45
Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà THUYT MINH THIT K, LA CHN THIT BTHUYT MINH HOẠT ĐỘNG HTHNG QUN LÝ TÒA NHÀ VÀ CĂN HỘ THÔNG MINH CHO DÁN KHU NHÀ CAO CP VIGLACERA TOWER THUC THỢP VĂN PHÒNG THƢƠNG MẠI, KHÁCH SN VÀ NHÀ VIGLACERA XÃ MTRÌ, TLIÊM VÀ PHƯỜNG TRUNG HÒA, CU GIY, HÀ NI

Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Embed Size (px)

DESCRIPTION

LUA CHON THIET BI CHO HE THONG BMS

Citation preview

Page 1: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

THUYẾT MINH THIẾT KẾ, LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀ

THUYẾT MINH HOẠT ĐỘNG

HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ VÀ CĂN HỘ THÔNG MINH

CHO DỰ ÁN

KHU NHÀ Ở CAO CẤP VIGLACERA TOWER

THUỘC TỔ HỢP VĂN PHÒNG THƢƠNG MẠI, KHÁCH SẠN VÀ NHÀ Ở VIGLACERA

XÃ MỄ TRÌ, TỪ LIÊM VÀ PHƯỜNG TRUNG HÒA, CẤU GIẤY, HÀ NỘI

Page 2: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

MỤC LỤC

PHẦN 1: THUYẾT MINH THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA

NHÀ (BMS) ................................................................................................................................ 3

1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN............................................................................................................. 3

2. CƠ SỞ THIẾT KẾ ................................................................................................................. 3

3. TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT THAM CHIẾU ......................................................................... 3

4. TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ ............................................................. 4

5. GIẢI PHÁP HỆ THỐNG BMS CHO DỰ ÁN ...................................................................... 6

5.1. Kiến trúc hệ thống .......................................................................................................... 6

5.2. Yêu cầu tính năng kĩ thuật phần cứng, phần mềm ....................................................... 8

5.3. Mô tả các hệ thống tích hợp BMS ................................................................................ 19

PHẦN 2: THUYẾT MINH PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN

LÝ TÒA NHÀ BMS ................................................................................................................. 25

1. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ............................................................................. 25

1.1. Khởi động phần mềm quản lý ...................................................................................... 25

1.2. Sử dụng tính năng đồ thị .............................................................................................. 27

1.3. Hƣớng dẫn điều khiển & giám sát các hệ thống .......................................................... 30

PHẦN 3: PHƢƠNG ÁN THI CÔNG VÀ ĐÀO TẠO VẬN HÀNH ......................................... 5

1. PHƢƠNG ÁN THI CÔNG .................................................................................................... 5

1.1. Đi dây hệ thống BMS và căn hộ thông minh ................................................................. 5

1.2. Đƣờng cấp điện nguồn cho hệ thống BMS và căn hộ thông minh ................................ 5

1.3. Đƣờng dẫn trong hệ thống BMS và căn hộ thông minh ................................................ 5

2. ĐÀO TẠO VẬN HÀNH......................................................................................................... 6

3. BẢO TRÌ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ BMS VÀ CĂN HỘ THÔNG MINH .......... 6

3.1. Mục đích công tác bảo trì ............................................................................................... 6

3.2. Cấp bảo trì của hệ thống kỹ thuật công trình................................................................ 6

3.3. Các hồ sơ, tài liệu phục vụ trong quá trình bảo trì ....................................................... 7

3.4. Trình tự và tổ chức thực hiện việc bảo trì hệ thống kỹ thuật công trình ..................... 7

3.5. Một số nguyên tắc khi tiến hành công tác bảo trì, bảo dƣỡng ...................................... 8

Page 3: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

PHẦN 1: THUYẾT MINH THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ HỆ THỐNG

QUẢN LÝ TÒA NHÀ (BMS)

1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Tổ hợp thương mại - văn phòng và nhà ở cao cấp Viglacera Tower toạ lạc tại vị trí vô

cùng đắc địa, Số 1 Đại lộ Thăng Long ( ngã tư Đại lộ Thăng Long- Phạm Hùng- Trần Duy

Hưng- Khuất Duy Tiến). Đối diện Trung tâm hội nghị quốc gia và gần kề các Trung tâm

thương mại cao cấp như : The Garden, Big C, Grand Plaza...... một vị trí với cơ sở hạ tầng

được đánh giá là hoàn hảo nhất ở Hà Nội hiện nay. Dự án được đầu tư xây dựng với các tiêu

chí của một cao ốc Xanh là: tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, căn hộ thông minh

và có độ an toàn cao.

Tổ hợp dự án Viglacera có tổng diện tích 40.000m2 với 2 tòa văn phòng và 3 khu nhà ở

cao cấp. Trong đó, khu nhà ở cao cấp Viglacera Tower gồm 2 tòa nhà A và B cao 40 tầng.

Theo quy hoạch, từ tầng 1 – 3 sẽ là khu dịch vụ thương mại và tiện ích chung, từ tầng 4 đến

tầng 39 bao gồm hơn 1000 căn hộ có diện tích từ 87 - 175m2, và 23 penthouse có diện tích từ

186-350m2 đặt tại tầng 40 của tòa nhà.

Các hệ thống kỹ thuật cơ điện bao gồm: hệ thống cấp thoát nước trong nhà và ngoài nhà,

hệ thống cung cấp, phân phối điện, điện chiếu sáng, chống sét, nối đất, hệ thống điều hoà

thông gió, camera quan sát, thang máy, âm thanh công cộng, thông tin,…

2. CƠ SỞ THIẾT KẾ

- Căn cứ vào các hệ thống kỹ thuật cơ điện đã được thiết kế cho toà nhà.

- Căn cứ vào phương án đầu tư, nhu cầu tích hợp quản lý, giám sát, điều khiển các hệ

thống kỹ thuật cơ điện trong tòa nhà.

- Căn cứ vào mặt bằng khu nhà ở cao cấp Viglacera thuộc tổ hợp văn phòng thương mại,

khách sạn và nhà ở Viglacera

3. TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT THAM CHIẾU

Các phần cứng thiết bị được sử dụng phải đáp ứng chuẩn: ULI với các hướng dẫn (PAZX,

QVA, XAPOU, UUKL, UOJZ) hoặc tương đương:

Các chuẩn tham chiếu:

- TCVN 3144 - 79 Sản phẩm kỹ thuật điện,Yêu cầu chung về an toàn

- TCVN 4086-85 An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung

- TCVN 7447: 2004-2006: Hệ thống lắp đặt Điện của các Toà nhà;

- CEA-709.1B (2002) Control Network Protocol Specification

- CEA-709.3 (1999) Free-Topology Twisted-Pair Channel Specification

Page 4: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- CEA-852-A (2004) Tunneling Component Network Protocols Over Internet Protocol

Channels

- Các tiêu chuẩn và qui định tương đương

4. TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ

Sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như tất cả các lĩnh vực khác

như công nghiệp, nông nghiệp, thông tin liên lạc, công nghệ mới… đều có những tiến bộ và

phát triển vượt bậc. Tuy là một lĩnh vực thuộc “công nghệ mới”, song công nghệ thông tin,

công nghệ tự động hoá đang từng bước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh

tế cũng như tiếp cận với các tiến bộ khoa học của nhân loại. Các ứng dụng công nghệ thông

tin ngày càng được sử dụng tại rất nhiều các lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động của con

người, tối ưu hóa quy trình quản lí, sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải cách các thủ

tục hành chính…

Hiện nay trên thế giới hầu hết các toà nhà trong các đô thị hiện đại như: tổ hợp văn

phòng, khách sạn, chung cư cao cấp, nhà băng, nhà chính phủ, toà nhà sân bay, … đều được

trang bị hệ thống BMS. Điều này góp phần quan trọng trong việc khai thác hiệu quả và kinh

tế các toà nhà, bên cạnh đó giúp cho việc sử dụng các toà nhà đáp ứng được các yêu cầu về

an toàn, an ninh. Các chức năng, phạm vi hoạt động của các hệ thống BMS là rất rộng lớn vì

nó quản lí, điều khiển mọi hoạt động của các thiết bị toà nhà.

Từ xưa đến nay, TĐH có tính hệ thống (Automation System) vẫn chỉ được biết đến tại

VN như một lĩnh vực riêng của công nghiệp, nhưng trên thế giới đã ứng dụng rất rộng rãi

những công nghệ này vào cuộc sống. Cụ thể, công nghệ tự động hóa ứng dụng trong điều

khiển các hệ thống cơ/điện trong tòa nhà. Hệ thống BMS (Building Management System) là

hệ thống quản lý tòa nhà với các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Điều khiển và giám sát cho các hệ thống cơ/điện trong tòa nhà nhằm đảm bảo quá

trình vận hành của các hệ thống này một cách tối ưu và hiệu quả

- Phối hợp hoạt động của các hệ thống cơ/điện trong tòa nhà để đáp ứng tốt nhất các yêu

cầu về mức độ sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn và tiện nghi, thoải mái cho con

người trong tòa nhà.

- Tạo ra một công cụ giao tiếp Người/Máy cho các nhân viên vận hành tòa nhà để họ có

thể vận hành các hệ thống cơ/điện trong tòa nhà một cách an toàn, chính xác và hiệu

quả.

- Thống kê các số liệu về tình trạng hoạt động, thông số kỹ thuật của các hệ thống

cơ/điện trong tòa nhà dưới dạng các báo cáo, cơ sở dữ liệu ... giúp cho việc vận hành

tòa nhà của các kỹ sư vận hành tối ưu nhất.

- Tự động phát hiện sớm các sự cố, đưa ra các cảnh báo nhanh chóng, chính xác nhất

đến người vận hành để nhanh chóng sửa chữa, khắc phục, tránh các tai nạn đáng tiếc

ảnh hưởng trực tiếp đến con người trong tòa nhà.

- Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái nhất cho con người tham gia

hoạt động trong tòa nhà, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, làm việc

Page 5: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Đơn giản hóa vận hành: các thủ tục, các chức năng có tính lặp đi lặp lại được chương

trình hóa để vận hành tự động.

- Giảm thời gian đào tạo cho nhân viên vận hành: Do có các chỉ dẫn trực tiếp trên màn

hình cũng như giao diện trực quan của tòa nhà.

- Phản ứng nhanh đối với các đòi hỏi của khách hàng và các sự cố xảy ra.

- Giảm chi phí năng lượng: quản lý tập trung việc điều khiển và quản lý năng lượng.

- Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà: nhờ vào hệ thống dữ liệu lưu trữ, chương

trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo các cảnh báo.

- Linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở

rộng.

Hệ thống quản lý toà nhà BMS (Building Management System) có nhiệm vụ điều khiển

và quản lý các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như :

- Hệ thống điện (chiếu sáng, đóng ngắt thiết bị, máy phát, máy biến áp, …)

- Hệ thống cung cấp và thoát nước

- Hệ thống điều hoà thông gió: Giám sát và điều khiển tòan bộ họat động của hệ thống

điều hòa VRV và các quạt thông gió để tối ưu vận hành cũng như năng lượng sử dụng

- Hệ thống thang máy

- Hệ thống âm thanh công cộng (PA)

- Hệ thống báo cháy - chữa cháy (PCCC)

- Hệ thống camera giám sát (CCTV)

- Hệ thống quản lý bãi đỗ xe tầng hầm

- …

Toà nhà được trang bị hệ thống BMS sẽ trở thành toà nhà hiện đại và đồng bộ, toà nhà sẽ

có tính cạnh tranh cao độ trong marketing, dễ sử dụng, tạo điều kiện làm việc và phục vụ nhu

cầu văn phòng, khách sạn, nhà ở cho các cộng đồng sinh hoạt và làm việc văn minh, hiện đại

và lịch sự.

