20
Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn wbcsd tiêu dùng & chuỗi giá trị

Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

wbcsd tiêu dùng & chuỗi giá trị

Page 2: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

2 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Giới thiệu chung

Tháng 12 năm 2008, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WBCSD) xuất bản một báo cáo tên là Tiêu dùng Bền vững Sự thật và Trào lưu. Bản báo cáo đó điểm lại những phát triển và xu hướng trong các cách tiêu dùng toàn cầu và đưa ra cách nhìn bao quát quan hệ giữa hoạt động doanh nghiệp, thái độ tiêu dùng và những thách thức môi trường và xã hội. Sau đó, tháng 2 năm 2010, WBCSD đưa ra Tầm nhìn 2050 vạch ra lộ trình cho 4 thập kỷ tới khi mà 9 tỷ người sẽ sống tốt trong giới hạn tài nguyên của hành tinh chúng ta. Cả hai báo cáo đều là kết quả của sự liên kết giữa các công ty thành viên của WBCSD bao gồm các khu vực doanh nghiệp khác nhau.

Bản báo cáo này hình dung tiêu dùng bền vững sẽ như thế nào trong năm 2050, và làm thế nào doanh nghiệp có thể đóng vai trò chính trong việc thiết lập sự tiêu dùng bền vững đó. Bản báo cáo bổ sung cho Tầm nhìn 2050 – một quan điểm chủ yếu xuất phát từ sản xuất đối với phát triển bền vững.

Đưa ra bản báo cáo này, các công ty thành viên của WBCSD muốn đóng góp xây dựng cho đối thoại toàn cầu về phát triển bền vững. Họ muốn giúp các đồng nghiệp doanh nghiệp – trực tiếp bán hàng cho khách hàng hoặc các tổ chức khác – quan tâm tới tiêu dùng bền vững trong chiến lược dài hạn của mình, trong sáng kiến và trong hoạt động thu hút khách hàng. Họ cũng muốn giúp các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân hiểu sự cần thiết để cho doanh nghiệp được đóng góp tích cực và xây dựng. Là các công ty, mục tiêu cuối cùng của họ là phát triển và cung cấp những giải pháp giúp người tiêu dùng thực hiện được mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn trong giới hạn của hành tinh chúng ta, và để cho doanh nghiệp của họ được phát triển lâu dài.

Bản báo cáo này là một phần của tiến trình tiếp tục phát triển tư duy và cam kết đối với tiêu dùng bền vững gọi là Sáng kiến Tiêu dùng Bền vững và Chuỗi Giá trị. Nó được triển khai bởi những thành viên WBCSD sau đây: Accenture, Borusan, Deutsche Post-DHL, Havas, Henkel, Nokia, PepsoCo, Philips, Procter and Gamble, PwC, S.C. Johnson, Solvay, Sompo Japan Insurance and Umicore. Đó là kết quả của nhiều hội thảo do các thành viên tổ chức, kể cả một hội thảo của nhiều bên đồng tổ chức như Cơ quan Môi trường Châu Âu và Trung tâm Tiêu dùng và Sản xuất Bền vững UNEP/Wuppertal.

9 tỷ người sống tốt và trong giới hạn của hành tinh này”

Page 3: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

1

Mục lục

Mục lục

Hình

1. Phân khúc người tiêu dùng trong năm 2050.

2. Năm yếu tố của tầm nhìn tiêu dùng bền vững năm 2050.

3. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững qua phát minh, tác động và chỉnh sửa lựa chọn.

4. Từ mô hình tuyến tính của các chuỗi giá trị.

5. Đến mô hình vòng tròn của các chuỗi giá trị.

6. Đến mạng lưới của các chuỗi giá trị bền vững.

7. Vai trò và trách nhiệm của các tác nhân trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

8. Một lộ trình khả thi tiến tới tiêu dùng bền vững trong năm 2050.

5

6

9

10

10

10

11

12

Cần có tầm nhìn về tiêu dùng bền vững đến năm 2050 Tiêu dùng cần phải thay đổi Từ tiểu ngạch đến chủ lưu Tầm nhìn của chúng tôi về tiêu dùng bền vững Sản phẩm và dịch vụ tốt hơn Những người tiêu dùng sáng suốt Tổng giá trị tối đa Những biện pháp mới Thị trường gắn bó và tương thích

Con đường dẫn tới tiêu dùng bền vững Tạo ra và thực hiện sự lựa chọn Tiến tới biểu mẫu giá trị Vai trò và trách nhiệm Một con đường khả thi “Những “điều phải có” Kết luận Nguồn Lời cảm ơn

3 3 3

5 6 7 7 7 8

9 9

10 11 12 13

15 16 17

1.

2.

3.

Page 4: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

2 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Thông điệp của các Đồng Trưởng nhóm Tiêu dùng Bền vững

Doanh nghiệp trên thế giới thừa nhận rằng tiêu dùng bền vững là yếu tố then chốt của mọi chương trình phát triển bền vững và hướng về tương lai. Thành công lâu bền và tăng trưởng liên tục phụ thuộc việc cung cấp cho người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ trong giới hạn của hành tinh chúng ta.

Chúng tôi tin tưởng rằng tầm nhìn nêu trong báo cáo Tầm nhìn 2050 của WBCSD – “9 tỷ người sống tốt và ở trong giới hạn của hành tinh chúng ta” – không thể thực hiện được chỉ bằng phát minh công nghệ; chúng ta cũng cần có những chuyển biến sâu sắc trong lối sống và cách tiêu dùng.

Giảm thiểu, nhãn hiệu sản phẩm, tiêu dùng địa phương và các cách tiếp cận khác đã được lựa chọn là những giải pháp cho một lối sống bền vững hơn, nhưng không giải pháp nào tồn tại lâu dài hoặc có thể nhân rộng. Nhiều biện pháp ít liên quan tới doanh nghiệp và người tiêu dùng, hoặc bị coi là quá rối rắm hoặc quá hạn chế về phạm vi hoặc về thời gian.

Một ưu tiên then chốt là chúng ta phải làm việc với các chính phủ, người tiêu dùng và các đồng nghiệp doanh nhân để kiến tạo tiến bộ đạt tới tầm nhìn cho 2050. Đây là một thách thức phức tạp, có tính hệ thống đòi hỏi phải có những tư duy mới, cách làm việc và tương tác mới.

Nếu chúng ta vượt qua thách thức này, phần thưởng sẽ là rất xứng đáng cho những nỗ lực của chúng ta: chúng ta sẽ phát triển những cách hiệu quả và có lợi hơn mang lại giá trị cho khách hàng và người tiêu dùng của chúng ta; chúng ta sẽ bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực; thương hiệu của chúng ta sẽ mạnh hơn và thị trường sẽ hậu đãi chúng ta.

Thành công lâu bền và tăng trưởng liên tục phụ thuộc vào việc cung cấp cho Người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ trong phạm vi giới hạn của hành tinh chúng ta.”

Kirsi Sormunen Phó Chủ tịch, phụ trách Phát triển Bền vững, Nokia

Uwe Bergmann Trưởng ban, Quản lý bền vững, Henkel

Robert ter Kuile Giám đốc cấp cao về Bền vững môi trường, Chính sách công toàn cầu, PepsiCo

Page 5: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

3

Cần có một tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững trong 2050

Báo cáo Tầm nhìn 2050 của WBCSD và trước đó là báo cáo Tiêu dùng bền vững Sự thật và trào lưu đều nói rằng phát minh công nghệ chưa đủ để đối phó với thách thức về bền vững. Ngoài ra cũng cần phải có những thay đổi lối sống chủ lưu và cách tiêu dùng. Trong Chương này chúng tôi đề cập đến sự cần thiết phải từ bỏ kiểu tiêu dùng hiện nay và giải quyết một loạt các thách thức có tính hệ thống.

Tiêu dùng cần phải thay đổi

Tiêu dùng bền vững Sự thật và Trào lưu chỉ ra rằng cách tiêu dùng hiện nay là mối đe dọa địa phương và toàn cầu cho tài nguyên thiên nhiên của chúng ta và cả hệ thống kinh tế xã hội rộng lớn hơn. Trừ phi được giải quyết tích cực và kịp thời, nguy cơ này sẽ tăng lên to lớn khi dân số thế giới bùng nổ lên tới 9 tỷ người vào năm 2050 và thêm một tỷ người tăng ở tầng lớp trung lưu. Nhu cầu tăng thêm về vật chất, năng lượng và các dịch vụ hệ sinh thái khác rất có thể sẽ vượt quá hiệu quả đã đạt được trong chuỗi cung cấp và bao trùm lên các hệ thống tự nhiên.

Doanh nghiệp có một vai trò quan trọng để ngăn chặn điều đó và cũng chính vì lợi ích của mình phải tìm thêm các cách tiêu dùng bền vững. Nếu không doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, gồm:

• Tăng giá thành: Tăng thêm cạnh tranh về nguyên liệu hiếm trong chuỗi cung cấp sẽ tăng giá thành và giảm lợi tức.

• Bất ổn: Do khí hậu toàn cầu ấm lên và nguồn tài nguyên dần cạn kiệt. các cuộc khủng hoảng trở nên khó lường và rối loạn. Hậu quả của nó cũng sẽ như vậy, kể cả thị trường và văn hóa biến đổi. Sự bất ổn tạo ra trì trệ trên thị trường và doanh nghiệp, bóp chết đầu tư và phát minh.

• Tăng điều tiết: khủng hoảng về tài nguyên và môi trường có thể tạo ra áp lực từ cử tri đòi có nhiều quy định hơn và mạnh mẽ hơn. Điều đó có tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp

Cần có một tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững trong 2050

và cũng khó lường. Nó có thể đẩy các công ty vào phản ứng tiêu cực chứ không phải tích cực (hiệu quả hơn).

• Va chạm: Tranh luận về tiêu dùng bền vững có thể dẫn tới phân cực và bế tắc. Phát minh, năng suất, giá trị thương hiệu và buôn bán sẽ bị thương tổn do những căng thẳng giữa các mục tiêu công ty, thái độ người tiêu dùng và sự bền vững.

Hơn nữa, bản thân người tiêu dùng ngày càng hiểu biết về những thách thức của môi trường và xã hội và trông đợi ở công ty tìm ra những giải pháp. Họ sẽ thưởng cho những thương hiệu đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cả nhu cầu được “ủng hộ một cách nhẹ nhàng”. Họ sẽ tránh những thương hiệu không quan tâm đến bền vững hoặc vô trách nhiệm.

Từ tiểu ngạch đến chủ lưu

Do nhiều lý do, kể cả giá cả, cách làm và nhận thức sai, nhiều sản phẩm và dịch vụ bền vững chỉ nhằm vào những thị trường tiểu ngạch và có tác động hạn chế.

Để tiêu dùng trở thành bền vững, người tiêu dùng chủ lưu cần áp dụng những giải pháp và thái độ bền vững. Để làm điều đó, các công ty cần phát triển những sản phẩm hấp dẫn, dễ tiếp cận và vừa túi tiền.

Thách thức của phía cầu

Các cuộc khảo sát cho thấy rằng nhiều năm qua người ta đã ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội và muốn có sự lựa chọn tốt hơn và bền vững hơn, nhưng chỉ có ít người biến mong muốn đó thành cách cư xử có ý thức. Lý do của việc này đã được nêu trong Tiêu dùng bền vững Sự thật và trào lưu, và thường đựơc nêu thành những vấn đề như: thiếu thông tin hoặc lẫn lộn quá nhiều thông tin và nhãn hiệu, giá cao, chi phí trả trước cao hơn, không muốn hành động đơn lẻ, giảm bớt sự tiện nghi hoặc tính năng của sản phẩm, và “tác dụng ngược”1.

Phần 1

1. Do xu hướng này mà người ta dùng từ sản phẩm “xanh” nhiều hơn là sản phẩm “thông thường”; thí dụ, thay thế xe chạy xăng bằng xe chạy xăng hỗn hợp ngày càng nhiều.

Page 6: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

4 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Điều này có thể gây thất vọng cho các công ty đã nỗ lực phát triển các biện pháp bền vững, dễ dàng và hiệu quả hơn với kết quả chỉ là để hấp dẫn bộ phận nhỏ của thị trường. Điều đó cũng làm thất vọng người tiêu dùng đang muốn mua thêm giải pháp bền vững nhưng không tìm ra hoặc thấy nó đắt quá, bất tiện, không hấp dẫn, rắc rối hoặc khó sử dụng.

Nhiều sản phẩm có tác động quan trọng đến môi trường và xã hội trong thời gian sử dụng, đôi khi lớn hơn lúc sản xuất và phân phối. Thí dụ như xe ô tô, bột giặt và đồ điện. Những sản phẩm dùng xong thường vứt đi không sử dụng lại. Mua một sản phẩm bền vững hơn mà không dùng và vứt bỏ một cách vĩnh viễn có khi còn gây thiệt hại hơn là mua sản phẩm truyền thống, sử dụng hiệu quả rồi tái chế biến chúng.

Những thông điệp và khái niệm này có thể là rắc rối và không rõ ràng cho những người quá bận rộn với những ưu tiên khác. Người tiêu dùng dựa vào doanh nghiệp cung cấp hàng hóa bằng phương pháp bền vững. Họ cũng mong doanh nghiệp giúp đỡ và hướng dẫn để lựa chọn sản phẩm và dịch vụ để sử dụng hiệu quả và để có thể tái sử dụng họăc tái chế.

Thách thức của phía cung

Phần lớn các doanh nghiệp đã mất nhiều năm cải tiến mô hình kinh doanh và quy trình kinh doanh, và đang vận hành hiệu quả và sinh lợi, theo những tín hiệu họ thu nhận từ thị trường.

Trong khi hiệu quả sản xuất giúp giảm giá thành của một số sản phẩm và dịch vụ, một số kiến nghị bền vững lại thường gây tốn kém hơn là những phương pháp cũ. Việc chuyển sang danh mục sản phẩm bền vững và mô hình kinh doanh có thể cần thêm đầu tư bổ sung, những thay đổi trong văn hóa và thông lệ kinh doanh của công ty cũng như kỹ năng khác và thâm nhập tốt hơn vào toàn bộ chuỗi giá trị.

Vì những lý do đó, những sản phẩm, tiến trình và dịch vụ mới và bền vững hơn có thể phấn đấu để xuất hiện và cạnh tranh với những sản phẩm đã có.

Một thách thức mới là cần phải hiểu, quản lý và báo cáo những tác động trong suốt quá trình chuỗi giá trị vì các chuỗi cung cấp có thể mờ ảo và rất phức tạp. Sự phức tạp ngày càng tăng gây khó khăn và tốn kém cho việc đánh giá và quản

lý những tác động của sản phẩm, tiến trình hoặc dịch vụ cụ thể. Thay đổi các chuỗi cung cấp này có thể mất rất nhiều thời gian và cần có hình thức và cấp độ mới trong liên kết. Thí dụ, có thể can thiệp vào tiến trình này bằng những khuôn khổ điều tiết hiện hành có liên quan tới hành vi chống lại cạnh tranh.

Thách thức về khuôn khổ chính sách

Luật pháp, qui định và khuyến khích tài chính không nhất quán giữa các nước với nhau và chúng ta còn thiếu một hiệp định ràng buộc toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Sự không nhất quán trong các khuôn khổ quốc gia có thể gây ra thất thoát vốn từ nước điều tiết chặt chẽ sang nước có chế độ tự do hơn, không qui định lợi ích dứt khoát về tài chính, môi trường và xã hội.

Hơn nữa, việc không có một khuôn khổ quốc tế hiệu quả cho phép các nước nhập khẩu lẩn tránh trách nhiệm về hậu quả sản xuất ở nước khác.

Trong khi luật pháp, các qui định và khuyến khích đôi khi không nhất quán trong các lãnh vực này, và thường nhất quán trong cách khác: Nó cho các mô hình kinh doanh hiện nay lợi thế cạnh tranh chứ không phải các mô hình kinh doanh bền vững lợi thế cạnh tranh đó. Mặc dù có những tài trợ và bao cấp cho thực hiện doanh nghiệp “xanh”, những doanh nghiệp bền vững hơn thường gặp giá thành cao hơn, mặc dù họ sẵn sàng thu nhận nhiều hơn về lâu dài, họ phải đầu tư nhiều hơn, sớm hơn và thời gian hoàn vốn lâu hơn.

Các chính trị gia đặt điều kiện khuôn khổ cho thương mại; doanh nghiệp đóng vai trò rõ rệt trong việc tham mưu sáng suốt cho chính trị gia và khuyến khích người tiêu dùng và nhân viên bỏ phiếu cho việc thay đổi.

Đây là một thách thức khó khăn đòi hỏi cộng đồng doanh nghiệp phải làm việc trong tinh thần đối tác với nhau, với người tiêu dùng và với các bên hữu quan khác.

Page 7: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

5

Tầm nhìn của chúng tôi về tiêu dùng bền vững

Tầm nhìn tiêu dùng bền vững năm 2050 và con đường chúng ta có thể đạt tới đó đã được hoạch định để đáp ứng những thách thức nêu ra trong chương trước.

Báo cáo Tầm nhìn 2050 nhắm tới một tương lai 9 tỷ người sống tốt và trong giới hạn của hành tinh chúng ta. Trong khi báo cáo đó theo quan điểm sản xuất thì báo cáo này khai thác tầm nhìn đó qua lăng kính khác, tập trung vào người tiêu dùng.

Tầm nhìn tổng quát nêu trong tài liệu này là: năm 2050, người ta sống tốt trong giới hạn hành tinh và xã hội nói chung. “Sống tốt” bao gồm tiêu dùng sản phẩm cụ thể và vật chất chứa đựng trong đó. Hệ thống sản xuất và tiêu dùng liên kết với sự bền vững kinh tế, môi trường và xã hội.

Hơn nữa, không có một mô hình nào phù hợp với mọi người tiêu dùng, mà có một loạt các lựa chọn để sống tốt hơn trong giới hạn của hành tinh. Tiêu dùng bền vững là một hiện tượng chủ lưu. Người tiêu dùng vẫn khác nhau về mức độ hiểu biết về các vấn đề môi trường và xã hội, và do đó họ tự nguyện thay đổi thói quen (hình 1), nhưng mỗi người có kỹ năng hoặc/và công cụ để giảm bớt tác động của mình đối với hệ sinh thái.

Hình 1: Phân khúc người tiêu dùng năm 2050

Phần 2

Năm 2050 vẫn còn có những nét vẻ và phân khúc người tiêu dùng khác nhau. Năm “mẫu người” trong biểu dưới đây thể hiện những xu hướng khác nhau trong thái độ đối với bền vững, căn cứ theo sự hài lòng và ý thức chuyên ngành (khả năng hành động, thí dụ qua việc mua và sử dụng sản phẩm bền vững).

Những người xây dựng truyền thốngGiống như những người cải cách tiên phong, họ sẽ được thúc đẩy vì để giảm giá thành thực sự, đánh giá về năng lực sinh học hoặc định hình lại cung cách tiêu dùng.

Những người tìm thú vuiKhông tự nguyện từ bỏ quan niệm về giá trị sống của mình, họ sẽ chỉ chấp nhận sản phẩm bền vững hơn nếu sản phẩm đó có lợi ích truyền thống cá nhân, như tác dụng tốt hơn họăc là một hình ảnh thời thượng.

Những người nuôi dưỡng và phục vụHọ sẽ hy sinh hoặc kìm hãm sự thỏa mãn cá nhân cho sự tốt đẹp của gia đình, xã hội rộng lớn và các thế hệ tương lai.

Những người lẩn tránhKhông cam kết, họ sẽ thuận theo thị trường đã được sắp đặt.

Tầm nhìn của chúng tôi về tiêu dùng bền vững

Page 8: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

6 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Chính xác hơn, tầm nhìn tiêu dùng bền vững gồm 5 yếu tố cơ bản (hình 2). Theo tầm nhìn này, sản phẩm sẽ cung cấp nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng, dưới hình thức tiện ích chức năng, lâu bền, môi trường và tốt đẹp về vật chất và tình cảm; người tiêu dùng hiểu biết, được nhiều thông tin hơn và có khả năng tốt hơn để chọn sự bền vững; những tín hiệu – và bản thân giá trị - sẽ chuyển tải hiệu quả hơn giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, tạo ra phát minh và cho phép những sản phẩm và dịch vụ bền vững nhất cạnh tranh hiệu quả nhiều nhất; và những biện pháp kinh tế liên quan tới tiêu dùng sẽ được xác định lại. Những biện pháp thành công mới sẽ được áp dụng, và sẽ có đối thoại thường xuyên giữa các tác nhân trong hệ thống.

Những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn

Năm 2050, giá trị cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng sẽ được thực hiện một cách tốt hơn. Các nhà sản xuất, bán lẻ và cung cấp dịch vụ sẽ làm cho người tiêu dùng sống bền vững hơn, thông qua thiết kế sản phẩm tốt hơn, thay thế sản phẩm vật chất bằng dịch vụ. Những sản phẩm giá trị cao ít được sử dụng sẽ được cho thuê và chia sẻ cho người tiêu dùng, không phải mua và sở hữu. Khi chủ sở hữu không cần nữa thì sẽ đánh giá lại giá trị và bán để sử dụng lại hoặc tái chế.

Thói quen sản xuất hàng hóa mau hỏng để khuyến khích việc mua nhiều để thay thế sẽ được gạt bỏ. Thiết kế cải tiến sẽ làm sản phẩm sử dụng lâu hơn ngay cả khi thị trường có những công nghệ mới. Khi không còn tái sử dụng được nữa, hoặc khi người tiêu dùng vứt bỏ, các bộ phận của sản phẩm có thể tháo dời dễ dàng, hoặc là có thể tái sử dụng mà không cần sửa chữa, hoặc là có thể tái chế dễ dàng ở gần kho bãi.

Người tiêu dùng có thể dễ dàng có được thông tin về tác dụng môi trường và xã hội của sản phấm và dịch vụ tại điểm mua và xa hơn nữa. Điều đó bắt đầu sảy ra, thí dụ, với smart-phone có thể tìm RFID tags, bar codes và codes đáp ứng nhanh.

Bằng những công nghệ đó, sản phẩm và dịch vụ cũng giúp người ta chăm sức khỏe và đời sống của mình, thí dụ cung cấp bổ dưỡng và tác động tới huyết áp, đường máu và các chỉ số tâm lý khác.

Tất cả những thay đổi đó tăng thêm tín nhiệm và giá trị thương hiệu. Điều đó rất quan trọng vì thương hiệu là cách nhanh nhẩt để người tiêu dùng quyết định mua hàng, do họ thiếu thời gian, chủ định và kiến thức để xem xét mọi thông tin liên quan mỗi khi họ phải quyết định mua hàng.

Hình 2:Năm yếu tố của tầm nhìn tiêu dùng bền vững năm 2050

Page 9: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

7

Những người tiêu dùng sáng suốt

Năm 2050, người tiêu dùng sẽ hiểu biết nhiều hơn những hậu quả môi trường và xã hội về sự lựa chọn của họ, và cần phải tránh những tác động tiêu cực. Họ sẽ biết cách thay đổi sự lựa chọn và thói quen của mình để có kết quả môi trường và xã hội tốt hơn trong khi vẫn duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Phần lớn những người tiêu dùng sẽ có cách xử lý dễ dàng hơn với thông tin phức tạp về sản phẩm và sẽ không bị lạc trong rừng nhãn hiệu và danh sách chất liệu. Họ sẽ có những thông tin bổ ích hơn. Những thương hiệu tin cậy và cơ quan dư luận sẽ giúp họ tìm thấy giá trị tốt nhất, giải pháp bền vững nhất.

Ngược lại, người tiêu dùng sẽ có khả năng và sẵn sàng đóng góp ý kiến cho việc phát triển những dịch vụ và sản phẩm tốt hơn.

Người tiêu dùng sẽ mua, dùng và loại bỏ sản phẩm một cách sáng suốt hơn. Họ sẽ dễ dàng xác định những sản phẩm nào đáp ứng nhu cầu và ý muốn của họ hơn, trong khi vẫn bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Họ sẽ sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn, tận dụng tiêu thụ năng lượng và ít hại cho khí hậu và hệ sinh thái.

Việc tiêu dùng chung cũng sẽ được phát triển rộng rãi; mọi người sẽ chia sẻ hoặc thuê những sản phẩm họ chỉ thỉnh thoảng mới dùng. Họ cũng sẽ thực hiện những kiểu tiêu dùng và cách sống mới, thúc đẩy phát minh thêm các mô hình doanh nghiệp.

Tổng giá trị được tối đa hóa

Năm 2050, sản phẩm và dịch vụ sẽ được thiết kế tốt hơn để tạo ra giá trị tối đa. Giá trị đó sẽ bao gồm các thành phần cơ bản của tiện ích chức năng và cảm tính trực tiếp cũng như những biện pháp có lợi cho hệ thống môi trường và xã hội.

Người tiêu dùng không phải lựa chọn giữa bền vững và sử dụng; họ sẽ có thể chọn và mua những sản phẩm bền vững đáp ứng nhu cầu về chức năng của sản phẩm và cảm tình của họ.

Khái niệm mới về giá trị này đặc biệt quan trọng cho tầm nhìn của chúng ta về tiêu dùng bền vững, và sẽ được thảo luận thêm ở chương sau.

Những biện pháp mới

Để có những thay đổi này, thành công sẽ được xác định ở cấp quốc gia, công ty và cá nhân.

Mục tiêu cuối cùng của các chương trình bền vững quốc gia là phải để cho công dân được phát triển trong giới hạn của môi trường. Do vậy chỉ tiêu thành công quốc gia của những chương trình này sẽ liên quan tới sức khỏe của con người, môi trường và cuộc sống. Chỉ tiêu chính hiện nay - GDP – sẽ tăng với những chỉ tiêu thể hiện trong các hoạt động phát triển vốn thiên nhiên và xã hội, như hồi phục môi trường, giáo dục và thuốc phòng bệnh. Các biện pháp thành công quốc gia sẽ đặt tiêu dùng trong khung cảnh các kết quả bền vững, có tính tới chất lượng và số lượng.

Theo định nghĩa mới về thành công, tăng trưởng vẫn có khả năng và mong muốn vì nó không phụ thuộc vào tài nguyên hạn chế.

Ở cấp độ công ty, thành công sẽ được xác định bằng giá trị đích thực: đóng góp của công ty cho đời sống con người và môi trường. Do những cải cách luật pháp và tài chính nêu trên, các đối tác và nhân viên sẽ có lợi về tài chính từ khả năng công ty “phi vật thể hóa” cống hiến của họ và bảo tồn hoặc phát triển vốn thiên nhiên và xã hội.

Tầm nhìn của chúng tôi về tiêu dùng bền vững

Page 10: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

8 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Họat động tài chính không phải là biện pháp hàng đầu duy nhất để doanh nghiệp thành công: các tác động môi trường, xã hội và kinh tế cũng sẽ được báo cáo với mức độ tương tự.

Một số chỉ số phi tài chính có thể diễn đạt bằng từ ngữ tài chính để thị trường có thể “nội hóa“ và đánh giá.

Ở tầm cá nhân hay xã hội, tiêu dùng không phải là động lực hay chỉ số chủ yếu của thành công kinh tế. Cá nhân sẽ có được sự tôn trọng và địa vị xã hội do thực hiện cuộc sống bền vững hơn trong khi tối đa hóa chất lượng cuộc sống của họ. Địa vị cá nhân sẽ ngày càng gắn liền với những giá trị thể hiện trong việc lựa chọn cách sống. Những sản phẩm chất lượng cao và lâu bền vẫn sẽ được tiêu thụ, một phần vì tác động lớn của nó về môi trường và xã hội. Tiêu dùng lãng phí sẽ bị tẩy chay.

Những biện pháp mới để thành công tùy thuộc phần lớn vào lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp và chính trị sẽ phải làm việc với nhau để vạch ra những chỉ tiêu thực hiện then chốt phù hợp và bảo đảm rằng hoạt động môi trường, xã hội và kinh tế được thị trường hậu đãi tốt hơn hiện nay. Sẽ có sự liên kết và phối hợp cao hơn giữa các nhà hoạch định chính sách ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu để đo lường, theo dõi và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.

Thị trường gắn bó và tương thích

Để sản phẩm và dịch vụ đựợc thiết kế phù hợp, và đến được với người tiêu dùng, cần phải có đối thoại thường xuyên giữa tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị. Các công ty sẽ thu nhận thông tin về nhu cầu, ý muốn, giá trị và phản ứng của người tiêu dùng trong nhiều cách khác nhau, theo truyền thống (số liệu bán, khảo sát và tiếp xúc cá nhân với dịch vụ khách hàng) cũng như những kênh mới. Người tiêu dùng sẽ có thông tin về dấu tích môi trường, xã hội và đạo đức của sản phẩm và dịch vụ của người sản xuất, đối tác và các người tiêu dùng khác. Sẽ có ngày càng nhiều phương tiện truyền thông xã hội mới kể cả báo chí nối mạng và thông tin sát sao, thông tin về sản phẩm tại địa điểm mua và những giải pháp phỏng đoán. Người sản xuất và bán lẻ sẽ ngày càng sử dụng nhiều thông tin của mạng điện tử để thông báo và thử nghiệm việc phát minh của họ, tìm hiểu xem người tiêu dùng sử dụng và phản ứng thế nào với sản phẩm của họ trong thực tế.

Người sản xuất, bán lẻ, khách hàng, người tiêu dùng và các đối tác khác (như nhân viên, tổ chức xã hội dân sự và chính khách) sẽ đóng góp ý kiến vào thông tin nối mạng, và đều biết cách lấy thông tin liên quan tới họ, trong thực tế, hệ thống sản xuất và tiêu dùng sẽ trở thành tương thích với nhau hơn.

Do đó, người tiêu dùng sẽ tin cậy nhiều hơn vào thương hiệu và công ty

Page 11: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

9

Con đường đi tới tiêu dùng bền vững

Tạo ra và điều chỉnh sự lựa chọn

Tiêu dùng bền vững Sự thật và Trào lưu kiến nghị một mô hình tiêu dùng bền vững xuất phát từ ba lãnh vực của hoạt động doanh nghiệp: phát minh, tác động tới sự lựa chọn và điều chỉnh sự lựa chọn (hình 3). Theo mô hình này, mỗi công ty tạo ra sự cân bằng cho mình giữa các hoạt động đó, tùy theo ngành, văn hóa và môi trường kinh doanh của mình.

Phát minh

Lối sống và cách tiêu dùng bền vững hơn chỉ có thể thực hiện được nếu có thêm sản phẩm và dịch vụ bền vững, dễ có và phù hợp với đại đa số khách hàng và người tiêu dùng. Trong khối thị trường này, sẽ có hàng loạt những nhu cầu, nguyện vọng và thái độ do vậy cần có nhiều giải pháp bền vững. Những giải pháp này phải cung cấp cả giá trị chức năng và tình cảm, có quan tâm tới dấu ấn môi trường của nó.

Để có những giải pháp đó, doanh nghiệp phải phát minh trong nhiều lãnh vực, kể cả thiết kế sản phẩm, xử lý/chế biến vật liệu và mô hình kinh doanh.

Tác động tới sự lựa chọn

Việc tạo ra những giải pháp bền vững hơn sẽ chưa đủ để bảo đảm các giải pháp này được áp dụng một cách rộng rãi; khách hàng và người tiêu dùng cũng cần có thông tin cần thiết, kích thích và hỗ trợ để chọn và sử dụng hiệu quả những giải pháp đó. Các công ty cần phải cùng các đối tác khác khuyến khích họ có lối sống bền vững hơn. Điều đó cần có hướng dẫn, thông tin liên quan và dễ hiểu, tiếp thị và quảng cáo có trách nhiệm, đào tạo thích đáng nhân viên phục vụ khách hàng, và sử dụng sáng tạo công nghệ mới xuất hiện.

Các doanh nghiệp có kỹ năng siêu việt để phát triển sản phẩm và dịch vụ cho mục đích thương mại. Họ có thể sử dụng kỹ năng đó để tác động những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, tăng nhanh biến đổi cần có trong cách tiêu dùng. Đặc biệt, họ có thể dùng sức mạnh của tiếp thị và truyền thông để thúc đẩy các giải pháp bền vững, sử dụng hiệu quả và tái chế biến.

Điều chỉnh sự lựa chọn

Nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng giải thích điều chỉnh sự lựa chọn là giảm bớt hoặc hạn chế sự lựa chọn, như khi các chính phủ cấm bán các sản phẩm và dịch vụ cụ thể nào đó. Tuy nhiên, hình thức thông thường và phổ biến nhất của điều chỉnh sự lựa chọn lại rất khó để người tiêu dùng thấy. Điều đó xảy ra hàng ngày, trong suốt chuỗi giá trị, khi nhà cung cấp, người sản xuất hoặc người bán lẻ thay nguyên liệu truyền thống, phụ tùng, chất liệu và chế biến bằng những thứ bền vững hơn. Họ thường làm điều đó trên cơ sở tự nguyện, trong quan hệ với các đối tác.

Những sự chồng lấn

Ba lãnh vực này – phát minh, tác động tới sự lựa chọn và điều chỉnh sự lựa chọn – có sự đan xen, chồng lấn lên nhau. Đặc biệt, phát minh cần để phát triển sản phẩm và giải pháp mới, nhưng cũng cần làm những đề xuất đó bền vững hơn và bán cho khách hàng và người tiêu dùng. Lựa chọn của khách hàng và người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng do việc sản phẩm và dịch vụ bền vững có dễ kiếm và phù hợp không.

Ba lãnh vực hoạt động này chỉ sẽ tạo ra sự thay đổi cần thiết để thực hiện tiêu dùng bền vững khi nó gắn trong một khuôn khổ rộng lớn hơn tập trung vào sự thay đổi giá trị.

Phần 3

Hình 3:Thúc đẩy tiêu dùng bền vững thông qua phát minh, tác động tới sự lựa chọn và điều chỉnh sự lựa chọn

Con đường đi tới tiêu dùng bền vững

Page 12: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

10 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Tiến tới mô hình giá trị

Trong mô hình doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt trong thị trường tài chính có xu hướng ưu tiên cho lợi nhuận ngắn hạn hơn là dài hạn. Trong khi ngắn hạn cần thiết cho dài hạn, đầu tư cho bền vững thường cần nhiều năm để thu hồi, và chi phí xã hội và môi trường có thể lấy từ bên ngoài. Trong ngắn hạn, đáp ứng nhiều hơn có thể ít lợi nhuận hơn.

Chúng ta đã xác định cần phải thay đổi tình hình này bằng cách áp dụng những biện pháp mới thành công và những thị trường thiết kế tốt hơn để bù đắp cho việc sáng tạo giá trị xã hội và môi trường. Mô hình tuyến tính về sản xuất và tiêu dùng trong đó tài nguyên bị khai thác, chế biến và vứt bỏ (hình 4) đã được thay thế bằng mô hình vòng tròn của các chuỗi giá trị (hình 5), trong đó nguyên liệu được sử dụng, tái sử dụng và tái chế biến để giảm tối thiểu lãng phí. Thí dụ hoàn hảo của hệ thống này thường được gọi là “vòng tròn khép kín”.

Việc thay đổi này sẽ tăng nhanh và diễn ra trong những thập kỷ tới, vì hệ thống vòng tròn kín sẽ tinh vi hơn, thu hồi và tái chế 100% nguyên liệu sẽ khả thi cho việc ngày càng chia sẻ nguồn nguyên liệu. Nó sẽ bao trùm nhiều sản phẩm hơn và chất thải của một sản phẩm có thể dùng làm nguyên liệu cho một họăc nhiều sản phẩm khác, và ngược lại. Hệ thống này có thể gọi là “đa vòng tròn” hay “vòng tròn mở”.

Tuy nhiên, ngay các hệ thống vòng tròn khép kín cũng không thể hiện toàn bộ sự phức tạp của các luồng vật liệu, năng lượng và thông tin trong các hệ thống kinh tế hiện đại. Thực tế, một mô hình mới và bổ khuyết cho sản xuất và tiêu dùng đang xuất hiện, trong đó giá trị được phân bổ tốt hơn, linh hoạt hơn và duy trì lâu dài hơn. Chúng tôi gọi mô hình này là “mạng lưới giá trị” (hình 6).

Mạng lưới giá trị duy trì giá trị nhiều nhất, cho số người nhiều nhất và thời gian lâu nhất có thể được. Nó thừa nhận rằng giá trị có thể tạo ra, chia sẻ và hủy bỏ đồng thời trong nhiều bộ phận của hệ thống, hơn là theo con đường tuyến tính và vòng tròn.

Trong tương lai, chức năng “đầu nguồn” và “cuối nguồn” sẽ ngày càng mờ nhạt và liên kết vì những chuỗi và vòng tròn giá trị trở thành những mạng lưới giá trị.

Thí dụ, sẽ có những cơ chế mới gắn bó người tiêu dùng trong cái mà trước đây coi là bộ phận “đầu nguồn” của chuỗi giá trị như chiến lược phát triển, phát minh, thiết kế, tiếp thị và phân phối. Các tác nhân khác nhau trong hệ thống sẽ không còn bó hẹp trong một vai trò duy nhất.

Chuỗi giá trị bao gồm tất cả các bước trong sản xuất, tiêu dùng, loại bỏ/tái chế của một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Chuỗi giá trị điển hình đi từ nguồn nguyên liệu tới sử dụng qua nhà cung cấp, chế tạo bán lẻ, tiêu dùng và các tác nhân khác.

Hình 4:

Từ mô hình tuyến tính của các chuỗi giá trị...

Trong mô hình vòng tròn của chuỗi giá trị, nguyên liệu được sử dụng hoặc tái chế để giảm tổi thiểu chất thải.

Hình 5:

Tới mô hình vòng tròn của chuỗi giá trị...

Trong mạng lưới giá trị không còn đầu nguồn và cuối nguồn mà là một mạng lưới tương tác và trao đổi giá trị. Khái niệm sản xuất và tiêu dùng ngày càng mờ nhạt.

Hình 6:

Tới mạng lưới giá trị bền vững

Page 13: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

11Con đường đi tới tiêu dùng bền vững

Giá trị dưới dạng hoàn chỉnh nhất sẽ được phân phối lại và giữ lại hiệu quả hơn trong mạng lưới giá trị, chứ không phải bị mất đi dưới dạng phế thải hoặc dùng dở dang.

Việc đó sẽ tạo ra phát minh, tăng thêm lòng tin và cuối cùng dẫn tới những mô hình kinh doanh mới, tốt đẹp hơn và những giải pháp bền vững hơn.

Dưới đây là một số ví dụ về mô hình kinh doanh diễn biến theo biểu đồ mới này:

• Ngành giải trí: các công ty khách sạn có thể trở thành môi giới và xúc tiến trao đổi chặt chẽ nội bộ .

• Thông tin truyền thông: Có thể thay mạng chính (mainframes) bằng điện toán đám mây dùng xử lý dư thừa và khả năng tích tụ trên máy tính cá nhân nối với Mạng toàn cầu.

• Năng lượng: Có thể thay thế các nhà máy điện lớn bằng mạng lưới cung cấp của máy phát điện nhỏ và trạm địa phương.

• Lương thực: Có thể thay thâm canh bằng trang trại hỗn hợp qui mô nhỏ, chuyên canh, câu lạc bộ vườn và ủy thác.

• Giao thông và viễn thông: Sở hữu xe riêng có thể thay thế hoặc thay một phần bằng kết hợp chia sẻ dùng chung, thuê xe, giao thông công cộng và điện thoại hiện hình; trao đổi công việc qua hội nghị “ảo” bằng hội nghị điện đàm/truyền hình có thể trở thành phổ biến, có thể nhìn thấy nhau, có tính giao tiếp xã hội cao.

Vai trò và trách nhiệm

Con đường dẫn tới cuộc sống và cách tiêu dùng bền vững năm 2050 liên quan tới nhiều tác nhân với quan điểm và lợi ích khác nhau. Trong Tiêu dùng bền vững Sự thật và Trào lưu, chúng tôi nêu ra bốn loại tác nhân chính, mỗi thứ có vai trò cụ thể trong thúc đẩy cuộc sống và cách tiêu dùng bền vững (hình 7). Mỗi tác nhân đều cần có để thúc đẩy sự chuyển đổi. Thí dụ, doanh nghiệp cần ý kiến của người tiêu dùng và chính sách hỗ trợ để tạo ra nhiều sự lựa chọn bền vững; các chính phủ và xã hội cần doanh nghiệp thông báo chính sách, tác động và thúc đẩy người tiêu dùng thực hiện thái độ và hành vi bền vững hơn.

Trong khuôn khổ mạng lưới giá trị, vai trò và trách nhiệm của bốn nhóm tác nhân có thể tóm tắt như sau:

• Doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị.

• Người tiêu dùng mua, giữ gìn và chia sẻ giá trị.

• Chính phủ xây dựng định nghĩa giá trị và thiết kế khung thị trường để công nhận giá trị đó và ngăn ngừa những tác động do vượt quá giới hạn tự nhiên của nó.

• Các tổ chức xã hội dân sự phát hiện và sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường, kể cả việc không chịu thừa nhận và hậu đãi giá trị “thật sự”.

Hình 7:Vai trò và trách nhiệm của các tác nhân trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Page 14: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

12 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Con đường có khả năng

Báo cáo Tầm nhìn 2050 vạch ra hướng đi với 9 yếu tố: các giá trị của nhân dân; phát triển con người; kinh tế; nông nghiệp, rừng, năng lượng và điện năng; xây dựng, giao thông vận tải; và nguyên liệu.

Một số những yếu tố đó cần cho lĩnh vực sản xuất nhưng ít cơ bản đối với lĩnh vực tiêu dùng. Trong báo cáo này, chúng tôi đã sử dụng 5 yếu tố trong tầm nhìn của chúng tôi làm những yếu tố của con đường cũng như cho kỹ thuật “hun đúc lại” trong Tầm nhin 2050. Theo phương pháp luận này, chúng tôi xác định những hành động, “điều phải có” và những thành công cần thiết để thực hiên tầm nhìn này.

Chúng tôi giữ lại những thời kỳ then chốt của Tầm nhìn 2050: Thời kỳ quá độ (từ nay đến 2020) thời khủng hoảng, làm sáng tỏ và hành động; và Thời kỳ chuyển giao (2020-2050), trong đó các sắc thái hình thành trong thập kỷ đầu trở thành kiến thức, thái độ và giải pháp nhất quán hơn.

Hình vẽ của chúng tôi là cơ sở để thảo luận thêm trong cộng đồng doanh nghiệp và với các đối tác khác (hình 8).

Báo cáo Tầm nhìn 2050 chỉ rõ không có nước nào trên thế giới có thể vừa “phát triển” vừa bền vững môi trường; mọi nước đều hoặc tiêu dùng nhiều hơn mức bền vững hoặc không đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống con người (như nêu trong Chỉ số Phát triển Con người). Có khả năng vấn đề này lại tồi tệ hơn khi thu nhập tăng thêm và thêm một tỷ người nữa gia nhập tầng lớp trung lưu.

Do đó, những ưu tiên quốc gia cho bền vững sẽ thay đổi như các nước “phát triển” tập trung vào giảm tác động môi trường mà vẫn đảm bảo đáp ứng đời sống cho nhân dân, trong khi các nước chậm phát triển và đang phát triển lại tìm cách nâng cao đời sống theo một cách có hiệu quả cả về môi trường và kinh tế. Đến năm 2050, hai con đường này sẽ nhập vào nhau, tất cả các nước chia sẻ mức sống tương tự và tác động đến môi trường là tương đương.

Hình 8:

Lộ trình hướng tới tiêu dùng bền vững vào năm 2050

Page 15: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

13

Những “điều phải có”

Dưới đây là tóm tắt những điều cần thiết để thực hiện tầm nhìn tiêu dùng bền vững năm 2050, như thể hiện trong Con đường có khả năng (hình 7 trang 11).

Liên kết hơn

Cần có nhiều hơn nữa những liên hiệp phức tạp để vai trò và trách nhiệm không bị định hình trước mà luôn thay đổi, tùy theo mục tiêu và cách hành động. Trong mô hình mới này, doanh nghiệp có vai trò chính trong việc giáo dục người tiêu dùng về tác động xã hội và môi trường đối với sự lưạ chọn của họ. Doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ hợp tác giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường, và chính quyền và các tổ chức phi chính phủ sẽ tham gia tích cực vào mạng lưới giá trị.

Quan trọng nhất là tất cả những tác nhân đó sẽ hiểu nhu cầu – thỉnh thoảng hay thường xuyên – phải đi theo cùng một hướng. Điều này đặc biệt quan trọng trong Thời kỳ quá độ, giai đoạn có hai dự án bổ trợ nhau: đối phó với khủng hoảng, và đặt nền tảng cho cách sống mới. Cả hai dự án này cần có mức độ liên kết và hợp tác cao để tránh mâu thuẫn, và để thực hiện những giải pháp thích hợp. Chi phí, rủi ro và lợi ích đều sẽ được chia sẻ.

Chia sẻ thông tin trong mạng lưới giá trị

Nếu mọi người tiêu dùng chấp nhận giải pháp bền vững hơn thì họ cần có những thông tin chính xác, liên quan, dễ hiểu và khích lệ.Doanh nghiệp phải đóng vai trò tích cực trong việc xác định và báo cáo đáng kể nhất về sự bền vững, như qua việc sử dụng thông tin và công nghệ truyền thông, thảo luận tập thể về thách thức bền vững, và phát triển cách làm tốt hơn để thông tin với khách hàng về cấp độ sản phẩm.

Hiểu sâu hơn về thái độ người tiêu dùng

Doanh nghiệp rất hiểu khách hàng và người tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, sự hiểu biết đó là ở thời kỳ mà sự bền vững chưa phải là mối quan tâm nghiêm trọng và đa số người tiêu dùng chưa quan tâm đến sự bền vững khi lựa chọn sản phẩm và dịch vụ. Do vậy các công ty đã không nghiên cứu những quan ngại (tiềm tàng và đang xuất hiện) về tính bền vững trong số những người tiêu dùng của họ, và cũng không giải quyết các quan ngại đó.

Con đường đi tới tiêu dùng bền vững

Page 16: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

14 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Ngày nay phần lớn người dân đã biết những thách thức chủ yếu của môi trường và xã hội và sẵn sàng tham gia khắc phục khi không phải hy sinh cá nhân nhiều và những người khác cũng đóng góp. Căng thẳng giữa muốn “cứu thế giới” và “người cứu thế giới” có thể làm người tiêu dùng có thái độ khó hiểu (và đôi khi có vẻ mâu thuẫn). Nếu chúng ta mang sự bền vững đến cho người tiêu dùng chủ lưu, chúng ta cần suy nghĩ sâu làm sao cho họ chấp nhận và giúp họ thấy giá trị của những sản phẩm và dịch vụ bền vững hơn.

Công nghệ

Công nghệ sẽ cần thiết trong nhiều lãnh vực. Quan trọng nhất là nó sẽ tạo ra một cách thức để mọi người và công ty chia sẻ thông tin, ý tưởng và giá trị. Nó sẽ tạo thêm giá trị trong nguồn tài nguyên ít hơn, do đó bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội.

Các mô hình kinh doanh đang được cải tiến

Phần lớn các doanh nghiệp được thành lập khi những lo ngại về môi trường còn ít cấp bách và tài nguyên còn dồi dào. Mô hình kinh doanh của họ đã phản ánh thời gian đó không dựa vào sử dụng tài nguyên một cách bền vững mà dựa vào việc tối đa hóa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm của công ty. Do vậy, nhiều công ty thấy toàn bộ hoặc một phần đầu tư sản xuất của họ bị nguy cơ do tác động của môi trường và xã hội hoặc vì khan hiếm tài nguyên.

Do vậy, các doanh nghiệp này sẽ áp dụng các mô hình doanh nghiệp của họ, thay sản phẩm cũ bằng những sản phẩm và dịch vụ bền vững hơn. Họ sẽ tìm cách mới để cung cấp giá trị cho người dân như hợp tác để dỡ bỏ rào cản hệ thống để thay đổi và phát triển những giải pháp thay đổi hệ thống. Họ sẽ cộng tác với các tác nhân khác trong “mạng lưới giá trị” và để những người cạnh tranh mới dẫn đầu.

Những việc đó sẽ đưa tới thay đổi cơ bản về hệ thống, không phải là điều chỉnh doanh nghiệp như thường lệ.

Tăng cường tin cậy

Tiêu dùng bền vững là một thách thức rất phức tạp và dựa trên những biện pháp đang được phát triển và hoàn thiện trong diễn tiến liên tục. Đó là tổng hợp của các lựa chọn hàng ngày liên quan tới những tiêu chuẩn quyết định. Nó cũng do những tương tác và mầm mống khó hiểu. Doanh nghiệp cùng với đối tác có vai trò quan trọng trong việc giúp người tiêu dùng vượt qua tình huống phức tạp này. Do đó, người tiêu dùng phải tin cậy doanh nghiệp để có những sản phẩm bền vững hơn.

Niềm tin này sẽ được tăng cường thêm do tiến bộ và đóng góp cho tầm nhìn chung thể hiện qua chỉ số đồng thuận xã hội.

Tuy vậy, do tính phức tạp của thách thức, dữ liệu thường rất phức tạp hoặc rất rời rạc và có nhiều cách diễn giải khác nhau tùy theo cách nhìn và giá trị của người quan sát. Các chuyên gia bình luận và người hướng dẫn dư luận sử dụng môi giới thông tin khi cần thiết, sẽ tiếp tục giúp người tiêu dùng nhận biết dữ liệu.

Cuối cùng, sự tin cậy giữa doanh nghiệp và người soạn thảo chính sách rất cần thiết cho việc đưa ra những qui định kịp thời và hiệu quả giúp thúc đẩy các phương pháp tiêu dùng bền vững hơn.

Page 17: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

15

Kết luận

Tiêu dùng và sản xuất bền vững là một thách thức phức tạp và lâu dài đối với doanh nghiệp cũng như các đối tác khác. Những nỗ lực đối phó với thách thức đó đã có một số thành công nhưng nay cần phải tăng cường tốc độ thay đổi. Những giải pháp hiện tại cần được cải tiến và nhanh chóng thực hiện và phát triển những giải pháp mới.

Báo cáo này đã đề nghị một cách tích cực để khắc phục thách thức đó, tập trung vào phát minh, tạo ra sự lựa chọn và điều chỉnh sự lựa chọn. Chúng tôi để nghị một định nghĩa mới về giá trị bao gồm không những kết quả tài chính mà cả về xã hội và môi trường. “Giá trị đích thực” này có thể được tạo ra, duy trì và chia sẻ trong các mạng lưới giá trị bền vững.

Biểu đồ nêu ra trong báo cáo này công nhận sự phụ thuộc của chúng ta vào nguồn tài nguyên và sức khỏe của hành tinh chúng ta, và đền đáp cho các công ty đã tạo ra của cải vật chất đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. Nó sẽ giúp chúng ta nhận thức rằng con người không kiểm soát thế giới tự nhiên mà chúng ta cần phát triển những mô hình kinh doanh và sản phẩm sử dụng hiệu quả tài nguyên và có những phương pháp tiêu dùng bền vững hơn.

Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện một thế giới bền vững hơn vào năm 2050. Tuy nhiên, họ dựa vào doanh nghiệp và các tác nhân, kể cả chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và báo chí để giúp họ làm điều đó.

Để có tất cả những điều đó, chúng ta cần những chuyển biến và tiến bộ căn bản trong một số lãnh vực then chốt: tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức dân sự, đặc biệt là tạo ra môi trường thuận lợi; cách làm tốt hơn để có và chia sẻ thông tin; hiểu biết sâu hơn về hành vi con người và cách tác động nó; công nghệ, các mô hình kinh doanh mới; và sự tin cậy cao hơn giữa các tác nhân chủ chốt trong mạng lưới giá trị.

Tất cả những điều này đang diễn tiến và hứa hẹn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp; bây giờ chúng ta làm điều đó diễn ra tốt hơn và nhanh hơn, và chúng ta cần phát triển ra toàn cầu.

Kết luận

Page 18: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

16 Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững – Phát minh, liên kết và quản lý việc lựa chọn

Nguồn

Các báo cáo của WBCSD

Tầm nhìn 2050

Trong năm 2010, WBCSD đưa ra báo cáo Tầm nhìn 2050, một tầm nhìn lạc quan và tích cực về một thế giới bền vững năm 2050. Cùng với việc nêu ra tầm nhìn này, báo cáo vạch ra một con đường có thể đưa chúng ta tới đó và xác định vai trò của doanh nghiệp. Tầm nhìn này được 29 công ty đại diện cho 14 ngành công nghiệp thúc đẩy, là kết quả của những đối thoại khắp thế giới của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia.

Báo cáo Sự thật và Trào lưu Tiêu dùng Bền vững

Năm 2008, WBCSD đưa ra một trong những báo cáo đầu tiên của cộng đồng doanh nghiệp giải quyết vấn đề tiêu dùng bền vững. Tiêu dùng Bền vững Sự thật và Trào lưu kiểm điểm những phát triển gần đây và chiều hướng của các kiểu tiêu dùng toàn cầu, và đưa ra một cách nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh, thái độ tiêu dùng và những thách thức môi trường và xã hội.

World Business Council forSustainable Development

The new agenda for business

2050Vision

The Business Role Focus Area

From a businessperspective

SustainableConsumption

Facts and Trends

Sự bền vững thông qua thị trường

Năm 2001, WBCSD đưa ra một chương trình để cải thiện các thị trường để phát triển bền vững. Báo cáo này giải thích cách làm sao thị trường có thể giúp thực hiện tốt hơn hơn giá trị sản phẩm môi trường và dịch vụ thiết yếu đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Các nguồn khác

BSR, Cơ hội kinh doanh trong tiêu dùng bền vững, 2010

Diễn đàn Người tiêu dùng, chuỗi giá trị tương lai 2020, 2011

Cơ quan Môi trường Châu ÂU, thực trạng và triển vọng 2010 – Tiêu dùng và môi trường, 2011

NHS, Lộ trình y tế bền vững, 2011

Philips, Đổi mới Bền vững – Khai thác một mô hình mới, 2011

SPREAD, Tương lai của lối sống và kinh doanh bền vững, 2011

Quá trình Marrakech, Nhóm làm việc về lối sống bền vững, 2010

WEF, Ưu – nhược điểm của tiêu dùng trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, 2011

White P, Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp, trong Quản trị doanh nghiệp, 2009

WWF, Báo cáo 2010, 2011

Tất cả các báo cáo đều đã có trên website www.wbcsd.org

Page 19: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

17

Các Đồng Trưởng nhóm Tiêu dùng Bền vững:

Năm 2011, Tiêu dùng Bền vững và Chuỗi Giá trị (SCVC) được bổ sung như là Hệ thống Giải pháp mới cho chương trình làm việc của WCBSD. Trong khi cơ cấu quản trị bao trùm của WCBSD còn đang được hoàn chỉnh, WCBSD tin rằng cần phải theo kịp chương trình đang diễn ra nhanh chóng và bắt kịp “diễn tiến” của tư duy hiện tại. Công việc này đặt dưới sự đồng chủ tọa của những Đại biểu Liên kết sau:

Uwe Bergmann (Henkel)

Kirsi Sormunen (Nokia)

Robert ter Kuile (PepsiCo)

Thành viên Nhóm làm việc:

Guy Champniss (Havas), Dominique Debecker (Solvay), Erkin Erimez (Borusan), Guy Ethier and Staf Laget (Umicore), Winfired Haeser (Deutsche Post-DHL), Geoff Lane and Gary Sharkey (PwC), Chris Librie (S.C. Johnson), Per Sandberg (Accenture), Masao Seki (Sompo Japan Insurance), Paul Shrubsole and Peggy Goossen-Nachtigall (Philips), Peter White (Procter and Gamble).

Đặc biệt cảm ơn PepsiCo, Philips và PwC đã tổ chức hội thảo và Luxury Brand Forum đã cung cấp tư liệu cho công việc này. Đặc biệt cảm ơn Lars Fog Mortensen và Almut Reichel (European Envisonment Agency) và Michael Kuhndt (UNEP/Wuppertal Institute CSCP) đã đồng tổ chức cuộc họp đa đối tác viên với chúng tôi ở Brussels.

Ban Thư ký:Olivier Vilaca, Giám đốc chương trình,Tiêu dùng Bền vững và Chuỗi Giá trị

Lời cám ơn

Printed on paper containing 85.9% of PEFC certified fibres and 3.2% of FSC certified fibres. 100% chlorine free. ISO 14001 certified mill.

Photo credits: Dreamstime.com and iStockphoto

Giới thiệu về Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WCBSD)

WCBSD là một liên minh toàn cầu có sự tham gia của Giám đốc điều hành của khoảng 200 công ty chủ trương phát triển bền vững. Nhiệm vụ của Hội đồng là thúc đẩy phát minh và tăng trưởng bền vững trong một thế giới trong đó tài nguyên đang ngày càng hạn chế. Hội đồng tạo ra nền tảng để các công ty chia sẻ kinh nghiệm và cách làm tốt nhất về những vấn đề phát triển bền vững và thúc đẩy việc thực hiện, làm việc với các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ. Hội viên có ngân sách hàng năm 7 tỷ US$, bao gồm hơn 35 nước và đại diện cho 20 ngành công nghiệp lớn. Hội đồng cũng được sự hỗ trợ của mạng lưới các hội đồng doanh nghiệp quốc gia và khu vực và các tổ chức đối tác, phần lớn có trụ sở ở các nước đang phát triển.

www.wbcsd.org

Page 20: Tầm nhìn cho tiêu dùng bền vững

www.wbcsd.org

4, chemin de Conches, CH-1231 Conches-Geneva, Switzerland, Tel: +41 (0)22 839 31 00, E-mail: [email protected]

1500 K Street NW, Suite 850, Washington, DC 20005, US, Tel: +1 202 383 9505, E-mail: [email protected]

c/o Umicore, Broekstraat 31, B-1000 Brussels, Belgium, E-mail: [email protected]

World Business Council for Sustainable Development www.wbcsd.org

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 84 4 3577 2700

Fax : +84 4 3577 2699

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam

Website: www.vbcsd.vn

Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ trợ của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD)