48
105 Chương 5 THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNG I. KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN THựC VẬT, ĐỘNG VẬT 1. Thưc vât Cho đến nay chưa có đầy đủ các tài liệu đề cập về hệ thực vật của Sóc Trăng. Tham khảo các sách Flore générale de l ’Indochine của Lecante, H. (1907 - 1951), Conservation priorities in Indochina của Rundel, P. w. (năm 1999) và theo Phan Kế Lộc và cộng sự viên (năm 2003), Sóc Trăng thuộc tiểu vùng Nam Đông Dưong (Campuchia, Nam Việt Nam và Nam Lào), bờ biển thi có kiểu thảm thực vật ven biển (rừng ngập mặn), đất liền có rừng nửa rụng lá, trảng cây bụi và đồng cỏ bao gồm rừng đất ướt, rừng ngập, nhiễm phèn, mặn... tỷ lệ đặc hữu thấp (đặc hữu = phân bố rất hạn chế của vùng). Theo Gagnepain (năm 1944) và Takhtajan (năm 1978), Sóc Trăng thuộc miền hệ thực vật Đông Dưong. Các tác giả đã phân tích toàn bộ hệ thực vật và khẳng đỊnh hệ thực vật nghèo đặc hữu (riêng có) chủ yếu là các yếu tố di cư, trong đó các yếu tố Trung Quốc và Ấn Độ là lớn nhất, yếu tố Nam Trung Quốc và yếu tố Xích kim - Hymalaya, kế đó và yếu tố Malêzi (Malaixia) nhỏ nhất. Vấn đề đặt ra hiện nay là chứng ta chưa có đủ tư liệu cổ thực vật để khẳng định loài nào có nguồn gốc ở đâu. Theo Nguyễn Nghĩa Thin (năm 1999), ngoài yếu tố toàn cầu, yếu tố liên nhiệt đới, yếu tố cổ nhiệt đới, yếu tố nhiệt đới châu Á, kết quả của lịch sử biến đổi về địa chất, địa lý và khí hậu, hệ thực vật Sóc Trăng được xác định thuộc phân vùng Nam Bộ. Đây là vùng đồng bằng, đầm lầy nhiễm phèn và đầm lầy mặn ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió tây nam và của gió nam từ tháng 5 đến tháng 10. Hệ thực vật ưu thế ở đồng bằng là họ đậu (Papilionaceae), họ hòa bản (Poaceae). Hệ thực vật ưu thế ở đầm lầy là lau, sậy, thực vật thủy sinh sen, súng... đầm lầy nhiễm phèn là tràm... Hệ thực vật ưu thế của đầm lầy mặn ven biển gồm nhiều giống và họ thực vật đa số không có quan hệ họ hàng,

THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

105

Chương 5

THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNG

I. KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN THựC VẬT, ĐỘNG VẬT

1. Thưc vât• •

Cho đến nay chưa có đầy đủ các tài liệu đề cập về hệ thực vật của Sóc Trăng. Tham khảo các sách Flore générale de l ’Indochine của Lecante, H. (1907 - 1951), Conservation priorities in Indochina của Rundel, P. w. (năm 1999) và theo Phan Kế Lộc và cộng sự viên (năm 2003), Sóc Trăng thuộc tiểu vùng Nam Đông Dưong (Campuchia, Nam Việt Nam và Nam Lào), bờ biển thi có kiểu thảm thực vật ven biển (rừng ngập mặn), đất liền có rừng nửa rụng lá, trảng cây bụi và đồng cỏ bao gồm rừng đất ướt, rừng ngập, nhiễm phèn, m ặn... tỷ lệ đặc hữu thấp (đặc hữu = phân bố rất hạn chế của vùng).

Theo Gagnepain (năm 1944) và Takhtajan (năm 1978), Sóc Trăng thuộc miền hệ thực vật Đông Dưong. Các tác giả đã phân tích toàn bộ hệ thực vật và khẳng đỊnh hệ thực vật nghèo đặc hữu (riêng có) chủ yếu là các yếu tố di

cư, trong đó các yếu tố Trung Quốc và Ấn Độ là lớn nhất, yếu tố Nam Trung Quốc và yếu tố Xích kim - Hymalaya, kế đó và yếu tố Malêzi (Malaixia) nhỏ nhất. Vấn đề đặt ra hiện nay là chứng ta chưa có đủ tư liệu cổ thực vật để khẳng định loài nào có nguồn gốc ở đâu.

Theo Nguyễn Nghĩa Thin (năm 1999), ngoài yếu tố toàn cầu, yếu tố liên nhiệt đới, yếu tố cổ nhiệt đới, yếu tố nhiệt đới châu Á, kết quả của lịch sử biến đổi về địa chất, địa lý và khí hậu, hệ thực vật Sóc Trăng được xác định thuộc phân vùng Nam Bộ. Đây là vùng đồng bằng, đầm lầy nhiễm phèn và đầm lầy mặn ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió tây nam và của gió nam từ tháng 5 đến tháng 10. Hệ thực vật ưu thế ở đồng bằng là họ đậu (Papilionaceae), họ hòa bản (Poaceae). Hệ thực vật ưu thế ở đầm lầy là lau, sậy, thực vật thủy sinh sen, súng... đầm lầy nhiễm phèn là tràm ... Hệ thực vật ưu thế của đầm lầy mặn ven biển gồm nhiều giống và họ thực vật đa số không có quan hệ họ hàng,

Page 2: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

106 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

nhưng lại có những nét chung về đặc tính thích nghi hình thái, sinh lý và sinh sản phù hợp với môi trường hết sức khó khăn là ngập mặn, thiếu không khí và đất không ổn định, quần xã thực vật trên được gọi là “rừng ngập mặn”, còn được gọi là “rừng sác”, “rừng sú vẹt”, “rừng triều” hoặc “rừng chịu mặn” (mangrove). Vũ Văn Cương (năm 1964) cho rằng Cerops và Avicennia sẽ không phát triển được ữong điều kiện thiếu muối. Chapman (năm 1977) cũng cho rằng giống đước (Rhizophora) là thực vật chịu mặn bắt buộc vì chúng sẽ tăng trưởng kém khi không có muối. Trên cơ sở phân tích hóa thạch và giả thuyết ữôi dạt lục địa do trước đây là dãy đất liền (Worker, 1972), thì trung tâm tiến hóa của khu hệ thực vật ngập mặn nằm ở tây nam và bắc Ôxtrâylia tới Papua Niu Ghinê vì ở đây có khoảng 30 loài cây gỗ và cây bụi thuộc 14 họ thực vật có hoa ữong khu hệ thực vật rừng ngập mặn, ngoài ra còn có 10 loài thuộc 8 họ dây leo. Theo Phan Nguyên Hồng (năm 1991), trong 77 loài cây rừng ngập mặn có 33 loài cây ngập mặn thuộc 20 giống của 16 họ được gọi là cây ngập mặn “thực thụ”, ngoài ra còn có 42 loài thực vật thuộc 36 giống của 28 họ “gia nhập” thường ở các rừng thứ sinh và rừng ừồng ừên đất cao.

Theo Warbug (năm 1900), Sóc Trăng nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc khu phân bố các loài họ pandanaceae (dứa dại) trong đó có 2 loài thuộc giống Pandanus (cây lá dứa và dứa dại)

Theo Gottwalt (năm 1962), Sóc Trăng cũng nằm trong khu phân bố cổ nhiệt đới của nhiều giống, loài thuộc họ dipterocarbaceae (dầu). Theo Tolmatrov (năm 1954), Sóc Trăng cũng trong khu phân bố gián đoạn (phần phân cách) của giống oxalis (me đất).

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc Trăng có nền tảng cấu thành từ khối kiến tạo châu thổ Nam Bộ, đất thuộc loại trầm tích Holocene. Trong 11.060 loài thực vật bậc cao nhận diện được ở Việt Nam, trong đó ngành hột kín (Angiospermae) chiếm đa số (9.462 loài), ở Sóc Trăng chúng tôi tìm thấy có các họ có nhiều loài, nhiều cá thể thuộc các họ như sau: ô rô (Acanthaceae), dứa sợi (Agavaceae), hành, hẹ (Alhaceae), từ cô (Alismataceae), lô hội (Aloaceae), dền (Amaranthaceae), xoài (Anacardiaceae), mảng cầu (mãng cầu) (Annonaceae), ngò (Apiaceae), trúc đào (Apocynaceae), môn (Araceae) (Pistìa stratíoides), đỉnh lăng (Araliaceae), dừa (Arecaceae), măng tây (Asparagaceae), tổ điểu (Aspleniaceae), cúc (Asteraceae) (Compositae), bèo hoa dâu (Azollaceae) (Azolla sp.), gòn (Bombacaceae), vòi voi (Boraginaceae), cải (Brassicaceae), dứa (Bromeliaceae), vang (Caesalpinaceae), màng màng (Capparaceae), đu đủ (Caricaceae), rong đuôi chồn (Ceratophyllaceae) (Ceratophyllum demersum), chưn bầu (Combretaceae), khoai lang (Convolvulaceae), lác (Cyperaceae), địa y (Mycorhiza), khoai ngọt (Dioscoreaceae),dầu(Dipterocarpaceae), cỏ dùi trống (Eriocaulaceae), thầu dầu (Euphorbiaceae), dẻ (Fagaceae),

Page 3: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊA LÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DẦN c ư 107

Khoai mọi (Dioscorea kratica Prain & Burk - Dioscoreaceac)

Chân diêm (Enhalus acoroides (L.) L.E. Rieh ex Chatin (Hydrocharitaccac)

Dứa nuốm ngang(Pandamis horizontahs St-John. -Paiidaiiaceae)

Dứa (Pandanus odoratissimus L. Pandanaceae)

Ráng đại - Acrostichum aureum Dà quánh - Ccriops dccandra

Cây lá dứa, dứa dại, các loại khác

Page 4: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

108 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

mây nước (Flagellariaceae), rong đuôi chồn (Haloragaceae) (HydriUa, Myripphyllum, Vallisneria), ứiủy ứiảo (Hyđrocharitaceae) (Blyxa japónica), húng (Lamiaceae), quế (Lauraceae), rong li (Lentibulaiiaceae) (Uừicularia aurea), hành (Liliaceae), bằng lăng (Lyứuaceae), mộc lan (Magnohaceae), lá dong (Marantaceae), dây mối (Menispermaceae), dâu tằm (Moraceae), rêu (Mosses), chuối (Musaceae), sim (Myrtaceae), rong từ (Najasdaceae) (Najas indica), sen (Nelumbonaceae), súng (Nymphaeaceae), chìa vôi (Olacaceae), me đất (Oxalidaceae), dứa dại (Pandanaceae), đậu (Papilionaceae), nhãn lồng (Passifloraceae), mã đề (Plantaginaceae), hóa thảo (Poaceae) (Graminae), rau răm (Polygonaceae), ráng (Polypodiaceae), lục bình (Pontederiaceae), rau sam (Portulacaceae), đước (Rhizophoraceae), hồng (Rosaceae), cam quít (Rutaceae), bèo tai chuột (Salviniaceae) (Salvinia sp.), nhãn (Sapindaceae), xa bô chê (Sapotaceae), mõm chó (Scrophulariaceae), cà (Solanaceae), bồn bồn(Typhaceae), ngũ trảo (Verbenaceae), gừng (Zingiberaceae).

1.1. Thảm thực vật tự nhiênDo đặc điểm vùng châu thổ, cũng

như các tỉnh khác của Đồng bằng sông Cửu Long, trước khi chúa Nguyễn đưa dân lưu tán vào khai thác, Sóc Trăng vẫn còn là một hoang địa, “ruộng không cần cày, phát cỏ rồi cấy”1. Vùng đất mà người Khmer, người Hoa gốc

1. Xem: Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục, Hà Nội, 1977.

Triều Châu và chủ yếu là người Kinh định cư sinh sống, không ngừng biến đổi từ một vùng hoang vu bao phủ bởi rừng xen lẫn các trảng lau, sậy hoặc đầm lầy cỏ lác, sen, súng, V.V.. Cư dân đến định cư bắt đầu ữên các vùng đất cao ven sông, rạch, các giồng cát ven biển, thuận tiện cho việc di lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Họ bắt đầu khai khẩn, biến vùng đất hoang thành đất ở, dựng nhà thành lập thôn xóm, lấn chiếm đất để canh tác lúa, rau màu; đồng thời đánh bắt tôm cá, săn bắt cầm thú hoang dại để sinh sống, số người đến định cư ngày càng đông; đồng thời vói sự gia tăng dân số, hệ thống kênh, đập ngọt hóa và tưới tiêu càng hoàn chỉnh, diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn trái càng phát triển. Gần đây do xu thế hội nhập và mở cửa giao lưu kinh tế, tiếp thu kỹ thuật, luân canh tăng vụ, mô hình trang ừ ạ i... một phần lớn khu rừng ngập mặn được chuyển thành ao, vuông nuôi cá, tôm ...

Tất cả những hoạt động liên tục của con người qua hàng trăm năm nay đã làm thay đổi thảm thực vật nguyên thủy một cách sâu đậm. Thay vào đó là những cảnh quan nhân tạo, mà một số vết tích của các khu rừng khi xưa vẫn chưa xóa sạch. Ngày nay, khảo sát thảm thực vật tự nhiên còn sót lại trong tỉnh, ta thấy dấu vết của các quần thể thực vật sau đây:

a) Quần thể thực vật trên các bãi lầy ven biển

Theo Phan Nguyên Hồng (năm 1984), với 72km bờ biển chạy trên

Page 5: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 109

một phần của bờ biển Đông, rừng ngập mặn Sóc Trăng được xếp vào khu vực IV rừng ngập mặn của Mệt Nam, được đặt tên là rừng ngập mặn vừng cửa sông Cửu Long. Nước sông Hậu qua địa phận Trà Vinh và Sóc Trăng chảy chậm hình thành nên Cù Lao Dung và tách sông thành hai nhánh đổ ra hai cửa Định An và Trần Đề. Tác động của nước triều mạnh nên nồng độ muối cao, ít thay đổi cộng với lượng phù sa bồi đắp tạo điều kiện cho rừng ngập mặn phát triển, tuy nhiên diện tích rừng ngập mặn không nhiều và biến động hằng năm. Theo số liệu kiểm kê năm 2010, diện tích rừng tập trung của tỉnh là 10.712ha, nếu tính cả 41.5 lOha đất trồng cây lâu năm thì độ che phủ là 18,79%. Trong đất lâm nghiệp tập trung đất rừng sản xuất chiếm gần phân nửa 5.014ha, rừng đặc dụng 256ha, còn lại hơn phân nửa là rừng phòng hộ ven biển 5.443ha. Rừng phòng hộ gồm các loại cây chủ yếu là đước (Rhizophora), bần (Sonneratia), giá (Excoecaria), mắm (Avicennia) phân bố ở hai huyện Vĩnh Châu, Long Phú. Rừng tự nhiên là kiểu rừng cây thân gỗ thấp, chiều cao khoảng 8 - 15m với một tầng cây độc nhất chiếm ưu thế. Trong số các loài có biên độ phân bố rộng phải kể đến các loài thuộc giống mắm, bần trên đất bùn nhão, đước, dưng, vẹt (Bruguiera), tách (Berrya), dà (Ceriops), mọc hỗn giao trên đất bùn chặt ở vị trí cao hơn nên thòi gian ngập triều cũng ngắn hơn. Ngoài ra, còn cây mắm lưỡi đòng (Avicennia officinalis) mọc trên đất cao, ít khi bị ngập nước.

Một phần rừng tự nhiên nêu trên đã bị chặt đốn loang lổ do tác động của dân nghèo, kể cả các khu rừng đước mới trồng nên các quần thể biến đổi thành các rừng chồi mắm lưỡi đòng, và trảng cây bụi, ráng làm chổi (Acrostichum aureum), hoặc các trảng trống với các loại ô rô, cóc kèn, cỏ, V.V..

Đặc biệt, do xu thế phát triển thủy sản có quy hoạch cũng như tự phát, diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng không ngừng được mở rộng, nhất là cho nuôi tôm sú. Theo số liệu công bố của Sóc Trăng, tốc độ phát triển mặt nước nuôi trồng thủy sản binh quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng khoảng 7,71%, tập trung ở huyện Vĩnh Châu, một phần huyện Mỹ Xuyên và huyện Long Phú, rừng ngập mặn ở đây dần bị thay thế bởi các vuông tôm.

b) Các thực vật khác trong rừng ngập mặn

- Vi khuẩn trong rừng ngập mặn chiếm tỷ lệ khá cao do có nguồn thức ăn hữu cơ dồi dào, trong trầm tích đất bùn gấp 2 - 3 lần trong lóp nước mặt. Phần lớn vi khuẩn là gam âm, hình que nhiều hơn hình cầu. Vi khuẩn là những sinh vật phân hủy chất hữu cơ nhờ có khả năng sản sinh các loại enzim, đóng vai trò trung tâm về mặt sinh thái, môi trường. Nhiều loài vi khuẩn sống bám, tạo thành một lớp mỏng trên mặt bùn, giúp cho các loài tảo, cỏ biển và cây ngập mặn phát triển. Vi khuẩn còn là nguồn thức ăn lớn nhất trong tháp thức ăn của sinh vật trên trái đất.

- Nấm ở rừng ngập mặn có nhiều chủng loại và rất đa dạng. Nấm góp

Page 6: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

110 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Địa y

phần phân hủy nhanh xác thực vật. Có nhiều loài nấm ký sinh và hoại sinh, có khi gây bệnh cho cây lúc cây còn sống. Khi cây chết tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phân hủy phát triển. Khả năng phân hủy nhanh hay chậm tùy loài nấm và loại cây.

- Tảo ở rừng ngập mặn chưa được nghiên cứu nhiều. Có khoảng 41 loài tảo silic ứên mặt bùn ở rừng ngập mặn. Các loài tảo lục phát ừiển nhiều hướng theo chiều tiến ra biển. Tảo làm tăng chất hữu cơ trong đất, tạo thoáng khí, tăng hàm lượng đạm ...

- Địa y bao gồm một loại nấm làm giá thể, ừên đó tảo lục, vàng lục và xanh lục phát ừiển. Hầu như toàn bộ địa y ữong nội địa đều có mặt ừong rừng ngập mặn. Địa y phát triển được

ừong rừng ngập mặn phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định.

Để quy hoạch bảo tồn, ừồng và phát ưiển rừng ngập mặn cần phải nghiên cứu để hiểu rõ địa mạo, điều kiện ảnh hưởng đến sự phân bố của loài và có sự thay thế loài này bằng loài khác, sự thích nghi của loài về mặt hình thái, sinh lý, sinh sản... như Nguyễn Hoàng Trí (năm 1999) đề cập ừong Sinh thái rừng ngập mặn.

c) Quần thể thực vật trên các giồng cát

Sóc Trăng có ứên 8.000ha đất giồng cát và đê ngăn mặn song song với bờ biển, dấu vết của các đồi cát ven biển khi xưa được bao phủ bởi các khu rừng dày nằm ở bên trong rừng ngập

Page 7: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 111

mặn với cây thân gỗ thuộc các họ trôm (Sterculariaceae) xen lẫn một số cây có vết tích của rừng ngập mặn còn sót lại ở chân giồng như các loại tra (Hibiscus), tra lâm vồ (Thespesia populnea?), mù u (Calophyllum inophyllum), nhàu (Morinda citriíòlia), muóp xác (Cerbera). Đây là khu vực đất tuơng đối cao, có vỉa nuớc ngọt ngầm ở gần mặt đất, nên những người dân có khuynh hướng tập trung trên các giồng để dựng nhà, lập vườn, xây dựng thôn ấp. Do đó, rừng cây đã bị đốn phá sớm nhất, chỉ còn lại một số cây gỗ lớn (dầu - Dipterocarpus) ừong khuôn viên các đình chùa, vết tích còn lại của những khu rừng rậm rạp ngày xưa.

Do đặc tính đất pha cát nên đây cũng là khu vực trồng lúa luân canh với hoa màu rất phổ biến. Riêng các giồng nằm sát ven biển, đất chưa ổn định, các cồn cát còn đang có khuynh hướng di động theo gió và sóng biển, ta gặp một quần thể thực vật đặc biệt ữên bãi cát với các loài cỏ chông (Spinifex litoreus), rau muống biển (Pomosa pes-caprae), cỏ gấu biển (Cyperus stoloniferus), V .V.,

đôi chỗ có thấy xuất hiện phi lao rải rác để cố định cát, hạn chế tình trạng cát di động vào trong nội địa phá hủy ruộng vườn.

d) Quần thể thực vật ven sông, rạchSóc Trăng có một hệ thống sông,

rạch, kênh mương chằng chịt mang nước ngọt theo sông Hậu đổ ra biển đồng thời chịu ảnh hưởng của thủy triều, nên các quần thể thực vật vì thế chia thành ba vùng sinh thái tiêu biểu: vùng mặn, vùng lợ và vùng ngọt.

Hằng năm, nước biển có chiều hướng lấn dần vào trong theo thủy triều do nước sông khô cạn vì nước mưa ít, quần thể thực vật chịu mặn cũng theo đó mà tiến dần vào trong. Nơi các đoạn sông nhiễm mặn, quần thể thực vật ven sông là các đai rừng ngập mặn với các loài mắm ữắng, dưng chiếm ưu thế. Ở các bãi lầy ven sông như ở cửa Trần Đề, thường mọc những loài cỏ chịu mặn như cỏ lác, cao hơn chút là bần, cóc kèn... Ở trên đất cao thì có lứt (Pulchea indica), rau sam biển (Sesuvium portulacacustrum),... Vào sâu ữong nội địa, dọc theo sông có nước mưa hòa lẫn với nước biển nên độ mặn thấp (vùng nước lợ), xuất hiện các khu rừng hoặc mọc rải rác (dừa nước - Nypa fiuticans), xen lẫn bần chua (Sonneratia caseolaris); bên dưới là cóc kèn (Derris trifoliata), ô rô (Acanthus ilicifolius), mái dầm (Cryptocoryne ciliata), lác (Cyperus tagitoformis), bình bát (Almona glabra).

Quần thể thực vật nước lợ này có sự phân bố khá rộng thường lấn sâu vào trong nội địa. Ta còn gặp các loài mưóp xác, quao (Dolichandrone grathacea), tra (Hibiscus), dứa gai (Pandanus), trâm ổi (Eugenia jambolana),... Bên cạnh đó, còn có các loài dây leo như mây nước (Flagellaria indica), ráng bòng bong (Ceratopteris thalictroides), dây vác (Cayabia trifilia), dây cám (Sarcolobus globosus), dây choại (Stenochlaena palustris) và các cây bụi thấp như ô rô, cóc kèn, ráng làm chổi, mua (Melastoma candidum), sậy (Phragmites karka)...

Page 8: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

112 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Quần thể thực vật nước ngọt có các loài thực vật chỉ thuộc môi trường nước ngọt quanh năm với các loài cây thân gỗ như cà na (Canarium album), chiếc (Barringtonia acutangula), trâm bầu (Combretum quadrangulare), V.V.,

xen lẫn với một số cỏ và cây bụi ở bên dưới như sậy, lục bình (Eichhomia crassipes), V.V..

đ) Quần thể thực vật vùng bưng trũng

Đây là phần đất nằm xa sông, rạch hoặc xen kẽ giữa các giồng cát ven biển, thường bị ngập nước do lũ hoặc thủy triều chiếm một diện tích khá rộng từ vùng mặn, lợ lên vùng ngọt. Trước đây thảm thực vật nguyên thủy là khu rừng ứng nước với ba kiểu rõ rệt tùy thuộc vào đặc điểm môi trường:

- Rừng lá là nơi trùng thấp nước mặn lợ, dừa nước chiếm ưu thế xen lẫn vài bụi bần chua. Một phần diện tích này đã được đắp đê ngăn mặn, biến thành ruộng lúa. Một phần diện tích khác ít bị nhiễm mặn hơn, được người dân đào mương, lên liếp để lập các vườn dừa; tuy nhiên diện tích trồng dừa ở Sóc Trăng không cao.

- Rừng tràm ở vùng trũng, đất phèn mặn đã được rửa lâu ngày qua nước mưa và nước sông. Diện tích rừng tràm có nhiều biến động, do một số rừng đã bị khai phá để canh tác lúa, hoặc bị thay thế bởi cỏ năn. Rừng sản xuất có 4.205ha tập trung chủ yếu trồng tràm ở các huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị.

- Rừng úng nước ngọt không bị ảnh hưởng mặn hoặc phèn, với cấu trúc

gồm nhiều loài thảo mộc như quần thể thực vật nước ngọt ở trên đề cập đặc biệt, có thêm lác hến (Cyperus tagitoformis), và các thực vật thủy sinh như nghể (Polygonum barbatum), dừa cạn (Catharanthus roseus), sen (Nymphaea lotus), V.V..

- Thực vật vườn cò Tân Long đặc biệt có những cây thân gỗ để chim đậu và làm tổ có tính liên quan mật thiết với nhau như: gừa (Ficus callophylla var. callophylla), sộp (Ficus superba var. japónica), trúc (Bambusa tusdoides), tre (Bambusa sp.), sậy.

Kiểu rừng nguyên thủy này đến nay chi còn dấu vết vì nó đã bị những lưu dân khai phá, bồi đắp biến thành ruộng lúa, vườn cây ăn trái, hoặc đất trồng rau màu. Thảm thực vật nguyên thủy với sự hiện diện các khu rừng tự nhiên còn sót lại trên địa bàn tỉnh là điều kiện bảo đảm tính phong phú, đa dạng của các loài thực vật và động vật hoang dại có thể tồn tại, giữ được cân bằng sinh thái và là nguồn gen quý do tự nhiên ban tặng.

Quá trình tác động của con người vào môi trường tự nhiên thường dẫn đến những tác hại cần lưu ý như sau:

Rừng ngập mặn ven biển là nơi cư trú lý tưởng bao đời nay của tôm, cua, cá... sinh vật nhỏ khép kín chuỗi thức ăn sinh học giúp chứng tồn tại và phát triển nếu được khai thác đúng cách như theo mô hình quản canh rừng - thủy sản. Nếu phá rừng làm vuông tôm thi cần phải quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống xử lý sinh học nước cấp và nước

Page 9: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 113

thải, đồng thời giảm thiểu lượng thức ăn công nghiệp, nuôi kết họp, V .V., để giảm thiểu ô nhiễm như Trung tâm chuyển giao Thủy sản Đại học cần Thơ khuyến cáo hay xử lý ô nhiễm nước thải trước khi cho vào ruộng như quy trình khuyến cáo của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long công bố. Việc sử dụng giống mới cần thận ữọng và nghiên cứu cặn kẽ để chúng thích nghi được với môi trường sinh thái ngoài tiêu chuẩn khắt khe là giống bố mẹ phải sạch bệnh ví dụ như đối với tôm thẻ chân trắng.

Thảm thực vật, ngoài việc che phủ và bảo vệ đất, chống lở bờ, rửa trôi, điều hòa khí hậu, tạo noi trú ngụ và sinh sống của nhiều loài động vật hoang dại, V .V., còn là nguồn cung cấp tài nguyên rất quý phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế. Một tác động mà ai cũng biết rõ đó là hằng ngày cây xanh tiêu thụ khí độc C 0 2 và thải ra khí 0 2 mang lại sự sống trong lành cho con người thì tại sao chứng ta không giữ lấy rừng và trồng cây gây rừng?

Tỷ lệ diện tích rừng ừên diện tích đất tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng thuộc loại quá thấp, nên cần phải có kế hoạch quy hoạch rừng một cách họp lý, bảo vệ và phục hồi những khu rừng thoái hóa hiện có, phủ rừng trên diện tích đất còn bỏ hoang hóa, đẩy mạnh công tác vận động trồng cây trong nhân dân trong những dịp lễ, tết ừên các tuyến kênh thủy lợi, các tuyến đê, trục giao thông, trụ sở cơ quan, trường học và các nơi công cộng, công viên như đã

làm lâu nay nhằm tăng diện tích cây xanh, đồng thời giảm bớt sức ép về nhu cầu gỗ xây dựng và chất đốt cho nhân dân.

Những lọi ích mà cây xanh mang lại cho con người, cây xanh là bạn đồng hành bền chặt keo sơn. Các loài gỗ như bằng lăng, dầu, tràm, gáo, đước, vẹt, tre, bạch đàn, dừa nước, V .V., là nguyên vật liệu cho xây dựng nhà cửa và vật dụng sinh hoạt như bàn, ghế, tủ, giường, ghe, xuồng..., ữe, trúc, sậy, xơ dừa, gáo dừa, lục bình, V .V., là nguồn nguyên liệu cho nhiều nghề thủ công trong tỉnh. Lá của nhiều loài cây được dùng làm thức ăn cho người và gia súc như là nguồn chất xơ và mùi. Cây lức, sen, nhàu, cỏ tranh, cỏ xước, mù u,... là loại dược liệu thông dụng ữong y học cổ truyền.

Chất tananh chiết xuất từ các vỏ cây dà, đước, vẹt của rừng ngập mặn là nguyên liệu cần cho công nghiệp. Nước dừa và dừa nước có thể lên men sản xuất thạch dừa hoặc chế biến thành nước giải khát. Gỗ bạch đàn, bần, lau, sậy, tre, rơm, rạ, mía có thể làm nguyên liệu sản xuất bột giấy hoặc chất thải của chúng có thể lên men sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, phân hữu cơ sinh học.

Rừng và thảm thực vật nói chung, còn góp phần rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, chắn gió cát, chống xói l ở , V .V..

Tóm lại, công dụng và lợi ích của rừng và thảm thực vật nói chung đối với cuộc sống con người rất lớn và đa dạng. Do đó, cần phải có kế hoạch

Page 10: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

114 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

tích cực bảo vệ các nguồn “gien” quý còn tồn tại trong tỉnh bằng cách lập khu bảo vệ, phục hồi lại vốn rừng với hệ chim thú, nguồn thủy - hải sản song song với việc đầu tu thích đáng cho công tác điều tra cơ bản có mục tiêu nhằm đặt cơ sở cho việc quy hoạch sinh thái lãnh thổ, bảo vệ môi truờng vì lợi ích lâu dài cho những thế hệ mai sau.

Nhận thức đuợc tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, gia tăng nguồn lợi thủy sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ven biển, trong thời gian qua tỉnh đã tranh thủ tích cực sự hỗ trợ của Trung ương và bằng nội lực của tỉnh, đã từng bước khôi phục lại vốn rừng bị tàn phá trước đây.

Việc quy hoạch định hướng phát triển thủy sản của tỉnh Sóc Trăng đứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và mang tính bền vững cao đến năm 2010, kết họp chặt chẽ giữa nuôi trồng thủy sản với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và giao thông là đúng hướng và sẽ đạt hiệu quả cao. Xác định ranh giới cụ thể với khu vực quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là một giải pháp cơ bản để giải quyết mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn của ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, môi trường và thủy sản, góp phần tích cực vào việc hạn chế phá rừng làm ao nuôi tôm, lấy đất lúa đào ao nuôi cá phổ biến trong các năm qua.

Rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói

riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái ở vùng cửa sông (nơi giao lưu giữa đất liền và biển). Rừng ngập mặn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cung cấp nguồn giống động vật và thực vật, bảo vệ bờ biển, hỗ trợ quá trình phát triển bền vững của vùng ven biển, làm sạch môi trường nước, không khí, hạn chế sự lan truyền nước mặn vào sâu trong nội đồng. Sự tồn tại và phát triển của rừng ngập mặn nơi cửa sông Cửu Long có vai trò rất lớn đối vói sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

2. Các loại cây trồng

2.1. Cây lúa nước

Theo Hồ Quang Cua và cộng sự viên (năm 2009), trước năm 1967, tất cả các giống lúa trồng ở Sóc Trăng đều là giống lúa mùa sớm, lỡ hay muộn được chọn qua sàng lọc tự nhiên, như Ba Thiệt, Tài Nguyên, Trắng Lùn... rất nổi tiếng, đặc biệt có nhiều giống lúa chịu mặn trước đây được trồng vì hệ thống thủy lợi rất kém như giống Ba Lê (do người Pháp chọn) được trồng phổ biến ở Khánh Hòa - Lạc Hòa (huyện Vĩnh Châu). Hiện nay và sau này, các giống chịu mặn sẽ được phát huy do chiều hướng xâm nhập mặn ngày càng tăng. Các giống lúa bản địa là nguồn gen rất quý cần phải được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, qua nhiều thăng trầm do dịch hại, rầy nâu và nhiều lần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nên hiện nay

Page 11: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 115

chủng loại lúa cổ truyền đã giảm dần từ 50 - 70 giống xuống chi còn 5 - 7 giống và ngược lại chủng loại lúa cải thiện, ngắn ngày tăng nhanh với tỷ lệ tương ứng.

Cũng theo Hồ Quang Cua và cộng sự viên (năm 2009), qua chủ trương đầu tư nâng cao phẩm chất lúa - gạo của lãnh đạo tỉnh, diện tích trồng lúa đặc sản từ năm 2005 đến năm 2009 tăng hơn 2 lần (từ 2 vạn ha lên 4,5 vạn ha), trong đó có trên 50% diện tích là giống được chọn tạo tại địa phương, bản sắc dân tộc trong sản xuất lúa vẫn được giữ vững, thế và lực trong đấu tranh bảo tồn, sản xuất bền vững đáng được khen ngợi. Cán bộ và nông dân Sóc Trăng đã từng được chuyên gia quốc tế khen là làm công tác giống tốt, đã làm sống lại thương hiệu gạo Bãi Xàu khi xưa với tên gọi mới là gạo thơm Sóc Trăng (ST) VỚI các giống ST3, ST13, ST16, ST19, ST21... là các tổ họp lai phức nên tốn không ít công sức và thời gian. Theo Giáo sư Nguyễn Văn Luật, các giống lai này được liệt vào giống lai ở cấp độ III là cấp phức tạp và cao nhất.

Ngoài các giống lúa mới thơm (ST13, ST16, ST19), thơm và mềm (ST3), thơm, mềm và giàu sắt (ST21)..., giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu như chịu mặn, chịu nóng, chịu khô hạn... và sản xuất theo tiêu chuẩn toàn cầu (GlobalGAP), sinh học hữu cơ, lâu dài và bền vững đã được vạch ra như trong sách lược sắp tới của Sóc Trăng cần phải được cổ vũ và đồng tâm hiệp lực thực hiện cho kỳ được.

2.2. Cây rau, màuRau, màu có thể nói là cây trồng

truyền thống của đồng bào Hoa nói chung, nhất là dưa hấu, dưa leo, củ sắn, hành tím, hẹ, củ cải, bắp cải và các loại cải... Gần đây người Kinh và Khmer cũng được tiếp thu và tỏ ra có nhiều sáng kiến cải tiến không thua kém. Vấn đề là mở rộng diện tích và sản xuất màu an toàn, sạch bệnh, ít hao hụt sau thu hoạch, bán được giá... Sóc Trăng có nền đất ruộng, đất giồng, cù lao rất thuận lợi cho việc tăng trồng màu. Vấn đề khó ở đây là khâu giống, biện pháp canh tác hữu cơ, ít sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn an toàn về sản phẩm sạch đều thực hiện được. Tại sao ta không kế thừa và cải tiến cách làm và sử dụng phân hữu cơ từ cá lên men như trước đây đã làm. Phân sinh học có các chủng vi sinh hòa tan lân, sản sinh kích thích tố tăng trưởng đã nghiên cứu có kết quả là tiền đề cho quá trình tiến lên công nghệ sản xuất sạch.

2.3. Cây ăn ừ ái

Đất đai Sóc Trăng cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đều có thể trồng các loại cây ăn trái chất lượng cao. Công tác giống đã phát triển, Sóc Trăng cũng có “cây Nhãn Tổ”, rất tự hào. Các giống chôm chôm, cam quýt, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, xoài, sầu riêng, măng cụt, mít, dừa... đều là nguồn gen quý, cần được lưu giữ, lai tạo và nhân giống, v ấn đề là cần tổ chức sản xuất theo kiểu trang trại, tổ họp tác để sản xuất hàng hóa, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh là một thách thức cần mạnh dạn thực

Page 12: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

116 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Cây Nhãn Tổ, trái và cơm nhãn

hiện. Công nghệ chế biến bảo quản cũng phải phát triển.

2.4. Cây công nghiệpSóc Trăng là tỉnh có diện tích trồng

mía khá cao trung bình khoảng 12.000 - 15.000ha, năng suất mía trung bình khoảng 80 - 100 tấn/ha, hiện vào loại cao nhất nuớc và có nhu cầu tiêu thụ lớn vì có nhà máy có công suất lớn 2.000 tấn/ngày tiêu thụ tại chỗ. Đây là

thế mạnh của Sóc Trăng, v ấn đề là ở khâu giống có năng suất và trữ đuờng cao. Công nghệ kết tinh đường còn là vấn đề bàn cãi tuy nhiên cần khắc phục.

Dừa đuợc trồng khá phổ biến trong tỉnh, nhưng rải rác. Chất lượng dừa khá tốt, năng suất, sản lượng trung bình.

Đào lộn hột được trồng ở các huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, ngoại ô và thành phố Sóc Trăng cho thấy có triển vọng.

Page 13: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 117

3. Danh mục thực vật thường gặp ở Sóc Trăng

Bảng 5.1: Danh mục thực vật thường gặp ở Sóc TrăngTT Tên khoa học (Họ và loài) Tên địa phương Điều kiện môi trườngThực vật rừng ngập mặnPterỉdaceae

1 Acrostichum aureum L. Ráng làm chổi Đất chặt, cao, ít ngập triều, ven kênh, rạch

Acanthaceae

2 Acanthus ebracteatus Wall Ôrô Ven sông, ven kênh, rạch nước lợ, nước mặn

Avỉcennỉaceae

3Avicennia alba Blum (A. marina Frosk Vierth var. alba (Blum) Back______________________

Mắm trắng Bãi bùn lỏng mới bồi, ven sông

Bỉgnonỉaceae

4 Dolichandrone grathacea Somum Quao nước Đất cao ven bờ sông, kênh,

rạch, nước lợ, nước mặnEuphorbỉaceae

5 Excoecaria agallocha L. Giá Đất cao hơi chặt ít ngập triều, nước mặn, nước lợ

Myrsinaceae

6 Aegiceras comiculatum L. Vẹt dù Trên đất sét hoặc cát cao, ít ngập triều

7 Rhizophora mucronata Lamrk Đâng đước nhọn Đất sét cát ngập triều trung bình

Sonneratiaceae

8 Sonneratia alba J. Smith Bần trắng Đất mới bồi ngập triều thấp và trung bình

9 s. caseolaris (L) Engler Bần chua Đất bùn mềm mới bồi vùng nước lợ

10 s. ovata Backer Bần ổi Đất bùn cát mới bồi, luôn ngập triều

Araceae11 Cryptocoryne ciliata (Roxb)

Scoff Mái dầm Đất nước lợPalmae

12 Nypa fruticans Wurmb Dừa nướcĐất bùn mềm, triều trung bình, dọc các kênh, mặn, lợ

13 Phoenix padulosa Roxb Chà là Đất sét chặt, cao ven các kênh, rạch mặn, lợ

Page 14: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

118 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

TT Tên khoa học (Họ và loài) Tên địa phương Điều kiện môi trườngAnnonaceae14 Annona glabra L. Bình bát Nước lợ, ven bờ, ven rừng

Apocynaceae15 Cerbera odollam gaerth Mướp xác vàng Nước lợ, ven bờ, ven rừng

Asclepiadaceae16 Sarcoỉobus globosas Wall Dây cám Rừng táí sinh, trên đất cao

Asteraceae

17 Puỉchea indica (L) Less Lức Đất chặt cao, ít ngập triều mặn, lợ

18 Wedelia biflora Sơn cúc Đất cao ít ngập triềuConvolvulaceae19 Pomosapes-caprae (L.) R Muống biển Đất cát cao, lợ, mặnLecythidaceae20 Baringtonia acutangula (L.) G Chiếc Bờ kênh, rạch nước ngọt21 B. asiatica (L.) Kurz Chiếc vàng Bờ kênh, rạch nước ngọt

Malvaceae

22 Hibiscus populnea L. TraĐất cao cứng chặt chỉ ngập triều cao. Ven bờ kênh, rạch

Verbennaceae

23 Clerodendrum inerme (L) Gaerth Vạng hôi, chùm rộng, ngọc nữ biển

Đất sét chặt, cát cao, ít ngập triều

Vitaceae

24 Cayrabia trifolio Dây vác Đất sét chặt, cát cao, ít ngập triều

Cyperaceae Họ lác

25 Cyperus tagitoformis Roxb Lác Vùng nước lợ, đất bùn ngập nước

26 c. stoloniferus Roxb Cỏ gấu biển Vùng nước lợ, đất bùn ngập nước

Flagellaraceae

27 Flage liaría indica L. Mây nước Đất cao, lợ, ít ngập nước triều

Poaceae Họ hòa bản28 Cynodon dactylon (L) Pers Cỏ gà Đất cao, rừng đước trống

29 Phragmites karka Trin Sậy Đất trũng ven rừng ngập mặn

Thực vật trên đất caoParkeridaceae

Page 15: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 119

TT Tên khoa học (Họ và loài) Tên địa phương Điều kiện môi trường30 Ceratopters thaỉictroides (L) Ráng gạc naiShừaeaceae Họ bòng bong31 Lygodium scanden Ráng bòng bong Đất caoAmarantaceae32 Altenanthera sessilis R.Br Rau dệu Vườn đất cao

Annonaceae33 Annona squamosa Mãng cầu ta Gây ữồng ữên đất cao

Anacardiaceae

34 Anacardium occidentale Đào lộn hột Gây trồng trên đất phèn và phèn nặng

35 Mangifera indica Xoài Gây trồng trên đất phèn và phèn nặng

36 Spodias finnata Cóc rừng Gây trồng trên đất phèn và phèn nặng

Apocynaceae

37 Catharanthus roseus Dừa cạn Gây trồng trên đất phèn và phèn nặng

38 Wrightia tomentosa Lòng mức Gây ưồng trên đất phèn và phèn nặng

Asteraceae Họ cúc39 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt heo Nơi ẩm, vườn40 Ecỉipta allba (L.) Harsk Cỏ mực Ven ruộng vườn41 Vernonia cirena L. Bạch đầu ông

Bombaceae42 Bombax anbidum Gagn Gòn rừng Trồng ven nhà đất cao

Casuarinaceae Họ phi lao43 Casuarina equisetifolia Phi lao Trồng ở bãi cát ven biểnCaesalpỉnỉaceae Họ đậu44 Banhinia critisis Prain. Móng bò45 Cassia splendida Muồng46 Tamarindus indica MeCommelinaceae47 Commelina communis Kunth Rau trai Nơi ẩm, đất cao, vườnEuphorbiaceae48 Euphorbia luita L. Cỏ sữa lông Vườn, đất cao

49 Phyllathus acìdus Chùm ruột Trồng trên đất cao, ven nhà

50 p nirurii L. Chó đẻ Đất cao, vườn51 Manihot esculenta Sắn (khoai mì) Trồng trên đất cao

Page 16: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

120 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

TT Tên khoa học (Họ và loài) Tên địa phương Điều kiện môi trườngFabaceae52 A. spera L. Điền ma mỹ53 Desmodium sp. Tổ đỉa Ven đường54 Erythrina variegata Vông nem Ven đường55 Sesbania saban Điền thanh Mọc hoang ven đường56 Vigna lutea Cây đậu dại

Lauraceae57 Litsea poỉyantha Bởi lởi nhiều hoa Mọc hoangMalvaceae58 Hibiscus radiatus Car. Bụp tía Mọc trên cátMelastomaceae59 Melastoma affine Mua Đất cao ven đường

Mimosoideae60 Acacia auriculiformis Acunmex

Benth Keo bông vàng Trên đất đã lên liếp61 Leucoena leucocephaỉa Keo dậu Ven đường62 Mimosa diplotricha c. Wght ex

Sauvalle Mắc cỡ gai Ven đường nơi sángMyrtaceae

63 Eugenia jambolana Trâm ổi Trồng nơi đất phèn, đất phèn nhiễm mặn

64 Melaleuca cajuputi Tràm Trồng trên đất đã lên liếp, ven đường

65 Eucalyptus cammandulensis Bạch đàn ừắng Trồng trên đất đã lên liếp, ven đường

66 Psidium guijava ỔiNyctaginaceae67 Bougainvillea spectabilis Bông giấy Trồng cây cảnhOcnothreraceae68 Ludwigia hyssopiýolia (G. Don)

Exell________ 11 Khế Trồng trong vườnPolygonaceae Họ rau răm69 Polygonum barbatum L. Cây nghể Nơi ẩm, vườnSapỉndaceae70 Euphoria longan Nhãn Trồng quanh nhàScrophulariaceae71 Scoparia dulcís L. Cam thảo nam Trồng ven đườngVerbenaceae72 Verbena officinalis L. Bình linh

Arecaceae Họ cau dừa

Page 17: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 121

TT Tên khoa học (Họ và loài) Tên địa phương Điều kiện môi trường73 Cocos nucíferaCyperaceae74 Cyperus compressus Udu Ven bờ vuông tôm, đất cao75 c. rotundas L. Cỏ gấu Đất cao, đất sét76 c. tagotiformis R Lác nước Bãi lầy, nước lợ77 Fimbristylis milliacea L. Cỏ chát Nơi ẩm, bãi lầy, nước lợ78 Scleria bancana Cỏ mây Nơi ẩm dưới tán

Poaceae79 Bambusa sp. Tre Đất cao, ven đường80 Imperata cylindrica P.B Cỏ tranh Ven đường, vườn81 Eleusine indica G. Cỏ mần trầu Ven đường nắng82 Lersia hexaudra Sw. Cỏ bắc Ven nhà nơi ẩm83 Oryza sativa Nơi ẩm ven ruộng84 Panicum repens L. Cỏ ống Nơi đất cao ven đường85 Setaria palmifolia Stapf Cỏ lá tre Trong vườn nhà

4. Tên thưc vât có dươc tính ở Sóc Trăng

Bảng 5.2: Các loai thưc vât có dươc tính ở Sóc Trăngo • • • • o

Họ và tên latinh Tên Việt Dược tính hay công dụngAPIACEAEEryngium foetidum Tiêu hóa, ngủ, giải nhiệtASTERIACEAEBlumea lanceolaria Húng Tiêu hóa, co giậtCosmos suỉphureus Sao nhái TimLactuca sativa Rau dấp cá Bổ gân, dễ ngủ, thông kinh mạchEUPHORBIACEAEPhyllanthus acidus Chùm ruột Da, ung nhọt, đau đầuSesbania paludosa Điên điển Da, mụn nhọtGUTTIFERAECaỉophylỉum inophyllum Mùu DaLAMLACEAEElsholtzia ciliata Kinh giới Cảm, nhức đầuOicimum basilicum Húng quế Dị ứng, tiêu hóaOcimum tenuiflorum É tía Rau, đau đầu, ho, đau bụngPerilla frutescens Tía tô Giải cảmColeus aromáticas Tần dày lá Ho, động kinh

Page 18: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

122 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên latinh Tên Việt Dược tính hay công dụngLILIACEAEAllium odorum Hẹ Kháng sinh, ho, suyển, viêmLYTHRACEAELagersữoemia specìosa Bằng lăng nước Tiêu chảyXanthium sibiricum Ké đầu ngựa TQ Lỵ trực khuẩnMELIACEAEAzalirachta indica Sầu đâu Diệt côn trùng, xoa bópMIMOS ACEAEAcasia farnesiana Keo nước daSophora flavescens Khổ sâm Lỵ trực khuẩnPIPERACEAEPiper lolot Lá lốt Tiêu hóa, viêmPLANTAGINACEAEPlantago major Mã đề Lợi tiểu, chửa ho, kháng sinhPOLYGONACEAEPolygonum odoratum Rau răm Ấm bụng, sáng mắtPONTEDERIACEAEEichhornia crassipes Lục bình Kháng sinh, giải độcRUTACEAEAcronychia pedumculata Bí bái RauCiừus japónica Quất Ho, giải khátPouzolzia zeylanica Thuốc giòi Ho, lỵRUBIACEAEPaederia lanuginosa Mơ lông LỵCLOIACEAEGarcinia schomburgkiana Búa sông HoFABACEAECynomeừa ramiflora Lá lụa Ngoài das CROPHUL ARIACEAEBacopa monnieri Rau đắng Ho, lợi tiểuLimnophila chinensis Rau om Lợi tiểuVERBENACEAEPremna corymbosa Cách Tiêu hóa, thông tiểuZINGIBERACEAECurcuma longa Nghệ Kháng ung, giải nhiệt, gan mật, tiêu hóa

Page 19: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊA LÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 123

I I I . ĐỘNG VẬT

Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long nên sinh vật khá đa dạng, đủ thành phần sinh vật của vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn ven biển.

Động vật tỉnh Sóc Trăng, cũng như các tỉnh, thành phố khác, chịu tác động mạnh của hoạt động của con người. Việc săn bắt trực tiếp, hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và du lịch đã và đang có những tác động tiêu cực lên sự đa dạng và phong phú của thành phần giống loài động vật ở đây. Có những loài trước đây sinh sống ở địa phương, nhưng hiện nay chỉ còn ừong ký ức của mọi người. Đó là trường họp của cọp, heo rừng, kỳ đà, cá sấu, cá nược...

Ngoài ra, hiện nay nhiều loài động vật đang bị săn bắt ráo riết như trăn,

rắn, rùa, dơi quạ. Trong đó dơi quạ là loài được xem là biểu trưng của tỉnh Sóc Trăng. Đàn dơi quạ của chùa Mahatúp (chùa Mã Tộc) là niềm tự hào không chỉ của riêng nhân dân tỉnh Sóc Trăng mà còn là của tất cả người dân của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng hiện nay đàn dơi quạ này đang bị đe dọa suy giảm nghiêm trọng do sự săn bắn bất họp pháp để cung cấp cho các nhà hàng đặc sản ữong vùng.

Động vật tỉnh Sóc Trăng có thể chia thành động vật không xương sống và động vật có xương sống như cách phân loại thông thường. Ta cũng có thể xếp theo nhóm động vật ở dưới nước và nhóm ở ừên cạn. Cách phân chia này là rất tương đối, vì có những loài hoàn toàn ở trong nước, hoàn toàn ở trên cạn và có những động vật vừa ở nước và vừa ở cạn, như các động vật lưỡng cư

Nhà sư cho thấy sải cánh dơi quạ tại chùa Mahatúp, Sóc Trăng

Page 20: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

124 ĐỊA CHI TINH s o c TRANG

Đàn dơi quạ

Page 21: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 125

(lưỡng thê), như ếch, nhái chẳng hạn. Cũng có những động vật sống trên cạn ở giai đoạn trưởng thành, nhưng ấu trùng của chúng sống ữong nước, như nhiều loài côn trùng.

1. Động vật dưới nước

Động vật dưới nước bao gồm các phiêu sinh động vật (động vật nổi), động vật đáy, động vật boi lội và động vật mặt nước.

1.1. Phiêu sinh động vậtPhiêu sinh động vật gồm các loài

thuộc bộ chân chèo (Copepoda), bộ râu ngành (Cladocera) và trùng bánh xe (Luân trùng = Rotifera). Chúng là thức ăn của cá con, tôm và các động vật thủy sinh khác.

1.2. Động vật đáy (Trầm sinh vật)Động vật đáy bao gồm các động vật

ở đáy thủy vực như nhóm thân mềm hai mảnh vỏ: hến, trai nước ngọt, sò, nghêu, vọp... Ngoài ra, nhóm thân mềm chân bụng có các loài ốc bươu, ốc lác, ốc đắng, ốc tai và gần đây là ốc bươu vàng.

1.3. Động vật bơi lộiĐộng vật bơi lội gồm nhiều nhóm

động vật khác nhau, như cá, tôm, cua, côn trùng hay ấu trùng của côn trùng. Lóp bò sát có các loài rùa, rắn, cua đinh (ba ba).

- Nhóm cá bao gồm các loài cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cá nước ngọt tiêu biểu như cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc và cá bống, được gọi là nhóm cá đen. Nhóm cá lóc gồm cá lóc đen, cá lóc bông, cá dầy, cá chành dục.

Nhóm cá ừê gồm trê vàng, trê ữắng và gần đây có trê vàng lai; nhóm cá rô gồm rô đồng, rô phi và rô biển (nhưng không phải ở biển!); nhóm cá sặc gồm sặc rằn, sặc bướm và sặc điệp; nhóm cá bống gồm bống tượng, bống dừa.

Nhóm cá trắng bao gồm cá mè vinh, he vàng, he ữắng, lòng tong, cá thiểu, cá linh rìa, cá linh ống, cá thát lát, cá còm*.

Một nhóm cá nước ngọt có thịt ngon và quan trọng ữong thủy sản gồm cá tra, cá ba sa, cá vồ, cá hú, cá lăng, cá leo, cá ữèn, cá kết. Ngoài ra, lươn, lịch, cá chạch, cá chạch lấu, cá lìm kìm, cá nhái ngày càng được ưa chuộng trong các nhà hàng đặc sản.

Vùng nước lợ có cá lưỡi ữâu, cá phèn, cá úc, cá ét mọi, cá chốt cờ, bống cát, bống trứng, thòi lòi, mê rổ.

Cá biển thường gặp có cá bống kèo, cá chẻm, cá đuối, cá dứa, cá thu... Trước đây người ta hay nhắc đến cá cháy, thịt rất ngon, xuất hiện vào những khi có sương mù ở vùng cửa sông Cửu Long.

Nhóm giáp xác bao gồm các loài tôm, tép và cua. Nhóm tôm, tép gồm tôm càng, tôm trứng, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, tôm chi, tép bạc, tép mòng... Tôm càng và tôm sú là đối tượng nuôi rất quan trọng của tỉnh Sóc Trăng và của cả Đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm cua bao gồm cua đồng, cua vang, còng gió, cua biển, ghẹ, ba khía, cua vĩ cầm, tôm ký cư (cua ẩn sĩ = ốc mượn hồn)...

*. Còn gọi là cườm.

Page 22: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

126 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Trai nước ngọt

Hến

Page 23: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

127ĐỊA LÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DẦN c ư

Cá lóc

Cá lóc bông

Page 24: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

128 ĐỊA CHÍ TỈNH s ó c TRĂNG

Cá trê vàng

Cá rô đồng

Page 25: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 129

Sặc rằn

Sặc điệp

Page 26: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

130 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

- Nhóm côn trùng ở nước như cà cuống, cà niểng (điên điển), chôm chôm (bọ bả trầu) và các ấu trùng của chuồn chuồn, thiêu thân (phù du) và muỗi các loại...

- Nhóm rùa gồm các loài rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, cần đước, cua đinh, ba ba.

- Nhóm rắn bao gồm rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá, ri cóc.

- Nhóm động vật mặt nước là các động vật di chuyển được ừên mặt nước, gồm bọ vẽ nước, bọ đo nước, nhện nước.

2. Đông vât trên can

Động vật trên cạn bao gồm các động vật không xương sống như côn trùng, nhện, rít và cuốn chiếu. Các động vật có xương sống gồm các loài ếch, nhái (lưỡng thê = lương cư), bò sát, chim và thú.

Cá thát lát còm

Cá mê rố

Page 27: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 131

Lươn

Cá chạch lấu

Cá bống tượng

Page 28: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

132 ĐỊA CHÍ TỈNH s ó c TRĂNG

Cua biển

Page 29: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

133ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư

Cua vĩ cầm

Rùa vàng (rùa ruộng)

Page 30: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

134 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Rùa nắp

Rắn ri cóc

Page 31: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 135

2.1. Các loài côn trùngCác loài côn trùng có số lượng lớn

như ruồi nhà, muỗi cỏ, muỗi vằn, muỗi đòn sóc, mối, bướm các loại, cào cào, châu chấu, dế than, dế com, ve sầu,

ong mật, ong bầu, ong vò vẽ, rầy nâu, bọ xít, rệp sáp, bọ rùa, bọ cánh cứng các loại, các loài ký sinh như chí, rận, rệp... Nhóm nhện gồm nhện hùm, nhện nhà, bọ cạp...

Tổ ong mật

Page 32: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

136 ĐỊA CHI TINH sồc TRẢNG

Bướm bốn mắt

Tố ong vò vẽ

Page 33: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 137

Bọ ngựa (Cào cào trời)

Page 34: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

138 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

2.2. Nhóm rít và cuốn chiếuNhóm rít và cuốn chiếu gồm các

loài rít, dời, cuốn chiếu nhỏ, cuốn chiếu lớn...

2.3. Các loài lưỡng thê hay lưỡng cư Các loài lưỡng thê hay lưỡng cư

là các động vật sống ữên cạn, nhưng giai đoạn ấu trùng phát triển trong môi trường nước. Chúng gồm các loài nhái com, nhái bén, chàng hiu, ễnh ưong, cóc nhà, ếch đồng, ếch cây (nhái bám), ếch tran (rắn tran đĩa).

Ếch đồng

Cóc nhà

Page 35: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊA LÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 139

Nhái bám bắt cặp

Ễnh ương

Page 36: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

140 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

2.4. Các loài bò sát ở cạn ké), kỳ đà, thằn lằn bóng (rắn mối), hổCác loài bò sát ở cạn bao gồm thằn đất, hổ hành, hổ ngựa, mái gầm.

lằn (thạch sùng), cắc kè, kỳ nhông (cắc

Cắc ké (Kỳ nhông)

Rắn mối (Thằn lằn bóng)

Page 37: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 141

Rắn mái gầm (Rắn cạp nong)

2.5. Các loài chimCác loài chim gồm se sẻ, dòng dọc,

áo dà, trao trảo, chim sâu, cu gáy, cu

sen, cu xanh, cu cuờm, sáo nâu, bìm bịp, bói cá, thằng chài, chìa vôi, rẻ quạt, chim khách.

Cu gáy

Page 38: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

142 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Chim cắt

Page 39: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 143

TỔ chim trao trảo (Chào mào)

Điêng điểng (Cổ rắn)

Các loài chim nước gồm cò trắng, cò ruồi, vạc, diệc, điêng điểng, còng

cọc, le le, ốc cao, chàng nghịch, dỏ dẻ, gà nước, trích (sít), quốc (đỗ quyên).

Page 40: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

144 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Đàn cò trắng trên đồng lúa Sóc Trăng

Page 41: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊA LÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 145

Ngoài ra còn các loài cú vọ, cú mèo, tàu, gà tre, gà ác, chim cút, vịt ta, vịt én bụng trắng. Gia cầm gồm gà nòi, gà xiêm (ngan), vịt tàu, ngỗng.

Vịt tàu

Gà tây (Gà lôi)

Page 42: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

146 ĐỊA CHÍ TINH SÓC TRẢNG

2.6. Các loài thủ có vú (hữu nhũ)Các loài thú có vú gồm các loài chuột

đồng, chuột nhà, chuột nhắt, cống lang, cống nhum, nhen, doi quạ, dơi muỗi,

chồn đèn, chồn cáo mèo, chồn cáo cộc, rái cá. Thú nuôi gồm chó, mèo, heo, ữâu, bò, dê, thỏ.

Chuột cống

Rái cá

Page 43: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 147

3. Các loài động vật thường gặp

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Ghi chú

I. ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG INVERTEBRATA

A. Lớp giáp xác Crustacea

1 Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii Đối tuợng nuôi quan trọng

2 Tôm đất Metapenaeus ensis

3 Tôm sú Penaeus monodon Đối tượng nuôi quan trọng

4 Tôm bạc thẻ Penaeus merguiensis5 Còng Sesarma indicum6 Ba khía Sesarma singaporensis Bị săn bắt mạnh7 Cua vĩ cầm Uca dussumieri8 Cua biển Scylla serrata Đối tượng nuôi quan

trọng9 Ghẹ Portunus pelagicus

B. Ngành thân mềm Mollusca10 Sò huyết Anadara granosa Đối tượng nuôi quan

trọng11 Vọp Geỉoina ceylonica12 Ôc len Cerithìdea obtusa13 Hến Corbìcula sp.

c. Lớp côn trùng Insecta14 Muỗi nhà Culex sp Phát triển mạnh15 Muỗi vằn Aedes aegyptii Phát triển mạnh16 Muỗi đòn sóc Anopheles sundaicus17 Kiến vảng Oecophylla smaragdina18 Kiến hôi Dolichodorus thoracicus19 Kiến lửa Solenopsis geminata20 Đom đóm Pteroptyse sp. Hiếm21 Ong mật Apis mellifica22 Ong bầu đen Xylocopa viomacea23 Bọ rùa Coccineỉỉa repanda24 Cào cào Oxya sinensis25 Cào cào trời (Bọ ngựa) Mantis religiosus26 Châu chấu Acrida sinensis27 Dế nhũi Gryllotalpa africana28 Dế than Grylỉus sp.

n. ĐỘNG VẶT CÓ XƯƠNG SÓNG VERTEBRATAA. Lớp cá Pisces29 Cá lóc Ophiocephalus striatus30 Cá bông Ophiocephaỉus micropeltes

Page 44: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

148 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Ghi chú31 Cá dầy Ophiocephalus lucius32 Cá chành dục Ophiocephalus gachua Hiếm33 Cá rô đồng Anabas testudineus34 Cá sặc rằn Trichogaster pectoralìs35 Cá sặc bướm Trichogaster trichopterus36 Cá trê vàng Ciarías macrocephalus Hiếm37 Cá thát lát Notopterus chilata38 Cá còm Chilata ornata Bị đe dọa39 Lươn Monopterus albus40 Cá bống tượng Oxyeleotris marmorata Đôi tượng nuôi triển

vong41 Cá bống trứng Eleotris batía42 Cá bống cát Glossogobius giuris43 Cá bống kèo Parapocryptes serperaster44 Cá thòi lòi Periopthaỉmus barbarus

B. Lớp lưỡng thê Amphỉbỉa45 Cóc nhà Bufo melanostictus46 Chàng hiu Rana macrodactyla47 Êch đông Rana rugulosa48 Nhái cơm Rana tímnocharis49 Nhái bén Rana cancrivora50 Êch cây (Nhái bám) Rhacophorus ỉeucomystax51 Ẻnh ương Microhyla pulchra

c. Lớp bò sát Reptỉlia52 Thằn lằn (Thạch sùng) Hemidactylus frenatus53 Cắc ké (Kỳ nhông) Calotes versicolor54 Rắn mối (Thằn lằn bóng) Mabuya multifasciata55 Tắc kè Gekko gecko Bị đe dọa56 Trăn gấm Python reticulatus Nguy cấp57 Rắn hỗ đất Naja naja atra58 Rắn hỗ hành Xenopeltes unicolor59 Rắn mái gầm Bungarus fasciatus Nguy cấp60 Rắn lục cườm Chrysoplea ternata61 Rắn lục xanh Trimeresurus popeorum62 Rắn ri cá Homalopsis buccata63 Rắn ri voi Enhydris bocourti64 Rắn bỏng sủng Enhydris enhydris65 Rắn nước Xenochrophis piscator66 Rùa nắp Cuora amboinensis Bị đe dọa67 Rùa vàng Malayemys subtrijuga68 Cua đinh (Ba ba) Trionyx cartilagineus Bị đe dọa69 Càng đước Hieremys annandalei Nguy cấp

Page 45: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 149

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Ghi chú70 Kỳ đà Varanus saỉvator Bị đe dọa

71 Cá sấu Crocodylus porosus Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên

D. Lớp chim Aves72 Se sẻ Passer montanus73 Dòng dọc Ploceus phiỉippinus74 Bói cá (Thằng chài) Alcedo atthis75 Én bụng trắng Hirundo rustica76 Sáo mỏ vàng Acrìdotheres fuscus77 Sáo nâu Acrìdotheres trìstis78 Cu đất Streptopelia sinensis79 Cu ngói Streptopelia tranquebarìca80 Cu xanh Treron bicincta81 Bìm bịp Centropus sinensis Hiếm82 Còưắng Egretta alba83 Diệc mốc Ardea cinerea84 Quốc Amaurornis phoenicurus85 Gà nước (Cúm núm) Gallierex cinerea86 Chàng nghịch Rallus striatus87 Trích Gallínula chỉoropus88 Trao trảo (Chào mào) Pycnonotus ịacosus89 Cú mèo Tyto alba90 Cú vọ Phodilus badius91 Chìa vôi Motacilla alba92 Rẻ quạt Rhipidula aỉbicoỉỉis

E. Lớp thú (Hữu nhũ) Mammalia93 Chuột cống Rattus norvegicus Phát triển mạnh94 Chuột đồng Rattus argentiventer Phát triển mạnh95 Chuột nhắt Mus musculus96 Chồn đèn Herpestes javanicus Hiếm97 Chồn mướp Vivera zibetha Hiếm99 Rái cá Lutra luừa Nguy cấp99 Sóc cây Sciurus rodelphi100 Nhen = Sóc chuột Tupaia glis101 Dơi muỗi Taphozous theobaldi102 Dơi quạ Pteropus giganteus Bị đe dọa

Page 46: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

150 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

4. Ảnh hưởng hoạt động của con ngưòi lên động vật

Tỉnh Sóc Trăng cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển dân số và các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp, ngoài những mặt tích cực đối với kinh tế - xã hội, còn có nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường và sinh vật. Các động vật chịu nhiều tác động tiêu cực, thể hiện qua việc giảm thiểu số lượng cá thể đến mức gần như tuyệt chủng. Đó là trường hợp các loài cá heo sông (cá nược), rái cá, chồn các loại, rùa, rắn, cá sấu, diều, quạ, chim cắt, chim cú, cá cháy... Ngoài ra nhiều loài động vật trước đây có số lượng phong phú, nhưng bây giờ ngày càng ít đi, đó là các loài cá đồng, cá trắng, tôm tép, cua còng... Bên cạnh đó nhiều sinh vật có hại lại có chiều hướng gia tăng

số lượng một các đáng ngại, như chuột cống, chuột đồng, muỗi các loại, rệp cây, rệp sáp...

Nguyên nhân của những sự thay đổi không mong đợi hên là tổng họp của nhiều hoạt động của con người của địa phưong hay từ ngoài địa phương của tỉnh. Đó là, do săn bắt quá đáng, sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Ồ nhiễm môi truờng có thể gây thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp qua chuỗi thức ăn do khuếch đại sinh học.

- Sự săn bắt quá đáng các loài rùa, rắn, dơi, chim để cung cấp cho các nhà hàng đặc sản là những đe dọa trực tiếp cho các loài động vật hoang dã của tỉnh Sóc Trăng.

- Việc sử dụng các phương tiện đánh bắt bất họp pháp, như xuyệt điện, cào điện góp phần lớn vào sự suy giảm động vật thủy sinh.

Xuyệt điện

Page 47: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

ĐỊALÝ T ự NHIÊN - HÀNH CHÍNH VÀ DÂN c ư 151

Phun thuốc sâu

- Việc sử đụng nông dược cho đồng ruộng cũng gây nhiều thiệt hại cho động vật

- Các chất thải của các nhà máy, xí nghiệp làm ô nhiễm sông, rạch và gây nhiều thiệt hại cho cá, tôm.

- Các loài nhập nội, như ốc bươu vàng, cá lau kiếng cũng là mối đe dọa cho các loài động vật bản địa vì sự tranh giành thức ăn hay noi cư trú.

Cá lau kiếng

Page 48: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TỈNH SÓC TRĂNGphân cách) của giống oxalis (me đất). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (năm 2004), nhân tố hình thành hệ thực vật Sóc

152 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Ốc bươu vàng

*

* *

Động vật tỉnh Sóc Trăng khá đa dạng với các loài không xương sống và có xương sống ở môi ữường nước ngọt, nước lợ và biển. Đây là nguồn tài nguyên quý giá về mặt khoa học, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, giải trí và du lịch.

Nguồn tài nguyên quan họng này đã và đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau do hoạt động của con người. Chúng ta có thể góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào việc khai thác, bảo vệ và phát triển chúng một cách bền vững.