35
BAØI THÔ GÖÛI BBoá ôi, coù nhöõng chieàu Treân ñoài thoâng gioù reo Möa giaêng môø Ñaø-laït, Con nhôù boá thaät nhieàu. Nhöõng ngaøy boá ñi xa, Con mong boá veà nhaø Vui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm boá nghæ pheùp, Ñaø-laït naéng huy hoaøng, Meï vui traøo nöôùc maét, Tuïi con möøng reo vang. Trôøi cao xanh nhö ngoïc, Boá meï cho ñi chôi. Chöa bao giôø Ñaø-laït Ñeïp nhö theá boá ôi. Tuïi chuùng con baåy ñöùa Tung taêng chaïy treân ñoài, Boá meï ngoài sung söôùng, Ngaém chuùng con reo cöôøi. Hoà Xuaân Höông gioù loäng, Nöôùc xanh, soùng nhaáp nhoâ. Caû nhaø ñi xuoáng beán Thueâ ba “peâ-ña-loâ” Thaùc Cam Ly suûi boït, Con ñöôøng doác cheânh veânh, Leàu coû aên pic-nic Giuõa nuùi röøng moâng meânh. Chieàu ñi Hoà Than Thôû, Maët nöôùc phaúng nhö göông, Haøng thoâng cao soi boùng Giöõa khung trôøi môø söông. Roài caû nhaø ñi chôï, Boá mua goûi boø khoâ, Thòt boø vieân, boø bía Tuïi con aên thaät no. OÂi, ngaøy vui mau qua, Roài boá laïi ñi xa, Meï ngaäp ngöøng nhìn boá, Nieàm löu luyeán thieát tha. Xe khuaát ñaàu phoá vaéng, Caû nhaø coøn troâng theo. Loøng nhôù thöông chóu naëng, Treân ñoài thoâng vaãn reo. Ñaø-laït nhieàu maây traéng Veà ñaâu, löõng lôø bay. Tuïi con buoàn nhôù boá, Pleiku, boá coù hay? VUÕ ÑÖÙC NGHIEÂM (Vieát thay caùc con) Pleiku, 1964 SOÁ 60 83

Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

BAØI THÔ GÖÛI BỐ

Boá ôi, coù nhöõng chieàu Treân ñoài thoâng gioù reo Möa giaêng môø Ñaø-laït, Con nhôù boá thaät nhieàu.

Nhöõng ngaøy boá ñi xa, Con mong boá veà nhaø

Vui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô.

Nhôù hoâm boá nghæ pheùp, Ñaø-laït naéng huy hoaøng, Meï vui traøo nöôùc maét,

Tuïi con möøng reo vang.

Trôøi cao xanh nhö ngoïc, Boá meï cho ñi chôi.

Chöa bao giôø Ñaø-laït Ñeïp nhö theá boá ôi.

Tuïi chuùng con baåy ñöùa

Tung taêng chaïy treân ñoài, Boá meï ngoài sung söôùng,

Ngaém chuùng con reo cöôøi.

Hoà Xuaân Höông gioù loäng, Nöôùc xanh, soùng nhaáp nhoâ.

Caû nhaø ñi xuoáng beán Thueâ ba “peâ-ña-loâ”

Thaùc Cam Ly suûi boït,

Con ñöôøng doác cheânh veânh, Leàu coû aên pic-nic

Giuõa nuùi röøng moâng meânh.

Chieàu ñi Hoà Than Thôû, Maët nöôùc phaúng nhö göông,

Haøng thoâng cao soi boùng Giöõa khung trôøi môø söông.

Roài caû nhaø ñi chôï,

Boá mua goûi boø khoâ, Thòt boø vieân, boø bía Tuïi con aên thaät no.

OÂi, ngaøy vui mau qua,

Roài boá laïi ñi xa, Meï ngaäp ngöøng nhìn boá, Nieàm löu luyeán thieát tha.

Xe khuaát ñaàu phoá vaéng, Caû nhaø coøn troâng theo.

Loøng nhôù thöông chóu naëng, Treân ñoài thoâng vaãn reo.

Ñaø-laït nhieàu maây traéng

Veà ñaâu, löõng lôø bay. Tuïi con buoàn nhôù boá,

Pleiku, boá coù hay?

VUÕ ÑÖÙC NGHIEÂM (Vieát thay caùc con)

Pleiku, 1964

SOÁ 60 83

Page 2: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

MẸ TÔI

(Viết tặng mẹ yêu dấu, đã suốt đời hy sinh cho chồng con)

Vũ Ðức Dũng

ào thập niên 50 thế kỷ 20, các cụ vẫn còn quan niệm rằng ”Nhất nam viết

hữu, thập nữ viết vô” có nghĩa là: ''có một người con trai thì kể như có con, còn có 10 con gái thì cũng như không''. Gia đình ông bà Nội của tôi đã có nhiều (6) cháu gái con bác Cả Vũ đức Chang, rồi mẹ tôi lại sanh thêm 2 chị gái nữa thì ông bà Nội rất sốt ruột vì mong muốn có một cháu trai. Vì vậy khi tôi được sinh ra (1958) thì đại gia đình ông bà Nội đón nhận một cách vui mừng và trang trọng. Vì mẹ tôi sanh được cháu nội đầu tiên nên ông bà và các cô chú cưng chiều và săn sóc chu đáo. Sau đó thì các bác, chú khác cũng có con trai nên ông bà tôi rất cảm tạ ơn Chúa đã ban ơn trên gia đình. Khi tôi được 3 tháng, tháng 9 năm 1958, bố tôi đi công tác ở Mỹ. Mẹ tôi đã vất vả chăm sóc 3 đứa con khi bố tôi ở xa. Hai chị Quỳnh, Giao và tôi được sanh cách nhau một năm nên mẹ tôi xoay vòng vòng để thay tã, cho ăn, tắm rửa, v.v. Hiện nay tôi cũng có 3 đứa con nên bây giờ mới thấm thía sự bận rộn của mẹ tôi lúc ấy là dường nào. Khoảng cuối năm 1958 tôi bị bệnh tiêu chảy, gần như một chứng đau ruột. Mẹ đem tôi vào bệnh viện Nhi đồng ở đường Trần quốc Toản để chạy chữa. Tôi nằm trên giường còn mẹ tôi thì nằm dưới đất để chăm sóc tôi. Bệnh viện vào những năm này không có phòng riêng cho từng bệnh nhân, nên người chăm sóc phải ở chung một phòng với bệnh

nhân và những người bệnh khác. Đêm đó có trẻ con khác bị chết, người thân của nó khóc như ri nên mẹ tôi sợ quá ôm tôi ra khỏi nhà thương để về nhà. Hôm sau bác sĩ Phan trần Đạo là bạn của bố tôi và cũng là bác sĩ điều trị cho tôi hỏi mẹ rằng “Chị Nghiêm sao lại bỏ trốn như vậy, không cho tôi biết đem cháu đi đâu”. Mẹ tôi trả lời rằng “Tôi thấy con người ta chết nên sợ quá đem cháu về nhà”. Đó là một kỷ niệm khi tôi còn nhỏ mà mẹ tôi đã chăm sóc tôi. Khi tôi còn nhỏ gia đình cũng theo bố tôi, một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa di chuyển theo từng thời kỳ làm việc ở các thành phố khác nhau. Khi gia đình tôi ở Kontum, chị Quỳnh bị đau phải giải phẫu. Kontum là một thành phố nhỏ trên vùng cao nguyên nên không có phương tiện để mổ, mẹ tôi phải đi máy bay cùng chị Quỳnh đến Sài Gòn để chữa trị. Chỉ có tôi và chị Giao ở lại Kontum với bố. Hôm đó chúng tôi đang trèo cây chơi đằng trước nhà thì bố tôi về và chở chúng tôi đi ăn phở. Mẹ tôi lúc nào cũng lo lắng chăm sóc cho từng đứa con một cách kỹ lưỡng. Khi tôi học lớp năm tức là lớp một bây giờ, gia đình tôi định cư ở Ðà Lạt, một thành phố ở miền cao nguyên Trung phần có khí hậu mát lạnh quanh năm. Thành phố này được bác sĩ Yersin khám phá và được người Pháp dùng làm nơi nghỉ mát với các dinh thự xây cất rải rác khắp nơi. Ðà Lạt khi xưa cũng được dành riêng cho vua Bảo Đại làm nơi giải trí, săn bắn và du ngọan nên cũng được gọi là Hoàng Triều Cương Thổ. Những năm học Tiểu học trôi qua mau rồi đến Trung học, tôi được bố cho học trường Kỹ Thuật Lasan, một trường dòng Công giáo do các “frères” điều khiển. Bố mẹ tôi xây dựng được một căn nhà xinh xắn trên ngọn đồi nhìn xuống hồ Xuân

V

84 COÛ THÔM

Page 3: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Hương số 26C đường Thống Nhất. Bố mẹ và bảy anh chị em chúng tôi sống êm đềm và hạnh phúc tại căn nhà này đến khi cuộc biến đổi biển dâu năm 1975. Mùa Xuân năm ấy trôi qua với những biến động quân sự gia tăng khi quân cộng sản miền Bắc lấn chiếm các tỉnh miền Trung. Tôi đang học lớp 11 thì thành phố Buôn Mê Thuột thất thủ và cuộc triệt thoái cao nguyên bắt đầu. Mẹ tôi vẫn vững niềm tin nơi sự vững mạnh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa sẽ chận đứng sự tấn công của Việt Cộng nên khi phải di tản, gia đình chúng tôi không mang theo gì cả ngoài vải bộ quần áo thay đổi. Mẹ tôi dẫn dắt 7 đứa con lên xe đò Minh Trung đi xuống Nha Trang, một thành phố ven biển mà gia đình chúng tôi đã có dịp đến nghỉ hè vài năm trước đó. Mẹ tôi dự định tạm thời lánh nạn khỏi Ðà Lạt vài ngày rồi sẽ trở về nhà khi cuộc chiến ổn định. Nhưng những tin tức chiến sự ngày càng tệ hại nên mẹ tôi quyết định vào Sài Gòn là nơi bố tôi ở và ông đang dạy tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu, Long Bình. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 cả miền Nam Việt Nam rơi vào địa ngục trần gian sau lệnh đầu hàng của Dương văn Minh, tổng thống hai ngày của Việt Nam Cộng Hòa. Cũng như hàng trăm ngàn quân cán chính khác của miền Nam, bố tôi cũng bị phỉnh gạt bởi lời hứa của Việt Cộng: “Mang 30 ngày lương thực để học tập cải tạo”, ai cũng tin tưởng rằng mình chỉ học có 30 ngày thôi, vì chỉ mang 30 ngày ăn đường. Bọn VC đã bắt đầu lừa đảo mọi người bằng cách này hay những cách khác để nhốt tù và đày đọa dân quân miền Nam đến tận cùng của sự khổ đau và nhục nhằn. Chúng tôi tạm thời ở Sài Gòn khi mẹ tôi trở về căn nhà Ðà Lạt để thấy căn nhà yêu dấu đã bị đập phá tan hoang. Tất cả

những đồ đạc, vật dụng đều bị lấy cướp đi, ngay cả những bóng đèn cũng không còn. Cả nhà là một đống rác hỗn độn, những hình ảnh kỷ niệm bị xé ra từ những cuốn album vứt lung tung trên nền nhà. Mẹ tôi đau lòng thu nhặt từng tấm ảnh bỏ vào bao nylon để dành lại. Trời Ðà Lạt lạnh nhưng không còn giường chiếu, chăn màn cũng chẳng còn, mẹ tôi phải nằm co ro ngủ trên mảnh vải rách bên ngọn đèn dầu tù mù để chờ chúng tôi từ Sài Gòn trở về nhà cũ. Trước khi đi tù, bố cho chúng tôi lên Ðà Lạt lại. Chiếc xe vận tải chở 6 chị em chúng tôi với mấy tấm nệm và 1 bao gạo chỉ xanh để làm lương thực. Chúng tôi đang ở tuổi phát triển, ăn như tằm ăn rỗi. Cơm độn trái su su ở sau vườn với 100 kilo gạo hết nhẵn trong một khoảng thời gian ngắn. Mẹ tôi từ một người nội trợ lo việc trong nhà, nấu nướng và chăm sóc con cái trước đây nay phải bương chải, vật lộn với xã hội để kiếm sống và nuôi các con. Chị Quỳnh lớn nhất mới 19 tuổi và nhỏ nhất là Tuấn lên 8 tuổi. Từ nhỏ đến lớn chúng tôi chỉ biết ăn, và đi học nên không biết đi làm để kiếm tiền. Bao nhiêu mối lo và gánh nặng nuôi con đổ dồn lên đôi vai gầy yếu của mẹ tôi. Mẹ nhận thấy rằng gia đình chúng tôi không thể ở Ðà Lạt được vì của cải mất sạch, chẳng còn gì có thể bán đi mà mua gạo cho lũ con nheo nhóc. Mẹ xuống Sài Gòn một mình để tìm cách sinh nhai và sau đó chuyển chị Giao và 4 em tôi về Sài Gòn với mẹ. Tôi còn ở lại Ðà Lạt để trông nhà và tiếp tục xong trung học. Những ngày tháng sống một mình trong căn nhà vắng lặng và lạnh lẽo, tôi nhớ lại những ngày xưa đầm ấm, đầy đủ bố mẹ và các chị em mà ao ước được một ngày như vậy quá. Nhờ ơn Chúa mẹ tôi đã chọn đúng con đường để tồn tại trong cuộc đổi đời là trở lại Sài Gòn

SOÁ 60 85

Page 4: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

để sinh sống. Từ một phu nhân chân yếu tay mềm có kẻ hầu người hạ trước kia, mẹ tôi đã trở thành một người bán hàng rong ở các khu chợ Sài Gòn. Ngày ngày bất kể nắng mưa, mẹ ra chợ mua bán quần áo cũ để kiếm tiền nuôi các con và mẹ vẫn hàng tháng gửi tiền lên Ðà Lạt nuôi tôi đến khi tôi học xong lớp 12 và thi đậu ra trường. Sau khi tốt nghiệp trung học với kiến thức kỹ thuật được đào tạo tại trường Kỹ Thuật LaSan, tên Việt Cộng hiệu trưởng mới đã ba hoa rằng đất nườc rất cần những người có tay nghề như chúng tôi. Hắn kêu gọi tất cả các học sinh tốt nghiệp đi làm công nhân cho nhà nước. Bạn thân của tôi, Cao đăng Vinh cùng tôi cũng chuẩn bị cơm nườc đi làm. Ngay hôm đầu tiên chúng tôi đến chỗ làm, vừa đến cổng thì cà 2 bị tên gác cổng chận lại hỏi giấy tờ rồi đuổi chúng tôi về. Hắn nói:”Nhà nước chỉ cần những người hồng hơn chuyên”. Sau này tôi mới biết là bọn chúng chỉ cho những người có lý lịch tốt, nghĩa là không có cha mẹ, anh em nào làm cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thì mới được làm việc cho chúng nó. Bố tôi là Trung Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn Vinh bạn tôi thì có anh là Đại Úy Hải Quân. Đúng là chế độ của Vẹm. Chưa đi làm đã thất nghiệp! Tôi đang không biết phải làm gì thì nhận được thư báo mẹ đau nặng phải về Sài Gòn gấp. Ra phường xin giấy phép đi Sài Gòn mà lòng tôi không yên, lo lắng không biết mẹ bị bịnh gì mà không có ai là đàn ông trong gia đình vì bố tôi vẫn đang ở tù Cộng Sản. Tôi chỉ biết cầu xin Thượng Đế gìn giữ mẹ được bình yên. Lúc gặp mẹ tôi mới thở phào nhẹ nhõm vì mẹ muốn tôi vượt biên nên phải gọi tôi vể Sài Gòn ngay lập tức. Mẹ biết rằng tôi không thể phục vụ cho chính quyền Cộng sản vì bố tôi đã

chiến đấu chống Cộng mà tôi là người con mà đi làm trong hàng ngũ của bọn Việt cộng thì không thể chấp nhận được. Hơn nữa, bố tôi là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên chỉ nghĩ đến lúc tôi bị Việt Cộng bắt lính, phải đội mũ cối, đi dép râu, mang súng AK c ũng là một viễn ảnh kinh hoàng và nhục nhã cho gia đình chúng tôi. Khoảng giữa năm 1976 mẹ sắp sếp cho tôi đi vượt biên với chú Minh ở Qui Nhơn nhưng việc không thảnh vì người bán tàu phản bội, lấy tiền nhưng không chịu giao tàu. May mà chúng tôi không bị bắt, nhưng mẹ mất mười mấy lượng vàng, tiền mẹ dành dụm qua biềt bao ngày cực nhọc buôn bán. Mồi ngày mẹ đều phải dậy sớm để đi ra chợ dành chỗ ngồi bán hàng, có hôm được chỗ tốt nhưng cũng có khi không có chỗ nào, mẹ đành phải ngồi trước hiên nhà nào đó rồi bày hàng ra bán. Nói là hàng hóa cho sang nhưng thực ra hàng chỉ là những quần áo cũ, mẹ mua về sửa lại một chút, ủi lại cho thẳng rồi đem ra bán. Một hôm mẹ mới bày mớ quần áo ra thì bọn ‘’chó vàng”, tiếng người dân gọi bọn công an mặc áo vàng đến bắt mẹ đi vì tội buôn bán rong rồi tịch thu hết các quần áo. Mẹ bị nhốt mấy ngày vì tội buôn bán trên lề đường. Lần đó bị mất cả vốn làm ăn nhưng mẹ vẫn phải vay mượn và làm lại từ đầu. Mưa như trút nước vào mùa mưa ở Sài Gòn, không khí cũng mát hơn vào lúc chiều tối. Có một hôm tôi đi xe đạp đón mẹ ở đường Hàm Nghi lúc trời sẩm tối. Đến nơi thấy mẹ ngồi co ro vì lạnh dưới hiên nhà nơi thường ngồi bán đồ cũ. Mái hiên nhỏ không đủ che nên nước mưa bắn vào ướt quần áo mẹ, hai tay mẹ ôm bọc quần áo để che mớ đồ cũ vì sợ bị ướt không bán được. Tôi ứa nước mắt thương mẹ phải chịu khổ

86 COÛ THÔM

Page 5: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

SOÁ 60 87

cực để kiếm từng đồng bạc thăm nuôi bố trong tù và nuôi dưỡng các con. Tôi đi vượt biên mấy lần không thoát. Lúc đi ở Ngọc Hà năm 1977 thì bị bắt cùng với 2 chị tôi, mẹ đã bị mất một số tiền lớn. Đi vượt biên thì phải trả bằng vàng lá nên khi 3 chúng tôi bị bắt, mẹ bị mất đi cả một gia tài. Năm 1979 mẹ thu xếp cho tôi đi vượt biên lần nữa ở Cần Thơ. Lần này tôi xuống ở dưới ghe lớn hơn 3 tháng để chuẩn bị đi. Sông Cần Thơ rộng nhưng lại có một cồn cát ở giữa sông gần cửa biển. Tàu chúng tôi rời bến lúc ban đêm để tránh mặt công an biên phòng nhưng vừa ra tới cửa biển thì bị mắc cạn, chân vịt xoay mạnh làm nước biển bắn lên tung tóe với những đốm lân tinh lấp lánh mà tàu vẫn không nhúc nhíc. Sáng hôm sau bọn công an biên phòng đến bắt chúng tôi vì tội vượt biên. Tôi bị nhốt tù tại Chấp Pháp Cần Thơ hơn 2 năm. Trong thời gian tôi ở tù mẹ vẫn thường xuyên đi thăm nuôi tôi. Mặc dù mang tên Cần Thơ gạo trắng nước trong nhưng tù nhân chỉ được cho ăn bột mì luộc hay bo bo là thức ăn để nuôi ngựa nên người ăn vào thế nào thì đi tiêu ra vẫn còn nguyên hột bo bo như vậy. Có lần tôi bị bịnh kiết lỵ, một đêm đi tiêu hàng chục lần, ăn đã không có gì bổ dưỡng mà bị đau bụng không ngủ được nên tôi gầy tóp như bộ xương biết đi. May sao mẹ nhận được tin tôi nhắn để vào thăm nuôi kịp lúc. Mẹ mang thức ăn cho tôi và thuốc do chú Anh ở Pháp gửi để chữa bịnh kiết lỵ. Nếu mẹ không đem thuốc kịp thì không biết tôi có sống sót nổi trong trại tù Cộng sản không?. Khi tôi ở tù về được mấy tháng, mẹ lại thu xếp cho tôi đi vượt biên bằng đường bộ.

