Thien Thoi

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    1/495

     

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    2/495

    MỤC LỤC

    GIỚI THIỆU NỘI DUNG 

    THƯỢNG HẠ CẦU SÁCH : (Tìm tòi từ trên xuống dưới) 

    SỰ TÌM TÒI CỦA CÁC NHÀ HIỀN TRIẾT TRUNG QUỐC 

    THUẬTCHIÊMBỐC 

      Phát minh thuật bói rùa 

      Sự ra đời của bát quái 

      64 quẻ và “Kinh Dịch” 

     

    Bói cỏ thi và phương pháp bói cỏ thi 

      "Liên sơn", “Quy tàng" và "Chu dịch” 

      Xem bói "Kinh Dich" : Thái độ xử thế tích cực 

      Sự phong phú của lí thuyết chiêm bốc 

      Cải tiến công cụ chiêm bốc 

      Các loại thuật chiêm bốc 

      Công dụng của việc bói cỏ thi 

    THUẬT CHIÊM TINH 

      Tinh tượng và lich pháp 

      Sự sùng bái các sao 

      Các sao chinh và hàm ý của nó 

      Phân dã với hiệu ứng thiên trường 

      Ứng dụng thuật chiêm tinh trong quân sự  

      Tinh tượng với sự hưng suy quốc vận 

      Thuật tinh bốc và vận mệnh cá nhân 

    THUẬT ĐOÁN MỆNH 

      Thuật đoán mệnh và cơ may của con người. 

      Định nghĩa vận mệnh 

      Thực chất của vận mệnh 

      Đặc điểm của vận mệnh 

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    3/495

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    4/495

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    5/495

    THIÊN THỜI VÀ NHÂN SINH 

      NGƯỜI BIẾT THỜI THẾ LÀ TUẤN KIỆT 

      Thời thế tạo anh hùng 

      Quẻ Càn: Rồng và thiên thời 

      Sáu thời kì lớn phát triển sự nghiệp cá nhân 

      THỜI KÌ ẨN NÁU -THUẬT CỐ CHỊU ĐỰNG 

      Sư trả giá của ẩn náu 

      Học để làm quan 

      Gia Cát Lượng ở ẩn tạỉ Nam Dương 

      Ngô Khởi bị từ chối không cho học 

      Đốt cháy đường sàn và tu sửa đường sàn 

      Lưu Bị khéo mượn sấ m che mình 

      Cái chết của Dương Tu 

      Biểu lộ mình không có khả năng 

      Tôn Tẫn giả điên 

      Lưu Bang trước và sau Hồng Môn yến 

      Câu Tiễn cố chịu nhục 

      Vương Mãng tiếm quyền 

      Đặng Tiểu Bình không giả dối   Chu Ân Lai "rút củi cháy khỏi đáy nồi" 

      Cái thất bại của Lâm Bưu 

      THỜI KÌ HIỂN HIỆN -THUẬT HIỂN HIỆN 

      Sau lúc ban lệnh "đuổi khách" 

      Ẩn ngữ của cô gái xấu can gián Quốc vương 

      Tử Cống và Tử Lộ 

     

    Con cáo Lâm Bưu mượn oai hổ 

      Bán mình để nhờ và và chọn người tốt để nương thân 

      Gia Cát Lượng ra đi sau ba lần mời 

      Mao Toại tự tiến cử  

      Ngô Khởi mưu cầu làm tướng 

      Quan Vân Trường chốc lát chém chết Hoa Hùng 

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    6/495

      Tây Môn Báo trị vì Nghiệp huyện 

      Tư Mã Nhương Thư chỉnh quân 

      Tôn Tẫn đua ngựa 

      Thương Ưởng biến pháp 

      Lí Thế Dân dấy binh dựng Đường 

      Trời phù hộ 

      THỜI KÌ TRƯỞNG THÀNH -THUẬT PHÒNG HỌA 

      Bát trưng pháp của Khương Thái công 

      Hãy chú ý phía sau quà tặng 

      Mỗi người đều có lúc vứt bỏ vai diễn của mình 

      Nên biết cái gì anh ta chán ghét nhất. 

      Cách nhìn hai mặt của âm dương 

      Hãy lưu ý tới từng việc bên mình 

      Hãy kiềm chế sự bành trướng lòng hám danh lợi  

      Phép khai thông thuận thế  

      Lừa dối qua ải 

      Bịa đặt ra một cảnh tượng giả để mọi người tin 

      Phòng họa khi chưa xảy ra 

      Hãy để cho cấp trên cho rằng bạn không có dã tâm   THỜI KÌ LỚN MẠNH - THUẬT LỚN MẠNH  

      Tào Tháo cấp thắng tiến quân, bị bại ở Xích Bích 

      Cấp lúc người ta nguy cấp  

      Mao Trạch Đông nhân cơ hội nắm thời cơ  

      Gia Cát Lượng nhờ lửa để cướp  

      Chu Vũ Vương nhân lúc suy yếu đánh vào 

      Việc lớn trong thiên hạ đều có phân có hợp 

      Mao Trạch Đông nói: Nếu Giải phóng quân không đi theo ông  

      Mạnh Thường Quân nuôi ba ngàn kẻ sĩ  

      Thái tử đã đủ vây cánh 

      Không nên gây thù địch quá nhiều 

      THỜI KÌ CƯỜNG THỊNH - THUẬT THÀNH CÔNG 

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    7/495

      Sau khi Trần Thắng lên vương 

      Lý trí cuối cùng khó giữ  

      Nơi quy tụ của 108 anh hùng 

      Bành trướng sự thành công 

      Viên Thế Khải ngóc dậy 

      Võ Tắc Thiên bêu xấu kẻ gièm pha và chọn người hiền 

      Nguyện ước ban đầu của Lỗ Chi Dụ 

      Lưu lại cho người đời sau 

      Quảng Bình vương vì muốn dân Tràng An xuống lạy  

      Làm theo cái "vốn dĩ" 

      Kế dòng nước sạch của Lí Thế Dân  

      Kế lo xa của Lã Di Giản 

      THỜI KÌ SUY BẠI - THUẬT HƯNG BẠI  

      Giả thuyết "Ngân hàng tương lai đáp ứng" 

      5000 cân dầu thô chỉ đổi được 1 cân rượu Mao đài 

      Đường Huyền Tông gạt lệ tại trạm Mã Ngôi 

      Lời thế Tức Nhưỡng của Cam Mậu 

      Minh Thái Tổ dùng pháp luật cứu suy sụp 

      Sư diệt vong của Đông Ngô   Gia Cát Lượng khai phá miền Tây Nam 

      Tinh th ần "không sự sống" 

      BIẾT TRỜI BIẾT TA 

    TỰ PHÁT HIỆN VẬN THẾ  

      LÀ THỜI CƠ, LÀ VẬN HỘI  

      Thiên thời với sức khỏe 

     

    Thời cơ đẹp nhất của đời người 

      Năm loại tuổi của con người 

      GIÁC QUAN THỨ  6  

      ESP thần bí 

      Thần thái và vầng quang  

      Hãy lưu ý tới cảnh vật quanh mình 

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    8/495

      TƯỚNG THUẬT TRUNG QUỐC 

      Ý nghĩa của thuật tướng tay 

      Thuật vận mệnh lưu niên 

      Bộ râu của Hạ Long 

      THUẬT ĐOÁN MỘNG  

      Đoán mộng cho mình 

      Ám thị của mộng 

      Phương pháp phân giải mộng 

      Đoán mộng cần đọc : ý nghĩa tượng trưng của mộng  

    o  Mộng có liên quan với tiền tài 

    o  Mộng có liên quan với sự  nghiệp 

    o  Mộng có liên quan với gia sản 

    o  Mộng có liên quan với sức khỏe 

    o  Mộng có liên quan đến yêu đương và hôn nhân  

    o  Mộng có liên quan đến phúc họa 

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    9/495

    GIỚI THIỆU NỘI DUNG 

    Phương thuật Trung Quố c bắt nguồn t ừ  t ầng thứ  cao nhấ t của triế t học cổ  đại, songnó lại diễn ra dướ i hình thức tín ngưỡ ng dân gian phổ  biế n nhấ t. Hàng mấỵ  ngàn năm nay,những phương thuật này đượ c v ận d ụng vào các lĩnh vự c chính tr ị , quân sự  , khoa học kĩthuật, văn nghệ , v.v... chứa đầ y màu sắc thần bí, huy ề n hoặc mà t ừ  trướ c đến nay đã tạonên nhữ ng ảnh hưở ng cự c kì quan tr ọng đố i v ớ i sinh hoạt xã hội, sự  hình thành tr ạng tháitâm linh văn hóa của ngườ i Trung Quố c.

    Qua nhiều năm nghiên cứ u và chỉ nh lí, t ừ  ba phương diện lớ n : Thiên thời, địa lợ i,nhân hòa thông qua khía cạnh thự c tiễn tùy cơ ứ ng biế n của đời ngườ i, v ận d ụng tư duymớ i, thành quả mớ i của nề n khoa học hiện đại, tác giả đã giớ i thiệu lí thuy ế t  và phương pháp của phương thuật Trung Quố c.

    Phần "Thiên thờ i" giớ i thiệu các phương pháp làm thế  nào để  nhận thứ c quy luật pháttriể n xã hội, đặc điể m biến đổ i của thời đại và giành được cơ may của đời người như : chiêmtinh thuật, sấ m vĩ thuật, chiêm bố c thuật, đoán mệnh thuật, quái ảnh thuật, tướ ng diệnthuật, viên mộng thuật v.v...

    Phần "Địa lợ i" giớ i thiệu các phương pháp làm thế  nào để  nhận thứ c và lợ i d ụng hoàncảnh xã hội, hoàn cảnh t ự  nhiên như kì  môn thuật để   lự a chọn phương hướ ng t ố t nhấ t,Thông thiên thuật d ự  đoán khí tượ ng, Quan nhân thuật thông qua tính khu v ự c phán đoán khí phách con ngườ i và Phong Thủ y thuật lợ i d ụng ưu thế  địa lí.

    Phần "Nhân hòa" giớ i thiệu phương pháp làm thế  nào để  nhận biết ngườ i và dùng

    người. Căn cứ  k ế t quả nghiên cứ u trong nhiều năm, tác giã đã sáng tạo ra một mô thứ ckhoa học hành vi độc đáo : mô thứ c nhu cầu ngũ hành. Tác giả đã k ế t hợ  p một cách hữ ucơ thuyế t nhu cầu tâm lí của Maslow có ảnh hưở ng nhấ t ở   phương Tây vớ i thuy ết âm dươngngũ hành cổ  đại của Trung Quố c, t ổ ng k ế t thành phương pháp dùng ngườ i, hễ  thự c hiện làcó hiệu quả rõ r ệt.

    Nội dung sách phổ  thông d ễ  hiể u, d ễ  học, d ễ  sử  d ụng, nhằm giúp bạn đọc trong chừ ngmự c nhất định tìm hiểu đượ c phần nào phương thuật Trung Quố c, trong xã hội đang thithố  nhân tài ngày nay có thể  "thẩ m thời độ thế ", cân nhắc thiệt hơn để   giành đượ c thànhcông trong cuộc số ng của mình.

    Phần thiên thờ i : NGUYÊN AN d ịch.

    Phần địa lợ i, nhân hòa : NGUYÊN V  ĂN M ẬU d ịch.

    Người dịch

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    10/495

      THƯỢNG HẠ CẦU SÁCH : 

    (Tìm tòi từ trên xuống dưới) 

    SỰ TÌM TÒI CỦA CÁC NHÀ HIỀN TRIẾ T TRUNG QUỐC 

      THUẬT CHIÊM BỐC 

     Phát minh thuật bói rùa 

    Sự  tìm tòi của các nhà hiền triế t Trung Quốc đối với thiên thời bắtnguồn rấ t sớm từ  phát minh thuật bói rùa.

    Thời đại th ần quyền tiền sử , bộ lạc sớm nhấ t của dân tộc TrungHoa đã từ ng sống cả một miền dọc theo sông Hoàng Hà đế n tận Tâyph ần tỉnh Sơn Đông thuộc miền đông trung du sông Vị. Trong cuộcsống đánh cá và săn bắt, họ bắt đầu tìm hiểu đối với tự  nhiên.

    Có quá nhiều nghi vấn đối với sự  biến đổi của tự  nhiên nên đã cómột số thuật sĩ đi tìm những điều bí ẩn đó xuấ t hiện. Nhữ ng thuật sĩthông minh có nhiều hiểu biết và tâm đắc đối với sự  vật, đã dự  đoán

    sự  biến đổi khí hậu thiên nhiên có độ chuẩn xác nổi bật do đó đã giànhđược sự  tin cậy và tôn sùng của mọi người trong bộ  lạc. Cuối cùng,chính họ và cả phương pháp quan trắc của họ đã được nêu lên và cố định trở  thành những ông quan văn hóa cổ xưa nhất trên vùng đấ thoang thổ này.

    Công cụ các thuật sĩ sử  dụng khá đơn giản, chỉ là một con rùa đen.Rùa đen là loại động vật biế t bò, thân rùa dẹt phẳng, trên mai rùa cómột lớp vỏ cứng màu nâu đen, phía trên mặt là những hoa văn. Rùa

    đen không nhữ ng có thể hoạt động trên đấ t cạn mà còn có thể sốngở dưới nước.

    Sự  trọng thị đối với rùa đen, xuấ t phát từ  hai nhận thứ c : một làrùa đen có năng lự c hoạt động cả trên cạn và dưới nước, so với các loạiđộng vật khác nó tỏ ra có khả năng nổi bật, nên đã được những người

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    11/495

    đánh cá và săn bắt ngưỡng mộ, sùng bái; hai là những hoa văn trênmai rùa đã làm cho các thuật sĩ  ngạc nhiên mãi không thôi. Họ  chorằng những hoa văn này tượng trưng cho một loại ý chỉ của trời.

    Trong lòng người bộ  lạc nguyên thủy, sự  biến đổi của các hiệntượng tự  nhiên và mọi hoạt động của xã hội loài người đều chịu sự  chiphối của một sứ c mạnh nào đó. Do đó họ đã sáng tạo ra Thượng đế ,một sự  sáng tạo vừa vĩ đại vừ a ngu xuẩn.

    Các hoa văn trên mai rùa được họ cho là sách của Thượng đế , nênđã từ ng có một loạt người chuyên nghiên cứ u mai rùa.

    Chính sự  nghiên cứu mai rùa đã sản sinh ra nền văn hóa Trung

    Quốc. Các hoa văn trên mai rùa sau khi chỉnh lí lại đã hình thành chữ  viết tượng hình sớm nhấ t của Trung Quốc.

    Ý chỉ của Thượng đế  về sau được diễn biế n thành Thiên mệnh. Thủ lĩnh của bộ  lạc liền trở  thành nguời làm việc theo lệnh trời, cho nênnhữ ng việc họ làm đều là nhữ ng việc Thượng đế  bảo họ làm như  thế .

    Bói rùa cũng như Sử , Phệ, Chúc (lời khấn) đều đứ ng ra làm việc nốiliền công việc giữ a th ần linh và con người. Các thuật sĩ bói rùa không

    nhữ ng có thể suy đoán khí hậu thiên nhiên mà còn có thể xem đượccác điều lành dữ . Từ  nhữ ng việc lớn như sự  tồn vong của bộ lạc, đế nviệc nhỏ như cát hung của mỗi cá nhân, không việc gì là không xem vàbói toán cả.

    Nghe nói, mọi khi trong bộ lạc có sự  kiện trọng đại nào xảy ra thìthủ  lĩnh của bộ lạc đều phải triệu tập toàn bộ người trong bộ lạc lại,sau đó đốt mai rùa để xem bói lành dữ .

    Bốc từ  đã ghi : Đế  lệnh vũ túc niên ? Đế  lệnh vũ phất kĩ túc niên ?Chính là xem tình hình mưa gió và thu hoạch. Lại như : phạt cát phương,Đế  thụ phạt hự u ? Chính là dùng mai rùa để xem phương hướng tốt để đem quân di đánh nhau, để giành được thắng lợi.

    Nhữ ng ví dụ  loại này còn rấ t nhiều. Ngày nay chúng ta nhìn lại

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    12/495

    xem chừ ng rấ t ấu trĩ, nhưng trái lại lại bày tỏ sự  tìm tòi của con ngườiđối với sứ c mạnh siêu nhiên nằm ngoài khả năng của mình.

    Sứ c mạnh siêu nhiên mà về sau này nói đế n chính là Thiên thời.

    Nó là một loại công năng kế t cấ u, các nhà triế t học gọi nó là tính tấ tyế u. Từ  sự  hiểu biế t và lí giải tính tấ t yế u, có thể nhìn thấy trình độ trítuệ của một bộ  lạc hoặc một cá nhân. Sự  phát minh ra bốc phệ, vớikhoa học ngày nay thật ra không thể xem là việc làm cao siêu, nhưngít nhấ t nó cũng đã chứ ng minh các nhà hiền triế t cổ Trung Quốc đã cótài trí tương đối thông minh.

     Sự ra đời của bát quái 

    Lòng hăng say của các thuật sĩ bói rùa đối với công việc mình đảmđang đã phát triển mạnh mẽ môn Quy bố c học. Trải qua vô vàn thuậtsĩ và vô số l ần chỉnh lí, sửa đổi đã quy nạp thành tám kí hiệu, chính làbát quái sau này :

    ÀN KHẢM ẤN HẤN

    T

    N LI

    K ÔN ĐOÀI

     

    Theo truyền thuyế t bát quái là do Phục Hi sáng tạo ra. Sách "Dịch- Hệ  từ   hạ  truyện" nói : "Cổ  giã Bao Hi thị  chi Vương thiên hạ  dã,ngưỡng tắc quan tượng vu thiên, phủ quan pháp vu địa, quan điều thúchi văn dữ  địa chi nghi; cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, vu thị thủytác bát quái".

    Đại ý nói : Từ  thời cổ xưa họ Bao Hi làm Vương từ  của thiên hạ ngẩng đầu lên quansát thiên tượng, cuối xuống nhìn thấ y phép biến đổi trên đại lục, xem các màu sắc hoa văncủa chim bay thú chạy và cả cỏ cây sống núi sinh trưởng trên đấ t. G ần thì chọn hình ảnh

    của chính mình, xa hơn thì chọn hình tượng của vạn vật bắt đầu sáng tạo ra bát quái 

    Nếu như truyền thuyế t này đáng tin cậy thì người đứng đầu tronghàng ngũ nhữ ng nhà bói rùa cổ đại của Trung Quốc phải là họ PhụcHi. Trong chuyện th ần thoại nói Phục Hi chính là th ần văn hóa mặtngười mình rắn, vợ ông là bà Nữ  Oa luyện đá vá trời.

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    13/495

    Bát quái của Phục Hi vạch ra l ần lượt đại diện cho tám loại vậttượng : Thiên, Thủy, Sơn, Lôi, Phong, Hỏa, Địa, Trạch. Hơn nữ a trongđó mỗi cặp gồm hai quẻ đối lập nhau. Ví dụ : Càn đại diện cho Thiên(Trời) và Khôn đại diện cho Địa (Đấ t), Khảm đại diện cho Thủy và Ly đại

    diện cho Hỏa. Khái niệm đối lập là tinh hoa của môn Quy bốc học. Dođó sự  phát sinh thuật bói rùa đã sản sinh ra tư tưởng biện chứ ng thu ầnphác cổ xưa. Xuyên qua bầu không khí th ần bí của Quy bốc học, chúngta có thể nhìn rõ nhữ ng tia sáng phản chiế u trí sáng suốt nhìn thấ y cả tương lai xa xôi của các nhà hiền triế t cổ Trung Quốc.

    Dịch học về sau cho rằng : Lưỡng nghi sản sinh ra Tứ  thời. Nghĩalà: Thái cực sinh âm dương. Âm dương sinh tứ   thời, tứ   thời sinh bát

    quái. Tứ  thời là : Thiếu dương, Thiế u âm, Lão dương, Lão âm cũng còngọi là Bốn mùa.

    Trên thự c tế  Bát quái là tám hình vẽ khác nhau. Mỗi quái (quẻ) làgồm 3 vạch đường nằm ngang tạo thành. Toàn bộ bát quái gồm 2 loạiđường vạch tạo thành : một loại đại diện dương, một loại kháclà đại diện âm.

    "Một âm một dương gọi là đạo". Đạo chính là quy luật tự  nhiên.

    Vì thế  âm dương không chỉ là 2 yế u tố lớn tạo thành vũ trụ mà nó cònđại biểu thuộc tính của tấ t cả hiện tượng biến đổi của vạn vật trong vũtrụ.

    Các nhà hiền triế t Trung Quốc cho rằng: tấ t cả mọi hiện tượng biế nđổi sự  vật của giới tự  nhiên không cái nào là không mang sẵn tính âmdương trong các nhân tố không gian và thời gian lúc đó, hoặc trở thànhdương cương, hoặc trở thành âm nhu. Còn tác dụng biến đổi nhấ t âmnhất dương này sẽ vĩnh viễn lặp đi lặp lại không ngừ ng và không bao

    giờ kế t thúc.

    Vì thế, Bát quái do âm dương tạo nên cũng sẽ đại diện cho támtính chấ t của vạn sự , vạn vật trên thế  gian. Đó là: "Càn là kiện, Khônthuận, Chấn động, Tốn nhập, Khảm hãm, Li lệ, Cấ n chỉ, Đoài duyệt".Tám tính chất này không đổi, vạn sự , vạn vật đều có thể quy nạp vào

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    14/495

    trong tám tính chấ t này.

    Bởi vì Bát quái sản sinh ra tứ  thời, về sau này có người dùng Bátquái đại diện cho 8 khí tiế t trong một năm : Lập xuân, Xuân phân, Lập

    hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông, Đông chí.Trong "Kinh Dịch", tính thời gian của Bát quái được biểu hiện ngày

    càng nổi bật. Nhưng trước khi có "Kinh Dịch" thì Bát quái chỉ là đại từ  chỉ thời gian mà thôi.

     64 quẻ và “Kinh Dịch” 

    Về sau Bát quái được dùng làm công cụ bói toán, được các thuật

    sĩ  đương thời châp nhận.Trong cả thời gian sử  dụng lâu dài, các thuật sĩ đã phát hiện Bát

    quái biế n đổi quá ít không đủ dùng. Một số người bắt đầu công việccải tiến Bát quái để mong làm tăng thêm biến đổi, thích ứ ng với cáctình huống phứ c tạp hơn. 

    Bát quái chỉ mới là phân chia vạn sự , vạn vật thành 8 loại lớn cótính chấ t khác nhau. Tính chấ t của từ ng loại sự  vật một, có thể chọn rấ t

    nhiều vật tượng để tượng trưng, do đó Bát quái là sự  biểu hiện ở trạngthái tĩnh đối với thế  giới khách quan. Trong đó không có ý nghĩa pháttriển biến hóa, cũng không có tính thời gian.

    Cho mãi về sau này sự  hình thành 64 quẻ, mới hoàn thành sự  kiế ntạo của "Kinh Dịch".

    "Bát quái thành liệt, tương tại kì trung hĩ. Nhân nhi trùng chi, hàotại kì trung hĩ. Cương nhu tương thôi, biế n tại kì trung hĩ. Hệ từ  yên nhi

    mệnh chi, động tại kì trung hĩ  ("Dịch. Hệ từ  hạ truyện").Đoạn văn trên là lí thuyế t hình thành 64 quẻ. Từ  Thái cực, Lưỡng

    nghi, Tứ  thời, Bát quái đã hình thành sự  sắp đặt ngay ngắn có trật tự  của các quẻ Càn, Đoài, Li, Chấ n, Tốn, Khảm, Cấ n, Khôn, các hiện tượngcủa vạn vật trong vũ trụ đều chứ a ở trong đó cả. Nhưng Bát quái vẫn

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    15/495

    không chứ a hế t tấ t cả các hiện tượng đang diễn ra trong vũ trụ, do đóđem xế p chồng bát quái lên sẽ hình thành 64 quẻ, mọi điều bí ẩn tế  nhị của hào đều đã chứ a ở bên trong. Chuyển dịch xen kẽ nhau các hàocương và hào nhu, thì tấ t cả các biến hóa trong vũ trụ sẽ chứa đự ng cả 

    ở trong đó. Lại kèm thêm hào từ  đã nói rõ dấ u hiệu cát hung trước, tấ tcả mọi hoạt động trong vũ trụ cũng đều chứ a cả bên trong.

    Vì thế , 64 quẻ sẽ phản ánh thế  giới khách quan ở trạng thái động.

    Trên thự c tế  64 quẻ đã phân chia thế  giới khách quan, nhấ t là xãhội loài người thành 64 thời đại nối liền nhau theo một trật tự . Thời đạilà sự  phát triển biế n hóa, mà sự  phát triển biế n hóa lại được 384 hàocấ u tạo thành 64 quẻ phản ánh.

    Theo cách nhìn vĩ mô, mỗi một quẻ trong 64 quẻ đều đại diệncho một thời đại, từ  thời đại này phát triển thành thời đại khác. Theocách nhìn vi mô, mỗi quẻ đại diện cho một thời đại. Mỗi quẻ đại biểucho 6 giai đoạn biế n đổi. Vì vậy, thế  giới khách quan trong 64 quẻ đượcmiêu tả thành quá trình phát triển đầy sinh động, không ngừ ng biế nhóa và không bao giờ hế t.

    Sự  biế n hóa của thời đại và sự  biến đổi giai đoạn trong thời đạiđó, chính là lời giải đáp cần phải tìm của "Kinh Dịch". Do đó có thể nói"Kinh Dịch" là nhữ ng học vấ n bàn về sự  biế n hóa.

    Bản thân chữ  "Dịch" có hàm nghĩa là: giản dịch, biế n dịch, bấ t dịch.Vạn vật trong vũ trụ từ ng giờ từng phút đang biến đổi, sự  việc và conngười cũng như vậy, cho nên nói là "biế n dịch". Song đại vũ trụ biế nđổi không ngừ ng, nhưng vẫn có tính quy luật, có trật tự  ngăn nắp vàtu ần hoàn, phải tuân theo một quy luật nhất định. Còn vận mệnh của

    con người - tiểu vũ trụ, cũng có tính quy luật như thế , vì thế  nên nói là"bấ t dịch". Thông qua tính quy luật "bấ t dịch", người ta có thể tìm hiế uquy luật của trời đất trong vũ trụ lớn có thể tuân theo. Tương tự, độnghướng của con người - vũ trụ nhỏ cũng có thể dự  đoán trước, có thể quy định, do đó nói là "giản dịch".

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    16/495

    Bộ "Kinh Dịch" chính là dùng nhữ ng kí hiệu tượng trưng giản đơnvà con số để biểu thị sự  biế n hóa hiện tượng "biế n dịch, bấ t dịch, giảndịch" gây được tác dụng xem bói toán.

    Các nhà hiền triế t cổ Trung Quốc đúng là đã từ  phương hướng tưduy này đi tìm sự  biến đổi của thiên thời. Sự  biế n hóa của thiên thờicũng tương tự  có quy luật có thể tuân theo. Các nhà chiêm bốc và cáchọc giả khác về sau cũng đều theo phương hướng này để tỏa đi khắpbốn phương. 

     Bói cỏ thi và phương pháp bói cỏ thi

    Công cụ xem bói của "Kinh Dịch" không còn là mai rùa nữ a, mà là

    dùng cỏ thi.Cỏ thì là một loại cỏ sinh sống ở vùng Hoa Bắc, thường gọi là rau

    Khao tử. Sau khi phơi khô có thể dùng để xông muỗi.

    Cỏ thi được dùng để xem bói đại khái có thể vào thời kì loài ngườitiế n vào xã hội nông nghiệp. Lịch sử  không có ghi chép, cũng khôngcó cách nào để tìm ra người đầu tiên đã sử  dụng cỏ thi.

    Nghe nói phương pháp bói cỏ thi có 9 loại, nhưng hiện nay chỉ cómột phương pháp được lưu truyền lại. Phương pháp bói cỏ  thi nàyđược lưu truyền lại ngày nay, có thể nói là công lao của Khổng Tử . Ôngđã đem phương pháp này ghi chép trong sách ”Hệ từ  truyện" :

    "Đại diễn chi số ngũ thập, kì dụng tứ  thập hữ u cử u, phân nhi vi nhị dĩ tượng lưỡng, quải nhấ t d ĩ  tượng tam, điệp chi dĩ tượng tứ  thời, quykì vu lịch dĩ tượng nhuận, cố tái lịch nhi hậu quải. Càn chi sách nhị báchnhấ t thập hữ u lục, khôn chi sách bách tứ  thập hữ u tứ , phàm tam bách

    hữ u lục thập, đương kì chi nhật. Nhị thiên chi sách vạn hữ u nhấ t thiênngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã. Thị cố tứ  doanh nhi thànhdịch, thập hữ u bát biế n nhi thành quái. Bát quái nhi tiế u thành, dẫn nhithân chi, xúc loại nhi trưởng chi, thiên hạ chi sự  năng tất hĩ". 

    Đại ý nói : Hãy chọn 50 nhánh cỏ thi, dùng 49 nhánh, đem chia ra làm hai để tượng

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    17/495

    trưng cho lưỡng nghi, lấ y thêm một nhánh móc vào để tượng trưng cho tam tài (thiên địanhân). Đem số cỏ thi đã chia làm đôi xế p bốn nhành một tượng trưng cho tứ  thời, gomcác số lẻ còn lại tượng trưng cho tháng nhuận. Vì năm âm lịch 5 năm nhuần 2 l ần, tiế ptheo lại thu thập tấ t cả các nhánh cỏ thì lại tiế p tục chia làm 2 như lúc trước để bắt đầu

    quá trình thao tác l ần thứ  2Số cỏ thì dùng cho quẻ Càn là 216 nhánh, quẻ Khôn là 144 nhánh. Tổng cộng là 360

    nhánh, tương đương với số ngày trong một năm. Kinh Dịch chia thành 2 thiên, trong 64quẻ c ần có 11520 nhánh cỏ thì cũng tượng trưng cho 11520 số sự  vật

    Vì vậy trải qua bốn bước tiế n hành quẻ “Dịch“, mỗi quẻ có 6 hào, c ần 18 l ần biế ncuối cùng thành 1 quẻ. Bát Quái so với 4 quẻ là số nhỏ nhưng nế u xế p chồng lên và khaitriển thêm sẽ thành 64 quẻ thì tấ t cả mọi việc trong thiên hạ đều bao trùm hế t thảy 

    Nói một cách cụ thể là phương pháp bói cỏ thi được chia làm 4bước :

    Bước thứ  nhấ t là"phân nhi vi nhị". Ta đem 49 nhánh cỏ thì dùngđể xem bói, tùy ý chia làm hai ph ần. Tượng trưng thái cự c hoàn chỉnhchia thành Thiên (trời) và Địa (đấ t), tức Lưỡng nghi.

    Bước thứ  hai là "quải nhất dĩ tượng tam’’. Lấ y ra một nhánh từ  trong số cỏ thi đã phân làm 2 phần, đặt ra một bên. Tượng trưng giữ a

    trời đấ t sản sinh ra con người, do đó 49 nhánh cỏ thi sẽ chia thành 3bộ phận : Thiên, Địa, Nhân. Quan niệm này rấ t quan trọng, vì nó đã làmsáng tỏ các nhà hiền triế t cổ xưa đã nhận thức đầy đủ sự  tồn tại và giátrị tồn tại của bản thân mình.

    Bước thứ  ba là "điệp chi dĩ tứ". Điệp chính là đế m các chữ  số, đemsố cỏ thi đã chia làm 2 ph ần cứ  4 nhánh một, 4 nhánh một để đế m, làmnhư thế  là tượng trưng Tứ  thời. Điểm này chỉ rõ sự  nhận thứ c của "KinhDịch" đối với thời gian.

    Bước cuối cũng là "quy kì vu lịch". Quy lẻ là các số dư lại sau mỗil ần đếm đều đặt ra một bên. Phải đem các số dư của cả 2 ph ần gomlại, sau đó lại đế m 4 cái một. Tác giả "Kinh Dịch" đã giải thích cách làmnày là để "lập nhuận", tứ c tháng nhuận.

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    18/495

    Đến bước này là đã làm được "một dịch", tiếp theo cũng theophương pháp tương tự  còn phải làm 2 l ần nữ a, tứ c "tam dịch” mới cóthể được một hào. Một quẻ có 6 hào, cho nên phải trải qua 6 l ần "tamdịch" mới tạo thành một quẻ.

    Từ  phương pháp bói cỏ thi phân tích ta thấ y bói cỏ thi đã thay thế  bói rùa, không thể lí giải một cách giản đơn rằng đó là sự  tiế t kiệm convật, mà ý nghĩa chân chính của nó là việc sử  dụng số và lịch pháp. Nhậnthứ c của "Kinh Dịch" đối với trời, tức đối với quy luật tự  nhiên đã từ  quan trắc hiện tượng phát triển thành tính toán bằng số.

    Việc vận dụng kế t hợp lịch pháp với phương pháp bói cỏ thi đãđưa trình độ nhận thứ c của "Kinh Dịch” tiế n thêm về phía trước một

    bước khá xa. Nhận thứ c lí tính của các nhà hiền triế t Trung Quốc đốivới trời được bắt đầu từ  lịch pháp, ở thời vua Nghiêu, các nhà hiền triế tTrung Quốc đã biế t quan sát hiện tượng để báo thời gian chuẩn. Lịchpháp trước thời vua Nghiêu gọi là Hỏa lịch, về sau phát triển thành lịchMặt trời, Hỏa và Mặt trời (Thái dương) đều là sao. Quan sát hiện tượngđã sản sinh lịch pháp, sản sinh ra nhận thứ c lí tính đối với thiên thời.

    Tác giả của "Kinh Dịch" vận dụng lịch pháp đã tỏ ra họ xem giới

    tự  nhiên trong trời đấ t là khách thể độc lập ở bên ngoài bản thân mình.Nhận thứ c này là nhận thứ c duy vật đối với thế  giới. Vì thế  có thể nóithế  giới quan của "Kinh Dịch" cũng là thế  giới quan duy vật.

     "Liên sơn", “Quy tàng" và "Chu dịch” 

    Bốn yế u tố tạo thành "Kinh Dịch” là: cỏ thi, quái (quẻ), hào và từ .Các thuật sĩ đời nhà Hạ đã có cống hiến chưa từ ng có trong lịch sử  đốivới việc xây dự ng "Kinh Dịch".

    Do thời nhà Hạ, Trung Nguyên đã xuấ t hiện cục diện thống nhấ tlâu dài. Trong hoàn cảnh xã hội ổn định này, học thuật đã phát triểnmột cách ung dung. Các thuật sĩ  đã thu lượm tư liệu của các bộ  lạc,kinh qua chỉnh lí thống nhấ t, thêm bớt và cuối cùng đã biên soạn thànhbộ sách xem bói toán có quẻ, có từ  đầu tiên trong lịch sử , có tên là

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    19/495

    "Liên sơn". Đây chính là Hạ Dịch (Kinh Dịch thời nhà Hạ).

    Sách "Liên sơn" lấ y quẻ Cấ n làm quẻ đầu tiên, tượng trưng "nhữ ngđám mây xuấ t hiện trên núi, liên miên không ngớt".

    Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương diệt vong, các thuật sĩ nhà Thươngđã không bằng lòng dùng Hạ Dịch. Họ dự a vào nhữ ng nghiên cứ u củamình, tứ c nhữ ng kiế n thứ c của bộ lạc của chính họ đã chỉnh đốn lại Hạ Dịch và định ra Thương Dịch mang tên "Quy tàng".

    Sách "Quy tàng" lại lấ y quẻ Khôn làm quẻ đầu trong 64 quẻ, tượngtrưng cho "Vạn vật không có cái gì không chứa đự ng ở trong đó". 

    Đến đời nhà Chu, "Kinh Dịch" lại phát sinh một l ần đổi mới nữ a.Nghe nói Chu Văn Vương chính là người rấ t tinh thông "Kinh Dịch",ông đã từ ng bị vua Trụ giam nhiều năm ở trong ngục, ở đó, ông chuyêntâm nghiên cứ u 64 quẻ, đồng thời đã viế t ra quẻ từ  và hào từ  cho từ ngquẻ. Đợi mãi sau khi ông đánh bại vua Trụ, xây dựng nên Vương triềucủa mình, thành quả nghiên cứ u của ông lúc đó mới trở thành văn hiế nkinh điển của quốc gia. Đó chính là "Chu Dịch”. 

    "Chu Dịch" lấ y quẻ Càn làm quẻ đầu, đã phản ánh một bước nhảy

    vọt vĩ đại nữ a về quan niệm của các nhà hiền triế t Trung Quốc đươngthời. Ân Thương lấ y quẻ Khôn trước rồi mới đế n quẻ Càn là thứ , là coitrọng mẫu hệ, còn người nhà Chu lại lấ y Càn đầu, Khôn thứ  là coi trọngphụ hệ. Các sách "Liên sơn", "Quy tàng” đều đã thấ t truyền. Hiện nay"Kinh Dịch" mà chúng ta bàn đế n, chính là quyển sách quốc bản củanhà Chu.

    Nế u nói Phục Hi vẽ ra Bát quái là hình thức ban đầu của nền vănhóa Trung Quốc, Văn vương phát triển Chu dịch sẽ là mở đầu của nềnvăn hóa Trung Hoa. 

    "Dịch đạo thâm, nhân cách tam thánh, thế  lịch tam cổ".

    "Kinh Dịch" không nhữ ng là bộ sách kinh điển cổ xưa nhấ t củaTrung Quốc, mà từ  xưa đến nay nó còn được tôn sùng hế t mứ c, còn

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    20/495

    được gọi là "Qu ần kinh chi thủ".

    Con người trong vũ trụ biế n hóa khôn lường, sinh tồn và phát triểnra sao, trong xã hội cơ hội và duyên phận phải liệu trước, làm thế  nào

    để làm nên sự  nghiệp. "Kinh Dịch" dùng trí tuệ độc đáo của phươngĐông, ngửa lên xem thiên văn, nhìn xuống xét địa lí, ở giữ a thông hiểu"vạn vật chi tình", nghiên cứ u sự   giao lưu giữa con người với thiênnhiên, tìm hiểu đạo lí vĩ đại "tấ t biế n, sở biế n và bấ t biế n" của đời người,làm sáng tỏ quy luật "tri biế n, ứ ng biế n, thích biế n" của đời người. Đâychính là nhữ ng chỗ vĩ đại của "Kinh Dịch”. 

    Vì vậy, chúng ta có thể xem "Kinh Dịch" là mô thứ c nhận biế t củacác nhà hiền triế t Trung Quốc đối với vũ trụ vạn vật bao la và cuộc sốngcủa con người cơ may khôn lường.

    64 quẻ  của "Kinh Dịch" tượng trưng cho các hiện tượng của tự  nhiên hoặc nhân sự  tại một thời điểm nào đó trong quá trình biến đổikhông ngừ ng. Vì thế, ý nghĩa của "Kinh Dịch" là vô cùng coi trọng thờigian. "Thời" nói trong "Kinh Dịch" là nhữ ng tình huống của con ngườitrong khi đấu tranh, khi vui sướng, khi khốn khó, khi đau khổ v.v...

    "Kinh Dịch" nói đế n thời gian, tôn trọng "thời trung”. Học giả đờiThanh là Huệ Đống nói "dịch đạo thâm, nhất ngôn dĩ tế  chi, viế t thờitrung”. (Đạo lí "Kinh Dịch” rấ t sâu sắc, nhưng nói tóm lại là "thời trung”).Khổng Tử  viế t "Thoán truyện" nói về thời có 24 quẻ, nói về trung có 35quẻ ; "Tượng truyện" nói về thời có 6 quẻ, nói về trung có 38 quẻ. Tử  Tư viết sách "Trung Dung” kể  lại nhữ ng lời nói của Khổng Tử   rằng :Quân tử  mà thời trung ; Mạnh Tử  lại nói : "Khổng Tử , bậc thánh bàn về thời. Là phép tắc cùng truyền lại từ  thời Nghiêu Thuấ n trở lại đây. Hiểubiết được nghĩa của thời trung là đã nắm được Dịch quá nử a vậy !"

    Từ  đó ta thấ y sự  coi trọng của "Kinh Dịch" đối với nhân tố  thờigian và nguyên tắc trung dung. Nói cách khác, thời trung sẽ là trạngthái tốt đẹp nhấ t của sự  vật hoặc nhân sự .

    Hiểu được quy luật của thiên thời mới có thể "an mệnh", thông

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    21/495

    hiểu nguyên tắc của trung dung mới có thể "thành dĩ". Tác giả  của"Kinh Dịch" đã chỉ bảo cho người đời sau rằng : con người sinh ra ở đời, khi lập thân chính nghiệp c ần phải giác ngộ đạo lí "thành dĩ anmệnh". Sáng tỏ  phép tắc của thiên địa, nghiên cứu đạo lí của âm

    dương, tu chỉnh đường tính mệnh, rử a lòng nghiền ngẫm thời cơ, làmsáng tỏ điều đứ c mới, thì mới mong hiển đạt giàu sang.

     Xem bói "Kinh Dich" : Thái độ xử thế tích cực 

    Các bậc tiền bối của chúng ta, trong cuộc đấ u tranh với thiên nhiênđã phát minh ra chiêm bốc.

    Ý nghĩa của chiêm bốc ở chỗ, nó không nhữ ng là vì sự  sinh tồn mà

    còn là vì sự  sinh tồn ngày càng tốt đẹp hơn. Có rấ t nhiều người phảnđối chiêm bốc. Một trong số nguyên nhân của nó là họ cho rằng chiêmbốc là kế t quả của tâm lí tiêu cự c tự  mình hạ thấ p. Trong nỗi nghi hoặcvà khủng khiế p của cuộc đấ u tranh với thiên tai của thiên nhiên, conngười thường c ầu xin một sứ c mạnh siêu nhiên ngoài bản thân mìnhđể giúp đỡ mình, do đó mới đi chiêm bốc (xem bói).

    Trước khi "Kinh Dịch" ra đời, các nhà hiền triế t Trung Quốc đã phátminh ra nhiều phương pháp chiêm bốc. Căn cứ  xem các hiện tượngtrong sách "Sơn hải kinh" đã tỏ ra dưới thời Đường Ngu hoặc Trọng Lêđã từng có các phương pháp chiêm bốc như xem biểu tượng động vật,xem biểu tượng thự c vật, xem thiên tượng. Nhưng những phương phápnày rấ t giản đơn, cũng có rấ t ít lí lẽ khoa học để cho con người hiệnđại tin phục.

    Ví dụ xem xét biểu tượng động vật, khi người ta gặp phải nhữ ngviệc khó khăn thì sẽ giế t thịt động vật, để từ  huyết tượng, cốt tượng,

    biểu tượng dịch mật của động vật để suy đoán cát hung của việc đangmong c ầu. Ví như huyết tươi, cốt tươi sáng, dịch mật sáng và đầy chínhlà điềm tốt, nếu ngược lại là điềm xấ u. Nế u gặp được điềm tốt lành thìcho rằng nên tiế p tục cố gắng vươn tới. Chẳng may gặp phải điểm xấ uthì sẽ từ  bỏ luôn động cơ dự  định ban đầu, để tránh những điều bấ thạnh sẽ đế n với mình. Vì thế , việc chiêm bốc như vậy về thự c chấ t chỉ 

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    22/495

    là quyết định vấn đề của người ta làm hay không làm mà thôi. Điều nàyđã bộc lộ tính tiêu cự c của phương pháp chiêm bốc này.

    Thuật bói rùa xuấ t hiện về sau này cũng không thoát ra khỏi bóng

    đen tiêu cực này. Điều đó đã phản ánh năng lực tư duy của con ngườisẽ quyế t định thái độ của người ta đối xử  với sự  vật.

    Nhưng chúng ta cũng đừ ng nên vội chê bai đối với phương phápchiêm bốc thô thiển này, vì chính những phương pháp thô thiển đó lạiđã sản sinh ra "Kinh Dịch" vĩ đại.

    Trên cơ sở quan sát hiện tượng xa xưa đã sản sinh ra tượng quẻ,quẻ từ  và hào từ  của "Kinh Dịch". Sự  phát minh Bát quái đã kế t thúc

    bóng đen của thời đại bói rùa, đón nhận ánh bình minh ngời sáng củakhoa học.

    Sự  phát minh Bát quái không chỉ là sự  cải tiến phương pháp màcòn là sự  tiế n bộ của tư duy. Nó đã đặt nền móng cho một lí thuyế ttham bác đồ sộ. Vì thế , lòng tự  tin của nhân loại mới được dự ng xâylên một cách chân chính. Sự  ra đời của 64 quẻ đã tỏ rõ các nhá hiềntriế t Trung Quốc đã bắt đầu dự  vào trí tuệ của chính mình để sinh tồn,để chinh phục sự  uy hiế p từ  thiên nhiên tới.

    Xem bói "Kinh Dịch" không còn là sản phẩm của sự  bị động tiêucực trước đây nữa, mà đã trở  thành phương tiện khoa học của conngười nhận biế t thiên nhiên và lợi dụng thiên nhiên. Chiêm bốc sẽ không còn chỉ quyết định con người làm hay không làm nữ a, mà làquyết định vấn đề con người nên đi làm như thế  nào và có thể làm nhưthế  nào đế  tốt hơn. 

