28

Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức
Page 2: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức
Page 3: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

1

Ngày 26/4/2016, Ban Thường trực Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

phối hợp với Bộ Nội vụ, Trung ương Hội CựuChiến binh Việt Nam tổ chức Hội nghị côngbố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đốivới sự phục vụ của cơ quan hành chính nhànước (SIPAS) năm 2015 (Hội nghị).

Dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Vĩnh Tân,Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nộivụ; Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;Nguyễn Trọng Thừa, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ;Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Phó Chủtịch Trung ương Hội cựu chiến binh ViệtNam; đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; đại diện Ủyban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và Hội cựuchiến binh cấp tỉnh của 10 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương được khảo sát xác định Chỉsố hài lòng; đại diện Sở Nội vụ các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương.

Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng củangười dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơquan hành chính nhà nước được khảo sát vàcông bố nhằm đánh giá khách quan chấtlượng cung cấp dịch vụ hành chính công của

cơ quan hành chính nhà nước thông qua cảmnhận của người dân, tổ chức - những đốitượng đã sử dụng các dịch vụ hành chính docơ quan hành chính nhà nước cung cấp.Thông qua Chỉ số hài lòng về sự phục vụhành chính, cơ quan hành chính nhà nướcbiết được điếm mạnh, điểm yếu của mìnhtrong cung cấp dịch vụ hành chính cho ngườidân, tổ chức, đồng thời nắm được nhu cầu,mong muốn của người dân, tổ chức để có giảipháp cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụhành chính công do mình cung cấp.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởngBộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết việctiến hành công bố kết quả đánh giá sự hàilòng của người dân, tổ chức đối với sự phụcvụ của cơ quan hành chính nhà nước năm2015 là việc làm có có nhiều ý nghĩa; là kếtquả của Chương trình phối hợp giữa Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vớiBộ Nội vụ và Trung ương Hội Cựu Chiếnbinh Việt Nam; Chỉ số sẽ là một trong nhữngcơ sở, đòn bẩy cần thiết, quan trọng góp phầnthúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách hànhchính nhà nước - một trong những nhiệm vụtrọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện bộmáy nhà nước pháp quyền XHCN.

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Cải cách hànhchính Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng đã trìnhbày Báo cáo tóm tắt quá trình triển khai xácđịnh Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơquan hành chính nhà nước năm 2015 và Báocáo tóm tắt kết quả xác định chỉ số hài lòngcủa người dân, tổ chức đối với sự phục vụcủa cơ quan nhà nước năm 2015.

Theo đó, việc khảo sát xác định Chỉ số hàilòng về sự phục vụ hành chính năm 2015trong phạm vi cả nước từ 1/1/2014 đến30/6/2015, đối với 6 thủ tục hành chính(TTHC), gồm cấp Giấy chứng minh nhândân, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,Giấy phép xây dựng nhà ở, Giấy đăng ký kếthôn, Giấy khai sinh và Chứng thực.

15.120 phiếu khảo sát đã được triển khaitại 108 xã, phường, thị trấn thuộc 36 quận,huyện, thị xã, thành phố ở 10 tỉnh thànhtrong cả nước được chọn để khảo sát gồm:Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, LaiChâu, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đắk

Công bố Chỉ số hài lòng củangười dân, tổ chức đối với sự

phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015

Đoàn Chủ tịch Hội nghị công bố Chỉ sốhài lòng của người dân, tổ chức đối với sựphục vụ của cơ quan hành chính nhànước năm 2015.

Ảnh: TL

Page 4: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/20162

Lắk, Tây Ninh và Cà Mau.Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính

năm 2015 được khảo sát trên 4 tiêu chí: tiếpcận dịch vụ, hài lòng về tiếp cận dịch vụ, thủtục hành chính, sự phục vụ của công chức,kết quả giải quyết thủ tục hành chính và đềucó kết quả cụ thể. Qua khảo sát cho thấy hìnhthức tiếp cận thông tin phổ biến mà ngườidân thường sử dụng với các TTHC là thôngqua chính quyền phường xã chiếm 62%-76%; tiếp đến là hình thức hỏi người thân,bạn bè chiếm 11%-17%; chỉ có từ 4%-8%người dân sử dụng hình thức tiếp cận quamạng. Như vậy có thể thấy, để Chính phủđiện tử thành công, để người dân thành côngdân điện tử thì cần tuyên truyền nhiều cũngnhư tạo điều kiện để dân tiếp cận mạng.

Với việc tìm hiểu thông tin về dịch vụ, có60%-70% người dân được hỏi cho rằng thuậntiện, dễ dàng; 30%-44% cho rằng bìnhthường, cho thấy việc tiếp cận thông tin vểgiải quyết thủ tục của cơ quan hành chínhchưa thực sự dễ dàng, thuận tiện với ngườidân. Đáng chú ý, người dân cho rằng lên cấpcao thì dân càng khó tiếp cận thông tin.

Về tiêu chí sự hiện đại của trang thiết bịtại nơi làm TTHC, trên 50% ý kiến cho rằnghiện đại, cho thấy nỗ lực nâng cao chất lượngcông sở. Tỷ lệ người dân được hỏi cảm thấyhài lòng về sự phục vụ của công chức là từ75%-87%, trong đó khi làm thủ tục giấychứng nhận quyền sử dụng đất dân ít hài lòngnhất và hài lòng nhất khi làm thủ tục đăng kýkết hôn. Đánh giá chất lượng phục vụ củacông chức tuy không cao lắm nhưng ngườidân cũng dễ dàng cảm thấy hài lòng về sựphục vụ của công chức, giống như hài lòngvề việc tiếp cận thông tin.

Đáng chú ý, về các chi phí ngoài quy định,toàn bộ 6 TTHC được khảo sát đều có tìnhtrạng người dân phải trả thêm tiền ngoài lệphí, phí phải nộp không nộp theo quy định.Hiện nay, 2 loại TTHC mà dân không phảinộp phí, lệ phí là Giấy đăng ký kết hôn, giấykhai sinh.

Nhìn chung, kết quả SIPAS 2015 cho thấy,người dân đánh giá tốt về kết quả giải quyếtTTHC. Con số hài lòng về toàn bộ quá trìnhgiải quyết TTHC là: Thủ tục cấp Chứng minh

thư nhân dân: 83,4%; Thủ tục cấp giấy chứngnhận Quyền sử dụng đất 74,4%; Thủ tục cấpgiấy phép xây dựng nhà ở 78,4%; Thủ tụcChứng thực 86%; Thủ tục Kết hôn 89,5%;Thủ tục cấp giấy Khai sinh 87,5%. Chấtlượng năng lực chuyên môn của công chứcđược người dân đánh giá cao, tuy nhiênngười dân chưa bằng lòng về đạo đức nghềnghiệp, về sự phục vụ nhiệt tình chu đáo củacông chức.

Phát biểu tại Hội nghị, thông qua các Chỉsố được công bố, Phó Chủ tịch UB Trungương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha đềnghị Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan hànhchính nhà nước quan tâm đầu tư điện tử hóaviệc kê khai các thủ tục hành chính, tăngcường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảiquyết thủ tục hành chính, để thúc đẩy ngườidân tiếp cận thông tin qua mạng, tạo điềukiện dễ dàng, nhanh chóng hơn cho ngườidân khi giải quyết thủ tục hành chính. Vềcông tác cán bộ, cần thi tuyển kết hợp vớituyển chọn cán bộ công chức, chấn chỉnh vàxử lý nghiêm cán bộ công chức có thái độhách dịch, thờ ơ, cửa quyền gây khó dễ chongười dân, hướng dẫn người dân làm nhiềuthủ tục hành chính không cần thiết. Chínhphủ cũng cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quanhành chính nhà nước rà soát các văn bảnpháp luật để đề xuất cắt giảm một số thủ tụchành chính không cần thiết.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởngBộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa khẳng định,sự hài lòng của người dân chính là thước đocủa các cơ quan hành chính nhà nước. Để tiếptục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thờigian tới, hướng tới xây dựng nền hành chínhphục vụ, Bộ Nội vụ mong tiếp tục nhận đượcsự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa củacác bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chínhtrị - xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí vàngười dân trong việc triển khai các nhiệm vụcải cách hành chính nói chung, và triển khaixác định Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hànhchính nói riêng để công tác cải cách hànhchính ngày càng thiết thực, hiệu qủa, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, đem lại lợi ích ngày càng nhiều hơncho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Từ kết

Tin cải cách hành chính

Page 5: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

3

quả SIPAS 2015, Bộ Nội vụ, Ban Thườngtrực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam sẽxây dựng Chương trình phối hợp triển khaixác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổchức đối với sự phục vụ của cơ quan hànhchính nhà nước trong giai đoạn 2017-2020.

(Nguồn: www.tcnn.vn)

Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trênCổng Thông tin điện tử Chính phủ nhằm

công khai, minh bạch hoạt động của các cơquan nhà nước, từ đó cơ quan nhà nước cóbiện pháp kịp thời nâng cao chất lượng phụcvụ người dân tốt hơn. Đồng thời, giúp mọingười dân, doanh nghiệp, tổ chức trong vàngoài nước biết được tình trạng giải quyết hồsơ của các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thànhphố và của cả nước.

Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP vềChính phủ điện tử, công khai tiến độ giảiquyết hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tửChính phủ gồm: Công khai tỷ lệ giải quyết hồsơ đúng hạn và số văn bản trao đổi qua mạngcủa bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố,qua đó công khai tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúnghạn của cả nước.

Đến nay đã có 55 bộ, ngành, địa phương

công khai tiến độ giải quyết hồ sơ gồm: 9 bộ,cơ quan ngang bộ, 46 tỉnh, thành phố.

Một số địa phương thực hiện tốt nhưThành phố Hồ Chí Minh, Long An, ĐồngNai công khai tỷ lệ giải quyết hồ sơ chi tiếttheo tuần, tháng, năm của tỉnh, thành phố,từng sở, ban, ngành, cấp huyện, cấp xã ởtừng lĩnh vực.

Qua khảo sát những bộ, cơ quan ngang bộ,tỉnh, thành phố đã công khai tiên đô giai quyêthô sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủthì có những bộ, ngành, địa phương công khaichi tiết cả tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn vàsố văn bản trao đổi qua mạng nhưng cũng cóbộ, ngành, địa phương công khai chưa chi tiếtmột hoặc hai nội dung trên.

Cụ thể, về công khai tỷ lệ giải quyết hô sơđúng hạn, 8/9 bộ, cơ quan ngang bộ công khaichưa chi tiết; 1/9 bộ, cơ quan ngang bộ chưacông khai; 30/46 tỉnh, thành phố công khaichi tiết; 7/46 tỉnh, thành phố công khai chưachi tiết; 9/46 tỉnh, thành phố chưa công khai.

Còn về công khai số văn bản trao đổi quamạng, có 6/9 bộ, cơ quan ngang bộ công khaichi tiết; 3/9 bộ, cơ quan ngang bộ công khaichưa chi tiết; 32/46 tỉnh, thành phố công khaichi tiết; 1/46 tỉnh, thành phố công khai chưachi tiết; 13/46 tỉnh, thành phố chưa công khai.

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Từ ngày 25/5/2016, việc thăng hạng Phóngviên, Biên tập viên được thực hiện theo

quy định tại Thông tư liên tịch số11/2016/TTLT-BTTTT-BNV do Bộ Thông tinvà Truyền thông, Bộ Nội Vụ mới ban hành.

Theo đó, Thông tư quy định Phóng viênhạng I phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trìnhđộ đào tạo, bồi dưỡng sau: Có bằng tốtnghiệp đại học chuyên ngành báo chí trở lên;có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụngcông nghệ thông tin cơ bản theo quy định tạiThông tư số 03/2014/TT-BTTTT; có trình độ

Tin cải cách hành chính

Góp phần công khai, minh bạch hoạt động các

cơ quan nhà nước

Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trênCổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Ảnh: TL

Quy định mới về thăng hạngPhóng viên, Biên tập viên

Page 6: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/20164

Tin cải cách hành chínhngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thôngtư số 01/2014/TT-BGDĐT; có bằng tốtnghiệp Cao cấp lý luận chính trị; có chứngchỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phóngviên hạng I.

Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,Phóng viên hạng I phải đáp ứng: Đã chủ trì ítnhất 04 tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật,khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạtgiải thưởng; hoặc chủ trì ít nhất 02 công trìnhlý luận, nghiên cứu lý luận về khoa họcnghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tươngđương).

Viên chức thăng hạng từ chức danh Phóngviên hạng II lên chức danh Phóng viên hạngI phải có thời gian giữ chức danh Phóng viênhạng II và tương đương tối thiểu là 06 năm,trong đó có ít nhất 02 năm giữ chức danhPhóng viên hạng II.

Phóng viên hạng II phải có bằng tốtnghiệp đại học chuyên ngành báo chí trở lên.Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khácchuyên ngành báo chí thì phải qua lớp bồidưỡng về nghiệp vụ báo chí từ 08 tuần trởlên; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sửdụng công nghệ thông tin cơ bản theo quyđịnh tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT; cótrình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy địnhtại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT; cóbằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trịtrở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩnchức danh Phóng viên hạng II.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn,nghiệp vụ của Phóng viên hạng II là đã chủtrì ít nhất 02 tác phẩm được Hội đồng nghệthuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặcđạt giải thưởng; hoặc tham gia viết chuyên đềtrong ít nhất 01 công trình lý luận, nghiêncứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyênngành (cấp Bộ hoặc tương đương).

Viên chức thăng hạng từ chức danh Phóngviên hạng III lên chức danh Phóng viên hạngII phải có thời gian giữ chức danh Phóng viênhạng III và tương đương tối thiểu là 09 năm,trong đó có ít nhất 03 năm giữ chức danhPhóng viên hạng III.

