126
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOCH VÀ TIÊU THLÚA MÃ S: MĐ 04 NGH: TRNG LÚA NĂNG SUT CAO Trình độ: Sơ cp ngh

THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ LÚA - Trang chủnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/ChuyenDuLieu/Giao...Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa Bài 2. Chuẩn

  • Upload
    lythu

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ LÚA MÃ SỐ: MĐ 04

NGHỀ: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Trình độ: Sơ cấp nghề

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04

3

LỜI GIỚI THIỆU

Một trong các khâu của nghề trồng lúa năng suất cao là thu hoạch và tiêu thụ lúa. Nếu thu hoạch không đúng kỹ thuật thì gây thất thoát trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch, mặt khác còn làm giảm phẩm chất lúa. Bởi vậy người làm nghê trồng lúa rất cần học về kỹ thuật Thu hoạch lúa. Đồng thờì sau khi có được sản phẩm thì việc Tiêu thụ cũng là vấn đề quan tâm lớn đối với người trồng lúa. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng tôi tham gia biên soạn giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa. Nội dung cuốn giáo trình mô đun này giới thiệu về cách xác định thời điểm và chọn phương thức thu hoạch lúa; Chuẩn bị thu hoạch và thu hoạch lúa; Làm khô và làm sạch lúa; Bảo quản và tiêu thụ lúa. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 110 giờ và gồm có 06 bài như sau:

Bài 1. Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa Bài 2. Chuẩn bị thu hoạch lúa Bài 3. Thu hoạch lúa Bài 4. Làm khô và sạch lúa Bài 5. Bảo quản lúa Bài 6. Tiêu thụ lúa Các bài này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho học viên

thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng lúa tại cơ sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các mô đun: Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa, Gieo trồng lúa và Chăm sóc lúa.

Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long, các cơ sở sản xuất lúa, các nông dân sản xuất lúa giỏi, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.

Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học.

Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng lúa để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.

Xin chân thành cảm ơn!

4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANGLỜI GIỚI THIỆU …………………………………………………… 3 Mô đun: THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ LÚA ……………………… 7 Bài 1: Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa ………. 7

A. Nội dung ……………………………………………………. 8 1.1. Xác định thời kỳ chín của lúa …………………………… 8 1.1.1. Xác định thời kỳ chín sữa ……………………………… 8 1.1.2. Xác định thời kỳ chín sáp ………………………………. 9 1.1.3. Xác định thời kỳ chín hoàn toàn ………………………... 101.2. Xác định độ chín của lúa ………………………………….. 10 1.2.1. Chuẩn bị để xác định độ chín của lúa …………………… 10 1.2.1. Căn cứ thời gian sinh trưởng của giống lúa …………….. 10 1.2.2. Căn cứ vào ngày trỗ của ruộng lúa ……………………… 12 1.2.3. Quan sát trực tiếp ngoài ruộng lúa ……………………… 12 1.3. Xác định khí hậu, thời tiết trong vùng ……………………. 13 1.3.1. Căn cứ dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn ……. 131.3.2. Căn cứ vào quy luật khí hậu thời tiết hàng năm của vùng 13 1.4. Xác định ngày thu hoạch lúa ……………………………… 13 1.5. Chọn phương thức thu hoạch lúa …………………………. 13 1.5.1. Liệt kê các phương thức thu hoạch ……………………... 13 1.5.2. Căn cứ tình trạng ruộng lúa …………………………….. 17 1.5.3. Căn cứ điều kiện vùng trồng lúa ………………………... 17 1.5.4. Quyết định phương thức thu hoạch ……………………... 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………………………… 19 C. Ghi nhớ …………………………………………………….. 19

Bài 2: Chuẩn bị thu hoạch lúa ……………………………………. 20 A. Nội dung …………………………………………………… 20 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để thu hoạch lúa ………… 20 2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật rẻ để thu hoạch lúa ……………… 20 2.1.2. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc để thu hoạch lúa ……... 29 2.2. Chuẩn bị dụng cụ hay máy móc để tuốt lúa ………………... 30 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ tuốt lúa đơn giản ……………………… 302.2.2. Chuẩn bị (mua mới, thuê, mướn và kiểm tra) máy tuốt lúa 31 2.3. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển lúa …………………….. 32 2.3.1. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển thô sơ ……………….. 33 2.3.2. Phương tiện vận chuyển bằng máy móc ………………… 34 2.4. Chuẩn bị nơi làm khô lúa …………………………………. 35 2.4.1. Chuẩn bị sân phơi ……………………………………….. 35 2.4.2. Chuẩn bị máy sấy ……………………………………….. 36 2.5. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị làm sạch lúa …………………... 36 2.5.1. Chuẩn bị dụng cụ làm sạch lúa đơn giản ……………….. 362.5.2. Chuẩn bị (thuê, mướn) máy làm sạch lúa ………………. 37

5

ĐỀ MỤC TRANG2.6. Chuẩn bị nơi chứa lúa ……………………………………... 392.6.1. Vệ sinh kho chứa lúa …………………………………… 39 2.6.2. Phun thuốc sát trùng kho chứa lúa ……………………… 39 2.7. Chuẩn bị nhân công để thu hoạch ………………………… 43 2.7.1. Tính số nhân công cần phải thực hiện các công việc …… 43 2.7.2. Cân đối số nhân công …………………………………… 43 2.7.3. Thuê mướn nhân công thu hoạch lúa …………………… 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………………………… 47 C. Ghi nhớ …………………………………………………….. 47

Bài 3: Thu hoạch lúa ………………………………………………. 48 A. Nội dung…………………………………………………….. 48 3.1. Cắt lúa ……………………………………………………... 48 3.1.1. Cắt lúa bằng liềm ……………………………………….. 48 3.1.2. Cắt lúa bằng máy gặt lúa xếp dãy ………………………. 53 3.1.3. Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp ……………………… 54 3.2. Gom lúa bông ……………………………………………... 55 3.2.1. Gom lúa bông mang đi nơi khác tuốt hạt ……………….. 553.2.2. Gom lúa bông đưa trực tiếp lên máy tuốt ……………….. 57 3.3. Tuốt lúa …………………………………………………… 58 3.3.1. Tuốt lúa bằng phương pháp thủ công …………………… 58 3.3.2. Tuốt lúa bằng máy ………………………………………. 59 3.4. Tô chức vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy ………... 61 3.4.1. Trung chuyển lúa ………………………………………... 61 3.4.2. Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển ……………………. 63 3.4.3. Tổ chức vận chuyển lúa …………………………………. 64 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………………………… 67C. Ghi nhớ …………………………………………………….. 67

Bài 4: Làm khô và sạch lúa ……………………………………….. 68 A. Nội dung ……………………………………………………. 68 4.1. Làm khô lúa ……………………………………………….. 68 4.1.1. Phơi lúa ………………………………………………….. 68 4.1.2. Sấy lúa …………………………………………………... 73 4.1.3. Kiểm tra độ ẩm của lúa sau khi phơi hay sấy …………… 784.1.4. Xúc lúa sau khi đã phơi hay sấy khô ……………………. 78 4.2. Làm sạch lúa ……………………………………………… 80 4.2.1. Làm sạch lúa bằng phương pháp thủ công ……………… 80 4.2.2. Làm sạch lúa bằng dụng cụ đơn giản …………………… 82 4.2.3. Tổ chức làm sạch lúa bằng máy ………………………… 85 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………………………… 90 C. Ghi nhớ …………………………………………………….. 90

Bài 5: Bảo quản lúa ………………………………………………... 91 A. Nội dung……………………………………………………. 915.1. Vệ sinh nơi chứa lúa ……………………………………… 91

6

ĐỀ MỤC TRANG5.1.1. Quyét dọn kho chứa lúa …………………………………. 91 5.1.2. Phun thuốc sát trùng kho chứa lúa ……………………… 92 5.2. Kê kệ để xếp lúa …………………………………………... 92 5.2.1. Chuẩn bị kệ ……………………………………………… 92 5.2.2. Vệ sinh các tấm kệ ……………………………………… 92 5.2.3. Kê các tấm kệ xếp lúa …………………………………… 93 5.3. Chở và xếp lúa vào kho (nơi chứa) ……………………….. 93 5.3.1. Xếp lúa lên xe …………………………………………… 93 5.3.2. Xếp lúa vào nơi bảo quản ………………………………. 94 5.4. Kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản ……………….. 95 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………………………… 97 C. Ghi nhớ …………………………………………………….. 97

Bài 6: Tiêu thụ lúa …………………………………………………. 98 A. Nội dung ……………………………………………………. 98 6.1. Xác định giá bán lúa tại thời điểm thu hoạch …………….. 98 6.1.1. Tìm hiểu giá lúa ở thị trường tại thời điểm bán lúa……… 98 6.1.2. Tham khảo giá mua lúa của các sơ sở thu mua lúa ……... 98 6.1.3. Xác định giá để bán lúa …………………………………. 98 6.2. Chọn nơi để bán lúa và thỏa thuận mua bán lúa ………….. 98 6.3. Viết hợp đồng mua bán lúa ……………………………….. 98 6.4. Giao lúa ……………………………………………………. 100 6.4.1. Cân lúa để giao cho bên bán …………………………… 100 6.4.2. Giao lúa cho bên bán không phải cân lúa ……………….. 103 6.5. Nhận tiền ………………………………………………….. 1036.5.1. Tính tiền ………………………………………………… 103 6.5.2. Trả và nhận tiền …………………………………………. 103 6.6. Thanh lý hợp đồng ……………………………………….. 103 6.7. Hạch toán hiệu quả trồng lúa ……………………………… 105 6.7.1. Tính chi phí của chu kỳ trồng lúa ……………………….. 105 6.7.2. Tính số tiền bán lúa thu được của 1 ha …………………. 106 6.7.3.Tính tiền lời thu được ……………………………………. 106 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………………………… 108C. Ghi nhớ……………………………………………………... 109 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ……………………… 110 I. Vị trí, tính chất của mô đun …………………………………. 110 II. Mục tiêu mô đun ……………………………………………. 110 III. Nội dung chính của mô đun ……………………………….. 110 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ……………… 111 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ………………………. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………... 125Danh sách ban chủ nhiệm ……………………………………… 126 Danh sách hội đồng nghiệm thu ……………………………….. 126

7

MÔ ĐUN: THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ LÚA Mã mô đun: 04

Giới thiệu mô đun: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa là mô đun chuyên môn nghề, mang tính

tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Thu hoạch và tiêu thụ lúa. Nội dung của mô đun trình bày các công việc trong thu hoạch và tiêu thụ lúa như: Xác định độ chín của lúa để chọn ngày thu hoạch, chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư và nhân công để thu hoạch. Thu hoạch lúa, phơi khô, làm sạch và tiêu thụ lúa. Đồng thời cũng hướng dẫn cách hạch toán hiệu quả kinh tế trồng lúa năng suất cao để từ đó người trồng lúa có hướng cụ thể trong quả trình trồng lúa. Sau mỗi bài trong mô đun có các câu hỏi và bài tập thực hành. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc Thu hoạch và tiêu thụ lúa. Có kỹ năng Xác định độ chín của lúa; Chọn lựa phương thức thu hoạch phù hợp; Chuẩn bị dụng cụ’ Chuẩn bị nhân công; Thu hoạch lúa; Phơi (sấy) lúa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiêu thụ lúa thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bài 01: XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC THU HOẠCH LÚA Thông thường trong ruộng lúa, toàn bộ các bông lúa không thể chín hoàn

toàn cùng một thời điểm, vì có bông lúa trỗ trước thì chín trước, bông lúa trỗ sau thì chín sau. Thậm chí trong cùng một bông lúa, các hạt ở đầu bông chín trước, các hạt ở cuối bông chín sau. Hạt lúa ở các nhánh gié cấp I chín trước, hạt lúa ở nhánh giéo cấp II chín sau… Vì thế, không thể chờ tất cả các hạt lúa của bông lúa và các bông lúa trong ruộng lúa đều chín hoàn toàn mới thu hoạch, mà chỉ cần khoảng 85% số bông lúa có khoảng 80% số hạt chắc trên bông đã chín (màu hạt chín đặc trưng của giống lúa) và hầu hết các hạt chắc ở cổ bông lúa đã chín sáp là có thể thu hoạch được.

Thu hoạch lúa có hai phương thức cơ bản là thu thủ công hay thu bằng máy móc. Thu thủ công là phương thức cổ truyền và thích hợp với mọi tình trạng của ruộng lúa như: Lúa đứng, lúa ngã, diện tích ruộng lớn hay nhỏ, nhưng năng suất thu hoạch thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực nhân công thời vụ. Thu hoạch bằng máy thì năng suất lao động cao, nhưng chỉ áp dụng được ở những chân ruộng đất khô hoặc không bị lún... Cho nên, tùy theo điều kiện nơi trồng lúa, tùy theo tình trạng ruộng lúa, chúng ta lựa chọn phương thức thu hoạch lúa cho phù hợp để tăng năng suất lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Xác định được thời điểm thu hoạch lúa; - Chọn được phương thức thu hoạch lúa phù hợp với tình trạng ruộng lúa,

phù hợp với điều kiện trồng lúa.

8

A. Nội dung: 1.1. Xác định các thời kỳ chín của lúa: Muốn xác định được thời điểm thu hoạch lúa, chúng ta cần tìm hiểu các

thời kỳ chín của lúa để có biện pháp theo dõi, đánh giá và kết luận chính xác thời điểm thu hoạch. Người ta chia giai đoạn chín của lúa thành ba thời kỳ nhỏ là chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn như sau:

1.1.1. Xác định thời kỳ chín sữa Sau khi hoa lúa nở 7-10 ngày (hình 4.1.a), những hoa lúa đã được thụ

phấn có chất dự trữ bên trong vỏ trấu là dạng lỏng, màu trắng đục giống như sữa (hình 4.1.b). Hình dạng hạt gạo đã hoàn thành, vỏ hạt gạo có màu xanh (hình 4.1c). Khối lượng hạt tăng nhanh, có thể đạt 70-80 % khối lượng cuối cùng của hạt, đó là thời kỳ chín sữa (hình 4.1).

Hình 4.1a Hình 4.1b Hình 4.1c

Hình 4.1 Hạt lúa ở giai đoạn chín sữa

Toàn thể ruộng lúa lúc này đang ở giai đoạn chín sữa (hình 4.1d). Thời kỳ chín sữa kết thúc thì lượng chất khô trong hạt là 25%, lượng nước trong hạt là 75%.

Hình 4.1d. Ruộng lúa ở thời kỳ lúa chín sữa

9

1.1.2. Xác định thời kỳ chín sáp (hình 4.2): Thời kỳ chín sáp kéo dài 7-

10 ngày, vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh (hình 4.2a)

Hình 4.2a. Vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh Chất dịch lỏng trong hạt gạo

dần dần đặc lại, hạt gạo cứng dần lên, vỏ hạt gạo vẫn có màu xanh, nhưng vỏ ở lưng hạt gạo chuyển sang màu nâu nhạt (hình 4.2b).

Hình 4.2b. Hạt gạo cứng dần lên

Khối lượng hạt gạo tiếp tục

tăng lên (hình 4.2c), lượng chất khô trong hạt đạt 50%, lượng nước trong hạt giảm dần còn 50%. Đó là thời kỳ chín sáp

Hình 4.2c. Khối lượng hạt gạo tiếp tục tăng Ruộng lúa ở giai đoạn chín sáp

(hình 4.2d). Cuối giai đoạn chín sáp, các hạt lúa ở đầu bống lúa đã chuyển sang màu chín đặc trưng của giống lúa.

Hình 4.2. Ruộng lúa ở thời kỳ chín sáp

10

1.1.3. Xác định thời kỳ chín hoàn toàn (hình 4.3) Thời kỳ này kéo dài 7-10 ngày, vỏ trấu chuyển sang màu vàng sáng (hình

4.3a) hoặc màu sắc chín đặc trưng của giống (hình 4.3b), chất khô trong hạt tăng đến 75%, lượng nước trong hạt giảm còn 25%. Khối lượng hạt gạo đạt tối đa.

Hình 4.3a. Vỏ trấu của hạt lúa Hình 4.3b. Vỏ trấu của hạt lúa có màu chuyển sang màu vàng sáng chín đặc trưng của giống lúa

Hình 4.3. Ruộng lúa ở thời kỳ chín hoàn toàn 1.2. Xác định độ chín của lúa 1.2.1. Chuẩn bị để xác định độ chín của lúa Trước khi xác định độ chín của lúa cần phải chuẩn bị sổ ghi chép theo dõi

ngày sinh trưởng của ruộng lúa, ghi nhật ký quá trình trồng lúa và sổ có các thông tin về lý lịch của giống lúa để làm cơ sở đối chiếu với độ chín thực tế của ruộng lúa.

1.2.2. Căn cứ thời gian sinh trưởng của giống lúa Thời gian sinh trưởng của giống lúa: Là số ngày bắt đầu từ khi gieo hạt

cho đến ngày thu hoạch được lúa chín. Ví dụ giống lúa có thời gian sinh trưởng là 105 ngày, chúng ta gieo ngày 15 tháng 12 năm 2010, thì đến ngày 29 tháng 3 năm 2011 (vì tháng 02 năm 2011 có 28 ngày) là có thể thu hoạch được.

Muốn theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa trên đồng ruộng, chúng ta kẻ bảng giống như bảng 4.1. Bảng 4.1 là bảng mẫu. Khi gieo trồng ở vụ nào thì chúng ta áp dụng để điền ngày tháng theo dõi cho phù hợp. Từ bảng này, bất kỳ ngày nào, nhìn vào bảng là chúng ta biết được lúa đã sinh trưởng bao nhiêu ngày. Ví dụ, ngày 15 tháng 02, nhìn vào bảng 4.1, chúng ta biết lúa đã sinh trưởng được 63 ngày, ngày 15 tháng 3 là lúa sinh trưởng được 91 ngày và ngày 29 tháng 3 là có thể thu hoạch được.

11

Bảng 4.1. Bảng theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa Ngày Tháng/năm Ghi chú

12/2010 01/2011 02/2011 3/2011 1 18 49 77 2 19 50 78 3 20 51 79 4 21 52 80 5 22 53 81 6 23 54 82 7 24 55 83 8 25 56 84 9 26 57 85 10 27 58 86 11 28 59 87 12 29 60 88 13 30 61 89 14 31 62 90 15 1 32 63 91 16 2 33 64 92 17 3 34 65 93 18 4 35 66 94 19 5 36 67 95 20 6 37 68 96 21 7 38 69 97 22 8 39 70 98 23 9 40 71 99 24 10 41 72 100 25 11 42 73 101 26 12 43 74 102 27 13 44 75 103 28 14 45 76 104 29 15 46 105 Lúa thu hoạch được 30 16 47 31 17 48

12

1.2.3. Căn cứ vào ngày trỗ của ruộng lúa Cây lúa sinh trưởng trên đồng ruộng còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cho

nên thời gian sinh trưởng thực tế có thể bằng hay sớm hơn, muộn hơn so với đặc tính thời gian sinh trưởng của giống ấy, nên chúng ta cần phải quan sát ngày trỗ của ruộng lúa. Ngày mà ước khoảng 50% số cây lúa của ruộng lúa đã trỗ (hình 4.4), cộng thêm 30 ngày nữa là thu hoạch được. Ví dụ ngày 23 tháng 02 năm 2011 ruộng lúa trỗ được 50%. Thì ngày thu hoạch được sẽ là ngày 25 tháng 3 năm 2011.

Hình 4.4. Ruộng lúa có 50% số cây lúa trỗ bông

. 1.2.4. Quan sát trực tiếp ngoài ruộng lúa

Sau khi lúa trỗ được

25 ngày thì quan sát trực tiếp thường xuyên hàng ngày trên ruộng lúa. Khi nào trên ruộng lúa có khoảng 85% (hình 4.6) số bông lúa trong ruộng lúa có khoảng 80% số hạt chắc trên bông đã chín là thu hoạch được.

Hình 4.6. Ruộng lúa có 85 % số bông lúa đã chín

13

1.3. Xác định khí hậu, thời tiết trong vùng 1.3.1. Căn cứ dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn Nếu dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn có mưa, gió lớn đúng

ngày xác định thu hoạch có thể thu sớm hoặc trễ vài ngày để thu hoạch đỡ gặp phải thời tiết xấu. Thậm chí tránh lũ phải thu sớm cả tuần. Mặc dù năng suất bị giảm, còn hơn bị lũ nhấn chìm. Hoặc trời mưa gió lớn có thể để trễ vài ngày, vẫn hơn là thu đúng ngày mưa sẽ bị thất thoát lớn.

1.3.2. Căn cứ vào quy luật khí hậu thời tiết hàng năm của vùng Bố trí thời vụ gieo cấy sao cho lúa chín không trùng với giai đoạn mưa lớn

và mưa kéo dài. Ví dụ hàng năm thời tiết ở vùng Cần Thơ thường có đợt mưa kéo dài khoảng 2 tuần (từ đầu đến giữa tháng 5 âm lịch). Cho nên không gieo trồng để lúa chín vào dịp này.

1.4. Xác định ngày thu hoạch Nếu thu hoạch sau khi hạt lúa đã chín hoàn toàn, thất thoát do tỷ lệ rụng hạt

khoảng 4,5%. Nếu thu hoạch sau 20 ngày lúa đã chín hoàn toàn, tỷ lệ rụng hạt lên đến 20%. Tỷ lệ này cũng còn tùy thuộc vào giống. Những giống dễ rụng hạt, tỷ lệ rụng có thể nhiều hơn. Chính vậy phải xác định thời điểm thu hoạch cho phù hợp để giảm tối đa thất thoát sau thu hoạch.

Khi xác định ngày thu hoạch, chúng ta nên chọn ngày không mưa. Trường hợp lúa chín đúng vào đợt mưa kéo dài, có thể cứ để lúa đứng trên cây thêm 3-5 ngày nữa chờ qua đợt mưa lớn rồi thu còn hơn là thu đúng vào ngày mưa to, gió lớn, sẽ gây thất thoát cao hơn. Hoặc chuẩn bị đến đợt mưa kéo dài hay để né lũ, thì cũng có thể thu sớm hơn 3-5 ngày (tức là sau trỗ 25-27 ngày).

1.5. Chọn phương thức thu hoạch lúa 1.5.1. Liệt kê các phương thức thu hoạch

a. Cắt lúa bằng

liềm (lưỡi hái) - Cắt bông lúa: Là dùng liềm để cắt

rời bông lúa chín khỏi thân cây lúa (hình 4.7).

Hình 4.7. Cắt rời bông lúa chín khỏi thân cây lúa

14

- Cắt cả cây lúa chín: + Là dùng liềm cắt

toàn bộ cả cây lúa đã chín, cắt cả gốc rạ, sát mặt đất (hình 4.8)

Hình 4.8. Cắt toàn bộ cả cây lúa chín

+ Rồi sau đó mới cắt

(xén) riêng phần bông lúa (hình 4.9).

Hình 4.9. Cắt riêng phần bông lúa

- Phương thức thu

hoạch thủ công có những ưu và nhược điểm như sau:

Hình 4.10. Cắt lúa bằng liềm ở ruộng ướt

15

+ Ưu điểm: * Phù hợp cho mọi

loại chân ruộng lúa như ruộng ướt (hình 4.10), ruộng khô (hình 4.11).

Hình 4.11. Cắt lúa bằng liềm ở ruộng khô * Thích hợp mọi tình

trạng ruộng lúa như là: Ruộng lúa đứng cũng

cắt được bằng liềm (hình 4.12).

Ruộng lúa ngã đổ cũng

thu hoạch được bằng liềm và có thể chỉ thu hoạch được bằng liềm (hình 4.13).

Hình 4.12. Cắt lúa băng liềm ở ruộng lúa đứng

Hình 4.13. Cắt lúa băng liềm ở ruộng lúa đổ ngã * Thích hợp được với

các loại diện tích của ruộng lúa:

Ruộng lúa có diện tích lớn (hình 4.14) cũng thu hoạch được bằng liềm

Hình 4.14. Cắt lúa băng liềm ở ruộng lúa

có diện tích lớn

16

Ruộng có diện tích

nhỏ (hình 4.15) cũng thu hoạch được bằng liềm.

Hình 4.15. Cắt lúa băng liềm ở ruộng lúa có diện tích nhỏ

* Tận dụng được cả

nhân công phụ (hình 4.16), học sinh tham gia thu hoạch lúa.

Hình 4.16. Học sinh tham gia thu hoạch lúa

+ Nhược điểm: Tốn nhân công, năng

suất lao động thấp (hình 4.17), rất nhiều nhân công thu hoạch lúa

Hình 4.17. Tốn nhiều nhân công thu hoạch lúa

17

b. Thu hoạch bằng máy gặt hàng xếp dãy (hình 4.18): Là người ta điều khiển máy gặt cắt phần bông lúa đã chín, xếp thành từng

dãy. Sau đó thu gom để tuốt hạt.

Hình 4.18. Máy gặt hàng xếp dãy c. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp: Là người ta dùng máy để vừa cắt lúa, vừa tuốt hạt, hạt lúa được chứa vào

các bao và xếp ngay trên máy gặt (hình 4.19). Khi các bao chứa lúa đã xếp đầy chỗ xếp ở trên máy thì đưa các bao lúa lên bờ ruộng.

Hình 4.19. Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp

1.5.2. Căn cứ tình trạng ruộng lúa: Qua các phương thức thu hoạch lúa

nêu trên. Tùy điều kiện mà chúng ta chọn lựa phương thức thu hoạch lúa cho phù hợp như: Diện tích ruộng đủ lớn, ruộng khô chọn phương thức thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, hoặc máy gặt xếp dãy. Ngược lại phải chọn phương thức thu hoạch cắt lúa bằng liềm.

1.5.3. Căn cứ điều kiện vùng trồng lúa: Ở nơi đang trồng lúa có những phương thức thu hoạch nào để chọn lựa cho phù hợp, ví dụ như nơi chưa phổ biến máy gặt đập liên hợp thì lấy đâu mà chọn.

18

1.5.4. Quyết định phương thức thu hoạch: Quyết định thu hoạch lúa bằng liềm, bằng máy gặt xếp dãy hay máy gặt

đập liên hợp Tóm lại: Tổng hợp quá trình xác định ngày thu hoạch và chọn phương

thức thu hoạch lúa vừa nêu trên, chúng ta phải thực hiện như sơ đồ 4.1 sau đây: 1 2 3 4

Sơ đồ 4.1. Quá trình xác định ngày thu hoạch và chọn phương thức thu hoạch lúa

Xác định độ chín của lúa

Xác định khí hậu, thời tiết trong vùng

Chuẩn bị để xác định độ chín của lúa

Căn cứ thời gian sinh trưởng của giống lúa

Căn cứ vào ngày trỗ của ruộng lúa

Quan sát trực tiếp ngoài ruộng lúa

Chọn phương thức thu hoạch lúa

Xác định ngày thu hoạch

Căn cứ dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn

Căn cứ vào quy luật khí hậu thời tiết hàng năm của vùng

Liệt kê các phương thức thu hoạch

Căn cứ tình trạng ruộng lúa

Căn cứ điều kiện vùng trồng lúa

Quyết định phương thức thu hoạch

19

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Sau khi trỗ bông bao nhiêu ngày thì lúa chín hoàn toàn?

a) Sau khi trỗ bông 7-10 ngày. b) Sau khi trỗ bông 15-20 ngày. c) Sau khi trỗ bông 30 ngày.

Bài tập 2. Xác định ngày thu hoạch lúa, phải dựa vào căn cứ nào sau đây?

a) Căn cứ thời gian sinh trưởng của giống lúa. b) Căn cứ vào ngày trỗ của ruộng lúa. c) Căn cứ vào quan sát trực tiếp ngoài ruộng lúa. d) Cả 3 căn cứ trên

Bài tập 3. Chúng ta nên thu hoạch lúa vào thời điểm nào sau đây?

a) Lúa chín sữa. b) Lúa chín sáp. c) Lúa chín hoàn toàn.

Bài tập 4. Thu hoạch sau khi lúa trỗ bao nhiêu ngày là thích hợp nhất?

a). Sau trỗ 25 ngày. b). Sau trỗ 30 ngày. c). Sau trỗ 35 ngày.

Bài tập 5. Chọn phương thức thu hoạch lúa, dựa vào căn cứ nào sau đây?

a) Căn cứ tình trạng ruộng lúa. b) Căn cứ điều kiện vùng trồng lúa. c) Cả 2 căn cứ trên.

Bài tập 6. Lập bảng theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa có

thời gian sinh trưởng 125 ngày và xác định ngày thu hoạch trên cơ sở dựa vào đặc tính thời gian sinh trưởng của giống. Biết rằng lúa được gieo vào ngày 15 tháng 12 năm 2010.

C. Ghi nhớ: - Xác định độ chín của lúa và quyết định ngày thu hoạch - Chọn phương thức thu hoạch cho phù hợp

20

Bài 02: CHUẨN BỊ THU HOẠCH LÚA Trước khi thu hoạch lúa cần phải chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị và nhân

công để thu hoạch. Tuy nhiên thời gian chuẩn bị không nhất thiết phải chờ đến khi sắp thu hoạch, mà sau khi gieo trồng lúa, lúc rảnh rỗi có thể tự làm các dụng cụ, sửa sang các dụng cụ cũ để tận dụng lại, hay mua sắm dụng cụ mới, thuê mượn trang thiết bị, nhân công... Bởi vì nếu để đến lúc sắp thu hoạch mới mua sắm, thuê mượn thì giá cả thường đắt hơn hay không thuê mượn được… Như ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cứ cấy xong là phải hẹn (hợp đồng) công gặt, hay gặt xong là phải hẹn công cấy vụ sau, còn để đến lúc cần mới đi kiếm nhân công là rất khó, thậm chi không thuê mượn được. Chính vậy, học viên cần quan tâm để áp dụng vào thu hoạch lúa sao cho thuận lợi nhất.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Chuẩn bị được những dụng cụ, trang thiết bị để thu hoạch lúa như: vật

rẻ, mau hỏng, dụng cụ lâu bền, máy móc để thu hoạch lúa; - Chuẩn bị được nơi chứa phù hợp với điều kiện trồng lúa của cơ sở; - Chuẩn bị đủ và đúng số nhân công để thu hoạch lúa như: Tính số nhân

công đã có của cơ sở. Tính số nhân công cần thuê mướn; Hợp đồng thuê mướn nhân công để thu hoạch lúa.

A. Nội dung: 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để thu hoạch lúa 2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật rẻ để thu hoạch lúa: Một số dụng cụ, vật rẻ thường dùng để thu hoạch lúa và cần chuẩn bị như

- Chuẩn bị dụng cụ để cắt lúa

thủ công: + Liềm để cắt lúa: Là dụng cụ

làm bằng thép được uốn cong như hình trăng khuyết (vào ngày mồng 3-4 âm lịch hàng tháng), cắm vào tay cầm thường được làm bằng gỗ. Các vùng khác nhau thì có các dạng liềm khác nhau, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thường dùng liềm như hình 4.20a để cắt lúa.

Hình 4.20 a. Liềm được dùng để cắt lúa (thường dùng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long)

21

Một số vùng khác như ở Nam

Định, Hà Tây (Hà Nội mới) thường dùng liềm như hình 4.20 b để cắt lúa

Hình 4.20 b. Liềm được dùng để cắt lúa (có khác với liềm cắt lúa ở vùng ĐBSCL)

+ Liềm để xén lúa: Liềm còn có loại lớn hơn liềm

để cắt lúa, hình dạng của nó thẳng hơn liềm cắt lúa và chuyên để cắt bông lúa rời khỏi thân lúa sau khi đã cắt cả cây lúa chín, liềm này được gọi là liềm xén lúa (hình 4.21)

Hình 4.21. Liềm để xén lúa

- Chuẩn bị dụng cụ đựng lúa: + Thau làm bằng nhựa (hình

4.22), dùng để xúc, đựng lúa… Thau nhựa trơn, phẳng, các hạt lúa không bị dính vào thau, bởi vây người ta thường dùng để làm các công việc của lúa để làm giống.

Hình 4.22. Thau nhựa

22

Như làm sạch lúa để giống

(hình 4.22), dùng thau xúc lúa, đựng lúa, làm sạch lúa…

Hình 4.22. Dùng thau xúc lúa, đựng lúa, làm

sạch lúa

Hay dùng thau đựng lúa

giống đã nảy mầm đem gieo (hình 4.23), đựng phân bón để rải cho ruộng…

Hình 4.23. Thau đựng hạt lúa giống + Thúng: Là dụng cụ được đan bằng các nan tre cũng có tác dụng như thau

nhựa, nhưng khi làm lúa, hạt lúa hay dính vào các khe hở của thúng, chính vậy phải mất thời gian làm sạch các hạt lúa đó, đặc biệt là khi dùng thúng để thực hiện các khâu làm lúa giống. Tuy nhiên thì thúng vẫn được dùng rất thông dụng.

Để chuẩn bị thúng, khi nhàn

rỗi có thể đan thúng để ngày mùa sử dụng (hình 4.23)

Hình 4.23. Đan thúng khi rảnh rỗi

23

Hoặc phải mua thúng mới

cũng nên chuẩn bị mua trước khi thu hoạch. Thúng mới được mua về nhà (hình 4.24) trước khi thu hoạch.

Hình 4.24. Mua thúng mới Hoặc tận dụng được thúng cũ

(hình 4.25) thì cũng nên chuẩn bị sẵn sàng trước khi thu hoạch.

Hình 4.25. Tận dụng thúng cũ + Bao chứa lúa: * Bao chứa lúa là các túi được

may từ tấm đan bằng sợi tổng hợp, có nơi còn gọi là bao xác rắn (hình 4.26). Các bao này có thể chứa từ 45-50kg lúa/bao.

Hình 4.26. Bao xác rắn để chứa lúa * Chuẩn bị: Chúng ta cần ước

tính lượng lúa để chuẩn bị bao: Ví dụ một ha lúa đạt được 7 tấn lúa, thì phải chuẩn bị 175 cái bao. Có 2 ha thì phải chuẩn bị 350 bao…

Cách xếp bao: cứ 10 bao cuộn thành một cuộn (hình 4.27),

Hình 4.27. 10 bao cuộn thành một cuộn

24

10 cuộn bó thanh một bó, như

vậy rất dễ quản lý, vì mỗi bó là có 100 bao (hình 4.28)

Hình 4.28. 10 cuộn bó thành một bó

Để gọn các bó bao thành một

đống trong kho (hình 4.29), khi nào cần là lấy sử dụng ngay được

Hình 4.29. Từng bó bao có 100 cái được để sẵn

sàng ở trong kho

Tuy nhiên các bao chứa lúa

này thường dùng được nhiều lần, chính vậy, các vụ sau sẽ tận dụng lại bao cũ (hình 4.30), chỉ cần mua bổ sung bao mới để bù vào các bao bị hư hỏng mà thôi

Hình 4.30. Tận dụng bao chứa lúa cũ

25

- Chuẩn bị dụng cụ để làm khô lúa + Trang: Là dụng cụ được làm bằng miếng kim loại (hình 4.31 a) hay bằng gỗ

(hình 4.31 b) gắn vào một cán dùng để cào hoặc trang lúa

Hình 4.30 a. Bàn trang làm bằng kim loại

Hình 4.30 b. Bàn trang làm bằng gỗ

+ Cào: Là dụng cụ được làm bằng

các thanh gỗ nhỏ cắm vào một thanh gỗ lớn gọi là bàn cào, bàn cào giống hình cái lược. Bàn cào được cắm vào cán (hình 32), dùng để trải lúa khi phơi

Hình 4.32. Cào để phơi lúa

+ Đẩy (hình 4.33): Là dụng cụ

thường được làm bằng tấm gỗ có hai tay cầm (làm bằng cán gỗ) và có dây buộc ở các vị trí thuận tiện, khi sử dụng cần phải hai người, một người phía trước cầm dây để kéo, một người phía sau dùng 2 tay cầm hai cán gỗ để đẩy.

Hình 4.33. Đẩy dùng để phơi lúa

26

- Chuẩn bị dụng cụ quyét, che lúa và xúc lúa

+ Chổi quyét lúa: Được làm từ các nan tre hay

cọng của lá dừa. Các nan tre hay cọng của lá dừa được bó thành một bó có hình chổi (hình 4.34), dùng để quyét lúa. Tuy nhiên chổi này cũng có thể dùng để quyét rác.

Hình 4.34. Chổi để quyét lúa + Bạt che lúa (hình 4.35): Được làm bằng nilon dày,

không thấm nước, diện tích có nhiều kích cỡ, tùy điều kiện số lượng lúa của cơ sở mà chuẩn bị cho phù hợp. Bạt có loại 2 da (hình 4.35.a)

Có loại 1 da (hình 4.35b). Hai

loại này đều không thấm nước và thường được dùng để che lúa khi phơi chưa khô hoặc khi trời mưa

Tùy theo lượng lúa nhiều hay ít

mà chuẩn bị lượng bạt để che đậy lúa nhiều hay ít (hình 4.35 c)

Hình 4.35. Bạt dùng để che lúa

H. 4.35a

H. 4.35b

H. 4.35c

27

+ Chuẩn bị lưới (hình 4.36): Lưới thường được dùng để phơi

lúa, lót nền máy sấy lúa hay dùng để ngăn cách lúa của nhiều hộ sấy chung cùng một lò sấy, tùy theo điều kiện chúng ta cần chuẩn bị trước, tránh đến khi cần dùng thì không có.

Hình 4.36 Chuẩn bị lưới + Gàu xúc lúa: Là dụng cụ được làm bằng

kim loại, một bên được bịt kín và gắn chuôi để cầm. Một bên hở có hình vòng cung, bên hở này được gắn thanh kim loại qua hai mép của gàu (hình 4.37), dụng cụ này dùng để xúc lúa.

Hình 4.37. Gàu để xúc lúa

- Chuẩn bị cân: Cân là dụng cụ dùng để cân lúa. Cân phải dùng từ khi chuẩn bị hạt lúa giống, cân phân bón... Đặc biệt khi bán lúa thì không thể thiếu cân. Có rất nhiều loại cân. Tùy điều kiện cụ thể, chúng ta có thể chuẩn bị để mua sắm hay thuê mượn.

+ Cân đồng hồ: Thường được gọi là cân đồng hồ, bởi vì nơi đọc giá trị khối lượng cân được của vật muốn cân giống như mặt kim đồng hồ. Cân đồng hồ có các loại từ 0,5 kg đến 150 kg. Loại cân mà mỗi lần cân được từ 60-150 kg (hình 4.38a) hay được dùng khi mua (bán) lúa với số lượng trên 50 kg.

Hình 4.38a. Cân đồng hồ

28

+ Cân bàn (hình 4.38b): Cân có một cái bàn dùng để chứa

các bao lúa muốn cân, trên cột đứng của bàn cân có một thanh ngang ghi các mức khối lượng. Lúc cân để quả cân vào thanh ngang đó và di chuyển quả cân cho tới khi cân bằng thì đọc được khối lượng cần cân.

Hình 4.38b. Cân bàn

+ Cân treo (hình 4.38c): Lúc cân

phải treo cái cân lên cao sao cho vật muốn cân không chạm đất. Móc vật muốn cân vào móc của cân, dịch chuyển quả cân trên cán cân cho tới khi cán cân thăng bằng thì đọc khối lượng.

Hình 4.38c. Cân treo

+ Cân mini (hình 4.38d): Gồm có hai đĩa cân, một đĩa cân

để vật muốn cân, một đĩa cân để quả cân, điều chỉnh khi nào hai đĩa cân thăng bằng thì chúng ta đọc giá trị khối lượng của vật muốn cân.

Cân này thường được dùng để cân hóa chất, cân khối lượng 1000 hạt lúa…

Hình 4.38d. Cân mini

29

2.1.2. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc để thu hoạch lúa Các thiết bị và máy móc để thu hoạch lúa như máy gặt lúa xếp dãy, máy

gặt đập liên hợp, thì không phải người trồng lúa nào cũng có. Chính vậy cần phải có sự chuẩn bị. Nếu có điều kiện thi mua máy mới, hoặc đã có máy rồi thì kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, chuẩn bị đầy đủ dầu, nhớt cho máy sẵn sàng hoạt động. Nếu chưa có điều kiện sở hữu máy thì cần phải hợp đồng thuê mượn trước khi thu hoạch lúa.

a. Chuẩn bị máy gặt lúa xếp dãy: Chuẩn bị (mua mới, thuê, mướn và kiểm tra) máy gặt lúa xếp dãy sẵn sàng

hoạt động (hình 4.39)

Hình 4.39. Chuẩn bị máy gặt lúa xếp dãy

b. Chuẩn bị máy gặt đập liên hợp: Chuẩn bị (mua mới, thuê, mướn và kiểm tra) máy gặt đập liên hợp sẵn sàng

hoạt động (hình 4.40)

Hình 4.40. Chuẩn bị máy gặt đập liên hợp

30

2.2. Chuẩn bị dụng cụ hay máy móc để tuốt lúa 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ tuốt lúa đơn giản - Dụng cụ tuốt lúa đạp chân (hình

4.41a): Có rất nhiều loại dụng cụ tuốt lúa

đơn giản. Có loại chỉ cần lấy chân đạp vào bàn đạp, trống tuốt lúa của dụng cụ đã được gài các hàng dây thép, khi trống tuốt lúa quay sẽ có tác dụng va đập làm cho hạt lúa rụng khỏi bông lúa.

Hình 4.41a. Dụng cụ tuốt lúa đạp chân

- Dụng cụ tuốt lúa có gắn động

cơ: Có loại dụng cụ tuốt lúa gắn vào động cơ (hình 4.41b), khi cho máy nổ, trống tuốt quay sẽ va đập, làm hạt lúa rụng khỏi bông lúa

Hình 4.41 b. Dụng cụ tuốt lúa gắn

động cơ

- Mua mới dụng cụ tuốt lúa đơn

giản (hình 4.41c): Tùy vào điều kiện trồng lúa của cơ sở, nếu cần phải dùng dụng cụ tuốt lúa đơn giản mà phải mua mới, cũng nên mua trước khi thu hoạch

Hình 4.41c. Mua mới dụng cụ tách hạt đơn giản

31

2.2.2. Chuẩn bị (mua mới, thuê, mướn và kiểm tra) máy tuốt lúa: Máy tuốt lúa (hình 4.42) gồm có bộ phận thùng tuốt được gắn động cơ và đặt

trên giàn bảnh xe, có thể di chuyển bằng cách người ngồi trên máy điều khiển hay dùng sức để đẩy hoặc kéo máy đi. Bộ phận thùng tuốt là một thùng tròn nằm ngang gồm có cửa cho lúa bông vào (hình 4.42 a) để tuốt hạt, có cửa để thải rơm ra (hình 4.42b) và có cửa để cho lúa ra (hình 4.42 c).

Hình 4.42. Máy tuốt lúa

4.42a: Cửa cho bông lúa vào thùng máy tuốt 4.42b: Cửa cho rơm thoát ra ngoài

4.42c: Cửa cho lúa ra ngoài

a. Chuẩn bị máy tuốt lúa cũ: Trường hợp cơ sở hay hộ gia đình trồng lúa đã có máy tuốt lúa thì cứ sau

khi kết thúc một vụ, nên để máy ở trong nhà xưởng hay kho chứa dụng cụ (hình 4.43a), tránh bị mưa nắng, máy sẽ lâu bị hư hao. Trước khi sử dụng cho vụ sau, chỉ cần kiểm tra và khởi động máy.

Hình 4.43a. Chuẩn bị máy tuốt lúa đã có từ các vụ trước

a

b

c

32

Kiểm tra máy trước khi sử dụng (hình 4.43b): Mặc dù máy tuốt được thuê mượn hay tận dụng máy cũ, trước khi sử dụng đều phải kiểm tra và sửa lại để cho máy sẵn sàng hoạt động.

Hình 4.43b. Kiểm tra và sửa máy tuốt lúa trước khi sử dụng b. Mua máy tuốt lúa mới (hình 4.44): Trường hợp có điều kiện mua máy tuốt lúa mới để sử dụng cũng phải

chuẩn bị mua trước khi thu hoạch lúa.

Hình 4.44. Mua máy tuốt lúa mới

2.3. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển lúa Tùy theo điều kiện trồng lúa của cơ sở hay hộ gia đình mà chuẩn bị

phương tiện vận chuyển cho phù hợp như dùng lại phương tiện vận chuyển cũ, mua mới hay thuê mượn... Một số phương tiện vận chuyển lúa thường được sử dụng như sau:

33

2.3.1. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển thô sơ:

- Phương tiện thường

dùng để chuyển lúa ở những bở ruộng nhỏ (hình 4.45a). Người ta thường dùng để trung chuyển lúa. Đôi khi nó cũng là phương tiện vận chuyển lúa từ ruộng về nhà.

Hình 4.45 a. Chuẩn bị phương tiện thường dùng để chuyển lúa ở những bở ruông nhỏ

- Đối với các hộ gia đinh

trồng lúa ít, ruộng lúa gần nơi ở, đường đi lại nhỏ thì nên chuẩn bị phương tiện vận chuyển đơn giản như hình 4.45b.

Hình 4.45b. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển đơn giản

- Phương tiện vận chuyển

dùng sức kéo của trâu (bò) (hình 4.45.c). Phương tiện này phù hợp với điệu kiện vận chuyển lúa cả ở các đường đi trong cánh đồng lúa.

Hình 4.45c. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển dùng sức kéo của trâu (bò)

34

2.3.2. Phương tiện vận

chuyển bằng máy móc - Phương tiện vận chuyển

bằng đường sông (hình 4.45d): ở những nơi giao thông đi lại chủ yếu bằng đường sông, nên chuẩn bị phương tiện như ghe, thuyền... để chở lúa.

Hình 4.45d. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển bằng đường sông

- Phương tiện vận chuyển

bằng ô tô (hình 4.45e): Trong điều kiện trồng nhiều lúa (từ hàng chục tấn trở lên), phương tiện giao thông đường bộ thuận tiện nên chuẩn bị tiện vận chuyển bằng ô tô.

Hình 4.45e. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển bằng ô tô

- Phương tiện vận chuyển

bằng máy kéo (hình 4.45g): Phương tiện này có thể đi được ở dưới ruộng khô (hình 4.45g). Như vậy, trong điều kiện ruộng khô, máy kéo sẽ vận chuyển được lúa từ từ ruộng về nhà mà không cần trung chuyển lúa.

Hình 4.45g. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển bằng máy kéo

35

2.4. Chuẩn bị nơi làm khô lúa 2.4.1. Chuẩn bị sân phơi Trước khi thu hoạch lúa cần làm vệ sinh sân phơi sạch sẽ (hình 4.46a),

chuẩn bị sẵn sàng sân phơi (hình 4.46b), khi có lúa là đổ ra sân phơi ngay được (hình 4.46c), không để lúa ướt phải chờ sân phơi.

Hình 4.46a. Quyét dọn sạch sẽ sân phơi

Hình 4.46b Chuẩn bị sẵn sàng sân phơi

Hình 4.46c. Khi có lúa là đổ ra sân phơi ngay được

36

2.4.2. Chuẩn bị máy sấy: Trước khi thu hoạch cần làm vệ sinh, quyét dọn sạch sẽ máy sấy (hình 4.47) và chuẩn bị sẵn sàng hoạt động khi có lúa là đổ ra sấy (hình 4.48) ngay được, không để lúa ướt phải chờ máy sấy.

Hình 4.47. Quyét dọn sạch sẽ máy sấy

Hình 4.48. Chuẩn bị máy sấy sẵn sàng để sấy lúa ngay được

2.5. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị làm sạch lúa 2.5.1. Chuẩn bị dụng cụ làm sạch lúa đơn giản

Sau đây là một số dụng cụ đơn giản để làm sạch lúa, tùy từng điều kiện cụ thể, chúng ta chuẩn bị dụng cụ để làm sạch lúa:

- Một số dụng cụ đơn giản để làm sạch lúa như: Thau, thúng, gàu xúc, chổi… (đã có ở các phần chuẩn bị dụng cụ, vật rẻ để thu hoạch lúa), nia (hình 4.49)

Hình 4.49. Nia để làm sạch lúa

37

- Chuẩn bị dụng cụ

được đóng bằng gỗ và làm sạch lúa bằng gió của quạt điện (hình 4.50)

Hình 4.50. Dụng cụ làm sạch lúa được đóng bằng gỗ

- Chuẩn bị dụng cụ làm

sạch lúa được làm bằng kim loại, nhỏ, gọn. Dụng cụ này được gắn vào động cơ và có hệ thống bánh xe, dễ di chuyển đến các nơi khác nhau để làm sạch lúa (hình 4.51)

Hình 4.51. Dụng cụ làm sạch lúa được làm bằng kim loại

2.5.2. Chuẩn bị (thuê, mướn) máy làm sạch lúa Máy làm sạch lúa có thân máy làm sạch lúa cố định ở trong nhà (nhà

chuyên để làm sạch lúa) và có đường dẫn trấu, lép, bụi ra bên ngoài. Máy hoạt động bằng năng lượng điện (hình 4.52). Đây là máy làm sạch lúa khá hiện đại và đắt tiền, không phải bất cứ cơ sở trồng lúa nào cũng mua được. Chính vậy, khi cần làm sạch lúa với số lượng lớn (từ vài tấn trở lên), chúng ta cần chuẩn bị liên hệ để thuê mướn máy.

Máy làm sạch lúa có nhiều loại: Có loại làm sạch được 800 kg lúa/giờ, có loại 2 tấn/giờ, có loại 2,5-3 tấn/giờ…

38

- Loại máy làm sạch lúa

800kg lúa/giờ (hình 4.53). + Bộ phận làm sạch lúa

lắp đặt ở trong nhà

Hình 4.53. Thân máy làm sạch lúa 800kg lúa/giờ ở trong nhà

+ Bộ phận dẫn trấu, lép và

bụi ra bên ngoài (hình 4.54)

Hình 4.54. Ống dẫn trấu, bụi của máy ra ngoài - Loại máy làm sạch lúa 2

tấn/giờ (hình 4.55) + Bộ phận làm sạch lúa

lắp đặt ở trong nhà

Hình 4.55. Thân máy làm sạch lúa 2tấn lúa/giờ ở trong nhà

+ Bộ phận dẫn trấu, lép và

bụi của máy làm sạch 2tấn/giờ ra bên ngoài (hình 4.56)

Hình 4.56. Ống dẫn trấu, bụi của máy ra ngoài

39

2.6. Chuẩn bị nơi chứa lúa Trước khi thu hoạch lúa cũng cần phải chuẩn bị nơi để chứa lúa. Tùy điều

kiện sản xuất lúa mà chuẩn bị, có thể là kho chứa hay cũng có thể xếp vào nhà ở, nhà bếp (nếu nhà bếp đủ rộng) cũng được. Tuy nhiên, khi cất lúa không có nhà kho, chúng ta lưu ý, nên bố trí cho gọn gàng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng lúa bảo quản cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trong bài này chúng ta chỉ tìm hiểu về chuẩn bị kho chứa lúa.

2.6.1. Vệ sinh kho chứa

lúa: - Quyét dọn kho trước khi

thu hoạch, dùng chổi xương quyét sạch sẽ trong nhà kho (hình 4.57).

Hình 4.57. Quyét dọn sạch bên trong nhà kho - Ngay cả bên ngoài nhà

kho cũng phải quyét dọn sạch sẽ (hình 4.58) và hốt hết rác, bụi đem đi xử lý.

Hình 4.58. Quyét dọn sạch cả bên ngoài kho 2.6.2. Phun thuốc sát

trùng kho chứa lúa Trước khi chứa lúa phải

phun thuốc sát trùng kho chứa để tiêu diệt mầm mống sâu mọt trong kho trước khi thu hoạch (hình 4.59)

Hình 4.59. Phun thuốc sát trùng kho chứa lúa

40

- Chuẩn bị kệ để kê lúa: Sau khi làm vệ sinh và

phun thuốc sát trùng cho kho chứa lúa xong, cần chuẩn bị kệ. Kệ là một khung được đóng bằng gỗ (hình 4.60), thường được dùng để xếp các bao lúa lên, tránh để các bao lúa bị tiếp xúc và hút ẩm từ mặt đất

Hình 4.60. Chuẩn bị kệ để kê lúa

Quyét dọn sạch sẽ các tấm

kệ (hình 4.61): trước khi kê kệ, phải quyét dọn sạch sẽ rác bụi, mạng nhện…

Hình 4.61. Quyét dọn sạch sẽ các tấm kệ

Chuẩn bị kê liền các tấm kệ

với nhau ở trong kho (hình 4.62) sẵn sàng để xếp lúa.

Hình 4.62. Kê các tấm kệ liền nhau

41

2.7. Chuẩn bị nhân công để thu hoạch 2.7.1. Tính số nhân công cần phải thực hiện các công việc a. Công để cắt lúa.

Trường hợp thu hoạch thủ công (cắt lúa bằng liềm) rất tốn công lso động nên cần phải tính lượng nhân công cắt lúa (hình 4.66).

Hình 4.66. Nhân công cần để cắt lúa

b. Công gom lúa (hình

4.67). Sau khi cắt lúa xong cũng cần phải lượng nhân công để gom lúa

Hình 4.67. Tốn nhân công để gom lúa c. Công tuốt lúa:

Ngay cả khi tuốt lúa cũng rất cần nhân công (hình 4.68)

Hình 4.68. Cần nhân công để tuốt lúa

42

d. Công vận chuyển

lúa: Khi tính nhân công cũng cần lưu ý cả công vận chuyển lúa, vận chuyển lúa bông (hình 4.69) đến nơi tuốt hạt hay vận chuyển lúa hạt sau khi được tuốt về sân phơi hay máy sấy (hình 4.66c-2)

Hình 4.69. Nhân công để vận chuyển lúa e. Công để làm khô lúa (hình 4.70). Khi làm khô lúa bằng phương pháp

phơi hay sấy cũng cần nhân công, nên cũng phải tính nhân công để chuẩn bị a

Hình 4.70 (a; b). Nhân công cần để làm khô lúa

a

b

4.66c-1

4.66c-2

43

g. Chuẩn bị công để làm sạch lúa: Bất kể làm sạch lúa bàng phương pháp thủ công (hình 4.71) hay máy móc (hình 4.71) đều cần nhân công. Chính vậy phải tính lượng nhân công này để chuẩn bị.

Hình 4.71. Nhân công cần để làm sạch lúa (thủ công)

Hình 4.72. Nhân công cần để làm sạch lúa (bằng máy) 2.7.2. Cân đối số nhân công a. Tính số nhân công cho từng loại công việc b. Tính số nhân công đã có của từng loại công việc c. Tính số nhân công cần thuê mướn của từng loại công việc: Căn cứ khối

lượng của các loại công việc, người trồng lúa tính số lượng nhân công để thuê mượn. 2.7.3. Thuê mướn nhân công thu hoạch lúa a. Khảo sát giá cả nhân công của từng loại công việc: Khảo sát giá nhân

công của từng loại công việc tại thời điểm thuê trên thị trường và 3-5 cơ sở dịch vụ cho thuê nhân công lao động. Chọn cơ sở để thuê nhân công lao động và thỏa thuận số lượng nhân công, loại nhân công cần thuê mướn.

b. Viết hợp đồng thuê mướn nhân công thu hoạch lúa: Khi viết hợp đồng thuê mướn nhân công cần phải rõ ràng, đúng, đủ lượng nhân công của từng loại công việc. Mẫu hợp đồng nhân công có thể tham khảo ở trang 45.

Lưu ý: Mặc dù là thuê nhân công để thu hoạch lúa, nhưng có thể làm sớm chừng nào tốt chừng nấy, vì để đến lúc thu hoạch mới đi thuê nhân công, đôi khi không có nhân công hoặc nhân công không đảm bảo chất lượng.

44

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG THUÊ MƯỚN NHÂN CÔNG THU HOẠCH LÚA

V/v: Thực hiện thuê nhân công giữa cơ sở trồng lúa A với cở sở cung cấp nhân công B

Số : 15/HĐMB

Hôm nay, ngày tháng năm 2011 hai bên gồm có: A- BÊN THUÊ NHÂN CÔNG: Cơ sở trồng lúa A

- Ông: Nguyễn Văn X - Chức vụ: Chủ hộ trồng lúa - Địa chỉ: Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ; Điện thoại: 07103 xxx xxx - Mã số thuế: xxxx xxx xxx

B- BÊN CHO THUÊ NHÂN CÔNG: Công ty dịch vụ việc làm Ô Môn - Ông/Bà: Nguyễn Văn Y - Chức vụ: Giám đốc Trung tâm - Địa chỉ: Ô Môn, thành phố Cần Thơ;

Cùng ký kết hợp đồng thuê mướn như sau: I- NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA BÊN CHO THUÊ NHÂN CÔNG:

- Nội dung: Chuẩn bị đủ nhân công để thực hiện các công việc như sau Stt Nội dung Số người Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)1 Dọn sân phơi, máy sây, kho chứa 5 60 000 300 0002 Cắt lúa 50 80 000 4 000 0003 Gom lúa, tách hạt 20 100 000 2 000 000 4 Làm khô lúa 8 60 000 480 0005 Làm sạch và cất lúa vào kho 10 100 000 1 000 000 Tổng cộng 7 780 000

- Trách nhiệm: Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nhân công để thực hiện các công việc như đã thỏa thuận.

- Quyền lợi: Bên cho thuê nhân công được nhận tiền mặt một lần sau khi thanh lý hợp đồng. II. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN THUÊ NHÂN CÔNG

- Trách nhiệm: Giám sát số lượng và chất lượng nhân công trong quá trình thực hiện công việc.

- Nghĩa vụ: Thanh toán tiền cho bên cho thuê nhân công theo thực tế đã thực hiện. III. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG

- Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày tháng năm 2011 đến ngày tháng năm 2011.

- Xử phạt các hình thức vi phạm hợp đồng: Bên nào vi phạm các điều khoản đã ký trong hợp dồng sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành.

Hợp đồng được lập thành 04 bản, bên bán giữ 02 bản, bên mua giữ 02 bản. ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

45

BIÊN BẢN NGHIỆM THU, THANH LÝ HỢP ĐỒNG số: 15

Hôm nay, ngày tháng năm 2010, gồm có:

A- BÊN THUÊ CÔNG LAO ĐỘNG: Cơ sở trồng lúa A - Ông: Nguyễn Văn X - Chức vụ: Chủ hộ trồng lúa - Địa chỉ: Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ; Điện thoại: 07103 xxx xxx - Mã số thuế: xxxx xxx xxx

B- BÊN CHO THUÊ CÔNG LAO ĐỘNG: Công ty dịch vụ việc làm Ô Môn

- Ông/Bà: Nguyễn Văn Y - Chức vụ: Giám đốc Trung tâm - Địa chỉ: Ô Môn, thành phố Cần Thơ;

Cùng nghiệm thu, thanh lý hợp đồng mua bán số: /HĐMB ngày

tháng năm 2011 như sau: I. NỘI DUNG:

Bên cho thuê nhân công đã cung cấp đủ số lượng nhân công và thực hiện tốt các loại công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng theo các nội dung sau. Stt Nội dung Số người Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)1 Dọn sân phơi, máy sây, kho chứa 5 60 000 300 0002 Cắt lúa 50 80 000 4 000 0003 Gom lúa, tách hạt 20 100 000 2 000 000 4 Làm khô lúa 8 60 000 480 0005 Làm sạch và cất lúa vào kho 10 100 000 1 000 000 Tổng cộng 7 780 000 II. GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG ĐÃ THỰC HIỆN:

Số tiền nhân công sau khi thức hiện các công việc được tính là: 7 780 000 đồng (Bảy triệu bảy trăm tám mươi ngàn đồng). Số tiền bị phạt do các bên vi phạm hợp đồng là: Không Số tiền bên thuê nhân công phải trả cho bên cho thuê nhân công là: 7 780 000 đồng (Bảy triệu bảy trăm tám mươi ngàn đồng).

III. KẾT LUẬN - Hai bên đã cùng nhau thực hiện tốt các điều đã ghi trong hợp đồng - Bên thuê nhân công đã trả đủ tiền cho bên cho thuê nhân công là: 7 780 000 đồng (Bảy triệu bảy trăm tám mươi ngàn đồng).

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

46

Tóm lại: Tổng hợp quá trình chuẩn bị thu hoạch lúa, chúng ta phải thực hiện các bước công việc như sơ đồ 4.2 sau đây:

Sơ đồ 4.2. Các bước chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị và nhân công để thu hoạch lúa

Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị thu hoạch lúa

Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị tuốt lúa

Chuẩn bị dụng cụ, vật rẻ để thu hoạch lúa

Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc để thu hoạch lúa

Chuẩn bị nhân công thu hoạch lúa

Chuẩn bị nơi để (chứa tồn trữ) lúa

Chuẩn bị dụng cụ, tuốt lúa đơn giản

Chuẩn bị máy tuốt lúa

Tính số nhân công cho từng loại công việc

Tính số nhân công đã có của từng loại công việc

Tính số nhân công cần thuê mướn của từng loại công việc

Viết hợp đồng thuê mướn nhân công

Chuẩn bị nơi làm khô lúa

Chuẩn bị sân phơi Chuẩn bị máy sấy

Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị làm sạch lúa

Chuẩn bị dụng cụ, đơn giản làm sach lúa

Chuẩn bị (thuê) máy làm sạch lúa

Chuẩn bị phương tiện vận chuyển lúa

47

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Khi cắt lúa chín bằng phương thức thủ công, thì chuẩn bị loại

dụng cụ, trang thiết bị nào sau đây? a) Liềm. b) Máy gặt hàng xếp dãy. c) Máy gặt đật liên hợp.

Bài tập 2. Trong điều kiện có đầy đủ các phương thức thu hoạch lúa, khi

ruộng lúa chín có diện tích lớn, lúa đứng thì nên chuẩn bị phương thức thu hoạch nào?

a) Chuẩn bị phương thức thu hoạch thủ công. b) Chuẩn bị phương thức thu hoạch bằng máy. c) Chuẩn bị cả 2 phương thức trên

Bài tập 3. Tại sao khi chuẩn bị nhân công để thực hiện các công việc thu

hoạch lúa cần phải thực hiện sớm ngay từ đầu vụ? a) Đảm bảo đủ số lượng nhân công. b) Đảm bảo đủ nhân công cho từng loại công việc. c) Cả a và b

Bài tập 4. Vệ sinh máy sấy, kho chứa lúa gồm chuẩn bị chổi, leng (xẻng),

trang, cào, đồ chứa: Rác, bụi, tro và trấu … Tính lượng thuốc sát trùng, pha thuốc và xịt đều khắp kho chứa lúa.

Bài tập 5. Viết hợp đồng thuê mướn nhân công để thu hoạch 5 ha lúa chín C. Ghi nhớ: - Xác định độ chín của lúa và quyết định ngày thu hoạch - Chọn phương thức thu hoạch cho phù hợp

48

Bài 03: THU HOẠCH LÚA Thu hoạch lúa là một trong những khâu quan trọng trong nghề trồng lúa

năng suất cao, nếu thu hoạch không đúng sẽ gây thất thoát đối với năng suất và gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt. Chính vậy học viên nghề trồng lúa năng suất cao cần phải học kỹ bài này và thực hành thành thạo các thao tác cũng như quá trình quản lý trong thu hoạch lúa.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng thu hoạch và

quản lý thu hoạch lúa đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo lúa không bị sót và rơi vãi trên 4,5%.

A. Nội dung 3.1. Cắt lúa: Là công việc dùng dụng cụ làm tách rời phần trên của cây lúa

có mang bông ra khỏi thân (gốc) cây lúa. Những dụng cụ này có thể là liềm (lưỡi hái) hay máy gặt lúa.

3.1.1. Cắt lúa bằng liềm

- Liềm để cắt lúa (hình 4.73) người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long còn gọi là lưỡi hái, được dùng để cắt lúa.

Hình 4.73. Liềm để cắt lúa

a. Dùng liềm để cắt bông

lúa chín: Là động tác dùng liềm để

cắt bông lúa chín rời khỏi thân cây lúa (hình 4.74).

- Hình 4.74. Cắt lúa bằng liềm

49

- Động tác cắt bông lúa bằng liềm: Khi cắt, tay thuận cầm liềm, vơ gọn các bông lúa của các cây lúa ở gần nhau, tay nghịch đỡ nắm bông lúa đã được vơ gọn, đồng thời dùng lưỡi liềm cắt ngang để tách rời phần bông lúa và thân cây lúa (hình 4.75). Hình 4.75. Động tác cắt lúa bằng liềm

- Cắt lúa theo hàng,

lối (hình 4.76): Khi cắt lúa bằng liềm, mỗi người cắt thẳng theo một lối trên ruộng lúa

Hình 4.76. Cắt lúa theo hàng, lối - Cách để lúa sau khi

cắt: Lúa sau khi cắt sẽ được để về phía đằng sau người cắt lúa, cứ 2-3 nắm lúa để thành một đống nhỏ (hình 4.77)

Hình 4.77. Để 2-3 nắm lúa thành đống nhỏ

- Các đống nhỏ này

gọi là gồi lúa (hình 4.78)

Hình 4.78. Lúa được để thành từng gồi

50

- Các gồi lúa cứ tiếp

tục nối đuôi nhau thành hàng: Vì mỗi người cắt lúa đi một lối nên sau khi cắt xong một lối lúa, các gồi lúa được xếp thành một hàng (hình 4.79), nhiều lối lúa như vậy sẽ thành những hàng gồi bông lúa trên ruộng

Hình 4.79. Để các gồi lúa theo hàng

- Lúa để thành gồi và xếp theo hàng như vậy sẽ dễ thu gom (hình 4.80)

Hình 4.80. Để các gồi lúa theo hàng sẽ dễ thu gom

b. Dùng liềm cắt toàn

bộ cây lúa chín - Là động tác dùng tay

nghịch cầm gần sát gốc cây lúa chín. Tay thuận cầm liềm cắt sát mặt đất để lấy toàn bộ cả cây lúa chín (hình 4.81).

Hình 4.81. Cắt toàn bộ cây lúa chín

51

- Để lúa sau khi cắt

xong: Lúa cắt xong được để gọn thành từng đống nhỏ (hình 7.82)

Hình 4.82. Để gọn lúa đã cắt thành từng đống nhỏ

- Cách để các cây lúa

đã cắt: Sau khi cắt xong, lấy lưỡi liềm đỡ các bông lúa phía ngọn cây lúa để gọn vào đống lúa nhỏ (hình 4.83).

Hình 4.83. Cách để các cây lúa chín sau khi cắt

- Các đống lúa nhỏ

được để nối đuôi nhau thành các hàng (hình 4.84).

Hình 4.84. Các hàng đống lúa nhỏ trên ruộng

52

- Cắt bông lúa từ cây lúa đã cắt:

+ Cắt rời phần bông lúa và thân cây lúa:

Tay thuận cầm liềm xén, chân thuận giữ thân cây lúa, tay nghịch cầm phần bông lúa, tiến hành xén rời phần bông lúa và thân cây lúa (hình 4.85).

Hình 4.85. Xén rời phần bông lúa ra khỏi thân cây lúa

+ Cách để các bông lúa sau khi cắt:

Các bông lúa sau khi được cắt rời khỏi thân cây, lại để gọn thành từng đống nhỏ trên thân cây rạ phía vừa cắt bông lúa (hình 4.86)

Hình 4.86. Các bông lúa cắt từ thân cây lúa được để gọn thành đống

+ Cách để đống bông lúa sau khi xén:

Nhiều nắm lúa nhỏ sau khi xén, được để chồng lên nhau thành đống bông lúa ở trên thân cây rạ phía vừa cắt, cứ tiếp tục làm như vậy thì sau khi xén lúa xong, chúng ta sẽ có được các hàng của các đống bông lúa (hình 4.87)

Hình 4.87. Các đống nhỏ bông lúa được xếp thành các hàng

53

3.1.2. Cắt lúa bằng máy gặt lúa xếp dãy Là dùng dụng cụ có bộ phận cắt lúa gắn vào động cơ, người ta điều khiển

máy gặt cắt lúa đã chín, cắt tới đâu lúa ngả ra thành từng dãy (hàng) tới đó (một số hình ảnh cắt lúa bằng máy gặt xếp dãy từ 4.88-1 đến 4.88-3).

Ưu điểm: Năng suất lao động cao Nhược điểm: - Cần có kỹ thuật cao - Cần có máy móc - Cần ruộng lúa lúc chín không đổ ngã và chân ruộng khô, không bị lún - Diện tích ruộng phải đủ để cho máy hoạt động

Hình 4.88 (1); 4.88(2); 4.88 (3): Cắt lúa bằng máy gặt lúa xếp dãy

4.88 (1)

4.88 (2)

4.88 (3)

54

3.1.3. Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp Khi thực hiện, người ta điều khiển máy gặt đập liên hợp để vừa cắt lúa,

vừa tuốt hạt luôn, lúa hạt được chứa vào các bao (hình 4.89) và xếp ngay trên máy. Khi các bao chứa lúa đã xếp đầy chỗ xếp ở trên máy thì đưa các bao lúa lên bờ ruộng.

Ưu điểm: Năng suất nhân công cao, giảm bớt cả công tuốt lúa. Nhược điểm: - Cần có kỹ thuật cao - Cần có máy móc - Lúc lúa chín bắt buốc chân ruộng lúa phải khô, không bị lún - Diện tích ruộng phải đủ để cho máy hoạt động

Hình 4.89 (1-3). Một số hình ảnh thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp

1

2

3

55

3.2. Gom lúa bông: Là động tác gom gọn lúa bông đã được cắt để mang đi nơi khác tuốt hạt

hay gom để tuốt hạt ngay tại ruộng. 3.2.1. Gom lúa

bông mang đi nơi khác tuốt hạt:

- Chúng ta có thể bó lúa lại thành từng bó (hình 4.90)

Hình 4.90. Gom gọn lúa đã cắt

- Cách bó lúa như sau:

Đặt sợi dây bó lúa xuống mặt ruộng, gom lúa để lên sợi dây đó cho đến khi vừa một bó (tùy theo sức của người vận chuyển), sau đó buộc sợi dây để được thành một bó lúa (hình 4.91)

Hình 4.91. Buộc dây bó lúa

Sau khi bó xong đã

có những bó lúa rất chắc chắn (hình 4.92)

Hình 4.92. Bó lúa sau khi đã được bó

56

Các bó lúa được vận chuyển đến chỗ khác để tuốt hạt bằng nhiều cách:

+ Gánh trực tiếp hai bó lúa trên đòn gánh (đòn sóc hay đòn càn: nhọn hai đầu)

* Lấy một đầu đòn gánh đưa sâu vào một bó lúa (hình 4.93)

Hình 4.93. Đưa sâu một đầu đòn gánh vào bó lúa

Nhấc đầu đòn gánh

đã có bó lúa lên vai (hình 4.94)

Hình 4.94. Nhấc bó lúa đã sâu đòn gánh lên vai

Cúi người, lấy đầu

đòn gánh còn lại đưa sâu vào bó lúa khác (hình 4.95)

Hình 4.95. Đầu đòn gánh còn lại sâu bó lúa khác

57

Sau đó đứng thẳng

người và gánh lúa (hình 4.96) đến nơi tuốt hạt.

Hình 4.96. Gánh lúa đến nơi tuốt hạt Cũng có thể gánh

lúa bằng quang gánh (hình 4.97) đến nơi tuốt hạt lúa

Hình 4.97. Gánh lúa bằng quang gánh Một số nơi, người

trồng lúa có thói quen đội lúa ở trên đầu (hình 4.98) để mang đến nơi tuốt lúa

Hình 4.98. Đội lúa đến nơi tuốt hạt 3.2.2. Gom lúa

bông đưa trực tiếp lên máy tuốt: Đôi khi ở ruộng khô, người ta đưa máy tuốt lúa xuống ruộng, nên gom lúa là đưa trực tiếp vào máy tuốt

Hình 4.99. Gom lúa đưa trực tiếp vào máy tuốt hạt

58

3.3. Tuốt lúa 3.3.1. Tuốt lúa bằng phương pháp thủ công: Có nhiều cách tuốt hạt lúa

ra khỏi bông lúa như đập bằng tay, vò bằng chân, dùng các dụng cụ tuốt lúa đơn giản (hình 4.100). Người ta gọi là tuốt lúa bằng phương pháp thủ công.

Hình 4.100 (a; b; c; d). Một số kiểu tuốt lúa bằng phương pháp thủ công

b

a

c

d

59

3.3.2. Tuốt lúa bằng máy Đến nay thì các phương tiện tuốt lúa thủ công đã giảm rất nhiều, chỉ còn

dùng ở những điều kiện bắt buộc. Thay vào đó đã dùng máy để tuốt lúa, máy này được gọi là máy tuốt lúa. Ở các địa phương khác nhau thì cũng có tên gọi khác nhau như máy suốt lúa, máy phụt, máy nhai, đưa lúa bông vào thùng tuốt còn gọi là cho ăn… Để tuốt lúa bằng máy, cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị lúa bông trước khi tuốt hạt Tùy điều kiện trồng lúa, chúng ta có thể gom lúa bông thành đống ngay

trên ruộng hay bờ ruộng (hình 4.101) hoặc gom lúa bông thành đống trên sân vườn (hình 4.102)

Hình 4.101. Gom lúa bông thành đống ngay trên ruộng hay bờ ruộng

Hình 4.102. Gom lúa bông thành đống trên sân vườn

Bước 2. Mang máy tuốt tới nơi

tuốt lúa: Tuốt lúa ở đâu thì phải mang

máy tuốt tới đó, nếu lúa đã gom thành đống thì mang máy tuốt lúa tới gần đống lúa (hình 4.103)

Hình 4.103. Mang máy tuốt lúa tới gần đống lúa

60

Nếu tuốt lúa trực tiếp dưới ruộng

thì mang máy tuốt xuống ruộng (hình 4.104)

Hình 4.104. Mang máy tuốt xuống ruộng lúa

Bước 3. Thực hiện tuốt lúa: Khi

tuốt lúa cần có người phụ trách đưa lúa vào máy, còn những người khác bốc lúa bông để lên thành thùng tuốt của máy tuốt (hình 4.105)

Hình 4.105. Đưa lúa bông lên máy tuốt

Bước 4. Điều khiển đưa lúa bông vào máy tuốt (hình 4.106): Khi đưa lúa bông vào máy tuốt lưu ý nên cho từ từ và đều đặn, tránh cho

nhiều quá, hạt lúa còn dính vào rơm và thoát ra ngoài hoặc một số hạt lúa theo rơm ra ngoài chứ không ra theo đường hứng lúa. Cho lúa bông vào máy tuốt không đều và cho ít thì bị lãng phí nhiên liệu, nhân công…

Hình 4.106. Điều khiển đưa lúa bông vào máy tuốt

61

Bước 5. Hứng lúa vào bao (hình 4.107): Khi tuốt lúa, hạt lúa được rời khỏi bông lúa và theo đường dẫn đi ra ngoài.

Người hứng lúa phải để dụng cụ (thau, thúng, bao…) vào cửa của đường dẫn đó. Cứ khi đầy dụng cụ hứng thì kéo ra và thay dụng cụ hứng khác vào, tiếp tục như vậy cho đến khi tuốt lúa xong.

Hình 4.107. Hứng lúa vào bao

Bước 6. Xếp các bao lúa sau khi

hứng đầy: Khi hứng lúa đầy bao, chúng ta

buộc chặt miệng bao lúa và xếp gọn (hình 4.108) chờ chuyên chở về sân phơi hay máy sấy.

Hình 4.108. Buộc chặt miệng bao lúa và xếp gọn chờ chuyên chở

3.4. Tô chức vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy

3.4.1. Trung chuyển lúa: Trước khi vận chuyển, phải

trung chuyển lúa tới nơi có phương tiện vận chuyển.

a. Trung chuyển lúa qua sông: Trường hợp ruộng ở phía bên kia sông, phải đưa lúa bằng xuồng, chẹt (hình 4.109) sang nơi có phương tiện vận chuyển.

Hình 4.109. Trung chuyển lúa qua sông

62

b. Trung chuyển lúa bằng sức kéo trâu, bò:

Khi thu lúa ở ruộng ướt, thường được dùng dụng cụ (cộ) để trung chuyển lúa đến nơi có phương tiện vận chuyển (hình 4.110).

Hình 4.110. Trung chuyển lúa bằng sức kéo

trâu, bò

c. Trung chuyển lúa ở ruộng có nước: Trường hợp thu hoạch lúa ở ruộng ướt có nước, thường trung chuyển lúa bằng xuồng (hình 4.111) tới nơi có phương tiện vận chuyển.

Hình 4.111. Trung chuyển lúa bằng xuồng tới nơi có phương tiện vận chuyển

d. Trung chuyển lúa của ruộng ở gần bờ: Trường hợp thu hoạch lúa của

ruộng ở gần nơi có phương tiện vận chuyển, thường trung chuyển lúa bằng cách vác từng bao lúa (hình 4.112) để lên nơi có phương tiện vận chuyển.

Hình 4.112. Vác từng bao lúa lên nơi có phương tiện vận chuyển.

b

63

e. Trung chuyển lượng lúa nhiều và xa bờ: Trường hợp thu hoạch lúa với số lượng lớn và ruộng ở xa nơi có phương tiện vận chuyển, chúng ta nên trung chuyển lúa bằng các phương tiện có thể chạy được ở dưới ruộng như trâu (bò) kéo hay máy kéo (hình 113) lên phương tiện vận chuyển.

Hình 4.113. Trung chuyển lúa bằng sức kéo lên phương tiện vận chuyển

3.4.2. Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển Sau khi trung chuyển lúa tới nơi

có phương tiện vận chuyển, chúng ta xếp lúa lên phương tiện vận chuyển. Tùy theo điều kiện, vận chuyển bằng phương tiện nào thì xếp lúa lên phương tiện vận chuyển đó. Sau đây là cách xếp lúa lên một số phương tiện vận chuyển:

Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển bằng trâu hay bò (hình 4.114)

Hình 4.114. Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển bằng trâu (bò)

Xếp lúa lên phương tiện vận

chuyển bằng xe tải (hình 4.115)

Hình 4.115. Xếp lúa lên phương tiện

vận chuyển là xe tải

64

Xếp lúa lên phương tiện vận

chuyển bằng thuyền, ghe (hình 4.116)

Hình 4.116. Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển là thuyền, ghe

Xếp lúa lên phương tiện vận

chuyển bằng máy kéo (hình 4.117)

Hình 4.117. Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển máy kéo

3.4.3. Tổ chức vận chuyển lúa: Sau khi xếp lúa lên phương tiện vận

chuyển, chúng ta tiến hành vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể lái được các phương tiện vận chuyển, nhưng chúng ta cần tìm hiểu để có biện pháp quản lý tốt hơn.

a. Tổ chức vận chuyển

lúa bằng máy kéo: Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng máy kéo (hình 4.118).

Hình 4.118. Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy

sấy bằng máy kéo

65

b. Tổ chức vận chuyển lúa bằng trâu, bò: Điều khiển trâu, bò kéo dụng cụ gắn trên bánh xe đã xếp lúa (hình 4.119)

về sân phơi hay máy sấy.

Hình 4.119. Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng bò kéo

c. Tổ chức vận chuyển lúa

bằng thuyền (ghe): Vận chuyển lúa về sân phơi

hay máy sấy bằng thuyền (ghe) chạy đường sông (hình 4.120).

Hình 4.120. Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng ghe chạy đường sông

d. Tổ chức vận chuyển lúa

bằng xe ô tô tải: Vận chuyển lúa về sân phơi

hay máy sấy bằng xe ô tô tải (hình 4.121)

Hình 4.121. Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng xe vận tải

66

Tóm lại: Tổng hợp các bước của công việc thu hoạch lúa vừa nêu trên, chúng ta phải thực hiện theo thứ tự như sơ đồ 4.3 sau đây:

Sơ đồ 4.3. Các bước của công việc thu hoạch lúa

Cắt lúa

Gom lúa bông sau khi cắt

Tổ chức vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy

Tuốt lúa

Cắt lúa bằng liềm

Cắt lúa bằng máy gặt lúa xếp dãy

Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp

Gom lúa bông mang đi nơi khác tuốt hạt

Gom lúa bông đưa trực tiếp lên máy tuốt

Tuốt lúa bằng phương pháp thủ ô

Tuốt lúa bằng máy

Trung chuyển lúa

Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển

Tổ chức vận chuyển lúa

67

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Cắt lúa bằng liềm có thể cắt theo kiểu nào sau đây?

a) Cắt phần bông lúa chín. b) Cắt toàn bộ cả cây lúa chín (cả bông và thân cây rạ). c) Cả hai kiểu cắt trên.

Bài tập 2. Gom lúa bông sau khi cắt để tuốt hạt theo cách nào sau đây?

a) Gom để tuốt hạt lúa ngay tại ruộng. b) Gom mang đi nơi khác tuốt hạt. c) Cả 2 cách gom lúa trên.

Bài tập 3. Cắt lúa bằng phương tiện nào thì không phải gom lúa để tuốt?

a) Cắt lúa bằng liềm. b) Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp. c) Cắt lúa bằng máy gặt xếp dãy.

Bài tập 4. Khi tuốt lúa bằng máy tuốt, cần phải thực hiện mấy bước?

a) 6 bước. b) 5 bước. c) 4 bước.

Bài tập 5. Cắt bông lúa, cắt cả cây lúa bằng liềm, để thành gồi thẳng nhau.

sau khi cắt. Mỗi học viên dùng liềm để cắt lúa trên diện tích 100 m2 Bài tập 6: Tuốt lúa và hứng lúa vào bao (mỗi bao chứa được 40-50kg

lúa). Mỗi nhóm 3-5 học viên, tuốt và hứng đầy 5 bao lúa, cột chặt miệng bao, xếp 5 bao lúa chồng gọn lên nhau.

C. Ghi nhớ: - Cắt lúa sạch, gọn và gom không để sót - Tuốt lúa sạch, đóng gọn vào bao không để rơi vãi.

68

Bài 04: LÀM KHÔ VÀ SẠCH LÚA

Làm khô và làm sạch lúa cũng là một trong những bài học quan trọng, nếu làm khô, làm sạch lúa không đúng kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt lúa, chính vậy học viên cũng cần phải học kỹ bài này để áp dụng vào các công việc trong quá trình làm khô và làm sạch lúa của nghề trồng lúa năng suất cao.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Làm giảm được độ ẩm của lúa mới thu hoạch đúng yêu cầu kỹ thuật để

đảm bảo chất lượng lúa và đảm bảo yêu cầu độ ẩm của lúa để giống là 12% và của lúa hàng hóa là 15%;

- Làm sạch được lúa giống và lúa hàng hóa đạt tiêu chuẩn: + Lúa giống không còn lẫn tạp chất, hạt cỏ, hạt lúa lửng... + Lúa hàng hóa sạch sẽ và không lẫn tạp chất. A. Nội dung 4.1. Làm khô lúa Có nhiều cách để làm khô lúa như phơi hay sấy, tùy theo điều kiện của cơ

sở (hộ gia đình nông dân) trồng lúa mà áp dụng phơi hay sấy cho phù hợp. 4.1.1. Phơi lúa Là hình thức trải lúa ra nền sân phơi để lợi dụng nhiệt độ, ánh nắng mặt

trời, gió và độ thoáng bề mặt để làm giảm ẩm độ của lúa mới thu hoạch.

a. Nền mặt bằng (sân) để phơi lúa:

- Nền sân phơi bằng xi măng:

Là nền sân được tráng bằng xi măng, phẳng, nhẵn (hình 4.122), thường dùng để phơi lúa khi thu hoạch ở các sân kho, hoặc ở các hộ gia đình.

Hình 4.122. Sân phơi lúa tráng bằng xi măng

69

- Nền sân phơi khác: Trong điều kiện không đủ sân làm bằng xi măng, có thể trải lúa lên tấm lưới hoặc bạt ở trên nền đất cứng (hình 4.123) để phơi.

Hình 4.123. Trải lúa lên tấm lưới hoặc bạt ở trên nền đất cứng

- Tạo khung che

lúa: Khi phơi lúa trong

mùa mưa, chúng ta nên tạo khung che như hình 4.124, nếu trời mưa thì kéo tấm che phủ kín lên khung để che cho lúa không bị ướt, khi hết mưa lại kéo tấm che xuống để phơi lúa.

Hình 4.124. Tạo khung để che lúa khi trời mưa

b. Cách phơi lúa: Bước 1. Đổ lúa ra sân phơi: Khi đổ lúa ra sân phơi nên đổ rải các bao lúa

(hình 4.125) để đỡ tốn công cào lúa ra phơi

Hình 4.125. Đổ lúa ra sân phơi

70

Bước 2. Trải mỏng lúa ra sân phơi Tùy theo điều kiện sân phơi có thể trải lúa dày mỏng khác nhau, nhưng

trải lớp lúa mỏng đều có độ cao khoảng 10cm để phơi là tốt nhất (hình 4.126).

Hình 4.126. Trải lúa mỏng đều có độ cao khoảng 10cm để phơi

Bước 3. Đảo lúa: Trong quá

trình phơi lúa, thường xuyên phải đảo lúa để cho lúa khô đều.

- Đảo lúa bằng chân (hình 4.127): Là dùng chân đi lại (cày, đảo) để đảo cho lúa mau khô

Hình 4.127. Đảo lúa bằng chân

- Đảo lúa bằng trang, cào: Dùng trang, cào… trang đi, trang lại, cào đi, cào lại, lúa được tiếp xúc đều với nắng, gió nên mau khô hơn (hình 4.128)

Hình 4.128. Thường xuyên trang, cào lúa để lúa mau khô

71

- Đảo lúa bằng cách đánh luống: Khi phơi nên cào thành các luống lúa để tăng diện tích tiếp xúc bề mặt (hình 4.129), làm cho lúa mau khô hơn.

Hình 4.129. Khi đảo thường đánh thành các luống lúa

- Cách đảo lúa đánh luống khi phơi: Khi đảo lúa đánh luống, chúng ta cào

lớp lúa phía trên của luống lúa cũ xuống dưới nền sân phơi để tạo luống mới, sau đó cào lớp lúa ở dưới đáy của luống lúa cũ lên trên bề mặt luống lúa mới (hình 4.130). Cứ 2-3 tiếng đồng hồ lại đảo lúa một lần.

Hình 4.130. Đảo lúa trên mặt luống xuống dưới và ngược lại

- Bảo quản lúa trong quá trình phơi: + Thu gọn lúa phơi vào cuối ngày: Chiều tối mỗi ngày trong quá trình

phơi, nên thu gọn lúa (hình 4.131).

Hình 4.131. Đến chiều tối thu gọn lúa

72

+ Cách thu gọn lúa phơi vào chiều tối mỗi ngày: Từ nhiều luống lúa nhỏ thành luống lớn, dài (hình 4.132) để sáng mai cào

ra phơi sẽ tiết kiệm được sức lao động hơn.

Hình 4.132. Gom gọn lúa thành luống lúa lớn, dài

+ Đậy luống lúa mới thu gọn ở sân phơi: Sau khi thu gọn thành luống lớn, dài. Chúng ta đậy kín luống lúa bằng tấm

bạt (hình 4.133) để tránh ban đêm có mưa hoặc có sương ướt. Lưu ý: Khi đậy phải lấy các vật nặng như cây, gạch… đè lên xung quanh tấm đậy tránh bị gió lật hay bay tấm đậy.

Hình 4.133. Đậy kín luống lúa bằng tấm đệm (bạt)

73

4.1.2. Sấy lúa Là công việc đổ và trải lúa ra nền lò sấy, sau đó điều chỉnh nhiệt độ,

điều chỉnh gió trong lò sấy để làm giảm ẩm độ của lúa ướt (mới thu hoạch) bằng năng lượng nhân tạo.

a. Cho lúa vào máy sấy:

- Cân lúa: Trường hợp sấy thuê hay để tính tỉ lệ lúa khô, trước khi đổ lúa vào lò sấy, chúng ta cân lúa ướt (hình 4.134a), chỉ cần cân đại diện 10/100 bao rồi tính bình quân. Ví dụ: cân 10 bao được 500kg, như vậy 1 bao lúa là 50 kg, lấy 50 kg nhân với toàn bộ số bao lúa là chúng ta có được số lượng lúa ướt trước khi sấy.

Hình 4.134a. Cân lúa trước khi cho vào lò sấy

- Đổ lúa vào máy sấy: Đổ

lúa ướt lần lượt ra nền lò sấy (hình 1.134b), đổ hết bao này thì đổ liền kề bao khác sao cho kín hết nền lò sấy.

Hình 4.134b. Đổ lần lượt lúa ướt ra nền lò sấy

b. Trải lúa đều trên nền lò sấy: - Sau khi đổ lúa vào lò sấy xong, chúng ta cần trải lúa đều ra nền lò sấy.

Tùy theo loại máy sấy lớn nhỏ khác nhau và lượng lúa đổ vào máy sấy nhiều hay ít mà trải lúa với độ dày, mỏng khác nhau.

Lưu ý: Phải đổ lúa kín hết nền của lò sấy (hình 4.135) và độ dày của lớp lúa vừa đổ ít nhất là 20 cm. Nếu có đủ lúa thì có thể đổ lớp lúa dày 60-70 cm.

74

Hình 4.135. Trải lúa ra nền máy sấy

- Trường hợp lúa ít mà nhiều hộ cùng có lúa sấy, có thể sấy chung một mẻ (lần) sấy. Chúng ta ngăn cách lúa của các hộ trên cùng một lò sấy, trong cùng một mẻ sấy bằng những tấm gỗ (hình 4.136 a) hay những tấm lưới (hình 4.136b).

Hình 4.136 a. Ngăn lúa khác bằng những tấm gỗ

Hình 4.136 b. Ngăn lúa khác bằng những tấm lưới

c. Điều chỉnh nhiệt độ và gió của

lò sấy. - Hệ thống cung cấp nhiệt và gió

cho lò sấy: Phía đằng sau của máy sấy, có lò

để đốt than (a), hơi nóng được thổi đi qua hệ thống ống (b) để vào lò sấy lúa (hình 4.137)

Hình 4.137. Lò than cung cấp nhiệt cho lò sấy lúa

a

b

75

- Đồng hồ đo nhiệt độ và gió cho lò sấy:

Trên tường của lò sấy có gắn dụng cụ để đo nhiệt độ (hình 4.138), dụng cụ này được gọi là đồng hồ đo nhiệt độ của máy sấy. Trong quá trình sấy, nhìn vào đồng hồ đo nhiệt độ này là chúng ta có thể điều chỉnh nhiệt độ cho lò sấy phù hợp với mục tiêu sấy lúa.

Hình 4.138. Đồng hồ đo nhiệt độ của lò sấy

Kim đồng hồ của lò sấy Khi

chưa đốt lửa để sấy, đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên tường của lò sấy có kim chỉ nhiệt độ như hình 4.139a

Hình 4.139a. Kim đồng hồ chỉ nhiệt độ khi chưa sấy lúa

Khi đốt lửa để sấy, nhiệt độ

được điều chỉnh luôn luôn ở 45oC (hình 4.139b). Tùy theo mục đích sấy lúa, chúng ta chỉnh nhiệt độ trong lò sấy cho phù hợp.

Hình 4.139b. Nhiệt độ khi sấy lúa (45oC)

76

Điều chỉnh nhiệt độ và gió

trong lò sấy bằng một hệ thống tự động được gắn phía cạnh bên của lò sấy lúa và lò đốt than (hình 4.140). Đây là máy sấy tương đối hiện đại, sau khi đổ lúa ướt (độ ẩm từ 25 - 28%) vào, 36 tiếng đồng hồ sau là lúa khô, không cần phải đảo.

Hình 4.140. Hệ thống tự động để điều chỉnh nhiệt độ và gió trong lò sấy

Trường hợp sấy lúa ở các lò

sấy không có đồng hồ đo nhiệt độ cần phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong lò sấy bằng dụng cụ đo nhiệt độ, người ta gọi dụng cụ này là nhiệt kế (hình 4.141. Khi đo lấy tay đặt hết đế của nhiệt kế sâu vào trong lúa đang sấy, đọc nhiệt độ rồi điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu.

Hình 4.141. Đo nhiệt độ trong lò sấy bằng nhiệt kế

Tương tự như vậy chúng ta

cũng phải điểu chỉnh gió trong lò sấy lúa (hình 4.142). Cách điều chỉnh: Đặt tờ giấy vở học sinh hay tờ giấy A4 lên bề mặt của lò lúa đang sấy, nếu tờ giấy lay động nhẹ và khẽ xoay tròn là gió (độ thoáng) trong lò sấy lúa đạt yêu cầu.

Hình 4.142. Điều chỉnh gió trong lò sấy lúa

77

d. Đảo lúa trong khi sấy: Một số loại lò sấy lúa, trong quá trình sấy cũng phải đảo lúa (hình 4.143),

khi đảo, chúng ta cào lớp lúa trên bề mặt xuống dưới, đưa lớp lúa phía dưới lên trên, cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi đảo xong toàn bộ lúa trong lò sấy.

Hình 4.143. Đảo lúa trong quá trình sấy

e. Sấy lúa bằng máy dã chiến: Ngoài các máy sấy lớn, có một số kiểu máy

sấy lúa dã chiến có thể sấy 1 tấn, 2 tấn… rất tiện lợi và phù hợp với điều kiện sấy ít lúa, sấy lúa ngay tại ruộng, sấy lúa ở trong nhà kho… (hình 4.144 a và b).

Hình 4.144. Một số kiểu máy sây lúa dã chiến

a

b

78

4.1.3. Kiểm tra độ ẩm của lúa sau khi phơi hay sấy

Kiểm tra độ ẩm của lúa bằng

dụng cụ đo độ ẩm của hạt (hình 1.145). Sau khi phơi lúa xong muốn biết lúa đã khô theo yêu cầu chưa, chúng ta kiểm tra độ ẩm của lúa như sau: Lấy khoảng 50 gam hạt lúa ở sân phơi hay máy sấy. Mở nắp dụng cụ độ độ ẩm của hạt, cho những hạt lúa đó vào dụng cụ đo độ ẩm, đậy nắp, xoay nhẹ cho hạt vỡ ra, độ ẩm của hạt sẽ hiện ra số, nhìn vào số là chũng ta biết được độ ẩm của hạt.

Hình 1.145. Dụng cụ đo độ ẩm hạt 4.1.4. Xúc lúa sau khi đã phơi hay sấy khô Sau khi lúa đã phơi (hay sấy)

thường được đóng vào bao để mang đi làm sạch hay bảo quản.

a. Xúc lúa sau khi đã phơi khô: Cào gọn lúa đã phơi khô theo

chiều dài của sân phơi. Người cầm bao, người xúc lúa để đổ vào bao, người buộc các miệng bao lúa đã được xúc đầy (hình 4.146).

Hình 4.146. Xúc lúa sau khi đã phơi khô b. Xúc lúa sau khi đã sấy khô: Khi xúc lúa đã sấy khô vào bao

cũng tương tự như xúc lúa đã phơi khô vào bao (hình 4.147). Tuy nhiên xúc lúa ở lò sấy, không phải cào lúa như ở sân phơi.

Hình 4.147. Xúc lúa sau khi đã sấy khô

79

c. Bảo quản lúa sau khi xúc xong: - Sau khi xúc xong lúa phơi hay sấy đã khô vào bao (hình 4.148 a và

4.148b), để chờ làm sạch hay mang tới kho chứa (hình 4.149), chúng ta phải có biện pháp bảo quản để tránh bị ướt trong khi cờ đợi.

Hinh 1.148a. Sau khi xúc xong lúa phơi đã khô

Hinh 1.148b. Sau khi xúc xong lúa sấy đã khô

Hình 1.149. Lúa chờ làm sạch hay mang tới kho chứa - Cách bảo quản tạm thời lúa sau

khi xúc xong: Trong lúc chờ đợi để làm sạch

lúa hay mang tới kho chứa. Chúng ta cần phải xếp gọn các bao lúa và đậy lại như hình 4.150 để tránh bị mưa hay sương ướt.

Hình 4.150. Đậy lúa sau khi xúc xong

80

4.2. Làm sạch lúa Là hình thức loại bỏ hạt lép lửng bằng phương pháp thủ công hay dùng

sức gió tự nhiên, sức gió bằng máy móc để loại bỏ tạp chất bằng phương pháp thủ công hay bằng máy móc.

4.2.1. Làm sạch lúa bằng

phương thủ công a. Sảy lúa Là hình thức dùng dụng cụ

để sảy loại bỏ hạt lép (hình 4.151), cách này chỉ áp dụng khi có lượng lúa ít.

Hình 4.151. Loại bỏ trấu, lép bụi bằng cách sảy lúa

b. Lợi dụng sức gió tự nhiên - Khi trời có gió, chúng ta

lấy lúa đổ từ từ theo chiều gió thổi (hình 4.152a), lúa lép và trấu, bụi sẽ bay theo chiều gió về phía trước, lúa mẩy rơi tự do theo đường thẳng thành đống.

Hình 4.152a. Làm sạch lúa bằng sức gió tự

nhiên

- Khi đổ lúa người ta thường

đứng lên ghế cao, để dòng lúa rơi sẽ gặp được sức gió mạnh hơn, trấu, lép, bụi dễ bay ra phía trước đống lúa hơn (hình 4.152b)

Hình 4.152b. Đống lúa mẩy sạch trấu, lép bụi sau khi là sạch

81

Cách làm: Trước tiên, chúng

ta xúc lúa vào thau hay thúng (hình 4.152c)

Hình 4.152c. Xúc lúa vào thau hay thúng

- Một người đổ lúa theo chiều gió thổi, một người dùng chổi quyét ngăn cách trấu, bụi vừa theo gió bay ra phía trước đống lúa mẩy (hình 1.152d), Trường hợp không có gió tự nhiên có thể thay bằng sức gió của quạt điện

Hình 4.152d. Một người đổ, một người quyét trấu, lép, bụi

Trường hợp trời không có

gió hay quạt điện, người ta phải dùng sức người để quạt (hình 4.152e). Người cầm dụng cụ quạt tập trung luồng gió vào dòng lúa đang đổ xuống để thổi trấu, lép, bụi bay về phía trước đống lúa.

Hình 4.152e. Dùng sức người để quạt lúa c. Loại bỏ tạp chất: Đôi khi lúc thu hoạch lúa

hay phơi sấy có bị lẫn các tạp chất như vỏ ốc, đá, sạn… chúng ta cần phải loại bỏ những tạp chất này. Cách loại bỏ bằng phương pháp thủ công là dùng sàng để sàng cát, sạn và nhặt những tạp chất (hình 4.153)

Hình 4.153. Loại bỏ tạp chất bằng phương pháp thủ công

82

4.2.2. Làm sạch lúa bằng dụng cụ đơn giản a. Làm sạch lúa bằng dụng cụ đóng bằng gỗ:

Một số dụng cụ đơn giản tự

chế cũng còn được sử dụng ở những hộ gia đình như dụng cụ đòng bằng gỗ. Dụng cụ này gồm có phễu chứa lúa được đặt trên một ống hộp hình chữ nhật có hai cửa, một cửa cho lúa ra và một cửa cho trấu, lép, bụi ra. Dụng cụ được đặt trên 4 chân bằng gỗ (hình 1.154)

Hình 4.154. Dụng cụ làm sạch lúa được đóng bằng gỗ

Cách sử dụng cụ này như

sau: - Đặt phễu (hình 4.155) lên

vị trí đã cố định sẵn trên ống hộp hình chữ nhật (thùng) của dụng cụ làm sạch lúa

Hình 4.155. Đặt phễu lên vị trí đã cố định sẵn trên ống hộp hình chữ nhật

- Kiểm tra phễu đặt: Phễu

đặt cân đối, đúng vị trí (hình 4.156), lỗ xuống lúa của phễu, trùng khớp với lỗ xuống lúa của ống hộp hình chữ nhật của dụng cụ làm sạch lúa

Hình 4.156. Kiểm tra phễu đặt

83

- Đóng bàn khóa lối lúa

xuống giữa phễu và ống hộp hình chữ nhật của dụng cụ làm sạch lúa (hình 4.157)

Hình 4.157. Đóng bàn khóa

- Đặt quạt điện để lấy gió từ

quạt: Đặt quạt thẳng vào ống hộp chữ nhật của dụng cụ làm sạch lúa (hình 4.158)

Hình 4.158. Đặt quạt điện

- Đổ lúa vào phễu đựng lúa: Dùng thau, thúng… xúc lúa

đổ đầy vào phễu của máy làm sạch (hình 4.159)

Hình 4.159. Đổ đầy vào phễu của máy làm sạch

84

- Mở bàn khóa phễu đựng lúa: Sau khi đổ đầy lúa vào phễu, chúng ta để thúng (hay thau) hứng lúa ở cửa ra lúa, bật quạt điện và mở bàn khóa giữa phểu đựng lúa và thùng làm sạch (hình 4.160). Khi mở phải rút từ từ miếng nêm chèn bàn khóa, điều chỉnh để lúa chảy xuống thùng làm sạch ổn định. Đồng thời cố định miếng nêm cho đến khi làm sạch xong lúa.

Hình 4.160. Mở bàn khóa giữa phễu và thùng làm sạch

- Lối ra của lúa khi quạt: Khi lúa chảy xuống thùng

làm sạch, gặp gió, các hạt lúa mẩy sẽ rơi thẳng xuống cửa đã có sẵn thúng hứng, còn trấu và hạt lép bị gió thổi xa hơn rồi rơi xuống cửa kế tiếp cửa ra của lúa mẩy, còn bụi thì theo gió bay ra ngoài (hình 4.161).

Hình 4.161. Lối ra của lúa khi quạt

Lúa mẩy được hứng vào

thúng, khi thúng này đầy thì thay bằng thúng khác để hứng lúa (hình 4.162), cứ tiếp tục như vậy cho đến khi làm sạch lúa xong.

Hình 4.162. Thay thúng hứng lúa khác

85

4.2.3. Tổ chức làm sạch lúa bằng máy a. Tổ chức làm sạch lúa bằng máy làm sạch mini: Máy được chế tạo gọn nhẹ, có gắn lên bánh xe để di chuyển đến các nơi

làm sạch lúa khác nhau. Loại máy mini (hình 4.163), có thể mang đi bất cứ đâu thuận tiện để làm sạch như sân, vườn trống,,,

Hình 4.163. Máy làm sạch lúa (mini)

- Đổ lúa vào phễu của thùng

làm sạch (hình 4.164): Lấy dụng cụ như thúng, thau, bao… đựng lúa mang đổ vào thùng của máy làm sạch, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi làm sạch lúa xong.

Hình 4.164. Đổ lúa vào phễu của thùng làm sạch

- Hứng lúa sau khi làm sạch

(hình 4.165): Lúa được đổ vào thùng của máy làm sạch, máy chạy tạo luồng gió thổi trấu, lép, bụi bay ra ngoài, lúa mẩy sạch chảy ra cửa cố định và đã có bao hứng, khi hứng lúa đã được làm sạch đầy bao thì thay bao hứng lúa khác.

Hình 4.165. Hứng lúa sau khi làm sạch

86

- Cân khối lượng bao lúa

(hình 4.166): Sau khi hứng lúa đã làm sạch đầy bao, được bao nào, chúng ta cân bao đó theo khối lượng nhất định (ví dụ thường một bao là 40 kg hay 50 kg), để khi bán chúng ta chỉ cần đếm số bao, không phải cân lại nữa, làm như vậy sẽ tiết kiệm được nhân công hơn.

Hình 4.166. Cân khối lượng từng bao lúa

b. Tổ chức làm sạch lúa bằng máy cố định:

Phần máy làm sạch lúa được

lắp đặt cố định ở trong nhà, phân này có nhiều cửa ra (hình 1.167) như: Cửa ra lúa mẩy (hình 1.167a), cửa ra lúa lửng (hình 1.167b) và cửa ra tạp chất (hình 1.167c). Mỗi cửa hứng một cái bao, khi bao đầy thì thay bao khác

Hình 4.167. Các cửa ra của lúa mẩy, lửng…

Thực hiện làm sạch: Lúa được

đổ vào phễu của máy làm sạch (hình 4.168), lúa mẩy sạch chảy vào bao, trấu, lép, bụi theo đường ống ra ngoài

Hình 4.168. Phễu đổ lúa của máy làm sạch

a b

c

87

Cửa ra lúa mẩy được hứng vào

bao quy cách (hình 4.169) theo mục tiêu của người trồng lúa

Hình 4.169. Cửa ra lúa mẩy được hứng vào bao quy cách

Cân khối lượng từng bao lúa

(hình 4.170): Sau khi hứng lúa đầy bao. Bao lúa được để lên cân bàn, điều chỉnh đúng khối lượng quy định, dư lúa thì bớt ra, thiếu lúa thì thêm vào, thường một bao quy cách được đóng 40kg/bao.

Hình 4.170. Cân khối lượng từng bao lúa

Dụng cụ để may miệng bao lúa:

May miệng bao lúa là dụng cụ gồm có các bộ phận như kim may, chỉ may, dây cắm vào ổ điện (hình 4.171) Dụng cụ này khi được ghim điện, người điều khiển mở công tắc điện của dụng cụ để may miệng bao lúa sau khi đã cân khối lượng

Hình 4.171. Dụng cụ may miệng bao lúa

88

May miệng bao (hình 4.172). Cân xong bao lúa, dùng dụng cụ may bao để may kín miệng bao lại. Tay thuận cầm dụng cụ may bao, tay nghịch giữ miệng bao, mở máy may đính vào miệng bao rồi điều khiển kim may chạy thẳng một đường hết miệng bao.

Hình 4.172. May miệng bao lúa

Sau khi may miệng bao

xong, vác từng bao để gọn thành đống (hình 4.173)

Hình 4.173. Vác từng bao lúa sau khi may

Chất gọn các bao lúa

thành đống (hình 4.174). Khi chất lúa lưu ý để các bao lúa thành cây thành hàng cho dễ kiểm tra. Đống lúa này được kiểm tra số lượng bao một lần nữa mới nhập kho.

Hình 4.174. Chất gọn các bao lúa thành cây thành hàng

89

Tóm lại: Khi làm khô và làm sạch lúa, chúng ta thực hiện như sơ đồ 4.4 sau đây:

Sơ đồ 4.4. Quá trình làm khô và làm sạch lúa

Làm khô lúa

Làm sạch lúa

Phơi hay sấy lúa

Xúc lúa đã khô

Kiểm tra độ ẩm của lúa

Làm sạch lúa bằng dụng cụ đơn giản

Làm sạch lúa bằng phương pháp thủ công

Làm sạch lúa bằng máy

90

B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên

Bài tập 1. Muốn phơi lúa mau khô và khô đều cần phải làm như thế nào?

a) Đảo lúa thường xuyên. b) Đánh luống trong khi phơi. c) Cả hai cách phơi trên.

Bài tập 2. Có thể đặt máy sấy lúa ở những nơi nào sau đây?

a) Cố định ở trong nhà sấy. b) Đặt ngay gần ruộng lúa. c) Đặt ở nơi thuận tiện để sấy lúa. d) Cả 3 nơi trên.

Bài tập 3. Khi trải lúa ra nền máy sấy thì nên trải như thế nào? a) Trải kín hết nền máy sấy. b) Trải không kín hết bền máy sấy. c) Cả hai cách trải lúa ra nền máy sấy trên.

Bài tập 4. Độ ẩm của lúa hàng hóa (lúa thịt) là bao nhiêu phần trăm? a) 19 %. b) 15 %. c) 12 %.

Bài tập 5: Phơi lúa gồm những công việc đổ lúa ra sân phơi; Trải mỏng

lúa ra sân phơi; Đánh luống; Đảo lúa C. Ghi nhớ - Kiểm tra và dọn sạch đường thoát nước xung quanh sân phơi - Quá trình phơi (sấy) lúa phải đảo đều và đảo thường xuyên

91

Bài 05: BẢO QUẢN LÚA “Xanh nhà hơn già đồng” ý muốn nói mặc dù thu hoạch sớm một chút,

năng suất có bị ảnh hưởng nhưng chắc chắn là có lúa. Lúa còn để ngoài đồng vài hôm nữa chờ cho chín thêm, khi thu hoạch năng suất sẽ cao hơn, nhưng trong thời gian này có thể xảy ra mưa, bão, lũ cuốn... năng suất lúa còn bị giảm nhiều hơn, thậm chí mất trắng không thu hoạch được. Cho nên thu được hạt lúa về nhà đã rất vất vả, ấy vậy mà, lúa đã thu hoạch, phơi khô, làm sạch, chỉ còn bảo quản, lại để thất thoát thì không thể chấp nhận được. Cho nên, chúng tôi biên soạn bài bảo quản lúa để học viên nghề trồng lúa năng suất cao, thực hiện bảo quản lúa đúng quy trình kỹ thuật, để lúa bảo quản không bị thất thoát, hư hao trong quá trình bảo quản.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Bảo quản lúa đúng quy trình kỹ thuật; - Kiểm tra và phát hiện được những bất thường trong quá trình bảo quản; - Lấy mẫu lúa đúng cách và đại diện cho toàn bộ kho lúa để kiểm tra; - Xử lý những bất thường trong quá trình bảo quản; - Ghi chép đầy đủ tình trạng của kho lúa trong quá trình bảo quản. A. Nội dung 5.1. Vệ sinh nơi chứa lúa: Tùy theo điều kiện sản xuất và điều kiện thực

tế, nơi chứa lúa có thể là kho tàng, cúng có thể phải xếp chung với nhà ở, bếp đun hoặc mái che tam… mặc dù chứa lúa ở đâu để bảo quản thí chúng ta cũng cần vệ sinh nơi để trước khi cất lúa.

5.1.1. Quyét dọn kho

chứa lúa: Trong điều kiện chứa lúa

bằng kho chứa riêng. Trước khi xếp lúa vào kho để bảo quản, cần quyét dọn sạch sẽ trong và ngoài kho chứa lúa (hình 4.175), kho chứa lúa phải được thông thoáng, sạch sẽ trước khi xếp lúa để bảo quản.

Hình 4.175. Quyét dọn sạch sẽ trong và ngoài kho chứa lúa

92

5.1.2. Phun thuốc sát

trùng kho chứa lúa: Phun thuốc sát trùng trong

và ngoài kho chứa lúa (hình 4.176) để tiêu diệt hết mầm mống nấm, bệnh, côn trùng kho vựa.

Hình 4.176. Phun thuốc sát trùng trong và ngoài kho chứa lúa

5.2. Kê kệ để xếp lúa

5.2.1. Chuẩn bị kệ Kệ (hình 4.177) là dụng cụ được

làm bằng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường, có chiều cao là 20cm, chiều rộng 1,5 mét và chiều dài của kệ là 2 mét, người ta kê các tấm kệ liền nhau trong kho để xếp lúa bảo quản, tránh cho lúa không bị tiếp xúc với đất.

Hình 4.177. Chuẩn bị các tấm kệ 5.2.2. Vệ sinh các tấm kệ: Trước khi kê kệ để xếp lúa cần vệ sinh các tấm

kệ như quyét dọn và phun thuốc sát trùng các tấm kệ (hình 4.178).

Hình 4.178. Quyét dọn và phun thuốc sát trùng các tấm kệ

93

5.2.3. Kê các tấm kệ để xếp lúa Sau khi vệ sinh các tấm kệ

xong, cần kê xếp các tấm kệ trước khi xếp lúa (hình 4.179), kê liền các tấm kệ với nhau ở trong kho sẵn sàng để xếp lúa.

Hình 4.179. Kê kệ sẵn sàng trong kho chứa 5.3. Chở và xếp lúa vào kho (nơi chứa) 5.3.1. Xếp lúa lên xe Khi mang lúa để vào nơi bảo quản, nếu cứ vác từng bao thì rất mất thời

gian. Từ nơi lúa được phơi khô hay đã làm sạch, chúng ta xếp các bao lúa lên phương tiện vận chuyển (hình 4.180) để vận chuyển đến nơi chứa.

Hình 4.180. Xếp lúa đã đóng bao lên phương tiện vận chuyển

Vận chuyển (chở lúa) vào

nơi chứa (hình 4.181)

Hình 4.181. Chuyển vào nơi chứa

94

5.3.2. Xếp lúa vào nơi bảo

quản: Khi xếp lúa chúng ta lưu ý

nên xếp lúa cách đất khoảng 20cm (hình 4.182) bằng những tấm kệ. Như vậy lúa không bị hút ẩm từ dưới đất.

Hình 4.182. Xếp lúa vào nơi bảo quản

Đồng thời cũng phải xếp cách xa tường khoảng 50cm (hình 4.183) để lúa không bị hút ẩm từ tường và đây cũng là lối đi lại để kiểm tra trong quá trình bảo quản.

Hình 4.183. Xếp lúa cách xa tường (khoảng 50cm)

Xếp lúa theo hàng lối (hình 4.184) gọn gàng trong nơi bảo quản.

Hình 4.184. Xếp lúa theo hàng lối gọn gàng trong nơi bảo quản

95

Trường hợp không có kho chứa

riêng biệt, có thể xếp chung với nhà ở hay mái che tạm (hình 4.185)

Hình 4.185. Xếp chung lúa với nhà ở hay mái che tạm

Nếu xếp tạm phải kê cao các

bao lúa và thường xuyên kiểm tra mái che và nước thấm vào nền để tránh lúa bị ẩm mốc và mọc mầm như hình 4.186

Hình 4.186. Lúa bị ẩm mốc và mọc mầm trong quá trình bảo quản

Tuyệt đối không nên bảo quản lúa lâu dài ở ngoài trời mà chỉ che bằng tấm bạt như hình 4.187, lúa rất dễ bị hư hao.

Hình 4.187. Không nên bảo quản lúa lâu dài ở ngoài trời 5.4. Kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản: Trong quá trình bảo

quản phải thường xuyên kiểm tra mái kho, độ ẩm của hạt, chuột, mối, mọt … phá hại để xử lý khắc phục kịp thời trong quá trình bảo quản.

96

Tóm lại: Tổng hợp các bước của công việccất và bảo quản lúa nêu trên, chúng ta phải thực hiện theo thứ tự như sơ đồ 4.5:

4

Sơ đồ 4.5. Quá trình cất và bảo lúa

Vệ sinh nơi chứa lúa

Kê kệ để xếp lúa

Quyét dọn nơi chứa

lúa

Phun thuốc sát trùng nơi

chứa lúa

Chở và xếp lúa vào nơi bảo quản

Vệ sinh các tấm kệ

Chuẩn bị kệ Kê các tấm kệ để xếp lúa

Xếp lúa lên xe

Xếp lúa vào nơi bảo quản

Kiểm tra định kỳ lúa trong quá trình bảo quản

97

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1. Khi xếp lúa vào nơi bảo quản thì xếp theo cách nào sau đây?

a) Không xếp sát đất. b) Không xếp sát đất và sát tường. c) Không xếp sát tường.

Bài tập 2. Đã xếp lúa vào kho để bảo quản có cần kiểm tra mái dột không?

a) Có. b) Không. c) Kiểm cũng được, không kiểm cũng được.

Bài tập 3. Người ta thường kiểm tra tiêu chuẩn nào của lúa trong quá trình bảo quản?

a) Độ ẩm của hạt lúa. b) Mối, mọt, chuột…. c) Cả a và b

Bài tập 4. Trường hợp ẩm độ của hạt cao hơn 13 % đối với lúa giống, cao hơn 16% đối lúa thịt (đang trong thời gian bảo quản) phải xử lý như thế nào?

a) Phơi (sấy) lại. b) Không phải phơi (sấy) lại c) Cả a và b

Bài tập 5. Lấy mẫu lúa đo độ ẩm của lúa trong quá trình bảo quản C. Ghi nhớ - Xếp lúa cách xa tường (20-50cm) và xa đất 20 cm. - Kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản

98

Bài 06: TIÊU THỤ LÚA “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Thật

vậy, làm ra được hạt lúa là vô cùng vất vả, nhưng tiêu thụ được hạt lúa thì cũng tràn đầy những khó khăn trăn trở: Bán lúa ở đâu, bán như thế nào, phương thức mua bán ra làm sao?... để quá trình mua bán vừa thuận lợi vùa dễ dàng cho người bán lúa. Chính vậy chúng tôi biên soạn bài tiêu thụ lúa để giúp học viên học nghề trồng lúa năng suất cao tiêu thụ lúa sao cho có lợi nhất.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Xác định được giá lúa tại thời điểm thu hoạch. - Chọn được nơi tiêu thụ lúa thuận tiện và giá cả phù hợp. - Thỏa thuận được phương thức mua bán lúa - Viết được bản hợp đồng mua bán lúa. - Giao lúa cho bên mua và thu tiền bán lúa theo hợp đồng - Thanh lý được hợp đồng mua bán. A. Nội dung: 6.1. Xác định giá bán lúa tại thời điểm thu hoạch 6.1.1. Tìm hiểu giá lúa ở thị trường tại thời điểm bán lúa: Tìm hiểu và

phân tích sức mua, sức bán, giá lúa tại thời điểm bán lúa trên cơ sở giá cả thực tế tại thời điểm thu hoạch lúa

6.1.2. Tham khảo giá mua lúa của các sơ sở thu mua lúa: Khi đi khảo sát giá để bán lúa, chúng ta cần khảo sát và ghi nhận ít nhất là giá mua lúa thực tế của 3 cơ sở tiêu thụ lúa gần nhất.

6.1.3. Xác định giá để bán lúa: Sau khi đi khảo sát và đã ghi giá lúa của các cơ sở tiêu thụ lúa gần nhất, chúng ta quyết định giá để bán lúa.

6.2. Chọn nơi để bán lúa và thỏa thuận mua bán lúa: Từ các cơ sở đã khảo sát, chúng ta chọn một trong các cơ sở có giá cả phù

hợp và thuận tiện đi lại để bán lúa. Sau khi chọn cở sở để bán xong, chúng ta thống nhất phương thức mua và

bán lúa giữa hai bên. Để đảm bảo cho thỏa thuận này thì cần phải viết bản hợp đồng mua bán.

6.3. Viết hợp đồng mua bán lúa: Hợp đồng mua bán là cơ sở pháp lý để bên bán và bên mua thực hiện những điều đã thỏa thuận, chính vậy hợp đồng phải viết rõ ràng, chặt chẽ để tránh rắc rối trong quá trình mua bán. Mẫu hợp đồng có thể viết như sau:

99

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG MUA BÁN LÚA

V/v: Thực hiện mua và bán lúa giữa cơ sở trồng lúa A với cở sở thu mua lúa B vụ Đông Xuân 2010-2011

Số : 16/HĐMB

Hôm nay, ngày tháng năm 2011 hai bên gồm có:

A- BÊN MUA: CƠ SỞ THU MUA LÚA B

- Ông: Nguyễn Văn X - Chức vụ: Trưởng cơ sở - Địa chỉ: Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ; Điện thoại: 07103 xxx xxx - Mã số thuế: xxxx xxx xxx

B- BÊN BÁN: CƠ SỞ TRỒNG LÚA A

- Ông/Bà: Nguyễn Văn Y - Chức vụ: Chủ hộ trồng lúa - Địa chỉ: Ô Môn, thành phố Cần Thơ;

Cùng ký kết hợp đồng mua bán: I- NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI BÁN:

- Nội dung: Chuẩn bị đủ số lượng, chất lượng lúa đã thỏa thuận - Trách nhiệm: Đảm bảo lúa khô đạt 15% ẩm độ và không bị lẫn tạp chất - Quyền lợi: Bên bán sẽ được nhận tiền mặt một lần sau khi bàn giao lúa cho

bên bên mua, giá 1 kg lúa là 7 200 đồng (bảy ngàn hai trăm đồng). II. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

- Trách nhiệm: Giám sát số lượng và chất lượng lúa trong quá trình bên bán thực hiện.

- Nghĩa vụ: Thanh toán cho bên bán theo thực tế số lượng lúa đã nhận. III. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG - Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày tháng năm 2011 đến ngày tháng năm 2011. - Phương thức thanh toán: Tiền mặt - Xử phạt các hình thức vi phạm hợp đồng: Bên nào vi phạm các điều khoản đã ký trong hợp dồng sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành. Hợp đồng được lập thành 04 bản, bên bán giữ 02 bản, bên mua giữ 02 bản. ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

100

6.4. Giao lúa: 6.4.1. Cân lúa để giao cho bên bán: Khi giao lúa, trường hợp các bao

chưa cân phải cân từng bao và ghi chép rõ ràng. Cách ghi khi cân từng bao như bảng 4.2 đến bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.2. Số liệu cân lúa từ bao số 1 đến bao 25

Stt (1) (2) (3) (4) (5) Tổng

1 62 70 66 67 70 335

2 61 65 56 60 69 311

3 50 50 62 50 50 262

4 60 52 60 56 60 288

5 56 52 62 70 52 292

Tổng 289 289 306 303 301 1488

Bảng 4.3. Số liệu cân lúa từ bao số 26 đến bao 50

Stt (6) (7) (8) (9) (10) Tổng

1 62 70 66 67 70 335

2 61 65 56 60 69 311

3 50 50 62 50 50 262

4 60 60 50 51 60 281

5 58 61 70 56 70 315

Tổng 291 306 304 284 284 1504

Bảng 4.4. Số liệu cân lúa từ bao số 51 đến bao 75

Stt (11) (12) (13) (14) (15) Tổng

1 62 70 66 67 70 335

2 61 65 56 60 69 311

3 50 50 62 50 50 262

4 60 60 60 60 60 300

5 55 56 70 52 70 303

Tổng 288 301 314 289 289 1511

101

Bảng 4.5. Số liệu cân lúa từ bao số 76 đến bao 100

Stt (16) (17) (18) (19) (20) Tổng

1 50 50 50 50 50 250

2 60 60 60 60 60 300

3 70 65 66 70 69 340

4 60 63 60 56 58 297

5 55 56 55 57 55 278

Tổng 295 294 291 293 293 1465

Bảng 4.6. Số liệu cân lúa từ bao số 101 đến bao 125

Stt (21) (22) (23) (24) (25) Tổng

1 62 70 66 67 70 335

2 61 65 56 60 69 311

3 50 50 62 50 50 262

4 60 58 60 52 60 290

5 51 70 52 70 62 305

Tổng 284 313 296 299 299 1503

Bảng 4.7. Số liệu cân lúa từ bao số 126 đến bao 150

Stt (26) (27) (28) (29) (30) Tổng

1 62 70 66 67 70 335

2 61 65 56 60 69 311

3 50 50 62 50 50 262

4 60 59 52 53 60 284

5 49 61 58 68 61 297

Tổng 282 305 294 298 298 1489

102

Bảng 4.8. Số liệu cân lúa từ bao số 151 đến bao 175

Stt (31) (32) (33) (34) (35) Tổng

1 62 70 66 67 70 335

2 61 65 56 60 69 311

3 50 50 62 50 50 262

4 60 60 52 65 60 297

5 55 69 56 70 60 310

Tổng 288 314 292 312 312 1515

Bảng 4.9. Số liệu cân lúa từ bao số 176 đến bao 200

Stt (36) (37) (38) (39) (40) Tổng

1 62 56 66 67 65 316

2 61 65 56 60 69 311

3 50 50 62 50 50 262

4 57 60 59 65 60 301

5 70 69 70 68 58 335

Tổng 300 300 313 310 310 1525 Hai bên bán và bên mua lúa cùng cân và cùng ghi, sau khi ghi kín một

bảng thì cùng nhau đối chiếu mã cân. Đối chiếu xong tiếp tục cân và ghi sang bảng khác tương tự.

+ Tính số lượng lúa đã cân được: Từ các bảng đã ghi chép (từ bảng 3.1 đến bảng 3.8), chúng ta tính được số lượng lúa như sau:

1488 + 1504 +1511 + 1465 + 1503 + 1489 + 1515 + 1525 = 12 000 kg + Tính tiền: Lấy tổng số lúa cân được nhân với giá tiền/kg sẽ được là: 12 000 kg x 7 200 đồng/kg = 86 400 000 đồng (tám sáu triệu bốn trăm

ngàn đồng) + Bàn giao lúa: Sau khi tính số lượng lúa, hai bên bán và mua đối chiếu số

liệu, khi số liệu đã khớp, bên bán bàn giao lúa cho bên mua. Bên mua xếp lúa lên phương tiện vận chuyển (hình 4.188).

103

Hình 4.188. Xếp lúa đã bán lên phương tiện vận chuyển

6.4.2. Giao lúa cho bên bán không phải cân lúa:

Trường hợp các bao lúa đã đóng quy cách và có số lượng nhất định thì không cần phải cân. Chỉ cần xếp các bao lúa đã có khối lượng bằng nhau thành từng chồng, đếm số bao nhân với số kg của một bao. Ví dụ: Có 100 bao, một bao có 40kg, cách tính như sau: 300 bao x 40 kg = 12 000 kg, sau đó bàn giao lúa cho bên mua.

6.5. Nhận tiền

6.5.1. Tính tiền

Lấy tổng số lúa x giá tiền của 1 kg sẽ được tổng số tiền. Ví dụ có 12 000 kg lúa, giá 7 200 đồng/kg. Số tiền có được sẽ tính như sau:

12 000 kg x 7 200 đồng/kg = 86 400 000 đồng Số tiền bằng chữ: Tám sáu triệu bốn trăm ngàn đồng 6.5.2. Trả và nhận tiền

Bên mua giao tiền, bên bán nhận tiền, hai bên đều phải đếm lại đầy đủ, tránh tình trạng sau khi giao và nhận tiền xong còn bị thừa thiếu tiền (trường hợp trả tiền bằng chuyển khoản, phải thống nhất theo nội dung hợp đồng).

6.6. Thanh lý hợp đồng:

Sau khi giao nhận tiền xong, tiến hành viết thanh lý hợp đồng. Hai bên bán lúa và mua lúa cùng ký thanh lý bản hợp đồng mua bán lúa. Sau khi ký biên bản thanh lý hợp đồng thì hai bên sẽ hoàn tất công việc mua bán với nhau. Lưu ý chỉ ký thanh lý hợp đồng mua bán lúa sau khi bên bán lúa nhận đủ tiền và bên mua lúa nhận đủ lúa. Mẫu thanh lý hợp đồng tham khảo như sau:

104

BIÊN BẢN NGHIỆM THU, THANH LÝ HỢP ĐỒNG số: 16

Hôm nay, ngày tháng năm 2011, gồm có:

A- BÊN MUA: CƠ SỞ THU MUA LÚA B - Ông: Nguyễn Văn X - Chức vụ: Trưởng cơ sở - Địa chỉ: Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ; Điện thoại: 07103 xxx xxx - Mã số thuế: xxxx xxx xxx

B- BÊN BÁN: CƠ SỞ TRỒNG LÚA A

- Ông/Bà: Nguyễn Văn Y - Chức vụ: Chủ hộ trồng lúa - Địa chỉ: Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Cùng nghiệm thu, thanh lý hợp đồng mua bán số: /HĐMB ngày tháng năm 2010 như sau:

I. NỘI DUNG: Bên bán đã cân và bàn giao số lượng lúa cho bên mua đúng địa điểm,

đúng thời gian và đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Số lượng lúa đã cân được là: 12 000 kg (tức 12 tấn); Giá lúa là 7 200 đồng/kg. II. GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG ĐÃ THỰC HIỆN:

- Giá trị số lúa của bên bán được tính thành tiền là: 12 000 kg x 7 200 đồng/kg = 86 400 000 đồng Bằng chữ: Tám sáu triệu bốn trăm ngàn đồng - Số tiền bị phạt do các bên vi phạm hợp đồng là: Không - Số tiền bên mua phải trả cho bên bán là: 86 400 000 đồng (tám sáu triệu

bốn trăm ngàn đồng)

III. KẾT LUẬN - Hai bên đã cùng nhau thực hiện tốt các điều đã ghi trong hợp đồng - Bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán. Bên bán đã bàn giao đủ số lượng lúa

cho bên mua và bên bán đã nhận đủ số tiền từ bên mua là: 86 400 000 đồng (tám sáu triệu bốn trăm ngàn đồng)

- Thanh lý lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

105

6.7. Hạch toán hiệu quả trồng lúa 6.7.1. Tính chi phí của chu kỳ trồng lúa: Gồm toàn bộ những khoản chi

để sản xuất trong một vụ lúa như sau: Bảng 4.10. Bản kê chi phí cho 1 ha lúa vụ Đông Xuân 2010 - 2011

TT Nội dung Đvt Số L ĐG (đ) T.tiền (đ) Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

1 Công lao động 10 220 000

1.1 LĐ phổ thông 9 100 000

Công làm đất Công 25 60 000 1 500 000

Gieo, nhổ mạ Công 5 60 000 300 000

Chuẩn bị ruộng Công 5 60 000 300 000

Cấy lúa Công 50 60 000 3 000 000

Chăm sóc Công 10 60 000 600 000

Tưới nước (vụ) Giờ 40 40 000 1 600 000

Thu hoạch Công 30 60 000 1 800 000

1.2 LĐ kỹ thuật 1 120 000

Chăm sóc Công 5 70 000 350 000

Khử lẫn Công 3 70 000 210 000

Làm khô sạch Công 3 70 000 210 000

Bảo quản Công 5 70 000 350 000

2 Nguyên vật liệu 8 673 000

2.1 Vật tư 7 979 000

Lúa giống Kg 100 10,000 1 000 000

Phân bón 5 375 000

Phân urea Kg 250 9 500 2 375 000

Phân lân Kg 400 3 000 1 200 000

Phân kali Kg 150 12 000 1 800 000

Thuốc BVTV 1 604 000

Thuốc ốc Gói 10 13 000 130 000

106

Sofit 250 cc Chai 2 75 000 150 000

Regent 1,6 gam Gói 8 10 500 84 000

Chess 15 gam Chai 8 32 500 260 000

Tilt Super 250 cc Chai 4 160 000 640 000

Thuốc sâu Chai 2 170 000 340 000

2.2 Dụng cụ 694 000

Liềm Cái 2 15 000 30 000

Thúng Cái 2 40 000 80 000

Chổi Cái 2 12 000 24 000

Trang, cào Bộ 1 100 000 100 000

Gầu xúc Cái 1 50 000 50 000

Bao đựng lúa Cái 50 7 000 150 000

Dây cột bao Kg 2 30 000 60 000

3 Chi khác 520 000

Tổng cộng 19 213 000

Chú thích: - Các cột có ghi số trong dấu (): (1): Số thứ tự; (2): Nội dung chi; (3): Đơn

vị tính; (4): Số lượng; (5): Đơn giá; (6): Thành tiền; (7): Ghi chú. - Mục 3. Chi khác: Bao bồm các khoản chi thủy lợi phí, đóng góp cho các

chi phí công trình công cộng ở vùng sản xuất lúa. 6.7.2. Tính số tiền bán lúa thu được của 1 ha. a. Số lúa thu được: Một ha lúa, vụ Đông Xuân 2010-2011 thu được

7000kg (7 tấn). b. Giá tiền một kg lúa: 7 200 đồng/kg. c. Số tiền bán lúa: 7 000 kg x 7 200 đồng/kg = 45 500 000 đồng Số tiền bằng chữ: Bốn mươi lăm triệu năm trăm ngàn đồng 6.7.3. Tính tiền lời thu được: Lấy số tiền bán lúa của một ha lúa trừ đi số

tiền chi phí cho một ha lúa, chúng ta sẽ có được số tiền lời. 45 500 000 đồng – 19 213 000 đồng = 26 287 000 đồng Như vậy, một ha lúa của vụ Đông Xuân 2010-2011, áp dụng tiến bộ kỹ

thuật để trồng trọt, chúng ta lời được 26 287 000 đồng (hai mươi sáu triệu hai trăm tám mươi bảy ngàn đồng). Chúng ta lại có thể tiếp tục để thực hiện một chu kỳ trồng lúa tiếp theo.

107

Tóm lại: Tổng hợp quá trình tiêu thụ lúa, chúng ta thực hiện như sơ đồ 4.6 sau đây:

Sơ đồ 4.6. Các bước tiêu thụ lúa và hạch toán kinh tế trồng lúa

Xác định giá bán lúa tại thời điểm thu hoạch

Chọn nơi bán và thỏa thuận mua bán

Tim hiểu giá lúa ở thị trường tại thời điểm bán

Xác định giá lúa để bán

Tính hiệu quả kinh tế trồng lúa năng suất cao

Thanh lý hợp đồng

Chọn nơi bán lúa Thỏa thuận mua bán lúa

Tính chi phí của toàn bộ chu kỳ trồng lúa

Tính số tiền thu được từ bán lúa

Tính tiền lãi thu được

Giao lúa

Cân (hoặc không cân) Bàn giao lúa

Nhận tiền

Tính tiền Đếm tiền

Viết hợp đồng mua bán lúa

Tham khảo giá lúa của sơ sở mua lúa

108

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1. Khi tham khảo giá để bán lúa, nên tham khảo ít nhất mấy cơ sở

mua lúa? a) 3 cơ sở. b) 2 cơ sở. c) 1 cơ sở.

Bài tập 2. Khi viết hợp đồng mua, bán lúa có cần phải ghi phương thức

thanh toán vào bản hợp đồng không? a) Có. b) Không. c) Có viết cũng được, không viết cũng được.

Bài tập 3. Khi giao lúa cho bên bán, hình thức nào sau đây được chọn?

a) Cân lúa. b) Không cân lúa. c) Cả hai hình thức a và b.

Bài tập 4. Chỉ nên ký thanh lý hợp đồng mua bán lúa vào khi nào?

a) Cân xong lúa b) Bàn giao lúa xong. c) Cân xong lúa, bàn giao xong lúa và giao nhận tiền đầy đủ

Bài tập 5. Người ta bán lúa với giá là 6000 đồng/kg. Lượng lúa cân được

trong các bảng từ 4.11 đến 4.15 như sau. Hãy tính số lượng lúa và số tiền bán lúa. Bảng 4.11. Số liệu cân lúa của 25 bao

Stt (1) (2) (3) (4) (5) Tổng 1 48 43 43 42 43 2 42 45 46 46 47 3 46 43 44 44 42 4 42 45 44 42 43 5 42 44 43 46 45 Tổng

109

Bảng 4.12. Số liệu cân lúa của bao 26-50 Stt (6) (7) (8) (9) (10) Tổng 1 44 46 43 42 43 2 44 46 45 41 46 3 42 45 44 52 41 4 46 41 44 42 47 5 44 42 44 43 43 Tổng

Bảng 4.13. Số liệu cân lúa của bao 51-75 Stt (11) (12) (13) (14) (15) Tổng 1 44 43 43 42 44 2 46 44 43 48 46 3 42 43 48 45 44 4 45 42 44 42 44 5 43 48 42 43 42 Tổng

Bảng 4.14. Số liệu cân lúa của bao 26-50 Stt (6) (7) (8) (9) (10) Tổng 1 44 46 43 42 43 2 44 46 45 41 46 3 42 45 44 52 41 4 46 41 44 42 47 5 44 42 44 43 43 Tổng

Bảng 4.15. Số liệu cân lúa của bao 51-75 Stt (11) (12) (13) (14) (15) Tổng 1 34 44 42 50 45 2 46 44 43 40 45 3 52 43 48 45 444 45 51 44 42 44 5 43 38 43 43 42 Tổng

C. Ghi nhớ: Cách ghi số liệu khi cân lúa và tính tổng số lúa sau khi cân

110

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa được học sau các mô đun như

Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa; Gieo trồng lúa và Chăm sóc lúa trong chương trình dạy nghề trồng lúa năng suất cao trình độ sơ cấp, hoặc cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Là một trong các mô đun quan trọng của chương trình sơ cấp nghề của nghề trồng lúa năng suất cao. Các bài học thực hành của mô đun chủ yếu ở ngoài thực địa hoặc trên đồng ruộng, một số bài thực tập có tiếp cận với máy móc, bởi vậy cần lưu ý học viên trong quá trình thực hành, thực tập để đảm bảo an toàn trong khi thực hiện và có kiến thức về máy móc để quản lý, thuê mướn máy móc khi làm nghề trồng lúa năng suất cao. Mô đun này được dạy trước khi vào thời vụ hay trước khi thu hoạch lúa chín.

II. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ lúa”. Học

viên có khả năng - Xác định được thời điểm và phương thức thu hoạch lúa. - Chuẩn bị đủ các dụng cụ, trang thiết bị và nhân công để thu hoạch lúa. - Thu hoạch và tiêu thụ lúa đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. III. Nội dung chính của mô đun

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm Thời lượng (Giờ chuẩn) Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Kiểm tra*

MĐ04-01 Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa

Lý thuyết

Lớp học

13 4 8 1 MĐ04-02 Chuẩn bị thu

hoạch lúa Tích hợp Hiện

trường 17 4 12 1 MĐ04-03 Thu hoạch lúa Tích hợp Ruộng 30 4 24 2 MĐ04-04 Làm khô và

sạch lúa Tích hợp Hiện

trường 22 4 16 2 MĐ04-05 Bảo quản lúa Tích hợp Kho lúa 13 4 8 1 MĐ04-06 Tiêu thụ lúa Tích hợp Hiện

trường 13 4 8 1 Tổng 108 24 76 8

111

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 01. Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa Bài tập 1. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng: c

Bài tập 2. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng: d

Bài tập 3. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng: c

112

Bài tập 4. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng: c

Bài tập 5. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng: b

Bài tập 6. - Nguồn lực: Giấy A4, thước kẻ dài 50 cm, bút chì, bút bi và tẩy, bảng

mẫu theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một

bộ dụng cụ gồm Giấy A4, một thước kẻ dài 50 cm, một bút chì, một bút bi, một tẩy và một bảng mẫu theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các

bước: Chuẩn bị giấy, bút, thước; Kẻ bảng theo dõi thời gian sinh trưởng của ruộng lúa và điền ngày tháng vào bảng theo dõi.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên kẻ bảng theo dõi thời gian sinh trưởng đúng mẫu và điền ngày tháng theo dõi chính xác vào bảng.

Đáp số bài tập 5 - Bảng theo dõi thời gian sinh trưởng (bảng 4.16 ) - Ngày18 tháng 4 năm 2011 là thu hoạch được.

113

Bảng 4.16. Bảng theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa (120 ngày) Ngày Tháng/năm Ghi chú

12/2010 01/2011 02/2011 3/2011 4/2011 1 18 49 77 108 2 19 50 78 109 3 20 51 79 110 4 21 52 80 111 5 22 53 81 112 6 23 54 82 113 7 24 55 83 114 8 25 56 84 115 9 26 57 85 116 10 27 58 86 117 11 28 59 87 118 12 29 60 88 119 13 30 61 89 120 14 31 62 90 121 15 1 32 63 91 122 16 2 33 64 92 123 17 3 34 65 93 124 18 4 35 66 94 125 Lúa thu hoạch được 19 5 36 67 95 20 6 37 68 96 21 7 38 69 97 22 8 39 70 98 23 9 40 71 99 24 10 41 72 100 25 11 42 73 101 26 12 43 74 102 27 13 44 75 103 28 14 45 76 104 29 15 46 105 30 16 47 106 31 17 48 107

114

Bài 02: Chuẩn bị thu hoạch lúa Bài tập 1. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng: a

Bài tập 2.

- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng: b

Bài tập 3.

- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng: c

115

Bài tập 4. - Nguồn lực: Chổi xương, leng (xẻng), trang, cào, đồ chứa rác, thuốc sát

trùng, bình phun thuốc sát trùng. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một

bộ dụng cụ gồm 3 chổi xương, một leng (xẻng), một trang, một cào, một đồ chứa rác, một chai thuốc sát trùng, một bình phun thuốc sát trùng.

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các

bước: Chuẩn bị dụng cụ; Thực hiện vệ sinh máy sấy, kho chứa lúa. Mỗi nhóm đảm trách một máy sấy lúa và một kho chứa lúa (mướn kho chứa lúa và máy sấy lúa của cơ sở sản xuất lúa ở gần nơi có lớp học). Giáo viên quan sát học viên thực hiện, nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong cả nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên chuẩn bị đúng và đầy đủ dụng cụ, thuốc sát trùng và vệ sinh máy sấy, kho chứa lúa sạch.

Bài tập 5. - Nguồn lực: 60 tờ giấy A4, 06 thước kẻ dài 50 cm, 06 bút chì, 06 bút bi,

06 tẩy và 06 bảng hợp đồng mẫu. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một

bộ dụng cụ gồm 6 tờ giấy A4, một thước kẻ dài 50 cm, một bút chì, một bút bi, một tẩy và một bảng hợp đồng mẫu.

- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các

bước: Chuẩn bị dụng cụ và viết một bảng hợp đồng thuê mướn nhân công làm các công việc thu hoạch 5 ha lúa. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Hướng dẫn mỗi nhóm một học viên đại diện trình bày bảng hợp đồng vừa thực hiện. Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong cả nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Viết một bản hợp đồng đúng mẫu, điền đúng số liệu cụ thể về nhân công thu lúa, làm khô, làm sạch lúa của 5 ha lúa… vào bản hợp đồng và tính toán chính xác kinh phí cần thựuc hiện.

Bài 3: Thu hoạch lúa Bài tập 1. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: c

116

Bài tập 2.

- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng.

- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: c

Bài tập 3.

- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: b

Bài tập 4.

- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: a

117

Bài tập 5. - Nguồn lực: 30 cái liềm, 3000 m2 lúa chin thu hoạch được. - Cách thức: Mỗi học viên, nhận một liềm và 100m2 ruộng lúa đã chín.

Dùng liềm để cắt lúa chín theo một lối có chiều rộng khoảng 2 mét và chiều dài là 50 mét. Các học viên của cả lớp đi song song nhau, lối của ai thì người ấy đi từ đầu cho đến khi kết thúc lối.

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các

bước: Cầm liềm, cắt bông lúa chín, cắt lúa cả cây lúa đã chín, để lúa đã cắt theo lối cắt lúa thành đường thẳng. Giáo viên quan sát học viên thực hiện, nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong cả nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Từng học viên cắt và để lúa đã cắt gọn, không vương vãi, để lúa đã cắt thàah từng gồi thẳng hàng.

Bài tập 6. - Nguồn lực: 30 vỏ bao loại đựng được 40-50 kg lúa tươi, 2 thúng (hoặc

thau), 5 sợi dây để buộc miệng bao lúa, đống bông lúa đã cắt của 6000m2 lúa chín. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên. Mỗi nhóm

học viên nhận 5 vỏ bao, 2 thúng (hoặc thau), 5 sợi dây để buộc miệng bao lúa, đống bông lúa đã cắt của 1000m2 lúa chín.

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các

bước: Cho lúa bông vào máy tuốt để tuốt hạt lúa, hứng đầy 5 bao lúa, buộc miệng bao và để gọn thành một đống có 5 bao lúa. Giáo viên quan sát học viên thực hiện, nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong cả nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Cho lúa vào máy tuốt gọn, đều. Hứng lúa cho lúa vào bao không rơi vãi. Hứng bao lúa đầy, buộc chặt miệng bao và xếp gọn thành đống có 5 bao lúa.

Bài 04. Làm khô và làm sạch lúa Bài tập 1. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: c

118

Bài tập 2. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng.

- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: d

Bài tập 3. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng.

- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: a

Bài tập 4. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: b

119

Bài tập 5. - Nguồn lực: 60 bao lúa mới thu hoạch (50kg/bao); 06 đẩy, 06 trang, 06

cào, 12 chổi quyét, diện tích sân phơi 600m2; tấm bạt đậy 60m2. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên. Mỗi nhóm học

viên nhận 10 bao lúa mới thu hoạch (50kg/bao); 01 đẩy, 01 trang, 01 cào, 02 chổi quyét, diện tích sân phơi 100m2. tấm bạt đậy 10m2.

- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm học viên. Mỗi nhóm học viên đổ lúa ra sân phơi; Trải mỏng lúa ra sân phơi; Đánh luống lúa; Đảo lúa; Chiều tối gom gọn lúa phơi thành luống lớn và đậy bạt kín, cứ làm như vậy cho đến khi lúa khô. Đo độ ẩm hạt bằng máy đo độ ẩm. Xúc vào bao khi lúa đã được phơi khô.

Lưu ý: Trong thời gian chờ lúa khô có thể thực hành xen kẽ các bài thực hành khác. Như vậy bài tập này có thể phải thực hiện trong nhiều ngày thì lúa mới khô, nhưng thời gian chỉ có 480 phút (8 giờ).

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các

bước: Đổ lúa ra sân phơi; Cào, đảo lúa; Đo độ ẩm lúa và xúc vào bao khi lúa đã được phơi khô.

- Kết quả cần đạt được: Phơi, đảo đúng kỹ thuật, độ ẩm của lúa khô đúng yêu cầu (lúa để làm giống ẩm độ 12%, ẩm độ của lúa thịt là 15%) và xúc lúa đã được phơi khô vào bao, buộc chặt miệng bao và xếp gọn các bao lúa.

Bài 05: Bảo quản lúa Bài tập 1. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: b

120

Bài tập 2. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng.

- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: b

Bài tập 3. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng.

- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: c

Bài tập 4. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: a

121

Bài tập 5. - Nguồn lực: Kho đang chứa lúa có số lượng trên 1000 kg (có thể thực hiện

nhờ ở kho chứa lúa của sơ sở ở gần nơi có lớp học). 06 bộ dụng cụ lấy mẫu gồm: 06 máy đo độ ẩm hạt, khay (hộp) đựng lúa, xiên lấy mẫu, sổ, bút để ghi chép.

- Cách thức: Chia lớp học thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3-5 học viên. Mỗi nhóm học viên nhận 01 bộ dụng cụ lấy mẫu lúa để kiểm tra.

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. Mỗi nhóm học viên lấy 05 mẫu lúa, đo độ ẩm của các mẫu lúa, phân tích độ mối mọt của các mẫu, ghi chép các số liệu đã thực hiện được.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các bước: Chuẩn bị dụng cụ, lấy mẫu lúa, kiểm tra mẫu lúa.

- Kết quả cần đạt được: Học viên lấy mẫu đại diện cho kho chứa lúa. Kiểm tra đúng và ghi kết quả chính xác vào số ghi chép của học viên.

Bài 06: Tiêu thụ lúa

Bài tập 1. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: a

Bài tập 2. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: a

122

Bài tập 3.

- Nguồn lực: Bảng câu hỏi.

- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi.

- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng.

- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: c

Bài tập 4.

- Nguồn lực: Bảng câu hỏi.

- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi.

- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng.

- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án

Đáp án đúng: c

Bài tập 5.

- Nguồn lực: Số lượng lúa đã khô để bán có 125 bao. 06 cân (cân đồng hồ, cân bàn hay cân treo đều được), 06 máy tính bỏ túi, 06 sổ, 06 bút.

- Cách thức: Chia lớp học thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 học viên. Mỗi nhóm học viên nhận 01 bộ dụng cụ.

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. Mỗi nhóm học viên cân 25 bao lúa. Tính số lượng, tính tiền.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các bước: Chuẩn bị dụng cụ, cân lúa, ghi số liệu lúa cân được, tính số lượng lúa cân được, tính tiền.

- Kết quả cần đạt được: Học viên cân lúa và ghi số liệu cân được đúng mẫu hướng dẫn. Tính đúng kết quả của lúa đã cân và tính đúng số tiền bán lúa của số lúa đã cân đó.

123

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 1: Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tính số ngày từ khi gieo hạt đến ngày quan sát lúa chín.

Kiểm tra và đối chiếu với sổ ghi chép của từng học viên

Tính số ngày từ khi trỗ đến ngày quan sát lúa chín.

Kiểm tra và đối chiếu với sổ ghi chép của từng học viên

Xác định độ chín của lúa khi thu hoạch

Quan sát học viên xác định đúng ruộng lúa có 85% số bông trên ruộng lúa và 80% số hạt chắc trên bông đã chín hoàn toàn

Chọn phương thức thu hoạch lúa Đối chiếu ruộng lúa trong thực tế với kết quả lựa chọn phương thức thu hoạch lúa của học viên

Bài 2: Chuẩn bị thu hoạch lúa

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị

thu hoạch lúa

Quan sát mỗi học viên xác định các loại dụng cụ, trang thiết bị cho mỗi công việc thu hoạch lúa và ghi danh sách các dụng cụ đó vào giấy A4 theo mẫu gồm các cột như sau:

Stt Nội dung Để thực hiện việc

Vệ sinh máy sấy, kho chứa

Quan sát thứ tự các bước thực hiện công việc, mức độ an toàn đối với học viên trực tiếp dọn rác bụi, khử trùng, tính lượng thuốc, pha thuốc và phun thuốc khử trùng kho chứa lúa.

Viết hợp đồng thuê mướn nhân

công

Mỗi học viên chuẩn bị đầy đủ giấy, bút để viết hợp đồng. Viết bản hợp đồng có tính thuyết phục, chặt chẽ và trình bày vấn đáp để thuyết trình bản hợp đồng đó.

124

Bài 3: Thu hoạch lúa

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Cắt lúa bằng liềm: Cắt sạch, không

bị sót lúa, cắt xong để lúa có hàng, lối. Mỗi học viên cắt 20m2 trong thời gian 10 phút

Quan sát học viên cắt bông lúa chín và cắt cả cây lúa đúng thời gian và đúng kỹ thuật

Cắt lúa bằng máy gặt xếp dãy, mỗi

nhóm có 5 học viên cắt 100m2 lúa trong thời gian 10 phút

Mỗi nhóm nên có một học viên nam, cắt được lúa bằng máy gặt xếp dãy. Quan sát cắt lúa gọn, xếp dãy đều, thẳng. Cắt lúa không bị sót. Cả nhóm quan sát để viết thu hoạch.

Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Lớp chia thành hai nhóm để quan sát máy gặt đập liên hợp, thời gian 60 phút.

Quan sát ý thức tập trung theo dõi máy gặt đập liên hợp của học viên

Gom lúa bông: Mỗi học viên gom 01 bó lúa bông trong thời gian 05 phút.

Học viên gom lúa đúng kỹ thuật, bó lúa bông chặt, gọn.

Tuốt lúa: Mỗi học viên đều thực hiện tuốt 10 kg lúa hạt bằng phương pháp thủ công và quan sát tuốt lúa bằng máy, thời gian 60 phút.

Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện tuốt lúa và quan sát tuốt lúa bằng máy của mỗi học viên để đánh giá mức độ thực hiện của học viên.

Bài 4: Làm khô và làm sạch lúa

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phơi lúa: Đổ lúa đều ra sân phơi, trải

lớp lúa có độ dày 10cm ra sân để phơi (hay đổ lúa ra máy sấy). Phơi (sấy) lúa để độ ẩm lúa khô: Đạt 15% đối với lúa hàng hóa và 12 % đối với lúa để làm giống. Thời gian thực hiện 8 giờ/nhóm học viên.

Quan sát, theo dõi các bước thực hiện đổ lúa ra sân phơi (hay máy sấy) của mỗi học viên. Phơi (sấy) lúa và đo độ ẩm của lúa chính xác.

Đảo lúa trong khi phơi: Mỗi học viên đảo lúa bằng chân và đánh luống lúa đang phơi trên diện tích 20 m2. Thời gian thực hiện 10 phút/học viên

Quan sát, theo dõi cách đảo lúa bằng chân, cách đánh luống lúa khi phơi của mỗi học viên để đánh giá mức độ thực hiện của học viên.

Làm sạch lúa bằng phương pháp thủ công. Mỗi học viên đổ lúa trước gió và làm sạch 10 kg lúa, thời gian thực hiện 10 phút/học viên

Quan sát cách làm sạch lúa bằng phương pháp thủ công của mỗi học viên để đánh giá mức độ thực hiện của học viên.

Làm sạch lúa bằng máy, học viên đổ lúa vào phễu máy làm sạch, hứng lúa vào bao, cân lúa, để bao lúa làm sạch vào nơi quy định, thời gian 10 phút/học viên.

Quan sát cách làm sạch lúa bằng máy của mỗi học viên để đánh giá mức độ thực hiện của học viên.

125

Bài 5: Bảo quản lúa Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xếp lúa ở nơi bảo quản, nhóm học viên 4 người, xếp 18 bao lúa thành 3 cột, mỗi cột 6 bao, xếp thẳng, cột lúa vững, không cong, không nghiêng, các cột lúa cách tường 50cm, câch đất 20cm. Thời gian thực hiện 10 phút.

Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện xếp lúa của mỗi nhóm học viên để đánh giá mức độ thực hiện.

Lấy lúa để kiểm tra trong khi bảo quản: Mỗi học viên lấy 05 mẫu lúa đại diện cho 1000 kg lúa bảo quản. thời gian thực hiện 05 phút/học viên

Quan sát, theo dõi cách lấy mẫu lúa của mỗi học viên để đánh giá mức độ thực hiện của học viên.

Bài 6: Tiêu thụ lúa Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Viết hợp đồng mua bán lúa. Mỗi học viên viết một bản hợp đồng bán lúa, thời gian 60 phút

Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện viết bản hợp đồng bán lúa của mỗi học viên, đánh giá cách viết, nội dung bản hợp đồng của mỗi học viên.

Cân lúa và ghi số liệu cân được vào số đúng mẫu, rõ ràng, không nhầm lẫn. Ghi các hàng và các cột đúng theo hướng dẫn; Các số ghi của bên bán và bên mua phải khớp nhau. Mỗi nhóm học viên 4 người cân và ghi 50 bao lúa, thời gian 30 phút.

Quan sát, theo dõi cách cân lúa và ghi số liệu cân được vào số của mỗi nhóm học viên, để đánh giá mức độ thực hiện của học viên.

Viết thanh lý hợp đồng mua bán lúa. Mỗi học viên viết một bản hợp đồng bán lúa, thời gian 30 phút

Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện viết bản thanh lý hợp đồng bán lúa của mỗi học viên, đánh giá cách viết, nội dung bản thanh lý hợp đồng của mỗi học viên.

Tính hiệu quả/chu kỳ trồng lúa: Mỗi nhóm học viên tinh giá thành 1kg lúa, giá bán một kg lúa, tính hiệu quả của một chu kỳ trồng lúa, thời gian 30 phút/nhóm học viên

Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện tinh giá thành 1kg lúa, giá bán một kg lúa, tính hiệu quả của một chu kỳ trồng lúa của mỗi nhóm học viên, đánh giá mức độ thực hiện của mỗi nhóm học viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kỹ thuật gieo trồng lúa trên mạng Internet. 2. [Vũ Văn Hiển và ctv], Kỹ thuật trồng lúa –Tập 3, NXBGD, Hà Nội, 1999. 3. [Nguyễn Văn Hoan], 2007, Giáo trình kỹ thuật canh tác lúa, NXB ĐH SP 4. [Nguyễn Văn Luật], 2002, Cây lúa Việt Nam thế kỷ XX. NXB NN, Hà Nội 5. [Võ Tòng Xuân], 1998, Trồng lúa, NXB Nông nghiệp TP.HCM, 1998

126

BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC, XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO NGHỀ

“TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO ” (Kèm theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

2. Phó Chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc– Trưởng khoa, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

4. Ủy viên: - Bà Đoàn Thị Chăm – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông

nghiệp Nam Bộ - Bà Đinh Thị Đào – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông

nghiệp Nam Bộ - Ông Phạm Văn Ro – Nghiên cứu viên Viện Lúa Đồng Bằng sông Long - Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến

ngư Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ “TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO” (Theo Quyết định số 3495/QĐ- BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Chủ tịch: Ông Đỗ Văn Chung – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công

nghệ và Kinh tế Bảo Lộc Thư ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy- Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các ủy viên: - Ông Ngô Hoàng Duyệt– Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp

Nam Bộ - Ông Nguyễn văn Thịnh– Trưởng phòng Nông nghiệp- Chợ Gạo Tiền Giang - Bà Nguyễn Thị Thoa – Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia