64
1 VÙN NGHÏå xûálaå ng-Söë311-09/2019 TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT * Thơ: Của các tác giả: NGUYỄN ANH DŨNG, DUY SINH, HỒ TUỆ, VŨ ĐÌNH THI, HÀN KỲ, ĐOÀN DIỄN, PHẠM VĂN NUÔI, NGUYỄN THỊ MINH, NGUYỄN KHẮC ÂN, HÀ NGỌC THẮNG, LA THANH NGÀ, NGUYỄN KIM DUNG, LÃ TRUNG SƠN. * Văn xuôi: Mãi khắc ghi và làm theo Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ (NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN), Người làm giàu từ đá (PHẠM CHIẾN), Người mang tiếng hát đi xa (VI THỊ THU ĐẠM), Con kênh ta đào (TRƯƠNG THỌ), Diễn sâu (TRẦN THIỆN KHIÊM), Vết cắt (KIỀU DUY KHÁNH), Vá đồng (TỐNG NGỌC HÂN), Phương hướng xây dựng và phát triển hệ thống lý luận văn học nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (ĐẶNG THẾ ANH), Đợi gì sau những con chữ (LINH SA), Chiều xanh thong thả tiếng chuông rung... (LÊ PHONG LAN), Nhà giáo Phạm Thanh Bình và tình người trong thơ “Mùa đầu” (NGUYỄN NGỌC TUNG), Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Còn nỗi niềm gì sau cuộc tiễn đưa? (LÊ VĂN TẤN - NGUYỄN THỊ HƯỞNG), Đoàn cán bộ, giáo viên và học sinh tiêu biểu thành phố Lạng Sơn báo công dâng Bác (HOÀNG HƯƠNG) * Nhạc: Nghe em hát về Xứ Lạng Nhạc và lời: HÙNG KHANH Thăm thẳm mắt Ban Mê Nhạc: BÙI MINH TẤN Lời thơ: PHẠM CÔNG THẾ - Và các chuyên mục khác. Ảnh bìa 1: Lễ kết duyên. Ảnh: ĐỖ VĂN DƯƠNG (Tác phẩm đạt Huy chương Đồng Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 19 năm 2019) TRONG SÖËNAÂ Y Sè 311 (Th¸ng 09-2019) * Chịu trách nhiệm xuất bản: LA NGỌC NHUNG (Chủ tịch Hội) * Chịu trách nhiệm nội dung VI THỊ THU ĐẠM (Phó Chủ tịch Hội, Phó Tổng biên tập) * Ban Biên tập: TRỊNH TRỌNG ANH (Phó Trưởng ban) NGUYỄN LAN HUYỀN HOÀNG THỊ THU HƯƠNG LÊ THỊ THUẬN VY THỊ NGỌC HẰNG * Tham gia biên tập: HOÀNG KIM DUNG ĐINH QUANG TRUNG * Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNG HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN * Trang thông tin điện tử tổng hợp www.vanhocnghethuatlangson.org.vn * Tòa soạn: Số 3 Trần Hưng Đạo - P. Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn ĐT: (0205) 3812 338 Email: [email protected] * Giấy phép xuất bản: Số 880/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 2173 do Bộ TT&TT cấp ngày 15/11/2012 * In tại: Công ty cổ phần In Lạng Sơn. In xong và nộp lưu chiểu tháng 09/2019 * Trình bày: NGUYỄN LAN HUYỀN GIÁ:12.000 đồng

TÁC, NGHIÊN C U, THUẬT (Th¸ng 09-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang9.pdfIn xong và nộp lưu chiểu tháng 09/2019 *Trình bày: NGUYỄN LAN HUYỀN

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU,LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

* Thơ: Của các tác giả: NGUYỄN ANH DŨNG,DUY SINH, HỒ TUỆ, VŨ ĐÌNH THI, HÀNKỲ, ĐOÀN DIỄN, PHẠM VĂN NUÔI,NGUYỄN THỊ MINH, NGUYỄN KHẮCÂN, HÀ NGỌC THẮNG, LA THANH NGÀ,NGUYỄN KIM DUNG, LÃ TRUNG SƠN.* Văn xuôi:

Mãi khắc ghi và làm theo Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ(NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN), Người làm giàu từ đá(PHẠM CHIẾN), Người mang tiếng hát đi xa (VI THỊ THUĐẠM), Con kênh ta đào (TRƯƠNG THỌ), Diễn sâu (TRẦNTHIỆN KHIÊM), Vết cắt (KIỀU DUY KHÁNH), Vá đồng(TỐNG NGỌC HÂN), Phương hướng xây dựng và pháttriển hệ thống lý luận văn học nghệ thuật Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay (ĐẶNG THẾ ANH), Đợi gì sau nhữngcon chữ (LINH SA), Chiều xanh thong thả tiếng chuôngrung... (LÊ PHONG LAN), Nhà giáo Phạm Thanh Bình vàtình người trong thơ “Mùa đầu” (NGUYỄN NGỌC TUNG),Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng -Còn nỗi niềm gì sau cuộc tiễn đưa? (LÊ VĂN TẤN -NGUYỄN THỊ HƯỞNG), Đoàn cán bộ, giáo viên và họcsinh tiêu biểu thành phố Lạng Sơn báo công dâng Bác(HOÀNG HƯƠNG)

* Nhạc: Nghe em hát về Xứ Lạng

Nhạc và lời: HÙNG KHANHThăm thẳm mắt Ban Mê

Nhạc: BÙI MINH TẤNLời thơ: PHẠM CÔNG THẾ

- Và các chuyên mục khác.

Ảnh bìa 1: Lễ kết duyên. Ảnh: ĐỖ VĂN DƯƠNG

(Tác phẩm đạt Huy chương Đồng Liên hoan ảnh nghệthuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 19 năm 2019)

TRONG SÖË NAÂY

Sè 311(Th¸ng 09-2019)

* Chịu trách nhiệm xuất bản:LA NGỌC NHUNG

(Chủ tịch Hội)

* Chịu trách nhiệm nội dungVI THỊ THU ĐẠM(Phó Chủ tịch Hội, Phó Tổng biên tập)

* Ban Biên tập:TRỊNH TRỌNG ANH(Phó Trưởng ban)

NGUYỄN LAN HUYỀNHOÀNG THỊ THU HƯƠNGLÊ THỊ THUẬNVY THỊ NGỌC HẰNG

* Tham gia biên tập:HOÀNG KIM DUNGĐINH QUANG TRUNG* Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNGHỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN

* Trang thông tin điện tử tổng hợpwww.vanhocnghethuatlangson.org.vn

* Tòa soạn:Số 3 Trần Hưng Đạo -P. Chi Lăng, Tp. Lạng SơnĐT: (0205) 3812 338Email:[email protected]

* Giấy phép xuất bản:Số 880/GP-BTTTT do BộThông tin và Truyền thôngcấp ngày 23/5/2012; Giấyphép sửa đổi, bổ sung số2173 do Bộ TT&TT cấp ngày15/11/2012

* In tại:Công ty cổ phần In Lạng Sơn.In xong và nộp lưu chiểutháng 09/2019

* Trình bày:NGUYỄN LAN HUYỀN

GIÁ:12.000 đồng

Một hoạt động ý nghĩa:Kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc thiêng

liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 nămngày Bác Hồ đi xa, Trung tâm giáo dục truyềnthống và lịch sử - Hội khoa học tâm lý giáodục Việt Nam (đơn vị hai lần được Đảng, Nhànước tặng thưởng Huân chương Lao động“Vì sự nghiệp giáo dục lịch sử dân tộc”) đã tổchức chương trình hoạt động đặc biệt rướcLinh ảnh Bác Hồ từ thủ đô Hà Nội về quêhương Nam Đàn, Nghệ An nhân 50 năm ngàyBác đi xa và thực hiện chương trình giao lưu- tôn vinh “Hồ Chí Minh đẹp nhất tênNgười” trên quê hương Xô Viết - Nghệ Tĩnhanh hùng, mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàutruyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng.Hoạt động này có sự tham gia của gần 800đại biểu là Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùnglực lượng vũ trang nhân dân, cựu chiến binh,cựu thanh niên xung phong, gia đình chínhsách và người có công, đó là những bông hoatươi thắm của thời đại Bác Hồ đến từ 20 tỉnh,thành phố trong cả nước (trong đó có đại biểulà con cháu trong dòng họ nội - ngoại của BácHồ tại các tỉnh, thành phố cùng tham gia hoạtđộng này). Thời gian từ ngày 20/8 -22/8/2019. Bộ Công an đã cho xe cảnh sátdẫn đoàn, đảm bảo an toàn an ninh trong quátrình hoạt động. Các cơ quan báo chí, truyềnhình của Trung ương và tỉnh Nghệ An đã kịpthời đưa tin sâu rộng về sự kiện đặc biệt này.

Trong không khí bồi hồi, xúc động, buổisáng 20/8 đoàn vào lăng viếng Bác, buổichiều đoàn tổ chức lễ giỗ lần thứ 50 của BácHồ tại khu di tích Kim Liên và thăm quê nộicủa Bác. Buổi sáng ngày 21/8 đoàn dânghương tại mộ cụ Hoàng Thị Loan - Thân mẫuBác Hồ và thăm quê ngoại của Bác. Buổi trưa

đoàn thụ lộc lễ giỗ Bác tại quê hương NamĐàn, buổi tối đoàn giao lưu - tôn vinh “Hồ ChíMinh đẹp nhất tên Người” tại khuôn viênkhách sạn Công Đoàn thị xã Cửa Lò - NghệAn. Ngày 22/8 đoàn từ Nghệ An về Hà Nội,trên đường thăm chùa Tam Chúc, tỉnh HàNam và các đoàn chia tay nhau tại đây.

Có thể nói, đây là cuộc hoạt động nhằmbày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn côngơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dântộc ta. Qua đó, góp phần khơi dậy lòng tự tôndân tộc, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớnguồn” và phát huy chủ nghĩa anh hùng cáchmạng trong kháng chiến vào thời kỳ hòa bìnhxây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tham gia hoạt động trong đoàn cả nướcnói chung, đoàn Lạng Sơn có 135 đại biểu.Cuộc hành trình này đã để lại trong chúng tôinhiều ấn tượng sâu sắc. Toàn đoàn rất xúcđộng làm lễ giỗ Bác, thành kính dâng lên Bácnhững lễ phẩm tinh khiết tâm thành, thơmthảo từ những tấm lòng trung hiếu với lýtưởng cao đẹp mà Bác đã trao truyền; Tưởngnhớ ơn sâu nghĩa nặng từ hai dòng họ và cácbậc sinh thành đã kết tụ tinh hoa ngàn nămdòng máu Lạc Hồng, sinh ra cho đất nướcChủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giảiphóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.Cùng với lời tưởng niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh, là những tiếng hát, những vần thơ củađoàn trước linh vị Người đầy ơn sâu nghĩanặng, thấm đẫm sự tri ân, rưng rưng xúcđộng, ấm áp tình người.

Đêm giao lưu - tôn vinh “Hồ Chí Minhđẹp nhất tên Người” diễn ra trong không khíxúc động mà trang nghiêm. Sau lễ hát Quốcca, Lãnh tụ ca, lễ dâng hoa và phút tưởng

2VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

MÃI KHẮC GHI VÀ LÀM THEO DI CHÚC THIÊNG LIÊNG CỦA BÁC HỒ

NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN

niệm Bác Hồ… Ban tổ chức đã trao 23 bằngvinh danh và 15 huy hiệu Bác Hồ cho cácgương điển hình trong chuyến đi về nguồn vàgiao lưu - tôn vinh “Hồ Chí Minh đẹp nhấttên Người” cùng một chương trình văn nghệđặc sắc với các ca khúc thiêng liêng tự hàovề Bác, về đổi mới quê hương, đất nước. Bàihát “Kết đoàn” đã khép lại chương trình vănnghệ đầy ấn tượng với hàng ngàn tiếng pháotay âm vang không ngớt tại thị xã Cửa Lò, tỉnhNghệ An…

Văn nghệ sỹ Xứ Lạng thực hiện lời căndặn ân tình của Bác trong di nguyện củaNgười

Văn nghệ sỹ Xứ Lạng các thế hệ kế tiếpnhau, nhiều anh chị em đã trải qua các cuộckháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cốnghiến sức lực trí tuệ, thậm chí là một phầnxương máu cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.Nay về với đời thường vẫn luôn nỗ lực hếtmình làm tốt chức năng nhiệm vụ của ngườichiến sỹ trên mặt trận văn hóa, văn học - nghệthuật của tỉnh nhà.

Trong những năm qua, đặc biệt là thời kỳ2013 - 2018 trở lại đây, lĩnh vực văn học -nghệ thuật có nhiều khởi sắc mới. Hội viên

các chuyên ngành đều tăng về số lượng vànâng cao về chất lượng, trong đó có thêmnhiều hội viên trở thành hội viên các Hộichuyên ngành Trung ương. Mọi mặt công tácHội được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổquốc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, cụthể cùng với các chính sách đầu tư cho cáchoạt động trong lĩnh vực văn học - nghệ thuậttỉnh nhà đi vào ổn định, có chiều sâu, phục vụtích cực cho kinh tế - xã hội trên địa bàn pháttriển.

Hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh”, đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà luônbám sát đường lối văn hóa - văn nghệ củaĐảng trong việc sáng tạo các tác phẩm vănhọc nghệ thuật rõ nét hơn, thực chất hơn,nhằm đưa các nội dung nghị quyết của Đảng,chính sách của Nhà nước về văn học nghệthuật vào cuộc sống, góp phần vào nhữngthành tựu chung của tỉnh trong những nămqua, khẳng định vị thế, vai trò của văn học -nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và pháttriển đất nước nói chung, Lạng Sơn nói riêng.

Về lĩnh vực văn học, trong thời gian quacó nhiều nỗ lực và hiệu quả. Lực lượng sáng

3VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Bắc Sơn mùa lúa chín Ảnh: BÙI VINH THUẬN

tác tăng về số lượng, vững vàng về tư tưởngvà bản lĩnh với tiềm năng khá dồi dào. Lĩnhvực văn xuôi có nhiều khởi sắc. Cuộc thi viếtvề “Gương điển hình tiêu biểu tỉnh Lạng Sơngiai đoạn 2011 - 2015” do Hội Văn học nghệthuật tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức, cáctác phẩm có chất lượng trong cuộc thi này đãđược in trong tuyển tập “Những bông hoađẹp” phục vụ Đại hội thi đua yêu nước củatỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2015. Cuộc thisáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Xâydựng nông thôn mới” văn xuôi đạt 4 giải (trongđó có 01 giải A, 01 giải B và 02 giải C). Cuộcthi sáng tác truyện ngắn năm 2016 - 2018 đãnhận được 79 tác phẩm dự thi, trong đó có 11tác phẩm được trao giải thưởng.

Chuyên ngành thơ có số lượng hội viênđông nhất của Hội. 5 năm qua (2013 - 2018)có hơn hai mươi tập thơ được xuất bản. Nhìnchung các tác phẩm đã phản ánh sinh độngđời sống xã hội, với đề tài phong phú. Thơ viếtbằng tiếng dân tộc thiểu số cũng có nhiềuđóng góp trong việc bảo tồn, giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày thơ ViệtNam được tổ chức vào dịp lễ Nguyên Tiêuhàng năm theo đúng tinh thần chỉ đạo của HộiNhà văn Việt Nam, thu hút được sự quan tâmcủa đông đảo quần chúng và sự đánh giá caocủa giới chuyên môn, quản lý văn hóa, vănhọc nghệ thuật và bạn yêu thơ trong địaphương và cả nước… Cuộc thi sáng tác thơ2017- 2018 với chủ đề “Lạng Sơn quê hươngtôi” có 276 tác phẩm thơ của 61 tác giả, trongđó 16 tác phẩm được trao giải.

Mỹ thuật có nhiều khởi sắc, qua các kỳtriển lãm gần 100 lượt tác phẩm được trưngbày. Một số tác phẩm mỹ thuật Lạng Sơn đãkhẳng định được tên tuổi, giành được giảithưởng ở các kỳ triển lãm địa phương, khuvực và Trung ương.

Lĩnh vực nhiếp ảnh luôn là thế mạnh củaHội VHNT Lạng Sơn. Với đội ngũ tâm huyếtvà năng động, nhiếp ảnh mang lại nhiều giảithưởng trong các kỳ triển lãm liên hoan khuvực miền núi phía Bắc và toàn quốc. Hội viênChi hội nhiếp ảnh Lạng Sơn đã giành được04 Huy chương Bạc, 06 Huy chương Đồng,

01 giải Khuyến khích và 03 giải Đồng đội.Nhiều tác giả có tác phẩm được trưng bày vàđạt giải thưởng tại các triển lãm khu vực, toànquốc và quốc tế tại Việt Nam. Với chủ đề “XứLạng hôm nay” Hội VHNT tỉnh đã tổ chứcthành công triển lãm ảnh lần thứ VI. Có 98 tácphẩm xuất sắc được chọn trưng bày trên tổngsố 248 tác phẩm tham dự triển lãm…

Lĩnh vực Âm nhạc - Sân khấu - Biểu diễncó nhiều đổi mới, hàng trăm ca khúc, kịch bảnmúa, kịch bản sân khấu đã được sáng tác,dàn dựng để phục vụ phong trào văn nghệquần chúng ở địa phương cũng như tham giacác hội diễn chuyên nghiệp khu vực và trungương. Năm 2015, Hội VHNT phối hợp với HộiBảo tồn dân ca Lạng Sơn tổ chức cuộc vậnđộng “Sáng tác lời mới theo làn điệu dân cacác dân tộc tỉnh Lạng Sơn”, nhận được 86 tácphẩm tham dự cuộc vận động. Kết quả Bantổ chức đã trao 10 giải thưởng cho các tác giả.Trong nhiệm kỳ Đại hội VII, Chi hội âm nhạc -sân khấu có 03 hội viên được Nhà nướcphong tặng danh hiệu (01 Nghệ sỹ nhân dân,02 Nghệ sỹ ưu tú). Tại liên hoan âm nhạc toànquốc đợt I - khu vực phía Bắc, tổ chức tại HàNội tháng 10 năm 2018, có 01 tác phẩm củahội viên Chi hội Âm nhạc - Sân khấu tỉnh LạngSơn đạt 01 giải B.

Lĩnh vực Sưu tầm - Nghiên cứu lý luậnvăn học: Đây là lĩnh vực hoạt động đặc thù cónhiều chuyển biến, tiến bộ, góp phần pháthiện, lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể củaLạng Sơn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tháchthức, lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm văn hóadân gian và sáng tác bằng tiếng dân tộc vẫnđược duy trì, khơi dậy niềm tự hào về quêhương, góp phần trong định hướng lớn vềphát triển, xây dựng con người mới, nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạtđộng lý luận phê bình được duy trì đều đặn,góp phần định hướng sáng tác, đồng thờinâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạtđộng sáng tác nói chung, công tác lý luận, phêbình văn học nghệ thuật nói riêng. Trongnhiệm kỳ qua có 01 hội viên được kết nạp vàoHội Nhà văn Việt Nam, chuyên ngành Nghiêncứu lý luận, phê bình văn học.

4VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Công tác xuất bản sách được chú trọng,từ năm 2013 đến năm 2018 đã xuất bảnđược 53 đầu sách là những sáng tác văn họcnghệ thuật, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dângian, nghiên cứu lý luận, phê bình văn họcnghệ thuật… Ngoài ra các nghệ sỹ còn xuấtbản một số album ca nhạc và múa. Phối hợpvới Đài phát thanh truyền hình tỉnh tổ chứcmột số chương trình giới thiệu tác giả, tácphẩm được công chúng hoan nghênh vàđánh giá cao.

Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng xuất bản đềukỳ, với số lượng phát hành 1000cuốn/số/tháng. Phát hành sâu rộng tới hộiviên, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoàitỉnh. Thường xuyên coi trọng nội dung và nghệthuật, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, anninh quốc phòng trên quê hương Lạng Sơn,góp phần phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị,kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.

Hưởng ứng cuộc vận động: Sáng tác,quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật, báochí về chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hằng nămnhân các đợt tổng kết, sơ kết, Hội đã tập hợptác phẩm, tuyển chọn những tác phẩm xuấtsắc đề nghị Ban chỉ đạo cấp trên trao tặnggiải thưởng. Từ năm 2013 đến nay đã có 48tác phẩm được trao giải thưởng cấp tỉnh(trong đó có 03 giải A, 07 giải B, 14 giải C và24 giải Khuyến khích). 03 tác phẩm được traogiải thưởng cấp Trung ương (02 giải B và 01giải C).

Thực hiện di nguyện thiêng liêng của BácHồ, đội ngũ văn nghệ sỹ Xứ Lạng luôn tuyệtđối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoànkết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn,bám sát đường lối văn hóa - văn nghệ củaĐảng, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, nỗ lựcsáng tạo nhiều tác phẩm hơn nữa, khôngngừng nâng cao chất lượng văn học - nghệthuật. Phấn đấu có các tác phẩm có giá trị caovề tư tưởng và nghệ thuật, góp phần vào việcxây dựng nhân tố con người, sự nghiệp xâydựng và phát triển quê hương, đất nước theodi nguyện của Bác Hồ kính yêu.

NGUYỄN ANH DŨNG

Năm mươi năm với lời Di chúc

(Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Năm mươi năm - một chặng đườngDi chúc của Bác - ánh dương rạng ngờiNăm mươi năm vẫn sáng soiLời Người căn dặn, ấy lời non sông

Bác nêu: Đoàn kết - thành côngToàn dân, toàn Đảng đồng lòng tiến lên!Lời Người như sấm vang rềnThua đau Mỹ cút, Ngụy quyền bại vong

Bắc - Nam chung một cờ hồngThỏa lòng Bác vẫn mỏi mong tháng ngàyHòa bình, thống nhất, dựng xâyDân giàu, nước mạnh, đổi thay đã nhiều

Làm theo lời Bác kính yêuChúng con luôn nhớ những điều Người răn:Đảng viên liêm chính, kiệm, cầnChí công vì nước, vì dân suốt đời

Lời Người, ngọn đuốc sáng soiRọi vào tăm tối, chói ngời niềm tinNon sông, dân tộc, hiền tàiBao năm đổi mới, tương lai vững bền!

5VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Nông Văn Đốm, người đàn ông sinhsống tại thôn Nà Qué, xã Vũ Sơn,huyện Bắc Sơn là một cựu quân nhân

làm kinh tế giỏi, người dân trong vùng thườnggọi anh là "tỉ phú gạch bê tông". Tôi tìm đếnnhà anh vào khoảng tám giờ tối. Nhìn thấy tôianh vui vẻ ra chào và mời tôi uống nước. Mộtphụ nữ có dáng người nhỏ nhắn, xách phíchnước từ dưới bếp đi lên pha trà, chị nhanhnhẩu chào tôi và hỏi:

- Bác có nhu cầu lấy loại hàng nào ạ?- Ồ không! Tôi chỉ muốn đến thăm anh chị

và tham quan cơ sở sản xuất gạch nổi tiếngcủa anh chị mà thôi!

- Ôi! Được bác động viên vợ chồng emvui lắm, chứ nổi tiếng thì chúng em khôngdám nhận đâu. Cơ sở của nhà em chỉ là mộtcơ sở sản xuất gạch bê tông đơn thuần, cònlạc hậu lắm bác ạ!

- Cô khiêm tốn quá. Một cơ sở sản xuấtgạch bằng máy móc, có đầy đủ các phươngtiện từ máy trộn, máy ép cho ra thành phẩm,đến khâu ô tô vận chuyển, máy xúc cát, kếthợp cả cửa hàng bán vật liệu xây dựng còncó thiếu gì đâu.

Tôi nhấn mạnh: "Nổi tiếng quá đi chứ, cơsở của anh chị được người dân cả xã Vũ Sơnbiết đến, không những thế mà cả huyện BắcSơn và các huyện bạn, nhiều người biết đâylà một cơ sở sản xuất gạch có chất lượng rấttốt. Chú em tôi ở Ngả Hai kể, năm ngoái xâynhà vì không đặt trước với anh chị nên giữachừng thiếu gạch phải chờ. Gạch của cơ sởanh chị nhiều khi còn không đủ cung cấp chothị trường, đúng là nổi tiếng rồi còn gì? Tôi còn

được biết Đài Truyền thanh Truyền hình củahuyện Bắc Sơn đã vài lần về cơ ngơi của anhchị để quay phim, đưa tin về người tốt việc tốt.Không những thế bộ đội Biên phòng tỉnh cũngvề cơ sở sản xuất của anh chị quay phim đưatin về người cựu quân nhân làm giầu từ đá."

Nghe tôi nói vậy lúc này anh Đốm đỡ lờivợ:

- Em mời bác uống với em chén rượuquýt cho ấm bụng, rồi em sẽ chia sẻ với bácvề cái nghề sản xuất gạch bê tông này. Emchẳng hiểu sao người ta lại còn gọi em là "tỉphú gạch bê tông". Buồn cười thật đấy! Chỉ làmột cơ sở sản xuất gạch bê tông như bao cơsở khác mà thôi, nhằm nhò gì hả bác. Ngườita nói cho vui mà thôi. Nào, cạn đi bác! Rượuhoa quả thì có rất nhiều như rượu táo mèo,rượu nho, rượu phật thủ... nhưng đây là rượuquýt, rượu cây nhà lá vườn. Rượu nhà em ủbằng men lá Mẫu Sơn, lại được ngâm nướctừ trong khe đá của ngọn núi Khau Kiêngtrong vắt, còn quýt của nhà trồng ở lân đấy,bác uống thử xem.

Đây là lần đầu tiên tôi được uống rượuquýt. Nhìn chén rượu có màu vàng nhạt kháđẹp, ngửi có mùi thơm đặc trưng của quýt BắcSơn. Uống vào cũng thấy hay hay, một vịngọt, hơi chua, đậm và ngon không kém cácloại rượu hoa quả khác. Lúc này tôi mới hỏi:

- Anh kinh doanh sản xuất gạch bê tông,công việc bận thế mà vẫn có thời gian trồngvà chăm sóc quýt sao?

- Em là con nhà nông mà bác. Việc cấycày, ruộng nương làm sao mà bỏ được. Hơnnữa quýt là đặc sản của quê em, có thể nói

6VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

NGƯỜI LÀM GIÀU

TỪ ĐÁKý của PHẠM CHIẾN

nó là "cây xóa đói giảm nghèo" của vùng quêem đấy. Nhìn cơ sở kinh doanh của em thếnày thôi chứ ở xã em bây giờ cũng có nhiềutỷ phú quýt lắm, như nhà bác Dương CôngThẩm ở thôn em, bác Đổng Văn Lợi ở HồngSơn, Dương Văn Mạnh, Nguyễn Văn Tỉnh ởNà Danh còn mạnh hơn em nhiều. Có dịp nàorảnh em đưa bác đến thăm một số hộ trongxã và vào lân thăm vườn quýt của nhà em.Quýt trong lân của em cũng đến tuổi cho thuhoạch rồi. Vừa qua em lại mới mua thêm mộtlân quýt có khoảng 400 cây, với giá 400 triệuđồng, quýt cũng đã bắt đầu chín bói.

Nghe anh Đốm cho biết có hai lân quýttôi không khỏi ngạc nhiên và thốt lên thánphục:

- Anh không chỉ là người sản xuất kinhdoanh giỏi, mà còn có tầm nhìn rất chiến lược,kết hợp khéo léo giữa sản xuất nông nghiệpvà sản xuất công nghiệp. Đúng thật là tuyệt

vời. Còn bây giờ tôi muốn anh chia sẻ cho tôinghe về cái xưởng sản xuất gạch bê tông này.

Tôi đang chăm chú chờ đợi để được ngheanh Đốm tâm sự về đời lính và cái duyênnghiệp với đá của anh thì có một chiếc xe ôtô bốn chỗ đèn sáng chói đang từ từ đi vàosân. Một người to béo đeo cặp kính trắngbước từ trên xe xuống cùng với hai ngườixách cặp đi vào. Vừa mới bước vào cửa ôngta đã nói rất to: "Gay rồi anh Đốm ơi! Gạchthiếu. Thiếu gạch. Anh xem giải quyết giúpngay cho không thì gay go to". Ông ta vừa nóivừa gật đầu chào và bắt tay chúng tôi. Tiệnthể tôi chào mọi người ra về, hẹn sáng mai sẽgặp lại anh Đốm.

Sáng hôm sau, trở lại nhà anh Đốm, từ xatôi thấy anh đang lái chiếc máy xúc cát. Đếngần tôi không khỏi ngạc nhiên thấy anh mộttay lái máy, một tay ôm đứa cháu nhỏ. Thấytôi anh vui vẻ chào:

7VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Anh Nông Văn Đốm - “tỉ phú gạch bê tông” Ảnh: Do tác giả bài viết cung cấp

- Bác chờ em một lát, hai gầu nữa là xongrồi. Cái thằng nhỏ cứ sáng ra là bám rịt lấyông không chịu rời ra bác ạ!

Tôi hỏi vui:- Đồ nội hay đồ ngoại đấy? - Nội một trăm phần trăm. - Vậy là ông có người kế nghiệp tương lai

rồi. Tôi nói vậy và cả hai chúng tôi cùng cười

vui vẻ, anh ôm cháu xuống xe, chúng tôi cùngđi vào nhà. Vợ anh xách phích nước ra chochồng pha trà rồi bế cháu vào nhà bên. Thứtrà Thái thơm phức mà người ta hay ví "TràThái, gái Tuyên" được pha bằng nước từtrong khe đá chảy ra ngon tuyệt. Uống hếtchén trà thứ hai tôi hỏi:

- Tối qua chắc là khách họ đến đặt hàngphải không anh?

- Mấy ông tối qua là người trong BanGiám đốc của nhà máy sản xuất gỗ bóc xuấtkhẩu, xây dựng ở bên xã Đồng Ý. Họ đang lấygạch ở cơ sở em nhưng lại không có kếhoạch trước, cứ xây đến đâu lấy đến đó thànhthử nhiều khi không kịp, phải chờ.

Tôi lại hỏi:- Vậy sao mình không sản xuất thật nhiều

ra để dự trữ, gạch bê tông càng để lâu càngtốt cơ mà?

