22
1 THÁNH LỄ “ĐỨC MSẦU BI MĂNG ĐEN” HUYN KON PLONG - TNH KONTUM

THÁNH LỄ “ĐỨC MẸ SẦU BI MĂNG ĐEN” HUYỆN KON PLONG - … filetựa đề “Présentation des Bahnars Jolong, Proto-Indochinois, de langue austro-asiatique". Năm

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

THÁNH LỄ “ĐỨC MẸ SẦU BI MĂNG ĐEN”HUYỆN KON PLONG - TỈNH KONTUM

2

Ngày 15 tháng 09 năm 2012 vừa qua, một ngày trọng đại trong Giáo Phận Kontum:THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ ĐƯỢC CỬ HÀNH TẠI “TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸMĂNG ĐEN”, nằm trong địa bàn hành chính Huyện Kon Plong - tỉnh Kontum ngày nay. Biếncố trọng đại này, về mặt tôn giáo đã gây tiếng vang cho cộng đoàn dân Chúa biết tới ĐỊADANH “KON PLONG”, đặc biệt ĐỊA DANH “ĐÈO MĂNG ĐEN”. Nhưng thử hỏi huyệnKON PLONG và ĐÈO MĂNG ĐEN được hình thành và mang ý nghĩa nào trong từng thời kỳlịch sử của đất nước khi một số tài liệu còn khiêm tốn và chưa được phổ biến rộng rãi?. Chúngtôi xin dựa vào những tư liệu ít ỏi hiện có mong trình bày khái quát đôi nét về ĐỊA DANH“KON PLONG” và “ĐÈO MĂNG ĐEN” để bạn đọc được biết thêm về các địa danh này, vàước mong quý độc giả cung cấp cho biết thêm kiến thức nhờ tài liệu chính thống được các vịđang lưu giữ. Chúng tôi cũng xin thưa trước công việc chúng tôi chủ yếu là gom lại và tríchđoạn, tôn trọng những cách viết về địa danh các sông, núi, tên làng, tên bộ tộc khác nhau củatừng tác phẩm. Mặt khác, chúng tôi xin đưa vào tập nghiên cứu này một số bản đồ có nhữngnăm in ấn khác nhau và có lối viết địa danh địa giới không đồng nhất trong tình trạng thực tế đấtnước.

Chúng tôi xin trình bày hai phần:

Phần một: Địa danh Kon PlongPhần hai : Địa danh Đèo Măng Đen

3

PHẦN MỘTĐỊA DANH KON PLONG.

Một phần Kon Plong (Nhìn từ vệ tinh. H. số 01)

Một phần địa chính Măng Đen1 (H. số 02)

1 Đôi nét về thành quả nghiên cứu của Cha Dujon Léger MEP: Từ năm 1974, ngài cho xuất bản “ mémoire” 2 tập cótựa đề “Présentation des Bahnars Jolong, Proto-Indochinois, de langue austro-asiatique". Năm 1977, một luận ánTiến sĩ "l'Ethno-minéralogie et la vie religieuse des Bahnars-Jolong". Sau dó ngài bắt tay vào việc nghiên cứu luânán Tiến sĩ cấp nhà nước, chưa kể một số tập chí về nhân chủng học khác nữa.

Bản đồ (H. số 2) trích theo tài liệu “Présentation des Bahnars Jolong, Proto-Indochinois, de langue austro-asiatique"của Cha Dujon Léger MEP

4

I - VÀI NÉT VỀ THIÊN NHIÊN.

Chúng tôi dựa vào Đề Tài Nguyên Cứu Thuộc Sở KHCN và MT Kon Tum Quản Lý, cótựa đề “VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC KONTUM”, Năm 1995, trang 7 cóghi:

“Quần Sơn Ngọc Linh là một khối nham thạch cũ gồm nhưng đá vân nâu (đá mica), đáphiến ma (Gneiss : đá nhét) xem lẫn nhưng dải đa hoa cương (granit). Tuy đã chống lại được tấtcả các cuộc xếp nếp ở các thời đại địa chất nhưng Quần sơn vẫn bị nứt ra ở nhiều nơi và đáhuyền vũ (đá bazan : basalte) chảy ra làm thành nhưng vành đai liên tục thấp dần về phía tây tạothành Cao Nguyên Kasseng (ở bên Ailao) và về phía nam tạo thành Cao Nguyên hẹp gọi là CaoNguyen G.I hay Komplong và một Cao Nguyên Kon Tum – phía đông Komplong được tạo bỡilớp phủ bazan độ cao từ 1100 đến 1300 mét. Cao Nguyên Kon Tum là trung gian giữa miền hoacương Ngọc Linh phía bắc và miền huyền vũ đất đỏ ở Pleiku phía nam; núi thấp dần, rừng thưabớt, đất lại được phủ bỡi một lớp thủy sa thạch nên có thể trồng lúa và rau dễ dàng, khí hậuhiền hòa nên có thể ví như một Đà lạt thứ hai ở Cao Nguyên Miền nam. Cũng chính tại nơi đâylà nơi đầu tiên người kinh miền duyên hải lên sinh sống, lập nghiệp và đạo Thiên Chúa đượctruyền bá khắp trên Cao Nguyên cũng bắt đầu từ nơi đây.” 2.

SÔNG SUỐI.

KON PLONG là Cao Nguyên có một vùng đất tương đối bằng, nằm độ cao 1100 đến1300 mét, có nhiều sông suối để định hình vùng đất Kon Plong. Những nếp xếp tạo một số núicao nằm hai bên vùng đất bằng và con đường 24 hiện nay nằm trên phần lưng của vùng đất bằngnày và có nhiều sông suối để định hình vùng đất Kon Plong.

“Được tạo nên bỡi 3 con sông nhỏ : Sông Da Nghe bắt nguồn từ DakLack (20 km phíabắc Măng Butk), sông Da Ka Koi bắt nguồn từ De Kọ Trang (15 km phía tây Ton Morong) vàsông Dak Pone bắt nguồn từ Kom Plong (10 km phía tây Chương Nghĩa). Ba con sông này gặpnhau tại vùng Kon Braih rồi chảy vào sông Đak Bla” 3

Từ Kon Braih hướng lên thị trấn Măng Đen hiện nay xuôi về Quảng Ngãi, vùng đất phíađông thị trấn, phía tay trái đường lộ 24 có những suối phụ lưu cho Sông Trà Khúc; bên tay phảicó một số suối chảy xuôi về vùng hướng nam như sông Đak Pơne cùng các sông nhỏ khác hợptại Kon Braih, phụ lưu cho sông Đak Bla, một dòng sông chính của Cao Nguyên Kon Tum chảyquanh thành phố Kon Tum hướng dòng về phía tây hợp lưu cùng sông Pơkô phía bắc đổ chảyxuống, tạo nên sông Sesan, và đổ vào sông Mê-kong bên Camphuchia.

MỞ MANG ĐƯỜNG SÁ.

Hiện nay, nhà nước đang mở nhiều tuyến đường, xây dựng cầu cống kiên cố trong đó cóquốc lộ 24 từ thành phố Kon Tum qua thị trấn Măng Đen huyện Kon Plong đến tỉnh QuảngNgãi như đã trình bày trên.

2 Đề Tài Nguyên Cứu Thuộc Sở KHCN và MT Kon Tum Quản Lý, có tựa đề “VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁCDÂN TỘC KONTUM”, Năm 1995, trang 7.

3 Idem , “VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC KONTUM”, Năm 1995, trang 7.

5

Nhưng từ năm 1928 đến 1933, những công cuộc mở mang đường sá cho việc thôngthương. Có 2 loại đường: đường thuộc địa và đường bản xứ. Từ Kon Tum có những con đườngđi đến các vùng lân cận, trong đó có đường đi Kon Plong, nhưng nói đúng hơn mới đến KonBraih dưới chân đèo Măng Đen hiện nay dài 38 cây số. Nhưng “ban đầu các quan đồn khố xanhcoi chừng cho Mọi làm sơ sơ cho xe ngựa và xe bò đi được. Sau lần lần từ ngày lập Sở CôngChính, mới mỗi năm sửa sang cho đổ đất, chỗ nào có đá thì đổ (đá ở Kon Tum hiếm lắm, mỗithước khối tới 2 $ 8) mà đá rất xấu, chứ không phải thứ đá xanh, chỗ nào quanh co quá cũngsửa lần hồi, và phát cây cối mọc giữa đường đi”. 4

VÙNG ĐẤT - DÂN CƯ

KON PLONG nguyên sơ chỉ một làng nhỏ người dân tộc Bơnom nằm đầu nguồn suốiDak Xo Rack5, người Pháp thường gọi vùng Cao nguyên Kon Plong là “Plateau G.I. Với thờigian, dần dần KON PLONG trở nên địa bàn hành chánh “HẠT” thời kỳ thập niên 30 thế kỷtrước, đổi thành huyện Chương Nghĩa Năm 1959. Địa giới huyện KON PLONG ngày nay đượcthành lập ngày 31-1-2002 theo Nghị định số 14/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

Quần Sơn Ngọc Linh là một khối nham thạch cũng gồm những đá vân nâu (mica), đáphiến ma (Gneiss: đá nhét) xen lẫn đá hoa cương (đá bazan : basalte) tạo thành Cao NguyênKasseng (ở bên Lào) và Cao nguyên hẹp gọi là Cao nguyên G.I hay Kon Plong 6.

Người Pháp thường gọi Cao nguyên Kon Plong là “Plateau G.I”.

Ý nghĩa của địa danh “Plateau G.I” là gì ?.

I/ Có người cho rằng Cao nguyên có đồn lính canh thuộc người địa phương (GardienIndigène). Chúng tôi xin ghi lại câu chuyện trao đổi giữa những người đồng hương Kon Tumhiện đang ở nước Úc đặt vấn đề địa danh “Plateau G.I” là gì? Họ có những thao thức tìm hiểuquê hương mình qua ý kiến rất chân tình như sau:

“Plateau GIMinh Châu * đăng lúc 02:22:15 AM, Jun 03, 2011 * Số lần xem: 551Xin cho hỏi nghĩa của chữ "GI" trong "Plateau GI"Đồng hương nào biết xin giải thích giùm. Cám ơn

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Có một bài viết tựa đề " Phụ anh, em không nỡ " post trong web đhkt thấy có tác giả kýtên Người Plateau G.I.

Hy vọng tác giả có thể giải đáp câu hỏi của A. Minh Châu.------------------------------------------------------------------------------------------------------

4 “Kon Tum Tỉnh Chí” của Võ Chuẩn , Kon Tum 10/1933, trong Nam Phong, trang 542.5 KON PLONG nguyên sơ chỉ một làng người dân tộc Bơnom nằm trên đầu nguồn suối Dak Xo Rack, con suối đổ ra

sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Xin xem bản đồ hành chánh, Nha Dịa Dư Đà Lạt, năm 1963, in lần thứ 2.6 Xin xem thêm đề Tài Nguyên Cứu Thuộc Sở KHCN và MT Kon Tum Quản Lý, có tựa đề “VĂN HÓA TRUYỀN

THỐNG CÁC DÂN TỘC KONTUM”, Năm 1995, trang 7.

6

Từ Qui nhơn lên Kon Tum qua An-khê, nhớ có qua một cây cầu Ba Gi (đọc là Bà Di,nhưng trong bản đồ thấy ghi Ba Gi). Nghe nói ở ngoài Bắc cũng có một loài chim - con chimGI cụt. Không rõ 3 GI này có liên hệ gì với nhau?

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Giải thich chữ GI

Nhân thấy có người muốn biết nghĩa của hai chữ G.I, tôi xin mạo muội có vài dòng sauđây: (chưa chắc đã đúng hẳn).

G.I là hai chữ viết tắt G = Goverment. I = issue. để chỉ về những người quân nhân, Vìthành phần nầy được trang bị từ quân trang quân dụng và ngay cả lương bổng.

Riêng về Plateau GI là tên của một trại dân sự chiến đấu tại Chương Nghĩa. Trại nầy domột toán LLĐB/VN và cố vấn Mỹ trú đóng từ năm 1965 và đến 1970

Hy vọng những dòng thô sơ nầy góp phần nào để biết thêm về Chuơng Nghĩa còn có tênlà Mang Đen. Thân mến. DPP

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kính thưa quý đồng hương,

Già Làng xin góp ý về chữ PLATEAU G.I. là tiếng Pháp (không dính dáng gì đến tiếngMỹ).

Plateau G.I. là địa danh do các quan người Pháp đã đặt trên 100 năm về trước.

-Plateau có nghĩa là Cao Nguyên thì ai cũng biết.

-G = Garde (phòng vệ).

- I = Indigène (địa phương, local, native).

Vậy Plateau G.I. có nghĩa là "Lực Lượng Phòng Vệ Địa Phương".

TSQ Già Làng và TSQ Nguyễn Đức Vẹn (Tân Hương) đã đo và vẽ phóng đồ cho LiênĐoàn 4 Công Binh CĐ làm con đường từ Kon Tum xuyên qua Kon Plong, Kon Braih h h,Plateau G.I., Núi Thần, Ba Tơ, Gia Vực, Mộ Đức ra đến Quảng Ngãi. Lúc đó 2 đứa vừa tròn 18tuổi. Tướng Chức mới là Đại Úy. Sẵn dịp khoe luôn : Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên thị sátcông trường đã vỗ đầu Già Làng khen "Giỏi hỉ". Ngon lành chưa. (Đó là cái "vỗ đầu GL đầutiên và cũng là lần cuối cùng" trước khi TT bị giết ) !

Sở dĩ Già Làng góp ý chậm trễ vì 3 lý do :

1-Già Làng không phải là tác giả bài viết ký tên Plateau GI nên chờ tác giả lên tiếngtrước.

2-GL muốn chờ đồng hương đóng góp thêm cho lấp bớt khoảng trống trên diễn đàn dhkt.

3-GL nghi ngờ trí nhớ già nua của mình nên phải nhờ sự xác nhận của quý vị : ThầyMiên, Ngãi Luyền, Lê Tấn Viễn và Nguyễn Đức Vẹn (đều là đồng hương Kontum) rồi mớidám"giải mã". Tuy nhiên Già Làng vẫn góp ý với "sự dè dặt thường lệ".

Thân kính.

Già Làng Y Chang.

Ý kiến bạn đọcVui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.Plateau GIphan son Jun 03, 2011

7

Theo tôi dược biết Plateau GI là tên của một tiền đồn lính địa phương quân trú đóngtrước năm 1972 tại Quận Chương Nghĩa cách thành phố Kon Tum khoảng 50 km. Hiện naythuộc thị trấn Măng Đen huyện Kon Plong, giáp giới với huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi. Trướcnăm 1972 muốn đến Plateau GI chỉ đi bằng phương tiện máy bay, còn đường bộ bị chia cắtkhông đi được. Ngày nay Măng Đen được ví như là Đà Lạt thứ hai, khí hậu mát mẻ quanh năm,tại đây các nhà đầu tư ở Sài Gòn ra đầu tư du lịch sinh thái, nhà nghỉ dưỡng. Có đường quốc lộ24 đi xuống giáp với Quốc lộ 1A qua ngã ba Thạch Trụ (huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi). Xingóp vài ý kiến về Plateau GI có gì chưa phù hợp xin thông cảm.

Phan Sơn

Đồng Hương Kontum.com” 7.

II/ Chúng tôi xin ghi lại đây một số tài liệu về các đồn lính được ông VÕ CHUẨN liệt kêtrong Tập tài liệu có tựa “KON TUM TỈNH CHÍ”, đăng trong NAM PHONG Văn-học Khoa-học Tạp Chí số191, trang 544 ngày 24 Octobre 1933 như phần đóng góp ý kiến trên:

“Ở thành phố KonTum, có một đồn lớn, coi cả lao tù và cả lao chính trị phạm.

Lại có 5 đồn có quan Tây ở Daksut, Daktô, Kon Plong, An-khê và Konnak” 8.

Theo tài liệu của linh mục Dujon Léger MEP 9 đồn Pháp trước đó hay ít nhất từ năm 1933được chốt tại Kon Braih không phải nơi hợp lưu của 3 con sông: Da Nghe bắt nguồn từ DakLack(20 km phía bắc Măng Buk, Da Ka Koi bắt nguồn từ De Kọ Trang (15 km phía tây Tu Mơrông) vàsông Đak Pơne từ trên núi đổ xuống, mà tại thị trấn Măng Đen ngày nay10.

Có hay chăng địa danh Cao nguyên Kon Plong được người Pháp gọi là “Plateau G.I” là vìđịa chất được cấu tạo phần lớn do đá phiến ma (GNEISS: đá nhét) mà ra ?. Đây cũng là lối suydiễn vì chưa có bằng chứng đủ sức thuyết phục, khi chưa trưng ra một tài liệu xác định địa danh“Plateau G.I” có trước khi xây dựng đồn lính địa phương này.

III/ ĐỊA DANH KON PLONG ĐI VÀO TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH

1/ Nhìn chung từ ngày thành lập tỉnh Kon Tum qua những giai đoạn quan trọng (từ09.02.1913)

“Ngày 9-2-1913, chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính KonTum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, đại lý hành chínhBuôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng đến năm 1913 giảm từ tỉnhxuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum).

Năm 1917, tòa đại lý hành chính An Khê được thành lập, gồm huyện Tân An và khu vựcngười dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ tỉnh Kon Tum.

7 Xin xem: Đồng Hương Kontum.com8 Xin xem: VÕ CHUẨN, “KON TUM TỈNH CHÍ”, in trong NAM PHONG, Văn-học Khoa-học Tạp Chí số 191,

ngày 24 Octobre 1933, trang 544.9 Xin xem bản đồ được trưng dẫn ờ trên của linh mục Dujon Léger MEP

10 Địa điểm “Kon Braih” (bản đồ H. số 2) không phải chốt tại Kon Braih ngày nay, nhưng hình như tại vùng thị trấnMăng Đen.

8

Ngày 2-7-1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnhĐắk Lắk.

Ngày 3-12-1929, thành lập thành phố Kon Tum (thực tế lúc đó chỉ là thị trấn, gồm tổngTân Hương và một số làng dân tộc thiểu số phụ cận).

Ngày 25-5-1932, tách đại lý Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum, thành lập tỉnh Pleiku (naythuộc tỉnh Gia Lai). Đến ngày 9-8-1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh KonTum, sáp nhập vào tỉnh Pleiku. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ chỉ còn lại tổng Tân Hương và toànbộ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của thành phố Kon Tum hiện nay. Tổng Tân Hươnglà nơi hội tụ của các làng người Kinh lên lập nghiệp tại Kon Tum. Theo thứ tự, các làng củatổng Tân Hương được thành lập theo thời gian và tên gọi như sau: Tân Hương (năm 1874);Phương Nghĩa (năm 1882); Phương Quý (năm 1887); Phương Hòa (năm 1892); Trung Lương(năm 1914); Phụng Sơn (năm 1924); Ngô Thạnh (năm 1925); Ngô Trang (năm 1925); PhướcCần (năm 1927); Lương Khế (năm1927).

Ngày 3-2-1929, theo nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ, tổng Tân Hương được lập thànhthị trấn Kon Tum, từ đó thị trấn Kon Tum trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội củatỉnh Kon Tum. Theo thời gian, mảnh đất nơi đây không ngừng được mở rộng và phát triển.Ngoài các làng của người Kinh lập nên, về sau có thêm nhiều làng của người dân tộc thiểu sốvùng ven như các làng Kon Rbàng, KonM'nai, ChưHreng, cũng nằm trong phạm vi quản lýhành chính của thị trấn Kon Tum” 11.

2/ CHÍNH TRỊ NAM TRIỀU Ở KONTUM

1) Quan Annam tại Kon Tum – Năm 1913 theo chỉ dụ ngày 26 tháng 5 năm Duy Tân thứ 7,ở Kon Tum mới có Nam-Tri-huyện

Tri-huyện thứ nhất là ông Phan Tử Khâm.(sau đổi ra phủ thì ông này là ông Phủ đầu hết).

Năm 1917, theo chỉ dụ ngày 23 tháng 10, năm Khải Định thứ 2, ở Kon Tum mới lập Nam-Tri-Phủ.

Tri-phủ thứ nhất là ông Phan Tử Khâm.Tri phủ thứ nhì là ông Nguyễn Ngọc Hoàng.Tri phủ thứ ba là ông Phan Thúc Ngô.Tri phủ thứ tư là ông Phùng Duy Cần.(Sau lập dạo thì ông này làm Quản Đạo đầu hết).

Năm 1928, theo nghị định số 2.168 ngày 20 tháng 8, thì đặt ra đạo Kontum. Có Quản đạoriêng, và đem huyện Tân An ở Bình Định nhập vào. Bên Pleiku có một nha Bang-tá.

Quản-đạo thứ nhất là ông Phùng Duy Cần.Quản đạo thứ nhì là ông Hà Thúc Huyến.

Quản đạo thứ ba là ông Tôn Thất Toại.

Quản-đạo thứ tư là ông Võ Chuẩn. (…)

11 Trích Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Kontum

9

Hiện nay đạo Kon Tum còn có một tổng, 10 làng và huyện Tân An, huyện này 3 tổng, 29làng)”12.

2) KON PLONG TRONG CƠ CHẾ CHÍNH QUYỀN THỜI QUẢN ĐẠO(vào thập niên 30 - 45 thế kỷ trước).

Nhưng theo thời gian, Kon Tum phát triển dân đông thêm lên và chính quyền địa phươngcơ sở và đơn vị hành chánh đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều.

Chúng tôi xin kê biển số 5 đã thống kê trong tập tài liệu vừa trưng dẫn mục liên quan đếnKon Plong của ông Quản đạo Võ Chuẩn biên soạn vào năm 1933 và Kon Plong được liệt kê làmột đơn vị hành chánh – HẠT- gồm 81 làng, như sau:

BẢNG SỐ 5 - Làng Mọi chia theo tổng và theo giống13.

Tỉnh và Hạt Giống Mọi Tổng Làng Mọi đầu-thúKontumKontum

Kon Plong Bonom ……………Xêđang Rơngao …..Bahnar Djolon …….Bahnar Hré ……..….

DriengNong

3921160581

551293291039

1.174

3/ HUYỆN KON PLONG TRONG QUÁ TRÌNH CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ (từ 1945-2012):

Ngày 25-8-1945, chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hànhchính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Kon Plong và thành phố Kon Tum. Chính quyền cáchmạng lâm thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thành phố Kon Tum để lãnh đạonhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Chính quyền Sàigòn tiếp quản Kon Tum. Năm1958, bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấptỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Kon Plong và Đăk Sút.

Năm 1958, thành lập quận Tu Mơrông. Năm 1959, thành lập thêm quận Chương Nghĩa.Năm 1960, quận Kon Plong bị xóa bỏ. Như vậy, thực tế quận Tu Mơrông và quận Chương Nghĩachiếm gần trọn diện tích của quận Kon Plong trước đó. Một phần đất còn lại của quận Kon Plongkhông thuộc phạm vi của hai quận mới này được sáp nhập về quận Kon Tum.

12 Xin xem: VÕ CHUẨN, “KON TUM TỈNH CHÍ”, in trong NAM PHONG, Văn-học Khoa-học Tạp Chí số 192,trang 26-27.

13 Xin xem: VÕ CHUẨN, “KON TUM TỈNH CHÍ”, đăng trong NAM PHONG, Văn-học Khoa-học Tạp Chí số 192,trang 25.

10

Bản đồ hành chánh xuất bản năm 1963.

H. Bản đồ số 03

Theo bản đồ hành chánh năm1963 14, địa giới Chương nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 1961, quận Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đông sông Đăk Nghé, giáp vớiBa Tơ (Quảng Ngãi) được cắt về tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chínhcấp quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Tu Mơrông.

Sau năm 1965, phân cấp hành chính của chế độ Sài Gòn tại Kon Tum có sự thay đổi: khuvực thị xã, thị trấn đông dân, vẫn được giữ nguyên cấp quận; những nơi xa xôi, ít dân cư hơn,giảm quận đặt thành phái viên hành chính.

Năm 1970, bộ máy hành chính quyền địa phương đặt tòa hành chính và các ty, sở ở tỉnh,bên dưới có các cấp sau: quận Kon Tum, quận Đăk Tô, phái viên hành chính Đăk Sút, phái viênhành chính Măng Buk, phái viên hành chính Chương Nghĩa (quận Chương Nghĩa chuyển vềQuảng Ngãi một thời gian sau đó được nhập trở lại tỉnh Kon Tum)15.

14 Xin xem Bản đồ hành chánh, Nha Địa Dư Đà Lạt, năm 1963. In lần thứ 2.15 Xin xem Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Kontum.

11

Tháng 10-1975, nhà nước cách mạng lâm thời Miền Nam Việt nam sáp nhập tỉnh KonTum với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có các huyện: huyện KonPlong (H16 + H29), huyện Đăk Glei (H30 + H40), thành phố Kon Tum (H5 + H9), huyện ĐăkTô (H80). Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy trên cơ sở phần đất của H67 cũ.

Tháng 10-1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum.Theo đó, một số huyện mới được thành lập như Ngọc Hồi (năm 1992); Đăk Hà (năm 1994),huyện Kon Rẫy (năm 2002), huyện Tu Mơrông (năm 2005).

Huyện KON PLONG được thành lập ngày 31-1-2002 theo Nghị định số 14/2002/NĐ-CPcủa Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Kon Plong (cũ) thành hai huyện Kon Plong (mới) vàhuyện Kon Rẫy, huyện mới Kon Plong còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng trong"cáikhó" đã "ló cái khôn", vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng về văn hoá đang từng bướcđược Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kon Plong "đánh thức", khai phá khoa học và hiệuquả.

Huyện mới Kon Plong cách thành phố Kon Tum 53 km về phía đông bắc, nằm ở độ caotrung bình 1.000 - 1.500 m so với mực nước biển. Phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tâygiáp huyện Đăk Tô, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam. Với khí hậumát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 18- 220C, Kon Plong được ví như "Đà Lạt thứ haicủa Tây Nguyên". Đây là điều kiện thuận lợi cho Kon Plong phát triển du lịch, nông nghiệp, đặcbiệt là trồng rau và hoa quả ôn đới phục vụ xuất khẩu. Không chỉ có vậy, nằm trên tuyến quốc lộ24 - cửa ngõ phía đông của tỉnh Kon Tum, Kon Plong còn có lợi thế để phát triển thương mại -dịch vụ.

Đến năm 2005, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 8 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tumlà trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh. 16

16 Xin xem tài liệu Kon Tum trên đường phát triển

12

PHẦN HAI:ĐỊA DANH MĂNG ĐEN

1- Hành chính

Huyện Kon Plông mới được chia tách năm 2002 nên chưa có thị trấn cho đến năm 2008bắt đầu xây dựng thị trấn du lịch Măng Đen và chọn nơi đó là huyện lỵ. Đơn vị hành chính củahuyện gồm 1 thị trấn và 9 xã:

Thị trấn huyện lỵ Măng Đen Đăk Long Măng Bút Măng Cành Ngọc Tem Đăk Ring Đăk Nên Đăk Tăng Xã Hiếu Pờ Ê

2- Dân số

Theo Niên giám thống kê năm 2009 của tỉnh Kontum, hiện nay tỉnh Kon Tum gồm: 8huyện và 01 thành phố. Sau đây bản đồ hành chánh huyện Kon Plong, diện tích và dân số:

- Diện tích: 1.381,16 km2

- Dân số: 21.033 người- Đơn vị hành chính: 9 xã(theoNiên giám thống kê năm 2009)

13

Bản đồ hành chánh huyện Kon Plong (H. số 04)

3- THỊ TRẤN MĂNG ĐEN - Một phần thị trấn Măng Đen từ vệ tinh. (H. số 05).Thị trấn Măng Đen nằm trong thôn Măng Đen, xã Đăk Long, Huyện Kon Plong, tỉnh Kontum

14

Bỏ lại cái nắng oi bức của thành phố Kon Tum để xuôi về phía đại ngàn thông và gió, chưađầy 01 giờ xe chạy đã đến thị trấn Măng Đen - Trung tâm huyện Kon Plong. Ở đây, khí hậu mátmẻ quanh năm, đất bazan màu mỡ, bạt ngàn thông và rừng, đúng như tên gọi "T'Măng Dieng"của tộc người M'Nâm nghĩa là đất bằng phẳng.17

4- Theo tài liệu của linh mục của Cha Dujon Léger MEP 18.

Chúng tôi xin ghi trang nghiên cứu của Cha Léger bằng tiếng Pháp giải thích địa danh MăngĐen như sau: “Waang col du mont Dia”, tạm dịch là: đèo, cổng núi Dia.

Vì phiên âm và lối viết các địa danh trên khác nhau của hai tác giả, nên chúng tôi có hỏi mộtsố anh em dân tộc vùng Kon Plong. Họ đọc địa danh đầu cứng, cụt tựa như “TMÂN” và địa danhsau họ phát âm nhanh, cứng nghe như “ĐEAI”. Trong văn bản hành chánh hiện tại viết thành“MĂNG ĐEN” cũng không quá xa cách phát âm của anh em bản địa Kon Plong. Chúng tôi nhậnthấy một điểm tương đồng như MĂNG BUK, MĂNG CÀNH, MĂNG YANG giữa người dântộc Bahnar Bơnom vùng Kon Plong và vùng An Khê, hay huyện Măng Yang. Nên “T'Măng”,“TMân” nói lên “cửa, đèo, cổng”, và tiếng Pháp “col” cũng có thể chấp nhận được. Từ “DENG”,“DEAI” hoặc “ĐEN” cũng khá thuận nhĩ.

Chúng tôi có hỏi ý nghĩa từ “ĐEN”, “ĐEAI” một số anh em dân tộc vùng Kon Plong chobiết là “VÙNG ĐẤT BẰNG”.

17 Theo tài liệu : Kon Tum trên đường phát triển.18 Theo tài liệu của Cha Dujon Léger MEP đính kèm.

15

5- Đến đây có một câu hỏi để tìm hiểu thêm là tại sao linh mục Léger ghi là “NÚIDAI”? Phải chăng linh mục chưa rõ vùng núi DAI là Cao Nguyên, Vùng Đất bằng ?.

Đã đặt câu hỏi thì xin tìm cách giải mã sao cho hợp lý (có chứng lý) và có tình (trong hoàncảnh thực tế của linh mục) mong phần nào phản ảnh giai đoạn lịch sử cụ thể.

Khi đọc tài liệu nghiên cứu của linh mục Léger, chúng ta thấy con đường từ đồn lính KONBRAIH thường xuyên đến vùng MĂNG BUK, nghĩa là lên thượng nguồn sông DA NGHE (bắtnguồn từ DakLach (20 km phía bắc Măng Buk) và sông DA KA KOI bắt nguồn từ De Kọ Trang(15 km phía tây Tu Morong) 19. Con đường xuyên qua VÙNG ĐẤT BẰNG NÚI DAI thôngthoáng để buôn bán qua lại với Quảng Ngãi bắt đầu vào những thập niên 50, 60 thế kỷ vừa qua.

19 Xin xem bản đồ (H. số 2 và H. số 3 )

16

6- ĐÈO VIOLẮC

NÚI DAI này bắt đầu từ đèo MĂNG ĐEN qua ĐÈO VIOLẮC đến Ba Tơ, Quảng Ngãi.

Chúng tôi xin ghi lại đoạn tả vẻ đẹp lộng gió cảnh đèo Violắc của tác giả Bùi Văn Tạosau đây:20

Đèo Violắc: Vẻ đẹp gió núi mây ngàn.

Đỉnh đèo Violắc ở độ cao khoảng 1.300 mét so với mực nước biển. Đường qua đèokhá quanh co uốn lượn, nếu đứng từ Ba Tơ nhìn lên ta có cảm nhận như một Hải Vân thunhỏ, còn những ai lần đầu qua đây không tránh sự hồi hộp, bởi những cung đường gấpkhúc và vách núi dựng ngược. Mùa nắng đến giữa buổi sáng sương mù vẫn chưa tan hết,đây đó còn ôm ấp lưng đèo; khi chiều về mây che phủ mặt đường, có thể ôm mây vào lòngđể tận hưởng khí thiêng rừng núi.

Những ngày thời tiết tốt lúc nắng ngả về tây, đứng trên đỉnh nhìn xuống chân đèo ta bắtgặp dòng sông Re mảnh mai chìm dưới lòng vực, len lỏi qua những chân đồi, rồi bất ngờ chảyra thung lũng hay những cánh đồng nhỏ màu xanh lá mạ. Xa xa là những bản làng của ngườiHrê với những nếp nhà sàn còn nguyên sơ.

Đèo Violắc. Ảnh: VT

Từ đỉnh đèo nhìn về phía tây, núi và núi, là Trường Sơn đại ngàn. Khoảng tháng sáu (âmlịch) đứng trên đỉnh đèo nhìn về phía đông thấy nắng vàng rực rỡ, còn nhìn về phía tây thì mâymù che phủ. Hình ảnh nên thơ này đã từng lưu lại trong ký ức, trong cảm xúc của bao ngườitừng năm tháng sống với Trường Sơn "đông nắng tây mưa". Đèo Violắc đẹp với tiếng gió.

20 Theo Bùi Văn Tạo (Quảng Ngãi Online) Trong trang webs Người Lao Động

17

Những ngày không mưa, nhất là vào mùa xuân, mùa hạ, khi xe lượn sườn non gió dào dạtthổi vào lưng núi, hay vi vút qua khung cửa tạo nên chuỗi âm thanh như khúc nhạc hoang dã.

Còn nếu du khách đi bộ hay dừng lại nơi lưng chừng núi để nghe chim hót, thì độ xuânvề tiếng chim ríu rít gọi đàn, còn vào hạ hay sang thu lại nghe loài chim lạ tiếng lảnh lót vangxa từ phía triền non. Và mùa xuân đến hoa rừng đua nở, đặc biệt sang tháng giêng, tháng haihoa vẫn còn khoe sắc, có lẽ do lạnh nên rừng xuân thức giấc muộn.

Đèo Violắc đẹp với mây trời, nếu ngày nắng người qua đèo nhìn được vô số những đámmây từ biển bay về núi, hình dạng luôn thay đổi, nổi cộm trên nền trời xanh thẳm người tathường gọi là phù vân. Còn khi chiều xuống hay ban mai, sương và mây bay là đà trước mặt,tạo nên cái cảm giác mát lạnh, ẩm ướt, hoang sơ.

Những ngày mưa gió, đèo vắng người qua, con đường rải nhựa đen ánh như sợi chỉ luồnqua triền núi, rồi thì lưng đèo, đỉnh đèo mây mù che phủ dày đặc, một cảnh đẹp đối với nhữngai thích ngắm núi rừng khi mùa đông sang.

Đèo Violắc mùa hè ấn tượng với tiếng chim, còn mùa mưa có âm thanh của suối. Tiếngnhững dòng chảy trầm đục nghe như tiếng xe chạy trong lòng đất tạo cho núi rừng thêm vẻhùng thiêng.

Đỉnh đèo Violắc là điểm mốc ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Và nhưthế khi du khách tạm biệt Ba Tơ sẽ vào huyện Kon Plong, mà các xã đầu tiên là Pơ-ê rồi đếnxã Hiếu (theo tiếng địa phương gọi là Mơ-năm). Tiếng nói của người Mơ-năm và người Hrêcó khác nhưng hiểu được nhau, sự giao hảo của hai dân tộc đã tạo nên nhiều đôi chồng vợ.Tình cảm con người hai phía đông và tây đèo từ bao đời đã gắn bó, chung lòng xây dựng quêhương vùng cao.

7- Vùng đất trên đỉnh NÚI DAI này dù bằng phẳng, nhưng ít cư dân cư trú, đa phần cưtrú phía thượng nguồn hai sông vừa nhắc tới, hoặc tả ngạn sông Dak Pơne dưới vùng núi DAInày, chưa kể bị cướp phá vào những thập niên đầu thế kỷ trước 21, nên việc giao thương trao đổihàng hóa đến VÙNG ĐẤT BẰNG này bị hạn chế. Có người cho rằng một con đường di chuyểnbuôn bán muối từ Quảng Ngãi lên vùng Bắc Tây Nguyên xuyên qua Kon Plong chưa đủ tínhthuyết phục cao. Trong tập tài liệu của linh mục Léger cũn như của Quản Đạo Võ Chuẩng trưngdẫn một số nhà thám hiểm người Pháp lên Bắc Tây Nguyên không qua con đường Kon Plongtrong thập niên đầu thế kỷ XX, mà qua phía cực bắc tỉnh Kontum.

8- Theo tài liệu nghiên cứu gần đây nhất đăng trên thông tin điện tử cho biết vào thờitriều Nhà Nguyễn, chính quyền không thể chiêu dụ, khống chế bằng chính sách đàn áp hay ngănchận bằng Lũy Bình Man (nay có tên là Trường Lũy Quảng Ngãi) từ Quảng Ngãi đến bắc tỉnhBình Định dân tộc Vách Đá vì nhiều lý do. Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một phần bài nghiêncứu “NỔI DẬY Ở ĐÁ VÁCH THỜI NGUYỄN”, và có thể tìm trong Webs. Google với cụm từnày.

Chúng tôi xin trưng dẫn lại đây một số đoạn như sau:

21 Xin xem: VÕ CHUẨN, “KON TUM TỈNH CHÍ”, đăng trong NAM PHONG, Văn-học Khoa-học Tạp Chí số 191,trang 537, 535, số 192, trang 26.

18

“Từ buổi đầu triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam, dân tộc Đá Vách ở Quảng Ngãi (khôngrõ tên các vị thủ lĩnh)[1] đã nổi dậy chống đối, rồi tiếp tục hoạt động suốt hơn nửa thế kỷ làmcho nhà cầm quyền luôn phải lo lắng [2].

Thông tin mở đầu

Phía Tây Quảng Ngãi là địa bàn cư trú của các dân tộc, như: Kor, Ktu, Ba Na, XơĐăng...nhưng nhiều nhất là người Hrê[3]. Trong các thư tịch xưa, người Hré được ghi bằng cáctên gọi khác nhau, như: Mọi[4] Lũy (ý nói dân ở bên kia lũy Bình Man), Mọi Nước (hay MọiĐồng, ý nói dân tộc này biết làm ruộng lúa nước), Mọi Hoang (ý nói không khống chế nổi), TàMạ (tên một cư trú của ngưới Hré), Mọi Đá Vách (hay Man Thạch Bích, tức gọi theo tên mộtngọn núi có tên Nôm là Đá Vách, tên chữ Hán là Thạch Bích) hay chỉ đơn giản là Man...

Núi Thạch Bích, nằm ở phía Đông Nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Minh Long,tỉnh Quảng Ngãi. Sách Đại Nam nhất thống chí (Quyển 6, phần tỉnh ]Quảng Ngãi) chép về núinày như sau:

Thế núi chót vót, vách đá rất hiểm trở, cỏ mọc rậm rạp, chưa từng có tiều phu đến chặtcủi. Buổi sớm khói mây ngưng sắc tía, suối hang ngậm màu son. Lúc mặt trời chiếu xuống, núiđá đều sáng láng như ánh sao đêm.

Khi đến đây làm Tuần phủ (1750), danh sĩ Nguyễn Cư Trinh đã liệt núi Thạch Bích làmột trong 12 cảnh đẹp của tỉnh (Quảng Ngãi thập nhị cảnh) qua bài thơ "Thạch Bích tà dương"(Bóng chiều núi Thạch Bích).

Nguyên nhân chính

Sưu thuế cao

Ngay từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã ký ban hành các loại thuế đánh vào lâm thổ sản ởvùng này, làm cho "dân Man quanh năm nộp thuế không lúc nào rỗi[5]. Hậu quả là: "dân phảinhặt củ rau và quả ở núi để ăn cho no bụng" [6].

Cai trị bằng bạo lực

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, được người dân ở Đá Vách nhiệt liệt tham gia. Theo VũMan tạp lục thư của Nguyễn Tấn (một võ quan triều Tự Đức)[7], thì lúc đó: sáu đạo binh củachúa Nguyễn bị bãi bỏ, dân biên giới tự lo phòng thủ, chọn người tài giỏi trong bọn thổ hào,thổ mục đặt lên để điều khiển họ. Chính vì vậy, ngay khi lên ngôi, Gia Long đã áp đặt chế độtrấn quan, cho lập đồn binh ở các nguồn, để dễ bề dập tắt các cuộc nổi dậy nhằm khôi phục.

Bên cạnh đó, quan lại được triều đình cử đến, nhiều người không thực sự có tài cai trị vàbiết yêu thương dân. Đơn cử như:

Dạo ấy, có viên Phó Quản cơ là Lê Quốc Huy đối xử với người Man rất hà khắc, Duyệtliền bắt Quốc Huy, hài tội rồi tâu xin chém...[8]

Còn võ quan Nguyễn Tấn thì cho biết kế sách của mình khi đến quản vùng Đá Vách nhưsau:

19

Đánh thuế chứ đừng cho chúng tích trữ vật thực, bởi vì nếu tích trữ được lương thực thìchúng dễ bề làm phản…Nếu bọn chúng còn ngoan cố không chịu nạp thuế thì ta phái quân lêngặt hết lúa của chúng mà ăn, lần thứ hai nếu còn không chịu nạp thì đánh[9].

Tệ nhũng nhiễu, tham lam của quan lại và địa chủ

Trong sách Việt Nam thế kỷ 19 (1802-1884), GS. Nguyễn Phan Quang cho biết:

Mỗi lần đi kinh lý, các trấn quan mặc sức cướp thóc gạo, gia súc, lâm sản, kể cả phụ nữ.Đơn cử như Nguyễn Tấn, vào năm 1864, trong một lần đem quân lên vùng núi Làng Nông, ôngđã "bắt được vài ngàn con trâu". Còn ruộng đất chiếm đoạt chắc là nhiều lắm, vì sang đầu thếkỷ 20, số đất hương hỏa mà con cháu ông Tấn còn thừa hưởng là 215 mẫu ruộng. Và ngay cảLê Văn Duyệt, ông cũng đã từng chiếm đoạt hàng trăm mẫu ruộng tốt ở Bình Khương, TràKhương.

Đó là chưa kể tới giới "ăn theo" là địa chủ. Cũng theo sách trên, thì: Những vùng đất màumỡ dọc các sông Trà Bồng, Trà Khúc của người kro lần lượt rơi vào tay địa chủ...[10]

Xúc phạm những tập tục lâu đời

Các vua đầu thời Nguyễn còn mắc sai lầm khi cho rằng: Bọn man mọi ngu dại chưa thấmnhuần phong hóa, cần buộc họ cắt tóc, ăn mặc và sinh hoạt giống như người miền xuôi.[11] Tấtcả đã làm cho người dân Đá Vách nung nấu căm thù, dẫn đến nhiều cuộc giao chiến suốt hơn50 năm, bất chấp mọi biện pháp khủng bố và âm mưu chia rẽ của triều đình nhà Nguyễn.

Cuộc đấu tranh bền bỉ

Theo sử sách, thì khoảng giữa thế kỷ 18, quan quân của triều đình phong kiến đã phải runsợ mỗi khi đi tiễu trừ quân Đá Vách ở Quảng Ngãi:

Những sợ nhiều quân Đá Vách,Tưởng thôi lạc phách, nhớ đến kinh hồn.(trích Sãi vãi)

1761, thời chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát, Tuy Lộc hầu Đặng Đại Lược Cai bạQuảng Nam dinh cùng con là Lãnh Đức hầu Đặng Đại Độ (sau này được phong làm Tuần phủGia Định, đặc tấn phong Khâm sai Tuần hành ngũ Phủ) đem quân đánh dẹp.

Đến thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, người Đá Vách lại chống mệnh, làm Cai bạ TrầnPhước Thành phải đi đánh dẹp. Nên khi khôi phục được cơ nghiệp, vua Gia Long liền lệnh chotrấn quan Quảng Ngãi là Nguyễn Văn Toàn gấp rút bổ sung đội ngũ để canh phòng người Man,bởi bấy lâu nay họ không cộng tác với chúa Nguyễn mà ủng hộ nhà Tây Sơn[12].

Bị canh phòng như vậy nhưng theo sử nhà Nguyễn, thì: Người Mọi ở giáp giới đầu nguồnQuảng Ngãi hàng năm cứ quấy nhiễu[13]. Nhưng ác liệt nhất, là vào các năm 1803, 1804, 1806,1807; và đã làm cho quan quân nhà Nguyễn thiệt hại không ít. Do quân Đá Vách có những lợithế sau:

Lối đánh du kích nhiều biến hóa đã tỏ ra rất hiệu quả, nên chỉ với một lực lượngnhỏ cùng với những vũ khí thô sơ, như: giáo mác, lao nhọn, cung nỏ, chông bẫy; vẫn kìnhchống với hàng mấy ngàn binh tướng được trang bị súng ống đầy đủ (kể cả đại bác).

20

Địa thế chiến đấu hiểm trở, nhiều sơn chướng...gây bất lợi cho quân Nguyễn, nhưnglại là nơi thuận lợi cho đội quân nổi dậy.

Cho nên khi vua Gia Long ngự giá đến dinh Quảng Nam, Trấn thủ Trương Phúc Phượngđã có lời tâu lên rằng:

Người Man ương ngạnh dựa vào địa thế hiểm trở, hễ quan quân đi rồi bọn họ lại kêunhau tụ tập. Bọn này ngang bướng hơn cả giặc Cam Lộ ở Quảng Đức, giặc Ba Phủ ở ThuậnThành. Hơn nữa đất ở đây rộng, quân ta canh phòng không xuể, nếu không có biện pháp thìkhó giữ được an ninh[14].

Dưới đây là lược kể [15] một vài trận đáng chú ý.

Dưới thời Gia Long

Năm 1803, người Đá Vách gây biến, Tả quân Lê Văn Duyệt cùng Phó tướng NguyễnVăn Hiếu đem quân đánh đuổi đến chỗ nước xoáy khe Tử Khê. thì không dám cho tiến thêm.Nhận tấu sớ báo về, Gia Long (trị vì: 1802-1820) sai ban thưởng, nhưng căn dặn tướng soáirằng: Trời hè mưa lụt, tướng sĩ lặn lội nơi lam chướng bị ốm rất nhiều, tiến đánh thực là chưatiện. Để khắc phục tình cảnh “quân lính từ nơi khác đến lâu ngày không quen thủy thổ”, nhàvua ban lệnh lấy ngay lính ở địa phương, phiên chế thành 10 kiên cơ, để đóng giữ. Nhưng dothiếu lương thực và ở lâu không rừng rậm mà không được thay phiên, nên quân lính vẫn ốmchết nhiều.

Cho nên vào năm 1807, trước khi Tả quân Lê Văn Duyệt dẫn quân vào Đá Vách lần nữa,vua Gia Long đã đưa ra quyết sách rằng:

Động binh không phải là điều hay. Chỉ vì bọn ác man quấy rối nên phải dùng đến quânlính...Nay ngươi nên tùy cơ chiêu dụ để dân cư được yên, đó là thượng sách dẹp giặc.

Tuy nhiên, biện pháp "chiêu dụ" của triều đình không mấy hiệu quả, vì cuối năm này,quân Vách Đá lại kéo xuống đốt bảo Tượng Đầu. Nhà vua bèn sai Lưu thú Nguyễn Công Toảnvà Phan Tiến Hoàng đem quân đánh đuổi. Rồi lại cử Lê Văn Duyệt trở vào một lần nữa, và lạinhắc nhở rằng: Ngươi phải tùy liệu xử trí để phục lòng chúng, không đánh mà khuất phục đượcngười là thương sách đó. Lần này, Tả quân Duyệt sai người giả làm dư đảng Tây Sơn lẻn vàocác buôn làng dò hỏi. Đến khi biết việc cai trị của Phó quản cơ Lê Quốc Huy rất hà khắc vànhũng nhiễu, Tả quân cho hài tội rồi xin chém ngay để hả cơn giận của dân.

Nhưng chỉ vỗ yên được một ít đến lâu, cuối năm 1810, quân Đá Vách lại tràn xuống đánhbảo Giang Ngạn, giết chết viên Thủ ngự rồi kéo đến đánh phá thôn Bồ Đề, quê hương của LêVăn Duyệt.

Năm 1812, thấy quân nổi dậy hoạt động mạnh, Tả quân xin lấy các xã ven núi đặt làm 27xóm, chọn người đứng đầu, lại điều quân thuộc 6 cơ ở Quảng Ngãi đóng chặn.

Năm 1816, quân Đá Vách lại kéo xuống đánh phá, quan nhà Nguyễn là Phan Tiến Hoàngkhông chống nổi, bị trói về kinh nhận án trảm giam hậu.

Năm Gia Long thứ 18 (1819), theo đề nghị của Lê Văn Duyệt, nhà vua cho đắp trườnglũy Bình Man (nay có tên là Trường Lũy Quảng Ngãi).

21

Dưới thời Minh Mạng

Vua Minh Mạng (trị vì: 1820-1841) vừa lên ngôi, thì quân Đá Vách lại tràn xuống quấyphá các bảo. Năm 1833, quân Đá Vách lại tràn xuống nữa. Tức giận, nhà vua hạ lệnh cho quântruy lùng "tận sào huyệt của chúng", nhưng càng tiến sâu vào rừng núi hiểm trở, quân triềucàng tổn thất nặng nề hơn. Trong cuộc truy quét này, Quản cơ Tĩnh Man là Đoàn Văn Đáng tửtrận.

Dưới thời Thiệu Trị

Năm đầu thời Thiệu Trị (trị vì: 1841-1847), cuộc đấu tranh của nhân dân Đá Vách lạibùng lên, bắt đầu bằng trận vây đánh bảo An Bài.

Năm 1844, hơn 300 quân nổi dậy bí mật tập kích cơ 1 nhằm giữ chân, để cho một lựclượng khác khoảng hơn 1000 người tràn xuống đánh các đồn mang số: 1, 4 và 5 trên lũy BìnhMan. Viên Lãnh binh Nguyễn Văn Vĩnh vội báo về triều, nhưng viện binh chưa đến thì đồn đãbị 5 phá, viên Phó quản cơ đã bị giết và họ cũng đã kịp rút vào rừng sâu.

Cuối năm đó, Án sát Quảng Ngãi Mai Khắc Mẫn mang quân đánh vào Man Minh Long,nhưng thua to. Tác giả sách Vũ Man tạp lục, chép: Án sát tỉnh nhà là Mai Khắc Mẫn tiếnđánh...đêm đến bỗng nghe gió thổi hạc kêu, quân lính bỏ chạy dẫm đạp lên nhau mà chếtkhông đếm được.

Đầu năm 1847, quân nổi dậy lại đánh vào 5 đồn sở trên lũy, quân triều chống giữ khôngnổi, nhiều binh lính quá khiếp sợ đã bỏ trốn về quê… Sau trận này, nhà vua ra lệnh đặt thêm 13đồn bảo để tăng cường sức đối phó.

Dưới thời Tự Đức

Trong những năm đầu đời Tự Đức (trị vì: 1847-1883), cuộc đấu tranh của nhân dân ĐáVách vẫn diễn ra, nhưng ít gay gắt hơn. Đến 1854, thì họ lại quyết liệt khiến nhà vua phải ralệnh cho quan đầu tỉnh Quảng Ngãi điều động cả lính đang nghỉ phép, để bổ sung cho các đồnbảo.

Đến giữa năm sau (1885), quân nổi dậy tấn công bảo Ngân Hòa và Vĩnh Khánh, rồi thừathắng đánh luôn bảo Tuy An, làm viên Hiệp quản phải bỏ chạy. Sau đó, nhà vua phải điềuthêm 1000 lính đế phối hợp mới đánh đuổi được. Sách Đại Nam Thực lục, chép lời lại lời nhàvua: Ác man là bọn giặc hèn mọn mà quân ta ở quân thứ đã đến 4.000 người. Nay tạm chothêm 1000 lính nữa để mau dập tắt...[16]

Không sợ hãi, quân Đá Vách còn tổ chức tấn công thêm mấy lần nữa. Tính ra, chỉ nộitrong năm 1885, họ đã vây đánh các đồn bảo 12 lần [17].”22

9- Chúng tôi xin mạo phép “ÔN CỐ TRI TÂN” qua bài tìm hiểu hai địa danh “KONPLONG và MĂNG ĐEN” cùng với ông Quản Đạo Võ Chuẩn trưng dẫn đoạn nhận định của ôngvề an ninh trong toàn vùng Kon Tum lúc đó sau đây:

“Lúc các cố làm Đại Diện cho Chính phủ Bảo hộ mà cai trị tỉnh Kontum đó (1893-1904,thiệt là 1898-1904) thì trừ ra những vùng xung quanh các nhà thờ, Mọi cứ làng này làng kia đánh

22 Xin mở trang Webs Google về Nổi dậy ở Đá Vách thời Nguyễn.

22

lẫn nhau luôn. Cũng có khi Mọi đến những làng có các cố mà ăn cướp. Nó kêu các cố là “An-Nam-Trắng” và nói rằng: “Những người An-Nam trắng đến xứ ta, đem thần-trái (đậu trời) đếnrải xứ ta, hại rất nhiều người, lại thả cào cào, cắn lúa phá cây, làm cho chúng ta phải mất mùa đóikhát. Vậy chúng ta phải đánh giết chúng nó đi cho hết, mới khỏi khốn” (“Mở đạo Kontum” parP. Ban và S. Thiệt, Imp. De Quinhơn). Đến năm 1864, cố Bézombes (Cố Kính) năm 1877, cốHugon (Cha Xuân) đi mua súng và năm 1893, bên Lào cũng phát súng cho nghĩa-binh Annam vàMọi, mới đặng yên-tĩnh hơi hơi” (….)

“Vậy là từ trước, tới năm 1907, ở Kontum còn lộn xộn lắm. Trong thời gian ấy : 1) Khônglo gì về việc chính trị đặng; 2) Nhà Thờ-Chung mà mọi Bà-nà được hơi thịnh vượng và bớt sựgiặc giã; 3) Có những người Pháp tìm lên Kontum để khảo cứu hoặc kiếm đường thông thương(Như ông Navelles, lãnh sự Pháp ở Qui-nhơn, quan ba Cupet, ông Odend’Hal, và ít cố ngườiPháp” (….)

“Phái bộ Odend’Hal, quan binh đội khố xanh, đi từ Huế ngày 9 Novembre 1893, để kiếmđường ở trung-châu lên Lào. Cách một tháng sau, tới Attopeu và từ Attopeu lại đi đường khácngày 12 Janvier 1894. Ngày 16 Janvier về Quảng Nam, tới nơi Phước-sơn ngày 11 Février 1894.Trong lúc đi đường qua các làng Mọi trên Xédang (Xà-đăng) thấy nhiều người An-nam bị Mọibắt ở đó, ông ta cứu, biểu đi theo phái bộ mà về. Cho nên bọn Xà-đăng thù, và hơn 300 Mọi đuổitheo mà đánh” (…).

“Lúc ấy (năm 1917), trên mặt bắc thành phố Kontum bây giờ, cách chừng 15, 20 cây-số đãcó mọi chưa đầu-thú” 23.

KẾT LUẬN

Thế sự bất ổn vùng bắc, đông bắc Kon Tum đã qua rồi ! Chính sách bất nhân của TriềuNguyễn đối với xứ sở người thiểu số bắc Tây Nguyên cũng đã qua rồi và cũng là bài học ngànđời cho nhiều chế độ. Trước mắt, những biến chuyển qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm,nay huyện KON PLONG và thị trấn MĂNG ĐEN, Cao Nguyên nằm giữa đèo Đèo Măng Đenvới tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chánh của huyện được nhiều yếu tố thuận lợi xây dựngtrong tương lai. Đây là vùng đất đang trên con đường phát triển đầy tiềm năng về khí hậu sinhthái, thổ nhưỡng, nằm trên trục giao thông giữa tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kontum, nói chung vớiBắc Tây Nguyên, con đường Tây Trường Sơn nối kết với các nước vừa giàu tài nguyên, vừanằm trên trục lộ xuyên Á với nước Lào và Campuchia. Nhưng thách đố vẫn còn đó!. Điều quantrọng trước mắt là vạch ra cho được một chính sách cởi mở nhiều mặt để thu hút dân nhập cư cótổ chức, những nhà đầu tư tâm huyết, một nền giáo dục toàn diện cho người dân bản địa biếtngành nghề cũng như đào tạo đời sống luân lý văn hóa và tôn giáo trong thời đại đang mở cửacho ngành du lịch mang tính cách quốc tế. Tương lai tốt đẹp nhiều triển vọng của huyện nhàđang trải rộng trước mắt cho từng người và cho mọi người vậy.

Kontum 01.10.2012LINH MỤC GIOAKIM NGUYỄN HOÀNG SƠN

23 Xin xem VÕ CHUẨN, “KON TUM TỈNH CHÍ”, đăng trong NAM PHONG, Văn-học Khoa-học Tạp Chí số 191,trang 538- 539.