Page 6: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

5. GIẢI PHÁP HỆ THỐNG BMS CHO DỰ ÁN

5.1. Kiến trúc hệ thống

Hình vẽ: Kiến trúc chung của hệ thống BMS

Tổng quan:

Hệ thống điều khiển tòa nhà BMS – Theo quan điểm điều khiển tự động hóa thực chất là

một Hệ thống Tự Động Hóa Tòa Nhà (Building Automation System) bao gồm các bộ điều

khiển mạng (Network Control), một họ các bộ điều khiển số độc lập DDCs, các trạm lập

trình và quản trị, các trạm vận hành trên nền Web, và Server lưu trữ dữ liệu. BAS sẽ cung cấp

các trình điều khiển, đưa ra các phát hiện cảnh báo, tính năng lập lịch, làm báo cáo và quản lý

thông tin đối với toàn bộ nhà máy / tòa nhà, và mạng diện rộng (WAN), từ một cơ sở dữ liệu

ODBC.

a) Cấp vận hành giám sát

Bao gồm 01 máy chủ quản lý chung, 02 máy trạm cho 2 khối tháp A và B, được cài đặt

phần mềm quản lý hệ thống iBMS.

Hệ thống BMS trang bị cho dự án là một thiết kế mở, không độc quyền (theo chuẩn quốc

tế ) giúp Chủ đầu tư chủ động trong việc kết nối với các hệ thống/ thiết bị và dịch vụ khác

khi có nhu cầu bổ sung, nâng cấp, thay thế phụ tùng.

Page 7: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Truy cập mạng từ xa:

Đối với việc lắp đặt mạng LAN, cho phép truy cập tới mạng từ xa thông qua Internet.

Chủ đầu tư sẽ cung cấp kết nối Internet tốc độ cao để phục vụ việc truy cập thông qua đường

truyền ADSL, ISDN, T1 hoặc mạng Intranet thông qua máy chủ tới nhà cung cấp dịch vụ

Internet (ISP).

Chủ đầu tư sẽ tạo 1 kết nối tới mạng Internet, để có thể truy cập qua các đường truyền

tốc độ cao, như ADSL, ISDN, T1.

Các thiết bị chính của cấp điều khiển giám sát (cấp mạng) nhƣ sau:

01 bộ máy chủ Server, 02 máy trạm vận hành và màn hình cho hệ thống BMS. Trên máy

chủ và máy tính vận hành cài đặt chương trình quản lí tòa nhà và các ứng dụng khác. Máy

chủ làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ các DDC lên hệ thống BMS và chia sẻ dữ liệu với các

máy trạm các hệ thống khác.

Các máy Server- máy tính chủ thu nhận, xử lý các thông tin từ các hệ thống và thực hiện

vận hành, điều khiển toàn bộ hệ thống. Chính vì thế, máy tính server phải có cấu hình cao,

thời gian hoạt động 24h/7 ngày.

Server này sẽ cung cấp những chức năng tối thiểu sau:

- Truy cập dữ liệu: Server sẽ cho phép truy cập tối đa vào dữ liệu ở bất cứ đâu trong

mạng.

- Điều khiển phân tán: Server có khả năng lập kế hoạch điều khiển toàn bộ các công

việc thực hiện dựa vào các thiết bị dữ liệu và điều khiển trong mạng, tại chỗ hoặc từ

xa.

- Server này bao gồm dịch vụ thời gian chủ (định thời gian) cho các hệ thống phụ.

- Server này sẽ nhận những bản tin đồng bộ hóa thời gian từ những website có sử dụng

đồng hồ nguyên tử, và cập nhật thời gian theo nó.

- Server này sẽ điều hành kế hoạch cho tất cả các bộ điều khiển mạng và các thiêt bị

điều khiển vùng của nó

- Server này sẽ quy định việc giới hạn lệnh, nó hoạt động thông qua các bộ điều khiển

vùng mạng. Server này phải có khả năng đáp ứng nhiều lệnh chương trình yêu cầu cho

những điểm cần nhiều máy đo và nhiều nguồn năng lượng. Mỗi chương trình yêu có

khả năng hỗ trợ cho danh sách các lệnh được đưa ra để điều khiển lệnh có hiệu quả

Thông số kĩ thuật yêu cầu của bộ điều khiển mạng xem chi tiết trong mục “5.2.2. Đặc

tính phần cứng BMS”

b) Cấp điều khiển mạng – network controller

Bao gồm các bộ điều khiển mạng để quản lý các thiết bị điều khiển cấp khu vực và thiết

bị cấp trường, cung cấp khả năng tích hợp với hệ thống thứ 3 thông qua các giao thức chuẩn

trong hệ thống quản lý tòa nhà như BACnet™, LonWorks™, Modbus, oBIX, OPC, SNMP,

M-Bus, …

Page 8: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Các bộ điều khiển mạng hỗ trợ giao diện Web cho phép người dùng truy nhập, cài đặt ,

giám sát và điều khiển từ xa mà không cần bất cứ phần mềm hỗ trợ khác thông qua trình

duyệt Web qua đường truyền dial-up hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet

Thông số kĩ thuật yêu cầu của bộ điều khiển mạng xem chi tiết trong mục “5.2.2. Đặc

tính phần cứng BMS”

c) Cấp điều khiển khu vực - DDCs

Cấp điều khiển khu vực bao gồm một hoặc nhiều bus điều khiển BACnet MS/TP được

quản lý bởi các bộ điều khiển mạng.

Các bộ DDC đặt tại các tầng của tòa nhà. Các bộ DDC chứa các chương trình để điều

khiển các thiết bị của tòa nhà theo các thuật toán và yêu cầu về vận hành và hoạt động của

thiết bị trường. Các bộ DDC này kết nối và truyền thông với nhau theo chuẩn BACnet MSTP

hoặc Lonworks. Các bộ DDC kết nối và truyền thông với cấp vận hành giám sát qua các bộ

điều khiển mạng. Các bộ DDC phải hỗ trợ khả năng hoạt động độc lập ngay cả khi mất

truyền thông với cấp trung tâm.

Các tủ DDC cùng các phụ kiện được phân bố đều theo trục của tòa nhà làm nhiệm vụ

điều khiển và giám sát các thiết bị trường. (số lượng phù hợp đáp ứng bảng điểm vào ra –

Point schedule).

Thông số kĩ thuật yêu cầu của bộ điều khiển mạng xem chi tiết trong mục “5.2.2. Đặc

tính phần cứng BMS”

d) Cấp trƣờng:

Bao gồm các cảm biến, các thiết bị cơ cấu chấp hành của tòa nhà như: các cảm biến đo

khí CO, đo nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến mức nước, mức dầu …Các thiết bị trường

này kết nối với các bộ điều khiển DDC và giao tiếp bằng các tín hiệu dạng DI/DO, AI/AO

hoặc kết nối với bộ điều khiển mạng đa năng theo các giao thức chuẩn BACnet MS/TP,

Modbus RS485, ... (số lượng chi tiết xem bản danh mục thiết bị).

Khả năng mở rộng của hệ thống

Hệ thống quản trị tòa nhà BMS có thể được phân chia hoặc mở rộng tới mọi cấp độ hệ

thống mà vẫn sử dụng cùng một giao diện phần mềm, cùng các bộ điều khiển cấp mạng và

cấp khu vực. Các hệ thống yêu cầu thay thế hoặc giao diện phần mềm hoặc bộ điều khiển cấp

mạng, cấp khu vực theo yêu cầu mở rộng hệ thống là không được chấp nhận.

Hệ thống sẽ sử dụng cùng ngôn ngữ lập trình đồng bộ cho tất cả các cấp: Cấp vận hành

giám sát, Cấp điều khiển mạng và cấp điều khiển khu vực (DDC).

Hỗ trợ các giao thức mở

Toàn bộ phần cứng và phần mềm trong danh mục đều tuân theo chuẩn BACnet 135-2001

nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa các hệ thống con trong tòa nhà. Bên cạnh đó, hệ

BMS hỗ trợ tích hợp với các giao thức mở như: LonTalk, Modbus, OPC, Mbus, MLS Bus và

các truyền thông số với các thiết bị vi xử lý của các hãng khác như các bộ điều khiển panel

báo cháy, và biến tần VFD.

5.2. Yêu cầu tính năng kĩ thuật phần cứng, phần mềm

Page 9: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Hệ thống quản lý toà nhà BMS được máy tính hoá hoàn toàn nhằm thực hiện các chức

năng của hệ thống được yêu cầu cụ thể dưới đây. Hệ thống cho phép cài đặt trên cả win32 và

win64 bit, có thể sử dụng hệ điều hành Windows Server, Window 7, Window Vista hoặc

Windows XP được tích hợp và cài đặt một cách hoàn thiện trọn gói ( không bị giới hạn đối

với) các mục và các hệ thống con sau:

- Các Server, máy trạm, bao gồm máy in báo cáo/cảnh báo.

- Bộ điều khiển số trực tiếp (DDC).

- Thiết bị đo/điều khiển.

- Các thiết bị mạng.

Các giải pháp mà phần mềm BMS chỉ hỗ trợ cài đặt trên nền win32 bit là không được

chấp nhận.

THUẬT NGỮ KỸ THUẬT

Các từ viết tắt được sử dụng trong thuyết minh kỹ thuật:

IBMS: Hệ thống quản lý toà nhà thông minh

Network Controller: Bộ điều khiển cấp mạng

DDC: Bộ điều khiển số trực tiếp

IBC : Hệ thống điều khiển BACnet

GUI : Giao diện người dùng đồ hoạ

WBI: Giao diện trình duyệt web

POT: Bàn điều khiển

PMI : Giao diện kiểm soát hệ thống điện

DDC: Điều khiển số trực tiếp

LAN: Mạng cục bộ

WAN: Mạng diện rộng

OOT: Công nghệ hướng đối tượng

PICS: Bản liệt kê sự tính phù hợp các thiết bị

Cơ cấu BMS sử dụng thiết bị tự động hoá dựa trên cơ sở JAVA hoặc tương đương và các

dịch vụ gắn liền với việc kết nối mạng trên phạm vi rộng giữa các thành phần tự động hoá

bên trong toà nhà. Các ứng dụng của cấu trúc này được máy tính hoá và được tích hợp, điều

khiển bởi cùng một hệ thống. Các đoạn chương trình phần mềm ứng dụng sẽ hỗ trợ cho

chuẩn “Plug and play”, dễ dàng kết nối với các hệ thống khác, làm giảm giá thành cơ sở hạ

tầng thông tin và tự đông hoá. Bộ điều khiển mạng (NETWORK CONTROLLER) chạy trên

nền kỹ thuật ảo và sử dụng một bộ công cụ cho phép truy cập và tích hợp đa giao thức.

Page 10: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

5.2.1. Đặc tính kỹ thuật phần mềm BMS.

Kiến trúc phần mềm có thiết kế hướng đối tượng, hỗ trợ các version ứng dụng cả 32 và

64 bit, phù hợp với các tiện ích của Microsoft như các công nghệ OLE, COM, DCOM và

ODBC. Những công nghệ này là những tiện ích của hệ điều hành để chia sẽ dữ liệu giữa các

ứng dụng, làm phong phú dữ liệu cho BMS.

Các chức năng của trạm bao gồm giám sát và lập trình cho tất cả các bộ điều khiển DDC.

Giám sát bao gồm các báo động, báo cáo, màn hình hiển thị đồ họa, lưu trữ dữ liệu dài lâu

(trên 10 năm), tự động thu thập dữ liệu, thiết lập các điều khiển vận hành như lập lịch, điều

chỉnh điểm đặt

Việc lập trình cho các bộ điều khiển này có thể thực hiện off-line hoặc on-line từ bất kỳ

trạm vận hành nào. Tất cả thông tin sẽ sẵn sàng trên màn hình đồ họa hoặc cửa sổ text. Các

hiển thị đồ họa với các hiệu ứng ảnh động hỗ trợ diễn tả dữ liệu, để cảnh báo các vấn đề cho

người vận hành, và dễ dàng định vị thông tin của toàn bộ hệ DDC. Tất cả các chức năng vận

hành có thể được điều khiển bởi chuột.

a) Cơ sở dữ liệu hệ thống:

Cơ sở dữ liệu trên server phải là Microsoft SQL Server, hoặc chấp nhận ODBC, chương

trình cơ sở dữ liệu liên quan. ODBC(Open Database Connectivity) – là một kỹ thuật cho

phép người dùng có thể viết ứng dụng hoặc báo cáo, có thể kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu

tránh việc truyền dữ liệu để cập nhật cho các ứng dụng khác. Cơ sở dữ liệu hệ thống bao gồm

cấu hình của tất cả các point, và các chương trình trong mỗi bộ điều khiển ở trên mạng. Thêm

vào đó, cơ sở dữ liệu có tất cả các trạm bao gồm giao diện đồ họa, các báo cáo cảnh báo, các

báo cáo dạng text, bản ghi dữ liệu lịch sử, và các bản ghi polling.

b) Giao diện ngƣời dùng:

Phần mềm của trạm BMS cho phép tạo ra các giao diện tùy biến có thể kết nối với nhau

trong phần mềm workstation. Giao diện này hỗ trợ tạo ra những “điểm dễ nhận biết” mà

người dùng có thể từ đó để quan sát, sửa bất kỳ đối tượng nào trong hệ thống hoặc chạy bất

kỳ màn hình đối tượng nào hoặc công cụ cấu hình có trong phần mềm. Hơn thế nữa, giao

diện này cũng có thể được cấu hình trở thành một “PC Desktop” cho người dùng, với tất cả

các kết nối mà người dùng cần sử dụng để chạy các ứng dụng khác. Điều này phụ thuộc vào

mức độ bảo mật của hệ điều hành Windows XP sử dụng, cho phép một quản trị hệ thống thiết

lập các account workstation, không chỉ giới hạn quyền của người dùng bên trong phần mềm

BMS, mà còn có thể giới hạn quyền của người dùng trên một PC hoặc LAN/WAN. Điều này

có nhiều ưu điểm,ví dụ như đảm bảo rằng, người dùng không thể shutdown các quan sát báo

động hoặc không thể tải phần mềm trên PC đối với một trạm giám sát báo động.

c) Bảo mật ngƣời dùng:

Phần mềm được thiết kế sao cho mỗi người dùng có thể có một username và một

password duy nhất. Sự kết hợp của Username/ password cho phép người dùng đăng nhập

vào phần mềm, thiết lập và chỉ có thể sửa bởi nhà quản trị hệ thống. Việc phân quyền truy

cập được thể hiện bằng việc phân quyền, cụ thể chỉ cho phép quan sát View, kích hoạt nhận

diện cảnh báo, cho phép / không được phép thay đổi dữ liệu, lập trình và cuối cùng là quản trị

hệ thống. Hệ thống cho phép các khả năng trên được áp dụng độc lập đến và với mỗi lớp đối

Page 11: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

tượng trong hệ thống. Hệ thống phải cho phép lên tới 256 người dùng đối với 1 trạm. Có một

timer không kích hoạt có khả năng điều chỉnh, giúp tự động log off khỏi vận hành hiện thời

sau khi timer đó hết hạn.

d) Giao diện cấu hình:

Phần mềm trạm có phong cách Windows Explorer 8.0 quen thuộc cho người vận hành và

người lập trình để nhìn và sửa bất kỳ đối tượng nào (bộ điều khiển, điểm, báo động, báo cáo,

lịch,…) trong toàn bộ hệ thống. Thêm vào đó, giao diện này thể hiện một “sơ đồ mạng” của

tất cả những bộ điều khiển và các điểm, chương trình, màn hình đồ họa, báo động và các báo

cáo theo một cách dễ dàng và một cấu trúc dễ hiểu. Tất cả các tên đối tượng theo kí tự anpha

và sử dụng tên file Windows.

Giao diện cấu hình cũng hỗ trợ các đối tượng mẫu. Những đối tượng này được sử dụng

như những khối của tòa nhà để tạo ra cơ sở dữ liệu cho BMS. Những loại đối tượng mẫu

được hỗ trợ bao gồm tất cả các loại điểm dữ liệu (đầu vào, đầu ra, biến chuỗi, điểm đặt,…),

thuật toán báo động, các đối tượng khai báo báo động, các báo cáo, các hiển thị đồ họa, lịch

và các chương trình. Các nhóm loại đối tượng này có thể được thiết lập thành các hệ thống

con và hệ thống kiểu mẫu. Hệ thống mẫu sẽ “nhắc” những dữ liệu đầu vào nếu cần thiết. Hệ

thống này luôn duy trì một kết nối tới tất cả các đối tượng con được tạo ra bởi mỗi mẫu. Nếu

người dùng muốn tạo một sự thay đổi của một đối tượng mẫu, phần mềm sẽ hỏi người dùng

có muốn cập nhật tất cả các đối tượng con có liên quan đến với sự thay đổi này không? Hệ

thống mẫu giúp thuận tiện cho việc cấu hình và lập trình và tạo cho người dùng phương pháp

đơn giản, nhanh gọn để tạo nên sự thay đổi toàn bộ cho BAS.

e) Màn hình hiển thị đồ họa màu:

Hệ thống cho phép tạo ra theo quy định của người dùng các hiển thị đồ họa màu giúp

cho việc quan sát các hệ thống cơ, điện và lược đồ tòa nhà. Những màn hình đồ họa này chứa

thông tin về các điểm từ cơ sở dữ liệu bao gồm các thuộc tính liên quan tới các điểm (các đơn

vị kỹ thuật,…). Thêm vào đó, người vận hành có thể điều khiển thiết bị hoặc thay đổi các

điểm đặt từ màn hình đồ họa bằng cách sử dụng chuột. Những yêu cầu của màn hình đồ họa

màu của hệ thống con bao gồm:

- SVGA, các hiển thị bit-map. Người dùng có khả năng chèn những file ảnh, Autocad

làm nền của màn hình hiển thị.

- Xây dựng sẵn một thư viện các đối tượng chẳng hạn như: các damper, quạt, bơm, nút

nhấn, khóa, thiết bị đo, biểu đồ, … Những đối tượng này có thể được kéo thả trên

màn hình đồ họa thông qua việc sử dụng một phần mềm cấu hình tự động là “wizard”.

Những đối tượng này có thể cho phép người vận hành làm việc với các màn hình đồ

họa một cách dễ dàng, thuận tiện. Chỉ cần sử dụng chuột, người dùng có thể điều

chỉnh các điểm đặt, khởi động hoặc dừng các thiết bị, chỉnh sửa tham số PID hoặc

thay đổi lịch trình.

- Các thay đổi trạng thái hoặc các điều kiện báo động có thể được đánh dấu (highlight)

bởi các tác động tới các đối tượng như: thay đổi vị trí trên màn hình, kích thước, màu

sắc, text, nhấp nháy hoặc thay đổi từ một màn hình hiển thị này sang một màn hình

hiển thị khác.

Page 12: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Khả năng kết nối các màn hình đồ họa thông qua các đối tượng người dùng định nghĩa,

kiểm tra báo động, hoặc là kết quả của một biểu thức toán học. Người vận hành có thể

thay đổi từ một màn hình này sang một màn hình khác bằng việc chọn một đối tượng

chỉ cần sử dụng chuột, mà không yêu cầu menu.

- Nếu riêng rẽ, có thể tạo một bản sao phần mềm có đầy đủ các sửa chữa màn hình đồ

họa trên mỗi trạm.

f) Giám sát tự động:

Phần mềm sẽ cho phép việc thu thập dữ liệu và báo cáo một cách tự động từ bất kỳ bộ

điều khiển nào thông qua hoặc là một kết nối phần cứng hoặc là truyền thông modem. Tần số

việc thu thập dữ liệu này hoàn toàn do người dùng có thể cấu hình.

g) Quản lý báo động:

Phần mềm có khả năng chấp nhận các báo động trực tiếp từ các bộ điều khiển, hoặc phát

ra các báo động dựa vào việc đánh giá các dữ liệu thu thập được từ các bộ điều khiển và so

sánh với giới hạn hoặc các biểu thức điều kiện được cấu hình thông qua phần mềm. Bất kỳ

báo động nào (không liên quan đến căn nguyên của nó) đều được tích hợp tất cả vào hệ thống

quản lý báo động, sẽ xuất hiện trong tất cả các báo cáo báo động tiêu chuẩn, sẵn sàng cho

người vận hành xác nhận, và có tùy chọn cho các màn hình đồ họa hiển thị, hoặc các báo cáo.

Các đặc tính của quản lý báo động bao gồm:

- Có 255 mức cảnh báo báo động. Mỗi mức cảnh báo thiết lập duy nhất một tập hợp các

tham số cho việc kiểm soát hiển thị báo đông, xác nhận, truyền tin qua bàn phím, in ra

các báo động và giữ lại bản ghi.

- Tự động ghi lại trong cơ sở dữ liệu của các bản tin báo động, tên điểm, giá trị điểm,

các bộ điều khiển kết nối tới, khoảng thời gian, tên người dùng và thời gian xác nhận,

tên người dùng và thời gian tắt báo động (xác nhận mềm).

- Tự động in các thông tin báo động hoặc các báo cáo về báo động tới một máy in các

báo động hoặc máy in báo cáo.

- Có thể thông báo các báo động bằng nhiều cách: tiếng bip, file âm thanh (dạng wav)

- Chức năng gửi email hoặc các trang báo động tới bất kỳ người nào trong danh sách tài

khoản email của một trạm. Báo động bị lặp lại nếu người vận hành không xác nhận

báo động đó trong khung thời gian mà người dùng quy định. Khả năng sử dụng tiện

ích email và các trang báo động là một đặc điểm tiêu chuẩn của phần mềm tích hợp

giao diện ứng dụng thư của hệ điều hành (MAPI), mà không yêu cầu một giao diện

phần mềm nào đặc biệt.

- Các báo động riêng lẻ có khả năng tái định tuyến tới một trạm hoặc nhiều trạm tại thời

gian và ngày cụ thể mà người dùng mong muốn.

- Một của sổ quan sát báo động kích hoạt bao gồm những thông số mà người dùng cần

quan sát. Người dùng cũng có thể để ẩn hoặc để hiển thị các thuộc tính báo động này.

Page 13: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Kiểu font, màu, màu nền cho mỗi mức cảnh báo báo động sẽ được nhìn thấy trong cửa

sổ báo động được kích hoạt, giúp dễ dàng xác định các kiểu báo động và các trạng thái

của báo động.

- Cửa sổ báo động có thể được cấu hình bằng việc gõ các đoạn text vào đầu vào của

cảnh báo và/hoặc lấy ra từ danh sách các hành động của người dùng cho từng cảnh

báo nhất định.

h) Tạo báo cáo theo yêu cầu:

Phần mềm có chức năng tạo ra báo cáo theo mong muốn của người dùng. Những báo cáo

này có khả năng được thiết lập một cách tự động theo nhu cầu. Mỗi trạm có thể kết hợp các

báo cáo với bất kỳ chương trình word hoặc chương trình bảng tính nào có trong máy. Khi báo

cáo hiển thị, nó sẽ tự động sinh ra theo dạng báo cáo đã kết hợp chẳng hạn như MS Word.

- Các báo cáo có thể có có bất kỳ độ dài nào và bao gồm bất kỳ thuộc tính nào của các

điểm từ bất kỳ bộ điều khiển nào trong mạng.

- Chức năng tạo báo cáo có thể truy cập tới ngôn ngữ lập trình người dùng để thực thi

các phép tính toán học bên trong thân của báo cáo, kiểm soát đầu ra hiển thị của báo

báo hoặc nhắc người dùng các thông tin phụ cần thiết trong báo cáo.

- Nó có thể chạy trên các chương trình thực thi khác bất cứ khi nào một báo cáo được

thiết lập.

- Chức năng tạo báo cáo liên quan chặt chẽ tới hệ thống quản lý báo động, sao cho mỗi

báo cáo có thể được hiển thị đáp ứng một điều kiện báo động

- Các báo cáo tiêu chuẩn bao gồm:

Các điểm trong mỗi bộ điều khiển

Các điểm trong báo động.

Các điểm bị cấm.

Các điểm bị sửa.

Báo các hoạt động của người vận hành

Bản ghi các báo động lịch sử

Liệt kê chương trình và trạng thái của bộ điều khiển

Trạng thái trên mạng của mỗi bộ điều khiển.

i) Các báo cáo định dạng Excel:

Phần mềm cho phép cấu hình đơn giản theo hàng/cột (phong cách bảng tính) trên bất kỳ

lớp đối tượng nào trong hệ thống. Những báo cáo này được cấu hình bởi người dùng và có

khả năng xuất ra dữ liệu dữ liệu từ bộ điều khiển hoặc từ cơ sở dữ liệu. Người dùng có khả

năng thiết lập mỗi báo cáo để hiển thị trong bất kỳ dạng text font với màu và màu nền nào.

Thêm vào đó, những báo cáo này cũng có thể được cấu hình để lọc dữ liệu, sắp xếp và đánh

dấu dữ liệu theo những tiêu chuẩn mà người dùng cần.

j) Báo cáo dƣới dạng HTML:

Page 14: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Các báo cáo theo phong cách bảng tính ở trên có thể hiển thị dưới dạng một file HTML.

Đặc tính này giúp tạo ra một file HTML trong cây thư mục của mẫu HTML. Thư mục này có

thể chia sẻ với những máy tính người dùng khác, cho phép những người dùng đó có thể truy

cập tới cây thư mục để chỉ đến trình duyệt web của họ tại file đó và xem được báo cáo.

k) Chức năng lập lịch, lập kế hoạch:

Chức năng này cho phép cấu hình và download kế hoạch từ trạm tới bất kỳ bộ điều khiển

nào trong mạng.

- Các kế hoạch về thời gian của ngày theo phong cách lịch calendar và có thể lập trình

trong một năm. mỗi kiểu ngày trong tuần theo tiêu chuẩn hoặc theo người dùng định

nghĩa có thể kết hợp với màu sắc sao cho kế hoạch trở nên dễ hiểu hơn. Để thay đổi

kiểu ngày cụ thể, người dùng đơn giản chỉ cần click chuột vào ngày đó và thay đổi.

- Mỗi kế hoạch sẽ xuất hiện trên màn hình để có thể quan sát được cả năm, tháng, tuần

và ngày.

- Các kế hoạch sẽ chỉ định tới các bộ điều khiển cụ thể và lưu trong bộ nhớ RAM. Bất

kỳ sự thay đổi nào tự trạm sẽ tự động cập nhật với kế hoạch tương ứng trong bộ điều

khiển.

l) Môi trƣờng lập trình:

Hỗ trợ lập trình kiểu dòng lệnh hoặc kiểu sơ đồ khối

Môi trường cho người lập trình bao gồm khả năng truy cập tới ngôn ngữ lập trình được

hỗ trợ trong các bộ điều khiển. Ở đây người lập trình có khả năng cấu hình phần mềm ứng

dụng off-line (nếu được yêu cầu) cho việc phát triển các chương trình mong muốn như: viết

chương trình tổng thể, các báo cáo hệ thống, các chương trình con thu thập dữ liệu qua mạng,

phần mềm quản lý báo động. Trên cùng một màn hình như màn hình lập trình, môi trường

lập trình bao gồm khả năng chạy debug để gỡ lỗi và quan sát các giá trị được cập nhật, thuộc

tính của các điểm trong suốt thời gian lập trình. Thêm vào đó, công cụ wizard sẵn sàng cho

việc tải các chương trình từ một file thư viện vào cửa sổ viết chương trình.

m) Lƣu / nạp lại dữ liệu:

Phần mềm trạm có một ứng dụng để lưu và khôi phục bộ nhớ cho các bộ điều khiển

trường. Ứng dụng này không giới hạn để lưu và nạp lại toàn bộ bộ điều khiển, cũng có thể

lưu/nạp lại các đối tượng riêng lẻ trong bộ điều khiển. Điều này cho phép gỡ lỗi off-line của

chương trình điều khiển, ví dụ như nạp lại các thông tin đã sửa chữa.

n) Ghi dữ liệu – Data Logging:

Phần mềm trạm có khả năng cấu hình thành các nhóm điểm dữ liệu một cách dễ dàng để

vẽ lại các đồ thị của dữ liệu đã ghi lại. Một nhóm các điểm dữ liệu có thể được tạo ra chỉ

bằng việc kéo - thả các điểm trong folder. Đồ thị này có thể được hiển thị trong menu đơn

giản, hoặc từ một điểm nóng (nhấp nháy hoặc biến đổi màu sắc) trên màn hình đồ họa. Dữ

liệu này có thể được lưu vào file hoặc được in ra.

o) Tra cứu thao tác truy cập:

Page 15: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Phần mềm trạm tự động ghi lại các tác vụ mà người vận hành đã thực hiện trên trạm, từ

việc log on, log off một trạm để thay đổi giá trị điểm, sửa chữa một chương trình, cho

phép/cấm một đối tượng, quan sát một màn hình đồ họa, chạy một báo cáo, sửa kế hoạch,….

p) Phần mềm vận hành web-based:

Vận hành thông thường của hệ thống có thể truy cập thông qua giao diện một trình duyệt

web tiêu chuẩn, cho phép kỹ thuật viên và những người vận hành có thể quan sát bất kỳ phần

nào của hệ thống từ bất cứ đâu trên mạng. Để truy cập vào hệ thống phải sẵn sàng từ một kết

nối dial-in trên mạng Internet.

Các màn hình hiển thị đồ họa

Giao diện kiểu trình duyệt có thể chia sẻ các màn hình hiển thị đồ họa giống nhau như

các trạm lập trình và trạm quản trị, diễn tả dữ liệu động trong hệ thống, trong các thiết bị.

Màn hình đồ họa của trình duyệt phải hỗ trợ các lệnh để thay đổi các điểm đặt, cho phép/

cấm thiết bị và khởi động/ dừng thiết bị.

Thông qua giao diện trình duyệt, người vận hành có thể tìm ra vị trí trong toàn hệ thống,

thay đổi giá trị và trạng thái của bất kỳ điểm nào trong bất kỳ bộ điều khiển nào. Sự thay đổi

đó phải có tác động ngay lập tức đến bộ điều khiển, và sao lưu vào trong cơ sở dữ liệu hệ

thống.

Quản lý báo động

Thông qua giao diện trình duyệt, một cửa sổ quan sát báo động giống như trong trạm lập

trình và quản trị sẽ được hiển thị, nếu mật mã của người dùng cho phép điều đó. Những

người dùng có thể nhận các báo động, ngắt báo động, xác nhận báo động thông qua trình

duyệt.

Các nhóm và các lịch vận hành.

Thông qua giao diện trình duyệt, người vận hành có thể quan sát các nhóm của các điểm,

với giá trị được cập nhật tự động của chúng.

Thông qua giao diện trình duyệt, người vận hành cũng có thể thay đổi lịch vận hành,

thay đổi số lần khởi động, dừng, thêm số lần mới vào lịch trình.

Tài khoản ngƣời dùng và tra cứu truy cập

Tài khoản người dùng được sử dụng cho giao diện trình duyệt giống như tài khoản sử

dụng cho các trạm vận hành và trạm quản trị. Người vận hành không phải nhớ quá nhiều mật

mã.

Tất cả các điều khiển và các hoạt động của người dùng qua giao diện trình duyệt sẽ được

ghi lại vào bản ghi hệ thống, thuận tiện cho việc tìm kiếm sau này.

5.2.2. Lựa chọn thiết bị phần cứng

Các thiết bị phần cứng chính của hệ thống BMS phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như

sau:

5.2.2.1. Cấp vận hành giám sát

Page 16: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

a) Máy chủ BMS (SERVER)

Cấu hình tối thiểu:

- CPU: Quad-Core Intel® Xeon® 3430 Processor (2.4GHz, 1333 FSB)

- RAM: 2GB (1x2GB) PC3-10600E DDR3 UB ECC

- Cache: 1 x 8MB level 3 cache

- HDD: 500GB SATA

- VGA: 64MB

- CD ROM : DVD

- Network: Embedded NC107i PCIe Gigabit Server Adapter

- Màn hình LCD: 21''

- Hệ điều hành : Window Server 2008

b) Máy trạm vận hành

Cấu hình tối thiểu

- CPU: Quad-Core Intel® Xeon® 3430 Processor (2.4GHz, 1333 FSB)

- RAM: 2GB (1x2GB) PC3-10600E DDR3 UB ECC

- Cache: 1 x 8MB level 3 cache

- HDD: 500GB SATA

- VGA: 64MB

- CD ROM : DVD

- Network: Embedded NC107i PCIe Gigabit Server Adapter

- Màn hình LCD: 21''

- Hệ điều hành : Window 7 có bản quyền

5.2.2.2. Cấp điều khiển mạng

a) Bộ điều khiển mạng

Hỗ trợ khả năng tích hợp điều khiển, giám sát, đăng nhập dữ liệu, báo động, lập kế

hoạch,…

Cung cấp sẵn giao diện Web cho phép người dùng truy nhập, cài đặt , giám sát và điều

khiển từ xa mà không cần bất cứ phần mềm hỗ trợ khác thông qua trình duyệt Web qua

đường truyền dial-up hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Hỗ trợ các giao thức tích hợp thông dụng trong hệ thống quản lý tòa nhà như: BACnet™,

LonWorks™, Modbus, oBIX, OPC, SNMP, M-Bus, …

Có chứng chỉ BACnet; được kiểm tra và chứng nhận bởi BTL (BACnet Testing Labs)

Cấu hình:

Page 17: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Bộ vi xử lý: IBM® PowerPC® 440 524 MHz processor

- Bộ nhớ: tối thiểu 128MB DDRAM, 128MB Flash

- Truyền thông trên nền Ethernet: hỗ trợ 02 cổng mạng Ethernet 10/100mbps RJ45, đều

cho phép truyền thông về hệ thống máy chủ trung tâm. Khi một trong hai dây mạng

gặp sự cố, truyền thông với trung tâm vẫn được duy trì qua dây mạng còn lại.