Phóng viên hạng III phải có bằng tốtnghiệp đại học chuyên ngành báo chí trở lên.Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác

chuyên ngành báo chí thì phải qua lớp bồidưỡng về nghiệp vụ báo chí từ 08 tuần trở lên;có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụngcông nghệ thông tin cơ bản theo quy định tạiThông tư số 03/2014/TT-BTTTT; có trình độngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thôngtư số 01/2014/TT-BGDĐT; Sơ cấp lý luậnchính trị trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng tiêuchuẩn chức danh Phóng viên hạng III.

Đối với chức danh Biên tập viên, Thôngtư nêu rõ viên chức thăng hạng từ chức danhBiên tập viên hạng II lên chức danh Biên tậpviên hạng I phải có thời gian giữ chức danhBiên tập viên hạng II và tương đương tốithiểu là 06 năm, trong đó có ít nhất 02 nămgiữ chức danh Biên tập viên hạng II.

Viên chức thăng hạng từ chức danh Biêntập viên hạng III lên chức danh Biên tập viênhạng II phải có thời gian giữ chức danh Biêntập viên hạng III và tương đương tối thiểu là09 năm, trong đó có ít nhất 03 năm giữ chứcdanh Biên tập viên hạng III.

(Nguồn: Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV)

Trong 2 ngày 21-22/4/2016, tại TP. ĐàNẵng, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng

kết 5 năm thực hiện Quyết định 1347/QĐ-TTg và triển khai Quyết định 163/QĐ-TTgngày 25/01/2016 về đào tạo, bồi dưỡng cánbộ của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo cho biết, 5 năm qua, thực hiệnQuyết định 1374/QĐ-TTg, cả nước đã đàotạo, bồi dưỡng hơn 3.230.000 lượt cán bộ,công chức. Trong đó, gần 900.000 lượt ngườithuộc khối bộ, ngành, còn lại thuộc các tỉnh,thành phố.

Giai đoạn 2011-2016, số lượt cán bộ, côngchức được bồi dưỡng, đào tạo của các tỉnh,thành phố chiếm khoảng 72% so với tổng sốvà tăng hơn 42% so với giai đoạn 2006-2010.Từ kết quả trên cho thấy nhận thức của các

5 năm: Đào tạo hơn 3 triệulượt cán bộ, công chức

Page 7: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

5 Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

Tin cải cách hành chínhcấp, các ngành ở địa phương về công tác cánbộ có nhiều thay đổi tích cực.

Trong 5 năm đã cử đi đào tạo, bồi dưỡngở nước ngoài hơn 43.000 lượt cán bộ, côngchức. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phươngcũng cử gần 15.000 số lượt giảng viên các cơsở đào tạo, bồi dưỡng đi đào tạo, bồi dưỡng ởnước ngoài…

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cựcsong chương trình vẫn còn nhiều hạn chếnhư: Số lượng đào tạo nhiều, có xu hướngtăng qua các giai đoạn, nhưng năng lực củađội ngũ này chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cảicách hành chính, chưa tạo cơ sở để tạo nềnhành chính chuyên nghiệp, nâng cao chấtlượng phục vụ nhân dân, quản lý nhà nước vàhội nhập quốc tế.

Mục tiêu giai đoạn 2016-2025 là tạo sựchuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệuquả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyênnghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và nănglực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sựnghiệp phát triển của đất nước và hội nhậpquốc tế.

Để thực hiện mục tiêu này, Quyết định củaThủ tướng Chính phủ đã yêu cầu triển khaithực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếunhư: Nâng cao nhận thức, vai trò, nhiệm vụcủa hoạt động đào tạo, trách nhiệm của cáccơ quan đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, côngchức trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả

đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng hệ thống thểchế đồng bộ, khoa học; sắp xếp nâng caonăng lực, chất lượng các cơ sở, hệ thống đàotạo; biên soạn mới, nâng cao chất lượngchương trình bồi dưỡng; nâng cao năng lựccông tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng…

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, ngànhHải quan đã cung cấp 181 dịch vụ công

trực tuyến, trong đó có 167 dịch vụ liên quanđến thủ tục hành chính.

Hiện nay hầu hết thủ tục hành chính đượccung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4-cấp độ cao nhất hiện nay ở nước ta. Với sốlượng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hiệnnay, cơ quan Hải quan tạo nhiều thuận lợi chodoanh nghiệp được thực hiện thủ tục hànhchính liên quan đến thông quan hàng hóa;nộp thuế, phí, lệ phí; thủ tục với phương tiệnvận tải đường biển bằng phương thức điện tử(qua mạng internet)…

Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan(www.customs.gov.vn) đã cung cấp nhiềuthông tin, dịch vụ công trực tuyến hỗ trợdoanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủtục hải quan, ví dụ tra cứu biểu thuế, mã số

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết 5 năm thựchiện Quyết định 1347/QĐ-TTg.

Ảnh: TL

Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến

Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trựctuyến.

Ảnh: TL

Page 8: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/20166

HS; tư vấn, hỗ trợ chính sách pháp luật Hảiquan...

Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử cácCục Hải quan địa phương được kết nối vớiCổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phốgóp phần tích cực vào công tác cải cách thủtục hành chính trên địa bàn.

Tổng cục Hải quan cho biết, với số lượngnêu trên, Tổng cục Hải quan là một trongnhững bộ, ngành có số lượng thủ tục hànhchính được cung cấp dưới dạng dịch vụ côngtrực tuyến cấp độ 4 nhiều nhất hiện nay.

Một trong những khâu đột phá về ứngdụngcông nghệ thông tin của Tổng cục Hảiquan năm 2016 và giai đoạn tới là nâng caochất lượng dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể,năm 2016, nâng cấp, xây dựng các dịch vụcông trực tuyến trên Cổng thông tin điện tửHải quan để đảm bảo dịch vụ công của ngànhHải quan được cung cấp trực tuyến tối thiểumức độ 3 theo lộ trình của Bộ Tài chính.

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Hà Nội sẽliên tục cắt giảm thủ tục hành chính

(TTHC) để gỡ vướng cho người dân đến làmgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở (sổ đỏ).

Văn phòng cũng đã công bố email, số điệnthoại đường dây nóng của lãnh đạo Vănphòng để tiếp nhận phản ánh từ người dân,qua đó kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộnhũng nhiễu.

Người dân đi làm sổ đỏ khi gặp cán bộ yêucầu “bôi trơn”, hoặc phát hiện có trường hợpcán bộ gây khó khăn cho quá trình xử lý hồsơ có thể phản ánh thông tin tới đường dâynóng của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nộitheo số điện thoại của Giám đốc Văn phòng:04.37344995; email: [email protected], hoặc lãnh đạo Phòng Hành chính-Tổng hợp: 04.37344996; email:[email protected].

Cắt giảm 30-50% thủ tục hành chínhCùng với việc công bố đường đường dây

nóng để tiếp nhận phản ánh, xử lý vi phạmcủa cán bộ thụ lý hồ sơ, hiện nay, thời gianthực hiện các TTHC liên quan đến công táccấp sổ đỏ tại Văn phòng Đăng ký đất đai HàNội cũng đã được rút ngắn, nhiều thủ tục vàthành phần hồ sơ được cắt giảm.

Cụ thể, thời gian thực hiện các TTHCđược giảm đáng kể, một số thủ tục từ 45-55ngày giảm xuống 20-30 ngày; giảm số lượngthành phần hồ sơ, từ 9 loại giấy tờ xuống còn5… qua đó, giảm chi phí TTHC; số lượng hồsơ tồn đọng quá hạn cơ bản đã được giảiquyết hết.

Ngoài các ngày làm việc trong tuần, đơnvị còn tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC vàosáng thứ 7 hằng tuần.

Trong năm 2016, Văn phòng Đăng ký đấtđai Hà Nội tập trung rà soát và chuẩn hóa bộTTHC liên quan đến công tác cấp sổ đỏ theotinh thần cắt giảm 30-50% thủ tục và thànhphần hồ sơ.

Ngoài ra, phối hợp với cơ quan thuế đểthực hiện nội dung trao đổi, cung cấp thôngtin đất đai theo hình thức thư điện tử, rút ngắnthời gian thực hiện thủ tục xác định giá đấtlàm căn cứ thủ tục liên quan đến đăng ký biếnđộng và cấp sổ đỏ.

Tính đến nay, sau 3 tháng triển khai, Vănphòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã tiếp nhậnvà giải quyết 50 hồ sơ cấp mới sổ đỏ cho cáctổ chức thực hiện dự án nhà ở; 1.709 hồ sơcấp mới sổ đỏ của hộ gia đình, cá nhân.

Tin cải cách hành chính

TP. Hà Nội: Công bố đườngdây nóng xử lý ‘bôi trơn’ khi

làm sổ đỏ

Hà Nội là địa phương đi đầu trong việccông khai số đường dây nóng giải quyếtnạn "bôi trơn" khi làm "sổ đỏ".

Ảnh: TL

Page 9: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

7

Đối với công tác đăng ký biến động, đãtiếp nhận và giải quyết 47 hồ sơ của các tổchức; 11.802 hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân...

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Theo lộ trình, đến năm 2017, Lạng Sơn sẽhoàn thiện mô hình chính quyền điện tử.

Xét về điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin(CNTT), nguồn nhân lực…, Lạng Sơn hoàntoàn đáp ứng được yêu cầu thực hiện chínhquyền điện tử.

Tháng 7/2015, Lạng Sơn là 1 trong 17tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước đượcthành phố Đà Nẵng chuyển giao mô hìnhchính quyền điện tử. Ông Nông PhươngĐông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyềnthông (TT&TT) Lạng Sơn cho biết: chínhquyền điện tử là đề cập đến việc các cơ quanhành chính sử dụng các CNTT kết nối vớicông dân, doanh nghiệp và với các cơ quantrực thuộc chính phủ. Chính quyền điện tửnhằm cung cấp các dịch vụ công tốt hơn, cảicách hành chính, cải thiện sự tương tác vớidoanh nghiệp, tăng cường quyền lực chocông dân thông qua việc truy cập thông tinhoặc quản lý chính quyền hiệu quả hơn. Lợi

ích của nó mang lại là nâng cao sự minhbạch, thuận tiện, tăng doanh thu hoặc giảmchi phí.

Để trở thành chính quyền điện tử cần cóhạ tầng CNTT tốt và nguồn nhân lực biết ứngdụng CNTT. Tính đến thời điểm này, hạ tầngCNTT của tỉnh cơ bản được đảm bảo. Tỷ lệmáy tính trên tổng số cán bộ, công chức củacác cơ quan hành chính đạt hơn 90%. Hiệntại, 32 sở, ngành, huyện, thành phố đều có kếtnối Internet tốc độ cao và hệ thống mạngLAN được xây dựng hoàn thiện.

Ông Đông cho biết thêm: mục tiêu củachính quyền điện tử là kết nối thông tin quảnlý, điều hành từ tỉnh đến tận các xã, phườngmột cách chặt chẽ, nhanh chóng. Hiện hệthống văn phòng điện tử eOffice vào ứngdụng tại 100% sở, ban, ngành và các huyện,thành phố. Một số đơn vị như thành phố LạngSơn và các huyện: Chi Lăng, Tràng Định,Lộc Bình, Cao Lộc… còn đưa hệ thống nàyđến cấp xã. Hệ thống được ứng dụng hiệuquả, thực hiện tốt quy trình xử lý văn bản gópphần tiết kiệm thời gian, chi phí văn phòngphẩm và bưu chính, nâng cao hiệu quả xử lýcông vụ.

Để đạt mục tiêu kết nối giữa chính quyềnvới người dân và doanh nghiệp thì trên cơ sởđã có hệ thống hội nghị truyền hình trựctuyến tại 2 điểm cầu ở tỉnh và 11 điểm cầu tạicấp huyện. Hơn nữa, hệ thống “một cửa” điệntử đã trang bị đến 11 đơn vị. Cổng thông tinđiện tử tỉnh và trang thông tin điện tử đượcthành lập và triển khai đến 32 cơ quan, đơn vịhành chính.

Về nguồn nhân lực, đến nay, trên 90% cánbộ, công chức các cơ quan, đơn vị hành chínhtrong tỉnh biết sử dụng thành thạo máy vitính. Trong đó, tỷ lệ cán bộ, công chức quađào tạo nghiệp vụ CNTT đạt khoảng 30% -40%. Đầu năm 2016, 32 văn thư tại 21 sở,ngành và 11 huyện, thành phố đã được sửdụng chứng thư số, chữ ký số. Dự kiến năm2016, tỉnh tiếp tục sử dụng 300 triệu đồngtriển khai chữ ký số đến lãnh đạo các cơquan, đơn vị hành chính.

Ông Phạm Tuấn Tú, Trưởng phòng Cảicách hành chính, Sở Nội vụ Lạng Sơn chobiết: hằng năm qua kiểm tra ứng dụng CNTT

Tin cải cách hành chính

Tỉnh Lạng Sơn với lộ trìnhthực hiện chính quyền điện tử

Đoàn kiểm tra công tác cải cách hànhchính của tỉnh kiểm tra ứng dụng côngnghệ thông tin tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ảnh: TL

Page 10: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/20168

tại các cơ quan, đơn vị cho thấy cơ bản cánbộ, công chức từ lãnh đạo đến chuyên viênứng dụng thành thạo máy vi tính và các phầnmềm hệ thống, phần mềm chuyên ngành gópphần tạo môi trường làm việc hành chínhngày càng chuyên nghiệp, hiện đại.

