56
1 * Soá 19 * Thaùng 02/2020 CỘNG ĐỒNG CGVN SYDNEY LIÊN HUYNH ĐAMINH NSW Email: [email protected] LIÊN HUYNH TRƯỞNG Giuse Nguyễn Văn Thắng 0488 988 946 - vuilen@hotmail. com LH PHÓ/ NỘI VỤ Giuse Nguyễn Văn Quang LH PHÓ / NGOẠI VỤ Giuse Trương Văn Hơn 0451 307 229 THƯ KÝ: Têrêsa Phạm Thị Yến 0416 300 222 THỦ QUỸ Đaminh Trần Xuân Liên 0410 605 878 ỦY VIÊN TỔ CHỨC K.H. Trần Văn Thục 0410 929 588 UV. HUẤN ĐỨC Giuse Nguyễn Văn Đáng 0451 262 899 CÁC ĐOÀN TRƯỞNG: HĐ THÁNH NGUYỄN HUY MỸ MT PRITCHARD Maria Nguyễn Thị Xuyến 9609 0656 HĐ THÁNH LÊ ĐĂNG THỊ FAIRFIELD Giuse Trương Văn Hơn - 0451 307 229 truonghon3@gmail. com HĐ THÁNH BÙI VĂN ÚY CABRAMATTA Giuse Trần Văn Thục 0410 929 588 [email protected] Tháng 2/2020 “Hội ngộ đầy ơn phúc”… Mến thăm và đón mừng quý anh chị em sang một tháng mới và một ngày hiếm có, 02.02.2020 (phải đợi 1000 năm nữa mới có ngày trùng hợp, 03.03.3030)! Cũng rất đặc biệt, Lễ “Dâng Chúa trong Đền ánh” vốn được đặt để vào ngày 2 tháng 2 hàng năm, ghi dấu chặng mốc 40 ngày sau Lễ Giáng Sinh. Lễ này vì thế thuở xưa cũng được coi là Lễ kết thúc mùa Giáng Sinh và thường được gọi là Lễ Nến (Candlemas) hay Lễ “Hội Ngộ” (Encounter). Hài nhi Giêsu được ánh Giu-se và Đức Mẹ dâng trong Đền ờ Giê- ru-sa-lem theo lề luật Chúa truyền dạy cho Mô-sê: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”(Xh 13:2). Dần dà tập tục phát triển thành lễ nghi dâng hiến mọi con cái sơ sinh (và cũng là nghi thức thanh

Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

1 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

CỘNG ĐỒNG CGVN SYDNEYLIÊN HUYNH ĐAMINH NSWEmail: [email protected]

LIÊN HUYNH TRƯỞNGGiuse Nguyễn Văn Thắng

0488 988 946 - vuilen@hotmail. comLH PHÓ/ NỘI VỤ

Giuse Nguyễn Văn QuangLH PHÓ / NGOẠI VỤGiuse Trương Văn Hơn

0451 307 229THƯ KÝ:

Têrêsa Phạm Thị Yến0416 300 222THỦ QUỸ

Đaminh Trần Xuân Liên0410 605 878

ỦY VIÊN TỔ CHỨC K.H. Trần Văn Thục

0410 929 588UV. HUẤN ĐỨC

Giuse Nguyễn Văn Đáng0451 262 899

CÁC ĐOÀN TRƯỞNG: HĐ THÁNH NGUYỄN HUY MỸ

MT PRITCHARDMaria Nguyễn Thị Xuyến

9609 0656

HĐ THÁNH LÊ ĐĂNG THỊ FAIRFIELD

Giuse Trương Văn Hơn - 0451 307 229truonghon3@gmail. com

HĐ THÁNH BÙI VĂN ÚYCABRAMATTA

Giuse Trần Văn Thục 0410 929 [email protected]

Tháng 2/2020

“Hội ngộ đầy ơn phúc”…

Mến thăm và đón mừng quý anh chị em sang một tháng mới và một ngày hiếm có, 02.02.2020 (phải đợi 1000 năm nữa mới có ngày trùng hợp, 03.03.3030)! Cũng rất đặc biệt, Lễ “Dâng Chúa trong Đền Thánh” vốn được đặt để vào ngày 2 tháng 2 hàng năm, ghi dấu chặng mốc 40 ngày sau Lễ Giáng Sinh. Lễ này vì thế thuở xưa cũng được coi là Lễ kết thúc mùa Giáng Sinh và thường được gọi là Lễ Nến (Candlemas) hay Lễ “Hội Ngộ” (Encounter).

Hài nhi Giêsu được Thánh Giu-se và Đức Mẹ dâng trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem theo lề luật Chúa truyền dạy cho Mô-sê: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”(Xh 13:2). Dần dà tập tục phát triển thành lễ nghi dâng hiến mọi con cái sơ sinh (và cũng là nghi thức thanh

Page 2: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

2 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

tẩy người mẹ) được cử hành sau 40 hay 80 ngày em trẻ sinh ra.

Tập tục tốt lành ấy ghi dấu truyền thống của niềm tin rằng con cái cần được nâng niu không hẳn chỉ như “của trời cho” hay “của để dành” mà sâu xa hơn, phải như là “quà cho vay”! Thiên Chúa ký thác sự sống của con cái cho cha mẹ như là món quà “cho vay” hơn là “vật sở hữu. Nói rộng hơn, mỗi chúng ta (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em hay con, cháu) “thuộc về Chúa” trước khi (và ngay cả sau khi) chúng ta “thuộc về nhau”.

Ý nghĩa hơn nữa, trong nhãn giới của Phúc Âm Lu-ca (Lk 2:22-40), việc Hài Nhi Giê-su được dâng trong đền thánh là chính cuộc “hội ngộ đầy ơn phúc”giữa Tân Ước và Cựu Ước, “cuộc hiển linh” – Thiên-Chúa-làm-người hiện tỏ, ngự đến Đền Thờ và ở giữa Dân Ngài; và đấy cũng là sự thành toàn đang đến của Lời hứa về Đấng Thiên Sai. Ý nghĩa ấy được biểu tượng qua việc hai cụ già đạo hạnh Si-mê-on và An-na hằng ngóng đợi ơn Cứu Độ và được “Thánh Thần linh báo” để đến

đúng lúc, đúng nơi, để đón nhận và reo lên chúc tụng, tiên báo về căn tính và sứ mạng của Chúa Giê-su. Căn tính và sứ mạng ấy thật được ứng nghiệm và hoàn tất qua cuộc Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài::

“Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài”…”Cháu bé này đượcđặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng.”

Những bài học và câu hỏi ý vị vẫn được đặt ra cho mỗi người trong dịp Lễ Kính này là:

*Chúng ta cũng đã thật “bồng ẵm hài nhi Giê-su trên tay” và nhận ra căn tính của Ngài thế nào qua việc cử hành và sống thực các bí tích khai tâm -Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể?

*Chúng ta hành xử / sử dụng sự sống của mình, sự sống của con cái (hay của người khác) như là “sở hữu của mình”; theo ý mình, theo mục tiêu cá nhân hay như là “sở hữu của Chúa”; theo Ý Chúa, theo mục đích của Ngài?

*Chúng ta đã làm chứng, đã giới thiệu “Ánh Sáng muôn dân” cho con cái và mọi người ra sao trong đời sống thường nhật?...

“Xin hãy chỉ dạy con, sửa trách con, khích lệ con và ban cho con sức lực để sống vững vàng theo Ý Chúa, làm ánh sáng cho đời hôm nay và mãi mãi.”

Lm. Remy Bùi Sơn Lâm.

Page 3: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

3 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Lạy chúa, xin làm cho chúng con nên Một

the Word among usLại Thế Lãng dịch

Điều sau đây đã bao giờ xẩy ra với bạn chưa? Bạn đang

ngồi trong nhà thờ, chờ thánh lễ bắt đầu thì có người đi vào và ngồi ở hàng ghế ngay phía sau bạn. Người đó có thể là người đã làm cho bạn bực mình trước đây - một người hàng xóm ồn ào, cha mẹ của một đứa trẻ đã bắt nạt con gái bạn năm ngoái, cũng có thể chỉ là một người hát qúa lớn hoặc có quan điểm chính trị làm cho bạn phát điên lên. Dù là lý do nào, đã có một khoảng cách giữa bạn và người đó và sự hiện diện của người đó làm cho bạn thấy không thoải mái.

Đến nghi thức chúc bình an cho nhau. Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ tránh người đó? Bạn miễn cưỡng bắt tay hay tệ hơn, đưa một cái nhìn lạnh nhạt? Hay bạn cố gắng bỏ sự khác biệt qua một bên và với sự chân thành bạn nói “Xin chúc bình an?”

Tình trạng này là một cách đơn giản để hiểu được sự phân rẽ giữa những Kitô hữu của Công Giáo, Tin Lành và Chính Thống. Trong nhiều thế kỷ đã có khoảng cách giữa chúng ta .Và Giáo Hội đang kêu gọi chúng ta quay lại với nhau và chân thành đem lại cho nhau sự

bình an trong Chúa Kitô. Chúng ta muốn nhìn vào lời kêu gọi cho sự đoàn kết Kitô giáo này cũng gọi là Hiệp nhất. Chúng ta muốn xem Thiên Chúa đã mong mỏi như thế nào khi Ngài muốn tất cả mọi tín hữu vượt qua mọi khác biệt để có thể “tất cả nên một” như Ngài là một với Con Ngài là Đức Giêsu (Gioan 17: 22).

Nỗi đau của sự Phân rẽCha mẹ buồn bã khi con cái

không hòa thuận với nhau, nhất là khi sự chia rẽ trầm trọng hoặc kéo dài. Họ đau buồn về sự chia rẽ trong gia đình. Vì vậy hãy nghĩ xem Thiên Chúa Cha đau buồn như thế nào khi thấy con cái của Ngài phân rẽ, không thể yêu thương nhau, không

thể cùng nhau làm việc. Thử nghĩ xem trái tim Ngài bị xé ra như thế nào khi Ngài nhìn thấy qúa nhiều những chia rẽ giữa con cái Thiên Chúa thay vì là một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền mà Ngài đã khai sinh trong ngày lễ Ngũ Tuần.

Tại sao Thiên Chúa đau buồn về sự phân rẽ của chúng ta? Bởi vì bản thân Ngài sống trong sự hiệp nhất. Mỗi khi chúng ta đọc “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” là chúng ta đang tuyên xưng rằng Thiên Chúa là sự kết hợp của Ba Ngôi thiêng liêng. Thiên Chúa yêu thương sự hiệp nhất bởi vì bản thân

Page 4: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

4 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

Ngài là một. Ngài sống trong một cộng đồng của tình yêu và giống như bất cứ người cha nào, Ngài vui thích khi thấy con cái của Ngài yêu thương nhau và sống trong sự hiệp nhất với nhau. Đó là lý do tại sao Ngài kêu gọi chúng ta cùng nhau sống đức tin trong một Giáo Hội chứ không phải như những cá nhân riêng rẽ. Đơn giản là Thiên Chúa yêu thích sự hiệp nhất.

Nhưng Thiên Chúa càng mong muốn nhìn thấy con cái Ngài đoàn kết thì chất độc của sự chia rẽ dường như lan tràn trong mọi thế hệ. Từ lúc Ađam và Evà đổ lỗi cho nhau về tội lỗi đầu tiên cho đến ngày hôm nay thì xung đột, hiểu làm và chia rẽ đã làm cho việc xây dựng vương quốc của Thiên Chúa khó khăn hơn. Như là con rắn trong vườn địa đàng tìm cách chia rẽ chúng ta với Thiên Chúa và giữa chúng ta với nhau, ma quỉ - kẻ tố cáo anh chị em chúng ta (Khải Huyền 12: 10) – vẫn đang cố gắng chia rẽ con cái Thiên Chúa.

Ngay từ Giáo Hội tiên khởi đã phấn đấu để ở trong hiệp nhất. Mặc dầu văn hóa, niềm tin và triết lý của người Do thái và dân ngoại thường trái ngược nhau nhưng vì tin tưởng vào Chúa Kitô, họ có thể đến với nhau như anh chị em. Người nô lệ và chủ nhân đã trở thành thành viên của cùng một gia đình trong Chúa Kitô. Đàn ông và phụ nữ bây giờ đều là những người cùng thừa kế với Chúa Kitô, bình đẳng về nhân phẩm và đều là con cái Thiên

Chúa. Người giàu và người nghèo học cách để yêu thương nhau.

Nhưng sự hiệp nhất này thường bị đe dọa bởi sự tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Trong thực tế đã có những bức thư trong Tân Ước - như là thư gửi tín hữu Galát, Rôma và Êphêsô – đã được viết ra để giúp các Kitô hữu hiểu được ý muốn hiệp nhất của Thiên Chúa, giúp họ có thể vượt qua những chia rẽ. Phaolô đã cho họ thấy ý muốn của Thiên Chúa về hiệp nhất nóng bỏng như thế nào. Và nếu hiệp nhất là quan trọng đối với Thiên Chúa như thế, hãy tưởng tượng Ngài trông đợi ra sao đối với sự hiệp nhất của mọi tín hữu.

Hãy tưởng tượng một Giáo Hội hiệp nhất

Bạn có thể tưởng tượng một Giáo hội hiệp nhất ngày hôm nay sẽ như thế nào không? Hãy suy nghĩ về phần nào những bằng chứng có thể ảnh hưởng đến thế giới. Thay vì chia rẽ và phân ly, chúng ta có thể trở thành một mẫu mực của tình yêu thương khi chúng ta tuyên xưng Tin mừng của Chúa Kitô bên cạnh nhau. Thay vì tranh cãi về

Page 5: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

5 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

những khác biệt về giáo lý, chúng ta có thể cho thế giới thấy được chúng ta chăm sóc cho nhau cũng như Thiên Chúa chăm sóc chúng ta có ý nghĩa như thế nào. Hoạc suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng ta. Như Chúa Giêsu đã hứa, thế gian sẽ biết chúng ta là môn đệ của Ngài vì cách chúng ta yêu thương nhau (Gioan 13: 35).

Nhưng có lẽ hơn bất cứ loại bằng chứng nào, một Giáo hội hiệp nhất sẽ là một chứng ngôn sống động đối với sức mạnh của sự tha thứ và hòa giải. “Nhìn vào cách họ vượt qua sự khác biệt như thế nào” người ta sẽ nói “Thực tế là họ đã hòa giải sau nhiều thế kỷ tách biệt là bằng chứng sống động của một Thiên Chúa yêu thương chúng ta”. Thay vì là sự gièm pha vì sự chia rẽ, những việc làm của chúng ta sẽ thu hút mọi người từ mọi cảnh ngộ thành một mối quan hệ với Thiên Chúa.

Lạy Cha, xin làm cho chúng nên Một

Trong thời gian sống trên trái đất, Chúa Giêsu đã làm việc và cầu nguyện nhiệt thành cho sự hiệp nhất. Ngài đã vươn tới dân ngoại cũng như dân Do thái. Ngài chào đón người có học cũng như người thất học, phụ nữ cũng như nam giới, người qúa khích và người thu thuế. Ngài đã dành thời gian với người giầu và với người nghèo.

Ngài không hề phân biệt, Ngài mời gọi mọi người đi theo Ngài.

Hiệp nhất thật sự rất quan trọng đối với Chúa Giêsu vì đó là điều cuối cùng Ngài nhắm tới trong Bữa ăn Cuối cùng “Con cầu nguyện . . . cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta”(Gioan 17: 20-21). Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không chỉ là một ước vọng. Ngài không chỉ nói lên sự ưa thích của Ngài. Không. Lời cầu nguyện này tuôn ra từ trong trái tim như là kết qủa của sự hiệp nhất giữa Ngài với Cha Ngài. Chúa Giêsu biết rằng Cha Ngài muốn tất cả chúng ta cùng chia sẻ trong sự hiệp nhất của Ba Ngôi. Cũng như Ngài hiểu mong muốn hiệp nhất của Cha Ngài. Chúa Giêsu lập lại mong muốn đó với cha Ngài trong lời cầu khẩn thiết tiếp tục vang vọng đến ngày hôm nay.

Theo cách tương tự, khi chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất, chúng ta đang lập lại với Cha trên trời những lời tràn ra từ thẳm sâu trong trái tim Ngài. Điều này có nghĩa là khi chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất chúng ta đang rút ra từ một nguồn sức mạnh thiêng liêng. Hơn nữa chúng ta có thể tự tin rằng bởi vì nó qúa gần gũi với trái tim của Đức Chúa Cha, Thiên Chúa nghe lời cầu nguyện của chúng ta và sẵn sàng đáp lại.

Những Tâm hồn chia rẽ, một Giáo hội phân rẽ

Page 6: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

6 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

Lịch sử loài người đầy rẫy những câu chuyện về sự đau khổ do chia rẽ và phân ly gây ra. Nhưng Thiên Chúa không muốn lịch sử của chúng ta làm cho chúng ta cảm thấy vô vọng. Trong thực tế hầu hết Kitô hữu muốn sống trong sự hiệp nhất. Chúng ta thấy những truyền thống đức tin bị rạn nứt và những định kiến chống lại nhau, và chúng ta thấy đó là điều không đúng. Có thể chúng ta tự hỏi “Tại sao chúng ta qúa chia rẽ?”

Tất nhiên có những khác biệt thực sự trong giáo lý, trong thực hành và trong Phụng vụ giữa các truyền thống đức tin rất khó vượt qua. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn vào tâm hồn mình. Chúng ta đều biết sẽ như thế nào khi có những suy nghĩ chia rẽ đối với những giáo dân trong giáo xứ hay những phán đoán tiêu cực đối với truyền thống đức tin của họ. Không ai trong chúng ta qua cuộc sống mà không có một vài kinh nghiệm về sự chia rẽ, cho dù trong gia đình hay giữa bạn bè. Chúng ta có thể nuôi dưỡng những ngờ vực đối với những người đã làm tổn thương chúng ta. Chúng ta thậm chí còn nói những điều không hay về người khác. Chúng ta có thể rất dễ tập trung vào những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn một sự đóng góp không được đánh giá đúng mức, một sự phục vụ bị bỏ qua không được ngó ngàng tới . Và chúng ta để cho những thứ đó trở thành

cay đắng, bất dung thứ hay là ganh tỵ.

Đúng thật, mỗi người chúng ta đã phạm tội và góp phần vào sự phân rẽ trong Giáo hội và trên thế giới. Nhưng Thiên Chúa không từ bỏ hy vọng. Cho đến ngày hôm nay, Ngài đang mời gọi chúng ta noi gương Con của Ngài bằng cách cầu nguyện thiết tha và kiên trì làm việc cho sự hớp nhất.

Khao khát Hiệp nhấtVậy làm thế nào chúng ta có thể

bắt đầu phá vỡ những bức tường của sự chia rẽ? Việc đầu tiên chúng ta cần làm là ăn năn và tin tưởng. Khi trong lòng chúng ta bất chợt nảy sinh những suy nghĩ chia rẽ, chúng ta nên quay về với Chúa và xin Ngài tha thứ. Khi làm như vậy chúng ta sẽ cảm nhận được rằng Thiên Chúa đang tuôn đổ ân sủng vào trong tâm hồn chúng ta. Đó là ân sủng được mô tả trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa ăn Cuối cùng “để tất cả nên một” (Gioan 17: 21). Và đó là ân sủng để trở thành sức mạnh cho sự hiệp nhất.

Vậy hãy cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Hãy cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong các buổi cầu nguyện hàng ngày, xin Thiên Chúa hàn gắn mọi chia rẽ và đem Giáo hội đến với nhau như là một. Chúng ta càng tìm kiếm sự hiệp nhất thì chúng ta càng khao khát sự hiệp nhất- Như chính Chúa Giêsu đã làm.●

the Word among us

Page 7: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

7 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Anh chị em thân mến, Tháng 10-2019, Hội đồng

Giám mục Việt Nam đã công bố văn kiện về “Tôn kính tổ tiên”, với nhiều nội dung mới, bổ sung cho các hướng dẫn và quyết nghị trước đây của Hội đồng Giám mục (HĐGM) năm 1965 và năm 1974 [1].

Hướng dẫn 1965 và quyết nghị 1974 [2]

Trong thông cáo 1965, HĐGM khẳng định về truyền thống hội nhập văn hóa của giáo hội. “Trải qua các thế kỷ, giáo hội đã thánh hóa những phong tục và những truyền thống chân chính của các dân tộc, đã nhiều lần đem nghi lễ của miền này, xứ nọ sát nhập vào nền phụng vụ của mình…”.

“Những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với tổ tiên, giáo hội chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích... Những

cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng, là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ, giỗ) thì được thi hành và tham dự cách chủ động». Quyết nghị HĐGM 1974 có các chỉ dẫn cụ thể sau :

1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn-bạch…

2. Việc đốt nhang hương, đèn nến, trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.

3. Ngày giỗ cũng là ngày kỵ nhật, được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương… sử dụng những lễ vật để biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn ông bà, như dâng hoa trái, hương đèn.

4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm “lễ tổ, lễ gia tiên” trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.

5. Trong tang lễ, được vái lạy

Đón nhận văn kiện Tôn Kính Tổ Tiên

Page 8: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

8 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như giáo hội đã cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố. 6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng, quen gọi là “Phúc Thần” tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc, hoặc là ân nhân của dân làng.

Lòng thảo hiếu là hoa trái của Thánh Thần

Trước tiên, văn kiện Tôn kính tổ tiên 2019 tái khẳng định : thảo kính cha mẹ là điều răn thứ bốn trong mười điều răn Đức Chúa Trời. Giáo hội luôn coi gia đình là nền tảng để từ đó xác định những tương quan khác trong thân tộc. Tương quan này không thu hẹp trong gia đình thân tộc hiện tại, nhưng tồn tại với thời gian qua các thế hệ, tạo thành tương quan với tiền nhân và hậu duệ. Mọi phần tử trong gia tộc nối kết với nhau, con cháu thảo hiếu với ông bà tổ tiên, phải sống tình nghĩa với họ hàng và cha mẹ hiền lành để đức cho con. Hội đồng giám mục nhìn nhận tại Việt Nam và vùng Á Đông, ảnh hưởng nền văn hóa Tam Giáo, đặc biệt đề cao lòng tôn kính thảo hiếu với tổ tiên, như là những hạt giống tin mừng phát xuất từ Chúa Thánh Thần : “Chính Thần Khí, Ðấng gieo ‘những hạt giống Lời’ hiện diện trong các tập quán và văn hoá khác nhau, chuẩn bị cho chúng được

trưởng thành đầy đủ trong Chúa Kitô” (Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu Thế” số 28).

Sống mầu nhiệm các thánh cùng thông công

Chúng ta hiệp thông sâu sắc với ông bà tiên tổ nhờ mầu nhiệm “Các thánh cùng thông công”. Chúng ta tin chết không phải là hết mà là bước vào cuộc sống mới. “Chúa phán : Ta là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống” (Mt 22,32). Chúng ta tin rằng ông bà cha mẹ giã từ trần gian là để về sống bên Chúa, các ngài có thể chuyển cầu xin Chúa ban phúc lành cho con cháu. Chúng ta cũng cậy nhờ phúc ấm của “cha ông chúng ta qua các thế hệ..., công đức các ngài không chìm vào quên lãng. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. (Hc 44, 1-14)

Mỗi gia đình nên có bàn thờ gia tiên

Không chỉ là cho phép, HĐGM “khuyến khích” mỗi gia đình Công giáo nên lập bàn thờ gia

Page 9: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

9 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên, có treo di ảnh của ông bà hoặc họ hàng thân thuộc, miễn là đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình. Nên tiến hành nghi thức trước bàn thờ gia tiên trong lễ cưới và lễ tang, như một nghi thức xã hội dân sự, cùng với lời nguyện dâng lên Chúa nhằm thánh hóa và mang lại ý nghĩa thiêng liêng cho nghi thức này. Văn kiện cũng giới thiệu nhiều lời kinh mẫu nhưng khẳng định không phải là phụng vụ, nghĩa là được tự do thêm bớt, thay đổi hoặc sáng tác. Trong nghi lễ, lời khuyên của cha mẹ, chú bác cần làm sáng tỏ giáo lý tin mừng, khi chia sẻ kinh nghiệm, nhắc nhở ý nghĩa mục đích hôn nhân Công giáo, nhấn mạnh lòng biết ơn hiếu thảo với tổ tiên, và niềm tin vào Đức Kitô phục sinh.

Lễ gia tiên tại gia đình lương dân

Ngoài ra, các tín hữu là dâu hay rể trong gia đình lương dân có thể đảm đương việc tổ chức và cùng với gia đình cúng giỗ gia tiên. Đó là cách chứng tỏ kitô hữu cũng thực hành việc thờ kính tổ tiên : “Để giữ tình thuận thảo với gia đình đôi bên, họ và con cái có thể sắm sửa, chuẩn bị và dâng lễ vật trên bàn thờ gia tiên, vái hương trước di ảnh tổ tiên”. Riêng về đồ cúng, thánh Phaolô đã cho phép ăn trong thư Côrintô : “vì biết rằng ngẫu tượng chẳng là gì trên thế gian, và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa duy nhất”. Nhưng nên từ chối vì đức bác ái

: “nếu của ăn làm cớ cho anh em tôi sa ngã, tôi sẽ không bao giờ ăn” (1Cr 8, 4.13).

Thực hành văn kiện “Tôn kính tổ tiên”

Ước mong các huynh đoàn góp phần phổ biến văn kiện của Hội đồng Giám mục. Cuộc hội nhập thờ kính tổ tiên chỉ trọn vẹn khi tạo thành nề nếp, được cử hành sốt sáng trong từng mái ấm và có khả năng truyền tụng đời nọ đến đời kia. Trong một xã hội thực dụng, cần kiên trì bảo vệ cổ võ các giá trị truyền thống gia đình, nỗ lực giúp người trẻ không quên cội nguồn, biết phát huy di sản tổ tiên, quý trọng nề nếp gia phong, và thực hiện tâm nguyện của các vị tiền bối. Cuối cùng xin ghi nhớ và phổ biến các bài thánh ca “cầu cho cha mẹ”, đã góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng và giới thiệu cho lương dân biết về lòng hiếu thảo của người có đức tin. Họ luôn cầu cho cha mẹ, dù còn ở trần gian hay đã về thiên quốc. Trong tâm tình ấy, chúng ta xin cùng hát lên lời ca nguyện : “Xin Chúa í a chúc lành, cho đời cha mẹ của con. Công ơn là như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn”. Và “Xin Chúa cho cha mẹ con được sống mãi sống hoài trong tình thương Chúa...”.●

[1] Xin xem lá thư đặc trách tháng 11/2017 về Đạo Hiếu

[2] Sacerdos Linh mục nguyệt san số 156, năm 1974, tr. 878-880.

Tỉnh Dòng Đaminh VN

Page 10: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

10 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

Cùng đích của cuộc sống con người là sự hạnh phúc.

Niềm hạnh phúc đích thực chứ không phải là sự tạm bợ, chóng qua; niềm hạnh phúc viên mãn hầu có thể mang lại sự giải thoát và cứu độ con người. Khát khao được giải thoát, con người đã luôn phấn đấu tìm kiếm một con đường dẫn đưa họ đến bờ bến của sự vĩnh cửu. Trên hành trình tìm kiếm này, Thiên Chúa luôn đồng hành và dẫn dắt con người về với Người là suối nguồn của sự sống, của niềm hạnh phúc đích thực. Thiên Chúa cũng đã ngỏ Lời với con người trong dòng lịch sử của nó. Lời của Người là ánh sáng soi đường chỉ lối cho con người thông qua các Lề luật và Huấn lệnh. Và Người mời gọi chúng ta thi hành các mệnh lệnh do Người đã phán. Vì chỉ có những ai nghe Lời của Người và đem ra thực hành mới có thể tìm gặp được hạnh phúc viên mãn. Bài viết này xin đưa ra một vài nhận định về việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa cũng như liên kết giữa việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa.

1. Lắng Nghe Lời Chúa Tại sao chúng ta phải lắng nghe

Lời Chúa?Trên hành trình tìm kiếm niềm

hạnh phúc đích thực, con người đã mò mẫm qua các triết thuyết cũng

như các lẽ sống khác nhau. Nhưng, không có gì làm thỏa mãn khát vọng thẳm sâu trong lòng hầu có thể mang lại sự cứu độ cho chúng ta. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã mạc khải ý định cứu độ con người qua các tôi tớ của Người là các ngôn sứ, tư tế và cuối cùng là chính Người Con của mình. Qua các ngôn sứ và Người Con, Thiên Chúa đã chỉ dạy họ con đường cứu độ.

Lời của Người như là tia sáng soi cho con người đang bước đi trong u mê và lầm lạc. Thật vậy, giữa muôn vàn nẻo đường khác nhau trong cuộc sống, Lời Chúa như là kim chỉ nam giúp mỗi người có thể định hướng cho cuộc đời của mình. Nhân loại đã có nhiều học thuyết xa lạ với niềm tin Kitô giáo. Những học thuyết này có thể làm chúng ta lầm lạc. Thế nên, Lời Chúa không chỉ là những bài học, câu chuyện trong lịch sử mà Lời của Chúa là sự hướng dẫn và chỉ bảo để những ai đem ra thực hành thì sẽ tìm gặp được sự sống đời đời.

Lời của Chúa như là một lời chất vấn cho lương tâm của mỗi người. Trong cuộc sống, nhiều khi gặp những gian nan khốn khó, trắc trở làm nhiều khi chúng ta vấp ngã và lạc lối. Lời Chúa sẽ giúp chúng ta thức tỉnh. Lắng nghe Lời Chúa để cật vấn lại lương tâm của mình hầu

Page 11: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

11 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

giúp chúng ta nhận ra đâu là con đường chân chính để tiếp tục đứng dậy, quay gót trở lại con đường mà Thiên Chúa muốn.

Tóm lại, Lời Chúa chính là kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời của mỗi Kitô hữu. Giữa một xã hội đầy những cám dỗ và nhiều lạc thú đam mê, một xã hội cũng đầy những triết thuyết mê hoặc con người, chúng ta sẽ dễ lạc mất phương cho cuộc đời cuộc đời của mình. Lời Chúa như sự chỉ dẫn chúng ta biết neo đậu vào Thiên Chúa. Vì chỉ có Người mới là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống đích thực cho con người.

2. Thực Hành Lời ChúaTrong dụ

ngôn “Người gieo giống”, Đức Giêsu đã ví Lời của Người như là hạt giống được gieo. Những ai nghe Lời của Người mà không mang ra thực hành thì cũng giống như hạt giống gieo trên sỏi đá sẽ bị chim trời và biết bao trở ngại khác làm cho nó không thể phát triển. Lời Chúa là lời sống động, có sức lay động lòng người nên cần phải đem ra thực hành. Như hạt giống, Lời Chúa sau khi được chúng ta lắng nghe cần được ấm ủ và nuôi dưỡng trong lòng để đến độ chín muồi thì cần phải thi hành Lời Chúa đã truyền dạy hầu có thể trổ sinh những bông hạt là bao việc lành phúc đức làm đẹp

lòng Người gieo Lời.Chính vì lẽ đó, Lời Chúa mới là

con đường cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa sống động trong hai thể lắng nghe và thực hành. Thế nên, Lời Chúa không chỉ dừng lại ở việc được lắng nghe hay được đón nhận mà còn phải là được đem ra thi hành để mang lại ơn cứu độ cho những ai thực sự biết nghe Lời Thiên Chúa. Khi đó, Lời của Chúa mới được nên hoàn trọn theo đúng nghĩa của Lời đó, Lời mang ơn cứu độ.

Chúng ta sẽ không thể nào lãnh hội được những điều thâm sâu chứa đựng trong Lời Chúa nếu không

thi hành Lời của Người. Thi hành Lời Chúa là chúng ta đang bước đi trên con đường hẹp, con đường mà Đức

Giêsu đã đi. Trên con đường này, chúng ta sẽ bị sỉ nhục, lăng mạ, đau khổ và khốn khó. Đó là con đường của người khiêm nhường, hiền hậu và đầy tình thương. Thế gian nhìn chúng ta tưởng chừng như thất bại nhưng chúng ta đang chiến thắng. Chúng ta chiến thắng vì đã cố gắng thi hành Lời Chúa dạy, chúng ta chiến thắng con người đầy dục vọng và kiêu hãnh của mình. Bởi lẽ, niềm hạnh phúc đích thực mà chúng ta đang tìm kiếm không có

Page 12: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

12 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

ở nơi sự hơn thua theo kiểu của thế gian mà là nơi sự hạ mình giống như Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người.

Hơn nữa, Thực hành Lời Chúa là lối sống đẹp lòng Thiên Chúa và là cách thức tốt đẹp nhất để chúng ta báo đáp tình yêu của Người. Xét cho cùng, cuộc đời của chúng ta có gì mà không được nhận lãnh. Chúng ta được nhận lãnh không chỉ công sinh dưỡng của cha mẹ, thầy cô cũng như những người yêu thương mà còn là sự quan phòng và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Để báo đáp lại tình cảm của tất cả những người yêu thương đã giúp chúng ta từ phàm nhân cho đến các bậc thần linh cách tốt nhất là thực hiện lời họ yêu thương chỉ dạy. Không ai có thể yêu thương chúng ta hơn Thiên Chúa, Đấng chúng ta thờ. Người đã yêu thương cho chúng ta hiện diện trên mặt đất này. Cũng vì yêu thương Thiên Chúa đã cho Con của Người xuống thế để để hướng dẫn, chỉ bảo và đã dùng cái chết để cứu chuộc chúng ta. Thế nên, chúng ta cần ý thức về tình yêu của Thiên Chúa và điều lòng đẹp lòng Người hơn cả là Lắng Nghe và Thực Hành Lời của Người.

3. Nền Tảng của Việc Lắng Nghe và Thực Hành Lời Chúa

Lắng nghe Lời Chúa và Thực hành Lời Chúa phải xuất phát từ lòng tin và lòng yêu mến Thiên Chúa. Thật vậy, không xuất phát từ lòng tin và lòng yêu mến thì việc chúng ta lắng nghe và thực hành Lời

Chúa cũng giống như việc chúng ta đi theo một triết lý sống nào đó. Xuất phát từ lòng tin và lòng yêu mến để lắng nghe và thực hành Lời Chúa sẽ giúp chúng ta gặp gỡ Đấng mà chúng ta hằng mong mỏi.

Hơn nữa, lòng tin và lòng yêu mến sẽ giúp chúng ta kiên trì Lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Lòng tin và lòng yêu mến sẽ giúp chúng ta khám phá và đào sâu Lời Chúa. Khi đó chúng ta có thể nhận ra được nhiều bài học và chân lý mà Chúa đã mạc khải. Chúng ta cũng sẽ có động lực cũng như sức mạnh để thực hành Lời Chúa.

Kết luậnĐiều làm cho chúng ta trở nên vĩ

đại trong mắt mọi người và trong Thiên Chúa là chúng ta lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Thật vậy, đã có biết bao là mẫu gương như Đức Giêsu, Đức Maria, tổ phụ Ápraham… đã trở nên vĩ đại nhờ vào việc lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa. Vậy nên, chúng ta cũng hãy noi gương các ngài mà sống và lắng nghe Lời Chúa.

“Lạy Chúa Giêsu, tâm hồn con chỉ được xoa dịu và bình an khi con được nép trong vòng tay của Ngài. Xin Chúa giúp con luôn sống trong sự hiện diện của Chúa và trong sự hiểu biết của con về tình yêu tuyệt diệu của Ngài, để con có thể làm đẹp lòng Ngài trong tất cả mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của con. Amen”●

Giuse Phạm

Page 13: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

13 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Hành trang 01 : Thánh Đa Minh Con Người Của

Giáo Hội

Ða Minh chẳng nói gì mấy về Giáo Hội, nhưng qua cách

sống và công việc của ngài, chúng ta có thể đọc thấy lòng yêu mến Giáo Hội của ngài còn rõ ràng hơn cả những lời nói. Cũng như người con của một gia đình, khi bôn ba trong cuộc đời, chẳng mấy khi nói đến người cha, người mẹ và anh chị em mình, nhưng tất cả những lao tâm lao lực để tìm kiếm đồng tiền không gì khác hơn là để nuôi sống gia đình, và người ta có thể nhìn thấy mục đích này trong mọi hành động của người đó.

Nói rằng thánh Ða Minh là con người của Giáo Hội, nhiều người

tưởng rằng điều đó có nghĩa là thánh Ða Minh là linh mục, là tu sĩ, là con người đặc biệt của Giáo Hội theo nghĩa chật hẹp. Thật ra, mỗi người Kitô hữu, khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, đều là con người của Giáo Hội. Dấu ấn bí tích Thánh Tẩy làm cho họ trở thành con cái Chúa, đồng thời cũng làm cho họ trở thành phần tử thực thụ của gia đình Giáo Hội, của dân Thiên Chúa. Dấu ấn này, một mặt, là dấu ấn không thể xóa nhòa, như đứa con không thể chối bỏ bà mẹ đã sinh ra mình. Tuy vậy, mặt khác, dấu ấn Thánh Tẩy không phải là cái gì cố định, không phải là một vật gia bảo có thể thay thế cho tất

Xin giới thiệu với anh chị em Huynh đoàn Đa Minh nội dung tổng hợp cuốn “Hành Trang Tinh Thần Dòng”, do cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn OP biên soạn. Tài liệu gồm 9 chương, tổng số 54 bài suy niệm ngắn về cha thánh Đa Minh và Tinh thần Dòng. Xin được như hành trang giúp các Huynh đoàn Đa Minh suy niệm các ngày hội họp.

Page 14: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

14 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

cả những nỗ lực sống. Làm con cái Chúa và là phần tử của Giáo Hội, điều đó không phải chỉ do một lần lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy là xong; nhưng còn là một sức sống kêu gọi và thúc đẩy người Kitô hữu luôn trở thành một người con cái Chúa, con Giáo Hội mỗi ngày đích thực hơn, thành một người con “hiếu thảo” hơn. Con người vừa vẫn luôn là con của cha mẹ, vừa mỗi ngày mỗi trở thành con cái đúng nghĩa hơn của cha mẹ mình.

Thánh Ða Minh đã là con người của Giáo Hội như mỗi người Kitô hữu chúng ta đã là con người của Giáo Hội. Nhưng hơn nữa, ngài đã trở thành con người của Giáo Hội một cách trọn vẹn : ngài cảm nhận được ơn gọi xây dựng Giáo Hội từ khi còn sống ở gia đình và ngài đã hiến dâng cả cuộc đời để đáp ứng những nhu cầu của Giáo Hội; ngài đã cất bước ra đi đến với con người

mà vẫn canh cánh tiền đồ của Giáo Hội trong tim; ngài đã đau nỗi đau và vui niềm vui của Giáo Hội; ngài đã cảm nhận nhu cầu của Giáo Hội như ngọn lửa thúc bách lên đường; ngài đã chọn vị thế đứng bên trong Giáo Hội để canh tân Giáo Hội thay vì đứng bên ngoài để chỉ trích … Tất cả điều đó làm cho khuôn mặt của thánh Ða Minh luôn in đậm những đường nét của Mẹ Giáo Hội, y hệt như một người con mang nét mặt của mẹ mình; và chính nhờ dấu ấn đó đó, thánh Ða Minh và Dòng ngài thiết lập mới có thể trở nên một cây đại thụ trong khu vườn Giáo Hội; rồi nhờ bén rễ thật sâu trong mảnh đất đó, Dòng mới có thể vươn dài cành lá đến những “vùng đất” còn xa xôi, lạ lẫm của cuộc sống nhân sinh.

“Là con người của Giáo Hội”, đó không phải chỉ là một niềm tự hào, hoặc tệ hơn, được coi như là một bảo đảm cho ơn cứu độ của riêng mình. “Là con của Giáo Hội” thiết yếu còn là nhận lãnh trách nhiệm đối với Giáo Hội, là chu toàn sứ mạng của Giáo Hội trong gia đình, trong giáo xứ, trong huynh đoàn, trong làng xóm.●

Page 15: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

15 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

TRỞ NÊN MUỐI VÀ ÁNH SÁNG

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN, năm A

Is 58, 7-10 1Co 2, 1-5 Mt 5, 13-16

Trong những năm đi rao giảng Chúa Giêsu luôn dùng dụ ngôn, ví dụ, những chuyện xẩy ra xung quanh Ngài, trong xã hội Do Thái lúc đó để dạy dỗ dân chúng, nói lên một đạo lý cao sâu, một ý nghĩa nào đó của cuộc sống, của con người. Hôm nay, Chúa dùng muối và ánh sáng để nói về sứ mệnh của Giáo Hội và của mỗi người nơi trần gian…

Giáo Hội ngay từ khi Chúa Giêsu thiết lập đã ý thức về sứ mạng của mình bởi vì Giáo Hội là muối, là ánh sáng cho trần gian, Giáo Hội là Thân Thể của Đấng là Đường, là Sự thật,

là Sự sống. Nên, Giáo Hội có sứ mạng loan báo cho mọi người biết họ từ đâu đến và rồi họ sẽ đi về đâu ! Giáo Hội cho con người biết nguồn cội của mình là Thiên Chúa và sau này họ sẽ trở về với Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói: " Anh em là muối cho đời. Anh em là ánh sáng cho trần gian“ (Mt 5, 13-14). Tin Mừng nói lên sứ mạng cao cả của Giáo Hội, của mỗi người là truyền giáo, là giới thiệu Đức Kitô cho người khác. Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Muối nhạt không phải là muối. Ánh sáng phai nhòa, lu mờ không phải là ánh sáng chiếu soi. Do đó,Giáo Hội không truyền giáo là Giáo Hội chết. Người Kitô, người môn đệ của Chúa đã biết lắng nghe lời Chúa, thực thi lời Chúa thì không thể nào mà không có ảnh hưởng trên người khác. Người có đời sống tốt, có tấm lòng bác ái vị tha sẽ là gương mẫu của đời sống rao giảng.

Ví Giáo Hội là muối, ví con người là muối, Chúa Giêsu đã trao cho Giáo Hội, đã trao cho mỗi Kitô hữu một sứ mạng cao cả, một trọng trách quý giá. Muối là đồ gia vị không thể thiếu được trong các món ăn. Muối làm cho cá không hư, không thối. Muối dùng trong phân bón và là đồ gia vị không thể thiếu trong các món canh vv…Người Kitô hữu không thể làm ngơ, không thể sống khơi khơi mà quên đi sứ mệnh cao cả của mình là làm gương cho người khác qua đời sống yêu thương, bác ái của mình. Người môn đệ Chúa phải làm cho nhiều người biết Chúa, yêu

Page 16: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

16 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

mến Chúa và dấn thân, làm chứng cho Chúa.

Vì Giáo Hội là ánh sáng, con người là ánh sáng. Chúa Giêsu khẳng định mình là ánh sáng: "Tôi là ánh sáng thế gian“ (Ga 8, 12). Chúa Giêsu là ánh sáng, là mặt trời soi chiếu thế gian. Nhân loại, vũ trụ, thế giới nếu không có ánh sáng sẽ không thể nào tồn tại được. Bởi vì, chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là hình ảnh phản chiếu, họa lại hình ảnh của Đức Kitô. Thánh Phaolô viết: “ Thiên Chúa đã phán ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm ! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bầy cho thiên hạ biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên khuôn mặt Đức Kitô“ (2 Co 4, 6).

Muối và ánh sáng luôn cần thiết cho con người, cho thế giới. Muối ướp mặn cho đời. Ánh sáng chiếu soi và làm cho có sự sống.

Các bài đọc, đặc biệt bài Tin Mừng hôm nay, Đức Kitô mời gọi các môn đệ trở nên muối, ánh sáng cho đời, cho thế gian. Chúa Giêsu muốn Giáo Hội và mọi Kitô hữu phải làm cho đời tỏa sáng chân lý và mặn nồng tình yêu. Thế giới muôn thời, đặc biệt thế hôm nay chúng ta đang chứng kiến nhiều cảnh bạo lực, chiến tranh, chém giết, trả thù, và nhiều cảnh lạnh lùng, vô cảm của những con người vô tâm trước cảnh đau khổ, nghèo đói, bị đàn áp của con người. Trước những trạng huống của cuộc đời, của nhiều cảnh

đau thương, chia ly, tang tóc, người Kitô hữu phải tỏa hương thơm, phải trở nên muối ướp mặn đời bằng tình yêu thương bác ái, hy sinh cứu giúp những người đau thương, nghèo khổ vv…Được ví là ánh sáng, trách nhiệm, bổn phận của Giáo Hội, của mỗi Kitô hữu là đem Thiên Chúa đến cho mọi người, đem Thiên Chúa đến cho thế giới. Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài mới cho con người nhận ra chính mình, nhận ra thế giới, nhận ra chân lý và sự thật. Và chỉ có Thiên Chúa mới giúp con người đẩy xa những u ám, tối tăm của tội lỗi, của sự dữ và những sai trái, bất công vv…

Thánh Phanxicô khó khăn đã thốt lên: “Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu. Amen“.

GƠI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1. Tại sao Chúa Giêsu lại ví người Kitô hữu là muối, là ánh sáng?

2. Chúa Giêsu mặc khải mình là ai?

3. Sứ mạng của Giáo Hội là gì?

4. Muối và ánh sáng có cần cho thế giới, cho con người không?

5. Bản chất của Giáo Hội là gì?

Page 17: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

17 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

SỰ THẬTCHÚA NHẬT VI THƯỜNG

NIÊN, năm AHc 15, 15-20 1Co 2, 6-10 Mt 5, 17-37

Đọc Tin mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt về giáo huần của Ngài. Chúa Giêsu đã đến để kiện toàn các lề luật mà các Kinh sư, Pharisêu cho rằng Ngài phá đổ lề luật của Môsê, của cha ông, tổ tiên. Không, Chúa đến không phải để phá đổ nhưng để kiện toàn các lề luật dựa trên luật đức ái, yêu thương. Đối với Chúa, giới luật yêu thương, đức ái là chủ đạo trong giáo lý của Ngài. Đối với Chúa, đức ái không cho phép con người giận nhau, chửi nhau, tranh chấp, hận thù, ghen ghét nhau, không được ngoại tình dù chỉ trong tư tưởng. Đức ái cao độ, tuyệt hảo không cho phép người môn đệ Chúa ăn gian, nói dối, lọc lừa, phỉnh gạt mà họ luôn phải 000sống theo sự thật.

Thiên Chúa tạo dựng con người, sáng tạo vũ trụ, Ngài ban cho con

người lý trí để biết phân biệt điều lành, điều dữ, cái phải, cái trái. Ngài còn cho con người ý chí để tự quyết định điều được làm và điều không được làm. Thiên Chúa yêu thương đã cho con người quyền tự do để quyết định làm điều tốt, tránh điều xấu. Tuy nhiên, ma quỷ ngay từ đầu đã cám dỗ ông bà tổ tiên Ađam-Evà làm điều cấm, phản nghịch lại Thiên Chúa là Đấng yêu thương ông bà. Do đó, trong cuộc sống hằng ngày, ma quỷ vẫn xúi giục, cám dỗ con người, đẩy con người xa sự thật, ma quỷ vẫn lợi dụng con người bản chất yếu đuối, lôi kéo con người sa vào cạm bẫy, ham mê xác thịt, dục vọng, tiền tài, chức tước, nên nhiều khi con người không dám nói sự thật, không dám sống sự thật, mà lại lọc lừa, gian dối, phỉnh gạt. Tất cả những điều xấu mà đoạn Tin mừng của thánh Matthêu kể ra như “không sống công chính, giết người, giận anh em, chủi bới anh em, mắng anh em là đồ ngốc, đồ khùng, ngoại tình, nhìn người phụ nữ ham muốn điều xấu, bội thề vv…” đều là do ma quỷ. Thực tế, tất cả những điều xấu này làm cho con người sống theo giả trá, sống theo ma quỷ bởi vì ma quỷ sống dối trá, phỉnh gạt. Chúng là cha của sự giả dối…

Chúng ta đang sống trong một thế giới với những văn minh phát triển tột bậc, nhưng thế giới này vẫn đan xen vàng thau lẫn lộn, ánh sáng và bóng tối, điều lành và điều dữ, sự thật và dối trá. Thiên Chúa luôn dạy con người phải sống công

Page 18: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

18 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

chính. Chúng ta không được bắt chước thói hư nết xấu của Pharisêu, Kinh sư và Biệt phái. Bởi vì họ giả đạo đức, nhưng lòng họ đầy bẩn thỉu, đầy gian tham… Họ chất trên vai người khác những gánh nặng, nhưng chính họ lại không dám đưa ngón tay lay thử. Họ nới dài tua áo, thẻ kinh rỏng rẻng…Họ làm ra những thứ luật tỉ mỉ, chi li và bắt người khác giữ mà chính họ lại không giữ vv…Họ sống giả hình, là hiện thân của ma quỷ.

Thánh Phaolô đã viết: "Anh em hãy mặc lấy Đức Kitô“. Mặc lấy Đức Kitô nghĩa là sống con người mới, con người công chính, thánh thiện bởi vì Chúa là Đấng tuyệt đối thánh, thánh ba lần thánh. Tin mừng của Đức Giêsu là làm chứng cho sự công chính, thánh thiện, làm chứng cho Đức Giêsu là Đấng giầu lòng thương xót. Chúa mời con tất cả môn đệ của Người hãy bắt chước Người làm chứng cho sự thật. Chính vì sống cho sự thật, làm chứng cho sự thật mà Đức Giêsu đã bị người Do Thái, bị Philatô kết án bất công. Philatô đã nói với Chúa: "Sự thật là gì?“. Philatô đang đứng trước Chúa Giêsu là sự thật nhưng ông không nhận ra sự thật. Cái bi đát là thế ! Chính vì dám nói lên sự thật với Hêrôđê không được lấy vợ của anh mình, Gioan Tẩy Giả đã bị chém đầu…

Chúa Giêsu luôn kêu gọi chúng ta sống như Người, làm chứng cho sự thật trong mọi trạng huống của cuộc đời ngay cả khi phải hy sinh

tính mạng như các tông đồ, như các thánh tử đạo vv… Giáo Hội cũng luôn mời gọi mọi Kitô hữu phải sống và làm chứng cho sự thật giữa một thế giới còn nhiều khiếm khuyết, bất toàn…

Lạy Chúa Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót, Đấng là Sự thật, là Chân lý, là Sự sống, xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con can đảm sống sự thật, làm chứng cho sự thật như Ngài đã sống, đã chết cho sự thật. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:1. Sự thật là gì?2. Tại sao chúng ta phải bảo vệ

sự thật?3. Ma quỷ là cha của sự gì?4. Tại sao lại gọi ma quỷ là cha

của sự dối trá?5. Chúa mời gọi chúng ta phải

làm gì?

YÊU THƯƠNG NGAY CẢ KẺ THÙCHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN,

năm ALc 19, 1-2. 17-18 1 Co 3, 16-23 Mt 5, 38-48

Ở đời thường chúng ta có cảm tình với những ai hợp chúng ta, ủng hộ, giúp đỡ, yêu thương chúng ta.

Page 19: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

19 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Ít khi chúng ta yêu những kẻ chống phá, hận thù, ghen ghét chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu, Đấng thiết lập đạo công giáo lại có một cái nhìn, một đạo lý hoàn toàn khác, hoàn toàn siêu nhiên “yêu kẻ thù“.

Vâng, khi Chúa Giêsu dạy giới răn này, đã có nhiều người và rất nhiều người cho rằng đó là chuyện không thể. Yêu bạn hữu, yêu ngay cả kẻ yêu, kẻ đồng môn với mình đã là khó, huống chi yêu thương kẻ thù thì thật khó mà yêu. Tuy nhiên, đó lại là cốt lõi của đạo công giáo, đạo tình thương.

Yêu kẻ thù là một thái độ anh hùng. Bởi vì Chúa dạy không được báo thù, không được ăn miếng trả miếng. Luật Cựu Ước dạy: "Hãy yêu đồng loại và ghét kẻ thù“. Trong cách cư xử ở đời, người ta thường phân biệt bạn và thù. Bạn chúng ta là người yêu thương chúng ta, nên chúng ta thường yêu thương họ. Kẻ thù là người chúng ta có quyền ghét bỏ và tiêu diệt vv… Đối xử và phân biệt như vậy vẫn chưa ổn, còn khiếm khuyết, còn bất toàn và còn tạo thêm thù oán. Bởi vì, luật Cựu Ước dạy: "Mắt thế mắt. Răng đền răng“. Chúa Giêsu đến làm cho lề luật trở nên hoàn thiện. Chúa dạy: "Hãy yêu kẻ thù, hãy cầu nguyện cho những người ngược đãi anh em“. Đây là một giới luật tuyệt đỉnh của đạo công giáo, tuyệt đỉnh của đức bác ái Kitô giáo. Đây là cốt lõi của Tin Mừng, của đạo tình thương. Chúa dạy chúng ta phải yêu thương mọi người, không được phân biệt đối xử,

yêu cả những người thù ghét, bách hại chúng ta. Chúa muốn chúng ta trở nên hoàn thiện như Cha trên trời, Đấng cho mặt trời mọc lên soi sáng cho những người lành cũng như những kẻ bất lương, mưa xuống cho kẻ tốt cũng như kẻ xấu. Chúa còn dạy chúng ta phải sống siêu nhiên, sống cao thượng mới có công phúc, mới được Chúa chúc lành. Bởi vì, nếu chúng ta chỉ yêu thương những người yêu chúng ta thì thật quá dễ, quá thường. Chúng ta phải yêu cả những kẻ không có cảm tình, những kẻ chống phá chúng ta, những kẻ làm hại chúng ta mới thực tốt, thực có phúc. Phần khác nữa như Chúa nói: "Nếu chúng ta chỉ chào hỏi bạn bè, những người thân của chúng ta, chúng ta đâu có hơn được những người ngoại giáo. Chúng ta chỉ yêu những ai thuộc phe chúng ta, thuộc đạo chúng ta, đó chỉ là tình cảm tự nhiên đâu có gì là siêu nhiên, cao quý.

Yêu kẻ thù là dấu chỉ chúng ta là con Thiên Chúa. Chúa yêu thương mọi người, chúng ta là con cái Thiên Chúa, chúng ta cũng phải yêu thương kẻ thù. Mỗi lần yêu thương kẻ thù, tha thứ cho họ là chúng ta càng trở nên giống Thiên Chúa.

Một trong những cách thế tốt đẹp nhất, phương thế hoàn hảo nhất để tiêu diệt hận thù là tha thứ cho những kẻ ghét chúng ta. Biến thù thành bạn. Càng biến thù thành bạn, chúng ta càng giống Thiên Chúa. Chúa đã tha thứ ngay cho những kẻ giết mình, đóng đinh mình vào

Page 20: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

20 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

Thập giá. Chúa đã biến thù thành bạn, thành người thân của mình. Chỉ có tình thương mới xóa bỏ được hận thù. Chỉ có tình thương mới nối kết mọi người lại với nhau. Chúa Giêsu đã sống và thực hiện điều đó. Hận thù sẽ làm chúng ta mất bình an. Tha thứ giúp chúng ta sống hòa bình, sống an bình. Henri Dunant đã sáng lập Chữ Thập Đỏ để xoa dịu nỗi đau thương cho nhiều người không phân biệt bạn và thù.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem niềm vui vào chốn ưu sầu vv…

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương chúng con khi chúng con đang là tội nhân. Xin giúp chúng con biết vượt khỏi con người ích kỷ của mình, xóa hận thù, đem lại yêu thương cho mọi người không phân biệt bạn và thù, đặc biệt những kẻ làm khổ chúng ta, hận thù, hiềm khích với chúng ta, để chúng ta càng ngày càng trở nên hoàn thiện giống như Cha ở trên trời. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:1. Luật Cựu Ước dạy làm sao đối

với kẻ thù?2,Chúa Giêsu dạy thế nào về kẻ

thù?3. Chúa biến lề luật trở nên thế

nào?4. Muốn biến thù thành bạn phải

làm sao?5. Hận thù biến chúng ta trở nên

thế nào?

1/3/2020XA – TAN KIA, XÉO ĐI !

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY, năm A

St 2,7-9;3,1-7 Rm 5, 12-19 Mt 4, 1-11

Sự dữ, ma quỷ vẫn luôn có đó, vẫn luôn cám dỗ, thúc giục con người phạm tội, sa ngã, lìa xa Thiên Chúa. Bởi vi, ngay từ đầu, Xa-tan đã xúi giục ông bà Adong,Evà phản nghịch lại Thiên Chúa: ăn trái cây biết lành biết dữ. Lời đường mật của ma quỷ đã làm cho bà Evà sa ngã và rồi bà lại xúi giục chồng mình là Adong phạm tội. Cái trớ trêu là ông bà tổ tiên của nhân loại đã nghe theo lời ngọt ngào của Xa-tan mà chối bỏ Thiên Chúa, muốn ngang hàng với Thiên Chúa. Nên, ông bà nguyên tổ đã phạm tội, kéo theo sự chết. Ngày nay, sự dữ, ác thần luôn gây tang tóc, xúi bẩy con người phạm tội, phản nghịch, chối bỏ Thiên Chúa. Con người đang là nô lệ và là tay sai cho thần dữ, cho Xa-tan, cho ma quỷ!

Chúa nhật I mùa chay, năm A là cơ hội, là dịp thuận tiện để chúng ta thấm nhuần lời Chúa, ăn năn, sám hối hầu như ca nhập lễ viết: "Nó sẽ

Page 21: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

21 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

kêu cầu Ta, và Ta sẽ nhậm lời nó. ta sẽ cứu gỡ và làm cho nó được vinh dự, Ta sẽ cho nó được sống lâu dài“ (Tv 90, 15-16). Thiên Chúa luôn đáp trả lại lời khẩn cầu chân thành, tha thiết của con người. Ngài luôn rộng lòng thương xót và thứ tha. Ông bà tổ tiên vì không nghe lời Thiên Chúa: "Các ngươi được ăn trái cây trong vườn; nhưng trái cây ở giữa vườn thì Thiên Chúa bảo: "Các ngươi đừng ăn, đừng động tới nó, nếu không sẽ phải chết“. Ông bà nguyên tổ đã nghe theo lời rắn, ma quỷ, nên họ đã sa ngã, phản nghịch lại lệnh của Thiên Chúa. Bài đọc trích trong Sách Sáng Thế đưa chúng ta vào đáp ca: " ạy Chúa nguyện thương con theo lòng nhân hậu của Chúa“ (Tv 50, 3-4 tt…) để chúng ta hiểu rõ đoạn thơ của thánh Phaolô gửi tín hữu Roma là Đức Giêsu Kitô đã đến trần gian theo ý định của Thiên Chúa Cha, sống công chính, gánh tội cho loài người mặc dầu Người hoàn toàn vô tội. Hai bài đọc, đáp ca và câu xướng trước Phúc Âm cho chúng ta thấy rất rõ ý định của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô: “Chúa Con vâng lời Chúa Cha mà muôn người trở thành công chính“. Đức Giêsu Kitô đã vâng lời Thiên Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và cho Ngài vinh dự được ngồi đồng hàng với Thiên Chúa. Tin Mừng của thánh Matthêu 4, 1-11 cho chúng ta thấy ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu và cách Ngài chống trả những cơn cám dỗ của Xa-tan, ma quỷ như thế nào! Ma quỷ cứ tưởng Chúa cũng

như chúng nó, nên chúng ta dùng nhiều phương thế, nhiều cách thức xảo quyệt để mong cám dỗ được Chúa. Nhưng chúng đã lầm, chúng đã bẽ mặt trước sự cương quyết, dứt khoát của Chúa. Ma quỷ tưởng Chúa đói, Chúa sẽ sa bẫy chúng khi chúng thách thức Chúa biến đá thành bánh. Chúa đã nói với chúng: "Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra“. Ma quỷ lại tưởng rằng Chúa kiêu căng, thích phô bày quyền năng, nên, chúng muốn Ngài gieo mình từ nóc nhà thờ xuống, Ngài đã cho chúng bài học đắt giá: "Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi“. Ma quỷ vẫn không tha, nó lại tưởng Chúa ham danh vọng, của cải phú quý của trần gian, nó dụ dỗ Chúa và muốn Chúa thờ lạy chúng, thì mọi sự trần gian sẽ thuộc về Ngài. Chúa Giêsu đã nêu gương cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta về cách chống trả ma quỷ khi Ngài quát nạt chúng: "Xa-tan kia, xéo đi!“. Chúa đã cho chúng thấy: "Mọi thụ tạo phải thờ lạy Chúa và chỉ thờ lạy một mình Ngài mà thôi“.

Thế giới hôm nay, nhân loại ngày nay tưởng rằng mình giỏi, không cần Thiên Chúa, do đó, họ đã cố tình xa lìa Thiên Chúa, không muốn đi theo đường lối thánh thiện của Ngài và tự tách rời Thiên Chúa, đi theo đường lối của ma quỷ, của sự dữ cùng với những điều xấu xa ma quỷ xíu giục như hận thù, ngoại tình, tà dâm, trộm cướp, bạo hành, khủng

Page 22: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

22 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

bố, ma túy, mãi dâm, phá thai vv…

Sự cương quyết, dứt khoát không chút khoan nhượng của Chúa: "Xa-tan kia, xéo đi!” là bằng chứng hùng hồn cho chúng ta hay chính Thiên Chúa mới là Đấng dựng nên ta giống hình ành Ngài, chúng ta phải thờ lạy và chỉ thờ phượng, thờ lạy một mình Ngài. Xác thịt, của cải, danh vọng, tất cả đều mau qua, chỉ mình Chúa, và lời của Ngài còn tồn tại mãi mãi, tồn tại muôn đời.

Lạy Chúa, xin cho chúng con một đức tin sâu xa, một đức tin vững vàng để chúng con chỉ biết thờ lạy và thờ lạy một mình Thiên Chúa. Xin cho chúng con biết can đảm khước từ mọi cám dỗ của ma quỷ. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:1. Ma quỷ cám dỗ Chúa

Giêsu thế nào?2. Chúa Giêsu đã quát nạt ma

quỷ làm sao khi nó nói Chúa thờ lạy nó?

3. Ma quỷ có hiện diện ở thế giới này không?

4. Muốn chống lại ma quỷ chúng ta phải làm sao?

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Tập tục lấy cảm hứng từ Kinh Thánh và được thiết lập bởi Đức

Giáo hoàng Gregory X thuộc thế kỷ 13.Trong Thánh Lễ người Công giáo

thực hiện nhiều cử chỉ tôn thờ, và một trong những cử chỉ đã được thực hành rộng rãi suốt nhiều thế kỷ là thói quen cúi đầu khi nghe danh thánh Chúa Giê-su. Cho dù trong ít thập niên gần đây nó không được chú ý nhiều, nhưng việc cúi đầu vẫn được thực hiện một cách kính cẩn bởi nhiều tín hữu và một số linh mục.

Nguồn gốc của tập tục này ban đầu lấy cảm hứng từ những lời sau đây của Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa. (Pl 2:9-11)

Tại sao người Công giáo cúi đầu khi nghe danh

thánh Chúa Giê-su

Page 23: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

23 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Nói một cách thực tế, việc bái quỳ mỗi khi nghe danh thánh Chúa Giê-su được đọc lên là khá khó khăn, vì thế Đức Giáo hoàng Gregory X tìm ra một giải pháp. Ngài viết về việc đó gửi đến Dòng Đa-minh năm 1274, bày tỏ mong muốn của ngài rằng cử chỉ này phải được thực hành để tôn kính danh thánh Chúa Giê-su.

Đoạn sau đây của thư được in trong quyển sách Cùng với Thiên Chúa: Sách Cầu nguyện và Suy niệm của Thánh Francis Xavier Lasance.

Gần đây, trong Công đồng được tổ chức tại Lyons, chúng tôi thấy thật đáng khen ngợi khi khuyến khích các tín hữu đi vào nhà Chúa với lòng khiêm nhường và sùng kính, và có thái độ phải lẽ trong khi ở đó, để được xứng đáng với ân ban của Thiên Chúa và sự soi sáng của Người.

Chúng tôi cũng xét thấy thật là đúng đắn khi thuyết phục các tín hữu thể hiện sự tôn kính hơn đối với Danh Thánh đó vượt trên mọi danh hiệu, là Danh Thánh duy nhất mà chúng ta khẩn cầu ơn cứu độ — Danh Thánh Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã cứu chúng ta khỏi vòng nô lệ của tội lỗi. Do đó, để tuân theo huấn thị của Thánh Tông đồ, ‘khi vừa nghe danh thánh Giê-su, muôn vật phải bái quỳ’, chúng tôi mong rằng khi Danh Thánh đó được đọc lên, nhất là trong Thánh Lễ, mọi người sẽ cúi đầu để thể hiện rằng người đó đang quỳ gối tôn thờ

trong lòng.

Đức Giáo hoàng Gregory muốn rằng mọi người không chỉ tôn thờ Danh Thánh Chúa Giê-su, nhưng với tâm tình dâng mình lên Thiên Chúa bằng một cử chỉ yêu thương đơn sơ. Dòng Đa-minh đã nghiêm túc thực hiện yêu cầu này và trở thành những người quảng bá hàng đầu Danh Thánh Chúa Giê-su trong Giáo hội Công giáo, rao giảng về Danh Thánh, thành lập các Hội đoàn Danh Thánh, cũng như đặt các bàn thờ cung hiến cho Danh Thánh Chúa Giê-su.

Tập tục này là một cử chỉ đơn sơ và mang ý nghĩa phản ánh lại khao khát trong tâm hồn để tôn vinh Chúa Giê-su, là Danh Thánh duy nhất nhờ đó chúng ta được cứu độ.●

[Nguồn: aleteia][Chuyển Việt ngữ: TRI

KHOAN 3/1/2020]

Page 24: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

24 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

1. Thánh Giám mục Ignatio Delgado Y OP

(1762-1838)Kính ngày 12 tháng 07

Tranh sơn dầu : họa sĩ Phêrô Lê Hiếu OP.

Chiến Sĩ Truyền GiáoVới gần nửa thế kỷ hăng say

trong việc truyền giáo tại Việt Nam và 43 năm giám mục cuộc đời thánh Ignatiô Y gắn liền với giáo phận Đông Đàng Ngoài, nay là năm giáo phận Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Thái Bình. Hoạt động của ngài trải dài trên

ba triều đại : Thời Cảnh Thịnh với nhiều khó khăn từng khu vực giúp ngài nhận định được nhu cầu, để đến thời Gia Long ngài phát triển giáo phận Đông với mức cực thịnh, đủ sức đương đầu với những cơn giông tố bách hại thời Minh Mạng, và đó cũng là mùa gặt phong phú “các Thánh tử đạo” của giáo phận. Số linh mục bản xứ, số tu sĩ nam nữ, số giáo dân tăng nhanh mỗi năm đã là những chứng cớ hùng hồn nhất cho chúng ta thấy nhiệt tình và tài lãnh đạo của ngài.

Ý chúa nhiệm mầuIgnatiô Delgado Y sinh ngày

23.11.1762 tại làng Villafeliche, tỉnh Saragozza, miền Aragon, Tây Ban Nha. Từ thuở niên thiếu, Ignatiô Y chịu ảnh hưởng nhiều của các nữ tu Xitô. Say mê đọc sách cậu nghiền ngẫm tối ngày những truyện tích của các dì, hơn nữa ngôi làng của cậu từ núi đồi đến đồng cỏ, đất đai đến cây rừng đều ghi dấu những nữ tu áo trắng, con cái thánh Bernadô này. Do đó cậu đã nuôi chí dấn thân phục vụ Chúa trong đan viện.

Thế nhưng Chúa lại an bài cách

Hạnh tích 38 Thánh Tử Đạo

Việt Nam thuộc

Gia đình Đa Minh

Page 25: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

25 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

khác. Ngày kia có một người bạn có ý định đi tu dòng Đaminh rủ cậu cùng đi, Ignatiô Y liền nhận lời. Sau đó cả hai đến gõ cửa tu viện Thánh Phêrô tử đạo ở Catalaydud, thuộc tỉnh dòng Aragon. Cậu vào nhà tập khi 18 tuổi và khấn năm 1781. đang khi theo học tại đại học Orihuela, Delgado được biết việc truyền giáo của dòng tại Đông Nam Á. Trong thư ngày 25.06.1780, cha chính Alonsô Phê ở Việt Nam báo cáo số người và công việc, đã xin gởi thêm nhiều nhà truyền giáo “nhân đức, thông thái và can đảm”. Delgado thấy lòng mình sôi sục ý muốn truyền giáo. Năm 1785, sau khi bàn hỏi các bề trên, thày Delgado xin chuyển qua tỉnh dòng Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi và được gởi tới Manila Phi Lật Tân để tiếp tục học tập.

Vị giám mục trẻ trungNăm 1787, thày Delgado được

thụ phong linh mục. Năm sau trong số 15 tu sĩ tình nguyện đến Việt Nam, bề trên chọn Delgado và một người nữa. Thế nhưng nước Việt khi đó đang có nội chiến, nên hai vị thừa sai phải lưu lạc đến Macao, đến Malacca rồi lại trở về Macao. Cuối cùng, năm 1790 cha mới đến được đất truyền giáo cùng với ba thừa sai khác, trong đó có cha Henares Minh.

Tuy mới tới Việt Nam, nhưng mọi người đã nghe đồn về tài năng và nhân đức của cha Delgado khi còn ở Manila, nên đã quý mến cha

cách đặc biệt. Sau vài tháng học tiếng cha được cử coi sóc chủng viện hai năm. Làm cha chính giáo phận hai năm, kiêm chức đại diện coi sóc các cha dòng Đaminh. Sự khôn ngoan nhân đức của cha được xác nhận khi Đức Cha Alonsô Phê đệ trình lên Toà Thánh xin đặt cha làm giám mục phó có quyền kế vị. Đức Piô VI đã chính thức công nhận trong đoản sắc ngày 11.2.1794, nhưng mãi tháng 9 năm sau nghi lễ tấn phong mới được cử hành trong niềm vui của toàn giáo phận. Vị Tân giám mục khi đó mới 33 tuổi.

Các sử gia ghi nhận Đức cha Ignatô Y đã thích ứng được với miền truyền giáo ngay từ những ngày đầu, từ khí hậu, ngôn ngữ đến phong tục và những món ăn địa phương. Bốn năm coi chủng viện và làm cha chính, giúp ngài hiểu rõ về tình hình địa phương cũng như các giáo sĩ. Giờ đây với chức vụ mới, ngài là vị cộng tác đắc lực và hữu hiệu của Đức Cha Alonsô Phê trong việc quản trị và truyền giáo. Tháng 8-1798, khi vua Cảnh Thịnh ra sắc chỉ cấm đạo, triệt hạ các nhà thờ bắt bớ các thừa sai linh mục và thày giảng, ép buộc các tín hữu bỏ đạo, Đức Cha Delgado liền viết thư luân lưu cho các gíao sĩ thu cất các đồ thờ, nếu phải ẩn trốn thì đừng đi quá xa, để có thể tiếp tục phục vụ các giáo hữu. Đặc biệt Đức Cha tin tưởng vào sức mạnh từ trời cao khi kêu gọi các tín hữu ăn chay những ngày thứ tư, và đọc kinh cầu các

Page 26: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

26 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *thánh mỗi ngày cầu xin ơn bình an.

Trong báo cáo gởi về cho tỉnh dòng Mẹ, Đức cha viết : “… Các giáo sĩ phải ẩn trong hầm hố, trong rừng sâu hay trên đồng vắng, nhưng vẫn lén lút cải trang về thăm các giáo hữu”. Riêng hai vị giám mục vẫn tiếp tục đi thăm viếng hết xứ này đến xứ khác trong giáo phận vẫn tiếp tục đi thăm viếng hết xứ này đến xứ khác trong giáo phận.

Một hôm Đức Cha Phê đi kinh lý tại khu vực trấn kinh Bắc (Bắc Ninh) thì sốt rét và qua đời tại Lai Ổn ngày 2.2.1799, trút hết gánh nặng Giáo phận cho Đức cha Y. Trong bài giảng lễ an táng. Đức Cha Y nhắc lại mẫu gương và lời kinh vị tiền nhiệm thường đọc là : “Lạy Chúa xin hãy nung đốt con, cưa cắt con đừng tha thứ cho con ở đời này, để con được thứ tha muôn đời”. Đức Cha Y đã nối tiếp truyền thống và mẫu gương đó, suốt đời chấp nhận gian khổ và không quản ngại để phục vụ Chúa trong tha nhân.

Khôn ngoan và can đảmCông việc Đức Cha quan tâm

nhất là đến thăm tất cả các họ đạo dù đường xá xa xôi trắc trở đến đâu. Từ đầu năm 1803, công tác này được san sẻ cho vị Tân giám mục Henares Minh (tấn phong ngày 9.1.1803). Lúc đó, đường xá miền Bắc không được như bây giờ, hai vị giám mục đã phải đi hàng ngàn cây số đường mòn bờ đê, phải xuyên

rừng leo núi … thế mà không họ lẻ nhỏ nhất nào không được các vị đến thăm nhiều lần. Tại mỗi nơi các ngài đưa ra chỉ thị cụ thể, sửa lại những lạm dụng, trừ diệt những thói dị đoan và xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi.

Suốt thời đại Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng, tuy còn một vài vụ bắt bớ ở địa phương, nhưng nói chung đây là thời tương đối bình an nhất. Đức cha Y đã tận dụng giai đoạn này để tổ chức giáo phận vững chắc hơn. Ngài quan tâm nhiều đến việc đào tạo linh mục bản xứ, củng cố chủng viện nhất là tại Ninh Cường, Lục Thuỷ, Tiên Chu và Ngọc Đồng. Số linh mục chỉ 10 năm sau đã tăng gấp đôi (năm 1810 có 54 linh mục Tây và Việt). Là thành phần dòng Đaminh, đức cha được sự hỗ trợ tích cực của tỉnh dòng Mẹ về nhân sự trong giáo phận, thế nhưng chủ yếu ngài đào tạo linh mục triều, rồi sau khi đã làm linh mục, nếu ai muốn rồi mới xin chuyển qua dòng. Ngoài 16 cha dòng Việt cũ, thời Đức Cha Y có thêm 66 cha dòng người Việt, hỗ trợ công tác mục vụ và truyền giáo, sát cánh với linh mục triều.

Suốt 20 năm thái bình, các tín hữu được tự do tham dự kinh lễ mỗi ngày, nên được học hỏi về giáo lý kỹ lưỡng hơn và sống đạo tốt hơn. Nhiều nơi tổ chức nghi lễ công khai và long trọng, lôi cuốn các anh em lương dân đến dự rồi tìm hiểu và bỏ những thành kiến nghi kỵ với đạo. Thí dụ trước đây họ thường

Page 27: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

27 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

trách người theo đạo là bỏ cha mẹ tổ tiên, nay mới hiểu được trong đạo có những nghi lễ chôn cất, giỗ chạp cũng trang nghiêm và đầy ý nghĩa. Dần dần số người xin theo đạo ngày càng đông. Chỉ trong 10 năm có hơn 10.000 người lớn xin rửa tội. Con số 114.000 tín hữu khi Đức Cha Y nhận quyền giáo phận đã tăng lên 160.000 vào năm 1815, với gần 800 họ đạo.

Ý thức trách nhiệm mình đối với tiền nhân, đức cha cho ủy nhiệm một số người và đích thân điều hành việc nghiên cứu cuộc đời sự nghiệp hai linh mục tử đạo tại Hà Nội năm 1773 là cha Castañeda Gia và Vinh Sơn Liêm. Năm 1818, Đức Cha hoàn tất hồ sơ xin phong thánh gởi về Rôma.

Những năm đầu thời Minh Mạng, ôn dịch hoành hành khắp nơi, có tỉnh chết hàng chục ngàn người, kinh tế kiệt quệ, mọi người khiếp sợ, lương dân cũng như giáo hữu chạy vào nhà thờ xin nước thánh, nhà vua không dám ra khỏi cung điện. Tiếp đến là mất mùa hạn hán và đói khổ… Nhân cơ hội này Đức Cha Y cổ động các thừa sai và tín hữu thể hiện lòng bác ái, săn sóc các bệnh nhân cứu trợ người túng thiếu… khiến mọi người kính nể.

Giông tố mở mànNhững chiếu chỉ cấm đạo 1825

và 1833 không được thi hành triệt để ở giáo phận Đông Đàng Ngoài, các quan có thiện cảm với đạo, lại

phò Lê hơn phò Nguyễn, nên báo cáo với vua cho có hình thức. Bất ngờ ngày 17.4.1838, thày Vũ Văn Lân, thày giảng của cha Viên, về tòa giám mục lãnh dầu thánh, mang theo sáu lá thư (cho hai Đức cha, hai linh mục thừa sai và hai linh mục người Việt), bị phát hiện và bị bắt. Tổng Đốc Trịnh Quang Khanh hí hửng đưa sáu lá thư về khoe với vua. Tuần phủ Hưng Yên liền bị cách chức, Trịnh Quang Khanh bị triệu về kinh khiển trách. Tướng Lê Văn Đức dẫn thêm hai ngàn lính kinh đô ra hỗ trợ việc bắt đạo, bão tố bắt đầu bùng lên trên đất Nam Định. Nhiều mật thám đã phái đi len lỏi khắp nơi. Hai chủng viện Ninh Cường, Lục Thủy và nhiều nhà chung nhà phước tự rỡ xuống để tránh sự dòm ngó, các chủng sinh phải giải tán, các nữ tu phải trở về gia đình, giáo hữu phải tự tìm chỗ ẩn. Hai Đức Cha và hai thừa sai đến náu thân tại làng Kiên Lao.

Con đường Thập GiáKiên Lao là một làng lớn,

nguyên số tín hữu cũng lên đến 5.000 người. Các kỳ mục trong xứ thu xếp cho hai Đức cha và hai thừa sai ở bốn nhà khác nhau. Gần chỗ Đức cha Ignatiô Y trốn có thày đồ Hy, các kỳ mục cẩn thận đến điều đình xin ông tạm thời dời chỗ dạy học. Thấy lạ thày đồ gạn hỏi các học sinh và biết được có người Âu Châu núp, liền đi báo với các quan. Ngày 27.05.1838, khoảng 200 lính đến bao vây làng Kiên Lao dưới sự

Page 28: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

28 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *chỉ huy của quan Lê văn Thế. Họ kiểm tra qua loa rồi bỏ đi. Các thừa sai tưởng yên ổn nên sinh hoạt bình thường. Không ngờ ngay sáng hôm sau, quân lính trở lại và bao vây đúng nhà các ngài đang ở ẩn.

Cha Jimenô Lâm và cha Hermosilla Vọng nhanh chân trà trộn vào đám đông chạy thoát. Đức cha Henares Minh được đưa đi trốn ở nhà khác (một tuần sau mới bị bắt). Còn Đức cha Y đã 76 tuổi, được anh em tín hữu khiêng đi trên võng bị lính nhận ra, đuổi theo và bắt tại chỗ. Họ trói Đức Cha nằm trong võng và cáng về đình làng, vừa đi vừa reo hò mừng rỡ, quên cả việc bắt các thừa sai còn lại.

Viên quan hỏi Đức cha “Ông từ đâu đến ?”. Ngài đáp : “Tôi ở nơi khác mới đến làng này, họ chẳng liên hệ gì đến tôi”. Quan nói : “Ông đã bị bắt, ông có thể tự vẫn như những người dũng cảm khác thường làm”. Đức Cha trả lời : “Chúng tôi không được tự vẫn, vì đó là trọng tội. Nhưng nếu vì đạo, quan truyền giết tôi thì tôi hết sức vui mừng”.

Chiều đến, đức cha được đưa về phủ Xuân Trường. Đêm đó quan Lê Văn Thế truyền nhốt Đức Cha vào cũi gỗ, bốn phía có các hàng song như cũi giam thú dữ, các song gỗ được đóng liền sát với nhau không thể thò tay ra ngoài, trên nóc ông cho trổ một cửa nhỏ để đưa cơm nước cho tù nhân. Chiếc cũi thấp tè, khiến người bị giam không bao giờ đứng thẳng được, đó sẽ là căn nhà

của đức cha từ nay cho đến chết.Về phần Tổng Đốc Trịnh Quang

Khanh, khi nghe tin liền gởi 100 lính đến hỗ trợ, áp giải tử phủ về tỉnh Nam Định 11 giờ trưa, ngày 30.5, tất cả các quan tỉnh cùng 2000 lính đón chờ “con mồi vĩ đại” mới bắt được. Cờ xí rợp trời, trống cái trống con, chiêng la vang dội… thế là họ vô tình đón rước người anh hùng đức tin với nghi thức một quân vương. Còn vị anh hùng, ngài quỳ gối cầu nguyện trong cũi, tay không rời cuốn sách vẫn đem theo từ lúc bị bắt, có lẽ là cuốn sách nguyện.

Không thể kể cho xiết những nỗi khốn cực đức cha phải chịu suốt 43 ngày bị giam trong cũi. Ăn uống thì thiếu thốn, rồi những buổi tra hỏi, những lời sỉ nhục chửi bới, có người còn nhổ nước miếng vào mặt. Sau những buổi hỏi cung, quân lính khiêng cũi ra bỏ ở cửa Tây của thành. Mình ngài lúc nào cũng nhễ nhãi mồ hôi dưới sức nóng mặt trời hoặc lạnh cóng vì sương đêm lạnh lẽo. Thế nhưng ngoài những lời khai về lý lịch bản thân, đức cha không tiết lộ một người nào hay một vùng nào liên hệ.

Thỉnh thoảng đức cha lại nói với quan và lính rằng : “Các ngài chưa biết về đạo Chúa Giêsu, nếu các ngài biết, hẳn các ngài sẽ theo đạo”.

Ngày 14.6, Trịnh Quang Khanh gởi bản án về hoàng cung, nhưng vua Minh mạng không châu phê, vì vua muốn vị thừa sai nhận tội “làm mật thám”. Dĩ nhiên ngài không

Page 29: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

29 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Ban Phục Vụ Liên Huynh Đaminh Sydney-NSW chụp hình lưu niệm với Đức TGM Anthony Fisher OP.

thể nhận điều vu cáo ấy được. Một hôm ngài nói với quan : “Tôi ở An Nam đã 48 năm, tôi có giấy tờ của Tiên Đế (Gia Long) cho phép giảng đạo. Xin quan cứ dẫn tôi về triều đình, nếu vua muốn nướng thịt tôi mà ăn thì tôi cũng chịu … Xin đừng để lâu kẻo quân lính trông coi vất vả làm gì”.

Đường đến vinh quangÁn xử lần thứ hai gởi vào kinh

được vua châu phê ngay, nhưng bản án chưa kịp về đến nam Định thì đức cha đáng kính đã từ trần. Với tuổi già 76, cộng với sức yếu vì bệnh tật, một tháng rưỡi trong cũi đã làm đức cha kiệt lực và an nghỉ trong Chúa ngày 12.7.1838, sau 43 năm làm Giám Mục. Quân lính thấm dầu vào vải, quấn quanh ngón chân, đốt thử xem chết thật chưa, rồi báo cho quan tổng đốc hay. Quan quyết định : “Cứ thi hành mọi sự

như án đã đề ra, để mọi người biết tội y nặng nề dường nào.”

Quân lính liền khiêng cũi đức cha ra pháp trường Bảy Mẫu, đưa thi thể ra ngoài, rồi chém đầu trước sự hiện diện của quan giám sát và một vài tín hữu. Thi hài vị tử đạo được các tín hữu đem về an táng tại nhà thờ một thánh đường đã bị phá hủy ở Bùi Chu. Thủ cấp đức cha được treo nơi công cộng ba ngày, rồi ném xuống sông Vị Hoàng. Hơn ba ngày sau một người đánh cá vớt được, đưa về an táng chung với thi hài của ngài.

Ngày 27.5.1900 Đức Lêo XIII suy tôn vị giám mục dòng thuyết giáo Ignatiô Delgado Y lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.●

http://daminhvn.net/tai-lieu-huynh-doan-da-minh/hanh-tich-38-thanh-tu-dao-viet-nam-thuoc-gia-dinh-da-minh-11303.html

Page 30: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

30 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

Con mấy tuổi rồi? Dạ, con 4 tuổi. Con ở với ai? Dạ, con ở với mẹ và bà. Vậy ba con đâu? Ba  con  đánh  mẹ  nên  mẹ  với 

con về ngoại ở. Sao ba lại đánh mẹ? Vì ba con uống rượu. Con  có  muốn  ba  về  với  con 

không? Dạ, có. Vậy chúng ta thử làm việc này 

nhé. Mỗi tối sơ với con đọc một Kinh Lạy Cha xin Chúa chữa ba con có được không? Nhưng mà nhà con không có 

Chúa? Không sao, con cứ đọc kinh mà 

con thuộc là được rồi, con cứ đọc xem thế nào.Một tuần sau… Sơ  ơi,  ba  con  về  rồi.  Lại  còn 

mua nhiều đồ chơi nữa.

Thật à, chúc mừng con nhé! Vậy hàng ngày con rủ ba mẹ 

cùng đọc kinh với con. Xin Chúa giữ gìn gia đình con luôn hạnh phúc như bây giờ được không? Dạ được.Chúa Giêsu nói: “Cứ  để  trẻ  em 

đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì nước trời là của những ai giống như chúng” (Mt 19,14). Quả thật, em bé đã đến với Chúa bằng một tâm hồn rất trong trắng. Mặc dù em không có đạo, nhưng với lời cầu nguyện đơn sơ được học ở trường, em đã bắt đầu làm quen với niềm tin và có một ấn tượng thật tốt về một Thiên Chúa nhân lành. Chúng ta đừng nghĩ trẻ em không biết gì. Thật ra chúng biết hết nhưng vì còn quá nhỏ các em chưa thể làm, và cũng chưa thể hiện được suy nghĩ của mình. Tất cả những gì xảy ra lúc còn nhỏ sẽ luôn ghi dấu ấn mạnh mẽ và hình thành toàn bộ nhân cách của các em trong giai đoạn này.

Là một tu sĩ, với sứ vụ giáo dục tại trường, đôi khi chúng ta thấy mình quá bận rộn. Cả ngày ở trường, tối thì soạn giáo án, chương trình chung, việc mục vụ. Chúng ta thấy làm gì còn thời gian đi thăm hỏi hay nói lời Chúa với mọi người. Tại sao chúng ta lại không đem Chúa vào chính môi trường chúng ta hoạt động, qua cách sống và tình yêu của chúng ta đối với những người chúng ta gặp. Có thể chúng ta thấy đó chỉ là những việc nhỏ không đem lại lợi ích. Nhưng những hạt mầm chúng ta gieo, sẽ có ngày nở thành cây

Hãy bắt đầu bằng

những việc bình thường

Page 31: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

31 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

mà nhiều khi chúng ta không thể ngờ tới được như lời Chúa đã nói. Chúng ta đừng nôn nóng mong thu lượm ngay kết quả, hãy kiên nhẫn để Chúa thực hiện điều mà Ngài muốn như lời chân phước Egidio thành Assisi đã nói: “Khi cây bắt sống, nó không cao ngay được. 

Khi cây đã cao rồi, nó không trổ hoa liền. Khi cây đã nở hoa, nó không kết ngay trái. Khi đã ra được trái, chúng không chịu chín liền. Khi quả đã chín rồi, ta không ăn ngay được”.●

Nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Quynh

Như (HVTM)

Trong năm 2019 vừa qua, Giáo Hội đã có thêm 5 vị Hiển

thánh mới được tôn phong và 15 lễ phong chân phước, trong đó có 51 vị tử đạo và 6 chân phước hiển tu. Ngoài ra, có hai thánh lễ tạ ơn phong chân phước và phong hiển thánh theo thể thức tương đương.

Năm vị đã được Đức Thánh Cha tôn phong hiển thánh Chúa nhật 13-10-2019 trong khuôn khổ Thượng Hội đồng Giám mục về

miền Amazzonia, trước sự hiện diện của 100 ngàn tín hữu, hơn 300 Hồng Y và giám mục, và 2.400 linh mục đồng tế. Đứng đầu 5 vị là Đức Hồng y John Henry Newman (1801-1890) người Anh, vốn là một nhà thần học nổi tiếng của Anh giáo, đã trở lại Công Giáo, 3 thánh nữ kế tiếp là Mẹ Giuseppina Vannini (1859-1911), người Italia, sáng lập dòng Nữ tử thánh Camillo, chuyên săn sóc các bệnh nhân. Thứ

Các thánh và chân phước được tôn phong trong năm 2019

Page 32: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

32 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

hai là Mẹ Maria Teresa Chiramel Mankidiyan (1876-1926), người Ấn độ, sáng lập dòng nữ tu Thánh Gia, chuyên giáo dục các thiếu nữ và những người túng thiếu, cũng như thăng tiến gia đình. Thứ ba là Nữ tu Dulce Lopes Pontes (1914-1992), thuộc dòng Nữ Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội Mẹ Thiên Chúa, quen được gọi là “Mẹ Têrêsa của Giáo Hội tại Brazil”, vì những hoạt động của chị trong việc chăm sóc những người nghèo khổ. Sau cùng là thánh nữ Marguerite Bays (1815-1879), giáo dân người Thụy Sĩ, dòng Ba thánh Phanxicô Assisi, nên thánh trong cuộc sống đơn sơ, thường nhật.

Hầu hết các lễ phong chân phước trong năm vừa qua do Đức Hồng y Tổng trưởng Bộ Phong Thánh Angelo Becciu hoặc một hồng y khác do Đức Thánh Cha chỉ định, nhưng có 1 lễ do Đức Thánh Cha đích thân chủ sự ngày 02/6/2019 tại thành phố Blaj, trong chuyến tông du của ngài tại nước này.

Hai lễ tạ ơn tôn phong tương đương

Chúa nhật 09/6 năm qua tại

thành phố Cracovia có lễ tạ ơn, vì Đức Thánh Cha xác nhận sự tôn kính chân phước Michele Giedroyc sống vào thế kỷ 15, mẫu gương về sự khiêm tốn và bác ái.

Tiếp đến ngày 10/11 năm qua, Đức Hồng y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Nhà Thờ chính tòa giáo phận Braga, Bồ đào nha, để tạ ơn vì sự phong thánh tương đương cho Đức Tổng giám mục sở tại Bartolomeo Fernandes Các Vị Tử Đạo.

Thánh Bartolomeo các vị Tử Đạo, thuộc dòng Đa Minh, sinh cách đây 506 năm, vào ngày 03/5/1514 tại Lisboa, Bồ Đào Nha và qua đời năm 1590 thọ 76 tuổi. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin ban trưa cùng ngày 10/11, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc đến lễ tạ ơn này và gọi Tân Hiển Thánh Bartolomeo là “một nhà đại truyền giáo và là mục tử dân Chúa”.●

G. Trần Đức Anh OP

Đức Hồng y John Henry Newman

Page 33: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

33 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Jerzy Bielecki và Cyla Cybulska yêu nhau phía sau hàng rào

kẽm gai tại trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã, nhưng họ đã trốn thoát.

Ngày nay Jerzy đã 62 tuổi, ông kiên nhẫn đứng tại phi trường Krakow để chờ chiếc máy bay đến từ New York. Trên chuyến bay đó có bà Cyla – “cô bé Cyla” ngày xưa của ông. Ông cầm 39 đóa hồng, tượng trưng những năm họ xa cách nhau – từ Mùa Đông năm 1943. Jerzy gặp Cyla lần đầu tiên ở hầm ủ lúa cho súc vật tại Auschwitz. Ông bị bắt năm 1940 vì tham cuộc gia kháng chiến của quân đội Ba Lan.

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Ba Lan, Jerzy cho biết: “Ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã mê nụ cười, khuôn mặt, vẻ nữ tính của cô ấy,… Nhưng trớ trêu thay, cái chết đang bao vây quanh tôi.”

TÌNH YÊU NẢY NỞJerzy nhớ rất rõ lúc ông nhìn

thấy một nhóm phụ nữ trẻ Do Thái tới hầm ủ lúa. Cô nào cũng có mái tóc hoe và tươi cười, thấy họ khá vui. Họ mang tạp dề và áo blouse trắng, tóc thắt chiếc khăn. Jerzy cho biết: “Tôi kinh ngạc như trời trồng khi nhìn thấy họ. Phụ nữ mà cũng ở đây ư? Tôi không biết điều gì sắp xảy ra vào lúc đó. Một cô gái cười và nháy mắt với tôi. Lúc đó tôi e thẹn như một đứa trẻ.”

Cyla đến từ một làng nhỏ ở Ba

Lan. Cô phải vào trại tháng 01-1943 với cả nhà – cha mẹ, em gái và hai em trai. Cô là người duy nhất còn sống sót. Cô nói: “Chúng tôi có khoảng 40 tù nhân với các giám thị người Đức ở một tòa nhà gần hầm ủ lúa. Đó là điều may mắn khó tin. Chúng tôi ngủ trong phòng trải rơm. Chúng tôi phải giặt giũ cả buổi sáng và buổi chiều, phải may vá các bao bột cho cả hầm này.”

Tại đây, Cyla đã phải lòng Jerzy, một thanh niên Công giáo Ba Lan, một trong các tù nhân đầu tiên của trại Auschwitz. Jerzy bị bắt khi đang tìm cách vượt qua Hungary để gia nhập quân đội Pháp. Tình yêu của họ đã nảy nở. Họ có thể nói chuyện với nhau trong lúc ăn uống nhờ các lính gác du di cho phép. Jerzy nói: “Tôi say mê cô ấy. Tôi thấy cô ấy không vô tình khi tôi theo đuổi. Chúng tôi như những thiếu niên ngồi trên ghế công viên lén hôn nhau khi thần chết rảo quanh chúng tôi.”

QUYẾT CHÍ VƯỢT NGỤC Một hôm, Cyla đến với Jerzy và

khóc thương người bạn thân vừa bị lính Đức quốc xã bắn chết. Anh vừa nhắm súng vào cổ cô vừa giữ cò súng và nói: “Đừng khóc, Cyla. Anh sẽ đưa em ra khỏi địa ngục này.” Rồi anh liền chuẩn bị để đưa người yêu trốn trại.

Anh nói: “Anh không đủ can đảm bóp cò. Anh biết khó trốn thoát, nhưng vì em và vì tình yêu của chúng mình thì anh làm được hết, kể cả điều không thể.”

Anh nhờ một người bạn kiếm cho bộ đồng phục của lính Đức. Kế hoạch vượt ngục vào tháng 5-1944, nhưng

Page 34: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

34 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *nhóm các cô gái lại không đến làm việc ban đêm nữa. Anh không biết Cyla còn sống hay không.

Vài tháng sau, anh nhận được mảnh giấy ghi: “Anh  Jerzy,  em  làm việc ở nơi giặt giũ. Cố gắng đến tìm em nhé.” Họ gặp lại nhau. Ngày 20-07-1944, Jerzy nói nhỏ với cô: “Ngày mai, một nhóm lính sẽ đến đưa anh đi tra vấn. Hẹn gặp lại.” Cyla không hỏi gì.

Hôm sau, cô thấy trước lối vào… Jerzy hóa trang thành một binh sĩ đồng phục Rottenfürher SS (cận vệ Đức quốc xã, SS là Schutzstaffel). Anh chào lính cận vệ và đưa Cyla đi. Hai người đi ra cổng trại tập trung… và họ được tự do!

NGÀN TRÙNG XA CÁCHSau 9 đêm đi bộ, họ đến nhà chú

của Jerzy. Để bảo đảm an toàn, họ quyết định chia tay nhau. Jerzy gia nhập quân đội kháng chiến của Ba Lan, còn Cyla làm việc với các nông dân tại một ngôi làng nhỏ. Khi chiến tranh chấm dứt, Cyla vẫn không hề biết tin gì về người yêu.

Một hôm, người ta cho cô biết rằng Jerzy đã tử vong trong một trận chiến. Cô buồn bã trở về New York để tìm quên và làm tạo lập cuộc sống mới. Điều cô không biết là vùng mà Jerzy chiến đấu được giải cứu sau đó ba tuần. Cuối cùng, Jerzy được tự do, anh đi tìm Cyla… nhưng trễ ba tuần rồi.

Gia đình của Jerzy nói với anh rằng Cyla đã qua đời tại một bệnh viện ở Stockholm, ngay trước khi trở về Mỹ. Nhưng anh không hề biết họ đã nói dối. Có phải là gia đình cô không muốn anh anh kết hôn với

một phụ nữ Do Thái chăng?NHỮNG ĐÓA HOA HỒNGNhiều năm sau, tại New York,

Cyla đã là góa phụ vài năm và là mẹ của một cô con gái. Năm 1982, Cyla mời người giúp việc uống cà phê – một dịp hiếm có để trò chuyện với một người đồng hương. Cô kể về chuyện tình xưa và chuyện trốn thoát trại tập trung Auschwitz. Thật bất ngờ, người giúp việc cho cô biết rằng cô có thể gặp lại cố nhân trên một chương trình tương tự trên truyền hình Ba Lan. Người đó là hiệu trưởng một trường học và nếu không lầm thì hiệu trưởng đó tên là… hình như là… Jerzy.

Cyla nói: “Tôi không thể tin được, tôi  tìm  số  điện  thoại  và  gọi. Anh  nói rằng ‘Jerzy đây, anh đây, Cyla bé bỏng của anh!’ Khi nghe giọng anh, tôi biết ngay  rằng  đó  là  người  xưa  của  tôi  ở Auschwitz.”

Vài tháng sau, Cyla quyết định gặp anh. Cô bay tới Krakow. Jerzy đứng đợi cô tại phi trường với 39 đóa hồng trong tay… Tình yêu tái sinh, cảm xúc tràn trề. Nhưng Jerzy, đã kết hôn sau chiến tranh, không muốn bỏ vợ và con cái. Jerzy nói: “Đó là số phận đã tạo mọi sự theo cách này, nhưng nếu anh không làm lại thì không thể thay đổi được điều gì.”

Cyla Cybulska (qua đời năm 2006) và Jerzy Bielecki (qua đời năm 2011) vẫn là bạn của nhau cho đến cuối đời. Năm 1985, Jerzy Bielecki được nhận huy chương Người Tốt.●

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Page 35: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

35 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

William James, ký giả của tờ báo New York Times

đã cải trang thành một người lang thang, nghèo khổ và què một chân. Anh đã trà trộn và sống với những người vô gia cư ở Miami, một thành phố ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, khoảng nửa năm để tìm hiểu cuộc sống của họ.

Ngay ngày đầu tiên, nhìn thấy James tàn tật, ăn mặc rách rưới và bẩn thỉu, từ trong đáy mắt của những người vô gia cư này đã lập tức biểu lộ một sự quan tâm, một người đàn ông trong nhóm đã bước đến, đưa cho James một cây gậy gỗ và nói với anh rằng: “Người anh em, hãy cầm lấy nó, như thế sẽ thuận tiện hơn nhiều”.

James đưa tay đón lấy cây gậy, trong lòng không khỏi cảm kích, cứ mân mê vuốt ve mãi cây gậy có lẽ đã được sử dụng khá lâu rồi. Thế rồi, người đàn ông tốt bụng quay vội đi, James vừa kịp nhìn thấy người ông ta cũng là một người tàn tật, bước chân nghiêng ngả khập khiễng…

Chống cây gậy đi trên vệ đường, James dường như cảm thấy có một sức mạnh vô hình từ nó truyền sang mình. Rất mau, anh đã giành được lòng tin và sự thân ái của những

người vô gia cư ở khu vực đó. Họ dẫn James đi đến nơi đặt những chiếc thùng rác ở các siêu thị, đến khu dân cư để thu lượm thức ăn và phế liệu. Họ còn nói cho James biết nơi nào có nhiều đồ bỏ đi, thứ nào đáng tiền và nên đi nhặt vào khoảng giờ nào trong ngày…

Trong một lần trông thấy James bước đi khập khiễng một cách vất vả để lật tìm phế liệu, một anh chàng thanh niên da đen với hàm răng trắng bóng đã bước đến, vỗ nhẹ lên vai của James, đưa cho anh túi phế liệu và nói: “Này người anh em, anh cầm đỡ bao đồ này của tôi, rồi ra đàng kia ngồi nghỉ một chút đi…” James nghe xong, đứng ngẩn ra đó, như thể không tin vào tai mình: “Vậy làm sao được ? Những thứ này anh đã phải vất vả lắm mới lượm được mà !” Anh da đen khẽ nhếch miệng cười, nói một cách rất

Page 36: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

36 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *vui vẻ: “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn anh một chút mà !” Nói xong, anh liền quay người bỏ đi.

Tới trưa, trong lúc đang cảm thấy đói đói, một người đàn ông bị còng lưng trong nhóm đi đến trước mặt James, đưa cho anh hai ổ bánh mì và nói: “Này người anh em, ăn một chút nè !” James nghe xong, cảm thấy có chút ngại ngùng: “Ông cho tôi rồi ông lấy gì ăn ?” Người đàn ông mỉm miệng cười bảo: “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút mà !” Nói xong, ông lẳng lặng bỏ đi. James cầm hai ổ bánh mì trong tay, nước mắt lã chã rơi, phải rất lâu sau đó mới bình tĩnh lại được.

Đến tối, James cùng vài người vô gia cư rủ nhau nằm co rúc dưới chân cầu. Nhìn thấy James ngủ ngoài rìa chân cầu, một ông lão đầu tóc bạc trắng chầm chậm đi đến, vỗ nhẹ vào vai anh rồi nói: “Này người anh em, cậu hãy đến ngủ ở chỗ tôi, ở đó thoải mái hơn một chút”. James ngẩn ngơ hỏi lại: “Nhưng nếu tôi ngủ chỗ ông, thì ông sẽ ngủ chỗ nào ?” Ông lão đó nghe xong, nhoẻn miệng cười: “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút mà !”

Lại là “dù sao cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút !” James nghĩ, những người vô gia cư sống ở giai tầng thấp nhất trong xã hội này, tuy cuộc sống vô cùng gian khổ, thế nhưng khi họ nhìn thấy người khác khó khăn, đều luôn chìa tay giúp đỡ, họ luôn thấy

bản thân mình có một điều chi đó hơn người khác.

James sống chung với những người vô gia cư này hơn nửa năm, trong khoảng thời gian hơn nửa năm đó, sớm chiều ở chung đã khiến anh nảy sinh tình cảm thân thiết sâu sắc.

Chàng trai vô gia cư người da đen tên Ali luôn thích nói đùa kia, một tay bị tàn tật, nhưng cậu vẫn luôn thích giúp đỡ những người bị tật cả hai tay. Khi người này bày tỏ cảm kích, cậu luôn thích nói một câu: “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút !”

Anh chàng vô gia cư tên Bobby, hai lỗ tai nghe không được tốt lắm, mỗi lần nhặt được thứ gì tốt, luôn thích chia sẻ một chút cho người bạn vô gia cư có tật ở mắt; khi người này bày tỏ sự cảm kích, anh luôn nói một câu, chính là: “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút !”

Anh chàng vô gia cư thân thể ốm yếu tên Chater ấy, luôn thích giúp đỡ người bạn vô gia cư thân thể béo phì kia của mình; khi nhận được sự cảm kích, câu mà Chater thích nói nhất cũng chính là: “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút !”

Không lâu sau đó, James có một loạt bài viết trên trang New York Times với tiêu đề: “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút !” Loạt bài báo đã gây sự chấn động lớn đối trái tim và tâm hồn hàng triệu độc giả thân thiết của tờ báo. James như bị chìm ngập

Page 37: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

37 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

trong những bình luận bất tận đầy xúc động của độc giả gửi về. Một nhà bình luận nói, đó thực sự là một loạt bài đánh thức những trái tim đã ngủ quá lâu trong sự thờ ơ, lạnh nhạt ở một đất nước quá coi trọng sự riêng tư.

Bất kỳ ai đọc loạt bài đó đều muốn ngả mũ chào những người vô gia cư mà họ gặp, với sự kính trọng thực sự. Tuy họ sống ở giai tầng thấp nhất trong xã hội, nhưng họ luôn có thể nhìn thấy bản thân mình có ưu thế hơn người khác, và dùng ưu thế nhỏ nhoi ấy để giúp đỡ những người yếu hơn, mang cho người khác một loại cảm giác ấm áp và dũng khí để tiếp tục sống.

Hàng triệu độc giả của New York Times, tờ báo danh tiếng hàng đầu thế giới, đã bàng hoàng nhận ra, sự rách rưới, bẩn thỉu, tàn tật hay nghèo khó, không ngăn cản con người trở nên tôn quý và cao cả.

Và không cần phải giàu có bạn mới có thể trao đi tình yêu thương, nỗi đồng cảm, thậm chí cả một chút vật chất vốn không có mảy may giá trị gì đối với hầu hết mọi người, đều như là một cây gậy giúp tha nhân nương tựa…

James đã viết trong loạt bài gây chấn động của mình rằng: “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút !” là câu nói kỳ lạ nhất lưu truyền trong những người vô gia cư, câu nói kỳ lạ nhất mà anh từng đươc nghe thấy trong đời, bởi vì mỗi khi nó được thốt ra từ một

người vô gia cư tàn tật, rách nát, nó bỗng biến thành một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt khiến hết thảy những quan niệm cố hữu về người khác, sự lạnh nhạt, vô tình, sự hãnh tiến và ích kỷ của một người ở tầng lớp trên như anh tan biến. Nó cho anh một thứ niềm tin về cuộc sống mà anh chưa bao giờ cảm thấy khi đến những toà nhà tráng lệ nhất thành phố New York, giữa những chính khách, nhà tài phiệt, hay ngôi sao đỉnh cao thế giới…

Và chúng ta, những con người chắc chắn giàu có hơn rất nhiều những người vô gia cư khốn khổ, lại thường là những kẻ kêu ca than phiền nhiều nhất về số phận.

Thực ra cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể nói “Dù sao, cuộc sống của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút !” với bất kỳ ai đó mà bạn gặp trên đường đời. Bởi vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.●

Blog BAN MAI HỒNG

Page 38: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

38 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

Thánh Phaolô xác định: “Thiên Chúa  là  nguồn  gốc  mọi  gia 

tộc  trên  trời,  dưới  đất.”  (Ep 3:15) Thật vậy, dù là Thiên Chúa Ngôi Hai, khi chấp nhận mặc xác phàm làm người, Chúa Giêsu cũng sinh sống trong một gia đình bình thường: “Hằng  năm,  cha  mẹ  Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ  Vượt Qua.  Khi Người  được mười hai  tuổi,  cả gia đình  cùng  lên  đền, như người ta thường làm trong ngày lễ.”  (Lc 2:41-42) Không chỉ vậy, Ngài vẫn giữ đạo làm con là “hằng vâng phục cha mẹ.” (Lc 2:51)

Ngày 9-10-2010, tại TP Cedar Lake (Indiana, Hoa Kỳ), TGM Robert J. Carlson, TGP St. Louis, đã khánh thành Đền Thờ Thánh Gia. Đền thờ này tọa lạc tại một khu đất rộng và hướng ra một hồ nước, và đó là lời mời gọi mọi người sùng kính Thánh Gia, gương mẫu yêu thương và các nhân đức (đối thần và đối nhân), bằng cách tạo bầu không khí cầu nguyện ngay trong gia đình và giúp nhau suy niệm về đời sống gia đình của Thánh Gia.

Bức tượng Thánh Gia (hình) do điêu khắc gia Cynthia Hitschler tạo

hình bằng đồng, nặng khoảng 360 kg. Bức tượng có phong cách “lạ”, nhìn rất “hồn nhiên”, thể hiện sự thân thiện của các thành viên gia đình: Thánh Nhi Giêsu (khoảng 9-10 tuổi), Đức Thánh Maria và Đức Thánh Giuse. Bức tượng được tạo hình lớn bằng người thật, và được đặt giữa phòng để mọi người có thể ngắm nhìn từ mọi hướng.

Gia đình rất giản dị nhưng lại vô cùng quan trọng. Trong Anh ngữ, “gia đình” là FAMILY. Có thể coi từ đó được ghép bởi các mẫu tự đầu của các chữ trong một câu nói: “Father And Mother, I Love You – Thưa cha mẹ, con yêu cha mẹ.” Một cộng đồng nhỏ mà chan hòa tình yêu thương như vậy thì thật là tuyệt vời!

Gia đình Kitô giáo lại càng quan trọng hơn vì là “mô hình thật” của Thánh Gia, luôn phải được canh tân và được thánh hóa. Thánh hóa gia đình phải khởi đầu từ mỗi thành viên gia đình, vì mỗi người “là thân thể Đức Kitô và là một bộ phận.” (1 Cr 12:27) Thánh Phaolô đã đặt vấn đề: “Nào  anh  em  chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa,  và  Thánh  Thần  Thiên  Chúa ngự  trong anh  em sao?”  (1 Cr 3:16) Dạng nghi vấn như vậy là dạng xác định được nhấn mạnh. Như vậy, gia đình đúng là “ngôi đền của sự sống”. Tại sao? Vì mỗi thành viên là một đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần.

Cha là “phần cứng”, mẹ là “phần mềm”, con cái là những “phai” yêu thương (files of love) được sản sinh

Gia Đình – Ngôi Đền Của Sự Sống

Page 39: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

39 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

bởi “phần cứng” và “phần mềm” đó. Cha – Mẹ – Con là ba phần riêng biệt, nhưng là “bộ ba” tạo thành một tổng thể gia đình, là hình ảnh sống động của Chúa Ba Ngôi. Phần nào cũng có vị trí quan trọng nhất định, không thể thiếu phần nào trong mỗi gia đình. Cha thâm trầm như sóng ngầm, không thể hiện ra ngoài; mẹ “sôi nổi” như sóng cồn, là cách thể hiện riêng. Loại “sóng” nào cũng cần để tạo thành biển – biển yêu thương. Thật vậy, cả cha và mẹ đều yêu thương con cái hơn cả chính mình. Chuyện kể rằng…Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, 

tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: “Các con ăn nhanh  đi, mẹ  không  đói!” Đó  là  lần đầu tiên mẹ nói dối!Khi  cậu bé  lớn dần  lên, người mẹ 

tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về để con ăn cho đủ chất. Cá rất  tươi,  canh  cá  cũng  rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá, lấy lưỡi liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ. Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả  miếng  cá  về  bát  cậu  bé. Mẹ  bảo: “Con  trai,  con ăn đi, mẹ không  thích ăn cá.” Mẹ nói dối lần thứ hai.Lên cấp II, để nộp đủ tiền học phí 

cho cậu bé và anh chị, mẹ vừa làm thợ may vừa nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút  tiền  chi  tiêu  cho  gia  đình. Một buổi  tối mùa Đông,  nửa  đêm  cậu  bé 

tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ  bao  diêm  bên  cạnh  chiếc  đèn  dầu. Cậu bé nói: “Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!” Mẹ nói dối lần thứ ba.Ngày  thi  vào  trung  học,  mẹ  xin 

nghỉ làm. Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi để làm “chỗ dựa tinh thần” cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng cháy khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình nước, dỗ dành cậu bé  uống.  Bình  trà  nồng  đượm,  tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: “Con uống nhanh  lên  con. Mẹ  không  khát!” Mẹ nói dối lần thứ tư.Sau khi cha  lâm bệnh qua đời, mẹ 

vừa  làm mẹ vừa  làm cha. Vất vả với chút  thu  nhập  ít  ỏi  từ  nghề may  vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không  lời nào kể xiết. Có chú sửa  đồng  hồ  dưới  chân  cây  cột  điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp  ít  tiền cho  gia  đình  cậu  bé  tội  nghiệp.  Con người  chứ  đâu  phải  cây  cỏ,  lâu  rồi cũng  sinh  tình  cảm.  Xóm  giềng  biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải  một  mình  chịu  khổ  thế.  Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết không đi “bước nữa”. Mọi người khuyên thế nào mẹ vẫn kiên 

Page 40: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

40 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *quyết không nghe. Mẹ bảo: “Mẹ không yêu chú ấy.” Mẹ nói dối lần thứ năm.Sau khi cậu bé và các anh chị cậu 

tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện  thường  xuyên gửi  tiền  về  để  phụng dưỡng  mẹ.  Mẹ  kiên quyết không nhận. Tất cả  tiền con gửi về, mẹ đều  gửi  trả.  Mẹ  bảo: “Mẹ  có  tiền  mà.  Vả lại  mẹ  có  chi  tiêu  gì đâu!” Mẹ nói dối lần thứ sáu.Cậu bé ở lại trường 

dạy hai năm, sau đó thi đỗ  học  bổng  học  thạc sĩ  ở  một  trường  đại học  danh  tiếng  tại  Hoa  Kỳ.  Sau  khi tốt nghiệp  cậu ở  lại  làm việc  tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện, cậu muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để  phụng dưỡng mẹ  tốt  hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: “Mẹ không quen!” Mẹ nói dối lần thứ bảy.Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng 

bệnh,  phải  vào viện điều  trị. Khi  con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ,  mẹ  già  đi  nhiều  và  yếu  quá  rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến thập tử nhất sinh, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: “Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu.” Và đó là lời nói dối cuối cùng của mẹ!

Những “lời nói dối dễ thương” của mẹ, nói dối vì yêu con! Chuyện kể về mẹ như vậy, nhưng cũng có ý

nói về cha. Gia đình là thế đó! Gia đình được nối kết bằng chữ YÊU. Việt ngữ “độc đáo” lắm. Chữ Y như “chạc ba”, xuất phát và quy tụ từ ba hướng: Hướng Cha, hướng Mẹ

và hướng Con. Tất cả PHẢI quy về một mối mới khả dĩ tạo gia đình thành một Tổ Ấm thực sự.

ĐGH Phanxicô đã có lần nói về gia đình: “Trong gia đình, người  ta  không xâm lấn nhau  nhưng biết xin phép.  Trong  gia đình  người  ta  không ích kỷ nhưng tập nói tiếng cám ơn.  Trong gia  đình,  khi  người ta nhận ra  mình  đã 

làm điều xấu  và  biết xin lỗi  thì  gia đình ấy có an bình và niềm vui.” Đạo của Thiên Chúa là Đạo Yêu Thương, gia đình phải là chiếc nôi ươm mầm yêu thương, muốn vậy thì mỗi thành viên phải sống yêu thương.

Trong thông điệp “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa là Tình Yêu, 25-12-2005), ĐGH Biển Đức XVI đã phân biệt ba cấp độ yêu thương dựa theo Hy ngữ:

1. EROS – tình yêu nhục thể. Tình yêu này biểu lộ nơi tình yêu nam nữ trong tương quan vợ chồng.

2. PHILIA – tình yêu lý tưởng. Tình yêu này là tình bạn, lòng yêu nghệ thuật, lòng ái quốc.

3. AGAPE – tình yêu siêu thoát. Tình yêu này vượt qua các

Page 41: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

41 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

quy định của con người (sự khác biệt giới tính, văn hoá, xã hội, giai cấp, tôn giáo,…) để vươn tới chính Thiên Chúa.

Gia đình là “ngôi đền của sự sống”, tức là phải đầy ắp tình yêu thương. Đó là sống tình yêu thương của Chúa Ba Ngôi, là hiện thân của Thiên Chúa tình yêu, là chứng nhân của Thiên Chúa tình yêu giữa cuộc đời này. Đồng thời đó cũng là cách mỗi người tự hoàn thiện theo lời dạy của Chúa Giêsu: “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5:48)

Với những người làm con, sách Châm Ngôn nhắn nhủ: “Lệnh  cha truyền, hãy lo tuân giữ; lời mẹ khuyên, chớ bỏ ngoài tai.” (Cn 6:20) Cũng vậy, Thánh Phaolô khuyên: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có  kèm  theo  lời  hứa:  để  ngươi  được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này.” (Ep 6:1-3)

Với những người làm cha mẹ, Thánh Phaolô khuyên: “Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo  dục  chúng thay  mặt  Chúa  bằng  cách  khuyên răn và sửa dạy.” (Ep 6:4) Nếu cần thì có thể trừng phạt, nhưng phải trừng phạt trong tinh thần yêu thương chứ không trừng phạt như kẻ thù.

Về bổn phận vợ chồng, Thánh Phaolô khuyên: “Chồng hãy làm tròn bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng  vậy.”  (Ep 7:3) Thánh Phaolô

còn nói thẳng luôn chứ chẳng “úp mở” chi cả: “Vợ chồng đừng từ chối nhau,  trừ phi hai người đồng ý sống như vậy trong một thời gian, để chuyên lo cầu nguyện; rồi hai người  lại ăn ở với nhau, kẻo vì hai người không tiết dục  nổi  mà  Satan  lợi  dụng  để  cám dỗ.” (Ep 7:5)

Như chúng ta đã biết, gia đình được liên kết bằng “sợi dây yêu thương”, vì thế gia đình phải tràn đầy tiếng cười của sự bình an. Nếu không có yêu thương thì gia đình trở thành vùng sỏi đá, miền khô cằn hoặc hoang địa (sa mạc). Và từ đó có thể nảy sinh cái xấu, thậm chí là tội lỗi. Nếu thấy một thành viên nào có biểu hiện của cái xấu thì mọi thành viên khác phải cương quyết ngăn chặn ngay, đừng để cái xấu trở thành “lối mòn” thì khó mà uốn nắn lại. Cha mẹ đừng ảo tưởng về con cái – dù trai hay gái, vì chúng có thể “ra vẻ” ngoan ngoãn ở nhà, nhưng ra ngoài thì chúng như “ông trời con”, như “đại ca” vậy. Ngay trong xã hội Việt Nam cũng đã có nhiều trường hợp như vậy. Từ “chuyện nhỏ” sẽ nảy sinh “chuyện lớn”. Tấm “gương mờ” trong Cựu Ước còn đó: Vì tham lam sinh ích kỷ, vì ích kỷ sinh đố kỵ, vì đố kỵ sinh ghen ghét, vì ghen ghét sinh hận thù, vì hận thù sinh tội lỗi, do đó mà Ca-in đã nhẫn tâm giết chính đứa em máu mủ ruột rà với mình. Đúng như tiền nhân đã cảnh báo: “Lỗ nhỏ làm đắm thuyền.”

Sau khi Ca-in phạm tội sát nhân,

Page 42: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

42 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *Thiên Chúa đã hỏi Ca-in: “Em của ngươi đâu?” (St 4:9) Tất nhiên Ca-in không thể trả lời, muốn im lặng làm ngơ mà không được nên đành phải chối quanh. Thế nhưng vải thưa không thể che mắt thánh! Vì thế, chúng ta đừng để Thiên Chúa phải lên tiếng hỏi chúng ta lời lẽ như vậy, chắc chắn chúng ta cũng không thể trả lời được đâu!

Một gia đình có hơi ấm yêu thương, dựa trên nền tảng yêu thương của Thiên Chúa, gia đình đó sẽ tốt lành. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện “bảy mẹ con tử đạo” (2 Mcb 7:1-31). Nhìn các con lần lượt bị giết, nhưng người mẹ đó vẫn hiên ngang và động viên đứa con út không tham sanh úy tử, can đảm liều chết để vinh danh Chúa, vì người mẹ này tin rằng “chết là một mối lợi” (Pl 1:21), là biến đổi, là bước vào sự sống vĩnh hằng. Một người mẹ đạo đức như vậy thì chắc chắn bà cũng giáo dục con cái sống đức tin vững vàng. Đó là minh chứng hùng hồn về một “ngôi đền của sự sống”, tức là gia đình.

Cuộc đời các Kitô hữu là hành trình đức tin, là sống đức tin, thế nên chúng ta rất cần biết thân thưa với Chúa: “Xin dạy  chúng  con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90:12). Thánh Vịnh gia chân thành khuyên chúng ta: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin  tưởng  vào  Người,  Người  sẽ  ra tay.” (Tv 37:5)

Sống đức tin là cố gắng tự hoàn thiện để nên thánh ngay trong môi trường gia đình, tức là sống các

nhân đức (đối thần và đối nhân). Nhưng thế nào là nhân đức? Thánh nữ Faustina giải thích: “Bản chất của nhân đức là Ý Chúa. Ai trung tín thực hiện Ý Chúa  thì  cũng  thực hành  các nhân  đức.”  (Nhật Ký, số 678) Mối liên kết thật kỳ lạ!

Triết gia Chu Hi (Zhū Xī, Trung Hoa, 1120-1200) nói về đời sống gia đình và xã hội: “Cách  trị  nhà cốt ở hoà thuận, cách mưu sinh cốt ở siêng năng.” Đúng là “nhân chi sơ tính bổn thiện”, thế nên tâm địa người tốt rất gần với Thiên Chúa, Đấng nhân lành tuyệt đối. Nói về cuộc sống, Amelia Mary Earhart (1897-1939, nữ phi công kiêm văn sĩ, Hoa Kỳ) có nhận xét liên quan gia đình: “Người ta càng làm nhiều, thấy nhiều và cảm nhận nhiều, người ta càng có thể làm được nhiều, và càng biết đánh giá chân thực về những điều cơ bản như gia đình, tình yêu và thấu hiểu sự đồng hành.”

Người ta không chỉ sống mà còn phải bảo vệ sự sống, tức là bảo vệ các thai nhi, vì mầm sống được bắt đầu từ gia đình. Ngoài ra, về tâm linh, cầu nguyện là sức sống của đời sống Kitô hữu. Tuy nhiên, đôi khi người ta hiểu cầu nguyện theo “nghĩa hẹp” là XIN, và thường chỉ xin cho mình, đúng ra còn phải xin cho người khác, đặc biệt là phải biết chúc tụng, tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghe Thánh tiến sĩ Thomas Aquinas phân tích: “Chúng  ta  cầu xin Chúa, không phải để Ngài biết nhu cầu và ước muốn của chúng ta, mà để chúng ta biết cần phải đến với Chúa để xin ơn phù trợ.”

Page 43: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

43 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Sau khi đặt sự thiện và sự dữ trong khả năng của chúng ta, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta quyền tự do để lựa chọn. Người không chấp nhận những  gì miễn cưỡng,  nhưng  đón nhận những gì tự nguyện.” Thiên Chúa ban cho chúng ta sự tự do nên Ngài luôn tôn trọng tự do của chúng ta. Chính vì Ngài tôn trọng tự do của chúng ta nên chúng ta mới đáng quan ngại. Nghĩa là tùy ý chúng ta, nếu sống tốt thì được tưởng thưởng, nếu sống xấu thì bị trừng phạt, đó là quyền tự do của chúng ta, không thể biện minh là “tại, vì, nếu, giá mà, phải chi,…”

Tóm lại, mỗi thành viên gia đình viên-đá-quý-đức-tin và đóa-hoa-tươi-yêu-thương, phải luôn biết quên mình mà “sống vì”, “sống cho” và “sống với” – nghĩa là hãy sống sao cho gia đình trở thành “ngôi đền của sự sống” thực sự sống động. Điều đó phải thực hành suốt cuộc đời của chúng ta, cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết noi gương Thánh Gia và biết không ngừng cố gắng trở nên những viên-đá-yêu-thương sống động để xây dựng những Ngôi Đền của Sự Sống, nơi có Thiên Chúa ngự trị. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.●

TRẦM THIÊN THU

Nếu giữa sa mạc hoang vắng và cằn cỗi, một cụm cỏ hay đóa hoa

dại là cả một bầu trời hy vọng cho người lữ khách; và nếu giữa sa mạc nóng cháy, một tiếng suối róc rách là cả nguồn hy vọng tràn trề cho người lữ thứ, thì tình bạn đích thực là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa trao tặng cho chúng ta trong hành trình cuộc đời. Một hành trình rất dài và rất xa mà ta không thể đi một mình! Thế nên, “bạn hữu” vừa là một ý niệm có một vị thế trong trái tim vừa là một huyền nhiệm trong đời sống. Chắc hẳn nó vượt lên trên những nét điểm xuyết cho bức tranh cuộc đời ta, làm cho cuộc đời ta đầy màu sắc, phong phú và có giá trị. Do đó, có được người bạn tốt được ví như có cả một kho tàng (Cn 6,14).

Tình bạn có thể bắt đầu ở những hoàn cảnh khác nhau, và người ta kết bạn cũng có nhiều lý do khác nhau. Triết gia vĩ đại Aristotle nói, đời người thường có ba loại tình bạn [1]. Trước hết, đó là tình bạn vì lợi ích bản thân, ví như tình bạn của những người làm ăn buôn bán hay những tương quan xã giao. Có thể nói đây là mức độ thấp nhất của tình bạn, theo tôi, cấp độ này chưa được gọi là tình bạn bởi đó chỉ là những tương quan xã hội nhằm mưu cầu ích lợi. Thứ hai là tình bạn của những người cùng chia sẻ những mối quan tâm hay cùng sở thích. Loại tình bạn này có vẻ “khá hơn” vì nó không nhằm đến việc thu tích lợi ích cho bản thân, song là cùng

Page 44: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

44 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *chia sẻ niềm vui qua việc cùng tham gia vào những hoạt động nào đó mà họ thích, như: thể thao, âm nhạc, hội họa, và nhiều mối bận tâm chung khác. Sau cùng là loại tình bạn giữa những người chân thành, họ kết bạn vượt lên trên lợi ích bản thân và sở thích mà vì thiện ích cho người bạn của mình. Nói cách khác, họ kết bạn vì nhắm đến sự thiện hảo của bạn mình và mong muốn những điều thiện hảo cho người bạn của mình.

Trên thực tế, nhiều lúc tình bạn bắt đầu từ những tương giao xã hội hay cùng sở thích, nhưng nó dần được “nâng cấp” và lớn lên do nó tìm được sự đồng điệu và ước ao cho nhau điều thiện hảo; tuy nhiên, cũng có những “tình bạn” chỉ dừng lại ở mức độ như lúc ban đầu mà thôi. Thật ra, người ta có thể có nhiều bạn, như bạn làm ăn, bạn đồng môn, đồng nghiệp, nhưng bạn thân thì chỉ có hạn bởi vì tình bạn chân thành luôn đặt trên nền tảng của tình yêu vô vị lợi và thiêng liêng. Tình yêu ấy ước mong sự thiện hảo cho người bạn của mình. Tình yêu ấy dẫn đến thái độ can đảm sửa lỗi cho nhau (x. Cn 27,5) để giúp nhau cùng thăng tiến, ngõ hầu làm cho cuộc đời của ta trở nên sung mãn và tự do hơn, hạnh phúc hơn. Bên cạnh yêu thương, yếu tố tôn trọng hẳn là quan yếu trong mối tương quan bạn hữu. Tôn trọng là tôi không bắt buộc bạn tôi phải giống tôi. Tôi không bắt buộc bạn tôi phải “tốt như tôi.” Tôi hiểu và chấp nhận bạn như bạn là. Và bạn cũng đón nhận tôi với con người thực của chính tôi, với tất cả những yếu đuối và năng lực của tôi. Chúng ta là bạn của nhau khi chúng ta hiểu và đón nhận sự độc đáo của nhau. Tôn trọng lẫn nhau là chấp nhận và vượt

qua những khác biệt để bổ túc cho nhau, nhờ đó tạo ra sự phong phú.

Viết tới đây, tôi cảm thấy mình được đánh động sâu xa khi nghĩ về tới tình bạn trong Chúa của Những Bạn Đường Đầu Tiên của Dòng Tên, cách đặc biệt là tình bạn của Thánh I-nhã, Thánh Phêrô Farve và Thánh Phanxicô Xaviê. Trong thời gian các ngài ở đại học Paris, các ngài đã giúp đỡ nhau tiến lên trên con đường học tập và đi sâu vào mối tương quan thiết thân với Thiên Chúa. Các ngài đã luôn mưu cầu ích lợi thiêng liêng cho nhau và chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng cho nhau. Sau này, tình bạn sâu xa ấy được Thánh Phanxicô diễn tả ra bên ngoài bằng cách cắt tên và chữ ký của các bạn, bỏ vào một túi nhỏ và luôn đeo trước ngực – để luôn nhớ tới những người bạn của mình – khi ngài được sai đi sứ vụ ở miền Viễn Đông xa xôi.

Nhưng nếu có những tình bạn chân thành, đáng ngưỡng mộ thì cũng không thiếu những kẻ lợi dụng bạn bè để mưu cầu ích lợi cá nhân. Gặp phải những người bạn như thế quả là bất hạnh và đau khổ. Thánh vịnh gia cũng phải thốt lên trong hoàn cảnh bi đát ấy: “Cả người bạn thân con hằng tin tưởng, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con” (Tv 40,10). Những kinh nghiệm đau thương này cho chúng ta biết phải sáng suốt lựa chọn bạn bè, đôi khi cũng phải thật dè dặt. Đây cũng là một khía cạnh của huyền nhiệm tình bạn. Hóa ra, tình bạn cần phải được “thử nghiệm” trong những gian truân và thời gian hẳn là “phép thử” khả dụng nhất. Chính thời gian và thử thách làm cho tình bạn càng ngày càng trở nên “chất” hơn, nghĩa là kho tàng ấy ngày

Page 45: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

45 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

càng lớn mạnh và vững chắc hơn. Quả thế, với thời gian, tình bạn chân thành được lớn lên trong khi thấy những lỗi lầm, yếu đuối và qua việc chia sẻ những ước mơ. Tình bạn được củng cố khi những điều tận thâm tâm được thốt lên và những đau đớn mất mát đau thương được đồng cảm. Tình bạn sẽ sống mãi dù có những hiểu lầm và nó được lớn mạnh nhờ vượt qua những nỗi sợ hãi. Tình bạn đích thực vượt lên trên những quà tặng vật chất; và đôi lúc nó thực sự lớn lên nhờ những nỗ lực, hy sinh và cả sự thương tổn. Điển hình như tình bạn của Chúa Giêsu và Thánh Phêrô. Vì thế, một tình bạn thực sự vững bền nhờ những thử thách và gian khổ, bởi trong gian nan thử thách ta mới biết đâu là người bạn đích thực, như sách Huấn Ca nói: “Có người là bạn khi đồng hành với con, nhưng ngày con gặp nạn, nó chẳng còn là bạn nữa. Khi con gặp may, thì nó chẳng khác nào chính con, nhưng lúc con sa cơ, nó liền chống lại và lánh mặt con” (Hc 6,10-12).

Tình bạn đích thực không thể mua bán hay có được nhờ những mưu mô thấp hèn. Tình bạn chỉ có thể là quà tặng của Thiên Chúa ban, để nâng đỡ con người trong hành trình cuộc đời, để cuộc đời họ sung mãn và hạnh phúc hơn. Nhiều khi chính ta cũng không hiểu vì sao ta là bạn với người đó, cũng không nhớ lúc nào tình bạn nảy sinh. Tình bạn chân thành vẫn là một huyền nhiệm nhưng ta có thể hiểu rằng, đó là ân sủng – quà tặng của Thiên Chúa.

Xin mượn lời của Anselm Grün trong “Một chút suy gẫm về huyền nhiệm của tình bạn” để kết thúc. Đó cũng là điều

tôi mong ước gởi đến bạn:Tôi mong bạn có một bạn trai,

với anh, bạn có thể chia sẻ những suy nghĩ, các tình cảm và các kinh nghiệm của mình. Tôi mong bạn có một người bạn gái, gần bên cô, bạn có cảm tưởng như bạn đang ở nhà mình, gần bên cô, bạn cảm thấy được con người đích thực của bạn, gần bên cô, lòng bạn dâng lên lòng biết ơn đã có được cho đời mình, và… cho tình bằng hữu của mình.●

Trình Phan Sinh, SJ[1] X. Aristotle, Nicomachean Ethics,

(Indianapolis/Cambridge: Hackett Publishing Company, Inc., 2014), 136-174.

Page 46: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

46 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

1. Mở đầuTin Mừng Luca thuật lại rằng:

“Khi Ðức Giêsu  đang giảng  dạy,  thì giữa  đám  đông  có  một  người  phụ nữ  lên  tiếng  thưa  với Người:  “Phúc thay  người  mẹ  đã  cưu  mang  và cho  Thầy  bú  mớm!”  Nhưng  Người đáp  lại:  “Ðúng  hơn  phải  nói  rằng: Phúc  thay  kẻ  lắng  nghe  và  tuân giữ  lời  Thiên  Chúa”  (Lc11, 27-28). Như vậy, lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa, là cái giá phải trả để có hạnh phúc thật, hạnh phúc Nước Trời. Nhưng làm thế nào để nghe được Lời Chúa, làm sao để kiên cường tuân giữ Lời Chúa giữa một môi trường luôn ồn ào với đủ thứ âm thanh, với bao lo toan và mời mọc cám dỗ khiến lòng người không một phút lặng bình, với đủ thứ bậc thang giá trị khiến trí khôn không biết đâu mà chọn lựa? May thay, chúng ta đã có một mẫu gương hoàn hảo về việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa mà người tín hữu cần phải noi theo, đó là Đức Maria, Thánh Mẫu Thiên Chúa. Cả cuộc đời của Mẹ như là điểm quy chiếu cho một định nghĩa tròn đầy và sống động về đời sống đức tin. Từ tiếng “xin vâng” theo thánh ý Thiên Chúa trong biến cố ngày lễ Truyền Tin cho đến buổi chiều buồn dưới chân Thập giá trên đồi Canvê, cả cuộc đời của Đức Maria là một cuộc đời lắng nghe và thi hành thánh ý Chúa. Chúng ta cùng

điểm lại những điều được ghi lại trong Tin Mừng về cuộc đời đức tin của Đức Maria để qua đó, chúng ta noi bước theo Mẹ, trở thành những con chiên ngoan hiền của Thiên Chúa thông qua việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong đời sống thường ngày.

2. Biến cố Truyền TinTrước hết, trong biến cố truyền

tin, Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa gởi đến qua cuộc đối thoại với sứ thần Gabriel. Người thể hiện niềm tin sâu xa vào Thiên Chúa bằng thái độ lắng nghe và tin tưởng tuyệt đối. Mẹ tin vào lời hứa của Thiên Chúa, tin vào quyền năng của Người khi thực hiện chương trình cứu độ. Mẹ lắng nghe lời giải thích của sứ thần, tìm hiểu ý nghĩa của lời mời gọi và trong khiêm tốn đối thoại với Thiên Chúa: “việc đó xảy ra như thế nào được vì tôi không biết đến người nam?” (Lc 1, 34). Nhờ đối thoại với sứ thần, Đức Maria càng ngày càng khám phá ra mầu nhiệm Ngôi Hai

Học Cùng Đức Mẹ: Lắng Nghe Và Thực Hành Lời Chúa

Page 47: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

47 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Thiên Chúa xuống thế làm người, để rồi Người sẵn sàng cộng tác với Chúa trong việc cưu mang và hạ sinh Đấng Cứu Thế. Trong ngày Chúa giáng sinh, Mẹ đã nghe lời ca khen, chúc mừng của các thiên thần, các mục đồng, và các nhà thông thái tìm đến thờ lạy Hài Nhi Giêsu. Nghe các mục đồng kể lại những gì thiên thần đã nói với họ, thánh sử Luca đã ghi lại thái độ của Đức Mẹ như sau: “Đức Maria hằng ghi nhớ  tất  cả những điều ấy và suy đi nghĩ  lại trong lòng” (Lc 2,19). Và rồi khi tìm thấy Chúa Giêsu trong Đền thờ sau ba ngày bị thất lạc, Mẹ Maria cũng“ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,51).

3. Thời thơ ấu của Đức GiêsuSau những ngày mang thai, Đức

Maria đã tới ngày sinh, thế nhưng

điều ấy lại xảy ra trong hoàn cảnh vô cùng bi đát: không nhà cửa, không người thân, không có sự chuẩn bị về điều kiện vật chất giữa đêm đông lạnh lẽo trong hang đá Belem, nơi trú ngụ của bò lừa súc vật (x.Lc 2,1-21)... Thế nhưng, Người vẫn một niềm phó thác vào chương trình của Thiên Chúa không chút nghi nan, không phàn nàn kêu trách mà vẫn một niềm xác tín. Trong ngày đem con lên Đền Thờ để dâng hiến cho Thiên Chúa, Mẹ đã chấp nhận là thành phần của những người nghèo. Sau đó, Người được nghe những lời của ông Simêon báo trước tương lai của Người Con và những đau khổ sẽ đến với mình (x.Lc 2,34-35). Khi gia đình cùng nhau lên đền Giêrusalem năm Đức Giêsu được mười hai tuổi và khi trở về thì lạc mất con, hai ông bà đã lo lắng đi tìm và gặp Con đang ngồi đàm thoại với các thầy dạy luật trong Đền Thờ. Đó là sứ vụ của Đức Giêsu phải làm, mặc dù không hiểu nhưng Đức Maria hằng ghi nhớ và suy gẫm trong lòng (Lc 2,41-51). Tất cả những sự kiện đều nói lên sự vâng phục đức tin của Mẹ Maria cách tròn đầy nơi Thiên Chúa.

4. Đời sống công khai rao giảng của Đức Giêsu

Trong cuộc đời rao giảng của Đức Giêsu, Mẹ đã nhận ra được sứ điệp Nước Trời được đặt lên hàng đầu và để có được Nước Trời, thì phải lắng nghe và thực hành Lời Chúa.

Page 48: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

48 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

Qua biến cố Đức Mẹ và anh em muốn gặp Đức Giêsu (x.Lc 8,19-21) và trả lời cho câu của người phụ nữ “phúc  cho  ai  đã  cho  Người  bú mớm” (Lc 11,27-28), Đức Giêsu cho chúng ta thấy Người đã tôn vinh Đức Mẹ trong sâu thẳm như thế nào và khẳng định rằng tất cả những gì Mẹ đón nhận được từ Thiên Chúa không chỉ bởi tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, mà còn nhờ vào sự vâng phục đức tin của Mẹ. Điều đó cũng sẽ đến với tất cả chúng ta, nếu ta biết sống tâm tình như Mẹ, vì: “phúc  cho  ai biết  lắng nghe  và  tuân giữ  lời Thiên Chúa”. Hành trình đức tin của Mẹ Maria tiếp tục được thể hiện trong sự dấn thân, gắn bó và kết hiệp hoàn hảo với sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu cho đến dưới chân Thánh Giá.

5. Hiệp thông với cuộc thương khó của Đức Giêsu

Trên đường khổ nạn, Mẹ Maria nghĩ gì khi trước đó mấy ngày nhiều người trải áo, cầm lá tung

hô Con Yêu Dấu, tung hô Đấng Mêsia tiến vào Giêrusalem, thì ngày hôm nay, chính họ lại nhạo báng, chê cười, rồi đánh đập con yêu dấu của Mẹ. Càng lúc, Mẹ càng hiểu những lời cụ già Simêon nói đã trở thành hiện thực: “Thiên Chúa  đã  đặt  cháu  bé  này  làm  duyên cớ  cho  nhiều  người  Israel  phải  vấp ngã  hay  được  trỗi  dậy.  Cháu  còn  là dấu hiệu bị người đời chống đối” (Lc 2,34). Trong đau khổ tột cùng, Mẹ vẫn can đảm lắng nghe lời trăn trối của Đức Giêsu: “Thưa Bà, đây là Con của Bà” (Ga19,26), và lời Người với môn đệ Gioan: “Đây  là  Mẹ  của anh” (Ga19,27). Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ mà Người sẽ được tôn vinh vì Người hằng vâng phục Chúa Cha mà chịu chết trên thập giá, nên Người muốn trao phó sứ mệnh làm Mẹ của những kẻ có lòng tin cho Đức Maria, và trao phó thánh Gioan, đại diện các môn đệ và mọi tín hữu, những người biết lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, cho Đức Maria. Trên đồi Golgotha, Đức Mẹ đã thấy tận mắt Con Yêu Dấu chịu treo trên thập giá giữa hai người trộm cướp, lòng Người tan nát như bị lưỡi đòng đâm thấu qua tim. Điều gì đã giúp Người can đảm đứng dưới chân thập giá? Đó là vì Người đã hằng suy đi nghĩ lại những lời cụ già Simêon nói trước kia nay đã ứng nghiệm. Chính việc suy gẫm Lời Chúa đã giúp Người dần dần hiểu rõ ý định của Thiên Chúa đang được thể hiện nơi người con yêu là Đức Giêsu. Nếu Mẹ không suy gẫm Lời Chúa,

Page 49: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

49 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

không lắng nghe tiếng Chúa thì có lẽ Người cũng giống các phụ nữ khác khi chứng kiến cái chết nhục nhã của con mình sẽ phải kêu gào khóc lóc, chửi rủa những người lên án, đóng đinh con mình vào thập giá. Nhưng không, Người đã can đảm đón nhận tất cả, vâng theo thánh ý Chúa. Dưới chân thập giá, Mẹ đã thể hiện trọn vẹn hai tiếng “xin vâng” mà Người đã thưa với sứ thần trong ngày truyền tin, “xin vâng” để hiến tế con mình, “xin vâng” để hy sinh, và “xin vâng” để cuộc đời mình hoàn toàn thuộc về Chúa.

6. Hãy học với MẹĐức Maria đã trải qua những

biến cố lớn nhỏ trong cuộc đời Chúa Giêsu: trong thinh lặng, Mẹ đã lắng nghe tiếng Chúa; trong niềm vui, Mẹ đã lắng nghe lời ca ngợi hát mừng của các thiên thần và mục đồng; trong đau thương khi chứng kiến con chết trên thập giá, Mẹ đã lắng nghe lời Chúa, Mẹ đã thể hiện trọn vẹn tiếng xin vâng theo thánh ý Chúa. Trong tất cả mọi sự, Mẹ đã cầu nguyện, chiêm niệm Lời Chúa, để rồi trong những biến cố lớn nhỏ của cuộc đời, Mẹ vẫn can đảm, Mẹ vẫn tin tưởng vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Nếu Mẹ không mở lòng, mở trí để lắng nghe Lời Chúa nói qua lời sứ thần truyền tin, nếu Mẹ không đáp lời “xin vâng” theo thánh ý Thiên Chúa, thì nhân loại sẽ không có một Đấng Mêsia, sẽ không có ơn cứu độ bởi Ngôi Hai Thiên Chúa làm người.

Đức Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa, chấp nhận để cho Chúa thực hiện chương trình cứu độ loài người. Đức Giêsu đã tôn vinh Mẹ khi tuyên bố những ai nghe và giữ Lời Chúa thì có phúc hơn những người có tương quan huyết nhục với Chúa. Thực vậy, có ai nghe và giữ Lời Chúa cho bằng Đức Maria? Thánh Anselmo đã nói: “Mẹ lắng nghe Ngôi Lời Thiên Chúa đến nỗi để Ngôi Lời làm người trong lòng Mẹ”. Giáo phụ Origen còn khẳng định: “Không ai hiểu ý nghĩa của Tin Mừng, nếu họ không áp vào ngực Chúa và không nhận Mẹ Maria được Chúa trao làm mẹ mình”. Vì thế, Mẹ trở nên gương mẫu cho mọi Kitô hữu trong việc lắng nghe và giữ Lời Chúa. Lắng nghe đòi hỏi thinh lặng và chú tâm và đó là thái độ phải có của người môn đệ Chúa. Thánh Kinh cho biết Thiên Chúa thường xuyên nói với dân Ngài, nên mối tương quan của con người đối với Thiên Chúa là mối tương quan từ môi- đến- tai. Vì thế, mỗi sáng, dân Do Thái thường nhắc lại cho nhau lời Chúa: “Hãy nghe đây, hỡi Israel!” Khởi đầu các dụ ngôn, Chúa Giêsu cũng kêu gọi dân chúng lắng nghe như thế. Người chăm chỉ đọc Lời Chúa thì chắc chắn phải nghĩ đến Chúa, đến những lời dạy và những hành động của Chúa, mà tất cả lời dạy và hành động của Chúa đều là khuôn mẫu hướng con người đến một cách sống đầy yêu thương, thế nên họ sẽ được biến đổi giống y như khuôn mẫu ấy

Page 50: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

50 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *một cách vô thức, không cần phải cố gắng nhiều. Đó là giá trị con người có thể biến đổi và việc lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành là bình diện tự nhiên vượt lên đến siêu nhiên trong cách sống của mình. Người thành công nhất trong việc này chính là Đức Maria. Người cao trọng không những vì đã cưu mang và cho Đức Giêsu bú mớm, mà còn là vì Người đã lắng nghe và thực thi Lời Chúa, nhờ vậy Người luôn nhận ra được thánh ý Chúa muốn nơi cuộc đời mình để rồi cộng tác hết mình với Chúa, với khuôn mẫu mà Mẹ luôn ước ao. Đức Maria thực sự đã trở thành gương mẫu cho những ai muốn lắng nghe và thực hành Lời Chúa.

7. Tạm kếtHành trình đức tin của người tín

hữu ngày nay đang phải đối đầu với một thế giới đầy biến động và xáo trộn. Các trào lưu hưởng thụ, chủ nghĩa vô thần, duy tương đối, duy thực dụng, duy vật chất và duy khoái lạc... đang làm đảo ngược các giá trị luân lý đạo đức, khiến con người đang đánh mất cảm thức về đức tin và dần loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Chính trong hoàn cảnh đó, chúng ta được mời gọi hãy nhìn lên mẫu gương Đức Maria và hãy sống vâng phục đức tin qua việc lắng nghe và thi hành lời Chúa trong từng biến cố của cuộc đời. Như Đức Maria năm xưa, chúng ta cũng hãy diễn tả niềm vui và tình yêu Đức Kitô cho mọi

người trong cuộc sống qua cử chỉ yêu thương, bác ái và thánh thiện của mình trong mọi nơi mọi lúc. Bằng thái độ vâng phục của đức tin, Đức Mẹ đã lãnh trọn tình yêu nhưng không và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho Mẹ. Tình yêu đó, lòng thương xót đó cũng được dành cho tất cả loài người chúng ta nữa, nếu ta biết lắng nghe, vâng phục và thi hành Lời Chúa như Mẹ. Ta đang sống trong tháng mười, tháng Mân Côi kính Đức Mẹ. Việc lần chuỗi Mân Côi cũng là lặp lại lời ngợi khen và cầu xin kinh cho chúng ta được bước theo gương Mẹ. Lời kinh ấy rất đơn giản, dù chuỗi Mân Côi trên tay vị chủ chăn hay trên tay tín hữu, dù trên tay thanh sạch của một vị thánh hay trong đôi tay sám hối của người tội lỗi, sẽ luôn mang lại sức biến đổi thành ân sủng thiêng liêng cho tất cả mọi người. Một đời sống đạo đức gương mẫu vẫn luôn là một hấp lực và tác động người khác hơn cả những gì được viết trong sách vở. Đức Maria đã nêu gương cho chúng ta trong việc lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Ước gì chúng ta tìm được hạnh phúc trong việc cưu mang Lời Chúa bằng cách lắng nghe, đón nhận và tuân giữ đơn giản bằng việc đọc kinh lần hạt Mân Côi để Lời Chúa trở thành sức sống, trở thành nguồn vui giúp chúng ta vững bước trên con đường trở về quê trời.●

Phong Trần.

Page 51: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

51 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Đồng Đô La nhân nghĩa Chuyện Gã Siêu

Qua những tin tức về sinh hoạt của các cộng đồng người Việt, gã rất mừng vì những thành công mà người mình đã gặt hái được nơi đất lạ quê người.

Thứ nhất là những thành công trên con đường học vấn.

Gã rất mừng vì có những bà già trầu, nếu như ở Việt Nam, thì chỉ biết cái xó bếp nhà mình, cả đời chẳng hiểu có được một lần ra thành phố hay không, thế mà giờ đây cũng ti toe dăm ba câu tiếng Mỹ, tiếng Ăng lê, nào là con cá này nặng mấy “pao”, nào là chiếc đò này dài mấy “phít”, rồi cũng “hai” giơ tay bắt khi gặp nhau và “bai” vẫy tay chào khi rời nhau, khiến cho gã vô cùng cảm phục.

Gã rất mừng vì có những thằng bạn, nếu như ở Việt Nam, thì cũng chỉ là dân “cu trâu” suốt ngày chỉ biết đến thửa ruộng và ca bản “con trâu đi trước cái cày theo sau”, có bửa đầu ra cũng chẳng thấy được một nửa tiếng OK hay Yes. Nếu ông trời có đãi ngộ và số phận có mỉm cười, chui lên được thành phố, thì cũng chỉ là dân cu li cu leo. Thế mà bây giờ chúng nghiễm nhiên trở thành kỹ sư điện tử, chuyên viên máy móc. Thận chí có anh, khi công ti giảm biên chế, rút bớt nhân viên, thì anh không những chẳng bị loại trừ để ăn lương thất nghiệp, mà còn được tăng lương, tăng cổ phần vì công ti sợ anh đi làm chỗ khác.

Gã rất mừng vì có những sinh

viên học sinh Việt Nam ở nước ngoài đạt thành tích cao trong những cuộc thi quốc tế, thậm chí có những sinh viên học sinh được chính tổng thống nước Mỹ khen tặng. Phải chăng đây cũng là một niềm vinh hạnh cho đất nước.

Biết đâu trong một thời gian gần đây, những sinh viên học sinh này sẽ trở về để phục vụ cho quê hương. Biết đâu mấy chục năm nữa, những sinh viên học sinh này sẽ trở thành dân biểu, nghị sĩ và cũng biết đâu chừng là tổng thống của một đất nước hùng mạnh, như Kennedy, tổng thống Hoa kỳ, vốn là dân Mỹ gốc Ái nhĩ lan… Phải, biết đâu cũng sẽ có một tổng thống Hoa kỳ, là dân Mỹ gốc Việt. Nghĩ tới đây, gã cảm thấy vô cùng hồ hởi và niềm kiêu hãnh của dân tộc nổi lên đùng đùng.

Tuy nhiên cho đến bây giờ gã vẫn còn nhớ lời phát biểu của một ông giáo sư ngoại quốc về những sinh viên Việt Nam ở Saigon trước năm 1975. Lời phát biểu ấy như thế này: Sinh viên Việt Nam rất thông minh. Nếu một sinh viên Việt Nam chọi với một sinh viên ngoại quốc, dù là nước Nhật, nước Mỹ, nước Đức hay nước Pháp… thì sinh viên Việt Nam cũng chẳng hề phải kiêng nể. Những nếu một nhóm sinh viên Việt Nam chọi với một nhóm sinh viên ngoại quốc thì họ sẽ thua xa. Sở dĩ như vậy vì họ không biết cộng tác, không biết làm việc chung với nhau. Phải chăng sự chia rẽ là một căn bệnh trầm trọng trong những cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.

Những chuyên viên Việt Nam ở nước ngoài. Quả thực đây là một

Page 52: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

52 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *kho tàng “chất xám” vô giá, nếu như nhà nước ta biết lợi dụng, thì sẽ đem lại cho quê hương một tương lai tươi sáng. Gã thử làm một phép tính: Gửi một thanh niên du học, từ lúc bước chân ra đi cho đến lúc thành tài, nhà nước và gia đình phải tốn biết bao nhiêu công sức và tiền của, thế mà cái “kho tàng chất xám” này như một quà tặng từ trên trời rơi xuống, có nằm mơ cũng chẳng thấy được. Bỏ qua, không tạo điều kiện cho họ trở về phục vụ thì quả là một lãng phí to lớn.

Thứ hai là những thành công trong công việc làm ăn.

Gã rất mừng vì đa số người Việt Nam đã ăn nên làm ra ở nước ngoài. Khởi đầu từ một con số không khi đặt chân tới miền đất lạ, thế mà giờ đây họ đã có được một cơ ngơi bề thế. Nào là con cái được học hành đến nơi đến chốn, nào là nhà riêng, nào là xe riêng… sở dĩ như vậy vì họ là những người cần cù siêng năng lại lắm sáng kiến. Nhiều người sẵn sàng “kéo cày” ngoài giờ lao động để được hưởng tiền lương cao. Cộng thêm vào đó là tính tiết kiệm trong chi tiêu, nên họ phất lên trông thấy và mỗi ngày một thêm khấm khớ khiến cho thiên hạ phát thèm rỏ dãi.

Gã cũng rất mừng vì những người ngoài nước đã không quên mà còn nghĩ tới những người trong nước bằng cách gửi quà hay tiền về để giúp đỡ, như cha ông chúng ta ngày trước đã dạy:- Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương 

nhau cùng.Thực vậy, cho đến bây giờ người

ta vẫn không thể làm được một thống kê đầy đủ cho biết mỗi năm đã có bao nhiêu triệu đồng đô la được các Việt kiều gửi hay đem về giúp đỡ cho thân nhân tại quê nhà, bởi vì có rất nhiều cách thức gửi: gửi qua ngân hàng, gửi qua những cơ quan chính thức được nhà nước cho phép, gửi qua những Việt kiều về nước, gửi chui qua những tổ chức tư nhân…Những cách thức sau này thì làm sao nhà nước có thể nắm vững được mà lên bản thống kê.

Thế nhưng, dù gửi bằng cách nào chăng nữa, thì những đồng đô la ấy vẫn có thể được gọi là những đồng đô la nhân nghĩa, vì chúng đã được rót vào đất nước Việt Nam, giúp đỡ những gia đình Việt Nam và được chính những người Việt Nam tiêu dùng để cải thiện và nâng cao đời sống. Đây cũng lại là một thứ quà tặng từ trên trời rơi xuống, chẳng phải lao động mệt mỏi, chẳng phải vật vả đầu tư mà cũng có được một số vốn bằng ngoại tệ kha khá để làm giàu và làm đẹp cho xứ sở.

Thời gian đầu, thiên hạ thường gửi về những thùng hàng. Thế nhưng, gửi hàng về vừa cồng kềnh, lại vừa phức tạp, nên dần dần thiên hạ bắt đầu chuyển hệ, gửi tiền về vừa gọn nhẹ, vừa kín đáo lại vừa có thể xử dụng được ở mọi nơi và trong mọi lúc.

Thực vậy, nhiều lần mấy thằng bạn đã viết thư cho gã và bảo: Mi cần gì thì cho biết, ta sẽ gửi về cho. Và gã đã phải mỉm cười, rủa thầm

Page 53: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

53 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

trong bụng, chứ không dám viết thành chữ hay nói thành lời thành tiếng mà rằng: Ngu chi ngu lạ, đô la ai mà chẳng cần. Mi cứ thử gửi cho ta mấy chục bạc lẻ xem ta có nỡ lòng nào mà từ chối hay không ? Lại nữa, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới, đi tới đâu chúng ta cũng đều nghe thấy vang vọng một điệp khúc: Em chỉ thích bản nhạc có hai nốt đô và la mà thôi.

Bàn về chuyện nhận đô la của những người thân gửi về, gã đã ky cóp tích lũy được những mẩu chuyện vui vui.

Thỉnh thoảng vào những buổi trưa hè oi ả, đang mơ màng với giấc ngủ nặng nề, mồ hôi mồ kê vãi ra nhễ nhại, thì bỗng một kẻ lạ hoắc bước chân vào nhà. Kẻ lạ ấy có thề là đờn ông mà cũng có thể là đờn bà, có thể là thanh niên mà cũng có thể là thiếu nữ. Kẻ lạ ấy mắt trước mắt sau, vội vã hỏi một vài câu vắn gọn: Ông có ai quen ở bên Mỹ hay không ? Tên gì ? Bang nào ? Vui lòng cho mượn chứng minh nhân dân. Rồi kẻ lạ đưa một mẩu giấy chỉ to bằng hai đầu ngón tay và nói: Phiền ông hãy ghi là mình đã nhận đủ số tiền bằng này. Rồi ký tên. Nếu có nhắn gửi gì cho người bên đó thì cứ việc ghi thêm vào. Sau đó, kẻ lạ mặt trao tiền, rồi vội vã ra đi như khi đã đến, không dám uống cả một ly nước, hay một ly cà phê…vì sợ bị bỏ thuốc mê và bị trấn lột.

Thuở bấy giờ, ở những nơi khỉ ho cò gáy như nơi gã cắm dùi, thì làm gì được ông bưu điện ghé mắt nhìn tới. Để liên hệ, gã đành phải mượn địa chỉ của một người ở trên tỉnh. Ngày

kia gã được người ấy nhắn lên để lĩnh tiền. Người ấy bảo: Số tiền này từ bên Úc gửi về, mà mình chẳng có ai thân ở bên đó cả, nên chắc là của chú mày đấy. Thôi, cứ cầm về xài đỡ. Nhận xấp tiền mà cứ băn khoăn thắc thỏm: Sao mấy đứa bên Úc gửi mà chẳng báo. Thôi, kệ bà nó, tới đâu hay tới đó. Tiền đến tay ta, ta cứ việc…thoải mái. Và thế là mùa xuân năm ấy, gã đã có được một cái tết tưng bừng khói lửa. Tiền lì xì cho bọn nhóc cũng được tăng lên gấp đôi, gấp ba… Nhưng rồi ngày vui qua mau, sau tết, người ấy bèn triệu gã lên mà phán: Xin lỗi chú mày nhé, số tiền hôm trước chẳng phải của chú mày đâu mà là của thiên hạ. Bây giờ mình mới nhận được thư báo. Vậy cảm phiền chú mày hãy mau mau hoàn trả lại số tiền ấy để rồi mình còn trao cho họ nhé.

Ké nhờ địa chỉ của người khác cũng lắm cái nhiêu khê và phức tạp. Vì thế, khi bầu không khí đã thoáng đãng, không còn ngột ngạt nữa, gã bèn đăng ký một hộp thư ngoài huyện. Có hộp thư riêng, gã liền được thiên hạ chiếu cố nhờ vả. Và khi cho mượn địa chỉ đôi lúc cũng xảy ra những chuyện hơi bị phiền. Có lần vào ngày hai mươi chín tết, gã nhận được điện tín với nội dụng: Mời ông lên địa chỉ số…. để lãnh tiền. Nhận được bức điện này, gã vội vã khăn gói quả mướp đi ngày đi đêm để lên thành phố vì đã cận tết lắm rồi. Thế nhưng lúc nhận tiền thì mới vỡ lẽ tiền không phải là của mình, nhưng là của người này người nọ mà thiên hạ nhờ mình chuyển hộ. Và như thế, khi đi thì vui mừng hồ hởi vẽ ra trong đầu

Page 54: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

54 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *óc một cái tết huy hoàng, còn khi về thì tiu nghỉu, ai hỏi cũng chẳng buồn thưa. Tới nhà thì mệt phờ râu cá chốt. Tắm rửa qua quít rồi giao hàng. Chủ nhân có lẽ vì bận rộn với những công việc dọn dẹp nhà cửa vào chiều ba mươi tết, nên rất vui vẻ cám ơn mà quên béng mất những sự rất… đời thường còn lại. Và thế là gã cũng phải tự an ủi: Việc đâu còn đó, cứ để cho thiên hạ vui vẻ cái đã. Sau tết mình sẽ tính toán lại cũng chưa muộn cơ mà.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn mà công nhận rằng: Nhờ những đồng đô la được rót về, nhiều gia đình đã thoát khỏi cảnh nghèo túng khố rách áo ôm. Thực vậy, nhờ những đồng đô la nhân nghĩa này, nhà cửa được xây dựng lại cho mới. Nhờ những đồng đô la nhân nghĩa này, cha mẹ già được chăm sóc hẳn hoi, những người thân yêu được ăn mặc tươm tất và xấp nhỏ được học hành đến nơi đến chốn. Nhờ những đồng đô la nhân nghĩa này, cuộc sống được cải thiện.

Có mấy cán bộ gặp một linh mục và hỏi: Tại sao xứ của linh mục không được phát triển như những xứ khác vì con số nhà xây lại còn ít. Và linh mục này đã thẳng thừng trả lời: Hiện nay tại Việt Nam, xứ nào có nhiều Việt kiều, thì xứ ấy giàu và liên tục phát triển. Hồi năm 1978, tôi đã nghe các ông, không ngừng khuyên nhủ giáo dân hãy ở lại để xây dựng quê hương đất nước. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình đã dại. Giá như hồi đó, tôi cứ nhắm mắt làm ngơ cho họ vượt biên, thì bây giờ xứ tôi đâu có còn những mái nhà

tranh vách đất xiêu vẹo.Gã xin khẩu phục tâm phục vị

linh mục đã bạo mồm bạo miệng dám nói thẳng và nói thực. Gã cũng xin khẩu phục tâm phục khi đọc thấy trên những tờ báo Công giáo ở nước ngoài như Mục vụ, Dân Chúa, Đức Mẹ hằng cứu giúp… có khoản kêu gọi yểm trợ cho những giáo xứ nghèo, hay những tổ chức từ thiện tại quê nhà. Và gã càng xin khẩu phục tâm phục hơn nữa khi thấy có những Việt kiều lúc về nước, mặc dầu thời gian ít ỏi, cũng đã cất công lặn lội đến những trại cùi để trao tận tay số tiền của mình hay của một số người chắt chiu dành dụm mà giúp đỡ. Xin đa tạ và bái phục.

Đồng đô la hiện thời rất có giá, nên khi cầm đô la về nước, những Việt kiều không phải chỉ giúp đỡ cho thân nhân của mình, mà hơn thế nữa, chính bản thân họ cũng được nhiều lợi ích. Thực vậy, giá cả sinh hoạt ở Việt Nam tương đối rẻ, nên tha hồ tiêu xài rủng rỉnh. Có những Việt kiều đã về nước để sửa lại sắc đẹp, để may sắm áo quần…Có những Việt kiều đã về nước để cưới vợ, để hưu dưỡng và không chừng để chết trên vùng đất thân yêu. Vì tất cả đều rẻ hơn so với bên đó.

Đồng tiền nếu biết sử dụng họp tình và hợp lý, thì sẽ trở thành một người bạn, giúp chúng ta làm được nhiều việc tốt lành, nhưng nếu qua đam mê chạy theo nó, thì nó sẽ trở thành một ông chủ hà khắc, khả dĩ giết chết những tình cảm tốt đẹp nhất của chúng ta.●

Gã Siêu

Page 55: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

55 * Soá 19 * Thaùng 02/2020

Vào dịp lễ lộc đầu năm mới, tiệc tùng lu bù, ăn uống mà không

kiêng khem rất có thể nẩy sinh vấn đề cho cơ thể. Một trong thứ bệnh do thực phẩm “đưa vào sanh ra” đó là “gút” (gout).

Gút là bệnh lý về xương khớp phổ biến, đặc trưng bởi cơn đau dữ đội tại khớp. Tìm ra cách chữa bệnh gút tại nhà mang đến hiệu quả cao luôn là mong muốn của nhiều người.

Nay năm Canh Tý cầm tinh con chuột và chúng ta lại có dưa chuột. Mới đây, nhiều người nhờ trải nghiệm qua cho biết dưa chuột rất tốt cho những ai đang vướng phải gút.

Gút (thống phong) là một bệnh viêm khớp xảy ra khi cơ thể người mắc bịnh tích tụ quá nhiều axit uric. Chất này sau kết tinh thành muối urat sắc nhọn như mũi kim, chui vào màng dịch khớp và nằm tại đó.

Kết quả là mô bọc khớp xương bị viêm, các đầu mút thần kinh trở nên nhạy cảm, gây ra những cơn đau khủng khiếp.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gút, một số yếu tố phổ biến nhất, bao gồm:

- Do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Thường xuyên ăn thực phẩm giàu purin như: hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, măng tây,…

- Do sử dụng quá nhiều bia rượu: Bia là nguồn cung cấp purin cực lớn, trong khi rượu lại là yếu tố làm suy giảm chức năng gan, thận.

- Chế độ sinh hoạt: Bạn có nguy cơ bị bệnh gút cao hơn nếu thức khuya thường xuyên, ăn uống không điều độ, ít tập thể dục… Điều này gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

- Nguyên nhân do bệnh lý: Người bị bệnh gút do mắc các vấn đề như viêm

khớp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao,…

- Lạm dụng các loại thuốc: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc điều trị bệnh lao như pyrazinamid,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút. Tại sao dưa chuột giúp chữa bệnh gút?

Trong dưa chuột chứa hàm lượng vitamin A, B1, B2, E, PP, C,… dồi dào và các nguyên tố khoáng chất Ca, S, Fe, Mn, Zn,… cùng với một lượng lớn muối Kali. Thịt quả dưa chuột còn chứa nhiều enzyme giúp thuỷ phân protein và nhiều chất khác như axit ascorbic oxidase, suc-cinic và malic dehydrogen, chất thơm đặc trưng.

Theo y học hiện đại, cứ 100 gram dưa chuột thì có 7.3 miligam nhân purin. Đây là con số rất nhỏ so với phần lớn các thực phẩm khác. Ngoài ra, nước ép dưa chuột còn có tác dụng loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể. Do đó, dưa chuột được xem là thực phẩm vô cùng hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị gút.

Mặt khác, loại quả này cũng chứa tới 95% là nước, giúp đào thải nhanh chóng axit uric ra ngoài cơ thể mà không ảnh hưởng tới chức năng của thận. Đây được coi là một trong những loại quả đứng đầu danh sách thực phẩm tốt cho người bị gút.

Nếu đang tìm kiếm cách chữa bệnh gút tại nhà mang đến hiệu quả cao thì đừng bỏ qua những phương pháp dưới đây:- Uống nước ép dưa chuột: Để làm nước

ép dưa chuột chữa bệnh gút, cần có 1 thân cây cần tây; 1 quả dưa chuột; 1 quả chanh; 1 củ gừng. Ép chung để lấy nước ruống mỗi ngày 1 lần.- Nộm dưa chuột: 3 - 4 quả dưa chuột; 1

củ cà rốt; 1 - 2 quả ớt sừng; 1 củ tỏi. - Nộm gà dưa chuột: Thịt gà ít gây hại

hơn cho người bị gút. Ăn dưa chuột theo chế biến ở trên được

xem là phương pháp ngăn ngừa và làm thuyên giảm căn bệnh gút rất hiệu quả. ●

Page 56: Tháng 2/2020 · suy nghĩ về những bằng chứng khi chúng ta đến với người nghèo, người bị ruồng bỏ, chia sẻ những món qùa và tài năng của chúng

56 Thaùng 02/2020 * Soá 19 *

* Từ tháng 8/2018, Bản tin Hy Vọng bộ mới số 1 tiếp tục phát hành để đem đến cho quý anh chị những món ăn tinh thần, những câu chuyện hữu ích. Hy vọng quý anh chị đón nhận số 20, Tháng 3/2020 với sự thương mến.

* Tổng số tiền quyên góp cho việc Bảo trợ Ơn Thiên triệu là $2,000. Xin cảm ơn quý anh chị và quý Ân nhân đã rộng tay cho công việc tốt đẹp này.

Cũng cần nhắc lại: Tất cả số tiền xóc ống trong các lễ Thứ Năm đầu tháng tại Fairfield đều đưa vào quý Bảo Trợ ơn Thiên Triệu của Liên Huynh.

* Trong những ngày sắp tới, Ban Phục Vụ Liên Huynh Đaminh NSW sẽ có các buổi họp với Cha Tuyên Úy đặc trách để đưa ra những kế hoạch cụ thể trong việc sinh hoạt hiện nay, mục đích đẩy mạnh việc cải tổ tổ chức cho phù hợp và cùng nhau thăng tiến đời sống giáo dân qua tinh thần phục vụ của Cha Thánh Đaminh.

Xin quý anh chị đặc biệt cầu nguyện trong giờ kinh Phụng vụ của mỗi huynh đoàn cho công việc hữu ích này.

* Thứ Năm 05/3/2020 đầu tháng 3, 10:00am có giờ kinh phụng vụ và Thánh lễ tạ ơn như thường lệ tại nhà thờ St. There-sa, Fairfield Heights. °

01 – Lá thư Cha Đặc trách Lm.  Remy Bùi Sơn Lâm 03 – Lạy Chúa, xin làm cho... Lại Thế Lãng7 – Đón nhậnvăn kiện tôn kính tổ tiên  Tỉnh Dòng Đaminh VN.8- Sự liên kết giữa việc… - Giuse Phạm13 – Hành trang tinh thần Dòng Đaminh  - Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn OP.15- Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Cha Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT22 – Tại sao người Công giáo cúi đầu… Tri Khoan24- Hạnh tích 38 Thánh tử đạo… Đaminh Việt Nam.30- Trang tu đức Cha già cố Sydney.31- Các Thánh và Chân phước… Sr. Quỳnh Như.33 – Tình yêu kỳ diệu Trầm Thiên Thu35- Dù sao cuộc sống của tôi… Ban Mai Hồng.38 – Gia đình: Ngôi đền của sự sống Trầm Thiên Thu43- Huyền diệu tình bạn Trình Phan Sinh46– Học cùng Đức Mẹ Phong Trần51- Đồng dollar nhân nghĩa Gã Siêu55- Dưa chuộc trị bệnh Gút Sưu tầm.56 – Tin tức – Mục lục