- Truyền thông cấp trường: hỗ trợ lên đến 05 cổng RS485, 01 RS232, 01 USB, User

Interface

- Hỗ trợ hệ điều hành: QNX® RTOS, IBM J9™ JVM® Java Virtual Machine,

NiagaraAX 3.1

- Hỗ trợ đồng thời các giao thức BACnet MSTP, Lonwork và Modbus RTU trên các

cổng RS232, RS485.

- Hỗ trợ card kết nối GPRS và Modem

- Hỗ trợ truy cập từ xa qua internet

Điểm nổi trội:

- Truyền thông trên nền Ethernet: hỗ trợ 02 cổng mạng Ethernet 10/100mbps RJ45, đều

cho phép truyền thông về hệ thống máy chủ trung tâm. Khi một trong hai dây mạng

gặp sự cố, truyền thông với trung tâm vẫn được duy trì qua dây mạng còn lại.

5.2.2.3. Cấp điều khiển khu vực

a) Bộ điều khiển nối mạng BACnet MSTP (6UIs,4DIs, 8DOs, 3AOs)

- Cấu hình bộ điều khiển: cấu hình chip lõi kép dual chip đa nhiệm, bao gồm gồm 02

chip 16 và 32 bit trên bo mạch bộ điều khiển. Một chip phụ trách truyền thông

communication, một chip phụ trách thu thập vào/ra và chương trình điều khiển, cho

phép hệ thống nâng cao khả năng hoạt động tin cậy, tốc độ truyền thông và xử lý dữ

liệu.

- Bộ nhớ RAM tối thiểu 72Kb, Flash tối thiểu 372Kb

- Tích hợp sẵn đồng hồ thời gian thực

- Có khả năng lập trình được

- Hỗ trợ chuẩn truyền thông BACnet MSTP, hỗ trợ tốc độ lên tới 115.2kbps

- Hỗ trợ điểm vào ra: 6UI, 4DI, 8DO, 3AO

- Nguồn cấp: 24 VAC

Điểm nổi trội

- cấu hình chip lõi kép dual chip đa nhiệm, bao gồm gồm 02 chip 16 và 32 bit trên bo

mạch bộ điều khiển. Một chip phụ trách truyền thông communication, một chip phụ

trách thu thập vào/ra và chương trình điều khiển, cho phép hệ thống nâng cao khả

năng hoạt động tin cậy, tốc độ truyền thông và xử lý dữ liệu.

5.2.2.4. Cấp trường

Page 18: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

a) Cảm biến nhiệt độ phòng

- Dải đo: -40 … 212°F (-40 … 100°C)

- Loại cảm biến: 10K Ohms tại 77°F (25°C)

- Độ chính xác: +0.36°F(0.2°C) trong khoảng từ 32…158°F(0…70°C)

b) Cảm biến chênh áp suất cầu thang bộ

- Nguồn cấp: 18...30 Vac/dc, 50/60 Hz

- Tín hiệu ra: 0...10 Vdc, 4…20 mA

- Nhiệt độ làm việc: 0...50 °C

- Dải đo: 0…1000Pa

c) Cảm biến áp suất đường ống nước

- Dải đo: 0… 16 bar

- Tín hiệu ra: 0...10 Vdc hoặc 4…20 mA

- Độ chính xác: 0.5% toàn dải đo

- Cấp bảo vệ: IP65

d) Cảm biến đo nồng độ CO

- Loại cảm biến: bán dẫn

- Dải đo: 0~250ppm

- Điện áp nguồn: 24Vac, 24Vdc

- Tín hiệu ra: 2~10Vdc hoặc 4~20mA

e) Đồng hồ đo lưu lượng nước DN200

- Tích hợp sẵn LCD, hỗ trợ truyền thông Modbus về BMS

- Tín hiệu đầu ra: 4 – 20 mA, 0-10 V

- Áp suất làm việc tối đa: Đáp ứng ứng dụng thực tế dự án

- Độ chính xác: ± 0.5% tại tốc độ hiệu chỉnh

± 1% tại tốc độ từ 3 đến 30 ft/s (10:1 dải)

± 2% tại tốc độ từ 0.4 đến 20 ft/s (50:1 dải)

f) Công tắc đo mức nước

- Số lượng mức: tùy biến

- Tín hiệu điều khiển: 2 A, 220 VAC/ 5 A, 220 VAC

Page 19: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

5.3. Mô tả các hệ thống tích hợp BMS

5.3.1. Hệ thống điều hòa VRV.

Hệ thống điều hòa đóng một vai trò rất quan trọng trong tòa nhà. Việc vận hành hệ thống

điều hòa một cách hiệu quả và hợp lý không những giúp tạo một môi trường tiện nghi, thoải

mái cho người sử dụng mà còn giảm thiểu đáng kể chi phí năng lượng tiêu thụ, tăng tuổi thọ

hoạt động của thiết bị.

Hệ thống điều hòa dung cho dự án là hệ thống điều hòa trung tâm VRV.

Hệ thống BMS sẽ kết nối đến hệ thống điều hòa VRV để điều khiển và giám sát các thiết

bị indoor, outdoor, các quạt thông gió hồi nhiệt HRV cho khu vực trung tâm thương mại

thuộc tháp A, B

Nhà thầu hệ thống điều hòa VRV phải cung cấp bộ chuyển đổi giao thức (gateway) để

chuyển từ giao thức nội bộ của hệ thống sang giao thức truyền thông thông dụng nhất trong

tòa nhà hiện nay là BACnet IP để kết nối với hệ thống BMS, đồng thời cung cấp các điểm dữ

liệu mềm cho hệ thống BMS để hiển thị các thông tin sau:

Điêu khiên/giám sát trạng thái hoạt động của các khối indoor, outdoor

- Cài đặt các chế độ hoạt động

- Điều khiển và giám sát nhiệt độ phòng

- Giám sát trạng thái các tấm lọc bụi

5.3.2. Hệ thống quạt thông gió, hút khói và tăng áp

Hệ thống thông gió đóng vai trò rất quan trọng trong tòa nhà, nó giúp duy trì một môi

trường an toàn, thoải mái cho người sử dụng bằng cách thải nhiệt thừa, ẩm thừa, các loại khí

độc (CO, CO2,…) ra khỏi tòa nhà và cung cấp lượng ôxi cần thiết chi sinh hoạt của con

người.

Các quạt thông gió đều có hai chế độ hoạt động tại chỗ và từ xa. Ở chế độ hoạt động tại

chỗ, người vận hành có thể điều khiển hệ thống thông gió thông qua các thao tác tại tủ cấp

nguồn cho các quạt thông gió. Ở chế độ hoạt động từ xa, các quạt thông gió được điều khiển

thông qua giao diện vận hành trực quan từ máy trạm vận hành của hệ thống BMS.

Hệ thống thông gió cho dự án bao gồm: quạt cấp khí tươi, quạt hút khí thải, quạt trung

chuyển cho khu vực tầng hầm và khu vực công cộng thuộc khu trung tâm thương mại tháp A,

B.

Các yêu cầu điều khiển và giám sát hệ thống thông gió bao gồm:

- Giám sát chế độ hoạt động từ xa/tại chỗ, trạng thái hoạt động. lỗi của các quạt

- Điều khiển 2 cấp tốc độ quạt thông gió tầng hầm theo nống độ khí CO đo được từ các

cảm biến CO bố trí rải rác trên mặt bằng tầng hầm do nhà thầu BMS cung cấp và lắp

đặt

Page 20: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Đặt lịch vận hành cho quạt thông gió theo khung thời gian làm việc của từng khu vực

trong tòa nhà

- Liên động với hệ thống cảnh báo cháy trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra

Hệ thống quạt hút khói, hút gió phòng rác và tăng áp được đặt tại tầng mái của tháp A, B

Các yêu cầu điều khiển và giám sát hệ thống thông gió bao gồm:

- Giám sát chế độ hoạt động từ xa/tại chỗ, trạng thái hoạt động. lỗi của các quạt

- Điều khiển chạy dừng các quạt hút khói, quạt hút gió phòng rác

- Điều khiển tốc độ quạt tăng áp theo chênh áp cầu thang bộ đặt tại trục cầu thang bộ

trong tòa nhà do nhà thầu BMS cung cấp để duy trì áp suất trong cầu thang bộ trong

giới hạn cho phép khi có sự cố hỏa hoạn xả ra

Yêu cầu với nhà thầu hệ thống thông gió:

- Cung cấp các tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động và lỗi dưới dạng tiếp điểm

không điện như trong bảng điểm vào ra (I/O points) cho nhà thầu BMS kết nối đến.

Nhiệm vụ của hệ thống BMS:

- Cung cấp và lắp đặt cảm biến đo chênh áp khu vực cầu thang bộ

- Cung cấp và lắp đặt cảm biến đo nồng độ khí CO khu vực tầng hầm

- Giám sát và điều khiển các quạt thông gió và tăng áp thông qua các bộ điều khiển số

DDC kết nối truyền thông BACnet MS/TP.

- Lập trình giao diện đồ họa để điều khiển/giám sát hệ thống quạt thông gió và tăng áp

5.3.3. Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống điện năng trong tòa nhà bao gồm các thành phần sau:

- Hệ thống máy biến áp: điện năng từ lưới điện trung áp của thành phố sẽ được đưa đến

trạm biến áp của tòa nhà. Trạm biến áp có chức năng đưa điện thế trung áp về điện thế

hạ áp 220VAC để sử dụng trong tòa nhà.

- Hệ thống máy phát điện: trong trường hợp xảy ra sự cố tại trạm biến áp, hoặc sự cung

cấp điện năng từ lưới điện thành phố tới tòa nhà bị trục trặc, hoặc trong trường hợp

quá tải trong việc cấp điện cho tòa nhà. Khi đó máy phát điện sẽ đựơc khởi động.

- Hệ thống chuyển mạch ATS: trong trường hợp máy phát điện hoạt động, tủ ATS có

nhiệm vụ chuyển mạch điện của tòa nhà sang hệ thống máy phát để sử dụng, nếu trong

trường hợp điện năng từ thành phố bị quá tải, hệ thống còn có nhiệm vụ hòa đồng bộ

điện năng của hệ thống máy biến áp và máy phát nhằm cung cấp cho tòa nhà.

- Hệ thống phân phối điện hạ áp: hệ thống bao gồm các MCCB, phân phối điện cho

toàn tòa nhà

- Hệ thống tủ điện tầng: bao gồm các MCCB ở tủ điện tầng, cung cấp điện năng cho 1

khu vực nhất định trong tòa nhà.

Yêu cầu với nhà thầu Điện:

Page 21: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Cung cấp các tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động và lỗi dưới dạng tiếp điểm

không điện như trong bảng điểm vào ra (I/O points) cho nhà thầu BMS kết nối đến.

- Cung cấp hệ thống máy phát có cổng kết nối đến hệ thống BMS thông qua chuẩn

truyền thông Modbus RTU.

- Cung cấp và lắp đặt cảm biến giám sát mức bể dầu máy phát đưa ra tín hiệu dạng

tương tự 4… 20mA hoặc 0… 10V để kết nối tới hệ thống BMS

- Cung cấp đồng hồ đo đếm điện năng hỗ trợ giao thức truyền thông Modbus RS485 để

giám sát các thống số điện năng tiêu thụ (P, S, U, I, f, cos …) để từ đó đưa ra được

những báo cáo chi tiết tính hình tiêu thụ điện năng theo từng thời điểm để lên kế

hoạch vận hành hợp lý giúp tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ hoạt động của thiết

bị

Nhiệm vụ của hệ thống BMS:

- Cung cấp và lắp đặt cảm biến nhiệt độ phòng máy phát

- Giám sát các thiết bị đóng cắt tại tủ điện phân phối, tủ điện tầng thông qua các bộ điều

khiển số DDC kết nối truyền thông BACnet MS/TP.

- Tích hợp hệ thống đồng hồ đo đếm điện năng qua giao thức truyền thông Modbus

RS485 để giám sát các thống số điện năng tiêu thụ (P, S, U, I, f, cos …) để từ đó đưa

ra được những báo cáo chi tiết tính hình tiêu thụ điện năng theo từng thời điểm để lên

kế hoạch vận hành hợp lý giúp tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ hoạt động của

thiết bị

- Tích hợp mức cao với hệ thống máy phát qua giao thức Modbus RTU để giám sát

trạng thái chạy dừng, lỗi máy phát, giám sát các thông số điện năng như P, S, U, I, f,

cos …

- Lập trình giao diện đồ họa, chương trình điều khiển và giám sát cho hệ thống Điện.

5.3.4. Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng chiếm vai trò rất quan trọng trong tòa nhà, việc quản lý tốt hệ thống

chiếu sáng không những đem lại một môi trường thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng và

còn giúp giảm thiểu đáng kể chi phí điện năng tiêu thụ.

Việc tích hợp với hệ thống BMS giúp người vận hành có thể điều khiển, giám sát hệ

thống chiếu sáng từ xa thông qua giao diện đồ họa trực quan trên màn hình máy chủ hệ thống

BMS. Ngoài ra, người vận hành có thể thiết lập lịch hoạt động và các hoạt cảnh cho các thiết

bị chiếu sáng theo từng vị trí, mục đích sử dụng và theo từng thời điểm trong ngày (ngày/đêm)

giúp tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ.

Đối với dự án này, hệ thống BMS sẽ kết nối tới hệ thống chiếu sáng để giám sá trạng thái

vận hành từ xa/tại chỗ, điều khiển và giám sát trạng thái bật/tắt của các lộ đèn thuộc khu vực

tầng hầm và các khu hành lang công cộng thuộc khu trung tâm thương mại, căn hộ tháp A, B

Yêu cầu hệ thống chiếu sáng:

Page 22: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Cung cấp tiếp điểm giám sát trạng thái vận hành tại từ xa/tại chỗ tại các tủ cấp nguồn

cho các lộ đèn chiếu sáng được điều khiển/giám sát bởi hệ thống BMS

- Kéo dây cấp nguồn cho các lộ đèn từ tủ cấp nguồn chiếu sáng qua role trung gian đặt

trong tủ điều khiển DDC

Nhiệm vụ của hệ thống BMS

Lịch trình làm việc

- Các lộ đèn đều được lập trình để hoạt động dựa theo lịch trình làm việc. Hệ thống

đồng thời cũng cho phép lập lịch trình và vận hành tự động theo thời gian làm việc

trong ngày, cho các ngày nghỉ, làm việc theo mùa.

Điều khiển

- Bật – Tắt được từ xa, theo dõi được trạng thái của các tuyến đèn được điều khiển

thông qua giao diện đồ họa trực quan theo mặt bằng từng khu vực của tòa nhà.

- Thực hiện lệnh Bật – Tắt tự động theo lịch trình đặt sẵn bởi người quản lý hệ thống tại

máy tính điều khiển trung tâm.

Giám sát:

- Chế độ bật tắt từ xa/tại chỗ tại các tủ cấp nguồn chiếu sáng

- Trạng thái bật/tắt các lộ đèn

Tất cả các tín hiệu điều khiển/giám sát được thực hiện bới các bộ điều khiển số DDC kết

nối truyển thông BAC net MS/TP.

5.3.5. Hệ thống cấp thoát nƣớc và cấp nƣớc nóng

Hệ thống cấp thoát nước cho tòa nhà bao gồm các thiết bị chính sau:

- 01 Bể chứa nước sinh hoạt đặt tại tầng hầm: nước cấp từ đường nước của thành phố

được chứa trong bể chứa nước sinh hoạt nhằm cung cấp nước cho toàn bộ tòa nhà.

- Cụm bể nước sinh hoạt đặt tại tầng kĩ thuật 2 và tầng mái tháp A, B

- Bơm cấp nước sinh hoạt, bơm tăng áp.

- Bơm nước thải, bơm chìm cấp nước tái sử dụng

Hệ thống cấp nước nóng cho tòa nhà bao gồm

Cụm bể cấp nước nóng, cụm bơm nước nóng và các cảm biến nhiệt độ nước nóng đặt

tại tầng kĩ thuật 2 và tầng mái tháp A, B

Yêu cầu của hệ thống Nước:

- Cung cấp các tiếp điểm điều khiển, giám sát trạng thái hoạt động và lỗi dưới dạng tiếp

điểm khô như trong bảng điểm vào ra (I/O points) cho nhà thầu BMS kết nối đến.

- Cung cấp các cảm biến nhiệt độ nước và kéo dây tín hiệu giám sát đến vị trí cầu đấu

nằm trong tủ bơm nước nóng

Yêu cầu của hệ thống BMS:

Page 23: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Cung cấp cảm biến mức nước để giám sát mức nước bể nước sinh hoạt, bể nước thải

- Giám sát trạng thái vận hành từ xa/tại chỗ, trạng thái chạy/dừng, lỗi và điều khiển

chạy/dừng của bơm nước sinh hoạt, bơm nước thải, bơm nước nóng

- Lên kế hoạch vận luân phiên hệ thống bơm theo thời gian để tăng tuổi thọ hoạt động

của thiết bị

- Lập trình giao diện đồ họa, chương trình điều khiển và giám sát cho hệ thống cấp và

thoát nước

Tất cả các tín hiệu điều khiển/giám sát được thực hiện bới các bộ điều khiển số DDC kết

nối truyển thông BAC net MS/TP.

5.3.6. Hệ thống âm thanh công cộng

Hệ thống âm thanh công cộng là một trong những hệ thống thuộc hệ thống thông tin

trong toà nhà. Với nhiệm vụ chính là thông tin và giải trí bao gồm chức năng phát nhạc nền

trong trường hợp bình thường và phát thông báo trong các trường hợp đặc biệt. Ngoài ra một

chức năng hết sức quan trong của hệ thống này là phát cảnh báo cho toàn bộ toà nhà khi có

sự cố cháy hoặc các sự cố khác liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con người.

Hệ thống bao gồm các thiết bị âm thanh như tủ trung tâm, các thiết bị khuyếch đại, các

đầu đĩa phát, hệ thống micro và loa phát thanh... Toàn bộ hệ thống sẽ được bố trí khắp các

khu vực để đảm bảo chức năng thông tin đến mọi khu vực, mọi bộ phận trong toà nhà.

Yêu cầu hệ thống PA:

- Cung cấp các ngõ vào số để nhận tín hiệu kích hoạt các bản tin của hệ thống BMS

- Phối hợp với nhà thầu BMS để thực hiện ghi các bản tin theo yêu cầu của ban quan lý

tòa nhà.

Nhiệm vụ của hệ thống BMS:

- Kết nối tới tủ trung tâm hệ thống âm thanh đặt tại tầng 1 tháp A, B

- Kích hoạt phát các bản ghi quảng cáo hoặc thông báo từ hệ thống âm thanh công cộng

- Liên động với hệ thống báo cháy để kích hoạt thông báo khẩn khi có sự cố hỏa hoạn

xảy ra

Tất cả các tín hiệu điều khiển/giám sát được thực hiện bới các bộ điều khiển số DDC kết

nối truyển thông BAC net MS/TP.

5.3.7. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống hệ thống báo cháy gồm 2 phần: Báo cháy và chữa cháy

- Báo cháy: Hệ thống bao gồm các cảm biến đo nhiệt độ, phát hiện khói, hệ thống

chuông báo cháy, đèn báo cháy,…. được bố trí trên mặt bằng toàn tòa nhà.

- Chữa cháy: Hệ thống chữa cháy bao gồm các bơm chữa cháy, bơm bù áp đặt tại tầng

hầm 1 và tầng kĩ thuật 2 tháp A, B.

Yêu cầu của hệ thống Phòng cháy và chữa cháy:

Page 24: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

- Cung cấp các tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động của và lỗi của hệ thống bơm

chữa cháy dưới dạng tiếp điểm không điện như trong bảng điểm vào ra (I/O points)

cho nhà thầu BMS kết nối đến.

- Cung cấp tủ trung tâm hệ thống báo cháy có cổng kết nối tới hệ thống BMS theo giao

thức truyền thông BACnet IP.

Nhiệm vụ của hệ thống BMS:

- Cung cấp và lắp đặt cảm biến mức bể nước chữa cháy và cảm biến đo áp suất đường

ống nước chữa cháy chính

- Giám sát trạng thái hoạt động, lỗi của hệ thống bơm chữa cháy.

- Tích hợp mức cao với hệ thống báo cháy thông qua giao thức truyền thông BACnet IP

để nhận tín hiệu cảnh báo từ các đầu báo khói, báo nhiệt địa chỉ và hiển thị trên giao

điện đồ họa hệ thống BMS, đồng thời liên động với các hệ thống kĩ thuật liên quan

(điều hòa thông gió, camera giám sát, hệ thống âm thanh công cộng,…) để xử lý sự cố

khi có cháy.

- Lập trình giao diện đồ họa, giám sát hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

5.3.8. Hệ thống thang máy

Hệ thống BMS kết nối tới hệ thống thang máy để giám sát các trạng thái chạy/dừng, lỗi

thang, hương thang lên/xuống,… thông qua các bộ điều khiển số DDC kết nối truyển thông

BAC net MS/TP, chi tiết điểm điều khiển/giám sát xem trong bảng điểm vào/ra (I/O points)

Yêu cầu của hệ thống thang máy:

- Cung cấp các tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động của và lỗi của hệ thống thang

máy dưới dạng tiếp điểm không điện như trong bảng điểm vào ra (I/O points) cho nhà

thầu BMS kết nối đến.

Nhiệm vụ của hệ thống BMS:

- Giám sát trạng thái hoạt động, lỗi, hướng thang máy lên/xuống

- Lập trình giao diện đồ họa, giám sát hệ thống thang máy

5.3.9. Hệ thống camera giám sát (CCTV)

Hệ thống BMS tích hợp với hệ thống Camera giám sát (CCTV) thông qua giao thức mức

cao để thực hiện giám sát đầy đủ hình ảnh ghi được từ hệ thống camera bố trí trong tòa nhà

trên màn hình giao diện vận hành hệ thống BMS và phối hợp với các hệ thống khác khi có sự

cố xảy ra

Hệ thống CCTV phải hỗ trợ kết nối tới hệ thống BMS qua chuẩn truyền thông Ethernet.