Từ hạ tầng và việc triển khai ứng dụngCNTT cùng với nguồn nhân lực như đang có,Lạng Sơn đã có hơn 10 thủ tục hành chínhcông mức độ 3, trên 2.000 thủ tục hành chínhđược công khai trên mạng. Cùng đó, các hoạtđộng hành chính của các cấp chính quyền,chỉ đạo điều hành đều được minh bạch trướcngười dân, doanh nghiệp. Như vậy, Lạng Sơnđã có một nền tảng quan trọng nhằm đáp ứngđược tiến độ thực hiện mô hình chính quyềnđiện tử trong thời gian tới.

(Nguồn: www.baolangson.vn)

Triển khai Chính phủ điện tử, đẩy mạnhcác ứng dụng CNTT trong cải cách hành

chính, thu hút đầu tư là chủ trương lớn củatỉnh Hà Nam nhằm đạt mục tiêu trong năm2016 sẽ vươn lên vị trí 20 trong Bảng xếphạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện hợptác chiến lược và ký kết biên bản ghi nhớ hợptác VT-CNTT năm 2016 giữa Tập đoànVNPT và UBND tỉnh Hà Nam tổ chức ngày8/4, ông Mai Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy HàNam yêu cầu các sở, ngành tập trung mạnhvào cải cách các khâu liên quan đến giảiquyết thủ tục hành chính một cách công khai,minh bạch, tạo thuận lợi nhất cho người dânthông qua sử dụng các giải pháp VT-CNTT.

Theo đó, quan điểm của tỉnh Hà Nam là sẽthuê trọn gói dịch vụ CNTT để xây dựng vàphát triển Chính phủ điện tử nhằm giảm chiphí đầu tư và nhân lực.

Trong 1 năm qua, VNPT đã đầu tư xâydựng cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật,

đường truyền kết nối, hạ tầng máy chủ, lưutrữ cơ sở dữ liệu, đảm bảo an ninh thông tin,an toàn mạng… sẵn sàng cung cấp đầy đủ cácdịch vụ về VT&CNTT để đáp ứng mọi yêucầu về triển khai chính quyền điện tử của tỉnhHà Nam.

Cụ thể, mạng truyền số liệu chuyên dùngcho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đãkết nối đến các sở, ban, ngành tỉnh và 6huyện/thành phố, kêt nôi đương Mega-wanbăng cap quang phuc vu cho mang dungriêng cho cơ quan Đang tư Tinh ủy tơi cacĐang uy xa, phương. Đồng thời, VNPT đangtiến hành quang hóa 100% hạ tầng đườngtruyền tới các cơ quan, tổ chức thuộc các cấpchính quyền.

Hiện, Hà Nam cũng đang sử dụng giảipháp truyền hình hội nghị trực tuyến từUBND tỉnh Hà Nam, Hội đồng nhân dân tỉnhHà Nam đến UBND các huyện Lý Nhân,Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng, Duy Tiênvà UBND TP. Phủ Lý. Một hệ thống thiết bịgiám sát cũng đã được lắp đặt tại 12 điểm đầumối, xây dựng đường truyền dữ liệu kết nốigiữa Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Việnkiểm sát tỉnh Hà Nam và Công an tỉnh với cácPhòng xử án của Tòa án nhân dân hai cấp.

Tập đoàn VNPT đã và đang triển khaiphần mềm một cửa và dịch vụ công trựctuyến tại 26 sở, ngành, UBND huyện/thànhphố trong tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho ngành ytế và giáo dục

Ngay sau khi thỏa thuận hợp tác giữa hai

Tin cải cách hành chính

Tỉnh Hà Nam: Thuê dịch vụcông nghệ thông tin để

triển khai Chính phủ điện tử

Tỉnh Hà Nam ký kết thỏa thuận hợp tácvới Tập đoàn VNPT.

Ảnh: TL

Page 11: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Tin cải cách hành chínhbên được ký kết, VNPT đã phối hợp vớingành giáo dục tỉnh Hà Nam triển khai quyhoạch hạ tầng hệ thống mạng băng rộng, tốcđộ cao để phục vụ kết nối các ứng dụng nhưquản lý văn bản và điều hành, hệ thống Mạnggiáo dục Việt Nam-vnEdu, dịch vụ sổ liên lạcđiện tử cho các trường phổ thông. Tính đếnthời điểm này, VNPT đã thực hiện việc triểnkhai cung cấp Hệ thống mạng giáo dụcvnEdu cho trên 40 trường học trên địa bàntoàn tỉnh Hà Nam với số lượng hơn 15.000 sổliên lạc điện tử.

VNPT cũng đang tập trung xây dựngmạng dùng riêng cho ngành y tế gồm cácđường truyền cáp quang đến các bệnh viện,trung tâm y tế, các trạm y tế xã/phường.

Đặc biệt, từ tháng 10/2015 đến nay, VNPTđã xây dựng kế hoạch và đã hoàn thành việckhảo sát hạ tầng và tiến hành triển khai xâydựng cơ sở dữ liệu phần mềm ứng dụngVNPT-His tại 5 BV trực thuộc tỉnh và 5 trungtâm y tế cấp huyện cùng 116 trạm y tế cấpxã/phường trên địa bàn.

Thông qua hệ thống VNPT-His này, cáccơ sở khám chữa bệnh đều có thể sử dụngcác ứng dụng của CNTT vào việc quản lýđiều hành công tác khám chữa bệnh tại đơnvị một cách khoa học, hiệu quả, đồng thời cóthể kết xuất thanh toán BHYT nhanh chóngvà chính xác.

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT vàmạng Internet hiện nay đã làm thay đổi

căn bản các hoạt động trong đời sống xã hội.Trong đó việc ứng dụng chữ ký số, chữ kýđiện tử trong các cơ quan nhà nước là nhucầu cần thiết trong các giao dịch trên môitrường mạng, nhằm phục vụ công tác cảicách hành chính, từng bước xây dựng chínhquyền điện tử. Bên cạnh đó, việc triển khaiứng dụng chữ ký số, chứng thực số có hiệu

quả còn đảm bảo an toàn tin cậy cho các giaodịch điện tử phục vụ hoạt động chỉ đạo, điềuhành, tác nghiệp của các cơ quan nhà nước.

Trong những năm qua, việc ứng dụngCNTT phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạođiều hành của các cơ quan Nhà nước trên địabàn tỉnh Nghệ An đang dần được quan tâm vàchú trọng. Các hệ thống cơ bản như Giao banđiện tử, Thư điện tử, Cổng Thông tin điện tử(TTĐT), quản lý văn bản điều hành, một cửađiện tử liên thông hiện đại đã được sử dụngtrong hầu hết các cơ quan cấp tỉnh.

Cùng với việc vận hành các hệ thống trên,nhu cầu trao đổi, luân chuyển văn bản trongcác cơ quan nhà nước ở tỉnh ngày càng tăng.Một vấn đề đặt ra là cần có giải pháp vừa bảođảm an toàn thông tin, vừa bảo đảm xác thựctính chính xác nội dung thông tin được gửinhận qua mạng. Với công nghệ phát triển nhưhiện nay, vấn đề này được giải quyết bằngnhiều giải pháp khác nhau, trong đó chữ kýsố là một trong những giải pháp hiện đại, antoàn, hiệu quả nhất.

Để triển khai ứng dụng chữ ký số tại NghệAn, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT)đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệtham mưu UBND tỉnh phê duyệt và cho phéptriển khai Dự án khoa học “Xây dựng mô hìnhứng dụng thí điểm chữ ký số tại một số sở,ngành cấp tỉnh”. Dự án do Trung tâm Côngnghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT)thuộc Sở TT&TT chủ trì thực hiện. Mục tiêucủa dự án là xây dựng thành công mô hìnhứng dụng chữ ký số tại 4 cơ quan Nhà nướctrong tỉnh, làm mô hình nhân rộng cho cácđơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Dự án được triển khai trong năm 2015 -2016 với các nội dung chính: Điều tra, khảosát đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT, nhucầu ứng dụng chữ ký số tại các cơ quan Nhànước tỉnh Nghệ An; Học tập kinh nghiệm;Khảo sát, lựa chọn bộ công cụ ký số, phầnmềm ký số và đề xuất cơ chế quản lý vậnhành chứng thư số; Đào tạo, chuyển giaocông nghệ; Hội thảo khoa học phổ biến kếtquả của dự án. Dự án được triển khai thí điểmtại 4 đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, SởTT&TT, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBNDThành phố Vinh.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

9

Tỉnh Nghệ An: Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số trong

cơ quan nhà nước

Page 12: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/201610

Sau hơn một năm triển khai, đến nay,Trung tâm CNTT&TT đã hoàn thành các nộidung chính của dự án như: Điều tra, khảo sáthiện trạng ứng dụng CNTT, nhu cầu ứngdụng chữ ký số tại 27 Sở, ban, ngành cấptỉnh; Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm tạiVĩnh Long, Cần Thơ, Hà Nội, Thái Bình; Đãđề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ cấp 18 chứngthư số cho tổ chức và 122 chứng thư số cánhân cho 4 đơn vị ứng dụng thí điểm, đã tổchức cài đặt tập huấn hướng dẫn, sử dụng bộcông cụ ký số GCA-01, phần mềm ký sốvSignPDF cho cán bộ của 04 đơn vị thí điểmthuộc dự án với 8 lớp, cho trên 122 học viên.Nhằm có cơ chế quản lý trong việc quản lý,sử dụng chữ ký số, Trung tâm CNTT&TT đãtham mưu cho Sở TT&TT trình UBND tỉnhban hành Quyết định số 1583/QĐ-UBNDngày 23/04/2015 về việc ủy quyền cho Giámđốc Sở TT&TT quản lý thuê bao chứng thưsố theo quy định và nghiên cứu, xây dựng bộquy chế quản lý sử dụng chữ ký số, chứngthư số trong các cơ quan nhà nước trên địabàn tỉnh Nghệ An.

Bên cạnh đó, Sở TT&TT cũng đã thammưu UBND tỉnh ban hành Công văn số4936/UBND-CN ngày 23/7/2015 về việctriển khai ứng dụng thí điểm chứng thư sốchuyên dùng trong các cơ quan Nhà nướctỉnh Nghệ An. Theo văn bản này, kể từ ngày01/8/2015, các đơn vị: Văn phòng UBNDtỉnh Nghệ An, UBND Thành phố Vinh, cácSở: Kế hoạch và Đầu tư, TT&TT phải triểnkhai ứng dụng chứng thư số chuyên dùng đốivới các loại văn bản sau: Lịch làm việc (hoặclịch công tác) của các đơn vị; Thư mời dự hộithảo, hội nghị, các hoạt động của các đơn vị;Báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm; Báo cáochuyên đề; Báo cáo đột xuất; Các phụ lục sốliệu; Các văn bản trao đổi phục vụ công việc;Các dự thảo văn bản, tài liệu (được gửi đínhkèm) phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị đểnghiên cứu trước; Các thông báo phân côngthành viên ban tổ chức của các hoạt động; Kếhoạch, hướng dẫn tổ chức các hoạt động đãban hành chính thức; Y sao các văn bản củaChính phủ và các Bộ, ngành Trung ương;Công báo tỉnh Nghệ An; Các văn bản số đượclưu trữ, khai thác, sử dụng trên các hệ thống:

Thư điện tử, Cổng TTĐT, hệ thống quản lývăn bản và điều hành.

Sau 9 tháng chính thức ứng dụng chữ kýsố tại 04 đơn vị thí điểm bước đầu đã thuđược một số kết quả nhất định như: Sở Kếhoạch và Đầu tư ban hành được 1.100 vănbản bằng ký số, UBND thành phố Vinh banhành 1.300 văn bản ký số, Sở TT&TT banhành 80 văn bản bằng ký số…

Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc ứngdụng chữ ký số vẫn còn gặp nhiều khó khăn,nhất là trong nhận thức và thói quen củangười sử dụng. Để ứng dụng triệt để chữ kýsố, trao đổi giữa các cơ quan nhà nước phảiđược triển khai hoàn toàn theo hình thức điệntử. Trong khi đó, trao đổi điện tử trong các cơquan nhà nước chỉ đang ở mức khởi đầu,chưa thực sự trở thành công cụ chính thống.Đối với các văn bản nhà nước, văn bản giấyvới chữ ký “tươi” và “con dấu đỏ” hiện vẫnđược xem là minh chứng duy nhất cho hiệulực của văn bản. Văn bản điện tử mặc dù đãđược Chính phủ công nhận có giá trị tươngđương nhưng trên thực tế chưa được ngườidùng sử dụng quen.

Mặt khác, hạ tầng chứng thực chữ ký sốchuyên dùng Chính phủ hiện đang đứngtrước những yêu cầu cần mở rộng về quy môvà nâng cao năng lực phục vụ. Cần xây dựngcơ chế xác thực liên thông giữa hệ thốngchứng thực giữa chữ ký số cho các cơ quannhà nước với chữ ký số cho doanh nghiệp,cùng với đó là sự gia tăng về số lượng chứngthư số cấp phát mỗi năm và sự mở rộng phạmvi cấp phát cho các Bộ, ngành và địa phươngthì đây là những yêu cầu cần thiết.

Để triển khai và ứng dụng tốt việc sửdụng chữ ký số, các cơ quan, đơn vị cần bảođảm các yếu tố: Hạ tầng CNTT với hệ thốngmạng hoạt động ổn định, đường truyền tốc độcao kết nối mạng truyền số liệu hoặc mạngInternet; Nguồn nhân lực là cán bộ chuyêntrách CNTT hoặc Bộ phận chuyên tráchCNTT có khả năng hỗ trợ người dùng tại cácđơn vị. Đồng thời làm tốt công tác phổ biến,tuyên truyền các chủ trương, quy định củaNhà nước đến đội ngũ cán bộ công chức, viênchức; Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT đápứng yêu cầu; Hỗ trợ kỹ thuật kịp thời và đầy

Tin cải cách hành chính

Page 13: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

11

đủ trong quá trình ứng dụng chữ ký số tại cơquan nhà nước các cấp. Các cơ quan, đơn vịcần ban hành các quy định, quy chế về quảnlý, lưu trữ và sử dụng chữ ký số, phấn đấutừng bước xây dựng chính quyền điện tử tỉnhNghệ An.

