25
1.Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern portfolio theory): được Harry Markowitz giới thiệu vào những năm 1950 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đề nghị rằng các nhà tư có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng bằng việc xây dựng một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại nhấn mạnh tính đa dạng hóa của danh mục so với việc lựa chọn các chứng khoán riêng lẻ. Markowitz đã nói đến việc lựa chọn các cổ phần không di chuyển cùng chiều với nhau thì nhà đầu tư có thể làm giảm độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi như thế nào. Nhưng ông không dừng lại ở đó mà ông còn phát triển các nguyên lý cơ bản về xây dựng danh mục. Một kiểu đơn giản hóa của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại là “đừng bỏ tất cả trứng vào một cái giỏ”. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đã thiết lập khái niệm “đường biên hiệu quả”. Một danh mục hiệu quả là một danh mục mà với mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho sẵn thì có rủi ro là thấp nhất. Rủi ro cao hơn sẽ đi kèm với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn. Ví dụ: một danh mục đầu tư có hai loại chứng khoán A và B, trong đó chứng khoán A có tỉ suất sinh lợi kỳ

Tieu Luan CAPM & APT

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bai tieu luan cua nhom mon tcdd

Citation preview

Page 1: Tieu Luan CAPM & APT

1. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern portfolio theory): được Harry Markowitz giới thiệu vào những năm 1950

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đề nghị rằng các nhà tư có thể tối thiểu

hóa rủi ro thị trường cho một mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng bằng việc xây dựng một

danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại nhấn

mạnh tính đa dạng hóa của danh mục so với việc lựa chọn các chứng khoán riêng

lẻ. Markowitz đã nói đến việc lựa chọn các cổ phần không di chuyển cùng chiều

với nhau thì nhà đầu tư có thể làm giảm độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi như thế nào.

Nhưng ông không dừng lại ở đó mà ông còn phát triển các nguyên lý cơ bản về

xây dựng danh mục.

Một kiểu đơn giản hóa của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại là “đừng bỏ

tất cả trứng vào một cái giỏ”. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đã thiết lập khái

niệm “đường biên hiệu quả”.  Một danh mục hiệu quả là một danh mục mà với

mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho sẵn thì có rủi ro là thấp nhất. Rủi ro cao hơn sẽ đi

kèm với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn.

Ví dụ: một danh mục đầu tư có hai loại chứng khoán A và B, trong đó

chứng khoán A có tỉ suất sinh lợi kỳ vọng rất cao đồng thời tỉ lệ rủi ro cũng cao

còn chứng khoán B có tỉ suất sinh lợi thấp và tỉ lệ rủi ro cũng thấp.Vậy sự đầu tư

thế nào là hợp lý? Nếu nhà đầu tư muốn thâu tóm tất cả để làm giàu nhanh chóng

thì sẽ chọn đầu tư vào chứng khoán A; ngược lại nếu nhà đầu tư muốn an nhàn,

không thích rủi ro sẽ chọn đầu tư vào chứng khoán B. Nhưng đó là cách chọn lựa

đầu tư chứng khoán riêng lẻ, thay thế vào đó có những nhà đầu tư họ sẽ kết hợp

đầu tư cả hai loại chứng khoán A và B với một tỉ lệ thích hợp nhằm thu được một

tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao mà lại giảm thiểu được rủi ro, đó chính là cách thức

đầu tư kết hợp nhằm tạo ra một “Danh mục đầu tư hiệu quả”.

Page 2: Tieu Luan CAPM & APT

Để xây dựng được một danh mục đầu tư thích hợp với lý thuyết danh mục

đầu tư hiện đại, các nhà đầu tư phải định giá các hiệp phưong sai giữa các lớp tài

sản cũng như là đặc tính rủi ro/tỷ suất sinh lời mỗi tài sản. Lý thuyết danh mục

hiện đại cho chúng ta một phưong pháp đầu tư có kỷ luật mang tính khoa học bởi

vậy mà nó vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

2. Mô hình ACPM2.1. Định nghĩa

Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM) là mô

hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Trong mô hình này, lợi

nhuận kỳ vọng của một chứng khoán bằng lợi nhuận không rủi ro (risk-free) cộng

với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán

đó. Còn rủi ro không toàn hệ thống không được xem xét trong mô hình này do nhà

đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng hoá để loại bỏ loại rủi ro này.

Mô hình CAPM do William Sharpe phát triển từ những năm 1960 và đã có

được nhiều ứng dụng từ đó đến nay. Mặc dù còn có một số mô hình khác nỗ lực

giải thích động thái thị trường nhưng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt

khái niệm và có khả năng ứng dụng sát thực với thực tiễn. Cũng như bất kỳ mô

hình nào khác, mô hình này cũng chỉ là một sự đơn giản hoá hiện thực bằng những

giả định cần thiết, nhưng nó vẫn cho phép chúng ta rút ra những ứng dụng hữu ích.

2.2. Giả định

Lý thuyết về mô hình CAPM và ứng dụng của nó dựa trên một số các giả

thiết quan trọng về thị trường chứng khoán và thái độ của nhà đầu tư như sau:

- Các nhà đầu tư nắm giữ danh mục chứng khoán đa dạng hóa hoàn toàn.

Do đó những đòi hỏi về tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư bị tác động chủ yếu bởi rủi

ro hệ thống của từng chứng khoán chứ không phải là rủi ro tổng thể.

Page 3: Tieu Luan CAPM & APT

- Các chứng khoán được trao đổi tự do trong thị trường cạnh tranh là thị

trường mà các thông tin về một công ty nào đó và triển vọng của công ty này là

công khai đối với các nhà đầu tư.

- Các nhà đầu tư có thể vay nợ và cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất

này liên tục không đổi theo thời gian.

- Không có chi phí cho việc mua và bán chứng khoán.

- Không có thuế.

- Tất cả các nhà đầu tư thích lựa chọn chứng khoán có tỷ suất sinh lợi cao

nhất tương ứng với mức độ cho trước của rủi ro hoặc số lượng rủi ro thấp nhất với

mức sinh lợi cho trước.

- Tất cả các nhà đầu tư có kỳ vọng thuần nhất liên quan đến tỷ suất sinh lợi

kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai.

2.3. Nội dung2.3.1. Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường -

Đường đặc thù sản phẩm(The security characteristic line)

Đường đặc thù chứng khoán là đường thẳng mô tả mối quan hệ giữa lợi

nhuận của một chứng khoán cá biệt với lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường.

Danh mục đầu tư thị trường được lựa chọn theo từng loại thị trường, ví dụ ở Mỹ

người ta chọn S&P 500 Index (S&P 500) trong khi ở Canada người ta chọn

Toronto Stock Exchange 300 Index (TSE 300). Ở đây lấy ví dụ minh hoạ đường

đặc thù chứng khoán giữa cổ phiếu của Remico, Ltd. so với danh mục thị trường

TSE 300. Giả sử lợi nhuận của cổ phiếu Remico và danh mục thị trường TSE 300

ứng với bốn tình huống khác nhau tùy theo hai tình trạng nền kinh tế như sau:

Page 4: Tieu Luan CAPM & APT

Tình huống Nền kinh tế Lợi nhuận thị trường Lợi nhuận của Remico

I Tăng trưởng 15% 25%

II Tăng trưởng 15% 15%

III Suy thoái -5% -5%

IV Suy thoái -5% -15%

Trong ví dụ này ứng với hai tình huống của nền kinh tế tăng trưởng và suy

thoái lợi nhuận thị trường lần lượt là 15 và 5% nhưng lợi nhuận của Remico có thể

xảy ra bốn trường hợp 25, 15, – 5 và – 15%. Giả sử xác suất xảy ra tình trạng nền

kinh tế tăng trưởng và suy thoái bằng nhau, chúng ta có:

Tình trạng kinh tế Lợi nhuận thị trường Lợi nhuận kỳ vọng của Remico

Tăng trưởng 15% (25x0,5) + (15x0,5) = 20%

Suy thoái - 5% (-5x0,5) + (-15x0,5) = -10%

Hệ số β được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận

cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường.

Trong ví dụ chúng ta đang xem xét hệ số β bằng tỷ số giữa mức độ biến động lợi

nhuận cổ phiếu Remico, ứng với tình trạng kinh tế tăng trưởng và tình trạng kinh

tế suy thoái, và mức độ biến động lợi nhuận thị trường, ứng với hai tình trạng kinh

tế trên:

Page 5: Tieu Luan CAPM & APT

ta có thể tính β bằng cách lấy hệ số góc của đường

đặc thù chứng khoán như trên hình vẽ:

Hệ số β nói lên điều gì? Chúng ta giải thích nó như thế nào? Hệ số β = 1,5

cho biết rằng lợi nhuận cổ phiếu cá biệt Remico biến động gấp 1,5 lần lợi nhuận

thị trường, nghĩa là khi nền kinh tế tốt thì lợi nhuận cổ phiếu Remico tăng nhanh

hơn lợi nhuận thị trường nhưng khi nền kinh tế xấu thì lợi nhuận cổ phiếu Remico

giảm nhanh hơn lợi nhuận thị trường. Trong phần trước rủi ro được định nghĩa

như là sự biến động của lợi nhuận. Ở đây β được định nghĩa là hệ số đo lường sự

biến động của lợi nhuận. Cho nên, β được xem như là hệ số đo lường rủi ro của

chứng khoán. Hệ số β =1 được định nghĩa như là hệ số β của danh mục thị

trường.

Page 6: Tieu Luan CAPM & APT

2.3.2. Ước lượng β trên thực tế

Như đã nói β là hệ số đo lường rủi ro của chứng khoán. Trên thực tế các

nhà kinh doanh chứng khoán sử dụng mô hình hồi qui dựa trên số liệu lịch sử để

ước lượng β. Ở các nước có thị trường tài chính phát triển có một số công ty

chuyên xác định và cung cấp thông tin về hệ số β. Chẳng hạn ở Mỹ người ta có thể

tìm thấy thông tin về β từ các nhà cung cấp dịch vụ là Value Line Investment

Survey, Market Guide và Standard & Poor’s Stock Reports. Ở Canada thông tin về

β do Burns Fry Limited cung cấp

2.3.3. Quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuậnLợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro

của chứng khoán đó, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán rủi ro cao có lợi

nhuận cao và ngược lại. Hay nói khác đi, nhà đầu tư giữ chứng khoán có rủi ro cao

chỉ khi nào lợi nhuận kỳ vọng đủ lớn để bù đắp rủi ro. Phần trước chúng ta đã nói

β là hệ số dùng để đo lường rủi ro của một chứng khoán. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng

của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với hệ số β của nó.

Giả sử rằng thị trường tài chính hiệu quả và nhà đầu tư đa dạng hoá danh

mục đầu tư sao cho rủi ro không toàn hệ thống không đáng kể. Như vậy, chỉ còn

rủi ro toàn hệ thống ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu. Cổ phiếu có beta càng

lớn thì rủi ro càng cao, do đó, đòi hỏi lợi nhuận cao để bù đắp rủi ro. Theo mô

hình CAPM mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro được diễn tả bởi công thức:

Trong đó:

rf là lợi nhuận không rủi ro,

rm là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục thị trường

Page 7: Tieu Luan CAPM & APT

β là hệ số beta của cổ phiếu.

biểu diễn nội dung mô hình CAPM, có dạng hàm số bậc

nhất y = b + ax với biến phụ thuộc ở đây là r, biến độc lập là β và hệ số góc là rm

- rf . Về mặt hình học, mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu và hệ số rủi

ro beta được biểu diễn bằng đường thẳng có tên gọi là đường thị trường chứng

khoán SML (security market line). Hình dưới đây mô tả quan hệ giữa lợi nhuận kỳ

vọng của chứng khoán với hệ số β của nó.

Từ đó chúng ta có thể rút ra một số điều quan trọng sau đây:

rm

rf

Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu (%)

Page 8: Tieu Luan CAPM & APT

- Beta bằng 0 – Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có beta bằng 0 chính

là lợi nhuận không rủi ro, rf, bởi vì trong trường hợp này:

- Beta bằng 1 – Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có beta bằng 1 chính

là lợi nhuận thị trường, rm, bởi vì trong trường hợp này:

- Quan hệ tuyến tính – Quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu và hệ số rủi ro beta

của nó là quan hệ tuyến tính được diễn tả bởi đường thẳng SML có hệ số góc là rm

- rf

- Danh mục đầu tư cũng như chứng khoán cá biệt – Mô hình CAPM như

vừa thảo luận ứng dụng cho trường hợp cổ phiếu cá biệt. Liệu mô hình này còn

đúng trong trường hợp danh mục đầu tư hay không? Có, mô hình này vẫn đúng

trong trường hợp danh mục đầu tư. Để minh hoạ điều này và cách sử dụng công

thức ffm r)rr(r , ta xem xét ví dụ sau: Giả sử cổ phiếu A và Z có hệ số

beta lần lượt là 1,5 và 0,7. Lợi nhuận không rủi ro là 7% trong khi lợi nhuận thị

trường là 13,4%. Áp dụng mô hình CAPM chúng ta có lợi nhuận kỳ vọng như sau:

Cổ phiếu A : %6,167)74,13(5,1r)rr(r ffm

Cổ phiếu B: %48,147)74,13(7.0r)rr(r ffm

Giả sử nhà đầu tư kết hợp hai loại cổ phiếu này theo tỷ trọng bằng nhau

trong danh mục đầu tư. Khi đó lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là

(0,5x16,6)+(0,5x11,48) = 14,04%. Nếu áp dụng mô hình CAPM để xác định lợi

nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư, chúng ta có:

Page 9: Tieu Luan CAPM & APT

Hệ số beta của danh mục đầu tư i

n

1iip x

, trong đó xi và βi lần lượt là

tỷ trọng và beta của cổ phiếu j trong danh mục đầu tư. Trong ví dụ này beta của

danh mục đầu tư là (0,5x1,5)+(0,5x0,7) = 1,1. Áp dụng mô hình CAPM chúng ta

có lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là:

%04,147)74,13(1,1r)rr(r ffm . Hai cách tính đem lại kết

quả như nhau. Điều đó chứng tỏ mô hình CAPM vẫn có thể áp dụng trong trường

hợp danh mục đầu tư, thay vì trường hợp cổ phiếu cá biệt.

2.4. Nhược điểm của mô hình

Những phát hiện bất thường khi áp dụng CAPM:

Mô hình CAPM có ưu điểm là đơn giản và có thể ứng dụng được trên thực

tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều mô hình khác, CAPM không tránh khỏi những hạn

chế và sự chỉ trích. Ở đây chỉ thảo luận vài hạn chế nổi bật của mô hình CAPM.

Những điểm bất thường bao gồm :

Ảnh hưởng của qui mô công ty – Người ta phát hiện rằng cổ phiếu của

công ty có giá trị thị trường nhỏ (market capitalization = price per share x number

of share) đem lại lợi nhuận cao hơn cổ phiếu của công ty có giá trị thị trường lớn,

nếu những yếu tố khác như nhau.

Ảnh hưởng của tỷ số PE và MB – Người ta cũng thấy rằng cổ phiếu của

những công ty có tỷ số PE( price/earning ratio) và tỷ số MB (market-to-book value

ratio) thấp đem lại lợi nhuận cao hơn cổ phiếu của những công ty có tỷ số PE và

MB cao.

Ảnh hưởng tháng Giêng – Những người nào nắm giữ cổ phiếu trong

khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 thường có lợi nhuận cao hơn so với

Page 10: Tieu Luan CAPM & APT

những tháng khác. Tuy vậy, người ta cũng lưu ý mặc dù ảnh hưởng tháng Giêng

được tìm thấy trong nhiều năm nhưng không phải năm nào cũng xảy ra.

Những phê phán từ các nhà nghiên cứu mô hình đa yếu tố (Multifactor model)

Những người ủng hộ mô hình đa yếu tố cho rằng mặc dù CAPM vẫn hữu

ích cho mục đích của tài chính công ty nhưng nó không đem lại sự đo lường chính

xác lợi nhuận kỳ vọng của một cổ phiếu cụ thể nào đó. Mô hình đa yếu tố

(multifactor models) cho rằng lợi nhuận cổ phiếu biến động phụ thuộc vào nhiều

yếu tố chứ không phải chỉ có yếu tố thay đổi của thị trường nói chung cho nên nếu

đưa thêm những yếu tố khác vào yếu tố rủi ro để giải thích lợi nhuận sẽ mạnh hơn

là chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như mô hình CAPM

3. Mô hình APT

Vào thập niên 1970 S.A Ross đã triển khai mô hình APT (Arbitrage pricing

theory) trong việc mua bán các loại chứng khoán hàng hoá khối lượng lớn, ngoại

tệ giữa các thị trường để hưởng chênh lệch giá.Lý thuyết APT cho rằng tỷ suất

sinh lợi của chứng khoán là một hàm số tuyến tính của tập hợp các yếu tố có khả

năng xảy ra rủi ro đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán

3.1. Giả định của mô hình

Giả định của mô hình APT:

Tỷ suất sinh lợi có thể được mô tả bằng một mô hình nhân tố

Không có các cơ hội kinh doanh chênh lêch

Có một lượng chứng khoán đủ lớn để có thể xây dựng một danh mục đầu tư

đa dạng hóa tốt, loại bỏ các rủi ro riêng có của các chứng khoán đơn lẻ.

Thị trường tài chính không có các bất hoàn hảo

Page 11: Tieu Luan CAPM & APT

3.2. Thành phần mô hình Thông tin được công bố

Sự đột biến

Và tỷ suất sinh lợi mong đợi

3.3. Nội dung mô hình

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một tài sản rủi ro được mô tả thỏa mãn công

thức sau:

 Trong đó: 

là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản có rủi ro

là phần bù rủi ro nhân tố 

là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro 

là nhân tố kinh tế vĩ mô 

là mức nhạy cảm của tài sản với nhân tố k (gọi là bêta nhân tố) 

là biến động ngẫu nhiên riêng có của tài sản rủi ro, có trung bình

bằng 0

Đó là, tỷ suất sinh lợi không chắn chắn của một tài sản j là một quan hệ

tuyến tính với n nhân tố. Thêm vào đó, mỗi nhân tố cũng được xem là biến ngẫu

nhiên có giá trị trung bình bằng zero.

Page 12: Tieu Luan CAPM & APT

3.4. APT và kinh doanh chênh lệch giá

Kinh doanh chêch lệch là việc thực hiện tìm kiếm lợi nhuận từ tình trạng

mất cân bằng giữa hai hoặc nhiều hơn hai thị trường và lợi nhuận kiếm được đó là

lợi nhuận phi rủi ro.

Bởi vì rủi ro riêng có của doanh nghiệp không quan trọng với nhà đầu tư

khi nhà đầu tư đã nắm giữ một danh mục được đa dạng hóa tốt. Do đó, hầu hết các

nhà đầu tư không chịu rủi ro riêng có của doanh nghiệp bởi vì họ đã đa dạng hóa

tốt. Nếu hai khoản đầu tư hoàn toàn giống nhau nhưng lại có tỷ suất sinh lợi kỳ

vọng khác nhau, thì sau đó, nếu không có chi phí giao dịch và các bất hoàn hảo

của thị trường thì một nhà đầu tư có thể kiếm lợi phi rủi ro bằng cách mua một

khoản đầu tư với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn và bán khống một khoản đầu tư

có mức tỷ suất sinh lợi thấp hơn. Điều này có thể giải thích nhưng cơ hội kinh

doanh chênh lệch như thế sẽ chỉ xuất hiện nếu tỷ suất sinh lợi của các chứng

khoán không thỏa mãn công thức trên ( tức là công thức thể hiện mối quan hệ giữa

tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán với các hệ số beta nhân tố. Bởi vì điều

này đã được lưu ý từ trước, do đó mối quan hệ giữ tỷ suất sinh lợi kỳ vọng - rủi ro

này được biết đến như là lý thuyết kinh doanh chênh lệch (APT).

Kinh doanh chênh lệch trong các kỳ vọng

APT mô tả cơ chế nhờ đó nhà đầu tư thực hiện kinh doanh chênh lệch sẽ

mang một tài sản từ chỗ bị định giá sai theo mô hình APT trở lại đúng trên đường

thẳng APT với mức giá kỳ vọng của nó. Chú ý rằng thông qua kinh doanh chênh

lệch đúng nghĩa, nhà đầu tư đã có một mức tưởng thưởng được bảo đảm, trong khi

kinh doanh chênh lệch APT được mô tả bên dưới, nhà đầu tư lại chỉ có mức tưởng

thưởng kỳ vọng dương. Do đó, APT giả định rằng” kinh doanh chênh lệch trong

các kỳ vọng” ví dụ: Các nhà đầu tư thực hiện kinh doanh chênh lệch sẽ mang giá

tài sản trở về đúng đường thẳng của tỷ suất sinh lợi hợp lý theo mô hinh hình lý

thuyết danh mục đầu tư.

Page 13: Tieu Luan CAPM & APT

Cơ chế thực hiện kinh doanh chênh lệch

Trong nội dung của APT, kinh doanh chênh lệch bao gồm kinh doanh 2 tài

sản, tối thiểu là phải có một tài sản bị định giá sai. Các nhà kinh doanh chênh lệch

bán tài sản đang quá đắt và sử dụng số tiền đó để mua các tài sản đang quá rẻ.

Theo APT, một tài sản bị định giá sai nếu giá hiện tại của nó khác xa với mức giá

được chỉ ra trước trong mô hình. Gía tài sản ngày hôm nay nên bằng với tổng giá

trị các dòng tiền trong tương lai chiết khấu về hiện tại với mức chiết khấu của

APT, khi mà tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản là một quan hệ tuyến tính với các

yếu tố khác nhau và sự rất nhạy cảm của tài sản với sự thay đổi trong mỗi yếu tố

được đo lường bằng hệ số beta xác định.

Một tài sản được định giá đúng ở đây trong thực tế có lẽ là một tài sản tổng

hợp - tức là một danh mục đầu tư bao gồm nhiều tài sản được định giá chính xác.

Danh mục này có cùng tình trạng với tài sản bị định giá sai đối với các yếu tố kinh

tế vĩ mô. Các nhà kinh doanh chênh lệch tạo nên danh mục bằng cách xác định số

tài sản được định giá đúng ( một trên một nhân tố cộng một) và sau đó xác định tỷ

trọng của các tài sản để cho beta của danh mục trên mỗi yếu tố cũng giống như

beta của mỗi yếu tố đối với tài sản bị định giá sai.

Khi nhà đầu tư nắm giữ tài sản và bán khống danh mục hoặc ngược lại, anh

ta đang tạo ra một vị thế có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng dương( chính là sự khác biệt

giữa tỷ suất sinh lợi tài sản và tỷ suất sinh lợi danh mục). Nhà kinh doanh chênh

lệch ở vào vị thế kiếm lợi nhuận phi rủi ro.

Khi giá hôm nay là quá thấp: ám chỉ rằng vào cuối thời kỳ danh mục đầu tư

sẽ được đánh giá theo tỷ suất sinh lợi được chỉ ra trong  mô hình APT, trong khi

đó, tài sản bị định giá sai sẽ được đánh giá cao với mức với tỷ suất sinh lợi cao

hơn tỷ suất sinh lợi trên. Do đó nhà kinh doanh chênh lệch có thể: Hôm nay: Bán

khống danh mục đầu tư sau đó dùng tiền mua tài sản bị định giá sai, vào cuối giai

Page 14: Tieu Luan CAPM & APT

đoạn sẽ bán tài sản bị định giá sai, sử dụng tiền đó mua danh mục trở lại, và bỏ túi

phần chênh lệch.

Nếu giá hôm nay là quá cao: ám chỉ rằng vào cuối giai đoạn, danh mục sẽ

được định giá theo tỷ suất sinh lợi được chỉ ra trong APT, trong khi đó tài sản bị

định giá sai sẽ bị đánh giá theo mức tỷ suất sinh lợi thấp hơn mức trên. Do đó nhà

kinh doanh chênh lệch có thể: Hôm nay: bán khống tài sản bị định giá sai, dùng

tiền đó mua danh mục. Vào cuối giai đoạn sẽ bán danh mục, dùng tiền đó mua lại

tài sản bị định giá sai, bỏ túi phần chênh lệch.

3.5. Cách thức sử dụng mô hình APT

Cũng giống như với CAPM, các bêta xác định nhân tố được tìm thấy thông

qua hồi quy tuyến tính của tỷ suất sinh lợi các chứng khoán trong lịch sử. Nhưng

không giống CAPM, APT tự nó không bộc lộ các nhân tố xác định giá của nó.- Số

lượng và tính tự nhiên của của các nhân tố này thường thay đổi qua thời gian và

giữa các nền kinh tế. Dưới đây là gợi ý để tìm kiếm các yếu tố có thể ảnh hưởng

đến tỷ suất sinh lợi của tài sản:

Ảnh hưởng của chúng lên các thay đổi không mong đợi trong giá tài sản là

rõ ràng

Chúng nên đại diện cho các ảnh hưởng không đa dạng hóa ( đó là ; rõ ràng,

đề cập đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hơn là các yếu tố riêng có của công ty)

Đòi hỏi tính đều đặn và thông tin chính xác của các biến

Mối quan hệ nên được xem xét trên nền tảng kinh tế

Chen, Roll và Ross đã xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô sau là rất quan

trọng trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi của chứng khoán:

Sự thay đổi trong lạm phát

Page 15: Tieu Luan CAPM & APT

Sự thay đổi trong GNP được chỉ ra bởi chỉ số sản xuất công nghiệp

Sự thay đổi trong lòng tin nhà đầu tư

Sự thay đổi trong đường cong tỷ suất sinh lợi trái phiếu

Một số nhân tố khác có thể được sử dụng là :

Lãi suất ngắn hạn

Khác biệt giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn

Một chỉ số chứng khoán được đa dạng hóa ví dụ như S&P500 hoặc chỉ số

Composite NYSE

Sự thay đổi trong giá vàng hoặc giá các kim loại quý khác

Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái

4. Một vài hạn chế khi ứng dụng mô hình CAPM và APT

Việc ứng dụng hai mô hình trên vào dự báo tỷ suất sinh lợi trên thị trường

các nước mới nổi nói chung và vào thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng sẽ

có những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, hàng hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam quá nghèo nàn

về chủng loại, ít ỏi về số lượng và đặc biệt là thiếu các hàng hóa cao cấp để các

nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư lâu dài. Mặc dù đã có những giải pháp và nỗ lực

từ phía Nhà nước nhằm tạo thêm sự phong phú về hàng hóa cho thị trường chứng

khoán nhưng hiệu quả thực sự là chưa cao. Vì thế, thị trường chứng khoán Việt

Nam chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệc là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và

có nguồn lực tài chính lớn.

Page 16: Tieu Luan CAPM & APT

Thứ hai, sự thiếu vắng hệ số beta trong việc phân tích rủi ro của các chứng

khoán. Nói cách khác, các nhà đầu tư chưa chú trọng đến hệ số beta trong việc

đánh giá chứng khoán. Hiện nay, trên website các công ty chứng khoán có liệt kê

những tỷ số cơ bản về tài chính và so sánh với tỷ số trung bình thị trường. Một số

trang web cũng đề cập đến hệ số beta trong danh mục khái niệm các chỉ số tài

chính cần phân tích nhưng chưa thực sự có ý định sử dụng nó. Phần lớn chỉ là nêu

những chỉ số tài chính chung có liên quan đến danh lợi như chỉ số lợi nhuận/vốn

(ROE), lợi nhuận thuần/doanh thu, lợi nhuận/tài sản, hoặc liên quan đến tình hình

vay nợ như tổng vay nợ trên vốn hoặc liên quan đến giá chứng khoán và lợi nhuận

như P/E, ngoài ra không thấy những chỉ số như tỷ số giá thị trường so với giá sổ

sách (PBV), beta…

Do sự tác động của nhiều nhân tố phi thị trường nên vai trò của beta còn

tương đối hạn chế. Tuy nhiên, khi danh mục thị trường ngày càng hoàn thiện, beta

sẽ phát huy tác dụng và theo kịp với sự phát triển của thị trường. Thông qua hệ số

beta và các tỷ số thị trường khác như (PBV)…, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận rõ hơn

về rủi ro và năng lực cạnh tranh của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, các nhà

đầu tư cũng có điều kiện để ứng dụng những kỹ thuật phân tích và dự báo một

cách hiệu quả hơn, gần với kỳ vọng hơn. Khi tính toán và sử dụng hệ số beta, việc

nghiên cứu và sử dụng những mô hình dự báo sẽ trở thành hiện thực hơn chứ

không nằm trên lý thuyết nữa.

Thứ ba, các mô hình dự báo chỉ được vận hành tốt khi các nhà đầu tư có

được thông tin ngang bằng nhau, thông tin không bị rò rỉ và vì thế minh bạch hóa

thông tin là điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường chứng khoán. Đây chính

là nguyên tắc công khai, được coi là một nguyên tắc quan trọng nhất của thị

trường chứng khoán. Có thể nói, nếu không có một hệ thống công bố thông tin

hoạt động theo đúng yêu cầu thì thị trường chứng khoán không thể vận hành được.

Thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ bé và sơ khai. Tuy nhiên, các văn bản

pháp quy điều chỉnh vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã và

Page 17: Tieu Luan CAPM & APT

đang được xây dựng nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin

trên thị trường và duy trì củng cố lòng tin của nhà đầu tư.