- Đúng là gạch để lâu được bảo dưỡngcàng tốt. Song có điều còn phụ thuộc vào bãiđể, hơn nữa hàng nhiều quá, đọng vốn khôngcần thiết. Cơ sở của em có hai máy. Nếu cókế hoạch thì không sợ thiếu gạch đâu bác ạ.Hai máy một ngày có thể sản xuất ra 8000viên gạch, đấy là chưa kể làm tăng ca.

Nghe anh Đốm nói vậy tôi mới vỡ lẽ vàthốt lên: "Khâm phục!". Tôi vừa nói vừa gậtgật cái đầu. Anh Đốm mời tôi sang tham quannơi sản xuất gạch:

- Ở bãi này em đặt một máy ép gạch bêtông, còn bãi bên kia đường có hai máy, trongđó có một máy sản xuất gạch chỉ. Mỗi bên em

đều xây một nhà ở để tiện cho việc trông coi,bảo quản.

Anh đưa tôi đến chiếc máy ép đang vậnhành và giới thiệu:

- Mỗi một máy ép gạch bê tông em bố tríbốn công nhân. Một người đứng điều khiểnmáy đảo bê tông. Một người xúc bê tông vàomáy ép. Một người điều khiển máy ép và mộtngười vận chuyển thành phẩm ra ngoài bãi.

Tiếng máy chạy ầm ầm, cả một guồngquay làm việc nhịp nhàng, liên tục. Đến bênanh công nhân đứng máy ép tôi hỏi:

- Anh ơi! Máy của mình một ngày cho rađược bao nhiêu viên gạch thành phẩm?

- Một ngày đều đặn tổ máy của chúng tôicho ra được 4000 viên.

- Các anh làm công nhật hay làm theosản phẩm?

- Bây giờ ai còn làm công nhật nữa hảbác? Làm ăn theo sản phẩm thì năng suấtmới cao và gạch cũng được đảm bảo chấtlượng.

- Vậy mỗi viên gạch thành phẩm được trảbao nhiêu tiền hả anh?

- 500 đồng.- Như vậy thì tốt quá rồi còn gì. Một công

của các anh đạt đến 500 nghìn đồng rồi, thậtlà tuyệt vời!

- Đúng vậy! Nhưng công việc ở đây khôngchỉ có sản xuất riêng gạch mà còn phải làmcác việc khác như bốc xếp gạch lên xe, bốcxếp sắt thép, xi măng nữa.

Nghe cách trả lời của anh công nhân tôithấy họ rất phấn khởi và yêu mến công việcmình làm.

Đi quanh một vòng chúng tôi trở vào nhà.Anh Đốm rót thêm nước vào ấm trà rồi rót rahai chén:

- Uống đi bác, trà nước hai mới ngon. Tôi cầm chén trà lên nhâm nhi từng ngụm

nhỏ. Anh Đốm lúc này như đang trở về vớinhững trang ký ức của mình. Nông Văn Đốmsinh ra và lớn lên ở thôn Nà Qué, xã Vũ Sơn

8VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

huyện Bắc Sơn. Anh ra đời vào thời kỳ đấtnước đang chiến tranh ác liệt, giặc Mỹ leothang đánh phá miền Bắc nước ta, đó là năm1967. Gia đình có bảy anh chị em, anh là conthứ năm trong gia đình. Bố anh là ông NôngTrọng Toàn, mẹ là bà Đinh Thị Tý. Họ đều lànhững người nông dân thuần chất miền núi,thật thà, chịu thương, chịu khó làm lụng, nuôidạy con cái. Thừa hưởng nếp sống tốt đẹp từcha mẹ, anh Đốm ngay từ khi còn nhỏ đã làmột cậu bé rất có trách nhiệm, chăm chỉ vớicông việc ruộng nương, phụ giúp gia đình.Cho đến bây giờ, ở tuổi năm mươi hai anhĐốm vẫn cường tráng với một cơ thể rắnchắc, nước da nâu, đôi tay cơ bắp chắc khỏechẳng khác nào thời trai trẻ. Một con người cókhuôn mặt vuông vức, đôi mắt sáng, ẩn dướihàng mi khá dài và đôi lông mày đen rậm, anhcó nụ cười tươi, dễ gần.

Anh Đốm chia sẻ thêm, gia đình anh vốnthuộc loại hộ nghèo, đông con, ruộng nươngít, song bố mẹ anh vẫn cố gắng làm lụng, choanh học hết lớp bảy. Nghỉ học, anh đi bộ độinăm 1986 khi vừa tròn mười chín tuổi. Anhđược tuyển vào đơn vị tiểu khu Biên phònghuyện Lộc Bình (tên gọi cũ của đơn vị) thuộcBộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.Thời gian trong quân ngũ anh là một chiến sĩchấp hành kỷ luật nghiêm minh, luôn rènluyện tu dưỡng bản thân để trở thành ngườichiến sĩ giỏi. Anh từng làm liên lạc của đạiđội, phấn đấu trở thành hạ sĩ chỉ trongkhoảng thời gian ngắn ngủi. Đi bộ đội đượcmột thời gian, gia đình báo phải về cưới vợ,năm đó anh mới hai mươi hai tuổi. Nói đếnđây anh Đốm dừng lại một lát với vẻ nuối tiếc:"Đi bộ đội đang vui lại phải về lấy vợ". Ngheanh nói vậy tôi liền hỏi: "Vậy là không phảimình thích và đòi bố mẹ cưới sao?". Anh trảlời rất thật "Mình thích ít thôi, còn là bố mẹthích nhiều hơn. Hai ông bố chơi thân vớinhau bảo gả con cho nhau nên mình phảitheo". Nghe anh Đốm nói một cách thủngthẳng, tôi không sao nhịn được cười.

Vợ anh là chị Đồng Thị Duy người cùngxã. Anh Đốm đi bộ đội đến tháng 12 năm 1990

thì trở về địa phương. Gia đình đông anh em,kinh tế khó khăn, ruộng nương ít, mà chỉ cấyđược một vụ, gặp năm thời tiết thuận hòa còntạm đủ ăn, mưa gió không thuận, thiếu ăn làlẽ thường. Trước tình cảnh đó anh phải bươnchải làm đủ các nghề, nào là lái xe công nông,làm xe ôm, chở hàng thuê, làm nghề tầuhàng... khéo lắm cũng chỉ tạm đủ ăn. Anh luôntrăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế giađình một cách bền vững, vươn lên thoátnghèo. Trong một lần đi Thái Nguyên, năm1998 anh đang di chuyển trên đường, bỗngnhiên có một chiếc xe bốn chỗ màu đen đingược chiều lao thẳng vào rồi đột ngột phanhlại. Chủ nhân của chiếc xe mở cửa bướcxuống, trên mặt đeo một cặp kính đen to bự,cái đầu cắt trọc lốc, bóng nhẫy trông như dânxã hội đen bước lại trước mặt anh rồi gỡ bỏcặp kính và nhìn anh chằm chằm. Sau một látđịnh thần anh nhận ngay ra hắn và reo lên:

- Tư trâu! Đồ quỷ. Lái xe cái kiểu gì đấy?Còn nhớ đã từng đâm chết một con trâu đựcở Cao Bằng không?

Hắn chộp lấy tay anh, mở cửa bên ghếphụ và đẩy lên xe, nói dõng dạc:

- Đến thăm nhà tớ đã. Cơm nước xong rồihãy đi đâu thì đi.

Chẳng cần biết anh có đồng ý haykhông, hắn nhấn ga và cho xe chạy. Trongbữa cơm các anh hỏi thăm nhau về nhữngngười đồng đội cũ của mình. Anh được biếtTư trâu là một trong những người lính saukhi ra quân đã tìm được con đường kinhdoanh khá vững chắc và thành đạt. Hắn kinhdoanh xăng dầu, có hai cây xăng ở hai vị tríđắc địa nên việc kinh doanh của vợ chồnghắn phất rất nhanh. Hắn hỏi:

- Ở chỗ cậu có cây xăng nào chưa?Anh bảo: - Chưa có cây xăng nào cả.Nghe anh trả lời như vậy hắn vui lắm: - Thế thì tốt rồi. Cậu về cố gắng đầu tư

ngay lấy một cây xăng đi, có gì tớ sẽ tư vấngiúp cậu. Kinh doanh xăng dầu nhàn và hiệu

9VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

quả, không sợ mất nhà đâu. Còn nếu khôngmuốn nhàn nhã thì kinh doanh đá.

Anh chưa hiểu hàm ý của hắn nên hỏi lại: - Kinh doanh đá là thế nào? Làm đá bán

à!- Gần như thế. Nghĩa là ta biến đá thành

vàng, ông không hiểu sao?- Thì cậu cứ nói toạc nó ra có phải dễ hiểu

không, cứ vòng vo Tam quốc.- Trời ơi! Đốm ơi là Đốm. Kinh doanh đá

nghĩa là từ đá ta làm ra gạch bê tông bán lấytiền thế thôi, dễ hiểu chưa? Thằng Tẹo cậucòn nhớ không, nó cùng đơn vị mình đó, hắncó một xưởng sản xuất gạch bê tông khá lớn,cũng ở gần đây, làm ăn được lắm, nếu cậuthích tớ sẽ đưa cậu đến tham quan, học hỏinó. Chưa biết chừng cậu lại hợp với cái nghềnày thì sao.

Trở về nhà, anh Đốm bàn với vợ phươngán kinh doanh xăng dầu, cô ấy cũng rất thích.Hai vợ chồng bàn nhau cách vay tiền nhưng

số tiền đầu tư lại quá lớn, tiền vay gia đình,anh em chẳng thấm vào đâu, chỉ còn cách vayngân hàng, nhưng họ trả lời không khả thi.Ôm nỗi buồn vì không có tiền, anh Đốm đànhphải từ bỏ mơ ước làm giàu. Nhớ tới quêmình, một vùng lòng chảo xung quanh gầnnhư được bao bọc toàn núi đá, một nguồn vậtliệu vô tận, sẵn có, trong khi nhu cầu sử dụnglại rất lớn. Gợi ý của Tư trâu cũng có lý, chẳngcần đắn đo suy nghĩ nhiều, anh quyết địnhmua máy nghiền đá, đóng gạch bê tông bán.Cái khó lại là tiền. Nhà có cái gì đáng giá anhbèn quy ra tiền hết. Vẫn còn thiếu nhiều, anhđi mượn anh em, bạn bè, đồng đội mỗi ngườimột ít. Vừa hay cậu em vợ đang làm máynghiền đá muốn chuyển nghề và muốn bán,thế là anh mua ngay.

Có máy, anh bắt tay vào việc khai thác đá.Một mình anh ngày ngày vác choòng, búa tạvào lân khai thác đá. Anh đặt cho mình chỉ tiêumỗi ngày phải khai thác khoảng bốn đến nămkhối đá hộc. Công việc vất vả và tốn rất nhiều

10VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Ngày mùa Ảnh: DƯƠNG DOÃN TUẤN

công sức, tay chân sứt sát nham nhở. Nhiềukhi nản, xong cứ nghĩ đến người bạn Tư trâuanh lại thấy như có một cái gì thôi thúc vàquyết tâm làm cho bằng được. Anh phân côngcho vợ và cô em dì nghiền đá và đóng gạch.Hai thằng con trai của anh lúc đó còn nhỏ,sáng đi học, chiều về cũng chỉ giúp mẹ đượcnhững việc vặt. Lúc đầu cơ sở của anh làmtheo phương pháp thủ công, đóng gạch bằngkhuôn tay, công việc vất vả chẳng kém gì thợmỏ. Anh luôn gương mẫu hoàn thành côngviệc của mình và động viên mọi người cốgắng, đồng thời vạch ra kế hoạch sẽ mua máyép gạch. Anh động viên vợ con hiểu đây chỉlà bước khởi đầu gian nan, nên chịu khó vấtvả một chút, tương lai nhất định sẽ tốt hơn.Công việc lúc đầu cũng gọi là tạm ổn. Mãi đếnnăm 1999, 2000 nhận thấy nhu cầu sử dụnggạch bê tông của người dân ngày một nhiều,Đốm mạnh dạn vay tiền đầu tư máy sản xuấtgạch bê tông. Lúc đầu chỉ có một máy, anhbắt tay vào sản xuất liên hoàn, từ khâu sảnxuất mạt đá, đến khâu sản xuất gạch bê tông.Anh luôn suy nghĩ làm sao để chất lượng củagạch ngày càng tốt hơn đến tay người tiêudùng và có thể đứng vững trên thị trường, đâyquả là một bài toán khó. Anh không ngừnghọc hỏi kinh nghiệm của các cơ sở bạn. Bảnthân anh đã trực tiếp đứng máy, xem xét lạicác công đoạn, thao tác, để rồi hướng dẫncho công nhân, từ việc tỷ lệ trộn bê tông, đưabê tông vào máy ép, đến khi cho ra sản phẩm.Chú ý nhất là khâu bảo dưỡng sản phẩm khiđã được ép ra, chính vì vậy mà sản phẩm củacơ sở anh luôn đảm bảo chất lượng đến tayngười tiêu dùng, gạch của cơ sở anh sản xuấtra đến đâu là tiêu thụ hết đến đó, thậm chínhiều lúc còn không đủ cung cấp. Trước nhucầu đó anh đã cho mở rộng cơ sở sản xuất.Với một mặt bằng trên 1500 mét vuông anhmua thêm máy ép gạch. Mở thêm cửa hàngbán vật liệu xây dựng. Đầu tư cát xây, cát trát,cát đổ bê tông, xi măng, sắt thép. Anh muathêm ô tô tải, hiện tại cơ sở của anh có đếnbốn chiếc xe tải chở vật liệu xây dựng. Hai xeto chở trên 20 tấn, hai xe nhỏ chở trên 10 tấn,để vận chuyển vật liệu đến các công trình.Ngoài ra anh còn đầu tư cả máy xúc cát để

giảm bớt nhân lực, giảm thời gian chờ đợi củaxe, tăng năng suất vận chuyển, chính vì vậymà khách hàng rất thích mua hàng của cơ sởanh, giá vừa phải, chất lượng tốt. Cơ sở củaanh giải quyết việc làm cho tám công nhân vớimức lương 6 đến 7 triệu đồng một tháng,chưa kể bản thân anh, vợ con và một số côngnhân lao động thời vụ. Trừ chi phí, mỗi nămcơ sở của anh Đốm thu nhập được khoảng300 đến 400 triệu đồng, đóng góp thuế hàngtháng cho Nhà nước đầy đủ.

Anh Đốm người cựu quân nhân đượcnhiều người dân biết đến với cái tên nghengồ ngộ, cùng với một cơ sở sản xuất gạchbê tông có chất lượng rất tốt. Đầu năm 2019anh còn đầu tư máy sản xuất gạch chỉ từnguyên liệu như gạch bê tông, rất thuận tiệncho việc xây dựng nhà ở cũng như các côngtrình xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Từ mộtnông dân thuần chất, một cựu quân nhângương mẫu, anh Ðốm đã không ngừng vượtkhó, học hỏi, phấn đấu, vượt mọi khó khăngian khổ, vươn lên làm giầu bằng chính đôibàn tay của mình. Từ chỗ gia đình thiếu ăn,anh đã nỗ lực phấn đấu để trở thành ngườisản xuất giỏi. Hiện anh có một cơ sở sản xuấtbền vững, cho lợi nhuận khá, cùng với gần1000 cây quýt đã đến độ tuổi cho thu hoạch.Chỉ với một khoảng thời gian ngắn, anh Đốmđã lao động hết mình để gây dựng nên mộtcơ ngơi đáng kính nể, tính sơ qua anh đã cócả một gia tài khá đồ sộ, với một mặt bằngxưởng sản xuất hàng 1500 mét vuông nằmsát đường quốc lộ 1B, rất thuận tiện cho việckinh doanh, hai máy ép gạch bê tông, mộtmáy ép gạch chỉ. Nếu như chỉ tính riêng haimáy ép gạch bê tông thì một năm cũng chora khoảng hai triệu viên gạch, chưa kể máyép gạch chỉ, cửa hàng bán vật liệu xây dựngvà hai lân quýt.

Vũ Sơn, nơi có dãy núi Khau Kiêng hùngvĩ, giữa ngút ngàn mầu xanh của cây rừngnay đã rực lên một mầu vàng tươi thắm củamùa quýt chín. Nơi này, có cựu quân nhânNông Văn Đốm năng động, từ hai bàn taytrắng, anh đã vươn lên làm giàu cho chínhmình và góp phần làm giàu cho quê hương.

11VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Chiến thắng Biên giới năm 1950, đặc biệtlà Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sảnViệt Nam (tháng 2 năm 1951) đã mở ra

một bước ngoặt lịch sử trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp. Mặc dù tỉnh Lạng Sơn đãđược giải phóng nhưng ở những vùng khác nhưtỉnh Hưng Yên, Hòa Bình, thị xã Vĩnh Yên, thunglũng Nghĩa Lộ (Yên Bái)... thế địch vẫn còn rấtmạnh. Cảnh giác cao trước âm mưu thủ đoạn

của kẻ thù, quân và nhân dân các dân tộc LạngSơn vừa lao động sản xuất, vừa sẵn sàng chiếnđấu, nỗi lo máy bay địch ném bom vẫn còn canhcánh trên đầu. Triệu Thủy Tiên được sinh ratrong những tháng ngày vất vả ấy. Tiếng khócchào đời cất lên ở trong hang Lùng Heng, bảnKhuổi Cáp, xã Tân Văn, huyện Bình Gia, nơi bốmẹ và cả gia đình hai bên nội ngoại cùng bà condân bản đang còn sơ tán trong đó. Cuộc sống

12VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Người mang TIếNG HÁT ĐI xA

Ký của VI THỊ THU ĐẠM

Ngày 29/8/2019 tại Nhà hát Lớn - thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thừa ủyquyền của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao danh hiệu Nghệ sĩ nhândân cho 84 nghệ sĩ, cố nghệ sĩ trong cả nước. Trong lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhândân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 9 này, Lạng Sơn vinh dự có một nghệ sĩ được nhận danh hiệuNghệ sĩ nhân dân là nghệ sĩ, ca sĩ Triệu Thủy Tiên. Nghệ sĩ Triệu Thủy Tiên nguyên là Trưởngđoàn Văn công Lạng Sơn, bà được nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân khi đã về nghỉ hưởngchế độ hưu trí được mười ba năm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho ca sĩ Triệu Thủy Tiên

khó khăn, ngày tháng trước mắt không biết cóđược bình an hay không nên lòng người vẫncòn những rối bời, ấy thế nhưng tiếng khóc củađứa trẻ mới chào đời lại lảnh lót hân hoan đếnlạ. Nghe tiếng khóc của nó, người ta không thểkhông vui. Ông ngoại của đứa trẻ thủng thẳng:Tiếng khóc này sẽ mang nó đi xa lắm đấy. Đặttên nó là Triệu Thị Hảy!

Hảy, theo tiếng dân tộc có nghĩa là khóc. Côbé Triệu Thị Hảy càng lớn càng lanh lợi lại hátrất hay. Sau những buổi đuổi trâu thả vịt, trò chơimà Hảy thích nhất chính là trèo lên ngọn cây caohát véo von. Mỗi lần Hảy hát, người già trongbản nếu có đi ngang qua cũng dừng lại lắngnghe, còn bọn trẻ con ở khu tập thể lâm trườnggần đó thì hò hét: Chúng mày ơi, chị Hảy hát rồi,ra nghe chị Hảy hát đi! Năm Hảy vào lớp một, chúThành, một người bạn của bố Hảy bảo Con bénày vừa xinh xắn, vừa hát rất hay. Cái tên Hảykhông hợp với nó, đổi là Thủy Tiên đi! Cho đếnbây giờ, vẫn không biết tại sao chú Thành lạichọn cái tên này nhưng Thủy Tiên đã trở thànhtên gọi, thành nghệ danh của người nghệ sĩ màtên tuổi không chỉ vang danh ở mảnh đất miềnsơn cước.

Khi học phổ thông, Thủy Tiên học tốt ở cácmôn và có phần nổi trội ở môn Văn. Năm học1968 - 1969 Thủy Tiên được tham gia vào độituyển thi giỏi Văn toàn miền Bắc. Trước đó, khimới mười hai, mười ba tuổi có người đến nhàxin làm lễ khả cáy. Đến mãi sau này, Thủy Tiênmới biết lễ khả cáy chính là lời hôn ước của đôibên để kết tình chồng vợ, nếu muốn hủy hôn,phải trả lại tiền lễ đã nhận của gia đình nhà họ.Thế là cô gái trẻ tuổi, mảnh mai ấy, ngoài côngviệc đồng áng của gia đình, đã tự canh tác thêmnhững vạt đỗ, nương ngô của riêng mình đểkiếm tiền. Cuối cùng cũng gom đủ mười haiđồng tiền mang đi trả lễ với lý do: Cháu còn phảiđi học, chưa thể lấy chồng. Chuyện trả lễ này đãlàm “kinh động” cả một vùng quê vốn còn nhiềuhủ tục lạc hậu lúc bấy giờ.

Tốt nghiệp cấp học Phổ thông, Thủy Tiên cógiấy gọi của trường Đại học Tổng hợp, khoaNgữ văn nhưng đáng tiếc là vì một số lý do, đãkhông thể theo học. Biết chuyện, lại là chúThành đến động viên, chú bảo Cháu phải đi,phải ra khỏi cái bản Khuổi Cáp này. Cháu sinhra không phải để cúi mặt xuống đất làm ruộng,

việc ấy đã có những người khác. Đi xa, nhưnglà đi đâu, bằng cách nào? Có nhẽ mình sẽ đithanh niên xong phong? Trong khi chờ đăng kýtham gia thanh niên xung phong, Thủy Tiên theocác bà, các mẹ “đi buôn”. Đi buôn hồi ấy, thựcra là việc bỏ công đi thu gom nông sản ở địaphương mang ra bán ở chợ Kỳ Lừa để ăn chênhlệch giá. Trong một ngày chợ phiên Kỳ Lừa,Thủy Tiên đi bán đỗ tương thì được biết ĐoànVăn công Lạng Sơn đang tổ chức tuyển diễnviên. Gửi nải đỗ tương cho bạn chợ trôngchừng, cô vội sang đăng ký dự tuyển và hát mộtmạch hai bài, xong lại tất tả về chợ lo bán đỗtương. Thủy Tiên không biết rằng, tất cả nhữngnghệ sĩ, nhạc sĩ tham gia tuyển diễn viên hômấy đã rất hoan hỉ vì tìm được một “con chim sơnca” của núi rừng.

Thủy Tiên gia nhập Đoàn Văn công LạngSơn, gia đình phải bán đi một con trâu để sắmcho cô hai bộ quần áo, một đôi giày và một sốvật dụng cá nhân. Nhưng cũng kể từ khi bướcvào nghề diễn viên, là cô gái Nùng mỏng màyhay hạt ấy phải tự cường, nuôi dưỡng niềm đammê của người nghệ sĩ và vượt qua bao bộn bềcơm áo gạo tiền để yêu và say đắm với nghề.

13VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Nghệ sĩ Triệu Thủy Tiên trong chuyến lưu diễn tạiParis - Pháp

Cho đến tận bây giờ, nghệ sĩ Triệu ThủyTiên vẫn không thể quên được cảm xúc lần đầutrình diễn đơn ca một tiết mục then. Đó là Liênhoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tổchức tại Đà Nẵng năm 1985. Lạng Sơn tham giavới tư cách là Đoàn Văn công đại diện các tỉnhĐông Bắc. Đây cũng là lần đầu các ca sĩ củaLạng Sơn được thu âm tại một phòng thu hiệnđại của Đài Truyền hình Đà Nẵng. Một mìnhbước ra sân khấu với cây đàn tính trên tay, nữca sĩ dường như lọt thỏm giữa sân khấu choángngợp, nhưng khi Thủy Tiên dạo đàn và cất tiếnghát, đã hoàn toàn chinh phục được khán giả. Tôihát về mảnh đất quê tôi, nơi bắt đầu từ đây Tổquốc, sông Kỳ Cùng uốn khúc, chợ Kỳ Lừa náonức tiếng sli... Thời gian này, cuộc đấu tranh bảovệ chủ quyền biên giới phía Bắc vẫn còn tronggiai đoạn đầy cam go, thử thách. Cả nướchướng về phương Bắc, biên cương nơi đâucũng xanh màu áo lính. Chính bài hát này, ca sĩ

Thủy Tiên đã biểu diễn cho bộ đội và đồng bàocác dân tộc trong những chương trình lưu diễnđầy gian nan, nguy hiểm dọc các chốt tiền tiêu,các bản làng nơi biên giới. Cảm xúc thiêng liêngấy vẫn giữ lại trọn vẹn trong giọng hát của ngườinghệ sĩ và làm xúc động người nghe. Tiết mụcđơn ca bài then Xứ Lạng quê tôi (tác giả Lý Hảiđặt lời) đã giành Huy chương Vàng tại Liênhoan. Cũng tại Liên hoan này, Đoàn Văn côngLạng Sơn giành Huy chương Bạc toàn đoàn.Trở về Lạng Sơn. Đoàn được mời trình diễn cáctiết mục xuất sắc tại kỳ họp Hội đồng nhân dânđang diễn ra tại tỉnh, lúc bấy giờ ông Hoàng Giai- Phó Chủ tịch UBND tỉnh ân cần thăm hỏi từngdiễn viên, riêng ca sĩ Thủy Tiên thì đang bị ốmsau chuyến lưu diễn dài ngày đã được đích thânđồng chí Phó Chủ tịch tỉnh tặng một chai dịchtruyền (đạm) để bồi bổ sức khỏe. Với nghệ sĩTriệu Thủy Tiên, đó thực sự là những kỷ niệmkhông thể nào quên.

14VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Không gian trình diễn then trong chương trình lưu diễn tại Paris

Năm 1986, nữ nghệ sĩ Triệu Thủy Tiênđược bổ nhiệm trọng trách là Phó Đoàn Văncông Lạng Sơn. Năm 1993, bà được phongdanh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, là nghệ sĩ ưu tú đầutiên của tỉnh Lạng Sơn. Năm 2000, bà là TrưởngĐoàn Văn công Lạng Sơn. Trong giai đoạn này,Đoàn Văn công Lạng Sơn có những chuyểnbiến tích cực, được đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị phục vụ cho công tác biểu diễn. Cũngtrong giai đoạn này, hoạt động của Đoàn cónhiều thăng hoa, tâm huyết. Tôi đã từng đượctheo Đoàn đi biểu diễn tại xã Tĩnh Bắc, một xãvùng sâu của huyện Lộc Bình, chứng kiếnnhững rưng rưng xúc động của bà con khi cảđời người, bây giờ mới được xem Văn côngbiểu diễn thì mới hiểu vì sao các anh chị namnữ diễn viên hồi ấy lại say nghề đến thế. Tôingồi trên chiếc xe U - oát cùng nữ nghệ sĩTrưởng đoàn, chị em nam nữ diễn viên ngồi trênchiếc xe tải cùng đồ nghề biểu diễn. Đi đến đâu,dân ùa ra đường hò reo đến đấy: Văn công màbản, văn công mà bản vớ... Đến UBND xã TĩnhBắc, đích thân Chủ tịch xã ra đầu đường đónĐoàn, ông cười khà khà: Văn công về rồi! Dânmong Văn công lắm, ngày nào cũng có ngườiđến Ủy ban xã hỏi chính xác là Văn công sẽ biểudiễn hôm nào.... Đêm diễn hôm đó thật vui, bàcon có hoa tặng hoa, có quả tặng quả, có ngườichạy lên sân khấu chỉ để nắm tay người nghệsĩ. Đêm diễn kết thúc, bà con vẫn còn nán lại rấtlâu. Tôi nhớ hôm đó, chúng tôi trở về thị xã LạngSơn khi trời đã sắp sáng, tôi mệt gần như muốnxỉu, bà Thủy Tiên khi ấy nhìn tôi, bảo Thế thì emkhông làm diễn viên được rồi!

Hơn ba mươi năm trong nghề, với vai trò làca sĩ, rồi sau này, là người quản lý, cùng với cácanh em diễn viên của Đoàn Văn công Lạng Sơn,dấu chân của nghệ sĩ Thủy Tiên đã in vết khắpmọi nẻo đường quê Xứ Lạng, mang tiếng hátđiệu múa đến với cán bộ, chiến sĩ, bà con nhândân các dân tộc chỉ với một ước nguyện giản dịmà vô cùng cao quý của người nghệ sĩ là làm saođể cho con người ta thêm tin yêu cuộc sống này!

Năm 2006, nghệ sĩ Triệu Thủy Tiên đượcnghỉ hưởng chế độ hưu trí, bà lại âm thầm bắttay vào một dự án mới, đó là truyền dạy hát dânca trong cộng đồng. Năm 2009, Câu lạc bộ Đànvà hát dân ca của tỉnh Lạng Sơn được thành lập,bà Triệu Thủy Tiên là Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Đến

nay, Câu lạc bộ đã có hơn một nghìn thành viên,học viên tham gia, và điều quan trọng nhất là,phong trào học đàn và hát dân ca đã lan toakhắp các địa phương. Đến nay, trên toàn tỉnh cókhoảng 200 câu lạc bộ đàn hát dân ca. Bà ThủyTiên cho biết: Điều quan trọng không phải là cóbao nhiêu người tham gia câu lạc bộ đàn và hátdân ca mà quan trọng là đã xuất hiện những hạtnhân của phong trào này, thực hiện việc truyềndạy đàn và hát dân ca trong cộng đồng. Điều đólàm cho tôi thực sự yên tâm... Được biết tiếngvang của câu lạc bộ Đàn và hát dân ca tỉnh LạngSơn không chỉ ở trong khu vực, trong nước màcác nghệ sĩ đã được mời trình diễn then tạiParis- thủ đô nước Pháp trong một chương trìnhnghiên cứu về then của UNESCO (tháng 12 năm2017). Còn trong năm nay, có thể Nghệ sĩ nhândân Triệu Thủy Tiên sẽ trực tiếp tham gia một hộithảo về then tại Quảng Tây - Trung Quốc.

Chia sẻ về niềm vinh dự được nhận danhhiệu Nghệ sĩ nhân dân, bà Triệu Thủy Tiên thànhthực: Tôi phải cảm ơn người bạn đời của mìnhvì những thông cảm, thấu hiểu cho công việccủa người nghệ sĩ, có như vậy thì tôi mới cóđược ngày hôm nay. Nhiều người bảo tôi nhậndanh hiệu vào lúc này là muộn, nhưng tôi chorằng mọi việc xảy ra trên cuộc đời này đều cóthời khắc riêng của nó. Tôi hoàn toàn thanhthản, hài lòng và xin được cảm ơn tất cả nhữngyêu thương của mọi người dành cho tôi. Chỉ cóđiều Đoàn Văn công Lạng Sơn (sau này là Đoànca múa kịch của tỉnh Lạng Sơn) nơi tôi gắn bócả cuộc đời nghệ sĩ, đã không còn. Tuy là sápnhập, trở thành một bộ phận của Trung tâm Vănhóa Nghệ thuật tỉnh, nhưng rõ ràng là sân chơicủa các nghệ sĩ chuyên nghiệp sẽ bị thu hẹp lại,điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm huyết,đến khát vọng chinh phục đỉnh cao của ngườinghệ sĩ...

Chúng tôi ngồi bên tách trà tỏa hương, bênnhững lẵng hoa tươi rói của bạn bè đồng nghiệp,của các cơ quan đơn vị đến chúc mừng bà, lắngnghe tâm sự của người nghệ sĩ mà như vừa lậtgiở những trang đời của cô bé Hảy năm xưa. Côbé ấy, bằng tình yêu, bằng tấm chân tình của cảcuộc đời, đã mang tiếng hát quê hương đi xakhắp bốn phương trời./.

(Ảnh trong bài viết do NSND Triệu Thủy Tiêncung cấp)

15VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

DUY SINH

Sâu đậm tình Người

Núi in hình đáy nướcCây xum xuê đôi bờTung tăng đàn cá lượnMột khoảng trời đầy thơ

Ai đến đây Pác BóNơi Bác về đất thiêngChọn ở hang Cốc BóThanh thản vững niềm tin

Cơm măng rừng đều bữaLập kế đánh Nhật – TâyXây bước đi vững chắcTin thắng lợi ngày mai

Phơ phơ mái đầu bạcChong chong bên đèn dầuThâu đêm Người suy nghĩLung linh một chòm râu

Hang sâu mãi là đóNgười mãi mãi còn đâyHòa quyện vào sông núiSuối mát xanh ngày ngày

Suối Lê Nin vơi đầyNgười vẫn ngồi câu cáNơi cội nguồn Pác BóSâu đậm mãi tình Người.

HỒ TUỆ

Viếng Lăng Bác

Bác tỉnh giấc: cả trời sao bừng sángĐỉnh Lăng cao, chiêm ngưỡng biển vĩnh hằngHồ Chí Minh – Vị lãnh tụ kiệt xuấtPho sử vinh danh ngời chói hào quang!

16VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Ảnh: DƯƠNG CÔNG BAO

VŨ ĐÌNH THI

Hương trái níu chân người

Có bao người lành lặnChưa nên được việc toAnh thương binh khiếm khuyếtLàm rạng rỡ cơ đồ

Lính Cụ Hồ là thếTrong chiến đấu ngoan cườngVề làm kinh tế giỏiVươn lên trong thị trường

Thông véo von kéo nhịQuả mọng đánh đu cànhOng thắt lưng buộc bụngMật chắt chiu ngọt lành

Mộc mạc như cây nghiếnTôi say trong tình anhPhút chia tay bịn rịnHương trái níu chân mình.

HÀN KỲ

Mầm trăng

Thằng Cuội ngồi gốc cây đaĐón vầng trăng khuyết Hằng Nga đợi chờĐường đời đến với trang thơThì thầm gió mách hãy chờ trăng lên“Mồng một lưỡi traiMồng hai lá lúaMồng ba câu liêmMồng bốn lưỡi liềm…”Trăng đã đến trải chiếu vàng trên cửaSáng đất, sáng trời, sáng cả vầng thơCây cọ lặng yên ôm vách đá thẫn thờTrăng như ngọc mọc lên từ mầm lúa.

Trăng với thơ được tôi rèn trong lửaThành cây liềm trong tiếng hát dân caNgày xửa ngày xưa mẹ đến tìm chaHạt lúa bắc cầu, sông vàng lấp loáng

Anh đến tìm em bồng bềnh trăng sángLúng liếng tiếng cười con mắt chao nghiêngDây gầu sòng đã bén nhân duyênTròng trành trăng rơi – nơi em cởi áo…

Trăng chín vàng như lòng em thơm thảoThương nhau rồi ai lại giấu mẹ chaCó quả thị nào rơi dưới gốc đaNơi Cuội hát tình tang… mất áoCây lúa đứng lên thùng thùng giông bãoNhư vầng trăng đã khuyết lại trònNhư giọt mồ hôi nuôi cái thùng conTruyền lại cho đời: Mầm trăng - mầm lúa.

17VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

ĐOÀN DIỄN

Phố núi

Phố nhỏ chìm trong sương sớmBình minh lấp ló đỉnh nonKỳ Cùng một dòng thơm thảoPhù sa vun đắp mùa vàng

Ai thả bùa yêu dưới núiÁo chàm thắt đáy lưng ongMái tóc nồng hương hoa cỏSay lòng anh những tháng năm

Mắt dõi thành đồng Tổ quốcTay bồng súng giữ biên cươngPhố nhỏ bình yên những sớmTinh sương… em với đàn con…

Thoắt đã một đời gắn bóVượt ngàn gian khó, cách xa…Tóc sương ta – mình chung bướcKỳ Cùng… anh nắm tay em

PHẠM VĂN NUÔI

Nhắn tìm

Chiến trường im súng từ lâuCỏ non đã rút cạn bầu sữa quêGió từ phương bắc thổi vềRu người thiếp giữa u mê phố phường

Này da, này thịt, này xươngXác làm cột mốc biên cương những ngàyTrắng trời hoa mận chiều nayCái màu trắng đến run tay người cầm

Trái tim đội đá nảy mầmMôi son kết nụ, cành đâm búp chồiĐất chuyển mình, đất sinh sôiLại tan về phía sa bồi lòng sâu

Bao năm rồi có ngờ đâuVẫn còn thảng thốt nghe câu nhắn tìm

NGUYỄN THỊ MINH

Hoa bưởi đưa hương

Em là hoa bưởi trên câyNgạt ngào lan tỏa thơm lây vườn nhàHương bay gần lại bay xaNhị vàng bông trắng nắng hòa lung linhCánh hoa rắc trắng sân đìnhQuyện hương hoa bưởi kết thành trái ngonVui cùng các chú bé conTrung thu ngồi giữa bàn tròn trông trăngEm mời chú Cuội chị HằngNếm ngon nếm ngọt thơm lừng hương hoa.

18VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Bình minh trên núiẢnh: HOÀNG VIỆT THỊNH

HÀ NGỌC THẮNG

Bioóc

Nhằng lám nậư bioóc homBân pây goạng tẻo vị mà tomPhăn đua nònLíu líu lừa lồng hátBấư ái viảcBioóc ngầư gần slương siết tàng quây

NGUYỄN KHẮC ÂN

Nhớ Mẹ

Bao năm xa cánh đường dàiCon đi cách biệt, nhớ hoài chân quê

Cây đa, gốc mít, bờ đêChăn trâu bắt bướm mải mê tháng hè.

Đông về câu hát tái têVai gầy mẹ gánh trăm bề gió sương

Quanh năm tần tảo dặm trườngDa mồi tóc bạc, xót thương muôn phần

Khoai lang, cà pháo, tương bầnDạy con nếp sống nghĩa nhân, đàng hoàng

Rưng rưng con thắp tuần nhangLặng trông ảnh mẹ hai hàng lệ chan.

LA THANH NGÀ

Co mác cam

Pá noọng cón chay co mác camChăn sừ đảy co mác hom vanChay tì tâm đeng – bâư kheo xíchLạc mạy tải pì khửn hử co.Vằn quá vằn nộc mà chí chócThâng bươn hăn bjoóc phjoông lùng co.Co cụng lủm cần, co tảy khỏKỉ lai phân đét tảy hử ăn.

Bươn thâng bươn dá cụng thâng vằnMác cam lương tềnh co lùng chỏiPi pây pi, lục ngoằn quai sảmKhảm bản, khảm mường lục pây quây.Vằn lục mà, pá ná dú dáNhằng co cam, chứ pá slon quai.Nhòm co mác cam, nặm tha tốc:“Pần cần quá khỏ chứng chắc quai”.

19VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Ông già người Nùng - TriệuVăn Khèn cười khe khẽ, nói

với tôi:

- Anh không về được đâu.Trời mưa là không muốn kháchvề đấy. Cái suối làng Bươn giữchân rồi.

Trời vẫn mưa tầm tã. Mùa hạở vùng núi này là những cơnmưa bất chợt. Có thể ban đầu chỉlà những hạt mưa lâm râm hoặcthỉnh thoảng vài hạt tưởng như aiquên lãng vẩy mấy cái nhưng rồibỗng chốc mưa oà, trút ầm ầmnhư thác, khắp nền trời là màumây xám đậm nhạt khác nhaunặng nề và ẩm ướt.

Ông già lơ đãng nhìn tôi,quay đầu về phía đứa bé chừngchín, mười tuổi đang chăm chúdán chiếc đèn ông sao cho kịp tếtTrung thu.

- Mang cho ông chai rượu vàthức ăn ra đây!

Tôi định ngăn nhưng lại thôi.Ở vài ba hôm với ông tôi đã biết.Cứ lúc nào rỗi rãi muốn chuyệntrò, ông lại sai vợ hoặc cháumang rượu cùng với thức ăn khôtới. Tôi đoán thức ăn lại là thịttrâu gác bếp.

- Ngồi hẳn vào trong này, nhàbáo - Ông già mở nút chai rượu -Hôm nay tôi kể cho anh nghe vềcụ Voòng như hôm qua anh nhắc.

Tôi ngồi xếp bằng tròn, uốngtợp ngụm rượu, háo hức ngồi

20VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Con kênh ta đào...Truyện ngắn của TRƯƠNG THỌ

Minh họa: NHẬT QUANG

nghe. Đúng như tôi nghĩ, ông già lại bắt đầu bằng đặc sảnthịt trâu.

- Anh thấy đấy, thịt này tốt lắm - Từ “lắm” kéo dài vànhỏ dần - mấy anh ở huyện đến đây bảo là thức ăn dãchiến. Tôi chẳng hiểu dã chiến là gì nhưng chắc cũng giốngnhư suy nghĩ của tôi thôi. Khách đến lúc nào đều có thứcăn, đồ uống. Trong bản cứ thịt con trâu, con bò nào là tôi

lấy mấy tảng, về thái miếng to bản rồi treo trêngiàn bếp, muốn ăn chỉ cần rửa đi, xào hoặcnướng cũng được. Ngon lắm! Chính cụVoòng bảo tôi cách làm món đó đấy!

Tôi gắp miếng thịt trâu còn phảng phấtmùi khói, nhai rồi nuốt ngon lành, nghĩ bụng,không hiểu ông già này sẽ nói những chuyệngì nữa trước khi kể về cụ già người Nùng –Hoàng Hữu Voòng.

Ông già dứt lời lại lim dim mắt dẫu tay vẫnnâng bát rượu. Có chừng này ông già lại sắpngả lưng đây.

- Chuyện cụ Voòng dài lắm, không kể hếtđâu - Ông già đột ngột cắt lời - Bây giờ nhàbáo nghe cái này đã. Dẩu à, mở cái hát đi.

Thằng bé không nói không rằng vùng dậychạy vào trong buồng. Tôi ngạc nhiên, khônghiểu chuyện gì. Sao lại cái hát?

Bỗng từ trong buồng nổi lên tiếng nhạc vàsau giây lát là bài hát của một nhạc sĩ danhtiếng mà tôi rất ưa thích. “… Con kênh ta đàocó em và có anh/ Đông vui quá có rất nhiềuđồng đội/ Ngày mai đây vào mùa gặt mới/ Emsoi khuôn mặt hồng xuống dòng kênh xanh...”.

- Con bé Hương, cháu ngoại cụ Voònghát đấy! Con bé hát hay như bà, như mẹ nó.Cách đây mấy năm nó về đây tặng cho tôi đĩahát này, giờ nó ở mãi tận Tây Nguyên vớichồng con. Lâu rồi không thấy nó về quê.

Vậy là ông già vẫn chưa kể về cụ Voòng.Tôi sốt ruột nhìn ông.

- Chuyện cụ Voòng dài lắm, chẳng kể hếtđâu. Dẩu à, tắt cái hát đi!

*

- Xã Thanh Vân này hồi ấy chưa đếnnghìn dân mà có tới mười bản, nghèo nhấtvẫn là bản Luông đây. Bản Luông lúc đó chỉcó mười mấy gia đình Tày, Nùng, Dao nằm kềvới xã An Phú. Tôi đã kể rồi mà… - Ông giàmở đầu câu chuyện mà tôi nghe hôm nọ -Phải, bản Luông kề với xã bên qua một quảnúi. Lương thực chủ yếu trông vào đồngruộng bậc thang nhỏ hẹp chỉ cấy được một vụxuân hè nếu mưa thuận gió hoà. Thung lũng

An Phú có một hồ nước quanh năm và có lạchnhỏ dẫn nước chảy ra sông Chung xuôi tớihuyện dưới. Nơi duy nhất có thể dẫn nước từkhe lạch An Phú vào ruộng bản Luông là bứcvách đá cao ngập đầu người. Xã hồi ấy nghèođói, nhất là bản Luông, gạo quý lắm. Ngày lễ,ngày tết còn phải ăn cơm độn. Năm một chínsáu ba, năm tôi tròn mười tám tuổi, ông Voòngvề. Hồi đó ông còn trẻ, hơn tôi mười tuổi, phảigọi bằng anh mới đúng. Anh là bộ đội ĐiệnBiên, cán bộ “bốn túi” phục viên. Anh đưa vợvề. Vợ anh là người Tày ở Đoàn văn côngquân đội, hát hay lắm. Anh Voòng muốnchuyển cả gia đình ra thị trấn, vợ anh cũngmuốn thế nhưng bố anh Voòng không nghe.Ông cụ bảo, tổ tiên ở đây, mồ mả ở đây. Hồntổ tiên nhập vào đất đai, núi rừng này. Ông cụlại là trưởng tộc họ Hoàng, một họ đã lập rabản Luông. Ấy dà, chuyện cụ Voòng dài lắm…

Tôi lắng nghe từng lời.

- Nhiều ngày anh Voòng đi dọc bức váchđá, khe lạch giáp với ruộng bản Luông xemxét từng chỗ. Rồi anh đến từng nhà nhỏ tobảo mọi người dùng sức phá một đoạn váchđá, mở con đường dẫn nước. Mấy ngày sau,theo ý anh, dân bản chất củi đốt lửa cho đámềm. Lửa cháy ngùn ngụt, xà beng, cuốcchim, thúc, bổ, cả trâu được đưa đến kéo đổ.Vậy mà suốt mấy ngày chỗ đá lở chỉ rộngbằng chiếc chiếu. Thế này có làm mấy thángcũng không được. Đã vậy lại phải lo ăn hàngngày. Mọi người bảo nhau không làm nữa.Dân bản xôn xao bàn tán.

- Không phá được đâu. Ông giời vứt đáxuống thì chỉ có ông giời dọn được thôi.

- Ông Voòng dở người rồi. Con ma nhậpvào nó đấy!

- Động vào đá, giời sẽ phạt. Ông giờikhông tha đâu.

Lại đúng vào dịp bố mẹ anh Voòng ốmnặng, sau đó người mất trước, người mất saulàm cho dân bản ghét bỏ bộ đội Voòng. Chảai nghe anh ấy nói nữa. Vợ anh cũng chánnản, chê trách chồng. Lúc đó chỉ có TriệuKhánh Thào ngày đêm động viên anh.

21VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Đói nghèo dai dẳng triền miên nên saugiải phóng miền Nam, nhiều nhà trong bảnkéo nhau vào Lâm Đồng, Đắk Lắk sinh sống.Chả là mấy người xã bên có dịp vào trong đóthấy làm ăn khấm khá hơn nên khi trở về quêđã rủ dân làng vào. Bản Luông hoang vắngdần. Cả bản chỉ còn Triệu Khánh Thào và ôngVoòng cùng vài nhà nữa ở lại. Vợ ông Voònggiận dỗi vào ở với con gái khi con gái thi đỗtrường Đại học Tây Nguyên.

Ông già Voòng buồn lắm. Vợ bỏ đi, có mỗiđứa con lại ở nơi xa, nhiều ngày, ông già gọibạn đến uống rượu. Chính ông già bảo tôicách làm thức ăn khô đấy.

Một hôm, ông già đạp xe lặng lẽ ra đi, độmươi hôm về, có thêm một ba lô nặng trĩu.Giở ba lô ra chỉ thấy gói to, gói nhỏ, cục lớn,cục bé. Hỏi thì ông bảo là mìn. Năm đó tôi làmPhó trưởng công an xã.

- Ông già không sợ người ta bắt à? Mìnlà thứ cấm mua bán đấy! - Tôi nói.

Ông già cười:

- Cũng may thôi. Hẳn họ thấy ông già lạiăn mặc quần áo dân tộc nên không để ý, màcũng báo chính quyền, xã đội giúp rồi. Dânbản Luông bây giờ đông đúc, có người ở bảntrên xuống, bản dưới lên, có người Tày, ngườiDao, cả người Kinh từ vùng xuôi tới…

Ông già giơ cao chai rượu lắc lắc. Rượuchỉ còn chút ít.

- Ông uống rượu nữa không để cháu lấy?- Thằng Dẩu hỏi.

- Thôi ăn vã thức ăn. Ông già Voòng ngàyxưa cũng hay ăn thế.

- Vậy là cụ Voòng dùng mìn phá đá? – Tôigợi ý ông già đang dở câu chuyện.

Ông già hừm hừm trong cổ:

- Thế này…Mười mấy ngày sau, đoạnbức vách đá được phá. Ngày nào cũng cótiếng mìn nổ đến nỗi huyện phải cử người đếngiúp. Dân bản được huy động để dọn đá, mởmương dẫn nước. Đích thân Triệu KhánhThào chỉ huy bà con làm. Không hiểu ngườidân mới đến nể cụ già Voòng sớm tối vận

động hay vì áp lực của ông Phó trưởng côngan xã hoặc thông hiểu việc làm mà sốt sắnglắm. Con mương dẫn nước đã xong. Bà consung sướng quá. Vậy là từ nay có hai vụ lúa,rồi đào ao thả cá, rồi vườn cây, vườn rau xanhtốt. Không còn cảnh phá rừng làm nương,chẳng có hộ đói, chỉ còn mỗi hai hộ nghèo vìhoàn cảnh đặc biệt. Mương xong cũng là lúcvợ cụ Voòng trở về bản cũ. Mấy năm sau, cụbà mất. Cụ Voòng ốm nặng rồi qua đời. Trướckhi mất, cụ vẫn tỉnh táo, cụ nhìn mọi ngườiđứng xung quanh giường phều phào: “Tôinhắm mắt nhưng yên lòng vì đã xong conmương. Đời tôi mãn nguyện rồi.”

Cả bản khóc, tiễn đưa cụ già cựu chiếnbinh. Đám ma cụ đông nhất từ trước đến nay.Người ở bản trên xuống, người ở bản dướilên. Người bản Luông xưa đang sống ở TâyNguyên cũng cho đại diện về…

Ông già Triệu Văn Khèn đổ nốt rượu trongchai vào bát, chầm chậm uống, chăm chămnhìn ra ngoài.

- Chuyện cụ Voòng dài lắm, kể mãi chẳnghết đâu. Thương cụ Voòng quá! - Ông già đặtbát xuống, thở dài - Thằng Đại con tôi làm ởhuyện, vợ nó làm cô giáo dạy ở đây. Khi bảnnày có điện, nó mua cho tôi một cái ti vi, mộtcái ra đi ô, một máy nghe nhạc đĩa. Tôi già rồi,mắt kém, chỉ muốn nghe đài thôi.

Từ trong buồng - nơi có máy nghe nhạcbật lên bài hát lúc đầu. Ông già buông chairượu ngồi bó gối, lim dim mắt.

“Con kênh ta đào có em và có anh/ Đôngvui quá có rất nhiều đồng đội. Ngày mai đâyvào mùa gặt mới/ Em soi khuôn mặt hồngxuống dòng kênh xanh…

Thằng bé đã chạy đi chơi từ lúc nào. Ônggià Triệu Văn Khèn gục đầu trong vòng tay.Tôi dựa lưng vào tường đăm đắm nhìn ông.

Vang vang trong căn nhà tĩnh lặng, áttiếng mưa rơi đều đều buồn bã là âm thanhvút cao bay bổng da diết. “Trời quê hươngrất quen mà rất lạ/ Cứ xanh trong thămthẳm ở trên đầu… Con kênh ta đào có anhvà có em…”

22VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Cổng trường mầm non đãvãn người đón trẻ, mộtcậu bé vẫn đứng cùng

người bảo vệ, mắt nó đangngóng về phía chợ làng. Mé chéobên kia đường, một người phụnữ dáng thon gọn, mảnh mai đinhanh về phía cậu bé. Cô chưakịp bỏ khẩu trang thì một chiếc xeđiện phanh đột ngột. Một bà lãođầu tóc bạc phơ ngồi chống chânchắn ngang trước mặt. Cô gái cúigằm mặt xuống đất, tay run runvân vê tà áo. Bà cụ lạnh lùng lêntiếng: “Đáng ra cô phải cách likhỏi xã hội một thời gian dài. Tôiđã cho con đường sống thì nêntrân trọng nó”. Bà cụ nói xong đithẳng vào cổng trường đón cháu,rồi vòng xe hướng khác ra về. Côgái đứng trơ giữa đường, hai taybuông thõng bất lực. Tất cả diễnra nhanh như một phân cảnhđiện ảnh.

*Chiếc xe Innova chạy bon

bon trên đường từ thành phố vềquê. Bà Nhân vô cùng phấn khởivì chuyến ra thành phố có kếtquả như một giấc mơ. Con traicon dâu cả của bà ăn nên làm ra,các cháu ngoan ngoãn. Nó lại cócậu bạn bán rẻ cho chiếc xe nàythật là phù hợp với nghề nghiệpthằng con trai thứ hai của bà. Bàkhông gọi con ra đánh xe về màthuê hẳn một cậu tài xế đưa xecùng bà về quê cho các con bàbất ngờ.

Cách nhà chừng ba mươicây số, bà bảo cậu lái xe đi chậm

23VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Diễn sâuTruyện ngắn của TRẦN THIỆN KHIÊM

Minh họa: HOÀNG VĂN ĐIỂM

lại. Dường như muốn quan sát rõ ngôi nhà nào đó quenthuộc để ghé thăm. Chợt trước mắt có vụ ẩu đả dữ dội ởmột nhà bên đường. Bà Nhân kêu tài xế dừng xe nhìn haingười đàn bà lao vào nhau. Chính xác hơn, một ngườiđàn bà già cả, béo tròn và đen như chiếc lốp ô tô bị mộtcô gái tầm ba mươi tuổi lao vào đấm đá như thể bà ta làdụng cụ Pure Boxing cao su trên sàn tập. Hự…hự …ốitrời…hự… Tiếng kêu trời của bà cụ vừa thoát ra đã tắcnghẹn sau mỗi cú đá. Còn cô gái kia thì tay chân ra đòn

liên miên bất tận và miệng cũng tuôn ra vô sốnhững gì tục tĩu nhất có thể mà trút căm hờnlên bà già tội nghiệp. Hạ bớt kính xe nghengóng, bà Nhân đã hiểu ra nguồn cơn cuộcđại chiến: Tiền, đơn giản là tiền! Rất nhiềungười qua đường chỉ liếc nhìn rồi bỏ đi.Chuyện thường ngày này từ phố thị đến nôngthôn đâu mà chả có. Nhưng lạ quá, hàng xómláng giềng chỉ đứng bên bờ rào dòm qua màkhông có một ai can ngăn. Bà Nhân trân trânmắt nhìn trận mưa đòn của cô con gái dànhcho mẹ mà nhợt nhạt cả người, mồ hôi mồ kêvã ra như người phải cảm. Cậu tài xế phải laygọi bà mới bừng tỉnh. Bà vừa lau mồ hôi vừagiục lái xe đi tiếp.

- Bà cụ vô phúc mới đẻ ra cái thứ con gáithế này – Cậu tài xế lên tiếng.

- Cậu nói phải, vô phúc rồi…Vô phúc rồi– bà Nhân chua chát.

Công bằng mà nói đó là một cô gái tươngđối đẹp nếu không có cơn cuồng nộ kia làmthay đổi nhân dạng. Trước hết là cái mặt tráixoan, cặp mắt trắng dã dài dại như ai đó cốtình che một màn sương thường vẫn thấy bốclên từ đống rơm rạ thối mục ngoài đồng. Mắtkhông toét nhưng vẫn cứ ươn ướt chỉ chựchờ chảy ra một thứ nước gì đó. Da mặt sầnsùi nứt nẻ giống hệt một chân ruộng cao phảimùa đại hạn. Cái mũi sưng to bè, méo mósuýt chiếm hết diện tích khuôn mặt. Thớtmiệng xoen xoét tuôn ra những thứ hay hokhiến ta cố quay mặt đi để giữ gìn đôi mắt củamình. Có phải thế không nhỉ? Hay là bà mấtcảm tình với đứa con bất hiếu kia mà suy diễnra như thế? Hay trước đó cô đã bị bà mẹgiáng cho vài tát cật lực nên người ta dễ nhìnra hơn cái bản mặt nguyên thủy.

- Hú hồn, vợ con mà thế này thì chắc cảhọ nhà con đi ăn mày rồi. Đến mẹ đẻ ra nócòn bị ăn đòn thì nói gì nhà chồng.

Bà Nhân dửng dưng với câu nói của cậulái xe. Bà chỉ lơ đễnh buông một lời chả ănnhập gì đến nhận xét của cậu ta.

- Về nhanh thôi cậu, muộn rồi!

*Hậu là con trai thứ hai của bà Nhân. Nhìn

chiếc xe bảy chỗ rẽ vào sân, rồi bà Nhân mởcửa bước xuống, anh ngạc nhiên hỏi:

- Sao mẹ không đi taxi mà về lại thuê xenày?

- Tôi mua cho anh đấy, sao giăng gì? Thếmẹ con thằng Tí đâu?

- Vợ con về quê bàn bạc làm thượng thọcho ông ngoại cu Tí…

Hậu nghe mẹ nói mua cho mình chiếc xethì mừng quá, không còn biết đến mời kháchvào nhà, quên cả việc hỏi xem mẹ có mệtkhông. Anh trả lời mẹ qua quýt rồi nhảy lênnổ máy đánh vô lăng quay xe chạy ra khỏingõ luôn. Vốn được cha mẹ chiều từ nhỏ,Hậu quen ỷ lại từ bé. Suốt cả thời thanh niênanh chỉ lêu bêu hết làng trên xóm dưới đếnlang thang ra Bắc vào Nam. Trong khi anh traiHậu là Hiền thì cặm cụi đèn sách và trở thànhbác sĩ công tác ngoài bệnh viện tỉnh. Cho đếnmột ngày, nhận được điện thoại gọi về ăncưới anh trai, Hậu cũng chả buồn quan tâm.Anh về nhà đúng lúc xe hoa rước dâu vừa tớingõ. Hậu chết đứng người, mồm há hốc khithấy chị dâu lại là cô bạn học cùng lớp phổthông với mình. Khi đó con thú hoang mớigiật mình tỉnh ngộ. Con nhóc cùng bàn suốtngày chành chọe kia hai mươi lăm tuổi đã trởthành bác sĩ đa khoa. Đứng trước “con” chịdâu là bạn học mà Hậu xấu hổ vô cùng.Nhưng cũng phải ba năm sau Hậu mới cướivợ. Anh cưới một cô làm công tác thư việncho trường cấp hai gần nhà. Cô cũng giốnganh, cha mẹ đều ngoài “băm” gần chạm tứtuần mới sinh con thứ hai. Công việc vợ anhcó được cũng là do ông bà Nhân bỏ tiền rathu xếp. Cậu con thứ lông bông biết quay vềlàm ông bà Nhân mừng vui khôn xiết. Ngàyấy ông bà bị nhà gái sỉ nhục vì cậu quý tửchuyên phá làng phá xóm và ra thêm điềukiện lo việc làm cho con gái họ thì mới chocưới. Nhưng thôi, vì con ông bà chả ngầnngại gì đi lo lót kiếm cho cô con dâu có côngăn việc làm. Ừ thì cha nào con nấy đã sao.Con trẻ qua thời lông bông dông dài rồi thìxây dựng cho nó. Thôi thì lo cho một đứa cóchỗ đứng chắc chắn đã, còn thằng chồng nondại chưa thể làm ăn gì ra đầu ra đũa được.“Cải non chưa muối được dưa, cho nó tựgánh vác lấy cuộc sống riêng ít lâu để cứngcáp rồi hẵng giao gia tài và việc làm ăn chovợ chồng nó quản lí”. Bài toán rút lui khỏicuộc đua tranh cơm áo để an hưởng tuổi già

24VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

của ông Nhân bàn với vợ còn dở dang thì ôngđã nhắm mắt về với tiên tổ. Thực hiện theolời ông, bà Nhân vẫn để cho hai vợ chồng conthứ tự lo cuộc sống. Người ta thường bảo:Lãng tử hồi đầu quý hơn vàng ngọc. Hay cóthể nói một thanh niên sẽ trưởng thành nhanhchóng khi bố cậu ta mất đi thật đúng vớitrường hợp của Hậu. Từ khi lấy vợ, chưa mộtlần Hậu mở mồm xin tiền cha mẹ để làm ăn.Anh thề trước mặt cha mẹ rằng sẽ thànhcông từ hai bàn tay trắng. Ông bà Nhân cũngđồng ý luôn kèm theo điều kiện vợ chồng Hậuphải gánh vác luôn tiền ăn và tiền điện của cảnhà. Kinh nghiệm thương trường của cậucông tử chỉ giúp cho cậu gặp hết thất bại nàyđến thất bại khác. Bao nhiêu lần thất bại củaHậu cũng là từng ấy lần bà Nhân thương connên bí mật đưa tiền cho con dâu giải quyếtnợ nần. Bà bày cho con dâu nói dối rằng đólà tiền nó vay từ bên ngoại để lo cho chồng.

Xấu hổ trước gia đình, Hậu cắn răng láixe thuê cho những người mà khi xưa anh coibằng nửa con mắt. Từ một công tử tiêu tiềnnhư rác nay phải ngửa tay nhận vài trăm tiềncông lái xe theo ngày mà cay đắng vô cùng.Trời không phụ lòng người, cái hào hoa củachàng tài xế một thời trai trẻ ngang dọc cộngvới nhu cầu đi lại của con người ta thời ăn nênlàm ra này ngày càng lên cao. Khi đưa đóndâu, khi du lịch hè, lúc hội hè đình đám xekhách chạy không xuể. Tiền Hậu kiếm đượccũng kha khá. Nhưng việc tự mình mua mộtchiếc xe vẫn còn là một điều ước xa vời. Đãtrót thề lấy lại những gì để lãng phí suốt thờithanh niên nên Hậu nhất quyết không ngửatay xin mẹ một đồng, dù vợ anh đã nhiều lầnthúc ép.

- Anh cứ sĩ diện làm gì, tiền của mẹ anhkhông biết xin thì có ngày anh cả cũng vơhết. Một tháng ba mươi ngày, anh đem thânlàm thuê hai tám ngày cũng chỉ đủ tiền gạochợ. Biết bao giờ mới có ngày mở mắt ra vớithiên hạ.

- Em đừng nghĩ thế mà phải tội. Anh cảvới chị dâu là người thế nào anh hiểu hơn em.

- Để rồi xem chồng em...Thơm nhoẻn miệng cười như biết lỗi và

vào phòng ngủ. Hậu nhìn theo vợ mà xót xa.Lấy anh, Thơm có được ngày nào sung

sướng đâu. Làm cán bộ thư viện trường họclương ba cọc ba đồng chẳng đủ chi tiêu áoquần, son phấn. Ba năm làm vợ chưa bao giờThơm được anh đưa đi chơi vào các kì nghỉ.Tiền bạc, cơ ngơi của cha mẹ cũng là cho haianh em Hậu chứ mất đi đâu. Bao lần Thơmvay tiền nhà ngoại cứu chồng, nay mẹ chồnggiàu có mà chồng nhất quyết không xin xỏnhờ vả. Cái sự thua chị kém em lâu ngày làmThơm sinh ra so bì hơn thua cũng là thườngtình. Cũng vì thương chồng đầu tắt mặt tốinên thành ra suy nghĩ nông nổi thế. Hậu biếtvậy nên vừa nghĩ cách an ủi động viên Thơm,vừa miên man nghĩ đến cảnh sống gia đìnhđầm ấm mà anh may mắn có được. Ngườiđời hay phóng đại lên cái chuyện mẹ chồngnàng dâu. Chuyện đó có ở đâu Hậu khôngbiết chứ ở nhà anh thì tuyệt đối không có. Đặcbiệt là từ ngày bố mất, mẹ và vợ anh cứ quấnquýt với nhau như mẹ và con gái chứ đâu cóchuyện xích mích làm khổ chồng khổ con nhưthiên hạ đồn xưa nay. Nhiều lần ngồi nghỉngoài cửa hàng của mẹ, mấy bà bạn hàngchợ thấy anh liền không ngừng trêu chọc.

- Anh Hậu chí thú làm ăn rồi là bà Nhâncó phúc lớn lắm đấy nhá!

- Nhờ con vợ nó kìm cương con ngựahoang đấy chứ. Gớm ngày chưa lấy vợ thì chỉcó biết ăn rồi phá.

- Thế mà hay, thế gian được vợ hỏngchồng.... Nhà Hậu – Thơm này nó lại được cảđôi. Chồng thì chăm chỉ kiếm tiền, vợ thì vừađảm việc nước, đảm việc nhà. Nó quấn quýtmẹ chồng như con gái ấy.

Chả là việc ở trường cũng ít, lãnh đạo nhàtrường dễ tính, thông cảm cho nhân viên thunhập thấp nên tạo điều kiện cho Thơm đi làmvề sớm. Cho nên ngày hai buổi Thơm cónhiều thời gian ra chợ phụ mẹ chồng buônbán. Cô nhanh tay nhanh miệng, nói chuyệnlại có duyên nên công việc làm ăn của bàNhân khá lên trông thấy. Được bà con hàngchợ khen, bao giờ cô cũng đỏ ửng đôi má lênnói với mọi người:

- Con ra đây học việc với mẹ, kẻo sau nàymẹ già dù có cửa hàng mà không biết buônbán thì cũng xôi hỏng bỏng không các bác ạ.

Bà Nhân không khỏi vui sướng vì cóđược dâu quý. Tưởng đâu đứa con trai út lông

25VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

bông sẽ làm cho bà không còn biết niềm vuituổi già là gì. Ấy vậy mà đùng một cái nó đòicưới vợ. Bà thầm cảm ơn nhà thông gia đãsinh cho bà một cô gái ghìm được cương conngựa hoang chuyên phá làng phá xóm. Nhờnó mà con trai bà đã trưởng thành. Con bé lạingoan hiền như thế làm sao mà bà không quýcho được. Bà dõi theo con trai từng bướctừng bước một. Lời của ông ấy sao mà đúngthế, “cải non chưa muối được dưa”, giờ thì ổnrồi. Bà đã yên tâm trao lại toàn bộ cửa hàngcho con dâu và mua xe cho chồng nó rồi. Đãđến lúc bà già gần bảy mươi lui về an hưởngtuổi già. Chả biết từ bao giờ bà con hàng chợđã quen cảnh mẹ chồng mắng yêu con dâu,con dâu trêu chọc mẹ chồng như cơm bữa.

- Thôi, còn tí hàng đó mẹ khác dọn, chị vềnhà lo cơm nước đi. Tôi về không có cơm ănlà tôi trả về nơi sản xuất.

- Ối trời, con đố mẹ đuổi được con đấy. Conmà đi hai hôm thì có người lấy lí do nhớ cu Tíchạy sang đón về không kịp. Lại còn không tìmđâu ra người nghe kể tội con trai nữa...

- Cha bố nhà chị, cuốn xéo về nhanh đi,chỉ được cái cãi nhem nhẻm là giỏi.

*Đánh xe một vòng chừng mười phút sau

Hậu mới trở về nhà. Xe thì tốt thật, nhưng mẹanh nói thật hay đùa đây. Bà tự ái với con traivề lời thề ba năm nay rồi. Bao lần làm ăn thấtbại trắng tay, rõ ràng là bà biết mười mươinhưng dửng dưng chẳng hề cứu giúp. Hơn aihết anh biết thừa đạo lí cha mẹ đuổi cửa trướcthì con cái trốn vào cửa sau. Nhưng cái gendi truyền của cả cha và mẹ cho anh thì khônglàm sao mà gỡ bỏ được: Nói mà không làmđược thì thà chết còn hơn. Nhận xe haykhông nhận xe của mẹ? Mình có ngửa tay xinđâu, mẹ tự mua cho thì việc gì phải từ chối.Với lại thị trường xe khách nhỏ đang thịnhhành. Cơ hội kiếm tiền vào tay dại gì bỏ lỡ.Rồi mọi băn khoăn thắc mắc của Hậu cũngthành thừa khi bà Nhân trao giấy tờ xe choanh ngay trong bữa cơm một cách vui vẻ. Bànửa đùa nửa thật dặn con trai:

- Cái số anh lận đận lắm, chịu khó học hỏichị dâu anh trai mày cái đường ăn nết ở conạ. Rồi đây mẹ khuất bóng vẫn cứ phải đaulòng về con thôi.

Ôi trời, mẹ đúng là lo xa. Hậu đâu còn làthằng trẻ trâu nữa đâu. Ba mươi mấy tuổi đầuanh cũng hiểu “Con dù lớn vẫn là con của mẹ.Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Đó là lí lẽmuôn thủa vĩ đại của trái tim người mẹ. Lạicòn nói đến chị dâu nữa. Ôi, cái con bạn họcchết tiệt. Từ ngày mài đũng quần trên ghế nhàtrường nó đã bộc lộ một vài ưu điểm là mêtiền và ăn nói thâm nho. Có lần chị em ngồivới nhau chị dâu hỏi Hậu: “Chú có tin vàonhân tướng học không?” “Có, nhưng sao, emhỏi chị tướng người nhân hậu như thế nào vàtướng như thế nào là không nhân hậu?”. Bàchị nghiêm túc nói: “Tướng mặt như mẹ ấy lànhân hậu. Còn tướng như vợ chú là giả nhânhậu. Nó thể hiện ở đôi môi đỏ mà rất mỏng,mắt lá răm nhưng khi cáu giận thì xếch lênhình tam giác”. Hậu nghe thì nghe nhưng thừabiết bà này lợi dụng chỗ là bạn học cũ màtranh thủ chọc ngoáy nhau mà thôi. Cũng cóthể vì mê tiền, bày trò để li gián gia đình âmmưu chiếm tài sản. Thảo nào mà vợ anhkhông mấy ưa chị dâu. Hậu đang miên mansuy nghĩ thì Thơm gọi điện. Anh nói chuyệnvài câu rồi đưa máy cho bà Nhân.

- Alo mẹ cu Tí đó hả? Về ngoại bao giờthế, cho mẹ gửi lời hỏi thăm sức khỏe ông bàthông gia nhé! Thằng Tí có khỏe không?

- Vâng bố mẹ con khỏe mẹ ạ! Con xin lỗiđưa cháu về ngoại mà không xin phép mẹ. Mẹchơi ngoài nhà anh chị có vui không ạ? Mẹ vềbao giờ thế, anh Hậu có ra bến xe đón mẹkhông ạ?

- Ừ, nó đón mẹ về. Cơm nước xong rồi.- À mẹ ơi, ông bà ngoại giữ cu Tí lại chơi

vài hôm, mẹ cho con và cháu ở dăm hôm nữamẹ nhé! Gần tháng nữa mới vào năm học mớimẹ ạ!

- Ừ! Con cứ ở vài hôm với ông bà cho vui!- Con cảm ơn mẹ ạ! Mẹ đi xa về mệt nên

ngủ sớm mẹ nhé!*

Từ ngày có xe riêng, Hậu ăn nên làm ranhanh chóng. Qua một năm bà Nhân vẫnquản lí cửa hàng với sự trợ giúp đắc lực củaThơm. Người đời đến lúc được nhờ con cháuthì khỏe mạnh, có thời gian đi đó đi đây thamquan du lịch hoặc vãn cảnh chùa chiền. Riêng

26VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

bà Nhân thì không, gần đây bà sinh ra nghễnhngãng, tai điếc tai sáng. Ban đầu thì nhầm lẫnngoài hàng tí chút làm cho bà con hàng chợcười nắc nẻ. Sau vài ngày bà lăn ra ốm. Hậubận tối ngày với xe khách. Anh cả, chị dâu thìcông tác xa nhà. Thành ra việc chăm bà dồncả lên vai Thơm. Sáng sáng cô phải tất tả đưathằng Tí đi gửi trẻ rồi mới đến cơ quan. Làmviệc qua quýt vội vàng rồi xin phép về trôngmẹ chồng và cửa hàng. Sao mà khốn khổ thế,giàu nứt đố đổ vách mà chả chịu xây nhà rangoài chợ, cứ ở tịt trong ngõ. Làm cô chạy racửa hàng rồi chạy về nhà như con thoi. Thơmđem luôn nồi cơm, dao thớt ra cửa hàng vừaquán xuyến cửa hàng vừa nấu ăn cho mẹchồng. Hôm thì cháo sườn, khi thì tim cật,cách ngày lại một con bồ câu tần cao. Bà conhàng chợ không khỏi cảm phục cô dâu ngoanhiền và cũng không khỏi ngậm ngùi so sánhvới gia cảnh của mình. Những lời động viênchia sẻ với Thơm hằng ngày bao giờ cũngkèm cái thở dài thườn thượt “Giá như....”.

Vợ chồng Hiền đón bà ra thành phố điềutrị cho thuận lợi. Cả hai là bác sĩ, nhà lại sẵncô giúp việc vừa khéo vừa chịu khó nên việcchăm sóc, điều trị cho mẹ cũng thuận lợi hơn.Cứ vài hôm Thơm lại bắt chồng nghỉ việc đưacả nhà ra thành phố thăm mẹ. Nhưng xem rabệnh tình bà mỗi ngày một nặng. Ban đầu còncố vui cười khi con cháu ra thăm. Càng về saubà càng lú lẫn. Lẫn đến nỗi Thơm ra thăm màbà ngơ ngác hỏi:

- Bác là ai? Vụ mùa này hai bác cứ gomcho bà đủ mười tấn thóc nhé!

Bà lảm nhảm được vài câu thì ngồi ghếngủ gật gù. Đến nước này thì không xong rồi.Anh chị cả đi làm tối ngày bỏ mặc bà chongười giúp việc làm sao mà bà khỏe ra được.Thơm gọi điện cho vợ chồng Hiền về nhà rồinằng nặc đưa mẹ chồng về quê. Cực chẳngđã Hiền đành đồng ý:

- Thôi được, chú thím đưa mẹ về một thờigian xem sao. Đây là bệnh lú lẫn tuổi già, nêntránh đừng làm bà xúc động mạnh hay tứcgiận nhé!

Bà cụ nghe nói được về quê thì nhớnnhác nhìn vợ chồng con cả với vẻ sợ hãi lắm.Đoạn quay sang vợ chồng Hậu - Thơm váinhư tế sao và liên mồm cảm tạ:

- Về quê, hai bác cho tôi về với ông nhàtôi à? Đội ơn hai bác! Đội ơn hai bác quá!

Bà cụ về nhà khỏe ra được tầm nửatháng thì lại trở bệnh cũ, sức khỏe ngày càngyếu. Thậm chí yếu đến mức nhiều khi khôngđi lại được nữa. Mọi việc ăn uống tắm giặt, vệsinh cá nhân đều phụ thuộc vào cô con dâuhiếu thảo. Đã thế cái sự họa vô đơn chí nó lạivận vào nhà Thơm. Đúng lúc này thì Hậu bịtai nạn gãy chân phải nằm lại nhà anh trai đểtiện chăm sóc. Thơm thêm vất vả bội phần,một mình vừa chăm con nhỏ vừa chăm mẹchồng. Cứ nằm liệt hai ngày bà lại dậy đượcvà dò dẫm trên nhà dưới bếp. Chân tay quờquạng làm đổ vỡ đồ đạc vung vãi khắp nơi.Đã thế giường ngủ của người ốm lâu ngàybốc mùi hôi thối nồng nặc. Thơm bắt đầu nghĩđến chị dâu cả. Cũng là phận dâu con nhưngsao dâu cả thì thoải mái ung dung, cả thángmới thấy về đôi lần thăm hỏi qua loa. Lần nàovề cũng đúng lúc bà cụ đi lại được, tự tắm rửađược nên chị cả có biết cái gì hôi thối đâu.Hậu lại ở nhà anh chị với cái chân què, lẽ raThơm phải biết ơn anh chị mới phải chứ có lído gì mà tị nạnh. Lại còn việc cơ quan, việccửa hàng nữa. Thôi thì kệ thối mặc thối, ngửimãi thành quen. Cứ đóng cho bà cái bỉm rồitối thay rửa.

Chủ nhật hôm nay là ngày thứ hai tám bàNhân từ thành phố về quê. Thơm tạm đóngcửa hàng để dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thơmtho. Tắm rửa thay quần áo cho mẹ chồng chuđáo. Anh chị cả nhận lời về trông mẹ một hômđể cho Thơm đưa con về thăm ông bà ngoại.Nhà có hai anh em, năm trước đã hoãn vìhoàn cảnh, năm nay anh trai Thơm tổ chức“hắt khoăn” cho bố theo phong tục. Vợ chồngHiền vừa mở cửa xe, Thơm vội vã hướng dẫngiờ ăn giờ ngủ của mẹ chồng rồi bế cu Tí rabắt xe đi ngay.

Nông thôn thời nay đổi mới toàn diện.Rạp dựng nối liền sân ba nhà. Dàn karaokechất lượng cao mở hết công suất. Từ namthanh nữ tú cho đến các ông già bà cả cùngvui hát cây nhà lá vườn. Âm nhạc tạm hạ nhỏkhi đến giờ vào mâm cỗ. Khách khứa xa gầnăn uống vui vẻ. Lần lượt họ hàng, con cháuvà khách mời đến nâng chén chúc tụng cụông sống thọ sống vui, kèm theo là nhữngphong bao giấy đỏ. Tiệc vui nhưng nhiều khi

27VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

cũng khó xử. Ai cũng hỏi nhà thông gia saokhông đến. Ốm đau thì một hai người trongnhà thôi. Chả nhẽ không có lấy một người họhàng đại diện đi thay. Bỗng nhiên bên ngoàiđường một chiếc xe ô tô sang trọng từ từ đỗ.Hiền mở cửa xuống xe rồi vòng ra sau mởcốp ôm ra gói quà khá lớn. Bấy giờ cả đámtiệc mới ồ lên vì nhà thông gia quá chu đáo.Thơm xúc động rưng rưng nước mắt vì anhtrai chồng không chấp vặt. Thơm có bảo anhchị câu nào đâu mà anh vẫn đến. Trong khiHiền làm tâm điểm chú ý vừa vào nhà vừabắt tay, anh nhanh nhẹn đến bên màn hìnhtivi mở gói quà thì đằng sau xảy ra mộtchuyện còn bất ngờ hơn. Bà Nhân cùng Hậuxuống xe bước vào nhà thông gia. Ô bà thônggia và cả con rể cũng đến nữa, có phải ốmđau gì đâu. Hai mẹ con bà Nhân thong dongbước vào nhà. Bà bắt tay chào xã giao vàingười rồi xin cầm micro chúc ông thông gianhững điều tốt đẹp.

- Kính chúc ông sống thọ như cây đa,sống già như cây si để răn dạy con cháu. Vàbây giờ gia đình chúng tôi gửi tới nhà thônggia một món quà quý giá nhất. Mời cả nhàchúng ta cùng hướng lên màn hình:

Màn hình phẳng 60 inch rõ nét mồn một.Sau bài hát lòng mẹ là cảnh Thơm chăm sócmẹ chồng khi họ hàng đến thăm thật cảmđộng.

Thơm cầm ly sữa nóng, thổi nhẹ nhẹ rồibón cho mẹ chồng ăn từng chút một, giọngvẫn run run:

- Khổ lắm các bác ạ, em cứ phải chạy hếtcơ quan rồi cửa hàng với lại chăm sóc mẹ.Bảo mãi rằng già rồi thì mẹ nghỉ ngơi anhưởng vui vầy với con cháu. Bà cứ tham côngtiếc việc, đầu óc lo buôn bán căng thẳng mớithành ra thế này. Thương mẹ quá mà khôngbiết làm gì cho mẹ khỏi. Mẹ ơi, mẹ cố uốnghết ly sữa rồi nghỉ ngơi mẹ nhé!

Họ hàng ai cũng cảm động, vừa thươngcảm vừa mừng cho bà Nhân có cô con dâungoan hiền hiếu thảo. Ông bác họ lên tiếng:

- Bà già yếu rồi, họ hàng ai cũng cảmthông. Gia cảnh lại gặp hồi hoạn nạn, thôiđành trông cả vào cháu. Các bác các chú mỗingười có chút ít biếu bà. Cháu dâu cầm lấy lo

thuốc thang, bồi bổ cho bà mau lại sức. Vấtcả đời rồi nay về già bà Nhân may mắn đượcdâu thảo hiền như cháu. Chúng tôi cảm ơncháu nhiều lắm!

Mỗi người đều đến ngồi gần cầm tay nắnchân cho bà Nhân một lúc để thăm hỏi.Nhưng bà có nói được gì đâu, khóe mắt từ từlăn ra một dòng lệ chảy dài trên khuôn mặtgià nua.

Thơm cầm lấy tập phong bì của mọi ngườiđưa, đút vào túi, giọng cô run run xúc động:

- Thật là ngại quá! Cô dì chú bác đếnthăm là quý rồi lại còn cho tiền nhiều thế nàynữa mà mẹ con có tiêu được đâu. Bà biết nênxúc động chảy nước mắt khóc đây này. Từ hồiốm liệt giường mẹ con chả nói được gì. Conlo bao thuốc thang tẩm bổ mà vẫn yếu thếnày. Ôi mẹ ơi...

Lại bài hát lòng mẹ nhẹ nhàng vang lên.Cả rạp lặng người thổn thức. Bài hát hết, cảnhquay tiếp theo từ từ hiện ra:

Bà Nhân áo quần xộc xệch dưới nền nhà.Thơm cầm tờ giấy ngồi xuống bên bà nhỏ nhẹ.

- Mẹ ơi, mẹ nghe con đọc rồi điểm chỉ vàođây cho con nhé: Tôi lập di chúc này trong lúcsức khỏe tốt tinh thần hoàn toàn tỉnh táo vàminh mẫn... Mẹ điểm chỉ vào chỗ này mẹ nhé!

Bà Nhân ngơ ngác cầm tờ giấy lau mồm.Thơm giận dữ lấy ngay một tờ khác rồi chụplấy tay bà Nhân ấn vào hộp mực trên mặt ghế.Bà cụ co rúm người lại, miệng ú ớ. Thơm điêntiết vơ luôn chiếc chổi vụt tới tấp vào ngườibà. Mỗi nhát chổi kèm theo tiếng rít qua kẽrăng.

- Bướng này, mày bướng với bà này. Bànhục nhã cả tháng trời với mày rồi mà cònkhông cho bà thì mày muốn cho ai?

Một đống quần áo be bét phân vứt đầygiường bà mẹ chồng tội nghiệp từ từ mờdần. Màn hình hiện ra cảnh một cô gái tầmba mươi tuổi lao vào bà mẹ đẻ đấm đá nhưthể bà ta là dụng cụ Pure Boxing cao su trênsàn tập.

Mọi người tức giận la ó chửi Thơm và giađình thậm tệ. Khi một vài người quay lại muốnnói vài lời với gia đình thông gia thì họ đã lênxe đi từ lúc nào không ai hay./.

28VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

29VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Treo cái áo bảo hộ cònđẫm mồ hôi lên dây phơitrước cửa, Sơn quay

sang bảo Tuyền:- Mấy hôm nay phải tăng ca

liên tục, vất quá. Nhà còn con gànào, tối bắt thịt một con ăn lấy lạisức. Có lên quán thì mua choanh chai bia, lâu lắm khôngđược uống, thèm thèm là…

Tuyền nhìn về phía mấy congà đang tãi ngoài vườn:

- Đợt dịch vừa rồi chết gầnhết, còn có một con trống làmgiống và ba con mái thì hai conđang đẻ. À, hay mình thịt quáchcon gà mái đen đi. Dạo này nóbỏ lên rừng suốt, có hôm vàingày mới thấy bóng. Không thịtđể nó đi đẻ lang rồi cáo cầy nóvồ thì mất ăn.

Trời vừa tối, con gà đen đãnhảy tót lên tận cành đào caongủ, cứ như nó biết mối nguyhiểm sắp đến. Hai vợ chồngSơn phải lừa mãi mới tóm đượcnó. Tuyền nhốt tạm con gà vàobu rồi đi đặt nồi nước, còn Sơnhì hục mài lại con dao. Hai đứatrẻ đang học bài thích thú chạyra, ngó vào con gà trong lồng,hí hửng:

- Hoan hô, hôm nay đượcăn thịt gà rồi. Hai chị em mìnhmỗi đứa nhận một cái đùi nhé!

Con dao vừa mài sángloáng, nước cũng bắt đầu ro rosôi. Sơn đi đến bên cái lồng, địnhbắt con gà ra cắt tiết thì có tiếng

Vết cắtTruyện ngắn của KIỀU DUY KHÁNH

Minh họa: THANH SƠN

chuông điện thoại. Nghe xong cuộc điện, Sơn rạng rỡ hẳn lên:- Mình ơi, giám đốc nhà máy vừa điện, có hai ô tô “ba chân”

đến nhập đường, đang ở cửa nhà máy rồi. Giám đốc bảo gọithêm mấy người nữa, bốc vác ngoài giờ công trả cao gấp đôi.Vợ chồng mình rủ thêm vợ chồng chú Luân nữa nhận cả hai xeluôn. Bốc xong về làm thịt gà, ăn cơm muộn tí cũng được.

Hai vợ chồng khoác vội cái áo bảo hộ vừamới cởi ra rồi nổ xe máy phóng vút đi. Hai đứatrẻ hết nhìn xuống con gà lại nhìn theo cái xemáy đang chạy xa ngẩn ngơ, tiu nghỉu.

Bốc xong hai xe đường cũng gần mười giờđêm. Cầm mấy tờ tiền một trăm nghìn mới cứngcòn thơm mùi dầu, quên cả đói và mệt, hai vợchồng vội phóng xe về nhà đặt lại siêu nước đểthịt gà. Hai đứa trẻ không đợi được đã đi ngủ từbao giờ. Thôi, để tí thịt xong gọi chúng nó dậyăn cũng được. Tuyền nghĩ thế và đi đến cái buđịnh bắt con gà. Soi đèn pin vào trong lồng,Tuyền bỗng reo lên:

- Ôi mình ơi, con gà nó đẻ trứng rồi này!Quả trứng nhỏ nhưng mà lạ lắm, mình ra màxem.

Sơn vội chạy ra. Dưới đất, ngay cạnh chỗcon gà đứng, một quả trứng chỉ nhỏ bằng cáihạt mít đực, đỏ hồng như mắt thỏ. Sơn thò taynhặt quả trứng lên ngắm nghía:

- Nó đang đẻ mà thịt thì tiếc quá. Thôi, mìnhnhốt vào chuồng để mai nó khỏi bỏ đi đẻ lang.Tôi chạy lên quán xem có cá đông lạnh mua mộtcon về ăn tạm cũng được.

Sáng hôm sau Tuyền dậy sớm bện cái ổrơm thật đẹp, đặt quả trứng vào làm trứng mồirồi nhốt con gà vào, chốt chặt cửa chuồng. Buổitrưa đi làm về, Tuyền vội chạy ra chuồng gà nhìnvào. Con gà đang nằm trên ổ, thấy Tuyền, nó xùlông lên, đầu rúc xuống như muốn bảo vệ lấyquả trứng. Thế là nó đòi đi ấp rồi đấy. Chắc congà đã đẻ lang trong rừng từ lâu, đây là quả cuốicùng của lứa đẻ. Thôi, cứ để cho nó ấp một quảcũng được. Lứa đẻ sau sẽ nhốt trong chuồngkhông cho đi đẻ lang nữa.

Dạo này mía trên nương đã bắt đầu phụtbông, đứng từ xa nhìn những nương mía hoatrắng phất phơ như một rừng lau. Mía ra bôngthì nhẹ và hao đường nên các hộ dân tranhnhau đăng kí với nhà máy cho chặt. Mía cânnhiều, nhà máy phải chạy hết công suất. Cáiống khói đêm ngày không ngừng đùn lên nhữngđụn mây đặc quánh như bông. Nhà máy hoạtđộng ngày đêm thì công nhân cũng phải làmtăng ca, tăng giờ. Vợ chồng Sơn đi làm tối ngày,chẳng còn thời gian để mà ngó đến gà qué.Sáng sớm chỉ kịp vứt vào cho nắm ngô, bát

nước rồi tất tả đi. Cơm nấu dư ra để sẵn đấy,hai đứa con đi học về cứ lấy mà ăn.

Sáng nay đem gạo ra cho gà, Tuyền nghethấy tiếng “Chiếp…chiếp…” nho nhỏ. Mở cửachuồng nhìn vào, Tuyền suýt hét lên vì vuisướng. Trên lưng gà mẹ, một chú gà con đỏ rựcmột màu, đến cả cái mỏ, cái chân và đôi mắtxoe tròn long lanh cũng màu đỏ. Nếu không cótiếng kêu phát ra sẽ tưởng cục máu hay quả gấcchín chứ không phải chú gà con. Tuyền vội chạyvào kéo chồng ra xem. Sơn vốn mê chơi chimvà gà chọi, nhìn thấy chú gà lạ thế thì thích lắm,cứ nâng niu, hôn hít mãi.

Hôm sau tranh thủ nghỉ trưa, Sơn ra cửahàng bán lồng chim đặt một cái lồng gỗ thật đẹpvà to để nhốt chú gà con. Sơn chăm gà còn hơnchăm chim. Những buổi trưa ăn cơm ở nhà ăncơ quan, Sơn ăn vội vàng rồi ra sân nhà máylùng bắt sâu bọ, cào cào để tối đem về cho gà.

Chú gà càng lớn càng đẹp, lông nó đỏ rựcvà tươi như cánh hoa trạng nguyên. Con gàcàng lớn càng giống gà rừng. Mới bằng vốc taymà lông đuôi nó đã dài cong vút, hai cái cựanhọn hoắt và cong như hai quả ớt rừng. Cáimào răng cưa hướng thẳng lên cao hiên ngang.Mỗi buổi đi làm về, Sơn ngồi hàng tiếng màngắm con gà đậu trên cành nhãn trước nhà đầyoai vệ. Sơn thích nhất là tiếng gáy của nó. Tiếnggáy mang âm sắc của gà rừng, vang, mỏng vàsắc. Buổi trưa nằm nghe tiếng gà gáy thấy xavắng như đang ngủ ở rừng sâu, thanh bình vàyên ả.

Tin nhà Sơn có con gà lạ chẳng mấy mà lanxa khắp xã, khắp huyện, khắp cả tỉnh. Mọi ngườikéo đến nhà Sơn ngày một đông. Người hiếu kỳmuốn đến xem thực hư cũng có, nhưng kháchchủ yếu là những tay đại gia mê chơi gà. Nhữngchiếc xe con bóng lộn đỗ ở cổng nhà Sơn ngàymột nhiều khiến Sơn phải xin nghỉ phép để ởnhà tiếp khách. Con gà được một đại gia buôngỗ trả với cái giá khiến Sơn choáng váng.Nhưng ngay sau đó cái giá được đẩy lên dầntheo cấp số cộng rồi cấp số nhân từ các đại giakhác khiến Sơn tưởng mình mơ. Cuối cùng Sơnđồng ý bán con gà cho một gã chủ thầu xâydựng để gã đem biếu sếp với giá sáu mươi triệuđồng, bằng cả một năm lương công nhân bốcvác của hai vợ chồng Sơn.

30VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Con gà mái đen mào lại đỏ rực lên như màogà trống. Nó cứ thẩn thơ quanh cái chuồng chậtchội và kêu “cooc…cooc..” gọi trống khiến haicon gà trống ở ngoài quên cả đi kiếm ăn, cứlồng lộn chạy quanh chuồng. Vậy là nó lại sắpđẻ rồi đấy. Vợ chồng Sơn mừng húm. Sơn bảovợ:

- Vợ chồng mình làm công nhân quanh nămđầu tắt mặt tối mà tiền lương cả năm cũng chỉbằng bán một con gà. Nay con gà lại sắp đẻ, tôitính hay mình bỏ quách nghề công nhân đi. Sốtiền vừa bán con gà đầu tư mua lưới về quâyhết cái vườn để nuôi gà. Chẳng mong nhiều, chỉcần mỗi lứa con gà đẻ cho mình chục con gàquý, mỗi năm ít cũng vài lứa, thế thì chẳng gấpvạn lần đi làm công nhân à?

Tuyền cũng đang có ý định ấy, nên khi nghechồng nói, Tuyền đồng ý ngay.

Hôm sau hai vợ chồng Sơn mua mấy trămmét lưới B40 về để quây vườn nuôi gà. Hì hụctừ sáng đến tối thì cái chuồng rộng hơn ba trămmét vuông cũng hoàn thành, cao và chắc chắn.Lưới cao mét rưỡi, cột sắt đổ đế bê tông thế nàythì con gà có muốn bay ra ngoài chỉ có mà đứngkhóc nhé. Sơn đứng ngắm cái vườn mới đầy vẻhài hòng.

Nhà đã có hai con gà trống, nhưng để chắcăn, Sơn mua thêm hai con trống choai thả vàonữa. Một mái mà có tới bốn thằng gà trống, lạitoàn thằng đẹp trai đang sức ăn sức đạp, tha hồmà sướng.

Vẫn chưa yên tâm, Tuyền còn ra đại lý cámcò mua hẳn mấy bao cám siêu trứng về để bồibổ riêng cho ả gà mái.

Được chiều như chiều vong nên ả gà máicũng có vẻ biết điều. Hôm nào cũng nhằm vàogiữa trưa ả mới tọt ra một quả trứng rồi cứ thếmà “Cục…cục…toác” khoe thành tích khiếnnhững giấc ngủ trưa mỏi mệt bị cưỡng bức mộtcách trắng trợn. Nhưng vợ chồng Sơn khôngthấy bực bội mà còn ngập tràn những hi vọng.

Con gà đẻ được hai mươi quả thì cục cụcđòi ấp. Vợ chồng Sơn mừng khôn xiết, ngàyngày chỉ ăn xong lại quanh quẩn ra đứng ngắmgà. Tuyền làm hẳn một bát gạo, một bát nướcđể ngay gần ổ để con gà ăn uống lúc nào tùythích, không phải nhảy ra ngoài.

Đủ hai mươi ngày thì những quả trứng bắtđầu mổ vỏ. Nhìn quả nào cũng có một vệt nứttrồi lên, đưa lên tai nghe thấy tiếng mổ vỏ táchtách, vợ chồng Sơn ôm nhau ngập tràn hạnhphúc. Hai mươi quả trứng sẽ nở ra hai mươi congà quý. Những tưởng tượng cứ thế mà baybổng, mơ màng…

Trưa nay đang ngủ bỗng nghe những tiếng“chiếp…chiếp” trong chuồng, vợ chồng Sơn vộichồm dậy, chạy như lao ra chuồng gà. Bỗngdưng Sơn đứng sững lại như người bị trúng gió.Nhìn vào ổ gà, Tuyền bỗng rú lên. Trong ổ,những chú gà con lúc nhúc đang chiêm chiếpnhư đòi ăn. Nhưng đàn gà con không phải mộtmàu đỏ rực như vợ chồng Sơn nghĩ mà lố nhốcon thì màu vàng rộm, con thì đen đốm vàng,con thì đen như cục than.

Sơn bỗng chồm tới, túm lấy cổ con gà mẹnhấc ra khỏi ổ, gầm lên:

- Con gà khốn kiếp. Vì mày mà cả hai vợchồng tao không còn việc làm nữa. Tao…tao thịtmày…

Sơn hùng hổ xách con gà vào bếp, lấy condao và cái bát con rồi bảo Tuyền giữ cánh vàchân để Sơn cắt tiết.

Tuyền nhìn đàn gà con mới nở đang nháonhác tìm mẹ thấy thương quá. Muốn giữ lại congà mẹ, nhưng thấy thái độ nóng giận của Sơn,Tuyền không dám nói gì đành lặng lẽ làm theo.Con dao sắc lẻm miết một đường bực bội lên cổcon gà. Một dòng máu đỏ vừa bắn ra phun xèxè vào thành bát, bỗng:

- Quéc…Một tiếng kêu sắc lạnh, ai oán và đau đớn

vang lên trên ngọn cây xoài ngoài cổng. Sơnnhìn lên phía phát ra tiếng kêu. Trên ngọn cây,một vệt đỏ rực như trái gấc chín ngã nhào xuốnghòn đá dưới gốc cây. Một tiếng “bịch” khô khốc.Sơn buông vội con gà đang cắt tiết dở chạy ra.

- Gà đỏ…mình ơi, con gà rừng đỏ…Sơn lao tới, chỉ kịp nhìn con gà giãy được

mấy cái yếu ớt rồi nằm im bất động. Sơn nhặtcon gà lên. Đầu nó đã vỡ toác, óc lẫn máu đùnra loang trên hòn đá, hai con mắt đỏ rực ươnướt vẫn mở trừng trừng.

Sơn ngã khuỵu xuống, thấy như mình vừabị cắt một vệt sâu nhói vào tim…

31VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

32VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

NGUYỄN KIM DUNG

Đỉnh Mẫunghe câu hát biển

- Câu hát:“Ơi! Biển chiều nay”

Nao lòng ta đến thếBiển trầm tư lặng lẽMà sao lòng mênh mông

Theo con nục con hồngTheo luồng đi của cáTheo lời ru biển cảXốn xang bờ cát xanh

Em luôn kề bên anhBiển rộng dài hơn nữaNhững cánh buồm nhuộm lửaBiển chiều ơi… quê ta

Lời em sao thiết thaRập rờn trên sóng biếcCho thuyền anh xuôi ngượcBiển vỗ về mênh mông

Gửi xa khơi tấm lòngVới muôn hòn đảo nhỏChiều nay êm sóng vỗCàng nặng tình thiết tha

Nơi đỉnh Mẫu non hoaMùa đào tiên đã chínNoọng gửi về người línhCanh đảo Rồng chiều nay…

LÃ TRUNG SƠN

Kiều ơi!

Sắc tài chi lắm Kiều ơi!Phận mang dâu bể nổi trôi bao lầnKhi thì lóng lánh sắc xuânLúc thì tàn tạ tấm thân hoa quỳnhLỡ vương một chút lụy tìnhMưa giành, gió giật… rập rình trái ngangXông xênh áo mũ kẻ quanMặt bì thơn thớt giảo gian ác tàThương Kiều mà ngẫm í… a…Tố Như vạch tỏ bẩy, ba… đoạn trườngVái trời hãy đủ mười phươngCầu phật tám hướng… độ đường nhân gianBao đêm nước mắt Kiều chanKết dòng sông lệ sóng tràn tới nayƠ kìa con tạo vần xoayTố Như - ai khóc đâu đây… mấy người?Bao giờ mây vén cửa trờiBắc cầu nhật nguyệt để đời đi qua“Trăm năm trong cõi người ta”Chữ “Tiền” chữ “Nghĩa”… khéo là phản nhauTrải qua bao cuộc bể dâuChung tay vun hót đống sầu đổ điTruyện Kiều còn lắm chi chiGói trong chữ “Ngẫm” chữ “Suy” mà hànhNgày xuân nước biếc non xanhLẩy Kiều ai rót giọt lành giọt thanCuộc vui tày mấy tấc gangTri âm đành để dở dang mấy hồi…

37VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Thằng bé mở to đôi mắt đen nháy ra, hỏiPhấn “Quê là gì hả mẹ?”. Phấn chưa kịpnói gì thì Sợi mở choàng mắt, nghiêng

người sang một bên, nhặt lấy bắp ngô lợn gặmnham nhở ném vào ngực Phấn rõ mạnh. Thằngcu con im tịt, dù nó đã định hỏi mẹ nó mấy câu,nhân khi bố nó thiu thiu ngủ. Nó định hỏi là baogiờ mẹ đưa anh em nó về quê ăn tết và sao lâukhông thấy bà ngoại lên chơi.

Nhà Phấn ở đầu bản, chỗ người đi chợ,người đi nương về dừng nghỉ chân xin nướcuống cho người, cho ngựa. Người lạ ở xa đếncũng dừng chân hỏi thăm đường. Thế nên, việchọ tiện thể mà hỏi han đến quê quán của Phấncũng thường xuyên. Mỗi lần Phấn mặn mà tròchuyện với họ, là y như rằng những thứ đồ đạcvốn đã sơ sài trong nhà cứ bay vèo vèo ra sân.Cái nào vỡ được thì vỡ, cái nào gãy được thìgãy, cái nào lành thì cũng để dành cho lần sau.Dần dà, Phấn ráo hoảnh mỗi khi ai đó nhắc đếnquê. Cái vùng quê đó, nơi chôn rau cắt rốn củacô đó, giống như một mảnh nương Phấn cố tìnhđể hoang và cũng chẳng muốn ai nhắc đến hayđặt chân vào đó nữa. Đó là nơi để riêng Sợi tìmđến mỗi lúc say mèm. Chỉ Sợi mới có quyền sụcsạo, phá phách cho tan hoang mảnh nương ấy.Sợi chì chiết. Cái quê mày ấy à? Quá khốn nạnthì mới sinh ra một con đàn bà như mày. Phấnvẫn thường im lặng. Nhưng cũng có lúc, Phấnngẩng cao đầu mà đáp trả. Như tôi thì làm sao?Sợi muốn lao đến, vồ lấy mái tóc đen, dài đếntận eo của Phấn mà xoắn chặt rồi gằn từngtiếng. Để trăm thằng nhìn thấy mày, cả trămthằng nó muốn đè ngửa mày ra, đồ chó chết.Ánh mắt Sợi khi ấy giống như con dao sắc, đốnchân tay Phấn rụng rời. Mà Phấn chỉ khẽ cười.Phấn cười hay khóc cũng đẹp. Phấn vui haybuồn, tư lự hay giận dữ đều đẹp. Từ lâu, Sợi rấtsợ nhìn thấy Phấn cười. Vì Sợi biết, nụ cười củaPhấn là đỉnh điểm của sự chống đối mà khôngmột lời nói hay cử chỉ nào có thể diễn tả tốt hơn.Cưới Phấn được hai năm, Sợi vừa kịp gieo vào

bụng Phấn giọt máu của dòng họ Hoàng thì tainạn đổ ập xuống. Sợi phải cắt bỏ đôi chân…

Thấy Phấn ngồi bó gối bên bực cửa, thằngbé lên mười sà lại, sờ tay vào bàn chân khôngđi dép của Phấn mà hỏi. Mẹ ơi, sao mẹ lại khóc?Phấn lau nước mắt, mỉm cười. Con bé thì khônghỏi gì, nó ngồi xuống chỗ còn lại bên cạnh mẹ,cọ cái cằm xinh xinh vào đầu gối Phấn mà thủthỉ. Chán bố thật đấy. Sợi nghe lọt tai câu ấy,bèn vớ cái ghế gỗ duy nhất trong nhà quăng rasân, kèm theo tiếng quát nhão như bùn củathằng say rượu ngày ba bữa nối vào nhau.Chán thì chúng mày cút hết khỏi nhà tao! Tao

38VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Vá đồngTruyện ngắn của TỐNG NGỌC HÂN

Minh họa: THU THỦY

cần gì chúng mày! Phấn rùng mình khi nhìn vàomắt thằng bé lên mười. Ánh mắt thằng bé nhưxúi giục Phấn, rằng. Chúng ta hãy bỏ đi mẹ ạ.Chúng ta sẽ không phải chịu đựng thêm nữa.Trong lúc hoang mang, rối bời như thế, Phấnsiết chặt tay hai đứa con. Đứa con gái khôngngẩng lên, không nhìn mẹ bằng cái nhìn củathằng anh song sinh. Nó cúi gằm xuống đất vàhai hàng nước mắt cứ việc lăn qua đôi má bầubĩnh trắng hồng mà rơi xuống mu bàn chân thonthót. Tiếng đổ vỡ ngay sau lưng ba mẹ con lạivang lên. Sợi đang đập phá thứ gì đó còn sót lạicủa cơn say trước, kèm theo những lời nói tụctĩu, bẩn thỉu.

Người đến để thu dọn những đổ vỡ vàkhuyên bảo Sợi bao giờ cũng là anh rể của Sợi.Nhìn thấy bác rể, hai đứa con Phấn như tìmđược chỗ dựa nên bớt run. Tàm là người đànông cao lớn, trạc bốn mươi, có bộ râu quai nón,thoạt nhìn nom rất dữ tợn. Thấy Tàm, Sợi nhưnhìn thấy một bản giao kèo viết bằng máu, nênngồi im trên chiếc xe lăn mà chính Tàm sắm choSợi để tiện đi lại. Nhưng ánh mắt Sợi nhìn Tàmnhư thách thức. Vợ tao, tao đánh, chửi, hay giếtchết là quyền của tao. Mày chả là cái thá gì. Sợicố tình di chuyển chiếc xe thật chậm từ phía cửabuồng ra phía cửa lớn, rồi dừng ở đó. Với chiếcxe này, Sợi có thể ra ruộng ngô, ruộng khoai làmcỏ, lấy rau lợn, Sợi có thể đi thăm lúa và đếnthăm nhà bà con trong bản. Nhưng không mấykhi Sợi làm những việc đó. Sợi chẳng làm gì cả.Giống như nài ngựa, Sợi chỉ cần cái roi bọcđồng là mọi việc đâu vào đấy cả. Cái roi bọcđồng của Sợi là nắm đấm nặng như búa, là lờinói đau như dùi nung xiên vào da thịt, là ánh mắtsắc như dao ngày nào cũng được liếc mài bằngnhững cơn giận dữ bất chợt... Tàm không ngồixuống ghế, không uống chén nước rễ cây cómàu đỏ hồng từ tay em dâu. Tàm đứng. Đôi mắtmàu nâu sậm khẽ liếc qua lại dưới vòm lôngmày rậm rì, kịp dừng lại ở cổ tay Phấn. Nơi đócó vết thương, nhưng có vẻ đã cũ rồi. Phấn cầmcái giẻ lau trong tay, khẽ phơ phẩy mặt ghế gỗbám đầy bụi, đợi để nghe anh rể khuyên bảo.Tàm không nói gì, chỉ vào cái phích nước bẹprúm ở xó cửa mà nói với Sợi. Cho thằng Còsang bên nhà mà lấy cái phích mới về dùng. Lầnnào Sợi đập phá cũng thế, thằng bé lại chạysang nhà Tàm mang về một thứ đồ, có thể cũ,có thể mới, để thay thế. Và lần nào cũng vậy, cómột người đàn bà mù ngồi trên bậc thang caonhất, khua khua cái gậy mà chửi đổng. Khôngđập nát cái mặt nó ra, lại đập phích, đập ấmchén bát đĩa làm gì? Ngu thế không biết.

Năm ấy, nhà Sợi xảy ra ba việc lớn. Đầutiên là việc Sợi đi lấy gỗ dựng nhà bị gỗ đè dậphai ống chân phải cắt từ đầu gối trở xuống.Cũng năm ấy, người chị gái duy nhất của Sợi bịốm sốt rất cao, thuốc mấy lang trong vùng đềuthua. Bố Sợi thương con gái, vào rừng tìm thuốcthì bị rắn độc cắn trong rừng, chỉ kịp ra đến bờsuối là chết. Sau đám tang bố thì chị gái Sợicũng không còn nhìn thấy gì. Đám ma của bốSợi kéo dài tới năm ngày mới hết cỗ, hết người.Số gỗ để dành tính chuyện dựng nhà sàn đãbán hết. Số gạo, rượu, thịt, nợ của bà con trongbản quá lớn, đủ để Sợi không thể nào gượngdậy. Sợi cứ nhắm mắt, bịt tai, phó mặc tất cảcho người vợ tuổi đôi mươi, bụng mang dạchửa cồng kềnh. Bên nhà chị gái, một mình Tàmcật lực xoay sở để vừa lo thuốc men cho vợ,nuôi đàn con lít nhít bốn đứa và bố mẹ già nêncũng chả giúp được gì cho Sợi. Được vài nămgì đó, Tàm mạnh dạn vay tiền ngân hàng để lấyvốn thu mua, đắp lò thái sấy củ mài bán chothương nhân trên thành phố. Cũng là tạo việclàm cho hai đứa con gái lớn đã bỏ học. Rồingười trong bản ngửi thấy hơi tiền trong túi Tàmnên đua nhau làm theo. Nhiều nhà trở nên khágiả, dư dật.

Trông người lại ngẫm đến mình, Sợi cảmthấy mình thua kém thiên hạ nhiều quá. Cũng làcon người, như thế chẳng phải là trời thiếu côngbằng hay sao? Sợi rất ranh mãnh. Sợi giụcPhấn đi vay tiền để xây cái chuồng lợn. Phấnbảo vay đâu bây giờ? Sợi chỉ Phấn sang nhàtrưởng bản. Phấn giẫy nẩy. Vợ trưởng bản vừachết chưa được một năm, với lại cái người đànông mới năm mươi, trông cứ thế nào ấy. Thế cáicon mẹ mày, đã nghèo còn ngu. Mày sang vay,thế nào nó cũng cho. Phấn cắn môi bước liều.Phấn ra đến sân, Sợi gọi giật vào, bắt thay cáiáo phin màu cháo lòng và loang lổ sữa ở ngựcra, mặc cái áo lon mới màu hồng vào. Phấn rămrắp làm theo. Đúng như Sợi nói. Chả ai ăn thịtPhấn cả. Ông trưởng bản sau khi cho Phấn vayhai triệu bạc còn hứa hẹn rằng Phấn có khókhăn gì thì cứ sang, đừng ngại. Người đàn bàmới hăm hai tuổi, thấy người dưng tốt thế,không nỡ từ chối một bàn tay vừa đặt trên vaimình. Rồi Phấn run rẩy ra về, kể lại cho Sợinghe không sót lời nào. Sợi khôn lắm. Cứ để cáilão trưởng bản đang phát điên phát cuồng vì đóikhát đàn bà đấy đã. Sợi chỉ cho Phấn đến nhànào trong bản là Phấn trở về đầy tay lần ấy. Gãnào nhìn thấy Phấn cũng dốc túi để người đẹpthấy hết cái bụng cái dạ mình. Đương nhiên làPhấn có hứa hẹn.

39VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Nhờ cái kế sách ấy mà Sợi mua được lợngiống, xây được chuồng lợn và sửa lại được cáimái nhà dột kinh niên. Đó là những đồng tiền mồhôi nước mắt của vợ con những thằng dại gáicả. Chứ mày nào có tài cán gì? Sợi thường némvào mặt Phấn câu ấy trước khi đẩy Phấn bướcvào màn kịch mới.

Nhưng, sau hết lần này lần khác hò hẹn màkhông thấy Phấn trả tình như đã hẹn. Bọn đànông giở mặt đòi tiền. Phấn không phủi tay,nhưng lại bảo họ đến gặp Sợi. Gặp Sợi, Sợi trơtrẽn bảo. Mày chén vợ tao rồi còn đòi gì nữa.Mà tao cũng chả nhìn thấy cái đồng tiền củamày mặt ngang mũi dọc ra sao. Đám đàn ông bịquỵt tiền ngậm đắng nuốt cay và rỉ tai nhau rằng,hết thảy mười mấy thằng đàn ông máu mặttrong vùng này đều ăn quả đắng nhà thằng cụthết. Mẹ kiếp, con vợ nó, cứ để đấy, tao mà gặptrong rừng, tao vật cho tơi tả. Nhưng chẳngngon thế đâu. Không bao giờ Sợi cho Phấn đirừng một mình cả. Lần nào cũng có hai đứacháu con nhà Sáo đi cùng. Đi chợ phiên cũngthế. Và dù ai đó có trêu chọc Phấn câu nào, ngồinhà Sợi cũng biết hết. Để xem, có thằng nàodám cắn lưỡi mà chết không? Tiền…tiền. Tiềnthì là cái quái gì.

Một dạo, cái ti vi hỏng, chữa lên chữa xuốngvẫn không xem rõ mặt người nói. Sợi muốn muacái mới rồi, cầm chắc là Phấn có tiền nhưng cứhỏi là Phấn lại bảo không có. Tao ăn cơm giữanồi, tao ngủ trên bụng mày mà tao lại không biếtmày nghĩ gì à? Sợi thừa biết Phấn ấp ủ mộtchuyến về quê thăm nhà. Từ ngày cưới đượcPhấn đến giờ, có mấy lần mẹ và em Phấn dắtdíu nhau sang thăm, chứ Sợi đã cho Phấn vềlần nào đâu. Đi lại tốn kém đã đành. Mà Sợi cònsợ rằng Phấn mà thoát ra khỏi tay Sợi thì Phấnkhông còn trở về đây nữa. Nhà Phấn ở cách xađây lắm, cả ngày đường đi xe còn chưa tới. Sợikhông đếm được là cách bao nhiêu quả núi, baonhiêu con suối, bao nhiêu cái dốc dài dốc ngắn.Sợi chỉ biết rằng Phấn sinh ra là để làm vợ Sợi.Thế thôi, con gái đã gả bán cho nhà người thìăn hết tiền, uống hết rượu, là hết con. Hôm ấy,đang xem dở phim Hàn Quốc. Bộ phim có đứacon gái đẹp và ăn nói dễ nghe thế nhưng sốphận quá khổ. Nó cứ bị mẹ chồng vặn vẹo, bắtbẻ suốt ngày vì những cái tội chả đâu vào đâu.Lại còn bị vu khống cho là xúi giục chồng đuổiem cô ra ngoài giữa đêm mưa gió. Đấy, ở nướcngười ta tân tiến, mà đàn bà đi làm dâu còn khổthế. Chả bù cho mày. Chẳng phải làm dâu ai cảvì khi mày về nhà này thì mẹ tao đã chết từ lâu

rồi. Có bà chị hay soi mói, chọc ngoáy thì từngày bị mù ngồi yên một chỗ, không đi đâuđược. Sướng thế mà không biết thân biết phận.Lại còn…

Cái ti vi sôi lên một lúc rồi mất màu. Nhữngcái vạch ngang màu xanh nhập nhằng chạy lênxuống khiến Sợi khó chịu. Sợi tắt ti vi rồi quátvợ. Đi tìm tiền về để tao mua cái ti vi mới. Phấncau mày, nhìn Sợi, hỏi lại. Tìm ở đâu? Giờ làmgì còn ai cho vay? Sợi ngồi nghệt một lúc rồibỗng lùi cái xe lăn lại gần Phấn, nói dửng dưng.Thằng Tàm có nhiều tiền đấy. Phấn giật bắnngười, ngạc nhiên nhìn Sợi rồi nhìn hai đứa conđang ngồi chầu ti vi. Sợi trừng mắt. Nhìn gì, màyđừng có giả vờ. Mày lại không biết là nó đangthích mày hay sao? Thằng đếch nào mà chảcó…Sau câu nói tục tĩu, Sợi còn phỉ nước bọt,như thể nhắc tới cái của nợ của thằng anh rể thìbẩn mồm lắm. Phấn tần ngần một lúc rồi vàobuồng, thay quần áo như mọi lần.

Trăng thượng tuần mảnh mai treo la đà trênngọn cây hồng rừng phía cổng nhà Tàm. Phấncẩn thận kéo ngọn rong tre sang một bên rồinghiêng người bước vào. Có tiếng chó con sủalách nhách. Có tiếng bước chân người đi xuốngcầu thang. Rồi tiếng Tàm quát chó. Khi ánh đènpin trên tay Tàm quét qua mặt em dâu thì Tàmđứng khựng lại, lắp bắp. Mợ sang có việc gì?Phấn cúi đầu không nói gì, định đặt chân lên bậccầu thang thì Tàm ngăn lại. Bàn tay nóng hôi hổicủa Tàm chộp lấy bàn tay lành lạnh của Phấnmà thì thào. Đừng lên nhà, cần bao nhiêu? Phấnsững người. Sao Tàm biết Phấn đến để vaytiền? Có lẽ nào chuyện Phấn vay tiền của bọnđàn ông trong bản Tàm đều biết? Biết là Phấncó vay mà không có trả, sao Tàm còn hỏi Phấncần bao nhiêu? Hay Tàm nghĩ rằng sớm haymuộn thì Phấn cũng tìm đến? Phấn bủn rủnchân tay. Tàm cầm tay Phấn kéo tuột một mạchra chiếc lều ngay cạnh lò sấy củ mài. Lều kê độcchiếc giường một và có cái chăn mỏng để Tàmngủ những lần sấy mài qua đêm. Sau khi ấnPhấn ngồi xuống chiếc giường đó thì Tàm quaytrở lại nhà sàn. Một lúc sau thì Tàm bước vàolều, đưa cho Phấn một sấp tiền đầy mùi khói vàbảo. Nó muốn có cái ti vi mới phải không? Maimua cho nó. Phấn gật đầu. Mọi khi, nhận tiềncủa những gã đàn ông háo sắc xong, Phấnthường kiếm cớ để bỏ về thật nhanh và hành viquỵt tình của Phấn đã trở nên thuần thục.Nhưng lần này, không hiểu sao, Phấn lại khôngmuốn quỵt tình anh rể. Có nhẽ, với người nhà,sòng phẳng thì hơn chăng? Hay là chính Phấn

40VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

cũng đã chờ đợi giây phút này từ rất lâu rồi?Hay Phấn động lòng vì kể từ khi Phấn về đấtnày làm dâu, chỉ có anh rể tốt với Phấn? Khôngcó số tiền anh rể đưa cho thì giờ này vợ chồngPhấn còn ngập đầu trong nợ nần. Thấy Phấnnấn ná ngồi lại, Tàm đưa tay khẽ chạm vào vaiPhấn. Phấn cũng đưa tay lên, nắm chặt lấy bàntay anh rể. Khi hai bàn tay tội lỗi đổ mồ hôi nhớpnháp là khi Phấn đã nằm gọn trong lòng Tàm.Tàm lấy vợ hơn tuổi. Giờ người đàn bà gần nămmươi mù lòa gầy héo như mớ rêu suối phơinắng thì Tàm vẫn còn đương cái sức trai nồngnàn, hừng hực. Như con gấu đói vớ được bọngmật ong, Tàm ngấu nghiến trong khát thèm đếntận khi tiếng ho của mụ vợ như cuốc kêu ở ngọnthang nhà sàn vọng vào tai Tàm, Tàm mớibuông Phấn ra cho Phấn về.

Một gã đàn ông khôn lanh như Sợi, khônglẽ lại không hiểu rằng vợ mình đã thay đổi rõ rệtkể từ cái đêm ấy. Nhưng Sợi nghĩ, nếu Sợi rắptâm rình rập để lôi hai kẻ khốn nạn ra mà sỉ vả,làm nhục thì Sợi được gì? Không được gì cả.Sợi sẽ mất hết. Tàm sẽ bỏ rơi chị gái Sợi cùngđàn cháu nheo nhóc rồi cuốn theo Phấn đi đếntận nơi nào đó mà ung dung sống với nhau.Thiếu Phấn, Sợi thậm chí còn không lo nổi chobản thân mình lúc đau ốm, chứ nói gì đến haiđứa con? Mà để chúng ngang nhiên ở với nhau,có lẽ Sợi cắn lưỡi mà chết. Làm thế nào để táchhai con thú hoang ấy ra khỏi nhau được? Sợithật không ngờ Phấn lại có thể hư hỏng đến thế.Không ngờ cái giá của những tính toán lại lớnđến nỗi Sợi không còn cơ hội để trả như bây giờ.Sợi nghĩ ngày nghĩ đêm. Mới hơn ba chục tuổiđầu mà trông Sợi già khọm, trong khi Phấn phơiphới trẻ đẹp. Hồi bố Sợi còn sống, việc lớn việcnhỏ trong họ, ông vẫn thường tin tưởng Sợi màkể hết. Ông bảo Sợi là người có tài đoán biết vàlo liệu êm xuôi mọi việc. Một kẻ đa mưu túc kếnhư Sợi mà lại không nghĩ ra cách gì để trị convợ hư đốn thì kém quá. Chẳng thế mà hồi trước,lúc Sợi đi làm trên thành phố, cùng công ty vớiPhấn, bao nhiêu thằng nhăm nhe tán tỉnh Phấn,mà Phấn lại vào tay Sợi chỉ sau có một đêm.

Hôm ấy, sau bữa tối, Sợi lè nhè giả say. KhiPhấn bế Sợi lên giường thì Sợi vờ kêu lên. Hômnay là ngày con Én đẻ đấy. Mày không đi thămnó à? Phấn ngơ ngác. Ừ, con Én đẻ rạng sángnay thật, cổng nhà nó cắm lá làm dấu. Nhưngcon Én đẻ thì liên quan gì đến Phấn mà Phấnphải thăm? Thấy Phấn sững sờ, Sợi lại vờ rênrỉ. Nó đẻ con trai cho Tàm đấy. Anh rể giỏi thật.Phấn giật bắn mình. Én là đứa đàn bà chồng

chết từ năm mười tám tuổi. Én làm cái nghề màngười Kinh vẫn gọi là “làm tiền” tận trên thànhphố đến mấy năm mới trở về cất nhà cạnh nhàmẹ và sinh con. Những lời của Sợi thật ác, nókhiến ngực Phấn đau buốt như vừa ngã vàođống cọc nứa và tê tái như trằm trong nước suốilạnh. Sau khi quan sát kĩ thái độ của Phấn, Tàmmới nói. Mày đừng có tưởng bở, thằng Tàmchẳng tử tế gì đâu, gái bản này, nó thuộc cạpváy từng đứa. Nó nhiều tiền mà, ngủ với đứanào chả được. Nó có cho gì, thì cứ nhận hết…

Kể từ hôm đó, được Sợi thả lỏng, Phấncũng chẳng cần phải nhân danh chuyện vaymượn mới đến tìm Tàm nữa. Ngọn lửa yêuđương hừng hực cháy trong lòng, khiến Phấnthấy lâng lâng hạnh phúc. Rồi nhà Tàm có cáigì, nhà Phấn có thứ đó. Con Tàm có gì, conPhấn có thứ đó. Nay Sợi làm vỡ cái phích, maiSợi đập cái nồi, Tàm lại cung ứng hết. Lạy trời,cái lộc trôi vào Tàm thật là dồi dào, Tàm làm gìcũng nên ăn, trồng gì cũng nên gặt, nuôi gì cũngbéo tốt, mua qua bán lại đều thắng. Tàm đeotrên cổ cái dây vàng lóng lánh có giá bằng cảcon trâu đực thì cổ Phấn cũng có một cái tuynhỏ hơn nhưng lại rất đẹp, nó khiến cái cổ Phấnnhư trắng hơn, tròn hơn, cao hơn và Sợi cay cúcàng nhiều hơn.

Sáng nay, Phấn đi lấy mạ về sớm, Phấn cằnnhằn cấy một mình lâu lắm, bản cấy xong hếtrồi. Sợi gầm lên. Cái con mẹ mày, đồ đĩ thõa,thế mày đòi mấy mình cấy cùng để tao còn biết?Nói rồi, Sợi tỉ tót, mai mỉa kể tên từng thằng màPhấn đến để vay mượn, nhờ vả, bảo Phấn đigọi chúng nó đến cấy cho, chúng nó chọc dùigiỏi thì cấy cũng giỏi đấy. Phấn gắt lên. Đừngnhắc đến họ nữa, nợ nần bao nhiêu trả hết rồi.Sợi ngạc nhiên. Tiền đâu mà trả? Phấn im lặng.Sợi nghiến răng ken két nghĩ ngay đến thằnganh rể đốn mạt. Chỉ có Tàm mới có tiền và mớidám bỏ tiền ra chuộc lại danh dự cho mày thôi.Chứ ai vào đây. Cơn tiếc của dậy lên trong lòngSợi. Bao năm nay, cái tiếng cưới được vợ đĩ,Sợi mang chứ thằng Tàm mang chắc? Vậy màgiờ này…Đồ ngu, sao lại mang mấy chục triệubạc đi trả cho cái bọn ấy? Lũ chúng nó khôngtằng tịu với Phấn bằng mông thì cũng bằngmồm, chán cái mồm rồi, còn nợ nần gì nhau nữamà phải trả? Sợi chồm người lên khỏi cái xe lăn,tóm áo Phấn vít xuống. Sợi vớ lấy búi tóc củaPhấn mà xoắn cho đau điếng. Rồi một tay giữtóc, một tay cứ nhằm mặt Phấn mà đấm vàokhông thương tiếc. Phấn giãy giụa một lúc mớigỡ được bàn tay của Sợi ra, thoát chạy ra sân.

41VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Sợi thở hổn hển, chỉ tay vào mặt Phấn, ra đònchí mạng. Tao báo cho mày biết, con Én si đalâu rồi nhá. Thằng Tàm cũng bị lây rồi, nên nómới tiêu tiền như ném trấu, vì nó có biết sốngchết lúc nào đâu. Chính nó bảo tao, cái hạngmày một xu không đáng. Tao nghĩ trong ngườimày cũng có con si đa rồi đấy. Phấn, tay ômmồm đầy máu, tay ôm bụng đầy cay đắng, ngãxuống sân như cây chuối tơ bị đốn ngang. Mộtxu không đáng ư? Lần này thì tim Phấn nhưchết hẳn. Bao nhiêu năm rồi, cái tay cái châncủa Phấn sống vì Sợi, nhưng quả tim Phấn đậpvì Tàm. Lần này, Tàm giết Phấn rồi.

Sợi cót két lăn xe từ nhà Tàm trở về, vẻ mặtđắc thắng. Không biết trong cuộc rượu, Sợi đãnói gì vào tai Tàm mà cái mặt Tàm bạnh ra trôngnhư con hổ mang độc bị nhốt trong lưới. Hai mắtTàm như lồi ra ngoài. Hai bàn tay Tàm nắm chặtlại đến nhức nhối dù không đấm, không đập vàođâu. Đằng sau Tàm là nếp nhà sàn, nơi Tàmsống gần hai mươi năm với vợ mà không hề biếttình yêu là cái quái gì. Phía trước mặt Tàm là cáilò sấy củ mài sừng sững. Nơi ấy, có lần Phấnbảo, đời Phấn giống như cái dái mài treo lủnglẳng trên dây, không ăn được, vì vừa ngứa, vừanhớt, vừa chát. Kể từ khi gặp Tàm, cái dái màinhư được vùi xuống đất, rồi nở thành cây, thànhcủ, vừa trắng vừa ngọt. Nhưng cái phận củ màiđâm xuống, kiếp nào rồi cũng khổ thôi. Tàm cũngtừng nói, những lần thấy Phấn bầm dập vì đònchồng, Tàm đau lắm, chỉ muốn rũ bỏ tất cả, đưamẹ con Phấn đi đâu đó thật xa nơi này. Vậymà…tất cả là dối trá. Phấn đã ăn nằm với baonhiêu gã trong bản rồi mà Tàm vẫn ngây thơtưởng rằng đó chỉ là lời đồn thổi, ganh ghét vàcòn nguyện một lòng một dạ thương yêu Phấn.

Đêm đã muộn, trăng mỗi lúc một tỏ. Tàmthấy ruột gan như ngâm trong thùng nước muối,xót không thể chịu được. Tàm lấy con dao đinương giắt vào thắt lưng rồi lặng lẽ bước vàotrăng. Trăng dắt Tàm đến thẳng cổng nhà ngườitình. Cửa mở toang, trăng rọi vào lòng nhà ngổnngang đổ vỡ. Một giường, hai đứa trẻ quắp nhaungủ. Một giường, Sợi nằm thu lu, ngáy vang. Saumột hồi sục sạo không thấy Phấn đâu cả, Tàmsốt ruột. Hay là Phấn đi quê? Tết chả đi thì thôi,giờ đã cuối tháng Giêng rồi, đi làm gì? Phấn làmgì có gan bỏ lại hai đứa con mà đi đâu một mình?Hay là Phấn lại mò vào bản…như lời Sợi kể. Sợibảo rằng cái thân Phấn bẩn thỉu tanh tưởi vôcùng. Một đêm nào không có đàn ông để Phấnvầy vò, Phấn không chịu được. Tàm thấy lòngngột ngạt, bế tắc. Sợi nói thế, có tin được không?

Con người Sợi vốn đã không bình thường rồi,sao lời nói có thể bình thường? Mà cũng phảithôi, với từng ấy nỗi đau về thân xác và tinh thần,làm sao Sợi có thể bình thường được nữa. Cóphải vì điều này mà Phấn cam tâm ở lại bên Sợikhông? Và cũng vì điều này mà Tàm không nỡcướp Phấn ra khỏi tay Sợi không? Đầu óc Tàmbùng nhùng như mớ chỉ rối. Đúng lúc ấy, Sợi cấttiếng lè nhè, không rõ tỉnh, chẳng rõ say. Sợi gọitên Phấn. Rồi nước mắt Sợi tứa ra trên khuônmặt rúm ró đau khổ. Tàm thấy nóng mặt, tay Tàmquờ quạng, chạm phải cán dao ở thắt lưng. ĐầuTàm sục sôi suy nghĩ, sẽ có đứa phải chết đêmnay. Tàm đi hết lượt cả chục cái lò sấy củ màitrong bản, xộc vào bất cứ nhà nào còn sáng ánhđèn. Nhưng vẫn không thấy Phấn.

Ánh trăng nhàn rỗi đưa Tàm đi khắp nơi.Đến nỗi cơn đau trong ngực Tàm đã tê dại đi.Rồi trăng đưa Tàm về phía vùng ruộng thấp ởcuối bản. Ngoài ấy có một cái lều để rơm rạ vàphân chuồng, có lẽ Phấn đang hú hí với thằngnào ở đó. Tàm cố bước cho kịp trăng. Chỉ sợ bịtrăng bỏ rơi, mình Tàm không đủ sức làm cáichuyện ấy. Vì cái con đàn bà đó, dù có tanhtưởi, bẩn thỉu đến thế nào, thì Tàm cũng đã trótyêu rồi. Tàm vẫn muốn được ở bên cạnh nó.Kiếp này không được ở cạnh thì phải cùng nhaumau chóng bước vào kiếp khác. Từ xa, Tàmthấy rõ một bóng người đang lom khom dướimảnh ruộng nhà Phấn. Lại gần, Tàm nhận raPhấn. Phấn đang cấy. Lúa xung quanh đã bénchân cả rồi, chỉ còn mảnh ruộng nhà Phấn thôi.Người Tày bản Phùng cấy, mấy chục mảnh mạcũng chỉ nhờ tay người một ngày là xanh đồng.Người bản Phùng gặt, cũng chỉ nhờ liềm ngườimột ngày là thóc về đầy sân. Chứ không nhưnhà Phấn. Năm nào Phấn cũng cùi cũi cấy mộtmình. Đàn bà ở đây, chả ai ưa cái đứa gái Daoấy cả, họ bảo nhau từ chối Phấn nếu Phấn cónhờ. Họ bảo Phấn vừa đẹp vừa đĩ, nên đángkiếp quanh năm vá đồng. Lúa nhà Phấn chínmuộn, chín không đều, gặt sau cùng nên mùanào cũng bị chuột và sâu bọ ăn mất nửa.

Tàm bặm môi, rút con dao sắc lẻm ra ngắmnghía, rồi bất thình lình cắm phập xuống bờruộng. Ngửa cổ nhìn trăng, trăng tròn vạnh ngơngác. Cúi nhìn đồng, miếng vá long lanh vànhững vệt nước chạy tròn lung linh huyền ảo.Những giọt nước mắt Tàm thi nhau bò ra, loangvào trăng. Cái bóng Phấn nhỏ nhoi, nhạt nhòagiữa màu xanh mới mẻ của mạ xuân khi bướcvào vùng bùn mới.

42VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

43VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

������������������������������������ ��� �� ���

���� ��������

����

����� ������

������ ��

���� �

������

� �

� � �

� ���

�� �� �� �� �������������������������������������� ��� �

� ������� ���� ��� �����

����

�����

����� ����

���� �����

���� ����� � ����� �������� ���

�� �� �������������������������������������� ��� ���� ������

����

����������

�������� � ����� ����� � ����� ����

������

!"

�!�

�#$���� �����

�%�� �

��� �� ��

������������������������������������ ��� &'�

� �����

���

����� ����� ����� ���������

��

�(�

������)�

����� ���� &'�

� �����

���� ����� ������ ��������

����

��#��

� ������*� +�)� �������� ��,�

�� �� �������������������������������������� ���

�-.

���� ����� �#��

����� ����� ������ �������/ *�

� ��,

��*0

��������

����� ����� �-.

����� �����#��

�*�

/

� ����� �����,

� ������*0

����� ��� ��

�� �� �������������������������������������� ���

�-.����� ����

#���

/

�*�

��,���� �����

*0� ��

*��

� ������

� ������� 1����

� 2�3

2�3��� �� �� ��

������������������������������������ ��� ������ ������ �

��)������# ��'

����� �������� �

���� �����(�

���4

������5

��������

����� ����*6�� ����� ����� ����� ����

����� ���"�

���

�������7�� �8

�� � �� �� �������������������������������������� ��� ��������� �

9��

���� ������ ���,�

�������� ����� ���� ������:

�*�

�*5

���6�

����� �7� ����

�����������

���� ���� ����� ����� ��;

����<�

�*��

�� �������������������������������������� ���

���� � ���������)�

���� ����� �*=���>�

����*=�

����� �����?� �

�� ��@

���� �����!;A�

��4

���� ����� ���� ����������

3��

�����

��� �� �������������������������������������� ��� �������

�$

?�

���� ����� �� � �

� ����������;��

����� ��������� ������

*B������ �

1�C�

�������=������� ���� ���� �����

#>

�;��

� ��,�

�� �� �������������������������������������� ��� �

�!D�

�������� �����

��)������# �E

������ ��������,�

���� ����� ����� ��������

���6

� �.��

������� ��)�

�� �� �������������������������������������� ���

��C�

���� ������-�� ���� ���� ���� �����

�����;��

��C��# F

���� G�C�

���� �����(-.��

(������� ���� ���� ������ �

��

���)�

� �����; ��

�� �� �������������������������������������� ���

H�

���� �������

� ���� ���� ���� ��������

���'

��)�

����

������;I�

� �J�'

J�'

����K�

� ����� ����� ��� �� �� ��

������������������������������������ ��� ����� ����� ���� �������

� �(�

����>

�����4� ���

�1��

1��

�� ���

� L

� ���� �����M�

��N

���� ������%�

��N

����� ����� ���� ����M�

��N

�L�

�L

�� �� �� �������������������������������������� ��� ����

OA�

�� ��

� � ����� ����� ����� ������'

� �

�6

���

���� ����� ���� �������

�#�

�*

��I�

������A�

1��

���� ������:���� �� ��

������������������������������������ ��� ���� ���� ���� �����*��

� ����

�()�

����� �� =�

������ �� P�

����� ������ ��� ���� ������

��Q����

����� ���� �6�

���������������� ���� ����� ������

�R��� �

�,�

����.���6

�� �� �������������������������������������� ��� �

)������%

����� �������D�

������S�

��� �

� ����� �M�

����� T��2�3

� ��� �� �� �� ���

����������������� ����������������� ����������������� �����������������

������������U**3�!!����� 1�B�V�����M���GC������������������������OI�V�����W�B������G�>�����������������������

Văn học, nghệ thuật (VHNT)là lĩnh vực rất quan trọng,đặc biệt tinh tế của văn

hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiệnkhát vọng chân, thiện, mỹ củacon người, là một trong nhữngđộng lực to lớn trực tiếp gópphần xây dựng nền tảng tinh thầncủa xã hội và sự phát triển toàndiện của con người Việt Nam.Với vai trò và tầm quan trọng nhưvậy, những năm qua Đảng taluôn coi trọng công tác lãnh đạo,chỉ đạo, không ngừng đổi mới,hoàn thiện tư duy lý luận, đườnglối, quan điểm về văn hóa, VHNT.Bên cạnh những thành tựu to lớnđã đạt được, trong Nghị quyết số23-NQ/TW của Bộ Chính trị(khóa X) về “Tiếp tục xây dựng vàphát triển văn học, nghệ thuậttrong tình hình mới”, Đảng ta đãthẳng thắn nhìn nhận một trongnhững khuyết điểm, yếu kém củahoạt động VHNT là: “Năng lựclãnh đạo, chỉ đạo, quản lý củacác cấp ủy đảng, cơ quan nhànước bộc lộ nhiều bất cập, hạnchế; nội dung và phương thứclãnh đạo chậm đổi mới; chưalường hết được tác động phứctạp, tiêu cực của mặt trái kinh tếthị trường, dẫn đến sự lúng túng,thụ động khi định hướng và xử lýnhững vấn đề mới phát sinh. [...].Một bộ phận cán bộ lãnh đạo,tham mưu, quản lý thiếu hiểu biếtvề VHNT, ít học tập, ngại tiếp xúcnên hiệu quả lãnh đạo, quản lýcòn thấp, có sự hẫng hụt đội ngũnày ở cả tầm vĩ mô và ở các đơn

44VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, UV BCH Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam khóa XII, Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT TW, TổngGiám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam phát biểu khai mạc và báo cáochuyên đề 1.

Ảnh: Do tác giả bài viết cung cấp

PHƯƠNG HƯỚNG xÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LÝ LUẬN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ĐẶNG THẾ ANH

vị cơ sở”. Từ thực trạng đó, một trong những chủ trươnglớn của Đảng đặt ra trong Nghị quyết chuyên đề quan trọngnày là: “Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước vềVHNT”. Đến Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về “Xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứngyêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Đảng ta xác địnhba trong tổng số bốn giải pháp quan trọng hàng đầu cầntập trung thực hiện để tạo chuyển biến, thúc đẩy sự pháttriển văn hóa, VHNT là: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; Nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng đội ngũcán bộ làm công tác văn hóa”. Điều đó đã khẳng định sựquan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta đối với văn hóa,VHNT và vấn đề nâng cao trình độ nhận thức, năng lựclãnh đạo, quản lý đối với lĩnh vực này trong quá trình hoạchđịnh chiến lược và đường lối phát triển đất nước trong tìnhhình mới.

Từ ngày 19/8 đến ngày 22/8/2019, tạithành phố Hải Phòng, Hội đồng Lý luận, Phêbình Văn học Nghệ thuật Trung ương đã tổchức Hội nghị tập huấn “Nâng cao trình độnhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạovăn học, nghệ thuật”. Tham dự Hội nghị cóhơn 250 học viên công tác trong các ngành:Tuyên giáo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, HộiVHNT, Hội NSNA, cán bộ chuyên nghiên cứulý luận, phê bình VHNT, phóng viên, biên tậpviên các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanhvà truyền hình, giáo viên giảng dạy về văn học,nghệ thuật ở các trường đại học, cao đẳng của29 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc…

Tham dự Hội nghị tập huấn, đoàn LạngSơn có 06 học viên công tác tại các cơ quan,đơn vị: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,Báo Lạng Sơn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, SởVăn hóa Thể thao và Du lịch, Trường Cao

đẳng Sư Phạm Lạng Sơn do đồng chíNguyễn Trọng Sơn, Phó Trưởng Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn.

Trong thời gian tập huấn, học viên đượcnghiên cứu năm chuyên đề: Tăng cường bảovệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranhphản bác các quan điểm sai trái trong lĩnh vựcVHNT; Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI về xây dựng và phát triển vănhóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững của đất nước; Tình hìnhsân khấu hiện nay - vấn đề và giải pháp; Tìnhhình điện ảnh hiện nay - vấn đề và giải pháp;Định hướng xây dựng và phát triển lý luậnVHNT. Trong đó, đáng lưu ý đối với nhữngngười hoạt động ở lĩnh vực nghiên cứu, lýluận - phê bình VHNT là chuyên đề “Địnhhướng xây dựng và phát triển lý luận VHNT”.

45VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Đoàn Lạng Sơn tham gia Hội nghị tập huấn Ảnh: Do tác giả bài viết cung cấp

Từ yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và phân tíchthực trạng của hệ thống lý luận văn nghệ ViệtNam, PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủtịch Thường trực Hội đồng Nghiên cứu Lýluận và Phê bình Văn học Nghệ thuật Trungương đã khái quát về hệ thống lý luận vănnghệ ở nước ta được hình thành từ bốnnguồn khác nhau: Lý luận văn nghệ truyềnthống; Lý luận văn nghệ mácxít; Hệ thốngquan điểm văn nghệ của Đảng; Lý luận vănnghệ tiếp thu từ nước ngoài. Trong đó, hệ tưtưởng lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh được xác định là nền tảng cho phươnghướng xây dựng và phát triển hệ thống lý luậnvăn nghệ Việt Nam với tám định hướng căncốt như sau:

Một là, trên cơ sở khẳng định vai trò chủđạo của lý luận văn học và mĩ học mácxít,quán triệt quan điểm của Đảng lấy chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng; bám sát những vấn đề nảy sinh từ thựctiễn lịch sử và thực tiễn nghệ thuật thời kỳcông nghiệp hóa và hiện đại hóa; tiếp tụcnghiên cứu, đổi mới, phát triển và hoàn thiệnhệ thống lý luận văn học và mĩ học phù hợpvới thực tiễn Việt Nam, phù hợp với thực tiễnnghệ thuật mới của thế giới, làm cơ sở hoạtđộng nghiên cứu, sáng tạo và thưởng thứcnghệ thuật; xây dựng bộ môn lý luận VHNTtương xứng với vị thế là triết học của VHNT.

Hai là, nhìn nhận lại vấn đề nghiên cứu,tiếp xúc với các lý thuyết, các quan điểm lýluận văn học và mĩ học hiện đại phương Tâymột cách khách quan hơn, khoa học hơn, vớithái độ điềm tĩnh hơn, nghiên cứu một cáchtoàn diện và thấu đáo hơn để có cơ sở phêphán và tiếp thu hợp lý. Trước mắt, cần cókế hoạch tổ chức dịch một cách khá cơ bảncác tài liệu tham khảo cần thiết để làm căncứ tiếp thu.

Ba là, nhìn lại việc nghiên cứu, tiếp thucác quan điểm lý luận VHNT và mĩ họcphương Đông, trong đó có quan điểm văn họcvà mĩ học truyền thống của Việt Nam theo mộtquan điểm giá trị mới, một tư duy học thuật vàtư duy lý luận mới để phát hiện những nét độcđáo dân tộc, những đặc thù phương Đông làmcăn cứ cho việc hoàn thiện hệ thống lý luậnVHNT và mĩ học hiện đại.

Bốn là, nghiên cứu, quán triệt một cáchnghiêm túc các quan điểm về VHNT củaĐảng; kết hợp lý luận với thực tiễn để xâydựng một hệ thống lý luận VHNT tiên tiến, vừaphù hợp với thực tiễn phát triển VHNT của đấtnước ta trong giai đoạn hiện tại, vừa cập nhậtđược với trình độ thông tin lý luận chung củathế giới, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển tiếnbộ trong tương lai.

Năm là, tiến hành nghiên cứu, tổng kết,đúc rút kinh nghiệm nghệ thuật từ thực tiễnVHNT Việt Nam thế kỷ XX, đặc biệt là từ thựctiễn lịch sử, thực tiễn nghệ thuật thời kỳ đổimới; đồng thời mở rộng tầm nhìn, tầm kháiquát thực tiễn phát triển của VHNT thế giới đểđề xuất, kiến giải những luận điểm lý luậnmới, giúp việc cho việc hoàn bị hệ thống lýluận VHNT và mĩ học hiện đại.

Sáu là, cần xúc tiến việc nghiên cứu thựctiễn VHNT nói chung, lý luận văn học và mĩhọc nói riêng theo quan điểm văn hóa - lịchsử, xem VHNT như một bộ phận quan trọngcủa văn hóa và lý luận VHNT như một phạmtrù lịch sử vừa có tính khái quát, vừa có tínhcụ thể. Đồng thời sử dụng thành tựu nghiêncứu liên ngành và những phương pháp khoahọc tiên tiến để tiếp cận đối tượng, bản chấtvà những vấn đề của lý luận VHNT tạo ranhững thành tựu lý luận mới.

Bảy là, đổi mới quan niệm và tư duy lýluận; tăng cường năng lực tư duy lý thuyết;mở rộng giới hạn nhận thức lý tính; thông quagiảng dạy, học tập và thực tiễn nghiên cứu đểxây dựng hệ thống thuật ngữ, khái niệm lýluận VHNT chính xác; kiến tạo hệ thốngchuẩn mực lý luận nghệ thuật phù hợp vớiyêu cầu của đời sống.

Tám là, trên phương diện quản lý, lãnhđạo, có nhiều giải pháp, nhưng để đảm bảocho hoạt động lý luận phát triển lành mạnhĐảng và Nhà nước cần phải chủ động tạo ramôi trường và điều kiện thuận lợi để cho mọinăng lực, năng khiếu, tư chất và sở trườngcủa mỗi cá nhân có cơ hội phát huy; chủ độngtạo ra những yếu tố kích thích sự tìm tòi, sángtạo; chấp nhận những ý kiến khác nhau vềcùng một vấn đề trên nguyên tắc vì lợi ích và

46VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

sự phát triển ổn định của đất nước với độngcơ trung thực.

Những phương hướng trên là nhiệm vụkhó khăn, phức tạp, không thể nóng vội trongngày một ngày hai nhưng cũng không thểkhông từng bước đầu tư, triển khai để hoànthiện hệ thống, đảm bảo vai trò của lý luậntrong quá trình phát triển sự nghiệp VHNT. Dođó, cần có sự phối hợp đồng bộ, bám sát địnhhướng, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệmtừ quá trình xây dựng và phát triển, đồng thờitránh cả hai khuynh hướng cấp tiến và bảothủ trì trệ trong hoạt động lý luận.

Hội nghị đã đạt được mục tiêu giúp họcviên củng cố, nắm vững quan điểm, đường lốiphát triển văn hóa, VHNT của Đảng, Nhànước cũng như những vấn đề mới đang đặtra qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung

ương 9 (Khóa XI) về “Xây dựng và phát triểnvăn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vũng đất nước”, nắm bắtthực tiễn đời sống văn hóa, VHNT nói chung,thực trạng và định hướng phát triển lý luận,phê bình VHNT nói riêng, cũng như nâng caohiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởngcủa Đảng, đấu tranh chống quan điểm sai tráitrong lĩnh vực VHNT, đồng thời vận dụng vàothực tiễn công tác, nâng cao khả năng xử lýcác vấn đề nảy sinh trong đời sống VHNT ởcác địa phương, đơn vị. Đây là những yêu cầucơ bản, cần thiết, trực tiếp góp phần nâng caotrình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, góp phầntích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm,luận điệu sai trái trong hoạt động VHNT, gópsức làm lành mạnh đời sống văn hóa - vănnghệ của đất nước trong tình hình mới.

47VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Từ tháng 07 đến tháng 08 năm 2019,Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đãnhận được tác phẩm của các tác giả:

* Trong tỉnh: Bùi Minh Tấn, Vy Nước,Phạm Thành, Nguyễn Văn Tân, Hoàng VănSửu, Hoàng Quang Huy, Thuận Bùi, TrầnBẩy, Dương Công Bao, Nguyễn VănDương, Thanh Luyện, Nguyễn Sơn Tùng,Hoàng Lăng Huy, Trịnh Quốc Toản, Lý ViếtTrường, Khánh Chi, Nguyễn Đức Anh, XuânTam, Phạm Chiến, Đặng Thanh, HoàngChoóng, Bế Mạnh Đức, Trần Thiện Khiêm,Đinh Ích Toàn, Trần Thị Thu Huyền, HoàngHuấn, Lộc Bích Kiệm, Trần Vân Anh, HồngTúy, Linh Quang Tín, Thuận An, Vi Thị Liên,Vũ Đình Thi, Dương Công Tuất, Tạ MỹTrung, Lương Hồng Quân, Nguyễn KimDung, Phạm Lễ Hùng, Nguyễn Văn Định, LêThiệu, Duy Sinh, Nguyễn Đình Thọ, TạQuang Minh, Viết Sơn, Tống Sơn, Lê QuangBình, Nguyễn Kim Dung, Lã Trung Sơn, HồTuệ, Vi Hồng Nhân, Lương Văn Nhâm,Hoàng Tiệp, Đinh Văn Bản, Lương ThịHuyền Minh, Bạch Thị Khôi, Nguyễn VănThành, Nguyễn Duy Hoa, Trương Kỳ Hội,

Nguyễn Đắc Đại, Đặng Hùng, Phạm MinhHòa, Phí Thị Giang…

* Ngoài tỉnh: Vũ Thị Huyền Trang (PhúThọ); Đỗ Duy Khánh, Trần Công Sản, DuyĐắc, Nguyễn Thành Hương (Bắc Ninh); ĐỗLâm Hà (Thái Bình); Lê Hồng Thiện; LêĐình Tiến (Hưng Yên); Xuân Thắng (BắcGiang); Nguyễn Ngọc Tung (Vĩnh Phúc);Đinh Văn Chiêm (Ninh Bình); Lâm Bằng(Thanh Hóa); Phạm Đình Ân, Đỗ Văn Xuân(Hà Nội); Bùi Văn Hiên (Hà Tĩnh); PhanThành Minh, Lý Thị Minh Châu (Lâm Đồng);Lê Anh Phong (Quảng Bình); Tịnh Bình (TâyNinh); Toàn Nguyễn (Thừa Thiên Huế); MinhThuận Nguyễn (Bạc Liêu); Mai Mộng Tưởng(Đà Nẵng); Trần Thái Học (Bến Tre); Lê HứaHuyền Trân (Bình Định); Trần Văn Hoan(Đồng Nai); Nguyễn Văn Thanh, Trần ĐìnhThành (Quảng Trị); Hồng Chiến (Đắk Lắk);Nguyễn Hoài Ân (Quảng Ngãi); NguyễnThanh Vũ (Tp. Hồ Chí Minh).

Và một số bản thảo khác gửi qua email.Đề nghị các tác giả ghi rõ họ tên (bút danhnếu có), số điện thoại, địa chỉ rõ ràng để tòasoạn liên hệ.

Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn vàmong tiếp tục nhận được sự cộng tác, gópý của các tác giả./.

HỘP THƯ

Tôi ngồi với anh Bế MạnhĐức một ngày nắng nhưcật nứa cạo vào da

trong một quán nước vỉa hè.Vẫn xoay quanh những câuchuyện về đời sống, về vănchương không bao giờ có hồikết giữa hai chúng tôi. Tôi nóivui rằng nó dài, khốc liệt, gaycấn, đôi khi êm đềm, nhiều lúclại im lặng đến phiền lòng.

Bế Mạnh Đức là hội viênHội Văn học Nghệ thuật LạngSơn, Chi hội Văn xuôi (từ năm2007 đến nay). Anh bước vàoviết văn trước tôi cả thập niên.Ngày đầu tiên tôi gặp anh làtrong một căn phòng ngổnngang giấy mực, khung, biểnquảng cáo ngay cạnh bến xeXưởng Gỗ cũ thành phố LạngSơn, tôi mới biết anh họcngành mỹ thuật trước khi rẽ lốisang viết văn. Qua cách nóichuyện, ứng xử tôi nhận raanh là một người đàn ông chỉnchu và kín đáo.

Sinh năm 1976, Bế MạnhĐức là đồng hương của tôi tạiHữu Lũng. Tuổi ngoài bốnmươi đủ để người ta hìnhthành rõ nét tính cách và hìnhảnh một con người trọn vẹn,nhưng với riêng anh và cảchúng tôi, những người đangđi trên con đường cầm bút thìkhông biết đến bao giờ sẽ đủđể hình thành nên một tính

48VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Một điểm đến trong chuyến đi thực tế sáng tác của Bế Mạnh Đức tạixã Tân Đoàn huyện Văn Quan.

GƯƠNG MẶTVĂN

NGHỆ SĨ

Đợi gìsau những con chữ

LINH SA

cách, một cá tính văn chương. Nó phải chăng là "bi kịch", bởisự sáng tạo là không ngừng, sự đào thải trong chính tính cáchvăn chương luôn diễn ra rất khốc liệt.

"Đừng nói gì cả, hãy để tác phẩm lên tiếng!"

Đó là điều Bế Mạnh Đức không ít lần nói với tôi. Tôi cũngcó cùng quan điểm với anh. Có một số tác giả vẫn thường hayvỗ ngực lớn tiếng rằng tác phẩm của mình là nhất. Anh thườngthở dài khi nói về điều này.

Tôi lại hỏi anh nếu là tác giả trẻ, đang trên đà phát triểnmà sớm có ý nghĩ "tự kiêu" ấy thì sao. Anh lắc đầu đáp: "Nguyhiểm! Khi người ta chưa nhận ra vài sự thành công nho nhỏđã cam lòng thỏa mãn thì sẽ dẫn tới sự trì trệ trong sáng tạo.Sống trong một ngôi nhà toàn bong bóng lời khen là ngôi mộcủa người sáng tạo nghệ thuật".

Tôi nhận ra sự tâm huyết về nghiệp cầm bút trong conngười của Bế Mạnh Đức. Anh luôn đặt ra những câu hỏi vềđạo đức và giá trị phẩm hạnh người cầm bút có hay không khinhững vấn đề đạo văn, đạo thơ gần đây đang nhức nhối với

những câu chuyện lùm xùmquanh các tác giả nổi tiếng tốnhau đánh cắp ý tưởng văn học.Tôi không dám trả lời câu hỏi ấy.

Với một tác phẩm vănchương, không phải mình nói haylà nó sẽ hay, sự đón nhận củacông chúng mới tạo nên thànhcông thực sự.

Tôi nhớ có lần đã nói về vấnđề các tác giả hiện nay thườngquan tâm tới văn học thị trườnghơn là văn học truyền thống. BếMạnh Đức trả lời tôi rằng vănhọc không phải chỉ dành chonhững người hàn lâm đọc vànghiên cứu với nhau mà nó phảicó cả tính giải trí. Ban đầu tôicũng có những suy nghĩ ngượclại quan điểm đó. Sau này tôinhận ra, mỗi tác phẩm văn họcđược viết ra có thể phục vụnhững phân khúc khách hàng,người đọc khác nhau. Nhưng cómột điểm chung rằng nếu tác giảlàm không tốt thì không thể bắtngười đọc tìm đến. Cái khácnhau giữa giá trị các tác phẩmvăn chương là sự trường tồncủa nó qua thời gian. Có nhữngtác phẩm ngay lúc ra đời khôngđược ai ngó ngàng nhưng saunày lại trở thành danh tác, có tácphẩm ra đời người ta ồ ạt tìmđọc, nhưng qua vài năm thìkhông ai còn nhớ đến.

Tôi nghĩ Bế Mạnh Đức đangtrăn trở chọn cho mình mộthướng đi để dồn tâm sức chomình vào đó, tạo ra một dấu ấncá nhân trong văn chương.

Không ít lần tôi thấy BếMạnh Đức lái một chiếc xe máy,đeo một chiếc đồng hồ, dùngmột chiếc điện thoại... đã cũ kĩ.

49VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Bế Mạnh Đức cùng các văn nghệ sĩ Lạng Sơn tham gia trại sángtác văn học nghệ thuật tại Hải Phòng

Điều đó đã phần nào nói lên một con người dành nhiềutình cảm và trân trọng với các giá trị cũ. Văn của Đức cũngthế, tôi đọc "Chuyện lão chột hay là con ác điểu", "Quanbiện lý", "Sợi râu hổ" nhận ra một sự thống nhất nào đótrong quan điểm sống được anh gửi gắm vào trang viếtcủa mình.

Thể loại hình sự, phiêu lưu có lẽ còn rất mới trong khốivăn học địa phương. Ngoài nhà văn Chu Thanh Hương đãdành nhiều tâm huyết và đạt thành công thì Bế Mạnh Đứclà người thứ hai khai thác đề tài này, dù còn có chút khiêmtốn về số lượng và chiều sâu nội dung.

Tác giả văn chương không nhất thiết phảisống như thế nào sẽ viết như thế. Nhưng sựthống nhất giữa cách sống, cách nghĩ và trangviết là những cặp phạm trù biện chứng chonhau, tạo nên sự thành công của tác phẩmmà người viết sáng tạo ra.

Tôi có thói quen theo dõi bạn viết trên cáckênh văn học, Bế Mạnh Đức là một trong sốđó. Có lúc tôi quả quyết anh sẽ thành công vớithể loại trinh thám, hình sự, nhất là sau khitruyện dài "Người đến sau" được xuất bản. Cóđôi khi tôi nghĩ anh sẽ thành công với thể loạidã sử. Nhưng không ít lần anh làm tôi tiếcnuối. Bởi hình như những gì anh vừa chạmtới, thì anh đột ngột dừng lại hoặc loay hoaysang một hướng khác, vậy nên mọi thứ vẫnchỉ dừng lại ở mức còn dang dở cho một cáitên Bế Mạnh Đức.

Nhiều khi tôi tự hỏi, cái anh cần nhất bâygiờ là gì? Phải chăng sự trăn trở là chưa đủlớn? Hay sự mạnh mẽ, táo bạo hơn về mọimặt anh vẫn chưa làm được? Hoặc còn mộtsự e dè, chiêm nghiệm và buông xuôi khi mọithứ vẫn đang ở rất gần, và cần sự dấn thânnhiều hơn nữa.

Cuộc thi sáng tác truyện ngắn năm 2016- 2018 do Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơntổ chức vừa kết thúc, tác phẩm "Cảo Há" củaBế Mạnh Đức gây được ấn tượng mạnh mẽcho người đọc và ban giám khảo. Nhưng, giánhư anh có thể hào phóng mạch lạc hơn vềlối viết và thêm một sê-ri nho nhỏ bằng vàiba truyện ngắn cùng thể loại như "Cảo Há"thì có lẽ sẽ là một bước tiến, một bước chạyđà xa hơn cho quá trình rã băng phong cáchviết của anh. Tôi thấy khá tiếc nuối cho anhkhi mọi thứ vẫn còn chưa kịp tới độ chínngấu nhất mà như độc giả vốn chờ đợi. Sựrõ nét ấy có thể cần thời gian để xác định,nhưng quỹ thời gian của con người vốnkhông nhiều, với nhà văn càng ít ỏi. Bởi sựchi phối từ mọi phía của cuộc sống như mộtcơn lũ có thể nhấn chìm người viết vàoguồng quay của nó. Bế Mạnh Đức cũng

không ngoại lệ, nếu muốn có một sự rõ nétlà của riêng anh, hay chỉ đọc một tác phẩmmà người yêu văn chương biết được đó làBế Mạnh Đức thì khi ấy chắc chắn anh đãtìm thấy riêng cho mình một con đường.

Đã nhiều lần chúng tôi hàn huyên rồi lạichia tay nhau và đợi chờ tác phẩm của bạnviết. Nhưng tôi vẫn muốn đợi chờ anh sẽ làmđược một cái gì đó lớn lao hơn.

Nếu làm một phép so sánh trong phạm vivăn học địa phương thì thế hệ người cầm bútcùng lứa tuổi 7X với Bế Mạnh Đức có thể đếmtrên đầu ngón tay, vài cái tên có thể kể đếnnhư: Chu Diệu Quyên, Vi Thị Thu Đạm,Nguyễn Thị Ngọc Bốn, Trần Thiện Khiêm.

Con đường đến với thành công trong vănhọc vốn không dễ dàng. Tôi không bắt mìnhphải kì vọng quá lớn vào thế hệ chúng tôi, hayriêng cá nhân nào đó. Nhưng nếu không hivọng, không đưa chính bản thân mình vàothế ép bức để tự lớn lên thì quả là khó cóthành tựu. Tôi tin rằng chẳng có gì có thể cảnđược đam mê. Chúng tôi, dù những ngườiviết chuyên hay không chuyên thì vẫn mangtrong mình một cái duyên nợ. Ấy là đam mêsáng tạo văn học, yêu văn chương. Chẳng aibuộc người viết phải dây dưa vào cái vòngxoáy chữ nghĩa dai dẳng. Nhưng cái khoáicảm kéo dài đến cả tuần khi một tác phẩmmới ra đời thì không ai có thể hiểu đượcngoài những người làm công việc sáng tạo.Với riêng tôi và Bế Mạnh Đức thì tất cả niềmvui và sự đam mê bất tận còn đợi chờ phíasau những con chữ.

Chúng tôi chia tay nhau khi bóng nắng đãđượm kín những con đường. chả mấy nữamà cái nóng mùa hè sẽ lại đổ lửa trên nhữngnẻo đường quê hương. Đêm đêm trong tiếngthở não nề của đám ve say trên những táncây, chúng tôi vẫn miệt mài với những ý tưởngmới. Như lời Bế Mạnh Đức vẫn nói với tôi "dùcó chán đến mấy, nhưng anh em mình khôngbuông được bút".

50VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Năm 1999, khi Đài Truyền hình ViệtNam khởi chiếu bộ phim “Trở lại ChùaDâu”, người nữ cán bộ thuộc Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn - Nguyễn ThịBích Thuận đã vô cùng xúc động, vừa xemphim vừa khóc. Cảm hứng sáng tác dângtrào, với một cây bút và mảnh giấy vỏ baothuốc lá, Nguyễn Thị Bích Thuận đã viết nênnhững vần thơ đầy tâm trạng. Sau đó, bàchỉnh sửa lại và đặt tên bài thơ là “Trở lại cội

nguồn”. Bài thơ đăng trên báo Bắc Giang năm1999. Đến năm 2004, bà đổi tên bài thơ thành“Huyền thoại Chùa Dâu” và tuyển chọn introng tập thơ đầu tay “Hương quê” do Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn xuất bản.

Chùa Dâu còn có các tên gọi khác là chùaCả, Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, nằmở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh. Đây là ngôi chùa được coi là

51VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

ĐếN VỚIBÀI

THƠ HAY

Chiều xanh thong thảtiếng chuông rung...

LÊ PHONG LAN

Bốn mươi năm trước tại chùa DâuNét đẹp lung linh mối tình đầuAnh vệ quốc đoàn, cô du kíchBảo vệ làng quê sánh bên nhau.

Đơn vị hành quân đi chiến đấuAnh hẹn giặc tan sẽ trở vềNâng niu ước nguyện từ năm ấyChung thủy lòng ai một bóng quê.

Li loạn, vùng Dâu đầy khói lửaMỗi khóm tre chiến lũy ngăn thùSúng chắc tay, xông pha bao trậnEm hi sinh anh dũng trước cổng chùa.

…Tháng năm xa cách bao thương nhớThôi thúc lòng anh trở lại tìmBâng khuâng đứng trước hình Ngọc NữHồn quê, ai tạc dáng thân quen?

Mái rêu lãng đãng trong sương trắngThinh không vang vọng tiếng chuông ngânTiếng mõ cầu siêu người thiếu nữBảo vệ làng Dâu những tháng năm.

Nén nhang cháy đỏ trong chiều tĩnhBao nhiêu hồi tưởng bấy niềm thươngNâng niu bức họa thời xưa ấySâu nặng tình ai chốn cố hương.

Anh nâng cây bút dồn tâm sứcDễ đâu vẽ trọn bức tranh thềAnh trao hơi ấm lên làn tócHồn anh giây phút quyện hồn quê.

Chùa Dâu bịn rịn làn sương trắngChiều xanh thong thả tiếng chuông rungDẫu bức tranh này còn dang dởHồn Việt ngàn năm mãi sáng trong…

Trở lại cội nguồn - Nguyễn Thị Bích Thuận

(Nhân đọc bài thơ “Trở lại cội nguồn” của Nguyễn Thị Bích Thuận)

có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam, làtrung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta.Chùa Dâu nằm ở vùng Dâu, thời xưa còn gọilà Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùacổ: Chùa Dâu thờ Pháp Vân (thần mây), chùaĐậu thờ Pháp Vũ (thần mưa), chùa Tướngthờ Pháp Lôi (thần sấm), chùa Dàn thờ PhápĐiện (thần chớp) và chùa Tổ thờ Man Nươnglà mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờPhật còn thờ Tứ Pháp. Trong Tứ Pháp thìPháp Vân đứng đầu, nên chùa Dâu trở thànhtrung tâm tín ngưỡng của cả nước. Ca dao cócâu: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy thápchùa Dâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu”.

Dựa vào cốt truyện của bộ phim “Trở lạichùa Dâu”, bài thơ “Trở lại cội nguồn” viết vềmối tình của anh bộ đội vệ quốc đoàn đóngquân tại vùng Dâu xứ Kinh Bắc với người nữdu kích địa phương. Một mối tình đẹp nhưngdang dở. Anh lính vệ quốc theo đơn vị hànhquân đi chiến đấu, cô du kích ở lại chung thủyđợi chờ. Nhưng rồi… “Li loạn, vùng Dâu đầy

khói lửa/ Mỗi khóm tre chiến lũy ngăn thù/Súng chắc tay, xông pha bao trận/ Em hi sinhanh dũng trước cổng chùa”. Chiến tranh, “giặcđến nhà đàn bà cũng đánh”, người nữ du kíchtham gia nhiều trận chiến đấu kiên cường. Emđã hi sinh anh dũng ngay trước cổng chùaDâu, mà anh bộ đội vệ quốc ở chiến trườngxa nào đâu hay biết! Cũng bởi chiến tranh liloạn mà niềm thương nỗi nhớ vẫn canh cánhbên lòng anh. Phải đến bốn mươi năm sau kểtừ ngày hành quân xa vùng Dâu, người bộ độivệ quốc đoàn nay làm nghề họa sĩ tự do mớicó dịp trở về thăm và biết được cô du kích đãhi sinh, trùng hợp hôm đó cũng chính là ngàygiỗ của cô… “Bâng khuâng đứng trước hìnhNgọc Nữ/ Hồn quê ai tạc dáng thân quen”.Trong chùa Dâu có thờ bức tượng Ngọc Nữ,mang nét đẹp đặc trưng của người con gáiKinh Bắc, kể từ thần sắc đến trang phục.Đứng trước hình Ngọc Nữ, anh họa sĩ thấysao thân thương, gần gũi như bóng dángngười yêu xưa. Một nỗi cô đơn, trống trảibỗng ùa đến, bao trùm khắp không gian:

52VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Thung lũng Bắc Sơn mùa lúa chín Ảnh: LÝ THÀNH ĐẠT

“Mái rêu lãng đãng trong sương trắng

Thinh không vang vọng tiếng chuông ngân

Tiếng mõ cầu siêu người thiếu nữ

Bảo vệ làng Dâu những tháng năm”

Ở chốn cửa chùa, mọi nỗi đau đớn, xót xadường như đều được xoa dịu đi nhờ tiếngchuông ngân trong trẻo vang vọng giữa thinhkhông vời vợi, tiếng mõ cầu siêu đều đều, êmru. Trước nén nhang cháy đỏ, người lính bồihồi nhớ về những tháng ngày thanh xuân tươiđẹp, càng thương xót cho người con gáimệnh bạc. Xúc động vô cùng khi lần giở bứchọa năm xưa mà người anh trai cô du kíchvẫn gìn giữ và trao lại:

“Nén nhang cháy đỏ trong chiều tĩnh

Bao nhiêu hồi tưởng bấy niềm thương

Nâng niu bức họa thời xưa ấy

Sâu nặng tình ai chốn cố hương”

Trước khi hành quân, anh bộ đội vệ quốcđã vẽ tặng người yêu bức kí họa chân dungcủa cô bằng mực bút chì, với lời thề hẹn khitan giặc sẽ trở về làm đám cưới. Bức họađược cô cất giữ trong ống tre, giắt lên máitranh nơi ở, cẩn thận, nâng niu, lâu lâu lạimang xuống ngắm. Đến hôm nay, người đãanh dũng hi sinh, nhưng bức họa vẫn còn đây,nguyên vẹn một tấm lòng. Để đáp lại tấm chântình của người yêu đã khuất, anh bộ đội vệquốc năm nào quyết tâm vẽ một bức chândung mới tặng nàng:

“Anh nâng cây bút dồn tâm sức

Dễ đâu vẽ trọn bức tranh thề

Anh trao hơi ấm lên làn tóc

Hồn anh giây phút quyện hồn quê”

Mới chỉ là những nét phác họa đầu tiên,nhưng có thể thấy được tất cả cái tình của

người nghệ sĩ đã dồn vào trong từng nét bút.Hành động “nâng cây bút”, “dồn tâm sức” thểhiện sự trân trọng, hết mình của người họa sĩkhi vẽ tranh. Để có một bức tranh sống động,thì “nâng cây bút” và “dồn tâm sức” thôi chưađủ, người nghệ sĩ còn âu yếm nâng niu bứctranh để “trao hơi ấm lên làn tóc”, khiến cho“Hồn anh giây phút quyện hồn quê”. Tác giảđã có sự lựa chọn khéo léo và tinh tế khi sửdụng các động từ “nâng”, “dồn”, “trao”,“quyện”. Dường như người họa sĩ đã truyềntất cả sự yêu thương và sinh lực sang bứctranh, hiến dâng cả tâm hồn và hơi ấm củamình vào trong bức tranh đó. Tình yêu củangười họa sĩ đã làm sống dậy cả một hình hàitưởng như đã khuất. Bốn mươi năm qua rồi,cô du kích lại trở về nguyên vẹn và sống độngtrong bức kí họa của tình yêu và nỗi nhớ.

Bài thơ có một cái kết mở:

“Chùa Dâu bịn rịn làn sương trắng

Chiều xanh thong thả tiếng chuông rung

Dẫu bức tranh này còn dang dở

Hồn Việt ngàn năm mãi sáng trong…”

Không còn sự buồn đau. Không còn sựtrống trải. Chốn cửa chùa chỉ còn là “bịn rịnlàn sương trắng”, “thong thả tiếng chuôngrung” với những buổi “chiều xanh” êm ả,thanh thoát, với “Hồn Việt ngàn năm mãi sángtrong”. Các từ láy “bịn rịn”, “thong thả” gợicảm xúc nhẹ nhàng mà quyến luyến. Có mộtsự trùng lặp đầy dụng ý khi tác giả sử dụnghình ảnh “Mái rêu lãng đãng trong sươngtrắng” ở đoạn thơ trước, và đến đây là “ChùaDâu bịn rịn trong sương trắng”. Một lớpsương mỏng nhẹ, tinh khiết, huyền ảo, nênthơ. Cảnh chùa Dâu thanh tịnh là nơi xoa dịumọi nỗi đau thương mất mát, thanh lọc tâmhồn và khơi gợi lên tình yêu thương trongsáng vô ngần…

53VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Nhà giáo Phạm Thanh Bình sinh năm1939, nghỉ hưu sống tại khu Cộng Hoà,xã Thanh Vân, Tam Dương. Ông là hội

viên thơ của Hội VHNT Vĩnh Phúc. Ông tâm sự:Cả cuộc đời ông gắn bó với sự nghiệp trồngngười, với sự nghiệp giáo dục phổ thông cơ sở.Nhưng đáng nhớ và kỷ niệm sâu sắc nhất lànhững năm công tác ở miền núi Lạng Sơn. Đólà những năm tuổi trẻ sung sức, nhiệt huyết, saymê với nghề dạy học. Đó là nơi ông sống vớiđồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, cởi mở,đầm ấm, chân tình.

Nhà giáo Phạm Thanh Bình yêu thơ, nhưngđến với thơ muộn màng, ở cái tuổi "thất thập"ông mới ra tác phẩm đầu tay, mà tác giả đặt tênlà "Mùa đầu" do Sở Văn hoá - Thông tin VĩnhPhúc cấp phép ấn hành năm 2005. Tập thơkhiêm tốn (gồm 46 bài) chỉ vừa đủ độ dày đểlàm được gáy sách. Có thể nói, thơ ông dungdị, câu chữ cũng dung dị, không ngoạ ngôn.Phần lớn là những bài thơ viết về hoài niệm đờingười, về học trò và mái trường thân yêu màông gắn bó. Bên cạnh đó có một số bài cảm xúcvề ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Trong bàiviết này, tôi chỉ nói về tình người trong thơ ông,nó được ông trải lòng xuyên suốt tập thơ.

Bài thơ đầu tiên có tiêu đề "Ngày ấy" viếtnăm 1957 ông chia sẻ với bạn đọc cái sự vàonghề dạy học của mình: "Lộc Bình còn nhớ buổiđầu tiên/ Từ đó ra đi khắp mọi miền/ BằngKhánh, Mẫu Sơn tình thắm đượm/ Rau rừng,canh ốc vẫn nên duyên". Ở đây ta gặp nhữngđịa danh của tỉnh Lạng Sơn, đó là những trườnghọc vùng sâu, vùng xa: Lộc Bình, Bằng Khánh,Mẫu Sơn nơi ông đã từng công tác; từng cóbao kỷ niệm vui buồn những năm dạy học. Đọcbài "Mái trường xưa" tôi hiểu thêm những ngàyđầu chàng trai trẻ miền xuôi Phạm Thanh Bìnhmới mười tám mười chín tuổi lên miền núi, phảiđối mặt với bao khó khăn, vất vả như bao giáoviên khác "cõng cái chữ" lên với đồng bào dântộc… "Mới hết tuần đầu lời tin chưa tỏ/ Bỗngnhiên trò trốn học lớp vắng tanh/ Hỏi núi, hỏi

rừng lặng im không nói/ Chỉ rạt rào dòng chảygiữa rừng xanh". Đúng như ông tâm sự, khi tròtrốn học, lớp trống vắng thì thầy giáo buồn biếtchừng nào? Không hiểu nổi lý do gì, ông xácđịnh vượt qua thử thách; trước hết là mình tựkiểm điểm lại mình, mình còn thiếu kinh nghiệm,chưa biết cách quan tâm đến học sinh, chưahiểu hết phong tục tập quán, chưa biết tiếng nóicủa đồng bào dân tộc. Ông đã tự học tiếng củađồng bào, tự xuống từng bản làng vận động,thuyết phục gia đình và học sinh. Từ tấm lòngmình, ông đã có những câu thơ xúc động:"Tiếng Tày, Nùng mới biết dăm ba câu/ Biết làmsao neo giữ những tâm hồn nhỏ/ Lại nhữngngày vượt đèo, lội suối/ Vận động từng em đếnlớp học a, e..." (Mái trường xưa). Có lặn lội vấtvả, có gần gũi, thương yêu học trò như con emmình, mới có niềm vui hạnh phúc: "Rồi mộtngày giữa mùa thu trời hửng/ Mái trường reotrong ánh mắt nụ cười". Để bây giờ nghĩ lại, lớp

54VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Nhà giáo Phạm Thanh Bình VÀ TÌNH NGƯỜI TRONG THƠ "MÙA ĐẦU"Љ

NGUYỄN NGỌC TUNGЉ

Nhà giáo Phạm Thanh BìnhẢnh: NGUYỄN NGỌC TUNG

lớp học trò trưởng thành, có ích cho xã hội, ôngnghẹn ngào: "Ngoảnh lại nhìn thời gian trôi nhưdòng sông/ Mái đầu bạc tuổi xưa nay hiếm/ Máitrường xưa khắc ghi bao kỷ niệm/ Của một thờisôi nổi tuổi...xuân hồng" (Mái trường xưa).

Ông nặng tình nặng nghĩa với quê hươngXứ Lạng, như chính quê hương nơi chôn nhaucắt rốn của mình. Nơi quá nửa đời, ông dốc hếttâm trí cho sự nghiệp trồng người: "Hành trangnào có gì đâu/ Chỉ còn lại trái tim giàu yêuthương"(Hành trang). Chính trái tim giàu yêuthương, giàu cảm xúc ấy, ông đã viết nên nhữngcâu thơ thương nhớ Xứ Lạng chân thật và cảmđộng: "Xương rồng đâu quản gió sương/ Đấtcằn sỏi đá vẫn vương nắng hồng/ Trông vời xứLạng mênh mông/ Chạnh lòng Tô Thị tay bồngcon thơ"(Không đề 3) hay: "Đã đi gần nửa cuộcđời/ Đường xưa gặp lại một lời có nhau" (Quabến Na Hoa) hay "Dòng Kỳ Cùng ngàn năm trôidào dạt/ Ôm đôi bờ xanh ngắt lúa ngô khoai/Nhịp cầu mới vươn dài soi bóng núi/ Áo chàmxanh tha thướt dáng chờ ai?" (Đi giữa mùaxuân). Mặc dù khi đã được về dạy tại thị xã quêhương, nhưng ông không quên kỷ niệm với máitrường, với học trò xứ Lạng mến yêu. Mỗi khitrở lại, ông bâng khuâng như ngày nào mới đặtchân đến nơi này: "Ôi, bốn bảy năm qua/ Cóphải đây là lần thứ nhất/ Phượng nở hoa rực đỏmái trường?" (Phượng mùa đầu). Và đây nữa,ông cháy lòng nhớ một thời, viết bằng cả tìnhcảm của mình khi về thăm lại trường xưa:"Chẳng biết các thầy xưa ai còn ai mất?/ Chẳngbiết bạn bè xưa có về đông đủ hay không?/Cháy lòng anh một thời thơ ấu/ Mái trường tangày ấy nặng ân tình". Để rồi ông khẳng địnhnhư một chân lý: "Chỉ có mái trường và ngườithầy bất diệt/ Mãi là đỉnh non cao xanh thẳmgiữa trời mây" (Thăm lại mái trường xưa).

Sẽ thiếu sót nếu không nói đến tình cảmcủa tác giả đối với cha, mẹ của mình. Hìnhtượng cha sinh, mẹ dưỡng luôn được các nhàthơ trân trọng dành nhiều cảm xúc nhất. Đối vớicây bút thơ Phạm Thanh Bình cũng không ngoàiý niệm đó. Ở nơi xa quê nhà, mỗi lần giở ảnhmẹ ra là ông lại rưng rưng: "Con bâng khuângngắm nhìn ảnh mẹ/ Phía trời xa tít tắp LạngSơn.../ Vẫn tấm lưng còng bạc phơ mái tóc/ Danhăn nheo mẹ đang nghĩ suy gì?". Từ cảm nghĩvề người mẹ của riêng mình, ông cảm xúc nânglên thành hình tượng người mẹ Việt Nam: "Trênđất nước này có bao nhiêu người mẹ/ Nước

mắt nụ cười kết thành những bài ca/ Cho conhôn bàn tay khô gầy của mẹ/ Để một lần tắmgiữa biển bao la!" (Gửi mẹ). Tác giả dùng hìnhảnh so sánh giữa "Bàn tay khô gầy của mẹ" và"Biển bao la" để nói lên công ơn trời biển củangười mẹ thật là lớn lao, thật là vĩ đại. Ông sớmmồ côi cha, nên ông hiểu thế nào là tình mẫutử. Câu thơ khóc cha thật xót thương: "Xứ Lạngđường xa đau xé ruột/Con về mộ phủ kín cỏxanh/Con gọi cha có nghe âm thanhvọng?/...Cha ơi cha! lòng con đau xé/ Bão từngcơn gào thét sóng trào" (Khóc cha).

Gấp tập thơ lại, tôi lặng đi trước những câuthơ chứa chan tình người của Phạm ThanhBình. Đến đây tôi xin mượn câu nói của nhà thơTrung Quốc, Bạch Cư Dị để kết thúc bài viết:"Cảm động lòng người, trước hết không gìbằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiếtkhông gì bằng thanh, sâu xa không gì bằngnghĩa. Vậy đối với thơ: Tình là gốc, lời là cành,thanh là hoa, nghĩa là quả" (Theo Tạp chí thơ,số 7&8 -2018).

55VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Tập thơ Mùa đầu của tác giả Phạm Thanh Bình

Tôi đã đọc thi phẩm này cách đây nhiềunăm và không hiểu sao, cứ mỗi lần đọclại nó là một lần tôi băn khoăn, day dứt.

ЉCô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Trên dòng sông Trường Giang chắc hẳncó nhiều thuyền bè qua lại, ngược xuôi màcon mắt của người thơ chỉ dõi theo và cũngchỉ nhìn thấy cánh buồm cô đơn, lẻ loi củangười bạn cố tri cho đến khi nó khuất tận cuốichân trời. Ở đó là một tình bạn đẹp đẽ, caothượng và vô cùng sâu sắc mà Lý Bạch dànhcho Mạnh Hạo Nhiên. Hẳn là thế và nhất địnhphải là như thế! Nhưng liệu còn điều gì đượcẩn giấu, gửi gắm kín đáo đằng sau câu chữ?Một thứ suy tư, day dứt của người ở lại nhưchợt hiện ra khi cánh buồm kia khuất nẻochân trời rồi lại chợt nhạt nhòa vào vô cùngvô tận không gian… Bởi vì tôi thì cứ tin rằng,tầm cỡ Thi Tiên Lý Bạch sinh ra không phảiđể nói một điều giản dị đến như thế? Cái điềumà hậu sinh nhìn vào đã thấy ngay trên câuchữ thì chẳng phải thi nhân đã vi phạm vàocái gọi là “ý tại ngôn ngoại” của thi luật Đườnghay sao?

Lý Bạch tự Thái Bạch, nguyên quán ởtỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, là ngườiham mê đọc sách, đấu kiếm, văn võ toàn tài.Ông là người có nhiều ước mơ, hoài bão,luôn mong muốn và cũng đã tìm mọi cách đểcó thể mang tài năng của mình ra giúp đời.Song, do sự đảo điên thế cuộc mà hoạn lộ

của ông không được hanh thông. Vì thế, thơLý Bạch khi thì hăm hở thể hiện hoài bão, khilại chùng xuống với những suy tư nỗi niềmcủa một con người có khát vọng lớn màkhông trở thành hiện thực. Mượn những cuộcviễn du thưởng ngoạn sơn thủy, ngâm thơ,đọc sách, múa kiếm… để khỏa đi bao trăn trởvề thời thế. Nhưng tất cả cũng chỉ nhất thời,thoáng chốc. Bởi:

Trừu đao đoạn thuỷ thuỷ cánh lưu

Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu

Tuyên Châu Tạ Liễu lâu tiễn biệtHiệu thư Thúc Vân

(Rút đao chém nước, nước càng chảyxiết

Cất chén rượu tiêu sầu, sầu vẫn cứ sầu

Trên lầu Tạ Liễu ở Tuyên Châutiễn Thúc Vân làm Hiệu thư)

Mới hay mọi chuyện chẳng hề đơn giảnnhư ta nghĩ. Mạnh Hạo Nhiên là một nhà thơcó tiếng đời Đường. Dù chênh lệch nhaumười hai tuổi nhưng giữa họ có nhiều điểmtương đồng: từng gặp nhiều trắc trở, gậpghềnh trong cuộc đời, tính tình phóng khoáng,ưa tự do tự tại, thích ngao du sơn thủy…Đang cuộc ghé thăm Lý Bạch tại lầu HoàngHạc thì Mạnh Hạo Nhiên theo lời triệu củatriều đình phải đi nhậm chức ở thành DươngChâu, chấm dứt những ngày bè bạn bênnhau, chén tạc chén thù. Bài thơ không cóhình ảnh của cuộc chia tay, không có một giọt

56VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

VĂN HỌCVÀ

NHÀ TRƯỜNG

HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊNCHI QUẢNG LĂNG -

LÊ VĂN TẤN - NGUYỄN THỊ HƯỞNG

Còn nỗi niềm gì sau cuộc tiễn đưa?

nước mắt, chỉ có tâm sự nỗi niềm của ngườiđưa tiễn mà sao xa xót, bâng khuâng, buồnmà đẹp đến thế:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

Tình bạn đẹp đẽ thể hiện ngay ở hai chữ“cố nhân” mà Lý Bạch gọi bạn mình. Cố nhândịch sang tiếng Việt là bạn cũ. Nhưng trongtiếng Việt, bạn cũ chỉ đơn thuần là một danhtừ để gọi một người bạn. Trong khi đó, cốnhân - phải là tri âm tri kỉ người ta mới gọinhau như thế. Cố nhân từ phía Tây xuôi vềhướng Đông. Tại sao lại từ hướng Tây? Chắchẳn nó không chỉ đơn thuần là một phươnghướng? Hướng Tây, phía Tây ám chỉ đấtPhật, nơi Cội nguồn thoát tục, nơi yên tĩnh,yên tâm cho những tâm hồn và những conngười cao thượng muốn lánh xa phàm trầnđua chen danh lợi. Chữ “yên hoa” vừa là hoa

khói vừa chỉ thành Dương Châu là chốn phồnhoa đô hội lúc bấy giờ. Theo tôi đây chính làđiểm mấu chốt hé lộ nỗi niềm sâu kín của LýBạch gửi vào cuộc tiễn đưa. Lý Bạch tiễn bạnmình từ “Cội nguồn thoát tục” về với thànhDương Châu, nơi “Cuộc đời nhập thế”. LýBạch là một tác giả có chất ẩn sĩ, pha Đạo sĩ.Từ một tài năng đã thuộc vào hàng ưu tú đếnmột hoạn lộ chẳng thuận buồm xuôi gió, thinhân từng ôm ấp bao lí tưởng kinh bang tếthế của kẻ sĩ thời trung đại. Từ bất đắc chíđến việc coi cuộc sống ngao du sơn thủy làmột lẽ sống, để nguôi quên, để đứng cao hơnThế tục mà giữ cái tôi của mình trong sáng,chẳng bợn chút bụi trần là một quá trìnhchuyển biến dữ dội trong nội tâm nhà thơ.Nhưng điều khiến cho Thi Tiên của chúng tađau khổ, giằng xé lại cũng là điều khiến nhâncách, phẩm chất của ông trở nên tót vời: cuộcsống chốn lâm tuyền mãi vẫn chỉ là một giải

57VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Giờ ngoại khóa Ảnh: DƯƠNG CÔNG BAO

pháp khỏa lấp đi những hăm hở giúp đời màthôi. Cố quên, tạm quên hay kể cả có quênhẳn đi thì chỉ một tác nhân nhỏ, một giọt nướclàm tràn đầy bình nước, một “cú hích” tâmtrạng lại khiến nhà thơ sống dậy đầy vơi baonỗi bao niềm. Cuộc viếng thăm và trở về củaMạnh Hạo Nhiên chính là “cú hích” tâm trạngấy và ngay lập tức nó trở thành điểm nhấncủa cả tứ thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh HạoNhiên chi Quảng Lăng:

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Cánh buồm nhỏ ấy đã ở rất xa, chỉ cònlà viễn ảnh để sau đó thì viễn ảnh cũng nhòemờ. Dòng sông Trường Giang chảy vắtngang ở cuối trời càng tô đậm thêm cái nhỏnhoi, cô độc của cánh buồm người bạn cố tri.Nhiều người cho rằng Lý Bạch đã gửi gắmsự lo lắng thay khi mà Mạnh Hạo Nhiên phảivề với Dương Châu đầy cạm bẫy, bất trắc.Dương Châu chứa đựng ở nó một cái gì thậtdữ dằn đối với người sắp đến. Trong cảmnhận của người ở lại, người ra đi trở nên đơnđộc, nhỏ bé trước cái vô cùng của sông nướcTrường Giang và cái hiểm nguy của dòngđời. Bản chất ngay thẳng và tấm lòng trongsáng như Lý Bạch hay Mạnh Hạo Nhiên (vàcủa cả bao kẻ sĩ khác thời trung đại) thậtkhông dễ gì tồn tại yên ổn trong cái thế giớiquan trường đầy mưu mô thủ đoạn. Đó là nỗilo lắng của người ở lại dành cho người ra đikhi biết bạn đến một nơi chẳng bình yên!Nhưng như chúng tôi vừa gợi đến ở phíatrên: một người với khát vọng và hoài bão, đãtừng bao lần hăm hở, háo hức mang tài năngvà sức lực của mình để giúp đời như Lý Bạchthì dù ở Dương Châu hay bất kì một thànhphố phồn hoa đô hội nào đi nữa mới chính làđiểm đến đích thực và thành thật nhất củanhững con người tài năng như ông. Tiễn bạnhay tình bạn cố tri đương nhiên là thật đẹp vàđáng trân trọng nhưng gửi đằng sau cuộcđưa tiễn chính là khát vọng được trở về với

Thế tục, được tiếp tục làm quan với cái nghĩaphò vua giúp nước của Thi Tiên. Lầu HoàngHạc chỉ là “điểm dừng chân” của bao nhiêumơ ước, nơi “tạm trú” của bao khát vọng sụcsôi nơi thi nhân mà thôi. Bởi dẫu có thế nàothì lầu Hoàng Hạc kia cũng chẳng trường tồnvà nhà thơ cũng sẽ tan biến vào trời mây, đấtđai sông núi. Đã bao thế kỉ trôi qua, bụi thờigian có thể xóa nhòa đi tất cả những thứđược coi là vĩ đại nhất của loài người thì vẻđẹp của sự day dứt khát vọng, của nỗi đớnđau ở thi nhân sẽ trường tồn. Vì hơn bao giờhết, ở bất kì nơi đâu, vượt qua rào cản củakhông gian, biên giới, sắc tộc màu da… bikịch về một khát vọng không hiện thực nơinhà thơ đã và sẽ bắt gặp nỗi niềm đồng cảmcủa biết bao nhiêu trí giả, trượng phu ở đời.Người ta nhìn vào đó, ngoảnh lại sau lưngmình, nhìn sang hai bên, ngước lên cao vàvươn tầm mắt ra phía trước xa xa mịt mờ màsuy tư, cảm khái về cái lẽ nhân sinh, thế tháinhân tình. Tiễn bạn về Dương Châu cũng làcuộc tiễn đưa, chia tay của chính Lý Bạch vớikhát vọng của mình. Phải chăng đó chính lànỗi niềm sâu kín ẩn chứa, gửi gắm kín đáosau cuộc đưa tiễn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bích Hải, Thơ Đường bìnhgiảng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.

2. Phan Trọng Luận tổng chủ biên, NgữVăn 10, tập 1, tái bản lần thứ 6, Nxb Giáo dục,Hà Nội, 2012.

3. Phan Trọng Luận chủ biên, Bài tậpNgữ Văn 10, tập 1, tái bản lần thứ 6, Nxb Giáodục, Hà Nội, 2012.

4. Nhiều tác giả, Đọc hiểu Ngữ Văn 10,nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.

5. Lê Nguyễn Lưu, Đường thi tuyển dịch,tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997.

58VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

Nhạc sĩ Bùi Minh Tấn là hội viên HộiVăn học Nghệ thuật Lạng Sơn, hộiviên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông sinh

ra và lớn lên tại vùng núi biên cương Xứ Lạngđịa đầu Tổ quốc nên rất am hiểu về cuộcsống, bản sắc của đồng bào các dân tộc địaphương. Với niềm đam mê âm nhạc, BùiMinh Tấn không ngừng học hỏi nâng cao kiếnthức và khá thành công trong sáng tác. Nhiềuca khúc của ông được biểu diễn phục vụnhiệm vụ chính trị của tỉnh tại các dịp lễ kỉniệm, sự kiện do Hội Văn học Nghệ thuậtLạng Sơn, các Ban, ngành của tỉnh tổ chức,phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hìnhtỉnh Lạng Sơn. Năm 2016, nhạc sĩ Bùi MinhTấn cho ra mắt CD nhạc “Giấc mơ núi rừng”.

CD nhạc “Giấc mơ núi rừng” do Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn phối hợp với SởVăn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh phát hành.09 ca khúc trong CD do em học sinh LêQuỳnh Chi thể hiện, với chất giọng trong trẻo,truyền cảm mang đến cho người thưởng thứcnhiều cung bậc cảm xúc.

Phần lớn các ca khúc mang đậm âmhưởng dân gian, thể hiện nét đẹp đặc trưngcuộc sống con người miền núi. Đó là hình ảnhcủa bà mẹ người dân tộc lầm lũi, quanh nămsuốt tháng không ngại ngần vất vả trên đồngruộng bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt trong“Người mẹ núi”. Ca khúc “Người mẹ núi” cũngdo em Lê Quỳnh Chi thể hiện và đạt giải tronghai cuộc thi hát: Huy chương Bạc Tiếng hátSơn ca toàn quốc năm 2015 và Giải Nhì cuộc

thi Đồ rê mí Lạng Sơn năm 2014. Niềm hânhoan khi điện về thắp sáng bản làng nơi vùngcao biên cương trong “Điện sáng bản em”.Thức vị thân quen gợi về kí ức tuổi thơ trong“Mùa mua chín”. “Giấc mơ núi rừng” mangtheo bao ước mơ con trẻ vượt qua gian khó,qua liêu xiêu gió lạnh, con lũ, mưa nguồn,vượt núi, băng đồi để đi tìm cái chữ. “Bản em”mang âm hưởng dân gian miền núi phía Bắc,vừa vui tươi, mà không kém phần da diết, đivào lòng người, gói gọn toàn bộ cuộc sống,bản sắc của người dân tộc miền núi quanhững hình ảnh giản dị gần gũi. Niềm vui rộnràng của trẻ thơ đón trung thu với chiếc đènông sao, điệu múa sư tử truyền thống trongbài hát “Trung thu”. “Mưa rơi trên phố” nhẹnhàng và ngọt ngào khi những cơn mưa đầumùa xuất hiện, tưới mát xanh cỏ cây, chàođón hè về. “Tới trường” ngập tràn tình yêu quêhương, thầy cô, yêu cuộc sống tươi đẹp. Âmhưởng hào hùng trong “Bài ca Trung Dũng”(khúc thứ 7) là tấm lòng của tác giả dành tặngcho những đồng đội năm xưa thuộc đoànquân mang tên Trung Dũng, họ đã đem vềchiến thắng huy hoàng, kết nối tình nghĩa hainước Việt Nam - Campuchia.

Nghe CD “Giấc mơ núi rừng” của nhạc sĩBùi Minh Tấn sẽ cảm nhận được tình yêu quêhương, đất nước, con người, được thổi hồnvà bay bổng qua một trái tim âm nhạc nồngnàn, say đắm.

NGỌC HẰNG

59VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

“Giấc mơ núi rừng” CD nhạc

của nhạc sĩ Bùi Minh Tấn

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

Ngày 21/8/2019, ThànhĐoàn Lạng Sơn phốihợp với Hội Khuyến

học và Phòng Giáo dục & Đàotạo thành phố Lạng Sơn tổchức Lễ báo công dâng Bác vàthăm Văn Miếu Quốc Tử Giámnhân kỷ niệm 50 năm thựchiện Di chúc Chủ tịch Hồ ChíMinh. Tham dự có các đồngchí đại diện lãnh đạo Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân,Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thànhphố Lạng Sơn; đại diện cácphòng, ban có liên quan cùngcán bộ, giáo viên, đoàn viên,thanh thiếu nhi tiêu biểu tronghọc tập và công tác trên địabàn thành phố Lạng Sơn. Saulời phát biểu khai mạc, em ChuNgọc Hà - Học sinh trườngTHCS Vĩnh Trại thay mặtđoàn, báo công dâng Bácnhững thành tích của thiếuniên thành phố Lạng Sơn đạtđược trong năm học vừa qua.Đó là những thành tích trongcác hoạt động tuyên truyền,giáo dục, với 221 hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo, rèn luyệnkỹ năng, 62 hoạt động “Hànhtrình đến với địa chỉ đỏ”, xâydựng 22 công trình kế hoạchnhỏ, giúp đỡ 718 bạn học sinhcó hoàn cảnh khó khăn, duy trìcó hiệu quả hoạt động của 212câu lạc bộ học tập, câu lạc bộsở thích và kỹ năng. Ngoài racác em còn tham gia các hoạtđộng văn hóa văn nghệ, thểdục thể thao, nhiều hoạt độngngoại khóa và đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ:

01 huy chương vàng, 02 huychương bạc tại Đại hội TDTTcấp tỉnh; Giải nhất tập thể và17 giải cá nhân cuộc thi vẽtranh “Em yêu môi trường” cấptỉnh, 02 giải nhì và giải ba cuộcthi Tin học trẻ cấp tỉnh; thamgia cuộc thi “Tìm hiểu di sảnvăn hóa thành phố Lạng Sơn"đạt 5 giải tập thể và 12 giải cánhân. Với niềm tự hào là họcsinh của thành phố Lạng Sơn- đơn vị luôn dẫn đầu về thànhtích học tập trong toàn tỉnh,trong năm học 2018 - 2019 cácem đạt 52 giải học sinh giỏicấp Quốc gia, 538 giải họcsinh giỏi cấp tỉnh, đã có 14.400bạn thiếu niên nhi đồng đạtdanh hiệu cháu ngoan Bác Hồvà nhiều tấm gương người tốt,việc tốt, những tấm gương họcsinh tiêu biểu được tuyêndương. Thành tích đó là sự nỗlực học hỏi không ngừng củacác thầy giáo, cô giáo và các

em học sinh góp phần viết tiếptruyền thống vẻ vang của quêhương Xứ Lạng anh hùng.

Thực hiện lời căn dặn củaChủ tịch Hồ Chí Minh trongbản Di chúc cách đây nămmươi năm, các thế hệ đoànviên, thanh niên thành phốLạng Sơn hôm nay, bằng sứctrẻ, sự nhiệt huyết và tinh thầnxung kích tình nguyện củamình đã thực hiện nhiều côngtrình ý nghĩa, thiết thực, gópphần thực hiện nhiệm vụ chínhtrị, văn hóa xã hội, an ninhquốc phòng của địa phương.Năm mươi năm trôi qua, Dichúc của Chủ tịch Hồ Chí Minhvẫn là những chỉ dẫn quý báu,động lực tinh thần quý giá giúptoàn Đảng, toàn dân ta vượtqua khó khăn, thách thức đểxây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam phát triển bền vững.

HOÀNG HƯƠNG

60VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

ĐOÀN CÁN BỘ, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TIÊU BIỂUTHÀNH PHỐ LẠNG SƠN BÁO CÔNG DÂNG BÁC

Ảnh: Do Thành đoàn Lạng Sơn cung cấp

1. Ngày 10/08/2019, Cụm thi đua Hội -Hiệp Hội tổ chức chuyến thăm và tặng quàtại UBND xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn,tỉnh Lạng Sơn. Đến dự có đại diện lãnh đạo,cán bộ làm công tác thi đua của 05 đơn vị

thành viên trong Cụm thi Hội - Hiệp Hội; đạidiện lãnh đạo HĐND, UBND huyện Bắc Sơn;lãnh đạo UBND, HĐND xã Nhất Tiến và 10 hộgia đình Thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnhkhó khăn. Tại buổi làm việc Cụm thi đua Hội -Hiệp Hội đã tặng 10 suất quà trị giá 500 ngànđồng, 01 suất quà trị giá 1 triệu đồng và tặngsách cho UBND xã Nhất Tiến. Trong đó, HộiVăn học Nghệ thuật tỉnh ủng hộ 1 triệu đồng

và tặng trên 200 cuốn sách, Tạp chí xuất bảnnăm 2018, 2019 cho xã xây dựng tủ sách vănhóa. Chuyến thăm và làm việc là nguồn độngviên, khích lệ tinh thần nhân dân xã Nhất Tiếnhoàn thành tốt nhiệm vụ thi đua sản xuất, xâydựng nông thôn mới.

ĐOÀN DIỄN

2. Ngày 19/08/2019, tại thành phố HàGiang, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp vớiUBND tỉnh Hà Giang tổ chức Khai mạcTriển lãm Mỹ thuật Khu vực III (Tây Bắc -Việt Bắc) lần thứ 24 năm 2019. Đến dự cónhà văn Tùng Điển, Phó Chủ tịch Thườngtrực UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam;Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹthuật Việt Nam; Đồng chí Đặng Quốc Khánh,Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang; Các đồng chí lãnhđạo đại diện HĐND, UBND và các Sở, Ban,ngành tỉnh Hà Giang; lãnh đạo Hội VHNT cáctỉnh trong khu vực cùng các tác giả có tranhtreo triển lãm. Theo Ban Tổ chức, các tácphẩm trưng bày triển lãm năm nay đã phảnánh sinh động thực tế cuộc sống, nét đẹp vănhóa truyền thống của đồng bào các dân tộcmiền núi. Trong 395 tác phẩm dự thi, Hộiđồng Nghệ thuật đã lựa chọn 173 tác phẩmcủa 168 tác giả trưng bày tại triển lãm và traotặng 10 Giải thưởng gồm: 2 Giải B (không có

61VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn vô cùng thương tiếc báotin: ông Mông Tú Lộc, sinh ngày 7/6/1937. Thường trú tại: xómKhôn Lòa, thôn Kéo Coong, xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnhLạng Sơn, là hội viên Chi hội Thơ Hội VHNT Lạng Sơn do tuổicao, bệnh nặng đã từ trần lúc 10 giờ 35 phút ngày 4/8/2019 (tứcngày 4 tháng 7 năm Kỷ Hợi) hưởng thọ 83 tuổi. Hội Văn họcNghệ thuật Lạng Sơn đã đến phúng viếng và chia buồn cùng giaquyến. Ông Mông Tú Lộc được an táng tại nghĩa trang quê nhàthôn Kéo Coong, xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

TIN BUỒN

TIN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

62

Giải A), 1 Giải C và 7 Giải Khuyến khích chocác tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất. TỉnhLạng Sơn có 10 tác phẩm của 10 tác giả đượctrưng bày, trong đó có 03 tác phẩm đượcnhận Giấy khen của Hội Mỹ thuật Việt Nam vàđề cử xét Giải thưởng của Liên hiệp các HộiVHNT Việt Nam: tác phẩm Mỗi buổi sớm maicủa tác giả Lương Mai Anh; tác phẩm Xóm cũcủa tác giả Dương Thời Tuyên; tác phẩm Gócxóm nhỏ của tác giả Hoàng Mai Phương.

NGỌC HẰNG

3. Ngày 21/8/2019, tại Hội VHNT tỉnhLạng Sơn, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh ViệtNam tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức đại hội Vnhiệm kỳ 2019 - 2024. Dự đại hội có NSNAVũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội NSNA ViệtNam, NSNA Hoàng Diệu, Trưởng Ban Tổchức - Thi đua - Hội viên Hội NSNA Việt Nam;ông La Ngọc Nhung, Chủ tịch Hội VHNT LạngSơn; đại diện Văn phòng Hội VHNT, Chi hộiNhiếp ảnh Lạng Sơn... Chi hội NSNA ViệtNam tỉnh Lạng Sơn hiện có 6 hội viên. Thựchiện sự chỉ đạo của trung ương hội về côngtác chuyên môn, chi hội đã đoàn kết, đổi mớiphương thức hoạt động làm nòng cốt, hạtnhân cho phong trào nhiếp ảnh của tỉnh; cácnghệ sĩ bám sát thực tế cơ sở, nhạy bén tiếpcận sự phát triển của đời sống xã hội sáng tácvà công bố tác phẩm tại các cuộc thi triển lãm,liên hoan ảnh của tỉnh, khu vực, toàn quốc vàquốc tế tại Việt Nam. Ngoài những thành tíchđã đạt được trong nhiệm kỳ, chi hội thẳngthắn nhìn nhận chỉ ra những điểm còn hạnchế và đề ra phương hướng nhiệm vụ, giảipháp cho hoạt động nhiệm kỳ mới. Phát biểutại đại hội, NSNA Vũ Quốc Khánh, Chủ tịchHội NSNA Việt Nam ghi nhận những điểm tíchcực trong hoạt động của chi hội đồng thờithông tin về công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnhViệt Nam và đề nghị các hội viên nêu cao tinhthần trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựngvào dự thảo đề án nhân sự và văn kiện đạihội. Đại hội Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh LạngSơn đã bầu ra Ban Chấp hành Chi hội nhiệm

kỳ 2019 - 2024 với 2 thành viên; NSNA ĐàmSơn tái đắc cử Chi hội trưởng, NSNA NguyễnTiến Thắng Chi hội phó; đồng thời bầu 3 đạibiểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứIX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam diễn ratháng 12/2019 tại Hà Nội.

TRỌNG ANH

4. Ngày 23/08/2019, tại khu tưởng niệmđồng chí Hoàng Văn Thụ, xã Hoàng VănThụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Ủyban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thểphường Hoàng Văn Thụ, thành phố LạngSơn tổ chức Chương trình về nguồn năm2019 hướng tới Kỷ niệm 110 năm ngàysinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (04/11/1909- 04/11/2019). Tham dự có các cán bộ công

tác tại Ủy ban MTTQ, Các đoàn thể phườngHoàng Văn Thụ, chi đoàn Hội phụ nữ PC06công an tỉnh, các nhà hảo tâm và đại diệndoanh nghiệp đóng trên địa bàn phường.Trong khuôn khổ chương trình, đoàn tổ chứcdâng hương tưởng nhớ công ơn đồng chíHoàng Văn Thụ; tặng 450 đôi giày dép, 100chiếc cặp sách, 200 cuốn vở, 100 ca inox, 6thùng bánh kem xốp tới các em học sinh mầmnon, tiểu học, trung học cơ sở và 10 suất quàcho các gia đình hộ nghèo trên địa bàn xã.Phường Hoàng Văn Thụ là đơn vị đầu tiêntrên địa bàn thành phố Lạng Sơn tổ chứcchương trình hướng tới Kỷ niệm 110 nămngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ, 188 nămngày thành lập tỉnh Lạng Sơn, đã góp phầncổ vũ động viên tinh thần cho nhân dân sinhsống trên địa bàn xã mang tên người chiến sĩ

VÙN NGHÏåSöë 311-09/2019 - xûá laång

63VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 311-09/2019

cộng sản kiên trung bất khuất - đồng chíHoàng Văn Thụ và khích lệ các em học sinhphấn đấu thi đua học tập trong năm học mới.

NGỌC HẰNG

5. Ngày 28/8/2019, Sở Thông tin vàTruyền thông tổ chức tọa đàm Kỷ niệm 74năm ngày truyền thống ngành Thông tinvà Truyền thông. Dự buổi tọa đàm có các

đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Sở quacác thời kỳ; đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, Vănphòng UBND tỉnh; các cơ quan báo chí, cáctổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn tỉnh.Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng ôn lạitruyền thống vẻ vang của ngành TT&TT. Trảiqua 74 năm xây dựng và phát triển, ngànhTT&TT Việt Nam đã đạt được những thànhtựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực bưu chính,viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuấtbản, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và đápứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Cùng vớisự phát triển của ngành, Sở TT&TT LạngSơn đã không ngừng nỗ lực, đạt được nhữngthành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực;Tham mưu hiệu quả cho UBND tỉnh xây dựngcơ chế chính sách, thúc đẩy lĩnh vực côngnghệ thông tin phát triển vượt bậc (chỉ số ViệtNam ICT index xếp thứ 22/63 tỉnh, thành phố,tăng 10 bậc so với năm 2018); hệ thống dịchvụ hành chính công trực tuyến tích hợp mộtcửa điện tử liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã

đã hoạt động hiệu quả; triển khai hệ thốngQuản lý văn bản và điều hành, đẩy mạnh sửdụng chữ ký số trong các cơ quan hành chínhNhà nước… Nhân dịp này, 14 cá nhân đãvinh dự được nhận Kỷ niệm chương vì sựnghiệp Thông tin và truyền thông của BộTT&TT; 02 tập thể và 03 cá nhân nhận Giấykhen của Giám đốc Sở vì đã có thành tíchxuất sắc trong công tác Thông tin và truyềnthông năm 2018.

PV

6. Chào mừng Kỷ niệm 74 năm Cáchmạng Tháng Tám và Quốc khánh nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9,sáng 31/8/2019 tại UBND phường HoàngVăn Thụ, Câu lạc bộ Thơ ca thành phốLạng Sơn tổ chức buổi sinh hoạt thơ cachủ đề "Vang khúc khải hoàn". Tới dự cóđồng chí Phạm Thị Thuận, Phó Trưởngphòng Văn hóa - Thông tin thành phố Lạng

Sơn; đồng chí Hoàng Duy Trường, Chủ tịchUBND phường Hoàng Văn Thụ và toàn thể38 hội viên của Câu lạc bộ Thơ ca thành phốLạng Sơn. Buổi sinh hoạt diễn ra trongkhông khí tươi vui, phấn khởi, với những tiếtmục hát, múa, đọc thơ, ngâm thơ mang đậmbản sắc văn hóa Xứ Lạng. Đến tham dự vàgiao lưu tại buổi sinh hoạt, CLB Thơ XứLạng và CLB Thơ ca huyện Lộc Bình gópnhiều tiết mục văn nghệ độc đáo, để lại dấuấn tươi đẹp.

MAI THUẬN

64VÙN NGHÏå

Söë 311-09/2019 - xûá laång

7. Tối 1/9/2019, tại Trung tâm Hội chợthương mại thành phố Lạng Sơn, Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chươngtrình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệpchào mừng Kỷ niệm 74 năm Cách mạngTháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2019) vàQuốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019). Thamdự chương trình có đồng chí Giáp Thị Bắc,Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dânvận Tỉnh ủy, đồng chí Dương Xuân Huyên,Phó chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạocác Sở, Ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũtrang và nhân dân trên địa bàn thành phố.Với chủ đề "Đất nước 74 mùa hoa" ca ngợiTổ quốc, Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêuchương trình văn nghệ gồm 16 tiết mục ca,múa, nhạc do các nghệ sĩ diễn viên chuyênnghiệp của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuậttỉnh và một số hạt nhân văn nghệ tiêu biểubiểu diễn đã thu hút sự cổ vũ nhiệt tình củakhán giả, làm sống dậy khí thế hào hùng củathời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đâylà chương trình ý nghĩa, thiết thực, tạo sựphấn khởi tự hào, động viên khích lệ tinhthần hăng say lao động, hoàn thành tốtnhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ các tầng lớpnhân dân tỉnh Lạng Sơn, phát triển kinh tế xãhội, an ninh quốc phòng.

TRỌNG ANH

8. Ngày 10/09/2019, tại Hội Văn họcNghệ thuật tỉnh, Chi hội Mỹ thuật Việt Namtỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội lần thứ IIInhiệm kỳ 2019 - 2024. Tới dự có đồng chí LaNgọc Nhung, Chủ tịch Hội VHNT Lạng Sơn,đại diện Văn phòng Hội VHNT cùng các hộiviên Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.Trong nhiệm kì qua, Chi hội Mỹ thuật ViệtNam tỉnh Lạng Sơn đã vượt qua những khókhăn, thách thức, trở thành lực lượng nòngcốt đóng góp tích cực cho sự phát triển vănhọc nghệ thuật của tỉnh nhà, nhiều tác phẩmchất lượng tham gia các cuộc triển lãm khuvực và triển lãm của tỉnh, một số ít tác giả cótác phẩm đạt giải thưởng cao của Trung

Ương. Tại Đại hội, Ban Chấp hành chi hội đãthông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Chihội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Lạng Sơn nhiệmkỳ 2014 - 2019 và đưa ra phương hướngnhiệm kỳ 2019 - 2024. Đại hội bầu ra Banchấp hành Chi hội nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm02 thành viên, họa sĩ Nguyễn Lan Huyền táiđắc cử Chi hội trưởng, họa sĩ Hoàng VănĐiểm Chi hội phó; đồng thời bầu ra 03 đại biểu(trong đó có 02 đại biểu chính thức, 01 dựkhuyết) tham dự Đại hội Mỹ thuật Việt Namlần thứ IX nhiệm kỳ 2019 - 2024 tại Hà Nộivào tháng 12/2019.

9. Ngày 10/09/2019, tại Trung tâm Vănhóa nghệ thuật tỉnh, UBND thành phố LạngSơn phối hợp với Tỉnh đoàn Lạng Sơn tổchức chương trình Đêm hội trăng rằm XứLạng năm 2019. Tới dự có đại diện lãnh đạocác Sở, Ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Thànhủy, UBND thành phố Lạng Sơn và hơn 1200đoàn viên, thanh thiếu niên nhi đồng trên địabàn thành phố. Trong khuôn khổ chương trìnhdiễn ra các hoạt động như: biểu diễn mànmúa lân sư tử rồng truyền thống, nhiều tiếtmục văn nghệ đặc sắc; trưng bày mâm cỗđẹp, các mô hình đèn trung thu cỡ lớn; sựxuất hiện của hai khách mời là nghệ sĩ hàinổi tiếng NSƯT Xuân Bắc, NSND Tự Longvà những món quà dành tặng cho các emthiếu nhi tạo được không khí rộn ràng, tươivui. Nhân dịp này, Trung ương Đoàn thanhniên và Thành ủy Lạng Sơn tặng 12 suấtquà cho các em học sinh có hoàn cảnh khókhăn. Ban Tổ chức đã trao tổng số hơn 30giải thưởng cho các hạng mục “Mô hìnhđèn trung thu” và “Mâm cỗ trung thu” chocác đơn vị, trường học, doanh nghiệp trênđịa bàn thành phố. Đây là hoạt động ýnghĩa thiết thực, góp phần phát huy nét đẹpvăn hóa truyền thống, tạo tinh thần vui tươi,phấn khởi cho các em học sinh và quầnchúng nhân dân tích cực phấn đấu học tập,thi đua lao động sản xuất, góp phần pháttriển kinh tế văn hóa xã hội bền vững.

NGỌC HẰNG