(Nguồn: www.mic.gov.vn)

Thời gian qua, xác định cải cách hànhchính (CCHC) là giải pháp có ý nghĩa

quyết định và hết sức quan trọng trong pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh, ảnh hưởng trựctiếp đến các chỉ số, đến môi trường đầu tư đếnnăng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỉnh Quảng Trịđã quyết tâm đẩy mạnh công tác cải cách hànhchính, trong đó tập trung cải cách thủ tục hànhchính gắn với thực hiện cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông và cải cách chế độ công vụcông chức.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,sự cố gắng nỗ lực của các cấp các ngành, côngtác cải cách hành chính của tỉnh Quảng Trị đãcó nhiều chuyển biến rõ nét. Các chỉ số củanăm 2014 đã được cải thiện và nâng cao: chỉsố PAPI thuộc nhóm đứng đầu trong cả nước;chỉ số CCHC tăng 16 bậc so với năm 2013góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế xã hội

ở địa phươngTại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ

XVI, tổ chức từ ngày 22-24/9/2015, chủ đềĐại hội được xác định là Nâng cao năng lựclãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; pháthuy mọi nguồn lực, đẩy mạnh cải cách hànhchính và thu hút đầu tư, tạo chuyển biến mạnhmẽ trong phát triển kinh tế- xã hội; phấn đấuđưa Quảng Trị đạt trình độ phát triển trungbình của cả nước.

Chủ đề, mục tiêu phương hướng, nội dungvà chương trình Đại hội đã tập trung nhiềuvào nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cải cáchhành chính; điều đó thể thể hiện trong nhiệmkỳ tới, toàn đảng, toàn quân, toàn dân tỉnhQuảng Trị quyết tâm đổi mới, đổi mới mạnhmẽ, quyết liệt nhằm đưa Quảng Trị vươn lênphát triển ngày càng bền vững hơn

Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXVI, Quảng Trị đã triển khai cụ thể hóa Nghịquyết Đại hội bằng Kế hoạch cải cách hànhchính giai đoạn 2016-2020; Đề án hỗ trợ nângcao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếpnhận và trả kết quả các cấp; Đề án đẩy mạnhcải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnhtranh cấp tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Bên cạnh sự chủ động, quyết liệt của cáccấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, QuảngTrị còn có sự chung tay góp sức của nhiều tổchức trong công tác cải cách hành chính,trong đó có Dự án Dân chấm điểm M-Score,một sáng kiến của tổ chức Oxfam.

Dự án Dân chấm điểm M-Score chính thứckhởi động tại tỉnh Quảng Trị từ tháng 10/ 2014.Dự án là kết quả của sự hợp tác giữa năm đơnvị gồm Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị, Tổchức Oxfam, Trung tâm Phân tích và Dự báo,thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội ViệtNam, trường Đại học Indiana, Hoa Kỳ và Côngty TNHH Phân tích Thời gian thực (RTA). M-Score là tên viết tắt của MobilephoneScorecard - Thẻ đánh giá chất lượng dịch vụcông trên điện thoại và được thiết kế dựa trênkinh nghiệm các khảo sát cấp quốc gia nhưPCI, PAPI và kinh nghiệm quốc tế.

Đây là một cơ chế đánh giá độc lập, kháchquan, đáng tin cậy, do việc thực hiện khảo sátvà phân tích số liệu, công bố kết quả hoàntoàn do bên thứ ba thực hiện.

Tin cải cách hành chính

Tỉnh Quảng Trị: Dự án"Dân chấm điểm M-Score"

góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính

Người dân đến làm thủ tục tại văn phòngmột cửa TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Ảnh: TL

Page 14: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/201612

Hệ thống chỉ số M-Score bao gồm chỉ sốM-Score hài lòng chung về chất lượng dịchvụ công và một số chỉ số M-Score đánh giámột số khía cạnh của dịch vụ công như thờigian hoàn thành dịch vụ, số lần người dânphải đi lại để hoàn thành dịch vụ, thái độ củanhân viên tiếp nhận hồ sơ, sự hướng dẫnngười dân làm thủ tục của công chức làm việctại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả

Bên cạnh hệ thống các tiêu chí đánh giá cótính định lượng, Dân chấm điểm M-Score cònthu thập các thông tin định tính, để làm rõ tìnhhình thực tế tại địa phương thông qua những ýkiến và chia sẻ của người dân bằng điện thoại

Trong giai đoạn đầu (2014-2015), dự ántriển khai thí điểm tại 09 Bộ phận Tiếp nhận vàtrả kết quả của các UBND các huyện, thànhphố, thị xã tỉnh Quảng Trị và dự kiến sau đó sẽnhân rộng ra các lĩnh vực y tế, giáo dục...

Sau một năm triển khai, tính đên tháng11/2015, tông sô trường hợp người dân đượctông đài Dân châm điêm tiêp cận khảo sát là8.440 người. Bên cạnh đó, đường dây nóng1800.8081 hoạt động ôn định, được nhiêungười dân biêt đên và tin tưởng hơn. Kêt quảcủa khảo sát M-Score và thông tin nhận đượctừ đường dây nóng là những tư liệu quý báu,khách quan đê đánh giá hoạt động của bộ máychính quyên của các huyện, thành phố, thị xãnói chung và hiệu quả phục vụ của Bộ phậnTiếp nhận và trả kết quả thực hiện giải quyếtthủ tục hành chính cho người dân.

Theo đánh giá chung của người dân chothấy, việc giải quyết các thủ tục hành chínhcủa địa phương đã có nhiều tiến bộ so vớinhững năm trước đây. Thời gian giải quyếtthủ tục được rút ngắn, giảm bớt số lần đi lạicủa người dân. Theo thống kê kết quả của Dựán, tỷ lệ hồ sơ trả đúng và sớm hẹn có tănglên. Cụ thể, tỷ lệ hồ sơ trả đúng và sớm hẹnđạt 64,3%, trong đó sớm hẹn đạt khoảng 46%đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong năm2015; tinh thần thái độ phục vụ của công chứcđã nâng lên rõ rệt. Hầu hết công chức tận tụy,nhiệt tình, xử lý công việc đúng chức trách,đúng quy định

Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung ngườidân chưa thực sự hài lòng như cơ sở, vật chất,tình trạng môt số hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai

xử lý còn chậm so với quy định, thái độ phụcvụ của công chức có nơi có lúc chưa tận tình,trách nhiệm.

Trên cơ sở điểm chấm và ý kiến phản ảnhcủa người dân, chính quyền địa phương đãnhìn nhận, đánh giá đồng thời có những giảipháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượngphục vụ.

UBND các huyện, thành phố, thị xã đãkhẩn trương kiện toàn tổ chức Bộ phận tiếpnhận và trả kết quả, tăng cường đầu tư cơ sởvật chất, máy móc trang thiết bị đặc biệt quantâm chỉ đạo sâu sát hơn để giải quyết kịp thờinhững vướng mắc trong quá trình xử lý thủtục cho người dân.

Đội ngũ công chức trực tiếp xử lý các thủtục hành chính đã có nhiều chuyển biến trongphục vụ. Công chức đã tích cực chủ độngnghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, kỹ năng thao tác, phối hợp trongxử lý thủ tục hành chính

Kết quả của Dự án Dân chấm điểm cũngđã giúp cho Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị cónhững giải pháp điều chỉnh trong tham mưucho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiệncông tác CCHC của tỉnh nói chung cũng nhưnâng cao chất lượng phục vụ công dân và tổchức tại các Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quảđáp ứng yêu cầu nguyện vọng chính đáng củangười dân.

Thời gian tới, Dự án sẽ mở rộng phạm vicho người dân chấm điểm các dịch vụ côngngành y tế và giáo dục đồng thời nhân rộngđến các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và lồng nghépvào phần mềm một cửa điện tử dùng chungcủa cả tỉnh.

Hy vọng, công tác CCHC của tỉnh QuảngTrị sẽ có nhiều khởi sắc hơn khi Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ tỉnh đi vào cuộc sống vớitinh thần quyết tâm lớn của đội ngũCBCC,VC trong toàn tỉnh, đồng thời ngàycàng có nhiều hơn các tổ chức, cá nhân chungtay cùng chính quyền các cấp thực hiện cảicách hành chính; vai trò của người dân đượcphát huy tối đa để trở thành tài liệu kiểmchứng sinh động và chân thật nhất cho kết quảcông tác CCHC của tỉnh Quảng Trị.

(Bùi Thị Hồng Phương – Phó Giám đốcSở Nội vụ tỉnh Quảng Trị)

Tin cải cách hành chính

Page 15: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

13

Thu hút, trọng dụng người có tài năngluôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệpxây dựng, bảo vệ và chấn hưng đất nước

qua các thời kỳ. Do vai trò, tầm quan trọngcũng như mức độ phức tạp của hoạt độngquản lý hành chính nhà nước, việc thu hút,tuyển dụng được những người có tài năng vàolàm việc ngày càng có vai trò đặc biệt quantrọng khi hiện nay Việt Nam đang trong quátrình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân; phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, nhiềubộ, ngành và địa phương đã mạnh dạn banhành các chính sách “trải thảm đỏ” nhằm thuhút người có tài năng về làm việc ở các cơquan hành chính nhà nước cũng như các đơnvị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, trên thực tế,các chính sách này chưa phát huy được hiệuquả như mong muốn, chưa phát hiện đúng vàthu hút được nhiều người có năng lực, trình độvào làm việc trong nền công vụ do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan. Bài viếtnày, tác giả mong muốn trao đổi, đề xuất mộtsố giải pháp nhằm thu hút và trọng dụngngười có tài năng trong các cơ quan hànhchính nhà nước ở nước ta hiện nay.

Thu hút người có tài năng trong cơ quanhành chính nhà nước được hiểu là tổng thể cácchính sách tạo sức hấp dẫn và sự lôi cuốnnhằm tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt (cảđiều kiện vật chất và tinh thần) để người có tàinăng, những người có năng lực, trình độ caovà phẩm chất đạo đức tốt vào làm việc. Trọngdụng người có tài năng được hiểu là tin cậy vàgiao cho người tài những công việc, chức vụquan trọng, xứng đáng và phù hợp với nănglực và sở trường, đồng thời tạo điều kiện thuậnlợi để người có tài năng phát huy khả năng củamình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được

giao và được đãi ngộ xứng đáng với côngtrạng và sự đóng góp với công việc chung củacơ quan hành chính nhà nước. Từ những quanniệm về thu hút và trọng dụng người có tàinăng trên đây, có thể thấy rằng thu hút và trọngdụng có mối quan hệ mật thiết với nhau,không tách rời nhau, bổ trợ cho nhau và có sựgiao thoa với nhau. Thu hút để trọng dụng, vàcó trọng dụng tốt thì mới tạo sức hút, sức hấpdẫn để người có tài mong muốn được vào làmviệc và có cam kết cao đối với cơ quan hànhchính nhà nước. Vì vậy, để thu hút và trọngdụng người có tài năng trong các cơ quan hànhchính nhà nước, cần phải thực hiện đồng bộcác nhóm giải pháp như sau:

1. Nhóm giải pháp nhận thức về thu hútvà trọng dụng người có tài năng trong cáccơ quan hành chính nhà nước

Một là, cần thống nhất nhận thức, quanniệm và yếu tố xác định người tài năng trongcác cơ quan hành chính nhà nước. Người cótài năng trong các cơ quan hành chính nhànước được hiểu là người có trình độ, năng lựcvượt trội, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụtheo chức trách được giao, có kết quả, thànhtích tác động và ảnh hưởng đến sự phát triểncủa một ngành, một lĩnh vực cụ thể trong hoạtđộng của các cơ quan hành chính nhà nước.Tài năng phải luôn kết hợp chặt chẽ với đạođức, đây là hai mặt không tách rời mà luôn gắnbó mật thiết với nhau, là cơ sở, điều kiện, tiềnđề của nhau, thúc đẩy lẫn nhau để hoàn thiệnnhân cách của người có tài năng trong các cơquan hành chính nhà nước. Vì vậy, cần thốngnhất quan niệm và tiến tới xây dựng các tiêuchí xác định người có tài năng trong cơ quanhành chính nhà nước, tức là đề ra các chuẩnmực cụ thể để nhận diện được người có tàinăng và đo lường được mức độ tài năng củahọ. Tiêu chí xác định người tài năng cần được

Bàn về một số giải pháp thu hút và trọng dụng người có tài năng trong các

cơ quan hành chính nhà nướcTS. Trần Văn Ngợi - Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

Page 16: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/201614

xác định trên các phương diện: trình độ, nănglực; kết quả thực hiện công việc; phẩm chấtđạo đức; khả năng tập hợp, đoàn kết tập thể.Người có tài năng trong cơ quan hành chínhnhà nước phải bảo đảm hội đủ các tiêu chí vềtrình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức.

Hai là, cần nhận thức rõ về sự cần thiết,tầm quan trọng của việc thu hút, trọng dụngngười có tài năng trong các cơ quan hànhchính nhà nước. Thu hút và trọng dụng ngườicó tài năng trong các cơ quan hành chính nhànước là một chủ trương đúng đắn và cần thiết,điều đó được khẳng định bởi chính vai trò, tầmquan trọng của những con người có tài năngtrong tổ chức, hoạt động công vụ cũng nhưtrong quá trình cải cách nền hành chính nhànước của nước ta hiện nay. Trong hoạt độngcủa các tổ chức nói chung và các cơ quan hànhchính nhà nước nói riêng, việc phát hiệnnhững cá nhân xuất sắc, thu hút và trọng dụnghọ là điều rất quan trọng.

