168
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HÀ QUANG TIẾN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành : Kinh t ế chính trị Mã s: 62.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đoàn Xuân Thủy 2. TS Vũ Thị Thoa HÀ NỘI - 2014

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HÀ QUANG TIẾN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 62.31.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đoàn Xuân Thủy2. TS Vũ Thị Thoa

HÀ NỘI - 2014

Page 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêngcủa tôi. Các số liệu là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõràng, những kết luận nêu trong luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Hà Quang Tiến

Page 3: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

MỤC LỤC TrangMỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊNĐỊA BÀN TỈNH

7

1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan đếnđề tài luận án

7

1.2. Khái quát về kết quả các nghiên cứu liên quan đến đềtài luận án

28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNGCỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚIPHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH

32

2.1. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 32

2.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn một tỉnh và các nhântố ảnh hưởng

37

2.3. Kinh nghiệm phát huy tác động tích cực, hạn chế tácđộng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối vớiphát triển kinh tế - xã hội ở một số tỉnh trong nước vàquốc gia trên thế giới

53

Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰCTIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

75

3.1. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởngtới tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

75

3.2. Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoàitới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh VĩnhPhúc từ năm 1997 đến nay

80

3.3. Đánh giá chung về tác động của đầu tư trực tiếp nướcngoài tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc vànhững vấn đề đặt ra

113

Page 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC TÁCĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNGTIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘITỈNH VĨNH PHÚC

121

4.1. Dự báo về bối cảnh và nhu cầu thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnhVĩnh Phúc trong giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030

121

4.2. Quan điểm và phương hướng cơ bản về nâng cao tácđộng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của đầu tưtrực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc

127

4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của đầu tưtrực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội ởVĩnh Phúc

130

KẾT LUẬN 150

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

Page 5: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ASEAN - Tổ chức Hợp tác các quốc gia Đông Nam ÁBTGPMB - Bồi thường giải phóng mặt bằng

BHXH, BHYT - Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế.

CCN - Cụm công nghiệpCNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNĐT - Chứng nhận đầu tưCTNH - Chất thải nguy hạiDN - Doanh nghiệpDN FDI - Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

DDI - Đầu tư trực tiếp trong nướcFDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP - Tổng sản phẩm quốc nộiGNP - Tổng sản phẩm quốc giaGTSXCN - Giá trị sản xuất công nghiệpGTKNNK - Giá trị kim ngạch nhập khẩuGTKNXK - Giá trị kim ngạch xuất khẩuGTSX - Giá trị sản xuấtKCN - Khu công nghiệp

KCX - Khu chế xuấtLATS - Luận án tiến sĩNxb - Nhà xuất bản

ODA - vốn “Hỗ trợ phát triển chính thức"OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tếTNCs - Công ty xuyên quốc giaTNHH - Trách nhiệm hữu hạnR&D - Nghiên cứu và phát triểnUBND - Ủy ban nhân dânUNCTAD - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốcWTO - Tổ chức Thương mại thế giớiSXKD - Sản xuất kinh doanh

Page 6: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Giá trị vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 85

Bảng 3.2. Tăng trưởng của tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc theo giá so sánh

86

Bảng 3.3. Đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc theo giá

thực tế

87

Bảng 3.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh

nghiệp FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn 1998-

2012 (giá cố định 1994)

88

Bảng 3.5. Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 -2012

89

Bảng 3.6. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnh

Vĩnh Phúc theo giá thực tế

95

Bảng 3.7. Tình hình đình công trong các doanh nghiệp FDI trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2014

105

Bảng 3.8. Tình hình nợ bảo hiểm xã hội của các DN FDI trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2014

107

Page 7: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nội dung hoạt động

trong kinh tế đối ngoại của một quốc gia, góp phần quan trọng vào phát triển

kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được khuyến khích phát triển,

bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Đại hội X tiếp tục khẳng định thu

hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường pháp

lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực

của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

quan trọng.

Trong điều kiện hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rất cần thiết phải tập trung huy động và sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó FDI là nguồn lực quan trọng để đẩy

nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu

đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Đại hội XI nhấn

mạnh thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

nhằm phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng

cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh

tế; ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các ngành công

nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, chế biến, công nghiệp năng lượng,

luyện kim, hoá chất, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; phát

triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu.

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ IX, Quốc hội khoá X, tỉnh Vĩnh Phúc

được tái lập từ ngày 01-01-1997. Với khởi điểm là một tỉnh nghèo, thuần nông

(nông nghiệp chiếm 56% GDP), Vĩnh Phúc có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để

Page 8: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

2

thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn. Trên cơ sở chính sách đầu tư cởi mở thông

thoáng của Việt Nam và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách đó của Vĩnh

Phúc, sau 17 năm tái lập, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân

trong tỉnh, bằng các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, Vĩnh

Phúc đã đạt được nhiều kết quả, trở thành một tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp của

nước ngoài với lượng lớn và đã mang lại hiệu quả tích cực. Đến hết năm 2013 cơ

cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ trọng công nghiệp chiếm

60,39% trong GDP), kinh tế xã hội có bước phát triển vượt bậc, kinh tế duy trì

tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 17,4%/năm giai đoạn 2006 - 2010, năm

2011 - 14,62%; năm 2012 - 2,52%; năm 2013 - 7,89%. GDP bình quân đầu

người năm 2013 đạt trên 54 triệu đồng, tương đương khoảng 2500 USD, đời

sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động

tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, FDI ở Vĩnh Phúc cũng có những tác động

không mong muốn, hoạt động của các doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc đã và

đang đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn cần được kiến giải về lý luận, tạo cơ sở khoa

học cho việc hoạch định những giải pháp chính sách, cơ chế cụ thể, thích hợp

từng thời kỳ để FDI có tác dụng mạnh hơn đến phát triển kinh tế - xã hội theo

hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian tới.

Với lý do trên, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao

tác động tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đến

phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa

thực tiễn. Vì vậy, vấn đề “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án

tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyết

những vấn đề bức xúc đang diễn ra trong thu hút, sử dụng FDI để phát triển

kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tác động của đầu tư

trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thực hiện

Page 9: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

3

phân tích những tác động cụ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển

kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, vạch ra những mặt

được, chưa được, đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của

FDI để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng

bền vững trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận án là:

- Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của FDI tới phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trên các phương diện tác động tích cực

và tác động tiêu cực.

- Phân tích thực trạng tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, trong đó đặc biệt đi sâu làm rõ những tác

động tích cực và những tác động tiêu cực, những vấn đề cấp bách đặt ra cần

giải quyết để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động

tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả FDI cho

phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án có đối tượng nghiên cứu là những tác động của đầu tư trực tiếp

nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội thể hiện thông qua những thay đổi

của các mặt đời sống kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, việc làm, môi trường… dưới ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước

ngoài. Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, trong luận án sẽ tiến hành luận giải

những vấn đề có liên quan chặt chẽ tới tác động của FDI tới phát triển kinh tế

- xã hội như bản chất, đặc điểm, vai trò của FDI, mối quan hệ giữa FDI với

phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và những quan hệ kinh tế - xã hội

có liên quan.

Page 10: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng tác

động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,

trong đó có tính tới việc điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh theo Nghị

quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29

tháng 5 năm 2008 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội

và một số tỉnh có liên quan”.

- Thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng tác động

của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc từ 1997 đến năm

2014 theo các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, nhằm đề xuất phương

hướng và giải pháp phát huy hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế -

xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về mở cửa và

hội nhập kinh tế quốc tế, các văn kiện của Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI

và các hội nghị Trung ương; Luật Đầu tư, Luật Đầu tư nước ngoài; đồng thời

tham khảo, kề thừa những kết quả nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong

nước và quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của FDI tới phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp

nghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học; đi từ trừu tượng tới cụ thể; phương

pháp nghiên cứu hệ thống; tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đồng thời

kết hợp sử dụng các phương pháp tổng kết, phân tích và thực tiễn để tìm ra

những đặc trưng của vấn đề nghiên cứu và tính quy luật của đối tượng nghiên

cứu. Đồng thời cụ thể qua các chương:

Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá về

quan điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, từ đó

Page 11: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

5

rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ và các vấn đề cần nghiên cứu

bổ sung và nghiên cứu mới.

Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra

những khái niệm cơ bản và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về tác động

của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh ở Việt Nam. Đồng

thời sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn thu hút, sử dụng,

phát huy tác động tích cực của FDI tại một số quốc gia và địa phương trong

nước để rút ra bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,

nhằm làm rõ thực trạng tác động cụ thể của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, rút ra những kết quả tích cực, tác động tiêu cực

và nguyên nhân.

Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã

nghiên cứu ở chương hai và chương ba cùng với đánh giá dự báo về bối cảnh

và nhu cầu về vốn FDI cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc để rút ra

những quan điểm định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của

FDI tới phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận giải khái niệm tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội;

bổ sung làm rõ thêm về tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã

hội trên địa bàn tỉnh theo các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.

- Phân tích, đánh giá và luận giải rõ thêm những tác động cụ thể của

FDI tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2014, bao

gồm các tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, công nghệ sản xuất, kết cấu hạ tầng, mở rộng kinh tế đối ngoại,

nguồn thu ngân sách, việc làm, môi trường cùng một số tác động tiêu cực về

kinh tế, xã hội, môi trường các nguyên nhân của những tác động đó.

- Đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy có

hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Những giải pháp đã đề xuất bao gồm:

Page 12: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

6

Định kỳ đánh giá hiệu quả của từng dự án và hiệu quả của FDI đối với phát

triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc để có chương trình điều chỉnh kịp thời; Tiếp

tục hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát

triển các ngành kinh tế, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020

với tầm nhìn 2030; Phối hợp giữa địa phương với nhà đầu tư trong việc xây

dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến

đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Phát

triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút và sử dụng hiệu quả FDI để

phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản

lý của Nhà nước trong việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của FDI

trong phát triển kinh tế - xã hội.

6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vai trò to lớn, lâu dài

của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, Vĩnh Phúc

nói riêng. Đề xuất triển khai các giải pháp để đẩy mạnh thu hút và sử dụng có

hiệu quả nguồn FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời

gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích

cho các đơn vị cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách về FDI, có thể

sử dụng tham khảo để giảng dạy các chuyên đề kinh tế về FDI trong các cơ sở

đào tạo đại học và sau đại học.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 13: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁCĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả và tổ chức

nước ngoài về vấn đề FDI và tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội

của các quốc gia, địa phương nhập khẩu FDI. Những công trình tiêu biểu trong

thời gian gần đây bao gồm:

Tác phẩm của David O.Dapice, “Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành

công hay tình trạng lưỡng thể bất thường? Một phân tích các điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội và nguy cơ” [24], bên cạnh trình bày về những tác động tích cực, đã

đề cập tới một số những ảnh hưởng khác của FDI đối với phát triển kinh tế - xã

hội Việt Nam, biểu hiện thông qua xu thế tập trung đầu tư vào các ngành tạo ít

việc làm, được bảo hộ cao.

Trong bài phân tích của Institute of International economics “FDI in

Developing Countries and Economies in Transition: Opportunities, Dangers,

and New Changes”, (Đầu tư nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển và

các nền kinh tế đang chuyển đổi: Cơ hội, thách thức và những đổi mới) [103],

khi phân tích về FDI đối với các nước đang phát triển đã chỉ ra những tác

động trái chiều của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận.

Từ phân tích một số điểm nổi bật của đầu tư nước ngoài tại các nước đang

phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi như FDI có được sự tăng trưởng

vượt bậc từ những năm 1990, vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tỉ lệ lớn nhất

và là nguồn vốn ổn định nhất trong các dòng vốn tư nhân như dòng nợ, dòng

vốn vay ngân hàng thương mại, trái phiếu và các dòng vốn khác, sự phân phối

của vốn đầu tư nước ngoài tới các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế

Page 14: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

8

đang chuyển đổi là không đồng đều, đã đề cập đến vấn đề tác động của FDI

tới phát triển, bao gồm:

Thứ nhất, tạo ra dòng tài chính phụ thêm của các nhà đầu tư nước ngoài

từ đó tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ tại nước nhập khẩu FDI.

Thứ hai, có ảnh hưởng không tốt tới thị trường của nước nhập khẩu FDI

do các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các thị trường quốc tế, nơi đang diễn ra

cạnh tranh không hoàn hảo, từ đó gây ra những khó khăn, thách đố đối với

doanh nghiệp (DN) của nước nhập khẩu FDI.

Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài FDI góp phần thúc đẩy tiết kiệm nội địa

và cung cấp thêm hiệu quả trong quản lý, marketing, và công nghệ để nâng

cao năng suất lao động.

Thứ tư, sử dụng hiệu quả FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đối

với nước nhập khẩu. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Mô hình

Maign của FDI và phát triển) được thể hiện thông qua sự gia tăng đầu tư sản

xuất kinh doanh (SXKD) của các DN nước ngoài. Mặc dù FDI có thể có một

tác động rõ ràng, tích cực tới sự phát triển của nước tiếp nhận, song cũng có thể

tạo ra một số tác động tiêu cực như trở thành nhân tố thúc đẩy sự hình thành

tình trạng độc quyền nhóm thông qua thiết lập và mở rộng DN kiểu gia đình, từ

đó thu hẹp khả năng gia nhập thị trường của một số DN của nước tiếp nhận.

Từ đó để phát huy vai trò tích cực của FDI, nước nhập khẩu FDI không

những cần có chính sách tăng cường thu hút FDI, mà còn phải có chính sách

chủ động định hướng FDI theo hướng hiệu quả. Lợi ích và cơ hội của các

doanh nghiệp nước ngoài là kiểm soát công nghệ, quyền sở hữu thương hiệu,

đạt được qui mô kinh tế nhờ hoạt động hợp tác trong đầu tư và một số tài sản

vô hình khác nhận được từ các DN nước ngoài chuyên nghiệp trong quản lý

và tổ chức. Tuy nhiên các DN nước ngoài cũng phải đối mặt với những rủi ro,

bất lợi trong sử dụng lao động nội địa, chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phía các

mối quan hệ cộng đồng tại địa phương, thị hiếu và văn hóa truyền thống tại

nước tiếp nhận.

Page 15: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

9

Bài phân tích của ROBERT E. LIPSEY and FREDRIK SJOHOLM, The

Impact of Inward FDI on Host Countries: Why Such Different Answers? (Tác

động của FDI lên nước chủ nhà: Tại sao có những tác động khác biệt?) [117],

đã đề cập tới nhiều tác động của FDI tới nước chủ nhà. Theo tác giả, nhìn

chung thì các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể được tiếp cận với công

nghệ cao hơn, từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà có giá

thành thấp hơn, với năng suất cao hơn và kết quả là phúc lợi tiêu dùng cao

hơn. Một khả năng khác có thể là đầu tư nước ngoài góp phần làm tăng vốn

cổ phần của nước chủ nhà, đồng thời thúc đẩy mức sản lượng đầu ra.

Với những tác động nhất định tất yếu tới sự tăng trưởng kinh tế của nước

chủ nhà, Carkovic và Levine [116] đã chỉ ra rằng không một tác động cụ thể

nào của FDI được thể hiện rõ trong thời gian dài, ví dụ như khảo sát trong giai

đoạn 1960 - 1995 và chỉ có một số tác động nổi bật nhưng mang tính nhất thời

trong khoảng thời gian 5 năm liên tiếp. Không có một tài liệu cụ thể nào chỉ

ra được những biến số phù hợp hàm chứa tác động của FDI lên tăng trưởng

kinh tế.

Nghiên cứu của Todo và Miyamoto khác biệt so với các nghiên cứu khác

ở chỗ miêu tả được các biến số của FDI như một con số tuyệt đối của FDI

trong một lĩnh vực. Họ đã chứng minh được rằng phương pháp này liên quan

chặt chẽ tới thị trường chứng khoán nước ngoài và như vậy nó được ưu tiên

hơn cổ phần của họ trong ngành. Kết quả đã chỉ ra một tác động tích cực của

FDI lên năng suất lao động tại các DN nội địa sau khi thực hiện quản lý

nghiên cứu thị trường và đào tạo lực lượng lao động.

Báo cáo tại hội thảo của OECD: OECD-ILO Conference On Corporate

Social Responsibility, Report: The Impact of Foreign Direct Investment On

Wages And Working Conditions (Tác động của đầu tư nước ngoài lên tiền

lương và điều kiện làm việc) [107], đã khẳng định rằng đầu tư trực tiếp nước

ngoài đã trở thành một lĩnh vực năng động nhất của nền kinh tế thế giới trong

nhiều thập kỷ gần đây. Cổ phiếu toàn cầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã

tăng từ 8% trong năm 1990 lên tới 24% trong năm 2006. Sự tăng trưởng mạnh

Page 16: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

10

mẽ này đã được cấu thành bởi nhiều thay đổi về chất. Mặc dù một số lượng lớn

đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào các nước khối OECD, nhưng tầm

quan trọng của mối liên hệ giữa các quốc gia ngoài OECD với đầu tư trực tiếp

nước ngoài vẫn gia tăng không ngừng. Báo cáo đã chỉ ra tác động tích cực của

FDI đến phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển, bao gồm:

Thứ nhất, FDI đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu từ bên ngoài cho các

quốc gia đang phát triển. Nhiều nước ngoài khối OECD cũng trở thành các

nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả và điều này được chứng minh bởi

con số tăng lên gần gấp đôi của cố phiếu của họ tại thị trường chứng khoán

toàn cầu từ năm 1990 tới năm 2005.

Thứ hai, vai trò ngày càng quan trọng của FDI tại các quốc gia đang phát

triển đã mở ra những kỳ vọng mới về tiềm năng nhằm xây dựng một quy trình

phát triển tại các quốc gia này, ví dụ như, các nền kinh tế nội địa có thể hưởng

lợi từ FDI thông qua việc tạo ra những công việc chất lượng cao, từ đó trả

lương cao hơn và điều kiện làm việc cũng tốt hơn các DN trong nước. Tuy

nhiên, có một điều không chắc chắn rất đáng lưu tâm và hiện đang tranh cãi là

trong thực tế có nên coi các DN nước ngoài có là một nhân tố có tác động

điều tiết sự gia tăng của tiền lương và cải thiện điều kiện làm việc hay không.

Báo cáo này tổng kết một số vấn đề liên quan tới vấn đề trên, đó là

nghiên cứu khảo sát đầu tiên về những tác động của thị trường lao động của

đầu tư trực tiếp nước ngoài và đưa ra những kết quả từ nghiên cứu này của

OECD. Nhìn chung, nghiên cứu này chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia

(MNEs) có xu hướng tăng tiền lương tại các quốc gia mà họ hợp tác đầu tư.

Tác động tích cực của tiền lương có xu hướng tập trung vào các lao động

được tuyển trực tiếp bởi các DN nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có một ảnh

hưởng tích cực nhỏ tới tiền lương của lao động nội địa tham gia vào chuỗi

cung ứng của các DN này. Những tác động tới gia tăng tiền lương được thể

mạnh mẽ hơn ở các quốc gia đang phát triển so với các quốc gia phát triển, có

thể do nguyên nhân khoảng cách về công nghệ giữa DN nước ngoài và DN

trong nước là lớn hơn so với trong cùng một nước.

Page 17: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

11

Mặc dù các điều kiện làm việc tại các DN nước ngoài có xu hướng khác

biệt so với các DN nội địa, tuy nhiên các DN nội địa không nhất thiết phải

theo đuổi dập khuân cách tiếp cận của các DN nước ngoài.

Báo cáo khẳng định rằng, có nhiều nghiên cứu về những ảnh hưởng lên

thị trường lao động của các MNEs, có bằng chứng để xác định rằng FDI là

một kênh tiềm năng để nâng cao mức sống cơ bản cho người lao động. Từ đó

nêu ra gợi ý cho các Chính phủ nên nỗ lực tạo ra một sân chơi cho các nhà

đầu tư nước ngoài để trợ giúp về mặt kinh tế cũng như xã hội cho các hình

thức đầu tư tiềm năng. Một thực tế cho thấy tác động của các MNEs lên tiền

lương và điều kiện làm việc là không giống nhau theo những cách không giản

đơn trong các loại hình đầu tư, giữa các nhóm lao động và môi trường làm

việc nội địa cũng chỉ ra rằng các Chính phủ và nhà đầu tư có thể đánh giá

nhằm nâng cao hiệu quả của FDI tới sự phát triển kinh tế và xã hội. Có nhiều

sáng kiến hữu ích về những phương pháp đánh giá của Chính phủ nhằm

chuẩn hóa lực lượng lao động và những sáng kiến của tư nhân cũng như cộng

đồng nhằm nâng cao trách nhiệm hành vi trong kinh doanh.

Tác giả Tulus Tambunan trong tác phẩm The Impact Of Foreign Direct

Investment On Poverty Reduction. A Survey Of Literature And A Temporary

Finding From Indonesia, (Tác động của FDI lên xóa đói giảm nghèo ở

Indonesia) khi phân tích kinh nghiệm lâu đời tại Indonesia trong suốt giai

đoạn Chính phủ thể chế mới ( the New Order government) đã khẳng định

rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tạo ra những đóng góp nhất định cho

sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tác động của FDI là tích cực hay tiêu

cực tới đói nghèo tại nước chủ nhà tùy thuộc rất lớn vào bối cảnh mà hoạt

động đầu tư đó nhằm vào và kết quả của các hoạt động kinh tế. Điều này đặc

biệt đúng với các chính sách mà mang lại hiệu quả cho người nghèo từ FDI,

dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong quá trình thực hiện các chính sách mở cửa

của Indonesia đối với FDI, Chính phủ nước này đã đưa ra những ưu đãi đáng

kể. Tuy nhiên, ở cũng thời điểm đó, Chính phủ Indonesia cũng thiết lập các

chính sách và điều lệ nhằm tối ưu hóa lợi ích từ FDI cho người nghèo, hoặc ít

Page 18: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

12

nhất có thể bảo vệ họ khỏi những tác động tiêu cực từ các DN nước ngoài.

Các chính sách đó bao gồm cả sự đóng cửa một số lĩnh vực nhất định, một số

ngành công nghiệp, và một số hoạt động của FDI, cũng như những rào cản gia

nhập thị trường. Chính phủ nước này ưu tiên các chính sách nhằm đảm bảo

thu nhập cho lao động địa phương cũng như phát triển tại cộng đồng mà có sự

hợp tác với các DN nước ngoài.

Cho đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng chứng về tính hiệu quả của chính

sách và quy định mở cửa của Chính phủ Indonesia về nhận vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cũng

như tác động tiêu cực của FDI đối với các hoạt động kinh tế trong nước. Một

trong số các tác động tiêu cực của FDI thường biểu hiện ra thông qua sự thay

thế các DN trong nước bởi các DN nước ngoài và hậu quả của những ưu đãi

dành cho FDI thường tạo ra những méo mó, bất ổn trong thị trường nội địa

đầu ra và vào. Từ đó, cần phải nghiên cứu bao quát bổ sung, đặc biệt ở tầm vi

mô, để trả lời các câu hỏi về chiến lược phát triển lâu dài nhằm thu hút đầu tư

nước ngoài, những tác động tích cực cũng như tiêu cực của FDI lên sự phát

triển kinh tế bền vững của nước chủ nhà, hay vai trò của FDI trong xóa đói

giảm nghèo tại nước nhận đầu tư [109].

Luận án tiến sĩ của Faramarz AKARAM, Foreign Direct Investment in

Developing Countries: Impact on Distribution and Employment (Đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển: Tác động vào phân phối và việc

làm) [105], được thực hiện tại Khoa kinh tế và khoa học xã hội tại Đại học

Fribourg, Switzerland. Trong luận án đã chứng minh rằng, lý thuyết tân cổ

điển truyền thống không cho phép hiểu được những tác động của đầu tư nước

ngoài tới nước chủ nhà trong bối cảnh toàn cầu hiện đại đã và đang định hình

kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Nguyên nhân chính là thị trường,

dù là thị trường cạnh tranh, cũng không thể tự điều chỉnh. Do đó, lý thuyết tân

cổ điển cho thấy sự thiếu sót để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cơ bản.

Kinh tế học hiện đại về cơ bản là lý luận về kinh tế thị trường có sự điều tiết

của nhà nước.

Page 19: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

13

Những tác động của FDI tới nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển

được thực hiện dựa trên các chi phí và lợi ích của nó. FDI có xu hướng đẩy

mức lương tăng lên. FDI cũng đóng vai trò tháo gỡ những nút thắt do những

nguyên nhân về công nghệ tại nước chủ nhà. FDI cũng đóng góp hoàn toàn

vào nguồn đầu tư nội địa. FDI đồng thời chiếm một vai trò không nhỏ trong

nguồn tài chính nước ngoài.

Thị trường với các chính sách tự do và cởi mở là điều kiện để thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI được xem như một nguồn thay thế nếu chủ

sở hữu của các phần vốn chủ sở hữu có quyền quản lý hoạt động của một

doanh nghiệp. Như vậy FDI có thể cung cấp những nguồn vốn phụ thêm và

góp phần giải quyết vấn đề thâm hụt vốn nội địa. Từ đó, FDI đóng vai trò bổ

sung cho nguồn vốn nội địa.

Một nguyên nhân cần thu hút FDI là mối liên hệ giữa nhu cầu về kết cấu

hạ tầng xã hội và sự phát triển của NNL. FDI gắn liền với tự do hóa thương

mại, tư nhân hóa, quốc tế hóa và toàn cầu hóa.

Một vấn đề trong quản lý tài chính nước ngoài và cụ thể là làm thế nào

FDI có thể được phối hợp với các chính sách phát triển tại nước chủ nhà.

Một nỗ lực đáng quan tâm được tạo ra nhằm chỉ ra những vấn đề cơ bản và

cụ thể liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài và để tìm ra những tác động

của FDI tạo lợi ích cho các nhà đầu tư cũng như sự phát triển bền vững của

nước chủ nhà.

Các nhà kinh tế học tân cổ điển nhấn mạnh rằng sự giàu có của nước chủ

nhà luôn luôn có thể được gia tăng nhờ FDI, khi mà sự giàu có của chủ sở

hữu có thể giảm đi trong nước, thì có thể tăng lên khi đầu tư ra nước ngoài.

Các xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các hoạt động kinh

tế quốc tế, đó là: các nước với một nền kinh tế phát triển cũng như các nền

kinh tế đang phát triển tại Châu Á, Bắc Mĩ, Châu Mĩ Latin, Châu Phi và Châu

Âu đã và đang khuyến khích tự do hóa các dòng chảy của FDI. FDI có thể

chảy vào các lĩnh vực lao động chuyên sâu hoặc vốn chuyên sâu. Tính chất

Page 20: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

14

địa lý của FDI là một vấn đề khác nữa. Mức độ FDI cao hơn được thu hút bởi

các thế lực chính trị và kinh tế phát triển.

Xu hướng FDI trên toàn cầu đó là, theo lý thuyết kinh tế thực sự làm

chủ, thì FDI trở thành công cụ chính của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Theo Phonesay Vilaysack [26] trong luận án tiến sỹ, Thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, FDI có tác động

tích cực tới kinh tế - xã hội nước nhập khẩu như bổ sung nguồn vốn, cân bằng

cán cân thanh toán, kích thích chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nhân

lực, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường

xuất khẩu. Tác động tiêu cực như gây thiệt hại cho nước nhận đầu tư với

nhiều yêu sách ưu đãi, gây ra tình trạng chảy máu chất xám từ các DN trong

nước đến các DN FDI, chuyển giao công nghệ cũ năng suất thấp, gây ra sự

phát triển không đồng đều giữa các vùng và có thể tác động xấu tới môi

trường sinh thái.

Bài viết Policy Brief: The Social Impact of Foreign Direct Investment,

(Chính sách tóm lược: Tác động xã hội của đầu tư nước ngoài) [108], đã nhấn

mạnh vai trò to lớn của FDI tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, từ

đó đã không ngừng gợi mở những kỳ vọng về đóng góp tiềm năng tới sự phát

triển đó. FDI có thể mang tới những lợi ích đáng kể bằng việc tạo ra những

công việc có chất lượng cao và bằng việc giới thiệu dây chuyền sản xuất cùng

với các phương thức quản lý hiện đại. Nhiều Chính phủ đã và đang hoàn thiện

hệ thống chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

Mặc dù một số lượng lớn các hợp đồng đầu tư nước ngoài tập trung tại

các nước thuộc khối OECD, nhưng vốn đầu tư nước ngoài cũng gia tăng tại

các quốc gia đang phát triển, lan ra rộng rãi tại các nền kinh tế mới nổi như

nhóm các nước BRICs (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Sự gia tăng của vốn đầu tư ra nước ngoài tại các nền kinh tế mới nổi

phản ánh mức tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn này trong khối các nước

OECD. Vốn đầu tư ra nước ngoài từ các nền kinh tế mới nổi vào khối OECD

duy trì ở mức tương đối thấp, mặc dù có nhiều phản hồi không mới trên các

Page 21: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

15

phương tiện truyền thông rằng các nước đang phát triển đang mua lại những

tài sản chiến lược trong khối các nước OECD.

Đầu tư nước ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng các công việc

đang được tuyển dụng tại các DN nội địa khi mà có những sự lan tỏa về kiến

thức, kỹ năng từ DN nước ngoài sang DN trong nước. Ví dụ như, DN nội địa

có thể học hỏi từ DN nước ngoài bằng việc hợp tác trong chuỗi cung ứng sản

phẩm. Kiến thức chuyển giao có thể lấy từ nhân viên lao động có kinh nghiệm

tại các DN nước ngoài. Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài có những tác động

tiêu cực không cần thiết lên hoạt động của DN trong nước. Trong một số

trường hợp nhất định, nó có thể nhắm tới việc lấn át DN nội địa, làm giảm

khả năng vận hành tại một quy mô kinh tế hiệu quả của họ.

Một dấu hiệu mới cho thấy rằng đầu tư nước ngoài có thể có một tác

động tích cực đáng kể tới tiền lương tại DN chủ sở hữu nước ngoài ở nước

chủ nhà. Và theo quan điểm truyền thống, những tác động tích cực của tiền

lương được quyết định nhiều hơn tại các nền kinh tế mới nổi. Hơn nữa, dấu

hiệu tích cực của đầu tư nước ngoài trước tiên là ở cơ hội trao cho một công

việc tốt hơn cho người lao động mới, hơn là việc trả nhiều hơn cho người lao

động cũ tại DN bị mua lại hoặc sáp nhập, tức là đổi chủ sở hữu. Tuy nhiên, về

lâu dài những khác biệt lớn về tiền lương giữa người mới và cũ trong cùng

một DN là không mang lại sự hoạt động bền vững cho DN đó trên mọi

phương diện [108].

Báo cáo của UNCTAD, Technology and Innovation Report 2012:

Innovation, Technology and South-South Collaboration [113] (Báo cáo công

nghệ và đổi mới năm 2012: Đổi mới, Công nghệ và Hợp tác Nam-Nam), đã

tập trung bàn về tác động tích cực của hợp tác Nam-Nam đối với các quốc gia

đang phát triển. Hợp tác Nam-Nam không chỉ bị hạn chế trong các nhân tố

kinh tế. Một số các nước đang phát triển, cùng với thế mạnh truyền thống về

kinh tế, đang xây dựng những định hướng nhằm định hình thương mại toàn

cầu, viện trợ và các quan hệ kinh tế.

Page 22: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

16

Một đóng góp đáng kể cho tiếp cận công nghệ và xây dựng tiềm lực là

nhập khẩu vốn hàng hóa. Tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs) -

và mối quan hệ giữa người tiêu dùng - nhà cung cấp - người bán lẻ - gắn liền

với FDI là những nhân tố có thể nâng cao việc học hỏi và xây dựng những

nguồn lực thông qua những sự lan tỏa mang tính công nghệ giữa các DN nội

địa, dù là chuyển giao công nghệ và bằng sáng chế trực tiếp hay gián tiếp

thông qua sự tích lũy bí quyết của DN nội địa. FDI và bằng sáng chế có thể có

những ý nghĩa quan trọng đối với việc mua lại công nghệ và thích nghi sử

dụng công nghệ đó, trong một số bối cảnh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Nam-Nam đang không ngừng gia tăng:

những tài khoản ở Đông Á chủ yếu dành cho FDI xuất từ Nam Á, theo đó là

Đông Nam Á, và Châu Mĩ Latinh. Tổng nguồn vốn FDI xuất từ phía Nam đã

và đang tăng mạnh, tập trung vào các ngành dịch vụ và sản xuất.

Xu hướng FDI là giống với xu hướng chuyển giao quyền lực công nghệ

của phía Nam, hướng tới một số quốc gia chủ yếu là Đông Á và Brazil, Trung

Quốc hay Ấn Độ. Phần vốn lớn nhất của FDI xuất từ các quốc gia đang phát

triển, bao gồm các hoạt động mua lại và sáp nhập (M&As) ở phía Nam. Một

số ít các nước đang phát triển đang tham gia chuyển giao công nghệ. Sự phát

triển công nghệ mang một ý nghĩa nhiều hơn là thúc đẩy nhập khẩu công nghệ

thông qua FDI hay thương mại hàng hóa.

FDI cần phải có định hướng công nghệ nhằm củng cố cho việc xây dựng

các nguồn lực công nghệ: FDI có thể kết hợp với các chính sách khác. Tuy

nhiên, trên một quy mô tổng thể, luôn có một sự chia rẽ giữa các chính sách

đổi mới và các chính sách FDI tại các quốc gia. Sự chia rẽ này cần được khắc

phục thông qua một khung chính sách đổi mới mà cho phép các nước chủ nhà

nhận được lợi ích từ FDI trong quá trình chuyển giao công nghệ. Sự kết nối

giữa FDI tại các quốc gia đang phát triển và các bí quyết chuyển giao công

nghệ là cần thiết.

Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2005 Transnational Corporations and

the Internationalization of R&D (Hợp tác xuyên quốc gia và quốc tế hóa

Page 23: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

17

R&D) [110], giá cả của nhiều loại hàng hóa cao hơn đã thúc đẩy nhiều hơn

FDI tới các quốc gia giầu tài nguyên thiên nhiên như dầu và khoáng sản.

Sự phát triển của FDI toàn cầu đã được đánh dấu bởi những khác biệt

đáng kể giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Á và Châu Đại Dương đã

một lần nữa trở thành điểm đến hàng đầu của dòng chảy FDI từ khắp nơi.

Sự tăng trưởng của cả FDI nhận và xuất tại Châu Á và Châu Đại Dương

đang được tạo điều kiện bởi những thay đổi về chính sách ở tầm quốc gia và

khu vực. Ví dụ như, tổ chức Hợp tác các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và

Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thành lập khu vực tự do thương mại tới

năm 2010 và một vài các quốc gia Châu Á đã ký hiệp định thương mại tự do

với Hoa Kỳ.

Những số liệu thống kê chính thức kể từ thời gian khủng hoảng, có thể

không cập nhật đầy đủ tốc độ quốc tế hóa của R&D. Số liệu hiện hành của các

dự án FDI chỉ ra rằng sự mở rộng của R&D tới các khu vực đang đạt được đà

tăng trưởng.

Các chính sách phát triển quan trọng liên quan tới bảo vệ các quyền sở

hữu trí tuệ (IPR), cải cách các hoạt động nghiên cứu công, phát triển cơ sở hạ

tầng, và phát triển đầu tư tập trung mạnh mẽ vào R&D liên quan tới FDI và

các lợi ích của R&D.

FDI nhận và xuất trong nghiên cứu và phát triển là hai phương pháp thực

hành. Quốc tế hóa R&D mở ra nhiều cơ hội mới cho các nước đang phát triển

để tiếp cận công nghệ, xây dựng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao,

phát triển các kỹ năng mới và nuôi dưỡng một nền văn hóa hiện đại thông qua

sức lan tỏa của các doanh nghiệp và tập đoàn nội địa. FDI với R&D có thể

giúp các quốc gia đẩy mạnh hệ thống đổi mới và nâng cao công nghiệp hóa và

công nghệ hóa, kết nối để thực hiện các chức năng của cầu, nâng cao hiệu quả

của trang thiết bị và tạo ra nhiều hơn các sản phẩm phức tạp.

Một số chính sách và các Khu công nghiệp (KCN) cần được thiết lập để

thu hút đầu tư nước ngoài thông qua R&D, để đảm bảo rằng lợi ích có thể

mang lại hiệu quả cho chi phí các loại. Điểm mấu chốt để xây dựng một mô

Page 24: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

18

hình thể chế mà không ngừng đổi mới. Chính sách đặc biệt lưu ý tập trung

vào bốn khu vực: NNL, khả năng nghiên cứu cộng đồng, bảo vệ quyền sáng

chế và chính sách cạnh tranh.

Báo cáo đầu tư thế giới năm 2010 Investing In A Low-Carbon Economy,

[111] (Đầu tư vào lĩnh vực hàm lượng Carbon thấp) đánh giá trong năm 2009

về dòng chảy FDI trong lĩnh vực Low-Carbon chủ yếu gồm ba khu vực trọng

điểm (tái tạo, tái chế và công nghệ chế tạo low-carbon) là đạt tới 90 tỷ đô la

Mỹ. Tổng lượng vốn đầu tư trong lĩnh vực này là nhiều hơn, nếu tính toán các

hoạt động đầu tư liên quan tới low-carbon trong các ngành công nghiệp khác.

Tiềm năng đầu tư vào low-carbon là khổng lồ cho thấy sự chuyển đổi của

kinh tế toàn cầu trở thành kinh tế low-carbon.

Có một số thay đổi trong hình thái FDI toàn cầu đó là được đón đầu cuộc

khủng hoảng toàn cầu và sẽ đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong ngắn và

trung hạn. Trước hết, mức độ liên hệ giữa các nền kinh tế đang phát triển và

chuyển đổi giống như những điểm đến và là nguồn của đầu tư trực tiếp nước

ngoài, mà được kỳ vọng ngày càng tăng mạnh. Các nền kinh tế này, trong đó

đã thu hút một nửa lượng FDI vào trong năm 2009, đang dẫn đầu trong việc

phục hồi FDI. Thêm nữa, sự sụt giảm trong sản xuất của đầu tư trực tiếp nước

ngoài, liên hệ với lĩnh vực dịch vụ và các lĩnh vực trọng điểm, không giống

như là được lộn ngược dòng. Cuối cùng, mặc cho những tác động nghiêm

trọng lên FDI, cuộc khủng hoảng này không ngăn được tốc độ tăng trưởng

toàn cầu hóa trong sản xuất.

Sự tăng trưởng đột biến của FDI trong thập kỷ vừa qua là kết quả của

việc gia tăng cổ phần hóa tại các quốc gia phát triển. Và như thế, FDI có thể

duy trì và mở rộng việc làm trong nước nếu nó tác động tới hoạt động xuất

khẩu của nước chủ nhà hoặc làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các DN đầu tư.

Báo cáo đã tìm ra được bằng chứng về tác động của FDI ra lên sự tụt

giảm công ăn việc làm tại nước nhận đầu tư. Quả thực, tác động này phụ

thuộc vào loại hình đầu tư, khu vực liên kết và các chiến dịch tuyển dụng của

hợp tác xuyên quốc gia (TNC).

Page 25: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

19

Các đánh giá nhằm phát huy và tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư

được tập trung vào các ích lợi tài chính để thúc đẩy FDI trong các ngành và

khu vực, bao gồm các khu vực kinh tế đặc biệt; dễ dàng bảo vệ các yêu cầu;

tạo thuận lợi cho các quy trình được phê chuẩn và đẩy nhanh tiến độ dự án

bằng sáng chế.

Đầu tư nước ngoài vào Low-carbon cũng bao gồm FDI phục vụ cho việc

tiếp cận công nghệ low-carbon, các quy trình và sản phẩm. Loại hình đầu tư

nước ngoài Low-carbon có thể kể đến, đó là: giới thiệu quy trình low-carbon

làm giảm lượng phát thải trong quá trình sản xuất hàng hóa. Điều này bao

gồm việc nâng cấp các hoạt động hợp tác xuyên quốc gia và các DN liên quan

cùng chuỗi giá trị toàn cầu của họ.

Các sản phẩm và dịch vụ low-carbon giảm thiểu lượng phát thải CO2

trong khi sử dụng. Các sản phẩm low-carbon bao gồm ô tô điện, các sản phẩm

tiết kiệm điện năng và các hệ thống giao thông tích hợp. Các dịch vụ low-

carbon có thể kể đến là các giải pháp công nghệ tái cấu trúc các quy trình hạn

chế lượng phát thải tại các DN địa phương.

Nhìn rộng ra khỏi các hoạt động đầu tư nước ngoài, thì đầu tư nước

ngoài low-carbon đang và sẽ trở nên cần thiết. Hoạt động này đưa ra những

lợi thế và lợi ích trong từng gói đầu tư FDI, đó là tiếp cận công nghệ tiên tiến,

đặc biệt trong hiệu quả sử dụng năng lượng và các yếu tố đầu vào khác nữa,

đồng thời là các cơ hội xuất khẩu trong những ngành mũi nhọn.

Báo cáo đầu tư thế giới năm 2011 Non-equity Modes Of International

Production And Development, [112] (Các chế độ không công bằng của sản

phẩm quốc tế và trong phát triển dự đoán rằng, bất chấp cú sốc nào về kinh tế,

dòng chảy FDI sẽ phục hồi trước khủng hoảng trong hơn hai năm tới. Thách

thức này dành cho những nỗ lực để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Dòng chảy FDI toàn cầu đã tăng lên tới 1,24 nghìn tỷ USD trong năm

2010, nhưng vẫn thấp hơn 15% so với mức trung bình trước khủng hoảng.

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc đánh giá rằng FDI toàn

cầu sẽ phục hồi lại mức trước khủng hoảng trong năm 2011, tăng từ 1,4 lên

Page 26: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

20

1,6 nghìn tỷ đô la Mỹ, và đạt tới mức trong năm 2007 vào 2013. Tín hiệu tích

cực này, ngăn chặn những cú sốc không kỳ vọng vào nền kinh tế toàn cầu, có

thể tăng lượng con số các nhân tố rủi ro đang tồn tại.