    Trong lịch sử  đằng đẵng hàng mấ y ngàn năm, "Kinh Dịch" đã làmsáng tỏ điểm này, nó đã sống với thời gian mà vẫn không hề suy vong.Nó không chỉ đã gợi lên bước ngoặt chuyển hóa tế  nhị của sự  phátsinh sự  vật, mà còn chỉ ra con đường sinh tồn cùng tồn tại hài hòa giữ acon người với thiên nhiên, đã dạy cho con người biế t tùy cơ ứ ng biế nnhư thế  nào đế  tránh hung hóa cát. Điều này hoàn toàn khác với thiên

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    23/495

    đường của đạo Cơ đốc và kiế p sau của nhà Phật. Nó chỉ bảo cho conngười ta phải biế t nắm vững như thế  nào đế  thự c hiện.

    Người Trung Quốc đầu đen da vàng, đã từng theo con đường này

    để bước theo những năm tháng dài lê thê đã qua. Các nhà triế t họctương lai đã không ngừ ng làm phong phú thêm "Kinh Dịch", làm chonó phải ngấ m thấ m vào trong nền văn hóa Trung Quốc. Thuyế t Nhohọc do Khổng Tử  dự ng lên chính là một ví dụ điển hình.

    Vì vậy nói xem bói "Kinh Dịch" thật ra không phải là sản phẩm tiêucự c, mà là sự  tiế n thủ tích cực. Điều này có thể thông qua sự  phát triểncủa "Kinh Dịch" để chứ ng minh thêm. Lịch sử  phát triển "Kinh Dịch"cũng là lịch sử  của các nhà tiền bối Trung Quốc nhận thứ c tự  nhiên,thích nghi tự  nhiên, chinh phục tự  nhiên, đã trở nên thành thự c và tiế nbộ về mặt phương pháp tư tưởng.

     Sự phong phú của lí thuyết chiêm bốc 

    Lúc ban đầu cổ nhân (người xưa) sử  dụng chiêm bốc "Kinh Dịch”chỉ dựa vào tượng quẻ, quẻ từ , quẻ lí và biế n hào từ  để đoán quẻ.

    Các ghi chép về các ví dụ chiêm bốc này có rấ t nhiều, như các sách

    "Tả truyện", "Quốc ngữ ", "Chu ngữ", "Ân hư khế  tiế n biế n", "Luận hành".Đối với nhữ ng ghi chép vừ a quý báu mà chân thự c này, các học giả nhiều triều đại hế t sứ c trân trọng sự  nghiên cứ u về phương diện này,bởi vì sự  linh nghiệm của các ví dụ chiêm bốc này đã làm cho họ hế tsứ c kinh ngạc. Ngài Lí Kính Trì trong sách "Chu D ịch thám nguyên" đãnói một cách cảm khái rằng : "Trường phái các Bốc quan thời Xuân Thu,những điều họ đoán sao mà linh nghiệm thế , chẳng lẽ họ chỉ là ngườiba hoa tùy tiện chẳng may trùng hợp ? Đương nhiên không phải". "Có

    thể xem các sách "Tả truyện", "Quốc ngữ " đăng tải nhữ ng sự  việc đượcbói đoán, thự c tế  linh nghiệm quá đỗi !"

    Sách "Quốc ngữ”, "Chu ngữ" đã từ ng đăng một ví dụ chiêm bốcnhư sau: Tấ n Thành công lưu vong ở nước Chu. Khi Thành công tử  nướcChu trở về Tấn, người Tấn đã nhân việc này xem bói một quẻ.

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    24/495

     Xem được quẻ Càn biế n thành quẻ Phủ  Căn cứ  quẻ 

    từ  của quẻ Càn và quẻ Phủ, người Tấ n đã đưa ra lời đoán như sau : Phốinhi bát chung, Quân tam xuấ t yên. Vì quẻ  từ   của quẻ Càn là : "Càn

    Nguyên Hanh Lợi Trinh". Quẻ từ  của quẻ Phủ là "phủ chi phỉ nhân, bấ tlợi quân tử  trinh, đại vãng tiểu lai". Càn là trời, là Vua, quẻ thượng củaCàn là trời, quẻ hạ của Càn là Vua, cố tượng của vua phối với trời. Đâylà điềm tốt lành.. Nhưng quẻ hạ của Càn biế n thành quẻ Khôn, Khôn làth ần, cho nên nói "phối nhưng không đế n cùng". Lại thêm vì ba hàodương của quẻ hạ biế n thành ba hào âm, cho nên "Vua phải ba l ầnxuấ t vậy", về sau quả nhiên đã ứ ng nghiệm.

    Nhưng cách luận đoán này có một sai l ầm là dễ  làm sản sinhnhữ ng lời giải thích khác nhau. Trong "Luận hành bốc phệ thiên" đãghi chép một việc như sau ; Tử  cống - học trò của Khổng Tử   chiêmđoán nước Lỗ đánh Việt được từ  của biế n hào Cử u Tứ  (Dương bốn) củaquẻ Đỉnh : "Đỉnh chiế t túc, phúc công tốc, kì hình ác, hung" bằng hàotừ  này Tử  cống cho rằng quân nước Lỗ sẽ không thắng. Khổng Tử  xemxong, nói : Đây là quẻ tốt. Bởi vì "Người Việt ở trên nước, đi bằng thuyềnkhông đi bằng chân” là tốt. Kế t quả nước Lỗ đã giành thắng lợi.

    Để khắc phục nhữ ng sự  mơ hồ và lời giải sai l ầm của cách chiêmđoán trên, người đời sau dự  định thay đổi cách chiêm đoán này. Cáchlàm thăm dò này bắt đầu từ  đầu nhà Hán. Các nhà Dịch học đương thờichủ yế u có 3 người : Thi Cừ u, Mạnh Hỉ và Lương Khâu Hạ. Cả 3 ngườinày đều theo học cùng một th ầy là Điền Hà, còn kiế n thứ c Dịch họccủa Điền Hà lại được kế  thừ a từ  học trò của Khổng Tử  là Thương Cù.Tư tưởng thiên nhân tương quan (tương quan giữ a trời với người) thịnhhành đương thời cho rằng thiên tượng và nhân sự  có mối quan hệ nhânquả, điều này đã hình thành các nhà âm dương học và ngũ hành họccủa triế t học tự  nhiên. Mạnh Hỉ, con người có số phận long đong muốngử i gắm tư duy kì cục của mình vào, đã lấ y thuyết âm dương tai biế nđể thuyế t minh và giải thích "Kinh Dịch". Ông đem quẻ được định sẵnchỉ định làm 12 tháng, dùng hào chỉ định làm ngày. Như vậy, ông đãđem lịch pháp đưa vào trong chiêm bốc, làm cho chiêm bốc có thêm ý

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    25/495

    nghĩa của thời gian. Để làm cho mọi người tin tưởng, Mạnh Hỉ đã nóitoáng lên : đây là Thầy giáo trước khi mất đã truyền lại cho ông. Do đómôn học mới mẻ này đã thu hút được rấ t nhiều người. Điều đó chứ ngtỏ việc học giáo điều máy móc "Dịch" học của người ta không còn như

    xưa nữa, mà đang mong đợi các phương pháp và lí thuyế t mới. Lời nóidối của Mạnh Hỉ về sau bị sư huynh Lương Khâu Hạ vạch ra, kế t cục đãlàm cho Mạnh Hỉ mấ t hết uy tín. Nhưng việc cải cách này, ngược lạiđược người đời sau tiế p nhận và truyền lại.

    Đế n thời nhà Đại dịch học Đổng Trọng Thư, ông dốc sứ c phát triểnrộng học thuyết âm dương ngũ hành, mạnh dạn cải tiế n hệ thống Dịchhọc. Ông dùng âm dương ngũ hành để suy luận tai dị, dự  báo trước

    cát hung. Ông đã trở thành nhà cải cách số một đối với "Dịch học thờiTây Hán.

    Người cải cách "Dịch học" l ần thứ  hai thời Tây Hán là Kinh Phòng.Ông đã phát minh ra phương pháp chiêm bốc bói cỏ thi phối hợp với"Nạp Giáp" trên cơ sở của Đổng Trọng Thư. Cái gọi là "Nạp Giáp" chínhlà đưa 64 quẻ xếp đặt vào 8 cung, mỗi cung 8 quẻ đều do một quẻ trong kinh dẫn đầu, mỗi quẻ có hai hào: thế , ứ ng, tiếp đó đem thiêncan địa chi sắp xế p vào trong 6 hào của bát quái để được quẻ thuộc

    ngũ hành, lại phân ra “lục thân" : phụ mẫu, huynh đệ, quan quỷ, thê tài,tôn tử, còn căn cứ  ngày chiêm bốc để phối hợp "lục th ần" : Thanh long,Bạch hổ, Chu tước, Phi xà, Huyền vũ, Câu trần. Dùng những điều nàyđể đoán quẻ. Dịch học của ông đã tăng thêm phần tai biế n, phân 64quẻ, thay đổi ngày xem. Việc, dùng phong, vũ, hàn, ôn đoán khí hậu.Đến đây, phạm vi thời gian và không gian của việc chiêm bốc đã đượcmở rộng hơn. Việc cải tiế n của Kinh Phòng, không chỉ sử a đổi phươngpháp mà về nội dung chiêm bốc đã sáng tạo ra nhiều cái mới trước đây

    chưa từ ng thấ y, làm cho phạm vi ứ ng dụng chiêm bốc càng mở rộnghơn, độ chuẩn xác cũng tăng hơn. Lí lẽ của nó cho đến nay, cũng làmcho người đời nay không lường được ý sâu sắc của nó.

    Các nhân vật đại biểu cho phái dịch học thời Đông Hán gồm có :Trịnh Huyền, Tu ần Sảng, Ngu Phiên. Dịch học của họ không giải thích

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    26/495

    lại toàn bộ ý nghĩa tượng trưng của quẻ từ , mà là từ  từ ng chữ  từ ng chữ  trong hình tượng của quẻ đó để tìm lời giải đáp. Nhưng nhữ ng lời chúgiải kiểu đối ứng như vậy làm cho các tượng trưng của bát quái banđầu không đủ dùng, do đó họ đã khai phá một con đường mới mẻ 

    khác để phát huy tác dụng hơn. 

    Trịnh Huyền đã thừ a kế   truyền thống Dịch học thời Tây Hán vàTiền Đông Hán, dùng hào thời và ngũ hành để giải thích tượng hào củaquẻ và hào từ  của quẻ. Tư tưởng này trự c tiế p bắt nguồn từ  các sách"Dịch vĩ" và "Tam thống lịch". Học thuyế t của Trịnh Huyền đã góp phầncống hiế n to lớn cho việc kiế n lập kế t cấ u Dịch học Trung Quốc, từ  đó"Kinh Dịch" đã liên hệ chặt chẽ hơn với thuyết âm dương ngũ hành.

    Dịch học của ông là sự  sửa đổi hợp lí đối với Dịch học của Kinh Phòng.Sự  cống hiế n của Tu ần Sảng ở  lí thuyết Càn thăng Khôn giáng,

    tám cung và thuyế t phi phục của ông. Ông đem sự  biến đối vị thế  củahào hai và năm liên hệ với khí, đã làm phong phú thêm nội đung chiêmbốc.

    Ngu Phiên sinh ra muộn hơn Trịnh Huyền và Tu ần Sảng. Nhưngdanh tiế ng của ông lại lớn hơn hai người trước. Dịch học của ông đã

    dùng các phương pháp Quái biế n, Bàng Thống, Hộ thể và Bán tượngđể truyền thế , ảnh hưởng đối với người đời sau cự c lớn. Ông đã huỷ bỏ thuyết âm dương tai biế n về khí hậu của dịch học Kinh Phòng, màthay bằng thuyế t Quái, Bàng, nhấ t là quẻ biến được tạo nên do vị tríhào trong một quẻ biến động.

    Sự  cố gắng khai thác của các nhà Dịch học thời Hán, cuối cùng đãxác lập được địa vị của Dịch học, trở thành "qu ần kinh chi thủ". Các nhàdịch học sau nhà Hán không tạo được nhữ ng cải cách mới mẻ cao hơn

    đối với lí thuyế t chiêm bốc, cho đế n ngày nay, chiêm bốc của "KinhDịch" mà chúng ta được trông thấ y vẫn là nhữ ng kế t tinh của nhữ ngngười thời Hán. C ần phải nói rằng, đây là một sự  đình trệ không tiế nlên được nữ a của "Kinh Dịch", nguyên nhân của nó nên quy cho sự  nổidậy của phái Nghĩa lí. 

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    27/495

    Sau khi người thanh niên thiên tài thời Tam Quốc Vương Bật l ầnđầu tiên đề xướng tư tưởng trị dịch ”đắc ý quên tượng", dịch học đãchuyển từ  chiêm bốc sang triế t học. Phái Nghĩa lí đã thay thế  Dịch họctượng số thời Hán, trở thành trường phái chính nghiên cứ u Dịch học,

    làm cho ý nghĩa chiêm bốc của "Kinh Dịch’’ đã mất đi hoàn toàn, trở thành kinh điển triế t học của quy luật phát hiện và quy luật cấ u thành.Dịch học của các nhà Phật học sau này, dịch học ngoài "Kinh Dịch” củaDương Hùng, dịch học luyện đan đo Ngụy Bá Dương sáng lập, dịchhọc của các nhà sử  học Lí Quang, Dương Vạn Lí, Lí học của Trình Di vàChu Hi v.v... không ai là không như vậy cả.

    Nhân đây, cần phải chỉ ra sự  cải tiế n dịch học của nhà Đại dịch học

    Thiệu Ung đời Tống. Sự  cải tiế n của ông có thể gọi là sự  cải tiế n có tínhthời đại trong lịch sử  chiêm bốc. Dịch học của ông đã dùng tượng số hóa để giúp cho việc xử  lí trời đấ t tự  nhiên : đem thời gian phân thành64 quẻ, dùng nó để khái quát nguồn gốc của vũ trụ, đồng thời dùngquy luật số làm quy luật quản lý hế t thảy vạn vật trên thế  gian. Do đó,ông đã lập nên mô thứ c số để thuyế t minh mô thức tượng của 64 quẻ.C ần phải nói rằng ông đã làm cho chiêm bốc được mã hóa bằng consố, từ  đó đã hoàn thành công việc chuẩn bị chiêm bốc tiế n vào khoahọc. Con số là sợi dây nối liền chiêm bốc với khoa học.

    Ngày nay ở Trung Quốc, chiêm bốc đã được các môn khoa họcnhư dự  đoán học, thống kê học, vận trù học v.v... thay thế . Điều nàykhông thể nói được là chiêm bốc được khoa học hóa, mà là chiêm bốcbị vứ t bỏ. Trên thự c tế , dự  đoán học và thống kê học hiện đại, thật rakhông thể hoàn thành được công việc mà chiêm bốc đã từ ng làm.

    Chiêm bốc hiện đang đứ ng trước vấn đề là phải đưa vào một dòngmáu mới. Hiện nay, đang là lúc không phải khoa học c ần chiêm bốc,mà là chiêm bốc c ần khoa học. Nhưng ở Trung Quốc có rấ t ít ngườidám bỏ ra dũng khí và tâm lự c của mình để hoàn thành công việc này.Ở  nước ngoài, việc nghiên cứ u dịch học đã thu được rấ t nhiều thànhquả làm cho người ta kinh ngạc, bao gồm cả nghiên cứ u về lĩnh vự cchiêm bốc. Còn các nhà làm công tác khoa học của chúng ta thì lại chỉ 

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    28/495

    nhìn biển cả mà than mình bé nhỏ. Họ không phải là xem xét vấn đề từ  góc độ khoa học mà xuấ t phát từ  hiệu quả và lợi ích. Đây là điều bấ thạnh của "Kinh Dịch", cũng đồng thời là nỗi bấ t hạnh của Trung Quốc.

     Cải tiến công cụ chiêm bốc 

    Trong sách "Bạch hổ thông” có nói : "Rùa nghìn tuổi mới linh, cỏ thi trăm năm mới th ần, lấy cái trường cử u của nó có thể phán đoán được lành dữ". Đoạn văn này đã nói lên sự  thật bói mai rùa và bói cỏ thi.

    Sau khi 64 quẻ hình thành, bói cỏ thi đã thay thế  cho bói rùa. Điềuđó có thể có 3 nguyên nhân : một là, 64 quẻ đã được chỉnh lí hoàn hảo,

    không còn c ần nghi thức đốt rùa nữ a. Thứ  hai là bói rùa thuộc xemtượng động vật. Việc giế t thịt động vật và đốt rùa đều không phải làviệc làm thuận tiện, người ta vẫn mong muốn có công cụ giản đơn hơncũng có thể đạt được cùng một mục đích. Thứ  ba là bộ lạc nguyên thủyđã sống trên lục địa, bắt đầu sản xuấ t nghề nông, bởi vì cỏ thi chính làsản vật của đồng bằng Hoa Bắc. Những người chiêm bốc của bộ lạcngnyên thủy đã từ ng trong sản xuấ t nông nghiệp phát hiện ra cỏ thivà dùng nó làm công cụ chiêm bốc.

    Bói cỏ thi do Khổng Tử  ghi chép và là ra đời sau "Kinh Dịch”, nênnhững người chiêm bốc sau này đều dùng phương pháp này để chiêmbốc. Trên thự c tế , ngoài ghi chép của Khổng Tử  ra, không có phươngpháp bói cỏ thi nào khác được ghi chép lại. Cho nên cỏ thi được dùnglàm công cụ chiêm bốc kéo dài mãi tận đời Đường. Thời gian dài tớihơn hai ngàn năm, ở thời kì này, cỏ thi mới bị thẻ tre thay thế . Nguyênnhân thay có thể là người chiêm bốc cho rằng cỏ thi không thể dùngđược lâu dài, c ần phải thay thường xuyên, do đó họ đã chọn thẻ tre

    bền hơn cỏ thi. Nhưng các bước suy diễn không có gì thay đổi.

    Đã được xem là công cụ, khi sử  dụng người ta vẫn thường mongmuốn tiế t kiệm sứ c lự c và thời gian. Mặc dù bói cỏ thi so với bói rùa íttốn sứ c lực hơn, song vẫn không tiế t kiệm được thời gian. Vì nó vẫnphải trải qua các bước như chia ra làm hai ph ần, móc thêm 1 nhánh,

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    29/495

    xế p 4 chiế c một, gom các nhánh lẻ lại, làm 3 l ần mới được 1 hào, làm18 l ần mới được 1 quẻ, như vậy công việc cũng khá lộn xộn rối rắm. Vìthế  đế n thời nhà Đường, công cụ chiêm bốc lại phát sinh một l ần cảicách lớn nữ a.

    Trong sách "Nghi lễ chính nghĩa" thời Đường đã ghi chép phươngpháp dùng đồng tiền để thay cỏ thi. Công cụ chiêm bốc không còn làcỏ thi đã dùng hàng ngàn năm, mà là dùng ba đồng tiền bằng đồng.Hai tay của người xem bốc ôm hờ ba đồng tiền để tiế n hành lắc quẻ.Mỗi l ần lắc đem vứ t các đồng tiền trên tay xuống bàn hoặc xuống đấ t.Sau đó ghi chép lại số mặt sấ p, mặt ngử a của các đồng tiền. Làm nhưvậy 6 l ần lắc rồi lại vứ t xuống, lại ghi chép thì sẽ được một quẻ, tiế p

    theo sẽ phối hợp với "nạp giáp", "thế , ứng", sau đó có thể đoán quẻ.Dùng đồng tiền thay cỏ thi đã từ  18 l ần biến trước đây, giảm xuống

    còn 6 l ần lắc quẻ. Về trình tự, đã đơn giản được khá nhiều các bước suydiễn, đồng thời cũng giảm bớt được nhữ ng sai l ầm do suy diễn manglại. Cho nên, công cụ này vừ a mới ra đời, các nhà chiêm bốc đã tiế p thunhanh chóng trở thành phương pháp của chiêm bốc đại tông của nướcta. Nhưng cho đến ngày nay, người ta cũng không biế t là ai đã tạo racải cách này, lại không thể nói rõ được vì sao lại làm như thế .

    Việc ứ ng dụng dùng đồng tiền để xem bốc, mặc dù đã nâng caođược hiệu suấ t thời gian, nhưng nó có một chỗ không thuận tiện, đólà c ần xem bói phải tự  mình lắc quẻ mới có thể dự  đoán được thôngtin chuẩn xác, còn lắc thay thì không có cách nào nhận được nhữ ng lờigiải đáp chân thự c.

    Do đó, chiêm bốc lại sản sinh ra một cuộc cách mạng trọng đạinữ a. Hoàn thành cuộc cách mạng này là nhà đại dịch học thời Tống -

    Thiệu Ung.

    Thiệu Ung dự a vào "tiên thiên đồ" nhận được từ  các phương sĩĐạo gia và nhữ ng điều tâm đắc trị "Dịch" của chính mình, đã sáng tạora "Tiên thiên tượng số  học". Ông cho rằng : Th ần sinh số, số  sinhtượng, tượng sinh khí.

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    30/495

    Do đó, ông đã đưa số dẫn vào trong chiêm bốc, dùng số thay thế  công cụ chiêm bốc. Bấ t cứ  tượng và số nào đều có thể dùng số để biểuthị. Vì vậy ông đã sáng lập ra phương pháp dùng số chiêm bốc. Ngườiđời sau gọi là "Mai Hoa dịch số" cũng còn gọi là "Thiệu Khang Tiế t th ần

    số".

    "Mai Hoa dịch số", nói một cách nghiêm chỉnh không thể gọi làcông cụ chiêm bốc được, bởi vì nó đã vứ t bỏ nhữ ng khí cụ hữ u hình.Nó là sự  cải tiến phương pháp chiêm bốc. Nhưng phương pháp này lạiảnh hưởng rấ t lớn đối với đời sau, đã thành phương pháp chiêm bốcứ ng dụng phổ biế n. Nó đã bù đắp vào chỗ thiế u hụt của việc chiêmbốc bằng đồng tiền.

    Công cụ chiêm bốc bằng đồng tiền là cải cách có tính thời đại hiệnđại mới phát sinh. Nhưng việc này không phải là ở Trung Quốc, mà làở Châu Âu sau Đại chiế n thế  giới II. Chiến tranh đã mang đế n cho conngười những ý nghĩ trái ngược rấ t sâu sắc, người ta càng mong muốncó thể nắm chắc được vận mệnh của mình để bình yên và hạnh phúcđạt tới bờ kia của đời người. Do đó đã dấy lên cơn sốt bói "Kinh Dịch".Một số chuyên gia máy vi tính đã nhạy bén chớp thời cơ, đem chiêmbốc "Kinh Dịch" tạo thành ph ần mềm của máy tính điện tử, do đó đã

    sáng tạo ra công cụ chiêm bốc mới dùng máy tính để chiêm bốc.

    Đại khái chậm hơn châu Âu khoảng bốn mươi năm, Trung Quốclục địa cũng xuấ t hiện chiêm bốc bằng máy vi tính. Mặc dù nó khôngphổ cập, nhưng nó cũng đánh dấ u một cuộc cách tân và tiế n bộ hế tsứ c to lớn về chiêm bốc trên quê hương của "Kinh Dịch". Từ  việc cảitiế n công cụ chiêm bốc "Kinh Dịch", chúng ta có thể nhìn thấ y hàngngàn năm nay, người ta vẫn không buông thôi nhiệt tình đối với chiêmbốc "Kinh Dịch". Mặc dù việc cải tiế n công cụ thật ra chưa mang lại chochiêm bốc "Kinh Dịch" sự  phát triển ở t ầng thứ  cao hơn, nhưng chiêmbốc "Kinh Dịch” lại từ  đó được lưu truyền tiế p tục. Tính hợp lí của nócũng vẫn còn chờ đợi người đời sau nghiên cứ u và phát triển thêm.Chiêm bốc rấ t có thể cũng giống như y học và khí công của TrungQuốc, sẽ trở thành nội dung chủ yế u của việc nghiên cứ u khoa học thế  

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    31/495

    kỉ sau.

     Các loại thuật chiêm bốc 

    Trung Quốc cổ đại, trên từ  Thiên tử  công khanh, dưới đế n thảodân ph ần lớn đều sùng bái và mê tín sứ c mạnh siêu nhiên như thiênđịa quỷ th ần, có một số sự  đời không kể lớn nhỏ đều phải khẩn c ầu ýchỉ của th ần linh, sau đó căn cứ  theo chỉ thị của th ần linh để quyết địnhcó hành động hay không và hành động như thế  nào. Thông thườngngười ta không coi trọng bản thân vật dùng để c ầu bốc, mà là coi trọngtoàn bộ quá trình c ầu bốc và kế t quả  cuối cùng. Mặc dù trong tìnhhuống thông thường, người c ầu bốc đã có một ý hướng đã định, nhưngđể chứ ng minh tính hợp lí và th ần thánh của hành động ấ y, để giành

    được càng nhiều người tin và ủng hộ, họ vẫn mong nhờ vào quá trìnhc ầu bốc th ần thánh này và kế t quả cuối cùng. Dù rằng cái người ta coitrọng chỉ là quá trình và kế t quả xem bốc, nhưng người ta cũng khônghề áy náy định ra biện pháp thích hợp cho từ ng nơí, dùng nhữ ng vậtdễ kiếm để thay cho mai rùa và cỏ thi, do đó dã xuấ t hiện nhiều phươngpháp chiêm bốc như : Lãi bốc, Hổ bốc, Kê bốc, Điều bốc, Sủ bồ bốc,Thập nhị kì bốc, Trúc bốc, Ngưu đế  bốc, Ngoã bốc, Dương cốt bốc, Tiềnbốc, Trịch bang bốc.

    Truyền thuyế t Lãi bố c  ( bói vỏ sò) bắt đầu từ  Tô T ần thời Chiế nquốc. Tô T ần là người Lạc Dương, thời Chiế n quốc nổi tiế ng vì dùngchủ trương liên kết để chống T ần. Truyền thuyế t kể rằng thời trẻ ôngđã từ ng học nghệ với Quỷ Cốc tử , học thành nghiệp mới hạ sơn, trênđường đi bị thiếu ăn thiế u mặc, đói rét dày vò, vô cùng nhế ch nhác. Khiđến đất Yên, ông đành phải dự a vào việc xem bói cát hung để kiế mtiền. Dụng cụ ông dùng để xem bói toán không còn là mai rùa và cỏ thi, mà là dùng vỏ sò hến. Phương pháp này so với bói xương rùa khácnhau không nhiều. Người đời sau gọi phương pháp chiêm bốc của TôT ần là Lãi bố c (bói vỏ sò).

    Hổ   bố c  (bói hổ) được thấ y ghi lại trong sách "Bác vật chí" củaTrương Hoa đời Tấ n. Hổ là một động vật có trí khôn, theo truyền thuyế thổ biế t xung phá (tứ c có thể dự  đoán được cát hung), dùng móng vuốt

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    32/495

    của nó vẽ lên trên mặt đất để biểu thị cát hung (lành dữ). Người ta đãdự a theo truyền thuyế t nói hổ vẽ l ần trên mặt đấ t biểu thị cát hung, để vẽ một số sinh vật lên trên hai mặt trên và dưới tờ giấ y, cái bàn hoặccác đồ vật khác ; sau đó, dự a vào sự  chẵn hoặc lẻ của số tranh đã vẽ ở 

    hai mặt trên và dưới để suy đoán cát hung phúc họa. Trương Hoa gọiphương pháp chiêm bốc này là Hổ bốc.

    Kê bố c (bói gà), trong sách "Sử  kí” đã ghi rằng : "Việt phệ lập việttự  dĩ kê bốc". Xem ra thì kê bốc mới đầu dùng trong các hoạt động tế  lễ trọng đại. Do thời gian đã quá lâu dài, nên phương pháp bói gà nhưthế  nào đã không còn biế t nữa. Nhưng, từ  việc dùng vào hoạt động tế  lễ để xét có thể xem hình dáng của can tạng (gan) để xem đoán cát

    hung. Vì gà là một trong sáu loại súc vật thời xưa thường dùng vào việccúng tế . Khi tế   lễ, thông thường giế t thịt gà ngay tại hiện trường để làm đồ lễ. Thời xưa, một số dân tộc thiểu số phương Nam còn dùngxương gà để dự  đoán năm đó mùa màng được hay mất. Phương phápbói này cũng tương tự  như bói mai rùa. Ngoài ra, theo truyền thuyế tthời Hán Vũ Đế , kê bốc còn được dùng rộng rãi trong việc hành quânchinh chiến, phương pháp đó như thế  nào hiện nay cũng không đượcbiế t nữ a.

    Theo truyền thuyế t, Sủ bồ bố c (bói bằng con xúc xắc) bắt đầu từ  Lão Tử . Gieo quân xúc xắc là một trò chơi thời cổ xưa, triều Tấ n rấ tthịnh hành. Phương pháp này cũng gần như gieo xúc xắc đờ i sau,nhưng việc xem thắng thua không phải là tính số điểm nhiều hay ít màlà xem màu sắc của nó, các màu được chọn gồm có màu đấ t thổ, màulông tr ĩ , màu da bê và màu trắng. Theo sách "Bác vật chí" của TrươngHoa có ghi chép lại, Sủ bồ bốc là do Lão Tử  sáng tạo ra khi ông đi tâydu Quan Trung, mới đầu là do 5 loại gỗ có màu sắc tạo nên. Sử  sách

    còn ghi Lão Tử  đi tây du Quan Trung, nhưng chỉ nói là khi ông đi quaHàm Cốc quan, sau khi Quan lệnh là Doãn Hỉ ép đòi quyển sách nổitiế ng của ông sau đó mới đi ẩn cư, không còn biết làm sao được LãoTử  đành phải viết "Đạo đứ c kinh". Việc sáng tạo ra gieo xúc xắc trongsử  sách không thấy có ghi chép. Trương Hoa nói "Lão Tử  vào Tây giớiđã tạo ra thuật gieo xúc xắc”, có lẽ đây chỉ là theo truyền thuyế t. Trò

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    33/495

    chơi gieo xúc xắc này về sau được dùng để xem bói toán và do đó mớicó "Sủ bồ thuật". Tương truyền rằng các dân tộc thiểu số ở phươngBắc cũng sử  dụng phương pháp chiêm bốc này.

    Tương truyền "Thậ p nhị kì bố c" (bói bằng 12 quân cờ) là của HoàngThạch Công. Hoàng Thạch Công là người có tài cao hơn người vùnggiáp ranh Hán Sở, ông đã sáng tạo ra phương pháp bói 12 quân cờ, đãtruyền lại cho Trương Lương. Trương Lương đã đem thuật bói 12 quâncờ dùng vào việc chinh chiế n sát phạt, giúp Lưu Bang giành lại đượcthiên hạ cho nhà Hán. Đế n thời Hán Vũ đế, Đông Phương Sóc đã đemthuật 12 quân cờ dùng vào các việc khác và đã biên soạn ra sách "Linhkì kinh", miêu tả tỉ mỉ cách chiêm bốc bằng 12 quân cờ. Phương pháp

    này được làm như sau : gọt đẽo 12 quân cờ hình tròn, chia 4 quân mộtnhóm l ần lượt khắc 3 chữ  "Thượng", "Trung", "Hạ". Khi chiêm bốc phân4 l ần tung ném, mỗi l ần làm đều được một nhóm các chữ   Thượng,Trung, Hạ, cuối cùng đem kế t quả 4 l ần thu được đặt lại cùng một chỗ và dự  đoán cát hung. Theo truyền thuyế t từ  sau Đông Phương Sóc,thuật chiêm bốc 12 quân cờ đã bị thấ t truyền. Mãi đế n thời Hiế u Khaiđế  nhà Đông Tấn là Ninh Khang, Đạo nhân Pháp vị chùa Nhương Thànhmới nhận lại được quyển sách đó từ  một Hoàng y trưởng lão, thuậtchiêm bốc 12 quân cờ mới lại được truyền lại cho đời. Sách "Linh kìkinh" đứng tên Đông Phương Sóc truyền lại đến nay đã miêu tả tỉ mỉ cách chiêm bốc bằng 12 quân cờ.

    Trúc bố c (bói trúc) là một loại chiêm bốc nông dân vùng Kinh Sở thời xưa dùng để dự  báo mùa màng được mấ t. Theo ghi chép, nôngdân vùng Kinh Sở tiế t Thu phân (giữa thu) hàng năm thường dùng lợnvà dê làm đồ lễ tế  Trời Đất, đồ lễ vật so với tiế t Xuân tế  Trời đấ t cònthịnh soạn hơn. Khi tế  lễ xong xuôi, tấ t cả đồ lễ vật đều tặng lại cho

    người địa phương. Khi tế  lễ Trời Đất, thường ném mảnh vỏ con trai để dự  đoán mùa màng năm sau thu hoạch như thế  nào, có khi lại dùngmảnh trúc chế  tạo thành hình dáng vỏ trai để thay cho vỏ trai. Vì vậygọi là bói trúc. Thự c tế   là một loại trịch chiêm (chiêm bốc theo kiểutung ném). Dân tộc Ô Man ở Ích Châu thời Đường có một thuật sĩ tênlà Bishanjuji, ông dã sáng tạo ra một loại bói trúc khác, cách bói này

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    34/495

    dùng 49 que trúc mỏng mảnh (hoặc dùng xương gà thay thế) để chiêmbốc đoán cát hung phúc hoạ cho người c ầu bói.

    Ngưu đế  bố c (bói bằng bàn chân trâu) được ghi lại trong sách "Tấ n

    thư" - Theo ghi chép trong sách "Tùy thư - Tứ  di truyện", nước Phù Dưkhi gặp hành động quân sự  lớn, thường giế t trâu để tế  lễ và xem hìnhdáng hiển hiện của chân trâu sau khi giế t mổ đế  dự  đoán cát hung.Nế u sau khi trâu giế t chế t mà chân móng trâu ở dạng phân li là điềmxấ u không lợi cho việc xuất binh đánh nhau. Nế u móng chân trâu chụmlại với nhau là điềm tốt. Phương pháp chiêm bốc này là lấy ý nghĩatượng trưng của hình dáng móng chân trâu : nế u móng chân trâu phânli (tách nhau) tượng trưng cho việc bị  tan tác và thấ t bại, còn móng

    chân trâu co chụm lại thì tượng trưng cho việc đoán tụ và thắng lợi.Điể u bố c (bói chim) được ghi chép trong sách "Tùy thư - Tây Vự c

    truyện". Nữ  quốc Tây Vự c thờ Hà Tu La th ần và Thụ th ần, hàng nămvào đầu năm dùng- người sống hoặc khỉ Macác để  tế   lễ. Tế   lễ xongvào trong núi c ầu đảo, lúc này sẽ có một con chim trông giống như gàrừ ng sẽ rơi xuống bàn tay người đứ ng tế. Người ta sẽ đem con chimnày giế t thịt, mổ bụng, nế u trong bụng nó có chứ a các vật thuộc loạilương thực, điều đó nói lên năm đó sẽ được mùa. Nế u như  là các vật

    như sỏi cát thì đó là điềm năm đó gặp thiên tai. Khai Hoàng năm thứ  6(tứ c năm 586), Nữ  quốc dã từng đem loại chim này làm lễ vật để cốngtiến Văn đế  nhà Tùy.

    Tiề n bố c (bói bằng đồng tiền) được bắt đầu từ  nhà "Dịch" thuậtnổi tiế ng thời Tây Hán là Kinh Phòng. Cao sĩ Nghiêm Quân Bình ThờiTây Hán đã sống ẩn ở Thành Đô, Tây Thục bằng nghề xem bói.

    Ông đã mượn việc xem bói để khuyên người làm điều thiện răn

    điều ác. Khi xem bói cho những người là con trai, con gái thì ôngkhuyên họ làm điều hiế u thuận. Khi xem cho những người anh em bạnbè thì ông khuyên họ yêu thương lẫn nhau. Khi xem cho t ầng lớp quanlại thì dựa vào điều mình dự  đoán, theo đà phát triển của sự  vật để dẫndắt, để khuyên họ làm điều thiện. Ông đã dùng đồng tiền thời nhà Hánđể xem bói, tung tiền lên gieo quẻ, xem tượng quẻ để dự  đoán cho

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    35/495

    người ta lấ y tiền chi phí cho sinh hoạt, sau đó đóng kín cửa để truyềnthụ về "Lão Tử”. Vì vậy, người đời sau có câu thơ : 

    Ngạn dư Chứ c nữ  chi cơ thạch.

    T ỉ nh hữ u Quân Bình tr ịch quái tiề n.

    Ngõa bố c (bói ngói) và Dương cố t bố c (bói xương dê) thuộc loạibói mai rùa. Ngõa bốc là dùng ngói thay rùa, dùng lửa đốt mặt lưngviên ngói, xem hình dáng các yế t nứ t của nó để dự  đoán cát hung. 

    Dương cốt bốc là một phương pháp xem bói của người dân tộcthiểu số phương Bắc thường dùng. Cách này dùng lửa đốt xương ống

    chân dê (cừu), căn cứ  hình dáng hiện ra sau khi đốt lửa để xem bói.Tấm ngói và xương ống chân dê đều là nhữ ng vật thay thế  mai rùa.

    Tr ịch ngao (Ném vỏ ngao) là một phương pháp xem bói tương đốiđược lư u hành ở Trung Quốc thời xưa. Loại xem bói này được xuấ t hiệnkhi nào, đế n nay vẫn không rõ. Vỏ ngao chính là ngày nay thường gọilà vỏ con trai. Nên ném vỏ ngao chính là ném vỏ trai, dự a vào việc vỏ trai nằm sấ p hay nằm ngửa đế  đoán tai hoạ. Xét về hình thức nó cũnggiống như Sủ bồ bốc (bói xúc xắc), chẳng qua chỉ là một loại dùng gỗ 

    ngũ sắc, còn loại kia dùng 2 vỏ con trai. Một loại là xem màu sắc gỗ định cát hung, còn loại kia thì xem vỏ trai nằm sấ p hoặc ngửa để đoáncát hung. Cả 2 loại tuy rấ t giống nhau, nhưng thật ra thì không phải làmột. Ném vỏ ngao l ần đầu tiên xuấ t hiện trong văn hiế n cổ đạì, đại thể là câu thơ : "Thủ trì hiệu bôi ngao đạo ngã trịch" của nhà viế t văn xuôilớn Hàn Dụ, thời Đường (trong sách"Yế t Hành Nhạc miế u"). Từ  đó tathấ y chậm nhất là đến trước Hàn Dụ, ném ngao đã được lưu hành.Trong sách "Diễn phồn lộ" của Trịnh Đại Xương, đời Tống có đoạn ghi

    chép tỉ mỉ về ném ngao như sau : "Đời sau xem bốc đều hỏi Th ần linh, có một dụng cụ được gọi là

    cốc ngao, dùng 2 mảnh vỏ trai tung lên không gian rồi rơi xuống đấ t,xem nó nằm sấ p nằm ngửa để phán đoán lành đữ . Từ  khi có phươngpháp này, người đời sau không chỉ dùng vỏ ngao nữ a, hoặc đã dùng

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    36/495

    trúc hoặc dùng gỗ đẽo gọt như hình vỏ ngao, trong đó chia làm 2 loạicó sấ p có ngử a cho nên gọi là cốc ngao. Gọi là cốc vì bên trong vỏ ngao là rỗng có thể đự ng chứa đồ vật, hình dáng của nó giống nhưchiế c cốc. Còn ngao vốn là giáo, nói lên lời chỉ giáo của Th ần linh, sẽ 

    biểu hiện thành sấ p hoặc ngử a vậy."

    Từ  đó ta thấ y ném vỏ trai là một phương pháp xem bói đơn giản,nghĩa là chỉ đem 2 mảnh vỏ trai (hoặc các đồ vật dùng mảnh trúc, mảnhgỗ đẽo thành hình vỏ trai) ném tung vào không gian, đợi sau khi nó rơixuống đấ t xem vỏ trai nằm úp xuống hoặc ngử a lên để đoán lành dữ .Việc này cũng giống như việc người ta tung ném đồng tiền để xem mặtsấ p ngửa để giành hơn thua. Về việc tung cốc ngao, Diệp Mộng Đắc

    đời Tống đã ghi chép một câu chuyện lí thú trong sách "Thạch lâm yế nngữ " rằng Tống Thái Tổ  Triệu Khuông Dận khi còn chưa trở  thànhngười có quyền lự c, một hôm sau khi uống rượu, ông đi vào miế u CaoTân, Nam Kinh thấy trên hương án có một chiế c cốc trúc, do đó ôngc ầm lấy để chiêm bốc xem danh vọng của mình trong tương lai. Mộtngử a một sấ p là Thánh chỉ. Những người cùng đến đó, từ  Thiế u hiệuđế n Tiết độ sứ , ai nấy đều l ần lượt tung ném, nhưng đều không đạtđược Thánh chỉ một sấ p một ngử a. Lúc này Triệu Khuông Dận bỗngnhiên nói : "Sau đây sẽ phải là tượng của Thiên tử , một sấ p một ngử arồi". Thuận tay vừa ném đã đạt Thánh chỉ  một sấ p một ngử a. Câuchuyện này là để th ần thánh hóa Triệu Khuông Dận, chứ ng minh cuộcchính biế n Tr ần Kiều của ông và ứ ng theo ý trời của ông đã khoác lênmình chiế c áo Hoàng bào. Các bậc đế  vương trong truyền thuyế t dângian Trung Quốc xuất thân đều có vàng hào quang "ứ ng thiên thuậndân" (theo trời thuận dân) th ần thánh. Triệu Khuông Dận tung đượcThánh chỉ, chỉ là một bản nhạc xen giữ a bé nhỏ của việc xuấ t thân đế  vương của Triệu Khuông Dận mà thôi.

     Công dụng của việc bói cỏ thi 

    Sau khi tìm hiểu vắn tắt một số  kiế n thứ c về  bói toán, bây giờ chúng ta xem lại công dụng của việc xem bói của người xưa. Xem bóilà lợi dụng hình dạng hiện ra của một số vật tự  nhiên không có sinh

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    37/495

    mệnh để dự  đoán lành dữ. Người xưa cho rằng, qua quá trình c ầu th ầnthánh để xem bói, nhữ ng vật tự  nhiên đó cũng sẽ nhận được ý nghĩatượng trưng của th ần thánh, nhữ ng hình dạng hiện ra của chúng khôngphải là kế t quả do người tạo ra mà là do th ần linh và Trời trao cho, là

    sự  gợi ý hoặc răn đe của th ần linh. Người ta phải dự a vào lời gợi ý hoặcrăn đe của th ần linh để hướng tới điều lành tránh điều dữ , tạo phúc vàtránh hoạ. Họ cho rằng Th ần linh là vạn năng, không có chỗ nào khôngbiế t, không có việc gì không hay. Chỉ c ần thành tâm tin theo, sẽ nhấ tđịnh có thể nhận được sự  giúp đỡ của th ần linh. Vì thế , theo yêu c ầuvà mục đích của người xin bói, việc bói cũng sẽ có nhiều tác dụng.

    Công dụng của việc bói toán đã được ghi lại trong sách "Sử  kí -

    Quy sách truyện" có tới hơn 20 loại, trong đó có "bốc tài", ”bốc cư","bốc tuế ", "bốc thiên", "bốc đề” v.v... Nhưng trên thự c tế , việc bói toánkhông có chỗ nào không đúng, người ta có mục đích gì, có yêu cầu gì,có tâm nguyện gì, đều có thể thông qua việc bói toán để c ầu sự  gợi ýcủa th ần linh.

    Thời thượng cổ, việc bói cỏ thi do Bốc quan phụ trách, ph ần lớndùng đế  dự  đoán các việc lớn của Quốc gia và quân sự, thường haygặp có "bốc thế ", "bốc niên”, "bốc giao", "bốc thự c", "bốc tuế ". Bốc thế  

    chính là dùng cỏ thi hoặc mai rùa để dự  đoán số đời truyền quốc. Bốcniên chính là dự  đoán số năm các vương hầu hưởng quốc. Bốc giao làdự  đoán ngày tốt để tế  lễ. Bốc thự c là chọn địa điểm làm quốc đô. Bốctuế  là để dự  đoán năm tới được mùa hay thấ t thu.

    Khi xem bói "quân quốc đại sự " có 3 nguyên tắc: một là trướcdùng cỏ thi đoán, sau bói. Người xưa cho rằng vật trước tiên có tượng,sau có số, rùa là xem tượng, còn đoán cỏ thi là bằng số. Khi bói cỏ thithì trước tiên lấ y cỏ thi để đoán, nếu được số tốt thì không c ần phảibói nữ a. Nế u không tốt thì sẽ bói tượng của nó.

    Hai là đoán bói không quá 3 l ần. Người xưa xem bói là để c ầu điềutốt lành. Nhưng đôi khi không phải là hễ bói là có thể đạt được điềmtốt lành. Bói l ần đầu không tốt, có thể bói lại l ần thứ  2, thứ  3. Nế u l ầnthứ  3 bói đạt được vẫn không tốt, thì không có thể lại bói l ần thứ  4.

  • 8/20/2019 Thien Thoi

    38/495

    Người xưa cho rằng, cho dù l ần thứ  4 bói có đạt được điềm tốt thì cũngkhông linh nghiệm. Vì thế  thông thường bói 3 l ần vẫn không phải làđiềm tốt, thì công việc c ần làm đó sẽ tạm thời dừ ng lại, đợi chọn đượcngày tốt lại bói lại. Điều này được gọi là xem bói không quá 3 l ần.

    Người đời sau thường nói là ”Sự  bấ t quá tam" chính là từ  "bói bấ t quátam" chuyển âm mà ra.

    Ba là đoán bói không bắt chước nhau. Đoán bói trước tiên dùngđoán bằng cỏ thi, sau mới bói, nếu đoán bằng cỏ thi không tốt có thể bói lại ; nế u bói lại mà không tốt, thì không thể chọn lại cỏ thi. Ngườixưa cho rằng bói là tượng còn đoán cỏ thi là số. V