Ba là, cần nhận thức rõ việc thu hút, trọngdụng người có tài năng cho các cơ quan hànhchính không chỉ là trách nhiệm của các cơquan của Đảng và Nhà nước mà còn là tráchnhiệm của toàn xã hội.

2. Nhóm giải pháp về chính sách thu hútvà trọng dụng người có tài năng trong cáccơ quan hành chính nhà nước

Một là, cần khẩn trương nghiên cứu xâydựng, ban hành Chiến lược quốc gia về nhântài. Chiến lược quốc gia về nhân tài phải thểhiện sự đổi mới tư duy trong xây dựng chínhsách, luôn mở rộng cửa, tạo điều kiện để nhântài phát huy được năng lực, trình độ thì nhữngngười tài mới thật sự muốn cống hiến để xâydựng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.Để thu hút nhân tài trước hết cần kết hợp chặtchẽ giữa trọng thị, trọng dụng và trọng đãinhân tài; phải hiểu, phải tin người tài, bảo vệngười tài; biết phát huy, khuyến khích ngườitài. Chiến lược nhân tài phải được thực hiệnliên tục, đồng bộ trên cả quy trình 6 khâu: pháthiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọngdụng, đãi ngộ và tôn vinh nhân tài ở cả phạmvi vi mô và vĩ mô. Đồng thời, Chiến lược cũngcần xác định rõ các mục tiêu, giải pháp và cácgiai đoạn triển khai thực hiện chiến lược, lộtrình thực hiện trong từng giai đoạn.

Hai là, cần xây dựng, ban hành Nghị địnhcủa Chính phủ về phát hiện, bồi dưỡng, trọngdụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạtđộng công vụ. Nghị định của Chính phủ vềphát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộngười có tài năng trong hoạt động công vụcần có những quy định theo hướng mở, tạo cơsở pháp lý cơ bản cho phép các bộ, ngành vàcác địa phương được vận dụng cơ chế, chínhsách riêng phù hợp với điều kiện để thu hút,trọng dụng người có tài năng. Nghị định sẽ làcơ sở pháp lý quan trọng, được áp dụngchung, thống nhất trên phạm vi cả nước đểcác bộ, ngành và địa phương triển khai việcthu hút, trọng dụng người có tài năng, khắcphục tình trạng thiếu thống nhất, thiếu đồngbộ trong chính sách đối với người có tài nănggiữa các bộ, ngành cũng như giữa các địaphương hiện nay.

Ba là, hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ,công chức theo hướng đảm bảo thu hút, trọngdụng người có tài năng cho các cơ quan hànhchính nhà nước. Cần tiếp tục hoàn thiện cácnội dung thể chế quản lý cán bộ, công chức,bao gồm các quy định về tuyển dụng, sử dụng,đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương vàchế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức…Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạmpháp luật về quản lý, sử dụng công chức cầntập trung vào một số nội dung cụ thể như: tiêuchuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và tiêuchuẩn chức danh ngạch công chức; vị trí việclàm; tuyển dụng; nâng ngạch; tuyển chọn lãnhđạo, quản lý theo nguyên tắc thực tài; đánh giácông chức; cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm nhữngngười không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷluật...

3. Nhóm giải pháp cụ thể về thu hút vàtrọng dụng người có tài năng trong các cơquan hành chính nhà nước

Một là, về công tác tuyển dụng. Muốn pháthiện, thu hút được người có tài năng, có thểphải vượt qua những quy định tuyển dụngthông thường, mở rộng các kênh thu hút như:sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, thủkhoa các trường đại học; sinh viên tốt nghiệpcác trường đại học danh tiếng trên thế giới; thísinh đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi tuyểndụng; những người có tài năng đang làm việc

Page 17: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

15

ở các khu vực khác như doanh nghiệp nhànước, khu vực tư nhân, lực lượng vũ trang, cánbộ, công chức ở cơ sở. Ngoài ra, nên áp dụnghình thức giới thiệu, tiến cử và tự tiến cử, giớithiệu những người có tài năng với các cấp cóthẩm quyền để bố trí, sử dụng (gắn với tráchnhiệm của người giới thiệu, tiến cử; tiêu chuẩncủa người tiến cử; chế độ khen thưởng và xửlý các sai phạm). Những người được giaocương vị lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệmvà được quyền tiến cử, giới thiệu những ngườicó khả năng, năng lực để bố trí, sử dụng vàocác vị trí công tác đang có nhu cầu, đồng thờiphải chịu trách nhiệm về sự tiến cử của mình.Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức tuyểnchọn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;đổi mới quy trình, thủ tục và phương phápđánh giá để xem xét, lựa chọn công chức giữchức vụ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện thi tuyểntheo nguyên tắc cạnh tranh trong bổ nhiệmmột số chức danh lãnh đạo, quản lý.

Hai là, về sử dụng người có tài năng. Việcsử dụng người có tài năng phải hợp lý, tức là“tùy tài mà sử dụng”, sử dụng người có tàinăng phải căn cứ vào ưu thế về tố chất nhâncách và sở trường tài năng của đối tượng màbố trí, bổ nhiệm chức trách phù hợp để vừaphát huy được tối đa tài năng, vừa giúp họ tiếptục phát triển và cống hiến. Phải chú ý đếnnhững khác biệt về khuynh hướng tài năng, vềmức độ trí lực, về nhân cách, về tố chất thểlực... trong việc bố trí, sử dụng người có tàinăng; đồng thời có sự phân biệt rõ giữa ngườicó tài năng tham mưu, hoạch định chính sáchvới tài năng lãnh đạo, quản lý. Phải đổi mớiquan niệm về sử dụng người có tài năng, đó là:phải tin tưởng vào người tài, mạnh dạn traocho họ những vị trí tương xứng với khả năngcủa họ, khi đã tin họ thì cũng cần rộng tay đểhọ có vị trí xứng đáng.

Ba là, về môi trường và điều kiện làm việc.Cần xây dựng được môi trường làm việc dânchủ, thân thiện, có sự tôn trọng, sự tin tưởnglẫn nhau, cùng đưa ra ý tưởng và cộng tácthực hiện ý tưởng. Một môi trường làm việckhuyến khích sự sáng tạo, không đố kị, tạođiều kiện cho người tài thăng tiến nghềnghiệp và cống hiến chính là yếu tố có tínhquyết định để giữ chân và phát huy tài năng.

Bên cạnh việc tạo lập môi trường làm việcthân thiện, dân chủ, cần tạo điều kiện, trang bịcho những người có tài năng có phương tiệnlàm việc đầy đủ và hiện đại, thông tin và cácnội dung công việc được công khai, minhbạch, đầy đủ và rõ ràng.

Bốn là, thực hiện tốt chính sách về tiềnlương và các chế độ đãi ngộ đối với người cótài năng. Cần coi tiền lương là nguồn đầu tư cóhiệu quả nhất để thu hút người có tài năng chonền công vụ và khuyến khích cán bộ, côngchức yên tâm, tận tụy với công việc. Chính vìvậy, cần có những thay đổi cơ bản trong việcxây dựng chính sách tiền lương và chế độ đãingộ để thu hút người có tài năng cho nền côngvụ theo hướng cần trả lương theo công trạng,căn cứ vào kết quả, hiệu quả công việc. Tiềnlương phải tương xứng với nhiệm vụ, tráchnhiệm và cống hiến của cán bộ, công chức;phải trở thành công cụ, động lực thúc đẩy tăngnăng suất lao động và hiệu suất công tác; thúcđẩy cán bộ, công chức nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, công chứccó tài năng còn được hưởng phụ cấp đãi ngộvà khuyến khích tài năng; được xét nânglương vượt bậc nếu đạt thành tích, công trạngđặc biệt có tác động đến sự phát triển củangành, lĩnh vực.

Năm là, về đào tạo, bồi dưỡng và cơ hộithăng tiến. Chương trình bồi dưỡng cần đượcxây dựng phù hợp với từng nhóm tài năng:lãnh đạo, quản lý; tham mưu xây dựng chiếnlược và hoạch định chính sách; thực thi thừahành với các nội dung như: trang bị phươngpháp luận, tầm nhìn và kỹ năng nghề nghiệp,quản lý; nâng cao năng lực giải quyết vấn đề,tình huống; tăng cường khảo sát thực tế trongnước và ngoài nước để trau dồi thêm kinhnghiệm; tăng cường đạo đức công vụ; bồidưỡng các kỹ năng hành chính như thảo luận,kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết, kỹ nănggiao tiếp… Đồng thời phải lựa chọn các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng có uy tín trong nước và trênthế giới phù hợp để cử những người có tàinăng tham dự các khóa đào tạo bồi dưỡng.Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡngtheo hướng phát triển tài năng cần được thựchiện bằng hình thức luân chuyển, điều động,biệt phái theo kế hoạch tạo điều kiện cho

Page 18: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/201616

người có tài năng thử thách và cọ xát thực tiễn.Sáu là, về đánh giá kết quả làm việc. Đổi

mới chế độ đánh giá công chức hàng năm theohướng gắn với kết quả công tác, sản phẩm tạora, hiệu quả hoạt động công vụ; đề cao tráchnhiệm đánh giá của người được giao thẩmquyền sử dụng và quản lý công chức; phát huytrách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, tráchnhiệm tham gia của tổ chức chính trị xã hội.Xây dựng các tiêu chí đánh giá và quy trìnhsàng lọc công chức có tài năng. Các tiêu chíđánh giá người có tài năng phải cụ thể, gắn vớinhiệm vụ, vị trí công việc được giao, sát hợpvới yêu cầu, đặc điểm của cơ quan, đơn vị.Đồng thời phải áp dụng quy trình thử thách,sàng lọc rõ ràng, công khai, minh bạch.

Cơ hội được thăng tiến của công chức cũnglà một yếu tố quan trọng trong việc thu hút,trọng dụng người có tài năng trong nền côngvụ. Việc đề bạt, bổ nhiệm công chức vào cácvị trí tương xứng với tài năng chính là chìakhóa của thành công. Cần sử dụng kết hợp tiêuchí thâm niên công tác và công lao thành tíchtrong việc đề bạt, khắc phục tư tưởng cục bộ,bản vị, ích kỷ, kỳ thị; tư tưởng ban ơn trongxem xét, đánh giá và đề bạt công chức có tàivào những vị trí chủ chốt.

Bảy là, hoàn thiện và thực hiện tốt chínhsách tôn vinh, khen thưởng. Chính sách tônvinh, khen thưởng thể hiện qua các các biệnpháp khuyến khích như: các danh hiệu vinh dựquốc gia, các khả năng lựa chọn trong việc pháttriển sự nghiệp, các giải pháp lựa chọn sau nghỉhưu... Đồng thời cũng cần có cơ chế bảo vệngười có tài năng trong hoạt động công vụ.

4. Nhóm giải pháp về điều kiện đảm bảothực hiện thu hút và trọng dụng người cótài năng

Một là, về tổ chức bộ máy. Cần có một cơquan giúp Chính phủ thực hiện việc quản lýnhà nước về chính sách đối với người có tàinăng trong hoạt động công vụ, chịu tráchnhiệm tham mưu, xây dựng chính sách trongthu hút và trọng dụng người có tài năng, đảmbảo tính thống nhất, đồng bộ trong việc thựchiện chính sách này trên phạm vi cả nước.Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ này nêngiao cho Bộ Nội vụ thực hiện là phù hợp hơncả vì Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ,

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cánbộ, công chức, viên chức nhà nước. Đồng thời,cần kiện toàn các cơ quan làm công tác tổ chứccán bộ của các bộ, ngành và các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương; tạo lập hệ thống tổchức vững chắc, hỗ trợ lẫn nhau trong quátrình nghiên cứu xây dựng chính sách và triểnkhai chính sách, quản lý cán bộ, công chức,trong đó có chính sách thu hút và trọng dụngngười có tài năng.

Hai là, về điều kiện con người. Các cơquan làm công tác tổ chức cán bộ của các bộ,ngành và địa phương cần bố trí người có nănglực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinhnghiệm, đạo đức trong sáng, sự tâm huyết,nhiệt tình làm công tác này. Thường xuyên bồidưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ nàythông qua việc tổ chức tập huấn nghiệp vụhằng năm và tổ chức học tập, tổng kết, trao đổikinh nghiệm giữa các bộ, ngành và địaphương.

Ba là, về đề cao trách nhiệm cá nhân củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hoạtđộng thu hút, trọng dụng người có tài năng.Phải đề cao trách nhiệm cá nhân, cụ thể là vaitrò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơquan, đơn vị trong việc tuyển dụng, trọngdụng cán bộ, công chức, gắn thẩm quyền sửdụng với thẩm quyền tuyển dụng, qua đó nângcao chất lượng công tác tuyển dụng, lựa chọnđược đúng người có đủ năng lực, tiêu chuẩnđáp ứng yêu cầu công việc. Hiệu quả triển khaichính sách phụ thuộc rất nhiều vào người trựctiếp quản lý, sử dụng nhân lực. Sự tách rờingười sử dụng với người quản lý nhân lực sẽhạn chế rất nhiều tới việc sử dụng và nâng caohiệu quả nguồn nhân lực. Người sử dụng côngchức phải biết dùng người, tôn trọng tài năngthì người được sử dụng sẽ có cơ hội phát huytài năng và cống hiến. Nói cách khác chỉ có tàinăng mới giữ chân và sử dụng được tài năng.

