20
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu qunghiêm trọng trong Luật hình sViệt Nam Đinh ThKiều My Khoa Lut Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình s; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Trịnh Quốc Toản Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011). Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội thiếu trách nhiệm; Hậu quả nghiêm trọng Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm về chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ ngày c àng tăng và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, các vụ án ngày càng khó khăn phức tạp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ khá cao tại các cơ quan nhà nước, bản thân đội ngũ cán bộ chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ phận bị tha hóa, biến chất hoặc trình độ chưa đáp ứng với năng lực chuyên mô n v.v... Thực tế áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội cho thấy, phần lớn bị cáo bị đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là cán bộ lãnh đạo và chủ yếu trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước… Trong Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999, khái niệm các tội phạm về chức vụ được qui định tại Điều 227, Chương XXI BLHS là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Việc qui định khái niệm tội phạm chức vụ trong BLHS là cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan trong phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với các hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ quyền hạn nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng trong Luật hình sự Việt Nam

Đinh Thị Kiều My

Khoa Luật

Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40

Người hướng dẫn: TS. Trịnh Quốc Toản

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng. Nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình

sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11

năm (2001-2011). Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự

về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu

tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội thiếu trách nhiệm; Hậu quả nghiêm

trọng

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói

chung, các tội phạm về chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng

diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng

hơn. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ ngày càng

tăng và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, các vụ án ngày càng khó khăn phức tạp hơn,

đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng chống tội

phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ khá cao

tại các cơ quan nhà nước, bản thân đội ngũ cán bộ chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ

phận bị tha hóa, biến chất hoặc trình độ chưa đáp ứng với năng lực chuyên môn v.v... Thực tế

áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội cho thấy, phần lớn bị cáo bị

đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là cán bộ lãnh đạo và chủ yếu

trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước…

Trong Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999, khái niệm các tội phạm về chức vụ

được qui định tại Điều 227, Chương XXI BLHS là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do

người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của

các cơ quan, tổ chức. Việc qui định khái niệm tội phạm chức vụ trong BLHS là cần thiết, đáp

ứng yêu cầu khách quan trong phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở

pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với các hành vi vi

phạm pháp luật khác của người có chức vụ quyền hạn nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với

Page 2: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

2

tội phạm này. Việc làm sáng tỏ để áp dụng một cách chính xác các quy phạm này là rất cần

thiết và cấp bách, góp phần hoàn chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến các tội phạm về chức

vụ.

Do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ; đặc biệt là thiếu các quy

định liên quan đến các yếu tố định lượng và định khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu

khác nhau, không thống nhất trong việc nhận thức các dấu hiệu pháp lý, việc định tội danh và

đường lối xử lý đối với các tội phạm này.

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói chung và thực tế áp dụng tại TAND thành phố Hà Nội

nói riêng, qua đó đánh việc xét xử trong thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp là mô hình lý

luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy phạm của tội phạm này trong giai đoạn

hiện nay không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề

mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ thực tiễn: Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã có văn bản hướng dẫn việc

xử lý một số khía cạnh liên quan đến các tội này như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986

của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội

phạm của BLHS năm 1985. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản nào

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết các dấu hiệu về định

lượng "hậu quả nghiêm trọng", "hậu quả rất nghiêm trọng" hay "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng"

trong tội phạm này. Cũng như các tiêu chí đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội

của hành vi phạm tội, tiêu chí về để định tội danh, tiêu chí để phân biệt với các tội phạm khác có

cùng tính chất.

Dưới góc độ khoa học pháp lý: Việc nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở

đào tạo luật học như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,

Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo

khác. Trong đó phải kể đến một số giáo trình, sách chuyên khảo hay những bài viết như: GS.TS

Nguyễn Ngọc Hòa - Các tội phạm về chức vụ, trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần

các tội phạm), tập thể tác giả do TSKH.GS Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2003; GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các

tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, các vấn đề lý luận và thực tiễn xét

xử còn được nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu của ThS. Đinh Văn Quế như Bình

luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000;

Bình luận chuyên sâu Bộ luật hình sự, tập V, các tội phạm về chức vụ, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, 2003. Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học

chuyên ngành Tư pháp hình sự nghiên cứu các tội phạm về chức vụ.

Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử đối với tội thiếu trách nhiệm

gây hậu quả nghiêm trọng ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Page 3: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

3

Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam cụ thể là: khái niệm chức vụ,

khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân, điều kiện của tội

phạm, những đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, so sánh với các

tội thiếu trách nhiệm khác và tội phạm với các tội phạm khác cùng chương, kết hợp với thực

tiễn áp dụng, xét xử để qua đó chỉ ra những nguyên tắc cơ bản và đề xuất các kiến giải lập

pháp cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý

luận và thực tiễn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt

Nam dưới góc độ của luật hình sự, thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong giai

đoạn từ năm 2001-2011, đồng thời cũng có đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụng hình

sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội

dung cơ bản về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam và

việc áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về tội này trong thực tiễn xét xử, từ đó rút ra

những tồn tại, bất cập để đề xuất kiến giải lập pháp bằng việc đưa ra mô hình lý luận của quy

phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự nước ta, cũng như

đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS hiện hành về tội

phạm này trong thực tiễn xét xử.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách hình sự của Nhà nước về của tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam, phân tích khái

niệm, các dấu hiệu pháp lý, đặc điểm của tội phạm, phân biệt tội phạm với các tội phạm khác

cùng chương, phân biệt tội phạm với các tội về quản lý kinh tế, phân tích nội dung và điều

kiện áp dụng tội phạm, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự của tội phạm trong BLHS

năm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của quy phạm

theo luật hình sự Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy phạm pháp luật hình sự của tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà

Nội, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc lập pháp và áp dụng pháp luật nhằm

đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả

áp dụng quy phạm pháp luật về tội này trong pháp luật hình sự Việt Nam.

5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính

nhân đạo của pháp luật, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch

sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm

học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên

Page 4: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

4

cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự

Việt Nam và nước ngoài.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn

đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp,

phương pháp xã hội học như thống kê, định lượng, định tính…để phân tích, tổng hợp các tri

thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận

văn.

6. Những đóng góp mới của luận văn

6.1. Về mặt lý luận

Luận văn nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và

thực tiễn của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam ở

cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận

cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học

và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như góp phần phục vụ cho công tác

lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và

chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay.

6.2. Về mặt thực tiễn

Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của các trường

hợp phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" trong thực tiễn điều tra, truy tố,

cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình

sự ở khía cạnh lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn. Khái quát lịch sử hình

thành và phát triển của pháp luật nước ta về tội này để rút ra những nhận xét, đánh giá. Phân

tích thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn của cơ

quan TAND thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2011, qua đó góp phần đánh giá đúng

thực trạng phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại địa bàn thành phố Hà

Nội, những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những khó khăn khi xét xử loại tội phạm này

trên thực tế. Đặc biệt, luận văn còn chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và những

nguyên nhân của thực trạng này để đề xuất những giải pháp khắc phục.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Chương 2: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm

1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2011.

Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,

chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

Page 5: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

5

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam

1.1.1. Khái niệm tội phạm về chức vụ

Khái niệm tội phạm về chức vụ được qui định tại Điều 277 BLHS năm 1999: "Các tội

phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do

người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Người có chức vụ quyền

hạn nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác,

có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có

quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ".

1.1.2. Khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Qua phân tích tác giả luận văn đưa khái niệm: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do người có năng lực trách

nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do bổ nhiệm, bầu cử, do hợp đồng hoặc do

một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không được hưởng lương được giao một công vụ

nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thi hành công vụ đã không thực hiện hay thực

hiện không đúng nhiệm vụ được giao xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ

chức gây hậu quả nghiêm trọng.

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Một là, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội

được qui định tại BLHS, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

Hai là, tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình

sự, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.

Ba là, tội phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện

không đúng nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn.

1.1.3. Ý nghĩa của việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong

luật hình sự Việt Nam

Việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa quan trọng trên

nhiều phương diện, cụ thể là:

Thứ nhất, qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là sự ghi nhận và bảo

đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, là một biểu hiện của bảo vệ pháp chế xã

hội chủ nghĩa.

Thứ hai, việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa trong

việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ của mình,

góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Thứ ba, quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là nội dung cụ thể

hóa nhiệm vụ của BLHS Việt Nam đã được ghi nhận tại Bộ luật này, đó là nhiệm vụ bảo vệ

chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào

các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo

vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi

người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

Page 6: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

6

1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự

Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 về tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1.2.1. Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm

1945

Tác giả luận văn trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định

pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành BLHS năm 1999 về

tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

- Thời kỳ nhà Lê

- Thời kỳ nhà Nguyễn

- Thời kỳ Pháp thuộc

1.2.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật

hình sự năm 1985

Tác giả luận văn đã điểm qua quá trình phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt

Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự

năm 1985 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ

luật hình sự năm 1999

BLHS năm 1985 qui định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 220 như

sau: "Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ

đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các

điều 139, 193 và 237, thì bị cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba

năm".

Tuy nhiên điều luật chỉ qui định một khung hình phạt chưa thực sự phù hợp với tình hình

xét xử và thực tế tội phạm nên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc

hội thông qua ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 đã sửa sửa đổi bổ sung Điều 220: "1. Người

nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao

gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì

bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm

đến mười hai năm".

1.3. Các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình

sự một số nước

Tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng trong luật hình sự một số nước:

1.3.1. Luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

1.3.2. Luật hình sự của Liên bang Nga

1.3.3. Luật hình sự Bungary

Page 7: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

7

Chương 2

TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG THEO BỘ LUẬT

HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011

2.1. Nhũng dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và phân biệt tội này với một số tội phạm khác

2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999

Các dấu hiệu pháp lý của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm:

* Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động đúng đắn của cơ

quan, tổ chức bị tội phạm này xõm hại. Việc xâm phạm khách thể này là làm cho cơ quan, tổ chức

bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng

đến tài sản của cơ quan, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hóa,

biến chất.

* Mặt khách quan của tội phạm

+Hành vi khách quan: Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách

nhiệm, bản thân của hành vi này đã phản ánh bản chất của tội phạm. Nhưng biểu hiện của

hành vi thiếu trách nhiệm lại không giống nhau, nó tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao và tùy

thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra hậu quả.

Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành của người có chức vụ quyền hạn

được biểu hiện như: vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý nhà

nước, quản lý con người, quản lý tài sản...

+ Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, là

một bộ phận hợp thành tội danh, đó là hậu quả nghiêm trọng. Nếu hậu quả gây ra rất nghiêm

trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo

khoản 2 của điều luật.

* Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ quyền hạn trong

các cơ quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

* Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể

đối với hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi đó gây ra, bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ,

mục đích.

Về lỗi, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện do vô ý. Các dấu

hiệu về vô ý phạm tội được qui định tại Điều 10 BLHS.

* Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội cụ thể

Page 8: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

8

Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội cụ thể được quy định trong điều 285

BLHS năm 1999.

2.1.2. Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với một số tội phạm

khác

* Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội thiếu trách nhiệm gây

thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144)

Hành vi "thiếu trách nhiệm" là hành vi không làm hoặc làm không hết trách nhiệm nên đã

để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước do mình

trực tiếp quản lý.

Điểm giống nhau cơ bản giữa hai tội phạm này là người phạm tội có hành vi khách quan

duy nhất là thiếu trách nhiệm.

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai tội phạm này là khách thể của tội phạm, cụ thể: Tội thiếu

trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước xâm phạm đến quyền sở hữu tài

sản của Nhà nước với đối tượng tác động là tài sản của Nhà nước bao gồm vật, tiền, giấy tờ có

giá và các quyền tài sản; còn tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm đến

hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước.

* Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội thiếu trách nhiệm

trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 235), tội

thiếu trách nhiệm để người đang bị giam, giữ trốn (Điều 301)

So sánh các tội phạm này thấy rằng: điểm giống nhau giữa ba loại tội này là đều có hành

vi khách quan là "thiếu trách nhiệm" và ý thức chủ quan của người phạm tội được thực hiện

với lỗi vô ý.

Điểm khác nhau giữa ba loại tội này là khách thể xâm phạm, chủ thể thực hiện tội phạm

và hậu quả.

Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả

nghiêm trọng là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn cộng cộng, tính mạng, sức khỏe của công

dân, tài sản của Nhà nước, các tổ chức và công dân. Đối tượng tác động của tội phạm là vũ

khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tội phạm được quy định nhằm đấu tranh phòng chống những

hành vi thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, bảo đảm an

toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe của nhân dân, bảo vệ tài sản nhà nước, các tổ chức và công

dân. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn là tội xâm phạm đến hoạt động tư pháp

nên khách thể của nó là sự xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của của cơ quan tư pháp, gây

tác hại trực tiếp đến uy tín cũng như việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư

pháp mà còn xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân.

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm

(2001-2011)

2.2.1. Khái quát tình hình xét xử các tội phạm hình sự của Tòa án nhân dân thành phố

Hà Nội trong 11 năm (2001-2011)

Bảng 2.1: Số liệu các vụ án toàn ngành TAND thành phố Hà Nội

đã xét xử trong 11 năm (2001 - 2011)

Năm 200 200 200 200 200 200 200 200 200 201 201

Page 9: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

9

1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1

Hình

sự sơ

thẩm

487

5

512

6

505

8

498

6

511

34

542

3

524

9

671

5

698

2

683

9

679

3

Hình

sự

phúc

thẩm

457 512 496 534 569 608 649 718 935 114

5

120

9

Nguồn: TAND thành phố Hà Nội.

Bảng 2.2: Số liệu các nhóm tội phạm đã xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm

(2001 - 2011)

Các

nhóm

tội

phạm

Năm

Nhóm

tội

phạm

xâm

phạm

tính

mạng

.con

người

Nhóm

tội

phạm

xâm

phạm

sở hữu

Nhóm

tội

phạm

xâm

phạm

ma túy

Nhóm

tội

phạm

chức

vụ

Nhóm

tội

phạm

xâm

phạm

trật tự

quản lý

kinh tế

Nhóm

tội

phạm

xâm

phạm

an toàn

công

cộng

2001 124 248 490 12 5 196

2002 129 313 642 10 11 183

2003 130 331 650 18 21 106

2004 156 285 353 20 15 153

2005 114 213 181 17 13 112

2006 130 245 180 26 20 97

2007 134 254 125 30 21 60

2008 150 254 142 30 23 62

2009 128 242 111 26 34 60

2010 142 234 48 18 11 57

2011 151 236 42 16 25 59

Nguồn: TAND thành phố Hà Nội.

Bảng số liệu chỉ nêu một số nhóm tội phạm thường xuyên xét xử tại TAND thành phố Hà

Nội. Qua bảng số liệu có thể phân tích được diễn biến tình hình phát triển tội phạm theo từng

năm và từng loại tội phạm.

2.2.2. Thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án

nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011)

Từ năm 2001 đến 2011, trong số 12.634 vụ án mà TAND thành phố Hà Nội đã xét xử, có

415 vụ án/963 bị cáo thuộc các tội phạm về chức vụ, chiếm 0,3% số lượng án xét xử.

Page 10: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

10

Bảng 2.3: Số liệu tội phạm về chức vụ đã xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm

(2001 - 2011)

Năm

Các

tội

phạm về

chức vụ

200

1

200

2

200

3

200

4

200

5

200

6

200

7

200

8

200

9

201

0

201

1

Điều 278 9 9 12 15 16 22 15 20 14 15 13

Điều 279 1 4 3 2 3 1 2 6 1

Điều 280 1 2 1 6 3 6 4 2

Điều 281 1 2 1 4 4 3 2

Điều 282

Điều 283 2

Điều 284

Điều 285 1 1

Điều 286 1 1 2

Điều 287

Điều 288

Điều 289 1 1

Điều 290 1

Điều 291

Nguồn: TAND thành phố Hà Nội.

Bảng số liệu trên cho thấy một đặc điểm của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

được xét xử tại TAND thành phố Hà Nội là tuy nằm ở trong nhóm những tội phạm về chức vụ

nhưng sẽ có những bị cáo bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xét xử

trong những vụ án thuộc chương các tội phạm về kinh tế, vậy nên khi thống kê theo các vụ án sẽ

không thể hiện tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại chương các tội phạm về chức

vụ, mặc dù thực tế TAND thành phố Hà Nội xét xử rất nhiều về tội phạm này.

Bảng 2.4: Bảng số liệu so sánh việc xét xử các tội thuộc nhóm tội phạm

về chức vụ của TAND thành phố Hà Nội với toàn quốc

Năm Toàn quốc TAND thành phố Hà

Nội

2005 418 17

2006 539 26

2007 622 30

2008 582 30

2009 524 26

Page 11: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

11

2010 437 31

2011 514 16

Nguồn: TANDTC.

Nhận xét về các vụ án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã được xét xử tại

TAND thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy có đặc điểm sau:

Thứ nhất, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng không tồn tại thành một vụ án

độc lập (như các tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, tội

thiếu trách nhiệm để người giam giữ trốn...) mà thường đi cùng với các tội phạm khác.

Thứ hai, đây là loại tội phạm xảy ra trên rất nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành

nghề khác nhau như quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng, kế toán, đấu thầu, thương

mại quốc tế, phòng cháy chữa cháy...

Thứ ba, phần lớn các bị cáo bị truy tố, xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng tại TAND thành phố Hà Nội đều là những người giữ chức vụ quản lý.

Thứ tư, đôi khi tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xuất hiện trong những vụ

án nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Qua nghiên cứu thực tế xét xử một số vụ án điển hình về tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng tại TAND thành phố Hà Nội, thấy rằng tội phạm này thường xảy ra trong

các lĩnh vực sau:

a) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực thuế:

b) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực giao dịch thương

mại quốc tế qua ngân hàng

c) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực phòng cháy chữa

cháy

d) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước

đ) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế

e) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai

g) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực xuất khẩu lao

động

h) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực tài chính - kế toán

i) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực giáo dục

2.3. Những tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và những nguyên nhân của nó

2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đảm bảo xét xử nghiêm minh, kịp thời

và đúng pháp luật các bị cáo phạm tội trong Chương các tội phạm về chức vụ nói chung và tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng thì trong công tác xét xử cũng gặp một

số tồn tại, hạn chế từ những qui định của Bộ luật tố tụng hình sự đến thực tiễn xét xử tội thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:

Page 12: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

12

Một là, việc định tội danh giữa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và tội

thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, tội cố ý làm trái các qui định của Nhà

nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đôi khi còn nhầm lẫn.

Hai là, đây là loại tội xảy ra trên rất nhiều lĩnh vực như quản lý kinh tế, quản lý nhà nước,

quản lý đất đai, quản lý thuế, xây dựng, đấu thầu, y tế, giáo dục, ngân hàng, phòng cháy chữa

cháy, giao thông vận tải... Do vậy khi nghiên cứu hồ sơ, các thẩm phán phải tìm hiểu kỹ lĩnh

vực tội phạm thực hiện, nghiên cứu đầy đủ các văn bản qui phạm pháp luật liên quan. Có

những lĩnh vực khó, được qui định bằng nhiều loại văn bản chồng chéo dẫn đến khó khăn

trong việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu. Nhiều vụ án phức tạp, Tòa án phải trả hồ sơ điều tra

bổ sung nhiều lần để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo, tìm ra những đồng phạm khác,

làm sáng tỏ động cơ, mục đích để định tội danh và quyết định hình phạt được chính xác,

khách quan và đúng pháp luật dẫn đến tình trạng vụ án bị kéo dài nhiều năm không thể xét xử

được.

Ba là, vấn đề xác định thế nào là "hậu quả nghiêm trọng" để xác định tội danh và quyết

định hình phạt đối với các bị cáo. "Hậu quả nghiêm trọng" là dấu hiệu định lượng thường gặp

trong các điều luật của BLHS, không chỉ là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, mà còn là

cơ sở để định khung hình phạt tăng nặng. Tuy nhiên, đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng thì dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì lại chưa rõ ràng, trong khi

chưa có hướng dẫn nào của Hội đồng thẩm phán TANDTC về loại tội này. Thực tế xét xử

TAND thành phố Hà Nội gặp không ít khó khăn trong việc xem xét bị cáo có phạm tội hay

không vì hậu quả bị cáo gây ra có phải là "gây hậu quả nghiêm trọng" hay không.

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Như vậy, từ những hạn chế, tồn tại trên đây cho thấy một số nguyên nhân cơ bản để xảy

ra tội phạm này và hạn chế trong thực tiễn xét xử là do các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, do các qui định của BLHS nói chung và về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng nói riêng còn một số thiếu sót, vướng mắc cần tiếp tục được hoàn thiện.

Thứ hai, sự hướng dẫn, giải thích pháp luật của TANDTC chưa đầy đủ và chưa kịp thời.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, đặc biệt là đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là loại tội có

thể phát sinh trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành nghề, phải cập nhật nhiều loại văn

bản.

Chương 3

NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

HÌNH SỰ VỀ TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG VÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

NÀY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Những yêu cầu hoàn thiện các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả công tác đấu

tranh phòng chống tội phạm này

Page 13: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

13

Những diễn biến phức tạp của các tội phạm về kinh tế và chức vụ trong những năm gần

đây cho thấy, vi phạm pháp luật về kinh tế, chức vụ và tham nhũng vẫn tiềm ẩn trong các

ngành, các cấp, các doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong khâu quản lý, sử

dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, phê duyệt và triển khai các dự án xây dựng cơ bản. Bên cạnh

đó, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thực hiện chính sách xã hội cũng khó

lường, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng được

che đậy kín kẽ hơn, nhiều vụ án còn có sự tiếp tay hoặc do sự vô trách nhiệm của một số cán bộ

nhà nước tạo thành đường dây khép kín, gây khó khăn trong công tác điều tra, phát hiện. Điều này

đã làm cho một số qui định của luật hình sự về tội phạm chức vụ nói chung và tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở pháp lý cho

hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ trong đội ngũ cán bộ công chức. Vì vậy,

việc hoàn thiện các qui định pháp luật về tội phạm chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng là hết sức cần thiết, nó sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt

động đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ đạt hiệu quả cao hơn.

3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999, đánh giá thực tiễn xét xử loại tội

phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót trong các quy định

của pháp luật, cũng như các nguyên nhân của nhưng khó khăn, vướng mắc đó. Tác giả luận

văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đề khắc phục như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về những qui định của pháp

luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 285 BLHS năm 1999.

Điều 285 BLHS năm 1999 thể hiện nhược điểm của kỹ thuật lập pháp là: Một là, trong

khung hình phạt có hai loại hình phạt có tính chất khác hẳn nhau: cải tạo không giam giữ và tù có

thời hạn rất dễ đến lạm quyền từ phía người áp dụng pháp luật; Hai là, việc qui định hai tình tiết

có nội dung như nhau nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau là yếu tố định khung

hình phạt trong cùng một khung tăng nặng thể hiện sự bất hợp lý và chưa khoa học.

Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi bổ sung Điều 285 BLHS năm 1999 về tội thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm

vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp được qui định tại các

điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000

đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai

năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc

nhất định từ một năm đến năm năm.

Thứ ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng.

Page 14: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

14

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Áp pháp luật vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn của thực hiện

pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động mang tính chất luật trong công tác

điều tra, truy tố, xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cần chú ý một số yêu

cầu:

Thứ nhất, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng,

Nhà nước trong từng giai đoạn, từ đó vận dụng linh hoạt vào công tác đấu tranh phòng chống

tội phạm nói chung, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng.

Thứ hai, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có sự thống nhất về quan điểm trong việc lựa

chọn các qui phạm pháp luật hình sự. Đây là điều kiện rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của

trách nhiệm hình sự, khắc phục được tình trạng không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các

cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ ba, việc điều tra, truy tố, xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng phải

lựa chọn đúng các qui phạm pháp luật để áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt. Xử lý những

người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng phải tuân thủ trình tự, thủ tục do

pháp luật quyết định.

Thứ tư, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết số 08/ NQ-

TW ngày 02/02/2002 và Nghị quyết số 49/ NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về định

hướng cải cách tư pháp đến năm 2020.

3.4. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội

phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Thứ nhất: Giải pháp phòng ngừa

Từ thực tiễn đấu tranh chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có thể đề

xuất những yêu cầu để thực hiện giải pháp phòng ngừa sau:

Một là, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện có

hiệu quả nghị quyết của Bộ Chính trị về an ninh quốc gia, chương trình quốc gia phòng,

chống tội phạm của Chính phủ.

Hai là, hoàn thiện các hình thức và nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và

tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng nhằm thu hút sự quan tâm của xã

hội vào cuộc đấu tranh chống tội phạm.

Ba là, thường xuyên bổ sung, điều chỉnh tổ chức, bộ máy cán bộ đấu tranh đối với các tội

phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng cho

phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

Thứ hai: Giải pháp chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh chống tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Muốn chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả, cần thực hiện tốt các yêu cầu

sau:

Một là, phải chủ động và tích cực tấn công các đối tượng phạm tội về chức vụ.

Page 15: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

15

Hai là, nâng cao chất lượng điều tra tội phạm nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trong nói riêng.

Ngoài ra, có thể tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề để điều tra viên có cơ hội gặp

gỡ, trao đổi kinh nghiệm, bổ sung thêm kiến thức về điều tra các vụ án về chức vụ và tội thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ ba: Giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm tham nhũng,

tội phạm về chức vụ

Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm tham nhũng, tội phạm về

chức vụ cũng như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm:

- Các thông tin pháp luật về tình hình tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ nhằm

trang bị tri thức pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, hướng dẫn các thói quen

ứng xử tích cực tuân theo pháp luật.

- Các thông tin về thực hiện pháp luật, tình hình tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng và việc điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng.

Thực tiễn cho thấy các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm

tham nhũng, tội phạm về chức vụ thường được sử dụng có hiệu quả khi:

- Tổ chức nói chuyện về tình hình tội phạm về chức vụ tại các cơ quan, nhà máy, tổ chức

xã hội, địa bàn dân cư.

- Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động, các cuộc tìm hiểu pháp luật

về tội phạm tham nhũng.

- Tổ chức bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về việc pháp luật về việc tôn trọng pháp luật,

tôn trọng các qui tắc của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản

của Nhà nước, tổ chức và công dân.

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền pháp luật với nội dung kinh tế - xã hội của các

ngành, các cấp.

- Cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời để khuyến

khích, động viên tất cả quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân đấu tranh phòng

chống tội phạm.

KẾT LUẬN

1. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm về chức vụ nói chung và tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

đã không ngừng phát triển, kế thừa những giá trị pháp lý truyền thống của dân tộc, vận dụng

có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu trong hoạt động lập pháp hình sự về tội phạm về

chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng, tưng bước

được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và bám sát vào

các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Sự ghi nhận tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam

là một bước tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và

Page 16: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

16

chống tội phạm nói chung trong tình hình mới của đất nước, phù hợp với thông lệ quốc tế,

pháp luật quốc tế.

2. Nghiên cứu tình hình xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong tại TAND

thành phố Hà Nội trong 10 năm cho thấy: số vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng đều là những vụ án có diễn biến phức tạp, khó khăn trong phát hiện xử lý vì xảy ra trong

rất nhiều ngành và lĩnh vực. Tuy nhiên, so với tình hình xét xử trong cả nước thì số lượng án

về loại tội này ở TAND thành phố Hà Nội không nhiều, trung bình chiếm 4,7% so với cả

nước. Tuy vậy, sự phức tạp và tính nguy hiểm của tội phạm này vẫn yêu cầu các cơ quan bảo

vệ pháp luật chú ý đấu tranh.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy về cơ bản các quy định của BLHS đã phản ánh được

tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng, cần phải được trừng trị, tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh, xử lý những hành vi thiếu

trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định

của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã bộc lộ một số hạn

chế nhất định, làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm

quyền. Đây là những vấn đề cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong thời gian

tới.

3. Trước yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu cải cách hành chính, đồng thời

đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và nâng cao trách nhiệm của đội

ngũ cán bộ, công chức, chúng ta phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật

hình sự về các tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,

hoàn thiện các quy định của pháp luật. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng và

Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, đưa pháp

luật Việt Nam hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy chúng ta mới đẩy

mạnh được công cuộc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước,

đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và bệnh vô cảm của đội ngũ cán bộ,

công chức.

Quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong BLHS năm 1999 còn

bộc lộ một số nhược điểm chưa hợp lý về phương diện pháp lý hình sự và chưa tạo thuận lợi

cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật hình

sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là: Thứ nhất, tăng cường công tác

hướng dẫn của cơ quan chức năng về những quy định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 285 BLHS năm 1999; thứ

ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng.

Việc nghiên cứu tội phạm này một cách nghiêm túc và khoa học là rất cần thiết đối với

khoa học pháp lý, cơ quan xây dựng và cơ quan bảo vệ và cơ quan thi hành pháp luật. Với

phạm vi hạn hẹp của đề tài và khả năng còn hạn chế, tác giả xin nêu ra một số vấn đề cơ bản,

khái quát mang tính gợi mở, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào hệ thống lý luận chung

nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh với tội phạm về chức vụ nói chung và tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng.

References

1. Ban ChØ ®¹o thi hµnh Bé luËt h×nh sù (2000), Tµi liÖu tËp huÊn chuyªn s©u vÒ Bé

luËt h×nh sù n¨m 1999, Hµ Néi.

Page 17: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

17

2. Bé T­ ph¸p (1997), Bé luËt h×nh sù Bungari, (Tµi liÖu dÞch tham kh¶o), Hµ Néi.

3. Bé T­ ph¸p (1997), Bé luËt h×nh sù Liªn bang Nga, (Tµi liÖu dÞch tham kh¶o), Hµ Néi

4. Lª C¶m (1999), "Nh÷ng c¬ së khoa häc - thùc tiÔn cña viÖc hoµn thiÖn ph¸p luËt h×nh

sù n­íc ta trong giai ®o¹n hiÖn nay", Khoa häc, (KHXH), (2).

5. Lª C¶m (2000), C¸c nghiªn cøu chuyªn kh¶o vÒ PhÇn chung luËt h×nh sù, tËp III, Nxb

C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi.

6. Lª C¶m (Chñ biªn) (2001), Gi¸o tr×nh luËt h×nh sù ViÖt Nam (PhÇn chung), Nxb §¹i häc

Quèc gia Hµ Néi, (t¸i b¶n lÇn thø nhÊt, 2003).

7. Lª C¶m (chñ biªn) (2003), Gi¸o tr×nh luËt h×nh sù ViÖt Nam (PhÇn c¸c téi ph¹m), Nxb

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi.

8. Lª V¨n C¶m (2005), S¸ch chuyªn kh¶o Sau ®¹i häc: Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n trong khoa häc

luËt h×nh sù (PhÇn chung), Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.

9. NguyÔn Ngäc ChÝ (Chñ biªn) (2001), Gi¸o tr×nh luËt tè tông h×nh sù ViÖt Nam, Nxb

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi, Hµ Néi.

10. NguyÔn Huy ChiÓu (1972), H×nh luËt, ViÖn §¹i häc Sµi Gßn xuÊt b¶n, Sµi Gßn.

11. ChÝnh phñ (2010), NghÞ ®Þnh sè 06/2010/N§-CP ngµy 25/01 h­íng dÉn thi hµnh LuËt

C¸n bé, c«ng chøc, Hµ Néi.

12. Phan Huy Chó (1962), LÞch triÒu hiÕn ch­¬ng lo¹i chÝ, TËp III, Nxb V¨n Sö §Þa, Hµ

Néi.

13. Quúnh C­, §ç §øc Hïng (1995), C¸c triÒu ®¹i ViÖt Nam (In lÇn thø hai cã söa ch÷a vµ

bæ sung), Nxb Thanh niªn, Hµ Néi.

14. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2002), NghÞ quyÕt sè 08-NQ/TW ngµy 02/01 cña Bé ChÝnh

trÞ vÒ mét sè nhiÖm vô träng t©m c«ng t¸c t­ ph¸p trong thêi gian tíi, Hµ Néi.

15. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2005), NghÞ quyÕt sè 48-NQ/TW ngµy 24/5 cña Bé ChÝnh trÞ

vÒ chiÕn l­îc x©y dùng vµ hoµn thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt ViÖt Nam ®Õn n¨m 2010,

®Þnh h­íng ®Õn n¨m 2020, Hµ Néi.

16. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2005), NghÞ quyÕt sè 49-NQ/TW ngµy 2/6 cña Bé ChÝnh trÞ

vÒ chiÕn l­îc c¶i c¸ch t­ ph¸p ®Õn n¨m 2020, Hµ Néi.

Page 18: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

18

17. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2006), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, Nxb

ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.

18. NguyÔn Ngäc §iÖp, §inh ThÞ Ngäc Dung (1996), 900 thuËt ng÷ ph¸p lý ViÖt Nam, Nxb

Thµnh phè Hå ChÝ Minh, Thµnh phè Hå ChÝ Minh.

19. TrÇn V¨n §é (2003), "Ch­¬ng V - Tr¸ch nhiÖm h×nh sù", Trong s¸ch: Gi¸o tr×nh luËt

h×nh sù ViÖt Nam (PhÇn chung), Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi, Hµ Néi.

20. §inh BÝch Hµ (DÞch vµ giíi thiÖu) (2007), Bé luËt h×nh sù cña n­íc céng hßa nh©n

d©n Trung Hoa n¨m 1997, Nxb T­ ph¸p, Hµ Néi.

21. NguyÔn Ngäc Hßa (2006), Téi ph¹m vµ cÊu thµnh téi ph¹m, Nxb C«ng an nh©n d©n, Hµ

Néi.

22. NguyÔn Ngäc Hßa, Lª ThÞ S¬n (1999), "ThuËt ng÷ LuËt h×nh sù", Trong s¸ch: Tõ ®iÓn

gi¶i thÝch thuËt ng÷ LuËt häc, Nxb C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi.

23. Phïng ThÞ HuÖ (Biªn dÞch) (1994), Bé luËt h×nh sù cña n­íc céng hßa nh©n d©n Trung

Hoa n¨m 1979 (1994), Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.

24. §inh ThÕ H­ng, TrÇn V¨n Biªn (2011), B×nh luËn khoa häc Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam,

Nxb Lao ®éng, Hµ Néi.

25. NguyÔn Duy L·m (chñ biªn) (1996), Sæ tay thuËt ng÷ ph¸p lý th«ng dông, Nxb Gi¸o dôc,

Hµ Néi.

26. Phan Huy Lª (1961), LÞch sö chÕ ®é phong kiÕn ViÖt Nam, TËp 2, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi.

27. U«ng Chu L­u (chñ biªn) (2001), B×nh luËn khoa häc Bé luËt h×nh sù n¨m 1999 (PhÇn

chung), TËp I, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.

28. C. M¸c - Ph. ¨ngghen (1978), TuyÓn tËp, TËp 1, Nxb Sù thËt, Hµ Néi.

29. §ç M­êi (1995), "X©y dùng Nhµ n­íc ph¸p quyÒn lµ mét trong nh÷ng nhiÖm vô träng

t©m cña ®æi míi hÖ thèng chÝnh trÞ", Th«ng tin Khoa häc ph¸p lý, (12).

30. NhiÒu t¸c gi¶ (2010), B×nh luËn khoa häc Bé luËt h×nh sù, (®­îc söa ®æi bæ sung n¨m

2009, cã hiÖu lùc tõ 01.01.2010), Nxb Lao ®éng x· héi, Hµ Néi.

31. Hoµng Phª (chñ biªn) (2002), Tõ ®iÓn TiÕng ViÖt, Nxb §µ N½ng, §µ N½ng

Page 19: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

19

32. §ç Ngäc Quang (1997), Tr¸ch nhiÖm h×nh sù ®èi víi c¸c téi ph¹m vÒ tham nhòng trong luËt

h×nh sù ViÖt Nam, Nxb C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi,

33. §ç Ngäc Quang, TrÞnh Quèc To¶n, NguyÔn Ngäc Hßa (1997), Gi¸o tr×nh luËt h×nh sù

ViÖt Nam (PhÇn chung), Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi, Hµ Néi.

34. §inh V¨n QuÕ (2000), B×nh luËn khoa häc Bé luËt h×nh sù 1999 (PhÇn chung), Nxb Thµnh

phè Hå ChÝ Minh, Thµnh phè Hå ChÝ Minh

35. §inh V¨n QuÕ (2002), B×nh luËt khoa häc Bé luËt h×nh sù (PhÇn c¸c téi ph¹m). TËp V -

C¸c téi ph¹m vÒ chøc vô, Nxb Thµnh phè Hå ChÝ Minh, Thµnh phè Hå ChÝ Minh

36. Hoµng ThÞ Kim QuÕ (2002), "T­ t­ëng §«ng, T©y vÒ Nhµ n­íc vµ ph¸p luËt - Nh÷ng

nh©n tè cña Nhµ n­íc ph¸p quyÒn", Nghiªn cøu lËp ph¸p, (3).

37. Hoµng ThÞ Kim QuÕ (2007), "TriÕt häc ph¸p luËt trong hÖ thèng c¸c khoa häc ph¸p lý",

Khoa häc (chuyªn san Kinh tÕ-LuËt), (2).

38. Hoµng ThÞ Kim QuÕ (Chñ biªn) (2007), Gi¸o tr×nh Lý luËn vÒ nhµ n­íc vµ ph¸p luËt,

Nxb §¹i häc quèc gia Hµ Néi, Hµ Néi.

39. Quèc héi (1985), Bé luËt h×nh sù, Hµ Néi.

40. Quèc héi (1988), Bé luËt tè tông h×nh sù, Hµ Néi.

41. Quèc héi (1992), HiÕn ph¸p, Hµ Néi.

42. Quèc héi (1999), Bé luËt h×nh sù, Hµ Néi.

43. Quèc héi (2001), HiÕn ph¸p (söa ®æi, bæ sung), Hµ Néi

44. Quèc héi (2003), Bé luËt tè tông h×nh sù, Hµ Néi.

45. Quèc héi (2005), LuËt phßng, chèng tham nhòng, Hµ Néi.

46. Quèc héi (2008), LuËt c¸n bé, c«ng chøc, Hµ Néi

47. Quèc héi (2009), Bé luËt h×nh sù (söa ®æi, bæ sung), Hµ Néi.

48. Quèc héi (2010), LuËt viªn chøc, Hµ Néi.

49. NguyÔn Quang Th¾ng (2002), L­îc kh¶o Hoµng ViÖt luËt lÖ, Nxb V¨n hãa th«ng tin.

50. KiÒu §×nh Thô (1998), T×m hiÓu luËt h×nh sù ViÖt Nam, Nxb §ång Nai.

Page 20: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5742/1/00050001590.pdf · chung, các tội phạm về chức

20

51. Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao (1975), HÖ thèng hãa luËt lÖ vÒ h×nh sù, tËp 1, Hµ Néi.

52. Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao - ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao - Bé C«ng an - Bé T­ ph¸p

(2001), Th«ng t­ liªn tÞch sè 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngµy 25/12 h­íng

dÉn ¸p dông mét sè quy ®Þnh t¹i ch­¬ng XIV "c¸c téi x©m ph¹m së h÷u" cña Bé luËt

h×nh sù n¨m 1999, Hµ Néi.

53. §µo TrÝ óc (Chñ biªn) (1993), M« h×nh lý luËn vÒ Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam (PhÇn

chung), Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi.

54. §µo TrÝ óc (Chñ biªn) (1994), Téi ph¹m häc, luËt h×nh sù vµ luËt tè tông h×nh sù, Nxb

ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.

55. §µo TrÝ óc (1997), Nhµ n­íc vµ ph¸p luËt cña chóng ta trong sù nghiÖp ®æi míi, Nxb

Khoa häc x· héi, Hµ Néi.

56. §µo TrÝ óc (2000), LuËt h×nh sù ViÖt Nam (QuyÓn I - Nh÷ng vÊn ®Ò chung), Nxb Khoa

häc x· héi, Hµ Néi.

57. ñy ban Th­êng vô Quèc héi (1970), Ph¸p lÖnh trõng trÞ c¸c téi x©m ph¹m tµi s¶n x· héi

chñ nghÜa, Hµ Néi.

58. ViÖn Khoa häc ph¸p lý (Bé T­ ph¸p) (1995), H×nh ph¹t trong luËt h×nh sù ViÖt Nam,

Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.

59. ViÖn Sö häc ViÖt Nam (1991), Quèc triÒu h×nh luËt, Nxb Ph¸p lý, Hµ Néi.

60. Vâ Kh¸nh Vinh (1994), Nguyªn t¾c c«ng b»ng trong luËt h×nh sù ViÖt Nam, Nxb C«ng

an nh©n d©n, Hµ Néi.

61. Vâ Kh¸nh Vinh (1996), T×m hiÓu tr¸ch nhiÖm h×nh sù ®èi víi c¸c téi ph¹m vÒ chøc vô,

Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.