38
ĐỒ ÁN THIT KMẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LP KD10 Page 1 PHN 1: GII THIU CHUNG VMNG TRUY NHP I. GII THIU Mng truy nhp là phn mng nm dm cui cùng ca mng thông tin liên lc. Sra đời và phát trin ca nó nhm phc vcho nhu cu sdng thông tin liên lc ca con người ngày càng phong phú hơn. Từ điện thoi truyn thống, fax, cho đến các dch vmang tính tương tác hơn như điện thoi hi nghtruyn hình, hc tp txa, xem truyn hình theo yêu cầu, internet, … Như vậy mng truy nhập đã trở nên đa dạng tbăng hẹp như truy nhập quay stheo kiu truyn thống và ISDN cho đến băng rộng như x.DSL, HFC và Cable modems, PLC, cáp quang, hệ thng thông tin vtinh, … II. MNG TRUY NHP 2.1 Sra đời Mng vin thông hiện nay được phát triển theo hướng hoàn toàn shóa đa phương tiện và internet. Điều này làm cho vic tìm kiếm phương án giải quyết truy nhập băng rộng có giá thành thp, chất lượng cao đã trở nên rt cp thiết. Cùng vi sphát trin ca xã hi thông tin, nhu cu sdng dch vvin thông ngày càng tăng, từ dch vđiện thoại đến dch vsliu, hình ảnh, đa phương tiện. Vic tích hp các dch vnày vào cùng mt mng sao cho mng vin thông trnên đơn giản hơn đang trở thành vấn đề nóng bng ca ngành vin thông quc tế. 2.2 Khái nim mng truy nhp Mng truy nhp vtrí cui ca mng vin thông, trc tiếp đấu ni vi thuê bao, bao gm tt ccác thiết bvà đường dây được lắp đặt gia trm chuyn mch ni ht vi thiết bđầu cui ca thuê bao. Có thhiu khái nim vmng truy nhp theo các ni dung sau đây: Mạng truy nhp (AN) là phn mng gia SNI và UNI, có nhim vtruyn ti các tín hiệu đến thuê bao. Mô hình tham chiếu vt lý ca mng truy nhập được mô tqua hình sau:

THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG TRUY NHẬP

I. GIỚI THIỆU

Mạng truy nhập là phần mạng nằm ở dặm cuối cùng của mạng thông tin liên lạc. Sự ra

đời và phát triển của nó nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin liên lạc của con

người ngày càng phong phú hơn. Từ điện thoại truyền thống, fax, cho đến các dịch vụ

mang tính tương tác hơn như điện thoại hội nghị truyền hình, học tập từ xa, xem

truyền hình theo yêu cầu, internet, … Như vậy mạng truy nhập đã trở nên đa dạng từ

băng hẹp như truy nhập quay số theo kiểu truyền thống và ISDN cho đến băng rộng

như x.DSL, HFC và Cable modems, PLC, cáp quang, hệ thống thông tin vệ tinh, …

II. MẠNG TRUY NHẬP

2.1 Sự ra đời

Mạng viễn thông hiện nay được phát triển theo hướng hoàn toàn số hóa đa phương tiện

và internet. Điều này làm cho việc tìm kiếm phương án giải quyết truy nhập băng rộng

có giá thành thấp, chất lượng cao đã trở nên rất cấp thiết.

Cùng với sự phát triển của xã hội thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông ngày

càng tăng, từ dịch vụ điện thoại đến dịch vụ số liệu, hình ảnh, đa phương tiện. Việc

tích hợp các dịch vụ này vào cùng một mạng sao cho mạng viễn thông trở nên đơn

giản hơn đang trở thành vấn đề nóng bỏng của ngành viễn thông quốc tế.

2.2 Khái niệm mạng truy nhập

Mạng truy nhập ở vị trí cuối của mạng viễn thông, trực tiếp đấu nối với thuê bao, bao

gồm tất cả các thiết bị và đường dây được lắp đặt giữa trạm chuyển mạch nội hạt với

thiết bị đầu cuối của thuê bao. Có thể hiểu khái niệm về mạng truy nhập theo các nội

dung sau đây: Mạng truy nhập (AN) là phần mạng giữa SNI và UNI, có nhiệm vụ

truyền tải các tín hiệu đến thuê bao.

Mô hình tham chiếu vật lý của mạng truy nhập được mô tả qua hình sau:

Page 2: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 2

Hình 1.1: mô hình tham chiếu mạng truy nhập

Phạm vi của mạng truy nhập được chia ra thành ba phần: SNI nối đến nút dịch vụ;

UNI nối đến thuê bao; và Q3 nối đến TMN.

Căn cứ vào phạm vi của mạng truy nhập mà mạng này có các đặc điểm như sau:

- Thực hiện chức năng ghép kênh, nối chéo, và truyền dẫn. Mạng truy nhập không

thực hiện chức năng chuyển mạch.

- Cung cấp đa dịch vụ: chuyển mạch, số liệu, hình ảnh, thuê kênh, ...

- Đường kính mạng tương đối nhỏ: trong nội thành khoảng vài km, ngoại thành

khoảng từ vài km đến hơn 10 km.

- Giá thành đầu tư mạng phụ thuộc vào thuê bao: bởi vì thuê bao ở gần nút dịch vụ

cần ít cáp truyền dẫn hơn so với thuê bao ở xa nút dịch vụ. Sự chênh lệch giá thành

đầu tư có thể lên đến 10 lần.

- Thi công đường dây khó khăn: Việc xây dựng mạng cáp nội hạt là phức tạp, nhất là

trong khu vực nội thành. Cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề: mỹ quan, các công

trình khác như nhà ở, điện, nước, đường sá, ...

- Khả năng tiếp cận cáp quang của thuê bao: ONU đặt càng gần nhà thuê bao thì đoạn

cáp đồng nối đến nhà thuê bao càng ngắn.

- Khả năng thích ứng đối với môi trường: ONU của mạng truy nhập có thể thích ứng

cho hoàn cảnh môi trường khắc nghiệt, có thể đặt ngoài trời. Tuy nhiên môi trường

càng khắc nghiệt thì yêu cầu đối với thiết bị càng cao. Sự biến thiên tính năng của

các linh kiện điện tử và linh kiện quang theo nhiệt độ tuân theo hàm mũ, do đó tính

năng các linh kiện trong thiết bị mạng truy nhập xấu đi nhanh gấp 10 lần thiết bị

thông thường.

2.3 Hướng phát triển mạng truy nhập

Có thể đưa ra vài con số trong quá khứ để thấy sự quan tâm trong việc phát triển mạng

truy nhập: Hãng Bell của Mỹ và nhiều công ty khác đã đầu tư 50-60 tỷ USD để đổi

Page 3: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 3

mới mạch vòng thuê bao cho hơn 10 triệu thuê bao. Công ty Future Vision xây dựng

tại bang New Jersey một mạng bao gồm MPEG-2, ATM, PON và trong tháng 8 năm

1995 đã hoàn thành giai đoạn 1 thử nghiệm 200 hộ gia đình. Nhật Bản vào đầu năm

1995 đã đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng toàn diện mạng truy nhập, đến năm 2000 đã có

10% khu vực thực hiện cáp quang đến tòa nhà, đến năm 2015 sẽ thực hiện cáp quang

đến hộ gia đình. Tại Anh, Đức, Trung Quốc cũng có sự đầu tư đáng kể cho mạng truy

nhập.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, thì việc đầu tư mạng truy nhập của

các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cũng theo các định hướng sau đây:

Băng rộng hóa mạng truy nhập.

Cáp quang hóa mạng truy nhập.

Đổi mới công nghệ cáp đồng.

Mạng cáp quang thụ động lấy công nghệ ATM làm cơ sở.

Truy nhập vô tuyến băng rộng.

Công nghệ truy nhập SDH.

Công nghệ SDV dựa trên FITL và ATM.

III. PHÂN LOẠI MẠNG TRUY NHẬP

Sau đây là một số loại truy nhập được phân loại dựa trên băng thông.

3.1 Truy nhập băng hẹp

Truy nhập bằng quay số (Dial-up Aceess): Đây là một loại truy nhập băng

hẹp dựa trên phương thức quay số thông qua modem. Nếu áp dụng trên đường dây

thuê bao truyền thống thì modem chỉ đạt được tốc độ tối đa 56 Kbps. Nếu áp dụng trên

đường dây thuê ISDN-BA, có 2 kênh B với mỗi kênh bằng 64 Kbps và một kênh D

bằng 16 Kbps nên còn gọi là truy nhập 2B+D.

3.2 Truy nhập băng rộng

Đường dây thuê bao số (DSL): Với cùng đôi dây điện thoại truyền thống có thể được

dùng để truyền dữ liệu tốc độ cao, như minh họa trong hình 1.2. Có một vài công nghệ

cho DSL, khi mà người dùng có nhu cầu tốc độ đường xuống cao hơn tốc độ đường

lên thì có hai loại DSL bất đối xứng : DSL và VDSL. Tùy thuộc vào chiều dài mạch

vòng, các hệ thống DSL có thể đạt đến tốc độ từ 128Kbps đến 52Mbps.

Page 4: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 4

Hình 1.2: Truy nhập ADSL

Cable Modems: Cable Modem là một loại modem cung cấp truy nhập dữ liệu được

truyền trên hệ thống truyền hình cáp. Cable modem chủ yếu được dùng phân phối truy

nhập internet băng rộng. Băng thông của dịch vụ cable Modem thương mại thông

thường trong khoảng từ 3 Mbps đến 30 Mbps hoặc lớn hơn.

Cáp quang: Điều mong muốn của các công ty viễn thông là đưa cáp quang đến tận

nhà của người sử dụng. Với SONET điểm nối điểm và các vòng ring, cáp quang sẽ

bao phủ các khu dân cư, công sở để có thể phục vụ điện thoại, dữ liệu, hội nghị truyền

hình, và các dịch vụ khác trong hiện tại, và cũng dễ dàng nâng cấp khi có yêu cầu băng

thông lớn hơn trong tương lai. Với công nghệ APON như mô tả trong hình 1.4, sẽ đáp

ứng yêu cầu đặt ra cũng như vấn đề về chi phí xây dựng mạng. Cấu trúc mạng GPON

có băng thông 1,244 Gbps cho đường lên và 2,488 Gbps cho đường xuống.

Vô tuyến: Các hệ thống vệ tinh có quỹ đạo thấp như Teledesic và Bridge có thể tải

hàng chục Mbps đến đầu cuối người sử dụng, còn hệ thống LMDS băng thông đạt

đến 1Gbps ở tần số 28 GHz.

Truy nhập qua đường dây điện: Đường dây điện là một môi trường có nhiễu nghiêm

trọng, nhưng nó có khả năng truyền các dịch vụ viễn thông có tốc độ bit cao. Chúng

được nối với đường dây điện trong nhà để kiến trúc nên một mạng truyền dẫn hoàn

chỉnh. Các thiết bị đầu cuối được kết nối vào ổ cắm điện trong nhà để có thể truy nhập

đến mạng băng rộng. Kiến trúc này kết hợp một

cách hài hòa với các hệ thống tự động hóa trong nhà, cho phép điều khiển từ xa các

thiết bị đặt tại

nhà thông qua internet.

3.3 So sánh tính ưu việt của hệ thống truy nhập:

Page 5: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 5

ADSL FTTx

Cáp Cáp đồng Cáp quang

Thiết bị Modem ADSLConverter quang + Modem

FTTH

Tốc độMax 4Mbps (Upload<

Download)

Min 10 Mbps, Max 30Mbps

(Upload = Download)

- Ứng dụng cơ bản: như ADSL,

nhưng với tốc độ và băng thông

lớn hơn.

- Ứng dụng nâng cao:Truyền dữ

liệu cao, Hội nghị truyền hình

VPN, web server, mail server,

điện thoại IP, VOD…

Chi phí300,000/tháng <x< 1,8

triệu/tháng

2,5 triệu/tháng < x < 15

triệu/tháng

Đối

tượng

Cá nhân, gia đình, Văn

phòng nhỏ

Các doanh nghiệp lớn sẵn sàng

chi tiêu cho các nhu cầu sử

dụng cao

Tiêu chíSo sánh

Ứng dụng

Các nhu cầu cơ bản về

Net: Xem tin tức, gửi

email, nghe nhạc,…

IV. CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG TRUYỀN

Dịch vụ FTTx (Fiber to the Home) là một dịch vụ tương đối mới tại Việt Nam mang

tính đột phá cao. Đây là dịch vụ truy nhập Internet siêu tốc độ dựa trên công nghệ cáp

quang. Với dịch vụ này, các nhu cầu về truyền tải dữ liệu, truy nhập tốc độ cao với

băng thông rộng được đáp ứng một cách hoàn hảo nhất, với chi phí cao hơn ADSL

nhưng lại rất hợp lý với tốc độ đường truyền và các ứng dụng do chính nó mang lại.

Đây là công nghệ tiên tiến hiện nay và đang được các quốc gia trên thế giới tin dung

như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,…

V. KẾT LUẬN CHUNG

Những phân tích trên cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về mạng FTTx. Đó là một

thị trường vô cùng tiềm năng . Nó đem đến dịch vụ tốt hơn không chỉ về các loại hình

dịch vụ truyền thông, thoại ,data mà còn đáp ứng được nhứng dịch vụ mới như triple-

play.Từ đó ta chọn phương án truy nhập mạng cáp quang FTTx là phương án thiết

kế.

PHẦN 2: NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI CỦA MẠNG CÁP QUANG

FFTx.

Page 6: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 6

I. GIỚI THIỆU CHUNG.

Mạng truy nhập quang được chia làm hai loại cơ bản là mạng truy nhập quang tích cực

AON và mạng truy nhập quang thụ động PON. Mạng AON sử dụng các thiết bị tích

cực như các bộ chia tích cực hoặc các bộ ghép kênh ở đoạn phân bố của mạng truy

nhập. Mạng PON không chứa bất kỳ một phần tử tích cực nào mà cần phải có sự

chuyển đổi điện - quang. Thay vào đó, PON sẽ chỉ bao gồm: sợi quang, các bộ chia, bộ

kết hợp, bộ ghép định hướng, thấu kính, bộ lọc,... Điều này giúp cho PON có một số

ưu điểm như: không cần nguồn điện cung cấp nên không bị ảnh hưởng bởi lỗi nguồn,

có độ tin cậy cao và không cần phải bảo dưỡng do tín hiệu không bị suy hao nhiều như

đối với các phần tử tích cực.

II. NHU CẦU VỀ BĂNG THÔNG RỘNG:

Ngày càng có nhiều dịch vụ truy cập băng rộng ra đời mà yêu cầu về băng thông của

nó là rất lớn .

Brosdcast TV 2-6 Mbps

HDTV 10Mbps

High Speed Internet 3-10 Mbps

VOD 2-6 Mbps

Video conferencing 300-570Mbps

Bảng 1. Yêu cầu băng thông đối với một số loại dịch vụ .

Tốc độ tăng số lượng người dùng internet cũng như số lượng thuê bao quy đổi tại việt

nam đang đi vào mức ổn định từ 20-30%năm .Số lượng tăng do tác động của hội nhập

phát triển một phần do công nghệ ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về truy cập tốc

độ cao ngày càng tăng.

Page 7: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 7

Năng lực kết nối của các ISP ra quốc tế có tốc độ tăng nhanh qua các năm ,ở mức trên

90% năm,điều đó chứng tỏ nhu cầu gia tăng cả về chất lượng cũng như số lượng người

sử dụng internet .Mạng internet đường trục việt nam thường được kết nối 3 cổng

internet được đặt tại 3 miền ,có hệ thống cáp biển cáp ngầm ,chạy ring nhằm backup

lẫn nhau khi có sự cố .

III. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LỌAI.

2.1 Định nghĩa.

FTTx (Fiber To The x) là một kiến trúc mạng trong đó sợi quang được kéo từ các thiết

bị chuyển mạch của nhà cung cấp dịch vụ đến các thuê bao. Trong đó,sợi quang có

hoặc không được sử dụng trong tất cả các kết nối từ nhà cung cấp đến khách hàng. Ở

đây, “x” được hiểu là một ký hiệu đại diện cho các loại hình mạng khác nhau như

FTTH, FTTC, FTTB, FTTN... Do đó nó có thể thay thế cơ sở hạ tầng cáp đồng hiện tại

như dây điện thoại, cáp đồng trục. Đây là một kiến trúc mạng tương đối mới và đang

phát triển nhanh chóng bằng cách cung cấp băng thông lớn hơn cho người dùng. Hiện

nay, công nghệ cáp quang có thể cung cấp đường truyền cân bằng lên tới tốc độ 100

Mbps.

2.2 Phân loại.

2.2.1 Theo cấu hình Point to Point.

FTTx theo cấu trúc dạng Point to Point: Theo phương án kết nối này, từ nhà cung cấp

sẽ dẫn một đường cáp quang tới tận nhà khách hàng, đường quang này sẽ chuyển đổi

ngược lại thành tín hiệu điện và cấp cho khách hàng. Theo phương án này, thì số đơn

vị phân ra làm hai loại:

Loại 1: Kết nối vào hệ thống IP-DSLAM: bằng việc mua thêm 1 card mở rộng của hệ

thống IP-DSLAM.

Loại 2: lắp thêm Ethernet Switches layer 2 tại nhà cung cấp chuyển đổi thành tín hiệu

quang cấp cho khách hàng.

2.2.2 Theo cấu hình Point to multi-Point.

Theo kiến trúc này tại nhà cung cấp đặt một thiết bị làm việc theo chuẩn PON, còn gọi

là OLT, từ OLT tín hiệu quang sẽ được chia ra thông qua các bộ chia quang và đến

đầu khách hàng thông thường OLT làm việc trên 1 sợi quang và 1 card lắp tại OLT sẽ

quản lý khoảng 64 thuê bao.

Page 8: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 8

IV. CẤU HÌNH CƠ BẢN CỦA MẠNG TRUY NHẬP FTTx.

Hinh4.1: Cấu hình tham chiếu của mạng truy nhập quang FTTx

3.1 FTTB và FTTO (Fiber to the Building và Fiber to the Office).

Dịch vụ mạng quang đến tòa nhà bao gồm hai trường hợp: dành cho khu vực chung cư

MDU (multi-dwelling units) và dành cho khu vực doanh nghiệp. Mỗi trường hợp này

lại bao gồm các tiêu chí dịch vụ như sau:

FTTB cho MDU :

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:

- Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu,

download file ...)

- Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,

khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)

- Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh

hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.

Page 9: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 9

Hình 1. Cấu trúc mạng truy nhập FTTB .

FTTB cho doanh nghiệp :

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:

- Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, phần mềm nhóm, email , trao đổi

file...)

- Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh

hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.

- Đường thuê kênh riêng: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh hoạt để cung cấp

dịch vụ thuê kênh riêng với các mức tốc độ khác nhau.

3.2 FTTH (Fiber to the home ).

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:

- Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu,

download file ...)

- Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,

khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)

- Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh

hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.

Page 10: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 10

Hình 2. Cấu trúc mạng truy nhập FTTH.

3.3 FTTC và FTTCab (Fiber to the Curb ).

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:

- Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu,

download file ...)

- Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,

khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)

- Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh

hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.

- Các dịch vụ mạng trục xDSL.

Hình 3. Cấu trúc mạng truy nhập FTTC.

Page 11: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 11

V. CẤU HÌNH THAM CHIẾU MẠNG TRUY NHẬP QUANG.

Hình 1.3 Cấu hình tham chiếu của mạng truy nhập quang.

Cấu trúc trên Hình 1-3 bao gồm 4 khối cơ bản: đầu cuối đường quang(OLT), mạng

phối dây quang (ODN), khối mạng quang (ONU) và khối chức năng phối hợp(AF).

Điểm tham chiếu chủ yếu gồm có: điểm tham chiếu phát quang S, điểm tham chiếu thu

quang R, điểm tham chiếu giữa các nút dịch vụ V, điểm tham chiếu đầu cuối thuê bao

T và điểm tham chiếu a ở giữa các ONU. Giao diện bao gồm: giao diện quản lý mạng

Q3 và giao diện giữa thuê bao với mạng UNI.

VI. ỨNG DỤNG VÀ ƯU-NHƯỢC ĐIỂM CỦA MẠNG FTTx.

4.1 Ứng dụng của FTTx.

IPTV (Internet Protocol TV) là dịch vụ truyền hình qua kết nối băng rộng dựa trên

giao thức Internet. Đây là một trong các dịch vụ Triple - play mà các nhà khai thác

dịch vụ viễn thông đang giới thiệu trên phạm vi toàn thế giới. Hiểu một cách đơn giản,

Triple - play là một loại hình dịch vụ tích hợp 3 trong 1: dịch vụ thoại, dữ liệu và video

được tích hợp trên nền IP (tiền thân là từ hạ tầng truyền hình cáp).

4.2 Ưu –nhược điểm của mạng FTTx .

Ưu điểm :

-Dung lượng lớn: Các sợi quang có khả năng truyền những lượng lớn thông tin. Với

công hiện nay trên hai sợi quang có thể truyền được đồng thời 60.000 cuộc đàm thoại.

Một cáp sợi quang (có đường kính > 2 cm) có thể chứa được khoảng 200 sợi quang, sẽ

tăng được dung lượng đường truyền lên 6.000.000 cuộc đàm thoại.

-Tính cách điện: Cáp sợi quang làm bằng chất điện môi thích hợp không chứa vật dẫn

điện và có thể cho phép cách điện hoàn toàn cho nhiều ứng dụng.

Page 12: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 12

-Tính bảo mật : Sợi quang cung cấp độ bảo mật thông tin cao. Một sợi quang không

thể bị trích để lấy trộm thông tin bằng các phương tiện điện thông thường như sự dẫn

điện trên bề mặt hay cảm ứng điện từ, và rất khó trích để lấy thông tin ở dạng tín hiệu

quang.

Độ tin cậy cao và dễ bảo dưỡng: do không chịu ảnh hưởng của hiện tượng fading và

do có tuổi thọ cao nên yêu cầu về bảo dưỡng đối với hệ thống quang là ít hơn so với

các hệ thống khác .

-Tính linh hoạt: Các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầu hết các dạng

thông tin số liệu, thoại và video. Các hệ thống này đều có thể tương thích với các

chuẩn RS.232, RS422, V.35, Ethernet, E1/T1, E2/T2, E3/T3, SONET/SDH,thoại 2/4

dây.

-Tính mở rộng: Các hệ thống sợi quang được thiết kế thích hợp có thể dễ dàng được

mở rộng khi cần thiết. Một hệ thống dùng cho tốc độ số liệu thấp, ví dụ E1/T1 (2,048

Mbps/1,544 Mbps) có thể được nâng cấp trở thành một hệ thống tốc độ số liệu cao hơn

bằng cách thay đổi các thiết bị điện tử. Hệ thống cáp sợi quang có thế vẫn được giữ

nguyên như cũ.

-Sự tái tạo tín hiệu: Công nghệ ngày nay cho phép thực hiện những đường truyền

thông bằng cáp quang dài trên 70 km trước khi cần tái tạo tín hiệu, khoảng cách này

còn có thể tăng lên tới 150 km nhờ sử dụng các bộ khuếch đại laser.

Nhược điểm :

Mạng quang nói chung và công nghệ FTTx nói riêng có rất nhiều ưu điểm nhưng

không tránh khỏi những nhược điểm. Mặc dù sợi quang rất rẻ nhưng chi phí cho lắp

đặt, bảo dưỡng, thiết bị đầu cuối lại rất lớn. Hơn thế nữa, do thiết bị đầu cuối còn khá

đắt cho nên không phải lúc nào hệ thống mạng FTTx cũng phù hợp.Đối với những ứng

dụng thông thường, không đòi hỏi băng thông lớn như lướt Web, check mail… thì cáp

đồng vẫn được tin dùng. Do đó càng ngày người ta càng cần p hải đầu tư nghiên cứu

để giảm các chi phí đó. Ngoài ra, mặc dù băng thông của cáp quang là rất lớn nhưng

băng thông dành cho các dịch vụ về game còn hạn chế.

VII. KẾT LUẬN

Mạng truy nhập quang là mạng truy nhập có nhiều ưu điểm như: Dung lượng lớn, kích

thước và trọng lượng cáp nhỏ, không bị nhiễu điện, tính bảo mật cao, giá thành cáp

Page 13: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 13

quang rẻ, chất lượng truyền dẫn tốt, an toàn cho thiết bị, tốc độ truy nhập cao, nâng

cấp băng thông dễ dàng.

Vì vậy nó phù hợp để triển khai các dịch vụ băng rộng (truy cập Internet tốc độ cao,

hội nghị truyền hình, IPTV/Triple Play, truyền hình độ nét cao (HDTV, SDTV), game

online, các dịch vụ băng rộng phục vụ y tế, giáo dục, …) giữa các khối kết cuối đường

dây ở xa (ONU) và kết cuối mạng (OLT).

VIII. PHƯƠNG ÁN LỤA CHỌN MẠNG

Thông qua sự so sánh giữa các cấu trúc mạng truy nhập quang ở trên thì ta thấy rõ

được sự ưu việt của mạng cáp quang công nghệ FTTH. Từ đó ta chọn phương án thiết

kế cho khu quy hoạch là mạng cáp quang FTTH.

PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG

FTTH:

I . K H Á I N I Ệ M V Ề H Ệ T H Ố N G C Á P Q U A N G F T T H :

Trước đây các hệ thống mạng truy nhập được sủ dụng chủ yếu là cáp đồng, ứng dụng

cho các dịch vụ có lưu lượng thấp. Việc sử dụng cáp đồng có những lợi ích như chi phí

thấp, khả năng lắp đặt và triển khai đơn giản. Tuy nhiên, cáp đồng có nhiều hạn chế

như băng thông nhỏ, khả năng chống nhiễu kém, suy hao lớn, phạm vi truyền nhỏ.

Công nghệ truyền dẫn bằng cáp quang đã khắc phục hoàn toàn các nhược điểm này.

Truyền dẫn bằng cáp quang không bị nhiểu do tín hiệu được truyền bằng ánh sáng, suy

hao nhỏ, phạm vị truyền dẫn gấp hàng chục lần so với cáp đồng và đặc biệt là băng

thông của cáp quang có thể lên tới hàng trăm GHz đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu

truyền dẫn. Những năm gần đây do sự phát triển của công nghệ làm cho việc sản xuất

cáp quang dễ dàng và giá thành của cáp quang cũng như các thiết bị đấu nối cáp hạ, do

vậy cáp quang được sử dụng rộng rãi. Thực tế tại Việt nam cũng như trên thế giới là

các mạng lõi hầu hết là mạng quang nhưng mạng truy nhập vẫn chủ yếu sử dụng cáp

đồng. Mạng cáp quang truy nhập vẫn còn nhỏ lẻ và mới chỉ được triển khai chủ yếu

ở các nước có nền công nghệ thông tin phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản....Tuy

nhiên với sự bùng nổ về nhu cầu băng thông hiện nay, việc triển khai một hệ thống

mạng truy nhập quang đến từng hộ gia định là một xu thế tất yếu. Đó chính là mạng

FTTH – Fiber to the home.

Page 14: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 14

hình 1:sơ đồ tổng quát mạng quang FTTH

I I . Ư U V À N H Ư Ợ C Đ I Ể M C Ủ A M Ạ N G Q U A N G F T T H

2 . 1 Ư u đ i ể m :

FTTH là gói dịch vụ thích hợp cho nhóm các khách hàng có nhu cầu sử dụng cao hơn

ADSL và kinh tế hơn Leased-line. Khi sử dụng dịch vụ FTTH, khách hàng sẽ thấy

được các lợi ích của dịch vụ như sau:

- Tốc độ truy nhập Internet cao nhanh gấp 200 lần so với ADSL.

- Vì triển khai bằng cáp quang nên có chất lượng tốt hơn cáp đồng, giảm thiểu xung

nhiễu và ảnh hưởng của thiên tai.

- An toàn cho thiết bị, cáp quang được làm chủ yếu bằng thủy tinh nên không có khả

năng dẫn điện, do đó không sợ sét đánh lan truyền trên đường dây.

- Nâng cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới.

- Đáp ứng hiệu quả cho nhiều ứng dụng như: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng

ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo

yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera…

- FTTH sẵn sàng cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao, đặc biệt là truyền hình độ

phân giải cao (HDTV) yêu cầu băng thông lên đến vài chục Mbps, trong khi ADSL

không đáp ứng được.

-Độ ổn định cao tương đương như dịch vụ internet kênh thuê riêng Leased-line nhưng

chi phí thuê bao hàng tháng thấp hơn vài chục lần.

2 . 2 N h ư ợ c đ i ể m F T T H :

Yêu cầu thiết bị đấu nối đặc chủng: Máy hàn, dây nhảy, thiết bị đầu cuối.

Page 15: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 15

Giá thành thiết bị đầu cuối: Modem, dây nối thường cao ( Viettel tặng khách hàng

các thiết bị này )

Giá cước của cáp quang FTTH thường đắt hơn so với cáp đồng ADSL

Ít khi xảy ra sự cố. Nhưng khi xảy ra sự cố việc khắc phục thường khó khăn hơn .

I I I . S O S Á N H G I Ữ A A O N V À P O N

Trong phần này, sẽ phân tích những đặc điểm giữa PON và AON dựa vào những các

tiêu chí: tốc độ hỗ trợ tối đa, khoảng cách truyền dẫn, vấn đề giữa số lượng sợi quang

sử dụng với số thuê bao, vấn đề vận hành bảo dưỡng, vấn đề bảo mật, vấn đề cung cấp

băng thông để từ đó rút ra kết luận vì sao PON lại được lựa chọn triển khai mạnh mẽ

hơn AON.

2.1 Xét về khoảng cách truyền dẫn và tốc độ hỗ trợ tối đa

Về khoảng cách:

AON có thể hỗ trợ chiều dài tối đa 70 km và PON hỗ trợ tối đa 20 km từ OLT đến

ONT.Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi phục vụ cho một vùng dân cư như một thành

phố,thì môt OLT phía nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn có thể chọn lựa địa điểm phù

hợp với công nghệ PON. Mặt khác, một nhà cung cấp dịch vụ thường triển khai nhiều

CO nhằm phủ rộng một vùng phục vụ và nhằm mục đích dự phòng nên với khoảng

cách mà PON hỗ trợ hoàn toàn có thể triển khai tốt trên thực tế.

Về tốc độ hỗ trợ tối đa:

hiện nay AON hỗ trợ tối đa từ100 Mbps-1 Gbps cho mỗi thuê bao ở hướng xuống,

trong khi PON với chuẩn GPON có thể hỗ trợ lên đến 2,488Gbps cho cả 2 hướng lên

và hướng xuống (nếu không dùng splitter, triển khai theo mô hình point to point).

2.2 Xét về số lượng sợi quang sử dụng với số thuê bao phục vụ

Về số lượng sợi quang sử dụng,có thể thấy một điều rõ ràng rằng số sợi quang được sử

dụng trong AON nhiều hơn số sợi quang sử dụng trong PON nếu xét về chiều dài với

cùng số thuê bao.

2.3 Vấn đề bảo dưỡng:

Các thiết bị như Acess Node trong AON cần cấp nguồn và số lượng sợi quang nhiều

nên AON cần không gian chứa cáp lớn nếu như triển khai.Trong khi đó với PON, một

Page 16: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 16

sợi quang từ CO sẽ được chia sẻ với các thuê bao qua một thiết bị thụ động (không cần

cấp nguồn) là Splitter.

2.4 Vấn đề tăng băng thông cho thuê bao:

Đối với AON việc tăng băng thông cho một thuê bao nếu có yêu cầu thì đơn giản hơn

PON rất nhiều. Bởi vì, với AON, việc tăng băng thông của một thuê bao không ảnh

hưởng đến băng thông tối đa của các thuê bao khác, nhưng với PON, nếu băng thông

của một thuê bao tăng lên, đồng nghĩa rằng băng thông tối đa cho các thuê bao khác

sẽ giảm xuống.

I V . T Ổ N G Q U A N V Ề M Ạ N G T H Ụ Đ Ộ N G P O N :

Mạng FTTH bao gồm các đường quang đi từ nhà cung cấp dịch vụ được dung

chung cho một số khách hàng. Sẽ có một đường quang đi đến một nhóm khách hàng ở

gần nhau về mặt địa lý. Tại đây đường quang dùng chung này sẽ được chia tách thành

các đường quang riêng biệt đi đến từng khách hàng. Mạng truy nhập quang thụ động

PON là kiểu mạng điểm-đa điểm. Mỗi khách hàng được kết nối tới mạng quang

thông qua một bộ chia quang thụ động, vì vậy không có các thiết bị điện chủ động

trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh đến người dùng. Tín hiệu

đường xuống được phát quảng bá tới các thuê bao, tín hiệu này được mã hóa để tránh

việc xem trộm. Tín hiệu đường lên được kết hợp bằng việc sử dụng giao thức đa truy

nhập phân chia theo thời gian. OLT sẽ điều khiển các ONU sử dụng các khe thời gian

cho việc truyền dữ liệu đường lên.Trong mạng PON, OLT là thành phần chức năng

chính của hệ thống đặt ở tổngđài. ONU là thiết bị đặt ở phía người dùng.ONU kết nối

tới OLT bằng các sợi quangvà không có các thành phần chủ động ở giữa. Bộ chia tín

hiệu (splitter) là thành phầnrất quan trọng cua hệ thống, theo tiêu chuẩn ITU G.983.1

một bộ chia sủ dụng tối đacho 32 khách hàng.

Page 17: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 17

H ì n h 2 : s ơ đ ồ t ổ n g q u a n g v ề m ạ n g t h ụ đ ộ n g q u a n g P O N

V . C Á C C H U Ẩ N M Ạ N G P O N :

Có ba loại tiêu chuẩn chính cho mạng PON như sau:

•ITU-T G.983

-APON (ATM Passive Optical Network): là chuẩn mạng PON đầutiên, dựa trên công

nghệ ATM.

-BPON (Broadband PON): là chuẩn dựa trên APON. Nó hỗ trợ thêmcông nghệ WDM,

băng thông giành cho đường lên được cấp phát động.. Nócũng cung cấp một giao diện

quản lý chuẩn OMCI giữa OLT và ONU cho phép nhiều nhà cung cấp dịch vụ cùng

hoạt động.

•ITU-T G.984

-GPON (Gigabit PON) là sự nâng cấp của chuẩn BPON. Đây làchuẩn mới nhất, hỗ trợ

tốc độ cao hơn, bảo mật được tưng cường và sự đadạng, linh hoạt trong việc lựa

chọn giao thức lớp 2: ATM, GEM hoặcEthernet.

•IEEE 803.3ah

-EPON (Ethernet PON hay GEPON – gigabit Ethernet PON): là mộtchuẩn của

IEEE/EFM cho việc sử dụng giao thức Ethernet để truyền dữ liệu

Page 18: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 18

ĐẶC TÍNH BPON (APON) GE-PON(EPON) GPON

Tốc độ-đường lên/đường xuống 155/622Mbps 1.0/1.0 Gbps 1.25/2.5 Gbps

Giao thức cơ bản ATM Ethemet GEM

Độ phức tạp Cao Thấp Cao

Chi phí Cao Thấp Chưa rõ

Tổ chức tiêu chuẩn ITU-T IEEE ITU-T

Tiêu chuẩn hoàn thiện Rồi, 1995 Rồi, 2004 Rồi

Triển khai quy mô lớn 100.000 thuê 1.000.000 thuê Mới thử

Khu vực triển khai chính Bắc Mỹ Châu Á Mới thử

Bảng 1: so sánh các tiêu chuẩn PON.

PHẦN 4: TRUY NHẬP THEO CÔNG NGHỆ GPON

I. CẤU TRÚC MẠNG GPON.

Hệ thống GPON thông thường gồm một thiết bị kết cuối đường dây OLT

(Optical LineTermination) vàthiết bịkết cuốimạng ONU(Optical Network Unit) hay

ONT(Optical Network Termination) đượcnối với nhau qua mạng phân phốiquang

ODN (Optical Distribution Network). Quan hệ giữa OLT và ONU là quan hệ một-

nhiều, một OLT sẽ kết nối với nhiều ONU.Bộ khuyến nghị G.984 của ITU đưa ra tiêu

chuẩn cho mạng PON tốc độgigabit (GPON) là phiên bản mới nhất đối với công nghệ

mạng PON. Mạng GPONcó dung lượng ở mức gigabit cho phép cung cấp các

ứng dụng video, truy nhậpinternet tốc độ cao, multimedia, và các dịch vụ băng thông

rộng. Cùng với dunglượng mạng gia tăng, tiêu chuẩn mới này đưa ra khả năng xử lý IP

và Ethernet hiệuquả hơn.Mục đích tiêu chuẩn G.984.1 là cải thiện hệ thống PON theo

tiêu chuẩnG.983.1 thông qua các yêu cầu về cung cấp dịch vụ, các chính sách bảo mật,

tốc độ bit danh định... Để đảm bảo tính liên tục so với các hệ thống trước, tiêu

chuẩnG.984.1 sẽ duy trì một số yêu cầu trong tiêu chuẩn G.983.1

Page 19: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 19

II. CÔNG NGHỆ GPON

GPON hỗ trợ tốc độ bít cao nhất từ trước tới nay với tốc độ hướng xuống/ hướng lên

tương ứng lên tới 2,5/2,5 Gbit/s. GPON cung cấp độ rộng băng lớn chưa từng có từ

trước tới nay và là công nghệ tối ưu cho các ứng dụng của FTTH và FTTB.

1. Các thông số kỹ thuật.

- Bước sóng: 1260-1360nm đường lên; 1480-1500nm đường xuống.

- Đa truy nhập hướng lên: TDMA.

- Cấp phát băng thông động DBA (Dynamic Bandwith Allocation).

- Loại lưu lượng: dữ liệu số.

- Khung truyền dẫn: GEM.

- Dịch vụ: dịch vụ đầy đủ (Ethernet, TDM, POTS).

- Tỉ lệ chia của bộ chia thụ động: tối đa 1:128. - Giá trị BER lớn nhất: 10-12

- Phạm vi công suất sử dụng luồng xuống: -3 đến +2 dBm (10km ODN) hoặc +2 đến

+7 (20Km ODN).

- Phạm vi công suất sử dụng luồng lên: -1 đến +4 dBm (10Km và 20Km ODN).

- Suy hao tối đa giữa các ONU:15dB.

- Cự ly cáp tối đa: 20Km với DFB laser luồng lên, 10Km với Fabry-Perot.

2. Khả năng cung cấp băng thông.

Page 20: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 20

Công nghệ GPON hỗ trợ 1,25 Gbit/s hoặc 2,5 Gbit/s hướng xuống, và hướng lên có

thể xê dịch từ 155 Mbit/s đến 2,5 Gbit/s. Hiệu suất băng thông đạt > 90%.

3. Khả năng cung cấp dịch vụ.

Giới hạn cự ly của công nghệ GPON hiện tại được quy định trong khoảng 20 km và

cung cấp tỉ lệ chia lên tới 1:128 (hiện tại thường sử dụng tỉ lệ 1:64, tối đa qua hai cấp

chia).

4. Một số vấn đề cần quan tâm khi tính toán thiết kế mạng GPON.

Việc tính toán, thiết kế mạng GPON cần quan tâm tới một số vấn đề sau:

- Đảm bảo các điều kiện về thông số kỹ thuật công nghệ.

- Đảm bảo các đặc tính kỹ thuật cơ bản lớp vật lý.

- Băng tần hoạt động.

- Xác định tỷ lệ phân tách (hiện tại sử dụng phổ biến 2 loại là 1:32 và 1:64).

- Đảm bảo cự ly giữa OLT và ONU/ONT trong giới hạn cho phép (< 20 km)

5. Tình hình triển khai PON.

Tình hình triển khai PON tại Việt Nam:

- Năm 2010 VNPT đang triển khai công nghệ GPON tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh sử dụng thiết bị của hãng Huawei và Alcatel, dự kiến hai hệ thống này.

6. Ưu điểm của GPON sử dụng TDMA:

- Các ONU có thể hoat động cùng bước sóng .

- Các OLT cũng chỉ cần một bộ thu.

- Giảm chi phí đầu tư ,bảo dưỡng .

- Đễ dàng lắp đặt thêm các ONU nếu có nhu cầu mở rộng mạng.

Yêu cầu sử dụng khi dùng kỹ thuật TDMA :

Động bộ lưu lượng để tránh xung đột dữ liêu khi có hai gói dữ liệu đến bộ nghép cùng

một thời điểm.

III. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MẠNG FTTH TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

GỒM CÓ:

Hệ thống truy nhập quang thụ động bao gồm 3 thành phần cơn bản: OLT-ODN-ONT

Page 21: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 21

1. OLT (Optical Line Termination)

Thiết bị đầu cuối đường dây OLT (optical line terminal) được kết nối tới mạng chuyển

mạch qua các giao diện chuẩn. Về phía mạng phân phối, OLT bao gồm các giao diện

truy nhập quang theo tiêu chuẩn GPON về tốc độ bit, quỹ đường truyền, jitter,… OLT

gồm ba phần chính sau đây:

– Chức năng giao diện cổng dịch vụ (service port Interface Function).

– Chức năng đấu nối chéo (cross-connect function).

– Giao diện mạng phân phối quang (ODN interface).

Các khối chức năng chính của OLT được mô tả trong Hình 26 Sơ đồ khối chức năng

OLT.

Hình 6. Sơ đồ khối chức năng OLT

-Đặt ở trung tâm chuyển mạch (CO– Central Office) có nhiệm vụ giao tiếp với các

mạng dịch vụ và kết nối các yêu cầu truy nhập của người dùng ra các mạng này.

-Có hai chức năng chính: truyền dữ liệu từ mạng dịch vụ và phân phối cho user. Đồng

thời sẽ ghép kênh các dữ liệu user trướ c khi gửi ra các mạng dịch vụ.

-Dung lượng mà 1 ONT có thể phục vụ được dựa trên số card hướng xuống của mỗi

ONT. Nếu mỗi ONT có X card, mỗi card có Y port, và tỷ lệ Splitter là 1:N thì số thuê

bao (số kết nối giữa ONT và OLT) được tính:

Số thuê bao = X x Y x N

Ví dụ: P-OLT 7432 của hãng Alcatel có 14 card hướng xuống, mỗi card có 4port, tỷ lệ

Splitter là 1:64 thì số ONT có thể phục vụ lên đến:14 x 4 x 64=3584 ONT

LOẠI: OLT WS322

THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

Page 22: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 22

thông số đơn vịtruyền 2 chiều trên cùng

một sợi quanghảng sản xuất

BƯỚC SÓNG HoẠT ĐỘNG Nm 1480-1550

MÃ ĐƯỜNG DÂY NRZ

CÔNG SuẤT KHỞI TẠO TỐI THIỂU dBm 0

CÔNG SuẤT KHỞI TẠO TỐI ĐA dBm 7

ĐỘ NHẠY TỐI THIỂU (S1) dBm -24

KHOẢNG CÁCH TRUYỀN TỐI ĐA Km 20Huawei

OLT

OLT

Huawei

2. THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI MẠNG ONT(ONU)

Hầu hết các khối chức năng của ONU tương tự như các khối chức năng của OLT. Do

ONU hoạt động với một giao diện PON (hoặc tối đa 2 giao diện khi hoạt động ở chế

độ bảo vệ), chức năng đấu nối chéo (cross-connect function) có thể được bỏ qua. Tuy

nhiên, thay cho chức năng này thì có thêm chức năng ghép và tách kênh dịch vụ

(MUX và DMUX) để xử lý lưu lượng. Cấu hình tiêu biểu của ONU được thể hiện

trong Hình 6 Sơ đồ các khối chức năng ONU. Mỗi PON TC sẽ lựa chọn một chế độ

truyền dẫn ATM, GEM hoặc cả hai.

Hình 8. Sơ đồ khối chức năng ONU.

-Là thiết bị đầu cuối đặt phía người sử dụng

-Cung cấp các luồng dữ liệu với tốc độ từ 64 Kb/s đến 1 Gb/s.

-Giao diện đường lên có tốc độ và giao thức hoạt động tương thích với cổng xuống của

OLT.

-ONU có dung lượng vừa và nhỏ và có cung cấp đa dịch vụ như POST, ADSL, VDSL,

LAN…

Page 23: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 23

Hình 9.Một số loại ONU điển hình .

LOẠI: ONU WS322

THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

thông số đơn vịtruyền 2 chiều trên cùng

một sợi quanghảng sản xuất

BƯỚC SÓNG HoẠT ĐỘNG Nm 1260-1360

MÃ ĐƯỜNG DÂY NRZ

CÔNG SuẤT KHỞI TẠO TỐ THIỂU dBm 0

CÔNG SuẤT KHỞI TẠO TỐ ĐA dBm 7

ĐỘ NHẠY TỐI THIỂU (S2) dBm -24

KHOẢNG CÁCH TRUYỀN TỐI ĐA Km 20Huawei

Huawei

BỘ THU ONU

BỘ PHÁT ONU

3. MẠNG PHÂN PHỐI QUANG ODN

Cấu mạng truy cập cáp quang ODN.

Mạng cáp quang ODN là mạng nằm giữa thiết bị đầu cuối quang OLT phia đài tràm

đến thiết bị đầu cuối phía thuê bao ONT.ONU .

Hình 1. Cấu trúc mạng cáp quang ODN.

Page 24: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 24

a. Các thành phần của mạng ODN:

Tủ quang phối cấp 1 S1:

-Tủ quang phối cấp 1 đóng vai trò tập trung dung lượng cáp gốc cần phục vụ cho 01

khu vực do tủ quang phối cấp 1 này quản lý.

-Từ đài/trạm đến tủ quang phối cấp 1, là tập hợp các sợi cáp quang gốc đến tủ quang

phối cấp 1.

-Tủ quang phối cấp 1 này sẽ là nơi lắp đặt các bộ chia splitter cấp 1 (S1) trên mạng.

-Dung lượng cho 01 sợi cáp quang gốc tiêu biểu đi ra từ đài/trạm đến tủ quang phối

cấp 1 tối thiểu là 48FO.

Tủ quang phối cấp 2 S2:

-Tủ quang phối cấp 2 đóng vai trò tập trung dung lượng cáp phối cần phục vụ cho 01

khu vực do tủ quang phối cấp 2 này quản lý. Về cơ bản, 01 tủ quang phối cấp 1 sẽ

quản lý nhiều tủ quang phối cấp 2.

-Từ tủ quang phối cấp 1 đến tủ quang phối cấp 2, là tập hợp các sợi cáp quang phối

đến tủ quang phối cấp 2.

-Tủ quang phối cấp 2 này sẽ là nơi lắp đặt các bộ chia splitter cấp 2 (S2) trên mạng.

-Dung lượng cho 01 sợi cáp quang phối tiêu biểu đi ra từ tủ quang phối cấp 01 đến tủ

quang phối cấp 2 tối thiểu là 48FO.

Tập điểm quang:

-Tập điểm quang là nơi phối cáp quang thê bao đến khách hàng.

-Từ tủ quang phối cấp 2 đến tập điểm quang là tập hợp các sợi quang phối đến tập

điểm.

-Dung lượng cho 01 sợi cáp quang phối tiêu biểu đi đến tập điểm quang có dung lượng

là 12FO.

Trong trường hợp ở vùng dân cư mật độ thuê bao không cao ,yêu cầu băng thông

không lớn thì ta có thể dung các bộ chia Splitter để chia tỉ lệ 1:32 ,1:64 như hình:

Page 25: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 25

Hình 2. Cấu trúc mạng cáp chia tỉ lệ dùng Spliiter.

b. Cách tổ chức vùng phục vụ :

-Mạng cáp quang thuê bao được phân thành các vùng mạng theo đúng vùng phục vụ

của các đài/trạm tổng đài nội hạt hiện hữu nhằm tạo sự thuận tiện trong việc quản lý và

phát huy hiệu quả các nguồn lực sẵn có (cơ sở hạ tầng, khả năng đáp ứng, phục vụ

khách hàng).

-Vùng phục vụ của một tủ cáp quang cấp 1 bán kính không quá 1.000m (nội thành) và

1.500m (ngoại thành).

-Vùng phục vụ của một tủ cáp quang cấp 2 bán kính không quá 500m.

-Vùng phục vụ của một tập điểm quang bán kính không quá 150m (nội thành) và

300m (ngoại thành).

c. Cấu trúc đấu nối :

Cấu trúc đấu nối tại tủ quang S1:

Hình 3 . Cách đấu nối tại tủ quang S1.

Page 26: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 26

Tủ S1 là nơi đấu nối cáp gốc từ đài trạm và cáp phối đến tủ S2.

Bao gồm :

-dây hàn nối cáp quang gốc vào .

-vị trí đựng các module Splitter và các module hàn nối quang di ra.

-đấu nối thẳng và đấu nối chéo qua hoặc thông qua Splitter.

Cấu trúc đấu nối tại tủ phối quang cấp 2:

Hình 4. Cách đấu nối tại tủ quang S2.

Tủ phối quang cấp 2 có dung lượng thấp hơn và không có chức năng đấu nối chéo

giửa cáp quang phối vào và cáp quang ra đến tập điểm.

Cấu trúc đấu nối tại tập điểm:

Hình 5. Cách đấu nối tại tủ quang S2.

Các khối chính :

-Khối hàn cáp vào , khối hàn cáp ra .

-Module nối .

Cấu trúc tuyến ODN thực tế:

Page 27: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 27

Hinh 6. Cấu trúc tuyến ODN thực tế.

4. CÁP QUANG

Ứng dung:

1. Cách thức lắp đặt: chôn ống dẫn

2. Thích hợp cho đường ống dài - xa và giao tiếp mạng LAN

3. Kiểu sợi quang: Single-mode/Multi-mode

Các tính năng:

1. Cấu tạo với 2 lớp vỏ ngoài

2. Đảm bảo về mặt cơ học, hiệu suất và nhiệt độ.

3. Đặc biệt được thiết kế với cấu trúc nén chặt tốt để chống sự co nén của ống chứa

dây cáp.

4. Chống được sự thủy phân và đặc biệt với sự lấp đầy của các hợp chất đảm bảo sự

bảo vệ citical của sợi quang.

5. Moitureproof and ratproof. Chống va đập và có tính mềm dẻo.

Page 28: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 28

Thông số kỹ thuật chi tiết:

1. Nhiệt độ hoạt động: -40°C ~ +60°C

2. Suy hao: @1310nm < 0.36dB/km @1550nm < 0.22dB/km

Dynamic StaticShort

Term

Short

Term

Short

Term

Short

Term

Feb-30 12.1 180 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

30-36 13.4 205 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

36-60 13.9 220 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

60-72 14.8 255 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

72-84 15.7 265 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

84-96 16.5 300 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

96-108 17.4 325 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

108-120 18.2 355 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

120-132 19 385 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

132-216 19.9 410 25xD 12.5xD 3000 1000 3000 1000

Crush Pressure

 (N/100nm)Fiber

Count

Diameter

(nm)

Weight

(kg/km)

Min bending Radius

(nm)

Max Tension

(N)

5. BỘ CHIA SPLITTER

-Thành phần chủ yếu trong mạng PON là bộ chia. Bộ chia là thiết bị bị động.

-Dùng để chia tín hiệu quang từ một sợi để truyền đi trên nhiều sợi và ngược lại .

-Thực hiện chia công suất quang tại sợi quang đầu vào đầu vào tới N sợi quang đầu ra.

-Tỷ lệ chia có nhiều cấp khác nhau: 1/8;1/16;1/32; 1/64;1/128 tùy thuộc ứng dụng sử

dụng.

-Hệ số chia công suất quang phụ thuộc vào cấp độ chia.

-Suy hao tín hiệu quang từ đầu vào tới đầu ra tỷ lệ với hệ số chia .

Page 29: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 29

-Phân bố bộ chia phổ biến trên mạng theo tỷ lệ chia 1: 2 tại tủ quang phối cấp 1 và tỷ

lệ chia 1: 32 tại tủ quang phối cấp 2.

-Tại những điểm có nhiều thuê bao dự báo có nhu cầu băng thông lớn như khu vực

nhiều ngân hàng có thể đặt bộ chia 1:32 để sau này nâng cấp băng thông dễ dàng.

Hình 3: các loại bộ chia

Page 30: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 30

Hình 8.Mô hình chia và bộ chia thực tế.

Ngoài ra còn có một số loại :

-măng xông cáp -hộp phối quang

Các thông số 1×4 1×8 1×16 1×32 1×64

Điều hành Bước sóng (nm)

Kiểu sợi quang

Chen Loss (dB) 7.1 10.2 13.5 16.5 20.5

Mất tính đồng nhất (dB) 0.6 0.8 1.2 1.5 2

Quay trở lại mất (dB) 55 55 55 55 55

PDL (dB) 0.2 0.2 0.25 0.3 0.35

Định hướng (dB) 55 55 55 55 55

WDL (dB) 0.3 0.3 0.5 0.5 0.5

Nhiệt độ Stblty (-40 ~ 85) (dB) 0.4 0.4 0.5 0.5 0.5

Thiết bị Kích thước (mm) 40×4×4 40×4×4 50×4×4 50×7×4 60×12×4

Mô-đun Kích thước (mm) 100×80×10 100×80×10 120×80×18 140×115×18 140×115×18

Mini-Module Kích thước (mm)50×7×4 50×7×4 60×12×4 80×20×6 100X40X6

customer specified

1260~1650

SỐ CỔNG SUY HAO SPLITTER (DB)

2 3

4 6

8 9

16 12

32 15

64 18

6. TỦ PHỐI CÁP QUANG:

Giới thiệu:

Page 31: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 31

Tủ phối quang treo ngoài trời là thiết bị dùng chủ yếu cho các kết nối quang ngoài

trời. Chúng quản lý và bảo vệ các điểm đấu nối quang như mối hàn quang, dây hàn

nối quang, đầu nối quang (adapter), dây nhảy quang, một số thiết bị đi kèm như bộ

chia quang, bộ chuyển đổi quang điện. Nó có thể được dùng để treo trên tường,

treo trên cột, dùng trong nhà hoặc ngoài trời.

Đặc Trưng:

Với chất liệu nhựa, có thể chịu được mọi loại hình thời tiết giá rét hoặc nóng ẩm.

Với thiết kế nhỏ gọn thẩm mỹ, cấu trúc khép kín tránh mưa nắng côn trùng.

Mặt trước: có khóa an toàn.

Có khay quản lý đường cáp vào riêng hỗ trợ cho cả ba loại cáp đơn chiếc, loại bó

và loại xòe quạt.

24 khay phối quang để cài adaptor SC, ST, FC hoặc LC.

4 đường cáp quang vào, 2 thanh giữ cáp cố định.

Khoang làm việc lớn dễ dàng phân bổ các đầu cáp vào, ra, các dây hàn quang, dây

nhảy quang. Có thể lắp ráp thêm một số thiết bị như bộ chia quang, converter vv...

Cấu tạo:

Được chia làm 2 khoang chính, 1 khoang chứa khay quản lý đường cáp vào, Khay

hàn quang, dây nối quang, lô quấn bán nguyệt, 1 khoang chứa dây nhảy quang,

một số thiết bị có thể đi cùng như bộ chia quang, converter quang

Vỏ bằng nhựa PVC

Cánh cửa mở mặt trước không có khóa tiện lợi khi sử dụng

Mặt sau gồm 2 thanh đế có lỗ để treo cột và treo tường

Ứng dụng:

Quản lý bảo vệ hệ thống cáp quang

Fiber to the home (FTTH)

Hệ thống quang LAN/ WAN

Hệ thống CATV

Tủ quang ngoài trời 48-96-144-288-576-960-1152 Fo

Page 32: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 32

Một số loại ODF

loại Kích thước H * W * D Dung lượng tối đa (F) Ghi chú

FOC-ODR-48 450*320*180 48 Độc cửa (phía trước)

FOC-ODR-96960*530*290(bao gồm cơ sở )

700*530*290(loại trừ cơ sở)96 Độc cửa (phía trước)

FOC-ODR-1441035*570*308(bao gồm cơ sở )

755*570*308(loại trừ cơ sở)144 Độc cửa (phía trước)

FOC-ODR-2881550*760*320bao gồm cơ sở )

1200*760*320(loại trừ cơ sở)288 Độc cửa (trước, sau)

FOC-ODR-5761460*760*540(bao gồm cơ sở )

1110*760*540loại trừ cơ sở)576 Độc cửa (trước, sau)

FOC-ODR-5761550*760*625(bao gồm cơ sở )

1200*760*625(loại trừ cơ sở)576 Độc cửa (trước, sau)

FOC-ODR-576 1550*1455*360(bao gồm cơ sở )

1200*1455*360*loại trừ cơ sở)576 Cửa kép (phía trước)

FOC-ODR-11521550*1455*625(bao gồm cơ sở )

1200*1455*625(loại trừ cơ sở)1152

Độc cửa (trước,

sau, trái, giàn khoan

THÔNG SỐ KỸ THUẬT SẢN PHẦM

7. TẬP ĐIỂM:

Page 33: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 33

Hộp tập điểm quang ngoài trời là sản phẩm chuyên dùng để phân phối cáp quang và

các đường dây thuê bao quang FTTH cho khách hàng đầu cuối.

Hộp phối dây thuê bao ngoài trời VT100 được thiết kế phù hợp với điều kiện môi

trường tại Việt Nam.

Vỏ hộp làm từ nhựa ABS chống được các chất ăn mòn, đạt độ dai cao, chịu được xung

lực mạ

Vỏ hộp kín, thành hộp có gioăng cao su làm kín, các lỗ vào ra của cáp đều có gioăng

cao su tổng hợp tránh sự thâm nhập của nước và côn trùng, Có bộ phận dùng để giử

dây treo của cáp quang vào và các dây thuê bao quang (FTTH) ra, hộp được lắp khoá

an toàn.

- Ứng dụng lắp đặt treo trên tường, cột điện để phối các kết cuối thuê bao quang

- Dùng trong các đài trạm viễn thông, CATV, các ứng dụng khác…….

- Dùng làm hộp kết cuối thuê bao quang dung lượng đến 24FO

- Phù hợp cho ứng dụng FTTx

- Kích thước :340mm(dài) x 210mm(rộng) x 90mm(cao), trọng lượng : 850gram

- Dung lượng: 12FO, 24FO, 36FO, 48FO, …..

Page 34: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 34

8. MĂNG XÔNG CÁP QUANG

Mô tả sản phẩm

Măng xông quang Mini dùng để hàn nối và bảo vệ mối hàn cáp quang, loại nằm ngang

2 đường cáp vào 2 đường cáp ra, có thể treo trên không hoặc trôn ngầm. Lớp vỏ bảo

vệ IP66 siêu bền, dung lượng sử dụng lên đến 36 core, sử dụng nhiều lần.

Phụ kiện kèm theo: thanh cố định, khay hàn quang, ống co nhiệt, băng đánh dấu, băng

cách điện, dây Nilon, lạt buộc, móc treo, công cụ mở ốc, gioăng cao su đúc, cao su

non, thanh chắn, vòng giữ…

Đặc điểm:

Mức độ kín: Áp suất 70KPa - 106KPa trong nước. Ngâm trong nước 15 phút không

ngấm. Không có bọt không khí suốt 24 giờ, không có sự thay đổi của áp suất không

khí sau ba lần đóng mở lại.

Mức điện áp chịu đựng: Dưới tác dụng của 15Kv/DC/1min, không thủng, và không

tạo hồ quang.

Tuổi thọ: 30 năm.

Được dùng rộng rãi cho hệ thống truyền thông cáp quang, truyền hình cáp CATV,

mạng cáp quang FTTx.

Kích thước nhỏ, dung lượng lớn, dễ dàng thay thế bảo trì.

MODEL: CLO-FOSC-H002 Mini

Măng xông quang 2in-2out 12-36 core

Thông số kỹ thuật:

Page 35: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 35

Loại kiểu Nằm ngang

Kích thước  32x12x6,5 (cm)

Trọng lượng  1.5 (Kg)

Chất liệu Nhựa ABS

Mầu vỏ Đen

Số cổng cáp vào ra  4 port, 2 vào - 2 ra

Điện trở cách điện ≥2X104MΩ.

Dung lượng lõi cáp  36 core

9. Hộp nối quang FTTH

Hộp nối quang FTTH được chế tạo bởi nhựa chất lượng cao, kích thước nhỏ gọn, là

thiết bị tối ưu ở đầu thuê bao khách hàng, sản phẩm rễ dàng tháo lắp, là phương án

kinh tế, tối ưu cho đấu nối thiết bị FTTH.

Đặc trưng cơ bản:

Kích thước: Rài x rộng x sâu = 15 cm x 11 cm x 3 cm

Trọng lượng: 0.2 kg

Dung lượng tối đa: 04 sợi

Loại adaptor: SC

Vật tư chi tiết: gồm 01 hộp đã bao gồm khay, 04 adaptor, 04 dây nối, 04 ống co nhiệt,

vít + lở.

10. DÂY NHẢY QUANG

Thông tin sản phẩm

Page 36: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 36

- Dây nhảy quang là một đoạn cáp quang Single-mode hoặc Multi-mode, sợi đơn –

Simplex hoặc sợi đôi - Duplex, 2 đầu có gắn sẵn đầu kết nối quang như SC, LC, FC,

ST, MU, MT-RJ, MPO, E2000 vv...

- Dây nhảy quang được sử dụng làm cầu nối giữa các liên kết mạng quang, kết nối

giữa các ODF quang, tủ phối quang, các thiết bị truyền dẫn quang với nhau. Dây nhảy

quang mang lại sự linh hoạt và thuận thiện cho người sử dụng hệ thống mạng quang.

- Dây nhảy quang được ứng dụng rộng rãi trong CATV; Fiber Optic

Telecommunication System; Fiber Optic Access Network; LAN; Fiber Optic

Transducer; Fiber 0ptic Data Transmission; Test Equipment; Metro; Active Device

Termination, FTTx, FTTH vv…

Đặc điểm:

1. Dây nhảy quang Single-mode ( đơn mốt ) vỏ mầu vàng

2. Chiều dài 3m, 5m, 10m, 15m, 20m... hoặc theo đơn đặt hàng

3. Sợi đôi - Duplex hoặc sợi đơn – Simplex

4. Khối lượng nhỏ nhẹ, dễ dàng sử dụng - plug and play

5. Tuân theo các chuẩn JSC, IEC, Bellcore, TelcordiaTM

GR-326

6. Tiêu chuẩn chống cháy UL94V-O

Thông số kỹ thuật:

Đầu kết nối FC FC/PC, FC/UPC hoặc FC/APC

Đầu kết nối ST ST/PC, ST/UPC hoặc ST/APC

Kiểu sợi quang  Single-Mode 9/125µm

Độ suy giảm tín hiệu ≤0.2 dB

Bước sóng  SM: 1300~1600nm

Độ uốn cong R ≥ 3cm

Lực căng lớn nhất ≤90N/cm

Lực nghiền nát ≤550N/cm

Page 37: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 37

Kích cỡ và màu sắc:

Đường kính vỏ ngoài 2.0mm hoặc 3.0mm

Bề dày core  SM: 9 microns

Bề dầy Cladding  125 microns

Vỏ PVC (OFNR-rated), SM: Mầu vàng

Chiều dài 3m, 5m, 10m, 15m, 20m, 25m, 30m … hoặc theo đơn đặt hàng

2. Các loại đầu nối quang

a. Đầu nối ST

Được phát triển bởi AT&T, đầu nối ST là một trong các loại đầu nối đầu tiên được sử

dụng rộng rãi trong hệ thống cáp quang. Đầu nối ST sử dụng một ống nối có đường

kính 2,5 mm, với thân đầu nối làm từ nhựa hoặc kim loại (thường là kim loại), được cố

định thông qua khớp nối dạng vặn (Twist–on/Twist–off), nên khi thực hiện kết nối cần

chắc chắn rằng đầu nối đã được đưa vào đúng khớp.

b. Đầu nối SC

Đầu nối SC cũng sử dụng một ống nối có đường kính 2,5 mm, dùng để cố định sợi

quang. Nhưng khác với đầu nối ST, SC sử dụng cơ chế cắm/rút giúp người dùng thao

tác dễ dàng hơn so với cơ chế vặn xoắn của đầu nối ST, nhất là trong không gian hẹp.

Ban đầu SC không được sử dụng nhiều vì giá thành cao gấp 2 lần so với đầu nối ST,

nhưng theo thời gian, hiện tại chi phí cho một đầu nối SC đã giảm đáng kể và phổ biến

hơn đến người dùng.

Page 38: THUYẾT MINH THÔNG TIN MẠNG GPON.pdf

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014

SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 38

c. Đầu nối LC

Được phát triển bởi Lucient Technologies, LC là một đầu nối dạng nhỏ, sử dụng ống

nối với đường kính chỉ 1,25 mm, phần thân đầu nối LC tương tự đầu nối SC, nhưng

kích thước chỉ bằng một nửa so với đầu nối SC. Sử dụng cơ chế “tai giữ cố định”

tương tự như đầu nối RJ45 sử dụng trong hệ thống cáp đồng đôi xoắn.

Đầu nối LC thường được ứng dụng trong module quang SFP hoặc kết nối quang mật

độ cao.

d. Đầu nối FC

Đầu nối FC sử dụng ống nối dài 2,5 mm, được thiết kế đặc biệt với thân là dạng ren,

thích hợp trong môi trường có độ rung cao. Thường được ứng dụng cho ngành viễn

thông, nhưng hiện tại đã dần bị thay thế bởi đầu nối SC và LC.

e. Đầu nối MT-RJ

Được phát triển bởi AMP/Tyco và Corning, MT-RJ là đầu nối song công với hai sợi

quang sử dụng chung một ống nối làm bằng polyme. Cơ chế khớp nối được thiết kế

tương tự như đầu nối RJ45 cho cáp đồng đôi xoắn, MT-RJ có hai dạng là đầu đực và

đầu cái.