Bốn là, về nguồn lực tài chính. Cần cónhững cơ chế, chính sách tài chính cụ thể, hợplý nhằm huy động được nhiều nguồn lực tàichính phục vụ cho việc thực hiện chính sáchnhư hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển tài năngcho nền công vụ nhằm phát hiện, đào tạo, bồidưỡng, khen thưởng, tôn vinh đối với người cótài năng trong hoạt động công vụ.

Page 19: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

17

Việt Nam vừa được kiện toàn Chínhphủ, nhất là Thủ tướng mới và đa sốcác thành viên Chính phủ là sự kiện

chính trị lớn của đất nước. Việc tiếp tục cảicách công vụ đặt ra như một tất yếu trongđiều kiện Nhà nước ngày càng chuyển đổi,phát triển nhiều hơn theo kinh tế thị trườngvà hội nhập quốc tế. Bài viết này tập trungvào làm rõ khái niệm, nội dung của công vụcũng như các mục tiêu và định hướng cảicách công vụ trong điều kiện nhà nướcchuyển đổi phát triển hiện nay.

I. NHẬN DIỆN CÔNG VỤ VÀ CẢICÁCH CÔNG VỤ

1. Nhận diện về công vụThuật ngữ công vụ được sử dụng tương

đối phổ biến trong khu vực công của nhiềuquốc gia hiện đại trên thế giới. Ở Việt Nam“công vụ” lần đầu tiên được luật hóa trongLuật Cán bộ, công chức năm 2008. Tuynhiên, trong Luật này chưa đưa ra khái niệmchính thống nên còn nhiều ý kiến khác nhauvề công vụ.

Tiếp cận “công vụ” có góc nhìn đa chiều -không có một định nghĩa duy nhất về côngvụ; nhận diện công vụ là khởi đầu cho tiếpcận chung về công vụ, nền công vụ và chế độcông vụ có tính liên thông. Tuy có nhiều cáchtiếp cận khác nhau về công vụ, song trong đóđều đề cập một số vấn đề cơ bản sau đây:

1.1 Khái niệm công vụTrên thực tế chưa có cách hiểu thống nhất

chung về công vụ - với rất nhiều lý do khácnhau; nên nhận diện công vụ theo nghĩa rộngvà nghĩa hẹp như sau:

- Theo nghĩa rộng: Công vụ thuộc khu vựccông tương ứng với “Hệ thống chính trị”, chủthể trực tiếp hoạt động công vụ là cán bộ,công chức, viên chức của cả hệ thống nàytrong thực thi chức năng, nhiệm vụ được cấpcó thẩm quyền qui định;

- Theo nghĩa hẹp: Công vụ thuộc khu vực

của “Nhà nước” tương ứng với chủ thể côngvụ là các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhànước và cán bộ, công chức là chủ thể trực tiếphoạt động công vụ trong các cơ quan nhànước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) thực thichức năng, nhiệm vụ công do cấp có thẩmquyền qui định;

Theo nghĩa hẹp hơn, công vụ được giớihạn trong hoạt động hành pháp của cán bộ,công chức thuộc khu vực hành chính nhànước.

Thực chất, khái niệm công vụ nêu trên thểhiện qua các tiêu chí:

+ Đối tượng công vụ là công việc haynhiệm vụ thuộc khu vực công; trong đó, Nhànước chịu trách nhiệm đảm nhiệm trước xãhội;

+ Chủ thể công vụ là các cơ quan nhànước và đội ngũ cán bộ, công chức - nhândanh Nhà nước thực thi công vụ theo quyđịnh của pháp luật;

+ Hoạt động công vụ do Nhà nước bảođảm ngân sách và các nguồn lực khác nhằmphục vụ lợi ích chung của nhân dân, cộngđồng, xã hội;

- Phân biệt giữa công vụ và hoạt độngcông vụ:

+ Cách hiểu chung nhất về công vụ là hoạtđộng trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nướchoặc quyền lực của cơ quan có thẩm quyềnđể cán bộ, công chức trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ công theo qui định của pháp luật.

+ Về hoạt động công vụ là hoạt động thựcthi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm của chủ thể cán bộ, công chức làmviệc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước,được vận hành tuân thủ theo thể chế thốngnhất, chặt chẽ, có tính bắt buộc chung trongthực thi công vụ.

Tiếp cận trực diện hơn, thực chất hoạtđộng công vụ là quá trình hiện thực hóaquyền lực nhà nước vào đời sống xã hội

Công vụ và cải cách công vụ trong điều kiệnnhà nước chuyển đổi phát triển

TS. CVCC. Vũ Văn Thái - Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ

Page 20: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/201618

thông qua thực thi các chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm được cấp có thẩmquyền giao.

Từ những phân tích trên có thể rút ra:1) Nhận diện công vụ thực chất là quá

trình thực thi công việc của chủ thể là tổ chứcvà công chức của nền hành chính công theocác tiêu chí nhất định áp dụng thống nhấttrong các cơ quan nhà nước. Các công việcthuộc công vụ được thực hiện vì lợi íchchung của cộng đồng, xã hội, nhà nước.

2) Công vụ là hoạt động công quyền dựatrên cơ sở “sử dụng quyền lực công” theo quiđịnh của pháp luật; chịu sự chi phối, điềuchỉnh của nền hành chính công; nó có tính tổchức cao và tuân theo những quy chế bắtbuộc theo qui định của pháp luật hoặc ngườicó thẩm quyền;

3) Hoạt động công vụ là hoạt động có tổchức và vận hành một cách thống nhất theonhững nguyên tắc, quy chế điều chỉnh có tínhthứ bậc chặt chẽ, chính quy và thường xuyên,liên tục, thống nhất, thông suốt. Chủ thể hoạtđộng công vụ là cán bộ, công chức nhà nướcthực hiện theo qui định của pháp luật.

4) Điểm chung của hoạt động công vụ là“sử dụng quyền lực nhà nước” theo qui định.Theo đó, sử dụng quyền lực nhà nước có tínhhai mặt bẩm sinh diễn ra trong đời sống xãhội đó là: Không có quyền lực thì không thểthực hiện được chức trách quản lý nhà nướctheo các đối tượng tương ứng qui định; và sửdụng quyền lực thường dễ dẫn tới sự lạmdụng quyền lực để vụ lợi, tham nhũng, sáchnhiễu, tiêu cực... rất phức tạp, tinh vi, khókiểm soát.

5) Các nhà quản trị công vụ chuyênnghiệp đặt ra rất nhiều vấn đề mang tínhchính trị, kinh tế, xã hội và đời sống dân sinhtrong bối cảnh cụ thể ưu tiên lựa chọn vấn đềbức xúc đặt lên hàng đầu.

Cái khó của nhà quản trị công vụ là làm thếnào để có tính kỹ trị xác đáng và trong tầmkiểm soát, điều đó đòi hỏi nhà quản trị côngvụ phải vừa có cách quan sát tinh tế, nhẹnhàng, bao quát và xử lý hiệu quả được cáchành vi của đối tượng vừa biết cách đưa ranhững giải pháp kịp thời, hữu hiệu điều chỉnhcông vụ theo tình huống kịp thời, có hiệu quả.

1.2. Nền công vụThuật ngữ “nền công vụ” có tính đa nghĩa,

đa chiều; tuy có mối liên hệ với nền hànhchính công nhưng không phải có sự đồngnhất.

Để phân biệt với công vụ, không thểkhông đề cập tới nền công vụ nói chungmang tính bao quát, rộng hơn công vụ và tínhtổng thể các yếu tố hợp thành.

Hiểu một cách chung nhất, nền công vụ làchỉ thực thể các yếu tố cấu thành và quá trìnhvận hành của chủ thể thực thi công vụ.

- Nền công vụ là chỉ bao quát các yếu tốcấu thành cơ bản sau đây:

+ Thể chế công vụ;+ Tổ chức, bộ máy công vụ;+ Đội ngũ cán bộ, công chức;+ Công sở và ngân sách bảo đảm cho hoạt

động công vụ;+ Công nghệ quản trị và công nghệ thông

tin trong thực thi công vụ;+ Yếu tố khác.Trong các yếu tố nêu trên thì đội ngũ cán

bộ, công chức là chủ thể trực tiếp thực thihoạt động công vụ.

1.3. Chế độ công vụChế độ công vụ là chỉ các quan hệ được

hình thành trên cơ sở trụ cột là thể chế, chínhsách công vụ; đồng thời, đặc trưng của chế độcông vụ bao quát các quyền và nghĩa vụ củacác chủ thể công vụ.

Dựa trên cơ sở pháp lý đó, cán bộ, côngchức có chức trách chấp hành các qui địnhtrong thái độ hành xử với các khách thể tronghoạt động thực thi công vụ.

Chế độ công vụ có thuộc tính pháp lý đặctrưng về các “quyền và nghĩa vụ” của chủ thểcông vụ (là những pháp nhân và thể nhân)phải thực hiện thống nhất trong nền công vụ.

Hoạt động thi hành công vụ của chủ thểđược quy định chặt chẽ trong các thể chế,chính sách, các văn bản pháp qui liên quanđến hoạt động công vụ của cán bộ, côngchức, viên chức và những cơ quan, tổ chứcquản lý, sử dụng nhân sự hoạt động công vụ.

Đặt trong mối quan hệ liên thông giữa chủthể với khách thể công vụ trên cơ sở của nộihàm “chế độ công vụ” còn là sự hiện diện tậptrung của các chế độ, chính sách cụ thể áp

Page 21: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

dụng thống nhất trong công vụ, như :+ Tuyển dụng, đào tạo, thi tuyển chức vụ,

chức danh, bổ nhiệm nhân sự;+ Đãi ngộ, thăng tiến, khen thưởng, kỷ

luật và các vấn đề khác về công vụ.+ Mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể

công vụ trong “chế độ công vụ” được thể chếhóa thành các quyền và nghĩa vụ cơ bảntương ứng để thực thi thống nhất đối với mọipháp nhân và thể nhân trong chế độ công vụ.

Chế độ công vụ chỉ mối quan hệ giữa Nhànước với các chủ thể áp dụng công vụ trongquá trình chấp hành các nghĩa vụ và quyềntheo qui định.

2. Quan niệm và sự cần thiết phải cảicách công vụ

Điểm xuất phát của cải cách là đi từ lýthuyết và thực tế để nhìn nhận công vụ trongbối cảnh nhà nước chuyển đổi dẫn tới cảicách có tính tất yếu.

2.1. Quan niệm về cải cách công vụ:Cải cách là thuật ngữ được sử dụng khá

phổ biến, song xét về quan niệm theo nhiềugóc nhìn khác nhau, nên cách hiểu khônggiống nhau.

Có thể hiểu cải cách công vụ là sự “thayđổi” có tính sáng tạo, hợp quy luật các yếu tốcấu thành công vụ và hoạt động công vụ; theođó, cải cách làm cho công vụ có chất lượnghơn, chính quy, hiện đại hơn và tiến bộ, mạnhmẽ hơn.

Nói một cách khác, cải cách công vụ làquá trình đổi mới nhận thức về bản chất, mụctiêu, đặc điểm, tính chất, nguyên tắc, chứcnăng, nhiệm vụ của công vụ, chế độ công vụvà hoạt động thực thi công vụ.

Quá trình cải cách công vụ nhằm xâydựng nền công vụ chính quy, hiện đại,chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sángtạo, minh bạch, cởi mở, hiệu lực, hiệu quả,đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền công vụtrong điều kiện nền hành chính chuyển đổi,phát triển và xây dựng nhà nước pháp quyền,nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâurộng, toàn diện.

2.2. Sự cần thiết cải cách công vụ:Từ xu hướng của nền hành chính chuyển

đổi phát triển và từ thực trạng của nền côngvụ đặt ra cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách

công vụ theo những tiêu chí, mục tiêu và địnhhướng chiến lược cải cách xác định.

Cải cách công vụ là vấn đề quan tâm hàngđầu của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệttrong điều kiện hội nhập quốc tế, Việt Namhiện đang tham gia tích cực, ngày càng nhiềuvào các tổ chức quốc tế, thực hiện các hiệpđịnh tự do thương mại như WTO, ASEAN,TPP... với nhiều nước.

Hội nhập quốc tế với rất nhiều cơ hội vàthách thức, nhất là hội nhập kinh tế tự dothương mại thế hệ mới theo hệ thống tiêuchuẩn chất lượng cao; đặc biệt phải thích ứngvà tính “minh bạch” về thủ tục hành chính;loại bỏ tham nhũng, phiền hà, tiêu cực tronghoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, côngchức là cả một vấn đề.

Từ những phân tích về bối cảnh trên chothấy cải cách công vụ là sự cần thiết, là mộttất yếu khách quan.

Về nguyên tắc, cải cách là một quá trìnhliên tục, không có điểm dừng, không kếtthúc. Theo lôgíc khách quan, thực tiễn cácđối tượng luôn không ngừng thay đổi, pháttriển, nên cần sự thích nghi, hoàn thiện thểchế, chính sách và cách làm của chủ thể chophù hợp, có hiệu quả hơn.

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢICÁCH CÔNG VỤ

Đã là cải cách thì bao quát nhiều vấn đề;trong đó, có mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụtrọng tâm xác định trong trước mắt và dàihạn.

1. Mục tiêu và chỉ tiêu hay tiêu chí củacải cách công vụ

1.1. về mục tiêu cải cách:về nguyên tắc, mục tiêu luôn ở phía trước,

thông qua hoạt động hướng tới cần đạt đượcnhững chỉ tiêu trong thời gian xác định.