Lần này tôi giả dạng làm bộ đội. Quần áo và nón cối mua ở chợ trời, tôi cũng mua giấy tờ giả với quân hàm Hạ sĩ. Đêm hôm trước khi đi, tôi ở nhà cô Bạch Cúc là em ruột của bố tôi. Khi trời mờ sáng tôi đền nhà một người khác để thay quần áo bộ đội và ra bến xe đò đi về Tây Ninh. Cùng đi với tôi có chú Huy, con ông bà Ngọc, chị Cúc và ông chồng. Vượt qua chặng đường vượt biên gian khổ trong suốt 2 năm, qua nhiều trại tù Miên đỏ ở Cam Bốt, trại tỵ nạn Thái Lan và cuối cùng tôi đến Mỹ tháng 8 năm 1983. Mẹ tôi vui mừng khôn siết khi nhận được thư tôi gửi từ Mỹ cùng một ít quà. Tôi được mẹ kể lại là sau khi tôi đi qua Cam Bốt, chị Giao nằm mơ thấy tôi bị Miên Cộng chặt đầu. Mẹ lo lắng mất ăn, mất ngủ cả tháng trời đến khi nhận được tin tôi từ Khanh, người lính bộ đội đào ngũ đã dẫn chúng tôi đi. Mẹ vẫn buôn bán cực khổ, chắt chiu dành dụm tiền để cho em Tuấn vượt biên 22 lần. Tính ra mẹ đã mất không biết bao nhiêu tiền của vì tưong lai của các con. Mẹ cũng thường xuyên thăm nuôi bố tôi khi người bị tù Cộng Sản từ 1975 đến 1989. Mẹ đã hy sinh, chịu cực khổ suốt đời để lo cho chồng con được sống còn, cho tương lai các con đựoc sáng sủa hơn. Chúng con trọn đời thương mẹ và nhớ công ơn mẹ, con xin luôn cố gắng sống tốt đẹp để bõ công mẹ đã hy sinh vì chúng con. Tôi vẫn còn nhớ chị Quỳnh Giao tôi nói: “Cái gì ngon nhất thì bố ăn, vừa vừa thì các con ăn, còn những gì vất đi thì mẹ ăn”. Câu nói ấy đã nêu lên sự hy sinh vô bờ bến cũa mẹ cho gia đình.

San Jose, CA 2/6/11, mùng 4 tết Tân Mão. Daniel. Vũ Đức Dũng

Page 6: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

BIỂN GỌI ------------------------------------------------

Phong Thu

“Má ơi! Tàu ông Sấm lớn lắm. Lớn bằng cái đình làng”.

Bà Mụ đang ngồi đan lưới nghe tiếng nói hổn hển của thằng Biển, bà dừng tay lại, ngước mắt nhìn khuôn mặt khét nắng của nó đang hí hửng khoe người bạn mới quen. Nghe nó nhắc tới ông Sấm là bà không mấy thích. Bà nạt thằng nhỏ:

“Mi đừng có lại gần ông ta. Tao không thích ông ta”

Thằng Biển tiu nghĩu hỏi: “Tại sao vậy má?” Bà Mụ bực bội nói sẳng: “Mi đừng có hỏi mãi làm tao bực mình.

Đi ra ngoài chơi cho tao vá lưới” Thằng Biển bỏ đi. Nó lang thang, thơ thẩn

một hồi rồi cũng đi ngang căn lều tranh của ông Sấm. Nó dừng lại ngắm nhìn con tàu to lớn, khác thường, hùng vĩ đang nằm phía sau căn chòi sát mép biển của ông Sấm. Chiếc thuyền ngạo nghễ phơi mình dưới ánh nắng gay gắt, nổi bật trên một vùng cát trắng. Thằng Biển cảm thấy tự hào, ao ước được một lần đặt chân trên con tàu đó và được ra khơi với ông Sấm. Nó còn mơ được lên trên vọng gác cao chót vót trên tàu để được ghé mắt vào cái kính viễn vọng mà người ta đồn rằng rất hiện đại.

Nó không biết tại sao má nó không thích người đàn ông dễ mến như ông Sấm. Ngay cả những người trong làng chài lưới cũng truyền miệng nhau về một người lạ mặt không rõ gốc gác. Không ai biết người đàn ông tên Sấm là ai? Ông ta từ đâu tới? Họ chỉ biết rằng đó là một người vui tính, có tiếng cười rền vang. Cái miệng rộng, vầng trán phẳng lì bướng bỉnh, mái tóc rễ tre lởm chởm và vóc

dáng lực lưỡng, rắn chắc. Người trong làng ban đầu nhìn ông Sấm với vẻ e ngại vì cái tướng bậm trợn của ông. Nhưng lâu dần, ai cũng thấy ông không quấy rầy làng xóm, không làm phiền ai. Ông hiền lành và tử tế với trẻ con trong làng. Vì vậy mà ông được chính quyền địa phương và ngư dân làm lơ cho ông sống. Đặc biệt là ông mê nghiên cứu về thuyền. Những chiếc thuyền đánh cá to lớn nhất trong làng ông Sấm đều đến nghiên cứu xem thử. Chiều chiều, người ta thấy ông ngồi tư lự bên bờ biển hàng giờ. Ông thật sự cô đơn trong ngôi làng đánh cá nghèo nàn nầy.

Rồi bỗng dưng, ông Sấm mua về rất nhiều gỗ và mướn nhiều thợ tài ba trong làng đóng thuyền đánh cá. Chiếc thuyền của ông to lớn nhất làng. Hai đầu tàu nhọn như một mũi tên có vẽ bốn con mắt của con cá voi to, đen sắc lẽm. Toàn thân tàu sơn màu xanh nước biển. Một cột buồm cao, to. Bên trên có một vọng gác với một hệ thống kính viễn vọng có thể nhìn xa hàng mấy chục dặm. Ngoài ra, hai bên hông tàu còn có bốn chiếc tàu nhỏ để phòng khi gặp nạn, có thể hạ thủy để cứu người. Ông Sấm đang kêu gọi tập hợp những người yêu biển, có kinh nghiệm ngư trường, có tài bơi lội giỏi để trở thành một đội ngư phủ hùng mạnh ra khơi đánh cá. Thằng Biển mon men đến gần chiếc tàu và sờ tay lên thân tàu. Mùi gỗ và mùi nước sơn còn mới tinh xộc vào mũi nó. Bóng ông Sấm hiện ra bên căn chòi nhỏ. Không chờ cho thằng Biển lên tiếng, ông Sấm hỏi:

“Cháu có thích đi biển không?” Thằng Biển mắt sáng rỡ đáp: “Thích lắm.” Ông Sấm tiến về phía nó và tiếp: “Cháu có đi ra biển lần nào chưa.” Thằng Biển nhìn ra biển, giọng nó

yếu xìu: “Có, mấy năm trước kia. Khi cháu mới có

bảy tám tuổi thôi, ba cháu thỉnh thoảng đem cháu theo khi biển êm, gió lặng. Rồi ba cháu bị

88 COÛ THÔM

Page 7: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

tàu Trung cộng bắt, bị họ đánh đập và đòi tiền chuộc đến cạn kiệt nên không còn tiền để đi đánh cá. Năm rồi ba cháu đã bị mất tích.”

Mặt thằng Biển đầy nước mắt. Nó hỉ mũi rồn rột rồi ngước nhìn ông Sấm và nói tiếp:

“Từ khi ba cháu không trở về, má cháu và cháu sống rất khổ sở. Má vá lưới kiếm tiền nuôi cháu. Ngày nào cháu cũng ra biển ngóng trông ba trở về mà có thấy đâu.”

Ông Sấm đưa bàn tay sần sùi, to như nải chuối sứ xoa đầu nó an ủi:

“Chú hy vọng ba cháu còn sống trở về với gia đình.”

Nó chùi nước mắt bằng vạt áo nhầu nát và hỏi:

“Ngày mai chú hạ thủy chiếc tàu nầy và ra khơi đánh cá phải không? Có bao nhiêu người đi chung?

“Mười người. Họ là những thanh niên khoẻ mạnh, có kinh nghiệm về biển, bơi lội giỏi. Tất cả đều là người trong làng mình.”

“Chú cho cháu đi theo chú cho vui. Cháu cũng biết bơi lội giỏi và còn biết nấu cơm cho chú ăn.”

Ông Sấm cười lớn: “Cháu còn bé lắm! Nên ở nhà với mẹ.

Biển của mình bây giờ không còn bình yên như xưa. Cháu không biết rằng đã có nhiều người đi đánh cá rồi không bao giờ trở về nữa cũng như ba cháu đó. Những chiếc tàu lạ, to lớn, bằng thép đã tấn công tàu ngư dân và cướp bóc, giết hại họ. Bọn nầy hung ác hơn cả hải tặc trên biển. Chú đi đánh cá để khuyến khích mọi người ra khơi. Nếu không, ngư dân mình chết đói.”

Ông Sấm dẫn nó vào trong căn chòi của ông. Ông mở lu xúc cho nó một ít gạo, một ích khô, và dúi vào tay nó một ít tiền. Ông dịu dàng nói:

“Cháu mang về đi. Chú biếu cháu làm quà. Có thể chú đi cả tháng mới quay về. Cầu nguyện cho chú nhé!”

Thằng Biển mừng rỡ cầm lấy nhưng nó cũng lo lắng nói”

“Má cháu không cho cháu nhận quà của chú cho. Cháu phải làm sao?”

“Đừng nói chú cho mà nói ai cho cũng được. Thôi cháu về đi. Chú còn lo nhiều việc cho ngày mai.

*** Dân làng thức dậy thật sớm để xem chiếc

tàu Sấm Chớp ra khơi. Nhiều người có thân nhân là thủy thủ trên tàu đã bày nhang đèn, bàn thờ gần biển để cúng bái, cầu nguyện cho con cháu mình ra đi và trở về bình yên. Chiếc thuyền của ông Sấm đã hạ thuỷ trong đêm và sáng hôm nay chuẩn bị giăng buồm ra khơi. Mọi người ao ước sẽ đánh một mẻ lưới lớn và bắt được nhiều cá. Hàng chục thanh niên lực lưỡng, can đảm và thông thạo nghề đánh cá đã tình nguyện tham gia đội đánh cá của ông Sấm. Họ nhìn chiếc thuyền bằng gỗ nhưng vững chắc và thiết kế hoàn toàn mới mẻ nên cũng ao ước được đặt chân trên con tàu mới nầy.

Ông Sấm đeo một túi vải trên vai và xách theo một cái xách tay làm bằng da rất đẹp có in hình bản đồ Việt Nam và con tàu Sấm Chớp. Ông bước đi chậm rãi và vẫy tay chào tất cả dân làng. Mọi người chúc mừng, reo hò, tạm biệt trong nỗi vui mừng pha lẫn nỗi lo âu. Làm sao ông biết trước được ông có trở về hay không? Biển dữ dội nhưng biển không đáng sợ bằng con người. Đã có bao nhiêu ngư dân làng nầy ra đi rồi vĩnh viễn không trở về. Bao nhiêu con tàu đã bị tàu lạ đâm chìm? Bao nhiêu người mẹ khóc con, vợ khóc chồng, và bao trẻ mồ côi ngồi khóc đợi cha về? Làng chài cá nầy đã quá nghèo nàn, quá khốn khó. Còn ai mang lại cho họ một tia hy vọng vào ngày mai biển lặng sóng êm và họ có thể ra khơi đánh cá, an toàn trở về để nuôi gia đình. Hàm râu của ông động đậy và ông cố gắng nở một nụ cười như trấn an mọi người. Ông định bước lên chiếc xuồng nhỏ để ra tàu lớn thì có tiếng thằng Biển gọi:

SOÁ 60 89

Page 8: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

“Chú Sấm chờ cháu với!” Ông đưa một cánh tay ra. Thằng Biển

chạy xuống ôm lấy ông. Nó vừa thở hổn hển vừa nói:

“Má cháu không cho cháu đi gặp chú. Cháu phải trốn đi đó.”

Ông xoa đầu nó đáp: “Vậy à? Sao cháu không ở nhà để má

cháu không lo lắng. Ra đây làm chi.” Thằng bé nhìn ông. Mắt nó chớp chớp

như muốn khóc: “Cháu lo lắm! Cháu lo chú sẽ không

trở…về nữa?” “Sao cháu nghĩ vậy? Chú sẽ trở về và hai

chú cháu mình sẽ có dịp đi câu cá bên kia đồi Hùng-Linh.”

Một hàng nước mắt bỗng chảy dài trên má nó. Nó thổn thức:

“Chú có biết là thằng Cẩn và chiếc ghe của ba nó đã bị tàu lạ đánh chìm. Nó chết rồi chú ơi! Nó chết đêm qua. Thằng bạn học của cháu đó mà…hu…hu. Cháu sợ chú cũng…như nó, như ba cháu và nhiều người đánh cá khác không bao giờ còn trở về…hu…hu..”

Nó khóc lớn đến mức những người xung quanh quát lớn:

“Thằng ranh nầy chỉ quở những điều xấu. Không tốt đâu…đi về đi.”

“Rõ rắc rối. Mới khởi hành đã quở rồi. Vậy còn làm ăn gì được.”

“Tàu mình lớn, đồ sộ hơn những chiếc tàu khác thì sợ quái gì. Ăn nói đêu không?”

Có tiếng má nó gọi lớn: “Biển. Mầy ở mô? Về nhà mau.” Thằng Biển nắm tay ông Sấm từ biệt: “Má cháu đang đi tìm cháu. Mỗi ngày cháu

sẽ ra đây chờ chú. Cháu sẽ thắp nhang khấn vái thần linh, thần biển giúp chú bình an.

Đôi mắt thằng bé lo âu pha lẫn nỗi tuyệt vọng. Nó như biết trước những điều không may sẽ xảy ra cho đoàn tàu đánh cá của ông Sấm. Nó cũng nhớ lại nụ cười, nét mặt của ba

nó cách đây một năm cũng trên bãi cát nầy, trên bờ biển xanh ngát, mặt nước cuộn lên những đợt sóng dội vào bờ mãi mãi giữ kín những điều bí ẩn. Ba nó mất tích trên biển không thể tìm được xác. Nó mồ côi và lang thang mỗi chiều trên bãi cát mịn màng, êm dịu dưới chân. Nó có cảm giác trái tim quặn thắt, bồi hồi và nhớ ba nó. Mỗi lần thấy một con tàu đánh cá nhấp nhô xa xa, nó cứ hy vọng chờ đợi…và rồi nó thất vọng. Nước mắt nó ứa ra. Nó nằm úp mặt xuống cát ướt và khóc một mình. Bây giờ, nó quen với một người bạn lớn là ông Sấm. Nó cảm thấy thân thiết và quý mến tình tình hào phóng, nghĩa hiệp của ông. Hôm nay, ông ra khơi đánh cá. Nó bị ám ảnh cái chết của thằng bạn đêm qua nên không thể ngủ được. Và nó đã thức dậy sớm ra đây tiển ông đi. Nó nhét vào tay ông một cái giàn thung bắn chim:

“Chú gặp bọn ác là bắn vào đầu cho nó chết đi.”

Ông Sấm cầm giàn thung trên tay ngắm nghía cười và hôn lên tóc nó:

“Cái giàn thung nầy chỉ để bắn mấy con chim không biết bay thôi...ha ha…Nhưng chú sẽ giữ trên tàu làm kỷ niệm. Chú hứa sẽ trở về. Hãy tin như vậy nhé!”

Má nó chạy ào xuống bãi biển. Bà nắm tay thằng Biển lôi xệch lên bờ. Bà vừa đi vừa càu nhàu:

“Tao biểu mi đừng có đi gặp ông ta. Nhưng mi không nghe. Muốn ăn đòn đó hả?”

Thằng Biển không thèm nghe má nó nói gì. Nó ngoái đầu lại nhìn ông Sấm và hét vang:

“Cháu sẽ chờ chú tại đây. Chú nhớ trở về nhé!”