5.3.10. Hệ thống quản lý bãi đỗ xe

Hệ thống BMS tích hợp với hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông qua giao thưc mức cao để

giám sát các thông số liên quan tới hệ thống bãi đỗ xe như số lượng xe ra vào, tình trạng bãi

đỗ đã kín hay còn trống, số lượng chỗ trống,…

Page 25: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Hệ thống quản lý bãi đỗ xe phải hỗ trợ kết nối tới hệ thống BMS qua chuẩn truyền thông

BACnet IP

PHẦN 2: THUYẾT MINH PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, VẬN HÀNH HỆ

THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ BMS

1. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM

1.1. Khởi động phần mềm quản lý

Bƣớc 1: Chạy phần mềm quản lý tòa nhà theo đường dẫn sau:

Start → All Programs → Building Management System → Station

Hoặc

C:\Program Files\Honeywell\client\Station\Station.exe

Bƣớc 2: Nhấn Attach...

Page 26: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Bƣớc 3: Nhấn Change

Bƣớc 4: Chọn MainComputer nếu đang chạy máy chủ, chọn WorkComputer nếu

đang chạy máy trạm.

Cửa sổ các hệ thống của phần mềm quản lý sẽ hiển thị với các hệ thống được thể hiện

trên đó

Để điều khiển các hệ thống người vận hành phải đăng nhập vào hệ thống với User và

password được đăng ký với cấp cho phép:

Page 27: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Màn hình đăng nhập hệ thống

1.2. Sử dụng tính năng đồ thị

Tính năng đồ thị cho phép xem lại các thông số đã được lưu lại trong cơ sở dữ liệu.

Trong dự án, toàn bộ các thông tin về điện năng ở các tủ phân phối đều được lưu lại (các

thông tin về điện áp pha, điện áp dây, năng lượng tiêu thụ…)

Để mở được trang đồ thị xem thông tin quá khứ

Bƣớc 1: Cấu hình điểm dữ liệu xem giá trị quá khứ:

Nhấn chọn nút có dạng đồ thị để mở trang cấu hình điểm dữ liệu.

Page 28: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Mục Area cho phép lọc khu vực cần hiển thị thông số. Ví dụ:

Chọn điểm cần theo dõi và nhấn nút Add.

Nhấn chọn đến khi nào đủ thông tin cần theo dõi thì chọn OK.

Page 29: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Bƣớc 2: Cấu hình các thông số chung:

Tùy thuộc từng loại thông tin mà ta có thể cấu hình dải giá trị cho nó.

Nhấn vào khu vực màu đỏ để chọn cấu hình dải giá trị và màu sắc cho các tín hiệu.

Nhấn vào các nút màu đỏ để bật lưới, màu xanh để bật nút giá trị.

Ta có thể xem một trang đồ thị như dưới đây:

Page 30: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

1.3. Hƣớng dẫn điều khiển & giám sát các hệ thống

1.3.1. Điều khiển & giám sát hệ thống điện chiếu sáng

Từ cửa sổ các hệ thống, nhấn vào hệ thống chiếu sáng , cửa sổ điều khiển và giám sát hệ

thống chiếu sáng sẽ hiển thị.

Để điều khiển đèn các tầng, lựa chọn tầng đó, cửa sổ giám sát, điều khiển các lộ đèn trên

mặt bằng tầng sẽ hiển thị.

Page 31: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Các bóng đèn sáng hay tối thể hiện trạng thái bật và tắt hiện tại của các lộ.

Nhấn nút trái chuột để điều khiển bật và tắt các lộ đèn.

Người vận hành có thể giám sát và điều khiển các lộ đèn trên các bảng điều khiển đèn

được bố trí trên mặt bằng các tầng

Lƣu ý:

Với hệ thống chiếu sáng, có thể sử dụng công tắc đặt trên tủ để chuyển chế độ giữa

BMS và tại chỗ.

Với chế độ BMS, đèn sẽ được điều khiển tại phòng trung tâm (như trên)

Với chế độ tại chỗ, đèn được bật tắt thông qua công tắc được cung cấp bởi nhà thấu

chiếu sáng.

Page 32: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

1.3.2. Giám sát hệ thống điện

Từ cửa sổ các hệ thống, nhấn vào hệ thống điện năng, cửa sổ giám sát hệ thống điện

năng sẽ hiển thị.

Nhấn vào tầng để xem thông tin chi tiết về tủ điện như trên hình.

Các dữ liệu hệ thống điện đều được lưu vào cơ sở dữ liệu với tần suất 5 phút một lần.

Có thể xem lại dữ liệu quá khứ của dòng điện pha, điện áp pha, điện áp dây bằng cách nhấn

vào các nhãn tương ứng (Xem thêm phần hướng dẫn sử dụng đồ thị)

1.3.3. Điều khiển & giám sát hệ thống quạt thông gió

Từ cửa sổ các hệ thống, nhấn vào hệ thống quạt thông gió, cửa sổ giám sát và điều

khiển hệ thống quạt thông gió sẽ hiển thị.

Page 33: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Nhấn vào tầng để xem đồ họa hệ thống theo tầng. Trong từng tầng sẽ có các quạt hút,

quạt cấp, quạt chung chuyển, cảm biến nhiệt độ.

Từng quạt sẽ được hiển thị trạng thái bật hay tắt trên mặt bằng. Để điều khiển

được quạt, nhấn chuột trái vào vị trí quạt đó, cửa sổ con điều khiển quạt sẽ hiển thị (điều

khiển tương tự như đèn)

Các quạt từng tầng sẽ có hai chế độ hoạt động:

- Hoạt động theo đặt lịch (Schedule)

- Hoạt động theo ý người vận hành (Manual)

Người vận hành có thể lựa chọn giữa hai chế độ này trên đồ họa mặt bằng, hoặc có thể

đặt lại lịch cho các quạt bằng cách nhấn vào nút Cấu hình.

Việc đặt lịch hoạt động cho quạt rất đơn giản, có thể được thực hiện bằng cách sử dụng

chuột. Sau khi thay đổi lịch xong và nhấn Apply, lịch trình sẽ được cấu hình vào trong bộ

điều khiển, lịch này sẽ hoạt động ngay cả khi máy chủ mất kết nối đến các bộ điều khiển.

Page 34: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

Ngoài ra, tại các vị trí của tầng hầm 1, hầm 2 và hầm 3 có lắp đặt các cảm biến CO để

đo nồng độ khí CO (do xe máy và ô tô thải ra). Khi số lượng xe ra vào nhiều, nồng độ

CO có thể lên đến 80-100ppm.

1.3.4. Điều khiển & giám sát hệ thống điều hòa VRV

Từ cửa sổ các hệ thống, nhấn vào hệ thống điều hòa, cửa sổ giám sát và điều khiển hệ

thống điều hòa sẽ hiển thị.

Nhấn vào tầng để xem chi tiết thông tin về các dàn lạnh và các quạt hồi nhiệt. Trên

Page 35: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

mặt bằng tầng sẽ hiển thị trạng thái dàn lạnh bật hay tắt , các quạt hồi nhiệt bật

hay tắt . Địa chỉ của từng thiết bị cũng được đánh số trên mặt bằng.

Để giám sát và điều khiển chi tiết từng dàn lạnh, nhấn chuột vào vị trí dàn lạnh, cửa sổ

con sẽ hiện ra và hiển thị đầy đủ thông tin của dàn lạnh, từ đây có thể bật tắt hay thay đổi

nhiệt độ đặt của dàn lạnh.Ngoài ra người vận hành còn có thể điều khiển các chế độ hoạt

động (auto, cool, fan, dry) của dàn lạnh

Lưu ý: Tắt cửa sổ này đi trước khi bật cửa sổ dành lạnh khác.

Page 36: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

1.3.5. Giám sát hệ thống thang máy

Từ cửa sổ các hệ thống, nhấn vào hệ thống thang máy, cửa sổ giám sát hệ thống thang

máy sẽ hiển thị.

Các cabin sẽ được hiển thị vị trí ngay trên đồ họa, các cabin cũng được hiển thị trạng

thái đóng cửa hay mở cửa .

Các trạng thái khác như di chuyển lên xuống, trạng thái chạy dừng, chế độ hay lỗi

thang được thể hiện trong khung trạng thái.

Các chế độ hoạt động của thang bao gồm:

AUT (Tự động) | IND () | MNT(Bảo trì) | REST (Nghỉ)

Page 37: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

1.3.6. Điều khiển hệ thống âm thanh công cộng PA

Từ cửa sổ các hệ thống, nhấn vào hệ thống PA, cửa sổ điều khiển hệ thống PA

sẽ hiển thị. Hệ thống BMS có thể điều khiển 6 đầu vào Trigger của hệ thống PA, hệ

thống PA sẽ được cấu hình để có thể phát các bản tin khác nhau ở các khu vực khác

nhau cho từng đầu vào.

Sử dụng nút điều khiển để bật hoặc tắt các bản tin.

1.3.7. Giám sát hệ thống máy phát điện dự phòng :

Từ cửa sổ hệ thống BMS, nhấn vào hệ thống Máy phát điện

cửa sổ giám sát hệ thống máy phát

Page 38: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

1

Hệ thống BMS giám sát các thông số trạng thái, các thông số điện năng

(U,I,P,Q,cos phi….)của máy phát.Ngoài ra còn giám sát mức dầu trong bể chứa dầu

của máy phát.

1.3.8. Giám sát hệ thống camera

Từ cửa sổ các hệ thống, nhấn vào hệ thống camera, cửa sổ giám sát hệ thống

camera sẽ hiển thị. Tại mỗi tầng sẽ có một số camera đặt ở các vị trí khác nhau. Ví dụ

các camera đặt ở các khu vực thang máy, các camera đặt ở khu vực ngoài nhà, khu vực

lễ tân, …

Khi nhấn chọn một tầng bất kỳ, một menu nhỏ hiện ra cho phép lựa chọn camera

ở các vị trí cụ thể.

Nhấn chọn camera này, màn hình hiển thị camera qua trình duyệt Internet

Explorer sẽ hiện ra, cho phép quan sát trực tiếp hình ảnh camera.

Page 39: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

2

1.3.9. Giám sát điều khiển hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt và nƣớc nóng:

Từ cửa sổ hệ thống nhấn vào “Hệ thống cấp nước”: , khi đó cửa

sổ hệ thống cấp nước sẽ hiển thị.

Page 40: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

3

Nhấn bật và tắt để bật tắt các bơm.

1.3.10. Giám sát hệ thống xử lý nƣớc thải:

Từ cửa sổ hệ thống nhấn vào “Hệ thống xử lý nước thải”: , khi đó cửa

sổ hệ thống xử lý nước thải sẽ hiển thị.

1.3.11. Giám sát hệ thống phòng cháy chữa cháy :

Từ cửa sổ hệ thống nhấn vào “Hệ thống PCCC”: , khi đó cửa sổ hệ

thống PCCC sẽ hiển thị.

Page 41: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

4

Page 42: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

5

PHẦN 3: PHƢƠNG ÁN THI CÔNG VÀ ĐÀO TẠO VẬN HÀNH

1. PHƢƠNG ÁN THI CÔNG

1.1. Đi dây hệ thống BMS

Tất cả các đường ống dẫn, dây nối, phụ kiện và đầu nối dây cần thiết cho việc lắp

đặt Hệ thống Quản lý Toà nhà (BMS).

