339
NGUYỄN ĐỨC DÂN TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI HỌC ĐẠI CƯƠNG) (tái bản lần thứ tư) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC LỜI NÓI ĐẦU Sách này được viết theo chương trình 053 (TV) 101 “Tiếng Việt thực hành A” và chương trình 053 (TV) 105 "Tiếng Việt thực hành B” của Bộ Giáo dục và đào tạo. Mục tiêu cơ bản của những CT (chương trình) này là giúp sinh viên có kĩ năng diễn đạt rõ ràng và chính xác câu chữ trong từng đoạn văn cũng như toàn văn bản. Hai chương trình này được xây dựng theo trình tự sau: ngôn bản -> câu -> từ -> chính tả Nghĩa là, “Rèn luyện kĩ năng xây dựng ngôn bản” được xếp vào phần thứ nhất. So với CT của Bộ GD & ĐT, trong sách này chúng tôi đã đảo phần soạn thảo văn bàn xuống cuối cùng và chuyển một số mục thành những chương riêng, đồng thời có thêm hai chương mới. Có những lí do khoa học và sư phạm cho sự chuyển đổi này. Một người muốn xây dựng tốt một ngôn bản, cần có những điền kiện tiên quyết là: Biết viết đúng tiếng Việt. Biết những quy tắc

Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

  • Upload
    lamtu

  • View
    232

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

NGUYỄN ĐỨC DÂN

TIẾNG VIỆT

(DÙNG CHO ĐẠI HỌC ĐẠI CƯƠNG)(tái bản lần thứ tư)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

LỜI NÓI ĐẦUSách này được viết theo chương trình 053 (TV) 101 “Tiếng Việt thực

hành A” và chương trình 053 (TV) 105 "Tiếng Việt thực hành B” của Bộ Giáo dục và đào tạo. Mục tiêu cơ bản của những CT (chương trình) này là giúp sinh viên có kĩ năng diễn đạt rõ ràng và chính xác câu chữ trong từng đoạn văn cũng như toàn văn bản.

Hai chương trình này được xây dựng theo trình tự sau:

ngôn bản -> câu -> từ -> chính tả

Nghĩa là, “Rèn luyện kĩ năng xây dựng ngôn bản” được xếp vào phần thứ nhất. So với CT của Bộ GD & ĐT, trong sách này chúng tôi đã đảo phần soạn thảo văn bàn xuống cuối cùng và chuyển một số mục thành những chương riêng, đồng thời có thêm hai chương mới.

Có những lí do khoa học và sư phạm cho sự chuyển đổi này.

Một người muốn xây dựng tốt một ngôn bản, cần có những điền kiện tiên quyết là: Biết viết đúng tiếng Việt. Biết những quy tắc về dùng dấu câu. Biết những quy tắc viết hoa. Biết cách viết tắt. Vậy trước hết cần trình bày những vấn đề này.

Trong hai CT của Bộ, những vấn đề này đã được trình bày trong các phần II và III (CT A) và II (CT B). Trong sách này, chúng tôi đã xếp chúng

Page 2: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

thành những chương riêng. Đó là các chương II (Càu sai), IV (Chính tả tiếng Việt), V (Dấu câu) và VI (Cách viết tắt).

Trong một văn bản không được phép viết những câu nhập nhằng, không rõ ràng, muốn hiểu thế nào cũng được hoặc không biết hiểu thế nào cho đúng ý người viết. Trong một văn bản cũng không được phép viết những câu không có mạch lạc, không có liên kết gì với nhau. Do vậy, chúng tôi có thêm chương III (Câu mơ hồ), chương VIII (Phương thức liên kết văn bản).

Nhằm giúp sinh viên biết cách diễn đạt rõ ràng, chúng tôi xây dựng chương VII (Phương pháp diễn đạt chính xác, rõ ràng). Thông qua cách sửa những câu mơ hồ và câu sai cụ thể, trong chương này chúng tôi giới thiệu hai phương thức cơ bản nhất của cú pháp tiếng Việt: dùng trật tự từ và dùng từ hư. Đây chính laà mục II.2 trong CT A

Muốn tìm được ý chính của một văn bản hay muốn thuật lại một văn bản (như nội dung các mục 1.1 và 1.2 của CT A) không thể không biết những từ ngữ mang thông tin chủ yếu của văn bản đó. Do vậy chúng tôi có thêm chương IX nói về hiện tượng dư trong ngôn ngữ.

Như vậy, sách này đã được soạn theo đúng chương trình 053 (TV) 101 và 053 (TV) 105 của Bộ GD & ĐT. Và đã được soạn thảo sao cho có thể dùng chung cho cả hai chương trình đó. Những phần dùng riêng cho chương trình 053 (TV) 101 được đánh dấu bằng kí hiệu [* A]. Vậy đây là giáo trình Tiếng Việt thực hành cho sinh viên ở tất cả các loại chương trình thuộc giai đoạn đại học đại cương.

Dù đã cố gắng, song thiếu sót còn trong sách này là điều không tránh khỏi. Chúng tôi mong được bạn đọc chỉ bảo để giáo trình này ngày một hoàn hảo hơn.

Chúng tôi trân trọng cảm ơn GIÁO SƯ CÙ ĐÌNH TÚ, GIÁO SƯ NGUYỄN NGUYÊN TRỨ, ÔNG TRẦN CHÚT và CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC tại TP.Hồ Chí Minh đã góp ý xây dựng để sách xuất bản có chất lượng tốt hơn.

Page 3: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Tp. HCM 08.12.1996

TÁC GIẢ

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÂU

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA NGÔN TỪ1. CÓ NHỮNG CÂU NGƯỢC VỚI Ý MÌNH

Nếu không lưu ý tới ngôn từ, chúng ta có thể viết những điều trái ngược với quan điểm, ý nghĩ của mình.

Không ít trường hợp, sau khi viết xong chúng ta xoa tay: thế là đã có được một văn bản hoàn hảo. Nhưng khi được người khác chất vấn, chúng ta mới giật mình. Không ngờ lại có thể viết một câu trái ngược với ý định của chính mình đến như thế. Không chú ý tới phương pháp diễn đạt, người viết có thể tạo ra những câu tuy không sai về cấu trúc ngôn ngữ nhưng lại ngược với ý của chính mình.

Xét câu (1a): "Nguyễn Ngọc Phan là Trần Tuấn Anh một thời trai trẻ”

Đây là lối viết có hình ảnh, một lối so sánh hay gặp. Thế nhưng, qua câu trên người ta thấy Nguyễn Ngọc Phan trẻ hơn Trần Tuấn Anh, và Trần Tuấn Anh đã đứng tuổi! Đó là điều không hợp với thực tế và chắc chắn ngược ý tác giả. Giải thích hiện tượng này thế nào?

Có một đặc điểm của tiếng Việt: Trong cấu trúc “A là B”, nếu A và B là hai danh từ cùng kiểu loại thì định ngữ danh từ sẽ kết hợp với từ trực tiếp đứng trước nó. Như vậy, ở câu trên, định ngữ "một thời trai trẻ" sẽ gắn với Trần Tuấn Anh chứ không gắn với Nguyễn Ngọc Phan như ý của người viết. Thế đấy, câu trên cho chúng ta một ví dụ tốt về vai trò của trật tự từ, một yếu tố quan trọng của ngữ pháp tiếng Việt. Chúng ta sửa câu (1a) thế nào mà vẫn giữ được ý tác giả ? Câu trên đây nhằm đối chiếu Phan và Anh, thời trai trẻ, Phan cũng tài năng như Anh ngày hôm nay. Và câu này đang nói về

Page 4: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Phan, đang ca ngợi Phan. Với đặc điểm về định ngữ vừa nêu, chúng ta cần để “thời trai trẻ” đứng liền sau Nguyên Ngọc Phan :

(1b) Nguyễn Ngọc Phan một thời trai trẻ hệt như là Trần Tuấn Anh hôm nay.

Có thể có những bạn không hài lòng với câu 1b, vì tính hài hòa nhịp điệu đã bị giảm đi. Nhưng chúng ta không thể đảo Trần Tuấn Anh lên trước như ở câu 1c:

(1c) Trần Tuấn Anh là Nguyễn Ngọc Phan một thời trai trẻ.

Vì sao vậy? Khi đảo thứ tự giữa Phan và Anh, chủ đề của câu đã thay đổi: Nếu như ở câu 1a, tác giả nói về Ngọc Phan và lấy Tuấn Anh để đối chiếu thì ở 1c lại hóa ra nói về Tuấn Anh và lấy Ngọc Phan để đối chiếu, kết quả là sắc thái nghĩa của 1c đã bị đổi đi. Trật tự từ ảnh hưởng tới nghĩa của câu là như thế!

Xét hai ví dụ khác:

(2) "Tối nay, theo đúng hẹn, tôi mang bộ ảnh phong cảnh đất nước đến giới thiệu để cụ xem".

Câu trên đây có ai cho là sai? Một câu hoàn toàn đúng đấy chứ! Người mang bộ ảnh đang nói với ông cụ. Ấy thế nhưng câu trên người viết lại dùng sai tình huống đấy. Tác giả nhớ lại vào một ngày cách đây đã mấy chục năm lại thăm nhà một cụ già và có hẹn buổi tối sẽ mang bộ ảnh phong cảnh tới. Nhớ lại cái buổi tối ấy, thì cần viết: “Tối ấy, theo đúng hẹn..." Có vậy thì mới là câu hồi nhớ lại và kể cho chúng ta nghe. Thế là, đứng riêng câu trên đây không sai, nhưng đứng trong văn bản nó lại trở thành không chuẩn, không thích hợp với tình huống của văn bản.

(3) Suối này là suối gì?

- Suối Binh Man.

Page 5: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

- Tên hay nhỉ? ... Nghĩa là gì, Bác?

- Tôi không biết nhưng mỗi lần lặn xuống suối, chỗ hòn đá kia kìa, thế nào tôi cũng nhớ vợ tôi...”

Ở câu cuối cùng trong đoạn trên đây, lẽ ra cần thêm từ tới hoặc đến: "nhớ tới vợ", “nhớ đến vợ", như người ta thường viết. Thật ra, không thêm cũng chẳng sao. Thế nghĩa là câu cuối cùng đó vẫn là một câu đúng. Nhưng người đọc cứ băn khoăn, phải chăng tác giả viết theo lối châm biếm?

“Mỗi lần qua chợ, thế nào tôi cũng sà vào hàng quà”, "Mỗi lần về quê, thế nào tôi cũng mua quà bánh cho mấy đứa cháu con bà chị”… Như vậy, cụm từ “thế nào... cũng” được dùng để biểu thị sự dự đoán về một quy luật, một việc tất yếu xảy ra và do đó nó cũng được dùng khi người nói dự đoán điều sẽ xảy ra một sự việc gì. Cho nên cách nói “Thế nào” tôi cũng nhớ (tới) vợ tôi" có thể làm người đọc hiểu rằng người nói chủ động dự đoán về việc nhớ tới vợ! Từ đó, chúng ta ngờ rằng người viết có ý định châm biếm trong câu trên. Nhưng đây là lời nói của một người đàn ông luống tuổi rất mực thương yêu người vợ quá cố của mình. Làm sao mà châm biếm được!

Rõ ràng là, người viết câu trên đây đã đi tới một câu ngược với ý của mình, mặc dầu không sai ngữ pháp! Vì sao vậy?

Cô gái hỏi nghĩa của tên suối Binh Man? ông lão không biết, sau khi trả lời vậy, ông lão không vừa ý với câu đó, bèn dùng từ nhưng để hiệu chỉnh lại sự “không biết” này : Tuy tôi không biết nghĩa của từ Binh Man, nhưng nó lại có nhiều ý nghĩa đối với tôi. Chỗ hòn đá ấy luôn luôn làm tôi nhớ tới vợ tôi. Chỗ suối có hòn đá đó luôn luôn là nguyên nhân gây nên nỗi nhớ vợ của ông già. Trong tiếng Việt có những khuôn hình ngôn ngữ để thể hiện quy luật về quan hệ nhân quả: Cứ A là B, Hễ A là B. Mỗi lần A là một lần B. Mỗi lần A là lại B... Như vậy có thể dùng một trong các cấu trúc trên để sửa chữa câu cuối trong đoạn trên, chẳng hạn:

Page 6: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Tôi không biết, nhưng mỗi lần lặn xuống suối, chỗ hòn đá kia kìa, là tôi lại nhớ (đến) vợ tôi”.

Trong tiếng Việt, rất nhiều từ hư, cặp từ hư mang nghĩa. Không thận trọng khi dùng chúng, dễ đi tới những câu ngược với ý mình.

Bệnh sính dùng chữ cũng có thể dẫn tới những câu ngược với ý mình. Trong một bài báo thanh minh về sự khác biệt giữa hai ý kiến là do cách hiểu khác nhau về nghĩa của một từ cụ thể, tác giả đã đặt đầu đề là "Cái chính là do cách hiểu khác nhau về khái niệm từ ngữ" (Đan Tâm, Nhà báo và công luận, 7.1991). Như vậy, hóa ra là do cách hiểu khác nhau về những khái niệm ngôn ngữ học, như khái niệm từ ngữ, khái niêm câu... Để khỏi trái với ý mình như vậy, ít nhất trong đầu đề trên cũng cần bỏ đi từ "khái niệm". Do vậy, để không ai có thể hiểu theo cách khác, nên thay "từ ngữ" bằng "một từ": Cái chính là do cách hiểu khác nhau về một từ.

2. TÔI VÔ Ý QUÁ! TÔI KHÔNG ĐỊNH VIẾT VẬY

Câu dưới đây thường bị coi là sai lầm trầm trọng về lôgích:

(4) Mới vào bộ đội, chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc ngắn; chiến sĩ gái thì cuộn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn. (QĐND)

Nữ thường không có râu, ấy thế mà lại viết "chiến sĩ gái ... râu phải cạo nhẵn". Viết một điều mâu thuẫn với hiện thực, hiển nhiên ấy là viết sai lôgích. Tuy nhiên, khách quan mà xét, phải nhìn nhận rằng có lẽ chính tác giả của câu này khi đọc lại cũng phải bật cười và thanh minh rằng: "Tôi vô ý quá, tôi không định viết thế!" Sự nhìn nhận như vậy là thỏa đáng, vì một người có đầu óc bình thường hẳn nghĩ rằng đã là nữ thường không có râu. Vậy điều gì làm cho người ta viết thành câu 4? Chúng tôi cho rằng điều đó thuộc phạm vi tâm lí. Có thể giải thích khía cạnh tâm lí của hiện tượng này như sau: Khi quan sát, nghiên cứu về một sự vật, về một đối tượng nào đó, theo phương pháp khoa học, chúng ta thường chia chúng thành nhiều phần

Page 7: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

và xem xét từng phần một, nghĩa là chúng ta cụ thể hóa từng mặt của vấn đề rồi suy xét. Bàn về người, chúng ta tách ra nhiều phạm trù, trong đó có phạm trù "tư thế tác phong", khi xem xét phạm trù này, chúng ta lại xét các phương diện đầu, tóc, quần áo, giày dép, đi đứng... Trong những đơn vị có cả nam lẫn nữ thì ở từng mặt lại cần cụ thể hóa cho từng giới, như "nam phải cắt tóc ngắn, nữ phải..." Tuy nhiên, có nhiều thuộc tính chỉ là đặc điểm riêng của từng giới : "Kẻ mày, đánh môi son" là hiện tượng hầu như chỉ xảy ra ở nữ giới; có râu lại là đặc trưng của nam giới (chả thế mà cụm từ "Khách mày râu" được dùng để trỏ nam giới). Cho nên, lối nói "râu phải cạo nhẵn" được hiểu ngầm là quy định cho nam giới. Chính vì không chú ý, không tập trung tư tưởng nên ai theo thói quen mà dẫn tới những câu râu ông cắm cằm bà như câu 4 trên đây. Đó là lỗi do đãng trí.

Để tránh hiện tượng này, không gì tốt hơn là chúng ta đọc lại mỗi khi viết xong. Như vậy sẽ chữa được những lỗi rất ngớ ngẩn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tìm ra được chỗ sai như ở câu 4 thì dễ nhưng khi tìm cách chữa thì lại thấy khó. Vì vậy, cần rèn luyện cho học sinh những lối diễn đạt tương đương. Để đề cập tới một phạm trù nào đó, chúng ta có thể xây dựng các câu chứa trạng ngữ trỏ phương diện, bắt đầu bằng từ về: "Về tóc...", "Về râu...". Thế là chúng ta có thể chữa câu 4 như sau:

(4b) "... Về tóc, chiến sĩ trai phải cắt ngắn, chiến sĩ gái thì búi hoặc tết lên cao; về râu, phải cạo nhẵn".

Cách chữa này theo đúng quá trình tư duy của người viết.

3. NGÔN TỪ THƯỜNG THƯỜNG BỘC LỘ QUAN ĐlỂM CỦA NGƯỜI VIẾT

Có những câu qua đó lộ ra rõ ràng ý của người nói, cho dù trong thâm tâm người đó không cố ý thể hiện những điều này ra trên ngôn từ. Chúng ta nêu một số ví dụ về vai trò của cách dùng thứ tự từ ngữ trong tiếng Việt để biểu thị những điều muốn nhấn mạnh.

Page 8: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(5)

a. Ngành này dễ kiếm việc làm nhưng học khó lắm.

b. Ngành này học khó lắm nhưng dễ kiếm việc làm.

(6)

Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV :

"Xây dựng Việt Nam thành nước nông nghiệp hiện đại.

Xây dựng các huyện thành những huyện nông công nghiệp hiện đại".

(7)

Lời tự thuật của nhạc sĩ người Ý nổi tiếng Vedi :

“Năm 20 tuổi, tôi chỉ nói tới tôi.

Năm 30 tuổi, tôi nói tới Tôi và Mozart.

Năm 40 tuổi, tôi nói tới Mozart và tôi

Năm 50 tuổi, tôi chỉ còn nói tới Mozart.

Lời khuyên đầu tiên của chúng tôi: "Các bạn hãy đặc biệt chú ý tới thứ tự từ ngữ (còn gọi là trật tự từ) trong tiếng Việt".

4. BẠN CÓ THỂ KHÔNG CÓ NGỤ Ý GÌ, NHƯNG...

Có người viết về tình cảm của nhà thơ Trần Đăng Khoa với nhà thơ Xuân Diệu như sau:

(8) Hồi nhỏ, Trần Đăng Khoa rất kính trọng nhà thơ Xuân Diệu.

Đọc dòng trên, độc giả sẽ hỏi: "Hồi nhỏ là vậy, còn hiện nay thì sao?" Đã khẳng định hồi nhỏ rất kính trọng thì hiện nay không thể cũng là "rất kính trọng" được nữa, vì rằng trước sau luôn luôn rất kính trọng thì còn thêm trạng ngữ "hồi nhỏ" để làm gì? Do vậy bạn đọc hiểu ngầm "Hồi nhỏ rất kính

Page 9: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

trọng, còn hiện nay thì... khác (nghĩa là không kính trọng nữa)". Ca ngợi như vậy thì bằng mười phụ nhau.

Cũng theo cái khuôn mấu tư duy cho cách hiểu ngầm trên đây, dù bạn có thể không có ngụ ý gì, nhưng những câu sau cũng gây ra những hiểu ngầm tai hại:

(9) Hồi trước, ông ấy liêm khiết lắm.

(10) Mấy năm trước cô ấy xinh lắm cơ mà !

(11) "... thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của chính phủ".

(12) Trong một trường học có ghi khẩu hiệu sau :

"Tôn trọng lẫn nhau, không đánh cãi, chửi nhau ở mọi nơi".

Như vậy, muốn diễn đạt đúng ý nghĩ của mình, trước hết cần tránh viết những câu mơ hồ, những câu có nhiều cách hiểu. Từ đó, việc tìm hiểu quá trình hình thành các loại câu mơ hồ và cách chuyển những câu mơ hồ này thành những câu rõ ràng, những câu chỉ có một cách hiểu, là cần thiết. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương III.

5. CÓ NHỮNG CÂU MƠ HỒ CẦN THIẾT.

Tất nhiên có những trường hợp bạn buộc phải viết mơ hồ để giữ vững được ý kiến của mình nhưng vẫn không xúc phạm tới đối tượng hoặc viết mơ hồ để chơi chữ, để trào lộng, để châm biếm.

Đó là những câu mơ hồ cần thiết. Lúc đó, người viết cần biết tới nghệ thuật tạo câu mơ hồ, những câu muốn hiểu thế nào cũng được. Có mẩu chuyện sau:

Tháng 3. 1954, một nhóm trí thức yêu nước Hà Nội quyết định viết một bản kiến nghị gửi tới chính phủ Pháp yêu cầu điều đình với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa để lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trong bản thảo

Page 10: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

đầu tiên có đoạn "Chính phủ Pháp phải điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh". Có người không tán thành vì viết như thế hóa ra không trung lập, và đề nghị đổi thành "yêu cầu hai bên gặp nhau để...". Nhưng như vậy cũng không ổn. Viết thế hóa ra chỉ có hai bên, còn "Chính phủ Quốc gia" không được đếm xỉa đến. Nhưng cũng không thể viết là "ba bên" (Les trois parties) được. Cho nên "phải một chữ mơ hồ hơn thì mới ổn". Cuối cùng đã tìm ra chữ "các bên" (Les parties), ai muốn hiểu là mấy bên cũng được". Bản kiến nghị viết bằng tiếng Pháp này đã đăng trên tờ Le Monde (Thế giới) của Pháp, ngày 22.4.1954. (HNM, 01.10.1989).

Các chính khách, các nhà ngoại giao rất chú ý tới nghệ thuật dùng những câu mơ hồ.

Lời cuối chương:

Trong bài nói về "Cách viết", Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn:

"Viết rồi thì phải đọc đi đọc lại. Thấy cái gì thừa, chữ nào thừa thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại bốn năm lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại... Cách viết truyền đơn cũng thế, viết báo cũng thế, viết báo cáo, viết gì cũng thế.”

Bạn hãy đọc lại bài viết của mình. Đọc to và đọc bằng con mắt của người khác. Có vậy mới dễ nhận ra những lỗi cần sửa.

BÀI TẬP

1. Vì sao những câu dưới đây không đúng với ý của người viết? Hãy sửa lại cho đúng theo ý nghĩa cần diễn đạt :(1) Hội nghị sinh viên quốc tế chống chế độ phát xít Chi-lê ủng hộ Việt

Nam.(2) Ăng-gô-la thực hiện chính sách không liên kết và hợp tác với các

nước xã hội chủ nghĩa.

Page 11: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(3) Các thầy, các cô nên cố gắng thực hiện việc "trồng người" xã hội chủ nghĩa vì lợi ích trăm năm của Bác Hồ.

2. Hãy phàn tích chỗ sai trong câu (4) rồi sửa lại:(4) Sau 15 ngày gây án, công an đã bắt được Trần Châu.Gợi ý giải đáp: Câu 4 này sẽ bị hiểu thành "công an là kẻ gây án".Có những cách sửa khác nhau như sau:(5a) Sau 15 ngày Trần Châu gây án, công an đã bắt được hắn.(5b) Công an đã bắt được Trần Châu sau 15 ngày hắn gây án.(5c) Sau 15 ngày gây án, Trần Châu đã bị công an bắt.(5d) Trần Châu đã bị công an bắt sau 15 ngày gây án.(5e) Trần Châu, sau 15 ngày gây án, đã bị công an bắt.(5g) Sau 15 ngày phá án, công an đã bắt được Trần Châu.Nếu muốn nhấn mạnh tới đặc điểm công an đã hoàn thành nhiêm vụ

một cách nhanh chóng thì nên chọn các cách diễn đạt 5g hoặc 5b.3. Vì sao không nên viết như câu sau đây :

(6) "Bên hành lang phòng họp kì họp thứ 9 của Quốc hội khóa 9, giám đốc Nguyễn Hữu Khương cho phóng viên Tuổi Trẻ biết ông đang chỉ đạo gấp rút kết thúc điều tra về những tiêu cực của các nhân vật "ném tiền qua cửa sổ" mà Tuổi Trẻ đã nêu, đặc biệt là vụ án giám đốc Tamexco Phạm Huy Phước theo yêu cầu của Thủ tướng."

Gợi ý : a) "Kết thúc" hay "hoàn thành" ?b) Nếu Thủ tướng không yêu cầu thì có gấp rút hoàn thành điều tra hay

không?4. a) Câu 7 dưới đây cần sửa lại. Vì sao?

(7) Thấm thoát thời gian trôi qua đã một năm rồi.b) Trong ba cách sửa dưới đây,anh / chị chọn cách nào? Vì sao?(8a) Thấm thoát đã một năm trôi qua rồi.(8b) Thấm thoát đã một năm rồi.(8c) Đã một năm trôi qua rồi.

Page 12: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Gợi ý: "Thấm thoát" có nghĩa là "chợt nhận ra rằng thời gian trôi qua nhanh". Như vậy, câu 8a vẫn còn dư; còn câu 8c lại không chuyển được ý "chợt nhận ra rằng..."

5. Những câu nào dưới đây đồng nghĩa với câu 10 ? (= cùng diễn đạt một nội dung như câu 10)(9a) Họ rất thích những giờ học marketing vì chúng bổ ích và hấp dấn.(9b) Họ rất thích những giờ học marketing. Chúng bổ ích và hấp dẫn.(9c) Họ rất thích những giờ học marketing này. Chúng bổ ích và hấp

dẫn.(9d) Họ rất thích giờ học marketing. Chúng bổ ích và hấp dẫn.(9e) Học marketing bổ ích và hấp dẫn nên họ rất thích những giờ này.(9g) Họ rất thích những giờ học marketing này vì chúng bổ ích và hấp

dẫn.(10) Họ rất thích những giờ học marketing bổ ích và hấp dẫn này.Gợi ý: Từ này trong câu 10 làm chúng ta hiểu rằng câu 10 nói về những

giờ học marketing cụ thể (của một giáo viên cụ thể ở một lớp học cụ thể...). Do vậy, chỉ có 9c và 9g đồng nghĩa với 10.

6. Chuỗi câu dưới đây sai ở chỗ nào?(11) Chúng tôi mới sưu tầm được bản gốc bài viết [...]. So với bản

đăng trên báo Nhân Dân, ta thấy có nhiều chữ đã được sửa lại.(SGGP, 02.9.1996, tr.4)

7. Nhà ngoại giao dùng từ ngữ mơ hồ:"Chiều ngày 26 tháng 2 năm 1946, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung

Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu đã kí "Phương án cơ bản về việc biên chế lại quân đội và thống nhất biến chế bộ đội Trung Cộng thành Quốc quân" [...]. Tưởng Giới Thạch biết rằng, chữ "Quốc quân" là quân đội của quốc gia, chứ không phải (quân đội) của Quốc dân Đảng và do đó ông đã kiên quyết phản đối, kí thì kí, còn tấn công cứ vẫn tấn công ...".

(Trích Kiến thức ngày nay, số 195)

Page 13: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

CHƯƠNG II: CÂU SAI1. THẾ NÀO LÀ MỘT CÂU SAI?

Một văn bản chuẩn trước hết phải gồm những câu đúng tiếng Việt. Đáng tiếc là hiện nay chúng ta gặp quá nhiều câu không chuẩn trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trên các giấy tờ giao dịch, trên các văn bản hành chính - công vụ. Một số ví dụ:

(1) Cái vòng lẩn quẩn tại Thái Lan.

(2) Lần ấy có một sinh viên đến nhờ nhà toán học Nga Lôbasepxki giải hộ bài toán hắc búa của chương trình đại học, thì thấy ông đang... làm bếp.

(3) Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

(4) “Tình hình sản xuất kinh doanh của liên hiệp Hàng hải" qua phân tích của đoàn thanh tra nhận thấy: [...]

(5) Tòa án tối cao xử nguyên văn: "Đến khi nào ông Quang được chính quyền các cấp cho phép mở ngõ đi sang ngõ 245 Hoàng Văn Thụ và kiến nghị phòng Quản lí nhà đất và ủy ban nhân dân các cấp cho phép ông Quang mở ngõ đi sang ngõ 245 Hoàng Văn Thụ để hủy bỏ, còn các phần khác án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật" (bản án số 83).

Có một tờ báo xuất bản bằng tiếng Pháp, trong số Tết Bính Tí đã viết:

(6) "Nghi Tam, village natal de Mme Doan Thị Diem, poète de renom du 18e siècle" (Dịch: Nghi Tàm, quê hương của bà Đoàn Thị Điểm, thị nhân nổi tiếng thế kỉ XVIII).

Những câu trên đây không đúng với những chuẩn mực được quy định trong tiếng Việt nên chúng là những câu sai.

Câu 1 đã sai chính tả (luẩn quẩn -> lẩn quẩn); câu 2 sai từ vựng (hóc búa -> hắc búa); câu 3 sai lôgích (ngược thứ tự hai hành động "nằm" và "úp": chỉ sau khi nằm mới úp nón lên mặt rồi ngủ); câu 4 sai ngữ pháp (dư từ "của"

Page 14: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

thứ hai, thiếu dấu phẩy sau từ "Hàng hải"); câu 5, như chúng ta sẽ thấy, sai về nhiều phương diện. Câu 6 sai về tri thức. Chữ tác nhớ thành chữ tộ. Vì bà Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) sinh ở làng Giai Phạm, sau đổi là Hiến Phạm, huyện Văn Giang, Hải Hưng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Chắc báo lầm với nữ sĩ khác chính gốc Nghi Tàm, có nhiều bài thơ Đường luật bất hủ. Đó là Bà Huyện Thanh Quan.

2. NHỮNG LOẠI CÂU SAI

Trong mục này, chúng ta giới thiệu chi tiết hơn về những loại câu sai.

2.1. Sai chính tả. Đó là những cách viết các từ không đúng với quy định về phụ âm đầu, về vần, về thanh điêu hoặc cách bỏ dấu thanh điệu. Những lỗi viết sai quy cách viết tên riêng như tên người, tên đất, tên tổ chức... cũng thuộc loại này. (Về vấn đề này, xem chương IV).

2.2. Sai từ ngữ. Ví dụ

(a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống luôn một cú đá vào bụng ông Hoạt

(b) Từ đó người ta thấy tính chất nghiêm trọng của việc nghiên cứu tìm cách thay thế máu khi phải mổ xẻ, bằng những thế chất nhân tạo.

(c) Năm nay 61 tuổi [...] ông vẫn mặc bộ đồ xanh công nhân, chiếc bảng tên nhỏ đeo trước ngực, đôi bàn tay nhỏ và mái tóc sửa soạn bạc trắng.

(d) Chị cắm cúi sàng gạo. Cái nia lắc đều làm đám gạo chạy vòng quanh, tròn vo, tụ lại bên trên một nhúm thóc vàng ươm.

Những câu trên đây sai về từ ngữ, vì rằng để chữa những câu này chỉ cần thay những từ, cụm từ dùng sai bằng những từ, cụm từ thích hợp. Chẳng hạn, ở câu b thay vì "tính chất nghiêm trọng" ta dùng "tầm quan trọng" ngoài ra, ở câu này còn dư từ “thế”. Phần cuối của câu này có thể sửa lại như sau: "... việc nghiên cứu tìm những thế chất nhân tạo cho máu khi phải mổ xẻ.". Ở câu c, từ "sửa soạn” làm chúng ta nghĩ tới có sự chủ động chuẩn bị

Page 15: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

của con người, vậy nên thay nó bằng từ "sắp". Ở câu d đã sai từ nia. Người ta dùng sàng để sàng gạo. Và "lọt sàng xuống nia" kia mà! Sao lại "cái nia lắc đều"? Vậy nếu thay từ nia bằng từ sàng là câu d thành đúng.

đ) Hỗ trợ kiến thức mới cho nữ sinh viên.

(e) Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ.

Hỗ trợ, tương trợ: giúp nhau; hỗ một từ gốc Hán (trong tương hỗ, hỗ tương) có nghĩa là lẫn nhau. Khi việc giúp đỡ chỉ diễn ra một phía đối với một phía khác thì dùng "hỗ trợ' là sai; cần thay bằng giúp (đỡ).

Có bạn nghĩ rằng câu a trên đây không sai, vì "tống" là một từ gốc Hán, ở dó có thể dùng cả tay lẫn chân để "tống".

Những lỗi liên quan tới từ Hán Việt

Về vấn đề này, trước hết chúng tôi muốn lưu ý như sau: Trong tiếng Việt, có hàng loạt từ gốc Hán mà nghĩa và cách dùng không còn giữ nguyên như ở tiếng Hán, thậm chí đã khác rất nhiêu. Chẳng hạn từ "khốn nạn" trong tiếng Hán có nghĩa là "khó khăn", nhưng trong tiếng Việt hiện nay, nó có nghĩa là "khốn khổ đến mức thảm hại", hoặc là tính cách "hèn mạt, đáng khinh, không còn tính người". Trong tiếng Việt hiện nay, từ "tống" có nghĩa là "đánh mạnh, đánh thắng" trực tiếp bằng nắm tay, hoặc thông qua một vật cầm tay, chứ dùng chân thì không thể gọi là tống.

Ví dụ khác:

Tiêu phí và tiêu thụ là những từ Hán Việt, nhưng người Trung Quốc dùng những từ này có phần khác với người Việt. Với người Trung Quốc, thuật ngữ tiêu phí đồng nghĩa với thuật ngữ tiêu dùng của người Việt. Trong khi người Việt nói "hàng tiêu dùng", "người tiêu dùng", "thành phố tiêu dùng"... thì người Trung Quốc nói "hàng tiêu phí", "người tiêu phí", "thành phố tỉêu phí"... Cũng vậy, "hợp tác xã tiêu phí" là hợp tác xã mua hàng tiêu dùng về bán lại cho xã viên. Trong tiếng Việt, từ tiêu phí được dùng theo nghĩa chi

Page 16: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

tiêu và phí tổn vô ích. Ví dụ: “Công trình này xây xong rồi không dùng được. Chúng ta đã tiêu phí vào đó cả tỉ đồng".

Trong từ "tiêu thụ" thì "tiêu" (thuộc bộ kim) lại có một nghĩa là "bán" và có một nghĩa của từ "thụ" cũng là "bán". Người Trung Quốc gọi quầy bán vé là "thụ phiếu sở", hiệu bán hàng là "thụ hóa điếm". Do vậy, trong tiếng Hán, "tiêu thụ" là một từ ghép hai yếu tố đồng nghĩa và có nghĩa là bán ra, bán đi. Trong tiếng Việt, ngoài nghĩa trên, "tiêu thụ" còn được dùng với nghĩa là "dùng dần dần hết vào việc gì", như: "xe tiêu thụ nhiều xăng", "tiêu thụ nhiều năng lượng"... Như vậy, chúng ta nói: "Loại xe ấy tiêu hao nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người tiêu dùng nên rất khó tiêu thụ. Không ai dại gì tiêu phí vào đó một món tiền lớn".

Những từ đồng âm gây ra sự hiểu lầm nghĩa

Ví dụ: Từ yếu gốc Hán Việt có nghĩa là "quan trọng" (như: yếu địa; yếu lĩnh; cần yếu; cốt yếu; thứ yếu; trích yếu...), nghĩa này khác hẳn nghĩa của từ yếu thuần Việt. Do vậy mà nghĩa của những cặp từ sau đây hoàn toàn khác nhau: yếu nhân / bệnh nhân; yếu điểm / nhược điểm...

Trong cấu tạo từ Hán Việt, yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước. Điều này trái ngược với cách cấu tạo từ theo ngữ pháp tiếng Việt. Ví dụ: Yếu tố năng, trong vật lí, có nghĩa là năng lượng. Như: điện năng; nhiệt năng; quang năng; hóa năng... Theo cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt, những cụm từ trên có thể được viết lại là: năng lượng điện, năng lượng nhiệt; nâng lượng ánh sáng; năng lượng hóa học... Tương tự: dân số / số dân; đa số / số đông ... Chú ý tới điều này, chúng ta sẽ dễ dàng phân biệt được nghĩa của nhiều từ ngữ và tránh được những hiểu lầm đáng tiếc. Ví dụ : công nhân / nhân công; nhân văn / văn nhân; nhân tình / tình nhân; quốc chính / chính quốc...

Một con đường hình thành lỗi từ vựng

Quan sát các ví dụ:

Page 17: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(g) Bên phải, cách một rãnh nước thải là túp lều của một gia đình, chồng đạp xích lô, vợ mua gom chai chè và một lũ con nhỏ.

Câu này sai vì người Hà Nội nghe nhầm: ve chai -> chè chai -> chai chè

(h) Tỉnh ủy đưa 50 con bò về giúp hợp tác xã chỉ đạo sản xuất vụ mùa" (dẫn theo NB và CL, 9.1993).

Thực ra câu trên đây phải là “... 50 cán bộ...". Vì sao lại có hiện tượng sai như trên đây ? Bởi vì "con bò" có dạng chữ khá gần với "cán bộ".

Trong bài viết của học sinh chúng ta gặp nhan nhản các trường hợp lầm lẫn hài hước: "Tiểu thuyết Bão biển của Chu Văn Tấn thật là sinh động", "Anh Phan Đình Phùng đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai", "Anh hùng không quân Nguyễn Tuần đã bắn rơi B52", "Kiều Nguyệt Nga đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử"...

Vì sao có hiện tượng các em chỉ nhắc đúng một bộ phận tên còn một bộ phận khác lại nhớ sai? Đây là một lỗi sai rất phổ biến về từ vựng: Nhớ mang máng từ nhưng không hiểu rõ rồi dùng chệch theo một từ quen dùng khác.

Bản chất vấn đề như sau:

Còn nhiều từ người học chưa hiểu nghĩa, và còn rất nhiều từ gần nghĩa nhưng người học không phân biệt được những khác nhau tinh tế trong các sắc thái nghĩa của chúng. Có những từ ta mới thoáng gặp, thoáng nghe một đôi lần, chỉ nhớ mang máng về âm và nghĩa, thành thử nhiều khi định diễn đạt nghĩa này lại hóa ra nghĩa kia vì mình đã dùng chệch sang một từ quen thuộc gần âm với từ định dùng. Kiểu như: quay lại -> quanh lại; rặng cây -> dạng cây; gôn (đá bóng) -> gôm...

Kiểu sai này hay xảy ra ở những từ song tiết trong đó người học nhớ đúng một âm tiết, còn âm tiết kia thì nhớ chệch đi. Và đặc biệt hay xảy ra

Page 18: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

trong trường hợp khi nhớ chệch vẫn được một từ song tiết có nghĩa: tinh túy -> tinh tú; ưu đãi - chiêu đãi; đấu trí -> đấu xảo; đàm phán -> đàm đạo; huy hiệu -> danh hiệu; cây bạch đàn -> cây bạch đằng; mĩ lệ -> mĩ nghệ; hì hục -> kì cục; đồng tính -> đồng tình; tham nhũng -> tham nhũn...

Cũng có thể người viết hiểu nghĩa từng tiếng trong một từ song tiết nào đó, nhưng cả từ song tiết đó thì lại hiểu lờ mờ, hoặc cả từ thì hiểu nghĩa nhưng từng thành phần thì không hiểu tường tận, lúc đó dễ xảy ra tình trạng "râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Khi gặp từ “cát cứ” chúng ta có thể hiểu nghĩa đại thể là ”chia cắt một vùng đất mà chiếm giữ độc lập”, nhưng không biết rằng cát là một từ Hán Việt có nghĩa là "chia cắt”, lúc đó dễ có khuynh hướng chuyển từ Hán Việt sang thuần Việt quen thuộc mà ai cũng biết: cát (cứ) cắt (cứ), như "Tình trạng quản lí phân tán "cắt cứ” dẫn đến lãng phí cơ sở vật chất không nhỏ" (ND). Cách dùng này không đúng, nhưng lại khuôn theo một lối cấu tạo từ rất hay gặp trong tiếng Việt, chính vì vậy dễ được nhiều người (không hiểu cặn kẽ từ ngữ đó) chấp nhận và lâu dần sẽ thành quen rồi được xã hội coi là ... đúng, là chuẩn mực như : phá hoại -> phá hại; trú sở -> trụ sở; sáp nhập -> sát nhập; hợp chúng quốc -> hợp chủng quốc; hóc búa -> hốc búa; thống kế -> thống kê, chúng cư -> chung cư; đi tham quan -> đi thăm quan.

Kiểu sai này cũng rất hay gặp nếu cái nghĩa sai lại thường gặp và có vẻ "có lí" hơn:

- "Maurice là một gã đồng tình luyến ái đã từng giao du với giới đàn ông mãi dâm". Lẽ ra: đồng tính luyến ái.

- "Nhưng rồi đến lúc cái kim ẩn đầu đó trong bọc sẽ lòi ra". Lẽ ra: đâu đó- "Trương Vĩnh Ký là người đọc và nói giỏi 15 thứ sinh ngữ, từ ngữ của

phương Tây". Lẽ ra: tử ngữ.

Page 19: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Dấu vết của lối sai do nhớ mang máng này còn để lại đặc biệt nhiều và đậm dấu ấn trên những thành ngữ và tục ngữ, đến nỗi có trường hợp phải chấp nhận cả hai biến thể, khó xác định đâu là tục ngữ gốc, đâu là phái sinh:

- Bát bể đánh con sao lành- Bát bể đánh con sao đành

Cần cố gắng nói đúng ngay từ đầu. Không nên để xảy ra tình trạng biến câu sai thành câu đúng. Tuy nhiên một khi một lối nói sai nào đó đã được dùng quá nhiều và xã hội chấp nhận thì nên coi chúng ít nhất cũng là một biến thể của một điều chuẩn mực...

Đặc biệt cần học nói đúng, hiểu đúng thành ngữ, tục ngữ ngay từ đầu, vì những loại lỗi này ngày càng nhiều ở lớp trẻ, kể cả những người cầm bút đã có tên tuổi.

Có học sinh khi bình bài thơ Ngói mới đã viết "Trong những năm khôi phục kinh tế, mới có ít ngày thôi mà trên đất nước ta đã thay lòng đổi dạ, những mái nhà rạ cứ lùi dần cho ngói mới".

Tuy viết đúng nhưng lại hiểu sai nghĩa tục ngữ. Kết quả là học sinh đã dùng một tục ngữ phản lại ý mình. Phải chăng vì mái rạ thay bằng mái ngói mà các em viết thành thay lòng đổi dạ?

Và đây là lỗi của cây bút viết truyện ngắn :

- Kể làm như vậy cũng hơi tận tình nhân ngãi đó ..." (VN, 30.7.1977) (cạn tình nhân nghĩa/tận tình nhân nghĩa).

- "Thế gian đã có câu rồi: "Đi buôn có bạn, đi bán có thuyền" (CVNTL, 173) (đi bán có phường lái bán có thuyền).

2.3. Những câu sai ngữ pháp. Tất cả những câu do lỗi về dùng thừa từ, thiếu từ mà làm thay đổi cấu trúc câu, hoặc những câu mắc lỗi do dùng sai từ nối, dùng sai trật tự từ... đều được gọi là sai ngữ pháp. Ví dụ:

Page 20: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(a) Quyết hi sinh cho sự nghiệp để giải phóng đất nước, (câu cụt, thiếu chủ ngữ).

(b) Tình cảm của Bác đối với non sông đất nước, (câu cụt, thiếu vị ngữ).

(c) Trong xã hội cũ, cái xã hội làm cho con người chỉ biết sống về mình, (câu cụt, mới có trạng ngữ).

(d) Như vậy cần có biện pháp ngăn chặn nạn nói thách, cũng là một cách lừa đảo người mua đó thôi.

Câu này có thể gây hiểu lầm: biện pháp ngăn chặn ... cũng là một cách lừa đảo ...

Chữa lại: Thay "lừa đảo" bằng "bảo vệ".

(e) ... Xây dựng bia "chiến thắng trận đánh vào sân bay Trà Vinh".

Câu này sai về thứ tự. Phải là: trận đánh chiến thắng...

2.4. Sai lôgích

Thói quen không chú ý tới bản chất lôgích của mối liên hệ giữa các từ ngữ tạo ra những câu vô nghĩa về lôgích, như:

(a) Thủ tướng nhấn mạnh: "Chúng ta đang chống diễn biến hòa bình từ bên ngoài. Nhưng nếu ở bên trong chúng ta không chống tham nhũng thì việc chống diễn biến hòa bình cũng không có kết quả".

Thế nào là "chống diễn biến hòa bình"? Hơn nữa, "diễn biến hòa bình từ bên ngoài" nghĩa là gì?

(b) Tất cả các loại xà phòng đều làm khô da của bạn. Riêng LUX làm cho da của bạn trắng trẻo mịn màng.

Câu này làm ta có thể hiểu: LUX không phải là xà phòng. Muốn cho chặt chẽ cần thêm "khác" vào sau từ xà phòng: Tất cả các loại xà phòng khác...

Page 21: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(c) Ngày 25.8.1992, 20.000 cô dâu chú rể làm đám cưới tập thể, đã phá kỉ lục năm 1986: cử hành đám cưới cho 12.000 cặp.

20.000 là 10.000 cặp. Như vậy ít hơn 12.000 cặp chứ!

Tương tự, lối nói văn hóa tốc độ cũng phạm một sai lầm lôgích và không hợp với chuẩn mực tiếng Viêt về phương diện ý nghĩa.

Bạn hãy thử dịch ra một thứ tiếng nước ngoài nào đó các câu liên quan tới từ tốc độ ở mấy bài về "văn hóa tốc độ" trong một tờ báo: "Nhịp sống của thành phố các ông lúc nào cũng tốc độ"; "Tốc độ lên"; "Thời đại chúng tôi là thời đại tốc độ”; "Bản thân thông tin đã là tốc độ"; "Rock tốc độ"; "Tốc độ là hiển nhiên" ; "Tôi từng bị choáng vì tốc độ"; "Chúng tôi cần sống tốc độ"; "Thanh niên chạy theo tốc độ bằng sự đua đòi”; "đang xuất hiện một nhịp tốc độ"...

Nếu dịch từ "tốc độ" trong các câu trên đây theo nghĩa đen sẽ được những câu mà người nước ngoài không thể hiểu được nếu không muốn nói là họ sẽ chê bạn có những lối nói vô nghĩa, tùy tiện, thiếu lôgích.

Tất nhiên, có thể hiểu ngầm ý nghĩa của từ "tốc độ" trong từng câu nói cụ thể trên. Khi đó, muốn dịch đúng ý nghĩa của mỗi câu, phải thay từ "tốc độ" bằng một từ khác hoặc thêm vào nó một tính từ nữa: Tốc độ lên! = Nhanh lên!, Gấp lên! Choáng vì tốc độ = Choáng vì tốc độ nhanh; đang xuất hiện một nhịp tốc độ = đang xuất hiện một nhịp sống (với) tốc độ nhanh... Như vậy cần đặt từ tốc độ vào trong ngoặc kép: văn hóa "tốc độ".

Trong ngôn ngữ có quy luật về sự hình thành từ ngữ như sau: Có những cái đúng của ngày hôm nay được hình thành từ những cái sai của ngày hôm qua. Hiện nay chúng ta đã có quá nhiều những từ ngữ được, xã hội sử dụng nhưng xét cho cùng là vô nghĩa, không có lí : "Nhà em hoàn cảnh lắm" ; "Công ti này đang có vấn đề"; "Cơ quan này còn nhiều tồn tại cần giải quyết"; "xe phân khối lớn..." (Loại "xe có dung tích xi lanh tính theo phân khối được coi là lớn" đã được rút gọn thành "xe phân khối lớn". Giá như rút

Page 22: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

gọn thành "xe dung tích lớn" nghe còn hợp lí hơn). Một từ nào đó một khi đã được xã hội dùng sai một cách phổ biến, đã thành thói quen thì hầu như không sửa lại được nữa.

Những cách nói tùy tiện về phương diện lôgích đang làm tiếng Việt vẩn đục đi. Nó còn gây ra thói quen tư duy tùy tiện, đại khái, lộn xộn và thiếu chính xác. Khi nói, thích tạo ra những từ ngữ lạ tai, nghe kêu rổn rảng, dài nhưng rỗng. Khi nghe thì tiếp nhận dễ dãi và bị xơ cứng trong phản ứng trước những lối nói vô nghĩa.

Trong tranh luận, thường gặp những lập luận sai lầm về mặt lôgích, nhất là khi phủ định, bác bỏ ý kiến người khác. Ví dụ:

Một người cho rằng dùng "chiếc rốn" là sai, đã lập luận như sau:

(A) Để chỉ những bộ phận bên ngoài cũng như bên trong thân thể của người và động vật người ta không dùng mạo từ "chiếc".

Người kia chất vấn "Sao lại vũ đoán thế ?". Và bác bỏ bằng cách đưa ra lí lẽ sau:

(B) Và có phải "rốn" là nhất thiết phải đi với "cái" đâu? Người ta có thể viết "núm rốn”, "lỗ rốn", thậm chí cả "dùm rốn lồi quả quít" nữa kia.

Người thứ nhất nói ràng không dùng "chiếc rốn" chứ có nói rằng không dùng "núm rốn", "lỗ rốn" đâu! Hai phán đoán "Không A" và "B" không hề phủ định lẫn nhau. Vậy thì, lập luận (B) của người thứ hai là sự bác bỏ một cách không có căn cứ lôgích nên không có sức thuyết phục.

Lại có những câu có vẻ "sai lôgích" nhưng thật ra không sai. Người ta cố tình nói sai để nhấn mạnh một điều gì đó. Ví dụ:

"Đó là một khởi đầu rực rỡ. Hiên giờ mọi việc diễn ra vô cùng thuận lợi, như đồng nghiệp của tôi - Malcolm Forbes — nói, cần làm việc 25 giờ/ngày để đạt tới đỉnh cao".

Page 23: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

2.5. Sai phong cách

(a) "Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên, [...]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ".

Theo lối gọi trong truyện đồng thoại, người ta có thể dùng từ chú để biểu hiện tình cảm tốt, kể cả với những con vật to lớn và đáng sợ, như chú voi, chú gấu, chú trăn... Nhưng với một con hổ đang tấn công mình, định xé xác mình thì không thể "chú hổ" được.

(b) “Ngoài ra, chúng tôi còn quy định một chế độ ăn uống nghiêm ngặt nhằm giúp anh ta giảm từ 85kg xuống 75kg. Thế là phải từ giã những buổi tiệc mà mỗi thực khách ăn trung bình 1kg thịt thôi".

Câu trên đã dùng sai từ "thôi". Trong tiếng Việt, người nói dùng từ "thôi" để biểu hiện sự đánh giá của mình về một hiện tượng, một sự kiện được coi là ở mức độ ít. Nhưng không thể coi 1 kg thịt cho một bữa ăn là ít. Vì vậy mà với ý định viết một câu nghiêm chỉnh, người viết đã tạo ra một câu mang sắc thái châm biếm.

(c) Truyện "Tứ quái TKKG", Stetan Wolf, Nxb Kim Đồng, đã dùng những từ không thích hợp với việc giáo dục trẻ em : "chôm" (= lấy), "xực" (= ăn), "đực rựa" (= bạn trai nhỏ), cha mẹ dùng "biến rồi" để chỉ đứa con không có nhà... (GD và TĐ, 02.6.95)

2.6. Sai trong liên kết câu

Xét câu: (a) Cách đây 3 năm đứa con trai độc nhất của chị lại lên học trường cấp 3 ở huyện, còn lại một người mẹ ở 3 gian nhà gạch trống trải, hiu quạnh.

Trong câu trên, người viết đang nói về ai? Đang nói về người mẹ hay về đứa con? Trong phần trên, cụm của chị đã thông báo là đang nói về chị, nhưng ở phần dưới lại dùng một cụm từ không xác định một người mẹ, vì thế nó không thể thay thế cho chị, nghĩa là chị và một người mẹ không cùng

Page 24: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

một chiếu vật. Cho nên, nếu muốn nói về người mẹ thì trong câu trên, phải thay "còn lại một người mẹ" bằng "còn lại mình chị". Còn như muốn nói về người con trai, thì cần bỏ đi cụm của chị ở phần đầu, và ở phần sau, nên viết là "để lại một người mẹ".

Không nên quy loại câu sai trên đây vào loại sai ngữ pháp hoặc từ vựng, vì như thế chỉ là nói chung chung không trỏ ra được bản chất của vấn đề, và không giúp ích gì thêm cho việc chữa câu sai.

3. PHÂN TÍCH CÂU SAI THẾ NÀO?

3.1. Có nhiều cách nhìn nhận một hiện tượng sai

Lâu nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà giáo thường có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về cùng một hiện tượng sai. Từ đó tất yếu dẫn tới những cách chữa khác nhau cho cùng một câu sai. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến tình hình nói sai, viết sai chẳng những không thuyên giảm mà còn ngày càng phổ biến và trầm trọng hơn.

Xin lấy một câu sai ngữ pháp làm ví dụ:

(6a) Trong toàn bộ Truyện Kiều của ông đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.

Theo cách phân tích của Bùi Minh Toán và Nguyễn Xuân Khoa 1975 (*) thì câu này thiếu chủ ngữ. Trong khi đó, Nguyễn Mai Hồng 1975 lại coi câu trên đây sai do "nắm vững cách dùng quan hệ từ"; ở câu đó học sinh đã dùng thừa từ trong, hoặc nếu coi từ trong đã dùng đúng thì câu 6 lại thừa từ của. Trong kiểu câu này thì Vương Thịnh 1977 lại phân tích rằng câu đó sai vì người viết không biết dùng trạng ngữ, lẫn phần phụ với phần chủ ngữ. Những cách phân tích ấy dẫn đến, những cách chữa câu khác nhau và cách chữa nào cũng đúng. Nếu coi đây là câu thiếu chủ ngữ thì chúng ta sẽ chữa bằng cách thêm chủ ngữ "Nguyễn Du" vào đầu câu 6 hoặc vào sau trạng ngữ:

Page 25: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(6b) Nguyễn Du trong toàn bộ Truyện Kiều của ông, đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.

(6c) Trong toàn bộ Truyện Kiều của ông, Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.

Cũng có thể làm xuất hiện chủ ngữ bằng cách chuyển câu 6a sang dạng bị động:

(6d) Trong toàn bộ Truyện Kiều của ông, xã hội phong kiến thối nát đã được miêu tả một cách sâu sắc.

Nếu coi là không biết dùng từ kèm, chúng ta chỉ việc bỏ đi từ trong hoặc từ của:

(6e) Toàn bộ Truyện Kiểu của ông đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.

(6g) Trong toàn bộ Truyện Kiểu, ông đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.

Những cách chữa như vậy không gắn với quá trình tạo câu, không chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới các lỗi, các câu sai. Chữa như thế, chúng ta mới chỉ thể hiện được việc phân tích chỗ sai như thế nào trong mỗi câu mà thôi. Những cách chữa cụ thể cho từng câu sai thì đúng, nhưng chưa hình thành được một phương pháp khái quát, có hiệu lực để chữa câu sai.

3.2. Nguyên nhân dẫn tới các câu sai

Có hiểu rõ nguồn gốc của một câu sai mới có thể tìm được những cách chữa sai có hiệu quả đối với người viết. Chúng ta xét một câu sai về “tư duy lôgích":

(7a) Công tác huấn luyện thể dục thể thao trong thanh thiếu niên nói chung - trong bóng đá nói riêng - đã được tiến hành ở nhiều địa phương. (HLC, 3).

Page 26: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Nói rằng câu này sai nghiêm trọng về lôgích, về tư duy, "bóng đá sao lại là một bộ phận của thanh thiếu niên?", người viết sẽ không cãi được, nhưng tác giả vẫn bị oan, vì chắc chắn không nghĩ vậy. Chúng ta thử tìm nguyên nhân tâm lí của hiện tượng sai này. Người viết câu trên chắc chắn hiểu rằng:

- Bóng đá là một môn thể thao. Vậy huấn luyện bóng đá là một bộ phận của công việc huấn luyện thể thao.

- Thanh niên là một tầng lớp người.

Tác giả đã thể hiện đồng thời hai ý này trong một câu và lấy ý thứ nhất làm thông báo chủ yếu: "công tác huấn luyện thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng đã ...". Ý thứ hai được đưa vào nhờ giới từ trong: "... huấn luyên thể dục thể thao trong thanh thiếu niên..." Chỉ sơ ý đặt cụm "trong thanh thiếu niên" trước từ “nói chung” lập tức dẫn tới sự sai lầm nghiêm trọng về lôgích.

Vậy chữa câu trên thế nào mà vẫn giữ được ý của tác giả? Cần tập trung vào trạng ngữ "trong thanh thiếu niên" là bộ phận trực tiếp gây ra chỗ sai của câu 7a. Có những cách diễn đạt tương đương nào về một trạng ngữ ? Nó có thể đứng ở vị trí đầu, vị trí giữa hoặc vị trí cuối của cụm chủ vị. Trong câu 7a đã có trạng ngữ "ở nhiều địa phương" đứng ở cuối cùng, vì thế có hai cách chữa câu 7a:

(7b) Trong thanh thiếu niên, công tác huấn luyện thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng đã được tiến hành ở nhiều địa phương

(7c) Công tác huấn luyện thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, trong thanh thiếu niên, đã được tiến hành ở nhiều địa phương.

Nếu chúng ta chuyển trạng ngữ địa điểm "ở nhiều địa phương" lên đầu câu thì "trong thanh thiếu niên" lại có thể nhận vị trí cuối. Nghĩa là ta có cách chữa khác:

Page 27: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(7d) Ở nhiều địa phương, công tác huấn luyện thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng đã được tiến hành trong thanh thiếu niên.

Qua những cách chữa này, chúng ta còn nhấn mạnh được đặc điểm ngữ pháp của trạng ngữ.

Trong những câu sai do nguyên nhân tâm lí, có những câu sai do quên từ khi viết những câu quá dài.

Lại có những trường hợp người viết không lường trước được những đòi hỏi về sự phù hợp giữa các từ đã xuất hiện với những từ tất yếu sẽ xuất hiện sau đó. Nghĩa là, khi dùng một từ A, người viết không lường trước được là nếu dùng từ B tiếp theo thì ắt phải dùng từ C kèm theo nữa, nhưng A và C lại không tương hợp với nhau. Ví dụ;

(8) Trong kia các bàn ghế đá nghe thấy tiếng chúng em đã ra hiệu cho nhau im lặng.

Chỉ cần bỏ từ đã thứ nhất là câu 8 trở thành đúng. Vì sao vậy? Câu hỏi này chưa được trả lời ở đây, nhưng chúng ta lưu ý tới hiện tượng sau: Nếu đứng riêng thì bộ phận đầu của câu 8 (có chứa từ đã) vẫn đúng: "Trong kia các bàn ghế đã nghe thấy tiếng chúng em...". Thế nghĩa là, khi dùng từ đã thứ nhất người viết không thấy trước được phần sau của câu này, cũng đòi hỏi từ đã, nhưng nếu không có các từ nối thích hợp đi kèm thì hai từ đã này lại không thể đứng cùng trong một câu, như câu 8. Sang mục sau chúng ta sẽ trở lại ví dụ này.

(9) Các sinh viên nước ngoài trong năm học đầu tiên đều được một bạn Liên Xô (1) đến giúp đỡ.

Ở câu này, khi dùng từ các để trỏ tổng thể, người viết không lường trước được cặp hô ứng mỗi - một cũng trỏ quan hệ tổng thể. Đó là từng phần tử thuộc tập hợp này có sự tương ứng với từng phần tử thuộc một tập hợp khác. Để chữa câu đó chỉ cần thay các bằng mỗi.

Page 28: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

4. CHỮA CÂU SAI NGỮ PHÁP NHƯ THẾ NÀO?

Có những câu sai có thể quy vào nhiều kiểu khác nhau, và do đó dẫn tới cách chữa khác nhau. Tình trạng này thường xảy ra với những câu sai ngữ pháp. Vấn đề được đặt ra: chữa câu sai thế nào thì sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong việc rèn luyện cách viết đúng?

Những ví dụ về cách phân tích và chữa lỗi trình bày trong các mục trước đã nói lên quan niệm và phương pháp của chúng tôi: Khi chữa câu sai, cần:

a) Cố gắng giữ nguyên ý của người viết. Để hiểu được ý định của người viết, cần phân tích câu sai trong quá trình tạo câu. Hãy tiếp nhận mạch văn của câu như đã bắt đầu viết nó. Vậy, thường thì nên coi phần đầu của một câu đã viết là đúng.

b) Cần chỉ ra được sơ đồ cấu trúc của câu sai.

c) Tìm các sơ đồ cấu trúc câu để diễn đạt nội dung ý định của người viết.

d) Đối chiếu sơ đồ cấu trúc câu sai với các sơ đồ cấu trúc câu đúng, sẽ chỉ ra được những chỗ lệch chuẩn của câu sai và do đó chỉ ra những cách sửa thích hợp.

Để miêu tả sơ đồ cấu trúc của một câu, cần thực hiện hai thao tác:

- Rút gọn các thành phần thứ yếu của câu để đưa nó về dạng thức đơn giản nhất. Nên giữ lại các phụ từ, từ nối. Các câu sai ngữ pháp thường liên quan tới những từnày.

- Đối chiếu câu sai vừa rút gọn với những câu đúng đơn giản nhất liên quan tới những từ mà chúng ta nghĩ rằng sai. Nhờ đó sẽ phát hiện các mối quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa giữa các từ trong câu được xét.

Chúng ta minh họa qua một số ví dụ:

Page 29: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(10) Bác đã nêu tấm gương vĩ đại với tinh thần "Trung với nước, hiếu với dân”.

Hình như câu trên sai ở từ với? Vậy ta rút gọn (10) thành:

(11) Bác đã nêu tấm gương (vĩ đại) với tinh thần đó.

Tới đây có hai cách hiểu về chức năng ngữ pháp của cụm từ "với tinh thần đó.

Hoặc nó làm trạng ngữ của cả câu. Lúc đó, để chữa câu 10 chỉ cần đảo trạng ngữ lên đầu câu:

(11b) Với tinh thần đó, Bác đã nêu tấm gương vĩ đại.

Hoặc nó chỉ đứng trong vị ngữ làm rõ nghĩa cho cụm từ "nêu gương". Lúc này, cần tìm các sơ đồ đơn giản nhất của cụm động từ nêu gương. Để tìm được sơ đồ, chúng ta quan sát các câu đơn giản nhất:

- Ba nêu tấm gương trung thực cho con.- Mẹ nêu gương cho con về sự cần cù.

Như vậy với từ "nêu gương" chúng ta có hai sơ đồ cấu trúc sau:

(IV)

a. Nêu gương gì cho ai.

b. Nêu gương cho ai về gì.

Qua các sơ đồ cấu trúc IV, chúng ta thấy được cách chữa câu 10 thay về cho với:

(11c) Bác đã nêu tấm gương vĩ đại về tinh thần "Trung với nước, hiếu với dân".

Chúng ta xét một lỗi khác về từ với:

(12a) Lòng biết ơn của tác giả với bà mẹ nuôi xưa.

Page 30: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Chữa danh ngữ trên như thế nào ? Các giới từ của và với chỉ dùng để mở rộng từ biết ơn.

Sơ đồ cấu trúc của 12a là: Lòng [biết ơn A]

Sơ đồ cấu trúc của cụm động từ mà phần trung tâm là biết ơn:

(V)

a. Biết ơn ai về gì.

b. Biết ơn đói với ai về gì.

Nếu danh ngữ hóa sơ đồ V và thêm chủ thể cho hành động biết ơn thì có sơ đồ:

(VI)

a. Lòng biết ơn ai của ai về gì.

b. Lòng biết ơn của ai đối vôi ai về gì.

Như vậy, theo sơ đồ VI, chúng ta có hai cách chữa câu 12a.

(12b) Lòng biết ơn bà mẹ nuôi xưa của tác giả. (bỏ từ với)

(12c) Lòng biết ơn của tác giả đối bà mẹ nuôi xưa. (thay với bằng đối với)

Việc rút gọn tìm ra sơ đồ cấu trúc tối giản của câu có vai trò đặc biệt quan trọng khi câu quá dài và lằng nhằng. Ví dụ:

(13a) ở đây thường có các chi nhánh dịch vụ như: tổ máy kéo, cụm thủy nông, cửa hàng vật tư tổng hợp, tổ giống cây, giống con, thực hiện sự liên kết liên doanh phục vụ các hợp tác xá trong mối khu vực, vừa gắn liền lợi ích của các cơ sở dịch vụ với các hợp tác xã, đội sản xuất, tổ, đội chuyên khâu vừa thuận tiện cho việc giao dịch của cơ sở sản xuất và của người lao động. (ND).

Page 31: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Với những câu lòng thòng như trên, cần rút gọn từ từ để gỡ rối dần dần. Trước hết ta thay một số thực từ, cụm thực từ bằng các kí hiệu:

(13b) ở đây thường có các chi nhánh dịch vụ như : A, B, C..., thực hiện D vừa gắn liền lợi ích của G, H... vừa thuận tiện cho I và K.

Phần cuối của câu 13b có hai từ vừa, có sơ đổ "vừa X vừa Y". Vậy rút gọn 13b một bước nữa:

(13c) ở đây (thường) có các chi nhánh dịch vụ như : A, B, C... thực hiện D, vừa X vừa Y.

Trong một câu, cụm "như : A, B, C, ..." là phần so sánh, liệt kê để minh họa. Đó là phần phụ và có thể bỏ đi. Do vậy, 13c thành:

(13d) ở đây có các chi nhánh dịch vụ thực hiện D, vừa X vừa Y.

Câu cuối cùng này đúng. Do vậy chỗ sai của 13c chính ở cụm từ vừa bỏ đi: "như : A, B, C,...". Thật vậy, dấu hai chấm đứng sau từ như làm cho toàn bộ phần đứng sau đó chỉ có chức nàng của những yếu tố liệt kê. Tới đây, để chữa câu 13a ta có hai cách:

Vẫn giữ nguyên dấu hai chấm. Nếu vậy cần tách 13c thành hai câu:

(13e) Ở đây (thường) có các chi nhánh dịch vụ như: A, B, C … Chúng thực hiện D, vừa X vừa Y.

Bỏ dấu hai chấm và bỏ dấu phẩy trước từ "thực hiện" để động từ này hiển nhiên trở thành vị ngữ của "chi nhánh dịch vụ":

(13g) ở đây (thường) có các chi nhánh dịch vụ như A, B, C ... thực hiện D, vừa X vừa Y.

Bây giờ chúng ta chữa câu 8 đã nêu ở trên:

(8) Trong kia các bàn ghế đã nghe thấy tiếng chúng em đã ra hiệu cho nhau im lặng.

Page 32: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Chỉ cần bỏ từ đã thứ nhất là câu trên thành đúng. Do đâu dẫn tới câu sai này? Trước hết sơ đồ cấu trúc, tối giản của câu trên là:

(8b) Các bàn ghế đã B đã C.

Về lôgích, B — nghe thấy tiếng chúng em - là nguyên nhân dẫn tới kết quả (hành động) C - ra hiệu cho nhau im lặng. Cả nguyên nhân lẫn kết quả đều đã xảy ra. Đó là nội dung và là ý định của người viết câu 8.

Có hai cấu trúc phản ánh quan hệ nguyên nhân - kết quả:

(VII) Vì A - B nên A – C

(VIII) Khi A - B thì A – C

Chỉ có cấu trúc VII chấp nhận đồng thời hai từ đã. Các biến thể của VII là:

(VII)

a. Vì A đã B nên A đã C

b. A (đã) B nên đã C

c. A (đã) B, A đã C

Trong khi đó, ở cấu trúc VIII chỉ chấp nhận từ đã thứ hai. Các biến thể của VIII là:

(VIII)

a. Khi A - B thì A đã C

b. Khi A - B, A đã C

c. Khi A - B, đã C

d. B, (thì) A đã C

Page 33: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

CHÚ Ý: Trong các cấu trúc trên đây, để tránh sự lặp lại, chủ ngữ A có thể được đại từ hóa, nghĩa là chuyển "các bàn ghế" thành "chúng".

Như vậy, để chỉ phải thêm bớt một số tối thiểu các yếu tố, có thể chữa câu 8 theo cấu trúc VII b, c, VIII c, d. Theo hai cấu trúc đầu, chúng ta sẽ giữ nguyên được hai từ đã của học sinh:

Theo VIIc: Trong kia các bàn ghế đã nghe thấy tiếng chúng em. Chúng đã ra hiệu cho nhau im lặng.

Theo VIIIc: Trong kia khi các bàn ghế nghe thấy tiếng chúng em, đã ra hiệu cho nhau im lặng.

Theo VTIId: Trong kia, nghe thấy tiếng chúng em, các bàn ghế đã ra hiệu cho nhau im lặng.

[*AJ LƯU Ý: Nên lưu ý rằng trong tiếng Việt, từ và được dùng để liên kết hai hành động, kế tiếp nhau. Do đó có thể dùng để nối các quan hệ nhân quả. Vậy thì có thể thêm từ và vào cấu trúc VIIc:

Trong kia các bàn ghế đã nghe thấy tiếng chúng em và chúng đã ra hiệu cho nhau im lặng.

Theo cách chữa VIIId, chúng ta chuyển phần nguyên nhân thành trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Lối phân tích và chữa câu như vậy làm chúng ta thấy được cách dùng các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau để cùng diễn đạt một nội dung lôgích.

Một ví dụ khác:

(14) "Còn đằng này, mấy chúa ngục không hiểu tiếng Việt, nào có biết ất giáp gì, họ tưởng rằng ban đêm cả thảy im phăng phắc để nghe một anh nói chuyện lột da ếch xào măng như thế nào, hay nói chuyện Tôn Hành Giả phò Đường Tăng đi thỉnh kinh, đó là những buổi huấn luyện chính trị nên họ chướng mắt lắm".

Page 34: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Hình như câu trên sai ở tư tưởng? Để trả lời, hãy tìm sơ đồ của câu mà động từ tưởng làm trung tâm của vị ngữ. Muốn vậy, chúng ta tìm những câu đơn giản nhất:

(14b) Tôi tưởng anh ấy là kĩ sư.

(14c) Thấy cô ấy xinh đẹp tôi tưởng (cô ấy) là người mẫu.

(14d) Tôi tưởng là trượt hóa ra đậu.

Như vậy chúng ta có ba sơ đồ câu mà động từ tưởng làm trung tâm vị ngữ (trong đó, hai sơ đồ I và II giống nhau về bản chất):

(I) Tưởng A là B

(II) Thấy A (thì) tưởng (đó) là B

(III) Tưởng A hóa ra (là) B

Câu 14 có đoạn "họ tưởng rằng ... đó là ...", như vậy có thể coi nó được diễn đạt theo sơ đồ (II) hoặc sơ đồ (I). Cụm từ "đó là" đứng cách từ "tưởng" quá xa, nên làm câu này trở nên khó hiểu. Vậy cần chuyến đổi vị trí sao cho từ tưởng đứng gần cụm đó là. Dấu phẩy đặt trước "đó là" cũng không đúng.

Chỗ hỏng thứ hai của câu 14 là hai bổ ngữ của nói chuyện không có cấu tạo hô ứng với nhau làm câu trở nên hụt hẫng. Trong tiếng Việt, cụm thế nào có quan hệ hô ứng với cụm ra sao. Chẳng hạn: "Tôi đã cho những người xin vào công ti biết về điều kiện làm việc thế nào và lương bổng ra sao?"; "Các cậu thi cử thế nào? Kết quả ra sao?"... Vậy thì, nếu đã viết "nói chuyên lột da ếch xào măng như thế nào" thì cần viết tiếp "hay kể chuyện Tôn Hành Giả phò Đường Tăng đi thỉnh kinh ra sao". Vậy câu 14 cần sửa lại như sau:

(14e) "Còn đằng này, mấy chúa ngục không hiểu tiếng Việt, nào có biết ất giáp gì, thấy ban đêm cả thảy im phăng phắc để nghe một anh nói chuyện lột da ếch xào măng như thế nào, hay kể chuyện Tôn Hành Giả phò Đường

Page 35: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Tăng đi thỉnh kinh ra sao, (thì) họ tưởng (đó) là những buổi huấn luyện chính trị nên họ chướng mắt lắm."

[*A] Có thể phân tích lỗi và sửa câu sai theo cách tiếp cận ngữ nghĩa. Theo cách này, một câu sai cũng có thể nhìn nhận và sửa theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ:

(15) Con đường dẫn chiếc xe lượn sát bờ vực, đâm xuyên qua cánh rừng thông rồi 15 phút sau từ từ đỗ trước cổng một vila xinh xắn.

Chúng ta nhận xét:

Thấy là một động từ dùng để miêu tả, bổ ngữ đứng sau nó có thể là bất cứ sự kiện gì, cho nên trong câu trên, chỉ cần thay cụm "con đường dẫn" bằng cụm "nó thấy" là câu thành đúng. Trong khi đó, động từ dẫn lại đòi hỏi chủ ngữ của câu cùng tham gia vào quá trình vận động như bổ ngữ. Trong câu "Tôi dẫn em bé đi chơi." thì cả tôi cũng đi, trong "Má Năm dẫn đoàn người vào trụ sở ủy ban." thì má Năm cũng vào ủy ban. Như thế, một khi con đường lượn sát vào bờ vực thì có thể nói một cách hình ảnh "Con đường dẫn chiếc xe lượn sát bờ vực.". Lối nói này cũng rất hay gặp:

(16) "Rừng tiếp tục dẫn cô giáo và các em học sinh vào những lối đi quanh co, rắc rối của nó." (Cây sồi mùa đông, tr.80).

Nhưng trong câu trên có đoạn "con đường dẫn chiếc xe ... từ từ đỗ trước cổng một vila". Không thể quan niệm được là có "con đường ... từ từ đỗ". Bởi thế câu trên không chấp nhận được.

Cách tiếp cận ngữ nghĩa này, có thể lí giải ở một mức độ trừu tượng hơn, trên cơ sở ngôn ngữ học hiện đại:

"Con đường" là phần đề của câu 15, phần thuyết sẽ nêu đặc điểm của con đường (lượn sát bờ vực, xuyên qua cánh rừng ...); đặc điểm độ dài của con đường xuyên cánh rừng có thể được miêu tả qua "15 phút xe chạy". Nhưng cụm "từ từ đỗ" lại nêu lên cách thức vận động của chiếc ô tô chứ

Page 36: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

không nêu lên một đặc điểm về vị trí của con đường là dẫn đến một vila. Cho nên, ở câu 15 chỉ cần thay cụm "từ từ đỗ" bằng từ "đến" hoặc "tới" là chúng ta được một câu đúng.

(15b) Con đường dẫn chiếc xe lượn sát bờ vực, đâm xuyên qua cánh rừng thông rồi 15 phút sau đến trước cổng một vila xinh xắn.

Nếu vẫn muốn giữ lại toàn bộ phần bổ ngữ thì cần thấy rằng bỗ ngữ này nói về quá trình vận động của chiếc ô tô. Như đã phân tích, từ dẫn đòi hỏi chủ ngữ cũng có thể vận động như bổ ngữ, lúc đó chỉ cần thay chủ ngữ của câu 15 bằng một đối tượng có thuộc tính như thế là sẽ được một câu đúng.

(17) Chiếc Honda (của chúng tôi) dẫn chiếc xe lượn sát bờ vực, đâm xuyên qua cánh rừng thông rồi 15 phút sau từ từ đỗ trước cổng một vila xinh xắn.

Như thế, có thể nhìn nhận lỗi của câu 15 là sự không tương hợp giữa phần đề và phần thuyết của câu.

5. HIỆN TƯỢNG CHẬP CẤU TRÚC TRONG NHỮNG CÂU SAI NGỮ PHÁP: MỘT NGUYÊN NHÂN TÂM LÍ

5.1 Khái niệm chập cấu trúc

Phân tích câu sai dưới đây:

(18) Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và trong công nghiệp nữa.

Có thể phân tích rằng vị trí từ cả (hoặc từ nữa) đặt không đúng chỗ đã làm cho câu trên trở thành sai, và do đó đi tới hai cách chữa như sau:

Do sai về từ cả, vậy cần chuyển từ cả xuống trước giới ngữ "trong công nghiệp":

Page 37: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

"Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất trong ..., trong ... và cả trong công nghiệp nữa.

Dùng thừa từ nữa, vậy cần bỏ từ này.

Cũng có thể phân tích hiện tượng sai này theo cách khác. Hãy lưu ý tới hai cấu trúc có bộ phận đầu giống nhau:

(19) Cả A lẫn B (nữa)

(20) Cả A nữa

Trong câu 19 vai trò ngữ nghĩa A và B như nhau nghĩa là tầm quan trọng của chúng như nhau; trong khi đó, ở câu 20 người đọc thấy ngay rằng cụm "cả ... nữa" mang một tiền giả định là ngoài yếu tố A, ít nhất còn một yếu tố X khác nữa và quan trọng hơn A; còn A chỉ là bổ sung, đứng cạnh X.

Câu 18 chứa từ cả và kết thúc bằng từ nữa làm ta có thể coi nó là có dạng 20. Nhưng trong câu 18 trước từ cả người viết không hề nhắc tới X (sự nâng cao năng suất ở một ngành nào đó), vì thế nó trở thành sai. Tuy nhiên, trong 19 thì từ nữa xuất hiện tùy ý, nên cũng có thể coi rằng người ta định viết câu 18 dưới dạng 19 nhưng giữa chừng đã bỏ quên từ lẫn, nghĩa là lẽ ra phải viết ... "cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải lẫn trong công nghiệp nữa”, nhưng khi viết xong từ "ngành vận tải" thì bỏ quên từ lẫn rồi dẫn tới sự chuyển sang dạng 20 và viết tiếp "và trong công nghiệp nữa”. Chúng ta nói rằng trong câu 18 có sự chập của hai cấu trúc 19 và 20.

Hiện tượng chập cấu trúc trong những câu sai là hiện tượng lấy một phần hoặc toàn bộ một cái trúc này gắn với một phần hay toàn bộ một cấu trúc khác. Kết quả là dẫn tới sự không nhất quán về câu trúc trong một câu.

5.2. Với cách nhìn này, chúng ta có thể giải thích được theo cũng một kiểu "sai do chập cấu trúc" cho hàng loạt các câu sai rất đa dạng mà các nhà sư phạm và các nhà ngôn ngữ thường giải thích nguyên nhân theo nhiều cách khác nhau. Mặt khác, khi phát hiện được một câu sai do chập cấu trúc,

Page 38: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

chúng ta đồng thời cũng xác định được những kiểu cấu trúc câu khác nhau và do đó cách chữa câu của chúng ta mang tính khái quát. Qua từng câu cụ thể, chúng ta biết được những mô hình câu (nói rõ hoặc không nói rõ) khái quát. Cách chữa này mang tính khách quan: chữa câu theo ý định tạo câu của người viết chứ không căn cứ vào thói quen của người thầy hoặc những "khuôn mẫu" quy định sẵn. Một số ví dụ:

(21) Một thành phố rất trẻ măng.

(22) Hươu rất sung sướng biết bao.

(23) Ở trên rừng hươu là con vật rất đẹp nhất.

Các câu trên đều là kết quả của hiện tượng chập hai cấu trúc sau:

DANH + từ mức độ + TÍNH (như : Hươu rất sung sướng)

DANH + TÍNH + từ mức độ (như: Hươu sung sướng biết bao) thành cấu trúc:

DANH + từ mức độ + TÍNH + từ mức độ (như câu 22)

(24) Những chú chổi nhanh nhẹn đi truy lùng và bắt sống một số lão rác bẩn thỉu mang đầy vi trùng bị hốt vào sọt rác.

Những danh từ nào trong câu trên đã được mở rộng? Những phần mở rộng đó có nhiều khả năng không sai. Vậy ta lược bớt những phần mở rộng này đi cho dễ nhìn ra sơ đồ của câu cần phân tích:

(24b) Những chú chổi bắt sống một số lão rác bị hốt vào sọt rác.

Trong câu này, rõ ràng học sinh đã dùng hai cấu trúc: 25a-25b, một chủ động, một bị động:

(25a) A bắt sống B.

(25b) B bị hốt vào sọt rác.

Page 39: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Do đó, cách chữa không phải là bỏ đi cấu trúc bị động (gạch phần "bị hốt vào sọt rác"). Cũng không phải là đổi 25b sang dạng chủ động rồi đem thêm vào 25a để được 25c:

(25c) Những chú chổi (...) truy lùng, bắt sống và hốt vào sọt rác những lão rác bẩn thỉu (...)

Chúng tôi chủ trương sửa câu trên theo cách liên kết hai câu 25a và 25b lại, theo cách tư duy của người viết, để thành 25d chẳng hạn:

(25d) Những chú chổi (...) bắt sống một số lão rác bẩn thỉu (...), chúng bị hốt vào sọt rác.

5.3. Nguyên nhân cơ bản của những hiện tượng chập cấu trúc

5.3.1. Quên những điều đã viết là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng chập cấu trúc. Ví dụ:

(26a) Sở dĩ em yêu quý con mèo nó bắt chuột cho nhà nông cho nên em mới quý nó.

Học sinh viết câu này đã dùng từ nối trỏ quan hệ nhân quả.

(26b) Sở dĩ B (là) vì A (thứ tự: Kết quả - Nguyên nhân).

(26c) Vì A (cho) nên B (thứ tự: Nguyên nhân - Kết quả).

Dùng theo cấu trúc 26b, khi viết xong đoạn chỉ kết quả và viết sang đoạn chỉ nguyên nhân "... vì nó bắt chuột ..." thì học sinh lại quên rằng mình đã viết phần kết quả và thế là các em lại chuyển sang viết câu theo cấu trúc 26c để dẫn tới câu 26a trên đây, là câu có dạng "sở dĩ B vì A nên B”. Trong tiếng Việt, cấu trúc 26c phổ biến hơn, vì nó theo đúng luật thứ tự trong tiếng Việt: Trong một câu, điều gì xảy ra trước thường được đặt trước. Câu diễn đạt quan hệ nhân quả cũng thường được tổ chức theo thứ tự NHÂN — QUẢ. Điều trên đây đã được kiểm tra bước đầu qua thống kê.

Page 40: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

5.3.2. Chuyển hướng tư duy vi phạm luật liên tục trong mạch văn là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng chập cấu trúc. Ví dụ:

(27) Không nên đến gần hơn được đâu.

Câu này sai vì đã chuyển phương thức diễn đạt về lời khuyên sang sự đánh giá:

Lời khuyên: Không nên A hơn nữa

Sự đánh giả: Không thể A hơn được đâu

(28) Có lần Mon chạy về gọi cả nhà ra khiêng con nai to quá

Câu trên sai vì đã chuyển từ sự miêu tả sang sự thể hiện cảm tưởng: con nai rất to -> con nai to quá.

(29) Chú tôi bị thương hai lần, một lần ở đùi, một lần ở Khe Sanh.

Câu trên sai vì đã chuyển tư duy từ nơi bị thương trên cơ thể sang địa điểm bị thương.

(30) Anh nên uống thuốc đi.

Câu trên sai vì đã chuyển từ lời khuyên (Anh nên uống thuốc) sang lời đề nghị (Anh uống thuốc đi). Thế là hai hành vi đã chập vào trong một câu.

(31a) Em có cảm tưởng các em bé dẫm phải mảnh thủy tinh, mảnh sành không biết đau đến thế nào.

Có thể thấy rằng, đầu tiên em học sinh định phát biểu ý kiến ("cảm tưởng") của mình về hậu quả của viêc dẫm phải mảnh thủy tinh:

(31b) Em có cảm tưởng rằng các em bé dẫm phải mảnh thủy tinh, mảnh sành sẽ đau đớn vô cùng.

Tuy nhiên, bỏ quên từ sẽ trong 31b dễ làm những học sinh đãng trí (hay là chưa hiểu cách dùng của cụm từ có cảm tưởng rằng?) đã chuyển ý

Page 41: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

kiến về hậu quả của sự kiện thành một lời thông cảm, một câu cảm thán, chia sẻ nỗi đau khổ với người khác ("không biết ... đến thế nào"):

(31c) Dẫm phải mảnh thủy tinh, mảnh sành không biết đau đớn đến thế nào!

Bộ phận đầu của 31c giống một bộ phận của 31b nên dễ làm cho những người không mấy tập trung tư tưởng nhập phần đầu 31c vào phần cuối 31b để thành câu 31a:

Một ví dụ khác:

(32a) Chị Ngoan vừa nói rằng chú kể chuyện cho bọn cháu nghe với.

Có thể thấy rằng người viết đã định để em bé tường thuật lại lời chị Ngoan:

(32b) Chú (bộ đội) sẽ kể chuyện cho các em nghe.

Tuy nhiên nếu bỏ quên từ sẽ trong câu này thì người viết đãng trí dễ dàng chuyển lời nói của chị Ngoan thành sự nài nỉ, cầu khẩn của em bé:

(32c) Chú kể chuyện cho bọn cháu nghe với!

Một bộ phận của câu 32b trùng với một bộ phận của câu 32c để làm cho người viết "đãng trí" nhập chúng làm một: lấy phần đã viết chập với phần đầu của 32c rồi tiếp tục viết theo câu 32c để làm thành câu 32a.

5.3.3. Áp lực của thói quen

Một khâu rất quan trọng trong quá trình học luyện tiếng mẹ đẻ là tiếp thụ thói quen: những hiện tượng ngôn từ nào được xung quanh dùng nhiều cũng sẽ được đứa trẻ tiếp nhận và sớm trở thành ngôn ngữ riêng của em đó. Trẻ em sử dụng từ ngữ trước khi hiểu cặn kẽ, hiểu chính xác chúng. Với những người đã trưởng thành, quy luật trên vẫn còn giá trị tuy ở một mức độ

Page 42: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

thấp hơn. Nghĩa là thói quen ngôn ngữ của xã hội có tác động và thâm nhập vào từng cá nhân.

Câu 33a dưới đây sai như thế nào?

(33a) Thiếu nhi chẳng khác nào như những bông hoa tươi thắm.

Để diễn tả hai sự kiện A và B giống nhau, chúng ta có hai cách so sánh:

(33b) A chẳng khác nào B

(33c) A như B

Lối nói 33c được dùng phổ biến hơn vì đơn giản hơn. Chứng cứ cho điều này là hằng loạt thành ngữ so sánh có dạng 33c chứ không phải dạng 33b: đen như mực, xanh như tàu lá, bạc như vôi, lúng túng như gà mắc tóc ... Thế nghĩa là cấu trúc "như B" in sâu trong tiềm thức mỗi người. Khi chúng ta so sánh A và B theo mô hình 33b nhưng nếu không mấy tập trung tư tưởng thì khi viết xong đoạn "A chẳng khác nào ...", bộ phận như B, theo thói quen, sẽ trỗi dậy và chúng ta sẽ tạo ra cấu trúc "A chẳng khác nào như B". Đó chính là dạng của câu 33a. Đoạn phân tích trên đây cũng dùng để giải thích nguyên nhân sai của nó.

Chúng ta xét một câu khác:

(34a) Nhân thể bàn về vấn đề tuổi trẻ và ước mơ tôi lại nhớ tới lời dạy của Bác Hồ.

Để diễn đạt ý "đã xảy ra sự kiện A, và nhân đó người ta thực hiện một sự kiện phụ là B”, chúng ta có lối nói: đưa sự kiện A thành trạng ngữ "nhân A" cho câu B:

(34b) Nhân A, B (nhân đi công tác qua, tôi ghé thăm anh).

Page 43: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Nếu sự kiện A đã được nhắc tới trước đó, nghĩa là A đã hoàn toàn rõ ràng đối với người nghe thì cả đoạn A được thay thế bằng từ thể và "nhân thể" trở thành trạng ngữ:

(34c) Nhân thể, B (nhân thể, tôi ghé thăm anh)

Trong câu 34a lúc đầu người viết định dùng cấu trúc 34c, ở đó từ thể thay thế cho "bàn về tuổi trẻ và ước mơ", nhưng sau đó lại chuyển sang 34b.

BÀI TẬP

1. Hãy sửa lại những câu sai về từ ngữ dưới đây:

(a) Làm gì đế hạn chế tai nạn lưu thông?

(b) Năm 1980, ông nuôi bò theo phương pháp thụ tinh nhân tạo.

(c) Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống đất đai

Một sớm dậy chúng mình thức giấc

Ô-cánh tay hoa xòe lên trời đỏ rực

Mái phố hồng lên trong sớm sương mù

(d) Dư luận đang kháo nhau rằng đã có những đường dây buôn lậu xuyên lục địa, chỉ một cú điện thoại, là điều hành cả một guồng máy từ nước ngoài vào trong nước.

(e) Từ khi có con tàu này, tàu hỏa chạy nhanh đường Lê-nin-grát-Ta-lin trở lên vắng khách vì tốc độ của tàu cánh ngầm gấp đôi tàu nhanh.

(g) "Cả một nhà máy bị cướp phá sạch sẽ ..."

(h) [Hai sinh viên của đại học Purdue vừa khám phá ra một lỗi quan trọng trong hệ thống an ninh từng được nể trọng của Internet]. Việc này đã đưa một cú đấm lớn cho nền thương mại điện tử.

Page 44: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(i) Tiêu biểu có thể kể đến nhóm ca nhạc Hoàng Mai Lưu với tiếng nhạc lời ca đầy hung khí.

(k) Pho tượng bằng cẩm thạch nổi tiếng "Hercule suy tư” được nặn vào khoảng thế kỉ thứ II sau công nguyên.

(l) Cứ mong manh đâu có con gái đẹp là nó mang lũ vô lại tới tận nơi bắt đi.

(m) Tên Hoàng Văn Tươi đã bị tiêu diệt.

(n) Làn gió ấm áp đang đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, trì trệ, lấy lại sự sôi nổi, hoạt bát vốn có của cách mạng nước ta.

(o) Đọc một mạch hết 167 trang tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội, người đọc cảm nhận ngay đây là một tập tiểu thuyết viết về tình yêu.

Gợi ý:

(a) Lưu thông -> giao thông ; b) nuôi -> nhân giống;

(c) "chiếc lá" có nghĩa là "một chiếc lá", còn "đất đai" là nói về đất một cách khái quát. Do vậy chúng không thể đi với nhau.

(e) trở lên -> trở nên ; (g) sạch sẽ -> sạch trơn ; sạch sành sanh ;

(h) - đã đưa một cú đấm lớn -> là một đòn nặng nề / là một cú đấm mạnh (Viết câu theo mô hình "A là B"), hoặc: — đưa một cú đấm lớn giáng một cú đấm mạnh; (i) hung khí -> hùng khí

(k) Có thể nặn được đá cẩm thạch ? Vậy: nặn -> tạc;

(l) mong manh -> (nghe) phong thanh;

(n) Nói "một người hoạt bát", nhưng không nói "cách mạng hoạt bát".

(o) Từ ngay vô nghĩa: Đọc hết 167 trang mới nhận ra đó là tiểu thuyết về tình yêu thì còn cảm nhận ngay gì nữa!

Page 45: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

2. Trong những câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy phân tích về chỗ sai trong những câu sai.

(a) Tôi gặp "công tử" Bùi Văn N, 30 tuổi, con một gia đình giàu ở TX Cao Lãnh, đang trong trại cải tạo lao động.

(b) Tôi gặp một "công tử" Bùi Văn N, 30 tuổi, con gia đình giàu ở TX Cao Lãnh, đang trong trại cải tạo lao động.

(c) Việc làmnày là thiếu thiện chí.

(d) Đây là một việc thiếu thiện chí.

(e) Riêng về vấn đề này, họ đã thiếu thiện chí.

(g) Riêng về vấn đề này là một việc thiếu thiện chí.

(h) Riêng về vấn đề ông X được cử làm giám đốc, họ đã thiếu thiện chí.

(i) Riêng về vấn đề giám mục Huỳnh Văn Nghi được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám quản tông tòa Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh là một việc thiếu thiện chí.

Gợi ý:

(a) đúng; (b) sai; (c) đúng; (d) đúng; (e) đúng; (g) sai; (h) đúng ; (i) sai (giống như lỗi trong câu g).

3. Trong những câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy phân tích về chỗ sai trong những câu sai.

(a) Tôi không chấp thuận để anh X về làm ở công ti này.

(b) Tôi không chấp thuận trường hợp này.

(c) [...] Thủ tướng nói rằng Chính phủ Việt Nam không chấp thuận để trường hợp giám mục Huỳnh Văn Nghi về hoạt động tôn giáo tại TP. Hồ Chí Minh.

Page 46: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(d) Đó cũng là thành quả nổi bật nhất của cuộc "cách mạng xanh" không những ở Mê-hi-cô mà nhất là ở Ấn Độ, Pa-ki-xtan.

Gợi ý:

(a) đúng ; (b) đúng ; (c) sai ; (d) sai : không những ... mà nhất là ...

4. Phân tích chỗ sai trong những câu sau:

(a) Anh mới về đến?

(b) Cụ Đài có ngắc ngứ rồi giải thích được ráo.

(c) Những kẻ bất tài mà tham quyền cố vị, làm cản trở việc xây dựng đất nước.

(d) Đây là một thị trường lớn mạnh mà Microsoft được giới công nghiệp xem là đứng thứ hai thua xa đối với công ti Netscape Communications Corp.

Gợi ý:

(a) Chập: Anh mới về + anh mới đến -> anh mới về đến.

(b) "ngắc ngứ" (PNBB): nói không trôi chảy, bị đứt khúc, dừng lại nhiều lần. Câu này thiếu cặp tuy ... nhưng : Tuy có ngắc ngứ nhưng rồi ...

(c) Sau từ mà có hai cụm động từ khiến cho (c) chưa thành câu. Nó mới chỉ là cụm danh từ. Xét về ý nghĩa, giữa "tham quyền cố vị" và "cản trở việc xây dựng đất nước" có quan hệ nhân quả. Do vậy có thể chuyển (c) thành một câu ghép nhân - quả hoặc câu phức mà chủ ngữ được mở rộng:

Câu ghép: Nếu những kẻ bất tài mà tham quyền cố vị thì họ sẽ làm cản trở việc xây dựng đất nước. (Cũng có thể dùng cặp từ vì ... nên ...)

Câu phức: Những kẻ bất tài mà tham quyền cố vị sẽ (/đã) làm cản trở việc xây dựng đất nước.

Page 47: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(d) Để khen A ở mức vừa phải ta có thể so sánh nó với một B cao hơn theo một trong hai cách nói sau:

(I) A thì X nhưng còn thua xa B.

(II) A thì X nhưng so với B thì còn thua xa.

Vậy có thể sửa câu trên theo hai cách như hai khuôn mẫu trên. Trong cả hai cách đều cần thêm cụm nhưng còn:

(d1) Microsoft [...] được xem là đứng thứ hai nhưng còn thua xa Công ti Netscape Communications Corp.

(d2) Microsoft [...] được xem là đứng thứ hai nhưng so với Công ti Netscape Communications Corp thì còn thua xa.

5. Hãy chỉ ra chỗ sai trong mỗi câu sau rồi sửa lại cho đúng

(a) Bác sĩ Trí đã tự bức tử mình qua cái chết treo cổ lơ lửng.

(b) Phía tỉnh Khánh Hòa đã làm đơn kiện trọng tài kinh tế, nhưng ông James Chow vẫn giữ lí sự cùn không trả nợ.

(c) Toà án tối cao xử nguyên văn: "Đến khi nào ông Quang được chính quyền các cấp cho phép mở ngõ đi sang ngõ 245 Hoàng Văn Thụ và kiến nghị Phòng Quản lí nhà đất và Ủy ban nhân dân các cấp cho phép ông Quang mở ngõ đi sang ngõ 245 Hoàng Vân Thụ để hủy bỏ, còn các phần khác án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.”

(d) Hiện tượng đời sống công nhân tồi tệ nhưng lãnh đạo xí nghiệp lại khá “sung sức" trong việc tặng quà cáp cho cán bộ cấp trên.

(e) Người đàn ông tung hai tay lên trời reo: Chào các con, mẹ đâu?

(g) Nguyễn Thành Lũy 19 tuổi, là tên trộm trẻ nhất trong bọn. Từ năm 1975 đến nay, Lũy chỉ thực sự ở ngoài đời có 6 tháng. (Câu này trong một bài báo viết năm 1995).

Page 48: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(h) Cũng con chó trên cắn anh Nguyễn Văn Bính, uống thuốc ông Hào đầy đủ, hiện nay vẫn sống bình thường.

Gợi ý:

(a) sai: tự bức tử; dư : lơ lửng (treo cổ -> lơ lửng); có thể sửa thêm từ: qua -> bằng. Vậy: Bác sĩ Trí đã treo cổ tự tử.

(b) sai: Kiện ông Chow chứ không kiện trọng tài kinh tế. Vậy: làm đơn kiện (ông Chow) lên trọng tài kinh tế.

(c) Dư từ "nguyên văn". (Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn nguyên văn); Câu (c) có cấu trúc: "Đến khi A thì B". Đó là: "Đến khi [...] thì hủy bỏ lối đi chung. Và kiến nghị [...] còn các phần khác, án phúc thẩm ..."

Có thể sửa : (c1) Tòa án tối cao xử: "Kiến nghị Phòng Quản lí nhà đất và Ủy ban nhân dân các cấp cho phép ông Quang mở ngõ đi sang ngõ 245 Hoàng Văn Thụ. Đến khi đó thì hủy bỏ lối đi chung. Còn các phần khác, án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật." (bản án số 83).

(d) Câu cụt; (e) sai: Tay tung lên?

(g) Sai lôgích: mới tập đi đã ở tù (!?); (h) Câu mơ hồ.

6. Anh chị có nhận xét gì về những câu dưới đây?

(a) Đối với giám đốc các khách sạn vi phạm chứa mua, bán dâm có tổ chức, nhất là những vụ nổi cộm đã nêu trên các báo, đài, giao Công an thành phố sớm lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự.

(b) Trong 9 tháng vừa qua, toàn thành phố đã có tới 18 vụ TNGT do chính các nạn nhân gây ra làm chết 10 người và bị thương 16 người. Ngoại trừ số người đã chết, số còn sống sót đều không có thể trách ai được.

chú thích : TNGT = tai nạn giao thông

Page 49: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(c) Trong sách Văn 11 (Nxb GD, 1994), ở phần viết về Nguyễn Khuyến có bài thơ Chợ Đồng, trong đó có câu:

Hàng quán người về nghe xáo xác

Nợ nần năm trước hỏi lung tung (tr. 41)

Hãy dùng suy luận lôgích để chứng minh rằng người viết bài này đã nhớ lầm từ "năm trước".

Gợi ý:

(a) Câu này có nhiều lỗi: 1) mang phong cách khẩu ngữ chứ không mang phong cách hành chính - công vụ; 2) nếu không được "giao" thì Công an thành phố có quyền (và có trách nhiêm) lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự (hay dân sự?) không ? 3) câu mơ hồ: "Khách sạn vi phạm" hay "giám đốc vi phạm"? 4) tạo ra sự hiểu ngầm không hay: Nếu báo và đài không vạch ra những vụ này thì có giao cho công an sớm lập hồ sơ không?

(b) Những người đã chết có thể trách được chăng? Hay đã chết là hết nói nên "ngoại trừ" số người này? Sao không viết "Họ đều không thể trách ai được"?

(c) Đầu bài thơ có câu "Tháng" chạp hai mươi bốn chợ Đồng". Vậy phiên chợ Đồng này ở làng Và của Nguyễn Khuyến họp vào sau ngày cúng ông Táo, nghĩa là chưa sang năm mới. Dùng "nợ nần năm trước" hóa ra đã sang năm mới rồi! Thường nói "năm hết Tết đến". Vậy câu thơ đúng của Nguyễn Khuyến là:

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

7. Hai câu dưới đây đã sai ngữ pháp như thế nào?

(a) Qua kính viễn vọng Hubolơ, vệ tinh hồng ngoại IRAS và những lí thuyết cơ bản cho thấy rằng hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời dường như là khám phá thiên văn quan trọng nhất của cuối thế kỉ này.

Page 50: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(b) Nhằm ghi lại di tích lịch sử oai hùng của quân dân Trà Vinh trong cuộc chiến tranh chống Mĩ, cũng như để lại hình ảnh truyền thống oai hùng giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau.

(c) Từ thực tế của các công trình lớn đã giúp cho công ti nhiều kinh nghiệm.

Gợi ý:

(a) Sai giống câu (c) : Qua ... cho thấy.

(b) Chưa thành câu: thiếu vị ngữ.

(c) Chập cấu trúc:

Thực tế của các công trình lớn đã giúp cho công ti ...

Từ thực tế của các công trình lớn công ti đã có ...

8. Hãy sửa lại những câu sau:

(a) Trong lúc hàng nội địa đang bị "tràn ngập" bởi hàng ngoại < ..>

(b) Ngày tôi về quê, mẹ tôi đã mất <...> Tôi nói với vợ tôi "<...> Con tôi nào có thấy bóng dáng bà ngoại".

(c) 1962, dinh Độc lập bị phi công phản chiến ném bom ...

(d) Trong các đơn thưa của tôi và con tôi, không hề có yêu cầu nào về "truy nhận cha con ...", hoặc cấp dưỡng cho đứa trẻ mà yêu cầu xử tên Đạt (Tỷ) với tội danh <...>

Gợi ý:

(a) Chưa thành câu : Mới có trạng ngữ.

(b) Bà nội hay bà ngoai ? Hoặc : Mẹ tôi hay mẹ vợ tôi?

(c) Năm 1962 phi công ném bom không phải vì phản chiến.

(d) Câu này được viết theo cấu trúc "không hề ... mà chỉ". Vậy thiếu từ chỉ

Page 51: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

9. Dùng khái niệm chập cấu trúc để phân tích chỗ sai của những câu sau đây:

(a) Đó là trường đại học mà tôi hằng mong ước từ bấy lâu nay.

(b) Cuộc vận động giải phóng đôi vai bắt đầu cách đây 18 năm ở huyện Yên Khánh (Hà Nam Ninh) đã chuyển thành một phong trào quần chúng rộng lớn ở nhiều địa phương mở thêm đường sá, đóng thêm phương tiện chuyên chở, tập trung sức phục vụ sự phát triển của nông nghiệp. (ND)

(c) Thực ra hắn không thể tài nào biết được việc hai đứa con gái bị chết.

(d) Họ chưa hề bao giờ biết điều đó.

Gợi ý:

(a) Chập cấu trúc: từ bấy đến nay

bấy lâu nay

-> từ bấy lâu nay.

(b) Chập cấu trúc:

phong trào quần chúng ... ở nhiều địa phương

ở nhiều địa phương mở thêm đường sá.

-> 9(b)

(c) Chập cấu trúc: không thể A = không tài nào A.

(d) Chập cấu trúc: không hề A = không bao giờ A.

10. Vì sao kết luận được rằng câu dưới đây đã mắc lối khi vận dụng một tục ngữ?

(a) "Có thực mới vực được ... ma túy chứ?"

Page 52: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Gợi ý: Tục ngữ "Có thực mới vực được đạo" có nghĩa là có đầy đủ, ấm no trong cuộc sống thì mới xây dựng và phát triển được nền đạo đức. Tác giả câu trên muốn làm tệ nạn ma túy phát triển?

11. Phân biệt nghĩa của những từ sau:

(a) Tham nhũng, tham ô, tham lam, tham tàn, hối lộ.

(b) Tham quan, thăm viếng.

(c) Hoàn thành, hoàn thiên, hoàn chỉnh, hoàn hảo, hoàn mĩ, hoàn tất.

(d) Tiêu dùng, tiêu xài, tiêu pha, tiêu thụ, tiêu hao, tiêu phí.

(e) Tản cư, di cư, sơ tán, di tản.

Gợi ý:

(a) Tham 1: ham muốn thái quá, không biết kiềm chế.

- láy vần: tham -> tham lam.

- nhũng: làm rầy rà, phiền hà. (-> nhũng nhiễu / -> tham nhũng).

- ô: bẩn, không trong sạch. (-> ô danh, ô nhiễm, ô lại, ô nhục, ô tạp, ô trọc, ô uế // -> tham ô, dâm ô).

- tàn: ác. (-> tàn ác, tàn bạo, tàn khốc, tàn nhẫn, tàn sát, tàn tệ / -> bạo tàn, hung tàn, tham tàn).

- hối lộ: dùng tiền bạc để nhờ người có chức quyền làm việc có lợi cho mình. (Khác với hối: tiền của; như ngoại hối, hối đoái).

(b) tham 2: sự vào, nhập vào, xen vào. (-> tham chiến, tham dự, tham gia, tham khảo, tham luận, tham mưu, tham số, tham tán).

- quan 1: xem, nhìn. (-> quan điểm, quan niêm, quan sát, quan sát viên, quan trắc / -> bàng quan (# bàng quang), bi quan, chủ quan, khả quan, khách quan, lạc quan, tổng quan, trực quan, tham quan).

Page 53: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

- quan 2: cách nhìn nhận, xem xét sự vật. (-> nhãn quan, nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan).

(c) Các từ trên đây đều có yếu tố hoàn trỏ kết quả, sự làm xong (một công việc). Sắc thái nghĩa riêng của mỗi từ do yếu tố thứ hai đưa lại.

Hoàn thành: làm xong việc nói chung. "Hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch, hoàn thành việc thi công" ...

Hoàn chỉnh: a) làm xong việc, đạt kết quả một cách trọn vẹn, b) Có đầy đủ mọi bộ phận cấu thành cần thiết. "Hoàn chỉnh công trình nghiên cứu, hoàn chỉnh quy trình sản xuất". "Hệ thống tưới tiêu nước ở vùng này đã hoàn thành, song vẫn cần được tiếp tục hoàn chỉnh", "một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh", "Tỉnh mới chia, bộ máy hành chính còn chưa hoàn chỉnh"...

Hoàn thiện: a) đạt kết quả trọn vẹn, tốt đến mức không còn phải them gì nữa, b) làm cho hoàn thiện. "Kĩ thuật đạt đến mức hoàn thiện; hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, công trình đang được hoàn thiện" ...

Hoàn hảo: tốt hoàn toàn. "Một công trình hoàn hảo, bài làm thật hoàn hảo", "Trong vở diễn rất xuất sắc này, còn có chỗ chưa hoàn hảo" ...

Hoàn mĩ: đẹp đến mức hoàn toàn. "Nghệ thuật đạt tới trình độ hoàn mĩ", "Về mặt nghệ thuật, Truyện Kiều là một tác phẩm hoàn mĩ" ...

Hoàn tất: làm xong hoàn toàn. "Hoàn tất các công việc còn lại, khâu chuẩn bị đã được hoàn tất" ...

(e) Tản cư, sơ tán, di tản : đều có nghĩa là lánh đi ở nơi khác để tránh nguy hiểm (chiến tranh). Nhưng:

Tản cư dùng trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1945-1954.

Sơ tán dùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ 1964-1975.

Di tản được dùng phổ biến từ 1975, bắt nguồn ở chính quyền Sài Gòn.

Page 54: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Di cư: Dời đến một vùng khác, một nước khác để sinh sống.

12. Phần biệt nghĩa của những từ sau:

(a) biến cố, sự cố, biến đổi.

(b) cố kết, câu kết, cấu kết, kết cấu, cấu trúc.

(c) cố nhân, cổ nhân.

Gợi ý:

(a) biến 1 : thay đổi khác đi. (-> biến sắc mặt, biến ảo, biến áp, biến âm, biến báo, biến cải, biến chất, biến chuyển, biến chứng, biến dạng, biến động, biến hình, biến hóa, biến sắc, biến số, biến tấu, biến thể, biến thế, biến thiên, biến trở, biến tướng // -> bất biến, cải biến, chế biến, chuyển biến, diễn biến, đồng biến, đột biến, nghịch biến, quyền biến, suy biến, thiên biến vạn hóa).

- đổi: từ thuần Việt đồng nghĩa với "biến" -> biến đổi.

- biến 2: việc bất ngờ, thường là không hay và có tác động lớn đến đời sống, (biến loạn / binh biến, chính biến, đại biến, gia biến, nguy biến, nội biến, quốc biến, sự biến, tai biến).

- cố 1: sự việc xảy ra ngoài ý muốn (-> sự cố : việc không may xảy ra ; biến 2 + cố 1 -> biến cố).

(b) cố 2 : a) bền, chắc. (-> cố định / củng cố, gia cố, kiên cố, ngoan cố, thâm căn cố đế) ; b) kiên định (-> cố chấp, cố chết, cố thủ, cố chí).

- kết 1: tập hợp lại, gắn chặt lại thành khối, thành một chỉnh thể. (-> kết thành một khối, kết duyên, kết đoàn, kết hôn, kết hợp, kết liên, kết nạp, kết thành, kết tinh, kết tụ, kết tủa, kết ước -> cam kết, đoàn kết, giao kết, hòa kết, liên kết, phối kết, tập kết ; cố 2 + kết 1 -> cố kết).

(c) câu 1 : móc vào nhau.

Page 55: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

câu 1 + kết 1 -> câu kết : họp thành phe nhóm để thực hiện những mưu đồ xấu xa. (Từ này bị dùng chệch một cách phổ biến thành cấu kết).

- cấu 1: tạo ra, làm thành bằng sự liên kết các bộ phận, các thành phần ... (-> cấu kiện, cấu tạo, cấu thành, cấu trúc, cấu tứ / cơ cấu, hư cấu), kết 1 + cấu 1 -> kết cấu (có ý nghĩa hệ thống hơn là "cố kết". Ta nói "kết cấu của một câu", "kết cấu của một tác phẩm" nhưng không thể nói "cố kết của một câu", "cố kết của một tác phẩm").

- trúc 1 : xây dựng, (kiến trúc, kiến trúc sư, thượng tầng kiến trúc), cấu 1 + trúc 1 -> cấu trúc (thường được dùng đồng nghĩa với "kết cấu").

(c) cố 3: cũ, vốn có từ trước, (cố chủ, cố cư, cố cựu, cố đô, cố hương, cố hữu, cố quốc, cố tri / điển cố, thân bằng cố hữu).

cố 3 + nhân -> cố nhân (bạn cũ ; trước đây còn có nghĩa là "người tình xưa").

- cổ: thuộc thời xa xưa trong lịch sử (trái nghĩa với kim) (-> văn học cổ, cổ đại, cổ điển, cổ giả, cổ kim, cổ kính, cổ lai, cổ lai hi, cổ lệ, cổ quái, cổ sinh, cổ sinh vật học, cổ sơ, cổ sử, cổ thụ, cổ thi, cổ truyền, cổ xưa / thông kim bác cổ, hoài cổ, khảo cổ, lưu danh thiên cổ, thượng cổ, truyện cổ, tuồng cổ, từ cổ chí kim, vọng cổ, viễn cổ. Do vậy: cổ nhân : người xưa (nay không còn sống).

13. Phân biệt các từ sau :

(a) hiền, hiền đức, hiền hậu, hiền lành, hiền từ, lương thiện.

(b) nhân, nhân đức, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa.

(c) an ninh, bình an, yên ổn, an toàn.

(d) ân, ân đức, ân huệ, ân nghĩa, ân tình, ơn nghĩa, ơn tình, ơn huệ, ơn đức.

Gợi ý: Phân biệt các cách nói :

Page 56: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(a) hiền: có đức hạnh, tài năng. Người đàn bà hiền đức ; nụ cười hiền hậu ; ăn ở hiền lành, phúc hậu ; cử chỉ hiền từ ; làm ăn lương thiện.

(b) nhàn : người. Nói điều nhân đức ; nụ cười nhân hậu ; làm điều nhân nghĩa ; lòng nhân từ.

(c) an: yên. Giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; vùng này an toàn lắm rồi ! Mọi người đều bình an vô sự ; cuộc sống yên ổn.

(d) ân: ơn. Ân đức sâu nặng; ân nghĩa xóm giềng; ân tình của bạn bè; ơn sâu nghĩa nặng; ân tình này nhớ mãi; ơn đức của cha mẹ.

14. Phân biệt các từ sau:

(a) hung, hung ác, hung bạo, hung tàn, hung dữ, hung hãn, hung hăng, hung tợn.

(b) bạn bè, bạnhữu, bầu bạn, bằng hữu.

(c) chê bai, chê cười, chê trách, gièm pha, mắng nhiếc, trách cứ, trách móc, phê bình.

(d) bất chính, bất lương, gian tà, mờ ám, phi nghĩa.

Gợi ý:

(a) hung: ác. Tính rất hung; quân giặc hung ác; tên cướp hung bạo; đàn sói hung dữ; thói côn đồ hung hãn; tính tình hung hăng; ngọn lửa hung tàn; bộ mặt hung tợn.

(b) quan hệ bạn bè; bạn hữu (= bạn bè thân thiết); tình bằng hữu; anh em bầu bạn.

(c) chê bai đủ điều; chỉ tổ cho mọi người chê cười; chê trách thái độ vô trách nhiệm; lỗi ở mình, đừng có trách cứ ai; thói đời hay gièm pha; bị mắng nhiếc thậm tệ; cái nhìn đầy trách móc.

Page 57: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(d) quan hệ bất chính; kẻ bất lương; thói gian tà; hành động mờ ám; cuộc chiến tranh phi nghĩa.

15. Phân biệt các từ sau:

(a) long trọng, trang trọng, trọng thể, trịnh trọng.

(b) bất nhất, bất tất, bất nhẫn, bất trắc.

(c) bảo an, bảo đảm, bảo vật.

Gợi ý:

(a) lời tuyên bố long trọng ; đón tiếp long trọng ; lời lẽ trang trọng ; cuộc mít tinh trọng thể ; vẻ mặt trịnh trọng ; giới thiệu một cách trịnh trọng.

(b) bất nhất (= trước saụ không như một): thái độ bất nhất, khi thế này khi thế nọ; bất tất (= không tất yếu) : việc ấy bất tất phải nói nhiều (= không cần phải nói nhiều) ; bất nhẫn (= hơi tàn nhẫn) : Nói điều đó ra kể cũng bất nhẫn ; bất trắc (= sự việc không hay và không lường trước được) : đề phòng mọi bất trắc.

(c) bảo 1: chăm sóc, giữ gìn. (-> bảo an, bảo dưỡng, bảo hoàng, bảo hộ, bảo lưu, bảo mạng, bảo mật, bảo mẫu, bảo quản, bảo sanh, bảo tàng, bảo thủ, bảo toàn, bảo vệ.)

- bảo 2: chịu trách nhiệm, phụ trách. (-> bảo đảm, bảo hành, bảo hiểm, bảo lãnh, bảo trợ).

- bảo 3: quý. (-> bảo bối, bảo kiếm, bảo vật / gia bảo, quốc bảo).

CHƯƠNG III: CÂU MƠ HỒ1. KHÁI LUẬN VỀ CÂU MƠ HỒ

1.1 Có những câu mơ hồ cần thiết và những câu mơ hồ tai hại

Một yêu cầu quan trọng trong giao tiếp, nói cũng như viết, là cần rõ ràng và chính xác. Nếu không chú ý, chúng ta có thể tạo ra những câu sai,

Page 58: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

câu tối nghĩa, những câu mâu thuẫn nhau hoặc những câu có thể hiểu như thế nào cũng được. Loại cuối này, được gọi là câu mơ hồ. Nhiều khi vô tình, chúng ta nói ra những câu có hai, ba cách hiểu. Nhưng nhiều khi chúng ta dùng những câu có nhiều cách hiểu một cách cố ý, thường là trong văn học, để chơi chữ, để trào lộng, châm biếm một sự việc gì đó.

Không chú ý tới cách viết, không chú ý tới những câu có thể hiểu theo hai ba cách, nhiều khi vô tình chúng ta tạo ra những câu mơ hồ tai hại, phản lại ý của chính mình.

Trên mặt báo, hẳn chúng ta ai cũng đã từng gặp những câu như:

(1) Các thầy, các cô nên cố gắng thực hiện việc “trồng người" xã hội chủ nghĩa vì lợi ích trăm năm của Bác Hồ. (ND)

(2) ... thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của chính phủ.

Vì vậy nghiên cứu về hiện tượng mơ hồ trong ngôn ngữ và các cách diễn đạt rõ ràng là một công việc thiết thực và hữu ích.

1.2 Thế nào là một câu mơ hồ?

Các câu vừa nêu và các câu dưới đây là mơ hồ:

(3) Con có ăn chiếc bánh mẹ mua sáng nay không?

(4) Chả ngon lắm.

(5) Người sinh viên mới đi tới.

(6) Hai người mua 3 quyển sách.

Câu 4 được hiểu là lời khen về món chả (nem), mà cũng có thể là một lời chê một món ăn nào đó chả (chẳng) ngon lắm. Chúng ta nói câu 4 đã mơ hồ về từ vựng: có hai từ chả đồng âm với nhau.

Page 59: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Các từ ngữ trong câu 5 đều rõ ràng, nhưng chúng ta lại không rõ từ "mới" kết hợp với yếu tố đứng trước nó (người sinh viên mới) hay với yếu tố đứng sau nó (mới đi tới). Chúng ta nói câu 5 đã mơ hồ về cấu trúc.

Trong câu 6, các từ ngữ đều rõ ràng, cấu trúc cú pháp cũng rõ ràng nhưng chúng ta lại không rõ là cả hai người mua tổng cộng là 3 quyển sách hay mỗi người đã mua 3 quyển sách. Vì thế, câu 6 được gọi là mơ hồ về lô gích.

Câu 3 hoàn toàn rõ ràng về từ vựng, về cấu trúc và vê lôgích. Nhưng câu này mơ hồ một cách tiềm năng. Nó có thể dùng cho hai loại câu hỏi: một câu hỏi về nguyện vọng và một câu tra xét, tra hỏi về sự kiện. Khi hỏi về nguyện vọng, người mẹ muốn biết nguyện vọng đứa con: muốn ăn chiếc bánh hay không? Khi tra hỏi về sự kiện đã xảy ra người mẹ muốn biết: có phải đứa con đã ăn chiếc bánh không? Vì vậy chúng ta gọi đây là câu mơ hồ về ngữ dụng.

Loại mơ hồ ngữ dụng này thường được dùng để xây dựng những mẩu chuyện cười. Ví dụ:

[*A] Kết cấu "có... không" biểu hiện được nhiều ý nghĩa khác nhau nên có tính mơ hồ ngữ dụng rất cao. Mẩu chuyện vui sau đây dựa trên hai cách hiểu khác nhau về kết cấu này khi dùng nó để hỏi:

"Viên đại tá hỏi nguyện vọng các tân binh.

ĐT (đại tá): Smith, anh có nguyện vọng gì ? Muốn vào binh chủng nào?

Smith: Thưa đại tá, tôi muốn lái máy bay.

ĐT: Được, anh sẽ vào binh chủng không quân. Còn John?

John: Tôi muốn đi biển.

ĐT: Được, anh sẽ vào hải quân. Còn Bill?

Page 60: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Bill: Tôi muốn làm tham mưu trưởng khối NATO.

ĐT: Bill, anh có điên không đấy?

Bill: Thưa đại tá, lại cần điều kiện ấy nữa ạ?"

NHẬN XÉT: Trong lời đại tá, câu hỏi "có... không” có ngụ ý phê phán, Bill đã cố tình hiểu thành một câu hỏi về điều kiện, về tiêu chuẩn cho một công việc giống như khi chúng ta tới một cơ sở xin việc làm, có thể gặp những câu hỏi như: "Anh có bằng tin học không?", "Chị có chứng chỉ B tiếng Anh không?"...

[*A] Lại có hiện tượng trên chữ viết thì rõ ràng nhưng trên lời nói thì mơ hồ. Khi viết, dùng lối viết hoa người ta sẽ phân biệt được rõ ràng một tên riêng với một tên chung.

Khi viết, dùng ngoặc kép chúng ta dễ dàng trỏ ra đoạn trích dẫn lời người khác, như thế sẽ phân biệt được lối nói trực tiếp và lối nói gián tiếp. So sánh hai câu:

(7a) Tôi nói rằng: "Nó rất thông minh".

(7b) Tôi nói rằng nó rất thông minh.

Như vậy khi viết thì hai câu trên có nghĩa khác hẳn nhau. Từ nó trong câu 7b chỉ có thể là một người thứ ba nào đó, chứ không phải là người đương nói chuyên với chúng ta. Trong khi đó, ở câu 7a người nói đã nhắc lại một câu mà trước đó mình đã nói, vậy từ nó có thể trỏ chính người đang nói chuyện với mình.

Tuy nhiên khi phát ngôn, hai câu 7a, 7b cũng chỉ là một. Ở đây có sự mơ hồ trên lời nói.

Trong tiếng Việt, ngoại trừ âm /k/ có 3 con chữ khác nhau là k, c, q, âm /i/ có 2 con chữ i và y. Còn lại, đã phát âm như nhau thì chữ viết cũng như nhau. Nghĩa là đã đồng âm là đồng tự (homographe). Tuy nhiên, trong nhiều

Page 61: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

ngôn ngữ khác, đồng âm nhưng không đồng tự. Nói khác đi, trên lời nói là mơ hồ nhưng trên chữ viết vẫn rõ ràng. Hai chuỗi chữ viết khác nhau có thể có cùng một cách phiên âm âm vị học. Hai câu tiếng Pháp "Tu l’appelles" (anh gọi nó) và "tu la pèles" (anh gọt nó) có cùng cách phiên âm. Hai từ tiếng Anh "a name" (một cái tên) và "an aim" (một mục tiêu) đều được phiên âm.

Ngược lại, khi nói, nhò sự ngắt giọng và nhấn âm, một câu hoàn toàn rõ ràng nhưng trên chữ viết thì câu đó lại có thể mơ hồ.

Những ví dụ trên cho thấy:

Câu mơ hồ là câu có ít nhất hai cách hiểu khác nhau.

Để chính xác hơn, chúng ta định nghĩa như sau:

[*A] Một câu mơ hồ là một câu trong khi có một biểu hiện duy nhất ở cấp độ ngôn ngữ này lại có ít nhất hai cách biểu hiện ở một cấp độ ngôn ngữ khác.

Trong sách này chúng ta chỉ nghiên cứu câu mơ hồ trên chữ viết.

Nói chung, khi đứng trong một ngữ cảnh cụ thể, trong một tình huống giao tiếp cụ thể thì nghĩa của một câu được xác định rõ ràng. Lúc đó, nhiều câu mơ hồ có một nghĩa xác định. Tuy nhiên, không phải với mọi câu, cứ đứng trong một ngữ cảnh cụ thể thì một câu mơ hồ chỉ còn một cách hiểu xác định. Cho nên có tác giả gặp trường hợp mơ hồ vẫn phải tìm cách ghi chú thêm cho rõ nghĩa:

(8) Năm (5) tháng trước, khi bản thảo Dụ "Dân vi quý" được nhà vua phê chuẩn (TTĐH..., 62)

Rõ ràng là tác giả e răng nếu viết "năm tháng trước" có thể làm người đọc hiểu lầm thành "những năm những tháng trước", nên đã phải chua số 5 cho người đọc hiểu là "5 tháng trước".

[*A] 1.3 Mơ hồ là hiện tượng tất yếu của ngôn ngữ tự nhiên

Page 62: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh rằng ngôn ngữ tự nhiên nào cũng có hiện tượng mơ hồ.

Trên thế giới đã có một số công trình chuyên khảo về câu mơ hồ như "Bảy kiểu mơ hồ" của W.Empson từ 1930 (tới 1979 đã in lại ít nhất là 5 lần), ở đây chuyên khảo cứu hiện tượng mơ hồ trong văn học. Hoặc luận án tiến sĩ "Tính mơ hồ trong ngôn ngữ tự nhiên" của J.Kooij 1971, ở đó chuyên khảo cứu vấn đề miêu tả các hiện tượng mơ hồ trong ngôn ngữ.

Ngày nay, sự nghiên cứu về tính mơ hồ trong ngôn ngữ còn thêm một ý nghĩa thực tế quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence). Các máy thông minh khi giao tiếp với con người cần hiểu chính xác những gì mà con người truyền đạt.

Muốn vậy, một mặt phải hình thức hóa ngữ pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên. Mặt khác, cần biết các kiểu mơ hồ, điều kiện và phương pháp làm mất mơ hồ trong ngôn ngữ tự nhiên. Ngay từ khi xuất hiện sự ứng dụng máy tính điện tử để dịch tự động (dịch máy), các nhà ngôn ngữ học và tin học đã thấy ý nghĩa thực tiễn quan trọng của sự nghiên cứu về tính mơ hồ trong các ngôn ngữ tự nhiên. Và hàng loạt công trình về vấn đề này đã xuất hiện, như của S.Greibach 1963, K.Susumu và A.Oettinger 1963, Y.Bar-Hillel 1964...

Có nhiều công trình nghiên cứu về tính mơ hồ theo từng phương diện ngôn ngữ hoặc theo từng thứ tiếng; nhiều hơn cả là trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. Cũng có công trình của Yuen Ren Chao 1959 nghiên cứu về tính mơ hồ trong tiếng Hán.

Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc điểm nhất định. Vì vậy cũng hay gặp một số kiểu mơ hồ nhất định. Lấy một ví dụ đơn giản về tính mơ hồ liên quan tới tác tố VÀ. So sánh hai câu mơ hồ trong tiếng Anh và tiếng Việt.

(10A) (*) Old men and women were left at the village.

Page 63: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(*) Ở chương này, từ đây trở đi các chữ A, P, N, V được hiểu là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Việt.

(10V) Những cụ ông và cụ bà đã rời khỏi làng.

Cả hai câu đều mơ hồ ở ngữ danh từ làm chủ ngữ. Câu tiếng Anh, có sự mơ hồ về từ old(già): nó có thể là định ngữ hoặc không là định ngữ cho women (những bà). Vậy:

(10A1) Những ông già và những bà già...

(10A2) Những ông già và những bà...

Câu tiếng Việt, có sự mơ hồ về từ những: nó có thể kết hợp hoặc không kết hợp với từ cụ bà:

(10V1) Những cụ ông và những cụ bà...

(10V2) Những cụ ông và một cụ bà...

= Cụ bà và những cụ ông...

Trong tiếng Anh, có các dạng thức để phân biệt danh từ số nhiều và danh từ số ít (men/man; women/woman) nên không xảy ra hiện tượng mơ hồ về từ "những" như trong tiếng Việt. Trái lại, trong tiếng Việt, từ cụ đã mang nét nghĩa "già", vậy không xảy ra hiện tượng mơ hồ về từ "già" (old) như trong tiếng Anh. Tuy nhiên, bản chất vấn đề của sự mơ hồ trên đây lại giống nhau: mơ hồ về phạm vi tác động của tác tố VÀ. Do đó, vấn đề mất mơ hồ của chúng cũng giống nhau. Trong tiếng Anh, cấu trúc "Old N1 and N2" sẽ hoàn toàn rõ ràng nếu như N2 có tiền giả định là "trẻ”. Chẳng hạn "Old men and babies" (Những ông già và những em bé). Trong tiếng Việt, cấu trúc "Những N1 và N2" sẽ hoàn toàn rõ ràng nếu N2 là danh từ trỏ "tập hợp". Chẳng hạn "những cụ ông và bọn trẻ", "Những cụ ông và chúng tôi"...

Phần tiếp dưới đây, chúng ta nhận xét và đối chiếu một số hiện tượng mơ hồ trong các thứ tiếng Việt, Nga, Anh, Pháp.

Page 64: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

[*A] 1.4 Một vài kiểu mơ hồ trong ngôn ngữ

1.4.1. Hiện tượng mơ hồ từ vựng

Trong các ngôn ngữ, hiện tượng đồng âm mang tính ngẫu nhiên. Vì vậy sẽ không có ý nghĩa gì đáng kể về mặt phương pháp nếu đối chiếu các hiện tựợng đồng âm — mơ hồ từ vựng — giữa các ngôn ngữ.

Nếu đối chiếu về phương diện từ vựng chúng ta thấy có các hiện tượng tương tự giữa các ngôn ngữ về các từ cấm (défendre, forbid...) hứa (promettre, promise,...), đề nghị (proposer, propose,...) điều này thuộc về lôgích của ngôn ngữ tự nhiên: cấm người khác hành động, hứa với ai mình sẽ hành động còn đề nghị người khác hoặc mình hành động. Vậy thì các câu sau đây cũng đều mơ hồ giống nhau:

(11P) Je propose à mon fils de sortir (Tôi - đề nghị - với con trai tôi - ra đi).

Ở 11P có hai cách hiểu về chủ thể của "ra đi". Hoặc là "Tôi ra đi" hoặc là "con trai tôi ra đi".

(11A) Bill proposed John to paint the picture.

(Bill - đã đề nghị - John - vẽ bức tranh)

Ở câu 11A, chúng ta cũng có hai cách hiểu về chủ thể của hành động vẽ bức tranh: "Bill vẽ tranh" hoặc "John vẽ tranh".

Như vậy, có sự tương ứng về kiểu mơ hồ cấu trúc giữa các câu 11.

Người ta tìm được nhiều cấu trúc có sự mơ hồ cú pháp giống nhau.

1.4.2. Hiện tượng mơ hồ cú pháp

Ngữ danh từ mơ hồ:

Sự giống nhau điển hình về cấu trúc ngữ danh từ mơ hồ là kiểu mơ hồ hai danh từ đứng cạnh nhau thể hiện quan hệ sở hữu. Con đường của những

Page 65: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

ngữ danh từ mơ hồ này là: Có hai câu biểu hiện các chủ thể hành động khác nhau, nhưng khi thực hiện phép ngữ danh từ hóa lại dẫn tới cùng một cấu trúc nổi.

Để minh họa, chúng ta lấy một ví dụ của Chomsky:

(12A) The shooting of the hunters (sự bắn - của - những người đi săn).

Tương tự, các ngữ danh từ 12P, 12N cũng mơ hồ:

(12P) Le tir des chasseurs

(12N) Strel’ba okhotnikov.

Trong tiếng Việt, ngữ danh từ 12V mới mơ hồ.

(12V) Sự bắn con chó của người đi săn.

Trong 12V chủ ngữ của hành động "bắn" có thể là "người đi săn" hoặcmột ai khác. Nếu người đi săn thực hiện hành động bắn thì "con

chó" là bổ ngữ, còn nếu người khác bắn thì cả cụm "con chó của người đi săn" mới là bổ ngữ của "bắn".

Câu mơ hồ: Vấn đề trạng ngữ

Do một từ có khả năng kết hợp với những từ đứng cách xa nó mà nhiều ngôn ngữ có những kiểu mơ hồ cấu trúc giống nhau.

Điển hình là hiện tượng động từ trung tâm làm vị ngữ có thể kết hợp với giới ngữ đứng ở cuối câu làm trạng ngữ, nhưng giới ngữ này lại có thể là định ngữ của bổ ngữ trực tiếp của động từ đó.

(13A) I saw the man in the Street.

(13P) J’ai vu rhomme dans la rue.

(13V) Tôi đã thấy người đàn ông ở trên đường.

Page 66: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Cả 3 câu, giới ngữ "ở trên đường" đều có thể kết hợp với "đã thấy" mà cũng có thể kết hợp với "người đàn ông". Do đó cấu trúc 14 là mơ hồ trong nhiều ngôn ngữ:

(14) N1 — V — N2 — pp

Câu mơ hồ: Vấn đề phạm vi tác động

Ví dụ 1: Phạm vi tác động của các tác tử (opérateur) tạo ra cấu trúc đẳng lập có thể được hiểu theo hai cách, rộng và hẹp khác nhau. Do đó các cấu trúc chứa các tác tử này thường mơ hồ theo những kiểu giống nhau.

Cấu trúc đẳng lập dùng từ nối VÀ, như "A và B". Cấu trúc này thường mơ hồ khi có một yếu tố C đi kèm với A (hoặc B). Lúc đó chúng ta sẽ không biết được yếu tố C có đi kèm với B (hoặc A) hay không.

(15N) Starye muzhchiny i zhenshiny...

(15A) Old men and women...

Hai ngữ danh từ trên đều mơ hồ vì chúng ta không biết các người đàn bà có già hay không. Thế là tính từ: "già” (old, starye) đã làm hai ngữ danh từ trên mơ hồ theo cùng một kiểu, cùng giống như kiểu mơ hồ 15V ở tiếng Việt :

(15V) Đồng chí bộ trưởng và các cán bộ giàu tinh thần trách nhiệm của chúng ta

Ví dụ 2: Phạm vi tác động của từ phủ định. Từ phủ định "không" đứng ở vế đầu của câu ghép nhân quả có thể gây ra hai cách hiểu: Hoặc chỉ phủ định vế thứ nhất, hoặc phủ định quan hệ nhân quả trong câu đó (phủ định từ nối trỏ quan hệ nhân quả).

(16A) John doesn’t beat hischild because he loves him.

(16P) Jean ne bat pas son entant parce qu’il l’aime.

(16V) Giôn không đánh con vì yêu con.

Page 67: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Cách hiểu thứ nhất của 3 câu trên là "Vì yêu con nên Giôn không đánh con". Cách hiểu thứ hai lại là "Giôn đánh con, nhưng không phải vì yêu con", "Giôn đánh con không phải vì Giôn theo châm ngôn "thương cho roi cho vọt". Trong cách hiểu này, từ phủ định "không" đã phủ định từ nối vì (because, parce que), nghĩa là phủ định quan hệ nguyên nhân — kết quả giữa hai vế của câu ghép. Cách hiểu thứ hai này giống như cách hiểu trong câu "Ba không đánh con vì nó làm mất chiếc xe Dream II".

Ở tiếng Nga chúng ta cũng gặp các câu mơ hồ tương tự như vậy.

[*A] 1.4.3 Hiện tượng mơ hồ lôgích

Vấn đề đại từ nhân xưng. Có một kiểu mơ hồ cấu trúc liên quan tới đại từ nhân xưng sẽ được xếp vào loại mơ hồ lôgích, vì đây là hiện tượng mơ hồ về chiếu vật của các đại từ đó. Kiểu mơ hồ này mang tính lôgích hơn là mang đặc điểm cú pháp.

(17N) Ivan skazal Petru, chto u nego interesnaja kniga. (Ivan đã nói với Pie rằng anh ta có một quyển sách hay).

Trong câu tiếng Nga này, người ta không biết được "u nego" (anh ta) trỏ đối tượng nào: Ivan, Pie hay một người khác.

Với tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có hiện tượng mơ hồ y hệt vậy:

(17P) Ivan a dit à Pierre que son livre est interessant.

(17A) Ivan told Pierre that his book is interesting.

Vấn đề số từ. Nhiều hiện tượng mơ hồ về số từ cũng mang đặc điểm lôgích. Ví dụ:

(18V) Ba quy tắc trong trang này (khó hiểu)

(18A) Three rules on this page

(18P) Trois règles dans cette page

Page 68: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(18N) Tri pravila na etoy stranice

Về phương diện lôgích, những ngữ danh từ trên đều có 2 cách hiểu:

(18a) Ba quy tắc trong trang này, chẳng hạn đó là các quy tắc 3, 4 và 6, khó hiểu (Vậy trang này ít nhất cũng còn có quy tắc thứ 5 nữa).

(18b) Trang này chỉ có 3 quy tắc.

(= Cả 3 quy tắc của trang này).

Vấn đề từ nối. Trong ngôn ngữ tự nhiên người ta dùng các từ nối để tạo câu ghép. Lôgích cũng dùng các từ nối - liên từ lôgích — để tạo các mệnh đề mới. Bằng cách dùng các dấu ngoặc để phân rõ ranh giới giữa các thành phần trong một mệnh đề, trong lôgích người ta luôn luôn có thể viết các mệnh đề một cách đơn trị — chỉ có một cách hiểu. Trong các ngôn ngữ tự nhiên, dấu phẩy không tương đương với các dấu ngoặc trong lôgích vì thế không có đủ khả năng để chỉ rõ phạm vi tác động của các yếu tố. Đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều câu mơ hồ rất giống nhau giữa các ngôn ngữ tự nhiên.

Trong quyển sách Lôgích toán (Mathematical Logic) nổi tiếng của S.C Kleene, khi vận dụng lôgích vào ngôn ngữ tự nhiên, ông đã nêu câu mơ hồ sau:

(19A) lf John is present [J] or VVilliams speaks up for our proposal [W] and Stark doesn’t come out [~S], it will be adopted [A].

Câu trên mơ hồ về phạm vi tác động của hai từ nối or (hoặc) và and (và). Hai cách diễn đạt lôgích tương ứng với hai cách hiểu đó là:

(19a) ((J V W) A~S => A

(19b) (J V (W A~S)) => A

Page 69: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Quyển sách trên đã được dịch sang tiếng Nga và tiếng Pháp. Câu trên đã được dịch đúng từng chữ — chứ không phải dịch ý - sang tiếng Nga và tiếng Pháp mà tính mơ hồ của nó vẫn y nguyên như thế. Dịch sang tiếng Việt, chúng ta cũng vẫn được một câu mơ hồ đúng như vậy:

(19V) Nếu Giôn có mặt hoặc là nếu Uy Liêm ủng hộ đề nghị của chúng ta và nếu Stác không phản đối thì đề nghị của chúng ta sẽ được chấp nhận.

Cách hiểu ứng với 19a là: Đề nghị sẽ được chấp nhận khi Stác không phản đối, và thêm ít nhất một điều kiên nữa : hoặc Giôn có mặt, hoặc Uy Liêm ủng hộ.

Cách hiểu, ứng với 19b là; Đề nghị sẽ được chấp nhận khi ít nhất có một trong hai điều kiện sau: hoặc Giôn có mặt, hoặc Uy Liêm ủng hộ, trong trường hợp Uy Liêm ủng hộ cần có thêm đồng thời điều kiện là Stác không phản đối.

1.4.4 Sự kết hợp các chuỗi mơ hồ

Các ngôn ngữ tự nhiên giống nhau ở điểm sau: Khi ghép hai chuỗi mơ hồ A và B trong một câu thì mỗi cách hiểu của chuỗi này lại có thể kết hợp với một cách hiểu của chuỗi kia. Vì thế số cách hiểu của câu chứa cả A và B sẽ tăng lên, tối đa sẽ bằng tích các cách hiểu của A với các cách hiểu của B. Tính mơ hồ của các chuỗi A, B có thể thuộc các kiểu loại mơ hồ khác nhau. Thế là có những câu mơ hồ mà nguyên nhân là do sự tổ hợp nhiều kiểu loại mơ hồ lại.

Ví dụ 1: Câu tiếng Anh dưới đây có hai cách hiểu về chủ thể của hành động biểu tình: sinh viên hay là những người khác?

(20A) The seniors were told to stop demonstrating.

Thêm giới ngữ on campus (ở khu trường) vào cuối câu 20A làm trạng ngữ. Theo điều đã trình bày ở mục 1.4.2, trạng ngữ này có thể kết hợp với 3

Page 70: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

động từ trong câu 20A là nối (tell), dừng (stop) và biểu tình (demonstrate) và do đó đi tới một câu có 6 cách hiểu mà Jacob và Rosenbaum 1970 đã nêu:

(21A) The seniors were told to stop demonstrating on campus.

Ví dụ 2: Nhà ngôn ngữ học Xô Viết Iu. Apresjan 1966 đã đưa ra một câu tiếng Nga có 32 cách giải thích khác nhau.

(22N) Splochenie rabochikh brigad vyzvalo osuzhdenie tovarishcha ministra (= sự hợp nhất - của công nhân - của các đội - đã gây ra - sự phê phán - của đồng chí - của bộ trưởng). Con đường dẫn tới 32 cách hiểu như sau:

Cụm 23 dưới đây có 2 cách hiểu:

(23) Splochenie rabochikh.

Hoặc là "sự (người ta) hợp nhất các công nhân lại" hoặc là "sự các công nhân hợp nhất lại".

Hoàn toàn tương tự, 24 cũng có 2 cách hiểu:

(24) Splochenie brigad

Hoặc là "sự (người ta) hợp nhất các đội lại" hoặc là "sự các đội hợp nhất lại".

Kết hợp hai cụm 23 và 24 chúng ta được ngữ danh từ 25a có tới 4 cách hiểu:

(25a) Splochenie rabochikh brigad

Hoàn toàn tương tự, ngữ danh từ 25b cũng có 4 cách hiểu:

(25b) Osuzhdenie tovarishcha ministra

Nếu coi ngữ danh từ 25a là chủ ngữ của câu 22N thì ngữ danh từ 25b sẽ là bổ ngữ, và câu này có 4 X 4 = 16 cách hiểu.

Page 71: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trong tiếng Nga động từ "vyzvat" (gây ra) đòi hỏi danh từ bổ ngữ ở cách 4. Cách 4 của danh từ splochenie trùng với cách 1 của nó. Danh từ osuzhdenie cũng thế. Như vậy trong câu 22N cũng có thể coi ngữ danh từ 25b là chủ ngữ, lúc này 25a trở thành bổ ngữ. Thế là chúng ta lại có thêm 16 cách hiểu khác. Kết quả là câu 22N có 32 cách hiểu cả thảy.

Ví dụ 3: Ông Đặng Chấn Liêu 1978 đã nêu một câu tiếng Việt, theo ông, có tới 10 cách hiểu:

(26V) Mẹ con đi chợ chiều mới về.

Trước hết, ở câu trên có sự mơ hồ về chủ ngữ lôgích. Có tới 4 khả năng về người nói và người nghe.

- Con nói với mẹ- Con nói với bố hoặc một người nào đó ở bậc trên.- Bố hoặc một người nào đó ở bậc trên nói với con.- Những người thứ 3 nói với nhau.

Thứ hai, ở câu 26V có sự mơ hồ từ vựng: "Mẹ con" có thể hiểu là hai từ "Mẹ", "con" mà cũng có thể hiểu là một từ ghép đẳng lập theo kiểu "cha con", "anh em", "bà cháu"... "Chợ chiều" cũng có thể hiểu là hai từ "chợ" và "chiều", tình cờ chúng đứng cạnh nhau, nhưng cũng có thể hiểu là một từ ghép chính phụ. "Chợ chiều" đối lập với "chợ sáng".

Từ "mới" có hai chức năng ngữ pháp khác nhau. Hoặc là trạng từ gắn với từ "về": "mới về" đồng nghĩa với "vừa về". Hoặc là tiểu từ, lúc này cụm "chiều mới về" đồng nghĩa với "tận chiều mới về", "mãi chiều mới về".

Ứng với mỗi tình huống lôgích trong 3 tình huống đầu lại có hai cách hiểu về chuỗi "chợ chiều mới về".

(27a) Mẹ, con đi chợ, chiều mới về (1 cách hiểu: Con nói với mẹ, xin chào mẹ để đi chợ).

Page 72: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(27b) Mẹ, con đi chợ chiều, mới về (1 cách hiểu: Con nói với mẹ, chào mẹ khi về chợ).

(27c) Mẹ con đi chợ, chiều mới về (2 cách hiểu: Con nói hoặc là bố nói).

(27d) Mẹ con đi chợ chiều, mới về (2 cách hiểu: Con nói hoặc bố nói).

Ứng với tình huống lôgích thứ tư - những người thứ ba nói với nhau - lại có thêm hai cách hiểu một cách lôgích về từ ghép "Mẹ con" : "Mẹ và 1 con" hoặc "Mẹ và nhiều con". Thế là với tình huống này, ta có 4 cách hiểu về câu 26V. Tóm lại câu 26V có 10 cách hiểu tất cả.

Những điều vừa trình bày cho thấy hiện tượng mơ hồ là tất yếu trong mọi ngôn ngữ tự nhiên. Sự phát hiện ra những chuỗi từ mơ hồ trong một ngôn ngữ không hề làm ngôn ngữ đó giảm giá trị. Lại càng không thể từ đó mà kết luận rằng ngôn ngữ ấy "thiếu chính xác" hay "thiếu khoa học".

Trái lại, khi phát hiện ra những chuỗi từ mơ hồ mà lại đề ra được nhiều cách loại trừ tính mơ hồ của chúng thì càng chứng tỏ rằng thứ ngôn ngữ được nghiên cứu rất phong phú, có nhiều phương thức khác nhau để diễn đạt cùng một quan hệ, cùng một nội dung nào đó.

Trong chương VII, chúng ta sẽ tóm tắt một số phương pháp chính để chuyển một câu mơ hồ thành một câu rõ ràng và chính xác

2. SỰ MƠ HỒ TỪ VỰNG

2.1. Hiện tượng mơ hồ từ vựng là hiện tượng đồng âm hoặc đa nghĩa của từ vựng. Có hai loại:

Loại I: Sự đồng âm của 2 từ đơn. Hai từ nước, một trỏ quốc gia và một trỏ chất lỏng, đồng âm với nhau. Hai từ tin, một trỏ tin tưởng, một trỏ tin tức cũng đồng âm với nhau. Vì thế các chuỗi từ "bán nước", "trước hết anh có tin nó không đã" đều có thể hiểu theo hai nghĩa. Ví dụ:

Page 73: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(1) Các nhà đầu tư bỏ cuộc là do họ phải chờ thủ tục quá lâu, còn luật thì còn nhiều vướng mắc.

Loại II: Sự đồng âm của hai chuỗi từ. Đây là trường hợp mà hai chuỗi từ có các yếu tố đồng âm nhưng quan hệ giữa các yếu tố có thể khác nhau.

2.2 Sự mơ hồ qua các từ đơn

Hầu như mỗi từ loại đều tìm thấy những từ đồng âm thuộc các từ loại khác. Danh từ và động từ là hai từ loại có nhiều từ đồng âm ở các từ loại khác hơn cả.

2.2.1 Sự đồng âm của danh từ

Một số ví dụ:

Câu đối của Nguyễn Khuyến tặng Bảng Long, viên quan võ chột mắt:

(2) Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại

Triều đình cử mục, anh hùng “chỉ có một ngươi thôi"

(3) Chả ngon lắm.

(3a) Chả: một loại thực phẩm

(3b) chả = chẳng

(4) Báo động ! Mang tất.

(4a) Tất = tất cả = mang tất cả.

(4b) Tất = bí tất, vớ = Mang bí tất.

(5) Chân trạng nguyên.

(5a) Chân = Chân, cẳng.

(5b) Chân = đích thực, chân chính.

Page 74: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(6) Bác được mấy cháu?

Tôi chựa có cháu nào.

Sao con tôi bảo nó học với cháu thứ hai nhà bác?

Tôi tưởng bác hỏi về cháu, nếu nói về con thì tôi được ba đứa!"

Trên đây là sự mơ hồ do lâm thời đồng âm, xảy ra khi chuyển vai trò trong xưng hô thân mật: coi con của người khác như là cháu của mình. Trong trường hợp con người khác trạc tuổi mình thì lại phải hỏi "Bác được mấy anh chị tất cả?"

2.2.2 Sự đồng âm của động từ, tính từ

(7) Ba bảo Năm đi Vũng Tàu

(7a) Ba nói rằng Năm đi Vũng Tàu

(7b) Ba ra lệnh cho Năm đi Vũng Tàu

(8) Tôi không còn nhớ cha tôi lắm

(8a) Nhớ = ghi nhớ, lưu giữ cái gì trong tâm trí.

(8b) Nhớ = thương nhớ.

Ví dụ khác: "Thời gian học đại học tôi mới dám viết thư về xin chị lấy chồng". Xin có 2 nghĩa: a) đề nghị; b) xin phép.

Chuyện cười dân gian Việt Nam cũng tận dụng hiện tượng đồng âm của từ mất với nghĩa là đánh mất và từ mắt với nghĩa là chết để gây cười.

"Người bố đi vắng, để thư lại và dặn con đưa cho khách. Con đánh cháy mất thư. Khách đến:

Bố cháu đâu?

Mất rồi

Page 75: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Ông khách hốt hoảng:

Mất bao giờ?

Mất hôm qua.

Vì sao vậy?

Cháy".

2.2.3. Sự mơ hồ của từ tính thái được, phải, có thể

Các từ tình thái một mặt được dùng để phản ánh một khả năng khách quan, mặt khác được dùng để biểu hiện sự đánh giá của người nói. Do đó bản thân các từ tình thái đã mang tính mơ hồ. Đứng trong câu, chúng cũng thường gây ra mơ hồ.

(9) Ba có thể đi được không anh?

Có thể hiểu câu trên đây hỏi về khả năng chủ quan của Ba, một bệnh nhân nặng, có thể đi lại được không. Cũng có thể hiểu câu trên đây là một câu hỏi về khả năng (khách quan) có cho phép Ba đi hay không?

(10) Tiếng Huế nghe được không chị?

Có thể hiểu câu trên theo hai cách. Thứ nhất, theo sự đánh giá của chị tiếng Huế nghe có hay không? Thứ hai, chị có khả năng hiểu được, tiếp nhận được tiếng Huế không?

(11) Tôi nói có được không anh?

(11a) Anh có cho phép tôi nói không?

(11b) Tôi nói có được không?

(12) Hai giờ chiều nay nó phải có mặt ở Đà Lạt rồi.

(12a) Hai giờ chiều nay nó có nghĩa vụ, bắt buộc phải có mặt ở Đà Lạt rồi.

Page 76: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(12b) Theo dự đoán của người nói thì hai giờ chiều nay thì nó đã đến Đà Lạt rồi.

2.2.4 Trong các câu mơ hồ do sự đa nghĩa của một từ đơn, chúng ta chú ý hiện tượng sau:

Đứng riêng một từ X có hai nghĩa hoặc là hai từ X đồng âm, nhưng khi kết hợp với những từ khác, nó có thể thêm nghĩa mới và từ đó cũng gây nên sự mơ hồ.

Chẳng hạn, đứng riêng từ lấy được coi là sự đồng âm của hai ngoại động từ với nghĩa là kết hôn và cầm. Tuy nhiên trong tổ hợp "Lấy tên X” thì ngoài nghĩa là "lấy người tên là X” còn có nghĩa khác là "Tự đặt tên gọi là X” Câu dưới đây mơ hồ theo cách đó.

(13) Cô ta phải lấy một tên khác, tên Phrăng-xoa.

Đứng riêng qua có nghĩa là đi qua, nhưng trong tổ hợp qua mặt thì ngoài nghĩa "đi qua trước mặt" nó lại hình thành một nghĩa nữa: "coi thường ai đó". Vì vậy câu sau mơ hồ:

(14) Đừng có qua mặ tay này.

Câu trên đây có tới 4 cách hiểu. Vì cụm qua mặt có 2 cách hiểu, cụm tay này cũng có hai cách hiểu: Nó trỏ chính người nói hoặc trỏ một người thứ ba nào đó. Do vậy có 4 cách hiểu.

2.4 Từ đa tiết và chuỗi từ mơ hồ

[*A] 2.4.1

Gọi X là một cụm từ đa tiết nhiều nghĩa. Nếu tìm được một chuỗi từ A — B có thể kết hợp với X thành một câu "A - X - B", "A - B - X" hoặc "X – A - B" và nếu có ít nhất hai trong số các cách hiểu của X vẫn giữ lại trong câu vừa tạo thành, thế thì câu đó sẽ mơ hồ. Chúng ta sẽ dễ dàng tìm được các

Page 77: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

chuỗi từ A - B như thế nếu chú ý tới đặc điểm từ loại và các nét nghĩa trong các thành tố của X.

Ví dụ: X = nhà tôi. Cấu trúc này mơ hồ. Chúng đều là danh từ, có thể đứng ở chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Vì vậy dễ dàng tạo ra hàng loạt câu theo các cấu trúc khác nhau chứa cụm từ nhà tôi. Tuy nhiên, ở một cách hiểu thì nhà tôi là người (vợ tôi) còn ở một cách hiểu khác thì nhà tôi là vật, đồ vật (nhà của tôi). Do đó chỉ những cấu trúc nào chứa từ nhà tôi và nói về những đặc trưng trung tính cho cả người và vật thì mới có khả năng gây mơ hồ: "Nhà tôi rất cao", "Nhà tôi rất sạch", "Nhà tôi rất tốt", "Nhà tôi rộng rãi lắm" đều là những câu mơ hồ. Nhưng "Nhà tôi rất hiền" thì lại thành rõ ràng. Hiền có tiền giả định là nói về người hoặc sinh vật, do vậy nghĩa đồ vật của "nhà tôi" bị mất đi.

2.4.2.

Theo phương pháp đã trình bày, chúng ta dễ dàng tạo ra được những câu mơ hồ và giải thích được lí do dẫn tới sự mơ hồ của những câu mơ hồ từ vựng mà chúng ta gặp.

Dưới đây là một số kiểu:

Chuỗi múa hát có thể coi là một động từ mà cũng có thể coi là hai động từ múa, hát khác nhau. Câu sau đây chấp nhận cả hai khả năng đó nên mơ hồ:

(15) Những em bé đang múa hát rất hay.

Cách hiểu 1: "Những em bé đang múa" làm chủ ngữ, như vậy hát là động từ trung tâm làm vị ngữ.

Cách hiểu 2: "Những em bé" là ngữ danh từ làm chủ ngữ như vậy múa hát là động từ trung tâm làm vị ngữ.

Page 78: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Cười nói, nô đùa, ăn uống, viết lách, hò hát, đi lại, nổ tắt cũng là những cụm từ mơ hồ theo cùng kiểu như múa hát. Chúng ta dễ dàng tạo ra những câu mơ hồ tương tự:

(16) Đó là những người viết lách rất giỏi.

(17) Máy nổ tắt đột ngột.

Từ Hán Việt độc nhất với nghĩa duy nhất có một đồng âm thuần Việt với nghĩa là độc hại nhất. Do vậy mà ngữ danh từ sau cũng mơ hồ:

(18) Thứ thuốc độc nhất.

Các chuỗi từ thử thách, định đoạt, chuyên chở... cũng có hai cách hiểu, hoặc là động từ, hoặc là một chuỗi gồm một phụ động từ và một động từ. Cả hai khả năng này đều có thể làm vị ngữ và đòi hỏi bổ ngữ, vì thế những chuỗi này thường gây ra mơ hồ:

(19) Họ định đoạt lương của người khác.

(20) Các đồng chí cứ thử thách tôi đi.

(21) Trước anh lái xe cho phòng cung tiêu, chuyên chở cá, cân cá.

(22) Chúng tôi chỉ trích lược ý của tác giả bài báo.

Những câu trên đây đều mơ hồ có hai cách hiểu về động từ làm vị ngữ trong mỗi câu. Trong khi đó, câu dưới đây cũng mơ hồ do hai cách hiểu về cụm động từ làm bổ ngữ (do hai từ đường đồng âm).

(23) Đừng có đi mua đường.

"Mua đường" được hiểu là một tổ hợp Động + Danh: "Đừng có đi mua đường, mua kẹo".

"Mua đường" là một quán ngữ: Đừng có đi vòng vèo.

Những ví dụ khác:

Page 79: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(24) Sầu riêng ai bán mà mua. (Ca dao)

(25) Người bạn biết điều đó.

Có thể coi biết điều là tính từ làm định ngữ cho người bạn. Lúc đó 25 thành một ngữ danh từ. Nếu coi biết là động từ nhận danh từ điều đó làm bổ ngữ thì 25 trở thành một câu.

(26) Nào, đằng ấy thế nào? có gì không?

(27) Đói từ đêm kia.

Các câu 26 — 27 mơ hồ theo cùng một kiểu. Các từ đứng cuối giữ hai chức năng khác nhau, được dùng như một từ chỉ định (đằng ấy = nơi ấy, đêm kia = đêm hôm kia) hoặc một chức năng khác (đằng ấy trỏ ngôi thứ 2, người đang nói chuyện với mình; còn kia có biến thể là cơ).

2.4.3

Một từ đa tiết "Y — Z" khi đứng cạnh tiếng X để thành chuỗi "X - Y - Z" không có dấu ngắt câu ngăn cách chúng thì có thêm một khả năng mới xuất hiện: X có thể kết hợp với Y hoặc với cả cụm Y — Z thành một từ mới. Khi có thêm khả năng ấy thì chuỗi "X - Y - Z" sẽ mơ hồ. Ví dụ:

(28) Quyền dân chủ nắm trong tay.

(29) Chúng ta giữ nguyên âm đầu.

2.4.4 Một lưu ý:

Trong quá trình phát triển, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có một khuynh hướng lành mạnh là thay dần những từ Hán Việt có từ thuần Việt — từ nôm - hoàn toàn tương đương về sắc thái và nghĩa.

Tuy nhiên, lạm dụng quá đáng sự thay thế này có thể làm tính mơ hồ tăng lên một cách vô ích:

(30) Trong trận đấu bóng tại Hà Lan, hàng trăm người xem đánh nhau.

Page 80: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Không phải câu trên muốn diễn tả rằng thấy đám đánh nhau, hàng trăm người đứng xem, mà chỉ là "hàng trăm khán giả đánh nhau". Những toan tính thay "họa sĩ" bằng "người vẽ", "xạ thủ" bằng "người bắn"... sẽ gặp khó khăn trong những câu như:

(31) Người vẽ đẹp vẽ xấu; người vẽ xấu vẽ đẹp.

(= Họa sĩ đẹp vẽ xấu; họa sĩ xấu vẽ đẹp)

3. SỰ MƠ HỒ CẤU TRÚC

3.1 Sự mơ hồ về các từ nối

3.1.1 Nhóm 1: cho, với, của. Xét câu:

(1) Tôi đã gửi cho nó quyển sách.

Câu trên có hai cách hiểu. Thứ nhất là "Tôi đã gửi tôi nó quyển sách". Như thế, theo cách hiểu này, nó là đích mà quyển sách gửi tới. Cách hiểu thứ hai là "Quyển sách của nó đã được tôi chuyển hộ tới một người nào đó". Theo cách hiểu này, nó và quyển sách có quan hệ sở hữu (Quyển sách của nó). Như vậy ở cả hai cách hiểu, từ cho đều cùng một chức năng ngữ pháp, nhưng cấu trúc chìm của hai cách hiểu đó khác hẳn nhau. Vì vậy câu 1 là mơ hồ về cấu trúc.

(2a) Em sẽ chẳng nói chuyện chị với anh Ba.

(3a) Bruno học với các cha cố.

Câu 2a có hai cách hiểu. Thứ nhất, từ với được dùng với nghĩa của từ cho, lúc đó anh Ba trở thành bổ ngữ gián tiếp của động từ nói. Thứ hai, từ với được dùng với nghĩa của từ và, lúc đó cả cụm "chị với anh Ba" trở thành bổ ngữ trực tiếp của "nói", còn bổ ngữ gián tiếp là một người thứ ba nào đó không xuất hiện trong câu:

(2b) Em sẽ chẳng nói chuyện chị cho anh Ba.

Page 81: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(2c) Em sẽ chẳng nói chuyện chị và anh Ba (cho ai biết đâu).

Do động từ học mà câu 3a lại có hai cách hiểu về từ với. Thứ nhất, học được dùng như một động từ nội động, lúc đó các cha có trở thành đồng chủ ngữ của học. Theo cách hiểu này, với được dùng với nghĩa của cùng với. Thứ hai, học được dùng như một động từ ngoại động, lúc đó các cha cố trở thành bổ ngữ trực tiếp của học từ với có thể bỏ đi:

(3b) Bruno học cùng với các cha cố.

(3c) Bruno học các cha cố.

Qua hai câu 2a và 3a, chúng ta thấy cấu trúc:

"N1' - V - với - N2" có tới 3 cách hiểu về từ với. Chúng phụ thuộc vào V và N2. (Từ đây, các kí hiêu N, NP, V, VP lần lượt trỏ danh từ, ngữ danh từ, động từ, ngữ động từ.)

(4a) Quà tặng của Thu Phương

(5) Sự phê bình truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

Từ của biểu hiện quan hệ sở hữu. Đó có thể là quan hệ sở hữu của sự vật mà cũng có thể là sở hữu (chủ thể) của hành động. Với ý nghĩa đó, câu 4a có hai cách hiểu, ứng với sự danh ngữ hóa hai câu khác nhau sau đây:

(4b) Nguời ta tặng quà cho Thu Phương -> 4a

(4c) Thu Phương tặng quà cho nguời khác -> 4a

Trong 4b, quà tặng trở thành sở hữu của Thu Phương. Trong 4c, Thu Phương là chủ thể của hành đông tặng quà.

3.1.2 Nhóm 2 : thì

(6a) Anh đi thì em về.

(7a) Nó về thì em cũng về.

Page 82: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Hai câu trên đều là những câu ghép mà hai vế liên kết với nhau bằng từ thì. Có những kiểu ghép chứa từ thì như sau:

(a) Nếu A thì B.

(b) Khi A thì B

(c) Dù A thì cũng B.

Do vậy, sự mơ hồ của hai câu trên liên quan tới hiện tượng rút gọn của từ nối thứ nhất trong các cặp từ nối có từ thì. Câu 6a có hai cách hiểu (a) và (b), một trỏ quan hệ điều kiện kết quả, một trỏ quan hệ liên tiếp về thời gian:

(6b) Nếu anh đi thì em về.

(6c) Khi anh đi thì em về. (Anh vừa đi thì em về)

Do từ cũng có đặc điểm là dùng để đối chiếu hai yếu tố nên có thể hiểu là trong câu 7a người ta đối chiếu hai hành động "nó về" và "em về":

(7b) Nếu nó về thì em cũng về.

Nhưng cũng có thể hiểu ở câu 7a người ta đối chiếu hai thời gian xảy ra hành động:

(7c) Khi nó về thì em cũng (vừa) về.

Cuối cùng, có thể hiểu ở câu 7a người ta đối chiếu các nguyên nhân dẫn tới hành động ra về của người em. Nếu cho rằng "nó về" là nguyên nhân thuận lợi để "em không về" thì câu 7a được hiểu như là một cấu trúc nghịch nhân quả:

(7d) Dù nó về thì em cũng về.

Như thế, câu 7a có tới 3 cách hiểu 7b — 7d.

3.2 Sự kết hợp của nhiều tiếng liên tiếp

Page 83: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

3.2.1 Hiện tượng mơ hồ liên quan tới chuỗi từ có ba tiếng liên tiếp đứng trong câu. Trong một câu, giả sử có một chuỗi ba tiếng liên tiếp X - Y - Z và giữa các tiếng đó không bị ngăn cách bởi các dấu ngắt câu. Thế thì có khả năng sau xảy ra:

a) X — Y — Z là ba từ riêng biệt: giữa chúng có một quan hệ từ pháp hoặc cú pháp nào đó.

b) X - Y tạo thành một từ, Z là một từ; giữa hai từ đó có một quan hệ từ pháp hoặc cú pháp nào đó.

c) X là một từ, Y — Z là một từ; giữa hai từ đó có một quan hệ từ pháp hoặc cú pháp nào đó.

d) X - Y - Z là một từ.

e) Những trường hợp còn lại: Có ít nhất một trong hai yếu tố X, Z không là từ, nó là thành tố của một từ khác. Tình cờ mà X, Y, Z đứng cạnh nhau.

Nếu chuỗi X - Y — Z có ít nhất 2 trong 4 khả năng a) — d) thì đó là một chuỗi mơ hồ về cấu trúc.

Chuỗi 3 tiếng có một tiếng là động từ. "Người bạn học" có thể hiểu là 3 từ riêng biệt (người, bạn, học) hai từ (người bạn, học) hoặc một cụm từ (người bạn học).

Các câu sau đây đều mơ hồ vì chúng đều chấp nhận ít nhất hai trong ba khả năng trên:

(8) Cô ba rất quý người bạn học ở Nam Định.

(9) Ba hay viết thư cho người bạn học ở Nam Định.

(10) Anh ấy có người bạn học rất tốt.

Page 84: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Chuỗi 3 tiếng đều là động từ. Chuỗi "sắp sửa đổi" có hai cách hiểu "sắp - sửa đổi" và "sắp sửa - đổi". Hai cách hiểu này ứng với hai từ tình thái khác nhau (sắp và sắp sửa). Câu 11 chứa cả 2 cấu trúc đó nên mơ hồ:

(11) Chính phủ sắp sửa đổi chính sách thuế.

Nếu một từ X mà cách kết hợp "sửa — X" trở thành một động từ thì chuỗi "sắp sửa X" cũng mơ hồ như "sắp sửa đổi". Chúng ta dễ dàng tạo các câu mơ hồ theo kiểu này. Phần lớn các câu đã chấp nhận chuỗi này cũng sẽ chấp nhận chuỗi kia:

- Ông Ba sắp sửa sang nhà chú Sáu.- Thầy giáo sắp sửa chữa lỗi ngữ pháp.- Chúng ta cần thiết lập lại trật tự nơi đây.

Một số ví dụ về chuỗi mơ hồ do 4 yếu tố đứng liên tiếp nhau:

(12) Chúng ta giữ nguyên âm đầu.

(13) Con trâu cái bụng tròn to mọng.

(14) Thức đêm nhiều người sọm đi trông thấy.

3.2.2. Sự ghép các câu trúc mơ hồ cũng thường dẫn tới một câu trúc mơ hồ mới

"Cầu gãy" là một cấu trúc mơ hồ vì có thể hiểu là một câu hoặc một ngữ danh từ. "Đêm hôm qua" cũng là một chuỗi mơ hồ vì từ hòm có thể kết hợp với đêm thành một từ (đêm hôm) hoặc kết hợp với qua thành một từ (hôm qua). Ghép hai chuỗi lại, chúng ta được câu mơ hồ.

(15) Đêm hôm qua cầu gãy.

(15a) Đêm hôm, qua cầu gãy.

(15b) Đêm hôm qua, cầu gãy.

3.3 Cụm từ phụ trợ

Page 85: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Ở mục trước chúng ta đã xét hiện tượng mơ hồ do các tiếng đứng cạnh nhau có thể kết hợp với nhau theo nhiều cách gây nên. Trong mục này, chúng ta xét hiện tượng tương tự ở cấp độ cao hơn: quá trình kết hợp các từ để tạo thành các ngữ, các câu theo những cách khác nhau cũng là nguyên nhân gây ra sự mơ hồ cấu trúc. Có những từ ngữ có thể kết hợp với các từ ngữ đứng trước nó trực tiếp hoặc gián tiếp và có những từ ngữ có thể kết hợp với các từ ngữ đứng sau nó trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là nguyên nhân gây ra các cấu trúc mơ hồ. Quá trình xây dựng những từ ngữ phụ trợ làm thành phần thứ yếu để giải thích, định rõ một từ, một ngữ nào đó cũng thường tạo ra những chuỗi từ có cấu trúc mơ hồ. Dưới đây là một số kiểu mơ hồ thường gặp.

(16) Họ đã tập hợp trên khu đất rộng có nhiều ngôi nhà mới ở bên đường.

Hai cách hiểu câu trên liên quan đến cách hiểu "khu đất rộng ở bên đường" hay "nhiều ngôi nhà mới ở bên đường".

Câu dưới đây trích trong Lời bạt của Nguyễn Tuân cho lần in thứ 6 tác phẩm Tắt đèn (NXB Văn học) cũng mơ hồ theo kiểu này: "... Có bố lão quan tỉnh dê cụ". Vậy ai dê cụ? Lão quan tỉnh hay người bố?

(17) Nếu cần, hắn dò xét cả đời tư của cô chiêu đãi viên cái hãng hàng không mà ông ta ưa thích nữa kia.

Ở câu trên, ông ta ưa thích cái hãng hàng không hay ưa thích cô chiêu đãi viên ?

(18) Đã nhiều lần tôi thấy người ta kính phục người chính trực như vậy.

Trong câu trên, từ như vậy để trỏ "kính phục" hay trỏ "người chính trực"? "kính phục như vậy" hay "người chính trực như vậy"?

Những câu mơ hồ do từ của:

Page 86: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

- “Cảm nghĩ nhân chuyến thăm Đông Nam Á của Thủ tướng Phạm Văn Đồng" ở câu trên, Thủ tướng cảm nghĩ hay nhà báo cảm nghĩ ?

- "Tuyên dương công trạng của ủy ban Thuờng vụ Quốc hội"- "Như hiểu ra sự bận tâm về chỗ ngủ của tôi" (Ai bận tâm?)- "Việc sử dụng tài sản của thủ trưởng" (Ai sử dụng tài sản?)- "Sự kiểm tra sổ sách của cơ quan" (Ai kiểm tra?)

Sự mơ hồ do giới từ, như hai câu sau:

(19) Các tổ trưởng nộp ngay các tài liệu đã phát trong ngày hôm nay.

(20) Sinh viên cần nộp ngay các tài liệu vừa phát tại văn phòng khoa.

Trong (19) người ta không rõ là "nộp trong ngày hôm nay" hay là "phát trong ngày hôm nay".

Kiểu: VI - N - V2.

(21) Đón mẹ về.

Trong cụm 21 có thể hiểu mẹ về là bổ ngữ của đón: cách hiểu thứ hai là sau khi đi đón mẹ về thì quay về. Như vậy về kết hợp với đón thành một chuỗi động từ đón về.

a) Đón [mẹ về]

b) [Đón mẹ] về

Kiểu: N - A – V

(22) Bác nông dân ranh mãnh đáp.

Tính từ ranh mãnh có thể kết hợp với bác nông dân và làm định ngữ cho nó. Nhưng cũng có thể hiểu là ranh mãnh kết hợp với động từ đáp và làm trạng ngữ cho nó.

Page 87: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Như vậy, kiểu trên đây mơ hồ ở chỗ tính từ A vừa có thể kết hợp với danh từ N vừa có thể kết hợp với động từ V. Những câu mơ hồ tương tự:

(23) Người sinh viên mới đi tới.

(24) Hoan hô thanh niên xung phong tải thương.

(25) Chiếc thuyền cao su nhẹ lướt trên sông Mê Kông.

Kiểu: N - không – VP

(26) Xe không được rẽ trái.

Tùy theo từ không kết hợp với cụm động từ hay danh từ mà câu trên có thể hiểu thành 26a và 26b:

(26a) Mọi xe đều không được rẽ trái = Xe, không được rẽ trái!

(26b) Xe không thì được rẽ trái = Xe không, được rẽ trái.

Như vậy, nếu từ không vừa có thể làm từ kèm phủ định của cụm động từ VP, vừa có thể làm định ngữ cho danh từ N thì câu "N - không - VP" thành mơ hồ.

Trong cụm động từ, các từ tình thái đứng trước động từ trung tâm và đứng ngay sau từ kèm phủ định: không thể, không phải, không cần, không dám, không định... Vì thế nếu gặp một câu mơ hồ kiểu trên đây mà động từ trung tâm chưa có từ tình thái hóa câu đó thì bằng cách thêm từ tình thái là ta có hàng loạt câu mơ hồ khác. Từ câu 26 ta được:

(27) Xe không phải rẽ trái.

Xe không cần rẽ trái.

Xe không nên rẽ trái.

Một số ví dụ khác:

(28) Những con số không đáng có.

Page 88: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Những con số không hợp lí.

Những con số không nhỏ bé.

Kiểu: NP - X - VP.

Đây là kiểu mơ hồ khái quát (Nó cũng là kiểu mơ hồ đặc trưng của loại thứ hai): Nếu một từ ngữ X có thể đồng thời kết hợp với cụm danh NP đứng trước nó và với cụm động VP đứng sau nó, thì cấu trúc "NP — X — VP" sẽ mơ hồ.

Các ví dụ:

(29) Ba nỗi oan nhờ hỏi đã được giải đáp.

(30) Cứ nói toạc móng heo thế là hơn.

(31) Nhà người may áo rộng hơn.

(32) Cha anh là một vị giáo sư đại học ở tỉnh lẻ có quen biết Bêrăngiê.

NHẬN XÉT: Khi dùng cụm động từ VP làm định ngữ để tạo một cụm danh mới thì dễ gây mơ hồ vì chính cụm VP này lại có thể hiểu là cụm động từ chính làm vị ngữ của câu.

Những trường hợp khác:

(33) Đây là ngôi trường lớn thứ hai được xây dựng ở xã trong huyện Bình Lục.

(34) Mỹ chuẩn bị dồn dập can thiệp trực tiếp vào Cam-pu-chia.

Trong câu 33, danh ngữ đóng vai chủ ngữ đã mơ hồ theo kiểu NP = N – A - số từ thứ tự.

3.4 Phép chêm câu

[*A] 3.4.1 Thao tác kết hợp hai câu thành một câu được gọi là phép biến đổi phức

Page 89: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Phép chêm câu là một phép biến đổi phức đặc biệt.

Nhiều biểu thức mơ hồ ở các mục trước, có thể giải thích theo cách tiếp cận ở mục này một cách khái quát hơn, nhưng cũng hình thức hóa cao hơn.

Chúng ta minh họa điều này qua một vài ví dụ cụ thể.

Giả sử chúng ta có hai câu:

(35) Anh ấy đã gặp con.

(36) Anh ấy trên đường về chợ.

Nếu lấy câu 35 làm gốc, chúng ta có thể mở rộng chủ ngữ "anh ấy" bằng cách đem chêm câu 36 vào 35. Như vậy vị ngữ vẫn là "đã gặp con". Chúng ta sẽ được:

(37a) Anh ấy trên đường về chợ đã gặp con.

Nếu lấy câu 36 làm gốc, đem câu 35 chêm vào câu 36 thì chúng ta được:

(37b) Anh ấy đã gặp con trên đường về chợ.

Câu 37a rõ ràng nhưng câu 37b mơ hồ. Vì từ "con" đứng trước "trên đường về chợ, cho nên ngoài cách hiểu "anh ấy trên đường về chợ" còn một cách hiểu khác là "con (đang) trên đường về chợ". Lại xét hai câu:

(38) Các đồng chí mải mê nghe Hảo nói.

(39) Hảo nói quên cả giờ nghỉ.

Đem chêm câu 39 vào 38 ta được:

(40) Các đồng chí mải mê nghe Hảo nói quên cả giờ nghỉ

Câu 40 trở thành mơ hồ vì chúng ta có thêm một cách hiểu nữa: các đồng chí quên cả giờ nghỉ.

Page 90: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Như thế trong phép chêm câu có khả năng xuất hiện các quan hệ mới không có ở các câu riêng rẽ trước đây. Lúc đó xảy ra hiện tượng mơ hồ. Dưới đây là một số chuỗi mơ hồ tiêu biểu:

[*A] 3.4.2 Những danh ngữ mơ hồ

Các danh ngữ sau đây đều mơ hồ.

(41) Chuyến tàu chở ô tô màu xanh.

(42) Chuyến tàu chở ô tô sơn xanh.

(43) Chuyến tàu chở ô tô của bộ đội.

(44) Chuyến tàu chở ô tô mới chữa xong.

Tính mơ hồ của các danh ngữ từ trên đây đều giống nhau:

Những từ ở sau từ ô tô và làm định ngữ cho nó cũng đều có khả năng làm định ngữ cho chuyến tàu. Chẳng hạn, ở 41 vừa có thể hiểu là ô tô màu xanh, vừa có thể hiểu là chuyến tàu màu xanh; ở 44 vừa có thể hiểu là ô tô mới chữa xong, vừa có thể hiểu là chuyến tàu mới chữa xong.

Tính mơ hồ của các câu trên giống nhau vì chúng được tạo thành theo cùng một cách: Đem các danh ngữ mà thành phần trung tâm là ô tô chêm vào câu 45.

(45) Chuyến tàu chở ô tô.

Ta chêm ngữ danh từ: "ô tô màu xanh” chẳng hạn vào 45 như sau:

(46) Chuyến tàu chở ô tô [ô tô màu xanh].

Ở 46 rút gọn phần tử lặp lại là ô tô, ta được 41:

Chuyến tàu chở ô tô màu xanh.

Nếu đem danh ngữ "ô tô của bộ đội" chêm vào 45 ta sẽ được "Chuyến tàu chở ô tô của bộ đội".

Page 91: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Phép chêm có thể thực hiện liên tiếp nhiều lần. Lúc đó khả năng mơ hồ có thể tăng thêm.

(47) Tôi đợi chuyến tàu.

(47b) Chuyến tàu đã tới.

Như trên đã nói, các danh ngữ 41-44 được hình thành nhờ phép chêm câu. Đem bất kì một danh từ nào trên đây chêm vào 47 hoặc 47b ta đều đi tới một câu mơ hồ mới. Ví dụ:

(48a) Tôi đợi chuyến tàu chở ô tô của bộ đội.

(48b) Chuyến tàu chở ô tô màu xanh đã tới.

Tuy nhiên, ở hai câu 48 mỗi câu vẫn chỉ có hai cách hiểu.

[*A] 3.3.4 Những câu mơ hồ

Cũng như phép chêm danh ngữ, sự chêm câu này vào câu kia cũng có khả năng gây mơ hồ. Trường hợp tiêu biểu nhất là các phụ ngữ thời gian hoặc không gian đứng ở cuối câu sẽ gây ra mơ hồ: nó có thể kết hợp với vị ngữ ở câu gốc cũng như vị ngữ ở câu đem chêm. Ví dụ:

(49) Tôi đã nói chuyện với anh Ba mà anh hay thấy ở thư viện.

Từ những câu trên đây, nếu chuyển sang dạng thức phủ định hoặc nghi vấn thì cũng vẫn đi tới những câu mơ hồ tương tự.

Kiểu mơ hồ 49 nằm trong kiểu mơ hồ khái quát hơn: Sự mơ hồ của những phần phụ:

(50) Tôi đã thấy con người hay nói trong hội nghị.

Kiểu mơ hồ thứ hai sinh ra do thực hiện phép chêm câu là sự mơ hồ về chủ thể của hành động. Ví dụ:

(51) Con vật đó ăn những côn trùng giúp ích cho nhà nông.

Page 92: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Một vài ví dụ khác.

(52) Trong cuốn nhật kí của một đồng chí pháo thủ vừa mới được kết nạp vào Đảng sau trận đánh, ngay trên một mỏm đá ngoài khơi, tôi đã được đọc những dòng tâm sự đầy lạc quan tin tưởng.

Câu trên mơ hồ về 3 khả năng hiểu hành động thực hiện trên mỏm đá: "kết nạp", "đọc" hay "trận đánh"?

(53) Chúng tôi nói chuyện với anh Ba mà anh đã thấy ở thư viện hồi nãy.

Câu trên có 3 cách hiểu: "... thấy ở thư viện hồi nãy", "..nói chuyện... ở thư viện hồi nãy" hoặc là ".. hồi nãy anh đã thấy... nói chuyện ở thư viện".

3.5 Cấu trúc đẳng lập

3.5.1 Có những câu mơ hồ liên quan tới các câu trúc đẳng lập

"A và B", ”A hay B", "A hoặc B"... có nhiều nguyên nhân dẫn tới các câu mơ hồ loại này, mà nguyên nhân chủ yếu là do không xác định được phạm vi tác động của các yếu tố chi phối các yếu tố đẳng lập A, B hoặc yếu tố phụ trợ của B có là phụ trợ cho A hay không. Ví dụ:

(54) Trên xe có chừng mười lăm anh bộ đội và mấy cô gái dân công đang cười nói ồn ào.

(55) Khốn nạn thân nó, đêm nay nó ở bên ấy, ngoài một con chó cái và bốn con, không còn ai là bạn quen.

Ở câu 54 người đọc không rõ các anh bộ đội có cười nói ồn ào không, còn ở câu 55 nó có bốn con hay con chó cái có 4 con.

(56) Vợ ông là diễn viên của một gánh hát đến lưu diễn ở Huntersburg và bị xui xẻo mắc kẹt ở đây.

Gánh hát hay vợ ông bị mắc kẹt?

Page 93: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Tương tự:

Cái nhà và cái sân rộng.

Trừ tôi và bà làm bếp trung thành với Rômat.

3.5.2 Trong ngôn ngữ tự nhiên, vì thiếu dấu ngoặc nên nhiều trường hợp một cấu trúc đẳng lập được dùng làm thành phần của một câu khác có khả năng gây mơ hồ.

(57) Anh khuyên hay tôi khuyên thì nó đi.

(58) Nếu anh khuyên hay tôi khuyên thì nó đi.

(59) Ba sẽ ca vọng cổ hoặc Năm ngâm thơ và Sáu hát.

(60) Nếu anh đề nghị hoặc tôi nêu ý kiến và đồng chí trưởng phòng Tài vụ không phản đối thì thủ trưởng sẽ chấp nhận.

Các câu 57, 58 đều có 2 nghĩa. Thứ nhất, ở đó nhấn mạnh vào từ hay để tạo ra một câu hỏi tuyển chọn:

(61) Anh khuyên thì nó đi hay tôi khuyên thì nó đi?

Thứ hai, nhấn mạnh vào từ thì để tạo ra sự tuyển chọn lỏng về điều kiện của một câu ghép điều kiện - kết quả: Trong trường hợp này, từ hay được dùng như từ hoặc:

(62) Nếu anh khuyên hoặc nếu tôi khuyên thì nó đi.

Về câu 59 có hai cách hiểu về từ nối làm trung tâm: Sẽ là từ hoặc (như trong 63) hoặc sẽ là từ và (như trong 64):

(63) Hoặc Ba sẽ ca vọng cổ hoặc đồng thời Năm ngâm thơ và Sáu hát.

(64) Sáu hát và hoặc là Ba ca vọng cổ hoặc là Năm ngâm thơ.

Page 94: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Phần điều kiện của câu 60 có cấu trúc giống như cấu trúc của câu 59 vì thế phần điều kiện này cũng bị mơ hồ giống như ở câu 59. Kết quả là câu 60 cũng bị mơ hồ.

3.6 Sự phủ định

Sự phủ định gây ra những hiện tượng mơ hồ rất đáng lưu ý. Chúng liên quan tới phạm vi tác động của từ phủ định. Trong câu, từ phủ định được đặt ngay trước động từ mà nó phủ định, nhưng phạm vi tác động lại có thể tới cả những yếu tố đứng ở sau từ bị phủ định. Do đó sinh ra mơ hồ. Những kiểu mơ hồ khi thực hiện sự phủ định thường có liên quan tới cấu trúc đẳng lập, các từ phiếm định và phép so sánh.

3.6.1Sự phủ định và cấu trúc đẳng lập

Khi phủ định cấu trúc đẳng lập "A và B" thì từ phủ định đặt trước A. Ta được "Không A và B”. Nhưng chính ở cấu trúc này lại có thể hiểu là từ không chỉ tác động vào A mà không tác động vào B. Thế là cấu trúc này trỏ thành mơ hồ.

(65) Hắn không uống và gắp liên tiếp.

Ba cách hiểu câu đó là:

(65a) Hắn không uống liên tiếp và không gắp liên tiếp.

(65b) Hắn không uống và không gắp liên tiếp.

(65c) Hắn không uống và hắn gắp liên tiếp.

Tương tự, cấu trúc "Không A và B" cũng mơ hồ như vậy.

[*A] Tuy nhiên, khi một hành vi mệnh lệnh hay khuyên bảo với nội dung phủ định và được từ vựng hóa thành từ cấm hoặc đừng thì từ này bao giờ cũng tác động vào hai vế của từ nối và. Ví dụ:

(66) Cấm uống và gắp liên tiếp.

Page 95: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(67) Cấm trẻ hút thuốc lá và uống rượu

3.6.2Sự phủ định và phép so sánh

Quan sát các câu 68 - 71:

(68) Nhưng gông cùm kia không thể cột chặt tâm hồn Bác như một nhà thơ đã viết.

(69) Anh Ba không đến như Năm đã nói.

(70) Anh Bang không phải là ba thằng Mão như cô Thìn đã nói.

(71) Không ai thích cao bằng người này.

Các câu trên đều mơ hồ theo cùng một cách. Sự mơ hồ này liên quan tới từ phủ định và từ so sánh. Chúng ta minh họa qua cách giải thích câu 69.

Trước hết, có một cấu trúc dùng từ so sánh là kết quả của sự đảo bổ ngữ:

(69a) Năm nói anh Ba sẽ không đến

Anh Ba sẽ không đến như Năm đã nói

Cũng lại có cấu trúc phủ định là kết quả của sự đảo bổ ngữ.

(69b) Không phải như Năm nói anh Ba sẽ đến ->

Anh Ba sẽ không đến như Năm đã nói.

Câu 69 chính là vế phải của (69a) và cũng là vế phải của (69b). Bởi thế, nó có hai nghĩa như vế trái của (69a) và (69b).

[*A] Để phân tích câu 71 chúng ta chú ý tới loại cấu trúc so sánh bằng cách đảo ngược vị ngữ như sau:

(72) Củ súng thì đen -> Đen như củ súng.

Sên thì chậm -> Chậm như sên.

Page 96: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(73) N thì VP -> VP như N

Theo sơ đồ 73 chúng ta có:

(74) Người này thì thích cao thích cao như người này.

Từ như cũng là một từ so sánh ngang bằng. Do vậy, câu 71 trở thành sự so sánh tuyệt đối (không ai ... bằng):

(75) Hơn bất cứ ai khác, người này rất thích cao.

Theo cách hiểu này, cấu trúc của câu 71 là:

(76a) Không ai [VP bằng N]

Không ai [thích cao bằng người này].

Tuy nhiên, phép so sánh cũng được dùng để đối chiếu hai chủ thể cùng thuộc tính:

(77) Tôi cao -> Tôi cao như anh, tôi cao bằng anh,

Anh cao -> Tôi cũng cao như anh.

Thế là, ở câu "Tôi thích cao bằng anh” có thể coi thích là động từ trung tâm. Phần đứng sau là bổ ngữ của thích:

Tôi thích [cao bằng anh]

Tương tự, câu 71 có một cách hiểu như sau:

(76b) Không ai thích [cao bằng người này],

= Cao bằng người này, không ai thích cả.

Theo cách phân tích trên, chúng ta dễ dàng tạo được những câu mơ hồ giống như 68: Chỉ việc thay N1, N2 là những danh ngữ từ bất kì, VP là động từ bất kì còn thay động từ nói bằng nghĩ, bảo, kết luận, tuyên bố...

(78) - Ba không là tác giả bài thơ đó như Năm đã tuyên bố.

Page 97: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

- Năm không làm điều đó như Sáu đã dự đoán.

[*A] Lưu ý 1: Quan sát sơ đồ 76a và 76b chúng ta thấy rằng hai cách hiểu của câu 71 trước hết liên quan đến hai cách hiểu về phạm vi tác động của từ thích. Như vậy, thay từ tình thái này bằng các từ tình thái muốn, định, sợ... thì câu 71 vẫn trở thành câu mơ hồ.

[*A] Lưu ý 2: Phép so sánh có thể dùng để đối chiếu hai chủ thể, như ở 77 nhưng cũng có thể dùng để đối chiếu hai thuộc tính Từ hai câu 79a chúng ta có thể tạo được câu so sánh 79b.

(79a) Tôi yêu văn học.

Tôi yêu thể thao.

(79b) Tôi cũng yêu văn học như thể thao.

Tới đây, chúng ta giải thích được vì sao câu 80 dưới đây mơ hồ :

(80) Tôi cũng yêu má anh như anh.

Theo sơ đồ 77 sự đối chiếu hai chủ thể hoạt động trong hai câu "Tôi yêu má anh" và "Anh. yêu má anh" đã dẫn đến câu 80.

Nhưng theo sơ đổ 79a sự đối chiếu hai bổ ngữ trong hai câu "Tôi yêu má anh" và "Tôi yêu anh" cũng sẽ dẫn tới câu 80.

3.6.4 Sự phủ định câu ghép

Trong một câu ghép, khi vế thứ nhất bị phủ định, nghĩa là có từ phủ định đặt trước động từ làm vị ngữ của vế đó, thì có khả năng xảy ra mơ hồ. Vì rằng, ngoài cách hiểu là sự phủ định vế thứ nhất còn có thể hiểu là sự phủ định quan hệ tạo nên câu ghép.

(81) Ba không đánh con vì yêu con.

Hai cách hiểu của câu trên là:

Page 98: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(81a) Ba [không đánh con] vì yêu con

= Vì yêu con nên Ba không đánh con.

(81b) Ba không [đánh con vì yêu con]

= Không phải Ba đánh con vì yêu con.

= Ba đánh con không phải vì yêu con.

Cách hiểu này giống như trong câu "Ba không đánh con vì con làm mất xe (mà đánh vì con hư).

[*A] Cấu trúc "Không A để B" cũng mơ hồ tương tự. Có thể hiểu là:

[Không A] để B = Để B nên không A

Cũng có thể hiểu là:

(Thực hiện) A không nhằm để B

Khả năng mơ hồ này đặc biệt hay xảy ra khi đặt "Không phải" trước toàn câu:

(82) Không phải cô ta bước vào phòng để từ biệt chồng.

Hai cách hiểu của câu trên là:

(82a) Cô ta không bước vào phòng để từ biệt chồng.

(82b) Cô ta bước vào phòng không để từ biệt chồng (mà để lấy một cái gì đó).

[*A] 3.6.5 Sự phủ định một câu mơ hồ

Khi phủ định một câu mơ hồ, chúng ta có thể làm câu đó giảm bớt, giữ nguyên hoặc tăng thêm tính mơ hồ. Nghĩa là nếu một câu mơ hồ có hai cách hiểu thì sự phủ định câu đó có thể làm cho nó chỉ còn một cách hiểu, có thể

Page 99: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

vẫn giữ nguyên hai cách hiểu và cũng có thể tăng thành 3, 4 cách hiểu hoặc hơn nữa.

Tính mơ hồ của một câu sẽ được giảm bớt nếu sự phủ định tác động vào nguyên nhân gây mơ hồ của câu đó. Tính mơ hồ của một câu được giữ nguyên nếu sự phủ định không tác động vào nguyên nhân gây ra mơ hồ của câu đó. Trong trường hợp nếu các cách hiểu liên quan tới phạm vi tác động của từ phủ định làm cho một câu mơ hồ có thêm những cách hiểu mới thì tính mơ hồ của câu độ sẽ tăng lên.

Quan sát các câu mơ hồ do "sự kết hợp của nhiều tiếng liên tiếp":

(83) Chúng ta giữ nguyên âm đầu.

(84) Đêm hôm qua cầu gãy.

Phủ định hai câu này, ta được:

(83a) Chúng ta không giữ nguyên âm đầu.

(84a) Đêm hôm không qua cầu gãy.

(84b) Đêm hôm qua cầu không gãy.

Trong 83a chuỗi "giữ nguyên âm đầu" là nguyên nhân gây ra sự mơ hồ của câu 83 đã không bị phá vỡ. Vì thế 83a vẫn mơ hồ như 83. Trong khi đó, ở 84a từ không đã phá vỡ khả năng kết hợp "hôm" với "qua" thành "hôm qua". Thế là cái nghĩa "cầu gãy đêm hôm qua" không được chuyển thành một nghĩa phủ định tương ứng trong 84a. Vì thế câu này trở nên rõ ràng. Trái lại, ở câu 84b khả năng kết hợp "hôm" với "qua" thành "hôm qua" đã không bị phá vỡ, cho nên câu 84b về lí thuyết vẫn mơ hồ. Có điều cái nghĩa "qua cầu không gãy đêm hôm" của 84b là không bình thường. Trong giao tiếp không ai tự nhiên lại nói một điều hiển nhiên "cầu không gãy". Vì thế trong thực tế câu 84b đều được mọi người tiếp nhận theo một cách hiểu.

Bây giờ xét hai câu mơ hồ do "cụm từ phụ trợ":

Page 100: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(85) Ba tặng thầy giáo chủ nhiệm lớp 7 quyển sách mới mua hôm qua.

(85a) Ba không tặng thầy giáo chủ nhiệm lớp 7 quyển sách mới mua hôm qua.

Tính mơ hồ của 85a lại tăng lên.

Câu 85 có 8 cách hiểu vì các hành động "tặng" và "mua" đều có thể thực hiện vào "hôm qua"; mặt khác, số 7 cũng có hai khả năng kết hợp: "chủ nhiệm lớp 7" và "7 quyển sách". Bốn khả năng trên đây vẫn giữ nguyên trong câu 85a (có điều đã chuyển "tặng" thành "không tặng"). Từ mới cũng có hai cách hiểu: quyển sách mới/mới mua.

Bây giờ chúng ta chú ý rằng với mỗi cách hiểu ở câu 85, khi chuyển sang câu 85a chúng ta lại có tới 5 cách hiểu mới liên quan tới 5 khả năng về điểm nhấn - phạm vi tác động - của từ "không". Từ phủ định này có thể nhấn vào "thầy chủ nhiệm", "quyển sách", "mới mua", "số 7" và "hôm qua". Chẳng hạn, với cách hiểu 85a, chúng ta sẽ có 5 cách hiểu tương ứng như trong câu 85b.

(85b) - 7 quyển sách mới mua, Ba tặng thầy giáo chủ nhiệm lớp không phải ngày hôm qua (mà là ngày hôm nay).

- Hôm qua, Ba tặng 7 quyển sách mới mua không phải cho thầy giáo chủ nhiệm lớp (mà là cho con ông giám đốc).

- Hôm qua, Ba tặng thầy giáo chủ nhiệm lớp, không phải là 7 quyển sách mới mua (mà là 7 bức tranh mới mua).

- Hôm qua, Ba tặng thầy giáo chủ nhiệm lớp, không phải là 7 quyển sách mới mua (mà là 3 quyển sách mới mua).

- Hôm qua, Ba tặng thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách cú (chứ không phải mới mua).

4. CÂU MƠ HỒ LÔGÍCH

4.1 Có một loại câu mơ hồ được gọi là mơ hồ lôgích

Page 101: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trước hết, đó là những câu mơ hồ về sự quy chiếu của các đối tượng hoặc hành động.

(1) Lấy đá ghè vào trứng liệu có vỡ không?

Trong câu đố mẹo trên đây, người ta cố tạo ra sự mơ hồ ở từ “vỡ”: Đá vỡ hay trứng vỡ? Hay cả hai? Như vậy câu 1 mơ hồ về quy chiếu của sự vật bị vỡ.

(2) Cũng theo tài liệu trên, sự thiếu vốn để tiến hành cạnh tranh dài hơi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của 80% số công ti

Người đọc hiểu câu 2 như thế nào? Trong số các công ti bị sụp đổ thì có tới 80% là do thiếu vốn cạnh tranh hay trong tổng số các công ti ra đời thì có 80% bị sụp đổ? Vậy câu 2 cũng mơ hồ về sự quy chiếu.

Như vậy, một câu mơ hồ về sự quy chiếu đối với một từ X là câu mà ở đó X có thể trỏ những đổi tượng khác nhau.

Trong mục này chúng ta sẽ không xem xét những câu, những đoạn văn không nêu đủ các khả năng lôgích của sự kiên, và theo một cách nhìn nào đấy cũng là những câu mơ hồ. Ví dụ:

(3) Khi đi thực tập ở hầm mỏ, xí nghiệp hoặc ở ngoài thực địa, học sinh được hưởng phụ cấp thực tập do quỹ đào tạo của trường đài thọ theo chế độ hiện hành. Nếu học sinh được cơ sở sản xuất trả thù lao cao hơn phụ cấp thực tập thì học sinh được nhân thù lao và thôi không nhận phụ cấp thực tập.

Trong đoạn trên có những tình huống cơ bản không được xác định (và trong đoạn tiếp theo đó cũng không được đề cập tới): Nếu thù lao thấp hơn phụ cấp thực tập thì giải quyết thế nào? Có nhận thù lao hay không? Nếu nhận thù lao, có phải trừ bớt đi ở phần phụ cấp thực tập không?... Như vậy, nội dung câu 3 không được quy định chặt chẽ, còn mơ hồ. Kiểu mơ hồ này ta sẽ không khảo sát.

Page 102: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

4.2 Chủ ngữ lôgích và chủ ngữ ngữ pháp

Xét câu:

(4a) Anh cho Sơn đi với Hà nhé!

Nếu phân tích ngữ pháp, chủ ngữ của câu trên đây là "anh". Tuy nhiên, câu trên đây là một lời đề nghị. Lẽ tự nhiên có thể đề ra câu hỏi "Ai đã thực hiện lời đề nghị?", nghĩa là "Ai nói câu trên?". Chúng ta thấy ngay người nói câu trên không chỉ là người xưng bằng "anh", mà còn có thể là những người khác nữa: Hà, Sơn hoặc một người thứ ba X nào đó. Chúng ta nói người nói câu trên là chủ ngữ lôgích của câu 4a. Như vậy, câu trên có một chủ ngữ ngữ pháp nhưng có tới 4 chủ ngữ lôgích:

Các tình huống 1 - 3: Chủ ngữ lôgích đồng thời là chủ ngữ ngữ pháp.

Người nói xưng "anh" và nói với Hà, còn Sơn là người ở ngôi thứ ba. Để dễ nhận ra điều này, hãy liên hệ với câu "Tôi cho nó đi với cậu nhé!"

Người nói xưng "anh" và nói với Sơn, còn Hà là người ở ngôi thứ ba. Liên hệ: "Tôi cho cậu đi với nó nhé!"

Người nói xưng "anh" và nói với một người X nào đó tên là Năm chẳng hạn, còn Sơn và Hà là những người ở ngôi thứ ba. Liên hệ: "Anh cho thằng nhỏ đi với nó, Năm nhé!"

Tình huống 4: Sơn là chủ ngữ lôgích. Sơn đề nghị người anh cho mình đi với Hà. Liên hệ: "Anh ơi, cho em đi với nó nhé!"

Tình huống 5: Hà là chủ ngữ lôgích. Hà đề nghị người anh cho Sơn đi với mình. Liên hệ: "Anh ơi, cho nó đi với em nhé!"

Tình huống 6: Chủ ngữ lôgích là một người X nào đó. Người này nói với người được gọi là "anh" và đề nghị để cho Sơn đi với Hà. Liên hệ: "Anh ạ, cho thằng nhỏ đi với nó nhé!"

Page 103: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Như vậy câu 4a cũng mơ hồ về sự quy chiếu.

Làm thế nào để giảm bớt tính mơ hồ của câu 4a? Chúng ta quan sát các câu sau:

(4b) Anh cho phép Sơn đi với Hà nhé!

(4c) Cho Sơn đi với Hà, anh nhé!

(4d) Anh cho phép Sơn đi với chị Hà nhé!

(4e) Anh cho phép anh Sơn đi với chị Hà nhé !

Các câu trên đã giảm dần về mức độ mơ hồ.

Người cho phép sẽ dùng từ cho chứ không dùng từ cho phép để hỏi người được cho phép (thường là như thế!). Do đó, ở câu 4b sẽ không có các tình huống 1 - 3 nữa. Như thế có thể dùng phương pháp thay đổi từ vựng để giảm bớt tính mơ hồ. Trong câu trên, chúng ta đã thay từ "cho" bằng từ "cho phép".

Ở câu 4c cũng không còn các tình huống 1-3 nữa. Trong tiếng Việt có một lối đề nghị thân mật là nêu nội dung cần đề nghị, cần yêu cầu rồi thêm từ nhé, nhá (nha) vào cuối câu, đứng sau từ trỏ người mà mình đề nghị. Câu 4c có hình thức này. Như vậy, dùng phương pháp đảo thứ tự chúng ta cũng có thể làm giảm bớt tính mơ hồ của mệt câu.

Từ câu 4b chúng ta chuyển sang câu 4d bằng cách thêm từ "chị” vào trước "Hà". Từ "chị Hà" đã làm cho "Hà" không còn khả năng là chủ ngữ lôgích của câu 4d được nữa. Thế là câu này mất thêm tình huống 5. Nó chỉ còn có hai cách hiểu. Vậy dùng phương pháp thêm từ trỏ quan hệ thân thuộc cũng sẽ thêm khả năng xác định được người thứ ba.

Cũng dùng phương pháp thêm từ trỏ quan hệ thân thuộc, chúng ta sẽ chuyển từ câu 4d sang câu 4e. Từ "anh” đặt trước từ "Sơn” làm cho Sơn không còn khả năng làm chủ ngữ lôgích của 4e được nữa. Tình huống 4

Page 104: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

không còn nữa. Người nói câu 4e chỉ còn có thể là người thứ ba nào đó mà thôi và người này gọi Sơn và Hà là anh và chị. Vậy câu 4e hoàn toàn rõ ràng.

Thay tên riêng bằng từ để xưng hô, trỏ quan hệ thứ bậc cũng là một cách làm giảm bớt tính mơ hồ. Chẳng hạn, câu 4d cũng sẽ hoàn toàn trở nên rõ ràng nếu thay từ "Sơn" bằng từ "em”:

(4g) Anh cho phép em đi với chị Hà nhé!

Trong câu 4g, chủ ngữ lôgích là "em”.

Thuộc loại mơ hồ về chủ ngữ lôgích là những câu như:

(5a) Chị em đến rồi chứ?

(5b) Lứa tuổi chúng tôi "biết" Thanh Nguyên từ hồi còn bé xíu.

Câu 5a mơ hồ, có tới 3 cách hiểu về từ chị em liên quan tới tình huống phát ngôn:

Chị em là một cụm danh theo cấu trúc chính phụ (chị của em).

Trong trường hợp này lại có hai tình huống: hoặc là người em hỏi một ai đấy, hoặc một ai đấy hỏi người em.

Chị em là một từ ghép đẳng lập trỏ một tập hợp người. Một người X nào đó hỏi một người Y nào đó.

Hiện tượng rút gọn trong ngôn ngữ có thể dẫn tới những câu mơ hồ về chủ thể của một hành động.

(6) Các bà mẹ lo không biết ở đây ăn uống thế nào.

Câu trên mơ hồ về chủ thể của hành động "ăn uống": Các bà mẹ hay là những người khác (các chiến sĩ)?

(7a) Vui vẻ gì đâu mà đùa.

Page 105: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Người nói câu 7a có chuyện không vui. Nhưng câu 7a mơ hồ về chủ ngữ lôgích của từ đùa. Hai tình huống của câu 7a là:

(7b) - A đùa B.

B trách: Vui vẻ gì đâu mà đùa.

(Vậy A là người đã đùa)

(7c) B nói hoặc làm một điều gì đó,

A: Anh đùa đấy chứ?

B: Vui vẻ gì đâu mà đùa.

Câu đáp của B có nghĩa là "Tôi vui vẻ gì đâu mà anh bảo là tôi đùa.".

4.3 Từ nhân xưng trong một câu

Có một lớp mơ hồ liên quan tới các từ nhân xưng. Trước hết đó là trường hợp người ta không rõ một từ nhân xưng được thay thế cho yếu tố nào đi trước.

(8a) Ba nhìn nó trong gương.

(8b) Ba cho rằng anh ta không thông minh.

Hai câu trên mơ hồ ở chỗ từ "nó" (hoặc "anh ta") có thể để trỏ Ba hoặc trỏ một người thứ ba nào đó.

(9) Trong bức tranh này cô Mai đang nhìn chúng ta.

Kiểu mơ hồ của câu 9 liên quan tới hai khả năng lôgích của từ "chúng ta":

Trong bức tranh đó người ta vẽ cô Mai như là đang nhìn chúng ta - những người xem tranh đang đứng ở ngoài. Khả năng thứ hai là người ta vẽ cô Mai và chúng ta, cô Mai trong tranh đang nhìn chúng ta trong tranh.

Page 106: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(10) Trong bức tranh này Mai lớn hơn Thúy.

Câu này cũng mơ hồ tương tự như câu 9 vì cũng có hai cách hiểu về cô Thúy ở trong tranh hay ở ngoài tranh.

(11) Bác Pecmiacôp không muốn nói chuyện với Rôtôp vì ông ta không thích các cố vấn.

Ở câu trên, về lôgích không biết ai là cố vấn, Pecmiacôp hay Rôtôp. Nếu Pecmiacôp là cố vấn thì ông ta trong câu trên trỏ Rôtôp. Ông ta trỏ Pecmiacôp nếu Rôtôp là cố vấn.

[*A] 4.4 Từ nhân xưng trong nhiều câu

Khi có nhiều câu kế tiếp nhau và ở đó dùng các từ nhân xưng để thaythế cho yếu tố đi trước thì lại càng hay xảy ra hiện tượng mơ hồ.

Có nhiều hiện tượng thú vị liên quan tới sắc thái trọng khinh trong cách dùng từ nhân xưng.

(12) Ba đến gặp Năm. ông ấy nói chuyện với nó trong hai giờ.

Câu trên đây mơ hồ vì có thể hiểu ông ấy được dùng thay thế cho Ba mà cũng có thể hiểu được dùng thay thế cho Năm.

(13) Ba đến thăm Năm. Hắn mỉm cười.

(14) Ba đến thăm Năm. Chị ấy mỉm cười.

Ở các câu này đều có tới 3 cách hiểu về từ hắn hoặc chị ấy. Ai cười trong những câu trên? Có thể là nụ cười của Ba - người đi thăm. Cũng có thể là nụ cười của chủ nhà đối với người đến thăm. Lại nữa, người thứ ba đứng ngoài quan sát có thể tìm thấy một ý nghĩa nào đó trong cuộc thăm viếng này nên đã mỉm cười.

[*A] 4.5 Danh ngữ hay câu?

Page 107: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Có một kiểu mơ hồ lôgích liên quan tới cách hiểu bổ ngữ là một ngữ danh từ hay một câu. Quan sát các câu sau:

(15) Đứa bé muốn quả ổi rụng.

(16) Ba đã gặp đứa bé đi câu.

Gặp hai câu trên, thông thường chúng ta nói "quả ổi rụng", "đứa bé đi câu" là những kết cấu chủ-vị làm chức năng bổ ngữ.

Tuy nhiên, về phương diện lôgích có thể nhìn nhận các câu này như sau: "Quả ổi rụng" được coi là một vật thể hay một quá trình?

Nếu coi nó là một vật thể ở trạng tĩnh thì "quả ổi rụng" là một tên gọi hay là một danh ngữ. Nếu coi nó là một quá trình ở trạng thái động, nghĩa là quả ổi đang từ trên cây rụng xuống thì "quả ổi rụng" lại là một phán đoán hay là một câu. Với ý nghĩa đó, câu 15 mơ hồ một cách lôgích.

4.6 Số từ

Có một lớp câu mơ hồ lôgích liên quan tới các số từ. Trước hết, do tính không xác định của số từ.

(17) Ba muốn mua một quyển sách.

(18) Cô Ba muốn lấy một người Thụy Điển.

Hai câu trên mơ hồ về cụm từ "một quyển sách" và "một người Thụy Điển" được dùng xác định hay không xác định. Trong ngữ cảnh 19 thì từ "một" được dùng với nghĩa xác định:

(19) Để làm quà cưới, Ba muốn mua một quyển sách, nhưng anh ấy còn lưỡng lự vì quyển này không hay lắm.

Trong ngữ cảnh 20 thì từ "một" được dùng với nghĩa không xác định:

(20) Để làm quà cưới, Ba muốn mua một quyển sách, nhưng anh ấy chưa biết chọn quyển nào cho hợp.

Page 108: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Tính không xác định này cũng có thể xảy ra ở những câu có hai số từ.

(21) Cán luôn luôn nói xấu một người nào đó.

Hai cách hiểu câu trên là:

(21a) Có một người X mà Cán luôn luôn nói xấu ông ta.

(21b) Lúc nào cũng có một người, không người này thì người khác, bị Cán nói xấu.

Để kết thúc mục này, chúng ta nêu ví dụ về sự thay đổi vai trò giữa chủ ngữ và vị ngữ trong những câu chứa số từ có thể làm câu mơ hồ theo những cách khác nhau.

So sánh hai câu:

(22) Phần lớn bọn con trai đã thư từ với phần lớn bọn con gái.

(23) Phần lớn bọn con gái đã thư từ với phần lớn bọn con trai.

Hai câu trên đều mơ hồ ngữ dụng, nhưng chúng không đồng nghĩa.

Chúng ta hình dung có hai nhóm nam sinh viên và nữ sinh viên quen biết nhau. Hai câu trên có chung một cách hiểu là:

(24) Phần lớn bọn con trai và phần lớn bọn con gái đã thư từ với nhau.

Bây giờ chúng ta đưa ra một tình huống lôglch đúng với câu 22 nhưng không đúng với câu 23. Giả sử có 6 bạn trai và 6 bạn gái, mối quan hệ thư từ giữa hai người được biểu diễn bằng đoạn thẳng nối tên hai người đó. Thế thì tình huống như sơ đồ hình 25 dưới đây sẽ đúng với câu 22 mà không đúng với câu 23 nghĩa là làm hai câu có hai giá trị chân lí khác nhau.

Sơ Đồ 25

Page 109: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trong sơ đồ trên có tới 4 người trai thư từ với quá nửa số cô gái (4 cô). Vậy câu 22 đúng. Trong khi đó chỉ có hai cô gái là Mai và Huệ đã thư từ với phần lớn các chàng trai. Vậy câu 23 sai.

CHƯƠNG IV: VỀ CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT1. CHÍNH TẢ LÀ NHỮNG QUY ƯỚC VỀ CHUẨN MỰC TRONG VIỆC

VIẾT CHỮ

Chữ viết do con người tạo ra. Vậy nên, chữ viết là quy ước.

Có nhiều con đường hình thành chữ viết. Có những loại chữ viết khác nhau, trong đó có chữ viết ghi ý và chữ viết ghi âm

[*A] Chữ Việt, cũng thường được gọi là chữ quốc ngữ, được sáng tạo trên cơ sở các chữ viết roman. Cũng vì vậy, nó "thừa hưởng" những bất hợp lí của các lối chữ roman. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Nhưng trước đây, ở thời điểm đặt ra chữ quốc ngữ, do việc nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt chưa có được những thành tựu đáng kể nên trong hệ thống chữ viết chúng ta còn khá nhiều bất hợp lí. Điều này cũng dẫn tới sự bất hợp lí trong các quy tắc chính tả của chúng ta.

Quy tắc chính tả là sự chuẩn hóa của chữ viết, ở đây người ta xây dựng những chuẩn mực chính tả. Chữ viết là quy ước nên chuẩn mực chính tả cũng là quy ước.

Những yếu tố liên quan tới quy ước về cách viết chữ Việt:

Khi phát âm, mỗi tiếng được gọi là một âm tiết. Một âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận: (phụ) âm đầu - vần - thanh điệu.

Sau đó, mỗi vần lại được phân tích ra các thành phần nhỏ hơn:

âm đệm (nếu có) - âm chính - âm cuối

Như vậy, âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu là những yếu tố có liên quan tới chuẩn mực chính tả.

Page 110: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUẨN MỰC CHÍNH TẢ

a) Tính quy ước. Chuẩn mực chữ viết do chúng ta đặt ra nên nó mang tính quy ước.

b) Tính pháp lệnh. Một khi chuẩn chính tả đã được đặt ta và được xã hội thừa nhận thì dù hệ thống đó có thể chưa hợp lí nhưng mọi người vẫn cứ thế mà theo. Nếu viết khác đi sẽ bị xã hội coi là sai và không chấp nhận. Cùng một âm đầu /g/, chúng ta đã quy ước dùng hai cách viết khác nhau khi đứng trước những nguyên âm khác nhau. Viết là gh - khi đứng trước e, ê, i. Còn lại viết là g-.

[*A] Đây là cách viết quy ước theo tiếng Ý. Trong tiếng Ý viết lago (cái hồ) nhưng viết laghi (những cái hồ), viết piaga (vết thương) nhưng viết piaghe (những vết thương). Đây là một quy ước không hợp lí vì cùng một âm vị nhưng có tới hai cách viết. Tuy nhiên, xã hội đã chấp nhận, cho nên phải viết là "gồ ghề", "ghen ghét", "ghe thuyền" mà không được viết là "gồ gề", gen gét", "ge thuyền". Tính bắt buộc này gần như tuyêt đối.

c) Tính ổn định. Vì chuẩn chính tả mang tính bắt buộc (pháp lệnh xã hội) nên nó ít thay đổi. Do vậy nó ổn định. Hàng trăm năm nay đã viết là "yên nghỉ" thì cứ tiếp tục viết là "yên nghỉ" mà không viết là "iên ngỉ" dẫu rằng cách viết sau hợp lí hơn (nhưng trông vẫn gai gai mắt thế nào ấy!).

d) Tồn tại những biến thể. Ngôn ngữ biến đổi không ngừng về tất cả các phương diện. Dù rất chậm, nhưng ngữ âm vẫn cứ biến đổi. Do vậy, nếu chính tả mà bất di bất dịch thì càng ngày chữ viết càng cách biệt với hệ thống ngữ âm tiếng Việt, càng nảy sinh nhiều bất hợp lí. Bởi vậy, chính tả không thể bảo lưu mãi; nó có biến động. Thế là xuất hiện những biến thể tồn tại song song: trau dồi / trau giồi; dòng điện / giòng nước; giành giật / dành quyền, theo dõi / theo rõi; rã rời / dã dồi; rầu rĩ / dầu dĩ; ròng rọc / dòng rọc...

3. [*A] NHẬN XÉT GHUNG VỀ CHỮ QUỐC NGỮ VÀ TÌNH HÌNH CHÍNH TẢ CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY

Page 111: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Đây là thứ chữ viết ghi âm. Chữ viết loại được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học. Một âm vị nói chung chỉ tương ứng với một hoặc một tổ hợp con chữ ứng với âm vị /o/, ở tiếng Việt là chữ ô, trong khi đó ở tiếng Pháp là au, aux, eaux, os, haut, oh, ault và ô.

Giữa chữ và âm không có một sự cách biệt quá xa. Do vậy, chữ Việt là thứ chữ dễ viết. Nhìn chữ viết một từ, người ta biết ngay được quy tắc đọc từ đó.

Tuy nhiên trong chữ viết của ta cũng còn những bất hợp lí.

3.1 Cùng một âm vị nhưng được viết bằng nhiều con chữ, như âm vị /k/ tùy trường hợp mà được viết thành c, k hay q (con cá, cắp kè kè, cái que, quả cân...). Lại có con chữ dùng để viết những âm vị khác nhau, như chữ o được dùng để viết âm vị /o/, trong to nhỏ, bỏ lăn lóc,... và âm vị /w/ trong hoa hòe, khoan khoái, loan báo... Và cùng một tổ hợp chữ lại biểu hiện hai âm khác nhau. Cùng viết là giạ nhưng trong gia lúa đọc khác với trong giặt gịa.

Lại một hiện tượng vô lí khác: Cùng một con chữ nhưng có hai cách "đánh vần”. Với từ "gà" chúng ta đánh vần: "gà a ga huyền gà". Còn với từ "gì" chúng ta lại đánh vần: "giờ i gi huyền gì".

[*A] Trường hợp thứ hai là hiện tượng "gộp chữ": gi + i -> gi.

Tương tự: gi + iêng -> giêng; qu + uân -> quân; qu + oan -> quan

Có một số vần, xưa có thể là hợp lí nhưng nay không còn thỏa đáng nữa, do vậy không quy định được dứt khoát về chính tả. Chẳng hạn sự phân biệt i/y trong công ty / tí ti, / "thùy mị” / Mỵ Nương hoàn toàn phụ thuộc theo từng từ cụ thể. Cũng vậy, trong nhiều trường hợp không quy định được về chính tả để phân biệt d/gi: dò phong lan / giò phong lan; quả roi (trái mận) / quả gioi; dày thừng / giây thừng; dăng dây / giăng dây; đánh giậm / đánh dậm; giàn tên lửa / dàn tên lửa...

3.2 Cách viết hoa các tên riêng còn nhiều tùy tiện.

Page 112: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Về tên người, theo quy định chúng ta viết Trần Thị Diễm Phương, Lê Văn Khánh. Nhưng có người không viết hoa tiếng đệm, "thị" và "văn", trước đây dùng để phân biệt nữ và nam. Có người lại dùng dấu gạch nối giữa các yếu tố trong tên riêng.

Về tên đất, theo quy định, chúng ta viết Hà Nội, nhưng có người viết Hà-nội. Cùng là những tỉnh ghép, chúng ta không dùng dấu nối ở Nam Hà (Nay đã tách thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam.) (Nam Định + Hà Nam) nhưng lại viết Quảng Nam - Đà Nẵng (Nay đã tách thành Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam) mà không chịu tên Quảng - Đà.

Cũng có khi tên gọi bị chi phối bởi những quy tắc xã hội khác: Chúng ta có bốn tên gọi Hà Nội, Hà Bắc, Hà Đông, Hà Tây, nhưng khi nhập Hà Nam và Nam Định thì lại phải gọi là tỉnh Nam Hà mà không thể gọi là Hà Nam được.

Về tên cơ quan, theo quy định chúng ta viết "Trường đại học kinh tế", nhưng có người viết "Trường Đại học Kinh tế"; có người viết "Trường đại học Kinh tế", có người lại viết "Trường Đại Học Kinh Tế".

Về cách viết hoa một số danh từ chung được trân trọng cũng rất tùy tiện. Với cụm từ "đảng cộng sản", chúng ta gặp những lối viết: đảng cộng sản, Đảng cộng sản, Đảng Cộng sản, Đảng Cộng Sản, đảng Cộng sản, đảng Cộng Sản.

3.3 Cách dùng các tên riêng nước ngoài cũng rất lộn xộn. Tồn tại những cách dùng như:

Dịch nghĩa: Biển Đen, Hạm đội Hắc hải

Chuyển tự: Moskva

Giữ nguyên dạng: Warszawa, Paris, Ferdinand de Saussure, Clinton

Phiên âm trực tiếp: Napôlêông, Vácsava, Sếch-pia

Page 113: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Khi phiên âm lại rất tùy tiện. Thậm chí cùng trong một bài báo, tên của một người được phiên âm theo hai cách khác nhau: Để giới thiệu Elvis Presley, có người đã viết bài Envít Prexli. Khi chú thích chân dung tác giả này thì lại phiên thành Envít Prexu. (VNT, 10.3.1996)

Phiên âm qua một ngôn ngữ khác: Ba Lê, Luân Đôn, Găng-đi, Thụy Điển

3.4 Cách dùng dấu nối trong tiếng Việt cũng rất tùy tiện.

3.5 Cách phiên âm khi vay mượn các từ nước ngoài cũng có những khác biệt đáng kể. Có những từ đã trở thành phương ngữ, không thay đổi được nữa. Trong những trường hợp này, chúng ta chấp nhận chúng như hai biến thể chính tả khác nhau. Ví dụ: xà phòng / xà bông; xà cột / xắc cốt (sacoche); bi đông / bình toong (bidon).

3.6 [*A] Hiện nay giữa các nhà nghiên cứu chưa có sự thống nhất về quy tắc chính tả do còn tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Chúng ta có thể chấp nhận những ý kiến sau:

a) Vì là chữ viết ghi âm, nên nguyên tắc đầu tiên là "đọc sao viết vậy" (Lê Ngọc Trụ, 1959). Vì vậy có những từ cùng một họ, nghĩa là cùng một trường, nghĩa, nhưng âm đầu vẫn khác nhau: dâu / rể; con rươi / con giun; hàng rào / bờ giậu; xương sườn / xương sụn; sẩm tối / chú xẩm, xây xẩm mặt mũi; dây / rợ... Nhưng chúng ta có những vùng phương ngữ khác nhau. Cùng một từ, có sự phát âm khác nhau giữa các địa phương. Do vậy, cần viết theo cách phát âm của những địa phương mà nơi đó phát âm phân biệt được những âm mà nơi khác không phân biệt được. Cụ thể là:

Dựa vào phương ngữ Bắc Bộ, lấy Hà Nội làm đại diện, để phân biệt các thanh điệu và các âm cuối, trừ bốn âm cuối iêu, ươu, iu, ưu (Vì người Hà Nội không phát âm phân biệt rượu và riệu, tửu, và tỉu...)

Page 114: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Dựa vào phương ngữ Nam Bộ và Trung Bộ để phân biệt các âm đầu ch / tr, s / x và các âm cuối ươu, iêu, iu, ưu.

Dựa vào phương ngữ Nghệ Tĩnh - Quảng Bình để phân biệt các âm đầu d / gi.

b) Viết theo sự quen dùng và theo số đông. Không nhất thiết theo đứng âm gốc hoặc từ nguyên.

Trong quá trình vay mượn từ ngữ, không ít trường hợp bị hiểu nhầm, ngộ nhận. Một ví dụ:

Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục Hưng, có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau chữ i mới đúng. Thế là, người ta đổi pois thành poids. Về sau người ta chứng minh được từ nguyên Latinh của pois chính là từ pensum (vật được cân xem nặng hay nhẹ). Nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Đâu có dễ dàng khi từ bỏ một thói quen. Vậy là poids vẫn dược giữ cho đến ngày nay.

Vậy thì, chúng ta vẫn cứ theo thói quen mà viết là thống kê, đơn vị, bầu cử, an ủi, chung cư... chứ không cần trở lại chính xác cội nguồn của chúng là thống kế, đơn vị, bảo cử, an ủy, chúng cư...

Một bài học từ hiện tượng này: nếu phát hiện một từ ngữ nào đó mới bị dùng sai, thì ngay từ đầu cần kiên quyết phê phán để từ ngữ đó không "di căn” vào xã hội. Cụm từ "Văn hóa tốc độ" thuộc loại này. Nếu khống muốn nói dạng đầy đủ "nền văn hóa hướng tới tốc độ cao" thì nên nói "Văn hóa tốc độ cao".

c) Trong từ ghép, nếu mỗi tiếng có một nghĩa riêng thì chúng vẫn có thể viết khác nhau (Lê Văn Hòe, 1953). Ví dụ: chậm trễ, triệu chứng, trau chuốt, giả dối, rèn giũa, sâu xa, dây rợ...

4. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN CHÍNH TẢ

Page 115: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

4.1 Về âm vị /i/

Nói chung viết bằng con chữ i. Viết bằng con chữ y trong các trường hợp sau:

Khi âm vị nay đứng một mình. Ví dụ: y (= nó), y tế, duyệt y, ý kiến, ỳ xèo, y hệt, y trang, nằm ỳ, hồng y giáo chủ, y phục, ỷ lại, ý chí... Có những ngoại lệ:

a) i nốc (inoọc incxydable), i tờ, ì ạch, lợn ỉ, í ạ, í ẹ, í e, í hị, i ốt (iode)

b) Là thành tố của một từ láy: ì ầm, ì oạp, ì ọp, ỉ i, ỉ eo, ầm ĩ, í ới ...

Để phân biệt với các vần khác, như: ui và uy

Khi nguyên âm đôi đứng sau âm đệm /w/, như: uyên, khuyên, uyết, tuyết

Khi là âm đầu trong nguyên âm đôi mà chữ thứ hai viết bằng ê: yêm, yểm trợ, yên, bình yên, yến sào, yêu, yếu, yêng hùng, niêm yết,...

4.2 Chấp nhận sự tồn tại hai biến thể trong một số trường hợp. Như: bệnh / bịnh, sinh mạng / sinh mệnh, eo sèo / eo xèo, cúng dàng / cúng giàng, quả dâu da / quả giâu gia, dăng dây / giăng dây, dẫm / giẫm, mặc dầu / mặc dù, dò phong lan / giò phong lan.

4.3 Viết hoa tên tiếng Việt

4.3.1 [*A] Sơ lược về nhân danh (tên người)

Họ tên người Việt thường gồm các bộ phận sau: họ - tên đêm - tên riêng. Các ví dụ:

(a) Vũ Kiên

(b) Hà Dung

(c) Trần Quốc Toản

Page 116: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(d) Đào Hồng Hạnh

(e) Nguyễn Trần Thái Dương

(g) Nguyễn Thị Hồng Hà

Trong đó, chúng ta gặp các họ đơn (Vũ, Trần, Nguyễn, Đào, Hà) và họ ghép (Nguyễn Trần), các tên đơn (Kiên, Dung), tên phức (Thái Dương, Hồng Hà), tên đệm (Thị, Quốc, Hồng). Xác định ranh giới giữa tên đệm và tên riêng là một vấn đề không đơn giản. Không có tiêu chí hình thức để nhận biết điều này.

Kèm theo họ và tên, một người còn có thể có tên tục, tên tự, tên hèm, tên hiệu, tên thụy, biệt hiệu, tước hiệu, nhũ danh, bút danh, pháp danh, tên thánh, bí danh, mật danh... Chúng được phân biệt như sau:

Tên tục: Tên cha mẹ đặt cho khi mới sinh, chỉ dùng để gọi khi còn nhỏ, dùng từ nôm và thường không văn hóa. Như: cu Tị, bé Bi, cái Bống...

Tên tự (còn gọi là tên chữ): Tên bằng từ Hán Việt tự đặt cho mình, thường có quan hệ ý nghĩa với một hoặc nhiều tên tự khác.

Ví dụ 1: Tên tự của Khổng Tử là Trọng Ni. Nguồn gốc như sau : Mẹ Khổng Tử đã cầu tự ở núi Ni Sơn nước Lỗ, nay thuộc Sơn Đông, Trung Quốc. Tên chính của Khổng Tử là Khâu, có nghĩa là cái đồi, cái gò đất cao, tạo nên sự liên tưởng tới núi Ni Sơn. Mặt khác, khi đặt tên con, người ta dùng các tiếng Mạnh, Trọng, Quý để phân biệt con cả và các con thứ khác. Khổng Tử là con thứ. Hai lí do trên đã dẫn tới tên tự "Trọng Ni".

Ví dụ 2: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) có tên tự là "Hanh Phủ". Nguồn gốc như sau: Trong Kinh Dịch có quẻ Khiêm, tượng của nó là Khôn thượng cấn hạ (đất trên núi dưới), đó là một nghịch tượng làm ta liên tưởng tới cảnh ngang trái của xã hội: quân tử ở dưới, tiểu nhân ở trên; quân tử phải khuất kẻ tiểu nhân. Khuất (co lại) để rồi thân (duỗi ra). Trong tượng của quẻ Khiêm có điều đó, một tượng về sự khiêm tốn, hành động chín chắn khôn

Page 117: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

ngoan. Hiệu năng của đức khiêm là hanh (thông suốt, không bị ngăn cản), có thể tiến thủ, đạt mục đích, biết thời cơ và đạt thành công. Do vậy có tự là "Hanh Phủ". Giữa Khiêm và Hanh Phủ có quan hệ như vậy.

Tên hèm (còn gọi là tên cúng cơm):

Tên hiệu: Tên mà trí thức thời phong kiến tự đặt thêm cho mình, thường là một từ Hán Việt có một ý nghĩa đẹp đẽ thể hiện một nguyện vọng, một tâm tư, một sở thích nào đó. Tên hiệu của Nguyễn Khuyến là Quế Sơn, của Nguyễn Du là Thanh Hiên, của Nguyên Bỉnh Khiêm là Bạch Vân cư sĩ, Nguyễn Công Trứ là Ngộ Trai...

"Thanh Hiên" có nghĩa là mái hiên trong sạch, hoán dụ của điều này sẽ là "Ngôi nhà trong sạch cả về vật chất và tinh thần". Một khi không còn giữ được "Thanh" (sự trong sáng), thì sẽ đau khổ như nàng Kiều hoặc như Nguyễn Du đã phụ nhà Lê theo nhà Nguyễn. Trong "Ngộ Trai" thì ngộ có nghĩa là tỉnh ngộ, đầu óc sáng ra, còn trai là rút gọn của trai phòng, (phòng chay), do đó có nghĩa bóng của nó là "Phòng đọc sách". Vậy Ngộ Trai có nghĩa là "phòng đọc sách của người đã tỉnh ngộ". Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1542 về trí sĩ ở quê, trong am Bạch Vân, đi ngao du sơn thủy. Ông chịu ảnh hưởng sâu xa của Lão Trang và chịu ảnh hưởng trực tiếp của Lưu An tức Hoài Nam vương. Sách Liệt tiên truyện của Lưu Hướng có chép: Lưu An học đạo tiên, luyện được thuốc trường sinh bất tử. Một hôm, sau khi ăn thuốc ấy, ông bay lên trời, chơi ở cung tiên là Bạch Vân Hương (Làng mây trắng). Từ đó đi tới ý nghĩa của tên hiệu "Bạch Vân cư sĩ".

Tên thụy: Tên thời phong kiến đặt cho người có địa vị sau khi chết đi.

Biệt hiệu: Là tên riêng, thường là cửa trí thức thời trước, tự đặt thêm bên cạnh tên vốn có nhằm nói lên một đặc điểm nào đó của mình. Người xưa thường dùng địa danh để làm biệt hiệu. Nguyễn Du có biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ (Người thợ săn ở núi Hồng Lĩnh).

Page 118: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Tước hiệu: Danh hiệu của những người có tước phẩm do nhà vua ban. Các từ biểu thị tước hiệu là công, hầu, bá, tử, nam. Ví dụ: Trình Quốc Công (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Ôn Như Hầu (Nguyễn Gia Thiều).

Nhũ danh: Tên thật của một người vợ bên cạnh cách gọi theo tên chồng. Bà Ngô Bá Thành có nhũ danh Phạm Thị Thanh Vân.

Bút danh: Tên dùng để chỉ tác giả khi viết văn.

Pháp danh: Tên hiệu đặt cho người xuất gia làm tăng ni hay đạo sĩ hoặc người tại gia đến quy y (tín đồ Phật giáo).

Tên thánh: Tên vị thánh đặt trước tên khai sinh của tín đồ đạo thiên chúa.

Bí danh: Tên dùng thay tên thật để giữ bí mật. Ông Nguyễn Văn Linh có bí danh là Mười Cúc.

4.3.2 Nhân danh và địa danh

Tất cả các chữ đầu đều viết hoa: Hà Nội, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột... Lê Nguyên Quốc, Tôn Nữ Thu Giang.

Thực hiện viết hoa tên bằng từ nước ngoài đi kèm những tên Việt, nếu từ nước ngoài này được phiên âm thì chỉ viết hoa yếu tố đầu tiên : Pétrus Trương Vĩnh Ký, Phaolô Nguyễn Văn Bình.

4.3.3 Tên tổ chức

Theo quy định thì chỉ viết hoa âm tiết đầu của tên gọi: Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Viện tin học, Hội sinh học, Đảng cộng sản Việt Nam; Ban tổ chức chính quyền... Nhưng trong thực tế thì phần lớn đều viết hoa tiếng đầu tiên trỏ đặc điểm của tổ chức đó: Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hội Sinh học, Đảng Cộng sản Việt Nam...

4.4 Viết hoa tên riêng nước ngoài

Page 119: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Các tên riêng mà nguyên ngữ dùng chữ La tinh thì giữ nguyên dạng, có thể lược bớt các dấu phụ. Như tổng thống Mitterrand, nhà thơ Sandor Petofi (lược bỏ dấu hai chấm trên chữ o), văn hào Shakespeare, nước Italia, nhà toán học C. Gauss, chuỗi Weierstrass...

Các tên riêng theo hệ thống các chữ cái khác La tinh như hệ thống các chữ không ghi âm thi thực hiện phép chuyển tự sang tiếng La tinh.

Khi chuyển tự, được bổ sung thêm các chữ cái F, J, Z, W - những chữ cái thông dụng trong các nước dùng chữ La-tinh. Những dấu phụ - những dấu khu biệt không có trong vốn chữ cái của phần lớn các nhà in Việt Nam - có thể lược bớt đi hoặc thay thế bằng những chữ tương tự.

Cách chuyển tự dựa theo quy định của chính phủ nước có thứ chữ đó. Trong trường hợp không thể thì dựa theo cách chuyển tự thống dụng trên thế giới. Ví dụ: Seoul, Tokyo, Moskva, xích Markov...

Những tên riêng quen thuộc thì vẫn giữ nguyên. Như: Pháp, Luân Đôn, Trung Quốc, Ba Lan, Ấn Độ, Đặng Tiểu Bình...

Chỉ viết hoa âm tiết đầu từ (trừ các cách viết quen thuộc ở một số tên riêng, như Ba Lan, Tây Ban Nha).

4.5 Dùng dấu nối (dấu gạch ngang) để liên kết các thành phần đẳng lập trong

Các liên danh: Khoa toán - tin học, môn hóa - dược, tỉnh Nam - Hà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Các giới hạn không gian: chuyến tàu Hà Nội - Huế, đường bay Thành phố Hồ Chí Minh - Paris...

Các giới hạn thời gian: Thời kì 1945 — 1954, giai đoạn 1930 - 1945...

Các yếu tố ngày, tháng: 30-4-1975; 02-9-1945. Hiện nay nhiều người dùng dấu chấm thay cho dấu gạch ngang. Cách viết này sẽ thuận tiên khi

Page 120: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

cần viết các giới hạn thời gian chi tiết đến tận ngày, tháng. So sánh "02.9.1945 - 30.4.1975" và "02-9-1945 - 30-4-1975". Ở cách viết sau đã phải dùng một dấu gạch đậm hoặc gạch dài để phân cách hai mốc thời gian.

5. MỘT SỐ QUY LUẬT VỀ THANH ĐIỆU

5.1 Quy tắc bỏ dấu thanh

Bỏ dấu thanh cũng là quy tắc chính tả. Vậy nó cũng chỉ là quy ước. Bỏ dấu thanh theo quy tắc sau đây:

(A) Dấu thanh đặt ở âm chính của vần.

Ví dụ: Các tiếng bà, hộ, nghề, hàng, hồi, khéo, máu, kều, tẩy, ngoẻo... lần lượt được phân tích ra âm đầu và vần (sau đó vần được phân tích thành âm chính và âm cuối) như sau : bà = b + a; hộ = h + ô; nghề = ngh + ê; hàng = h + ang = h + [a + ng]; hồi = h + ôi = h + [ô + i]; khéo = kh + eo = kh+ [e + o]; máu = m + au = m + [a + u]; kều = k + êu = k + [ê + u]; tẩy = t + ẩy = t + [â + y]; ngoẻo = ng + oeo = ng + [o + e + o] ...

Do vậy, ta bỏ dấu thanh: bà, hộ, nghề, hàng, hồi, khéo, máu, kều, tẩy, ngoèo...

Ở những ví dụ trên, các từ có âm chính chỉ là nguyên âm đơn. Nếu các từ có âm chính là nguyên âm đôi iê (/yê), ia (/ya), ươ /ưa, uô/ua thì dấu thanh bỏ vào con chữ nào? Lúc đó, ta có hai quy tắc bổ sung sau:

Quy tắc thực dụng (cho thực tế in ấn, đánh may chữ, máy vi tính):

(B) Dấu thanh chỉ đặt vào một con chữ chứ không đặt ở vi trí giữa hai con chữ.

Nhưng đó là con chữ nào? Để trả lời, ta dùng quy tắc thẩm mĩ sau:

(C) Dấu thanh đặt ở vị trí "cân đối".

Page 121: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Xác định vị trí "cân đối" thế nào? Để trả lời, chúng ta chú ý tới quy tắc về chữ viết nguyên âm đôi như sau: a) Nếu âm cuối là zêrô (không có âm cuối) thì nguyên âm đôi kết thúc bằng chữ a, nghĩa là: ia / ya, ưa, ua. Trong trường hợp này, dấu thanh luôn đặt vào con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: của, bứa, chìa, (giặt) gịa... b) Nếu vần có âm cuối là phụ âm hoặc

bán nguyên âm, ta viết bằng iê / yê, ươ, uô. Trong trường hợp này, dấu thanh luôn luôn đặt vào con chữ thứ hai. Ví dụ:

thuyền = th + uyền = th + [u + yề + n]

cuộc = c + uộc = c + [uộ + c]

trường = tr + ường = tr + [ườ + ng]

tiếng = t + iếng = t + [iế + ng]

người = ng + ười = ng + [ườ + i]

Lưu ý: Các vần có âm đệm /w/ (viết bằng chữ o hoặc chữ u). Đây là những trường hợp hay gây thắc mắc.

Chúng ta so sánh hai cách bỏ dấu thanh trước đây và hiện nay:

Các từ trong từng cặp 1/2, 3/4, 5/6 đều có cùng vần: oa, uy và oe. Quan sát sự bỏ dấu theo cách viết trước đây, chúng ta thấy có sự không nhất

Trước đây hiện nay1 lóa loá2 loáng loáng3 tùy tuỳ4 quỳnh quỳnh5 khỏe khoẻ6 khoẻn (ngoẻn) khoẻn

Page 122: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

quán, và do đó không chặt chẽ về phương diện khoa học: khi thì bỏ dấu ở âm chính (2, 4, 6), khi thì bỏ dấu ở âm đệm (1, 3, 5).

Tóm lại 3 quy tắc đã nêu trên đây, và cách viết như hiện nay là khoa học và hợp lí.

5.2 Một vài quy luật về thanh của những từ Hán Việt

5.2.1 Quy luật về hai thanh hỏi / ngã trong từ Hán Việt

Khi gặp những từ Hán Việt mà bạn phân vân không biết nên viết dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy nhớ tới quy tắc sau: "Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã"

Ý nghĩa của câu đó như sau: Các từ Hán Việt có các phụ âm đầu là M; N, Nh, L, V, D, Ng thì được viết bằng dấu ngã. Những từ có các phụ âm khác được viết bằng dấu hỏi.

Ví dụ : mĩ mãn, miễn trừ, truy nã, ảo não, bản ngã, ngẫu nhiên, ngạo nghễ, lễ nghĩa, ngũ cốc, ngoại ngữ, khẩn ngữ, bổ ngữ, nhãn tiền, nhẫn nại, quấy nhiễu, triển lãm, lãnh thổ, trưởng lão, nghi lễ, thủ lĩnh, thành luỹ, thảo dã, tiểu dẫn, diễn giảng, dĩ vãng, viễn cảnh, vĩnh cửu, cổ vũ...

Tuy nhiên, có những ngoại lệ. Ví dụ: chiêu đãi, hoài bão, kiêu hãnh...

Về những ngoại lệ, giáo sư Phan Ngọc đã đưa ra bài ca dao "nhất tự" sau:

Kĩ: tài, bãi: bỏ, bĩ: đen

Hữu: bạn, phẫu: mổ, tĩnh: yên, cữu: hòm

Tiễn: đưa, tiễu : diêt, trẫm : vua

Trĩ: trẻ, trữ : cất, huyễn : mê, hỗ : cùng

Hỗn: loạn, hãm : hại, đãng : buông

Quẫn: khốn, hữu : có, đãng : đường thênh thang

Page 123: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Xã: xã, hoãn : chậm, quỹ : rương

Suyễn: suyễn, quỹ : dấu, tiễn : tên, tiễn : làm

Hữu: phải, cưỡng : ép, trĩ : chim

Tuẫn: chết, kĩ : hát, đễ : em, sĩ : trò.

5.2.2 Một vài quy luật khác

(trích từ "Từ điển chính tả" của Hoàng Phê)

Không có yếu tố Hán Việt vần A, Â viết dấu ngã hoặc nặng.

Yếu tố Hán Việt vần C viết dấu hỏi hay nặng (trừ cưỡng, cữu)

Yếu tố Hán Việt vần H viết dấu hỏi, ngã hay nặng

Yếu tố Hán Việt vần L, N viết không dấu, ngã hay nặng (trừ lí, loát, luyến, náo, nát, niết).

Không có yếu tố Hán Việt nào ở vần Ch, Gi viết bằng dấu huyền, ngã, nặng.

Không có yếu tố Hán Việt nào ở vồn O, Ô viết dấu hỏi, ngã hay nặng (trừ ổn)

Không cố yếu tố Hán Việt nào ở vần D, V viết bằng dấu huyền, hỏi, sắc (trừ dần, vấn)

Không có yếu tố Hán Việt nào ở các vần G, Gh, R

5.3 Một vài quy luật về thanh trong từ láy âm

Thế nào là từ láy âm? Một từ song âm tiết được gọi là từ láy âm nếu giữa hai tiếng của nó ít nhất có sự lặp lại ở bộ phận vần hay âm đầu và thanh điệu có quan hệ hài hòa về âm vực, nghĩa là cùng ở âm vực cao hoặc cùng ở âm vực thấp.

Page 124: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Theo nhiều nhà nghiên cứu, thanh điệu tiếng Việt có hai âm vực, cao và thấp. Trong quá trình phát triển có sự chuyển đổi về âm vực giữa hai thanh ngã và hỏi.

Sự phân bố âm vực hiện nay

- Âm vực cao: ngang - ngã - sắc- Âm vực thấp: huyền - hỏi - nặng

Sự phân bố âm vực trước đây:

- Âm vực cao: ngang - hỏi - sắc- Âm vực thấp: huyền – ngã - nặng

Đại bộ phận từ láy đã xuất hiện từ rất xưa nên chúng tuân theo sự phân bố âm vực thời xa xưa. Để dễ nhớ hai vùng âm vực này, người ta thường đặt thành câu ca dao, như:

Em Huyền mang Nặng Ngã đau

Anh Ngang Sắc thuốc Hỏi đầu bớt chưa.

Ví dụ: Rầm rập, đèm đẹp, nhè nhẹ, ngập ngừng, nhịp nhàng, gần gụi, lỡ làng, còm cõi, rõ ràng, thẫn thờ, đẹp đẽ... vui vẻ, ngẩn ngơ, thơ thẩn, đỏ đắn, khấp khểnh, bướng bỉnh, hắt hủi, sáng sủa, mau mắn, khanh khách, xềnh xệch, còm cọm, cồm cộm...

Cũng có ngoại lệ: vẻn vẹn, ngoan ngoãn, niềm nở, khe khẽ, bền bỉ, lỡ dở, ủ rũ, um tùm...

6. LỜI KHUYÊN

Trong thực hành, nếu không có từ điển chính tả thì chúng ta chú ý tới một số quy luật về các hiện tượng tương ứng ngữ âm giữa các phương ngữ, giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt (từ nôm) dưới đây:

6.1 Một số hiện tượng chuyển đổi thường gặp ở phụ âm đầu

Page 125: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

6.1.1 [*A] Hệ thống (phụ) âm đầu trong tiếng Việt

6.1.2 Sự chuyển đổi tương ứng về phụ âm đầu giữa từ HÁN VIỆT và từ THUẦN VIỆT

t – t: tá / tớ, tản / tan, tàm / tằm (làng Nghi Tàm)

- s: tiêu / (ống) sáo ; tinh (khiết) / (trong) sáng; tu / sửa ; tước / (chim) sẻ ; túy / say (say túy lúy)

- x: tiểu / xíu ; tu / xấu ; tản (mại) / (hàng) xén ; tiêm / xăm ; tích / xưa

- đ: đại / túi, đà công / tài công, (dao) tu / đao

th – s: thiết / sắt ; thoá / sót ; (phù) thũng / sưng (phù)

- th: thì / thời ; thán / than ; thiệt / thật

- l: thoại / lòi ; linh / thiêng ; thiểm / liếm

- x: thoa / xoa ; thâm (nhập) / xâm ; thoá / xoá ; thôn / xóm ; thành / xong ; tham (dự) / (chen) xen ; thanh (lịch) / xinh ; thanh / xanh ; thường/ xoàng ; thiên (lệch) / xiên

đ – đ: đái / đội, điện / đền, đỗ / đậu

- d: đao / dao, đái / dải, đình / dừng

n – n: nam / nồm (gió nam / gió nồm), ni / này, nương/ nàng

x - x: xa / xe, xung / xông (xung thiên / xông lên trời), xâm / xơm ; xú / xấu

- th: xích / thước ; xú/thúi (hôi) ; xá / tha, thả (xá tội, đại xá) ;

d - d: dị / dễ, di / dời, dụng / dùng

- r: di / rơi, dối / rối, dòng / ròng

- x: di dịch / xê dịch ; dao (động) / xao (xuyến) ; duyệt/ xét;

Page 126: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

- th: dư / thừa ; dược / thuốc ;

l – l: lợi / lời, lãi, liên / liền, luôn

- r: lan / ràn ; lương / rường; liêm / rèm

- s: lạp / sáp ; lực / sức ; liên / sen (làng Kim Liên -> làng Sen Vàng -> làng Sen); (đầu) lâu / sọ

nh – gi: gia/ nhà; nhiêu (phú) / giàu ; nha (thái) / giá (đậu)

ch – ch: chinh / chiêng ; chẩu / (cùi) chỏ; chận/chặn, chẹn

- gi: chỉ / giấy ; chi / gì ; chủng / giống ; chùy / giùi (nhọn) ; che / giấu

tr – tr: trệ / trễ ; trú / trọ ; trình / truồng ; trung / trong ; trĩ / trẻ

- ch: trà / chè ; trảm / chém ; trạo / chèo (đò / kéo); trạo phu / người chèo đò ; trầm / chìm / gìm ; trình / chiềng ; trình diện ; trình làng ; chiềng làng ; trản / chén ; ngọc trản ; trữ / chứa (oa trữ ; chứa chấp) ; trừ (phi) / chừa (ra) ;

- gi: trào (lộng) / giễu (cợt) ; trương / giương ; tranh/giành

s - s: sái / sai ; sài / sói (sài lang / sói lang) ; si / say (mê) ; sinh / sống ; (sơ) suất / sót

- gi: sàm / gièm ; sát / giết ; sàng / giường (đổng sàng dị mộng) ; sọng / gióng, sát (loát) / giặt ; sóc/giáo

- r: sái / rảy ; sầu / rầu ; sương / rương

- x: (kiểm) sát / xét; sát / (chà) xát; sưu / (làm) xâu

gi - gi: giác / góc ; giác / giấc ; giá họa / gieo họa ; giang/ gióng

kh - kh: khai / khui ; khê / khe ; (ngân) khố / kho (bạc);

- h: khí / hơi ; khiếm / hiếm ; không / hông

Page 127: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

k - k: cá / cái ; cát / cắt ; cấp / kíp; quá / qua ; quái / quẻ ; quỷ (ông tổ) / (cúng) quải; quy / quỳ (quy luy) ; quán / quen (tập quán/ thói quen) ; quy / quay, quậy; quỹ / cũi ; quyển / cuốn

- g: can (đảm) / gan (dạ) ; các / gác (đài các) ; cận/ gần ; kí / ghi ; cân / gân (cân não) ; (miễn) cưỡng/ gượng gạo ; quả / góa (quả phụ, bà góa)

- s: hà / sông ; hậu / sau ; hãi / sợ ; hệ / sợi (tơ nhỏ); hiện (thành) / sẵn

- v: hoà / vừa, và ; hoạ / vạ ; hoạch / vạch ; hoại / vỡ ; hoàn / vẹn, vẫn ; hoang / vắng, hoàng / vàng

ph - b: phẩu (phẫu) / bổ; phòng / buồng; phủ / búa (đao phủ)

b - v: bố / vải ; bổn / vốn ; bấu/vấu ; biên / (đường) viền; bái / vái

m - m: mãnh/mạnh ; mi/mày ; mảu/mẹ

- b: muộn / buồn ; bàn/mâm ; mại/bán ; mồ (côi) / bồ (côi);

v - m: vọng / mong ; vạn / muôn ; vụ / mùa

6.2 Một số hiện tượng chuyển đổi thường gặp ở chính âm

6.2.1 [*A] Hình thang nguyên âm của tiếng Việt:

Có ba hàng nguyên âm (phân biệt về vị trí (chỗ) của lưỡi khi phát âm): trước, giữa, sau

Nguyên âm hàng trước (bổng): i, iê / ia, ê, e

Nguyên âm hàng sau (trầm): u, uô / ua, ô, o

Độ mở miệng dùng để phân biệt về cách phát âm

6.2.2 Luật chuyển đổi chính âm (cũng gọi là âm giữa) do Lê Ngọc Trụ phát hiện:

Page 128: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Có hàng loạt từ đồng nghĩa giữa các phương ngữ hoặc giữa từ gốc Hán và từ thuần Việt tương ứng mà chính âm của chúng là đồng chỗ phát âm hoặc đồng cách phát âm.

Đồng chỗ:

Nguyên âm hàng trước:

i - ê: bịnh / bệnh ; lịnh /lệnh; kỉ / ghế

i - iê / ia: kính / kiếng; thinh / tiếng ; li / lìa

iê - ă: niên / năm ; thiết / sắt ; tiễn / giẵm (tiễn thổ / đạp đất -> giẵm lên đất); thiết diện / mặt cắt

ê - ây: tê / bậy ; trệ / chầy; lễ / lậy

Nguyên âm hàng giữa:

ă - â: bắc / bấc (gió bắc, gió bấc); ân hận / ăn năn; cân / khăn

â - ơ: chân / chơn ; hận / hờn ; nhân / nhơn

â, ơ – ư: bậc / bực ; thơ / thư ; sự / thờ

ư - ươ: cương / cứng ; dư / thừa; trưng (biểu ngữ) / trương (biểu ngữ)

a: Là nguyên âm gốc nên đổi chỗ được cho mọi nguyên âm khác : trào (đình) / triều (đình); tràng / trường...

Nguyên âm hàng sau:

u - â: hấp / hút ; nấm / núm ; sập / sụp

- o: thụ / thọ ; trung (tâm) / trong; trú / trọ ; trọc / đục, trọc phú, trọc thế

Page 129: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

- uô, ua: chung / chuông ; khung / khuôn ; chúc / đuốc; vụ / mùa ; vũ / múa ; chủ nhật / chúa nhật ; chú (thích) / chua

ô - o: hộ / họ ; cộng / cọng ; long / rồng

o - uô : phòng/buồng; phóng/buông (phóng túng, buông lỏng)

Đồng cách:

ố - ơ: ố / dơ, nhơ ; độ / cỡ

iê - uô : liên / luôn ; nhiễm / nhuộm

- â: liên / lân (liên gia, liên tiếp); tiến / tấn

ươ - uô: phương / vuông ; dược / thuốc

a - e : giảm / kém; tham / thèm; xa / xe

6.3 Hệ thống chuyển đổi thường gặp ở âm cuối

6.3.1 [*A] Hệ thống âm cuối trong âm tiết tiếng Việt được sắp xếp theo vị trí phát âm (của môi và lưỡi) và phương thức phát âm (ồn, vang)

Ví dụ về các bán nguyên âm: /u/ cao, theo, kêu, cứu; /i/ nói, đại, thôi, bay, ấy

6.3.2 Quy luật chuyển đổi âm cuối

Trong các từ láy, các âm cuối cùng cột (cùng phương thức phát âm) đổi chỗ cho nhau. Nhiều từ đồng nghĩa giữa các phương ngữ hoặc giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt có các âm cuối cùng hàng hoặc cùng cột. Ví dụ:

m - p: nươm nướp; thùm thụp; sùm sụp; hiêm hiếp

n - t: vun vút; vùn vụt; chùn chụt; chan chát;

Do đó ta nói lái: thiệt tâm -> thập tiên

Page 130: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

ng, nh - c, ch: huỳnh huỵch; xinh xịch; phành phạch; sòng sọc; sằng sặc; vằng vặc; phăng phác; ong óc; tưng tức; hểnh hệch; xoành xoạch; biêng biếc...

Các đổi chỗ cùng hàng:

niên / năm ; hoãn / chậm ; bích / biếc ; bạch / bạc ; hấp/ hút ; linh / thiêng; lương / lành ; cách mạng / cách mệnh.

LƯU Ý:

Những quy luật về biến đổi phụ âm đầu, chính âm, âm cuối vừa trình bày trên đây là những trường hợp riêng của quy luật khái quát căn bản về ngữ âm trong quá trình phát triển biến đổi ngữ âm tiếng Việt sau đây:

Các từ chuyển đổi dần sang các từ khác có cùng vị trí cấu âm và cùng phương thức phát âm, nghĩa là đồng chỗ phát âm, và đồng cách phát âm.

Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh được rằng trước đây trong tiếng Việt có những phụ âm đầu là âm kép /bl/, /ml/, /tl/. Trong quá trình phát triển lịch sử, những phụ âm kép này bị mất đi. Chúng chuyển thành những phụ âm đầu khác nhau ở phương ngữ Bắc Bộ (PNBB) và phương ngữ khác, Nam Bộ (PNNB) và Bình Trị Thiên. Sự tương ứng PNBB/PNNB như sau: gi/tr; d, r/nh; tr/l

Ví dụ:

gi/tr : giời / trời ; giầu (không) / trầu (không) ; giải chiếu/ trải chiếu ; giỗ / trỗ (bông) ; giối giăng / trối trâng ; (ông) giăng/ trăng ; giàn / tràn ; gio / tro ; (nhà) gianh / tranh ; giồng (cây)/ trồng (cây) ; giả / trả ; (con) giun / trùn ; giở mặt / trở mặt ; giở giời / trở trời ; giai / trai ; (ông) già / (ông) tra ; (nước) giàn/ tràn ; giành / tranh ; giai / trai ; giương / trương.

d, r/nh: con dện / con nhện; díu mắt / nhíu mắt; dồi /nhồi; dử /nhử; dơ bẩn / nhơ bẩn ; ruộm / nhuộm ; dúng / nhúng ; rựa / nhựa ; con rộng / con

Page 131: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

nhộng ; rộn rịp / nhộn nhịp; rức / nhức ; rát / nhát ; dịp cầu / nhịp cầu ; con dím / con nhím; dao díp / dao nhíp ; dút dát / nhút nhát ...

tr/l: trèo / leo ; tránh / lánh ; trọn (vẹn) / lọn; trên / lên; trộn / lộn; trỗ bông / lỗ (bông) ; trố mắt / lố mắt; trồi / lồi; trệch / lệch ; trêu / lêu lêu ; tràn / lan.

Ngoài ra còn một số không nhiều lắm những tương ứng khác:

s/th: sụp / thụp ; sẹo / thẹo ; sụt / thụt ...

ph/v: phản / ván ; phỏng / bỏng;

Trong từng trường hợp có những quy tắc riêng. Chẳng hạn: Phân biệt "chuyền / "truyền" như sau: Nếu đối tượng cụ thể thì dùng "chuyền", như chuyền bóng, sách chuyền tay... Nếu đối tượng trừu tượng thì dùng "truyền", như truyền lệnh, truyền bệnh, truyền nhiễm, truyền bá tư tưởng...

7. VỀ HIỆN TƯỢNG SAI CHÍNH TẢ.

Đó là những cách viết các từ không đúng với quy định về phụ âm đầu, về vần, thanh điệu hoặc cách bỏ dấu thanh điệu.

7.1 Người nói theo phương ngữ Bắc Bộ hay sai về phụ âm đầu, nhất là hay viết lẫn các cặp l/n; tr/ch; gi/r/d; s/x. Ví dụ: nắng chói trang (trang <- chang); dình mò (dình <- rình); cuốc sẻng (sẻng <- xẻng); dòng dòng (dòng <- ròng).., Loại lỗi này đôi khi không thể biết được nếu không xét trong ngữ cảnh. Như: lắm áo/nắm áo; rất lo/rất no... Hiện nay, rất nhiều địa phương ở Bắc Bộ có khuynh hướng ngọng hóa n phát âm thành l, như: "Thành phố lào nà Thủ đô của nước Nào?"; "Xin mời công lương nên xe", "nòng nợn"...

7.2 Người nói theo phương ngữ Nam Bộ, do phát âm không phân biệt trong nhiều vần, như không phân biêt hai bán nguyên âm cuối hay không phân biệt trường độ âm thanh của chúng, nên hay sai về âm cuối trong phần vần và sai về thanh điệu. Ví dụ: lẫn ao/au (trau chuốt -> trao chuốt); lẫn

Page 132: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

ay/ai (ăn chay -> ăn chai) lẫn các âm cuối -k/-t, -n/-ng (đánh bạc -> đánh bạt, con người bạc mênh -> con người bạt mệnh; gác -> gát : đừng gát chân lên ghế, phúc đáp -> phút đáp; phờ phạc -> phờ phạt] im phăng phắc -> im phăn phắt; lảng vảng -> lởn vởn; tràn lan -> tràng lang; bàng quan -> bàng quang; thuồng luồng -> thuồn luồn... Hay lầm lẫn đến nỗi có một sinh viên - nhà báo đã bắt bẻ rằng: viết "bắc thang lên hỏi ông trời là sai", phải viết "bắt thang" mới đúng.

Về thanh điệu, đặc biệt hay lẫn thanh ngã thành thanh hỏi. Như: mắc bẫy -> mắc bẩy; cứu văn -> cứu vởn; vung vãi tiền của -> vung vải tiền của; viễn vọng -> viển vọng; trễ nải -> trể nãi; nông nỗi -> nông nổi, mềm nhũn -> mềm nhủn, lỗ chỗ -> lổ chổ...

Cũng vậy, loại lỗi này đôi khi không thể biết được nếu không xét trong ngữ cảnh: bọn trẻ lao nhao (/? lau nhau), nói láy (/? nói lái), tai trái (/? tay trái...)

BÀI TẬP

1: Chọn các từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong câu:

(1a) Rừng ... mang lợi ... bạc tỉ.

1) bạt ngàn 2) bạc ngàn 3) bạch ngàn

(1b) Có những người tài hoa không sống ... nhưng lại ....

1) bạt mênh, 2) bạt mạng 3) bạc mênh

(1c) Bọn .... bị .... đi.

1) đánh bạc 2) đánh bạt

(1d) Bé ... chạy theo mẹ.

1) hì hục 2) lục cục 3) lụt cụt

(1e) Bé béo.... đứng nhìn đàn lợn đang ... trong chuồng.

Page 133: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1) ụt ịch 2) ục ịch 3) ục ịt 4) ụt ịt

(1g) Ông đối xử với họ .... nhưng không ....

1) khắt khe 2) khắc nghiệt 3) nghiêm khắc

(1h) Mỗi chiều thu .... lòng cố buồn ....

1) mang mát 2) man mát 3) mang mác 4) man mác

(1i) Bước chân.... trên con đường ... cây cái.

1) dậm dịt 2) rậm rịt 3) rậm rịch

(1k) Mặt ông biến .... và nét mặt .... lại.

1) sắt 2) sắc

TRẢ LỜI:

(1a) Rừng bạt ngàn mang lợi bạc ngàn bạc tỉ.

(1b) Có những người tài hoa không sống bạt mạng nhưng lại bạc mệnh.

(1c) Bọn đánh bạc bị đánh bạt đi.

(1d) Bé lụt cụt chạy theo mẹ.

(1e) Bé béo ục ịch đứng nhìn đàn lợn đang ụt ịt trong chuồng.

(1g) Ông đối xử với họ nghiêm khắc nhưng không khắt khe, khắc nghiệt.

(1h) Mỗi chiều thu man mát lòng cô buồn man mác.

(1i) Bước chân rậm rịch trên con đường rậm rịt cây cái.

(1k) Mặt ông biến sắc và nét mặt sắt lại.

2. Chọn các từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong câu:

(2a) Nhớ lời mẹ.... đừng ... chuyện đó đến cùng.

Page 134: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1) căn rặn 2) căn vặn 3) căn dặn

(2b) Người thì ... chưa muốn đi, kẻ thì ... bỏ ra về.

1) vung văng 2) dùng dắng 3) dùng dằng 4) vùng vằng

(2c) Trăng sáng .... và bóng cau dài ... Lòng thảnh thơi không bị ....

1) dằng dặc. 2) vằn vặt 3) vằng vặc 4) dằn vặt

TRẢ LỜI:

(2a) Nhớ lời mẹ căn dặn đừng căn vặn chuyên đó đến cùng.

(2b) Người thì dùng dằng chưa muốn đi, kẻ thì vùng vằng bỏ ra về.

(2c) Trăng sáng vằng vặc và bóng cau dài dằng dặc. Lòng thảnh thơi không bị dằn vặt.

3. Chọn các từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong câu:

(3a) Không bao giờ có chuyện ... được ...

1) dỉ vãng 2) cứu vãng 3) cứu văn 4) dĩ vãng

(3b) Dưới ánh trăng ... họ ngồi .... với nhau nhiều chuyên.

1) bàn bạc 2) bàng bạc

(3c) Ông đem ... dán lên ...

1) bảng tin 2) bản tin

(3d) Anh có thái độ .... khi biết vợ mình viêm ....

1) bàn quan 2) bàng quan 3) bàn quang 4) bàng quang

(3e) Ở vương quốc nọ có vị … … lên nhà vua.

1) dâng biểu 2) dâng biển 3) dân biểu

Page 135: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(3g) Chàng yêu ... hết sức ...

1) nồng nàn 2) nồng nàng 3) nàng

(3h) Dòng điện .... chạy qua nhà …

1) cao tầng 2) cao tần

(3i) Họ đứng … để ...

1) bênh nhau 2) bên nhau

TRẢ LỜI:

(3a) Không bao giờ có chuyên cứu văn được dĩ vãng.

(3b) Dưới ánh trăng bàng bạc họ ngồi bàn bạc với nhau nhiều chuyên.

(3c) Ông đem bản tin dán lên bảng tin.

(3d) Anh có thái độ bàng quan khi biết vợ mình viêm bàng quang.

(3e) Ở vương quốc nọ có vị dân biểu dâng biểu lên nhà vua.

(3g) Chàng yêu nàng hết sức nồng nàn.

(3h) Dòng điên cao tần chạy qua nhà cao tầng.

(3i) Họ đứng bên nhau để bênh nhau.

4. Chọn các từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong câu:

(4a) .... của con cua và ....

1) con cáy 2) con cái

(4b) Thấy mùi lá … nên anh .... Uống rồi thì lo …

1) ngài ngại 2) ngai ngái 3) ngày ngạy 4) ngay ngáy

(4c) Đôi … của vợ người thợ có …

Page 136: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1) hoa tay 2) hoa tai 3) goa tai

(4d) Từ đầu đến .... chỉ một mực ... đầu vâng dạ.

1) cúi 2) cuối 3) đuôi

(4e) Sau khi .... kẻ gian đến công an chị lại ... con lên rẫy.

1) dịu 2) điệu

(4g) Đứa con .... bịa đặt ra câu chuyện …

1) hoang đường 2) hoang đàng 3) hoang tàn

(4h) Cô .... một cái nhìn trộm nên .... nảy ra một ý định.

1) bất chợt 2) bất ngờ 3) bắt chợt

(4i) Bữa ấy tôi phải chờ ... mới mua được một tờ báo ...

1) hàng ngày 2) hằng ngày 3) mỗi ngày 4) hàng giờ

(4k) Bọn trẻ ... cười nói …

1) lao nhao 2) lau nhau 3) thì thào

TRẢ LỜI:

(4a) Con cái của con cua và con cáy.

(4b) Thấy mùi lá ngai ngái nên anh ngài ngại. Uống rồi thì lo ngay ngáy.

(4c) Đôi hoa tai của vợ người thợ có hoa tay.

(4d) Từ đầu đến cuối chỉ một mực cúi đầu vâng dạ.

(4e) Sau khi điệu kẻ gian đến công an chị lại đìu con lên rẫy.

(4g) Đứa con hoang đàng bịa đặt ra câu chuyên hoang đường.

(4h) Cô bắt chợt một cái nhìn trộm nên bất chợt nảy ra một ý định.

Page 137: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(4i) Bữa ấy tôi phải chờ hàng giờ mới mua được một tờ báo hằng ngày.

(4k) Bọn trẻ lau nhau cười nói lao nhao.

5. Chọn các từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong câu:

(5a) Anh ăn nói ...., lại luôn phải .... trong cuộc sống, nhiều .... mệt .... người nhưng không vì vậy mà anh....

1) buồn bả 2) bươn bả, 3) buồn bã 4) bổ bả 5) bỗ bã 6) bửa 7) bữa 8) bả 9) bã

(5b) Vì quá .... nên bà … la ...

1) sợ hải 2) sợ hãi 3) bãi hãi 4) bải hải 5) hớt hải 6) hớt hãi

(5c) ... áo sơ mi, ... áo quan.

1) cỗ 2) cổ

(5d) Mới ốm dậy, nó ăn trả .... nhưng không ăn ..., ăn chằng ăn ...

1) bừa 2) bữa 3) bựa 4) bửa

(5e) Xúi ... làm người khác mắc .... mâu thuẫn với nhau.

1) bẫy 2) bẩy

(5g) Sự việc .... làm công việc bị …

1) bỏ bê 2) đổ bể 3) đổ bễ 4) bỏ bễ

(5h) .... không đóng, lại ....

1) bỏ ngõ 2) cửa ngỏ 3) bỏ ngỏ 4) cửa ngõ.

(5i) Đó là ... chứ không phải là ... (nước tiểu).

1) nước dải 2) nước dãi 3) nước giải 4) nước giãi

(5k) .... nghiện ngập .... gẫm ông .... con gái cho hắn.

Page 138: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1) gả 2) gã 3) gạ

(51) Cuộc gặp .... quái …

1) gở 2) gỡ

(5m) Mới ... giọng đã .... giọng đe dọa người khác.

1) vỡ 2) giở 3) dỡ 4) vở 5) giỡ

(5n) Người hay hứa ... thì không có .... tâm thực sự.

1) hão 2) hảo

TRẢ LỜI:

(5a) Anh ăn nói bỗ bã, lại luôn phải bươn bả trong cuộc sống, nhiêu bữa mệt bã người nhưng không vì vậy mà anh buồn bã.

(5b) Vì quá sợ hãi nên bà hớt hởi la bải hải.

(5c) Cổ áo sơ mi, cỗ áo quan.

(5d) Mới ốm dậy, nó ăn trả bữa nhưng không ăn bừa, ăn chằng ăn bửa.

(5e) Xúi bẩy làm người khác mắc bẫy mâu thuẫn với nhau.

(5g) Sự việc đổ bể làm công việc bị bỏ bể.

(5h) Cửa ngõ không đóng lại bỏ ngỏ.

(5i) Đó là nước dãi chứ không phải là nước giải (nước tiểu).

(5k) Gã nghiện ngập gạ gẫm ông gả con gái cho hắn.

(51) Cuộc gặp gỡ quái gở.

(5m) Mới vỡ giọng đã giở giọng đe dọa người khác.

(5n) Người hay hứa hão thì không có hảo tâm thực sự.

Page 139: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

6. Chọn các từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong câu:

(6a) Anh ... khi một mình ở ...

1) sợ hải 2) sợ hãi 3) hãi đảo 4) hải đảo

(6b) Mâu thuẫn ... đã bùng thành một cuộc cãi cọ ....

1) ầm ỉ 2) âm ỉ 3) ầm ĩ

(6c) Nhìn lá vàng rơi .... em buồn và nước mắt....

1) lã tã 2) lả chả 3) lả tả 4) lã chã

(6d) Người .... không ăn nói ....

1) lãm nhãm 2) lịch lảm 3) lịch lãm 4) lảm nhảm

(6e) Thằng chả ... chỉ được cái ....

1) khôn lõi 2) khôn lỏi 3) lỏi đời 4) lõi đời

(6g) Lá vàng lá xanh … … như tổ ong.

1) lổ chổ 2) lỗ chỗ 3) lỗ đỗ 4) lổ đổ

(6h) Câu chuyện ấy ... làm ... bao nhiêu chuyện khác.

1) vở lỏ 2) vỡ lở 3) lỡ dỡ 4) lỡ dở 5) lỡ giở 6) dỡ lở

(6i) Tôi gọi .... hắn không nghe thấy vì còn ... hát karaoké.

1) mải 2) mãi 3) mại

(6k) Em bé ... cái miệng cười....

1) mũm mịm 2) mũm mĩm 3) mủm mỉm

(61) Đến ... ba tôi không biết đi ... nào.

1) ngả 2) ngã

Page 140: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(6m) Đừng đùa ... một cách bất ...

1) nhã 2) nhả

TRẢ LỜI:

(6a) Anh sợ hãi khi một mình ở hải đảo.

(6b) Mâu thuẫn âm ỉ đã bùng thành một cuộc cãi cọ ầm ĩ.

(6c) Nhìn lá vàng rơi lả tả em buồn và nước mắt lã chã.

(6d) Người lịch lãm không ăn nói lảm nhảm.

(6e) Thằng chả lõi đời chỉ được cái khôn lỏi.

(6g) Lá vàng lá xanh lổ đổ lỗ chỗ như tổ ong.

(6h) Câu chuyện ấy vỡ lở làm lỡ dở bao nhiêu chuyện khác.

(6i) Tôi gọi mãi hắn không nghe thấy gì còn mải hát karaoké.

(6k) Em bé mũm mĩm cải miệng cười mủm mỉm.

(61) Đến ngã ba tôi không biết đi ngả nào.

(6m) Đừng đùa nhả một cách bất nhã.

7. Chọn các từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong câu:

(7a) Nhấc ... gói đồ lên thì thấy nhẹ ...

1) bỗng 2) bổng 3) bồng

(7b) Vì quá .... nên mới nên ...này.

1) nông nỗi 2) nông nổi

(7c) Sống .... và làm ăn ...

1) riêng tư 2) riêng lẻ 3) riêng rẽ

Page 141: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(7d) Hắn đến đó và .... hỏi mấy câu ...

1) vẩn vơ 2) vờ vẫn 3) vớ vẩn

(7e) ... quá đâm nghĩ ...

1) quẫn 2) quẩn

(7g) Ông vẫn giữ lối làm ăn ...từ thời …

1) cụ kị 2) cũ kĩ 3) củ kỉ

(7h) Bà nằm ăn ... nửa ngày rồi ngồi dậy ăn .... thức ăn.

1) vả 2) vạ 3) vã

(7i) Cái ... không phải là …

1) hửu hạn 2) hãn hữu 3) hữu hạn

(7k) Bây giờ mới ... là không phải ông muốn cưới ...

1) vợ lẻ 2) vợ lẽ 3) vỡ lẽ 4) vỡ lẻ

(71) Tính ông hay .... nên đầu óc chẳng được thảnh thơi ....

1) nghỉ ngợi 2) nghỉ ngơi 3) nghĩ ngợi 4) nghĩ ngơi

(7m) Đây là truyện ... viết bằng thơ ...

1) ngủ ngôn 2) ngũ ngôn 3) ngụ ngôn

TRẢ LỜI:

(7a) Nhấc bổng gói đồ lên thì thấy nhẹ bỗng.

(7b) Vì quá nông nổi nên mới nên nông nỗi này.

(7c) Sống riêng rẽ và làm ăn riêng lẻ.

(7d) Hắn đến đó và vờ vẫn hỏi mấy câu vớ vẩn.

Page 142: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(7e) Quẫn quá đâm nghĩ quẩn.

(7g) Ông vẫn giữ lối làm ăn cũ kĩ từ thời cụ kị.

(7h) Bà nằm ăn vạ nửa ngày rồi ngồi dậy ăn vã thức ăn.

(7i) Cái hữu hạn không phải là hãn hữu.

(7k) Bây giờ mới vỡ lẽ là không phải ông muốn cưới vợ lẽ.

(71) Tính ông hay nghĩ ngợi nên đầu óc chẳng được thảnh thơi nghỉ ngơi.

(7m) Đây là truyện ngụ ngôn viết bằng thơ ngũ ngôn.

8. Chú ý những hiện tượng chính tả hay gây lầm lẫn:

a) sì và xì:

ẩm sì, nhám sì, trời sầm sì muốn mưa, sì sụp khấn vái.

ẩm xìu mốc xì, những lời xầm xì, húp cháo xì xụp.

b) sẻ và xẻ:

"chia ngọt sẻ bùi" nhưng "chia năm xẻ bẩy”

c) xỉ và sỉ:

"bị xỉ vả nhưng không biết sỉ nhục"

d) d / gi / r

dở chừng / giữa chừng / nửa chừng

giả sử đó là dã sử

giành giật nhau số tiền cha mẹ dành dụm được.

ruột già ruột non / bà con ruột rà

đi ăn giỗ chứ không phải đi ăn dỗ trẻ em

Page 143: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

gàn dở nhưng không nói càn rỡ

ném bom rải thảm sau lại giải thảm lối đi

chế giễu để bêu riếu

e) l / n

một đầu nậu buôn lậu

một trung niên mang khẩu trung liên

g) ch / tr

đứng chơ vơ; trơ trọi, chòng chếnh, tròng trành

thấy đúng là làm ngay, chớ có chần chừ; trù trừ

Hai bên đều quyết chiến nên đã có trận huyết chiến đánh nhau chí tử; trí mạng.

CHƯƠNG V: DẤU CÂU1. MỞ ĐẦU

1.1 Vấn đề

Dấu câu là một công cụ ngữ pháp để diễn đạt rõ ràng một văn bản viết.

Trong các bài viết, nhiều nhà văn, nhà báo và cả những chính khách rất chú ý tới vai trò của dấu câu. Có nhiều giai thoại về những dấu câu.

Có người hỏi Oscar Wilde (1856—1900), một văn hào Anh, sao trông ông lại đăm chiêu như vậy. O.Wilde đáp: "Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại..."

Trong thơ chữ Hán xưa không dùng dấu câu, do đó có nhiều giai thoại văn học dân gian liên quan tới tính mơ hồ của văn bản.

Page 144: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Ví dụ:

"Có một ông cụ 80 tuổi mới sinh con trai đầu, bèn viết di chúc (bằng chữ Hán) để lại tài sản như sau: Bát thập lão ông sinh nhất tử viết phi ngô tử dã gia viên điền sản phú dữ nữ tế ngoại nhân bất đắc tương tranh.

Anh con rể chiếm toàn bộ tài sản của bố vợ. Lớn lên, người con trai nọ bèn đi kiện quan. Ra trước quan, anh con rể khai là bố vợ đã viết như sau: Bát thập lão ông sinh nhất tử, viết phi ngô tử dã, gia viên điền sản phú dữ nữ, tế, ngoại nhân bất đắc tương tranh (Nghĩa là: Lão ông 80 tuổi mới sinh con trai, nói rằng không phải con ta vậy, nhà cửa ruộng vườn giao cho con gái con rể, người ngoài không được tranh giành). Người con trai liền thưa rằng không phải vậy, thật ra cha anh viết như sau: Bát thập lão ông sinh nhất tử viết phi, ngô tử dã, gia viên điền sản phú dữ; nữ, tế ngoại nhân, bất đắc tương tranh (Nghĩa là: Lão ông 80 tuổi mới sinh con trai gọi là Phi, con ta vậy, nhà cửa ruộng vườn giao cho, con gái, con rể là người ngoài, không được tranh giành). Và người con trai thắng kiện.

Giai thoại hiện đại: Viết thiếu một dấu phẩy nên mất người yêu.

Họ yêu nhau nhưng chàng trai rất nghèo. Anh đi nước ngoài theo đường xuất khẩu lao động để kiếm tiền cưới vợ. Những biến động xã hội nơi xứ người khiến thư từ đi lại thất thường. Sau mấy tháng bặt tin anh, cô gái viết thư sang anh yêu cầu cho biết thái độ dứt khoát, cô không yên tâm và e không đủ kiên nhẫn chờ anh... Được thư, anh hốt hoảng viết vội ba chữ trả lời: "Đừng chờ anh!". Cô gái đi lấy chồng. Khi về nước, anh trách cô gái bội ước. Cô gái đưa thư cũ của anh ra. Anh chàng té ngửa: mình đã viết thiếu một dấu phẩy. Anh ta định viết: "Đừng, chờ anh!".

Trong tiếng Việt có các dấu câu sau:

Chấm: .

Hỏi: ?

Page 145: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Cảm: !

Hai chấm: :

Gạch ngang: -

Ngoặc đơn: ( )

Chấm phẩy: ;

Chấm lửng: ...

Phẩy: ,

Ngoặc kép: " "

Dấu câu cũng là một quy ước xã hội. Chúng được xây dựng trên cơ sở khách quan. (Do yêu cầu cú pháp và ngữ nghĩa: phân ranh giới giữa các câu, giữa các vế, các thành phần trong câu, giữa các yếu tố trong cụm từ. Do yêu cầu ngữ điệu: có các dấu tương ứng với quãng nghỉ dài, ngắn, khi nói) và trên cơ sở thói quen. Các loại dấu câu trong văn bản sẽ ứng với quãng ngừng ngắn dài khác nhau trong khi nói.

1.2 Phân loại

Xét về vị trí và chức năng, có hai loại dấu:

Các dấu đặt ở cuối câu. Các dấu này có chức năng phân ranh giới câu. Chúng gồm có các dấu: chấm, hỏi, cảm và chấm lửng.

Các dấu đặt ở trong câu. Các dấu này có chức năng phân ranh giới các thành phần trong câu. Chúng gồm có các dấu: phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép. Trong số các chức năng phân ranh giới các thành phần câu, có hai chức năng đáng lưu ý: phân biệt các vế câu và phân biệt phần chính với phần chêm xen.

a) Để phân ranh giới các vế câu ta dùng một trong các dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm.

Page 146: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

b) Để phân ranh giới phần chính với phần chêm xen ta dùng một trong các dấu phẩy, hai chấm, gạch ngang, ngoặc đơn.

1.3 Cách dùng cho phép và bắt buộc

Những quy ước bắt buộc:

Khi viết một câu có những trường hợp bắt buộc phải dùng ở một vị trí nhất định một dấu nào đó. Nếu không có dấu đó, câu bị coi là sai. Chẳng hạn, khi kết thúc một câu tường thuật bắt buộc phải dùng dấu chấm, khi kết thúc một câu hỏi bắt buộc phải dùng dấu hỏi...

Những quy ước không bắt buộc:

Ở một vị trí nào đó, có thể đặt dấu mà cũng có thể không đặt dấu, có thể dùng dấu này mà cũng có thể dùng dấu khác. Điều này liên quan tới mục đích tu từ, tới phong cách cá nhân, thậm chí chỉ là do thói quen. Vì vậy có những người thích dùng nhiều dấu này nhưng lại ít dùng dấu kia, và ngược lại.

Tổng thống Mĩ Franklin Roosevelt (1882 - 1945) khi viết diễn văn rất chú ý tới việc nhập đề. "Về văn phạm, ông ít chú ý tới tính chính xác mà nặng về liệu nó làm cho bài diễn văn đọc lưu loát hơn hay rối rắm hơn; ông để tâm nhiều đến dấu chấm câu. Grace Tully, bí thư của ông, cố gắng thêm thật nhiều dấu phẩy và tổng thống lại thích thú bỏ bớt. Một hôm ông bảo:

Này Grace, tôi đã nói với cô bao nhiêu lần là đừng có phung phí những dấu phẩy của người nộp thuế.

Ngược lại, ông thích những gạch ngang, đối với ông là những cái mốc cho con mắt, nhưng ông lại không thích dấu chấm phẩy và dấu ngoặc đơn". (Dẫn theo Hoàng Nguyên Cát, GD và TĐ, 18.5.1992)

Điều này có thể xảy ra ở ngay cùng một tác giả, trong cùng một tác phẩm và với cùng một kiểu câu.

Page 147: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Chẳng hạn, cách dùng dấu phẩy không bắt buộc trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi:

(1a) Uống xong, Mầm lại trở vào gặt...

(1b) Ăn xong nàng đi ra ngoài cửa hàng.

Có sự khác nhau tinh tế giữa dấu cuối câu của (1a) và (1b). Dấu chấm lửng (...) trong (1a) nói rằng công việc gặt còn đang tiếp diễn. Dấu chấm cuối (1b) nói rằng đã kết thúc hành động.

Và cách dùng dấu chấm thay cho dấu phẩy hoặc chấm phẩy trong truyện của Nam Cao:

(2) Người chỉ còn có thể mang đến cho dì Hảo ốm đau mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(3a) Sau cùng thì dì nhẫn nại; phải nhẫn nại là hơn: nếu hắn không về thì cũng thế.

(3b) Sau cùng thì dì nhẫn nại. Phải nhẫn nại là hơn: nếu hắn cứ ở nhà thì cũng thế.

2. CÁC DẤU CUỐI CÂU

2.1 Dấu chấm

Dấu chấm bắt buộc dùng ở cuối câu tường thuật. Khi đọc phải ngừng ở dấu chấm, và ngừng lâu hơn so với dấu chấm phẩy hoặc phẩy.

Nên dùng:

Đặt ở cuối câu cầu khiến mà nghĩa đã giảm nhẹ. Nghĩa là, thay vì dấu chấm cảm (!) ta dùng dấu chấm. Ví dụ:

(2) Thầy hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

(2b) Anh đóng cửa giùm tôi nhé!/.

Page 148: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Đặt ở cuối câu chất vấn dùng để bác bỏ. Nghĩa là, đáng lẽ dùng dấu hỏi (?) căn cứ vào cấu trúc của câu chất vấn nhưng người ta lại dùng dấu chấm (.) căn cứ vào mục đích bác bỏ của phát ngôn. So sánh:

(3a) Có gì mà phức tạp hết sức? (MLR, tr.26)

(3b) Có gì là phức tạp. (MLR, tr.27)

(3c) Có gì là phức tạp lắm đâu!/.

Trong khi (3a) là câu hỏi thì (3b) là câu chất vấn để bác bỏ còn (3c) ngoài nghĩa bác bỏ còn có ý phê phán.

(4) Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. (Nam Cao)

Tương tự, ở cuối những câu dưới đây chúng ta có thể đặt dấu hỏi nếu căn cứ theo cấu trúc của câu và đặt dấu chấm nếu căn cứ vào mục đích (nội dung) của câu đó.

(4a) Ớt nào là ớt chẳng cay?/.

(4b) Sao họ nhiều chuyên vậy không biết?/.

(4c) Về làm gì?/.

(4d) Có lẽ anh ấy bệnh?/.

Có thể dùng:

Đặt cuối vế câu phức hợp mà vế sau đã khai triển rất rộng hoặc để nhấn mạnh vế sau. Ví dụ:

(5) Thậm chí miệng hô "đại chúng hóa" mà trong lúc thực hành thì lại "tiểu chúng hóa". Vì những lời các ông ấy nói, những bài các ông ấy viết, đại chúng không xem được, không hiểu được.

(6) Chính thật thì cụ đã đang bực mình. Bởi vì cụ thấy đầu hơi đau. (Nam Cao)

Page 149: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Đặt cuối những câu đặc biệt. – Những câu này có quan hệ ghép lỏng với nhau. Như:

(7) Bộ đội đói. Mỏi. Buồn ngủ. (Nguyễn Huy Tưởng)

(8) Một tiếng Ta bo. Lưỡi lê đâm theo. (Trần Đăng)

(9) Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. (Nguyễn Công Hoan)

(10) Chị lái xe. Đổ xăng. Thay nhớt. Rửa xe. Xách những túi đồ nặng kềnh càng. Giặt đồ. Nấu ăn... Cái gì chị cũng làm được một mình. (VN, 28.10.1995)

2.2 Dấu hỏi

Bắt buộc dùng để đặt ở cuối câu hỏi.

Câu hỏi thường xảy ra khi có hai người nói với nhau, người này hỏi, người kia đáp.

(1) - Anh đi đâu vậy?

Tôi lại nhà anh Ba.

Người ta có thể tự hỏi (tự vấn) mà không cần câu đáp:

(2) Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi? Cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi? (Nam Cao)

Có thể đặt hoặc không đặt dấu hỏi ở cuối câu tự hỏi mà ngay sau đó người viết sẽ tự trả lời. Ví dụ:

(3) Những tấm hình đã đánh lừa con, đánh lừa gia đình. Hay chính chị Quế cũng muốn thế. Chị không muốn ai biết đến những nỗi đau đớn, tủi cực của chị trên xứ người.

Page 150: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Hỏi nhưng không để hỏi, vì khi nhắc lại ý kiến của người khác, nếu mình tỏ thái độ hoài nghi thì nên đặt dấu hỏi đứng trong ngoặc đơn ở cuối đoạn diễn đạt ý kiến đó. Đó là một cách bình luận bằng ... dấu

(4) ông ta bảo không hề biết gì về chuyện này(?)

(4b) Còn lí do phụ (?) là huy động vốn để xây dựng tiếp những phòng học đang dở dang vì thiếu 203 triệu đồng.

Có những hình thức hỏi nhưng nội dung lại là bác bỏ, cảm thán thì thường không dùng dấu hỏi. (Xem mục 2.1)

2.3 Dấu cảm

Dùng để kết thúc câu cảm hoặc câu thể hiện ý mệnh lênh, cầu khiến, hô hào:

(1) Chán quá!

(1b) Vui ơi là vui!

(2) Anh ra khỏi đây ngay!

(2b) Xin bố tha cho con!

(3) Hãy yêu ! Hãy yêu ! Hãy yêu và bảo vệ

Mây nước, cửa nhà, văn học, ngữ ngôn...

(Chế Lan Viên)

Dấu cảm có thể dùng khi kết thúc những câu thể hiện rõ ràng ý nghĩa tình thái chủ quan:

(4) Bác đến!

(5) Mùa xuân đến rồi đó!/ Mùa xuân đã về!

(5b) Chồng ơi là chồng!

Page 151: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Khi muốn tỏ ý phê phán, mỉa mai hay không đồng tình với một ý kiến nào đó ta có thể đặt dấu cảm trong ngoặc đơn ngay sau ý kiến đó. Kết hợp đồng thời cả phê phán lẫn hoài nghi thì dùng cặp dấu cảm-hỏi:

(6) AFP đưa tin theo cách đưa tin ỡm ờ của AFP:

"... họ là 80 người sức lực khỏe tốt nhưng hơi gầy...” (!?)

(Nguyễn Tuân)

2.4 Dấu chấm lửng

Khi muốn chứng tỏ rằng một câu, một đoạn, một thành phần nào đó chưa nói hết hoặc không muốn nói hết thì dùng dấu chấm lửng để kết thúc chúng:

(1) Và ngay lúc Ngọc mở lời: “Chúng con muốn nói với Ba..." thì cô Thương hiện ra ở cửa.

(Phan Thị Vàng Anh, Thương, VN, 25.02.1995)

Khi trích dẫn, nếu câu hoặc đoạn văn quá dài và có những phần không cần trích dẫn thì thay những phần đó bằng các dấu chấm lửng.

Xem thêm các ví dụ khác : câu 10 mục 2.1, câu 3 mục 2.3, câu 2 mục 3.4, câu 5 mục 3.1...

Có thể dùng dấu chấm lửng để biểu thị lời nói bị ngắt quãng, ngập ngừng không cố ý hoặc cố ý, và những âm thanh kéo dài:

(2) ông nói: "Bà đã có một đàn con... đó thôi ?”

“Ông ngập ngừng làm gì, cứ nói thiệt ra là đàn con lai, cũng có sao đâu?”

(Văn Chinh. Festival bụi đời, VN, 25.02.1995)

Page 152: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Dấu chấm lửng là tín hiệu của quãng ngừng khi nói. Nó tạo ra tâm lí chờ đợi thông tin đến sau dấu này. Để nhấn mạnh một chi tiết, một điều không bình thường hoặc bất ngờ ngoài dự đoán, người ta có thể đặt nó sau dấu chấm lửng. Ví dụ:

(3) "Ông cung cấp 500 đô la mỗi người, cho ... 30.000 nhà khoa học mũi nhọn của nước Nga [...]" (KTNN, 10.3.1996)

(4) "Đội tuyển GUAM thua tuyển Việt Nam đến ... 9 bàn trắng”

(5) Anh lên đường đi xuất khẩu lao động. Chia tay với chồng, nàng buồn đến nẫu người, buồn đến tận ... bữa cơm tối.

3. CÁC DẤU GIỮA CÂU

3.1 Dấu phẩy

3.1.1 Dùng để chỉ ranh giới, phân ranh giới giữa thành phần nòng cốt của câu với các thành phần khác. Dùng bắt buộc khi thành phần này đứng xen giữa chủ ngữ và vị ngữ.

Phân cách với trạng ngữ:

(1) Ngày mai, chúng tôi đi Vũng Tàu.

(1b) Ngày mai chúng tôi đi Vũng Tàu.

(2) Chúng tôi, ngày mai, đi Vũng Tàu.

Phân cách với thành phần nhấn mạnh.

(3) Tôi, tôi là Ba đây.

(4) Làm việc, nó đã làm từ lâu rồi.

3.1.2 Dùng để phân cách các thành phần đồng chức năng, thành phần được giải thích

Phân cách các thành phần đồng chủ ngữ:

Page 153: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(5) Cơm áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y. (Nam Cao)

Phân cách thành phần được giải thích với thành phần giải thích:

(6) Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của chúng ta, đã nói <...>

(7) Cám ơn Người, Hồ Chí Minh vĩ đại (Tố Hữu)

Phân cách các vế câu đồng chức năng:

(8) Đường xa, gánh nặng, bước chân đi thoăn thoắt. Dốc núi đèo cao, đòn gánh kĩu kịt. (Thép Mới)

(9) Nhận thức đúng vị trí của tiểu công nghiệp, (1) thủ công nghiệp trong kinh tế địa phương, (2) khắc phục tình trạng sản xuất sút kém do chưa thấu suốt đường lối, (3) chủ trương, (4) chính sách của Đảng đối với khu vực sản xuất này, (5) nhiều địa phương đã có những chuyển biến tốt trong công tác chỉ đạo, (6) tổ chức và quản lí sản xuất.

Dấu phẩy thứ 5 phân cách thành phần trạng ngữ với thành phần nòng cốt đứng sau nó. Các dấu phẩy còn lại phân cách các thành phần đồng chức năng:

Dấu 1: tiểu công nghiệp/thủ công nghiệp

Dấu 3,4: đường lối/chủ trương/chính sách

Dấu 6: chỉ đạo/tổ chức

Dấu 2: Phân cách hai trạng ngữ

(10) Chúng tôi không sợ chết, chính là vì chúng tôi muốn sống.

3.1.3 Những dấu phẩy có thể dùng nhưng không bắt buộc. Chúng thường được dùng nhằm mục đích tu từ, nhằm diễn đạt rõ ràng khi câu có thể gây hiểu lầm hoặc quá dài:

Phân cách chủ ngữ và vị ngữ:

Page 154: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(11) Một ngày mà tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. (Hồ Chí Minh)

(12) Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

(13) Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà 24 tuổi, vẫn không đánh đổ những cái lo phiền buồn bã trong trái tim. (Ngô Tất Tố, TĐ)

Trong câu 13, dấu phẩy thứ ba dùng để phân cách chủ ngữ - vị ngữ.

Phân cách các vế của một câu:

(14) Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. (Hồ Chí Minh)

Đứng trước hoặc sau các từ nối và, thì, nhưng, nhằm để nhấn mạnh:

(15) Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều,

Phần cho thơ, và phần để em yêu. (Tố Hữu)

Để tránh mơ hồ:

(a) Tôi có người bạn học, ở Đà Lạt.

(b) Tôi có người bạn, học ở Đà Lạt.

3.2 Dấu hai chấm

3.2.1Phần đứng sau dấu hai châm nhằm để thuyết minh, chú giải, cho phần đứng trước nó.

(1) Hùng bước vào phòng đầu tiên của nhà máy: phòng cưa máy.

Mọi người reo lên kinh ngạc: chiếc máy bào do một anh công nhân điều khiển quay vù vù, nhả ra từng loạt phiến gỗ mỏng rất đều đặn.

Page 155: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Có thể thuyết minh lại một lời nói, một ý nghĩ. Ví dụ:

(2) Tôi không tin: Anh không nói đùa đấy chứ? (VN. Dân tộc và miền núi, 6-1996)

3.2.2Dấu hai chấm báo hiệu một sự liệt kê

(3) Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lòng ta: yêu, ghét, buồn, vui, giận, hờn và hi vọng. (Lưu Quý Kỳ)

Viết hoa sau dấu hai chấm trong những trường hợp sau:

Khi qua hàng. Ví dụ:

(4) “Lần này đến lượt tôi rối rít:

Chuyện thế nào, anh kể đi..."

Khi phần thuyết minh, chú giải đứng sau dấu hai chấm là một câu. (Xem câu 2)

Không viết hoa sau dấu hai chấm trong những trường hợp sau:

Phần đứng sau dấu hai chấm là sự liệt kê. (Xem câu 3)

Phần thuyết minh, chú giải đứng sau dấu hai chấm là một cụm từ. (Xem câu 1)

3.3 Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy dùng để ghi ranh giới các vế đã trọn vẹn về cú pháp nhưng có quan hệ ý nghĩa với nhau (nên không muốn tách thành hai câu). Chẳng hạn giữa hai vế của một câu ghép song song không dùng từ nối hoặc giữa các cụm từ đẳng lập và có cụm từ trong đó đã dùng dấu phẩy:

Hồi ấy Bá Kiến mới ra làm lí trưởng, nó hình như kình nhau với hắn ra mặt; Lí Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp.

3.4 Dấu ngoặc đơn

Page 156: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Dấu ngoặc đơn được dùng để ngăn cách phần dùng để giải thích, chú thích cho phần đứng trước nó với các thành phần khác.

(1) Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi !) (Giang Nam)

(2) Nhà đã đông; hai cán bộ giảng dạy trường đại học bách khoa (đồng nghiệp), một kĩ sư vô tuyến điện (bạn thanh khí từ thuở học phổ thông)... và một sinh viên năm thứ tư (học trò yêu) cùng người bạn gái (không rõ nghề gì) thơm phức và cực kì xinh đẹp. (Phạm Thị Hoài)

(3) (...) bà bỗng biến đâu mất, điện lại bị cúp đột ngột (dạo đó tổ máy 1 của Sông Đà chưa chạy), gió mùa đông bắc ào ào thổi tới thành ra phải đóng hết cửa. (Nguyễn Quang Thân, Thuế giường, VN, 4-10.3.1995)

3.5 Dấu ngoặc kép

3.5.1 Dùng để trích dẫn hoặc thuật lại một câu nói

(1) Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: "Chắc nó trừ mình ra". (Nam Cao)

(2) Từ cửa hàng bán vải đến cửa hàng may đo, một mét vải (chưa ngâm giặt gì) mà cứ co rúm lại như "miếng da lừa" ... (ND, 24.4.73).

Câu trên đúng, vì "Miếng da lừa" là tên một tiểu thuyết của văn hào Pháp H.de Balzac.

Thêm dấu ngoặc kép có thể làm cho câu trở nên rõ ràng hơn. So sánh:

(3a) Ba nói "Tôi thích băng nhạc ấy".

(3b) Ba nói tôi thích băng nhạc ấy

Trong câu 3a: tôi = Ba. Trong câu 3b: = người nói câu 3b. Tương tự, so sánh hai câu sau:

(3c) Ba nói "nó thích băng nhạc ấy".

Page 157: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(3d) Ba nói nó thích băng nhạc ấy.

Câu 3c là lối nói trực tiếp (trích dẫn) còn câu 3d là lối nói gián tiếp (nhắc lại nội dung lời một người khác qua lời nói của mình). Lối nói gián tiếp có thể gây mơ hồ. Thật vậy, trong 3c, nó là một người khác chứ không phải Ba. Còn trong 3d nó có thể là một người khác với Ba mà cũng có thể là chính Ba. Ví dụ khác:

(4a) Anh Ba khuyên tôi: "Anh không nên làm việc ấy nữa."

(4b) Anh Ba khuyên tôi không nên làm việc ấy nữa.

3.5.2 Dùng làm thay đổi sắc thái của từ ngữ đứng trong ngoặc kép.

Đây là biện pháp thường dùng trong phong cách châm biếm.

(4) [Lời kể của một cô gái bán ở quán bia ôm]

Mâu thuẫn của chúng tôi ngày càng gay gắt vì tôi quan hệ rộng rãi do "nghề nghiệp"... (!) (TT.22.8.1992)

(5) Cô gái bật khóc. Cô kể cho ông nghe về hoàn cảnh của cô. Bố chết, mẹ bị bại liệt nên đang học lớp 12 phải nghỉ để nuôi nấng bốn đứa em nhỏ. "Đi làm" thế này cô chỉ mong kiếm đủ tiền để mua một chiếc máy may.

(GD và TĐ. 08.8.1995)

Trong câu (5), cô gái tự coi việc đi bán dâm không phải là một nghề, nên đã cho từ đi làm đứng vào trong dấu ngoặc kép.

Trái lại, trong câu (4) cô gái cho rằng làm ở quán bia ôm là một nghề nghiệp. Tuy nhà báo nhắc lại lời đó, nhưng lại cho từ nghề nghiệp đứng trong ngoặc kép đồng thời cho dấu than đứng trong ngoặc đơn ở cuối câu nhằm thể hiện lời bình luận không đồng tình với quan niệm đó.

(6) Đây là sự lựa chọn khôn ngoan, thức thời. B lấy chồng, ông chồng mang "quốc tịch" Hà Nội, có nhà cửa đàng hoàng.

Page 158: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(GD & TĐ, 29.3.1993)

(7) Cô bật dậy và quyết định "chôn" nó.

(VN, 4.10.3.1995)

Vì dấu ngoặc kép có thể làm thay đổi sắc thái nghĩa của từ đứng trong đó cho nên nếu muốn dùng một từ theo một nghĩa không bình thường, được hiểu như một tiếng lóng, thì hãy đặt nó vào trong ngoặc kép:

(8) Nguyễn Văn Thành - nguyên lãnh đạo Phòng tư pháp huyện Đức Trọng - mặc dù học hành mới qua hết bậc trung học, song nhờ đức tính "ngoan ngoãn” và "biết điều” với cấp trên nên được giao thêm một trọng trách nữa.

3.6 Dấu gạch ngang (gạch nối)

Cách dùng dấu gạch ngang: xem mục 4.5 chương IV

Một số trường hợp dùng sai dấu gạch nối:

(1) Phục Lễ chưa khai mạc nó vì còn muốn thêm thời gian cho cái gì chứa đựng bên trong thật sự phản ánh con đường đi lên của một xã - suốt cuộc kháng chiến chống Pháp là vùng tề.

Nhận xét : thừa dấu gạch ngang.

(2) Đồng thời chị có cái mực thước bẩm sinh của nguời phụ nữ Việt Nam - từ tốn, chân thành.

2 cách sửa

a) Thay dấu gạch ngang bằng dấu hai chấm; hoặc

b) Chuyển thứ tự: "Đồng thời chị có cái mực thước bẩm sinh - từ tốn, chân thành - của người phụ nữ Việt Nam.

Page 159: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(3) Tôi đứng bên bể bơi. Các cô vừa từ đồng ruộng về - hoặc từ trại lợn, lò gạch, nhà trẻ - cởi khẩu trang, cởi xà cạp và găng tay, bắt đầu buổi tập.

Nhận xét: Thừa gạch nối và sai vị trí của từ "về". Cần chuyển về xuống sau trẻ, sau đó thêm dấu phẩy.

(4) Bây giờ một tạ thóc là quan trọng - đến lúc nào đó, một tạ thóc không phải cần đến cỡ "bất cứ bằng giá nào".

NHẬN XÉT: Dấu gạch nối vô nghĩa. Thay dấu này bằng dấu chấm hoặc chấm phẩy.

BÀI TẬP

1. Hãy thêm dấu phẩy vào những chỗ cần thiết để câu trở nên rõ ràng hơn, trong sáng hơn:

(1) Đã tu tu trót qua thì thì thôi (truyện Kiều)

(2) Ông ta thấy tôi ham vẽ vời rất yêu tôi, giới thiêu tôi học thêm ở trường này.

(3) Quà tôi nhất thiết từ chối, ăn có lúc còn đi, nhưng uống thì tôi thường nhận lời.

(4) Thời báo chủ nhật lại đăng một bức thư của Thái tử Charles gửi một người bạn, trong đó tiết lộ rằng chàng chưa bao giờ yêu Diana mà chỉ kết hôn với nàng vì cha chàng, Thái tử Philip ép duyên.

(5) Các loại xe không được đi ngược chiều.

(6) Đang xem phim không được hút thuốc.

(7) Khi uống bia không được cho đường.

(8) Có phải không vẻ vang lắm là những người lao động đơn giản?

(9) Gặp địch bị thương thì không được kêu.

Page 160: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(10) Chị đến gần tôi hỏi. (Đào Xuân Trình)

(11) Anh sáng sao mờ quá.

2. Vì sao những câu dưới đây sai?

(12) Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao với 32 nước "trên thế giới".

(13) Hiện trường còn lại là 16 vỏ đạn AK và 4 thi thể của đại úy Chu Khắc Tiến, Trưởng CA xã Minh Phát - Vi Văn Thượng và bố con trưởng thôn Hoàng Văn Tân.

(14) Các hành vi bị coi là tổ chức đánh bạc và đánh bạc bị nghiêm cấm? (một đề báo)

(15) Năm 1989, sau 11 năm chung sống, chồng chị Nga qua đời vì một cơn bạo bệnh để lại ba đứa trẻ lớn lên 9, nhỏ mới 4 tuổi.

Gợi ý:

Câu 13 thay "của" bằng dấu hai chấm, thừa dấu “-”

Câu 14: dư dấu hỏi cuối câu.

Câu 15: cần thêm dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang sau "ba đứa trẻ".

3. Hãy chỉ ra những dấu câu dùng sai trong mỗi câu dưới đây:

(16) "Bến bờ khát vọng": PHIM "GIẢ".

Đã chê không phải là phim đích thực sao lại đặt giả trong ngoặc kép ?

(17) "Bà nhận o Lài làm con gái "giả" trong nhà từ năm 1972,..."

Đã giả nhận làm con gái sao lại đặt già trong ngoặc kép.

(18) Cô ngập ngừng, có lẽ giữa hai tiếng "bác” và "cậu”. "Cậu” nghe thân mật hơn.

Page 161: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

sai: dấu chấm đứng sau từ "cậu". Thay bằng chấm phẩy.

(19) Thế là chỉ một năm, tôi đã có một vốn liếng đáng kể để có thể tiếp tục "sự nghiệp" của mình rồi.

(20)

Thịt heo Vissan - Thịt heo lậu:

"Mãnh hổ nan địch quần hồ"

(Ngữ cảnh: Trên đây là một đề báo nói về công ti Vissan bị các lò mổ thịt heo lậu cạnh tranh). Sai: dấu “-” Thay bằng dấu &.

4. So sánh hai khẩu hiệu dưới đây, dấu phẩy có cần thiết không?

(21a) Đâu cần thanh niên có!

(21b) Đâu cần, thanh niên có !

5. Tìm ý nghĩa của dấu ngoặc kép và dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:

(22) Và nếu cứ đồng đều mỗi phụ huynh phải kí "sổ vàng" 3 triệu đồng thì số tiền mà nhà trường thu được có thể lên đến 180 triệu đồng!

(23) Vũ khí đầu tiên mà họ phải có trong tay là một... nhiệt kế.

6. (a) Khi nào có thể thay một dấu chấm hỏi bằng một dấu chấm?

(b) Khi nào có thể thay một dấu cảm (dấu than) bằng một dấu chấm?

(c) Cho những ví dụ về những câu ở đó có thể thay dấu phẩy bằng dấu gạch ngang.

Giai thoại:

Tôn Trung Sơn có viết câu: Dân khả sử do chi bất khả sử tri chi.

Page 162: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Người ta thường hiểu là "Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi". Nghĩa là: Dân có thể bảo họ làm theo, mà không thể bảo họ biết tại sao.

Về sau Lương Khải Siêu giải thích lại (một cách hơi gượng ép) ý tứ của Tôn Trung Sơn khi nói câu này là: "Dân khả, sử do chỉ, bất khả, sử tri chư (Nghĩa là: Dân có hiểu biết, thì bảo họ làm, chưa hiểu biết, (thì) bảo cho họ biết (rồi hẵng làm).

CHƯƠNG VI: CÁCH VIẾT TẮT1. VÌ SAO CẦN VIẾT TẮT VÀ CÓ THỂ VIẾT TẮT ?

Khi mới tạo ra chữ viết, con người chẳng ai nghĩ tới chuyện viết tắt. Một chứng cứ là báo chí Pháp thời Cách mạng 1789 cũng như thời Công xã Paris không có lấy một từ, một chữ viết tắt nào. Tới cuối thế kỉ XIX hiện tượng viết tắt trên báo chí Pháp vẫn còn rất hiếm. Nhưng rồi kĩ thuật phát triển ngày càng nhanh, mỗi ngày tin tức đến với con người ngày một nhiều. Những khái niệm và những sự vật mới xuất hiện ngày một nhiều trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học, kĩ thuật, đời sống xã hội, chính trị... Cuộc sống mỗi ngày một hối hả, khẩn trương hơn. Những điều đó đòi hỏi con người cần viết nhanh hơn, gọn hơn nhưng lại chuyển tải được nhiều thông tin hơn. Ngày nay những độc giả chưa về hưu, ít còn thì giờ đọc những trường thiên tiểu thuyết ba bốn tập với dăm bảy trăm trang mỗi tập. Những truyện ngắn thường được ưa đọc hơn cũng còn vì lẽ đó.

Thế là sinh ra những hiện tượng rút gọn và viết tắt khác nhau. Một từ, đứng trong một hoàn cảnh xác định hay trong một câu cụ thể thường nhận biết được, hiểu được dù từ đó có xuất hiện đầy đủ hay không. Viết "Họ đã xây dựng với nhau đầu tháng qua" hay viết "Họ đã tổ chức với nhau đầu tháng qua" thì mọi người vẫn đều hiểu là "Họ đã xây dựng gia đình (với nhau) đầu tháng qua" và "Họ đã tổ chức lễ cưới đầu tháng qua". Không ai lẫn với "Họ đã xây dựng nhà máy ..." bởi lẽ động từ xây dựng trong "xây dựng nhà máy", "xây dựng cơ sở vật chất" luôn luôn đòi hỏi bổ ngữ và không chấp nhận giới ngữ "với nhau" như trong lối nói "xây dựng (gia đình) với nhau.

Page 163: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Cũng từ đó nảy sinh tâm lí không thích đọc các câu dài. Kết quả là câu cũng được viết ngắn lại. Ở thế kỉ XVII, trên báo chí Anh một câu trung bình dài khoảng 45 từ. Trong tiểu thuyết, câu có độ dài lớn hơn nhiều. Sang thế kỉ XIX trung bình một câu rút xuống còn 30 từ. Ngày nay, chỉ còn dài có 20 từ. Câu trên báo chí Mỹ lại còn ngắn hơn nữa. Thậm chí trung bình một câu trên tạp chí Reader’s Digest chỉ dài khoảng 10 từ. Trên báo chí tiếng Việt hiện nay (số liệu 1991), một câu dài khoảng 26 từ.

Thực ra, từ rất lâu rồi con người đã chú ý tiết kiệm không gian khi ghi lại một văn bản. Để phiên âm một văn bản, người ta dùng những kí tự riêng biệt để phiên âm mỗi âm tiết chứ không phiên âm từng chữ cái. Đó là phương pháp tachygraphie.

Để tiết kiệm thời gian (và không gian) cần viết nhanh như nói, từ phương pháp tachygraphie người ta đi tới các hệ thống tốc kí hiện nay. Đó là hệ thống Pitman (1837) dùng ở các nước nói tiếng Anh, hệ thống Prévost-Delaunay (1866) dùng ở Pháp, Đức còn các nước Trung Âu dùng hệ thống Gabelsberger (1834). Trong chữ Trung Quốc, lối chữ thảo cũng là một cách viết tiết kiệm thời gian.

Trong tiếng Việt hiện nay cũng như trong các thứ tiếng khác có rất nhiều từ viết tắt. Các từ tắt nhiều đến nỗi không ai nhớ hết. Vì thế người ta phải lập ra những loại từ điển các từ tắt khác nhau.

2. CÓ NHỮNG LOẠI VIẾT TẮT NÀO?

Có thể phân loại thành tắt nói và tắt viết. Với √a lẽ ra cần đọc là "căn bậc hai của a" nhưng chúng ta đọc là "căn a". Thế là đọc tắt hay là tắt nói. Với a2, thay vì đọc "a bình phương" ta đọc "a bình". Đó cũng là tắt nói.

Sự rút gọn từ ngữ vừa là tắt nói vừa là tắt viết. Từ Việt Minh vừa là tắt nói vừa là tắt viết của cụm từ "Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội". Nhưng khi viết Việt Minh thành VM thì chỉ là tắt viết, vì lúc đọc, người Việt vẫn phải đọc là Việt Minh hoặc vê em nghĩa là vẫn đọc dài như khi đọc Việt Minh.

Page 164: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Ví dụ về những hiện tượng vừa là tắt viết vừa là tắt nói ki-lô-gam -> kí ; lí thuyết tập hợp (trong toán học) -> thuyết tập; châm dầu vô đèn -> châm đền ; ăn cơm bằng đũa -> ăn đũa; xâu chỉ vô kim -> xâu kim; giao thông - liên lạc -> giao liên; tuyên truyền - huấn luyện -> tuyên huấn ; nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp -> nông - lâm - ngư nghiệp; Khu nhà máy cao su - xà phòng - thuốc lá (ở Hà Nội) Khu Cao - Xà - Lá...

Cần lưu ý là những cách rút gọn tùy tiện sẽ dẫn tới những lối nói vô nghĩa không chấp nhận được hoặc có thể hiểu sang một nghĩa xấu: xay bột cho trẻ em -> xay bột trẻ em; nền văn hóa hướng tới tốc độ cao -> văn hóa tốc độ...

Ở đây, chúng ta chỉ trình bày hiện tượng tắt viết.

Có những hiện tượng viết tắt cho từ, cho ngữ và cho câu trpng ngôn ngữ thông dụng cũng như trong mỗi chuyên ngành.

Có một số khái niệm và thuật ngữ cần phân biệt.

2.1 Kí hiệu (sign).

Ví dụ: $ (dollars); $S hay SGD (Singapore dollars) ; & (từ và); % (phần trăm); > (lớn hơn); << (nhỏ hơn nhiều); v.v (vân vân, kí hiệu này trong giao dịch quốc tế thường được viết là &c (etcetera)).

Các kí hiệu chuyên ngành. Ví dụ : Các danh pháp hóa học; các kí hiệu về sửa bản thảo; các kí hiệu toán học, vật lí học ...

2.2 Các từ tắt:

Thuật ngữ này của tiếng Việt thường được dùng tương ứng với hai thuật ngữ khác nhau trong tiếng Anh: abbreưiations, acronyms. Do vậy, chúng ta nên dùng hai thuật ngữ khác nhau cho tương ứng với hai thuật ngữ tiếng Anh này: dạng tắt và từ tắt.

Page 165: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Dạng tắt của từ ngữ (Abbreviation). Loại này bao gồm tất cả các cách viết rút gọn từ ngữ nói chung mà chúng thường không có dạng của những từ ngữ thông thường và vì vậy được đọc không giống như những từ ngữ thông thường. Ví dụ: SKZ (súng không giật); ATK (an toàn khu); súng AK (Loại tiểu liên mang tên Kalashnikov - người chế ra nó: Avtomat Kalashnikova). Sự rút gọn này có thể thực hiện đối với một cụm từ, như "vô tuyến truyền hình" được rút gọn thành "vô tuyến". Khi chúng ta viết CHXHCNVN, TW, V.A.C hay BCH thì vẫn phải đọc là "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", "trung ương", "vườn-ao-chuồng" hay "ban chấp hành". Vậy chúng là những dạng tắt. Quá trình rút gọn một bộ phận trong một từ đơn hay một từ ghép để thành một từ mới cũng là một dạng tắt. Vì vậy, quá trình tạo dạng tắt cũng là một quá trình sáng tạo từ mới. Từ ô-tô-buýt của chúng ta đã mượn từ autobus của tiếng Pháp. Trong tiếng Pháp, từ này là một dạng tắt, vì nó là dạng rút gọn của automobile omnibus. Người Pháp rút gọn autobus thành bus. Như vậy, bus trong tiếng Pháp cũng là một dạng tắt. Trong tiếng Anh, người ta nhập motor hotel thành motel, rút gọn zoological garden thành zoo. Vậy motel, zoo cũng là những dạng tắt. Với cách hiểu này, từ "xi-nê” cũng là một dạng tắt vì nó được rút gọn từ xi-nê-ma.

Dạng tắt của một từ có thể được thực hiện ở một từ cũng như ở một tiếng. Chẳng hạn, kg (kilôgam/kính gửi), km (kilômét), kcal (kilô-calo), l (lít), h (giờ, tiếng Pháp: heure)... Tuy nhiên cũng còn khá nhiều từ, thường được viết tắt tùy theo thói quen và quy ước của từng cá nhân, chưa thành quy ước quốc gia, nhưng nói chung người khác đọc những dạng tắt này vấn hiểu được. Ví dụ: khg (không); nhg (nhưng); tr. (trang).

Trong các dạng tắt, có một dạng chỉ ghi một hoặc một số chữ đầu của mỗi tiếng của một từ. Dạng này được gọi là Initial (tiếng Anh), sigle (tiếng Pháp). Dạng tắt chủ yếu được hình thành theo cách này: HTX (hợp tác xã), CP (chính phủ), ƯBND (ủy ban nhân dân), ĐHTH (đại học tổng hợp), QĐND (quân đội nhân dân), ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Association of

Page 166: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

South East Asian Nations); HIV (Human Im- munodeficiency Virus; VIP (Very Important Person); NATO (North Atlantic Treaty Organization) ...

Từ tắt (Acronym). Đây là những cách viết rút gọn từ ngữ sao cho có thể đọc được như những từ thông thường. Chúng ta gọi đó là những từ tắt. Từ television (tiếng Anh: vô tuyến) hay télévision (tiếng Pháp: vô tuyến) có dạng viết tắt là TV. Người Việt đọc cách viết tắt là TV này theo tiếng Anh thành tivi. Vậy tivi là một từ tắt. Cũng vậy, mô hình kinh tế gia đình "vườn - ao - chuồng" nếu viết tắt là VAC và đọc là vac thì VAC là một từ tắt. Còn nếu viết thành V.A.C (hoặc VAC) nhưng đọc là vè-a-xè thì đó vẫn chỉ là dạng tắt. Đơn vị tiền tệ chung cho Cộng đồng Châu Âu có dạng tắt là ECU (European Currency Unit) nhưng khi người Pháp đọc nó thành écu hoặc chúng ta đọc thành đồng ê-cu thì đó lại là một từ tắt. Người ta có thể lấy một bộ phận của từ này ghép với một bộ phận của từ kia để tạo ra một từ tắt mới. Chẳng hạn, từ radar (ra-đa) là từ tắt của cụm từ Radio Detection And Ranging, (ngôn ngữ) algol là từ tắt của cụm từ ALGOrithmic Language...

Tên tắt (Nicknames). Đây là một loại tên riêng tựa như biệt danh, bí danh, bí số nhưng được rút gọn so với thông thường. Với người Anh, có ba nguyên tắc để đặt nicknames. Thứ nhất, biệt danh phản ánh đặc điểm cá nhân và được lấy từ vốn từ vựng chung. Chẳng hạn, một người có màu tóc đỏ, người ta đặt cho một biệt danh là Red, một người lùn có thể đặt cho biệt danh Shorty. Thứ hai, biệt danh là quy ước và ngắn hơn tên thường. Chẳng hạn, các tên Al, Bca, Hai ... lần lượt là biệt danh của Alfred, Beatrice, Harold. Với một tên có thể đặt cho những biệt danh khác nhau. Có thể đặt biệt danh cho Elizabeth là Betty hoặc Bess, cho Robert là Bob, Rob, Bobby, thậm chí Bert. Thứ ba, người ta có thể thêm vĩ tố y vào cuối một tên gọi hoặc vào một phần của tên gọi để thành một biệt danh mới. Chẳng hạn, Madeleine có thể đặt biệt danh là Maddy. Với ý nghĩa này, khi viết báo hoặc sáng tác, một người không dùng tên thật của mình mà dùng chữ tắt làm tên tác giả thì tên này được gọi là một biệt danh. Chẳng hạn, đó là các bút danh CB, ĐX, XYZ

Page 167: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đó là bút danh T.T.Kh của tác giả bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn".

Tên giao dịch. Tên đầy đủ của nhiều đơn vị kinh tế, nhiều tổ chức văn hóa xã hội thường khá dài. Vì vậy trong giao dịch, theo thông lệ quốc tế, để tiết kiệm thời gian và không gian văn bản người ta đặt một tên ngắn gọn hơn cho đơn vị, tổ chức của mình làm tên giao dịch. Ví dụ: XUNHASABA là tên giao dịch của Công ti xuất nhập khẩu sách báo Việt Nam. MINEXPORT là tên giao dịch của Tổng công ti xuất nhập khẩu khoáng sản, COLUSA - Công ti lương thực thành phố Hồ Chí Minh, COTEVINA - Công ti tem Việt Nam, YTECO - Công ti xuất nhập khẩu y tế thành phố Hồ Chí Minh, CHOLIMEX, CADASA, VICASA, VOSCO ... cũng đều là những tên giao dịch.

3. HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG QUY ƯỚC

3.1 Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những thói quen nói tắt, viết tắt khác nhau và do đó có quy ước riêng về cách viết tắt.

Nhiều sinh viên Việt Nam ở Nga có thói quen nói tắt các từ tiếng Nga theo kiểu Việt Nam, do đó người Nga hầu như không hiểu. Trong tiếng Nga có từ obshchezhitel (cư xá, chung cư), kvartira (căn nhà) được người Việt tại Nga nói tắt thành ốp và kva. Người Nga không hiểu cũng là lẽ tự nhiên vì trong Từ điển chữ tắt tiếng Nga, 1983, không cố ghi kiểu viết tắt và nói tắt này. Đó chỉ là hai từ Nga được nói tắt theo thói quen của người Việt.

Cùng một chữ tắt, mỗi dân tộc lại có thói quen đọc khác nhau; thậm chí, cùng một chữ tắt trong cùng một dân tộc người ta cũng có thể đọc khác nhau. Với từ ONU (Liên Hợp Quốc, viết tắt theo tiếng Pháp Organisation des Nations Unies), ngay người Pháp cũng có hai cách đọc là ô-nuy và ô-en-uy. Với các chữ tắt nước ngoài, người Việt có thói quen đọc theo âm tiết. Do vậy trong khi người Nga đọc MGU - tên tắt của Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva - thành em-ghe-u thì nhiều sinh viên Việt Nam lại sẵn sàng đọc thành

Page 168: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

mờ-gu, Các mã chữ vi tính VNI, BKED được đọc lần lượt là Vờ-ni (Vê-ni) và bờ-két (Bê-két) mà không đọc là Vê-en-i và bê-ka-e-đê.

Người Việt có thói quen tạo chữ tắt tới từng âm tiết của từ, nghĩa là chúng ta viết lần lượt tất cả những chữ đầu mỗi tiếng của từ được viết tắt, như CHXHCN (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa), LĐLĐ TP HCM (Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh)...

3.2 Không phải mọi cách viết tắt đều nhất quán theo cùng một quy ước.

Chẳng hạn, trong tiếng Anh và tiếng Pháp, cùng là cách viết tắt về các đại lượng vật lí, với tên hai nhà bác học Volta và Watt thì không viết hoa trong kv (kilovolt: ki-lô-vôn) và kw (kilowatt: ki-lô-oát) nhưng tên của hai nhà bác học Joule và Gauss lại được viết hoa, trong kJ (kiloJoule: ki-lô-jul) và kG (kiloGauss)... Trong dạng tắt tiếng Việt, cùng là hệ thống các trường đại học, người ta viết ĐHTH (Đại học Tổng hợp), ĐHNN (Đại học ngoại ngữ), nhưng lại viết Đ.H.B.K (Đại học Bách khoa), Đ.H.G.T (Đại học Giao thông) ... Cùng là dạng tắt của "thay mặt", có tới ba cách viết khác nhau: T.M.; TM. Và T/M.

3.3 Cách tạo tên tắt, dạng tắt cũng mang tính thời đại, thay đổi theo thời gian, ngày càng có xu hướng “quốc tế hóa” (nhưng cũng đáng buồn là hướng ngoại hơn).

Tên giao dịch XUNHASABA của Công ti xuất nhập khẩu sách báo được lập cách đây 40 năm. Cụm chữ XUNHA có nghĩa là "xuất nhập". Ngày nay không còn dạng tắt này nữa, vì nó đã được thay bằng EXIM hoặc IMEX. Nếu như trước đây có những dạng tắt ghi theo vần hoặc ghi theo dáng dấp của một vần như TOCONTAP, tên giao dịch của Tổng công ti xuất nhập khẩu Tạp phẩm, thì nay kết thúc của một tên tắt, dạng tắt phần lớn là những vần mở, như O, A, I, E khiến ta liên tưởng tới hoặc hiểu nhầm ra những công ti nước ngoài, đặc biệt là công ti của Nhật Bản. Đây cũng là kết quả của tâm lí sùng bái hàng ngoại, coi thường hàng nội.

Page 169: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Công bằng mà nói, viêc dùng các dạng EX, IM để trỏ chức năng "xuất, nhập”, việc chuyển những con chữ có dấu thành những chữ không dấu, như Ư, Â, Ă, Ê, Ơ, Ô - U, A, E, O, là việc làm tích cực, hợp quy luật vì nó tiện lợi trong giao dịch quốc tế.

Tuy nhiên, sự viết tắt tên của các cơ quan, tổ chức nhà nước vẫn cần theo đúng hệ thống chữ cái tiếng Việt. Nghĩa là không được chuyển đổi Ư thành U; Ă, Â thành A ; còn Ô, Ơ thành O. Chẳng hạn dạng tắt của "trung ương" viết là TƯ chứ không viết là TU hoặc TW; Cộng hòa liên bang Đức phải viết là CHLBĐ...

4. Các cấp chính quyền — các cơ quan hành pháp — có thể ra những quy định về cấm dùng tên nước ngoài trong quảng cáo cũng như trong cách đặt tên cửa hàng, tên giao dịch.

Nhà ngôn ngữ có thể nêu ra những quy tắc về cách đặt tên tắt, dạng tắt ... Nhưng trong thực tế những quy định này vẫn bị vi phạm. Sự vi phạm này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, nó xảy ra ở cả những nước khác. Nó bắt nguồn sâu xa từ lợi ích của người dùng chữ tắt.

Vì lợi ích nhanh, gọn, nhiều sinh viên người Anh đã viết "Student Night" (đêm sinh viên) thành "Student Nite” hoặc bài hát "Nothing compared to you" được viết thành "Nothing compared 2-u”. Cái lí của những sinh viên này là cách đọc night và to you chẳng khác gì nite và 2-u.

Vì lợi ích gây ấn tượng, hấp dẫn, dế nhớ mà trong các biển hiệu, tên nhà hàng, ... nhà kinh doanh sẵn sàng đưa tiêu chuẩn gợi nghĩa lên hàng đầu. Ở Paris, trên đại lộ Mozart có một cửa hàng thực phẩm (alimentation) mang tên ALIMOZART, trên đại lộ Beethoven có quán rượu (vin) mang tên BEETHOVINS. Trên con đường mang tên nhà soạn nhạc nổi tiếng người Hung, Bela-Bartok, có một quán giải khát (bar) được chủ nhân chặt đôi tên của nhà soạn nhạc này để làm biển hiệu: BAR TOK.

Page 170: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

3.5 Tuy nhiên, có những thông lệ về cách đặt tên tắt chung cho nhiều nước mà chúng ta cần biết và nên theo

Ví dụ: Hiệp hội định chuẩn quốc tế ISO - International Standardization Organization — quy định về cách viết tắt đơn vị tiền tệ như sau:

Từ 1989, đơn vị tiền tệ của mỗi nước được viết tắt bằng 3 chữ. Trong đó hai chữ đầu trỏ tên nước còn chữ thứ ba là chữ cái đầu tiên của tên gọi loại tiền của nước đó.

Ví dụ: AUD - đô la Úc: Australian Dollar

KRW - (đồng) won Hàn Quốc

JPY — (đồng) yên Nhật Bản

PLZ - (đồng) Zloti Ba Lan

THB - (đồng) bạt Thái Lan

VND - đồng Việt Nam

Như vậy, đồng bạc Đức ta quen viết tắt là DM (Deutsche Mark) thì nay dạng chuẩn là DEM, đồng Phrăng Thụy Sĩ, trước đây viết là FS (Franc Suisse) nay viết là CHF (tên tắt của nước Thụy Sĩ là CH : Confederatio Helvetica) ...

Một dạng tắt có thể ứng với nhiều từ khác nhau. Đây là hiện tượng đồng tự (homographe). Do vậy, cách tạo những dạng tắt càng tránh trùng lặp với những dạng tắt khác càng tốt. Để giảm bớt hiện tượng đồng tự và tăng cường tính hệ thống trong các dạng viết tắt, người ta thường có quy ước thêm về những chữ in hoa, in nghiêng, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu gạch chéo ... Chẳng hạn, trong tiếng Pháp từ exemple (ví dụ) được viết tắt là ex, mà không viết là E vì tránh trùng với dạng tắt của từ ensemble (tập hợp), élément (phần tử), exercise (bài tập) rất hay gặp trong toán học hoặc énoncé (phát ngôn) rất hay gặp trong ngôn ngữ. Một ví dụ khác. Nếu lập dạng tắt theo cách chỉ giữ lại chữ đầu thì cả hai cụm từ rất hay dùng là United States

Page 171: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

of America và United States Army đều trở thành USA, nghĩa là sẽ đồng tự. Chúng sẽ có dạng phân biệt nếu người ta quy ước thêm về cách dùng dấu chấm.

Cách dùng dấu chấm: Thường được dùng khi dạng tắt là sự cắt bỏ phần cuối của một từ, một âm tiết. Người ta không dùng dấu chấm khi chữ cuối cùng của dạng tắt trùng với chữ cuối cùng của từ tương ứng và cũng không dùng dấu chấm trong những dạng tắt của các danh từ chung. Ví dụ : tr. (= trang) ; X. (= xem) ... Như vậy không nên viết U.B.H.C. (ủy ban hành chánh), t.p. (thành phố) hay v.p. (Văn phòng)... mà chỉ nèn viết UBCH, tp. VP... ở Mỹ và một số nước khác dấu chấm được đặt sau mỗi chữ trong chữ tắt từ tiếng Latinh, chữ tắt trỏ cấp học vị và một số chữ tắt trỏ đơn vị hành chánh. Ví dụ: M. Agr. = Master of Agriculture (thạc sĩ nông nghiệp); lit. = literature (văn học) ; D. M. Sc = Doctor of Medical Science (tiến sĩ y khoa) ; U.S.A (Hợp chúng quốc Hoa Kì). Trong khi đó, vì cần thông tin rất nhanh nên dạng tắt của các đơn vị quân đội và cảnh sát thường không có dấu chấm sau mỗi chữ. Một số ví dụ: USA (quân đội Mỹ); Pa (bang Pennsylvania); rel pron = relative pronoun (A : đại từ quan hệ) ; DC = Decimal Classification (A: sự phân loại thập phân); kph = kilometer per hour (A: kilômét giờ)...

Cách viết hoa: Viết hoa chữ đầu của từ hoặc âm tiết. Do vậy nên viết TTg (Thủ tướng) mà không viết T.Tg;

Cách viết chữ thường: Thường dùng khi viết tắt các động từ, tính từ, danh từ chung. Ví dụ : vs (versus - đối lập với), x(xem) ; wk (week — tuần lễ).

Cách dung dấu xuyệc “/” Thường được dùng:

a) Để chỉ rõ phạm vi của đối tượng. Ví dụ: QĐ/CTN (Quyết định/Chủ tịch nước), LCT/HĐNN (Lệnh chủ tịch/Hội đồng Nhà nước); 109/12 đường Hoàng Văn Thụ ...

b) Để trỏ đơn vị: Ví dụ : 50km/giờ.

Page 172: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

c) Để chỉ sự lựa chọn. Anh Ba và/hoặc anh Tư sẽ làm việc này

Người bị mất quyền công dân và/hay không đủ năng lực về trí tuệ thì không được đi bầu.

Như vậy người ta viết tắt : OT (Old Testament : Kinh Cựu ước) ; ot (on time : đúng giờ) ; o/t (overtime : giờ làm thêm/tiền làm thêm giờ)...

Cách dùng dấu gạch ngang “-”:

a) Để trỏ quan hệ ngang hàng. Ví dụ: Thông tư liên Bộ GTVT-GD&ĐT

b) Đứng sau con số trỏ thứ tự của văn bản. Ví dụ: Sắc lệnh số 69-SL; Nghị định số 37-HĐBT ; Chỉ thị 393-CT...

Như vậy không nên viết "Số: 1977/UB-KT" hoặc "số 376/TC- HCSN". Vì rằng UB-KT có nghĩa là văn bản của ủy ban về vấn đề kinh tế; TC-HCSN có nghĩa là văn bản của Bộ Tài chính về vấn đề hành chính sự nghiệp. Do vậy nên viết "Số 1977 - UB/KT" và "SỐ 376-TC/HCSN”.

Cần giải thích về mỗi chữ tắt trong lần dùng đầu tiên, nghĩa là ghi kèm dạng đầy đủ của nó, nếu đó là một chữ tắt không thông dụng. Ví dụ: "Bác sĩ Trong, giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ & trẻ em (TTBVSKBMTE), kể cho tôi nghe trường hợp một em gái 13 tuổi."

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Hệ thống tên tắt trong các ngành kinh tế, Nguyễn Đức Dân, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1978;

(2) Về các từ tắt Nguyễn Đức Dàn, Kiến thức ngày nay, số 63, 1991.

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP DIỄN ĐẠT CHÍNH XÁC, RÕ RÀNG1.

Chúng ta đã đề cập tới những câu sai và câu mơ hồ trong tiếng Việt. Như đã nói, phần lớn những câu mơ hồ, khi đứng trong một ngữ cảnh cụ thể

Page 173: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

thì trở thành rõ ràng và người nghe, người đọc hiểu theo một cách xác định. So sánh hai câu (1) và (2):

(1) Chú tôi bị Pháp bắn trong lúc đi càn.

(2) Chú tôi bị Pháp bắn trong lúc đi cày.

Câu (1) là mơ hồ vì người ta không rõ là chỉ riêng Pháp đi càn (cách hiểu thứ nhất) hay cả chú tôi tham gia nữa. Cách hiểu thứ hai như sau: Chú tôi vì một lí do nào đó cũng tham gia đi càn và không thực hiện mệnh lệnh của Pháp thì có khả năng bị Pháp bắn. Nếu như câu (1) là mơ hồ thì câu (2) lại hoàn toàn rõ ràng. Vì trong thực tế không có chuyện Pháp đi cày ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta có khả năng viết theo cách hoàn toàn rõ ràng để không ai có thể hiểu câu của chúng ta trẹo đi theo cách khác được không? Nói cách khác, trong tiếng Việt có các cách viết chính xác, cách diễn đạt rõ ràng và không mơ hồ những điều muốn nói hay không?

Câu trả lời là: Có!

Trong ngôn ngữ học có sự nghiên cứu về các câu đồng nghĩa (paraphrases), ở đó khảo cứu về các hình thức ngôn ngữ khác nhau lại có cùng một nội dung. Nhờ vậy, nếu gặp một câu còn mơ hồ hoặc không ưng ý về phong cách diễn đạt, chúng ta có thể chuyển sang một câu hoàn toàn khác nhưng vẫn cùng một nội dung với câu đã viết. Tuy nhiên, ở đây vấn đề được đặt ra mà chúng ta sẽ xem xét, thực tiễn hơn: với một câu sai hoặc mơ hồ có thể chỉ thay đổi rất ít về từ ngữ, về dấu câu hoặc về thứ tự là câu trở nên rõ ràng được không? Câu trả lời cũng là: Có!

2. PHƯƠNG PHÁP KHÁI QUÁT

2.1 Trong từng ví dụ ở những mục trên, chúng ta đã trình bày cách sửa câu sai hoặc câu mơ hồ. Qua đó, có thể nêu lên phương pháp khái quát để sửa lại các câu sai hoặc mơ hồ như sau:

Page 174: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trước tiên cần chỉ đúng nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sai và mơ hồ. Sau đó, căn cứ vào các đặc điểm tiếng Việt liên quan trực tiếp tới nguyên nhân đó chúng ta sẽ tìm được các cách diễn đạt thích hợp.

Ví dụ: Câu "Tiếng Huế nghe được không chị?" là mơ hồ. Chúng ta không biết người ta muốn hỏi "nghe có hay không?" hay là "nghe có rõ không?". Thế là nguyên nhân gây mơ hồ của câu trên đây thuộc phạm vi từ vựng: Có thể hiểu từ được theo hai nghĩa.

Do vậy, để sửa câu trên, chỉ cần thay từ được bằng từ hay hoặc từ rõ : "Tiếng Huế nghe (có) hay không chị?", "Tiếng Huế nghe (có) rõ không chị?".

Nếu vẫn muốn dùng từ được, lúc đó bạn vận dụng tới phương tiện ngữ pháp : "Chị nghe được tiếng Huế không?", "Chị thấy tiếng Huế nghe được không ?" (hay : "Theo chị, tiếng Huế nghe được không ?"). Tới đây, các bạn thấy rằng câu "chị nghe được ... không?" dùng để hỏi về khả năng còn "Chị thấy ...", "Theo chị ..." là những câu hỏi về ý kiến, về sự đánh giá ...

Thế là, có nhiều cách khác nhau để diễn đạt một nội dung. Để tích lũy được một vốn phong phú về cách diễn đạt, trước hết cần có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tiếng Viêt.

Tiếng Việt có một đặc điểm cơ bản là không biến đổi hình thái như tiếng Nga, tiếng Pháp hay tiếng Anh, nghĩa là trong mọi cách dùng, trong mọi tình huống, mỗi tiếng mỗi từ luôn luôn có một dạng thức cố định. Từ đặc điểm này dẫn tới những đặc điểm rất quan trọng khác sau đây:

a) Cú pháp tiếng Việt được hình thành chủ yếu nhờ phương thức thứ tự. Do vậy, mỗi tiếng, mỗi từ có khả năng kết hợp rất phong phú với những tiếng khác, từ khác trong câu. Các dấu câu, đặc biệt là dấu phẩy, có vai trò đặc biệt quan trọng để ngăn cách khả năng kết hợp của từ ngữ. Nhờ Vậy, chúng ta có thể biểu hiện câu theo những điểu muốn diễn đạt.

Giáo sư Lê Văn Lý (năm 1948) đã cho một ví dụ rất tiêu biểu:

Page 175: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Với năm từ nó, bảo, sao, không, đến, bằng cách hoán vị các từ, chúng ta được gần 40 câu khác nhau:

Nó bảo sao không đến

Nó bảo đến không sao

Nó bảo không sao đến

Bảo nó đến không sao

Bảo nó không đến sao

Đến bảo nó không sao

Đến nó bảo không sao

Nó bảo đến sao không

Nó bảo không đến sao

Bảo nó sao không đến

Bảo nó đến sao không

Bảo nó sao đến không

Đến nó bảo sao không

Đến nó sao không bảo

Đến nó không bảo sao ...

b) So sánh với các ngôn ngữ biến hình, số lượng cũng như tần số các từ hư - những từ chủ yếu chỉ có chức năng ngữ pháp - trong tiếng Việt nhiều hơn hẳn. Nếu như trong tiếng Việt phải dùng từ "của" để thể hiện quan hệ sở hữu "quyển sách của tôi" thì trong trường hợp này ở các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga ... chỉ dùng đại từ sở hữu ; my book, mon livre, moja kniga ... Nếu như ở tiếng Việt đã dùng giới từ cho để biểu hiện đối tượng tiếp nhận một sự ban

Page 176: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

phát, trao tặng thì trong tiếng Nga danh từ biểu hiện đối tượng đó được dùng ở cách 3. Bởi vậy các tố hư cũng là một công cụ quan trọng để làm rõ ràng các quan hệ ngữ pháp trong câu.

Chúng ta minh họa qua một số ví dụ:

(3a) Những gông cùm kia không thể cột chặt tâm hồn Bác như một nhà thơ đã viết.

Câu trên đây thường được chữa thành:

(3b) Một nhà thơ đã viết (rằng) những gông cùm kia không thể cột chặt tâm hồn Bác.

Chữa như vậy đúng và đúng ý người viết, vì ai cũng hiểu rằng khi bị cầm tù, Bác là người "thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao". Nhưng cần nói thêm rằng câu 3a có thể làm người đọc hiểu lầm thành "Một nhà thơ đã viết rằng gông cùm có thể cột chặt tâm hồn của Bác". Tuy nhiên, khi chữa câu trên cho sinh viên thì cần nâng cao yêu cầu phân tích lỗi và chữa câu. Chúng ta thực hiện như sau:

Câu trên có hai cách hiểu. Điều này liên quan tới sự phủ định và từ NHƯ: không thể... như

Hàng loạt câu chứa cấu trúc "không thể ... như" đều mơ hồ:

(4) Nó không ngoan như ông nghĩ.

(5) Anh ta không thể là ba thằng Mão như cô Thìn đã nói:

(6) Con mình không được giải như nhà trường đã dự đoán.

Thế là cấu trúc sau đây mơ hồ:

(I) Không thể A như B đã viết (/ nói / nghĩ / dự đoán ...)

Vì sao cấu trúc trên đây mơ hồ?

Page 177: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Khi gặp các từ phủ định như không, không thể, chẳng ... phải chú ý tới phạm vi tác động của chúng. Với cấu trúc I có thể hiểu rằng cụm không thể chỉ tác động vào bộ phận A đứng liền ngay sau đó, mà cũng có thể tác động tới toàn bộ cấu trúc so sánh "A như B". Do vậy mà:

Trường hợp I: Nếu không thể chỉ tác động vào A, thì cấu trúc I thành:

(IIa) [Không thể A] như B đã viết.

Có thể chuyển IIa về một cách diễn đạt khác là "Như B đã viết, không thể A". Vậy câu 3a được chữa thành:

(3c) Như một nhà thơ đã viết, những gông cùm kia không thể cột chặt tâm hồn Bác.

So với 3b, cách chữa 3c chỉ thêm một từ như, nhưng nó giữ được sắc thái và phong cách so sánh của câu 3a. Tất nhiên, trạng ngữ so sánh có thể chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Vậy còn có thể chữa câu 3a thành:

(3d) Những gông cùm kia, như một nhà thơ đã viết, không thể cột chặt tâm hồn Bác.

Tất nhiên, chữa theo kiểu 3d sẽ không còn giữ được "phong cách" ban đầu của người viết.

Trường hợp 2: Nếu không thể tác động vào toàn bộ cấu trúc so sánh thì cấu trúc I thành.

(IIb) Không thể [A như B đã viết]

Chúng ta chuyển IIb thành một cách diễn đạt khác: "không thể như B đã viết rằng A". Hiểu theo nghĩa này thì câu 3a cần viết là:

(3e) Không thể như một nhà thơ đã viết rằng những gông cùm kia cột chặt tâm hồn Bác.

Trường hợp 2 này không đúng với ý mà người viết định diễn đạt.

Page 178: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

2.2 Vai trò của dấu phẩy trong diễn đạt.

Chúng ta minh họa điều này qua một số ví dụ cụ thể.

2.2.1

(3) Uống thuốc này không được uống thuốc khác.

(4) Ăn cơm không được uống rượu.

(5) Ngưu canh tác bất đắc thực nhục (trâu cày không được giết thịt).

Cả 3 câu trên đều mơ hồ theo cùng một kiểu: cụm từ "không được" có hai khả năng kết hợp, hoặc với cụm từ đứng trước nó hoặc với cụm từ đứng sau nó. Nếu đặt dấu phẩy đứng trước hoặc đứng sau cụm từ này thì một trong hai khả năng sẽ mất đi. Ví dụ, câu (3) sẽ trở nên rõ ràng nếu sửa thành (3b) hoặc (3c):

(3b) Uống thuốc này, không được uống thuốc khác.

(3c) Uống thuốc này không được, uống thuốc khác.

2.2.2

(6) Mẹ con đi chợ chiều mới về.

Đây là câu mơ hồ lôgích, có nhiều cách hiểu (xem chương III). Nếu diễn đạt như (6b), (6c) thì mỗi câu chỉ còn một cách hiểu: "người con chào mẹ để đi chợ và hẹn chiều mới về" hoặc "người con mới về chợ chiều và đến chào mẹ"

(6b) Mẹ, con đi chợ, chiều mới về

(6c) Mẹ, con đi chợ chiều, mới về

Trong câu (6b), dấu phẩy thứ nhất phân cách thành phần hô gọi với thành phần còn lại, cho nên chỉ có thể hiểu đó là lời nói của đứa con với người mẹ. Khả năng người khác nói với đứa con không còn nữa. Dấu phẩy thứ

Page 179: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

hai phân cách hai thành phần đồng chức (hai hành động kế tiếp nhau), nên từ "chợ" không còn khả năng kết hợp với "chiều" được nữa.

2.2.3

(7) Tôi nhìn anh không nói.

(8) Chưa tìm thấy anh đã khóc rồi.

(9) Kha không trả lời anh tiểu đoàn trưởng gãi trán hỏi.

(10) Thằng bé kêu Thứ tưởng như một tiếng thét.

Các câu trên mơ hồ theo cùng một kiểu: đây là hai hành động kế tiếp nhau của cùng một người hay của hai người khác nhau? Lợi dụng tính chất "dấu phẩy có thể dùng để ngăn cách hai thành phần đồng chức năng” ta có thể diễn đạt chúng chính xác như ý mình mong muốn:

(7b) Tôi nhìn, anh không nói.

(7c) Tôi nhìn anh, không nói.

(10b) Thằng bé kêu, Thứ tưởng như một tiếng thét.

(10c) Thằng bé kêu Thứ, tưởng như một tiếng thét.

2.2.4

Một trong các chức năng có thể của dấu phẩy là để ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ. Dấu phẩy đặt ở vị trí này cho phép ta khử được tính mơ hồ trong nhiều chuỗi từ, nhất là ở những câu mà chủ ngữ hoặc vị ngữ đã được mở rộng. Ví dụ:

(11) Tôi có người bạn học ở Đà Lạt.

(12) Bến xe sơ tán ở đây.

Page 180: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(13) Trung tướng Ngô Du là tay chân của những người cao cấp hơn có dính líu vào việc buôn ma túy. (Ngô Du: Trung tướng của ngụy quân Sài Gòn (trước 1975).

(14) Sau đó ban chỉ huy phái ngay hai anh trinh sát cùng đi với tôi trở lại chỗ cũ.

Hai cách hiểu khác nhau của những câu này sẽ trở thành rõ ràng chỉ nhờ một dấu phẩy đặt đúng chỗ:

(11b) Tôi có người bạn, học ở Đà Lạt.

(11c) Tôi có người bạn học, ở Đà Lạt.

(12b) Bến xe, sơ tán ở đây.

(12c) Bến xe sơ tán, ở đây.

(13b) TrungtướngNgô Du là tay chân của những người cao cấp hơn, có dính líu vào việc buôn ma túy. Hoặc "Trung tướng Ngô Du - tay chân của những người cao cấp hơn - có dính líu vào việc buôn ma túy"

(13c) Trung tướng Ngô Du, là tay chân của những người cao cấp hơn có dính líu vào việc buôn ma túy.

(14b) Sau đó ban chỉ huy phái ngay hai anh trinh sát, cùng đi với tôi trở lại chỗ cũ.

(14c) Sau đó ban chỉ huy phái ngay hai anh trinh sát cùng đi với tôi, trở lại chỗ cũ.

(14d) Sau đó ban chỉ huy phái ngay hai anh trinh sát vừa đi với tôi, trở lại chỗ cũ.

2.2.5

Dấu phẩy cũng có thể dùng để ngăn cách thành phần chính với các thành phần phụ trong câu, như với trạng ngữ, bổ ngữ đảo... Những trường

Page 181: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

hợp mơ hồ liên quan đến trạng ngữ đứng ở cuối câu hay bổ ngữ đảo đều có thể diễn đạt lại cho rõ ràng nhờ chỉ dùng dấu phẩy đặt ở vị trí thích hợp. Một số ví dụ:

(15) Tôi đã đọc quyển truyện anh cho mượn hôm qua.

(16) Quyền dân chủ nắm trong tay.

(15b) Tôi đã đọc quyển truyện anh cho mượn, hôm qua.

(16b) Quyền dân chủ, nắm trong tay.

(16c) Quyển dân, chủ nắm trong tay. (Ca dao thời thuộc Pháp)

2.2.6Một hiện tượng mơ hồ đặc biệt

(17) Ôi cuộc đời có phải không quan trọng là lúc bắt đầu!

Gọi A là một câu tường thuật. Thế thì hai câu hỏi sau đây là đồng nghĩa: "Có phải A?" và "Có phải không A?" Câu thứ hai này sẽ mơ hồ nếu A bắt đầu bằng một từ nào đó chịu sự tác động của từ không. Đó là con đường mơ hồ của câu (17): lúc bắt đầu là quan trọng hay không quan trọng ? Hai nghĩa trên được phân biệt nhờ cách đặt hai dấu phẩy khác nhau:

(17) Ôi cuộc đời có phải không, quan trọng là lúc bắt đầu!

(17c) Ôi cuộc đời có phải, không quan trọng là lúc bắt đầu!

2.2.7Cũng có trường hợp dấu phẩy lại gây ra mơ hồ. Lúc ấy phải thay nó bằng một từ khác.

(18) Thi đua với Đỗ Thị Dung, Nguyễn Văn Hoàn trở thành thợ cắt, xén lúa giỏi.

Dấu phẩy thứ nhất làm cho câu trên trở thành mơ hồ. Một mặt, nó được hiểu như dùng để ngăn cách hai thành phần đồng chức năng (Đỗ Thị Dung, Nguyễn Văn Toàn), một mặt khác nó được dùng như để ngăn cách thành phần trạng ngữ đứng ở vị trí đầu với thành phần chủ-vị còn lại của câu.

Page 182: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Cách hiểu này có nghĩa là Nguyễn Văn Hoàn thi đua với Đỗ Thị Dung. Để diễn đạt được nội dung của bài báo (phong trào thi đua với hai người đó), cần thay dấu phẩy thứ nhất bằng từ và:

(18b) Thi đua với Đỗ Thị Dung và Nguyễn Văn Hoàn trở thành thợ cắt, xén lúa giỏi.

Nguyễn Hiến Lê kể lại rằng có lần trong một bản thảo ông viết: "Theo pháp luật ngày nay thì Nguyễn Khánh phải chịu tội nhưng được hưởng trường hợp giảm khinh, vì ông ta không có quyền trả thù cho cha như vậy."

Có một người chỉ ra rằng câu trên tối nghĩa. Độc giả có thể hiểu rằng cái lẽ Nguyễn Khánh "không có quyền trả thù cho cha như vậy" là nguyên nhân của trường hợp ông ta được giảm khinh. (Theo NHL & NQT, tr.70-71)

Để giải thích hiện tượng mơ hồ này, chúng ta phân tích cấu trúc của câu trên:

"Theo A thì B nhưng C, vì D"

Cấu trúc này có hai cách hiểu: D là nguyên nhân của C hoặc của B.

(a) "Theo A thì B [nhưng C, vì D]"

(b) "Theo A thì B [nhưng C], vì D"

Và Nguyễn Hiến Lê đã dùng chức năng của dấu ngoặc đơn - phân biệt ranh giới thành phần chú thích với thành phần được chú thích - để sửa lại câu trên theo sơ đồ (b) thành:

"Theo pháp luật ngày nay thì Nguyễn Khánh phải chịu tội (nhưng được hưởng trường hợp giảm khinh) vì ông ta không có quyền trả thù cho cha như vậy."

2.3 Vai trò của trật tự từ

Page 183: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Tận dụng phương thức trật tự từ và khả năng đứng ở nhiều vị trí khác nhau của một số thành phần ngữ pháp, chúng ta có được một công cụ hữu hiệu để diễn đạt được rõ ràng và chính xác những điều mình muốn nói. Trở lại các câu (3), (15). Có thể diễn đạt các nghĩa khác nhau của chúng nhờ cách đảo lại trật tự từ.

(3d) Không được uống thuốc khác khi uống thuốc này.

(3e) Không được uống thuốc khác, chỉ uống thuốc này.

(15d) Hôm qua, tôi đã đọc quyển truyện anh cho mượn.

(15e) Tôi, hôm qua, đã đọc quyển truyện anh cho mượn.

(15g) Tôi đã đọc quyển truyện hôm qua anh cho mượn.

(19) Nó không tìm thấy lỗi nào.

Ớ câu trên, có hai cách hiểu về phạm vi tác động của từ không như sau:

(19b) Nó [không [tìm thấy]] lỗi nào.

(19c) Nó không [tìm thấy lỗi nào].

Tận dụng khả năng đảo bổ ngữ lên đầu câu, có thể diễn đạt nghĩa 15d, 15g, 19b như sau:

(15h) Quyển truyện anh cho mượn, tôi đã đọc hôm qua.

(15i) Quyển truyện anh cho mượn hôm qua, tôi đã đọc.

(19d) Lỗi nào nó không tìm thấy?

Một số ví dụ khác:

(20) Suy ra, cuộc sống không cần các truyện tường thuật cái thấp hèn của nhà văn.

Page 184: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(21) Cấm người điểu khiển các loại xe có mùi bia rượu

Dùng cách đảo thứ tự từ ngữ, các câu trên có thể sửa lại cho rõ ràng như sau:

(20b) Suy ra, cuộc sống không cần các truyện của nhà văn tường thuật cái thấp hèn.

(21b) Cấm người có mùi bia rượu điều khiển các loại xe.

2.4 Vai trò của các yếu tố phụ

2.4.1

Chỉ dùng dấu phẩy hoặc phương thức thứ tự, chúng ta không thể diễn đạt được cách hiểu như 19c. Trong những trường hợp như vậy cần thêm những yếu tố phụ thích hợp để phân định rõ khả năng kết hợp của các thành tố trong câu.

Mỗi từ loại, mỗi thành phần ngữ pháp trong câu đều có những đặc điểm riêng không có ở một số hoặc ở tất cả các từ loại khác. Có các từ thể hiện những đặc điểm riêng về từ loại và ngữ pháp. Có thể dùng các từ ngữ đó thêm vào các cấu trúc mơ hồ làm cho những cấu trúc này hoàn toàn xác định theo một nghĩa nào đó.

Các cấu trúc “không ... nào cả”, “không một” đều biểu thị sự phủ định tuyệt đối. Vì vậy thêm từ cả ((PNBB) hoặc từ hết (PNNB) vào cuối hoặc thêm từ một vào trước danh từ "lỗi”, trong câu 19 thì câu này không thể hiểu thành câu hỏi được nữa:

(19d) Nó không tìm thấy lỗi nào cả (PNBB)

(19d’) Nó không tìm thấy lỗi nào hết (PNNB)

(19e) Nó không tìm thấy một lỗi nào.

Một ví dụ khác:

Page 185: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(22) Anh kính trọng người công nhân thành thực.

Câu trên đây cũng mơ hồ do chỗ từ "thành thực" có thể làm định ngữ, [người công nhân thành thực], mà cũng có thể làm trạng từ, [kính trọng thành thực]. Dùng cách đảo thứ tự từ kết hợp với dấu phẩy, chúng ta dễ dàng diễn đạt được câu 22 theo nghĩa thứ hai:

(22b) Thành thực, anh kính trọng người công nhân.

Tuy nhiên, để diễn đạt câu 22 theo nghĩa thứ nhất lại cần tận dụng đặc điểm sau đây của cụm danh từ: Các đại từ chỉ định này, ấy, đó, nọ... đứng vào cuối một cụm danh làm dấu hiệu kết thúc cụm danh từ đó. Các từ đứng sau nó không có quan hệ trực tiếp với từ đứng cuối cùng của cụm danh từ đó nữa. Thêm từ ấy vào cuối câu 22, câu này trở thành hoàn toàn rõ ràng:

(22c) Anh kính trọng người công nhân thành thực ấy.

Theo cách này, chúng ta dễ dàng làm một câu mơ hồ về danh ngữ trở nên hoàn toàn rõ ràng. Một số ví dụ:

(23) Tấm ảnh người con trai để trên bàn

Nghĩa thứ nhất: tấm ảnh thuộc sở hữu người con trai

(23b) Tấm ảnh của người con trai để trên bàn.

(23c) Trên bàn, để tấm ảnh của người con trai.

(23c’) Trên bàn là tấm ảnh người con trai.

Nghĩa thứ hai: tấm ảnh chụp người con trai

(23d) Tấm ảnh người con trai được để trên bàn.

(23e) Trên bàn, để tấm ảnh người con trai.

Nghĩa thứ ba: người con trai là chủ thể của hành động "để"

(23g) Tấm ảnh ấy người con trai để trên bàn.

Page 186: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(23h) Người con trai để tấm ảnh trên bàn.

(23i) Người con trai để trên bàn tấm ảnh.

(23k) Trên bàn, người con trai để tấm ảnh.

(23l) Tấm ảnh được người con trai để trên bàn.

Cũng có những từ làm ranh giới cho cụm động từ. Trở lại câu 15: muốn cho "hôm qua" trở thành một bộ phận của bổ ngữ, chúng ta chỉ việc thêm rồi vào cuối câu. Vì rằng, toàn bộ phần đứng trong cấu trúc bất liên tục "đọc ... rồi" trở thành bổ ngữ của câu đó:

(15k) tôi đã đọc quyển truyện anh cho mượn hôm qua

2.4.2 Trong nhiều trường hợp chỉ cần thêm một từ thì hiện tượng đồng âm bị mất đi và câu trở nên hoàn toàn rõ nghĩa. Một số ví dụ:

(24) Thế rồi, sau năm tháng, với những người may mắn, khi đã có được trong tay mọi tiện nghi cao cấp, họ chợt nhận ra tất cả không chỉ màu hồng.

(25) Các nhà đầu tư bỏ cuộc là do họ phải chờ thủ tục quá lâu, còn luật thì còn nhiều vướng mắc.

(26) Một số khác, theo bí thư xã An Phú, lại sang các xã khác xa hơn như Phú Hữu, Thạnh Mĩ Lợi, Long Trường ... mua ruộng.

Trong câu 24, cụm "sau năm tháng" có thể được hiểu theo nghĩa khái quát lẫn nghĩa cụ thể (sau 5 tháng). Để viết theo nghĩa khái quát nên thêm từ những: sau những năm tháng. Trong câu 25, ở cụm từ "còn luật" còn được hiểu theo hai nghĩa: a) còn (tồn tại) luật; b) còn (nói) về luật. Câu 25 được hiểu theo nghĩa b). Do vậy, để mất mơ hồ cần thêm từ về vào sau từ còn. Câu 26 lại mơ hồ do từ theo. Nó là kết quả rút gọn của hai cụm từ khác nhau: đi theo, noi theo và theo lời (kể). Vậy cần sửa "theo bí thư ... thành "theo lời bí thư ...". Những ví dụ này cho thấy sự rèn luyện về từ ngữ cũng rất quan trọng đối với việc trau dồi cách diễn đạt chính xác ý tưởng của mình.

Page 187: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

2.5 Tách câu để khỏi mơ hồ

Xét câu: "Phương pháp gồm 5 bước để phân tích và giải quyết những tình huống phức tạp này."

Có hai cách hiểu về chức năng ngữ pháp của từ này: Nó làm định ngữ cho "phương pháp" hoặc cho "những tình huống phức tạp": "Phương pháp ... này" hoặc "những tình huống phức tạp này".

Hiểu theo nghĩa thứ nhất, chúng ta không thể để từ này đứng cách quá xa từ mà nó làm định ngữ. Nên sửa theo cách tách câu trên thành hai câu như sau: "Phương pháp này gồm 5 bước. Nó giúp ta phân tích và giải quyết những tình huống phức tạp"

Hiểu theo nghĩa thứ hai, chúng ta nên sửa như sau: "Phương pháp phân tích và giải quyết những tình huống phức tạp này gồm 5 bước"

2.6 Sự kết hợp của nhiều phương pháp

Trong thực tế, mỗi phương pháp trên đây (dùng dấu phẩy, đảo thứ tự, thêm phụ từ) đều có những ưu điểm và những nhược điểm nhất định. Cho nên, sự kết hợp những phương pháp đó lại sẽ cho chúng ta một công cụ hữu hiệu để có thể diễn đạt rõ ràng đúng những điều mà chúng ta muốn bày tỏ. Chúng ta minh họa điều này qua cách chữa hai câu dưới đây:

(27) Ba biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 7 quyển sách mới mua hôm qua.

Câu 27 mơ hồ vì ba lẽ: 1) Các hành động biếu và mua đều có thể thực hiện vào hôm qua; 2) Số 7 có hai khả năng kết hợp, hoặc là "chủ nhiệm lớp 7" hoặc là "7 quyển sách"; 3) Từ mới có thể hiểu như một tính từ (quyển sách mới) mà cũng có thể hiểu như một trạng từ (mới mua). Như vậy câu 27 có 8 cách hiểu.

(27b) Ba biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách mới, mua hôm qua.

Page 188: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(27c) Ba biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách, mới mua hôm qua.

(27d) Ba, hôm qua, biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách mới, vừa mua.

(27e) Ba, hôm qua, biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách, vừa mới mua.

(27g) Ba, biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 7, quyển sách mới, mua hôm qua.

(27h) Ba biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 7, quyển sách, vừa mới mua, hôm qua.

(27i) Ba biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 7, quyển sách mới, mua hôm qua.

(27k) Ba biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 7, quyển sách, vừa mới mua hôm qua

(28) Người con ông già gác rừng ở lếc-kút.

Các nghĩa của câu này:

(28b) Người con của ông già gác rừng ở lếc-kút.

(28c) Người con ở lếc-kút của ông già gác rừng.

(28d) Người con của ông già đó gác rừng ở lếc-kút.

(hoặc: Người con của ông già, gác rừng ở lếc-kút).

(28e) Người con của ông già gác rừng đó ở lếc-kút.

(hoặc: Người con của ông già gác rừng, ở lếc-kút).

BÀI TẬP

Page 189: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1. Hãy đảo lại thứ tự trong những câu sau để chúng không thể hiểu một cách mơ hồ:

(a) Chẳng hạn như đối với tên Léonardo Messina, khi ra đầu thú 3-92, hắn đã được đưa đến một nơi bí mật an toàn, cả nhà hắn cũng được đưa đi khỏi Sicile, đến một nơi mà chẳng ai biết để đề phòng trả thù.

(b) "Kết hợp với công an tỉnh, thành phố bạn, cả ba tên cướp đã bị bắt cách xa nơi chúng gây án hơn nghìn kilômét",

GỢI Ý SỬA:

(a) Khi ra đầu thú 3-92, để đề phòng trả thù, hắn đã được đưa đến ...

(b) Bình luận:

Bọn cướp kết hợp công an

Bị bắt là đúng còn oan nỗi gì!

Sửa: Nhờ kết hợp với ... mà cả ba tên cướp đã bị ...

2. Hãy dùng dấu phẩy để diễn đạt lại câu sau cho rõ ràng:

Những em bé đang múa hát rất hay.

3. Hãy diễn đạt lại câu sau :

(a) Nhà này không rộng, đẹp và sáng.

(b) Đó là niềm hi vọng vào tương lai của chúng ta.

4. Hãy sửa lại câu dưới đây theo các cách: a) đảo thứ tự; b) thêm yếu tố phụ ; c) tách thành hai câu.

(a) Kẻ mơ mộng hão lúc nào cũng như đi trên mây, sống trong một thế giới khác, không ham muốn cái gì, làm việc cho đủ sống.

5. Hãy sửa lại câu dưới đây theo cách thêm yếu tố phụ:

Page 190: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(a) Hạng người đó không dám ganh đua, rút lui trước khi thử sức.

GỢI Ý SỬA:

2: (2.1) Những em bé, đang múa hát rất hay.

(2.2) Những em bé đang múa, hát rất hay.

3a: (a) Nhà này đẹp và sáng nhưng không rộng.

3b: (b) Đó là niềm hi vọng của chúng ta vào tương lai.

4a: (a1) Kẻ mơ mộng hão lúc nào cũng như đi trên mây, như sống trong một thế giới khác. Họ chỉ làm việc cho đủ sống và không ham muốn cái gì.

(a2) Kẻ mơ mộng hão lúc nào cũng như đi trên mây, như sống trong một thế giới khác. Họ không ham muốn cái gì, chỉ làm việc cho đủ sống.

5a: Dùng cấu trúc "không A mà B" : Hạng người đó không dám ganh đua mà rút lui trước khi thử sức.

PHẦN II:

VĂN BẢN: PHÂN TÍCH & SOẠN THẢO

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN BẢN VÀ KĨ THUẬT VIẾT CÂU NGẮN

1. PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN BẢN

1.1 Thế nào là liên kết văn bản?

Một giai thoại:

Hồi đã về hưu, một lần Nguyễn Công Trứ đi cùng đường với một tốp các thầy cử trẩy kinh thi hội. Thấy họ huênh hoang, ông liền đọc cho họ nghe đoạn văn:

Page 191: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Sông Nhĩ Hà sau ba mươi sáu thước, chim ùn chim béo, cá không ăn cá bay về núi Hồng. Nhớ thuở xưa, vua Thần Nông giá sắt, vua Đế Thuấn canh vân. Cung quăng cung quẳng cung quằng. Tổng bất ngoại bò vàng chi liếm lá.

Nghe xong các thầy đều khen là văn kêu, ý lạ. Chẳng ai dám thú nhận là không hiểu vì sợ bị chê là dốt. Thấy họ bàn tán, Nguyễn Công Trứ cười thầm vì đoạn văn vô nghĩa ấy do ông bịa ra để chế giễu, lối văn chương sáo rỗng. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, 1985).

Đoạn văn trên vô nghĩa. Nó có những câu vô nghĩa và chẳng ăn nhập gì với nhau.

Lại có những đoạn văn, nếu tách riêng ra từng câu thì tất cả các câu đều hoàn hảo, không có gì đáng chê trách. Nhưng gộp lại, chúng không thể là một văn bản. Chúng chỉ là những câu riêng rẽ đúng ngữ pháp nhưng không có ăn nhập gì với nhau. Đoạn (A) dưới đây thuộc loại đó. Nó được ghép từ những câu có thực trong một số tác phẩm văn học.

(A) Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội hai ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

Lại xét đoạn (B) sau đây:

(B) Cắm đi thăm con một mình trong đêm. Năm ngoái, hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận, nhưng chỉ có con ông được gọi. Trận địa của nó ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Ở đó bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối, (dẫn từ Trần Ngọc Thêm, 1985)

Đây là một đoạn văn. Giữa các câu có sự liên kết với nhau. Nhờ cụm "thăm con" mà ông Cắm và con trở thành "hai bố con"; nhờ "chỉ có con ông được gọi" mà "trận địa của nó" là trận địa của con ông. Nhờ "ở đó" mà biết rằng phía bãi bồi bên sông bây giờ là mùa thu hoạch...

Page 192: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Như vậy, các câu trong văn bản không đứng rời rạc một mình mà có quan hệ với nhau. Chúng ta nói các câu trong văn bản có liên kết với nhau.

Một câu có thể liên kết với những câu không xuất hiện đi trước nó. Ví dụ:

(1) Anh lại tiếp tục viết. Chiều nay anh phải nộp báo cáo này rồi.

Chúng ta nhận xét: Từ tiếp tục cho biết rằng trước đó anh đã viết. Từ lại cho biết đã có sự gián đoạn trong công việc viết lách của anh. Nhờ từ hai từ này mà chúng ta biết được chuỗi câu (1) ít nhất có liên kết với một câu nào đó ở trước đó. Từ anh trong câu đầu được lặp lại trong câu sau. Nhờ đó hai câu này có liên kết với nhau. Hơn nữa, sự liên kết này còn được thể hiện ở phương diện lôgích - ngữ nghĩa. Từ viết trong câu đầu và từ báo cáo trong câu sau cho chúng ta biết rằng anh đang viết báo cáo. Vậy là câu thứ nhất của chuỗi (1) vừa có liên kết với câu ở trước vừa có liên kết với câu đứng sau.

1.2 Có những kiểu liên kết nào?

Các nhà nghiên cứu, ví dụ Trần Ngọc Thêm 1985, phân ra nhiều loại liên kết khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói rằng có hai loại liên kết cơ bản. Ở mỗi loại lại phân thành những tiểu loại.

(a) Liên kết hình thức (cũng nói: liên kết ngữ pháp). Trong loại này có:

Phép lặp từ vựng

Phép thế

Phép liên kết nhờ các phương tiện ngữ pháp khác

(b) Liên kết nội dung (cũng nói: liên kết lôgích - ngữ nghĩa). Trong loại này có:

Sự liên tưởng

Phép đối

Page 193: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Liên kết lôgích

Liên kết các hành vi ngôn ngữ

Thông qua một số ví dụ, dưới đây chúng ta sẽ minh họa những tiểu loại liên kết cụ thể này.

1.3 Sự liên kết hình thức

1.3.1 Phép lặp từ vựng

Trong mỗi cụm dưới đây, hai câu có sự liên kết với nhau nhờ sự lặp lại từ vựng.

(2) Còn Lành thì Khóc. Khóc rất sẽ. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)

(3) Trung ương đã nhất trí về đường lối, chính sách, chỉ tiêu, biện pháp. Chúng ta phải biến sự nhất trí ấy thành quyết tâm. (Hồ Chí Minh)

Trong chuỗi câu 3 có thể coi danh ngữ sự nhất trí ấy là lặp lại động từ nhất trí, vì rằng động từ này có thể danh ngữ hoá thành sự nhất trí:

(3b) Trung ương đã có sự nhất trí về [...]

Phép lặp có thể xảy ra đối với một từ bất kì nào đó. Tuy nhiên, nếu phép lặp từ vựng ở những từ ngữ quan trọng trong câu, như những từ làm trung tâm của chủ ngữ hoặc vị ngữ thì sự liên kết càng chặt chẽ. Ví dụ:

(4) Tàu bay chạy chậm dần trên đường băng, một bà nhắc mọi bà: “chờ cho tàu bay họ rồi hãy cởi dây, nhá." Cô giáo Thủy hỏi tôi: "Em chưa hiểu tiếng họ nghĩa là gì?". “Họ là tiếng người đi cày ra lệnh cho trâu bò dừng

lại - một động từ chỉ dành riêng cho trâu bò thôi", Em cười ngất, trên tàu bay lại học được một từ mới, một mệnh lệnh của người đi cày.

(Nguyễn Duy, VN, 20.7.1996)

1.3.2 Phép thế

Page 194: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Các câu trong mỗi cụm câu cũng có thể liên kết với nhau nhờ phép thế:

(5) Hôm qua tôi gặp một người trong công ti mình ở Đà Lạt. Người đó đi với một cô gái.

(6) Hôm qua tôi gặp một người trong công ti mình ở Đà Lạt. Nó đi với một cô gái.

Trong chuỗi câu 5 "người đó" thay thế cho "một người trong công ti mình". Trong chuỗi câu 6 "nó" thay thế cho "một người trong công ti mình"

(7) Những tấm hình đã đánh lừa con, đánh lừa gia đình. Hay chính chị Quế cũng muốn thế. (VN, 28.10.1995, Sông Phố)

Trong chuỗi câu 7 "thế" dùng để trỏ "đánh lừa con, đánh lừa gia đình"

Có thể tạo thành phép thế nhờ những từ đặc chỉ, những từ có cùng một sự quy chiếu:

(8) Ông tổng đạo diễn vớ chiếc bình thủy tinh đựng đường pha cà phê ném vào mặt con trai. Người đàn ông tránh được. Anh ta đứng dậy ra khỏi phòng. (Dương Thu Hương, Ban mai yên ả)

Trong câu trên, có sự liên kết ngữ nghĩa giữa hai từ ném và tránh. Do vậy ba từ con trai, người đàn ông, anh ta đều trỏ cùng một người.

Phép thế đại từ:

(9) Tám năm chống Pháp là tám năm đi bộ, nhờ vậy tôi đã đặt chân biết bao nẻo đường, có những nơi hầu như chưa có dấu chân người.

(Nguyễn Đình Thi, VN, 28.10.1995)

(10) Sự lệ thuộc về kinh tế thường đưa đến sự lệ thuộc về chính trị. Kết luận này đã được mọi người thừa nhận.

Trong câu sau, cụm từ kết luận này đã thay thế cho cả câu trước đó.

Page 195: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1.3.3 Phép liên kết nhờ những tín hiệu ngữ pháp

Các từ nối. Mỗi từ nối làm nên một tín hiệu ngữ pháp, độc lập với ngữ cảnh, thông báo rằng có sự liên kết ngữ pháp với thành phần đứng trước nó.

(11) Hay là bán quách cái Tí cho cụ Nghị?

(12) Chắc cũng như nhiều bạn đồng nghiệp, trong chiến tranh, tôi rất ít thời giờ để viết, và nhiều khi viết ở một nơi giữa đường.

(Nguyễn Đình Thi, VN, 28.10.1995)

Trong (12), ngoài từ và còn có từ viết dùng lặp lại để liên kết giữa hai câu của nó.

(13) Một quả bom nữa lại hất Viễn ngã xuống. Viễn lại đứng dậy.

(Nguyễn Thành Long, Tuổi hai mươi)

Từ nữa trong "một quả bom nữa" và từ lại trong "lại hất" cho biết trước đó có một quả bom đã hất Viễn ngã xuống. Từ lại thứ hai trong "lại đứng dậy" cho biết, lần trước sau khi bị bom hất ngã, Viễn đã đứng dậy. Như vậy, nhờ các từ nữa và lại mà hai câu trong 13 liên kết với nhau và liên kết với ít nhất một câu ở trước đoạn này nữa.

Những ví dụ khác:

(14) Té ra ông là một ông già chăn vịt. (Dương Thu Hương, Hành trình ngày thơ ấu)

Trong kiểu liên kết "A. Té ra B" thì A là một căn cứ để người ta phát hiện ra B.

(15) Tuy nhiên, cô ấy là người tốt.

(16) Họ cũng thấy như vậy à?

Tín hiệu liên kết ngữ pháp:

Page 196: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Không phải chỉ A. (Mà) còn B.

Câu đầu phủ định sự duy nhất của A. Vậy thì còn tồn tại một đối tượng B khác. Do vậy mà câu sau có liên kết với câu đầu.

Tín hiệu về hành động kế tiếp:

A. Rồi (thì) B

(17) “Ba Tuấn vội đáp, giọng lắp bắp: [...]

Rồi anh giở bản đồ ra, đưa ngón tay dò theo những dấu chấm xanh đỏ trong đó, như muốn che giấu cái gì trong lòng." (Lê Văn Thảo, TNVN 45-85)

A. Sau đó B

Tín hiệu về nguyên nhân thúc đẩy sự thực hiện hành động:

A. Chủ ngữ — càng — vị ngữ

(18) "Ba Tuấn nghe thấy tâm hồn mát mẻ, sảng khoái. Anh rạo rực nghĩ đến trận đánh sắp tới, nghĩ đến người bạn mà anh sẽ gặp. Trận đánh sắp tới sẽ ra sao đây ? Người bạn sau mười năm xa cách bây giờ như thế nào đây?

Ba Tuấn càng đi mau bước.” (Lê Văn Thảo, TNVN 45-85)

Tín hiệu đối chiếu sự kiện:

Cũng vậy, A

Tín hiệu điều chỉnh:

A. Có điều là B:

(19) Cái chấm đen ở gần núm [...]. Có điều quả táo càng to thì hình như cái chấm đen càng bé lại. (VN, 01.6.1985, t.9)

(20) Nhưng thôi, mình muốn làm thì cứ làm. Có điều phải giữ bí mật.

Page 197: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(1001 đêm lẻ, III-139)

Những trạng ngữ trỏ không gian, thời gian, mục đích, phương tiện... cũng tạo ra sự liên kết giữa hai câu. Ví dụ:

Thoạt tiên, sau đó, trước đó, sau này, sau đây, trước đây, ít lâu sau, về sau...

Phía xa, phía dưới, phía đó, ở đấy, ở nơi ấy...

Tiền giả định. Trong ngôn ngữ có những điều không được nói rõ ngay trên bề mặt của câu chữ nhưng chúng ta vẫn nhận ra. Chúng được gọi là hàm ngôn của lời nói. Trong hàm ngôn, có một loại được gọi là tiền giả định mà một trong các công dụng của chúng là dùng để liên kết các câu với nhau. (Bạn có thể kiểm nghiệm tiền giả định của một câu bằng cách chuyển câu đó sang dạng thức phủ định, nếu bộ phận nghĩa nào của câu mà không thay đổi thì nó là tiền giả định của câu đã cho. Ví dụ: Hai câu, "Tôi đã bỏ thuốc lá" và "Tôi chưa bỏ thuốc lá" đều cho biết rằng "Trước đây tôi đã hút thuốc lá". Như vậy, câu cuối cùng này chính là tiền giả định của hai câu đã cho). Ví dụ:

(21) Họ tưởng Soan ngủ, càng trêu tợn. Nhưng Soan không ngủ, nước mắt chảy ướt cả chiếu, (Tô Hoài, Khác trước)

Trong chuỗi (21), nhờ từ nhưng mà câu sau có liên hệ với câu trước, người đọc nghĩ tới một nội dung đối lập hiển hiện hoặc ngầm ẩn với câu trước. Mặt khác, cụm từ "tưởng Soan ngủ" có tiền giả định là "Soan không ngủ". Điều này được lặp lại ở câu sau. Thế là hai câu đó còn được liên kết thêm nhờ tiền giả định của từ "tưởng".

1.4 sự liên kết lôgích-ngữ nghĩa

1.4.1Phép liên tưởng

1.4.1.1 Phép liên tưởng nhờ một thuộc tính tất yếu của đối tượng.

(1) Tôi nhìn vào phòng. Góc trái là một tủ sách.

Page 198: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(2) Tôi nhìn vào phòng. Trần rất cao.

(3) ông ta nằm suy nghĩ. Tay vắt trán.

1.4.1.2 Phép liên tưởng nhờ một thuộc tính có thể của đối tượng.

(4) Tôi nhìn vào phòng, cửa sổ sơn màu xanh.

1.4.1.3 Phép liên tưởng nhờ một thuộc tính suy ra từ ngữ cảnh.

(5) Tôi nhìn vào phòng. Đập vào mắt tôi là quạt trần màu xanh.

Trên đây là kiểu liên tưởng bộ phận với toàn thể.

1.4.2 Phép đối.

Một số ví dụ:

(6) Trong vấn đề này, anh Ba nhận thức được nhiều điều, còn anh Tư chẳng được bao nhiêu.

(7) Keng yêu vợ, muốn cho vợ nhàn. Lạt thương chồng, nhất định không nghe. (Nguyễn Kiên, Anh Keng)

(8) Người yếu vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.

(Nam Cao, Chí Phèo)

(9) Gần cái gì ta ghét là khổ. Xa cái gì ta yêu cũng khổ.

Hai vế của một câu đối có liên quan với nhau rất chặt chẽ.

1.4.3Quan hệ lô-gích - ngữ nghĩa

1.4.3.1 Khái niệm.

Có những trường hợp, từ nội dung lôgích của hai sự kiện mà chúng ta thấy rằng hai sự kiên đó có quan hệ với nhau. Đó là sự liên kết lôgích - ngữ nghĩa giữa hai sự kiên, và do đó là sự liên kết giữa hai phát ngôn.

Page 199: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(1) a. Trời nóng quá. Tôi rất khát.

b. Tôi rất khát. Xin anh li nước.

c. Trời nóng quá. Tôi rất khát. Xin anh li nước.

(2) a. Tôi rất khát. Trời nóng quá.

b. Xin anh li nước. Tôi rất khát.

c. Xin anh li nước. Trời nóng quá.

(3) (A :) John had a suit on. (B:) It was Mary be hoped to impress)

Những phát ngôn trong mỗi chuỗi câu 1-3 đều có liên kết với nhau. Trong mỗi chuỗi của (1), hai câu có liên kết theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. Còn ở (2) và (3), hai câu trong mỗi chuỗi có liên kết theo quan hệ kết quả - nguyên nhân. Những kiểu liên kết này không cần nhờ tới từ nối, nghĩa là không viện tới những phương tiện ngữ pháp.

Tuy nhiên, có thể tăng cường sự liên kết trên đây nhờ những phương tiện ngữ pháp khác nhau. Chẳng hạn, mỗi chuỗi câu trên đây đều có thể trở thành một câu ghép nhờ những cặp từ nối thích hợp. Ví dụ:

(4) a. Vì trời nóng quá nên tôi rất khát.

a’. Trời nóng quá làm cho tôi rất khát.

b. Vì (tôi) rất khát nên tôi xin anh li nước.

c. Vì trời nóng quá nên tôi rất khát. Do đó, (tôi) xin anh li nước.

(5) a. Tôi rất khát bởi vì trời nóng quá.

b. (Tôi) Xin anh li nước bởi vì tôi rất khát.

c. Xin anh li nước bởi vì tôi rất khát. Trời nóng quá mà.

1.4.3.2 Sự liên kết lốgích hình thành do mối tương liên của sự kiện.

Page 200: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(6) Hôm qua tôi gặp hai sinh viên đi pích-ních. Cô gái kể với tôi nhiều chuyện mắc cười.

(7) Sợi dây đã đứt. Có nối lại vẫn còn cái gút.

Những mối tương liên hai sinh viên - cô gái, đứt - nối đã tạo ra sự liên kết giữa hai câu trong mỗi đoạn trên.

1.4.3.3 Sự liên kết lôgích được hình thành gián tiếp qua một vai trò nào đấy.

(8) Cô gái bị giật dây chuyền. Tên cướp đã chạy thoát.

(9) Nạn nhân nằm bất tỉnh. Hung thủ đã tẩu thoát.

1.4.3.4 Sự liên kết lôgích được hình thành qua nghĩa của từ.

(10) Kết quả của điều vừa trình bày ở trên là đã nảy ra nhiều ý kiến khác nhau.

(11) Kết quả của điều đó là đã nảy ra nhiều ý kiến khác nhau.

(12) Kết quả là đã nảy ra nhiều ý kiến khác nhau.

Nghe câu (12), chúng ta hiểu là nó tương đương với câu (11) hoặc (10). Như vậy, nhờ cụm từ "kết quả là" mà câu (12) có liên kết chặt chẽ với những câu đi trước.

(13) Tiếng động cơ to dần. Đoàn xe đã xuất hiện ở đầu phố.

(14) Hôm nay thì nó lả đi rồi. Tai nó ù. Mắt nó loá. Nó nằm vật ở lề đường. Miệng nó há hốc ra mà thở. (Nguyên Công Hoan)

Các câu trong chuỗi (14) được liên kết với nhau rất chặt chẽ. Thật vậy, về hình thức đó là sự lặp lại đại từ "nó”, về ngữ nghĩa, sự đói lả (nêu trong câu thứ nhất) của một người được chứng minh (trong những câu sau) qua những bộ phận cơ thể khác nhau của người đó: tai (ù), mắt (loá), miệng (há hốc thở), toàn thân (nằm vật xuống).

Page 201: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Chuỗi câu (14) trên đây minh họa cho kiểu văn bản chứng minh, giải thích. Có hai cách tổ chức loại văn bản này.

Cách thứ nhất. Trước tiên nêu kết luận A cần chứng minh. Sau đó nêu những điểm làm căn cứ cho kết luận đó: B, C, D, E... Nghĩa là tổ chức văn bản này như sau:

"A. Vì rằng B & C & D & E ..."

Cách thứ hai. Trước tiên nêu những hiện tượng B, C, D, E ... Do những hiện tượng này mà ta đi tới kết luận A. Nghĩa là tổ chức văn bản này như sau:

"B & C & D & E ... Do đó A"

Ví dụ tương tự:

(15) Chuyến đi thực tế ở rừng về, tự dưng tôi như một kẻ dở hơi. Ban ngày thì cáu gắt vô cớ. Đêm đến, buồn tan nát tới mức không sao ngủ được.

(Kiều Vượng; Người rừng, VN, 25.11.1995)

Ngoài kiểu liên kết chứng minh, giải thích trên đây, chúng ta còn gặp những kiểu liên kết khác như:

Nêu nhận định A. Nêu bằng chứng của A qua những sự kiện B, C, D ...

Nêu nhận định A. Nêu dẫn chứng cho A qua những sự kiên B, C, D ...

Nêu nhận định A. Minh họa cho A qua những ví dụ B, C, D ...

1.4.4 Phép liên kết ngầm ẩn

Có thể tìm thấy sự liên kết văn bản qua các hành vi ngôn ngữ. Chúng ta minh họa điều này qua một số ví dụ sau:

(1) a. Trời nóng quá. Xin anh li nước.

b. Trời nóng quá. Anh có quạt không?

Page 202: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

c. Trời nóng quá. Hôm nay cúp điện à?

(2) a. Xin anh li nước. Trời nóng quá.

b. Anh có quạt không? Trời nóng quá.

Mục đích căn bản của các chuỗi câu trong (1) và (2) là đưa ra một lời đề nghị. Như ta thấy, lời đề nghị này được thực hiện theo những "chiến lược" khác nhau và những lối nói khác nhau.

Chiến lược chung của các câu (1) là nêu sự kiện ("Trời nóng quá"). Nó là lí do dẫn tới lời đề nghị, trực tiếp hay gián tiếp, ngay sau đó. "Xin anh li nước" (câu 1a) là lời đề nghị trực tiếp. Còn câu hỏi "Anh có quạt không ?" (câu 1b) sẽ làm người nghe hiểu rằng chúng ta muốn mượn quạt hay bật quạt máy. Như vậy, chúng ta gián tiếp thực hiện lời đề nghị "hãy bật quạt lên hoặc cho tôi mượn cái quạt". Trái lại chiến lược chung cho các câu (2) ai theo con đường ngược lại. Trước hết nêu ngay lời đề nghị, trực tiếp ("Xin anh li nước") hay gián tiếp ("Anh có quạt không?"). Sau đó giải thích lí do dẫn tới lời đề nghị đó.

Thực hiện kiểu liên kết này, giữa hai câu, cũng không cần viện đến một phương tiện ngữ pháp nào.

1.4.5 Phép liên kết qua các hành vi ngôn ngữ

Trong các ngôn ngữ nói chung cũng như trong tiếng Việt nói riêng, có những tín hiệu ngôn ngữ để thể hiện những hành vi ngôn ngữ (speech acts) khác nhau. Lúc đó, sự liên kết giữa các câu trong văn bản trở nên rất chặt. Chỉ cần một kiểu câu đứng riêng một mình cũng có thể nhận ra một kiểu câu đứng trước có liên kết với nó.

Một số ví dụ:

(1) Em chã!

Đây là lời từ chối nhõng nhẽo trước một lời đề nghị.

Page 203: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(2a) Con sang nhà nhỏ bạn đã.

(2b) Con sang nhà nhỏ bạn chứ bộ.

(2c) Con sang nhà nhỏ bạn kia.

Các câu 2a, 2b, 2c rất giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở từ cuối cùng. Chính những từ cuối cùng này chỉ các kiểu liên kết trong những câu đó. Qua 2a và 2c, chúng ta biết rằng trước đó đều có một lời đề nghị thực hiện một việc gì đó. Trong 2a người ta không từ chối đề nghị đó nhưng trong 2c lại

là sự từ chối (và đưa ra một đề nghị khác là sang nhà nhỏ bạn). Từ chứ bộ trong câu 2b cho biết rằng người nói câu này thanh minh và bác bỏ một lời nhận xét, kết luận không đúng trước đó bằng cách nói lên việc mình đã làm.

Như vậy, cùng một câu có thể dùng để liên kết với nhiều câu đi sau đó thể hiện nhiều kiểu hành vi khác nhau. Ví dụ:

(3) - Đi học bài đi!

Con coi hết đoạn này đã.

(3b) - Đi học bài đi!

Con coi vidéo cơ / kia.

(3c) - Đi học bài đi!

Con đang học bài đây mà. (Phương ngữ Nam Bộ)

[Con đang học bài đây thôi. (Phương ngữ Bắc Bộ)]

Ví dụ khác:

(4) Đóng cửa lại!

Câu này có thể liên kết với những câu như:

(4a) Anh có quyền gì mà ra lệnh cho tôi? / Anh đi mà đóng lấy.

Page 204: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(4b) Cao quá, con không với tới.

(4c) Có chiếc cửa nào mở đâu!

(4d) Đóng làm gì kia chứ?

(4e) Đóng thì đóng.

(4g) Chút xíu nữa đã. / Chờ chút xíu.

(4h) Đóng cửa nào kia?

(4i) Cửa này không đóng được. Mất chốt rồi.

(4k) Tôi ra ngay đây.

(41) Thì tôi đang đóng đây (thôi)

(5) “Thằng nhỏ học giỏi quá!

Con nhà nòi mà!”

Trong đoạn trên, câu đầu là một lời nhận định. Người nghe tỏ sự đồng tình với nhận định đó bằng cách nêu một câu thể hiện hành vi giải thích cho sự đúng đắn của nhận định hoặc sự kiện vừa nêu. Tín hiệu ngôn ngữ cho hành vi này là xuất hiện từ mà đứng cuối một câu tường thuật. (Trong phương ngữ Bắc Bộ có thể dùng cụm từ mà lại). Như vậy, khi gặp câu:

(6) Cô ấy là giáo viên Anh văn mà!

chúng ta biết chắc chắn rằng câu này được dùng để giải thích, theo những ý nghĩa rất khác nhau, cho một câu đứng trước đó, nghĩa là có sự liên kết về phương diện hành vi giữa các câu đó với nhau; những câu đứng trước đó có thể là:

(6a) Cô Ba nói tiếng Anh hay quá.

(6b) Cô Ba nhận đi dịch cho một đoàn thương gia Úc.

Page 205: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(6c) Con cô Ba được giải nhất Anh văn toàn thành.

(6d) Con cô Ba hay bỏ giờ Anh văn quá.

(6e) Cô Ba rất giàu.

Do vậy, việc tìm hiểu những hành vi ngôn ngữ cũng như những tín hiệu thể hiện chúng là cần thiết để xây dựng và nhận diện những câu trong văn bản được liên kết với nhau về phương diện này.

BÀI TẬP

1. Giải thích về các cách liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây:

(a) "Hai bà cháu ở trong căn nhà nhỏ. Mái lợp gianh, tường đắp bằng đất, bốn bề trồng đầy rau và cỏ dại. Ngôi nhà nằm lặng lẽ trên đồi cao bốn mùa phủ sương và mưa gió. Từ ô cửa treo tấm màn màu cháo lòng nhìn ra một Sapa tỉnh lẻ buồn và lạnh giá, ngày ngày bà đứng chờ đứa con gái về."

(Nguyễn Thị Châu Giang, Chợ tình, VN Trẻ, 05.02.1996)

(b) Ăn con chim nhé sếp?

Tôi lắc đầu:

Uống vo thôi. Kể tiếp đi." (Sông Phố, VN, 28.10.95)

(c) Vua bóng đá Pelé từ giã sân cỏ vào ngày 01-10. Edson Arantes do Nascimento — cầu thủ của thế kỉ 20 này — đã đi vào huyền thoại với bảng vàng thành tích có lẽ qua mọi thời đại sẽ không có ai sánh kịp.

(TTCN, 03.3.96)

(d) Ở những vị trí thức, nó cũng kha khá đấy. Chỉ có điều là nó thể hiện một cách rụt rè hơn, so với giới tư sản là những kẻ hám sang trọng.”

(Thao thức II, 93).

2. Giải thích kiểu liên kết trong đoạn sau:

Page 206: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(a) "Mấy năm gần đây quê tôi phát triển nghề gốm. Quanh vùng, lò chén, lò lu mọc lên lô nhô, Đất bị đào lấy nguyên liệu, để lại từng hốc to nhỏ đủ hình dạng. Đường đi lên gò mả thành ra nhiều khe, vòng vèo men các miệng hố, lách theo mấy rặng tre cù. Làng quê vốn thân quen, nay cũng hơi lạ mắt." (Lí Lan, Ngựa ô)

(b) Xã giao cho chú làm xã đội phó. Có thể công việc đã làm cho chú nguôi ngoai dần. Thương chú cảnh gà trống nuôi con, bà con lối xóm thường qua lại thăm hỏi. Mẹ tôi hay sang thổi nấu giúp chú. Và khi thằng Thắng ốm đau, bà lại đón nó về nhà chăm sóc.

(c) Thím ấy đi buôn đường ngắn đường dài gì đó, ít khi ở nhà, ít khi thăm hỏi họ mạc nhà chồng. Tuy vậy, thím tha về nhà được khối của. Thím tân trang lại toàn bộ cơ ngơi cũ. Ngôi nhà xây đập ra, làm nhà hộp mái bằng ốp đá. Các công trình phụ thay đổi hẳn hình thù vị trí.

(d) Đợi nó là ai kia? Có thể lắm là cái cậu thầy giáo đã để lại chiến trường biên giới một bàn chân ấy. Ngoài tiếng ghi-ta trữ tình và nhiều nội tâm, cậu ta còn có một phong thái trầm tĩnh tự nhiên và thái độ sống tận tâm hiếm có. Mới chuyển về xóm vịnh thay cho tay thầy giáo có cái lưng dài hơn cặp chân, vị thầy mới đã đứng ra sửa trường, chấm dứt cảnh trùm áo mưa trong giờ dạy. Nhưng, chính vị thầy giáo tật nguyền đó hay người khác bây giờ không phải là việc chị nữa. (Dạ Ngân, Trên mái nhà người phụ nữ)

3. Hãy nêu một số ví dụ về kiểu liên kết "A, B chứ bộ" (hoặc nói như phương ngữ Bắc Bộ: A, B đấy chứ!)

4. Hãy nêu một số ví dụ về kiểu liến kết "A là S -> S. Đó là A. Ví dụ:

(a) Nguyên tắc của chúng ta là mọi người cần sống theo pháp luật -> Mọi người cần sống theo pháp luật. Đó là nguyên tắc của chúng ta.

4. Xác định kiểu liên kết trong những câu dưới đây:

(a) Cô lại tiếp tục học. Tuần sau cô phải thi môn này rồi.

Page 207: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(b) Cơn sóng gió dữ dội ấy qua đi. Cô Son lại phải tiếp tục mọi công việc đời thường. (Trần Phong Sơn, Cô Son, VN, 23.9.1995)

(c) Phải có người tháo gỡ cho cô. Điều đó đã xảy ra. Đầu tiên là từ bố mẹ chồng cô. Vốn đã coi cô như con đẻ, ông bà không nỡ để con phải đơn côi trên đời một khi mình nhắm mắt xuôi tay [...]

(d) Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác nữa. (Nam Cao)

(e) Sáng hôm sau, hắn thức dậy trên cái giường của hắn. (Nam Cao)

5. Cho hai câu:

(a) Mày thì có.

(b) Mày thì không.

Với mỗi câu, hãy chỉ ra ít nhất 5 câu đứng trước và có thể liên kiết với nó theo một cách nào đấy.

6. Xác định kiểu liên kết trong những câu dưới đây:

(a) Điện cúp ở Ipoh, bốn đứa trẻ dùng nến thắp sáng và hoả hoạn xảy ra, cướp đi sinh mạng của các em. Điện tắt, ở Malacca, một tiệm chạp phố, một xưởng sản xuất và một nhà máy thép phát hoả do ... đèn cầy. Điện mất, đèn đường không thắp sáng, một người đi môtô đâm đầu vào xe tải thiệt mạng. Hàng đoàn xe bị kẹt cứng trên xạ lộ do hệ thống đèn giao thông không hoạt động, cảnh sát phải vất vả để cứu hàng trăm người đang bị kẹt trong thang máy... (TT, 08.8.96)

(b) Hắn cẩn trọng bày biện đồ cúng, Một con gà trống luộc. Một quả trứng vịt. Một vắt cơm trắng. Đốt mốt nén hương, hắn lầm rầm cầu nguyện. Hắn đập đầu lạy lia lịa như người mất hồn, chẳng biết tới bao nhiêu lần.

(VN, 03.8.96)

Page 208: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

2. KĨ THUẬT VIẾT CÂU NGẮN: CÁCH TÁCH CÂU

2.1 Nguyên nhân dẫn tới những câu dài

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những câu dài. Về phương diện lôgích, chúng ta nói rằng đó là kết quả của lối tư duy không mạch lạc, không khúc chiết. Về mặt ngôn ngữ, đáng lưu ý là những nguyên nhân sau:

- Dùng nhiều câu ghép.- Dùng nhiều câu đơn được mở rộng thành tầng tầng lớp lớp.- Dùng nhiều câu chứa những hiện tượng dư.- Dùng nhiều câu ở dạng bị động, nhiều câu chứa những danh ngữ được

danh ngữ hoá từ động từ ...

Thực ra lối tư duy không mạch lạc và những câu có cấu trúc rối rắm, phức tạp có liên quan mật thiết với nhau. Sửa những câu này cho ngắn lại về thực chất là sửa cho cấu trúc tư duy được chặt chẽ, có những sơ đồ lôgích xác định. Ví dụ:

(1) Có vị giải thích với tôi, Nam Triều Tiên và Việt Nam địa lí rất xa nhau, cách sông cách biển, chỉ vì khi đó kinh tế Nam Triều Tiên quá khó khăn, đưa quân đi đánh thuê cũng vì lí do kinh tế, chứ giữa những người châu Á bị áp bức, từng mất nước như Nam Triều Tiên và Việt Nam, chẳng hề có thù oán gì với nhau.

Đây là một câu dài tới 71 tiếng, cấu trúc câu lủng củng và trùng lặp nên trở thành một câu có nhiều chỗ sai và dư thừa. Để rút ngắn, trước hết cần chỉ ra kiểu câu này xét về mặt lôgích. Đó là một lời thanh minh cho một hành động. Người ta thực hiện hành động B là vì lí do C chứ không hề vì lí do D. Sơ đồ ngôn ngữ của loại câu này là:

(2) A thực hiện B chỉ vì (lí do) C (chứ X chẳng hề D).

Trong câu 1, người ta muốn thanh minh, giải thích cho hành động B đã làm (= đem quân sang đánh thuê ở Việt Nam) của A (= Nam Triều Tiên)

Page 209: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

trước đây. Lí do C duy nhất (= khi đó kinh tế Nam Triều Tiên quá khó khăn). Chứ X (= Nam Triều Tiên và Việt Nam / hai nước chúng ta) chẳng hề D (= thù oán gì với nhau)

Như vậy, câu (1) được viết lại như sau:

(3) Có vị giải thích với tôi, Nam Triều Tiên đưa quân đi đánh thuê chỉ vì khi đó kinh tế Nam Triều Tiên quá khó khăn chứ hai nước chẳng hề có thù oán gì với nhau.

Tuy nhiên, so với câu (1) thì câu (3) vẫn còn thiếu những luận cứ bổ sung cho luận điểm "hai bên không thù oán gì với nhau": a) ở rất xa nhau, b) đều là người châu Á bị áp bức, từng mất nước.

Trong tiếng Việt, luận cứ bổ sung được thể hiện bằng những từ "Hơn nữa", "Thật ra", "lại”… Như vậy, câu (3) cần được bổ sung thành:

(4) Có vị giải thích với tôi, Nam Triều Tiên đưa quân đi đánh thuê chỉ vì khi đó kinh tế Nam Triều Tiên quá khó khăn chứ hai nước ở rất xa nhau, cách sông cách biển, lại là những người châu Á bị áp bức, từng mất nước nên chẳng hề có thù oán gì với nhau.

Câu này chỉ còn 58 tiếng, nghĩa là đã bớt được 13 tiếng, mà vẫn giữ được tất cả những nội dung của câu (1). Nếu chấp nhận sự thay đổi đôi chút về phong cách diễn đạt, thì còn có thể tách (4) thành hai câu và rút gọn được hơn nữa:

(5) Có vị giải thích với tôi, Nam Triều Tiên đưa quân đi đánh thuê chỉ vì khi đó kinh tế quá khó khăn. Hai nước chúng ta ở rất xa nhau, cách sông cách biển, lại là những người châu Á bị áp bức, tùng mất nước nên không thể có thù oán gì với nhau.

Câu (1) đã tách thành 2 câu mà tổng cộng lại chỉ còn 56 tiếng!

2.2 Kĩ thuật tách câu

Page 210: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Bình thường, nên cố gắng viết những câu ngắn. Một câu có thể tách thành những câu ngắn có liên kết với nhau mà vẫn giữ nguyên được nội dung của câu ban đầu. Để thực hiện việc này, chúng ta cần nhớ những phương thức liên kết câu đã trình bày ở phần trước.

2.2.1 Dùng phép thế đại từ

Một số ví dụ:

(1) ông Xuân đánh thằng con ngỗ nghịch đã trốn học và ăn cắp tiền của bạn bè ấy năm roi.

Câu này có nhược điểm là bổ ngữ quá dài, đứng riêng nó cũng có thể làm thành một câu: "thằng con ngỗ nghịch đã trốn học và ăn cắp tiền của bạn bè (ấy)". Đó là lí do dẫn đến hành động đánh của ông Xuân. Nhưng Nguyên Hiến Lê, 1990, đã sửa câu này bằng cách đưa phần mở rộng trong bổ ngữ này thành một vế của một câu ghép:

(1b) Ông Xuân đánh thằng con ngỗ nghịch ấy năm roi vì nó đã trốn học và ăn cắp tiền của bạn bè.

Sửa như vậy đúng, nhưng có thể tách câu đó thành hai câu ngắn hơn và được liên kết với nhau theo quan hệ do hành động (hay còn gọi là nguyên nhân - kết quả). Mẫu liên kết này như sau: "A. Do đó B":

(1c) Thằng con ngỗ nghịch ấy đã trốn học và ăn cắp tiền của bạn bè. Do đó, ông Xuân đã đánh nó năm roi.

Cũng có thể chuyển câu (1) thành hai câu liên kết theo quan hệ hành động - giải thích lí do của hành động. Dùng phép thế đại từ, chúng ta có thể tách câu (1) thành hai câu đơn được liên kết với nhau qua đại từ "nó":

(1d) Ông Xuân đánh thằng con ngỗ nghịch ấy năm roi. Nó đã trốn học và ăn cắp tiền của bạn bè.

Ví dụ 2:

Page 211: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(2) Giám đốc Ba tuyên bố trong một cuộc họp vào sáng thứ bảy rằng công ti cần cử một đoàn đi Hồng Kông để tiếp thị.

Bổ ngữ của động từ "tuyên bố" trong câu trên cũng là một cụm chủ - vị C - V và đứng một mình nó vẫn thành một câu. Gọi cụm này là P, cấu trúc của câu (2) như sau:

(2b) A tuyên bố rằng P.

Bổ ngữ P có thể đứng độc lập làm thành một câu. Do vậy loại câu (2b) này được tách thành hai câu bằng cách dùng một đại từ chỉ định để thay thế cho P:

(2c) A tuyên bố rằng P. <-> P. A tuyên bố (như) vậy.

Theo cách này, câu (2) được tách như sau:

(2d) Công ti cần cử một đoàn đi Hồng Kông để tiếp thị. Giám đốc Ba tuyên bố trong một cuộc họp (vào) sáng thứ bảy như vậy.

Quan sát những lối nói rút gọn sau:

Lúc đó vào khoảng 10 giờ -> Lúc đó khoảng 10 giờ

Vào đầu năm 1994 -> Đầu năm 1994

Cuộc họp vào sáng thứ 7 -> Cuộc họp sáng thứ 7

Như vậy câu trên dư từ "vào". Từ này trong (2d) có thể lược bớt đi.

Vậy là câu (1) được tách thành một chuỗi hai câu liên kết với nhau. Câu thứ hai đã dùng đại từ "vậy" để thay thế cho câu thứ nhất.

Những động từ nào đòi hỏi bổ ngữ là một mệnh đề đều có thể thực hiện phép biến đổi tách câu như vậy. Thuộc lớp này có những động từ như: nói, bảo, thông báo, ra lệnh, cho phép, đòi hỏi, yêu cầu.

Page 212: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Ví dụ 3: (ngữ cảnh: Người phụ nữ đã li dị, nuôi con một mình và dành hết tình thương cho con)

(3) Cô con bà cũng không muốn có người đàn ông khác trong nhà vì đứa bé thỉnh thoảng vẫn đến sống với cha. (PN tp. HCM, 05.8.92, tr.15)

Có thể tách câu trên thành một chuỗi hai câu có quan hệ nhân quả. Nguyên nhân B: Đứa bé vẫn thương yêu cha (thỉnh thoảng vẫn đến sống với cha). Kết quả A: Cô con bà cũng không muốn có người đàn ông khác trong nhà.

Cách tách thứ nhất. Dùng phép thế từ vựng và theo trật tự A, B:

"Nêu sự kiện A. Dùng sự kiện B để giải thích lí do cho sự kiện A."

(3b) Cô con bà cũng không muốn có người đàn ông khác trong nhà. Cô bé vẫn thỉnh thoảng đến sống với cha.

Trong (3b) "cô con bà" và "cô bé" trỏ cùng một đối tượng. Do đó câu sau được liên kết với câu trước.

Cách tách thứ hai. Dùng phép lặp, phép thế đại từ và sắp xếp câu theo trật tự B. A:

"Nêu sự kiện B. Sự kiện B là nguyên nhân dẫn tới sự kiện A."

(3c) Cô con bà thỉnh thoảng vẫn đến sống với cha. Vì vậy con bé cũng không muốn có người đàn ông khác trong nhà.

Trong (3c) câu sau được liên kết với câu trước theo hai phương diện.

- Thế từ vựng: "cô con bà" và "cô bé" trỏ cùng một đối tượng.- Thế đại từ: Từ vậy trong câu sau dùng để thế cho câu trước.

Khái quát. Có thể tách một câu ghép dạng "A vì B", "Vì B cho nên A", ở đó B là nguyên nhân dẫn tới kết quả A, thành hai câu bằng phép thế đại từ và đảo lại thứ tự như sau:

Page 213: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

"A vì B" = "B. Vì vậy (/thế) A"

"B. Do vậy (/đó) A"

Lưu ý 1: Có sự khác biệt giữa "B. Vì vậy A" với "B. Vì A". Trong câu đầu thì B là nguyên nhân dẫn tới sự kiện A còn trong câu sau thì ngược lại, A mới là nguyên nhân dẫn tới sự kiện B. Vậy có phép tách câu như sau:

Vì A nên B <-> B. Vì A (phương thức: "Sự kiện. Nguyên nhân")

(4) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt nộp thay.

(Ngô Tất Tố)

(4b) Chúng con bắt tên Dậu nộp thay. Vì tên này là thân nhân của hắn.

Lưu ý 2: Có những câu ghép hai hiện tượng có quan hệ nguyên nhân - kết quả một cách hiển nhiên. Qua kinh nghiêm sống của mỗi người, ai ai cũng nhận ra quan hệ này. Lúc đó chỉ cần hai câu đứng cạnh nhau theo thứ tự nhân - quả mà không cần dùng từ nối nào thì chúng vẫn có sự liên kết với nhau. Ví dụ:

(5) Cô Ba đi lấy chồng. Mười tháng sau một “công chúa" ra đời.

2.2.2 Dùng phép lặp

(6) Tôi không thích con đường sình lầy trong ngày mưa và mịt mù bụi trong ngày nắng này.

Phân tích: Câu trên là một câu phức có cấu trúc chủ vị, C - V - B, ở đó bổ ngữ B là một danh ngữ: "con đường sình lầy trong ngày mưa và mịt mù bụi trong ngày nắng này". Mặt khác, đây là câu nêu một ý kiến, sau đó giải thích cho ý kiến đó. Do đó, theo sơ đồ đã trình bày ở mục trước, chúng ta tách nó thành "Tôi không thích con đường này. (Vì)...". Lí do đã được nói rõ ở bổ ngữ B. Hãy chuyển B thành một câu (bằng cách chuyển từ này lên thành định ngữ cho danh từ "con đường"). Sau đó có thể chép lại toàn bộ câu này

Page 214: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

vào phần giải thích. Lúc đó câu (6) được tách thành hai câu có liên kết theo phép lặp:

(6b) Tôi không thích con đường này. Vì con đường này sình lầy trong ngày mưa và mịt mù bụi trong ngày nắng.

Câu (6b) có cách viết nặng nề (dư từ "vì", lặp tới ba tiếng đứng liền nhau "con đường này"). Do đó, nên thay thế "con đường này" bằng đại từ "nó". Lúc đó, câu trên có thể được viết lại theo hai cách khác nhau:

(6c) Tôi không thích con đường này. Nó sình lầy trong ngày mưa và mịt mù bụi trong mgày nắng.

(6d) Con đường này sình lầy trong ngày mưa và mịt mù bụi trong ngày nắng. Tôi không thích nó.

Nếu bạn nào muốn dùng từ "vì" để cho hai phần của (6d) liên kết thật chặt chẽ với nhau qua một phương tiện ngữ pháp, thì chúng ta dùng "vì vậy" đứng trước câu thứ hai. Ở đây "vậy" đã thay thế cho toàn bộ câu đứng trước đó.

(6e) Con đường này sình lầy trong ngày mưa và mịt mù bụi trong ngày nắng. Vì vậy, tôi không thích nó.

(7) Hạng người đó không dám ganh đua, rút lui trước khi thử sức rồi trốn vào thế giới mộng ảo để tìm sự yên ổn.

Phân tích: Có thể hiểu đây là một câu ghép đẳng lập được hình thành bằng cách rút gọn hai chủ ngữ đã lặp lại và đặt câu này tiếp nối sau câu khác. Các vị ngữ của chúng liên kết với nhau một cách lôgích: không dám ganh đua tức là rút lui trước khi thử sức, tức là tìm sự yên ổn. Do vậy loại câu ghép này có thể dễ dàng dùng phép thế đại từ để tách thành hai câu đơn đứng kế tiếp nhau:

Page 215: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(7b) Hạng người đó không dám ganh đua. Họ rút lui trước khi thử sức rồi trốn vào thế giới mộng ảo để tìm sự yên ổn.

(8) Trong ngày xuất bản đầu tiên, người Anh đã đổ xô tìm mua tới 100.000 cuốn sách với giá 14,99 bảng Anh (23 USD).

Phân tích: Câu trên dư và có tới 3 thông tin: a) "đổ xô tìm mua" có nghĩa là mua rất nhiều, b) số lượng cụ thể của mua rất nhiều được thể hiện trong "mua tới 100.000 cuốn", c) Thông tin về giá sách là 14,99 bảng Anh.

Có thể tách câu trên như sau mà không đổi nội dung:

(8b) Người Anh đã đổ xô tìm mua cuốn sách giá 14,99 bảng Anh này. Trong ngày xuất bản đầu tiên, 100.000 cuốn đã hết veo. (/ sạch / nhẵn).

Hai phần của (8b) được liên kết với nhau theo hai phương diện ngữ pháp và lôgích-ngữ nghĩa: phép lặp (cuốn sách, cuốn), phép liên kết ngữ nghĩa (đổ xô tìm mua, hết veo).

2.2.3 Dùng phép nối

Trong tiếng Việt có những từ ngữ trỏ quan hệ cú pháp liên kết giữa các yếu tố trong một câu để tạo nên một câu ghép hoặc giữa nhiều câu để tạo nên sự liên kết giữa những câu đó. Nhưng chính nhờ những yếu tố này mà chúng ta có thể tách một câu thành những câu đơn liên kết với nhau mà vẫn giữ được ý nghĩa của câu ban đầu. Ví dụ:

(9) Đến khi thị hiểu cả, thị cười rũ rượi và Câm cũng cười.

Trong câu ghép trên đây, liên từ và được dùng để liên kết hai vế câu. Có thể bỏ từ và rồi tách thành hai câu có liên kết với nhau theo phương pháp lặp từ vựng. (Chúng đều có từ cười). Sự liên kết này còn được tăng cường nhờ từ cũng ở câu thứ hai dùng để đối chiếu hai chủ thể có hành động cười:

(9b) Đến khi thị hiểu cả, thị cười rũ rượi. Câm cũng cười.

Page 216: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(Nam Cao)

(10) Cán là một tên thất học, tàn bạo, tham lam và là một kẻ hiểm độc, nhiều tham vọng.

Câu ghép trên đây có tới 5 thuộc tính cùng loại. Vì vậy có thể và nên dùng phép thế đại từ và cặp từ nối "không chỉ (/ những) ... mà còn" để tách thành một chuỗi hai câu đơn có quan hệ mật thiết với nhau:

(10b) Cán không chỉ là một tên thất học, tàn bạo, tham lam. Hắn còn là một kẻ hiểm độc và nhiều tham vọng.

2.2.4Dùng sự liên kết lôgích-ngữ nghĩa

Dựa trên những quan hệ lôgích-ngữ nghĩa, những câu độc lập đứng cạnh nhau vẫn liên kết với nhau một cách mật thiết. Chẳng hạn, sự liên kết nhờ phép liên tưởng "chỉnh thể - bộ phận", "bộ phận - bộ phận" (của một chỉnh thể):

(11) Hùng bước vào sân. Trong nhà đèn sáng choang. Nhưng sao vắng lặng quá.

(12) Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ. (Nam Cao)

Lại xét câu 13:

(13) Quân Tây Sơn từ trong Nam kéo ra, chúa Trịnh phái quân chặn lại, thảy đều phá tan.

Câu này mơ hồ cú pháp. Người đọc không rõ ai phá tan ai. Nếu muốn trỏ chiến công của Tây Sơn thì hãy cho đội quân phái đi chặn bị phá tan (Dùng kết cấu bị động). Và ta cần thêm từ nhưng để liên kết chặt chẽ hai vế với nhau: "... chúa Trịnh phái quân chặn lại, nhưng thảy đều bị phá tan". Câu này khá dài. Có thể tách nó thành hai câu có liên kết với nhau qua hai cụm từ "kéo ra" và "chặn lại":

Page 217: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(13b) Quân Tây Sơn từ trong Nam kéo ra. Chúa Trịnh phái quân chặn lại, nhưng thảy đều bị phá tan.

2.2.5Lưu ý:

Khi tách một câu thành hai câu liên kết với nhau, cần chú ý giữ nguyên nội dung. Mọi sự tách câu làm thay đổi nội dung của một câu cho trước đều coi là không đạt yêu cầu. Ví dụ:

(14) Họ rất thích những giờ học marketing bổ ích và rất hấp dẫn này.

Câu trên có thể có những cách tách thành hai câu hoặc chuyển về một câu ghép như sau:

(15a) Họ rất thích những giờ học marketing này. Chúng bổ ích và rất hấp dẫn.

(15b) Họ rất thích những giờ học marketing. Chúng bổ ích và rất hấp dẫn.

(15c) Học marketing bổ ích và rất hấp dẫn. Họ rất thích những giờ này.

(16a) Họ rất thích những giờ học marketing vì nó bổ ích và rất hấp dẫn.

(16b) Học marketing bổ ích và rất hấp dẫn nên họ rất thích những giờ học này.

Trong câu (14), từ này đứng cuối làm cho bổ ngữ "những giờ học marketing bổ ích và rất hấp dẫn" trở thành xác định. Đó là những giờ học xác định ở một lớp xác định với một giáo viên xác định. Câu 15a giữ nguyên được nội dung này. Trong khi đó, 15b và 15c trở thành tất cả những giờ học marketing. Vì vậy chúng không phản ánh đúng câu 14. Câu 15b giống câu 16a ở phương diện sự kiện được trình bày theo thứ tự kết quả - nguyên nhân. Câu 15c giống câu 16b ở phương diện sự kiện được trình bày theo thứ tự nguyên nhân - kết quả. Và vì vậy các câu 16 cũng không phản ánh đúng nội dung của câu 14.

Page 218: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

BÀI TẬP

1. Hãy tách những câu dưới đây thanh hai câu đơn nhờ phép thế đại từ:

(a) B. Clinton nói rằng ông ta không phải là người trốn quân dịch.

(b) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt nộp thay.

2. Hãy tách những câu dưới đây thành những câu đơn có liên kết với nhau:

(a) "Có 66 444 công ti ở thủ đô và 112 634 nhà máy thuộc năm tỉnh bị ảnh hưởng bởi nạn cúp điện trung bình 8 tiếng mỗi ngày do máy phát điện quá cũ kĩ."

(b) Ông Weigang đã thông báo cho chúng tôi sở dĩ ông đột ngột trở về như vậy là để kịp dự lễ tang người em trai ông và tham dự một cuộc họp rất quan trọng với LĐBĐ Đức dành cho các HLV đang công tác ở nước ngoài.

(TT, 19.9.96)

3. Hãy sửa lại câu dưới đây theo cách tách nó thành hai câu có liên kết với nhau:

"Trong kia các bàn ghế đã nghe thấy tiếng chúng em đã ra hiệu cho nhau im lặng."

4. Hãy nêu một số ví dụ về cách tách câu "A là B" "theo mô hình:

"A là S -> S. Đó là A.

Ví dụ: "Nguyên tắc của chúng ta là mọi người cần sống theo pháp luật" Mọi người cần sống theo pháp luật. Đó là nguyên tắc của chúng ta.

5. Hãy nêu một số ví dụ về cách tách câu "Vì A nên B" theo mô hình:

+ Vì A nên B -> B. Vì A

6. Hãy sửa lại câu dưới đây, sau đó tách nó thành hai câu có liên kết với nhau: "Với sự trở lại của Lương, đội CATP hi vọng sẽ đòi lại đươc món nợ đã

Page 219: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

vay Seaprodex trong hai trận chung kết cúp Cúp quốc gia và Cúp TP. HCM mở rộng." (TT, 19.9.96)

HƯỚNG DẪN

(1a) Tôi không phải là người trốn quân dịch. B. Clinton nói vậy.

(1b) Chúng con bắt tên Dậu nộp thay. Vì tên này là thân nhân của hắn.

(2a) Máy phát điện quá cũ kĩ nên phải cúp điện trung bình 8 tiếng mỗi ngày. Nạn cúp điện này ảnh hưởng tới 66 444 công ti ở thủ đô và 112 634 nhà máy thuộc năm tỉnh.

(2b) Tôi đột ngột trở về Đức là để kịp dự lễ tang người em trai và tham dự một cuộc họp rất quan trọng với LĐBĐ Đức. Cuộc họp này dành cho các HLV đang làm việc ở nước ngoài. Ông Weigang đã thông báo như vậy cho chúng tôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hà Thúc Hoan, Kĩ thuật hành văn: Rèn luyện kĩ năng viết, Nxb Đồng Nai, 1995.

Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, 1985.

Nguyễn Hiến Lê & Nguyễn Q. Thắng, Chúng tôi tập viết tiếng Việt. Nxb Long An, 1990.

CHƯƠNG IX: HIỆN TƯỢNG DƯ TRONG NGÔN NGỮ1. HIỆN TƯỢNG DƯ VÀ LƯỢNG THÔNG TIN CỦA SỰ KIỆN

1.1. Thế nào là một hiện tượng dư?

Nghe một diễn giả thuyết trình, nói toàn những điều mọi người đã biết, toàn những thông tin cũ mèm, người nghe sẽ phản ứng: "Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!". Diễn giả nọ đã nói những điều dư thừa, vô ích.

Page 220: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Có ai đó kể lại một vụ bê bối lớn rồi hạ lời bình: "Đúng là thượng bất chính thì...". Mới nghe tới đó bạn biết ngay phần cuối của lời bình sẽ là "hạ tắc loạn". Chúng ta nhận xét trong "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" chỉ mới nghe nửa đầu chúng ta đã nhận ra ngay nửa cuối. Chúng ta nói tục ngữ này cũng dư nửa cuối.

Trong hệ thống chữ viết La tinh, trong đó có chữ quốc ngữ, có nhiều chữ in nếu che đi một nửa ta vấn nhận ra chữ đó. Các chữ A, H, O, U, V, M, N... nếu che đi nửa phải hay nửa trái thì chúng ta vẫn nhận diện được chúng. Các chữ N, M, Q, K, V... nếu che đi nửa trên thì chúng vẫn nhận diện được. Sẽ không ảnh hướng gì tới sự nhận dạng các chữ E, A nếu chúng mất một nét ngang giữa... Chúng ta nói cấu tạo chữ viết La tinh cũng chứa đựng những yếu tố dư.

Một yếu tố dù vắng nó nhưng người ta vẫn có thể nhận ra nó nhờ những yếu tố khác thì được coi là dư.

Nghiên cứu hiện tượng dư và lượng thông tin của từ ngữ trong một văn bản có ý nghĩa đặc biệt cho việc lĩnh hội nội dung một văn bản, và do đó cho việc tóm tắt một văn bản. Vì rằng khi tóm tắt một văn bản, người ta phải rút gọn cho câu ngắn hơn cũng như rút bớt một số câu sao mà vẫn chuyển tải được nội dung chủ yếu của nó. Muốn vậy cần giữ lại những từ ngữ chứa đựng những thông tin chủ yếu của văn bản đó.

1.2 Vì sao có hiện tượng dư trong ngôn ngữ?

Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp của con người. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu, do con người tạo ra. Nó là một hệ thống kí hiệu do cộng đồng xã hội tạo ra. Vậy ngôn ngữ không phải là một hệ thống kí hiệu hình thức, ở đó mỗi kí hiệu có một giá trị đơn nhất xác định. Trong hệ thống kí hiệu ngôn ngữ, một kí hiệu có thể biểu hiện nhiều khái niệm, nhiều chức năng và một khái niệm, một chức năng có thể được thể hiện bằng nhiều kí hiệu khác nhau. Do vậy trong hệ thống kí hiệu ngôn ngữ có nhiều hiện tượng dư.

Page 221: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1.3 Mức độ dư của một sự kiện.

Chúng ta thường gặp trong các bản đánh máy vi tính, các ấn phẩm những dấu bị sót, những chữ, những từ ngữ bị thiếu, những chữ mà lẽ ra phải là những chữ khác, từ khác... Trong nhiều trường hợp, chúng ta không thể luận ra những chữ, những từ bị bỏ sót là gì. Nhưng cũng có không ít trường hợp chúng ta biết được chắc chắn hoặc gần như chắc chắn những dấu, những từ ngữ bị bỏ sót đó. Cũng có những trường hợp khả năng đoán trúng rất thấp, hầu như không thể. Chúng ta nói những từ ngữ đó có mức độ dư khác nhau.

Ở những ví dụ dưới đây, chữ bị bỏ sót được ghi bằng dấu hỏi còn vần bị bỏ sót được ghi bằng dấu chấm lửng:

(1) q?âns ng?e, g?ềnh, h?yê'n, khoa?g

(2) đ... quê, k... quê, n... quê, d... quê, h...ng quê, ch... quê

Ở trường hợp (1), dựa theo luật chính tả tiếng Việt, chúng ta tái hiện chính xác được các chữ bị bỏ sót. Chẳng hạn, sau âm, /k/ viết bằng chữ q thì phải có âm đệm viết bằng chữ u. Do vậy, q?ân chính là "quân". Tương tự, dễ dàng nhận ra các tiếng còn lại là nghe, ghềnh, huyền, khoang.

Ở trường hợp (2), dựa theo kho từ vựng tiếng Việt, chúng ta tái hiện với xác suất quá 1/2 các vần hoặc cụm chữ bị bỏ sót. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, ngoài hai từ "đất quê", "đời quê" liệu còn từ nào nữa mà dạng bị bỏ sót lại là "đ... quê" ? Do vậy xác suất đoán trúng vần bị bỏ sót này là 0,5.

Mức độ dư của một sự kiện được xác định qua khả năng nhận biết (cũng nói: khả năng đoán chắc) sự kiện đó.

1.4 Lượng thông tin của một sự kiện

Khi bạn cung cấp thông tin về một sự kiện nào đó cho người khác, có thế xảy ra ba tình huống sau:

Page 222: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

a) Người nhận hoàn toàn chưa biết gì về sự kiện này. Trường hợp này, lượng thông tin của sự kiện mà bạn cung cấp cho người đó là 100%, không hề bị dư thừa.

b) Người nghe biết láng máng về sự kiện đó, biết một cách sơ lược, đại khái, chưa biết các tình tiết. Trường hợp này, lượng thông tin của sự kiện mà bạn cung cấp cho người đó có một phần hữu ích và một phần dư thừa. Tỉ lệ lượng thông tin hữu ích phụ thuộc vào mức độ thông tin mà người nghe đã biết về sự kiện đó.

c) Người nghe đã biết tường tận tất cả những gì mà bạn nói với họ. Trường hợp này, lượng thông tin mà bạn cung cấp cho họ bằng zéro, dư 100%.

Như vậy lượng thông tin của một sự kiện có quan hệ mật thiết với hiện tượng dư - khả năng nhận biết nó - của sự kiện đó. Khả năng nhận biết một sự kiện càng thấp thì lượng thông tin của sự kiện đó càng cao. Lượng thông tin của sự kiện, còn gọi là entropy của sự kiện, được biểu hiện bằng một công thức do C. Shannon và W. Weawer đưa ra vào năm 1949.

1.5 Có hiện tượng dư hữu ích.

Nhiều hiện tượng dư trong thông tin nói chung và trong ngôn ngữ nói riêng là hữu ích, ít hay nhiều tùy trường hợp. Trong giao tiếp, giữa người nói và người nghe có thiết lập một kênh truyền tin. Kênh này thường xuyên bị nhiễu (bị "ồn") và do đó tín hiệu truyền đi có thể bị lệch, bị méo hoặc bị mất đi. Để đảm bảo cho người nhận biết chính xác những thông tin mình truyền đi, trong nhiều trường hợp, người ta phải lặp lại những thông tin quan trọng và do đó tạo thành sự dư trong truyền thông tin. Có những nghề nghiệp chấp nhận độ dư 100% trong thông tin. Hoa tiêu sân bay thông tin cho phi công

chẳng hạn, không được sai lệch một chi tiết nhỏ. Trường hợp này người ta chấp nhận độ dư 100% trong thông tin.

2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THÔNG TIN NGÔN NGỮ

Page 223: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

2.1 Vai trò thông tin từ phía người nhận.

Ý nghĩa của một thông tin với mỗi người mỗi khác. Do vậy, cùng một thông tin, tuỳ nhu cầu mà mỗi người tiếp nhận mỗi khác, mức độ quan tâm tới những thông tin đó cũng khác nhau. Với nhiều cụ già đã gần đất xa trời thì những tin tức về cuộc thi hoa hậu hay một cuộc trình diễn thời trang chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng tin tức, về một loại thuốc mới hay một liệu pháp y học kéo dài tuổi thọ sẽ được các cụ đặc biệt quan tâm. Tin tức về giá đô la tăng hay giảm chẳng đáng quan tâm gì với những người lao động chạy gạo từng ngày nhưng lại đặc biệt quan trọng đối với những người buôn chứng khoán hay chủ ngân hàng...

Cùng một sự kiện mỗi người thấy ở đó một khía cạnh thông tin quan trọng nào đó. Cùng những vụ đổ bể của một số quỹ tín dụng, bài học mà những nhà điều hành kinh tế vĩ mô rút ra khác với bài học được rút ra từ những nạn nhân trực tiếp - những người gửi tiền vào đó.

Cùng một thông báo (1) “Anh Ba mua chiếc xe máy này ở Tây Ninh", nhưng thông tin đối với ba người hỏi ba câu dưới đây là khác nhau:

(2a) Ai mua chiếc xe máy này ở Tây Ninh?

(2b) Anh Ba mua chiếc xe máy này ở đâu?

(2c) Anh Ba mua gì ở Tây Ninh?

Người hỏi trong mỗi câu (2a-c) trên đây đã biết phần lớn các thông tin trong câu (1). Họ chỉ chưa biết một điểm nào đó và do đó câu (1) chỉ cung cấp cho họ một thông tin có giá trị nào đó mà thôi. Đó là ai (mua) (đối với câu 2a), là ở đâu (đối với câu 2b) và mua gì (đối với câu 2c).

Nói rộng ra, những thông tin của một đoạn văn, một bài văn mỗi người tiếp nhận một khác, tùy nhu cầu và tùy tầm nhận thức của mỗi người.

2.2 [*A] Những loại thông tin khác nhau

Page 224: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trong mỗi câu nói có thể chứa đựng những loại thông tin khác nhau. Có những điều người nói thông tin một cách rõ ràng, có những điều người nghe nhận ra nhờ những tín hiệu ngôn ngữ hoặc tình huống nói năng nào đó. Để minh họa, chúng ta quan sát những câu sau đây:

(3) Bài này được 8 điểm.

(4) Bài này cũng được 8 điểm.

(5) Bài này được có 8 điểm.

(6) Bài này cũng được có 8 điểm

(7) Bài này mà được 8 điểm.

(8) Bài này mà được có 8 điểm.

2.2.1Hiển ngôn

Tất cả những câu trên đây đều chứa đựng những thông tin hiển ngôn như câu 3. Gọi là hiển ngôn vì thông tin này được nói rõ ngay trong mỗi câu. Ngoài ra, các câu 4-8 còn chứa đựng những thông tin khác nữa.

2.2.2Hàm ngôn: tiền giả định

Trong câu 4, nhờ từ cũng mà chúng ta biết được rằng ngoài bài trên đây thì:

(9) Có bài khác được 8 điểm.

Thông tin (9) được gọi là hàm ngôn vì điều này không được nói rõ trong câu 4. Hơn nữa, kiểu hàm ngôn này được gọi là tiền giả định vì ta nhận ra nó nhờ quy luật ngôn ngữ và thông tin 9 này không phải là ý định của người nói. Như vậy: câu 4 cho chúng ta biết hai điều là (3) và (9).

2.2.3Hàm ngôn: hàm ý ngôn ngữ

Page 225: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trong câu 5, nhờ từ có mà chúng ta biết được rằng người nói đánh giá rằng:

(10) Số điểm mà bài trên đây đạt được là ít, là thấp.

Vì ta có thể nói như 5b nhưng không thể nói như 5c:

(5b) Bài này được có 8 điểm. Thấp quá. (+)

(5c) Bài này được có 8 điểm. Cao quá. (-)

Hàm ý này được gọi là hàm ý ngôn ngữ vì người nghe nhận ra hàm ý trên nhờ cấu trúc ngôn ngữ chứ không cần nhờ tới tình huống giao tiếp, tình huống hội thoại.

Như vậy: câu 5 cho chúng ta biết hai điều là (3) và (10).

Câu 6 có hai từ cũng và có. Giống như câu 4, nhờ từ cũng mà câu 6 có tiền giả định (9). Giống như câu 5, nhờ từ có mà câu 6 có hàm ý (10).

Như vậy: câu 6 cho chúng ta biết ba điều là (3), (9) và (10).

Trong câu 7, nhờ từ mà chúng ta biết được câu đó thể hiện quan điểm sau đây của người nói và cũng là hàm ý ngôn ngữ của (7):

(11) Bài này không đáng được 8 điểm. Bài này đáng bị dưới 8 điểm.

Câu 8 có hai từ mà và có. Giống như câu 5, nhờ từ có mà câu 8 có hàm ý đánh giá là câu 10. Giống như câu 7, từ mà làm cho câu 8 có hàm ý.

(12) Bài này không đáng bi 8 điểm. Bài này đáng được trên 8 điểm.

2.2.4 Hàm ý hội thoại.

Có những câu nói, hàm ý chỉ nảy sinh trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Chúng ta gọi đó là hàm ý hội thoại.

2.3 Vai trò thông tin từ phía người nói

Page 226: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trong giao tiếp không phải lúc nào người ta cũng nói thẳng băng mọi điều. Có những điều được nói một cách bóng gió, xa xôi. Đây chính là hàm ý trong những câu nói. Ở những câu 4 - 8 trên đây, các hàm ngôn, hàm ý được thể hiện nhờ những từ cũng, có, mà. Đây là những từ hư. Trong tiếng Việt, từ hư có vai trò quan trọng đặc biệt, không những để biểu hiện các quan hệ ngữ pháp mà còn để thể hiện những hàm ý. Dùng từ hư một cách thành thạo là một trong những yêu cầu trong việc rèn luyện tiếng Việt.

3. HIỆN TƯỢNG DƯ TRONG NGÔN NGỮ

3.1 Thông tin và hệ quả lôgích. Hiện tượng dư lôgích

Một sự kiện thường có những hệ quả lôgích nhất định. Đó là những điều tất yếu suy ra từ sự kiện đó. Những loại thông tin ngôn ngữ khác nhau cũng có những hệ quả lôgích nhất định.

Không chú ý tới điều này dễ xảy ra hiện tượng dư thừa một cách lôgích trong ngôn từ.

Ví dụ 1: Sự kiện A là: "Ông X thông báo công khai trên tivi và trên đài phát thanh rằng toàn bộ giấy tờ của ông đã bị mất ngày Y”. Một hệ quả lôgích của A là: Mọi vụ việc liên quan tới những giấy tờ đó xảy ra sau ngày Y sẽ không phải do ông X thực hiện.

Ví dụ 2: Nói rằng X là một xác chết tức là đã có một hệ quả lôgích là X bất động. Không chú ý tới điều này có thể tạo ra một câu dư thừa, như:

(1) Xác chết đầu tiên là một phụ nữ trạc tuổi 40 nằm bất động phía dưới dốc. (CA tp. số 302).

Ví dụ 3: Một điều gì đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ có hệ quả lôgích là điều đó đã được công khai. Như vậy câu dưới đây cũng bị dư:

Page 227: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(2) Hiện nay rất nhiều cơ quan đăng thông báo tuyển người công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. (TT, 31 10.1992).

Ví dụ 4: Một hệ quả của "cán bộ hoạt động cách mạng lão thành" là đã nhiều tuổi.

Do vậy câu dưới đây cũng bị dư:

(3) Các đồng chí cán bộ lão thành là những bậc cao niên trên 80 tuổi đã đến dự lễ chúc thọ. (SGGP, 05.9.1992).

Hoàn toàn không làm thay đổi nghĩa của câu 3 nếu sửa lại như sau:

(3b) Các đồng chí cán bộ lão thành trên 80 tuổi đã đến dự lễ chúc thọ.

Những ví dụ khác:

(4) Hồi đó, ở Pháp ông là một trong số những người đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực này.

(5) Khi còn là một chàng thanh niên, Hồ Quý Hưng lúc 30 tuổi đã chọn chiếc xích lô coi như là nghề mưu sinh chính của mình. (Long An, 14.8.1993)

3.2 Những hiện tượng dư ngữ nghĩa

Do những cấu trúc cố định: Trong ngôn ngữ, những cấu trúc cố định như tục ngữ, thành ngữ và quán ngữ đã định hình trong ngôn ngữ của mỗi người. Mỗi người đã thuộc lòng hàng trăm hàng nghìn thành ngữ, tục ngữ. Do đó, chỉ cần nói một phần của cấu trúc cố định đó là người nghe nhận ra ngay toàn bộ cấu trúc. Với ý nghĩa ấy, tục ngữ và thành ngữ là những cấu trúc dư. Ví dụ: Trắng như trứng (gà bóc); Bụt chùa nhà (không thiêng); Con nhà tông không (giống lông cũng giống cánh)...

Dùng lặp lại những từ đồng nghĩa. Ví dụ:

(6) Trên phương diện lí thuyết, chế độ dân chủ căn cứ trên hai quan niệm: chủ quyền thuộc về toàn dân và nguyên tắc mọi người bình đẳng.

Page 228: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Ở câu 6, hoặc chúng ta coi là dùng dư từ "hai" hoặc dùng thiếu từ "nguyên tắc". Nghĩa là câu đó có hai cách sửa:

(6a) ... căn cứ trên quan niệm chủ quyền thuộc về toàn dân và nguyên tắc mọi người bình đẳng.

(6b) ... căn cứ trên hai quan niệm: nguyên tắc chủ quyền thuộc về toàn dân và nguyên tắc mọi người bình đẳng.

Nếu coi từ "quan niệm" có thể thay thế cho từ "nguyên tắc" thì câu 6b có thể sửa thành:

(6c) ... căn cứ trên hai quan niệm: chủ quyền thuộc về toàn dân và mọi người bình đẳng.

(7) Sao anh không giữ anh ấy có hơn không?

Anh đã chúc anh ta "lên đường thượng lộ bình an" rồi.

"lên đường bình an" = "thượng lộ bình an" "lên đường thượng lộ bình an" là dư.

(8) Nhiều người bị sốc khi thấy một cái tai người mọc trên lưng một con chuột như tấm ảnh dưới đây cho thấy.

(9) Nhưng mới cách đây vài hôm trở về trước, sở dĩ thái độ tôi như thế vì Hạnh đối với tôi như cái bánh dở dang ăn chưa trọn vẹn.

Cách đây nói về thời đã qua còn sau đây nói về thời sắp tới. Do vậy câu trên dư cụm trở về trước.

Trong khẩu ngữ có thể chấp nhận lối nói dư, nhưng trong bút ngữ thì không. Ví dụ: Có thể nói "Bởi vì vậy”, "Bởi vì thế", "Bởi vì đâu" nhưng không nên viết như vậy.

Do không hiểu từ nước ngoài.

"Triển lãm Expo. 92"

Page 229: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Expo là từ rút gọn của exposition có nghĩa là "triển lãm" rồi.

3.3. Những hiện tượng dư ngữ pháp: hiện tượng chập cấu trúc

Trong ngôn ngữ, có những câu có cấu trúc khác nhau nhưng cùng diễn đạt một nội dung. Nhập hai câu loại này vào trong một câu sẽ gây ra hiện tượng dư ngữ pháp. Đó là hiện tượng chập cấu trúc. Một số ví dụ:

(1) nhà họa sĩ, người thủy thủ, người bác sĩ, người ân nhân, người kĩ sư, ...

(2) Sự tiên đoán này đã kích thích các nhà khoa học gia cố gắng tìm các nguyên tố mới [...]

nhà khoa học = khoa học gia -> "nhà khoa học gia" là dư.

(3) Một nhóm các nhà chuyên gia người Anh đã chế tạo thành công thiết bị lọc nước mới.

(4) năm lên 7 + năm 7 tuổi -> năm tôi lên 7 tuổi

(5) Tuổi trẻ chúng ta chẳng khác nào như một đàn chim đã đủ lông đủ cánh.

chúng ta chẳng khác nào một đàn chim + chúng ta như một đàn chim -> chúng ta chẳng khác nào như một đàn chim.

(6) Khi thi vi tính các em đều đậu 100%

(7) Công an phường phố Huế đã tạm giữ 4 760 bao thuốc lá 555 trị giá gần 19 triệu đồng của bà Trần Thị Mai và ông Đào Văn Ninh ở phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm. Hai người sẽ phải nộp phạt ít nhất là 12 triệu đồng trở lên".

Có người đã bình về câu cuối cùng này như sau:

"ít nhất trở lên

Page 230: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Nhiều nhất trở xuống

Viết vội nên cuống

Trung bình.... trở ngang".

3.4 [*A] Hiện tượng dư và đặc điểm ngôn ngữ

Mỗi ngôn ngữ đều có những "lôgích" riêng trong cách biểu hiện, trình bày thế giới khách quan. Do vậy, nhiều lối nói ở ngôn ngữ này là chuẩn mực, là đúng đắn về “lôgích” nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ khác lại thành dư và ngây ngô.

Trong số này có đại từ phản thân, nó trỏ chính đối tượng có một hành động, một thuộc tính nào đó. Đó là từ mình: svoj (tiếng Nga); himself, oneself (tiếng Anh), soi-même (tiếng Pháp)... Trái với nhiều ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt ít khi dùng từ "của mình", "ở mình".

Người Việt nói "Tôi đau bụng"; "Nó rất yêu bố" mà không nói "Tôi đau bụng của mình"; "Nó rất yêu bố của mình". Trong khi chúng ta nói "Nó không tự tin" thì người Anh lại nói "Nó không tự tin ở mình" (He is not confident of himself; He lacks self-confidence). Không chú ý tới điều này, nên trong không ít câu dịch sang tiếng Việt đã dư cụm "của mình". Chẳng hạn, trong phim "Quyền được yêu" chiếu trên VTV3, chúng ta gặp những câu:

- Tại tôi không biết giữ mồm giữ miệng của mình.- Tôi phải trở về bệnh viện của mình.

Ví dụ khác: "Toà nhà mà anh thấy cái nóc đã phủ rêu của nó chính là toà nhà chúng ta đang tìm".

3.5 [*A] Ngữ cảnh và hiện tượng dư

Lượng thông tin của mỗi từ trong một câu cũng khác nhau. Lượng thông tin của từ ngữ trong mỗi câu độc lập cũng khác với lượng thông tin của chúng khi đứng trong chuỗi câu. Nhờ những tri thức về ngôn ngữ, về xã hội,

Page 231: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

văn hóa ... người đọc có thể luận ra ("giải mã") một số từ ngữ bị mất trong một câu. Ví dụ: Trong chuỗi hai câu dưới đây, chúng ta bỏ đi mười từ và thay chúng bằng những con số.

(1) "[1] công bố cho biết họ [2] thành công [3] việc dùng thuốc [4] trị [5]. Họ đã [6] một hợp [7] nhiều triệu [8] xuất khẩu loại thuốc [9] sang [10] Âu".

Trong số mười từ bị bỏ đi này, có thể tái hiện được nhiều từ ngữ với độ chính xác cao. Chúng ta phân tích:

"A cho biết họ [2] thành công ...". Sau động từ "cho biết" phải là một cụm C — V. Thế mà "họ [2] thành công" chính là một cụm C - V, với C = họ; Vậy còn lại V = [2] + thành công. Tới đây, nhờ kiến thức ngữ pháp ta biết đích xác rằng [2] là một từ đi phụ với động từ "thành công". Câu thứ hai của chuỗi cho biết "họ đã ... xuất khẩu". Do vậy, hầu như là chắc chắn [2] = đã (rất ít khả năng là sẽ). Ta được: " [1] công bố cho biết họ đã thành công [3] việc dùng thuốc ..."

Phần cuối này lại là bổ ngữ của động từ "thành công". Chúng ta có hai cách nói rất hay dùng: "thành công trong / với việc dùng ...". Ta suy ra: [3] = trong / với. Hai từ chưa biết, [4] và [5], chúng ta không có căn cứ gì để đoán cả. Chỉ biết rằng [4] là một loại thuốc còn [5] là một loại bệnh có liên quan tới thuốc [4]. Do vậy, phần đầu của chuỗi câu trên là:

(1b) ”[1] công bố cho biết họ đã / sẽ thành công trong / với việc dùng thuốc [4] trị [5]

Bây giờ ta quan sát câu thứ hai trong chuỗi (1):

Họ đã [6] một hợp [7] nhiều triệu [8] xuất khẩu loại thuốc [9] sang [10] Âu".

Trước hết ta phân tích đoạn cuối : "... xuất khẩu loại thuốc [9] sang [10] Âu". Hai câu trong chuỗi (1) có liên kết với nhau. Do vậy [4] và [9] là

Page 232: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

cùng một loại thuốc. Thế thì hoặc là [9] đã lặp lại [4], hoặc [9] là một đại từ để thay thế cho [4]. Nghĩa là [9] = [4] / {đó, nầy / ấy}. Ngữ cảnh "xuất khẩu ... sang ..." cho biết "[10] Âu" là một địa danh: tên gọi của một nước hoặc một khu vực hoặc một châu lục. Do vậy, chúng ta có thể đoán:

[10] Âu = {châu, Bắc, Tây, Đông} Âu

Bây giờ ta phân tích đoạn đầu: "Họ đã [6] một hợp [7] nhiều triệu [8]" Trong ngữ cảnh "nhiều triệu [8]: ta biết được [8] trỏ loại tiền. Đây là buôn bán quốc tế, nên [8] là loại tiền thông dụng để giao dịch: đô la, phrăng, bảng, mác, yên. Trong cụm trên, họ ở vị trí chủ ngữ, từ một báo hiệu một danh từ và đó sẽ là bổ ngữ. Do vậy "đã [6]" là một động ngữ. Đây là giao dịch thương mại quốc tế, cho nên [6] = Kí và "một hợp [7]" = "một hợp đồng". Tới đây, chúng ta tái hiện được chuỗi (1) như sau:

(1) "[1] công bố cho biết họ [đã] thành công [trong] việc dùng thuốc [4] trị [5]. Họ đã [kí] một hợp [đồng] nhiều triệu [đô la / mác / bảng / phrăng] xuất khẩu loại thuốc [4 / này / đó] sang [châu / Bắc / Tây / Đông] Âu".

Theo cách hiểu trên đây, những phần mà chúng ta đoán được hoặc gần như đoán được có thể gọi là dư ngữ cảnh.

Vậy thì, trong chuỗi trên, các từ [1], [4], [5] chứa một lượng thông tin đặc biệt quan trọng nếu chúng là hai câu đầu tiên cho một bản tin hoặc một bài nào đó. Tuy nhiên, nếu đặt chuỗi trên trong toàn bài thì vẫn có thể đoán chính xác được.

Trong nguyên bản, ta có [1] = Trung Quốc; [4] = bắc; [5] = siđa; [8] = này; [10] = châu //

BÀI TẬP

1. Vì sao những câu dưới đây dư? Hãy chỉ ra chỗ dư đó. Chúng thuộc kiểu dư nào? Hãy sửa lại cho hết dư:

Page 233: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(1.1) Qua vụ việc này, có thể rút ra thêm những bài học quý cho người làm báo từ vụ xét xử nhà báo Nguyễn Minh Diên hai lần vừa qua.

(1.2) Tôi đến hơi muộn một chút.

(1.3) Nhưng mùa xuân này, nông trường Đông Hải không được bội thu vì bình quân mỗi héc ta chỉ thu hoạch có gần ba tấn thóc. Sở dĩ như vậy, vì năm nay nông trường đã bị một đợt nắng kéo dài, ...

-> ( ) Nhưng mùa xuân này, nông trường Đông Hải không được bội thu. Bình quân mỗi héc ta chỉ thu hoạch có gần ba tấn thóc. Năm nay nông trường đã bị một đợt nắng kéo dài ...

(1.4) Đúng như Lê-nin đã nói: "Nhiệm vụ thật sự sáng tạo xã hội cộng sản, chính là thanh niên phải đảm nhiệm lấy".

dư: là

(1.5) Đề báo.

KẾT THÚC HỘI THẢO VỀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC

"THỰC TRẠNG VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NGƯỜI BÍ THƯ, CHỦ TỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN”

Nên sửa thành:

KẾT THÚC HỘI THẢO “THỰC TRẠNG VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NGƯỜI BÍ THƯ, CHỦ TỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN”

2. Những câu sau đây dư một cách lôgích. Hãy giải thích rồi rút gọn lại mà vẫn giữ nguyên nghĩa.

(2.1) [Bà con ai cũng hả dạ, mát lòng khi nhìn những ngôi trường khang trang, mới mẻ trên quê hương mình.] Song đó là điều nhìn thấy từ bên ngoài. Thực chất trong những công trình, chất lượng của nó ra sao?

Cách sửa 1: Đó là điều thấy từ bên ngoài. Song thực chất ra sao?

Page 234: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Cách sửa 2: Song đó là điều thấy từ bên ngoài. Còn bên trong chất lượng ra sao?

(2.2) Bia đá bên phải ở bia có đề dòng chữ "...

Vậy dư: "ở bia". Liệu có dòng chữ ở ngoài bia?

(2.3) Đây là một vùng đất quê hương của các vua Trần.

Vậy dư: "một". Các vua Trần có nhiều vùng đất quê hương?

(2.4) Đằng sau phép màu kinh tế kì diệu đó che giấu một thực tế đầy khó khăn.

dư lôgích (?) : đằng sau ... che giấu; nên sửa : che giấu là

(2.5) Bình quân mỗi ngày của 4 tháng trước đó, xí nghiệp chỉ khai thác được 9.000 tấn/ngày.

Sửa: Bốn tháng trước đó, bình quân xí nghiệp chỉ khai thác được 9.000 tấn/ngày.

(2.6) Thấm thoát thời gian trôi qua đã một năm rồi.

Vì "thấm thoát" có nghĩa là "thời gian trôi qua nhanh" nên ta sửa thành:

Thấm thoát đã một năm rồi.

3. Vì sao kết luận được rằng những câu dưới đây dư do có hiện tượng chập cấu trúc?

(3.1) Nhân thể bàn về vấn đề tuổi trẻ và ước mơ tôi lại nhớ tới lời dạy của Bác Hồ [...]

(3.2) Anh ấy cao xấp xỉ khoảng 1 mét 68.

(3.3) Đây là ngôi trường tôi hằng mơ ước từ bấy lâu nay

Page 235: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

(3.4) Sau gần một ngày đi đường, tôi đã đến Huế lúc 8 giờ tối. Câu này là do sự chập hai câu sau:

(a) Sau gần một ngày đường, tôi đã đến Huế lúc 8 giờ tối.

(b) Sau gần một ngày đi, tôi đã đến Huế lúc 8 giờ tối.

(3.5) Bờ biển nước ta dài, vỏ ốc nhiều vô số kể.

(3.6) Cái cặp mắt đẹp [...] đang cúi xuống một cuốn sách truyện dịch đã nhầu nát để mở trên đùi.

(3.7) Hôm qua tôi đã đọc suốt cả ngày.

Câu trên đây là kết quả của sự chập hai câu sau: Hôm qua tôi đã đọc suốt ngày + Hôm qua tôi đã đọc cả ngày

(3.8) Mưa trọn cả buổi chiều.

4. Tái hiện lại những từ bị bỏ đi (và đã được thay bằng những số) trong câu sau:

"Cảnh sát [1] đã bắt được một [2] chuyên làm [3] tiền [4] Trung Quốc, đồng thời [5] số tang vật 42,5 [6] nhân dân tệ (7,5 [7] Mĩ)."

Đáp: [1] = Đài Loan; [2] = ổ; [3] = giả; [4] = nhân dân tệ; [5] = bắt; [6] = triệu; [7] = triệu đô la

CHƯƠNG X: ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN BẢNNgôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người.

(Lênin)

1. NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN VỀ VĂN BẢN

1.1 Mở đầu

Khi giao tiếp, người nói phải thực hiện việc lập mã, nghĩa là chuyển nội dung ý nghĩa thành ngôn bản, còn người nghe phải thực hiện việc giải mã,

Page 236: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

nghĩa là tìm ra ý nghĩa của ngôn bản tiếp nhận được. Đó là quá trình tạo lập ngôn bản của người nói và phân tích ngôn bản của người nghe.

Một ngôn bản biểu hiện bằng chữ viết sẽ được gọi là một văn bản. Trong khuôn khổ của sách này, chúng ta chỉ quan tâm tới văn bản.

Trước tiên cần xác định văn bản là gì.

1.2 Văn bản

Một chỉ thị của ủy ban nhân dân, một thông báo của giám đốc xí nghiệp, một thư mời của một viện nghiên cứu, một đơn xin việc làm, một đề cương nghiên cứu khoa học, một tường trình cho công an về một sự việc... đều là những văn bản. Vậy văn bản là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn bản. Chúng ta dùng định nghĩa sau:

Văn bản là kết quả của một quá trình tạo lời nhằm một mục đích nhất định: chuyển một nội dung hoàn chỉnh cần thông báo thành câu chữ.

Các câu trong một văn bản được liên kết lại với nhau, chúng tạo thành những đơn vị với những tầng bậc khác nhau của văn bản. Đó là:

CÂU - CỤM CÂU - ĐOẠN VĂN - VĂN BẢN

Trong những văn bản phức tạp, rộng hơn đoạn văn còn có thể là mục - chương - phần - khoản - tiết... Ngoài phần trung tâm là nội dung cần thông báo, trong một văn bản thường thường còn có phần đầu và phần cuối.

Cụm câu: Trong văn bản có những câu liên kết chặt chẽ với những câu khác. Đứng riêng, nó không cho ta biết đầy đủ nội dung cần thông báo. Cần cả một cụm câu mới thành một chỉnh thể thông báo, có cương vị là một bộ phận trọn vẹn trong giao tiếp.

Page 237: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Đoạn văn: Một tập hợp các cụm câu, tạo ra một chỉnh thể thông báo về một nội dung rộng hơn so với nội dung một cụm câu. Ta nói đoạn văn là một chỉnh thể về một chủ đề.

Giống như một văn bản, trong một đoạn văn đầy đủ cũng có ba phần nhỏ: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Ba phần nhỏ này cũng có liên kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ:

"Có một giai thoại về sách bỏ túi. Hôm ấy, Henri Filipacchi, phụ trách khâu phát hành của nhà xuất bản Hachette, quan sát một người lính Mĩ vừa bước ra khỏi một hiệu sách ở Paris. Ông ngạc nhiên khi thấy anh ta xé sách ra làm đôi rồi bỏ vào mỗi túi nửa cuốn. Một ý nghĩ thoáng hiện ra trong đầu Filipaechi: Tại sao không làm một cuốn sách có thể bỏ vừa vặn vào trong một cái túi? Và ngày 9.2.1953, cuốn sách bỏ túi đầu tiên do nhà Hachette phát hành đã xuất hiện tại Pháp". (KTNN, số 218, tr.9)

Ở đoạn trên, câu mở đoạn đồng thời là chủ đề của đoạn là "Có một giai thoại về sách bỏ túi". Và kết đoạn là "Và ngày 09.2.1953, cuốn sách bỏ túi...". Thân đoạn đã triển khai câu chủ đề. Đó là sự tường thuật (kể lại) một giai thoại về sự ra đời của loại sách bỏ túi. Có nhiều cách để triển khai một chủ đề.

Thường thì đoạn văn không đầy đủ cả ba thành phần đó.

Đoạn văn được xây dựng bằng cách triển khai một câu: Sự triển khai này được thực hiện vào một hoặc nhiều từ thể hiện một ý nào đó trong câu. Ví dụ:

"Thành phố nhỏ của tôi có hai người đã một thời là bạn. Người tên Tuất, người tên Thi. Tuất sống đơn côi với mẹ già trong túp nhà nhỏ ở ngoại ô sát cánh đồng lúa. Thi vợ đẹp, con khôn, nhà cao, cửa rộng ngụ giữa trung tâm thành phố. Mấy năm gần đây, do cơ chế mới, Thi có bốn cửa hàng lớn nhưng, nổi tiếng nhất vấn là nhà hàng cày tơ bảy món trương cái biển to tướng".

Page 238: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Đoạn trên làm nhiệm vụ "mở đầu" cho truyện ngắn "Hai người trong thành phố” của Kiều Vượng. Đoạn mở đầu này lại có câu mở đoạn, nó cho chúng ta biết một thông tin quan trọng: "(có hai người) đã một thời là bạn". Cụm từ "đã một thời là bạn" mở ra câu chuyên về hai người, về một sự đối lập: trước đây là bạn, nay không còn là bạn nữa. Thân đoạn đã triển khai vị ngữ "có hai người..." của câu mở đoạn thành các câu đứng song song được liên kết với nhau qua những nội dung tương phản, đối lập nhau: Hiện nay họ là ai, ở đâu, cuộc sống ra sao... Hiên tại đối lập với quá khứ. Hiện tại không là bạn được đối lập với quá khứ là bạn. Thế là mạch chuyện được tiếp nối bằng những đoạn thể hiện phần trung tâm của câu chuyên. Đoạn mở đầu này không có kết đoạn.

Văn bản được phân thành nhiều thể loại. Trong khuôn khổ của giáo trình này, chúng ta chỉ đề cập tới hai loại văn bản quan trọng và thiết thực nhất cho hầu khắp ngành nghề: Văn bản khoa học và văn bản hành chính-công vụ.

Muốn có một văn bản chuẩn về ngôn ngữ và cấu trúc, các câu chữ trong văn bản cần được chuẩn mực và nhất quán trên nhiều phương diện : từ ngữ, chính tả, dấu câu, cách viết tắt, cách qua hàng, nghĩa của từ, các câu đúng về ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa, không sai mà cũng không thừa, giữa các câu trong một văn bản có sự liên kết và chặt chẽ với nhau, tạo thành những cụm câu, đoạn văn có mối quan hệ lôgích, mạch lạc.

Như vậy, văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung cũng như hình thức, có tính hệ thống về cách tổ chức các đơn vị và sự liên kết chúng với nhau.

1.3 Văn bản khoa học và văn bản hành chính công vụ

Có những thể loại văn bản khác nhau. Có nhiều cách phân loại chúng. Trong những thể loại được mọi người thừa nhận có thể loại khoa học và thể loại hành chính-công vụ. Ngoài ra còn có những văn bản thuộc thể loại thông tấn-báo chí, văn học nghệ thuật...

Page 239: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1.3.1Văn bản khoa học. Đó là:

Các công trình khoa học: sách, luận án, tập san khoa học, báo cáo khoa học, luận văn, đồ án tốt nghiệp, đề cương nghiên cứu khoa học, tổng thuật, tóm tắt các công trình khoa học...

Các giáo trình, các tập bài giảng, các bài thi...

Các tài liệu phổ biến khoa học, hỏi đáp khoa học.

1.3.2Văn bản hành chính-công vụ. Đó là:

Các văn bản pháp lí: hiến pháp, các bộ luật, sắc lênh, nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị, quy chế, chúc thư, hợp đồng, giấy bảo lĩnh, giấy hôn thú...

Các văn bản hành chính-công vụ: quyết định, công văn, chỉ thị, biên bản, tường trình, đơn từ, giấy chứng nhận văn bằng, giấy khen, giấy giới thiệu, thư mời...

Các văn bản ngoại giao: công điện, giác thư, công hàm, hiệp định, hiệp ước, hiệp nghị, nghị định thư, chứng thư...

Các văn bản của các tổ chức đoàn thể.

Các văn bản quân sự.

1.4 Một số ví dụ về văn bản hành chính công vụ (xem phần phụ lục)

2. PHONG CÁCH VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ HÀNH CHÍNH - CÔNG VỤ

Những thể loại văn bản khác nhau có những đặc trưng phong cách khác nhau về phương diện chức năng. Chúng ta nói chúng có các phong cách, chức năng khác nhau.

2.1 Phong cách khoa học

2.1.1Văn bản thuộc phong cách khoa học có chức năng thông báo.

Page 240: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Đó là sự chứng minh, phân tích, suy luận, lí giải, nhận xét, đánh giá, trình bày những hiện tượng và quy luật của tự nhiên cũng như xã hội.

2.1.2 Văn bản thuộc phong cách khoa học có những đặc trưng sau:

Có tính lôgích, nhất quán, chặt chẽ.

Có tính chính xác, khách quan, rõ ràng, tường minh (hầu như không có hàm ngôn), không mơ hồ.

Có tính súc tích, ngắn gọn, không chứa đựng những thông tin dư hoặc nhiễu.

2.1.3 Đặc trưng ngôn ngữ của phong cách khoa học:

Về từ ngữ:

Mỗi chuyên ngành khoa học có hệ thống thuật ngữ riêng, hầu hết không trùng với ngôn ngữ bình thường, trong nhiều chuyên ngành, hệ thống thuật ngữ mang tính chất quốc tế, ví dụ các danh pháp hóa học, dược học.

Hầu hết các thuật ngữ là đơn nghĩa.

Mỗi chuyên ngành có những đặc điểm riêng về lớp thuật ngữ. Chẳng hạn hầu hết các thuật ngữ pháp lí là từ Hán Việt - một đặc thù rất Việt Nam (Có một chi tiết lịch sử pháp lí nói lên đặc điểm này. Vào cuối thế kỉ 19, năm 1873, người Pháp không biết phạt hành vi quỵt vào tội gì theo hệ thống luật của Pháp: không phải ăn cắp hay ăn cướp, mà cũng không phải là ăn trộm!). Hầu hết các danh pháp hóa học mang tính chất quốc tế...

Các thuật ngữ trung hòa về phong cách, không chứa đựng những sắc thái nghĩa bổ sung. Văn bản khoa học trung hòa về sắc thái nghĩa.

Thuật ngữ khoa học trước hết là danh từ. Do vậy, một văn bản thuộc phong cách khoa học thường có số lượng danh từ nhiều hơn hẳn số lượng động từ. Số lượng tính từ lại càng ít.

Page 241: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Rất ít những từ ngữ thuộc lớp từ khẩu ngữ.

Về cú pháp:

Do chỗ văn bản thuộc phong cách khoa học có chức năng thông báo, trong đó là những chứng minh, phân tích, suy luận, lí giải, nhận xét, trình bày... nên câu trong loại văn bản này chủ yếu là những câu đầy đủ, không rút gọn.

Do văn bản thuộc phong cách khoa học là chứng minh, là lập luận nên nó chứa nhiều câu phức và câu ghép.

[Mở ngoặc: Câu phức là câu có một thành phần được mở rộng bằng một cụm chủ vị, tức là dùng cả một mệnh đề để mở rộng câu. Câu ghép là câu được hình thành do sự ghép nối hai câu khác nhau lại, mỗi câu này sẽ trở thành một vế trong câu ghép. Hai câu được liên kết (/ghép) lại nhờ các liên từ hoặc do nội dung lôgích của chúng.]

Trong các câu ghép thì dùng tường minh những cặp liên từ để thể hiện những quan hệ nhân quả (nguyên nhân - kết quả; điều kiện - kết quả...), nghịch nhân quả.

Do phong cách khoa học mang tính trung hòa về sắc thái, nên không cần cái "tôi" trong mỗi câu. Từ đây dẫn tới hai đặc điểm:

a) Nhiều câu vắng chủ ngữ, chủ ngữ không xác định hay còn gọi là câu vô nhân xưng.

b) Nếu xuất hiện chủ ngữ thì thường là "chúng ta/ta" (= tôi và các bạn) hoặc "nó" (trỏ đối tượng được đề cập).

Cũng do phong cách khoa học mang tính trung hòa về sắc thái, nên thứ tự từ ngữ, thứ tự các thành phần câu chủ yếu theo dạng chuẩn của tiếng Việt, nghĩa là rất ít khi có những cấu trúc đảo nhằm mục đích tu từ, chẳng

Page 242: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

hạn đảo vị ngữ ("Đã xanh lại trời thu tháng tám"), đảo trạng từ, đảo bổ ngữ ("Ung dung buồng lái ta ngồi")...

Là những câu ngắn gọn hơn, chứa đựng nhiều thông tin hơn so với những câu cùng loại ở những thể loại phong cách khác.

Cấu trúc của các đoạn văn rất rõ ràng. Nhiều chuyên ngành, nhiều vấn đề có những khuôn mẫu nghiêm ngặt về trật tự trình bày, như cách trình bày một luận án, luận văn, đồ án khoa học, cách tóm tắt một luận án.

2.2 Phong cách hành chính-công vụ (viết tắt: HC-CV)

2.2.1Văn bản thuộc phong cách HC-CV là loại văn bản điểu hành xã hội. Nó có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp. Như các ví dụ ở 1.3.2 cho thấy, văn bản HC-CV quy định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các tổ chức với các cá nhân, giữa các cá nhân với các cá nhân trong khuôn khổ của hiến pháp và các bộ luật và các văn bản pháp lí dưới luật, từ trung ương tới các địa phương.

2.2.2Những đặc trưng của văn bản HC-CV và những đặc thù ngôn ngữ của nó

Trong mỗi loại văn bản HC-CV đều có vai của người tạo lập văn bản trong quan hệ với vai của đối tượng tiếp nhận văn bản. Ví dụ: Trong Hiến pháp và các bộ luật, đó là quan hệ giữa hai vai "Nhà nước" / "công dân". Trong quy chế học vụ của một trường đại học đó là quan hệ giữa hai vai "hiệu trưởng” / “sinh viên". Trong đơn xin việc gửi tới một công ti thì lại là quan hệ giữa hai vai "người xin viêc” / “giám đốc công ti"...

Ba hệ quả của điều trên là:

a) Ngầm ẩn tồn tại một quan hệ tôn ti, thứ bực giữa các vai. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sắc thái của một số từ ngữ trong một văn bản HC-CV. Cách xưng hô trong thư của một chủ tịch ủy ban tỉnh gửi cho một sinh viên nghèo vượt khó khác với cách xưng hô trong thư cảm ơn của sinh viên đó gửi ông

Page 243: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

chủ tịch. Sinh viên đó phải xưng em chứ không thể nói "tôi gửi đồng chí chủ tịch lời chào trân trọng". Xã hội Việt Nam chưa quen lối nói này mặc dù trên lí thuyết là có thể. Như vậy cũng có những quy ước về cách xưng hô.

b) Khi hai cá nhân cùng thuộc vào một vai nào đó trong một văn bản HC-CV, thì hai cá nhân đó đều bình đẳng. Chẳng hạn, một ông giám đốc một công ti lớn đi học đại học tại chức, khi làm đơn gửi lên Phòng Giáo vụ xin được bảo lưu một kết quả học tập nào đó, thì vai của ông giám đốc này vẫn chỉ là học viên và bình đẳng với mọi học viên khác trong việc viết đơn xin bảo lưu một kết quả học tập. Theo nghĩa đó, người ta nói, yếu tố cá nhân trong một văn bản HC-CV đã bị loại trừ.

c) Văn bản HC-CV là tiếng nói của một cơ quan, một tổ chức chứ không phải của cá nhân nên không được thể hiện các quan điểm, sắc thái tình cảm cá nhân. Vì vậy, văn bản HC-CV có tính nghiêm túc, khách quan, không chấp nhận lối nói tùy tiện, khách sáo, khoa trương cũng như sắc thái bỡn cợt, châm biếm, mỉa mai hay "mớm lời". Nghĩa là phong cách cá nhân không được thể hiện trong một văn bản HC-CV. Ví dụ: Trong vự án xử tên Nguyễn Hồng Phương và đồng bọn nổ mìn giết hại những người mà bọn chúng tư thù trong dịp lễ hội ngày 10.02.1992 của nhân dân xã Hiền Lương (Sông Thao, Vĩnh Phú (nay thuộc tỉnh Phú Thọ)), chủ tọa phiên tòa đã nói những câu như:

(1) Chủ tọa phiên tòa gọi bị cáo bằng "anh" và cho phản cung không hạn chế.

(2) "Anh dùng mìn ném cá à? Sao lại ném trên cạn? Anh có say rượu không?"

(3) Gia đình nạn nhân bảo anh (bị cáo, NĐD) đáng tội tùng xẻo đấy, anh Phương nghĩ sao? Anh xin lỗi họ đi!...

(4) "[...] Tội tên Phương là nguy hiểm và trên nguy hiểm, đáng tử hình, nhưng [...]"

Page 244: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Chủ tọa phiên tòa quay sang hỏi gia đình nạn nhân:

(5) "Đi tàu hay đi xe? Đi tàu thì chúng tôi xử nhanh cho kịp giờ tàu."

(Theo báo Giáo dục và Thời đại, số 05.10.1992)

Chúng ta nhận xét:

Câu (1) cho thấy chủ tọa phiên tòa đã vi phạm ngôn ngữ chuẩn về cách xưng hô trong một phiên tòa. Chánh án phải gọi người bị kiện là "bị cáo" chứ không gọi là "anh".

Câu (2) thuộc loại câu hỏi để mớm cung. Trong tiếng Việt, câu hỏi "P à?" đã ngầm ẩn khẳng định rằng người nói nghĩ rằng P. Vậy câu này ngầm mớm lời rằng "Vì tôi say rượu nên đã ném cá trên cạn". Do đó tội danh sẽ được giảm nhẹ.

Cách nói câu (3) là không nghiêm túc, là châm biếm. Trong bộ Luật hình sự Việt Nam hiện không có hình phạt "tùng xẻo". Chánh án phiên tòa không nắm được (hay cố tình không nắm được?) pháp luật.

Câu (4) cũng lại cho thấy chánh án phiên tòa không nắm được pháp luật. Không có mức độ "trên nguy hiểm".

Câu (5) cho thấy thái độ tùy tiện của chánh án phiên tòa: muốn xử nhanh chậm thế nào cũng được.

Do để điều hành xã hội, nên chức năng của thể loại HC-CV là chức năng chi phối hành động: Một văn bản luật ra đời nhằm đòi hỏi các công dân tuân thủ những điều luật nào đấy. Một đơn khiếu tố của công dân gửi tòa án hoặc cơ quan thanh tra để tòa án hoặc cơ quan thanh tra theo chức trách của mình điều tra, làm sáng tỏ, khởi tố vụ án hoặc xét xử theo những khiếu tố đó.

Văn bản HC-CV có tính đơn giản, không mơ hồ, không cho phép những lối nói nước đôi. Nó đòi hỏi sự cụ thể do đó không chấp nhận những từ ngữ

Page 245: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

quá chung chung như "đạt được những thành tích đáng kể", "tiến bộ về nhiều mặt"... Những lối nói này chỉ nên dùng làm kết luận sau những số liệu cụ thể.

Văn bản HC-CV có tính lôgích, chặt chẽ, nhất quán và do đó, chính xác cao độ.

Ví dụ 1: Trong một văn bản, nếu đã dùng cụm từ "học sinh, sinh viên" thì không nên dùng thêm các cụm từ "học sinh cao đẳng", "học sinh đại học". Nếu đã dùng cụm từ "các loại xe gắn máy, xe ô tô" thì không nên dùng thêm các cụm từ "các loại xe mô tô, xe ca, xe buýt"...

Ví dụ 2: Đặc trưng chung của các bộ luật trên thế giới là cho phép thực hiện những gì mà luật pháp không cấm chứ không phải là thực hiện những gì mà luật pháp cho phép. Chẳng hạn, "mọi công dân (bình thường) có quyền lập gia đình", nếu một công dân (bình thường) không lập gia đình thì cũng chẳng sao, pháp luật Việt Nam không coi những người này là có hành động vi phạm luật pháp. Như vậy khi điều 5 của Luật xuất bản ghi "Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản" thì cũng tương tự như trường hợp trên, một cách lôgích, điều 5 này cũng có nghĩa là sẽ cho phép: Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm không thông qua nhà xuất bản". Vậy nên có những sửa đổi về câu chữ đối với điều luật trên.

Ví dụ 3: Trong thông báo số 2214-TB-VP, ngày 25.11.1992, Sở Nhà đất tp.Hồ Chí Minh có quy định "... Sở Nhà đất chỉ tiếp nhận và giải, quyết hồ sơ trực tiếp đối với người đứng tên chủ sở hữu căn nhà hoặc người có tên trong cùng hộ khẩu thường trú xin mua, bán, ủy quyền, khai trình nhà xuất cảnh..." Câu trên đây đã phạm hai sai lầm: a) Luật" pháp của ta cho phép công dân và các tổ chức được tham gia vào quan hệ giao dịch bằng cách thông qua người khác, tức ủy quyền cho người khác thay mặt mình để giải quyết một công việc gì đó. Quy định này "chỉ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tiếp đối với người đứng tên chủ sở hữu "căn nhà" đã mặc nhiên cản trở một quyền (ủy quvền) mà các pháp lệnh và nghị định đã cho phép, b) Khái niệm "người

Page 246: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

có tên trong cùng hộ khẩu thường trú" là không chặt chẽ, vì rằng có người đứng tên mà không đủ năng lực pháp lí (như vị thành niên, mù chữ...) thì sao?

Văn bản HC-CV phải ngắn gọn nhưng không được thiếu những thông tin cần thiết cho việc giải quyết những nhiệm vụ được đề ra trong nội dung văn bản.

2.2.3 Đặc trưng ngôn ngữ của phong cách HC-CV:

Về từ ngữ:

Có hệ thống thuật ngữ riêng trong từng tiểu loại HC-CV và được quy định dùng trong những hoàn cảnh xác định. Đó là:

Có các định danh cho những tổ chức, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp...

Có các danh xưng trong một hệ thống tổ chức.

Có các định danh cho những tài liệu của những tổ chức, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp...

Có các nghi thức lời nói trong những loại văn bản HC-CV khác nhau.

Hình thành những khuôn cụm từ được dùng trong từng loại chuyên ngành.

Hệ thống thuật ngữ trong văn bản HC-CV là đơn nghĩa, không mơ hồ và thống nhất cao độ và được tiêu chuẩn hóa.

Đáng tiếc, theo như sự trả lời của ông TL phó Viện trưởng Viện kiểm sát NDTP, là hiện nay còn tình trạng “Cùng một chứng cớ nhưng người này xét kiểu này, người kia xử kiểu khác, thậm chí ngược nhau. Có luật đấy nhưng hiểu và vận dụng nhiều khi cũng khác nhau” (TT, 23.02.1993). Kết quả là có những vụ án mà giữa tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm xử ngược nhau

Page 247: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

180 độ. Lên đến tòa giám đốc thẩm lại khác. Và nhiều vụ án kéo dài cả chục năm trời...

Có rất nhiều từ Hán Việt, nhất là trong những văn bản pháp lí.

Không dùng từ địa phương trong văn bản HC-CV.

Độ tập trung từ vựng của thuật ngữ (tần số thuật ngữ) trong mỗi chuyên ngành rất cao.

Phong cách HC-CV là phong cách của ngôn ngữ viết.

Tuy nhiên vẫn còn những điều không nhất quán trong hệ thống danh xưng hiện nay. Đó là sự không nhất quán trong hệ thống chức danh công chức nhà nước. Ví dụ:

(a) Phó thủ tướng, phó tư lệnh, phó giám đốc, phó chánh thanh tra...

(b) Thứ trưởng, vụ phó, hiệu phó, viện phó...

(c) Phó phòng, phó ban...

Nếu theo hệ thống (a) thì loại (b) cần sửa lại như sau: Thứ trưởng -> phó bộ trưởng; vụ phó -> phó vụ trưởng; hiệu phó -> phó hiệu trưởng; viện phó -> phó viện trưởng... và loại (c) được sửa lại như sau: Phó phòng -> phó trưởng phòng; phó ban -> phó trưởng ban...

Về cú pháp:

Có những khuôn mẫu văn bản xác định cho từng tiểu loại văn bản HC-CV. Ví dụ: Người ra văn bản phải chứng minh tính chất hợp pháp, hợp hiến của những quyết định của mình, văn bản do đúng cơ quan có thẩm quyền ban hành và theo đúng thủ tục quy định nhằm đảm bảo hiệu lực thi hành của văn bản. Do đó phải bắt đầu văn bản bằng những trạng ngữ nêu căn cứ pháp lí và dùng dấu chấm phẩy để kết thúc mỗi trạng ngữ, như:

Bộ trưởng (/Vụ trưởng/Tổng giám đốc/Hiệu trưởng...)

Page 248: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Căn cứ vào Điều...

Căn cứ vào quyền hạn của...

Xét nhu cầu...

Theo đề nghị của…

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1... (ghi nội dung quyết định)

Điều 2... (ghi tiếp nội dung quyết định, nếu còn)

Điều 3... (ghi hiệu lực văn bản: thời gian, không gian, có phủ định một số quyết định trước đó không)

Điều 4... (Những ai chịu trách nhiệm thi hành...)

Hệ quả của điều trên đây là trong những văn bản HC-CV có thể có nhiều câu phức, câu ghép rất dài. Thậm chí, được phát triển ra toàn bộ văn bản (như trong ví dụ vừa nêu). Trong quyết định trên, người ra quyết định là chủ ngữ, động từ trung tâm của vị ngữ là từ "quyết định". Nó có bổ ngữ là các điều 1, 2, 3, 4. Còn trạng ngữ là những cụm từ "căn cứ vào...", "Theo đề nghị của..."

Cách trình bày, sắp xếp các thành phần ngữ pháp của một câu cũng có những quy định riêng. Việc lựa chọn các kiểu câu dùng trong một văn bản cụ thể cần được thực hiện linh hoạt. Thông thường, đó là dùng những câu chủ động dạng đầy đủ. Tuy nhiên cũng có thể dùng những câu bị động khi không cần chỉ rõ chủ thế của hành động: "Điều này/Chỉ thị này đã không được nghiêm chỉnh thực hiện". Kết cấu đảo được dùng để nhấn mạnh những yếu tố cần thiết. Ví dụ: Hai cách viết sau đây có hai ý nhấn mạnh khác nhau:

a) "Xử lí kịp thời những vụ vi phạm nghiêm trọng là một khâu rất quan trọng để giữ gìn trật tự, an ninh đường phố".

Page 249: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

b) "Một khâu rất quan trọng để giữ gìn trật tự, an ninh đường phố là xử lí kịp thời những vụ vi phạm nghiêm trọng".

Cũng vậy, nếu viết "Các bên hữu quan đã không tính toán chính xác kinh phí thực hiện công trình cải tạo cơ sở hạ tầng này. Vì vậy đã gây lãng phí nghiêm trọng." thì không có ý nhấn mạnh gì. Nhưng nếu muốn nhấn mạnh tới sự lãng phí thì chúng ta đảo lại thứ tự: "Có sự lãng phí nghiêm trọng khi thực hiện công trình cải tạo cơ sở hạ tầng này. Vì các bên hữu quan đã không tính toán chính xác kinh phí thực hiện".

Một hệ quả khác là nhiều văn bản HC-CV có thể được thực hiện theo những khuôn mẫu in sẵn. Chẳng hạn, đơn xin làm chứng minh thư, đơn xin mua bán nhà đất, đơn xin đăng kí kết hôn, đơn xin du học tự túc, đơn xin thi vào một trường học, đơn xin trợ cấp khó khăn... Người ta cũng in sẵn những giấy mời, giấy triệu tập, giấy báo hỉ, giấy mời dự kỉ niệm sinh nhật, mời ăn tân gia...

Các vấn đề, các đối tượng, các tình huống trong một văn bản được phân chia rành mạch. Do vậy, cấu trúc lôgích của một văn bản HC-CV rất rõ ràng. Người soạn thảo văn bản thường bắt đầu một đoạn văn bằng những trạng ngữ để đề cập tới từng trường hợp đó, như: "Đối với A thì...", "Trong (trường hợp) A thì...", "Về vấn đề A thì...", "Còn về A thì..."

Tất nhiên có những tiểu loại văn bản không được khuôn mẫu hóa triệt để. Chẳng hạn mẫu làm các nghị quyết, kiến nghị, biên bản, tường trình...

Do yêu cầu diễn đạt rõ ràng, tránh mơ hồ mà phong cách HC-CV chấp nhận sự lặp lại, nhất là lặp lại các danh xưng.

Để đảm bảo tính tế nhị và tôn trọng thực tế, trong không ít trường hợp cần chuyển câu khẳng định sang câu phủ định tương đương, hoặc ngược lại. Sự lựa chọn các lối nói tinh thái cũng rất quan trọng. Tùy lúc, tùy trường hợp mà dùng "cần báo cáo ngay" hay "không nên chậm trễ trong việc gửi báo cáo", dùng "không thể chấp nhận lời yêu cầu của..." hay "bắt buộc phải từ

Page 250: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

chối lời yêu cầu của...". Nên viết "Giám đốc yêu cầu phân xưởng X báo cáo ngay những công nhân đã hành hung cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm ngày Y vừa qua". Nhưng lại nên viết "Đề nghị các phân xưởng không kéo dài thời hạn nộp danh sách những công nhân đời sống gặp nhiều khó khăn, cần được trợ cấp."

Một số ví dụ về văn bản HC-CV:

Ví dụ 1: Góc trái của khuôn mẫu giấy tờ trong các văn bản pháp quy thường để thể hiện 2 điều:

a) Đơn vị có tư cách pháp nhân để tạo lập văn bản đó tự giới thiệu. Cách giới thiệu theo nguyên tắc cấp trên quản lí trực tiếp của mình nêu ở hàng trên. Nếu cơ quan ban hành là cơ quan chủ quản hay cơ quan đứng đầu một cấp hành chính nhà nước thì tên cơ quan được ghi một cách độc lập. Như:

BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SỐ..../GD-ĐT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh

TRUNG TÂM THANH TOÁN CƯỚC PHÍ BĐ

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Cơ sở đào tạo sau đại học

Page 251: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

b) Ghi chú về loại, hạng của văn bản qua các chi tiết về số công văn, các chữ viết tắt về loại hạng của văn bản đó. Nếu cần cụ thể hóa nội dung của vấn đề mà văn bản đề cập thì thêm chú thích: V/v (về việc). Như:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 2677/GD-ĐT

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Cơ sở đào tạo sau đại học

Số: 136/ĐT-KHXH

V/v mời nhận xét

tóm tắt luận án PTS

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số: ...,/UB-KT

V/v...

3. SOẠN THẢO MỘT VĂN BẢN

3.1 Soạn thảo một văn bản HC-CV

3.1.1Khuôn mẫu khái quát:

Ba phần trong một văn bản HC-CV là:

1) Phần mở đầu: tiêu ngữ; đầu đề; lời mở đầu (nếu cần)

2) Phần trung tâm:

Ai?

Page 252: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Việc gì?

Cơ sở pháp lí cho sự việc được đặt ra.

Nội dung.

Những khuôn mẫu đặc thù có liên quan tới nội dung.

3) Phần cuối: Chứng cứ pháp lí của văn bản.

Ai? Kí tên. Ngày, tháng, năm, nơi thực hiện văn bản.

Con dấu. Các chữ kí.

3.1.2 Phần đầu gồm tiêu ngữ cùng những tín hiệu đặc trưng của văn bản đó: đầu đề, lời mở đầu. Ở văn bản HC-CV, tiêu ngữ là:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phần cuối gồm chữ kí kèm họ tên chức vụ của người kí, con dấu (nếu có) cùng những tín hiệu xác định giá trị pháp lí của văn bản. Người kí văn bản phải có quyền hạn thay mặt cơ quan chịu trách nhiệm về nội dung của những vấn đề được văn bản đề cập đến.

Phần cuối của một văn bản cá nhân gửi tới một cơ quan, một tổ chức nhà nước đề cập tới những vấn đề có liên quan tới pháp lí thì:

a) Nếu vấn đề được đề cập thuộc loại quan trọng thì ở cuối văn bản có thị thực của công chứng nhà nước;

b) Nếu vấn đề ở mức độ ít quan trọng hơn thì có thể thay thị thực bằng sự xác nhận của chính quyền hoặc công an địa phương.

c) Cũng có những vấn đề ít quan trọng mà chính quyền hoặc công an không có chức năng hoặc điều kiện xác nhận thì ở cuối cần có lời cam đoan đại để như: "Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Page 253: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trong phần cuối cũng có thể có lời bạt - những lời cuối cùng.

3.1.3 Quy ước về cách tự xưng trong xưng hô khi soạn thảo văn bản:

Văn bản của cấp dưới gửi lên cấp trên: Cần nêu tên đầy đủ cơ quan mình ở đầu văn bản. Ví dụ: Văn bản của một trường đại học gửi cho Bộ Giáo dục và đào tạo, tiếp theo phần ghi ngày tháng và "Kính gửi...", nên viết:

"Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh xin đề nghị Bộ xét duyệt một số vấn đề dưới đây..."

Văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới: Có thể chỉ nêu tên cấp bậc chủ quản. Ví dụ:

"Bộ lưu ý các trường rằng..."

"Trường xin nhắc các khoa rằng..."

"Liên hiệp xí nghiệp đề nghị xí nghiệp X có kế hoạch kiểm tra lại những hợp đồng đã kí với công ti Y"

Văn bản gửi cho cơ quan ngang cấp: Nên thêm từ chúng tôi cho lịch sự và mềm dẻo. Ví dụ:

"Khoa ngữ văn và báo chí Trường đại học tổng hợp chúng tôi xin thông báo..."

Văn bản được viết không với tư cách cơ quan hay thủ trưởng mà với tư cách cá nhân hoàn toàn thì khi tự xưng trong văn bản cần nói rõ cương vị và trách nhiêm của mình bằng một cụm từ trỏ trạng ngữ như: "Với tư cách là... tôi đề nghị...", "Theo yêu cầu của quý cơ quan, với tư cách là trưởng phòng kinh doanh của công ti, tôi xin trình bày rõ hơn vấn đề..."

3.1.4 Quy ước về cách hô (gọi) trong xưng hô khi soạn thảo văn bản:

Về nguyên tắc, việc gọi tên đơn vị nhận văn bản cần theo đúng quan hệ, giữ lịch sự và trang trọng. Tuy nhiên, có những lưu ý:

Page 254: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Nếu nơi nhận văn bản là cấp dưới trực thuộc thì chỉ cần nêu tên đơn vị đó (một cách cụ thể hoặc tổng quát). Ví dụ: "Các lớp cần báo cáo ngay cho Khoa danh sách những sinh viên được đề nghị miễn giảm học phí"; "Yêu cầu các phân xưởng trước khi cho công nhân nghỉ dài hạn không hưởng lương cần có sự trao đổi với giám đốc xí nghiệp"...

Nếu nơi nhận văn bản là cấp trên trực tiếp thì khi gọi tên chỉ cần nêu rõ tên cấp chủ quản của mình. Ví dụ: "Phân xưởng xin đề nghị giám đốc....", "Khoa chúng tôi xin đề nghị nhà trường giải quyết vấn đề..."

Nếu nơi nhận văn bản là đơn vị ngang cấp hoặc khác hệ thống thì cần gọi tên đầy đủ của đơn vị đó để thể hiện tính lịch sự và quan hệ công việc. Như: "Hội Tin học tp. Hồ Chí Minh trân trọng đề nghị Nhà máy bia Sài Gòn..."

Khi nhắc lại tên đơn vị nhận văn bản lần cuối cùng, người ta thường thêm từ “quý” vào trước tên đơn vị đó để tăng thêm phần lịch sự. Như: "Đề nghị quý công ti...", "Cảm ơn quý báo đã..."

3.1.5 Những cụm từ thường dùng trong soạn thảo văn bản

- Dùng khi mở đầu văn bản:

Thi hành quyết định...

Căn cứ vào...

Theo đề nghị của (...) trong công văn số...

Theo đề nghị của (...) trong đơn ngày...

Tiếp theo công văn (/báo cáo/đơn/tờ trình) ngày...

- Dùng để liên kết giữa các phần:

Về vấn đề vừa nêu (/vừa trình bày/vừa đặt ra)...

Dưới đây là...

Page 255: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Để tiếp tục giải quyết (/thực hiện)...

So với yêu cầu (đã/được) đặt ra...

Với những đề nghị (/yêu cầu/kiến nghị) vừa nêu,

- Dùng để nêu rõ phạm vi hoặc những điều cần thảo luận, xem xét thêm:

Xét về phương diện (...) thì...

Trong tình hình (...) chúng tôi tạm thời giải quyết...

Trong tình hình (...) chúng tôi đề nghị (...) thực hiện trong thời gian là...

Với cương vị là...

- Dùng để kết thúc văn bản:

Xin trân trọng cảm ơn ông (/ đồng chí / giám đốc/ quý công ti)...

Xin gửi tới quý công ti lời chào kính trọng.

Xin đề nghị ông lưu ý và sớm giải quyết việc này, chúng tôi trân trọng cảm ơn trước.

Vậy xin báo cáo để ủy ban (/tổng công ti/ nhà trường...) biết và cho ý kiến chỉ đạo (/giải quyết)...

- Dùng để hỏi ý kiến cấp dưới:

Đề nghị các công ti cho Tổng công ti biết về...

Yêu cầu các đơn vị trả lời cho Sở về...

- Dùng để báo cáo, trình bày quan điểm và xin ý kiến cấp trèn thì nên thêm từ tình thái để tạo cách nối mềm mỏng:

Chúng tôi cho rằng (/nhận thấy)...

Page 256: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Chúng tôi mong nhận được ý kiến chỉ đạo của...

Xin trân trọng đề nghị (/báo cáo) và xin ý kiến của...

Chúng tôi hi vọng vấn đề... sẽ sớm được giải quyết.

3.2 Soạn thảo một văn bản khoa học

Ví dụ 1: Cấu trúc một luận văn, một đồ án khoa học thường theo khuôn mẫu sau: bìa - trang đề từ - phần mở đầu - phần nội dung - phần kết luận - thư mục tham khảo - mục lục.

Bìa, trang đầu:

Tên trường, khoa hoặc trung tâm.

Tiêu đề luận văn, đồ án, ngành, mã số.

Tên người thực hiện (sinh viên, nghiên cứu sinh).

Tên giáo viên hướng dẫn, tên giáo viên phản biện.

Nơi, năm thực hiện luận văn, đồ án.

(Lưu ý: Tác giả của đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ... bao giờ cũng là nhân vật chính của đồ án tốt nghiệp... Do vậy tên của tác giả bao giờ cũng được viết trên tên của thầy hướng dẫn.)

Trang đề từ: cảm ơn, ghi nhận...

1) Phần mở đầu:

- Lí do chọn đề tài: mục đích ý nghĩa- Lịch sử vấn đề- Phương pháp tiếp cận (/cách thực hiện) đề tài

Những phương pháp thường được dùng để giải quyết vấn đề đang được đề cập.Phương pháp mình lựa chọn. Lí do.

Page 257: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

2) Phần nội dung:

Chương....

Chương...

Chương cuối:

Những kết quả đã đạt được. Ý nghĩa, triển vọng.

Những vấn đề còn tồn tại. Phương hướng tiếp tục.

3) Phần kết luận.

4) Thư mục tham khảo, trích dẫn.

Mục lục.

Ví dụ 2: Tranh luận khoa học. Cần nêu những ý sau: a) Lập luận cơ bản của người trình bày vấn đề mà ta muốn tranh luận, b) Những lí lẽ chứng tỏ lập luận của đối phương không đúng; nêu phản ví dụ để bác bỏ (nếu có thể), c) Luận điểm của mình. Điều này đã được thực tế chứng minh. Ví dụ: Một bài báo tranh luận (đăng trong tuần báo Văn nghệ, tháng 7.1995)

CÁI LÍ CỦA NHỮNG THÀNH NGỮ "PHI LÍ"

Không ít người chất vấn tôi về tính lôgích của một số thành ngữ, tục ngữ, như "con ông cháu cha", "cao chạy xa bay".. Mới rồi, trên Văn nghệ (ngày 10.6.95) cũng lại có người cho rằng "thật là vô lí" khi nói con ông cháu cha, cao chay xa bay...

Tôi muốn được thanh minh cho những TN (thành ngữ) rất chuẩn mực này.

Trước hết, nên hiểu TN và tục ngữ theo nghĩa biểu trưng. Theo cách hiểu biểu trưng, ai cũng thấy là TN "ông nọ bà kia" trỏ hạng người danh giá, có địa vị nhất định trong xã hội. (Chỉ có Trạng Quỳnh mới cố tình hiểu theo nghĩa đen để ghép ông này với bà khác mà thôi!)

Page 258: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Trong tiếng Việt có hàng loạt TN 4 âm tiết mà nghĩa được hình thành theo quy luật biểu trưng. Chúng ta minh họa điều này qua một số ví dụ cụ thể. Trong hai TN "xương đồng da sắt", "bầm gan tím ruột", chúng ta thấy:

Mỗi TN đều gồm hai cặp từ xếp xen kẽ nhau và hai từ trong từng cặp thuộc cùng một trường nghĩa (nói nôm na: hai từ này gần nghĩa). Đó là: (xương, da) - (đồng, sắt) và (bầm, tím) - (gan, ruột).

Trong hai cặp đó, có ít nhất một cặp mà các từ được dùng để biểu trưng: (đồng, sắt) biểu trưng cho sự vô cùng cứng rắn; (xương, da) biểu trưng cho thể chất con người. Do vậy mà "xương đồng da sắt" trỏ loại người thể chất cứng rắn siêu phàm. Còn (gan, ruột) biểu trưng cho tâm tư, nỗi lòng; (bầm, tím) biểu trưng cho sự căm uất. Thế là "bầm gan tím ruột" trỏ sự dồn nén, căm uất đến cực điểm của con người.

Nhân đây, chúng ta mở một dấu ngoặc: người Việt dùng những bộ phận không thấy được trong cơ thể con người - đó là lục phủ ngũ tạng - để biểu trưng cho những tâm tư, suy nghĩ thầm kín của con người. Vậy nên mới có các TN: mặt sứa gan lim\ lòng vả cũng như lòng sung; phổi bò, ruột để ngoài da; miệng thơn thớt dạ ớt ngâm; khẩu phật tâm xà...

Khi sử dụng các TN có nghĩa biểu trưng, chúng ta không mấy quan tâm tới nghĩa đen cũng như thứ tự các từ trong đó. Chỉ cần đảm bảo sự sắp xếp xen kẽ giữa các từ trong hai cặp: xương đồng da sắt, xương sắt da đồng, da đồng xương sắt … đều được. Lại có thể dùng cặp (mình, da) để biểu trưng cho thể chất mình đồng da sắt, mình sắt da đồng... Tố Hữu nhấn mạnh tới đôi chân vượt núi và đôi vai vác đạn, kéo pháo của những chiến sĩ Điện Biên nên lại dùng "những chiến sĩ chân đồng vai sắt". Nói bầm gan tím ruột, tím gan bầm ruột, tím ruột, bám gan ... cũng đều được. Thậm chí, Nguyễn Khuyến "tím gan tím ruột với trời cao" thì cũng chẳng sao.

Quy luật hình thành nghĩa biểu trưng của các TN con ông cháu cha, cao chạy xa bay cũng hoàn toàn tương tự như vậy

Page 259: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

"Con ông cháu cha" gồm hai cặp (con, cháu) - (ông, cha). Ở đây (ông, cha) biểu trưng cho hạng người giàu sang, có quyền lực trong xã hội. (Con, cháu): hạng con cái, cháu chắt. Trong các TN "con rồng cháu tiên", "con lạc cháu hồng" chỉ có thể hiểu (con, cháu) với nghĩa dòng dõi, hậu duệ, nòi giống mà thôi. Nếu hiểu theo nghĩa đen thì, theo lôgích như có người đã chất vấn tại sao lại "cháu của cha, con của ông", ta sẽ suy ra "tiên là mẹ của rồng" và "Hồng Bàng là bố của Lạc Long Quân" (!). Cũng giống như ở "xương đồng da sắt" hay "bầm gan tím ruột", đã hiểu theo nghĩa biểu trưng thì mối từ ở cặp này có thể ghép với bất kì từ nào ở cặp kia mà không cần quan tâm tới nghĩa đen tạo ra khi tổ hợp chúng với nhau. Nói "con ông cháu cha" hay "con cha cháu ông" cũng thế. Để trỏ hạng người giàu sang, quyền lực, chúng ta có thể dùng các cặp từ ngữ khác, và lúc đó sẽ được những TN có bình mới nhưng rượu vẫn như cũ. Mời các bạn thử hỏi những người xung quanh xem nghĩa của câu sau đây là gì: "Đó là những thanh niên con bí thư cháu chủ tịch, con thứ trưởng cháu cục trưởng". Tôi tin phần lớn người ta nói rằng, đại khái nó cũng như câu "Đó là những thanh niên con ông cháu cha".

Trong "cao chạy xa bay”, cặp (chạy bay) có nghĩa biểu trưng là trốn đi nơi khác; cặp (xa, cao) biểu trưng cho thật nhanh và biệt tăm. Người ta có thể "cao chạy xa bay" bằng honda ôm, bằng ô tô tải hay bằng bất cứ phương tiện gì có được chứ không nhất thiết phải chạy hay bay (người xưa bay được lên không trung chăng?) như nghĩa đen của từ ngữ đó.

Vậy xin đừng hiểu "con ông" và "cao chạy" theo nghĩa đen. Nên nhận biết cái lí - tính lôgích - của TN và tục ngữ ở tầng sâu hơn: tầng nghĩa biểu trưng.

3.3 Một số loại văn bản thường gặp

CÔNG VĂN

Chúng ta gặp một công văn để:

Mời họp.

Page 260: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Hướng dẫn thực hiện một văn bản của cấp trên.

Thông báo một hoạt động công vụ nảy sinh do một văn bản pháp quy đã được ban hành.

Thông báo về một hoạt động sẽ thực hiện. Ví dụ thông báo về tổ chức kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, về tổ chức cuộc thi hùng biện trong trường, về mở lớp tin học miễn phí cho các cán bộ quản lí xí nghiệp...

Trình một kế hoạch mới, một kiến nghị lên cấp trên.

Lấy ý kiến quần chúng về một công việc sẽ thực hiện.

Xác nhận một vấn đề liên quan tới hoạt động của công ti, xí nghiệp cơ quan...

Thăm hỏi, cảm ơn...

Như vậy có ba điều đáng lưu ý sau:

1) Phạm vi sử dụng của công văn rất rộng.

2) Về đặc điểm nội dung: Công văn là một loại văn bản hành chính mang tính chất trao đổi thông tin để giải quyết công việc chung. Chủ thể của công văn là một tổ chức, một đơn vị hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học...

3) Công văn không mang tính chất mệnh lệnh và cũng không phải là một văn bản pháp quy.

Những lưu ý về kĩ thuật soạn thảo:

Trong phần mở đầu, dưới nơi ghi số và kí hiệu công văn, thường có "Trích yếu nội dung".

Ở phần mở đầu, cần nói rõ lí do viết công văn. Mỗi loại công văn có những khuôn mẫu ngôn ngữ cụ thể về cách viết lí do. Ví dụ:

Page 261: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Loại công văn (/thư) trả lời theo một công văn, một thư của một đơn vị khác. Nên viết: "Đơn vị (= xí nghiệp, công ti, trường, bệnh viện...) chúng tôi đã nhận được công văn số... ngày … của.... Về vấn đề (/việc) mà cơ quan yêu cầu, chúng tôi xin nêu ý kiến (/trình bày/ trả lời) như sau : ..."

Loại công văn cảm ơn. Nên viết: "Đơn vị (= xí nghiệp, công ti, trường, bệnh viên...) chúng tôi đã nhận được tiền tài trợ (/quà tặng...) cho... của quý... Chúng tôi xin bày tỏ lòng...", "Trong dịp kỉ niệm... Chúng tôi đã nhận được nhiều điện mừng, thư mừng và quà tặng của các cơ quan và cá nhân gửi tới... Chúng tôi xin bày tỏ lòng...".

Loại công văn hướng dẫn văn bản của cấp trên. Nên viết: "Vừa qua Bộ (/ủy ban, tổng công ti...) đã có chỉ thị về... Để thực hiện tốt chỉ thị này Trường (/quận, công ti...) xin hướng dẫn các khoa (/phường, đơn vị...) những điểm dưới đây..."

Loại công văn hỏi ý kiến. Nên viết: "Đơn vị (= xí nghiệp, công ti, trường bệnh viện...) chúng tôi dự định thành lập một trung tâm... như đề án kèm theo đây. Hoặc: "Đơn vị (= xí nghiệp, công ti, trường, bệnh viện...) chúng tôi đã hoàn thành công trình... theo chương trình nghiên cứu cấp... mang mã số... Để nghiệm thu công trình này..."

Chúng ta nêu ở đây một ví dụ: Giấy mời họp.

GIẤY MỜI HỢP

[1) Phần mở đâu: tiêu ngữ, đầu đề; lời mở đầu (nếu cần)]

[-Ai?]

Mời ai? (ghi đầy đủ tên người được mời, chức danh và tên công sở, nếu không mời đích danh thì cần ghi rõ cương vị của người có thể đại diện cho cơ quan, cho đơn vị tới họp)

Ai mời?

Page 262: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

[2) Phần trung tâm.]

[- Việc gì? - Nội dung].

Họp về vấn đề gì?

[- Những khuôn mẫu đặc thù có liên quan tới nội dung].

Thời gian họp: Họp từ mấy giờ? Họp trong bao lâu? (một buổi, một ngày...)

Địa điểm họp.

Đề nghị với người được mời họp về những điều cần chuẩn bị (nếu cần).

Câu cuối: Đề nghị (/Mời / Yêu cầu) đồng chí (/ông / bà/ giáo sư...) đến họp đúng giờ (và đúng thành phần được mời, nếu người được mời là đại diện cho một cơ quan, một đơn vị).

[3) Phần cuối: Chứng cứ pháp lí của văn bản].

Ai? Kí tên. Ngày, tháng, năm.

Chữ kí. Đóng dấu.

BIÊN BẢN THANH TRA HỢP ĐỒNG KINH TẾ:

[1) Phần mở đầu: tiêu ngữ; đầu đề].

[2) Phần trung tâm:]

[- Ai? Việc gì?]:

Biên bản thanh tra hợp đồng kinh tế của trọng tài kinh tế... [ghi rõ tên cơ quan: nhà nước / bộ / tỉnh / quận, huyện] đối với.... [ghi rõ tên đơn vị kinh tế: xí nghiêp, công ti, ...]

[- Cơ sở pháp lí cho sự việc được đặt ra]

Page 263: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Theo thông báo số ... TT, ngày ... của Trọng tài kinh tế [ghi rõ tên cơ quan: nhà nước / bộ / tỉnh / quận, huyện ] về việc thanh tra hợp đồng kinh tế

cuộc thanh tra được tiến hành từ ngày ... đến ngày ...

I. Tham gia làm việc trong quá trình thanh tra

1. Về phía trọng tài kinh tế [ghi rõ tên cơ quan: nhà nước / bộ / tỉnh / quận, huyện ]

Ông (/Bà) ... trọng tài viên, phụ trách cuộc thanh tra.

Ông (/Bà) ... chuyên viên pháp lí, thư kí.

2. Về phía đơn vị kinh tế [ghi rõ tên đơn vị kinh tế: xí nghiệp, công ti ...]

Ông (/Bà) ..., thủ trưởng ( /giám đốc...).

Ông (/Bà) ... (là) ...

3. Các đại diện tham gia ...

[- Nội dung]:

II. Quá trình tiến hành và kết quả thanh tra

Đoàn thanh tra hợp đồng kinh tế [ghi rõ tên cơ quan: nhà nước / bộ / tỉnh / huyện ] do ông (/bà) ... trọng tài viên, phụ trách đã làm việc với ông (/bà) ... [ghi rõ chức vụ: giám đốc / phó giám đốc / trưởng phòng X, người được giám đốc ủy quyền]

Hai bên đã làm đầy đủ thủ tục về việc tiến hành thanh tra hợp đồng kinh tế ở đơn vị.

1. Đơn vị báo cáo.

Ông (/Bà) ... thủ trưỏng [ghi rõ chức vụ: giám đốc / phó giám đốc / trưởng phòng X, người được giám đốc ủy quyền] đơn vị kinh tế [ghi rõ tên

Page 264: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

đơn vị kinh tế: xí nghiệp, công ti, ...] đã báo cáo ... [ghi tóm tắt rõ ràng những nội dung đã báo cáo liên quan tới vấn đề được đặt ra]

2. Làm việc của đoàn thanh tra

Đoàn thanh tra đã đi sâu nghiên cứu, xem xét ... bản hợp đồng kinh tế, trong đó có ... có bản hợp đồng về cung ứng vật tư, có bản hợp đồng về ...

[— Những khuôn mẫu đặc thù có liên quan tôi nội dung.]

Đoàn thanh tra

1) Yêu cầu đối với các đơn vị kinh tế liên quan bao gồm các đơn vi kinh tế chủ quản của cơ sở (có văn bản riêng do trọng tài kinh tế kí gửi, nếu cần).

2) Kiến nghị đối với các cơ quan quản lí của Nhà nước và chính quyền các cấp. (Chủ tịch trọng tài kinh tế cùng cấp xem xét, có văn bản chính thức kí gửi, nếu cần).

[3) Phần cuối: Chứng cứ pháp lí của văn bản.

Ai ? Kí tên, Ngày, tháng, năm nơi thực hiện văn bản.

Con dấu. Các chữ kí.

Biên bản này làm tại ... ngày ... tháng ... năm ... và được làm thành ... [ghi rõ số lượng] bản và đã được mọi người thông qua.

Thủ trưởng đơn vị kinh tế được thanh tra (Kí tên và đóng dấu)

Người phụ trách thanh tra (Kí tên)

Thư kí làm biên bản (Kí tên)

HỢP ĐỒNG

Đây là loại văn bản phản ánh sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc nhiều bên về một (/những) công việc nào đấy. Sự thỏa thuận về việc thiết lập, thay

Page 265: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên hữu quan đối với công việc đó.

Chúng ta có bao nhiêu loại công việc thì có bấy nhiêu loại hợp đồng. Các loại hợp đồng trong kinh doanh, mua bán vật tư, cung cấp nguyên liệu, cung cấp sản phẩm, trong xây dựng, trong sản xuất, trong công sở, trường học (trong trường học đó là hợp đồng đào tạo, hợp đồng giảng dạy, hợp đồng nghiên cứu khoa học ...)... Với những người dân bình thường, hay gặp là những loại hợp đồng mua bán (nhà đất, cây trái ...), thuê mướn lao động...

Làm hợp đồng để phòng ngừa sự vi phạm những điều đã thỏa thuận. Bởi vậy, phải ghi sao cho, chiếu theo luật pháp, hợp đồng là cơ sở pháp lí để thực hiện công việc, thực hiện những điều mà các bên đã thỏa thuận. Và vì vậy, trong hợp đồng người ta ghi đầy đủ tất cả những điểm chủ yếu về những thỏa thuận liên quan tới công việc.

Có những loại hợp đồng được viết sẵn thành mẫu. Nhưng cũng có loại hợp đồng không có mẫu sẵn. Loại này, nếu soạn thảo mà không trái với luật chung thì vẫn được pháp luật chấp nhận.

Những điều chủ yếu thường được đặt ra trong một hợp đồng là:

Các bên tham gia hợp đồng.

Phạm vi của hợp đồng (những nguyên tắc và những nội dung chủ yếu được hai bên thỏa thuận).

Cách thức thực hiện: các yêu cầu về số lượng, chất lượng (mẫu mã, quy cách), thời gian, sự thanh toán ...

Những điều khoản về bồi hoàn thiệt hại khi một bên vi phạm hợp đồng.

Những quy định về bảo hiểm, an toàn.

Thời hạn hợp đồng có hiệu lực.

Page 266: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Cách thức nghiệm thu, đánh giá kết quả, giải quyết tranh chấp...

Những ràng buộc pháp lí như những chữ kí, con dấu... Dưới đây chúng ta nêu ví dụ về hai loại hợp đồng.

HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở

[1) Phần mở đâu: tiêu ngữ; đầu đề]

[2) Phần trung tâm:]

[- Ai?]

Chúng tôi gồm:

Bên A (bên cho thuê nhà)

Họ và tên:

CMND số:

Địa chỉ:

Bên B (bên thuê nhà)

Họ và tên:

CMND số:

Nghề nghiệp:

Nơi làm việc (nếu có)

[-Việc gì?]

Cùng thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê nhà ở với các nội dung sau:

[- Cơ sở pháp lí cho sự việc được đặt ra. Nội dung. Những khuôn mẫu đặc thù có liên quan tới nội dung.]

Page 267: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Điều 1. Bên A đồng ý cho bên B được thuê (để ở) căn nhà số ... đường ... phường (/xã) ... quận (/huyện) ... thành phố (/tỉnh)... gồm ... phòng.

Tổng diện tích sử dụng chính .. m2, phụ ... m2.

Tổng diện tích đất (nếu có) ... m2.

Thuộc loại nhà ...

Kể từ ngày ... tháng ... năm ..., trong thời hạn ... năm

Điều 2. Tiền thuê nhà hằng tháng là ... đồng (/... chỉ vàng, loại 96%)

Điều 3. Bên thuê nhà phải trả tiền đầy đủ cho bên cho thuê nhà theo hằng tháng (/quý) vào ngày ... của tháng (/quý) bằng tiền mặt (/vàng). Mỗi lần đóng tiền (/vàng) bên thuê nhà nhận được giấy biên nhận của bên cho thuê. [Có thể thêm: Bên thuê nhà đã trả trước tiền thuê .. tháng]

Điều 4. Bên thuê nhà cam kết:

a) Sử dụng nhà đúng mục đích (để ở) theo hợp đồng. Có trách nhiệm bảo quản tốt các tài sản, trang thiết bị trong nhà. Không được tự tiện thay đổi cấu trúc (dịch chuyển, phá dỡ, cơi nới thêm ...).

b) Không được sang nhượng.

c) Muốn nhập thêm người, muốn tách hộ khẩu phải được sự đồng ý của bên cho thuê.

Điều 5

a) Trong thời hạn hợp đồng, nếu không còn sử dụng nhà nữa, bên thuê nhà phải báo cho bên cho thuê nhà trước ... ngày để hai bên cùng thanh toán tiền thuê nhà và các khoản khác

b) Khi trả lại nhà, bên thuê phải giao trả đủ các tài sản vốn gắn với nhà (đồng hồ điện, nước...).

Page 268: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

c) Ngoại trừ những hư hỏng tất yếu (do thời gian sử dụng, do thiên tai ...) những hư hỏng khác do lỗi từ phía người dùng, bên thuê nhà phải bồi thường cho bên cho thuê nhà.

Điều 6

a) Bên thuê có trách nhiệm bảo quản tốt nhà thuê, phát hiện kịp thời những hư hỏng để yêu cầu bên cho thuê sửa chữa

b) Bên cho thuê có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng tất yếu của căn nhà.

Điều 7. Trong thời gian hợp đồng, nếu người đứng tên trong hợp đồng từ trần thì một trong những người cùng hộ khẩu tiếp tục thi hành hợp đồng hoặc kí lại hợp đồng thay người đã mất.

Điều 8. Hai bên A, B cam kết thi hành đúng hợp đồng. Nếu có sự vi phạm sẽ yêu cầu tòa án ... giải quyết theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo quy định của pháp luật.

[3) Phần cuối: Chứng cứ pháp lí của văn bản. Ai ? Kí tên. Ngày, tháng, năm nơi thực hiện văn bản. Con dấu. Các chữ kí.]

Hợp đồng này được làm thành 3 bản, mỗi bên A, B giữ một bản và gửi cơ quan Công chứng Nhà nước giữ một bản.

Làm tại ... ngày ... tháng ... năm ...

Bên thuê nhà

Họ và tên, chữ kí

Bên cho thuê nhà

Họ và tên, chữ kí

Xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước

Page 269: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

[1) Phần mở đầu: tiêu ngữ; đầu đề.]

[2) Phần trung tâm:]

[- Ai ?]

Chúng tôi một bên là ông (/bà): ...

Chức vụ: ...

Và một bên là ông (/bà): ...

Nghề nghiệp: ...

Cư trú tại ... [ phường (/xã), quận (/huyên), thành phố (/tỉnh)]

Mang giấy chứng minh số ... do Công an ... cấp ngày ... tháng ... năm...

[- Việc gì?]

Thỏa thuận kí kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng theo những điều khoản dưới đây:

[- Cơ sở pháp lí cho sự việc được đặt ra. Nội dung. Những khuôn mẫu đặc thù có liên quan tới nội dung.]

Điều 1. Công việc, thời gian, địa điểm làm việc:

Tên công việc và khối lượng:

Hình thức hợp đồng:

Địa điểm làm việc:

Điều 2. Chế độ làm việc:

Thời giờ làm việc:

Dụng cụ làm việc:

Page 270: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Điều kiện an toàn lao động và vệ sinh lao động:

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn và quyền lợi của người lao động:

1. Nhiệm vụ:

Hoàn thành đúng nhiệm vụ mà xí nghiệp (/công ti) giao về số lượng và chất lượng.

Có trách nhiệm bảo vệ tài sản của xí nghiệp.

Chấp hành đầy đủ quy chế của xí nghiệp (/công ti), kỉ luật lao động và an toàn lao động.

Rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp phục vụ công việc của xí nghiệp.

2. Quyền hạn:

Có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn theo các quy định ở điểm ... mục ... trong thông tư số ... LĐTBXH-TT ngày ... của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Quyền lợi:

Tiền lương, tiền thưởng:

Phụ cấp:

Bảo hộ lao động:

Các chế độ nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng: ...

Bảo hiểm xã hội:

Phúc lợi tập thể:

Trợ cấp thôi việc (trong các trường hợp cụ thể, như ...):

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc xí nghiệp:

Page 271: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

1. Nhiệm vụ:

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về sản xuất, đời sống, an toàn lao động cho người lao động.

Bảo đảm việc làm cho người lao động.

Bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ và quyền lợi cho người lao động đã ghi ở các điều 1, 2, 3 đã nói ở trên.

2. Quyền hạn:

Có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn theo các quy định ở điểm ... mục ... trong thông tư số ... LĐTBXH-TT ngày ... của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 5. Điền khoản chung:

Nêu những cách thức giải quyết trong những tình huống bất thường, như máy bị hư, điện bị mất, cơ sở bị thiên tai, hỏa hoạn ... làm cơ sở thuê lao động phải ngừng hoạt động (ngắn ngày hay dài ngày), người lao động đi nghĩa vụ quân sự hoặc gia đình gặp rủi ro ...

Hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ ngày ... và có giá trị đến hết ngày ...

[3) Phần cuối: Chứng cứ pháp lí của văn bản. Ai ? Kí tên. Ngày, tháng, năm, nơi thực hiện văn bản. Con dấu. Các chữ kí.]

Điều 6. Hợp đồng này được làm thành hai bản:

Một bản do giám đốc xí nghiệp (/công ti) giữ.

Một bản do người lao động giữ.

Làm tại ... ngày ... tháng ... năm...

Người lao động

Họ và tên, chữ kí

Page 272: Tiếng Việt Dùng Cho Đại Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/809.TiengVietDungChoDaiHocDai…  · Web viewNGUYỄN ĐỨC DÂN. TIẾNG VIỆT (DÙNG CHO ĐẠI

Giám đốc xí nghiệp (/công ti)

Họ và tên, chữ kí

3.4 Những văn bản HC-CV do cá nhân gửi tới các cơ quan, xí nghiệp, công ti ... và không có mẫu sẵn

Những nội dung cần có:

Nơi viết, ngày, tháng, năm.

Tên văn bản (Đơn ...)

Gửi cho ai?

Tôi (/chúng tôi) là ai?

Tôi muốn gì? (/đề nghị gì? / yêu cầu gì?)

[Vì sao? Do đâu mà có nguyên vọng ấy?]

Lời hứa khi đạt được nguyện vọng.

Lời cảm ơn.

Chữ kí:

CHÚ Ý: Cần theo đúng quy ước về xưng hô trong một văn bản HC-CV, nhất là theo đúng quan hệ vai giữa người gửi và người tiếp nhận, như đã nêu ở phần trước. Khi bạn viết "Kính gửi ..." tới một người khác, dù là có quan hệ ngang hàng, thì vẫn không vì vậy mà giảm giá trị của bạn. Chúng ta nên nhớ một phong cách ứng xử văn hóa của người Việt: "Xưng thì khiêm, hô thì tôn".