Các chính sách FDI tương tác liên tục với các chính sách ngành, quốc gia

và xuyên quốc gia. Thách thức đặt ra là quản lý tương tác này để hai chính sách

có thể cùng hoạt động cho sự phát triển chung. Xóa bỏ cân bằng giữa việc xây

dựng khả năng tăng năng suất lao động nội địa và việc tránh chủ nghĩa bảo vệ

thương mại và đầu tư, là chìa khóa cho tăng cường hợp tác quốc tế.

Báo cáo đầu tư thế giới năm 2012 Towards A New Generation Of

Investment Policies, [114] (Định hướng một mô hình các chính sách mới

trong đầu tư) chỉ ra những đóng góp tích cực trong sự hợp tác giữa các DN

nước ngoài và các nền kinh tế nước chủ nhà, đáng chú ý là Châu Phi, trong

điều kiện các giá trị gia tăng thêm như việc làm và thu nhập, thuế thu nhập,

xuất khẩu và vốn. Các con số này cũng chỉ ra được các quốc gia nhận được ít

hơn những đóng góp của FDI, xác nhận rằng vấn đề nằm trong tối ưu hóa tác

động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực của FDI.

Nhiều quốc gia đã không ngừng tự do hóa và thúc đẩy đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào nhiều ngành công nghiệp để đạt được tăng trưởng mạnh mẽ

trong năm 2011. Cùng năm này, những chính sách thắt chặt mới cũng được

đưa ra. Chúng phát huy tác dụng ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài trong

lĩnh vực nông nghiệp, dược phẩm, công nghiệp khai khoáng.

Những tác động tích cực của FDI tới sự phát triển là không cụ thể. Và

tác động của FDI cũng có cả tiêu cực. Như vậy rất cần thiết những chính sách

nhằm giảm thiểu rủi ro trong hợp tác đầu tư. Mặc dù các luật và quy định là

chỉ rõ trách nhiệm của nhà đầu tư, thì đồng thời cũng có ảnh hưởng không

nhỏ tới các hoạt động hợp tác, các quyết định và hành vi trong kinh doanh.

Chính phủ có thể xây dựng một khung pháp lý tổng thể và tối ưu hóa lợi ích

từ các hoạt động đầu tư này. Tính hiệu quả của các chính sách thể hiện thông

qua các bên, bên nhận và bên xuất FDI, đều được tối ưu hóa lợi ích và giảm

thiểu rủi ro.

Page 27: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

21

Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2013 Global Value Chains:

Investment And Trade For Development, [115] (Chuỗi giá trị toàn cầu: Phát

triển đầu tư và thương mại), gần một phần ba thu nhập từ FDI toàn cầu đã

được tái đầu tư tại các nước chủ nhà, hai phần ba còn lại được mang về nước

đầu tư. Phần tái đầu tư này cao nhất tại các quốc gia đang phát triển, là một

nguồn tài chính quan trọng.

Dòng chảy FDI tới các vùng lãnh thổ đang phát triển đã chứng kiến một

sự sụt giảm nhẹ trong năm 2012, tuy nhiên cũng đã có một vài tín hiệu tích

cực. Châu Phi đóng góp vào xu hướng này với sự tăng 5% của đầu tư nước

ngoài lên tới 50 tỷ USD. Sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tập trung mở rộng vào ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất hàng

tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Xu hướng dòng chảy FDI tiếp tục đổ vào các

quốc gia có thu nhập thấp như Campuchia, Myanma và Việt Nam.

Các nhà hoạch định chính sách đầu tư quốc gia đang tăng cường thiết lập

các chiến lược phát triển mới. Hầu hết các Chính phủ đều muốn thu hút các nhà

đầu tư nước ngoài như một công cụ để xây dựng năng lực hiệu suất và phát

triển bền vững. Tại cùng thời điểm, rất nhiều các quốc gia đang củng cố môi

trường pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài, tao thêm nhiều các chính sách

công nghiệp trong những ngành mũi nhọn, thắt chặt quản lý và giảm thiểu các

hoạt động mua lại và sáp nhập. Tuy nhiên, bảo hộ luôn đi kèm rủi ro.

Nền kinh tế toàn cầu hiện nay được định hình bởi các chuỗi giá trị

(GVCs), mà các loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản được buôn bán theo quy trình

sản xuất phân tán trên toàn cầu. Các chuỗi giá trị này được phối hợp bởi các

công ty đa quốc gia (TNCs). Tuy nhiên, hoạt động của các chuỗi giá trị cũng

không tránh khỏi những rủi ro. Những rủi ro này có thể được hạn chế bằng

việc tạo ra nhiều hơn các giá trị. Thêm nữa, những tác động từ môi trường và

xã hội bao gồm điều kiện làm việc, an toàn lao động có thể là tiêu cực.

Như vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tạo được một khung pháp lý

vừa có thể bảo vệ được nhà đầu tư, người lao động, và các bên liên quan, vừa

giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc không ngừng đổi mới và cải tiến

Page 28: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

22

khoa học kỹ thuật, chất lượng lao động và một thị trường cởi mở. Trên hết,

định hướng phát triển bền vững luôn đi kèm với các mục tiêu trong các hoạt

động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Xuất phát từ vai trò quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội,

ở Việt Nam kể từ năm 1987, khi Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên có hiệu lực,

đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về học thuật và tổng kết thực tiễn

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Những cuốn sách tiêu biểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:

Tác giả Nguyễn Trọng Tuân trong cuốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài với

công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam [14] đã làm sáng tỏ một

số quan hệ bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số tác động của nó

đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam nói chung đặc biệt đối với sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) (nói riêng). Trên cơ sở đó

nêu ra một số kiến nghị mới về quan điểm, chính sách và giải pháp chủ yếu

nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả cao đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ

công cuộc CNH, HĐH trong thời gian tới.

Trần Xuân Tùng trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực

trạng và giải pháp [15] đã phân tích vai trò, vị trí khách quan của FDI đối với

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nêu bật những thành công

cũng như những hạn chế chủ yếu trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn

FDI trong tình hình hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản

nhằm thúc đẩy thu hút mạnh hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn ngoại lực

quan trọng này. Ngoài ra, phần phụ lục cung cấp cho bạn những quan điểm,

chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút và sử dụng vốn FDI qua các kỳ

đại hội.

Các tác giả Trần Quang Lâm và An Như Hải trong cuốn Kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay [81], đã hệ thống hóa những vấn đề cơ

bản về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, làm rõ vai trò quan trọng của thành phần kinh tế này

Page 29: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

23

trong nền kinh tế nước ta và đề xuất các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế có

vốn FDI ở nước ta thời gian tới.

Tác giả Lê Xuân Bá trong Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam [1], đã trình bày và phân tích về đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại Việt Nam, vai trò của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

đối với nền kinh tế, cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng, tác

động của FDI tới tăng trưởng qua kênh đầu tư, tác động tràn của đầu tư trực

tiếp nước ngoài.

Các tác giả Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Cương

trong cuốn Kỹ thuật đầu tư từ trực tiếp nước ngoài [82] đã cung cấp những

chỉ dẫn khoa học và có hệ thống về kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài như

vai trò của đầu tư quốc tế, các định chế quốc tế ảnh hưởng đến môi trường

đầu tư của Việt Nam, hỗ trợ phát triển chính thức - hình thức đầu tư quốc tế

đặc biệt, đấu thầu quốc tế, chuyển giao công nghệ quốc tế, chuyển giao trong

hoạt động đầu tư quốc tế, thẩm định dự án đầu tư, cơ chế quản lý hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, các hình thức đầu tư trực tiếp nước

ngoài, quy trình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam…

Tác giả Đỗ Đức Bình trong chuyên khảo Đầu tư của các công ty xuyên

quốc gia (TNCs) tại Việt Nam [2], đã trình bày từ quan niệm về đầu tư quốc tế

đến khái niệm FDI, các TNCs, vai trò của TNCs trong nền kinh tế thế giới,

kinh nghiệm thu hút đầu tư của TNCs tại một số nước. Qua nghiên cứu phân

tích thực trạng thu hút FDI nói chung và từ TNCs nói riêng tại Việt Nam giai

đoạn 1988 - 2004, trong cuốn sách đã khái quát một số đóng góp của FDI đến

các mặt kinh tế - xã hội ở Việt Nam như tham gia tích cực vào tăng trưởng

kinh tế, tạo việc làm, sản xuất và xuất khẩu, đa dạng hóa và nâng cấp thiết bị,

công nghệ. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng chỉ ra một số tác động tiêu cực như

mâu thuận với mục tiêu chiến lược chung và phát triển kinh tế - xã hội của

Việt Nam; lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng trong các liên

doanh, gây sức ép với cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, cuốn sách cũng đề

Page 30: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

24

xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI

của các TNCs cho Việt Nam.

Tác giả Hoàng Thị Bích Loan và các cộng sự trong cuốn Thu hút đầu tư

trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam [6], đã đề cập tới một

số tác động tích cực của TNCs tới tiến trình CNH, HĐH của Việt Nam như bổ

sung vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và

DN trong hội nhập kinh tế quốc tế, tác động đến xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN, tạo việc làm, phát triển NNL, hội nhập kinh tế

quốc tế, nâng cao trình độ công nghệ… Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập

tới những tác động tiêu cực của FDI của các công ty xuyên quốc gia tới Việt

Nam và nguyên nhân, đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút

và sử dụng hiệu quả FDI của TNCs như cải thiện môi trường đầu tư, tăng

cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, tạo lập đối tác đầu tư trong

nước, phát triển NNL.

Tác giả Đặng Hoàng Thanh Nga trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài của

các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ ở Việt Nam [8], đã đề cập tới vấn đề

thu hút FDI của các TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2011, chỉ

ra một số tác động tới nguồn vốn, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, giải quyết việc làm, tính lan tỏa toàn

cầu, ảnh hưởng tới chính trị, môi trường. Từ đó đã nêu ra một số gợi ý chính

sách về hoàn thiện môi trường đầu tư, công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, tạo

lập các đối tác liên kết, nâng cao chất lượng nhân lực nhằm tăng cường thu

hút FDI của các TNCs của Hòa Kỳ vào Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Tấn Vinh trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [23], từ trình bày

khái quát một số vấn đề lý luận về FDI như khái niệm, đặc trưng, loại hình

cùng khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cuốn sách đã

trình bày và phân tích các kênh ảnh hưởng của FDI đến chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngành như tác động tới tăng trưởng kinh tế ngành; chuyển giao công

nghệ góp phần vào tăng trưởng kinh tế ngành; vai trò của FDI đối với nguồn

Page 31: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

25

nhân lực, lao động; sự tương tác với vốn đầu tư trong nước; hiệu quả ngoại ứng

từ năng suất; hiệu ứng xuất khẩu. Cuốn sách cũng phân tích thực trạng ảnh

hưởng của FDI đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nội bộ ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-

2010 và rút ra đánh giá về ảnh hưởng không đều của FDI tới tăng trưởng của

các ngành trong cơ cấu kinh tế ngành nói chung và cơ cấu kinh tế của ngành

công nghiệp trên địa bàn Thành phố nói riêng. Từ đó, cuốn sách đã đề cập tới

một số vấn đề đặt ra đối với FDI trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của

Thành phố Hồ Chí Minh như lao động trình độ cao, kết cấu hạ tầng, công

nghiệp hỗ trợ, nguồn nguyên liệu, chiến lược thu hút FDI của Thành phố,… và

đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thông qua

FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về

FDI, cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện quy hoạch, thực hiện đa dạng hóa

và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư đối với FDI tìm kiếm thị

trường, liên kết vùng để thu hút FDI tìm kiếm nguồn tài nguyên; phát triển

công nghiệp hỗ trợ, nhân lực… để thu hút FDI tìm kiếm hiệu quả.

Tác giả Phùng Xuân Nhạ trong chuyên khảo Đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn [9], đã đề cập tới khái niệm, hình thức đầu

tư trực tiếp nước ngoài, nhiều lý thuyết luận giải về nguyên nhân hình thành

đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm các lý thuyết truyền thống và các lý

thuyết mới về quốc tế hóa sản xuất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới FDI,

các chính sách, biện pháp thu hút FDI tại Việt Nam. Qua phân tích thực trạng

thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 1988 - 2011, trong cuốn sách đã trình bày

những tác động của FDI tới sự phát triển của Việt Nam, biểu hiện thông qua

những tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, bổ sung vốn đầu tư và cán

cân thanh toán quốc tế, chuyển giao và phát triển công nghệ, phát triển NNL

và tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, liên kết các ngành công nghiệp, các tác

động khác, các tác động đặc biệt và tác động tới chủ quyền quốc gia. Trong

phân tích về tác động của FDI, cuốn sách cũng đồng thời cũng chỉ ra một số

ảnh hưởng không mong muốn như gia tăng tính phụ thuộc của nền kinh tế vào

Page 32: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

26

FDI, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái do sử dụng công nghệ lạc hậu,

dẫn tới hình thành độc quyền, ngăn cản cạnh tranh, làm tăng khoảng cách

giàu nghèo…Cuốn sách cũng cho rằng, mức độ tác động tích cực hoặc tiêu

cực của FDI phụ thuộc vào chính sách và điều kiện phát triển của nước tiếp

nhận FDI, từ đó đã đưa ra một số gợi ý về chính sách như tăng cường thu hút

FDI khi khả năng tích lũy nội địa thấp, phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ, đào

tạo, quy định chặt chẽ cụ thể đối với FDI trong các lĩnh vực dinh dưỡng, y tế,

dược phẩm, quảng cáo, có chính sách phù hợp về khắc phục chảy máu chất

xám, bóc lột lao động quá mức, bảo hộ thị trường…

Bên cạnh đó, đã có nhiều LATS kinh tế tập trung nghiên cứu về đầu tư trực

tiếp nước ngoài và tác động của nó tới phát triển kinh tế xã hội, như:

Trần Anh Phương trong luận án Một số giải pháp tăng cường thu hút

vốn đầu tư trực tiếp của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam, đã phân tích

đánh giá kết quả thu hút FDI từ các nước G7 vào Việt Nam giai đoạn 1988-

2002, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và các biện pháp giải

quyết [11].

Ngô Thu Hà trong luận án Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam, đã đánh giá tác động hai

mặt của FDI. Bên cạnh những tác động tích cực như bổ sung nguồn vốn, thúc

đẩy ứng dụng công nghệ, phát triển nhân lực, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy

ngoại thương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, FDI còn có những tác động tiêu

cực như làm giảm tỷ lệ tích lũy và đầu tư nội địa, gây sức ép phá sản DN

trong nước, tạo ra sự phụ thuộc về công nghệ, chuyển tới nước nhập khẩu FDI

những công nghệ gây ô nhiễm môi trường, gây chảy máu chất xám từ các DN

khác tới DN FDI [ 3].

Bùi Thuý Vân trong luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc

chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, đánh giá tác

động của FDI tới tăng trưởng ngoại thương của nước nhập khẩu FDI. Tuy

nhiên, tác động của FDI tới tăng trưởng xuất khẩu có tính hai mặt, nếu như

FDI thay thể có mục tiêu mở rộng tiêu thụ ở nước ngoài có tác động không

Page 33: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

27

đáng kể tới tăng trưởng xuất khẩu, thì FDI bổ sung với mục tiêu sản xuất

hàng hóa phục vụ nhu cầu của nước xuất khẩu FDI sẽ có có tác động tích cực

tới xuất khẩu của nước nhận FDI sang nước xuất khẩu FDI. FDI có tác động

đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng của hàng

xuất khẩu đã qua chế biến. Tuy nhiên tác động của FDI tới nâng cao chất

lượng hàng xuất khẩu là không rõ ràng, để phát huy được tác động này cần có

những chính sách phù hợp như thực hiện cơ chế phối hợp quản lý các cấp về

FDI, hoàn thiện công tác quy hoạch thu hút và sử dụng FDI, đẩy mạnh thu hút

FDI vào các ngành công nghệ cao, phát triển NNL, hệ thống kết cấu hạ tầng,

công nghiệp hỗ trợ…[22]

Nguyễn Tiến Long trong luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, cho rằng FDI có những

tác động tích cực như bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy ứng dụng công nghệ, phát

triển nhân lực, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy ngoại thương, khai thác tốt hơn

nguồn lực của nước nhập khẩu FDI để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc

làm, khuyến khích năng lực trong nước. tác động tiêu cực của FDI bao gồm

tạo ra sự mất cân đối trong phát triển theo vùng, ảnh hưởng đến tiêu cực đến

truyền thống văn hóa dân tộc, gia tăng nhập khẩu công nghệ gây ô nhiễm môi

trường, chuyển giá [7].

Đào Văn Thanh trong luận án Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước

ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam, khẳng định FDI

ngoài tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu

tư, còn có tác động gián tiếp nhiều mặt tới các chủ thể kinh doanh của nước

nhập khẩu FDI như các tác động trong nội bộ ngành và giữa các ngành thông

qua các kênh truyền dẫn như:

Thứ nhất, tạo sức ép cạnh tranh buộc các DN trong nước phải vươn lên

không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh, nhưng từ

đó có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DN trong nước.

Thứ hai, tạo cơ hội mới cho các DN trong nước tiếp thu tiến bộ khoa học

- công nghệ, kinh nghiệm quản lý thông qua hiệu ứng bắt chước, học tập.

Page 34: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

28

Thứ ba, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hoạt động nghiên cứu và

triển khai trong nội bộ từng ngành.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển nhân lực theo chiều sâu, vừa tạo ra xu hướng

thu hút NNL chất lượng cao vào làm việc trong các DN FDI, vừa tạo điều

kiện cho các DN khác có thể thu hút được bộ phân người lao động đã làm

việc tại các DN FDI.

Thứ năm, thúc đẩy quan hệ liên kết hợp tác giữa các DN FDI và các DN

khác trong cùng ngành trên cơ sở phân công lao động để sản xuất sản phẩm.

Thứ sáu, cải thiện công nghệ của các nhà cung cấp địa phương hoặc các

nhà cung cấp tiềm năng thông qua hỗ trợ công nghệ.

Thứ bảy, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp thu công

nghệ mới…[17]

1.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2.1. Những kết quả đã được khẳng định về mặt khoa học và thực tiễn

Về mặt lý luận đã đưa ra quan niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

với tư cách là loại hình đầu tư đặc thù do chủ thể nước ngoài trực tiếp thực

hiện; đã luận giải khá rõ về sự cần thiết khách quan của việc thu hút, sử dụng

FDI cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các nước đang phát triển

như Việt Nam; đã khái quát những hình thức chủ yếu và một số đặc điểm

quan trọng của FDI nói chung và đối với các nước đang phát triển, trong đó

có Việt Nam nói riêng.

Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát

triển đã được tiếp cận theo nhiều phương diện, đặc biệt là tác động tích cực

tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học - công

nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng NNL

góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động….Một

số tác động không mong muốn của FDI tới chuyển giao công nghệ, việc làm,

thu nhập của người lao động, môi trường sinh thái cũng đã được đề cập.

Page 35: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

29

Để thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả cần có cơ chế chính sách phù hợp

nhằm tạo lập môi trường, thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo kết hợp lợi ích giữa

nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích của quốc gia, địa phương tiếp nhận FDI,

đồng thời định hướng việc thu hút, sử dụng FDI, kiểm soát, giảm thiểu tác

động tiêu cực.

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra

Qua nghiên cứu vấn đề FDI và tác động của FDI tới phát triển kinh tế,

một số tổ chức và học giả đã bước đầu chú ý đến tác động hai mặt của FDI tới

phát triển kinh tế, bao gồm những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Đã

có không ít luận giải về nguyên nhân của những tác động tiêu cực của FDI

đến phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu FDI từ sự không đồng

nhất, chưa thuận chiều về lợi ích của FDI và lợi ích của nước, địa phương

nhập khẩu FDI, tuy nhiên nghiên cứu về mối quan hệ giữa bản chất và tác

động của FDI chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra

cần nghiên cứu tiếp là phải nghiên cứu thêm về cơ sở hình thành tác động của

FDI xuất phát từ bản chất của FDI. Mặc dù cho đến nay đã có không ít ý kiến

về bản chất của FDI, song vẫn chưa có sự thống nhất, vì vậy cần tiếp tục

nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ thêm mối quan hệ giữa bản chất của FDI với

những thay đổi của FDI trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển

trong bối cảnh mới của thế giới ngày nay.

Mặc dù mục tiêu chủ yếu trong thu hút, sử dụng FDI đối với từng quốc

gia, vùng lãnh thổ, địa phương là nhằm đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã

hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, thành tựu trong thu hút FDI có thể không

đồng nhất với hiệu quả của FDI. Bên cạnh các yếu tố gây ra ảnh hưởng tiêu

cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội, còn có rất nhiều nguyên nhân gây

khó khăn cho việc phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế

- xã hội. Vậy nguyên nhân nào đang là chủ yếu? Vấn đề này cho đến nay vẫn

còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa thực sự được nghiên cứu làm rõ.

Bên cạnh việc nghiên cứu về FDI và tác động của FDI trên bình diện

quốc gia, đã có không ít công trình đề cập tới FDI ở phạm vi địa phương cấp

Page 36: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

30

tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cố gắng

tập trung làm rõ tác động của FDI đến từng mặt riêng biệt của quá trình phát

triển kinh tế - xã hội, vấn đề làm thế nào để từng địa phương của Việt Nam có

thể vừa thu hút được nhiều vốn FDI, vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội

tổng thể theo hướng bền vững vẫn đang là khoảng trống về khoa học, cần

được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

1.2.3. Những vấn đề mới cần nghiên cứu tiếp

Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có rất ít

công trình nghiên cứu sâu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến

phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Đặc biệt cho đến nay chưa có

công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá sâu sắc và toàn diện về tác

động hai mặt của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc theo phương diện kinh tế chính trị. Do đó vấn đề luận án lựa chọn làm

đề tài nghiên cứu vẫn là khoảng trống lớn trong khoa học cần được lấp đầy.

Những vấn đề cơ bản cần tập trung nghiên cứu trong luận án bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa nhằm làm sáng tỏ một cách đầy đủ, toàn diện cơ

sở lý luận và thực tiễn về tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên

địa bàn tỉnh. Trong xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu, luận án xác định

phải xuất phát từ bản chất của FDI với tư cách là hình thức quan hệ sản xuất

đặc thù được hình thành trong lịch sử và có quá trình phát triển lâu dài, có

biểu hiện khác nhau trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Từ đó,

luận án xác định phải làm rõ cơ sở hình thành tác động của FDI tới phát triển

kinh tế - xã hội của các quốc gia đang phát triển nói chung và trên địa bàn của

từng địa phương cấp tỉnh với tư cách là bộ phận hữu cơ có tính đặc thù của

nền kinh tế nói riêng. Trong phân tích về tác động hai mặt của FDI đến phát

triển kinh tế - xã hội, luận án tập trung làm rõ các tác động cụ thể theo hai

hướng chủ yếu là những tác động tích cực và những tác động tiêu cực. Đồng

thời, để tạo cơ sở sở việc luận giải những nguyên nhân của tác động của FDI

đến phát triển kinh tế - xã hội, luận án phải trình bày và phân tích về những

yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tác động của FDI. Bên cạnh đó, nhằm cung cấp

Page 37: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

31

thêm căn cứ cho việc hoạch định cơ chế phát huy hiệu quả tác động tích cực

và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn tỉnh, luận án sẽ thực hiện

nghiên cứu kinh nghiệm về thu hút, sử dụng FDI của một số địa phương trong

nước và kinh nghiệm nước ngoài và cố gắng đúc rút những bài học mà tỉnh

Vĩnh Phúc có thể tham khảo, vận dụng.

Thứ hai, trên cơ sở phân tích về thực trạng thu hút và sử dụng FDI trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm

2013, luận án phải tập trung đánh giá một cách khoa học về thực trạng tác

động của FDI tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc theo hai phương

diện bao gồm cả những tác động tích cực, tiêu cực. Những tác động tích cực

cần phân tích đánh giá bao gồm tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, sự hình thành và phát

triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, tác động tới kinh tế đối

ngoại, nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tác

động tích cực tới môi trường. Những tác động tiêu cực của FDI cần được

đánh giá cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng

tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc,

luận án phải tập trung làm rõ nguyên nhân của những tác động đó.

Thứ ba, Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, kết quả phân tích thực

trạng tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh

Phúc và dự báo về bối cảnh thế giới, trong nước, dự báo nhu cầu của Tỉnh về

FDI, luận án phải đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy hiệu

quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian

tới, nhằm đẩy nhanh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển

bền vững.

Page 38: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

32

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.1. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI

2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa

tư bản, sau những cuộc xâm chiếm thuộc địa và trở thành hiện tượng phổ biến

khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc

quyền.

Theo V.I.Lênin, quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong điều kiện chủ

nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã dẫn tới sự hình thành, phát triển và trở thành

thống trị của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế. Sự thống trị của độc

quyền tư bản dưới hình thái tư bản tài chính là cơ sở vững chắc cho việc thu

lợi nhuận độc quyền cao, trở thành điều kiện quan trọng cho sự lớn lên của tư

bản, và sự xuất hiện tình trạng “tư bản thừa” như là một tất yếu. Từ đó FDI

với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp cũng trở thành tất yếu phổ biến.

Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản

thừa vẫn còn được dùng không phải là để nâng cao mức sống của quần

chúng trong nước đó, vì như thế thì sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi

nhuận của bọn tư bản, mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất

khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc

hậu này, lợi nhuận thường cao, vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối

thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ. [25, tr.456]

Ban đầu, đối với từng nhà tư bản, FDI hướng tới sử dụng nguồn lao động

tại chỗ để khai thác khoáng sản, đồn điền nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu cung

cấp cho các ngành sản xuất ở chính quốc. Đối với chủ nghĩa tư bản, FDI

chính là một trong những phương thức tìm kiếm, khai thác các yếu tố cần

thiết, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Page 39: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

33

Nếu như trong giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai, FDI chủ yếu

chảy từ các nước tư bản phát triển đầu tư vào các nước kém phát triển và

thuộc địa, thì sau chiến tranh thế giới thứ hai, luồng đầu tư đã có sự thay đổi.

Đã xuất hiện sự đầu tư lẫn nhau giữa các nước tư bản phát triển, xuất hiện

những nước vừa là nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài vừa là địa

điểm tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự vận động và phát triển của FDI

đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà học giả và tổ chức quốc tế.

Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm về FDI.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là “một khoản đầu tư với những

quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực

tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác. Mục

đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý

DN đặt tại nền kinh tế khác đó” [104, tr 31].

Theo OECD, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại đầu tư phản ánh

mục tiêu của việc thiết lập mối quan tâm lâu dài của một DN thường trú tại

một nền kinh tế (đầu tư trực tiếp) trong một DN (DN đầu tư trực tiếp) là cư

dân trong một nền kinh tế khác hơn so với đầu tư trực tiếp. Sự quan tâm lâu

dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp

và các DN đầu tư trực tiếp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến việc quản

lý của DN. Quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của 10% quyền biểu quyết

của một cư dân DN trong một nền kinh tế bởi một cư dân nhà đầu tư trong

nền kinh tế khác là bằng chứng của một mối quan hệ như vậy”. [106]

Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc, FDI là “một

sự đầu tư thực hiện để có được lợi ích lâu dài trong DN hoạt động bên ngoài

của nền kinh tế của nhà đầu tư ... mục đích của chủ đầu tư là để đạt được một

tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý của DN [97].

Theo Điều 3, Luật Đầu tư năm 2005, “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu

tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”, “Đầu

tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền

và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” [50].

Page 40: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

34

Theo tác giả Bùi Thúy Vân, “FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức

kinh tế, cá nhân ở quốc gia nào đó tự mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh

tế, cá nhân của một nước khác tiến hành bỏ vốn bằng tiền hoặc tài sản vào

nước này dưới một hình thức đầu tư nhất định” [22, tr.10].

Theo tác giả Đào Văn Thanh, “FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ

đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận một số vốn

đủ lớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận

và đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội… Đây là loại hình di chuyển vốn

quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều

hành việc sử dụng vốn đầu tư” [17,tr. 20].

Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là

hoạt động đầu tư trực tiếp nhằm mục tiêu lợi nhuận của chủ thể đầu tư nước

ngoài tại một quốc gia nhất định, bao hàm cả việc đầu tư vốn và trực tiếp

quản lý kinh doanh số vốn đó.

2.1.2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của FDI với tư cách là hình thức xuất

khẩu tư bản trực tiếp, Lênin đã chỉ ra rằng mặc dù, xuất khẩu tư bản nếu xét

về mặt lượng một cách giản đơn thì nó đồng nghĩa với việc làm giảm đi một

phần năng lực phát triển, giảm bớt điều kiện tạo việc làm, làm giảm khả năng

cải thiện mức sống của nước sở hữu tư bản, nhưng đây chính lại là điều kiện,

là cơ hội giúp các nhà tư bản thu được lợi nhuận từ việc đầu tư vào nước khác

với mức cao hơn. FDI với tư cách là hình thức của xuất khẩu tư bản có bản

chất ăn bám với mức độ cao mà V.I.Lênin gọi là ăn bám “bình phương”, bởi

lẽ tư bản được xuất khẩu trực tiếp vốn là kết quả mà các tổ chức độc quyền đã

bóc lột được ở trong nước, nhưng lại được sử dụng để làm công cụ đi bóc lột

nước ngoài với mức lợi nhuận ngang bằng hoặc cao hơn lợi nhuận độc quyền

cao trong nước. Hơn thế nữa, kết quả bóc lột được từ xuất khẩu tư bản không

chỉ là nguồn làm giàu trước mắt cho các tổ chức độc quyền, mà còn là nguồn

để củng cố địa vị thống trị và điều kiện ổn định cho việc thu lợi nhuận cao của

các tổ chức độc quyền trong tương lai, bởi lẽ một phần của lợi nhuận đó còn

Page 41: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

35

được dùng để mua chuộc các tầng lớp lãnh đạo của phong trào công nhân

trong nước và tại thuộc địa, tạo ra tầng lớp công nhân quý tộc và thậm chí cả

dân tộc thực lợi để phá vỡ phong trào công nhân trên bình diện quốc gia cũng

như quốc tế.

Đối với nước nhập khẩu tư bản, mặc dù FDI có tác động tích cực nhất

định đối với thúc đẩy kinh tế, phát triển kỹ thuật, song về hậu quả, trong

không ít trường hợp, do năng lực tổng thể của các nước này kém, nên nhân

dân ở các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột nhiều hơn, các nước này sẽ bị lệ

thuộc nhiều hơn về kinh tế, kỹ thuật nước ngoài và dễ dẫn đến bị lệ thuộc về

chính trị. “Các nước xuất khẩu tư bản hầu như bao giờ cũng có khả năng thu

được một số “khoản lợi” nào đó” [25, tr.459]. Chính đặc điểm này là nhân tố

kích thích các nhà tư bản có tiềm lực tích cực hơn trong việc thực hiện đầu tư

ra nước ngoài. Xuất khẩu tư bản trực tiếp ở thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu 20 tập

trung chủ yếu được tập trung vào đầu tư để khai thác, bóc lột thuộc địa. Nói

tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quan điểm của Lênin về thực chất

công cụ bóc lột của tư bản tài chính nhằm củng cố địa vị thống trị của mình

không những trong các nước đế quốc mà cả tại các nước thuộc địa nhằm đạt

được lợi nhuận cao hơn.

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển của hệ thống quan hệ

kinh tế quốc tế dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học

công nghệ đã làm cho FDI dần trở thành phương thức của các nước phát triển

chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào thuế quan và phi

thuế quan. Ngược lại, nguồn vốn FDI cũng được xác định là có vai trò đặc

biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, vì vậy

cạnh tranh để thu hút vốn FDI giữa các nước đang phát triển với nhau có xu

hướng gia tăng. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống phân công lao động

quốc tế mới không những thúc đẩy hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh

doanh lớn, các TNCs của các nước phát triển ra nước ngoài, mà còn tạo cơ

hội cho các chủ thể kinh doanh nhỏ và vừa ở cả các nước đang phát triển thực

hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong bối cảnh đó, bản chất

Page 42: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

36

thực sự của FDI với tư cách là hình thức xuất khẩu tư bản trực tiếp hầu như ít

được đề cập đến, song thực tiễn cho thấy không vì thế mà bản chất đó thay

đổi, bởi lẽ chủ thể chủ yếu có vị trí chi phối, quyết định của FDI ngày nay vẫn

là các DN lớn tư bản chủ nghĩa với mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận cao.

Và nếu như các nhà đầu tư có thể nhận được tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư trong

nước cao hơn so với đầu tư ra nước ngoài, thì chắc chắn nước ngoài sẽ không

bao giờ là địa điểm để nhà đầu tư lựa chọn. Bản chất của FDI với tư cách là

xuất khẩu tư bản trực tiếp là nguyên nhân sâu xa nhất của các tác động tiêu

cực của FDI bên cạnh những tác động tích cực đối với nước tiếp nhận FDI.

2.1.3. Các đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp có

những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư là mục tiêu lợi nhuận cao, song

cũng có nét đặc thù:

Thứ nhất, so với hình thức xuất khẩu tư bản gián tiếp, FDI có đặc điểm

sau:

Một là, FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp. Nguồn vốn

và công nghệ của nước ngoài được đem đến để xây dựng nhà máy, xí nghiệp,

do đó nguồn vốn bị chôn chặt và không dễ dàng dịch chuyển từ ngành này

sang ngành khác, từ vùng, quốc gia này sang vùng, quốc gia khác. Nếu như

đầu tư gián tiếp, đặc biệt là đầu tư tài chính, có thể cho phép các nhà đầu tư

nhanh chóng thâm nhập cũng như rút vốn khỏi thị trường của nước tiếp nhận

đầu tư, từ đó có thể gây bất ổn về kinh tế - tài chính của nước tiếp nhận đầu

tư, thì các chủ thể FDI khó có khả năng làm được việc đó. Từ đây, FDI

thường được đánh giá là nguồn vốn tương đối ổn định, ít gây ảnh hưởng xấu

đối với tình hình kinh tế vĩ mô của các nước tiếp nhận, do đó thường được các

nước đang phát triển chú trọng quan tâm thu hút và sử dụng.

Hai là, chủ thể của FDI là các chủ thể tư nhân, mục tiêu đầu tư là lợi

nhuận cao, do đó FDI thường xuất hiện tại các nước tiếp nhận sau hình thức

đầu tư gián tiếp của chính phủ nước xuất khẩu, khi các điều kiện SXKD đã

được xác lập tương đối đồng bộ, thuận lợi. Đồng thời, FDI luôn tập trung vào

Page 43: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

37

những ngành, lĩnh vực, địa bàn có môi trường kinh doanh thuận lợi. Do đó để

thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, các nước tiếp nhận cần khai thông, củng cố,

phát triển quan hệ đối ngoại với các quốc gia xuất khẩu FDI, đồng thời phải

tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn đối với FDI. Đặc điểm này

cũng đòi hỏi việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút và sử dụng hiệu quả

FDI không phải chỉ cần quan tâm ở phạm vi toàn quốc, mà phải được chú

trọng tại từng địa phương.

Thứ hai, nếu so với đầu tư trực tiếp trong nước, FDI có những đặc điểm

bao gồm:

Một là, FDI thường sử dụng công nghệ khác biệt nhằm tận dụng lợi thế

trong phân công lao động quốc tế để giảm chi phí, giảm sức ép cạnh tranh từ

phía các DN của nước tiếp nhận FDI. Đối với các nước đang phát triển, FDI

thường sử dụng công nghệ với trình độ cao hơn so với các DN cùng ngành

của nước tiếp nhận, do đó để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI các nước, cũng

như từng địa phương tiếp nhận phải chuẩn bị được NNL phù hợp, đặc biệt là

NNL chất lượng cao nếu muốn thu hút được các dự án FDI các ngành công

nghệ cao.

Hai là, trong hệ thống phân công lao động, FDI thường tập trung vào

những khâu then chốt, công nghệ nguồn để chế tạo sản phẩm, do đó để thu

hút sử dụng hiệu quả FDI, gia tăng thu nhập trong chuỗi giá trị gia tăng toàn

cầu đối với từng sản phẩm có sự tham gia của FDI, các nước đang phát triển

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN MỘT TỈNH VÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

FDI với tư cách là hoạt động đầu tư tạo ra những biến đổi nhất định

trong quá trình tái sản xuất xã hội nói riêng và đời sống xã hội nói chung

không những ở phạm vi quốc gia mà trên từng địa bàn địa phương, trong đó

có cấp tỉnh của quốc giá đó. Những thay đổi đó thể hiện tác động của FDI tới

quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương tiếp nhận FDI.

Từ đó có thể hiểu tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội là

Page 44: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

38

những ảnh hưởng tất yếu của sự hình thành, vận động và phát triển của FDI

đối với các mặt của sự phát triển kinh tế - xã hội. Tác động này có thể thể

hiện ra theo hai cấp độ là tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

Tác động trực tiếp của FDI thể hiện những thay đổi trực tiếp trong sự

phát triển kinh tế - xã hội với sự hiện diện của FDI với tư cách là bộ phận

của hoạt động đầu tư SXKD trên địa bàn một lãnh thổ nhất định. Tác động

gián tiếp thể hiện những thay đổi có liên quan do FDI gây ra, như thay đổi của

các hoạt động đầu tư của các chủ thể khác có liên quan đến sự hình thành, vận

động của FDI. Căn cứ vào mục đích thu hút và sử dụng FDI, có thể xem xét

tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội theo hai phương diện tích cực

và tiêu cực.

2.2.1 Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển

kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Việc thu hút và sử dụng hợp lý FDI có vai trò vô cùng to lớn thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như từng địa phương tiếp nhận.

Những tác động tích cực chủ yếu của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn tỉnh được thể hiện trên ba mặt bao gồm:

Thứ nhất, về kinh tế FDI có tác động tích cực theo các phương diện:

Một là, FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh

tế với tư cách là sự gia tăng kết quả hoạt động kinh tế có thể đạt được trước

hết dựa vào sự gia tăng về lượng của các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao

động. Tại các địa phương cấp tỉnh cũng như trên bình diện quốc gia ở các

nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế thường phải đối mặt với vấn đề về

vốn đầu tư. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, nhiều địa

phương cấp tỉnh của các nước đang phát triển thường chủ yếu dựa vào sản

xuất nông nghiệp với công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, thu nhập thấp và tích

luỹ thấp. Muốn khắc phục được tình trạng đó cần phải có nguồn vốn bổ sung

cho tích lũy. Để có vốn mở rộng hoạt động đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế có thể dựa vào tích luỹ nội bộ, nhưng trong xu hướng phát triển như hiện

nay nếu chỉ trông chờ vào quá trình tích luỹ nội bộ thì khó tránh khỏi tụt hậu.

Page 45: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

39

Như vậy, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài là bước đi được coi là hiệu

quả nhất cho các nước đang phát triển nói chung và từng địa phương nói

riêng, trong đó nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và

phát triển kinh tế. Thực chất của việc làm này là tranh thủ ngoại lực để phát

huy nội lực đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và thu hẹp dần khoảng cách tụt hậu

so với các nước phát triển.

Sự bổ sung về vốn đầu tư từ phía FDI cùng hoạt động của FDI trên thực

tế sẽ thúc đẩy các ngành, địa bàn thu hút FDI phát triển nhanh hơn, từ đó địa

phương nào thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả FDI sẽ có điều kiện

gia tăng thêm tăng trưởng kinh tế nhiều và nhanh so với các địa phương khác.

Từ đó, có nhiều tiêu chí để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế

trên địa bàn tỉnh thông qua các chỉ tiêu như khối lượng vốn đầu tư của FDI và

khối lượng giá trị gia tăng do FDI tạo ra hàng năm, tỷ trọng của FDI trong

tổng vốn đầu tư và tổng giá trị gia tăng được tạo ra trên địa bàn.

Hai là, FDI có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của địa phương cấp tỉnh theo hướng công nghiệp hóa. Nhìn chung xu thế của

FDI từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tại các địa phương cấp tỉnh của các

nước đang phát triển là tập trung vào công nghiệp chế biến. Dưới tác động

của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước phát triển, một số ngành

công nghiệp chế biến dần trở nên không có lợi nếu tiếp tục đầu tư trong nước,

do đó trở thành cơ hội cho các nước đang phát triển nói chung và từng địa

phương tiếp nhận nói riêng. Sự tập trung của FDI vào công nghiệp làm cho

công nghiệp tại địa phương tiếp nhận có khả năng phát triển nhanh chóng

vượt trội so với các ngành nông nghiệp và dịch vụ, từ đó nhanh chóng nâng

cao tỷ trọng của công nghiệp trong GDP. Sự phát triển của công nghiệp tất

yếu kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ, do đó nếu như ban đầu cơ

cấu kinh tế của địa phương tiếp nhận FDI chuyển dịch theo hướng tăng nhanh

tỷ trọng công nghiệp, thì tới trình độ nhất định sẽ kích thích tăng trưởng mạnh

mẽ hơn của các ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ gắn với hoạt động sản

xuất kinh doanh. Từ đó, tiêu chí để đánh giá tác động của FDI đến chuyển

Page 46: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

40

dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh là đóng góp của FDI vào tăng trưởng của

từng ngành kinh tế và sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế trong điều kiện có sự

tham gia của FDI.

Song song với tác động tới cơ cấu kinh tế giữa các ngành, FDI còn là

yếu tố có tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng

ngành. Trong công nghiệp, FDI tạo liên kết các tiểu ngành công nghiệp trên

cơ sở phân công hiệp tác lao động, trong đó các công ty trong nước thường

nắm giữ nguồn nguyên liệu, hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho các công ty

nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp; có thể trở thành các DN công nghiệp

hỗ trợ. Ngoài ra, FDI thường tập trung vào các KCN, tạo ra xu hướng các

công ty trong KCN liên kết với nhau nhằm giảm chi phí đầu vào.

Liên kết giữa các ngành công nghiệp được biểu hiện chủ yếu thông qua

quá trình trao đổi trực tiếp giữa các công ty nội địa với các công ty nước

ngoài những hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh

doanh. Tiêu chí đo lường cơ bản của mối liên kết này là tỷ trọng giá trị trao

đổi hàng hoá và dịch vụ của các công ty nội địa với các công ty nước ngoài

trong tổng giá trị hàng hoá được trao đổi. Tốc độ tăng của tỷ trọng này là cơ

sở để đánh giá mức độ liên kết giữa các công ty trong ngành công nghiệp với

nhau. Khi các TNCs quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó ở nước ngoài

thì sự dồi dào về nguyên vật liệu đầu vào ở nước sở tại là một mục tiêu ưu

tiên để lựa chọn ngành đầu tư. Trong khi đó, các công ty nội địa thường nắm

giữ nguồn nguyên liệu này, tất nhiên họ phải hợp tác với nhau, mối liên kết

được thiết lập. Sự liên kết này thông qua các hợp đồng cung cấp nguyên vật

liệu, dịch vụ giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài. Mối liên kết

này sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới cho các ngành công nghiệp nội địa và các

công ty trong nước. Sự liên kết trong ngành công nghiệp cao hay thấp hoàn

toàn phụ thuộc vào điều kiện phát triển của nền kinh tế hoặc tính khả thi của

những chính sách thu hút FDI của nước chủ nhà. Chẳng hạn, ở các nước

không có chính sách khuyến khích tỷ lệ nội địa hoá thì năng lực cung cấp

Page 47: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

41

hàng hoá và dịch vụ cho các công ty nước ngoài của các công ty trong nước là

rất khó khăn.

Ba là, FDI đối với chuyển giao công nghệ. Công nghệ là yếu tố không thể

thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, cũng như địa

phương. Đối với các nước đang phát triển thì vai trò của công nghệ lại càng

được khẳng định rõ. FDI được coi là kênh quan trọng để phát triển công nghệ

của nước chủ nhà, trong dài hạn đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước

tiếp nhận đầu tư. Trong chuyển giao công nghệ, hai yếu tố cấu thành chủ yếu là

công nghệ cứng (công nghệ kỹ thuật được nhập vào cùng với thiết bị máy móc)

và công nghệ mềm (chuyên gia kỹ thuật, tri thức, bí quyết quản lý, năng lực

tiếp thị...). Trong hai yếu tố trên thì công nghệ mềm thường khó chuyển giao

hơn vì nhà đầu tư nước ngoài ít muốn chuyển giao. Chuyển giao công nghệ

thông qua con đường FDI thường được thực hiện bởi các TNCs. Tuy nhiên,

việc chuyển giao những công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao thường khó

thực hiện được, vì các công ty này sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ

do việc bắt chước, cải biến và nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà.

Mặc dù vậy, với sự hiện diện của FDI, việc chuyển giao công nghệ thông qua

FDI vẫn được thực hiện cả theo phương diện trực tiếp cũng như gián tiếp. Các

DN nội địa thông qua các quan hệ liên kết hợp tác, thông qua các chính sách

phù hợp về thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao, có thể tiếp nhận được

không những công nghệ phân cứng, mà cả công nghệ phần mềm từ FDI.

Bên cạnh chuyển giao các công nghệ sẵn có, các dự án FDI còn tham gia

nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà, nhờ đó mà năng lực

công nghệ của nước tiếp nhận FDI ngày càng được phát triển và nâng cao

hơn. Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ hiện đại của nước

ngoài đội ngũ chuyên gia cũng như công nhân trong nước học được rất nhiều

kinh nghiệm. Muốn học được công nghệ hiện đại như vậy đòi hỏi lực lượng

lao động trong nước (chuyên gia và công nhân) phải nỗ lực rất nhiều mới có

thể nhanh chóng tiếp thu được công nghệ hiện đại, sau đó cải biến cho phù

hợp với điều kiện của nước mình và biến chúng thành công nghệ của mình.

Page 48: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

42

Công nghệ của nước tiếp nhận FDI được cải thiện làm cho năng suất lao động

ngày càng được tăng lên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, thì công nghệ hiện đại có vai trò

quyết định đến năng suất lao động, đặc biệt là trong công nghiệp thì vai trò

của công nghệ cực kỳ quan trọng, nó tác động trực tiếp đến năng lực cạnh

tranh của ngành công nghiệp. Đối với nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm

thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, việc nâng cao trình độ công nghệ thông qua

FDI là bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, công nghệ hiện

đại không là giải pháp duy nhất cho tất cả các trường hợp tiếp nhận công

nghệ, vì còn phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận của người sử dụng.

Bốn là, tác động của FDI tới phát triển hệ kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ

thuật. Tìm kiếm lĩnh vực và địa bàn đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao là

bản chất của nhà đầu tư nước ngoài, do đó để thu hút và sử dụng hiệu quả

FDI, các nước đang phát triển nói chung và từng địa phương nói riêng buộc

phải dành một số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cùng với thu hút thêm

các nguồn vốn khác để tập trung vào xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ

tầng kinh tế - kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông, mạng lưới

cung cấp, phân phối điện, nước, hệ thống các khu, cụm công nghiệp….

Thực tiễn cho thấy, các địa phương có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -

kỹ thuật nói chung và trong từng KCN nói riêng, hoàn thiện hơn luôn có ưu

thế trong thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là, FDI đối với xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu có mối quan hệ mật

thiết với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xuất nhập khẩu tăng hay giảm sẽ tác

động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn

định là điều kiện tốt nhất thúc đẩy lĩnh vực ngoại thương phát triển. Xuất khẩu

cho phép khai thác tối đa lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, năng

suất cao nhờ chuyên môn hoá sản xuất... Nhập khẩu bổ sung được hàng hoá,

dịch vụ khan hiếm đặc biệt là thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu

dùng. Mặt khác, xuất nhập khẩu còn thúc đẩy trao đổi thông tin, dịch vụ, tìm

kiếm thị trường cho các doanh nghiệp nội địa. Vốn FDI vào các nước đang

Page 49: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

43

phát triển chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ xuất khẩu mà

nước chủ nhà khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước. Do đó,

khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu thường là ưu tiên hàng

đầu trong chính sách thu hút FDI của nước chủ nhà nói chung và từng địa

phương cấp tỉnh nói riêng. Dòng vốn FDI thường đi kèm là máy móc, thiết bị

và công nghệ do vậy mà thúc đẩy nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu còn bổ sung

nguồn nguyên liệu thiếu hụt phục vụ cho sản xuất trong nước. Tiêu chí để đánh

giá tác động của FDI đến xuất, nhập khẩu của địa phương cấp tỉnh là đóng góp

của FDI vào giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của Tỉnh.

Sáu là, tác động của FDI tới nguồn thu ngân sách. Rõ ràng việc thu hút

và sử dụng FDI trước hết có vai trò thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tạo thu

nhập. Bản thân sự hiện diện của các DN FDI với tư cách là chủ thể kinh

doanh lớn về hàng hóa, dịch vụ cũng đã tạo nguồn thu ngân sách lớn trực tiếp

từ các khoản đóng góp ngân sách của FDI. Đồng thời, với tác động lan tỏa

thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các chủ thể khác, nguồn thu ngân sách của

từng địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung ngày càng được mở rộng.

Do đó, tiêu chí để đánh giá tác động của FDI đến nguồn thu ngân sách của

Tỉnh là đóng góp của FDI cho ngân sách cùng sự gia tăng của nguồn thu ngân

sách địa phương với sự hiện diện của FDI.

Thứ hai, FDI có tác động tích cực tới giải quyết các vấn đề xã hội, đặc

biệt đối với phát triển NNL và tạo việc làm. Việc thu hút FDI của các nước

nói chung và từng địa phương nói riêng có tác động tích cực tới giải quyết

việc làm và phát triển NNL của nước tiếp nhận đầu tư. Để các dự án của mình

hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, các nhà đầu tư FDI buộc phải đào tạo đội

ngũ công nhân, cán bộ quản lý làm việc cho mình đã tiết kiệm cho nước chủ

nhà một phần ngân sách nhà nước để đào tạo trong nước như trợ giúp về tài

chính mở các lớp đào tạo dạy nghề trung và dài hạn, mở các lớp huấn luyện

nâng cao nghiệp vụ quản lý,... Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu về NNL

trong các dự án, DN FDI thường đưa người lao động đi đào tạo ở nước ngoài

để họ tiếp cận được với công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Trong

Page 50: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

44

khi làm việc ở các DN FDI, các chuyên gia kỹ thuật, quản lý trong nước có cơ

hội tiếp cận với các chuyên gia nước ngoài, học được các kinh nghiệm thực

hành từ các chuyên gia này. Mặt khác, do sức ép cạnh tranh nên thị trường lao

động, người lao động trong nước không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn

của mình qua học tập và qua công việc, từ đó chất lượng NNL trong nước

được nâng lên. Tiêu chí để đánh giá tác động của FDI đối với phát triển NNL

của địa phương cấp tỉnh là sự thay đổi cơ cấu NNL với xu gia tăng nhân lực

trình độ cao.

FDI là kênh quan trọng tạo việc làm cho người lao động của địa phương

cấp tỉnh. Tiêu chí để đánh giá tác động của FDI đối với tạo việc làm cho

người lao động của địa phương cấp tỉnh là số lượng việc làm do FDI trực tiếp

và gián tiếp tạo ra trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, ở các địa phương của Việt Nam

lực lượng lao động làm việc trong khu vực FDI hầu hết là lao động giản đơn

tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế biến, may mặc. Số lao

động trực tiếp trong các dự án FDI ngày càng tăng, nhờ các hoạt động cung

ứng dịch vụ và gia công cho các đối tác nước ngoài. Trong giai đoạn 2000 -

2012, số người lao động trong khu vực FDI ở các địa phương cấp tỉnh của

Việt Nam tăng từ 226,8 nghìn người năm 2000 lên tới 1.714,6 nghìn người

năm 2012 và chiếm 3,3% tổng số người lao động đang làm việc trong nền

kinh tế [98].

Bên cạnh tác động trực tiếp tới tạo việc làm thông qua mở rộng đầu tư

SXKD, sự phát triển mối quan hệ liên kết hợp tác kinh doanh của FDI với các

chủ thể kinh doanh khác cũng góp phần thúc đẩy mở rộng hoạt động của các

chủ thể này, từ đó có tác động to lớn gián tiếp, tạo thêm nhiều việc làm và thu

nhập cho người lao động trong nền kinh tế nước tiếp nhận cũng như cho các

địa phương tiếp nhận FDI.

Qua việc tạo ra ngày các nhiều chỗ làm đã nâng cao thu nhập cho người

lao động. Mức tiền lương tương đối cao có phân biệt trong khu vực FDI đã

gây ra hiện tượng lao động giỏi chạy từ khu vực doanh nghiệp nhà nước ra

DN FDI, đã tạo ra sức ép cạnh tranh trên thị trường lao động, nâng cao chất

Page 51: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

45

lượng NNL trong nước. Lao động làm trong khu vực FDI có chất lượng cao

hơn hẳn so với các khu vực khác, thể hiện qua những tiêu chí như: ý thức kỷ

luật lao động, trình độ lao động, khả năng đào tạo và phát triển NNL,... Điều

kiện làm việc tốt hơn do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hệ thống quản

lý khoa học,.. đây là những nguyên nhân làm cho năng suất lao động ở khu

vực FDI cao hơn so với các khu vực khác trong nước.

Thứ ba, FDI góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Những DN FDI đến

từ các quốc gia phát triển, đặc biệt là chi nhánh của các NTCs thường có định

hướng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường phát triển là các thị trường khó

tính với yêu cầu về an toàn sản phẩm rất cao, buộc phải lựa chọn sử dụng

công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Do đó, FDI không

những trực tiếp góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, mà còn có thể trở

thành hình mẫu, tấm gương về bảo vệ môi trường cho các DN khác noi theo.

2.2.2. Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Bên cạnh những tác động tích cực, việc thu hút và sử dụng FDI có thể gây

ra những tác động tiêu cực nhất định đối với phát triển kinh tế - xã hội từng địa

phương, quốc gia tiếp nhận FDI. Những tác động đó thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất, về kinh tế, mục tiêu của FDI là tối đa hóa lợi nhuận, do đó nếu

không gặp các rào cản chặt chẽ về kỹ thuật công nghệ, môi trường thì FDI có

thể sử dụng những công nghệ cũ thải loại từ các quốc gia phát triển hơn, từ đó

sẽ hạn chế tác động tích cực của FDI về chuyển giao công nghệ, ngược lại có

thể biến địa phương, quốc gia tiếp nhận FDI trở thành bãi thải của nền công

nghiệp thế giới. Việc nhập khẩu và sử dụng công nghệ lạc hậu của FDI đặc biệt

trở thành nguy cơ rất đáng lo ngại đối với các quốc gia đang phát triển cũng

như từng địa phương trong quốc gia đó, khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đã

kết thúc thời kỳ công nghiệp hóa và cần thành lý, thải loại các công nghệ cũ,

lạc hậu đã qua sử dụng.

Bên cạnh đó, vì FDI chỉ tập trung vào những khâu chính yếu trong chuỗi

giá trị gia tăng của sản phẩm, cho nên FDI thường không chú trọng tới phát

Page 52: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

46

triển nền sản xuất hỗ trợ. Trong điều kiện nới lỏng dần các quy định bảo hộ

mậu dịch trong xu thế hội nhập ngày càng sâu hơn, việc thực hiện các cam kết

quốc tế về mở cửa thị trường lại tạo thêm thuận lợi cho FDI có thể gia tăng

nhập khẩu các sản phẩm hỗ trợ, từ đó có thể làm giảm tác động tích cực của

FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia tiếp nhận FDI.

Ngoài ra, với những ưu thế làm chủ công nghệ FDI có thể tạo ra sự lệ

thuộc về kỹ thuật và thị trường đối với nhiều hoạt động sản xuất của địa phương.

Thứ hai, về xã hội, FDI có thể tăng cường bóc lột đối với lao động tại địa

phương như kéo dài thời gian lao động, tiền công thấp, trốn bảo hiểm, thậm

chí vi phạm thân thể và nhân quyền đối với lao động; di chuyển những tiêu

cực như hối lộ và những tệ nạn xã hội khác…tạo ra những bức xúc xã hội gay

gắt, biểu hiện thông qua các cuộc đình công của công nhân trong các DN FDI.

Thực tế cho thấy nguyên nhân trực tiếp của các cuộc đình công trong các DN

FDI thường xuất phát từ lý do chậm điều chỉnh mức lương tối thiểu đã bị

trượt giá.

Đã có không ít công nhân trong các KCN, KCX phàn nàn về việc chủ

DN thường yêu cầu họ đến sớm trước ca làm việc 10 - 15 phút để chuẩn bị và

định mức sản phẩm thường cao đến mức hầu hết công nhân đều phải kéo dài

ca làm việc thêm 30 phút mới hoàn thành. Cứ mỗi năm phút kéo dài của một

ngày làm việc, sau một năm sẽ đem lại cho chủ DN 3,5 ngày lao động không

công của một công nhân. Vẫn còn những quy định bất công mà chủ DN buộc

công nhân phải tuân theo: trả phép chậm một ngày, bị phạt nửa tháng lương.

Tại Công ty Sao Vàng (Hải Phòng), cũng có những quy định tương tự: nếu

công nhân nghỉ không phép một ngày, thì không chỉ bị cắt tiền lương cơ bản

của ngày đó, mà tất cả các khoản phụ cấp trong tháng đều bị cắt; riêng tiền kỹ

năng bị trừ dồn ba tháng liền. Tính ra, mỗi công nhân bị cắt 150 - 200 nghìn

đồng, nếu nghỉ không phép một ngày. Một nghịch lý là tốc độ tăng tiền lương

không tương xứng với tốc độ tăng năng suất và lợi nhuận [99].

Bên cạnh đó, không ít DN FDI đã dùng mức lương tối thiểu mà Nhà

nước đã quy định để trả cho người lao động đã qua đào tạo. Một số DN khác

Page 53: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

47

lại xây dựng mức lương bậc 1 chỉ cao hơn lương tối thiểu 1- 2%. Hiện tượng

này chủ yếu xảy ra ở các DN FDI thuộc ngành dệt may và da giày [101].

Thứ ba, vì mục tiêu lợi nhuận FDI có thể sử dụng những biện pháp tinh vi

gây ô nhiễm môi trường. Để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế FDI luôn tìm

cách giảm chi phí sản xuất, tận dụng khai thác tối đa những công nghệ hiện có.

Tại các nước phát triển những yêu cầu cao về xã hội môi trường đã làm cho các

chi phí về môi trường đối với một số những ngành sản xuất ngày càng tăng

cao, gây bất lợi cho hoạt động đầu tư. Vì vậy, một trong những nguyên nhân

của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại

các nước phát triển với yêu cầu thu hẹp một số ngành truyền thống, trong đó có

những ngành sử dụng các công nghệ gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới môi

trường sinh thái. Đối với các nước đang phát triển, do những bức bách về vốn

đầu tư phát triển nên nhiều khi phải chấp nhận sự hiện diện của những công

nghệ cũ tương đối, từ đó có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Trong những năm qua, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường mục

tiêu lợi nhuận đã ảnh hưởng đáng kể tới môi trường sinh thái nước ta. Chi phí

xây dựng hệ thống xử lý chất thải cùng với cơ chế hỗ trợ chưa thoả đáng từ

phía Nhà nước cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các

hệ thống này. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước

ta còn chưa hoàn chỉnh, chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về

công tác quản lý môi trường theo các loại hình ô nhiễm rắn, lỏng, khí và chưa

thích hợp với đặc điểm của các KCN...

Tóm lại, FDI đóng vai trò rất quan trọng đối với các nước đang phát

triển nói chung và từng địa phương nói riêng. Đối với Việt Nam nói chung và

từng địa phương nói riêng, đây là nguồn lực từ nước ngoài quan trọng cho

phát triển kinh tế - xã hội, việc nhận thức đúng đắn vai trò của nó và có chiến

lược thu hút khả thi trong thời gian tới, sẽ cho phép cả nước cũng như từng

địa phương khai thác hiệu quả hơn nguồn lực này thúc đẩy công nghiệp phát

triển và từng bước hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, không

nên quan niệm FDI là điều kiện duy nhất để các nước nghèo đi lên, là “chìa

Page 54: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

48

khoá vạn năng” của sự phát triển. Song song với việc phát huy những tác

dụng tích cực của FDI cần nhận thức rõ những ảnh hưởng không tích cực để

có giải pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

2.2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên

thiên nhiên, quy mô dân số...Đây là những yếu tố tác động quan trọng có ảnh

hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các dự án đầu tư. Các yếu tố này thuận lợi sẽ

cung cấp được các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ cho các hoạt động đầu

tư. Quy mô về dân số sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và chất lượng NNL,

đây được coi là lợi thế của các nước đang phát triển thường có dân số đông và

tiền công lao động thấp. Thuận lợi về giao thông là nhân tố hấp dẫn các nhà

đầu tư, không một nhà đầu tư nước ngoài nào quyết định đầu tư vào nơi mà

không thuận lợi về khoảng cách vận chuyển và cách xa nguồn nguyên liệu, vị

trí này thuận lợi sẽ giảm được chi phí đầu vào, thu được lợi nhuận cao. Khí hậu

cũng là nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới thu hút FDI, chẳng hạn, khi công nghệ

hiện đại được nhập từ các nước phương Tây, khí hậu ở nước tiếp nhận công

nghệ mà xấu sẽ có tác động đến độ bền của thiết bị và điều kiện sống của các

chuyên gia nước ngoài. Quốc gia nào có vị trí thông thương thuận lợi ở nội địa

cũng như các nước khác, nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng lớn, nhiều

danh lam thắng cảnh đẹp và dân số đông là một trong những thế mạnh để thu

hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực công nghiệp, thứ tự ưu tiên của

nhà đầu tư là nguồn nguyên liệu, số lượng và chất lượng NNL, bởi vì thực chất

của dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhờ có ưu thế về

công nghệ hiện đại được chuyển giao từ công ty mẹ cho nên các dự án FDI

thường chảy vào các quốc gia có nhiều tài nguyên phục vụ cho các ngành công

nghiệp chế biến chưa được khai thác nhiều, thêm vào đó là giá công nhân rẻ và

có thuận lợi về vị trí cũng như thị trường.

Page 55: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

49

Như vậy, các điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra lợi thế tuyệt đối cho

các địa phương cấp tỉnh thu hút và sử dụng FDI, từ đó tạo cơ sở cho tác động

của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đối với

từng địa phương cấp tỉnh cũng cần chú ý rằng, trong số các điều kiện tự

nhiên, có những lợi thế giảm dần trong quá trình khai thác sử dụng do không

thể tái tạo. Vì vậy, sử dụng điều kiện tự nhiên mà đặc biệt là các nguồn tài

nguyên thiên nhiên để thu hút FDI phải được tính toán kỹ càng, tránh tình

trạng làm cho chúng nhanh chóng cạn kiệt và cùng với điều đó là sự mất cân

bằng sinh thái, sự xuống cấp của môi trường.

2.2.3.2. Trình độ phát triển kinh tế

Hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở sử dụng các yếu tố kinh tế bao gồm tư

liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra sản phẩm thoả mãn các nhu cầu xã hội.

Hoạt động kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể thể hiện trình độ chinh

phục thiên nhiên của con người với những quan hệ xã hội giữa con người với

nhau, vì vậy tình độ phát triển kinh tế thể hiện trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội thông qua sự phát triển của các yếu

tố cấu thành chúng cùng với những kết quả mà nền sản xuất xã hội đạt được.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện thông qua trình độ phát

triển của tư liệu sản xuất (kỹ thuật công nghệ thủ công, cơ khí hoá, tự động

hoá), trình độ phân công lao động xã hội; kết cấu hạ tầng kỹ thuật của sản

xuất; số lượng, chất lượng NNL. Sự phát triển của quan hệ sản xuất thể hiện ở

những hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, hình thức tổ chức SXKD.

Theo giác độ kết quả của hoạt động kinh tế, trình độ phát triển kinh tế

biểu hiện thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế

được hiểu là sự tăng lên về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ

trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) thể hiện thông qua sự gia

tăng của GDP, GNP hoặc GDP/người, GNP/người.

Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế -

xã hội trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô

sản lượng (tăng trưởng kinh tế) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội ở từng

Page 56: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

50

quốc gia, được biểu hiện là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn

ở quốc gia đó.

Việc thu hút, sử dụng và phát huy vai trò của FDI trên địa bàn tỉnh

không những phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia nói

chung thể hiện ở mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng,

chất lượng cung cấp dịch vụ và tính cạnh tranh của thị trường, mà còn đặc

biệt là chịu ảnh hưởng lớn từ trình độ phát triển kinh tế của địa phương nói

riêng. Trình độ quản lý vĩ mô kém có thể dẫn tới mất ổn định kinh tế vĩ mô

như lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nạn

tham nhũng trở thành phổ biến... đây là những nguyên nhân tiềm ẩn cho các

cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và làm tăng mức độ rủi ro cho hoạt động

đầu tư, do đó có tác dụng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Mặc dù cùng nằm trong môi trường vĩ mô chung của quốc gia, song trên

địa bàn của từng địa phương cấp tỉnh lại có những khả năng khác nhau về thu

hút, sử dụng và phát huy vai trò của FDI. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và

dịch vụ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm những chi phí phát sinh

trong hoạt động đầu tư. Trong những năm gần đây, nhiều địa phương của Việt

Nam đã chú trọng đến đầu tư phát triển cả về cơ sở hạ tầng cứng (giao thông

vận tải, sân bay, cảng, viễn thông...) và cơ sở hạ tầng mềm (chất lượng các

dịch vụ về lao động, tài chính, công nghệ...) thông qua các dự án ODA và vay

nợ nước ngoài. Tuy nhiên, do những hạn chế về nguồn tài chính và trình độ

xuất phát thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng nước ta mặc dù đã có bước phát triển

quan trọng nhưng chưa thể phát triển đồng đều mà vẫn thường tập trung ở

một số vùng, những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Do vậy, các địa

phương, tỉnh thành xa các trung tâm lớn, nơi hệ thống kết cấu hạ tầng chưa

phát triển đồng bộ, thuận tiện, vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khó thu

hút vốn FDI, từ đó khó có thể hy vọng sử dụng tác động của FDI để đẩy

nhanh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thị trường của nước chủ nhà có tính cạnh tranh cao thì sẽ giảm được các

rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài, vì các nhà đầu tư nước ngoài tự do lựa

Page 57: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

51

chọn các lĩnh vực đầu tư mà không bị chi phối bởi tính độc quyền của thị

trường. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mạnh giữa FDI và quy mô

cũng như tốc độ phát triển thị trường…

Hiện nay, chúng ta vẫn thừa nhận rằng nền kinh tế nước ta đang ở trình

độ phát triển thấp, nhân tố hấp dẫn trong thu hút đầu tư là nguồn tài nguyên

thiên nhiên dồi dào và tiền lương trả cho lao động Việt Nam rẻ, lợi thế này sẽ

mất dần trong tương lai khi nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm dần và khi

trình độ lực lượng sản xuất phát triển. FDI vào nước ta trong thời gian qua

mới tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất thu hút nhiều lao động có tay

nghề thấp với công nghệ chủ yếu ở mức trung bình và lạc hậu. Để thực hiện

thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới chúng ta cần

không ngừng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đổi mới đào tạo nhân lực, cải

cách thể chế nhằm từng bước tạo thuận lợi thu hút các dự án FDI vào các

ngành công nghệ cao.

2.2.3.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Đặc điểm văn hoá - xã hội bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập

quán, trình độ dân trí, tinh thần dân tộc, thị hiếu,... các nhân tố này ảnh hưởng

trực tiếp đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngôn ngữ là một trong những

khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài, sự khác nhau về ngôn ngữ làm khó

khăn trong công tác kinh doanh, dễ gây ra sự hiểu nhầm dẫn đến kinh doanh

kém hiệu quả. Tín ngưỡng tác động mạnh đến quan niệm sống của người dân

về các giá trị cá nhân và xã hội, từ đó ảnh hưởng đến thái độ của nhà đầu tư

như thói quen tiêu dùng và thuần phong mỹ tục có ảnh hưởng đến quy mô thị

trường. Mỗi tôn giáo có cái nhìn rất khác nhau về chuẩn mực xã hội, những

người theo đạo Hồi thường không thích nhìn thấy hình ảnh của người phụ nữ

với trang phục quyến rũ, trong khi đó ở các nước phương Tây thì hoàn toàn

ngược lại họ dùng vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ để quảng cáo cho sản

phẩm của mình. Phong tục tập quán của từng địa phương cấp tỉnh của nước

tiếp nhận đầu tư có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh của các

nhà đầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Bởi lẽ, phong tục tập quán là nhân tố

Page 58: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

52

tinh thần đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ dễ dàng hoà nhập vào cuộc

sống cộng đồng nước sở tại hay không là phụ thuộc vào phong tục tập quán

của nước chủ nhà. Mặt khác, sản phẩm của họ cũng phải tính đến vấn đề có

được thị trường chấp nhận hay không từ đó sẽ có những thay đổi trong chiến

lược kinh doanh của mình.

Trình độ dân trí là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến

hoạt động SXKD của các nhà đầu tư nước ngoài. Trình độ dân trí cao hay

thấp sẽ tác động trực tiếp đến NNL mà đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật

có tay nghề cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào. Nhà

đầu tư nước ngoài bao giờ cũng tính đến NNL của nước tiếp nhận đầu tư có

đáp ứng được yêu cầu SXKD của họ hay không. Nhóm nhân tố này tạo ra sức

hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trình độ dân trí thấp đã

trở thành lực cản cho sự phát triển của xã hội, hạn chế khả năng mở rộng kinh

doanh của DN. Những tập quán sản xuất manh mún nhỏ lẻ với tâm lý tiểu

nông đã và đang cản trở sự hình thành tác phong công nghiệp cho nguồn lao

động nước ta, gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động quản lý vi mô ở các DN

nói chung và các DN FDI nói riêng. Vì vậy, để thu hút ngày càng nhiều nguồn

vốn nước ngoài trong đó đặc biệt là nguồn vốn FDI và phát huy tác động tích

cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các địa phương

cấp tỉnh cần phải không ngừng nâng cao dân trí, xoá bỏ những tập quán sản

xuất lạc hậu, thúc đẩy sự hình thành đội ngũ người lao động có chuyên môn

và có kỷ luật lao động cao.

2.2.3.4. Cơ chế chính sách của tỉnh về thu hút, sử dụng đầu tư trực

tiếp nước ngoài

Các hoạt động FDI không những chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính

sách của nước chủ nhà quy định về lĩnh vực đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tiền tệ, thương mại... mà còn phụ

thuộc rất lớn vào việc triển khai thực hiện những cơ chế chính sách đó tại địa

phương, trong đó có cấp tỉnh. Tính hợp lý của các chính sách này, đặc biệt

thông qua triển khai thực hiện gắn với sự năng động sáng tạo của địa phương

Page 59: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

53

cấp tỉnh sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư

nước ngoài, do đó sẽ có tác dụng trực tiếp đến các DN FDI. Tính minh bạch

và bình đẳng của những chính sách và hệ thống pháp luật là nhân tố hấp dẫn

đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó chính sách ưu đãi đầu tư là công cụ

nhằm thu hút FDI hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển

nhất định. Chính sách ưu đãi đầu tư tác động trực tiếp đến việc khai thác, phát

huy các nguồn lực bên trong và thu hút các nguồn lực bên ngoài. Mặt khác,

chính sách ưu đãi đầu tư còn tác động đến sự phân bổ các nguồn lực một cách

đúng hướng và đạt hiệu quả cao.

Việc xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư chủ yếu là công việc của Chính

phủ. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng

trong việc thực thi và vận dụng sáng tạo, bằng cơ chế chính sách riêng trong

khuôn khổ cho phép. Vấn đề là ưu đãi phải cụ thể, thiết thực, có tính khả thi,

đặc biệt là phải nhất quán và có xu hướng mở rộng theo hướng đồng bộ cho

hoạt động FDI nói riêng cũng như cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung.

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN

CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI Ở MỘT SỐ TỈNH

TRONG NƯỚC VÀ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

2.3.1. Kinh nghiệm một số tỉnh trong nước

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh với lợi thế về vị trí địa lý có khả năng liên kết vùng và

khu vực thuận lợi, có nguồn nhân lực chất lượng. Để tăng cường tác động tích

cực của FDI trước hết lãnh đạo tỉnh đã chú trọng tạo nên một môi trường hấp

dẫn để thu hút FDI, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có uy tín, công nghệ

cao như FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc...Tính đến hết năm 2011, đã có 339 đơn

vị FDI trong đó 322 dự án FDI và 17 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng

vốn đầu tư đăng ký là 3,9 tỷ USD. Năm 2013, toàn tỉnh cấp mới giấy chứng

nhận đầu tư cho 95 DN, chi nhánh, văn phòng đại diện có vốn đầu tư nước

ngoài; cấp điều chỉnh tăng vốn 32 lượt dự án, nâng tổng vốn đầu tư đăng ký

Page 60: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

54

sau điều chỉnh 1.592,73 triệu USD; Cấp giấy chứng nhận nhà đầu tư mới 31

dự án và thực hiện xác nhận đầu tư 27 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu

tư đăng ký 4.2525 tỷ đồng; Cấp giấy chứng nhận đăng ký 604 DN, 36 chi

nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn đăng ký 2.538,5 tỷ đồng. Luỹ kế đến

nay, trên địa bàn có 459 đơn vị đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực, tổng

vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh 5.958 triệu USD;

Cho đến nay, đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia danh tiếng thế giới đầu tư

vào tỉnh Bắc Ninh như: Tập đoàn Samsung với Dự án “Khu tổ hợp công nghệ

Samsung” tại KCN Yên Phong với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD, Tập đoàn

Nokia với Dự án Nhà máy sản xuất điện thoại di động tại KCN VISIP với tổng

vốn đầu tư 302 triệu USD, Tập đoàn Canon với 2 dự án đầu tư sản xuất máy in,

linh kiện điện tử tại KCN Tiên Sơn và KCN Quế Võ với tổng vốn đầu tư 130

triệu USD… Đặc biệt với riêng mặt hàng điện thoại di động, Bắc Ninh hiện

được biết đến như “Thánh địa sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế

giới”. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng đem lại một diện

mạo mới cho nên kinh tế của tỉnh, góp phần hình thành một số ngành công

nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, phát

triển cơ sở hạ tầng…, góp phần tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm và

chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh với mục tiêu đưa Bắc Ninh liên kết với

Hà Nội trở thành một trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp điện tử, công

nghiệp phụ trợ và công nghiệp công nghệ cao.

Khu vực kinh tế có vốn FDI cũng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu giá

trị sản xuất của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) khu vực FDI:

Giai đoạn 2001-2005: đạt 5.184 tỷ đồng (giá cố định), chiếm 23,6 % tổng

GTSXCN toàn tỉnh; Giai đoạn 2006-2010: đạt 43.681 tỷ đồng, chiếm 46,2 %

tổng GTSXCN toàn tỉnh. Giá trị sản xuất khu vực FDI tăng với tốc độ nhanh

qua các năm: Năm 2001 đạt 842 tỷ đồng (giá cố định), năm 2005 đạt 1.462 tỷ

đồng và năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng (chiếm 62% GTSXCN toàn tỉnh năm

2010); 9 tháng đầu năm 2011, GTSXCN FDI đạt 32.004 tỷ đồng (chiếm

72,9%). Xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh

Page 61: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

55

và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của

Bắc Ninh. Giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI đạt 54,85

triệu USD, chiếm 18,9% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh; Giai đoạn 2006 -

2010, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI đạt 2.281 triệu USD, chiếm 51,67%

kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh; 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu

đạt 2.761 triệu USD, chiếm 97,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013 kim

ngạch xuất khẩu của DN có vốn đầu tư nước ngoài ước 22.882 triệu USD.

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong kim ngạch xuất khẩu

của cả tỉnh đã tăng với tốc độ cao, từ 0,2% vào năm 2001 lên 38,4% vào năm

2005, năm 2010 đạt 66,8%, năm 2013 - 99,3%.

Đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn

thu ngân sách của tỉnh. Nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 259

tỷ đồng thời kỳ 2001-2005, chiếm 8% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; Giai đoạn

2006-2010, nộp ngân sách khu vực FDI đạt 1.565 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng

thu ngân sách toàn tỉnh. Số nộp ngân sách khu vực FDI tăng nhanh qua từng

năm: Năm 2001, khu vực FDI nộp ngân sách 47.03 tỷ đồng, năm 2006 tăng

lên 150 tỷ đồng và năm 2010 đạt 521 tỷ đồng.

Khu vực đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập

cho người lao động. Năm 2006, DN FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao

động, chiếm 12% tổng số lao động trong các DN toàn tỉnh. Đến năm 2010, số

lượng người lao động làm việc cho các DN FDI đã tăng lên 36.800 người,

chiếm 30,9% tổng số lao động trong các DN toàn tỉnh [94].

Bên cạnh đó, Chính quyền Tỉnh cũng chủ động thực hiện các biện pháp

hạn chế tác động tiêu cực của FDI. Những dự án FDI không đạt hiệu quả

mong muốn như các dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã

bị thu hồi giấy phép đầu tư. Nếu xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả

đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP

của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì

chỉ số của Bắc Ninh vẫn còn chưa cao. Ngoài ra, một số DN FDI còn bộc lộ

một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử

Page 62: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

56

dụng lao động, an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, vay nợ và không

có khả năng thanh toán…Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi

trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã

thực hiện, đồng thời làm suy giảm hiệu quả thu hút đầu tư đối với các nhà đầu

tư nước ngoài chưa vào tỉnh.

Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện quy hoạch, cải thiện môi trường

đầu tư. Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện đầy đủ những chính sách ưu

đãi đầu tư vào các KCN tập trung và ngoài KCN theo quy định hiện hành,

thường xuyên tổ chức gặp mặt đối thoại cùng tháo gỡ khó khăn với các DN

FDI. Ngoài ra, việc quy hoạch các KCN tập trung, khu, CCN vừa và nhỏ được

thực hiện tốt tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng thuận lợi cho nhà đầu tư.

Trong quá trình thụ lý hồ sơ dự án đề nghị cấp Giấy CNĐT, các ngành

chức năng như: Sở Kế hoạch-Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh luôn tuân

thủ, quy trình thủ tục cấp giấy CNĐT theo quy định nhằm rút ngắn thời gian

thụ lý hồ sơ so với quy định của Nhà nước. Thực hiện chức năng kiểm tra,

giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án, Sở Kế hoạch - Đầu tư,

Ban quản lý các KCN tỉnh đã tổ chức rà soát, phân loại các dự án có vốn FDI

trên địa bàn tỉnh chậm triển khai và không có khả năng thực hiện báo cáo Bộ

Kế hoạch - Đầu tư và UBND tỉnh Bắc Ninh. Chủ động phát hiện và giải quyết

các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực lao động, môi

trường, đất đai…

Để tăng cường thu hút FDI và quản lý tốt những dự án FDI đã và đang

hoạt động, Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị sẵn sàng mặt

bằng sản xuất thông qua việc hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư hạ

tầng KCN tập trung, các CCN nhỏ. Ưu tiên các dự án công nghiệp sạch, công

nghệ cao, thân thiện với môi trường và đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây

dựng-kinh doanh-chuyển giao(BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh

doanh (BTO), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT)… đối với các lĩnh vực

giao thông, y tế, bảo vệ môi trường. Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư, chính

Page 63: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

57

sách khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ và quy định của tỉnh.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư theo hướng ngày

càng thông thoáng, minh bạch. Đặc biệt, hạn chế các dự án đầu tư vào khu

vực phi sản xuất, khai thác không gắn với chế biến. Không cấp giấy CNĐT

đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công

nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ triển

khai dự án như: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nhà ở cho người lao

động…Thực hiện đề án NNL chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng

của các DN FDI. Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu đổi mới

phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối

tác tiềm năng, bảo đảm tính thống nhất, liên vùng, liên ngành và mang tính

chuyên đề…

Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai các hoạt động

về công tác xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài như: Môi trường đầu tư - kinh

doanh luôn được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn

các nhà đầu tư, được thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp

tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63 tỉnh năm 2010; Thực hiện tốt cơ chế “một

cửa” trong cấp giấy CNĐT tại Sở Kế hoạch-Đầu tư, Ban quản lý các KCN

tỉnh. Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên

quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự

án; thực hiện biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư, thường xuyên

điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch,

thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện

đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tác hại

về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế…

2.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với điện tích 1.662

km2, là một trong bảy tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp

giáp với sáu tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng,

Page 64: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

58

Hưng Yên. Trong 7 năm trở lại đây, kinh tế Hải Dương đạt tốc độ tăng trưởng

khá cao, bốn năm liền tăng trưởng liên tục (hơn 10%), cao nhất 2007 tăng

11,5%, năm 2009 giảm xuống còn 6,0% do chịu tác động của cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008, song nhờ có giải pháp và

chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong việc kích cầu đầu tư và các

DN…vì vậy cùng với kinh tế cả nước, kinh tế Hải Dương đã khôi phục nhanh

chóng, năm 2010 tăng 10,1%. Năm 2011 tăng 9,3%, tuy không đạt mục tiêu

so với kế hoạch nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Quy mô tổng sản

phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011đạt 39.028 tỷ đồng, tăng 2,92 lần so với năm

2005 (13.334 tỷ đồng). Trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 8.986 tỷ

đồng; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 17.811 tỷ đồng; khu vực dịch vụ đạt

12.231 tỷ đồng. Tốc độ trung bình của khu vực công nghiệp và xây dựng giai

đoạn 2006-2010 tăng 11,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến

bộ, tuy không nhanh nhưng bền vững, phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐH

trong tỉnh. Năm 2005 cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 27,1%; công

nghiệp, xây dựng là 43,6%; dịch vụ là 29,3%, đến năm 2011 cơ cấu ngành

tương ứng là 23.0%; 45,6%; 31,4%. Những thành tựu phát triển kinh tế của

Hải Dương có sự đóng góp không nhỏ của việc thu hút, sử dụng FDI.

Theo số liệu của Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Hải Dương, tính đến hết ngày

31/3/2013, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 247 dự án đầu tư nước ngoài đến

từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.693,7 triệu

USD; tổng vốn đầu tư thực hiện của các DN FDI đạt 2.505,9 triệu USD.

Điểm nổi bật của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương, đó

là mặc dù sản xuất, kinh doanh của các DN nói chung vẫn gặp nhiều khó

khăn, nhưng trong số 247 dự án FDI được cấp giấy CNĐT còn hiệu lực trên

địa bàn, có tới 192 DN đã đi vào hoạt động. Doanh thu trong quý I/2013 của

các DN FDI ước đạt 700 triệu USD, tăng 19,6 % so với cùng kỳ năm 2012;

trong đó doanh thu xuất khẩu ước đạt 600 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng

kỳ 2012. Đây là một kết quả tích cực. Cũng nhờ hoạt động SXKD tiếp tục

tăng trưởng, nên trong quý I, khu vực kinh tế này đã thực hiện nghĩa vụ thuế

Page 65: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

59

và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đạt 20 triệu USD; đảm bảo việc

làm cho 110.300 người lao động. Với kết quả này, dự kiến cả năm 2013 Hải

Dương sẽ thu hút thêm được 250 triệu USD vốn đầu tư; vốn đầu tư thực hiện

ước đạt 250 triệu USD; doanh thu ước đạt 2.900 triệu USD và nộp ngân sách

đạt khoảng 100 triệu USD.

Trong cơ cấu đầu tư, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu

vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 200 dự án, với các ngành nghề

tiêu biểu như sản xuất các sản phẩm điện và điện tử, lắp ráp ô tô, sản xuất xi

măng, sắt thép, gia công hàng dệt may, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính

xác... Khu vực dịch vụ có 21 dự án tập trung vào giao thông vận tải, kinh

doanh khách sạn, siêu thị... Khu vực nông nghiệp có số dự án thấp nhất do

nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng

của thời tiết, khó khăn khi thu mua nguyên liệu đầu vào [95].

Nhìn chung, thời gian qua, khu vực FDI đã góp phần tạo ra năng lực sản

xuất mới, hình thành các ngành nghề mới, công nghệ sản xuất, quản lý mới và

các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, góp phần

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Dương theo hướng CNH, HĐH,

tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở

dạng tiềm năng như đất đai, nhà xưởng, NNL.

Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI,

tỉnh Hải Dương đã cố gắng xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng như

giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông; các ngành công nghiệp phụ trợ

và hạ tầng xã hội, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các DN. Bố trí, sắp xếp

dự án theo quy hoạch về đất đai cũng như quy hoạch ngành; trong quá trình lập

quy hoạch các KCN, CCN đã từng bước chú ý các vấn đề về môi trường, cấp

thoát nước..., cải thiện môi trường đầu tư tại các khu vực thị trấn, huyện thị và

nông thôn. Tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư để sớm lấp đầy các KCN, CCN đã

được quy hoạch chi tiết. Ngoài các KCN, CCN đã nằm trong quy hoạch, thì

chưa quy hoạch phát triển thêm các KCN, CCN mới. Khi tỷ lệ lấp đầy chung

Page 66: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

60

đạt từ 70% trở lên mới nghiên cứu để bổ sung thêm. Khuyến khích các DN xây

dựng nhà xưởng 2-3 tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thu hút và phát triển các ngành

công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao

công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng để tiến tới sản

xuất hoàn chỉnh một số thiết bị, sản phẩm công nghiệp với công nghệ cao tại

địa phương, tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng

kinh tế, xã hội.

Thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, trách nhiệm

công vụ của cán bộ công chức trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, đất đai,

xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động, môi trường…, nhằm loại bỏ phiền hà,

tạo điều kiện thời gian nhanh nhất cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án.

Quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong hoạt động sản

xuất, kinh doanh, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và

DN, tạo dựng và củng cố lòng tin để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm sản

xuất kinh doanh tại Hải Dương.

Tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh đào tạo NNL, đặc biệt NNL chất lượng cao

đáp ứng nhu cầu của DN và xã hội. Phát triển các cơ sở, trang thiết bị và dịch

vụ y tế tiên tiến hiện đại, đáo ứng nhu cầu đa dạng của người dân và DN FDI.

Chuẩn bị tốt các điều kiện xã hội như dịch vụ khách sạn, nhà hàng; vui chơi

giải trí v.v..., để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư và người lao động làm

việc trong các KCN, CCN. Đồng thời, quan tâm giải quyết tốt vấn đề đời

sống nhân dân vùng giao đất để làm KCN, CCN.

Bên cạnh đó đã từng bước tạo môi trường thuận lợi cho các loại hình

dịch vụ như tài chính, thị trường vốn, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn,

kiểm toán, xúc tiến thương mại. Hình thành và từng bước mở rộng thị trường

vốn trên địa bàn; đẩy mạnh các hoạt động tài chính, ngân hàng và các tổ chức

tín dụng phi ngân hàng. Tạo môi trường, điều kiện thành lập công ty đầu tư tài

chính, tham gia thị trường chứng khoán; khuyến khích, hỗ trợ các doanh

Page 67: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

61

nghiệp phát hành trái phiếu công ty; phát triển các loại hình tín dụng phù hợp

với từng ngành, từng lĩnh vực.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Trong giai đoạn 2001- 2005 Hưng Yên đã đạt được những thành tựu

đáng kể về phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế GDP bình quân

12,28%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2005: Nông nghiệp 30,5%; Công nghiệp,

xây dựng 38%; Dịch vụ 31,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 550 USD.

Công nghiệp phát triển nhanh. Giá trị sản xuất tăng bình quân 26,7%/năm.

Năm 2005, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng cao. Giá trị sản xuất

công nghiệp ước 7.700 tỷ đồng, đạt 100,9% kế hoạch, tăng 30% so cùng kỳ.

Xuất khẩu tiếp tục tăng, kim ngạch xuất khẩu đạt 210,4 triệu USD vượt kế

hoạch 0,2%, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Đóng góp vào kết quả trên có phần

đáng kể của các DN FDI.

Cho đến nay, Hưng Yên đã tiếp nhận 410 dự án đầu tư với tổng số vốn

đăng ký 1.223 triệu USD, trong đó có 160 dự án (chiếm 39% tổng số dự án)

đã đi vào hoạt động. Các dự án đầu tư nước ngoài có số lượng là 56 (chiếm

13,66% tổng số dự án) với tổng số vốn đăng ký 225,8 triệu USD (18,46%

tổng vốn đầu tư) trong năm 2005 đã đóng góp vào GTSXCN của tỉnh 2.846 tỷ

đồng (36,96% tổng GTSXCN), kim ngạch xuất khẩu đạt 98,6 triệu USD

(46,86% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh)[32]. Những kết quả tích cực của các

DN FDI kể trên xuất phát từ những nguyên nhân: có trình độ công nghệ và

kinh nghiệm quản lý tiên tiến, có những chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp

với thị hiếu người tiêu dùng, tăng cường năng lực cạnh tranh, cải tiến mẫu

mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ được mở rộng; nhiều

sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước như:

xe máy, quần áo may sẵn, thép xây dựng, thức ăn gia súc ...

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI, Hưng Yên đã chủ trương đặc biệt

khuyến khích đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại, có

khả năng thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển; các dự án sớm có hiệu quả

và đóng góp nhiều cho ngân sách; các dự án nuôi trồng, chế biến nông sản thực

Page 68: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

62

phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương; các dự án giải quyết nhiều lao động tại

chỗ. Tập trung khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động vào khu vực

các huyện phía Nam như các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Cho

phép các dự án FDI được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư ở mức tối đa theo

các quy định của Chính phủ. Thủ tục cấp ưu đãi đầu tư đơn giản, nhanh chóng.

Đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo phương hướng phát triển

kinh tế của tỉnh, có thể được tỉnh cho phép hưởng thêm các ưu đãi như: hỗ trợ

một phần kinh phí đào tạo nghề; hỗ trợ một phần kinh phí đền bù, làm hạ

tầng,...; tăng thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất [96].

Các chính sách thúc đẩy thu hút FDI vào phát triển công nghiệp đã và

đang được thực hiện bao gồm:

Một là, về chính sách đất đai, tạo mặt bằng SXKD. Tỉnh đã giành các vị

trí thuận lợi nhất để quy hoạch các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng SXKD. Các thủ tục thuê đất

được rút gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, Ban quản lý các KCN của tỉnh là cơ quan đầu mối tiếp nhận và

quản lý các dự án đầu tư vào các KCN hoạt động theo quy chế KCN tập

trung, Sở Kế hoạch-Đầu tư có chức năng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh

thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoài KCN, phối

hợp với các sở, ngành chức năng khác như Sở Xây dựng và các sở quản lý

các ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư xin thuê đất

của DN; phối hợp cùng Sở Tài nguyên môi trường trong việc thực hiện các

thủ tục cho DN thuê đất tạo mặt bằng SXKD một cách thuận lợi nhất.

Hai là, về chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ. Để hỗ trợ

doanh nghiệp về đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh

tế tham gia đầu tư cho các dự án dạy nghề. Các dự án dạy nghề đã được đặc

biệt khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt như: mặt bằng, tín

dụng, thủ tục…Các trường, các trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng

được đầu tư xây dựng mới và mở rộng, năng cao chất lượng đào tạo.

Page 69: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

63

Ba là, về chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại. Các thông tin

về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách,

pháp luật của Nhà nước đều được công khai hóa, doanh nghiệp và công dân

có thể dễ dàng tiếp cận. Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Thương mại

đã được thành lập và đang triển khai hoạt động, hệ thống thông tin về doanh

nghiệp trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện và sẵn sàng cung cấp theo yêu

cầu của các tổ chức, cá nhân.

Bốn là, thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Trong tiếp nhận dự án đầu

tư, khi biết được các nhà đầu tư muốn đầu tư vào những địa phương có môi

trường đầu tư thuận lợi, tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phải tinh

giản các thủ tục hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ những ngày

đầu tái lập tỉnh. Giao cho Sở Kế hoạch-Đầu tư là đầu mối duy nhất tiếp nhận

dự án đầu tư ngoài nước, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các

vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, theo dõi

xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của DN, kịp thời đề xuất với

UBND tỉnh quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền. Rút ngắn thời gian

thẩm định cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo các địa phương làm

tốt công tác giải phóng mặt bằng, nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân lợi dụng

việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của DN.

Hàng năm tỉnh đều tổ chức các buổi tiếp xúc giữa các DN và các đồng

chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để động viên cổ vũ các DN làm ăn có hiệu quả,

thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, kịp thời khen thưởng, tuyên

dương các gương tốt đồng thời lắng nghe phản ánh, đề xuất của DN. Về phía

DN qua các buổi tiếp xúc, các DN có cơ hội trao đổi thông tin, tạo quan hệ

hợp tác và học tập kinh nghiệm của nhau. Các kiến nghị của DN đều được các

cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Công tác kiểm tra

hoạt động của các DN sau đăng ký kinh doanh thực hiện thường xuyên, chấn

chỉnh kịp thời những DN chấp hành chưa nghiêm các quy định của Luật

Doanh nghiệp.

Page 70: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

64

2.3.2. Kinh nghiệm nước ngoài

2.3.2.1. Kinh nghiệm Trung Quốc

Trong gần 30 năm thực hiện đường lối cải cách và mở cửa, đến nay

nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, trở thành nền

kinh tế lớn thứ hai thế giới, một phần nhờ vào thu hút và sử dụng FDI.

Năm 2013 GDP của Trung Quốc tính theo tỷ giá hối đoại chính thức đạt

mức kỷ lục là 8.939 tỷ USD. Kinh tế FDI ngày càng có nhiều đóng góp

vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, góp phần nâng cao vị thế quốc tế

của ngành chế tạo Trung Quốc, thúc đẩy tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ

cũng như cải thiện việc quản lý kinh doanh của các DN Trung Quốc, mở

rộng phạm vi việc làm cho người lao động, thúc đẩy mở cửa đối ngoại,

đẩy nhanh nhịp độ thị trường hoá, phát huy vai trò tích cực trong việc

thiết lập và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN.

Trong những năm qua, quy mô đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc đã

không ngừng tăng lên, kết cấu thu hút vốn ngoại không ngừng được cải thiện,

trình độ đầu tư không ngừng được nâng cao. Từ ngày 1 tháng 7 năm 1979, Bộ

luật Đầu tư hợp tác quốc tế của Trung Quốc được ban hành tạo cơ sở pháp lý

cho thu hút, sử dụng và phát huy hiệu quả tác động của FDI ban đầu cho một

số địa phương như Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Sáu Đầu và mở rộng dần

ra đối với các địa phương khác theo những trọng tâm, trọng điểm trong từng

giai đoạn phát triển.

Để khuyến khích kinh tế FDI ở miền Trung và miền Tây, Trung Quốc đã

quyết định cho phép các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các khu tự trị được phê

chuẩn các dự án nước ngoài với tổng đầu tư lên tới 30 triệu USD (mức cũ là

10 triệu USD); cho phép giảm thuế thu nhập từ mức 33% xuống còn 15% -

ngang bằng mức thuế dành cho các doanh nghiệp ở các đặc khu kinh tế.

Nhờ quy định khuyến khích đầu tư được ban hành và thủ tục thẩm định

liên doanh được đơn giản hoá dần dần,... nên tổng số vốn FDI (vốn thực hiện)

vào Trung Quốc không ngừng tăng nhanh. Vốn FDI đăng ký giữa thập kỷ 80

đến năm 1990 tăng bình quân 46%/ năm, đặc biệt trong 3 năm 1991 - 1993 đạt

Page 71: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

65

tốc độ tăng trưởng cao nhất, với tổng số là 182.593 triệu USD. Từ năm 1993

đến nay, khối lượng thu hút vốn FDI của Trung Quốc không ngừng tăng lên.

Nếu như vào năm 1998, số vốn FDI luỹ kế thực sự đầu tư vào Trung Quốc xấp

xỉ 225 tỷ USD, thì đến cuối năm 2012 đã đạt mức 1.344 tỷ USD [81, 102].

Để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, chính phủ Trung Quốc đưa ra một

loạt các chính sách và cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư như thực hiện

miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất nhập

khẩu và đưa ra một loạt danh mục các ngành dành cho FDI, giảm thuế thu

nhập cho các công ty nước ngoài đầu tư ở những khu vực nội địa kém phát

triển, mở cửa dần cho FDI vào các lĩnh vực viễn thông, bảo hiểm, cấm hoàn

toàn các hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí không hợp pháp, áp đặt thuế

và xử phạt vô cớ...

Sau khi gia nhập WTO, cùng với những cải cách phù hợp, nhanh nhạy

của Chính phủ, Trung Quốc đã được hầu hết các nhà FDI lựa chọn làm địa

điểm đầu tư lý tưởng, một thị trường đầy triển vọng với những lợi thế như kết

cấu hạ tầng tương đối toàn diện mà chi phí lại rẻ, trình độ văn hoá của đội ngũ

nhân công cao, chi phí lao động thấp, cơ chế chính sách thông thoáng, cởi mở,

có các ngành công nghiệp hỗ trợ....

Trong những năm qua Trung Quốc đã áp dụng chính sách mở rộng các

lĩnh vực đầu tư của vốn nước ngoài, đa lĩnh vực hoá loại hình DN FDI ở

Trung Quốc, coi đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược nâng cao

chất lượng sử dụng vốn FDI, cải thiện kết cấu sử dụng nguồn vốn này.

Trung Quốc thúc đẩy từng bước việc mở cửa đối ngoại trong lĩnh vực

thương mại và các dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, điện tử, mậu

dịch đối ngoại, mậu dịch đối nội, du lịch v.v..., hoàn thiện kết cấu của các

ngành nghề do thương gia nước ngoài và khu vực đầu tư, khuyến khích vốn

ngoại đầu tư vào nông nghiệp, các ngành kỹ thuật công nghệ cao và mới, các

ngành công nghiệp cơ sở, kết cấu hạ tầng, ngành bảo vệ môi trường, ngành

xuất khẩu thu ngoại tệ; cải thiện dần bố cục các khu vực đầu tư của thương

gia nước ngoài và khu vực, hướng dẫn thương gia nước ngoài và khu vực đầu

Page 72: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

66

tư vào khu vực miền Trung và miền Tây, đặc biệt là đầu tư vào các dự án

được nhà nước khuyến khích như dự án kết cấu hạ tầng, dự án bảo vệ môi

trường như nông nghiệp sinh thái, sử dụng tổng hợp nguồn nước, v.v... và dự

án kỹ thuật cao và mới ở miền Trung và miền Tây.

Nếu việc mở rộng các lĩnh vực đầu tư của DN FDI của Trung Quốc

trong những năm 80 chủ yếu tập trung vào các dự án công nghiệp gia công

hoặc kết cấu hạ tầng, thì đến cuối những năm 90, Trung Quốc đã nới lỏng

những hạn chế về các lĩnh vực được nhận FDI. Trong nửa đầu thập kỷ 90, vốn

FDI vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 50%), nhưng

đến những năm cuối thập kỷ 90, vốn FDI vào các ngành dịch vụ như bất động

sản, bảo hiểm, tư vấn tài chính, thông tin đã tăng lên đáng kể. Sau khi thoả

thuận hợp tác thương mại Trung - Mỹ được ký kết, Trung Quốc cam kết cho

phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, tài

chính, tiền tệ, bưu chính viễn thông v.v... , đây là những lĩnh vực mà nhiều

nước thường xuyên áp đặt những ràng buộc lớn hơn so với các lĩnh vực khác

nhằm hạn chế FDI. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã nới lỏng hạn chế về thị

trường thông qua việc loại bỏ dần từng bước hàng rào phi thuế quan dành cho

xuất khẩu, đồng thời đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với

những ngành nghề then chốt cần khuyến khích phát triển.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của các DN FDI trong các lĩnh vực,

Trung Quốc đã đề ra mục tiêu thu hút các TNCs lớn đầu tư vào các dự án sử

dụng kỹ thuật cao. Từ năm 1992, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm

soát việc thành lập các DN 100% vốn nước ngoài và các DN do người nước

ngoài quản lý. Hiện có tới hơn 400 trong số 500 tập đoàn xuyên quốc gia

hàng đầu thế giới đã đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, trong đó có 17 trong số

20 công ty lớn nhất của Nhật Bản, 9 trong số 10 công ty lớn nhất của Đức

cùng các công ty nổi tiếng của Mỹ. Số các công ty lớn còn lại đều trong quá

trình phân tích, đánh giá việc đầu tư vào quốc gia này. Sự gia tăng đầu tư của

các TNCs vào Trung Quốc đã giúp nước này duy trì khu vực FDI có quy mô

lớn và chất lượng cao hơn hẳn so với thập kỷ 80.

Page 73: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

67

Trong thời gian gần đây, việc hướng dẫn phát triển các lĩnh vực đầu tư

của FDI của Chính phủ Trung Quốc cũng vấp phải những thách thức về vấn

đề tăng cường nội địa hoá một số lĩnh vực kinh tế như chế tạo ô tô, máy ảnh

Kodak..., khi các nhà đầu tư FDI thờ ơ với việc áp dụng quy trình công nghệ

mới, mang tính cập nhật.

Để phát triển và sử dụng có hiệu quả FDI, Trung Quốc còn rất chú trọng

đến việc tạo ra cơ hội và động lực cho DN FDI thông qua các chính sách về

ưu tiên đầu tư, tạo lập kết cấu hạ tầng, hoàn thiện luật pháp và cải cách chính

sách tài chính, giá cả.

Trung Quốc đã chú ý hướng nguồn FDI vào từng vùng lãnh thổ thông qua

chính sách ưu tiên phát triển riêng biệt. Trong những năm 80, hướng ưu tiên phát

triển FDI của Trung Quốc tập trung vào các thành phố duyên hải. Từ thập kỷ 90

đến nay, lại hướng ưu tiên vào các thành phố ven sông, ven biên giới và trong

nội địa, nhất là vào miền Tây Trung Quốc. Biện pháp và chính sách chủ yếu mà

Chính phủ Trung Quốc áp dụng là xây dựng kết cấu hạ tầng và mở rộng quyền

quyết định việc nới lỏng đầu tư cho chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ mang lại những tác

động tích cực mà nó còn có rất nhiều mặt trái ảnh hưởng tiêu cực đến nền

kinh tế Trung Quốc, đòi hỏi phải được nghiên cứu và có chính sách khắc

phục. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong hơn ba thập kỷ qua biến

Trung Quốc thành một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất thế

giới. Ở nhiều tỉnh, thành tại Trung Quốc, các vấn đề môi trường và sức khỏe

không được ưu tiên bằng phát triển công nghiệp. Bầu không khí ở nhiều

thành phố bị nhuốm đen bởi khói từ các nhà máy. Hàng trăm triệu người dân

Trung Quốc không thể tiếp cận với nước sạch. Hai vụ nhiễm độc chì gần đây

mà ít nhất 2.000 trẻ em Trung Quốc là nạn nhân chỉ là những trường hợp mới

nhất trong hàng loạt vụ nhiễm độc dường như xảy ra liên tục, chỉ là một

trong nhiều biểu hiện mặt trái của sự bùng nổ kinh tế ở quốc gia này.

Page 74: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

68

2.3.2.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhanh chóng tại Đông

Á. FDI là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hàn

Quốc. Cho tới cuối những năm 50, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia bị tàn phá

nặng nề bởi chiến tranh và là mảnh đất không có sức hấp dẫn đối với các nhà

đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào viện trợ của

nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ. Tiết kiệm trong nước không đáng kể. Năm

1959, tỷ lệ đầu tư trên GDP là dưới 1% và chủ yếu là viện trợ của Mỹ. Tài

nguyên thiên nhiên của Hàn Quốc rất nghèo nàn.

Tháng 1 năm 1960, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu ban hành Luật đầu tư

nước ngoài và các các chính sách khác nhằm thu hút FDI. Từ năm 1962, Hàn

Quốc cho phép FDI vào trong nước tự do miễn là chúng đáp ứng được mục

tiêu của kế hoạch 5 năm. Mọi nguồn FDI vào Hàn Quốc đều được nhà nước

bảo vệ và ủng hộ. Sự tham gia của các DN trong nước dưới dạng liên doanh là

không bắt buộc. Việc thu hút công nghệ nước ngoài cũng được khuyến khích.

Năm 1967, Chính phủ tiến hành sửa đổi luật khuyến khích đầu tư. Năm 1970,

thiết lập khu xuất khẩu tự do đầu tiên ở Masan. Nhờ những nỗ lực trên, FDI

vào Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do lo ngại những tác động

ngược của FDI đối với nền kinh tế, nên Chính phủ khuyến khích các DN liên

doanh hơn là các DN 100% vốn nước ngoài và không chấp nhận các dự án có

đặc trưng sau: gây hỗn loạn cung, cầu trong nước về nguyên liệu thô và sản

phẩm trung gian; có các sản phẩm đang cạnh tranh với các công ty trong nước

trên thị trường nước ngoài; tìm kiếm sự ủng hộ tài chính của các công ty trong

nước; tìm kiếm lợi nhuận chỉ dựa vào việc sử dụng đất.

Năm 1980, Chính phủ sửa lại luật đầu tư theo hướng mở rộng hơn đối

với FDI, cho phép nhà FDI được tham gia vào nhiều lĩnh vực hơn và tỷ lệ vốn

tham gia lớn hơn, cho phép xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động ở

nhiều lĩnh vực trước đây không cho phép. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Hàn Quốc từ năm 1962 -1966 là 47,6 triệu USD; 1967 - 1976:

1.120,9 triệu USD; 1977 - 1986 là 4.323 triệu USD; 1987 - 1991 là 7.967,1

Page 75: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

69

triệu USD và năm 2002 là 1.972 USD chỉ chiếm 0,03% GDP và bằng 1,12%

tổng mức tạo vốn đầu tư của Hàn Quốc trong năm. Tổng vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào Hàn Quốc tính đến hết năm 2013 là 152,3 tỷ USD bằng

12,7% GDP [81, 102].

Thu hút và sử dụng FDI ở Hàn Quốc dựa trên quan điểm tranh thủ ngoại

lực để duy trì mức đầu tư cao cho phát triển kinh tế, từ đó thực hiện định

hướng thu hút FDI từ các nước phát triển vào công nghiệp, nhất là công

nghiệp chế tạo, thúc đẩy việc khai thác và phát triển kỹ thuật, sử dụng và tiếp

thu các kỹ thuật nhập ngoại, tăng sức cạnh tranh quốc tế cho doanh nghiệp.

Họ đã ban hành “Luật xúc tiến khai thác kỹ thuật” nhằm nâng cao năng lực

thu nhận và tiêu hoá kỹ thuật mới, tiên tiến của nước ngoài. Lĩnh vực dịch vụ

cũng thu hút không nhiều FDI vì Chính phủ Hàn Quốc chỉ cho phép các nhà

đầu tư nước ngoài tham gia vào một số hoạt động dịch vụ như: du lịch, tham

gia liên doanh trong hoạt động ngân hàng, thương mại, một số công ty xử lý

số liệu và máy tính, còn các dịch vụ khác không được phép tham gia. Trong

giai đoạn đầu công nghiệp hoá, FDI được phát triển chủ yếu vào các lĩnh vực

thay thế nhập khẩu, sau chuyển sang định hướng xuất khẩu. Từ cuối những

năm 70, FDI chủ yếu được phát triển ở các lĩnh vực điện, điện tử; còn ở

ngành dệt và tơ sợi loại DN này bắt đầu giảm dần.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia yêu cầu mức độ tham gia sở hữu

vốn của nước chủ nhà khá nghiêm ngặt. Mức sở hữu của các công ty nước

ngoài ở Hàn Quốc theo nước đầu tư, được chia thành 4 nhóm: 1) Nhóm sở

hữu thiếu số (ít hơn 50%); 2) Nhóm cùng mức sở hữu (50%); 3) Nhóm sở hữu

đa số (hơn 50%) và 4) Nhóm sở hữu toàn bộ (100%). Tính đến cuối năm

1981, các DN nước ngoài thuộc diện sở hữu 100% chiếm tỷ lệ không lớn

(14,6%). Trong khi đó, đa số các DN nước ngoài là thuộc diện đồng mức sở

hữu hoặc sở hữu thiểu số (73%).

Có thể nói, cho tới tận đầu những năm 80, các chính sách của Chính phủ

Hàn Quốc đối với các xí nghiệp nước ngoài là tương đối khắt khe, đặc biệt là

rất ít cho phép các dự án cạnh tranh với các công ty trong nước. Chính sách

Page 76: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

70

này đã tạo ra một sự bảo hộ cần thiết cho các công ty trong nước trong giai

đoạn đầu của quá trình CNH. Trong những năm gần đây, chính sách thu hút

FDI của Hàn Quốc đã có những thay đổi căn bản theo hướng tự do hoá hoàn

toàn đối với hoạt động của loại DN này. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài được chuyển từ quan điểm điều tiết và kiểm soát sang thúc đẩy và hỗ

trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn thực hiện chính sách tự do hoá thị trường chứng

khoán. Bãi bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong

hoạt động sáp nhập và mua lại các công ty trong nước. Áp dụng chế độ giao

dịch ngoại hối tự do kể từ 1/4/1999. Từng bước thực hiện mở cửa đối với thị

trường đất đai và bất động sản.

Các chính sách FDI của Hàn Quốc những năm gần đây tập trung ưu đãi

theo lĩnh vực, khả năng tạo việc làm, địa bàn đầu tư … Các chính sách FDI tại

Hàn Quốc tương đối khác biệt trên các lĩnh vực, chẳng hạn như ưu đãi về

thuế, trợ cấp, chính sách tài chính, hỗ trợ hành chính và chính sách lao động.

Các dự án FDI có định hướng thị trường khác nhau và do đó mong muốn các

loại ưu đãi khác nhau: dự án nhằm vào thị trường trong nước thì cần ưu đãi

đối với từng mặt hàng như bảo vệ thuế quan; dự án theo định hướng xuất

khẩu cần ưu đãi về miễn thuế. Thực tế thấy rằng các DN theo hướng xuất

khẩu nước ngoài, chi phí hợp lý, đáp ứng tốt hơn các ưu đãi thuế trong khi

những DN nhắm đến thị trường thì lại quan tâm nhiều hơn với các điều kiện

thị trường địa phương. Các công ty đa quốc gia chọn để phân bổ mức vốn cao

hơn cho các nước có mức thuế suất thấp hơn, có thể chứng tỏ rằng tỷ lệ thuế

thấp có hiệu quả cao trong việc thu hút FDI.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trợ cấp, chính sách tài chính và/hoặc hỗ

trợ hành chính cũng có thể là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu

tư nước ngoài. Khu vực ưu đãi hỗ trợ cho các DN nước ngoài, bao gồm cả trợ

cấp cho vốn cố định và việc làm, có tác động tích cực đáng kể trên các lựa

chọn vị trí của các công ty đa quốc gia (MNEs).

Page 77: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

71

Các DN nước ngoài chịu sự điều chỉnh của các chính sách FDI ở Hàn

Quốc tùy theo khả năng tạo việc làm địa phương. Tùy theo số lượng lao động

địa phương được DN nước ngoài sử dụng mà họ sẽ được ưu đãi và chính sách

khuyến khích của Chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng để cung cấp

các ưu đãi rộng hơn cho các DN nước ngoài có quy mô lớn, có liên quan đến

tác động của chúng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Do đó, nếu DN nước ngoài

tạo việc làm nhiều hơn sẽ được đánh giá cao hơn.

Các chính sách FDI ở Hàn Quốc cũng được phân biệt tùy thuộc vào vị

trí, địa điểm thực hiện dự án và đặt nhà máy sản xuất. Các DN nước ngoài tại

các khu vực kém phát triển (thường là các khu vực Chính phủ hỗ trợ) có hài

lòng với chính sách FDI hơn so với những người trong các lĩnh vực phát triển

hơn. Các khu kinh tế đặc biệt được chỉ định của Chính phủ đã thu hút các

công ty sản xuất nước ngoài nhiều hơn. Các DN nước ngoài trong các khu

vực ngoại vi (thường là Chính phủ hỗ trợ) có thể nhận được ưu đãi đáng kể

trong khu vực và có một nhận thức tích cực hơn đối với Chính phủ sở tại.

Các chính sách FDI ở Hàn Quốc là khác nhau đáng kể về định hướng để

xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa của các DN FDI. Doanh nghiệp nước ngoài

theo định hướng xuất khẩu phải đối mặt với cạnh tranh trực tiếp về giá trên thị

trường quốc tế và do đó rất nhạy cảm với các ưu đãi về tài chính và giảm chi

phí sản xuất. Các công ty định hướng xuất khẩu được Chính phủ cấp ưu đãi

cao hơn cho các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi phí, chẳng hạn như

giảm thuế nhập khẩu, miễn thuế, trợ cấp tiền mặt và trợ cấp đào tạo nghề.

Các chính sách về FDI ở Hàn Quốc khác có tính đến trình độ công nghệ.

Các DN nước ngoài trong ngành công nghệ cao được hỗ trợ cao hơn so với

những DN trong những ngành công nghệ thấp. Theo chương trình ưu đãi hiện

hành, các DN nước ngoài mang công nghệ tiên tiến có thể miễn hoàn toàn

thuế thu nhập DN trong bảy năm đầu và giảm 50% trong ba năm tới. Những

công ty này cũng đủ điều kiện để xác định vị trí các cơ sở của họ trong các

cụm công nghiệp dành riêng cho các DN nước ngoài. Nếu chính sách này

Page 78: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

72

cũng có hiệu quả như dự kiến, môi trường đầu tư tại Hàn Quốc sẽ được thuận

lợi hơn cho vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ cao.

2.3.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài trong và ngoài nước

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về thu hút và

sử dụng FDI có thể thấy rõ, muốn phát huy tác động tích cực của FDI trước

hết cần phải có giải pháp tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút được FDI, đặc biệt

là FDI từ các nước phát triển, các TNCs có công nghệ cao, công nghệ hiện

đại. Tuy nhiên, mục tiêu của FDI nhiều khi không đồng nhất với mục tiêu của

quốc gia hay địa phương tiếp nhận FDI. Vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể

FDI luôn tìm mọi cách giảm chi phí, do đó nếu không có tầm nhìn trong

hoạch định chính sách thu hút, sử dụng FDI cùng với quản lý nhà nước hiệu

quả về FDI thì rất khó tránh khỏi những tác động tiêu cực của FDI. Từ đó, đối

với tỉnh Vĩnh Phúc về thu hút, sử dụng FDI có thể tham khảo các bài học kinh

nghiệm bao gồm:

Một là, tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

nói chung đi đôi với tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch. Công tác

quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở xác định kế hoạch đầu tư phát

triển cho từng thời kỳ. Quy hoạch là định hướng dài hạn về thu hút và sử

dụng FDI, trong đó phải thể hiện rõ những định hướng về mục tiêu, phân bổ

và các biện pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của

FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Việc lập quy hoạch

phải dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá những tiềm năng lợi thế trong phát

triển kinh tế - xã hội, dự báo về xu thế của FDI và lộ trình thực hiện việc thu

hút và sử dụng FDI theo hướng hiệu quả.

Hai là, làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, coi đây là yếu

tố quyết định đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh. Trong thực hiện chế độ

sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta nói chung và tại từng địa phương nói

riêng vấn đề lợi ích của các chủ thể có quyền sử dụng đất chưa được quan tâm

nghiên cứu và thực hiện hợp lý, dẫn tới nảy sinh rất nhiều vướng mắc trong

Page 79: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

73

giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư FDI.

Những vướng mắc đó nếu không được giải quyết kịp thời sẽ làm cho thời gian

thực hiện các dự án FDI kéo dài, gia tăng chi phí, làm nản lòng các nhà đầu

tư. Do đó, từng địa phương trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương,

cần có sự sáng tạo và quyết liệt trong giải quyết vấn đề này. Thành công về

thu hút các nhà đầu tư FDI hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào kết quả thực hiện

công tác giải phóng mặt bằng.

Ba là, quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng NNL phù hợp với yêu cầu thu

hút FDI. NNL yếu, đặc biệt là NNL trong những ngành có liên quan đến hoạt

động đầu tư nước ngoài, nếu không đủ trình độ và hiểu biết sẽ trở thành điểm

yếu của địa phương trong xúc tiến kêu gọi đầu tư cũng như đánh giá và phân tích

tính khả thi và hiệu quả của dự án. Bởi vẫn có không ít các nhà đầu tư lợi dụng

sự quản lý yếu kém của cơ quan chức năng để tranh thủ đầu tư bằng các công

nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Bốn là, về cải thiện môi trường đầu tư. Cần xây dựng và hoàn thiện cơ

chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhằm tạo

điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, khắc phục tình trạng đầu tư

tập trung vào những vùng có điều kiện thuận lợi dẫn đến quá tải về hạ tầng xã

hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành chính. Thực hiện

có hiệu quả cơ chế một cửa, một đầu mối cùng với đẩy mạnh chống quan liêu

tham nhũng, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp

quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển

khai thực hiện chính sách thuế, tín dụng, các dịch vụ. Phân định rõ trách nhiệm,

quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản

lý hoặc bỏ trống không được quản lý. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ,

công chức gắn với việc thực hiện công việc cụ thể được giao. Đầu tư xây dựng,

phát triển và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, tranh thủ các nguồn vốn, tập

trung đầu tư từng bước, có trọng điểm đảm bảo cho các công trình có chất

lượng cao.

Page 80: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

74

Năm là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo

hướng trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh cần tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đầu tư

như hội chợ thương mại, triển lãm… để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của địa

phương trên trường quốc tế. Tìm kiếm nhà đầu tư tốt, đặc biệt chú trọng đến

năng lực thực chất của các nhà đầu tư, không tham những dự án phi thực tế,

những chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính. Tỉnh cần chủ động trong việc cử cán

bộ ngoại giao đi kêu gọi đầu tư ở các nước và nên kết hợp với các cơ quan chức

năng của nước đó để có được những thông tin cụ thể về các nhà đầu tư ở lĩnh

vực mà tỉnh cần. Không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, đối với những

dự án có thể gây tác hại đối với môi trường cần xem xét kỹ khi cấp phép và nếu

nhận thấy dự án không tốt địa phương nên từ chối tiếp nhận đầu tư.

Sáu là, cần tăng cường quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về FDI. Cho

đến nay ở nước ta đã hình thành về cơ bản những quy định pháp lý về FDI,

trong đó có các quy định nghiêm ngặt về giảm thiểu tác động tiêu cực của

FDI như tác động tới quan hệ chủ thợ trong các doanh nghiệp FDI, các quy

định về môi trường, chế độ tài chính … Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các tác

động tiêu cực của FDI, đặc biệt về vấn đề gây ô nhiễm môi trường vẫn đang

có xu hướng ngày càng bức xúc. Do đó, để giảm thiểu tác động tiêu cực của

FDI không những cần tới các quy định thể chế, mà quan trọng hơn là việc

thực thi các quy định đó, trong đó vai trò quản lý nhà nước về FDI trên địa

bàn tỉnh là đặc biệt quan trọng. Năng lực thực thi thể chế của tỉnh về thu hút,

sử dụng FDI là yếu tố quyết định đối với hạn chế tác động tiêu cực của FDI

đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Page 81: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

75

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH VĨNH PHÚC

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01-01-1997, là tỉnh thuộc đồng bằng châu

thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội và là một trong 8 tỉnh

thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tổng diện tích tự nhiên 123650,5

ha, dân số 1.014.598 người. Về hành chính Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành ,thị,

137 xã, phường, thị trấn [35, tr.13,14,24].

Về vị trí địa lý, Vĩnh Phúc tiếp giáp với 4 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên

và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông, Nam giáp Hà Nội.

Vĩnh Phúc là tỉnh có địa hình đa dạng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây

Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt là đồng bằng (chiếm 36,56% diện tích tự

nhiên), trung du (19,45%), miền núi (43,98%).

Về khí hậu, Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm

với 4 mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500-1700ml, nhiệt

độ trung bình 23,2oC, độ ẩm trung bình 84-85%.

Về thủy văn, Vĩnh Phúc có hệ thống sông suối, hồ ao khá phong phú. Tài

nguyên nước được cung cấp chủ yếu bởi hai sông chính là sông Hồng và sông

Lô cùng các sông nhỏ như sông Phó Đáy, sông Phan - Cà Lồ và các hồ dự trữ

lớn như hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương, hồ Vân Trục, hồ Liễn Sơn, hồ Đầm Vạc.

Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nguồn nước ngầm tuy không lớn nhưng cũng đủ

cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất hiện tại. Tuy nhiên, nguồn nước của Vĩnh

Phúc phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, do vậy gây không

Page 82: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

76

ít khó khăn cho phát triển công nghiệp ở các vùng trung du và miền núi.

Tài nguyên đất Vĩnh Phúc bao gồm đất nông nghiệp 86.382,26 ha (chiếm

69,86% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp

50.140,5ha (40,55%); đất phi nông nghiệp 35.108,59 ha (28,39%); đất chưa

sử dụng 2.159,2 ha (1,75%) [35, tr.14,15].

Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc có diện tích là 28.312,7 ha, độ che phủ

rừng đạt 22,4%. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81%

[66].

Tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu có

thể phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như sét làm gạch ngói có 10 mỏ

với trữ lượng 51,8 triệu m3; cao lanh có 3 mỏ với trữ lượng khoảng 4 triệu

tấn, ngoài ra là các mỏ Fenspat, Puzolan, cát cuội sỏi xây dựng, đá xây dựng

và đá ốp lát.

Về tài nguyên du lịch, Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh

thắng kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, di tích lịch sử Hai Bà Trưng...

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp ở

Vĩnh Phúc chủ yếu là vị trí địa lý, tài nguyên đất và tài nguyên nước. Đó cũng

là những thuận lợi để thu hút và phát huy tác động tích cực của FDI đến phát

triển công nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kể từ khi tái lập tỉnh, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý có

hiệu quả của chính quyền và nỗ lực to lớn của mọi lớp nhân dân, Vĩnh Phúc đã

đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế -xã hội, tạo nền tảng vững

chắc cho sự phát triển của công nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai.

Những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh

tế đạt mức cao so với trung bình của cả nước. Trong giai đoạn 1997 - 2010,

tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 12,8 lần [32,tr.56;10,tr.54]. Trong giai

đoạn 2011 - 2013, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước tăng trưởng

kinh tế của tỉnh giảm sút nhưng đang có xu hướng hồi phục dần: năm 2012 -

2,52%; năm 2013 - 7,89% [75,76]

Page 83: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

77

Nhờ đó cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ: Tỷ trọng nông

nghiệp trong GDP giảm từ 44,35% năm 1997 xuống còn 21,20% năm 2005 và

10,69% năm 2013; công nghiệp tăng nhanh từ 20,71% năm 1997 lên 52,26%

năm 2005 và 60,39% năm 2013; dịch vụ - 34,94%; 26,55% và 28,92%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu

tăng từ 27.808,4 nghìn USD năm 2000 lên 189.012 nghìn USD năm 2005 và

526.600 nghìn USD năm 2010; tổng giá trị nhập khẩu từ 227.714,3 lên

484.091 nghìn USD năm 2005, 1.606.500 nghìn USD năm 2010 [32, tr.74;

35,tr. 202]. Năm 2013 ước đạt 2.746.000 nghìn USD [76].

Thu chi ngân sách của tỉnh chuyển biến theo chiều hướng rất tích cực,

thu luôn vượt chi. Năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt là

3440,518 tỷ đồng trong khi tổng chi ngân sách là 2449,35 tỷ đồng [32, tr.58;

35, tr.54]. Năm 2013 tổng thu ngân sách ước đạt 18.596 tỷ đồng, tổng chi

ngân sách - 13.154 tỷ đồng [76].

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã tương đối phát triển. Vĩnh Phúc có cả

đường bộ, đường sắt, đường sông. Về đường bộ, ngoài quốc lộ 2, 2b, 2c, 23,

nhiều tuyến đường nội bộ của tỉnh cũng đã được trải nhựa hoặc bê tông hoá,

tính đến nay đã có 16 tuyến đường tỉnh lộ dài 251km với 56,45% đã được rải

nhựa hoặc bê tông hoá; đường nội thị được bê tông hoặc nhựa hoá 87,07%;

đường huyện - 38,4%; đường liên xã - 3,42%; đường nông thôn- 26,25%.

Đường ô tô đã đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh. Trong tổng số 152 xã,

đã có 102 xã có đường nhựa hoặc bê tông hoá. Sự phát triển của hệ thống

đường giao thông đã tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội nói

chung và công nghiệp nói riêng ở Vĩnh Phúc.

Về cung cấp điện, Vĩnh Phúc là tỉnh có lưới điện phát triển trong hệ

thống điện miền Bắc, 100% xã, phường đã có lưới điện quốc gia. Các trạm

biến áp từ 110KV trở xuống cùng hệ thống đường dây dẫn điện đã và đang

phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt.

Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín toàn bộ các xã trong tỉnh, đủ điều

kiện liên lạc trong và ngoài nước. Mật độ điện thoại cố định đến cuối năm 2005

Page 84: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

78

đạt mức 6,7 máy trên 100 dân, năm 2010 đạt 10,8 máy trên 100 dân.

Hệ thống cung cấp nước sạch đã có bước phát triển song vẫn chưa đáp

ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp.

Về nguồn lao động, đến năm 2005 Vĩnh Phúc có 765,42 nghìn người

(chiếm 65,72% dân số), trong đó số người trong độ tuổi lao động có khả năng

lao động là 729,19 nghìn người (chiếm 95,27% nguồn lao động), lao động

trong nông nghiệp là 391,1 nghìn người (chiếm 51,1% nguồn lao động), công

nghiệp - 113,75 nghìn người (14,86%), dịch vụ - 147,74 nghìn người (19,3%).

Đến năm 2013 Vĩnh Phúc có lực lượng lao động là 675 nghìn người (chiếm

68,92% dân số), trong lao động đang làm việc là 620,4 nghìn người (chiếm

91,91% nguồn lao động), lao động trong nông nghiệp chiếm 50,13% nguồn

lao động, công nghiệp - 25,23%, dịch vụ - 24,64% [76].

Năm 2010 với hệ thống các trường chuyên nghiệp, trường và trung tâm

dạy nghề, mỗi năm Vĩnh Phúc có khoảng 69.440 người lao động được đào tạo

với các trình độ khác nhau, trong đó đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung

cấp đạt mức 37.515 người. Đến hết năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của

tỉnh đạt 50,5% (tăng 2,7% so với năm 2009), trong đó tỷ lệ lao động qua đào

tạo nghề là 38,2% (tăng 1,9% so với năm 2009) [51]. Số lượng lao động qua

đào tạo tăng không ngừng, cùng với sự bổ sung nguồn lao động trẻ đã và đang

là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc nói

chung và đối với phát triển công nghiệp nói riêng.

Từ ngày tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc luôn quan tâm cải thiện môi trường đầu

tư và kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN đang hoạt động và

thu hút DN ở nơi khác đến đầu tư tại tỉnh. Trong giai đoạn 2005 - 2009, tỉnh

Vĩnh Phúc luôn đứng vị trí cao so với cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh.

Tóm lại, Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã

hội cho thu hút và chủ động khai thác, sử dụng, phát huy tác động tích cực

của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội. Những thuận lợi đó là lợi thế về vị trí

địa lý nằm trong vùng phát triển của đồng bằng sông Hồng sát trục tam giác

Page 85: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

79

kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có các đầu mối giao thông quan

trọng, hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật khá phát triển gồm hệ thống đường

bộ, đường sắt, đường sông; có quỹ đất phù hợp với phát triển các khu, cụm

công nghiệp; có nguồn lao động trẻ dồi dào có văn hoá có thể đào tạo nâng

cao chuyên môn vốn khả năng tiếp thu khoa học công nghệ. Những doanh

nghiệp FDI đã đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh như Công ty Toyota

Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam đã thể hiện có hiệu quả làm tăng khả

năng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước. Bên cạnh

đó là sự quan tâm của Chính phủ đối với quá trình phát triển toàn diện của

tỉnh Vĩnh Phúc (Chính phủ đã quyết định đưa tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng

trọng điểm phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc và là địa bàn phát

triển du lịch quốc gia). Sự quyết tâm cao độ thể hiện ở các giải pháp, chính

sách phù hợp của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù vậy vẫn còn không ít khó khăn đối với phát huy tác động tích

cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở Vĩnh Phúc như đa số dân cư sống

ở nông thôn (chiếm 77,05% năm 2010), làm nông nghiệp, có thu nhập thấp

nên tích luỹ thấp; đội ngũ cán bộ còn yếu và thiếu; nguồn lao động chưa qua

đào tạo nên chất lượng thấp, chưa có tác phong công nghiệp; tài nguyên

khoáng sản nghèo, các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chưa được sản

xuất tập trung với chất lượng cao nên chưa tạo thuận lợi cho công nghiệp chế

biến phát triển; kết cấu hạ tầng đã phát triển song chưa đồng bộ vẫn cần tiếp

tục hoàn thiện nâng cấp, áp lực giải quyết việc làm có xu hướng gia tăng cùng

những bức xúc về xã hội đối với bộ phận dân cư trong diện bị thu hồi đất sản

xuất nông nghiệp để phát triển các khu, CCN và kết cấu hạ tầng giao thông.

Những thuận lợi và khó khăn đó đã và đang ảnh hưởng tới sự phát huy

tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở Vĩnh Phúc, đòi hỏi

Đảng bộ, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân Vĩnh Phúc phải tiếp tục

nỗ lực phát huy lợi thế, khắc phục trở ngại để sử dụng hiệu quả FDI thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Page 86: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

80

3.2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

3.2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc

3.2.1.1. Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 1997-2000, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ

tỉnh lần thứ XII tháng 11/1997 và Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày

01/12/1998 quy định về phân cấp, ủy quyền cấp GPĐT đối với các dự án đầu

tư nước ngoài, mặc dù tỉnh mới tái lập, điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn,

kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư còn hạn chế, nhưng trên địa bàn tỉnh thu hút

được 11 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 270,8 triệu USD, trong đó vốn đầu tư

cấp mới là 261,6 triệu USD, vốn tăng là 9,2 triệu USD. Vốn thực hiện: đạt

224,0 triệu USD, chiếm 82,7% vốn đăng ký. Trong giai đoạn này, việc thu hút

FDI chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế vị trí địa lý, chính sách thu hút đầu tư

cởi mở, thông thoáng. Một số dự án lớn được cấp phép đầu tư như: Công ty

Honda, Toyota, Nissin, Japfa Comfeed, Cao su Inoue, Toyota Boshoku...đã

nhanh chóng triển khai xây dựng và đi vào hoạt động SXKD, do vậy vốn thực

hiện đạt cao.

Trong giai đoạn 2001-2005, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh

lần thứ XIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 2005, vào

tháng 12 năm 2003 Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc được thành lập, trở thành

cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp trong

nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã tạo ra bước đột phát trong

công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút FDI, tạo sự tin

tưởng và hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh. Năm

2005, Vĩnh Phúc được xếp thứ 5 về năng lực cạnh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

trong tổng số 42 tỉnh thành, xếp thứ 8 về kết quả thu hút đầu tư trong cả nước.

Nhờ đó, thu hút FDI có bước tiến mới. Trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh

thu hút được 63 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 713,6 triệu USD (trong đó vốn

Page 87: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

81

đầu tư cấp mới là 253,4 triệu USD, vốn tăng là 460,2 triệu USD). Vốn thực

hiện của các dự án FDI đạt 260,4 triệu USD, chiếm 36,5% vốn đăng ký.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

tỉnh lần thứ XIV cùng với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã

tạo ra sự phân cấp mạnh mẽ cho UBND tỉnh và Ban quản lý KCN trong cấp

giấy CNĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ

tầng và những cải thiện về môi trường đầu tư như cải cách hành chính theo

hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong cấp giấy CNĐT, đăng ký mã

số thuế, khắc dấu…chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ thu

nhập cho nhân dân các địa phương mất đất làm công nghiệp; chính sách đất

dịch vụ đã tạo ra những thuận lợi mới cho thu hút, sử dụng FDI. Trong bình

quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 20 dự án đầu tư. Tổng số dự án FDI thu

hút trong toàn giai đoạn là 106 dự án, tổng vốn đầu tư 2.055,8 triệu USD. Các

dự án thu hút trong gian đoạn này chủ yếu tập trung ở các nước Nhật Bản,

Hàn Quốc và Đài Loan, đã thu hút được các dự án lớn như dự án sản xuất

điện thoại di động và xây dựng hạ tầng KCN Bình Xuyên II (300 triệu USD)

của Tập đoàn Foxconn, dự án sản xuất máy tính xách tay và xây dựng hạ tầng

KCN Bá Thiện (576,5 triệu USD) của Tập đoàn Compal, dự án sản xuất xe

máy PIAGIO (45 triệu USD),.. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 647,3

triệu USD, chiếm 31,5% vốn đăng ký.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, với mục tiêu của Đại hội Đảng bộ

tỉnh lần thứ XV là phấn đấu đến năm 2015, có đủ các yếu tố cơ bản của một

tỉnh công nghiệp; đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong

những trung tâm dịch vụ, du lịch của Vùng và cả nước; có những khu nghỉ

dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những

năm 20 của thế kỷ này, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có

nhiều biến động phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của các ngành các cấp, tỉnh đã

thu hút được 10 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 151,44 triệu USD (trong đó

cấp mới 48,48 triệu USD và tăng vốn 102,96 triệu USD). Vốn thực hiện giai

đoạn này đạt 215,47 triệu USD, chủ yếu là do các dự án đầu tư từ các giai

Page 88: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

82

đoạn trước mở rộng sản xuất: Honda, HJC, Piaggio, Jahwa, Micro Shine,

Japfa Comfeed...

Về kết quả thu hút đầu tư, trong Năm 2013, đã thu hút được 21 dự án

FDI, với tổng vốn đăng ký 314,8 triệu USD (gồm 181,8 triệu USD cấp mới và

133 triệu USD tăng vốn), tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký

so với năm 2012, đạt 157% kế hoạch.

Luỹ kế đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 137 dự án FDI còn hiệu lực

với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD. Năm 2013, có 14 dự án FDI đi vào

hoạt động SXKD, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động SXKD là 112 dự án FDI.

Vốn thực hiện luỹ kế hết năm 2013 của dự án FDI ước đạt 46% vốn đăng ký.

Trong năm 2013 đã thực hiện chấm dứt hoạt động 03 dự án FDI; làm thủ tục

chuyển đổi 01 dự án DDI sang dự án FDI.

Tính đến ngày 15/5/2014 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 158 dự án FDI

đăng ký hoạt động trong đó 111 dự án nằm trong KCN (KCN Kim Hoa 02 dự

án; KCN Khai Quang 47 dự án; KCN Bình Xuyên I 28 dự án; KCN Bình

Xuyên II 03 dự án; KCN Bá thiện I 09 dự án; KCN Bá Thiện II 03 dự án) và

47 dự án ngoài KCN (Thành phố Vĩnh Yên 15 dự án; các huyện: Bình Xuyên

15 dự án, Vĩnh Tường 04 dự án, Tam Dương 02 dự án, Tam Đảo 02 dự án).

Hiện nay hầu hết các DN đã đi vào hoạt động ổn định chỉ còn một số ít các

đơn vị đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành, lĩnh

vực; hình thức, địa bàn đầu tư

Theo ngành và lĩnh vực, tính đến tháng 9 năm 2012 các dự án đầu tư FDI

trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ với 116

dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 2.333,85 triệu USD, chiếm 97,5% về số dự án

và 96,7% về số vốn đầu tư, với các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy; cơ khí

chế tạo; phanh ô tô, xe máy; may mặc; đồ nhựa; điện tử và xây dựng hạ tầng

KCN. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ có 3 dự án

với tổng vốn đầu tư 79,0 triệu USD (chiếm 3,3% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Page 89: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

83

Xét theo hình thức đầu tư thì phần lớn các dự án FDI trên địa bàn tỉnh

đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Tính đến tháng 9 năm 2012,

trong tổng số 119 dự án, có 104 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước

ngoài, với tổng vốn đầu tư: 1.668,83 triệu USD; đầu tư theo hình thức Công

ty liên doanh: 12 dự án, với tổng vốn đầu tư: 558,12 triệu USD; theo hình

thức Công ty cổ phần: 03 dự án, với tổng vốn đầu tư: 185,9 triệu USD.

Về phân bố theo địa bàn, các dự án FDI chủ yếu tập trung nhiều nhất ở

thành phố Vĩnh Yên với 60 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 399,7 triệu USD,

thứ hai là huyện Bình Xuyên với 46 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 1.378,0

triệu USD. Hai địa bàn này thu hút được nhiều dự án đầu tư do đã xây dựng

được các KCN tập trung như KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên, KCN Bá

Thiện, KCN Bình Xuyên II, KCN Bá Thiện II. Bên cạnh đó, đây cũng là các

địa bàn thuận lợi về môi trường đầu tư so với các địa bàn khác như: khả năng

tập trung và cung ứng lao động, khả năng cung ứng các dịch vụ phục vụ cho

hoạt động SXKD và sinh hoạt: bưu chính viễn thông, tài chính ngân

hàng,...cơ sở hạ tầng đường, điện, cấp thoát nước...Tiếp theo là thị xã Phúc

Yên: 05 dự án, trong đó có hai dự án lớn của Công ty Honda và Toyota Việt

Nam; huyện Tam Dương thu hút được 03 dự án, huyện Vĩnh Tường 03 dự án,

huyện Tam Đảo 02 dự án và huyện Yên Lạc có 01 dự án đầu tư.

Nếu xét theo đối tác đầu tư, các dự án FDI ở Vĩnh Phúc đến từ 12 quốc gia

và vùng lãnh thổ của Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi, trong đó chủ

yếu là từ các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,

Singapore, Malaysia...Kết quả rà soát, thống kê của Ban quản lý các KCN cho

thấy, trong số 158 dự án đăng ký có 21 dự án của Nhận Bản, 66 dự án của Hàn

Quốc, 49 dự án của Trung Quốc, Đài Loan, còn lại là các nước khác như

Indonexia, Thái Lan, Italia....với 22 dự án. Thống kê cũng cho thấy từ năm

2007 đến nay, các DN của Trung Quốc, Đài Loan chủ yếu tập trung vào lĩnh

vực chế tạo, lắp ráp cơ khí, may mặc, trong khi đó các DN của Nhật Bản cũng

chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp cơ khí, công nghiệp phụ trợ sản

xuất ô tô, xe gắn máy, các DN Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực may mặc

Page 90: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

84

gia công, sản xuất linh kiện điện tử, các dự án của các nước khác chủ yếu đầu

tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển du lịch,...Về vốn

đầu tư, Đài Loan có số vốn đầu tư đăng ký lớn nhất: 1.211,0 triệu USD, sau đó

là Nhật Bản: 660,7 triệu USD và Hàn Quốc: 241,18 triệu USD. Các quốc gia:

Trung Quốc: 8 dự án với vốn đầu tư 36,29 triệu USD, Ấn Độ và Singapore mỗi

quốc gia có 2 dự án với số vốn đầu tư đăng ký tương ứng: 6,2 triệu USD và

185,0 triệu USD, Malaysia: 1 dự án với vốn đầu tư 2,5 triệu USD.

Trong khi đó, kết quả thu hút các dự án đến từ các châu lục khác còn khá

khiêm tốn, nhất là việc thu hút các dự án đến từ các quốc gia có nền công

nghiệp phát triển. Hiện mới thu hút được 01 dự án của Italia: 45,0 triệu USD;

01 dự án Pháp: 14,0 triệu USD. Cho đến nay, tỉnh chưa thu hút được dự án

nào đến từ Australia, châu Mỹ Latinh và Bắc Âu. Số lượng dự án thuộc ngành

công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, mang tính bền vững và có giá trị gia

tăng lớn, có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu chưa nhiều.

3.2.1.3. Tình hình triển khai, vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực

tiếp nước ngoài

Trong tổng số 119 dự án còn hiệu lực hiện nay đã có 94 dự án đi vào

hoạt động SXKD; 09 dự án đang xây dựng; 02 dự án BTGPMB và 13 dự án

chưa triển khai (trong đó: 05 dự án xin giãn tiến độ, 08 dự án thuộc diện thu

hồi Giấy CNĐT, giải thể DN trước thời hạn). Lũy kế từ trước đến nay, tỉnh đã

thực hiện thu hồi giấy phép đầu tư/giấy CNĐT của 17 dự án, với tổng vốn đầu

tư đăng ký là: 62 triệu USD, do không có khả năng triển khai.

Vốn thực hiện của các dự án FDI lũy kế đến nay đạt: 1.107,44 triệu

USD, chiếm 46,0%/tổng vốn đầu tư. Các dự án Nhật Bản, Hàn Quốc có tỷ lệ

vốn thực hiện cao (Nhật Bản: vốn thực hiện đạt 86%/vốn đầu tư đăng ký, Hàn

Quốc: 80%/vốn đầu tư đăng ký). Trong khi đó, các dự án Đài Loan vốn thực

hiện chỉ đạt 16%/vốn đầu tư đăng ký, nguyên nhân chính là do: một số dự án

có quy mô vốn đầu tư đăng ký lớn được cấp giấy CNĐT vào thời điểm cuối

năm 2008, đầu năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nên

tiến độ giải ngân đạt thấp. Hơn nữa, các dự án có vốn đăng ký đầu tư lớn (như

Page 91: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

85

Dự án sản xuất máy tính xách tay và Dự án kinh doanh hạ tầng KCN Bá

Thiện của Tập đoàn Compal, Dự án sản xuất điện thoại di động và Dự án kinh

doanh hạ tầng KCN Bá Thiện II của Tập đoàn Hồng Hải) đầu tư theo các giai

đoạn được phân kỳ, đang trong thời gian thực hiện giai đoạn I (với số vốn đầu

tư chiếm 20%/ tổng vốn đầu tư của cả dự án), kéo theo vốn thực hiện cho toàn

bộ dự án đạt thấp.

3.2.2. Thực trạng tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.2.1. Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển

kinh tế

Thứ nhất, Trong những năm qua FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế trên địa bàn tỉnh. FDI đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho đẩy

nhanh tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tình hình đóng góp vốn của FDI

được phản ánh qua bảng số liệu 3.1. dưới đây:

Bảng 3.1. Giá trị vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh PhúcĐvt: Triệu đồng

Tổng số FDI Tỷ trọng của FDI (%)1998 392.555 79.340 20,211999 527.388 78.248 14,842000 634.837 123.455 19,452001 839.135 325.459 38,792002 1.955.959 828.555 42,362003 4.061.092 779.806 19,202004 4.032.629 744.734 18,472005 3.695.476 640.263 17,332006 3.528.679 563.021 15,962007 5.498.641 782.948 14,242008 8.398.500 1.985.977 23,652009 12.331.877 2.080.273 16,872010 14.482.867 2.353.255 16,252011 17.202.907 2.056.789 11,96

SB 2012 14.880.980 2.666.250 17,92Ư 2013 14.211.000 3.492.788 24,58

Nguồn: [31], [32], [35], [76].

Page 92: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

86

Như vậy, trong những năm qua, nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng đáng kể

trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2013 FDI chiếm tới 24,58% tổng vốn

đầu tư xã hội của tỉnh, nhờ đó tạo thêm thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Tình hình đóng góp trực tiếp của FDI vào tăng trưởng kinh tế hàng năm của

tỉnh Vĩnh Phúc được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.2. dưới đây.

Bảng 3.2. Tăng trưởng của tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh VĩnhPhúc theo giá so sánh

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm GDPTốc độ tăng

trưởng liên hoàn(%)

GDP FDITốc độ tăngtrưởng liênhoàn (%)

1998 2.162.656 - 458.134 -1999 2.331.343 107,80 461.160 100,662000 2.911.308 124,88 823.217 178,512001 3.258.578 111,93 897.470 109,022002 3.834.502 117,67 1.039.759 115,852003 4.581.717 119,49 1.288.415 123,912004 5.293.984 115,55 1.529.445 118,712005 6.220.982 117,51 2.022.551 132,242006 7.277.305 116,98 2.523.666 124,782007 8.255.087 113,44 3.497.918 138,602008 28.934.668 117,35 13.622.793 119,862009 31.326.397 108,27 15.383.070 112,922010 37.669.905 120,25 18.285.528 118,872011 43.177.295 114,62 21.525.830 117,72

SB 2012 44.265.362 102,52 21.635.436 100,51Ư 2013 107,89

Nguồn: [31], [32], [34], [76]. (các số liệu từ năm 1998 đến 2007 tính theo giá

cố định năm 1994, từ năm 2008 đến 2013 tính theo giá cố định năm 2010).

Các số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 1998 - 2013 tốc độ tăng trưởng

kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đạt mức khá cao. Ngoại trừ một số năm như năm

1999, 2001, 2002, 2010, 2012 tốc độ tăng trưởng của bộ phận GDP do FDI

tạo ra thấp hơn so với mức tăng trưởng GDP chung của tỉnh, song nếu xét cả

giai đoạn 1998 - 2012 tốc độ tăng trưởng GDP của FDI vẫn cao hơn mức tăng

trưởng GDP chung của cả tỉnh. Trong giai đoạn 1998 - 2007 GDP của tỉnh

tăng 3,82 lần, GDP FDI tăng 7,64 lần. Trong giai đoạn 2008 - 2013 GDP của

tỉnh tăng 1,53 lần, GDP FDI tăng 1,59 lần. Nhờ đó tỷ trọng đóng góp của FDI

Page 93: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

87

vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc cũng không ngừng tăng lên, cụ thể phản ánh

trong bảng 3.3. dưới đây.

Bảng 3.3. Đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc theo giáthực tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm GDP GDP FDI Tỷ trọng của GDP FDItrong tổng GDP (%)

1998 2.867.898 614.194 21,421999 3.194.544 620.353 19,422000 3.828.588 1.105.317 28,872001 4.431.138 1.224.130 27,632002 5.244.927 1.472.909 28,082003 6.498.132 1.893.279 29,142004 6.883.954 2.100.994 30,522005 8.871.917 3.160.313 35,622006 12.014.590 4.915.567 40,912007 15.832.879 6.965.408 43,992008 23.768.243 9.948.564 41,862009 25.922.472 11.158.572 43,052010 36.401.299 15.624.080 42,922011 49.447.244 22.161.662 44,82

SB 2012 52.536.142 23.277.589 44,31

Nguồn: [31],[32],[34],[35]

Trong suốt giai đoạn 1998 - 2012, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào

GDP toàn tỉnh có xu thế tăng lên đáng kể từ 21,42% năm 1998 lên 44,31%

năm 2012 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Tốc

độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997 - 2012 đạt 17,2%/năm, trong đó:

giai đoạn 2001-2005, nhịp độ tăng bình quân đạt 15,02%/năm (cả nước tăng

7,51%/năm); giai đoạn 2006 - 2010 nhịp độ tăng bình quân đạt 18,0%/năm (cả

nước tăng 7,0%/năm). Nếu so sánh tỷ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư

(Bảng 3.1.) và tỷ trọng của FDI trong GDP toàn tỉnh (Bảng 3.3.) có thể thấy rõ,

FDI không những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh về số

lượng, mà đồng thời cũng là nhân tố sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, góp phần

không ngừng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Thứ hai, FDI là nhân tố chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên

địa bàn tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Phần lớn nguồn vốn FDI trên địa bàn

Page 94: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

88

tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua được tập trung vào phát triển công

nghiệp. Nhờ thu hút được nguồn vốn FDI khá lớn, công nghiệp Vĩnh Phúc đã

có bước phát triển nhanh, cụ thể thể hiện qua các số liệu ở bảng 3.4. dưới đây.

Bảng 3.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp

FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn 1998-2012 (giá cố định 1994)

Tổng GTSXCN của VĩnhPhúc GTSXCN của FDI

NămTriệu đồng Tốc độ tăng trưởng

liên hoàn (%)Triệu đồng Tốc độ tăng trưởng

liên hoàn (%)1998 2.548.648 - 2.152.815 -1999 3.075.517 120,67 2.650.496 123,122000 5.337.709 173,55 4.801.691 181,162001 6.126.150 114,77 5.233.487 108,992002 7.722.154 126,05 6.475.120 123,722003 10.140.685 131,32 8.323.315 128,542004 12.025.860 118,59 9.421.317 113,192005 14.523.588 120,77 11.943.608 126,772006 18.665.369 128,52 16.004.687 134,002007 26.655.116 142,81 22.961.625 143,472008 72.729.317 272,85 60.260.504 262,442009 81.270.191 111,74 68.095.314 113,002010 96.645.873 118,92 80.929.152 118,852011 109.822.273 113,63 94.859.821 117,21SB

2012 110.695.126 100,79 95.332.547 100,50

Nguồn: [31],[32],[33],[35] (các số liệu từ năm 1998 đến 2007 tính theo giá

cố định năm 1994, từ năm 2008 đến 2013 tính theo giá cố định năm 2010).

Trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2012, GTSXCN của tỉnh Vĩnh Phúc

nói chung và của FDI trên địa bàn tỉnh nói riêng không ngừng tăng lên. Mặc dù

trong một số năm như năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2008, 2010, 2011 tốc độ

tăng trưởng GTSXCN của FDI chậm hơn so với mức tăng chung của toàn ngành

công nghiệp, nhưng nếu tính cả giai đoạn 1998 - 2012 thì tốc độ tăng trưởng

GTSXCN của FDI vẫn cao hơn mức chung của toàn ngành công nghiệp của

tỉnh. Trong giai đoạn 1998 - 2007 GTSXCN của toàn tỉnh tăng 10,46 lần;

GTSXCN của FDI tăng 10,67 lần. Trong giai đoạn 1998 - 2007 GTSXCN của

toàn tỉnh tăng 1,52 lần, GTSXCN của FDI tăng 1,58 lần.

Page 95: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

89

Tình hình đóng góp cụ thể của FDI vào GTSXCN của tỉnh Vĩnh Phúc được

phản ánh qua các số liệu của bảng 3.5. dưới đây.

Bảng 3.5. Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnhVĩnh Phúc giai đoạn 1998 -2012

Đơn vị tính: triệu đồngNăm Tổng số FDI Tỷ trọng của FDI (%)1998 3.254.187 2.819.556 86,641999 3.891.475 3.446.308 88,562000 6.802.215 6.210.087 91,302001 7.177.273 6.221.642 86,692002 9.885.357 8.435.401 85,332003 13.566.038 11.386.419 83,932004 17.000.961 13.596.334 79,972005 21.319.125 17.818.980 83,582006 28.093.219 24.030.730 85,542007 39.825.228 34.439.150 86,482008 53.107.428 44.020.590 82,892009 59.104.607 49.383.877 83,552010 81.155.884 69.164.382 85,222011 115.435.268 97.688.599 84,63

SB 2012 121.169.382 102.474.799 84,57Nguồn: [31],[32],[33],[35]

Những số liệu trên cho thấy, FDI có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất

công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Tỷ trọng của FDI trong GTSXCN toàn tỉnh đạt

mức thấp nhất là 79,97% vào năm 2004 và cao nhất là 91,3% vào năm 2000. Mặc

dù có những biến động nhất định qua các năm nhưng cho đến hết năm 2012 tỷ

trọng của FDI trong GTSXCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn ở mức rất cao

(84,57%). Rõ ràng, sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong

những năm qua phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của FDI.

Nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của FDI trong công nghiệp, cơ cấu kinh tế

của tỉnh đã có sự chuyển dịch rất mạnh mẽ theo hướng tăng không ngừng tỷ

trọng của ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP: từ 20,71% năm 1997 lên

31,13 % năm 1998; 30,13 % năm 1999; 38,97% năm 2000; 40% năm 2001;

42,65% năm 2002; 46,41% năm 2003; 49,53% năm 2004; 52,69% năm 2005;

56,41% năm 2006; 59,92% năm 2007; 56,56% năm 2008; 57,74% năm 2009;

55,44% năm 2010; 58,07% năm 2011; 57,65% năm 2012; 60,10% năm 2013.

Page 96: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

90

Tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp thủy sản giảm mạnh từ 44,35% năm 1997

xuống còn 10,72% vào năm 2013.

Tác động tích cực của FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh

còn biểu hiện thông qua thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành công

nghiệp mũi nhọn của tỉnh Vĩnh Phúc. Sự bổ sung về vốn đầu tư FDI đối với

công nghiệp Vĩnh Phúc thời gian qua đã tạo ra những điều kiện mới cho sự khai

thác những tiềm năng của tỉnh, từng bước hình thành những lợi thế mới trong hệ

thống phân công lao động quốc tế. Việc phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực

đã giúp tỉnh xác định rõ hơn các ngành hàng chủ lực. Trong những năm qua FDI

đã từng bước tạo lập và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, bao gồm:

Một là, ngành ô tô, xe máy. Với sự tham gia của các DN FDI, đặc biệt là

Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam, số lượng ô tô, xe máy xuất xưởng tăng

rất nhanh. Nếu như năm 1998 số lượng ô tô xuất xưởng mới chỉ khiêm tốn ở

mức gần 2.000 chiếc, thì đến năm 2012 đã đạt mức 24.513 chiếc. Số lượng xe

máy xuất xưởng tăng từ 80.000 chiếc năm 1998 lên đến 2.299.735 chiếc vào

năm 2012. Số lượng xe máy các loại sản xuất tăng nhanh từ 1.388.953 chiếc

năm 2008 lên đến 2.429.492 chiếc vào năm 2013, với nhiều dòng xe phù hợp

với thị hiếu và tài chính của người Việt, được khách hàng đánh giá cao về

chất lượng và thương hiệu.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành ô tô, xe máy đã kéo theo sự hình thành

và phát triển nhanh các DN cơ khí sản xuất phụ tùng, linh kiện chất lượng cao

cho công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy. Tính đến ngày 24 tháng 7 năm 2014

trên địa bàn Tỉnh đã thu hút được 27 dự án FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ

sản xuất ô tô, xe máy với tổng vốn đăng ký trên 265 triệu USD, vốn thực hiện

đạt gần 260 triệu USD ( đạt mức 97,26%). Những dự án tiêu biểu bao gồm

Công ty Sản xuất phanh Nissin Việt Nam (với vốn đăng ký 49 triệu USD); Dự

án Nhà máy sản xuất động cơ của Cty Piaggio Việt Nam (với vốn đăng ký 45

triệu USD); Công ty TNHH Kohsei Multipack Việt Nam (vốn đăng ký 30

triệu USD), Công ty TNHH Maruichi Sun Steel (vốn đăng ký 21,4 triệu

USD); Công ty TNHH Exedy Việt Nam (vốn đăng ký 12 triệu USD… Bên

Page 97: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

91

cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe máy đã từng bước có sự tham

gia của các DN DDI. Tính đến năm 2014 đã có 3 dự án DDI trong ngành này

là Công ty TNHH Công nghệ COSMOS; Công ty TNHH Hùng Huy; Công ty

TNHH Công nghiệp Thiện Mỹ với tổng số vốn đăng ký là 92,25 tỷ đồng.

Hoạt động của các DN FDI và DDI trong ngành công nghiệp hỗ trợ đã góp

phần đưa tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô tô lên mức 9%, xe máy trên 70%.

Hai là, ngành cơ khí chế tạo. Nhờ có sự tham gia của các DN FDI công

nghiệp cơ khí chế tạo của Vĩnh Phúc có bước phát triển nhanh, tăng trưởng

trong giai đoạn 2001-2005 đạt mức 18%/năm ; giai đoạn 2006 - 2010 đạt mức

25,73%.

Ba là, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang

học. Mặc dù là nhóm ngành có tỷ trọng chưa lớn trong GTSXCN toàn tỉnh,

song có có nhiều triển vọng, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong giai đoạn

2008 - 2012 giá trị sản xuất của ngành tăng từ 15.823 triệu đồng lên đến

1.282.881 triệu đồng (tăng trên 81 lần). Đóng góp cho sự phát triển nhanh

chóng của ngành này có phần đáng kể của các DN FDI thuộc ngành công

nghiệp hỗ trợ. Tính đến tháng 7 năm 2014 trên địa bàn Tỉnh đã có 23 dự án

FDI hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ diện, điện tử với số vốn đăng ký

trên 414 triệu USD, vốn thực hiện gần 189 triệu USD. Những dự án tiêu biểu

bao gồm Công ty TNHH Partron Vina (vốn đăng ký 115,5 triệu USD); Công ty

TNHH JAHWA VINA (vốn đăng ký 40 triệu USD); Công ty TNHH Heasung

Vina (vốn đăng ký 36 triệu USD); Công ty TNHH Bang Joo Electronics VN

(vốn đăng ký 30 triệu USD); Công ty TNHH Cammsys VN (vốn đăng ký 30

triệu USD); Công ty TNHH IN Điện tử Minh Đức (vốn đăng ký 21 triệu USD);

Công ty TNHH UJU Vina (vốn đăng ký 20 triệu USD); Công ty TNHH Power

Logics Vina (vốn đăng ký 16 triệu USD); Công ty TNHH Vina Union (vốn

đăng ký 15 triệu USD); Công ty TNHH Daeduck VN (vốn đăng ký 14 triệu

USD); Công ty TNHH Công nghiệp điện tử Sanha Việt Nam (vốn đăng ký 14

triệu USD); Công ty TNHH Dongyang Electronics VN (vốn đăng ký 10 triệu

Page 98: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

92

USD); Công ty TNHH BH Vina (vốn đăng ký 10 triệu USD); Công ty TNHH

U-One Comtech VN (vốn đăng ký 10 triệu USD)…

Bên cạnh đó, FDI đã có tác động bước đầu đến sự hình thành và phát

triển của ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản. Mặc dù khối lượng

giá trị sản xuất chưa lớn song trong những năm qua các DN FDI trong ngành

này cũng từng bước lớn dần. Giá trị sản xuất năm 2008 đạt mức 941.280 triệu

đồng; năm 2012 đạt 1.686.472 triệu đồng (tăng 1,79 lần).

Thứ ba, tác động của FDI tới công nghệ sản xuất FDI góp phần thúc đẩy

chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ

lực của địa phương như sản xuất, chế tạo ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô

tô, xe máy, điện tử...Nhất là sau khi Công ty Toyota, Honda đầu tư vào tỉnh

đã kéo theo các dự án vệ tinh, các nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

cho ô tô, xe máy. Hầu hết các DN FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến,

được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.

Công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao

công nghệ vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, FDI có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác

trong tỉnh thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ của tỉnh nâng cao chất lượng và phát triển

nhanh hơn, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, kinh doanh bất

động sản...Một số các dự án đô thị dịch vụ, du lịch vui chơi giải trí và du lịch

sinh thái lớn đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động kinh doanh như khu

nghỉ mát Tam Đảo Belvedere, khu danh thắng Tây Thiên, khu du lịch sinh thái

Flamingo Đại Lải Resort; khu đô thị, khách sạn và nhà hàng cao cấp Sông

Hồng Thủ đô; khu đô thị mới chùa Hà Tiên, khu đô thị sân Golf Nam Đầm

Vạc, sân Golf Đại Lải…Trong thời gian tới, các dự án trọng điểm sẽ hoàn

thành như Quảng trường, Nhà hát, Khu liên hợp thể thao, Khu du lịch sinh thái

vui chơi, giải trí Đầm Vạc, quần thể du lịch vui chơi giải trí Future Land …

Ngoài ra FDI còn góp phần hình thành và phát triển hệ thống các KCN,

CCN tương đối đồng bộ. KCN Kim Hoa với diện tích 70 ha là KCN đầu tiên

của tỉnh được hình thành trên cơ sở của việc xây dựng và đi vào hoạt động

Page 99: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

93

của công ty Hon Da Việt Nam; KCN Bình Xuyên với tổng số 53 dự án đầu

tư, có 33 DN FDI. FDI đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các

KCN, tỷ lệ lấp đầy theo quy hoạch khoảng 37%, theo diện tích đã giải phóng

mặt bằng đạt trên 70%.

Thứ tư, tác động của FDI tới sự hình thành và phát triển của hệ thống kết

cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Sự phát triển của các DN FDI trong công

nghiệp Vĩnh Phúc thời gian qua đã đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát

triển kết cấu hạ tầng. Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các DN FDI trên địa

bàn và phục vụ công tác đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển công

nghiệp trong thời gian tới vấn đề đặt ra tỉnh Vĩnh Phúc phải tập trung phát

triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, cung

cấp điện, nước, dịch vụ bưu chính viễn thông …

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định một trong những nhiệm

vụ trọng tâm cần thực hiện để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI là đầu tư phát

triển kết cấu hạ tầng. UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện thông qua việc lập

quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, huy động, thu hút nguồn lực và triển khai thực

hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Việc thực hiện đầu tư

các công trình kết cấu hạ tầng cho việc phát triển sản xuất và phục vụ cộng

đồng được triển khai tích cực. Nhằm tạo ra sự hấp dẫn mới đối với công tác

thu hút vốn đầu tư, UBND tỉnh đã ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông,

hạ tầng trong và ngoài các KCN chủ yếu là các đường trục chính giữa các

KCN: Bình Xuyên, Quang Minh, Kim Hoa, mở rộng Quốc lộ 2 (theo hình

thức Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao BOT), đường trục chính

khu đô thị Mê Linh 100m nâng cấp đường tỉnh lộ 23, Quốc lộ 2B, Quốc lộ

2C..; trạm điện 110KV Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc; trạm điện 220KV

Bình Xuyên; dự án JIBIC nâng cấp hệ thống điện nước Vĩnh Yên, Phúc

Yên; hạ tầng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, giáo dục đào tạo, y tế và

các công trình hạ tầng đô thị…

Thứ năm, FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập

kinh tế với khu vực và thế giới. Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp giúp

Page 100: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

94

tỉnh tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu hàng

hóa. Với sự đóng góp của FDI, Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các dự án

FDI trên địa bàn tỉnh cũng gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2001-2005,

GTKNXK đạt trên 293,00 triệu USD, mức tăng bình quân đạt 134,2%/năm;

giai đoạn 2006-2010, GTKNXK đạt trên 1.573,787 triệu USD, gấp 5,4 lần so

với 5 năm trước, mức tăng bình quân đạt 31,43%/năm; năm 2011, đạt 510

triệu USD (chiếm 92,77% GTKNXK của tỉnh), năm 2012 đạt 595,6 triệu

USD (chiếm 93,52% GTKNXK của tỉnh).

Đồng thời FDI cũng góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của tỉnh, chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Đến

nay, tỉnh đã đặt quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, đầu tư, thương mại với

một số tỉnh của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Thứ sáu, tác động của FDI tới nguồn thu ngân sách. Sự phát triển của các

DN FDI ở Vĩnh Phúc đã góp phần cải thiện tình hình thu ngân sách của tỉnh,

giúp cho tỉnh từ chỗ không cân đối được thu chi ngân sách chỉ tiêu chủ yếu

nhờ trợ cấp từ ngân sách Trung ương, đến nay ngoài việc đã tự cân đối được

thu - chi ngân sách còn đóng góp cho ngân sách Trung ương ngày càng tăng,

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Tình hình đóng góp

cho ngân sách của các DN FDI ở Vĩnh Phúc thời gian qua được thể hiện qua

những số liệu của bảng 3.6. dưới đây:

Page 101: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

95

Bảng 3.6. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnhVĩnh Phúc theo giá thực tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thu NS từ FDI Tốc độ tăngtrưởng liên hoàn

Tỷ trọng trongtổng thu NSNăm

Triệu đồng % %

1997 24.315 - 21,31

1998 54.592 224,52 28,25

1999 109.164 199,96 25,82

2000 163.336 149,62 23,77

2001 154.403 94,53 18,34

2002 205.416 133,04 12,44

2003 348.918 169,86 19,24

2004 862.907 247,31 33,67

2005 1.854.134 214,87 58,25

2006 2.629.107 141,80 58,60

2007 3.640.747 138,48 63,82

2008 5.947.694 163,36 63,27

2009 7.036.592 118,31 68,53

2010 9.252.585 131,49 60,26

2011 9.257.400 100,05 55,38

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 1997 - 2000, tổng thu từ các DN FDI đạt mức còn

khiêm tốn là 351 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu nội địa và 25% tổng thu ngân

sách trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài chính, thu từ DN

FDI có xu hướng tăng nhanh, tỷ trọng trong thu nội địa tăng từ 23% năm

1997 lên 51% năm 2000.

Trong giai đoạn 2001 - 2005 tổng thu ngân sách từ các DN FDI đạt mức

3.445 tỷ đồng, chiếm 35% tổng thu ngân sách và 70% thu nội địa trên địa bàn.

Thu từ các DN FDI tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Tỷ trọng trong thu nội

địa tăng từ 55% năm 2001 lên 80% năm 2005. Đóng góp của FDI vào ngân

sách trong giai đoạn này đã đưa Vĩnh Phúc vào nhóm tỉnh có ngân sách đạt

trên 1.000 tỷ từ năm 2002.

Page 102: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

96

Trong giai đoạn 2006 - 2011, tổng thu ngân sách từ các DN FDI đạt mức

37.765 tỷ đồng, chiếm 61% tổng thu ngân sách và 83% thu nội địa trên địa bàn.

Thu từ các DN FDI tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Tỷ trọng trong thu nội địa

tăng từ 79% năm 2005 lên 86% năm 2009; năm 2010 - 85%; năm 2011 - 81%.

Giai đoạn 1997 - 2011 đóng góp của các DN FDI vào ngân sách tỉnh hầu như

tăng lên liên tục ngoại trừ năm 2001 do chính sách vĩ mô của Chính phủ (hạn

chế nhập khẩu linh kiện lắp hàng xe máy). Tỷ trọng thu ngân sách từ các DN

FDI trong tổng thu ngân sách của Vĩnh Phúc từ năm 2005 đến nay luôn ở mức

rất cao (nếu tính toàn giai đoạn 1997-2011 thì 56,6% Tổng thu ngân sách và

81% thu nội địa của Vĩnh Phúc là đóng góp của các DN FDI [53].

Những số liệu trên là minh chứng rõ ràng khẳng định vai trò của các DN

FDI trong thu ngân sách của Vĩnh Phúc là rất lớn, có ý nghĩa quyết định tới

tổng thu ngân sách hàng năm của Vĩnh Phúc. Với sự đóng góp rất lớn vào thu

ngân sách của tỉnh hàng năm, các DN FDI đã tạo cơ sở cho tỉnh Vĩnh Phúc

không ngừng tăng vốn đầu tư từ ngân sách cho đầu tư phát triển

3.2.2.2. Thực trạng tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới

giải quyết vấn đề xã hội và môi trường

Thứ nhất, Trong những năm qua FDI đã có nhiều tác động tích cực tới

giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động. Tác

động của FDI tới vấn đề việc làm có thể xem xét trên hai phương diện: trực

tiếp và gián tiếp:

Một là, về tác động trực tiếp, FDI được thực hiện thông qua các hoạt động

kinh doanh của các DN FDI, từ đó thu hút lao động vào các DN đó. Trong

những năm qua các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần giải quyết việc làm

với mức độ nhất định, số lượng việc làm trực tiếp trong các DN FDI liên tục

tăng lên, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho dân cư tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong giai đoạn 1997-2000 các DN FDI đã tạo ra 4720 việc làm mới, giai

đoạn 2001 - 2003 là 10334 việc làm mới, trong đó lao động của Vĩnh Phúc là

7616 người. Năm 2004 các dự án FDI đã tạo việc làm mới cho 1.702 lao động,

nâng tổng số lao động đang làm việc trực tiếp tại các dự án FDI lên 11.544

Page 103: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

97

người. Năm 2005 tạo ra 6.056 việc làm mới, nâng tổng số lao động đang làm

việc trực tiếp tại các dự án FDI lên 17.600 người. Năm 2006 - 7.803 việc làm

mới, tổng số lao động làm việc trực tiếp 25.403 người. Năm 2007 là 6.597 việc

làm mới, số lao động làm việc trực tiếp tại các dự án FDI là 32.243 người.

Năm 2008 các dự án FDI tạo ra 5.026 việc làm mới, số lao động được

giải quyết việc làm mới tập trung chủ yếu ở các dự án bắt đầu đi vào hoạt

động SXKD. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều DN đã hoạt động

sản xuất từ những năm trước phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu lại

tổ chức, cắt giảm bớt lao động. Tính đến hết năm 2008 các dự án FDI đã giải

quyết việc làm cho 28.181 lao động FDI. Trong năm 2009, số lượng lao động

tuyển dụng mới đạt thấp, đã giải quyết việc làm cho 3.010 lao động FDI. Tính

đến hết năm 2009 các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 31.047 lao động.

Trong năm 2010, các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 1.949 lao

động FDI. Tính đến hết năm 2010 các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho

33.080 lao động.

Trong năm 2011, các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 8.100 lao

động. Số lao động làm việc tại các DN FDI trên địa bàn tỉnh đến hết năm

2011 là 41.100. Trong năm 2012, các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho

2.800 lao động. Số lao động đang làm việc tại các DN FDI trên địa bàn tỉnh

đến hết năm 2012 là gồm 43.900 lao động, trong đó lao động người Vĩnh

Phúc là 26.946 người [93]. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2014 tổng số lao

động làm việc trong các DN FDI trên địa bàn Tỉnh là 50.874 người [28].

Hai là, về tác động gián tiếp, sự hiện diện của các DN FDI đã kéo theo sự

phát triển của các ngành khác như kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất

và đời sống, từ đó tạo nhiều việc làm mới cho lao động trên địa bàn tỉnh. Có

thể nói, vốn đầu tư FDI đã tạo cơ hội cho người dân có thêm khả năng tìm

kiếm và tự tạo việc làm, mở mang ngành nghề, nâng cao thu nhập, cải thiện

đời sống của người dân, đồng thời đã tạo cơ hội và điều kiện cho sự hình

thành và phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Sự gia tăng nguồn

vốn đầu tư FDI kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ sản xuất và đời

Page 104: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

98

sống với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, vì vậy đã tạo cơ hội và

điều kiện cho người dân, nơi các DN FDI hoạt động phát triển sản xuất hàng

hoá theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Đây là bước

chuyển biến lớn cung cách làm ăn của người dân từ chỗ nhỏ lẻ, sản xuất tự

cung, tự cấp lên sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, với năng

suất, chất lượng cao theo phương pháp công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của

CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự có mặt của các DN lớn từ các nguồn vốn FDI không những góp phần

giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động ngày càng lớn, mà còn góp

phần làm gia tăng chất lượng NNL, kể cả lao động quản lý và kỹ năng của

người lao động trực tiếp theo phương pháp công nghiệp thông qua việc đào

tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân ở các DN có vốn đầu

tư nước ngoài. FDI đã tác động tích cực tới sự hình thành đội ngũ cán bộ quản

lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được

với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại,

có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý

tiên tiến. Theo Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh

Phúc, năm 2011 trong số 31.802 lao động trong các DN FDI, lao động có

trình độ đại học là 2.716 người, chiếm 8,54%; trung cấp 2.123 người và

6,68%; công nhân kỹ thuật 13977 người và 43,95% [57].

Các DN FDI đã ký kết hợp đồng lao động cho 31.159/31802 người,

trong đó hợp đồng lao động không thời hạn là 11.571 người, có thời hạn từ 12

đến 36 tháng - 18.840 người, từ 3 tháng đến dưới 12 tháng - 748 người. Đã có

52/74 DN FDI xây dựng và đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà

nước về lao động, 58/74 DN xây dựng và đăng ký thang bảng lương, 20/74

DN xây dựng Thỏa ước lao động tập thể.

Tính đến năm 2011, thu nhập cao nhất của người lao động từ lương trong

các DN FDI đạt mức 11.753.000 đồng/ tháng; thu nhập bình quân - 3.028.000

đồng/ tháng; thu nhập thấp nhất - 1.450.000 đồng/ tháng. Bên cạnh đó đã có

sự phối hợp giữa các DN FDI với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và

Page 105: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

99

các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh về công tác tuyển dụng lao động.

Trong các DN FDI đã thực hiện khá tốt công tác bảo hộ lao động thông qua

thành lập bộ phận bảo hộ lao động, bộ phận y tế, mạng lưới an toàn vệ sinh

trong DN. Nhiều DN đã xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, thực

hiện chế độ bồi dưỡng độc hại kịp thời. Một số DN đã tổ chức huấn luyện và

cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động, thực hiện kiểm định kỹ thuật an

toàn lao động các loại máy móc, vật tư, thiết bị [57].

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, FDI ở Vĩnh Phúc đã

tạo điều kiện thuận lợi cho ngành BHXH trong việc thực hiện mục tiêu khai

thác các nguồn thu BHXH, BHYT, không ngừng tăng nhanh mở rộng đối

tượng là điều kiện thuận lợi hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và BHXH

cho mọi người lao động vào năm 2020; đồng thời là mục tiêu để ngành BHXH

kiện toàn và hoàn thiện thể chế chính sách để đáp ứng yêu cầu của tiến trình

hội nhập, CNH, HĐH đất nước. Trong đó, các DN FDI đã luôn chú trọng, quan

tâm và thực hiện đầy đủ trách nhiệm nghĩa vụ của DN đối với chính sách pháp

luật BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp. Tính từ năm 1997 đến năm 2014, số

lượng DN FDI tham gia BHXH, BHYT đăng ký tại cơ quan BHXH liên tục

tăng qua các năm, nếu như năm 1997 chỉ có 5 DN đăng ký tham gia BHXH,

BHYT với tổng số lao động là 1.146 người thì đến năm 2007 là 68 doanh

nghiệp (tăng gấp 13,6 lần) với tổng số lao động là 26.668 người (tăng gấp 23,3

lần) và đến thời điểm tháng 6/2014 là 107 DN (tăng gấp 21,4 lần) với tổng số

lao động là 50.874 người (tăng gấp 44,4 lần). Hàng năm, tổng số tiền thu

BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp do DN FDI tham gia đóng góp chiếm

trên 30% trên tổng số thu BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp toàn tỉnh.

Những tấm gương điển hình về thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho

người lao động trong các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc là Công ty Toyota và

Công ty Honda. Việc thực hiện BHXH, BHYT của 2 DN này khá nghiêm túc

và uy tín. Mặc dù suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất,

kinh doanh của các DN nhưng với chiến lược kinh doanh lấy niềm tin, sự tín

nhiệm của khách hàng là mục tiêu hoạt động đã đưa 2 DN tiếp tục duy trì hoạt

Page 106: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

100

động của mình và đảm bảo được mọi chế độ cho người lao động trong đó có

chế độ BHXH, BHYT. Với lực lượng lao động rất nhiều, quỹ lương lớn

nhưng 2 DN này trích tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo tháng nên

đã không bị tồn đọng tiền BHXH, BHYT. Theo số liệu thống kê thì tháng

6/2014, tổng số lao động có tham gia BHXH, BHYT của 2 đơn vị này là gần

10 nghìn người, bằng 1/5 số lao động tham gia BHXH, BHYT trong khối DN

FDI và bằng 1/11 số lao động tham gia BHXH, BHYT của toàn tỉnh và tổng

số thu là trên 73 tỷ đồng, gần bằng 8% tổng số thu của toàn tỉnh nhưng DN

đã nộp hết số tiền trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động, vì vậy mọi

quyền lợi được hưởng về chế độ BHXH, BHYT của người lao động được

đảm bảo và giúp người lao động yên tâm lao động, sản xuất.

Việc thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT cho người lao

động tại DN đã được cơ quan BHXH và DN quan tâm và chi trả kịp thời, đặc

biệt là việc chi trả chế độ ốm đau và chế độ thai sản. Từ năm 1997 đến năm

2013 đã chi trả chế độ ốm đau cho 56.460 lượt lao động (trong đó: Công ty

Honda là 40.566 lượt lao động; Công ty Toyota là 15.894 lượt lao động; chi

trả chế độ thai sản cho 2.125 lao động (trong đó: Công ty Honda là 1.753 lượt

lao động; Công ty Toyota là 372 lượt lao động); chi trả chế độ dưỡng sức cho

3.811 lao động (trong đó: Công ty Honda là 2.089 lượt lao động; Công ty

Toyota là 1772 lượt lao động). Đồng thời từ năm 2006, 2 DN đã ký hợp đồng

khám chữa bệnh, tương đương với phòng khám chữa bệnh của bệnh viện

hạng 3 đã chăm sóc kịp thời sức khỏe cho người lao động [28].

Trong những năm qua, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động

theo hướng CNH, HĐH. Nếu vào năm 2000, lao động nông nghiệp chiếm

85,7%; công nghiệp-xây dựng chiếm 6,5%; dịch vụ chiếm 7,8%; thì đến năm

2010 tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống còn 46,4%; công nghiệp-xây

dựng tăng lên thành 25,5% và dịch vụ là 28,1%.

Thứ hai, FDI có tác động tích cực tới bảo vệ môi trường. Về thực hiện

các thủ tục về môi trường, 100% các dự án FDI đã thực hiện lập báo cáo đánh

giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi

Page 107: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

101

trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định; 67% đơn vị có

xác nhận hoàn thành các công trình xử lý sau đánh giá tác động môi trường;

90% đơn vị thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) và

quản lý CTNH theo các văn bản hướng dẫn. Với lợi thế về vốn, khoa học

công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phần lớn các DN FDI đã chủ động áp

dụng các biện pháp xử lý chất thải tiên tiến đáp ứng được các yêu cầu về bảo

vệ môi trường.

Đi đầu về chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là các

DN FDI của Nhật Bản. Do sản phẩm mang tính toàn cầu, truyền thống văn

hóa kinh doanh của từng DN và ý thức tôn trọng và tuân thủ luật pháp nước

sở tại, các DN này luôn tuân thủ và chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi

trường, điển hình như các Công ty Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Công

ty sản xuất phanh Nissin, Toyota Boshoku Hà Nội,...Thống kê cho thấy, tuy

có số lượng các dự án đầu tư ít song hằng năm các DN Nhật Bản phát thải

khối lượng chất thải rất lớn, trung bình khoảng 530 nghìn m3 nước thải, 25,3

nghìn tấn chất thải công nghiệp thông thường và 27,7 nghìn tấn CTNH (chủ

yếu là 2 Công ty Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam). Kết quả thanh kiểm

tra hằng năm cho thấy, các DN Nhật Bản không chỉ thực hiện đầy đủ hồ sơ,

thủ tục về môi trường, công tác quản lý chất thải cũng được thực hiện rất bài

bản, nghiêm túc, 100% DN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải đảm

bảo đạt quy chuẩn về môi trường. Hầu hết các DN thực hiện thu gom, xử lý

chất thải công nghiệp thông thường và CTNH một cách khoa học, bố trí bộ

phận chuyên trách hoặc cán bộ quản lý môi trường để thống kê, theo dõi tình

hình phát sinh, chuyển giao chất thải cho các đơn vị có đầy đủ chức năng thu

gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định.

Bên cạnh đó, một số DN FDI của Hàn Quốc có ý thức chấp hành khá tốt

như Công ty Deawoo Bus, Heusung Vina...[29]

Về việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, theo Báo cáo của Sở Tài

nguyên và Môi trường, trong năm 2011 đã có 50 DN thực hiện công tác giám

sát môi trường và lập báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường, 68 DN

Page 108: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

102

thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý CTNH. Tính đến hết tháng 5 năm 2012

đã có 105 DN thực hiện lập các thủ tục về môi trường như báo cáo đánh giá

tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ

môi trường, đề án bảo vệ môi trường [59].

Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các DN FDI đã trở

thành những mô hình mẫu giới thiệu về kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản

lý môi trường ISO 14000, tạo áp lực tác động đến các DN khác trong thực

hiện hoạt động bảo vệ môi trường.

3.2.3. Thực trạng tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2.3.1. Về kinh tế

Thứ nhất, mặc dù DN FDI thường áp dụng công nghệ tiên tiến hơn so

với các DN trong nước, song cho đến nay trình độ công nghệ của các DN FDI

không phải hoàn toàn hiện đại như mong muốn của tỉnh, do đó tác động tới

nâng cao trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh của FDI là hạn chế. Các dự án

FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa đến từ các

nhà đầu tư Châu Á. Một số Tập đoàn có danh tiếng hơn đầu tư vào Vĩnh Phúc

nhưng thường không xuất phát từ công ty mẹ mà từ các công ty con thuộc thế

hệ thứ hai hoặc thứ ba (chi nhánh) ở các nước khác đầu tư vào nước thứ ba là

Việt Nam nên quy mô không quá lớn và trình độ công nghệ không cao, hạn

chế tính lan tỏa. Các ngành công nghiệp do các dự án FDI tạo ra chủ yếu là

công nghiệp lắp ráp, ít có công nghiệp chế tạo, chưa tạo ra nhiều sản phẩm

công nghệ cao, chưa đầu tư nhiều cho việc đổi mới công nghệ, hoạt động

R&D chuyển giao công nghệ còn hạn chế.

Theo Báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả

điều tra thực trạng công nghệ của các dự án đầu tư trong đó có 43 DN FDI

năm 2010 -2011 trong một số lĩnh vực sản xuất theo các thành phần của công

nghệ gồm kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức, cho thấy trình độ công

nghệ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ở mức lạc hậu, các

lĩnh vực khác trình độ công nghệ chỉ đạt mức trung bình của thế giới [55].

Page 109: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

103

Thứ hai, mặc dù FDI đã góp phần thúc đẩy liên kết hợp tác với các DN

khác trong SXKD, nhưng nhìn chung các dự án FDI mới chỉ tập trung phát

triển bản thân nó, chưa góp phần đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ. Cho đến nay,

ngồn vốn FDI mới chỉ hoạt động trong một số ngành công nghiệp của Vĩnh

Phúc như dệt may, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, công nghiệp điện tử tin học…

Các DN FDI chủ yếu vẫn tập trung vào hoạt động lắp ráp, nên mằc dù giá trị

sản xuất đạt khối lượng rất lớn nhưng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp do giá

trị các nguyên liệu, vật liệu đầu vào lớn. Chẳng hạn, tỷ lệ nội địa hoá trong

ngành sản xuất ô tô vẫn đang ở mức rất thấp (9%) [51]. Khu vực FDI đóng góp

chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng cũng nhập khẩu nhiều, thậm

chí giá trị nhập khẩu gấp 2 lần giá trị xuất khẩu (năm 2011, giá trị xuất khẩu:

510,4 triệu USD, giá trị xuất khẩu: 1.245,76 triệu USD), chứng tỏ sự yếu kém

của ngành công nghiệp hỗ trợ và sức lan tỏa thúc đẩy sản xuất đến các DN

trong nước trên địa bàn tỉnh của khu vực đầu tư nước ngoài còn thấp. Một số

DN đầu tư nước ngoài có tỷ lệ nhập khẩu cao, nhưng không chú trọng sản xuất

mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ

yếu, làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Tình trạng trên thể hiện rằng, các DN FDI do mục tiêu lợi nhuận nên đã

lựa chọn những ngành sản xuất có lợi nhất. Các ngành phụ trợ trong nước

không nằm trong sự quan tâm của họ, do đó khi chưa có sự phát triển của các

ngành này trong tỉnh, trong nước thì các DN FDI thường hướng tới nhập khẩu

linh kiện từ nước ngoài. Do đó, để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

trong tỉnh cần có sự quan tâm lớn hơn của tỉnh cũng như Chính phủ và trong

thời gian trước mắt, phải dựa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn

nội lực chứ chưa thể hy vọng nhiều vào các nguồn ngoại lực như FDI

Thứ ba, cho đến nay kinh tế của tỉnh đang phụ thuộc rất lớn vào FDI. FDI

đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong GTSXCN cũng như GDP và đóng góp cho

ngân sách. Nếu tính cả thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập

khẩu thì FDI trên địa bàn tỉnh đang chiếm 87% tổng thu ngân sách. Trong khi

đó, đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của các dự án FDI không đồng

Page 110: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

104

đều và có sự chênh lệch lớn; số DN Nhật Bản đóng góp 85,9% GTSXCN và

78,1% nộp ngân sách trên địa bàn. Riêng 02 doanh nghiệp Toyota và Honda

chiếm 80% tổng GTSXCN và thu ngân sách của khu vực FDI [58]. Sự phụ

thuộc này dẫn đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh cao nhưng chưa đảm bảo sự bền

vững, do FDI phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô.

Thứ tư, sự phân bố của FDI rất không đồng đều theo ngành và theo địa

bàn, gây hạn chế về hiệu ứng lan tỏa. Theo cơ cấu theo ngành, FDI đang tập

trung chủ yếu vào công nghiệp (chiếm 80% về vốn đầu tư), trong khi ngành

dịch vụ chỉ chiếm 16,7%, nông nghiệp chiếm 3,3% [54].

Mặc dù tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến nhưng cho

đến nay mới chỉ có một DN FDI hoạt động trong ngành chế biến nông sản.

Nguyên nhân tình trạng trên xuất phát từ mực tiêu lợi nhuận của các DN FDI.

Trong những năm qua, nông nghiệp Vĩnh Phúc có bước phát triển đáng kể

theo hướng sản xuất hàng hoá, tuy nhiên nông nghiệp Vĩnh Phúc chưa tạo ra

được những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô lớn, vì thế chưa hấp

dẫn đầu tư FDI. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính

đến hết tháng 6 năm 2006 đã có 5 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp với số

vốn đăng ký là 39,2 triệu USD, vốn thực hiện là 27,7 triệu USD chiếm 5,2%

tổng vốn FDI đã đăng ký và 5,7% tổng vốn FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc. Tính đến hết táng 4 năm 2012 chỉ còn 3 dự án FDI đầu tư vào

nông nghiệp với số vốn đang ký là 7,92 triệu USD.

Hầu hết các dự án FDI sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Phúc chỉ nằm ở

khâu cuối cùng chuỗi giá trị toàn cầu, là lắp ráp nên hạn chế trong việc thúc

đẩy sản xuất trong nước, giá trị gia tăng theo sản phẩm còn thấp.

Hệ số sử dụng vốn (ICOR) của khối FDI trong giai đoạn 2006 - 2010

cũng không cao hơn trung bình của tỉnh (khoảng từ 3-4). Vốn thực hiện chưa

cao, trung bình đạt khoảng 45% tổng vốn đăng ký đầu tư, chứng tỏ khả năng

hấp thụ vốn chưa cao [54].

Thứ năm, một số DN FDI vẫn đang lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp

luật của Việt Nam để thực hiện hành vi gian lận thương mại, chuyển giá, kê

Page 111: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

105

khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân

sách của Nhà nước và của tỉnh. Theo báo cáo của Công an tỉnh Vĩnh Phúc, từ

năm 1997 đến 2012 đã phát hiện nhiều DN FDI lợi dụng chính sách ưu đãi

đầu tư, buôn bán nguyên liệu, phụ liệu nhằm trốn thuế như lợi dụng vấn đề

gia công với nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc với thuế suất 0% để đưa định

mức tiêu hao lớn hơn mức tiêu hao thực tế và sau đó bán các sản phẩm đó ra

thị trường, gây bất ổn về an ninh kinh tế. Đã phát hiện 18 vụ và thực hiện xử

phạt hành chính trên 1,2 tỷ đồng. Một số chủ DN FDI vay ngân hàng song do

kinh doanh thua lỗ đã bỏ trốn, gây thiệt hại cho hệ thống ngân hàng hàng trăm

tỷ đồng [30].

3.2.3.2. Thực trạng tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới

các vấn đề xã hội và môi trường

Thứ nhất, Quan hệ chủ - thợ trong các DN FDI vẫn còn có những căng

thẳng nhất định. Trong nhiều DN FDI thường xuyên thực hiện chế độ làm

tăng ca, tăng giờ, trong khi đó thu nhập không tương xứng với thời gian và

cường độ lao động, quyền lợi về an sinh xã hội, mà trụ cột là BHXH, BHYT

của người lao động không được đảm bảo dẫn đến đình công lãn công, gây mất

ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Trong những năm qua, tranh chấp lao động vẫn diễn ra trong khu vực có

vốn FDI. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Tình hình đình công trong các doanh nghiệp FDI trên địabàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2014

Năm Số cuộc đình công Số DN sảy ra đìnhcông

2008 28 252009 16 122010 14 112011 17 172012 14 142013 9 8

6 tháng đầu năm 2014 4 4

Nguồn: [40]

Page 112: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

106

Như vậy, Trong giai đoạn từ năm 2008 đến hết tháng 6 năm 2014 trên địa

bàn tỉnh đã diễn ra 102 cuộc đình công tại 91 DN, trong đó có 80 cuộc diễn ra

trong các DN FDI, bao gồm 43 cuộc trong các DN của Hàn Quốc, 20 cuộc tại

các DN của Đài Loan, 5 cuộc trong các DN Nhật Bản, 3 cuộc trong DN của

Malaisia, 4 cuộc tại các DN Trung Quốc, 1 cuộc trong DN Italia. Hầu hết các

cuộc đình công đều diễn ra tự phát do hoạt động của các tổ chức công đoàn trong

các DN FDI khó khăn, vai trò công đoàn không được phát huy, thậm chí có nơi

cán bộ công đoàn ngại va chạm với giới chủ vì sợ bị sa thải... [40]

Nguyên nhân của các cuộc đình công kể trên chủ yếu xuất phát từ lợi ích

của người lao động trong các DN FDI chưa thực sự được đảm bảo. Thu nhập

bình quân của người lao động làm việc tại các DN FDI chỉ tương đương với

các DN trong nước. Nhiều chủ DN trả lương cho người lao động với mức

lương tối thiểu, chưa thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với người lao động. Hầu

hết các DN FDI áp dụng hình thức trả lương theo thời gian hoặc sản phẩm, trả

lương hàng tháng, không có hiện tượng nợ lương, cắt lương, trừ lương. Song

đáng lưu ý là việc vận dụng chính sách tiền lương của Chính phủ thực hiện

chưa nghiêm túc. Mặc dù đã có nhiều DN FDI thực hiện xây dựng thang

lương, bảng lương, định mức lao động và áp dụng mức lương tối thiểu theo

quy định chủ Chính phủ và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra

quyết định công nhận, song đa số các DN khi xây dựng bảng lương đều không

tham khảo ý kiến của Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời,

không công bố công khai cho người lao động trong DN biết. Có DN không

xem xét tăng lương hàng năm, nhiều lao động làm việc từ 2 - 4 năm vẫn

hưởng mức lương khởi điểm. Kiểm tra của Công đoàn về ký hợp đồng lao

động, Thoả ước lao động tập thể cho thấy, một số DN FDI vẫn lách luật nhằm

né tránh chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người lao động.

Nguyên nhân khác của đình công là do thời gian làm việc của người lao

động trong các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc thường bị kéo dài từ 12 đến 14 giờ

trên ngày, thời gian làm thêm giờ đạt mức hơn 300 giờ trên năm, trong khi đó

Page 113: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

107

chế độ phụ cấp ăn ca thấp (từ 10.000 đồng đến 25.000 đồng/suất), chất lượng

bữa ăn chưa thực sự được đảm bảo do không được giám sát thường xuyên.

Thứ hai, Mặc dù các FDI đã có cố gắng nhất định chấp hành các quy

định về BHXH, BHYT cho người lao động, song do mục tiêu tiết kiệm chi

phí đã làm cho một số DN FDI tìm cách cố tình trốn tránh đóng BHXH, hoặc

để chấm dứt hợp đồng lao động khi cần thiết. Tình hình nợ BHXH của các

DN FDI được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8: Tình hình nợ bảo hiểm xã hội của các DN FDI trên địa bàntỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2014

Nợ đọngSố lượngDN FDI tổng toàn tỉnh tỷ lệ /tổngNăm

DN VNĐ VNĐ %1997 5 132,297,523 1,125,467,325 11.75%1998 9 333,022,650 1,426,476,672 23.35%1999 10 47,490,381 1,825,656,474 2.60%2000 9 -133,217,826 2,514,557,457 -2001 8 5,320,459 2,546,701,445 0.21%2002 13 163,748,779 3,215,462,131 5.09%2003 19 1,456,366,909 4,289,454,444 33.95%2004 27 1,372,406,996 8,214,554,221 16.71%2005 40 3,563,053,558 10,210,422,144 34.90%2006 59 9,747,248,500 22,114,462,454 44.08%2007 68 14,660,157,830 24,031,456,472 61.00%2008 63 17,391,415,747 36,253,347,686 47.97%2009 70 15,304,299,229 26,253,347,686 58.29%2010 84 7,440,433,834 27,126,434,789 27.43%2011 93 4,070,644,294 28,065,646,026 14.50%2012 92 5,451,455,766 33,626,000,000 16.21%2013 100 1,002,922,582 50,328,659,202 1.99%2014 107 12,570,789,079 62,335,000,000 20.17%

Nguồn: [28]

Tính đến hết quý IV/2011, trên địa bàn tỉnh có 31 DN FDI (chiếm 34,8

số DN FDI đang hoạt động) nợ BHXH. Tổng số tiền nợ BHXH của các DN

khối FDI là 4.440 triệu đồng, trong đó có 5/14 DN Nhật Bản nợ 449 triệu

Page 114: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

108

đồng; 18/42 DN Hàn Quốc nợ 2.545 triệu đồng; 5/24 DN Đài Loan nợ 381

triệu đồng; 2/6 DN Trung Quốc nợ 80 triệu đồng [27].

Nếu tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, thì tổng số nợ của DN FDI là trên

12 tỷ đồng, bằng 20,17% số nợ của toàn tỉnh. Nợ đọng tập trung chủ yếu ở

các DN sản xuất, kinh doanh bao bì. Nổi cộm là có 3 DN: Công ty TNHH

TSARI; Công ty TNHH GREENNET VN; Công ty TNHH IK - HAN Việt

Nam. Công ty TNHH GREENNET VN nợ 7 tháng với số tiền là 417,8 triệu

đồng. Tại Công ty TNHH IK - HAN Việt Nam, do hoạt động sản xuất kinh

doanh thua lỗ nên chủ sử dụng lao động bỏ trốn từ năm 2009, số tiền nợ là 2,5

tỷ đồng [28].

Thứ ba, FDI chưa tạo nhiều việc làm cho khu vực nông thôn và tác động

đến nâng cao chất lượng NNL còn hạn chế.

Mặc dù số lượng việc làm được tạo ra trong các doanh nghiệp công

nghiệp có vốn FDI ở Vĩnh Phúc thời gian qua tăng lên không ngừng, nhưng tỷ

trọng thu hút sức lao động của các DN này trong tổng số NNL của tỉnh còn ở

mức rất thấp. Tỷ trọng lao động trong các DN công nghiệp có vốn FDI trong

tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của Vĩnh Phúc

năm 2000 là 0,33%; năm 2001 - 0,45%, 2002 - 0,99%; 2003 - 1,25%; 2004 -

1,63%; 2005 - 2,38%; 2009 - 4,88%; 2010 - 5,03%; 2011 - 6,12%

[30],[31],[32],[33],[34],[35],[57].

Thứ tư, tác động tiêu cực của FDI đến môi trường. Mặc dù các DN FDI

thường có trình độ công nghệ cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước, tuy

nhiên do sự hình thành của các DN FDI chịu tác động đáng kể của xu hướng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước phát triển theo hướng loại bỏ dần

những ngành truyền thống với những công nghệ có ảnh hưởng không tốt tới

môi trường, cho nên hoạt động của các DN FDI trong công nghiệp ở Vĩnh

Phúc nói riêng và ở nước ta nói chung vẫn có tác động không nhỏ tới môi

trường sinh thái. Thực tế cho thấy, các DN FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc

thường không tập trung vào các dự án xử lý môi trường mà vấn đề đó được

chuyển thành trách nhiệm của Ban quản lý các KCN, trong khi đó việc thu hút

Page 115: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

109

vốn đầu tư cho các dự án xử lý chất thải bảo vệ môi trường đang rất khó khăn.

Cho đến nay, hầu hết các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có

quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và đã lập báo cáo

đánh giá tác động môi trường theo quy định của các KCN, tuy nhiên việc

thưc hiện chưa đầy đủ theo yêu cầu. Do chưa có bãi chôn lấp, xử lý chất thải

rắn công nghiệp công ty liên doanh lớn như Công ty ôtô Toyota thời gian dài

phải lưu giữ trong kho 250 tấn chất thải rắn công nghiệp và Công ty Honda

Việt Nam lưu giữ 1000 tấn chất thải rắn công nghiệp mới được xử lý. Mặt

khác, hiện nay, do thiếu bãi tập kết, chôn lấp và xử lý chất thải trong các KCN

nên có tình trạng các cơ sở sản xuất công nghiệp thuê các tổ chức, cá nhân

không có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải, dẫn đến việc đổ chất thải

không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng

đến sức khoẻ nhân dân.

Bên cạnh các dự án do các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản chấp hành

tương đối nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường

như Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, Công ty TNHH

Takanichi Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất phanh NISSIN Việt Nam... vẫn

còn nhiều các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh quy định của

Luật Bảo vệ môi trường như không tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động

môi trường, không thực hiện đăng ký quản lý chất thải nguy hại, không thực

hiện giám sát môi trường định kỳ...

Trong số các DN FDI của Hàn Quốc, còn nhiều DN chưa thực hiện tốt

các quy định về bảo vệ môi trường. Nhiều DN bị xử phạt vi phạm hoặc buộc

phải di dời như Công ty TNHH Seul Print Vina, Công ty Kumnam Print,

Công ty TNHH Bangsun... Kết quả kiểm tra định kỳ hàng năm cho thấy các

DN lớn có bố trí tổ chuyên trách hoặc cán bộ quản lý môi trường, còn lại hầu

hết các đơn vị chỉ bố trí nhân viên kiêm nhiệm, không có chuyên môn nên hầu

hết vi phạm các quy định về quản lý CTNH như không kê khai đầy đủ thành

phần, lượng chất thải phát sinh, chậm chuyển giao CTNH, chậm nộp báo định

kỳ về tình hình phát sinh CTNH, không chuyển chứng từ CTNH cho cơ quan

Page 116: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

110

quản lý nhà nước về môi trường, bố trí nơi lưu giữ tạm thời chưa đảm bảo

đúng quy định... Mặt khác, nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực, sản xuất linh

kiện điện tử gia công may mặc sử dụng nhiều lao động nên việc quản lý rất

phức tạp, có những tác động tiêu cực đến môi trường xã hội khu vực xung

quanh như Công ty TNHH Vina Korea, Công ty TNHH Shinwon Ebenezer,

Công ty TNHH Daewoo Apparel Viet Nam, Công ty TNHH Daewoo STC….

Các DN FDI của Đài Loan, Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản

xuất cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất ô tô, xe máy,

chế tạo máy móc, thiết bị công nghiệp, vật liệu xây dựng…với quy mô nhỏ và

vừa, có lượng chất thải hàng năm vào khoảng 6,4 nghìn tấn CTNH, 8,3 nghìn

tấn chất thải rắn công nghiệp thông thường và khoảng 350 nghìn m3 nước

thải. So với các DN của Nhật Bản và Hàn Quốc, các DN của Đài Loan, Trung

Quốc có công nghệ, thiết bị lạc hậu, sử dụng nhiều nguyên liệu, năng lượng

và định mức phát thải lớn. Trong khi đó trình độ quản lý còn hạn chế, đặc biệt

là ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường còn yếu, thậm chí nhiều đơn

vị chây ỳ hoặc thực hiện mang tính chất đối phó, không thực hiện đầy đủ các

biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, thải chất thải gây ô nhiễm môi trường… gây

bức xúc đối với người dân sống trong khu vực xung quanh, điển hình như

Công ty TNHH dệt Hiểu Huy (tiền thân là công ty dệt len Lantian Việt Nam

tại cụm công nghiệp Lai Sơn - Vĩnh Yên) đã bị buộc phải tạm dừng hoạt động

của xưởng nhuộm để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới; Công ty

Hữu hạn công nghiệp Strongway để rò rỉ dầu thải gây ô nhiễm môi trường đất

trong KCN Khai Quang bị xử phạt 254 triệu đồng và buộc phải cải tạo lại nền

đất bị nhiễm dầu; công ty VPIC1 xả nước thải vượt quy chuẩn 13 lần; công ty

TNHH Lâm Viễn chuyển giao CTNH không đúng quy định…. Kết quả thống

kê cho thấy, từ năm 2011 đến hết 2013, các cơ quan quản lý môi trường đã

kiểm tra 51 đơn vị, trong đó xử phạt vi phạm 25 đơn vị với số tiền khoảng gần

2,3 tỷ đồng. Thống kê cũng cho thấy có đến 84% đơn vị được kiểm tra vi

phạm các quy định về thủ tục, hồ sơ môi trường, 67% vi phạm về quản lý

CTNH, 32% đơn vị xả nước thải vượt quy chuẩn và trốn nộp phí xả nước thải,

Page 117: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

111

74% đơn vị không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự

cố, rủi ro về môi trường…[29]

Mặc dù chưa có số liệu thống kê số DN FDI trên địa bàn tỉnh áp dụng

các giải pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên có thể

khẳng định hiện nay chưa có cơ sở pháp lý để bắt buộc hoặc khuyến khích các

DN này tham gia áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình hoạt động. Bởi

vậy trên địa bàn tỉnh đã và đang diễn ra một thực tế là bên cạnh một số DN bỏ

ra hàng tỷ đồng để đầu tư cải tiến quy trình công nghệ, áp dụng các biện pháp

xử lý chất thải đạt quy chuẩn thì một số DN khác lại xả chất thải gây ô nhiễm

môi trường và chỉ bị phạt với số tiền phạt quá nhỏ. Ví dụ, chỉ tính riêng năm

2011, trong số 35 doanh nghiệp FDI được Sở Tài nguyên và Môi trường

thanh, kiểm tra đã có 16 đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi

trường và bị xử phạt với tổng số tiền là 528,75 triệu đồng [59].

Hầu hết các DN FDI khi đầu tư vào Vĩnh Phúc đều có xu hướng lựa chọn

các địa điểm có sẵn hạ tầng như các KCN, CCN hoặc những nơi thu hồi đất

thuận lợi... Theo số liệu thống kê, hiện nay tại các KCN, CCN có 92 dự án

FDI, ngoài KCN, CCN có 28 dự án. Tuy nhiên thực trạng phát triển hạ tầng

khu vực này trong những năm qua cho thấy hầu hết các KCN, CCN đều trong

tình trạng vừa kêu gọi đầu tư vừa hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nên công

tác bảo vệ môi trường gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng nước thải từ các cơ

sở sản xuất mới chỉ xử lý sơ bộ hoặc không qua xử lý xả thải trực tiếp ra các

sông suối, ao, hồ... của khu vực vẫn còn khá phổ biến. Việc xử lý nước thải ở

các cơ sở sản xuất phụ thuộc vào năng lực tài chính cũng như ý thức trách

nhiệm của chủ đầu tư. Việc kiểm soát nước thải công nghiệp gặp rất nhiều

khó khăn, do mới chỉ có một số khu, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập

trung và nguồn nhân lực lại mỏng... Điều này đã làm cho những thuỷ vực trực

tiếp tiếp nhận đang phải chịu tác động rất lớn của nước thải công nghiệp.

Theo kết quả quan trắc hàng năm cho thấy, chất lượng môi trường nước

mặt ở các lưu vực lớn như sông Phan, sông Cà Lồ, Đầm Vạc...đang bị suy

giảm, thậm chí có những nơi ô nhiễm cao (COD, BOD5, NH3, Coliform và một

Page 118: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

112

số kim loại nặng...), đặc biệt là những đoạn hoặc những lưu vực là nơi tiếp

nhận nguồn nước thải công nghiệp. Điển hình như sông Bến Tre đoạn chảy qua

phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, ngoài việc phải tiếp nhận các nguồn

thải sinh hoạt, chăn nuôi trên địa bàn còn phải tiếp nhận một lượng lớn nước

thải của Công ty dệt Hiểu Huy. Với đặc tính nước thải có hàm lượng chất ô

nhiễm cao, độ màu lớn, trong những năm trước đây, cơ sở này liên tục có

những hành vi vi phạm trong việc xả nước thải không qua xử lý vào sông Bến

Tre. Mặc dù đã được các cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên và Môi

trường, Phòng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh...kiểm tra, yêu cầu khắc phục

và DN đã thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, song đã để lại tác

động không nhỏ đối với chất lượng môi trường nước sông và rất lâu mới có thể

khắc phục triệt để được. Kết quan trắc môi trường năm 2011 cho thấy, 100%

mẫu nước sông ở các vị trí khác nhau đều có chỉ tiêu tổng dầu mỡ vượt quy

chuẩn từ 1,3-1,8 lần; các mẫu lấy vào mùa mưa đều có chỉ tiêu NH4+ vượt quy

chuẩn từ 1,08-3,12 lần, trong đó điểm quan trắc tại phường Đồng Tâm, thành

phố Vĩnh Yên có mức độ ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép 3,12 lần.

Sự phát triển gia tăng thu hút và sử dụng FDI cũng đang gây sức ép đối

với công tác xử lý chất thải công nghiệp. Việc tập trung thu hút các DN FDI

vào đầu tư tại tỉnh nhưng chưa chú trọng đến hạ tầng xử lý chất thải đang là

vấn đề gây sức ép đối công tác quản lý môi trường hiện nay. Theo số liệu

thống kê của các cơ sở, tổng lượng CTNH của các DN FDI phát sinh trung

bình khoảng 11,4 nghìn tấn/năm. Trong đó mới chỉ có 1 số DN như Toyota

Việt Nam, Honda Việt Nam...tự đầu tư công trình xử lý CTNH, còn lại hầu

hết các cơ sở phải thuê các đơn vị khác trong và ngoài địa bàn tỉnh để vận

chuyển xử lý. Đến năm 2011 có 15 chủ hành nghề quản lý CTNH hoạt động

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có 04 chủ hành nghề quản lý CTNH do

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép và 11 chủ hành nghề quản lý CTNH do Tổng

cục Môi trường cấp phép. Nhìn chung, việc chuyển giao trách nhiệm xử lý

CTNH của chủ nguồn thải cho chủ hành nghề vận chuyển, xử lý đều được

thực hiện thông qua hợp đồng, khi bàn giao CTNH đều có chứng từ CTNH.

Page 119: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

113

Thống kê năm 2011 cho thấy tổng khối lượng CTNH do các chủ hành

nghề vận chuyển, xử lý CTNH được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép đã thực

hiện khoảng 3,73 nghìn tấn, chiếm khoảng 32,7%. Lượng CTNH còn lại do

các chủ hành nghề quản lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép

hành nghề thực hiện

Kết quả thanh kiểm tra các năm gần đây cho thấy có nhiều DN FDI chưa

thực sự quan tâm đến công tác quản lý CTNH, đặc biệt là việc thực hiện trách

nhiệm của chủ nguồn thải CTNH như không đăng ký điều chỉnh sổ chủ nguồn

thải CTNH, lưu giữ CTNH quá thời hạn cho phép nhưng không có báo cáo cơ

quan quản lý nhà nước, không bố trí nơi lưu giữ hoặc có bố trí nơi lưu giữ

nhưng chưa đảm bảo theo đúng quy định dẫn đến rò rỉ CTNH gây ô nhiễm

môi trường xung quanh. Ví dụ như Công ty Hữu hạn công nghiệp Strongway

Vĩnh Phúc để rò rỉ dầu thải ra môi trường; Công ty TNHH Kosei Multipack

Việt Nam không phân loại CTNH, để lẫn CTNH với chất thải khác; Công ty

GHS chuyển giao CTNH cho đơn vị không có chức năng... [60]

Những tồn tại nêu trên là do một số DN FDI chưa thực sự chú trọng tới

công tác bảo vệ môi trường, nhiều DN chưa có nhân viên phụ trách chuyên

trách về môi trường hoặc chưa tìm hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật bảo

vệ môi trường Việt Nam. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động

xử lý chất thải công nghiệp nói riêng và CTNH chưa đáp ứng được nhu cầu

thực tiễn.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC

TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH

VĨNH PHÚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.3.1. Những kết quả tích cực và nguyên nhân

3.3.1.1. Những kết quả tích cực

Từ những phân tích ở phân trên có thể khẳng định rằng, trong những năm

qua kể từ sau tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã thu hút được lượng FDI

ngày càng tăng. Hoạt động của FDI đã có nhiều tác động tích cực tới phát triển

kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Những tác động tích cực chủ yếu bao gồm:

Page 120: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

114

Thứ nhất, FDI trở thành nguồn vốn bổ sung vô cùng quan trọng cho phát

triển kinh tế - xã hội. Hoạt động của các dự án FDI đã và đang đóng vai trò là

yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nhanh theo hướng CNH, HĐH. Hoạt động của các DN FDI đã tác

động tích cực tới nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất, chất lượng nguồn

lao động và năng suất lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công

nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN thuộc các thành phần kinh tế

khác nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, học hỏi phương pháp quản lý tiên

tiến, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh về kinh tế của tỉnh. FDI đã thúc

đẩy sự hình thành và phát triển của các khu, CCN, thúc đẩy sự phát triển

nhanh của hệ thống kế cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, FDI đã trở thành yếu tố đảm bảo cho tăng trưởng nhanh của các

hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy giao lưu kinh tế quốc tế, đồng thời đóng

góp lớn cho nguồn thu ngân sách, tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế -

xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, FDI đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao

thu nhập cho người lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

3.3.1.2. Nguyên nhân của những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp

nước ngoài

Sự hiện diện của FDI tại Vĩnh Phúc đã có tác động rất tích cực tới sự

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu của những tác động

tích cực kể trên bao gồm:

Một là, hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư

và đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được hoàn thiện. Việc ban hành

Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hải quan…đã góp phần tạo ra

khuôn khổ pháp lý ngày càng ổn định rõ ràng hơn cho hoạt động đầu tư,

đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng cho các nhà đầu tư, thúc đẩy thu hút và

nâng cao hiệu quả hoạt động của FDI trên phạm vi cả nước nói chung và ở

Vĩnh Phúc nói riêng.

Page 121: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

115

Hai là, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ, các bộ,

ngành Trung ương đã tạo ra những thuận lợi lớn cho thu hút và sử dụng FDI

có hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Ba là, nhận thức đúng đắn về tiềm năng lợi thế, cơ hội và thách thức thu

hút và sử dụng FDI để phát triển kinh tế - xã hội của các cấp ủy Đảng, chính

quyền của tỉnh đã chuyển hoá thành sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ,

Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh cùng sự chủ động phối hợp tích cực của các

ngành trong công tác thu hút FDI, từ đó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc hoàn

thiện môi trường đầu tư thông qua nâng cao chất lượng công tác quy hoạch;

đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; đổi mới và đa dạng hoá công tác xúc tiến

đầu tư; phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy cải cách hành chính trong công tác

thu hút và quản lý FDI, đặc biệt đối với các thủ tục hành chính trong cấp phép

và thẩm định dự án.

Bốn là, sự ủng hộ của nhân dân và các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài

đối với chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và thu hút FDI

để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng…

Trong những nguyên nhân kể trên, nhận thức đúng đắn và nỗ lực của các

cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò quan trọng

nhất, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành địa phương năng động, sáng tạo về thu

hút FDI để phát triển kinh tế xã hội so với các tỉnh, thành phố khác trong cả

nước. Những nỗ lực đó đã chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố chủ

quan trong hoạt động thực tiễn thu hút và sử dụng FDI để thúc đẩy phát triển

kinh tế xã hội ở các địa phương.

3.3.2. Những tác động tiêu cực chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài

và nguyên nhân

3.3.2.1. Những tác động tiêu cực chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bên cạnh những tác động tích cực kể trên đối với kinh tế - xã hội

Vĩnh Phúc, hoạt động của các dự án FDI cũng đang thể hiện những bất

cập nhất định:

Page 122: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

116

Thứ nhất, sự phát triển kinh tế của tỉnh đang phụ thuộc quá lớn vào FDI.

Cho đến nay tăng trưởng kinh tế của tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng

của công nghiệp, trong đó FDI đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong giá trị sản

xuất, giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu cũng như đóng góp cho ngân sách. Do

đó, những biến động không thuận lợi trong hoạt động của FDI dễ gây tác

động tới ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Sự phụ thuộc này dẫn

đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh cao nhưng chưa đảm bảo sự bền vững, do FDI

phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô như chính sách thuế, xuất khẩu, tiêu

dùng... và chịu sự tác động nhạy cảm của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Thứ hai, phân bố của FDI đang rất mất cân đối theo ngành và địa bàn, do

đó gây mất cân đối cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án FDI mới

chỉ tập trung phát triển bản thân nó, chưa góp phần đẩy mạnh phát triển công

nghiệp phụ trợ đối với các DN trong nước trên địa bàn Tỉnh, do đó, để phát

triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong tỉnh cần có sự quan tâm lớn hơn

của tỉnh cũng như Chính phủ và trong thời gian trước mắt, phải dựa vào khai

thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực chứ chưa thể hy vọng nhiều vào

các nguồn ngoại lực như FDI. Bên cạnh đó, Sự hiện diện của FDI rõ ràng

chưa thực sự ra nhiều tạo thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng

trong các ngành dịch vụ và đặc biệt là nông nghiệp.

Thứ ba, tác động của FDI tới nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của

tỉnh còn hạn chế. Bản thân các dự án FDI đang sử dụng công nghệ trình độ

trung bình so với thế giới, công tác nghiên cứu và triển khai chưa thực sự

được chú trọng, do đó những mong đợi từ chuyển giao công nghệ từ FDI để

đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong những

năm qua về cơ bản chưa được đáp ứng trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, vẫn còn những DN FDI lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật

của Việt Nam để thực hiện hành vi gian lận thương mại, chuyển giá, kê khai

lỗ hoặc lợi nhuận thấp... tác động tiêu cực tới an ninh kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Thứ năm, FDI chưa tạo nhiều việc làm cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt

là cho khu vực nông thôn, đóng góp vào nâng cao chất lượng NNL của FDI

Page 123: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

117

còn hạn chế. Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Công đoàn rất

khó khăn. Một số DN còn chưa chú trọng tới công tác đóng BHXH và BHYT.

Trong các DN FDI vẫn còn hiện tượng tranh chấp lao động, đình công, thu

nhập bình quân của người lao động chưa cao, một số DN chưa thực hiện tốt

chế độ đãi ngộ đối với người lao động.

Thứ sáu, vẫn còn các DN FDI có tác động xấu đến môi trường làm ảnh

hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững. Mặc dù

các DN FDI thường có trình độ công nghệ cao hơn so với khu vực kinh tế

trong nước, tuy nhiên do sự hình thành của các DN FDI chịu tác động đáng kể

của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước phát triển theo hướng

loại bỏ dần những ngành truyền thống với những công nghệ có ảnh hưởng

không tốt tới môi trường, cho nên hoạt động của các DN FDI trong công

nghiệp ở Vĩnh Phúc nói riêng và ở nước ta nói chung vẫn có tác động không

nhỏ tới môi trường sinh thái. Thực tế cho thấy, các DN FDI trong công

nghiệp Vĩnh Phúc thường không tập trung vào các dự án xử lý môi trường.

Tóm lại, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động của các DN FDI

trong ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã tạo ra những hệ quả không

mong muốn, thách thức đối với sự phát triển bền vững.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp

nước ngoài

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những tác động tiêu cực của FDI đến phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua và gây cản trở đối với

việc hạn chế những tác động đó. Những nguyên nhân đó bao gồm:

Thứ nhất, từ phía bản thân các chủ thể FDI. Xuất phát từ bản chất và

động cơ lợi nhuận, các nhà đầu tư FDI luôn hướng vào lựa chọn các hoạt

động kinh doanh mang lại tỷ suất lợi nhuận cao kể cả khi hoạt động đó không

hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh. Bên

cạnh đó, khi quản lý về FDI của chính quyền sở tại yếu kém, hệ thống pháp

luật lỏng lẻo, không nghiêm, các nhà đầu tư FDI thường xuyên tìm cách lách

Page 124: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

118

luật, cố tình làm trái luật… từ đó gây tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã

hội ở địa bàn đầu tư.

Thứ hai, có không ít nguyên nhân xuất phát từ tầm vĩ mô như những bất

cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước như sự thiếu hụt về chiến lược và

định hướng về thu hút, sử dụng và quản lý FDI mang tính nguyên tắc và ở

tầm dài hạn; Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn

một số điểm thiếu đồng bộ và không rõ ràng; chưa có các chế tài đủ mạnh để

xử lý các dự án chậm tiến độ, nhiều lần giãn tiến độ hoặc tự ý dừng, chấm dứt

dự án đầu tư...; Chính sách ưu đãi và định hướng ưu đãi DN FDI thiếu ổn

định, thiếu nhất quán giữa các giai đoạn phát triển; Danh mục lĩnh vực, địa

bàn ưu đãi đầu tư không thống nhất, nằm rải rác ở các văn bản khác nhau (ưu

đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất...) gây

khó khăn trong việc xác định ưu đãi cho các dự án; Cơ chế, chính sách về đất

đai có những thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng

mặt bằng, nhất là khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009

của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ

trợ tái định cư trên chưa thực tế và theo quy định tồn tại cơ chế hai giá trong

BT GPMB; Việc phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, cụ thể là Ban quản

lý KCN trong một số lĩnh vực còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất quán do

có sự không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành, chưa

được các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể (như hoạt động thanh tra của Ban quản

lý KCN)... Những nguyên nhân này đã và đang ảnh hưởng xấu tới môi trường

đầu tư, gây cản trở cho việc thu hút, sử dụng và phát huy tác động tích cực,

giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa

bàn cấp tỉnh ở nước ta nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Thứ ba, phân tích thực tiễn hoạt động của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc cho thấy, việc phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu

cực của FDI đến phát triển kinh tế xã hội những năm qua chưa được thực hiện

tốt như mong muốn, phần nhiều do các nguyên nhân xuất phát từ những điều

kiện cụ thể của Tỉnh. Những nguyên nhân đó bao gồm:

Page 125: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

119

Một là, Vĩnh Phúc là tỉnh có điểm xuất phát thấp, để đẩy mạnh phát triển

kinh tế - xã hội cần tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư trong ngoài tỉnh

và đặc biệt là FDI. Do đó, trong thời kỳ đầu Tỉnh đã cố gắng tăng cường các

biện pháp thu hút FDI, vấn đề chọn lọc các dự án có chất lượng chưa được

quan tâm đúng mức. Mặc dù công tác quản lý FDI có nhiều đổi mới, song cho

đến nay, đối với hầu hết các dự án FDI đã thu hút và hoạt động trên địa bàn

tỉnh, công tác đánh giá hiệu quả chưa được thực hiện thường xuyên và định kỳ,

không ít vướng mắc từ phía các nhà đầu tư FDI chậm được nghiên cứu, giải

quyết, gây cản trở cho hoạt động đầu tư và phát huy tác động tích cực.

Hai là, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong xây dựng quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, song cho đến nay công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội của Tỉnh vẫn còn không ít bất cập, đặc biệt là chưa có sự gắn kết chặt chẽ

giữa quy hoạch ngành và quy hoạch vùng, vừa gây lãng phí nguồn lực của địa

phương vừa chưa trở thành định hướng rõ ràng ổn định cho thu hút, sử dụng

hiệu quả FDI, làm giảm tác động tích cực của FDI.

Ba là, trong những năm qua Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng trong nâng

cấp, xây dựng mới và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật

trên địa bàn tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và

thu hút đầu tư, trong đó có FDI, tuy nhiên chất lượng đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng tại các KCN đến nay vẫn chưa đồng bộ, dịch vụ logistcs chưa đáp ứng

kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư. Các KCN trên địa bàn tỉnh chậm hình

thành khu nhà ở công nhân cũng như hệ thống nhà xưởng có sẵn cho thuê, để

thu hút các DN nhỏ và vừa, các DN hỗ trợ vào đầu tư tại tỉnh.

Bốn là, công tác đào tạo nghề và hỗ trợ, giúp đỡ người lao động làm việc

trong các DN FDI còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao nhưng

nhìn chung chất lượng NNL chưa đáp ứng yêu cầu của DN, vẫn còn thiếu hụt

về NNL trong lĩnh vực công nghệ cao. Người lao động còn thiếu tính chuyên

nghiệp, tác phong làm việc, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm phần nào chưa

đáp ứng được các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Page 126: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

120

Năm là, những bất cập về đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền và đoàn thể,

đặc biệt về năng lực nhận thức, bản lĩnh điều hành, trách nhiệm đối với công

việc đã và đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối

với FDI. Trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư, còn ôm đồm về mục tiêu thu hút

sử dụng FDI, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng của các dự án đầu tư. Công

tác xúc tiến đầu tư tuy đã có đổi mới về nội dung và phương thức vận động, tuy

nhiên hiệu quả chưa cao. Nhiều điều kiện cần thiết có vai trò quan trọng trong

việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực thu hút FDI chưa được triển khai đồng bộ,

công tác BTGPMB, tái định cư vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc. Tiến độ

thực hiện một số dự án hạ tầng kỹ thuật KCN chậm kéo theo sự chậm trễ và

mất cơ hội để thu hút DN vệ tinh. Chất lượng NNL chưa đáp ứng được yêu cầu

của các dự án đầu tư. Năng lực và hiệu lực thanh tra, giám sát chưa cao và

thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành.

Ngoài ra, trình độ phát triển kinh tế và trình độ dân trí chưa cao gây ra

nhiều bức xúc từ phía bộ phận dân cư trong diện bị thu hồi đất và đội ngũ

người lao động trong các DN FDI.

Do các nguyên nhân kể trên, một số chỉ số thành phần của chỉ số năng

lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Vĩnh Phúc đã có xu hướng giảm sút, do đó chỉ

số năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bảng xếp hạng các địa phương đã tụt

hạng: từ xếp thứ 3 năm 2008, thứ 6 năm 2009, xuống xếp thứ 15 năm 2010,

thứ 17 năm 2011, gây ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của tỉnh. Vì vậy, để

khắc phục những tác động tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phải phân biệt những

giải pháp trước mắt có thể nhanh chóng phát huy hiệu quả của FDI và các giải

pháp lâu dài tạo cơ sở cho FDI đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh

tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng ổn định, vững chắc trong tương lai.

Page 127: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

121

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC TÁC ĐỘNG

TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. DỰ BÁO VỀ BỐI CẢNH VÀ NHU CẦU THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ

HỘI TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM

NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước, trong tỉnh tác động tới thu hút và sử

dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh

Phúc trong giai đoạn đến năm 2020

4.1.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế

Trong những thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế với các

xu thế kinh tế lớn như toàn cầu hóa, khu vực hóa, cách mạng khoa học - công

nghệ và kinh tế tri thức đang tạo ra nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội đầu tư phát

triển, song cũng tạo ra sự biến đổi nhanh chóng và rủi ro hơn trong phát triển

kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như của mỗi quốc gia, địa phương.

Sự kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thực

hiện và tiếp tục đàm phán nhiều cam kết quốc tế khác đã và đang tạo điều

kiện cho Việt Nam và các địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc tiếp cận

nhanh hơn, dễ dàng hơn với thị trường thế giới và khu vực, đồng thời cũng

chịu sự tác động mạnh mẽ hơn từ những bất ổn của thị trường thế giới như

khủng hoảng kinh tế thế giới.

Rõ ràng, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tạo điều kiện cho các

dòng vốn FDI đến với các nền kinh tế đang phát triển. Mặc dù chịu tác động

không nhỏ của khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ năm 2008, nhưng trong

giai đoạn 2009 -2012 khối lượng FDI toàn cầu vẫn tăng 21,28% từ 1.114 tỷ

Page 128: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

122

USD lên 1.351 tỷ USD, trong đó lượng FDI tới các nước đang phát triển tăng

khá nhanh từ 478 tỷ USD lên 703 tỷ USD (tỷ trọng trong tổng khối lượng FDI

toàn cầu tăng từ 42,9% lên 52%), đặc biệt là tại các nền kinh tế năng động

nhất thế giới - khu vực Đông và Đông Nam Á tăng từ 233 tỷ USD lên 326 tỷ

USD (tỷ trọng trong tổng khối lượng FDI toàn cầu tăng từ 20,9% lên

24,1%)[109, tr.31; 104, tr13].

Như vậy, trong những năm gần đây, lượng vốn FDI trên thế giới đầu tư

vào các nước đang phát triển, đặc biệt là vùng Đông và Đông Nam Á có xu

hướng tăng nhanh. Tình hình đó không những tạo cơ hội cho Việt Nam nói

chung và Vĩnh Phúc nói riêng tăng cường thu hút FDI cho phát triển kinh tế -

xã hội, mà còn tạo ra sức ép cạnh tranh và thách thức to lớn đối với cải thiện

môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay so với các nước xung quanh.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, các quan hệ

kinh tế ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở lên

mạnh mẽ. Nếu như trong năm 2006, lượng vốn FDI đăng ký là 221 triệu

USD, thì sang năm 2007 đã đạt mức 977,9 triệu USD, kỷ lục là năm 2010 -

3.503 triệu USD [114].

Bên cạnh đó, những bất ổn trong phát triển kinh tế thế giới đã và đang

tạo ra những thách thức cho thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam nói chung

và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Sự suy thoái, sự phá sản của các tập đoàn kinh tế

lớn trên thế giới đang ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các quốc gia. Các tập

đoàn, các DN, do phá sản hoặc suy thoái đã buộc phải cơ cấu lại, cắt giảm đầu

tư, cắt giảm nhân lực… làm thu hẹp thị trường, các cơ hội đầu tư phát triển

cũng như làm tăng lực lượng lao động thất nghiệp…

Những bất ổn kinh tế thế giới làm chậm tiến độ giải ngân của các dự án

FDI cũng như làm giảm nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài…Trong

những năm 2011, 2012 lượng FDI thu hút được của Việt Nam có xu hướng

giảm. Năm 2012 Việt Nam thu hút được 2.532 triệu USD FDI và năm 2012 là

1.546,7 triệu USD[114].

Page 129: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

123

4.1.1.2. Tác động của bối cảnh trong nước

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong nước những năm qua đã tạo ra

những thuận lợi nhất định cho thu hút và sử dụng FDI trên phạm vi toàn quốc

nói chung và từng địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Trong bối cảnh những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, những

hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế Việt Nam cùng với mặt trái của chính

sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm

trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho kinh tế có xu hướng tăng trưởng

chậm lại, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực

của cả nước, đến hết năm 2013 kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được

kiểm soát, quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục được mở rộng với hầu hết

các quốc gia và nền kinh tế, thị trường trong nước tiếp tục phát triển.

Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Vốn FDI đăng ký mới và

thực hiện năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư

toàn xã hội và đã tập trung hơn vào công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ

cao. Chín tháng năm 2013, vốn FDI đăng ký tăng 36,1%, vốn thực hiện tăng

6,4%; Vốn ODA ký kết tăng 8,83%, giải ngân tăng 8,68%. Cùng với các

nguồn vốn khác đang được huy động, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013

ước đạt 29,1% GDP[114].

Những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế và kiểm soát lạm phát

đã tạo điều kiện cho nền kinh tế từng bước phục hồi. Năm 2011 tăng trưởng

GDP đạt 6,24%, năm 2012 chỉ đạt 5,25%; năm 2013 tăng trưởng quý sau cao

hơn quý trước (quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54%), cả năm

tăng 5,4%. Bình quân 3 năm, GDP tăng khoảng 5,6%/năm. Sản xuất công

nghiệp, xây dựng từng bước được phục hồi; khu vực nông nghiệp tiếp tục

tăng trưởng ổn định; các ngành dịch vụ tăng trưởng khá. Đến hết tháng 9 năm

2014, số DN đăng ký thành lập mới tăng 10,8% và có trên 11,2 nghìn doanh

nghiệp đã hoạt động trở lại[114].

Chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên. Vốn đầu tư được sử

dụng hiệu quả hơn. Hệ số sử dụng vốn giảm từ 6,7 giai đoạn 2008 - 2010

Page 130: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

124

xuống còn 5,53 giai đoạn 2011 - 2013. Năng suất lao động năm 2013 tăng

10,1% so với năm 2010. Tiêu hao điện năng trên một đơn vị GDP giảm[114].

Song song với những cải thiện tình hình phát triển kinh tế trong nước, sự

hình thành và phát triển công nghiệp, KCN của vùng kinh tế trọng điểm phía

Bắc có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và thu hút, sử dụng FDI

của Vĩnh Phúc do tập trung được nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế xã

hội, kết cấu hạ tầng. Hà Nội với vị thế là một trong hai trung tâm kinh tế lớn

nhất cả nước, trung tâm đầu não về tiềm lực khoa học và NNL chất lượng cao

sẽ có tác động rất lớn, tạo điệu kiện rất thuận lợi cho sự thu hút, sử dụng hiệu

quả FDI để phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc

4.1.1.3. Tác động của bối cảnh trong tỉnh

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho thu hút và sử

dụng hiệu quả FDI. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng

trưởng bình quân 16,5% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng

6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng

sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ

trung bình của cả nước[54].

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể

nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số

năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây là

những thời điểm mà các dự án công nghiệp đầu tư nước ngoài và các KCN đi

vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu

người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá

thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông

Hồng và 67,2% so với cả nước. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng,

cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức

Page 131: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

125

bình quân các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 25,5 triệu đồng[54]. Cơ cấu kinh

tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Năm 2013 trong cơ cấu kinh tế

của tỉnh Vĩnh Phúc nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ - 10,69%; công

nghiệp chiếm tỷ trọng lớn - 60,39%; dịch vụ - 28,92%[76].

Những thành tựu về phát triển kinh tế đã tạo thuận lợi cho hình thành hệ

thống kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ. Đến nay, Vĩnh Phúc có mạng lưới

giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường

sông. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường

giao thông cao. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi

về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân

phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu

cầu cho phát triển các KCN của tỉnh. Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn

nước. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt

động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn. Mạng phục vụ

Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các

dịch vụ bưu chính cơ bản. Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công

nghệ hiện đại tương đương với mức trung bình cuả khu vực. Mạng lưới các

cơ sở giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc đã và đang phát triển ngày càng rộng

và phân bố đều khắp các xã, thị trấn, đến tận thôn trên địa bàn tất cả các

huyện, thị trong tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất kỹ thuật

từng bước được cải thiện. Hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo của Vĩnh

Phúc đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

phục vụ thu hút, sử dụng hiệu quả FDI cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một trong những thuận lợi rất lớn cho thu hút , sử dụng hiệu quả FDI là

trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phân bố tương đối hợp lý hệ thống các

KCN. Các KCN được phát triển trên những vùng đất trồng cây hàng năm và

đất đồi bạc màu, ít có dân cư sinh sống do vậy đã hạn chế được tối đa việc di

dân, tái định cư và được nhân dân ủng hộ. Hầu hết các KCN được bố trí ở

những khu vực thuận tiện về kết cấu hạ tầng như phân bố gần với trục quốc lộ

số 2, trục đường huyết mạch quan trọng chạy ngang qua địa bàn tỉnh Vĩnh

Page 132: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

126

Phúc, kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với các địa phương khác trong Vùng Kinh tế

trọng điểm phía Bắc, qua hệ thống giao thông trong vùng vươn tới các cụm

cảng biển, cảng hàng không…tạo điều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát

triển các KCN. Các KCN được phân bố tạo thành các trục công nghiệp Đông

- Tây gắn với quốc lộ số 2 và trục Bắc - Nam ở phía Đông tỉnh gắn với trục

đường 302. Khoảng cách giữa các KCN với các trung tâm đô thị lớn như

Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, tạo điều kiện đảm bảo cung cấp các

dịch vụ hạ tầng xã hội cơ bản, cung cấp nhân lực cũng như các đầu vào cần

thiết khác cho phát triển các KCN. Nhìn chung, các KCN hiện tại được bố trí

với tầm nhìn dài hạn gắn với việc hình thành và phát triển hệ thống kết cấu hạ

tầng trong tỉnh.

4.1.2. Dự báo nhu cầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước trên địa bàn tỉnh

Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình thu hút FDI và phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, cùng với đánh giá những tác động

của bối cảnh thế giới, trong nước, trong tỉnh tới thu hút FDI trên địa bàn Tỉnh,

có thể khẳng định rằng trong những năm tới FDI tiếp tục là nguồn vốn quan

trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa Vĩnh

Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm

công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt

mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; dự báo tốc độ tăng

trưởng của Tỉnh phải đạt mức 14,0-14,5% trong giai đoạn 2016 - 2020[53].

Theo đó với chỉ số ICOR ở mức khoảng 5, tỉnh Vĩnh Phúc cần tới từ 280.000

tỷ đồng đến 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển.

Nếu tính theo phương án tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển đạt

khoảng 20%, thì nhu cầu về nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh Vĩnh Phúc sẽ ở mức vào khoảng từ 56.000 tỷ đồng đến 60.000 tỷ đồng.

Việc thu hút được lượng vốn FDI như trên cho phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh rõ ràng là nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi Tỉnh phải có những giải

pháp quyết liệt. Đồng thời, do việc thu hút được FDI không đồng nghĩa với

Page 133: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

127

việc phát huy tác động tích cực và loại bỏ tác động tiêu cực của FDI như đã

phân tích ở chương 3, nên Tỉnh cần có quan điểm, định hướng và giải pháp

phù hợp nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của

FDI trên địa bàn tỉnh những năm tới.

4.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ NÂNG

CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNH PHÚC

4.2.1. Quan điểm

Với mục tiêu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có yếu tố của một tỉnh công

nghiệp vào năm 2015 và thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm

2020, trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI;

trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với các quốc gia có nền kinh

tế và công nghiệp phát triển, việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm:

Một là, Chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được

thiết kế trong khuôn khổ chiến lược chung của cả nước, đồng bộ với chiến lược

phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm

2030. Chiến lược này có vai trò tương hỗ với các chiến lược liên quan, trong đó

có việc định hướng các mục tiêu như: phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển

đồng bộ thị trường, phát triển nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành

chính...Mặc dù với tư cách là một tỉnh của Việt Nam, Vĩnh Phúc có tính độc

lập tương đối trong thu hút, sử dụng FDI và phát triển kinh tế - xã hội, song sự

phát triển của Tỉnh nhìn chung không thể tách rời khỏi sự phát triển chung của

cả nước. Cũng như mọi địa phương khác, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Vĩnh Phúc được thực hiện trong môi trường vĩ mô chung, trên cơ sở phân công

lao động xã hội dưới sự điều tiết chung của Chính phủ, do đó, chỉ khi Chiến

lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh gắn với Chiến lược chung của cả

nước và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thì mới tận dụng hiệu

quả cơ hội sử dụng các lợi thế của Tỉnh để phát huy tác động tích cực, giảm

thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Page 134: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

128

Hai là, gắn việc thu hút, sử dụng với phát huy tác động tích cực của FDI

để đẩy nhanh CNH, HĐH, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giải quyết việc

làm, đóng góp cho ngân sách, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, cải

thiện mối quan hệ đối ngoại...Đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI.

FDI phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và tín hiệu thị trường, do đó cần

thận trọng cân nhắc trong việc ưu đãi đối với FDI, tránh những tác động tiêu

cực của FDI tới giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn

tỉnh. Thực tiễn thu hút, sử dụng FDI và những tác động của FDI đến phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh những năm qua đã chứng tỏ không thể

thu hút và sử dụng FDI bằng mọi giá, mà thay vào đó phải căn cứ khả năng

đóng góp tích cực của FDI vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

theo hướng bền vững để lựa chọn, quản lý điều tiết các dự án FDI trên địa bàn

Tỉnh trong thời gian tới.

Ba là, cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải quan tâm quản lý

hoạt động FDI sau cấp giấy CNĐT, sử dụng có hiệu quả nguồn FDI, hạn chế

tối đa các hệ quả của nguồn vốn này. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác

quản lý nhà nước đối với FDI; tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành

Trung ương và các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong thu hút, sử dụng và

quản lý FDI. Việc thu hút được FDI mới chỉ tạo ra khả năng tác động tích cực

của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội. Tác động thật sự của FDI đến phát

triển kinh tế - xã hội chỉ thể hiện rõ nét khi dự án FDI đi vào hoạt động, do đó

công tác quản lý điều tiết các dự án FDI sau khi được cấp phép có ý nghĩa

quan trọng, thậm chí là sống còn đối với phát huy tác động tích cực, giảm

thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

4.2.2. Phương hướng

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, mức độ cạnh

tranh ngày càng gay gắt trên thị trường vốn quốc tế là thách thức đối với Việt

Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Năm 2014, Việt Nam sẽ thực

hiện đầy đủ cam kết WTO, năm 2015 cùng các nước trong khu vực bắt đầu

xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó có cộng đồng kinh tế. Kế hoạch phát

Page 135: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

129

triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 được xây dựng trong

bối cảnh trong nước, quốc tế và trong tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức,

đặc biệt là hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế tuy phát triển nhanh, nhưng không bền vững, do phụ thuộc chủ

yếu vào khu vực FDI. Trên cơ sở phân tích thực trạng FDI trong thời gian

qua, bối cảnh trong nước và quốc tế, trong thời gian tới, FDI cần định hướng

chuyển sang coi trọng cơ cấu và chất lượng FDI, thu hút FDI công nghệ hiện

đại, thu hút FDI nhằm phát triển NNL chất lượng cao - lao động có kỹ năng.

Những phương hướng chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, về định hướng lĩnh vực đầu tư. Tỉnh cần chú trọng hướng vào

thu hút các dự án FDI có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với

môi trường, có khả năng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế-xã hội; các dự án

có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án trong các lĩnh vực công

nghiệp điện tử, viễn thông; công nghiệp cơ khí như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe

máy,...vật liệu xây dựng, vật liệu mới và công nghiệp hỗ trợ của ngành sản

xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử; xây dựng phát triển hạ tầng KCN, dự án du

lịch dịch vụ, trường đại học tầm cỡ quốc tế; kêu gọi đầu tư vào các ngành

dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo.

Thứ hai, định hướng về địa bàn đầu tư. Trong thời gian tới, Tỉnh cần tập

trung thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các

KCN. Gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường; xử lý triệt để tình

trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, CCN. Từng bước hình thành các trung

tâm công nghiệp theo vùng khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp phụ

trợ của ngành sản xuất lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô xe máy.

Thứ ba, định hướng về đối tác. Tỉnh cần chú trọng thu hút FDI từ các

Tập đoàn đa quốc gia, các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các DN

nhỏ và vừa từ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,

các đối tác từ Châu Âu và Hoa Kỳ.

Page 136: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

130

4.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -

XÃ HỘI Ở VĨNH PHÚC

Để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu của FDI trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới, một mặt phải tăng cường thu hút FDI,

mặt khác phải chọn lọc được những dự án FDI có hiệu quả về kinh tế, xã hội,

môi trường, kiên quyết ngăn chặn những tác động xấu tới kinh tế, xã hội, môi

trường. Để đạt được mục tiêu trên cần có hệ thống các giải pháp đồng bộ,

hiệu quả.

4.3.1. Định kỳ đánh giá hiệu quả của từng dự án và hiệu quả của đầu tư

trực tiếp nước đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc để có

chương trình điều chỉnh kịp thời.

Để phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội

của Tỉnh, các cơ quan ban ngành có chức năng quản lý các dự án đầu tư cần

thường xuyên rà soát đánh giá thực trạng triển khai và hiệu quả của các dự án.

Công tác này phải được tiến hành định kỳ hàng quý trong năm nhằm tìm ra

những vướng mắc của các nhà đầu tư để giải quyết.

Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, các nhà đầu tư có thể sẽ

gặp phải những vướng mắc về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt bằng, về

vốn, về nhân lực…làm chậm tiến độ đầu tư. Những vướng mắc đó có thể xuất

phát từ môi trường đầu tư, từ việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cấp

chính quyền và các cơ quan có liên quan, từ phía nhân dân địa phương và

thậm chí từ phía bản thân các nhà đầu tư. Do vậy, nếu không đánh giá đúng

đắn các nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc đó thì sẽ không thể thực hiện

đúng tiến độ các dự án FDI nói riêng và các dự án đầu tư nói chung, từ đó sẽ

làm giảm tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó,

cần kiên quyết thu hồi các dự án FDI kém hiệu quả.

Thực tế cho thấy, trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện nay vướng mắc lớn nhất

gây ra sự chậm trễ trong thực hiện một số dự án FDI là vấn đề giải phóng mặt

bằng. Cơ chế, chính sách về đất đai có những thay đổi làm ảnh hưởng đến

Page 137: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

131

công tác BTGPMB, nhất là khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày

13/8/2009 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất. Một số chính sách mới

về đất đai như: Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ

quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, công tác quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất thời kỳ 2011- 2015 đang được triển khai để trình Chính phủ, sửa đổi

Luật đất đai… cũng tạo ra tâm lý chờ đợi của người dân về quyền lợi của

người sử dụng đất, đã tác động không thuận lợi đến công tác BTGPMB. Giá

bồi thường theo quy định chưa sát với giá thị trường gây khó khăn cho công

tác BTGPMB. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa các

cấp, các ngành chức năng trong công tác BTGPMB, nâng cao hơn nữa hiệu

quả công tác tuyên truyền vận động thuyết phục nhân dân; tập trung sự phối

kết hợp các cấp, các ngành từ tỉnh đến xã để giải quyết dứt điểm tình trạng tái

lấn chiếm tại các khu vực trọng điểm, khẩn trương xúc tiến quy hoạch xây

dựng các khu tái định cư cho các hộ dân trong diện phải di dời. Coi trọng việc

tạo việc làm, đào tạo nghề cho người nông dân không còn đất để sản xuất

bằng các đề án đào tạo nghề cụ thể...

Cần tổ chức và thực hiện chủ trương cấp đất dịch vụ cho những người

dân bị thu hồi đất theo nguyên tắc bình đẳng, tạo thuận lợi cho những người

dân bị thu hồi đất có cơ hội chuyển đổi ngành nghề đảm bảo cuộc sống.

Ngoài ra, đối với các dự án không có khả năng triển khai do năng lực tài

chính yếu kém của các nhà đầu tư, cần kiên quyết thu hồi đất để chuyển giao

cho các dự án khác.

4.3.2. Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp

đến 2020 với tầm nhìn 2030.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội có vai trò quan trọng định hướng thu

hút vốn đầu tư đối với từng địa phương, tỉnh thành phố và cả nước. Trong

những năm đổi mới, công tác xây dựng quy hoạch nhìn chung đã được thực

hiện thường xuyên với chất lượng ngày càng phù hợp hơn với quá trình phát

triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sự chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo

Page 138: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

132

cơ chế thị trường và hội nhập đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác

quy hoạch, vì vậy công tác quy hoạch cần tiếp tục được quan tâm đổi mới.

Trong công tác quy hoạch, thu hồi đất, cấp đất, một số cán bộ các cấp vẫn

còn biểu hiện tham nhũng, tiêu cực; coi thường ý kiến của nhân dân, giải tỏa

đất đai không công khai, minh bạch nhưng chưa được phát hiện kịp thời và xử

lý nghiêm minh. Nhiều địa phương trong tỉnh chưa thực hiện nghiêm, đồng bộ

vấn đề lập quy hoạch sử dụng đất, thực hiện, kiểm tra xử lý vi phạm; các chính

sách liên quan đến nông nghiệp, thu hồi đất và đền bù giải phóng mặt bằng tuy

được sửa đổi, bổ sung nhưng còn chậm và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng quyền

lợi chính đáng của người dân. Thậm chí, có nơi chính quyền địa phương nắm

không chắc quy định của chính sách, pháp luật đất đai nên hiểu sai, vận dụng

tùy tiện; tự đặt thêm những quy định không phù hợp, trái với chính sách pháp

luật, gây thiệt thòi cho người dân. Một số cơ quan, DN móc ngoặc với cán bộ

tiêu cực để được giao đất, sau đó tìm cách chuyển đổi mục đích để kiếm lời

hoặc lợi dụng chủ trương công nghiệp hóa làm dự án và ép dân giao đất, thuê

đất dài hạn, rồi tự chuyển đổi mục đích sử dụng, chia lô, xây nhà thô đem

bán…Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi và bố trí việc làm cho người dân bị

thu hồi đất chưa được chú trọng, làm gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp. Việc

tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật còn yếu nên có khi

người dân chưa nắm được quy định của pháp luật và lợi ích lâu dài của các dự

án đầu tư. Mặc dù Chính phủ và UBND tỉnh đã chỉ đạo rất kiên quyết, cụ thể

một số vụ việc, nhưng đáng tiếc, lãnh đạo một số cấp, ngành trong tỉnh thực

hiện chưa nghiêm, vô hình chung đẩy tình hình thêm phức tạp.

Tình trạng qui hoạch “treo” vẫn còn; nhân dân tại một số khu vực quy

hoạch rất bức xúc về tình trạng đã quy hoạch và thu hồi đất nhưng dự án vẫn

không triển khai thực hiện, việc phân bổ sử dụng đất, phân khu chức năng

trong các đô thị mới còn nhiều bất cập, nhiều nơi mật độ xây dựng quá dày,

không chú ý dành qũy đất cho phát triển các công trình công cộng và bảo vệ

môi trường. Vẫn còn tình trạng sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có

khả năng nông nghiệp cao, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng

Page 139: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

133

kỹ thuật tốt để xây dựng các KCN. Trong lúc, nông dân tại một số địa phương

đang thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất thì một diện tích không nhỏ đất

nông nghiệp bị thu hồi.

Khu công nghiệp được quy hoạch phát triển với mục tiêu tập trung thu

hút vốn đầu tư tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội từng địa

phương, nhưng chất lượng quy hoạch KCN còn thấp, tổ chức thực hiện quy

hoạch chưa triệt để. Việc xây dựng quy hoạch phát triển KCN, CCN trong

thời gian qua chủ yếu được xem xét trên cơ sở đề nghị của địa phương, chưa

thực sự gắn với quy hoạch ngành.

Trong những năm gần đây, tỉnh cũng đã dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu

xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây

dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn, quản lý chặt việc chuyển đất sản

xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp.

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, ngoài 09

KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2008

với tổng diện tích 2.284 ha, bao gồm 5 KCN đã có Quyết định thành lập và

đang hoạt động là Kim Hoa (50 ha), Khai Quang (262 ha), Bình Xuyên (271

ha), Bá Thiện (327 ha), Bình Xuyên II (485 ha); 4 KCN đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư là KCN Chấn Hưng (131,31 ha), Bá

Thiện II (308 ha), Sơn Lôi (300 ha) và Hội Hợp (150 ha), đến năm 2020 trên

địa bàn tỉnh sẽ phát triển thêm 11 KCN với diện tích là 3.754 ha, nâng tổng

số diện tích đất quy hoạch dự kiến phát triển KCN đến năm 2020 của tỉnh

Vĩnh Phúc lên 6.038 ha.

Xuất phát từ những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và thu hút, sử dụng

hiệu quả FDI, trong giai đoạn từ nay tới 2020 và tầm nhìn 2030 công tác quy

hoạch ở Vĩnh Phúc cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng:

Thứ nhất, phù hợp với các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể

ngành, vùng, sản phẩm của Trung ương. Quy hoạch phải đảm bảo cụ thể hoá

đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu

cầu đổi mới toàn diện công tác kế hoạch hoá và thực hiện thành công chiến

Page 140: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

134

lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch phải được luận chứng

đầy đủ; vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt vừa có tính bắt buộc và phải có tầm

nhìn dài hạn; được công khai hoá. Đổi mới phương pháp xây dựng quy hoạch,

quy hoạch phải gắn với thị trường, quy hoạch phải có tính khả thi và được cộng

đồng biết cùng tổ chức thực hiện, từ đó làm cho sản phẩm của quy hoạch phát

huy được lợi thế của địa phương, là định hướng huy động mọi nguồn lực của

xã hội cho phát triển, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm

năng đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai; bảo đảm tính

đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế cả nước với

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, phù hợp giữa

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển ngành,

lĩnh vực...

Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, quy hoạch phát triển

một số sản phẩm quan trọng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của

Vĩnh Phúc phải bao gồm: quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ; quy

hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ; quy hoạch sản xuất các mặt hàng

chủ lực như cơ khí, điện tử, dệt may; quy hoạch phát triển nông nghiệp, nuôi

trồng, khai thác thủy sản và quy hoạch công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy

sản; quy hoạch phát triển hệ thống các KCN và đô thị gắn với các KCN; quy

hoạch hệ thống các trường Đại học, các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các

trung tâm dạy nghề; các trung tâm y tế chuyên sâu, các KCN chuyên nghiên

cứu cải tiến công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp hiện có; Quy hoạch

phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá và sinh thái

Thứ hai, công tác quy hoạch phải phù hợp với kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế;

tránh tình trạng thông qua quy hoạch để thực hiện độc quyền. Mở cửa cho các

Page 141: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

135

thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong các quy hoạch ngành, sản phẩm là

cách tháo gỡ tốt cho nền kinh tế có thêm cơ hội để phát triển. Chỉ những lĩnh

vực then chốt, những dự án thiết yếu mà FDI, đầu tư tư nhân không tham gia

thì mới nên quy hoạch theo hướng Ngân sách nhà nước bỏ vốn đầu tư.

Để nâng cao chất lượng quy hoạch, đối với những dự án quy hoạch quan

trọng tầm ảnh hưởng rộng phải được tổ chức nghiên cứu chu đáo huy động

các tư vấn giỏi tham gia. Quy hoạch phải được triển khai đầy đủ từ quy hoạch

tổng thể đến quy hoạch chi tiết cụ thể và phải được tiến hành lập cũng như

điều chỉnh kịp thời. Điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực theo hướng mở

rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế. Quy hoạch ngành và sản phẩm

chỉ mang tính định hướng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế xây dựng

phương án kinh doanh, chứ không hạn chế hay loại trừ đầu tư của các thành

phần kinh tế. Tất cả các khâu của công tác quy hoạch từ lập, thẩm định, phê

duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch, thực hiện quy hoạch đều phải kiểm tra,

giám sát theo các quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ quan nhà nước

trong phạm vi, nhiệm vụ của mình có chức năng quản lý nhà nước về quy

hoạch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra về công tác quy hoạch. Muốn vậy

phải thực hiện công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch và tăng cường

công tác kiểm tra, thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực

hiện của cộng đồng.

Thứ ba, tiếp tục điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020

cho phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ

động xây dựng mới hoặc mở rộng các khu, CCN trong trường hợp đã lấp đầy

trên 60% diện tích đất công nghiệp hiện có. Tổ chức thực hiện công bố công

khai quy hoạch phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc đến năm 2020 sau khi đã

được phê duyệt.

Các KCN phải được hình thành trên những địa bàn có điều kiện thuận lợi

hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã

hội. Quy hoạch phát triển KCN, KCX phải được triển khai đồng bộ và kết

hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các

Page 142: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

136

công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCN, KCX. Đồng thời, phải có

quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN, có

khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư

nước ngoài.

Phát triển KCN là việc tổ chức không gian kinh tế gắn kết chặt chẽ với

kết cấu hạ tầng xã hội và kỹ thuật để tạo được những tiền đề hấp dẫn cho các

nhà đầu tư. Như vậy, quản lý KCN cần được gắn với quản lý chặt chẽ quy

hoạch đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng.

Về nguyên tắc, phát triển các CCN, KCN vừa và nhỏ phải gắn với

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn để áp dụng các cơ chế chính sách ưu

đãi phù hợp theo quy định của pháp luật. Định hướng phát triển cho các đô thị

lớn là xây dựng các KCN với quy mô lớn, hạ tầng hoàn chỉnh để thu hút được

các dự án đầu tư lớn có trình độ công nghệ hiện đại. Mục tiêu phát triển các

khu, CCN ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới là tiếp tục nâng cao tỷ lệ lấp đầy

các khu, CCN tập trung đã được thành lập và đang tiến hành đầu tư xây dựng

hạ tầng; phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản lấp đầy các khu, CCN đã được

thành lập; xem xét thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN

tập trung tạo đà phát triển theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công

nghệ trong sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, chuyển

dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lựa chọn

những ngành công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghệ phụ trợ trong giai

đoạn 2015 - 2020 và các giai đoạn tiếp theo.

Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN để

đảm bảo cho các hoạt động kinh tế phát triển lâu dài. Kết cấu hạ tầng ngoài

hàng rào bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cần phải được phát triển

đồng bộ với kết cấu hạ tầng trong khu. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu

vực quy hoạch KCN bao gồm những vấn đề như xây dựng khu dân cư, nhà ở

phục vụ người lao động, bệnh viện, trường học, cơ sở đào tạo nghề... hiện

đang trở thành vấn đề bức xúc không chỉ đối với Vĩnh Phúc, mà nhiều địa

phương tỉnh thành phố khác cũng đang phải đối mặt.

Page 143: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

137

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiết kiệm,

hiệu quả. Chuyển sang giai đoạn 2015 - 2020, trước yêu cầu về công cuộc đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng, việc khai

thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai ngày càng có vai trò quan trọng.

Để thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực đất đai cho yêu cầu phát

triển bền vững của tỉnh, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn

2015 - 2020 và đến 2030 phải được tăng cường chỉ đạo chặt chẽ trên phạm vi

toàn tỉnh và từng cấp địa phương. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2015 - 2020

và đến 2030 phải quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả; có chính sách

hạn chế việc sử dụng diện tích đất trồng lúa nước đã hoàn chỉnh hệ thống thuỷ

lợi cho việc xây dựng KCN, khu đô thị; dành quỹ đất phù hợp cho nhu cầu

xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, công trình văn hoá,

thể thao; khuyến khích và hỗ trợ việc đưa diện tích đất trống, đất ngập nước,

đất hoang hoá vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của

từng cấp địa phương trong tỉnh và của cả tỉnh; tăng cường công tác tuyên

truyền, phổ biến quy hoạch sử dụng đất, gắn với công tác giáo dục pháp luật

về đất đai; tiếp tục đổi mới chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định

cư để bảo đảm tiến độ thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển

kinh tế; có chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng, ổn định đời sống, việc làm

của người bị thu hồi đất.

Riêng về quy hoạch phát triển các khu, CCN trong thời gian trước mắt,

để tạo ra nhiều cơ hội đón các nhà đầu tư FDI mới, cần tập trung đôn đốc các

chủ đầu tư hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết và trình duyệt dự án đầu tư xây

dựng, cho phép thành lập đối với các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho

chủ trương đầu tư; khẩn trương xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN đáp

ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư và bảo vệ môi trường; đôn đốc các đơn

vị liên quan hoàn thiện quy hoạch chi tiết các KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên và

Tam Dương; Chọn Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các

KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên, Hợp Thịnh và Tam Dương.

Page 144: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

138

Ngoài các khu công nghiệp tập trung, Vĩnh Phúc đã quy hoạch chi tiết 03

CCN (Lai Sơn, Hương Canh, Hợp Thịnh) với tổng diện tích khoảng 200 ha,

cần sớm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy diện tích hiện có.

Để công nhân lao động trong các KCN, CCN yên tâm làm việc, tái tạo

sức lao động , cần có quy hoạch khu đất riêng để xây dựng các khu chung cư,

nhà ở , công trình phúc lợi cho công nhân phục vụ KCN.

4.3.3. Phối hợp giữa địa phương với nhà đầu tư trong việc xây dựng kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu là một trong những nhân tố

mang tính chất quyết định để cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất

kinh doanh nhằm giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, thu hút

mạnh các nguồn lực bên trong và bên ngoài đầu tư cho phát triển.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết,

vừa mang tính lâu dài; nhu cầu nguồn vốn đầu tư rất lớn, vì vậy cần phải huy

động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế và đòi hỏi phải có sự tham gia

tích cực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã

hội và mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời phải tăng cường quản lý đầu tư xây

dựng, chống thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng.

Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng

mục tiêu tăng trưởng từ nay đến năm 2020, để tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản

của một tỉnh công nghiệp và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm

20 của thế kỷ XXI.

Trước mắt, tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng một số tuyến đường có ý

nghĩa quyết định đối với thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu liên kết kinh tế Vĩnh Phúc với Hà Nội và với các

tỉnh trong vùng, cải thiện bộ mặt văn minh của đô thị đặc biệt là Thành phố

Vĩnh Yên; cần tiếp tục triển khai xây dựng mới cũng như cải tạo các tuyến

đường kết nối với đường xuyên Á Hà Nội -Lào Cai, đoạn qua Vĩnh Phúc

(41km); tuyến tránh QL2A đoạn qua Vĩnh Yên về phía Nam từ Quất Lưu -

Đồng Văn; cầu Vĩnh Thịnh trên tuyến quốc lộ 2C qua Sông Hồng kết nối với

Page 145: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

139

Hà Nội; xây dựng mới đường Hợp Thịnh - Đạo tú; xây dựng đường hầm

xuyên núi Tam Đảo trên tuyến quốc lộ 2B nối với Thái Nguyên; cải tạo và

nâng cấp QL2 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đoạn từ km 38+600 - km 51

giáp Phú Thọ, đoạn từ km 13 - km 31 đạt cấp đường đô thị, trong đó, giai

đoạn đến năm 2015 mở rộng 57m; QL2B nối từ QL2 đi khu nghỉ mát Tam

Đảo đoạn từ km0-km13 đạt tiêu chuẩn đường phố chính, có mặt cắt 36,5m;

đoạn từ km13-km25 đạt tiêu chuẩn đường cấp VI; cải tạo, nâng cấp QL2C

đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài 47,75 km, trong đó: từ

km21+450 đến km23 và km28 đến km31 nền rộng 16,5m, các đoạn còn lại là

đường cấp III đồng bằng; cải tạo và nâng cấp các tuyến đường tỉnh 301, 302,

302B, 302C, 303, 304, 305, 305B, 305C, 306, 307, 307B, 307C, 308, 309,

310, 310B; mở các tuyến nối từ Tỉnh lộ vào KCN.

Đối với hệ thống đường chính các KCN, khu du lịch và đường vành đai

Thành phố Vĩnh Yên cần mở rộng đường Nguyễn Tất Thành (vành đai 1 của

thành phố Vĩnh Yên) gồm 3 đoạn với mặt cắt từ 24-45m; đường vành đai các

KCN huyện Tam Dương (Hợp Thịnh - Đạo Tú) dài 8,2 km mặt cắt nền là

36,5m; đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh (QL 2B-QL2C) dài 10,9km mặt cắt nến

36,5m; đường chạy ven chân núi Tam Đảo dài 33,4km mặt cắt nền từ 26-

26,5m; đường Vĩnh Yên - Vân Hội. Xây dựng mới đường Nam Bình Xuyên -

Yên Lạc - Vĩnh Tường dài 14,9km mặt cắt 50m. Nâng cấp. hoàn chỉnh tất cả

các tuyến đường nội thị Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Đảo, Xuân Hòa đạt tiêu

chuẩn đường đô thị có lớp mặt bê tông áp phan và hệ thống đèn tín hiệu điều

khiển giao thông trong đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên và các nút quan trọng ở

các đô thị khác.

Việc xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao

thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự kết nối liên thông không gian kinh tế các

vùng trong tỉnh, các KCN, CCN tạo sức hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư.

Đảm bảo cấp điện đủ, an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, mở

rộng mạng lưới điện và nâng cao chất lượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh

hoạt của nhân dân, đến năm 2015 cần nâng công suất 09 trạm 110kV, bao

Page 146: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

140

gồm Trạm Phúc Yên 110/35/22kV - 2x63MVA; Trạm Thiện Kế Compal II

110/22kV - 2x63MVA; Trạm Yên Lạc 110/110/35/22kV - 2x40MVA; Trạm

Tam Dương 110/35/22kV - 2x63MVA; Trạm Vĩnh Tường 110/35/22kV -

2x63MVA; Xây dựng mới 08 trạm 110 kV, bao gồm Trạm Vĩnh Yên II

110/22kV - 63MVA; Trạm KCN Yên Bình 110/22kV - 63 MVA; Trạm

Compal III 110/22kV - 50MVA; Trạm Sơn Lôi 110/22kV - 63 MVA; Trạm

Tam Đảo 110/22kV - 40 MVA; Trạm KCN Vĩnh Tường 110/22kV - 63

MVA; nâng cấp các trạm 220kV: Trạm Vĩnh Yên (125+250)MVA lên

2x250MVA; Trạm Bá Thiện 250MVA lên 2x250MVA; xây dựng mới trạm

Vĩnh Tường 250MVA. Trong giai đoạn đến năm 2020 cần tiếp tục đầu tư,

chuẩn bị công suất và mạng truyền tải tới các khu vực phát triển mới, các khu

đô thị mới và khu vực nông thôn hiện đại vào giai đoạn tiếp theo.

Tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, rác thải; đảm

bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra môi

trường tự nhiên, 100% chất thải rắn, rác thải sinh hoạt và công nghiệp được

xử lý đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của

nhân dân, trong giai đoạn tới cần tiếp tục xây dựng, mở rộng các nhà máy cấp

nước hiện hữu; đồng thời xây dựng mới một số công trình cấp nước để đến

2020 lên 1.000.000m3/ngày-đêm.

Huy động các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng viễn

thông - công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an

ninh, quốc phòng. Đa dạng hoá, hiện đại hoá các hoạt động thông tin, viễn

thông. Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ thông tin, từng bước sử dụng rộng

rãi máy vi tính, tin học trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Nâng

cấp, mở rộng và hiện đại hoá các Bưu điện trung tâm, các tổng đài, hệ thống

truyền dẫn…đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Các cấp, các ngành, các chủ đầu tư chủ động lập đầy đủ các thủ tục về

đầu tư xây dựng, huy động các nguồn vốn từ bên trong và ngoài tỉnh để đầu tư

Page 147: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

141

xây dựng kết cấu hạ tầng. Tranh thủ nguồn vốn ODA tập trung đầu tư xây

dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải và làm hạ tầng giao thông.

Khuyến khích các nhà đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng-kinh

doanh-chuyển giao(BOT) và hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT) đầu tư

làm hạ tầng giao thông. Có chính sách huy động các nguồn vốn cả trong và

ngoài tỉnh, vốn từ DN, vốn tín dụng, vốn trong dân…. đầu tư vào hạ tầng sản

xuất, kinh doanh. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào những công trình

trọng điểm, bức xúc, mang lại hiệu qủa kinh tế - xã hội cao, trước mắt ưu tiên

cho một số tuyến đường trọng điểm.

Để tạo thêm vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng cần tiếp tục xây dựng

chính sách thu từ đất và đấu giá đất để tạo vốn. Các cấp uỷ, chính quyền, các

đoàn thể phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác BTGPMB để triển khai các

dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Tăng cường trách

nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, đồng thời gắn với việc giao

nhiệm vụ cụ thể cho từng người trong việc thực hiện chương trình đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Trước mắt, xác định một số dự án

quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nhằm tạo ra sự đột phá

trong chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời phân kỳ đầu tư

cho các công trình theo thời gian và khả năng về vốn, tránh đầu tư kéo dài,

gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ thủ tục xây dựng

cơ bản, chất lượng dự án, thiết kế và chất lượng thi công. Chỉ đạo thực hiện

đúng Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, không để xảy ra tình trạng lãng phí, tiêu

cực, tham nhũng khi triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

thiết yếu.

4.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, lựa chọn dự án đầu

tư với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, chú

trọng các đối tác chiến lược. Cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo giới

thiệu về môi trường đầu tư chung tại các địa bàn và đối tác đã được nghiên

Page 148: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

142

cứu, xác định qua kinh nghiệm vấn đề đầu tư tại Nhật Bản vừa qua, cần tăng

cường vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể. Bên

cạnh đó, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành, hoặc lĩnh vực tại các địa

bàn có thế mạnh với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành.

Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nước ngoài của các nhà lãnh

đạo Đảng, Chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu

tư, mời các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại các cuộc hội thảo

nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với đầu tư

nước ngoài, qua đó tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác đầu tư, thương

mại, vận động đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh.

Nâng cấp trang thông tin website về FDI. Biên soạn lại các tài liệu giới

thiệu về FDI (guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập

nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài).

Đẩy mạnh chương trình quảng bá hình ảnh địa phương và các chính sách

khuyến khích, ưu đãi đầu tư của tỉnh, giới thiệu môi trường đầu tư, các dự án

kêu gọi đầu tư của tỉnh, giới thiệu môi trường đầu tư, các dự án kêu gọi bằng

hình thức giới thiệu qua các Brochure, Internet, đĩa VCD, trên các Báo và tạp

chí trong nước để phục vụ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư, in các ấn

phẩm quảng bá về môi trường đầu tư của tỉnh bằng các thứ tiếng: Anh, Nhật,

Hàn Quốc, Việt Nam. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các DN nước ngoài

để vận động các nhà đầu tư mới vào tỉnh. Vận động kêu gọi thu hút các dự án

đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN (đặc biệt là đầu tư nước

ngoài). Thẩm định, chọn lọc những dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên

tiến, tính khả thi cao.

Kết hợp hoạt động xúc tiến Thương mại- Du lịch với xúc tiến đầu tư với

các tỉnh khác thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư thương

mại với quy mô lớn, tham gia vào các hội chợ triển lãm trong, ngoài nước để

tiếp cận các nhà đầu tư, tìm kiếm các cơ hội giao thương, đầu tư; kêu gọi đầu tư

Page 149: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

143

chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu thương

mại, vận động mở rộng đầu tư đối với nhà đầu tư đã và đang hoạt động.

Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư theo từng nhóm dự án để có kế

hoạch kêu gọi đầu tư theo địa chỉ (theo địa bàn, theo lĩnh vực ưu tiên...). Đẩy

mạnh công tác tư vấn đầu tư, thông qua hoạt động kết hợp giữa Sở Kế hoạch

và Đầu tư với các sở, ban, ngành chức năng tổ chức hội nghị triển khai Luật

Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung cho các nhà đầu tư, DN đang hoạt động

trên địa bàn tỉnh, đồng thời xem xét các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư

để có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ. Tổ chức Hội thảo cấp tỉnh về tăng cường

thu hút đầu tư với các vấn đề về cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ

tục đầu tư, rút ngắn quy trình cấp phép đầu tư.

Đào tạo kiến thức về xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực chuyên

môn cho đội ngũ cán bộ công chức Trung tâm. Phối hợp tiếp tục tổ chức các

khoá tập huấn cho các cán bộ ban ngành của tỉnh về các kỹ năng marketing

địa phương, xúc tiến đầu tư, tư vấn...

Thành lập quỹ xúc tiến đầu tư hoặc bố trí kinh phí thoả đáng, có hiệu quả

cho công tác xúc tiến đầu tư.

4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút và sử dụng

hiệu quả đầu tư trực tiếp nước để phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Để phát huy tác dụng tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI tới

phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh trong những thời gian tới, tỉnh Vĩnh

Phúc cần chú trọng thu thu hút các dự án FDI công nghệ hiện đại, công nghệ

cao, do đó cần có NNL phù hợp. Phân tích tực trạng nhân lực cho phát triển

kinh tế - xã hội nói chung và cho thu hút, sử dụng FDI nói riêng trên địa bàn

tỉnh cho thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt mức khá cao, năm 2013 ước thực

hiện 59%, tăng 2% so với năm 2012, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo

nghề là 43,6% [76]. Tuy nhiên, cho đến nay chất lượng của nhân lực đã qua

đào tạo chưa cao, do việc dạy nghề trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện theo

hình thức ngắn hạn. Việc đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề chủ yếu do

các trường dạy nghề của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện, song

Page 150: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

144

việc liên thông đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề với nhau và với cơ sở tuyển

dụng lao động, trong đó có các DN FDI trên địa bàn còn hạn chế, từ đó việc

nâng cao tay nghề cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn, cơ cấu nghề

đào tạo chưa khớp với nhu cầu sử dụng, hoạt động dạy nghề chưa thực sự đáp

ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật thực hành có trình độ bậc cao của các DN

FDI. Các cơ sở dạy nghề tại các DN còn ít. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ

thuật cho đào tạo lao động còn thiếu thốn, máy móc thiết bị dạy nghề thiếu và

lạc hậu so với DN FDI; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, yếu

về chất lượng, tỷ lệ giáo viên/học sinh là 1/27 (thấp hơn nhiều so với tỷ lệ

chuẩn là 1/15), tỷ lệ học sinh đạt loại trung bình còn khá cao, trong những năm

gần đây tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm yếu kém có xu hướng gia tăng.

Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát huy tác động tích cực, hạn

chế tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn tỉnh thời gian tới rất cần đẩy mạnh

công tác đào tạo NNL cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu.

Về quy mô đào tạo cần tiếp tục cố gắng nâng cao tỷ lệ lao động qua đào

tạo đến năm 2020 đạt mức 75% tổng số lao động làm việc, trong tổng số lao

động qua đào tạo, tỷ lệ công nhân kỹ thuật các loại phải đạt mức 60% đến

năm 2020. Cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng, đại học

và phát triển đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ kỹ

sư giỏi trong các ngành sản xuất công nghiệp đang có xu thế thu hút FDI công

nghệ cao như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công

nghệ sinh học, may mặc, giầy da, chế biến nông sản, thực phẩm....Phấn đấu

đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao đạt mức khoảng 35-40%.

Về mạng lưới cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 cần chú trọng

đào tạo cả bậc đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Đối

với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa

bàn cần tiếp tục nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng

cao chất lượng đào tạo; củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao trình độ đội

ngũ giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học phù hợp với yêu cầu

của DN nói chung và DN FDI nói riêng.

Page 151: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

145

Về dạy nghề, cần tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu

phát triển nhanh theo hướng hiện đại của các DN FDI trên các địa bàn KCN

Phúc Yên, Bá Thiện, Bá Thiện II, Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Khai Quang,

Kim Hoa, Chấn Hưng, Tam Dương; ưu tiên xây dựng các cơ sở dạy nghề trực

thuộc DN trong các KCN để đào tạo công nhân kỹ thuật các cấp trình độ.

Những cơ sở dạy nghề này có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp kỹ thuật viên và

công nhân lành nghề trình độ cao cho các DN FDI và các DN khác trong khu

KCN trong tỉnh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng

Trung du-Miền núi Bắc Bộ.

Cần nâng cấp, đồng bộ hoá và hiện đại hoá các trường cao đẳng kỹ thuật

và công nghệ hiện có, gồm cả các trường thuộc cơ quan Trung ương và thuộc

tỉnh quản lý, đảm bảo đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao và đào tạo nghề

trình độ cao đẳng nghề. Tập trung nâng cấp các trường trọng điểm của tỉnh,

gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (theo

hướng đa nghề đa ngành) và Trường Cao đẳng nghề Việt Đức để đào tạo công

nhân kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho phát

triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận. Xây dựng Trung tâm

đào tạo quốc tế Mê Kông (là cơ sở đào tạo đa ngành kỹ thuật cao đẳng cấp

quốc tế được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của Nhật Bản để đào

tạo và cung cấp lao động kỹ thuật trình độ cao cho tỉnh Vĩnh Phúc, các tỉnh

vùng Bắc Bộ và các nước tiểu vùng Sông Mê Kông).

Về cơ cấu theo ngành, cần ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt như:

cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới; khuyến khích các

DN công nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực bằng hình thức nhà nước hỗ trợ chi

phí đào tạo theo địa chỉ; tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động,

tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám

sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động

nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; tập trung

giải quyết các khó khăn về NNL phục vụ các dự án FDI có quy mô lớn, đặc

biệt là tình trạng thiếu hụt NNL đã qua đào tạo.

Page 152: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

146

Để phát triển NNL tạo thuận lợi cho phát huy tác động tích cực, giảm

thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, bên

cạnh việc tiếp tục tăng nguồn vốn ngân sách cần đẩy mạnh xã hội hoá để tăng

cường huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật

chất - kỹ thuật của các cơ sở đào tạo phục vụ phát triển nhân lực, thực hiện cơ

chế, chính sách trích từ nguồn vốn huy động từ đấu giá quyền sử dụng đất cho

xây dựng cơ sở đào tạo, có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm các DN, cơ sở sử

dụng lao động trong việc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động mà DN

đang sử dụng, khuyến khích các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước

ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh đóng góp kinh phí hoặc trực tiếp xây dựng

cơ sở đào tạo, mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến

khích các cá nhân và tổ chức đóng góp vào sự phát triển đào tạo trên địa bàn

tỉnh bằng mọi hình thức.

4.3.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong

việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước trong

phát triển kinh tế -xã hội

Hiệu quả sử dụng FDI thể hiện thông qua tác động tích cực và tiêu cực

của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc phụ thuộc rất lớn vào

công tác quản lý nhà nước của Tỉnh về FDI. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh, cần giảm dần sự tham gia trực tiếp

của cơ quan quản lý Trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm

vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán

bộ quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo

ngắn hạn; phải tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước

giữa cấp tỉnh và các cấp chính quyền địa phương; chú trọng vào công tác

hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa

phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung.

Để phát huy tác động tích cực của FDI về chuyển giao công nghệ, Tỉnh

cần thực hiện hướng dẫn các nhà đầu tư lập dự án đảm bảo đầy đủ các nội

dung, thuận lợi cho việc thẩm tra trình độ công nghệ. Trong quá trình thẩm tra

Page 153: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

147

công nghệ các dự án FDI trước đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý

các KCN của tỉnh cần xem xét, không những cần nghiên cứu những nội dung

cơ bản của dự án FDI như căn cứ pháp lý, mục tiêu, nội dung, quy mô, tổng

mức đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, phân tích tài chính,

v.v... mà còn phải thẩm tra về xuất xứ công nghệ, quy trình công nghệ, danh

mục thiết bị thông qua các thông tin về tính năng, tác dụng, thông số kỹ thuật,

hãng, nước sản xuất, năm sản xuất... như quy định tại Thông tư số

10/2009/TT-BKHCN ngày 24/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng

dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư.

Song song với đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển

khai dự án của nhà đầu tư. Dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý

đăng ký đầu tư hoặc cấp giấy CNĐT nhà đầu tư mới có điều kiện để triển

khai, thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc đảm bảo thời gian thực hiện dự án theo

tiến độ như đã nêu trong dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách

quan. Song cho dù vì lý do nào đi chăng nữa việc kiểm tra, giám sát thực hiện

dự án là rất cần thiết. Sở Khoa học và Công nghệ phải phối hợp với Sở Kế

hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài nguyên

và Môi trường...tiến hành kiểm tra, giám sát những nội dung về công nghệ,

môi trường, các cam kết của chủ đầu tư được thực hiện như thế nào, trên cơ

sở đó đề xuất giải pháp thực thi có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt cơ chế tài chính khuyến khích các DN

FDI đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ; hỗ trợ các DN đổi mới

công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, sản xuất các sản phẩm thuộc

các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; tăng cường kiểm tra,

giám sát chất lượng sản phẩm tại nơi sản xuất và lưu thông trên thị trường.

Thành lập các tổ chức tư vấn dịch vụ công, dịch vụ giám định công nghệ gắn

với cải cách hành chính. Tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực tư vấn, ứng

dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, dần chuyển đổi các tổ

chức khoa học và công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ. Thực

Page 154: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

148

hiện cơ chế liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học và

công nghệ với DN từ xác định nhiệm vụ, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa

kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào thực tiễn. Đầu tư, xây dựng cơ sở

dữ liệu đáp ứng nhu cầu thông tin của DN thời kỳ hội nhập về công nghệ, sở

hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, chất lượng, luật pháp quốc tế và thị trường mua, bán

công nghệ, máy móc, thiết bị. Khuyến khích các DN hoạt động tư vấn, dịch

vụ ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, tham gia các chương trình liên

kết ngành, liên kết vùng, phát triển công nghiệp phụ trợ và gắn sản xuất kinh

doanh với nghiên cứu, chuyển giao

Ngoài ra cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với

cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong

hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông và đặc biệt giải quyết

kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các DN triển khai dự án thuận

lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh

tế - xã hội cao hơn.

Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý

nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động của FDI ở cả Trung ương lẫn

địa phương.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh phải thường

xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư đã được cấp phép theo tiến độ triển

khai để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chủ

đầu tư. Đối với các dự án đã đi vào khai thác cần thực hiện tốt chế độ khen

thưởng để động viên kịp thời các chủ đầu tư thực hiện tốt, đồng thời có biện

pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án.

Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các sở, ngành liên quan của

tỉnh và đặc biệt là chính quyền địa phương cần tích cực hỗ trợ chủ đầu tư tháo

gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng để nhanh chóng

hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào khai thác.

Page 155: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

149

Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, UBND

tỉnh cần thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác.

Hàng năm tổ chức cuộc gặp mặt các chủ dự án đầu tư để đánh giá hiệu

quả hoạt động của các dự án đầu tư, tiếp thu kiến nghị của chủ đầu tư về các

vấn đề phát sinh cần giải quyết, đặc biệt về hoạt động của các cấp chính

quyền làm cơ sở cho cải cách hành chính trong thu hút và quản lý vốn đầu tư.

Tích cực rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh, nâng cao trình độ chuyên môn

của đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp; triển khai đồng bộ chủ trương và có

giải pháp thực hiện hữu hiệu về chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà,

nâng cao tính minh bạch, công khai và hiệu quả trong công việc của các cấp

chính quyền.

Về công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với FDI, các cơ

quan cần phối hợp thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để sửa

bất cập trong các pháp luật về đầu tư, DN, xây dựng, bất động sản, môi

trường, đất đai, thuế, thương mại...theo hướng rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu, đảm

bảo tính khả thi của cả hệ thống, từ Trung ương đến địa phương. Công tác

quản lý nhà nước cần phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, giữa Trung

ương và địa phương cần được tăng cường, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ

và trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông

tin kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của

Chính phủ có hiệu quả. Ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động

FDI giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương. Tăng cường hiệu lực và

hiệu quả của công tác cưỡng chế thi hành luật, trong đó đặc biệt quan trọng là

chế độ báo cáo, kiểm tra giám sát và kỷ luật vi phạm.

Page 156: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

150

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là hình thái xuất khẩu tư bản đã

xuất hiện và trở thành phổ biến kể từ khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn

tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ

hai, dưới tác động của những thay đổi lớn trong tình hình kinh tế, chính trị thế

giới, FDI đã có xu hướng mới, từ đó đã đặt ra vấn đề đối với các nước đang

phát triển, trong đó có Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc là làm thế nào để không

những thu hút được FDI, mà còn phải phát huy được những tác động tích cực,

giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu về bản chất của FDI cho thấy, việc phát huy tác động tích

cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên

địa bàn tỉnh là vấn đề vô cùng phức tạp. Để đạt được mục tiêu trên cần nghiên

cứu làm rõ những tác động tích cực cùng với tác động tiêu cực của FDI, tìm

ra và chỉ rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới tác động của FDI đến phát triển

kinh tế - xã hội địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, việc tham khảo kinh nghiệm

thực tiễn trong thu hút, sử dụng FDI của nước ngoài và các địa phương trong

nước có hoàn cảnh tương đồng sẽ giúp ích cho việc tìm kiếm các giải pháp

phát huy được những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI

đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

Kể từ sau khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng thu hút FDI và

đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong thu hút và sử dụng FDI. Sự hiện diện

của FDI trên địa bàn tỉnh đã thể hiện nhiều tác động tích cực tới phát triển

kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với phát triển công nghiệp, tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách,

tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân, bảo

vệ môi trường… Tuy nhiên, phân tích thực tiễn cũng cho thấy, việc thu hút và

sử dụng FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa hoàn toàn đạt được mục tiêu hạn chế

những tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Page 157: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

151

Để tiếp tục phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI

đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những

năm tới, cần thực hiện những định hướng và giải pháp đồng bộ, từ định kỳ

đánh giá các dự án FDI, đến hoàn thiện công tác quy hoạch, đầu tư phát triển

kết cấu hạ tầng, chuẩn bị nhân lực, tăng cường xúc tiến đầu tư và quản lý nhà

nước về FDI. Trong khuôn khổ luận án, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do

những khó khăn nhất định về thời gian và thu thập số liệu, một số vấn đề về

tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh chưa thật sự

được phân tích sâu sắc. Nghiên cứu sinh kính mong được nhận những góp ý

quý báu của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trọng Hội đồng để

có thể tiếp tục hoàn thiện bản luận án có chất lượng cao hơn.

Page 158: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

152

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Hà Quang Tiến, “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Vĩnh

Phúc - Thực trạng và giải pháp”, đề tài NCKH cấp tỉnh năm 2005.

2. Hà Quang Tiến, “Vấn đề giá đất đối với công tác bồi thường giải

phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư”, Tạp chí Ngoại thương, Bộ

Công Thương (3+4), tr 61-62.

3. Hà Quang Tiến, “Một số vấn đề về chính sách đất đai trong thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, Viện hàn

lâm KHXH Việt Nam (1), tr 35 - 40.

4. Hà Quang Tiến, “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với

môi trường tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, Viện Kinh tế, Học

viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (06), tr 69-72.

5. Hà Quang Tiến, “FDI ở Vĩnh Phúc và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí

Kinh tế và quản lý, Viện Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ

Chí Minh (09), tr 67 - 72.

Page 159: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

153

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng việt

1. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb KHKT, Hà Nội.

2. PGS, TS Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia

(TNCs) tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ngô Thu Hà (2009), Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàoTrung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam, LATS Kinh tế, Đạihọc Kinh tế quốc dân.

4. Phạm Thị An Hoà (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải

Dương, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

5. Hồng Khánh (2006), Lương quản lý ở doanh nghiệp FDI đạt 12 triệu

đồng /tháng, tại trang:

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/07/3B9EB755/,

[truy cập ngày 01/7/2006, 10:55 GMT+7]

6. PGS, TS Hoàng Thị Bích Loan (chủ biên), (2008), Thu hút đầu tư trựctiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Long (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, LATS Kinh tế, Đạihọc Kinh tế quốc dân.

8. Th.S Đặng Hoàng Thanh Nga (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của

các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

9. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công

nghiệp hoá ở Malaisia, Nxb Thế giới, Hà Nội.

10.Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý

luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11.Trần Anh Phương (2004), Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầutư trực tiếp của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam, Luận án tiến sĩkinh tế, Học viện Tài chính.

Page 160: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

154

12.Bùi Tiến Quý (2005), Quản lý Nhà nước về kinh tế đối ngoại, Nxb Lao

động, Hà Nội

13.Đỗ Văn Sử (2011), Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực đánh giáhiệu quả FDI, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

14.Nguyễn Trọng Tuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộccông nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, HàNội.

15.Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam -Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Nguyễn Huy Thám (1998), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài

ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, LATS kinh tế, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;

17.Đào Văn Thanh (2013), Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài

tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam. LATS Kinh tế.

Đại học Kinh tế quốc dân

18.Thanh Thảo (2003), “Bài học kinh nghiệm từ chính sách thu hút FDI

của Trung Quốc giai đoạn 1990 -2002”, Tạp chí Tài chính, Tháng

5/2003.

19.Đinh Trọng Thịnh (2006), Thúc đẩy doanh nghiệp tại Việt Nam đầu tư

trực tiếp ra nước ngoài. Nxb Tài chính, Hà Nội.

20.Đỗ Thị Thuỷ (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công

nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1998-2005, LATS

Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

21.Trần Thị Cẩm Trang (2004), “So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) của Việt Nam với các nước ASEAN-5 và Trung Quốc:Giải pháp cải thiện môi trường FDI của Việt Nam”, Tạp chí Những vấnđề kinh thế giới, số 11 (103)/ 2004.

22.Bùi Thúy Vân (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc

chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, LATS

Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân

Page 161: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

155

23.TS Nguyễn Tấn Vinh (2012), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối

với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb

Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

24.David O. Dapice (2003), Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành công

hay tình trạng lưỡng thể bất thường? Một phân tích các điểm mạnh,

điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, Đại học Harvard.

25.V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va.

26.Phonesay Vilaysack (2010), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàonước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào , LATS Kinh tế, Đại học Kinhtế quốc dân.

27.Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo đánh giá tình hìnhchấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của các doanh nghiệp FDI trênđịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.

28.Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo đánh giá tình hìnhchấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của các doanh nghiệp FDI trênđịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc

29.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Kết luận thanh tra về bảo vệ môi

trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội.

30.Công an tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo đánh giá tình hình an ninh

trật tự trong các doanh nghiệp FDI và các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc, Vĩnh Phúc.

31.Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2003), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh

Phúc 2002. Nxb Thống kê, Hà Nội.

32.Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh

Phúc 2005. Nxb Thống kê, Hà Nội.

33.Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh

Phúc 2008. Nxb Thống kê, Hà Nội.

34.Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh

Phúc 2010. Nxb Thống kê, Hà Nội.

35.Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh

Phúc 2011. Nxb Thống kê, Hà Nội.

36.Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Page 162: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

156

37.Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38.Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Nghị quyết về việc ban hành

cơ chế hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào

các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc.

40.Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tình hình đình

công, ngừng việc tập thể trong các doanh nghiệp từ năm 2008 đến nay

và một số giải pháp nhằm ngăn ngừa hạn chế đình công bất hợp pháp,

Vĩnh Phúc.

41.Liên hiệp quốc (2007), Báo cáo đánh giá chính sách đầu tư của Việt

Nam. New York và Geneve.

42.Nâng lương tối thiểu trong doanh nghiệp FDI, tại trang

http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=27854

43.Ngân hàng Thế giới (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ của Đông Á, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.44.Ngân hàng Thế giới (2004), Báo cáo phát triển thế giới 2005, Nxb VH-

TT, Hà Nội.45.Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (2012), Các vấn đề thương

mại/đầu tư và kiến nghị. Hà Nội.

46.Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1987), Luật Đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1987.

47.Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1990), Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30

tháng 6 năm 1990. http://vanban.chinhphu.vn

48.Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1992), Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 23

tháng 2 năm 1992. http://vanban.chinhphu.vn

49.Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1996), Luật đầu tư nước

ngoài ở Việt Nam ngày 12/11/ 1996. http://vanban.chinhphu.vn

Page 163: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

157

50.Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật đầu tư, số

59/2005/QH11, ngày 29/11/2005. http://www.chinhphu.vn

51.Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo đánh giá tình hình

xuất nhập khẩu và kết quả thực hiện mục tiêu nội địa hóa công nghiệp

sản xuất ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc.

52.Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Quy hoạch phát triển công

nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm

2030, Vĩnh Phúc.

53.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030, Vĩnh Phúc.

54.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo đánh giá tổng

quan về tình hình kinh tế - xã hội và tác động của FDI vào phát triển

KT-XH của tỉnh sau 15 năm tái lập, Vĩnh Phúc.

55.Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo trình độ

công nghệ và năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.

56.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo

kết quả công tác Lao động - TB&XH năm 2010. Phương hướng, nhiệm

vụ năm 2011, Vĩnh Phúc.

57.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo

đánh giá thực trạng tác động ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc.

58.Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo đánh giá về đóng góp của

các doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnh, Vĩnh Phúc.

59.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo hiện

trạng môi trường Vĩnh Phúc năm 2010, Vĩnh Phúc

60.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo quan

trắc hiện trạng môi trường Vĩnh Phúc năm 2010, Vĩnh Phúc.

Page 164: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

158

61.Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Báo cáo của Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc

ngày 01 tháng 7 năm 2004 về tình hình và kết quả thu hút đầu tư nước

ngoài của tỉnh từ 1986 đến hết năm 2003, Vĩnh Phúc

62.Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc lần thứ XIV, Vĩnh Phúc.

63.Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ

tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010- 2015, Vĩnh Phúc

64.Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

65.Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

66.Tổng quan về điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc, tại trang:

http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/thongtingioithieu/Lists/DanSo/Vie

w_Detail.aspx?ItemID=9

67.Trường Đại học Thương mại Hà Nội và Trường Đại học Thương mạiParis (2005), Bối cảnh kinh tế mới, các dòng đầu tư nước ngoài vớiphát triển thương mại và thị trường châu Á và Việt Nam, Kỷ yếu hộithảo khoa học quốc tế Pháp - Việt, Hà Nôi.

68.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007,

Vĩnh Phúc.

69.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Quy hoạch phát triển công nghiệp trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến 2010 và định hướng đến năm 2020, Vĩnh

Phúc.

70.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008,

Vĩnh Phúc.

71.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009,

Vĩnh Phúc.

Page 165: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

159

72.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010,

Vĩnh Phúc.

73.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011,

Vĩnh Phúc.

74.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012,

Vĩnh Phúc.

75.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013,

Vĩnh Phúc.

76.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014,

Vĩnh Phúc.

77.UNCTAD (2003), Báo cáo đầu tư thế giới, Newyork and Geneva;

78.TS Đinh Văn Ân, TS Võ Trí Thành (Đồng chủ biên) (2002), “Thể chế -

cải cách thể chế và phát triển”, Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và

Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.79.T.Hương, Đ.Tiến (2006), Tại 4 Doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc:

1.500 lao động có nguy cơ mất việc, tại trang:

http://www.laodong.com.vn/Home/congdoan/2006/9/3302.laodong

80.Ngụy Kiệt, Hạ Diệu (1993), Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

81.PGS. TS. Trần Quang Lâm, TS An Như Hải (Đồng chủ biên) (2006),

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

82.Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Cương (2004), Kỹ

thuật đầu tư từ trực tiếp nước ngoài. Nxb Thống kê, Hà Nội.

83.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN và THĐT (2004), Báo cáo kết

quả thực hiện nhiệm vụ về thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm công

Page 166: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

160

nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2004 và nhiệm vụ, mục tiêu năm 2005 của

UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.

84.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN và THĐT (2005), Báo cáo kết

quả thực hiện nhiệm vụ về thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm công

nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2005 và nhiệm vụ, mục tiêu năm 2006 của

UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.

85.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2006), Báo cáo của UBND tỉnh

Vĩnh Phúc số 65/BC-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2006 về tình hình

cấp, thực hiện ưu đãi đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án trong và

ngoài nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2002-2005, Vĩnh Phúc.

86.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2007), Báo cáo Tình hình thực

hiện nhiệm vụ năm 2006 và kế hoạch năm 2007, Vĩnh Phúc.

87.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2008), Báo cáo Tình hình thực

hiện nhiệm vụ năm 2007 và kế hoạch năm 2008, Vĩnh Phúc.

88.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2009), Báo cáo Tình hình thực

hiện nhiệm vụ năm 2008 và phương hướng năm 2009, Vĩnh Phúc.

89.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2010), Báo cáo Tình hình thực

hiện nhiệm vụ năm 2009 và phương hướng năm 2010, Vĩnh Phúc.

90.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2011), Báo cáo Tình hình thực

hiện nhiệm vụ năm 2010 và phương hướng năm 2011, Vĩnh Phúc.

91.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2012), Báo cáo Tình hình thực

hiện nhiệm vụ năm 2011 và phương hướng năm 2012, Vĩnh Phúc.

92.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2013), Báo cáo Tình hình thực

hiện nhiệm vụ năm 2012 và phương hướng năm 2013, Vĩnh Phúc.

93.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQL các KCN (2014), Báo cáo Tình hình thực

hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng năm 2014, Vĩnh Phúc.

94.http://www.bacninh.gov.vn

95.http://www.haiduong.gov.vn

96.http://www.hungyen.gov.vn

Page 167: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

161

97.http://unctad.org/en/Pages/DIAE/Foreign-Direct-Investment-

(FDI).aspx

98.http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=142

31

99.http://www.neu.edu.vn:32/thongtin_tt/index.html

100. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/07/3B9EB755/ Thứ

bảy, 1/7/2006, 10:55 GMT+7

101. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=27854

* Tài liệu tiếng anh102. Bornali Bhandari (2007), Effect of Inward Foreign Direct Investment

on Income Inequality in Transition Countries. http://www.e-jei.org/upload/T1T3U9K778W1RN2L.pdf

103. Institute of International economics, FDI in Developing Countriesand Economies in Transition: Opportunities, Dangers, and NewChanges.http://www.piie.com/publications/chapters_preview/53/1iie258x.pdf

104. IMF (1993), Balance of payment manual, Fith Edition, Washington

DC.

105. Faramarz AKARAM, Foreign Direct Investment in DevelopingCountries: Impact on Distribution and Employment, Presented to theFaculty of Economics and Social Sciences at the University ofFribourg, Switzerland in fulfilment of the requirements for the degreeof Doctor of Economics and Social Sciences, tại trang:

http://ethesis.unifr.ch/theses/downloads.php?file=AkramiF.pdf

106. OECD, GLOSSARY OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT TERMS

AND DEFINITIONS, tại trang:

http://www.oecd.org/daf/inv/investmentstatisticsandanalysis/fdistatistic

sanddata-frequentlyaskedquestions.htm

107. OECD-ILO Conference On Corporate Social Responsibility, Report:The Impact of Foreign Direct Investment On Wages And WorkingConditions, 23-24 June 2008, OECD Conference Centre, Paris, France,tại trang www.oecd.org/corporate/mne/40848277.pdf

Page 168: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2014/12/4/ha_quang_tien_la.pdf · Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định

162

108. Policy Brief: The Social Impact of Foreign Direct Investment,Organisation For Economic Co-operation And Development, July,2008. www.oecd.org/els/40940418.pdf

109. Tulus Tambunan, The Impact Of Foreign Direct Investment OnPoverty Reduction. A Survey Of Literature And A Temporary FindingFrom Indonesia, Center for Industrial Economic Studies, Faculty OfEconomics, University of Trisakti, Jakarta-Indonesia, tại trang:http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.195.484&rep

=rep1&type=pdf110. UNCTAD (2005), World Investment Report 2005: Transnational

Corporations and the Internationalization of R&D, United NationsNew York and Geneva

111. UNCTAD (2010), World Investment Report 2010: Investing In ALow-Carbon Economy, United Nations New York and Geneva

112. UNCTAD (2011), World Investment Report 2011: Non-equity ModesOf International Production And Development, United Nations NewYork and Geneva

113. UNCTAD (2012), Technology and Innovation Report 2012:Innovation, Technology and South-South Collaboration, UnitedNations Conference on Trade Develop

114. UNCTAD (2012) World Investment Report 2012: Towards A NewGeneration Of Investment Policies, United Nations New York andGeneva

115. UNCTAD (2013), World Investment Report 2013: Global ValueChains: Investment And Trade For Development, United Nations NewYork and Geneva

116. Carkovic, M&R.Levine (2002), Does Foreign Direct InvestmentAccelerate Economic Growth? in Does Foreign Direct InvestmentPromote Development?, Washington DC: Institute for InternationalEconomic, pp.195-220

117. ROBERT E. LIPSEY and FREDRIK SJOHOLM, The Impact ofInward FDI on Host Countries: Why Such Different Answers?http://www.iie.com/publications/chapters_preview/3810/02iie3810.pdf]