Tất cả các vật liệu đấu nối và cách thức lặp đặt thiết bị phải tuân theo các khuyến

cáo của nhà sản xuất.

Kích thước, kiểu và dự phòng cáp, ống dẫn, máng cáp, đường đi cáp nên được

Nhà thầu BMS chịu trách nhiệm thiết kế. Nếu có rắc rối xảy ra, giả sử, như Nhà thầu

BMS chọn sai cáp, máng cáp, đường dẫn hay ống dẫn, Nhà thầu sẽ phải chịu trách

nhiệm cho tất cả chi phí phát sinh trong việc thay thế các thiết bị đã chọn.

Dây dẫn Loại 2:

- Tất cả các dây dẫn Loại 2 (24VAC hoặc nhỏ hơn) phải được lắp đặt trong ống

dẫn trừ các trường hợp đặc biệt.

- Tại các điểm nối được che đậy, dây dẫn Loại 2 không yêu cầu ống dẫn. Các dây

dẫn Loại 2 không dùng ống dẫn, trong ứng dụng này, phải đặt cách kết cấu kim

loại của toà nhà 5”. Dây dẫn nên được đi song song với kết cấu xà nhà. Các dây

dẫn nên được lắp đặt theo các tiêu chuẩn địa phương.

- Dây tín hiệu Loại 2 và nguồn 24VAC có thể đi cùng trong một ống dẫn. Dây

nguồn 120VAC trở lên không được đi chung ống dẫn với dây tín hiệu Loại 2.

- Cung cấp hệ thống tiếp địa cho tất cả các cấp truyền thông và tín hiệu, các panel

và thiết bị để hệ thống chắc chắn hoạt động ổn định. Tiếp địa cáp và ống dẫn tại

các panel nối dây. Tránh tiếp địa vòng.

1.2. Đƣờng cấp điện nguồn cho hệ thống BMS

Nguồn 220VAC dùng trong Hệ thống Quản lý Toà nhà và căn hộ thông minh nên

được lấy từ bảng panel và các thiết bị bảo vệ điện.

Các bộ điều khiển đầu cuối DDC có thể sử dụng nguồn AC từ nguồn điện cho

động cơ hoặc các tủ điện tầng hoặc điện cấp từ trung tâm BMS.

Các thiết bị điều khiển Smarthome có thể sử dụng nguồn AC từ tủ cấp nguộn cho

các thiết bị điện nhẹ đặt trong mỗi căn hô.

1.3. Đƣờng dẫn trong hệ thống BMS

Tất cả các dây dẫn được đi trong ống dẫn hoặc đường dẫn.

Ở những điểm kết thúc đường dẫn không thể che đậy, bề mặt đường dẫn (Khuôn

dây) phải được sự đồng ý của Kiến trúc sư.

Tất cả các ống dẫn và đường dẫn nên được lắp đặt nằm ngang, thẳng đứng, đúng

góc độ với đường điện của toà nhà, và nên đi theo đường viền của bề mặt được gắn lên.

Page 43: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

6

2. ĐÀO TẠO VẬN HÀNH

Nhà thầu hệ thống hệ thống BMS sẽ phối hợp cùng Nhà sản xuất cung cấp hướng

dẫn viên đã được huấn luyện nhằm huấn luyện nhân viên được chỉ định trong việc vận

hành hạng mục lắp đặt. Các hướng dẫn viên này sẽ thông hiểu tường tận các khía cạnh

mà họ sẽ dạy.

Nhà thầu hệ thống BMS và Nhà sản xuất sẽ cung cấp cho học sinh của mình tất cả

các tài liệu liên quan bao gồm các thông số kỹ thuật và chi tiết của hạng mục lắp đặt.

Tất cả các khóa huấn luyện sẽ thực hiện trong thời gian bình thường từ 8:00 đến 16:30

hằng ngày trong tuần.

Huấn luyện ít nhất là 40 giờ cho các nhân viên được chỉ định của Chủ đầu tư.

Khóa huấn luyện bao gồm:

- Giải thích các bản vẽ, tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo trì đi xuyên suốt hệ

thống đến các bộ phận điều khiển Trạm điều hành trung tâm

- Các bộ điều khiển DDC vận hành/chức năng

- Các chức năng điều khiển của điều phối viên bao gồm lập đồ thị và lập trình

bảng điều khiển tại chỗ

- Vận hành các thiết bị đầu cuối di động cho điều phối viên, giải thích các qui

trình điều chỉnh, chỉnh chuẩn và thay thế, các tài liệu học liên quan.

Khi Chủ đầu tư có yêu cầu nhiều hơn về hiểu biết chi tiết của phần cứng và phần

mềm hệ thống thì một cuộc huấn luyện bổ sung sẽ được nhà thầu hệ thống BMS hoặc

Nhà sản xuất cung cấp. Nếu có khóa huấn luyện như vậy được yêu cầu từ phía Chủ

đầu tư thì nó sẽ được hợp đồng vào thời điểm chậm hơn.

Yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật trong vòng 24 tháng, nhà thầu phải hỗ trợ trực tuyến từ

xa 24/24 giờ, nếu có các sự cố mà không xử lý được từ xa thì nhà thầu phải cử nhân

viên đến giải quyết sự cố trong vòng 01 giờ kể từ khi nhận được thông báo của chủ

đầu tư.

3. BẢO TRÌ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ BMS

3.1. Mục đích công tác bảo trì:

Công tác bảo trì bảo dưỡng nhằm duy trì các đặc trưng, công năng của các hệ

thống kỹ thuật công trình, cụ thể là Hệ thống quản lý tòa nhà BMS để đảm bảo công

trình được khai thác phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt thời gian sử dụng, vận

hành công trình.

3.2. Cấp bảo trì của hệ thống kỹ thuật công trình:

Do đặc thù hệ thống kỹ thuật công trình mới đưa vào sử dụng, hiện trạng các thiết

bị hệ thống vẫn làm việc tốt chính vì vậy công việc bảo trì, bảo dưỡng ở đây chỉ là các

công việc ở cấp:

Cấp duy tu, bảo dưỡng:

Page 44: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

7

- Được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết, bộ phận

hệ thống kỹ thuật công trình.

Cấp sửa chữa:

- Được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết, bộ phận của hệ thống kỹ thuật

công trình nhằm tiến hành khôi phục lại chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.

3.3. Các hồ sơ, tài liệu phục vụ trong quá trình bảo trì:

Hồ sơ hoàn công phần kỹ thuật:

- Các bản vẽ hoàn công, thi công, thuyết minh kỹ thuật.

Các tài liệu kỹ thuật của thiết bị đang sử dụng trong hệ thống.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn của Hãng.

3.4. Trình tự và tổ chức thực hiện việc bảo trì hệ thống kỹ thuật công trình:

Thời gian bảo trì:

- Nhà thầu thực hiện bảo trì theo định kỳ theo trong thời gian bảo hành hệ thống

theo đúng hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu.

Trình tự bảo trì:

- Bảo trì, bảo dưỡng trong trường hợp sự cố nhỏ: + Bao gồm các công việc như khắc phục, sửa chữa khi hệ thống có lỗi. Người

bảo trì nhận thông tin về lỗi hệ thống thông qua các hình thức như công văn,

điện thoại, email, fax từ người có trách nhiệm vận hành hệ thống. Việc tiến

hành bảo trì bảo dưỡng phải được tiến hành trong thời gian nhanh nhất có

thể nhưng không muộn hơn 1 tiếng kể từ khi nhận được thông báo.

+ Lỗi hệ thống phát hiện bởi nhân viên vận hành hệ thống. Sau khi phát hiện

nhân viên vận hành báo cho đơn vị bảo trì hệ thống biết để khắc phục và sửa

chữa sự cố trong thời gian gần nhanh nhất có thể

+ Lỗi hệ thống được nhân viên bảo trì kiểm tra, phát hiện . Sau khi phát hiện

sự cố nhân viên bảo trì sẽ báo ngay cho người quản lí và vận hành hệ thống

biết nguyên nhân, cách khắc phục, cùng các bên giám sát và thực hiện khắc

phục sự cố sớm nhất có thể.

+ Trong trường hợp không thể khắc phục hay sửa chữa được phải có giải pháp

và kế hoạch thay thế hoặc đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho hệ thống hoạt

động.

- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống định kì: là công việc nhân viên bảo trì hệ thống

thực hiện bảo trì hệ thống theo định kỳ. Thời gian thực hiện định kỳ: 01

tháng/1lần, Bao gồm các công việc sau:

- Kiểm tra , vệ sinh tủ điều khiển, thiết bị trong tủ điều khiển và thiết bị ngoài vi.

Page 45: Thuyết Minh Thiết Kế, Lựa Chọn Thiết Bị Và Thuyết Minh Hoạt Động Hệ Thống BMS

Liên Danh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành và công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ thông tin Sông Đà

8

- Kiểm tra cầu đấu, điểm đấu nối trong tủ điều khiển và điểm đấu nối ngoài tủ.

- Kiểm tra tình trạng hoạt động các thiết bị điều khiển.

- Kiểm tra trình trạng hoạt động hệ thống cáp điều khiển.

- Thống kê lại tình trạng và hiện trạng hệ thống.

Công tác cải tiến và bổ sung lập trình cho hệ thống:

- Căn cứ vào việc hoạt động điều khiển tại một số khu vực hiện tại, nếu thấy

rằng việc hoạt động và điều khiển hệ thống hiện tại chưa được tối ưu, chưa phát

huy hết được chức và công năng của Hệ thống BMS. Trong quá trình bảo trì hệ

thống đơn vị bảo trì sẽ cùng đơn vị vận hành hệ thống đưa ra phương án cải tiến

và bổ sung lập trình sao cho hệ thống đạt hiệu quả tốt nhất.

- Thay đổi việc lập trình điều khiển đươc thực hiện theo yêu cầu vận hành thực tế.

Trong suốt quá trình bảo trì việc cải tiến và bổ sung lập trình còn vấn đề gì chưa

được hợp lí, nhân viên bảo trì sẽ phối kết hợp với người quản lí và nhân viên

vận hành hệ thống tiếp tục đưa ra các cải tiến để hệ thống hoạt động tối ưu nhất

trong điều kiện có thể.

3.5. Một số nguyên tắc khi tiến hành công tác bảo trì, bảo dƣỡng:

Mọi công tác liên quan đến việc bảo trì hệ thống đảm bảo đúng theo các tiêu

chuẩn về an toàn lao động và an toàn điện cũng như các tiêu chuẩn về vệ sinh môi

trường.

Bố trí sắp xếp thời gian hợp lí để tiến hành việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống nhằm

giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn, khói, bụi, rung động… Mọi công tác liên

quan đến công việc sửa chữa hay sửa đổi thay thế sẽ được ghi chép đầy đủ, rõ ràng và

được lữu giữ đảm bảo đầy đủ thông tin cho việc sửa chữa và vận hành hệ thống về sau.

Khi nhân viên bảo trì sửa chữa các thiết bị hư hỏng có đầy đủ các thành phần và

các bên tham gia.

Kiểm tra giám sát điều kiện môi trường làm việc của thiết bị theo yêu cầu trong

catalogue thiết bị.

Mọi công tác tuân thủ quy định của Hãng và thực hiện theo quy chuẩn, quy phạm

Việt Nam.