Tháng năm biển êm, gió lặng. Mặt nước xanh biếc và báo hiệu mùa đánh cá phát đạt. Ngư dân rất vui mừng. Họ đã chuẩn bị ra khơi đánh cá. Nhưng lệnh của bọn Tàu cộng lại tiếp tục áp đặt lên toàn bộ biển Đông là “cấm đánh cá” cho đến hết tháng 8. Dân Ngư Sơn treo lưới. Họ không sợ bọn cướp biển mà

90 COÛ THÔM

Page 9: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

sợ bọn Tàu cộng tham lam, độc ác. Bao đời nay, người dân đánh cá, bám biển cha ông để mưu sinh. Nay, biển trở thành tử địa. Nhiều ngư dân trong làng treo lưới ngồi nhìn biển. Ngôi làng êm đềm nầy đã nghèo càng nghèo thêm. Họ là những người cả đời bám biển, sống với biển và cũng chết với biển. Có người cả dòng họ mấy trăm năm sống bằng nghề đánh cá. Họ yêu biển như yêu mái ấm gia đình. Giờ đây họ phải đối diện với hiểm họa mất biển, mất ngư trường để mưu sinh. Có hàng trăm người đi đánh cá gần Hoàng Sa đã bị tàu Tàu Cộng bắt bớ, đánh đập và đòi tiền chuộc khiến họ bị phá sản. Có nhiều người bị những chiếc tàu “Ma” mà chính quyền Việt Nam gọi là tàu lạ đâm chìm rồi bỏ chạy. Xác ngư dân phơi trên biển làm mồi cho cá mập. Chưa bao giờ dân làng Ngư Sơn ghét và sợ bọn Tàu cộng như hiện nay. Họ không dám ra khơi đánh cá và tránh xa khu vực đảo Hoàng Sa, hòn đảo đã bị Tàu cộng chiếm từ năm 1974. Chính quyền Việt Nam bất lực, không giúp được gì cho dân ngoài những lời tuyên bố chung chung. “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, nên có tiền Tàu cộng muốn chứng tỏ sức mạnh cơ bắp của một tên vỏ biền hung tợn, tham lam và thực dụng. Chính quyền Tàu Cộng vẽ sơ đồ chín đoạn gọi là đường lưỡi bò để liếm hết biển Đông. Tiền bạc Tàu cộng đổ vào chế biến vũ khí, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, tàu sân bay, hoả tiển… hàng năm cứ tăng lên. Các nước trong khu vực sợ khiếp vía. Và dĩ nhiên, ngư dân sống quanh bờ biển Việt Nam cũng sợ vì sự tàn ác và thâm hiểm của bọn Chệt.

Ông Sấm biết tình hình biển không dễ dàng cho chuyến đi khai trương đánh cá của con tàu Sấm Chớp. Nhưng ông tin rằng nếu ông phá tan sự sợ hãi của ngư dân thì người dân sẽ nương theo ông mà làm. Chẳng lẽ mọi người ngồi bó gối chờ chết đói. Có tàu, có nghề mà không tìm ra được một con cá để ăn thì khốn nạn biết bao. Sao dân mình phải khổ

đến như vậy? Đại dương do trời đất sinh ra, cá không ai nuôi dưỡng sao lại có kẻ mặc nhiên tự nhận là của mình. Bọn tham tàn nầy muốn vơ vét của cải thế gian để làm giàu bất chấp đạo lý. Ông Sấm biết rõ, tàu ngư dân nho nhỏ, bằng thúng, bằng gỗ làm sao chạy và địch nổi tàu của Tàu cộng. Tàu chúng làm bằng sắt của quân đội nguỵ trang, có súng ống và sẳn sàng bắn giết ngư dân rồi đổ thừa cho cướp biển hoặc tàu các nước khác. Chúng xuất hiện bất ngờ rồi đâm ngang thân tàu làm tàu vỡ làm đôi rồi bỏ chạy, để mặc cho ngư dân bị thương và chết chìm dưới biển.

Ngày đầu tiên ra khơi, tàu ông Sấm lưới được rất nhiều cá. Mọi người vui mừng. Họ đem cá ướp vào những thùng nước đá lớn và chờ những thương thuyền mua cá cặp vào để bán. Tiếng hò reo, cười nói, vui mừng của họ làm ông Sấm cũng vui lây. Đêm xuống nhanh, mặt biển đen sẩm. Những đợt sóng lao xao vỗ vào mạn tàu. Những con chim hải âu bay chập chờn trên gợn sóng đớp mồi. Tiếng kêu của nó vang dội giữa không gian bao la. Ánh trăng khuyết vừa nhô khỏi chân trời và ló dạng trên mặt biển cuối đường phẳng của chân mây. Ánh sáng màu bạc nhả những tia sáng lấp lánh trên mặt biển. Buổi ăn tối dọn ra trên khoang tàu. Mọi người râm rang trò chuyện. Họ chuyền cho nhau những ly rượu nấu bằng nếp uống cho ấm bụng. Nửa đêm, ông Sâm vẫn chưa ngủ. Cảm giác bồn chồn, lo lắng không yên làm ông không thể chợp mắt. Giác quan thứ sáu báo cho ông biết sắp có biến cố xảy ra. Mảnh trăng lưỡi liềm trắng sáng, long lanh nghiêng mình làm duyên trên bầu trời đêm với hàng triệu tinh tú bao quanh. Ánh trăng soi rõ mặt nước đen thẩm. Điện thoại trong túi quần của ông reo vang. Tiếng của Ngà từ trên vọng gác gọi báo động:

“Có tàu lạ đang tiến về phía chúng ta” “Anh có xác định cờ của nước nào không?”

SOÁ 60 91

Page 10: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

“Tối quá nên tôi không thấy gì cả. Chỉ thấy một vệt sáng và một bóng đen lớn đang di động.”

Ông Sấm hối hả nói: “Báo động gấp để mọi người chuẩn

bị kế hoạch.” Tiếng còi hụ từng chập vang lên trên

boong tàu. Tiếng chân chạy rầm rập và mọi người hối hả thả những chiếc thuyền cấp cứu xuống nước. Ông Sấm ra lệnh:

“Mọi người xuống tàu nhỏ, mặc phao an toàn vào và chuyển cá đi gấp. Nhanh lên.”

Ông chạy lên chạy xuống nhắc nhở mọi người. Khi tất cả đã ở trên ghe nhỏ, ông ra lệnh:

“Bơi thật nhanh và nhẹ nhàng đừng gây tiếng động. Không được nói chuyện và sử dụng đèn để tránh phát hiện. Nhớ mặc áo bơi. Điện thoại di động nên bỏ vào bọc ny-lon để tránh bị ướt. Nhớ có chuyện gì thì bỏ thuyền và bơi cho nhanh rồi gọi cấp cứu.”

Nhiều anh em lo lắng hỏi: “Còn thuyền trưởng? Ông không đi với

chúng tôi sao?” “Tôi không thể bỏ tàu. Các anh còn có vợ

con, gia đình. Còn tôi chỉ có một mình. Tôi không sao đâu. Đi nhanh lên.”

Một người khác lên tiếng: “Anh không đi thì tôi cũng không đi.

Chúng tôi sống chết với anh.” “Đúng rồi. Tại sao gặp nạn lại bỏ anh

một mình chớ. Chúng tôi không đi.” “Tôi cũng vậy.”- Người thanh niên da

bánh mật, nét mặt đanh lại quả quyết nói. Ông Sấm giải thích: “Như hợp đồng các anh ký với tôi là nếu

có biến động bất thường, tôi là người có quyền quyết định. Các anh còn có gia đình để lo. Còn tôi chẳng có ai. Nếu tôi bị bắt một mình thì các anh còn lo cho tôi. Nếu tất cả cùng bị bắt thì ai lo đây? Nhanh lên…đừng chậm trễ. Nhớ tắt hết đèn pin và cho tàu chạy thật nhanh. Có tôi đón đầu họ.

Mọi người ôm ông lần sau cùng rồi lặng lẽ xuống những chiếc thuyền nhỏ nổ máy và chạy hết tốc lực.

Khi chiếc thuyền cuối cùng vừa chìm vào bóng đêm của biển thì con tàu đồ sộ đã tiến gần chiếc tàu Sấm Chớp. Nó như một bóng ma lao vun vút và không hề giảm tốc độ khi đến gần tàu ông. Một đợt sóng cao ngất cuồn cuộn tung lên mặt biển va đập vào mạn tàu làm nước bắn tung toé. Chiếc Sấm Chớp chồm lên rồi hụp xuống. Ông Sấm định thần nhìn kỹ và nhận ra hàng chữ Tàu in rõ trên hông tàu. Bốn người đàn ông ăn mặc như ngư dân, tay lăm lăm dùi cui trong tay nhảy sang tàu ông. Bốn người khác dùng neo quăng sang và cột con tàu Sấm Chớp dính với con tàu sắt. Một người đàn ông vóc dáng lực lưỡng, cầm bạnh, tóc cắt ngắn có lẻ là thuyền trưởng nói như hét bằng tiếng Việt giọng Bắc rặc khiến ông Sấm hết sức ngạc nhiên:

“Ai cho mấy người đến đây đánh cá? Đây là vùng biển thuộc chủ quyền của chúng tôi. Các người đến đây cướp tài nguyên của chúng tôi.”

Ông Sấm nghe những tên Tàu cộng khác nói tiếng Tàu xí xa, xí xố chửi bới, la lối om sòm. Một nhóm người khác lại nhảy sang tàu ông và chúng bắt đầu lục xét trên tàu. Nồi niêu, xoong chão, chén bát bị đập phá tan tành. Quần áo bị vứt tứ tung trên sàn nhà. Chúng vừa tìm kiếm vừa hét, vừa chửi bới. Ông Sấm phản đối:

“Các ông không có quyền làm như vậy vì đây thuộc hải phận của Việt Nam. Tôi đánh cá trong vùng biển của nước tôi. Các ông mới là những người ngang ngược.”

Một cái dùi cui quất thẳng trên lưng ông làm ông té nhào xuống sàn tàu. Dù đau đớn ông không rên một tiếng nào. Ông Sấm chưa kịp đứng dậy thì một đám người xúm nhau lại, kẻ đá, người đấm tới tấp. Ông chỉ còn ôm đầu, khoanh người lại để tránh không bị trúng

92 COÛ THÔM

Page 11: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

chỗ nhược. Một người trong nhóm họ la lên vẻ tức giận:

“Trên tàu không có gì cả. Cũng không có cá luôn.”

Tên thuyền trưởng hỏi: “Không có cá hả? Trên tàu rất nhiều đồ

đạc mà chỉ có một mình ông thôi sao? Mấy người kia đâu rồi?”

“Không có ai cả.”- Ông Sấm đáp. Hắn dùng đèn pin rọi vào mặt ông rồi ra lệnh: “Ông có tiền, có vàng để đền bù thiệt hại về

tội xâm phạm lãnh thổ chúng tôi ăn trộm cá thì tôi tha cho. Bằng không thì ngồi tù.”

“Tôi đi biển làm gì có tiền.”- Ông Sấm nói. “Hứ! Tàu ông đồ sộ, hiện đại hơn những

chiếc tàu khác. Ông giàu hơn những người kia. Nếu ông không có vàng, hay tiền thì chúng tôi nhốt tù ông không có ngày về.”

Ông Sấm nhìn hắn một phút rồi ông chậm rãi đáp:

“Được rồi. Ông chờ tôi một lát. Tôi có một vali vàng và tiền đô.”

“Thật không?” “Tôi giấu dưới hầm tàu. Các ông chờ tôi

đi lấy cho.” “Được. Tụi tao chờ. Nếu mầy nói láo thì

đừng có trách tụi tao. Đi nhanh lên.” Ông Sấm leo xuống hầm tàu. Ông cầm

đèn pin soi khắp nơi và ông cuối cùng ông lôi từ trong một chiếc thùng gỗ lớn một cái vali mạ vàng còn mới tinh và óng ánh. Ông chuyển chiếc va-li lên sàn tàu. Bọn Tàu nhìn chiếc va-li sang trọng, óng ánh thì biết là có của qúy bên trong. Mắt chúng sáng lên. Chúng trao đổi với nhau rất sôi nổi. Bọn chúng thay phiên nhau cố gắng mở cái vali nhưng không thể mở được. Chúng hỏi ông Sấm:

“Chìa khóa đâu?” Ông Sấm cười khẩy đáp: “Nó tự động.” “Vậy mầy mở ra cho tụi tao.” Ông Sấm lắc đầu nói:

“Tôi không nhớ hết những con số để mở cái vali nầy. Các ông có thể mang đi và tìm cách mở ra.”

Cả bọn giận dữ, quát tháo. Một tên định dùng dùi cui đánh ông. Ông phân trần:

“Các ông đánh tôi vô ích vì đây là tài sản chung của mọi người trên tàu nầy. Họ không có ở đây nên những con số họ không cho tôi biết hết. Nhưng chắc chắc trong đó là 100 lượng vàng và 200.000 tiền đô. Các ông mang về rồi mở ra đâu có muộn. Tôi chỉ van xin các ông tha cho tôi trở về quê hương.”

“Thằng nầy muốn chết chắc. Không có chìa khoá thì tụi tao phá ra là được ngay. Cần gì điều kiện.”

“Quăng nó xuống biển.” “Ừ quăng nó xuống biển đi.” Ông Sấm lùi lại. Ông cố gắng giải thích: “Tôi đã đánh tín hiệu vào bờ. Tàu hải quân

Việt Nam sẽ ra đây cứu tôi. Nếu các ông muốn giết tôi thì bạn bè tôi và chính phủ tôi sẽ lên tiếng với báo chí quốc tế. Điều nầy sẽ làm cho hình ảnh của nước ông xấu đi. Các ông sẽ mang tiếng là những tên cướp biển tàn bạo.”

Tên thuyền trưởng gầm lên: “Câm miệng. Tao giết mầy như giết một

con cá tanh hôi. Mầy tưởng tụi tao sợ hải quân của mầy hả. Mấy thằng chuột chết đó giờ đây chỉ lo nhậu, chơi gái, buôn lậu, làm giàu, ăn chơi. Chúng nó sợ chết lắm! Tiền của nhiều quá chết thì ai hưởng. Mầy là thằng ngu mới tin bọn đó đến đây cứu mầy. Hừm! Phải mở ngay cái va-li nầy ra để tao biết là có tiền thiệt hay giả. Không thì tao bắn mầy ngay.”

Hắn rút cây súng ngắn đeo ở thắt lưng ra và lên đạn:

“Mở ra ngay lập tức.” Ông Sấm sợ hải khoát tay: “Tôi mở ra ngay với điều kiện là các ông

đừng tịch thu tàu của tôi.” “Không có điều kiện gì hết. Chết đến nơi

mà còn đòi hỏi.”

SOÁ 60 93

Page 12: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Mũi súng lạnh như thép chỉa thẳng vào thái dương ông Sấm. Ông trầm ngâm suy nghĩ rồi nói:

“Thôi ông cất súng vô đi. Tôi ráng nhớ những con số và tôi sẽ mở.”

“Tốt lắm!” Tiếng nói chuyện lao xao của bọn Tàu

làm ông nhức cả óc. Ông làm bộ vặn tới, vặn lui, đổi số liên tục và cuối cùng nắp va-li bật lên. Bên trong, từng xấp tiền 100 đô la xanh lè nằm xếp hàng thẳng lối. Chúng hao háo sờ mó tiền và những thỏi vàng nằm dưới đáy va li sang lấp lánh dưới trăng. Lợi dụng lúc chúng còn đang bàn tán, đếm tiền. Ông Sầm lùi dần về phiá sau và bất thần lao nhanh xuống biển. Cả thân hình cao lớn của ông chìm khuất dưới lòng đại dương. Cả bọn nhốn nháo, la lên:

“Hắn trốn rồi. Bắt hắn lại.” Tên thuyền trưởng nhìn biển lạnh lẽo,

đen ngòm cười lớn: “Biển mênh mông như vậy thì cá mập

cũng làm thịt hắn. Tụi bây khỏi lo. Mình có chiến lợi phẩm rồi. Tiền-vàng và con tàu đẹp nầy…ha…ha..trúng mánh rồi.”

Vừa nhảy xuống biển. Ông Sấm vội vàng lặn sâu dưới lòng tàu. Nước biển mặn và lạnh hơn ông tưởng tượng. Ông lặn sâu và bơi dần tránh xa con tàu. Đèn trên tàu của bọn Tàu cộng vẫn sáng choang. Chúng có tiền và vàng nên không thèm để ý đến kẻ liều mạng nhảy xuống biển sâu mênh mông vào nửa đêm. Chúng tin rằng ông sẽ chết. Chúng không cần phải ra tay để mang tiếng xấu là giết người, cướp của. Tàu chúng khởi động và bắt đầu di chuyển mỗi lúc một nhanh kéo theo chiếc tàu Sấm Chớp của ông Sấm.

Ông bơi một đoạn khá xa và biết chắc chắn đã an toàn. Lòng ông vui mừng khôn tả khi đã thoát khỏi họng súng của bọn cướp. Ông cố gắng bơi thật nhanh, thật xa để không bị bọn chúng trông thấy. Ông còn sợ bọn chúng thay đổi ý định bắt ông trở lại. Khi ông

đã bơi khá xa, cũng là lúc ông nghe một tiếng nổ lớn. Mặt nước rung chuyển, sóng dâng thật cao, to như mái nhà và ập xuống đầu ông. Tiếp theo sau là một ngọn sóng khác đưa ông lên cao rồi ném ông xuống một cái hố nước đen ngòm. Ông uống nước sặc sụa. Nhưng ông biết chuyện gì đã xảy ra nên cười lớn:

“Ha…ha…vàng đó tụi bây hưởng đi. Đáng kiếp cho bọn tham tàn, độc ác. Một bài học cho bọn bây đó. Tao hy vọng dân tao sẽ giết tụi bây như những con giòi….ha…ha…”

Một vùng biển bốc lửa, khói đen nghi ngút bao trùm cả mặt biển… xa xa những đàn chim hải âu bay lên hoảng loạn…

*** Thằng Biển cầm tờ báo trong tay. Nó đọc

đi đọc lại hoài một bản tin mới đăng trang nhất với cái tít chạy thật lớn đập vào mắt nó:

“Một Chiếc Tàu Ngư Chính Của Trung Cộng Bốc Cháy.”

Tin Đà Nẳng: Đêm 18 tháng 5 năm… một chiếc tàu ngư chính của Trung Cộng mang số 20129102 đã bốc cháy ngoài khơi cách đảo Hoàng Sa 200 hải lý. Cùng với chiếc tàu nầy còn có một con tàu đánh cá mang tên Sấm Chớp của ông Nguyễn Văn Sấm. Chiếc tàu nầy mới vừa hạ thuỷ vào tuần trước. Nghe nói tất cả ngư phủ tham gia đánh cá trên chiếc tàu đã được lệnh của thuyền trưởng xuống ghe nhỏ và trở về an toàn. Nhưng ông Nguyễn Văn Sấm là người đã ở lại bảo vệ chiếc tàu Sấm Chớp. Chiếc tàu ngư chính của Trung Quốc bị nổ tung và bốc cháy giữa biển. Tất cả những người trên tàu đều chết, không tìm được xác. Hiện nay, chính quyền Việt Nam và Trung cộng đang mở cuộc điều tra hổn hợp để tìm ra nguyên nhân….

Đọc xong bản tin, tim nó đập rộn lên niềm vui. Ai chết thì nó buồn nhưng bọn Tàu khựa chết thì nó vui ra mặt. Nó cắt bản tin ra và xếp tờ báo lại bỏ vào túi quần rồi rón rén mở cửa đi ra. Nó giật thót người khi nghe tiếng má nó hỏi:

94 COÛ THÔM

Page 13: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

“Mi đi đâu vào giờ nầy?” Nó gãi đầu, vò tóc cho rối nùi rồi ấp úng đáp” “Dạ! Dạ… Con… con đi ra biển ngắm

trăng với thằng Bon.” “Giờ ni mà ra biển ngắm trăng. Mi có

điên không?” “Tụi con có hẹn mà. Đông lắm mẹ ơi!” Bà lườm nó một cái nhưng giọng bà

dịu dàng: “Mi đi rồi mấy giờ về nhà?” “Khoảng 9 giờ tối nghe má.” “Ờ! Đừng có về khuya. Tao chờ đó. Mi

có gặp ông Sấm không? Thằng Biển ngạc nhiên khi nghe má nó

hỏi thăm ông Sấm. Nó không dám nói cho má nó nghe ông Sấm đã được bạn bè vớt ông trên biển. Không ai biết được người đàn ông tên Sấm đã lên kế hoạch đánh chìm tàu bọn Tàu phỉ. Đó là khởi đầu của một cuộc đánh trả, báo thù và cũng là tiếng nói cảnh báo cho bọn Tàu phỉ hiểu rằng con dân Việt Nam không thể sống hèn và nhục mãi được.

“Má không còn ghét ông Sấm nữa sao?”- Nó ngập ngừng hỏi.

“Không. Bây giờ má hiểu nhiều về ông ấy rồi. Nhưng rất tiếc bây giờ ông ấy chết rồi. Còn một tháng nữa đến ngày giỗ đầu của ba mi. Má sẽ thắp nhang cầu nguyện cho vong linh ông Sấm được bình an.

Thằng Biển hớn hở nói: “Ông Sấm là người hùng của làng mình

phải không má?” Người mẹ mỉm cười và mắng yêu: “Tổ cha mi. Hỏi làm chi rứa. Đi cho sớm

rồi về.” Thằng Biển ba chân bốn cẳng chạy một

mạch ra biển. Nó biết đêm nay là đêm cuối cùng nó có thể gặp được ông Sấm. Ngày mai. Căn chòi của ông sẽ có người đến tiếp thu. Chính quyền có thể vỡ căn chòi hoặc có thể cho ai đó dọn vào ở. Mấy ngày nay, chính quyền ra lệnh lục xét và tìm kiếm xem ông Sấm có liên quan gì đến vụ làm nổ chiếc tàu

của bọn Trung cộng hay không? Nổ thì đã sao? Bọn chúng giết dân làng mình quá nhiều. Chúng giết ba mình, giết bà con hàng xóm và bạn của mình thì phải đền nợ máu chớ. Tại sao chính quyền có hải quân, có công an, có quân đội mà chỉ để cho dân chống chọi với bọn Tàu bằng hai bàn tay không như ba nó. Nó suy nghĩ mênh mang và quên rằng hai bàn chân nó đã ướt đẫm nước biển. Ngọn gió trong lành thổi nhè nhẹ vào bờ. Mùi nước biển quen thuộc làm nó khoan khoái. Nó đi đọc theo bờ biển khoảng mười phút thì thấy nhiều bóng người đang ngồi vây quanh sau một tảng đá lớn giả vờ câu cá. Nó hồi hộp, và lo lắng và sợ công an theo dõi nên vừa đi vừa quan sát xung quanh. Khi nó đến gần đã nghe tiếng ông Sấm gọi:

“Chú đây” Ông Sấm đứng dậy. Hai cánh tay ông

dang rộng ôm chặt thân hình bé nhỏ của nó. Ông nghe tiếng nó khóc thổn thức:

“Lần nầy chú đi luôn phải không? Cháu sẽ buồn và nhớ chú lắm!”

Ông Sấm ôm nó vỗ về: “Chú không thể ở lại đây đâu. Chính quyền

đang truy lùng chú. Họ thích dùng vũ khí, bạo lực với dân. Nhưng trước ngoại bang thì họ im lặng cúi đầu chịu nhục. Nếu chú bị bắt cháu cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra phải không?”

Thằng Biển gật đầu nhè nhẹ: “Cháu biết. Má cháu nói rằng chú đã

chết. Còn những người khác thì nói chú đã bị cá mập ăn thịt.”

“Như vậy tốt đó! Chỉ có bạn bè chú và vài người biết chú còn sống. Đêm nay chú phải rời khỏi hải phận quốc tế.”

Thằng Biển ngỡ ngàng hỏi: “Chú vượt biên sao?” Ông Sấm xoa đầu nó: “Không còn con đường nào để lựa chọn.

Chú phải đi. Đã có người lo cho chú. Chú không thể ở lại đây. Chú đã làm những chuyện không ai dám làm là giết bọn Tàu

SOÁ 60 95

Page 14: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

96 COÛ THÔM

cộng cướp biển, cướp đất của ta. Khi cháu lớn lên đừng sống ươn hèn, hưởng thụ, ăn chơi, đâm chém nhau như nhiều thanh niên trong xã hội Việt Nam hiện nay. Có sống phải cho ra một con người, có chết cũng phải chết cho xứng đáng một con người. Nhớ lời chú dặn.”

Một chiếc tàu đánh cá xuất hiện trên biển như một chấm đen và một chiếc ghe thúng đang tấp vào bờ sẳn sàng đón ông. Ông Sấm đeo túi xách nhỏ lên vai. Ông ôm thằng Biển nói:

“Cháu ở lại học hành ngoan ngoãn. Chú sẽ gởi thư về thăm cháu.”

“Chú là người anh hùng thời đại.” “Thật vậy sao? Chú làm gì mà họ gọi là

anh hùng?” “Chú làm nổ tung con tàu của bọn Chệt

có đuôi.” Ông Sấm cười khà khà: “Nầy! Đừng có nói như vậy là chú bị nhà

nước bắt bỏ tù không có ngày về. Chú chẳng có làm gì hết. Trên tàu của họ có vũ khí thì phát nổ là chuyện tất nhiên.”

Thằng Biển thì thầm vào tai ông: “Nghe nói bọn nó chết bộn. Chiếc tàu

mấy trăm tấn nổ tan tành…Đáng đời bọn khốn kiếp…”

Tiếng người trên ghe thúng gọi: “Nhanh lên để không còn kịp.” Mọi người vây quanh ông Sấm. Họ ôm

ông và chúc ông lên đường may mắn. Thằng Biển khóc sụt sùi. Nó lấy trong túi quần ra tờ báo nhét vào tay ông Sấm và nói:

“Báo đăng hình con tàu Sấm Chớp và hình chú nữa. Chúc chú bình an”.

“Cảm ơn cháu. Lớn rồi đừng có khóc nhè như con nít.”

Ông Sấm chùi nước mắt trên mặt nó rồi

bước xuống chiếc thuyền thúng xoay tròn. Người chèo thuyền thúng từ từ đưa ông ra khơi. Trăng soi sáng mặt biển. Sóng từng lớp xô mạnh vào bờ, cuốn theo hàng ngàn bọt biển trắng xoá. Ông Sấm ngước mắt nhìn làng

Ngư Sơn lần sau cùng. Ông cũng không biết đến bao giờ ông mới trở lại nơi đây. Những người bạn trong làng đã lần lượt trở về nhà. Trên bờ biển chỉ còn lại cái bóng bé nhỏ của thằng Biển đang ngước mắt nhìn theo. Ông cũng không biết rồi đây những đứa trẻ như thằng Biển, lớn lên nơi làng chài nghèo nàn, cơ cực nầy, chúng có còn mơ ước theo cha đi làm nghề đánh cá? Hay chúng sẽ phải rời bỏ mảnh đất làng quê để tha hương cầu thực? Làm sao tìm lại được cảnh an bình cho những người ngư dân khốn khổ ra khơi tìm chén cơm, manh áo. Ông muốn làm việc lớn. Nhưng ông cũng chỉ là một cánh hải âu cô đơn trên sóng nước mênh mông của đại dương. Một cánh chim hải âu không thể chống chọi được với sóng to, bão lớn… Ông ngoái lại nhìn bãi biển lần sau cùng. Bóng thằng Biển chỉ còn là một cái chấm đen nhỏ xíu lơ lững giữa bãi biển vắng lặng. Nước mắt ông bỗng chảy dài trên má.

Phong Thu

(Maryland)

TAÄP SAN COÛ THÔM coù baùn taïi

WASHINGTON MUSIC Eden Center

6795 Wilson Blvd. #26

Falls Church, VA 22044

Tel. 703 538 4979

Page 15: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

NHỮNG BUỒN VUI CUỘC ĐỜI

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÔN NỮ MẶC GIAO

uộc đời là vô thường hầu như ai cũng biết. Con người ta trước khi có mặt trong cõi ta bà này đều có thể biết trước được

ngày mình sinh ra, nhưng cái vô thường xảy đến cho mình lúc nào thì không ai có thể biết trước được. Tính từ đầu năm đến giờ Xí Muội (XM) đã có đến ba lần đi thăm viếng “cái vô thường” xảy ra cho ba gia đình người quen của XM tại San Jose nơi XM cư ngụ. Đám thứ nhất là bà cụ mẹ chồng của chị Song Hà (hội trưởng trường Trưng Vương). Đám thứ nhì là thân mẫu nhà thơ Kim Vũ. Cả hai cụ đều thọ trên dưới tuổi 90, cho nên cái ngày để nói hai chữ “vô thường” hầu như cả gia đình con cháu đều đã chuẩn bị tinh thần để mà chấp nhận sẵn cả rồi. Nghĩa là sinh lão thì phải bịnh tử thôi! Đó là định luật dành sẵn cho kiếp con người, có ai mà trường sinh bất tử được đâu? Tuy nhiên sự sinh ly tử biệt nào mà không sụt sùi lệ rơi, để lại sự thương tiếc trong lòng người ở lại. Đám thứ ba là đám khá có sự ồn ào trong dư luận bởi cái chết đột ngột và chỉ “hưởng dương” chứ chưa được hưởng thọ. Có nghĩa là chết trẻ, dưới 60 tuổi. Đó là tài tử Đơn Dương, em trai của Ngũ Muội Diệu Hương (cô em kết nghĩa của XM). Cái ngày Đơn Dương nằm xuống cũng là ngày cô con dâu út của ĐD khám phá mình đã có mang đứa cháu nội đầu tiên cho người tài tử bạc mệnh đó. Và đứa cháu nội gái đầu tiên của ĐD sẽ ra đời vào trung tuần tháng 8 tới đây. Xin chúc mừng Ngũ Muội, nếu tối nay có đọc kinh cho ĐD thì nhớ cũng

cho Tỉ gởi lời chúc mừng đến người quá cố sẽ lên chức ông nội vào tháng tới. Đơn Dương mất đi cũng đã gần một năm, nhưng sự nhớ thương hình như chưa được “bình thường” trong lòng cô em kết nghĩa của XM. Tại vì cứ lâu lâu là XM lại nhận được những cú điện thoại sụt sịt: “Nhớ nó quá chịu không có nổi” của Ngũ Muội. Chính vì “nhớ nó quá chịu không có nổi” mới có đề tài cho XM viết ngày hôm nay. Cách đây khoảng nửa năm, vào ngày 18,19 gì đó của tháng 12 năm 2011, XM vô tình đọc được cái thông báo của Cơ Sở VănThơ Lạc Việt (CSVTLV) về cuộc thi thơ, và truyện ngắn được tổ chức hàng năm của hội trong một cuốn báo Phụ Nữ Cali. Hạn chót nhận bài là ngày Christmas (25 tháng 12 năm 2011). Thú thật tuy viết lách tùm lum nhưng XM ít có thò mặt đi chỗ này chỗ nọ nên đâu có biết CSVTLV là cái gì? Ở đâu? Coi lại lịch, XM thấy còn thời hạn đúng một tuần để nộp bài nếu muốn tham dự. Tuy nhút nhát ít dám đi đâu một mình, nhưng cứ núp trong bóng tối mà quậy phá thì XM số 1. Trong gia đình thì XM núp bóng chồng, ra ngoài đường thì núp bóng cô em Ngũ Muội Diệu Hương. Thế là cái máu nghịch ngợm lại trổi dậy, XM viết đại một bài truyện ngắn nếu kịp thì gởi đi dự thi chơi, còn không kịp thì gởi báo đăng đọc cũng dzui. Mà phải chi có thì giờ ngồi miệt mài viết cho xong thì cũng đỡ, đằng này vừa làm công chuyện nhà vừa babysit nên có lúc phải thức đến khuya lắc khuya lơ mới kịp nộp bài vào đúng ngày chót

C

SỐ 60 97

Page 16: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

của thời hạn, kèm theo một cái tiểu sử không phải là giả mà có hơi hài hước chút xíu nên XM e ngại sợ bài của mình không hợp lệ bị liệng vào sọt rác. Bố khỉ nhà nó, XM lại rất thật thà, cứ tưởng họ nhận bài của mình xong sẽ “reply” cho mình biết là đã nhận được bài để mình yên tâm. Ai dè bài của mình gởi đi rồi chẳng thấy tăm hơi gì cả, email hỏi lại một vài lần cũng chẳng thấy trả lời, lại không biết phải theo dõi ở đâu, XM giận quá nghĩ là họ làm việc cũng chẳng đứng đắn gì nên bỏ qua luôn không thèm để ý đến “nó” nữa! Rồi thì cái gì đến phải đến thôi! Một ngày đẹp trời, XM cùng ông xã và vợ chồng Ngũ Muội đến nhà hoạ sĩ kiêm ca sĩ Phạm Bách Phi (bạn thân ngày thơ chung trường Chu Văn An của ông xã) hát Karaoke chơi. Cái nghiệp viết văn có lẽ không buông tha XM cho nên mới xui khiến cho XM “chộp” được cái thiệp mời tham dự hai mươi năm thành lập và

thơ và truyện ngắn của CSVTLV tổ chức vào ngày 15 tháng 7 năm 2012 tại nhà hàng Phú Lâm của ông Chinh Nguyên gởi cho anh Phạm Nguyên Khôi (chồng của Ngũ Muội). XM về cứ suy nghĩ hoài: Vậy là họ đã chấm điểm xong xuôi và xếp hạng cả rồi mà không biết bài của mình đã đi về đâu? XM nghĩ tiếc tim óc của mình muốn đòi lại bài để đăng báo đọc chơi mà không dám gọi phôn vì sợ bị chưởi bởi cái tiểu sử không rõ rệt của mình. Thì đùng một cái phôn reng, XM cầm điện thoại lên: -

Đầu giây bên kia im ru, XM liếc trên cái “caller ID” thì thấy tên của Ngũ Muội rõ ràng mà sao im ru vậy? XM lại “a lô “ thêm một lần nữa thì nghe tiếng nức nở nho nhỏ: - Tỉ đó hả? XM trả lời: - Cái gì đây? Lại im ru (hình như có tiếng xì mũi). Biết ngay mà! Lại sắp sửa “nhớ nó quá chịu không có nổi” đây! XM cũng im lặng chờ cho cô nàng lên tiếng. Xụt xịt đã một hồi cô nàng

mới nói: - Chiều nay tự nhiên sao Muội nhớ Đơn Dương quá! Không biết giờ này “nó” đã đầu thai đi đâu rồi Tỉ hé! Sợ cô nàng nhắc Đơn Dương một hồi rồi lại khóc nữa nên XM chuyển đề tài liền:

phát giải thưởng về cuộc thi

A lô!

Lâm không? cô nàng cũng còn

i chứ! Cái gì chứ

ờ cậy liền: h

ì? Tỉ định nhờ cái gì? uyện

dự thi truyện ngắn của XM và ý định đòi lại

- Nè! Ngũ Muội với anh Khôi có đi dự cái vụ hai mươi năm thành lập CSVTLV và lễ phát giải thưởng cuộc thi thơ và truyện ngắn ở nhà hàng Phú

GiọngTôn Nữ Mặc Giao nhận Giải Nhất thi truyện ngắn buồn buồn:

- Chắc đhể dính vào việc phát triển và bảo tồn văn hoá Việt là vợ chồng Muội hay đi ủng hộ lắm! Nghe vậy XM mừng húm, nh - Vậy “Tui” nhờ “bà” cái nầy nhe! (bìnthường tụi này hay xưng hô với nhau là Tỉ Muội, nhưng hể xả láng thì lại tui tui bà bà). Ngũ muội nghe XM nói thế liền hỏi tới (giọng tỉnh queo, có lẽ đã quên chuyện nhớ Đơn Dương rồi): - Có chuyện g XM liền kể hết cho Ngũ Muội nghe ch

98 COÛ THÔM

Page 17: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

GIAO MÙA

Thu sa àng? ng chưa, vì sao lá trổ vHạ như còn lưu luy ước chân hoang. ến bLu g, xembourg, chiều nay vườn đầy nắn

Có tiếng chim kêu líu lo gọi đàn.

C ó bước chân êm dìu đôi tình nhân,Tay đan tay xin cho môi kề gần.

H ồ nước mênh mang ru hồn tượng đá,M ời gió thu về ươm màu thời gian.

Yêu đi, vui đi... đất trời giao mùa.

Gọi nắng lưu ly n nhung tình mơ, hớC âu ca thanh xuân quên đời phù ảo.

N . gày qua đi, trong vườn Luxembourg..

Nguyễn Mây Thu (Paris, 05-08-2012)

truyện ngắn xin rút tên không thi nữa. Nghe xong Ngũ Muội dẫy nẩy lên:

cả rồi, bây giờ chỉ

ới dễ cho ng giải thì trúng, còn

sao. (Vả lại hồi ĩ,

kìa!

bà! Tui không tin. nhó:

Chinh ủa ổng bị virus phá

i chịu cúp phôn. Cám ơn Ngũ

ra

- Trời ơi! Thôi đi “bà” ơi! Người ta đã chấm thi xếp hạng xong xuôi

có phát giải thưởng mà thôi! Tự dưng bây giờ “bà” đòi rút tên ra kỳ thấy mồ. XM phân trần và xúi: - Người ta chấm xong xuôi rồi mmình rút tên. Người nào trúbài của mình không biết họ có nhận được không mà không thấy trả lời, Tỉ muốn đăng báo mà sợ vi phạm luật vì họ nói CSVTLV giữ bản quyền nên Tỉ đâu dám đăng bậy. Tại cái tiểu sử của Tỉ nó hơi láo lếu một chút nên Tỉ không dám gọi phôn sợ bị chưởi. Bây giờ nếu Muội sợ bị chưởi

giống Tỉ thì Muội cứ xưng là “bà cô” của Tỉ đi, họ thấy vai lớn chắc cũng phải nể mặt chứ! Còn nếu họ nói không có tên này và cũng không nhận được bài thì mình khỏi thắc mắc. Gởi bài đi đăng báo khỏi sợ bị chưởi. “Bà cô” nghe xong chắc cũng cả nể nên nói: - Oke! Để Muội thử xemnào đến giờ tánh của Ngũ Muội rất là dạn dxúi cái gì là làm cái nấy liền có ngán ai đâu). Một tít tắc sau, Ngũ Muội gọi lại cho XM hí ha hí hửng: - Tỉ ơi! Tỉ trúng giải rồi! Người ta kêu Tỉ đi lãnh thưởng XM không tin: - Giỡn không đó Ngũ Muội nhăn - Muội gạt Tỉ làm cái gì. ông Nguyên ổng nói tại máy cnên một số địa chỉ email của thí sinh bị mất trong đó có Tỉ nên ổng không làm sao liên lạc được với Tỉ hết. Bây giờ Tỉ gọi cho ổng liền đi để set up lảnh giải thưởng. Tỉ hạng nhất đó nhe! Rồi cô nàng cao hứng: Có lẽ Đơn dương nó phù hộ nên mới xui khiến cho muội nhớ nó ngày hôm nay, mà nhớ nó muội chỉ biết tỉ tê với Tỉ thôi chứ biết tâm sự với ai bây giờ. Nhờ vậy mới biết tin vui Tỉ trúng giải nhất, phải ăn mừng đó nhe! Hai “cô cháu” reo hò ầm ỉ trong điện thoai một hồi rồi mớMuội đã ủng hộ Tỉ hết mình trong cuộc vui bất ngờ này từ nữ trang cho đến quần áo và “nhan sắc”. Cứ bắt Tỉ phải điệu, phải diện vì biết Tỉ nhút nhát và mặc cảm mình xấu xí nên ngày nào cũng điện thoại hỏi han, an ủi và khuyến khích cho đến ngày Tỉ đi lãnh giải mới thôi. Cuộc đời là thế đấy! Bên cạnh cái “vô thường” luôn luôn là “hỷ, nộ, ái ố” của kiếp con người mà XM là một chúng sinh vẫn còn mê mê muội muội bơi trong bể trầm luân, nghĩa là vẫn còn vui buồn lẫn lộn theo cuộc đời. sau khi liên lạc với ông Chinh Nguyên xong, XM mới biết

SỐ 60 99

Page 18: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

thì ra CSVTLV có một cái website để mọi người theo dõi mà tại XM không biết nên đem lòng nghi ngờ “họ” làm việc không đúng đắn (xin lỗi! Xin lỗi!). Phải thành thật mà nói XM rất vui khi biết mình trúng giải nhất vì được thoả mãn cái tính tò mò muốn thăm dò để biết khả năng viết lách của mình ra sao thôi chứ không phải bon chen nên lại đâm phân vân không biết có nên chường mặt ra để lãnh thưởng nữa không đây! XM bèn “thú tội” với ông xã, bởi XM gởi bài đi dự thi âm thầm không cho ông xã biết, vì ông xã không có thích ba cái vụ viết lách “vớ vẩn” (chữ của ông xã) của XM mà không ngờ bây giờ trúng giải. Sợ ông xã không hài lòng khi XM chường cái mặt mốc ra trước đám đông nên phải “xin phép” đàng hoàng. Nào ngờ ông xã bữa nay ăn nhằm “cái phải gió” gì mà lại rất dễ thương. “Ngài” không mắng “vớ vẩn” như mọi khi mà lại dịu dàng giảng đạo Phật cho XM nghe: - Có một nhà thiền sư Trung Hoa dạy đệ tử rằng phải biết buông bỏ (xả). Ngài lấy ví

hưng hôm nay vì thấy

tếu khi nghĩ về hai tiếng “buông bỏ”

ẫn vui vẻ enjoy cuộc đời dụ cụ thể, nắm trong tay một đồng tiền và úp bàn tay xuống đất, khi ngài hô: “buông!” Bàn tay xòe ra, đồng tiền rơi xuống đất. Một động tác buông bỏ trong đạo Phật thật dễ hiểu. Một thiền sư Tây Tạng cũng dạy đệ tử buông bỏ, cũng nắm đồng tiền trong tay nhưng ngài ngửa bàn tay lên trời, ngài cũng hô: “buông!” bàn tay xoè ra, cũng là buông bỏ nhưng đồng tiền vẫn còn nguyên không mất. Cả hay động tác cùng một buông xả theo nghĩa bóng thật thâm thúy, rất hay! Bình thường như mọi khi chắc ông xã đã lắc đầu nguầy nguậy, ncác con của XM ủng hộ mẹ hết mình; “Mẹ phải đi! Mẹ phải đi!” (các con của XM giỏi tiếng Việt và rất thích đọc văn của XM) cho nên “bố” đã không phản đối mà chỉ đưa ra hai lời dạy của hai vị thiền sư rồi nói: - Đừng chạy theo chứ không cần phải chối bỏ.

XM hiểu ý ông xã và chợt nảy sinh một ý nghĩ hơi (tếu cho vui chứ không dám có ý nghĩ nhạo báng và so sánh vì thấy có thể áp dụng cho XM trong trường hợp này). Bây giờ XM đang nắm trong tay là 500 đô của giải hạng nhất (chứ không phải là một đồng tiền), nếu XM úp bàn tay xuống đất và buông ra thì 500 sẽ rơi mất một cách vô ý nghĩa. Còn nếu XM ngửa bàn tay lên trời và cũng buông ra nhưng 500 còn nguyên, ta có thể dùng nó vào những việc có ý nghĩa. Có nghĩa là XM vẫn enjoy những gì XM thích nhưng không nên bị lệ thuộc vào nó, đó cũng là nguyên tắc từ khi viết văn đến giờ của XM. Tất cả những tiền nhuận bút hay được thưởng từ “sự nghiệp” văn chương XM đều đem làm phước hết, 500 này cũng không ngoại lệ. Cho nên XM quyết định ra mặt để lãnh thưởng chứ không cần phải trốn tránh như từ hồi nào đến giờ nữa. Có lẽ ngài Tôn Thất Mặc Kệ (ông xã của XM) thấy XM tuy vnhưng phần tâm linh vẫn siêng năng trao dồi, tinh tấn trong đạo Phật. Có nghĩa là không bị lôi cuốn theo những cái tạm bợ trong cõi ta bà nên ngài đã vui vẻ cùng các con (lần đầu tiên trong cuộc đời của XM) đi tham dự chuyện “vớ vẩn” của vợ. Trời ơi! Khỏi phải nói XM vui tới cỡ nào khi được sánh bước bên “ngài” và các con nên cứ cười toét tòe loe cái miệng không khép lại được. Giời ạ! Hôm ấy hình như Giời đi vắng, ông xã chẳng những vui vẻ hoà đồng với mọi người cùng bạn bè, lại dám cả gan lên sân khấu song ca cùng với ca sĩ Bảo ngọc và còn “hiên ngang” không dấu diếm khi ca sĩ Bảo ngọc giới thiệu “đây là chồng của thí sinh hạng nhất. Tác giả Tâm Ngọc (bút hiệu thứ hai của XM) với bài dự thi “SỐNG CHẾT CHO TÌNH YÊU” (SCCTY). Thì ra “ngài” đang thực hiện câu nói của ngài: “Đừng chạy theo chứ không cần phải chối

100 COÛ THÔM

Page 19: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

bỏ”. Xin cám ơn bố đã ủng hộ em và các con đã vui cùng mẹ. Thật ra cái bút hiệu thứ hai của XM là

ruyền hình (hình như

i

Tam Ngọc chứ không phải là Tâm Ngọc. Tam có nghĩa là ba, Ngọc là tên chữ lót của ba đứa con. XM lấy bút hiệu Tam Ngọc là để tượng trưng cho ba đứa con của mình, nhưng vì ban giám khảo đã viết nhầm là Tâm Ngọc cho nên XM giữ luôn cái bút hiệu này sau khi nghe ông xã giải thích: Tâm Ngọc nghe có vẻ dịu dàng và con gái hơn là Tam Ngọc, và cũng rất là có ý nghĩa. Tâm là tấm lòng, Ngọc vừa là trong sáng vừa là trân quí. Mình quí tấm lòng của mình như ngọc, cũng như một tấm lòng trong sáng là để nhắc nhở ta luôn hướng thiện, làm những điều hay việc tốt cho đúng với ý nghĩa của nó, cho nên XM giữ luôn cái bút hiệu này là vậy. Có một đài tVietoday thì phải) đã phỏng vấn XM ba câu hỏi. Một là cái bút hiệu Tôn Nữ mặc giao (TNMG) từ đâu mà có? Hai là nguyên nhân nào đã khiến tác giả có được cảm xúc để viết ra bài dự thi SCCTY? thứ ba là tác giả có dự định sang năm thi nữa hay không? Hôm đó vì run có lẽ trả lời không được suông sẻ lắm! Vả lại bạn bè của XM có nhiều người không có đài Việt nam để xem nên hôm nay XM xin trả lời những câu hỏi trên cho vừa ý mọi người. Thứ nhất, cái bút hiệu TNMG đã có từ hồhọc Trung Học. Lúc đó tuổi mới lớn nên tâm hồn đầy mơ mộng “chuyện trên mây”, XM đọc tiểu thuyết “Mưa Trên Cây Sầu Đông” của nhà văn Nhã Ca. XM thích nhân vật Tôn Nữ Đông Nghi, chẳng lẽ bây giờ mình lại copy nguyên cái tên này làm bút hiệu của mình thì kỳ quá nên XM sửa lại một chút là Tôn Nữ Mặc Giao. Hai chữ Mặc Giao cũng là hai chữ viết tắt từ tên thật của XM là MG. Vậy mà bạn bè của XM có đứa lí lắc dám cả gan gọi XM là Tôn Nữ “mài dao” nghe có giận không cơ chứ lị!

Câu thứ hai, cái cảm xúc để viết bài SCCTY thì rất là nhiều. Như quý vị đã biết, cái bối cảnh lịch sử 30 tháng 4 năm 1975 là một ấn tượng hãi hùng, một vết nhơ không bao giờ phai trong lòng người Việt tha hương. Thân phận XM vào thời điểm đó còn rất trẻ, đang độ tuổi nở hoa có thể ví như một cánh hoa trong thời loạn. Tuy không bị vùi dập, ngả nghiêng theo cơn bảo loạn. Nhưng XM biết thương cảm cho đồng bào ruột thịt của mình, biết đau lòng theo sự sụp đổ của quê hương. Cho nên phải nói cái cảm xúc lúc đó là buồn, thương, hãi hùng cứ lung tung loạn cào cào cả lên đã khiến XM có cảm hứng vừa thật vừa hư cấu để viết ra được một câu chuyện thương tâm như vậy. Lồng vào trong bối cảnh lịch sử đó, XM đề cao tình yêu của một đôi vợ chồng bị chia cách trong thời bảo loạn cho đến khi người vợ chết cũng chưa một lần được gặp lại người chồng thân yêu. Cũng với thân phận tha hương nơi xứ người, XM nhấn mạnh sự giáo dục con cái của người đàn bà VN theo truyền thống Khổng Mạnh. Đó là nề nếp căn bản duy nhất còn giữ được trong những gia đình Á Đông tại Hải Ngoại để mong con cháu đời sau còn nhớ đến cội nguồn. Câu hỏi thứ ba là sang năm XM có tính dự thi nữa không? Xin thưa là “maybe”. Bởi XM viết theo cảm hứng chứ không thể vì một đua đòi nào đó mà ráng ngồi nặn óc, sẽ “rặn” không ra một chữ chứ đừng nói là viết thành bài. Vài hàng tâm sự cùng độc giả, mong là quý vị sẽ đón nhận văn của Tâm Ngọc (một bút hiệu thứ hai của XM) để XM có cơ hội được đóng góp ngòi bút của mình vào việc bảo tồn và phát huy Văn Hoá Việt tại Hải Ngoại. Xin cám ơn, và xin chúc tất cả các bạn cùng quý độc giả gần xa được nhiều sức khoẻ, bình an và mọi điều may mắn như ý nguyện..

TÔN NỮ MẶC GIAO (San Jose)

SỐ 60 101

Page 20: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

102 COÛ THÔM

AADDIIEEUU

Si l'humble cabaret, noirci Par la pluie et le vent d'automne

M'accueille, tu n'es plus ici... Je souffre et l'amour m'abandonne.

Je souffre affreusement. Le jour

Où tu partis, j'appris à rire. J'ai depuis pleuré, sans amour

Et vécu tristement ma vie.

Au moins, garde le souvenir, Garde mon coeur, berce ma peine!

Chéris cette tendresse ancienne Qui voulut, blessée, en finir.

Je rirai contre une autre épaule

D'autres baisers me suffiront Je les marquerais de mes dents

Mais tu resteras la plus belle...

FFRRAANNCCIISS CCAARRCCOO ((11888866--11995588))

VVĨĨNNHH BBIIỆT Đón ta, quán nhỏ ngày xưa, Trời thu tăm tối gió mưa giăng đầy, Em còn đâu nữa nơi đây... Tình yêu vỗ cánh thân này xót xa. Niềm đau nỗi nhớ bao la, Ngày em ly biệt môi ta biếng cười, Trong lòng suối lệ tuôn rơi Tình em xa vắng cuộc đời buồn tênh. Hãy lưu kỷ niệm tim mình, Hãy xoa cho dịu cuộc tình thương đau! Nâng niu trìu mến thủa nào Đã qua sao vẫn nghẹn ngào tim côi. Mai này ta lãng quên đời Bên vai kẻ lạ cũng cười, cũng hôn, Cũng răng in dấu vui buồn, Nhưng ngôi hoa hậu em luôn trị vì… NNGGÔÔ TTẰNG GIAO (chuyển ngữ)

Page 21: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Cho Tôi Thêm Một Lần Say Mộng Cũ

Hồ Trường An

ôi còn nhớ hồi 13 tuổi tôi mơ làm nhà văn và làm cái gì cho điện ảnh nước nhà.

Cái mộng ấy chỉ thực hiện quá trễ. Mâi tới 1961, tôi có thơ đăng trên báo Bách Khoa được ba lần và rồi mãi tới 1966, tôi cộng tác với vài tập san lặt vặt. Khi ra hải ngoại, mãi tối năm 1986, tôi mới có truyện dài Phấn Bướm do Làng Văn in một cách cẩu thả. Từ còn là học sinh, tôi có trí nhớ khá dai, khá tốt, nhưng học hành dở tồi dở tệ. Tôi thích coi những phim Việt Nam, phim Âu Mỹ, phim Hoa Kỳ, phim Nhật Bản, phim Hồng Kông, phim Ấn Độ, có nghĩa là về phim ảnh, tôi thích theo kiểu hầm-bà-lằng, loại hẩu lốn, hễ gặp phim nào chiếu ở rạp thường trực Văn Cầm và Cẩm Vân ở Phú Nhuận, Moderne ở Tân Định, Casino ở Đa Cao,Văn Cầm ở Chợ Nancy, Cao Đồng Hưng, Đại Đồng ở Bà Chiểu... là tôi đi xem loại phim Tây Âu ấy chiếu 2 hay 3 lần. Tôi vào rạp thường với khúc bánh mì chả lụa, hoặc gói đậu phọng hay gói hột sen. Tôi vào rạp để trốn học. Có khi tôi thiu thiu ngủ trong lòng ghế bành. Tỉnh giấc, tôi thấy chung quanh tôi có vài cô nàng ăn mía ghim, có anh chàng cu-li khạc nhổ bừa bãi và có luôn cả chị đờn bà dỗ dành cho con đái. Thường thì có vài cặp tình nhân ngồi xa màn bạc để tự do

hun hít hoặc xào khô xào ướt chẳng ai tọc mạch dòm hành. Hôm nay, vào mùa thu năm 2012, tôi có dị p cùng trò chuyện với bạn bé thơ ấu. Mùa thu của thời tiết trên quê ngưới xứ lạ, mùa thu của tuổi đời ! Không ai có can đảm toan tính tương lai. Không ai hình dung viễn ảnh tươi sáng. Chúng tôi thả tâm hồn và tâm tình về quá khứ càng lúc càng lùi xa như bóng khói ẩn hiện khi tỏ khi mờ. Các bạn bè quá khứ của tôi là chị Năm Thẹo, chị Hai Xí Xọn, cặp vợ chồng tên Láu Cá Láu Tôm, cặp vợ chồng Đạo Chê. Tất cả đều định cư ở Mỹ. Và còn cô Tư Lí Lắc nữa chớ. Đó là những kẻ mà tôi đã nhắc nhở trong quyển hối ký về điện ảnh Việt Nam có cái tựa là "Ảnh Trường Kịch Giới". Hình như từ năm 1962 trở về trước loại phim Âu Châu gồm phim Pháp, phim Ý, phim Anh, phim Đức còn có phim Mể-tây-cơ được chiếu ở các rạp nhỏ. Đó là những phim gây nước mắt tuôn trào ( les films larmoyants ), loại phim ngan ngát nước hoa hồng (les films à l'eau de rose) . Thế có nghĩa là loại phim rẻ tiền, gây xúc cảm nồng đậm nhưng nghệ thuật thì hời hợt dành cho giới bình dân. Vậy thì ở bài viết nầy tôi không viết về các tài tử ít nổi danh ở Hoa Kỳ. Tôi thích những tài tử nổi danh ở các xứ Âu Châu La-tinh ( vedettes latino-europénnes) và các tài tử Mỹ Châu La-tinh (vedettes latino-américaines).

T

SỐ 60 103

Page 22: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Cô em gái của bạn tôi là Thụy Loan, hổn danh là cô Tư Lí Lắc vốn ghét điện ảnh Âu Tây nên chê ỷ chê eo : -- Đào kép hát bóng của Tây Âu có ra gì đâu khi anh em tụi mình còn ở Việt Nam. Em lấy chồng Mỹ mẻo nên phim ảnh Âu Châu Âu chiết coi riết cũng nhàm. Tôi chọc quê cô em lắm lời nhiều tiếng kia: -- Những tên kép hát bóng thích cởi truồng của điện ảnh Pháp như Bernad Giraudeau, Christophe Malavoie, Jean Hugles Anglade đã được chàng Việt Nam nào, ả Việt Nữ nào, mụ me Mỹ me Mẻo nào khen nức nở ? Từ khi mụ làm vợ cựu Thiếu tá Huê Kỳ Huê cờ tên là John Morningstar, mụ sủa huyên náo thiếu điều cắn đào kép Âu Châu cho nát ngướu như tương mới vừa lòng mụ. Ai vậy kìa? Xuân Liễu, chị họ của tôi có cái hổn danh Năm Thẹo cũng lấy chồng Huê Kỳ tại Sài Gòn trước khi quân đội Mỹ sắp rút ra khỏi cuộc nội chiến ở Việt Nam. Hiện giờ vợ chồng chị ở North Carolina. Chị thường điện thoại cho tôi. Có lần chị bảo: -- Trên đất Mỹ, các đài trưyền hình lâu lâu chiếu các phim Âu Châu, loại phim diễn tả thời quân chủ La-mã (film péplum). Coi lại phim dã sử đó, chị sướng con mắt, tim chị thắt cảm hoài, anh kép kia bảnh trai, anh chàng đực nọ manly / viril mình ngó hoài thêm ... thích ngó, ngó thêm 100 lần nữa cũng không chán. Chị Năm của em đây gần tuổi thất tuần, nhưng chưa tắt lửa lòng, chưa cạn queo xí-quách nên vẫn thích ngắm đàn ông bô trai thuộc giống Mỹ mẽo, Tây tà, Anh yết, Ý eo, Thụy Sĩ thụy sãi. Mèn ơi, chị nhờ bác sĩ Hồ Tấn Phước hoán cải dung nhan nên chị giống cô đào Gianna Maria Canale như đúc từ một khuôn.

Tôi đem lời mụ chị họ tôi nói cho tên Láu Cá Láu Tôm nghe : -- Hồi còn ở Sài Gòn chị ta ghét con Hai Mỹ An vì con bụi đời nầy ve vãn thằng em thứ Sáu của chị ta. Cỏn hao hao nửa giống đào Mỹ Gloria Graham nửa giống Gianna Maria Canale. Bây gìờ cỏn có can đàn cháu chống với Mích- tơ Sáu, lại cư xử đẹp với chị ta nên chị ta trở lại chiêm ngưỡng chẳng những cô nàng Gianna Maria Canale mà còn thích Gloria Graham nữa. Chị Hai Xí Xọn ở Texas, cũng thích điện thoại hay bằng thư từ hoặc bằng dùng email i-miết với bạn bè thuở xa xưa. Mới đây, chị điện thoại cho tôi : -- Chị cám ơn em trong cuốn "Ảnh Trường Kịch Giới" có nhắc tới chị. Bây giờ chị hết xí quách, nhan sắc phai mờ, lòng đâu còn rộn ràng dao động đối với tên chồng Bá Thanh Liêm. Lửa tình của chị trải hơn 15 năm khi khổng khi không đã tắt rụi rồi. Tên Bá Liêm có về thăm lại Việt Nam có cưới con mèo nhí sau khi vợ chồng chị xé hôn thú. Lỗi đó do chị, bởi vì càng lớn tuổi chị chán cái chuyện trả bài trước sự đòi hỏi lưỡng thân giao hội của chồng. Được một điều là con vợ mới của tên Bá Thanh Liêm giao hảo tốt với chị. Ả ta thường rủ chị xem phim Tây Âu chiếu lại trên các đài truyền hình ở Houston, tuy thời đại vàng son phim Tây Âu đã tắt rụi hơn 40 chục năm có lẽ. Cái thời đại ấy, con vợ mới đó chưa mở mắt chào đời. Bác Sĩ Đàm Đông Dương khi còn ở Vĩnh Long có cái hổn danh Đạo Chê và bà vợ Đạo Chê phu nhơn đồng ý với nhau trên mọi quan điểm về phim ảnh Âu Châu và phim ảnh Mễ-tây-cơ . Vợ ngún nguẩy : -- Anh HTA coi vậy mà không lạc hậu, không nỡ đành chê phim Âu Châu. Hồi xưa,

104 COÛ THÔM

Page 23: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

ảnh không nhiều tiền nên ảnh coi phim Âu Châu chiếu ở các rạp nhỏ, rạp thường trực. Ảnh chỉ tốn 10 đồng là có thể xem hai phim có giá trị... Chồng trợn cặp mắt chau quảu :

James Dean

-- Mình mà khen phim M'ỹ chê phim Âu Châu là hạp ý với bà Năm Thẹo. Chồng bả là Mỹ mà lại. Các nhà sản xuất và đầu cơ phim Mỹ lần hồi tiêu diệt phim Ý và phim Mễ-tây-cơ. Điện ảnh Ý thì bành trướng rộng khắp nơi trên hoàn vũ qua các phim tân hiện thực. Điện ảnh Mễ-tây-cơ có rất nhiều phim giá trị. Hèn nào mà tụi sản xuất Mỹ không sát tận diệt tuyệt hai địch thủ của chúng ? Tới bây giờ tui vẩn thích các nghệ sỉ trên đất Mễ như Dolores del Rio, Maria Felix, Kity Jurado (nữ), Ramon Navarro, Pedro Armendariz (nam). Bà Bá Thanh Liêm mà bạn bè gọi là Chị Hai Xí Xọn tuy binh vực phim ảnh Việt Nam, nhưng nghiêm khắc với phim ảnh ngoại quốc. Chị ta lèng èng và càm ràm với tôi : - Trong các bạn văn cộng tác tờ tạp san Cỏ Thơm, có lẽ chỉ có bà Nguyễn Thị Ngọc Dung là " kẻ đối thủ " vớì em về phim Mỹ. Thiệt tình hồi thập niên 40, 50, phim Mỹ thua xa phim Ý thuộc loại tân hiện thực. Qua cuộc địa đàm xuyên qua Đại Tây Dương, chị Ngọc Dung và tôi nhắc nhở những phim ca nhạc Huê Kỳ có cô nàng Ester Willams đóng với những điệu múa trên mặt nước hay trong đáy nước. Rồi các diễn viên trong các phim nổi tiếng của Hoa Kỳ. Đó là các nữ nghệ sĩ như Janet Light, June Alison,

Elizabeth Taylor, Magaret O' Brien trong phim " Les Quatre Filles du Docteur Marc ". Bút giả HTA cam đoan rằng chị Ngọc

Dung chỉ biết hai cô đào Ý vừa sexy vừa đẹp nghiêng nước nghiêng thùng là Gina Lollobrigida và Sophia Loren mà thôi. Loại phim dưới hạng trung bình với các tài tử ít nổi danh đời nào chị thèm biết đến. Riêng về phần tôi, vì quá mê say các phim ảnh, nhưng tiền túi của tôi quá khiêm tốn nên tôi đành chui vào các rạp khiêm tốn trong đô thành Sài Gòn để giải trí. Đó là loại phim dành cho

khối quần chúng có trình độ thưởng ngoạn tầm thường.

Ở bài viết này, tôi xin kể những minh tinh trong hai xứ sở La-tinh : Âu Châu La-tinh và Mỹ Châu La-tinh... Hỡi bạn bè yêu điện ảnh sinh vào ba năm cuối của thập niên 30, chắc các bạn không quên nữ minh tinh Maria Montez, một thần nữ điện ảnh sinh vào xứ Cộng Hoà République Dominicaine, thuộc Mỹ Châu La-tinh. Cô ta đẹp lộng lẫy thường đóng phim Hollywood trong những tác phẩm truyện diễm huyền dựa trên quyển Một Ngàn Lẻ Một Đêm. Những phim cô đóng thường là phim màu Technicolor, cho nên báo chí Âu Mỹ gọi là Bà Chúa Phim Màu Technicolor. Vốn tin lời bói toán nên cô đinh ninh rằng mình sẽ chết đắm vào thời lộng sắc bừng hương. Cho nên cô không tiếp xúc nhiều với báo chí và khán giả ái mộ cô. Cô kết hôn với nam tài tử gốc Pháp tên là Jean Pierre Aumont, bỏ biệt Kinh Đô Hoa-lệ-ước để sinh sống trên đất Pháp. Vợ chồng cô yêu đương say

SỐ 60 105

Page 24: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

đắm. Jean Pierre Aumont thường khuyên vợ đừng tắm nước nóng trong bồn tắm quá lâu vì cô có sẵn bịnh đau tim. Một hôm nọ, vắng chồng cô nằm trong bồn tắm, mở vòi nước nóng. Nước quá nóng nên cô chết vì thể xác cô tuy không bị luộc chín, nhưng làm cho cô oằn oại con tim rồi tim ngừng đập.

Lauren Bacall

Về sau, Jean Pierre Aumont tái hôn với cô đào Marisa Pavan, chị song sinh của cô đào Pier Angeli. Cô Pier Angeli có khuôn mặt thánh thiện, đã làm cho tim tài tử lừng danh James Dean rung động, nhưng sau khi James Dean chết vì tai nạn phóng xe đua, Pier Angeli kết hôn với ca sỉ diễn viên Vic Damoine sáng chói khắp năm châu. Khuôn mặt của Pier Angeli trong sáng, diễm ảo gợi lên khuôn mặt của Nữ Thánh Đồng Trinh Maria. Cô ta rất thành công trong phim "Demain ils sera trop tard"/ Ngày mai đã muộn rồi". Số kiếp Jean Pierre Aumont phải lấy vợ nguồn gốc La-tinh. Marisa Montez thuộc Mỹ Châu La-tinh. Marisa Pavan là dân Ý-đại-lợi, thuộc nguồn gốc Âu Châu La-tinh,.. Marisa Pavan thủ những vai phụ, nhưng tài năng quá lớn qua các phim "La Rose Tatouée" (Bông Hồng Xâm), "Diane de Poitier", " Le roi Salomon et la Reine de Saba ".

* Có hai cô đào Anita Ekberg và May Britt gốc người Thụy Điển xuất hiện sau hai nữ danh tài thuộc hạng quốc tế (cũng gốc Thụy Điển ) là Greta Garbo và Ingrid Bergman. Cả hai tạo sự nghiệp đóng phim của mình ở Ý và ở Hoa Kỳ. Anita Ekbeg tuy đóng vai phụ trong phim " La Dolce Vita " của thiên tài

điện ảnh Féderico Fellini nhưng tỏa ra một thứ nam châm từ trường thu hút mạnh làm các dân ái mộ xi-nê ( les cinéphiles ) say sưa ngây ngất. Còn May Britt với mái tóc óng lụa như đẫm ánh trăng rằm qua bên Hollyood đóng phim "The Young Lions". và phim " The Blue Angel " . Hai phim này thuộc loại trung bình. Trước khi đóng phim Mỹ, May Britt đóng phim Ý với nhan đề "La Navire des Filles Perdues" / "Con Tàu của các Cô Gái Sa Ngã" cũng rất thành công.

Rất tiếc phim " Guerre et Paix" của King Vidor, có các tài tử lớn như Audrey Hepburn, Henry Fonda, Mel Ferrer, nhưng ông Vidor giao vai phụ quá ngắn, quá khiêm tốn cho Anita Ekberg, Anna Maria Ferreri và Milly Vittal. Về phim ảnh Ý-đại-lợi, chúng ta có thể biết các tài lừng danh như Anna Magnani, Gina Lollobrigida, Silvana Mangano,

Sophia Loren (nử), Marcello Mastroiani, Gabriel Ferzetti, Vittrorio Gassmann (nam). Nhưng

bài này không thể viết về sự nghiệp huy hoàng của họ. Bài nầy viết rất nhiều về các minh tinh nổi tiếng ở Ý-đại-lợi và khắp trời Âu, nhưng chưa sáng danh trên hoàn vũ quốc tế. Các cô đào thứ hạng nước Ý phải kể Silvana Pampanini, Sylvia Koscina, Eleonora Rossi Drago, Gianna Maria Canale, Lusia Bose, Milly Vitale, Anna Maria Ferrari, Marisa Allasio, Elsa Martinelli, Antonella Lualdi... Họ trước khi thành ngôi sao điện ảnh, đều là nhưng kẻ xuất thân từ cuộc thi tuyển hoa hậu. Eleonora Rossi Drago, Luisa Bose đẹp toàn bích, nhưng không có gì đặc biệt. Đặc biệt có chăng là Sillvana

106 COÛ THÔM

Page 25: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Pampanini có cái hỗn danh là Bom Khinh Khí. Số là trước đó cô đào sexy Rita Hayworth của điện ảnh Hoa Kỳ được in hình trên hai quả bom nguyên tử để bạn đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta trút xuống hai thành phố của bọn Phát xít Nhật Bản là Quang Đảo và Trường Kỳ. Cho nên cô đào Silvana Pampanini đẹp xếch-xi và lộng lẫy đâu kém gì Rita Hayworth nên giới yêu xi-nê Âu Châu cho rằng cô đào nầy xứng đáng in hình lên bom khinh khí nếu được bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đem ra xài nếu cần để nghiêm phạt bọn Cộng Sản. Riêng Gianna Maria Canale đẹp thì vẩn đẹp, nhưng có vẻ lạnh lùng, tàn nhẫn, nhất là trong phim "Théodora ", "Spartacus". Và chúng ta không nên quên cô đào pin-up Sandra Milo sắc sảo thắm tươi mà ca sĩ Duy Quang của chúng ta ái mộ. Còn bên kép thi có Amédeo Nazzari thường đóng cặp với Yvonne Sanson. Còn các chàng minh tinh khác là Masimo Girotti, Massimo Sérato, Ettore Manni, Raf Vallone, Franco Interlanghi vẫn sáng lấp lánh trong vòm trời điện ảnh bao la. Đó là những đào kép trẻ đẹp. Còn phải kể Pierre Cressoy (Pháp), Jacques Sernas (cha gốc Balte, mẹ gốc Lithuani, hai xứ này trước đây thuộc Liên Bang Sô-viết, nhưng chàng ta nhập quốc tịch Pháp). Cũng phải kể thêm Carlos Thompson gốc A-căn-đình, Antonio Vilar gốc Bồ-đào-nha, Francisco Rabal gốc Tây-ban- nha. Ở đây tôi cũng nên thuật lại một thiên tình sử thương tâm của Carlos Thompson. Số là Rex Harrison đang có chuyện lục đục với vợ là nữ tài tử nước Áo tên à Lili Palmer. Đó là đến lúc Lili Palmer tìm được chổ an thân gửi phận cho kép đẹp Carlos Thompson nhỏ hơn nàng 9 tuổi. Biết được cô đào Anh lừng tiếng là Kay Kendal si tình với chồng mình quá nặng nề sâu sắc, nên cô khuyên Rex Harrison nên kết duyên với Kay Kendal vì

cô biết Kay Kendal bị chứng hoại huyết (la leucemie) và chỉ còn sống vài năm nữa thôi. Rex nhận lời. Thật ra chàng ta cũng yêu Kay Kendal. Cô Kay thật tình cũng không rõ bịnh trạng của mình. Cô sống trong mối tình nồng mặn của Rex cho tới lúc cô trở bịnh nặng. Trước khi nhắm mắt lìa đời, cô yêu cầu Rex phải sớm tái hôn để được tìm lại hạnh phúc viên mãn. Lili Palmer sống êm ấm với Carlos Thompson. Nàng viết văn và vẽ tranh. Carlos theo vết chân của vợ. Ngờ đâu Lili mất vào năm 1986. Trải qua 4 năm góa vợ để phải sống trong cô đơn liêu tịch nên Carlos Thompson kê nòng súng lục vào thái dương rồi bấm cò súng một tiếng cắc. Rồi một tiếng vang dộì xé không khí. Carlos Thompson xuống suối vàng tìm vợ để dệt mối tình thiên thu. Tom Tryon là dân xứ Hợp Chúng Quốc, nhưng cũng đóng phim Âu Châu như phim "Cardinal" với Romy Schneider, như phim "La Femme et le Rodeur" với cô đào nguyên tử tóc vàng như tơ lụa phơi trong nắng ấm tên là Diana Dors. Cô nảy có tấm nhan sắc khêu gợi nhờ uốn éo làm nũng làm duyên (la beauté par sex appel actif ) cũng như Marylin Monroe và Jayne Mansdfiel vậy . Kép hát bóng vốn gốc người Mỹ qua Ý khởi nghiệp điện ảnh phải kể là kể là Kevil Mathieux. Chàng đóng vai chính trong phim La- mã "Sapho" với nữ minh tinh Tina Louise mà giới điẽn ảnh cho là cô đào nguyên tử khêu gợi nhục cảm cuối cùng. Còn phải kể thêm hai chàng Steve Reeves và Mark Foreste và Mikay Hargitay (chồng thứ hai của Jayne Mansfiied) cũng xây sự nghiệp đóng phim ở Ý. Mụ vợ của chàng Láu Cá Láu Tôm than vãn với tôi :

SỐ 60 107

Page 26: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Brigite Bardot

-- Tui thích các gì vừa phải thôi. Đàn ông Giao Chỉ của chúng mình đừng có thân mình quá nở nang, bắp thịt đừng quá cuồn cuộn. Mấy vị bằng hữu có thấy mình mẩy và tay chưn của Steve Reeves trong vai vị Thần Chiến Thắng Hercule và của Mark Foreste trong vai Thần Nghĩa Hiệp Maciste quá cường tráng, bắp thịt quá nở nang hay không? Hai chàng này làm tui tưởng họ có mình đồng da sắt chẳng biết cảm ứng động tình. Tên Láu Cá Láu Tôm biểu đồng tình với vợ : -- Đúng vậy. Theo anh nghĩ, các tài tử đóng vai Tazan, vai Hercule, vai Mascite mặc khố ngắn cũn cỡn coi hay hơn. Họ mà dếnh bộ lễ phục complet coi cà chớn lắm. Còn cô Tư Lí Lắc tự mãn : -- Mấy bà con coi thằng tình gốc Mỹ lai Ý của tui có phải cường tráng mà lại thon thả thanh tân như kép Jacques Sernas hay không. Đã vậy cái bụng của nó chia làm 6 múi như 6 thẻ sô-cô-la nữa. Tui mà chọn anh tình nhơn nào thì đương sự phải bô trai, phải được phái đẹp đều hoan hô tán thưởng, con lủng kia mến chuộng, con lành nọ yêu thầm. Bút giả HTA nhận thấy Jacques Sernas thanh tú từng nét một, tượng trưng cho Thần Apollon (Thần Thái Dương) trong thần thoại Hy-lạp, nhưng chân dung và diện mạo chàng ta không được nồng nàn ấm áp lắm. Những nam tài tử ở xứ xa về đầu quân cho kinh đô điện ảnh Ý dĩ nhiên là Georges Marchal, Henri Vidal (Pháp), Edmond

Purdom, Frank Latimoire, John Drew Baryeton (Hoa Kỳ). Cho mãi tới bây giờ, không ai có rõ trong cuộc tuyển chọn hoa hậu năm 1947 gồm có Gina Lollobrigida, Luisa Bose, Gianna Maria Canale thì giữa hai cô Gina Lollobrigida, Luisa Bose, ai được chọn làm Hoa hậu ? Ai rớt xuống Á hậu II ? Trong khi đó, chúng ta yên chí Gianna Maria vẫn là Á hậu I. Cô đào có gương mặt tươi trẻ và thân hình

sexy là Marisa Allasio. Cô chưa đóng nhiều phim. Những phim dành cho cô chưa có giá trị và cô còn bỡ ngỡ mới bước vô nghể mà đã kích hai ngôi sao sáng chói trên hoàn vũ xuất thân điện ảnh Ý là Sophia Loren và Gina Lollobrigida. Khi được báo chí phỏng vấn, Gina giận dữ hỏi: " Cô nàng Allasio là ai? Ả nào vậy? ". Thế có nghĩa là Gina chê

Marisa là loại vô danh tiểu tốt. Còn Sopha cười hềnh hệch : " Cô ta đáng

yêu đấy chứ ! ". Marisia Allasio được một ông hoàng vùng Savoie của nước Ý cưới làm vợ. Cô ta đành bỏ nghề ngang xương để làm vợ người quí tộc vùng Savoie trông thật bô trai làm cho các minh tinh Âu Châu phái nữ thèm thuồng ganh ghét. Những nữ tài tử khác, không thuộc gốc Ý, nhưng vẫn đóng phim Ý. Dòng máu chảy trong huyết quản của họ gồm có máu Ăng-lê, máu Áo, máu của các dân tộc Âu Châu khác. Đó là các nữ tài tử như Yvone Sanson, Yvone Furneux, Mylène Demongeot, Isabelle Corey (đều là người Pháp). Còn Eva Bartok, Belinda Lee (người Anh). Còn Marta Toren, May Britt (người Thụy Điển), và Christine Kaufman (người Đức).

108 COÛ THÔM

Page 27: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Còn Sara Montiel (người Tây-ban- nha), Chelo Alonso (người Cuba) là nổi tiếng ở Ý nhiều hơn ở các quốc gia mà họ nhập quốc tịch. Chelo Alonso khôngcó một chi tiết nào hài hòa và diễm lệ trên khuôn mặt; nhưng nhờ thân mình bốc lửa làm cho nam khán giả trên thế giới mê đắm say sưa. Nếu chúng ta lóa mắt trước sắc đẹp thiên kiều bá mị của Yvonne Sanson trong phim "Fils de Personne" (Đứa Con Vô Thừa Nhận) thì chúng ta không thể quên cái nhan sắc mặn mà của Alida Valli cũng vào thuở trước. Xứ A-căn đình có cô đào Rossana Podesta gợi nên nhan sắc khêu gợi tự nhiên (la beauté par sex appel passif ) cũng như Martine Carol (Pháp) và Kim Novak (Huê Kỳ). Hai phim đưa cô ta lên tuyệt đỉnh vinh quang là phim "Le Filet" và phim "Hélène de Troie". Bút giả cũng cần nói rõ một nữ diễn viên Ý Georgia Moll khi đóng phim "The Quiet American " ( Người Mỹ Trầm Lặng ), qua vai cô là thiếu nữ Việt Nam. Cô phài nhờ nữ nghệ sĩ Mai Trâm chỉ vẽ cho cô cách đi đứng và phong thái thùy mị đoan trang. Những nữ nghệ sĩ có cái nhìn trong suốt như thủy tinh và có đôi mắt huyền ảo như mắt của Yvonne Furneaux rất hiếm có. Nói về đôi mắt đẹp trong ngời với cái nhìn thăm thẳm xa xôi và dịu vợi, chúng ta nhận thấy rất hiếm người có cái diễm phước ấy . Phải kể Lauren Bacall (Huê Kỳ), Marta Toren (Thụy Điển) và nữ hoàng cinéma nước Pháp là Michèle Morgan. Báo chí Âu Mỷ gọi Lauren Bacal là "The Look" (cái nhìn), gọi Marta Toren là " The Eyes " (đôi mắt), gọi mắt của Michèle Morgan là hai viên bích ngọc (les deux émeraudes). Vận sự lý thú về đôi mắt của Michèle Morgan như sau: Chàng Jean d ' Estrées, một chuyên viên trang điểm khuôn mặt (le visagiste) nhận thấy

ÂM VANG SÀI GÒN

chiều lên thành phố hẹp dần người đông đường chật chen chân mệt đời

tới lui trong nỗi lo tôi an lành như thể cầu trời rủi may

Sài Gòn mở tám hướng quay

về đâu để gặp những khuây khỏa tình xưa đi vấp gãy bình minh

nay về nhặt lại những lung linh đời

cổng trường áo trắng tinh khôi ẩn trong ký ức bồi hồi ngắm đau

ngoái nhìn lạ hoắc trước sau dẫm chân lên bóng rũ màu thời gian

hẹn nhau đứng giữa chiều tàn

để nghe từng chặp âm vang Sài Gòn của thời lá rắc thu vàng

trên con đường gót đài trang gõ dòn!

Cao Nguyên (Maryland)

đôi mắt bích ngọc của Michèle đẹp quá xá cỡ. Nhưng các chuyên viên hóa trang lại tô phông mắt màu đen cánh dơi hay màu xanh và màu tím lợt, chẳng những không tôn màu sắc của hai viên bích ngọc mà còn làm lụng bại màu sắc bích ngọc hiếm quý đó. Chàng tô phong mắt của nữ thân chủ màu chàm, màu lông thúy oanh và thúy vũ của da trời, màu xanh thúy liễu (xanh pha xám bạc). Mỗi lần thử nghiệm ấy, Michèle Morgan băn khoăn hỏi : " Ông Jean thân mến, hình như các màu tô phông mắt

SỐ 60 109

Page 28: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

110 COÛ THÔM

sao sao ấy! Ông có nhận như thế hay không ? ". Jean từ tốn trả lời : " Bà Morgan thân mến, kể như tôi thất bại rồi". Thế là anh chàng Jean d ' Estrées nhẫn nại tìm kiếm màu sắc xứng ý của đôi bên, của người hóa trang và của khách hàng . Một hôm đi tới Place Vendôme, chàng nhìn trong tủ kính của một tiệm kim hoàn, bắt gặp một chiếc nhẩn nạm bích ngọc được lót trên nền nhung nâu pha xám. Chàng mừng rở reo kêu lên : " Đây rồi ! ". Thế là màu nâu pha xám làm cho mắt của Michèle Morgan rạng ngời sắc bích lục. Chàng nhận được câu cám ơn của nữ thân chủ : " Cám ơn sự nhẫn nại của ông bạn lắm, ông Jean thân ái ạ ". Ba kiều nữ Isabelle Corey, Mylène Demongeot vốn người Pháp, cùng Annette Vadim (gốc người Đan Mạch) được coi như là đối thủ của Brigtte Bardot. Ba nàng đẹp hơn Brigite Bardot , nhưng không độc đáo và sexy bằng BB. Riêng Annette Vadim là dân Đan Mạch và là vợ thứ hai của điện ảnh gia Roger Vadim sau khi ông ta ly dị với BB. Cô giống BB khá nhiều, nhưng không độc đáo và gợi cảm kỳ dị như BB. Cùng với Mylène Demongeot, Annette Vadim có mái tóc bạch kim như tơ lụa sáng ngời trong nắng. Có một vận sự đáng chú ý : Cô đào Rita Hayword có cha là Tây-ban-nha, mẹ là người Ái-nhỉ-lan, nhưng cô đóng phim Mỹ. Cô cái màu tóc quá đen như lông chim quạ và tai ác thay tóc mọc lan xuống trán. Cho nên mặt cô vừa xấu vừa khờ. Nhưng người chồng đầu tiên của cô thừa biết rằng cô có một cái gì trội vượt cái nhân dáng và diện mạo chung chung của các phái đẹp. Ông cho người hóa trang nhổ bằng điện tận gốc rể những chòm tóc mọc lan xuống trán. Do đó vầng trán của Rita Hayword trở nên

vừa cao rộng vừa băng sương. Rồi đó, cô nhuộm tóc màu đỏ hung hung, mặt cô trở nên ngời rạng trí thông minh và nhất là khêu gợi nhục cảm cho khán giả đực rựa trên hoàn vũ qua cuốn phim "Gilda ". Vào 5 năm cuối của thập niên 50 và trọn thập niên 60, phụ nữ trên các nước văn minh ưa thích mái tóc phong ba, rối rắm một cách nghệ thuật của BB. Mái tóc của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh thuở ấy cũng được mô phỏng như thế. Chúng ta cũng cần nhớ lại nữ tài tử Dominique Wilms với mái tóc nhung huyền buông lơi như dòng suối đêm, lại còn cắt bum bê trên trán mà nhà văn nữ Túy Hồng gọi là tóc cắt mành tương. Mái tóc ấy được ca sĩ Quỳnh Giao thực hiện và đeo đuổi suốt mấy chục năm qua.

* Thời đại hoàng kim của đỉện ảnh qua rồi, từ giữa thập niên 60. Trang sách của cuộc đời như quyển sách cứ lật từng trang, từ trái qua phải. Về kỹ thuật, điện ảnh tiến bộ không ngừng. Nhưng điện ảnh có địch thủ đáng sợ là đài vô tuyến truyền hình và rôi có thêm máy internet. Dù gì thì dù, phim ảnh Ý và phim ảnh Mễ-tây-cơ vẫn đeo đuổi tôi từ thuở nửa chừng xuân tới tuổi mùa chớm đông của tuổi trời. Nhắc lại đào kép Âu Châu, tôi tưởng chừng sống lại thời hoa mộng thuở xa xưa. Thuở ấy chuẩn bị cho tôi làm ký giả kịch ảnh và gây cảm hứng cho tôi khi tôi đặt bút trên trang giấy bản thảo của quyển sách văn chương.

HỒ TRƯỜNG AN (France)

Page 29: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần

VĂN QUANG Viết từ Sài Gòn

ng Lê Hoàng Hoa, đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa tạ thế tại Sài Gòn đêm 30-7-

2012, nơi đã làm nên tên tuổi ông, chứng tỏ tài nghệ vượt trội của ông từ ngày mới bước chân vào làng Điện Ảnh miền Nam VN. Trước hết, xin chia buồn cùng gia đình cố đạo diễn, cầu chúc linh hồn nghệ sĩ sớm tiêu diêu miền cực lạc.

Trong tôi có nhiều luyến tiếc và đáng tiếc, cũng như có khá nhiều kỷ niệm với anh Lê Hoàng Hoa. Để bạn đọc hiều rõ hơn về sự ra đi gần như quá đột ngột này, tôi xin tóm tắt nguyên văn (xin nhắc lại đúng nguyên văn) những hàng tin gần giống hệt nhau trên các báo ở VN trong mấy ngày qua:

“Đạo diễn “Ván bài lật ngửa” qua đời. Lê Hoàng Hoa, một trong những đạo

diễn nổi tiếng của điện ảnh miền Nam trước năm 1975 qua đời khuya 30/7 tại TP HCM, thọ 79 tuổi.

Cách đây khoảng một tuần, ông bị ngã và được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện. Nhưng sau đó bệnh diễn tiến nặng hơn, đánh gục vị đạo diễn tài hoa. Trước khi qua đời, ông ủy thác cho vài người bạn thân lo phần hậu sự khi ông nằm xuống. Được biết, vợ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa hiện đang nằm viện ở Malaysia. Tang lễ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa dự kiến được tổ chức tại Nhà tang lễ TP HCM.

Lễ nhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện An Bình (397 Trần Phú, quận 5) vào lúc 14h chiều 31/7. Lễ truy điệu đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức lúc 7 giờ ngày 3/8 tại Nhà tang lễ Lê Quý Đôn và sẽ hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.

Lê Hoàng Hoa cùng con gái duy nhất Michelle Quỳnh Anh (giữa) và vợ Trúc Quỳnh - Ảnh của đình Đạo diễn Lê Hoàng Hoa.

Đạo diễn Lê Hoàng Hoa tên thật Đoàn Lê Hoa (còn có nghệ danh Khôi Nguyên), sinh năm 1933 tại Nha Trang.

Sau một thời gian dài sống ở Ba Lan, năm 2004, ông về thăm quê và ấp ủ nhiều dự định với điện ảnh. Một số phim nổi tiếng của ông trước 1975 có: Gác Chuông Nhà Thờ, Điệu Ru Nước Mắt, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang... Và sau 1975 là: Ván Bài Lật Ngửa,

Ô

SỐ 60 111

Page 30: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Đằng Sau Một Số Phận, Vĩnh Biệt Mùa Hè, Tình Nhỏ Làm Sao Quên, Vĩnh Biệt Cali, Lệnh Truy Nã, Tây Sơn Hiệp Khách...

Trong đó, Ván Bài Lật Ngửa được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam.”

Phim Chân Trời Tím… không có trong

sự nghiệp của đạo diễn Lê Hoàng Hoa? Như bạn đọc đã thấy, khi nhắc tới giai

đoạn làm phim của ông trước năm 1975, hầu hết các báo lại dè dặt, không nhắc tới phim Chân Trời Tím. Không phải là người làm tin không biết đến phim này, nhưng vì một lý do nào đó, họ “không thể” nhắc đến. Có lẽ người làm tin cũng cảm thấy có một chút băn khoăn, nhưng… đành vậy thôi.

Tôi hiểu sự “tế nhị” đó và như thế tôi càng hiểu được vị trí của tác giả truyện dài Chân Trời Tím đã chuyển thể thành phim, hiện nay đứng ở cái thế chênh vênh nào. Tôi hoàn toàn không buồn , không lo ngại vì điều đó và thật ra còn thấy… hơi buồn cười và “thú vị” nữa là khác. Chắc bạn đọc ở nước ngoài dễ thông cảm điều đó với tôi. Cái gì người ta cố tình muốn mọi người quên thì người ta lại dễ nhớ. Cái gì muốn “khai tử” hay đúng hơn là “bức tử”, thì nó lại dễ trở thành bất tử. Cũng như có một thời người ta “cố tình khai tử” cái gọi là “nhạc vàng”, vậy mà nhạc vàng vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Nói như thế tôi cố tình ví von phim CTT cũng có giá trị như những bản nhạc bất hủ, chỉ là cùng một trường hợp. Giá trị của tác phẩm chỉ ở trong lòng công chúng, không ai ép nó được.

Vì vậy tôi có bổn phận phải nhắc tới Chận Trời Tím, không phải vì tôi muốn tranh giành hay tự đánh bóng mình vì điều đó hoàn toàn không cần thiết. Hầu hết các nghệ sĩ và người dân, ai đã từng sống ở miền Nam VN trước năm 1975, ai đã từng xem phim, chắc chưa ai quên cái tên phim Chân Trời Tím gắn

liền với tên đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Tôi chỉ muốn nhắc đến một sự “chính danh”, nhất là cần một thông tin chân thật, ngoài ra không còn mục đích nào khác. Bởi thế tôi nêu ngay từ đầu tiêu đề bài này là “đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần”.

Một điều khác cần nói, ngay cả cuốn phim “Ván bài lật ngửa”, cũng mang tên đạo diễn là Khôi Nguyên, chứ không phải Lê Hoàng Hoa. Vậy “chính danh” ở đây là gì? Lý do nào anh thay tên là chuyện khác, chỉ có anh mới biết.

Tuy nhiên vẫn có một vài bài lẻ tẻ nhắc tới một dòng về Chân Trời Tím khi viết theo nhật ký của anh Lê Hoàng Hoa. Gần đây trên báo Thanh Niên, trong mục “Điện ảnh Sài Gòn một thuở” lại viết một loạt bài về Đạo Diễn Lê Hoàng Hoa, khi ông còn khỏe mạnh. Chỉ chưa đầy một tuần sau, ông tạ thế. Có một “điềm gở báo trước” gì chăng? Bài này rất dài, hiện còn đang đăng tiếp theo.

Bài đầu tiên, theo nhật ký của người quá cố là những kỷ niệm về khi làm phim Chân Trời Tím. Xin trích nguyên văn một đoạn trong bài này.

- Trích bài “Chân trời tím và cuộc tình bất ngờ” của tác giả Giao Hưởng - Ngày 25/07/2012 trên nhật báo Thanh Niên:

“Chúng tôi đến thăm, được ông đưa mượn cuốn bút ký Những Tháng Ngày Làm Phim do ông viết chưa xuất bản, chỉ mới đăng một phần trên tạp chí Kịch Ảnh ấn hành bên Mỹ. Dựa vào nội dung bút ký trên, cũng như một số hồi ức do ông trực tiếp kể lại, chúng tôi trích lược dưới đây những nội dung liên quan đến hoạt động của điện ảnh Sài Gòn năm xưa. Mà trước nhất là chuyện làm phim Chân Trời Tím - bộ phim điển hình đánh dấu đỉnh cao trong hoạt động nghệ thuật của ông thời trước, cũng là bộ phim để lại kỷ niệm đậm đà về một cuộc tình bất ngờ đã đến với ông ngoài đời đúng vào ngày bấm máy...

112 COÛ THÔM

Page 31: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào phim với Nửa Hồn Thương Đau

Đó là ngày 11.12.1969 - ngày thu hình phân đoạn (sequence) đầu tiên của phim Chân Trời Tím tại khách sạn Continental với cảnh nhân vật chính là ca sĩ Liên (Kim Vui đóng) đang buồn thương rã rời khi biết tin người yêu mình bị đẩy ra tiền đồn xa xôi, khó mong ngày gặp lại nên đưa nỗi niềm vào tiếng hát. Để tìm bài hát thích hợp với tâm thái của Liên trong phân đoạn ấy, Lê Hoàng Hoa và Tổng giám đốc Liên Ảnh Công ty (đơn vị đầu tư sản xuất phim) là ông Quốc Phong (chủ nhiệm tạp chí Kịch Ảnh) cùng “đến phòng trà Đêm Màu Hồng gặp nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc để nhờ sáng tác một bản nhạc riêng cho phim Chân Trời Tím. Đó là nhạc phẩm Nửa Hồn Thương Đau” (Bút ký Những Tháng Ngày Làm Phim của Lê Hoàng Hoa). Như vậy, nhạc phẩm nổi tiếng ấy được Phạm Đình Chương viết cho phim Chân Trời Tím năm 40 tuổi (sau thời phải xót xa chia tay với vợ là ca sĩ Khánh Ngọc) và được phổ biến qua tiếng hát của em gái ruột Phạm Đình Chương là ca sĩ Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh). Nơi quay phân đoạn trên là phòng ăn của khách sạn Continental do nhân viên phụ trách dàn dựng của đoàn phim khéo sửa thành một “phòng trà ca nhạc” để nhân vật Liên sẽ lên hát. Theo ý đạo diễn, để gây ấn tượng mạnh về nỗi cô đơn của Liên, không nên có mặt toàn ban nhạc đệm ở phía sau Liên mà chỉ có “một nhạc sĩ kéo violon đứng cạnh ca sĩ và thật dễ thương khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương đồng ý với tôi là anh sẽ đảm nhận vai người kéo violon đó”. Ấn định sẽ bấm máy lúc 7 giờ tối hôm ấy…” - Ngưng trích.

Tại sao tôi phải đi theo đoàn làm phim

Sau đó tác giả kể đến những chuyện “hậu trường” cùng với những chuyện tình của nhà

đạo diễn đào hoa ấy. Theo nhận định riêng của tôi, dù phải loại bỏ bớt một số câu chữ, nhưng đoạn viết theo bút ký này có nhiều điều đứng đắn, chân thật. Tôi có thể xác nhận điều này vì tôi là người cũng có mặt trong suốt thời gian quay phim Chân Trời Tím ngay từ ngày đầu quay phim ở khách sạn Continental và cũng có mặt ở Đêm Màu Hồng khi thương thảo với anh Phạm Đình Chương soạn nhạc chính cho phim CTT.

Tôi đi theo đoàn làm phim vì hai lý do. Thứ nhất anh Mai Thảo và tôi được anh Quốc Phong, Tổng giám đốc hãng phim Liên Ảnh nhờ chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết dày hơn 500 trang để quay phim. Chúng tôi viết “kịch bản đối thoại”, còn phần “kịch bản kỹ thuật”, tất nhiên do đạo diễn làm, nên cần thiết phải có sự phối hợp ăn ý.

Thứ hai, tôi được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu làm đại diện yểm trợ các phương tiện của quân đội cho đoàn làm phim đồng thời góp ý kiến về những cảnh quay có liên quan tới đời sống trong quân ngũ và chiến trường. Do đó ngoài nhiệm vụ làm ở phòng Báo Chí Quân Đội, tôi luôn đi theo đoàn làm phim này từ Sài Gòn đến Nha Trang, Cam Ranh (xin nói rõ ở đoạn sau). Cho nên tôi muốn bổ sung ở đây vài chi tiết cùng vài kỷ niệm xưa với nhà đạo diễn quá cố Lê Hoàng Hoa.

Kỷ niệm thứ nhất: bê giường ca sĩ Minh

Hiếu chạy mưa Anh sinh năm 1933, cũng vừa đúng bằng

tuổi tôi. Sau 6 năm du học ở Mỹ về điện ảnh tại thành phố Clarkesville bang Georgia (1952 - 1958), Lê Hoàng Hoa về nước năm 25 tuổi. Tôi quen anh như một chuyện tất nhiên như quen với nhiều anh em khác, không thể nhớ rõ vì sao và ở đâu. Có một kỷ niệm ban đầu giũa chúng tôi khá ngộ nghĩnh. Thời kỳ anh mới học ở Mỹ về, Mai Thảo,

SỐ 60 113

Page 32: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Hoài Bắc, Thanh Nam thường gọi đùa anh là Tony Hoa.

Nữ tài tử Kim Vui rất hấp dẫn trong phim “Chân Trời Tím”.

Một lần, khi tôi xuất bản truyện dài “Những lá thư màu xanh”, nhà xuất bản nhờ tôi đi tìm một tấm hình màu làm bìa sách. Gặp Nguyễn Mộng Hùng, (tức Hùng Sùi, cái nick name tôi đặt cho ông trong nhiều bài phóng sự, hiện nay ông ở San Jose), hồi đó ông Hùng mới là trung úy thuộc binh chủng nhảy dù. Ông Hùng nói biết nhà nữ ca sĩ Minh Hiếu. Năm đó Minh Hiếu mới ra hát, còn trẻ, mũm mĩm dễ… ghét lắm. Hùng Sùi nói “tao là fan số 1 của Minh Hiếu” và ông móc trong bóp ra một sợi tóc nói là tóc của nữ ca sĩ này, ông xin được, luôn để trong bóp. Thế là tôi và Lê Hoàng Hoa cùng Hùng Sùi hẹn đến nhà Minh Hiếu chụp ảnh in bìa sách. Hồi đó cô còn ở căn nhà bên đường xe lửa, dường như là đường xe lửa số 6, ở Phú Nhuận, cô ở trên lầu. Minh Hiếu trang điểm khá công phu, mặc bộ đồ ngủ rất đẹp, chuẩn bị sẵn một sấp thư. Tư thế chụp hình do Lê Hoàng Hoa sắp đặt: MH nằm sấp trên giường đọc những lá thư rải rác quanh cô. Bất ngờ khi vừa chuẩn bị xong, trời đổ cơn mưa lớn. Nhà bị dột, giường Minh Hiếu nằm cũng tí tách những giọt mưa rớt xuống. Hùng sùi và Lê Hoàng Hoa cấp tốc bê chiếc giường sang gian bên cạnh, tiếp tục chụp ảnh. Hơn 10 tấm ảnh màu của Lê Hoàng Hoa ra đời từ đấy. Bìa sách “Những lá thư màu xanh”, chọn một tấm và cho xuất bản vào năm 1963. Tiếc rằng tôi không còn cuốn sách để gửi tác phẩm ảnh này của nhà đạo diễn đến bạn đọc. Kỷ niệm này, sau 40 năm, mỗi lần gặp nhau chúng tôi còn nhắc lại.

Phim Chân trời tím ra đời như thế nào

Trước hết, anh Quốc Phong thương lượng với tôi để làm thành một cuốn phim “đặc biệt”, thời đó kỹ thuật mới nhất của điện ảnh là cinemascope, màu technicolor… Chúng tôi nghĩ đến đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, người ôm ấp rất nhiều ý tưởng “làm mới” theo điện ảnh nước ngoài. Gặp Hoàng Vĩnh Lộc, người cũng

rất hào hứng sau khi đọc Chân Trời Tím, anh loay hoay viết tạm kịch bản và tìm diễn viên. Anh muốn có một khuôn mặt mới cho điện ảnh VN nên tìm được một anh sinh viên cao ráo, bảnh trai, hoạt bát, đóng vai Phi, vai chính trong phim, rồi đến một dàn nữ diễn viên như Kiều Chinh, Thanh Lan… Nhưng 7 ông chủ của hãng phim Liên Ảnh lại có nhiều bất đồng. Sau đó anh Quốc Phong đề nghị đạo diễn Lê Hoàng Hoa và 2 diễn viên nam nữ chính là Hùng Cường

và Kim Vui. Chẳng biết ông Quốc Phong thuyết phục ra sao, tất cả 7 ông chủ hãng phim đều gật đầu.

Nhưng quả thật về Hùng Cường và Kim Vui, khiến tôi lo ngại.

Tin đó được tung ra, có nhiều dư luận bất lợi vì đố kỵ, ghen ghét, Hùng Cường đã bị một đám phá rối. Một ký giả hồi đó, tường thuật lại chuyện tai nghe mắt thấy, xin trích một đoạn ngắn:

Hùng Cường và Kim Vui bị phá rối “…Một buổi nọ tại sàn quay của Liên

Ảnh công ty, đạo diễn đang hướng dẫn Hùng Cường và Kim Vui về diễn xuất trước ống kính của máy quay phim, thì tại quán cà phê

114 COÛ THÔM

Page 33: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

gần trước cửa phim trường, có mấy tay tài tử chuyên nghiệp thuộc dạng thường, chuyên đóng vai phụ, nếu nói theo cải lương thì kép nhì, kép ba. Mấy tay này dựng Honda, một tên đi vào phim trường coi tập dượt, còn mấy tên kia thì ngồi lại kêu cà phê uống ngồi chờ. Ðộ nửa giờ đồng hồ thì tên kia đi trở ra, mấy tên ngồi chờ chưa kịp hỏi thì anh ta phát tay lia lịa, miệng thì thốt lên: “Hôi mùi cải lương quá”! Ði ra lẹ lẹ không dám coi thêm... Thế là mấy tên cười rần lên như đang coi một màn hài hước.

Lúc đó cách một chiếc bàn, nghệ sĩ Năm Châu cũng đang ngồi uống cà phê, ông được Liên Ảnh mời đến xem Hùng Cường đóng phim, lại gặp người mà trước đây từng quen biết trong lúc chuyển âm phim, nên ngồi trò chuyện. Khi nghe mấy tên này nói như vậy, ông lên tiếng :“Mùi hôi cải lương như thế nào vậy? Mấy chú nói rõ l

Hùng Cường đẹp không kém tài tử nước ngoài vào thập niên 60-70

ên đi”. lương, nên đã mời Hùng

uả đúng như vậy khi phim

ng Cường đi mua “lon hạ sĩ” Cũn Hùng

Gặp phải một nghệ sĩ kỳ cựu của cải lương có máu mặt, mấy tên du đãng lên Honda dông mất. Và sau việc Hùng Cường bị châm chích thì người ta tự hỏi, phải chăng nghệ thuật điện ảnh chỉ dành riêng cho một số người mà thôi, những ai đang làm nghề nghiệp khác nếu bước vào thì cũng bị “tai họa” như Hùng Cường!”

Bất ngờ lớn nhất của tôi Thật ra tôi cũng bị ám ảnh bởi cái tên Hùng Cường trên các sân khấu cải lương và Kim Vui gần như chưa tạo được tên tuổi gì trong làng ca nhạc chứ chưa nói tới điện ảnh. Nhưng tôi đã lầm. Khi xem Kim Vui diễn xuất lần đầu tiên với Hùng Cường dưới bàn tay “phù thủy” Lê Hoàng Hoa, tôi thầm thán

phục tài năng của bộ ba này. Họ đóng phim rất tự nhiên, thuần thục. Nói như anh Mai Thảo dặn dò Hùng Cường: “Đóng phim là không đóng gì cả”.

Hùng Cường lột bỏ ngay được bộ mặt thường có trên sân khấu, anh vào vai diễn bình thường, giản dị như một anh hạ sĩ quan thật ngoài đời. Kim Vui vào vai cô vũ nữ đang yêu tận tình, dịu dàng, chung thủy nhưng khi cần tàn nhẫn lại rất “kinh khủng”. Cả hai như có tài năng thiên phú hay “gien”

di truyền. Anh Quốc Phong quá hài lòng vì sự lựa chọn của mình, tuyệt đối tin tưởng vào bộ ba này. Một tờ báo đã viết:

“Trường hợp Liên Ảnh công ty đã dẹp bỏ mọi dư luận, mọi thành kiến và cả sự công kích của một số người. Ông giám đốc Quốc Phong được coi như là người làm thương mại, ông đã nhắm vào con số đông đảo khán giả cải

Cường cộng tác và phim đã thành công như nhiều người biết.

Q Chân Trời Tím được trình

chiếu chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn được chiếu tại Lào và Pháp. Đó là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.”

Hùg trong ngày đầu quay phim,

Cường chạy đến ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Anh ơi cái lon hạ sĩ thế nào, em chưa có”. Chết thật,

SỐ 60 115

Page 34: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Nữ danh ca Mộng Tuyền

Hùng Cường đóng vai chính là hạ Sĩ tên Phi trong phim, vậy mà không ai ngờ anh chưa biết cái lon hạ sĩ ra sao, đeo ở đâu. Tôi bèn lôi ngay Hùng Cường ra xe, chở đến tiệm An Thành trước cửa chợ Bến Thành, mua một cặp “lon hạ sĩ” và đeo giùm lên tay áo. Trẻ con, người lớn, nhất là phụ nữ kéo đến xem nghệ sĩ Hùng Cường, cứ nháo nhác hỏi nhau “anh ấy vào lính khi nào vậy” rồi chỉ trỏ lung tung, chả ai thèm nhìn tôi cả. Cái “lon” ấy Hùng Cường đeo gần hết cuốn phim.

Năm 19

cũng đảm nhận một vai trong phim CTT

tiếng trong

96 Hùng Cường mất

i

im Vui có thân hình tuyệt đẹp ình Hồ

Trườ

o dài phải man

im như

tại Mỹ, nhưng vẫn còn mãi mãi một giọng ca vàng sân khấu cải lương, một tiếng hát nồng ấm mạnh mẽ trên sân khấu ca nhạc cùng Mai Lệ Huyền và một diễn viên điện ảnh xuất chúng. Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn để lại đàng sau người con nam ca sĩ cũng nổnhiều năm qua là Quang Bình và một đạo diễn nổi tiếng không kém đó là Quang Đại.

KNhà văn và cũng là nhà phê bng An đã diễn tả vẻ đẹp của Kim Vui trong

bài “Theo Chân Những Tiếng Hát” trên báo Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xb 1998:

“Kim Vui mặc áo dài thì ág ơn chị, vì nhờ chị mà áo mới đạt được

cái đẹp trong công việc bợ ngực bó eo người mặc. Cái eo của chị thon, lưng chị dài, đùi chị cũng dài, ngực và mông chị đều cao và lồng lộng nét tròn mê hoặc. Chị mặc áo đầm hở vai, và mang găng tay kéo lên khuỷu tay, áo và găng đều bằng nhung đỏ hay nhung đen thì quá choáng lộn, quá bốc lửa như Rita Hayworth trong phim Gilda. Kim Vui cuốn

tóc từng lọn boucles anglaises thì đẹp và sang như bà hoàng. Rất tiếc, khán thính giả thích xem nhan sắc của chị lúc chị hát chứ không kể số gì tới giọng hát có căn bản của chị.

Về phim ảnh, Kim Vui đóng ba ph Chân Trời Tím, Thương Hận, và Cúi Mặt.

Chính nhờ vai Liên trong Chân Trời Tím, chị đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc. Trong phim nầy, chị có dịp mặc áo tắm và có dịp khỏa thân trước giá vẽ của nhân vật họa sĩ để phô bày đường cong nét lượn tuyệt mỹ trên thân thể chị. Hùng Cường, bạn đồng diễn của chị trong phim Chân Trời Tím có lần tuyên bố với báo chí rằng về điện ảnh, Kim Vui là bạn đồng diễn lý tưởng

nhất của anh. Ngoài tài năng nghệ thuật

trình diễn đa diện, Kim Vui còn biết vẽ tranh sơn dầu”…

Những diễn viên đã có mặt trong CTT Thật ra phim Chân Trời Tím còn có một

số tài tử, danh ca khác cùng tham gia diễn xuất, tôi không nhớ hết, xin tạm kể: Diễn viên trong phim gồm: Hùng Cường vai Phi, Kim Vui vai Liên, Thanh Lan và Mộng Tuyền trong vai hai cô con gái của trung tá Lạc, Ánh Nga vai Loan, Bảo Ân vai Điền, Ngọc Đức vai Paul, Ngọc Phu vai đại úy Minh, Hà Huyền Chi, Khả Năng dù đóng phim lần đầu song cũng rất “ngầu” trong vai quân nhân bảo vệ tiền đồn… Và hơn 200 diễn viên quân đội. Bộ phim này đoạt ba giải vàng về Văn học nghệ thuật trước năm 1975…”

Những đơn vị đã yểm trợ và đóng phim Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu,

một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích tại

116 COÛ THÔM

Page 35: Thaùc Cam Ly suûi boït, BAØI THÔ GÖÛI BỐ Con ñöôøng doác ...cothommagazine.com/CoThompdf/CT60/CT60C.pdfVui gia ñình aám cuùng, Meï con ñôõ bô vô. Nhôù hoâm

Nha Trang được tổ chức. Tham dự gồm có cái vị đại diện có thẩm quyền tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích, Bộ TL KQ tại Nha Trang, Trường Biệt Kích - Động Bà Thìn (Cam Ranh), Trường Hạ Sĩ quan Đồng Đế, Bộ TL Hải Quân, Tiểu Khu Nha Trang… Ông Quốc Phong đại diện hãng phim và tôi là đại diện của Bộ TTM thuyết trình về cuốn phim và nhu cầu yểm trợ. Buổi họp được các vị tư lệnh các binh chủng có mặt thảo luận sôi nổi và rất tích cực giúp mọi phương tiện cho cuốn phim.

SỐ 60 117

Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Quốc Thái,Đinh Cường và Văn Quang lần gặp nhau vào năm 2001 tại Sài Gòn.

Trường BK có một tiểu đoàn đóng vai “địch tấn công đồn”. Một tiểu đoàn của Trường HSQ Đồng Đế làm đơn vị đồn trú bị tấn công được không quân yểm trợ, sau đó là pháo binh, thiết giáp. Vũ khí địch được điều động từ Phòng 4 Bộ TTM ra.

Tiền đồn Suối Dầu (gần Nha Trang) đã hư hỏng nên được lệnh xây dựng một đồn khác. Chúng tôi đã xin cho dời lại ngày phá đồn để quay phim. Cảnh không quân giải vây, dội bom, bắn đạn xối xả xuống khu quanh đồn và phá hủy tiền đồn là cảnh quay thật. Thiết giáp cũng tha hồ nhả đạn. Cảnh này

được một sĩ quan không quân và đại tá tư lệnh BCH Biệt Kích chỉ huy. Lê Hoàng Hoa ở bên cạnh làm công việc chuyên môn rất thành công, không một sơ sót nào xảy ra nên không có tai nạn như chúng tôi lo ngại.

Kỷ niệm và những điều về thực hiện phim Chân Trời Tím với Lê Hoàng Hoa còn rất nhiều. Tiếc rằng tôi không thể viết hết và trí nhớ ở cái tuổi tôi có lẽ cũng không còn được minh mẫn nữa. Sau này, có thể kể là những năm sau 2.000, Lê Hoàng Hoa từ Ba Lan về gặp lại chúng tôi vài lần. Vẫn thắm đượm tình anh em. Tuy nhiên tôi cũng thấy được Lê Hoàng Hoa có một chút “mặc cảm” với chúng tôi, có lẽ vì anh đã làm phim CTT rồi sau đó lại làm những phim khác hẳn với CTT… Tôi cũng xác nhận sau năm 1975, Lê Hoàng Hoa làm nhiều phim, trong đó phim Ván Bài Lật Ngửa (với tên đạo diễn Khôi Nguyên) là nổi tiếng hơn cả. Nhưng đó là chuyện của những năm sau 1975. Tuy nhiên chúng tôi đều cố tránh nhắc đến chuyện đó, đôi khi con người có những nghịch cảnh oái oăm, khó nói thành lời.

Xin mượn bài viết này vĩnh biệt Lê Hoàng Hoa, nhà đạo diễn tài ba và cũng đào hoa hạng nhất VN qua nhiều thời kỳ. Hôm nay cũng là ngày đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Văn Quang Sài Gòn

3-8-2012