Cải cách công vụ phải tiếp tục “thay đổi,hoàn thiện, ổn định, đúng hướng” và pháttriển tốt hơn. Từ đó có thể thấy mục tiêu baoquát của cải cách công vụ là nhằm nâng caochất lượng, hiệu lực, hiệu quả của nền côngvụ và chế độ trách nhiệm cao, có địa chỉ rõràng trong hoạt động công vụ; khắc phụctình trạng tổ chức, bộ máy và nhân sự hoạtđộng công vụ chưa chuyên nghiệp để hướngtới các tiêu chí cơ bản của cải cách phải đạt

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

19

Page 22: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/201620

được sự phát triển tốt hơn, tiến bộ hơn, hoạtđộng công vụ có hiệu lực, hiệu quả cao vàbền vững hơn.

1.2. Tiêu chí của cải cách:Mục tiêu của cải cách được lượng hóa qua

các tiêu chí cơ bản. Có thể khái quát, cải cáchcông vụ cần đạt được các tiêu chí cơ bản sau:

1) Tạo sự “thay đổi” có thực chất và bàibản hơn.

2) Có “ý tưởng mới” với tính năng động,sáng tạo trong tư duy và hành động công vụ”.

3) Cải cách vận hành diễn ra “hợp quiluật” và phát triển, tiến bộ hơn.

2. Những đột phá mới trong định hướngcải cách công vụ

về nguyên tắc, phải xác định rõ cải cáchcông vụ đi tới đâu, về đâu và cải cách làm gì,làm như thế nào theo một định hướng chiếnlược dài hạn và xác định những khâu mangtính đột phá mới trong cải cách công vụ. Tâmđiểm cải cách công vụ tập trung vào một sốvấn đề sau:

2.1. Tiêu điểm đột phá của cải cáchtheo xu hướng thu hẹp dần phạm vi, quimô công việc thuộc khu vực công do nhànước thực hiện để chuyển giao cho các tổchức xã hội đảm nhiệm

Tính đột phá mới là ở chỗ việc thu hẹpphạm vi, qui mô đối tượng thuộc nhiệm vụcông để chuyển giao cho các tổ chức xã hộiđảm nhiệm sẽ tạo sự tương tác tích cực trêncác mặt sau đây:

1) Tác động trực tiếp đến bộ máy nhànước làm đúng việc đích thực thuộc chứctrách, thẩm quyền trong kinh tế thị trườngtheo lộ trình chuyển giao;

2) Theo đó, có điều kiện thực tế cho phépđể thu gọn bộ máy và nhân sự đến mức có thểvà cần thiết;

3) Tăng được hiệu quả chung của toàn xãhội và hiệu quả hoạt động của nền công vụ.

Các cơ quan nhà nước chỉ tập trung vàocác hoạt động công vụ cốt lõi, quan trọng củaquốc gia. Nền công vụ không thể giữ qui môvà phạm vi hoạt động truyền thống như trướcđây mà phải tổng rà soát để chuyển giao thíchhợp trong nền kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế.

Xu hướng “xã hội hoá hoạt động công vụ”vốn được coi là thuộc trách nhiệm của nhànước, nhất là các lĩnh vực giáo dục, y tế, môitrường... để chuyển giao - thực chất là thuhẹp lại qui mô và phạm vi công vụ cho phùhợp. Nhà nước không trực tiếp làm tất cả màthực hiện xã hội hóa, chuyển giao cho cácchủ thể ngoài khu vực nhà nước đảm nhâncho có hiệu quả hơn.

2.2. Cải cách trực tiếp chủ thể thực thicông vụ theo nguyên tắc chuẩn hóa tổchức, nhân sự thực tài, bảo đảm cán bộ,công chức “đúng và đủ” theo vị trí việclàm, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo,thiết kế cơ cấu nhân sự theo ngạch hợp lý;hướng tới nhân sự “chuyên nghiệp hóa”

Tính đột phá là ở chỗ cải cách trực tiếpchủ thể công vụ là tổ chức bộ máy và nhân sựcán bộ, công chức với tiêu chí trình độ, nănglực và tính chuyên nghiệp hóa để có nguồnnhân sự chất lượng cao, tạo điều kiện giảmdần số lượng nhân sự đến mức cần thiết.

Đã cải cách công vụ, vấn đề mấu chốt là ởchỗ đội ngũ cán bộ, công chức phải thật sựlàm việc chuyên nghiệp trong thực thi côngvụ theo tiêu chí:

+ Lý thuyết phải “thuộc bài” - nghĩa làphải nắm vững các qui định công vụ và “thạoviệc” trong hành xử công vụ theo chuyênmôn, nghiệp vụ; chuẩn hóa về kiến thức, tinhsâu về kỹ năng nghiệp vụ và có thái độ hànhvi đúng mức trong thực thi công vụ.

+ Đến lượt chủ thể công vụ sẽ đẩy nhanhmục tiêu hiệu quả cuối cùng trong hoạt độngcông vụ là đòi hỏi của thời đại trên cơ sở thayđổi phù hợp chức năng, nhiệm vụ công vụ đểtính toán sử dụng các nguồn lực bên trong,bên ngoài tốt hơn.

+ Cải cách chủ thể công vụ tác động trựctiếp tới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng công vụ. Hiệu quả được coi là tiêu chítổng hợp nhất và là tiêu điểm chính trongđánh giá thực thi công vụ của từng tổ chức,từng cá nhân công chức trong nền công vụ.

Hiệu quả hoạt động công vụ không chỉ ởhạch toán các yếu tố đầu vào và đầu ra màcòn thể hiện ở mức độ phản ứng chính sách,cơ chế nhanh nhạy xử lý tình huống thực tế

Page 23: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

21

diễn ra mau lẹ, phức tạp.Thực chất cải cách là phải tiếp tục hoàn

thiện tổ chức bộ máy và nhân sự thuộc chủthể của nền công vụ theo hướng:

+ Yêu cầu cải cách bộ máy và nhân sựcông vụ phải “gọn nhẹ, nhất thể hóa một sốchức vụ, chức danh, bỏ tầng nấc trung gian,linh hoạt, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm”.

+ Kiến tạo nhân sự phát triển theo tiêu chínăng động, sáng tạo, trách nhiệm, thực tài,đạo đức, văn hóa, chuyên nghiệp, hiện đại vàhoạt động có chất lượng, hiệu lực, hiệu quảngày càng cao, bền vững.

+ Cải cách nhân sự hướng tới chuẩn hóatheo tiêu chí “đúng và đủ” số người làm việctrong từng cơ quan, tổ chức theo nghĩa“không thừa - không thiếu”; nhân sự càng ởcấp cao càng phải “tinh nhưng không đông”-tức chất lượng cao hơn.

Cải cách công vụ còn phải tập trung vào“phân quyền, phân cấp” theo hướng ngườiđứng đầu mỗi cấp phải đủ thẩm quyền quyếtđịnh và ràng buộc trách nhiệm có địa chỉ rõràng và gánh chịu hậu quả khi xảy ra.

+ Phân quyền cho các bộ và các cơ quan,tổ chức cấp dưới trong quản lý hoạt độngcông vụ trong phạm vi chức trách được giao.

+ Minh bạch hóa thẩm quyền, tráchnhiệm, đơn giản hóa các quy định, qui trình,thủ tục giải quyết yêu cầu của người dân,doanh nghiệp.

2.3. Hoàn thiện các “thể chế, chínhsách” và “thủ tục, qui trình” công vụ

Về cải cách thể chế, chính sách công vụ:Cải cách thể chế, chính sách công vụ vừa

là cơ sở pháp lý điều chỉnh thống nhất cáchoạt động công vụ, vừa tạo động lực kíchthích hoặc kìm hãm tính năng động, sáng tạotrong hoạt động công vụ của cả chủ thể vàkhách thể công vụ.

Bản chất nhất thể hiện tính đột phá của cảicách thể chế, chính sách không chỉ hoàn thiệnhệ thống thể chế, chính sách ngày càng đượcrõ ràng, minh bạch, đơn giản, tính khả thicao, dễ thực hiện mà quan trọng hơn là phảiloại bỏ sự cài đặt các qui định kiểu lưỡngtính, mập mờ, không minh bạch, nhất là càiđặt lợi ích nhóm, gây phiền hà, sách nhiễu để

tham nhũng, tiêu cực, vụ lợi thông qua cácthủ tục công vụ.

Về hoàn thiện “thủ tục, qui trình” tronghoạt động công vụ:

Thực chất của cải cách thủ tục, qui trìnhtrong công vụ là làm rõ bản chất của “sânchơi quyền lực và lợi ích” trong hoạt độngcông vụ của cán bộ, công chức thông qua cácqui định của cấp có thẩm quyền tạo thành cơchế “xin phép và cho phép” giữa cơ quan nhànước, mà trực tiếp là cá nhân có thẩm quyềnvới người dân, doanh nghiệp, các loại hình tổchức xã hội.

Theo đó, chỉ rõ loại thủ tục công vụ chứađựng tiềm ẩn và có tính cài đặt ngay trongcác yếu tố của thể chế, gây phiền hà, sáchnhiễu, cửa quyền, hách dịch, tiêu cực, vụ lợi,tham nhũng rất tinh vi, phức tạp dưới cáchình thức khác nhau.

Thủ tục thực chất là các loại giấy tờ vănbản kèm theo văn bản trình hay đề nghị vớitổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyếttheo qui định.

Cải cách phải tổng rà soát tất cả các thủtục trong các văn bản qui phạm pháp luật docác cấp có thẩm quyền qui định và kiên quyếtloại bỏ các thủ tục có tính cài đặt “cay nghiệt,tiêu cực” đang tự tung tự tác đối với ngườidân phải gánh chịu.

Với những đột phá cải cách công vụ nêutrên sẽ có tác dụng tích cực tạo sự tương tácmạnh mẽ trong nền công vụ trước yêu cầuphát triển mới của đất nước.

Đội ngũ cán bộ, công chức phải thật sựlàm việc chuyên nghiệp trong thực thicông vụ.

Ảnh: TL

Page 24: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/201622

Tự do hiệp hội là một đặc tính tự nhiêncủa con người. Quyền lập hội là quyềntự do của công dân, là sự thể hiện dân

chủ của một chế độ nhà nước, do vậy quyềnnày thường được ghi nhận trong những vănbản có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, Luậtdo cơ quan lập pháp quốc gia ban hành.Nghiên cứu này tập trung vào các quy địnhpháp luật về tổ chức xã hội của một số quốcgia, từ đó bước đầu đưa ra những nhận xét vàkhuyến nghị có thể tham khảo ở Việt Nam.

1. Các quy định của pháp luật về hội củamột số nước

1.1.Về quyền thành lập hộiQuyền lập hội không chỉ được ghi nhận

trong pháp luật quốc gia mà còn được ghinhận trong pháp luật quốc tế, đó là các vănbản: Công ước châu Âu về nhân quyền, Tuyênngôn thế giới về quyền con người, Công ướcquốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Ở các nước Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, NhậtBản, Úc, Trung Quốc, Singapore, Uruquay...quyền này được quy định trong Hiến pháphoặc luật. Do được quy định trong văn bản cóhiệu lực pháp lý cao nên quyền lập hội ởnhững nước này nhìn chung được bảo đảmtrên thực tế.

1.2. Các quy định về thủ tục thành lập hộiQua nghiên cứu pháp luật của một số nước

như Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Nhật Bản, CHLBĐức, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Tây Ban Nha,Cộng hòa Síp, Phần Lan, Hungary, Ý, Ba Lan,Áo, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Bỉ, Rumaniavà Slovenie... việc thành lập hội, tổ chức phichính phủ ở các nước này thường liên quanđến các vấn đề sau:

- Điều kiện lập hội, tổ chức phi chính phủ.Có những điều kiện mà pháp luật đặt ra khicông dân muốn thành lập hội, tổ chức phichính phủ như: xác định mục đích hoạt độngcủa hội, cơ cấu tổ chức của hội, số lượng hộiviên, điều lệ, trụ sở, tài sản độc lập… Tuy

nhiên, thực tế quy định nội dung của các điềukiện này ở các nước rất khác nhau.

- Thành lập hội, tổ chức phi chính phủ. Hội,tổ chức phi chính phủ được thành lập theonhững cách thức khác nhau tuỳ theo quy địnhcủa pháp luật mỗi nước. Nghiên cứu so sánh,tổng hợp các quy định về nội dung này chothấy việc thành lập hội, tổ chức phi chính phủcó thể được thực hiện thông qua trình tự đăngký thành lập tại cơ quan công chứng hoặc tòaán. Các hội, tổ chức phi chính phủ cũng có thểđược thành lập theo một tín thác, sự ủy quyềnvà chịu sự điều chỉnh của luật dân sự.

1.3. Quy định về nguồn tài chính chủ yếucủa hội, bao gồm:

- Hội phí: khoản này được tất cả các nướccho phép.

- Quà biếu hay thừa kế từ các cá nhân haydoanh nghiệp: Nhìn chung là được chấp nhận,nhưng phải được sự cho phép của Nhà nước,hay được công nhận là có ích, đôi khi có quyđịnh về ngưỡng tổng số và thể loại.

- Các trợ cấp của Nhà nước hay chínhquyền địa phương: Cũng được cho phép rộngrãi, đôi khi được hạn chế (ở Hy Lạp và Cộnghòa Síp là không được trợ cấp thường xuyên).

- Các nguồn tự có: thông thường các hội cómục đích không vụ lợi được phép hoạt độngthương mại (nếu như đó không phải là hoạtđộng chính). Tuy nhiên, Bulgarie và Ai-lenkhông chấp nhận điều này đối với các hộikhoa học.

Chỉ có các tổ chức công ích mới có tư cáchpháp nhân đầy đủ và được hưởng các ưu đãi từphía Nhà nước. Cũng có những tổ chức khithành lập chỉ là hội lợi ích tương hỗ, sau đóđược công nhận là tổ chức công ích.

Như vậy để trở thành một tổ chức hội có tưcách pháp nhân và được nhận sự ưu đãi từ phíaNhà nước phải tuân theo những yêu cầu ngặtnghèo hơn trong việc đăng ký với cơ quan hữuquan của Chính phủ.

