127
TCCS CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 12 : 2012/CHK TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT RA ĐA GIÁM SÁT THỨ CẤP HÀNG KHÔNG Secondary Surveillance Radar - Technical Standards HÀ NỘI - 2012

TCCS 12 : 2012/CHK

  • Upload
    ngotruc

  • View
    295

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 12 : 2012/CHK

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

RA ĐA GIÁM SÁT THỨ CẤP HÀNG KHÔNG

Secondary Surveillance Radar -

Technical Standards

HÀ NỘI - 2012

Page 2: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

2

Page 3: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

3

Mục lục

Trang 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 5 2 Tài liệu viện dẫn 5 3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt 5 3.1 Thuật ngữ, định nghĩa 5 3.2 Các chữ viết tắt 6

4 Ứng dụng ra đa giám sát thứ cấp (SSR) trong ngành hàng không dân dụng 8

4.1 Giới thiệu chung về ra đa giám sát thứ cấp (SSR) 8 4.2 Các chế độ (mode) phát - hỏi (đất đối không) 8 4.3 Các chế độ trả lời của bộ phát đáp (không đối đất) 9 4.4 Các mã trả lời mode A (các xung thông tin) 10 4.5 Khả năng của thiết bị mode S trên tàu bay 10 4.6 Xem xét các yếu tố con người 12

5 Các đặc tính của hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR) có khả năng mode A và mode C

13

5.1 Phát hỏi và chế áp (triệt búp sóng phụ của tín hiệu hỏi) tần số vô tuyến (đất đối không) 13 5.2 Tần số sóng mang trả lời (không đối đất) 13 5.3 Phân cực 13 5.4 Các dạng phát hỏi (tín hiệu trong không gian) 13 5.5 Các đặc tính phát tín hiệu điều khiển và phát hỏi 14 5.6 Đặc tính phát tín hiệu trả lời (tín hiệu trong không gian) 14 5.7 Đặc tính kỹ thuật của bộ phát đáp chỉ có khả năng mode A và mode C 15 5.8 Đặc tính kỹ thuật của máy hỏi trên mặt đất chỉ có khả năng mode A và mode C 19 5.9 Giản đồ phát xạ của máy hỏi 20 5.10 Giám sát máy hỏi 20 5.11 Phát giả và đáp ứng giả 20

6 Đặc tính hệ thống ra đa giám sát thứ cấp có khả năng mode S 20

6.1 Đặc điểm tín hiệu trong không gian của máy hỏi. 20 6.2 Các đặc tính tín hiệu trả lời trong không gian 24 6.3 Cấu trúc dữ liệu mode S 25 6.4 Giao thức phát hỏi - trả lời chung 32 6.5 Truyền phát intermode và mode S all-call 35 6.6 Địa chỉ giám sát và truyền phát thông tin độ dài chuẩn 39 6.7 Giao dịch bản tin có độ dài mở rộng 55 6.8 Giao dịch squitter và dịch vụ không đối không 64 6.9 Giao thức nhận dạng tàu bay 74 6.10 Các đặc tính chủ yếu của hệ thống phát đáp mode S SSR 75 6.11 Các đặc tính chủ yếu của hệ thống phát hỏi trên mặt đất. 84

7 Squitter mode S mở rộng 85

7.1 Các đặc tính của hệ thống phát squitter mode S mở rộng. 86 7.2 Các đặc tính của hệ thống thu squitter mode S mở rộng (ADS-B IN và TIS-B IN) 89

8 Các hệ thống giám sát đa điểm Multilateration 97

8.1 Các yêu cầu chức năng 97 8.2 Bảo vệ môi trường liên quan đến tần số vô tuyến 98 8.3 Yêu cầu tính năng 98

Phụ lục A. Mã hóa tự động độ cao theo khí áp để phát trên ra đa giám sát thứ cấp 99

Phụ lục B. Ý nghĩa các thanh ghi của bộ phát đáp được phân bổ trong các ứng dụng đã được tiêu chuẩn hóa

124

Phụ lục C. Bảng quy đổi các đơn vị đo lường. 127

Page 4: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

4

Lời nói đầu

TCCS 12:2012/CHK được biên soạn trên cơ sở các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành đã được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế phê chuẩn, ban hành và quy định tại các phụ ước và tài liệu hướng dẫn sau:

- ICAO, Annex 10 - Aeronautical Telecommunications, Vol. 4 - Surveillance Radar and Collision Avoidance Systems, Fourth Edition Jul. 2007: Phụ ước 10 của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) - Viễn thông hàng không, Tập 4 - Các hệ thống ra đa giám sát và tránh va chạm, Xuất bản lần thứ tư, năm 2007.

- ICAO, Doc 9688 AN/952: Manual on Mode S Specific Services, Second Edition 2004: Tài liệu số 9688 AN/952 của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO): Tài liệu hướng dẫn về các dịch vụ mode S cụ thể, Xuất bản lần thứ 2, năm 2004.

Page 5: TCCS 12 : 2012/CHK

5

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 12:2012/CHK

Tiêu chuẩn kỹ thuật ra đa giám sát thứ cấp hàng không

Secondary Surveillance Radar - Technical Standards

1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1 Phạm vi điều chỉnh:

Tiêu chuẩn này quy định về đặc tính và tiêu chuẩn kỹ thuật của các Hệ thống ra đa giám sát thứ cấp hàng không cũng như các hệ thống giám sát có liên quan.

Tiêu chuẩn này dùng để áp dụng cho các trạm ra đa giám sát thứ cấp hàng không và các hệ thống giám sát liên quan nhằm đảm bảo an toàn, thống nhất cho việc khai thác vận hành chúng trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2 Đối tượng áp dụng: Các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc đầu tư và khai thác sử dụng các hệ thống ra đa giám sát thứ cấp hàng không và các hệ thống giám sát liên quan của các cơ sở cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, không lưu và các nhà khai thác tàu bay.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này, bao gồm:

- ICAO, Annex 10 - Aeronautical Telecommunications, Vol 4 - Surveillance Radar and Collision Avoidance Systems, Fourth Edition Jul. 2007: Phụ ước 10 của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) - Viễn thông hàng không, Tập 4 - Các hệ thống ra đa giám sát và tránh va chạm, xuất bản lần thứ tư, năm 2007.

- ICAO, Doc 9688 AN/952: Manual on Mode S Specific Services, Second Edition 2004: Tài liệu số 9688 AN/952 của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO): Tài liệu hướng dẫn về các dịch vụ mode S cụ thể, xuất bản lần thứ 2, năm 2004.

- ICAO, Doc 9684: Manual on the Secondary Surveillance Radar (SSR) Systems, Edition 3. Tài liệu số 9684 của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO): Tài liệu hướng dẫn về các hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR), xuất bản lần 3.

- ICAO, Doc 9871: Techinical Provisions for Mode S Services and External Squitter, Edition 1. Tài liệu số 9871 của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO): Tài liệu hướng dẫn về các quy định kỹ thuật đối với mode S và Squitter mở rộng, xuất bản lần 1.

- Giáo trình “Đài ra đa thứ cấp” của Học viện Kỹ thuật quân sự, TS. Ngô Văn Huấn, 2010.

g of Satellite-based

3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1 Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

Page 6: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

6

Địa chỉ tàu bay. Một tổ hợp duy nhất gồm 24 bít dùng để gán địa chỉ cho một tàu bay nhằm mục đích liên lạc không đối đất, dẫn đường và giám sát. Giám sát phụ thuộc tự động dạng quảng bá – phát ra (ADS-B OUT). Chức năng của tàu bay hay phương tiện xe cộ định kỳ phát đi thông tin về vị trí, tốc độ và các thông tin khác lấy được từ các hệ thống trên tàu bay theo một khuôn dạng phù hợp khả năng của các máy thu ADS-B (ADS-B IN). Giám sát phụ thuộc tự động dạng quảng bá – thu vào (ADS-B IN). Chức năng thu dữ liệu giám sát từ các nguồn dữ liệu ADS-B phát ra (ADS-B OUT). Hệ thống tránh va chạm trên tàu bay (ACAS). Hệ thống tránh va chạm trên tàu bay dựa trên tín hiệu phát đáp ra đa giám sát thứ cấp (SSR) hoạt động một cách độc lập với thiết bị trên mặt đất để cung cấp thông tin tư vấn cho người lái về khả năng xảy ra khả năng xung đột, va chạm giữa các tàu bay được trang bị bộ phát đáp SSR.

Mode (hay còn gọi là chế độ hay dạng) dùng để chỉ một cách thức hay một phương thức thực hiện, sau đây gọi tắt là mode.

Mode S hay mode “Select” là để chỉ một cách phát để hỏi tàu bay sử dụng địa chỉ duy nhất để phân biệt tức là chỉ có một tàu bay cụ thể đúng địa chỉ sẽ trả lời. Ra đa giám sát mode S dùng để trao đổi đầy đủ thông tin, cho phép chọn hỏi các máy trả lời mode S và trao đổi dữ liệu hai chiều giữa đài ra đa giám sát thứ cấp có trang bị mode S và các máy trả lời mode S thường được đặt trên tàu bay / phương tiện. Nguyên tắc yếu tố con người. Nguyên tắc áp dụng cho thiết kế, cấp giấy chứng nhận, đào tạo, vận hành và bảo dưỡng phải đảm bảo giao diện an toàn giữa con người và các thành phần thiết bị có xem xét một cách đúng đắn các khả năng của con người. Ra đa giám sát sơ cấp (sau đây gọi tắt là ra đa sơ cấp hoặc PSR). Là một thiết bị hoạt động theo nguyên lý ra đa: phát xạ năng lượng sóng điện từ chiếu xạ vào mục tiêu, sau đó thu và xử lý các tín hiệu phản xạ từ mục tiêu để xác định vị trí của mục tiêu theo cự ly và góc phương vị. Ra đa giám sát thứ cấp (sau đây gọi tắt là ra đa thứ cấp hoặc SSR). Là thiết bị ra đa hoạt động dựa trên nguyên lý kết hợp giữa máy hỏi (bộ phát hỏi) trên mặt đất và máy trả lời (bộ phát đáp) trên tàu bay để nhận được tin tức về mục tiêu đó (như cự ly, phương vị, tốc độ, độ cao…). Squitter. Là một chuỗi các xung dữ liệu được sử dụng trong bộ phát đáp của thiết bị ra đa trên tàu bay dùng để phát các dữ liệu đến các thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu qua máy phát tần số 1.090 MHz. Đây là một dạng phát trả lời ngay kể cả khi không được hỏi. Squitter có gốc gác từ phần phát của thiết bị đo cự ly (DME). Trạm DME mặt đất liên tục phát trả lời kể cả khi không được “hỏi” hay yêu cầu và gọi là Squitter. Khi thiết bị phát hỏi DME trên tàu bay lọt vào vùng phủ sóng tức là “nhìn thấy” squitter thì máy hỏi DME trên tàu bay phát hỏi cự ly và thu được câu trả lời về cự ly từ thiết bị DME của trạm mặt đất. Squitter mở rộng. Công nghệ mode S có 2 loại squitter, một loại “short acquisition squitter” - squitter ngắn dùng chuỗi xung định khung có độ dài chuẩn gồm 56 bit định dạng đường xuống DF11 và một loại “extended squitter” - squitter mở rộng dùng chuỗi xung định khung có độ dài 112 bit định dạng đường xuống DF17. 3.2 Các chữ viết tắt Các chữ viết tắt sử dụng trong tài liệu này được hiểu với nghĩa như sau: ACAS Airborne collision avoidance system: Hệ thống tránh va chạm trên tàu bay.

ADS-B Automatic dependent surveillance - Broadcast: Giám sát phụ thuộc tự động phát quảng bá.

Page 7: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

7

All-call: Gọi tất cả hay hỏi tất cả.

ATS Air traffic services: Các dịch vụ không lưu.

A/V Aircraft / vehicle: Tàu bay / phương tiện xe cộ.

BDS Comm-B data selector: Bộ chọn dữ liệu kiểu Comm-B.

BITE Built-in test equipment: Thiết bị có tích hợp sẵn việc kiểm tra bên trong nó.

CPR Compact position reporting: Báo cáo vị trí rút gọn.

ELM Extended length message: Điện văn có độ dài mở rộng.

FCU Flight control unit: Đơn vị kiểm soát không lưu.

GICB Ground-initiated Comm-B: Comm-B khởi tạo trên mặt đất.

GNSS Global Navigation Satellite System: Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu.

ID Identification: Nhận dạng hoặc mã nhận dạng.

II Interrogator identifier: Mã nhận dạng máy hỏi.

MA Message-Comm A: Điện văn kiểu Comm-A.

MB Message-Comm B: Điện văn kiểu Comm-B.

MC Message-Comm C: Điện văn kiểu Comm-C.

MD Message-Comm D: Điện văn kiểu Comm-D.

MOPS Minimum operational performance standards: Các tiêu chuẩn tính năng khai thác tối thiểu.

MSP Mode S specific protocol: Giao thức cụ thể mode S.

MTL Minimum Trigger Level: Mức kích hoạt tối thiểu.

RF Radio Frequency: Tần số sóng vô tuyến nhưng thường được dùng để chỉ sóng vô tuyến điện.

SI Surveillance identifier: Mã nhận dạng giám sát.

SLM Standard length message: Điện văn có độ dài chuẩn

SPI Special position identification: Xung nhận dạng vị trí đặc biệt.

SSR Secondary surveillance radar: Ra đa giám sát thứ cấp (SSR).

TIS Traffic information service: Dịch vụ thông báo tin tức không lưu.

UTC Coordinated universal time: Giờ quốc tế.

Page 8: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

8

4 Ứng dụng ra đa giám sát thứ cấp (SSR) trong ngành hàng không dân dụng

4.1 Giới thiệu chung về ra đa giám sát thứ cấp

Thiết bị ra đa giám sát thứ cấp hàng không cung cấp cho nhân viên khai thác kỹ thuật mặt đất hoặc các kiểm soát viên không lưu thông tin về nhận dạng, vị trí tàu bay (theo cự ly, phương vị), thông tin về độ cao theo khí áp, số hiệu chuyến bay, véc tơ vận tốc, hướng di chuyển và một số thông tin khác (như ký mã hiệu đặc biệt và / hoặc các thông tin khác qua đường truyền dữ liệu) hoạt động dựa trên nguyên lý kết hợp giữa máy hỏi (bộ phát hỏi) trên mặt đất và máy trả lời (bộ phát đáp) đặt trên tàu bay hoặc các phương tiện di chuyển trên mặt đất. Khi lắp đặt và khai thác vận hành một thiết bị ra đa giám sát thứ cấp như một phương tiện phụ trợ đối với dịch vụ không lưu thì các tính năng kỹ thuật của thiết bị ra đa giám sát thứ cấp đó phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) hoặc tính năng kỹ thuật trong tài liệu tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) này. Do đó TCCS này cũng phải được cập nhật thường xuyên theo các phiên bản mới nhất do ICAO ấn hành.

4.2 Các chế độ (mode) phát - hỏi (đất đối không) 4.2.1 Phát - hỏi đối với dịch vụ không lưu sẽ được thực hiện theo các chế độ được quy định tại các mục 5.4.3 hoặc 6. của tài liệu này. Việc sử dụng mỗi chế độ như sau: 1) Mode A Kích hoạt bộ phát đáp trả lời để nhận dạng và giám sát. 2) Mode C

Kích hoạt bộ phát đáp trả lời để phát tự động thông tin độ cao theo khí áp và thông tin giám sát.

3) Các mode

kết hợp (Intermode)

a) Mode A/C/S all-call (hỏi tất cả): Kích hoạt để bộ phát đáp mode A/C và bộ phát đáp mode S trả lời từ việc giám sát và thu tín hiệu.

b) Mode A/C – only all-call: Kích hoạt để bộ phát đáp trả lời ở mode A/C và bộ phát đáp mode S không trả lời.

4) Mode S a) Mode S – only all-call: Kích hoạt bộ phát đáp mode S trả lời từ việc thu tín hiệu hỏi.

b) Broadcast: Phát quảng bá: Phát thông tin quảng bá tới tất cả các bộ phát đáp mode S. Phát quảng bá không kích hoạt trả lời. c) Selective: Phát có chọn lựa: Để trao đổi thông tin giám sát và dữ liệu liên lạc có chọn lựa với riêng từng bộ phát đáp mode S. Đối với mỗi lần hỏi, chỉ duy nhất bộ phát đáp có địa chỉ được xác định trong tín hiệu hỏi bị kích hoạt trả lời.

Lưu ý 1. – Các bộ phát đáp mode A/C sẽ bị chặn bởi tín hiệu hỏi mode S và không trả lời. Lưu ý 2. - Mode S có 25 định dạng phát hỏi (đường lên) và 25 định dạng trả lời (đường xuống). Định nghĩa của các định dạng xem trong mục 6.3.2, hình 8 (trang 28) và hình 9 (trang 29). 4.2.1.1 Việc ấn định các mã nhận dạng hỏi (II) tại những nơi cần thiết ở khu vực có vùng phủ sóng chồng lấn nhau qua các đường biên giới quốc tế của các vùng thông báo bay sẽ là đối tượng của các thoả thuận không vận từng khu vực. 4.2.1.2 Việc ấn định các mã nhận dạng giám sát (SI) tại những nơi cần thiết ở khu vực có vùng phủ sóng chồng lấn nhau sẽ thông qua các thỏa thuận không vận khu vực. Lưu ý. - Chức năng khóa nhận dạng giám sát SI không sử dụng được trừ khi tất cả các bộ phát đáp mode S trong vùng phủ sóng đều được trang bị cho mục đích này.

Page 9: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

9

4.2.2 Phải có các chế độ phát hỏi mode A và mode C. Lưu ý. - Chế độ hỏi ở mode kết hợp (Intermode) đáp ứng yêu cầu trên nếu kích hoạt các bộ phát đáp mode A/C trả lời ở mode A và mode C. 4.2.3 Lưu ý. - Báo cáo nhận dạng tàu bay qua đường truyền dữ liệu mode S chứng minh rằng tàu bay đã được trang bị phù hợp. 4.2.4 Triệt búp sóng phụ khi hỏi 4.2.4.1 Việc triệt búp sóng phụ được thực hiện theo các quy định tại 5.4 và 5.5 đối với tất cả các tín hiệu phát hỏi ở mode A, mode C và Intermode. 4.2.4.2 Việc triệt búp sóng phụ được thực hiện theo các quy định tại 6.1.5.2.1 đối với tất cả các tín hiệu phát hỏi mode S – hỏi tất cả. 4.3 Các chế độ trả lời của bộ phát đáp (không đối đất) 4.3.1 Bộ phát đáp sẽ trả lời đối với các tín hiệu phát hỏi mode A theo các quy định tại 5.7.12.1 và các tín hiệu phát hỏi mode C theo các quy định tại 5.7.12.2. Lưu ý. - Nếu thông tin về độ cao khí áp không có thì tín hiệu trả lời của bộ phát đáp đối với các tín hiệu phát hỏi mode C chỉ gồm các xung định khung. 4.3.1.1 Báo cáo về độ cao khí áp trong tín hiệu trả lời mode S theo quy định tại 5.7.12.2. Lưu ý. - Trong mục 5.7.12.2 trình bày các vấn đề liên quan đến tín hiệu trả lời mode C và các báo cáo về độ cao khí áp mode S lấy mức khí áp chuẩn tham chiếu là 1.013,25 hectopascal. Mục đích của mục 4.3.1.1 là để đảm bảo rằng tất cả các bộ phát đáp không chỉ riêng bộ phát đáp mode C báo cáo độ cao khí áp chính xác. 4.3.2. Tất cả các bộ phát đáp sử dụng trong bất cứ không phận nào sẽ trả lời các tín hiệu phát hỏi mode C kèm theo các thông tin về độ cao khí áp được mã hóa trong các xung thông tin. 4.3.2.1 Tất cả các bộ phát đáp không phụ thuộc vào không phận sẽ trả lời các tín hiệu phát hỏi mode C với các thông tin về độ cao khí áp. Lưu ý. - Hoạt động của hệ thống tránh va chạm trên tàu bay (ACAS) phụ thuộc vào báo cáo độ cao khí áp trong các tín hiệu trả lời mode C của tàu bay vi phạm. 4.3.2.2 Đối với các tàu bay có trang bị bộ cung cấp thông tin độ cao khí áp có độ phân giải bằng hoặc nhỏ hơn 7,62m (25 ft) thì thông tin về độ cao khí áp sẽ được các bộ phát đáp mode S phát trả lời các tín hiệu hỏi ở chế độ phát hỏi chọn lọc (Selective) với mỗi bước nhảy là 7,62 m (25 ft) (ví dụ trong trường AC, xem mục 6.6.5.4). Lưu ý. - Hoạt động của ACAS được tăng cường đáng kể khi các tàu bay báo cáo độ cao khí áp với mỗi mỗi bước nhảy 7,62 m (25 ft). 4.3.2.3 Tất cả các bộ phát đáp mode A/C phải báo cáo độ cao khí áp được mã hoá thành xung thông tin ở tín hiệu trả lời mode C. 4.3.2.4 Tất cả các bộ phát đáp mode S phải báo cáo độ cao khí áp được mã hoá thành xung thông tin ở tín hiệu trả lời mode C và trong trường AC của tín hiệu trả lời mode S. 4.3.2.5 Tất cả các bộ phát đáp mode S trang bị trên tàu bay có nguồn độ cao khí áp với bước nhảy

Page 10: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

10

bằng 7,62 m (25 ft) hoặc nguồn độ cao khí áp có độ chính xác hơn sẽ báo cáo độ cao khí áp được mã hoá với mỗi bước nhảy 7,62 m (25 ft) trong trường AC của tín hiệu trả lời mode S. 4.3.2.6 Khi các bộ phát đáp mode S báo cáo về độ cao với bước nhảy 7,62 m (25 ft) thì giá trị được báo cáo về độ cao sẽ có giá trị nhận được bằng cách thể hiện giá trị đo được về độ cao khí áp không chính xác của tàu bay với mỗi bước nhảy 7,62 m (25 ft). Lưu ý. - Yêu cầu này liên quan đến việc lắp đặt và sử dụng các bộ phát đáp mode S. Mục đích là để đảm bảo rằng các dữ liệu về độ cao được lấy từ nguồn với bước nhảy 30,48 m (100 ft) không được báo cáo nếu sử dụng các định dạng dành cho các dữ liệu có bước nhảy 7,62 m (25 ft). 4.3.3 Các bộ phát đáp được sử dụng ở những vùng không phận đã được xác định là cần mode S trên tàu bay sẽ đáp ứng cả chế độ hỏi mode S và Intermode phù hợp với các quy định áp dụng tại 5.1.2. 4.3.3.1 Yêu cầu bắt buộc đối với các bộ phát đáp Mode S của SSR sẽ dựa vào thoả thuận dẫn đường bay trong khu vực sẽ được quy định cụ thể về không phận và lịch trình thực hiện trên tàu bay. 4.4 Các mã trả lời mode A (các xung thông tin) 4.4.1 Tất cả các bộ phát đáp phải có khả năng tạo ra 4.096 mã trả lời phù hợp với các đặc điểm nêu tại 5.6.2. 4.4.2 Trong mode A, các mã sau sẽ dành cho các mục đích đặc biệt: 4.4.2.1 Mã 7700 để nhận dạng tàu bay trong trường hợp khẩn nguy cần cấp cứu. 4.4.2.2 Mã 7600 để nhận dạng tàu bay khi bị hỏng thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến. 4.4.2.3 Mã 7500 để nhận dạng tàu bay khi bị can thiệp bất hợp pháp. 4.4.3. Các thiết bị giải mã dưới mặt đất đảm bảo sự nhận thấy ngay lập tức các mã 7500, 7600 và 7700 của mode A. 4.4.4 Mã 000 của mode A được dành cho việc định vị theo thỏa thuận trong khu vực như một mã sử dụng cho mục đích chung. 4.4.5 Mã 2000 của mode A sẽ được dành cho việc cung cấp các nhận dạng tàu bay khi không nhận được sự chỉ dẫn nào từ các đơn vị kiểm soát không lưu khai thác các bộ phát đáp. 4.5 Khả năng của thiết bị mode S trên tàu bay 4.5.1 Tất cả các bộ phát đáp mode S sẽ phải phù hợp với một trong 5 mức sau: 4.5.1.1 Mức 1 – Các bộ phát đáp mức 1 sẽ có khả năng quy định đối với: a) Chế độ nhận dạng mode A và các báo cáo về độ cao khí áp mode C (5.); b) Thực hiện mode S cho tất cả các cuộc gọi và Intermode (6.5); c) Thực hiện giám sát độ cao và nhận dạng theo địa chỉ tàu bay (6.6.1, 6.6.3, 6.6.5 và 6.6.7); d) Các giao thức khoá (6.6.9); e) Giao thức các dữ liệu cơ bản ngoại trừ các báo cáo về khả năng đường truyền dữ liệu (6.6.10);

Và f) Dịch vụ không đối không và quản lý các giao dịch thông qua squitter (6.8).

Lưu ý. - Mức 1 cho phép việc giám sát SSR dựa vào các báo cáo về độ cao khí áp và mã nhận dạng mode A. Trong môi trường mode S của SSR, các tham số kỹ thuật liên quan tới bộ phát đáp mode A/C

Page 11: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

11

được cải thiện nhờ máy hỏi tàu bay mode S có chọn lọc. 4.5.1.2 Mức 2 – Các bộ phát đáp mức 2 sẽ có khả năng như trong 4.5.1.1 và ngoài ra còn có khả năng quy định đối với: a) Thông tin với độ dài tiêu chuẩn (Comm – A và Comm – B) (Xem 6.6.2, 6.6.4, 6.6.6, 6.6.8 và

6.6.11); b) Báo cáo về khả năng đường truyền dữ liệu (6.6.10.2.2); Và c) Báo cáo về nhận dạng tàu bay (6.9).

Lưu ý. - Mức 2 cho phép các báo cáo về nhận dạng tàu bay và thông tin đường truyền dữ liệu có độ dài chuẩn từ các trạm mặt đất đối không và không đối đất. Khả năng báo cáo nhận dạng tàu bay yêu cầu cần có một bộ giao tiếp và thiết bị đầu vào phù hợp. 4.5.1.3 Mức 3 – Các bộ phát đáp mức 3 phải có khả năng như 4.5.1.2 và cũng phải có khả năng được quy định cho thông tin điện văn có độ dài mở rộng (ELM) đất đối không được nêu chi tiết trong các mục từ 6.7.1 tới 6.7.5. Lưu ý. - Mức 3 cho phép thông tin trao đổi các điện văn có độ dài mở rộng từ các trạm mặt đất đối không và do đó có thể cung cấp sự phục hồi từ ngân hàng dữ liệu của thiết bị trên mặt đất và nhận các dịch vụ không lưu khác mà không có sẵn trong bộ phát đáp mức 2. 4.5.1.4 Mức 4 – Các bộ phát đáp mức 4 sẽ phải có khả năng như 4.5.1.3 và cũng phải có khả năng được quy định cho thông tin trao đổi điện văn có độ dài mở rộng (ELM) đất đối không nêu chi tiết trong các mục từ 6.7.7 tới 6.7.8. Lưu ý. - Mức 4 cho phép thông tin trao đổi các điện văn có độ dài mở rộng từ nguồn dữ liệu đất đối không và do đó có thể cung cấp sự truy nhập từ mặt đất tới tàu bay và phát các số liệu khác do các dịch vụ không lưu yêu cầu mà không có sẵn trong bộ phát đáp mức 2. 4.5.1.5 Mức 5 – Các bộ phát đáp mức 5 phải có khả năng như 4.5.1.4 và cũng phải có khả năng quy định đối với thông tin trao đổi các điện văn với độ dài mở rộng (ELM) (Xem trong các mục 6.6.11.3.4, 6.7.6 và 6.7.9). Lưu ý. - Mức 5 cho phép thông tin đường truyền số liệu với độ dài mở rộng và Comm – B với nhiều máy phát hỏi mà không yêu cầu sử dụng dự phòng tại nhiều vị trí. Bộ phát đáp mức này có khả năng truyền các dữ liệu tối thiểu cao hơn các bộ phát đáp mức khác. 4.5.1.6 Squitter mở rộng – Các bộ phát đáp squitter mở rộng phải có khả năng quy định tại các mục 4.5.1.2, 4.5.1.3, 4.5.1.4 hoặc 4.5.1.5 và cũng phải có những khả năng quy định cho khai thác squitter mở rộng (6.8.6). Các bộ phát đáp với khả năng này sẽ phải được thiết kế thêm đuôi chữ "e". Lưu ý. - Ví dụ bộ phát đáp mức 4 với khả năng squitter mở rộng có thể được thiết kế thành "mức 4e". 4.5.1.7 Khả năng nhận dạng giám sát (Surveillance Identifier - SI) – Các bộ phát đáp với khả năng xử lý mã nhận dạng giám sát SI phải có các khả năng của (4.5.1.2, 4.5.1.3, 4.5.1.4 hoặc 4.5.1.5) và cũng phải có những khả năng quy định cho việc hoạt động của mã nhận dạng giám sát SI (6.3.2.1.4, 6.5.2.1, 6.6.1.3, 6.6.1.4.1. 6.6.9.1.1 và 6.6.9.2). Các bộ phát đáp với khả năng này phải được chỉ định với một đuôi chữ "s". Lưu ý. - Ví dụ bộ phát đáp mức 4 với khả năng squitter mở rộng và khả năng SI có thể được chỉ định "mức 4es". 4.5.1.7.1 Khả năng mã SI sẽ được cung cấp phù hợp với các quy định của 4.5.1.7 cho tất cả các bộ phát đáp mode S. 4.5.1.8 Các squitter mở rộng không phải là thiết bị phát đáp. Các thiết bị có khả năng phát quảng bá

Page 12: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

12

squitter mở rộng mà không phải là một phần của bộ phát đáp mode S sẽ phù hợp với tất cả các tín hiệu sóng cao tần RF 1.090 MHz trong các yêu cầu về không gian đối với bộ phát đáp mode S, trừ mức tín hiệu phát đối với thiết bị nhận dạng quy định trong mục 5.1.1. 4.5.2. Tất cả các bộ phát đáp mode S được sử dụng trong ngành hàng không dân dụng quốc tế tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu ở mức 2 được quy định trong 4.5.1.2. Lưu ý 1. - Mức 1 có thể được thừa nhận để sử dụng trong một nước riêng hoặc trong các điều khoản về thoả thuận dẫn đường bay trong khu vực. Các bộ phát đáp mode S mức 1 gồm một bộ cấu hình tối thiểu để tương thích với hoạt động của các bộ phát đáp mode S với phát hỏi mode S của SSR. Mức này được xác định để tránh sự tăng nhanh của loại phát đáp dưới mức 2 mà có thể tương thích với phát hỏi mode S của SSR. Lưu ý 2. - Mục đích của các yêu cầu đối với khả năng mức 2 là đảm bảo việc sử dụng rộng rãi khả năng phát đáp theo tiêu chuẩn ICAO cho phép hoạch định trên toàn thế giới về dịch vụ và các thiết bị mặt đất của mode S. Các yêu cầu cũng ngăn chặn việc cài đặt ban đầu với bộ phát đáp mức 1 sẽ bị lỗi thời bởi các yêu cầu sau đó trong không phận nhất định thực hiện bắt buộc các bộ phát đáp có khả năng mức 2. 4.5.3 Tất cả các bộ phát đáp mode S được lắp đặt trên tàu bay có tổng trọng lượng vượt quá 5.700 kg hoặc khả năng tốc độ bay đường trường vượt quá 463 km/giờ (250 kt) sẽ hoạt động với các ăng ten phân tập như quy định trong 6.10.4 nếu: a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay riêng cho mỗi tàu bay được cấp lần đầu vào hoặc sau ngày

01/01/1990; hoặc

b) Thực hiện phát đáp mode S được căn cứ vào yêu cầu thoả thuận không vận khu vực quy định tại mục 4.3.3.1 và 4.3.3.2.

Lưu ý. - Các tàu bay với tốc độ bay đường trường vượt quá 324 km/giờ (175 kt) được yêu cầu hoạt động với công suất đỉnh không nhỏ hơn 21,0 dBW như quy định tại 6.10.2 c). 4.5.4 Khả năng báo cáo trong squitter mode S 4.5.4.1 Khả năng báo cáo trong squitter mode S (tự phát theo đường xuống) được cung cấp phù hợp với các quy định tại 6.8.5.1 đối với tất cả các bộ phát đáp mode S. 4.5.5 Công suất phát các điện văn có độ dài mở rộng (ELM) Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi các bộ phát đáp mode S hiện nay sang mode S bao gồm đầy đủ các khả năng, các bộ phát đáp được chế tạo trước ngày 01/01/1999 được phép phát lên một chuỗi 16 đoạn tin của điện văn có độ dài mở rộng ELM ở mức công suất tối thiểu là 20 dBW. Lưu ý. - Điều này thể hiện là đã giảm đi 1 dB so với các yêu cầu về công suất quy định tại mục 6.10.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này. 4.5.6 Địa chỉ mode S của SSR (Địa chỉ tàu bay) Địa chỉ mode S của SSR sẽ là 1 trong số 16.777.214 địa chỉ tàu bay 24 bít được ICAO phân bổ cho các nước đăng ký hoặc nhà chức trách hàng không cấp đăng ký nhãn hiệu chung và được phân bổ như quy định tại 6.4.1.2.3.1.1 và phụ lục của chương 9. phần I, tập III, Phụ ước 10 của ICAO.

4.6 Xem xét các yếu tố con người Nguyên tắc yếu tố con người phải được quan tâm đến khi thiết kế và cấp chứng chỉ cho hệ thống cảnh báo tránh va chạm và ra đa giám sát.

Page 13: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

13

Lưu ý. - Tài liệu hướng dẫn chi tiết về nguyên tắc yếu tố con người có thể tìm thấy trong Doc 9683, Tài liệu hướng dẫn về huấn luyện yếu tố con người và thông tư số 249 (Chuyên đề số 11 Yếu tố con người trong các hệ thống CNS/ATM).

5 Các đặc tính của hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR) có khả năng mode A và mode C

Lưu ý chung Lưu ý 1. - Phần 5 của Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật của hệ thống ra đa giám sát thứ cấp SSR chỉ có khả năng mode A và mode C. Phần 6 của Tiêu chuẩn này quy định về đặc điểm của hệ thống ra đa giám sát thứ cấp với khả năng mode S. Lưu ý 2. - Hệ thống sử dụng khả năng mode S thường được sử dụng cho các hệ thống giám sát để kiểm soát không lưu. Ngoài ra, một số ứng dụng của kiểm soát không lưu có thể sử dụng phát mode S, ví dụ: để giám sát các phương tiện trên bề mặt sân bay hoặc để phát hiện mục tiêu cố định trên hệ thống giám sát. Theo các điều kiện cụ thể, thuật ngữ "tàu bay" có thể được hiểu là "tàu bay hoặc phương tiện xe cộ (A/V)". Trong khi những ứng dụng có thể sử dụng một lượng dữ liệu giới hạn, mọi đặc điểm sai khác tiêu chuẩn vật lý phải được xem xét rất cẩn thận bởi nhà chức trách có thẩm quyền. Họ phải tính đến không chỉ môi trường giám sát riêng của họ (SSR) mà còn phải tính cả tác động có thể đến các hệ thống khác như ACAS. Lưu ý 3. - Đơn vị đo thay thế không theo hệ tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng trong Phụ ước 5 của ICAO: Đơn vị đo lường sử dụng trong ngành hàng không, Chương 3, mục 3.2.2. Lưu ý riêng đối với các hệ thống chỉ có khả năng mode A và mode C Lưu ý 1. - Trong phần này các mode của SSR được thiết kế bởi chữ cái A và C. Các chữ chữ cái có đuôi là các số, ví dụ: A2, C4, được dùng để chỉ rõ các xung cụ thể được sử dụng trong dãy xung phát từ trên không xuống đất. Việc sử dụng chung này của các chữ cái không phải để chỉ sự liên kết cụ thể giữa mode và mã code. Lưu ý 2. - Các điều khoản về ghi lại và lưu trữ các dữ liệu ra đa in trong Phụ ước 11, Chương 6 của ICAO. 5.1 Phát hỏi và chế áp (triệt búp sóng phụ khi hỏi) tần số vô tuyến (đất đối không) 5.1.1 Tần số sóng mang của phát hỏi và chế áp là 1.030 MHz. 5.1.2 Sai số tần số là ± 0,2 MHz. 5.1.3 Tần số sóng mang của phát chế áp và của mỗi xung phát hỏi không khác nhau quá 0,2 MHz. 5.2 Tần số sóng mang trả lời (không đối đất) 5.2.1 Tần số sóng mang trả lời ở tần số 1.090 MHz. 5.2.2 Sai số tần số là ± 3 MHz. 5.3 Phân cực Phân cực của phát hỏi, phát trả lời và phát chế áp là phân cực đứng. 5.4 Các dạng phát hỏi (tín hiệu trong không gian) 5.4.1 Tín hiệu hỏi gồm hai xung phát P1 và P3. Một xung điều khiển P2 được phát sau xung phát hỏi

Page 14: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

14

đầu tiên P1. 5.4.2 Các chế độ phát hỏi mode A và mode C được quy định tại mục 5.4.3. 5.4.3 Khoảng cách giữa các xung P1 và P3 xác định mode của phát hỏi như sau:

Mode A 8 ± 0,2 μs Mode C 21 ± 0,2 μs

5.4.4 Khoảng cách giữa các xung P1 và P2 là 2,0 ± 0,15 μs. 5.4.5 Độ rộng của các xung P1, P2 và P3 là 0,8 ± 0,1 μs. 5.4.6 Sườn trước của các xung P1, P2 và P3 nằm giữa 0,05 và 0,1 μs. Lưu ý 1. - Các định nghĩa được thể hiện trên hình 1 - "Định nghĩa hình dáng, khoảng cách và điểm tham chiếu dạng sóng ra đa giám sát thứ cấp" và hình 2 - "Định nghĩa hình dáng, khoảng cách và độ rộng đảo pha”. Lưu ý 2. - Mục đích của việc giới hạn sườn trước (0,05 μs) thấp hơn là để giảm bức xạ biên tần. Thiết bị đáp ứng yêu cầu này nếu bức xạ biên tần không lớn hơn bức xạ biên tần theo lý thuyết sẽ được tạo ra bởi sóng hình thang có sườn trước nêu trên. 5.4.7 Sườn sau của các xung P1, P2 và P3 nằm giữa 0,05 và 0,2 μs. Lưu ý. - Mục đích của việc giới hạn sườn sau (0,05 μs) thấp hơn là để giảm bức xạ biên tần. Thiết bị sẽ đáp ứng yêu cầu này nếu các bức xạ biên tần không lớn hơn bức xạ biên tần theo lý thuyết sẽ được tạo ra bởi sóng hình thang có sườn sau nêu trên. 5.5 Các đặc tính phát tín hiệu chế áp và phát hỏi (triệt búp sóng phụ của tín hiệu phát hỏi trong không gian) 5.5.1 Biên độ bức xạ của xung P2 tại ăng ten của bộ phát đáp là: a) Bằng hoặc lớn hơn biên độ bức xạ của xung P1 được phát đi từ cánh sóng phụ của ăng ten bức

xạ xung P1; Và b) Ở mức thấp hơn 9 dB dưới biên độ bức xạ của xung P1, trong phạm vi độ rộng búp sóng chính.

5.5.2 Trong phạm vi độ rộng búp sóng mong muốn của tín hiệu phát hỏi đã được định hướng (búp sóng chính), biên độ bức xạ của xung P3 sẽ ở trong khoảng 1 dB so với biên độ bức xạ của xung P1. 5.6 Đặc tính phát tín hiệu trả lời (tín hiệu trong không gian) 5.6.1 Các xung khung. Chức năng trả lời sử dụng một tín hiệu bao gồm hai xung định khung cách nhau 20,3 μs như là mã cơ bản nhất. 5.6.2 Các xung thông tin. Các xung thông tin cách đều từng khoảng 1,45 μs từ xung định khung đầu tiên. Tên gọi và vị trí của những xung thông tin được thực hiện như sau:

Xung Vị trí (μs) C1 1.45 A1 2.90 C2 4.35 A2 5.80 C4 7.25 A4 8.70 X 10.15

Page 15: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

15

B1 11.60 D1 13.05 B2 14.50 D2 15.95 B4 17.40 D4 18.85

Lưu ý. - Tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng các xung đó được nêu tại 4.4.1. Tuy nhiên, vị trí của xung "X" không được sử dụng để trả lời các cuộc hỏi ở mode A hoặc mode C và được xác định chỉ như là một tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng sử dụng trong tương lai. Một số nước sử dụng xung ở vị trí X đối với các trả lời không hợp lệ. 5.6.3 Xung nhận dạng vị trí đặc biệt (SPI). Ngoài những xung thông tin được cung cấp, xung nhận dạng vị trí đặc biệt được phát đi nhưng chỉ là kết quả của lựa chọn bằng tay (người lái). Khi phát đi, xung này cách 4,35 μs sau xung định khung cuối của xung trả lời chỉ dành riêng cho mode A. 5.6.4 Hình dạng xung trả lời. Mọi xung trả lời phải có độ rộng xung 0,45 ± 0,1 μs, sườn trước nằm giữa 0,05 và 0,1 μs và sườn sau nằm giữa 0,05 và 0,2 μs. Thay đổi biên độ xung của một xung đối với một xung khác bất kỳ trong một dãy xung trả lời không được vượt quá 1 dB. Lưu ý. - Mục đích của giới hạn thấp hơn ở sườn trước và sườn sau (0,05 μs) là để giảm bức xạ biên tần. Thiết bị đáp ứng yêu cầu này nếu các bức xạ biên tần không lớn hơn bức xạ biên tần theo lý thuyết sẽ được tạo ra bởi sóng hình thang có sườn trước và sườn sau nêu trên. 5.6.5 Sai số vị trí của xung trả lời. Sai số độ rộng xung đối với mỗi xung (bao gồm cả xung định khung cuối) đối với các xung định khung đầu tiên của nhóm xung với sai số ± 0,1 μs. Sai số khoảng cách giữa các xung của xung nhận dạng vị trí đặc biệt đối với các xung định khung cuối của nhóm xung trả lời phải nằm trong khoảng ± 0,1 μs. Sai số độ rộng xung của bất kỳ xung nào trong nhóm xung trả lời so với bất kỳ một xung khác (ngoại trừ các xung định khung đầu tiên) không được vượt quá ± 0,15 μs. 5.6.6 Đặt tên các mã. Tên gọi mã gồm chữ số từ 0 đến 7 và sẽ bao gồm tổng các ký hiệu của các số xung được đưa ra trong 5.6.2 và thực hiện như sau:

Chữ số Nhóm xung Thứ nhất (giá trị cao nhất) A Thứ hai B Thứ ba C Thứ tư D

5.7 Đặc tính kỹ thuật của bộ phát đáp chỉ có khả năng mode A và mode C 5.7.1 Trả lời. Bộ phát đáp phải trả lời (không ít hơn 90 % số lượng kích hoạt) khi tất cả các điều kiện sau đây được đáp ứng: a) Biên độ của xung P3 nhận được thấp hơn 1 dB dưới mức biên độ nhận được của xung P1 nhưng

không lớn hơn 3 dB so với biên độ cũng của xung P1 nhận được; b) Hoặc không nhận được xung trong khoảng thời gian từ 1,3 đến 2,7 μs sau xung P1 hoặc xung P1

vượt quá 9 dB so với bất kỳ xung nào nhận được trong khoảng thời gian này; c) Biên độ nhận được của phát hỏi thích hợp lớn hơn 10 dB so với biên độ nhận được của các

xung ngẫu nhiên ở những nơi mà sau này không được công nhận bởi bộ phát đáp như xung P1, P2 hoặc P3.

5.7.2 Bộ phát đáp không phải trả lời trong các các điều kiện sau đây:

Page 16: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

16

a) Đối với phát hỏi khi khoảng cách giữa các xung P1 và P3 khác với những quy định tại 5.4.3 lớn hơn ± 1.0 μs. b) Khi nhận được bất kỳ xung đơn nào mà không có các thay đổi về biên độ xấp xỉ với một điều kiện phát hỏi bình thường.

Hình 1 - Định nghĩa hình dáng, khoảng cách và điểm tham chiếu đối với độ nhậy và công suất

ra đa giám sát thứ cấp. Các định nghĩa:

Đảo pha. Thay đổi 180° về pha của sóng mang tần số vô tuyến. Độ rộng đảo pha. Khoảng thời gian giữa điểm 10° và 170° khi đảo pha. Biên độ xung A. Biên độ điện áp đỉnh điểm của đường bao xung. Sườn sau xung. Thời gian giữa 0,9 A và 0,1 A ở phía sau của đường bao xung. Độ rộng xung. Khoảng thời gian giữa điểm 0,5 A ở sườn trước và sườn sau của đường bao xung. Khoảng cách về thời gian giữa các xung. Khoảng thời gian giữa các điểm 0,5 A ở sườn trước của xung đầu tiên và điểm 0,5 A ở sườn trước của xung thứ hai. Sườn trước xung. Thời gian giữa 0,1 A và 0,9 A ở phía trước của đường bao xung. Các khoảng thời gian. Các khoảng thời gian được tham chiếu tới:

a) Các điểm 0,5 A ở sườn trước của xung;

b) Các điểm 0,5 A ở sườn sau của xung; hoặc c) Điểm 90°của đảo pha.

Điểm tham chiếu công suất và độ nhậy của bộ phát đáp: Là điểm cuối ăng ten trên đường phát của bộ phát đáp. Lưu ý. - Điểm 90° của đảo pha có thể xấp xỉ bằng điểm biên độ tối thiểu ở điểm tạm thời về biên độ đường bao được kết hợp với đảo pha và thời gian đảo pha có thể xấp xỉ bằng thời gian giữa điểm 0,8 A của điểm tạm thời về biên độ đường bao.

Thời gian

Độ rộng xung

Khoảng cách xung

Sườn lên xung

Sườn xuống xung

Điệ

n á

p

Page 17: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

17

Hình 2 - Định nghĩa hình dáng, khoảng cách về thời gian và độ rộng đảo pha. 5.7.3 Thời gian chết. Sau khi nhận ra một máy phát hỏi hợp lệ thì các bộ phát đáp không phải trả lời từ bất kỳ phát hỏi nào khác, ít nhất là trong thời gian của chuỗi xung trả lời. Thời gian chết này sẽ kết thúc không muộn hơn 125 μs sau khi phát xung trả lời cuối cùng của nhóm xung. 5.7.4 Chế áp Lưu ý.- Đặc tính này được sử dụng để ngăn chặn các tín hiệu trả lời từ các máy hỏi thu được qua búp sóng phụ của ăng ten phát hỏi và để ngăn ngừa tín hiệu phát đáp mode A/C từ việc trả lời theo phát hỏi mode S. 5.7.4.1 Các bộ phát đáp sẽ bị chặn khi biên độ nhận được của xung P2 bằng hoặc vượt quá biên độ nhận được của xung P1 và cách 2,0 ± 0,15 μs. Việc phát hiện ra xung P3 không phải là một điều kiện tiên quyết bắt buộc để bắt đầu hành động chế áp. 5.7.4.2 Các chế áp phát đáp phải theo một chu kỳ là 35 ± 10 μs. 5.7.4.2.1 Các chế áp sẽ có khả năng bắt đầu lại trong khoảng 2 μs sau khi kết thúc giai đoạn chế áp bất kỳ. 5.7.5 Dải động và độ nhậy máy thu 5.7.5.1 Mức độ kích hoạt tối thiểu của bộ phát đáp sẽ phải trả lời được ít nhất 90 % các cuộc phát hỏi khi:

a) Hai xung P1 và P3 tạo thành một tín hiệu phát hỏi bằng nhau về biên độ và xung P2 không được phát hiện; và

b) Biên độ của các tín hiệu đó thường là 71 dB dưới 1 mW, với giới hạn giữa 69 dB ÷ 77 dB và dưới 1 mW.

5.7.5.2 Các đặc tính trả lời và chế áp sẽ được áp dụng trên biên độ nhận được của xung P1 nằm giữa mức kích hoạt tối thiểu và 50 dB ở trên mức đó. 5.7.5.3 Các thay đổi của mức kích hoạt tối thiểu giữa các mode không được vượt quá 1 dB so với khoảng cách xung và độ rộng xung bình thường. 5.7.6 Phân biệt độ rộng xung. Tín hiệu của biên độ nhận được giữa mức kích hoạt tối thiểu (MTL) và 6 dB ở trên mức này và độ rộng ít hơn 0,3 μs sẽ không gây cho bộ phát đáp bắt đầu trả lời hoặc có hành động chế áp. Ngoại trừ các xung đơn có thay đổi biên độ xấp xỉ bằng xung phát hỏi, xung đơn bất kỳ có độ rộng hơn 1,5 μs sẽ không gây cho bộ phát đáp bắt đầu trả lời hoặc hành động chế áp bao trùm phạm vi biên độ tín hiệu của mức kích hoạt tối thiểu đến 50 dB ở trên mức đó.

Thời gian

Điệ

n á

p

Độ rộng đảo pha

Page 18: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

18

5.7.7 Chế áp tín dội (echo) và phục hồi. Các bộ phát đáp phải có tiện ích chế áp tín dội được thiết kế để cho phép hoạt động bình thường khi có tín dội ở tín hiệu trong không gian. Việc cung cấp các tiện ích này sẽ phải tương thích với các yêu cầu đối với chế áp búp sóng phụ được đưa ra trong 5.7.4.1. 5.7.7.1 Trạng thái bão hoà (Desensitization). Khi nhận được bất kỳ xung nào lớn hơn 0,7 μs về thời gian thì máy thu sẽ bão hòa bởi số lượng trong phạm vi ít nhất là 9 dB của biên độ của xung bão hoà nhưng sẽ không vượt quá thời gian theo biên độ của xung bão hoà ngoại trừ khả năng vượt quá có thể có trong micro giây đầu tiên sau xung bão hoà. Lưu ý. - Các xung đơn trong khoảng thời gian ít hơn 0,7 μs không yêu cầu gây ra trạng thái bão hoà cụ thể và cũng không gây ra các trạng thái bão hoà trong khoảng thời gian lớn hơn khoảng thời gian cho phép nêu tại mục 5.7.7.1 và 5.7.7.2. 5.7.7.2 Chế độ phục hồi. Sau trạng thái bão hoà các máy thu sẽ phục hồi độ nhạy (trong khoảng 3 dB mức kích hoạt tối thiểu) trong vòng 15 μs sau khi nhận một xung bão hòa có cường độ tín hiệu lên đến 50 dB ở trên mức kích hoạt tối thiểu. Tốc độ phục hồi trung bình không vượt quá 4,0 dB/μs. 5.7.8 Tốc độ kích hoạt ngẫu nhiên. Nếu không có tín hiệu phát hỏi hợp lệ, các bộ phát đáp mode A/C sẽ không tạo ra hơn 30 trả lời mode A hay mode C không mong muốn trên một giây như tích hợp trong một khoảng thời gian tương đương để có ít nhất 300 lần kích hoạt ngẫu nhiên hoặc 30 giây, tùy thuộc vào điều kiện nào ít hơn. Tốc độ kích hoạt ngẫu nhiên này không được vượt quá khi tất cả thiết bị giao tiếp có thể được lắp đặt trên cùng một tàu bay đang hoạt động ở các mức độ giao tiếp tối đa. 5.7.9 Tốc độ trả lời 5.7.9.1 Các bộ phát đáp phải có khả năng phát ít nhất 500 tín hiệu trả lời / giây đối với một tín hiệu trả lời được mã hoá gồm 15 xung. Đối với bộ phát đáp được lắp đặt chỉ sử dụng dưới độ cao 4.500 m (15.000 ft), hoặc dưới một độ cao thấp hơn được thiết lập bởi nhà chức trách có thẩm quyền hoặc bởi thỏa thuận dẫn đường khu vực và trên tàu bay có vận tốc đường trường tối đa không vượt quá 175 kt (324 km/h) có khả năng phát đáp ít nhất là 1.000 tín hiệu trả lời / trong vòng 100 ms đối với một tín hiệu trả lời được mã hoá gồm 15 xung. Đối với bộ phát đáp được lắp đặt để sử dụng trên độ cao 4.500 m (15.000 ft), hoặc trên tàu bay có vận tốc đường trường tối đa vượt quá 175 kt (324 km/h) có khả năng phát đáp ít nhất là 1.200 tín hiệu trả lời được mã hoá gồm 15 xung trên một giây trong khoảng thời gian 100 ms. Lưu ý. - Tín hiệu trả lời 15 xung bao gồm 2 xung đóng khung, 12 xung thông tin và 1 xung nhận dạng vị trí đặc biệt SPI. 5.7.9.2 Kiểm soát giới hạn tốc độ trả lời. Để bảo vệ hệ thống khỏi bị những ảnh hưởng đến bộ phát đáp khi phát hỏi quá nhiều tránh trả lời các tín hiệu yếu hơn khi tốc độ trả lời đã đạt đến mức định trước, một bộ suy giảm độ nhạy để kiểm soát giới hạn trả lời được kết hợp trong thiết bị. Phạm vi kiểm soát này sẽ cho phép điều chỉnh, như là một mức tối thiểu, nằm trong giá trị từ 500 đến 2.000 tín hiệu trả lời trên giây, hoặc đến mức tối đa khả năng tốc độ trả lời nếu ít hơn 2.000 tín hiệu trả lời trên giây không cần biết số lượng các xung trong mỗi trả lời. Mức giảm độ nhạy vượt quá 3 dB không có tác dụng cho đến khi vượt quá 90 % giá trị được chọn. Mức giảm độ nhạy phải ít nhất là 30 dB đối với tốc độ vượt quá 150 % giá trị được chọn. 5.7.10 Thời gian trễ và độ trượt (jitter) của tín hiệu trả lời. Thời gian trễ giữa tín hiệu đến máy thu của bộ phát đáp của sườn trước xung P3 và tín hiệu trả lời phát sườn trước của xung đầu tiên sẽ là 3 ± 0,5 μs. Tổng số mức độ trượt của nhóm mã xung trả lời đối với xung P3, không được vượt quá 0,1 μs cho mức đầu vào máy thu giữa 3 dB và 50 dB ở trên mức kích hoạt tối thiểu. Các thay đổi về độ trễ giữa các chế độ mà trên đó các bộ phát đáp có khả năng trả lời không được vượt quá 0,2 μs. 5.7.11 Chu kỳ lặp và công suất đầu ra bộ phát đáp 5.7.11.1 Giá trị công suất xung đỉnh ở đầu ra ăng ten trên đường phát của bộ phát đáp sẽ phải ít nhất

Page 19: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

19

bằng 21 dB và không quá 27 dB trên 1 W, trừ khi bộ phát đáp được lắp đặt trên các tàu bay chỉ sử dụng dưới độ cao 4.500 m (15.000 ft), hoặc dưới một độ cao thấp hơn được quy định bởi nhà chức trách có thẩm quyền hoặc theo thỏa thuận dẫn đường khu vực, giá trị công suất xung đỉnh ở đầu ra ăng ten trên đường phát của bộ phát đáp sẽ được phép tối thiểu là 18,5 dB và không quá 27 dB trên 1 W. Lưu ý. - Một thiết bị không dùng bộ phát đáp squitter mở rộng đặt trên phương tiện xe cộ trên mặt đất có thể hoạt động với công suất ra tối thiểu nhỏ hơn được chỉ ra trong mục 7.2. 5.7.12 Các mã trả lời 5.7.12.1 Nhận dạng. Các tín hiệu trả lời từ máy hỏi mode A sẽ bao gồm hai xung định khung quy định tại 5.6.1 cùng với các xung thông tin (Mode A code) quy định tại 5.6.2. Lưu ý. - Các mã mode A là một chuỗi gồm bốn chữ số theo quy định tại 5.6.6. 5.7.12.1.1 Mã mode A sẽ được tự chọn bằng tay từ 4.096 mã có sẵn. 5.7.12.2 Phát độ cao khí áp. Các trả lời từ máy phát hỏi mode C sẽ gồm hai xung định khung quy định tại 5.6.1 ở trên. Khi có sẵn thông tin độ cao khí áp được số hoá, các xung thông tin quy định tại 5.6.2 cũng sẽ được phát đi. 5.7.12.2.1 Các bộ phát đáp phải được cung cấp với phương tiện để dỡ bỏ các xung thông tin nhưng giữ lại các xung định khung khi điều 5.7.12.2.4 dưới đây không tuân theo các tín hiệu trả lời từ máy hỏi mode C. 5.7.12.2.2 Các xung thông tin sẽ tự động lựa chọn bởi một bộ chuyển đổi tương tự - số kết nối nguồn dữ liệu độ cao khí áp trên tàu bay được tham chiếu đến khí áp tiêu chuẩn được thiết lập bằng 1.013,25 hectopascals. Lưu ý. - Khí áp 1.013,25 hectopascals tương đương với 29,92 inch thủy ngân. 5.7.12.2.3 Độ cao khí áp phải được báo cáo theo từng mức tăng 100 ft bằng cách lựa chọn các xung như nêu trong Phụ lục A kèm theo Tiêu chuẩn này. 5.7.12.2.4 Mã số được chọn lọc sẽ phải nằm trong ± 38,1 m (125 ft), trên cơ sở xác suất đúng trên 95 %, thông tin độ cao khí áp (tham chiếu theo khí áp tiêu chuẩn được đặt bằng 1.013,25 hectopascals), được sử dụng trên tàu bay theo kế hoạch bay đã được ấn định. 5.7.13 Phát các xung nhận dạng vị trí đặc biệt (SPI). Khi cần thiết, xung này sẽ được phát đi với tín hiệu trả lời mode A, như quy định tại 5.6.3, trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 giây. 5.7.14 Ăng ten 5.7.14.1 Hệ thống ăng ten của bộ phát đáp, khi lắp đặt trên tàu bay, sẽ có giản đồ bức xạ là phát vô hướng trong mặt phẳng nằm ngang. 5.8 Đặc tính kỹ thuật của máy hỏi trên mặt đất chỉ có khả năng mode A và mode C 5.8.1 Tần số lặp lại máy hỏi. Tần số lặp lại máy hỏi tối đa 450 tín hiệu phát hỏi trên giây. 5.8.1.1 Để giảm thiểu việc kích hoạt bộ phát đáp không cần thiết và dẫn đến việc gây nhiễu lẫn nhau, tất cả các máy hỏi phải sử dụng tần số lặp lại phát hỏi thấp nhất phù hợp với đặc điểm hiển thị, độ rộng búp sóng ăng ten phát hỏi và tốc độ quay ăng ten. 5.8.2 Công suất phát xạ

Page 20: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

20

Để giảm thiểu nhiễu hệ thống thì công suất phát xạ hiệu quả của máy hỏi phải được giảm xuống giá trị thấp nhất phù hợp với yêu cầu sử dụng trong phạm vi hoạt động của mỗi vị trí phát hỏi riêng. 5.8.3 Khi thông tin mode C được sử dụng từ tàu bay đang bay dưới mức chuyển tiếp, thì các dữ liệu tham chiếu về khí áp đo được sẽ được tính đến. Lưu ý. - Sử dụng mode C dưới mức chuyển tiếp là phù hợp với cách mode C có thể được sử dụng hữu ích trong mọi môi trường. 5.9 Giản đồ phát xạ của máy hỏi Độ rộng búp sóng của xung P3 phát hỏi ăng ten định hướng không rộng hơn yêu cầu khai thác. Phát xạ cánh sóng biên và cánh sóng phía sau của ăng ten định hướng phải thấp hơn ít nhất là 24 dB dưới mức đỉnh của bức xạ cánh sóng chính. 5.10 Giám sát máy hỏi 5.10.1 Độ chính xác về góc phương vị và cự ly của các máy hỏi trên mặt đất phải được giám sát thường xuyên theo chu kỳ đủ để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống. Lưu ý. - Các máy hỏi hoạt động kết hợp với ra đa sơ cấp có thể sử dụng chính ra đa sơ cấp đó như là thiết bị giám sát; Để làm dự phòng nếu cần vẫn có thể trang bị thiết bị điện tử giám sát độ chính xác góc phương vị và cự ly. 5.11 Phát giả và đáp ứng giả 5.11.1 Phát giả Phát xạ sóng mang cao tần (CW) không được vượt quá -76 dB so với 1 W đối với máy hỏi và -70 dB so với 1 W đối với bộ phát đáp. 5.11.2 Đáp ứng giả Đáp ứng của cả thiết bị trên tàu bay và thiết bị trên mặt đất đối với các tín hiệu không nằm trong băng thông máy thu phải ít nhất là -60 dB dưới độ nhạy bình thường.

6 Đặc tính hệ thống ra đa giám sát thứ cấp có khả năng mode S 6.1 Đặc điểm tín hiệu trong không gian của máy hỏi. Các phần dưới đây mô tả các tín hiệu trong không gian khi chúng được dự kiến có thể sẽ xuất hiện ở đầu các ăng ten của bộ phát đáp. Lưu ý. - Vì tín hiệu có thể bị thay đổi khi truyền sóng trong không gian nên sai số về độ rộng xung phát hỏi, khoảng cách giữa các xung và biên độ xung phải nghiêm ngặt hơn đối với máy hỏi như mô tả trong mục 6.11.4. 6.1.1 Tần số sóng mang phát hỏi. Tần số sóng mang của tất cả các phát hỏi (phát đường lên) từ các thiết bị trên mặt đất có khả năng mode S là 1.030 ± 0,01 MHz. 6.1.2 Phổ tần số phát hỏi. Phổ tần số của máy hỏi mode S ở tần số sóng mang không vượt quá các giới hạn quy định trên hình 3.

Page 21: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

21

Lưu ý. - Phổ tần số phát hỏi mode S là dữ liệu phụ thuộc. Phổ tần rộng nhất của một tín hiệu phát đi từ máy hỏi là khi chứa tất cả các mã nhị phân mức 1.

Hình 3 - Giới hạn phổ yêu cầu đối với phát tín hiệu của máy hỏi 6.1.3 Phân cực. Phân cực của phát hỏi và phát điều khiển là phân cực đứng. 6.1.4 Điều chế. Đối với phát hỏi mode S, tần số sóng mang sẽ được điều chế xung. Thêm vào đó, xung dữ liệu P6 sẽ được điều chế pha. 6.1.4.1 Điều chế xung. Đối với phát hỏi Mode S và Intermode sẽ bao gồm một chuỗi các xung được chỉ ra cụ thể trong các Bảng 1, 2, 3 và 4. Lưu ý. - Các xung 0,8 μs được sử dụng trong phát hỏi intermode và mode S có hình dáng tương tự như đã sử dụng trong mode A và mode C được định nghĩa trong 5.4.

Bảng 1 - Hình dạng xung phát hỏi mode S và intermode

Xung Độ rộng xung Sai số về độ rộng xung

Sườn trước Sườn sau

Min Max Min Max

P1, P2, P3, P5 0,8 ± 0,1 0,05 0,1 0,05 0,2

P4 (ngắn) 0,8 ± 0,1 0,05 0,1 0,05 0,2

Tần số sóng mang

Page 22: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

22

P4 (dài) 1.6 ± 0,1 0,05 0,1 0,05 0,2

P6 (ngắn) 16,25 ± 0,25 0,05 0,1 0,05 0,2

P6 (dài) 30,25 ± 0,25 0,05 0,1 0,05 0,2

6.1.4.2 Điều chế pha. Các xung P6 ngắn (16,25 μs) và dài (30,25 μs) của 6.1.4.1 sẽ có điều chế pha nhị phân khác nhau bao gồm các lần đảo pha 180° của sóng mang ở tốc độ 4 megabit trên giây. 6.1.4.2.1 Độ rộng đảo pha. Độ rộng đảo pha phải ngắn hơn 0,08 μs và pha sẽ đảo lên hoặc xuống đơn điệu khi qua vùng chuyển tiếp. Đây không phải là điều chế biên độ áp dụng trong quá trình chuyển đổi pha. Lưu ý. - Độ rộng tối thiểu của quãng đảo pha không được quy định. Tuy nhiên, yêu cầu về phổ tần số của 6.1.2 phải được đáp ứng. 6.1.4.2.2 Mối tương quan về pha. Các sai số trong quan hệ về pha 0° và 180° giữa các khoảng khe (chip) liền kề và đảo pha đồng bộ (6.1.5.2.2) trong xung P6 sẽ là ± 5°. Lưu ý. - Trong mode S một "chip" là khoảng khe sóng mang 0,25 μs giữa các lần đảo pha dữ liệu. 6.1.5 Các chuỗi đảo pha và xung. Các chuỗi cụ thể các xung hoặc đảo pha được quy định trong 6.1.4 sẽ tạo thành phát hỏi. 6.1.5.1 Phát hỏi Intermode 6.1.5.1.1 Phát hỏi mode A/C/S all - call. Phát hỏi này gồm ba xung: P1, P3 và xung dài P4 như hình 4. Một hoặc hai xung điều khiển (một mình xung P2, hoặc P1 và P2) sẽ được phát đi bằng cách sử dụng các giản đồ bức xạ ăng ten riêng biệt để triệt tín hiệu trả lời từ tàu bay trong cánh sóng phụ biên của ăng ten phát hỏi. Lưu ý. - Các mode A/C/S all – call trong phát hỏi sẽ kích hoạt trả lời mode A hoặc mode C (phụ thuộc vào khoảng cách giữa các xung P1 - P3) từ bộ phát đáp mode A/C bởi vì nó không nhận ra xung P4. Bộ phát đáp mode S nhận ra xung dài P4 và trả lời với mode S. Máy hỏi này đã được hoạch định ban đầu cho việc sử dụng độc lập hoặc nhóm các máy hỏi. Khóa máy hỏi này được dựa trên việc sử dụng mã nhận dạng hỏi II bằng 0. Sự phát triển của các mạng mode S bây giờ khiến cho việc sử dụng mã II không có điểm 0 cho mục đích thông tin. Vì lý do này, mã nhận dạng hỏi II bằng 0 đã được dành riêng cho sử dụng trong hỗ trợ các hình thức nhận mode S mà được sử dụng như ghi đè / khóa (xem 6.5.2.1.4 và 6.5.2.1.5). Mode A/C/S all – call không thể được sử dụng đầy đủ trong khai thác mode S với mã nhận dạng hỏi II bằng 0 chỉ có thể kết thúc trong khoảng thời gian ngắn (6.5.2.1.5.2.1). Máy hỏi này không thể được sử dụng với ghi đè / khóa vì xác suất trả lời có thể không được chỉ rõ.

Hình 4 - Dãy xung phát hỏi Intermode

Xung hỏi

Phát triệt búp sóng phụ

Page 23: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

23

6.1.5.1.2 Phát hỏi mode A/C – only all – call. Phát hỏi này sẽ giống như phát hỏi mode A/C/S all – call ngoại trừ xung ngắn P4 sẽ được sử dụng. Lưu ý. - Phát hỏi mode A/C all – call kích hoạt tín hiệu trả lời mode A hoặc mode C từ bộ phát đáp mode A/C. Bộ phát đáp mode S nhận ra xung ngắn P4 và không trả lời phát hỏi này. 6.1.5.1.3 Các khoảng cách giữa các xung. Các khoảng cách giữa các xung P1, P2 và P3 được thực hiện như quy định tại 5.4.3 và 5.4.4. Khoảng cách giữa các xung P3 và P4 sẽ là 2 ± 0,05 μs. 6.1.5.1.4 Các biên độ xung. Các biên độ tương đối giữa các xung P1, P2 và P3 sẽ phải tuân thủ theo mục 5.5. Biên độ của xung P4 sẽ trong khoảng 1 dB so với biên độ xung P3. 6.1.5.2 Máy phát hỏi mode S. Phát hỏi mode S sẽ bao gồm ba xung: P1, P2 và P6 như trên hình 5.

Lưu ý. - Xung P6 được đặt trước cặp xung P1 – P2 ngăn chặn trả lời từ bộ phát đáp mode A/C để tránh

méo đồng bộ do kích hoạt ngẫu nhiên bởi máy hỏi mode S. Các đảo pha đồng bộ trong xung P6 là việc đánh dấu thời gian cho giải điều chế của một loạt các khoảng khe thời gian (chips) với độ rộng 0,25 μs. Loạt này của các chip bắt đầu 0,5 μs sau khi đảo pha đồng bộ và kết thúc ở 0,5 μs trước sườn tiếp theo của xung P6 . Đảo pha có thể hoặc không đặt trước mỗi chip để mã hóa giá trị thông tin nhị phân của nó.

Hình 5 - Dãy xung phát hỏi mode S

6.1.5.2.1 Triệt búp sóng phụ mode S. Xung P5 sẽ được sử dụng với máy phát hỏi mode S – only all – call (UF = 11, xem 6.5.2) để ngăn chặn tín hiệu trả lời từ tàu bay ở búp sóng phụ và búp sóng phía sau của ăng ten (xem 6.1.5.2.5). Khi sử dụng xung P5 sẽ được phát đi bằng cách sử dụng giản đồ bức xạ ăng ten riêng biệt. Lưu ý 1. - Các họat động của xung P5 là tự động. Khi có sự hiện diện của nó, nếu các biên độ đủ lớn tại nơi nhận sẽ che đảo pha đồng bộ của xung P6 . Lưu ý 2. - Xung P5 có thể được sử dụng với các phát hỏi mode S khác. 6.1.5.2.2 Đảo pha đồng bộ. Đảo pha đầu tiên trong xung P6 sẽ là đảo pha đồng bộ. Nó sẽ là thời gian tham chiếu đối với các bộ phát đáp kế tiếp liên quan tới phát hỏi. 6.1.5.2.3 Đảo pha dữ liệu. Mỗi đảo pha dữ liệu sẽ chỉ xảy ra ở một khoảng thời gian (N lần 0,25) ± 0,02 μs (với N ≥ 2) sau khi đảo pha đồng bộ. Xung P6 độ rộng 16,25 μs chứa nhiều nhất 56 lần đảo pha dữ liệu. Xung P6 độ rộng 30,25 μs sẽ gồm có nhiều nhất là 112 lần đảo pha dữ liệu. Chip cuối cùng, đó là khoảng thời gian 0,25 μs sau vị trí đảo pha dữ liệu cuối, sẽ nối tiêp theo sau khoảng thời gian phòng vệ là 0,5 μs.

Phát triệt búp sóng phụ

Xung hỏi

Khe thứ nhất Khe cuối cùng

Khoảng bảo vệ

Đảo pha đồng bộ

Page 24: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

24

Lưu ý. - Khoảng thời gian phòng vệ là 0,5 μs sau chip cuối ngăn sườn sau của xung P6 không bị nhiễu trong quá trình điều chế biên độ.

6.1.5.2.4 Khoảng cách xung. Khoảng cách giữa các xung P1 và P2 là 2 ± 0,05 μs. Khoảng cách giữa sườn trước của xung P2 và đảo pha đồng bộ của xung P6 là 2,75 ± 0,05 μs. Sườn trước của xung P6 sẽ là 1,25 ± 0,05 μs trước đảo pha đồng bộ của xung P5 , nếu phát, sẽ được tập trung trong đảo pha đồng bộ; Sườn trước của xung P5 sẽ xảy ra ở 0,4 ± 0,05 μs trước đảo pha đồng bộ. 6.1.5.2.5 Các biên độ của xung. Biên độ của xung P2 và biên độ của μs đầu tiên của xung P6 sẽ lớn hơn biên độ của xung P1 là -0,25 dB. Riêng giai đoạn quá độ của biên độ được kết hợp với giai đoạn đảo pha, các thay đổi về biên độ của xung P6 ít hơn 1 dB và các thay đổi về biên độ giữa các khe chip liên tiếp trong xung P6 ít hơn 0,25 dB. Biên độ phát xạ của xung P5 tại ăng ten của bộ phát đáp sẽ là: a) Bằng hoặc lớn hơn biên độ phát xạ của xung P6 từ phát xạ búp sóng phụ của ăng ten khi phát xạ

xung P6; và b) Ở mức thấp hơn 9 dB mức biên độ phát xạ của xung P6 trong vùng phát hỏi mong muốn. 6.2 Các đặc tính tín hiệu trả lời trong không gian 6.2.1 Tần số sóng mang trả lời. Tần số sóng mang của tất cả các tín hiệu trả lời (phát đường xuống) từ bộ phát đáp mode S là 1.090 ± 1 MHz. 6.2.2 Phổ tần số trả lời. Phổ tần số của tín hiệu trả lời mode S tần số sóng mang không được vượt quá các giới hạn quy định trong hình 6.

Hình 6 - Giới hạn phổ tần số yêu cầu đối với phát của bộ phát đáp. Lưu ý. – Hình vẽ này cho thấy tâm phổ tần số của tần số sóng mang thay đổi trong giới hạn ± 1 MHz cùng với tần số sóng mang. 6.2.3 Phân cực. Phân cực của phát tín hiệu trả lời thường là phân cực đứng. 6.2.4 Điều chế. Tín hiệu trả lời mode S gồm một phần mở đầu và một phần dữ liệu. Phần mở đầu sẽ là một chuỗi 4 xung và phần dữ liệu sẽ là mã nhị phân được điều chế theo vị trí xung với tốc độ dữ liệu 1 megabit trên giây. 6.2.4.1 Hình dạng xung. Hình dạng xung được thực hiện như quy định trong Bảng 2. Tất cả các giá trị thời gian tính bằng μs.

Tần số sóng mang

Page 25: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

25

Bảng 2 - Dạng xung – Tín hiệu trả lời mode S

Độ rộng xung Sai số về độ rộng Sườn trước Sườn sau

Tối thiểu Tối đa Tối thiểu Tối đa

0,5 ± 0,05 0,05 0,1 0,05 0,2

1,0 ± 0,05 0,05 0,1 0,05 0,2

6.2.5 Tín hiệu trả lời Mode S. Tín hiệu trả lời mode S được thể hiện trong hình 7. Phần dữ liệu trong tín hiệu trả lời mode S bao gồm 56 hoặc 112 bit thông tin.

Hình 7 - Tín hiệu trả lời mode S

6.2.5.1 Khoảng cách xung. Mọi xung trả lời được bắt đầu từ bội số của 0,5 μs từ xung phát xạ đầu tiên. Sai số trong tất cả các trường hợp là ± 0,05 μs. 6.2.5.1.1 Phần mở đầu tín hiệu trả lời. Phần mở đầu tín hiệu trả lời gồm 4 xung, mỗi xung có độ rộng 0,5 μs. Khoảng cách giữa các xung từ xung phát đầu tiên tới xung thứ 2, thứ 3 và thứ 4 sẽ là 1 μs; 3,5 μs và 4,5 μs tương ứng. 6.2.5.1.2 Xung dữ liệu trả lời. Khối dữ liệu trả lời sẽ bắt đầu ở 8 μs sau sườn trước của xung phát đầu tiên. Khoảng thời gian hoặc 56 hoặc 112 xung bit 1μs sẽ được gán cho mỗi lần phát. Một xung 0,5 μs sẽ được phát trong nửa thứ nhất hoặc trong nửa thứ hai của mỗi khoảng ngắt. Khi một xung được phát ở nửa thứ hai của một khoảng ngắt thì sau đó một xung khác sẽ được phát ở nửa đầu tiên của khoảng ngắt tiếp theo, hai xung hợp nhất lại thành một xung 1μs để được phát đi. 6.2.5.2 Các biên độ xung. Dao động về biên độ xung giữa một xung này và một xung khác trong tín hiệu trả lời mode S không quá 2 dB. 6.3 Cấu trúc dữ liệu mode S 6.3.1 Mã hoá dữ liệu 6.3.1.1 Dữ liệu phát hỏi. Phần dữ liệu phát hỏi bao gồm các chuỗi 56 hay 112 chip dữ liệu được định vị sau các lần đảo pha dữ liệu trong xung P6 (xem 6.1.5.2.3). Đảo pha sóng mang 180° trước một chip sẽ chỉ ra rằng chip này là một mã nhị phân mức 1. Nếu không có đảo pha trước sẽ biểu thị một nhị phân mức 0. 6.3.1.2 Dữ liệu trả lời. Phần dữ liệu trả lời gồm 56 hoặc 112 bit dữ liệu được hình thành bởi điều chế vị trí xung nhị phân và mã hóa dữ liệu trả lời như mô tả trong 6.2.5.1.2. Xung được phát trong nửa đầu

Khối dữ liệu Khối dữ liệu Đoạn mào đầu

Ví dụ: Khối dữ liệu tương ứng với chuỗi bit 0010…..001

Thời gian (µs)

Page 26: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

26

của khoảng ngắt sẽ thể hiện là một mã nhị phân mức 1 và xung được phát ở nửa thứ hai sẽ thể hiện là một mã nhị phân mức 0. 6.3.1.3 Đánh số bit. Bit được đánh số thứ tự khi phát, bắt đầu bằng bit 1. Trừ quy định khác khi được nêu, giá trị số được mã hóa bởi các nhóm (trường) của các bit sẽ được mã hóa bằng cách sử dụng ký hiệu nhị phân dương và bit đầu tiên được phát sẽ là bit có trọng số lớn nhất (MSB). Thông tin sẽ được mã hoá thành các trường trong đó gồm có ít nhất một bit. Lưu ý. - Trong mô tả định dạng mode S một số thập phân tương đương với mã nhị phân tạo thành bởi một chuỗi các bit trong một trường được dùng như là bộ chỉ định của chức năng trường hoặc lệnh. 6.3.2 Khuôn dạng của các tín hiệu phát hỏi và trả lời mode S Lưu ý. - Một bản tóm tắt của tất cả các định dạng tín hiệu phát hỏi và trả lời mode S được trình bày trên hình 7 và 8. Một bản tóm tắt tất cả các trường xuất hiện trong định dạng đường lên và đường xuống được nêu trong Bảng 3 và tóm tắt tất cả các trường con được nêu trong Bảng 4.

Bảng 3 - Định nghĩa các trường

Trường Định dạng Mục tham chiếu Chỉ danh Function Chức năng UF DF

AA Address Anouncement Địa chỉ công bố 11,17,18 6.5.2.2.2

AC Altitude Code Mã code độ cao 4,20 6.6.5.4

AF Application Field Trường ứng dụng 19 6.8.8.2

AP Address Parity Mã chẵn lẻ của địa chỉ Tất cả 0,4,5,16 6.3.2.1.3

AQ Acquisition Thu nhận 0 6.8.1.1

CA Capability Khả năng 11,17 6.5.2.2.1

CC Cross Link Capability Khả năng xuyên nhiễu chéo đường

0 6.8.2.3

CF Control Field Trường kiểm tra 18 6.8.7.2

CL Code Label Nhã mã code 11 6.5.2.1.3

DF Downlink Format Định dạng đường xuống Tất cả 6.3.2.1.2

DI Designator Identification Nhận dạng chỉ danh 4,5,20,21 6.6.1.3

DR Downlink Request Yêu cầu đường xuống 4,5,20,21 6.6.5.2

DS Data Selector Bộ chọn dữ liệu 0 6.8.1.3

FS Flight Status Tình trạng chuyến bay 4,5,20,21 6.6.5.2

IC Interrogator Code Mã code máy hỏi 11 6.5.2.1.2

ID Identity Nhận dạng ID 5,21 6.6.7.1

KE Control ELM Kiểm soát điện văn ELM 24 6.7.3.1

MA Message, Comm-A Điện văn Comm-A 20,21 6.6.2.1

MB Message, Comm-B Điện văn Comm-B 20,21 6.6.6.1

MC Message, Comm-C Điện văn Comm-C 24 6.7.1.3

MD Message, Comm-D Điện văn Comm-D 24 6.7.3.3

ME Message, Extended Sq. Điện văn Squitter mở rộng 17,18 6.8.6.2

MU Message, ACAS Điện văn ACAS 16 ACAS

MV Message, ACAS Điện văn ACAS 16 6.8.3.1

NC Number of C-segment Số phân đoạn loại C 24 6.7.1.2

ND Number of D-segment Số phân đoạn loại D 24 6.7.3.2

PC Protocol Thủ tục 4,5,20,21 6.6.1.1

PI Parity/Interrogator Identifier

Chẵn lẻ / Nhận dạng máy hỏi

11,17,18 6.3.2.1.4

PR Probablity of reply Xác suất trả lời 11 6.5.2.1.1

RC Reply control Kiểm tra trả lời 24 6.7.1.1

RI Reply Information Thông tin trả lời 0 6.8.2.2

RL Reply Length Độ dài trả lời 0 6.8.1.2

RR Reply Request Yêu cầu trả lời 4,5,20,21 6.6.1.2

Page 27: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

27

SD Special Designator Chỉ danh đặc biệt 4,5,20,21 6.6.1.4

SL Sensitivity Level (ACAS) Mức độ nhậy 0,16 ACAS

UF Up link Format Định dạng đường lên Tất cả 6.3.2.1.1

UM Utility Message Điện văn tiện ích 4,5,20,21 6.6.5.3

VS Vertical Status Tình trạng theo phương thẳng đứng

0 6.8.2.1

Bảng 4 - Định nghĩa các trường phụ

Chỉ danh

Function Chức năng Tên

trường Mục tham

chiếu

ACS Altitude code subfield Trường phụ mã độ cao ME 6.8.6.3.1.2

AIS Aircraft identification subfield Trường phụ ID tàu bay MB 6.9.1.1

ATS Altitude type subfield Trường phụ loại độ cao MB 6.8.6.8.2

BDS1 Comm-B data selector subfield 1 Trường phụ 1 bộ chọn dữ liệu Comm-B MB 6.6.11.2.1

BDS2 Comm-B data selector subfield 2 Trường phụ 2 bộ chọn dữ liệu Comm-B MB 6.6.11.2.1

IDS IDS Identifier designator subfield Trường phụ chỉ danh ID UM 6.6.5.3.1

IIS Interrogator identifier subfield Trường phụ nhận dang bộ hỏi SD 6.6.1.4.1 a)

LOS Lockout subfield Trường phụ khóa SD 6.6.1.4.1 d)

LSS Lockout surveillance subfield Trường phụ khóa giám sát SD 6.6.1.4.1 g)

MBS Multisite Comm-B subfield Trường phụ Comm-B nhiều vị trí SD 6.6.1.4.1 c)

MES Multisite ELM subfield Trường phụ ELM nhiều vị trí SD 6.6.1.4.1 c)

RCS Rate control subfield Trường phụ tốc độ kiểm tra SD 6.6.1.4.1 f)

RRS Reply request subfield Trường phụ yêu cầu trả lời SD 6.6.1.4.1 e,g)

RSS Reservation status subfield Trường phụ tình trạng chiếm chỗ SD 6.6.1.4.1 c)

SAS Surface antenna subfield Trường phụ ăng ten bề mặt SD 6.6.1.4.1 f)

SCS Squitter capability subfield Trường phụ khả năng của squitter MB 6.6.10.2.2.1

SIC Surveillance identifier capability Khả năng nhận dạng giám sát MB 6.6.10.2.2.1

SIS Surveillance identifier subfield Trường phụ nhận dạng giám sát SD 6.6.1.4.1 g)

SRS Segment request subfield Trường phụ yêu cầu phân đoạn MC 6.7.7.2.1

SSS Surveillance status subfield Trường phụ tình trạng giám sát ME 6.8.6.3.1.1

TAS Transmission acknowledgement subfield

Trường phụ xác nhận phát MD 6.7.4.2.6

TCS Type control subfield Trường phụ kiểm tra loại SD 6.6.1.4.1 f)

TMS Tactical message subfield Trường phụ điện văn chiến thuật SD 6.6.1.4.1 d)

TRS Transmission rate subfield Trường phụ tốc độ phát MB 6.8.6.8.1

6.3.2.1 Các trường thiết yếu. Mỗi tín hiệu phát mode S sẽ gồm 2 trường thiết yếu. Trường thiết yếu thứ nhất xác định khuôn dạng tín hiệu phát. Trường này sẽ xuất hiện ở đầu của tín hiệu phát đối với tất cả các định dạng. Mô tả trường quy định bởi các trường UF (định dạng đường lên) hoặc DF (định dạng đường xuống). Trường thiết yếu thứ hai sẽ là trường 24-bit xuất hiện vào cuối mỗi tín hiệu phát và sẽ chứa thông tin chẵn lẻ. Trong tất cả các định dạng đường lên và định dạng đường xuống xác định thông tin tính chẵn lẻ sẽ bao gồm địa chỉ các tàu bay (6.4.1.2.3.1) hoặc nhận dạng phát hỏi phù hợp với 6.3.3.2. Các chỉ danh là AP (địa chỉ / chẵn lẻ) hoặc PI (chẵn lẻ / nhận dạng phát hỏi). Lưu ý. - Khoảng mã hóa còn lại được sử dụng để truyền tải các trường công vụ. Đối với các chức năng đặc biệt, tập hợp riêng của trường đặc biệt được quy định. Trường công vụ mode S có hai ký tự. Các trường phụ (subfields) có thể xuất hiện trong các trường công vụ. Các trường phụ mode S được đánh dấu với 3 ký tự. 6.3.2.1.1 UF: Định dạng đường lên. Trường định dạng đường lên này (có độ dài 5 bit, ngoại trừ ở định dạng 24 là có độ dài 2 bit) sẽ được đưa ra để mô tả định dạng đường lên trong tất cả các máy hỏi mode S và sẽ được mã hoá theo hình 8.

Page 28: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

28

Hình 8 - Tóm tắt về hỏi mode S và các định dạng đường lên Lưu ý:

1 XX:M

Chỉ rõ trường xác định "XX" có nhiệm vụ như bit M

2 N

Chỉ rõ không gian mã hóa không xác định với bit sẵn sàng N. Các bít này sẽ được mã hoá thành 0 để phát đi.

3 Đối với định dạng đường lên (UF) 0-23 số định dạng tương ứng với mã nhị phân trong 5 bit đầu tiên của phát hỏi. Định dạng bit số 24 được định nghĩa như là các định dạng bắt đầu bằng "11" trong hai vị trí bit đầu tiên trong khi 3 bit sau thay đổi với nội dung phát hỏi.

4 Tất cả các định dạng được biểu diễn một cách hoàn chỉnh, mặc dù một trong số đó là không sử dụng. Những định dạng mà không được ứng dụng là ngay sau đó được xác định là không xác định được độ dài. Tùy thuộc vào các nhiệm vụ trong tương lai chúng có thể định dạng ở dạng ngắn (56 bit) hoặc ở dạng dài (112 bit). Định dạng riêng được kết hợp

Giám sát, dài, không đối không (ACAS)

Giám sát, yêu cầu cao độ

Giám sát, yêu cầu mã ID

Giám sát, ngắn, không đối không (ACAS)

Comm-C, điện văn mở rộng ELM

Comm-A, yêu cầu mã ID

Comm-A, yêu cầu cao độ

Mode S, all-call

Page 29: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

29

với các mức độ khác nhau của Mode S được mô tả trong đoạn văn sau này.

5 Trường PC, RR, DI và SD không áp dụng cho phát hỏi quảng bá Comm-A.

6.3.2.1.2 DF: Định dạng đường xuống. Trường định dạng đường xuống này (có độ dài 5 bit, ngoại trừ ở định dạng 24 là có độ dài 2 bit) sẽ được đưa ra như là các bộ mô tả định dạng đường xuống trong tất cả các máy hỏi mode S và sẽ được mã hoá theo hình 9.

Hình 9 - Tóm tắt về hỏi mode S và các định dạng đường lên

1 XX:M

Chỉ rõ trường xác định "XX" có nhiệm vụ như bit M

P:24

Chỉ rõ trường 24-bit dành riêng cho các thông tin chẵn lẻ.

2 N

Chỉ rõ không gian mã hóa không xác định với bit sẵn sàng N. Chúng sẽ được mã hoá như bit 0 để phát.

Giám sát, ngắn, không đối không (ACAS)

Giám sát, trả lời cao độ

Giám sát, trả lời mã ID

Trả lời tất cả các cuộc gọi

Giám sát, dài, không đối không (ACAS)

Phát đáp squitter mở rộng

Comm-B, trả lời cao độ

Squitter mở rộng quân sự

Comm-B, trả lời mã ID

Comm-D (ELM)

Page 30: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

30

3 Đối với định dạng đường xuống (DF) 0-23 số định dạng tương ứng với mã nhị phân trong 5 bit đầu tiên của tín hiệu trả lời. Định dạng bit số 24 được định nghĩa như là các định dạng bắt đầu bằng "11" trong hai vị trí bit đầu tiên trong khi 3 bit sau thay đổi theo nội dung của tín hiệu trả lời.

4 Tất cả các định dạng được biểu diễn một cách hoàn chỉnh, mặc dù một số không sử dụng. Những định dạng mà không được ứng dụng ngay là không xác định được độ dài. Tùy thuộc vào các nhiệm vụ trong tương lai chúng có thể định dạng ở dạng ngắn (56 bit) hoặc ở dạng dài (112 bit). Định dạng riêng được kết hợp với các mức của mode S được mô tả trong đoạn văn sau này.

6.3.2.1.3 AP: Địa chỉ / chẵn lẻ. Trường đường xuống 24-bit này (các bit 33-56) hoặc (các bit 89-112) sẽ xuất hiện trên tất cả các đường lên và hiện tại được xác định tại các định dạng đường xuống trừ các tín hiệu trả lời mode S only all-call, DF = 11. Trường này sẽ có cặp chẵn lẻ bao gồm địa chỉ tàu bay theo 6.3.3.2. 6.3.2.1.4 PI: Nhận dạng máy hỏi chẵn lẻ. Trường đường xuống 24 bít (các bit 33-56) hoặc (các bit 89-112) sẽ có cặp chẵn lẻ bao trùm lên bộ mã hoá nhận dạng của máy phát hỏi theo 6.3.3.2 và sẽ xuất hiện ở tín hiệu trả lời mode S all – call, DF = 11 và squitter mở rộng, DF = 17 hoặc DF = 18. Tín hiệu trả lời được thực hiện để trả lời với mode A/C/S all – call mode S only - all – call với trường CL = 0 (xem 6.5.2.1.3) và trường IC = 0 (6.5.2.1.2), hoặc là acquisition hoặc squitter mở rộng (xem 6.8.5, 6.8.6 hoặc 3.1.2.8.7), mã nhận dạng hỏi II bằng 0 và mã nhận dạng giám sát SI bằng 0. 6.3.2.2 Khoảng mã hóa không xác định. Khoảng mã hóa không xác định sẽ chứa tất cả các số 0 được phát bởi bộ phát đáp và phát hỏi. Lưu ý. - Một số khoảng mã hóa được hiển thị như không được xác định trong phần này là dành cho các ứng dụng khác như ACAS, đường truyền dữ liệu, v.v. 6.3.2.3 Mã không được ấn định và mã số 0. Việc ấn định các mã số 0 trong tất cả các trường sẽ chỉ ra rằng không có hành động nào được yêu cầu bởi trường này. Ngoài ra, các mã không được ấn định trong các trường sẽ chỉ rằng không có hành động nào được yêu cầu. 6.3.3 Tránh sai lỗi 6.3.3.1 Kỹ thuật. Mã kiểm tra tính chẵn lẻ được sử dụng trong phát hỏi mode S và trả lời để tránh xuất hiện các lỗi. 6.3.3.1.1 Trình tự kiểm tra chẵn lẻ. Một chuỗi kiểm tra chẵn lẻ 24 bit sẽ được tạo ra bởi các nguyên tắc được mô tả trong 6.3.3.1.2 và sẽ được đưa vào trong định dạng trường bởi 24 bit cuối của tất cả các bộ phát mode S. Các bit kiểm tra chẵn lẻ trong 24 bit sẽ được kết hợp với mã hóa địa chỉ hoặc mã nhận dạng phát hỏi như mô tả trong mục 6.3.3.2. Kết quả sự kết hợp tiếp theo sẽ tạo nên hoặc trường AP (địa chỉ / chẵn lẻ, xem 6.3.2.1.3) hoặc trường PI (chẵn lẻ / nhận dạng phát hỏi 6.3.2.1.4). 6.3.3.1.2 Tạo chuỗi kiểm tra chẵn lẻ. Chuỗi 24 bit chẵn lẻ (p1, p2 ,..., p24) sẽ được tạo ra từ chuỗi các bit thông tin (m1, m2 ,..., mk) với k là 32 hoặc 88 để phát đi bit ngắn hoặc bit dài tương ứng. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách tạo ra mã bởi đa thức:

G(x) = 1 + x3 + x10 + x12 + x13 + x14 + x15 + x16+ x17 + x18+ x19 + x20 + x21 + x22+ x23 + x24

Theo ứng dụng đa thức nhị phân, x24 [M (x)] được chia cho G (x) khi chuỗi thông tin M(x) là:

mk + mk-1x + mk-2x2 + ... + m1x

k-1

Kết quả là một thương và một phần dư R(x) còn lại ít hơn 24. Chuỗi bit được hình thành bởi phần dư còn lại này đại diện cho chuỗi kiểm tra tính chẵn lẻ. Bit chẵn lẻ Pi, cho bất kỳ i từ 1÷24, là hệ số của x24-i trong R (x).

Page 31: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

31

Lưu ý. – Kết quả của phép nhân M (x) với x24 là để bù phụ thêm 24 bit 0 vào cuối mỗi chuỗi. 6.3.3.2 Tạo trường AP và PI. Chuỗi địa chỉ chẵn lẻ khác nhau được sử dụng cho các đường lên và đường xuống. Lưu ý. - Các chuỗi đường lên là thích hợp cho việc thực hiện giải mã bộ phát đáp. Chuỗi đường xuống tạo điều kiện sử dụng để sửa sai khi giải mã đường xuống. Các mã được sử dụng tạo nên trường AP ở đường lên được hình thành như quy định dưới đây từ mỗi địa chỉ tàu bay (6.4.1.2.3.1.1), địa chỉ all-call (6.4.1.2.3.1.2) hoặc địa chỉ phát quảng bá (6.4.1.2.3.1.3). Các mã được sử dụng tạo nên trường AP ở đường xuống được hình thành trực tiếp từ chuỗi 24 bit địa chỉ mode S (a1, a2 ,..., a24), khi ai là bit thứ i được phát trong trường các địa chỉ tàu bay (AA) của tín hiệu trả lời all-call (6.5.2.2.2). Các mã được sử dụng tạo nên trường PI ở đường xuống được hình thành bởi một chuỗi 24 bit (a1, a2, ... a24), khi 17 bit đầu tiên là bit 0, 3 bit tiếp theo là một bản sao của trường nhãn mã (CL) (6.5.2.1.3) và 4 bít cuối cùng là một bản sao của trường mã phát hỏi (IC) (xem 6.5.2.1.2). Lưu ý. - Các mã PI là không được sử dụng trong phát đường lên. Chuỗi thay đổi (b1, b2 ,..., b24) sẽ được sử dụng tạo nên trường AP ở đường lên. Bit bi là hệ số X48-i

trong đa thức G(x)A(x), trong đó: A(x) = a1x

23 + a2x22 + ... + a24

và G(x) đã quy định tại 6.3.3.1.2. Tại địa chỉ tàu bay ai sẽ là bit thứ i phát trong trường AA của tín hiệu trả lời all-call. Trong tín hiệu all-call và địa chỉ quảng bá ai sẽ bằng 1 cho tất cả các giá trị của i. 6.3.3.2.1 Trình tự phát đường lên. Trình tự của các bit được phát trong trường AP ở đường lên là:

tk+1, tk+2 ... tk+24

trong đó các bit được đánh số thứ tự để phát, bắt đầu với k + 1. Trong phát đường lên:

tk+1 = bi ⊕ pi

Ở đây " ⊕ " là phép cộng mô-đun 2. Ngoài ra: i = 1 là bit đầu tiên được phát trong trường AP.

6.3.3.2.2 Trình tự phát đường xuống. Trình tự của các bit được phát trong trường AP và PI ở trường xuống là:

tk+1, tk+2 ... tk+24

trong đó các bit được đánh số thứ tự để phát, bắt đầu với k + 1. Trong phát đường xuống là:

tk+1 = bi ⊕ pi

Page 32: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

32

Ở đây " ⊕ " mô tả phép cộng mô-đun 2. Ngoài ra: i = 1 là bit đầu tiên được phát trong trường AP và PI.

6.4 Giao thức phát hỏi - trả lời chung 6.4.1 Chu trình truyền phát của bộ phát đáp. Chu trình truyền phát của bộ phát đáp sẽ bắt đầu khi bộ phát đáp mode S của SSR đã nhận được một phát hỏi. Các bộ phát đáp sau đó sẽ đánh giá tín hiệu hỏi và xác định xem nó có được chấp nhận không. Nếu chấp nhận, nó sẽ xử lý các tín hiệu phát hỏi đã nhận được và tạo ra một tín hiệu trả lời phù hợp. Chu trình truyền phát sẽ kết thúc khi: a) Bất kỳ một trong những điều kiện cần thiết cho việc thu nhận đã không được đáp ứng, hoặc b) Máy hỏi đã được chấp nhận và bộ phát đáp đã:

1) Hoàn thành việc xử lý tín hiệu phát hỏi nhận được nếu không có tín hiệu trả lời được yêu cầu, hoặc 2) Hoàn thành việc phát tín hiệu trả lời.

Một chu trình truyền phát mới của bộ phát đáp sẽ không được bắt đầu cho đến khi chu kỳ trước đây chưa kết thúc. 6.4.1.1 Xác nhận phát hỏi. Bộ phát đáp mode S của SSR phải có khả năng xác nhận các dạng khác nhau của máy hỏi sau:

a) Mode A và C; b) Intermode; và c) Mode S.

Lưu ý. - Các quá trình xác nhận phụ thuộc vào mức tín hiệu đầu vào và giải động cụ thể (xem 6.10.1). 6.4.1.1.1 Xác nhận phát hỏi mode A và mode C. Phát hỏi mode A và mode C sẽ được xác nhận khi một cặp xung P1 – P3 đáp ứng yêu cầu của mục 5.4 sẽ được thu và sườn trước của xung P4 với biên độ lớn hơn mức 6 dB dưới biên độ của xung P3 là không nhận được với khoảng cách từ 1,7 đến 2,3 µs sau sườn trước của xung P3. Nếu cặp chế áp P1 – P2 và phát hỏi mode A hoặc mode C được xác nhận đồng thời thì các bộ phát đáp sẽ bị chế áp. Máy hỏi không xác nhận mode A hay mode C, nếu bộ phát đáp là trong chế độ chế áp (6.4.2). Nếu phát hỏi mode A và mode C được xác nhận đồng thời thì các bộ phát đáp phải hoàn thành chu kỳ truyền phát như thể chỉ có một máy hỏi mode C được xác nhận. 6.4.1.1.2 Xác nhận phát hỏi Intermode. Phát hỏi intermode được xác nhận khi bộ 3 xung P1 – P3 – P4 nhận được đáp ứng yêu cầu của 6.1.5.1. Phát hỏi sẽ không được xác nhận như là phát hỏi intermode nếu: a) Biên độ nhận được của xung ở vị trí P4 nhỏ hơn 6 dB dưới biên độ của xung P3; Hoặc b) Khoảng cách giữa xung P3 và P4 lớn hơn 2,3 µs hoặc ngắn hơn 1,7 µs; Hoặc c) Biên độ nhận được của xung P1 và P3 là giữa MTL và - 45 dBm và độ rộng xung của xung P1

hoặc P3 là ít hơn 0,3 µs; Hoặc d) Bộ phát đáp đang ở trong chế độ chế áp (6.4.2).

Nếu cặp xung chế áp P1 – P2 và phát hỏi intermode, mode A hoặc mode C được xác nhận đồng thời các bộ phát đáp được chế áp. 6.4.1.1.3 Xác nhận phát hỏi mode S. Phát hỏi mode S sẽ được xác nhận khi một xung P6 là nhận được với đảo pha đồng bộ trong các khoảng thời gian từ 1,20 đến 1,30 µs sau sườn trước của xung P6. Phát hỏi mode S sẽ không được xác nhận nếu đảo pha đồng bộ không nhận được trong khoảng thời gian từ 1,05 đến 1,45 µs sau sườn trước của xung P6.

Page 33: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

33

6.4.1.2 Chấp nhận phát hỏi. Chấp nhận theo 6.4.1 sẽ là điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận của bất kỳ máy hỏi nào. 6.4.1.2.1 Chấp nhận phát hỏi mode A và mode C. Phát hỏi mode A và mode C sẽ được chấp nhận khi được xác nhận (6.4.1.1.1). 6.4.1.2.2 Chấp nhận phát hỏi Intermode 6.4.1.2.2.1 Chấp nhận phát hỏi mode A/C/S all-call. Phát hỏi mode A/C/S all-call sẽ được chấp nhận nếu sườn sau của xung P4 là đã nhận được trong vòng từ 3,45 đến 3,75 µs sau sườn trước của xung P3 và điều kiện không khoá (6.6.9) ngăn không cho chấp nhận. Mode A/C/S all-call sẽ không được chấp nhận nếu sườn sau của xung P4 đã nhận được sớm hơn 3,3 µs hoặc muộn hơn 4,2 µs sau sườn trước của xung P3, hoặc nếu điều kiện khóa (6.6.9) ngăn không cho chấp nhận. 6.4.1.2.2.2 Chấp nhận phát hỏi mode A/C - only all-call. Phát hỏi mode A/C - only all-call sẽ không được chấp nhận bởi bộ phát đáp mode S. Lưu ý. - Các điều kiện kỹ thuật để không chấp nhận mode A/C - only all-call được đưa ra trong đoạn trước từ chối bằng yêu cầu phát hỏi intermode với xung P4 có sườn sau tiếp theo sườn trước của xung P3 ít hơn 3,3 µs. 6.4.1.2.3 Chấp nhận phát hỏi mode S. Phát hỏi mode S chỉ được chấp nhận nếu: a) Các bộ phát đáp có khả năng xử lý các định dạng đường lên (UF) của phát hỏi (6.3.2.1.1); Và b) Địa chỉ của một máy phát hỏi phù hợp với một trong những địa chỉ nêu trong 6.4.1.2.3.1 với tính

chẵn lẻ được được thành lập như nêu trong mục 6.3.3; Và c) Áp dụng điều kiện khóa no all-call như định nghĩa trong 6.6.9; Và d) Các bộ phát đáp có khả năng xử lý các dữ liệu đường xuống và trình bày nó ở một giao diện

đầu ra theo quy định tại 6.10.5.2.2.1. 6.4.1.2.3.1. Địa chỉ. Phát hỏi mode S phải chứa hoặc:

a) Địa chỉ tàu bay; Hoặc b) Địa chỉ all-call; Hoặc c) Địa chỉ phát quảng bá.

6.4.1.2.3.1.1. Địa chỉ tàu bay. Nếu địa chỉ của tàu bay trùng với địa chỉ lấy ra từ tín hiệu phát hỏi thu được phù hợp với các thủ tục trong 6.3.3.2 và 6.3.3.2.1, thì các địa chỉ lấy ra đó sẽ được xem là chính xác cho mục đích chấp nhận phát hỏi mode S. 6.4.1.2.3.1.2 Địa chỉ all-call. Phát hỏi mode S only all-call (định dạng đường lên UF = 11) sẽ chứa một địa chỉ được gọi là địa chỉ all-call bao gồm 24 số 1 liên tiếp. Nếu địa chỉ all-call được lấy ra từ phát hỏi nhận được với định dạng UF = 11 phù hợp với các thủ tục trong 6.3.3.2 và 6.3.3.2.1, thì địa chỉ sẽ được xem là chính xác để chấp nhận phát hỏi mode S - only all-call . 6.4.1.2.3.1.3 Địa chỉ phát quảng bá. Để phát quảng bá một điện văn đến tất cả các bộ phát đáp mode S trong búp sóng phát hỏi, định dạng số 20 hoặc 21 đường lên máy hỏi mode S sẽ được sử dụng và địa chỉ của 24 số 1 liên tiếp được thay thế bằng địa chỉ tàu bay. Nếu mã UF là 20 hoặc 21 và địa chỉ phát quảng bá này lấy ra từ phát hỏi nhận được phù hợp với các thủ tục trong 6.3.3.2 và 6.3.3.2.1, thì các địa chỉ đó sẽ được xem là chính xác cho mục đích chấp nhận phát hỏi quảng bá mode S. Lưu ý. - Các bộ phát đáp phối hợp với các hệ thống tránh va chạm trên tàu bay được chấp nhận phát quảng bá với UF=16.

6.4.1.3 Trả lời phát đáp. Phát đáp mode S sẽ phát các dạng trả lời sau đây:

a) Trả lời mode A và mode C; và

Page 34: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

34

b) Trả lời mode S. 6.4.1.3.1 Trả lời mode A và mode C. Trả lời mode A (mode C) sẽ được phát theo quy định tại 5.6 khi phát hỏi mode A (mode C) được chấp nhận. 6.4.1.3.2 Trả lời mode S. Các phát hỏi ngoài mode A và mode C sẽ được trả lời bằng mode S. 6.4.1.3.2.1 Trả lời từ phát hỏi intermode. Trả lời mode S với định dạng DF=11 đường xuống sẽ được phát phù hợp với các quy định của 6.5.2.2 khi phát hỏi mode A/C/S all-call được chấp nhận. Lưu ý. - Vì bộ phát đáp mode S không chấp nhận phát hỏi mode A/C/-only all-call nên không có trả lời được tạo ra. 6.4.1.3.2.2 Trả lời từ phát hỏi mode S. Nội dung thông tin của trả lời mode S sẽ phản ánh điều kiện hiện tại trong bộ phát đáp sau khi hoàn thành tất cả các xử lý của tín hiệu phát hỏi được tách ra từ tín hiệu trả lời đó. Thông tin trao đổi giữa định dạng đường lên và đường xuống sẽ được tóm tắt trong bảng 5. Lưu ý. - Bốn tiêu chuẩn trả lời mode S có thể được phát để trả lời các phát hỏi mode S như sau: a) Trả lời mode S all-call (DF = 11); và b) Trả lời giám sát và thông tin với chiều dài chuẩn (DF = 4, 5, 20 và 21); c) Trả lời thông tin với chiều dài mở (DF = 24); và d) Trả lời giám sát không đối – không (DF = 0, 16).

Bảng 5 - Tổng kết các thủ tục phát hỏi - trả lời

Hỏi đường lên UF Các điều kiện đặc biệt Trả lời DF

0 RL (6.8.1.2) bằng 0 0

RL (6.8.1.2) bằng 1 16

4 RR (6.6.1.2) nhỏ hơn 16 4

RR (6.6.1.2) bằng hoặc lớn hơn 16 20

5 RR (6.6.1.2) nhỏ hơn 16 5

RR (6.6.1.2) bằng hoặc lớn hơn 16 21

11

Bộ phát đáp khóa mã nhận dạng bộ hỏi, IC (6.5.2.1.2) Không trả lời

Kiểm tra trả lời ngẫu nhiên (6.5.4) Không trả lời

Các trường hợp khác 11

20

RR (6.6.1.2) thấp hơn 16 4

RR (6.6.1.2 bằng hoặc lớn hơn 16 20

AP chứa địa chỉ phát thanh (6.4.1.2.3.1.3) Không trả lời

21

RR (6.6.1.2) nhỏ hơn 16 5

RR (6.6.1.2) bằng hoặc lớn hơn 16 21

AP chứa địa chỉ phát thanh (6.4.1.2.3.1.3) Không trả lời

24 RC (6.7.1.1) bằng 0 hoặc 1 Không trả lời

RC (6.7.1.1) bằng 2 hoặc 3 24

6.4.1.3.2.2.1 Trả lời từ các máy hỏi mode S-only all-call của SSR. Các định dạng đường xuống của tín hiệu trả lời từ phát hỏi mode S-only all-call (nếu yêu cầu) sẽ là DF = 11. Các quy tắc và nội dung của tín hiệu trả lời để xác định các yêu cầu trả lời được quy định tại 6.5. Lưu ý. - Trả lời mode S có thể hoặc không thể được phát khi phát hỏi mode S với UF = 11 đã được chấp nhận. 6.4.1.3.2.2.2 Trả lời các máy hỏi giám sát và thông tin với chiều dài chuẩn. Trả lời mode S được phát

Page 35: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

35

khi phát hỏi mode S với UF = 4, 5, 20 hay 21 và địa chỉ tàu bay đã được chấp nhận. Các nội dung của phát hỏi đó và tín hiệu trả lời được quy định tại 6.6. Lưu ý. - Nếu phát hỏi mode S với UF = 20 hoặc 21 và địa chỉ phát quảng bá được chấp nhận, không có trả lời nào được phát đi (6.4.1.2.3.1.3). 6.4.1.3.2.2.3 Các trả lời cho phát hỏi thông tin với độ dài mở rộng. Một loạt các trả lời mode S nằm trong số từ 0 đến 16 sẽ được phát khi phát hỏi mode S với UF = 24 đã được chấp nhận. Các định dạng đường xuống của tín hiệu trả lời (nếu có) sẽ là DF = 24. Giao thức xác định số lượng và nội dung của các tín hiệu trả lời được định nghĩa tại 6.7. 6.4.1.3.2.2.4 Trả lời từ phát hỏi giám sát không đối không. Trả lời mode S sẽ được phát khi phát hỏi mode S với UF = 0 và địa chỉ tàu bay đã được chấp nhận. Các nội dung của các phát hỏi đó và trả lời được định nghĩa tại 6.8. 6.4.2 Chế áp 6.4.2.1 Tác dụng của chế áp. Bộ phát đáp trong chế độ chế áp (5.7.4) không xác nhận được phát hỏi mode A, mode C hoặc intermode nếu chỉ một mình xung P1 hoặc cả hai xung P1 và P3 phát hỏi nhận được trong khoảng thời gian chế áp. Chế áp không ảnh hưởng đến việc xác nhận, chấp nhận, hoặc trả lời từ phát hỏi mode S. 6.4.2.2 Các cặp chế áp. Cặp chế áp mode A/C hai-xung được định nghĩa tại 5.7.4.1 sẽ bắt đầu chế áp trong bộ phát đáp mode S bất kể vị trí của các cặp xung trong một nhóm các xung, với điều kiện các phát đáp chưa được chế áp hoặc đang trong một chu trình truyền phát. Lưu ý. - Các cặp xung P3 – P4 của phát hỏi mode A/C-only all-call ngăn ngừa tín hiệu trả lời và bắt đầu chế áp. Tương tự, đoạn đầu cặp xung P1 – P2 của phát hỏi mode S bắt đầu chế áp một cách độc lập của dạng sóng phát đi tiếp theo sau nó. 6.4.2.3 Chế áp khi có sự hiện diện của xung S1 được định nghĩa tại 5.7.4.3. 6.5 Truyền phát intermode và mode S all-call 6.5.1 Truyền phát intermode Lưu ý. - Truyền phát Intermode cho phép giám sát chế độ mode A/C - only của tàu bay và thu được chế độ mode S của tàu bay. Phát hỏi mode A/C/S all-call cho phép phát đáp mode A/C-only và mode S được phát đáp bởi cùng kiểu phát tương tự. Phát hỏi mode A/C-only all-call cho nó khả năng tách tín hiệu trả lời từ phát đáp mode A/C. Trong trường hợp nhiều vị trí, các máy hỏi phải phát mã số nhận dạng của nó trong phát hỏi mode S only all-call. Vì vậy, một cặp phát hỏi mode S-only và mode A/C- only all-call được sử dụng. Các máy hỏi intermode được định nghĩa tại 6.1.5.1 và các thủ tục trả lời – phát hỏi tương ứng được định nghĩa tại 6.4. 6.5.2 Truyền phát mode S - only all-call Lưu ý. - Các truyền phát kiểu này cho phép dưới mặt đất thu được tín hiệu mode S của tàu bay do sử dụng máy hỏi ghi địa chỉ tất cả các tàu bay được trang bị mode S. Tín hiệu trả lời là định dạng 11 của đường xuống mang theo địa chỉ tàu bay. Thủ tục phát hỏi - trả lời được định nghĩa tại 6.4. 6.5.2.1 Phát hỏi mode S-only all-call định dạng 11 đường lên.

Page 36: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

36

Định dạng của phát hỏi này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

UF định dạng đường lên 6.3.2.1.1 PR xác xuất trả lời 6.5.2.1.1 IC mã hỏi 6.5.2.1.2 CL mã nhãn 6.5.2.1.3 Dự phòng - 16 bits AP địa chỉ / chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.5.2.1.1 PR: Xác suất của tín hiệu trả lời. Trường đường lên 4-bit (6-9) sẽ chứa các lệnh để phát đáp xác định xác suất trả lời từ các máy hỏi (6.5.4). Các mã này như sau:

0 Trả lời với xác xuất bằng 1 1 Trả lời với xác xuất bằng 1/2 2 Trả lời với xác xuất bằng 1/4 3 Trả lời với xác xuất bằng 1/8 4 Trả lời với xác xuất bằng 1/16

5, 6, 7 Không được gán 8 Có nghĩa bỏ qua khóa lockout, Trả lời với xác xuất bằng 1 9 Có nghĩa bỏ qua khóa lockout, Trả lời với xác xuất bằng 1/2

10 Có nghĩa bỏ qua khóa lockout, Trả lời với xác xuất bằng 1/4 11 Có nghĩa bỏ qua khóa lockout, Trả lời với xác xuất bằng 1/8 12 Có nghĩa bỏ qua khóa lockout, Trả lời với xác xuất bằng 1/16

13, 14, 15 Không được gán. 6.5.2.1.2 IC: Mã phát hỏi. Trường đường lên 4-bit (10-13) này có chứa 4-bit mã nhận dạng phát hỏi (6.5.2.1.2.3) hoặc 4 bit thấp hơn của mã nhận dạng giám sát 6-bit (6.5.2.1.2.4) tuỳ theo giá trị của trường CL (6.5.2.1.3). 6.5.2.1.2.1 Sử dụng mã phát hỏi nhiều vị trí bởi một máy hỏi. Máy hỏi có thể sử dụng nhiều hơn một mã phát hỏi và có thể sử dụng mã phát hỏi khác nhau trong các tín hiệu hỏi khác nhau. Một máy hỏi sẽ chỉ nên sử dụng nhiều mã phát hỏi trong một vùng và không nên sử dụng nhiều hơn hai mã phát hỏi. 6.5.2.1.2.2 II: Mã nhận dạng máy hỏi. Giá trị 4-bit này xác định mã nhận dạng máy hỏi (II). Mã nhận dạng máy hỏi II đó sẽ được gán cho máy hỏi trong khoảng các bit từ 0-15. Giá trị bằng 0 của mã nhận dạng máy hỏi II sẽ chỉ được sử dụng cho việc nhận bổ sung trong việc kết hợp với việc nhận dựa trên đè khóa (6.5.2.1.4 và 6.5.2.1.5). Khi hai mã nhận dạng máy hỏi II được gán cho một phát hỏi thì một mã nhận dạng máy hỏi II sẽ được sử dụng cho mục đích đường truyền dữ liệu đầy đủ. Hoạt động đường truyền dữ liệu hạn chế bao gồm các phân đoạn đơn Comm-A, thủ tục phát quảng bá đường lên và đường xuống và các khai thác GICB có thể được thực hiện bằng cả hai mã nhận dạng máy hỏi II. 6.5.2.1.2.3 SI: Nhận dạng giám sát. Giá trị 6-bit này xác định mã nhận dạng giám sát (SI). Mã nhận dạng giám sát SI đó sẽ được gán cho máy hỏi trong khoảng 1- 63. Giá trị mã nhận dạng giám sát SI bằng 0 sẽ không được sử dụng. Mã nhận dạng giám sát SI sẽ được sử dụng với các thủ tục khóa nhiều vị trí (6.6.9.1). Các mã nhận dạng giám sát SI không được sử dụng với các giao thức truyền tin nhiều vị trí (6.6.11.3.2, 6.7.4 hoặc 6.7.7). 6.5.2.1.3 CL: Nhãn mã. Trường đường lên 3-bit (các bít 14-16) sẽ xác định nội dung của trường IC.

Mã hóa (nhị phân)

000 Có nghĩa là trường IC chứa các mã nhận dạng hỏi II

001 Có nghĩa là trường IC chứa các mã từ 1 đến 15

Page 37: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

37

010 Có nghĩa là trường IC chứa các mã từ 16 đến 31 011 Có nghĩa là trường IC chứa các mã từ 32 đến 47 100 Có nghĩa là trường IC chứa các mã từ 48 đến 63

Các giá trị khác của trường CL sẽ không được sử dụng. 6.5.2.1.3.1 Báo cáo khả năng của mã nhận dạng giám sát (SI). Các bộ phát đáp cùng với việc xử lý mã SI (6.5.2.1.2.4) sẽ báo cáo khả năng này bằng cách thiết lập từ bit 35 bằng 1 trong trường phụ khả năng nhận dạng giám sát (SIC) thuộc trường MB của báo cáo khả năng truyền dữ liệu (6.6.10.2.2). 6.5.2.1.4 Hoạt động dựa trên các khóa ghi đè đối với máy hỏi mà không được gán trong mã phát hỏi. Lưu ý.- Mode S-only all-call có thể cung cấp cơ sở cho chế độ thu mode S của tàu bay đối với máy hỏi mà thông tin nhận dạng sẵn có thông qua mode S nhưng không thể có mã nhận dạng hỏi II chỉ định đối với các hoạt động mode S đầy đủ. 6.5.2.1.4.1 Tỷ số phát hỏi mode S – only all- call cực đại. Tỷ số tối đa của phát hỏi mode S – only all - call thực hiện bởi phát hỏi sử dụng việc nhận dựa trên ghi đè lên khóa sẽ phụ thuộc vào xác suất trả lời như sau: a) Đối với xác suất trả lời bằng 1,0: Tối đa 3 lần phát hỏi trên búp sóng có mức 3 dB hoặc 30 phát

hỏi trên giây; b) Đối với xác suất trả lời bằng 0,5: Tối đa 5 lần phát hỏi trên búp sóng có mức 3 dB hoặc 60 phát

hỏi trên giây; và c) Đối với xác suất trả lời bằng 0,25 hoặc nhỏ hơn: Tối đa 10 lần phát hỏi trên búp sóng có mức 3

dB hoặc 125 phát hỏi trên giây. 6.5.2.1.4.2 Nội dung trường phát hỏi chọn lọc địa chỉ. Phát hỏi có địa chỉ chọn lọc được sử dụng để kết nối với việc nhận bằng cách sử dụng ghi đè lên khóa sẽ có giới hạn nội dung trường phát hỏi như sau:

UF = 4, 5, 20 hoặc 21 PC = 0 RR ≠ 16 nếu RRS = 0 DI = 7 IIS = 0 LOS = 0 trừ khi được chỉ trong 6.5.2.1.5 TMS = 0

Lưu ý.- Các giới hạn cho phép truyền phát GICB và giám sát, nhưng ngăn chặn việc phát hỏi làm bất cứ thay đổi nào từ khóa nhiều vị trí phát hỏi hoặc trạng thái giao thức thông tin. 6.5.2.1.5 Bổ sung việc nhận bằng cách sử dụng mã nhận dạng hỏi II bằng 0 Lưu ý.- Kỹ thuật thu được định nghĩa trong 6.5.2.1.4 tạo cho việc thu nhận nhanh chóng của phần lớn các tàu bay. Do khả năng tự nhiên của quá trình này, có thể mất nhiều phát hỏi tới máy thu của các tàu bay cuối cùng trong số lượng lớn các tàu bay trong cùng một búp sóng và gần nhau trong cùng một khu vực (gọi là một khu vực lựa chọn cục bộ). Việc thu nhận được cải tiến đáng kể bằng cách thông qua việc sử dụng các khóa chọn lọc giới hạn sử dụng mã nhận dạng hỏi II bằng 0. 6.5.2.1.5.1 Khóa trong búp sóng tĩnh Lưu ý.- Khóa tất cả các tàu bay trong búp sóng tĩnh sẽ giảm số lượng nhiễu của tín hiệu trả lời all – call được tạo ra từ phát hỏi all-call có mã nhận dạng hỏi II bằng 0. 6.5.2.1.5.2 Khoảng thời gian khóa

Page 38: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

38

Lưu ý 1.- Việc bổ sung các khóa nhận được trên tàu bay từ mã nhận dạng hỏi II bằng 0 tiếp theo sau là sự thu nhận bởi phương tiện phát hỏi mode S only all – call với mã nhận dạng hỏi II bằng 0. Lưu ý 2.- Giảm thiểu thời gian khóa làm giảm xác suất xung đột với việc thu nhận được của một phát hỏi khác trong vùng lân cận cũng sử dụng mã nhận dạng hỏi II bằng 0 để thu nhận thêm. 6.5.2.1.5.2.1 Các máy hỏi thực hiện việc thu nhận bổ sung bằng cách sử dụng mã nhận dạng hỏi II bằng 0 nên thực hiện việc thu nhận bằng cách truyền lệnh cho các khóa duy nhất cho không quá hai lần quét đối với mỗi tàu bay nhận được trong búp sóng ở chế độ tĩnh bao trùm các khu vực lựa chọn và không lặp lại trước khi hết 48 giây. 6.5.2.2 Tín hiệu trả lời all-call, định dạng 11 đường xuống.

Các tín hiệu trả lời từ phát hỏi mode S only all-call hoặc mode A/C/S sẽ được trả lời mode S all - call định dạng 11 đường xuống. Định dạng của tín hiệu trả lời này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 CA khả năng 6.5.2.2.1 AA địa chỉ đã công bố 6.5.2.2.2 PI chẵn lẻ/ID bộ hỏi 6.3.2.1.4

6.5.2.2.1 CA: Khả năng. Trường đường xuống 3-bit này (các bít 6-8) sẽ chứa định nghĩa mã hóa về khả năng thông tin của bộ phát đáp và sẽ được sử dụng trong tất cả các định dạng trả lời all - call (DF = 11).

Mã hoá

0 Ký hiệu không có khả năng thông tin (chỉ giám sát), và không có khả năng để thiết lập mã CA 7 trên tàu bay hoặc trên mặt đất.

1 Được dành để dự trữ. 2 Được dành để dự trữ. 3 Được dành để dự trữ. 4 Có nghĩa là phát đáp mức 2 hoặc cao hơn và khả năng thiết lập mã CA 7 trên mặt đất. 5 Có nghĩa là phát đáp mức 2 hoặc cao hơn và khả năng thiết lập mã CA 7 trên tàu bay. 6 Có nghĩa là phát đáp mức 2 hoặc cao hơn và khả năng thiết lập mã CA 7 trên tàu bay hoặc

trên mặt đất. 7 Ký hiệu trường DR không bằng 0 hay trường FS bằng 2, 3, 4 hoặc 5 trên tàu bay hoặc trên

mặt đất. Khi các điều kiện cho mã CA 7 không thoả mãn, việc cài đặt có khả năng thông tin, nhưng không có phương thức tự động để thiết lập các điều kiện trên mặt đất, sẽ phải sử dụng mã CA 6. Tàu bay được tự động xác định trên mặt đất sẽ sử dụng mã CA 4 hoặc 5. Báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu (6.6.10.2.2) sẽ có sẵn trong quá trình cài đặt trên tàu bay với việc thiết lập mã CA 4, 5, 6 hoặc 7. Lưu ý.- Các mã CA từ 1 đến 3 được dành riêng cho sử dụng phát đáp mode S mà không có khả năng thiết lập mã CA 7. Bộ phát đáp với các mã đó sẽ cung cấp một báo cáo khả năng cung cấp đường truyền dữ liệu (6.6.10.2.2). Không có truyền phát đường truyền dữ liệu nào khác ngoài việc tách GICB bao gồm cả việc nhận dạng tàu bay, tách ACAS RA và tách phát quảng bá đường xuống sẽ được phát

Page 39: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

39

với các bộ phát đáp đó. 6.5.2.2.2 AA: Công bố địa chỉ. Trường đường xuống 24-bit này (các bít 9-32) sẽ có các địa chỉ tàu bay để cung cấp nhận dạng rõ ràng của tàu bay. 6.5.3 Giao thức khoá. Giao thức khoá all-call được định nghĩa trong 6.6.9 sẽ được sử dụng bởi máy hỏi với một tàu bay liên quan khi địa chỉ của tàu bay đó đã nhận được bởi một máy phát hỏi đã cung cấp:

- Bộ hỏi đang được sử dụng mã code IC khác 0; và - Tàu bay nằm trong vùng bộ hỏi được phép sử dụng khóa lockout.

Lưu ý 1.- Sau khi thu, bộ phát đáp được hỏi bởi các máy hỏi có địa chỉ rời rạc theo quy định tại 6.6, 6.7 và 6.8 và giao thức khóa all-call được sử dụng để hạn chế tín hiệu trả lời từ các máy hỏi all-call thêm. Lưu ý 2.- Việc đặt mã IC theo khu vực có thể đưa ra các nguyên tắc hạn chế việc sử dụng hỏi có chọn lọc và giao thức khóa lockout (ví dụ không khóa lockout được quy định trong khu vực hạn chế, việc sử dụng khóa liên hoàn trong các khu vực đã xác định và tàu bay chưa được trang bị khóa lockout với mã code nhận dạng giám sát SI). 6.5.4 Giao thức all-call ngẫu nhiên. Bộ phát đáp sẽ thực hiện việc xử lý một cách ngẫu nhiên khi thu được mode S only all-call với một mã PR = 1-4 hoặc 9-12. Quyết định trả lời sẽ được tạo ra phù hợp với xác suất quy định trong máy hỏi. Các bộ phát đáp sẽ không phải trả lời nếu một mã PR = 5, 6, 7, 13, 14 hoặc 15 thu được (xem 6.5.2.1.1). Lưu ý.- Sự xuất hiện ngẫu nhiên của tín hiệu trả lời giúp máy hỏi có khả năng phát hiện được các tàu bay có khoảng cách gần nhau nếu không tín hiệu trả lời từ tàu bay này sẽ bị nhiễu đồng bộ lẫn sang nhau. 6.6 Giám sát theo địa chỉ và truyền phát thông tin độ dài chuẩn Lưu ý 1.- Các máy hỏi mô tả trong phần này được gửi đến tàu bay cụ thể. Có hai loại phát hỏi và trả lời cơ bản, ngắn và dài. Trả lời và phát hỏi ngắn là UF 4 và 5 và DF 4 và 5, trong khi các trả lời và phát hỏi dài là UF 20 và 21 và DF 20 và 21. Lưu ý 2.- Các giao thức truyền thông tin được nêu trong 6.6.11. Những giao thức này mô tả cách kiểm soát việc trao đổi dữ liệu. 6.6.1 Giám sát, yêu cầu độ cao, định dạng đường lên 4

Định dạng của phát hỏi này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

UF định dạng đường lên 6.3.2.1.1 PC giao thức 6.6.1.1 RR yêu cầu trả lời 6.6.1.2 DI chỉ định nhận dạng ID 6.6.1.3 SD chỉ định đặc biệt 6.6.1.4 AP địa chỉ/Chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.6.1.1 PC: Giao thức. Trường đường lên 3-bit (các bít 6-8) này sẽ gồm có các lệnh điều khiển bộ phát

Page 40: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

40

đáp. Trường PC sẽ được bỏ qua cho việc xử lý phát hỏi giám sát hoặc Comm-A chứa DI = 3 (xem 6.6.1.4.1). Mã hóa 0 Có nghĩa là không có hành động gì. 1 Có nghĩa là khóa không chọn lọc tất cả các cuộc gọi (6.6.9.2). 2 Không được gán. 3 Không được gán. 4 Có nghĩa là đóng đường Comm-B (6.6.11.3.2.3). 5 Có nghĩa là đóng đường lên ELM (6.7.4.2.8). 6 Có nghĩa là đóng đường xuống ELM (6.7.7.3). 7 Không được gán. 6.6.1.2 RR: Yêu cầu trả lời. Trường đường lên 5-bit (các bít 9-13) này sẽ gồm các lệnh độ dài và nội dung của trả lời theo yêu cầu. Bốn bit cuối của mã RR 5-bit, chuyển thành mã thập phân tương đương sẽ xác định mã BDS1 (6.6.11.2 hoặc 6.6.11.3) của điện văn yêu cầu Comm-B nếu bit (MSB) có giá trị cao nhất của mã RR = 1 (RR ≥ 16).

Mã hóa

RR = 0-15 dùng để yêu cầu trả lời với khuôn dạng giám sát (DF = 4 or 5); RR = 16-31 dùng để yêu cầu trả lời với khuôn dạng Comm-B (DF = 20 or 21); RR = 16 dùng để yêu cầu phát điện văn khởi tạo từ trên không Comm-B tuân theo mục

6.6.11.3; RR = 17 dùng để yêu cầu phát điện văn báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu tuân theo

mục 6.6.10.2.2; RR = 18 dùng để yêu cầu phát điện văn nhận dạng tàu bay tuân theo mục 6.9;

19-31 Không được gán trong mục 3.1. Lưu ý.- Các mã 19-31 được dành riêng cho các ứng dụng như thông tin đường truyền dữ liệu, hệ thống tránh va chạm trên tàu bay (ACAS) v.v. 6.6.1.3 DI: Nhận dạng chỉ định. Trường đường lên 3-bit (các bít 14-16) này sẽ nhận dạng cấu trúc của trường SD (6.6.1.4). 6.6.1.4 SD: Chỉ định đặc biệt. Trường đường lên 16-bit (các bít 17-32) này sẽ chứa mã kiểm soát mà phụ thuộc vào việc mã hóa trong trường DI. Lưu ý.- Các chỉ định đặc biệt của trường (SD) được cung cấp để thực hiện việc truyền phát nhiều vị trí, khóa và thông tin kiểm soát từ các trạm mặt đất tới bộ phát đáp.

Cấu trúc trường SD

Page 41: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

41

6.6.1.4.1 Trường phụ trong SD. Các trường SD sẽ chứa những thông tin như sau: a) Nếu DI = 0, 1 hay 7: IIS, trường phụ nhận dạng phát hỏi 4-bit (các bít 17-20) này sẽ chứa mã số

nhận dạng được chỉ định của phát hỏi (6.5.2.1.2.3); b) Nếu DI = 0: Các bit từ 21-32 không được giao; c) Nếu DI = 1: MBS, trường phụ Comm-B nhiều vị trí 2-bit (các bít 21, 22) có chứa các mã sau đây:

0 Có nghĩa là Comm-B không hoạt động. 1 Có nghĩa là yêu cầu dành riêng cho Comm-B khởi tạo từ trên không (6.6.11.3.1) 2 Có nghĩa là khóa Comm-B (6.6.11.3.2.3) 3 Không được gán.

MES, trường phụ ELM nhiều vị trí 3-bit (23-25) có chứa các lệnh dành riêng và kết thúc dùng cho ELM như sau: 0 Có nghĩa là không thực hiện ELM. 1 Có nghĩa là ELM đường lên “reservation request” (6.7.4.1). 2 Có nghĩa là ELM đường lên “closeout” (6.7.4.2.8). 3 Có nghĩa là ELM đường xuống “reservation request” (6.7.7.1.1). 4 Có nghĩa là ELM đường xuống “closeout” (6.7.7.3). 5 Có nghĩa là ELM đường lên “reservation request” và ELM đường xuống “closeout”. 6 Có nghĩa là ELM đường lên “closeout” và ELM đường xuống “reservation request”. 7 Có nghĩa là ELM đường lên và ELM đường xuống “closeout”.

RSS, trường phụ trạng thái dành riêng 2-bit (27, 28) sẽ yêu cầu bộ phát đáp báo cáo trạng thái dành riêng của mình trong trường UM. Các mã sau đã được chỉ định: 0 Có nghĩa là không yêu cầu. 1 Có nghĩa là báo cáo tình trạng chiếm chỗ Comm-B trong UM. 2 Có nghĩa là báo cáo ELM đường lên tình trạng chiếm chỗ trong UM. 3 Có nghĩa là báo cáo ELM đường xuống tình trạng chiếm chỗ trong UM.

d) Nếu DI = 1 hay 7: LOS, trường phụ khóa 1-bit (26) nếu đặt = 1 sẽ biểu hiện một lệnh khóa nhiều vị trí từ máy hỏi chỉ ra trong IIS. LOS đặt = 0, sẽ được sử dụng để biểu thị rằng không có sự thay đổi trong tình trạng khóa là được lập lệnh. TMS, trong trường phụ bản tin chiến thuật 4-bit (29-32) sẽ chứa thông tin điều khiển truyền thông sử dụng bởi đường truyền dữ liệu.

e) Nếu DI = 7: RRS, trường phụ yêu trả lời 4-bit (21-24) trong SD sẽ cung cấp cho các mã BDS2 của trả lời theo yêu cầu Comm-B. Bits 25, 27 và 28 không được giao.

f) Nếu DI = 2: TCS, trường phụ điều khiển kiểu 3-bit (21-23) trong SD sẽ điều khiển các loại vị trí được sử dụng bởi bộ phát đáp. Các mã sau đã được chỉ định: 0 Có nghĩa là lệnh kiểu không vị trí “no position type command”.

Page 42: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

42

1 Có nghĩa là sử dụng kiểu vị trí trên mặt đất trong 15 s tiếp theo. 2 Có nghĩa là sử dụng kiểu vị trí trên mặt đất trong 60 s tiếp theo. 3 Có nghĩa là hủy bỏ lệnh “surface type command”. 4-7 Không được gán.

RCS, trường phụ điều khiển tỷ lệ 3-bit (các bít 24-26) trong SD sẽ kiểm soát tốc độ squitter của bộ phát đáp khi nó đang báo cáo định dạng trên mặt đất. Trường phụ này sẽ không có hiệu lực trong tốc độ phát squitter trong bộ phát đáp khi nó đang báo cáo vị trí tàu bay. Các mã sau đã được chỉ định: 0 Có nghĩa là “no surface squitter rate command”. 1 Có nghĩa là báo cáo “high surface squitter rate” trong vòng 60 s. 2 Có nghĩa là báo cáo “low surface squitter rate” trong vòng 60 s. 3 Có nghĩa là chế áp tất cả các squitter trên mặt đất “surface squitters” trong vòng 60 s. 4 Có nghĩa là chế áp tất cả “surface squitters” trong vòng 120 s. 5-7 Không được gán.

Lưu ý.- Các định nghĩa về tốc độ phát squitter cao và thấp được đưa ra tại 6.8.6.4.3. SAS trường phụ ăng ten trên mặt đất 2-bit (các bít 27-28) trong SD sẽ kiểm soát sự lựa chọn ăng ten phân tập của bộ phát đáp mà được sử dụng cho (1) squitter mở rộng khi bộ phát đáp này báo cáo định dạng trên mặt đất, và (2) squitter thu khi bộ phát đáp báo cáo trạng thái trên mặt đất. Trường phụ này sẽ không có hiệu lực trong việc chọn ăng ten phân tập của bộ phát đáp khi nó đang báo cáo tình trạng tàu bay. Các mã sau đã được ấn định: 0 Có nghĩa là không có lệnh điều khiển ăng ten. 1 Có nghĩa là sử dụng ăng ten trên và dưới thay nhau trong vòng 120 s. 2 Có nghĩa là sử dụng ăng ten dưới trong vòng 120 s. 3 Có nghĩa là trở về chế độ mặc định. Lưu ý.- Điều kiện mặc định là sử dụng ăng ten phía trên của tàu bay (xem 6.8.6.5).

g) Nếu DI = 3: SIS, trường phụ nhận dạng giám sát 6-bit (các bít 17-22) trong SD sẽ chứa mã nhận dạng giám sát của máy hỏi (6.5.2.1.2.4). LSS, trường phụ giám sát khoá 1-bit (23) nếu đặt = 1 sẽ biểu hiện lệnh khóa nhiều vị trí từ phát hỏi chỉ ra trong SIS. Nếu đặt = 0, LSS sẽ là không thay đổi tình trạng khóa được đặt lệnh. RRS, trường phụ yêu cầu trả lời 4-bit (24-27) trong SD sẽ chứa mã BDS2 của yêu cầu thanh ghi GICB. Các bít 28-32 không được gán.

6.6.1.5 Xử lý trường PC và SD. Khi DI = 1, Xử lý trường PC sẽ được hoàn thành trước khi xử lý trường SD. 6.6.2 Yêu cầu độ cao COMM-A, định dạng đường lên 20

Định dạng của phát hỏi này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

UF định dạng đường lên 6.3.2.1.1 PC giao thức 6.6.1.1 RR yêu cầu trả lời 6.6.1.2 DI chỉ định nhận dạng ID 6.6.1.3

Page 43: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

43

SD chỉ định đặc biệt 6.6.1.4 MA điện văn, Comm-A 6.6.2.1 AP địa chỉ/chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.6.2.1 MA: Điện văn, trường Comm-A. 56-bit (các bít 33-88) sẽ chứa 1 điện văn đường truyền dữ liệu đến tàu bay. 6.6.3 Yêu cầu nhận dạng giám sát, định dạng đường lên 5

Định dạng của phát hỏi này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

UF định dạng đường lên 6.3.2.1.1 PC giao thức 6.6.1.1 RR yêu cầu trả lời 6.6.1.2 DI chỉ định nhận dạng ID 6.6.1.3 SD chỉ định đặc biệt 6.6.1.4 AP địa chỉ/chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.6.4 Yêu cầu nhận dạng Comm-A, định dạng đường lên 21 Định dạng của phát hỏi này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

UF định dạng đường lên 6.3.2.1.1 PC giao thức 6.6.1.1 RR yêu cầu trả lời 6.6.1.2 DI chỉ định nhận dạng ID 6.6.1.3 SD chỉ định đặc biệt 6.6.1.4 MA điện văn, Comm-A 6.6.2.1 AP địa chỉ/chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.6.5 Trả lời độ cao giám sát, định dạng đường xuống 4 Trả lời này được tạo ra để đáp lại từ phát hỏi UF 4 hoặc 20 với một giá trị trường RR < 16. Định dạng trả lời này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 FS trạng thái chuyến bay 6.6.5.1 DR yêu cầu đường xuống 6.6.5.2 UM điện văn sử dụng 6.6.5.3 AC mã cao độ 6.6.5.4 AP địa chỉ/chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.6.5.1 FS: Tình trạng chuyến bay. Trường đường xuống 3-bit (6-8) sẽ chứa các thông tin sau: Mã hóa

0 Có nghĩa không báo cảnh và không xung chỉ vị trí đặc biệt, tàu bay trên không.

Page 44: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

44

1 Có nghĩa không báo cảnh và không xung chỉ vị trí đặc biệt, tàu bay trên mặt đất. 2 Có nghĩa không báo cảnh và không xung chỉ vị trí đặc biệt, tàu bay trên không. 3 Có nghĩa báo cảnh và có xung chỉ vị trí đặc biệt, tàu bay trên mặt đất. 4 Có nghĩa báo cảnh và có xung chỉ vị trí đặc biệt, tàu bay trên không hoặc trên mặt đất. 5 Có nghĩa không báo cảnh và có xung chỉ vị trí đặc biệt, tàu bay trên không hoặc trên mặt đất. 6 Để dự trữ. 7 Không được gán.

Lưu ý.- Các điều kiện đó gây ra các cảnh báo được đưa ra trong 6.6.10.1.1. 6.6.5.2 DR: Yêu cầu đường xuống. Trường đường xuống 5-bit (các bít 9-13) sẽ chứa các yêu cầu về thông tin đường xuống.

Mã hóa 0

Có nghĩa không yêu cầu đường xuống.

1 Có nghĩa yêu cầu phát điện văn Comm-B. 2 Dành để dự trữ cho ACAS.

3 Dành để dự trữ cho ACAS. 4 Có nghĩa có phát điện văn Comm-B loại 1. 5 Có nghĩa có phát điện văn Comm-B loại 2. 6 Dành để dự trữ cho ACAS.

7 Dành để dự trữ cho ACAS. 8-15 Không được gán.

16-31 Xem đường xuống thủ tục ELM (6.7.7.1).

Mã 1-15 sẽ được ưu tiên hơn mã 16-31. Lưu ý.- Đưa ra các ưu tiên cho mã 1-15 cho phép thông báo điện văn Comm-B sẽ ngắt tạm thời thông báo ELM đường xuống. Điều này cho phép ưu tiên cho thông báo điện văn ngắn hơn. 6.6.5.3 UM: Điện văn tiện ích. Trường đường xuống 6-bit (các bít 14-19) sẽ chứa thông tin trạng thái liên kết các bộ phát đáp theo quy định tại 6.6.1.4.1 và 6.6.5.3.1. 6.6.5.3.1 Trường phụ trong UM cho các giao thức nhiều vị trí

Các trường phụ sau đây sẽ được chèn vào bởi bộ phát đáp ở trong trường UM của tín hiệu trả lời nếu phát hỏi giám sát hoặc Comm-A (UF = 4, 5, 20, 21) chứa DI = 1 và RSS ≠ 0:

IIS: 4-bit (các bít 14-17) nhận dạng bộ hỏi báo cáo rằng bộ hỏi được dành cho thong tin nhiều vị trí.

IDS: 2-bit (các bít 18, 19) trường chỉ định nhận dạng báo cáo loại được thực hiện bởi nhận dạng bộ hỏi trong IIS.

Mã ấn định là:

0 Có nghĩa không có thông tin.

1 Có nghĩa IIS chứa mã Comm-B II. 2 Có nghĩa IIS chứa mã Comm-C II. 3 Có nghĩa IIS chứa mã Comm-D II.

Page 45: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

45

6.6.5.3.2 Trạng thái dành riêng nhiều vị trí. Nhận dạng phát hỏi dành riêng cho các trạm mặt đất đối với phát Comm-B nhiều vị trí (6.6.11.3.1) sẽ được phát đi trong trường phụ IIS cùng với mã 1 trong trường phụ IDS nếu nội dung UM không được chỉ định bởi máy hỏi (khi DI = 0 hoặc 7, hoặc khi DI = 1 và RSS = 0). Nhận dạng phát hỏi dành riêng cho các trạm mặt đất đối với việc phát ELM đường xuống (6.7.6.1), nếu có, thì sẽ được phát trong trường phụ IIS cùng với mã 3 trong trường phụ IDS nếu nội dung UM không được chỉ định bởi máy hỏi và không dành riêng Comm-B hiện hành. 6.6.5.4 AC: Mã độ cao. Trường 13-bit (các bít 20-32) sẽ chứa mã độ cao như sau: a) Bit 26 được thiết kế như là bit M, và sẽ bằng 0 nếu độ cao được báo cáo ở đơn vị feet. M bằng 1 được dành để chỉ độ cao đang được báo cáo ở đơn vị mét. b) Nếu M bằng 0, thì bit 28 được chỉ là bit Q. Q = 0 sẽ được sử dụng để chỉ ra rằng độ cao đã được báo cáo theo bội của 100-feet. Q = 1 sẽ được sử dụng để chỉ ra rằng độ cao đã được báo cáo theo bội của 25-feet. c) Nếu các bit M (bit 26) và bit Q (bit 28) = 0, độ cao được mã hoá theo mẫu đối với trả lời mode C của 5.7.12.2.3. Bắt đầu với chuỗi bit 20 sẽ là C1, A1, C2, A2, C4, A4, ZERO, B1, ZERO, B2, D2, B4, D4. d) Nếu bit M = 0 và bit Q = 1, trường 11-bit, đại diện bởi các bit 20-25, 27 và 29-32 sẽ đại diện cho trường mã nhị phân với bit (LSB) đáng kể nhất của 25 ft. Giá trị nhị phân của số nguyên thập phân dương "N" sẽ được mã hóa để báo cáo độ cao khí áp trong khoảng [(25 N – 1.000) ± 12,5 ft]. Mã hóa của 6.6.5.4 c) sẽ được dùng để báo cáo độ cao khí áp trên 50.187,5 ft. Lưu ý 1.- Phương pháp mã hóa này chỉ có thể cung cấp các giá trị giữa – 1.000 ft và + 50.175 ft. Lưu ý 2.- Bit có giá trị cao nhất (MSB) của trường này là bit 20, như yêu cầu của 6.3.1.3. e) Nếu bit M = 1, trường bit 12 đại diện bởi các bít 20-25 và 27-31 sẽ được dành riêng cho mã hóa độ cao ở đơn vị mét. f) 0 sẽ được phát đi trong mỗi bit 13 của trường AC nếu thông tin độ cao không có sẵn hoặc nếu độ cao đã được xác định không hợp lệ. 6.6.6 Trả lời độ cao Comm-B, định dạng đường xuống 20

Trả lời này được tạo ra để đáp lại phát hỏi UF 4 hoặc 20 với một giá trị trường RR>15. Định dạng trả lời này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng tuyến xuống 6.3.2.1.2 FS tình trạng chuyến bay 6.6.5.1 DR yêu cầu đường xuống 6.6.5.2 UM điện văn 6.6.5.3 AC mã cao độ 6.6.5.4 MB điện văn, Comm-B 6.6.6.1 AP địa chỉ / chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.6.6.1 MB: Điện văn, Comm-B. Trường đường xuống 56-bit (các bít 33-88) sẽ sử dụng để truyền điện văn đường truyền dữ liệu tới mặt đất.

Page 46: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

46

6.6.7 Trả lời nhận dạng giám sát, định dạng đường xuống 5

Trả lời này được tạo ra để đáp lại phát hỏi UF 5 hoặc 21 với giá trị trường RR<16. Định dạng trả lời này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 FS tình trạng chuyến bay 6.6.5.1 DR yêu cầu đường xuống 6.6.5.2 UM utility điện văn 6.6.5.3 ID nhận dạng 6.6.7.1 AP địa chỉ / chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.6.7.1 ID: mã nhận dạng mode A. Trường 13-bit (các bít 20-32) sẽ chứa mã nhận dạng tàu bay phù hợp với các mô tả đối với tín hiệu trả lời mode A trong 5.6. Bắt đầu với chuỗi 20 bit sẽ có C1, A1, C2, A2, C4, A4, ZERO, B1, D1, B2, D2, B4, D4. 6.6.8 Trả lời nhận dạng Comm-B, định dạng đường xuống 21

Trả lời này được tạo ra để đáp lại phát hỏi UF 5 hoặc 21 với giá trị trường RR >15. Định dạng trả lời này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 FS flight status 6.6.5.1 DR yêu cầu đường xuống 6.6.5.2 UM utility điện văn 6.6.5.3 ID nhận dạng 6.6.7.1 MB điện văn, Comm-B 6.6.6.1 AP địa chỉ / chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.6.9 Giao thức khóa 6.6.9.1 Khóa all-call nhiều vị trí Lưu ý.- Thủ tục khóa nhiều vị trí ngăn tín hiệu của thu phát đáp bằng việc từ chối một trạm mặt đất bằng lệnh khóa từ một trạm mặt đất liền kề có vùng phủ sóng chồng chéo. 6.6.9.1.1 Lệnh khóa nhiều vị trí sẽ được truyền đi trong trường SD (6.6.1.4.1). Một lệnh khóa cho mã nhận dạng hỏi II sẽ được chuyển đi trong SD với DI = 1 hoặc DI = 7. Một lệnh khóa mã nhận dạng hỏi II sẽ được chỉ định bởi mã LOS = 1 và đưa ra nhận dạng phát hỏi không số 0 (non-zero) trong trường phụ IIS của SD. Một lệnh khóa cho mã SI sẽ được phát đi trong SD với DI = 3. Khóa SI được chỉ định

Page 47: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

47

bởi LSS = 1 và đưa ra nhận dạng phát hỏi non-zero trong subfield SIS của SD. Sau khi phát đáp đã chấp nhận phát hỏi có chứa lệnh khoá nhiều vị trí, mà bộ phát đáp đó sẽ bắt đầu khóa (tức là không chấp nhận) bất kỳ phát hỏi Mode S - only all-call nào trong đó bao gồm các nhận dạng phát hỏi rằng ra lệnh khoá. Các khóa sẽ kéo dài một khoảng thời gian TL (6.10.3.9) sau khi chấp nhận phát hỏi cuối cùng bằng lệnh khóa nhiều vị trí. Khóa nhiều vị trí sẽ không ngăn cản sự chấp nhận phát hỏi Mode S- only all - call chỉ có chứa mã PR từ 8-12. Nếu lệnh khóa (LOS = 1) là nhận được cùng với mã IIS bằng 0, nó sẽ được hiểu là không chọn lọc khóa all-call (6.6.9.2). Lưu ý 1.- 15 máy hỏi có thể gửi đi lệnh khóa nhận dạng hỏi II nhiều vị trí một cách độc lập. Ngoài ra, 63 máy hỏi có thể gửi đi lệnh khoá SI một cách độc lập. Mỗi lệnh khóa có thể được tính giờ riêng rẽ. Lưu ý 2.- Khóa nhiều vị trí (mà chỉ sử dụng mã nhận dạng hỏi II khác 0) không ảnh hưởng đến đáp ứng của bộ phát đáp từ phát hỏi mode S only all - call có chứa mã nhận dạng hỏi II bằng 0 hoặc phát hỏi mode A/C/S. 6.6.9.2 Khoá all - call không chọn lọc. Lưu ý 1.- Trong trường hợp khi các giao thức khoá nhiều vị trí đối với mã nhận dạng hỏi II là không cần thiết (ví dụ như không có phủ sóng chồng chéo hoặc có sự phối hợp các trạm mặt đất qua thông tin đất đối đất) thì giao thức khoá không chọn lọc có thể được sử dụng. Việc chấp nhận một phát hỏi chứa mã 1 trong trường PC, bộ phát đáp sẽ bắt đầu khóa (tức là không thu) cả hai loại phát hỏi all - call. a) Mode S-only all-call (UF = 11), với mã nhận dạng hỏi II bằng 0; và b) Mode A/C/S all-call theo 6.1.5.1.1. Điều kiện khóa này sẽ kéo dài một khoảng thời gian TD (6.10.3.9) sau khi nhận được lệnh cuối. Khóa không chọn lọc sẽ không ngăn cản sự chấp nhận phát hỏi mode S - only all - call mã PR từ 8-12. Lưu ý 2.- Khóa không chọn lọc không ảnh hưởng đến sự trả lời của bộ phát đáp từ phát hỏi mode S –only all - call có chứa mã nhận dạng hỏi ≠ 0. 6.6.10 Các giao thức dữ liệu cơ bản 6.6.10.1 Giao thức tình trạng chuyến bay. Tình trạng chuyến bay phải được báo cáo trong trường FS (6.6.5.1). 6.6.10.1.1 Cảnh báo. Điều kiện cảnh báo sẽ được báo cáo trong trường FS nếu mã nhận dạng mode A được phát trong trả lời mode A và trong định dạng đường xuống DF = 5 và DF = 21 được thay đổi bởi người lái. 6.6.10.1.1.1 Điều kiện cảnh báo cố định. Điều kiện cảnh báo được duy trì nếu mã nhận dạng mode A được thay đổi thành 7500, 7600 hay 7700. 6.6.10.1.1.2 Điều kiện cảnh báo tạm thời. Điều kiện cảnh báo sẽ là tạm thời và sẽ tự hủy bỏ sau khoảng thời gian là TC giây nếu mã nhận dạng mode A được thay đổi tới một giá trị khác những mã đã được liệt kê trong 6.6.10.1.1.1. Lưu ý.- Giá trị của khoảng thời gian TC được đưa ra tại 6.10.3.9. 6.6.10.1.1.3 Chấm dứt điều kiện cảnh báo cố định. Điều kiện cảnh báo cố định phải được chấm dứt và thay thế bằng điều kiện cảnh báo tạm thời khi mã nhận dạng mode A được thiết lập là một giá trị khác 7500, 7600 hoặc 7700. 6.6.10.1.2 Báo cáo mặt đất. Trạng thái trên mặt đất của tàu bay phải được báo cáo trong trường FS và trường VS (6.8.2.1) và trường CA (6.8.1.1). Nếu trang thiết bị tự động chỉ ra điều kiện trên mặt đất sẵn

Page 48: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

48

có giao diện dữ liệu của bộ phát đáp (ví dụ như trọng lượng trên bánh xe hoặc băng tải) nó sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc báo cáo về trạng thái theo phương thẳng đứng. Nếu không có sẵn phương tiện nói trên như nêu tại mục (6.10.5.1.3), các mã FS và VS sẽ chỉ ra rằng tàu bay đang bay và trường CA sẽ chỉ ra rằng tàu bay này là tàu bay hoặc đang bay hoặc trên mặt đất (CA = 6). 6.6.10.1.3 Nhận dạng vị trí đặc biệt (SPI). Xung nhận dạng vị trí đặc biệt SPI tương đương sẽ được phát bởi phát đáp Mode S trong trường FS và trường phụ trạng thái giám sát (SSS) khi tác động bằng tay. Các xung này sẽ được phát trong khoảng thời gian TI giây sau khi bắt đầu (5.6.3, 5.7.13 và 6.8.6.3.1.1). Lưu ý.- Giá trị của TI được đưa ra tại 6.10.3.9. 6.6.10.2 Giao thức báo cáo khả năng Lưu ý.- Khả năng tàu bay được thông báo trong trường đặc biệt như được định nghĩa trong đoạn văn sau đây. 6.6.10.2.1 Báo cáo khả năng. 3-bit, trong trường CA nằm trong tín hiệu trả lời all-call, DF = 11 sẽ phải báo cáo năng lực cơ bản của bộ phát đáp mode S như mô tả tại 6.5.2.2.1. 6.6.10.2.2 Báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu. Báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu sẽ cung cấp cho các máy hỏi với mô tả về khả năng đường truyền dữ liệu đã được cài đặt trong mode S. Lưu ý.- Báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu này được chứa trong thanh ghi 1016 với khả năng mở rộng trong thanh ghi từ 1116 đến 1616 khi có bất cứ sự tiếp tục nào được yêu cầu. 6.6.10.2.2.1 Trường phụ trong MB cho báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu. Các trường phụ trong trường MB báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu sẽ được nêu ra tại (6.6.11.2.1) BDS1 Giá trị = 1 sẽ được chèn vào trong trường phụ 4-bit (33-36) như là một phần đầu của mã chọn dữ liệu Comm-B (BDS). BDS2 Giá trị = 0 sẽ được chèn vào trong trường phụ 4-bit (37-40) như là một phần thứ hai của mã chọn dữ liệu Comm-B (BDS). SCS Trường phụ 1-bit (66) khả năng squitter sẽ báo cáo khả năng của bộ phát đáp để phát báo cáo vị trí của squitter mở rộng. Nó sẽ được thiết lập mức 1 nếu BDS thanh ghi 05 và 06 {HEX} đã được cập nhật trong 10 ± 1 s cuối. Nếu không nó sẽ được thiết lập ở mức 0. Lưu ý.- BDS thanh ghi 05 và 06 {HEX} được sử dụng để lần lượt báo cáo vị trí trên mặt đất và tàu bay trên không của squitter mở rộng. SIC Trường phụ 1-bit (67) khả năng nhận dạng giám sát sẽ báo cáo khả năng của bộ phát đáp để hỗ trợ mã nhận dạng giám sát (SI). 6.6.10.2.2.2 Cập nhật của báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu. Các bộ phát đáp tại các khoảng không quá bốn giây sẽ so sánh tình trạng khả năng đường truyền dữ liệu hiện tại với các báo cáo cuối cùng và nếu có sự khác biệt được lưu ý, bắt đầu báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu sửa đổi bằng phát quảng bá Comm-B (6.6.11.4) BDS1 = 1 (các bít 33-36) và BDS 2 = 0 (các bít 37-40). Các bộ phát đáp sẽ bắt đầu tạo ra và phát các báo cáo khả năng sửa đổi ngay cả khi khả năng đường truyền dữ liệu của tàu bay là xuống cấp hoặc bị mất. Các bộ phát đáp sẽ thiết lập mã BDS cho báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu. Lưu ý.- Các thiết lập của mã BDS bởi bộ phát đáp sẽ đảm bảo rằng thay đổi phát quảng bá của báo cáo khả năng sẽ chứa mã BDS cho tất cả các trường hợp lỗi đường truyền dữ liệu (ví dụ như các lỗi giao diện đường truyền dữ liệu phát đáp).

Page 49: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

49

6.6.10.3 Tính xác thực trạng thái trên mặt đất được thông báo một cách tự động Lưu ý.- Đối với tàu bay có phương tiện tự động xác định tình trạng theo phương thẳng đứng, trường CA báo cáo dù tàu bay đang ở trên không hay trên mặt đất. ACAS II thu được các tàu bay bằng cách sử dụng squitter ngắn hoặc squitter mở rộng, cả hai đều chứa trường CA. Nếu một tàu bay báo cáo tình trạng trên mặt đất thì tàu bay đó sẽ không nhận được phát hỏi bởi ACAS II để giảm đi các hoạt động phát hỏi không cần thiết. Nếu tàu bay được trang bị để báo cáo điện văn squitter mở rộng thì chức năng định dạng các điện văn đó có thể có sẵn thông tin xác nhận rằng tàu bay đang báo cáo “trên mặt đất” nhưng tàu bay trên thực tế lại đang bay trên không. 6.6.10.3.1 Tàu bay có phương tiện tự động xác định điều kiện trên mặt đất để định dạng điện văn squitter mở rộng sẽ thực hiện kiểm tra xác nhận sau đây: Nếu tự động xác định tình trạng trên không / trên mặt đất không có sẵn hoặc là "đang ở trên không", không có giá trị xác nhận nào được thực hiện. Nếu có sẵn khả năng tự động xác định tình trạng trên không / trên mặt đất và điều kiện trên mặt đất đang được báo cáo thì các tình trạng trên không / trên mặt đất sẽ được phát đè lên và đổi thành "trên không" nếu:

Tốc độ mặt đất 100 kt hoặc Tốc độ trên không 100 kt hoặc Cao độ vô tuyến 50ft. Hoặc thoả mãn các điều kiện đưa ra cho các loại phương tiện nêu trong Bảng 6.

Bảng 6 - Giá trị của các trạng thái trên mặt đất

Xác định tình trạng của tàu bay

Phân loại tàu bay / phương tiện xe cộ Tốc độ mặt đất Tốc độ trên không Cao độ vô tuyến

Không có thông tin Không thay đổi trạng thái trên mặt đất

Trọng lượng < 15.500 lbs (7.031 kg) Không thay đổi trạng thái trên mặt đất

Trọng lượng > 15.500 lbs (7.031 kg) > 100 knots Hoặc >100 knots Hoặc >50 feet

Tính năng cao (>5 g khi tăng tốc và >400 knots)

>100 knots Hoặc >100 knots Hoặc >50 feet

Đối với Rotorcraft Không thay đổi trạng thái trên mặt đất

Lưu ý.- Trong phần này chỉ yêu cầu đối với các tàu bay được trang bị để phát định dạng điện văn squitter mở rộng, tính năng này là mong muốn cho tất cả các tàu bay. 6.6.11 Giao thức truyền bản tin có độ dài chuẩn. Lưu ý 1.- Hai loại giao thức truyền bản tin có độ dài chuẩn là Comm-A và Comm-B; Các điện văn sử dụng các giao thức đó được truyền phát dưới sự điều khiển của các máy hỏi. Điện văn Comm-A được gửi trực tiếp tới bộ phát đáp và được hoàn thành trong vòng một giao dịch. Điện văn Comm-B được sử dụng để chuyển thông tin từ trên không xuống mặt đất và có thể được bắt đầu, hoặc bởi các máy hỏi hoặc từ bộ phát đáp. Trong trường hợp truyền phát Comm-B được khởi tạo trên mặt đất máy hỏi sẽ yêu cầu dữ liệu được đọc từ đầu ra bộ phát đáp phân phối điện văn theo cùng một kiểu truyền phát. Trong trường hợp truyền phát Comm-B khởi tạo trên không, các bộ phát đáp thông báo ý định để truyền phát đi một điện văn trong một giao dịch tiếp theo sau khi máy hỏi trích xuất ra điện văn đó. Lưu ý 2.- Trong giao thức Comm-B không chọn lọc được khởi tạo trong không gian tất cả các giao dịch cần thiết có thể được kiểm soát bởi bất kỳ máy hỏi nào. Lưu ý 3.- Trong một số khu vực phủ sóng phát hỏi chồng lấn nhau có thể không phối hợp được với các hoạt động máy hỏi thông qua thông tin trên mặt đất. Giao thức truyền tin Comm-B được khởi tạo trong không gian yêu cầu nhiều hơn một lần truyền phát để hoàn thành. Việc này được thực hiện để đảm bảo rằng các điện văn Comm-B kết thúc bởi chính máy phát hỏi đã truyền phát điện văn này. Điều đó

Page 50: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

50

có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng giao thức truyền tin Comm-B nhiều vị trí hoặc thông qua việc sử dụng giao thức truyền tin Comm-B cải tiến. Lưu ý 4.- Giao thức truyền tin không chọn lọc và nhiều vị trí không được sử dụng đồng thời trong một khu vực phủ sóng phát hỏi chồng lấn nhau trừ khi các máy hỏi phối hợp các hoạt động thông tin qua thông tin mặt đất. Lưu ý 5.- Giao thức truyền tin nhiều vị trí là độc lập với giao thức khóa nhiều vị trí. Nghĩa là thủ tục truyền tin nhiều vị trí có thể được sử dụng với thủ tục khóa không chọn lọc và ngược lại. Việc lựa chọn khóa và thủ tục truyền tin sẽ được sử dụng tùy thuộc vào công nghệ quản lý mạng đang được sử dụng. Lưu ý 6.- Giao thức truyền tin Comm-B phát quảng bá có thể được dùng để tạo ra một điện văn dành cho tất cả các máy hỏi hoạt động. 6.6.11.1 Comm-A. Các máy hỏi sẽ phát một điện văn Comm-A trong trường MA của một phát hỏi UF = 20 hoặc 21. 6.6.11.1.1 Xác nhận kỹ thuật Comm-A. Một phát hỏi Comm-A sẽ được tự động xác nhận kỹ thuật bởi bộ phát đáp bằng việc phát các trả lời được yêu cầu (6.10.5.2.2.1). Lưu ý.- Việc thu nhận các trả lời từ bộ phát đáp phù hợp với các quy tắc của 6.4.1.2.3 d) và 6.4.1.3.2.2.2 là việc xác nhận đến các phát hỏi rằng điện văn đã được nhận và lưu trữ bởi bộ phát đáp này. Nếu có lỗi trong đường lên hay đường xuống thì trả lời này sẽ mất và phát hỏi sẽ gửi điện văn một cách thông thường lại. Trong trường hợp lỗi đường xuống thì bộ phát đáp có thể nhận được các điện văn nhiều hơn một lần. 6.6.11.1.2 Phát quảng bá Comm-A. Nếu máy hỏi phát quảng bá Comm-A được chấp nhận truyền phát thông tin (6.4.1.2.3.1.3) sẽ được xử lý phù hợp theo 6.10.5.2.1.1 nhưng chức năng của bộ phát đáp khác thì không bị ảnh hưởng và tín hiệu trả lời không được phát đi. Lưu ý 1.- Không xác nhận kỹ thuật cho điện văn quảng bá Comm-A. Lưu ý 2.- Vì bộ phát đáp không xử lý trường điều khiển của máy hỏi phát quảng bá Comm-A nên chuỗi 27 bit tiếp theo sau trường UF có sẵn cho các dữ liệu người dùng. 6.6.11.2 Comm-B được khởi tạo trên mặt đất 6.6.11.2.1 Bộ chọn lọc các dữ liệu Comm-B (BDS). Mã 8-bit của BDS sẽ xác định thanh ghi có nội dung được truyền phát trong trường MB của tín hiệu trả lời Comm-B. Nó sẽ được đưa ra trong hai nhóm mỗi nhóm 4 bit, BDS1 (4 bit có trọng số cao nhất) và BDS2 (4 bit có trọng số thấp nhất). Lưu ý. - Các thanh ghi bộ phát đáp được quy định tại Phụ ước 10, quyển III, Phần I, Chương 5, Bảng 5-24. 6.6.11.2.2 Mã BDS1. Mã BDS1 được thực hiện như quy định trong trường phụ RR của phát hỏi giám sát hoặc Comm-A. 6.6.11.2.3 Mã BDS2. Mã BDS2 được thực hiện như quy định trong trường phụ RRS của trường SD (6.6.1.4.1) khi DI = 7. Nếu không có mã BDS2 được chỉ định (tức là DI ≠ 7) thì nghĩa là BDS2 = 0. 6.6.11.2.4 Giao thức. Khi thu nhận được một yêu cầu như vậy, trường MB của tín hiệu trả lời phải có chứa các nội dung yêu cầu chấp nhận Comm-B được khởi tạo trên mặt đất. 6.6.11.3 Thủ tục Comm-B được khởi tạo trên không 6.6.11.3.1 Thủ tục tổng quát. Các bộ phát đáp sẽ công bố sự hiện diện của bản tin Comm-B được

Page 51: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

51

khởi tạo trên không với sự chèn mã 1 trong trường DR. Để tách bản tin Comm-B được thiết lập trên không các máy hỏi sẽ phát các yêu cầu đối với tín hiệu trả lời bản tin Comm-B bằng một phát hỏi tiếp theo với RR = 16, và nếu DI = 7, RRS = 0 (6.6.11.3.2.1 và 6.6.11.3.3.1). Việc nhận mã yêu cầu này làm cho bộ phát đáp phát đi bản tin Comm-B được thiết lập trên không. Nếu lệnh để phát bản tin Comm-B được khởi tạo trên không nhận được khi không có bản tin đang chờ để được phát, các tín hiệu trả lời phải chứa tất cả các mã số 0 trong trường MB. Đồng thời các trả lời đó mang bản tin sẽ liên tục có chứa mã số 1 trong trường DR. Sau khi việc kết thúc Comm-B đã hoàn thành, các bản tin sẽ được hủy bỏ và mã DR thuộc về bản tin này ngay lập tức được gỡ bỏ. Nếu bản tin Comm-B được khởi tạo trên không đang chờ để được phát các bộ phát đáp sẽ thiết lập mã DR về 1 để tín hiệu trả lời chứa các thông báo về các bản tin sắp tới. Lưu ý.- Giao thức thông báo và hủy bỏ đảm bảo rằng một bản tin được khởi tạo trên không sẽ không bị mất do lỗi đường lên hoặc đường xuống xảy ra trong quá trình thu nhận. 6.6.11.3.2 Giao thức bổ sung đối với Comm-B khởi tạo trên không nhiều vị trí Lưu ý.- Thông báo của bản tin Comm-B được khởi tạo trên không đang chờ đợi để phát có thể được kèm theo một báo cáo trạng thái nhiều vị trí trong trường UM (6.6.5.3.2). 6.6.11.3.2.1 Truyền phát bản tin. Một máy hỏi sẽ yêu cầu đăng ký bản tin Comm-B và trích xuất ra bản tin Comm-B được khởi tạo trên không bằng cách phát hỏi giám sát hoặc hỏi Comm-A khi UF = 4, 5, 20 hay 21 có chứa:

RR = 16 DI = 1 IIS = Gán cho nhận dạng máy hỏi MBS = 1 (Yêu cầu dành cho Comm-B)

Lưu ý.- Yêu cầu đăng ký nhiều vị trí Comm-B thường đi kèm với yêu cầu xác nhận trạng thái Comm-B (RSS = 1). Điều này làm cho nhận dạng phát hỏi của xác nhận vị trí được đưa vào trong trường UM của tín hiệu trả lời. 6.6.11.3.2.1.1 Giao thức thực hiện trong trả lời từ phát hỏi này sẽ phụ thuộc vào trạng thái của bộ đếm thời gian B trong đó cho thấy nếu một xác nhận Comm-B được kích hoạt thì bộ đếm thời gian này sẽ chạy trong TR giây. Lưu ý 1.- Giá trị của TR được đưa ra tại 6.10.3.9. a) Nếu bộ đếm thời gian B không hoạt động, các bộ phát đáp bảo lưu yêu cầu phát hỏi bởi: 1) Lưu trữ IIS của việc phát hỏi như là Comm-B II; và 2) Bắt đầu từ bộ đếm thời gian B-timer. Việc ghi Comm -B nhiều vị trí sẽ không được bộ phát đáp chấp nhận trừ khi một bản tin Comm-B được khởi tạo trên không chờ để được phát và yêu cầu phát hỏi chứa RR = 16, DI = 1, MBS = 1 và IIS ≠ 0. b) Nếu bộ đếm thời gian B-timer đang chạy và IIS phát hỏi bằng với Comm-B II, thì bộ phát đáp sẽ khởi động lại bộ đếm thời gian B-timer. c) Nếu bộ đếm thời gian B-timer đang chạy và IIS phát hỏi không bằng với Comm-B II thì sẽ không có sự thay đổi của Comm-B II hoặc bộ đếm thời gian B-timer. Lưu ý 2.- Trong trường hợp c) các yêu cầu đăng ký đã bị từ chối. 6.6.11.3.2.1.2 Trong mỗi trường hợp bộ phát đáp sẽ trả lời với bản tin Comm-B trong trường MB.

Page 52: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

52

6.6.11.3.2.1.3 Một máy hỏi sẽ xác định xem liệu nó có chiếm vị trí cho bản tin này thông qua việc mã hóa trong trường UM. Nếu vị trí đó đã bị chiếm thì nó sẽ cố gắng để đóng bản tin trong lần phát hỏi tiếp theo. Nếu nó không được xác nhận vị trí thì nó sẽ không đóng bản tin. 6.6.11.3.2.2 Phát Comm-B được gửi tới nhiều vị trí. Để gửi một bản tin Comm-B được khởi tạo trên không tới một máy hỏi cụ thể thì thủ tục Comm-B nhiều vị trí sẽ được sử dụng. Khi bộ đếm thời gian B-timer không hoạt động, bộ nhận dạng thiết bị phát hỏi của điểm đến mong muốn sẽ được lưu giữ như là Comm-B nhận dạng thiết bị phát hỏi II. Đồng thời bộ đếm thời gian B-timer sẽ được khởi động và mã DR sẽ được đặt bằng 1. Đối với bản tin Comm-B gửi tới nhiều vị trí, bộ đếm thời gian B-timer sẽ không tự động thoát ra nhưng sẽ tiếp tục chạy cho đến khi: a) Các bản tin được đọc và kết thúc bởi vị trí đã được ghi nhớ; Hoặc b) Các bản tin được hủy bỏ (6.10.5.4) bởi đường truyền dữ liệu của thiết bị trên tàu bay. Lưu ý.- Các thủ tục của 6.6.5.3 và 6.6.11.3.2.1 sẽ dẫn đến việc phân phối các bản tin đến các vị trí đã ghi. Đường truyền dữ liệu của thiết bị hàng không có thể hủy bỏ các bản tin nếu việc phân phối đến các các vị trí đã ghi nhớ không thể được thực hiện. 6.6.11.3.2.3 Kết thúc Comm-B nhiều vị trí. Các máy hỏi sẽ kết thúc Comm-B nhiều vị trí được khởi tạo trên không bằng việc phát giám sát hoặc phát hỏi Comm-A có chứa: Hoặc DI = 1 IIS = gán cho bộ nhận dạng hỏi MBS = 2 (Đóng Comm-B)

hoặc DI = 0, 1 or 7 IIS = gán cho bộ nhận dạng hỏi PC = 4 (Đóng Comm-B) Các bộ phát đáp sẽ so sánh IIS của việc phát hỏi với Comm-B II và nếu các bộ nhận dạng thiết bị phát hỏi không phù hợp thì bản tin sẽ không bị xoá và trạng thái của Comm-B II, bộ đếm thời gian B-timer, và mã DR sẽ không bị thay đổi. Nếu các bộ nhận dạng thiết bị phát hỏi phù hợp, thì các bộ phát đáp sẽ thiết lập Comm-B II về 0, đặt lại bộ đếm thời gian B-timer, xoá mã DR cho bản tin này và xoá các bản tin của riêng mình. Các máy hỏi sẽ không đóng bản tin Comm-B nhiều vị trí được khởi tạo trên không trừ khi nó đã được đọc ít nhất một lần bởi vị trí đã được ghi. 6.6.11.3.2.4 Tự động hết hạn đăng ký Comm-B. Nếu thời hạn của bộ đếm thời gian B-timer hết hạn trước khi việc đóng nhiều vị trí được thực hiện, các Comm-B II được thiết lập về 0 và khởi động lại bộ đếm thời gian B-timer. Các bản tin Comm-B và trường DR sẽ không bị xoá bởi bộ phát đáp này. Lưu ý.- Điều này làm cho nó có thể đọc và xoá bản tin tại một vị trí khác. 6.6.11.3.3 Các giao thức bổ xung cho Comm-B được khởi tạo trên không không chọn lọc. Lưu ý.- Trong trường hợp các giao thức nhiều vị trí không yêu cầu (tức là không có vùng phủ sóng chồng lấn hoặc cảm biến thu phối hợp qua thông tin đất đối đất) thì có thể sử dụng giao thức Comm-B khởi tạo trên không không chọn lọc. 6.6.11.3.3.1 Chuyển bản tin. Các máy hỏi sẽ trích xuất ra các bản tin bằng cách phát RR = 16 và DI ≠ 7, hoặc RR = 16, DI = 7 và RRS = 0 trong phát giám sát hoặc phát hỏi Comm-A. 6.6.11.3.3.2 Kết thúc Comm-B. Các máy hỏi sẽ kết thúc giao thức Comm-B khởi tạo trên không không chọn lọc bằng cách phát PC = 4 (kết thúc Comm-B). Khi nhận lệnh này, các bộ phát đáp sẽ thực hiện kết thúc trừ khi bộ đếm thời gian B-timer đang hoạt động. Nếu bộ đếm thời gian B-timer đang chạy, có nghĩa là việc ghi nhiều vị trí có hiệu lực, việc kết thúc sẽ được thực hiện như 6.6.11.3.2.3. Các bộ phát đáp sẽ không kết thúc bản tin Comm-B khởi tạo trên không không chọn lọc trừ khi nó đã được đọc ít nhất một lần bằng phát hỏi sử dụng thủ tục không chọn lọc.

Page 53: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

53

6.6.11.3.4 Giao thức Comm-B khởi tạo trên không cải tiến Lưu ý.- Giao thức Comm-B khởi tạo trên không cải tiến cung cấp khả năng liên kết dữ liệu cao hơn bằng cách cho phép phát song song các bản tin Comm-B khởi tạo trên không tới 16 máy hỏi, một bộ cho mỗi mã nhận dạng hỏi II. Hoạt động mà không cần đăng ký Comm-B đa vị trí là có thể có trong vùng phủ sóng chồng lấn đối với thiết bị phát hỏi trang bị cho thủ tục Comm-B khởi tạo trên không cải tiến. Các giao thức hoàn toàn phù hợp với thủ tục nhiều vị trí tiêu chuẩn và vì vậy tương thích với các máy hỏi không được trang bị cho các giao thức cải tiến. 6.6.11.3.4.1 Các bộ phát đáp sẽ có khả năng lưu trữ một trong 16 mã nhận dạng hỏi II: (1) Bản tin Comm-B khởi tạo trên không hoặc Comm–B gửi tới nhiều vị trí và (2) các nội dung của thanh ghi GICB 2 đến 4. Lưu ý.- Thanh ghi GICB 2 đến 4 được sử dụng cho các thủ tục liên kết Comm-B được định nghĩa trong khuyến cáo thực hành về mạng con mode S (Phụ ước10, quyển III, Phần I, Chương 5). 6.6.11.3.4.2 Giao thức Comm-B khởi tạo trên không nhiều vị trí cải tiến 6.6.11.3.4.2.1 Khởi tạo. Đầu ra bản tin Comm-B khởi tạo trên không trong bộ phát đáp sẽ được lưu trữ trong thanh ghi được chỉ định nhận dạng hỏi II bằng 0. 6.6.11.3.4.2.2 Thông báo và trích mẫu. Bản tin Comm-B khởi tạo trên không đang chờ phát sẽ được công bố trong trường DR của các trả lời tới tất cả các máy hỏi mà bản tin Comm-B gửi tới nhiều vị trí không chờ đợi. Các trường UM của các thông báo trả lời sẽ cho thấy rằng các bản tin không được ghi cho bất kỳ mã nhận dạng hỏi II nào, nghĩa là, các trường phụ IIS sẽ được thiết lập về 0. Khi một câu lệnh để đọc điện văn này được nhận từ một máy hỏi đã cho, các trả lời có chứa điện văn phải chứa một nội dung trường phụ IIS chỉ ra rằng các bản tin này đã được ghi cho mã nhận dạng hỏi II chứa trong phát hỏi từ máy hỏi đó. Sau khi đọc và cho tới khi đóng bản tin sẽ tiếp tục được chỉ định cho mã nhận dạng hỏi II. Khi bản tin được chỉ định một mã nhận dạng hỏi II cụ thể, thông báo của điện văn này sẽ không còn được thực hiện trong các tín hiệu trả lời tới máy hỏi với các mã nhận dạng hỏi II khác. Nếu bản tin không đóng bởi máy hỏi chỉ định theo chu kỳ của bộ đếm thời gian B-timer, bản tin sẽ quay trở lại trạng thái khởi tạo trên không nhiều vị trí và quá trình sẽ được lặp lại. Chỉ có bản tin Comm-B khởi tạo trên không nhiều vị trí sẽ được xử lý trong cùng một thời điểm. 6.6.11.3.4.2.3 Kết thúc. Kết thúc một bản tin khởi tạo trên không nhiều vị trí chỉ được chấp nhận từ máy hỏi mà hiện tại đang được chỉ định để truyền phát các bản tin. 6.6.11.3.4.2.4 Thông báo về việc các bản tin tiếp theo đang chờ phát. Trường DR sẽ chỉ ra một bản tin đang chờ đợi trong tín hiệu trả lời từ một máy hỏi có chứa một thông báo đóng Comm-B nếu một bản tin được khởi tạo trên không không được chỉ định chờ đợi và chưa được được gán cho một mã nhận dạng hỏi II, hoặc nếu một bản tin gửi tới nhiều vị trí đang đợi cho mã nhận dạng hỏi II đó (xem 6.6.11.3.4.3). 6.6.11.3.4.3 Giao thức Comm-B gửi tới nhiều vị trí cải tiến 6.6.11.3.4.3.1 Khởi tạo. Khi một bản tin gửi tới nhiều vị trí được nhập vào bộ phát đáp nó sẽ phải được thanh ghi Comm-B chỉ định vào mã nhận dạng hỏi II quy định cho các bản tin. Nếu việc ghi các mã nhận dạng hỏi II này đã bị sử dụng, (nghĩa là một bản tin gửi tới nhiều vị trí đang trong quá trình xử lý mã nhận dạng hỏi II này) các bản tin mới sẽ được xếp hàng đợi cho đến khi quá trình làm việc với mã nhận dạng hỏi II đó bị đóng. 6.6.11.3.4.3.2 Thông báo. Thông báo của một bản tin Comm-B đang chờ đợi truyền phát sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng trường DR như quy định tại 6.6.5.2 với các máy hỏi mã nhận dạng hỏi II có chứa trong trường phụ IIS như quy định tại 6.6.5.3.2. Trường DR và nội dung trường phụ IIS sẽ được thiết lập riêng cho các máy hỏi mà sẽ nhận được các tín hiệu trả lời. Một bản tin gửi tới nhiều vị trí sẽ chỉ được thông báo trong tín hiệu trả lời tới những máy hỏi được dự định. Nó không được thông

Page 54: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

54

báo trong tín hiệu trả lời từ các máy hỏi khác. Lưu ý 1.- Nếu bản tin gửi tới nhiều vị trí đang chờ có nhận dạng hỏi II bằng 2, thì các trả lời giám sát tới các máy hỏi đó sẽ chứa DR = 1 và IIS = 2. Nếu đây chỉ là bản tin đang trong quá trình xử lý, thì các tín hiệu trả lời tới tất cả các máy hỏi khác sẽ chỉ ra rằng không có bản tin đang chờ đợi. Lưu ý 2.- Ngoài ra để cho phép hoạt động song song, hình thức này của thông báo cho phép một mức độ thông báo lớn hơn của đường xuống ELM. Các thông báo đối với đường xuống ELM và Comm-B sẽ chia xẻ trong trường DR. Chỉ một thông báo có thể xảy ra tại một thời điểm do hạn chế của mã hóa. Trong cả hai trường hợp của Comm-B và đường xuống ELM đang chờ đợi, thông báo ưu tiên được dành cho Comm-B. Trong ví dụ trên, nếu Comm-B diễn ra trên không được chờ đợi đối với mã nhận dạng hỏi II bằng 2 và đường xuống ELM gửi tới nhiều vị trí được chờ đợi đối với mã nhận dạng hỏi II bằng 6, cả hai máy hỏi sẽ thấy thông báo tương ứng của chúng trong lần quét đầu tiên sẽ không có thông báo Comm-B từ mã nhận dạng hỏi II bằng 6 để đóng bản thông báo đang đợi trong đường xuống ELM. 6.6.11.3.4.3.3 Kết thúc. Việc kết thúc sẽ được thực hiện như quy định tại 6.6.11.3.2.3. 6.6.11.3.4.3.4 Thông báo của các bản tin tiếp theo đang chờ đợi. Trường DR sẽ chỉ ra một bản tin đang chờ đợi trong tín hiệu trả lời cho một máy hỏi có chứa một Comm-B kết thúc nếu bản tin gửi tới nhiều vị trí khác đang chờ đợi đối với mã nhận dạng hỏi II đó, hoặc nếu một bản tin khởi tạo trên không đang chờ đợi và không được chỉ định cho mã nhận dạng hỏi II. (Xem 6.6.11.3.4.2.4.) 6.6.11.3.4.4 Giao thức không chọn lọc Comm-B tăng nâng cao. Việc có sẵn bản tin Comm-B không chọn lọc sẽ được thông báo tới tất cả các máy hỏi. Nếu không, giao thức được thực hiện như quy định tại 6.6.11.3.3. 6.6.11.4 Phát quảng bá Comm-B. Lưu ý 1.- Một bản tin Comm-B có thể được phát quảng bá tới tất cả các máy hỏi đang hoạt động trong vùng phủ sóng. Các bản tin được đánh số luân phiên 1 và 2 và tự huỷ sau 18 giây. Các máy hỏi không có phương tiện để hủy bỏ các bản tin phát quảng bá Comm-B. Lưu ý 2.- Sử dụng phát quảng bá Comm-B bị hạn chế để phát các thông tin mà không yêu cầu trả lời đường lên khởi tạo trên mặt đất tiếp theo. Lưu ý 3.- Thời gian được sử dụng cho chu kỳ phát quảng bá Comm-B là giống như sử dụng cho các giao thức nhiều vị trí Comm-B. 6.6.11.4.1 Khởi tạo. Chu kỳ phát quảng bá Comm-B sẽ không được khởi tạo khi Comm-B khởi tạo trên không đang chờ đợi để được phát đi. Một chu kỳ phát quảng bá Comm-B sẽ bắt đầu bằng: a) Chèn mã DR 4 hoặc 5, (6.6.5.2) vào tín hiệu trả lời với DF 4, 5, 20 hoặc 21; Và b) Bắt đầu từ bộ đếm thời gian B-timer. 6.6.11.4.2 Trích xuất bản tin (Extraction). Để trích xuất bản tin phát quảng bá, một máy hỏi sẽ phát RR = 16 và DI ≠ 7 hoặc RR = 16 và DI = 7 với RRS = 0 trong một phát hỏi tiếp theo. 6.6.11.4.3 Kết thúc. Khi kết thúc chu kỳ bộ đếm thời gian B-timer, các bộ phát đáp sẽ xoá mã DR đối với bản tin này, loại bỏ các bản tin quảng bá hiện tại và thay đổi số của bản tin phát quảng bá (từ 1 thành 2 hoặc 2 thành 1) để chuẩn bị cho phát quảng bá Comm-B tiếp theo. 6.6.11.4.4 Gián đoạn. Để ngăn chặn một chu kỳ phát quảng bá Comm-B giữ chậm việc phân phối bản tin Comm-B được khởi tạo trên không phải có một quy định đối với Comm-B khởi tạo trên không để gián đoạn trong chu kỳ phát quảng bá Comm-B. Nếu một chu trình phát quảng bá bị gián đoạn, bộ đếm thời gian B-timer sẽ được đặt lại, bản tin phát quảng bá bị gián đoạn sẽ được giữ lại và số các

Page 55: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

55

bản tin không được thay đổi. Phân phối bản tin phát quảng bá sẽ bắt đầu khi không có truyền phát Comm-B khởi tạo trên không được thực hiện. Các bản tin này sau đó sẽ được phát quảng bá đối với toàn bộ thời gian của bộ đếm thời gian B-timer. 6.6.11.4.5 Thủ tục Comm-B phát quảng bá cải tiến. Một bản tin Comm-B phát quảng bá sẽ được công bố cho tất cả các máy hỏi sử dụng mã nhận dạng hỏi II. Các bản tin sẽ duy trì hoạt động đối với chu kỳ B-timer cho mỗi mã nhận dạng hỏi II. Việc cung cấp đối với gián đoạn của một phát quảng bá do Comm-B không phát quảng bá như quy định tại 6.6.11.4.4 sẽ được áp dụng một cách riêng biệt cho từng mã nhận dạng hỏi II. Khi chu kỳ bộ đếm thời gian B-timer đạt được đối với tất cả các mã nhận dạng hỏi II, thì bản tin phát quảng bá sẽ được tự động xóa như quy định tại 6.6.11.4.3. Một bản tin phát quảng bá mới sẽ không được thực hiện cho đến khi phát quảng bá hiện tại đã bị xóa. Lưu ý.- Do thực tế là các bản tin phát quảng bá đó bị gián đoạn độc lập đối với mỗi mã nhận dạng hỏi II, có thể là thời gian chờ bản tin phát quảng bá đó sẽ diễn ra vào các thời điểm khác nhau đối với các mã nhận dạng hỏi II khác nhau. 6.6.11.4.6 Các định dạng dữ liệu cho phát quảng bá Comm-B sẽ được thực hiện như quy định tại Phụ lục 1 của Chương 5 thuộc Phụ ước 10, quyển III, phần I. 6.7 Giao dịch bản tin có độ dài mở rộng (ELM) Lưu ý 1.- Các bản tin dài trên đường lên hay đường xuống có thể được giao dịch bằng giao thức bản tin có độ dài mở rộng (ELM) thông qua việc sử dụng các định dạng tương ứng Comm-C (UF = 24) và Comm-D (DF = 24). Các giao thức đường lên ELM quy định cho việc phát trên đường lên đến 16 đoạn bản tin 80-bit trước khi yêu cầu trả lời từ các bộ phát đáp. Chúng cũng cho phép một giao thức tương ứng trên đường xuống. Lưu ý 2.- Trong một số khu vực phủ sóng phát hỏi chồng lấn có thể không có phương tiện để phối hợp với hoạt động của máy hỏi thông qua các phương tiện thông tin trên mặt đất. Tuy nhiên, các giao thức truyền tin ELM đòi hỏi nhiều hơn một lần truyền phát để hoàn thành, việc phối hợp như vậy là cần thiết để đảm bảo rằng các phân đoạn từ các bản tin khác nhau không được chèn vào và rằng truyền phát không phải là vô tình kết thúc do các máy hỏi lỗi. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng giao thức truyền tin nhiều vị trí hoặc thông qua việc sử dụng các thủ tục ELM nâng cao. Lưu ý 3.- Các bản tin có độ dài mở rộng của đường xuống chỉ được phát sau khi được phép của máy hỏi. Các phân đoạn được phát chứa trong tín hiệu trả lời Comm-D. Cũng như với bản tin Comm-B được khởi tạo trong không gian, ELM đường xuống hoặc được thông báo đến tất cả các máy hỏi hoặc hướng đến một máy hỏi cụ thể. Trong trường hợp trước đây, một máy hỏi riêng có thể sử dụng giao thức nhiều vị trí để dự trữ cho nó khả năng kết thúc các giao dịch ELM đường xuống. Một bộ phát đáp có thể được hướng dẫn để xác định máy hỏi đó có thuộc các bộ phát đáp để truyền phát ELM. Chỉ các máy hỏi đó có thể kết thúc việc truyền phát và đăng ký ELM. Lưu ý 4.- Giao thức nhiều vị trí và giao thức không chọn lọc không được sử dụng đồng thời trong một khu vực có vùng phủ sóng phát chồng lấn trừ khi các máy hỏi phối hợp các hoạt động thông tin của chúng qua liên lạc mặt đất. 6.7.1 Comm-C, định dạng đường lên 24

1 3 5 9 89

UF RC NC MC AP

2 4 8 88 112 Định dạng của phát hỏi này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

Page 56: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

56

UF định dạng đường lên 6.3.2.1.1 RC kiểm soát trả lời 6.7.1.1 NC số phân đoạn C 6.7.1.2 MC điện văn, Comm-C 6.7.1.3 AP địa chỉ / chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.7.1.1 RC: Điều khiển tín hiệu trả lời. Trường đường lên 2-bit (các bít 3-4) sẽ chỉ định phân đoạn quan trọng và quyết định trả lời .

Mã hóa RC = 0 có nghĩa ELM đường lên phân đoạn được khởi tạo ban đầu trong MC. = 1 có nghĩa ELM đường lên phân đoạn trung gian trong MC. = 2 có nghĩa ELM đường lên phân đoạn cuối cùng trong MC. = 3 có nghĩa yêu cầu đối với ELM đường xuống theo (6.7.7.2).

6.7.1.2 NC: Đánh số phân đoạn C. Trường đường lên 4-bit (các bít 5-8) sẽ chỉ định số của các phân đoạn bản tin có trong các MC (6.7.4.2.1). NC sẽ được mã hoá như là một số nhị phân. 6.7.1.3 MC: Điện văn Comm-C. Trường đường lên 80-bit (các bít 9-88) có chứa: a) Một phân đoạn của một chuỗi được sử dụng để truyền tải một ELM đường lên đến bộ phát đáp chứa trường phụ IIS 4-bit (các bít 9-12); hoặc b) Mã kiểm soát đối với một ELM đường xuống, với trường phụ SRS 16-bit (các bít 9-24) (6.7.7.2.1) và trường phụ IIS 4-bit (25-28). Lưu ý.- Mã và nội dung bản tin không bao gồm trong chương này, trừ 6.7.7.2.1. 6.7.2 Giao thức trả lời - phát hỏi đối với UF24 Lưu ý.- Phối hợp trả lời - phát hỏi đối với các định dạng trên được thực hiện theo giao thức nêu trong bảng 5 (6.4.1.3.2.2). 6.7.3 Comm-D, định dạng đường xuống 24

1 3 5 9 89

DF ND MD AP

2 4 8 88 112 Định dạng của trả lời này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 Dự phòng - 1 bit KE kiểm tra, ELM 6.7.3.1 ND số phân đoạn D 6.7.3.2 MD điện văn Comm-D 6.7.3.3 AP địa chỉ/chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.7.3.1 KE: Kiểm soát ELM. Trường đường xuống 1-bit (4) sẽ quy định nội dung của các trường ND và MD.

Mã hóa

Page 57: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

57

KE = 0 có nghĩa phát ELM đường xuống. 1 có nghĩa báo nhận ELM đường lên.

6.7.3.2 ND: Đánh số phân đoạn D-segment. Trường đường xuống 4-bit (các bít 5-8) sẽ chỉ định số đoạn các bản tin chứa trong MD (6.7.7.2). ND sẽ được mã hoá như là một số nhị phân. 6.7.3.3 MD: Điện văn Comm-D. Trường đường xuống 80-bit (các bít 9-88) sẽ chứa:

a) Một phân đoạn của một chuỗi được sử dụng để truyền tải một ELM đường xuống từ máy hỏi; hoặc b) Các mã kiểm soát đối với một ELM đường lên.

6.7.4 Giao thức ELM đường lên nhiều vị trí 6.7.4.1 Việc đặt chỗ trước ELM đường lên nhiều vị trí. Máy hỏi sẽ yêu cầu việc đặt chỗ trước đối với một ELM đường lên bởi việc truyền một phát hỏi giám sát hoặc Comm-A có chứa:

DI = 1. IIS = gán ID bộ hỏi. MES = 1 hoặc 5 (yêu cầu dành cho ELM đường lên).

Lưu ý.- Yêu cầu đặt chỗ trước ELM đường lên nhiều vị trí thường đi kèm với một yêu cầu tình trạng đặt chỗ trước ELM đường lên (RSS = 2). Điều này làm cho nhận dạng phát hỏi của các vị trí đã đặt chỗ trước được chèn vào trong trường UM của tín hiệu trả lời. 6.7.4.1.1 Giao thức trong tín hiệu trả lời từ các máy hỏi này sẽ phụ thuộc vào trạng thái của bộ đếm thời gian C-timer cho thấy nếu việc ghi ELM đường lên được kích hoạt. Bộ đếm thời gian này sẽ chạy trong TR giây. Lưu ý 1.- Giá trị của TR được đưa ra tại 6.10.3.9. a) Nếu bộ đếm thời gian C-timer không chạy bộ phát đáp sẽ cho phép ghi phát hỏi yêu cầu bởi: 1) Lưu trữ IIS của việc phát hỏi như là Comm-C II và, 2) Bắt đầu từ bộ đếm thời gian C-timer. b) Nếu bộ đếm thời gian C-timer đang chạy và IIS của phát hỏi bằng với Comm-C II, thì phát đáp sẽ khởi động lại bộ đếm thời gian C- timer. c) Nếu bộ đếm thời gian C-timer đang chạy và IIS của phát hỏi không bằng các Comm-C II nào, thì không thay đổi đến Comm-C II hay bộ đếm thời gian C-timer. Lưu ý 2.- Trong trường hợp c) các yêu cầu ghi đã bị từ chối. 6.7.4.1.2 Phát hỏi sẽ không bắt đầu hoạt động ELM, trừ khi, trong cùng một lượt quét, có yêu cầu một báo cáo tình trạng ELM đường lên, nó đã nhận được nhận dạng phát hỏi riêng của nó như là phát hỏi đã được ghi trước cho ELM đường lên trong trường UM. Lưu ý.- Nếu hoạt động của ELM không được bắt đầu trong cùng một lần quét như đã đặt trước, một yêu cầu ghi mới có thể được thực hiện trong lần quét tiếp theo. 6.7.4.1.3 Nếu phân phối điện văn ELM đường lên không hoàn thành trong lần quét hiện tại máy hỏi phải đảm bảo rằng nó vẫn đã được đặt chỗ trước khi phát các phân đoạn bổ xung vào lần quét tiếp theo.

Page 58: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

58

6.7.4.2 Phân phối ELM đường lên nhiều vị trí. Độ dài tối thiểu của một ELM đường lên sẽ gồm 2 đoạn, độ dài tối đa gồm 16 đoạn. 6.7.4.2.1 Truyền phát đoạn đầu tiên. Máy hỏi sẽ bắt đầu truyền phát đường lên ELM đối với bản tin n – đoạn (segment) (giá trị NC từ 0 đến n-1) bằng việc phát Comm-C có chứa RC = 0. Phân đoạn bản tin được phát trong trường MC sẽ là phân đoạn cuối của bản tin và sẽ mong NC = n-1. Khi nhận một phân đoạn khởi tạo (RC = 0) các bộ phát đáp sẽ thiết lập như sau: a) Loại bỏ số lượng và nội dung của việc ghi lưu trữ phân đoạn trước đó và trường TAS đi kèm; b) Chỉ định khoảng lưu trữ số lượng các phân đoạn được thông báo trong NC của phát hỏi này; Và c) Lưu trữ các trường MC của các phân đoạn nhận được. Các bộ phát đáp sẽ không trả lời các máy hỏi này. Việc nhận một phân đoạn khởi tạo khác sẽ dẫn đến việc thiết lập mới trong bộ phát đáp. 6.7.4.2.2 Xác nhận việc phát. Các bộ phát đáp sẽ sử dụng trường phụ TAS để báo cáo các phân đoạn nhận được trong một chuỗi ELM đường lên. Các thông tin chứa trong trường phụ TAS sẽ được cập nhật liên tục bởi bộ phát đáp như các phân đoạn nhận được. Lưu ý.- Các phân đoạn bị mất trong phát đường lên được ghi lại bằng sự thiếu đoạn trong báo cáo TAS và được phát lại bởi máy hỏi mà sau đó sẽ gửi thêm các phân đoạn cuối cùng để đánh giá mức độ hoàn thành bản tin. 6.7.4.2.2.1 TAS, xác nhận phát trong trường phụ MD. Trường phụ đường xuống 16-bit (các bít 17-32) trong MD sẽ báo cáo các số phân đoạn nhận được trong một chuỗi ELM đường lên. Bắt đầu với bit 17, chỉ rõ phân đoạn số 0, mỗi bit sau đó sẽ được đặt là 1 nếu các phân đoạn tương ứng của chuỗi này đã được nhận. TAS sẽ xuất hiện trong MD nếu KE = 1 trong cùng một tín hiệu trả lời. 6.7.4.2.3 Truyền phát các phân đoạn trung gian. Các máy hỏi sẽ truyền phát các phân đoạn trung gian bằng cách phát phát hỏi Comm-C với RC = 1. Các bộ phát đáp sẽ lưu trữ các phân đoạn và cập nhật TAS chỉ khi thiết lập theo 6.7.4.2.1 có hiệu lực và nếu NC nhận được là nhỏ hơn giá trị được lưu trữ tại nơi nhận được phân đoạn ban đầu. Không có tín hiệu trả lời được tạo ra khi nhận một phân đoạn trung gian. Lưu ý.- Các phân đoạn trung gian có thể được phát đi theo thứ tự bất kỳ. 6.7.4.2.4 Truyền phát phân đoạn cuối cùng. Máy hỏi sẽ truyền phát phân đoạn cuối cùng bằng cách phát phát hỏi một Comm-C với RC = 2. Phát hỏi này có thể chứa bất kỳ 1 đoạn bản tin nào. Bộ phát đáp sẽ lưu giữ nội dung của trường MC và cập nhật TAS nếu việc thiết lập theo 6.7.4.2.1 có hiệu lực và nếu NC nhận được là nhỏ hơn giá trị của các phân đoạn đầu tiên NC. Bộ phát đáp này sẽ trả lời theo trình tự tại 6.7.4.2.5. Lưu ý 1.- Việc truyền phát phân đoạn cuối cùng có thể chứa bất kỳ phân đoạn bản tin nào. Lưu ý 2.- RC = 2 được phát đi bất kỳ khi nào mà máy hỏi đó muốn nhận được trường phụ TAS trong tín hiệu trả lời. Do đó, nhiều hơn một phân đoạn "cuối cùng" có thể được truyền phát trong quá trình phát một ELM đường lên. 6.7.4.2.5 Tín hiệu trả lời xác nhận. Khi nhận được một phân đoạn cuối cùng, bộ phát đáp sẽ phát tín hiệu trả lời Comm-D (DF = 24), với KE = 1 và với trường phụ TAS nằm trong trường MD. Trả lời này sẽ được phát trong khoảng 128 μs ± 0,25 μs sau đảo pha đồng bộ của máy hỏi truyền phát cho phân đoạn cuối cùng. 6.7.4.2.6 Bản tin hoàn thành. Bộ phát đáp coi các bản tin là hoàn thành nếu tất cả các phân đoạn được thông báo bởi NC trong phân đoạn khởi tạo đã nhận được. Nếu bản tin hoàn thành, nội dung

Page 59: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

59

bản tin sẽ được truyền phát ra bên ngoài thông qua giao diện của ELM 6.10.5.2.1.3 và xóa. Không có phân đoạn nào đến sau được lưu trữ. Nội dung của TAS sẽ vẫn được giữ nguyên cho đến khi một thiết lập mới được gọi đối với (6.7.4.2.1) hoặc cho đến khi kết thúc (6.7.4.2.8). 6.7.4.2.7 Khởi động lại bộ đếm thời gian C-timer. Bộ đếm thời gian C-timer sẽ được khởi động lại mỗi khi một phân đoạn nhận được được lưu trữ và Comm-C II không phải là 0. Lưu ý.- Các yêu cầu đối với các Comm-C II là không bằng 0 ngăn cản việc bộ đếm thời gian C-timer khởi động lại trong quá trình truyền phát đi một ELM đường lên không chọn lọc. 6.7.4.2.8 Kết thúc ELM đường lên nhiều vị trí. Các máy hỏi sẽ kết thúc ELM đường lên nhiều vị trí bằng cách phát hỏi giám sát hoặc Comm-A có chứa: Hoặc DI = 1. IIS = ấn định nhận dạng ID bộ hỏi. MES = 2, 6 or 7 (đóng đường lên ELM closeout).

hoặc DI = 0, 1 hoặc 7. IIS = ấn định nhận dạng ID bộ hỏi. PC = 5 (đóng đường lên ELM closeout). Các bộ phát đáp sẽ so sánh các IIS của phát hỏi từ mã nhận dạng hỏi Comm-C II và nếu nhận dạng phát hỏi không phù hợp thì trạng thái của quá trình đường lên ELM sẽ không bị thay đổi. Nếu ký hiệu nhận dạng phát hỏi phù hợp, các bộ phát đáp sẽ đặt mã nhận dạng hỏi Comm-C II bằng 0, đặt lại bộ đếm thời gian C-timer, xoá các lưu trữ TAS và loại bỏ một số phân đoạn được lưu trữ của một bản tin không đầy đủ. 6.7.4.2.9 Kết thúc ELM đường lên nhiều vị trí tự động. Nếu hết chu kỳ bộ đếm thời gian C-timer trước khi kết thúc nhiều vị trí đã hoàn thành các hành động kết thúc được mô tả tại 6.7.4.2.8 sẽ được tự động khởi tạo bởi bộ phát đáp. 6.7.5 ELM đường lên không chọn lọc Lưu ý.- Trong các trường hợp khi các giao thức nhiều vị trí không được yêu cầu (ví dụ, không có tầm phủ chồng lấn hoặc máy thu phát phối hợp thông qua liên lạc đất đối đất), thì giao thức ELM đường lên không chọn lọc có thể được sử dụng. Truyền phát ELM đường lên không chọn lọc sẽ diễn ra như trong ELM đường lên nhiều vị trí được mô tả trong 6.7.4.2. Máy hỏi sẽ kết thúc ELM đường lên bằng cách phát PC = 5 (kết thúc ELM đường lên) trong phát hỏi giám sát hoặc Comm-A. Khi nhận lệnh này, các bộ phát đáp sẽ thực hiện kết thúc trừ khi bộ đếm thời gian C- timer đang hoạt động. Nếu bộ đếm thời gian C-timer đang chạy sẽ chỉ ra rằng việc ghi nhiều vị trí có hiệu lực, kết thúc sẽ được hoàn thành theo 6.7.4.2.8. Một bản tin không đầy đủ được đưa ra khi kết thúc được chấp nhận và sẽ được hủy bỏ. 6.7.6 Giao thức ELM đường lên cải tiến Lưu ý.- Giao thức ELM đường lên cải tiến cung cấp khả năng đường truyền dữ liệu cao hơn bằng cách cho phép phát song song các bản tin ELM đường lên bằng cách tăng đến 16 máy hỏi với mỗi bộ một mã nhận dạng hỏi II. Khai thác mà không cần đặt trước ELM đường lên nhiều vị trí có thể có trong vùng phủ sóng chồng lấn đối với máy hỏi được trang bị cho các giao thức ELM đường lên cải tiến. Các giao thức này hoàn toàn tương thích với giao thức nhiều vị trí chuẩn và vì vậy tương thích với các máy hỏi không được trang bị giao thức cải tiến. 6.7.6.1 Giới thiệu chung 6.7.6.1.1 Máy hỏi sẽ được xác định từ báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu xem liệu bộ phát đáp có hỗ trợ các giao thức nâng cao hay không. Nếu các giao thức cải tiến được hỗ trợ, thì ELM đường

Page 60: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

60

lên sẽ được phát sử dụng giao thức nhiều vị trí có thể sẽ phát mà không cần phải đặt chỗ ưu tiên. Nếu giao thức cải tiến không được hỗ trợ cả phát hỏi và phát đáp thì giao thức đặt chỗ nhiều vị trí như quy định tại 6.7.4.1 được sử dụng 6.7.6.1.2 Nếu phát đáp và phát hỏi được trang bị các giao thức nâng cao thì phát hỏi phải sử dụng giao thức đường lên cải tiến. 6.7.6.1.3 Bộ phát đáp có khả năng lưu trữ điện văn có 16 phân đoạn cho một mã nhận dạng hỏi II trong số 16 mã. 6.7.6.2 Xử lý việc đặt chỗ trước. Bộ phát đáp hỗ trợ xử lý việc đăng ký cho mỗi mã nhận dạng hỏi II như quy định tại 6.7.4.1. Lưu ý 1.- Xử lý việc đặt chỗ trước là cần thiết cho các máy hỏi không hỗ trợ giao thức nâng cao. Lưu ý 2.- Vì bộ phát đáp có thể xử lý đồng thời các ELM đường lên cho tất cả 16 mã nhận dạng hỏi II nên việc đặt chỗ trước sẽ luôn luôn được phép. 6.7.6.3 Kết thúc và truyền phát ELM đường lên cải tiến. Bộ phát đáp sẽ xử lý các phân đoạn điện văn nhận được một cách riêng biệt bởi mã nhận dạng hỏi II. Đối với mỗi giá trị của mã nhận dạng hỏi II, kết thúc và truyền phát ELM đường lên được thực hiện như quy định tại 6.7.4.2 ngoại trừ trường MD được sử dụng để phát các xác nhận về kỹ thuật sẽ chứa trường phụ IIS 4-bit (các bít 33-36). Lưu ý.- Máy hỏi có thể sử dụng mã nhận dạng hỏi II chứa trong các xác nhận về kỹ thuật để khẳng định rằng nó đã nhận được sự xác nhận về kỹ thuật một cách đúng đắn. 6.7.7 Giao thức ELM đường xuống nhiều vị trí 6.7.7.1 Khởi tạo. Các bộ phát đáp sẽ công bố sự hiện diện của ELM đường xuống của n phân đoạn bằng cách tạo ra mã nhị phân tương ứng với giá trị thập phân 15 + n có sẵn để chèn vào trường DR của tín hiệu trả lời giám sát hoặc Comm-B, DF = 4, 5, 20, 21. Thông báo này sẽ duy trì hoạt động cho đến khi kết thúc ELM (6.7.7.3, 6.7.8.1). 6.7.7.1.1 Đặt chỗ trước cho điện văn có độ dài mở rộng ELM đường xuống nhiều vị trí. Phát hỏi sẽ yêu cầu đặt chỗ trước việc tách ELM đường xuống bằng việc phát hỏi giám sát hoặc Comm-A có chứa: DI = 1. IIS = ấn định cho mã nhận dạng hỏi. MES = 3 hoặc 6 (yêu cầu dự trữ cho ELM đường lên). Lưu ý.- Yêu cầu đặt chỗ trước ELM đường xuống nhiều vị trí thường đi kèm với yêu cầu trạng thái đặt trước ELM đường xuống (RSS = 3). Điều này làm cho mã nhận dạng hỏi được chèn vào trường UM của tín hiệu trả lời. 6.7.7.1.1.1 Thủ tục thực hiện trong trả lời ở máy hỏi này sẽ phụ thuộc vào trạng thái của bộ đếm thời gian D-timer cho thấy nếu việc đặt chỗ trước ELM đường xuống đang hoạt động. Bộ đếm thời gian này sẽ chạy trong khoảng thời gian là TR . Lưu ý 1.- Giá trị của TR được quy định tại 6.10.3.9. a) Nếu bộ đếm thời gian D-timer không hoạt động, các bộ phát đáp sẽ cho phép đặt trước cho máy phát hỏi yêu cầu bằng việc:

1) Lưu trữ IIS của phát hỏi như là mã nhận dạng hỏi Comm-D II; và 2) Bắt đầu từ bộ đếm thời gian D-timer.

Page 61: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

61

Việc đặt trước ELM đường xuống nhiều vị trí sẽ không được phép bởi bộ phát đáp trừ khi một ELM đường xuống đang chờ đợi được phát đi. b) Nếu bộ đếm thời gian D-timer đang chạy và IIS của phát hỏi bằng với mã nhận dạng hỏi Comm-D II, bộ phát đáp sẽ khởi động lại bộ đếm thời gian D-timer; và c) Nếu bộ đếm thời gian D-timer đang chạy và IIS của phát hỏi không bằng mã nhận dạng hỏi Comm-D II thì sẽ không thay đổi gì đối với mã nhận dạng hỏi Comm-D II hoặc bộ đếm thời gian D-timer. Lưu ý 2 .- Trong trường hợp c) các yêu cầu đặt chỗ trước đã bị từ chối. 6.7.7.1.1.2 Máy hỏi sẽ xác định xem nếu vị trí đã được đặt chỗ trước thông qua mã hóa trong trường UM và nếu vậy, nó có thể tiến hành để yêu cầu truyền phát ELM đường xuống. Nếu không, các hoạt động của ELM sẽ không được bắt đầu trong vòng quét này và một yêu cầu đặt chỗ trước mới có thể được thực hiện trong lần quét tiếp theo. 6.7.7.1.1.3 Nếu hoạt động ELM đường xuống không hoàn thành trong vòng quét hiện tại thì máy hỏi phải đảm bảo rằng nó vẫn còn được đặt chỗ trước khi yêu cầu bổ sung một phân đoạn trong lần quét tiếp theo. 6.7.7.1.2 Truyền phát ELM đường xuống gửi tới nhiều vị trí. Để gửi bản tin ELM đường xuống đến một máy hỏi cụ thể các giao thức ELM đường xuống nhiều vị trí sẽ được sử dụng. Khi bộ đếm thời gian D-timer không hoạt động, tín hiệu nhận dạng máy hỏi của các điểm đến mong muốn sẽ được lưu giữ như là mã nhận dạng hỏi Comm-D II. Đồng thời, bộ đếm thời gian D-timer sẽ được bắt đầu và mã DR (6.7.7.1) sẽ được thiết lập. Đối với ELM đường xuống gửi tới nhiều vị trí thì bộ đếm thời gian D-timer sẽ không tự động thoát ra, nhưng sẽ tiếp tục chạy cho đến khi: a) Bản tin được đọc và kết thúc bởi vị trí được đặt trước; hoặc b) Bản tin bị hủy bỏ (6.10.5.4) bởi thiết bị đường truyền dữ liệu trên tàu bay. Lưu ý.- Các giao thức trong 6.7.7.1 sẽ dẫn đến kết quả trong việc truyền phát các bản tin đến các vị trí đặt trước. Thiết bị trên tàu bay dùng trong đường truyền dữ liệu có thể hủy bỏ các bản tin nếu việc truyền phát đến các vị trí đặt trước không thể được hoàn thành. 6.7.7.2 Phân phối điện văn có độ dài mở rộng ELM đường xuống. Máy hỏi sẽ tách ELM đường xuống bằng cách phát phát hỏi Comm-C với RC = 3. Máy hỏi này sẽ mang trường phụ SRS mà xác định các phân đoạn để được phát đi. Khi nhận được yêu cầu này, Bộ phát đáp sẽ truyền phát các đoạn yêu cầu bằng tín hiệu trả lời Comm-D với KE = 0 và ND tương ứng với số lượng các phân đoạn trong MD. Các phân đoạn đầu tiên sẽ được phát trong khoảng 128 μs ± 0,25 μs sau đảo pha đồng bộ của phát hỏi. Yêu cầu truyền phát và các phân đoạn tiếp theo sẽ được phát đi với tốc độ mỗi lần là 136 μs ± 1 μs. Nếu yêu cầu nhận được để phát phân đoạn ELM đường xuống và không có bản tin đang đợi, mỗi phân đoạn trả lời sẽ phải chứa tất cả số 0 trong trường MD. Lưu ý 1.- Các phân đoạn được yêu cầu có thể được phát theo thứ tự bất kỳ. Lưu ý 2.- Phân đoạn bị mất trong phát đường xuống sẽ được yêu cầu phát lại bởi máy hỏi trong lần hỏi kế tiếp có mang theo trường phụ SRS. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi tất cả các phân đoạn đã được truyền phát. 6.7.7.2.1 SRS, trường phụ yêu cầu phân khúc trong MC. Trường phụ đường lên 16-bit (9-24) trong MC sẽ phải yêu cầu máy hỏi truyền phát phân khúc ELM đường xuống. Bắt đầu với bit số 9 là bít chỉ rõ phân đoạn số 0, mỗi bit sau sẽ được thiết lập tới 1 nếu việc phát các phân đoạn tương ứng được yêu cầu. SRS sẽ xuất hiện trong MC nếu RC = 3 trong cùng một máy hỏi. 6.7.7.2.2 Khởi động lại bộ đếm thời gian D-timer. Bộ đếm thời gian D-timer sẽ được khởi động lại mỗi khi có một yêu cầu cho các phân đoạn Comm-D nhận được nếu giá trị mã nhận dạng hỏi Comm-D II

Page 62: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

62

không phải là số 0 (non-zero). Lưu ý.- Các yêu cầu cho các mã nhận dạng hỏi Comm-D II là không có số 0 ngăn không cho bộ đếm thời gian D-timer bị khởi động lại trong quá trình phát ELM đường xuống không chọn lọc. 6.7.7.3 Kết thúc ELM đường xuống nhiều vị trí. Máy hỏi sẽ kết thúc ELM đường xuống nhiều vị trí bởi phát hỏi giám sát hoặc Comm-A có chứa: Hoặc DI = 1. IIS = ấn định cho ID bộ hỏi. MES = 4, 5 hoặc 7 (ELM close đường xuống).

Hoặc DI = 0, 1 hoặc 7. IIS = ấn định cho ID bộ hỏi. PC = 6 (ELM close đường xuống). Các bộ phát đáp sẽ so sánh các IIS của phát hỏi với mã nhận dạng hỏi Comm-D II và nếu các tín hiệu nhận dạng phát hỏi không phù hợp thì trạng thái của quá trình phát xuống sẽ không bị thay đổi. Nếu các tín hiệu nhận dạng phát hỏi phù hợp và nếu yêu cầu đối với phát đã được thực hiện ít nhất một lần, các bộ phát đáp sẽ thiết lập mã nhận dạng hỏi Comm-D II bằng 0, đặt lại bộ đếm thời gian D-timer, xoá mã DR đối với bản tin này và tự xoá bản tin. Nếu ELM đường xuống khác đang đợi để được phát, các bộ phát đáp sẽ thiết lập mã DR (nếu không có bản tin Comm-B thông báo là đang đợi để được phát) để trả lời các các nội dung chứa trong các thông báo của bản tin tiếp theo. 6.7.7.4 Kết thúc tự động của ELM đường xuống. Nếu chu kỳ bộ đếm thời gian D-timer kết thúc trước khi kết thúc nhiều vị trí đã được hoàn thành, thì các mã nhận dạng hỏi Comm-D II bằng 0 và đặt lại bộ đếm thời gian D-timer. Các bản tin và mã DR sẽ không bị xóa. Lưu ý.- Điều này dẫn đến việc có thể đọc và xoá bản tin này tại một vị trí khác. 6.7.8 ELM đường xuống không chọn lọc Lưu ý.- Trong trường hợp các giao thức nhiều vị trí không yêu cầu (tức là không có phủ sóng chồng lấn hoặc phối hợp giữa các cảm biến thu phát thông qua liên lạc đất đối đất), giao thức ELM đường xuống không chọn lọc có thể được sử dụng. Phát ELM đường xuống không chọn lọc sẽ diễn ra như mô tả tại 6.7.7.2. 6.7.8.1 Kết thúc ELM đường xuống không chọn lọc. Máy hỏi sẽ kết thúc ELM đường xuống không chọn lọc bằng cách phát PC = 6 (kết thúc ELM đường xuống) trong bộ phát giám sát hoặc phát hỏi Comm-A. Khi nhận lệnh này và nếu có yêu cầu phát đã được thực hiện ít nhất một lần, bộ phát đáp thực hiện kết thúc trừ khi bộ đếm thời gian D-timer đang hoạt động. Nếu bộ đếm thời gian D-timer chạy thì chỉ ra rằng đặt chỗ trước nhiều vị trí có tác dụng, việc kết thúc sẽ được hoàn thành theo 6.7.7.3. 6.7.9 Giao thức ELM đường xuống cải tiến Lưu ý.- Giao thức ELM đường xuống cải tiến cung cấp khả năng đường truyền dữ liệu cao hơn bằng cách cho phép phát song song các bản tin ELM đường xuống đến tới 16 máy hỏi với mỗi bộ một mã nhận dạng hỏi II. Hoạt động không cần đặt chỗ trước ELM đường xuống nhiều vị trí là có thể có trong vùng phủ sóng chồng lấn đối với phát hỏi được trang bị cho giao thức ELM đường xuống cải tiến. Giao thức này hoàn toàn phù hợp với giao thức nhiều vị trí chuẩn và vì vậy tương thích với phát hỏi không được trang bị cho giao thức cải tiến. 6.7.9.1 Giới thiệu chung 6.7.9.1.1 Máy hỏi sẽ xác định từ báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu bất kể bộ phát đáp có hỗ trợ các giao thức cải tiến hay không. Nếu các giao thức cải tiến được hỗ trợ thì ELM đường xuống được

Page 63: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

63

phát sử dụng giao thức gửi tới nhiều vị trí có thể được phát mà không cần đặt trước độ ưu tiên. Nếu giao thức cải tiến không được hỗ trợ bởi máy hỏi và bộ phát đáp thì giao thức đặt trước nhiều vị trí quy định tại 6.6.11 sẽ được sử dụng đối với nhiều vị trí và ELM đường xuống gửi tới nhiều vị trí . 6.7.9.2 Giao thức ELM đường xuống nhiều vị trí đã được nâng cao. 6.7.9.2.1 Các bộ phát đáp sẽ có khả năng lưu trữ bản tin 16 phân khúc cho mỗi mã trong mã 16 của nhận dạng hỏi II. 6.7.9.2.2 Khởi tạo. Đầu vào bản tin nhiều vị trí vào bộ phát đáp sẽ được lưu trong bộ ghi chỉ định cho mã nhận dạng hỏi II bằng 0. 6.7.9.2.3 Thông báo và xử lý. Bản tin ELM đường xuống nhiều vị trí đang chờ phát sẽ được thông báo trong trường DR của tín hiệu trả lời từ tất cả các bộ phát đáp trong đó có bản tin ELM đường xuống gửi tới nhiều vị trí là không chờ đợi. Các trường UM của tín hiệu trả lời thông báo sẽ cho thấy bản tin không đặt chỗ trước cho một mã II nào, tức là các trường phụ IIS sẽ được thiết lập về 0. Khi một lệnh đặt chỗ trước bản tin này được thu từ một máy hỏi đã cho thì bản tin sẽ đặt chỗ trước đối với mã II chứa trong máy hỏi từ bộ phát đáp đó. Sau khi hiển thị và cho đến khi kết thúc các bản tin sẽ tiếp tục được chỉ định cho mã nhận dạng hỏi II đó. Khi một bản tin được chỉ định một mã nhận dạng hỏi II cụ thể, thông báo của bản tin này sẽ không được thực hiện trong tín hiệu trả lời đến máy hỏi với mã nhận dạng hỏi II khác. Nếu bản tin không kết thúc bởi các máy phát hỏi liên quan trong khoảng thời gian của bộ đếm thời gian D-timer, bản tin sẽ hồi lại trạng thái nhiều vị trí và quá trình này sẽ lặp lại. Chỉ có một bản tin ELM đường xuống nhiều vị trí sẽ được tiến hành tại một thời điểm. 6.7.9.2.4 Kết thúc. Việc kết thúc đối với bản tin nhiều vị trí sẽ chỉ được chấp nhận từ các máy hỏi đã được chỉ định gần đây nhất để phát các bản tin. 6.7.9.2.5 Thông báo của việc đợi các bản tin tiếp theo. Trường DR sẽ chỉ ra 1 bản tin đang đợi trong tín hiệu trả lời đến từ máy hỏi có chứa sự kết thúc một ELM đường xuống nếu một ELM đường xuống nhiều vị trí không được chỉ định đang đợi, hoặc nếu một bản tin gửi tới nhiều vị trí đang đợi mã nhận dạng hỏi II đó (6.7.9.2). 6.7.9.3 Giao thức ELM đường xuống gửi tới nhiều vị trí cải tiến 6.7.9.3.1 Khởi tạo. Khi một bản tin gửi tới nhiều vị trí được đưa vào bộ phát đáp, nó sẽ phải được đặt trong thanh ghi ELM đường xuống được phân công vào mã nhận dạng hỏi II chỉ định cho các bản tin. Nếu thanh ghi các mã nhận dạng hỏi II này đã được sử dụng (tức là bản tin ELM đường xuống gửi tới nhiều vị trí đã xử lý đối với các mã nhận dạng hỏi II này), bản tin mới sẽ được xếp hàng đợi cho đến khi các giao dịch hiện tại với mã nhận dạng hỏi II kết thúc. 6.7.9.3.2 Thông báo. Thông báo của một bản tin ELM đường xuống đang đợi chuyển giao sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng trường DR như quy định tại 6.7.7.1 với máy hỏi đích của mã nhận dạng hỏi II có chứa trong trường phụ IIS như quy định tại 6.6.5.3.2. Nội dung trường DR và trường phụ IIS sẽ thiết lập riêng cho máy hỏi nhận tín hiệu trả lời. Bản tin gửi tới nhiều vị trí đang đợi phát sẽ chỉ được công bố trong các tín hiệu trả lời từ máy hỏi dự định. Nó sẽ không được công bố trong tín hiệu trả lời tới các máy hỏi khác.

6.7.9.3.3 Phân phối. Một máy hỏi sẽ xác định xem nếu nó có vị trí được đặt chỗ trước thông qua mã hóa trong trường UM và, nếu như vậy, nó có thể tiến hành để yêu cầu gửi ELM đường xuống. Việc phân phối này sẽ được thực hiện như quy định tại 6.7.7.2. Bộ phát đáp sẽ phát các bản tin có chứa trong bộ đệm đi kèm với mã nhận dạng hỏi II quy định trong trường phụ IIS của phát hỏi yêu cầu phân đoạn. 6.7.9.3.4 Kết thúc. Việc kết thúc sẽ được hoàn thành như quy định tại 6.7.7.3 trừ khi việc kết thúc bản tin sẽ chỉ được chấp nhận từ máy hỏi với một mã II tương đương với máy hỏi đã phát các bản tin đó. 6.7.9.3.5 Thông báo về việc đợi các bản tin tiếp theo. Trường DR sẽ chỉ ra một bản tin đang đợi trong

Page 64: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

64

tín hiệu trả lời đến một phát hỏi có chứa kết thúc ELM đường xuống nếu bản tin gửi tới nhiều vị trí đang đợi đối với mã nhận dạng hỏi II, hoặc nếu một bản tin đường xuống đang đợi mà chưa được chỉ định mã nhận dạng hỏi II (6.7.9.2). 6.7.9.4 Giao thức ELM đường xuống không chọn lọc cải tiến. Việc có sẵn một bản tin ELM đường xuống không chọn lọc sẽ được công bố cho tất cả các phát hỏi. Nếu không, giao thức sẽ được thực hiện theo quy định tại 6.7.7. 6.8 Giao dịch squitter và dịch vụ không đối không Lưu ý.- Hệ thống tránh va chạm trên tàu bay (ACAS) sử dụng định dạng UF hoặc DF bằng 0 hoặc 16 để giám sát không đối không. 6.8.1 Giám sát không đối không ngắn, định dạng đường lên 0

1 9 14 15 33

UF

RL

AQ DS

AP

5 22 56 Định dạng của máy hỏi sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

UF định dạng đường lên 6.3.2.1.1 Dự phòng 3 bit RL độ dài tín hiệu trả lời 6.8.1.2 Dự phòng 4 bit AQ thu được 6.8.1.1 DS Bộ chọn dữ liệu 6.8.1.3 Dự phòng 10 bit AP địa chỉ / chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.8.1.1 AQ: Tiếp nhận. Trường đường lên 1-bit (14) sẽ có một mã kiểm soát nội dung của trường RI. 6.8.1.2 RL: Độ dài tín hiệu trả lời. Trường đường lên 1-bit (9) sẽ ra lệnh định dạng được sử dụng đối với tín hiệu trả lời.

Mã hóa 0 Có nghĩa trả lời với DF = 0 1 Có nghĩa không trả lời

Lưu ý.- Một bộ phát đáp liên kết với thiết bị tránh va chạm trên tàu bay sẽ trả lời với DF = 16 trong tín hiệu trả lời từ bộ phát đáp với RL = 1. 6.8.1.3 DS: Chọn lọc dữ liệu. Trường đường lên 8-bit (các bít 15-22) sẽ chứa các mã BDS (6.6.11.2.1) của thanh ghi GICB có nội dung sẽ được trả lại cho tín hiệu trả lời tương ứng với DF = 16.

1 6 7 8 9 14 20 33

DF VS CC SL

RI

AC AP

5 11 17 32 56 Tín hiệu trả lời này sẽ được gửi đến để đáp lại từ bộ phát đáp với UF = 0 và RL = 0. Định dạng của tín hiệu trả lời này sẽ bao gồm các trường sau:

Page 65: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

65

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 VS trạng thái theo phương thẳng đứng

6.8.2.1

CC khả năng xuyên đường 6.8.2.3 Dự phòng 6 bit RI thông tin trả lời 6.8.2.2 Dự phòng 2 bit AC mã cao độ 6.6.5.4 AP địa chỉ / chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.8.2.1 VS: Trạng thái đứng: Trường đường xuống 1-bit (bít số 6) sẽ chỉ ra tình trạng của tàu bay (6.6.10.1.2).

Mã hóa 0 Có nghĩa là tàu bay trên không 1 Có nghĩa là tàu bay trên mặt đất

6.8.2.2 RI: Thông tin trả lời, không đối không. Trường đường xuống 4-bit (các bít 14-17) sẽ báo cáo khả năng tốc độ thực tối đa của tàu bay và chủng loại của tín hiệu trả lời từ tàu bay phát hỏi. Các mã sẽ thực hiện như sau:

0 1-7

Có nghĩa trả lời cuộc hỏi không đối không UF = 0 với AQ = 0, Dành riêng cho ACAS.

8-15 Có nghĩa trả lời cuộc hỏi không đối không UF = 0 với AQ = 1 và rằng: Tốc độ trên không cao nhất là như sau:

8 Không có dữ liệu về tốc độ trên không. 9 Tốc độ trên không là ≤ 140 km/h (75 kt). 10 Tốc độ trên không là ≥ 140 và ≤ 280 km/h (75 và 150 kt). 11 Tốc độ trên không là ≥ 280 và ≤ 560 km/h (150 và 300 kt). 12 Tốc độ trên không là ≥ 560 và ≤ 1.110 km/h (300 và 600 kt). 13 Tốc độ trên không là ≥ 1.110 và ≤ 2.220 km/h (600 và 1.200 kt). 14 Tốc độ trên không cao hơn 2.220 km/h (1.200 kt). 15 Không được ấn định.

6.8.2.3 CC: Khả năng liên kết ngang. Trường đường xuống 1-bit (bít số 7) sẽ chỉ ra khả năng của bộ phát đáp để hỗ trợ khả năng liên kết ngang, tức là giải mã các nội dung trong trường DS trong phát hỏi với UF = 0 và trả lời với các nội dung của thanh ghi GICB chỉ rõ trong tín hiệu trả lời tương ứng với DF = 16.

Mã hóa 0 Có ngĩa là bộ phát đáp không được hỗ trợ khả năng xuyên chéo đường. 1 Có ngĩa là bộ phát đáp hỗ trợ khả năng xuyên chéo đường.

6.8.3 Giám sát không đối không dài, định dạng đường xuống 16

1 6 9 14 20 33 89

DF VS

SL RI

AC MV AP

5 11 17 32 88 112 Trả lời này sẽ được gửi đến để trả lời phát hỏi với UF = 0 và RL = 1. Định dạng của trả lời này sẽ bao gồm các trường sau:

Trường Xem mục

Page 66: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

66

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 VS tình trạng theo phương thẳng đứng 6.8.2.1 Dự phòng 7 bit RI thông tin trả lời 6.8.2.2 Dự phòng 2 bit AC mã cao độ 6.6.5.4 MV bản tin điện văn, ACAS 6.8.3.1 AP địa chỉ / chẵn lẻ 6.3.2.1.3

6.8.3.1 MV: Bản tin, ACAS. Trường đường xuống 56-bit (các bít 33-88) sẽ chứa thông tin GICB theo yêu cầu trong trường DS của phát hỏi UF = 0 rằng đã tách các tín hiệu trả lời. Lưu ý.- Các trường MV được sử dụng bởi ACAS cho phối hợp không đối không (Xem Phụ ước 10, quyển 4 mục 4.3.8.4.2.4 của ICAO). 6.8.4 Thủ tục giao dịch không đối không Lưu ý.- Phối hợp tín hiệu phát hỏi - trả lời đối với định dạng không đối không theo các giao thức được nêu trong Bảng 5 (6.4.1.3.2.2). Bit quan trọng nhất (bit 14) của trường RI tín hiệu trả lời không đối không sẽ tái tạo giá trị của các trường AQ (bit 14) đã nhận được trong một phát hỏi với UF = 0. Nếu AQ = 0 trong phát hỏi, trường RI của tín hiệu trả lời phải có các giá trị 0. Nếu AQ = 1 trong phát hỏi, trường RI của tín hiệu trả lời phải chứa khả năng tốc độ bay thực cực đại của tàu bay như được định nghĩa trong 6.8.2.2. Để đáp ứng điều kiện UF = 0 với RL = 1 và DS ≠ 0, bộ phát đáp sẽ trả lời theo khuôn dạng đường xuống DF = 16 trong trường MV có các nội dung của thanh ghi GICB được chỉ định bởi giá trị DS. Để đáp ứng với UF = 0 với RL = 1 và DS = 0, các bộ phát đáp sẽ trả lời với DF = 16 trong trường MV của tất cả các số 0. Việc nhận được UF = 0 với DS ≠ 0 nhưng RL = 0 sẽ không có hoạt động liên kết ngang với ACAS và bộ phát đáp sẽ trả lời như quy định tại 6.8.2.2. 6.8.5 Squitter thu nhận Lưu ý.- Bộ phát đáp SSR mode S phát squitter thu nhận (giao dịch đường xuống không được yêu cầu) để cho phép thu thụ động bởi phát hỏi với búp sóng ăng ten rộng khi thu tích cực có thể gây cản trở bởi tín hiệu méo đồng bộ all-call. Các ví dụ phát hỏi như vậy là hệ thống tránh va chạm trên tàu bay và hệ thống giám sát bề mặt sân bay. 6.8.5.1 Định dạng squitter thu nhận. Các định dạng được sử dụng để phát squitter thu nhận sẽ là trả lời all-call (DF = 11) với mã nhận dạng hỏi II bằng 0. 6.8.5.2 Tốc độ squitter thu nhận. Squitter thu được sẽ được phát đi tại các khoảng ngẫu nhiên có phân bố đồng đều trong khoảng thời gian từ 0,8 tới 1,2 giây bằng cách sử dụng lượng tử hoá thời gian không lớn hơn 15 ms tuỳ thuộc vào squitter thu được trước đó, với những ngoại lệ sau đây: a) Squitter thu được dự kiến sẽ được giữ chậm nếu phát đáp trong một chu kỳ giao dịch (6.4.1); b) Squitter thu được sẽ được giữ chậm nếu một squitter mở rộng đang trong quá trình xử lý; c) Squitter thu được dự kiến sẽ được giữ chậm nếu các giao thoa chế áp lẫn nhau đang hoạt động (xem lưu ý 1 dưới đây); Hoặc d) Squitter thu được chỉ được phát đi trên mặt đất nếu các phát đáp không báo cáo dạng vị trí trên mặt đất của mode S squitter mở rộng.

Page 67: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

67

Squitter thu được sẽ không bị gián đoạn bởi các giao dịch trên các đường truyền hoặc hoạt động chế áp lẫn nhau sau khi phát squitter đã bắt đầu. Lưu ý 1.- Hệ thống chế áp lẫn nhau có thể được dùng để kết nối các thiết bị trên tàu bay đang hoạt động trên cùng một tần số để tránh nhiễu lẫn nhau. Squitter thu được trên thực tế sẽ hoạt động lại ngay sau khi chế áp lẫn nhau. Lưu ý 2.- Các loại báo cáo trên mặt đất có thể được tự động chọn lọc bởi tàu bay, hoặc bằng các lệnh từ squitter của một trạm trên mặt đất (6.8.6.7). 6.8.5.3 Lựa chọn ăng ten squitter tiếp nhận. Các bộ phát đáp đang làm việc với ăng ten phân tập (6.10.4) sẽ phát squitter thu được như sau: a) Khi đang bay (6.8.6.7), các bộ phát đáp sẽ phát squitter thu được luân phiên từ hai ăng ten; Và b) Khi ở trên mặt đất (6.8.6.7), các bộ phát đáp sẽ phát squitter thu được dưới sự kiểm soát của SAS (6.6.1.4.1 f). Nếu không có bất kỳ lệnh SAS, việc sử dụng ăng ten phía trên sẽ là mặc định. Lưu ý.- Các squitter thu được không được phát ra trên mặt đất nếu bộ phát đáp đang báo cáo theo kiểu trên mặt đất của squitter mở rộng (6.8.6.4.3). 6.8.6 Squitter mở rộng, định dạng đường xuống 17

1 6 9 33 89

DF CA AA ME PI

5 8 32 88 112 Lưu ý.- Bộ phát đáp SSR mode S sẽ phát squitter mở rộng để hỗ trợ phát quảng bá vị trí của tàu bay nhận được cho mục đích giám sát. Việc phát quảng bá theo dạng thông tin này là một hình thức giám sát phụ thuộc tự động (ADS) được gọi như là ADS - phát quảng bá (ADS-B). 6.8.6.1 Định dạng squitter mở rộng. Các định dạng được sử dụng cho squitter mở rộng sẽ là một định dạng đường xuống 112-bit (DF = 17) có chứa các trường sau đây:

Trường

Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 CA khả năng 6.5.2.2.1 AA địa chỉ đã công bố 6.5.2.2.2 Điện văn ME, squitter mở rộng 6.8.6.2 PI chẵn lẻ/ID bộ hỏi 6.3.2.1.4

Các trường PI sẽ được mã hoá với mã nhận dạng hỏi II bằng 0. 6.8.6.2 ME: Bản tin, squitter mở rộng. Trường đường xuống 56-bit (33-88) trong DF = 17 sẽ được sử dụng để phát bản tin quảng bá. Định dạng và tốc độ cập nhật cho từng thanh ghi được sử dụng để hỗ trợ squitter mở rộng (BDS 0,5; BDS 0,6; BDS 0,7; BDS 0,8; BDS 0,9; BDS 0, A) được thực hiện như quy định tại Phụ ước 10 của ICAO, quyển III, Phần I, Phụ lục 1 Chương 5. Lưu ý.- Tài liệu liên quan đến các định dạng thanh ghi của bộ phát đáp và nguồn dữ liệu nằm trong Tài liệu hướng dẫn về các dịch vụ mode S cụ thể (Doc 9688). 6.8.6.3 Các loại squitter mở rộng

Page 68: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

68

6.8.6.3.1 Squitter mở rộng trên tàu bay. Các loại squitter mở rộng trên tàu bay sử dụng định dạng DF = 17 với các nội dung của thanh ghi GICB 05 {HEX} chèn vào trong trường ME. Lưu ý.- Một yêu cầu GICB (6.6.11.2) có chứa RR = 16 và DI = 7 và RRS = 5 sẽ gây ra kết quả trả lời có chứa báo cáo vị trí tàu bay trong trường MB của nó. 6.8.6.3.1.1 SSS, trường phụ trạng thái giám sát trong ME. Bộ phát đáp sẽ báo cáo tình trạng giám sát của bộ phát đáp trong trường phụ 2-bit (38, 39) của ME khi ME có chứa báo cáo squitter vị trí tàu bay. Mã hóa

0 Có nghĩa không có thông tin trạng thái. 1 Có nghĩa bộ phát đáp báo cáo điều kiện cảnh báo thường xuyên (6.6.10.1.1.1). 2 Có nghĩa bộ phát đáp báo cáo điều kiện cảnh báo tạm thời (6.6.10.1.1.2). 3 Có nghĩa bộ phát đáp báo cáo điều kiện SPI (6.6.10.1.3).

Mã số 1 và 2 sẽ được ưu tiên hơn mã số 3. 6.8.6.3.1.2 ACS, trường phụ mã độ cao trong ME. Dưới sự kiểm soát của ATS (6.8.6.3.1.3), các bộ phát đáp sẽ báo cáo hoặc độ cao dẫn đường nhận được của nó hoặc mã độ cao khí áp trong trường phụ 12-bit (các bít 41-52) của ME khi ME có chứa một báo cáo vị trí tàu bay đang bay. Khi độ cao khí áp được báo cáo, các nội dung của ACS được thực hiện như quy định đối với trường AC 13-bit của (6.6.5.4), trừ bit thứ M (bit 26) sẽ được bỏ qua. 6.8.6.3.1.3 Kiểm soát báo cáo ACS. Bộ phát đáp báo cáo dữ liệu độ cao trong ACS sẽ phụ thuộc vào loại độ cao của trường phụ (ATS) như quy định tại 6.8.6.8.2. Việc chèn dữ liệu độ cao khí áp trong ACS khi trường ATS bằng 0. Việc phát chèn dữ liệu độ cao khí áp trong ACS sẽ bị cấm khi ATS có giá trị 1. 6.8.6.3.2. Squitter vị trí trên mặt đất. Các loại squitter mở rộng vị trí trên mặt đất sẽ sử dụng định dạng DF = 17 với nội dung của thanh ghi GICB 06 {HEX} chèn vào trong trường ME. Lưu ý.- Một yêu cầu GICB (6.6.11.2) có chứa RR = 16 và DI = 7 và RRS = 6 sẽ gây ra kết quả trả lời có chứa nội dung các báo cáo vị trí trên mặt đất trong trường MB của nó. 6.8.6.3.3 Squitter nhận dạng tàu bay. Các loại squitter mở rộng nhận dạng tàu bay sẽ sử dụng định dạng DF = 17 với nội dung của thanh ghi GICB 08 {HEX} chèn vào trong trường ME. Lưu ý.- Một yêu cầu GICB (6.6.11.2) có chứa RR = 16 và DI = 7 và RRS = 8 sẽ gây ra kết quả trả lời có chứa nội dung các báo cáo nhận dạng tàu bay trong trường MB của nó. 6.8.6.3.4. Squitter vận tốc tàu bay đang bay. Các loại squitter mở rộng vận tốc tàu bay đang bay sẽ sử dụng định dạng DF = 17 với các nội dung của thanh ghi GICB 09 {HEX} chèn vào trong trường ME. Lưu ý.- Một yêu cầu GICB (6.6.11.2) có chứa RR = 16 và DI = 7 và RRS = 9 sẽ gây ra kết quả trả lời có chứa nội dung các báo cáo vận tốc tàu bay đang bay trong trường MB của nó. 6.8.6.3.5 Squitter được điều khiển bởi một sự kiện (Event – driven Squitter). Các loại squitter mở rộng Event – driven sẽ sử dụng định dạng DF = 17 với nội dung của thanh ghi GICB 0A {HEX} chèn vào trong trường ME. Lưu ý.- Một yêu cầu GICB (6.6.11.2) có chứa RR = 16 và DI = 7 và RRS = 10 sẽ gây ra kết quả trả lời có chứa nội dung các báo cáo Event – driven trong trường MB của nó. 6.8.6.4 Tốc độ squitter mở rộng 6.8.6.4.1 Khởi tạo. Khi bật nguồn, các bộ phát đáp sẽ bắt đầu hoạt động trong chế độ mà trong đó nó chỉ phát quảng bá squitter mở rộng (6.8.5). Bộ phát đáp sẽ bắt đầu phát quảng bá squitter mở rộng vị

Page 69: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

69

trí tàu bay đang bay, vị trí trên mặt đất, vận tốc tàu bay đang bay và nhận dạng tàu bay khi dữ liệu được chèn vào các thanh ghi bộ phát đáp số 05, 06, 09 và 08 {HEX} tương ứng. Việc xác định này được lập riêng cho từng loại squitter. Khi squitter mở rộng được phát quảng bá, tốc độ phát sẽ được chỉ ra như trong các mục dưới đây. Squitter thu được sẽ báo cáo, thêm vào squitter mở rộng trừ khi squitter thu được bị hạn chế (4.5.4). Squitter thu được luôn luôn phải được báo cáo nếu vị trí hoặc vận tốc của squitter mở rộng không được báo cáo. Lưu ý 1.- Điều này ngăn chặn việc phát squitter mở rộng từ tàu bay mà không thể báo cáo vị trí, vận tốc hoặc nhận dạng. Nếu đầu vào để ghi cho một loại squitter ngừng trong 60 giây, phát quảng bá của loại squitter mở rộng sẽ gián đoạn cho đến khi việc chèn dữ liệu được tiếp tục. Lưu ý 2.- Sau khi hết thời hạn phải thoát ra (timeout) (6.8.6.6), loại squitter này có thể chứa trong trường ME tất cả các số 0. 6.8.6.4.2 Tốc độ squitter về vị trí tàu bay đang bay. Việc phát squitter về vị trí tàu bay đang bay sẽ được phát khi tàu bay đang bay (6.8.6.7) tại các khoảng ngẫu nhiên được phân bố đồng đều trong khoảng 0,4 - 0,6 giây bằng cách sử dụng lượng tử hoá thời gian không lớn hơn 15 ms so với squitter về vị trí tàu bay đang bay trước đó ngoại trừ như đã quy định tại 6.8.6.4.7. 6.8.6.4.3 Tốc độ phát squitter về vị trí trên mặt đất. Việc phát tốc độ squitter về vị trí trên mặt đất sẽ được phát khi tàu bay trên bề mặt sân bay (6.8.6.7) sử dụng một trong hai tốc độ tùy thuộc vào tốc độ squitter cao hay thấp đã được lựa chọn (6.8.6.9). Khi tốc độ squitter cao đã được chọn squitter về vị trí trên mặt đất sẽ được phát tại các khoảng thời gian ngẫu nhiên được phân bố đồng đều trong khoảng 0,4 - 0,6 giây bằng cách sử dụng lượng tử hoá thời gian không lớn hơn 15 ms so với squitter về vị trí trên mặt đất trước đó (gọi là tốc độ cao). Khi tốc độ squitter thấp được lựa chọn squitter về vị trí trên mặt đất sẽ được phát ra tại các khoảng thời gian ngẫu nhiên được phân bố đồng đều trong khoảng thời gian từ 4,8 đến 5,2 giây bằng cách sử dụng lượng tử hoá theo khoảng thời gian không lớn hơn 15 ms so với squitter về vị trí trên mặt đất trước đó (gọi là tốc độ thấp). Các ngoại lệ về tốc độ phát được xác định tại 6.8.6.4.7. 6.8.6.4.4 Tốc độ squitter về nhận dạng tàu bay. Việc phát squitter về nhận dạng tàu bay sẽ được phát ra tại các khoảng ngẫu nhiên được phân bố đồng đều trong khoảng 4,8 - 5,2 giây bằng cách sử dụng lượng tử hoá thời gian không lớn hơn 15 ms so với squitter nhận dạng tàu bay trước đó khi tàu bay báo cáo dạng squitter vị trí tàu bay đang bay hoặc khi tàu bay báo cáo dạng squitter vị trí tàu bay trên bề mặt sân bay và tốc độ squitter trên bề mặt sân bay cao đã được chọn. Khi dạng squitter về vị trí tàu bay trên bề mặt sân bay được báo cáo với tốc độ squitter trên bề mặt sân bay squitter thấp về nhận dạng tàu bay sẽ được phát ra tại các khoảng ngẫu nhiên được phân bố đồng đều trong khoảng thời gian 9,8 - 10,2 giây sử dụng lượng tử hoá thời gian không lớn hơn 15 ms so với squitter nhận dạng trước đó. Các ngoại lệ về tốc độ phát được xác định tại 6.8.6.4.7. 6.8.6.4.5 Tốc độ squitter vận tốc tàu bay đang bay. Việc phát squitter về nhận dạng tàu bay sẽ được phát ra tại các khoảng ngẫu nhiên được phân bố đồng đều trên phạm vi 0,4 - 0,6 giây cách sử dụng lượng tử hoá thời gian < 15 ms liên quan tới squitter vận tốc tàu bay đang bay trước đó, với trường hợp ngoại lệ được quy định tại 6.8.6.4.7. 6.8.6.4.6 Tốc độ squitter event-driven. Squitter event-driven sẽ được phát đi một lần, tại thời điểm đó thanh ghi GICB 0A {HEX} được tải ra, trong khi quan sát các điều kiện giữ chậm quy định tại 6.8.6.4.7. Tốc độ phát tối đa đối với squitter event-driven sẽ bị giới hạn bởi phát đáp đến hai lần mỗi giây. Nếu một bản tin được chèn vào thanh ghi event-driven và không được phát do tốc độ bị giới hạn, nó sẽ gửi lại và phát đi khi điều kiện tốc độ giới hạn bị loại bỏ. Nếu một bản tin mới nhận được trước khi phát được phép, nó sẽ ghi đè lên bản tin trước đó. Lưu ý.- Tốc độ phát squitter và thời gian của phát squitter là ứng dụng phụ thuộc. Lựa chọn thực hiện cho mỗi ứng dụng phải tính đến nhiễu (Tài liệu hướng dẫn về hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR) (Doc 9684), đề cập đến trong chương 8). 6.8.6.4.7 Phát bị giữ chậm. Phát squitter mở rộng sẽ bị giữ chậm trong các trường hợp sau đây:

Page 70: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

70

a) Nếu phát đáp là trong một chu kỳ giao dịch (6.4.1); b) Nếu việc thu nhận hoặc một kiểu khác của squitter mở rộng là đang được xử lý ; Hoặc c) Nếu bộ triệt nhiễu lẫn nhau đang hoạt động. Các squitter bị giữ chậm sẽ được phát đi ngay khi bộ phát đáp trở nên sẵn sàng. 6.8.6.5 Lựa chọn ăng ten squitter mở rộng. Phát đáp làm việc với ăng ten phân tập (6.10.4) sẽ phát squitter mở rộng như sau: a) Khi tàu bay đang bay (6.8.6.7), các phát đáp sẽ phát từng loại squitter mở rộng luân phiên từ cả hai ăng ten; Và b) Khi tàu bay trên bề mặt sân bay (6.8.6.7), các phát đáp sẽ phát squitter mở rộng dưới sự kiểm soát của SAS (6.6.1.4.1 f). Nếu không có bất kỳ lệnh SAS, việc sử dụng ăng ten ở phía trên là điều kiện mặc định. 6.8.6.6 Hết thời hạn ghi. Phát đáp sẽ xoá tất cả 56-bit thông tin về vị trí tàu bay đang bay, vị trí trên bề mặt sân bay, trạng thái squitter và thông tin vận tốc tàu bay đang bay tại các thanh ghi của bộ phát đáp 05, 06, 07 và 09 {HEX} nếu các thanh ghi đó không được cập nhật trong vòng hai giây tính từ bản tin cập nhật trước đó. Việc hết thời gian này sẽ xác định riêng cho mỗi thanh ghi. Lưu ý 1.- Việc kết thúc phát quảng bá squitter mở rộng được thực hiện như quy định tại Phụ ước 10 ICAO, quyển III, phần I. Lưu ý 2.- Các thanh ghi được xoá để ngăn chặn các báo cáo về vị trí, vận tốc và thông tin tốc độ squitter đã cũ. 6.8.6.7 Việc xác định trạng thái tàu bay đang bay / trên mặt đất. Tàu bay với phương tiện tự động xác định điều kiện trên mặt đất sẽ sử dụng đầu vào này để lựa chọn hoặc bản tin báo cáo tàu bay đang bay hay bản tin báo cáo trên bề mặt sân bay. Tàu bay không có phương tiện này sẽ báo cáo bản tin loại tàu bay đang bay. Tàu bay có hoặc không có phương tiện tự động xác định điều kiện trên mặt đất sẽ sử dụng các loại bản tin về vị trí như được nhận lệnh bởi các mã kiểm soát trong TCS (6.6.1.4.1 f). Sau kết thúc lệnh TCS, việc kiểm soát các phát hiện tàu bay đang bay / trạng thái trên bề mặt sân bay sẽ trở lại theo các cách thức mô tả ở trên. Lưu ý.- Squitter mở rộng của trạm mặt đất sẽ xác định trạng thái tàu bay đang bay hoặc trên bề mặt sân bay bằng cách giám sát vị trí tàu bay, cao độ và tốc độ mặt đất. Tàu bay được xác định trên mặt đất mà không báo cáo loại bản tin vị trí trên mặt đất thì sẽ được ra lệnh từ báo cáo định dạng trên bề mặt qua TCS (6.6.1.4.1 f). Sự trở lại bình thường đối với loại bản tin vị trí trên không này thông qua một lệnh trên mặt đất để báo cáo các loại bản tin tàu bay đang bay. Để đảm bảo tránh bị mất liên lạc sau khi cất cánh, các lệnh để thiết lập và báo cáo bản tin vị trí trên mặt đất sẽ tự động hết hạn. 6.8.6.8 Báo cáo tình trạng squitter. Một yêu cầu GICB (6.6.11.2) có chứa RR = 16 và DI = 7 và RRS = 7 sẽ gây ra kết quả trả lời bao gồm các báo cáo tình trạng squitter trong trường MB của nó. 6.8.6.8.1 TRS, Trường phụ tốc độ phát trong MB. Các bộ phát đáp sẽ báo cáo năng lực của tàu bay về tự động xác định tốc độ squitter trên bề mặt sân bay của nó và tốc độ squitter hiện hành trong trường phụ 2-bit (33, 34) của MB.

Mã hóa 0 Có nghĩa là không có khả năng xác định tự động tốc độ squitter trên mặt đất. 1 Có nghĩa là tốc độ cao squitter trên mặt đất đã được chọn. 2 Có nghĩa là tốc độ thấp squitter trên mặt đất đã được chọn.

Page 71: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

71

3 Không được gán. Lưu ý 1.- Tốc độ squitter cao và thấp được xác định trên tàu bay. Lưu ý 2.- Tốc độ thấp được sử dụng khi tàu bay đứng yên và tốc độ cao được sử dụng khi tàu bay đang chuyển động. Để biết chi tiết về cách thức "chuyển động" được xác định, xem định dạng dữ liệu của thanh ghi 0716 trong Tài liệu hướng dẫn về các quy định kỹ thuật đối với các dịch vụ mode S và squitter mở rộng (Doc 9871). 6.8.6.8.2 ATS, trường phụ dạng độ cao trong MB. Bộ phát đáp sẽ báo cáo các loại độ cao đang được cung cấp trong squitter mở rộng vị trí tàu bay đang bay trong trường phụ 1-bit (35) của MB khi trả lời có chứa các nội dung thanh ghi phát đáp 07 {HEX}.

Mã hóa

0 Có nghĩa là độ cao khí áp sẽ được báo cáo trong ACS (6.8.6.3.1.2) của thanh ghi 05 {HEX} bộ phát đáp.

1 Có nghĩa là độ cao dẫn đường (navigation-derived) sẽ được báo cáo trong ACS (6.8.6.3.1.2) của thanh ghi 05 {HEX} bộ phát đáp.

Lưu ý.- Để biết chi tiết của nội dung thanh ghi phát đáp 05 {HEX} và 07 {HEX} xem Phụ ước 10, quyển III, phần I, Phụ lục 1 của Chương 5. 6.8.6.9 Kiểm soát tốc độ squitter trên bề mặt sân bay. Tốc độ squitter trên bề mặt sân bay sẽ được xác định như sau: a) Các nội dung của TRS sẽ được đọc một lần trong mỗi một giây. Nếu giá trị của TRS là 0 hay 1, bộ phát đáp sẽ phát squitter trên bề mặt sân bay ở tốc độ cao. Nếu giá trị của TRS là 2, bộ phát đáp sẽ phát squitter trên bề mặt sân bay ở tốc độ thấp; b) Tốc độ squitter được xác định thông qua TRS sẽ bị ghi đè bởi các lệnh nhận được thông qua RCS (6.6.1.4.1 f). Mã RCS 1, sẽ làm cho bộ phát đáp squitter ở tốc độ cao trong 60 giây. Mã RCS 2 sẽ làm cho bộ phát đáp squitter ở tốc độ thấp trong 60 giây. Những lệnh này sẽ có thể được làm mới cho một chu kỳ 60 giây trước khi kết thúc chu kỳ trước; Và c) Sau khi kết thúc và không có mã RCS 1 và 2, điều khiển sẽ trở về TRS. 6.8.6.10 Mã hóa vĩ độ / kinh độ bằng cách sử dụng báo cáo vị trí rút gọn (CPR). Squitter mở rộng mode S sử dụng báo cáo vị trí rút gọn (CPR) để mã hóa vĩ độ và kinh độ đưa vào bản tin một cách hiệu quả. Lưu ý.- Phương pháp sử dụng để mã hóa / giải mã CPR sẽ được thực hiện theo các phương trình tại Phụ ước 10, quyển III, phần I, Phụ lục 1 của Chương 5. 6.8.6.11 Chèn dữ liệu. Khi bộ phát đáp xác định rằng đã đến lúc phát squitter vị trí tàu bay, nó sẽ chèn giá trị độ cao khí áp hiện thời (trừ khi bị ngăn cấm bởi trường phụ ATS, xem tại 6.8.6.8.2) và tình trạng giám sát vào trường thích hợp của thanh ghi 05 {HEX}. Nội dung của thanh ghi này sẽ được chèn vào trường ME của định dạng DF = 17 và phát đi. Lưu ý.- Việc chèn theo kiểu này đảm bảo rằng squitter chứa độ cao và tình trạng giám sát cuối cùng và rằng việc đọc ra tại thanh ghi trên mặt đất sẽ lấy chính xác cùng một thông tin như nhau như trong trường AC của trả lời mode S. 6.8.7 Squitter mở rộng / bổ sung, định dạng đường xuống 18

Page 72: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

72

10010 CF:3 PI:24

Lưu ý 1.- Định dạng này cung cấp phát quảng bá bản tin ADS-B squitter mở rộng bởi thiết bị không phát đáp, tức là nó không được tích hợp vào phát đáp mode S. Một định dạng khác được sử dụng để xoá nhận dạng bộ không phát đáp này trong trường hợp ngăn chặn ACAS II hoặc trạm mặt đất dùng squitter mở rộng khi cố gắng phát hỏi những thiết bị này. Lưu ý 2.- Định dạng này cũng được sử dụng để phát điện ADS-B mặt đất liên quan đến các dịch vụ như phát thông tin về tình hình không lưu (TIS-B). Lưu ý 3.- Định dạng phát đường lên DF = 18 được định nghĩa bằng giá trị của trường CF. 6.8.7.1 Định dạng bổ sung ES. Định dạng này được sử dụng để bổ sung ES phải là định dạng đường xuống 112-bit (DF = 18) có chứa các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 CF trường điều khiển 6.8.7.2 PI chẵn lẻ / ID nhận dạng hỏi 6.3.2.1.4

Trường PI sẽ được mã hoá với mã nhận dạng hỏi II bằng 0. 6.8.7.2 Trường điều khiển. Trường đường xuống 3-bit (các bít 6-8) trong DF = 18 sẽ được sử dụng để xác định định dạng của 112-bit phát như sau:. Mã 0 = Các thiết bị ADS-B ES/NT báo cáo địa chỉ tàu bay 24 bits trong trường AA (xem 6.8.7). Mã 1 = Dự trữ cho Các thiết bị ADS-B ES/NT sử dụng kỹ thuật khác trong trường AA (xem 6.8.7.3). Mã 2 = Định dạng điện văn chuẩn TIS-B. Mã 3 = Định dạng điện văn hướng TIS-B. Mã 4 = Dự trữ cho các điện văn quản lý TIS-B. Mã 5 = Các điện văn TIS-B phát lại ADS-B sử dụng những kỹ thuật địa chỉ khác trong trường AA. Mã 6 = Phát thanh lại ADS-B sử dụng chính loại mã code và định dạng điện văn như đã định nghĩa

cho các điện văn DF = 17. Mã 7 = Dự trữ. Lưu ý 1.- Các nhà chức trách hàng không muốn gán địa chỉ cho các thiết bị ES/NT để bổ sung cho địa chỉ 24 bít được quy định bởi ICAO (Phụ ước 10, quyển III, phần I, chương 9) để tăng thêm số địa chỉ 24 bít. Lưu ý 2.- Các địa chỉ không do ICAO quy định không định dùng cho quốc tế. 6.8.7.3 ADS-B đối với các thiết bị squitter mở rộng / khong dùng phát đáp (ES/NT)

10010 CF:3 AA:24 ME:56 PI:24

6.8.7.3.1 Khuôn dạng ES/NT. Khuôn dạng ES/NT dùng cho ES/NT sẽ là định dạng đường xuống 112-bít (DF = 18) chứa các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 CF trường điều khiển = 0 6.8.7.2 Địa chỉ AA được công bố 6.5.2.2.2 Điện văn ME, squitter mở rộng 6.8.6.2

Page 73: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

73

PI chẵn lẻ / ID nhận dạng hỏi 6.3.2.1.4 Trường PI sẽ được mã hoá với mã nhận dạng hỏi II bằng 0. 6.8.7.3.2 Các loại squitter ES / NT 6.8.7.3.2.1 Squitter vị trí tàu bay đang bay. Loại squitter ES/NT vị trí tàu bay đang bay sẽ sử dụng định dạng DF = 18 với các định dạng cho thanh ghi 05 {HEX} như được định nghĩa trong 6.8.6.2 được chèn vào trong trường ME. 6.8.7.3.2.2 Squitter vị trí trên bề mặt sân bay. Loại squitter ES/NT vị trí trên bề mặt sân bay sẽ sử dụng định dạng DF = 18 với các định dạng cho thanh ghi 06 {HEX} như được định nghĩa trong 6.8.6.2 chèn vào trong trường ME. 6.8.7.3.2.3 Squitter nhận dạng tàu bay. Loại squitter ES/NT nhận dạng tàu bay sẽ sử dụng định dạng DF = 18 với các định dạng cho thanh ghi 08 {HEX} như được định nghĩa trong 6.8.6.2 chèn vào trong trường ME. 6.8.7.3.2.4 Squitter vận tốc tàu bay đang bay. Loại squitter ES/NT vận tốc tàu bay đang bay sẽ sử dụng định dạng DF = 18 với các định dạng cho thanh ghi 09 {HEX} như được định nghĩa trong 6.8.6.2 chèn vào trong trường ME. 6.8.7.3.2.5 Event-driven squitter. Loại event-driven ES/NT sẽ sử dụng định dạng DF = 18 với các định dạng cho thanh ghi 0A {HEX} như được định nghĩa trong 6.8.6.2 chèn vào trong trường ME. 6.8.7.3.3 Tốc độ squitter ES/NT 6.8.7.3.3.1 Khởi tạo. Khi bật nguồn, thiết bị không phát đáp sẽ bắt đầu hoạt động ở chế độ không phát quảng bá bất kỳ squitters nào. Các thiết bị không phát đáp sẽ bắt đầu phát quảng bá ES/NT squitters đối với vị trí tàu bay đang bay, vị trí tàu bay trên mặt sân bay, vận tốc tàu bay đang bay và nhận dạng tàu bay khi dữ liệu có sẵn trong trường ME của các loại squitter đó. Công việc này được thực hiện riêng cho từng loại squitter. Khi ES/NT squitter phát sóng quảng bá, tốc độ phát sẽ được thực hiện như đã chỉ ra trong 6.8.6.4.2 đến 6.8.6.4.6. Lưu ý 1.- Điều này ngăn chặn việc phát của squitter mở rộng từ tàu bay mà không thể báo cáo vị trí, vận tốc hoặc nhận dạng. Nếu đầu vào các thanh ghi của các loại squitter ngừng trong 60 giây, phát quảng bá đối với loại squitter mở rộng này sẽ dừng cho đến khi chèn dữ liệu trở lại. Lưu ý 2.- Sau khi kết thúc (6.8.7.6) loại squitter này có thể chứa trường ME gồm tất cả các số 0. 6.8.7.3.3.2 Giữ chậm lại việc phát sóng. Phát squitter ES/NT sẽ bị giữ chậm nếu thiết bị không phát đáp bận phát quảng bá một trong những loại squitter khác. 6.8.7.3.3.2.1 Các squitter bị giữ chậm sẽ được phát đi ngay sau khi thiết bị không phát đáp trở nên sẵn sàng. 6.8.7.3.3.3 Lựa chọn ăng ten ES/NT. Thiết bị không phát đáp làm việc với ăng ten phân tập (6.10.4) sẽ phát squitter ES/NT như sau: a) Khi đang bay (6.8.6.7) thiết bị không phát đáp sẽ phát từng loại squitter ES/NT luân phiên nhau từ hai ăng ten; Và b) Khi ở trên mặt đất (6.8.6.7) thiết bị không phát đáp sẽ phát squitter ES/NT sử dụng ăng ten phía trên. 6.8.7.3.3.4 Quá hạn ghi. Thiết bị không phát đáp sẽ xoá tất cả 56 bit của các vị trí trên không, vị trí trên bề mặt sân bay và ghi vận tốc được sử dụng cho các bản tin này nếu các thanh ghi này không được

Page 74: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

74

cập nhật trong vòng 2 giây so với bản cập nhật trước. Việc quá hạn này được xác định riêng cho mỗi một thanh ghi. Lưu ý 1.- Việc kết thúc phát quảng bá squitter mở rộng được thực hiện như quy định tại Phụ ước 10, quyển III, Phần I, Phụ lục của chương 5.2.4.3. Lưu ý 2.- Các thanh ghi được xoá để ngăn chặn các báo cáo thông tin vị trí và vận tốc đã lỗi thời. 6.8.7.3.3.5 Xác định trạng thái tàu bay đang bay / trên bề mặt sân bay. Tàu bay với phương tiện tự động xác định điều kiện trên mặt đất sẽ sử dụng đầu vào này để lựa chọn hoặc loại bản tin báo cáo các tàu bay đang bay hay các loại bản tin tàu bay trên bề mặt sân bay. Tàu bay không có phương tiện này phải báo cáo bản tin loại tàu bay đang bay. 6.8.7.3.3.6 Kiểm soát tốc độ squitter trên bề mặt sân bay. Thuật toán một lần trong một giây đối với tàu bay chuyển động được chỉ định trong Bảng 7 của Phụ ước 10, quyển III, Phần I, Phụ lục 1 của Chương 5 sẽ được thực thi. Tốc độ squitter trên bề mặt sân bay sẽ được thiết lập phù hợp với kết quả của thuật toán này. 6.8.8 Ứng dụng squitter mở rộng trong quân sự, định dạng đường xuống 19

10011 AF:3

Lưu ý.- Định dạng này hỗ trợ phát quảng bá bản tin của ADS-B squitter mở rộng hỗ trợ các ứng dụng quân sự. Một định dạng riêng được sử dụng để phân biệt các squitter mở rộng từ bản tin ADS-B tiêu chuẩn thiết lập phát quảng bá sử dụng DF = 17 hoặc 18. 6.8.8.1 Định dạng dùng cho tàu bay quân sự. Các định dạng này được sử dụng cho DF = 19 sẽ là định dạng đường xuống 112-bit có chứa các sau các trường sau:

Trường Xem mục

DF định dạng đường xuống 6.3.2.1.2 AF trường điều khiển 6.8.8.2

6.8.8.2 Trường ứng dụng. Trường đường xuống 3-bit (các bít 6-8) trong DF = 19 sẽ được sử dụng để xác định định dạng của 112-bit phát đi. Code 0 đến 7 = Để dự trữ 6.8.9 Tốc độ phát cực đại squitter mở rộng 6.8.9.1 Tổng số squitter mở rộng tối đa (DF = 17, 18 hoặc 19) được phát ra bởi bất kỳ squitter mở rộng nào sẽ không quá 6,2 lần trên giây ngoại trừ các trường hợp đã được chỉ ra tại 6.8.9.2. 6.9 Giao thức nhận dạng tàu bay 6.9.1 Báo cáo nhận dạng tàu bay. Một yêu cầu Comm-B khởi tạo trên mặt đất (6.6.11.2) có chứa RR = 18 và DI ≠ 7 hoặc DI = 7 và RRS = 0 sẽ gây ra những tín hiệu trả lời có chứa nhận dạng tàu bay trong trường MB của nó. 6.9.1.1 AIS, trường phụ nhận dạng tàu bay tại MB. Bộ phát đáp sẽ báo cáo việc nhận dạng tàu bay trong trường phụ AIS 48-bit (các bít 41-88) của MB. Việc phát nhận dạng tàu bay sẽ được nằm trong kế hoạch bay. Khi không có kế hoạch chuyến bay, việc ghi nhãn hiệu của tàu bay sẽ được chèn vào trường phụ này. Lưu ý.- Khi đăng ký tàu bay được sử dụng, nó được phân loại theo “dữ liệu trực tiếp cố định”

Page 75: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

75

(6.10.5.1.1). Khi loại khác của nhận dạng tàu bay được sử dụng, nó được phân loại theo “dữ liệu trực tiếp thay đổi” (6.10.5.1.3). 6.9.1.2 Mã của trường phụ AIS. Các trường phụ AIS sẽ được mã hoá như sau:

33 41 47 53 59 65 71 77 83

BDS Ký tự 1 Ký tự 2 Ký tự 3 Ký tự 4 Ký tự 5 Ký tự 6 Ký tự 7 Ký tự 8

40 46 52 58 64 70 76 82 88 Lưu ý.- Mã nhận dạng tàu bay được cung cấp tới tám ký tự. Mã BDS cho bản tin nhận dạng tàu bay sẽ có BDS1 = 2 (các bít 33-36) và BDS2 = 0 (các bít 37-40). Mỗi ký tự sẽ được mã hoá thành 6-bit con, của bảng chữ cái quốc tế số 5 (IA-5) như minh họa trong Bảng 7. Các mã ký tự được truyền đi với đơn vị đầu tiên bậc cao (b6) và báo cáo nhận dạng tàu bay sẽ được phát với ký tự đầu tiên bên trái. Ký tự sẽ được mã hoá liên tiếp mà không cần can thiệp bởi dấu cách. Một vài khoảng ký tự chưa sử dụng ở cuối trường phụ có chứa ký tự dấu cách.

Bảng 7 - Mã hóa ký tự cho việc phát các nhận dạng tàu bay bằng đường truyền dữ liệu

(tập hợp con của bộ mã IA-5 - xem 6.9.1.2)

b6 0 0 1 1

b5 0 1 0 1

b4 b3 b2 b1

0 0 0 0 P SP 0

0 0 0 1 A Q 1

0 0 1 0 B R 2

0 0 1 1 C S 3

0 1 0 0 D T 4

0 1 0 1 E U 5

0 1 1 0 F V 6

0 1 1 1 G W 7

1 0 0 0 H X 8

1 0 0 1 I Y 9

1 0 1 0 J Z

1 0 1 1 K

1 1 0 0 L

1 1 0 1 M

1 1 1 0 N

1 1 1 1 O

6.9.1.3 Báo cáo khả năng nhận dạng tàu bay. Các bộ phát đáp đáp ứng yêu cầu khởi tạo trên mặt đất để nhận dạng tàu bay sẽ báo cáo khả năng này trong báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu (6.6.10.2.2.2) bằng cách đặt bit 33 của trường phụ MB bằng 1. 6.9.1.4 Thay đổi nhận dạng tàu bay. Nếu việc báo cáo nhận dạng tàu bay trong trường phụ AIS được thay đổi trong chuyến bay, bộ phát đáp sẽ báo cáo nhận dạng mới từ mặt đất bằng việc sử dụng giao thức bản tin phát quảng bá Comm-B của 6.6.11.4. 6.10 Các đặc tính chủ yếu của hệ thống phát đáp mode S SSR

Page 76: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

76

6.10.1 Độ nhạy và dải động của bộ phát đáp. Độ nhạy của bộ phát đáp sẽ được định nghĩa như là mức đầu vào của tín hiệu phát hỏi và tỷ lệ phần trăm của tín hiệu trả lời tương ứng. Chỉ tín hiệu trả lời đúng có chứa mẫu bit yêu cầu đối với phát hỏi nhận được sẽ được tính. Dựa vào phát hỏi mà yêu cầu tín hiệu trả lời tuân theo mục 6.4, mức kích hoạt tối thiểu, MTL, sẽ xác định như là mức công suất đầu vào nhỏ nhất cho 90 % tỷ số trả lời/phát hỏi. Các MTL sẽ là -74 dBm ± 3 dBm. Các tỷ số trả lời / phát hỏi của bộ phát đáp mode S sẽ là: a) Ít nhất 99 % cho các mức tín hiệu đầu vào giữa 3 dB ở trên MTL và -21dBm; và b) Không quá 10 % tại các mức tín hiệu đầu vào dưới -81 dBm. Lưu ý.- Độ nhạy của bộ phát đáp và công suất đầu ra được mô tả trong phần này về mức tín hiệu tại đầu cuối của ăng ten. Điều này cho phép nhà thiết kế tự do sắp xếp việc cài đặt, tối ưu hóa chiều dài cáp và thiết kế máy thu - phát và không loại trừ các thành phần thu và / hoặc phát trở thành một phần không tách rời của khối ăng ten. 6.10.1.1 Tỷ lệ trả lời khi nhiễu. Lưu ý.- Các đoạn sau đây đưa ra các biện pháp hoạt động của bộ phát đáp mode S khi có nhiễu trong xung phát hỏi mode A/C. 6.10.1.1.1 Tỷ lệ trả lời khi có xung nhiễu. Cho một tín hiệu phát hỏi mode S mà yêu cầu tín hiệu trả lời (6.4), tỷ lệ trả lời của bộ phát đáp sẽ ít nhất là 95 % khi có xung nhiễu trong xung phát hỏi mode A/C nếu mức xung nhiễu là 6 dB hoặc thấp hơn mức tín hiệu đối với tín hiệu vào mode S giữa -68 dBm và -21 dBm và xung nhiễu trùng lên xung P6 của phát hỏi mode S ở bất kỳ nơi nào sau đảo pha đồng bộ. Dưới các điều kiện tương tự, tỷ lệ trả lời sẽ ít nhất là 50 % nếu mức xung nhiễu là 3 dB hoặc thấp hơn mức độ tín hiệu. 6.10.1.1.2 Tỷ lệ trả lời khi có nhiễu cặp xung. Cho một tín hiệu phát hỏi mà yêu cầu một trả lời (6.4), tỷ lệ trả lời của một phát đáp sẽ ít nhất là 90 % khi nhiễu cặp xung P1 – P2 nếu mức độ của các cặp xung nhiễu là 9 dB hoặc thấp hơn mức tín hiệu vào đối với mức độ tín hiệu đầu vào giữa -68 dBm và -21 dBm và xung P1 của cặp xung nhiễu xảy ra không sớm hơn xung P1 của tín hiệu mode S. 6.10.1.1.3 Tỷ lệ trả lời khi có nhiễu không đồng bộ mức độ thấp. Đối với tất cả các tín hiệu nhận được trong khoảng -65 dBm và -21 dBm và cho một tín hiệu phát hỏi mode S yêu cầu tín hiệu trả lời theo 6.4 và nếu không điều kiện khóa có hiệu lực, bộ phát đáp sẽ trả lời đúng với ít nhất là 95 % tỷ lệ trả lời khi có nhiễu không đồng bộ. Nhiễu không đồng bộ sẽ được thực hiện để có xung phát hỏi mode A/C xảy ra ở tất cả các tỷ lệ lặp lại lên đến 10.000 Hz ở mức 12 dB hoặc dưới mức của tín hiệu mode S. Lưu ý.- Xung như vậy có thể kết hợp với xung P1 và P2 của phát hỏi mode S để tạo thành phát hỏi mode A/C only all – call. Phát đáp mode S sẽ không trả lời phát hỏi mode A/C only all – call. Xung trước cũng có thể kết hợp với xung P2 của phát hỏi mode S để tạo thành phát hỏi mode A hoặc mode C. Tuy nhiên, các cặp xung P1 - P2 của đoạn đầu mode S sẽ ưu tiên (6.4.1.1.1). Giải mã mode S là quá trình độc lập với mode A hoặc mode C và quá trình giải mã và phát hỏi mode S là chấp nhận. 6.10.1.1.4 Tỷ lệ trả lời khi có nhiễu mức độ thấp trong giải sóng mang. Khi có nhiễu sóng mang tại tần số 1.030 ± 0,2 MHz ở mức 20 dB hoặc cao hơn mức hỏi mode A/C hoặc mode S, bộ phát đáp phải trả lời đúng ít nhất là 90% số lần hỏi. 6.10.1.1.5 Đáp ứng sai (Spurious response) 6.10.1.1.5.1 Đối với các thiết bị được cấp phép sau ngày 1/1/2011, đáp ứng sai mode A/C do phát hỏi mức thấp phải không được nhỏ hơn:

a) Trung bình là 1% trong dải tín hiệu hỏi từ -81 dBm và mức MTL mode S; và

Page 77: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

77

b) Tối đa là 3% tại bất cứ mức nào trong dải tín hiệu hỏi từ -81 dBm và mức MTL mode S. 6.10.2 Công suất xung đỉnh bộ phát đáp. Công suất xung đỉnh của mỗi xung trong tín hiệu trả lời sẽ: a) Không được ít hơn 18,5 dBW đối với tàu bay không có khả năng hoạt động ở độ cao vượt quá 4.570 m (15.000 ft); b) Không được ít hơn 21,0 dBW đối với tàu bay có khả năng hoạt động trên 4.570 m (15.000 ft); c) Không được ít hơn 21,0 dBW đối với tàu bay với tốc độ bay tối đa vượt quá 324 km/h (175 kt); Và d) Không vượt quá 27,0 dBW. 6.10.2.1 Công suất đầu ra bộ phát đáp ở trạng thái không hoạt động. Khi bộ phát đáp ở trạng thái không hoạt động với công suất xung đỉnh tại tần số 1.090 MHz ± 3 MHz không được vượt quá -50 dBm. Trạng thái không hoạt động được xác định bao gồm toàn bộ khoảng thời gian ít hơn 10 μs chu kỳ chuyển tiếp trước xung đầu tiên và sau xung phát cuối cùng. Lưu ý.- Công suất đầu ra bộ phát đáp ở trạng thái không hoạt động là hạn chế trong trường hợp này để đảm bảo rằng tàu bay, khi nằm gần tới 185 m (0,1 NM) cách bộ phát hỏi mode A/C hoặc mode S, không gây nhiễu cho thiết bị lắp đặt tại đó. Trong một số ứng dụng của mode S, ví dụ cảnh báo chống va chạm tàu bay, thu và phát ở tần số 1.090 MHz trên cùng một tàu bay, có thể cần phải tiếp tục hạn chế công suất đầu ra bộ phát đáp ở trạng thái không hoạt động. 6.10.2.2 Phát xạ sai (Spurious emission radiation) Phát xạ sóng cao tần (CW) không được vượt quá 70 dB so với 1 W. 6.10.3 Các đặc tính riêng 6.10.3.1 Triệt (nén) cánh sóng biên mode S. Lưu ý.- Triệt cánh sóng biên của định dạng mode S xảy ra khi một xung P5 phủ chùm lên vị trí của đảo pha đồng bộ xung P6, gây ra việc máy phát đáp không nhận ra tín hiệu phát hỏi (6.4.1.1.3). Đối với tín hiệu hỏi mode S yêu cầu trả lời, bộ phát đáp sẽ phải: a) Tất cả các mức tín hiệu giữa MTL +3 dB và -21dBm, có một tỷ lệ tín hiệu trả lời ít hơn 10 % nếu biên độ nhận được của xung P5 vượt quá biên độ nhận được của xung P6 là 3 dB hoặc lớn hơn; b) Tất cả các mức tín hiệu giữa MTL +3 dB và -21dBm, có một tỷ lệ trả lời ít nhất là 99 % nếu biên độ nhận được của xung P6 vượt quá biên độ nhận được của xung P5 bằng 12 dB hoặc nhiều hơn. 6.10.3.2 Thời gian chết của mode S. Thời gian chết được định nghĩa là khoảng thời gian bắt đầu vào cuối mỗi tín hiệu phát trả lời và kết thúc nhận khi phát đáp đã lấy lại độ nhậy trong vòng 3 dB của mức MTL. Các bộ phát đáp mode S phải có thời gian chết không lớn hơn 125 μs. 6.10.3.3 Bão hoà máy thu mode S. Máy thu của bộ phát đáp sẽ bị bão hoà theo 5.7.7.1 khi nhận được bất cứ xung nào có độ rộng hơn 0,7 μs. 6.10.3.3.1 Phục hồi sau bão hoà. Phục hồi sau bão hoà sẽ bắt đầu tại sườn sau của mỗi xung của tín hiệu nhận được và sẽ xảy ra với tốc độ được quy định tại 5.7.7.2, miễn là không có tín hiệu trả lời hoặc truyền phát dữ liệu được thực hiện để đáp ứng các tín hiệu thu được. 6.10.3.4 Phục hồi sau khi phát hỏi mode S mà không kích hoạt trả lời. 6.10.3.4.1 Phục hồi sau một lần hỏi mode S.

Page 78: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

78

6.10.3.4.1.1 Bộ phát đáp sẽ phục hồi độ nhạy đến mức 3 dB MTL không muộn hơn 128 μs sau khi nhận được đảo pha đồng bộ tiếp sau tín hiệu phát hỏi mode S không được chấp nhận (6.4.1.2) hoặc được chấp nhận nhưng không yêu cầu phải trả lời. 6.10.3.4.1.2 Tất cả các phát đáp mode S được lắp đặt sau ngày 01/01/1999 sẽ phải phục hồi độ nhạy đến mức 3 dB MTL không muộn hơn 45 μs sau khi nhận được đảo pha đồng bộ tiếp sau phát hỏi mode S không được chấp nhận (6.4.1.2) hoặc được chấp nhận nhưng không yêu cầu phải trả lời. 6.10.3.4.2 Phục hồi sau phát hỏi mode S Comm-C. Phát đáp mode S với khả năng Comm-C sẽ phục hồi độ nhạy đến mức 3 dB MTL không muộn hơn 45 μs sau khi nhận được đảo pha đồng bộ, sau khi chấp nhận tín hiệu phát hỏi Comm-C mà không cần phải trả lời. 6.10.3.5 Tín hiệu trả lời mode S không mong muốn. Phát đáp mode S sẽ không tạo ra tín hiệu trả lời mode S không mong muốn thường xuyên hơn mỗi lần trong 10 giây. Việc lắp đặt trên tàu bay sẽ được thực hiện để đạt được các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn khi tất cả các thiết bị gây nhiễu được lắp đặt trên cùng một tàu bay hoạt động ở mức độ nhiễu tối đa. 6.10.3.6 Giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời Lưu ý.- Giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời được quy định riêng cho mode A và C và cho mode S. 6.10.3.6.1 Giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời mode S. Giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời không cần thiết cho phát đáp định dạng mode S. Nếu như các hạn chế được kết hợp để bảo vệ mạch, nó sẽ cho phép yêu cầu tốc độ trả lời tối thiểu đã quy định tại 6.10.3.7.2 và 6.10.3.7.3. 6.10.3.6.2 Giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời mode A và mode C. Giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời đối với mode A và mode C sẽ được thực hiện theo 5.7.9.1. Việc giảm độ nhạy theo quy định (5.7.9.2) sẽ không ảnh hưởng đến tham số phát đáp mode S. 6.10.3.7 Khả năng tốc độ tín hiệu trả lời tối thiểu mode A, C và mode S 6.10.3.7.1 Tất cả các tốc độ tín hiệu trả lời quy định tại 6.10.3.7 sẽ được bổ sung thêm vào yêu cầu đối với phát squitter của các phát đáp. 6.10.3.7.2 Khả năng giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời tối thiểu mode A và mode C.Khả năng giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời tối thiểu cho mode A và mode C phải được tuân theo 5.7.9. 6.10.3.7.3 Khả năng giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời tối thiểu mode S. Khả năng bộ phát đáp chỉ phát tín hiệu trả lời mode S ngắn sẽ có thể tạo ra các tín hiệu trả lời theo các tốc độ sau đây: 50 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 1 s. 18 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 100 ms. 8 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 25 ms. 4 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 1,6 ms. Ngoài việc phát ELM đường xuống tín hiệu phát đáp mức 2, 3 hoặc 4 sẽ có thể tạo ra như tín hiệu trả lời dài tại ít nhất là: 16 trên 50 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 1 s. 6 trên 18 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 100 ms. 4 trên 08 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 25 ms. 2 trên 04 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 1,6 ms. Ngoài việc phát ELM đường xuống tín hiệu phát đáp mức 5 của sẽ có thể tạo ra như tín hiệu trả lời dài tại ít nhất là:

Page 79: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

79

24 trên 50 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 1 s. 9 trên 18 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 100 ms. 6 trên 08 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 25 ms. 2 trên 04 tín hiệu trả lời mode S trong khoảng thời gian 1,6 ms. Ngoài ra, tín hiệu phát đáp trong tiến trình lắp đặt ACAS sẽ có thể tạo ra như là tín hiệu trả lời phối hợp ACAS ít nhất là 3 lần trả lời trên 50 trả lời mode S trong khoảng 1 s. 6.10.3.7.4 Tốc độ tín hiệu trả lời đỉnh mode S ELM tối thiểu. Lưu ý 1.- Khi một ELM đường xuống được khởi tạo (6.7.7.1), bộ phát đáp mode S thông báo chiều dài (trong đoạn) của bản tin đang đợi. Bộ phát đáp phải có khả năng phát số lượng các phân đoạn, thêm phần dư bổ xung để tạo ra tín hiệu trả lời đã bị nhỡ, trong búp sóng của phát hỏi trên mặt đất. Ít nhất một lần trên một giây phát đáp mode S được trang bị cho các hoạt động ELM đường xuống có khả năng phát trong một khoảng thời gian 25 ms ít nhất 25 % các phân đoạn lớn hơn đã được công bố trong khi khởi tạo (6.7.7.1). Khả năng ELM đường xuống có độ dài tối thiểu đối với phát đáp mức độ 4 và 5 sẽ được thực hiện như quy định tại 6.10.5.2.2.2. Lưu ý 2.- Bộ phát đáp có khả năng xử lý ELM đường xuống độ dài tối đa (16 đoạn), vì vậy yêu cầu phát đi 20 tín hiệu trả lời dài theo các điều kiện trên. Các bộ phát đáp mức 4 có thể được thiết lập ở mức nhỏ hơn độ dài bản tin tối đa. Các bộ phát đáp này không thể khởi tạo một độ dài bản tin vượt quá năng lực phát của nó. Ví dụ phát đáp đó có thể phát tối đa 10 tín hiệu trả lời dài theo điều kiện trên có thể không bao giờ thông báo bản tin nhiều hơn 8 phân đoạn. 6.10.3.8 Giữ chậm trả lời và hiện tượng trượt xung (jitter). Lưu ý.- Sau khi phát hỏi đã được chấp nhận và nếu có một yêu cầu trả lời thì việc phát trả lời này sẽ bắt đầu sau khi đã có một độ giữ chậm cần thiết để thực hiện các giao thức. Các giá trị khác nhau đối với giữ chậm này được quy định cho tín hiệu trả lời mode A và mode C, mode S và cho các trả lời mode A/C/S all – call. 6.10.3.8.1 Giữ chậm trả lời và jitter đối với mode A và mode C. Việc thực hiện giữ chậm trả lời và jitter mode A và mode C được thực hiện như quy định tại 5.7.10. 6.10.3.8.2 Giữ chậm trả lời và jitter đối với mode S. Đối với tất cả các mức tín hiệu đầu vào giữa MTL và -21 dBm, sườn trước của xung đoạn đầu tiên của các tín hiệu trả lời (6.2.5.1.1) sẽ xảy ra trong khoảng 128 ± 0.25 μs sau đảo pha đồng bộ (6.1.5.2.2) của xung P1 nhận được. Các jitter giữ chậm tín hiệu trả lời không quá 0,08 μs, đỉnh (99,9 %). 6.10.3.8.3 Giữ chậm trả lời và jitter đối với mode A/C/S all-call. Đối với tất cả các mức tín hiệu đầu vào giữa MTL +3 dBm và -21 dBm sườn trước của xung đoạn đầu tiên của các tín hiệu trả lời (6.2.5.1.1) sẽ xảy ra trong khoảng 128 ± 0.5 μs sau sườn trước của xung P4 phát hỏi (6.1.5.1.1). Jitter không quá 0,1 μs, đỉnh (99,9 %). Lưu ý.- Một jitter đỉnh 0,1 μs là phù hợp với quy định của jitter tại 5.7.10. 6.10.3.9 Các bộ đếm thời gian. Độ lâu chóng về thời gian và các đặc tính của các bộ đếm thời gian được thể hiện trong Bảng 8.

Bảng 8 - Các đặc tính của các bộ đếm thời gian

Tên bộ đếm thời gian Số Xem mục Ký hiệu Độ lâu (s) Sai số (s) Khả năng đặt lại

Khóa không chọn lọc 1 6.6.9.2 TD 18 ± 1 Không

Báo cảnh tạm thời 1 6.6.10.1.1.2 TC 18 ± 1 Không

Page 80: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

80

Xung nhận dạng vị trí đặc biệt SPI

1 6.6.10.1.3 TI 18 ± 1 Không

Dự trữ cho B, C, D 3* 6.6.11.3.1 TR 18 ± 1 Có

Khóa nhiều vị trí 78 6.6.9.1 TL 18 ± 1 Không

* Theo yêu cầu

Tất cả các bộ đếm thời gian sẽ có khả năng khởi động lại. Khi nhận bất kỳ lệnh khởi động nào, các bộ đếm thời gian sẽ chạy ở thời điểm quy định của nó. Điều này sẽ xảy ra bất kể nó đang ở trạng thái chạy hoặc không chạy vào thời điểm nhận được các lệnh khởi động. Một lệnh để thiết lập lại bộ đếm thời gian sẽ làm cho bộ đếm thời gian ngừng chạy và trở về trạng thái ban đầu của nó để chuẩn bị cho một lệnh khởi động tiếp theo. 6.10.3.10 Hạn chế trả lời. Tín hiệu trả lời từ phát hỏi mode A/C/S all - call và mode S only all-call sẽ luôn bị hạn chế khi tàu bay công bố trạng thái dưới mặt đất. Nó không có khả năng hạn chế trả lời từ các phát hỏi mode S có địa chỉ rời rạc bất kể là tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất. Lưu ý.- Tín hiệu phát hỏi có địa chỉ rời rạc mode S không làm tăng nhiễu và có thể được yêu cầu cho thông tin đường truyền dữ liệu với tàu bay trên bề mặt sân bay. Việc phát squitter thu nhận được có thể được sử dụng để giám sát thụ động tàu bay trên bề mặt sân bay. 6.10.3.10.1 Hạn chế phát squitter. Không có khả năng hạn chế phát squitter mở rộng trừ khi được quy định tại 6.8.6 hoặc phát squitter mở rộng trừ khi được quy định tại 6.8.5 bất kể khi tàu bay đang bay hay trên mặt đất. Lưu ý.- Để biết thông tin thêm về sự hạn chế phát squitter xem Tài liệu hướng dẫn về hệ thống ra đa giám sát hàng không (Doc 9924). 6.10.4 Hệ thống ăng ten phát đáp và hoạt động phân tập. Phát đáp mode S được trang bị ăng ten hoạt động phân tập sẽ có hai đầu RF nối với hai ăng ten, một ăng ten nằm ở phía trên nóc tàu bay và một ăng ten khác nằm ở phía dưới thân tàu bay. Các tín hiệu nhận được từ một trong những ăng ten đó sẽ được chọn để thu và tín hiệu trả lời sẽ chỉ được phát từ ăng ten đã được chọn. 6.10.4.1 Giản đồ phát xạ. Giản đồ phát xạ của ăng ten mode S khi lắp đặt trên tàu bay thông thường tương đương với ¼ bước sóng đơn cực trên mặt đất. Lưu ý.- Ăng ten phát đáp được thiết kế để tăng độ lợi tại các chiều dọc búp sóng không mong muốn do hiệu suất kém của nó trong khi quay. 6.10.4.2 Vị trí ăng ten. Các ăng ten phía trên và phía dưới sẽ được lắp đặt càng gần đường trung tâm dọc theo thân tàu bay càng tốt. Ăng ten được bố trí để giảm thiểu vác vật cản làm ảnh hưởng tới trường phát xạ của nó theo phương nằm ngang. 6.10.4.3 Lựa chọn ăng ten. Phát đáp mode S được trang bị để ăng ten phân tập sẽ có khả năng đánh giá một chuỗi xung đồng thời nhận được trên cả hai kênh ăng ten để xác định riêng cho mỗi kênh nếu xung P1 và xung P2 của đoạn đầu phát hỏi mode S đáp ứng được các yêu cầu đối với phát hỏi mode S như quy định tại 6.1 và nếu xung P1 và xung P3 của mode A, mode C hoặc phát intermode đáp ứng yêu cầu đối mode A và mode C như được quy định tại mục 5. Lưu ý.- Các bộ phát đáp được trang bị ăng ten hoạt động phân tập có thể có tùy chọn khả năng đánh giá đặc tính bổ xung các xung nhận được của phát hỏi để đưa ra việc lựa chọn kênh phân tập. Các phát đáp có thể đánh giá thêm phát hỏi mode S hoàn chỉnh đồng thời nhận được trên cả hai kênh để xác định riêng cho mỗi kênh nếu phát hỏi đáp ứng các yêu cầu đối với phần thu phát hỏi mode S như quy định tại 6.4.1.2.3. 6.10.4.3.1 Nếu hai kênh đồng thời nhận được ít nhất một cặp xung P1 – P3, đáp ứng các yêu cầu đối với phát hỏi mode S, hoặc một cặp xung P1 – P3 đáp ứng các yêu cầu phát hỏi mode A hoặc mode C,

Page 81: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

81

hoặc nếu hai kênh đồng thời thu nhận được phát hỏi đầy đủ, ăng ten có cường độ tín hiệu lớn hơn sẽ được chọn để thu được của phần còn lại (nếu có) của phát hỏi và để phát tín hiệu trả lời. 6.10.4.3.2 Nếu chỉ có một kênh thu được một cặp xung đáp ứng các yêu cầu đối với một phát hỏi, hoặc nếu chỉ một kênh thu được phát hỏi, ăng ten kết hợp với kênh đó sẽ được chọn bất kể cường độ tín hiệu như thế nào. 6.10.4.3.3 Ngưỡng chọn lọc. Nếu việc lựa chọn ăng ten được dựa trên mức độ tín hiệu thì phải được thực hiện ở tất cả các mức tín hiệu giữa MTL và -21dBm. Lưu ý.- Một trong hai ăng ten có thể được chọn nếu sự chênh lệch về mức độ tín hiệu nhỏ hơn 3 dB. 6.10.4.3.4 Sai số giữ chậm tín hiệu nhận được. Nếu phát hỏi nhận được trên một ăng ten trong khoảng thời gian là 0,125 μs hoặc ít hơn nhận được trước đó tại ăng ten khác, phát hỏi được coi là phát hỏi đồng thời và tiêu chí lựa chọn ăng ten ở trên được áp dụng. Nếu phát hỏi được chấp nhận đã nhận được tại ăng ten trong khoảng thời gian là 0,375 μs hoặc nhiều hơn nhận được trước đó tại ăng ten khác, ăng ten chọn lọc để trả lời sẽ là ăng ten nhận được phát hỏi trước đó. Nếu thời gian thu tương đối nằm giữa 0,125 và 0,375 μs, bộ phát đáp sẽ chọn ăng ten để trả lời hoặc trên cơ sở các tiêu chí phát hỏi đồng thời hoặc trên cơ sở theo thời gian đến sớm nhất. 6.10.4.4 Cách ly kênh phát phân tập. Công suất đỉnh RF được phát từ ăng ten được chọn phải lớn hơn công suất được phát từ ăng ten không được lựa chọn ít nhất là 20 dB. 6.10.4.5 Giữ chậm trả lời của phát đáp phân tập. Tổng sai lệch phát hai chiều có nghĩa là trong giữ chậm trả lời giữa hai kênh ăng ten (bao gồm cả giữ chậm từ bộ phát đáp tới cáp ăng ten và khoảng cách ngang giữa hai ăng ten đo dọc theo đường trục giữa của tàu bay) không quá 0,13 μs đối với phát hỏi có biên độ bằng nhau. Yêu cầu này sẽ giữ cho độ lớn các tín hiệu phát hỏi nằm giữa MTL +3 dBm và -21 dBm. Những yêu cầu jitter trên mỗi kênh riêng sẽ vẫn như quy định đối với phát đáp không phân tập. Lưu ý.- Yêu cầu này hạn chế độ chập chờn của jitter gây ra bởi chuyển mạch ăng ten và bởi mức độ giữ chậm của cáp khác nhau. 6.10.5 Xử lý dữ liệu và các giao diện 610.5.1 Dữ liệu trực tiếp. Dữ liệu trực tiếp sẽ là những dữ liệu được yêu cầu đối với các giao thức giám sát của hệ thống mode S. 6.10.5.1.1 Dữ liệu trực tiếp cố định. Dữ liệu trực tiếp cố định là các dữ liệu từ tàu bay mà không thay đổi trong suốt chuyến bay bao gồm: a) Địa chỉ tàu bay (6.4.1.2.3.1.1 và 6.5.2.2.2); b) Tốc độ tối đa trên không (6.8.2.2); Và c) Đăng ký nhãn hiệu nếu được sử dụng để xác định số hiệu nhận dạng chuyến bay (6.9.1.1). 6.10.5.1.2 Các giao diện cho dữ liệu trực tiếp cố định Lưu ý.- Khuyến khích kỹ thuật thiết kế giao diện cho phép tự thay đổi bộ phát đáp mà không cần thao tác trên bộ phát đáp để thiết lập dữ liệu trực tiếp cố định. 6.10.5.1.3 Dữ liệu trực tiếp thay đổi. Dữ liệu trực tiếp thay đổi là các dữ liệu từ tàu bay có thể thay đổi trong chuyến bay và bao gồm: a) Mã độ cao mode C (6.6.5.4);

Page 82: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

82

b) Các mã nhận dạng mode A (6.6.7.1); c) Điều kiện trên mặt đất (6.6.5.1 và 6.8.2.1); d) Nhận dạng tàu bay nếu khác với việc đăng ký nhãn hiệu (6.9.1.1); Và e) Điều kiện xung nhận dạng vị trí đặc biệt SPI (6.6.10.1.3). 6.10.5.1.4 Giao diện cho dữ liệu trực tiếp khác nhau. Một phương tiện sẽ được cung cấp cho mã nhận dạng mode A, điều kiện xung nhận dạng vị trí đặc biệt SPI và phát đáp từ mức 2 trở lên, mã nhận dạng tàu bay sẽ được chèn vào bởi người lái qua giao diện dữ liệu thay đổi. Giao diện này sẽ bao gồm việc chấp nhận độ cao khí áp và mã hoá trên mặt đất. Lưu ý.- Thiết kế giao diện cụ thể đối với các dữ liệu trực tiếp khác nhau không được mô tả. 6.10.5.2 Dữ liệu không trực tiếp Lưu ý.- Dữ liệu không trực tiếp là những dữ liệu truyền phát qua bộ phát đáp theo một trong hai hướng mà không ảnh hưởng đến chức năng giám sát. Nếu các điểm gốc và/hoặc các điểm đến của các dữ liệu gián tiếp không nằm trong tài liệu đính kém của bộ phát đáp thì các giao diện sẽ được sử dụng cho các kết nối cần thiết. 6.10.5.2.1 Chức năng của các giao diện Lưu ý.- Giao diện dữ liệu không trực tiếp để truyền phát chuẩn dùng trong tín hiệu phát hỏi có yêu cầu phải trả lời và chức năng phát sóng quảng bá. Giao diện dữ liệu không trực tiếp ELM dùng cho hệ thống đó và yêu cầu bộ đệm và giao tiếp bên trong bộ phát đáp. Các cổng giao diện có thể riêng biệt cho mỗi hướng và với mỗi dịch vụ hoặc có thể được kết hợp theo cách nào đó. 6.10.5.2.1.1 Giao diện truyền phát điện văn có độ dài tiêu chuẩn đường lên. Giao diện truyền phát điện văn có độ dài tiêu chuẩn đường lên sẽ truyền phát tất cả các bit của phát hỏi thu nhận được, (với khả năng trừ trường AP), ngoại trừ UF = 0, 11 hoặc 16. Lưu ý.- Trường AP cũng có thể được truyền phát để hỗ trợ việc thực hiện tính toàn vẹn. 6.10.5.2.1.2 Giao diện truyền phát điện văn có độ dài tiêu chuẩn đường xuống. Bộ phát đáp với việc phát các thông tin xuất xứ từ một thiết bị ngoại vi sẽ có thể nhận được các bit hoặc mẫu bit để chèn tại các vị trí thích hợp trong khi giao dịch. Những vị trí đó sẽ không bao gồm các mẫu bit được tạo ra trong nội bộ của các bộ phát đáp đã được chèn vào, cũng không phải trường AP của tín hiệu trả lời. Bộ phát đáp với việc phát các thông tin bằng cách sử dụng định dạng Comm-B sẽ có thể truy cập ngay lập tức vào các dữ liệu yêu cầu dẫn đến bộ phát đáp đáp ứng phát hỏi với dữ liệu được yêu cầu bởi phát hỏi đó. Lưu ý.- Yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng hai cách: a) Bộ phát đáp có những quy định đối với dữ liệu nội bộ và giao thức đệm; b) Bộ phát đáp có thể dùng giao diện “thời gian thực” để hoạt động theo cách dữ liệu đường lên đi ra khỏi bộ phát đáp trước khi trả lời tương ứng được tạo ra và dữ liệu đường xuống đi vào bộ phát đáp đúng thời gian để được tích hợp vào tín hiệu trả lời. 6.10.5.2.1.3 Giao diện bản tin có độ dài mở rộng (ELM). Lưu ý.- Giao diện ELM được tách ra và đưa vào các bộ phát đáp thì việc truyền dữ liệu giữa trên không và mặt đất bằng giao thức ELM (xem 6.7).

Page 83: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

83

6.10.5.2.2 Tốc độ truyền dữ liệu không trực tiếp. 6.10.5.2.2.1 Tốc độ giao dịch điện văn có độ dài tiêu chuẩn. Bộ phát đáp được trang bị để truyền thông tin đi và đến thiết bị bên ngoài phải có khả năng xử lý dữ liệu của ít nhất là một số trả lời theo quy định với tốc độ trả lời tối thiểu quy định tại 6.10.3.7.2 và dữ liệu đường lên từ máy hỏi đang được phát ở một tốc độ thấp nhất là: 50 lần hỏi dài trong bất kỳ khoảng thời gian 1 s. 18 lần hỏi dài trong bất kỳ khoảng thời gian 100 s. 8 lần hỏi dài trong bất kỳ khoảng thời gian 25 s. 4 lần hỏi dài trong bất kỳ khoảng thời gian 1.6 ms. Lưu ý 1.- Bộ phát đáp có khả năng trả lời ở tốc độ cao hơn mức tối thiểu đã quy định tại 6.10.3.7.2 không cần phải chấp nhận máy hỏi dài sau khi đạt được mức giới hạn xử lý dữ liệu đường lên. Lưu ý 2.- Trả lời mode S là phương tiện duy nhất xác nhận việc thu nội dung dữ liệu của phát hỏi mode S. Vì vậy, nếu bộ phát đáp có khả năng trả lời một phát hỏi thì việc lắp đặt mode S phải có khả năng chấp nhận các dữ liệu chứa trong phát hỏi mà không phụ thuộc vào thời gian giữa nó và chấp nhận phát hỏi khác. Vùng phủ sóng chồng lấn mode S từ một vài máy hỏi có thể dẫn đến các yêu cầu xử lý dữ liệu và bộ đệm. Điều này làm giảm mức tối thiểu xử lý dữ liệu đến một mức độ thực tế và không chấp nhận được đưa ra để cung cấp các thông báo tới các máy hỏi rằng dữ liệu sẽ tạm thời không được chấp nhận. 6.10.5.2.2.2 Giao dịch điện văn có độ dài mở rộng. Các bộ phát đáp mức 3 (4.5.1.3) và mức 4 (4.5.1.4) sẽ có khả năng truyền dữ liệu ít nhất 4 điện văn có độ dài mở rộng ELM (6.7.4) đường lên gồm 16 phân đoạn trong khoảng thời gian 4 giây bất kỳ. Bộ phát đáp mức 5 (4.5.1.5) sẽ có khả năng truyền dữ liệu ít nhất 4 ELM đường lên gồm 16 phân đoạn trong khoảng thời gian 1 giây bất kỳ và sẽ có khả năng chấp nhận ít nhất hai ELM đường lên gồm 16 phân đoạn với cùng một mã nhận dạng hỏi II trong một khoảng thời gian 250 μs. Bộ phát đáp mức 4 sẽ có khả năng truyền dữ liệu ít nhất một ELM đường xuống gồm 4 phân đoạn (6.7.7 và 6.10.3.7.3) trong khoảng thời gian 1 giây bất kỳ. Bộ phát đáp mức 5 sẽ có khả năng truyền phát dữ liệu ít nhất một ELM đường xuống gồm 4 phân đoạn trong khoảng thời gian 1 giây bất kỳ. 6.10.5.2.3 Định dạng dữ liệu cho việc giao dịch bản tin độ dài tiêu chuẩn với các tham số tàu bay đường xuống (DAP). Các giao tiếp để truyền bản tin độ dài tiêu chuẩn đường xuống được sử dụng để cung cấp các thông số tàu bay đường xuống (DAPs) tới bộ phát đáp sẵn sàng phát xuống mặt đất. Mỗi DAP được đóng gói theo định dạng Comm-B (trường 'MB') và có thể được tách ra bằng cách sử dụng hoặc giao thức Comm-B (GICB) khởi tạo trên mặt đất hoặc bằng cách sử dụng kênh 3 đường xuống MSP thông qua việc áp dụng nháy dữ liệu dataflash (như quy định tại Phụ ước 10, quyển III, Phần I, Phụ lục 1 đến Chương 5). Tốc độ định dạng và cập nhật của từng thanh ghi được sử dụng để hỗ trợ DAPs (BDS 1,7; BDS 1,8 đến 1, C; BDS 1, D đến 1, F; BDS 4,0; BDS 5,0; BDS 6,0) sẽ thực hiện như quy định tại Phụ ước 10, quyển III, Phần I, Phụ lục 1 đến Chương 5. Lưu ý.- Định dạng và tốc độ cập nhật của mỗi thanh ghi bộ phát đáp và ứng dụng số liệu được ghi trong Tài liệu hướng dẫn về các dịch vụ mode S và squitter mở rộng (Doc 9871). 6.10.5.3 Tích hợp của truyền phát nội dung dữ liệu. Bộ phát đáp sử dụng giao diện dữ liệu sẽ bao gồm đủ khả năng bảo vệ để đảm bảo tỷ lệ lỗi ít hơn một lỗi trên 103 bản tin và ít hơn một lỗi không bị phát hiện trên 107 lần phát 112-bit theo cả hai chiều giữa ăng ten và mỗi cổng giao diện. 6.10.5.4 Hủy bỏ bản tin. Các giao diện truyền phát bản tin có độ dài tiêu chuẩn đường xuống sẽ bao gồm khả năng hủy bỏ một bản tin được gửi đến bộ phát đáp để phát xuống đất, nhưng chu trình phát của bản tin này chưa được hoàn thành (tức là kết thúc đã không được thực hiện bởi một máy hỏi mặt đất). Lưu ý.- Một ví dụ về sự cần thiết cho khả năng này là để hủy bỏ một bản tin nếu cố gắng phát khi tàu

Page 84: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

84

bay không nằm trong vùng phủ sóng của một trạm mặt đất mode S. Bản tin này sau đó phải được hủy bỏ để ngăn không được đọc và được thể hiện như là một bản tin hiện hành khi tàu bay vào lại không phận mode S. 6.10.5.5 Bản tin phát theo hướng lên không trung (air-directed). Việc truyền phát loại bản tin này yêu cầu tất cả các hành động đã chỉ ra trong 6.10.5.4 cộng với việc truyền phát đến bộ phát đáp nhận dạng phát hỏi của nơi nhận bản tin. 6.11 Các đặc tính chủ yếu của hệ thống phát hỏi trên mặt đất. Lưu ý.- Để đảm bảo rằng hoạt động của tín hiệu phát hỏi mode S không gây hại cho phát hỏi mode A/C cần phải có giới hạn về đặc tính đối với các máy hỏi mode S. 6.11.1 Tốc độ lặp lại phát hỏi. Phát hỏi mode S sẽ sử dụng tốc độ lặp lại phát hỏi thấp nhất cho tất cả các mode phát hỏi. Lưu ý.- Độ chính xác dữ liệu góc phương vị ở tốc độ phát hỏi thấp có thể thu được với các kỹ thuật đơn xung (monopulse). 6.11.1.1 Tốc độ lặp lại phát hỏi all-call. Tốc độ lặp lại phát hỏi cho mode A/C/S all-call sử dụng cho việc thu nhận sẽ phải nhỏ hơn 250 lần / giây. Tốc độ này sẽ áp dụng đối với các tín hiệu phát hỏi mode S-only và mode A/C only all-call được sử dụng cho việc thu nhận ở chế độ nhiều vị trí. 6.11.1.2 Tốc độ lặp lại phát hỏi từ một tàu bay duy nhất. 6.11.1.2.1 Phát hỏi yêu cầu trả lời. Phát hỏi mode S yêu cầu trả lời sẽ không được phát đến một tàu bay duy nhất trong khoảng thời gian ngắn hơn 400 μs. 6.11.1.2.2 Phát hỏi ELM đường lên. Thời gian tối thiểu giữa những thời điểm bắt đầu của các tín hiệu phát hỏi Comm-C liên tiếp sẽ là 50 μs. 6.11.1.3 Tốc độ phát đối với phát hỏi chọn lọc. 6.11.1.3.1 Đối với tất cả các phát hỏi mode S tốc độ phát đối với phát hỏi chọn lọc sẽ là. a) ít hơn 2.400 lần trên 1 giây trong mỗi khoảng thời gian trung bình 40 ms; và

b) ít hơn 480 lần ứng với mỗi phân khu (sector) có góc 3 độ trong một khoảng thời gian trung bình 1 s. 6.11.1.3.2 Ngoài ra, đối với phát hỏi mode S có vùng phủ sóng chồng lấn với cánh sóng phụ của bất kỳ phát hỏi mode S nào, tốc độ phát đối với phát hỏi chọn lọc sẽ là. a) ít hơn 1.200 lần / s trong mỗi khoảng thời gian trung bình 4 s; và

b) ít hơn 1.800 lần / s trong mỗi khoảng thời gian trung bình 1 s. Lưu ý.- Khoảng cách tối thiểu điển hình để đảm bảo độ cách ly búp sóng phụ (sidelobe) giữa các máy hỏi là 35 km. 6.11.2 Công suất phát xạ hỏi hiệu quả. Công suất phát xạ hiệu quả của tất cả các xung hỏi sẽ được giảm thiểu tối đa như mô tả trong 5.8.2. 6.11.3 Công suất đầu ra của tín hiệu phát hỏi ở trạng thái không hoạt động. Khi máy phát máy hỏi không phát tín hiệu hỏi đầu ra của nó không quá -5 dBm mức công suất phát xạ hiệu quả tại bất kỳ tần số nào nằm trong khoảng giữa 960 MHz và 1.215 MHz.

Page 85: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

85

Lưu ý.- Việc hạn chế này đảm bảo rằng tàu bay bay gần các máy hỏi (gần tức là ở cự ly khoảng 1,85 km (1 NM)) sẽ không thu được nhiễu, điều này có thể ngăn cản nhiễu gây ra bởi một máy hỏi khác cũng đang bám sát tàu bay. Trong một số trường hợp nhất định, ngay cả khi khoảng cách từ máy hỏi tới tàu bay nhỏ hơn đáng kể, ví dụ như khu vực sân bay sử dụng giám sát mode S. Trong trường hợp này có thể cần thiết hạn chế hơn nữa về công suất đầu ra phát hỏi ở trạng thái không hoạt động. 6.11.3.1 Phát xạ giả. Phát xạ sóng mang CW không vượt quá -76 dB so với 1 watt. 6.11.4 Dung sai về tín hiệu phát đi. Để tín hiệu trong không gian được nhận bởi bộ phát đáp như mô tả tại 6.1, các dung sai tín hiệu phát đi được tóm tắt tại bảng 9.

Bảng 9 - Sai số tín hiệu phát

Mục Chức năng Sai số

6.1.4.1 Độ rộng xung P1, P2, P3, P4, P5 ± 0,09 μs

Độ rộng xung P6 ± 0,20 μs

5.4 Độ rộng xung P1 – P3 ± 0,18 μs

Độ rộng xung P1 – P2 ± 0,10 μs

6.1.5.1.3 Độ rộng xung P3 – P4 ± 0,04 μs

6.1.5.2.4 Độ rộng xung P1 – P2 ± 0,04 μs

Độ rộng xung P2 - đảo pha đồng bộ ± 0,04 μs

Độ rộng xung P6 - đảo pha đồng bộ ± 0,04 μs

Độ rộng xung P5 - đảo pha đồng bộ ± 0,05 μs

5.5 Biên độ xung P3 P1 ± 0,5 dB

6.1.5.1.4 Biên độ xung P4 P3 ± 0,5 dB

6.1.5.2.5 Biên độ xung P6 Lớn hơn hoặc bằng P2

– 0,25 dB

6.1.4.1 Độ rộng sườn lên của xung 0,05 μs min, 0,1 μs max

6.1.4.1 Độ rộng sườn xuống của xung 0,05 μs min, 0,2 μs max

6.11.5 Đáp ứng giả. Các tín hiệu trả lời không nằm trong băng thông của máy thu sẽ phải ít nhất 60 dB dưới độ nhậy bình thường. 6.11.6 Khóa phối hợp. Máy hỏi mode S sẽ không hoạt động khi sử dụng khoá all-call cho đến khi phối hợp được với tất cả các máy hỏi mode S đang hoạt động khác có vùng phủ sóng chồng lấn để đảm bảo rằng không có máy hỏi nào có thể bị từ chối việc thu tàu bay được trang bị mode S. Lưu ý.- Việc phối hợp này có thể thông qua mạng mặt đất hoặc sự phân bổ mã nhận dạng hỏi (II) và sẽ liên quan đến thỏa thuận khu vực, có vùng phủ sóng chồng lấn qua ranh giới quốc tế giữa các quốc gia.

6.11.7 Các máy hỏi di động Lưu ý.- Việc thu nhận squitter thụ động làm giảm tải cho kênh đang phát và có thể được thực hiện mà không cần phối hợp.

7. Squitter mode S mở rộng

Lưu ý 1. - Mô hình chức năng của các hệ thống squitter mode S mở rộng có hỗ trợ ADS-B và / hoặc

Page 86: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

86

TIS-B được mô tả trên hình 10. Lưu ý 2. - Các hệ thống phát điện văn ADS-B trên tàu bay (ADS-B OUT) cũng có thể thu các điện văn ADS-B và TIS-B (ADS-B IN và TIS-B IN). Các hệ thống đặt tại trạm trên mặt đất phát các điện văn TIS-B (như một sự lựa chọn) và thu các điện văn ADS-B. Lưu ý 3. - Mặc dù không mô tả một cách rõ ràng trên hình 10 nhưng các hệ thống squitter mở rộng được lắp đặt trên các phương tiện xe cộ hoạt động trên bề mặt sân bay hoặc các chướng ngại vật cố định có thể phát các điện văn ADS-B (ADS-B OUT). 7.1 Các đặc tính của hệ thống phát squitter mode S mở rộng. Lưu ý. - Nhiều yêu cầu gắn liền với việc phát squitter mode S mở rộng đã bao gồm trong phần 5 và phần 6 đối với bộ phát đáp mode S và các thiết bị không phát đáp sử dụng các khuôn dạng điện văn được định nghĩa trong Tài liệu kỹ thuật quy định đối với các dịch vụ mode S và squitter mở rộng (Doc 9871). Các quy định được trình bày trong các mục sau đây được tập trung vào các yêu cầu ứng dụng cho các loại cụ thể của các hệ thống phát trên tàu bay và trên mặt đất hỗ trợ ứng dụng ADS-B và TIS-B. 7.1.1 Các yêu cầu đối với ADS-B OUT. 7.1.1.1 Các tàu bay, xe cộ hoạt động trên bề mặt sân bay hoặc các chướng ngại vật cố định có khả năng hỗ trợ ADS-B sẽ kết hợp chức năng tạo điện văn ADS-B và chức năng trao đổi điện văn ADS-B (phát) được mô tả trên hình 10.

Hình 10 - Mô hình chức năng của hệ thống ADS-B / TIS-B 7.1.1.1.1 Phát ADS-B từ tàu bay phải bao gồm cả vị trí, số hiệu nhận dạng và loại tàu bay, hướng và tốc độ tàu bay, các điện văn sự vụ bao gồm cả thông tin về tình trạng khẩn nguy / thông tin về mức độ ưu tiên. Lưu ý - Các định dạng dữ liệu và các giao thức cho các điện văn chuyển qua squitter mở rộng được quy định tại Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đối với các dịch vụ mode S và squitter mở rộng (Doc 9871). 7.1.1.2 Các yêu cầu phát squitter ADS-B mở rộng. Thiết bị phát squitter mode S mở rộng được phân

Các ứng dụng sử dụng dữ liệu ADS-B

và/hoặc TIS-B trên tàu bay

Các ứng dụng sử dụng dữ liệu ADS-B trên mặt đất

Trên tàu bay

Mặt đất

Phát điện văn trên tần số 1.090MHz

Hệ thống phát Hệ thống thu

Hệ thống phát Hệ thống thu

Dữ liệu giám sát (ví dụ từ

ra đa thứ cấp)

GNSS, Dẫn đường và các dữ liệu khác

Dữ liệu người lái đưa vào (Ví dụ call

sign)

Cao độ theo khí áp

Chức năng phát điện văn ADS-B

Chức năng trao đổi điện văn ADS-B phát

Chức năng phát điện văn ADS-B

Chức năng trao đổi điện văn ADS-B phát

Chức năng trao đổi điện văn ADS-B

/TIS-B -Thu

Chức năng tổng hợp báo cáo ADS-

B /TIS-B

Chức năng trao đổi điện văn ADS-B -

Thu

Chức năng tổng hợp báo

cáo ADS-B

Page 87: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

87

loại theo khả năng cự ly hoạt động và thiết lập các thông số để có khả năng phát phù hợp với định nghĩa của các loại thiết bị nói chung và các loại trang thiết bị cụ thể quy định trong Bảng 10 và 11:

a) Các hệ thống squitter mở rộng trên không loại A hỗ trợ khả năng tương tác kết hợp cả hai khả năng phát squitter mở rộng (tức là ADS-B OUTcó bổ sung thêm khả năng thu squitter mở rộng (tức là ADS-B IN) hỗ trợ các ứng dụng ADS-B trên tàu bay;

b) Các hệ thống squitter mở rộng loại B chỉ để phát ra (tức là ADS-B OUT mà không có khả năng thu squitter mở rộng) để sử dụng trên tàu bay, xe cộ hoạt động trên bề mặt khu bay, hoặc các chướng ngại vật cố định;

c) Các hệ thống squitter mở rộng loại C chỉ có khả năng thu và do đó không có yêu cầu phát.

Bảng 10 - Các đặc tính thiết bị ADS-B Loại A

Phân loại thiết bị

Công suất phát tối thiểu

(tại đầu ăng ten)

Công suất phát tối đa

(tại đầu ăng ten)

Trên không hoặc trên mặt đất

Khả năng yêu cầu tối thiểu đối với điện văn trên squitter mở rộng

A0 (tối thiểu)

18,5 dBW (Xem Lưu ý 1)

27 dBW

Trên không

Vị trí tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

Trên mặt đất

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

A1 (tiêu chuẩn)

21 dBW 27 dBW

Trên không

Vị trí tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

Trên mặt đất

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

A2 (Nâng cao)

21 dBW 27 dBW

Trên không

Vị trí tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay Dự trữ cho trạng thái và tình trạng mục tiêu

Trên mặt đất

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

A3 (Mở rộng)

23 dBW 27 dBW

Trên không

Vị trí tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay Dự trữ cho trạng thái và tình trạng mục tiêu

Trên mặt đất

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

Page 88: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

88

Lưu ý 1. - Xem mục 6.10.2 hạn chế về việc sử dụng bộ phát đáp chế độ S. Lưu ý 2. - Các điện văn squitter mở rộng áp dụng cho các thiết bị loại A được định nghĩa trong phiên bản 1 của định dạng squitter mở rộng trong Tài liệu các quy định kỹ thuật đối với các dịch vụ mode S và Squitter mở rộng (Doc 9871).

Bảng 11 - Các đặc tính thiết bị ADS-B Loại B

Phân loại thiết bị

Công suất phát tối thiểu

(tại đầu ăng ten)

Công suất phát tối đa

(tại đầu ăng ten)

Trên không hoặc trên mặt đất

Khả năng yêu cầu tối thiểu đối với điện văn trên squitter mở rộng

B0 (trên không)

18,5 dBW (Xem Lưu ý 1)

27 dBW

Trên không

Vị trí tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

Trên mặt đất

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

B1 (trên không)

21 dBW 27 dBW

Trên không

Vị trí tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

Trên mặt đất

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay

B2 thấp (phương tiện

mặt đất) 8,5 dBW < 18,5 dBW

Trên mặt đất (Xem lưu ý

2)

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay

B2 (phương tiện

mặt đất) 18,5 dBW 27 dBW

Trên mặt đất (Xem lưu ý

2)

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay

B3 (chướng ngại vật cố định)

18,5 dBW 27 dBW Trên mặt đất (Xem lưu ý

2)

Vị trí trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay

Lưu ý 1. - Xem mục 6.10.2 hạn chế về việc sử dụng bộ phát đáp mode S. Lưu ý 2. - Các cơ quan không lưu thích hợp luôn muốn thu nhận được mức công suất tối đa cho phép. Lưu ý 3. - Mối quan tâm chính đối với tàu bay trên không là phải biết vị trí của các chướng ngại vật cố định sử dụng định dạng điện văn ADS-B. 7.1.1.3 Các yêu cầu đối với hệ thống squitter mở rộng loại A. Các hệ thống squitter mở rộng trên tàu bay sẽ có các đặc tính phát và thu cùng một loại (tức là A0, A1, A2, A3) theo quy định tại 7.1.1.1 và 7.2.1.2. Lưu ý - Các hệ thống con phát và thu loại A của cùng một loại cụ thể (ví dụ như loại A2) được thiết kế để bổ sung cho nhau với cùng chức năng và đặc tính. Cự ly liên lạc không đối không tối thiểu của các hệ thống phát và thu squitter mở rộng cùng một loại được thiết kế để hỗ trợ là: a) Cự ly liên lạc danh định không đối không A0-với-A0 là 10 NM; b) Cự ly liên lạc danh định không đối không A1-với-A1 là 20 NM; c) Cự ly liên lạc danh định không đối không A2-với-A2 là 40 NM; và

Page 89: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

89

d) Cự ly liên lạc danh định không đối không A3-với-A3 là 90 NM. Các cự ly liên lạc trên là những mục tiêu thiết kế và trên thực tế cự ly liên lạc không-đối-không của các hệ thống squitter mở rộng loại A trong một số trường hợp có thể lớn hơn (ví dụ như trong môi trường nhiễu yếu tại tần số 1.090 MHz) và thấp hơn trong các trường hợp khác (ví dụ như trong môi trường nhiễu cao tại tần số 1.090 MHz). 7.1.2 Các yêu cầu đối với TIS-B OUT 7.1.2.1 Các trạm mặt đất hỗ trợ khả năng TIS-B phải kết hợp chức năng tạo và trao đổi (phát) loại bản tin TIS-B. 7.1.2.2 Các điện văn squitter mở rộng TIS-B sẽ được phát qua một trạm mặt đất dùng squitter mở rộng khi kết nối với một nguồn dữ liệu giám sát thích hợp. Lưu ý 1 – Các điện văn squitter mở rộng TIS-B được quy định cụ thể trong Tài liệu các quy định kỹ thuật đối với các dịch vụ mode S và squitter mở rộng (Doc 9871). Lưu ý 2 - Các trạm mặt đất hỗ trợ TIS-B sử dụng khả năng phát squitter mở rộng. Các đặc điểm của các trạm mặt đất như vậy, về mặt công suất phát, độ lợi ăng ten, tốc độ phát ... phải được đặt cho phù hợp với mức độ dịch vụ TIS-B mong muốn của các trạm mặt đất cụ thể phù hợp với người sử dụng được trang bị trên tàu bay (ít nhất) là các hệ thống thu loại A1. 7.1.2.3 Tốc độ truyền tối đa và công suất phát hiệu dụng phải được kiểm soát để tránh mức độ nhiễu cao tần không thể chấp nhận gây ra cho các hệ thống sử dụng tần số 1.090 MHz (tức là SSR và ACAS). 7.2 Các đặc tính của hệ thống thu squitter mode S mở rộng (ADS-B IN và TIS-B IN) Lưu ý 1. - Các đoạn văn trong tài liệu này mô tả các khả năng cần thiết đối với máy thu 1.090 MHz được sử dụng để thu nhận các điện văn phát squitter mở rộng mode S loại ADS-B và / hoặc TIS-B. Các hệ thống thu trên tàu bay được hỗ trợ để thu ADS-B và TIS-B trong khi các hệ thống thu trên mặt đất hỗ trợ chỉ để thu ADS-B. Lưu ý 2. - Các quy định kỹ thuật chi tiết cho các máy thu squitter mode S mở rộng có thể được tìm thấy trong Tài liệu RTCA DO-260A, "Các tiêu chuẩn hoạt động tối thiểu cho giám sát phụ thuộc tự động dùng squitter mở rộng tần số 1.090 MHz - phát quảng bá (ADS-B) và các Dịch vụ Thông báo tin tức không lưu tại sân bay - phát quảng bá (TIS-B)." 7.2.1 Các yêu cầu chức năng của hệ thống thu squitter mở rộng mode S. 7.2.1.1 Các hệ thống thu squitter mode S mở rộng thực hiện chức năng trao đổi điện văn (thu nhận) và chức năng báo cáo. Lưu ý.- Hệ thống thu squitter mở rộng nhận được điện văn loại ADS-B squitter mở rộng và đưa ra các báo cáo ADS-B cho các ứng dụng của khách hàng. Dù các hệ thống thu trên tàu bay cũng nhận được các điện văn TIS-B và đưa ra các báo cáo TIS-B cho các ứng dụng khách hàng. Mô hình chức năng này (được hiển thị trên hình 9) mô tả các hệ thống thu ADS-B tần số 1.090 MHz cả trên tàu bay và trên mặt đất. 7.2.1.2 Các loại máy thu squitter Mode S mở rộng. Các đặc tính yêu cầu về chức năng và đặc điểm đối với các hệ thống thu squitter mode S mở rộng sẽ khác nhau tùy thuộc vào các ứng dụng khách hàng ADS-B và TIS-B để được hỗ trợ và sử dụng hoạt động của hệ thống. Các máy thu squitter mode S mở rộng phải phù hợp với định nghĩa của các loại hệ thống thu thể hiện trong Bảng 12. Lưu ý.- Có thể có các loại trang thiết bị khác nhau cài đặt squitter mode S mở rộng. Các đặc tính của máy thu có liên quan với một loại thiết bị cho là thích hợp để hỗ trợ mức độ hoạt động cần thiết. Các

Page 90: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

90

loại trang thiết bị từ loại A0 đến A3 được áp dụng để lắp đặt squitter phát (ADS-OUT) và thu (ADS-B IN) mode S mở rộng. Các loại trang thiết bị từ B0 đến B3 được áp dụng để cài đặt squitter mode S mở rộng chỉ có khả năng phát (ADS-B OUT) và bao gồm các loại thiết bị áp dụng đối với tàu bay, xe cộ trên bề mặt sân bay và các chướng ngại vật cố định. Các loại trang thiết bị từ C1 đến C3 được áp dụng đối với các hệ thống thu trên mặt đất có squitter mode S mở rộng. Hướng dẫn về các loại thiết bị dùng squitter mode S mở rộng được cung cấp trong Tài liệu hướng dẫn về các hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR) (Doc 9684).

Bảng 12 - Đặc tính thu đối với các hệ thống thu trên tàu bay

Phân loại máy

thu

Cự ly hoạt động dự

kiến không đối không

Mức MTL tối thiểu của máy

thu

Kỹ thuật thu nhận

Hỗ trợ điện văn ADS-B yêu cầu squitter mở rộng (Xem lưu ý 3)

Hỗ trợ điện văn TIS-B yêu cầu squitter mở rộng (Xem

lưu ý 4)

A0 (bay theo

VFR cơ bản)

10 NM -72 dBm (Xem lưu

ý 1)

Tiêu chuẩn (Xem

lưu ý 2)

Vị trí tàu bay Vị trí trên mặt đất Tốc độ tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay

Vị trí chính xác của tàu bay Vị trí trục thân của tàu bay Vị trí chính xác trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Quản lý

A1 (bay theo IFR cơ bản)

20 NM -79 dBm (Xem lưu

ý 1)

Nâng cao

(Xem lưu ý 2)

Vị trí tàu bay Vị trí trên mặt đất Tốc độ tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay

Vị trí chính xác của tàu bay Vị trí trục thân của tàu bay Vị trí chính xác trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Quản lý

A2 (bay theo IFR

nâng cao)

40 NM -79 dBm (Xem lưu

ý 1)

Nâng cao

(Xem lưu ý 2)

Vị trí tàu bay Vị trí trên mặt đất Tốc độ tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Dự trữ cho trạng thái mục tiêu và tình trạng mục tiêu

Vị trí chính xác của tàu bay Vị trí trục thân của tàu bay Vị trí chính xác trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Quản lý

A3 (khả năng mở

rộng) 90 NM

-84 dBm (và -87 dBm tại 15% xác xuất thu - Xem lưu

ý 1)

Nâng cao

(Xem lưu ý 2)

Vị trí tàu bay Vị trí trên mặt đất Tốc độ tàu bay Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tình trạng squitter mở rộng của tàu bay Tình trạng hoạt động của tàu bay Dự trữ cho trạng thái mục tiêu và tình trạng mục tiêu

Vị trí chính xác của tàu bay Vị trí trục thân của tàu bay Vị trí chính xác trên mặt đất Nhận dạng tàu bay và loại tàu bay Tốc độ tàu bay Quản lý

Page 91: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

91

Lưu ý 1. – Mức MTL cụ thể là mức tín hiệu tham chiếu tại các đầu ra ăng ten thụ động. Nếu một bộ khuếch đại điện tử được lắp ráp tích hợp vào trong ăng ten thì MTL được tham chiếu tại đầu vào của bộ khuếch đại. Đối với các máy thu loại A3, mức tín hiệu thu nhận được là -87 dBm, khi 15% số lượng các điện văn nhận được thành công. Các giá trị MTL chuẩn để thu trong điều kiện không có nhiễu can thiệp. Lưu ý 2. - Kỹ thuật thu squitter mở rộng được quy định tại mục 7.2.2.4. kỹ thuật thu "Tiêu chuẩn" tham khảo theo các kỹ thuật cơ bản, giống như đã yêu cầu đối với các máy thu ACAS 1.090 MHz, được dự định dùng để xử lý nhiễu mode A / C. Kỹ thuật thu “tăng cường” tham khảo các kỹ thuật nhằm cung cấp đặc tính thu cải tiến khi có nhiễu mode A / C và dùng một bộ giải mã chống nhiễu mạnh ở mode S. Các yêu cầu đối với các kỹ thuật thu tăng cường được áp dụng cho các loại máy thu trên tàu bay cụ thể được quy định tại mục 7.2.2.4. Lưu ý 3. - Các điện văn squitter mở rộng được định nghĩa trong Tài liệu các quy định kỹ thuật đối với mode S và squitter mở rộng (Doc 9871). Tuy nhiên, các điện văn thông báo tình trạng mục tiêu và điện văn trạng thái đã được định nghĩa trong Tài liệu hướng dẫn về các dịch vụ cụ thể mode S (Doc 9688), mà chưa có cùng một mức độ như đối với các điện văn ADS-B khác. Lưu ý 4. - Các điện văn TIS-B được định nghĩa trong Tài liệu các quy định kỹ thuật đối với mode S và Squitter mở rộng (Doc 9871). 7.2.2 Chức năng trao đổi điện văn 7.2.2.1 Chức năng trao đổi điện văn bao gồm ăng-ten thu 1.090 MHz và máy thu vô tuyến điện có đủ các chức năng phụ (thu / bộ giải điều chế / bộ giải mã / dữ liệu đệm). 7.2.2.2 Các đặc điểm của chức năng trao đổi điện văn. Hệ thống thu squitter mode S mở rộng trên tàu bay phải hỗ trợ việc thu nhận và giải mã tất cả các điện văn squitter mở rộng được liệt kê trong Bảng 12. Hệ thống thu squitter mode S mở rộng trên mặt đất ADS-B tối thiểu phải hỗ trợ việc thu nhận và giải mã tất cả các loại điện văn dùng squitter mở rộng để truyền tải thông tin cần thiết để hỗ trợ việc tạo ra các báo cáo ADS-B của các loại theo yêu cầu của các ứng dụng Quản lý không lưu (ATM) trên mặt đất. 7.2.2.3 Đặc tính thu điện văn theo yêu cầu. Các máy thu / giải điều chế / giải mã squitter mở rộng trên tàu bay sẽ sử dụng các kỹ thuật thu nhận và có một mức ngưỡng kích hoạt thu tối thiểu (MTL: Minimum trigger Threshold Level) được liệt kê trong Bảng 12 như là một chức năng của loại máy thu trên tàu bay. Các kỹ thuật thu nhận và mức ngưỡng kích hoạt thu tối thiểu MTL cho máy thu squitter mở rộng trên mặt đất được lựa chọn để cung cấp đặc tính thu (tức là cự ly hoạt động và tốc độ cập nhật thông tin) theo yêu cầu của khách hàng ứng dụng công tác Quản lý không lưu (ATM) trên mặt đất. 7.2.2.4 Các kỹ thuật thu tăng cường. Các hệ thống thu trên tàu bay loại A1, A2 và A3 bao gồm các tính năng sau đây để cung cấp khả năng cải thiện thu squitter mode S mở rộng khi có nhiễu chồng lấn của nhiều mode A / C và / hoặc khi có một tín hiệu nhiễu mạnh hơn mode S so với các đặc tính của kỹ thuật thu tiêu chuẩn cần thiết cho các hệ thống thu trên tàu bay loại A0: a) Cải thiện việc phát hiện trước squitter mode S mở rộng. b) Tăng cường phát hiện lỗi và sửa sai. c) Tăng cường số bit và kỹ thuật đủ tin cậy áp dụng cho các loại máy thu trên tàu bay như đã chỉ ra sau đây:

1) Loại A1 – có đặc tính tương đương hoặc tốt hơn so với việc sử dụng kỹ thuật "Biên độ Trung tâm" (Centre Amplitude).

2) Loại A2 - có đặc tính tương đương hoặc tốt hơn so với việc sử dụng kỹ thuật cơ bản "Các mẫu

Page 92: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

92

nhiều biên độ" khi lấy ít nhất 8 mẫu cho mỗi vị trí bit trong mode S và được sử dụng trong quá trình ra quyết định.

3) Loại A3 - có đặc tính tương đương hoặc tốt hơn so với việc sử dụng kỹ thuật cơ bản "Các mẫu nhiều biên độ" khi lấy ít nhất 10 mẫu cho mỗi vị trí bit trong mode S và được sử dụng trong quá trình ra quyết định.

Lưu ý 1.- Các kỹ thuật thu tăng cường trên được quy định tại Tài liệu RTCA DO-260A, Phụ lục I. Lưu ý 2.- Đặc tính được cung cấp cho mỗi kỹ thuật thu tăng cường trên khi được sử dụng trong một môi trường nhiễu cao (tức là với nhiều loại nhiễu trong vùng chồng lấn mode A / C) được dự kiến sẽ phải có mức ít nhất là tương đương với việc sử dụng các kỹ thuật mô tả trong Tài liệu RTCA DO-260A, Phụ lục I. Lưu ý 3.- Được coi là thích hợp khi đối với các hệ thống sử dụng các kỹ thuật thu squitter mở rộng nâng cao trên mặt đất tương đương với những quy định cho các hệ thống thu loại A2 hoặc A3 trên tàu bay. 7.2.3 Chức năng báo cáo tổng hợp 7.2.3.1 Các chức năng báo cáo tổng hợp bao gồm việc giải mã điện văn, báo cáo tổng hợp và đưa ra giao diện của các chức năng phụ. 7.2.3.2 Khi thu điện văn squitter mở rộng, điện văn sẽ được giải mã và báo cáo áp dụng đối với ADS-B của các loại quy định tại 7.2.3.3 sẽ được tạo ra trong vòng 0,5 giây. Lưu ý 1.- Hai cấu hình của các hệ thống thu squitter mở rộng trên tàu bay bao gồm các phần thu chức năng trao đổi điện văn ADS-B và chức năng báo cáo tổng hợp ADS-B/TIS-B, như sau: a) Các hệ thống thu squitter mở rộng loại I nhận được các điện văn ADS-B và TIS-B và tạo ra các thành phần ứng dụng cụ thể tập hợp lên các báo cáo ADS-B và TIS-B. Các hệ thống thu squitter mở rộng loại I có thể được kiểm soát thêm bởi một thực thể bên ngoài để tạo ra các thành tố của các báo cáo rằng những hệ thống như thế có khả năng tạo ra. b) Các hệ thống thu squitter mở rộng loại II nhận được các điện văn ADS-B và TIS-B tương ứng với loại thiết bị. Các hệ thống thu squitter mở rộng loại I có thể được kiểm soát thêm bởi một thực thể bên ngoài để tạo ra các thành tố của các báo cáo rằng những hệ thống như thế có khả năng tạo ra. Lưu ý 2.- Các hệ thống thu squitter mở rộng trên mặt đất nhận được các điện văn ADS-B và tạo ra hoặc các thành phần ứng dụng cụ thể hoặc các báo cáo ADS-B hoàn chỉnh dựa trên nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ mặt đất, bao gồm các ứng dụng khách hàng sẽ được hỗ trợ. Lưu ý 3.- Chức năng thu điện văn squitter mở rộng có thể được phân chia thành phần cứng riêng biệt với chức năng báo cáo tổng hợp. 7.2.3.3 Các loại báo cáo ADS-B Lưu ý 1. - Các báo cáo ADS-B đề cập đến chuyển dịch cơ cấu của điện văn ADS-B dữ liệu nhận được từ việc phát quảng bá squitter mở rộng mode S thành các báo cáo khác nhau có thể được sử dụng trực tiếp bởi một tập loạt các ứng dụng của khách hàng. Có năm loại báo cáo ADS-B được xác định bởi các chương mục sau đây ứng với đầu ra các ứng dụng của khách hàng. Thông tin thêm về các nội dung báo cáo ADS-B và ứng dụng đối chiếu với các điện văn ADS-B squitter mở rộng có thể được tìm thấy trong Tài liệu hướng dẫn về các hệ thống ra đa giám sát thứ câp (SSR) (Doc 9684) và RTCA DO-260A. Lưu ý 2. - Việc sử dụng nguồn thời gian chính xác (ví dụ như thời gian UTC đo được theo Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS) so với nguồn thời gian không chính xác (ví dụ như đồng hồ trong hệ thống máy thu) làm cơ sở tham chiếu thời gian báo cáo của ứng dụng được mô tả trong mục 7.2.3.5.

Page 93: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

93

7.2.3.3.1 Báo cáo tình trạng vec-tơ. Các báo cáo tình trạng vec-tơ phải bao gồm thời gian áp dụng, thông tin về tình trạng di động hiện tại của tàu bay hoặc của xe cộ (ví dụ như tốc độ, vị trí), cũng như tính toàn vẹn của các dữ liệu dẫn đường, dựa trên thông tin nhận được trong vị trí trong trên tàu bay hay mặt đất, vận tốc tàu bay, và mã nhận dạng (ID) và loại điện văn squitter mở rộng. Khi các điện văn riêng biệt được sử dụng cho vị trí và vận tốc, thời điểm áp dụng sẽ được báo cáo riêng cho các thông số vị trí và vận tốc liên quan đến báo cáo. Ngoài ra, báo cáo tình trạng vec-tơ bao gồm thời gian áp dụng cho các vị trí dự tính và / hoặc thông tin tốc độ ước tính (tức là không dựa trên một điện văn với thông tin cập nhật vị trí hoặc vận tốc) khi đó thông tin về vị trí và / hoặc vận tốc ước tính được bao gồm trong báo cáo tình trạng vec-tơ. Lưu ý. - Các yêu cầu cụ thể cho các tuỳ biến của loại báo cáo này có thể thay đổi theo nhu cầu của các ứng dụng khách hàng của mỗi người tham gia (mặt đất hoặc trên không). Dữ liệu tình trạng vec-tơ là thay đổi nhiều nhất nhất trong số bốn loại báo cáo ADS-B; do đó, các ứng dụng cần phải cập nhật thường xuyên của vec-tơ trạng thái để đáp ứng độ chính xác cần thiết cho sự hoạt động năng động của tàu bay trên không hoặc các phương tiện trên mặt đất. 7.2.3.3.2 Báo cáo tình trạng chế độ. Báo cáo tình trạng chế độ phải có thời gian áp dụng và thông tin hoạt động hiện thời về đối tượng người tham gia phát tin, bao gồm cả địa chỉ của tàu bay / xe cộ, dấu hiệu nhận dạng, số phiên bản ADS-B, thông tin về chiều dài và chiều rộng của tàu bay / xe cộ, chất lượng thông tin về vec-tơ trạng thái và các thông tin khác dựa trên thông tin nhận được về tình trạng hoạt động, ID và loại tàu bay, vận tốc tàu bay và thông báo trạng thái squitter mở rộng trên tàu bay. Mỗi khi báo cáo tình trạng chế độ được tạo ra, chức năng báo cáo tổng hợp sẽ cập nhật thời gian báo cáo áp dụng. Các thông số của dữ liệu hợp lệ là không có sẵn hoặc được chỉ rõ là không hợp lệ hoặc bỏ qua báo cáo tình trạng chế độ. Lưu ý 1. - Các yêu cầu cụ thể cho các tuỳ biến của loại báo cáo này có thể khác nhau theo nhu cầu của các ứng dụng khách hàng của mỗi đối tượng tham gia (trên mặt đất hoặc trên không). Lưu ý 2. - Khi có điện văn tình trạng của mục tiêu và điện văn trạng thái (như trong Tài liệu hướng dẫn sử dụng các dịch vụ cụ thể mode S (Doc 9688)), một số thông số trong loại điện văn đó cũng sẽ bao gồm trong các báo cáo tình trạng chế độ. Lưu ý 3. - Thời gian của các thông tin được báo cáo trong các yếu tố dữ liệu khác nhau của báo cáo tình trạng chế độ có thể thay đổi do kết quả của thông tin nhận được trong các điện văn squitter mở rộng khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Dữ liệu được báo cáo vượt ra ngoài khoảng thời gian tồn tại hữu ích của loại tham số có thể được hiển thị là không hợp lệ hoặc bỏ qua báo cáo tình trạng chế độ như mô tả trong Tài liệu hướng dẫn về các hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR) (Doc 9684). 7.2.3.3.3 Báo cáo tốc độ trên không. Báo cáo tốc độ trên không được phát ra khi nhận được điện văn squitter mở rộng chứa vận tốc trên tàu bay. Báo cáo tốc độ trên không phải có thời gian áp dụng, tốc độ tàu bay và thông tin về hướng bay. Chỉ có một số loại squitter mở rộng nhất định theo quy định tại 7.2.3.5, được yêu cầu để tạo ra trên tàu bay báo cáo tốc độ trên không. Khi báo cáo tốc độ trên không được tạo ra, chức năng báo cáo tổng hợp sẽ cập nhật thời gian báo cáo áp dụng. Lưu ý 1. - Báo cáo tốc độ trên không có chứa thông tin tốc độ nhận được trong điện văn vận tốc trên tàu bay cùng với thông tin bổ sung nhận được về ID của tàu bay và loại điện văn squitter mở rộng. Báo cáo tốc độ trên không không được tạo ra khi các điện văn squitter vận tốc trên tàu bay mở rộng đang thu thông tin vận tốc chuẩn so với mặt đất. Hướng dẫn về nội dung báo cáo tốc độ trên không được cung cấp trong Tài liệu hướng dẫn về ra đa giám sát thứ cấp (SSR) (Doc 9684). Lưu ý 2. - Các yêu cầu cụ thể cho các tuỳ biến của loại báo cáo này có thể khác nhau theo nhu cầu của các ứng dụng khách hàng của mỗi đối tượng tham gia (trên mặt đất hoặc trên không). 7.2.3.3.4 Báo cáo độ phân giải (RA). Báo cáo độ phân giải RA phải có thời gian áp dụng và các nội dung của độ phân giải ACAS (RA), nhận được giá trị trong trường của điện văn squitter mở rộng có loại type = 28 và subtype = 2.

Page 94: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

94

Lưu ý. - Báo cáo độ phân giải RA chỉ được phát ra bởi hệ thống con thu nhận được trên mặt đất khi hỗ trợ ứng dụng khách hàng ADS-B mặt đất yêu cầu thông tin về độ phân giải hoạt động RA. Một báo cáo độ phân giải RA thông thường sẽ được phát ra có type = 28, subtype = 2 khi điện văn squitter mở rộng thu nhận được. 7.2.3.3.5 Báo cáo tình trạng mục tiêu Lưu ý. - Các yêu cầu đối với báo cáo của thông tin tình trạng mục tiêu không phải là ở cùng một mức độ như đối với các loại báo cáo ADS-B khác. Việc báo cáo thông tin tình trạng mục tiêu hiện nay là chưa cần thiết, nhưng trong tương lai có thể sẽ được yêu cầu hệ thống thu trên tàu bay cho loại A2 và A3. Khi được hỗ trợ, báo cáo thông tin tình trạng mục tiêu sẽ được tạo ra khi thông tin nhận được trong điện văn thông tin tình trạng mục tiêu và điện văn trạng thái, cùng với thông tin bổ sung nhận được về mã nhận dạng ID của tàu bay và loại điện văn squitter mở rộng. Các điện văn thông tin tình trạng mục tiêu và điện văn trạng thái được định nghĩa trong Tài liệu hướng dẫn về dịch vụ cụ thể mode S (Doc 9688). Các yêu cầu cụ thể cho các tuỳ biến của loại báo cáo này có thể khác nhau theo nhu cầu của khách hàng hay ứng dụng của mỗi đối tượng tham gia (mặt đất hoặc trên không). Hướng dẫn về nội dung báo cáo tình trạng mục tiêu được cung cấp trong Tài liệu hướng dẫn sử dụng các dịch vụ cụ thể mode S (Doc 9688). 7.2.3.4 Các loại báo cáo TIS-B 7.2.3.4.1 Khi các điện văn TIS-B nhận được bởi hệ thống thu trên tàu bay, thông tin sẽ được báo cáo cho các ứng dụng của khách hàng. Mỗi khi một báo cáo TIS-B được tạo ra, chức năng báo cáo tổng hợp sẽ có trách nhiệm cập nhật các thời gian báo cáo đến thời gian hiện tại. Lưu ý 1. - Khuôn dạng điện văn TIS-B được quy định trong Tài liệu kỹ thuật quy định đối với các dịch vụ mode S và squitter mở rộng (Doc 9871). Lưu ý 2. - Các báo cáo TIS-B đề cập đến việc tái cấu trúc dữ liệu điện văn TIS-B nhận được từ phát quảng bá trên mặt đất squitter mở rộng mode S thành các báo cáo có thể được sử dụng bởi một loạt các ứng dụng của khách hàng. Hai loại báo cáo ADS-B được định nghĩa trong các tiểu mục dưới đây đối với đầu ra cho các ứng dụng của khách hàng. Thông tin thêm về các nội dung báo cáo TIS-B và việc so sánh chuyển đổi từ các điện văn squitter mở rộng sang báo cáo ADS-B có thể được tìm thấy trong Tài liệu hướng dẫn về các hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR) (Doc 9684). Lưu ý 3. - Việc sử dụng nguồn thời gian chính xác (ví dụ như thời gian UTC của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS) so với thời gian không chính xác (ví dụ như đồng hồ nội bộ trong hệ thống máy thu) để làm cơ sở tham chiếu cho thời gian báo cáo của ứng dụng được mô tả trong mục 7.2.3.5. 7.2.3.4.2 Báo cáo mục tiêu TIS-B. Tất cả các thành phần thông tin nhận được, ngoài vị trí, được báo cáo trực tiếp, bao gồm tất cả các trường đã dành riêng cho khuôn dạng điện văn TIS-B và thông báo toàn bộ nội dung của bất kỳ điện văn quản lý TIS-B nhận được. Các khuôn dạng báo cáo không được quy định chi tiết, ngoại trừ nội dung thông tin báo cáo sẽ là tương tự như nội dung thông tin nhận được. 7.2.3.4.3 Khi nhận được điện văn vị trí TIS-B, nó được so sánh với các dấu vết mục tiêu để xác định xem nó có thể được giải mã thành vị trí mục tiêu (tức là bám theo một dấu vết hiện thời). Nếu điện văn được giải mã thành vị trí mục tiêu, một báo cáo sẽ được tạo ra trong vòng 0,5 giây. Báo cáo phải có các thông tin vị trí nhận được với một thời gian áp dụng, vận tốc gần nhất đo được với một thời gian áp dụng, vị trí và vận tốc ước tính, địa chỉ của tàu bay / xe cộ, và tất cả các thông tin khác trong điện văn nhận được. Các giá trị ước tính được dựa trên các thông tin vị trí nhận được và lịch sử dấu vết của mục tiêu. 7.2.3.4.4 Khi một điện văn vận tốc TIS-B nhận được, nếu nó được bám theo với một chuỗi các dấu vết hoàn chỉnh, một báo cáo được tạo ra, trong vòng 0,5 giây tính từ khi thu được điện văn. Báo cáo phải có các thông tin về tốc độ nhận được với thời gian áp dụng, vị trí và vận tốc dự kiến, địa chỉ của tàu

Page 95: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

95

bay / xe cộ và tất cả các thông tin khác trong điện văn nhận được. Các giá trị ước tính được dựa trên các thông tin vị trí nhận được và lịch sử dấu vết của mục tiêu. 7.2.3.4.5 Báo cáo quản lý TIS-B. Toàn bộ nội dung điện văn của bất kỳ điện văn quản lý TIS-B nào nhận được sẽ được báo cáo trực tiếp cho các ứng dụng của khách hàng. Nội dung thông tin báo cáo được quy định giống như nội dung thông tin nhận được. 7.2.3.4.5.1 Các nội dung của bất kỳ điện văn quản lý TIS-B nhận được được báo cáo chính xác đến từng bit cho các ứng dụng của khách hàng. Lưu ý. - Việc xử lý điện văn quản lý TIS-B được quy định trong Tài liệu kỹ thuật quy định đối với các dịch vụ mode S và squitter mở rộng (Doc 9.871). 7.2.3.5 Thời gian báo cáo của các ứng dụng Hệ thống thu phải sử dụng nguồn thời gian tại chỗ làm chuẩn để báo cáo thời gian áp dụng, theo quy định cho từng loại báo cáo ADS-B và TIS-B cụ thể (xem 7.2.3.3 và 7.2.3.4). 7.2.3.5.1 Thời gian chuẩn chính xác. Hệ thống thu sẽ phát ra các báo cáo ADS-B và / hoặc TIS-B dựa trên việc thu được các điện văn báo cáo vị trí trên không, trên mặt đất và / hoặc các điện văn TIS-B sẽ sử dụng thời gian UTC theo hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS để tạo ra báo cáo thời gian ứng dụng đối với các trường hợp điện văn thu được sau đây: a) Các điện văn ADS-B phiên bản 0, theo quy định tại mục 6.8.6.2, khi hệ số NUC – chỉ số phân loại chỉ mức độ không chắc chắn của việc dẫn đường bằng 8 hoặc 9; b) Các điện văn ADS-B phiên bản 1, theo quy định tại mục 6.8.6.2 và 6.8.7 tương ứng, khi hệ số NIC – chỉ số phân loại chỉ mức độ toàn vẹn của việc dẫn đường bằng 10 hoặc 11; Dữ liệu thời gian UTC sẽ nằm trong một phạm vi tối thiểu là 300 giây với độ phân giải là 0,0078125 (1/128) giây. 7.2.3.5.2 Thời gian tham chiếu nội tại không chính xác 7.2.3.5.2.1 Đối với các hệ thống thu không dùng để tạo ra các báo cáo ADS-B và / hoặc TIS-B dựa trên việc thu nhận các điện văn ADS-B hoặc TIS-B đáp ứng các tiêu chuẩn NUC hoặc NIC như được chỉ ra trong mục 7.2.3.5.1, được cho phép sử dụng nguồn thời gian không chính xác. Trong trường hợp không có sẵn nguồn thời gian chính xác thích hợp, hệ thống thu phải dùng đồng hồ nội tại thích hợp hoặc phải có một bộ đếm thời gian chu kỳ tối đa 20 mi-li giây. Chu kỳ được đặt hoặc đồng hồ đếm sẽ phải nằm trong một phạm vi tối thiểu là 300 giây và độ phân giải là 0,0078125 (1/128) giây. Lưu ý.- Việc sử dụng một thời gian chuẩn không chính xác như mô tả ở trên là để cho thời gian báo cáo áp dụng phản ánh chính xác khoảng thời gian áp dụng đối với báo cáo theo một trình tự. Ví dụ như khoảng thời gian áp dụng giữa các báo cáo vec-tơ trạng thái có thể được xác định chính xác bởi một ứng dụng khách hàng, mặc dù thời gian tuyệt đối (ví dụ như tính theo giờ UTC) sẽ không được hiển thị trong bản báo cáo. 7.2.3.6 Các yêu cầu báo cáo 7.2.3.6.1 Các yêu cầu báo cáo đối với các hệ thống thu squitter mở rộng mode S trên tàu bay loại I. Tối thiểu chức năng báo cáo tổng hợp liên quan đến squitter mở rộng mode S loại I của hệ thống thu, theo quy định tại 7.2.3, phải có trách nhiệm hỗ trợ các báo cáo ADS-B và TIS-B và các thông số báo cáo, được yêu cầu bởi các ứng dụng khách hàng cụ thể do hệ thống thu phục vụ. 7.2.3.6.2 Các yêu cầu báo cáo đối với các hệ thống thu squitter mở rộng mode S trên tàu bay loại II. Tối thiểu chức năng báo cáo tổng hợp kết hợp với các hệ thống thu trên mặt đất, theo quy định tại 7.2.3, sẽ tạo ra các báo cáo ADS-B và TIS-B theo phân loại của hệ thống thu như thể hiện trong Bảng

Page 96: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

96

13 khi các điện văn ADS-B và / hoặc TIS-B thu được nhận.

Bảng 13 - Các yêu cầu báo cáo của hệ thống thu squitter mode S trên tàu bay.

Phân loại máy thu Các yêu cầu báo cáo ADS-B tối thiểu Các yêu cầu báo cáo TIS-B tối thiểu

A0 (bay theo VFR cơ bản)

Báo cáo tình trạng vec tơ ADS-B (theo 7.2.3.1.1) và Báo cáo tình trạng mode ADS-B (theo 7.2.3.1.2)

Báo cáo tình trạng TIS-B và Báo cáo quản lý TIS-B

A1 (bay theo IFR cơ bản)

Báo cáo tình trạng vec tơ ADS-B (theo 7.2.3.1.1) và Báo cáo tình trạng mode ADS-B (theo 7.2.3.1.2) và Báo cáo tốc độ tham chiếu trên không ADS-B (theo 7.2.3.1.2)

Báo cáo tình trạng TIS-B và Báo cáo quản lý TIS-B

A2 (bay theo IFR nâng cao)

Báo cáo tình trạng vec tơ ADS-B (theo 7.2.3.1.1) và Báo cáo tình trạng mode ADS-B (theo 7.2.3.1.2) và Báo cáo ARV theo ADS-B (theo 7.2.3.1.3) và Dự trữ cho báo cáo trạng thái mục tiêu theo ADS-B (theo 7.2.3.1.4)

Báo cáo tình trạng TIS-B và Báo cáo quản lý TIS-B

A3 (khả năng mở rộng)

Báo cáo tình trạng vec tơ ADS-B (theo 7.2.3.1.1) và Báo cáo tình trạng mode ADS-B (theo 7.2.3.1.2) và Báo cáo ARV theo ADS-B (theo 7.2.3.1.3) và Dự trữ cho báo cáo trạng thái mục tiêu theo ADS-B (theo 7.2.3.1.4)

Báo cáo tình trạng TIS-B và Báo cáo quản lý TIS-B

7.2.3.6.3 Các yêu cầu báo cáo đối với các hệ thống thu squitter mở rộng mode S trên mặt đất. Mức tối thiểu, chức năng báo cáo tổng hợp kết hợp với các hệ thống thu loại II, theo quy định tại 7.2.3, sẽ hỗ trợ các báo cáo ADS-B và các thông số báo cáo, được yêu cầu bởi các ứng dụng khách hàng cụ thể do hệ thống thu phục vụ. 7.2.4 Khả năng cùng hoạt động Hệ thống thu squitter mở rộng mode S sẽ cung cấp khả năng cùng hoạt động với các định dạng điện văn squitter mở rộng ADS-B của cả hai phiên bản 0 và phiên bản 1. Lưu ý 1. - Các điện văn phiên bản 0 và phiên bản 1 được định nghĩa trong Tài liệu kỹ thuật quy định đối với các dịch vụ mode S và squitter mở rộng (Doc 9871). Lưu ý 2 - Kỹ thuật cung cấp khả năng cùng hoạt động với các định dạng điện văn ADS-B của phiên bản 0 và phiên bản 1 được mô tả trong Tài liệu hướng dẫn về các hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR) (Doc 9684) và tiếp sau đó được cung cấp trong Tài liệu RTCA DO-260A, Phụ lục N. 7.2.4.1 Giải mã điện văn khởi tạo ban đầu Hệ thống thu squitter mở rộng mode S khi nhận được một mục tiêu ADS-B mới, sẽ bắt đầu việc giải mã các điện văn ADS-B áp dụng cho phiên bản 0 (không) cho đến khi nhận được một điện văn trạng thái hoạt động chỉ ra rằng điện văn định dạng phiên bản 1 (một) được sử dụng. 7.2.4.2 Xin số phiên bản

Page 97: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

97

Hệ thống thu squitter mở rộng mode S sẽ giải mã thông tin về số phiên bản truyền trong điện văn trạng thái hoạt động và sẽ áp dụng các quy tắc giải mã tương ứng, phiên bản 0 (không) hoặc phiên bản 1 (một), để giải mã các điện văn squitter mở rộng ADS-B phát đi từ tàu bay hay một phương tiện xe cộ cụ thể. 7.2.4.3 Xử lý các trường dự trữ trong điện văn Hệ thống thu squitter mở rộng mode S sẽ bỏ qua các nội dung của bất kỳ trường con nào được xác định là dành để dự trữ. Lưu ý. - Quy định này hỗ trợ khả năng cùng hoạt động giữa các phiên bản của điện văn bằng cách cho phép xác định các thông số bổ sung sẽ được bỏ qua bởi các phiên bản thu trước đó và giải mã một cách chính xác bởi các phiên bản thu mới.

8 Các hệ thống giám sát đa điểm (Multilateration)

Lưu ý 1.- Hệ thống giám sát đa điểm (sau đây gọi tắt là hệ thống Multilateration hay MLAT) sử dụng sự chênh lệch thời gian đến (TDOA) của các tín hiệu truyền phát từ bộ phát đáp SSR (hoặc truyền phát từ các squitter mở rộng của một thiết bị không có bộ phát đáp) đến một số máy thu trên mặt đất để xác định vị trí của tàu bay (hoặc phương tiện xe cộ trên mặt đất). Một hệ thống MLAT có thể là: a) thụ động, sử dụng bộ phát đáp trả lời khi có tín hiệu hỏi hoặc squitter tự phát; b) chủ động, trong trường hợp này, hệ thống sẽ phát tín hiệu hỏi các tàu bay hoạt động trong vùng phủ sóng; c) một sự kết hợp của cả a) và b). Lưu ý 2. - Tài liệu in trong EUROCAE ED-117 - MOPS cho các hệ thống MLAT mode S để sử dụng trong A-SMGCS và ED-142 – Đặc tính kỹ thuật đối với hệ thống giám sát đa điểm trên diện rộng Multilateration Wide Area (WAM) cung cấp kiến thức cơ bản rất tốt cho việc quy hoạch, thực hiện đầu tư và khai thác hoạt động đáp ứng yêu cầu của các hệ thống MLAT cho hầu hết các ứng dụng. Định nghĩa Hệ thống Multilateration (MLAT). Một nhóm các thiết bị được sắp đặt theo một cấu hình để cung cấp vị trí nhờ việc thu được tín hiệu xuất phát từ các bộ phát đáp của ra đa giám sát thứ cấp (SSR) (tín hiệu trả lời hoặc squitter) chủ yếu bằng cách kỹ thuật sử dụng sự khác biệt thời gian đến (TDOA). Thông tin bổ sung, bao gồm ID của tàu bay cũng có thể được trích xuất ra từ các tín hiệu nhận được. Sự khác biệt thời gian đến (TDOA). Sự khác biệt tương đối về thời gian để tín hiệu từ một bộ phát đáp trên tàu bay (hoặc xe cộ trên mặt đất) thu được tại các máy thu khác nhau. 8.1 Các yêu cầu chức năng 8.1.1 Đặc tính tần số vô tuyến, cấu trúc và nội dung dữ liệu của các tín hiệu được sử dụng trong hệ thống MLAT trên tần số 1.090 MHz phải tuân theo các quy định trong mục 4 của Tài liệu này. 8.1.2 Một hệ thống MLAT được sử dụng để giám sát hoạt động không lưu sẽ phải có khả năng xác định được vị trí tàu bay và nhận biết được mã nhận dạng ID. Lưu ý 1. - Tùy thuộc vào từng ứng dụng, vị trí hai hoặc ba chiều của tàu bay có thể được yêu cầu.

Page 98: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

98

Lưu ý 2. - Nhận dạng tàu bay có thể được xác định từ: a) Mã code chế độ A có trong tín hiệu trả lời mode A hoặc mode S; b) Mã nhận dạng ID của tàu bay có trong tín hiệu trả lời mode S hoặc nhận dạng squitter mở rộng và phân loại của điện văn. Lưu ý 3. - Các thông tin khác về tàu bay có thể thu nhận được bằng cách phân tích tín hiệu phát (tức là squitter hoặc tín hiệu trả lời các cuộc hỏi khác từ mặt đất) hoặc bằng cách hỏi trực tiếp bởi hệ thống MLAT. 8.1.3 Khi một hệ thống MLAT được trang bị để giải mã thông tin vị trí bổ sung có chứa trong tín hiệu phát đi phải báo cáo thông tin đó một cách riêng biệt từ vị trí tàu bay được tính dựa trên phương pháp TDOA. 8.2 Bảo vệ môi trường liên quan đến tần số vô tuyến Lưu ý. - Phần này chỉ áp dụng cho các hệ thống MLAT chủ động. 8.2.1 Để giảm thiểu nhiễu hệ thống, công suất phát xạ hiệu quả của bộ hỏi chủ động phải giảm xuống giá trị thấp nhất phù hợp với phạm vi hoạt động cần thiết của mỗi bộ hỏi. Lưu ý. - Các hướng dẫn về mức công suất được in trong Tài liệu về giám sát hàng không (Doc 9924). 8.2.2 Một hệ thống MLAT chủ động sẽ không được dùng bộ hỏi chủ động để có được thông tin có thể thu nhận được bằng cách thu thụ động trong từng giai đoạn cập nhật thông tin cần thiết. Lưu ý. - Hiệu năng của bộ phát đáp sẽ được tăng lên bằng cách sử dụng ăng ten đa hướng. Điều này là đặc biệt có ý nghĩa đối với các tín hiệu hỏi mode S có chọn lựa vì tốc độ truyền của nó cao hơn. Tất cả các bộ phát đáp mode S sẽ phải giải mã từng tín hiệu hỏi có chọn lọc chứ không phải chỉ bộ phát đáp có đúng địa chỉ. 8.2.3 Các máy phát được sử dụng trong tất cả các hệ thống MLAT chủ động tại bất kỳ không phận vùng trời nào cũng sẽ không được chiếm dụng bất kỳ một bộ phát đáp nào quá 2% tổng thời gian. Lưu ý.- Việc sử dụng các hệ thống MLAT chủ động có thể bị hạn chế ở một số vùng. 8.2.4 Các hệ thống MLAT chủ động không được sử dụng cách hỏi tất cả các cuộc gọi tàu bay mode S. Lưu ý.- Tàu bay có trang bị mode S có thể thu được tín hiệu từ squitter hoặc squitter mở rộng ngay cả ở các không phận không có các bộ hỏi hoạt động. 8.3 Yêu cầu tính năng Đặc điểm tính năng của hệ thống MLAT được sử dụng để giám sát hoạt động không lưu phải đủ để các dịch vụ khai thác đã định luôn được hỗ trợ một cách thỏa đáng.

Page 99: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

99

PHỤ LỤC A Mã hóa tự động độ cao theo khí áp để phát trên ra đa giám sát thứ cấp

(gán giá trị vào vị trí của các xung)

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

-1000 đến -950 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 -950 đến -850 -850 đến -750

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

1 1 0 1 0 0

-750 đến -650 -650 đến -550 -550 đến -450 -450 đến -350 -350 đến -250

0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

-250 đến -150 -150 đến -50 -50 đến 50 50 đến 150

150 đến 250

0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1

0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1

250 đến 350 350 đến 450 450 đến 550 550 đến 650 650 đến 750

0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

750 đến 850 850 đến 950 950 đến 1050

1050 đến 1150 1150 đến 1250

0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

1250 đến 1350 1350 đến 1450 1450 đến 1550 1550 đến 1650 1650 đến 1750

0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

1750 đến 1850 1850 đến 1950 1950 đến 2050 2050 đến 2150 2150 đến 2250

0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

2250 đến 2350 2350 đến 2450 2450 đến 2550 2550 đến 2650 2650 đến 2750

0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

2750 đến 2850 2850 đến 2950 2950 đến 3050 3050 đến 3150 3150 đến 3250

0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

3250 đến 3350 3350 đến 3450 3450 đến 3550 3550 đến 3650 3650 đến 3750

0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

Page 100: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

100

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

3750 đến 3850 3850 đến 3950 3950 đến 4050 4050 đến 4150 4150 đến 4250

0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

4250 đến 4350 4350 đến 4450 4450 đến 4550 4550 đến 4650 4650 đến 4750

0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

4750 đến 4850 4850 đến 4950 4950 đến 5050 5050 đến 5150 5150 đến 5250

0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

5250 đến 5350 5350 đến 5450 5450 đến 5550 5550 đến 5650 5650 đến 5750

0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

5750 đến 5850 5850 đến 5950 5950 đến 6050 6050 đến 6150 6150 đến 6250

0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

6250 đến 6350 6350 đến 6450 6450 đến 6550 6550 đến 6650 6650 đến 6750

0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

7750 đến 7850 7850 đến 7950 7950 đến 8050 8050 đến 8150 8150 đến 8250

0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

8250 đến 6350 8350 đến 8450 8450 đến 8550 8550 đến 8650 8650 đến 8750

0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

8750 đến 8850 8850 đến 8950 8950 đến 9050 9050 đến 9150 9150 đến 9250

0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

9250 đến 9350 9350 đến 9450 9450 đến 9550 9550 đến 9650 9650 đến 9750

0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

9750 đến 9850 9850 đến 9950

0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1

0 0 1 0 1 1

Page 101: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

101

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

9950 đến 10050 10050 đến 10150 10150 đến 10250

0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1

0 1 0 1 1 0 1 0 0

10250 đến 10350 10350 đến 10450 10450 đến 10550 10550 đến 10650 10650 đến 10750

0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

10750 đến 10850 10850 đến 10950 10950 đến 11050 11050 đến 11150 11150 đến 11250

0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

11250 đến 11350 11350 đến 11450 11450 đến 11550 11550 đến 11650 11650 đến 11750

0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

11750 đến 11850 11850 đến 11950 11950 đến 12050 12050 đến 12150 12150 đến 12250

0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

12250 đến 12350 12350 đến 12450 12450 đến 12550 12550 đến 12650 12650 đến 12750

0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

12750 đến 12850 12850 đến 12950 12950 đến 13050 13050 đến 13150 13150 đến 13250

0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

13250 đến 13350 13350 đến 13450 13450 đến 13550 13550 đến 13650 13650 đến 13750

0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

13750 đến 13850 13850 đến 13950 13950 đến 14050 14050 đến 14150 14150 đến 14250

0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

14250 đến 14350 14350 đến 14450 14450 đến 13550 14550 đến 13650 14650 đến 14750

0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

14750 đến 14850 14850 đến 14950 14950 đến 15050 15050 đến 15150

0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0

Page 102: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

102

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

15150 đến 15250 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0

15250 đến 15350 13350 đến 15450 15450 đến 15550 15550 đến 15650 15650 đến 15750

0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

15750 đến 15850 15850 đến 15950 15950 đến 16050 16050 đến 16150 16150 đến 16250

0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

16250 đến 16350 16350 đến 16450 16450 đến 16550 16550 đến 16650 16650 đến 16750

0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

16750 đến 16850 16850 đến 16950 16950 đến 17050 17050 đến 17150 17150 đến 17250

0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

17250 đến 17350 17350 đến 17450 17450 đến 17550 17550 đến 17650 17650 đến 17750

0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

17750 đến 17850 17850 đến 17950 17950 đến 18050 18050 đến 18150 18150 đến 18250

0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

18250 đến 18350 18350 đến 18450 18450 đến 18550 18550 đến 18650 18650 đến 18750

0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

18750 đến 18850 18850 đến 18950 18950 đến 19050 19050 đến 19150 19150 đến 19250

0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

19250 đến 19350 19350 đến 19450 19450 đến 19550 19550 đến 19650 19650 đến 19750

0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

19750 đến 19850 19850 đến 19950 19950 đến 20050 20050 đến 20150 20150 đến 20250

0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1

20250 đến 20350 0 0 1 1 1 1 1 0 1 0 0

Page 103: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

103

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

20350 đến 20450 20450 đến 20550 20550 đến 20650 20650 đến 20750

0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0

1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

20750 đến 20850 20850 đến 20950 20950 đến 21050 21050 đến 21150 21150 đến 21250

0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

21250 đến 21350 21350 đến 21450 21450 đến 21550 21550 đến 21650 21650 đến 21750

0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

21750 đến 21850 21850 đến 21950 21950 đến 22050 22050 đến 22150 22150 đến 22250

0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

22250 đến 22350 22350 đến 22450 22450 đến 22550 22550 đến 22650 22650 đến 22750

0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

22750 đến 22850 22850 đến 22950 22950 đến 23050 23050 đến 23150 23150 đến 23250

0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

23250 đến 23350 23350 đến 23450 23450 đến 23550 23550 đến 23650 23650 đến 23750

0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

23750 đến 23850 23850 đến 23950 23950 đến 24050 24050 đến 24150 24150 đến 24250

0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

24250 đến 24350 24350 đến 24450 24450 đến 24550 24550 đến 24650 24650 đến 24750

0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

24750 đến 24850 24850 đến 24950 24950 đến 25050 25050 đến 25150 25150 đến 25250

0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

25250 đến 25350 25350 đến 25450 25450 đến 25550

0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0

Page 104: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

104

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

25550 đến 25650 25650 đến 25750

0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1

0 1 1 0 0 1

25750 đến 25850 25850 đến 25950 25950 đến 26050 26050 đến 26150 26150 đến 26250

0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

26250 đến 26350 26350 đến 26450 26450 đến 26550 26550 đến 26650 26650 đến 26750

0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

26750 đến 26850 26850 đến 26950 26950 đến 27050 27050 đến 27150 27150 đến 27250

0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

27250 đến 27350 27350 đến 27450 27450 đến 27550 27550 đến 27650 27650 đến 27750

0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

27750 đến 27850 27850 đến 27950 27950 đến 28050 28050 đến 28150 28150 đến 28250

0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

28250 đến 28350 28350 đến 28450 28450 đến 28550 28550 đến 28650 28650 đến 28750

0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

28750 đến 28850 28850 đến 28950 28950 đến 29050 29050 đến 29150 29150 đến 29250

0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

29250 đến 29350 29350 đến 29450 29450 đến 29550 29550 đến 29650 29650 đến 29750

0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

29750 đến 29850 29850 đến 29950 29950 đến 30050 30050 đến 30150 30150 đến 30250

0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

30250 đến 30350 30350 đến 30450 30450 đến 30550 30550 đến 30650 30650 đến 30750

0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

Page 105: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

105

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

30750 đến 30850 30850 đến 30950 30950 đến 31050 31050 đến 31150 31150 đến 31250

0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

31250 đến 31350 31350 đến 31450 31450 đến 31550 31550 đến 31650 31650 đến 31750

0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

31750 đến 31850 31850 đến 31950 31950 đến 32050 32050 đến 32150 32150 đến 32250

0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

32250 đến 32350 32350 đến 32450 32450 đến 32550 32550 đến 32650 32650 đến 32750

0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

32750 đến 32850 32850 đến 32950 32950 đến 33050 33050 đến 33150 33150 đến 33250

0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

33250 đến 33350 33350 đến 33450 33450 đến 33550 33550 đến 33650 33650 đến 33750

0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

33750 đến 33850 33850 đến 33950 33950 đến 34050 34050 đến 34150 34150 đến 34250

0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

34250 đến 34350 34350 đến 34450 34450 đến 34550 34550 đến 34650 34650 đến 34750

0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

34750 đến 34850 34850 đến 34950 34950 đến 35050 35050 đến 35150 35150 đến 35250

0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

35250 đến 35350 35350 đến 35450 35450 đến 35550 35550 đến 35650 35650 đến 35750

0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

35750 đến 35850 35850 đến 35950

0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1

0 0 1 0 1 1

Page 106: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

106

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

35950 đến 36050 36050 đến 36150 36150 đến 36250

0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1

0 1 0 1 1 0 1 0 0

36250 đến 36350 36350 đến 36450 36450 đến 36550 36550 đến 36650 36650 đến 36750

0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

36750 đến 36850 36850 đến 36950 36950 đến 37050 37050 đến 37150 37150 đến 37250

0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

37250 đến 37350 37350 đến 37450 37450 đến 37550 37550 đến 37650 37650 đến 37750

0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

37750 đến 37850 37850 đến 37950 37950 đến 38050 38050 đến 38150 38150 đến 38250

0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

38250 đến 38350 38350 đến 38450 38450 đến 38550 38550 đến 38650 38650 đến 38750

0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

38750 đến 38850 38850 đến 38950 38950 đến 39050 39050 đến 39150 39150 đến 39250

0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0

0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1

39250 đến 39350 39350 đến 39450 39450 đến 39550 39550 đến 39650 39650 đến 39750

0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

39750 đến 39850 39850 đến 39950 39950 đến 40050 40050 đến 40150 40150 đến 40250

0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

40250 đến 40350 40350 đến 40450 40450 đến 40550 40550 đến 40650 40650 đến 40750

0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

40750 đến 40850 40850 đến 40950 40950 đến 41050 41050 đến 41150

0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0

Page 107: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

107

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

41150 đến 41250 0 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0

41250 đến 41350 41350 đến 41450 41450 đến 41550 41550 đến 41650 41650 đến 41750

0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

41750 đến 41850 41850 đến 41950 41950 đến 42050 42050 đến 42150 42150 đến 42250

0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

42250 đến 42350 42350 đến 42450 42450 đến 42550 42550 đến 42650 42650 đến 42750

0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

42750 đến 42850 42850 đến 42950 42950 đến 43050 43050 đến 43150 43150 đến 43250

0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

43250 đến 43350 43350 đến 43450 43450 đến 43550 43550 đến 43650 43650 đến 43750

0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

43750 đến 43850 43850 đến 43950 43950 đến 44050 44050 đến 44150 44150 đến 44250

0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

44250 đến 44350 44350 đến 44450 44450 đến 44550 44550 đến 44650 44650 đến 44750

0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

44750 đến 44850 44850 đến 44950 44950 đến 45050 45050 đến 45150 45150 đến 45250

0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

45250 đến 45350 45350 đến 45450 45450 đến 45550 45550 đến 45650 45650 đến 45750

0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

45750 đến 45850 45850 đến 45950 45950 đến 46050 46050 đến 46150 46150 đến 46250

0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

46250 đến 46350 0 1 1 1 0 0 0 0 1 0 0

Page 108: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

108

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

46350 đến 46450 46450 đến 46550 46550 đến 46650 46650 đến 46750

0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0

1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

46750 đến 46850 46850 đến 46950 46950 đến 47050 47050 đến 47150 47150 đến 47250

0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

47250 đến 47350 47350 đến 47450 47450 đến 47550 47550 đến 47650 47650 đến 47750

0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

47750 đến 47850 47850 đến 47950 47950 đến 48050 48050 đến 48150 48150 đến 48250

0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

48250 đến 48350 48350 đến 48450 48450 đến 48550 48550 đến 48650 48650 đến 48750

0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

48750 đến 48850 48850 đến 48950 48950 đến 49050 49050 đến 49150 49150 đến 49250

0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

49250 đến 49350 49350 đến 49450 49450 đến 49550 49550 đến 49650 49650 đến 49750

0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

49750 đến 49850 49850 đến 49950 49950 đến 50050 50050 đến 50150 50150 đến 50250

0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

50250 đến 50350 50350 đến 50450 50450 đến 50550 50550 đến 50650 50650 đến 50750

0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

50750 đến 50850 50850 đến 50950 50950 đến 51050 51050 đến 51150 51150 đến 51250

0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

51250 đến 51350 51350 đến 51450 51450 đến 51550

0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0

Page 109: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

109

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

51550 đến 51650 51650 đến 51750

0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1

0 1 1 0 0 1

51750 đến 51850 51850 đến 51950 51950 đến 52050 52050 đến 52150 52150 đến 52250

0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

52250 đến 52350 52350 đến 52450 52450 đến 52550 52550 đến 52650 52650 đến 52750

0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

52750 đến 52850 52850 đến 52950 52950 đến 53050 53050 đến 53150 53150 đến 53250

0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

53250 đến 53350 53350 đến 53450 53450 đến 53550 53550 đến 53650 53650 đến 53750

0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

53750 đến 53850 53850 đến 53950 53950 đến 54050 54050 đến 54150 54150 đến 54250

0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

54250 đến 54350 54350 đến 54450 54450 đến 54550 54550 đến 54650 54650 đến 54750

0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

54750 đến 54850 54850 đến 54950 54950 đến 55050 55050 đến 55150 55150 đến 55250

0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

55250 đến 55350 55350 đến 55450 55450 đến 55550 55550 đến 55650 55650 đến 55750

0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

55750 đến 55850 55850 đến 55950 55950 đến 56050 56050 đến 56150 56150 đến 56250

0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

56250 đến 56350 56350 đến 56450 56450 đến 56550 56550 đến 56650 56650 đến 56750

0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

Page 110: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

110

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

56750 đến 56850 56850 đến 56950 56950 đến 57050 57050 đến 57150 57150 đến 57250

0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

57250 đến 57350 57350 đến 57450 57450 đến 57550 57550 đến 57650 57650 đến 57750

0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

57750 đến 57850 57850 đến 57950 57950 đến 58050 58050 đến 58150 58150 đến 58250

0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1

0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1

58250 đến 58350 58350 đến 58450 58450 đến 58550 58550 đến 58650 58650 đến 58750

0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

58750 đến 58850 58850 đến 58950 58950 đến 59050 59050 đến 59150 59150 đến 59250

0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

59250 đến 59350 59350 đến 59450 59450 đến 59550 59550 đến 59650 59650 đến 59750

0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

59750 đến 59850 59850 đến 59950 59950 đến 60050 60050 đến 60150 60150 đến 60250

0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

60250 đến 60350 60350 đến 60450 60450 đến 60550 60550 đến 60650 60650 đến 60750

0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

60750 đến 60850 60850 đến 60950 60950 đến 61050 61050 đến 61150 61150 đến 61250

0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

61250 đến 61350 61350 đến 61450 61450 đến 61550 61550 đến 61650 61650 đến 61750

0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

61750 đến 61850 61850 đến 61950

0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1

0 0 1 0 1 1

Page 111: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

111

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

61950 đến 62050 62050 đến 62150 62150 đến 62250

0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1

0 1 0 1 1 0 1 0 0

62250 đến 62350 62350 đến 62450 62450 đến 62550 62550 đến 62650 62650 đến 62750

0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

62750 đến 62850 62850 đến 62950 62950 đến 63050 63050 đến 63150 63150 đến 63250

1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

63250 đến 63350 63350 đến 63450 63450 đến 63550 63550 đến 63650 63650 đến 63750

1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

63750 đến 63850 63850 đến 63950 63950 đến 64050 64050 đến 64150 64150 đến 64250

1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

64250 đến 64350 64350 đến 64450 64450 đến 64550 64550 đến 64650 64650 đến 64750

1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

64750 đến 64850 64850 đến 64950 64950 đến 65050 65050 đến 65150 65150 đến 65250

1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

65250 đến 65350 65350 đến 65450 65450 đến 65550 65550 đến 65650 65650 đến 65750

1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

65750 đến 65850 65850 đến 65950 65950 đến 66050 66050 đến 66150 66150 đến 66250

1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

66250 đến 66350 66350 đến 66450 66450 đến 66550 66550 đến 66650 66650 đến 66750

1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

66750 đến 66850 66850 đến 66950 66950 đến 67050 67050 đến 67150

1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0

Page 112: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

112

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

67150 đến 67250 1 1 0 0 1 1 0 0 1 0 0

67250 đến 67350 67350 đến 67450 67450 đến 67550 67550 đến 67650 67650 đến 67750

1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

67750 đến 67850 67850 đến 67950 67950 đến 68050 68050 đến 68150 68150 đến 68250

1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

68250 đến 68350 68350 đến 68450 68450 đến 68550 68550 đến 68650 68650 đến 68750

1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

68750 đến 68850 68850 đến 68950 68950 đến 69050 69050 đến 69150 69150 đến 69250

1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

69250 đến 69350 69350 đến 69450 69450 đến 69550 69550 đến 69650 69650 đến 69750

1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

69750 đến 69850 69850 đến 69950 69950 đến 70050 70050 đến 70150 70150 đến 70250

1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

70250 đến 70350 70350 đến 70450 70450 đến 70550 70550 đến 70650 70650 đến 70750

1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

70750 đến 70850 70850 đến 70950 70950 đến 71050 71050 đến 71150 71150 đến 71250

1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

71250 đến 71350 71350 đến 71450 71450 đến 71550 71550 đến 71650 71650 đến 71750

1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

71750 đến 71850 71850 đến 71950 71950 đến 72050 72050 đến 72150 72150 đến 72250

1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

72250 đến 72350 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 0

Page 113: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

113

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

72350 đến 72450 72450 đến 72550 72550 đến 72650 72650 đến 72750

1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0

1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

72750 đến 72850 72850 đến 72950 72950 đến 73050 73050 đến 73150 73150 đến 73250

1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

73250 đến 73350 73350 đến 73450 73450 đến 73550 73550 đến 73650 73650 đến 73750

1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

73750 đến 73850 73850 đến 73950 73950 đến 74050 74050 đến 74150 74150 đến 74250

1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

74250 đến 74350 74350 đến 74450 74450 đến 74550 74550 đến 74650 74650 đến 74750

1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

74750 đến 74850 74850 đến 74950 74950 đến 75050 75050 đến 75150 75150 đến 75250

1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

75250 đến 75350 75350 đến 75450 75450 đến 75550 75550 đến 75650 75650 đến 75750

1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

75750 đến 75850 75850 đến 75950 75950 đến 76050 76050 đến 76150 76150 đến 76250

1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

76250 đến 76350 76350 đến 76450 76450 đến 76550 76550 đến 76650 76650 đến 76750

1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

76750 đến 76850 76850 đến 76950 76950 đến 77050 77050 đến 77150 77150 đến 77250

1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0

0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1

77250 đến 77350 77350 đến 77450 77450 đến 77550

1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0

Page 114: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

114

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

77550 đến 77650 77650 đến 77750

1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1

0 1 1 0 0 1

77750 đến 77850 77850 đến 77950 77950 đến 78050 78050 đến 78150 78150 đến 78250

1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

78250 đến 78350 78350 đến 78450 78450 đến 78550 78550 đến 78650 78650 đến 78750

1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

78750 đến 78850 78850 đến 78950 78950 đến 79050 79050 đến 79150 79150 đến 79250

1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

79250 đến 79350 79350 đến 79450 79450 đến 79550 79550 đến 79650 79650 đến 79750

1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

79750 đến 79850 79850 đến 79950 79950 đến 80050 80050 đến 80150 80150 đến 80250

1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

80250 đến 80350 80350 đến 80450 80450 đến 80550 80550 đến 80650 80650 đến 80750

1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

80750 đến 80850 80850 đến 80950 80950 đến 81050 81050 đến 81150 81150 đến 81250

1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

81250 đến 81350 81350 đến 81450 81450 đến 81550 81550 đến 81650 81650 đến 81750

1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

81750 đến 81850 81850 đến 81950 81950 đến 82050 82050 đến 82150 82150 đến 82250

1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

82250 đến 82350 82350 đến 82450 82450 đến 82550 82550 đến 82650 82650 đến 82750

1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

Page 115: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

115

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

82750 đến 82850 82850 đến 82950 82950 đến 83050 83050 đến 83150 83150 đến 83250

1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

83250 đến 83350 83350 đến 83450 83450 đến 83550 83550 đến 83650 83650 đến 83750

1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

83750 đến 83850 83850 đến 83950 83950 đến 84050 84050 đến 84150 84150 đến 84250

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

84250 đến 84350 84350 đến 84450 84450 đến 84550 84550 đến 84650 84650 đến 84750

1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

84750 đến 84850 84850 đến 84950 84950 đến 85050 85050 đến 85150 85150 đến 85250

1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

85250 đến 85350 85350 đến 85450 85450 đến 85550 85550 đến 85650 85650 đến 85750

1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

85750 đến 85850 85850 đến 85950 85950 đến 86050 86050 đến 86150 86150 đến 86250

1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

86250 đến 86350 86350 đến 86450 86450 đến 86550 86550 đến 86650 86650 đến 86750

1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

86750 đến 86850 86850 đến 86950 86950 đến 87050 87050 đến 87150 87150 đến 87250

1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

87250 đến 87350 87350 đến 87450 87450 đến 87550 87550 đến 87650 87650 đến 87750

1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

87750 đến 87850 87850 đến 87950

1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1

0 0 1 0 1 1

Page 116: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

116

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

87950 đến 88050 88050 đến 88150 88150 đến 88250

1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1

0 1 0 1 1 0 1 0 0

88250 đến 88350 88350 đến 88450 88450 đến 88550 88550 đến 88650 88650 đến 88750

1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

88750 đến 88850 88850 đến 88950 88950 đến 89050 89050 đến 89150 89150 đến 89250

1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

89250 đến 89350 89350 đến 89450 89450 đến 89550 89550 đến 89650 89650 đến 89750

1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

89750 đến 89850 89850 đến 89950 89950 đến 90050 90050 đến 90150 90150 đến 90250

1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

90250 đến 90350 90350 đến 90450 90450 đến 90550 90550 đến 90650 90650 đến 90750

1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

90750 đến 90850 90850 đến 90950 90950 đến 91050 91050 đến 91150 91150 đến 91250

1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

91250 đến 91350 91350 đến 91450 91450 đến 91550 91550 đến 91650 91650 đến 91750

1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

91750 đến 91850 91850 đến 91950 91950 đến 92050 92050 đến 92150 92150 đến 92250

1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

92250 đến 92350 92350 đến 92450 92450 đến 92550 92550 đến 92650 92650 đến 92750

1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

92750 đến 92850 92850 đến 92950 92950 đến 93050 93050 đến 93150

1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0

Page 117: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

117

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

93150 đến 93250 1 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0

93250 đến 93350 93350 đến 93450 93450 đến 93550 93550 đến 93650 93650 đến 93750

1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

93750 đến 93850 93850 đến 93950 93950 đến 94050 94050 đến 94150 94150 đến 94250

1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

94250 đến 94350 94350 đến 94450 94450 đến 94550 94550 đến 94650 94650 đến 94750

1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

94750 đến 94850 94850 đến 94950 94950 đến 95050 95050 đến 95150 95150 đến 95250

1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

95250 đến 95350 95350 đến 95450 95450 đến 95550 95550 đến 95650 95650 đến 95750

1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

95750 đến 95850 95850 đến 95950 95950 đến 96050 96050 đến 96150 96150 đến 96250

1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1

0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1

96250 đến 96350 96350 đến 96450 96450 đến 96550 96550 đến 96650 96650 đến 96750

1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

96750 đến 96850 96850 đến 96950 96950 đến 97050 97050 đến 97150 97150 đến 97250

1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

97250 đến 97350 97350 đến 97450 97450 đến 97550 97550 đến 97650 97650 đến 97750

1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

97750 đến 97850 97850 đến 97950 97950 đến 98050 98050 đến 98150 98150 đến 98250

1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

98250 đến 98350 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0

Page 118: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

118

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

98350 đến 98450 98450 đến 98550 98550 đến 98650 98650 đến 98750

1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0

1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

98750 đến 98850 98850 đến 98950 98950 đến 99050 99050 đến 99150 99150 đến 99250

1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

99250 đến 99350 99350 đến 99450 99450 đến 99550 99550 đến 99650 99650 đến 99750

1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

99750 đến 99850 99850 đến 99950 99950 đến 100050

100050 đến 100150 100150 đến 100250

1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

100250 đến 100350 100350 đến 100450 100450 đến 100550 100550 đến 100650 100650 đến 100750

1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

100750 đến 100850 100850 đến 100950 100950 đến 101050 101050 đến 101150 101150 đến 101250

1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

101250 đến 101350 101350 đến 101450 101450 đến 101550 101550 đến 101650 101650 đến 101750

1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

101750 đến 101850 101850 đến 101950 101950 đến 102050 102050 đến 102150 102150 đến 102250

1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

102250 đến 102350 102350 đến 102450 102450 đến 102550 102550 đến 102650 102650 đến 102750

1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

102750 đến 102850 102850 đến 102950 102950 đến 103050 103050 đến 103150 103150 đến 103250

1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

103250 đến 103350 103350 đến 103450 103450 đến 103550

1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0

Page 119: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

119

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

103550 đến 103650 103650 đến 103750

1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1

0 1 1 0 0 1

103750 đến 103850 103850 đến 103950 103950 đến 104050 104050 đến 104150 104150 đến 104250

1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

104250 đến 104350 104350 đến 104450 104450 đến 104550 104550 đến 104650 104650 đến 104750

1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

104750 đến 104850 104850 đến 104950 104950 đến 105050 105050 đến 105150 105150 đến 105250

1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

105250 đến 105350 105350 đến 105450 105450 đến 105550 105550 đến 105650 105650 đến 105750

1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

105750 đến 105850 105850 đến 105950 105950 đến 106050 106050 đến 106150 106150 đến 106250

1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

106250 đến 106350 106350 đến 106450 106450 đến 106550 106550 đến 106650 106650 đến 106750

1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

106750 đến 106850 106850 đến 106950 106950 đến 107050 107050 đến 107150 107150 đến 107250

1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

107250 đến 107350 107350 đến 107450 107450 đến 107550 107550 đến 107650 107650 đến 107750

1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

107750 đến 107850 107850 đến 107950 107950 đến 108050 108050 đến 108150 108150 đến 108250

1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

108250 đến 108350 108350 đến 108450 108450 đến 108550 108550 đến 108650 108650 đến 108750

1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

Page 120: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

120

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

108750 đến 108850 108850 đến 108950 108950 đến 109050 109050 đến 109150 109150 đến 109250

1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

109250 đến 109350 109350 đến 109450 109450 đến 109550 109550 đến 109650 109650 đến 109750

1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

109750 đến 109850 109850 đến 109950 109950 đến 110050 110050 đến 110150 110150 đến 110250

1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

110250 đến 110350 110350 đến 110450 110450 đến 110550 110550 đến 110650 110650 đến 110750

1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

110750 đến 110850 110850 đến 110950 110950 đến 111050 111050 đến 111150 111150 đến 111250

1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

111250 đến 111350 111350 đến 111450 111450 đến 111550 111550 đến 111650 111650 đến 111750

1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

111750 đến 111850 111850 đến 111950 111950 đến 112050 112050 đến 112150 112150 đến 112250

1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

112250 đến 112350 112350 đến 111450 112450 đến 112550 112550 đến 112650 112650 đến 112750

1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

112750 đến 112850 112850 đến 112950 112950 đến 113050 113050 đến 113150 113150 đến 113250

1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

113250 đến 113350 113350 đến 113450 113450 đến 113550 113550 đến 113650 113650 đến 113750

1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

113750 đến 113850 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1

Page 121: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

121

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

113850 đến 113950 113950 đến 114050 114050 đến 114150 114150 đến 111250

1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1

0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

114250 đến 114350 114350 đến 114450 114450 đến 114550 114550 đến 114650 114650 đến 114750

1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

114750 đến 114850 114850 đến 114950 114950 đến 115050 115050 đến 115150 115150 đến 115250

1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0

0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1

115250 đến 115350 115350 đến 115450 115450 đến 115550 115550 đến 115650 115650 đến 115750

1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

115750 đến 115850 115850 đến 115950 115950 đến 116050 116050 đến 116150 116150 đến 116250

1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

116250 đến 116350 116350 đến 116450 116450 đến 116550 116550 đến 116650 116650 đến 116750

1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

116750 đến 116850 116850 đến 116950 116950 đến 117050 117050 đến 117150 117150 đến 117250

1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

117250 đến 117350 117350 đến 117450 117450 đến 117550 117550 đến 117650 117650 đến 117750

1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

117750 đến 117850 117850 đến 117950 117950 đến 118050 118050 đến 118150 118150 đến 118250

1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

118250 đến 118350 118350 đến 118450 118450 đến 118550 118550 đến 118650 118650 đến 118750

1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

118750 đến 118850 118850 đến 118950 118950 đến 119050

1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0

Page 122: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

122

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

119050 đến 119150 119150 đến 119250

1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0

1 1 0 1 0 0

119250 đến 119350 119350 đến 119450 119450 đến 119550 119550 đến 119650 119650 đến 119750

1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

119750 đến 119850 119850 đến 119950 119950 đến 120050 120050 đến 120150 120150 đến 120250

1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

120250 đến 120350 120350 đến 120450 120450 đến 120550 120550 đến 120650 120650 đến 120750

1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

120750 đến 120850 120850 đến 120950 120950 đến 121050 121050 đến 121150 121150 đến 121250

1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

121250 đến 121350 121350 đến 121450 121450 đến 121550 121550 đến 121650 121650 đến 121750

1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

121750 đến 121850 121850 đến 121950 121950 đến 122050 122050 đến 122150 122150 đến 122250

1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

122250 đến 122350 122350 đến 122450 122450 đến 122550 122550 đến 122650 122650 đến 122750

1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

122750 đến 122850 122850 đến 122950 122950 đến 123050 123050 đến 123150 123150 đến 123250

1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

123250 đến 123350 123350 đến 123450 123450 đến 123550 123550 đến 123650 123650 đến 123750

1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

123750 đến 123850 123850 đến 123950 123950 đến 124050 124050 đến 124150 124150 đến 124250

1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

Page 123: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

123

DẢI VỊ TRÍ XUNG

(Số 0 hoặc 1 ở vị trí xung tương ứng với việc có hoặc không có xung)

Độ cao (ft) D2 D4 A1 A2 A4 B1 B 2 B 4 C1 C2 C4

124250 đến 124350 124350 đến 124450 124450 đến 124550 124550 đến 124650 124650 đến 124750

1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

124750 đến 124850 124850 đến 124950 124950 đến 125050 125050 đến 125150 125150 đến 125250

1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

125250 đến 125350 125350 đến 125450 125450 đến 125550 125550 đến 125650 125650 đến 125750

1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

125750 đến 125850 125850 đến 125950 125950 đến 126050 126050 đến 126150 126150 đến 126250

1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1

0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 0

126250 đến 126350 126350 đến 126450 126450 đến 126550 126550 đến 126650 126650 đến 126750

1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1

Page 124: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

124

PHỤ LỤC B.

Ý nghĩa các thanh ghi của bộ phát đáp

được phân bổ trong các ứng dụng đã được tiêu chuẩn hóa

Thanh ghi số Gán cho Tốc độ cập nhật tối thiểu

0016 Không hiệu lực Không áp dụng

0116 Chưa được gán Không áp dụng

0216 Kết nối Comm-B, phân đoạn 2 Không áp dụng

0316 Kết nối Comm-B, phân đoạn 3 Không áp dụng

0416 Kết nối Comm-B, phân đoạn 4 Không áp dụng

0516 Vị trí tàu bay trong squitter mở rộng 0.2 s

0616 Vị trí tàu bay trong squitter mở rộng 0,2 s

0716 Trạng thái của squitter mở rộng 1,0 s

0816 Tên và loại của squitter mở rộng 15 s

0916 Tốc độ trên không trong squitter mở rộng 0,2s

0A16 Thông tin sự kiện trong squitter mở rộng Có thể thay đổi

0B16 Thông tin không đối không 1 (tình trạng tàu bay) 1,0 s

0C16 Thông tin không đối không 2 (xu hướng tàu bay) 1,0 s

0D16 - 0E16 Dành cho tình trạng thông tin không đối không Sẽ được xác định sau

0F16 Dành cho ACAS Sẽ được xác định sau

1016 Báo cáo khả năng đường truyền dữ liệu ≤ 4,0 s

1116 - 1616 Dành cho việc mở rộng Báo cáo khả năng

đường truyền dữ liệu

5,0 s

1716 Việc sử dụng chung Báo cáo khả năng GICB 5,0 s

1816 - 1F16 Các báo cáo khả năng dịch vụ cụ thể mode S 5,0 s

2016 Số ID của tàu bay 5,0 s

2116 Dấu hiệu đăng ký tàu bay và hãng hàng không 15,0 s

2216 Các vị trí của ăng ten 15,0 s

2316 Dự trữ cho vị trí của ăng ten 15,0 s

2416 Dự trữ cho các thông số của tàu bay 15,0 s

Page 125: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

125

2516 Loại tàu bay 15,0 s

2616 - 2F16 Chưa được gán Không áp dụng

3016 Độ phân giải ACAS Xem khuyến cáo về ACAS

(Phụ ước 10, tập IV,

chương 4 mục 4.3.8.4.2.2)

3116 - 3F16 Chưa được gán Không áp dụng

4016 Ý định của tàu bay 1,0 s

4116 Nhận biết lộ điểm tiếp theo 1,0 s

4216 Vị trí lộ điểm tiếp theo 1,0 s

4316 Thông tin về lộ điểm tiếp theo 0.5s

4416 Báo cáo khí tượng thường lệ trên không 1,0 s

4516 Báo cáo khí tượng nguy hại 1,0 s

4616 Dự trữ cho hệ thống quản lý chuyến bay Mode 1 Sẽ được xác định sau

4716 Dự trữ cho hệ thống quản lý chuyến bay Mode 2 Sẽ được xác định sau

4816 Báo cáo kênh VHF 5,0 s

4916 - 4F16 Chưa được gán Không áp dụng

5016 Báo cáo quỹ đạo và vòng lượn 1,0 s

5116 Báo cáo vị trí thô 0.5 s

5216 Báo cáo vị trí tinh 0,5 s

5316 Vec tơ vị trí trên không 0,5 s

5416 Lộ điểm 1 5,0 s

5516 Lộ điểm 2 5,0 s

5616 Lộ điểm 3 5,0 s

5716 - 5E16 Chưa được gán Không áp dụng

5F16 Theo dõi thông số thống kê 0,5 s

6016 Báo cáo hướng mũi và vận tốc 1,0 s

6116 Tình trạng khẩn cấp/ưu tiên của squitter mở rộng 1,0 s

6216 Điểm thay đổi quỹ đạo hiện tại 1,7 s

6316 Điểm thay đổi quỹ đạo tiếp theo 1,7 s

Page 126: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12:2012/CHK

126

6416 Điện văn phối hợp khai thác tàu bay 2,0 s hoặc 5,0 s (Xem Phụ

lục chương 5, Phụ ước

10, tập III, mục 2.3.10.1)

6516 Tình trạng khai thác tàu bay 1,7 s

6616 - 6F16 Dự trữ cho squitter mở rộng Không áp dụng

7016 - 7516 Dự trữ cho các thông số tuyến xuống của tàu

bay tương lai

Không áp dụng

7616 - E016 Chưa được gán Không áp dụng

E116 - E216 Dự trữ cho BITE mode S Không áp dụng

E316 - F016 Chưa được gán Không áp dụng

F116 Các ứng dụng quân sự 15 s

F216 Các ứng dụng quân sự 15 s

F316 - FF16 Chưa được gán Không áp dụng

Page 127: TCCS 12 : 2012/CHK

TCCS 12: 2012/CHK

127

Phụ lục C.

Bảng quy đổi các đơn vị đo lường.

Mục đích sử dụng để đo Đơn vị Ký hiệu Cách chuyển đổi sang hệ SI

Cự ly (dài) Nautical Mile

Hải lý NM 1 NM = 1.852 m

Cự ly (ngắn) Inch inch, “ 1 inch = 25,4 mm

Cự ly (theo phương thẳng đứng)

Foot

Bộ ft 1 ft = 0,304.8 m

Cao độ Foot

Bộ ft 1 ft = 0,304.8 m

Tốc độ trên không knot kt 1 kt = 0,514.444 m/s = 1,852 km/h

Áp suất khí quyển

Pascal

Hectopascal

Atmosphere

Pa

hPa

atm

1 Pa = 0,01 hPa

1 hPa = 100 Pa = 1 mbar

1 atm = 1,013.25 ×105 Pa = 1,013.25 bar