12
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ NGA TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TSKH Nguyễn Viết Vượng 2. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa HÀ NỘI - tháng 7/ 2010

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ NGA

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG

NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

NGOÀI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

MÃ SỐ: 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TSKH Nguyễn Viết Vượng

2. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

HÀ NỘI - tháng 7/ 2010

Page 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

3. Mục đích nghiên cứu 4

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 5

5. Phương pháp thu thập thông tin 5

6. Giả thuyết nghiên cứu 6

7. Khung lý thuyết 6

8. Kết cấu luận án 8

NỘI DUNG 9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9

1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và lao động nữ 15

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách xã hội đối

với lao động nữ

17

1.4. Các lý thuyết vận dụng trong luận án 20

1.4.1. Lý thuyết hành động xã hội 20

1.4.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng 23

1.4.3. Lý thuyết biến đổi xã hội 26

Page 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

iv

1.4.4. Các lý thuyềt về giới 29

1.5. Các khái niệm công cụ 33

1.5.1. Chính sách xã hội. 33

1.5.2. Chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ 36

1.5.3. Tác động 37

1.5.4. Nữ CNLĐ 38

1.5.5. Doanh nghiệp 38

1.5.6. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 39

CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI

ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

NGOÀI NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

42

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 42

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội 42

2.1.2. Đôi nét về khu vực kinh tế ngoài Nhà nước 45

2.1.3. Đặc điểm nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước 49

2.2. Thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ trong doanh

nghiệp ngoài Nhà nƣớc tại Hà Nội

52

2.2.1. Chính sách tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động 52

2.2.2. Chính sách việc làm 59

2.2.3. Chính sách tiền lương, tiền công 63

2.2.4. Chính sách cải thiện điều kiện lao động 66

2.2.5. Chính sách thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 73

2.2.6. Chính sách bảo hộ lao động 79

2.2.7. Chính sách bảo hiểm xã hội 83

2.3. Đời sống nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên

địa bàn Hà Nội hiện nay

87

2.3.1. Đời sống vật chất 87

2.3.1.1. Tiền lương, thu nhập 87

Page 4: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

v

2.3.1.2. Nhà ở, tiện nghi sinh hoạt 94

2.3.1.3. Sức khoẻ 101

2.3.2. Đời sống văn hoá tinh thần 104

2.3.2.1. Hoạt động văn hoá xã hội 105

2.3.2.2. Hoạt động vui chơi, giải trí 108

2.3.2.3. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục 113

2.4. Đánh giá sự thực hiện chính sách xã hội 120

2.4.1.Ưu điểm 120

2.4.1.1. Tạo cơ hội việc làm cho nữ CNLĐ 120

2.4.1.2. Nữ CNLĐ có điều kiện tăng thêm thu nhập 126

2.4.1.3. Vị thế xã hội của nữ CNLĐ được khẳng định 129

2.4.2. Hạn chế 132

2.4.2.1. Điều kiện, môi trường làm việc chưa đảm bảo, suy giảm sức

khoẻ của nữ CNLĐ

132

2.4.2.2. Làm thêm giờ, tăng ca nhiều, nữ CNLĐ hạn chế khả năng học

tập nâng cao trình độ học vấn, khó khăn trong tìm bạn đời và nuôi dạy

con cái

140

2.4.2.3. Tiền lương, tiền công chưa thoả đáng và thiếu ổn định, dẫn

tới giảm thiểu cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá tinh thần của nữ

CNLĐ

150

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH

SÁCH XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG

TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC

161

3.1. Phƣơng hƣớng 161

3.2. Giải pháp 164

3.2.1. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách xã hội đối với

nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước

164

3.2.2. Nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của các chủ thể thực hiện

chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài

169

Page 5: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

vi

Nhà nước

3.2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội đối với

nữ CNLĐ.

173

3.2.4. Tăng cường vai trò của phương tiện truyền thông nhằm nâng

cao hiệu quả thực hiện các chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ.

175

3.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở tại các

doanh nghiệp ngoài Nhà nước

177

KẾT LUẬN 182

1. Kết luận 182

2. Khuyến nghị 184

Tài liệu tham khảo 188

Danh sách các công trình, bài báo đã đăng trên tạp chí 194

Phụ lục 195

Page 6: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã xác định nền kinh tế của nước

ta là nền kinh tế nhiều thành phần. Trên cơ sở đó, kinh tế ngoài Nhà

nước đã được chính thức thừa nhận từ năm 1989 và nhanh chóng trở

thành một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Các

đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế này (bao gồm các công ty liên

doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách

nhiệm hữu hạn và các hộ kinh doanh cá thể hoạt động bên cạnh các

doanh nghiệp Nhà nước) đã và đang góp phần quan trọng vào việc mở

rộng giao lưu hàng hóa, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển

sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Thống kê cho thấy các doanh

nghiệp ngoài nhà nước đa số được thành lập mới (chiếm 90%), số còn

lại (khoảng 10%) là do trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại khu vực kinh

tế Nhà nước và kinh tế tập thể trước yêu cầu của kinh tế thị trường có sự

chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước và tập thể sang

hình thức sở hữu tư nhân. Trong thời gian qua, số lượng các doanh

nghiệp ngoài Nhà nước tăng nhanh và tập trung chủ yếu ở các thành phố

lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...

Với vị trí là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có điều kiện thuận lợi

trong giao lưu và hợp tác quốc tế, nhanh chóng được tiếp cận với những

thành tựu khoa học kỹ thuật và tinh hoa văn hoá của thế giới. Là trung

tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học của cả nước nên nơi đây tập

trung nhiều cơ quan đầu não của Trung ương, Quốc hội, Trung ương

Đảng, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng… Với vị trí địa lý thuận lợi, giao

thông xuyên suốt với các vùng khác trong cả nước cũng như đáp ứng

nhu cầu về hàng hoá cho người dân thủ đô, mà phạm vi và tốc độ phát

triển các loại hình kinh tế ở thủ đô được mở rộng và tăng nhanh. Nhờ

Page 7: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

2

những ưu thế nổi trội hơn các vùng khác về mặt kinh tế, đời sống xã hội,

Hà Nội luôn là nơi thu hút rất đông khách du lịch và một lực lượng lớn

người lao động ở khắp nơi trong cả nước đổ về.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2008

giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 19,9%, trong đó Công

ty trách nhiệm hữu hạn tăng 17,6%, Công ty cổ phần tăng 24,6%, doanh

nghiệp tư nhân sản xuất cũng tăng. Điển hình là các ngành sản xuất như:

sản xuất dụng cụ chính xác, sản xuất kim loại, khai thác đá mỏ. Khu vực

sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước trong một số năm gần đây đạt tốc

độ tăng cao là do số doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá có vốn Nhà

nước chuyển sang khu vực công ty cổ phần và hàng năm có nhiều doanh

nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động.

Sự phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn

do sự phát triển đô thị không đồng bộ, (đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ

tầng), do cơ cấu kinh tế chưa thật hợp lý (còn tính chất tự phát trong quá

trình phát triển kinh tế thị trường), do quy mô và tốc độ nguồn lao động

tăng nhanh, lại thiếu những chính sách biện pháp tổng thể có tính chất

chiến lược của Nhà nước trong việc sử dụng lao động. So với các tỉnh

khác, Hà Nội là một thành phố có dân số tương đối già. Đây cũng chính

là một trong những nguyên nhân dẫn tới một bộ phận lớn lực lượng

CNLĐ thủ đô hiện nay là người lao động ngoại tỉnh đặc biệt là nữ

CNLĐ. Số lao động này tập trung đông trong một số ngành như: dệt

may, giày da, chế biến lương thực, thực phẩm.

Có thể thấy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát

triển các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng luôn mở ra những cơ

hội mới cũng như những thách thức mới đối với sự tham gia của phụ nữ

trong việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nữ CNLĐ trong các

doanh nghiệp ngoài nhà nước đã có những đóng góp to lớn vào phát

triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển khối doanh nghiệp ngoài

Page 8: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

3

nhà nước nói riêng. Cùng với quá trình phát triển của các doanh nghiệp

ngoài nhà nước, nữ CNLĐ đã có những bước phát triển đáng kể về số

lượng. Theo thống kê, hiện nay tổng số công nhân nước ta có khoảng

9,5 triệu, trong đó nữ CNLĐ chiếm 43,6%, trong doanh nghiệp Nhà

nước nữ CNLĐ chiếm 34,2%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

nữ CNLĐ chiếm 67,4%. [59].

Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế thị trường đem

lại, thì kinh tế thị trường cũng có tác động tiêu cực đến việc làm, đời

sống của nữ CNLĐ, nhất ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Mặc

dù cơ chế mới tạo nhiều cơ hội cho người phụ nữ phát triển ngang bằng

với nam giới, nhưng nó cũng làm cho một bộ phận phụ nữ gặp khó khăn

hơn trong cả gia đình và ngoài xã hội. Họ không có việc làm hoặc không

đủ việc làm, thu nhập bình quân rất thấp, nhiều chị phải làm trong môi

trường độc hại và bị phân biệt đối xử... Vấn đề tìm việc làm, giữ được

việc làm ổn định với lao động nữ ở khu vực kinh tế này cũng là một

thách thức đối với họ. Nhiều nữ CNLĐ phải làm việc quá sức, trong

điều kiện không đảm bảo về vệ sinh an toàn lao động, thu nhập chưa

tương xứng với sức lao động bỏ ra, dẫn tới đời sống vật chất, văn hoá

tinh thần của nữ CNLĐ còn gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu về đời sống của

nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước hiện nay nhằm góp

phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động ở khu vực kinh

tế này. Đó chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài “Tác động của chính

sách xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp

ngoài Nhà nước trên địa bàn Hà Nội".

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. Ý nghĩa khoa học

Page 9: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

4

- Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng các phương pháp

nghiên cứu xã hội học vào việc nhận diện và phân tích một vấn đề xã

hội đang được quan tâm, đó là việc thực hiện các chính sách xã hội đối

với nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài

Nhà nước hiện nay.

- Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá đề tài góp phần phong

phú thêm lý luận xã hội học, xã hội học lao động, đặc biệt là xã hội học

về giới trong phát triển. Ngoài ra, hy vọng nghiên cứu này cũng sẽ đóng

góp thêm những kinh nghiệm và phương pháp trong nghiên cứu liên

ngành kinh tế – xã hội với cách tiếp cận giới, tiếp cận về chính sách giới

trong lao động.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Làm sáng rõ thêm tình hình thực hiện chính sách xã hội và đời

sống của nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn

Hà Nội hiện nay.

- Làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa

học trong việc định ra những chính sách phù hợp mang lại hiệu quả thiết

thực, đồng thời có những giải pháp điều chỉnh kịp thời trong từng

trường hợp cụ thể góp phần thực hiện công bằng xã hội.

- Làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu chuyên

ngành xã hội học lao động, xã hội học về giới, xã hội học công nghiệp.

3. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ

trong doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

- Phân tích một số tác động chủ yếu của chính sách xã hội tới đời

sống nữ CNLĐ.

Page 10: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

5

- Đề xuất giải pháp và đưa ra khuyến nghị về hoàn thiện, thực thi

chính sách xã hội nhằm góp phần nâng cao đời sống nữ CNLĐ trong các

doanh nghiệp ngoài nhà nước.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tác động của chính xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động

trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn Hà Nội (Nghiên

cứu trường hợp 3 doanh nghiệp lớn ở Hà Nội)

4.2. Phạm vi khảo sát

- Không gian: Tiến hành khảo sát tại 3 doanh nghiệp Maxport JSC,

Vit Garment, Ladoda.

- Thời gian: Từ tháng 12/ 2008 đến tháng 7/ 2009.

5. Phương pháp thu thập thông tin

5.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Trong suốt quá trình nghiên cứu chúng tôi đã kế thừa và sử dụng

phân tích các nguồn tài liệu có liên quan như: các bài báo, tạp chí

chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trước, các tài liệu của những

ngành khoa học khác, các báo cáo của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà

Nội, báo cáo của doanh nghiệp - Công đoàn ngành... Những thông tin

thu thập được kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc trong luận án.

5.2. Phương pháp phỏng vấn theo phiếu trưng cầu

Dung lượng mẫu 378 nữ công nhân tại các doanh nghiệp, trong

đó Maxport JSC (117 phiếu) đại diện cho các doanh nghiệp cổ phần có

vốn đầu tư nước ngoài, Vit Garment (168 phiếu) đại diện cho các doanh

nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Ladoda (93 phiếu) đại diện cho các

doanh nghiệp tư nhân

5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu các nam, nữ công nhân (25

người), cán bộ công đoàn (3 người), cán bộ quản lý (2 người) tại 3

Page 11: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

6

doanh nghiệp. Phương pháp này được sử dụng để bổ sung thông tin định

tính cho hệ thống thông tin thu được qua phiếu trưng cầu.

5.4. Phương pháp quan sát

Quan sát sinh hoạt thường ngày của nữ CNLĐ tại nơi cư trú nhằm

tìm hiểu đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá tinh thần của nữ CNLĐ.

5.5. Kỹ thuật xử lý thông tin

Các phiếu điều tra được tiến hành nhập và xử lý, phân tích kết quả

trên máy tính, bằng phần mềm chuyên dụng SPSS.

6. Giả thuyết nghiên cứu

- Về cơ bản, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã thực hiện hầu

hết các chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ, với mức thực hiện khác

nhau ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

- Việc thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ phụ thuộc

vào nhận thức, thái độ hành vi của người sử dụng lao động, của nữ

CNLĐ và cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

- Thực hiện chính sách xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà

nước có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và văn hoá tinh thần

của nữ CNLĐ.

7. Khung lý thuyết

Nhóm biến độc lập: Thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ

trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Nhóm biến phụ thuộc: Đời sống vật chất, đời sống văn hoá tinh thần

của nữ CNLĐ hiện nay.

Nhóm biến can thiệp: Biến đổi kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới,

nhu cầu việc làm, mong muốn và nguyện vọng của nữ CNLĐ, hoạt động

Công đoàn trong doanh nghiệp.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

Page 12: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NỮ ...elib.vnuf.edu.vn/bitstream/123456789/1596/1/Tac dong cua...Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh

7

8. Kết cấu luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thực hiện chính sách xã hội và tác động của nó tới đời

sống nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn Hà

Nội

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện các chính sách xã

hội nhằm nâng cao đời sống của nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài

Nhà nước hiện nay