Luật Trồng và Bảo vệ Rừng (1992, sửa đổi năm 2004) Luật Đất đai, được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Luật Tài nguyên nước, được Quốc hội thông qua ngày 20 ttháng 5 năm 1998.

3.1.2 Nghị đinh 81/2006/ND-CP của Chính phủ 25. Nghị định này có qui định mức phạt đối với hành vi vi phạm các qui định về môi trường. Chương I nêu các điều khoản chung về các hình phạt, Điều 9 của Chương II qui định các mức phạt đối với vi phạm qui định về Đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược. Các chủ dự án có thể bị phạt nếu không thực hiện Đánh giá tác

4

Page 8: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

động môi trường và không áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã nêu trong báo cáo Đánh giá Tác động môi trường.

3.2 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (TCVN)

26. Các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ KHCN&MT) xuất bản vào các năm 1995, 2000, 2001, 2002 và tiếp tục được Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) xuất bản năm 2006. Các tiêu chuẩn về môi trường gồm tiêu chuẩn không khí, tiêu chuẩn nước, tiêu chuẩn đất và tiếng ồn. Nói chung, danh mục các thông số lý sinh đủ cho phép áp dụng làm cơ sở đánh giá ở hầu hết các chương trình quan trắc. Tuy nhiên, do thiếu một số tiêu chuẩn như tiêu chuẩn chất lượng cặn lắng, cho nên thông lệ của các dự án vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là sử dụng các tiêu chuẩn tương tự từ các nước hoặc của các tổ chức quốc tế khác.

27. Những tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan có thể áp dụng được bao gồm:

- Tiêu chuẩn Chất lượng môi trường không khí (TCVN 5937-2005) và TCVN 5938 - 2005

- Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942-1995)

- Tiêu chuẩn về âm thanh (TCVN 5949-1998)

- Chất lượng nước sạch và bảo vệ đời sống thủy sinh (TCVN 6774-2000)

- Tiêu chuẩn nước thải nội địa (TCVN 6772-2000)

- Tiêu chuẩn chất lượng nước thủy lợi (TCVN 6773-2000)

- Tiêu chuẩn chất thải công nghiệp (TCVN 5945-2005)

- Mức ồn cho phép đối với xe cơ giới (TCVN 5948-1999)

- Tiêu chuẩn rung chấn và chấn động do xây dựng và công nghiệp tạo ra (TCVN 6962 - 2001)

- Tiêu chuẩn chất lượng đất – giới hạn cho phép thuốc trừ sâu trong đất

3.3 Cơ cấu hành chính của Việt Nam trong Quản lý môi trường28. Từ năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã thành lập cơ cấu thể chế và hành chính đối với hoạt động quản lý môi trường. Các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý môi trường như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)29. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập MONRE vào ngày 11 tháng 11 năm 2002, sát nhập nhiều phòng ban.

Phòng thẩm định đánh giá tác động môi trường

30. Phòng này trực thuộc MONRE. Như đã nêu trong Nghị định 91/2002/ND-CP, chức năng của phòng này là: Thẩm định các báo cáo đánh giá tác đông môi trường của các dự án và và cơ sở kinh doanh và cơ sở sản xuất.

31. Phòng thẩm định EIA của MONRE chịu trách nhiệm tổ chức hội đồng EIA để phê duyệt SEA, các báo cáo EIA được hướng dẫn bởi chính phủ (Quyết định số 80/2006/ NĐ – CP).

5

Page 9: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

Bộ chuyên ngành - Bộ GTVT 32. Theo Luật BVMT (2005) các bộ chuyên ngành chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý môi trường thuộc chuyên ngành của bộ. Trách nhiệm của các bộ bao gồm việc xem xét và phê duyệt các báo cáo EIA của các dự án phát triển trong ngành. Ví dụ, Bộ giao thông vận tải chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án phát triển theo hướng dẫn của chính phủ (Quyết định 80/2006/ND-CP).

Ủy ban nhân tỉnh (PC)

33. PPC có trách nhiệm quản lý môi trường trong địa phận hành chính của họ. Như vậy, PPC có chức năng xem xét và phê duyệt các báo cáo EIA đối với dự án phát triển theo hướng dẫn của Chính phủ (Quyết định số 80/2006/ NĐ – CP) trong địa phận hành chính của địa phương.

Ủy ban nhân dân huyện34. PC huyện có chức năng xem xét và thẩm định các báo cáo cam kết môi trường đối với các dự án phát triển theo hướng dẫn của Chính phủ (Quyết định số 80/2006/ NĐ – CP) trong địa phận hành chính của họ.

Các sở tài nguyên và môi trường tỉnh (DONRE):35. Mỗi sở DONRE có một bộ phận quản lý môi trường (EMD). EMD chịu trách nhiệm hỗ trợ PC trong quản lý môi trường theo LEP và các luật và quy định liên quan. Như vậy, DONRE – và đặc biệt là EMD của mình – sẽ đóng vai trò quyết định chính trong giám sát quản lý môi trường trong khi thi công và khai thác dự án NDTDP.

3.4 Xem xét EIA và quá trình phê duyệt 36. Tiêu chuẩn hiện hành qui định các thủ tục xem xét và thẩm định môi trường ở Việt Nam, như sau:

a) Chủ dự án tiến hành nghiên cứu EIA có hoặc không có sự hỗ trợ của tư vấn.

b) Một nghiên cứu EIA đầy đủ phải được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu khả thi (FS) của dự án. Nội dung và kết cấu của báo cáo EIA phải theo Phụ lục 4 của thông tư 08/2006/TT – BTNMT của MONRE

c) Chủ dự án đệ trình bảy (7) bộ báo cáo EIA cùng với thư đề nghị xem xét và phê duyệt báo cáo EIA cùng với một (1) bản sao Báo cáo ngiên cứu khả thi của dự án đề xuất lên các cơ quan liên quan (Phòng thẩm định EIA của MONRE hoặc Ủy ban ND tỉnh hoặc Bộ GTVT).

d) Sau khi nhận được tất cả các báo cáo EIA và F/S, các cơ quan hữu quan về môi trường sẽ tổ chức một hội đồng, bao gồm các chuyên gia về môi trường và chuyên gia công nghệ, đại diện sở tài nguyên và môi trường (DONRE) của các tỉnh có liên quan để thẩm định báo cáo EIA.

e) Các ý kiến của Hội đồng về báo cáo EIA được đưa ra với chủ dự án.

f) Chủ dự án tiến hành các nghiên cứu bổ sung để làm rõ tất cả các mục theo yêu cầu của Hội đồng và chỉnh sửa cáo cáo theo những ý kiến đóng góp của Hội đồng.

g) Một bản phê duyệt môi trường sẽ được ban hành sau khi nhận được báo cáo EIA sửa đổi, đáp ứng các yêu cầu của Hội đồng Thẩm định.

6

Page 10: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

4 Ngân hàng Thế giới và chính sách bảo vệ môi trường

4.1 Sàng lọc các hoạt đ ộng của dự án Là một phần trong phạm vi phân tích các biện pháp thay thế được thực hiện trong qui trình đánh giá môi trường trong giai đoạn thiết kế nghiên cứu khả thi, các hoạt động đầu tư được đề xuất của Dự án đều đã được sàng lọc theo tất cả các chính sách qui định. Bảng 2 trình bày những chính sách áp dụng trong Dự án. Khi áp dụng qui định OP 7.50 về các Dự án đường thuỷ quốc tế, Dự án này thuộc diện trường hợp ngoại lệ về yêu cầu thông báo qui định tại các đoạn 7(a), (c) của OP 7.50. Tái định cư không tự nguyện được qui định trong Khung Chính sách tái định cư và Kế hoạch tái định cư, cả hai tài liệu này đều đã được công bố.

37. Về các hạng mục công trình bổ sung có tiềm năng tại các cửa sông, là các hạng mục có liên quan đến các nhánh của Sông Hồng chảy qua các nước có phần chảy qua Việt nam và do đó Dự án thuộc diện ngoại lệ về yêu cầu thông báo qui định tại đoạn 7(c) trong OP7.50, vì đây là nhánh hạ lưu cuối cùng và không gây tác hại đáng kể đến các nước khác.

38. Qui trình EA tiếp theo trong việc chuẩn bị tài liệu EA được yêu cầu là tiếp tục sử dụng công cụ chính để sàng lọc tất cả các hoạt động đầu tư.

Bảng 6: Chính sách bảo vệ môi trường áp dụng đối với Dự án NDTDPĐánh giá môi trường (OP/BP 4.01)Các nguồn văn hóa vật thể (OP/BP 4.11)Đền bù tái định cư (OP/BP 4.12)Các dự án liên quan đến vùng nước quốc tế (OP/BP 7.50)

4.2 OP 4.01 (tháng 1/999) – Đánh giá tác động môi trường 39. Thủ tục hoạt động của WB (OP) 4.01 gồm chính sách của Ngân hàng yêu cầu các dự án đề xuất xin tài trợ của Ngân hàng phải tiến hành đánh giá môi trường để đảm bảo tính ổn định của môi trường và cải thiện việc ra quyết định. Chiều sâu và kiểu phân tích EA phụ thuộc vào bản chất, phạm vi và tác động môi trường tiềm năng của các hoạt động được đề xuất trong dự án NDTDP. Qui trình EA có tính đến môi trường tự nhiên (không khí, nước và đất): sức khoẻ và an toàn con người, các khía cạnh xã hội (tái định cư không tự nguyện, người bị ảnh hưởng, và di sản văn hoá), các phương diện về biên giới quốc tế, và môi trường.

40. Ngoài ra, OP4.01 yêu cầu lập Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) và đưa vào báo cáo Đánh giá Môi trường, hoặc đối với dự án không yêu cầu báo cáo EA thi phải lập riêng một EMP. Trong mọi trường hợp, Ngân hàng Thế giới qui định EMP phải được sát nhập cùng trong nội dung các khâu qui hoạch, thiết kế, ngân sách, và thực hiện dự án. Đề làm được điều này, cần đưa EMP vào trong khuôn khổ dự án để có thể gọi vốn thực hiện và giám sát EMP đồng thời với các hợp phần khác của dự án.

41. Phụ lục C của chính sách OP4.01 có qui định kế hoạch quản lý môi trường (EMP) bao gồm toàn bộ nội dung về giảm thiểu tác động, theo dõi, và biện pháp về thể chế cần thực hiện trong khi thực hiện và khai thác dự án để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội, loại bỏ hoặc giảm đến mức cho phép. Kế hoạch cũng nêu các

7

Page 11: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

hành động cần làm để thực hiện những biện pháp đó.1 Các kế hoạch quản lý là những thành tố quan trọng và cần thiết của báo cáo EA đối với những dự án Loại A như NDTDP, từ EA để xây dựng được một kế hoạch quản lý cho những trường hợp về hạng mục các Bến phà của dự án NDTDP. Để lập một kế hoạch quản lý, VIWA và đội thiết kế EA (a) xác định những biện pháp ứng phó các tác hại tiềm tàng; (b) xác định các yêu cầu đảm bảo những biện pháp này được thực hiện có hiệu quả và kịp thời; và (c) mô tả các phương pháp thực hiện những yêu cầu này.2 Cụ thể hơn nữa, EMP gồm những nội dung sau.

Giảm thiểu tác hại42. EMP xác định các biện pháp khả thi và có hiệu quả về chi phí nhằm giảm bớt tác hại tiềm tàng nghiêm trọng đến môi trường tới mức cho phép. Kế hoạch Quản lý môi trường bao gồm các biện pháp bắt buộc nếu biện pháp giảm thiểu không khả thi, không có hiệu quả về chi phí hoặc không đủ. Cụ thể là, EMP:

(a)  xác định và tổng hợp dự báo tất cả các tác động tiêu cực đến môi trường (kể cả những tác động có liên quan đến người dân bản địa hoặc tái định cư không tự nguyện);(b)  mô tả --có kèm theo chi tiết kỹ thuật - về từng biện pháp giảm thiểu tác hại, kể cả loại tác hại có liên quan và điều kiện yêu cầu của biện pháp đó (ví dụ như thực hiện liên tục hay trong trường hợp dự phòng), cùng với các chi tiết thiết kế, mô tả thiết bị, và các bước thực hiện, cho phù hợp;(c)  dự tính mọi tác động tiềm tàng của những biện pháp này; và (d) cung cấp những liên hệ, kết nối với kế hoạch giảm thiểu tác hại khác (ví dụ như liên quan đến tái định cư không tự nguyện, người dân bản địa, hoặc di sản văn hoá) cần thiết đối với dự án .

Quan trắc43. Quan trắc môi trường trong quá trình thực hiện dự án cung cấp các thông tin về những khía cạnh môi trường chính của dự án, cụ thể là các tác động của dự án đối với môi trường và hiệu quả của các biện pháp giảm tác hại. Những thông tin này cho phép bên vay và Ngân hàng đánh giá mức độ thành công của công tác giảm tác hại, là một phần của công tác giám sát dự án, và cho phép thực hiện biện pháp chỉnh sửa cần thiết. Do đó, EMP cần xác định mục tiêu giám sát và nêu cụ thể từng dạng giám sát, có liên hệ với những tác động đã được đánh giá trong báo cáo EA và các biện pháp giảm tác hại nêu trong EMP. Cụ thể là, hạng mục quan trắc trong EMP qui định những nội dung sau:

(a) Mô tả cụ thể kèm theo chi tiết kỹ thuật về các biện pháp quan trắc, gồm các thông số cần đo lường, phương pháp thực hiện, vị trí lấy mẫu, tần suất đo đạc, giới hạn phát hiện (nếu có), và định nghĩa các mốc giới làm dấu hiệu cho thấy cần có biện pháp chỉnh sửa; và (b) Các thủ tục quan trắc và báo cáo (i) đảm bảo phát hiện sớm những điều kiện cho phép thực hiện các biện pháp giảm tác hại, và (ii) cung cấp thông tin về tiền độ cũng như kết quả của công tác giảm tác hại.

Xây dựng năng lực và Tập huấn bồi dưỡng44. Để hỗ trợ việc thực hiện kịp thời và có hiệu quả các hợp phần dự án về môi trường và các biện pháp giảm tác hại. EMP xem xét các đánh giá của EA về sự hiện diện, vai trò và năng lực của các đơn vị phụ trách về môi trường tại hiện trường hoặc tại cơ quan, bộ ngành.3 Nếu cần thiết, EMP có thể khuyến nghị việc thành lập hoặc mở rộng

8

Page 12: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

những đơn vị đó, nội dung tập huấn bồi dưỡng cán bộ, cho phép thực hiện được các khuyến nghị của EA. Cụ thể là EMP mô tả chi tiết những cơ cấu thể chế - ai phụ trách thực hiện những biện pháp giảm tác hại và ai phụ trách quan trắc (ví dụ, phân chia nhiệm vụ vận hành, giám sát, thực thi, quan trắc kiểm tra việc thực hiện, chỉnh sửa sửa chữa, tài chính, báo cáo và tập huấn bồi dưỡng cán bộ). Để tăng cường năng lực quản lý môi trường tại các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thực hiện, hầu hết các EMP đều đề cập thêm một hoặc một số nội dung sau: (a) chương trình hỗ trợ kỹ thuật, (b) mua sắm thiết bị và cung ứng, và (c) thay đổi về tổ chức.

Lịch thực hiện và Dự toán chi phí 45. Đối với cả 3 phương diện (giảm tác hại, quan trắc theo dõi, và xây dựng năng lực), EMP nêu ra (a) lịch thực hiện các biện pháp cần triển khai trong dự án, nêu rõ phân chia các giai đoạn và công tác phối hợp với các kế hoạch triển khai dự án tổng thể; và (b) dự toán vốn và chi phí thường xuyên, nguồn vốn thực hiện EMP. Các con số này cũng sẽ được tổng hợp trong bảng chi phí toàn dự án.

4.3 Các nguồn văn hoá vật thể OP4.1146. Chính sách này qui định các vấn đề về nguồn văn hoá vật thể, được định nghĩa là những vật thể di dời hoặc không di dời được, các địa điểm, kết cấu, nhóm kết cấu, và những đặc điểm tự nhiên và cảnh quan tự nhiên có giá trị về khảo cổ, sinh vật cổ, lịch sử, kiến trúc, tôn giáo, thẩm mỹ, hoặc giá trị văn hoá khác. Vị trí của những nguồn văn hoá vật thể này có thể là ở môi trường đô thị hoặc nông thôn, trên mặt đất hoặc ngầm dưới đất, hoặc dưới nước. Lợi ích văn hoá của các nguồn văn hoá vật thể này có thể là giá trị lợi ích địa phương, tỉnh/ thành phố, hoặc cấp quốc gia, thậm chí có thể có giá trị ích lợi trong cộng đồng quốc tế.

47. Là một phần trong bước sàng lọc ban đầu ở giai đoạn chuẩn bị dự án, rõ ràng có thể có nhiều mộ chí và những nơi chôn cất cần được khai quật và di dời đi nơi khác.

48. Những tác động đến nguồn văn hoá vật thể trong dự án này sẽ được giải quyết trong quá trình EA lên kế hoạch tái định cư thông qua các kế hoạch hành động về Tái định cư (RAPs).

49. Là một phần trong phạm vi công tác tham vấn cộng đồng được yêu cầu đối với qui trình EA và RAP, qui trình tham vấn nhằm giải quyết những tác động đối với các nguồn văn hoá vật thể này có bao gồm các nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án, tổ chức chính quyền quan tâm, và các tổ chức phi chính phủ có liên quan trong quá trình xây dựng hồ sơ về sự hiện diện và ý nghĩa của các nguồn văn hoá vật thể, đánh giá các tác động tiềm năng và tìm hiểu các biện pháp phòng tránh và giảm tác hại.

4.4 Tham vấn50. OP4.01 có qui định trong quá trình thực hiện EA, cần tham vấn ý kiến các nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án và các tổ chức phi chính phủ tại địa phương (NGOs) về những phương diện môi trường của dự án và xem xét ý kiến của những đối tượng này. OP 4.01 cũng yêu cầu triển khai các hoạt động tham vấn càng sớm càng tốt trong quá trình chuẩn bị dự án và trong suốt giai đoạn thực hiện dự án nếu cần để giải quyết các vấn đề có liên quan đến EA có thể có ảnh hưởng.

9

Page 13: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

51. Công tác tham vấn với các nhóm đối tượng trên đã được bắt đầu triển khai trong giai đoạn chuẩn bị dự án, là một phần của qui trình EA cho các tuyến Hành lang 1/Hoạt động Giai đoạn 1 và phần nhiều, công tác tham vấn được thực hiện đồng thời với qui trình lên kế hoạch tái định cư, nếu được và nếu những phát hiện từ các cuộc tham vấn có thể ảnh hưởng ở góc độ nào đó đến kết quả thiết kế của dự án dọc tuyến Hành lang 1. Nội dung các phát hiện và chi tiết xem xét đánh giá các phát hiện này đã được ghi chép trong EA cho Giai đoạn 1.

52. Đối với qui trình EA nêu tại Bảng 3 cho Giai đoạn 2, qui trình tham vấn sẽ tiếp tục trong nội dung EA và qui trình lập kế hoạch tái định cư, và sẽ có ảnh hưởng đến thiết kế dự án. Điều này sẽ được ghi lại trong tài liệu EA và tài liệu xây dựng kế hoạch tái định cư.

4.5 Tài liệu công khai thông tin53. Theo Chính sách của Ngân hàng thế giới về Công khai thông tin và qui định của OP4.01 mọi báo cáo Đánh giá Môi trường (EA) sẽ được công khai ở Việt nam và tại trung tâm thông tin Info Shop tại Washington DC.

____________

1. Kế hoạch quản lý môi trường đôi khi được gọi là "kế hoạch hành động". EMP có thể được trình bày thành 2 hoặc 3 kế hoạch riêng lẻ về giảm tác hại, quan trắc kiểm tra, và thể chế, tuỳ thuộc vào yêu cầu của nước vay.

2. Đối với những dự án có liên quan đến cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc sửa chữa các vấn đề về hiện có về môi trường có thể quan trọng hơn là theo dõi quan trắc và giảm tác hại của những tác động dự kiến. Đối với những dự án này, kế hoạch quản lý môi trường chú trọng hơn vào các biện pháp có chi phí thấp để xử lý và quản lý các vấn đề tồn tại.

3. Đối với các dự án có ý nghĩa quan trọng về môi trường, thì phải có một cơ quan chuyên trách về môi trường trong nội bộ bộ chuyên ngành hoặc cơ quan chuyên ngành, có đủ ngân sách và cán bộ chuyên môn có chuyên môn cao phù hợp với dự án. Bộ GTVT sắp tới sẽ thành lập Vụ Môi trường thuộc Bộ.

10

Page 14: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

5 Những tài liệu về môi trường được yêu cầu cho Dự án

54. Bảng 3 trình bày các loại báo cáo môi trường đã được hoàn tất, Bảng 4 trình bày những tài liệu cần cho công tác quản lý môi trường của Giai đoạn 1 và 2 trong dự án NDTDP đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chính phủ Việt nam và Ngân hàng thế giới. Các loại báo cáo nêu trong Bảng 4 sẽ được hoàn thành sau thẩm định nhưng trước khi bắt đầu triển khai thực hiện các hợp phần tương ứng.

Bảng 7 Các báo cáo môi trường đã lập và công khai theo Thẩm định dự án

Giai đoạn Hợp phần Tài liệu EA đã lập, hoàn tất và công khai trước khi thẩm định dự án

1 Hành lang 1 EA/EMP

2

Hành lang 3 Cửa sông Cảng thí điểm Bến phà

Khuôn khổ Qui Trình quản lý môi trường (EAMPF)

1 và 2 Tất cả các hợp phần dự án Tóm tắt chính của EA

Bảng 8: Các báo cáo môi trường sẽ lập cho các hoạt động Giai đoạn 2

Giai đoạn Hợp phần dự án Báo cáo/ Phân tích đánh giá môi trường

2

Hành lang 3 Nạo vét Kè chỉnh trị Bảo vệ bờ sông Các phương tiện trợ giúp hàng hải

EA/EMP cần hoàn thành trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật chi tiết (DED)

Các hạng mục nâng cấp tại nhánh sông Kênh nối tại Cửa Ninh Cơ Đê chắn sóng và kè chỉnh trị. Nạo vét Phương tiện trợ giúp hàng hải Âu tàu giữa các sông Ninh Cơ và

Sông Đáy

Các báo cáo EA/EMP/DMP chi tiết và hoàn chinh sẽ được hoàn tất trong giai đoạn DED

Tiếp tục xây dựng mô hình hình thái học sông

Các cảng thí điểm Cảng Việt Trì Ninh Phúc

EA/EMP đầy đủ và hoàn thiện sẽ được hoàn tất trong giai đoạn Thiết kế kỹ thuật chi tiết

Các bến phà EMP chi tiết sẽ hoàn tất trong

giai đoạn Thiết kế kỹ thuật chi tiết

6 Thể chế

55. Mỗi báo cáo Đánh giá Môi trường và các Kế hoạch Quản lý Môi trường, Kế hoạch Quản lý nạo vét nêu trong Bảng 4 sẽ do VIWA và PMU-W lập trong giai đoạn Thiết kế kỹ thuật chi tiết của các hạng mục Giai đoạn 2. Các báo cáo này sẽ được MoNRE, Bộ GTVT và Ngân hàng thế giới thẩm định và duyệt trước khi triển khai thực hiện các hoạt động của Giai đoạn 2.

11

Page 15: Table of Contents - World Bank · Web viewCục Đường Sông Việt nam Ban Quản lý dự án đường sông (PMU-W) Ngày 8 tháng 4 năm 2008 Danh mục từ viết tắt

12