Các quy định pháp luật về tổ chức xã hộicủa một số nước trên thế giới và giá trị có

thể tham khảo đối với Việt NamPGS. TS. Tào Thị Quyên - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Page 25: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 4/2016

23

1.4. Quy định về tổ chức, hoạt động củahội, tổ chức phi chính phủ.

Quy định về tổ chức, hoạt động của hội, tổchức phi chính phủ bao gồm các nội dungchính là: Ban điều hành, hội nghị toàn thểthành viên, hội phí, tổ chức trực thuộc, tổ chứcthành viên, chi nhánh (đại diện).

Đối với các tổ chức phi chính phủ đượcthành lập theo tín thác hay đối với các quỹ thìbắt buộc phải có ban điều hành.

Hội nghị toàn thể thành viên. Đây là cuộchọp mà luật bắt buộc đối với các thành viêntrong một hiệp hội, tổ chức phi chính phủ. Quyđịnh pháp luật về hội, tổ chức phi chính phủcủa các nước khá đồng thuận về vấn đề này thểhiện cụ thể ở các nội dung như hội nghịthường kỳ và hội nghị đột xuất.

Các hội, tổ chức phi chính phủ có thể có tổchức trực thuộc, tổ chức thành viên, chi nhánh.Các tổ chức trực thuộc, tổ chức thành viên cóthể là một pháp nhân riêng được sở hữu tàisản, hoạt động theo nhiệm vụ của pháp nhânvà bị kiểm soát bởi một hay nhiều pháp nhânkhác. Chi nhánh hoạt động không có tư cáchpháp nhân riêng biệt.

Pháp luật quy định nghiêm cấm tư lợi trựctiếp hoặc gián tiếp đối với các hội, tổ chức phichính phủ và ban điều hành. Đây là một trongsố các nội dung trọng tâm của hoạt động quảnlý các hội, tổ chức phi chính phủ.

Thực tế quản lý hoạt động của hội, tổ chứcphi chính phủ ở các nước cho thấy chỉ có thểhạn chế tư lợi khi có các quy định pháp luật rõràng, minh bạch và đảm bảo thực hiện chuẩnmực các quy định đó trên thực tế. Các cơ quanquản lý đưa ra các quy định cụ thể như: khôngkhoản thu nhập ròng hay lợi nhuận nào củahội, tổ chức phi chính phủ được phân chiadưới dạng thu nhập cá nhân cho bất kỳ ai, cácgiám đốc điều hành thông thường không đượctrả thù lao, thù lao của các nhân viên được trảtương đương với công việc mà người đó đãthực hiện cho tổ chức, ngăn chặn việc chuyểnnhượng tài sản một cách phi pháp, thực hiệnchế độ báo cáo kép...

Nguyên tắc hoạt động và kinh doanh củacác tổ chức công ích: Công khai; dân chủ; cáchoạt động phải được kiểm soát; đảm bảo thihành các quyết định.

Việc cho các nhân viên của hội, tổ chức phichính phủ được hưởng chế độ bảo hiểm, nghỉ

ngơi không chỉ đơn thuần là chế độ đối với họmà còn có ý nghĩa góp phần hạn chế các tư lợimột cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đồng thời, ởnhiều nước thực hiện việc kiểm tra tài chínhđịnh kỳ một cách công khai, minh bạch đối vớicác hội, tổ chức phi chính phủ theo nhữngchuẩn mực khách quan; các hội thực hiện chếđộ báo cáo, công bố hoặc cung cấp thông tincho công chúng.

1.5. Các quyền của hộiPháp luật của các nước cũng coi hội là một

chủ thể trong xã hội, hội cũng có những quyềnđể có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Trongsố các quyền đó, dường như các quyền về tàichính, tài sản, về tổ chức và nhân sự là quantrọng nhất.

1.6. Quy định về chấm dứt hoạt động củahội, tổ chức phi chính phủ.

Chấm dứt hoạt động của hội, tổ chức phichính phủ là một chuỗi các hoạt động liên tiếpnhau của tổ chức đó chứ không phải đơn thuầnchỉ là một tuyên bố của tổ chức hay một vănbản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Trong đó quan trọng nhất là hai vấn đề thanhlý tài sản và tuyên bố giải thể.

Thanh lý tài sản, nghĩa vụ về tài sản của tổchức được chia thành hai mảng cụ thể là: 1/Đối với tài sản có được từ nguồn tài trợ: saukhi thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ của tổchức, số còn lại do cơ quan có thẩm quyềnquyết định; 2/ Đối với các tài sản tự có của hội,sau khi thanh toán hết các nghĩa vụ số còn lạido hội quyết định theo điều lệ.

Tuyên bố giải thể được thực hiện sau khiđã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản và thanhlý tài sản theo quyết định của Nhà nước hoặccủa hội.

2. Một số nhận xét, khuyến nghị mangtính tham khảo cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nướccó thể rút ra một số nhận xét có thể tham khảotrong quá trình xây dựng Luật về hội ở ViệtNam như sau:

Thứ nhất, hầu như các quốc gia có hiếnpháp thành văn đều hiến định quyền tự do lậphội. Điều này cho thấy tầm quan trọng củaquyền tự do lập hội đối với việc thực hiện cácquyền và tự do chính trị.

Thứ hai, không phải nước nào trên thế giớicũng có luật riêng về hội.

Nhiều quốc gia trên thế giới không ban

Page 26: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 4/201624

hành Luật về hội như một văn bản pháp luậtriêng. Việc thành lập, đăng ký và hoạt độngcủa các hội trong từng lĩnh vực sẽ do luật vềlĩnh vực đó qui định. Ví dụ như Luật về Côngđoàn qui định cụ thể việc thành lập, đăng ký,hoạt động của các tổ chức công đoàn.

Trong khi đó, rất nhiều quốc gia khác banhành Luật về hội riêng. Xu hướng ban hànhLuật về hội riêng khá phổ biến ở các quốc giaXã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu trướcđây, ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nướckhác.

Chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệuquả của việc có luật hội riêng cao hơn hay thấphơn việc dựa vào các qui định của hiến phápvề quyền con người, quyền tự do dân chủ củacông dân. Tuy nhiên, có thể khẳng định là sốlượng các quốc gia có Luật về hội riêng nhiềuhơn so với số các quốc gia không ban hànhluật riêng về hội. Điều đó cho thấy việc banhành luật riêng về hội có những giá trị riêngnhất định, đặc biệt là trong việc đảm bảo chocác hoạt động của các tổ chức xã hội đượcdiễn ra trong trật tự, tránh gây bất ổn xã hội.

Thứ ba, quyền tự do lập hội gắn liền mậtthiết với nghề nghiệp hoặc những lợi íchchung của các nhóm người khác nhau trong xãhội. Phần lớn các hoạt động nghề nghiệp đượcđiều chỉnh bởi các luật chuyên ngành. Ví dụviệc thành lập, đăng ký các hiệp hội luật sưđược điều chỉnh bởi Luật Luật sư; các hiệp hộidoanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Doanhnghiệp... Chính vì vậy, nội dung của luậtchung về hội cần chú ý tới đặc thù này để tránhtrùng lặp và mâu thuẫn giữa các luật chuyênngành và luật chung về hội.

Thứ tư, phần lớn các quốc gia khi xây dựngvà ban hành pháp luật về hội, dù ban hànhriêng hay qui định vấn đề này trong luật chungvề hội thì đều viện dẫn trực tiếp hoặc nội luậthóa các qui định của công ước quốc tế vềquyền con người.

Thứ năm, việc cấp phép hoặc đăng kýthành lập hội, tổ chức phi chính phủ ở cácnước là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện,hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhìn chung đaphần các quốc gia trên thế giới vẫn duy trì mốiquan hệ quản lý thông qua việc thành lập hội,tổ chức phi chính phủ nhưng điều đó đượcthực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật.

Thứ sáu, muốn đảm bảo quản lý đối với cáctổ chức xã hội, xã hội dân sự nhưng không hạnchế quyền tự do lập hội của cá nhân, các luật

chuyên về hội thường thể hiện những nguyêntắc cơ bản sau đây:

(1) Nếu luật chung về hội thì các điều kiệnthành lập phải được xác định ở tầm khái quátnhất để có thể bao hàm tất cả các loại hội. Việcloại trừ một số loại hội khỏi phạm vi điềuchỉnh của luật chung là điều không thấy trongluật chuyên về hội ở các quốc gia thuộc nhómcó luật về hội.

(2) Luật về hội không chỉ tập trung qui địnhcác hội có tư cách pháp nhân mà cả hội khôngcó tư cách pháp nhân.

(3) Cơ quan đăng ký hội thường là tòa án,tổ chức công chứng hoặc một thiết chế củaChính phủ. Hầu như rất hiếm có quốc gia (trừTrung Quốc và Campuchia) giao việc đăngký và kiểm soát các tổ chức xã hội dân sự chocơ quan công an. Thủ tục đăng ký đơn giảnvà ít chi phí là điều dễ nhận thấy trong cácluật về hội.

(4) Điều kiện trở thành thành viên của hộithường rất mở ở trong các luật chuyên về hội.Nếu các điều kiện này không được xem xét kỹvề tính hợp hiến, chúng sẽ bị phản đối từ phíaxã hội.

(5) Chủ động và tự chủ về tài chính là yêucầu rất quan trọng trong việc đảm bảo sự độclập của các hội. Sự độc lập này không chỉ đốivới Nhà nước mà đối với các tổ chức xã hộikhác.

(6) Các hạn chế đối với quyền tự do lập hộiđược qui định rất cụ thể trong luật về hội.Chính phủ không ban hành các qui định hạnchế quyền tự do lập hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan (Điều1274).2. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịnăm 19663. Công ước châu Âu về nhân quyền năm 19504. Hiến pháp Italia (Điều 18)5. Hiến pháp Nam Phi (Mục 18)6. Hiến chương quyền và tự do của Canada (Điều 2)7. Luật Tổ chức xã hội của Indonesia năm 20138. Luật về sự liên kết của Vương quốc Anh năm 18259. Luật về hội của Cộng hòa Pháp năm 190110. Luật về tổ chức phi chính phủ của Liên bang Nganăm 200611. Luật về hội của Liên bang Mi-an-ma năm 198812. Luật về hội của Malaysia năm 199613. Luật về đăng ký hội của Liên bang Mi-an-ma năm201414. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948

Page 27: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Tài liệu tham khảo tại Thư việnViện Khoa học tổ chức nhà nước

(http://lib.isos.gov.vn)

1. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế vàvăn bản hướng dẫn thi hành. - H. : Chính trị Quốc gia, 2015. - 89tr.: bảng ; 19cm. Ký hiệu: 342.597068/ NGH300Đ.

2. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta / B.s.: Lê QuốcLý (ch.b.), Lê Ngọc Tòng, Nguyễn Thị Tuyết Mai. - H. : Chính trịQuốc gia, 2014. - 431tr. ; 21cm. Ký hiệu: 320.9597/ Đ452M.

3. Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩmquyền xét xử hành chính ở Việt Nam : Sách chuyên khảo / NguyễnMạnh Hùng. - H. : Chính trị Quốc gia, 2015. - 247tr. ; 21cm. Kýhiệu: 342.597/ PH121Đ.

4. Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính củacông dân : Sách chuyên khảo / Nguyễn Tuấn Khanh. - H. : Chínhtrị Quốc gia, 2014. - 198tr. ; 21cm. Ký hiệu: 342.59708/ C460C.

5. Tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Sách chuyên khảo / Nguyễn Thị Thu Thủy. - H. : Chính trị Quốcgia, 2015. - 207tr. : bảng, biểu đồ ; 21cm. Ký hiệu: 338.9597/T101Đ.

6. Tác động của toàn cầu hoá đến quá trình phát triển của một số nềnkinh tế chuyển đổi Đông Âu và Việt Nam : Sách chuyên khảo /Nguyễn An Hà (ch.b.), Nguyễn Chí Hiếu, Đặng Minh Đức.... - H. :Khoa học xã hội, 2015. - 365tr. : bảng, biểu đồ ; 21cm. Ký hiệu:338.9597/ T101Đ.

7. Kinh tế và chính trị thế giới - Báo cáo thường niên 2014 / NguyễnBình Giang (ch.b.), Đồng Văn Chung, Đặng Hoàng Hà.... - H. :Khoa học xã hội, 2015. - 290tr. : bảng, biểu đồ ; 21cm. Ký hiệu:320.91/ K312T.

8. Phát triển năng lượng sạch ở Nhật Bản: Những kinh nghiệm và gợiý cho Việt Nam : Sách chuyên khảo / Trần Quang Minh (ch.b.),Phạm Thị Xuân Mai, Trần Minh Nguyệt. - H. : Khoa học xã hội,2015. - 235tr. : minh hoạ ; 21cm. Ký hiệu: 333.790952/ PH110T.

9. Phát triển hạ tầng giao thông: Kinh nghiệm quốc tế và giải phápcho Việt Nam : Sách chuyên khảo / Phí Vĩnh Tường (ch.b.),Nguyễn Đình Hoà, Vũ Hoàng Dương.... - H. : Khoa học xã hội,2015. - 246tr. : minh hoạ ; 21cm. Ký hiệu: 388.09597/ PH110T.

10. Vai trò kinh tế của nhà nước sau khủng hoảng tài chính toàn cầuở các nước Đông Á : Sách chuyên khảo / Nguyễn Thanh Đức(ch.b.), Hoàng Xuân Long, Nguyễn Bình Giang.... - H. : Khoa họcxã hội, 2015. - 219tr. : hình vẽ, bảng ; 21cm. Ký hiệu: 330.95/V103T.

Page 28: Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC042016.pdf · Đây là lần đầu tiên, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức