203
i BTHƯƠNG MI BÁO CÁO THƯƠNG MI ĐIN TVIT NAM NĂM 2004 HÀ NI, THÁNG 4 NĂM 2005

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

i

BỘ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2005

Page 2: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

ii

Lưu ý

Tài liệu này do Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại chủ trì biên soạn. Những quan điểm và nhận định đưa ra trong Báo cáo tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Thương mại. Mọi trích dẫn thông tin từ tài liệu này phải nêu rõ nguồn “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2004” của Bộ Thương mại. Tổ chức cá nhân có nhu cầu xin báo cáo, xin liên hệ với Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại, 21 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam. Toàn văn Báo cáo này cũng được đăng trên website chính thức của Bộ Thương mại, mục “Thương mại điện tử” phần “Chính sách”, tại địa chỉ sau:

http://www.mot.gov.vn

Page 3: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

iii

LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về thương mại điện tử, hàng năm Bộ Thương mại tiến hành điều tra hiện trạng về thương mại điện tử nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và đông đảo các đối tượng khác bức tranh chân thực về tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tử Việt Nam năm 2003 cho thấy thương mại điện tử đã hình thành và phát triển khá nhanh, đồng thời chỉ ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết ở tầm vĩ mô.

Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tử Việt Nam năm 2004 do Vụ Thương mại điện tử chủ trì đã phản ánh nhiều khía cạnh liên quan tới tình hình phát triển thương mại điện tử trong năm 2004 ở nước ta. Báo cáo cung cấp nhiều thông tin giá trị về sự phát triển thương mại điện tử trong năm 2004. So sánh với năm 2003 chúng ta có thể thấy rõ thương mại điện tử ở nước ta đã vươn lên tầm cao mới, góp phần nhất định vào sự phát triển thương mại của đất nước. Báo cáo đã đưa ra quan điểm và nhận định về các khía cạnh liên quan tới thương mại điện tử và một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp. Những quan điểm và nhận định này tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Thương mại.

Một số bộ ngành và tổ chức từ trung ương tới địa phương, đặc biệt là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đã phối hợp, giúp đỡ Vụ Thương mại điện tử xây dựng Báo cáo này. Rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh trên phạm vi cả nước đã nhiệt tình tham gia hoạt động điều tra, phỏng vấn. Thay mặt lãnh đạo Bộ Thương mại tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới tất cả những tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành Báo cáo này.

Chúng tôi cũng xin cám ơn các ý kiến góp ý cho Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tử năm 2004 để rút kinh nghiệm cho hoạt động này của năm 2005 được tốt hơn.

Mùa Xuân năm 2005

TS. Lê Danh Vĩnh

Thứ trưởng Bộ Thương mại (đã ký)

Page 4: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

iv

MỤC LỤC

Lời mở đầu Mục lục hộp minh hoạ Mục lục bảng Mục lục đồ thị Tổng quan tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2004

Phần thứ nhất Tổng quan về CNTT và viễn thông gắn với thương mại điện tử

1. Công nghệ thông tin 1.1. Tình hình ban hành chính sách 1.2. Tình hình phát triển và triển khai các chính sách về CNTT

2. Viễn thông và Internet 2.1. Tình hình ban hành chính sách 2.2. Tình hình hạ tầng viễn thông 2.3. Tình hình Internet

3. Một số công nghệ liên quan tới phát triển CNTT và Internet 3.1. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) 3.2. Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử 3.3. Phần mềm nguồn mở

4. Một số vấn đề khác 4.1. Sở hữu trí tuệ 4.2. An ninh mạng

Phần thứ hai

Môi trường chính sách và pháp luật về thương mại điện tử 1. Tình hình chung 2. Tình hình xây dựng các chiến lược, kế hoạch liên quan tới TMĐT

2.1. Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) 2.2. Kế hoạch tổng thể Phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 2.3. Kế hoạch tổng thể Phát triển Chính phủ điện tử tới năm 2010

3. Pháp lệnh Thương mại điện tử và Luật Giao dịch điện tử 3.1. Pháp lệnh Thương mại điện tử 3.2. Luật Giao dịch điện tử

4. Một số luật và chính sách liên quan tới TMĐT 4.1. Pháp luật về quảng cáo 4.2. Luật Kế toán 4.3. Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 4.4. Luật Thương mại (sửa đổi) 4.5. Luật Công nghệ thông tin

5. Một số văn bản pháp lý khác 5.1. Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử 5.2. Nghị định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã bảo vệ

ii vii viii ix x

1 1 4 5 5 6 7 14 14 16 19 20 20 21

23 24 24 25 25 26 26 27 28 28 29 29 30 31 32 32 33

Page 5: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

v

thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước 6. Các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ gắn với TMĐT

6.1. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet

6.2. Thanh toán điện tử 6.3. Thủ tục hải quan, thuế điện tử 6.4. Các thủ tục cấp phép điện tử cho các hoạt động đầu tư, thương mại 6.5. Pháp luật về sở hữu trí tuệ 6.6. Pháp luật về chứng cứ 6.7. Tội phạm trên mạng

Phần thứ ba

Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 1. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT

1.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp 1.1.1. Kết nối Internet 1.1.2. Cơ cấu đầu tư CNTT 1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp

1.2. Các công ty thiết lập website TMĐT 1.2.1. Tình hình chung 1.2.2. Tính năng TMĐT của trang web 1.2.3. Lựa chọn mô hình kinh doanh TMĐT 1.2.4. Hiệu quả đầu tư cho TMĐT

2. Các hình thức tổ chức website 2.1. Website công ty 2.2. Siêu thị trực tuyến (bán hàng tổng hợp)

3. Những hàng hóa phổ biến trên mạng hiện nay 3.1. Sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao 3.2. Sản phẩm số hóa 3.3. Sản phẩm thông tin 3.4. Thiếp, hoa, quà tặng 3.5. Hàng thủ công mỹ nghệ

4. Những dịch vụ ứng dụng TMĐT 4.1. Dịch vụ CNTT 4.2. Dịch vụ du lịch 4.3. Dịch vụ thông tin 4.4. Dịch vụ tư vấn 4.5. Dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến

Phần thứ tư

Một số dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử 1. Dịch vụ “chợ” trên mạng (các website cung cấp dịch vụ trung gian mua bán,

còn gọi là sàn giao dịch TMĐT)

33 33

34 35 37 38 38 39

41 42 42 44 45 45 46 48 48 49 50 50 54 59 59 60 62 63 63 65 65 67 68 70 72

74

Page 6: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

vi

1.1. Tình hình phát triển chung 1.1.1. Về số lượng 1.1.2. Về trình độ tổ chức 1.1.3. Về hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn

1.2. Các đơn vị đứng ra tổ chức và quản lý sàn 1.2.1. Tổ chức phi lợi nhuận 1.2.2. Doanh nghiệp nhà nước 1.2.3. Doanh nghiệp tư nhân

1.3. Hình thức tổ chức sàn 1.3.1. Cổng thông tin về cơ hội giao thương (B2B) 1.3.2. Trung tâm thương mại (B2B và B2C) 1.3.3. Website đấu giá (C2C)

1.4. Tính chuyên môn hóa 1.5. Hiệu quả kinh tế của dịch vụ sàn giao dịch điện tử

2. Dịch vụ thanh toán điện tử 2.1. Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử 2.2. Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng/dịch

vụ) 2.3. Thanh toán trực tuyến

2.3.1. Giao dịch ngân hàng trực tuyến 2.3.2. Thanh toán mua hàng trên Internet bằng tài khoản hoặc thẻ của ngân

hàng Việt Nam 2.3.3. Hệ thống lập và thanh toán hóa đơn điện tử

2.4. Thanh toán di động

Phần thứ năm Kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận 1.1. Phát triển CNTT và Internet 1.2. Ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp 1.3. Sự phát triển của các chợ “ảo” 1.4. Môi trường pháp lý 1.5. Các chính sách liên quan tới TMĐT 1.6. Vai trò của nhà nước

2. Khuyến nghị 2.1. Sớm ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2.2. Nhanh chóng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT 2.3. Thay đổi một số chính sách 2.4. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến 2.5. Phát triển nguồn nhân lực 2.6. Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ 2.7. Đầu tư cho thương mại điện tử 2.8. Kinh doanh điện tử và TMĐT

76 76 77 78 81 81 83 84 85 85 86 87 88 90 91 93 93

95 95 96

98 100

101 101 102 103 104 105 106 106 106 107 107 107 108 108 108 109

Page 7: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

vii

Phụ lục

Phụ lục 1: Ước tính số doanh nghiệp Việt Nam có trang web năm 2004 Phụ lục 2: Tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp Phụ lục 3: Các mẫu phiếu điều tra Phụ lục 4: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát Phụ lục 5: Giới thiệu một số Sàn thương mại điện tử của Việt Nam Phụ lục 5: Tổng quan tình hình phát triển TMĐT trên thế giới

110 114 116 125 136 164

Page 8: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

viii

Mục lục hộp minh họa Hộp 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8

Tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về thống kê CNTT và TT Mối quan hệ giữa trang web và TMĐT Sự chưa hợp lý của các quy định về quản lý tên miền Việt nam Quy định “Thiết lập website phải xin phép” và Thương mại điện tử Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt vì không có giấy phép thiết lập website Ứng dụng UN/EDIFACT tại Bộ Thương mại Một hãng đi tiên phong trong lĩnh vực bảo mật Ý kiến về quy định đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động Internet Quyết định của Quốc hội dừng triển khai Pháp lệnh TMĐT Ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT là một sự kiện CNTT năm 2004 Xu hướng xây dựng pháp luật về GDĐT trên thế giới Hành lang pháp lý cho giao kết hợp đồng điện tử Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) và TMĐT Hội thảo về Nghị định chữ ký số Một dịch vụ thanh toán trực tuyến Triển khai thí điểm hệ thống kê khai hải quan điện tử Cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ của Việt nam Quy định về giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu Tội phạm trên mạng Ước tính tỉ lệ kết nối Internet trong doanh nghiệp Trang chủ của website giới thiệu Công ty Xuất nhập khẩu Hòa Bình Catalogue máy tính trên website của công ty Netsoft Đơn đặt hàng trực tuyến trên website của Công ty da giầy Hà Nội Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty thương mại Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty hoạt động dịch vụ Minh hoạ về hạ tầng công nghệ của một sàn TMĐT B2B Tình hình hoạt động của một sàn giao dịch thành lập trước năm 2004 Giới thiệu một sàn giao dịch mới thành lập trong năm 2004 Minh họa về một sàn giao dịch do tổ chức phi lợi nhuận thành lập Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia tuyên truyền đào tạo Một sàn giao dịch TMĐT tổ chức theo hình thức trung tâm thương mại Quy trình thanh toán của một số thẻ trả trước do doanh nghiệp phát hành Một mô hình thanh toán thẻ cho giao dịch trực tuyến

Page 9: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

ix

Mục lục bảng

Bảng 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 3.16 3.17 3.18 3.19 4.1 4.2

Một số mốc lớn về đường lối, chính sách CNTT Một số mốc lớn về đường lối, chính sách viễn thông và Internet Số người sử dụng Internet trên 10.000 dân Giá trị giao dịch thương mại sử dụng EDI (tỷ USD) Các nước dẫn đầu về vi phạm bản quyền năm 2003 Nhóm đối tượng điều tra chung phân theo ngành nghề kinh doanh Nhóm doanh nghiệp có website phân theo ngành nghề kinh doanh Cơ cấu đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp Việt Nam Các hình thức quảng bá website của doanh nghiệp Tỉ trọng chi CNTT trong tổng chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp Ước tính mức đóng góp vào tổng doanh thu của ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT - so sánh giữa website hàng hóa và dịch vụ Mức độ thường xuyên cập nhật của các loại website Cho điểm các tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Giới thiệu một số siêu thị trực tuyến của Việt Nam Một số website kinh doanh thiết bị điện tử và viễn thông Một số website cung cấp sản phấm số hóa Một số website kinh doanh sách trực tuyến Một số website kinh doanh hoa và quà tặng Một số website hàng thủ công mỹ nghệ Một số website du lịch Một số website cung cấp dịch vụ thông tin Danh sách các sàn thương mại điện tử của Việt Nam Xếp hạng một số sàn giao dịch theo tiêu chí của Alexa

Page 10: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

x

Mục lục đồ thị

Hình 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 4.1 4.2

Các doanh nghiệp có website phân theo quy mô lao động Hình thức truy cập website của các doanh nghiệp nói chung Hình thức truy cập Internet của các doanh nghiệp có website Tỷ trọng chi CNTT trong chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp Các hình thức đào tạo CNTT trong doanh nghiệp Tỷ lệ website phân theo năm thành lập Tỷ lệ website có tên miền Việt Nam và quốc tế trong từng thời kỳ Ước tính thời gian hoàn vốn cho đầu tư TMĐT của doanh nghiệp So sánh các tính năng TMĐT của nhóm website công ty và siêu thị trực tuyến Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia xây dựng siêu thị trực tuyến Tỷ lệ các website dịch vụ TMĐT So sánh giải pháp liên kết tập trung và liên kết riêng lẻ cho hệ thống thanh toán thẻ trực tuyến

Từ viết tắt và giải thích từ ngữ

B2B Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiêp B2C Giao dịch TMĐT giữa cá nhân với doanh nghiệp C2C Giao dịch TMĐT giữa cá nhân với cá nhân CA Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (Certification Authority) CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) GDĐT Giao dịch điện tử (Luật) PMNM Phần mềm nguồn mở TMĐT Thương mại điện tử UNCTAD Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (United Nations

Conference on Trade and Development)

Page 11: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

xi

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TẠI VIỆT NAM NĂM 2004

1. Hạ tầng viễn thông và Internet tốt hơn

Một trong những kết quả quan trọng nhất của Báo cáo này là đã ước tính được tổng số website của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã đạt tới con số 17.500 vào cuối năm 2004. Đây là con số đầy ấn tượng và phản ánh trung thực hạ tầng viễn thông và Internet tại Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong năm 2004 so với năm 2003. Các con số thuê bao Internet đạt trên 2 triệu, số IP đã cấp là 0,45 triệu, và 35.000 thuê bao truy nhập Internet sử dụng băng thông rộng đã thể hiện phần nào bước tiến này. Mặt khác, trong số các doanh nghiệp tham gia điều tra phục vụ Báo cáo này có tới 53,9% truy cập Internet sử dụng ADSL cũng cho thấy bức tranh chung về sự năng động của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng dịch vụ mới cũng như tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông và Internet trong nền kinh tế hiện đại. 2. Môi trường pháp lý chưa thay đổi

Đối lập với sự thay đổi nhanh trong hạ tầng viễn thông và Internet là sự chậm chạp của hầu hết các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật trong việc tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT phát triển. Đây là một minh hoạ rõ ràng về tình hình khối doanh nghiệp năng động hơn khối cơ quan chính phủ. Điều này cũng không phải là ngoại lệ ở Việt Nam khi UNCTAD đã chỉ ra trong giai đoạn đầu của TMĐT tại các nước đang phát triển thì hạ tầng viễn thông và Internet yếu kém là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc ứng dụng TMĐT, nhưng sau đó môi trường pháp lý không thích hợp lại trở thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển của TMĐT.

Năm 2004 đã chứng kiến việc các cơ quan nhà nước tích cực xây dựng nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, đồng bộ và phù hợp với các quy định quốc tế. Đó là Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với dự thảo Luật Giao dịch điện tử, Bộ Thương mại với dự thảo Luật Thương mại sửa đổi, Bộ Tư pháp với dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi, Bộ Bưu chính Viễn thông với dự thảo Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử, v.v... Mặc dù các cơ quan nhà nước đã cố gắng rất lớn nhưng chưa có văn bản pháp quy nào được ban hành và đi vào cuộc sống.

Không những không ban hành được các văn bản pháp quy mới mở đường cho TMĐT phát triển, đặc biệt là văn bản thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, năm 2004 còn chứng kiến sự chấm dứt xây dựng Pháp lệnh TMĐT làm thất vọng nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư mạnh vào TMĐT. Đồng thời năm 2004 cũng cho thấy sự chậm tiếp thu ý kiến của một số cơ quan ban hành chính sách đối với những quy định không phù hợp với cuộc sống được ban hành từ những năm trước. Hai trường hợp điển hình là Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT về quản lý website

Page 12: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

xii

có hiệu lực từ năm 2002 và Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT về quản lý tên miền có hiệu lực từ năm 2003. 3. Khuynh hướng giao dịch thương mại B2B tăng lên

Loại hình giao dịch B2C tiếp tục tăng trưởng. So với năm 2003 số siêu thị trực tuyến tăng lên đáng kể. Đây là những website giới thiệu và bán sản phẩm của nhiều nhà sản xuất, đơn vị quản lý website sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, giao dịch với khách hàng và phân phối sản phẩm.

Nhưng nét nổi bật của năm 2004 là giao dịch B2B đã bắt đầu khởi sắc. Song song với số lượng doanh nghiệp thiết lập website để bán sản phẩm của mình với quy mô lớn tăng nhanh, năm 2004 cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều website hỗ trợ giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên hầu hết các website này đều chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, nguồn nhân lực hạn chế, vốn kinh doanh nhỏ, v.v… nên chủ yếu mới dừng ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm. Giá trị giao dịch thực tế còn rất thấp.

Loại hình giao dịch B2B truyền thống, tức là hai hoặc nhiều doanh nghiệp có thể mua bán tự động với nhau (B2Bi), chưa hình thành ở Việt Nam. Đồng thời, chưa xuất hiện các website cung cấp dịch vụ đấu thầu trực tuyến quy mô lớn. 4. Đầu tư cho TMĐT hợp lý hơn

Trong khi còn nhiều ý kiến đánh giá đầu tư cho CNTT của các cơ quan chính phủ đạt hiệu quả thấp, tình hình đầu tư cho TMĐT của các doanh nghiệp đạt hiệu quả khả quan. Rất nhiều doanh nghiệp tự đánh giá có thể hoàn vốn đầu tư cho TMĐT trong vòng hai năm. Cơ cấu đầu tư tuy còn chưa hợp lý do vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn, giải pháp, phần mềm, đào tạo và chuyển giao công nghệ nhưng nói chung tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động này đã tăng lên so với đầu tư cho phần cứng.

Nhiều doanh nghiệp cung cấp giải pháp, phần mềm TMĐT và cung cấp dịch vụ thiết kế website đã biết tận dụng những lợi thế của phần mềm nguồn mở. 5. Nguồn nhân lực cho TMĐT bắt đầu hình thành

Nhận thức về tầm quan trọng của CNTT giữa các doanh nghiệp còn có sự cách biệt đáng kể nhưng xu hướng chung là các doanh nghiệp ngày càng đánh giá cao ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong việc nâng cao năng suất và mở rộng thị trường. Năm 2004 số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT tăng nhanh. Tuy nhiên còn có sự lúng túng trong việc phân công cán bộ phụ trách về thương mại điện tử. Một số doanh nghiệp giao cho cán bộ CNTT kiêm phụ trách thương mại điện tử, số khác giao cho cán bộ tiếp thị phụ trách. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp có cán bộ lãnh đạo được đào tạo ở các nước phát triển hoặc am hiểu về TMĐT phụ trách lĩnh vực này thường thành công hơn các doanh nghiệp giao cho cán bộ CNTT phụ trách TMĐT. Có thể thấy lực lượng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay ở cả trong khu vực doanh nghiệp lẫn trong khu vực

Page 13: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

xiii

quản lý nhà nước đều trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn trong vài năm qua và chưa được đào tạo cơ bản.

Số cán bộ được đào tạo cơ bản về TMĐT ở Việt Nam hầu như chưa xuất hiện. Cho tới cuối năm 2004 chỉ có rất ít cán bộ được đào tạo cơ bản về lĩnh vực này ở nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên số sinh viên Việt Nam chọn chuyên ngành TMĐT ở các trường đại học nước ngoài đã tăng lên. Trong vài năm tới khi các sinh viên này về nước sẽ là nguồn nhân lực quan trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Một số trường đại học kinh tế - thương mại trong nước đã tiến hành giảng dạy về TMĐT như là một phần của chương trình đào tạo các kỹ sư kinh tế. Một số doanh nghiệp đi tiên phong trong việc nghiên cứu hoặc kinh doanh TMĐT cũng tích cực tham gia tuyên truyền, đào tạo về TMĐT. 6. Vai trò của nhà nước có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa nổi bật

Một số doanh nghiệp đánh giá khó khăn lớn nhất trong việc tham gia thương mại điện tử là thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng. Tuy nhiên nhìn từ góc độ vĩ mô phải thừa nhận thực tế là nếu không có sự hỗ trợ về nhiều mặt của nhà nước thì TMĐT không thể phát triển mạnh mẽ được. Nhiều hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật trong năm 2004 của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa chuẩn bị cực kỳ quan trọng cho việc ban hành nhiều chính sách và văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2005. Nếu như năm 2005 các hoạt động được khởi động từ năm 2004 được hoàn thành như dự kiến thì có thể khẳng định năm 2005 hoặc năm 2006 sẽ là năm khởi đầu cho giai đoạn hai của TMĐT ở Việt Nam.1

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vai trò của nhà nước trong năm 2004 chưa nổi bật. Thứ nhất, về môi trường pháp lý, việc chấm dứt Dự án Pháp lệnh Thương mại điện tử trong khi Luật Giao dịch điện tử không thể ban hành cho tới cuối năm 2005 đồng nghĩa với việc giao dịch thương mại sử dụng các phương tiện điện tử chưa được pháp luật chính thức thừa nhận. Hậu quả là không một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nào có thể đầu tư thoả đáng vào TMĐT cũng như không doanh nghiệp nào có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử lớn.

Thứ hai, về mặt chính sách, năm 2004 vẫn chưa xuất hiện chính sách nào về TMĐT cụ thể hoá đường lối phát triển đã được vạch ra trong giai đoạn 2000 – 2002. Các doanh nghiệp hầu như không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của nhà nước, đặc biệt trong việc đầu tư vào việc cung cấp giải pháp, dịch vụ cho giao dịch thương mại điện tử B2B.2

Thứ ba, cho tới cuối năm 2004 vẫn chưa xuất hiện chiến lược dài hạn hay kế hoạch trung hạn nào đối với phát triển TMĐT trong khi TMĐT liên quan tới nhiều

1 Giai đoạn một là giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật thừa nhận chính thức, giai đoạn hai là giai đoạn thương mại điện tử được ứng dụng rộng rãi và phát triển. 2 Phát biểu tại Hội nghị Thương mại toàn quốc do Bộ Thương mại tổ chức vào tháng 2 năm 2005, Phó Thủ Tướng Chính phủ Vũ Khoan đã nhấn mạnh thương mại điện tử không đạt được mục tiêu đặt ra trong lĩnh vực thương mại giai đoạn 2001 – 2005.

Page 14: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

xiv

chủ thể, nhiều lĩnh vực từ trung ương tới địa phương, từ các cơ quan lập pháp và tư pháp tới hành pháp, từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng, v.v… đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ. Cùng với Chiến lược phát triển CNTT và TT, Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử tới 2010, cho tới cuối năm 2004 Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử mới ở giai đoạn dự thảo và chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.3

Thứ tư, trong năm 2004 nhiều dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT do các cơ quan nhà nước cung cấp hay hỗ trợ cũng mới dừng ở mức kế hoạch hay triển khai thí điểm. Đáng chú ý nhất là các dịch vụ khai báo hải quan điện tử, thuế điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, chứng thực điện tử.

Thứ năm, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền, đào tạo về TMĐT và đây là hoạt động mà khu vực doanh nghiệp dù năng động và tích cực cũng không thể thay thế được nhà nước. Mặc dù Bộ Thương mại và một số đơn vị khác đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử nhưng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu.

Thứ sáu, thống kê về TMĐT có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho cả hoạt động hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cho tới hết năm 2004 nhà nước vẫn hầu như chưa triển khai công tác này. Không có công bố chính thức và tin cậy nào về nhiều tiêu chí liên quan tới TMĐT.

Cần phải khẳng định là không thể triển khai tốt bất cứ hoạt động nào trong sáu hoạt động trên nếu tách rời với các hoạt động còn lại, nghĩa là cần phải triển khai đồng bộ cả sáu hoạt động này. Có thể thấy đây là thử thách rất lớn đối với các cơ quan nhà nước trong năm 2005 và các năm tiếp theo.

3 Năm 2001 Bộ Thương mại đã xây dựng Đề án phát triển TMĐT giai đoạn 2001-2005 và đã trình Chính phủ vào tháng 6/2001 nhưng chưa được Chính phủ phê duyệt. Như vậy, cho tới cuối năm 2004 chưa có chiến lược, kế hoạch tổng thể hay đề án phát triển TMĐT nào được cấp Chính phủ hay Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt.

Page 15: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

1

PHẦN THỨ NHẤT

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG GẮN VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông là nền tảng cho sự phát triển của của TMĐT. Phần này sẽ giới thiệu tổng quan về tình hình phát triển công nghệ thông tin và viễn thông có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới phát triển TMĐT trong năm 2004.

1. Công nghệ thông tin 1.1. Tình hình ban hành chính sách

Sau khi một loạt đường lối, chính sách lớn về CNTT được ban hành từ năm 2000 đến năm 2002, việc ban hành chính sách về CNTT đã chững lại trong năm 2003 và năm 2004.

Tuy nhiên, năm 2004 đã chứng kiến sự ra đời của ba văn bản quan trọng. Về phát triển nguồn nhân lực CNTT, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 6/4/2004 phê duyệt “Chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT từ nay đến năm 2010”. Về ứng dụng CNTT, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 2/3/2004 phê duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008”, Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 6/10/2004 về việc Phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Có thể nhận thấy có sự hẫng hụt trong việc ban hành các chính sách, giải pháp cụ thể triển khai các đường lối, chính sách lớn về CNTT đã được ban hành trong giai đoạn đầu của kế hoạch 5 năm 2001 -2005.

Bảng 1.1 Một số mốc lớn về đường lối, chính sách CNTT

Năm 2000 – 2002

6/2000 Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về việc xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 – 2005.

10/2000 Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

11/2000 Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về một số chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm.

2/2001 Quyết định số 19/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc bổ sung sản phẩm máy tính vào danh sách các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn được hỗ trợ theo Quyết định số 37/2000/QĐ-TTg của Thủ

Page 16: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

2

Tướng Chính phủ ngày 24/3/2000.

5/2001 Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 58/CT-TW về việc ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2001 – 2005.

5/2001 Thông tư số 31/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về một số chỉ dẫn thực hiện ưu đãi thuế theo Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

5/2001 Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 và Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện một số qui định về bản quyền trong Bộ Luật Dân sự.

6/2001 Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005.

8/2001 Quyết định số 987/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế quản lý, cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng điện tử.

12/2001 Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.

3/2002 Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử như là chứng từ kế toán trong việc tính toán và thanh toán vốn tại các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán.

3/2002 Quyết định số 212/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng (Quyết định này sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng).

5/2002 Quyết định số 543/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành các quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký số đối với các chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

7/2002 Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2005.

11/2002 Nghị định số 90/2002/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó quy định chức năng quản lý nhà nước về CNTT của Bộ Bưu chính Viễn thông.

12/2002 Quyết định số 176/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số

Page 17: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

3

58/CT-TW (Ban Chỉ đạo 58).

Năm 2003 5/2003 Công văn số 2236/TCHQ-CNTT hướng dẫn chi tiết khai báo bằng

phương tiện điện tử trong khâu đăng ký hồ sơ hải quan.

6/2003 Quyết định số 119/2003/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT ngành tài chính tới năm 2010.

Năm 2004 3/2004 Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê

duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008”.

4/2004 Quyết định số 331/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT từ nay đến năm 2010”.

10/2004 Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Hai sự kiện CNTT nổi bật trong năm 2004 là Hội thảo Quốc gia về CNTT

và TT lần thứ 2 và Tuần lễ Tin học Việt Nam lần thứ 13. Hội thảo Quốc gia về CNTT & TT lần thứ 2 tổ chức vào tháng 8 năm 2004 tại Đà Nẵng với chủ đề “Ứng dụng CNTT và TT trong các doanh nghiệp”. Hội thảo đã nêu bật được một số thành công trong việc ứng dụng CNTT và TT của nhiều doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, đồng thời chỉ ra nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, từ môi trường pháp lý, chính sách tới nguồn nhân lực. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ về CNTT và TT như Phó Thủ Tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT (Ban Chỉ đạo 58), Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 58, Đỗ Trung Tá. Tham dự Hội thảo còn có rất nhiều đại biểu từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới hoạch định chính sách, ứng dụng và kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và TT của cả nước.

Tuần lễ Tin học Việt Nam lần thứ 13 (IT Week 13) tổ chức vào tháng 10 năm 2004 tại Hà nội với chủ đề “Hướng tới Chính phủ điện tử”. Đây là hoạt động tích cực của giới CNTT và TT Việt Nam nhằm biểu dương lực lượng, thể hiện tiềm năng và cơ hội trong quá trình Hội nhập và Phát triển. Sáng kiến của Hội Tin học Việt Nam (VAIP) trao Giải thưởng Cúp Vàng CNTT-TT Việt Nam được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Tin học đã nhận được sự ủng hộ tích cực. Giải thưởng Cúp vàng có mục đích tôn vinh và khuyến khích các sản phẩm, cá nhân, tập thể đã đóng góp nhiều cho sự nghiệp phát triển và ứng dụng CNTT và TT Việt Nam. Các sản phẩm được được xét chọn và trao Cúp vàng tại IT WEEK 13 thuộc các lĩnh vực

Page 18: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

4

giải pháp, sản phẩm ứng dụng cấp ngành, máy tính thương hiệu Việt Nam, phần mềm đóng gói – phần mềm thương phẩm, phần mềm xuất khẩu và gia công phần mềm xuất khẩu, báo điện tử và trang thông tin điện tử và sản phẩm, dịch vụ TMĐT. Các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ được trao Cúp vàng đã thể hiện bước tiến đáng kể của CNTT và TT Việt Nam năm 2004. Đáng chú ý là từ năm 2003 thương mại điện tử đã được coi là một lĩnh vực ứng dụng CNTT và TT quan trọng và được VAIP chọn là một trong các lĩnh vực trao giải Cúp vàng trong các Tuần lễ Tin học thứ 12 và 13. (http://www.vaip.org.vn, http://www.itweek.org.vn)

1.2. Tình hình phát triển và triển khai các chính sách về CNTT Theo Báo cáo Toàn cảnh CNTT Việt Nam năm 2004 (7/2004) của Hội Tin

học Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam năm 2003 là 28.8% và đạt 515 triệu USD, bao gồm 410 triệu USD phần cứng và 105 triệu USD phần mềm và dịch vụ, xuất khẩu được 730 triệu USD, bao gồm 700 triệu USD phần cứng và 30 triệu USD phần mềm. Số máy tính tiêu thụ trên thị trường lên tới 1 triệu chiếc với máy tính có thương hiệu chiếm khoảng 20%. Số nhân lực làm phần mềm tăng 150%, năng suất làm phần mềm đạt tới 10000 USD/người/năm.

Theo TS. Nguyễn Minh Dân, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ Bộ Bưu chính viễn thông4, tổng giá trị các mặt hàng điện tử, CNTT tiêu thụ trong năm 2004 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 38,5% so với năm 2003, trong đó nhóm sản phẩm CNTT và điện thoại di động chiếm tỷ trọng 45,6%, tương đương 592,8 triệu USD. Tổng giá trị xuất khẩu linh kiện điện tử, máy tính trong năm 2004 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng khoảng 60% so với năm 2003. Công nghiệp phần mềm đạt doanh thu 150 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt trên 30 triệu USD.

Từ những con số trên, có thể ước tính sơ bộ giá trị thị trường CNTT Việt Nam 2004 đạt mức 713 triệu USD, bao gồm 593 triệu USD phần cứng và 120 triệu USD phần mềm và dịch vụ, tăng 38,4% so với năm 2003.

Việc ứng dụng và phát triển CNTT đạt được một số tiến bộ đáng khích lệ nhưng có thể thấy về tổng thể không đạt được các mục tiêu lớn mà một loạt đường lối, chính sách và giải pháp đã đề ra, đặc biệt là về các lĩnh vực chính phủ điện tử, thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực CNTT, xuất khẩu phẩn mềm, v.v...

Mặc dù chưa có báo cáo đánh giá chính thức về việc triển khai một loạt chính sách và giải pháp lớn về CNTT nhưng có thể nhận thấy việc triển khai các quyết định của Thủ Tướng Chính phủ liên quan tới CNTT không được sáng sủa. Trong khi việc triển khai Đề án 112 về tin học hoá quản lý nhà nước đã góp phần nhất định tới việc hình thành và phát triển chính phủ điện tử (eGovernment) thì nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả triển khai chưa cao. Việc triển khai Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT tới 2005 theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg hầu như không tiến triển. Tình hình triển khai các hoạt động về phần mềm nguồn mở của Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam

4 Bài trình bày tại Khóa đào tạo “Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách phát luật cho Thương mại điện tử” do Bộ Thương mại phối hợp với Dự án Canada về hỗ trợ thực thi chính sách (PIAP) tổ chức tại Hà Nội ngày 4-7 tháng 4/2005

Page 19: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

5

giai đoạn 2004 – 2008” theo Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg cũng khá chậm chạp.

Hộp 1.1

Tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về thống kê CNTT và TT

Thống kê CNTT và TT Việt Nam hầu như chưa triển khai hoạt động thống kê về CNTT. Rất khó có thể có được số liệu thống kê đáng tin cậy từ các cơ quan chính phủ về mọi tiêu chí liên quan tới CNTT và TT bao gồm thống kê về thương mại điện tử. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc xây dựng và sửa đổi chính sách vĩ mô liên quan đến CNTT và TT. Đồng thời, số liệu thống kê vừa thiếu vừa ít tin cậy cũng cản trở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg và số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ đã chỉ rõ cần phải đẩy mạnh hoạt động thống kê về CNTT và TT, nhưng cho tới cuối năm 2004 Việt Nam vẫn chưa có tiến bộ đáng kể nào trong việc triển khai hoạt động này.

2. Viễn thông và Internet

2.1. Tình hình ban hành chính sách

Hai văn bản đầu tiên khai phá cho các hoạt động Internet chính thức ở Việt Nam là Quyết định số 848/1997/QĐ-BNV(A11) của Bộ Nội vụ ban hành tháng 10 năm 1997 quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động Internet ở Việt Nam và Quyết định số 705/1998/QĐ-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện ban hành tháng 11 năm 1998 về việc ban hành Quy định tạm thời việc quản lý, phân bổ tên miền và địa chỉ Internet.

Trong các năm 2001 và 2002 môi trường pháp lý cho các hoạt động Internet đã được xác lập với việc nhiều văn bản pháp quy được ban hành, trong đó có Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ tháng 8 năm 2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

Năm 2003 chỉ có một văn bản pháp quy về Internet được ban hành, nhưng đây lại là văn bản gây ra rất nhiều tranh luận về một số quy định chưa hợp lý. Đó là Quyết định số 92/2003/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông tháng 5 năm 2003 ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Tương tự như tình hình ban hành chính sách về CNTT, năm 2004 có tới 6 văn bản pháp quy về viễn thông và Internet được ban hành, trong đó một số quy định về quản lý Internet thu hút sự chú ý rộng rãi về tính khả thi của chúng.

Bảng 1.2 Một số mốc lớn về đường lối, chính sách viễn thông và Internet

Năm 2000 – 2002

8/2001 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

Page 20: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

6

10/2001 Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Viễn thông tới năm 2010 và định hướng tới 2020.

11/2001 Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

2/2002 Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005.

5/2002 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.

10/2002 Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin ban hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet.

Năm 2003

5/2003 Quyết định số 92/2003/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Năm 2004 1/2004 Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA(A11) của Bộ Công an ban hành quy

định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam.

3/2004 Chỉ thị số 07/2004/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc tăng cường công tác quản lý đại lý Internet công cộng.

5/2004 Chỉ thị 06/2004/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin Bưu chính, Viễn thông và Internet trong tình hình mới

6/2004 Quyết định số 26/2004/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT đến năm 2007.

9/2004 Nghị định số 160/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông.

12/2004 Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

2.2. Tình hình hạ tầng viễn thông5 Về hệ thống chuyển mạch, các tổng đài cửa ngõ quốc tế (International

Gateway Switch) thuộc thế hệ tổng đài hiện đại trên thế giới, các tổng đài quá giang (National Transit Switch) là các tổng đài hiện đại, đủ khả năng chuyển mạch trung

5 Phần này tham khảo và trích dẫn nhiều thông tin từ “Báo cáo Hiện trạng hạ tầng viễn thông”, Hà nội, tháng 12 năm 2004 do tác giả Nguyễn Xuân Trụ chủ trì (Vụ Viễn thông, Bộ Bưu chính Viễn thông).

Page 21: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

7

kế cho lưu lượng thông tin trên mạng trục quốc gia. Tổng đài tadem nội hạt (Local Tadem Switch) đặt tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh, nhiều tổng đài nội hạt (Local Switch) tại các tỉnh, thành phố và các tổng đài vệ tinh, các bộ tập trung thuê bao. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã triển khai mạng thế hệ mới NGN và chuyển dần lưu lượng PSTN sang khai thác trên mạng NGN cũng như cung cấp nhiều dịch vụ ứng dụng NGN cho khách hàng.

Về mạng truyền dẫn, các hệ thống truyền dẫn quốc tế bao gồm ba trung tâm viễn thông quốc tế với các hệ thống tổng đài, truyền dẫn kỹ thuật số kết nối mạng viễn thông Việt Nam với mạng viễn thông thế giới. Các tổng đài quốc tế được kết nối tới nhiều nước khác nhau và chuyển tiếp tới tất cả các nước còn lại thông qua cáp quang và vệ tinh. Ba trung tâm viễn thông quốc tế được liên kết với nhau bằng hệ thống cáp quang có khả năng tự động xử lý sự cố, tự sửa chữa cho chính mình. Đối với truyền dẫn liên tỉnh có mạng truyền dẫn tuyến trục Bắc – Nam bằng cáp quang 20 Gbps trên quốc lộ 1A và trên đường dây 500 KV đảm bảo độ an toàn cao và băng thông rộng. Tuyến đường trục này còn có thêm hệ thống vi ba số 140 Mbps để dự phòng. Ngoài ra còn có một số tuyến đường trục khác của Viettel, ETC. Truyền dẫn liên tỉnh hầu hết đã được cáp quang hoá. Mạng truyền dẫn nội tỉnh được mở rộng và đang được cáp quang hoá. Mạng truy cập bao gồm ba loại là mạng cáp nội hạt, hệ thống thuê bao vô tuyến và hệ thống VSAT. Mạng cáp nội hạt gồm mạng cáp đồng và mạng cáp quang để cung cấp dịch vụ viễn thông đến hộ thuê bao. Hệ thống thuê bao vô tuyến hỗ trợ cho mạng cáp nội hạt và rất có hiệu quả đối với các nhà cao tầng và địa bàn khó triển khai mạng cáp đồng. Hệ thống VSAT được sử dụng cho các vùng miền núi và hải đảo.

Về thông tin di động, có bốn nhà khai thác đã cung cấp và hai nhà khai thác khác đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ di động toàn quốc. MobiFone và Vinaphone của VNPT sử dụng công nghệ GSM với tổng số khoảng 4,4 triệu thuê bao và có khả năng chuyển vùng tới hơn 84 nước. SPT sử dụng công nghệ CDMA1x cung cấp dịch vụ từ tháng 7/2003 và hiện có khoảng 0,14 triệu thuê bao, Vietel sử dụng công nghệ GSM cung cấp dịch vụ từ tháng 10/2004 và hiện có khoảng 0,15 triệu thuê bao. Trong năm 2004 các mạng S-Fone, MobiFone và Vinaphone đã chính thức cung cấp dịch vụ nhắn tin chéo mạng nên thúc đẩy sự phát triển của thông tin di động. MobiFone và Vinaphone sử dụng công nghệ GSM đã chính thức cung cấp dịch vụ GPRS/MMS chuẩn bị cho chiến lược tiến lên 3G. Hanoi Telecom sử dụng công nghệ CDMA2000 đang chuẩn bị tham gia thị trường. VP Telecom sử dụng công nghệ CDMA450 đang thử nghiệm mạng lưới và dịch vụ cho cung cấp dịch vụ vô tuyến cố định. Đối với thông tin di động nội vùng bao gồm điện thoại vô tuyến cố định và điện thoại di động nội vùng sử dụng hệ thống IPAS với công nghệ PHS-IP đã được cung cấp tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2002.

Mạng truyền dẫn số liệu và chuyển mạch gói sử dụng cộng nghệ X25 với 3 tổng đài chuyển mạch tại Hà nội, Đà nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh với các dịch vụ X25, X28 và X32.

Mạng Telex sử dụng 3 tổng đài đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng ngừng phát triển.

2.3. Tình hình Internet

Page 22: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

8

Kết nối quốc tế thông qua 6 hướng với tổng dung lượng tăng từ 1038 Mbps vào tháng 12/2003 lên 1892 Mbps vào tháng 12/2004. Đối với kết nối trong nước, từ năm 2003 các doanh nghiệp IXP đã thực hiện kết nối đồng cấp thông qua Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC).

Có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là VNPT, Viettel, FPT, SPT, ETC và Hanoi Telecom. Có 15 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, trong đó có 7 doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng là VNPT, FPT, SPT, Netnam, Viettel, OCI và Hanoi Telecom.

Theo VNNIC, cuối năm 2004 tổng số thuê bao Internet đạt khoảng trên 2 triệu và số IP đã cấp là 0,45 triệu, thuê bao chủ yếu là dial-up. Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng đã được cung cấp từ năm 1997 với nhiều loại hình như ISDN, leased line, VSAT nhưng số khách hàng vẫn không nhiều và chủ yếu là doanh nghiệp do nguyên nhân chính là giá cước cao. Từ giữa năm 2003 khi VNPT đã cung cấp dịch vụ ADSL tới nay đã có thêm 3 nhà cung cấp dịch vụ này cho khách hàng là FPT, Viettel và SPT, hiện có khoảng 35000 thuê bao truy nhập Internet sử dụng băng thông rộng. Các loại hình dịch vụ truy nhập Internet mới như WiFi và GPRS cũng bắt đầu phát triển.

Số người sử dụng Internet đạt khoảng 6,2 triệu, mật độ người sử dụng Internet đạt khoảng 7,4%. Nếu so với số người sử dụng Internet vào cuối năm 2003 là 3,2 triệu người thì có thể thấy trong năm 2004 số người sử dụng đã tăng gần gấp đôi.

Bảng 1.3 Số người sử dụng Internet trên 10.000 dân

Năm 2001 2002 2003 2004

Việt Nam 124 184 430 740 Trung Quốc 257 460 632 - Thái Lan 577 776 965 - Các nước phát triển - 4474 4495 - Các nước đang phát triển - 429 501 -

Nguồn: VNNIC và Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU)

Cùng với số thuê bao và số người sử dụng Internet, số tên miền Internet phản ánh mức độ phổ cập Internet và hơn thế là mức độ ứng dụng Internet trong các hoạt động kinh tế, xã hội.

Theo VNNIC, số tên miền Việt Nam đã tăng từ 2300 vào tháng 12/2002 lên 5510 vào tháng 12/2003 và 9037 vào tháng 12/2004 với số tên miền cấp hai .com và .net khoảng 84%. Như vậy tốc độ tăng trưởng tên miền .VN năm 2004 khoảng 64%.

Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phản ánh sự tăng trưởng chung của số tên miền và số trang web của các doanh nghiệp Việt Nam vì chưa tính tới các tên miền quốc tế. Căn cứ trên số tên miền .VN, thông tin về tên miền quốc tế tại http://www.webhosting.info, ý kiến của các nhà chuyên môn tại một số công ty

Page 23: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

9

cung cấp dịch vụ web hosting, thông tin về các doanh nghiệp trong Báo cáo Hiện trạng phát triển TMĐT năm 2003 và các doanh nghiệp tham gia điều tra cho Báo cáo này, có thể ước tính tổng số doanh nghiệp có trang web vào cuối năm 2004 khoảng 17.500 (chi tiết xin xem phụ lục 1).

Hộp 1.2 Mối quan hệ giữa trang web và TMĐT

Mối quan hệ giữa số trang web và thương mại điện tử

Hầu hết doanh nghiệp sử dụng Internet cho mục đích kinh doanh tiến hành trao đổi thông tin và các giao dịch qua email, truy cập vào các trang web và thiết lập trang web của mình. Các trang web là nơi tiến hành hầu hết giao dịch dạng B2B lẫn B2C. Do đó sự tăng trưởng của số trang web là một tiêu chí có ích để đánh giá sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Từ tháng 6/2003 tới 6/2004, số trang web trên thế giới tăng 26,1%.

Báo cáo TMĐT và Phát triển, UNCTAD 2004

Trong năm 2004 chủ đề quản lý tên miền và trang tin điện tử thu hút sự quan

tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp.

* Quản lý tên miền: Ngày 26/5/2003, Bộ Bưu chính Viễn thông đã ra Quyết định số

92/2003/QĐ-BCVT ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Quy định này điều chỉnh việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Internet tại Việt Nam. Theo Điều 4 của Quyết định, tài nguyên Internet bao gồm hệ thống các tên và số dùng cho Internet được ấn định thống nhất trên phạm vi toàn cầu: tên miền (DN), địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN), số và tên khác được các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên Internet quy định.

Quyết định này đã góp phần tích cực đối với sự phát triển của tên miền Việt Nam .VN. Tuy nhiên nó chưa khuyến khích và hỗ trợ kinh doanh trên môi trường Internet trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Những vấn đề chưa hợp lý nhiều nhất liên quan tới sở hữu tên miền và các quyền liên quan như mua bán, quyền sở hữu trí tuệ như thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, thủ tục đăng ký tên miền, giải quyết tranh chấp và phí đăng ký và sử dụng tên miền.6 Có thể liệt kê một số quy định còn chưa hợp lý như sau:

Điều 2: Tài nguyên Internet Nghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, bán lại tài nguyên Internet dưới bất kỳ hình thức nào.

6 Có thể nhận thấy một số chính sách của Việt nam còn nặng về quản lý hành chính và chưa phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường. Quy định nghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, bán lại tài nguyên Internet dưới bất kỳ hình thức nào không phải là trường hợp duy nhất. Trên lĩnh vực thương mại, một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất trong năm 2004 là việc các doanh nghiệp dệt may có quyền được mua bán, cho vay, chuyển nhượng đối với hạn ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ hay không.

Page 24: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

10

Nhận xét: Quyết định không chỉ rõ tên miền quốc tế (gTLD) như .COM, .NET có thuộc phạm vi điều chỉnh hay không. Trên thực tế các tên miền, có thể cả tên miền Việt Nam (.VN), đang được mua bán.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet

3. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tài nguyên Internet cho Trung tâm Internet Việt Nam khi không còn nhu cầu sử dụng nữa. Nhận xét: Tính khả thi của quy định này rất thấp.7 6. Các tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng tên miền dưới tên miền dùng chung (gTLD) sau 24 giờ kể từ khi thông báo cho VNNIC biết tại website http://www.gtld.info.vn. Nhận xét: Quy định này còn khó khả thi hơn quy định trên.

Điều 9 : Nguyên tắc đăng ký tên miền 4. Tên miền chỉ được cấp phát khi có đầy đủ thông tin về máy chủ tên miền mà nó được đặt hoặc tên miền đích mà nó trỏ tới. 5. Tổ chức, cá nhân xin đăng ký tên miền phải giải thích rõ mối liên quan của tên miền xin đăng ký với hoạt động của mình (doanh nghiệp phải tự đăng ký tên miền, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ web không được đăng ký thay) Nhận xét: Các quy định này hoặc không phù hợp với thực tế và/hoặc không khả thi.

Điều 10: Thủ tục đăng ký, sử dụng tên miền 1. Hồ sơ gửi cho VNNIC gồm đơn xin đăng ký tên miền, giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, v.v... 4. Tên miền đã được cấp phát phải đi vào hoạt động sau thời hạn tối đa là 60 ngày, quá thời hạn này tên miền đó sẽ bị thu hồi, nếu không có lý do chính đáng. Nhận xét: Một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ web không thể đăng ký tên miền .VN cho khách hàng ngay cả khi có uỷ quyền của khách hàng. Họ cho rằng điều này gây phiền hà cho khách hàng muốn thuê dịch vụ trọn gói. Ngoài ra, quy định thu hồi tên miền đã cấp nếu không hoạt động trong vòng 60 ngày cũng không khả thi.

Điều 20: Giải quyết khiếu nại 1. Nếu khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tên miền giữa các bên, VNNIC cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thoả thuận giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không tự thoả thuận được, VNNIC xem xét quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật.

7 Trong trường hợp quản lý hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại đưa ra quy định doanh nghiệp nào không còn nhu cầu sử dụng hạn ngạch phải trả lại hạn ngạch. Trên thực tế không có doanh nghiệp dệt may nào trả lại hạn ngạch đã được cấp. Tình hình có thể xảy ra như vậy đối với việc quản lý tên miền và tính khả thi của quy định này. Khi chủ sở hữu tên miền có được tên miền có giá trị thương mại cao họ sẽ tìm mọi cách để bán tên miền đó mà không trả lại cho cơ quan quản lý nhà nước về tên miền.

Page 25: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

11

2. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của VNNIC, các bên có liên quan có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Nhận xét: giải quyết tranh chấp về tên miền liên quan tới nhiều quy định pháp luật khác, đặc biệt là các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.

Hộp 1.3 Sự chưa hợp lý của các quy định về quản lý tên miền Việt Nam

Nhịp Sống Số Thứ Hai, 02/08/2004, 17:27 (GMT+7) Quản lý tên miền Việt Nam: cần nhiều cải tiến

TTO - Trong thời đại số, tên miền đồng nghĩa với thương hiệu và là một tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định về việc đăng ký và giải quyết tranh chấp của hệ thống tên miền .vn của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề nổi cộm được các chuyên gia trong và ngoài nước tranh luận sôi nổi tại hội thảo bàn tròn “Tên miền Internet và tranh chấp tên miền” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Quy định chưa rõ ràng, nhiều bất cập khi đăng ký

Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet được ban hành theo Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông là cơ sở pháp lý quan trọng giúp phát triển hệ thống tên miền quốc gia .vn. Trong đó quy định việc đăng ký tên miền là “tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước”. Kể từ thời điểm Quy định ra đời, đến tháng 6 năm 2004, đã có 7.454 tên miền được đăng ký với Trung tâm Thông tin Internet Việt Nam (VNNIC). Đây có thể nói là một bước tiến đáng kể trong việc phát triển hệ thống tên miền quốc gia.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quy định trên còn một số vấn đề bất cập cần được sửa đổi như: nguyên tắc ai đăng ký trước được cấp phát trước cũng như việc đăng ký trực tuyến chưa được triển khai, chưa có các quy định về giải quyết tranh chấp tên miền, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tên miền chưa được quy định rõ ràng, và mâu thuẫn với các quy định về sở hữu trí tuệ của Bộ Văn hóa.

Ông Vũ Thái Hà, Công ty Sở hữu trí tuệ D&N nhận xét: “Quyết định quản lý tên miền hiện nay có những điểm gây cản trở phát triển tên miền. Cụ thể việc đăng ký các tên miền liên quan tới tên các địa danh, các tên chung của một ngành kinh tế, chủng loại hàng hoá, sản phẩm, tên các loại dược phẩm vẫn còn bị hạn chế (khoản 3 Điều 9 của Quy định) trong khi các tên miền này là các tên miền có giá trị sử dụng cao đối với các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử“.

“Phí đăng ký và duy trì tên miền quá cao so với các nước trên thế giới. Ví dụ trong một năm đầu là 930.000đ, cho các năm tiếp theo là 450.000đ, mỗi lần thay đổi thông số tên miền đều phải trả phí 250.000đ mà việc thay đổi này (ví dụ như chuyển giao máy chủ) là công việc kỹ thuật thường xuyên của chủ sở hữu tên miền” ông Hà nói thêm.

Ngoài ra việc không được chuyển nhượng tên miền cũng là vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Ông Lê Hồng Hà,Hội Tin học-Viễn thông Hà Nội đặt câu hỏi: “Tên miền là một tài nguyên tương tự như đất đai. Chủ thể được quyền sử dụng và chuyển nhượng đất, vậy tại sao chuyển nhượng tên miền lại không được?

Bổ sung cho ý kiến này, Đào Việt Cường, một đại diện khác của D&N nói: “Hiện nay tên miền có giá trị lên vài triệu USD, ví dụ như : business.com có trị giá lớn 7.5 triệu USD, casino.com - 5.5 triệu USD… Vậy có ai chịu bỏ nhiều tiền đầu tư phát triển tên miền nếu biết rằng khi công ty của họ sáp nhập với doanh nghiệp khác thì tên miền sẽ không được chuyển giao”. Theo ông Cường, việc hạn chế chuyển giao tên miền sẽ cản trở sự đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử của các tổ chức và cá nhân.

Sẽ sửa đổi quy định 92 và xây dựng quy chế giải quyết tranh chấp

Trả lời cho những thắc mắc trên, ông Nguyễn Lê Thúy, Giám đốc VNNIC, cho biết trong thời gian tới cơ quan này sẽ tiến hành sửa đổi quy định 92 và cuối năm nay hoàn thành đưa ra dự thảo. Trong đó sẽ đặc biệt chú ý tới việc xây dựng quy chế giải quyết tranh chấp tên miền .vn và điều chỉnh mức phí chung.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=43762&ChannelID=16 * Quản lý trang tin điện tử (website):

Mặc dù các quy định về quản lý tên miền Việt Nam còn nhiều điểm chưa hợp lý nhưng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển trang web với tên miền .VN

Page 26: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

12

của các doanh nghiệp thể hiện qua tốc độ tăng trưởng cao của tên miền .VN trong năm 2004. Đáng lưu ý là cơ quan quản lý nhà nước về tên miền đã nghiêm túc lắng nghe ý kiến của khách hàng và thông báo công khai dự định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT.

Trong khi đó một quyết định được ban hành trước đó gây cản trở đáng kể tới phát triển trang web, hầu như không có khả năng thực thi và không thể hiện sự đổi mới trong phương pháp quản lý nhà nước vẫn tiếp tục có hiệu lực. Hơn thế, cho tới cuối năm 2004 cơ quan ban hành quyết định này và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan chưa có bất cứ thông báo nào về kế hoạch sửa đổi các quy định gây cản trở kinh doanh của nó. Đó là Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hoá Thông tin về Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet.

Hộp 1.4 Quy định “Thiết lập website phải xin phép” và Thương mại điện tử

Lập trang web Vì sao Internet ở Việt Nam phát triển chậm? Có nhiều nguyên nhân, tôi chỉ muốn nói một khía cạnh quan trọng: Khoảng 90% nội dung trên Internet là bằng tiếng Anh. Trong khi đó các quy định cụ thể lại không khuyến khích, thậm chí còn cản trở việc phát triển nội dung. Theo Quyết định 27 của Bộ Văn hoá Thông tin (không bàn đến các mục khác và các tờ báo trực tuyến, chỉ nói đến các trang web): Cá nhân không được lập trang web. Chỉ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mới được lập trang web (Điều 3) và thủ tục cấp phép rất rườm rà (Điều 6, Điều 7, Điều 8).

Phải chăng chính các quy định như vậy giải thích vì sao nội dung tiếng Việt trên Internet lại nghèo nàn, đó là chưa nói đến sự cản trở và tác hại của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, cản trở thương mại điện tử.

Theo tôi sửa điều này không khó. Chỉ cần nêu thêm một điều đơn giản vào quyết định, đó là phạm vi điều chỉnh của nó chỉ cho các đơn vị làm báo điện tử. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ nội dung hay ứng dụng khác thì phải chịu các quy định của các ngành đó, còn các website không có mục đích kinh doanh thông tin như của cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức ngoại giao, v.v... không bị điều chỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Báo Lao động số 357 ra ngày 22/12/2004

Một số quy định không nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng sử dụng Internet, đặc biệt là các doanh nghiệp, là:

Điều 1: Bộ Văn hoá Thông tin là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet (ICP), thiết lập trang tin điện tử trên Internet.

Điều 2: 1. Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép thực hiện việc cung cấp thông tin trên Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet. 2. Trang tin điện tử (Website) là loại hình bản tin thực hiện trên mạng Internet.

Điều 3:

Page 27: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

13

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, các pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet chịu sự điều chỉnh của Quy chế này. Điều 4: 4. Không được cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet khi chưa có giấy phép của Bộ Văn hoá Thông tin. Điều 8: Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu muốn cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet tại Việt Nam phải làm thủ tục xin phép gửi Bộ Văn hoá Thông tin (Vụ Báo chí).

Nhận xét: - Quy định rất mơ hồ về «cung cấp thông tin trên Internet» và « trang tin điện tử». Về bản chất thiết lập website là để cung cấp thông tin. Do đó tất cả pháp nhân, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thiết lập và duy trì website đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định và phải xin phép Bộ Văn hoá Thông tin!8 - Không có quy định đối với website do cá nhân thiết lập! - Trong khi Luật Doanh nghiệp và hệ thống các văn bản khác đã tạo ra cách quản lý thông thoáng cho doanh nghiệp theo hướng quy định rõ những hoạt động cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, ngoài ra doanh nghiệp được phép kinh doanh, đồng thời chuyển cách quản lý từ cấp phép sang đăng ký, thì Quyết định này vẫn duy trì cách quản lý gây khó khăn cho doanh nghiệp.9

Điều 6: Điều kiện cấp phép 1. Cơ quan xin cấp phép phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin. Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ.

Điều 7: Hồ sơ xin cấp phép 1. Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về cung cấp thông tin trên Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục) Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm chính về nội dung và các thành viên phụ trách việc cung cấp thông tin có chứng nhận của cơ quan chủ quản.

Nhận xét: Các quy định này đều rất xa rời thực tiễn thiết lập và duy trì hoạt động của website và hoàn toàn không có tính khả thi.

Chính vì các quy định không phù hợp với thực tiễn nhưng lại không được cơ quan ban hành lắng nghe dư luận và sửa đổi nên Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT là một trong những ví dụ điển hình về việc coi thường pháp luật của doanh nghiệp: hầu hết các website vẫn tồn tại và phát triển mà không cần tới giấy phép của Bộ 8 Điều 7 quy định rõ hồ sơ đối với các cơ quan đại diện tổ chức kinh tế..., các công ty, xí nghiệp của nước ngoài; các tổ chức kinh tế, công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 9 Năm 2004, ý định cấm kinh doanh dịch vụ giải trí karaoke của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá thông tin đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận. Rất nhiều ý kiến phê phán cách làm "không quản lý được thì cấm".

Page 28: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

14

Văn hoá Thông tin. Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp và cá nhân muốn có một quy định mới, tránh cho họ tình trạng luôn luôn vi phạm pháp luật.10

Hộp 1.5 Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt vì không có giấy phép thiết lập website

Phạt Công ty TiTan tại Vũng Tầu

Ngày 12/12/2003, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ra quyết định 12399 xử phạt vi phạm hành chánh 50 triệu đồng đối với Công ty TiTan (trụ sở 545 Trương Công Định, P.7, TP Vũng Tàu) vì Công ty TiTan đã: thiết lập hệ thống thiết bị và cung cấp dịch vụ Internet không có giấy phép; thiết lập trang tin điện tử trên Internet khi chưa có giấy phép của Bộ Văn hóa - Thông tin; nội dung của công ty cung cấp thông tin trên trang tin điện tử không đúng...

Trong quyết định 12399 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không ghi rõ trang tin điện tử mà Công ty TiTan vi phạm là website nào nhưng căn cứ theo các site mà TiTan đang sở hữu thì có thể biết đó là: www.bariavungtau.com, www.bariavungtau.net, www.bariavungtau.org, www.vungtaucity.org.

Xung quanh chuyện xử phạt trên, có nhiều điều chưa ổn: Là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin không thể không có hệ thống thiết bị. Theo Nghị định 55/2001, dịch vụ Internet (điều 12) gồm có dịch vụ kết nối Internet (IXP), dịch vụ truy cập Internet (ISP), dịch vụ ứng dụng Internet (OSP).

Trong đó, dịch vụ thông tin Internet là một loại hình OSP, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và các loại hình tin tức điện tử khác trên Internet. TiTan không phải là IXP, ISP, cơ quan báo chí. Trên thực tế, hàng chục ngàn website trong nước được các công ty thiết kế và đưa nội dung lên mạng hầu hết đều không cần xin giấy phép của Bộ Văn hóa - Thông tin. Chung quy lại, điều mà UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không “bằng lòng” chính là tên miền bariavungtau.com đã bị công ty TiTan đăng ký.

Điều cơ bản nhất mà mọi người đều biết, hoạt động của Internet là không biên giới. Những website trên đều được TiTan đăng ký tại nước ngoài chứ không phải trong nước. Nguyên tắc pháp lý và luật chơi của đăng ký tên miền rất rõ ràng (cả quốc tế và Việt Nam): ai đăng ký trước được cấp trước. Mọi người truy cập mạng thường xuyên hiện nay cũng đều thấy địa danh Hà Nội đã bị đăng ký trước từ lâu: www.hanoi.com, www.hanoi.net, www.hanoi.org. Nhưng UBND thành phố Hà Nội không thể ra quyết định xử phạt các công ty sở hữu những tên miền trên bởi họ đều đã đăng ký quốc tế.

http://www.bariavungtau.com/modules/news/article.php?storyid=1292 3. Một số công nghệ liên quan tới phát triển CNTT và Internet 3.1. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) có ý nghĩa quyết định đối với giao dịch thương mại điện tử quy mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. EDI là hình thức phổ biến nhất để trao đổi dữ liệu có cấu trúc giữa hệ thống máy tính của các doanh nghiệp. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ giảm được lỗi sai sót do con người gây nên, giảm thời gian xử lý thông tin trong các giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí so với trao đổi dữ liệu phi cấu trúc.

EDI được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới và sẽ còn tăng mạnh trong một vài năm tới. Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của 10 Tính tới cuối năm 2004 tổng số website được cấp phép khoảng 2500, hầu hết website này là của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Con số này rất nhỏ so với tổng số website đang tồn tại.

Page 29: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

15

Internet đã tạo ra một phương tiện hữu hiệu cho việc sử dụng EDI thay vì phải thực hiện qua các mạng giá trị gia tăng (VAN). Thứ hai, các ngôn ngữ lập trình hiện đại mới xuất hiện như XML làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn.

Vào giữa những năm 1990, một số lượng lớn các công ty bắt đầu cung cấp dịch vụ EDI trên Internet. Các công ty vốn cung cấp mạng giá trị gia tăng truyền thống nay đưa ra dịch vụ EDI trên Internet, cùng với rất nhiều các công ty mới gia nhập vào thị trường dịch vụ EDI trên Internet. EDI trên Internet được gọi là EDI Internet hoặc Web EDI. Cấu trúc mở của Internet cho phép các đối tác thương mại có được cơ hội tiềm tàng trong việc trao đổi thông tin có cấu trúc với các công cụ mới như XML/ebXML.

Bảng 1.4 Giá trị giao dịch thương mại sử dụng EDI (tỷ USD)

2001 2002 2003 2004 2005

3.227 3.250 3.443 3.608 3.783 Nguồn: OECD và ước tính của Tập đoàn thông tin Giga cho các năm 2003 - 2005

Cho tới năm 2004, EDI hầu như chưa được áp dụng tại Việt Nam trừ một số doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, tài chính, vận tải biển đã sử dụng EDI để giao dịch với các đối tác nước ngoài và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ ngành. Việc áp dụng EDI đòi hỏi các doanh nghiệp phải được tin học hoá ở một mức độ khá cao và quy trình quản lý doanh nghiệp tiên tiến.

Hộp 1.6 Ứng dụng UN/EDIFACT tại Bộ Thương mại

Hệ thống truyền dữ liệu visa điện tử (ELVIS) Từ tháng 3/2004, Bộ Thương mại đã vận hành hệ thống truyền visa điện tử cho hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Hệ thống này sử dụng chuẩn UN/EDIFACT để trao đổi dữ liệu hạn ngạch với Hải quan Hoa Kỳ. Hệ thống ELVIS giúp việc quản lý hạn ngạch hàng dệt may sang Hoa Kỳ hiệu quả và tránh được gian lận thương mại hơn so với phương pháp quản lý hạn ngạch bằng giấy truyền thống.

Các cơ quan quản lý nhà nước về CNTT và TMĐT đã nhận thức được tầm quan trọng của lỗ hổng về tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử và đã có một số hoạt động nhằm thúc đẩy sự ứng dụng EDI ở nước ta. Ngày 23/12/2002, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-BKHCN về việc thành lập Tổ công tác xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn “Trao đổi dữ liệu điện tử - EDI” (gọi tắt là Tổ công tác EDI) gồm đại diện của nhiều cơ quan và doanh nghiệp. Trong năm 2004, Tổ công tác này đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về EDI và tiếp tục công tác nghiên cứu xây dựng dự thảo Khung tiêu chuẩn EDI như : - Cập nhật thường xuyên thông tin về EDI tại http://www.edivn.gov.vn, tổ chức các lớp học và trình bày về EDI tại một số hội thảo. - Triển khai xây dựng Bộ từ điển thuật ngữ EDI áp dụng cho các lĩnh vực hành chính, thương mại, tài chính - ngân hàng, hải quan và giao thông vận tải của Việt Nam.

Page 30: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

16

- Tổ chức và điều phối việc thực hiện các nội dung của Dự án Tương thích tiêu chuẩn EDI của châu Âu và Pháp vào Việt Nam (EA2) do EU tài trợ và EDIFRANCE là đơn vị chủ trì. Tổ chức đoàn chuyên gia Việt Nam sang khảo sát về Khung chính sách công nghệ và tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của Anh, tham dự Hội thảo tại Berlin về ứng dụng Chuẩn lưu trữ tài liệu OpenOffice.org XML và các dịch vụ đăng ký trực tuyến đưa các dịch vụ hành chính công lên mạng thông qua công nghệ tự động nhập liệu e-form.

Tổ kỹ thuật tiêu chuẩn CNTT thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thuộc Bộ KH&CN đang khẩn trương xây dựng Bộ tiêu chuẩn EDI Việt Nam dựa trên Bộ UN/EDIFACT, dự kiến có thể ban hành vào cuối năm 2005.

Bộ Thương mại hợp tác với một số tổ chức về TMĐT như AFACT nhằm thiết lập chuẩn EDI cho các giao dịch thương mại, hậu thuẫn cho sự phát triển mạnh của TMĐT Việt Nam trong những năm tới.

3.2. Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử Việc kết nối qua mạng Internet hiện nay chủ yếu sử dụng giao thức TCP/IP.

TCP/IP cho phép các thông tin được gửi từ một máy tính này tới một máy tính khác thông qua một loạt các máy trung gian hoặc các mạng riêng biệt trước khi nó có thể đi tới đích. Tính linh hoạt này của giao thức TCP/IP đã tạo cơ hội cho “bên thứ ba” có thể thực hiện các hành động bất hợp pháp, cụ thể là:

- Nghe trộm: thông tin vẫn không bị thay đổi, nhưng sự bí mật của nó thì không còn. Ví dụ, số thẻ tín dụng hoặc các thông tin cần bảo mật bị lộ.

- Giả mạo: các thông tin trong khi truyền đi bị thay đổi hoặc thay thế trước khi đến người nhận. Ví dụ, đơn đặt hàng hay lý lịch của một cá nhân bị thay đổi.

- Mạo danh: thông tin được gửi tới một cá nhân mạo nhận là người nhận hợp pháp theo hai hình thức. Hình thức thứ nhất là bắt chước, tức là một cá nhân có thể giả vờ như một người khác như dùng địa chỉ mail của một người khác hoặc giả mạo một tên miền của một trang web. Hình thức thứ hai là xuyên tạc, tức là một cá nhân hay một tổ chức có thể đưa ra những thông tin không đúng sự thật về họ như một trang web mạo nhận chuyên về kinh doanh trang thiết bị nội thất, nhưng thực tế lại là một trang chuyên ăn cắp mã thẻ tín dụng và không bao giờ gửi hàng cho khách.

Sự phát triển thương mại điện tử gắn chặt với việc đảm bảo an toàn thông tin được trao đổi trên mạng và sự tin cậy của bên tham gia giao dịch. Công nghệ phổ biến hiện nay chống đỡ có hiệu quả những hành động bất hợp pháp nêu trên và đảm bảo sự tin cậy của các bên là chữ ký số và chứng thực điện tử. Công nghệ này cho phép:

- Mã hoá và giải mã: cho phép hai đối tác giao dịch với nhau trên mạng có thể che giấu thông tin. Người gửi mã hoá các thông tin trước khi gửi chúng đi, người nhận sẽ giải mã trước khi đọc. Trong khi truyền, các thông tin sẽ không bị lộ.

- Chống lại sự giả mạo: cho phép người nhận có thể kiểm tra thông tin có bị thay đổi hay không. Bất kỳ một sự thay đổi hay thay thế nội dung của thông tin gốc đều bị phát hiện.

Page 31: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

17

- Xác thực: cho phép người nhận có thể xác định danh tính của người gửi.

- Không thể chối cãi: người gửi không thể chối cãi việc gửi thông tin.

Mặc dù Việt Nam chưa chính thức có quy định pháp lý về việc cung cấp dịch vụ chữ ký số và chứng thực điện tử nhưng một số công ty đã năng động trong việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ này.

Từ giữa năm 2003, Công ty Misoft đã đưa ra thị trường sản phẩm thương mại MiCA sử dụng để cấp phát, quản lý chứng chỉ số, các chứng chỉ số này được lưu trữ trong các thiết bị chuyên dụng như iKey, SmartCard. Đồng thời thực hiện chuyển giao công nghệ trong việc tích hợp chứng chỉ số vào các hệ thống tin học trên nền Web, Mail cũng như các phần mềm phát triển xây dựng trên các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Microsoft.Net, Delphi, Visual Basic, C++, ASP, JSP,… Ngoài ra, Misoft còn thực hiện các khóa đào tạo về áp dụng chứng chỉ số trong thương mại điện tử cho các cơ quan, đơn vị. Đội ngũ chuyên gia của Misoft được đào tạo, cấp chứng chỉ từ các hãng lớn trên thế giới như Entrust. Misoft cũng là nhà phân phối sản phẩm về hệ thống cấp phát chứng chỉ của EnTrust tại Việt Nam.

Misoft có khả năng cung cấp, chuyển giao các sản phẩm chứng chỉ số liên quan đến thương mại điện tử cho mọi mức độ khách hàng khác nhau, từ các hệ thống giao dịch nội bộ tới các hệ thống diện rộng, phân cấp, xác thực chéo. Misoft đã thực hiện cung cấp sản phẩm, đào tạo cho các khách hàng lớn như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính.

Song song với các hệ thống cấp phát chứng chỉ số, Misoft còn là nhà cung cấp giải pháp an toàn an ninh mạng nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: dò tìm, đánh giá điểm yếu (Found Stone); các hệ thống tường lửa (CheckPoint); hệ thống phát hiện và phòng chống xâm nhập (Internet Security Systems); hệ thống phòng chống virus tập trung (TrendMicro). Các hệ thống này đã được kiểm chứng thực tế từ các khách hàng lớn như Công ty Thông tin Di dộng (VMS), Vietnam Airlines, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Bộ Tài chính.

Hộp 1.7 Một hãng đi tiên phong trong lĩnh vực bảo mật

Entrust - một trong những hãng đi đầu về phát triển PKI.

Giải pháp của EnTrust không những đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hệ thống CA mà còn cung cấp thêm nhiều ứng dụng của chứng chỉ số, tích hợp chúng trong các ứng dụng khác như e-mail, mã hoá file thư mục…

Các sản phẩm của Entrust tập trung cho việc nhận dạng và quản lý truy nhập bằng sử dụng xác thực mạnh, phân quyền, chữ ký điện tử và mã hoá các dịch vụ bảo mật cho các doanh nghiệp sử dụng giao dịch điện tử qua hệ thống mạng nội bộ, mạng WAN, mạng Internet, các dịch vụ Web, VPN. Chứng chỉ số do Entrust cung cấp tuân theo chuẩn X509 V3, ngoài ra còn tuân theo các chuẩn quốc tế về mã hoá như PKCS, RFC.

Sơ đồ hệ thống (trang tiếp)

Page 32: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

18

Công ty VASC đã xây dựng thành công hệ thống quản lý và cấp chứng chỉ số của mình từ tháng 4/2002 và từ tháng 8/2002 đã chính thức phục vụ khách hàng. Chứng chỉ số VASC CA được dùng trong các giao dịch trên môi trường mạng hoặc Internet để: - Chứng thực các đối tượng sử dụng - Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin - Cung cấp bằng chứng pháp lý nếu xảy ra tranh chấp VASC CA cung cấp ba loại chứng chỉ số: chứng chỉ số cho cá nhân, chứng chỉ số cho máy chủ (server) và chứng chỉ số cho phát triển phần mềm.

Trung tâm tin học Nacencom đã nghiên cứu và triển khai thành công việc cấp và quản lý chứng chỉ số dùng thẻ thông minh “PKI SmartCard” cho các đối tượng tham gia trong môi trường giao dịch điện tử, bao gồm các cá nhân, tổ chức và các hệ thống TMĐT.

Thẻ thông minh PKI SmartCard của Nacencom như một máy tính thu nhỏ, là một công cụ cơ động với khả năng chống giả mạo, an toàn cho các khoá mã hoá, khoá xác thực và các thông tin nhậy cảm, hoạt động độc lập với máy tính trong xác thực, chữ ký điện tử và trao đổi khoá. Thẻ tuân theo chuẩn quốc tế ISO 7816, EN 726-3 và hỗ trợ đa ứng dụng. Cặp khoá được sinh bên trong thẻ, khoá riêng được bảo mật tuyệt đối trong thẻ với thuật toán mã hoá RSA 1024 bit. Thẻ được bảo vệ bằng PIN, hỗ trợ nhiều chứng thực và cặp khoá lưu trong thẻ. Ngoài ra, thẻ hỗ trợ giao tiếp với các hệ thống quản lý chứng thực số khác. Việc cấp chứng thực số tuân theo chuẩn X509 quy định cấu trúc của chứng thực số do Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) ban hành.

Page 33: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

19

3.3. Phần mềm nguồn mở Báo cáo Thương mại điện tử và Phát triển năm 2003 của UNCTAD đã nhấn

mạnh tác động to lớn của Internet đối với phát triển kinh tế, đồng thời vạch ra lợi ích tiềm tàng của phần mềm nguồn mở (PMNM) đối với sự phát triển của CNTT nói chung và TMĐT nói riêng.

Theo đánh giá của Dự án Phần mềm nguồn mở quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, PMNM đã và đang phát triển mạnh mẽ và là một trong những hướng phát triển có triển vọng trong thời gian tới trong lĩnh vực CNTT. Đó là do tính ưu việt rất cơ bản của PMNM là phần mềm được phát triển, chia sẻ, hoàn thiện và đóng góp của hàng ngàn người trên thế giới. PMNM cho phép người dùng quyền tự do chạy chương trình với bất kỳ mục đích nào, quyền nghiên cứu và sửa đổi chương trình, quyền sao chép và phân phối lại mà không phải xin phép và trả tiền bản quyền. PMNM là tài sản trí tuệ của của cả cộng đồng trên phạm vi toàn thế giới và được chia sẻ tự do, đây là một trong những lợi thế mà những nước đi sau như Việt Nam có thể có cơ hội để phát triển.

PMNM đã vào Việt Nam từ những năm 90 phục vụ mục đích nghiên cứu. Được sự ủng hộ của những người tiên phong và hoà nhập với phong trào phát triển PMNM trên thế giới, năm 2000 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất về PMNM và tiếp theo là các Hội thảo Quốc gia lần 2 năm 2002 và lần 3 năm 2004. Tháng 3/2004, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đăng cai tổ chức Diễn đàn Châu Á lần thứ 3 về PMNM với 17 nền kinh tế trong Châu lục tham dự.

Hoà nhịp với xu thế phát triển PMNM trên thế giới, Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong việc ứng dụng và phát triển PMNM và đạt được những kết quả nhất định trong công tác đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về PMNM, cụ thể:

- Viện Tin học Pháp ngữ (IFI) đã hoàn toàn sử dụng PMNM phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho tất cả giáo viên và sinh viên của Viện. Một số hệ thống máy tính thuộc Trường Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã sử dụng Linux nhiều năm qua khẳng định độ tin cậy và an toàn. Một số trường đại học như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Cần thơ, Đại học Huế cũng đã có kế hoạch sử dụng hệ điều hành này trong công tác giảng dạy và học tập.

- Khoảng hơn 20 công ty Việt Nam đã tham gia phát triển và cung cấp các sản phẩm trên nền nguồn mở và đưa vào thực tế triển khai như: Ứng dụng cho máy để bàn, các sản phẩm này đã được các nhà sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam cài đặt trong máy xuất xưởng, đưa vào hệ thống giáo dục trong các trường phổ thông (5.000 máy cho hơn 100 trường phổ thông trên cả nước)... ; Ứng dụng cho các hệ thống thông tin và máy chủ như dịch vụ viễn thông, Interrnet, thương mại điện tử, ngân hàng, cơ sở dữ liệu, cổng thông tin, hệ thống thông tin quản lý...

- Văn phòng Trung ương Đảng đã quyết định chuyển đổi hệ thống thông tin của Đảng từ Trung ương đến địa phương dựa trên Lotus Note sang giải pháp dựa trên PMNM. Việc chuyển đổi này đáp ứng nhu cầu tác nghiệp cũng như mở rộng hệ thống và làm chủ công nghệ. Hiện Văn phòng Trung ương Đảng đang nhân rộng xuống các tỉnh thành phố.

Page 34: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

20

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký thoả thuận với SUN về việc đưa vào sử dụng StarOffice 7 như một ứng dụng văn phòng chuẩn trong ngành giáo dục. Bản StarOffice (bản thương mại của SUN) và bản OpenOffice - Phần mềm nguồn mở (SUN tặng cộng đồng nguồn mở) đều do SUN phát triển, có đôi chút khác biệt giữa hai phiên bản này là bản StarOffice hoàn toàn do SUN phát triển, còn bản OpenOffice thì có sự đóng góp của cộng đồng. Điều này có nghĩa, một người sử dụng thành thạo StarOffice thì cũng sẽ sử dụng thành thạo OpenOffice, như vậy việc Bộ Giáo dục và đào tạo ký thoả thuận với SUN về sử dụng bản StarOffice sẽ là bước đệm rất quan trọng trong việc chuyển từ sử dụng các ứng dụng nguồn đóng (Microsoft) sang các ứng dụng nguồn mở trong ngành giáo dục.

- Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (Francophonie) đã hỗ trợ thành thành lập Trung tâm hỗ trợ PMNM và đưa PMNM vào triển khai thử nghiệm tại 03 trường đại học tại Việt Nam (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ)

- Các Trung tâm APTECH đào tạo về CNTT (khoảng 15 Trung tâm) đã đưa nội dung đào tạo về PMNM vào trong các khoá học của Trung tâm. APTECH dự kiến đến cuối năm 2004 sẽ đưa ra các khoá đào tạo chuyên sâu về PMNM.

- Đã có thêm nhiều công ty định hướng và cam kết tham gia vào phát triển các ứng dụng PMNM. Nổi bật nhất là công ty TMA đang tích cực chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang sử dụng và phát triển các ứng dụng trên nền nguồn mở.

Tuy chưa thành một tổ chức lớn, nhưng trong nước đã hình thành các cộng đồng về phần mềm nguồn mở chủ yếu là trong một số trường đại học lớn. Cuối tháng 08/2004 Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức ngày hội về PMNM để hưởng ứng ngày quốc tế về PMNM và phần mềm tự do. Đây là một dấu ấn trong việc phát triển cộng đồng PMNM ở Việt Nam.

Ngày 02/03/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008” với mục tiêu chủ yếu là đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển PMNM, góp phần bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng của Việt Nam. Bộ Khoa học Công nghệ đang cùng nhiều cơ quan, tổ chức từ trung ương tới địa phương và cộng đồng doanh nghiệp CNTT tích cực triển khai Quyết định này. Đồng thời Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng trang web http://www.oss.gov.vn cung cấp thông tin phong phú về PMNM.

4. Một số vấn đề khác 4.1. Sở hữu trí tuệ

Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam vẫn ở mức cao và chưa có sự tiến bộ đáng kể nào so với năm 2003. Theo báo cáo năm 2003 và 2004 của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) và IDC, năm 2002 tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam là 94% - đứng đầu trong danh sách các nước có tỷ lệ cao nhất, năm 2003 Việt Nam cùng Trung Quốc có tỷ lệ vi phạm là 92% và tiếp tục đứng đầu danh sách trên.

Page 35: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

21

Bảng 1.5 Các nước dẫn đầu về vi phạm bản quyền năm 2003

Việt Nam 92% Trung Quốc 92% Ucraina 91% Indonesia 88% Nga 87% Zimbabue 87% Algieri 87% Nigieria 84% Pakistan 83% Paraguay 83% Tunisia 82% Thailand 80%

Nguồn: First Annual BSA and IDC Global Software - Piracy Study 07/2004

Nguyên nhân chính của việc vi phạm bản quyền là do giá thành chi cho một công trình nghiên cứu phần mềm quá lớn trong khi các sản phẩm được sao chép đem bán ở thị trường lại rẻ mạt. Ví dụ hãng Microsoft trung bình mỗi năm phải chi 3 tỷ USD để đầu tư nghiên cứu phát triển phần mềm, vậy mà khi thành phẩm của họ bị sao chép, in lậu và bán ra thị trường, giá chỉ khoảng 10.000 đồng/đĩa tại thị trường Việt Nam. Ngoài lý do trên, sự thiếu hiểu biết về luật pháp, sự kém rành mạch, cụ thể trong hệ thống hành lang pháp lý cộng với việc kém gương mẫu của ngay chính các cơ quan nhà nước cũng dẫn đến tình trạng vi phạm quyền bảo hộ phần mềm nói trên. Nếu tình trạng cứ tái diễn như hiện nay thì ngành công nghiệp phần mềm còn non trẻ của Việt Nam sẽ rất khó phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm bớt nhiệt tình đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam.

4.2. An ninh mạng Ngày 29/1/2004, Bộ Công an đã ra Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA về việc

ban hành Quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam.

Quyết định này đặt ra yêu cầu về cấp phép, trang thiết bị, nhân sự, cơ chế hoạt động, vấn đề bảo mật, trách nhiệm báo cáo đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng, dịch vụ cung cấp thông tin trên Internet) và đại lý cung cấp dịch vụ Internet. Người sử dụng Internet và tổ chức tham gia hoạt động Internet cũng phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan công an về nội dung thông tin gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… Những hành vi vi phạm sẽ chịu các mức phạt tiền tuỳ vào các mức độ nghiêm trọng. Tổng cục An ninh của Bộ Công an chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện. Quyết định 71 thể hiện quan điểm thắt chặt quản lý nhà nước đối với các loại hình dịch vụ Internet. Có khá nhiều ý kiến không thống nhất với quan điểm này, coi cách quản lý như vậy sẽ cản trở các ứng dụng Internet.

Page 36: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

22

Hộp 1.8

Ý kiến về quy định đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động Internet

… Vài năm trở lại đây trong các văn bản quản lý viễn thông nói chung và Internet nói riêng đã có thay đổi về nhận thức, lấy phục vụ người dùng làm trung tâm, và điều này thể hiện ở cách nói "quản lý phải theo kịp sự phát triển". Tuy vậy vẫn còn những bất cập.

Ví dụ, Điều 8 của Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA về trách nhiệm của đại lý Internet có ghi: "Đại lý Internet có trách nhiệm: ... 2. Thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ phải được lưu giữ lại tại máy chủ của đại lý trong thời gian 30 ngày,... 3. Có sổ đăng ký sử dụng dịch vụ thống kê đầy đủ chi tiết thông tin về khách hàng gồm: Họ tên, địa chỉ, số CMND hoặc hộ chiếu, thời gian sử dụng dịch vụ. Phải có giải pháp ngăn chặn việc truy cập đến các trang web có nội dung xấu trên Internet và cài đặt chương trình phần mềm để quản lý tức thời nội dung thông tin của khách hàng". Theo tôi, các quy định như vậy là hoàn toàn bất khả thi và cản trở hoạt động kinh doanh và cũng không giúp được gì cho cơ quan quản lý. Do bất khả thi nên chẳng ai thực hiện và cơ quan quản lý đành phải nhắm mắt làm ngơ. Tuy vậy chúng lại biến rất nhiều người lương thiện thành kẻ phạm pháp mà không bị trừng trị (nhưng có thể bị bất cứ lúc nào nếu cơ quan quản lý muốn và như thế có thể tạo điều kiện cho lạm quyền và tham nhũng); tạo tâm lý coi thường pháp luật trong dân chúng. Lưu ý là tôi không phản đối việc kiểm soát, nhiều khi kiểm soát là tốt như chống phát tán thư rác, v.v..., song tôi cho rằng cách kiểm soát như nêu trên là không có hiệu quả. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Báo Lao động số 357 ra ngày 22/12/2004

Page 37: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

23

PHẦN THỨ HAI

MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Tình hình chung

Trước năm 2000, TMĐT còn là thuật ngữ pháp lý mới. Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của TMĐT. Luật Thương mại năm 1997 nhắc tới hình thức hợp đồng bằng phương tiện điện tử như fax, telex, thư điện tử và coi chúng là văn bản (Điều 49). Quy định này chỉ mang tính hình thức và chưa cụ thể hoá các khía cạnh kỹ thuật đủ cho việc áp dụng hiệu quả. Một số vụ án kinh tế liên quan tới giá trị chứng cứ của thư điện tử, bản fax trong giao dịch hợp đồng nhưng các quy định pháp lý chưa đủ để giải quyết.

Trong thời gian này, Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp cũng đã có một số nghiên cứu và đề xuất xây dựng chính sách và pháp luật lên Chính phủ. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp quy về TMĐT nào của Chính phủ hoặc Thủ Tướng Chính phủ được ban hành và trở thành nền tảng pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển của TMĐT.

Trong giai đoạn 2000-2003, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy định khá cụ thể về giao dịch điện tử như Bộ luật Hình sự năm 2000, Luật Hải quan năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, những văn bản dưới luật trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, do nhận thức chưa toàn diện về TMĐT, các chế định pháp lý trên còn thiếu cơ sở pháp lý cụ thể, vì vậy dẫn tới việc khó áp dụng trên thực tế.

Tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo Quyết định này, Bộ Thương mại có trách nhiệm triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Việt Nam.

Tháng 1 năm 2002, Chính phủ đã giao Bộ Thương mại chủ trì xây dựng Pháp lệnh TMĐT nhằm hình thành cơ sở pháp lý toàn diện cho TMĐT. Sau gần hai năm xây dựng, tới cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành Dự thảo 6 của Pháp lệnh và chuẩn bị trình Chính phủ. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của giao dịch điện tử đối với mọi mặt của kinh tế xã hội nên Quốc hội đã quyết định xây dựng Luật Giao dịch điện tử bao trùm nội dung của Pháp lệnh TMĐT.

Hộp 2.1 Quyết định của Quốc hội dừng triển khai Pháp lệnh TMĐT

Ngày 18/10/2004, Văn phòng Quốc hội đã ra Quyết định số 1791/VPQH-KHCNMT thông báo ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan với hai nội dung sau:

1. Kết thúc nhiệm vụ của Ban Soạn thảo Dự án Pháp lệnh TMĐT; tiến hành tổng kết, quyết toán kinh phí các hoạt động của Ban Soạn thảo đến thời điểm hiện tại; chuyển giao cho Ban Soạn thảo Dự án Luật GDĐT dự thảo và các tài liệu liên quan của Pháp lệnh TMĐT để nghiên cứu, tiếp thu

Page 38: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

24

đưa nội dung này vào Dự thảo luật.

2. Để kịp thời với tiến độ soạn thảo và đảm bảo thực thi Luật GDĐT khi thực hiện các giao dịch (nhất là trong lĩnh vực thương mại) trong nước cũng như quốc tế, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan chuẩn bị các dự thảo Nghị định đi kèm Luật GDĐT thuộc lĩnh vực mà Bộ, ngành mình quản lý.

2. Tình hình xây dựng các chiến lược, kế hoạch liên quan tới TMĐT 2.1. Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT)

Mặc dù đường lối lớn về CNTT đã hình thành trong giai đoạn 2000 – 2002 nhưng Việt Nam vẫn cần phải ban hành một chiến lược phát triển dài hạn cụ thể hoá đường lối đã vạch ra.

Ngay sau khi được thành lập và được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT, từ năm 2003 Bộ Bưu Chính Viễn thông đã tập trung xây dựng Chiến lược phát triển CNTT&TT tới năm 2010. Trong năm 2004 Dự thảo Chiến lược đã được đưa ra thảo luận tại một số cuộc họp của Ban Chỉ đạo 58.

Theo Dự thảo Chiến lược, CNTT&TT được xác định là nòng cốt cho Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước có trình độ tiên tiến về phát triển xã hội thông tin trong khu vực ASEAN.

Với tầm nhìn trên, Chiến lược đề ra quan điểm phát triển, thể hiện trên bốn khía cạnh gồm: (a) coi CNTT&TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, từng bước hình thành xã hội thông tin - cơ sở để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; (b) coi Công nghiệp CNTT&TT là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển; (c) ưu tiên phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, tạo cơ sở cho các ứng dụng CNTT&TT trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội; (d) phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có tri thức, phát triển mạnh mẽ năng lực công nghệ quốc gia.

Dự thảo Chiến lược xác định bốn trụ cột phát triển là xã hội điện tử, chính phủ điện tử, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Các tiêu chí phát triển khá cụ thể, bao gồm: (1) 1 triệu máy tính cá nhân giá rẻ cho cộng đồng; (2) xóa mù tin học cho 20 triệu người dân; (3) đào tạo, bồi dưỡng 1.000 cán bộ lãnh đạo phụ trách CNTT và truyền thông; (4) chứng minh thư điện tử cho toàn dân; (5) thúc đẩy 50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT và truyền thông để nâng cao năng lực cạnh tranh; (6) 100% trường trung học sử dụng Internet; (7) điện tử hóa 50% văn bản nhà nước; (8) 1 triệu trang thông tin điện tử phục vụ công ích; (9) 50% dịch vụ hành chính công cơ bản trực tuyến; (10) 30.000 chuyên gia CNTT và truyền thông.

Giai đoạn cuối năm 2003 và đầu năm 2004, hoạt động xây dựng Chiến lược phát triển CNTT & TT thu hút được sự chú ý đáng kể của các bộ ngành và dư luận. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2004 hoạt động xây dựng Chiến lược trở nên trầm lắng. Cho tới cuối năm 2004 không thấy có thông báo chính thức nào từ Bộ Bưu Chính Viễn thông về kế hoạch hoàn thành và trình Chính phủ Chiến lược này. Điều đáng

Page 39: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

25

lưu ý khác là Dự thảo Chiến lược chưa được công bố rộng rãi nhằm thu hút các ý kiến góp ý từ đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp và công dân.

2.2. Kế hoạch tổng thể Phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010

Thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về TMĐT và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, năm 2004 Bộ Thương mại bắt đầu xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010. Tháng 12 năm 2004, Bộ Thương mại đã hoàn thành Dự thảo 1 của Kế hoạch tổng thể và xin ý kiến chỉ đạo tại Phiên họp 8 của Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT. Theo Chương trình công tác năm 2005 của Chính phủ và Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Thương mại phải hoàn thành Kế hoạch này và trình Thủ Tướng Chính phủ xem xét vào giữa năm 2005.

Với quan điểm coi TMĐT là động lực quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế - thương mại và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Dự thảo xác định bốn mục tiêu phát triển TMĐT tới năm 2010 gồm: (1) Phần lớn (khoảng 70%) các doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và ứng dụng TMĐT ở mức cao; (2) Hầu hết (khoảng 90%) các doanh nghiệp vừa và nhỏ biết tới lợi ích của TMĐT và có ứng dụng nhất định; (3) Một bộ phận đáng kể (khoảng 15%) hộ gia đình và cá nhân có thói quen mua hàng trên mạng (B2C); và (4) Tất cả các chào thầu mua sắm chính phủ được công bố trên các trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và 30% mua sắm chính phủ được tiến hành trên mạng (B2G).

Để đạt được mục tiêu trên, nhà nước sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về TMĐT cho các doanh nghiệp, kịp thời xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT và phát huy vai trò tiên phong của các cơ quan nhà nước trong việc ứng dụng TMĐT trong mua sắm công.

Dự thảo đề ra sáu chính sách lớn. Chính sách thứ nhất là triển khai mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên truyền, đào tạo về TMĐT. Chính sách thứ hai là nhanh chóng tạo lập môi trường thuận lợi cho TMĐT với việc ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT. Chính sách tiếp theo là các cơ quan chính phủ ở mọi cấp cần phải đi tiên phong trong việc hỗ trợ và ứng dụng TMĐT. Chính sách thứ tư và thứ năm là phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT một cách cương quyết, kịp thời. Cuối cùng, chính sách thứ sáu là tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT.

Trên cơ sở các chính sách lớn này, Dự thảo đã đề xuất nhiều chương trình, dự án cụ thể. Mỗi chương trình, dự án sẽ do một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì song song với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác. Kinh phí triển khai các chương trình, dự án chủ yếu huy động từ toàn xã hội và nguồn ngân sách hàng năm cấp cho từng cơ quan nhà nước. Dự thảo cũng đề xuất Nhà nước cần thiết lập Quỹ phát triển TMĐT từ ngân sách nhà nước để tài trợ cho những dự án khó xác định thuộc thẩm quyền của một cơ quan cụ thể, hoặc những dự án chỉ cần đầu tư nhỏ nhưng sẽ kích thích mạnh mẽ mọi đối tượng ứng dụng TMĐT.

2.3. Kế hoạch tổng thể Phát triển Chính phủ điện tử tới năm 2010

Page 40: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

26

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CNTT năm 2004 Bộ Bưu chính Viễn thông đã tích cực xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển CPĐT tới năm 2010. Cuối năm 2004, Dự thảo Kế hoạch đã hoàn thành. Dự thảo này đề ra các quan điểm sau: (1) coi CPĐT là công cụ giúp Chính phủ trong sạch, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả hơn; (2) lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; (3) gắn với hoạt động cải cách hành chính; (4) coi CPĐT là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao năng lực và chất lượng cuộc sống.

Dự thảo đặt ra các mục tiêu nhằm nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan Chính phủ; phục vụ người dân và doanh nghiệp; huy động nguồn vốn nhà nước (1% ngân sách từ năm 2006) cho phát triển Chính phủ điện tử. Dự thảo cụ thể các nhóm kế hoạch thực hiện gồm: (1) nâng cao năng lực điều hành, quản lý của cơ quan Chính phủ; (2) cung cấp thông tin cho các cơ quan, người dân và doanh nghiệp; (3) xây dựng dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; (4) xây dựng hạ tầng và môi trường pháp lý. Tương ứng từng nhóm kế hoạch thực hiện là những dự án trọng điểm.

Dự kiến Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ trình Dự thảo Kế hoạch tổng thể Phát triển Chính phủ điện tử lên Thủ tướng Chính phủ xem xét vào đầu năm 2005.

Thực hiện chính phủ điện tử là một yếu tố không thể tách rời với thương mại điện tử vì rất nhiều dịch vụ công liên quan tới thương mại điện tử do các cơ quan chính phủ thực hiện như hải quan điện tử, thuế điện tử, cấp phép xuất nhập khẩu điện tử, mua sắm công điện tử, v.v...

3. Pháp lệnh TMĐT và Luật GDĐT

3.1. Pháp lệnh Thương mại điện tử

Tháng 1/2002, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương mại chủ trì Dự án Pháp lệnh TMĐT. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Thương mại đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Pháp lệnh TMĐT với thành viên là cán bộ, chuyên viên và chuyên gia từ các Bộ, ngành và khối doanh nghiệp liên quan. Cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành xong dự thảo cuối cùng (Dự thảo 6) của Pháp lệnh TMĐT và chuẩn bị thủ tục trình Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Văn bản này có mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, từ đó gián tiếp thúc đẩy các ứng dụng khác nhau của TMĐT. Tuy nhiên, cuối năm 2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004, trong đó không có Pháp lệnh TMĐT. Nghị quyết đã bổ sung Dự án Luật Giao dịch điện tử vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007). Tháng 10/2004, Văn phòng Quốc hội đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc ngừng xây dựng Pháp lệnh TMĐT và thu hút nội dung Pháp lệnh vào Luật Giao dịch điện tử.

Hộp 2.2 Ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT là một sự kiện CNTT năm 2004

Doanh nghiệp mong có luật về TMĐT

Một trong 10 sự kiện CNTT-VT năm 2004 do Tạp chí Thế giới vi tính B số tháng 1/2005 bình bầu

Page 41: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

27

là việc "Dừng soạn thảo Pháp lệnh TMĐT, chuyển sang soạn thảo Luật Giao dịch điện tử, trong khi doanh nghiệp TMĐT đang mỏi mắt chờ luật".

Có nhiều ý kiến khác nhau đối với quyết định ngừng ban hành Pháp lệnh

TMĐT. Một số ý kiến cho rằng nên ban hành Pháp lệnh TMĐT vì đã hoàn thành về cơ bản nội dung Dự thảo, mặt khác, việc thi hành Pháp lệnh trên thực tế sẽ là kinh nghiệm quý giúp cho việc xây dựng Luật Giao dịch điện tử mang tính khả thi hơn.

3.2. Luật Giao dịch điện tử Đầu năm 2004, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

khởi động Dự án xây dựng Luật Giao dịch điện tử (GDĐT). Tới cuối năm 2004, Ban Soạn thảo đã hoàn thành Dự thảo 6 với cấu trúc gồm 9 chương, 57 điều, quy định về: (1) giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; (2) giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và thị trường chứng thực điện tử; (3) hợp đồng điện tử; (4) GDĐT của các cơ quan nhà nước; (5) vấn đề bảo mật, an toàn, an ninh; (6) vấn đề sở hữu trí tuệ trong GDĐT thuộc các lĩnh vực dân sự, thương mại, hành chính và lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Nếu kế hoạch xây dựng Luật GDĐT được thực hiện tốt thì cuối năm 2005 Quốc hội sẽ thông qua Luật này. Đây được coi là thời điểm lịch sử của các giao dịch điện tử tại Việt Nam, bao gồm các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại. Luật GDĐT sẽ thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử được sử dụng trong các quan hệ dân sự, thương mại và hành chính; đồng thời cụ thể hoá các quy định áp dụng cho hợp đồng điện tử và các giao dịch điện tử của khối cơ quan nhà nước. Tổ chức, cá nhân sẽ yên tâm khi tiến hành các giao dịch điện tử, vừa giảm các chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian xử lý và vẫn có thể yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi của mình một khi có tranh chấp xẩy ra.

Hộp 2.3 Xu hướng xây dựng pháp luật về GDĐT trên thế giới

Pháp luật về GDĐT quy định ba nhóm vấn đề cơ bản: (1) Thừa nhận các giao dịch điện tử (qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu) ; (2) Thừa nhận chữ ký điện tử (chữ ký số) nhằm đảm bảo tính an toàn và bảo mật của các hệ thống thông tin ; (3) quy định về những khía cạnh liên quan tới GDĐT gồm: quyền và nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ mạng; thanh toán trực tuyến, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên mạng, bảo vệ bí mật cá nhân trên mạng, tội phạm, vi phạm trên mạng và cơ chế giải quyết tranh chấp trên mạng.

Tuỳ thực tế phát triển của mình, từng nước sẽ hình thành các chế định pháp lý về GDĐT theo năm khuynh hướng sau:

1. Xây dựng một luật độc lập bao quát cả 03 nhóm vấn đề nêu trên. Cách này tránh khỏi việc sửa đổi, bổ sung những văn bản luật hiện hành và kịp thời đưa ra các quy định điều chỉnh các GDĐT. Tuy nhiên, một luật như trên liên quan tới nhiều lĩnh vực, việc xây dựng không đơn giản, do đó đòi hỏi trình độ lập pháp cao. Hàn Quốc đã xây dựng Luật cơ bản về TMĐT bao quát cả 03 nhóm vấn đề trên, tuy nhiên đối tượng điều chỉnh chỉ là các giao dịch thương mại, không mở rộng cho mọi GDĐT.

2. Xây dựng nhiều luật độc lập quy định về từng vấn đề cụ thể trong 03 nhóm vấn đề trên. Điển hình là Malaysia với các luật chữ ký số, luật chữa bệnh từ xa, luật truyền thông và đa phương tiện… Cách này không đòi hỏi phải sửa đổi pháp luật chuyên ngành, có khả năng nhanh chóng xây

Page 42: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

28

dựng các văn bản pháp lý điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của GDĐT. Tuy nhiên, đòi hỏi phải hình thành một cơ quan chuyên nghiên cứu và đề xuất chính sách liên quan tới CNTT (Malaysia đã thành lập MSC - Multimedia Super Corridor có trách nhiệm đề xuất và xây dựng nội dung các vấn đề pháp lý liên quan tới CNTT).

3. Xây dựng luật riêng thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và/hoặc chữ ký điện tử (chữ ký số). Các vấn đề khác liên quan tới GDĐT được quy định bằng cách sửa đổi, bổ sung pháp luật chuyên ngành. UNCITRAL (Uỷ ban Liên hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế) khuyến nghị các nước theo hướng này với việc ban hành luật mẫu về TMĐT (phạm vi điều chỉnh có thể được mở rộng cho mọi GDĐT) và Luật mẫu về chữ ký điện tử. Phillippines cũng theo hướng này với việc hợp nhất nội dung 02 luật mẫu của UNCITRAL.

4. Xây dựng luật riêng thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và/hoặc chữ ký điện tử (chữ ký số). Luật này cũng bao gồm cả một số vấn đề được coi là quan trong như quyền và nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến, thanh toán điện tử. Các vấn đề còn lại liên quan tới GDĐT được quy định bằng cách sửa đổi, bổ sung pháp luật chuyên ngành. Điển hình là Mỹ với Luật Thống nhất giao dịch điện tử (1999) và Luật eSign (Luật về chữ ký điện tử trong pháp luật thương mại quốc gia và quốc tế), Canada, Úc, Singapore...

5. Không xây dựng luật mới mà chỉ sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành và đưa các quy định dưới luật. Pháp đã sửa đổi Bộ luật Dân sự (Điều 1316-4) để thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử, dựa vào Điều 1316-4 và Chỉ thị về chữ ký điện tử của Châu Âu, Pháp cũng đã xây dựng một Nghị định về chữ ký điện tử.

4. Một số luật và chính sách liên quan tới TMĐT

4.1. Pháp luật về quảng cáo Ngày 16/11/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Quảng

cáo 39/2001/PL-UBTVQH, trong đó Điều 9 đề cập tới phương tiện quảng cáo Báo điện tử và Mạng thông tin máy tính, Điều 10 quy định: “Báo điện tử được quảng cáo như đối với báo in” và Điều 11 đưa ra yêu cầu đối với việc quảng cáo trên mạng thông tin máy tính. Ngày 31/3/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2003/NĐ hướng dẫn Pháp lệnh có những quy định tạo cơ sở cấp giấy phép quảng cáo trên mạng thông tin máy tính. Ngày 21/11/2002, Bộ Văn hoá Thông tin cũng đã ban hành Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Ba văn bản trên đã quy định về quảng cáo trên mạng, tuy nhiên, mới mang tính hình thức, đề cập dưới góc độ quản lý nhà nước trong quảng cáo nói chung. Quảng cáo thương mại với ý nghĩa là một hoạt động thương mại chưa có quy định pháp lý điều chỉnh cụ thể.

Bộ Thương mại đang xây dựng Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi), trong đó quy định về hoạt động quảng cáo thương mại. Đây sẽ là cơ sở pháp lý chung cho phát triển dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, để định hướng, khuyến khích quảng cáo trực tuyến, sẽ cần những quy định cụ thể hơn.

Hiện nay tại Việt Nam đã có nhiều hình thức tiến hành quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp có thể hình thành một website riêng, đặt đường dẫn website của mình tại những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những website tin tức nổi tiếng hay trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng…

Page 43: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

29

Phần lớn các doanh nghiệp đã xây dựng website riêng nhằm quảng bá hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Những doanh nghiệp có website riêng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất hàng hoá tới cung cấp dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng chi phí rẻ của hình thức quảng cáo nhờ thư điện tử bằng cách mua hoặc liệt kê danh sách khách hàng tiềm năng có địa chỉ email từ những nhà cung cấp dịch vụ Internet như FPT, VDC, Saigonnet, rồi gửi thư điện tử quảng cáo. Chi phí quảng cáo trên các trang web như www.vnexpress.net, www.vdc.com.vn, www.vnn.vn rất thấp so với việc quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, đài phát thanh. Vì vậy, việc tiến hành quảng bá trên những website có số lượng truy cập lớn cũng đang trở thành một chiến lược quan trọng của nhiều doanh nghiệp. 4.2. Luật Kế toán

Tháng 6/2003, Quốc hội đã ban hành Luật Kế toán với những quy định khá cụ thể về hình thức điện tử của chứng từ kế toán. Điều 18 thừa nhận giá trị pháp lý của hình thức chứng từ kế toán điện tử nếu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như: thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hoá mà không bị thay đổi trong quá trình truyền gửi qua máy tính hoặc trên các vật mang tin. Các điều 19 và 20 cũng quy định khá rõ về việc lập chứng từ điện tử và đòi hỏi phải có chữ ký điện tử đối với các chứng từ điện tử. Điều 21 thừa nhận hình thức hoá đơn điện tử trong các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ.

Tuy nhiên, Luật Kế toán vẫn đưa ra đòi hỏi phải lưu trữ bản in ra giấy của chứng từ điện tử. Ngoài ra, do chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các khía cạnh kỹ thuật trong soạn thảo, xử lý, mã hoá, lưu trữ chứng từ điện tử, hoá đơn điện tử nên việc sử dụng chứng từ điện tử trong các nghiệp vụ kế toán vẫn ít được thực hiện. Mặt khác, hoá đơn, chứng từ kế toán được sử dụng trong nhiều mối quan hệ rộng hơn hoạt động kế toán như thương mại (hoá đơn sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ), quản lý nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau (hành chính, đầu tư, ngân hàng, v.v...) vì vậy quy định về chứng từ điện tử trong Luật Kế toán chưa đủ tầm bao quát. Các hạn chế trên giới hạn khả năng áp dụng của Luật Kế toán. 4.3. Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Bộ luật Dân sự sửa đổi do Bộ Tư pháp soạn thảo, hiện đã hoàn thành dự thảo và trình lên Quốc hội. Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Bộ luật này giữa năm 2005. Dự thảo có ba quy định liên quan tới hình thức giao dịch dân sự, gồm: Điều 115 (Hình thức giao dịch dân sự) giới hạn 03 hình thức giao dịch dân sự là lời nói, văn bản và hành vi cụ thể, trong đó coi thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác là một dạng văn bản; Điều 373 (Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực) quy định “hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng phát sinh khi đề nghị ở dạng thông điệp dữ liệu được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị”; và Điều 384 (Hình thức hợp đồng) quy định “hợp đồng có thể được giao kết bằng văn bản, hành vi cụ thể, lời nói hoặc thông điệp dữ liệu”.

Dù đã đề cập tới hình thức giao dịch điện tử nhưng Dự thảo còn chưa phân biệt sự khác nhau giữa hình thức giao dịch bằng văn bản và hình thức giao dịch

Page 44: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

30

bằng thông điệp dữ liệu, dẫn tới sự mâu thuẫn trong quy định tại Điều 115 với các Điều 373 và 384. Thông điệp dữ liệu cần phải được coi là một hình thức giao dịch độc lập với hình thức văn bản, đây cũng chính cơ sở lý luận để xây dựng Luật GDĐT (xem phần về Luật GDĐT) giúp thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Ngoài ra, các quy định về thông điệp dữ liệu trong Bộ luật Dân sự được xây dựng khá độc lập với Luật GDĐT, điều này tiềm ẩn khả năng sẽ có sự không thống nhất trong cách tiếp cận cùng một vấn đề.

Hộp 2.4 Hành lang pháp lý cho giao kết hợp đồng điện tử

Nhà máy B có một trang web giới thiệu sản phẩm. Qua đó, công ty A biết B có thể là đối tác cung cấp hàng hóa cho mình nên gửi một thư điện tử (e-mail) cho B đề nghị mua hàng. Đại diện B trả lời bằng một e-mail chấp nhận bán hàng. Hai thư điện tử trên đều sử dụng một phần mềm (PM) cho phép biết chính xác địa chỉ người gửi và đảm bảo nội dung thư không bị thay đổi. Đúng theo thỏa thuận, B giao hàng và nhận tiền qua một tài khoản ngân hàng. B không phải gặp mặt A trong suốt quá trình giao dịch. Giao kết hợp đồng giữa A và B diễn ra một cách tự nhiên vì cả hai đều có bằng chứng để tòa án bảo vệ mình nếu bên kia không thực hiện theo đúng thỏa thuận.

Có lẽ trên đây là một giao dịch mơ ước của hầu hết doanh nghiệp (DN) vì nó giúp giảm thời gian, chi phí đi lại và thuận tiện. Mơ ước này đã thành hiện thực tại Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Singapore từ vài năm gần đây do các nước này đã có đủ cơ sở pháp lý bên cạnh một hạ tầng kỹ thuật tiên tiến.

Tại Việt Nam, giả sử hạ tầng kỹ thuật đã sẵn sàng, vậy cần các cơ sở pháp lý gì để biến ước mơ trên thành hiện thực?

Năm 1996, Ủy ban Liên hợp quốc về Pháp luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã ban hành Luật mẫu về Thương mại Điện tử (TMĐT). Thực tế, nhiều nước đã xây dựng văn bản pháp luật quốc gia dựa trên luật mẫu này. Điểm quan trọng nhất của các văn bản luật đó là thừa nhận thông điệp dữ liệu điện tử có các thuộc tính tương đương văn bản giấy, được tin cậy và có giá trị pháp lý. UNCITRAL gọi cách quy định này là phương pháp điều chỉnh tương đương thuộc tính.

Những thuộc tính cơ bản nhất của một văn bản giấy bao gồm: (1) Khả năng có thể đọc được; (2) Không bị thay đổi nội dung theo thời gian; (3) Cho phép tái tạo một tài liệu sao cho mỗi bên đều có bản sao của tài liệu ban đầu; (4) Cho phép xác thực tài liệu bằng chữ ký; và (5) Được cơ quan nhà nước và tòa án chấp nhận.

Chúng ta hãy thử xem thư điện tử của A và B trong ví dụ trên có đáp ứng được những thuộc tính như của văn bản giấy hay không? A và B đều đọc được nội dung thư điện tử của nhau, vậy thuộc tính thứ nhất được đáp ứng. Để thực hiện giao dịch điện tử, cả A và B đều sử dụng PM cho phép tạo và giải mã các dữ liệu, qua đó nhận dạng người gửi và chứng minh người gửi đã chấp nhận nội dung thư. Trên thư điện tử, người gửi có thể "ký" vào thư và gửi cho người nhận. Hành vi "ký" điện tử không khác về bản chất so với hành vi ký tay vì đều giúp biết người ký là ai và chứng minh được anh ta đã chấp nhận nội dung thư mình ký. Có nghĩa, A không thể từ chối việc đã gửi thư với nội dung xác định cho B và ngược lại. Vậy là đáp ứng các thuộc tính thứ hai và thứ tư.

A và B có nhiều cách để lưu giữ an toàn tất cả thư điện tử của toàn bộ quá trình giao dịch và xuất trình khi cần thiết, tức là thỏa mãn thuộc tính thứ ba. Cuối cùng, khi xảy ra bất kỳ tranh chấp nào, nếu A hoặc B được phép sử dụng các thư điện tử trên để yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc tòa án bảo vệ quyền lợi của mình thì thuộc tính thứ năm được thỏa mãn (vấn đề thuần túy pháp lý).

Như vậy, một thông điệp dữ liệu điện tử hoàn toàn có thể tương đương một văn bản giấy ở cả khía cạnh kỹ thuật và pháp lý. Vấn đề là cần phải thừa nhận những thuộc tính này trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Vũ Đình Thành, Thế giới vi tính series B số tháng 6/2004

Page 45: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

31

4.4. Luật Thương mại (sửa đổi) Bộ Thương mại đã trình Chính phủ và Quốc hội Dự thảo Luật Thương mại

(sửa đổi), trong đó đưa ra nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại và yêu cầu Chính phủ hướng dẫn chi tiết khía cạnh kỹ thuật. Hiện Quốc hội đang xem xét Dự luật này và có khả năng sẽ thông qua trong kỳ họp giữa năm 2005.

Về bản chất, TMĐT là việc tiến hành hoạt động thương mại qua các hệ thống thông tin. Các quy định về TMĐT trong Luật Thương mại (sửa đổi) theo hướng đó, tức chỉ thừa nhận việc sử dụng thông điệp dữ liệu như một hình thức tiến hành các hoạt động thương mại.

Để cụ thể quy định mang tính nguyên tắc trong Luật Thương mại (sửa đổi) và Luật GDĐT, Bộ Thương mại đã đăng ký xây dựng Nghị định về TMĐT. Nghị định sẽ quy định chi tiết việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại; cụ thể các trường hợp thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong giao kết các hợp đồng thương mại; đề cập tới các khía cạnh nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật cá nhân trong TMĐT; và quy định một số loại hình ứng dụng TMĐT như sàn giao dịch TMĐT, website bán hàng, đấu thầu trực tuyến, đấu giá trực tuyến, v.v... Theo kế hoạch, Nghị định sẽ được trình Chính phủ cuối năm 2005, tạo cơ sở pháp lý cho các ứng dụng TMĐT.

Hộp 2.5 Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) và TMĐT

Dự thảo Luật Thương mại sửa đổi: Nhiều khái niệm mới

Thông điệp dữ liệu cũng là một trong những khái niệm mới được dự thảo quy định là thông tin được tạo, gửi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hay tương tự như trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử. Đây là khái niệm cơ bản của hoạt động thương mại điện tử. Với quy định này của dự thảo sẽ là cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử. Việc dự thảo đưa ra quy định về thông điệp dữ liệu thể hiện sự theo kịp của pháp luật thương mại với sự phát triển của các quan hệ thương mại trong xã hội.

Minh Nguyệt (Công ty cổ phần tư vấn đầu tư DCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp số 86, 2004

4.5. Luật Công nghệ thông tin

Thực hiện Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004 của Quốc hội, từ giữa năm 2004, Chính phủ giao Bộ Bưu chính Viễn thông chủ trì xây dựng Dự thảo Luật Công nghệ thông tin. Luật này được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng pháp lý cho việc phát triển công nghiệp CNTT và các ứng dụng của CNTT trong mọi mặt của đời sống xã hội. Cho tới nay, nhiều vấn đề liên quan tới đối tượng, phạm vi điều chỉnh, cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật còn đang thảo luận. Theo những dự thảo ban đầu, Luật CNTT sẽ chủ yếu đề cập tới những chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp CNTT như công nghiệp nội dung thông tin số, công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm. Luật cũng đề cập tới những khía cạnh ứng dụng CNTT như Chính phủ điện tử và TMĐT, tuy nhiên, ranh giới điều chỉnh của Dự thảo chưa rõ, có khả năng gây chồng chéo với Dự luật Giao dịch điện tử và những lĩnh vực ứng dụng CNTT chuyên ngành, bao gồm

Page 46: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

32

TMĐT. Tuy nhiên, Bộ Bưu chính Viễn thông dự kiến sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật CNTT để trình Chính phủ vào giữa năm 2005.

5. Một số văn bản pháp lý khác

5.1. Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử

Đây là văn bản rất quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch điện tử (trong đó có TMĐT). Văn bản này hiện do Bộ Bưu chính Viễn thông chủ trì xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường dịch vụ chứng thực điện tử qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử.

Nghị định gồm 8 chương, 57 điều, quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số và thông điệp dữ liệu được ký số , tổ chức và quản lý thị trường dịch vụ chứng thực điện tử, hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử và các vấn đề khác về chức năng quản lý nhà nước, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm hành chính.

Hộp 2.6 Hội thảo về Nghị định chữ ký số

Ngày 7/12/2004, với sự tài trợ của Tổ chức Sáng kiến Chính sách Internet Toàn cầu, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định Chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử tại Hà Nội. Theo đánh giá của cơ quan chủ trì qua tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Nghị định Chữ ký số sẽ là một trong những cơ sở quan trọng hỗ trợ cho các ứng dụng CNTT trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT) và chính phủ điện tử. Chính vì vậy, Nghị định Chữ ký số dành được sự quan tâm đặc biệt không chỉ của các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ ứng dụng CNTT mà còn của nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiến hành các giao dịch điện tử an toàn. Dự thảo xin góp ý lần này là dự thảo lần thứ 18 và là dự thảo đầu tiên xin góp ý chính thức từ công chúng. Các phát biểu tại hội thảo đã đánh giá cao sự nỗ lực của Bộ Bưu chính Viễn thông trong quá trình dự thảo Nghị định, tuy nhiên cũng còn nhiều vấn chưa thống nhất trong nội dung dự thảo. Các đại biểu đặc biệt góp ý cho nội dung Điều 13 (cấp phép dịch vụ chứng thực điện tử) và Điều 25 (thẩm quyền quy định giá cước dịch vụ chứng thực điện tử), nhiều ý kiến cho rằng cách quy định trong dự thảo dành quá nhiều đặc quyền cho Bộ Bưu chính Viễn thông và gây cản trở cho phát triển thị trường dịch vụ chứng thực điện tử. Một số vấn đề khác cũng được thảo luận sôi nổi như thừa nhận giá trị pháp lý của dịch vụ chứng thực điện tử nước ngoài; mức độ quy định về kỹ thuật cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử; mối quan hệ với các văn bản khác như Luật Giao dịch Điện tử, Nghị định về Mật mã trong lĩnh vực dân sự; thủ tục trình lên Chính phủ, v.v... Hội thảo đã kết thúc trong tinh thần xây dựng. Bộ Bưu chính - Viễn thông đánh giá cao những góp ý thẳng thắn và thực tế của các đại biểu và cam kết sẽ cân nhắc, xem xét và chỉnh sửa nội dung dự thảo để Nghị định Chữ ký số thực sự trở thành một công cụ pháp lý hỗ trợ phát triển các giao dịch điện tử. http://www.mot.gov.vn

Xuất phát từ quan điểm cần có định hướng phát triển của nhà nước, Nghị định quy định khá chặt chẽ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử. Chương III (Quản lý tổ chức chứng thực điện tử) đưa ra cơ chế cấp phép và yêu cầu về điều kiện hoạt động đối với các tổ chức, cá nhân muốn cung cấp và sử dụng dịch

Page 47: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

33

vụ chứng thực điện tử. Ngoài ra, Bộ Bưu chính Viễn thông được giao quyền ban hành cơ chế quản lý giá dịch vụ chứng thực điện tử. Còn khá nhiều ý kiến chưa thống nhất với các quy định trên, đặc biệt từ góc độ của các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh dịch vụ chứng thực điện tử (Hộp 2.7).

Bộ Bưu chính Viễn thông đã hoàn thành dự thảo Nghị định và trình Chính phủ vào cuối tháng 12/2004. Theo kế hoạch, Nghị định sẽ sớm được ban hành trong năm 2005.

5.2. Nghị định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước

Ban Cơ yếu chính phủ đang dự thảo Nghị định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Nghị định được xây dựng trên quan điểm coi các sản phẩm mật mã là đối tượng đặc biệt cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý chuyên ngành. Văn bản này được xây dựng trên cơ sở Điều 40 của Pháp lệnh Cơ yếu. Ban Cơ yếu chính phủ đã hoàn thành Dự thảo, đang chuẩn bị trình Chính phủ trong quý I/2005. Dự kiến, Nghị định sẽ được ban hành trong quý II/2005, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Do quan điểm coi mật mã là đối tượng cần có sự kiểm soát đặc biệt, Nghị định đưa ra cơ chế cấp phép khá chặt chẽ. Tổ chức, cá nhân muốn tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng mật mã phải xin phép Ban Cơ yếu chính phủ, Bộ Công an và những cơ quan quản lý chuyên ngành khác. Trong đó, Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ quản lý và đưa ra cơ chế cấp phép đối với hoạt động sử dụng mật mã bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

6. Các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ gắn với TMĐT

6.1. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet

Ngày 23/8/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. Nghị định này xác định các hình thức cung cấp dịch vụ Internet; đưa ra đòi hỏi cấp phép đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ Internet; quy định về cơ chế quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

Nghị định 55 đã có tác động tích cực sau 3 năm được triển khai thực hiện. Bộ Bưu chính Viễn thông đã cấp phép cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường Internet (gồm các ISPs, IXPs và các nhà cung cấp dịch vụ nội dung thông tin số trên Internet), phá bỏ thế độc quyền của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT). Giá cước Internet giảm nhiều, Nhà nước chỉ quản lý giá trần và giá sàn cho dịch vụ Internet, giá cước cụ thể do doanh nghiệp tự cân đối quy định. Số lượng điểm dịch vụ Internet tăng cao, đặc biệt tại các thành phố lớn. Mặt khác, Nghị định 55 đã trở thành cở sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành một số văn bản cấp thấp hơn điều chỉnh hoạt động ứng dụng và cung cấp dịch vụ Internet như

Page 48: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

34

Quyết định 27/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin về quy chế cấp phép cung cấp thông tin trên Interrnet và xây dựng trang tin điện tử, Quyết định số 92/2003/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và Quyết định 71/QĐ-BCA của Bộ Công an về an ninh mạng.

Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng nhanh các ứng dụng Internet đã bộc lộ sự cần thiết sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 55 hoặc nâng cấp ban hành một văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn, quy định theo hướng khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ trên Internet cả đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

6.2. Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử tại Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm ứng dụng, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới với Dự án "Hiện đại hoá ngân hàng và các hệ thống thanh toán", được khởi động từ tháng 5/1994, bắt đầu thực hiện từ năm 1997 và hoàn thành giai đoạn I vào cuối năm 2003. Năm 2004 Dự án này tiếp tục được triển khai tại một số ngân hàng thương mại. Các thử nghiệm ban đầu tạo cơ sở cho Ngân hàng Nhà nước ban hành một số văn bản thừa nhận chứng từ điện tử và chữ ký điện tử áp dụng cho một số nghiệp vụ thanh toán nội bộ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm văn bản này chưa mở rộng áp dụng ra ngoài hệ thống các ngân hàng. Trước năm 2004 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan tới thanh toán điện tử. Trong năm 2004 không có văn bản mới nào về lĩnh vực này được ban hành. - Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 5/8/2003 hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về Internet. Các tổ chức tín dụng phải xin giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước khi xây dựng hệ thống thông tin xử lý các nghiệp vụ tài chính - ngân hàng. - Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 Ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ cung ứng dịch vụ thanh toán. - Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng (được sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 1 bằng Quyết định số 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003); Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng (thay thế Quyết định số 212/2002/QĐ-NHNN ngày 20/3/2002).

Một số ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương. Những ngân hàng này tự xây dựng quy chế hoạt động cho cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử, thường có

Page 49: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

35

điều khoản giới hạn trách nhiệm của mình khi tranh chấp xẩy ra, vì vậy chưa thực sự tạo niềm tin cho người sử dụng dịch vụ.

Page 50: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

36

Hộp 2.7 Một dịch vụ thanh toán trực tuyến

Dịch vụ thanh toán trực tuyến của Ngân hàng Á Châu (ACB) ACB cung cấp dịch vụ Homebanking (eBanking) qua website www.acb.com.vn, người sử dụng dịch vụ có thể thông qua website để thực hiện các tiện ích như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền hoặc xem số dư tài khoản. Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến của ACB chủ yếu do tin tưởng vào uy tín của Ngân hàng và sẽ dựa vào các thông tin hướng dẫn và cam kết bảo mật trên website. Về mặt pháp lý, nếu có tranh chấp thì sẽ căn cứ vào quy chế của ACB, do ACB tự soạn thảo, để xử lý. Đây cũng là tình trạng chung của các dịch vụ thanh toán trực tuyến của những ngân hàng khác như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ANZ, v.v... Điều này gây e ngại cho khách hàng vì họ sợ rằng các ngân hàng sẽ tự xây dựng những quy chế chỉ có lợi cho riêng ngân hàng, trong khi môi trường Internet tiềm ẩn nhiều rủi ro khó đoán định trước.

Thanh toán điện tử là lĩnh vực có sự tham gia rộng rãi của nhiều chủ thể

kinh tế, bên cạnh các tổ chức tín dụng. Việc thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch có thanh toán điện tử sẽ nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của ngành ngân hàng. Vì vậy, cần xây dựng một văn bản do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đủ hiệu lực áp dụng toàn diện. Dự kiến, sau khi Luật Giao dịch điện tử được thông qua sẽ có một nghị định hướng dẫn riêng cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Nghị định này sẽ thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng từ và chữ ký điện tử sử dụng trong mọi giao dịch tài chính điện tử, trong đó có thanh toán điện tử.

6.3. Thủ tục hải quan, thuế điện tử Luật Hải quan ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2001 đã có một số quy định về hình thức hải quan điện tử. Khoản 2, Điều 9 (Hiện đại hoá quản lý hải quan) yêu cầu : "Chính phủ quy định cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi số liệu điện tử, giá trị pháp lý các chứng từ điện tử…”; Khoản 3, Điều 20 quy định: “Người khai hải quan được sử dụng hình thức khai điện tử…” ; và Điều 39 (xuất, nhập khẩu hàng hoá bằng phương thức TMĐT).

Page 51: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

37

Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 6 năm 2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan. Điều 7.4.d quy định: “Người khai hải quan được khai hải quan bằng cách khai trên máy tính của mình được nối với mạng máy tính với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật…”. Ngoài ra, Nghị định cũng cho phép chủ hàng nộp hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng khi khai báo hải quan, nhưng với điều kiện người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp phải xác nhận, ký tên, đóng dấu trên các giấy tờ này. Những giấy tờ nói trên có thể là các bản chào hàng, đặt hàng, chấp nhận, v.v… được gửi qua fax, email. Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 2236/TCHQ-CNTT ngày 19/5/2003 hướng dẫn chi tiết khai báo bằng phương tiện điện tử trong khâu đăng ký hồ sơ hải quan. Công văn hướng dẫn chi tiết các Cục Hải quan thực hiện khai điện tử, lựa chọn phương án thích hợp và mở rộng khai điện tử cho các loại hình khác.

Hộp 2.8 Triển khai thí điểm hệ thống kê khai hải quan điện tử

Từ đầu năm 2002, Tổng cục Hải quan áp dụng thí điểm khai hải quan điện tử đối với loại hình gia công XNK tại 5 Cục Hải quan: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương với 3 hình thức: truyền số liệu qua mạng điện thoại tới máy tính của Hải quan; chuyển dữ liệu khai báo qua đĩa mềm; khai báo tại máy tính của cơ quan Hải quan (đối với đơn vị có điều kiện về mặt bằng và trang thiết bị). Tính tới thời điểm tháng 10/2004, phương thức khai hải quan điện tử vẫn chưa thể mở rộng và thu hút được đông đảo các doanh nghiệp tham gia, cả nước mới chỉ có 38 doanh nghiệp đăng ký khai báo hải quan điện tử nối mạng, với số lượng tờ khai chưa đến 50.000 tờ. Trong cuộc Hội thảo về khai hải quan điện tử tháng 10/2004 do Cục CNTT và Thống kê hải quan tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng lý do khai hải quan điện tử chưa thể phát triển vì chưa có một cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động giao dịch điện tử như những quy định pháp lý về dữ liệu điện tử, chữ ký, chứng từ điện tử … Mặt khác, Tổng cục Hải quan cũng chưa có một đề án tổng thể để thực hiện khai hải quan điện tử một cách toàn diện về quy trình, văn bản pháp lý và hạ tầng công nghệ. Theo dự kiến trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ trình Bộ Tài chính ban hành một cơ chế cho phép thực hiện khai hải quan điện tử ở mức độ cao hơn nhằm cụ thể hoá kịp thời quy định của Luật Hải quan. Đây sẽ là căn cứ pháp lý cho việc công nhận giá trị pháp lý của tờ khai điện tử, chữ ký điện tử và là cơ sở pháp lý cho việc trang bị phương tiện kỹ thuật, con người cần thiết phục vụ quá trình khai hải quan điện tử. Trong trường hợp này, tờ khai điện tử sẽ được công nhận có giá trị như bản gốc và không bị phân biệt đối xử với tờ khai dạng văn bản trong suốt quá trình từ khai báo cho đến thông quan hàng hoá. Sau khi cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hoá, người khai hải quan in tờ khai hải quan từ máy tính và đóng dấu của doanh nghiệp cùng với thẻ ưu tiên, lệnh giải phóng hàng in ra từ máy tính để xuất trình khi có các lực lượng kiểm tra trên đường vận chuyển hàng hoá xuất khẩu. Về vấn đề này, Hải quan sẽ phối hợp với các ngành có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất nhằm tránh tình trạng gây phiền hà cho những doanh nghiệp khai điện tử trong khi vận chuyển hàng hoá trên đường. Việc xử lý vi phạm đối với hình thức khai hải quan điện tử cũng được tiến hành tương tự như các trường hợp khai hải quan bằng giấy tờ truyền thống. Theo kế hoạch từ tháng 10/2004 đến tháng 3/2005, ngành Hải quan sẽ hoàn tất các công việc chuẩn bị như xây dựng quy trình thủ tục khai điện tử và phương án quản lý hồ sơ điện tử trong quản lý hải quan ; triển khai việc cấp thẻ ưu tiên, xây dựng tờ khai điện tử, chữ ký điện tử ; ban hành mô hình kỹ thuật và chuẩn trao đổi dữ liệu để các doanh nghiệp xây dựng phần mềm, xúc tiến triển khai các dịch vụ điện tử về khai hải quan ; đảm bảo hạ tầng mạng WAN cho các đơn vị thí điểm ; nâng cấp website và cài đặt trên Internet ; đào tạo sử dụng cho cán bộ hải quan và doanh

Page 52: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

38

nghiệp … Từ tháng 3/2005, mô hình khai báo hải quan điện tử mới sẽ được ngành hải quan triển khai thí điểm tại Cục Hải quan Đồng Nai (kết nối với Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh và Bình Dương để theo dõi tiến trình tờ khai thông quan điện tử về vấn đề xác thực xuất).

Tin học tài chính số 17 tháng 11/2004

Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, trong đó chú trọng tới các quy định về hình thức tiến hành các thủ tục hải quan điện tử và phương thức tổ chức quản lý hoạt động hải quan qua các phương tiện điện tử. Kết hợp với những quy định của Luật Giao dịch điện tử (dự kiến sẽ ban hành cuối năm 2005) và trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tế triển khai thí điểm hệ thống kê khai hải quan điện tử, Bộ Tài chính sẽ đề nghị Chính phủ cho dự thảo các văn bản hướng dẫn về hải quan điện tử trong những năm tới.

Song song với việc triển khai thực hiện khai hải quan điện tử, Bộ Tài chính cũng khá tích cực trong việc triển khai thí điểm kê khai thuế điện tử. Đã có một số đề tài nghiên cứu và dự án thử nghiệm, tuy nhiên, lý do lớn nhất vẫn là chưa có hành lang pháp lý. Dự kiến, một Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các thủ tục kê khai nộp thuế, sẽ được soạn thảo và ban hành để thực hiện Luật Giao dịch điện tử.

6.4. Các thủ tục cấp phép điện tử cho các hoạt động đầu tư, thương mại

Thủ tục cấp phép cho các hoạt động kinh doanh bao gồm: (1) thủ tục cấp phép đầu tư; (2) đăng ký kinh doanh; (3) thủ tục cấp các giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ về điều kiện kinh doanh.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000), Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 1998) và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các thủ tục cấp phép đầu tư (theo phương thức truyền thống), do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện. Cho tới cuối năm 2004 chưa có văn bản pháp lý chính thức thừa nhận hình thức cấp phép đầu tư điện tử. Thực tế cũng chỉ có một số tỉnh, thành phố thí điểm việc cấp phép qua website (Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh) như một công cụ nhằm giảm tiêu cực, đơn giản hoá thủ tục hành chính hoặc để khuyến khích các nhà đầu tư.

Luật Doanh nghiệp năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về hoạt động đăng ký kinh doanh, theo đó các phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện cấp phép đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh qua mạng đã được thí điểm áp dụng tại một vài địa phương nhưng chưa có văn bản pháp lý thừa nhận. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất, đây có thể là cơ hội lồng những quy định chi tiết về thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng.

Nhóm thủ tục cấp phép (3) do nhiều cơ quan quản lý nhà nước thực hiện và tuân theo các quy định pháp lý chuyên ngành. Chẳng hạn, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông quy định về cấp phép lĩnh vực bưu chính, viễn thông; Pháp luật về y tế quy định các hình thức cấp phép trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, khám chữa bệnh, v.v... Vì vậy, muốn hình thành các quy định pháp lý thừa nhận hình thức cấp

Page 53: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

39

phép điện tử trong từng ngành, lĩnh vực thì cần có kế hoạch sửa đổi, bổ sung đối các văn bản pháp lý tương ứng. Tất nhiên, việc này phải đồng bộ với hoạt động tin học hoá của từng khối cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Dự thảo Kế hoạch tổng thể về Chính phủ điện tử đặt ra các mục tiêu và kế hoạch hình thành các hệ thống cấp phép điện tử, tuy nhiên, vẫn cần thiết phải ban hành các quy định mới như đề cập ở trên mới đủ tạo căn cứ pháp lý cho các thủ tục cấp phép qua mạng. 6.5. Pháp luật về sở hữu trí tuệ

Những văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về sở hữu trí tuệ gồm có Bộ Luật dân sự năm 1995 (Phần sáu) và hai nghị định hướng dẫn Bộ luật Dân sự là Nghị định số 76 ngày 29/11/1996 về Quyền tác giả và Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001). Đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự đã bao gồm các sản phẩm CNTT, tuy nhiên chỉ mới quy định chung, chưa đủ cụ thể cho việc bảo vệ hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực ứng dụng CNTT và TMĐT.

Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ theo hướng quy định chi tiết theo từng lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm các sản phẩm CNTT và TMĐT. Dự kiến Luật Sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra cơ sở tăng cường cơ chế quản lý đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giúp giảm tỷ lệ vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ như hiện nay. Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét và thông qua Luật Sở hữu trí tuệ cuối năm 2005. Đáng lưu ý là trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam phải cam kết tuân thủ các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS của WTO. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Việt Nam trên con đường xây dựng nền kinh tế tri thức nói chung cũng như phát triển công nghiệp phần mềm và TMĐT nói riêng.

Hộp 2.9 Cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ của Việt Nam

Những cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia:

- Hiệp ước hợp tác Bằng sáng chế - PCT (năm 1970)

- Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp (năm 1883)

- Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (năm 1989)

- Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (năm1896)

- Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ về Sở hữu trí tuệ (năm 2000)

6.6. Pháp luật về chứng cứ

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chứng cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (Chương V - Chứng cứ) được ban hành cuối năm 2003 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (Chương VII - Chứng minh và Chứng cứ). Cả hai bộ luật

Page 54: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

40

này đều xác định chứng cứ là những "tài liệu nghe được, đọc được hoặc nhìn được"; đó có thể là bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc có xác nhận bằng văn bản về việc ghi hình, ghi âm chứng cứ đó. Tuy nhiên, hai bộ luật trên đều chưa cụ thể các hình thức chứng cứ ở dạng điện tử. Với những quy định trong các dự thảo Luật Giao dịch điện tử về giá trị chứng cứ tương đương như văn bản, các thông điệp dữ liệu (thư điện tử, chứng từ điện tử, dữ liệu được ghi âm, ghi hình, v.v...) có thể được coi là chứng cứ đáng tin cậy.

Tuy nhiên, sẽ cần những văn bản hướng dẫn chi tiết hơn về chứng cứ ở dạng thông điệp dữ liệu, trong đó phải cụ thể những thuộc tính để một thông điệp dữ liệu được coi là chứng cứ, ví dụ thông điệp dữ liệu phải kèm theo chữ ký điện tử hoặc được lưu trữ theo những quy trình đáng tin cậy.

Hộp 2.10 Quy định về giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu

Để được coi là chứng cứ, pháp luật một số nước như Canada, Mỹ, Hàn Quốc đều có những quy định khá chi tiết về yêu cầu kỹ thuật của một thông điệp dữ liệu, gồm:

Quy định về Thiết bị lưu trữ: những bản ghi (thông điệp dữ liệu được lưu trữ lại) trong máy tính hoặc trong những thiết bị tương tự (máy điện thoại di động, thiết bị cầm tay, USB, đĩa mềm, đĩa cứng, thẻ thông minh tích hợp chíp và các loại thẻ khác …).

Quy định về Định dạng dữ liệu: các thông điệp dữ liệu ở dưới định dạng chuẩn quốc tế và được chấp nhận sử dụng phổ biến (MicrosoftWord, PDF, Excel, thông điệp XML …).

Quy định về Công nghệ xác thực: được xác thực bằng các công nghệ chữ ký số của Verisign, VASC … (theo Nghị định về Chữ ký số của Bộ bưu chính viễn thông), công nghệ sinh trắc học (chưa hình thành chuẩn tại Việt Nam), công nghệ mã số nhận dạng cá nhân (PIN), các công nghệ xác thực khác.

Quy định về Phương thức hệ thống thông tin tạo, lưu trữ, truyền gửi TĐDL có an toàn không: xem xét thủ tục kiểm soát khả năng truy cập, các đặc điểm về an toàn của hệ thống, quy tắc về xác thực, biểu thời gian về lưu trữ và huỷ bỏ TĐDL … Toà án có thể tiến hành những phương thức thử nhất định để kiểm nghiệm tính an toàn của hệ thống.

Ngoài ra, cũng cần hướng dẫn về những trường hợp đặc biệt thừa nhận giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu như: (1) Trường hợp một bản gốc ở dạng giấy được chuyển thể thành dạng thông điệp dữ liệu (ví dụ dùng máy quét hoặc dựa vào công nghệ sao lưu, nhận dạng hình ảnh chuyển văn bản giấy thành định dạng PDF); (2) Trường hợp không có bản ghi chính thức (ví dụ trường hợp nói chuyện điện thoại Internet, chat trực tuyến mà không thiết lập chế độ ghi giọng nói hoặc lưu nội dung); (3) Tài liệu ở dạng giấy được in ra từ một thông điệp dữ liệu.

Để hình thành các quy định này, các nhà lập pháp sẽ cần nghiên cứu thực tiễn phát triển của TMĐT trong những năm tới (sau khi Luật GDĐT có hiệu lực), đồng thời cũng cần tư vấn các nhà kỹ thuật để lập một danh sách đầy đủ nhất. Vì công nghệ thay đổi nên danh sách này cũng thay đổi theo.

Một vấn đề khác là hiệu lực pháp lý của Luật Giao dịch điện tử thường bị coi nhẹ hơn hai bộ luật tố tụng trên, vì thế việc kết hợp áp dụng các quy định của Luật GDĐT và những quy định trong pháp luật tố tụng có thể gặp nhiều khó khăn.

Page 55: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

41

6.7. Tội phạm trên mạng Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có 4 quy định liên quan trực tiếp tới tội phạm

trong lĩnh vực CNTT, đó là: Điều 125 (quy định về tội chiếm đoạt thư tín điện tử hoặc xâm phạm bí mật, an toàn thư tín điện tử); Điều 224 (quy định về tội tạo và làm lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học); Điều 225 (quy định về tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử) và Điều 226 (quy định về tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính).

Các quy định trên chưa đầy đủ và thiếu tính khả thi. Sau hơn 4 năm thi hành Bộ luật Hình sự, có rất ít hành vi vi phạm thuộc nhóm tội này bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dù số lượng các hành vi ứng dụng CNTT xâm hại lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân ngày một tăng. Trong thời gian tới, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các quy định về nhóm tội phạm trong ứng dụng CNTT.

Hộp 2.11 Tội phạm trên mạng

“Tội phạm trên mạng” hay tội phạm máy tính chỉ hành vi vi phạm liên quan tới việc sử dụng máy tính. Tội phạm trên mạng có thể được phân thành những nhóm lớn sau:

1. Tội phạm trên mạng chống lại con người bao gồm việc truyền gửi thư điện tử chứa nội dung văn hoá phẩm độc hại hoặc quấy rối tình dục, quay các đoạn phim đồi truỵ, phát tán ảnh, phim trái với thuần phong mỹ tục … Loại tội phạm này đang có hướng tăng cao tại Việt Nam.

2. Tội phạm trên mạng chống lại tài sản bao gồm việc xâm phạm máy tính bất hợp pháp qua không gian trên mạng, mang tính phá hoại hệ thống máy tính, truyền gửi những chương trình gây hại, và sở hữu những thông tin máy tính bất hợp pháp. Hành vi xâm nhập và bẻ khoá nằm trong số những hành vi nguy hiểm nhất của loại tội phạm trên mạng cho tới nay. Việc tạo và truyền bá những chương trình máy tính gây hại hoặc virus trong hệ thống máy tính là một dạng khác của tội phạm trên mạng chống lại tài sản. Sao chép phần mềm bất hợp pháp cũng là một dạng đặc biệt của tội phạm trên mạng thuộc nhóm này. Loại tội phạm này đã xuất hiện khá thường xuyên tại Việt Nam, tuy nhiên, chưa có những báo cáo thông kê đầy đủ về tình trạng phát triển.

3. Tội phạm trên mạng chính phủ, điển hình là nạn khủng bố trên mạng, trong đó không gian ảo bị sử dụng bởi cá nhân và tổ chức để đe doạ chính phủ và khủng bố người dân của một nước. Loại tội phạm này có hình thức của những cá nhân xâm nhập vào một trang web của cơ quan chính phủ hoặc quân đội. Loại tội phạm này chưa thực sự phát triển tại Việt Nam, mặc dù đang có xu hướng tăng cao trên thế giới.

Mặt khác, chế tài hành chính đối những hành vi vi phạm trong ứng dụng CNTT và TMĐT chưa mang tính hệ thống. Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet; Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin; Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA của Bộ Công an đã đưa ra những mức phạt hành chính (chủ yếu phạt tiền). Tuy nhiên, vẫn cần một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, xác định rõ các hành vi vi phạm, các hình thức và mức phạt, cơ chế xử phạt, v.v... Văn bản này có thể là Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong ứng dụng CNTT.

Page 56: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

42

PHẦN THỨ BA

TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP

1. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT Xét thực tế khoảng 65% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Việt Nam

tập trung tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh 11, và ba thành phố này hiện chiếm hơn 90% dung lượng kết nối Internet của toàn quốc 12, Báo cáo hiện trạng TMĐT 2004 tập trung gửi phiếu điều tra tình hình ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp trên ba địa bàn này. Những phân tích và thống kê ở phần này của Cáo cáo dựa trên kết quả xử lý thông tin từ 530 phiếu hợp lệ thu về.

Để có được một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng ứng dụng CNTT nói chung trong doanh nghiệp, đồng thời đi sâu tìm hiểu những đơn vị đã bước đầu triển khai TMĐT, hai mẫu phiếu sau đã được sử dụng:

- Mẫu phiếu thứ nhất với 500 phiếu phát ra nhằm thu thập thông tin về tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT trong các doanh nghiệp nói chung. Đối tượng điều tra được chọn theo phương thức lấy mẫu, thuộc nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng từ cơ khí, xây dựng, nông lâm thủy sản cho đến công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Kết quả thu được 303 phiếu13 từ các doanh nghiệp được phân bổ theo ngành nghề kinh doanh như sau.

Bảng 3.1 Nhóm đối tượng điều tra chung phân theo ngành nghề kinh doanh

Ngành SX kinh doanh

Cơ khí XD

Nông lâm thủy sản

Điện tử Viễn thông CN nhẹ Thủ công

mỹ nghệ Dịch vụ Khác

Tỷ lệ doanh nghiệp 15,51% 6,93% 17,82% 19,14% 6,93% 48,51% 22,77%

* một doanh nghiệp có thể đồng thời hoạt động trong hai hoặc ba lĩnh vực, do đó tỷ lệ cộng gộp sẽ lớn hơn 100%

- Mẫu phiếu thứ hai với 300 phiếu phát ra tập trung điều tra những doanh nghiệp đã thiết lập website nhằm quảng bá, xúc tiến bán hàng và hỗ trợ giao dịch mua bán ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp được chọn làm đối tượng khảo sát phải là những đơn vị đã có hoặc đang trong quá trình xây dựng website. Những số liệu và phân tích trong phần “Các doanh nghiệp có website” là dựa trên kết quả của 227 phiếu hợp lệ thu về từ nhóm này.

Bảng 3.2 Nhóm đối tượng có website phân theo ngành nghề kinh doanh

Ngành SX kinh doanh

Cơ khí XD

Nông lâm thủy sản

Điện tử Viễn thông CN nhẹ Thủ công

mỹ nghệ Dịch vụ Khác

11 Theo số liệu của Cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch Đầu tư, tháng 2/2005 12 Báo cáo hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan đến Luật Giao dịch diện tử - Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội 13 Chỉ tính số phiếu hợp lệ, là những phiếu có đầy đủ thông tin liên hệ của người điền phiếu và tỉ lệ câu hỏi được trả lời chiếm từ 70% trở lên.

Page 57: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

43

Tỷ lệ doanh nghiệp 7,39% 2,17% 16,09% 14,78% 11,30% 34,78% 42,17%

Với sự phân bổ khá đa dạng về quy mô và ngành nghề kinh doanh, hai nhóm đối tượng điều tra nêu trên sẽ phản ánh một bức tranh mang tính đại diện cho tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT của các doanh nghiệp tại ba thành phố.

Hình 3.1

Các doanh nghiệp có website phân theo quy mô lao động

30 - 50 nhân viên; 11,27%50 - 100 nhân

viên; 13,73%

Trên 300 nhân viên; 24,02%

30 nhân viên trở xuống; 32,84%

100 - 300 nhân viên; 18,14%

1.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Kết nối Internet

Kết quả khảo sát 303 doanh nghiệp thuộc nhóm thứ nhất cho thấy một tỉ lệ khá cao đã có những đầu tư bước đầu về ứng dụng CNTT, với 82,9% doanh nghiệp được hỏi có kết nối Internet và 25,32% đã thiết lập website.

Xét thực tế các công ty được điều tra đều tập trung ở những thành phố lớn, nơi hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông phát triển hơn những địa phương khác14, có thể ước tính tỉ lệ kết nối Internet của doanh nghiệp trên toàn quốc ở mức 50% - 60% (Xem hộp 3.1). Với gần 160.000 doanh nghiệp hiện đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, số lượng thuê bao Internet của khối doanh nghiệp theo tỷ lệ tương ứng sẽ vào khoảng 90.000 -100.000, chiếm trên dưới 5% tổng số thuê bao quy đổi do VNNIC thống kê vào tháng 12/2004 (2.012.926 thuê bao cho mọi đối tượng khách hàng).

Hộp 3.1 Ước tính tỉ lệ kết nối Internet trong doanh nghiệp

Theo thống kê của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Kế hoạch Đầu tư, vào tháng 2/2005 trên toàn quốc có 164.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phân bổ theo các loại hình như sau:

Loại hình doanh nghiệp Số lượng đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân 65.307 Công ty TNHH 79.718 Công ty cổ phần 15.136 Doanh nghiệp nhà nước 4.200

14 Theo báo cáo hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan đến Luật Giao dịch diện tử - tr47, Hà Nội và Tp. HCM chiếm tới 86% tổng số thuê bao qua modem và toàn bộ các thuê bao qua kênh thuê riêng của cả nước.

Page 58: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

44

Tổng 164.361

Cũng theo con số thống kê được, ước lượng khoảng 65% số doanh nghiệp này tập trung ở ba thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.

Địa bàn Công ty TNHH Công ty cổ phần Toàn quốc 79.718 15.136 Hà Nội 19.188 6.520 Đà Nẵng 1.781 206 Tp. HCM 32.591 3.059 Tỷ lệ tập trung tại 3 TP 67,19% 64,65%

Như kết quả khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp ở ba thành phố trên cho biết, 82,9% số doanh nghiệp này có kết nối Internet. Còn theo báo cáo “Hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan đến Luật Giao dịch điện tử”, riêng Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã chiếm tới 86% tổng số thuê bao Internet trên cả nước, vậy nếu tính cả Đà Nẵng thì 3 thành phố này chiếm khoảng 90% kết nối Internet toàn quốc. Kết hợp các thông tin trên, có thể ước tính tỷ lệ kết nối Internet của doanh nghiệp toàn quốc đạt:

(65% * 82,9%) / 90% = 59,9%

Đây là một bước tiến lớn về trình độ tiếp cận CNTT của doanh nghiệp trong năm 2003-2004 so với năm 2002, khi chỉ khoảng 30% doanh nghiệp được kết nối Internet và không đến 10% doanh nghiệp có website riêng giới thiệu về dịch vụ và các hoạt động của doanh nghiệp mình15.

Hình 3.2 Hình thức truy cập website của các doanh nghiệp nói chung

Đường truyền riêng; 12,36% Quay số; 33,71%

ADSL; 53,93%

Nhìn vào tỷ lệ các hình thức truy cập Internet của hơn 500 doanh nghiệp

được điều tra (300 doanh nghiệp thuộc nhóm thứ nhất và hơn 200 doanh nghiệp thuộc nhóm thứ hai), có thể giải thích một trong những yếu tố đưa đến sự tăng trưởng nhanh chóng về tỷ lệ kết nối Internet trong năm 2003-2004 là sự ra đời của dịch vụ ADSL. 54% các doanh nghiệp có kết nối Internet trong nhóm doanh nghiệp điều tra tổng quan cho biết họ truy cập Internet bằng ADSL, và tỷ lệ này ở nhóm doanh nghiệp có website (là những doanh nghiệp đã đạt đến một trình độ ứng dụng CNTT nhất định) còn cao hơn nữa: chiếm 70% các hình thức truy cập website, so với tỷ lệ 13,57% của hình thức quay số và 16,29% của hình thức đường truyền thuê riêng. 15 Báo cáo hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan đến Luật Giao dịch điện tử - Tiến sỹ Mai Anh, thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội

Page 59: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

45

Hình 3.3 Hình thức truy cập Internet của các doanh nghiệp có website

ADSL; 70,14%

Đường truyền riêng; 16,29%

Quay số; 13,57%

Ngoài ra, việc giảm giá 12 loại cước viễn thông và Internet từ ngày 1/4/2003

với mức giảm bình quân từ 10% đến 40% cũng là yếu tố khích lệ các doanh nghiệp dành một phần chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho kết nối viễn thông, một tiền đề quan trọng của việc ứng dụng phát triển CNTT và TMĐT trong tương lai.

Cơ cấu đầu tư công nghệ thông tin Kết quả điều tra tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh

nghiệp cho thấy tỷ trọng chi CNTT trên tổng chi phí hoạt động thường niên vẫn còn rất thấp. 63,19% các công ty được khảo sát chi dưới 5% cho việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, và chỉ khoảng 6% số công ty cho biết đang dành trên 15% chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho CNTT, bao gồm cả chi phí viễn thông, đầu tư phần mềm, bảo dưỡng hệ thống, và đào tạo ứng dụng CNTT.

Hình 3.4

Tỷ trọng chi CNTT trong tổng chi phí hoạt động thường niên

Từ 5%-15%; 30,22%

Trên 15%; 6,59%

Dưới 5%; 63,19%

Phân tích sâu hơn tình hình đầu tư ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp

được khảo sát, có thể thấy cơ cấu đầu tư hiện vẫn còn mất cân đối, với tỷ trọng đầu tư bình quân cho phần cứng là 62% trong khi phần mềm chỉ chiếm 29% và đào tạo chiếm 12% tổng đầu tư CNTT của doanh nghiệp.

Page 60: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

46

Bảng 3.3 Cơ cấu đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp

Khoản mục đầu tư Tỷ trọng bình quân Tổi thiểu Tối đa Phần cứng 61,6% 35% 100% Phần mềm 29,2% 4% 55% Đào tạo 12,3% 0% 40%

Mặc dù mức đầu tư 29% dành cho phần mềm đã cho thấy một tiến bộ đáng kể so với tỷ lệ 21% của năm 2003 16, đây vẫn là tỷ lệ tương đối thấp nếu so với mức bình quân của thế giới trong năm 2003 là 49% 17. Hiện tượng này phản ánh một thực tế:

- Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư phần mềm và đào tạo kỹ năng cho người lao động, mặc dù đây là những yếu tố quyết định hiệu quả đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật CNTT nói chung cũng như ứng dụng CNTT nói riêng trong từng doanh nghiệp.

- Tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam rất cao, các phần mềm thường được cung cấp từ những nguồn không chính thống nên chi phí thấp.

Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp Tỷ lệ 12,3% đầu tư CNTT dành cho đào tạo mới chỉ nói lên phần nào thực

trạng phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp, bởi đây là con số tính bình quân cho tất cả các đơn vị tham gia khảo sát. Trong thực tế, tỷ lệ phân bổ chi phí đào tạo giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch khá lớn, phản ánh sự phát triển không đồng đều trong nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề này. 28,4% doanh nghiệp được hỏi, chiếm hơn 1/4 nhóm đối tượng khảo sát, không có bất cứ hình thức đào tạo công nghệ thông tin nào cho đội ngũ nhân viên của mình. Với những doanh nghiệp bắt đầu có nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực CNTT, việc đào tạo cũng chưa mang tính chuyên nghiệp hoặc đi vào quy củ. Hơn 40% đơn vị được hỏi cho biết hình thức đào tạo kỹ năng CNTT duy nhất cho người lao động là đào tạo tại chỗ, theo nghĩa nhân viên tự học hỏi và hướng dẫn lẫn nhau khi phát sinh vấn đề trong công việc. Chỉ một tỷ lệ rất ít doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản các hình thức đào tạo khác nhau như mở khoá huấn luyện, gửi nhân viên đi học, và đào tạo theo công việc.

Trình độ CNTT của người lao động trong các doanh nghiệp còn tương đối sơ đẳng. Tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính trong hơn 300 đơn vị được khảo sát bình quân là 51%, mục đích sử dụng máy tính thường chỉ dừng ở mức soạn thảo văn bản, chỉ có 64% đơn vị cho biết đã bước đầu ứng dụng CNTT vào phục vụ một số hoạt động tác nghiệp như tài chính kế toán, quản lý cán bộ…). Mức độ nhận thức và triển khai đào tạo như trên chưa thể đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Từ kết quả khảo sát, có thể nhận thấy một mối tương quan khá rõ rệt giữa tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính với hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp. Những đơn vị không triển khai bất cứ hình thức đào tạo nào về CNTT thường có tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính dao động từ 20% 16 Báo cáo hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan đến Luật Giao dịch điện tử - Tiến sỹ Mai Anh, thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội 17 -nt-

Page 61: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

47

- 50%, trong khi với những đơn vị đã áp dụng một hoặc nhiều hình thức đào tạo tỷ lệ này đạt mức bình quân là 75%.

Hình 3.5 Các hình thức đào tạo CNTT trong doanh nghiệp

Phân bổ tỷ lệ công ty áp dụng các hình thức đào tạo khác nhau về CNTTT

0,00%

10,00%

20,00%

30,00%

40,00%

50,00%

60,00%

Mở lớp Gửi đi học Tại chỗ Không đào tạo

Hình thức đào tạo

Mứ

c độ

triể

n kh

ai tr

ong

doan

h ng

hiệp

Ngoài hoạt động đào tạo, việc bố trí cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ nhận thức và trình độ tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy 32,9% công ty bước đầu đã có cán bộ chuyên trách về CNTT, một tỷ lệ hợp lý trong tương quan 25,3% doanh nghiệp có website và 82,9% doanh nghiệp được kết nối Internet. Tuy nhiên, để tạo động lực tăng trưởng mạnh về số lượng website trong những năm tới, đồng thời đưa việc ứng dụng TMĐT đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp, thì lực lượng nhân sự nòng cốt đóng một vai trò thiết yếu. Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT phải vượt trên tỷ lệ doanh nghiệp có website một khoảng cách đủ xa để tạo ra được lực đẩy cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên quan tâm lựa chọn mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức hợp lý cho việc tham gia TMĐT. Hiện nay, mới có 16,5% doanh nghiệp đã xác định hoặc đang bắt tay vào triển khai dự án phát triển ứng dụng TMĐT cho đơn vị mình. 1.2. Các công ty thiết lập website TMĐT Tình hình chung:

Trong số 230 doanh nghiệp có website được khảo sát, chọn theo phương thức lấy mẫu ngẫu nhiên, những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hóa chiếm tỷ lệ 20%, còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Phân bổ ngành nghề của những doanh nghiệp sản xuất cũng khá tập trung, với hai phần ba số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may và thủ công mỹ nghệ, một phần ba trong lĩnh vực nông lâm thủy sản hoặc cơ khí điện máy. Con số này phản ánh một hiện tượng thực tế là các doanh nghiệp dịch vụ, không kể quy mô, đang trở thành lực lượng năng động nhất triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.

Page 62: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

48

Bảng 3.4 Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ

Nhóm sản phẩm/dịch vụ Tỷ lệ website *Hàng hoá tổng hợp 5,65% Điện tử viễn thông 15,65% Tiêu dùng 11,74% Thủ công mỹ nghệ 12,61% Dệt may giày dép 16,09% Sách, đĩa nhạc 3,91% Dịch vụ du lịch 10,00% Dịch vụ tài chính 6,96% Luật, tư vấn 9,57% Khác 38,26%

* Trên một website có thể kết hợp giới thiệu vài nhóm sản phẩm dịch vụ, do đó con số cộng gộp sẽ lớn hơn 100%

Có một điểm đáng lưu ý là trong số những website này, riêng các website thành lập từ năm 2003 trở lại đây đã chiếm đến 35,68%. Sự nở rộ về số lượng website trong một thời gian ngắn cho thấy nhận thức và ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp đã có những bước tiến dài trong hai năm qua, đồng thời là kết quả của việc cải thiện chất lượng dịch vụ Internet và phát triển các dịch vụ hỗ trợ TMĐT tại Việt Nam kể từ khi ADSL ra đời.

Hình 3.6 Tỷ lệ website phân theo năm thành lập

Trước 2003; 64,32%

2003 - 2004; 35,68%

Nhìn vào cơ cấu website phân theo tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế của các doanh nghiệp được khảo sát, có thể nhận thấy tỷ lệ trang web tên miền Việt Nam đang có xu hướng giảm đi. Trong số các website thành lập từ năm 2003 đến nay, chỉ có 32,76% đăng ký tên miền .vn, giảm hơn 1/4 so với tỷ lệ 45,9% của những website thành lập trước năm 2003. Các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết mặc dù website tên miền .vn có độ an toàn cao hơn (không phải chịu khả năng tên miền bị hacker chiếm dụng), nhưng thủ tục đăng ký rất phức tạp và tốn thời gian. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp lo ngại tên miền Việt Nam dễ bị phát hiện và kiểm soát trong trường hợp Bộ Văn hóa Thông tin muốn xiết chặt quy định về quản lý cấp phép website. Do đó, xu thế phổ biến hiện nay là doanh nghiệp sẽ chọn mua tên miền quốc tế và các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web cũng thường tư vấn cho khách hàng của mình đăng ký một tên miền .com hoặc .net.

Page 63: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

49

Hình 3.7

Tỷ lệ trang web tên miền Việt Nam và quốc tế trong từng thời kỳ

32,76% 45,90%

67,24% 54,10%

0,00%20,00%40,00%60,00%80,00%

100,00%120,00%

Các website thành lập từ năm2003 - 2004

Các website thành lập trước2003

Tỷ lệ tên miền .vn Tỷ lệ tên miền QT

Tính năng TMĐT của trang web

Tính năng TMĐT của các website doanh nghiệp ở Việt Nam hiện vẫn còn ở mức tương đối sơ khai. Kết quả điều tra 230 công ty đã xây dựng website cho thấy, đa phần những website này mới chỉ dừng ở mức giới thiệu công ty và sản phẩm dịch vụ (92,17%). Khoảng trên 40% website đã tiến thêm một bước là có cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt hàng. Tuy nhiên, số website cho phép thanh toán trực tuyến (bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản) chỉ chiếm hơn 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và website dịch vụ (du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông)

Bảng 3.5 Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT Sản phẩm Giá cả Đặt hàng Thanh toán trực tuyến Dvụ khách hàng

92,17% 47,83% 40,43% 10,47% 47,83%

Lựa chọn mô hình kinh doanh TMĐT

73,91% doanh nghiệp được hỏi cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các công ty và tổ chức, còn những doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng là đại chúng chiếm một tỷ lệ thấp hơn: 56,09%. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới là TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong lựa chọn chiến lược kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Đa số doanh nghiệp khi xây dựng website đã có ý thức quảng bá trang web của mình bằng nhiều hình thức. 52,61% đơn vị được hỏi cho biết có đăng ký website với một công cụ tìm kiếm trực tuyến, như Yahoo!, Google hay danh bạ website do một tổ chức trong nước đứng ra tập hợp. Trên 50% doanh nghiệp có quảng cáo website qua các phương tiện thông tin đại chúng và trao đổi link với những trang web khác, tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 20% doanh nghiệp chưa áp dụng biện pháp nào để quảng bá website.

Page 64: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

50

Bảng 3.6 Các hình thức quảng bá website của doanh nghiệp

Phương tiện đại chúng Liên kết website Quà tặng Không quảng cáo 50,43% 53,04% 21,34% 16,52%

Hiệu quả đầu tư TMĐT

Kết quả khảo sát nhóm doanh nghiệp có website, là những doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai ứng dụng TMĐT ở các mức độ khác nhau, cho thấy tỷ trọng đầu tư CNTT có sự phân tán khá lớn, với 38,1% đơn vị được hỏi cho biết hàng năm dành dưới 5% tổng chi phí hoạt động cho ứng dụng CNTT, 39,3% chi từ 5 đến 15%, và 22,6% chi trên 15% cho lĩnh vực này.

Do ứng dụng CNTT đòi hỏi một số hạ tầng kỹ thuật nhất định với chi phí tối thiểu được cố định không kể quy mô doanh nghiệp, đầu tư CNTT sẽ chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xét tương quan vốn của loại hình doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp lớn. Kết quả điều tra cũng phần nào phản ánh được thực trạng này. Khoảng 30% doanh nghiệp ở quy mô 50 nhân viên trở xuống cho biết hàng năm chi trên 15% về những khoản mục liên quan đến CNTT, so với tỷ lệ 16% các doanh nghiệp lớn (từ 100 nhân viên trở lên) đầu tư ở mức độ này.

Bảng 3.7 Tỉ trọng chi CNTT trong tổng chi phí hoạt động thường niên

Quy mô doanh nghiệp Tỷ trọng chi CNTT Từ 30 nv

trở xuống 30-50 nv 50-100 nv 100-300 nv Trên 300 nv Tính

chung Dưới 5% 30,36% 33,33% 50,00% 37,50% 45,24% 38,10%Từ 5% - 15% 42,86% 33,33% 25,00% 46,88% 38,10% 39,29%Trên 15% 26,79% 33,33% 25,00% 15,63% 16,67% 22,62%

Mặc dù tỷ trọng đầu tư cho CNTT và TMĐT như vậy là tương đối cao,

nhưng hiệu quả thực tế do đầu tư này mang lại vẫn được doanh nghiệp đánh giá khá dè dặt. 58,9% các doanh nghiệp cho rằng ứng dụng TMĐT đóng góp dưới 5% vào tổng doanh thu của đơn vị, và chỉ có 13,7% đánh giá phần đóng góp này đạt trên 15%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với quy mô vốn hạn chế, phải chịu sức ép chi phí lớn hơn khi triển khai ứng dụng CNTT nhưng lại thu được hiệu quả thấp hơn từ những ứng dụng này. Nhóm doanh nghiệp nhỏ (có 30 nhân viên trở xuống) tỏ ra bi quan hơn cả: có đến 63,8% đơn vị được hỏi cho biết ứng dụng CNTT - TMĐT chỉ đóng góp dưới 5% vào việc tạo doanh thu, so với 52,4% số doanh nghiệp với quy mô từ 100-300 nhân viên.

Bảng 3.8 Ước tính mức đóng góp vào tổng doanh thu của ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp

% doanh thu từ ứng dụng TMĐT % doanh thu do ứng dụng TMĐT đem lại 30 nv trở

xuống 30-50 nv 50-100 nv 100-300 nv Trên 300 nv Tính chung

Dưới 5% 63,83% 53,85% 58,82% 52,38% 57,69% 58,87%Từ 5%-15% 21,28% 15,38% 29,41% 42,86% 30,77% 27,42%Trên 15% 14,89% 30,77% 11,76% 4,76% 11,54% 13,71%

Page 65: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

51

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là đối tượng cần được hỗ trợ để triển khai ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả nhất. Nhà nước cần có chính sách hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vừa tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến của thế giới, vừa không chịu sức ép quá lớn về chi phí đồng thời thu được hiệu quả kinh tế thật sự đối với hoạt động đầu tư cho TMĐT của doanh nghiệp.

Thời gian hoàn vốn (hiểu theo nghĩa là thời gian để đầu tư bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế) cũng là một yếu tố các doanh nghiệp phải cân nhắc khi triển khai ứng dụng TMĐT trong đơn vị. Kết quả điều tra cho thấy nhận định của doanh nghiệp về mức độ thu hối vốn của đầu tư TMĐT có độ phân tán khá rộng. Trung bình, thời gian thu hồi vốn được các doanh nghiệp điều tra ước tính ở mức từ 2-5 năm, là thời gian khá dài xét bối cảnh đầu tư TMĐT chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng đầu tư của doanh nghiệp như phân tích ở trên. Đặc biệt có đến 16,76% doanh nghiệp được hỏi dự tính phải mất trên 5 năm để đầu tư TMĐT bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế thực sự.

Hình 3.8 Ước tính thời gian hoàn vốn cho đầu tư TMĐT của doanh nghiệp

0,00%5,00%

10,00%15,00%20,00%25,00%30,00%35,00%40,00%45,00%50,00%

Từ 1-2 năm Từ 2-5 năm Trên 5 năm

Tỷ lệ

doa

nh n

ghiệ

p nh

ận địn

h

2. Các hình thức tổ chức website 2.1. Website doanh nghiệp

Đây là loại hình website đang phát triển mạnh nhất hiện nay, và chiếm phần lớn (hơn 90%) trong tổng số website doanh nghiệp được khảo sát. Trong trào lưu hội nhập kinh tế và nhằm thích ứng với sự vận động của xã hội thông tin, nhiều doanh nghiệp giờ đã coi một địa chỉ trên Internet như phần không thể thiếu của chiến lược xây dựng thương hiệu công ty. Tuy nhiên, đa phần các website hiện nay mới dừng ở mức cung cấp những thông tin giới thiệu cơ bản nhất, chưa thể được coi là những website TMĐT cho phép có sự tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng để tiến hành một số khâu của quy trình giao dịch. Bảng sau so sánh các tính năng TMĐT của website giữa hai nhóm công ty kinh doanh hàng hoá và kinh doanh dịch vụ, dựa trên kết quả điều tra gần 230 doanh nghiệp.

Page 66: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

52

Bảng 3.9 Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT - so sánh giữa website hàng hóa và dịch vụ

Tính năng Website hàng hóa Website dịch vụ Thông tin sản phẩm 98,82% 89,80% Thông tin giá cả 51,76% 53,06% Liên hệ đặt hàng 45,88% 40,82% Thanh toán trực tuyến 5,88% 24,49% Dịch vụ khách hàng 40% 63,27%

Nhìn vào các số liệu ở bảng trên, nổi bật lên một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ

website dịch vụ cho phép thanh toán trực tuyến cao hơn hẳn các website bán hàng (24,49% so với 5,88%). Những loại hình dịch vụ đi đầu trong ứng dụng này là dịch vụ du lịch và công nghệ thông tin (bao gồm cả dịch vụ phần mềm, dịch vụ Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng khác). Mặc dù tỷ lệ website “cho phép thanh toán trực tuyến” chưa phản ánh được tỷ lệ thực tế các giao dịch tiến hành có sử dụng biện pháp thanh toán trực tuyến, con số này cũng phần nào nói lên một xu hướng phát triển TMĐT hiện nay, đó là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có nhận thức cao và đang đi trước một bước trong việc triển khai ứng dụng TMĐT để phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của mình. Điều này còn được thể hiện trong việc tỷ lệ website có dịch vụ khách hàng (theo nghĩa cho phép trao đổi thông tin, tư vấn giữa doanh nghiệp và khách hàng) của khu vực kinh doanh dịch vụ cao gấp rưỡi khu vực kinh doanh hàng hoá: 63,27% website dịch vụ có tính năng này, so với tỷ lệ 40% của website hàng hoá.

Tính tích cực và chủ động của doanh nghiệp trong việc phát huy các tính năng TMĐT của website còn được thể hiện ở mức độ cập nhật thông tin trên trang web. Và lại một lần nữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tỏ rõ ưu thế trên khía cạnh này. 41,3% các website dịch vụ được cập nhật thông tin hàng ngày, so với 26,83% website hàng hoá. Tỷ lệ website hàng tháng mới được cập nhật một lần của các công ty kinh doanh hàng hoá cao gấp 2,5 lần các công ty kinh doanh dịch vụ (28,05% so với 10,87%). Xét thông tin là yếu tố cốt lõi của một website, không chỉ về sự đa dạng, chi tiết của thông tin mà còn cả tính kịp thời và liên tục, thì cường độ cập nhật website của các công ty dịch vụ cũng cho thấy cách thức triển khai CNTT và TMĐT mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Đây sẽ là nền tảng để doanh nghiệp phát huy được hiệu quả ứng dụng TMĐT trong tương lai, khi mà môi trường pháp lý và chính sách cho thương mại điện tử ở Việt Nam trở nên hoàn thiện hơn.

Bảng 3.10 Mức độ thường xuyên cập nhật của các loại website

Mức độ cập nhật Website hàng hóa Website dịch vụ Không xác định

Hàng ngày 26,83% 41,30% 26,51% Hàng tuần 21,95% 26,09% 34,94% Hàng tháng 28,05% 10,87% 15,66% Thỉnh thoảng 23,17% 21,74% 22,89%

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay thì hiệu quả thực tế của ứng dụng TMĐT,

cụ thể là của website công ty, đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế. Với thang điểm từ 0 đến 4 cho những tác dụng mà website mang lại, điểm bình quân cao nhất (gần 3,2) là dành cho việc “Xây dựng hình ảnh công

Page 67: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

53

ty”, còn tác động “tăng doanh số” hay “tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động” nhận được điểm bình quân gần xấp xỉ nhau (1,85 và 1,96) từ các doanh nghiệp được khảo sát. Trong khi nhiều doanh nghiệp đánh giá cao website như một phương tiện để xây dựng hình ảnh công ty, mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới bằng cách cho điểm 4 (điểm tối đa) những tác dụng này, thì chỉ có rất ít doanh nghiệp được hỏi cho điểm cao nhất về tác dụng “tăng doanh số” hay “tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động” đến 3.

Bảng 3.11 Cho điểm các tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp

(4 là mức tác dụng cao nhât)

Tác dụng Điểm bình quân Điểm tối thiểu Điểm tối đa Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 2,9 0 4 Thu hút khách hàng mới 2,6 0 4 Xây dựng hình ảnh công ty 3,2 0 4 Tăng doanh số 1,9 0 3 Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2,0 0 3

Việc đánh giá cho điểm này phản ánh thực tế là đa phần doanh nghiệp hiện

có website mới chỉ coi đây như một kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm. Với cách nhìn nhận như vậy, doanh nghiệp chưa thể chú trọng đầu tư theo chiều sâu để khai thác hết những lợi ích tiềm năng mà ứng dụng này mang lại. Nhiều website hiện nay giống như tấm danh thiếp công ty hơn là một phương tiện hữu hiệu để doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng và mở rộng phạm vi phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình.

Tùy theo cấu trúc và tính năng của website, có thể tạm phân các website theo ba cấp độ sau: Website giới thiệu công ty và lĩnh vực kinh doanh

Đây là loại hình website đơn giản nhất, với cấu trúc tĩnh, thông tin mang tính khái quát và rất ít khi phải cập nhật. Chi phí thiết kế cũng như duy trì các website loại này tương đối thấp. Khảo sát một số công ty chuyên cung cấp dịch vụ và giải pháp TMĐT cho thấy tỷ lệ website loại này chiếm từ 50% đến 80% tổng số website doanh nghiệp mà họ từng thiết kế. Dưới đây là minh hoạ về một website giới thiệu công ty, website này bao gồm 29 trang web tĩnh với một số hình ảnh và thông tin khái lược về công ty và sản phẩm.

Hộp 3.2 - Trang chủ của website giới thiệu Công ty Xuất nhập khẩu Hòa Bình

Page 68: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

54

Catalogue sản phẩm Ở một cấp độ cao hơn website giới thiệu công ty, loại website catalogue sản

phẩm có thể được kết nối với cơ sở dữ liệu và cho phép thường xuyên cập nhật các thông tin trên website thông qua phần mềm quản trị web. Để quản lý cũng như phát huy tối đa hiệu quả của những website loại này, doanh nghiệp cần có một số kiến thức và kỹ năng nhất định về CNTT. Theo kết quả khảo sát các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web, catalogue sản phẩm chỉ chiếm từ 15% đến 30% tổng số website được doanh nghiệp đặt hàng thiết kế.

Một ví dụ về loại catalogue trực tuyến này là trang web của công ty Netshop, cung cấp cho người xem các thông số kỹ thuật, giá cả sản phẩm và thông tin liên hệ đặt hàng. Tuy nhiên, website chưa cho phép đặt hàng trực tuyến.

Hộp 3.3 Catalogue máy tính trên Website của công ty Netsoft

Cho phép đặt hàng trực tuyến

Mặc dù chưa thể gọi là những website thương mại điện tử theo đúng nghĩa, loại hình website này hiện là hình thức phát triển cao nhất của các website công ty tại Việt Nam, bước đầu tạo điều kiện để doanh nghiệp và khách hàng tương tác với nhau trong môi trường trực tuyến. Ngoài những thông tin chung giới thiệu công ty và thông tin chi tiết về sản phẩm, trên trang web có một mẫu đơn đặt hàng cho phép người mua điền và gửi trực tuyến. Nhưng phần còn lại của giao dịch, từ khâu xác thực đơn hàng cho đến ký hợp đồng và thanh toán sẽ phải thực hiện bên ngoài website. Về mặt kỹ thuật, tuy cao hơn một nấc so với hai loại website trên về tính năng TMĐT, những website loại này vẫn có thể có cấu trúc tương đối đơn giản. Kết quả khảo sát cho thấy những website cho phép đặt hàng trực tuyến hiện chiếm khoảng 10%-15% tổng số website mà các công ty dịch vụ web tại Việt Nam nhận thiết kế.

Page 69: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

55

Hộp 3.4 Đơn đặt hàng trực tuyến trên website của Công ty Da giầy Hà Nội

2.2. Siêu thị trực tuyến (bán hàng tổng hợp) Siêu thị trực tuyến được tách riêng ra khỏi nhóm website công ty do đây là

một hình thái phát triển khá chuyên biệt của mô hình kinh doanh TMĐT B2C. Trên thế giới, các website bán hàng tổng hợp hiện là xu thế vượt trội, chiếm từ 60% đến 70% doanh số bán lẻ qua Internet ở những nước có nền TMĐT phát triển. Còn ở Việt Nam, các siêu thị trực tuyến hiện cũng đang là mô hình ứng dụng B2C năng động và thu hút nhiều sự quan tâm nhất của dư luận cũng như người tiêu dùng.

Đặc thù của loại hình siêu thị trực tuyến là sản phẩm giới thiệu trên website do nhiều nhà sản xuất khác nhau cung cấp, nhưng đơn vị quản lý website sẽ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tiến hành giao dịch với khách hàng, và tổ chức khâu phân phối sản phẩm. Ở Việt Nam, đây hiện là những website gần hơn cả với tiêu chuẩn website TMĐT của thế giới, xét về nền tảng kỹ thuật khá tiên tiến, thông tin đa dạng cập nhật, lượng giao dịch tương đối cao và tạo ra doanh thu thực tế cho doanh nghiệp chủ trì website.

Hình 3.9

0,00%

20,00%

40,00%

60,00%

80,00%

100,00%

Thông tinsản phẩm

Thông tingiá cả

Đặt hàngtrực tuyến

Thanh toántrực tuyến

Dvụ kháchhàng

So sánh các tính năng TMĐT của nhóm website công ty và siêu thị trực tuyến

Website công ty Siêu thị trực tuyến

Page 70: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

56

Mặc dù chỉ chiếm hơn 5% trong tổng số website doanh nghiệp, các siêu thị trực tuyến đang là hình thức ứng dụng TMĐT B2C hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, do những lợi thế sau mà các website bán hàng công ty không có được: - Chủng loại sản phẩm phong phú, đáp ứng được các nhu cầu mua sắm đa dạng tại một điểm dừng duy nhất, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và truy nhập Internet cho khách hàng. - Thông tin giá cả và sản phẩm được cập nhật, tiện cho việc so sánh đối chiếu giữa các chủng loại mặt hàng khác nhau - Đơn vị quản lý những website dạng này thường có đội ngũ giao hàng tận nơi để hoàn tất quy trình giao dịch bắt đầu từ khâu đặt hàng qua thông tin trên web.

Bảng 3.12 Giới thiệu một số siêu thị trực tuyến của Việt Nam

Công ty TNHH G.O.L Co. www.golmart.com.vn Vietnamshops.com www.vietnamshops.com Công ty Tư vấn và Đầu tư P.H.I www.camnangmuasam.com Công ty VietNet www.netasie-shop.com/ Trung tâm tin học Bưu điện Cần Thơ http://shopping.cantho1260.net Công ty TNHH TM&DV mua bán http://muaban.netcenter-vn.net Công ty TNHH Dịch vụ và Siêu thị tại nhà www.sieuthitainha.com.vn/ Nhà sách Tiền Phong www.tienphong-vdc.com.vn Siêu thị điện máy Chợ Lớn http://stdienmay.netcenter-vn.net Trung tâm điện máy và nội thất Thiên Hoà www.thienhoaelectric.com/ Công ty H&B Co., Ltd www.megabuy.com.vn/ Công ty phát triển Tin học và Công nghệ DTIC www.dtic.com.vn

Công ty cổ phần dịch vụ thương mại EQ www.eqmuaban.com Công ty TGN www.westcom.com.vn Công ty TNHH NetCom www.netcom.com.vn Công ty Thuận Quốc www.thuanquoc.com.vn Công ty Vĩnh Trinh www.vinhtrinh.com.vn Công ty CP kinh doanh máy và thiết bị phụ tùng www.seatech.com.vn

Quy trình kinh doanh đặc thù của một siêu thị ảo: - Thông tin về mặt hàng: Doanh nghiệp đăng tải thông tin giới thiệu mặt hàng lên trang web của mình. Thông tin được chia theo danh mục mặt hàng hoặc doanh nghiệp, ứng với mỗi mặt hàng có giới thiệu chi tiết về chất lượng, giá cả, điều kiện mua hàng. - Lựa chọn hàng: Người tiêu dùng tìm hàng hoá mình cần rồi nhập vào giỏ hàng điện tử, phần mềm giỏ hàng sẽ giúp khách hàng tính tiền. - Chấp nhận mua hàng: Người mua nhập các thông tin liên hệ (địa chỉ, số điện thoại, email, v.v...) rồi gửi thông điệp chấp nhận mua hàng (nhấn vào nút thanh toán).

Page 71: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

57

- Xác thực đơn hàng: Siêu thị sẽ kiểm chứng việc mua hàng bằng cách gọi điện thoại xác nhận lại với khách hàng. Trong tương lai nếu có một hệ thống chứng thực điện tử cho phép xác thực được người gửi thông điệp thì Công ty bán hàng sẽ có thể bỏ qua khâu này. - Thanh toán: khách hàng thanh toán cho đơn hàng bằng nhiều phương thức khác nhau như trực tiếp (trả tiền khi nhận được hàng); qua ngân hàng (chuyển khoản, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước); chuyển tiền bưu điện... Phương thức thanh toán trực tiếp với người giao hàng hiện đang được sử dụng phổ biến hơn cả. - Dịch vụ hậu mãi: hàng hóa bán trên siêu thị trực tuyến có chế độ bảo hành giống như ở các cửa hàng kinh doanh thông thường. Giấy bảo hành (thường là của nhà sản xuất) được phát khi giao hàng, ngoài ra chủ siêu thị không chịu thêm bất kỳ trách nhiệm nào với những hàng hóa đã giao.

Hình 3.10

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia xây dựng các siêu thị trực tuyến

Công ty dịch vụ khác; 35%

Công ty Thương mại;

65%

Một điểm đáng lưu ý là hiện nay chưa có tập đoàn kinh doanh siêu thị nào ở Việt Nam thiết lập một hệ thống bán hàng song hành trên mạng. Các website siêu thị trực tuyến thường do một trong hai đối tượng doanh nghiệp sau đứng ra tổ chức:

- Các công ty thương mại, sẵn có trong tay một mạng lưới cung ứng và nguồn hàng ổn định. Khi đó siêu thị trực tuyến sẽ giống như một cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm mở rộng. Lợi thế của những công ty này là tự chủ được về nguồn hàng vì duy trì quan hệ thường xuyên với các nhà cung cấp của kênh bán hàng truyền thống. Nhưng cũng vì dựa trên mạng lưới phân phối sẵn có cho hoạt động kinh doanh của công ty, chủng loại mặt hàng trên website sẽ phần nào bị hạn chế. Phổ biến nhất hiện nay là những “Siêu thị máy tính” và “Siêu thị điện máy” do các công ty kinh doanh thiết bị tin học và điện tử lập ra.

Hộp 3.5 Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty thương mại

Siêu thị thiết bị văn phòng www.megabuy.com.vn của Công ty H&B Co., Ltd

H&B Co., Ltd là công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng, trường học và thiết bị viễn thông. Công ty có một văn phòng và hai cửa hàng tại Hà Nội, cùng một đội ngũ nhân viên khoảng trên 20 người. Website www.megabuy.com.vn được khai trương vào tháng 10/2004 như một kênh bán lẻ mở rộng: ngoài nguồn hàng do công ty tự sản xuất hay nhập khẩu, phân phối chính, trên website còn giới thiệu sản phẩm của một số công ty thiết bị tin học và máy văn phòng khác mà H&B Co., Ltd được ủy quyền làm đại lý phân phối trên thị trường.

Page 72: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

58

Khi nhận được đơn đặt hàng, nhân viên H&B sẽ liên hệ với công ty đối tác, cử người đến lấy hàng rồi giao cho khách và hưởng phần hoa hồng trên giá gốc sản phẩm. Ngoài đội ngũ nhân viên vận chuyển, lắp đặt của công ty, H&B còn đăng ký dịch vụ COD (Cash on Delivery – nhờ thu khi giao hàng) với Bưu điện thành phố Hà Nội để chuyển phát những đơn hàng có kích thước lớn hoặc khoảng cách xa. Tuy nhiên, do cước vận chuyển còn tương đối cao (chiếm từ 1-2% giá trị bưu kiện), đây chưa thực sự là một phương thức phân phối hiệu quả cho hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Trên website hiện có khoảng gần 3000 sản phẩm, trong đó vài trăm mặt hàng có giá cả thường xuyên biến động và phải liên tục cập nhật, đặt dưới quyền quản lý của 3 nhân viên. Lãnh đạo công ty cho biết, từ khi khai trương trang web, lượng khách hàng gọi điện thoại hỏi về sản phẩm tăng 20% và ước đoán giao dịch trên website sẽ đạt tốc độ tăng bình quần 5-10%/năm. Tuy nhiên, chưa có thống kê chính xác về số đơn hàng phát sinh, lượng giao dịch thực tế và phần trăm đóng góp cho doanh thu của các sản phẩm giới thiệu trên website. Có khoảng 50% đơn đặt hàng qua mạng không xuất phát từ ý định mua hàng nghiêm túc. - Nhóm đối tượng thứ hai tham gia xây dựng loại hình siêu thị trực tuyến là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ có liên quan như vận tải giao nhận, tiếp thị quảng cáo, bưu chính viễn thông… Dựa trên thế mạnh là lực lượng vận chuyển sẵn có hoặc quan hệ đối tác với một số nhà cung cấp, những công ty này thiết lập các siêu thị điện tử như một lĩnh vực kinh doanh mở rộng nhằm tạo thêm doanh số cho công ty mà không cần đầu tư vào hệ thống cửa hàng kho bãi. Điển hình cho loại đối tượng này là Công ty TNHH Công nghệ Thông tin G.O.L, Công ty Tư vấn và Đầu tư P.H.I, Công ty VietNet, Trung tâm tin học Bưu điện Cần Thơ, và sắp tới là Công ty Tin học bưu điện Sài Gòn (Netsoft).

Hộp 3.6 Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty hoạt động dịch vụ

Mô hình thành công: siêu thị điện tử www.golmart.com.vn

Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Thông tin G.O.L thành lập vào tháng 4/2002, có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin như sản xuất và cung cấp các phần mềm quản lý chuyên dụng, tư vấn các giải pháp quản lý tổng thể bằng CNTT, thiết kế in ấn các sản phẩm quảng cáo, catalog điện tử, tổ chức hội chợ, xúc tiến thương mại...

Siêu thị điện tử www.golmart.com.vn ra đời vào cuối năm 2003 trên nền kỹ thuật là những giải pháp TMĐT do chính G.O.L thiết kế, dựa vào mạng lưới các nhà cung cấp mà công ty đã tạo lập quan hệ đối tác từ những lĩnh vực kinh doanh khác, và kết hợp với sức mạnh của hệ thống vận tải giao nhận của công ty mẹ là Công ty dịch vụ giao nhận Uy Tín (Weixin Cargo Services Co., Ltd)

Page 73: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

59

Sau hơn một năm hoạt động, danh mục sản phẩm trên Golmart đã được mở rộng lên 7500 sản phẩm, số tài khoản đăng ký đạt trên 300 thành viên (bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân). Định hướng siêu thị bán lẻ đã trở nên rõ nét hơn với việc doanh số từ các đơn hàng của doanh nghiệp giảm và của cá nhân tăng lên. Công ty cũng tạo được các quan hệ đối tác bền vững hơn với một số nhà cung cấp (thể hiện qua những chương trình khuyến mãi và hợp đồng đại lý trực tiếp mà G.O.L được chỉ định, như với Unilever hay Thái Tuấn). Với chiến lược kinh doanh nhằm vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài (mua hàng cho người thân ở Việt Nam) và lấy các chương trình khuyến mãi làm điểm thu hút khách, với chính sách giao hàng tận nơi trong vùng phục vụ miễn phí mà không giới hạn giá trị đơn đặt hàng, hiện Golmart đang có mức giao dịch thực hiện khá cao (bình quân từ 50 đến 70 đơn hàng/ngày). Mặc dù những lợi thế căn bản như chi phí đầu tư thấp (không phải thuê không gian trưng bày sản phẩm, không phải dự trữ sẵn nguồn hàng...) và yếu tố vận hành kỹ thuật cũng không quá phức tạp, hình thức kinh doanh siêu thị trực tuyến hiện vẫn chưa đưa lại hiệu quả thực tế do một số khó khăn căn bản sau: - Phương thức bán hàng trực tuyến chỉ phù hợp với đối tượng khách hàng ít thời gian dành cho mua sắm và đã quen tiếp xúc với các ứng dụng công nghệ thông tin. Phần lớn người tiêu dùng hiện vẫn chưa có thói quen mua hàng qua mạng và chưa tin cậy vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ mua theo phương thức này. - Thủ tục mua bán còn phức tạp do người quản lý website phải kiểm chứng độ tin cậy của từng đơn đặt hàng bằng phương pháp thủ công (gọi điện thoại, gửi fax hoặc email) trước khi tiến hành xử lý đơn hàng. - Hệ thống thanh toán của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa hỗ trợ tốt cho thanh toán trực tuyến. Thói quen dùng thẻ của người dân cũng chưa được hình thành. Nhằm khắc phục trở ngại về thanh toán, một số siêu thị trực tuyến đã giới thiệu nhiều hình thức thanh toán khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Ví dụ siêu thị Golmart của công ty G.O.L đưa ra cho khách hàng 9 phương thức thanh toán khi mua hàng: từ tiền mặt, chuyển khoản, dịch vụ chuyển tiền, cho đến thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả tiền trước, và các loại thẻ khác. Việc phân tán nguồn lực thời gian và con người để giải quyết khâu thu tiền theo nhiều cách thức khác nhau như vậy khiến hiệu quả kinh doanh đạt được thấp, chưa kể gây khó khăn cho quy trình kế toán thu chi của doanh nghiệp và có thể làm chậm trễ việc giao hàng.

Page 74: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

60

Về phía người tiêu dùng, phương thức mua hàng trực tuyến cũng chưa thực sự hấp dẫn do giá cả hàng hóa trên website thường cao hơn bên ngoài và cơ chế định giá cũng chưa linh hoạt. Nhiều siêu thị trực tuyến chỉ chấp nhận những đặt hàng có giá trị vượt trên một ngưỡng nhất định. Chằng hạn, siêu thị Tiền Phong VDC không nhận giao những đơn hàng dưới 50.000đ. Điều này có thể gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng khi lần đầu tiếp cận với dịch vụ và do đó không tạo động lực để quay lại lần thứ hai.

Như đã giới thiệu ở trên, thị trường siêu thị trực tuyến hiện vẫn chưa có sự tham gia của những nhà kinh doanh siêu thị thực sự. Các siêu thị trực tuyến đa phần do những công ty thương mại - dịch vụ với quy mô nhỏ và nguồn hàng tương đối hạn chế đứng ra tổ chức. Hiện nay một số tập đoàn siêu thị đang xem xét việc xây dựng các siêu thị trực tuyến để mở rộng thêm kênh bán hàng, như hai hệ thống siêu thị Maximark và Saigon CoopMart ở Tp. Hồ Chí Minh. Có thể tin rằng đến khi những siêu thị lớn vào cuộc, với thế mạnh của hệ thống phân phối sẵn có, nguồn hàng đa dạng và tiềm lực tài chính dồi dào, người mua hàng trên Internet sẽ có nhiều lựa chọn cũng như tiện ích hơn khi tìm tới các siêu thị trực tuyến để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của mình. 3. Những hàng hóa phổ biến trên mạng hiện nay

Sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao Với những sản phẩm đạt mức độ tiêu chuẩn hóa cao, thông qua các thông số

kỹ thuật, người mua có thể đánh giá một cách toàn diện và có ý niệm tương đối đầy đủ về sản phẩm mà không cần phải giám định một cách trực quan. Do đặc thù này, những sản phẩm kỹ thuật tiêu chuẩn hóa rất phù hợp với hình thức kinh doanh trực tuyến, khi người mua không có điều kiện trực tiếp tiếp xúc và đánh giá sản phẩm. Một số nhóm hàng sau đây đã được triển khai rộng rãi trong kinh doanh trực tuyến trên thế giới và bước đầu thử nghiệm thành công ở Việt Nam:

- Máy tính và linh kiện máy tính - Thiết bị điện tử và viễn thông (đồ điện tử gia dụng, máy ảnh, điện thoại,

v.v…) 70% các siêu thị điện tử của Việt Nam hiện nay nhận cung cấp máy tính,

linh kiện máy tính và điện thoại di động. Có những siêu thị chuyên doanh như chợ máy tính www.canthomart.com của Trung tâm Tin học bưu điện Cần Thơ, và có siêu thị tổng hợp như www.vietnamshops.com với các gian hàng lớn dành cho thiết bị điện tử và tin học. Thành công nhất hiện nay là những “siêu thị mobile”, do đối tượng khách hàng hướng tới là giới trẻ và giới có thu nhập khá trở lên, là tầng lớp phần nào đã quen thuộc với việc mua sắm trên mạng Internet. Mặc dù tỷ lệ bán hàng trực tuyến vẫn còn thấp do trở ngại về thanh toán, nhưng những siêu thị này là kênh thu hút khách hàng rất hiệu quả của các công ty kinh doanh điện thoại di động. Chiến lược xây dựng website của các công ty này là cung cấp những thông số kỹ thuật rất chi tiết về sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại mặt hàng trưng bày, và thường xuyên cập nhật giá cả trên website. Những thông tin này, một khi đã thuyết phục được khách hàng, sẽ trực tiếp dẫn đến việc đặt hàng (qua điện thoại hoặc đến cửa hàng). Một số công ty kinh doanh điện thoại di động cho biết 20% đến 30% lượng hàng bán ra xuất phát từ việc khách hàng tìm hiểu thông tin trên website của công ty.

Page 75: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

61

Bảng 3.13 Một số website kinh doanh thiết bị điện tử và viễn thông

Thiết bị điện tử Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ & Phát Triển Thị Trường TÂN PHÁT http://www.tanphat.com.vn

Công ty mạng máy tính truyền thông VN http://www.iccvn.com Công ty TGN http://www.westcom.com.vn Netcom Co., Ltd http://www.netcom.com.vn Công ty TNHH Tin học Mai Hoàng http://www.maihoang.com.vn Công ty TNHH tin học điện tử và viễn thông Âu Lạc http://www.aulacco.com/ Công ty Công nghệ và Thông tin Bạch Mai http://bachmainet.com/

Công ty Phúc Anh http://www.phucanh.com Công ty Thương mại Bắc Mỹ http://www.naco.com.vn Công ty máy tính VTB http://www.vtb.com.vn Viettronics Tan Binh http://www.vtb.com.vn

Công ty liên doanh Thiết bị tổng đài http://www.vkx.com.vn/

Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát triển Tin học - HiPT http://www.hipt.com.vn

Công ty 3C (Computer Communication Control Inc) http://www.3c.com.vn/Products

Điện thoại di động

Trung tâm phân phối điện thoại di động Minh Quang http://www.quangmobile.com.vn/

Công ty TNHH Thương mại Duy Linh www.duylinhmobile.com

Công ty TM & DV Kỹ thuật Nhật Cường http://www.nhatcuong.net/

Thắng Huyền Ltd www.huyen.com.vn

Sản phẩm số hoá Sản phẩm số hóa được sản xuất và lưu trữ trên nền tảng kỹ thuật của công nghệ thông tin và truyền thông, được tiêu thụ trong môi trường ảo, do đó thích hợp hơn cả với hình thức kinh doanh điện tử. Một ưu thế của loại sản phẩm này khi ứng dụng trong thương mại điện tử là tiết kiệm hoàn toàn chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, điểm bất lợi cơ bản của hàng hoá số hoá là rất dễ bị sao chép bất hợp pháp. Việt Nam được xếp hàng đầu thế giới về vi phạm bản quyền. Có thể dễ dàng thấy những cửa hiệu bán băng đĩa ca nhạc, phim ảnh, phần mềm ở nhiều nơi trên cả nước với giá chỉ khoảng 8 - 9 nghìn đồng, rẻ hơn nhiều lần giá trị thật của sản phẩm. Và các nhà sản xuất phần mềm, nhạc sỹ, ca sỹ của Việt Nam cũng không bị loại trừ khỏi đối tượng chịu thiệt hại từ tệ nạn này. Một ví dụ tiêu biểu là phần mềm từ điển Lạc Việt, đĩa CD của phần mềm này được chào bán ngoài thị trường với giá 8 nghìn/đĩa trong khi giá gốc khoảng 300 nghìn đồng.

Page 76: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

62

Tuy nhiên, việc kinh doanh loại hình sản phẩm này cũng đang dần phát triển. Sau đây là một số ví dụ về sản phẩm số hoá của Việt Nam có thể tìm thấy trên mạng Internet:

Bảng 3.14 Một số website cung cấp sản phấm số hóa

Sản phẩm phần mềm

www.phanmemvietnam.com Là nơi tập hợp các sản phẩm công nghệ phần mềm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới trở thành một sàn giao dịch về phần mềm.

Công ty Lạc Việt www.lacviet.com.vn

Từ điển đa phương tiện Lạc Việt cho phép dịch nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp, Trung.

Công ty Vietkey www.vietkeygroup.com

Phần mềm đánh chữ Việt tiếng Việt.

Công ty Cổ phần Misa www.misa.com.vn

Giới thiệu và cho phép đặt hàng trực tuyến các phần mềm kế toán do công ty phát triển.

Sách điện tử Nhà sách Kim Đồng http://www.book-vn.com

Chủ yếu phục vụ các độc giả ở nước ngoài. Thanh toán bằng thẻ tín dụng và qua hệ thống trả tiền an toàn

Thư viện điện tử - e.lib http://ebooks.vdcmedia.com/

Cho phép tải miễn phí sách thuộc nhiều lĩnh vực và chủ đề khác nhau, do công ty VDC liên kết với Nhà sách Đông Tây và NXB Thanh Niên cung cấp.

Sản phẩm giải trí Công ty phần mềm và truyền thông VASCwww.vnn.vn

Cung cấp hình nền, nhạc chuông cho điện thoại… trên cơ sở thu phí

Mạng âm nhạc trực tuyến của Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Hà Nội www.giaidieu.net

Cung cấp miễn phí các bản nhạc và thông tin liên quan tới âm nhạc.

Công ty Bến Thành Audio http://www.mp3-vn.com

Bán và giao hàng trực tuyến các bản nhạc MP3. Thanh toán qua thẻ tín dụng.

Việc kinh doanh trực tuyến các sản phẩm số hoá ở Việt Nam còn đang trong quá trình thử nghiệm và còn khiêm tốn về phạm vi hoạt động. Nhưng đáng chú ý có một số đơn vị đã bắt đầu xây dựng những mô hình kinh doanh khá bài bản, hướng tới việc tận dụng mạng Internet làm kênh phân phối tiếp thị chính cho loại sản phẩm này.

Hộp 3.7 Tiền đề của một sàn TMĐT kinh doanh phần mềm trực tuyến

Phanmemvietnam.com là nơi tập hợp các sản phẩm phần mềm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới tạo dựng một cầu nối về sản phẩm phần mềm phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam và Quốc Tế. Đây là nơi tìm kiếm các đối tác gia công phần mềm, cung ứng sản phẩm phần mềm với công nghệ và các ngôn ngữ cơ bản sau :

• C++, Java, Javascript, Java Bean, Enterprise Java Bean, Html • VC++, Visual Age, Interdev, ASP, SQL Server, VB, Access, MS Exchange, MS

Studio.NET.

Page 77: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

63

• Lotus Notes, Domino, Lotusscript, Lotus Sametimes, Workflow • DB2, Net.Commerce, Websphere, Cybercash, SSL, SET ...

Thông tin trên Phanmemvietnam.com tập trung vào các lĩnh vực sau: 1. Danh bạ phần mềm: tập trung giới thiệu các sản phẩm phần mềm ứng dụng trong quản lý, mã nguồn mở, các ứng dụng cho ngân hàng, học tập giải trí, các giải pháp mạng và Internet.... Ngoài việc đưa thông tin liên hệ về nhà cung cấp của từng sản phẩm, mục danh bạ còn được thiết kế để cho phép người xem liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp thông qua một phần mềm email tích hợp tại website. Mặt khác nhà cung cấp – thông qua Username va Password đuợc cấp – có thể truy cập và xem trực tiếp các đơn đặt hàng trên mạng, cập nhật thông tin, giá cả của sản phẩm do đơn vị cung cấp. Trong tương lai, các hình thức thanh toán và download trực tuyến sẽ đuợc sử dụng. Trước mắt thì các phương thức đặt hàng truyền thống qua email, telephone và thanh tóan thông qua ngân hàng, điện chuyển tiền sẽ đuợc áp dụng hoặc do nhà cung cấp sản phẩm phần mềm quyết định. 2. Cung ứng nguồn nhân lực CNTT: là nơi nhà cung ứng và các ứng viên tìm việc gặp gỡ nhau. Hiện trang mục này vẫn hoàn toàn miễn phí, các ứng viên và tuyển dụng có thể cập nhật thông tin lên trang web. Các thông tin trên đuợc phân theo khu vực và công việc. 3. Tìm kiếm đối tác: đây là diễn đàn thông tin cho thành viên và khách thăm website, nơi gặp gỡ và trao đổi các ý tưởng về phần mềm.

Trong thời gian tới nếu các quy định pháp luật về bản quyền được thực hiện nghiêm minh thì khả năng phát triển của mảng kinh doanh này sẽ rất lớn. Các công ty có thể dự tính tới việc trở thành nhà phân phối cho những trò chơi điện tử thịnh hành trên thị trường thế giới và được ưa thích tại Việt Nam.

Sản phẩm thông tin (Sách, báo, tạp chí, đĩa phim, đĩa nhạc) Là hàng hoá chuyển tải nội dung, sách, phim, đĩa nhạc là những mặt hàng

mà người mua có thể tìm hiểu về sản phẩm không cần qua tiếp xúc trực quan; việc vận chuyển cũng đơn giản và không đòi hỏi chi phí cao. Do đó đây là nhóm hàng rất thích hợp để áp dụng phương thức kinh doanh trực tuyến. Ngoài ra, mô hình cửa hàng trực tuyến còn tận dụng được tối đa khả năng thông tin của mạng Internet để cập nhật những chi tiết liên quan đến sản phẩm, kết nối với nhiều nhà cung cấp khác nhau và mở rộng phạm vi lựa chọn cho khách hàng Người tiêu dùng của loại hàng hoá này sẽ được cung cấp dịch vụ với chất lượng cao.

Bảng 3.15 Một số website kinh doanh sách trực tuyến

Công ty TNHH Thiên Kỳ www.nhasachvn.com

Công ty truyền thông An Biên www.sachviet.com.vn

Nhà sách Tiền Phong www.vietnambook.com.vn www.tienphong-vdc.com.vn

Công ty VietNet www.netasie-vn.com/bookvn/

Nhà sách Minh Khai www.minhkhai.com.vn

Công ty TNHH G.O.L www.golbook.com/

Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật www.nxbkhkt.com.vn

Công ty cổ phần Sách giáo dục Hà Nội www.nxbgd.com.vn

Một tập hợp các nhà sách khác nhau www.hieusach.net/

Page 78: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

64

Thiếp, hoa, quà tặng Đây là những sản phẩm gọn nhẹ, giá không cao, chi phí vận chuyển thấp nên

khá thích hợp với phương thức bán hàng trực tuyến. Một đặc điểm nổi bật nữa khiến nhóm hàng này trở nên phổ biến trong các giao dịch trên mạng là thường người mua không phải người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Hàng hóa được mua chủ yếu để tặng nên nếu người bán kiêm luôn dịch vụ chuyển phát thì tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian cho người mua hàng. Chi phí vận chuyển trong trường hợp này không phải là chi phí phát sinh, vì khi người tặng quà và người nhận quà ở xa nhau thì phí bưu điện có thể còn cao hơn phí chuyển quà của cửa hàng. Ngoài ra, lợi thế của cửa hàng trực tuyến là có thể chuyển những loại quà dễ và nhanh hỏng như hoa, bánh ngọt cho người nhận quà ở trên cùng địa bàn với cửa hàng.

Nhu cầu tặng quà của giới trẻ hiện nay rất lớn. Đối tượng này lại khá nhanh nhạy với các ứng dụng TMĐT nên tiềm năng thị trường cho nhóm sản phẩm này tương đối rộng. Dưới đây là ví dụ về một số cửa hàng quà tặng mới nở rộ trên mạng Internet trong thời gian gần đây:

Bảng 3.16 Một số website kinh doanh hoa và quà tặng

Flowers & Gifts delivery in Vietnam http://www.vinaGifts.net

Giao hoa tươi và quà tặng ở hầu hết các thành phố lớn ở Vietnam. Nhận thanh toán bằng visa, master...

Công ty Thương hiệu http://www.chibaoshop.com

Dịch vụ đặt hoa và quà trực tuyến, giao hàng miễn phí trong Tp. Hồ Chí Minh

Dịch vụ hoa tươi và quà tặng trực tuyến http://www.chipchip.com/

Bán thiếp điện tử, hoa tươi và và quà tặng

Công ty Hoa Việt http://www.hoaviet.com/

Dịch vụ hoa đóng gói, nhận giao hàng trong địa bàn Hà Nội

Công ty quảng cáo Kiến Vàng http://www.kienvanggreetingcards.com

Bán thiếp điện tử, hoa tươi, hoa khô và quà tặng, cho phép thanh toán trực tuyến

Công ty Hoa Xinh http://www.hoaxinh.com/

Giá cả tính bằng USD, hướng tới đối tượng khách hàng ở nước ngoài tặng quà cho người trong nước.

Công ty VietNet http://www.netasie-shop.com

Giới thiệu và bán một số các mặt hàng: hoa, quà tặng, sách, thư pháp... người mua có thể trả tiền trực tiếp trên mạng

Hàng thủ công mỹ nghệ

Là một trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam và là mặt hàng được nhà nước ưu tiên hỗ trợ do mang lại hiệu quả xã hội cao, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hiện đang rất phổ biến trên các website TMĐT của Việt Nam. Sàn giao dịch điện tử www.vnemart.com.vn ra đời thoạt tiên như một sáng kiến thúc đẩy xuất khẩu trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ các làng nghề truyền thống Việt Nam”. Nhóm hàng này cũng chiếm không gian lớn trên một loạt website TMĐT khác như www.goodsonlines.com, www.vnmarketplace.net, và trên 11% số doanh nghiệp có

Page 79: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

65

website được khảo sát tại báo cáo này hoạt động trong lĩnh vực sản xuẩt kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.

Mặc dù không có những đặc tính lý tưởng của loại hình sản phẩm dành cho phương thức kinh doanh TMĐT như hàng hoá số hoá hay thiết bị điện tử viễn thông, mức độ phổ biến của nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trên các website TMĐT Việt Nam là một nét phát triển riêng biệt, phù hợp với đặc điểm của nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng như định hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này tại Việt Nam. Sự nở rộ các website của doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ với giao diện chủ yếu bằng tiếng Anh còn cho thấy nhu cầu thị trường nước ngoài với mặt hàng này là tương đối lớn, đủ để tạo động lực khiến doanh nghiệp đầu tư xây dựng những trang web mang tính chuyên nghiệp khá cao so với mặt bằng chung của các website công ty khác.

Dưới đây là minh họa về một số website của doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có những trang web với giao diện đẹp như www.minhlong.com

Bảng 3.17 Một số website hàng thủ công mỹ nghệ

Tên giao dịch của công ty Địa chỉ website Công ty gốm sứ Minh Long. www.minhlong.com

Công ty gốm Bát Tràng www.gomsubattrang.com

Công ty Artex Thang Long www.artextlvietnam.com

Công ty cổ phần Phú Vinh www.phuvico.com

Công ty gốm sứ Xuân Thuỷ www.xuanthuyceramicbattrang.com

Công ty TNHH Quang Vinh www.quangvinh.com.vn

Công ty gốm sứ Phương Hòa www.phuonghoa.com.vn

Doanh nghiệp sản xuất đồ mây tre xuất khẩu Tiên Phương www.tienphuong.com.vn

Công ty XS-TM Hưng Thịnh www.hungthinh.com.vn

Công ty TNHH Thành Vinh www.thanhvinhfurniture.com/

www.DTwoodVN.com Công ty cổ phần chế biến đồ gỗ Đức Thành www.DTwood.com.vn

Page 80: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

66

4. Những dịch vụ phổ biến về ứng dụng TMĐT

Ngành kinh doanh dịch vụ, với đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin và mức độ tương tác giữa khách hàng với nhà cung cấp, rất thích hợp cho môi trường thương mại điện tử. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường dịch vụ tại Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên mạng. Nhiều cấp độ cung cấp dịch vụ khác nhau được phát triển, từ việc xây dựng trang web quảng cáo, gửi thư điện tử, hoặc hình thành những dịch vụ trực tuyến thực sự.

Tuy nhiên, do nhiều hạn chế khác nhau như môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, kỹ năng của doanh nghiệp còn thiếu, các phương tiện thanh toán trực tuyến chưa phát triển, nên thị trường dịch vụ trực tuyến còn cần thời gian để thực sự trở thành một lĩnh vực thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Sau đây là tình hình phát triển một số loại hình dịch vụ đang ứng dụng mạnh TMĐT:

4.1. Dịch vụ CNTT và truyền thông Với bản chất của dịch vụ là hỗ trợ các đối tượng khác trong xã hội triển khai ứng dụng CNTT và TMĐT, những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ CNTT hiện là bộ phận đi tiên phong ứng dụng TMĐT để phục vụ việc kinh doanh của bản thân mình. Từ danh sách 1320 doanh nghiệp CNTT trong Niên giám CNTT Việt Nam 200518, có thể thấy 54% đơn vị đã thiết lập website và 100% đơn vị có địa chỉ email giao dịch. Đây là tỷ lệ tính chung cho cả doanh nghiệp kinh doanh thiết bị và phần mềm – dịch vụ. Nếu tách riêng nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm – dịch vụ, thì mức độ ứng dụng TMĐT còn cao hơn rất nhiều.

Hình 3.11 Sự tăng trưởng số lượng các đơn vị kinh doanh

phần mềm - dịch vụ

0100200300400500600

1999 2000 2001 2002 20030,00%

10,00%

20,00%

30,00%

40,00%

50,00%

Số lượng các đơn vị phần mềm - dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng các đơn vị làm phần mềm - dịch vụ

* Nguồn: dựa trên số liệu của Niên giám CNTT Việt Nam 2005

Kết quả khảo sát sơ bộ 50 doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ CNTT khác nhau như dịch vụ Internet - Intranet, dịch vụ thiết kế website và quảng cáo

18 Niên giám Công nghệ thông tin Việt Nam, 2005, Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh và Tạp chí Thế giới Vi tính biên soạn , Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - 2005, bản trực tuyến xem tại http://www.pcworld.com.vn)

Page 81: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

67

trực tuyến, dịch vụ phần mềm và giải pháp TMĐT, dịch vụ web hosting, dịch vụ đào tạo và tư vấn CNTT… cho thấy 85% doanh nghiệp đã thiết lập website và coi đây là một kênh quảng bá tiếp thị quan trọng để thu hút khách hàng tiềm năng. Với sự tăng trưởng mạnh của khối doanh nghiệp kinh doanh phần mềm – dịch vụ trong những năm gần đây (tỷ lệ tăng bình quân 35%/năm) và tỷ trọng ngày càng lớn của phần mềm/dịch vụ trong tổng giá trị thị trường CNTT, dịch vụ công nghệ thông tin sẽ là ngành dịch vụ mũi nhọn về ứng dụng TMĐT và thúc đẩy ứng dụng TMĐT của cả cộng đồng doanh nghiệp.

Bảng 3.18 Tăng trưởng thị trường phần mềm / dịch vụ

Năm Thị trường phần mềm/dịch vụ

Tổng giá trị thị trường CNTT

Tỷ trọng phần mềm /dịch vụ

2000 50 300 16,7% 2001 60 340 17,7% 2002 75 400 18,8% 2003 105 515 20,4%

* Nguồn: Niên giám CNTT Việt Nam 2005

Sau đây là danh sách một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm và giải pháp thương mại điện tử.

Bảng 3.19 Một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm và giải pháp TMĐT

Công ty Tinh Vân www.tinhvan.com Công ty Viet Software www.vietsoftware.com Công ty cổ phần phần mềm thương mại điện tử Nhất Vinh www.nvecom.com

Công ty cổ phần Phần mềm Hà Nội www.hanoisoftware.com Công ty Tin học Sài Gòn www.sic.com.vn Công ty Giải pháp Công nghệ tin học (IT Solution Co. Ltd) www.itsolution2b.com Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến (ESC) http://escvn.com/ Công ty cổ phần kết nối truyền thông Việt Nam VINALINK www.vinalink.com/ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phần mềm mạng VN http://vnnetsoft.com Công ty TNHH Phát triển Tin học IDC www.idcvn.com.vn Công ty xúc tiến Thương mại điện tử ECP www.ecpvn.com Công ty TNHH Thiết kế Việt www.vietnamebusiness.com/ Công ty cổ phần Minh Việt www.minhviet.com.vn Công ty Silkroad Vietnam Ltd www.silkroad-net.com Công ty Công nghệ phần mềm và Thương mại điện tử www.netasie-vn.com/vietnet Vinacomm www.icms.com.vn Công ty Đầu tư và chuyển giao công nghệ ASP www.asp.com.vn Công ty Tin học Sa Lan www.salan.net/gioithieu.html Công ty TNHH phần mềm trí tuệ trẻ www.vnyi.com Công ty TNHH P.A Việt Nam www.pavietnam.com Công ty TNHH Tin học PT www.pt-software.com Công ty TNHH TM DV Kỹ thuật SGC www.sgcsolutions.com Công ty CNNTT Tâm Đạt www.tdasolution.com

Page 82: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

68

Công ty cổ phần phần mềm LCK www.lcksoftware.com Công ty giải pháp và dịch vụ hệ thống thông tin (i3s) www.i3s.com.vn Công ty phát triển phần mềm Pyramid www.pyramidsoftwares.com Công ty Mắt bão www.matbao.com Công ty cổ phần thiết kế và chuyển giao công nghệ mạng www.technet.com.vn

4.2. Dịch vụ du lịch Trong lĩnh vực dịch vụ phi CNTT, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du

lịch tỏ ra năng động hơn cả trong việc khai thác kênh thông tin - tiếp thị Internet. Hầu hết những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lữ hành quốc tế, đã xây dựng trang web nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Khách hàng trong nước và quốc tế có thể truy cập vào những trang web này để tìm kiếm thông tin về tour du lịch, giá cả, khách sạn, mô tả về các danh lam thắng cảnh cùng nhiều dạng dịch vụ khác.

Bảng sau đây giới thiệu một số trang web của những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế:

Bảng 3.20 Một số website du lịch

Doanh nghiệp Đặc điểm Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn http://www.saigontourist.com.vn/

Cung cấp trọn gói nhiều loại sản phẩm du lịch và các dịch vụ đi kèm.

Công ty du lịch dịch vụ Đà Nẵng http://www.danangpt.vnn.vn/danatours

Công ty du lịch Danatours cung cấp dịch vụ du lịch theo lộ trình có sẵn và theo chuyến tự do; các chuyến du lịch thám hiểm, cắm trại, du lịch kỳ bí...

Công ty du lịch Hà Nội http://hanoitourism.com.vn/

Cung cấp thông tin về dịch vụ du lịch như khách sạn, các tour du lịch trong và ngoài nước...

Amistours www.amistours.topcities.com Website du lịch cung cấp thông tin bằng tiếng Pháp.

Trang web du lịch bằng tiếng Nga http://www.anfriendlytours.com

Giới thiệu tóm tắt lịch sử, địa lý, dân tộc, văn hoá, danh lam thắng cảnh... Việt Nam bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Nga.

Công ty Vietrantour http://vietrantour.com

Tour du lịch trong nước cho người nước ngoài. Có trang web bằng tiếng Anh, Pháp và Đức.

Ben Thanh Tourist http://www.bttvn.com

Thông tin về du lịch dành cho khách du lịch trong nước và quốc tế

Công ty Viet Marketing & eCommerce http://www.bookingvietnam.com

Website đặt phòng khách sạn, vé máy bay, dịch vụ du lịch trực tuyến tại Việt Nam.

Phòng phát triển dịch vụ trực tuyến - VDC www.vdctravel.vnn.vn

Khai trương tháng 4/2004. Cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay qua mạng.

www.vietnamrooms.com Thông tin tổng hợp về các khách sạn lớn tại một số thành phố chính của Việt Nam, cho phép đặt phòng

www.hotels.com.vn Quảng cáo dịch vụ khách sạn

Page 83: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

69

Là ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu và có tính chất hội nhập quốc tế cao, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải rất chú trọng đến chiến lược quảng bá nhằm thu hút khách hàng ngoài nước. Vì vậy, nhiều trang web được thiết kế công phu theo tiêu chuẩn quốc tế và được trình bày bằng tiếng nước ngoài. Bên cạnh hầu hết các trang web có phần giao diện bằng tiếng Anh, một số trang web phục vụ đối tượng khách du lịch tại những nước cụ thể như website www.amistours.topcities.com của Công ty Amistours cung cấp thông tin cho khách du lịch nói tiếng Pháp. Trang web giới thiệu các sản phẩm du lịch bằng tiếng Nga http://www.anfriendlytours.com.

Các dịch vụ trên website có thể được cung cấp với nhiều cấp độ khác nhau, một số trang web cho phép khách du lịch đặt vé, đưa ra yêu cầu về lộ trình, thoả thuận giá cả, lựa chọn khách sạn và thụ hưởng một số dịch vụ giá trị gia tăng. Thanh toán qua thẻ tín dụng được chấp nhận. Website www.netasie-vn.com/travel, cho phép đặt phòng và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Website http://www.bookingvietnam.com cho phép đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và cung cấp các dịch vụ du lịch trực tuyến tại Việt Nam.

Cùng với việc phát triển các website về dịch vụ du lịch trên mạng, nhiều khách sạn, nhà hàng cũng xây dựng cho mình website riêng nhằm quảng bá dịch vụ và nhận đặt phòng, đặt tiệc. Hầu như tất cả khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 sao trở lên ở Việt Nam hiện đều có trang web, và một số khách sạn nhỏ cũng bắt đầu chú ý đầu tư cho kênh tiếp thị khá hiệu quả này. Khách sạn Lao Cai cung cấp thông tin trên website http://www.laocaihotel.com giúp khách hàng có thể liên hệ và đặt phòng. Website http://denlongdont.ifrance.com của Nhà hàng Đèn Lồng Đỏ ở Nha Trang được thiết kế khá công phu giới thiệu về món ăn và dịch vụ của nhà hàng.

Các công ty du lịch địa phương cũng chú trọng việc giới thiệu về những sản phẩm du lịch nổi tiếng của mình nhằm thu hút khách du lịch. Trang web www.sgphuquocresort.com.vn của Công ty Sài gòn Phú Quốc về địa điểm du lịch Đảo Phú Quốc. Trang web http://www.vungtautourist.com.vn của Công ty du lịch tỉnh Bà rịa Vũng Tàu giới thiệu các tour du lịch tại Vũng tầu. Trang thông tin du lịch về Cố đô Huế http://huetour.net/ cung cấp miễn phí thông tin du lịch tại Huế.

Việc khai thác Internet như một kênh quảng cáo và giao dịch đã có tác động rất tích cực đối với tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp tìm được đối tác và tăng lượng khách hàng qua kênh thông tin này.

4.3. Dịch vụ thông tin Trong thời đại thông tin hiện nay, thông tin đang trở thành một lợi thế cạnh

tranh đồng thời là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng cho doanh nghiệp. Với khả năng cập nhật liên tục và không bị giới hạn về dung lượng, với tính tiện lợi để truy xuất và tổng hợp thông tin, mạng Internet là một phương tiện lý tưởng để các doanh nghiệp cung cấp dịnh vụ này khai thác. Dựa trên đặc thù của thông tin, có hai phương thức kinh doanh cơ bản sau:

- Với thông tin tổng hợp – là loại thông tin phổ cập, dễ phát tán và có thể tìm thấy trên nhiều nguồn khác nhau – doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin thường

Page 84: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

70

không tạo nguồn thu từ phí truy cập thông tin mà cố gắng mở rộng phạm vi người đọc để kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

- Với thông tin chuyên ngành – là loại thông tin phục vụ cho các nhu cầu chuyên biệt hoặc hướng tới một nhóm đối tượng có chọn lọc – doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin sẽ tạo ra giá trị gia tăng từ việc thu thập, tổng hợp và tổ chức thông tin theo cấu trúc. Các thông tin dạng này thường có thu phí.

Phần lớn thông tin trên các website Việt Nam hiện nay vẫn được cung cấp miễn phí, tuy một số đơn vị đã bắt đầu hình thành dịch vụ cung cấp thông tin thu phí, nhằm vào nhóm đối tượng có nhu cầu cụ thể. Bảng sau đây liệt kê danh sách một số website cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau:

Bảng 3.21 Một số website cung cấp dịch vụ thông tin

Thông tin tổng hợp Công ty FPT www.vnexpress.net

Công ty VASC www.vnn.vn

Báo Tuổi trẻ Online www.tuoitre.com.vn

Báo Thanh Niên www.thanhnien.com.vn

Thông tin kinh tế thương mại Thời báo kinh tế Việt Nam http://www.vneconomy.com.vn

Trung tâm Thông tin Thương mại http://www.vinanet.com.vn

Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Sài Gòn http://www.viet-trade.com/thuongmai

Sở thương mại Thành phố Hồ Chí Minh http://www.trade.hochiminhcity.gov.vn/

Thông tin chuyên biệt Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam www.vietlaw.com.vn

Công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất http://www.fsc.com.vn

Công ty chứng khoán Bảo Việt http://www.bvsc.com.vn

Công ty chứng khoán Mêkông http://www.mekongsecurities.com.vn

Phần lớn thông tin trên các website này được cung cấp miễn phí. Nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin chỉ dựa vào nguồn quảng cáo để tạo doanh thu hoặc được hỗ trợ kinh phí từ các hoạt động kinh doanh khác. Những trang thông tin tổng hợp được ưa thích nhất hiện nay (xét theo số độc giả và lượng truy cập) là www.vnexpress.net và www.vnn.vn, đều được quản lý bởi những công ty có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh và lĩnh vực kinh doanh đa dạng là FPT và VASC.

Một số tổ chức, doanh nghiệp đã bắt đầu hình thành dịch vụ cung cấp thông tin có thu phí như Trung tâm Thông tin Thương mại hay Công ty Phần mềm và truyền thông VASC. Trang web www.vietlaw.com.vn của Công ty VASC là mô hình khá thành công trong việc khai thác một dịch vụ thông tin mang tính đặc thù – cơ sở dữ liệu các văn bản pháp quy – với mức phí 45 nghìn đồng/tháng.

Page 85: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

71

Tuy nhiên, để khai thác một cách tối ưu và đem lại doanh thu thực tế cho doanh nghiệp thì dịch vụ thông tin hiện chưa phải là lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả. Việc biến mất trong năm 2004 hai website thông tin mang tính chuyên biệt: http://www.basao.com.vn của Công ty Tân Đồng Minh (chuyên về bản đồ, thông tin chỉ dẫn) và www.vietnamcredit.com của Công ty Giải pháp Việt Nam (chuyên cung cấp các báo cáo kinh doanh tổng hợp về doanh nghiệp trên cơ sở thu phí) cho thấy các đơn vị vẫn còn gặp khó khăn trong việc tổ chức nguồn thông tin để nuôi sống dịch vụ và tìm được thị trường đầu ra cho các dịch vụ này.

Website www.vietnamcredit.com trước khi đóng cửa

4.4. Dịch vụ tư vấn Tư vấn là một lĩnh vực đòi hỏi phải có chất lượng dịch vụ cao, bên cạnh đó,

các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng cần biết quảng bá chính mình cho đối tác và khách hàng. Tuy nhiên, thực tế là nhiều công ty tư vấn tại Việt Nam đã không biết lợi dụng một kênh quảng bá thông tin rất quan trọng là Internet. Một số công ty mới thành lập như Luật Gia Phạm (www.giapham.com) đã biết tận dụng Internet như một kênh quảng bá thông tin chiến lược, công ty này đăng ký rất nhiều tền miền khác nhau và dễ dàng được tìm thấy qua các công cụ tìm kiếm trên Internet. Đó là một lợi thế của công ty trong việc nâng cao hình ảnh và tiếp cận những khách hàng mới, so với những đối thủ đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn nhưng không chú ý tới kênh tiếp thị này.

Sau đây là danh sách một số công ty tư vấn có trang web quảng bá hoạt động của mình:

Bảng 3.22 Một số website của công ty cung cấp dịch vụ tư vấn

Doanh nghiệp Địa chỉ website

Tư vấn pháp lý Công ty Tư vấn Luật Việt (TP.HCM) http://www.luatviet.com/index

Công ty Luật Leadco (Hà Nội) http://www.leadcolawyers.com/

Công ty tư vấn đầu tư Investconsult http://www.investconsultgroup.com

Page 86: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

72

Công ty tư vấn về sở hữu trí tuệ D&N www.dnlaw.com.vn

Công ty tư vấn Luật Gia Phạm (Hà Nội) www.giapham.com

Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Sài Gòn http://www.vietnam-lawyers.com

Tư vấn đầu tư, kinh doanh

Công ty tư vấn Mekongeconomics http://www.mekongeconomics.com

Công ty Tầm nhìn và Liên doanh www.vision-associates.com

AXISCO-RESEARCH - Market Research Survey Vietnam

http://www.axisco-research.com

Tư vấn kinh doanh bất động sản Công ty Nhã Đạt (hoạt động kinh doanh thuần túy tiến hành qua website)

www.nhadat.com

Công ty TNHH Tư vấn – TM - DV Địa Ốc Hoàng Quân

http://www.hoangquan.com.vn

Công ty TNHH Thương Mại Điện Tử C.A.T

http://www.nhasaigon.com

Dịch vụ thuê nhà tại Hà Nội http://www.hanoihousing.com

Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Sài Gòn http://www.viet-trade.com/NhaDat/index.htm

Công ty TNHH VP 31 http://www.ttbatdongsan.com/

Trang web thông tin về nhà đất

www.landhousing.hochiminhcity.gov.vn

www.batdongsanvietnam.com

Tư vấn việc làm Trung tâm dịch vụ việc làm sinh viên - học sinh

http://www.profec-vn.com/

Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM

http://laodongtre.netcenter-vn.net/

Trang web về cơ hội việc làm http://www.thegioivieclam.com/

Hội chợ việc làm http://www.hoichovieclam.com.

Trong lĩnh vực tư vấn, hầu hết các công ty chỉ dừng lại ở mức xây dựng trang web giới thiệu hoạt động của mình, chưa coi Internet như một công cụ cho phép tương tác với khách hàng. Việc tư vấn trực tuyến chỉ mang tính hình thức, việc tư vấn thu phí qua Internet chưa phát triển.

Các công ty tư vấn trong những lĩnh vực như bất động sản, pháp lý, đầu tư, nghiên cứu thị trường dẫn đầu trong việc ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh của mình. Lý do có lẽ vì khách hàng của các loại hình tư vấn này thường là những đối tượng biết sử dụng máy tính và có điều kiện tiếp cận Internet, mặt khác Internet là kho dữ liệu khổng lồ cho phép thu thập thông tin nhanh chóng về nhiều lĩnh vực liên quan, đặc biệt là các thông tin về pháp lý và kinh doanh.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Tp. Hồ Chí Minh tỏ ra năng động hơn trong việc khai thác Internet như một kênh quảng cáo thông tin và tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, rất nhiều trang web của những trung tâm tư vấn nhà đất đã được xây dựng với lượng thông tin phong phú như http://www.nhadat.com/hochiminh, http://www.ttbatdongsan.com, v.v...

Page 87: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

73

4.5. Dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến Đào tạo trực tuyến là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình giao

tiếp giữa người dạy và người học trên các phương tiện điện tử. Đào tạo trực tuyến được coi là một phương thức đào tạo mới và hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho người học như tiết kiệm thời gian, chi phí, không bị giới hạn về không gian, tận dụng công nghệ, lựa chọn được thứ mình cần học, nâng cao khả năng tổng hợp kiến thức, tiếp cận dễ dàng với những mô hình đào tạo hiện đại, v.v…

Loại hình dịch vụ này đang phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Cho đến nay trên cả nước có khoảng 300 trang web cung cấp thông tin tư vấn về giáo dục, luyện thi trực tuyến, đào tạo từ xa, thí điểm thi trực tuyến, phục vụ tuyển sinh…19

Nhiều trung tâm giáo dục và đào tạo trong nước và liên doanh với nước ngoài bắt đầu chú ý tới loại hình đào tạo trực tuyến. Một trong những tên tuổi được biết đến khá nhiều là Trung tâm đào tạo CNTT APTECH, với một số chương trình đào tạo được cung cấp trực tiếp qua website www.onlinevarsity.com.

Công ty phát triển phần mềm VASC và Công ty tư vấn đầu tư TMC phối hợp cung cấp chương trình luyện thi đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam qua trang web www.truongthi.com.

Hộp 3.8 Giới thiệu về chương trình đào tạo trực tuyến của www.truongthi.com

Hệ thống chương trình luyện thi đại học này gồm 3 phần chính là kiến thức, tư vấn – hướng nghiệp và câu lạc bộ thư giãn. Học sinh có thể chọn thầy, chọn chương trình, tự do trao đổi thông tin với thầy và các bạn trên toàn quốc. Ngoài ra, học sinh nhận được thông tin miễn phí về giáo dục, giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề tuyển sinh. Để trở thành thành viên của lớp học trực tuyến, học sinh chỉ cần đăng ký rất đơn giản: khai báo thông tin cá nhân, nạp mã thẻ và vài phút sau là có thể tham dự vào lớp học. Thẻ cào của công ty có hình thức gần giống với thẻ cào Internet và đang được bán rộng rãi trên thị trường. Trung bình học sinh phải chi khoảng 50 đồng cho một phút học trực tuyến và mất 3000 đồng cho một giờ học, bên cạnh chi phí vào Internet. Chi phí và thanh toán cho loại hình dịch vụ này bằng phương thức tiền mặt trả trước, giống như thẻ Internet trả trước.

19 Tiến sỹ Nguyễn Minh Dân, Vụ trưởng Vụ KHCN – Bộ Bưu chính viễn thông, tại khóa đào tạo “Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật cho thương mại điện tử” từ 4-7/4/2005

Page 88: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

74

Tập đoàn CISCO và Intel đã giới thiệu những mô hình đào tạo trực tuyến cấp chứng chỉ tại Việt Nam vào cuối năm 2003 và đang hướng tới việc hình thành quan hệ đối tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm phát triển đào tạo trực tuyến. Công ty VDC kết hợp với Netlearner (Singapore) hình thành dịch vụ đào tạo từ xa bán trực tuyến chuyên về lĩnh vực CNTT, công ty FPT đã xây dựng một chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến giới thiệu trên địa chỉ www.elearning.com.vn. Công ty Hà Thành cũng phối hợp với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cung cấp dịch vụ trên trang web www.khoabang.com. Ngoài ra còn có những trang web cung cấp những dịch vụ mang tính chất đào tạo trực tuyến như www.danangpt.vnn.vn/tnghiem của Bưu điện Đà nẵng, http://testonline.netcenter-vn.net của Công ty Tin học Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh (NetSoft), và http://www.vinecovn.com/ của Trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế (VINECO).

Nhiều dự án quốc tế hỗ trợ cho mô hình đào tạo trực tuyến cũng đang được tiến hành với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của nước ngoài như Dự án Trung tâm đào tạo trực tuyến Việt-Nhật của Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Trung tâm đào tạo trực tuyến của Tập đoàn HP, Dự án mạng e-learning châu Á do Chính phủ Nhật tài trợ. Những dự án này có thể sẽ thúc đẩy việc nhân rộng và phổ cập mô hình giáo dục còn khá mới mẻ này tại Việt Nam.

Page 89: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

75

PHẦN THỨ TƯ

MỘT SỐ DỊCH VỤ HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Dịch vụ “chợ” trên mạng (các website cung cấp dịch vụ trung gian mua bán)

Do hoạt động mang tính đặc thù TMĐT cao hơn hẳn của các chợ “ảo”, báo cáo này sẽ tách nhóm website chuyên cung cấp dịch vụ trung gian mua bán (“chợ” trên mạng) ra khỏi những website bán hàng tổng hợp (dạng siêu thị điện tử).

Những website cung cấp dịch vụ trung gian mua bán được xây dựng nhằm tạo ra một không gian chung kết nối nhiều người mua và nhiều người bán, tạm hình dung như những sàn giao dịch thương mại trên mạng Internet. Đơn vị quản lý website không trực tiếp tham gia vào các giao dịch và cũng không chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm quảng bá trên website. Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì môi trường kỹ thuật cho người mua và người bán, đồng thời điều phối các hoạt động diễn ra trong môi trường đó. Tham gia vào các sàn TMĐT này sẽ có nhiều nhà cung cấp hàng hoá hay dịch vụ khác nhau, nắm quyền chủ động tương đối cao với những thông tin sản phẩm của mình đưa trên sàn, và có thể tự do tương tác với khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tham gia sàn giao dịch.

Qua thu thập thông tin trên Internet và khảo sát thăm dò trực tiếp, nhóm điều tra thống kê được một số sàn thương mại điện tử như sau:

Bảng 4.1 Danh sách các sàn thương mại điện tử của Việt Nam

Đơn vị chủ trì Loại hình tổ chức

Hình thức sàn Địa chỉ website

B2B www.vnb2b.com/ Công ty điện toán và truyền số liệu - VDC

Doanh nghiệp nhà nước B2C www.vdcsieuthi.vnn.vn

www.vnemart.com.vn www.camau.com.vn www.kitra-emart.com

Trung tâm xúc tiến phát triển phần mềm doanh nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tổ chức phi lợi nhuận B2B

www.vietnamchinalink.com Công ty phần mềm và truyền thông (VASC)

Doanh nghiệp nhà nước B2B www.exim-pro.com

Công ty cổ phần VNet Doanh nghiệp tư nhân B2B và B2C www.vnet.com.vn

Hội Tin học VN Tổ chức phi lợi nhuận B2B và B2C www.evnb2b.com/

Hiệp hội dệt may Tổ chức phi lợi nhuận B2B www.vietnamtextile.org.vn

Trung tâm KHCN – Bộ KHCN Tổ chức phi lợi nhuân B2B www.vista.gov.vn

Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng (Softech)

Doanh nghiệp nhà nước B2B và B2C www.vn-ebiz.com

Bưu điện tỉnh Quảng Nam Doanh nghiệp nhà nước B2B www.vietoffer.com

Page 90: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

76

Công ty G.O.L Co., Ltd Doanh nghiệp tư nhân B2B và B2C www.goodsonlines.com

Công ty TNHH Âu Việt Doanh nghiệp tư nhân B2B www.export.com.vn

Sở khoa học công nghệ và môi trường TP.HCM - Trung tâm Thông tin

Tổ chức phi lợi nhuận B2B www.techmart.hochiminhcity.

gov.vn/

Công ty B2B Technology Co.,Ltd.

Doanh nghiệp tư nhân B2B www.WorldTradeB2B.com

Công ty V.E.C Doanh nghiệp tư nhân B2B và B2C www.vnmarketplace.net

Một số sàn TMĐT B2B và B2C thiết lập bởi các nhóm doanh nhân quốc tế B2B www.aecvn.com

B2B www.bizviet.net

B2B www.vietnamtrade.org

B2C www.thitruongtinhoc.com/

B2C www.muagiodau.com

Một số trang thông tin xúc tiến thương mại của các tổ chức khác Cổng Thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình www.ninhbinh.gov.vn/

Sở Thương mại tỉnh Quảng Ninh www.quangninhtrade.gov.vn

Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Bắc Ninh www.bacninh.gov.vn/

Cổng giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội www.hanoi.gov.vn

Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc www.vinhphuc.gov.vn

Cổng thông tin tỉnh Thái Bình www.thaibinhtrade.com

Trung tâm xúc tiến thương mại Thành phố Cần Thơ www.canthotrade.com

Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh www.trade.hochiminhcity.gov.vn

SQ Nhật Bản tại Việt Nam www.jvbm.vietnamembassy.jp/

Công ty TM-DV Đa Năng www.ovop.com

Công ty xúc tiến thương mại Việt Mỹ www.bvom.com

Công ty xúc tiến thương mại Việt Âu (VietEuro Co. Ltd) www.vieteuronet.com

Công ty phát triển thương mại Việt Úc (VBD) www.vbd.com.vn

Một số sàn TMĐT C2C

Website đấu giá www.heya.com.vn www.saigonbids.com www.bidvietnam.com

Website rao vặt www.raovatxehoi.com www.tinraovat.net www.azraovat.com www.webmuaban.com www.cohoimuaban.com www.chohanoi.com/ www.e-raovat.com/ http://sohoa.net http://e-raovat.com

www.chodientu.com.vn www.webraovat.com www.raovat.net www.muabanraovat.com www.thitruongvn.com www.raovat.com www.thegioimobi.com www.raonhanh.com

Page 91: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

77

Khảo sát những sàn TMĐT trên đây cho thấy: Tình hình phát triển: Các sàn TMĐT trong năm 2004 có sự khởi sắc rõ rệt so với năm 2003 cả về số lượng, trình độ tổ chức, công nghệ và hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn.

Đơn vị chủ trì: Trong khi tất cả website TMĐT C2C đều do doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân thành lập, thì phần lớn các sàn TMĐT B2B và B2C (12 trong số 17 website hiện đang hoạt động và xác minh được nguồn gốc) là do các tổ chức phi lợi nhuận hoặc doanh nghiệp nhà nước đứng ra chủ trì.

Hình thức tổ chức: Đa phần website mới chỉ dừng ở mức một sàn thông tin về cơ hội giao thương hoặc một trung tâm thương mại trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Các website này chưa thực sự cung cấp được cho doanh nghiệp những tiện ích của một sàn giao dịch TMĐT theo đúng nghĩa: tư vấn, kết nối người mua và người bán (đối với phương thức thức B2B), hay cho phép các đối tác tiến hành trọn gói các khâu của một quy trình giao dịch từ đặt hàng cho đến thanh toán (với cả phương thức B2B, B2C và C2C).

Tính chuyên môn hoá: Trừ hai “chợ công nghệ” www.vista.gov.vn và www.techmart.hochiminhcity.gov.vn, các sàn TMĐT B2B hiện nay chưa đi theo hướng chuyên môn hoá: tập trung kết nối các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực sản xuất hoặc trong những ngành hàng có quan hệ mật thiết với nhau, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền cung ứng và tính kinh tế của cả một ngành sản xuất.

Hiệu quả kinh tế: Dịch vụ sàn giao dịch TMĐT chưa đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Do đây là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm với thời gian hoàn vốn có thể khá dài, phần lớn doanh nghiệp triển khai dịch vụ sàn giao dịch điện tử phải dựa trên nguồn thu từ những hoạt động kinh doanh khác để tạo kinh phí và duy trì hoạt động của sàn giao dịch.

Một số khó khăn: Tổng hợp ý kiến từ các đơn vị được phỏng vấn, khó khăn được nhắc đến nhiều nhất là vấn đền nguồn nhân lực, tiếp đến là nhận thức và kỹ năng của doanh nghiệp, thứ ba mới đến môi trường pháp lý. Các đơn vị đều nhận xét hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam hiện nay, tuy chưa đạt mức tiên tiến, nhưng cũng đủ để tiến hành thương mại điện tử.

1.1. Tình hình phát triển chung

1.1.1. Về số lượng Mặc dù có sự biến mất hoặc ngừng trệ của một số website TMĐT được nhiều người biết đến từ năm 2003 như www.ecommerce.com, www.basao.com, trong năm 2004 một loạt sàn giao dịch mới đã được nghiên cứu và đưa vào triển khai khá thành công như www.vn-ebiz.com của Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng, www.vietoffer.com của Bưu điện tỉnh Quảng Nam, www.vnmarketplace của Công ty V.E.C, www.WorldTradeB2B.com của Công ty TNHH Công nghệ B2B, www.heya.com.vn và www.saigonbid.com của các nhóm doanh nghiệp trẻ mới thành lập. Sự đa dạng về loại hình tổ chức cũng như sự phong phú về nội dung thông tin trên các sàn giao dịch cho thấy xu hướng phát triển không ngừng của loại hình dịch vụ còn khá mới mẻ này tại Việt Nam.

Page 92: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

78

Hình 4.1

Tỷ lệ các sàn TMĐT phân theo hình thức tổ chức

23%

37%

34%

6%

Trung tâm thương mại (B2B và B2C) Cơ hội giao thương (B2B)

Website rao vặt (C2C) Website đấu giá (C2C)

1.1.2. Về trình độ tổ chức

Không chỉ tăng về số lượng, các sàn TMĐT trong năm 2004 còn tiến thêm một bước về quy mô hoạt động, cách thức tổ chức mô hình kinh doanh và đầu tư cho nghiên cứu triển khai (R&D). Một ví dụ cho việc cải tiến mô hình kinh doanh là Sàn thương mại điện tử B2C http://vdcsieuthi.vnn.vn của Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC). Khai trương từ tháng 9/2002, thoạt đầu website được tổ chức như một siêu thị tổng hợp, trưng bày khoảng 200 nhóm hàng với hơn 3000 sản phẩm của 50 nhà cung cấp khác nhau. Nhưng bắt đầu từ quý IV năm 2004, VDC cung cấp thêm dịch vụ cho thuê gian hàng trực tuyến, trước tiên nhằm tới các doanh nghiệp đối tác của VDCsieuthi. Những doanh nghiệp muốn được giới thiêu, quảng bá và bán sản phẩm của mình có thể mở một gian hàng riêng tại địa chỉ http://stores.vdconline.com. Mô hình tổ chức theo hướng trung tâm thương mại này sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời đa dạng hóa dịch vụ cung cấp tới khách hàng. Phòng phát triển dịch vụ trực tuyến của VDC cho biết, 30% doanh nghiệp là đối tác cung cấp hàng hóa trên VDCsieuthi đã sử dụng dịch vụ “thuê gian hàng” để khuyếch trương hình ảnh, quảng bá thương hiệu sản phẩm và tham gia vào kinh doanh TMĐT bằng phần mềm eS 1.0 do VDC phát triển trên cơ sở mã nguồn mở đã được đưa vào ứng dụng tại website VDCsieuthi.

Nếu như các sàn TMĐT hoạt động trong năm 2003 mới dừng ở mức giới thiệu doanh nghiệp cho người tiêu dùng và đối tác tiềm năng (kết hợp B2B, B2C), thì những sàn mới ra đời trong năm 2004 đã có hướng chuyên sâu và đa dạng hóa dịch vụ hơn. Ngoài các website thông tin về cơ hội giao thương hay xúc tiến thương mại, đã có những sàn thiết lập một chiến lược kinh doanh rõ ràng về TMĐT B2B như www.worldtradeb2b.com, hay cung cấp một dịch vụ C2C đặc thù – đấu giá trực tuyến – như www.heya.com.vn. Các công ty xây dựng những website mang tính chuyên biệt cao này đã đầu tư khá bài bản cho việc nghiên cứu các công nghệ phù hợp và triển khai mô hình kinh doanh tương ứng để đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất trong tương lai.

Page 93: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

79

Hộp 4.1 Minh hoạ về hạ tầng công nghệ của một sàn TMĐT B2B

Hạ tầng công nghệ của sàn giao dịch www.WorldTradeB2B.com 1. Hệ thống máy chủ:

o Máy chủ của website đặt tại Hoa Kỳ với tốc độ đường truyền 2MB/s cho phép hàng ngàn người truy cập đồng thời vào website, đồng thời được trang bị phần mềm FloodGuard™ của NetZentry nhằm ngăn chặn tình trạng hacker dùng phần mềm truy xuất tự động gây tắc nghẽn.

2. Cơ sở dữ liệu của website: o Website sử dụng cơ sở dữ liệu MSSQL Server 2000, có trang bị phần mềm

SQL_Overflow Detector với chức năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu.

3. Mã nguồn của website: o Mã nguồn của website được mã hóa theo phương thức Script Encoder trước khi đưa ra

hoạt động. 4. Cơ chế hoạt động của website:

o Mỗi thành viên chỉ được đăng kí một lần (code xác nhận gửi qua mail) ứng với một địa chỉ email, và phải điền mã số từ ảnh vào mẫu đăng kí, nhằm tránh trường hợp hacker sử dụng phần mềm đăng kí tự động, gây ảnh hưởng đến trang web.

Cơ chế bảo mật: 1. Vấn đề thanh toán:

o Website có chức năng thanh toán trực tuyến, thông qua dịch vụ thanh toán Paypal. o Thông tin tài khoản của khách hàng được bảo mật bằng công nghệ SSL (Secure Socket

Layer: Giao thức web dùng để thiết lập bảo mật giữa máy chủ và máy khách theo chuẩn quốc tế)

2. Thông tin cá nhân: o Thông tin cá nhân của thành viên tham gia, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của website,

phục vụ cho việc quản lí, chỉnh sửa. o Chỉ người đăng ký mới có thể chỉnh sửa thông tin cá nhân hay công ty, thông qua hệ

thống đăng nhập. Mật khẩu đăng nhập được mã hóa theo phương thức MD5, đảm bảo chỉ thành viên mới biết mật khẩu của mình, ngay cả quản trị web cũng không biết mật khẩu của thành viên.

1.1.3. Về hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn Tuy việc đàm phán và ký kết hợp đồng trên sàn TMĐT hiện nay chưa phổ biến do tính năng hỗ trợ của các sàn chưa cao, giao dịch thực tế phát sinh từ những thông tin trên sàn cũng là một yếu tố khó lượng hóa được, nhưng một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của các sàn TMĐT là lượng người truy cập và tần suất truy cập trung bình trên website. Bảng sau đây phản ánh thứ bậc của một số sàn TMĐT dựa trên lượng truy cập thống kê bởi Alexa – một công cụ xếp hạng website được nhiều người trên thế giới biết đến.

Bảng 4.2 Xếp hạng một số sàn giao dịch theo tiêu chí của Alexa (số liệu ngày 5/4/2005)

Đơn vị chủ trì Địa chỉ website Xếp hạng trên Alexa

Sở KH-CN Tp Hồ Chí Minh www.techmart.hochiminhcity.gov.vn 29.640*Công ty VASC www.exim-pro.com 104.558Công ty B2B Technology www.worldtradeb2b.com 262.841Công ty Heya www.heya.com.vn 319.150Công ty V.E.C www.vnmarketplace.net 359.294

Page 94: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

80

Công ty Vnet www.vnet.com.vn 366.956Bưu điện tình Quảng Nam www.vietoffer.com 472.797Phòng Thương mại và Công nghiệp VN www.vnemart.com 533.491Công ty VDC www.vnb2b.com 615.539Công ty G.O.L www.goodsonline.com 768.243Công ty Vietnet www.netasie-vn.com 1.119.971Trung tâm CN phần mềm Đà Nẵng www.vn-ebiz.com 1.755.051Cổng thương mại tỉnh Kiên Giang www.kitra-emart.com.vn 2.870.243Hội Tin học VN www.evnb2b.com 3.580.822Cổng Thương mại tỉnh Cà Mau www.camau.com.vn 4.693.283

* Alexa không thống kê được số lượt truy cập vào một tên miền thứ cấp, do đó 29.640 là thứ hạng của toàn bộ website đặt dưới tên miền cấp cao mã quốc gia www.hochiminhcity.gov.vn, chứ không phải của riêng web nhánh www.techmart.hochiminhcity.gov.vn.

Với những sàn TMĐT thành lập từ trước năm 2004, 70% đơn vị được hỏi cho biết lượng giao dịch trên sàn có tốc độ tăng bình quân từ 20% - 50%/năm. Ví dụ: hoạt động giao dịch tiến hành trên sàn Vnemart trong năm 2004 (đăng tin chào mua chào bán, liên hệ hỏi hàng giữa các đối tác,...) ước lượng tăng 40%; số thành viên đăng ký tăng 110% (trong đó thành viên VIP tăng 70%); các sàn còn lại tuy đưa ra một tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn (khoảng 10%-20%) nhưng đều khẳng định dịch vụ cung cấp trên sàn ngày càng đóng góp tích cực cho hoạt động xúc tiến thương mại của thành viên.

Bên cạnh chỉ số về mức tăng lượng giao dịch hay thành viên đăng ký, kết quả khảo sát một số sàn giao dịch cũng cho thấy sự ổn định và tiếp tục phát triển theo một định hướng rõ ràng hơn trong năm 2004.

Hộp 4.2 Tình hình hoạt động của một sàn giao dịch thành lập trước năm 2004

Sàn giao dịch B2B và B2C của Công ty cổ phần VNet www.vnet.com.vn khai trương giữa năm 2003, với tiêu chí tạo lập cho các doanh nghiệp thành viên một không gian ảo để trưng bày và tiếp thị sản phẩm theo phương thức tự quản lý. Từ đó đến nay, số doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch dao động ở mức từ 500 cho đến 1000, nhưng lượng truy cập thì rất đều và tăng liên tục. Lãnh đạo Công ty cho biết mỗi ngày có trên 20.000 lượt truy cập vào website, đa số từ các IP Việt Nam, với tỷ lệ khách đăng nhập thường xuyên khoảng 90%.

Page 95: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

81

Thời điểm đầu các thành viên tham gia sàn giao dịch được miễn phí hoàn toàn, nhưng về sau, để ràng buộc trách nhiệm của những doanh nghiệp tham gia, ban quản lý Sàn giao dịch quyết định áp dụng chế độ thu phí: 1 triệu đồng phí gia nhập và 50.000 đồng/tháng phí sử dụng dịch vụ. Mặc dù số lượng thành viên chính thức giảm đi, nhưng chất lượng dịch vụ tăng lên do những doanh nghiệp tham gia và đóng phí giờ đã quan tâm hơn tới việc cập nhật thông tin, chăm sóc gian hàng và giao tiếp với khách hàng.

Giải thích cho lượng truy cập cao trên www.vnet.com.vn mặc dù lượng giao dịch thực tế chưa nhiều, giám đốc Công ty cổ phần VNet cho biết: hiện nay trong quy trình mua sắm, việc tìm hiểu hàng hóa là rất quan trọng. VNet đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng về một kênh thông tin tư vấn tiêu dùng trực tuyến, cho phép tra cứu các tính năng cơ bản của sản phẩm đồng thời so sánh giá cả giữa các mặt hàng và thương hiệu khác nhau. Đây sẽ là ưu thế mà sàn giao dịch phải tập trung khai thác khi xây dựng chiến lược phát triển cho tương lai. Năm 2003 coi như năm hoạt động thử nghiệm, xây dựng hình ảnh và định hướng kinh doanh cho sàn TMĐT www.vnet.com.vn. Vượt qua giai đoạn đầu tư ban đầu, công ty dự kiến sẽ thu hồi vốn sau 2 năm khi VNet hoàn thiện hết các tính năng và ổn định hoạt động, đồng thời khi môi trường TMĐT Việt Nam đã hội đủ những điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT phát triển.

Với những sàn giao dịch mới thành lập trong năm 2004, đây đang là giai đoạn để thiết lập chỗ đứng trên thị trường và xác định mô hình kinh doanh phù hợp. Nhưng nhận định của các đơn vị chủ trì sàn đều cho thấy một triển vọng phát triển khả quan.

Hộp 4.3 Giới thiệu một sàn giao dịch mới thành lập trong năm 2004

Sàn giao dịch điện tử www.vnmarketplace.net do công ty V.E.C khai trương tháng 4/2004 theo mô hình một trung tâm thương mại trực tuyến, cho phép các doanh nghiệp thành viên thiết lập những gian hàng quảng bá giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác tiềm năng qua mạng Internet. Cho đến nay Sàn giao dịch đã có 200 gian hàng với hơn 2000 sản phẩm trưng bày, 1132 thành viên đăng ký trên toàn thế giới, và bắt đầu xác lập quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với một số thành viên trọng điểm như Công ty gốm sứ Minh Long, Công ty thuốc lá Vinataba...

Page 96: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

82

Nhấn mạnh vào chức năng của sàn giao dịch như một kênh marketing và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, V.E.C tập trung đẩy mạnh việc kết nối với một số sàn TMĐT lớn của thế giới như www.Alibaba.com, tối ưu hoá liên kết của website với những công cụ tìm kiếm lớn như Google, Yahoo, và đang xem xét khả năng hợp tác với một công ty chuyên về marketing của nước ngoài để xây dựng chiến lược tiếp thị bài bản hơn. Ban giám đốc V.E.C cho biết một phiên bản mới của website đang được nghiên cứu triển khai nhằm khắc phục thiếu sót hiện thời của sàn giao dịch trong việc thích ứng với cơ sở dữ liệu thành viên ngày càng mở rộng.

1.2. Các đơn vị quản lý sàn Ở Việt Nam hiện nay, các sàn thương mại điện tử B2B, B2C và C2C chưa đạt đến mức độ chuyên nghiệp hoá cao, cũng chưa có sự phân định rõ ràng về phương thức hoạt động. Nhưng xu hướng chung cho thấy sàn TMĐT B2B thường do các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp nhà nước đứng ra xây dựng và quản lý. Trong khi đó, các sàn TMĐT C2C – bao gồm website rao vặt và sàn đấu giá – đều do doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân tạo dựng.

1.2.1. Tổ chức phi lợi nhuận Do tính chất hoạt động mang tính xã hội cao, nền tảng tài chính tương đối

vững vàng và ít phải chịu sức ép về doanh thu, các tổ chức phi lợi nhuận (bao gồm cả cơ quan nhà nước cũng như tổ chức phi chính phủ) thường ở vị trí thuận lợi hơn khối doanh nghiệp khi triển khai những dự án đầu tư có tiềm năng về lợi ích kinh tế - xã hội nhưng đòi hỏi thời gian thu hồi vốn lâu và hiệu suất lợi nhuận ban đầu thấp như các sàn TMĐT B2B. Ngoài dự án thí điểm về siêu thị điện tử của Sở Thương mại Hà Nội www.ecommerce.com hiện đang trong giai đoạn nâng cấp và một loạt trang thông tin xúc tiến thương mại của các tỉnh thành ra đời trong năm 2004, có thể kể đến một số điển hình khá thành công như Chợ công nghệ www.techmart.hochiminhcity.gov.vn của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh hay sàn giao dịch www.vnemart.com.vn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp hội dệt may Việt Nam đang triển khai một sàn giao dịch cho các doanh nghiệp dệt may tại địa chỉ www.vietnamtextile.org.vn, và đề án Sàn giao dịch điện tử cho các doanh nghiệp TP. HCM cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Minh hoạ điển hình: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI (một trong những đơn vị đi tiên phong xây dựng mô hình sàn giao dịch TMĐT theo phong cách chuyên nghiệp) Cho đến nay, VCCI đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng một số sàn TMĐT B2B sau: www.vnemart.com.vn www.camau.com.vn www.kitra-emart.com.vn www.vietnamchinalink.com Trong những sàn này, www.vnemart.com.vn được xây dựng đầu tiên và do VCCI trực tiếp quản lý, nhằm phục vụ cho hoạt động chính của tổ chức là hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xúc tiến thương mại.

Page 97: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

83

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ các làng nghề truyền thống Việt Nam”, tháng 4 năm 2003 VCCI khai trương Sàn giao dịch http://www.vnemart.com.vn cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Từ tháng 1/2004 Sàn giao dịch VNemart mở rộng thêm 9 ngành hàng khác bao gồm những mặt hàng Doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu: dệt may, da giầy, thuỷ hải sản, nông sản, thực phẩm chế biến, đồ nhựa…

Từ 27 doanh nghiệp thành viên vào thời điểm khai trương website (tháng 4/2003), đến nay số thành viên đăng ký trên Vnemart đã lên đến gần 2000, trong đó có 450 thành viên nước ngoài và 200 thành viên cao cấp – là những doanh nghiệp Việt Nam hiện đang kinh doanh theo 10 nhóm ngành hàng có trên sàn và qua một số khóa đào tạo do VCCI tổ chức.

Hiện nay các hoạt động hỗ trợ thành viên vẫn được thực hiện miễn phí nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận dần với TMĐT. Đây vừa là một lợi thế đồng thời cũng là hạn chế của sàn Vnemart. Do chưa có nguồn thu nên các dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch – theo nhận định của cả người sử dụng cũng như đơn vị quản lý sàn – chưa thực sự phong phú để theo kịp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Hộp 4.4 Minh họa về mô hình hoạt động của một sàn giao dịch

do tổ chức phi lợi nhuận thành lập Sàn giao dịch Vnemart hiện do Trung tâm xúc tiến và phát triển phần mềm doanh nghiệp - một đơn vị thuộc VCCI - quản lý. 13 nhân viên Trung tâm này đồng thời quản trị cả 3 sàn giao dịch khác do VCCI liên kết với các đối tác bên ngoài xây dựng và kiêm nhiệm thêm nhiều công việc thuộc về chức năng chuyên môn của đơn vị.

Sàn giao dịch Vnemart kết hợp thực hiện 5 chức năng chính nhằm đáp ứng các nhu cầu xúc tiến kinh doanh và tìm kiếm thị trường của doanh nghiệp:

Trung tâm triển lãm về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên mạng Internet.

Trung tâm giao dịch thương mại : các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác và tiến hành đàm phán hợp đồng thương mại.

Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp : các doanh nghiệp được cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, giá cả, đối tác, các thông tin kinh tế, pháp luật, môi trường kinh doanh của Việt Nam và một số thị trường quốc tế.

Page 98: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

84

Trung tâm đào tạo doanh nghiệp : Sàn giao dịch là nơi cung cấp, tư vấn các kiến thức về quản trị kinh doanh, về chính sách chế độ, các qui định và tập quán thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia hội nhập kinh tế.

Diễn đàn cho các doanh nghiệp : Các doanh nghiệp được tạo điều kiện để trao đổi kinh nghiệm với nhau trên những vấn đề cùng quan tâm qua mục “Diễn đàn”.

Với tiêu chí “Sàn giao dịch chỉ tạo ra môi trường tiếp xúc cho doanh nghiệp và không can thiệp vào hoạt động giao dịch giữa các thành viên”, đơn vị quản lý Vnemart chỉ đóng vai trò điều phối viên và hỗ trợ thành viên khi có yêu cầu.

1.2.2. Các đơn vị nhà nước Một số doanh nghiệp nhà nước với ưu thế về tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động cũng là những người đi tiên phong trong việc triển khai thí điểm các mô hình kinh doanh B2B và B2C tại Việt Nam. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính viễn thông ở vị thế thuận lợi hơn cả về hạ tầng kỹ thuật cũng như khả năng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ khác để đứng ra tổ chức những sàn TMĐT này. Một vài ví dụ tiêu biểu là:

- Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) - Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) - Bưu điện tỉnh Quảng Nam - Trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng (Softech)

Mặc dù có lợi thế như trên, các đơn vị này vẫn phải quan tâm tới doanh thu và lợi nhuận do phải hạch toán độc lập. Vì vậy khi việc đầu tư xây dựng sàn TMĐT chưa mang lại hiệu quả thực tế trước mắt, họ còn chưa tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực hoạt động này. Các sàn TMĐT hiện chỉ là dịch vụ phụ bên cạnh những hoạt động kinh doanh khác có hiệu suất thu hồi vốn cao hơn của doanh nghiệp như xây dựng phần mềm, tư vấn đào tạo, dịch vụ truyền thông, v.v... Minh hoạ điển hình: VASC www.vnexim.net; www.exim-pro.com Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC là một công ty 100% vốn nhà nước trực thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), hoạt động trên 3 lĩnh vực: phần mềm, truyền thông và báo điện tử. VASC có một số điểm mạnh sau: - Hạ tầng kỹ thuật tốt và nguồn nhân lực CNTT mạnh. Nhân viên lập trình của

VASC có chuyên môn cao về phần mềm viễn thông và hệ thống phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, các dịch vụ gia tăng giá trị trên nền điện thoại di động, hướng tới nền tích hợp: điện thoại, Internet, TV, v.v... Đây là những yếu tố thuận lợi để xây dựng khung kỹ thuật cho sàn giao dịch điện tử.

- Mạng lưới thông tin mang tính chuyên nghiệp cao được tổ chức trên cơ sở báo điện tử www.vnn.vn – một trong những website hàng đầu Việt Nam về lượng người truy cập. Điều này sẽ tạo lợi thế rất lớn cho sàn giao dịch trong việc quảng bá, thu hút doanh nghiệp tham gia, đồng thời tận dụng được năng lực xử lý và chuyển hóa thông tin sẵn có của công ty.

- Là doanh nghiệp thành viên của VNPT, VASC có nhiều thuận lợi khi phối hợp với những công ty cung cấp dịch vụ có liên quan khác trong cùng hệ thống như

Page 99: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

85

dịch vụ Internet và dịch vụ điện thoại di động để tổ chức các hoạt động trên sàn giao dịch.

Tuy nhiên, với tất cả những ưu thế kể trên, sàn giao dịch www.vnexim-pro.com mới chỉ dừng ở mức một trang thông tin xúc tiến thương mại nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giao thương, quảng bá hình ảnh và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Trên website còn thiếu các công cụ hỗ trợ giao dịch và chưa có quy chế chặt chẽ cho thành viên tham gia. Nguồn thu chính của bộ phận quản lý website là từ hoạt động quảng cáo và dịch vụ nhắn tin khuyến mãi. Tuy nhiên, đây là một trong số ít sàn giao dịch hiện đang đạt mức hoà vốn, và điều này cũng nhờ vào mức đầu tư ban đầu thấp do sàn tận dụng được cơ sở vật chất và nguồn nhân lực sẵn có của VASC.

1.2.3. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là lực lượng rất năng động và đang khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực dịch vụ TMĐT, đặc biệt với hình thức TMĐT C2C. Riêng trong năm 2004 đã có hai sàn giao dịch B2B, hai sàn đấu giá và một loạt website C2C ra đời do các công ty tư nhân xây dựng. Đó là www.worldtradeb2b.com, www.vnmarketplace.net, www.heya.com.vn, www.saigonbids.com, www.chodientu.com, v.v... Các sàn này đánh dấu một giai đoạn phát triển mới về chất của loại hình kinh doanh dịch vụ TMĐT, với sự tham gia của những doanh nghiệp chỉ đầu tư vào một lĩnh vực duy nhất là xây dựng và quản lý sàn TMĐT. Các doanh nghiệp tư nhân này rất năng động trong việc tìm hướng đi mới, khai thác những phương thức kinh doanh trước nay chưa có ở Việt Nam, đầu tư quy mô và bài bản cho việc xây dựng sàn, đồng thời xác định rõ mục tiêu và chiến lược phát triển cho từng giai đoạn để đem lại hiệu quả hoạt động tối ưu nhất.

Trong số các đơn vị cung cấp dịch vụ sàn TMĐT hiện nay, doanh nghiệp tư nhân cũng là nhóm đối tượng tích cực tham gia hoạt động quảng bá, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT. Điển hình như các công ty VNet, GOL và V.E.C đã chủ động soạn giáo trình, tài liệu về TMĐT để phổ biến trên website, hoặc tổ chức các khoá tập huấn về TMĐT cho đối tượng là sinh viên, doanh nghiệp.

Page 100: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

86

Hộp 4.5 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn TMĐT tham gia tuyên truyền đào tạo

Chương trình khởi nghiệp của công ty G.O.L

Giám đốc công ty G.O.L cho biết đang lập đề án và vận động một số trường đại học liên kết triển khai chương trình khởi nghiệp cho sinh viên trong lĩnh vực ứng dụng TMĐT.

Một số trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh như ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa, ĐH KH Tự nhiên, Saigon Tech đã nhận lời tham gia chương trình này.

Theo chương trình đề xuất, G.O.L sẽ phối hợp với giáo viên các trường, lập hội đồng thẩm định và xét duyệt những dự án ứng dụng TMĐT do sinh viên gửi tham gia, chọn ra các dự án khả thi và cung cấp cho mỗi sinh viên được chọn một gian hàng ảo trên sàn giao dịch điện tử của công ty để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Mỗi gian hàng bao gồm 10 trang web với dung lượng chứa khoảng 100 sản phẩm, có mức phí 1 triệu đồng/năm. Những sinh viên này sẽ được G.O.L đào tạo miễn phí các kỹ năng về quản trị mạng và quy trình kinh doanh trực tuyến, đồng thời hỗ trợ trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh trên gian hàng.

Đây là một ý tưởng sáng tạo về đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, vừa phát huy được khả năng tiềm tàng của lực lượng lao động trẻ, vừa nâng cao kỹ năng và trình độ thực tiễn về ứng dụng TMĐT, đồng thời tạo ra sức lan toả trong nhận thức của cả cộng đồng về những triển vọng mà TMĐT đem lại.

Hiện nay, nhóm doanh nghiệp tư nhân đang nắm giữ 30% số sàn TMĐT

B2B và B2C của Việt Nam, đồng thời độc chiếm toàn bộ mảng TMĐT C2C, bao gồm rất nhiều website rao vặt và một số ít sàn đấu giá trực tuyến mới thành lập. Sự thành bại của những sàn giao dịch này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến diện mạo phát triển chung của TMĐT Việt Nam trong thời gian tới.

1.3. Hình thức tổ chức sàn Các sàn TMĐT B2B và B2C thường được thiết kế theo mô hình trung tâm thương mại với những gian hàng ảo cho từng doanh nghiệp, hoặc một cổng thông tin về cơ hội giao thương để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác tiềm năng. Các sàn TMĐT C2C hiện chủ yếu là những website rao vặt, nơi cá nhân có thể đăng nhập thông tin về mọi nhu cầu mua bán. Gần đây mới xuất hiện thêm một số website đấu giá – một hình thức tổ chức khá chuyên biệt của dịch vụ TMĐT C2C.

1.3.1. Cổng thông tin về cơ hội giao thương (nhằm xúc tiến hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B) Những sàn TMĐT tổ chức theo hình thức này hiện mới chỉ dừng ở mức

đăng tải thông tin về nhu cầu mua bán, không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm hay một quy chế hoạt động chặt chẽ để đảm bảo lợi ích cho các thành viên tham gia. Thực tế, đây chỉ là những trang thông tin xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giao thương và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Trên những sàn loại này vẫn còn thiếu các tính năng hỗ trợ cho phép doanh nghiệp tiến hành giao dịch B2B trực tuyến hay tuỳ biến thông tin để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh riêng biệt của mình. Điển hình cho cấu trúc này là các sàn www.vnb2b.com của công ty VDC và www.vnexim-pro.com của công ty VASC.

Page 101: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

87

1.3.2. Trung tâm thương mại (cho phép tiến hành giao dịch B2B và B2C) Gần 80% các sàn TMĐT B2B và B2C hiện nay được tổ chức theo hình thức

“Trung tâm thương mại”, trên đó doanh nghiệp thành viên có những gian hàng ảo giới thiệu và trưng bày sản phẩm, cho phép khách hàng tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm, giá cả, chi tiết liên hệ của công ty, hoặc thậm chí đặt hàng trực tuyến (với chức năng giỏ hàng). Những trung tâm thương mại kiểu này tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành TMĐT theo hình thức kết hợp B2B và B2C, hướng tới cả hai đối tượng khách hàng là người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khác với những sàn tổ chức theo kiểu “nhịp cầu giao thương”, các trung tâm thương mại này có quy chế thành viên khá nghiêm ngặt, nhằm tạo môi trường an toàn tối đa cho việc tiến hành giao dịch trên sàn. Về nguyên tắc, các doanh nghiệp thành viên của trung tâm thương mại ảo phải tự chịu trách nhiệm quản lý gian hàng của mình, như khi thuê địa điểm tại một trung tâm thương mại thật ngoài đời. Nhưng trong thực tế, đa phần các đơn vị quản lý sàn vẫn đang phải đảm đương nhiệm vụ này. Lý do một phần ở kỹ năng thương mại điện tử còn hạn chế của doanh nghiệp, một phần do doanh nghiệp chưa nhìn thấy hiệu quả tức thời nên chưa phân bổ nguồn lực đúng mức để tham gia các hoạt động trên sàn. 11 trong số 12 đơn vị quản lý loại hình sàn giao dịch này khi được hỏi đã cho biết nhân viên quản trị website phải thường xuyên giúp doanh nghiệp cập nhật các thông tin và hình ảnh sản phẩm lên gian hàng. Chỉ có một đơn vị (Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng) cho biết đang nỗ lực đào tạo các thành viên để họ sử dụng bộ công cụ trọn gói do Trung tâm cung cấp tự quản trị gian hàng của mình.

Hộp 4.6 Một sàn giao dịch TMĐT tổ chức theo hình thức trung tâm thương mại

Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng (Softech) bắt đầu triển khai xây dựng sàn TMĐT B2B www.vn-ebiz.com từ năm 2003 và hoàn thiện để đưa vào sử dụng đầu năm 2004. Đến nay trên sàn đã có 41 thành viên bao gồm 25 doanh nghiệp lập gian hàng (4 gian hàng chính thức, 21 gian hàng miễn phí) và 16 doanh nghiệp quảng bá thông tin, logo. Mỗi thành viên đăng ký gian hàng sẽ được trao cho một tên miền thứ cấp, một địa chỉ thư điện tử, và bộ công cụ trọn gói để tạo và quản trị gian hàng. Tiêu chí của sàn giao dịch là trao quyền tự chủ tối đa để doanh nghiệp có thể:

o Tự tạo gian hàng giao dịch trên Internet (theo các cấp độ cao cấp và cơ bản) o Tự quản trị các hoạt động trên gian hàng: cập nhật sản phẩm mới, thay đổi giao diện, thông

Page 102: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

88

tin,… o Tự quản lý các giao dịch, đơn hàng, qui trình thanh toán o Tự động thực hiện các báo cáo theo yêu cầu người dùng, tự tính thuế, cước vận chuyển

theo các điều kiện có sẵn. o Đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho các giao dịch trên Internet.

Để thực hiện tiêu chí này, Ban quản lý sàn đã phải lựa chọn những giải pháp kỹ thuật cho phép sự linh hoạt cao độ ở phần quản trị nội dung và hệ thống: o Ngôn ngữ lập trình trên Web: PHP hoặc JSP o Bộ mã tiếng Việt. TCVN 6909-2001, Font chữ chuẩn được chọn là Times New Roman,

Tahoma, Arial ; bộ gõ tiếng Việt là VietKey hoặc UniKey o Giải pháp ứng dụng: IBM, Domino Web Server o Giải pháp hệ thống: theo mô hình Cổng giao tiếp thông tin điện tử đối với phần quản trị nội

dung và hệ thống. CSDL thông tin chạy trên môi trườ̀ng Windows. Vì vậy, tính mở của hệ thống ở phần quản trị nội dung và hệ thống là rất cao.

o Hệ quản trị CSDL: IBM DB2. o Web server: WebSphere Application Server và hỗ trợ Java, Servlet engine, JSPs và EJB

Services xử lý thông tin trao đổi và các yêu cầu của nguời dùng, kết hợp với các Java APIs (Java Message Service - JMS, Java Naming and Directory Interface - JNDI,…). Kết nối với hệ cơ sở dữ liệu bằng JDBC hỗ trợ nhiều driver cho nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.

1.3.3. Website đấu giá (TMĐT C2C)

Đấu giá trực tuyến là một hình thức thương mại điện tử C2C khá đặc thù. Trên thế giới đã có những mô hình kinh doanh dịch vụ này đạt thành công vang dội như eBay, Amazon, UBid... Trong năm 2004, ở Việt Nam cũng xuất hiện một số website đấu giá trực tuyến do các doanh nhân trẻ (đa số đã từng ở nước ngoài) lập nên, với thiết kế mang tính chuyên nghiệp cao và ý tưởng kinh doanh khá táo bạo. Tuy nhiên, như các doanh nhân này cho biết, họ chưa thể thu hồi vốn đầu tư từ hoạt động của website trong ít nhất hai năm đầu. Thành công của những sàn đấu giá này sẽ phụ thuộc vào quy mô thị trường mà nó tạo lập được. Số người tham gia sàn càng đông thì hàng hoá càng phong phú và khi đó mới có khả năng phát sinh được giao dịch thực tế trên sàn. Nhưng với nhận thức và kỹ năng TMĐT như hiện nay của người tiêu dùng thì vẫn còn rất nhiều hoạt động quảng bá tuyên truyền cần phải làm để đạt được mục tiêu đề ra về số lượng người tham gia vào các sàn này. Minh họa thực tiễn: website đấu giá của công ty Heya http://www.heya.com.vn

Page 103: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

89

Sàn đấu giá trực tuyến của công ty Heya khai trương vào tháng 10 năm 2004, sau một thời gian ngắn hoạt động số thành viên đăng ký đã lên tới 1.600 người. Tuy nhiên, như giám đốc công ty cho biết, lượng giao dịch thực tế trên sàn hiện vẫn chưa đáng kể, nhiều mặt hàng đưa ra được đặt giá quá cao nên không kích thích người mua trả giá. Hơn nữa, chủng loại mặt hàng cũng chưa phong phú, nhiều thành viên chưa có ý định mua bán nghiêm chỉnh mà chỉ coi đây như một sân chơi thử nghiệm. Tất cả những yếu tố này gây khó khăn không nhỏ cho việc xây dựng một thị trường thật sự lành mạnh và mang tính cạnh tranh để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn.

Hiện nay, sàn giao dịch chưa thu phí thành viên. Chiến lược của công ty là thu hút càng đông người tham gia sàn càng tốt, mục tiêu phấn đấu đạt con số 10.000 thành viên đăng ký, với ý tưởng tạo một nguồn hàng phong phú đủ để làm phát sinh các giao dịch thực tế. Khi đó, sàn giao dịch có thể bắt đầu thu phí thành viên và tính đến những bước tiếp theo của chiến lược kinh doanh dài hạn.

1.4. Tính chuyên môn hóa

Trừ hai chợ công nghệ của Bộ KH-CN và Sở KH-CN thành phố Hồ Chí Minh, các sàn TMĐT của Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo mô hình sàn tổng hợp, cho phép doanh nghiệp thành viên đưa lên giới thiệu các sản phẩm thuộc nhiều nhóm ngành hàng khác nhau. Lựa chọn cấu trúc này khiến cho nhiều sàn giao dịch có tính năng giống như một siêu thị trực tuyến, chưa phát huy được hết thế mạnh của mô hình TMĐT B2B. Khởi nguồn của các sàn giao dịch B2B là nhằm tối ưu hoá quy trình cung ứng trong một ngành sản xuất bằng cách kết nối các thành viên thuộc cùng hệ thống, tăng độ tập trung của thị trường và giảm chi phí tìm kiếm đối tác cho các bên tham gia. Bằng cách xây dựng những sàn TMĐT chuyên sâu về một hoặc một số ngành hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau (ví dụ các ngành bông nguyên liệu, dệt may, phụ liệu), người mua và người bán sẽ tránh được hao tổn chi phí để tìm kiếm đối tác và nguồn hàng, rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm cuối cùng, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Xã hội cũng được lợi vì một thị trường có độ tập trung thông tin cao sẽ mang tính cạnh tranh cao, giá cả không bị bóp méo và do đó chi phí sản xuất toàn xã hội cũng được tối ưu hoá.

Với những lý do trên, các sàn TMĐT phân theo nhóm hàng và ngành sản xuất hiện đang là mô hình được nhiều nước phát triển lựa chọn. Ví dụ, tại Hàn Quốc, một trong những quốc gia có trình độ phát triển CNTT và TMĐT hàng đầu thế giới, thống kê được trong 2.896 sàn TMĐT có tới 2.451 sàn chuyên doanh20. Ở Việt Nam, sàn TMĐT mang tính chuyên môn hoá đầu tiên – “Chợ công nghệ” Techmart – chỉ xuất hiện từ năm 2002, do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh chủ trì xây dựng.

20 Báo cáo “Thương mại điện tử và Phát triển” năm 2003 của UNCTAD

Page 104: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

90

Chợ công nghệ Techmart www.techmart.hochiminhcity.gov.vn

Qua 3 năm hoạt động, chợ công nghệ- thiết bị của Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn dừng ở mức một cổng thông tin về cơ hội giao thương, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ quảng bá hình ảnh và tìm đối tác tiềm năng. Cho đến nay trên sàn có khoảng 1135 đơn vị đăng ký thành viên nhưng chỉ mới hơn 450 đơn vị có sản phẩm đưa lên chào bán trên sàn. Số đơn vị và thông tin chào mua còn ít hơn nữa, trong năm 2004 tổng cộng chỉ có khoảng 70 thông tin cần mua được đăng trên sàn.

Đơn vị quản lý Chợ công nghệ Techmart cho biết lượng giao dịch trong năm 2004 - theo nghĩa người mua và người bán thông qua sàn liên hệ kết nối được với nhau - ước lượng đạt gần 1000. Tuy nhiên sàn không có cơ chế kiểm soát số giao dịch thành công và dẫn đến giao kết hợp đồng thực sự.

Ban giám đốc Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ, đơn vị chủ trì Techmart, nhận định sàn giao dịch này là một hướng đi đúng, phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phát triển thị trường CNTT của ngành. Hiện nay, thị trường thiết bị công nghệ Việt Nam còn phân tán và chưa mang tính hàng hóa cao do thiết bị được sản xuất đơn lẻ, không có thương hiệu, không theo quy chuẩn chất lượng, cơ chế định giá và các chỉ số giám định chưa rõ ràng. Vì vậy, thông tin hiện đang là vấn đề cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Những đầu mối quy tụ các nhà sản xuất và kinh doanh thiết bị công nghệ như www.techmart.hochiminhcity.gov.vn sẽ tạo nên môi trường chia sẻ thông tin tích cực để doanh nghiệp kết nối với nhau, trao đổi cập nhật thông tin và tiến tới giao dịch mua bán thực sự.

Từ nhận định trên về vai trò của sàn giao dịch đối với việc tạo lập thị trường công nghệ Việt Nam, Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ đang triển khai đề án nâng cấp sàn giao dịch, nhằm bổ sung thêm một số tính năng hỗ trợ TMĐT và tư vấn chuyên môn cho thành viên tham gia sàn. Dự kiến đến năm 2005 sẽ đưa vào triển khai giai đoạn 1 của đề án này.

Page 105: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

91

1.5. Hiệu quả kinh tế của dịch vụ sàn giao dịch điện tử 70% các đơn vị quản lý sàn giao dịch cho biết vẫn chưa thu phí thành viên tham gia sàn, nguồn thu từ các sàn TMĐT này hiện chủ yếu là hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọng điểm. Một số ít sàn giao dịch đang áp dụng chế độ thu phí theo ba loại phí cơ bản sau: - Phí gia nhập: mỗi doanh nghiệp khi đăng ký thành viên trên sàn sẽ nộp một khoản phí cố định (như Vnet thu 1.000.000 đồng/doanh nghiệp đăng ký) - Phí duy trì: các thành viên sẽ nộp một khoản phí hàng năm để duy trì gian hàng hoặc hưởng các dịch vụ gia tăng do sàn cung cấp. Mức phí này có thể khác nhau giữa các sàn tùy theo phạm vi và loại hình dịch vụ gắn với quy chế thành viên. Ví dụ, VNet hiện thu 50.000 đồng/năm cho mọi thành viên tham gia sàn, còn V.E.C có ba mức phí khác nhau tương ứng với thiết kế và dung lượng gian hàng, mức tối thiểu là 900.000 đồng/năm cho một gian hàng có 9 sản phẩm trưng bày. - Phí hoa hồng: thu theo % giá trị của một giao dịch tiến hành trên sàn. Hiện chỉ có www.vnet.com.vn có quy chế thu loại phí này. Tuy nhiên trên thực tế các sàn TMĐT của Việt Nam hiện nay đều chưa thiết lập được cơ chế giám sát giao dịch trên sàn, do đó chưa doanh nghiệp nào, kể cả VNet, tính tới việc tạo nguồn thu từ phí hoa hồng dịch vụ. 90% doanh nghiệp được hỏi ước lượng doanh thu từ sàn giao dịch chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh số của công ty, phần lớn trong số này cho biết mảng hoạt động TMĐT của công ty hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu tư và chỉ có thể thu hồi vốn sau ít nhất là 2 năm nữa.

Page 106: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

92

2. Dịch vụ thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cốt lõi để phát triển TMĐT, với vai trò là một khâu không thể tách rời của quy trình giao dịch và trong nhiều trường hợp còn là biện pháp xác thực việc ký kết hợp đồng giữa người bán và người mua trong một giao dịch TMĐT trên môi trường Internet.

Thực tế cho thấy những nước có nền TMĐT phát triển là những nước đã xây dựng được một hạ tầng thanh toán điện tử khá hoàn thiện. Ở Việt Nam, hệ thống thanh toán ngân hàng hiện vẫn chưa tạo điều kiện cho việc thanh toán trực tuyến, và kết quả khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT cho thấy đây là trở ngại lớn thứ hai thường được nhắc đến cho việc mở rộng và khai thác tối ưu hiệu quả của phương thức kinh doanh trực tuyến.

Điều kiện cần để phát triển hệ thống thanh toán điện tử: Hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, trong đó phần lớn các giao dịch được tiến hành thông qua phương tiện điện tử.

Hạ tầng kỹ thuật của xã hội đạt trình độ tiên tiến, phần lớn các doanh nghiệp được nối mạng và kết nối với hệ thống ngân hàng.

Cơ sở pháp lý của thanh toán điện tử được thiết lập đồng bộ, giá trị pháp lý của thanh toán điện tử được thừa nhận và có những quy định tài chính kế toán tương ứng.

Hạ tầng an toàn bảo mật trong thanh toán điện tử được đảm bảo. Thói quen mua bán của người tiêu dùng và tập quán kinh doanh trong xã hội đạt trình độ tiên tiến.

Trong 5 điều kiện này, Việt Nam mới phần nào đáp ứng được điều kiện đầu tiên với việc bước đầu thiết lập một nền tảng công nghệ hiện đại cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng và các giao dịch nghiệp vụ trong nội bộ những ngân hàng thương mại lớn. Đây là kết quả của Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ và được ngành ngân hàng bắt đầu triển khai từ năm 1998. Thành phần quan trọng nhất của Dự án này là tiểu dự án thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, đã hoàn thành và đưa vào vận hành từ tháng 5/2002. Ngoài ra, 6 tiểu dự án hiện đại hóa thanh toán nội bộ, mở rộng dịch vụ ngân hàng của sáu ngân hàng thương mại lớn21 cũng đã hoàn thành và đưa vào vận hành từ cuối năm 2003.

Tiểu dự án thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐT LNH) là tiểu dự án lớn nhất và được Ngân hàng Nhà nước – đơn vị chủ trì thực hiện – đánh giá là nền tảng quan trọng cho việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện thương mại điện tử ở Việt Nam. Hệ thống TTĐT LNH có các giao diện tự động với các hệ thống khác như mạng thanh toán quốc tế SWIFT, hệ thống xử lý chuyển mạch ATM, hệ thống quyết toán và bù trừ chứng khoán. Đây là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây. Qua hơn 2 năm 21 Sáu ngân hàng này bao gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam và Ngân hàng Hàng hải Việt Nam.

Page 107: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

93

vận hành chính thức, đến nay hệ thống TTĐT LNH đã có 55 thành viên (trong đó có 6 đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và 49 ngân hàng thương mại) với hơn 200 chi nhánh trên 5 địa bàn tham gia thanh toán. Số món và doanh số thanh toán qua hệ thống ngày càng tăng, bình quân 12.000 – 15.000 món/ngày với doanh số trên 8.000 tỷ đồng/ngày. Tính đến 31/12/2004 đã có 4.900.000 món thanh toán với 2.800.000 tỷ đồng được thanh toán qua hệ thống TTĐT LNH.

Tham gia Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán còn có 6 ngân hàng thương mại, chiếm khoảng 80% doanh số phát sinh về thanh toán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam . Thông qua việc triển khai 6 tiểu dự án, các ngân hàng này đã xây dựng được hệ thống thanh toán nội bộ và hệ thống nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.

Ngân hàng Môđun nghiệp vụ triển khai giai đoạn 1

Chi nhánh triển khai giai đoạn 1

Số lượng Tài khoản giao dịch

Số lượng Giao dịch bình quân/

ngày

Ngân hàng Ngoại thương VN

4 môđun Hội sở chính và 25 chi nhánh, đạt tỷ lệ 59% chi nhánh vận hành hệ thống mới

1.844.260 100.633

Ngân hàng ĐT&PT VN

10 môđun Hội sở chính và 7 chi nhánh, đạt tỷ lệ 8% chi nhánh vận hành hệ thống mới

135.000 120.000

Ngân hàng Hàng hải VN

9 môđun 7 chi nhánh, đạt tỷ lệ 100% chi nhánh vận hành hệ thống mới

5.500 5.000

Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN

12 môđun Hội sở chính và 5 chi nhánh, đạt tỷ lệ 70% chi nhánh vận hành hệ thống mới

71.000 5.800

Ngân hàng Công thương VN

8 môđun nghiệp vụ + 2

môđun kỹ thuật

Trụ sở chính, 4 chi nhánh và 48 văn phòng giao dịch, đạt tỷ lệ 44% chi nhánh vận hành hệ thống mới

102.900 15.500

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

9 môđun 115 điểm triển khai bao gồm: 12 chi nhánh cấp 1, 32 chi nhánh cấp 2 và 71 phòng giao dịch, đạt tỷ lệ 57% (tính đến chi nhánh cấp 2) vận hành hệ thống mới

350.000 200.000

Tổng cộng 288 điểm triển khai 2.159.010 tài khoản

447.000 món

Trong phạm vi Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán, các ngân hàng tham gia đã bước đầu thiết lập được một nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua dự án, các ngân hàng thương mại đã cho ra đời một số sản phẩm dịch vụ hiện đại như dịch vụ ATM (máy rút tiền tự động), dịch vụ thanh toán tức thời, quản lý tín dụng, điều chuyển vốn… cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và cải thiện dịch vụ với khách hàng.

Page 108: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

94

Dựa trên thành công của Dự án này, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới đã đồng ý tiếp tục đầu tư giai đoạn II để mở rộng phạm vi và quy mô dự án ra toàn quốc, dự kiến triển khai từ 2005 đến đầu 2007.

Tuy nhiên, từ hệ thống thanh toán liên ngân hàng và nghiệp vụ nội bộ ngân hàng hiện đại cho đến một hạ tầng thanh toán điện tử đồng bộ và rộng khắp cho toàn xã hội vẫn còn là quãng đường khá xa. Lực cản lớn nhất hiện nay là việc thiếu một hệ thống văn bản pháp quy thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, do đó chưa tạo được nền tảng cần thiết cho việc triển khai thanh toán trực tuyến. Hệ thống an toàn bảo mật trong thanh toán điện tử cũng là vấn đề lớn đặt ra khi mạng lưới thanh toán được triển khai đến cấp độ từng doanh nghiệp. Vì những lý do này, cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ có một số khá ít các phương tiện thanh toán điện tử được triển khai cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc thanh toán trực tuyến cũng chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm, với quy trình thanh toán còn mang tính bán thủ công vì chứng từ thanh toán vẫn phải có chữ ký tay và lưu dưới dạng giấy ở cả đầu ngân hàng cũng như người sử dụng.

Dưới đây xin giới thiệu sơ lược tình hình phát triển của các phương thức thanh toán điện tử tại Việt Nam

Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử (thanh toán B2B): Đây là phương thức thanh toán giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối tác

thường xuyên, có kết nối hệ thống trên cơ sở chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), cho phép hai bên theo dõi giá trị các giao dịch được thực hiện và tiến hành quyết toán định kỳ theo hình thức bù trừ tài khoản đối ứng. Phương thức thanh toán này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một trình độ ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao và một mô hình tổ chức kinh doanh tương đối hoàn thiện. Việt Nam hiện vẫn chưa hội đủ điều kiện để phát triển hình thức thanh toán này.

Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng /dịch vụ) Đây là phương thức thanh toán điện tử B2C sơ đẳng nhất, đặt tiền đề quan

trọng cho việc phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến hỗ trợ TMĐT. Một khi cơ sở hạ tầng và hệ thống kết nối giữa ngân hàng với các điểm bán hàng/dịch vụ đã đủ trình độ đáp ứng những yêu cầu của việc thanh toán bằng thẻ, thì chỉ cần hoàn thiện thêm một bước khung khổ pháp lý và hạ tầng an toàn bảo mật cho thanh toán trực tuyến là có thể tích hợp hệ thống thanh toán điện tử này với môi trường giao dịch TMĐT trên Internet.

Hiện nay ở Việt Nam, thói quen dùng thẻ mới bắt đầu được hình thành trong một tầng lớp cư dân tại những thành phố lớn. Các ngân hàng cũng đã đưa vào lưu hành một số loại thẻ thông dụng trên thế giới, nhưng chức năng thanh toán của những thẻ này vẫn còn tương đối hạn chế.

Thẻ tín dụng22 22 Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện thanh toán điện tử xuất hiện sớm nhất trên thế giới (từ năm 1951) và phổ biến nhất hiện nay trong giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C). Thẻ do ngân hàng phát hành và phản ánh một tài khoản tín dụng với giới hạn cho vay nhất định, chủ sở hữu thẻ được phép dùng thẻ để thanh toán với tổng giá trị thanh toán cộng dồn tại mỗi thời điểm (tương đương giá trị nợ ngân hàng) không vượt quá mức giới hạn này.

Page 109: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

95

Thẻ tín dụng xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1991 với việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chấp nhận thanh toán một số thẻ tín dụng quốc tế do các tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngoài phát hành. Năm 1996, Ngân hàng này cũng lại là người đi tiên phong trong việc phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của Việt Nam. Cho đến nay đã có 10 ngân hàng tham gia vào mạng lưới thanh toán thẻ của những liên minh tín dụng quốc tế như Visa, MasterCard, American Express..., trong đó có 4 ngân hàng là đại lý phát hành23 – với số lượng 125.000 thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 49% mỗi năm trong giai đoạn 2000-200424.

Thẻ ghi nợ25 Thẻ ghi nợ nội địa ra đời chậm hơn, vào năm 2002, nhưng tốc độ tăng

trưởng cao hơn rất nhiều, trung bình trên 200%/năm. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với tâm lý người tiêu dùng Việt Nam, đến nay đã có 760.000 thẻ nội địa của 15 ngân hàng được phát hành26.

Ngoài ra, các ngân hàng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra giới thiệu những loại thẻ khác phù hợp với nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng của người dân. Ví dụ thẻ tiền mặt (cash card) của Ngân hàng Công thương Việt Nam, thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á, Sài Gòn Công thương Ngân hàng, v.v...

Ngoài việc dùng thẻ để thanh toán trực tiếp tại những điểm bán hàng/dịch vụ chấp nhận phương thức này, chủ thẻ còn có thể thông qua hệ thống máy ATM để chuyển tiền thanh toán cho các công ty cung cấp dịch vụ cơ bản (điện, nước, điện thoại) và thực hiện những giao dịch chuyển khoản khác. Các ngân hàng cũng đang cố gắng mở rộng phạm vi dịch vụ cung cấp trên máy ATM để nó trở thành một cổng thanh toán đa tiện ích cho khách hàng.

Đây là một dấu hiệu khởi sắc cho việc phát triển phương thức thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam, phù hợp với trào lưu chung của thế giới. Nhưng thực tiễn triển khai cho thấy dịch vụ thanh toán điện tử này hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện chỉ có khoảng 10.000 điểm chấp nhận thẻ và 800 máy ATM trên toàn quốc27, đa số tập trung ở những thành phố lớn, sân bay, khu du lịch. Việc kết nối giữa các ngân hàng chưa được đồng bộ nên ở mỗi máy ATM chỉ có thể truy cập dịch vụ của một số ngân hàng, và do số lượng máy còn ít nên ở nhiều điểm Để được chấp nhận rộng rãi và có giá trị thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng cần mang nhãn hiệu của một tổ chức thẻ được công nhận trên phạm vi toàn cầu như Visa, MasterCard, American Express… 23 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng ANZ, và Eximbank 24 Bài trình bày của bà Nguyễn Thu Hà, chủ tịch Hội thẻ Việt Nam (thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) tại Hội thảo về Vai trò của Thanh toán điện tử đối với nền kinh tế tổ chức tại Hà Nội ngày 16/3/2005. Nguồn http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/03/3B9DC4D6/ 25 Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ phản ánh khoản tiền mà chủ sở hữu thẻ có trong tài khoản cá nhân của minh. Khi dùng thẻ ghi nợ để thanh toán, số tiền sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản này, thông qua hệ thống kết nối giữa ngân hàng chủ sở hữu thẻ và ngân hàng người nhận thanh toán. Tương tự như thẻ tín dụng, trên thẻ ghi nợ có gắn một dải từ lưu trữ các số liệu khách hàng đã được mã hóa riêng, cho phép người nhận thanh toán – với sự trợ giúp của máy đọc thẻ được kết nối với hệ thống thông tin liên ngân hàng – xác minh tài khoản cá nhân/tín dụng của chủ sở hữu thẻ và tiến hành các khoản khấu trừ tương ứng. Hiện nhiều ngân hàng trên thế giới, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong việc thanh toán, đã phát hành những thẻ ghi nợ có nhãn hiệu MASTER hoặc VISA như một đảm bảo về giá trị thanh toán quốc tế của loại phương tiện này. 26 Bài trình bày của bà Nguyễn Thu Hà, chủ tịch Hội thẻ Việt Nam (thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) tại Hội thảo về Vai trò của Thanh toán điện tử đối với nền kinh tế tổ chức tại Hà Nội ngày 16/3/2005. 27 -nt-

Page 110: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

96

giao dịch lớn, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra. Việc thanh toán bằng thẻ cũng còn nhiều bất tiện. Các nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ thường chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ với một khoản tiền đạt giới hạn nhất định, và việc thu thêm phí từ khách hàng cho những khoản thanh toán có giá trị nhỏ là một hiện tượng thường xuyên xảy ra.

Thẻ trả trước Do việc mở rộng phạm vi lựa chọn về phương thức thanh toán cũng là một

trong những tiêu chí nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ bán hàng, một số doanh nghiệp hiện đã liên kết với ngân hàng để tạo ra một phương tiện thanh toán mới cho khách hàng – thẻ đồng thương hiệu. Về chức năng sử dụng, những thẻ này tương tự với loại thẻ nạp tiền trước (prepaid card/stored value card), có tác dụng thanh toán như tiền mặt đối với những dịch vụ do công ty phát hành thẻ cung cấp.

Hộp 4.7 Quy trình thanh toán của một số thẻ trả trước do doanh nghiệp phát hành

Khách hàng có thể nạp tiền vào thẻ từ tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng liên danh phát hành thẻ, và dùng thẻ để thanh toán cho hàng hoá hoặc dịch vụ của nhà cung cấp. Khi thanh toán, khách hàng đưa thẻ qua thiết bị kiểm soát đặt tại điểm bán hàng. Số tiền được khấu trừ trực tiếp từ giá trị của thẻ và chuyển sang thiết bị của người bán, sau đó sẽ chuyển vào tài khoản của họ ở ngân hàng. Loại thẻ này vừa có tác dụng thay tiền mặt, vừa có tác dụng của phiếu tính điểm giảm giá để khuyến khích khách hàng quay lại mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp đã thử nghiệm phát hành loại thẻ này là Công ty du lịch Viet Travel, Saigontourist, Siêu thị Citimart, Saigon Coop Mart, Hãng taxi Mai Linh, Công ty Vera, và siêu thị điện tử www.golmart.com.vn

Thanh toán trực tuyến (Thanh toán trên môi trường Internet)

2.3.1. Giao dịch ngân hàng trực tuyến

Một số ngân hàng đang bắt đầu triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến, cho phép khách hàng tiến hành qua mạng Internet những giao dịch mang tính định kỳ như theo dõi số dư tài khoản, chuyển khoản trong cùng hệ thống ngân hàng, hoặc thanh toán hoá đơn dịch vụ cơ bản như điện, nước, điện thoại. Đó là các ngân hàng:

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (home banking và Internet banking) - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Internet banking) - Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương (home banking) - Ngân hàng Á Châu (home banking và Internet banking)

Tuy nhiên, đến nay phạm vi áp dụng các dịch vụ này vẫn còn tương đối hạn chế. Đa số ngân hàng mới triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng là những đối tác lớn, các tổ chức tín dụng trong cùng hệ thống, và đối tượng doanh nghiệp. Việc phát lệnh chuyển khoản qua Internet hiện mới chỉ thực hiện được nếu tài khoản nhận tiền thuộc cùng hệ thống ngân hàng. Việc chuyển khoản hoặc thanh toán hoá đơn mặc dù có thể tiến hành trực tuyến, nhưng chứng từ thanh toán vẫn

Page 111: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

97

đòi hỏi giấy tờ có xác thực bằng chữ ký thường, do đó quy trình thanh toán chưa phải là một quy trình hoàn toàn điện tử.

Dưới đây là minh hoạ về dịch vụ ngân hàng trực tuyến do Ngân hàng cổ phần Á Châu ACB cung cấp, bao gồm dịch vụ Home banking dành cho khách hàng doanh nghiệp và dịch vụ Internet banking dành cho khách hàng cá nhân.

Để thực hiện thanh toán qua website của ngân hàng, sau khi đăng ký tài khoản và mật khẩu trên website www.acb.com.vn, khách hàng sẽ lập danh sách một số tài khoản hàng tháng thường phát sinh giao dịch, ví dụ như tài khoản của công ty điện, nước, điện thoại, dịch vụ Internet, hoặc một số tài khoản đối tác trong cùng hệ thống ACB, đề ra hạn mức tối đa cho khoản tiền có thể đặt lệnh thanh toán qua Internet, và những chữ ký điện tử cần để lệnh thanh toán có hiệu lực. Sau khi ngân hàng đã xác nhận những chi tiết này, hàng tháng doanh nghiệp có thể đăng nhập vào tài khoản Internet và phát lệnh chuyển tiền đến những tài khoản nói trên. Đến cuối tháng, ngân hàng sẽ lập một bản kê chung về các giao dịch phát sinh trong tháng, lấy chữ ký của khách hàng và lưu làm chứng từ thanh toán. Điểm khác nhau giữa dịch vụ Home banking và Internet banking là dịch vụ Home banking chỉ có thể thực hiện trên một số máy tính với địa chỉ IP nhất định đã đăng ký trước với ngân hàng nhằm tạo mức bảo mật cao hơn cho khách hàng là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này.

2.3.2. Thanh toán mua hàng trên Internet bằng tài khoản đặt tại ngân hàng hoặc thẻ do ngân hàng phát hành

Ở Việt Nam hiện nay, do thiếu các quy định về chứng từ điện tử nên những lệnh thanh toán truyền qua phương tiện điện tử không có chữ ký xác nhận của chủ tài khoản vẫn chưa có giá trị pháp lý và không được ngân hàng thừa nhận. Vì vậy, thẻ do các ngân hàng Việt Nam phát hành hiện vẫn chưa thể dùng để thanh toán trực tuyến. Đây là cản trở lớn cho việc thực hiện trọn vẹn một giao dịch mua hàng trên mạng Internet, khi toàn bộ tương tác giữa người bán và người mua đều được tiến hành trực tuyến và sử dụng các chứng từ điện tử.

Trong nỗ lực tạo điều kiện tối đa về thanh toán cho khách hàng, một số nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ phải tìm cách khắc phục trở ngại này bằng những giải pháp mang tính tình thế. Họ đàm phán với từng ngân hàng để xây dựng các hệ thống thanh toán điện tử cho phép khách hàng của những ngân hàng này tiến hành

Page 112: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

98

thanh toán cho giao dịch trực tuyến trên website của doanh nghiệp. Dưới đây xin minh họa một đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực này là Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) – đơn vị đang quản lý và vận hành một số website kinh doanh TMĐT.

Hộp 4.8 Một mô hình thanh toán thẻ cho giao dịch trực tuyến

Dự án hợp tác giữa ACB và VDC:

Dự án kết nối hệ thống giữa ACB và VCD bắt đầu triển khai từ tháng 6 năm 2004, đến nay đã hoàn tất về mặt kỹ thuật và đang hoàn thiện nốt khâu thủ tục để đưa vào sử dụng. Khi chính thức vận hành, hệ thống này sẽ cho phép khách hàng trên những sàn TMĐT do VDC quản lý như www.vdcsieuthi.com.vn hay www.tienphong-vdc.com dùng thẻ do ngân hàng ACB phát hành để thanh toán cho giao dịch mua hàng .

Quy trình thanh toán sẽ diễn ra như sau: - Sau khi chọn hàng tại một trong các cửa hàng trực tuyến, khách hàng phát lệnh

thanh toán (thông qua phần mềm thanh toán cài sẵn trên website). - VDC chuyển số thẻ đến cho ACB để xác minh số dư tài khoản khách hàng đủ thanh

toán. - ACB chuẩn chi, ghi nợ tài khoản khách hàng và báo lại cho VDC. - VCD thực hiện việc giao hàng. - Chứng từ giao hàng có chữ ký của người đặt hàng sẽ đồng thời là chứng từ thanh

toán. VCD chuyển chứng từ này cho ACB. - ACB chuyển khoản tiền tương ứng vào tài khoản của VDC tại ngân hàng này. Trong thực tế, việc kết toán chứng từ và chuyển khoản sẽ thực hiện định kỳ, chằng hạn mỗi tháng một lần trên cơ sở tổng kết tất cả các giao dịch phát sinh trong tháng.

Ngoài việc kết nối với Ngân hàng Á Châu (ACB) để tạo điều kiện cho khách hàng có thẻ tín dụng ACB thanh toán những giao dịch mua hàng trên website của công ty, VDC cũng đang hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương xây dựng một hệ thống liên kết khác cho phép khách hàng có tài khoản tại ngân hàng này tiến hành thanh toán trực tuyến bằng cách khấu trừ thẳng vào tài khoản. Khác với mô hình trên, liên kết của VDC và Ngân hàng Ngoại thương đòi hỏi ít sự tương tác giữa hai hệ thống hơn. Nếu khách hàng, sau khi mua hàng trên website của VDC, chọn phương thức thanh toán “khấu trừ tài khoản” thì sẽ được đưa thẳng sang trang web thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương (với cấu trúc tương tự như trang web dành cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến). Tại đây, khách hàng điền các thông tin về tài khoản và thông tin xác nhận, rồi phát lệnh thanh toán. Khoản tiền sẽ được chuyển sang tài khoản của VDC cũng đặt tại Ngân hàng Ngoại thương.

Giải pháp tạo lập những liên kết riêng lẻ giữa nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ và ngân hàng để phục vụ thanh toán trực tuyến như ở trên, xét về mặt hiệu quả kinh tế toàn xã hội, là chưa thực sự tối ưu. Thay vì thông qua một cổng thanh toán chung thực hiện chức năng điều phối giao dịch – trên nền tảng một hệ thống đồng bộ cho mọi đối tượng tham gia, thì việc dàn xếp riêng rẽ giữa từng ngân hàng với từng nhà cung cấp sẽ tạo ra một số lượng lớn các hệ thống thanh toán với những đặc thù khác nhau, mỗi hệ thống đòi hỏi đầu tư và nghiên cứu lại từ đầu.

Page 113: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

99

Hình 4.2 So sánh giải pháp liên kết tập trung và liên kết riêng lẻ

cho hệ thống thanh toán thẻ trực tuyến

Kết nối hệ thống trong mô hình liên kết tập trung

Kết nối hệ thống trong mô hình liên kết riêng lẻ

Những hệ thống thiết lập chỉ để kết nối với một đối tượng cụ thể như vậy sẽ dẫn đến trùng lặp và lãng phí nguồn lực, trong khi tiện ích thực tế đem lại cho khách hàng cũng không cao. Quay trở lại ví dụ nêu trên, chỉ những khách hàng có thẻ ACB, tức là một tỉ lệ nhỏ những người dùng thẻ ở Việt Nam, mới dùng được dịch vụ thanh toán trực tuyến mà VDC cung cấp. Và ngay cả trong trường hợp này, do chứng từ giao hàng cần phải có chữ ký của người đặt hàng để làm bằng chứng thanh toán, giao dịch sẽ không thực hiện được nếu người nhận hàng không phải là người đặt mua (như trường hợp gửi quà hay mua hộ). Và do đó, các ưu thế của phương thức thanh toán bằng thẻ như không cần có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và nhà cung cấp, đơn giản hoá thủ tục giao hàng, v.v... đã không được phát huy.

Vậy để nâng cao vai trò của thẻ như một phương tiện đắc lực phục vụ thanh toán trực tuyến, giải pháp tối ưu là phải thiết lập chuẩn giao tiếp đồng bộ giữa các ngân hàng và xây dựng một cổng thanh toán chung đảm nhiệm chức năng điều phối thanh toán giữa toàn bộ hệ thống ngân hàng với các nhà cung cấp. Một điều kiện nữa không kém phần quan trọng là giá trị pháp lý của chứng từ và chữ ký điện tử phải được thừa nhận

2.3.3. Hệ thống lập và thanh toán hóa đơn điện tử (EBPP / electronic bill payment and presentment).

Ở nhiều nước phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ cơ bản (điện, nước, điện thoại, Internet) thường tích hợp cơ sở dữ liệu khách hàng với hệ thống lập hoá đơn trong nội bộ công ty và kết nối lên mạng Internet. Do đó, khách hàng có thể đăng ký một tài khoản cá nhân tại website công ty rồi hàng tháng truy nhập vào để xem hoá đơn dịch vụ và tiến hành trả tiền trực tuyến, dùng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, hoặc tài khoản séc ngân hàng. Tiện ích này đối với khách hàng đồng thời còn giúp tiết kiệm chi phí in và gửi hoá đơn, rút ngắn quy trình thanh toán, cũng như tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống lập và thanh toán hoá đơn điện tử hiện

Ngân hàng A

Ngân hàng B

Ngân hàng C

Cổng thanh toán

Nhà cung cấp A

Nhà cung cấp B

Nhà cung cấp C

Ngân hàng A

Ngân hàng B

Ngân hàng C

Nhà cung cấp A

Nhà cung cấp B

Nhà cung cấp C

Page 114: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

100

chiếm 70% tổng giá trị thanh toán cho dịch vụ điện thoại tại Mỹ, 30% còn lại được tiến hành bằng séc và các phương tiện thanh toán khác.

Mô hình lập và thanh toán hoá đơn điện tử đầu tiên tại Việt Nam được triển khai thí điểm từ đầu năm 2004 bởi Công ty Tin học Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh (NetSoft) kết hợp với Trung tâm hỗ trợ khách hàng của Bưu điện thành phố, tại địa chỉ www.ebill.com.vn. Mục tiêu dài hạn của hệ thống là kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, tạo điều kiện để khách hàng có thể tra cứu thông tin về nhiều loại hóa đơn (điện, nước, điện thoại, Internet) tại một điểm dừng duy nhất. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chỉ những khách hàng thuê bao dịch vụ do Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh cung cấp (điện thoại, Internet) mới có thể xem hóa đơn trên eBILL, và hệ thống vẫn chưa cho phép thực hiện thanh toán trực tuyến.

Quy trình cập nhật dữ liệu cước dịch vụ định kỳ trên hệ thống eBILL:. - Định kỳ bộ phận quản lý cước xuất dữ liệu cước sang dạng file lưu trữ. Dữ liệu bao gồm cước phí và nợ cước của tất cả các thuê bao. - File cước được gửi đến hệ thống eBILL tuân theo quy trình chuyển giao dữ liệu giữa bộ phận phản lý cước và bộ phận quản trị hệ thống. - Toàn bộ dữ liệu được cập nhật vào hệ thống và phân bổ theo cấu hình định trước. Đồng thời cập nhật những thông tin quản lý để sẵn sàng cho khách hàng tra cứu thông tin.

Sau khi xem thông tin về hóa đơn dịch vụ trong tháng, khách hàng có thể đến các điểm thanh toán của bưu điện để thực hiện việc thanh toán bằng tiền mặt, hoặc thông qua hệ thống máy ATM thực hiện thanh toán chuyển khoản từ tài khoản cá nhân sang tài khoản của Bưu điện, với điều kiện hai tài khoản ở trong cùng hệ thống ngân hàng28. Do chưa hỗ trợ được thanh toán trực tuyến, tiện ích của eBILL đã bị hạn chế đáng kể. Để có thể phát huy hết chức năng của một công cụ thanh toán theo mô hình EBPP, đòi hỏi phải có sự phối hợp cực kỳ chặt chẽ giữa nhà 28 Hiện nay các máy ATM của Ngân hàng Ngoại thương đã cho phép khách hàng thực hiện thanh toán chuyển khoản với Công ty điện lực và Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng cũng đang chuẩn bị để bắt đầu từ giữa năm 2005, khách hàng thuê bao dịch vụ Mobile trên toàn quốc có thể dùng máy ATM để thanh toán cước phí dịch vụ hàng tháng.

Page 115: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

101

cung cấp dịch vụ với ngân hàng, điều mà Bưu điện thành phố dự định triển khai trong giai đoạn tiếp theo của dự án.

2.4. Thanh toán qua điện thoại di động, PDA và các thiết bị di động khác (m-payment)

Thanh toán qua các thiết bị di động đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, hoà nhịp với một trào lưu phát triển mới của thương mại điện tử là thương mại di động (m-commerce). Những sản phẩm phù hợp với phương thức kinh doanh thương mại di động là phần mềm trò chơi, nhạc, và các dịch vụ tin nhắn – những sản phẩm số hoá có thể được tải về và tiêu thụ trực tiếp trên nền thiết bị di động của khách hàng mà không tốn chi phí vận chuyển. Do đặc thù này, cộng với giá thành sản phẩm thấp và khối lượng tiêu thụ lớn, nhà cung cấp không thể chọn phương thức thu tiền mặt, trừ thẻ tín dụng, hay chuyển khoản để thu hồi tiền bán sản phẩm/dịch vụ. Phương thức thanh toán hợp lý hơn cả là trừ trực tiếp vào phí điện thoại của khách hàng. Để thực hiện điều đó, nhà cung cấp dịch vụ phải kết nối chặt với hệ thống dịch vụ viễn thông sở tại.

Doanh nghiệp đi tiên phong cung cấp loại hình dịch vụ này ở Việt Nam là Công ty Phần mềm và truyền thông VASC, với các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền điện thoại di động. Khách hàng có thể dùng mobile gọi đến các số tổng đài dịch vụ của VASC để nhận thông tin khuyến mãi, hỏi tỷ số trận đấu, hoặc gửi nhạc, nhắn tin cho bạn bè. Phí dịch vụ sẽ được tự động trừ trực tiếp vào tài khoản điện thoại mỗi khi người dùng gọi đến những số tổng đài trên. Để thu hồi các khoản phí này, công ty VASC đã thiết lập kết nối hệ thống với Vinaphone, MobiFone, Viettel, S-Phone và các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động khác, đồng thời xây dựng một cơ chế theo dõi và đối chiếu thu chi cho phép hai bên phân bổ thu nhập từ mô hình kinh doanh liên kết này. Xét thực tiễn hoạt động, cũng như mức độ phụ thuộc cao của thương mại di động vào hạ tầng viễn thông, các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động hiện đang nắm lợi thế tuyệt đối trong vai trò trung gian dịch vụ thanh toán di động tại Việt Nam.

Page 116: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

102

PHẦN THỨ NĂM

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở phân tích các số liệu điều tra, phỏng vấn và đánh giá toàn diện về tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam năm 2004 có thể rút ra một số kết luận lớn. Mặc dù mục tiêu của Báo cáo này là phản ánh chân thực tình hình nhưng Báo cáo cũng cố gắng tổng hợp một số khuyến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng khác liên quan tới TMĐT. 1. Kết luận

Về khía cạnh kinh doanh, thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2004 đã phát triển đáng kể so với năm 2003 trên nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng CNTT và Internet tới các chợ “ảo” và thiết lập website của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, về khía cạnh tạo lập môi trường pháp lý thì năm 2004 chứng kiến việc xây dựng nhiều dự thảo văn bản pháp quy nhưng cuối cùng chưa có văn bản quan trọng nào được ban hành.

1.1. Phát triển công nghệ

Hạ tầng viễn thông đã tiến một bước lớn trong năm 2004, với sự cạnh tranh

tăng lên đáng kể giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Tới cuối năm 2004 đã có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và 15 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, trong đó có 7 doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Số người sử dụng Internet đạt khoảng 6,2 triệu, mật độ người sử dụng Internet đạt khoảng 7,4%. Nếu so với số người sử dụng Internet vào cuối năm 2003 là 3,2 triệu người thì có thể thấy trong năm 2004 số người sử dụng đã tăng gần gấp đôi.

Số tên miền Việt Nam đã tăng từ 2.300 năm 2002 lên 5.510 năm 2003 và

9.037 vào tháng 12/2004 với số tên miền cấp hai .COM và .NET khoảng 84%. Như vậy tốc độ tăng trưởng tên miền .VN năm 2004 khoảng 64%. Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phản ánh sự tăng trưởng chung của số tên miền và số website của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu tính cả các website có tên miền quốc tế thì tổng số doanh nghiệp có trang web vào cuối năm 2004 khoảng 17.500.

Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) hầu như chưa được áp dụng tại Việt Nam trừ

một số doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, tài chính, vận tải biển đã sử dụng EDI để giao dịch với các đối tác nước ngoài và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ ngành. Năm 2004 đã chứng kiến sự quan tâm xây dựng chính sách, kế hoạch, tiêu chuẩn về EDI của các cơ quan quản lý nhà nước.

Trong năm 2004 nhiều công ty tin học trong nước cũng đã đẩy mạnh hoạt

động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ liên quan tới vấn đề an toàn, bảo mật trong các giao dịch TMĐT với công nghệ PKI và một số tổ chức, đơn vị đã đi tiên phong

Page 117: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

103

trong việc sử dụng công nghệ này trong các hoạt động chuyên môn trong bối cảnh chưa có văn bản pháp quy về chữ ký điện tử và chứng thực điện tử.

Nhiều công ty tin học đã ứng dụng mạnh mẽ phần mềm nguồn mở trong các

hoạt động phát triển phần mềm phục vụ TMĐT. Tương tự như việc ứng dụng chữ ký điện tử, doanh nghiệp đã đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ tiên tiến khi nhà nước chưa có chính sách rõ ràng và sự hỗ trợ cần thiết.

Thanh toán điện tử đã tiến thêm một bước mới với hình thức phong phú

nhưng thiếu tính hệ thốn.

1.2. Ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp

Kết quả khảo sát 303 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cho thấy một tỉ lệ khá cao các doanh nghiệp đã có đầu tư bước đầu về ứng dụng CNTT, với 82,9% doanh nghiệp được hỏi có kết nối Internet và 25,3% đã thiết lập website. Có tới 16% các công ty có dự án phát triển TMĐT. Đây là tỷ lệ khá cao trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam.

Trong lĩnh vực công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT, có tới 54% doanh

nghiệp đã thiết lập website để bán hàng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, 100% doanh nghiệp đã sử dụng email trong các giao dịch kinh doanh.

Với sự phát triển mau lẹ của dịch vụ truy cập Internet băng rộng với giá phải

chăng, cách truy cập Internet của các doanh nghiệp trong năm 2004 đã thay đổi lớn so với năm 2003. Cụ thể, trong số doanh nghiệp được khảo sát có tới 12,4% doanh nghiệp có đường truyền riêng, 53,9% sử dụng ADSL và chỉ còn 33,7% doanh nghiệp sử dụng dial-up.

Năm 2004 cũng chứng kiến sự thay đổi về cơ cấu đầu tư cho CNTT của các

doanh nghiệp. Tỷ lệ đầu tư cho phần cứng, phần mềm và đào tạo của các doanh nghiệp được điều tra tương ứng là 62%, 29% và 12%. Thay vì chú trọng đầu tư vào phần cứng như trước đây, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn cho phần mềm và đào tạo. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy các tỷ lệ này còn chưa hợp lý và trong các năm tới cần đảo ngược tỷ lệ đầu tư cho phần cứng và phần mềm.

Trong khi số doanh nghiệp xây dựng website tăng rất nhanh thì có sự phân tán lớn giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất thiết lập website thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Thực tế là các doanh nghiệp dịch vụ, không kể quy mô, hiện đang là lực lượng năng động nhất triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.

Kết quả điều tra 230 doanh nghiệp có website cho thấy trên 90% website này mới chỉ dừng ở mức giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Khoảng trên 40% website có cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt hàng. Tuy nhiên, số website cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển

Page 118: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

104

khoản chỉ chiếm hơn 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và website cung cấp dịch vụ du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông.

Khi thiết lập website, 73,9% doanh nghiệp được hỏi cho biết đối tượng họ

hướng tới là các công ty và tổ chức, còn những doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng đại chúng chiếm một tỷ lệ thấp hơn. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới là TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong lựa chọn chiến lược kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Đa số doanh nghiệp khi xây dựng website đã có ý thức quảng bá website của

mình bằng nhiều hình thức như đăng ký website với một công cụ tìm kiếm trực tuyến, đăng ký vào danh bạ website do một tổ chức trong nước đứng ra tập hợp, quảng cáo website qua các phương tiện thông tin đại chúng và trao đổi liên kết (link) với những trang web khác. Tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 20% doanh nghiệp chưa áp dụng biện pháp nào để quảng bá website.

Có tới 43,6% các công ty đánh giá chỉ mất dưới 2 năm để hoàn vốn cho đầu tư vào TMĐT, 39,7% cần 2 tới 5 năm. Chỉ có 16,7% các công ty đánh giá phải cần trên 5 năm để thu hồi vốn đầu tư. Như vậy, có thể thấy hiệu quả đầu tư cho TMĐT là cao.

Những hàng hoá và dịch vụ được giới thiệu, mua bán trên mạng nhiều nhất là: 1) những sản phẩm có độ tiêu chuẩn hoá cao như máy tính và linh kiện máy tính, thiết bị điện tử và viễn thông; 2) những sản phẩm có hàm lượng thông tin cao như sách báo, đĩa nhạc; 3) hàng hoá biểu trưng như vé máy bay, vé xem phim, thẻ quà tặng; 4) hàng thủ công mỹ nghệ; và 5) văn hoá phẩm và quà tặng.

1.3. Sự phát triển của các chợ “ảo”

Đây là các website cung cấp dịch vụ trung gian mua bán hàng hoá dịch vụ. Những website này cung cấp dịch vụ trung gian mua bán được xây dựng không nhằm giới thiệu, quảng bá hay bán hàng của một công ty riêng lẻ, cũng không để bổ sung cho hệ thống phân phối sẵn có của một công ty thương mại dịch vụ, mà nhằm tạo ra một không gian chung kết nối nhiều người mua và nhiều người bán. Tham gia vào các website này sẽ có nhiều nhà cung cấp hàng hoá hay dịch vụ, nắm quyền chủ động tương đối cao với những thông tin sản phẩm của mình đưa trên chợ và có thể tự do tương tác với khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tham gia chợ.

Tình hình chung của các chợ “ảo” này trong năm 2004 là phát triển mạnh so với năm 2003 cả về số lượng, trình độ tổ chức, nền tảng công nghệ và hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của các chợ này còn thấp, chưa đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Do đây là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm với thời gian hoàn vốn đòi hỏi khá dài, phần lớn doanh nghiệp triển khai dịch vụ sàn giao dịch điện tử phải dựa trên nền tảng là những hoạt động kinh doanh khác để tự nuôi sống mình.

Dấu hiệu tích cực là số chợ “ảo” hỗ trợ B2B tăng nhanh, đồng thời xu hướng C2C mới xuất hiện trong năm 2004 nhưng phát triển khá mau lẹ.

Page 119: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

105

1.4. Môi trường pháp lý

Năm 2004 chứng kiến sự tích cực của các cơ quan nhà nước trong việc xây

dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT nhưng cuối cùng vẫn chưa có van bản quan trọng nào được ban hành. Những sự kiện đáng chú ý nhất liên quan tới việc tạo lập môi trường pháp lý trong năm 2004 liên quan tới việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sau: * Pháp lệnh Thương mại điện tử

Tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương mại chủ trì Dự án Pháp lệnh TMĐT. Cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành xong dự thảo cuối cùng (Dự thảo 6) của Pháp lệnh TMĐT và chuẩn bị thủ tục trình Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Văn bản này có mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, từ đó gián tiếp thúc đẩy các ứng dụng khác nhau của TMĐT. Cuối năm 2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004, trong đó không có Pháp lệnh TMĐT. Nghị quyết đã bổ sung Dự án Luật Giao dịch điện tử vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007). Tháng 10 năm 2004, Văn phòng Quốc hội đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc ngừng xây dựng Pháp lệnh TMĐT và thu hút nội dung Pháp lệnh vào Luật Giao dịch điện tử.

Có nhiều ý kiến khác nhau đối với quyết định ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT. Một số ý kiến cho rằng nên ban hành Pháp lệnh TMĐT vì đã hoàn thành về cơ bản nội dung Dự thảo, mặt khác, việc thi hành Pháp lệnh trên thực tế sẽ là kinh nghiệm quý giúp cho việc xây dựng Luật GDĐT mang tính khả thi hơn. * Luật Giao dịch điện tử

Đầu năm 2004, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khởi động Dự án xây dựng Luật Giao dịch điện tử (GDĐT). Tới cuối năm 2004, Ban Soạn thảo đã hoàn thành Dự thảo 6. Nếu kế hoạch xây dựng Luật Giao dịch điện tử được thực hiện tốt thì cuối năm 2005 Quốc hội sẽ thông qua Luật này. Đây được coi là thời điểm lịch sử của các giao dịch điện tử tại Việt Nam, bao gồm các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại. Khi đó có thể coi thương mại điện tử sẽ chuyển từ giai đoạn hình thành và được chấp nhận chính thức sang giai đoạn ứng dụng rộng rãi và phát triển. * Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Bộ luật Dân sự sửa đổi do Bộ Tư pháp soạn thảo, hiện đã hoàn thành dự thảo và trình lên Quốc hội. Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Bộ luật này giữa năm 2005. Dù đã đề cập tới hình thức giao dịch điện tử nhưng Dự thảo còn chưa phân biệt sự khác nhau giữa hình thức giao dịch bằng văn bản và hình thức giao dịch bằng thông điệp dữ liệu. Hơn nữa, các quy định về thông điệp dữ liệu trong Bộ luật Dân sự được xây dựng khá độc lập với Luật GDĐT, điều này tiềm ẩn khả năng sẽ có sự không thống nhất trong cách tiếp cận cùng một vấn đề. * Luật Thương mại (sửa đổi)

Bộ Thương mại đã trình Chính phủ và Quốc hội Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi), trong đó đưa ra nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ

Page 120: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

106

liệu trong các hoạt động thương mại và yêu cầu Chính phủ hướng dẫn chi tiết khía cạnh kỹ thuật. Hiện Quốc hội đang xem xét Dự luật này và có khả năng sẽ thông qua trong kỳ họp giữa năm 2005.

Để cụ thể quy định mang tính nguyên tắc trong Luật Thương mại (sửa đổi) và Luật GDĐT, Bộ Thương mại đã đăng ký xây dựng Nghị định về TMĐT. Nghị định sẽ quy định chi tiết việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại. Theo kế hoạch, Nghị định sẽ được trình Chính phủ cuối năm 2005, tạo cơ sở pháp lý cho các ứng dụng TMĐT. * Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử

Đây là văn bản rất quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch điện tử, trong đó có TMĐT. Nghị định này do Bộ Bưu chính Viễn thông chủ trì xây dựng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường dịch vụ chứng thực điện tử qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử.

Xuất phát từ quan điểm cần có định hướng phát triển của nhà nước, Nghị định quy định khá chặt chẽ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử. Còn khá nhiều ý kiến chưa thống nhất với các quy định trên, đặc biệt từ góc độ của các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh dịch vụ chứng thực điện tử.

Bộ Bưu chính Viễn thông đã hoàn thành dự thảo Nghị định và trình Chính phủ vào tháng 12 năm 2004. Theo kế hoạch, Nghị định sẽ được ban hành trong năm 2005.

1.5. Các chính sách liên quan tới TMĐT

Trong năm 2004 các doanh nghiệp và cộng đồng sử dụng Internet tranh luận rất nhiều về các quy định trong hai văn bản pháp quy liên quan chặt chẽ tới Internet và TMĐT. Đó là Quyết định số 92/2003/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành ngày 26/5/2003 Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Những vấn đề chưa hợp lý liên quan tới sở hữu tên miền và các quyền liên quan như mua bán, quyền sở hữu trí tuệ như thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, thủ tục đăng ký tên miền, giải quyết tranh chấp và phí đăng ký và sử dụng tên miền.

Văn bản thứ hai là Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hoá Thông tin về Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet. Chính vì các quy định không phù hợp với thực tiễn nhưng lại không được cơ quan ban hành lắng nghe dư luận và sửa đổi nên Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT là một trong những ví dụ điển hình về việc coi thường pháp luật của doanh nghiệp. Hầu hết các website vẫn tồn tại và phát triển mà không cần tới giấy phép của Bộ Văn hoá Thông tin. Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp và cá nhân muốn có một quy định mới, tránh cho họ tình trạng luôn luôn vi phạm pháp luật.

1.6. Vai trò của nhà nước

Báo cáo Hiện trạng phát triển thương mại điện tử năm 2003 đã nêu bật bốn

kiến nghị của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy

Page 121: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

107

mạnh mẽ TMĐT ở Việt Nam. Bốn kiến nghị đó là: 1) tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT; 2) Ban hành các chính sách hỗ trợ cho ứng dụng và triển khai TMĐT; 3) Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, đào tạo về TMĐT và 4) Phát triển hạ tầng viễn thông và Internet.

So sánh với các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp năm 2003, có thể

nhận thấy năm 2004 hạ tầng viễn thông và Internet cũng như hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên hoạt động tạo lập môi trường pháp lý và ban hành chính sách hỗ trợ cho TMĐT còn nhiều lúng túng và cản trở sự phát triển TMĐT. 2. Khuyến nghị

Mục tiêu chính của việc nghiên cứu, điều tra hiện trạng phát triển TMĐT là phản ánh được toàn cảnh tình hình phát triển TMĐT của đất nước một cách chân thực. Mọi đối tượng liên quan tới thương mại điện tử có thể tìm thấy thông tin có ích liên quan tới hoạt động của mình và có cơ sở tốt hơn để xác định hướng đi cho những năm tiếp theo.

Ngoài mục tiêu chính này, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của nhiều đối tượng liên quan tới TMĐT và đánh giá tổng quan những hoạt động cần phải đẩy mạnh trong năm 2005 và các năm tiếp theo nhằm hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển TMĐT, có thể nêu ra một số khuyến nghị sau đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như đối với cộng đồng doanh nghiệp. 2.1. Cần hoàn thành và công bố rộng rãi Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT

Thương mại điện tử có liên quan tới nhiều đối tượng, từ cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp tới các doanh nghiệp, trường đại học, từ trung ương tới địa phương. Thương mại điện tử cũng là nơi giao thoa của nhiều lĩnh vực chuyên môn như CNTT, viễn thông, thương mại, sở hữu trí tuệ, v.v… Trong khi chưa xây dựng được chiến lược dài hạn phát triển thương mại điện tử cần gấp rút xây dựng và ban hành kế hoạch trung hạn. Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT không thể chỉ là sản phẩm của một cơ quan nào mà cần phải được đông đảo các đối tượng trên phạm vi cả nước tham gia góp ý và được cấp Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt.

Cũng cần phải thấy rõ CNTT và TT cũng như mọi hoạt động thương mại khác diễn ra hết sức mau lẹ, khi triển khai Kế hoạch tổng thể cần có sự linh hoạt cao, thường xuyên đánh giá tình hình và hàng năm điều chỉnh kế hoạch này cho phù hợp với thực tiễn. 2.2. Nhanh chóng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT

Cần cố gắng tới mức cao nhất để ban hành Luật Giao dịch điện tử vào cuối năm 2005. Có thể khẳng định khi giao dịch điện tử liên quan tới thương mại chưa được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý thì TMĐT chưa thể phát triển mạnh. Trong tiến trình đổi mới hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội đã trực tiếp chủ trì xây dựng Luật

Page 122: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

108

Giao dịch điện tử. Điều này có thể sẽ rút ngắn được thời gian so với việc Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng Luật và sau đó trình Quốc Hội thẩm định và thông qua.

Mặc dù Luật Giao dịch điện tử có vai trò cao nhất trong việc tạo lập môi trường pháp lý cho TMĐT nhưng cần phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật khác trong hệ thống pháp luật hiện nay. Hai luật quan trọng khác là Bộ Luật Dân sự và Luật Thương mại cũng phải được ban hành và sớm đi vào cuộc sống.

Cũng cần phải sửa đổi các luật khác như Luật Kế toán, Luật Hải quan, Luật thuế giá trị gia tăng và ban hành mới hoặc sửa đổi nhiều nghị định và các văn bản pháp quy dưới luật khác. Chẳng hạn, Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử và Nghị định về thương mại điện tử có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy TMĐT trong năm 2005 và các năm tiếp theo. 2.3. Thay đổi một số chính sách

Cũng cần nhanh chóng sửa đổi một số văn bản pháp quy đã ban hành nhưng chưa phù hợp với thực tiễn. Cần phải nhìn nhận việc quản lý các hoạt động liên quan tới Internet có liên quan tới hầu như mọi mặt kinh tế - xã hội, trong đó có TMĐT. Các cơ quan ban hành chính sách cần có sự tiếp thu thường xuyên, liên tục phản hồi từ các đối tượng khác nhau đối với các chính sách do mình ban hành và phải cố gắng để việc quản lý cản trở thấp nhất tới sự phát triển.

Trong số các chính sách đã ban hành thì chính sách về quản lý cung cấp thông tin điện tử, thiết lập trang tin điện tử, quản lý tên miền Internet và an ninh mạng đòi hỏi sự nghiên cứu sửa đổi càng sớm càng tốt. 2.4. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

Xét trên khía cạnh công nghệ và giải pháp thì tới cuối năm 2004 việc triển khai một số dịch vụ công trực tuyến như khai báo hải quan điện tử và khai báo thuế giá trị gia tăng điện tử là khả thi. Tuy nhiên, vì một số lý do như cơ sở pháp lý, nguồn nhân lực, tổ chức mà các dịch vụ này chưa được triển khai. Trong năm 2005 cần cố gắng để cung cấp hai dịch vụ này trực tuyến, góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Cũng cần nhanh chóng cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến khác liên quan tới thủ tục xuất nhập khẩu như cấp phép nhập khẩu, cấp chứng nhận xuất xứ hàng xuất khẩu, v.v… 2.5. Phát triển nguồn nhân lực

Kết quả điều tra cho thấy nguồn nhân lực cho TMĐT ở nước ta rất khan hiếm. Phần lớn cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cho tới cuối năm 2004 chưa qua mọi hình thức đào tạo nào mà đều trưởng thành từ thực tiễn.

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của thương mại điện tử. Trong khi chú trọng tới hình thức đào tạo chính quy tại các trường đại

Page 123: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

109

học nhằm xây dựng nguồn nhân lực cho trung hạn và dài hạn, cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến và đào tạo khác, đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và đào tạo qua mạng Internet. Khuyến khích các doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử tham gia đào tạo. 2.6. Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Không thể phát triển thương mại điện tử mà không nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ then chốt. Trước hết nhà nước cần nghiên cứu xây dựng và phổ biến các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). EDI và ebXML là các công cụ quan trọng đặc biệt cho việc triển khai giao dịch thương mại điện tử quy mô lớn. Trong khi các công cụ này đã phổ biến trên thế giới thì thực tế cho thấy tới cuối năm 2004 hầu như chưa có doanh nghiệp hay tổ chức nào ở Việt Nam ứng dụng vào hoạt động của mình.

Cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển các công nghệ về bảo đảm an toàn thông tin, đặc biệt là công nghệ hạ tầng khoá công khai (PKI) và thanh toán điện tử.

Phần mềm nguồn mở và miễn phí (FOSS) cũng mở ra cơ hội tiềm tàng cho việc phát triển phần mềm phục vụ cho thương mại điện tử. Nhà nước cần đẩy mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT và các tổ chức ứng dụng phần mềm nguồn mở thông qua việc triển khai có hiệu quả Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008” đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt năm 2004. 2.7. Đầu tư cho thương mại điện tử

Cho tới cuối năm 2004 các doanh nghiệp mới đầu tư rất ít cho TMĐT với hoạt động đầu tư chủ yếu là kết nối Internet, xây dựng và duy trì website với mục đích quảng bá sản phẩm và dịch vụ, hỗ trợ khách hàng, v.v… Kết quả điều tra cho thấy phần lớn doanh nghiệp tỏ ra hài lòng với việc đầu tư này.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp muốn cung cấp giải pháp hoặc kinh doanh các chợ “ảo” coi đầu tư của họ là đầu tư mạo hiểm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ phải mất nhiều năm mới có cơ hội hoàn vốn đầu tư.

Một mặt, nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ đầu tư vào giải pháp, công nghệ cho TMĐT. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả đầu tư cho TMĐT, chú trọng đầu tư cho giải pháp kinh doanh trên mạng và đào tạo nguồn nhân lực hơn là đầu tư cho thiết bị CNTT. 2.8. Kinh doanh điện tử và TMĐT

Cho tới cuối năm 2004 một số doanh nghiệp đã ứng dụng có hiệu quả CNTT vào toàn bộ quá trình sản xuất của mình. Nếu đứng trên góc độ nội bộ doanh nghiệp thì có thể coi các doanh nghiệp này đã tin học hoá hoạt động kinh doanh ở mức cao và đã triển khai thành công kinh doanh điện tử (eBusiness). Tuy nhiên nếu

Page 124: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

110

hiểu theo nghĩa rộng là kinh doanh điện tử bao hàm cả thương mại điện tử thì có thể thấy các doanh nghiệp đó chưa tận dụng cơ hội đầu tư lớn và kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong nội bộ doanh nghiệp để mở rộng thị trường và giảm chi phí đầu vào nhờ triển khai TMĐT.

Nhận thức của nhiều doanh nghiệp về thương mại điện tử chưa đầy đủ là một nguyên nhân quan trọng khiến cho họ đã thành công trong tin học hoá nội bộ doanh nghiệp của mình nhưng hầu như chưa chú ý đầu tư thoả đáng cho thương mại điện tử, nhất là hình thức thương mại điện tử quy mô lớn giữa các doanh nghiệp (B2B).

Page 125: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

110

PHỤ LỤC 1

ƯỚC TÍNH SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CÓ TRANG WEB NĂM 2004

Ước tính số doanh nghiệp có trang web năm 2004 dựa trên việc nghiên cứu số liệu điều tra các doanh nghiệp phục vụ Báo cáo này, tỷ lệ tên miền Việt Nam trên tổng số các tên miền của các trang web đã được khảo sát trong Báo cáo Hiện trạng TMĐT năm 2003 (Bộ Thương mại) và tỷ lệ các doanh nghiệp có trang web với tên miền Việt Nam và quốc tế dựa trên số liệu tính toán từ thông tin về các đơn vị kinh doanh CNTT trên cả nước công bố tại Niên giám Công nghệ Thông tin Việt nam 2005. Đồng thời việc ước tính còn dựa vào số liệu của VNNIC, thông tin tại http://www.webhosting.info và tham khảo ý kiến các chuyên gia tại một số công ty cung cấp dịch vụ web hosting của Việt nam.

1. Số liệu điều tra các doanh nghiệp

Khi xây dựng Báo cáo Hiện trạng phát triển TMĐT năm 2004, hai loại phiếu điều tra đã được gửi tới các doanh nghiệp. a. Loại phiếu thứ nhất nhằm thu thập thông tin về tình hình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nói chung. Một số thống kê liên quan tới trang web của các doanh nghiệp này như sau:

• Thời điểm điều tra: 12/2004 • Số doanh nghiệp: 303 • Số lao động trung bình: 434 người/doanh nghiệp (trong số 273 doanh

nghiệp cung cấp thông tin về lao động) • Số doanh nghiệp có trang web: 78 • Tỷ lệ các doanh nghiệp có trang web: 26% • Tỷ lệ trang web có tên miền .vn: 42%

b. Loại phiếu thứ hai tập trung điều tra các doanh nghiệp đã xây dựng trang web để tiến hành quảng bá, xúc tiến bán hàng và tiến hành giao dịch mua bán ở các mức độ khác nhau.

• Thời điểm điều tra: 12/2004 • Số doanh nghiệp: 227 • Số lao động trung bình: 627 người/doanh nghiệp (trong số 205 doanh

nghiệp cung cấp thông tin về lao động) • Số doanh nghiệp có trang web: 227 • Tỷ lệ các doanh nghiệp có trang web: 100% • Tỷ lệ trang web có tên miền .vn: 43%

2. Báo cáo Hiện trạng phát triển TMĐT Việt nam năm 2003

Báo cáo năm 2003 đã cung cấp danh sách trang web của 241 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. (http://www.mot.gov.vn)

• Thời điểm điều tra: 8/2003 • Số trang web khảo sát: 241 • Tỷ lệ trang web có tên miền .vn: 32%

Page 126: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

111

3. Niên giám Công nghệ thông tin Việt nam năm 2005 Niên giám này do Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh và Tạp chí Thế giới Vi tính biên soạn (Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - 2005, bản trực tuyến xem tại http://www.pcworld.com.vn) cung cấp khá đầy đủ thông tin về các đơn vị CNTT trong và ngoài nước cùng các sản phẩm và dịch vụ CNTT tại Việt nam. Có thể thấy phần lớn các đơn vị CNTT đang kinh doanh ở Việt nam đều có quy mô nhỏ (trung bình dưới 30 người/đơn vị), tuy nhiên mức độ sử dụng Internet khá cao. Cụ thể, 100% các đơn vị đã sử dụng email, một số đơn vị có hai trang web và chi nhánh của một số đơn vị có trang web riêng.

• Tổng số đơn vị kinh doanh CNTT: 1320 • Tỷ lệ đơn vị có trang web: 54% • Tỷ lệ trang web có tên miền .vn: 41%

4. Thống kê tên miền .vn của VNNIC Theo thống kê của VNNIC, cuối năm 2004 đã có 9.037 tên miền .vn đã được đăng ký. Số lượng tên miền do VNNIC cấp tính tại tháng 12 các năm như sau:

Năm 2001 2002 2003 2004 Số tên miền 1236 2300 5510 9037 Tăng trưởng 86% 140% 64%

Có thể đưa ra một số nhận xét liên quan tới tên miền .vn như sau: - Tỷ lệ tên miền cấp hai .com.vn và .net.vn chiếm khoảng 84% vào cuối năm 2004 - Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều hơn một tên miền - Có những tên miền đã đăng ký nhưng chưa có trang web gắn với tên miền đó hoạt động - Phần lớn chủ sở hữu tên miền .vn là các pháp nhân, trong khi đó phần lớn thể nhân có khuynh hướng sử dụng tên miền quốc tế do thủ tục đăng ký đơn giản, giá rẻ, v.v…

5. Thông tin về tên miền quốc tế do pháp nhân hoặc thể nhân Việt nam sở hữu a. Tên miền quốc tế đăng ký tại các công ty web hosting tại Việt nam Theo thông tin tại http://www.webhosting.info cuối năm 2004 có khoảng 10.100 tên miền quốc tế được lưu tại các công ty hosting trên lãnh thổ Việt nam. Con số này có thể thấp hơn khá nhiều so với thực tế vì một số lý do sau: - Các trang web thống kê tên miền chỉ dựa trên Name Server của tên miền. - Có những công ty cung cấp dịch vụ web hosting nhưng không đăng ký với webhostingg.info. - Các lý do khác. Ngày 23/3/2005, thông tin về tổng số tên miền quốc tế đăng ký tại các công ty hosting ở Việt nam và xếp hạng các công ty hàng đầu như sau:

Page 127: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

112

Total Domains, Gain, Loss and Net in Vietnam. Weeks Total Domains Gain Loss Net

03/21/05 11,408 310 173 137

03/14/05 11,271 366 241 125

03/07/05 11,146 253 206 47

02/28/05 11,099 244 143 101

02/21/05 10,998 206 224 (18)

02/14/05 11,016 81 117 (36)

Top Hosting Companies in Vietnam

Rank Hosting Company Market Share

Total Domains

1 PAVIETNAM.COM 15.9274 % 1,817

2 VINAHOSTS.COM 10.3787 % 1,184

3 MATBAO.NET 4.5933 % 524

4 COM.VN 4.0936 % 467

5 FPT.VN 2.7349 % 312

6 HOSTDOMAINVN.COM 2.4106 % 275

7 SALANHOST.COM 2.2002 % 251

8 GATE2VN.NET 2.0775 % 237

9 4NETVN.COM 1.9811 % 226

10 NGUYENTIEU.NET 1.6392 % 187

11 VINAD.COM 1.5515 % 177

12 SGCHOST.COM 1.4551 % 166

13 KNOWLEDGESOFTWARES.COM 1.3061 % 149

14 CADAO.NET 1.1045 % 126

14 VNNETSOFT.COM 1.1045 % 126

Theo một số chuyên gia công tác tại những công ty hosting của Việt nam là thành viên của webhosting.info và có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu thành viên, tổng số tên miền thực tế đăng ký qua các công ty hosting của Việt nam tới ngày 23/3/2005 lên tới 26.800 với xếp hạng như sau:

STT Tên Registrar Số lượng 1 PAVIETNAM 4032 2 VINAHOSTS 3807 3 MATBAONET 3012 4 FPT 504 5 SALANHOST 492 6 Các registrar khác 14020 Tổng 26867

với tên miền .com là 12032, .net là 10939. Căn cứ trên một số yếu tố khác, có thể ước tính số tên miền quốc tế đăng ký với các công ty registrar Việt nam vào cuối năm 2004 xấp xỉ 25.000 b. Tên miền quốc tế được đăng ký trực tiếp với các công ty cung cấp dịch vụ tên miền nước ngoài (foreign registrars).

Page 128: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

113

Không có thông tin về số tên miền quốc tế được đăng ký trực tiếp với các registrar nước ngoài. Qua phỏng vấn một số chuyên gia thì tỷ lệ này rất lớn và có thể xấp xỉ với tên miền đăng ký với các công ty registrar Việt nam, tức là cũng khoảng 25.000. Như vậy, số tên miền quốc tế sẽ khoảng 50.000 vào cuối năm 2004. Chủ sở hữu các tên miền quốc tế phần lớn là thể nhân, đặc biệt là tầng lớp sinh viên và thanh niên trẻ. Có thể giả định chủ sở hữu tên miền quốc tế là doanh nghiệp chiếm khoảng 25%, tức là khoảng 12.500.

Rất nhiều tên miền được đăng ký với các registrar nước ngoài Chi phí tên miền nước ngoài rẻ (7 USD so với 30 USD của .vn), đăng ký thuận tiện. Chi phí hosting ở nước ngoài thấp nhưng chất lượng lại cao. Phần lớn các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web và hosting cho biết khách hàng thường ký hợp đồng trọn gói từ thiết kế web, đăng ký tên miền và hosting. Hầu hết các khách hàng không quan tâm tới đăng ký tên miền thế nào. Trong hầu hết các trường hợp các công ty này đều đăng ký tên miền với các công ty registrar nước ngoài và hosting ở nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ. Chẳng hạn, thống kê hoạt động thiết kế web và hosting năm 2004 của một số công ty như sau: - Công ty INT Vision Co.Ltd: thiết kế 100 web, 10 tên miền .vn, 90 tên miền nước ngoài, 100% hosting ở Hàn quốc. - Công ty V.E.C, thiết kế 50 web, 50 tên miền nước ngoài, 100% hosting ở Hoa Kỳ. Dựa trên các số liệu này, có thể ước tính số doanh nghiệp có trang web vào cuối năm 2004 với tên miền Việt nam khoảng 7000 (9037 x 84%) và chiếm khoảng 40% tổng số doanh nghiệp có trang web. Như vậy, tổng số doanh nghiệp có trang web sẽ khoảng 17.500 vào cuối năm 2004. Con số này thấp hơn tổng tên miền Việt nam và quốc tế của các doanh nghiệp (7000 + 12500 = 19500) do một số tên miền đã đăng ký nhưng chưa có trang web hoạt động gắn với tên miền đó và các sai số khác. Rõ ràng, số doanh nghiệp có trang web của từng năm là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ ứng dụng Internet nói chung và TMĐT nói riêng. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê cần nhanh chóng đưa ra thống kê chính thức về CNTT và TT, trong đó có TMĐT, dựa trên điều tra toàn diện và các phương pháp thống kê khoa học.

Page 129: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

114

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỦA DOANH NGHIỆP

Tổng hợp kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp, có thể thấy nổi lên 5 vấn đề lớn được doanh nghiệp quan tâm và tập trung nhiều nhất các kiến nghị về hỗ trợ từ Nhà nước:

1. Cải thiện hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT 2. Xây dựng hành lang pháp lý về TMĐT 3. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống thanh toán phục vụ cho TMĐT 4. Hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề cung cấp thông tin 5. Phát huy vai trò quản lý và hướng dẫn của nhà nước

Hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT - Nâng cao dung lượng và tốc độ đường truyền - Hạ giá dịch vụ viễn thông.

Hành lang pháp lý cho TMĐT - Nhà nước cần có luật cụ thể về mua bán, trao đổi, thanh toán trong môi trường

TMĐT. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp mới có thể phát huy đúng định hướng. Ngoài ra, cũng cần có chính sách, môi trường hỗ trợ cho hình thức kinh doanh mới nhưng rất tiềm năng này.

- Sớm ban hành khung chính sách cụ thể để thực thi Luật GDĐT hiệu quả - Có pháp lệnh cụ thể, rõ ràng và khả thi cho TMĐT - Có khung pháp lý để đảm bảo tính hiệu lực của các giao dịch TMĐT - Cải thiện chính sách bảo vệ bản quyền đối với những sản phẩm đăng trên mạng - Ban hành và nâng cao tính hiệu lực của những quy định xử phạt các đối tượng vi

phạm trên mạng (khởi tạo giao dịch giả, quấy nhiễu các website kinh doanh TMĐT), thiết lập cơ chế bảo mật thông tin

- Ban hành chính sách về giao dịch điện tử và chứng thực điện tử - Đảm bảo quyền lợi cho các các doanh nghiệp tham gia giao dịch TMĐT, nhất là

đối với các giao dịch quốc tế

Thanh toán điện tử - Ban hành luật thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, đặt nền tảng cho

thanh toán trực tuyến. - Thiết lập Trung tâm thanh toán cho các giao dịch trên mạng

Vấn đề thông tin - Quảng bá các trang web quan trọng để DN liên kết và quảng bá thương hiệu - Quảng bá và giới thiệu các nhà cung cấp, các dịch vụ ứng dụng TMĐT - Thành lập các đầu mối CSDL, thông tin mở rộng (trong nước và QT) có thể thu

phí dịch vụ

Page 130: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

115

- Cung cấp thông tin về luật TMĐT đang thực hiện trên thế giới để các DN Việt Nam tham gia vào TMĐT không mắc những sai lầm đáng tiếc khi có quan hệ với đối tác nước ngoài

Vai trò quản lý, hướng dẫn của nhà nước - Việc bắt buộc DN muốn mở website thì phải tới Bộ (Sở) xin giấy phép của Bộ

VHTT là một rào cản. Khuyến nghị: đăng ký mở website qua mạng, doanh nghiệp hay cá nhân tự chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin, nếu vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt

- Hỗ trợ đào tạo TMĐT cho DN. Mở các khóa đào tạo về TMĐT với sự tham gia rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp.

- Hỗ trợ xúc tiến TM, giao dịch TMĐT cho DN - Ưu đãi thuế - Mở rộng hệ thống tên miền .vn và không thu phí khi chuyển giao máy chủ. Thiết

lập khung pháp lý chuẩn mực cho các website sử dụng tên miền .vn - Hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc quảng

bá, khuyếch trương website qua các trang đăng tải thông tin tập trung miễn phí. - Thành lập cơ quan quản lý vĩ mô giám sát và bảo vệ quyền lợi hợp pháp các trang

web của doanh nghiệp và các giao dịch TMĐT. - Thành lập Hiệp hội Thương mại điện tử. - Những lĩnh vực chủ lực của VN cần phát triển hay đẩy mạnh XK, tìm kiếm thị

trường nước ngoài cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt trong việc khuyến khích sử dụng TMĐT.

- Tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các DN tham gia hoạt động TMĐT như hỗ trợ đào tạo về thiết kế và quản lý website, phương thức bán hàng qua mạng.

- Có các phương thức kích cầu người dân tham gia TMĐT. Triển khai phổ cập Internet toàn dân, toàn diện, bài bản, khoa học và chuyên nghiệp.

- Có chế độ đãi ngộ, thưởng cho DN đạt thành tích cao, thu lợi nhuận nhiều từ việc ứng dụng TMĐT

- Các cơ quan chuyên môn nên đi đầu trong mọi hoạt động, làm mô hình cho DN học hỏi

- Có chính sách giám sát nguồn gốc của các website để tránh được tổn thất cho các nhà cung cấp.

- Thường xuyên cập nhật chính sách, chủ trương của Nhà nước trên mạng một cách nhanh nhất.

- Ban hành cơ chế thông thoáng về quản lý và chi phí đầu tư cho các hoạt động TMĐT của DN để DN ứng dụng dễ dàng hơn

Page 131: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

116

PHỤ LỤC 3 CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

BỘ THƯƠNG MẠI MẪU SỐ 1 VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG TMĐT VIỆT NAM 2004

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CÔNG TY CÓ WEBSITE BÁN HÀNG VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

Lưu ý: 1) Bộ Thương mại cam kết giữ bí mật các thông tin riêng của công ty và chỉ dùng thông tin cung cấp tại phiếu điều tra này cho mục đích khảo sát tổng hợp về hiện trạng TMĐT VN năm 2004 2) Với những câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, xin chọn câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu X vào ô hoặc tương ứng 3) Dấu : Chỉ chọn một trong các câu trả lời; Dấu : có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời

A. Thông tin về công ty 1. Tên công ty …………………………………………………..........................................

2. Địa chỉ ………………………………………………………………………………….

Điện thoại:………….................. Email:……………………………..............

Địa chỉ website …………………………………………………………………....

3. Thông tin liên hệ của người điền phiếu

Họ tên: …………………………………………………………………………………

Vị trí công tác: …………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………..

Email: …………………………………………………………………………………..

4. Năm thành lập website của công ty …………………………………………………….

5. Số lượng nhân viên ………………………………………….........................................

6. Vốn pháp định (VND): Dưới 5 tỷ Từ 5-10 tỷ Trên 10 tỷ

7. Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp tư nhân Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

8. Ngành sản xuất kinh doanh chính Cơ khí, xây dựng Nông lâm thủy sản Thiết bị điện tử và viễn thông Công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng Thủ công mỹ nghệ Thương mại, dịch vụ Khác (nêu cụ thể) ……………………………………………………….

Page 132: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

117

9. Thị trường chính Địa phương (nêu cụ thể) ………………………………………………. Toàn quốc Quốc tế (nêu cụ thể) ……………………………………………………

10. Đối tượng khách hàng chính Người tiêu dùng cá nhân Doanh nghiệp Các cơ quan chính phủ

B. Hạ tầng CNTT 1. Tổng số máy tính trong công ty? ……………………………………………………….

2. Tỷ lệ nhân viên công ty sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc? …………. %

3. Số lượng máy chủ (server) hiện có trong công ty: ………………………………………

4. Công ty có cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ hoạt động tác nghiệp không?

Có Không

5. Công ty có những kết nối mạng nội bộ nào? Intranet LAN WAN

6. Ước tính số nhân viên có trình độ máy tính đạt các mức sau: i. Soạn văn bản ……………………………………………………………

ii. Sử dụng các phần mềm thông dụng ……................................................ iii. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin trên Internet .……………………. iv. Lập trình ………………………..…….....……………………………… v. Phần cứng …………………………………………................................

vi. Kỹ năng khác (nêu cụ thể) ……………………………………………...

7. Công ty có đầu tư cho đào tạo CNTT cho nhân viên ? Có Không

8. Nếu có, ứng dụng những hình thức đào tạo nào? Mở lớp đào tạo Gửi nhân viên đi học Đào tạo theo công việc

9. Hình thức truy cập Internet? Quay số ADSL Đường truyền riêng

10. Tỉ lệ máy tính kết nối Internet trên tổng số máy tính: …………… %

11. Ước tính đầu tư cho CNTT trong vòng 3 năm gần đây: …………………..(triệu đồng)

trong đó: đầu tư cho phần cứng chiếm .....…...%

đầu tư cho phần mềm chiếm ……....%

đầu tư cho đào tạo CNTT chiếm ………%

12. Công ty sử dụng Internet cho những mục đích nào là chủ yếu? Nhận và gửi email Dịch vụ ngân hàng, tài chính Đào tạo Trao đổi, liên lạc trực tuyến với đối tác kinh doanh Tìm kiếm thông tin thị trường và đối tác Tiến hành giao dịch TMĐT Đọc tin và giải trí

Page 133: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

118

13. Ước tính tỉ trọng của chi ứng dụng CNTT trong tổng chi phí hoạt động thường niên? Dưới 5% Từ 5%-15% Trên 15%

14. Website công ty đặt ở đâu? Tại công ty Thuê dịch vụ hosting

15. Đơn vị quản lý website? Công ty tự đảm nhận Thuê ngoài

16. Nếu công ty tự quản lý website, số nhân viên chuyên trách việc này? …………………

17. Chi phí hàng tháng để duy trì website (đường truyền Internet, bảo dưỡng vận hành thiết

bị, trả cho người quản lý website)……………………………………………………….

C. Tình hình ứng dụng TMĐT 1. Nhóm sản phẩm, dịch vụ nào được giới thiệu trên website của công ty?

Hàng hoá tổng hợp (Siêu thị điện tử) Thiết bị điện tử và viễn thông Hàng tiêu dùng Hàng thủ công mỹ nghệ (bao gồm cả đồ gỗ) Dệt may, giày dép Sách, đĩa nhạc Hàng hóa số hoá Dịch vụ du lịch Dịch vụ tài chính Dịch vụ luật, tư vấn Khác (nêu cụ thể) ……………………………………………………….

2. Bao nhiêu phần trăm sản phẩm của công ty được đưa lên website? …..………… %

3. Đối tượng khách hàng mà website hướng tới? Người tiêu dùng: giới trẻ

người có thu nhập cao đại chúng

Doanh nghiệp

4. Công ty sử dụng những hình thức nào để quảng bá trang web? Báo in Phát thanh truyền hình Liên kết, quảng cáo trên các trang web khác Quà tặng Không quảng cáo

5. Website của công ty có đăng ký với một website tìm kiếm nào không? Có Không

6. Bao lâu thông tin trên website được cập nhật một lần? Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Thỉnh thoảng

7. Ngoài website công ty, khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về hàng hoá/dịch vụ của công ty ở đâu?

Catalogue, tờ rơi Danh bạ (giấy và trên mạng) Triển lãm, hội thảo chuyên đề Không có

Page 134: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

119

8. Các dịch vụ cung cấp trên website của công ty Thông tin về sản phẩm/dịch vụ Thông tin giá cả Đặt hàng Thanh toán trực tuyến Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

9. Nếu website công ty cho phép đặt hàng trực tuyến, những phương thức thanh toán nào được chấp nhận?

Tiền mặt khi giao hàng Chuyển tiền qua bưu điện Thanh toán chuyển khoản Thanh toán trực tuyến (bằng thẻ tín dụng hoặc phương tiện khác) Phương thức khác (nêu cụ thể) ………………………………………..

10. Nếu website công ty cho phép đặt hàng trực tuyến, giá trị trung bình của những đơn hàng này?

Dưới 50.000 đồng 50.000 – 200.000 đồng 200.000 – 500.000 đồng 500.000 – 1.000.000 đồng Trên 1.000.000 đồng

11. Công ty áp dụng hình thức giao hàng nào với các lô hàng đặt trên mạng? Người mua đến nhận tại các điểm đại lý của công ty Công ty có đội ngũ giao hàng Bưu điện Đại lý giao nhận Khác

12. Nếu thuê dịch vụ giao nhận, cơ chế phân định trách nhiệm giữa các bên liên quan đối

với lô hàng? ………..…………………………………………..………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

D. Hiệu quả ứng dụng TMĐT 1. Phần trăm đầu tư cho TMĐT trên tổng chi phí hoạt động thường niên

Dưới 5% Từ 5%-15% Trên 15%

2. Số lượt truy cập trung bình/ngày vào website của công ty ………………………….

3. Lượng giao dịch trung bình/ngày trên website ……………………………………...

4. Mức tăng lượng giao dịch trên website trung bình hàng năm ………………………

5. Ước đoán doanh thu từ các đơn hàng khởi tạo trên website tính từ tháng 1/2004?

……………………………………………………………………………………….

Page 135: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

120

6. Doanh thu từ các đơn hàng khởi tạo trên mạng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu của năm 2004?

Dưới 5% Từ 5%-15% Trên 15%

7. Đánh giá tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Với mỗi tác dụng, cho điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức hiệu quả cao nhất)

….. Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có ….. Thu hút khách hàng mới ….. Xây dựng hình ảnh công ty ….. Tăng doanh số ….. Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

8. Ước chừng sau thời gian bao lâu thì đầu tư cho TMĐT của công ty bắt đầu đem lại lợi nhuận?

1-2 năm 2-5 năm Hơn 5 năm

9. Kế hoạch của công ty trong vòng 1-3 năm tới Mở rộng danh mục hàng hoá/dịch vụ đưa lên website Thêm mới các tính năng cho website Nâng cấp/làm mới hoàn toàn website Giữ nguyên Đóng cửa website

10. Nếu có kế hoạch cải tiến nâng cấp website, tiêu chí cụ thể? Thiết kế hình thức trang web hấp dẫn và bắt mắt hơn Làm trang web trở nên thuận tiện và dễ sử dụng hơn Đa dạng hoá thông tin hàng hoá/dịch vụ trên trang web Đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của giao dịch Áp dụng các công nghệ mới để cải thiện dịch vụ khách hàng

11. Công ty đánh giá thế nào về tình hình cạnh tranh trên mạng của lĩnh vực kinh doanh này trong vòng 5 năm tới?

Mạng Internet sẽ trở thành một kênh phân phối và quảng bá sản phẩm song song với các phương thức truyền thống, cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng cao

Cạnh tranh trên mạng là không đáng kể vì phương thức bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế nổi trội.

Không dự đoán được

13. Đề xuất hình thức ưu đãi thuế cho các giao dịch khởi tạo trên mạng? Chỉ đánh thuế doanh thu, không đánh thuế VAT Miễn thuế VAT và thuế doanh thu từ các giao dịch trên mạng trong 3

năm đầu Áp dụng một mức thuế VAT ưu đãi

14. Các đề xuất đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp? (Nếu thiếu giấy có thể đính kèm thêm trang khác)

…………………………………………………………………………………………..

Page 136: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

121

BỘ THƯƠNG MẠI MẪU SỐ 2 VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG TMĐT VIỆT NAM 2004

PHIẾU ĐIỀU TRA

CÁC DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG CNTT PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SXKD Lưu ý: 1) Bộ Thương mại cam kết giữ bí mật các thông tin riêng của công ty và chỉ dùng thông tin cung

cấp tại phiếu điều tra này cho mục đích khảo sát tổng hợp về hiện trạng TMĐT VN năm 2004 2) Với những câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, xin chọn câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu X vào ô hoặc tương ứng 3) Dấu : Chỉ chọn một trong các câu trả lời; Dấu : có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời

A. Thông tin về công ty 1. Tên công ty ………………………………………………….......................................

2. Địa chỉ ………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………….................. Email:……………………………...........

3. Thông tin liên hệ của người điền phiếu

Họ tên: …………………………………………………………………………………

Vị trí công tác: …………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………..

Email: …………………………………………………………………………………..

4. Năm thành lập công ty ………………………………………………………………….

5. Số lượng nhân viên ………………………………………….........................................

6. Vốn pháp định (VND): Dưới 5 tỷ Từ 5-10 tỷ Trên 10 tỷ

7. Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp tư nhân Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

8. Ngành sản xuất kinh doanh chính Cơ khí, xây dựng Nông lâm thuỷ sản Thiết bị điện tử và viễn thông Công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng Thủ công mỹ nghệ Thương mại, dịch vụ Khác (nêu cụ thể) ………………………………………………………

9. Thị trường chính: Địa phương (nêu cụ thể) ………………………………………………. Toàn quốc Quốc tế (nêu cụ thể) ……………………………………………………

10. Đối tượng khách hàng chính Người tiêu dùng cá nhân Doanh nghiệp Các cơ quan chính phủ

Page 137: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

122

B. Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT)

1. Tổng số máy tính trong công ty? ………………………………………………………..

2. Số máy chủ hiện có: …………………………………………………………………….

3. Tỷ lệ nhân viên công ty sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc? ……………...

4. Công ty sử dụng máy tính cho những mục đích gì? Soạn thảo và lưu trữ văn bản Hỗ trợ hoạt động tác nghiệp của công ty Tài chính kế toán Email và Internet Khác (nêu cụ thể) ……………………………………………………....

5. Ước tính số nhân viên có trình độ máy tính đạt các mức sau: vii. Soạn văn bản ……………………………………………………………

viii. Sử dụng các phần mềm thông dụng ……................................................ ix. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin trên Internet .……………………. x. Lập trình ………………………..…….....………………………………

xi. Phần cứng …………………………………………................................ xii. Kỹ năng khác (nêu cụ thể) ……………………………………………...

6. Công ty có những hình thức đào tạo CNTT nào cho nhân viên? Mở lớp đào tạo Gửi nhân viên đi học Đào tạo theo công việc Không đào tạo

7. Ước tính đầu tư cho CNTT trong vòng 3 năm gần đây : ………………… (triệu đồng)

trong đó: đầu tư cho phần cứng chiếm .....…...%

đầu tư cho phần mềm chiếm ……....%

đầu tư cho đào tạo CNTT chiếm ………%

8. Ước tính tỉ trọng của chi ứng dụng CNTT trong tổng chi phí hoạt động thường niên? Dưới 5% Từ 5%-15% Trên 15%

9. Công ty ứng dụng những phần mềm phục vụ tác nghiệp nào? Phần mềm quản lý công văn Phần mềm quản lý nhân sự Phần mềm tài chính kế toán Phần mềm quản lý hàng hóa Phần mềm quản lý khách hàng Phần mềm lập kế hoạch Khác (nêu cụ thể) ………………………………………………………

10. Công ty có những kết nối mạng nội bộ nào? Intranet LAN WAN

11. Công ty có kết nối Internet? Có (bỏ qua câu 10) Không (bỏ qua câu 12, 13, 14)

Page 138: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

123

12. Công ty có kế hoạch kết nối Internet trong 1-2 năm tới? Có Không

13. Hình thức truy cập Internet? Quay số ADSL Đường truyền riêng

14. Tỉ lệ máy tính kết nối Internet trên tổng số máy tính: …………………………………..

15. Công ty sử dụng Internet cho những mục đích nào là chủ yếu? Nhận và gửi email Dịch vụ ngân hàng, tài chính Đào tạo Trao đổi, liên lạc trực tuyến với đối tác kinh doanh Tìm kiếm thông tin thị trường và đối tác Tiến hành giao dịch TMĐT Đọc tin và giải trí Khác (nêu cụ thể) ………………………………………………………

16. Đánh giá các trở ngại đối với việc sử dụng Internet của công ty (Với mỗi ý sau cho điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức trở ngại cao nhất):

….. Tính an toàn bảo mật (lây truyền virus, bị tấn công qua mạng) ….. Công nghệ quá phức tạp ….. Chi phí quá cao ….. Kết nối Internet chậm và không ổn định ….. Internet không đem lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động của công ty

C. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) 1. Công ty có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT không ?

Có (Số lượng ..…………) Không

2. Công ty đã hoặc đang có dự án về phát triển và ứng dụng TMĐT hay không? Có Không

3. Nếu có, đề nghị cung cấp một số thông tin về những dự án này:

Tên dự án Năm thực hiện Kinh phí (VND)

……………………………………………… ………………… ……………………

……………………………………………… ………………… ……………………

……………………………………………… ………………… ……………………

4. Công ty có website không? Có Không (chuyển sang câu 8)

5. Nếu có, địa chỉ website? ………………………………………………………………

6. Website công ty có những tính năng gì? Giới thiệu về công ty Catalogue sản phẩm Giao tiếp với người đọc Giao dịch thương mại điện tử (thông tin mua bán, đặt hàng) Khác (nêu cụ thể) ……………………………………………………..

Page 139: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

124

7. Kế hoạch của công ty trong vòng 1-2 năm tới Mở rộng danh mục hàng hoá/dịch vụ đưa lên website Thêm mới các tính năng cho website Nâng cấp/làm mới hoàn toàn website Giữ nguyên Đóng cửa website

8. Giải pháp tham gia thương mại điện tử mà công ty sẽ lựa chọn cho tương lai: Xây dựng và phát triển Website TMĐT của riêng công ty Tham gia các sàn giao dịch điện tử Khác (nêu cụ thể) ……………………………………………………..

9. Đánh giá các trở ngại đối với việc xây dựng / duy trì website của công ty (Với mỗi ý sau cho điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức trở ngại cao nhất)

….. Sản phẩm/dịch vụ của công ty không thích hợp với hình thức quảng bá và giao dịch trên mạng Internet

….. Khách hàng chưa quen sử dụng kênh giao tiếp này ….. Chi phí xây dựng và duy trì website quá cao ….. Tính an toàn bảo mật của giao dịch trên website không được đảm bảo ….. Website không đem lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động kinh doanh của

công ty

10. Các đề xuất đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp? (Nếu thiếu giấy có thể đính kèm thêm trang khác)

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

Page 140: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

125

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT

3.1. NHÓM DOANH NGHIỆP CÓ WEBSITE

TT Tên công ty Địa bàn Địa chỉ Website

1 Cty TNHH Du lịch Quốc tế Nghi Tàm Hà Nội www.nghitamtour.net 2 Cty Dịch vụ Viễn thông (GPC) Hà Nội www.gpc.com.vn 3 Cty Biệt thự vàng - Goden Lodge Resort Hà Nội www.goldenloge.com.vn 4 Cty Dệt may Hà Nội Hà Nội www.hanoisimex.com.vn 5 Cty TNHH Thủ công mỹ nghệ Hiệp Mỹ Hà Nội www.hiepmy.com.vn

6 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Hà Nội www.vbahanoi.com

7 Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Hà Nội www.bidv.com.vn

8 Bảo hiểm xã hội Viêt Nam Hà Nội www.baoviet.com.vn 9 Cty Cổ phần tư vấn IM Hà Nội www.im-biz.com

10 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Hà Nội www.vietcombank.com.vn 11 Cty Tài chính dầu khí Hà Nội www.pvfc.com.vn 12 DTNSolution Hà Nội www.dtnsolution.com 13 EIS,Inc Hà Nội www.globaleis.com 14 Trang thông tin xúc tiến XNK (VASC) Hà Nội www.exim-pro.com 15 Cty TNHH Ernst&Young Việt Nam Hà Nội www.ey.com/vn 16 Công ty phần mềm FPT Hà Nội www.fsoft.com.vn 17 Cty XNK tổng hợp 1 Hà Nội www.generalexim.com.vn 18 Cty TNHH Sản xuất và thương mại Hưng Thịnh Hà Nội www.hungthinh.com.vn 19 Cty Công nghệ tin học Tinh Vân Hà Nội www.tinhvan.com 20 Trung tâm xúc tiến phát triển phần mềm DN Hà Nội www.vsdclink.com 21 Cty Tư vấn đầu tư thương mại (ICC) Hà Nội www.invest.vdcmedia.com 22 Cty Tư vấn Hải Lân Hà Nội www.lanconvn.com 23 Luật Gia Phạm Hà Nội www.luatgiapham.com 24 Cty TNHH Công nghệ Số Hà Nội www.digitech.com.vn 25 Cty Dịch vụ THương mại số 1 Hà Nội www.trasco.vn.com 26 APL Việt Nam LTD- Chi nhánh phía Bắc Hà Nội www.apl.com

27 Cty thương mại cổ phần và đầu tư phát triển công nghệ Á Châu Hà Nội www.achaucomputer.com

28 Cty TNHH Thái Việt Hà Nội www.thavico.com 29 Cty VIHITESCO Hà Nội www.vihitesco.com

30 Cty cổ phần phát triển truyền dẫn và tin học-Telnet Hà Nội www.telnetco.com.vn

31 Cty Phần mềm và truyền thông VASC Hà Nội www.vasc.com.vn 32 Cty TNHH & PTTT Tân Phát Hà Nội www.tanphat.com.vn 33 Cty Phát triển công nghệ và truyền hình Hà Nội www.tekcastvn.com 34 Cty AIT Hà Nội www.ait.com 35 Cty TNHH tin học Mai Hoàng Hà Nội www.maihoang.com.vn 36 Cty da giầy Hà Nội - Hanhoes Hà Nội www.hanshoes.com.vn 37 Cty Cổ phần Tân Thế Kỉ Hà Nội www.newcenturysoft.com 38 Cty TNHH đầu tư T&M Việt Nam Hà Nội www.melinhplaza.biz 39 Cty Công nghệ Thiên Hoàng Hà Nội www.suntech.vdconline.com

40 Cty TNHH Nhật Hải Hà Nội(Sunny Ocean Hanôic,ltd) Hà Nội www.sunnyocean.com.vn

41 Cty TNHH Mùa Xuân Hà Nội www.vnemart.com.vn/spring 42 Cty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương VN Hà Nội www.vcbs.com.vn 43 Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội www.nxbgd.com.vn 44 Cty TNHH Phong Nguyễn Hà Nội www.goodsonline.com.vn

Page 141: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

126

45 Cty cổ phần đầu tư Phong Thuỷ Hà Nội www.bietthudep.com 46 Cty SX Hàng TCMNXNK Phú nghĩa Hà Nội www.phunghia.com.vn

47 Cty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ mới PTP Hà Nội www.ptp-jsc.com

48 Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gốm sứ Bát Tràng Hà Nội www.battrang-ceramics.org 49 Chi nhánh công ty du lịch Hương Giang Hà Nội www.discovermekong.com 50 Cty Đông Đô (Chi nhánh Hà Nội) Hà Nội www.đongdofasion.com 51 Cty da giầy Việt Nam Hà Nội www.vnemart.com.vn/leapro 52 Cty Dệt kim Hà Nội Hà Nội www.vnemart.com.vn/knitting 53 Văn phòng luật sư LEADCO Hà Nội www.ledcolawyer.com 54 Cty DETECH & ASSOCIATES Hà Nội www.detech-ip.com 55 Cty TNHH Du lịch & TM Mặt trời Châu Á Hà Nội www.asiasuntravel.com 56 Cty TNHH Phát triển văn minh đô thị Hà Nội www.cividec.com 57 Cty TNHH SX & DV máy tính Thế Trung Hà Nội www.cms.com.vn 58 Cty Hi-tech Hà Nội www.hotels.com.vn 59 Cty TNHH XD-TM H&B Hà Nội www.megabuy.com.vn 60 Cty TNHH DL & TM Xuyên Việt Hà Nội www.varound.com.vn 61 Siêu thị Tiền Phong VDC Hà Nội www.tienphong-vdc.com.vn 62 Cty Du lịch và Thể thao Việt Nam - Vietran Tour Hà Nội www.vietrantour.com 63 Cty Điều hành hướng dẫn Du lịch - Vinatour Hà Nội www.vinatour.com.vn 64 Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia Hà Nội www.vista.gov.vn 65 Cty Thuận Quốc Hà Nội www.thuanquoc.com.vn 66 Cty cổ phần giải pháp điện tử Thông tin IEC Hà Nội www.iec.com.vn 67 Cty xuất nhập khẩu Intimex Hà Nội www.intimexco.com 68 Cty cổ phần may 10 Hà Nội www.garco10.com.vn

69 Cty mây tre Hà Nội Hà Nội www.vnemart.com.vn/sfo-maytre

70 Cty cổ phần Misa Hà Nội www.misa.com.vn 71 Cty TNHH TM Thảo Nguyên Hà Nội www.thaonguyenvn.com 72 Kelvin Chia Partnership Hà Nội www.kepartership.com 73 Trung tâm thống kê tin học Hàng không Hà Nội www.vietnamair.com.vn 74 Báo diễn đàn doanh nghiệp Hà Nội www.dddn.com.vn

75 Cty TNHH tư vấn và giải pháp CNTT và truyền thông Hà Nội Hà Nội http://hipt.com.vn

76 Cty Dược liệu TW1 (Cty CP Dược TW Mediplantex) Hà Nội www.mediplantex.com

77 Cty cổ phần XNK Mây tre Việt Nam Hà Nội www.barotex,ciom 78 Cty TNHH TM Thảo Nguyên Hà Nội www.thaonguyenvn.com 79 Văn phòng đại diện Youngone tại Hà Nội Hà Nội www.tuyendunglaodong.com 80 Cty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội www.doximex.com.vn 81 Cty TNHH Yamaha Motor Việt Nam Hà Nội www.yamaha-motor.com.vn 82 Cty TNHH Vĩnh Trinh Hà Nội www.vinhtrinh.com.vn 83 Cty TNHH Fujitsu Vietnam Hà Nội www.fujitsu.com 84 Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội Hà Nội www.BDIV.com.vn 85 TCT Khoáng sản Việt Nam VIMICO Hà Nội 86 Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc Hà Nội www.keb.com.kr 87 Rhodia Hà Nội Hà Nội www.rhodia-asiapacific.com 88 Cty TNHH EDD Hà Nội www.eddexport.com 89 SATECOM Hà Nội www.satecomvn.com 90 Schmidt Việt Nam Co.Ltd Hà Nội www.schmidtelectrocnics.com 91 Diethelm& Co.Ltd Technology Hà Nội www.dksh.com 92 Sở giao dịch NHĐT & PT Việt Nam Hà Nội www.bidv.com.vn 93 APLUCO Hà Nội www.apluco.com 94 XUANFASHIONS CO.,LTD Hà Nội www.xuanfashion.com 95 Công ty TNHH TTK Hà Nội www.ttkco.com 96 TELNET JOINT STOCK COMPANY Hà Nội www.telnet.com.vn

Page 142: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

127

97 TRANSIMEX SAIGON Hà Nội www.transimexsaigon.com 98 Phuc Anh Computer Hà Nội www.phucanh.com.vn 99 Công ty cổ phần hoá chất Hà Nội www.chemco.com.vn

100 Thaicom Group Hà Nội www.thaicomgroup.com 101 Công ty XNK Hoà Bình- CN Hà Nội Hà Nội www.unimexhoabinh.com.vn 102 GM-DAEWOO Hà Nội www.vidamco.com.vn 103 Công ty TNHH Thắng toàn cầu Hà Nội www.denxinh.com 104 Công ty Tân An Bình Hà Nội www.tab.com.vn 105 Nhà In báo Nhân dân Hà Nội Hà Nội www.in-nhandan.com.vn

106 Chi nhánh công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ Hà Nội www.gelimex.com.vn

107 VP khu vực miền Bắc _TCT HKVN Hà Nội www.nro.vietnamair.com.vn

108 Cty TNHH Viễn thông tin học công nghệ cao và TM Hà Nội www.htcovn.com

109 Cty Điện toán và truyến số liệu - VDC Hà Nội www.vdc.com.vn 110 Cty Văn phòng phẩm Hồng Hà Hà Nội www.vpphongha.com.vn 111 Cổ phần Đồ hộp Hạ Long Hà Nội www.halongcanfoco.com

112 Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung TPHCM www.quangtrungsoft.com.vn

113 Công ty TNHH T&T TPHCM www.tnt-vietnam.com 114 Công ty Viễn thông Quân đội - Viettel TPHCM www.viettel.com.vn 115 Công ty Pinaco TPHCM www.pinaco.com

116 Công ty TNHH TM&PT Ứng dụng CNTT Hợp Nhất TPHCM www.allison.com.vn

117 Cty TNHH TBVT AX TPHCM www.axmobile.com 118 Công ty Dây & Cáp điện Việt Nam Cadivi TPHCM www.cadivi-vn.com 119 Công ty Goldmart TPHCM www.gdmart.com.vn 120 Công ty Pyramid-Consulting Vietnam TPHCM www.pyramid-consulting.com 121 Công ty TNHH CNNT Sao Kim TPHCM www.microstar.com.vn 122 Công ty cổ phần SXKD Mêkông Xanh TPHCM www.mekonggreen.net 123 Công ty Tính hợp Truyền Thông Ciscom TPHCM www.ciscomvn.com 124 Công ty Logico Computer TPHCM www.logico.com 125 Công ty TNHH Zen Plaza TPHCM www.zenplaza.com 126 Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam TPHCM www.fujitsu.com.vn 127 Công ty TNHH Tin học PT TPHCM www.vietnam-tourist.com 128 Công ty TNHH SX-TM Thiên Long TPHCM www.thienlongvn.com 129 Công ty G.O.L Co. Ltd TPHCM www.golgift.com 130 Công ty nước giải khát Cocacola Việt Nam TPHCM www.cocacolavietnam.com.vn

131 Công ty liên doanh Mercerdes-Benz TPHCM www.mercerdes-benzvietnam.com

132 Công ty hàng tiêu dùng Bình Tiên TPHCM www.bitis-vn.com 133 Công ty Seaprodex Sài Gòn TPHCM www.seprodexsg.com 134 Công ty TNHH Theodore Alexander HCM TPHCM www.theodorealexander.com 135 Công ty TNHH Đại Phúc Hưng Thịnh TPHCM www.daiphuchungthinh.com.vn 136 Công ty Cổ Phần XNK Bình Tây TPHCM www.bitexvn.com 137 Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam TPHCM www.vinafor.com.vn 138 Thai Duong export ceramics cooperative TPHCM www.thaiduongcoop.com 139 Công ty TNHH điêu khắc Vĩnh Cửu TPHCM www.vinhcuu.com.vn 140 Công ty Cổ phần gốm Việt Thành TPHCM www.vicerco.com 141 Công ty Gốm Minh Đức TPHCM www.ceramicsminhduc.com 142 Công ty Cổ phần Gốm XD Mỹ Xuân TPHCM www.myxuan_vt.com.vn 143 Công ty TNHH Quảng Hưng TPHCM www.quanghungplastico.com 144 Công ty May Nhà Bè TPHCM www.nhabe.com.vn 145 Công ty TNHH May Nguồn Nhân Lực TPHCM www.jeansresource.com 146 Công ty Dệt Việt Thắng TPHCM www.vietthangcom.com 147 Công ty TNHH May Thêu Quốc Tuấn TPHCM www.quoctuangarment.com

Page 143: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

128

148 Công ty Thời trang KhaiSilk TPHCM www.khaisilk.com.vn 149 Công ty Liên doanh Coats Phong Phú TPHCM www.coats.com.vn 150 Công ty May Phương Đông TPHCM www.fugamex.com 151 Công ty Giày Hiệp Hưng TPHCM www.hi-shoes.com 152 Công ty TNHH May Xuất khẩu Lê TPHCM www.letitches.com 153 Công ty Cổ phần Văn hoá Tân Bình TPHCM www.alta-vn.com 154 Công ty Báo Tuổi Trẻ TPHCM www.tuoitre.com.vn 155 Công ty TNHH Avenue I.T.Solutions TPHCM www.avenue-net.com 156 Công ty TNHH SXTMDV Phần mềm VYVY TPHCM www.vyvysoft.com 157 Công ty Global Cybersoft TPHCM www.globalcybersoft.com

158 Công ty Cổ phần Điện điện tử tin học Sao Bắc Đẩu TPHCM www.ispco.com.vn

159 Công ty Tường Minh TPHCM www.tmasolutions.com 160 Công ty Vina Genuwin TPHCM www.vinagenuwin.com 161 Công ty Du lịch Exotissimo Việt Nam TPHCM www.extissimo.com 162 Công ty TransViet Promotion TPHCM www.transviet.com.vn 163 Công ty Du lịch Hà Nội Toserco TPHCM www.torsecohanoi.com 164 Công ty TNHH Đạt Gia Nam Travel TPHCM www.datgianam.com 165 Công ty TNHH Du lịch Trời Việt TPHCM www.vietskytourist.com 166 Công ty Vidotour Indochina Travel TPHCM www.vidotourtravel.com 167 Công ty du lịch Gia Hy TPHCM www.giahy.com 168 Công ty TM DVDL FidiTourist TPHCM www.fiditour.com 169 Công ty TNHH TM Hoàng Hà TPHCM www.hoangha.com 170 Công ty dịch vụ lữ hành Saigon Tourist TPHCM www.saigontourist.net 171 Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh nam Sài Gòn TPHCM www.vbard.com.vn 172 Ngân hàng Á Châu - Trung tâm thẻ TPHCM www.acb.com.vn 173 Ngân hàng Sài Gòn Công Thương TPHCM www.Saigonbank.com.vn 174 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh TPHCM www.baominh.com.vn 175 Ngân hàng NN&PTNT 3 - phòng giao dịch số 1 TPHCM www.agribank.com.vn 176 Công ty Realty World TPHCM www.thegioibatdongsan.com 177 Công ty Đầu tư và phát triển xây dựng TPHCM www.invescovn.com 178 Công ty TNHH Tháng Tám TPHCM www.thangtam.com 179 Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 3 TPHCM www.pecc3.com 180 Công ty TNHH TM DV và KT SGC TPHCM www.SGCsolutions.com 181 Công ty TNHH TM Tin học Hài Hoà TPHCM www.harmony.com.vn 182 Công ty tư vấn Doanh thương Nhựt Tân TPHCM www.nhuttan.com 183 Công ty TNHH Tin học Công Minh Nết TPHCM www.comnetvn.com 184 Tạp chí Thương Mại TPHCM www.tapchithuongmai.com 185 Ngân hàng dữ liệu - Data Bank TPHCM www.dbvnnews.com 186 Công ty TNHH SX máy tính SingPC TPHCM www.singpc.com.vn 187 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam TPHCM www.eximbank.com.vn 188 Công ty TNT - Viettrans Epress Worldwide TPHCM www.tnt.com 189 Công ty Trường Thịnh Plastics TPHCM www.truongthingplastics.com 190 Công ty Đức Việt - Cargo Team TPHCM www.cargoteamvn.com 191 Công ty TNHH Bệnh viện Đa Khoa Phú Thọ TPHCM www.benhvienphutho.com 192 Cathay Pacific TPHCM www.cathaypacific.com 193 Công ty TNHH Bảo Thanh TPHCM www.setira.com 194 Công ty CP Khử trùng giám định Việt Nam TPHCM www.vfc.com.vn 195 Công ty tổ chức triển lãm VCCI TPHCM www.vietcham-expo.com 196 Công ty liên doanh gạch men Mỹ Ý TPHCM www.ymy_ceramic.com 197 Công ty Sữa Việt Nam TPHCM www.vinamilk.com.vn

198 Công ty Phát triển thông tin (IDC) - VPĐD phía Nam TPHCM www.vidc.com.vn

199 Công ty TNHH TMDV Vận tải & Tiếp nhận Hàng hoá Ngôi Sao Toàn Cầu TPHCM www.gslogistics.com

Page 144: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

129

200 Công ty CP Nhà đất Đô Thị Hoá TPHCM www.nhadat.com/dothimu 201 Công ty Sài Gòn Địa Ốc Phúc Đức TPHCM www.phucduc.com 202 Công ty TNHH Betacas TPHCM www.betacas.com 203 Công ty TNHH Vạn Phát Hưng TPHCM www.vanphathung.com 204 Công ty KTXD & VLXD Cotec TPHCM www.cotec.com.vn 205 Công ty cổ phần niên giám điện thoại TPHCM www.yp.com.vn 206 Trung tâm thông tin tư liệu Đại học Đà Nẵng Đà Nẵng www.dnw.edu.vn 207 Cty Siemsoftware Đà Nẵng www.siemsoftware.com 208 Cty VICONSHIP DANANG Đà Nẵng www.viconship.com 209 Cty TNHH Thái Việt Đà Nẵng www.thaiviettavel.com 210 Cty XNK Đà Nẵng Đà Nẵng www.cotimexdn.com

211 Cty CP Phát triển Công nghệ & tư vấn đầu tư Đà Nẵng Đà Nẵng www.icticorp.com

212 VP Luật sư Phạm và Liên danh CN Đà Nẵng Đà Nẵng www.pham.com.vn 213 Cty TNHH Vật tư thiết bị điện Tuyết Cường Đà Nẵng www.tuyetcuong.com.vn 214 Ngân hàng Kỹ Thương CN Đà Nẵng Đà Nẵng www.techcombank.com.vn 215 Ngân hàng Á Châu ACB-cn Đà Nẵng Đà Nẵng www.acb.com.vn 216 Chi nhánh Bitis Đà Nẵng Đà Nẵng www.bitis-vn.com 217 Cty Du lịch Thương mại Xuyên Á Đà Nẵng www.transasiadn.ptc.com 218 Cty CP Vận Tải & thuê tàu Đà Nẵng Đà Nẵng www.vfv.com.vn 219 Cty CP Phương Đông Đà Nẵng www.phuongdong.com.vn 220 Cty Xây lắp và CN tàu thuỷ miền Trung Đà Nẵng www.macshinco.biz 221 Cty Tư vấn XDGT 533 Đà Nẵng www.tecco533.com 222 Cty TNHH Đồng Tiến Đà Nẵng www.dtbakery.ptc.com.vn 223 CtyCP Tơ lụa và dịch vụ Đà Nẵng Đà Nẵng www.danasi-vn.com 224 Cty CP KD máy và thiết bị phụ tùng Đà Nẵng www.seatech.com.vn 225 Cty cao su Đà Nẵng DRC Đà Nẵng www.drc.com.vn 226 Cty Dệt May 29/3 Đà Nẵng www.hachiba.com.vn 227 Cty CP Túi Xách Đà Nẵng Đà Nẵng www.vinabags.com

Page 145: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

130

3.2. NHÓM ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT

TT Tên công ty Địa bàn Địa chỉ website nếu có

1 Công ty TNHH TM Lâm Bảo Việt TP.HCM 2 Công ty TNHH Toàn Đại Lương TP.HCM 3 Công ty TNHH Phát Tiên TP.HCM 4 Công ty TNHH Nhật Tín TP.HCM 5 Công ty TNHH Hưng Đạt TP.HCM 6 Công ty CP Phước Vinh Sơn TP.HCM 7 Công ty TNHH TM & DV Tân Huỳnh Mai TP.HCM 8 Công ty TM & Du lịch Daknông TP.HCM 9 Công ty TNHH Công Pháp TP.HCM

10 TTTM Sóng Thần - Siêu thị BDMart Bình Dương 11 TT Du lịch Lữ hành Phú Thọ TP.HCM 12 Công ty Du lịch DV Vinh Phúc TP.HCM 13 Công ty DV Du lịch Phú Thọ TP.HCM 14 Khách sạn Phương Nam TP.HCM 15 Khách sạn Phương Nguyên TP.HCM 16 Khách sạn Thành Long TP.HCM 17 Khách sạn Tuấn Hưng TP.HCM 18 Khách sạn Tiến Hưng 1 TP.HCM 19 Khách sạn Hồng Nguyên TP.HCM 20 Khách sạn Vạn Long TP.HCM 21 Khách sạn Minh Thư TP.HCM 22 Khách sạn Hồng Hà TP.HCM 23 Công ty TNHH KS Ngọc Vân Định TP.HCM 24 Công ty KoMan Việt Nam TP.HCM 25 Công ty Đạt Phong TP.HCM 26 Công ty CP Vận tải số 1 TP.HCM 27 Công ty CP Phú Thạnh TP.HCM 28 Công ty TNHH Quảng Cáo Ngôi Sao 2 TP.HCM 29 Công ty TNHH MInh Bảo TP.HCM 30 Công ty LD Round The World Logistics TP.HCM 31 Công ty TNHH Hoàng Kim TP.HCM 32 Công ty TNHH TM Hoàng Hà TP.HCM www.hoangha.com 33 Công ty Phát triển Tiếp Vân số 1 TP.HCM www.vict-vn.com 34 Công ty TNHH TT BYT Anh Khoa TP.HCM www.anhkhoa.com.vn 35 Công ty CP DV Du lịch Đường sắt Saigon TP.HCM 36 Công ty Liên doanh Evergreen Vietnam TP.HCM www.evergreen-marine.com 37 Công ty CP Nam Quốc Minh TP.HCM 38 Công ty TNHH Hữu Tín TP.HCM 39 Công ty TNHH & DV Nhân Trí Tín TP.HCM 40 Công ty TNHH TM Hiệp Thông TP.HCM 41 Công ty OBAYASHI Corporation TP.HCM 42 Công ty EVERICH Ltd TP.HCM 43 Công ty TNHH Silverdragon Ltd TP.HCM 44 Công ty TNHH KS Vân Đại Mỹ TP.HCM 45 Công ty TNHH TM Lam Sơn TP.HCM 46 Công ty TNHH TM Quán Quân TP.HCM 47 Công ty TNHH Vinalco forwarding TP.HCM www.vinalcoforwarding.com 48 Công ty TNHH Thế Giới Hoà Bình TP.HCM 49 Công ty TM & SX Lê Kiều Công TP.HCM www.lckceramics.com 50 Công ty TNHH Anh Tài TP.HCM 51 Công ty TNHH ANTI Đồng Nai

Page 146: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

131

52 Công ty Tân Đại Thành TP.HCM 53 Công ty CP Giầy Việt TP.HCM 54 Công ty TNHH Đoàn Sơn TP.HCM 55 Công ty CP May XK Long An Long An 56 Công ty TNHH KANAN SG Long An 57 Doanh nghiệp TN-DN-TM Hải Long Bình Dương

58 Công ty TNHH Khai Thác Nguồn Hàng Quốc Gia TP.HCM

59 Công ty TNHH TM-DV-XD Duy Hùng TP.HCM 60 Công ty TNHH CN TM Phú Hà TP.HCM 61 Công ty TNHH Quảng Hưng TP.HCM www.quanghungplastico.com.vn62 Công ty TVL Global Logistics TP.HCM 63 Công ty TNHH Nguyên Long TP.HCM 64 Công ty DNTN TP.HCM 65 Công ty TNHH Tín Thành TP.HCM 66 Công ty TNHH SX-TM Vinh Thắng TP.HCM 67 Công ty TNHH TM-SX Phát Thành TP.HCM 68 Công ty TNHH Minh Luyện TP.HCM 69 Công ty CP May Bình Minh TP.HCM 70 Công ty TNHH NahNoon TP.HCM 71 Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành TP.HCM www.dtwoodvn.com 72 Công ty LD May VIGAWELL TP.HCM 73 Công ty May Minh Hoàng TP.HCM 74 Công ty CP XD Đầu tư Cao su TP.HCM

75 Công ty Khai thác chế biến Lâm nông sản cung ứng XK TP.HCM

76 Công ty liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Dakman TP.HCM

77 Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Minh Tiến TP.HCM 78 SAMBU VINA SPORTS Co.,Ltd TP.HCM 79 Công ty TNHH May Nguồn Lực TP.HCM 80 Công ty may Nhà Bè TP.HCM www.nhabe.com.vn 81 Công ty TNHH May CN Tân Bình Minh TP.HCM 82 Công ty TNHH TMDV y tế Định Giang TP.HCM www.digi_med.com 83 Công ty TNHH Pung Kook Sài Gòn TP.HCM 84 Công ty Hữu Nghị TP.HCM 85 Công ty TNHH Polytec TP.HCM 86 DNTN Kim Hàn TP.HCM 87 Công ty Dintsun TP.HCM 88 Công ty TNHH Giày Ching Hih VN TP.HCM 89 Công ty may Hui Chang TP.HCM www.intergarmentcorp.com 90 Công ty IDC Sài Gòn TP.HCM 91 Công ty TNHH Nissei electric Việt Nam TP.HCM 92 Công ty TNHH Nguyễn Hoàng Anh TP.HCM 93 Công ty TNHH SX - TM - DV du lịch 932 TP.HCM 94 Công ty tin học Bưu Điện TP.HCM 95 Công ty tích hợp truyền thông Ciscom TP.HCM www.ciscomvn.com 96 Công ty cổ phần SXKD Mêkông xanh TP.HCM 97 Công ty TNHH TM Máy tính T&T TP.HCM 98 Công ty TNHH TM và DV tin học An Quốc Việt TP.HCM 99 Công ty TNHH TM tin học HONGCO TP.HCM www.hongco-it.com

100 Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ TP.HCM 101 Công ty cổ phần TM Khai Trí TP.HCM 102 Công ty TNHH TM & KT Hoàng Lộc TP.HCM 103 Công ty TNHH Thy An TP.HCM 104 Công ty MTEX TP.HCM

Page 147: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

132

105 Công ty TOSOK NIDEK TP.HCM 106 Công ty DAEWOONG VN TP.HCM 107 Công ty TNHH TM SXKD Hào Hiệp TP.HCM 108 Công ty TNHH SX Tân Ích Hưng TP.HCM 109 Công ty TNHH Hiệp Hưng Lang TP.HCM 110 Công ty TNHH Quang Tú TP.HCM 111 Công ty TNHH Thanh Bình TP.HCM 112 Công ty TNHH Hoà Phát TP.HCM 113 Công ty TNHH Chuân Hoá TP.HCM 114 Công ty TNHH Viva Sài Gòn TP.HCM 115 Công ty Chian Shang VN TP.HCM 116 Công ty TNHH Nguyên Anh TP.HCM 117 Công ty cổ phẩn SX-TM XNK Phú San TP.HCM www.fscovn.com 118 Công ty Tấn Phong TP.HCM 119 Doanh nghiệp tư nhân A&T TP.HCM 120 Công ty Hưng Nghiệp Hoà Tổng TP.HCM 121 Công ty TNHH Ban Mai TP.HCM 122 Công ty TNHH Lâm Việt TP.HCM

123 Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Chân Phương TP.HCM www.cpe-vn.com

124 Công ty TNHH XD Anh Hùng TP.HCM 125 Công ty TNHH XD-TM Thuận Việt TP.HCM www.thuanviet.com 126 Công ty cổ phần gạch ngói XD Mỹ Xuân TP.HCM www.myxuan-vt.com.vn 127 Công ty TNHH LQ Joton TP.HCM www.joton.com.vn 128 Công ty TNHH Song Minh TP.HCM 129 Công ty TNHH Quảng Liên TP.HCM 130 Công ty TNHH Kim Huy TP.HCM 131 Công ty Yujun Vina TP.HCM

132 Công ty tư vấn Đầu tư và thiết kế xây dựng CDCo TP.HCM

133 Công ty XNK và đầu tư Chợ Lớn (CHOLIMEX) TP.HCM 134 Công ty TNHH Thành Vũ TP.HCM 135 Công ty TNHH Long Võ TP.HCM 136 Công ty TNHH Việt Siêu TP.HCM 137 Công ty TNHH NHTS Tân Kiên TP.HCM 138 Trung tâm kinh doanh thuỷ sản APT TP.HCM 139 Công ty TNHH Hải Thuận TP.HCM 140 Công ty TNHH Hưng Bình TP.HCM 141 Công ty TNHH Lập Thịnh TP.HCM 142 Công ty TNHH trà giống Cao Nguyên TP.HCM 143 Công ty IARK CORI VN TP.HCM 144 Công ty TNHH May xuất khẩu Lê TP.HCM www.lestiches.com 145 Công ty TNHH Right Rich Việt Nam TP.HCM 146 Công ty TNHH Hansae Việt Nam TP.HCM www.hansae.com 147 Công ty may Minh Hoàng TP.HCM 148 Công ty Lạc Tỷ TP.HCM 149 Công ty Thông Dụng TP.HCM 150 Công ty TNHH Asama TP.HCM 151 Công ty cổ phần bao bì hộp thiếc Cầu Tre TP.HCM 152 Công ty Tiến Thành TP.HCM 153 Công ty nông sản và dược liệu Trường Sa TP.HCM 154 Công ty TNHH TTK TP.HCM www.ttkco.com 155 Công ty May Tây Đô Cần Thơ www.taydo.com.vn 156 Công ty cổ phần dược Hậu Giang Cần Thơ www.hgpharm.com.vn 157 Công ty TNHH Trần Liên Thịnh Hà Nội

Page 148: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

133

158 Chi nhánh Hennessy Việt Nam Hà Nội 159 Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội Hà Nội 160 Công ty Cổ phần XNK Mây tre Việt Nam Hà Nội www.learotex.com 161 Orion Hanel Picuture Tube Hà Nội 162 Công ty cổ phần Cổng Mới Hà Nội 163 Công ty Điện tử Hà Nội Hà Nội www.hanel.com.vn 164 Doanh nghiệp tư nhân Duy Tiên Hà Nội 165 Công ty Phần mềm Vietsoftware Hà Nội www.vietsoftware.com 166 Công ty cổ phần Liên Minh- Alliant Corp. Hà Nội www.alliant-corp.com 167 Công ty cô phần Mạng đơn giản Hà Nội www.lasynet.com.vn 168 Công ty TNHH Cơ khí Mạnh Quang Hà Nội 169 VPĐD Sanyo Engineering&Construction.Inc Hà Nội 170 Công ty Thiết kế cơ khí Quốc Bang Hà Nội 171 Công ty Toyota Việt Nam Hà Nội www.toyota.com.vn 172 Công ty TNHH ABB Hà Nội www.abb.com 173 Công ty Sản xuất Thương mại Thái Hoà Hà Nội www.cafethaihoa.com 174 Công ty Thuỷ tinh Hà Nội Hà Nội 175 Công ty Dệt len Mùa Đông Hà Nội www.muadong.knitwear.com.vn 176 Công ty CP Tư vấn chuyển giao CNghệ ITC Hà Nội www.itc.com.vn 177 Công ty TNHH Đầu tư và TM Đức Nghĩa Hà Nội 178 Công ty cổ phần XNK Kỹ thuật- TECHNIMEX Hà Nội 179 Công ty Bánh kẹo Hải Châu Hà Nội www.haichau.com.vn 180 Công ty TNHH Nhà máy bia Hà Tây Hà Nội www.hbl.com.vn 181 Công ty cổ phần Đá mài Đông Đô Hà Nội www.dongdo-abrasive.com 182 Công ty Điện tử Samsung Vina- Chi nhánh HN Hà Nội www.samsung.com 183 Công ty TNHH Quốc tế NAGATUNA Hà Nội 184 Công ty cổ phần Tân Mai Hà Nội 185 Trung tâm Kỹ thuật lợn giống trung ương Hà Nội 186 Công ty TNHH Toto Việt Nam Hà Nội www.totovn.com

187 Trung tâm Đấu thầu và Quản lý dự án TCT Vinaconex Hà Nội

188 Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Hà Nội 189 Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 Hà Nội 190 Công ty cổ phần Bá Hiến VIGLACERA Hà Nội 191 Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Số 6 Hà Nội 192 Công ty XNK INTIMEX Hà Nội http://intimex.com 193 Công ty TNHH Quảng Bá Thiện Hà Hà Nội 194 Cục đường bộ Việt Nam Hà Nội www.vra.gov.vn 195 Chi nhánh Công ty TNHH TM & DV Thiên Minh Hà Nội 196 Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục mới Hà Nội www.edusoft.com.vn 197 Chi nhánh Công ty TNHH SDV Việt Nam Hà Nội www.sdw.com 198 Công ty TNHH TM và DV Tùng Anh Hà Nội 199 Công ty cổ phần TM Lam Hồng Hà Nội www.lamhong.com.vn 200 Công ty TM và DV Trần Anh Hà Nội www.trananh.com.vn 201 Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí XK Hà Nội 202 Công ty Vidotour Hà Nội www.vidotourtravel.com 203 Công ty TNHH TM và Phát triển Hà Nội 204 Công ty TM Đức Hiếu Hà Nội 205 Trung tâm điều độ Hệ thống điện miền Bắc Hà Nội 206 Công ty TM và SX Mục Thuận Phong Hà Nội 207 Công ty Du lịch Nối vòng tay- Handspan Hà Nội www.handspan.com 208 Công ty CP Tư vấn và Xây lắp Trường Giang Hà Nội 209 Công ty TNHH Cabico Việt Nam Xây lắp điện Hà Nội

210 Công ty TNHH Thương mại và Quảng cáo Hương Trang Hà Nội

Page 149: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

134

211 Trung tâm Máy văn phòng A Mỹ Hà Nội 212 Công ty Sản xuất - XNK Hà Nội Hà Nội www.hapro.com.vn 213 Công ty cổ phần XNK TM Việt Tuấn Hà Nội www.vỉtadimex.com 214 Công ty cổ phần XNK Máy HN Hà Nội 215 Công ty DV và TM- TSC Hà Nội www.vcci-tsc.com 216 Tổng công ty chè Việt Nam Hà Nội www.vinatra.com.vn 217 Công ty Thanh Hà Hà Nội www.cc21.com 218 Công ty TNHH C&F Hà Nội www.cfcovn.com 219 Trung tâm Công nghệ Laser Hà Nội www.nacenlas.com 220 Trung tâm máy tính- Công ty Điện lực 1 Hà Nội 221 Công ty Bông Mai Hà Nội www.vnemart.com.vn/bongmai 222 Công ty Craftbeauty Co., Ltd Hà Nội 223 Công ty TNHH Thế giới (Worldgems Co., Ltd Hà Nội www.worldgems.com.vn 224 Công ty TNHH Bảo Tâm Hà Nội 225 Công ty cổ phần TM và DV Tin học Hà Nội 226 Công ty cổ phần sáng tạo Quốc tế Hà Nội 227 Trung tâm ngoại ngữ 33 Nhà Chung Hà Nội 228 VINATEX-IMEX Hà Nội 229 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội Hà Nội www.bdiv.com.vn 230 Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam Hà Nội 231 Công ty TNHH FUJITSU Việt Nam Hà Nội www.vn.fujitsu.com 232 Công ty TNHH O-TECH Hà Nội 233 Rhodia Hà Nội Hà Nội www.rhodia-asiapacific.com 234 Công ty xây dựng và thương mại Quang Minh Hà Nội 235 Công ty cổ phần Việt Chào Hà Nội 236 Doanh nghiệp tư nhân Kim Lai Hà Nội 237 Công ty TNHH thương mại BT Hà Nội 238 Công ty TNHH Bảo Toàn Hà Nội 239 Công ty CP thương mại vận tải Quảng Phát Hà Nội 240 Công ty TNHH ELTEK Vietnam Hà Nội 241 Công ty TELNET JOINT STOCK Hà Nội www.telnet.com.vn 242 Sở giao dich ngân hàng Đầu tư Hà Nội 243 Công ty TNHH Dịch vụ SX và XNK Việt Hoa Hà Nội 244 Công ty thương mại và sản xuất Hoàn Dương Hà Nội

245 Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực than nội địa Hà Nội

246 Công ty BLANCO Việt Nam Hà Nội 247 Công ty TNHH Anh Cao Hà Nội 248 Công ty TNHH Thăng Long Hà Nội 249 Công ty Schmidt Việt Nam Hà Nội www.schmidtelectronics.com 250 Công ty SATECOM Hà Nội www.satecomvn.com 251 Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam Hà Nội 252 Công ty TNHH đầu tư TM Phượng Hoàng Hà Nội 253 Công ty Điện tử công nghiệp Hà Nội

254 Công ty TNHH thương mại và quảng cáo Hoàng Hà Hà Nội

255 Công ty Hải Châu Hà Nội

256 Công ty công nghệ đa ngành-UNITECH Co LTD Hà Nội www.vinaweld.com

257 Công ty Diethelm &Co Ltd Technology Hà Nội www.dksh.com

258 Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển công nghệ ITD Hà Nội

259 Trung tâm XNK và dịch vụ vật tư kỹ thuật - Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam Hà Nội

260 Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt Hà Nội

Page 150: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

135

261 Công ty VIMECO-VINACONEX Hà Nội

262 Công ty TNHH Nhật Hà (ATECH NHAT HA VIETNAM) Hà Nội

263 Công ty Neo Agro Business Hà Nội 264 Chi nhánh công ty dược trung ương III Hà Nội Hà Nội 265 Công ty TNHH cơ điện Trần Phú Hà Nội 266 Công ty tấm lợp và vật liệu XD Đông Anh Hà Nội 267 Công ty Tân An Bình Hà Nội www.tab.com.vn 268 Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ Hà Nội www.gelimex.com.vn 269 Nhà in báo Nhân Dân Hà Nội www.in-nhandan.com.vn

270 Công ty Thiết kế và Dịch vụ xây dựng thương mại Hà Nội

271 Sun Pharma chi nhánh Hà Nội Hà Nội

272 Công ty TNHH thương mại kỹ thuật Đông Nam Á-ASEATEC Hà Nội www.aseatec.com.vn

273 Công ty TNHH Đông Sơn Hà Nội

274 Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam-VINACONEX Hà Nội www.vinaconex.com

275 Công ty TNHH EDD Hà Nội www.eddexport.com 276 Công ty Datacraft Vietnam Hà Nội www.datacraft-asia.com 277 Tổng Công ty Mía đường I Việt Nam Hà Nội

278 Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu-Nasico TP Hải Phòng

279 Doanh nghiệp chè Thảo Công Thái Nguyên 280 Công ty TNHH BANDAI Việt Nam Hoà Bình 281 Công ty Cổ phần Công nghiệp ôtô Đà nẵng Đà Nẵng 282 Công ty TNHH TM và DV Cựu Kim Sơn Đà Nẵng 283 Công ty TNHH Kỹ thuật Việt Nam-VIETECH Đà Nẵng www.vietech.com.vn

284 Công ty Đầu tư và phát triển thương mại Trường Phước Đà Nẵng

285 Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng Đà Nẵng www.agrexport.com

286 Công ty xi măng vật liệu XD xây lắp Đà Nẵng Đà Nẵng www.coxiva.com.vn

287 Công ty Xây lắp công nghiệp và thương mại Trường Giang Đà Nẵng www.td-electric.com.vn

288 Công ty TNHH thương mại Minh Tâm Đà Nẵng 289 Công ty Điện tử viễn thông tin học Châu Tuấn Đà Nẵng 290 Công ty TNHH Đoàn Ngô Đà Nẵng 291 Công ty tin học và viễn thông T&H Đà Nẵng 292 Công ty TNHH TM và DV Thiên Ân Đà Nẵng 293 Công ty TM và DV Nguyễn Đức Hào Đà Nẵng www.nguyenduchao.com

294 Công ty Thương mại và xây lắp cơ điện lạnh Hải Đăng Đà Nẵng

295 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hải Vy Đà Nẵng 296 Công ty thương mại Đông Nam Á Đà Nẵng

297 Công ty cổ phần đầu tư phát triển du lịch biển Tiên Sa Đà Nẵng

298 Công ty TNHH Hồng Phước Đà Nẵng

299 Công ty TNHH Vận tải biển và thương mại Thuận Nghĩa Đà Nẵng

300 Công ty TNHH TM và DV Đỉnh Cao Đà Nẵng www.dinhcao.com

301 Tổng Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh Hà Tĩnh www.mitracohatinh.com.vn

302 Công ty TNHH Thanh Bình Thanh Hoá

303 Công ty công trình giao thông và thương mại 423 Nghệ An

Page 151: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

136

PHỤ LỤC 5

GIỚI THIỆU MỘT SỐ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM

SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ VNEMART

http://www.vnemart.com.vn; http://www.vnemart.com

1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển – những mốc sự kiện chính - Năm 2001 nhận thức được thế mạnh của việc xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ra thị trường nước ngoài và nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với công tác xúc tiến thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng dự án “Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ các làng nghề truyền thống Việt Nam” và trong khuôn khổ của dự án sẽ xây dựng Sàn giao dịch TMĐT cho các doanh nghiệp xản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

- Sau hai năm nghiên cứu và chuẩn bị, tháng 4/2003 VCCI đã khai trương Sàn giao dịch TMĐT đầu tiên cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, trước mắt dành cho các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ. Lúc khai trương Sàn giao dịch mới chỉ có 27 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực TCMN được tham gia với khoảng 1800 sản phẩm tiêu biểu của ngành TCMN Việt Nam.

- Tháng 1/2004 Sàn giao dịch TMĐT Việt Nam (http://www.vnemart.com.vn) đã mở rộng thêm 09 ngành hàng khác của Việt Nam trong đó chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: dệt may, da giầy, thuỷ hải sản, nông sản, thực phẩm chế biến …

- Để hỗ trợ cho các tỉnh, thành, hiệp hội trong việc ứng dụng TMĐT vào trong công tác xúc tiến thương mại, VCCI đã tiến hành hợp tác và hỗ trợ với các tỉnh thành trong việc xây dựng các nhánh Sàn giao dịch với các tỉnh, thành, hiệp hội. Cho đến nay đã đưa vào hoạt động các nhánh của Sàn giao dịch tại các tỉnh, thành phố như:

+ Cà Mau: http://www.camau.com.vn

+ Kiên Giang: http://www.kitra-emart.com.vn

Và trong năm 2005 sẽ đưa vào hoạt động một số nhánh của Sàn giao dịch với các tỉnh, thành và hiệp hội khác

- Để phát triển Sàn giao dịch theo các thị trường trọng điểm, VCCI đã tiến hành hợp tác với một loạt các đối tác nước ngoài trong việc xây dựng các nhánh của Sàn giao dịch tại các thị trường trọng điểm và trong năm 2004 đã khai trương nhánh Sàn giao dịch với thị trường Trung quốc tại địa chỉ www.vietnamchinalink.com

Trong năm 2005 sẽ đưa vào hoạt động một số nhánh với các thị trường trọng điểm khác.

2. Cơ chế hoạt động của sàn giao dịch (các khía cạnh tổ chức, kỹ thuật, tài chính)

a/ Về mặt tổ chức Ban điều hành dự án Bộ phận phối hợp làm việc tại công ty Bộ phận thực hiện các công việc tại dự án: trong giai đoạn đầu triển khai dự án, do tính chất công việc, tạm thời chia thành ba bộ phận chính thực hiện dự án như sau:

+ Bộ phận Kỹ thuật, thiết kế biên tập (6-10 người) chịu trách nhịêm bảo đảm hoạt động của hệ thống cả về phần cứng, phần mềm và đường truyền; thiết kế và quản trị website; thiết kế và biên tập các dịch vụ về website (như quảng cáo, web hosting...); biên tập, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin.

Page 152: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

137

+ Bộ phận Kế hoạch, kinh doanh, Marketing (5-6 người) chịu trách nhiệm xây dựng phương án triển khai các dịch vụ trên sàn; lập kế hoạch và tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo; xây dựng chiến lược và kế hoạch quảng cáo, marketing; là đầu mối giao dịch, tiếp xúc với khách hàng và các quan hệ đối tác, thu thập cơ sở dữ liệu của hệ thống, tiếp nhận thông tin khách hàng và doanh nghiệp. + Bộ phận Kế toán, Tài chính (2 người) chịu trách nhiệm quản lý chi phí ban đầu và hàng tháng, thu phí dịch vụ, thực hiện thanh toán, đối soát và thu nợ.

b/ Về mặt kỹ thuật

* Chu trình hoạt động:

MY VNemart by Login

MY TRADE LEADS (1)

MY PRODUCTS (2)

MY COMPANY

MY TRADE ACTIVITY (3)

MY MEMBER PROFILE (4)

Post a Trade Lead

Subscribe to Trade Alert

Post a New Product

Upload Photos by Email

Photo Banks

Create a new case: RFQ & Order

Case Manager

Document Manager: Draft, Sent, Trash

Same as Registration Form

Members: là những thành viên phải đăng ký account tại vnemart: có 2 loại Basic và VIP. Visitor chỉ được xem thông tin tĩnh và đến lớp 2 của thông tin động (category sub category) và không được xem thông tin Trade Leads.

(1) My Trade Leads: a. Post a Trade Lead: dùng để người bán và người mua đăng tin về nhu cầu mua bán

hàng sẽ được hiển thị trong mục Trade Lead ở trang vnemart homepage b. Subscribe to Trade Alert: dùng để thành viên đăng ký những loại sản phẩm, hoặc

nhóm sản phẩm quan tâm những thông tin quan tâm sẽ được chuyển đến hộp thư của thành viên trong My Trade Activity.

(2) My products: là nơi người bán đăng nhập thông tin và ảnh sản phẩm thông tin sẽ được lưu giữ tại My Products chờ edit/delete và được thể hiện trên Catalog ở vncraft homepage.

a. Post a New Product: dùng để người bán đăng ảnh và thông tin sản phẩm b. Upload Photos by Email: trong trường hợp người bán muốn đăng nhiều ảnh cùng

một lúc bằng email c. Photo Banks: là nơi lưu giữ ảnh sản phẩm (có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện

trên Product Catalog)

(3) MTA: là nơi quản lý giao dịch (thông tin giữa các trading partners) có dạng như một hộp thư của thành viên.

a. Create a new case: bao gồm các forms để gửi đến các trading partners b. Case Manager: giúp thành viên quản lý hộp thư giao dịch với đối tác c. Document Manager: trợ giúp thành viên trong quản lý các thư gửi

(4) My Member Profile: là nơi để biên tập Hồ sơ thành viên (giống như registration form)

Page 153: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

138

c./ Chính sách tài chính

Hiện nay vẫn đang thực hiện chính sách miễn phí thành viên tham gia

3. Các giải pháp kỹ thuật được vận dụng - Về giải pháp phần mềm: Mua trọn gói giải pháp phần mềm Sàn giao dịch TMĐT theo mô

hình B2B của đối tác bên Đức

- Về phần cứng: Xem mô hình dưới

Sơ đồ kỹ thuật của hệ thống

In ternet

B ackup S erver

W eb S erver2(A dm in)

D atabase2

W eb S erver1(V is ito r)

M ail Server

C om panyV isito r

G ateW ayF irew allP roxy

Access , ge t, m a il...

For Vis ito r

Fo r Adm in istra to r

Access, get, up load, m

ail...

D atabase1

Query Q

uery

U pdate

R eplica te

Q uery da tabase2 w hen da tabase1 d ie

Query database1 when D atabase2 d ieB ackup im ages ...

B ackup data

For Adm inistra to r

when web se rver2 d ie

For V is ito r

when web se rve r1 d ie

4. Mối quan hệ giữa sàn giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các stakeholder khác

- Với khách hàng: Thực hiện cơ chế Sàn giao dịch chỉ tạo ra môi trường cho các thành viên và không can thiệp vào các hoạt động của các thành viên. Thực hiện cơ chế hỗ trợ thành viên khi cần sự trợ giúp của Ban quản lý Sàn.

- Với các nhà cung cấp dịch vụ: Đang tiến hành xây dựng các dịch vụ giá trị gia tăng trên Sàn dựa trên sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ. Khi cơ sở pháp lý được hoàn thiện và các dịch vụ được hoàn thiện sẽ đưa vào sử dụng.

- Với các tổ chức xúc tiến thương mại: Phối kết hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước trong việc xây dựng các nhánh của Sàn giao dịch tại các thị trường trong và ngoài nước.

Page 154: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

139

- Với các nhà cung cấp Sàn giao dịch khác: Xây dựng cơ chế hợp tác kết nối với các Sàn, cổng giao dịch TMĐT trong và ngoài nước khác nhằm hỗ trợ các thành viên tham gia hoạt động trên Sàn.

5. Những điểm thành công và hạn chế của sàn giao dịch trong thời gian qua a/ Thành công:

- Đã tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp tham gia tiếp cận dần với TMĐT và qua đó xúc tiến thương mại ra thị trường trong và ngoài nước. Thực tế đã có khá nhiều doanh nghiệp bán được hàng, tìm được các đối tác phù hợp của mình thông qua Sàn giao dịch

- Là cầu nối doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh tại Việt Nam và qua đó xúc tiến phát triển thương mại và đầu tư tại Việt Nam

- Tạo ra một thói quen và hiệu ứng phát triển TMĐT và các Sàn giao dịch TMĐT tại VN qua đó góp phần phát triển TMĐT trong nước

- Nâng cao vị thế của VCCI trong công tác xúc tiến TM hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

b/ Hạn chế:

- Do vẫn còn miễn phí và do cơ chế hiện nay chưa cho phép nên các dịch vụ trên Sàn vẫn chưa thực sự phong phú

- Về mặt kỹ thuật cũng còn một số hạn chế do từ giải pháp phần mềm, dịch vụ hosting, đường truyền, bảo mật… nên ảnh hướng tới chất lượng kết nối và hoạt động của thành viên

- Nhận thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nên ảnh hưởng tới giao dịch với khách hàng nước ngoài qua Sàn giao dịch.

6. Cơ hội và những thách thức chủ yếu a/ Cơ hội:

- Tham gia vào TMĐT là tất yếu và là xu thế trong thời đại CNTT và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay.

- Thị trường TMĐT về cơ bản gần như bỏ trống nên sẽ có cơ hội tốt để phát triển nếu đi đúng hướng

b/ Thách thức:

- Cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ ngày một khắc nghiệt, đặc biệt các Sàn giao dịch của nước ngoài với lợi thế về kinh nghiệm, giải pháp, đầu tư lớn sẽ thu hút doanh nghiệp Việt Nam tham gia

- Trong thời gian tới sẽ có nhiều Sàn/cổng giao dịch TMĐT ra đời tại Việt Nam và doanh nghiệp VN sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn

- Những hạn chế về nhận thức, cơ sở hạ tầng, luật pháp… cũng sẽ vẫn là rào cản đối với các doanh nghiệp VN khi tham gia vào TMĐT.

7. Chiến lược kinh doanh trong vòng mấy năm tới - Mô hình kinh doanh

• Sẽ phát triển theo mô hình mở rộng và hướng tới tự chủ hoàn toàn trong hoạt động nhất là về tài chính

• Hai dịch vụ kinh doanh được phát triển là: dịch vụ thành viên và dịch vụ giá trị gia tăng trên Sàn

Page 155: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

140

- Mục tiêu phát triển

• Trở thành một Sàn giao dịch của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam và kho thông tin lớn nhất về doanh nghiệp Việt Nam không phân biệt loại hình, quy mô… kinh doanh

• Hướng tới trở thành một Sàn giao dịch tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới vào năm 2010

- Các bước/giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu này

• Nâng cấp giải pháp kỹ thuật: Sẽ nâng cấp toàn diện giải pháp kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng và sự phát triển trong thời gian tới

• Mở rộng phát triển thành viên trong và ngoài nước

• Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng trên Sàn

• Liên kết với các thị trường nước ngoài

• Hướng tới thu phí dịch vụ và hoàn thiện dịch vụ trên Sàn

8. Đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của các sàn giao dịch điện tử trong tương lai.

- Nhanh chóng ban hành Luật giao dịch điện tử và các văn bản dưới Luật nhằm tạo khung pháp lý cho TMĐT phát triển tại Việt Nam.

- Tạo cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho việc mở rộng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ TMĐT phát triển như: chứng thực điện tử, thanh toán điện tử, giải pháp, các dịch vụ Internet…

- Có các chính sách hỗ trợ mang tính dài hạn và khuyến khích các tổ chức trong việc xây dựng và phát triển các Sàn giao dịch cho doanh nghiệp.

- Có các nghiên cứu đánh giá, chuẩn hoá Sàn giao dịch TMĐT về mặt ngôn từ, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm giúp phát triển các Sàn giao dịch qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tham gia.

Page 156: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

141

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ http://vdcsieuthi.vnn.vn

1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển – những mốc sự kiện chính Mô hình kinh doanh bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên mạng Internet đang ngày một phát triển và được ứng dụng mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm trở lại đây. Các nhà kinh doanh hàng hoá đã biết tận dụng lợi thế của mạng Internet để tiếp cận với người tiêu dùng và quảng bá cho thương hiệu. Ngoài ra, một thành phần tham gia không kém phần quan trọng và có những đóng góp không nhỏ vào loại hình kinh doanh này, đó chính là sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ và hạ tầng Internet tại Việt Nam.

Website http://vdcsieuthi.vnn.vn - gọi tắt là VDCSiêuthi, của Công ty Điện toán và Truyền Số liệu là một dịch vụ cung cấp hàng tiêu dùng qua mạng Internet/vnn cho đối tượng khách hàng ở Việt Nam và khách hàng là người Việt Nam ở nước ngoài. Dịch vụ được ra đời vào tháng 9 năm 2002, thời điểm mà thương mại điện tử ở Việt Nam đang còn trong giai đoạn manh nha, chưa phát triển rầm rộ và chưa có nhiều sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Hiện nay, toàn bộ website có 14 gian hàng, 211 loại hàng, bày bán hơn 3000 mặt hàng của hơn 50 nhà cung cấp khác nhau. Các khu hàng chính gồm Quà tặng, Thiết bị hỗ trợ học tập, Đồ dùng cá nhân, Đồ dùng gia đình, Điện tử - Gia dụng, máy ảnh – máy quay phim kỹ thuật số, thiết bị tin học viễn thông, Thiết bị văn phòng…, được sàng lọc kỹ lưỡng, phân loại, bố trí hợp lý và khoa học cùng với công cụ tìm kiếm thông minh đã giúp cho người tiêu dùng trên mạng thuận tiện trong quá trình tìm và mua hàng trên mạng.

• Các mốc sự kiện chính 2/9/2002: Chính thức khai trương và cung cấp dịch vụ thông qua địa chỉ http://vdcsieuthi.vnn.vn 11/2002: VDCsieuthi đã được Hội tin học Việt Nam tặng Cup vàng Thương mại điện tử Xuất sắc năm 2002 11/2004: VDCSiêuthi được Hội tin học Việt Nam tặng giải Cúp Bạc Thương mại điện tử xuất sắc năm 2004.

2. Cơ chế hoạt động của sàn giao dịch (các khía cạnh tổ chức, kỹ thuật, tài chính)

VDCSiêu thị (http://vdcsieuthi.vnn.vn) là một website theo hình thức B2C, nơi cung cấp các hàng hóa của các nhà cung cấp cho người tiêu dùng cá nhân trên mạng Internet. Hệ thống VDCSiêu thị gồm 2 thành phần chính eStore (Front-End) và Admin (Back-End) cho hai dạng đối tượng khác nhau: khách hàng trên mạng Internet và nhân viên quản lý cửa hàng (kể cả quản trị webmaster)

Phần Front-End (eCart): bao gồm toàn bộ phần giao diện đối với người tiêu dùng (buyer) bao gồm các thành phần hiển thị catalog hàng hoá-sản phẩm- dịch vụ; giỏ mua hàng (shopping-cart) và các chức năng tìm kiếm hàng hoá cũng như thao tác giỏ hàng (thêm, bớt, xem)

Phần Back-End (eStore): là phần quan trọng nhất đối với hệ thống bán hàng trên mạng (merchant), bao gồm các thành xử lý trước và sau bán hàng như tạo lập catalog hàng hoá vào cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin nhà cung cấp, xử lý đơn đặt hàng, giao hàng, xử lý hoá đơn, lập báo cáo thống kê định kỳ (theo các tiêu chuẩn khác nhau) và phân tích báo cáo doanh thu và quản lý website VDCSiêu thị.

Page 157: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

142

Hàng hoá được bày bán trên mạng dưới dạng hình ảnh có kèm theo mô tả về tính năng, công dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và giá cả sản phẩm. Có nhiều hàng cùng loại của nhiều nhà sản xuất để khách hàng lựa chọn, so sánh và tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu của mình. Chất lượng được đảm bảo và giá bán được niêm yết công khai với mức giá hợp lý nhất so với giá bán trên thị trường.

Khách hàng sau khi lựa chọn được những hàng hoá cần mua có thể xem lại thông tin về mặt hàng, số lượng đặt mua, đơn giá, cũng như tổng số tiền phải trả cho các mặt hàng đó trong phần giỏ hàng. Quản trị VDC Siêu thị tiếp nhận đơn đặt hàng qua mạng, liên lạc lại để xác minh với khách hàng, xử lý đơn hàng và tổ chức giao hàng đến tận tay khách hàng.

4. Các giải pháp kỹ thuật được vận dụng 4.1. Giải pháp phần mềm

Tên phần mềm sử dụng: eS1.0 – eSupermaket 1.0 - Loại hình sản phẩm: Phần mềm đóng gói - Đưa ra lần đầu: 6/2004 - Phiên bản hiện thời: 1.0

Sau thành công của phần mềm E-cart năm 2002, năm 2003, VDC đã bắt đầu nghiên cứu ứng dụng các giải pháp chạy trên phần mềm nguồn mở và cho ra đời sản phẩm Ứng dụng phần mềm bán lẻ hàng hoá trên mạng (eS 1.0) (eSupermarket 1.0)

Phần mềm nguồn mở có ưu điểm là chi phí thấp, người dùng có khả năng làm chủ công nghệ, làm chủ độ bảo mật . Phần mềm nguồn mở cho phép người sử dụng quyền chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến nó cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Tìm kiếm trên thế giới mã nguồn mở chúng ta luôn kiếm được một vài thứ mà không phải đầu tư, và khi phát triển một sản phẩm phần mềm nguồn mở nào đó thì chi phí về nguồn nhân lực sẽ được giảm tải rất nhiều. Chính vì các lý do trên, VDC đã nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm và cung cấp miễn phí phần mềm eS 1.0 cho các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh trên mạng Internet

4.2. Yêu cầu hệ thống:

PHP 4.1.1 + MySQL 3.23 + GD 1.6

Yêu cầu

Back-End (Quản trị hàng siêu

thị) Database

Yêu cầu

Đáp ứng

Thống kê Báo cáo

Kết xuất Kết xuất

Front-End (Website VDC

Siêu thị)

Đáp ứng

Page 158: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

143

4.3. Thiết kế phần mềm:

- Có thiết kế riêng cho các ngành khác nhau - Điều chỉnh theo tham số - Sử dụng và phát triển mã nguồn mở - Cấu trúc theo module - Sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL - Giao diện người dùng thực hiện qua trình duyệt web. - Tương thích với hệ điều hành Windows 2000 và UNIX - Thực hiện theo mô hình Server/Client qua Internet - Cho phép đa địa điểm, đa người dùng

5. Mối quan hệ giữa sàn giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các stakeholder khác: chủ yếu thể hiện thông qua Quyền lợi và trách nhiệm các bên tham gia giao dịch

5.1. Đối tác cấp hàng: Là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá có uy tín trên thị trường, chất lượng sản phẩm tốt, đã được kiểm định, hàng chính hãng, có bảo hành; có hoá đơn chứng từ, chứng nhận xuất xứ đối với mọi hàng hoá bán qua mạng Internet… - Doanh nghiệp phải thông tin đầy đủ về hàng hoá hiện đang kinh doanh có bán tại thị

trường Việt Nam, bao gồm: ảnh, xuất xứ, nhà sản xuất, thông tin mô tả về tính năng, công dụng, ưu điểm của hàng hoá, giá cả và các thông tin khác liên quan đến hàng hóa.

- Cung cấp giá cả cập nhật nhất cho VDC và trả phí Thương mại điện tử cho VDC căn cứ trên doanh số bán hàng

- Thông báo cho VDC mọi thay đổi về tình hình hàng hoá: số lượng, giá cả, mẫu mã …trước ít nhất một ngày làm việc.

- Đảm bảo chất lượng của hàng hoá trên mạng, không bán hàng nhái, hàng kém chất lượng. - Tổ chức các đợt khuyến mại, quảng cáo và thông báo kịp thời cho VDC để phối hợp thực

hiện. - Cung cấp hoá đơn tài chính cho hàng hoá bán trên mạng theo đúng quy định của Bộ Tài

Chính - Phối hợp cùng VDC thực hiện tốt việc phục vụ khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi,

khách hàng hài lòng. 5.2. Khách hàng trên mạng - Đặt hàng trên mạng Internet và được giao hàng tận nơi. - Tiết kiệm thời gian, chi phí. Chỉ cần 1 máy tính nối mạng, khách hàng có thể đặt mua hàng

24h/24h, ngoài ra có thể mua hàng gửi tặng bạn bè, người thân. - Mua hàng hoá chính hãng, đảm bảo chất lượng, xuất xứ, giá cả.

5.3. VDCSiêuthi - Có thể tiếp nhận yêu cầu đặt hàng của khách hàng 24h/24h. - Không phải thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng như các siêu thị khác - Không phải thuê nhân viên trông cửa hàng - Không giới hạn về diện tích bày hàng - Phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế - Tiếp nhận, cập nhật đầy đủ mẫu mã hàng hoá do các Doanh nghiệp chuyển sang.

Page 159: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

144

- Đảm trách các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và công nghệ để đảm bảo xây dựng Website VDCSieuthi một cách hoàn chỉnh. Duy trì website và cập nhật mọi thông tin nhận từ nhà cung cấp.

- Tiếp nhận đặt hàng từ khách hàng qua mạng, giao dịch, xử lý đơn hàng và tổ chức giao hàng đến tận tay khách hàng.

- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định - Phối hợp cùng các doanh nghiệp xây dựng các chương trình marketing dịch vụ, hàng hoá

và thực hiện tốt việc phục vụ khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, khách hàng hài lòng.

6. Những điểm thành công và hạn chế của sàn giao dịch trong thời gian qua

6.1. Điểm thành công: - Sau 3 năm hoạt động VDCsieuthi đã phục vụ hàng chục ngàn lượt khách đặt mua hàng trên mạng, trong đó 60% lượng khách hàng trên đã trở thành khách hàng quen thuộc của VDCsieuthi, 25% lưọng khách hàng thường xuyên mua hàng trên Website. Phạm vi phục vụ của VDCsieuthi là trên toàn quốc và có cả các khách hàng là Việt kiều, người Việt Nam đang sinh sống & làm việc tại nước ngoài đặt mua hàng gửi tặng người thân ở Việt Nam.

- Góp phần tạo thói quen tiêu dùng trên mạng

- Xúc tiến thương mại Điện tử ở VN

- Khuyếch trương uy tín, hình ảnh và thương hiệu VDC

6.2. Điểm còn hạn chế: - Thanh toán chưa thuận tiện, chưa áp dụng công cụ thanh toán online do hệ thống thanh

toán trực tuyến của các ngân hàng tại VN chưa phát triển.

- Chưa thực sự chủ động về nguồn hàng vì việc cấp hàng và xuất hoá đơn phụ thuộc hoàn toàn về phía đối tác.

- Các doanh nghiệp, nhà sản xuất chưa quan tâm đến kênh bán hàng trên mạng

- Hạn chế trong khâu vận chuyển vì chưa tổ chức được đội ngũ vận chuyển chuyên nghiệp, hiện phải phụ thuộc vào Bưu điện và hãng vận chuyển.

- Chưa tạo lập được mảng đối tác rộng khắp trên toàn quốc, do vậy đối với khách hàng ở các tỉnh thành phố khác vẫn phải chịu cước vận chuyển Bưu điện, trong khi cước vận chuyển hiện đang rất đắt.

7. Cơ hội và những thách thức chủ yếu

7.1. Cơ hội - Có cơ sở hạ tầng công nghệ - Khả năng đầu tư cung cấp dịch vụ B2C của các doanh nghiệp khác tại Việt Nam còn hạn

chế. - Khả năng marketing chưa tốt của các website B2C khác - Mua sắm qua mạng internet trên thế giới và khu vực đang tăng trưởng mạnh

7.2. Thách thức - Đã xuất hiện đối thủ cạnh tranh ví dụ: golmart. Coopmart… - Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, mới đang dùng thử dịch vụ chứ chưa có thói

quen mua hàng qua mạng - Bảo đảm về độ an toàn của thanh toán trực tuyến tại VN thấp

Page 160: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

145

Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, để phát triển và vận hành một website có quy mô như VDC Siêu thị thì chính nhà cung cấp dịch vụ còn phải khắc phục rất nhiều khó khăn. Số lượng khách hàng hiện nay của VDC Siêu thị là chưa lớn. VDC Siêu thị chưa phát triển mạnh được các đối tác cung cấp ở nhiều tỉnh, thành phố khác ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, khách hàng ở các tỉnh thành phố khác đặt mua sẽ phải chịu chi phí giao hàng. Điều này nhiều khi khiến cho lựa chọn của khách hàng khi mua hàng trở nên khá tốn kém.

9. Chiến lược kinh doanh trong vòng mấy năm tới

Sau gần 3 năm triển khai, VDCsieuthi đã phục vụ hàng chục ngàn lượt khách đặt mua hàng trên mạng, trong đó 60% lượng khách hàng trên đã trở thành khách hàng quen thuộc của VDCsieuthi, 25% lượng khách hàng thường xuyên mua hàng trên Website. Thông qua sự hợp tác chặt chẽ với hàng trăm doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hoá/ các đại lý, hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam, các website dịch vụ trực tuyến của VDC đã có thể phục vụ khách hàng trên toàn quốc và có cả các khách hàng là Việt kiều, người Việt Nam đang sinh sống & làm việc tại nước ngoài đặt mua hàng gửi tặng người thân ở Việt Nam.

Đặc biệt, từ Quý IV/2004 vừa qua, VDC cung cấp thêm dịch vụ cho thuê gian hàng trưng bày và kinh doanh trên mạng Internet - http://stores.vdconline.com cho khách hàng, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu của đông đảo các doanh nghiệp đang cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các web TMĐT B2C, cũng như các doanh nghiệp mong muốn được giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm của mình trên mạng Internet.

30% doanh nghiệp là đối tác cung cấp hàng hoá trên VDCsieuthi đã sử dụng dịch vụ “Thuê gian hàng trưng bày và kinh doanh trên mạng Internet/VNN” để khuyếch trương hình ảnh doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu sản phẩm và tham gia vào kinh doanh thương mại điện tử, bằng phần mềm eS 1.0 do VDC phát triển trên cơ sở mã nguồn mở đã được đưa vào ứng dụng tại website VDCsieuthi.

Thực chất đây là dịch vụ Hosting. Nhưng nó khác với dịch vụ Hosting ở chỗ VDCO đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng giải pháp bán các gian hàng rỗng giống hệt nhau cho doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ này. Về cấu trúc các gian hàng này giống hệt nhau chỉ khác nhau về các mặt hàng và thông tin ở bên trong mỗi gian hàng. Tên, địa chỉ liên hệ, logo và sản phẩm của doanh nghiệp được hiển thị trên mạng, gắn liền với dịch vụ của VDC và được khách hàng biết đến như một đại diện cung cấp hàng hóa có uy tín tại Việt Nam.

Dự kiến đến năm 2010, bên cạnh kinh doanh các dịch vụ TMĐT B2C, VDC sẽ tiến tới xây dựng một sàn giao dịch TMĐT của doanh nghiệp theo hình thức B2B cho phép thực hiện giao dịch giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và khách hàng của doanh nghiệp đó (B2B); mặt khác VDC cũng chính thức cung cấp trọn gói dịch vụ thương mại điện tử B2C hoặc B2B cho các doanh nghiệp bao gồm: tư vấn; cung cấp giải phải; cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, đào tạo vận hành, quản trị website B2C…

Để hoạt động Thương mại Điện tử ở Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, VDCSieuthi với sự nỗ lực bản thân và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, đã đóng góp tích cực vào hoạt động Thương mại Điện tử ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.. Bên cạnh đó là sự tích hợp công cụ thanh toán bằng các loại thẻ thanh toán của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam áp dụng vào website chính là khâu then chốt trong quá trình phát triển và thành công của VDCsieuthi .

Page 161: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

146

1. Dịch vụ TMĐT B2C: Giới thiệu và bán sản phẩm, dịch vụ 1.1. B2C Hàng hoá

1.2. B2C Dịch vụ

2. Dịch vụ TMĐT B2B: Sàn giao dịch của Doanh nghiệp

2.1. Cung cấp trọn gói dịch vụ TMĐT B2C hoặc B2B cho các doanh nghiệp 2.1.1. Tư vấn

2.1.2. Cung cấp giải pháp

2.1.3. Cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ

2.1.4. Đào tạo quản lý vận hành /Thực tập

2.2. Xúc tiến thương mại điện tử trên mạng Internet

2.2.1. Triển lãm

2.2.1. Ấn phẩm quảng cáo (trên mạng và Ấn phẩm in)

10. Đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của các sàn giao dịch điện tử trong tương lai.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia giao dịch trên các website TMĐT

- Xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến giữa các ngân hàng trên toàn quốc và nước ngoài

- Có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho các website TMĐT: quy định về tài chính, hoá đơn chứng từ…

- Sớm ban hành Pháp lệnh TMĐT

Page 162: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

147

SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÚC TIẾN XUẤT NHẬP KHẨU www.WORLDTRADEB2B.com

1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển – những mốc sự kiện chính Sàn giao dịch TMĐT Xúc tiến xuất nhập khẩu WorldTradeB2B (viết tắt là WorldTradeB2B) do Công ty TNHH Công nghệ B2B thiết kế và vận hành, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2004. Theo giám đốc công ty, đến tháng 3/2005 sàn giao dịch đã có hơn 17.000 thành viên là các doanh nghiệp quốc tế và 450 thành viên là doanh nghiệp trong nước, với gần 15.000 chào mua và chào bán được đưa lên. www.WorldTradeB2B.com đã bắt đầu thu phí thành viên giao dịch và phí quảng cáo banner từ một số thành viên nước ngoài. Mục tiêu kinh doanh năm 2005 là thu hút nhiều thành viên đóng phí để thu hồi vốn đầu tư, tiếp tục nâng cấp version 2 và ứng dụng nhiều phần mềm quản lý trên web với những công cụ tiện ích khác. Dự kiến năm 2005 Công ty TNHH Công nghệ B2B , chính thức trở thành Công ty Cổ phần Công nghệ B2B (B2B Technology Corp), với nhiều thành viên tham gia góp vốn là các chuyên gia về CNTT, đưa tầm vóc họat động công ty lên 1 vị thế cao hơn, tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá về TMĐT.

2. Cơ chế hoạt động của sàn giao dịch (các khía cạnh tổ chức, kỹ thuật, tài chính) WorldTradeB2B được vận hành như một “Trung tâm thương mại trực tuyến” hoạt động liên tục 24/7, tại đó người mua và người bán trên toàn thế giới có thể tự giới thiệu, quảng bá sản phẩm, giao tiếp, liên hệ với đối tác, xúc tiến bán hàng … thông qua các dịch vụ và tiện ích do đơn vị quản lý sàn – công ty B2B Technology – cung cấp. Ngoài ra, thành viên sàn giao dịch còn có thể hưởng một số dịch vụ giá trị gia tăng khác như: thông tin Hội chợ quốc tế; thông tin về Phòng thưong mại công nghiệp các nước trên thế giới; Thông tin về thị trường, … Cấu trúc và các Các công năng của WorldTradeB2B

TradeLead (Giao Thương): Trong mục này, người sử dụng có thể đăng tải các chào hàng (chào mua hay chào bán, mời hợp tác, đầu tư…) với đầy đủ thông tin cần thiết như: các điều khoản thanh toán, chất lượng, vận tải… Các chào hàng này có thể được cập nhật, thay đổi liên tục, tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Với công cụ “Inquiry Basket” (giỏ hàng), người sử dụng có thể gửi thư chào bán/hỏi hàng đến nhiều đối tác tiềm năng cùng lúc. E-catalog (Hình ảnh sản phẩm): Được xem như một “Phòng trưng bày trực tuyến” để người bán giới thiệu, đăng tải hình ảnh sản phẩm của mình. Thành viên có thể tự thay đổi, cập nhật những hình ảnh này sau khi đăng nhập. Đặc biệt, WorldTradeB2B sử dụng phần mềm nén ảnh tự động AspJpeg 1.3 giúp nén, chỉnh kích cỡ và “làm nhẹ” hình ảnh sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên chất lượng. Company Directory (Danh mục công ty): Nơi các doanh nghiệp đăng tải thông tin tự giới thiệu, bao gồm: quy mô, các thành tích đạt được, các dòng sản phẩm, dịch vụ chính…

Page 163: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

148

Lead Notification (Thông báo chào hàng tự động): WorldTradeB2B gửi mail đến các thành viên thông báo về các chào hàng mới nhất được đăng tải trên sàn Đặc biệt, các thông tin về các doanh nghiệp, sản phẩm và chào hàng của thành viên được sắp xếp theo 27 ngành hàng lớn và gần 1500 ngành hàng chi tiết của WorldTradeB2B. Việc này giúp các thành viên dễ dàng tìm được đối tác/sản phẩm phù hợp với ngành hàng kinh doanh.

Cơ chế hoạt động giữa các thành viên thông qua WorldTradeB2B

1. Người bán gửi thông tin tự giới thiệu, hình ảnh sản phẩm, chào hàng…lên WorldTradeB2B. 2. WorldTradeB2B hỗ trợ người bán trong việc khai thác thông tin, cơ hội kinh doanh 3. Người mua gửi thông tin tự giới thiệu, hỏi hàng…lên WorldTradeB2B.

Page 164: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

149

4. WorldTradeB2B hỗ trợ người mua trong việc khai thác thông tin, cơ hội kinh doanh. 5. Người bán và người mua liên hệ giao dịch từ những tiếp xúc ban đầu qua sàn, tiến tới ký kết hợp đồng trực tiếp với nhau không cần liên hệ với WorlcTradeB2B. 6. Tất cả các thành viên có thể tìm hiểu, liên lạc trực tiếp với nhau qua WorldTradeB2B.

Trong quá trình trên, WorldTradeB2B có vai trò như một nhà điều phối chung, đảm bảo việc tiếp xúc, liên hệ giao dịch giữa các thành viên được tiến hành thuận lợi.

3. Các giải pháp kỹ thuật được vận dụng Website WorldTradeB2B được công ty công nghệ B2B tự xây dựng bằng ngôn ngữ ASP mã nguồn đóng và thiết kế như một website đa ngôn ngữ, có thể hiển thị nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hiện nay, các thành viên có thể dùng tiếng Anh để gửi thông tin lên sàn.

WorldTradeB2B coi việc bảo mật thông tin cho thành viên là vấn đề quan trọng hàng đầu và sử dụng nhiều công cụ nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng đồng thời không cản trở việc đăng tải thông tin và giao dịch trên sàn.

Khả năng tự bảo vệ tránh sự phá hoại của Hacker: 1. Hệ thống máy chủ:

o Máy chủ của website đặt tại Mỹ, có tốc độ đường truyền 2MB/s đủ khả năng đáp ứng hàng ngàn người truy cập đồng thời vào website.

o Máy chủ được trang bị phần mềm FloodGuard™ của NetZentry (http://www.netzentry.com/), nhằm ngăn chặn tình trạng hacker dùng phần mềm truy xuất tự động, gây tắt nghẽn trang web.

2. Cơ sở dữ liệu của website: o Website sử dụng cơ sở dữ liệu MSSQL Server 2000, có trang bị phần mềm

SQL_Overflow Detector với chức năng phát hiện, và ngăn chặn các cuộc truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu, dựa trên các lỗi chưa cập nhật của phần mềm MSSQL.

3. Mã nguồn của website: o Mã nguồn của website được mã hóa theo phương thức Script Encoder trước khi đưa

ra hoạt động. 4. Cơ chế hoạt động của website:

o Mỗi thành viên chỉ được đăng kí đăng kí một lần (code xác nhận gởi qua mail) ứng với một địa chỉ email, và phải điền mã số từ ảnh vào mẫu đăng kí, nhằm tránh trường hợp hacker sử dụng phần mềm đăng kí tự động, gây ảnh hưởng đến trang web.

o Hình ảnh tải lên web đều được kiểm tra tự động và có định dạng .JPEG, GIF, BMP.

Cơ chế bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế: 1. Vấn đề thanh toán:

o Website có chức năng thanh toán trực tuyến, thông qua dịch vụ thanh toán Paypal. o Thành viên thanh toán tiền trực tuyến, sẽ được chuyển đến một địa chỉ thanh toán an

toàn của dịch vụ Paypal. Thông tin tài khoản của khách hàng được bảo mật tuyệt đối, bằng công nghệ SSL (Secure socket Layer: Giao thức web dùng để thiết lập bảo mật giữa máy chủ và máy khách theo chuẩn quốc tế)

2. Thông tin cá nhân: o Thông tin cá nhân của thành viên tham gia, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của

website, phục vụ cho việc quản lí, chỉnh sửa. o Chỉ người đăng ký mới có thể chỉnh sửa thông tin cá nhân hay công ty, thông qua hệ

thống đăng nhập. Mật khẩu đăng nhập được mã hóa theo phương thức MD5, đảm bảo chỉ thành viên mới biết mật khẩu của mình, ngay cả quản trị web cũng không biết mật khẩu của thành viên.

Page 165: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

150

Tính tương thích, khả năng tích hợp của sản phẩm

- Bố cục từng phần của website được thiết kế co dãn theo % độ rộng của màn hình, nên xem được với nhiều độ phân giải khác nhau (800x600 Pixels, 1024x768 Pixels).

- Website hạn chế sử dụng JavaScript, Java Applet nên xem được ở mọi trình duyệt (IE, Opera, Nescape, Mozilla Firefox,…).

- Giao diện, màu sắc , hình ảnh của website được thiết kế động, có thể thay đổi một cách nhanh chóng.

- Cấu trúc web rõ ràng, dễ theo dõi. - WorldTradeB2B dễ dàng được cập nhật dữ liệu từ nhiều nguồn, phần mềm khác

nhau như Excel, Word, Access. - WorldTradeB2B cũng đã tích hợp được các phần mềm xử lý hình ảnh như:

ASPJPEG, ASPUPLOAD…

4. Mối quan hệ giữa sàn giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các stakeholder khác WorldTradeB2B hiện đã và đang thiết lập quan hệ hợp tác và tham gia với tư cách thành viên của các Tổ chức Thương mại; Kinh tế; Tổ chức các Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Hiệp hội ngành nghề… trên thế giới. Cụ thể là ban quản trị sàn đang thiết lập quan hệ với hơn 11,800 Phòng Thương mại và Công nghiệp (CCI) các nước.

WorldTradeB2B quảng bá thương hiệu thông qua những công cụ tìm kiếm mạnh như: Google, Yahoo, MSN…; các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Đặc biệt, thông qua hình thức trao đổi banner, sàn giao dịch đã liên kết được với một số tổ chức uy tín trong lĩnh vực TMĐT như: JETRO (cơ quan xúc tiến ngoại thương Nhật Bản), Rusbiz, Itrademarket, ….

Hiện có vài đối tác ở Mỹ, Thổ Nhĩ kỳ, Hungary, Ấn độ và các Tổ chức Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ý, Châu Phi đang làm Đối tác đại diện tại nước sở tại, hợp tác để giới thiệu thành viên tham gia WorldTradeB2B nên số lượng thành viên tham gia ngày càng đông.

5. Những điểm thành công và hạn chế của sàn giao dịch trong thời gian qua Thành công :

- Đây là website B2B có qui mô lớn, xây dựng công phu về mặt kỹ thuật, có ứng dụng hệ thống quản lý khách hàng CRM trực tiếp trên web.

- Nhờ chính sách quảng bá mạnh, sàn giao dịch đã được nhiều Tổ chức kinh tế nước ngoài biết đến.

- Đến nay sàn giao dịch đã có trên 17.000 thành viên là các công ty từ 150 quốc gia.

Page 166: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

151

- Tổ chức được nhân sự trẻ năng động, say mê về lĩnh vực này, hầu hết các nhân viên điều hành sàn giao dịch đều có kinh nghiệm giao dịch quốc tế.

Hạn chế :

- Cho đến nay, sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trên sàn vẫn chưa đáng kể.

6. Cơ hội và thách thức

Thách thức - Đường truyền Internet tại Việt Nam còn quá chậm, làm ảnh hưởng lớn đến sự truy cập

của các khách hàng Việt Nam.

- Luật thương mại điện tử Việt Nam chưa ban hành ảnh hưởng rất lớn đến họat động kinh doanh các công ty kinh doanh CNTT như :

• Chưa ngăn chặn và xử lý các đối tượng chuyên ăn cắp thẻ tín dụng vào giao dịch các website quốc tế, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, và các khách hàng không tin các công ty việt nam kinh doanh TMĐT nên họ trước khi thanh tóan đều kiểm tra tính pháp lý của Sàn giao dịch này.

• Chưa có khung pháp luật để xử lý những đối tượng có hành vi phá quấy trên sàn giao dịch điện tử như đăng các nội dung mang tính bôi nhọ, rao bán không lành mạnh...

- Chưa có sự trợ giúp và quảng bá trong nước từ các cơ quan quản lý chủ quản, ban ngành và các phương tuyền thông về các sản phẩm chất lượng về ứng dụng TMĐT của Việt Nam đến các doanh nghiệp Việt Nam.

- Hệ thống tài chính ngân hàng, các quỹ rủi ro, hay các nguồn vốn khác chưa thật sự quan tâm đến việc vay vốn, đầu tư vào các dự án CNTT vì cho là đầy tính rủi ro. Nhưng thực tế không phải dự án nào cũng có tính rủi ro, chẳng qua trình độ kỹ thuật, thẩm định của VN về ngành CNTT còn rất kém mặc dù chức năng có.

- Chưa có tổ chức, cơ quan nào có kinh nghiệm thẩm định, tư vấn các dự án CNTT cho các doanh nghiệp nhằm tránh những rủi ro trong quá trình đầu tư dự án. Chẳng hạn, công cty TNHH Công nghệ B2B chuyển qua cổ phần hóa phải thậm định giá trị công ty qua các dự án để phát hành cổ phiếu, nhưng đến nhiều cở quan của Sở KHCN & Sở Bưu chính vẫn chưa làm được, nên công ty đang gặp khó khăn trong việc thẩm định dự án.

- Hầu hết các doanh nghiệp VN chưa quan tâm đến các ứng dụng CNTT vào họat động kinh doanh, quảng bá. Nên chi phí quảng bá, tiếp thị tại thị trường việt nam rất lớn mà hiệu quả đem lại rất kém. Nếu chỉ trông vào thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch sẽ lỗ vốn trong vài năm và có khả năng khó thu hồi được vốn đầu tư.

7. Chiến lược kinh doanh trong vòng mấy năm tới

Mục tiêu phát triển Hiện tại, để thu hút số thành viên, WorldTradeB2B thu phí 250 USD/năm. Lãnh đạo công ty dự kiến, sau 3 năm họat động hiệu quả, uy tín được nhiều khách hàng đánh giá cao và tăng nhiều dịch vụ tiện ích hơn cho khách hàng, từ năm 2008 trở đi sẽ nâng mức phí lên thành 300-350 USD/thành viên/năm.

Page 167: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

152

Doanh thu dự kiến tại WorldTradeB2B (www.WorldTradeB2B.com ):

ĐVT : USD

Năm Phí thành viên

Số thành viên Doanh thu Doanh thu

quảng cáo Tổng doanh thu

2005 250 300 75,000 15,000 90,0002006 250 1,700 425,000 30,000 455,0002007 250 4,000 1,000,000 70,000 1,070,0002008 300 6,500 1,950,000 120,000 2,070,0002009 300 10,000 3,000,000 170,000 3,170,0002010 300 15,000 4,500,000 200,000 4,700,0002011 300 20,000 6,000,000 220,000 6,220,0002012 300 25,000 7,500,000 250,000 7,750,000

Tổng 24,450,000 1,075,000 25,525,000

Các bước/giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu này:

• Ổn định về mặt kỹ thuật, nâng cấp để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

• Liên hệ, liên kết, kết hợp với nhiều tổ chức trên toàn thế giới.

• Phát triển bộ phận kinh doanh.

• Phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng.

8. Đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của các sàn giao dịch điện tử trong tương lai. - Sớm ổn định hành lang pháp lý.

- Nhà nước hổ trợ quảng bá trên các phương tiện truyền thông, các hiệp hội tin học.

- Tăng số hội chợ triển lãm hàng năm và tài trợ phí tham gia gian hàng để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia càng nhiều.

- Quỹ hỗ trợ phát triển nên quan tâm đến các doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực TMĐT, vì các doanh nghiệp tư nhân có nhân sự tay nghề cao, tư duy rất lớn nhưng nguồn vốn eo hẹp.

Page 168: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

153

SÀN GIAO DỊCH www.VNMarketplace.Net

1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển – những mốc sự kiện chính: Ngày nay khi Internet và hệ thống mạng toàn cầu World Wide Web phát triển và phổ biến trên toàn thế giới đã thúc đẩy sự phát triển của một ngành mới là Thương Mại Điện Tử với rất nhiều ứng dụng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó mô hình Marketplace là một mô hình quan trọng mang lại rất nhiều lợi ích trong nền kinh tế toàn cầu hóa vì nó đã tạo ra cầu nối cho các doanh nghiệp gặp nhau và tìm hiểu thông tin về đối tác và hàng hóa một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, V.E.C đã xây dựng sàn giao dịch VNMarketplace từ đầu năm 2004 và hoàn thành và đưa lên mạng hoạt động vào tháng 4 năm 2004.

Bước đầu, vai trò của VNMarketplace là một sàn giao dịch xúc tiến hàng Việt Nam xuất khẩu, là cầu nối giữa các nhà sản xuất Việt Nam và các đối tác nước ngoài.

Cho đến thời điểm cuối năm 2004, đã có gần 200 doanh nghiệp VN tham gia trưng bày gần 2000 sản phẩm xuất khẩu và có 1132 thành viên đăng ký sử dụng thường xuyên website này từ khắp nơi trên thế giới.

Đầu năm 2005, V.E.C đã quyết định xây dựng phiên bản mới song ngữ Anh- Việt, mở rộng hoạt động của sàn giao dịch này phục vụ cho mọi đối tượng là các doanh nghiệp B2B ở thị trường Việt Nam và nước ngoài.

Dự kiến phiên bản mới sẽ chính thức hoạt động vào tháng 4 năm 2005

2. Cơ chế hoạt động của sàn giao dịch (các khía cạnh tổ chức, kỹ thuật, tài chính) Tổ chức hoạt động của sàn giao dịch gồm 3 bộ phận chính:

- Bộ phận Kỹ thuật: đảm nhiệm việc xây dựng và thiết kế website, các chương trình quản lý và hỗ trợ hoạt động, việc lưu trữ web trên máy chủ Server, lưu trữ dữ liệu (back-up), bảo mật và an ninh mạng, mã hóa dữ liệu, xử lý các sự cố kỹ thuật…

- Bộ phận thông tin, dữ liệu: đảm nhiệm việc tìm kiếm, xử lý, kiểm duyệt thông tin, dữ liệu đăng tải trên sàn.

- Bộ phận dịch vụ khách hàng: hỗ trợ cho các hoạt động của thành viên khi giao dịch thông qua sàn. Quản lý thông tin về các thành viên, các hoạt động, các báo cáo thống kê. Ngoài ra còn đảm nhận việc marketing cho Sàn Giao Dịch trên mạng cũng như theo các phương tiện truyền thống.

Về kỹ thuật: đảm bảo các yếu tố sau:

- tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh khi có nhiều người sử dụng cùng lúc

- các hoạt động quản lý có tính tự động hóa cao

- đồng bộ cơ sở dữ liệu, đảm bảo khả năng mở rộng không hạn chế

- nhiều tính năng cho người sử dụng, tạo điều kiện tương tác, tham gia tích cực của người sử dụng

- tính bảo mật cao của hệ thống, chính sách lưu trữ dữ liệu định kỳ đảm bảo khả năng phục hồi nhanh

Về tài chính:

- Hiện nay trong chi phí đầu tư cho sàn giao dịch, chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi phí về kỹ thuật và marketing. Còn chi phí nhân sự và các chi phí khác đều tân dụng chi phí cố định của hoạt động khác của công ty.

Page 169: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

154

- Trong hướng đầu tư sắp tới, công ty dự định liên kết với đối tác mạnh trong lĩnh vực marketing để đầu tư thêm vào hoạt động của sàn nhằm tạo ra một cổng thông tin lớn, hữu dụng cho người xem và được nhiều người biết tới.

- Nguồn thu chủ yếu của sàn sẽ là từ quảng cáo và lệ phí tham gia của các thành viên.

3. Các giải pháp kỹ thuật được vận dụng: - Sàn giao dịch được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình PHP phối hợp với các ngôn

ngữ lập trình khác như Javascript, Perl, Html,…và phát triển trên môi trường hệ điều hành Window 2003, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL, phối hợp với XML.

- Đồng bộ cơ sở dữ liệu, quản lý theo đối tượng Object Model

- Bảo mật: mã hóa dữ liệu trên đường truyền SSL, mã hóa các mã code Javascript, PHP, mã hóa các Username và Password bằng thuật toán mã hóa 1 chiều MD5 (tiêu chuẩn quốc tế).

- Từng bước áp dụng các hiệu ứng đồ họa, hình ảnh, rich media như flash, movie 360o, …để giới thiệu thông tin một cách sống động và chuyên nghiệp

4. Mối quan hệ giữa sàn giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các stakeholder khác

- Hầu hết các khách hàng hiện nay tham gia vào sàn giao dịch VNMarketplace là khách hàng của các dịch vụ khác do V.E.C cung cấp như: thiết kế website, cung cấp các giải pháp thương mại điện tử, marketing qua mạng…

- V.E.C rất chú trọng đến việc tham gia vào các sàn giao dịch nổi tiếng trên thế giới để giới thiệu về VNMarketplace như các sàn giao dịch: www.alibaba.com, www.ec21.com , www.asianproducts.com , www.tdclink.net , www.bizeurope.com ,…

5. Những điểm thành công và hạn chế của sàn giao dịch trong thời gian qua: Thành công:

- Một trong những thành công nổi bật nhất trong thời gian qua của VNMarketplace là việc marketing online đã làm cho rất nhiều người xem trên khắp thế giới tìm đến website và sử dụng những thông tin trên sàn để giao dịch. Hiện nay trung bình mỗi tháng có khoảng 10 ngàn lượt truy cập vào xem website này

- Có rất nhiều nhu cầu mua, bán hàng và tìm đối tác được đăng tải trên website, cũng có rất nhiều khách hàng đã tìm tới công ty để xin thêm thông tin về các đối tác và các mặt hàng

Hạn chế:

- Tuy nhiên hiện nay số lượng doanh nghiệp và hàng hóa đăng tải trên Sàn đang còn ít, chỉ tập trung ở một số mặt hàng như: thủ công mỹ nghệ, giày dép, thủy sản, …

- Sự tham gia của các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, đôi khi các yêu cầu giao dịch của khách hàng gửi tới cho doanh nghiệp qua mail không được trả lời hoặc trả lời chậm trễ.

- Chưa tiến hành marketing và quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhiều.

6. Cơ hội và những thách thức chủ yếu: - Nhu cầu tìm kiếm thông tin về nguồn hàng và đối tác qua mạng Internet là rất lớn

và đang là một phương tiện quan trọng trong giao dịch kinh doanh toàn cầu hiện

Page 170: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

155

nay nên chắc chắn mô hình Marketplace sẽ rất phát triển và có vai trò quan trọng trong thời gian tới. Đây là mô hình phục vụ số đông nên dù phí tính theo thành viên không cao nhưng tổng nguồn thu sẽ rất lớn, nhất là nguồn thu từ quảng cáo.

- Thách thức: nhận thức của các doanh nghiệp về TMĐT còn thấp, chưa thấy tầm quan trọng của việc hiện diện và marketing qua mạng, trình độ tin học và ngoại ngữ còn kém => khó thuyết phục để doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch. Chính vì vậy mà thời gian sắp tới nguồn thu cho mô hình này rất ít, phải đầu tư lâu dài trước khi đem lại lợi nhuận.

7. Chiến lược kinh doanh trong vòng mấy năm tới Mô hình kinh doanh:

VNmarketplace là cổng thông tin trực tuyến phục vụ cho các doanh nghiệp B2B để tìm kiếm đối tác, nguồn hàng, các cơ hội kinh doanh cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển nhiều dịch vụ hỗ trợ, xúc tiến thương mại để phục vụ việc giao dịch qua mạng internet. Nguồn thu từ quảng cáo, lệ phí thành viên, các dịch vụ chứng thực, xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm trên mạng), đĩa CD quảng cáo, đại diện thương mại,…

Mục tiêu phát triển:

o Đăng tải thông tin nhiều hơn và phong phú hơn,

o Quảng bá, marketing để thu hút nhiều người vào tham gia sàn giao dịch.

o Nổi tiếng tại Việt Nam là cầu nối giao thương quan trọng cho các doanh nghiệp.

Các bước/giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu này:

o Đưa ra phiên bản mới vào giữa năm 2005, hai ngôn ngữ Anh/Việt với nhiều chức năng hơn.

o Miễn phí trong giai đoạn đầu, coi đây là một dịch vụ gia tăng kèm theo của V.E.C hỗ trợ cho các dịch vụ thiết kế web, giải pháp thương mại điện tử, là một sàn giao dịch mở kêu gọi sự tham gia của các thành viên trên mạng đóng góp thông tin cho sàn => là một sân chơi miễn phí để thu hút nhiều người tham gia.

o Từng bước một cung cấp thêm nhiều dịch vụ gia tăng cho thành viên => có thu phí.

o Đầu tư vào marketing, quảng bá online và offline. Tổ chức hội thảo để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp.

8. Đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của các sàn giao dịch điện tử trong tương lai.

- Nhanh chóng ban hành luật về giao dịch điện tử và các văn bản qui định việc thực thi một cách rõ ràng.

- Vai trò của nhà nước, các bộ ngành trong việc nâng cao nhận thức, trình độ cho các doanh nghiệp, tuyên truyền rộng rãi trong xã hội. Nâng cấp hạ tầng cơ sơ liên quan.

- Vai trò của Bộ Thương Mại trong việc hỗ trợ phối hợp với các hoạt động xúc tiến thương mại của nhà nước, hỗ trợ cho việc quảng bá với các doanh nghiệp và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp, đối tác.

Page 171: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

156

SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ www.goodsonlines.com

1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển – những mốc sự kiện chính Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Thông tin G.O.L thành lập vào 04/2002 có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT) như thương mại điện tử, sản xuất và cung cấp các phần mềm quản lý chuyên dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tư vấn các giải pháp quản lý tổng thể bằng CNTT, thiết kế và duy trì website, thiết kế in ấn các sản phẩm quảng cáo, catalog điện tử, tổ chức hội chợ, quảng cáo…

Dựa trên thế mạnh của công ty là những sản phẩm phần mềm ứng dụng cho nhiều lĩnh vực kinh doanh cùng với mạng lưới vận tải giao nhận sẵn có của công ty mẹ (Công ty giao nhận Weixin), G.O.L đã xây dựng và vận hành khá thành công một số sàn TMĐT B2B và B2C.

Sàn TMĐT B2B www.goodsonlines.com thực hiện chức năng hỗ trợ đại diện cho hai bên bán và mua, quy mô hoạt động khá rộng với hơn 300 doanh nghiệp cùng hàng ngàn sản phẩm xuất khẩu tập trung từ cả 3 vùng Việt nam, Lào, Campuchia. .

Đồng thời, lãnh đạo công ty cũng rất nhanh nhạy trong việc khai thác thị trường bán lẻ thông qua một loạt mô hình TMĐT B2C, kết hợp nhiều gian hàng của những doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ như May đo áo dài qua mạng (Tailor made), đặt sách báo, tạp chí băng đĩa nhạc trực tuyến (Gol book) hay bán hoa tươi và bánh kem trên mạng (Gol flowers cakes), đặt vé máy bay, khách sạn, siêu thị điện tử v.v.., tạo nên những bước đột phá mới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong đó, siêu thị điện tử nội địa www.golmart.com.vn, được biết đến như một mô hình kinh doanh bán lẻ mạnh nhất tại Việt nam, là 1 trong những giải pháp điển hình của G.O.L. Chỉ trong một thời gian ngắn tính từ tháng 12/2003, đến nay Siêu thị đã có trên 7.000 khách hàng trong nước và quốc tế vào mua sắm, hơn 7.500 sản phẩm phục vụ nhu cầu của cá nhân, công ty và nhà máy.

2. Cơ chế hoạt động của sàn giao dịch (các khía cạnh tổ chức, kỹ thuật, tài chính) Tổ chức:

- Bộ phận thiết kế gồm các kỹ sư, nhân viên chuyên ngành trong nước được chia thành các khâu riêng biệt như lập trình web, thiết kế đồ họa, tạo hiệu quả và khâu dịch thuật, biên tập và kiểm duyệt nội dung.

- Đội ngũ nhân viên nhập liệu gồm 4-5 người, giúp việc cập nhật khối lượng lớn thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng.

Thiết kế:

- Website www.goodsonlines.com được thiết kế như một trung tâm thương mại điện tử quốc tế bày bán rất nhiều sản phẩm của những công ty, cơ sở, làng nghề ở từ các vùng quê xa xôi hẻo lánh cho đến những khu trung tâm, thành phố lớn của Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm mục đích xúc tiến thương mại, đẩy mạnh cơ hội giao thương, xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận trực tiếp khách hàng toàn cầu.

- Website có kết cấu chặt chẽ, nội dung trình bày rõ ràng. Hàng hóa được phân loại theo nhóm để người mua dễ tìm kiếm.

- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ phổ biến Anh, Việt, Nhật và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người truy cập.

- Lượng hàng tham gia bán trên mạng rất lớn nên công cụ tìm kiếm "search" của website giúp người mua dễ dàng tìm được người bán quen của mình hay một loại hàng nào đó cần tìm... theo nhiều điều kiện tìm khác nhau như tên hàng, loại hàng, tên nhà cung cấp hay chất liệu… rất tiện lợi và nhanh chóng.

Page 172: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

157

Cơ chế hoạt động:

- Người mua có thể tham khảo nhiều chủng loại hàng hóa từ nhiều địa phương, từ sản phẩm tiêu chuẩn xuất khẩu của các công ty, doanh nghiệp lớn hiện đại cho đến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, thể hiện đậm nét văn hóa riêng của từng làng nghề trong khắp các tỉnh thành của Việt nam, Lào và Campuchia.

- Thông tin về người bán được thể hiện rõ trên gian hàng để người mua liên hệ trực tiếp để đặt hàng.

- Người mua có thể chọn lựa và đặt hàng trực tuyến trên website www.goodsonlines.com để nhờ G.O.L làm đại diện giao dịch với người bán.

- Khách hàng có thể ghi chú thêm các thông tin yêu cầu khác về hàng hóa như kích thước, màu sắc hay thay đổi về kiểu dáng v.v…trong đơn đặt hàng.

- Người mua sau khi đặt hàng xong sẽ nhận được email xác nhận đặt hàng trên website và hai bên tiến hành trao đổi thêm các vấn đề về hàng hóa, vận chuyển v.v….

- Người mua có thể xem toàn bộ các giao dịch đã thực hiện trong tài khoản riêng của mình.

- Có nhiều chuyên mục thông tin hữu ích, dịch vụ trực tuyến giúp các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh sản xuất mở rộng thị trường khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời hỗ trợ tạo sự phong phú và hấp dẫn cho người sử dụng khi có được nhiều tiện ích chỉ trong một lần truy cập, tiện lợi để quảng cáo thu hút nhiều khách hàng tham quan.

3. Các giải pháp kỹ thuật được vận dụng - Website được thường xuyên được nâng cấp bằng công nghệ tiên tiến, sử dụng ngôn ngữ lập trình ASP 3.0, ASP.Net, JavaScript, HTML, Macromedia Flash, Dream waver MX, hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000.

- Thiết lập hệ thống bảo mật giao dịch của khách hàng theo nhiều lớp, thông tin được lưu trên nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, v.v.... Mỗi khách hàng có tài khoản giao dịch riêng trên website.

4. Mối quan hệ giữa sàn giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các stakeholder khác

- Mối quan hệ trên sàn giao dịch được xác lập thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ, hơp đồng hợp tác. Đảm bảo quyền lợi của nhau, đôi bên cùng có lợi và cùng phát triển.

- Thiết lập mạng lưới đại lý phân phối rộng khắp đẩy mạnh tiến độ giao nhận hàng hóa

- Tập hợp lượng hàng hóa phong phú, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng từ những vật dụng thường ngày giá trị nhỏ nhất cho đến các mặt hàng cao cấp giá trị lớn, tổ chức những chương trình khuyến mãi hấp dẫn

- Đưa ra nhiều phương thức thanh toán từ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho đến hình thức thanh toán hiện đại cao cấp hơn như thẻ tín dụng, cheque, M-banking v.v… tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.

- Tạo sự yên tâm trong thanh toán cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, thẻ thanh toán bằng những giải pháp riêng của công ty.

- Hỗ trợ tạo sự thuận lợi tối đa cho người bán từ khâu quảng bá đến khâu giao dịch bán hàng trực tiếp để doanh nghiệp thấy rõ được những lợi ích thiết thực của thương mại điện tử.

- Xúc tiến thương mại, làm cầu nối hữu hiệu giữa người mua và người bán, nhằm rút ngắn khoảng cách, thời gian giao dịch để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh.

Page 173: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

158

- Đưa ra nhiều giải pháp định hướng, hỗ trợ phù hợp cho các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ vừa và nhỏ, khuyến khích các đơn vị tham gia loại hình kinh doanh Thương mại điện tử để cùng nhau phát triển nền thương mại điện tử Việt nam.

5. Những điểm thành công của sàn giao dịch trong thời gian qua - Công ty luôn đưa ra những giải pháp mới hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại cho các bên giao dịch. Cụ thể trong năm 2004, công ty đã mở phòng trưng bày sản phẩm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam ngay tại Mỹ theo chương trình "Chắp cánh cho nền thương mại Việt nam - Fly the Vietnam Trade". Với chương trình này, công ty đã đưa sản phẩm đặc trưng nhất trong nước giới thiệu trực tiếp với khách hàng tại Mỹ, một trong những thị trường có tiềm năng lớn nhất, để đẩy mạnh sản lượng bán hàng cho doanh nghiệp. Theo chương trình, doanh nghiệp được chọn có thể gởi catalog, hàng mẫu, danh thiếp... trưng bày, ký gởi hoặc phát tặng cho khách hàng mà không phải trả phí vận chuyển, phí trưng bày tại Mỹ.

- G.O.L đại diện hai bên mua và bán thực hiện tất cả các trách nhiệm giao dịch ngoại thương của hai bên (nhận đơn đặt hàng trực tuyến qua website, thu gom hàng hóa, ký hợp đồng mua hàng với người bán, giao hàng tận nơi cho người mua và thanh toán tiền cho người bán…). Chức năng nổi bật và cũng là điểm khác biệt lớn giữa sàn giao dịch www.goodsonlines.com và các website thương mại điện tử khác là khả năng thu gom, giao nhận và vận chuyển hàng hóa đến tận nơi cho người mua với chi phí hợp lý mà phần lớn các website thương mại điện tử khác chưa thực hiện được hoặc nếu có cũng chưa được trọn vẹn và chuyên nghiệp như G.O.L

- Người mua và người bán gặp nhau thông qua website www.goodsonlines.com của công ty đều có quyền tự do liên hệ mua bán trực tiếp với nhau vì website thể hiện đầy đủ thông tin về người bán v.v.

- Đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở tỉnh, nơi "Thương mại điện tử" vẫn còn là một khái niệm rất mới, công ty đã phối hợp với các đơn vị Xúc tiến thương mại địa phương, các hiệp hội để tổ chức các buổi thuyết trình giới thiệu về Thương mại điện tử, đưa ra những giải pháp, ví dụ thực tiễn, mô hình cụ thể cho từng đối tượng doanh nghiệp để dần dần đưa Thương mại điện tử vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Tạo ra làn sóng kinh doanh thương mai điện tử, góp phần đẩy mạnh nền thương mại điện tử nước nhà.

7. Chiến lược kinh doanh trong vòng mấy năm tới

- Liên tục nâng cấp, cải tiến website, đưa thêm nhiều chuyên mục thông tin, dịch vụ hữu ích tiện lợi cho cả người mua và người bán.Xây dựng thêm nhiều chương trình xúc tiến thương maị hiệu quả phục vụ cho các doanh nghiệp trong nước.

- Công ty sẽ tiếp tục mở thêm các văn phòng đại diện, chi nhánh ở những vùng kinh tế trọng tâm, vùng sâu và đặc biệt ở Mỹ để đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng thị trường và phục vụ khách hàng của công ty ở những khu vực này chu đáo hơn, hiệu quả

- Đẩy mạnh giao thương giữa Việt nam và các nước, tăng cường xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Trong tương lai, công ty sẽ cố gắng ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ các dịch vụ thương mại điện tử của mình, hoàn thiện mạng lưới đại lý để trở thành một trung tâm xúc tiến thương mại cho mọi đơn vị trong và ngoài nước có nhu cầu phát triển thị trường tại khu vực Đông Nam Á, Mỹ và một số nước khác.

8. Đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của các sàn giao dịch điện tử trong tương lai.

- Hỗ trợ kinh phí cho các DN vừa và nhỏ khi tham gia vào các sàn giao dịch điện tử như Goodsonlines.

Page 174: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

159

SÀN GIAO DỊCH www.vn-ebiz.com

1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển – những mốc sự kiện chính - 1/10/2003: Tiến hành điều tra sơ bộ về nhu cầu E-commerce tại TP Đà Nẵng (Đánh giá thị trường, đối thủ cạnh tranh, tính khả thi về mặt kỹ thuật, khả năng của Trung tâm,… quyết định triển khai) - 3/4/2003: Triển khai thực hiện (đánh giá thị trường, đánh giá yêu cầu kỹ thuật) - 22/5/2003: Giai đoạn thử nghiệm hoạt động (sản xuất dịch vụ thử nghiệm, phân tích thực hiện thử nghiệm: xác định chiến lược bán hàng và tiếp thị, vấn đề tài chính, quy trình cung cấp dịch vụ, các vấn đề về pháp lý, …) - 5/9/2003: Sàn giao dịch Softech eBiz chính thức đi vào hoạt động: cung cấp dịch vụ cho các daonh nghiệp với giao diện ở 2 nội dung tiếng Anh và tiếng Việt. Theo dõi quá trình sử dụng dịch vụ của các khách hàng, phân tích việc thương mại hóa, tính toán hiệu quả kinh tế của các loại dịch vụ - 13/1/2004: Xem xét tổng quan quá trình hậu thương mại hóa. Xác định các điều kiện kinh tế hiện tại, đánh giá cơ hội để mở rộng các loại hình dịch vụ mới. - 10/2/2004: Phát triển, nâng cấp dịch vụ TMĐT

+ Phát triển công cụ: Hoàn chỉnh, cập nhật các trang trên sàn giao dịch (trang tin tức, mua sắm, …) chuẩn hóa các quy trình hiện có tại Sàn giao dịch, nâng cấp hệ thống, đường truyền,… + Phát triển thị trường: hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, quảng bá dịch vụ TMĐT đến

khách hàng. - 1/2005: xây dựng cổng giao tiếp TMĐT thành phố Đà Nẵng

2. Cơ chế hoạt động của sàn giao dịch (các khía cạnh tổ chức, kỹ thuật, tài chính) * Cơ cấu nhân sự quản lý hoạt động sàn giao dịch: - 1 Trưởng dự án. - 2 Phó dự án:

+ Phụ trách giải pháp, hỗ trợ các vấn đề về giải pháp, phần mềm. + Phụ trách kỹ thuật, hỗ trợ các vấn đề về Internet, đường truyền,…

- Các thành viên phụ trách: dịch vụ hỗ trợ, giải pháp, kỹ thuật, phát triển thị trường. (mỗi bộ phận có 1 địa chỉ email trao đổi thông tin, hỗ trợ khách hàng)

* Có các quy trình cụ thể về cung cấp dịch vụ, hỗ trợ khách hàng * Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (thông tin trên Website: www.vn-ebiz.com )

Tư vấn giải pháp Bằng tất cả khả năng của mình, Softech e-Biz sẽ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu và lựa chọn giải pháp thương mại điện tử phù hợp với điều kiện riêng của đơn vị, giúp doanh nghiệp định hướng phát triển Thương mại điện tử theo các mô hình B2C, B2B và khai thác có hiệu quả nhất các mô hình trên. Với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ, Softech e-Biz sẽ tư vấn doanh nghiệp về các lĩnh vực như:

• Giải pháp, mô hình kinh doanh • Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị • Hình thức và phương tiện thanh toán • Cơ sở pháp lý cần thiết • Quảng cáo và xúc tiến thương mại

Page 175: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

160

Hỗ trợ khác Để giúp doanh nghiệp tiếp cận ngay Thương mại điện tử một cách tự tin, khắc phục những khó khăn ban đầu như thiếu hụt nhân lực, chưa có đủ phương tiện kỹ thuật, chưa tìm được các giải pháp phù hợp, Softech e-Biz sẽ thực hiện một số chính sách hỗ trợ đặc biệt như:

• Miễn giảm chi phí tham gia dịch vụ Thương mại điện tử (các chi phí về: xây dựng gian hàng và danh mục sản phẩm, giới thiệu về doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động, chuyển giao công nghệ, quản lý và duy trì dịch vụ Thương mại điện tử, xử lý hình ảnh vv.).

• Cung cấp cho mỗi doanh nghiệp một tên miền (domain name) và một số địa chỉ thư điện tử.

• Cung cấp công cụ trọn gói cho doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động gian hàng và khách hàng.

• Giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

• Quản lý gian hàng và khách hàng thông qua các công cụ trực tuyến. • Xây dựng chế độ an ninh, bảo mật cho khách hàng khi giao dịch, trao đổi thông tin.

(Softech e-Biz sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến doanh nghiệp khi có yêu cầu). Các chính sách trên được thực hiện trên nguyên tắc hỗ trợ trong thời gian ít nhất là ba tháng đầu tiên. Tiếp theo, Softech e-Biz sẽ xây dựng một chương trình hỗ trợ lâu dài để doanh nghiệp hoạt động và phát triển, hướng đến ứng dụng hiệu quả Thương mại điện tử trong tương lai. * Có quy chế thành viên đối với các đơn vị tham gia hoạt động tại sàn giao dịch Softech eBiz (thông tin có trên Website: http://www.vn-ebiz.com/cspmall/Vietnam/store_builder.jsp ) * Có mẫu đăng ký thành viên, hợp đồng mẫu trên trang www.vn-ebiz.com * Điều khoản về bảo mật thông tin: trách nhiệm bảo mật, hủy thông tin mật, sự miễn trừ, đền bù, cam kết và quyền hạn, quy định pháp luật,…(tất cả các thông tin này đều có trên trang www.vn-ebiz.com ).

3. Các giải pháp kỹ thuật được vận dụng - Ngôn ngữ lập trình trên Web: PHP hoặc JSP - Bộ mã tiếng Việt. TCVN 6909-2001, Font chữ chuẩn được chọn là Times New Roman,

Tahoma, Arial ; bộ gõ tiếng Việt là VietKey hoặc UniKey - Giải pháp ứng dụng: IBM, Domino Web Server - Giải pháp hệ thống: theo mô hình Cổng giao tiếp thông tin điện tử đối với phần quản trị nội

dung và hệ thống. Hệ thống CSDL thông tin chạy trên môi trường Windows. Vì vậy, tính mở của hệ thống ở phần quản trị nội dung và hệ thống là rất cao.

- Hệ quản trị CSDL: IBM DB2. - Web server: WebSphere Application Server và hỗ trợ Java, Servlet engine, JSPs và EJB

Services xử lý thông tin trao đổi và các yêu cầu của nguời dùng, kết hợp với các Java APIs (Java Message Service - JMS, Java Naming and Directory Interface - JNDI,…). Kết nối với hệ cơ sở dữ liệu bằng JDBC hỗ trợ nhiều driver cho nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.

4. Mối quan hệ giữa sàn giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các stakeholder khác

- Với tất cả các đối tác: nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các stakeholder,… : có bản tin Softech eBiz cập nhật thông tin hàng tuần.

- Với các nhà cung cấp dịch vụ khác: trao đổi thông tin, kinh nghiệm, quảng bá dịch vụ lẫn nhau theo phương châm cùng hợp tác, cùng phát triển. (Softech eBiz và Golgilf (www.golgift.com) quảng bá Logo cho nhau).

Page 176: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

161

- Các tổ chức xúc tiến thương mại: sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các tổ chức xúc tiến thương mại, tạo cơ hội quảng bá hình ảnh Softech eBiz, tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh,…

- Với khách hàng: o Chính sách tham gia gian hàng TMĐT cơ bản miễn phí trong 6 tháng đầu để làm

quen với hoạt động TMĐT. o Chính sách quảng bá thông tin, Logo miễn phí cho các doanh nghiệp. o Cập nhật kiến thức về TMĐT cho khách hàng, cập nhật sản phẩm, thông tin trên

gian hàng TMĐT. o Đào tạo các kiến thức về quản lý gian hàng, kiến thức về TMĐT.

5. Những điểm thành công và hạn chế của sàn giao dịch trong thời gian qua Điểm mạnh: - Hiện nay trên sàn giao dịch đã có 41 thành viên: 25 gian hàng (bao gồm 4 gian hàng chính

thức, 21 gian hàng miễn phí), và 16 cty quảng bá thông tin, Logo. - Cung cấp cho các khách hàng bộ công cụ tạo và quản trị gian hàng có tính năng vượt trội

so với các sàn giao dịch khác: o Tự tạo gian hàng giao dịch trên Internet (theo các cấp độ cao cấp, cơ bản) o Tự quản trị các hoạt động trên gian hàng: cập nhật sản phẩm mới, thay đổi giao

diện, thông tin,… o Tự quản lý các giao dịch, đơn hàng, qui trình thanh toán o Tự động thực hiện các báo cáo theo yêu cầu người dùng, tự tính thuế, cước vận

chuyển theo các điều kiện có sẵn. o Đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho các giao dịch trên Internet.

- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ các yêu cầu của khách hàng. - Linh hoạt trong thay đổi chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu

thị trường.

Hạn chế - Chưa có môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển dịch vụ TMĐT, các vấn đề liên quan đến

TMĐT, thanh toán trực tuyến,... nên khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ toàn diện cho khách hàng.

- Các doanh nghiệp, người dân chưa có hiểu biết nhiều về TMĐT nên khó khăn trong phát triển, mở rộng thị trường…

6. Cơ hội và những thách thức chủ yếu Cơ hội - TMĐT giúp nhanh chóng theo kịp xu hướng phát triển kinh tế thế giới. Tận dụng tiến bộ

Khoa học Kỹ thuật trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực trong thời đại “thông tin kỹ thuật số”. Mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.

- Tạo được nguồn thu thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Mở rộng hoạt động trong cung cấp dịch vụ hosting, đường truyền, thiết kế web...

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho tất cả các đơn vị tham gia. - Quảng bá và tiếp thị chi tiết sản phẩm đến khách hàng, người mua và nhà phân phối dễ

dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm. - Có 1 hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, giúp các nhà sản xuất, phân phối nhanh chóng thu

thập được thông tin về thị trường, đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, nắm rõ yêu cầu thị trường, và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Page 177: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

162

- Giảm chi phí sản xuất: chi phí văn phòng, chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị - Hình thành một tập quán kinh doanh mới (phi giấy tờ), tạo nên một xã hội văn minh, hiện

đại hơn. - Nâng cao mức sống và mức hưởng thụ chung của xã hội thông qua việc tiết kiệm chi phí và

thời gian giao dịch. Thách thức: - Hiểu biết của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động TMĐT chưa nhiều. Người dân

chưa có thói quen mua sắm qua mạng. - Nhận thức của các doanh nghiệp về dịch vụ TMĐT chưa cao, chưa có mong muốn tham

gia TMĐT. - Cần phải có hệ thống đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu thông tin về TMĐT. - Cần đảm bảo tính bảo mật cao độ cho hệ thống thông tin và thanh toán trực tuyến. - Xây dựng hành lang pháp lý thích nghi với từng loại hình kinh doanh trực tuyến. - Xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến đa dạng toàn vẹn và đảm bảo cho người bán lẫn

người mua. - Cơ chế giao nhận đa dạng và toàn cầu.

7. Chiến lược kinh doanh trong vòng mấy năm tới Mô hình kinh doanh: - Phát triển mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ, cung cấp giải pháp trọn gói cho các doanh

nghiệp, tổ chức. - Mở rộng hoạt động, phát triển theo mô hình đơn vị độc lập, có điều lệ hoạt động riêng.

Quản lý tập trung, nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt, năng động trong tổ chức.

Mục tiêu phát triển - Đưa dịch vụ, giải pháp TMĐT trở thành sản phẩm chiến lược của đơn vị. - Đóng gói giải pháp TMĐT và chuyển giao cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức khác. - Kết nối vào sàn giao dịch TMĐT chung của quốc gia, hoặc với các sàn giao dịch ở nước

ngoài khác.

Các bước/giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu này - Phát triển giái pháp TMĐT toàn diện của Softech, chú trọng vào giải pháp B2B, B2G: có

thể hoàn thành vào cuối năm 2005. - Đẩy mạnh phát triển thị trường, hợp tác với các tổ chức Xúc tiến Thương mại.

8. Đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của các sàn giao dịch điện tử trong tương lai.

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT vững mạnh. - Xây dựng, hoàn thiện 1 cơ sở pháp luật TMĐT chặt chẽ, đồng bộ và an toàn: hệ thống

thanh toán, chứng thực, giao nhận, bảo hiểm,… trực tuyến. - Xây dựng các Trung tâm cung cấp dịch vụ thanh toán, chứng thực điện tử do nhà nước hỗ

trợ. Có chính sách hỗ trợ, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp tham gia. - Xây dựng chính sách bảo hiểm trong thanh toán điện tử. - Xây dựng 1 loạt các cơ chế hỗ trợ phát triển hệ thống TMĐT: chính sách tài chính, quy chế

Ngân hàng, giao nhận, vận chuyển… - Gắn kết các cổng, kênh thông tin thương mại và chính sách thương mại tại các địa phương

của Việt Nam vào sàn giao dịch chung.

Page 178: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

163

- Cho phép các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký Tài khoản tại nước ngoài để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

- Nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức quản lý của các doanh nghiệp về TMĐT - Hình thành, phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực TMĐT (các khóa đào tạo tại các

trường Đại học, các Trung tâm đào tạo,…) : cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu.

Tăng cường tuyên truyền kiến thức về TMĐT trong cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển thói quen mua sắm qua mạng trong xã hội.

Page 179: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

164

PHỤ LỤC 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TMĐT TRÊN THẾ GIỚI

I – Tình hình thế giới 1. Tình hình phát triển chung

- TMĐT đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhân rộng trên phạm vi thế giới. Cho dù các nguồn nghiên cứu khác nhau đưa ra những con số chênh lệch khá lớn về ước tính giá trị TMĐT toàn cầu, những con số này vẫn cho thấy một tốc độ phát triển ở mức 60%-70%/năm

Dự báo giá trị TMĐT toàn cầu Đơn vị : tỷ USD

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Forrester 2293,50 3878,80 6201,10 9240,60 12837,30

IDC 354,90 615,30 4600,00

eMarketer 278,19 474,32 823,48 1408,57 2367,47

Nguồn: các báo cáo 2002 của eMarketer, Forrester và IDC - Khoảng cách ứng dụng TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển rất lớn, với

các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và Châu Âu đã lên tới trên 80%.

Dự báo giá trị TMĐT theo khu vực (B2B và B2C) Đơn vị: Tỷ USD

Khu vực 2002 % 2006 %

Các nước đang phát triển trong Châu Á - Thái Bình Dương

87,6 3,8 660,3 5,1

Châu Mỹ Latin 7,6 0,3 100,1 0,8

Những nền kinh tế chuyển đổi 9,2 0,4 90,2 0,7

Châu Phi 0,5 0,0 6,9 0,1

Tổng các nước đang phát triển 104,9 4,6 857,5 6,7

Bắc Mỹ 1677,3 73,1 7469 58,2

Những nước Châu Âu phát triển 246,3 10,7 2458,6 19,2

Những nước phát triển Châu Á – Thái Bình Dương

264,8 11,5 2052,1 16

Tổng các nước phát triển 2188,4 95,4 11979,7 93,3

Tổng giá trị TMĐT toàn cầu 2293,5 12837,3

* Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử và Phát triển 2002 của UNCTAD

1.1. Nhận thức về TMĐT: - TMĐT đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với người dân các nước phát triển và

đang thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống kinh doanh của những nước đang phát triển. - Doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của TMĐT, xây dựng các mô hình

kinh doanh TMĐT đặc thù và đưa TMĐT thành một phần không thể tách rời của chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Page 180: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

165

1.2. Khung pháp lý và chính sách: tiến trình xây dựng chính sách pháp luật của các nước phát triển và đang phát triển có sự chênh nhau khá rõ rệt:

- Các nước đang phát triển hiện còn ở giai đoạn xây dựng chiến lược CNTT quốc gia, chủ yếu quan tâm các vấn đề về hạ tầng CNTT cơ bản, phát triển nguồn nhân lực, bản địa hóa ứng dựng TMĐT, xây dựng chuẩn và thiết lập khung pháp lý cho giao dịch TMĐT.

- Các nước phát triển đã tiến đến một nấc cao hơn trong bậc thang chính sách TMĐT: tập trung xây dựng những quy định điều phối thị trường TMĐT, hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho thanh toán điện tử, thiết lập chính sách bảo vệ người tiêu dùng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, và xây dựng thị trường TMĐT khu vực.

1.3. Hạ tầng CNTT: xét trên mặt bằng chung, tỷ lệ kết nối Internet và tốc độ đường truyền những năm gần đây có rất nhiều tiến bộ, nhưng khoảng cách về hạ tầng CNTT giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất xa. Theo thống kê của Liên đoàn Viễn thông quốc tế (ITU), đến cuối năm 2003, trên thế giới có gần 676 triệu người (chiếm 11,8% dân số toàn cầu) được kết nối Internet, tăng 49,5 triệu so với thời điểm cuối năm 2002. Tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy tốc độ “tăng trưởng dân số trên Internet” đang chậm dần lại, do đa phần những người có mong muốn tiếp cận mạng Internet và những người có đủ khả năng để làm vậy ở các nước đang phát triển giờ đều đã được kết nối. Dưới đây là thống kê mức tăng trưởng số lượng người sử dụng Internet toàn cầu trong mấy năm gần đây.

Số người sử dụng Internet trên thế giới từ 2000-2003 2000 2001 2002 2003 Ngàn người 387.532 495.886 626.579 675.678 % tăng trưởng .. 27,96 26,36 7,84

* Nguồn: Báo cáo TMĐT và Phát triển 2004 của UNCTAD Xét tương quan giữa các nước phát triển và đang phát triển, xu hướng cho thấy tỉ trọng của các nước đang phát triển trong “dân số Internet” toàn cầu đang tăng mạnh. Nếu vào năm 2000, các nước đang phát triển mới đóng góp 24% số người sử dụng Internet của toàn thế giới, thì đến năm 2003 tỉ lệ này đã tăng gấp rưỡi, lên đến 36%. Lưu ý rằng mức tăng trưởng dân số Internet hàng năm của khối nước đang phát triển là 17,5%, cao gấp 8,5 lần khối nước phát triển, thì có thể thấy tiềm năng phát triển to lớn của khu vực này trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Tuy nhiên, ngay trong nội bộ các nước đang phát triển cũng vẫn tồn tại những khoảng cách khá xa về mức độ tiếp cận với kênh thông tin tiên tiến nhất này. Chỉ riêng 5 quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mêhicô đã chiếm tới 61,52% số người sử dụng Internet của khối nước đang phát triển. Tại thời điểm cuối 2003, cứ 4 người dân các nước đang phát triển tiếp cận được với Internet thì có đến 3 người sống ở Châu Á. Sự chênh lệch lớn về trình độ hạ tầng CNTT giữa các khu vực trên thế giới còn được thể hiện qua tỉ lệ sử dụng Internet trên đầu người ở từng khu vực, như minh họa tại bảng sau:

Tỷ lệ người sử dụng Internet trên 10.000 người

Khu vực 2000 2001 2002 2003

Bắc Mỹ 4401 4964 5476 5476

Châu Âu 1391 1798 2212 2373

Châu Mỹ Latin và Caribbean 342 563 808 832

Châu Phi 59 78 124 148

Page 181: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

166

Châu Á 307 417 584 674

- Hàn Quốc 4140 5211 5519 6034

- Nhật Bản 2994 3842 4489 4489

- Đài Loan 2810 3490 3814 3900

- Trung Quốc 173 257 460 632

- Ấn Độ 54 68 159 175

Thế giới 647 812 972 1028

* Nguồn: Báo cáo TMĐT và Phát triển 2003 của UNCTAD 1.4. Bối cảnh KT-XH: TMĐT phát triển thuận lợi nhất ở những môi trường hội đủ các yếu tố sau :

- Bối cảnh xã hội mang tính mở, các quan hệ kinh doanh dựa trên chữ tín - Chính phủ điện tử đủ năng lực cung cấp những dịch vụ công thiết yếu và đóng vai trò

chất xúc tác cho TMĐT - Trình độ phát triển của cộng đồng doanh nghiệp đạt đến mức độ nhất định với những mô

hình kinh doanh năng động, có hàm lượng CNTT tương đối cao - Những quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở hợp tác thường xuyên và chặt chẽ giữa các

doanh nghiệp đã trở thành tập quán kinh doanh trong xã hội. - Văn hoá tiêu dùng của người dân và văn hoá doanh nghiệp đã được hình thành với

những tiền đề vững chắc.

2. Xu hướng phát triển của TMĐT thế giới

- Với tỉ lệ kết nối Internet hiện vẫn còn rất thấp, với quy mô dân số lớn và tốc độ tiếp thu ứng dụng TMĐT ngày càng tăng, các nước đang phát triển sẽ là thị trường đầy triển vọng cho TMĐT trong tương lai.

- Châu Á - Thái Bình Dương sẽ vươn lên dẫn đầu về tốc độ tiếp thu ứng dụng TMĐT của thế giới trong tương lai

- Phương thức kinh doanh B2B tiếp tục chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch TMĐT toàn cầu.

Tỉ trọng của phương thức B2B trong giá trị TMĐT toàn cầu Đơn vị: Tỷ USD

Forrester IDC eMarketer Total B2B % B2B Total B2B % B2B Total B2B % B2B2000 354,9 282 79,46% 278,19 278 99,93%2001 615,3 516 83,86% 474,32 474 99,93%2002 2293,5 2160 94,18% 917 823,48 823 99,94%2003 3878,8 3675 94,75% 1573 1408,57 1408 99,96%2004 6201,1 5904 95,21% 2655 2367,47 2367 99,98%2005 9240,6 8823 95,48% 4600 4329 94,11% - Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị TMĐT) dù chiếm tỉ lệ không

cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo.

- Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.

Page 182: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

167

II. Tình hình phát triển TMĐT tại các khu vực

1. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Do số dân đông, hàng năm Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thêm khoảng 50 triệu

người sử dụng Internet, đây là mức tăng cao nhất thế giới. Tiềm năng phát triển TMĐT của khu vực này rất lớn không chỉ vì dân số đông mà còn vì nhiều yếu tố khác nữa.

Doanh nghiệp trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo, tham gia nhiều vào các giao dịch thương mại quốc tế và liên khu vực hơn những khu vực phát triển khác. Điều này xuất phát từ lý do họ phải chịu nhiều áp lực từ khách hàng tại những nước phát triển trong việc đầu tư và ứng dụng những phương thức kinh doanh mới. Mặt khác, các chính phủ trong khu vực đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy TMĐT, cả ở tầm quốc gia lẫn trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế như ASEAN và APEC.

2. Châu Phi Tình hình kết nối Internet đang được cải thiện tại Châu Phi nhưng TMĐT vẫn còn chưa

phát triển. Số lượng thuê bao tăng 30% năm 2001, đạt khoảng 1.3 triệu người. Dung lượng đường truyền vào là 1 gigabytes/giây, trong khi dung lượng đường truyền ra là 800 gigabytes/giây. Tuy nhiên, chỉ 1/118 người dân truy cập Internet và chỉ 1/440 người truy cập nếu loại trừ 5 nước Châu Phi có số lượng người truy cập lớn nhất. Chi phí truy cập còn rất cao, trở thành rào cản lớn. Ngoài Nam Phi, giao dịch B2B vẫn chưa phát triển, tuy nhiên cơ hội cho loại hình giao dịch này rất rõ ràng trong khu vực dịch vụ trực tuyến và phi trực tuyến. Đối với giao dịch B2C, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm / dịch vụ nhằm vào người dân sống ở nước ngoài chiếm số lượng giao dịch lớn.

3. Châu Mỹ Latinh TMĐT được tập chung vào 4 thị trường có Internet tương đối phát triển là Argentina,

Brazil, Chile và Mexico. Tại đó, khoảng 50-70% doanh nghiệp Mỹ Latin hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có truy cập Internet. Internet được sử dụng rộng rãi cho liên hệ kinh doanh và thu thập thông tin, nhưng chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp tiến hành giao dịch trực tuyến. Các tập đoàn đa quốc gia lớn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ôtô, đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao dịch B2B trực tuyến, đặc biệt tại Brazil và Mexico. Ngân hàng là một lĩnh vực có sự phát triển mạnh của giao dịch B2C. Brazil cũng đang có những tiến bộ đáng kể trong phát triển chính phủ điện tử (CPĐT) ở góc độ liên quan tới thương mại.

4. Những nước có nền kinh tế chuyển đổi Giao dịch B2B và B2C được cho là sẽ có sự phát triển nhanh chóng tại những nước Trung

và Đông Âu có nền kinh tế đang chuyển đổi. Tuy nhiên, TMĐT tại những nước này khó đạt tới 1% giá trị TMĐT của toàn thế giới trước năm 2005. Trong khi những nước phát triển về hạ tầng CNTT tại Trung Âu và vùng Bantích đã phát triển được kỹ thuật số hoá và đang tạo nền tảng cho phát triển TMĐT thì những nước khác (đặc biệt tại vùng Balkans, Caucasus và Trung Á) vẫn còn rất lạc hậu.

5. Bắc Mỹ và Tây Âu Các nước có nền kinh tế tiên tiến có nhiều điều kiện hơn trong việc phát triển TMĐT. Tại

Mỹ, năm 2003, các giao dịch điện tử B2B chiếm tới 16.28% tất cả các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp. Trong khi toàn bộ các giao dịch giữa các doanh nghiệp, bao gồm cả điện tử và phi điện tử giảm xuống vào năm 2002, số lượng các giao dịch điện tử B2B tăng trưởng với tốc độ 6.1% hàng năm, gần gấp đôi tốc độ đạt được năm 2001. Các hoạt động bán lẻ điện tử ở Mỹ từ năm 2003 đến cuối quý I năm 2004 tăng trưởng với tốc độ 28.1%, trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn bộ các hoạt động bán lẻ trong cùng thời kỳ chỉ đạt có 8.8%..

Doanh nghiệp sẽ tập trung vào những công cụ của TMĐT phục vụ mua bán chính phủ; hoạt động sản xuất, phân phối; quá trình kinh doanh và thị trường ảo. Đối với thương mại B2C, một số lĩnh vực như phần mềm, dịch vụ dụ lịch và âm nhạc có thể đem đến những cơ hội tốt cho nhà cung cấp tại những nước đang phát triển.

Page 183: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

168

TÓM TẮT

BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN 2004 1

HỘI ĐỒNG LHQ VỀ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN (UNCTAD)

1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (CNTTs) ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - CÁC VẤN ĐỀ CHO ĐỐI THOẠI QUỐC TẾ

A. Sự phát triển của Internet và mức tăng trưởng thương mại điện tử

Tính đến cuối năm 2003 đã có gần 676 triệu người chiếm 11.8% dân số toàn cầu sử dụng Internet, tăng thêm 49,5 triệu người hay 7,8% so với cuối năm 2002. Số người sử dụng Internet tại các nước đang phát triển đã tăng thêm 50% so với năm 2002 và chiếm 36% dân số Internet toàn thế giới. Tuy nhiên phần lớn trong số này (khoảng 61.52%) tập trung ở một số ít quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Braxin và Mehicô. Các nước đang phát triển cũng chiếm tới 75% phần tăng thêm của lượng người sử dụng Internet. Tuy vậy, tỷ lệ trung bình số người sử dụng Internet tại các nước đang phát triển vẫn thấp hơn 10 lần so với các nước phát triển.

Số lượng các địa chỉ IP trên toàn thế giới đã tăng thêm 35.8% trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 2003 đến tháng Giêng năm 2004, gấp đôi mức tăng trưởng đạt được vào năm 2002, đạt 233 triệu IP. Về số lượng website, vào thời điểm tháng 6 năm 2004, có trên 51.635.284 website trên toàn thế giới, cao hơn 26.13% so với một năm trước đó. Số website sử dụng công nghệ bảo mật SSL vào tháng 4 năm 2003 đã tăng thêm 56.7% so với tháng 4 năm 2002, đạt mức 300.000 website.

Hội đồng Viễn thông của UNESCO đã đưa ra một mô hình tiên tiến nhằm tính toán sự phổ biến và ảnh hưởng của Internet trên phạm vi toàn thế giới. Mô hình tính toán không chỉ dựa trên những đánh giá liên quan đến việc kết nối và sẵn sàng tiếp cận công nghệ thông tin mà còn dựa trên những kỹ năng liên quan và những lợi ích mà công nghệ này đem lại cho người sử dụng. Điều này được phản ánh trong chỉ số “trạng thái thông tin” (infostate) của một quốc gia, bao gồm hai chỉ số nhỏ hơn là “mật độ thông tin” (Infordensity) và “sự sử dụng thông tin” (Info-use). Infodensity thể hiện mức độ sẵn có của vốn và lao động cho lĩnh vực công nghệ thông tin, phản ánh số lượng các mạng và trình độ kỹ năng công nghệ thông tin. Info-use có thể được hiểu là việc khả năng tiếp thu và sử dụng cũng như mật độ người sử dụng công nghệ thông tin. Việc áp dụng cách tính toán này đã cho thấy một khoảng cách cực lớn giữa các quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển, với chỉ số Infostate là 200, và các nhóm nước có nền công nghệ thông tin kém phát triển nhất ở châu Phi và châu Á, với chỉ số Infostate là 5. Mặc dù khoảng cách phát triển về kỹ thuật số trên thế giới đang thu hẹp lại, quá trình này diễn ra với một tốc độ khá chậm chạp và ở những nước có hoàn cảnh khó khăn nhất, tình hình hầu như không có bước tiến triển nào. Nhìn chung thì giữa mức thu nhập và chỉ số Infostate của một quốc gia có mối quan hệ tỉ lệ thuận, nhưng vẫn còn khá nhiều ngoại lệ. Chẳng hạn chỉ số Infostate của các nước có cùng mức GDP là rất khác nhau, và do đó sự lựa chọn chính sách công nghệ thông tin của họ cũng có thể khác nhau.

Sự phát triển của thương mại điện tử

Dữ liệu của Mỹ và Liên minh châu Âu cho thấy mặc dù giá trị của các giao dịch trực tuyến ngày càng tăng, tốc độ tăng này vẫn không theo kịp sự phát triển trong mức tiếp cận Internet của doanh nghiệp.

Tại Mỹ, giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (TMĐT B2B) chiếm gần 93% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử của nước này năm 2002 và chiếm tới

1 Dịch từ nguyên bản tiếng Anh E-commerce and Development Report 2004 của UNCTAD, mã số tài liêu UNCTAD/SDTE/ECB/2004/1, số đăng ký xuất bản ISBN 92-1-112653-3. Phần dịch này chỉ có giá trị tham khảo.

Page 184: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

169

16.28% giá trị giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp. Mặc dù giao dịch nhìn chung giữa các doanh nghiệp, tính gộp cả giao dịch điện tử và phi điện tử, giảm trong năm 2002, giao dịch TMĐT B2B vẫn tăng trưởng với tốc độ 6.1% / năm. Về thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (TMĐT B2C), doanh thu từ kênh TMĐT chiếm 1,9% tổng doanh số bán lẻ của quý I năm 2004, gần gấp đôi tỷ trọng ghi nhận vào năm 2001. Các hoạt động bán lẻ điện tử ở Mỹ từ năm 2003 đến cuối quý I năm 2004 tăng trưởng với tốc độ 28.1%, trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn bộ các hoạt động bán lẻ trong cùng kỳ chỉ đạt 8.8%.

Doanh số bán hàng qua Internet của châu Âu năm 2001 đạt 86 tỷ đôla. Các hoạt động mua bán điện tử sử dụng EDI và các hình thức khác đem lại mức doanh thu cao hơn 4 lần so với doanh số bán hàng qua Internet, nâng giá trị của toàn bộ giao dịch thương mại điện tử của Châu Âu trong năm 2001 lên mức 430 tỷ đôla.

Mặc dù một số nước đang phát triển cũng đã bắt đầu thu thập số liệu về công nghệ thông tin thông qua các kênh thống kê chính thức, sự không đồng nhất về phương pháp xây dựng chỉ số khiến những số liệu này chưa tạo ra được cơ sở so sánh giữa các quốc gia với nhau hay giữa nước phát triển và đang phát triển. Thực tế này đặt ra nhu cầu phải có sự phối hợp về phương pháp luận giữa các nước trên thế giới nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu toàn cầu về thống kê công nghệ thông tin. Ban thư ký của Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã khởi động một chương trình thu thập các dữ liệu mới để đưa ra thống kê về hoạt động thương mại điện tử của các nước đang phát triển trong bản báo cáo hàng năm mang tên “Thương mại điện tử và phát triển”.

B. ĐỐI THOẠI VỀ CNTTs CHO PHÁT TRIỂN: MỘT VÀI ĐỀ XUẤT

Vấn đề quản trị Internet

Những cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS) cho thấy phần lớn các nước đang phát triển đều cho rằng hiện trạng xã hội thông tin toàn cầu chưa phục vụ cho lợi ích của họ và cần phải thay đổi. Việc thành lập một cơ chế liên chính phủ đã được đề cập tới. Nhiều nước đã thể hiện mối quan ngại của mình về việc một nhóm nhỏ quốc gia hiện đang nắm vai trò chi phối đối với những nguồn tài nguyên Internet chủ yếu. Các cơ chế luật pháp dựa trên hiệu lực của những hợp đồng tư được thực hiện chủ yếu bởi tòa án quốc gia của một nước không hẳn là giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề về chính sách công quốc tế.

Nếu xét đến quyết tâm chính trị của các bên tham gia để tháo gỡ những vấn đề trên thì hệ thống hiện tại của hợp tác quốc tế có thể đủ để giải quyết hầu hết những vấn đề về quản lý tạo ra bởi sự phát triển của Internet.

Có thể chia các vấn đề chính sách gắn với Internet thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất liên quan tới việc quản lý Internet như một công cụ toàn cầu. Nhóm thứ hai liên quan tới việc sử dụng nó.

Liên quan đến nhóm vấn đề thứ hai, các công cụ quản trị quốc tế đã tồn tại hoặc có thể được tạo ra một cách dễ dàng. Đặc điểm chính của vấn đề này nên là tiêu chí quyết định xem mức độ “quản trị” (từ xây dựng sự đồng thuận và hợp tác cho đến tạo luật chơi) và các công cụ nào nên được áp dụng.

Liên quan đến nhóm vấn đề còn lại, chẳng hạn việc quản lý hệ thống tên miền và hoạt động của hệ thống máy chủ gốc, nhiều quốc gia đang phát triển không mấy hài lòng với ảnh hưởng hạn chế của Chính phủ họ trong cơ cấu toàn cầu về xây dựng và thi hành chính sách. Việc thống nhất ý kiến về những lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trong quản trị tài nguyên Internet, cũng như về cách thức tham gia của các chính phủ trong vấn đề này, có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất cần phải xem xét giải quyết. Mặc dù hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra những đề xuất cụ thể mang tính thể chế, đã có thể định hình một vài quan điểm chỉ đạo cho cơ chế hợp tác này giữa các quốc gia trong tương lai..

Page 185: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

170

Trước hết, bất kỳ một đề xuất cải cách có tính khả thi nào đều phải đảm bảo sự ổn định và chất lượng dịch vụ Internet, ngăn chặn được sự chắp vá và duy trì cách tiếp cận truyền thống “từ dưới đi lên” trong việc xây dựng chuẩn và chính sách.

Thứ hai, không có giải pháp nào phù hợp cho mọi đối tượng. Những vấn đề đan cài cả yếu tố kỹ thuật và chính sách sẽ được giải quyết một cách tối ưu nhất trong khuôn khổ các hệ thống hợp tác và điều phối quốc tế..

Thứ ba, một quá trình tiến triển từng bước. Hệ thống hiện tại là kết quả của một tiến trình diễn ra trong một khoảng thời gian không dài và vẫn chưa đạt đến giai đoạn chín muồi được chấp nhận bởi những những người nắm giữ lợi ích.

Các nước đang phát triển cần đánh giá tác động tiềm tàng của những mô hình quản trị Internet khác nhau, bao gồm cả tác động của chúng đối những lợi ích đem laị cho nền kinh tế từ việc ứng dụng kinh doanh kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Ngoài ra, cũng cần có sự nỗ lực để tạo ra năng lực bền vững cho việc xây dựng chính sách Internet, sao cho phần đông các nước đang phát triển có thể tham gia một cách tích cực vào những hệ thống quản lý/quản trị trong tương lai của WSIS.

CNTTs và sự phát triển kinh tế trong quá trình chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của WSIS

Chương trình hành động của WSIS nhấn mạnh rằng các chiến lược điện tử quốc gia đóng vai trò như những công cụ chủ yếu cho sự tiến triển của xã hội thông tin tại các nước đang phát triển. Chương trình này cũng kêu gọi hành động nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng áp dụng các CNTTs trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là việc sử dụng CNTTs trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhằm thúc đẩy những sáng kiến cải tiến và tăng năng suất cũng như giảm thiểu các chi phí giao dịch và giảm nghèo. Việc xử lý các vấn đề này trong khuôn khổ của WSIS nên góp phần đem lại sự đồng thuận về các chính sách quốc gia và môi trường quốc tế làm cơ sở việc áp dụng và sử dụng CNTTs ở một mức độ cao hơn nhằm đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và đồng đều hơn.

Các dữ liệu hiện có cho thấy rằng thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của CNTTs tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với thương mại quốc tế nói chung trong những năm gần đây và tốc độ này đang tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, để tăng cường những tác động tích cực của CNTTs đối với tăng trưởng kinh tế của đa số các nước đang phát triển, cần phải tạo ra một môi trường phù hợp ở cấp quốc gia và quốc tế. Sự thúc đẩy và tạo điều kiện cho ứng dụng của CNTTs tại các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs, cũng nên đóng một vai trò lớn trong tiến trình này.

Để tiến xa hơn trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế trong xã hội thông tin, giai đoạn 2 của WSIS có thể xem xét tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:

CNTTs có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đối với triển vọng kinh tế của các nước đang phát triển? Những bài học kinh nghiệm nào có thể được áp dụng trong việc xây dựng chính sách CNTT cho các lĩnh vực có ảnh hưởng đến thương mại, phát triển doanh nghiệp và việc làm?

Những chiến lược nào đã được công nhận là thành công trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs, bằng cách ứng dụng CNTTs?

CNTTs có thể được sử dụng theo cách nào để tạo điều kiện cho SMEs của các nước đang phát triển tham gia vào mạng lưới cung cấp cấp quốc gia và quốc tế?

Những thay đổi gây ra bởi CNTTs ở cấp doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế có tác động như thế nào đối với thị trường lao động? Những chính sách nào có thể cân bằng kết quả của quá trình này?

Page 186: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

171

2. KINH DOANH ĐIỆN TỬ VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Việc ứng dụng CNTTs trong kinh doanh đã tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần đây với ngày càng nhiều hơn những doanh nghiệp kết nối Internet. Các doanh nghiệp sử dụng CNTTs với mục đích tự động hóa nội bộ, chẳng hạn cho các công việc liên quan đến văn phòng và sản xuất, quan hệ với khách hàng và quản lý chuỗi cung ứng hoặc quản lý các hệ thống phân phối và hậu cần. Sử dụng Internet có thể chỉ là việc có một website đơn giản nhưng cũng có thể là việc áp dụng CNTTs cho tất cả các chức năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc có một website đơn giản đã là một bước tiến đáng kể đối với SMEs ở các quốc gia đang phát triển và nó đòi hỏi các kỹ năng quản lý và kỹ thuật cũng như những thay đổi về mặt tổ chức và đầu tư mà các doanh nghiệp này thường không đáp ứng được. Những người thực hiện bản báo cáo này đã điều tra ứng dụng CNTTs tại SMEs ở các nước đang phát triển dựa trên các khảo sát và nghiên cứu sẵn có. Và bởi vậy bản báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng thể về việc sử dụng CNTTs và kinh doanh điện tử tại SMEs cũng như đưa ra những đề xuất về chính sách nhằm tăng cường việc áp dụng CNTTs.

Đầu tiên, bản báo cáo đưa ra một cái nhìn tổng thể về cách mà CNTTs thay đổi các bước của kinh doanh truyền thống, chẳng hạn công tác thị trường, mua và bán, sản xuất, kiểm kê, quản lý tài chính và nguồn nhân lực. Khi xem xét các số liệu thống kê của các nước đang phát triển, ta có thể nhận thấy một điều rằng mức độ sử dụng công nghệ thông tin thường tăng lên cùng với quy mô của doanh nghiệp, mặc dù vậy SMEs được coi là có tiềm năng lớn nhất trong việc tăng hiệu suất thông qua kinh doanh điện tử. Nhưng để đạt được những lợi ích này, các doanh nghiệp cũng phải có khả năng quản lý, kỹ thuật và sáng tạo tốt. Và những điều này dường như vẫn là một vấn đề đối với SMEs ở các quốc gia đang phát triển.

Theo đánh giá về mức độ sử dụng CNTTs tại SMEs ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nhìn chung, nhiều doanh nghiệp đã kết nối và tích cực sử dụng Internet trong các giao tiếp với các nhà cung cấp và khách hàng của họ. Điều này là đúng với các doanh nghiệp ở các khu vực đô thị, trong khi đó khoảng cách về kỹ thuật số giữa khu vực nông thôn và thành thị đã loại trừ SMEs ở ngoài các thành phố lớn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng Internet chỉ dừng lại ở các nhà quản lý doanh nghiệp và việc tận dụng những cơ hội mà công nghệ mới này đem lại cũng chưa đáng là bao. Các nghiên cứu cho thấy khả năng thu lời là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp ứng dụng CNTTs. Mặc dù không ít các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa việc ứng dụng CNTTs và lợi nhuận/năng suất của doanh nghiệp, một trong những lý do chính cho việc không sử dụng công nghệ này trong doanh nghiệp từ góc nhìn của các nhà quản lý là ảnh hưởng hạn chế có thể nhận thấy của nó đối với lợi nhuận kinh doanh. Và điều này thường đi kèm với lập luận rằng chẳng có mấy nhà cung cấp và khách hàng ở trên mạng. Nói cách khác, nếu các công ty thu được một kết quả kinh doanh tốt nhờ áp dụng CNTTs, chẳng hạn số lượng khách hàng tăng lên, họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào phần cứng và việc kết nối mạng. Điều đó cũng có nghĩa là việc SMEs có sẵn sàng đầu tư vào CNTTs hay không không phụ thuộc vào chi phí.

Một cuộc khảo sát do UNCTAD và FUNDES tiến hành tại SMEs ở các nước châu Mỹ Latinh bao gồm Chile, Columbia, Costa Rica, Mexico, và Venezuela cho thấy một cách chi tiết việc sử dụng CNTTs và Internet ở cấp doanh nghiệp. Theo kết quả của cuộc khảo sát, số lượng máy tính cá nhân (PCs) cũng như mức độ sử dụng CNTTs và Internet tại các doanh nghiệp ở các thành phố lớn là cao, đồng thời cũng không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các doanh nghiệp cỡ vừa và các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong việc tiếp cận và sử dụng Internet một cách cơ bản nhất, chẳng hạn e-mail. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTTs ở một mức độ cao và tổng hợp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực tự động hóa và hợp nhất các hoạt động của doanh nghiệp, có tần số xuất hiện thấp hơn nhiều tại SMEs. Các hoạt động thương mại điện tử vẫn còn hiếm và các công ty nhỏ sử dụng các địa chỉ mua bán trên mạng nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp cỡ vừa dùng các website công ty (của một bên thứ ba hoặc của chính họ) để bán hàng. Các công ty dịch vụ sử dụng CNTTs và Internet tích cực nhất, tiếp đó là các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và các công ty sản xuất được coi là chậm chạp nhất trong lĩnh vực này. Điều này cũng đúng

Page 187: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

172

ở các khu vực đang phát triển khác và một phần là do công tác tiếp thị và bán hàng qua mạng ở lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi những ứng dụng cơ bản của Internet và sự hiện diện của website đồng thời các công ty sản xuất có yêu cầu ít hơn về sự thống nhất hệ thống liên quan đến, chẳng hạn, quản lý chuỗi cung cấp và giá cả.

Rào cản chính đối với việc ứng dụng Internet ở các quốc gia phát triển và đang phát triển tương đối giống nhau. Các doanh nghiệp đang sử dụng Internet coi những hạn chế về an ninh mạng là vấn đề lớn nhất, tiếp đó là tốc độ kết nối chậm và không đồng đều. Một phát hiện khác cho thấy lý do chính khiến nhiều công ty không muốn xuất hiện trên Internet không phải là việc họ thiếu các kỹ năng mà do các vấn đề về năng lực quản lý và nhận thức chung về CNTTs của chủ sở hữu.

Bản báo cáo kết luận rằng việc tiếp cận Internet không phải là vấn đề chính đối với phần lớn các doanh nghiệp, thậm chí nếu như tốc độ kết nối hầu như là chậm. Khó khăn hơn cả vẫn là việc hợp nhất hoàn toàn các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp bằng CNTTs, đặc biệt đối với SMEs ở các nước đang phát triển. Các cuộc điều tra cũng khẳng định một quá trình tiến hóa nhất định mà tất cả các công ty sẽ trải qua khi họ áp dụng CNTTs. Đối với SMEs, việc bắt đầu sử dụng PCs và tiếp đó là kết nối Internet để dùng e-mail rồi lập một website cũng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, việc sử dụng Internet trong các hoạt động kinh doanh của họ (bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm cả thương mại điện tử) thì không dễ dàng như vậy và thường thì những công ty lớn thực hiện tự động hóa đối với quá trình xử lý công việc của họ (và làm vậy sớm hơn) so với các công ty nhỏ.

Có một cách giải thích dó là hầu hết SMEs không có chiến lược kinh doanh điện tử cụ thể. Việc thiết lập các hệ thống kinh doanh điện tử phức tạp hơn và hệ thống mạng nội bộ hoặc liên mạng nội bộ cũng như kết nối với hệ thống máy tính của các nhà cung cấp và các khách hàng đều đòi hỏi không chỉ các bí quyết kỹ thuật mà còn đòi hỏi những phân tích kỹ lưỡng về chi phí và lợi nhuận của các khoản đầu tư cần thiết cũng như những lập luật thuyết phục về tính hợp lý của vấn đề. Nói cách khác, SMEs có lợi thế hơn trong việc tiến hành các thay đổi về chiến lược và tổ chức một cách nhanh chóng hơn (và với chi phí thấp hơn) so với các công ty lớn. Tính linh hoạt này tạo khiến cho họ trở nên sắc bén hơn trong việc áp dụng kinh doanh điện tử.

Bản báo cáo đã chỉ ra một vài vấn đề cho việc hoạch định chính sách. Thứ nhất, SMEs cần tiếp cận các kết nối Internet nhanh chóng và đáng tin cậy mà ở đó các dịch vụ quay số (dial-up) thường đầy đủ. Bởi thế, và cũng để thu hẹp khoảng cách về CNTTs giữa nông thôn và thành thị, việc cung cấp kết nối cơ bản chất lượng cao toàn cầu cần được coi là trọng tâm. Vấn đề tiếp theo là tạo ra các kết nôi tốc độ cao cho phép các doanh nghiệp ngày càng hội nhập đầy đủ hơn vào các hoạt động kinh doanh điện tử. Thứ hai, sự tin tưởng vào một môi trường pháp lý có tính xây dựng đối với nền kinh tế Internet là vô cùng cần thiết nếu các công ty muốn tham gia vào kinh doanh điện tử. Thứ ba, nếu SMEs muốn tạo ra bước nhảy vọt từ các ứng dụng Internet đơn giản (và có chi phí thấp), chẳng hạn email và công cụ tìm kiếm (web search), đến chỗ xây dựng các hệ thống kinh doanh điện tử hợp nhất một cách hoàn toàn với các hệ thống tương tự của các khách hàng và nhà cung cấp của họ, họ cần phải có các khoản đầu tư thêm cũng như các kỹ năng quản lý và kỹ thuật cần thiết cho việc lập kế hoạch và thực hiện thành công chiến lược kinh doanh điện tử của mình. Rõ ràng đây là những vấn đề mà ở đó các tổ chức công và tư có thể đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp SMEs.

Cuối cùng, tổng kết các cuộc điều tra về kinh doanh điện tử cho thấy thật là khó để đưa ra các so sánh giữa các quốc gia, thậm chí là về các tiêu chí đơn giản như mức độ sử dụng Internet và email hay số công ty có website căn cứ vào các dữ liệu và thống kê có sẵn. Để có thể có được một bức tranh mang tính đại diện và so sánh về sự sẵn sàng cho CNTTs và áp dụng các công nghệ này, việc thu thập các dữ liệu thông qua các nguồn thống kê chính thống cần phải được tiếp tục.

Page 188: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

173

3. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO VỚI KỸ THUẬT SỐ VÀ INTERNET: NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÂM NHẠC

Hoạt động sáng tác âm nhạc đòi hỏi năng khiếu và sù lao động miệt mài. Trước đây, các nước phát triển thường có ưu thế về công nghệ nhưng Internet và CNTTs đang nhanh chóng xoá đi những khác biệt. Các nước đang phát triển cần quan tâm đến việc áp dụng công nghệ để tăng cường và phổ biến khả năng âm nhạc của mình và tạo nguồn thu nhập từ các hoạt động biểu diễn. Lĩnh vực giải trí của thế giới gần đây càng trở nên lo ngại về các hành vi sử dụng trái phép các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, và do đó chỉ có thể cung cấp cho các nghệ sĩ và ngành công nghiệp này ở các nước đang phát triển những hướng dẫn không mấy thích hợp.

Công nghệ kỹ thuật số, Internet và âm nhạc là một sự kết hợp gần như hoàn hảo. Âm nhạc đã thoát khỏi những người bảo vệ nó - chính là những công ty thu âm và phát hành - và đang được trao đổi và thưởng thức một cách tự do trên các mạng ngang hàng (p2p) của Internet. Nền công nghiệp âm nhạc đã nhận ra rằng sự tiến bộ của mạng Internet và công nghệ p2p có tính nền tảng và đang phản ứng lại để ngăn chặn những bất lợi có thể xảy ra trước khi các diễn biến trở nên rõ ràng hơn. Các quan điểm và lập luận đã trở nên phân cực. Nền công nghiệp âm nhạc cho rằng ngoài sự sao chép bất hợp pháp một các tự nhiên, việc dùng chung tệp tin đang làm giảm doanh số, và tất nhiên là giảm thu nhập của các nghệ sĩ viết nhạc và lời cũng như lợi nhuận doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Trong khi đó, giới học thuật, các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nhóm ủng hộ xu hướng tự do lại có ý kiến ngược lại, nhưng cũng đồng ý rằng việc sao chép các tác phẩm được bảo hộ là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp giải trí cũng đã thành công trong việc thuyết phục các chính phủ và các tổ chức quốc tế tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của luật bảo vệ bản quyền. Trong khi chờ đợi, ngành công nghiệp này đang nghiên cứu để phát triển một phương thức thay thế cho các hoạt động tải nhạc p2p bất hợp pháp. Với một ngoại lệ nhỏ, không một cổng điện tử nào hoạt động theo phương thức này là cổng p2p và nhờ đó có thể thể được khách hàng chấp nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Mức độ phổ biến của chúng sẽ tỷ lệ thuận với sức mạnh và sự đa dạng của các công nghệ bảo hộ bản quyền được sử dụng cũng như số lượng các tiêu chuẩn sở hữu bản quyền. Sức mạnh sáng tạo và kinh doanh của Internet sẽ tiến bộ một cách vượt bậc khi các nghệ sĩ, nền công nghiệp giải trí và người thưởng thức khám phá ra phương thức để thương mại hoá việc sao chép p2p. Trước đây, các giải pháp đã được tìm ra cho các công nghệ có vấn đề khác bao gồm đài FM, băng cassette và máy ghi hình. Tuy nhiên các diễn biến hiện nay cho thấy các công ty sản xuất băng đĩa nhạc lớn không muốn đón đầu, đặc biệt do họ đang bình tĩnh trở lại trước sự phát triển mạnh mẽ của Internet. Điều này càng mở rộng cánh cửa cho các công ty chưa trải qua nỗi những lo không thể kiểm soát nổi gây ra bởi sự đe doạ của thay đổi công nghệ.

Những cơ hội mà công nghệ đem đến đòi hỏi thay đổi trong mô hình kinh doanh của các nghệ sĩ và nền công nghiệp âm nhạc. Bản thân sự thay đổi mô hình kinh doanh ẩn chứa trong nó nhiều mạo hiểm nhưng ngành công nghiệp âm nhạc đã quá quen với các rủi ro.

Trên thực tế, chỉ 5% đến 10% các ấn bản phẩm của nền công nghiệp này thu được lợi nhuận, mặc dù khoản lợi nhuận đó là khổng lồ. Từ góc nhìn của các nghệ sĩ, công nghệ kỹ thuật số và Internet đem lại cho họ cơ hội để được trở nên độc lập hơn và kiểm soát nghệ thuật được tốt hơn. Thứ nhất, Internet giúp họ có cơ hội tiếp cận các thông tin về lĩnh vực thương mại của nền công nghiệp âm nhạc và điều này cho phép họ biết được các khoản thu đến từ từng hoạt động như ghi âm, viết bài hat, biểu diễn, vv là như thế nào và nhờ đó họ biết được những khoản đầu tư nào sẽ tối đa hóa thu nhập của họ trong một mức độ tự do về nghệ thuật và thương mại nhất định. Thứ hai các công nghệ sản xuất và ghi âm kỹ thuật số hiện đại có tính đột phá thể hiện ở khả năng của Internet trong việc giới thiệu các nghệ sĩ đến khán thính giả của họ, phân phối âm nhạc của họ và dẫn đến mối quan hệ có tính chất cá nhân hơn chưa từng có trong lịch sử. Từ góc nhìn của khán thính giả, mặc dù pháp luật thời nay chỉ cho phép họ “sử dụng” các tác phẩm âm nhạc được xuất bản hoặc ghi âm, phần lớn trong số họ đã từng lưu giữ một các có ý

Page 189: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

174

thức và cảm xúc một sáng tác nhất định nào đó, bởi vậy mà, việc tiếp cận với các tác phẩm âm nhạc trên mạng Internet dường như không phải là sự xâm phạm đối với một giấy phép hay tài sản nào cả. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc các công ty ghi âm và các nhà xuất bản trả tiền bản quyền để có được tác phẩm của các nghệ sĩ cũng hiếm khi là sự xâm phạm sở hữu của họ. Trong khi việc trả tiền bản quyền trong hoạt động xuất bản không còn là chuyện lạ, lĩnh vực ghi âm lại tỏ ra chậm chạp hơn trong công tác này.

Thị trường âm nhạc ở các nước phát triển hiện đang ở giai đoạn trưởng thành và các bước tiến xa hơn trong tương lai phụ thuộc vào việc thuyết phục khán thính giả dành ít hơn thời gian rảnh rỗi của họ cho các họat động giải trí khác như truy cập Internet, xem phim trên đĩa DVD hay chơi các trò chơi trên máy tính, và đó chính là vấn đề khó khăn nhất. Bởi vậy, thị trường âm nhạc rộng lớn và đầy tiềm năng ở các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp tục hấp dẫn các công ty âm nhạc lớn miễn là họ có thể thiết lập hoặc cải thiện và duy trì một môi trường bản quyền có hiệu quả ở đó. Nền công nghiệp âm nhạc của thế giới sẽ tiếp tục vận động cho việc loại bỏ những hạn chế thương mại đối với việc nhập khẩu các ấn phẩm và dịch vụ văn hóa. Cùng lúc đó, các nước dang phát triển cần xem xét lại sự ủng hộ của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO đối với việc di chuyển của dịch vụ thông qua các hoạt động đi lại của con người nhằm cải thiện điều kiện cho các chuyến lưu diễn của các nghệ sĩ để họ có được thu nhập cao hơn.

Các nước đang phát triển đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sẽ nắm vững các tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn và chắc chắn họ sẽ thành công trong việc tăng doanh thu từ việc bán đĩa CDs trên thị trường thế giới cũng như từ các hoạt động tải nhạc có trả phí. Giới nghệ sĩ cần đánh giá cao phương diện thương mại của nền công nghiệp âm nhạc ở cấp độ quốc tế để có thể lạc quan về thu nhập chung của họ từ các hoạt động như ghi âm, sáng tác, biểu diễn, vv. Vấn đề quan trọng ở đây là việc giảm chi phí và lựa chọn công nghệ thích hợp. Những tham vọng cũng cần phải có tính thực tế khi mà phần lớn các ấn bản phẩm không đem lại lợi nhuận. Với những con số thống kê về khả năng không chắc chắn của việc thu lợi nhuận lớn từ phần lớn lĩnh vực ghi âm, giới nghệ sĩ sẽ có thêm động lực để để phát triển các hoạt động trên mạng, giúp khán giả có thể nhận thấy tài năng của họ và nhờ đó tăng doanh thu từ hoạt động biểu diễn và sáng tác âm nhạc. Do bản quyền truyền thống và giấy phép nguồn mở theo kiểu tự do đều cần đến luật pháp và sự bảo hộ, các nước đang phát triển cần tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp và các cơ quan thực thi. Việc này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong nước cũng như hợp tác với nền công nghiệp giải trí của thế giới. Tuy nhiên, các nghệ sĩ cũng không nên ngại xem xét việc cấp phép mở với lý do rằng cấp phép mở đồng nghĩa với việc các tác phẩm của họ là miễn phí. Có rất nhiều sự lựa chọn trong đó các hợp đồng mời chào từ các công ty lớn và thả nổi miễn phí các tác phẩm chỉ là hai biến thể lớn nhất.

4. ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở BẬC CAO ĐẰNG VÀ ĐẠI HỌC: VẤN ĐỀ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đào tạo cao đẳng và đại học trực tuyến, đòi hỏi sự phổ biến, tiếp cận và khai thác nền giáo dục trình độ cao, bao gồm cả việc nghiên cứu thông qua Internet đang được thử nghiệm và thúc đẩy như một chiến lược nhằm giúp học sinh, sinh viên ở phạm vi quốc gia và quốc tế được tiếp cận nhiều hơn nữa với giáo dục và công nghệ. Đào tạo trực tuyến cũng là một phương thức để phát triển các kỹ năng CNTTs, tạo thêm nguồn thu (hoặc các nguồn quỹ bổ sung) và nâng cao năng lực cạnh tranh của các cá nhân và tổ chức cả ở mức độ quốc gia và quốc tế.

Chẳng hạn, ở ấn Độ, sinh viên có thể lấy bằng cử nhân công nghệ thông tin của trường Đại học mở Indira Gandhi (IGNOU) bằng cách tham gia vào các chương trình đào tạo qua Internet. Trường đại học này đang dần trở thành một nhà cung cấp dịch vụ giáo dục từ xa trên nền tảng vốn có của nó. Với nguồn vốn 200 ngàn đô la, IGNOU đang có 10 ngàn sinh viên theo học các khoá học từ xa qua mạng. Một phần nội dung chương trình của các khoá đào tạo này được soạn trong nước và một phần được mua lại từ Anh.

Page 190: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

175

Những người thực hiện bản báo cáo này đã nghiên cứu ảnh hưởng và những lợi ích tiềm tàng mà đào tạo cao đẳng và đại học trực tuyến có thể đem lại cho các nước đang phát triển bằng cách phân tích tác động của Internet đối với giáo dục trình độ cao cũng như thị trường các dịch vụ giáo dục quốc tế. Bản báo cáo đã đưa ra một cái nhìn tổng thể về những sáng kiến phổ biến và đề cập đến những vấn đề chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá xem sự phát triển của giáo dục trên mạng có phải là một hướng đi tốt cho các sinh viên, các tổ chức cũng như các doanh nghiệp và các chính phủ ở các nước đang phát triển hay không, và nếu đúng là như vậy thì trong những trường hợp như thế nào.

Thị trường hiện nay của đào tạo cao đẳng và đại học trực tuyến vẫn còn nhỏ bé nếu so sánh với kiểu dạy học truyền thống và chưa trở thành hệ thống do có quá nhiều nhà cung cấp và phát triển mang tính cá nhân tạo ra tính chất linh hoạt, sáng tạo và đa dạng nhưng cũng có thể nói là thiếu trật tự. Thị trường này ở các nước phát triển có tính tổ chức cao hơn nhờ vào việc ở đó đã có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, thị trường cạnh tranh và cơ sở hạ tầng vững chắc cho CNTTs. Các nước này cũng xuất khẩu các dịch vụ đào tạo cao đẳng và đại học. ở các nước đang phát triển, việc áp dụng Internet và đào tạo ở bậc cao đẳng và đại học đang được tăng cường, nhưng chủ yếu dành cho những người có khả năng tài chính. Các chương trình đào tạo trực tuyến tập trung vào những lĩnh vực phổ biến và có tính thị trường như quản trị kinh doanh, CNTTs và giáo dục, phần lớn sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh.

Nhiều nước trên thế giới, chẳng hạn những hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, châu Phi, Nam Mỹ, vv cũng có chương trình đào tạo trực tuyến như của trường IGNOU. Các sáng kiến về đào tạo cao đẳng và đại học trực tuyến xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, từ việc thành lập những trường đại học mới thực sự cho đến việc các trường đại học truyền thống dùng Internet như một phương tiện bổ sung cho các dịch vụ của mình. Bản báo cáo đã đưa ra năm dạng của đào tạo cao đẳng và đại học trực tuyến ở các nước phát triển và đang phát triển. Những mô hình này rõ ràng xuất phát từ bối cảnh kinh tế, chính trị và giáo dục cụ thể của từng nước cũng như các nhu cầu khác nhau và khả năng mà các trường có thể có được trong việc tạo ra cơ chế có tính đổi mới và tiến bộ trong việc sử dụng Internet. Các chiến lược áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến ở bậc cao đẳng và đại học cho các trường ở các nước đang phát triển bao gồm việc điều chỉnh các chương trình cho phù hợp với hoàn cảnh từng nơi, dựa vào nhu cầu thị trường hoặc phát triển khả năng lãnh đạo cấp địa phương, và/hoặc khai thác kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục khác bằng cách dùng chung các chương trình và công nghệ cũng như công nhận bằng cấp lẫn nhau.

Việc đầu tư vào hoạt động đào tạo trực tuyến ở bậc cao đẳng và đại học của sinh viên, các trường hay chính phủ các nước cần phải được đặt lên trên các ưu tiên và nhu cầu khác. Bản báo cáo đã chỉ ra rằng lý do kinh tế cơ bản để đầu tư vào giáo dục trình độ cao trên mạng không chỉ dựa trên các lợi thế kinh tế về quy mô có thể được mà còn dựa vào nhu cầu bắt buộc tìm ra các nguồn vốn mới, những hiệu quả tiềm năng đem lại nhờ chuyên môn hoá và "điều biến hoá" cũng như những mô hình kinh doanh mới và những áp lực trong cạnh tranh với các đối thủ cung cấp khác.

Internet khuếch đại những xu hướng giáo dục hiện nay, bao gồm việc tăng cường sử dụng các mối quan hệ công - tư và sự hiện diện của các công ty tư nhân trong lĩnh vực giáo dục và quốc tế hoá của giáo dục trình độ cao. Internet cũng tạo điều kiện cho sự bùng nổ của các dịch vụ giáo dục và do đó tăng cường sự chuyên môn hoá giữa các nhà cung cấp dịch vụ bao gồm các giáo viên, các nhà cung cấp công nghệ thông tin, những người lập nội dung giảng dạy và sáng tạo phương tiện truyền thông và các nhà quản lý. Quan trọng hơn, Internet đang đặt dấu chấm hỏi lên bên cạnh những mô hình giáo dục hiện tại và đưa ra những lựa chọn xa hơn trong việc tiếp cận và sử dụng nội dung và phần mềm, tạo mạng lưới quốc tế cũng như điều chỉnh và tái sử dụng các dịch vụ đào tạo cao đẳng và đại học. Internet cũng đang khiến người ta phải suy nghĩ về những mô hình hiện tại của công tác nghiên cứu và xuất bản học thuật, các khuôn khổ pháp lý hiện tại và việc thực thi chúng xét về phương diện đảm bảo chất lượng, các biện pháp thừa nhận và gây niềm tin cũng như về phương diện quyền sở hữu trí tuệ.

Page 191: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

176

Các chính phủ có một nhiệm vụ quan trọng trong việc vượt qua những rào cản về tài chính, kỹ thuật và phát triển và thúc đẩy sự nghiệp giáo dục cho nhân dân của mình. Các chính phủ đóng vai trò hàng đầu trong việc tối đa hoá những tiềm năng của các sáng kiến trong lĩnh đào tạo trực tuyến ở bậc cao đẳng và đại học và đặc biệt trong việc đảm bảo rằng những sáng kiến đó sẽ thu hẹp chứ không phải là mở rộng khoảng các về kỹ thuật số và sẽ tác động tích cực đến những nhu cầu và văn hoá của từng vùng. Những đề xuất liên quan đến mối quan hệ này bao gồm các nội dung sau: tạo nhận thức và khuyến khích sự hợp tác và đối thoại giữa các chủ thể lợi ích khác nhau, tăng cường văn hoá học tập; thúc đẩy sự gắn kết giữa các chiến lược giáo dục và CNTTs; cổ vũ việc sử dụng công nghệ và nội dung mở trong giáo dục trình độ cao; tạo động cơ cho việc đầu tư vào giáo dục điện tử và giáo dục trình độ cao qua mạng nhằm mục đích tối đa hoá các mục tiêu giáo dục; tăng cường đảm bảo chất lượng một cách minh bạch; và kiểm soát cũng như tính toán các chi phí và lợi ích kinh tế, giáo dục và xã hội.

Nói tóm lại, đào tạo trực tuyến ở bậc cao đẳng và đại học có phải là một lựa chọn tốt cho các nước đang phát triển hay không phụ thuộc chính vào các cơ hội tài chính tiềm tàng và khả năng toàn diện để đạt được các mục tiêu cụ thể cho giáo dục và phát triển. Các chính phủ có thể biến lĩnh vực này thành một hướng đi tốt bằng cách tạo ra môi trường chính sách và giáo dục cho phép những sinh viên không có điều kiện được tiếp cận với giáo dục ở trình độ cao, khuyến khích các nội dung học tập thích hợp và thúc đẩy các sáng kiến và đầu tư trong giáo dục cũng như công nhận những nhu cầu và nỗ lực của sinh viên.

5. CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ: MUA SÁM CHÍNH PHỦ

VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KINH DOANH ĐIỆN TỬ CNTTs nói chung và Internet nói riêng tạo ra khả năng cho việc tổ chức lại và liên kết các

dịch vụ công khiến chúng trở nên hiệu quả, minh bạch và thân thiện với người sử dụng hơn. Một trong những cách thức quan trọng để đạt được các mục tiêu nêu trên là áp dụng quy trình mua sắm chính phủ điện tử, tức là các cơ quan chính phủ sử dụng Internet để mua hàng hoá và dịch vụ từ khu vực tư nhân, công bố nhu cầu mua sắm, lựa chọn nhà cung cấp, quản lý dịch vụ và việc thực hiện hợp đồng, cũng như tiến hành thanh toán.

Không có những số liệu thống kê đầy đủ về thị thường mua sắm chính phủ điện tử trên thế giới mặc dù có thể khẳng định rằng chính phủ luôn luôn là người có sức mua lớn nhất tại mỗi nền kinh tế và rằng khối lượng mua sắm này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn, các khoản mua sắm công của chính quyền các cấp trong khối nước OECD vào năm 1998 chiếm tới 20% GDP của các quốc gia này (4.700 tỷ đô la Mỹ). Ở những nước còn lại, tỷ lệ này cũng lên tới xấp xỉ 14% (816 tỷ đô la Mỹ).

Mặc dù lợi ích của quy trình mua sắm điện tử thể hiện ở việc giảm giá thành và tiết kiệm chi phí giao dịch là rõ ràng, vẫn rất khó để đánh giá hiệu suất đầu tư của các dự án loại này. Các chính phủ áp dụng hình thức này trước đó đã xác nhận tỷ lệ tiết kiệm khoảng từ 8% đến 15% và thời gian hoàn vốn dưới 1 năm. Tuy nhiên, khi sự phân bổ nguồn lực chiến lược bắt đầu chín muồi, khả năng tiết kiệm chi phí sẽ giảm xuống. Những người sử dụng hệ thống mua sắm điện tử có thể tối đa hoá các lợi ích ngắn hạn bằng việc triển khai dần từng bước quy trình này, và trước hết tập trung vào những nhóm nhỏ (chẳng hạn như các nhà cung cấp thiết bị văn phòng), đồng thời tạo điều kiện cho các nhà cung cấp trong việc thanh toán, ví dụ thanh toán ngay khi nhận được thư báo chuyển hàng.

Các lợi ích khác của mua sắm chính phủ điện tử được thể hiện trong lĩnh vực quản trị. Quy trình điện tử khiến cho việc đưa ra các quyết định công có tính minh bạch cao, đồng thời ngăn chặn các vi phạm và hành vi tham nhũng. Về phương diện quản lý hành chính, mua sắm chính phủ điện tử có tác dụng giảm bớt sự quan liêu cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí. Ứng dụng này còn ảnh hưởng tích cực đến trình độ và kỹ năng CNTTs của những người sử dụng hệ thống.

Việc tiến hành giao dịch trực tuyến với các cơ quan chính phủ cũng tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng CNTTs và triển khai các hoạt động kinh doanh điện tử. Trên thực tế,

Page 192: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

177

chiến lược mua sắm chính phủ điện tử cần nêu rõ việc khuyến khích các ứng dụng Internet và hệ thống kinh doanh điện tử trong các nhà cung cấp tiềm năng.

Thành công của việc thực hiện mua sắm chính phủ điện tử thường xuất phát từ sự tham gia ý kiến rộng rãi của đại diện các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân. Mục tiêu chủ yếu của một chiến lược mua sắm chính phủ là phải đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ của hệ thống trên mọi lĩnh vực áp dụng, và giảm thiểu chi phí cho nhà cung cấp.. Hơn nữa, quá trình phát triển một chiến lược mua sắm chính phủ điện tử phải trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Quá trình này bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu và tầm nhìn của chiến lược, tiếp đó là phân tích và cải cách khung thể chế, phân tích và tái cơ cấu các quy trình đang được áp dụng, lựa chọn giải pháp và cương lĩnh, xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai - bao gồm cả việc phân bổ và quản lý các nguồn lực, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc phân quyền cho các cơ quan quản lý cấp thấp.

Chiến lược ban đầu về triển khai mua sắm chính phủ điện tử của một quốc gia đang phát triển không nhất thiết phải bao gồm các giải pháp toàn diện về mua sắm điện tử - như một hệ thống đấu thầu điện tử, một thị trường điện tử cho các hoạt động mua sắm qua mạng, hay một website chính phủ tập trung tất cả các cơ hội kinh doanh với chính phủ. Việc thực thi mua sắm chính phủ điện tử có thể bắt đầu bằng một sự cải thiện đơn giản, chẳng hạn đưa các thông tin về đấu thầu lên mạng.

Bất kỳ một hệ thống mua sắm chính phủ điện tử nào cũng sẽ đòi hỏi mức độ liên tác cao để đảm bảo sự tham gia của tất cả các nhà thầu bởi vì hệ thống này không sử dụng cùng các hệ thống máy tính và ứng dụng như chính phủ. Mức độ tương tác thể được tăng cường bằng cách sử dụng các công nghệ mở. Ngoài ra, phần mềm nguồn mở (FOSS) cũng không đòi hỏi các nhà cung cấp phải điều chỉnh dữ liệu của họ theo một định dạng thích hợp hay chuyển các dữ liệu đó sang định dạng này. Những đòi hỏi như vậy có khả năng làm tăng thêm các khoản chi phí mà các nhà cung cấp phải trả cũng như gây cản trở đối với các công ty nhỏ. Hơn nữa, sử dụng FOSS có thể khuyến khích các công ty địa phương đầu tư vào CNTTs và có tác dụng hữu ích đối với SMEs địa phương trong lĩnh vực CNTTs. FOSS cũng rất dễ điều chỉnh theo ngôn ngữ địa phương.

Tuy nhiên, các giải pháp mua sắm chính phủ điện tử thích hợp vẫn là sự lựa chọn của các chính phủ. Thỏa thuận với các nhà cung cấp giải pháp có thể đem lại cho các chính phủ cách đặt hàng và có được các sản phẩm và giấy phép một cách đơn giản; cùng lúc đó họ có thể theo dừi việc cấp phộp phần mềm thông qua các xác nhận và tóm tắt lệnh. Việc có được các sản phẩm phần mềm nguyên bản, thích hợp và giấy phép sẽ giúp các chính phủ đạt được nhiều ích lợi từ sự tư vấn của các nhà cung cấp cũng như những công nghệ tối tân.

Chi phí cho các giải pháp mua sắm chính phủ điện tử có tính thương mại phụ thuộc vào việc các giải pháp đó bao gồm các ứng dụng nhấn mạnh vào các hoạt động phân phối nguồn lực như đấu thầu, đăng ký cung cấp, quản lý thầu, vv và/hoặc các hoạt động mua bán như viết hóa đơn và thanh toán điện tử, hoặc là cả hai. Khi một giải pháp mua sắm chính phủ điện tử đang được tạo ra, các khoản chi phí phải trả như sau cần phải được xem xét: chi phí cấp phép (các chi phí phần mềm chỉ chiếm khoảng 10% toàn bộ chi phí dự án), các nguồn lực bên trong và bên ngoài, thực hiện và bảo trỡ, tích hợp với các giải pháp kế hoạch nguồn lực, thiết kế, tạo cấu hình và điều chỉnh, đào tạo và liên lạc, các hệ thống và băng thông nội bộ, nâng cấp phần mềm và tổ chức lại. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ cơ sở hạ tầng, các giải pháp mua sắm chính phủ điện tử có thể đứng độc lập với một giao diện dữ liệu với các hệ thống trợ giúp công tác văn phòng. Điều này thường được xem là một giải pháp tạm thời cho đến khi tất cả các cương lĩnh kế hoạc nguồn lực được tích hợp lại, sự tích hợp này đem lại những lợi ích giao dịch lớn nhất.

Một lựa chọn cho việc đầu tư vào mua sắm chính phủ điện tử là hình thức xây dựng - hoạt động - chuyển giao (BOT). Chính phủ Malaysia đó áp dụng mụ hình này để thiết lập hệ thống mua sắm chính phủ điện tử của mình có tên là e-Perolehan. Hệ thống này được đầu tư thông qua một chương trình BOT thực hiện bởi một công ty thương mại điện tử liên doanh giữa Puncak Semangat Sdn. Bdh. Và NTT Data Corporation. Công ty này chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ dự

Page 193: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

178

án này, đổi lại là các đặc quyền điều hành dịch vụ trong giới cung cấp Malaysia. Giá trị của các giao dịch tính đến cuối năm 2004 đạt khoảng 1 triệu đô la Mỹ tương đương với 260 triệu đô la Mỹ với tốc độ tăng trưởng như mong đợi khi mà ứng dụng của hệ thống này được mở rộng. Chi phí bình quân cho mỗi giao dịch đó giảm từ mức 250 đô la xuống còn 17 đôla.

Các hệ thống mua sắm chính phủ điện tử phục vụ tốt nhất cho việc mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ mà tất cả các bộ phận của mọi cơ quan, tổ chức đều cần tới, điển hình là thiết bị văn phòng, máy tính và các thiết bị liên quan, dịch vụ bảo trì, các tiện ích khác như phòng họp, đi lại, vv. Những gì cần thiết cho các hoạt động cụ thể, chẳng hạn xây dựng một con đường mới, thì cụ thể và có tính chuyên môn hóa cao hơn và không thể được lợi từ tính kinh tế theo quy mô mà một hệ thống mua sắm chính phủ điện tử đòi hỏi để chứng minh chi phí của nó.

Chính phủ các quốc gia đang phát triển phải nhận thức được rằng mua sắm chính phủ điện tử không nhất thiết đồng nghĩa với một hệ thống mua sắm chính phủ điện tử toàn diện nhưng có thể cải thiện quá trình nâng cao hiệu quả chi phí có tác dụng hướng một bộ phận của chính quyền đi theo đúng hướng của mua sắm điện tử và thích hợp với các nguồn lực sẵn có. Chẳng hạn, các đơn đặt hàng có thể được chuyển bằng thư điện tử hoặc qua một hệ thống quan lý đơn đặt hàng trực tuyến được phát triển theo chiều dài và chiều rộng của hệ thống cung cấp.

Để phân loại sự thích hợp của các chiến lược uỷ thác điện tử, các quốc gia đang phát triển có thể cần phải xem xét không chỉ những lợi ích hiệu suất, họ còn cần tính toán kỹ khả năng tiếp thu CNTTs của khu vực công cộng và tư nhân cũng như sự phù hợp của việc tích hợp một phần hay toàn bộ uỷ thác điện tử vào chính phủ điện tử của chính họ và các chiến lược phát triển kinh doanh.

Nói cách khác, có thể sẽ là thuyết phục nếu cho rằng chẳng có tác dụng gì trong việc đề xuất mua sắm chính phủ điện tử tại các quốc gia mà ở đó chỉ có một số ít các nhà cung cấp có thể tận dụng nó và SMEs có thể bị gạt ra ngoài thị trường mua sắm điện tử công cộng cả trực tuyến và ngoại tuyến. Nói cách khác, mua sắm điện tử có thể dẫn đến sự phát triển của CNTTs và tạo ra các năng lực giải quyết công việc trong chính phủ cũng như trong lĩnh vực kinh doanh và những năng lực này có thể được áp dụng cho các lĩnh vực khác.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các nước đang phát triển nên nhớ một điều rằng việc áp dụng mua sắm chính phủ điện tử có thể là một quá trình có thể thay đổi theo tỷ lệ và quá trình này sẽ giới hạn những thất thoát của những nguồn lực có hạn và cho phép người sử dụng dần xây dụng những năng lực thích hợp. Để tối đa hoá việc áp dụng ban đầu, các dự án nên nhằm vào các nhà cung cấp và các cơ quan có thể ngay lập tức ứng dụng mua sắm điện tử, chấp nhận sự hậu thuẫn của họ và giải quyết những băn khoăn của những người làm công ăn lương trong chính phủ về việc đổi mới này có thể làm thay đổi vai trò của họ. Điều này có thể được áp dụng với bất kỳ một dự án mua sắm điện tử nào.

Việc thu hồi vốn chỉ là vấn đề thời gian nhờ tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu. Nếu chỉ xét đến các chiến lược chính phủ điện tử và không tính đến các năng lực giải quyết công việc, các nước đang phát triển chưa từng thử nghiệm mua sắm điện tử lên kế hoạc cho việc phát triển mối tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B) bằng cách đưa các thông tin và các hình thức đấu thầu lên mạng và tăng cường nhận thức trong cộng động doanh nghiệp cũng như sự đăng ký của các nhà cung cấp tiềm năng. Một cổng cho các dịch vụ giao dịch có thể là sẽ một mục tiêu dài hạn đạt được nhờ sự cải cách quy trình tổng thể có tác dụng củng cố, thúc đẩy uỷ thác công cũng như các quy trình liên quan của chính phủ và tăng cường tính minh bạch của các quy trình này.

Page 194: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

179

TÓM TẮT BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN 2003 2

HỘI ĐỒNG LHQ VỀ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN (UNCTAD)

Ngày nay, vai trò trung tâm của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) đối với sự

chuyển biến kinh tế xã hội đang có ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới đã được thừa nhận rộng rãi trong giới hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cả xã hội. Sự kết hợp giữa CNTT và toàn cầu toá đã tạo ra một bối cảnh kinh tế và xã hội mới và đem đến những thay đổi căn bản mà ở đó các doanh nghiệp và các nền kinh tế là một tổng thể.

Sự coi trọng của xã hội đối với CNTT thể hiện bởi hàng loạt những sáng kiến, đặc biệt ở mức độ quốc tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của các công nghệ này. Đặc biệt đáng chú ý là Hội nghị Thượng đinh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS), hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Liên hiệp quốc về lĩnh vực CNTT. Hội nghị này cùng với những sáng kiến khác như DOT Force của nhóm G8, ICT Task Force của Liên hiệp quốc (LHQ) và việc tổ chức các chương trình CNTT ở cấp quốc gia và khu vực là những bằng chứng cho thấy nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của CNTT. Những sáng kiến này rõ ràng được thúc đẩy bởi vai trò quan trọng của CNTT trong việc thực hiện những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), đặc biệt trong lĩnh vực giảm nghèo.

Trong khi không ai có thể phủ nhận được ảnh hưởng của CNTT đối với mọi lĩnh vực trong xã hội và nền kinh tế, vai trò của chúng như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xứng đáng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Bản báo cáo về thương mại điện tử và phát triển năm 2003 của Hội nghị thế giới về thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD) cho thấy sự thừa nhận ngày càng rộng rãi hơn về những đóng góp tích cực của CNTT đối với tăng năng suất. Nhờ những ứng dụng của CNTT, các doanh nghiệp sẽ trở nên cạnh tranh hơn, tiếp cận với nhiều thị trường mới hơn, và tạo nhiều việc làm hơn. Tất cả những thành công này sẽ dẫn đến sự tạo ra của cải và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ảnh hưởng của CNTT đối với hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và các ngành đạt được nhờ vào sự tăng lên của các dòng lưu chuyển thông tin với kết quả là sự chuyển giao công nghệ và cải tiến tổ chức. CNTT nói riêng cũng đã trở thành những công cụ quan trọng cho việc cải thiện năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh quốc tế bằng cách giảm các chi phí giao dịch phát sinh trong quá trình sản xuất và trao đổi các loại hàng hoá và dịch vụ, tăng cường hiệu quả của các chức năng quản lý cũng như cho phép các doanh nghiệp trao đổi và tiếp cận thông tin nhiều hơn.

Ngoài việc cải thiện năng suất của các hoạt động sản xuất sẵn có, CNTT còn tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những hoạt động mới như cung cấp các dịch vụ trực tuyến và sản xuất các dạng khác nhau của hàng hoá CNTT. Những hoạt động này thúc đẩy các quốc gia, bao gồm cả các nước đang phát triển, đa dạng hoá nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu và tạo ra các dịch vụ có giá trị gia tăng cao để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Mặc dù CNTT có thể đem lại rất nhiều lợi ích, sự phát triển và ứng dụng chúng ở các nước đang phát triển cho đến nay vẫn còn hạn chế. Lý do của vấn đề này đã được đề cập quá nhiều trong các tư liệu, bao gồm nhận thức hạn chế về việc CNTT có thể đem lại điều gì, cơ sở hạ tầng viễn thông và kết nối Internet không đầy đủ, phí Internet cao, thiếu các khung pháp lý và quy chế, thất bại trong việc sử dụng ngôn ngữ và nội dung địa phương, văn hoá doanh nghiệp không mở cửa cho những thay đổi, minh bạch và dân chủ.

Mục tiêu của bản báo cáo về thương mại điện tử và phát triển là cung cấp những thông tin về những diễn biến trong lĩnh vực thương mại điện tử và CNTT, đặc biệt là mối quan hệ của

2 Dịch từ nguyên bản tiếng Anh E-Commerce and Development Report 2003 của UNCTAD, mã số tài liêu UNCTAD/SDTE/ECB/2003/1, số đăng ký xuất bản ISBN 92-1-112602-9. Phần dịch này chỉ có giá trị tham khảo.

Page 195: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

180

chúng với các nước đang phát triển. Bản báo cáo này xác định những lĩnh vực mà ở đó ứng dụng của CNTT có thể có ảnh hưởng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế của các nước đang phát triển. Bằng cách xem xét kỹ lưỡng những diễn biến mới nhất trong lĩnh vực CNTT và nền kinh tế tri thức cũng như khảo sát mối quan hệ của chúng với các nước đang phát triển, bản báo cáo đưa ra cơ sở phân tích và kinh nghiệm cho việc đưa ra quyết định phù hợp của các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực CNTT và kinh doanh điện tử. Bản báo cáo cũng nên được xem như là một sự đóng góp đối với cuộc tranh luận với chủ đề phát triển kinh tế tại WSIS sắp diễn ra.

Như một tiền đề, bản báo cáo thừa nhận vai trò tích cực của CNTT trong quá trình phát triển. Xét đến những hạn chế mà các nước đang phát triển phải đối mặt khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử và CNTT, bản báo cáo tập trung phân tích những chính sách và chiến lược để giải quyết các hạn chế này. Tài liệu này đồng thời cho thấy tình hình phát triển của thương mại điện tử và CNTT và đánh giá khả năng áp dụng chúng tại các nước đang phát triển. Bản báo cáo cũng bao gồm những điển hình thành công trong các ngành công nghiệp, các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như những vấn đề quy chế. Trong từng trường hợp, những khuyến nghị cụ thể đối với các quốc gia đang phát triển đều được đưa ra nhằm tăng cường nhận thức của các nước này về vấn đề cũng như cải thiện khả năng ứng dụng thương mại điện tử và CNTT của họ.

Sự lựa chọn các chủ đề trong bản báo cáo này không có chủ ý chỉ ra tầm quan trọng của chúng so với những vấn đề khác về CNTT và phát triển kinh tế. Vấn đề đang được nói đến ở đây cũng cần phải được xem xét trong mối quan hệ với những vấn đề nêu trong báo cáo của hai năm trước (2001 và 2002). Bộ ba Báo cáo này cùng với các báo cáo trong tương lai sẽ tạo nên một nghiên cứu toàn diện và liên tục về CNTT với phát triển kinh tế.

1. CÁC XU HƯỚNG INTERNET HIỆN NAY: TIẾP CẬN, SỬ DỤNG VÀ ỨNG DỤNG VÀO KINH DOANH

Bản báo cáo nhận xét rằng những tầm nhìn có tính cách mạng về vai trò của Internet đối với mỗi nền kinh tế cũng như sự thất vọng trước những thất bại trong việc biến chúng thành sự thật đang dẫn đến một cách nhìn nhận nhiều sắc thái nhưng rất tích cực về ảnh hưởng của Internet đối với hoạt động kinh doanh. Nhiều lợi ích hứa hẹn sẽ được đem lại từ Internet dường như đang dần trở thành hiện thực. Nhận thấy điều này, nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cho kinh doanh điện tử: trong khi tổng đầu tư cho IT giảm 6,2% tính từ năm 2001, ngân sách cho kinh doanh điện tử đã tăng lên 11% trong năm 2002. Tỷ lệ tăng trưởng của đầu tư cho kinh doanh điện tử trong năm 2003 giảm xuống còn 4%, nhưng tỷ lệ này vẫn cao gấp 2 lần so với mức tăng trưởng của tổng đầu tư cho lĩnh vực IT.

Bản báo cáo chỉ ra rằng số lượng người sử dụng Internet trên thế giới đạt 591 triệu người vào năm 2002, mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm đã giảm xuống mức 20%. Cuối năm 2002, số người sử dụng Internet ở các nước đang phát triển chiếm 32% số người dùng Internet trên thế giới, trong khi đó các nước ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ chiếm tới 89% số địa chỉ IP trên toàn thế giới. Tính trung bình, dung lượng đường truyền mà một người dùng Internet ở châu Phi sử dụng thấp hơn 20 lần so với một người dùng Internet ở châu Âu và thấp hơn 8,4 lần so với một người dùng Internet ở Bắc Mỹ.

Mặc dù sự sẵn sàng cho CNTT của các nước đang phát triển thấp hơn những khu vực có thu nhập cao trên thế giới, những cơ sở ứng dụng CNTT ở mức tương đối tiên tiến có thể tìm thấy ở tất cả mọi khu vực, và không một quốc gia đang phát triển nào tỏ vẻ muốn rút lui khỏi quá trình hội nhập với nền kinh tế kỹ thuật số. Các chính sách công hỗ trợ sự mở rộng của xã hội thông tin là một trong những nhân tố giải thích cho lợi thế so sánh mà những quốc gia đang phát triển sớm ứng dụng công nghệ thông tin có được. Trong khi đó, phần lớn các nước đang phát triển phải đối mặt với những hạn chế trong việc phát triển nền kinh tế điện tử của mình. Những hạn chế này chủ yếu bắt nguồn từ mức thu nhập và trình độ dân trí thấp, việc thiếu những hệ thống thanh toán tạo điều kiện cho các giao dịch trực tuyến, và sự phản kháng của văn hoá đối với thương mại điện tử.

Page 196: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

181

Bản báo cáo lưu ý rằng hầu như mọi thống kê chính thức về các hoạt động thương mại điện tử đều dẫn chiếu đến những nền kinh tế có mức thu nhập cao. Dẫn chứng số liệu từ các cuộc khảo sát tiến hành bởi Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) tại các quốc gia thành viên của tổ chức này trong giai đoạn 2000 - 2001, bản báo cáo chỉ ra rằng các ở nước Bắc Âu, Anh và Mỹ, 38% số người sử dụng Internet thực hiện các hoạt động mua sắm trên mạng và đây cũng là tỷ lệ cao nhất, trong khi đó, tỷ lệ thấp nhất chưa đầy 0.6% thuộc về Mexico. ở Phần Lan và Luxembourg, giá trị hàng hoá bán qua Internet đến các hộ gia đình chiếm 30% tổng mức mua sắm trên mạng, và đây cũng là tỷ lệ cao nhất, trong khi con số này ở Singapore là thấp nhất, chỉ vào khoảng 1%. Doanh số bán lẻ qua mạng vẫn chỉ là một phần nhỏ bé so với tổng mức bán lẻ nói chung (ở Mỹ và EU, tỷ lệ này chỉ là 1,5%) mặc dù ngày càng có nhiều người dùng Internet để thực hiện các công việc mua sắm mà trước đó họ thực hiện ở các cửa hàng. Theo tính toán, tổng mức bán lẻ qua Internet năm 2002 ở Mỹ là 43,47 tỷ đôla (nếu tính cả hoạt động du lịch thì con số này là 73 tỷ đôla), ở EU là 28,29 tỷ đôla, ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 15 tỷ đôla, ở châu Mỹ Latinh là 2,3 tỷ đôla và ở châu Phi là 4 triệu đôla.

Về giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), các thống kê chính thức của Mỹ cho thấy loại hình giao dịch này chiếm vai trò thống trị trong toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử. Trong năm 2001, doanh số của các giao dịch B2B trực tuyến ở Mỹ đạt 995 tỷ đôla, tương đương 93,3% tổng giá trị thương mại điện tử của nước này. Giá trị giao dịch thương mại B2B của khu vực tư nhân ở EU được ước tính vào khoảng từ 185 tỷ đến 200 tỷ đôla trong năm 2002. Một vài dự báo cho thấy, ở khu vực Trung và Đông Âu, doanh số thương mại điện tử B2B có thể đạt mức 4 tỷ đôla vào năm 2004. Con số này sẽ tăng nhanh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ mức 120 tỷ đôla vào năm 2002 lên khoảng 200 tỷ đôla vào năm 2003 và 300 tỷ đôla vào năm 2004. Theo dự báo, giá trị của các giao dịch trực tuyến B2B tại khu vực Châu Mỹ Latinh đạt mức 6,5 tỷ đôla vào năm 2002 và 12,5 tỷ đôla vào năm 2003, thậm chí còn có những con số dự báo khả quan hơn. Theo các dự báo trong năm 2001, giá trị thương mại điện tử B2B của Châu Phi sẽ đạt 0,5 tỷ đôla vào năm 2002 và 0,9 tỷ đôla và năm 2003, trong đó riêng Nam Phi đã chiếm từ 80% đến 85%.

Truy cập Internet băng thông rộng có thể tăng cường luồng lưu thông trên mạng và thay đổi cách thức các cá nhân cũng như doanh nghiệp sử dụng Internet. Trong lĩnh vực giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), những người đăng ký sử dụng băng thông rộng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thương mại điện tử, bởi thế họ có xu hướng chiếm một tỷ lệ ngày càng cao trong luồng lưu thông và tiêu dùng trên mạng. Nhìn từ góc độ ảnh hưởng của băng thông rộng đối với cách thức tổ chức doanh nghiệp cũng như các giao dịch B2B, mặc dù đã có một số sáng kiến nhằm vào việc xây dựng những mô hình kinh doanh mới xung quanh băng thông rộng, chưa một ứng dụng nào có tác động thay đổi cách thức vận hành của thị trường hay phương thức quản lý doanh nghiệp khác về bản chất so với các ứng dụng Internet có tính thương mại trước đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mua các nội dung trực tuyến nhiều hơn so với người tiêu dùng và băng thông rộng giúp cho các nội dung đó trở nên dễ tiếp cận hơn, dễ sử dụng hơn và do đó dễ bán hơn, đặc biệt là bán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Băng thông rộng cho phép nhiều người cùng sử dụng một kết nối Internet và việc này có thể giảm chi phí cho mỗi kết nối riêng lẻ, một vấn đề quan trọng đối với SMEs. Đối với các doanh nghiệp lớn hơn, khả năng để tập trung hoá các dữ liệu và các ứng dụng trong một tiện ích bộ nhớ đơn trong khi cho phép nhiều người khác ở khoảng cách xa tiếp cận và sử dụng những khối lượng thông tin lớn có thể tạo điều kiện cho việc áp dụng cách thức tổ chức mới.

Bản báo cáo đề xuất rằng một khi kinh doanh điện tử trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của đại bộ phận dân chúng, vấn đề bảo mật trở nên vô cùng quan trọng. Những mối quan tâm về vấn đề này ở các nước phát triển và đang phát triển là giống nhau. Sự bảo vệ hợp lý nhằm chống lại những rủi ro từ Internet có thể có được thông qua việc liên kết phần mềm, phần cứng và các chiến lược kiểm soát rủi ro tính đến mọi khả năng rủi ro tiềm tàng.

Bản báo cáo cũng bàn về sự phát triển của các dịch vụ Web, một công nghệ cho phép tương tác tự động trên mạng giữa các máy tính điều hành các quy trình kinh doanh khác nhau. Dịch vụ Web đại diện cho một xu hướng chính đang lên mà tiềm năng của nó trong việc trở

Page 197: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

182

thành một nhân tố quan trọng của sự thay đổi xuất phát chính từ sự thật rằng nó nằm ở nơi giao nhau của nhiều sự phát triển, một vài trong số đó đang thay đổi cách thức tổ chức doanh nghiệp, sự tương tác và cả những vấn đề khác có thể đem lại một hướng đi mới cho IT trong tương lai.

Các dịch vụ Web có thể có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả của các hoạt động như kiểm kê hay mua sắm hàng ngày. Các dịch vụ này cũng có thể vô cùng hữu ích đối với sự tích hợp của các hệ thống IT riêng lẻ. Để điều này có thể trở thành sự thật, khả năng liên tác của các dịch vụ Web phát triển trong các môi trường hệ điều hành đang cạnh tranh là thiết yếu.

Tuy nhiên, dù các dịch vụ Web có tiềm năng trong việc tăng cường hiệu quả của các giao dịch kinh tế, chúng không thể thay thế sự can thiệp của con người trong việc tạo ra các quan hệ đối tác. Trong khi những dịch vụ Web đơn giản có thể được cài đặt với giá tương đối rẻ, việc triển khai ở quy mô lớn có thể sẽ rất khó khăn với mức độ chín muồi về công nghệ như hiện nay. Xét về trung hạn, các dịch vụ Web sẽ thay đổi một cách đáng kể cách mà các doanh nghiệp sử dụng IT, nhưng điều này sẽ không xảy ra như một cuộc cách mạng một lần là xong mà có thể là một quá trình tích luỹ, dù tương đối nhanh mà qua đó IT sẽ thấm vào cấu trúc của các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp.

2. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, INTERNET VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Bản báo cáo chỉ ra rằng nền kinh tế thế giới đang trở thành một nền kinh tế dựa trên

CNTT. Bằng cách giảm các chi phí giao dịch, Internet đã xoá đi những rào cản về khoảng cách địa lý vẫn thường quy định vị trí của các nhà cung cấp dịch vụ và sản xuất hàng hoá. Cùng lúc đó, những bằng chứng sẵn có về sự tăng năng suất liên quan đến việc sử dụng Internet vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở một nhóm nhỏ các quốc gia đang phát triển, dẫn đầu là Mỹ, và một vài nền kinh tế đang lên khác như Singapore và Hàn Quốc. Thậm chí ngay cả ở những quốc gia đó, cuộc tranh luận về phạm vi ảnh hưởng của Internet đối với sức sản xuất vẫn còn đang tiếp diễn. Cuộc thảo luận về ảnh hưởng của CNTT đối với sức sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở Mỹ, có những gợi ý có ảnh hưởng rộng về mặt chính sách ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Bản báo cáo đã khảo sát những tài liệu về ảnh hưởng kinh tế của CNTT và chỉ ra những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhiều học thuyết kết luận rằng CNTT có ảnh hưởng tích cực và thậm chí là đáng kể đối với việc sử dụng vốn, năng suất lao động và toàn bộ năng suất nói chung và rằng CNTT thúc đẩy tiến trình tăng năng suất ở Mỹ cũng như một số quốc gia có mức độ áp dụng CNTT cao và đặc biệt là Internet. ảnh hưởng của CNTT đã được xem xét ở cấp độ doanh nghiệp và cấp độ ngành với những học thuyết đề cập đến mẫu hình những doanh nghiệp lớn, các ngành công nghiệp lớn và những giai đoạn khác nhau cũng như nhiều quốc gia và khu vực.

Bản báo cáo kết luận rằng, trong khi vẫn hầu như chưa những bằng chứng thực tế có hệ thống về hiệu quả kinh tế của CNTT ở các nước đang phát triển, những quốc gia này có thể học được nhiều điều từ những bằng chứng sẵn có. Cuộc bàn thảo về ảnh hưởng của CNTT đưa ra các đề xuất củng cố thêm những khuyến nghị tại các phần khác của bản báo cáo. Cụ thể, đó là các đề xuất về việc các chính phủ nền tạo điều kiện cho việc tăng cường hiểu biết về thực tiễn sử dụng CNTT để có thể đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất cho việc sử dụng Internet một cách có hiệu quả nhất. Các chính phủ nên ủng hộ việc phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện hơn nữa cho việc tiếp cận các kết nối Internet giá rẻ và có băng thông rộng cũng như việc sử dụng các phần mềm với chi phí phù hợp. Các chính phủ cũng cần đóng vai trò hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề thiếu kỹ năng trong lực lượng lao động bằng các hoạt động giáo dục và đào tạo. Bản báo cáo cũng khuyến nghị thúc đẩy sự cộng tác trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, bao gồm các mối quan hệ đối tác công - tư, liên minh hay côngxoocxiom.

3. CHIẾN LƯỢC CNTT CHO PHÁT TRIỂN Bản báo cáo nhận định rằng, mặc dù có những xu hướng tích cực và những cơ hội quan

trọng mà nền kinh tế tri thức đem lại sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia đang phát triển, hầu hết các doanh nghiệp ở những nước này bị gạt ra ngoài bởi những lý do đã đề cập đến

Page 198: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

183

trước đó. Kết quả là khoảng cách về mức độ sử dụng CNTT giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn lớn.

Để giải quyết những khó khăn này, từ cuối thập kỷ 90, ngày càng nhiều các quốc gia đang phát triển đi theo mô hình của các nước phát triển và lập các chương trình và chiến lược CNTT quốc gia cho riêng mình. Những chương trình và chiến lược này bao trùm nhiều lĩnh vực chính sách, chẳng hạn tăng cường nhận thức, xây dựng cơ sở hạ tầng, bãi bỏ các quy định về viễn thông, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, cải cách luật pháp, và chính phủ điện tử. Về vấn đề này, UNCTAD đã tổ chức một số hội thảo và hội nghị về các chính sách và chiến lược quốc gia cho phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử của các nước đang phát triển.

Bản báo cáo suy ra từ nhiều tài liệu cung cấp cho các hội nghị này, mô tả những lĩnh vực và khu vực cho các chính sách, xem xét những thực tiễn tiêu biểu nhất dựa trên kinh nghiêm của các nước phát triển và đang phát triển, và đưa ra đề xuất cho việc thực hiện các chiến lược này. Chiến lược CNTT của Thái lan là một ví dụ về chiến lược của một nước đang phát triển nhằm thúc đẩy xã hội thông tin của mình.

Bản báo cáo giới thiệu một công thức khuôn mẫu cho chiến lược CNTT quốc gia, vạch ra những khu vực và lĩnh vực chính sách đáng quan tâm. Trong khuôn khổ chung đó, bản báo cáo tập trung trước hết vào các chính sách kinh doanh điện tử và các chính sách giao nhau, chẳng hạn các chính sách liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, sự tiếp cận IT và các kỹ năng của công nghệ này - những vấn đề có ảnh hưởng đến nền kinh tế thông tin và ứng dụng của CNTT trong lĩnh vực kinh doanh. Trọng tâm này dựa trên nhận thức rằng CNTT với tư cách là một đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế và sự tăng trưởng xứng đáng nhận được sự quan tâm đặc biệt trong khuôn khổ phát triển kinh tế quốc gia. Qua việc ứng dụng CNTT, các doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn, tiếp cận tốt hơn các thị trường mới và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn. Những thành công này sẽ dẫn đến sự tạo ra của cải và đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai.

Bản báo cáo cũng đề xuất rằng kinh nghiệm của các nước đang phát triển đã chứng tỏ các yếu tố và ưu tiên của các chiến lược CNTT quốc gia có thể khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển. ở nhiều quốc gia, sự hạn chế nhận thức về sử dụng CNTT trong kinh doanh vẫn còn rất phổ biến. bởi vậy, tăng cường nhận thức và hiểu biết trong dân chúng về những lợi ích mà CNTT đem lại thường là một điểm khởi đầu quan trọng trong việc hoạch định chính sách của một nước đang phát triển. Các lĩnh vực ưu tiên khác cho các nước đang phát triển bao gồm tiếp cận CNTT cơ bản, phần cứng và phần mềm giá rẻ, và dùng ngôn ngữ địa phương trên các website. Hơn nữa, ở nhiều nước đang phát triển, việc thiếu những nội dung địa phương trên Internet đã khiến hầu hết mọi người phải mua hàng hoá qua mạng từ các website nước ngoài, chủ yếu là các nước đang phát triển chứ không phải là các website địa phương hay khu vực.

Thiết lập và thực hiện các chiến lược CNTT quốc gia có lẽ là thử thách lớn nhất mà các nhà hoạch định chính sách phải đương đầu. Căn cứ vào tính phức tạp và bản chất giao cắt tự nhiên của CNTT, một các tiếp cận tổng thể là đặc biệt quan trọng đối với một chiến lược điện tử quốc gia, đến chừng mà cả các khu vực và những người nắm giữ lợi ích đều quan tâm. Thật là khó để mà tạo nhận thức ở mức độ chính trị hay áp dụng một khuôn khổ quy chế trừ phi những yếu tố của một chiến lược CNTT bắt nguồn từ thực tế của nền kinh tế quốc gia. Bởi vậy, những người nắm giữ lợi ích trong mọi lĩnh vực của xã hội và của nền kinh tế đều nên tham gia.

Có nhiều khó khăn trong việc phát triển một khuôn khổ chính sách đúng đắn cho sự phát triển của CNTT. Người sử dụng CNTT cần phải được đào tạo để biết cách sử dụng công nghệ này và khai thác một cách thương mại những thông tin và tri thức nó đem lại; các khuôn khổ quy chế cần được thiết lập để tạo cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng niềm tin vào tính bảo mật của Internet; tài chính cần vài dồi dào cho cơ sở hạ tầng (bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài) và sự phát triển của SME; và những nội dung địa phương cần phải được tạo ra để những doanh nghiệp nhỏ và những người thiệt thòi có thể tiếp cận với Internet. Khi mà việc tăng cường nhận thức là một vấn đề quan trọng, ở một vài quốc gia, thiết lập kinh doanh điện tử tốn không ít thời gian và người ta sẽ chỉ bắt đầu sử dụng công nghệ này khi mà họ ngay lập tức có thể thu

Page 199: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

184

được những lợi ích từ đó. ở những nơi mà văn hoá doanh nghiệp và kinh doanh mở cửa sẵn sàng cho những thay đổi, việc sử dụng những phương tiện mới và kỹ thuật số hoá những quy trình quy doanh sẽ tiến bộ nhanh chóng hơn nhiều.

Bản báo cáo khuyến nghị rằng các chính phủ cả của các nước phát triển và đang phát triển đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Trên tất cả, các chính phủ nên đi đầu trong việc áp dụng hình thức chính phủ điện tử. Kinh nghiệm cho thấy ở nhiều quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng CNTT cao, chính phủ có quan hệ rất mật thiết với việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ này. Vai trò quan trọng của chính phủ chính là vai trò người lãnh đạo, đặt biệt trong những giai đoạn đầu tiên, thể hiện trong việc đưa ra những tầm nhìn, tăng cường nhận thức và coi sự phát triển của CNTT là một quốc sách.

Các chính phủ nên đóng một vai trò quan trọng nhưng không thay thế sáng kiến của khu vực tư nhân; thay vào đó, các chính phủ nên tập trung vào việc tạo điều kiện cho những đối tượng nhỏ và thiệt thòi được tham gia vào thị trường CNTT. Sự can thiệp của chính phủ là đặc biệt cần thiết trong việc kết nối những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi mà khu vực tư nhân thường hay bỏ qua, và những lĩnh vực có liên quan đến các vấn đề giáo dục, luật pháp và quy chế. Các chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hội nhập SMEs vào nền kinh tế thông tin.

Mặc dù chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đề ra và thực hiện các chiến lược CNTT quốc gia, kinh nghiệm cho thấy khu vực tư nhân chính là khu vực năng động nhất và là lực lượng dẫn đường chính trong quá trình triển khai kinh doanh điện tử và CNTT. Một chiến lược CNTT kết hợp được sự can thiệp của chính phủ và sáng kiến của khu vực tư nhân theo các tương hỗ chính là sự lựa chọn khả thi duy nhất.

Cuối cùng, một khía cạnh quan trọng của các chiến lược và chương trình CNTT là sự cần thiết phải có một bước tiến toàn diện cho việc hội nhập CNTT vào nhhững chính sách và chiến lược phát triển rộng hơn của quốc gia. Liên kết các chính sách về CNTT với các chính sách phát triển khác, chẳng hạn như giáo dục, thương mại và đầu tư, vv sẽ tạo ra những ích lợi từ sự hiệp lực các yếu tố và đảm bảo cho sự phổ biến CNTT một cách rộng rãi hơn bao giờ hết.

4. PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ TỰ DO: ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CNTT VÀ PHÁT TRIỂN

Khảo sát một vấn đề tương đối với, bản báo cáo cho thấy sự phát triển của phần mềm mã nguồn mở tự do (FOSS) chính là một bước tiến quan trọng tạo ra bởi Internet. Sự phát triển này thách thức những định kiến về việc phần mềm nên được sản xuất và phân phối như thế nào cũng như có quan hệ mật thiết với sự phát triển.

FOSS là phần mềm có mã nguồn công khai. Mã nguồn là những hướng dẫn cho một ứng dụng cụ thể của phần mềm, chẳng hạn như xử lý văn bản hay cơ sở dữ liệu. Bản báo cáo lập luận rằng việc mở công khai một mã nguồn không chỉ là vấn đề kỹ thuật, điều này cho phép phát triển sự cộng tác trong ngành sản xuất phần mềm, hội nhập dễ dàng hơn với các chương trình khác được sản xuất bởi những nhà lập trình độc lập, và tuỳ chỉnh phần mềm theo yêu cầu của người sử dụng về thương mại, quy chế, văn hoá và ngôn ngữ. Ngược lại, các phần mềm nguồn đóng hay sở hữu riêng đòi hỏi những đầu tư quan trọng về chi phí cấp phép và thường không thích ứng với những nhu cầu địa phương. Việc sử dụng những phần mềm như vậy cũng không khuyến khích một cách đầy đủ sự phát triển các kỹ năng CNTT địa phương. FOSS nên được nhìn nhận không chỉ đơn giản là một dạng sản phẩm khác. nó là một dạng khác của quy trình xây dựng, bảo trì và thay đổi những quy tắc của các dòng lưu chuyển thông tin. Nó thay đổi những quan niệm về việc phần mềm được việc như thế nào, và ai có thể thay đổi phần mềm với những điều kiện như thế nào, cũng như các quyền tự do và trách nhiệm đi kèm với quá trình này. FOSS không chỉ cho phép, mà quan trọng hơn, nó giúp cho các quốc gia và dân tộc có thể điều khiển công cuộc phát triển CNTT của họ.

Page 200: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

185

Bản báo cáo chỉ ra rằng FOSS đem đến nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy các môi trường nguồn mở thường tạo ra những phần mềm đáng tin cậy, có tính bảo mật và tiên tiến với chi phí tương đối thấp cho người sử dụng. FOSS đem lại một cách giải quyết tốt hơn cho các vấn đề về bảo mật cũng như nhu cầu đối với các tiêu chuẩn mở và công khai. Nó loại trừ những thiệt hại kinh tế ở cấp độ quốc gia gây ra bởi sự sao chép của phát triển phần mềm.

Việc sử dụng FOSS có thể có tác dụng chống độc quyền trên thị trường và ngành công nghiệp IT ở phạm vi quốc gia cũng như toàn cầu. Bản chất chống lại sự hạn chế của FOSS cho phép bất kỳ ai cung cấp các dịch vụ IT và vì vậy giảm bới những rào cản đối với sự tiếp cận công nghệ này. Trong khi có một vài chương trình FOSS có thể chiếm được thị phần áp đảo, không một tổ chức hay doanh nghiệp cụ thể nào có thể dùng chúng để xây dựng vị trí độc tôn trên thị trường cho mình. FOSS có thể giúp tạo ra một ngành công nghiệp IT xứng đáng hơn và những công nhân lành nghề hơn và nhờ đó, tạo ra nhiều việc hơn. Sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của FOSS trong những tập đoàn và những tổ chức lớn ở các nước phát triển đang tạo ra những cơ hội xuất khẩu cho những phần mềm tuỳ chỉnh từ ngành công nghiệp IT non trẻ của các quốc gia đang phát triển. Cuối cùng, FOSS có thể tạo ra một cách tiếp cận tốt hơn cho vấn đề bảo mật vì các ứng dụng mã FOSS là minh bạch, nếu một lỗi bảo mật được phát hiện, nó có thể được nối đến mã đã tạo ra nó và được sửa.

Để tận dụng những lợi ích này, bản báo cáo khuyến nghị các nước đang phát triển nên coi việc ứng dụng FOSS như một phương tiện để thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số. Để ứng dụng FOSS, các nước này nên lập ra và thực hiện các chính sách phù hợp về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực và chính phủ điện tử trong lĩnh vực phát triển phần mềm và các lĩnh vực khác liên quan.

5. VIỆC TẬN DỤNG NGUỒN LỰC THUÊ NGOÀI CHO CHU TRÌNH KINH DOANH (BPO) ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bản báo cáo khảo sát những cơ hội mà BPO đem lại cho các quốc gia đang phát triển. Sự phát triển của các dịch vụ BPO ở các quốc gia đang phát triển là kết quả của sự phát triển công nghệ thông tin ở những nước này kết hợp với nhu cầu gia tăng của các doanh nghiệp ở các nước phát triển, chủ yếu là Mỹ và châu Âu trong việc chuyển các chu trình kinh doanh phụ ra bên ngoài với giá rẻ. Điều này đồng nghĩa với việc ký kết hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ để nhà cung cấp này quản lý, giao và điều khiển các nhiệm vụ khác hàng như trung tâm dữ liệu, mạng máy tính, tạo màn hình nền và ứng dụng phần mềm. Bản báo cáo cũng bàn về các xu hướng và các vấn đề và nhấn mạnh các tiền đề cho phép các nước đang phát triển thu hút và duy trì các dịch vụ gia công.

Dịch vụ gia công đã tồn tại hàng thập kỷ nay như một phương pháp để giảm chi phí, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Việc thuê gia công sớm nhất, chủ yếu do các doanh nghiệp lớn thực hiện, diễn ra trong lĩnh vực dịch vụ IT. Hiện nay, với những tiến bộ về kỹ thuật mạng máy tính, các mạng dữ liệu tốc độ cao, và dung lượng băng thông rộng được nâng cấp, hoạt động này đã đã mở rộng, bao gồm hàng loạt dịch vụ quản lý mà nhờ đó các doanh nghiệp có thể trút được gánh nặng của các công việc kinh doanh. Dịch vụ BPO có trong các lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, y tế, nguồn nhân lực, cầm cố, thẻ tín dụng, quản lý tài sản, chăm sóc khác hàng, bán hàng và tiếp thị.

Bản báo cáo chỉ ra rằng thị trường BPO đang mở rộng, với một vài dự đoán rằng kim ngạch BPO sẽ đạt mức từ 300 đến 585 tỷ đôla trong vòng 2 năm tới. Gần một nửa trong số 500 công ty của Fortune thuê gia công chu trình kinh doanh của mình và hầu hết những công ty này nằm ở Mỹ và châu Âu. ấn Độ là nước cung cấp các dịch vụ BPO hàng đầu trên thế giới, nhiều quốc gia khác như Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Philippines, Romania, Nga, Singapore, Thái Lan, Venezuela và Việt nam cũng là những nước cung cấp các dịch vụ này. Bản báo cáo đã tính toán những lợi ích mà ấn Độ thu được từ việc cung cấp các dịch vụ này đồng thời đưa ra những trường hợp điển hình về các nhà cung cấp dịch vụ BPO ở các nước kém phát triển nhất. Một

Page 201: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

186

điều đáng lưu ý là một số dịch vụ BPO được thực hiện giữa các quốc gia đang phát triển với nhau.

Bản báo cáo lưu ý rằng các dịch vụ BPO rất đa dạng về tính phức tạp, từ những chức năng quản trị đơn giản như nhập dữ liệu hay làm hoá đơn dịch vụ đến những công việc phức tạp hơn đòi hỏi việc đưa ra quyết định cũng như giải quyết vấn đề. Mức độ các kỹ năng cần phải có cho việc cung cấp các dịch vụ BPO tăng lên cùng với mức độ phức tạp của công việc.

Bản báo cáo chỉ ra một số nhân tố quan trọng đối với sự thành công về BPO ở các nước cung cấp dịch vụ, bao gồm sự có sẵn của cơ sở hạ tầng và kết nối Internet thích hợp, ổn định chính trị, khuyến khích tích cực từ phía chính phủ, các nguồn đầu tư đầy đủ, sự sẵn có của lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng tốt cũng như sự thành thạo trong ngôn ngữ khách hàng. Những nhân tố khác bao gồm sự tương hợp về ngôn ngữ và tư tưởng giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Khoảng cách địa lý gần cũng rất quan trọng vì nó cho phép khác hàng được tiếp xúc trực tiếp thường xuyên hơn với nhà cung cấp dịch vụ.

Bản báo cáo khẳng định rằng, để thu hút dịch vụ BPO, các nước đang phát triển cần phải đảm bảo sự hội tụ của các nhân tố quan trọng trên. các doanh nghiệp và chính phủ nên nỗ lực trong việc đào tạo để đáp ứng các yêu cầu của các dịch vụ này. Để tham gia kinh doanh dịch vụ BPO các doanh nghiệp cần bắt đầu từ những dịch vụ cơ bản và ít rủi ro rồi mới đến những dịch vụ phức tạp khi họ đã tích luỹ được các kỹ năng và kinh nghiệm. Các nhà cung cấp dịch vụ BPO cần kết nối và sử dụng Internet và tiếp đó, nên thành lập văn phòng ở các quốc gia khách hàng và phát triển quan hệ đối tác với các nhà chuyển giao chính trên thế giới, từ đó đưa mình vào hoạt động kinh doanh này. Chính phủ các nước đang phát triển nên thúc đẩy sự tăng trưởng của các dịch vụ BPO bằng cách tạo ra cơ sở hạ tầng và kết nối viễn thông phù hợp, thiết lập một khuôn khổ pháp lý và quy chế tích cực cũng như có những khuyến khích về mặt tài chính.

6. TIẾP THỊ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN QUA INTERNET

Bản báo cáo đã xem xét phạm vi của việc sử dụng CNTT và thương mại điện tử cho công tác tiếp thị các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu bởi các quốc gia đang phát triển. Lấy cà phê và chè làm các ví dụ để nghiên cứu, bản báo cáo đã giải quyết các câu hỏi chính như sau: Liệu sử dụng Internet để tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp có phải là một mô hình kinh doanh khả thi không? Đâu là những kinh nghiệm thực tế về vấn đề này? Các nước đang phát triển đã trải qua những kinh nghiệm và đã có những bài học như thế nào về vấn đề này? Những khuyến nghị cụ thể cho các nước đang phát triển là như thế nào?

Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, cả ở phương diện tạo thu nhập và tạo việc làm. Giá cả của các mặt hàng này thường không ổn định và thu hút nhiều sự chú ý của các nước đang phát triển cũng như cộng đồng quốc tế. Chuỗi tiếp thị các mặt hàng này bao gồm nhiều khâu trung gian, và kết quả là một phần đáng kể số tiền thu được từ việc xuất khẩu rơi vào túi các nhà kinh doanh và chế biến trong khi chỉ một phần nhỏ trong giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng thuộc về những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Có một cách để tăng thu nhập cho nông dân, đó là giảm số lượng các khâu trung gian. Người ta đã nghĩ rằng việc sử dụng Internet có thể cho phép người sản xuất tiếp cận được nhiều thông tin thị trường hơn và tiến hành các hoạt động tiếp thị trực tiếp mà không cần đến trung gian. Internet cũng giúp người sản xuất tiếp cận thị trường thế giới với chi phí giao dịch thấp hơn. Internet hiện đang được dùng để buôn bán hàng hoá nông nghiệp ở một số nước phát triển, đặc biệt là ở Mỹ, người ta dùng Internet để bán các mặt hàng như bông, ngũ cốc, thịt và các sản phẩm sữa, vv… Internet cũng được dùng để tiếp thị các mặt hàng như chè và cà phê ở các nước đang phát triển, tuy nhiên mới chỉ ở quy mô nhỏ.

Bản báo cáo nhận định rằng nhiều dạng khác nhau của các mô hình tiếp thị trực tuyến đã được sử dụng cho hàng hoá nông nghiệp. Thị trường điện tử và đấu giá trực tuyến đã được sử dụng rộng rãi trong công tác tiếp thị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Trong vòng vài năm

Page 202: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

187

trở lại đây, thị trường điện tử đã được thiết lập cho hàng loạt các mặt hàng như bông, ngũ cốc, đậu tương, sản phẩm gỗ, gia súc, sản phẩm sữa và nhiều loại sản phẩm lương thực khác. Trong khi đấu giá trên mạng cũng tuân theo những thủ tục giống như đấu giá bình thường, nó đem lại nhiều lợi ích so với mô hình đấu giá truyền thống xét về phương diện tiện lợi, linh hoạt và chi phí thấp.

Một vài nước đang phát triển đã đi đầu trong việc sử dụng CNTT và thương mại điện tử trong công tác tiếp thị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của họ. Chẳng hạn, các cuộc đấu giá trên mạng cho đặc sản cà phê được tiến hành hàng năm ở Brazil, Guatemala và Nicaragua cho thấy sự hội tụ thành công của CNTT và cách tiếp thị truyền thống trong việc cải thiện công tác tiếp thị xuất khẩu cà phê. Những nỗ lực tiên phong của các doanh nghiệp Kenya trong việc tổ chức các cuộc đấu giá trực tuyến đã chứng minh một điều rằng đấu giá trực tuyến có thể được thực hiện với những công nghệ không hề đắt tiền. Hoạt động tiếp thị chè trên Internet cũng đã bắt đầu ở ấn Độ, mặc dù mới chỉ ở giai đoạn ban đầu.

Việc dùng Internet để tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp như cà phê và chè ở các quốc gia đang phát triển là một mô hình kinh doanh tương đối mới. Cấu trúc tiếp thị của chè và cà phê cho thấy sự phối hợp nỗ lực cần phải có để giải quyết những trở ngại có thể gây ra bởi sự thống trị thị trường của những công ty đa quốc gia khổng lồ không cho phép nông dân được tiếp cận trực tiếp và dùng Internet để tiến hành cácgiao dịch trực tiếp với các nhà nhập khẩu. Sự ủng hộ của các chính phủ, các tổ chức và các nhà tài trợ quốc tế là vô cùng cần thiết cho việc tạo ra những nguồn lực ban đầu và niềm tin để tiến hành các hoạt động tiếp thị trực tuyến. ở tầm khu vực, nông dân cần phải được tập hợp vào các hợp tác xã hay các hiệp hội nghề nghiệp nhằm có được khả năng cũng như số đông quan trọng cho phép thực hiện các hoạt động tiếp thị trực tuyến.

7. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRỰC TUYẾN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HƠN THẾ

Bản báo cáo khảo sát cách giải quyết xung đột trực tuyến (ODR), một sự phát triển về quy chế đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Bản báo cáo cũng xem xét lịch sử phát triển của ODR, bản chất và việc sử dụng nó trong các bối cảnh khác nhau cũng như vai trò của nó đối với việc tăng cường các mối quan hệ tin cậy cần thiết cho sự phát triển của thương mại điện tử ở các quốc gia đang phát triển. Đồng thời, bản báo cáo cũng đánh giá sự phát triển của ODR trong những môi trường mới như chính phủ và những lĩnh vực khác cần các công cụ mới để giải quyết những tranh chấp đa phương phức tạp hơn.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với thương mại điện tử là làm thế nào để giải quyết các tranh chấp vượt biên giới quốc gia trong môi trường kinh doanh điện tử. Khoảng cách giữa các bên, những khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá, những khó khăn trong việc xác định luật phù hợp và thẩm quyền tài phán cũng như hiệu lực của các phán quyết là một vài trong những trở ngại chủ yếu dẫn đến tăng chi phí của các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Một khi các cơ chế giải quyết tranh chấp truyền thống có thể không giải quyết một cách hiệu quả tranh chấp trong các giao dịch thương mại điện tử, cần phải có các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) để tiến hành giải quyết những tranh chấp đó một cách nhanh chóng và với chi phí thấp. Khi ADR được áp dụng trong các liên lạc có máy tính làm trung gian trong một môi trường trực tuyến, nó được coi là ODR. Cả những tranh chấp trực tuyến và cách tranh chấp khác đều có thể được giải quyết bằng ODR.

Bản báo cáo chỉ ra những dạng chính của ADR, bao gồm trọng tài, trung gian, và đàm phán, như những quy trình có hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp bên ngoài toà án và theo cách ít nghi thức hơn so với việc kiện tụng ở toà. Trong suốt hai thập kỷ qua, việc sử dụng ADR đã được mở rộng một cách đáng kể. Thực ra, trong tranh chấp thương mại, các quy trình ADR được sử dụng phổ biến hơn là sự can thiệp của toà án.

Bản báo cáo nhận định rằng thương mại điện tử là một lĩnh vực đã thể hiện được cả nhu cầu đối với các cách tiếp cận mới trong việc giải quyết tranh chấp cũng như sự thật rằng hoàn

Page 203: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2004cngcntt.hanoi.gov.vn/UploadFile/Portals/0/AttachFiles/2014/10/29/2014... · ii Lưu ý Tài liệu này do Vụ Thương mại điện

188

toàn có thể có những cách tiếp cận như vậy. Trong khi kinh doanh ngoại tuyến dựa vào một cơ sở hạ tầng đem đến các lựa chọn cho việc giải quyết tranh chấp khi tranh chấp xảy ra, môi trường trực tuyến đang phải xây dựng một cơ sở hạ tầng cũng với những lựa chọn cho việc giải quyết tranh chấp nhưng tính đến những đặc điểm của các giao dịch vượt biên giới mà phần lớn là giao dịch điện tử.

Internet, vừa có tính tích cực vừa có tính tiêu cực, chính là nguồn của vấn đề và cũng là nguồn của giải pháp cho vấn đề. Hàng loạt những cách mới cho các giao dịch thương mại trực tuyến hiệu quả tạo điều kiện cho việc xảy ra tranh chấp, và như vậy càng làm tăng nhu cầu đối với các hệ thống giải quyết tranh chấp để trợ giúp các bên liên quan, có thể là ở rất xa nhau.

Bản báo cáo kết luận rằng, bởi vì ODR là một quy trình có thể thúc đẩy xây dựng niềm tin, nó đặc biệt được cần đến trong những tình huống mà ở đó các mối quan hệ mới đang được thiếp lập và những các cơ quan bảo vệ pháp luật tỏ ra không có hiệu lực.

Các thị trường trực tuyến trước đây cho thấy người sử dụng sẽ không đòi hỏi bất kỳ điều gì ngoài sự tiện dụng cũng như chi phí và giá cả thấp. Rõ ràng là hiện nay, sự hiện diện của các cơ chế giải quyết tranh chấp đã trở thành một điều quý giá đối với người sử dụng trong trường hợp họ phải đối mặt với những rủi ro khi tham gia vào một thị trường hay môi trường mới. Điều này đặc biệt quan trọng khi sự định vị hay nhận dạng của người bán không rõ ràng hoặc món hàng mua được không có nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, giải quyết tranh chấp là một quá trình mà các quốc gia tập trung vào mở rộng các hoạt động thương mại điện tử cần dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Bản báo cáo nhận định rằng, mặc dù ODR còn non trẻ và/hoặc chưa tồn tại ở phần lớn các quốc gia đang phát triển, nó có tiềm năng phát triển và tạo ra sự phán xử công bằng và không tốn kém cho những tranh chấp phát sinh trong các giao dịch trực tuyến. Bản báo cáo khuyến nghị rằng các nước đang phát triển mong muốn thúc đẩy ODR trở thành một lựa chọn cho việc giải quyết tranh chấp quốc gia nên đặt ở vị trí ưu tiên việc giáo dục và tăng cường nhận đối với các doanh người và người tiêu dùng về ảnh hưởng và vai trò quan trọng ngày càng tăng của ADR/ORC trong việc giải quyết tranh chấp. Các quốc gia cũng nên đảm bảo rằng luật pháp của họ công nhận tính hợp pháp và hiệu lực của các giao dịch điện tử và tạo điều kiện cho việc áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài toà án. Các quốc gia nên xem xét việc gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thực thi các phán quyết của toà án nước ngoài. Các quốc gia cũng được khuyến khích thúc đẩy sự gắn kết tự nguyện của kinh doanh điện tử với việc tạo niềm tin cũng như chú ý đến những khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ có ảnh hưởng đến các dịch vụ ODR.