40
1 TIN TC SKIN ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Thường niên Hanosimex 2013 Thường niên Hanosimex 2013 CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ti cm Công nghip Nam Giang - Nam Đàn Ti cm Công nghip Nam Giang - Nam Đàn NGÀNH SỢI HANOSIMEX NGÀNH SỢI HANOSIMEX Nhìn li mt chng đường Nhìn li mt chng đường NHÀ MÁY SỢI ĐỒNG VĂN NHÀ MÁY SỢI ĐỒNG VĂN Mt năm nhìn li Mt năm nhìn li Hè (s2 - 2013)

TIN TỨC SỰ KIỆN - Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội Dan/Ban tin 02 Hanosimex pdf… · tiên chào mừng Xuân Quý Tỵ bao gồm những bài vi ết chất

Embed Size (px)

Citation preview

1

TIN TỨC SỰ KIỆN

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNGĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNGThường niên Hanosimex 2013Thường niên Hanosimex 2013

CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯCÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯTại cụm Công nghiệp Nam Giang - Nam ĐànTại cụm Công nghiệp Nam Giang - Nam Đàn

NGÀNH SỢI HANOSIMEXNGÀNH SỢI HANOSIMEXNhìn lại một chặng đườngNhìn lại một chặng đường

NHÀ MÁY SỢI ĐỒNG VĂNNHÀ MÁY SỢI ĐỒNG VĂNMột năm nhìn lạiMột năm nhìn lại

Hè (số 2 - 2013)

MỤC LỤC

TIN TỨC & SỰ KIỆN

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

TẢN MẠN & NHỊP SỐNG

05

14

08

4. Hanosimex bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới

5. Đại hội cổ đông thường niên Hanosimex 2013

6. Ngành sợi Hanosimex - Nhìn lại một chặng đường

8. Tin vui từ Đồng Văn - Hanosimex

10. Niềm vui của cổ đông và người lao động Halotexco

11. Công đoàn với việc thực hiện chính sách

bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động

12. Nhà máy sợi Đồng Văn một năm nhìn lại

14. Hanosimex: Hội nghị người lao động năm 2013

15. Hanosimex: Đoạt giải cao tại hội thi

“Bí thư chi đoàn giỏi lần thứ nhất”

16. Công tác thực hiện dự án đầu tư tại cụm công nghiệp

Nam Giang - Nam Đàn - Nghệ An

18. Giải pháp nào để duy trì hệ thống quản lý chất lượng?

20. Thay đổi tư duy để vượt qua chính mình

22. Các giải pháp tiết kiệm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

23. Thực hành tiết kiệm

24. Áp dụng Lean trong tổ chức sản xuất:

Giải pháp cơ bản cho tìm kiếm khách hàng may

25. Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đẩy mạnh công tác

sáng kiến tại các đơn vị, công ty trong hệ thống

26. Công đoàn Hanosimex luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

28. Công nhân Đặng Văn Phương - May Đồng Văn được vinh

danh “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ IV

29. Những thực phẩm tốt cho mùa hè

30. Cảm hứng của sự thông minh

31. Chuyên tâm hay ngó nghiêng

2

SẮC MÀU HANOSIMEX34. Sống mãi với nhiệt huyết và tinh thần tuổi trẻ

35. Phát triển mở rộng thị trường dòng sản phẩm mới:

wm underwear

36. Một năm nhìn lại

36. Văn nghệ văn gừng

37. BST Hanosimex

TỪ TRÁI TIM ĐẾN TRÁI TIM32. Tản mạn Hanosimex32. Vui cùng nắng32. Gửi con yêu32. Nhớ33. Theo bước chân Người33. Nhớ tháng Năm 33. Mùa Hạ

Hè (số 2 - 2013)

“Chuỗi cung ứng Sợi Dệt May”

3

TIN TỨC SỰ KIỆNTITIN N TỨTỨTỨTTỨTỨTỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨTỨTTTỨTỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨTỨTỨTỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨTỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨTỨỨTỨỨỨỨỨỨỨỨTỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨỨCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCC CCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCC C CCCCCCCCCCCCC CCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCC CCCC CCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCCC SỰSSỰSỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰSỰSỰSỰSỰSSSỰỰỰỰỰỰỰSỰSỰỰSỰỰSỰỰỰSỰSỰSSSỰỰỰSỰỰSỰỰỰSỰSỰSSSSSSSSỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰSỰỰSSSỰSỰSỰSỰSỰSỰỰỰỰỰSỰỰỰỰSSSSSSỰSỰỰSỰỰỰỰỰSỰỰỰỰỰSSSSỰSSỰSỰỰỰỰỰỰSỰSSSỰSSSỰSSỰỰỰỰỰỰỰỰỰSỰỰỰSỰSSSSSỰỰỰỰỰỰỰSSSSỰSỰỰỰỰỰỰỰỰỰSSSSSỰSỰSỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰSỰỰỰSSSỰSSỰSSSSỰỰỰỰSỰỰỰỰỰSSSỰSSSỰSỰSỰSỰSỰỰỰỰSỰỰỰỰSSSSSSSSSỰỰỰỰỰỰỰỰỰSSSSSSSSSSỰỰỰỰỰỰSỰỰỰỰỰSSSSSSSSSỰỰỰỰỰỰSSSSỰSSSSSSỰỰỰỰỰỰSỰỰỰSSSSSSSSSSỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰSSSSSSSSSSSSỰỰỰỰỰỰỰSSSSSSSSSSSSSỰỰỰỰỰSSSSSSỰỰỰỰỰỰỰSSSSSSỰỰỰỰỰỰỰSSSSSSSỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰỰ KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK KKKKKKKKIỆIỆIỆIỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆIỆỆIỆỆỆỆỆỆỆỆIỆIỆIỆIỆIỆIỆỆIỆIỆỆỆỆỆỆỆIỆỆỆIỆIỆỆỆỆỆIỆIỆIIỆỆỆỆỆIỆỆỆIỆIỆỆỆIỆIỆIỆỆIIỆỆỆỆIIỆỆIỆIỆIIỆỆIỆỆỆỆIIIIỆIỆỆỆIIIIỆỆỆỆỆỆIIIỆỆỆỆIIIỆỆỆIIIIIIỆỆỆỆỆIIỆỆIỆIIỆỆỆỆỆỆỆỆIIIIỆỆỆỆIIIỆỆỆỆỆỆỆIIIIỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆIỆIỆỆỆỆỆỆỆIỆIIIỆỆỆỆỆỆỆỆỆIỆIỆỆỆỆIỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆỆNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNN

BAN CỐ VẤNÔng TRẦN QUANG NGHỊChủ tịch Hội đồng quản trị

Ông DƯƠNG KHUÊTổng Giám đốc Tổng công ty

Ông TRẦN CAO LỄPhó Tổng Giám đốc Tổng công ty

THƯ KÝ BAN BIÊN TẬPLÊ LÂM

NGUYỄN ĐỨC THỊNHPHẠM THỊ THU HÀ

BAN BIÊN TẬP DIỄN ĐÀN HANOSIMEXHOÀNG MINH KHANG

PTGĐ – Trưởng ban biên tậpNGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Chủ tịch Công đoàn – Phó banNGUYỄN AN HẢI

Bí thư ĐTN – Phó ban Thường trựcNGUYỄN NGỌC CÁCH

Kế toán trưởng - Ủy viênPHAN HOÀI THU

Trưởng phòng kinh doanh - Ủy viênPHAN HỒNG CHƯƠNG

Trưởng phòng KTĐT - Ủy viênNGUYỄN QUANG HUY

Trưởng phòng CNM - Ủy viênPHÍ THỊ MAI HOA

Trưởng phòng XNK - Ủy viênHỒ LÊ HÙNG

GĐ Công ty TNHH MTV Hà Nam - Ủy viênĐẶNG THÁI HƯNG

GĐ Công ty CP Dệt Hà Đông - Ủy viênNGUYỄN THỊ TỨ

GĐ Công ty CP May Đông Mỹ - Ủy viênĐỖ THỊ HỒNG HÀ

GĐ Nhà máy Sợi Bắc Ninh - Ủy viênVŨ THỊ NGỌC LAN

GĐ Công ty CP Thời trang - Ủy viênBÙI VĂN DƯƠNG

GĐ Công ty CP Dệt kim - Ủy viênNGUYỄN SONG HẢI

GĐ Công ty CP Dệt May HTL - Ủy viênLÊ TRỌNG ĐẠI

GĐ Công ty CP May Halotexco - Ủy viênNGUYỄN QUANG NGỌC

GĐ Công ty CPTM Hải Phòng - Ủy viên

Bạn đọc thân mến!

DIỄN ĐÀN HANOSIMEX Hè (số 2-2013) là tiếp nối số đầu tiên chào mừng Xuân Quý Tỵ bao gồm những bài viết chất lượng, hy vọng sẽ chuyển tải những thông tin hữu ích và hấp dẫn về nhịp độ sản xuất kinh doanh sôi nổi tại các đơn vị thành viên trong ngôi nhà chung Hanosimex; đó là không khí lao động khẩn trương tại các nhà máy May, nhà máy Sợi Đồng Văn - Hanosimex; sức bật của Công ty Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan; những thông tin hữu ích về nhà máy May Dệt kim Nam Đàn thuộc Dự án đầu tư cụm công nghiệp Nam Giang - Nam Đàn (Nghệ An) đi vào hoạt động trong tháng tháng 5 đúng dịp kỷ niệm 123 năm, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu - đặc biệt là những kinh nghiệm trong công tác điều hành quản lý từ Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội đến đơn vị thành viên; tất thảy đều tập trung cho việc hoàn thành nhiệm vụ quan trọng của quý II làm bản lề tạo đà bứt phá cho 6 tháng cuối năm về đích đúng như kế hoạch đã đề ra. Những câu chuyện mang tính thời sự, những bức ảnh ấn tượng cũng như những tự sự, chiêm nghiệm, kiến giải riêng về cuộc sống và con người sẽ phần nào bồi bổ thêm tri thức cho bạn đọc yêu thích DIỄN ĐÀN HANOSIMEX

Ban biên tập nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí lãnh đạo, trưởng phó phòng ban Tổng Công ty và các nhà máy, xí nghiệp thành viên cùng bạn đọc trong và ngoài ngành đã tích cực viết bài cho DIỄN ĐÀN HANOSIMEX.

Rất mong tiếp tục nhận được sự cộng tác để cùng nhau nghiên cứu trao đổi và chia sẻ. Tin, bài xin vui lòng gửi về Ban biên tập diễn đàn Hanosimex Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội, Tòa nhà Nam Hải Lake View tầng 8, Khu đô thị Vĩnh Hoàng, P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hoàng Mai, Hà Nội. Địa chỉ Email: [email protected]

BAN BIÊN TẬP

Ngày 12/6/2013 tại Hội trường tầng 8 Tòa nhà Nam Hải Lakeview, Vĩnh Hoàng,

quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty.Buổi lễ có sự hiện diện của ông Trần Quang Nghị - Phó Bí thư Đảng ủy, TV HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội cùng đại diện các Ban của Tập đoàn. Các ông bà trong Hội đồng quản trị, Cơ quan

điều hành, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng các phòng, Giám đốc các Công ty và Nhà máy thành viên của hệ thống Hanosimex cũng có mặt tham dự buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Quang Nghị đánh giá cao những thành quả mà Hanosimex đã đạt được trong suốt thời gian qua và mong rằng Hanosimex sẽ là nơi đào tạo cán bộ nguồn cho Tập đoàn tại khu vực phía Bắc. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của Phó Tổng Giám đốc mới phải là người đại diện cho Hanosimex tại khu vực Bắc Trung bộ từ Nghệ An đến

Quảng Bình cũng như xây dựng mối quan hệ với các địa phương để phát huy sức mạnh của Hanosimex nói riêng và Tập đoàn nói chung.

Ông Nguyễn Song Hải - tân Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo Tổng Công ty và đặc biệt là toàn thể đội ngũ CB.CNV đã tin tưởng và cam kết quyết tâm cao độ cùng sự hỗ trợ của tập thể sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao để không ngừng đưa Tổng Công ty CP dệt may Hà Nội phát triển vững mạnh.

HANOSIMEXBỔ NHIỆM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC MỚI

VI LÊ

Ông Trần Quang Nghị - Phó Bí thư Đảng uỷ - TV HĐTV - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Song Hải - tân Phó Tổng Giám đốc Hanosimex

4

TIN TỨC SỰ KIỆN

Ngày 29/5/2013 tại Đồng Văn (Hà Nam), Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà

Nội (Hanosimex) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013. Thành phần tham dự có ông Trần Quang Nghị, Phó Bí thư Đảng ủy - Thành viên HĐTV - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dệt May Hà Nội điều hành Đại hội, các đồng chí trong HĐQT và Cơ quan điều hành, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên của Hanosimex; đặc biệt có sự tham gia của các quý vị cổ đông đại diện cho 81,40% cổ phần có quyền biểu quyết.

Đại hội đã thông qua thể lệ biểu quyết, chương trình Đại hội, bầu Ban kiểm phiếu và nghe Phó Tổng Giám đốc Hoàng Minh Khang báo cáo: Kết quả sản xuất năm 2012; kế hoạch 2013; tình hình thực hiện các dự án đầu tư 2012/2013. Đại hội cũng đã thông qua Báo cáo tài chính 2012 đã kiểm toán và Quy chế phân phối lợi nhuận 2012, Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát 2012. Đại hội đã bầu HĐQT và Ban Kiểm soát. Theo đó HĐQT gồm có các ông Trần Quang Nghị - Thànhviên HĐTV - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam; ông Dương Khuê - Tổng Giám đốc Hanosimex; ông Hoàng Minh Khang - Phó TGĐ Hanosimex và ông Nguyễn Song Hải - TGĐ Halotexco. Ban Kiểm soát gồm có bà Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Ban Kiểm soát Nội bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam, bà Chu Vân Anh - Phó Phòng Kinh doanh Hanosimex và ông Tạ Quang Ngọc - Chuyên viên Phòng Kỹ thuật Đầu tư Hanosimex. Đại hội đã nhất trí thông qua các chỉ tiêu kinh tế cơ bản năm 2013: Tổng doanh thu 729 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 39 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 4.500.000 đồng/người/tháng; chia

cổ tức 14% trên vốn điều lệ.Phát biểu chỉ đạo Đại Hội,

ông Trần Quang Nghị, Phó Bí thư Đảng ủy - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã biểu dương những cố gắng của HĐQT và Cơ quan điều hành Hanosimex đã khẩn trương thực hiện di dời, lặp đặt máy móc thiết bị tại các cơ sở sản xuất mới, tuyển dụng và đào tạo công nhân để các dự án bắt đầu đi vào sản xuất ổn định. Giao nhiệm vụ cho Cơ quan điều hành Hanosimex, ông Trần Quang Nghị đề nghị các đồng chí lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội cũng như các DN thành viên trong hệ thống Hanosimex cần quyết liệt hơn nữa trong công tác quản trị và điều hành; nhanh chóng có các giải pháp về kinh tế kỹ thuật, tài chính và thị trường để lấy lại phong độ của Hanosimex. Cần sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với tình hình thực tế tại các đơn vị chuyển nhanh sang sản xuất FOB. Bên cạnh các giải pháp về mục tiêu, Cơ quan điều hành có giải pháp về giá trị gia tăng, triển khai sản xuất theo phương thức ODM vì đây là con đường kiếm được lợi nhuận cao có cơ hội tăng lương và thu nhập cho người lao động. Cần xây dựng các chuyên đề về tài chính và khai thác

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG thường niên Hanosimex 2013

ngoại lực. Phát hành thêm cổ phiếu để đẩy mạnh đầu tư. Tổng Công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, các nhà máy Sợi, nhà máy May đã đi vào hoạt động, phải triệt để tận dụng những năng lực hiện có về máy móc thiết bị tương đối hiện đại, thu xếp vốn và thị trường, đầu tư cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực quản trị và đào tạo công nhân để thúc đẩy sản xuất phát triển, khu vực Nghệ An cũng phải triển khai ODM để tăng giá trị gia tăng. Chú trong công tác đầu tư cung ứng, tăng cường quan hệ với các DN trong Tập đoàn để mua nguyên liệu đầu vào với lô lớn để có giá mua rẻ hơn, nhằm tiết kiệm tối đa chí phí, liên kết trong thị trường để tránh khách hàng ép giá mua sản phẩm. Tập đoàn sẽ đầu tư thêm mở rộng thêm nhiều dự án Sợi, Hanosimex cùng phối hợp với Tập đoàn để tranh thủ đầu tư. Cần định vị lại năng lực của Hanosimex về Sợi, May; có chiến lược dài hơi về đầu tư nguồn nhân lực quản trị DN để phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, đột phá hơn, giải quyết những vấn đề căn bản lâu dài để lấy lại phong độ của Hanosimex - đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

MINH HƯƠNG

Phó TGĐ Hoàng Minh Khang báo cáo kết quả SXKD năm 2012

5

TIN TỨC SỰ KIỆN

Nhà máy sợi Hà Nội, tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội

(Hanosimex) ngày nay, nơi đặt viên gạch đầu tiên của những năm cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước, đến nay đã bước được một chặng đường dài hơn ba mươi năm có lẻ; Ba mươi năm ấy biết bao nhiêu nỗi gian truân vất vả, lúc lên bỗng xuống trầm, là công sức mồ hôi của biết bao nhiêu thế hệ, của các Bác, các Cô,các Chú, các Anh, các Chị … nối tiếp bước theo nhau làm nên những kỳ tích oanh liệt, viết nên những trang sử hào hùng, tạo nên một danh tiếng “Đơn vị Anh hùng - Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội thời kỳ đổi mới”.

Chặng đường đã qua là những dấu ấn không thể phai mờ cho những ai đã góp công góp sức xây dựng nên một Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội như ngày nay, là bài học về Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng, về tính tự chủ, tự lực, tự cường, quyết tâm phấn đấu đi lên từ những buổi lập nghiệp đầu tiên. Năm 1982 khi chuyên gia của Hãng UNIONMATEX hướng dẫn lắp đặt thiết bị phân xưởng sợi đầu tiên- Phân xưởng sợi 2: Lúc đó với cán bộ ngoại trừ một số ít được đào tạo cơ bản từ Nhà máy sợi 8/3 chuyển về

làm cán bộ khung, hầu hết là anh chị em mới ra trường, chưa được từng trải nghề kéo sợi; Số công nhân được tiếp nhận hầu hết là con em nông dân vùng lân cận ngoại thành. Bỡ ngỡ ban đầu rồi cũng qua đi, nhường chỗ cho sự bận bịu vì công việc, vì chất lượng, vì từng cân sợi làm ra để xuất khẩu cho thị trường Liên Xô để đổi lấy hàng hoá. Năm 1983 tiếp tục lắp đặt vận hành phân xưởng sợi 1 (Xưởng sợi pha Pe/Co) và để đến ngày 21/11/1984 cắt băng khánh thành Nhà Máy sợi Hà Nội - một công trình có ý nghĩa trọng đại tại thời điểm lúc bấy giờ ở miền Bắc Việt Nam - Một công trình biểu thị cho tình hữu nghị của hai nhà nước Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Đức.

Gần ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi khánh thành Nhà máy đưa vào sử dụng, biết bao thế hệ đã đào tạo được một đội ngũ thợ lành nghề, một đội ngũ cán bộ cốt cán cung cấp cho ngành Dệt May Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ mở rộng đầu tư, vận hành nhiều công trình, nhiều dự án trọng điểm của Ngành, góp nhiều công sức tạo nhiều việc làm, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu cho ngành dệt may Việt Nam ra thị trường quốc tế. Từ một nhà máy sợi,

với 2 phân xưởng sợi đầu tiên, các thế hệ lãnh đạo đã mở rộng đầu tư thêm các lĩnh vực sản xuất: vải Dệt kim; Vải Denim; các nhà máy may sản phẩm dệt kim, sản phẩm Jeans.

Khi một số đơn vị trong Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam) gặp khó khăn về công tác quản lý, công tác thị trường,… chúng ta được Lãnh đạo cấp trên giao nhiệm vụ nhận các đơn vị này về trong hệ thống của mình để giúp đỡ về các mặt quản lý, thị trường - Đó là Nhà máy dệt khăn Hà Đông; Nhà máy sợi Vinh; Nhà máy Dệt Kim Hoàng Thị Loan... Cũng nhờ được hội ngộ về trong một đại gia đình Hanosimex mà các đơn vị đã dần trưởng thành, những khó khăn dần dà được khắc phục, thị trường tiêu thụ sản phẩm được hình thành một cách bền vững. Đến thời điểm hiện nay có thể khẳng định được rằng: Những quyết định của Lãnh đạo cấp trên khi sát nhập các đơn vị khó khăn về cho đại gia đình Hanosimex là hoàn toàn đúng đắn; từ chỗ chúng ta chỉ có một vài chủng loại sản phẩm, thì giờ đây Tổng Công ty đã có gần như hầu hết các chủng loại sản phẩm của ngành dệt may; Từ chỗ chúng ta chỉ có một vài đơn vị Nhà máy thành viên thì đến thời điểm hiện nay đã có trên một chục đơn vị Công ty thành viên, mỗi đơn vị có một vài chủng loại sản phẩm tiêu biểu để kinh doanh ở thị trường nội địa và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Trải qua những năm tháng xây dựng và trưởng thành, ngành sợi được coi là mũi nhọn, là trái tim của Tổng Công ty; Ngành sợi đã được Lãnh đạo các thế hệ của Tổng Công ty chăm lo vun xới, dày công trau chuốt xây đắp, vì vậy sản phẩm của ngành sợi Hanosimex đã có tiếng vang trên thị trường trong nước và xuất khẩu một thời, khách hàng khi mua bán sợi có được của Hanosimex là hoàn toàn tự tin, không lo phải

NGÀNH SỢI HANOSIMEX

TRẦN CAO LỄPhó Tổng Giám đốc

NHÌN LẠI MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

6

TIN TỨC SỰ KIỆN

đổi chác, không lo phải trả lại vì chất lượng; Có một thời ai mua được sợi của Hanosimex là niềm tự hào. Sợi Hanosimex đã trở thành thương hiệu mạnh của những năm 1995-1998; của những năm 2000. Sở dĩ có được thương hiệu mạnh đó vì các bậc Lãnh đạo của Tổng Công ty đã tận tâm với nghề, đã rèn giũa khắt khe, đến chi ly từng vị trí trong hệ thống dây chuyền sản sản xuất cho các bộ cấp dưới, là cả một quá trình rèn luyện tâm huyết của đội ngũ cán bộ và công nhân từ già đến trẻ...hướng tới mục tiêu: Tất cả cho sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty, cho danh tiếng của một đơn vị Anh hùng! Tuy nhiên nhìn lại những khoảnh khắc đã qua, tự soi mình trong lĩnh vực ngành sợi cách đây khoảng hơn một năm, nếu ai có ý thức với nghề, có lòng tự trọng với nghiệp, ta thấy không khỏi chạnh lòng; Cũng do sự biến đổi xoay vần của không gian và thời gian; cũng do ảnh hưởng của một thời kỳ lo tính cho việc di dời Tổng Công ty ra khỏi nội thành; cũng do có một thời kỳ đạt được tầm cao chất lượng của ngành sợi...và vì thế mà sinh ra một thoáng căn bệnh chủ quan lơ là, tự coi mình là nhất bảng không cần học hỏi tìm tòi ai!...và chính vậy nên chất lượng sợi đi xuống mà không hề hay biết, vẫn cứ sản xuất, vẫn cứ bán hàng.

Tổng Công ty đã có một cuộc cách mạng thức tỉnh cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, và thế là lần lượt cử các nhóm cán bộ công nhân với phương châm không dấu dốt, không tự ti, đi tìm tòi học hỏi ở các đơn vị bạn như sợi Việt Thắng; sợi Huế; sợi Phú Bài; Sợi Thiên Nam; Sợi Hưng Phú,… và kể cả sợi Vinh người trong nhà của đại gia đình Hanosimex đã làm để về cải tiến chấn chỉnh mạnh trong công tác quản lý; một thời gian ngắn những ì ạch trong ngành sợi đã được giải quyết, điển hình là Nhà máy sợi Bắc Ninh, sản lượng đi lên, chất lượng đã vào phẩm cấp và dần ổn định,sản phẩm làm ra đã được tiêu thụ mạnh, cuối năm 2012 đã xuất khẩu được nhiều lô hàng ra các nước. Nhà máy sợi Vinh được nâng gần gấp đôi công suất từ 4,4 vạn cọc thành 7,8 vạn cọc trong một thời gian ngắn 3,5 tháng nhờ vào

sự thiện nghệ của đội ngũ thợ lành nghề lâu năm tại Vinh, khi thay đổi thông số nồi và nâng cấp một số phụ tùng thiết yếu, hy vọng cuối năm 2013 sản lượng sợi tại đây sẽ gấp 2 lần so với năm 2012. Nhà máy sợi Đồng Văn cách đây gần 9 tháng chỉ là bãi cỏ lau, ao nước sình lầy, thiết bị đã nhập về chờ nằm trong kho Tổng Công ty. Chỉ thị của đồng chí Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty là tập trung mọi nguồn lực sớm đưa dây chuyền kéo sợi Đồng Văn vào sản xuất có hiệu quả, nếu để chậm một ngày không đưa được thiết bị vào sản xuất là mất 180 triệu đồng, vì tại thời điểm đó lãi suất vay của ngân hàng cao cực đỉnh. Bằng trí tuệ của đội ngũ quản lý, của cán bộ CNV lành nghề thợ bậc cao của Tổng công ty, với tâm huyết nghề nghiệp, trong một thời gian ngắn 7,5 tháng lao động miệt mài vừa xây dựng vừa lắp thiết bị, ngày 01/04/2013 chúng ta đã hoàn thành lắp đặt hiệu chỉnh đưa vào vận hành 3 vạn cọc sợi tại Nhà máy sợi Đồng Văn đạt chất lượng cao; Vượt qua muôn vàn khó khăn do thời tiết nắng nóng, thợ công nghệ trẻ mới vào nghề, hầu hết xuất thân từ nông dân vùng chiêm trũng Hà Nam, tháng tư đầu tiên đi vào sản xuất chúng ta đã đạt được một sản lượng đáng kể: 206,3 tấn sợi Cotton chi số bình quân Ne 32,7 có chất lượng tốt. Tháng sản xuất đầu tiên chúng ta đã xuất khẩu lô sợi đầu 5 container trên 100 tấn sang thị trường Trung Quốc; Kế hoạch

sản xuất của nhà máy tháng thứ hai đã được giao là 300 tấn và tháng 8/2013 trở đi nếu không có gì biến động kế hoạch được giao cho nhà máy hàng tháng sẽ là 380 tấn.

Theo chủ trương của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Bộ Công thương trong một cuộc hội thảo ngành Dệt May mới đây cách vài hôm, dự kiến ngành sợi của Tập đoàn sẽ đầu tư bổ sung thêm 31 xí nghiệp mới; Đây là tín hiệu vui vì đầu ra của ngành sợi Việt Nam đang rộng mở, nhưng đây cũng là tín hiệu đáng để cho chúng ta suy nghĩ lo lắng vì phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn khi những nhà máy mới ra đời có công nghệ cao, chất lượng vượt trội. Lo lắng mà ngồi chờ sẽ không có cách gì để giải quyết, chúng ta phải động não, phải tìm tòi, phải đề xuất với lãnh đạo các biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng và sản lượng của những dây chuyền hiện có, phát huy tối đa công suất và đảm bảo chất lượng vượt trội để tạo đà cho những dự án mới trong tương lai của Tổng Công ty tại Khu công nghiệp Nam Đàn, Hồng Lĩnh... Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, bằng bản lĩnh, trí tuệ, bằng lòng nhiệt huyết đối với nghề đã được hun đúc rèn luyện trong thời gian dài 30 năm qua, ngành sợi Hanosimex sẽ tiến những bước dài trên con đường mới, không phụ lòng các bậc tiền bối các Anh Chị đã đi trước truyền lại kinh nghiệm cho chúng ta.

7

TIN TỨC SỰ KIỆN

PHÓ

TGĐ

- HO

ÀN

G M

INH

KHA

NG

Vào một ngày giữa tháng 5 thời tiết mùa hè nóng bức, oi ả. Cơ

quan điều hành Tổng Công ty đến kiểm tra Nhà máy Sợi Đồng Văn. Đúng 9 giờ sáng anh em chúng tôi xuất phát từ Hà Nội.Đường quá đông lại không muốn bị bắn tốc độ nên xe chạy chậm, đến hơn 10 giờ chúng tôi có mặt tại khu công nghiệp 2 Đồng Văn

CÁC NHÀ MÁY ĐÃ HOẠT ĐỘNG

Điểm đến đầu tiên là khu nhà máy May. Không khí làm việc ở đây thật sôi động và khẩn trương, hàng đầy ắp trên chuyền may, tiếng máy chạy rền vang, trên khuôn mặt

những người thợ như ánh lên niềm hạnh phúc và kiêu hãnh bởi nhà máy mới đi vào hoạt động trong tháng 3 năm nay, nhưng không lúc nào ngớt việc; một chị công nhân chia sẻ: “Qua báo đài em được biết là khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, hàng ngàn công nhân không có việc làm, nhưng Nhà máy của chúng em mới đi vào sản xuất mà việc làm không hết. Em rất vui vì có việc làm, có thu nhập để trang trải cho cuộc sống và lo tiền ăn học cho các cháu trong thời buổi khó khăn này”.

Ông Hồ Lê Hùng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đồng Văn - Hanosimex báo

cáo tình hình hoạt động của Nhà máy như sau: Nhà máy May hoạt động từ tháng 3 đã đi vào nề nếp, Nhà máy Sợi bắt đầu chạy kỹ thuật từ tháng 4; vừa chạy vừa căn chỉnh để đạt được các thông số kỹ thuật và định mức tiêu hao, nhiên liệu, điện năng. Công ty chọn được nhà thầu xây dựng lớn: Coteccon là đơn vị có uy tín và có tiềm lực về tài chính nên tiến độ xây dựng và lắp máy rất nhanh, đảm bảo đúng kế hoạch đề ra; thời gian cả xây dựng nhà xưởng và lắp máy chỉ trong vòng bảy tháng rưỡi. Nhà máy May có 26 chuyền may tạo việc làm cho trên 900 lao động; hầu hết là máy móc thiết bị mới, công suất 5,6 triệu sản phẩm/năm,

TIN VUI TỪ ĐỒNG VĂN ĐỒNG VĂN

HANOSIMEX

8

TIN TỨC SỰ KIỆN

chủ yếu sản xuất hàng dệt kim xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Hệ thống ánh sáng, điều không thông gió bố trí rất hiện đại. Nhà máy thực hiện hình thức cuốn chiếu vừa lắp máy vừa tuyển dụng và đào tạo công nhân nên khi dựng được chuyền rồi là bố trí công nhân vào sản xuất được ngay. Nhà máy Sợi có quy mô 3 vạn cọc sợi gồm đầu tư mới 1,8 vạn cọc và di dời từ Hanosimex (Hà Nội) là 1,2 vạn cọc. Hệ thống điện và điều không thông gió đầu tư mới hoàn toàn, chỉ tận dụng một số máy móc thiết bị cũ ở Hanosimex chuyển xuống. Công suất thiết kế sản lượng sợi đạt 3.400 tấn/năm cho sản xuất sợi chi số Ne 39; đối với sản xuất sợi

(chi số Ne 30) 100% cotton chải thô có thể đạt 4.400 tấn/năm. Trong tháng 4/2013 đã sản xuất được 80 tấn sợi chi số Ne 32. Tháng 5 sản xuất 200 tấn sợi chi số Ne 30 - Ne 36 và chạy thêm 15% sợi chải kỹ để cung ứng cho Nhà máy Dệt kim Phố Nối. Nhà máy đã có đơn hàng xuất khẩu 200 tấn và ngày 20-5 đã xuất khẩu container đầu tiên. Sở dĩ có được thành quả này là do Tổng Công ty đã lường trước được những khó khăn để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đã đào tạo 2 lớp công nhân lắp máy tại Bắc Ninh và Phú Xuyên, còn công nhân vận hành, bảo toàn bảo dưỡng được đào tạo bài bản ở Nhà máy Sợi Phú Bài. Theo ông Hùng, đến quý 4 năm nay Nhà máy sẽ đạt được công suất 4.400 tấn/năm và đảm bảo các định mức kỹ thuật, yêu cầu chất lượng sợi cũng như tiêu hao nguyên phụ liệu, nhiên liệu và điện năng.

BÀI TOÁN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

Mặc dù Nhà máy Sợi, Nhà máy May đã đi vào hoạt động nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn; công nhân lành nghề từ Hanosimex theo xuống chỉ có hơn hai chục người nên công tác kèm cặp, đào tại tại chỗ cũng gặp nhiều khó khăn. Nguồn lao động phổ thông không ổn định, lượng công nhân tuyển dụng mới và bỏ việc cũng tương đương

nhau nên công tác tuyển dụng và đào tạo gặp nhiều trở ngại. Trong khu công nghiệp có nhiều nhà máy sản xuất các mặt hàng khác không phải là hàng dệt may, do đó công nhân có tâm lý không ổn định, suy bì, đắn đo “đứng núi này trông núi nọ”; công nhân trẻ mới tuyển thì tay nghề rất thấp, năng suất chỉ bằng 1/2 công nhân có tay nghề. Bên cạnh đó, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp còn rất kém và hạn chế. Để khắc phục những tồn tại này, Công ty đang lập kế hoạch để gửi công nhân vào đào tạo tại các trường trong Tập đoàn. Bên cạnh đó Công ty cũng kèm cặp đào tạo tại chỗ để cải thiện chất lượng công nhân. Lãnh đạo Tổng Công ty cũng giao cho các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên của Công ty chúng tôi tích cực vận động tuyên truyền, bồi dưỡng ý thức pháp luật và văn hóa doanh nghiệp cho công nhân để họ gắn bó với doanh nghiệp.

9

TIN TỨC SỰ KIỆN

Vượt quan nhiều thử thách do những khó khăn nội tại của nền

kinh tế và tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2012 khép lại trong niềm tự hào của Cổ đông và Người lao động Công ty Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan (Halotexco). Với phương châm: “Các cổ đông, người lao động trong Công ty đoàn kết, đồng thuận cùng phấn đấu xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững” Sáng 18/4/2013, Công ty Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013. Tham dự Đại Hội có Ông Dương Khuê, Ủy viên BCH Đảng ủy Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan; Ông Nguyễn Song Hải, Bí thư Đảng ủy - Tổng Giám đốc Công ty; các ông/bà trong Ban Lãnh đạo Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội; các ông/bà trong HĐQT, BCH Đảng ủy Công ty và 68 đại biểu đại diện cho 703 cổ đông đã về dự Đại Hội.

Năm 2012, Công ty đã đột phá trong công tác đầu tư mở rộng năng lực sản xuất. Từ một nhà máy Sợi 4,4 vạn cọc và 2.264 hộp sợi OE, Hội đồng quản trị và cơ quan điều hành Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi, tiếp nhận, sử dụng các thiết bị sau di dời của Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội đưa vào lắp đặt và đầu tư thêm

một số thiết bị tại các công đoạn. Đến tháng 9 năm 2012 đã hoàn tất công tác đầu tư và cơ cấu lại mô hình sản xuất bao gồm: Nhà máy Sợi 1 có năng lực 7,8 vạn cọc sợi; Nhà máy Sợi 2 gồm toàn bộ dây chuyền OE và gần 2.500 cọc sợi xe Two For One (TFO); Sáp nhập 8 đơn vị khối phòng ban tổ chức lại còn 4 phòng chức năng; Thành lập Phân xưởng Cơ Điện gồm các ngành Cơ khí, Điện động lực và Điều không - Áp lực.

Về công tác tài chính, Công ty đã chủ động quan hệ đối tác với các khách hàng, thu hút các nguồn vốn cho đầu tư và vốn lưu động sau đầu tư; bổ sung tăng vốn Điều lệ từ 16,8 tỷ đồng lên 33,6 tỷ đồng (tăng gấp đôi so năm 2012).

Bước vào năm 2013 nền kinh tế Việt Nam đan xen

thách thức và cơ hội, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, với sự nổ lực phấn đấu, sự kiên quyết chèo lái vượt qua khó khăn, Công ty đã đưa ra mục tiêu duy trì ổn định sản xuất với các chỉ tiêu tăng trưởng. Tại Đại hội đồng cổ đông, 100% đại biểu cổ đông đã thông qua các báo cáo và quyết nghị các vấn đề lớn, trong đó mức chi trả cổ tức cho năm tài chính 2012 là 14%.

Phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dân chủ. Toàn thể cán bộ, cổ đông và người lao động trong Công ty phấn đấu “Gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng, giảm thiểu chi phí, luôn đảm bảo an toàn”; xây dựng Công ty Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan phát triển ngày càng vững mạnh, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước - Cổ đông - Người lao động.

NIỀM VUI CỦA CỔ ĐÔNGVÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG HALOTEXCO

Đại hội đồng cổ đông năm 2013

ĐÌNH HẢI

10

TIN TỨC SỰ KIỆN

Một trong những vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn là tham gia

giám sát việc thực hiện chế độ chính sách và bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của người lao động.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, thì trước hết cán bộ Công đoàn cần có kiến thức hiểu biết về chế độ chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến người lao động như: Luật lao động, Luật công đoàn... và luôn cập nhật kịp thời các văn bản bổ sung, hướng dẫn thi hành luật. Từ đó, Công đoàn May Hải Phòng có kế hoạch để tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên công đoàn hiểu và nắm được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động. Muốn có lợi ích và quyền lợi thì trước tiên người lao động phải có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp, góp phần xây dựng doanh nghiệp ổn định và phát triển. Đó cũng chính là tiền đề, điều kiện để đảm bảo đời sống, chế độ và quyền lợi chính đáng hợp pháp của người lao động. Đồng thời, doanh nghiệp muốn phát triển thì phải đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để họ yên tâm làm việc, gắn bó và công hiến với doanh nghiệp.

Để phát huy vai trò, chức năng của Công đoàn trong việc giám sát thực hiện chế độ chính

sách, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở đã nắm vững nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động. Tham gia đóng góp xây dựng ý kiến cùng với chính quyền trong việc rà soát, sửa đổi bổ sung nội quy lao động, quy chế phân phối tiền lương và thu nhập ... của Công ty trong điều kiện SXKD thực tế của đơn vị và quy định của Nhà nước từng thời kỳ để đảm bảo lợi ích hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động.

- Luôn lắng nghe, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn vướng mắc của người lao động để phản ánh và cùng chính quyền giải quyết thoả đáng những vướng mắc của người lao động để người lao động yên tâm lao động sản xuất.

- Bên cạnh đó, Công đoàn Công ty đã quan tâm kết hợp cùng với chính quyền luôn cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên: giảm bớt tăng ca thêm giờ trong điều kiện cho phép, cải thiện bữa ăn công nghiệp, môi trường làm việc thân thiện và tiến bộ.... để người lao động tái tạo sức lao động, tiếp tục lao động sản xuất với hiệu quả cao.

- Luôn sát cùng chính quyền phát động phong trào thi đua sản xuất góp phần đảm bảo kế hoạch sản xuất, tăng năng suất lao động và chất lượng sản

phẩm. Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, liên hoan... nhằm tạo thêm không khí sôi nổi, củng cố tinh thần đoàn kết, gắn kết người lao động với nhau và với doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định và không có hiệu quả thì việc thực hiện chế độ chính sách cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động thường có vướng mắc và gặp khó khăn. Do sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tài chính thiếu hụt dẫn đến chậm nộp BHYT, BHXH, BHTN ảnh hưởng đến việc thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản... không kịp thời cho người lao động. Việc chốt sổ trả sổ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, chế độ hưu trí cho người lao động không kịp thời theo đúng quy định để người lao động làm các thủ tục tiếp theo hưởng bảo hiểm thất nghiệp... Ngoài ra, việc chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động cũng hạn chế vì không có kinh phí: như tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham quan, nghỉ mát hàng năm.

Vì vậy, trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp mà Công đoàn May Hải Phòng có chương trình hoạt động linh hoạt và hiệu quả. Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Công đoàn cấp trên, chính quyền để nhận được chỉ đạo sát sao, phối kết hợp kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ.

BCH CĐ MAY HP - HANOSIMEX

Công đoàn với việc thực hiện chính sách

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG, HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

11

TIN TỨC SỰ KIỆN

Đến thăm Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex)

ở tòa nhà Nam Hải Lakeview vào một ngày cuối tháng 4, tôi nhận thấy một không khí làm việc rộn ràng, hối hả và khẩn trương của từng cán bộ công nhân viên trong văn phòng Tổng Công ty. Tò mò tìm hiểu

xen lẫn những bãi cọc lởm chởm trên nền đất bùn ở khu vực Nhà máy sợi dự kiến xây dựng. Vì thế tôi đặt quyết tâm phải xuống ngay Đồng Văn để được mắt thấy tai nghe về thực tế đang diễn ra ở đây.

Xe ô tô đưa chúng tôi đi chưa đến một tiếng đồng hồ

TUẤN ĐẠO

NHÀ MÁY SỢI ĐỒNG VĂNMỘT NĂM NHÌN LẠI

thì mới biết rằng Nhà máy sợi Đồng Văn do Tổng Công ty xây dựng đã đi vào hoạt động và toàn bộ Tổng Công ty đang hỗ trợ hết sức để sớm đưa nhà máy vào sản xuất có hiệu quả. Thật bất ngờ vì mới hơn 7 tháng trước, khi đến thăm cơ sở của Hanosimex tại Đồng Văn, tôi thấy mặt bằng còn ngổn ngang,

12

TIN TỨC SỰ KIỆN

trên con đường cao tốc thênh thang, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những đổi thay nhanh chóng trên công trường xây dựng Nhà máy sợi Đồng Văn. Trên mảnh đất 15 hecta trước đây đã hiện lên một khu nhà xưởng đồ sộ với mái tôn phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp lánh. Xe chúng tôi tiến vào nhà máy trên con đường bê tông phằng lỳ hai bên đường đã có những hàng cây to tỏa bóng mát. Như hiểu được thắc mắc của tôi đồng chí lái xe cho biết đó là những cây sưa trước đây được trồng ở khuôn viên Tổng Công ty tại Hà Nội, đã được đánh và trồng lại tại Đồng Văn. Qua cánh cửa sắt lớn đập ngay vào mắt tôi là một không gian rộng với những dãy máy còn tươi màu sơn mới đang hoạt động. Khắp nơi đâu cũng thấy bóng những chiếc áo màu cam khẩn trương hối hả đẩy thùng cúi, chuyển quả thô, nối máy tạo nên sức sống căng tràn của một nhà máy sợi khang trang, hiện đại và có thể nói là đẹp nhất miền Bắc Việt Nam.

Gặp gỡ và trao đổi với Đồng chí Giám đốc Công ty TNHH MTV Hà Nam Hanosimex về những thay đổi này, đồng chí cho biết, năm 2012 là năm bản lề cho công tác xây dựng Nhà máy sợi tại Cụm công nghiệp Hanosimex Đồng Văn. Một khối lượng công việc xây dựng rất lớn thuộc phần quản lý của Ban quản lý dự án Hanosimex tại Hà Nam đã được hoàn thành. Từ tháng 4/2012 toàn bộ công việc xây dựng các hạng mục còn lại của dự án đã được

Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội trực tiếp quản lý và điều hành nên chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn từ 15/8/2012 đến 31/3/2013 đã hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt Nhà máy sợi Đồng Văn, hoàn thành hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống điện trung thế 35KV, nhà xe và nhà bảo vệ, trồng cây xanh xung quanh nhà máy. Tổng diện tích xây dựng hoàn thành là 30.000m2 nhà xưởng và đường giao thông. Tổng giá trị xây dựng ước khoảng 120 tỷ VNĐ. Nhà máy sợi Đồng Văn bắt đầu vận hành từ ngày 01/4/2013 và chính thức sản xuất 3 ca từ ngày 08/4/2013. Chất lượng sợi do bước đầu đã được khách hàng chấp nhận và ngay trong tháng 5/2013 sẽ xuất khẩu 100 tấn sợi ra thị trường nước ngoài.

Đến thời điểm này Hanosimex đã có trong tay một cơ ngơi khang trang với hệ thống nhà xưởng hiện đại, với cảnh quan bên ngoài hoàn chỉnh.

Có được thành quả xây dựng trong một thời gian ngắn như trên là do có sự điều hành trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo Tổng Công ty, bên cạnh đó là nhờ sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ quản lý trong Ban quản lý dự án, Ban chuẩn bị sản xuất sợi Đồng Văn cùng với quyết tâm cao của người lao động trong công ty. Công tác xây dựng các hạng mục của dự án đầu tư di dời Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội xuống Đồng Văn đã được đẩy mạnh và đã đạt

được các chỉ tiêu chính:

- Các hạng mục xây dựng đáp ứng tiến độ đề ra

- Đảm bảo tốt chất lượng công trình trong điều kiện thi công nhanh.

- Quản lý tốt chi phí và tiết kiệm trong đầu tư.

Với những kết quả đã đạt được trong năm 2012, công tác quản lý xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án đã hoàn tất. Nhưng các phần việc còn lại khác rất quan trọng, với mục tiêu trong thời gian tới sẽ nhanh chóng hoàn thiện bộ máy quản lý, tập trung vào công tác đào tạo nâng cao tay nghề và tác phong công nghiệp cho người lao động để đưa Nhà máy sợi Đồng Văn đạt công suất thiết kế, với chất lượng sợi đứng đầu trong hệ thống Hanosimex và sản xuất có hiệu quả. Trong năm 2013, Ban quản lý dự án sẽ hoàn thiện toàn bộ các thủ tục đầu tư theo quy định: Hoàn thiện hồ sơ của các hạng mục xây dựng, kiểm toán các hạng mục xây dựng, quyết toán dự án, thực hiện công tác bảo hành công trình xây dựng và quản lý tốt hồ sơ tài liệu của dự án.

Tạm biệt Nhà máy sợi Đồng Văn, trong lòng tôi dấy lên một niềm tin tưởng sâu sắc với những thành quả lao động đã đạt được trong năm 2012 sẽ là tiền đề cho những thành công mới rực rỡ hơn nữa sẽ đến với Nhà máy sợi Đồng Văn. Và đây cũng sẽ là bông hoa tươi thắm trong vườn hoa đang ngay càng nở rộ Hanosimex.

13

TIN TỨC SỰ KIỆN

Hội nghị người lao động Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex)

năm 2013 đã diễn ra tại Đồng Văn (Hà Nam) ngày 29/5/2013 trong bối cảnh toàn Tổng Công ty đang dấy lên đợt thi đua lập thành tích trong “Tháng công nhân” và chào mừng lần thứ 123 ngày sinh nhật Bác. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Công đoàn Dệt May Việt Nam. Hội nghị đã được nghe báo cáo kết quả Hội nghị Người lao động cấp cơ sở của Tổng Công ty năm 2013 do bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty trình bày và nghe tham luận của các đơn vị và các đơn vị trong hệ thống Hanosimex với các ý kiến thiết thực, bàn biện pháp thực hiện những vấn đề trọng tâm của Hanosimex trong năm 2013 là năm mà Tổng Công bắt đầu tăng tốc phát triển SXKD phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư tại các địa điểm mới. Hội nghị đã thông qua các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản và nhiệm vụ của Tổng Công ty năm 2013. Những mục tiêu cơ bản mà

HANOSIMEX: Hội nghị người lao động năm 2013

THẢO NGUYÊN

Hanosimex đề ra để phấn đấu là: Tổng doanh thu 729 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 39 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 4.500.000 đồng/người/tháng. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị, Tiến sỹ Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Dệt May Việt Nam đã biểu dương những thành tích mà CBCNV Tổng Công ty đã đạt được trong năm 2012 trong bối cảnh doanh nghiệp (DN)

vừa duy trì sản xuất vừa tổ chức di dời, xây dựng nhà xưởng, lắp dặt máy móc thiết bị, tuyển dụng và đào tạo công nhân. Ông Cẩm thừa nhận Công đoàn Hanosimex đã tổ chức tốt Hội nghị người lao động, trong khó khăn nhưng vẫn tổ chức tốt phong trào CNVC thi đua lao động sáng tạo; đời sống CB.CNVC và người lao động đã được cải thiện với mức thu nhập bình quân 4.300.000đồng/người/tháng - điều này thể hiện rõ nỗ lực của DN và tổ chức Công đoàn. Với đặc điểm là đơn vị di dời về địa điểm mới, công nhân tuyển vào còn rất trẻ do đó Công đoàn cần tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và tác phong lao động công nghiệp cho công nhân; phát huy tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt trong phong trào xung kích sáng tạo nhằm tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cho DN. Cũng tại Hội nghị, thay mặt những người lao động bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký kết thỏa ước lao động tập thể với Ông Dương Khuê, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc Tổng Công ty.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Công đoàn Hanosimex báo cáo kết quả Hội nghị người lao động cấp cơ sở của Tổng Công ty năm 2013

Ký kết thỏa ước lao động năm 2013

14

TIN TỨC SỰ KIỆN

Hội thi “Bí thư Chi đoàn giỏi” lần thứ nhất do Tập đoàn Dệt May Việt

Nam tổ chức đã thu hút được nhiều Bí thư chi đoàn cơ sở tham gia. Sau gần 2 tháng triển khai vòng sơ loại tại 9 cơ sở Đoàn với 36 thí sinh dự thi khu vực phía Bắc, Ban tổ chức đã lựa chọn được 08 thí sinh có kết quả cao nhất tham gia vòng chung kết khu vực phía Bắc. Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội (Hanosimex) vinh dự có 3 thí sinh là Đỗ Linh Phương -Bí thư Đoàn khối nghiệp vụ, Phạm Thị Thu Hà - Bí thư Đoàn khối

kỹ thuật, Lê Văn Tân - Bí thư Đoàn Nhà máy sợi Bắc Ninh - Hanosimex lọt vào vòng thi chung kết và đoạt giải thưởng cao.

Các em đã thể hiện xuất sắc ở cả 4 nội dung thi là chào hỏi, hiể u biế t,năng khiếu và xử lý tình huống, đã đoạt giải (lần lượt) Nhì, Ba và giải Phong trào. Thí sinh Đỗ Linh Phương đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Ban Giám khảo và Ban tổ chức, chỉ trong khoảng thời gian hát

xong hai bài hát, em đã vẽ xong bức tranh có chủ đề: “Ngựa phi nước kiệu” rất đẹp cùng với lời thuyết trình rất thuyết phục về sự phát triển của Tập đoàn Dệt May, ngành Dệt May Việt Nam trong đó có cả Hanosimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn

cầu. Với tài kể chuyện, thí sinh Phạm Thị Thu Hà đã làm cho Ban Giám khảo và những người có mặt trong Hội thi bồi hồi xúc động về tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong

mẩu chuyện “Hai bàn tay”. Thí sinh Lê Văn Tân với chất giọng trong trẻo đã hát chầu văn: “Cô đôi thượng ngàn” làm sôi động cả khán phòng.

Tại Hội thi, thí sinh Phạm Thị Thu Hà phấn khởi chia sẻ với chúng tôi: “Là thế hệ trẻ

HANOSIMEX: Đoạt giải cao tại Hội thi “BÍ THƯ CHI ĐOÀN GIỎI LẦN THỨ NHẤT”

chúng tôi luôn biết ơn thế hệ đi trước, những người thợ đứng bên máy dệt đã làm nên hình ảnh ngành Dệt May Việt Nam hôm nay. Thế hệ trước là tấm gương sáng thôi thúc chúng tôi phần đấu trở thành những người đoàn viên tốt, lao động giỏi. Các hoạt động phong trào đoàn do Đoàn khối, Tập đoàn và Tổng Công ty tổ chức chính là ngọn lửa đã thổi bùng sự nhiệt huyết và tuổi trẻ. Cám ơn Đoàn TN Tập đoàn đã tổ chức một sân chơi bổ ích, tạo cơ hội cho chúng tôi thể hiện đam mê của mình và học hỏi, giao lưu với các Bí thư Đoàn trong Tập đoàn.”

DOÃN ĐỨC

15

TIN TỨC SỰ KIỆN

Phối cảnh Khu công nghiệp Nam Giang - Nam Đàn - Nghệ An

16

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

Theo chiến lược phát triển nghành công nghiệp dệt may Việt Nam đến

năm 2015, định hướng đến năm 2020, Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội đã tiến hành di dời sản xuất về các địa phương, với mục tiêu cụ thể là xây dựng các nhà máy mới để di dời một phần trang thiết bị của Tổng công ty tại các nhà

của thị trường. Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội hết sức cố gắng để thực hiện đầu tư phát triển. Một trong những địa điểm đầu tư phát triển mới của Tổng công ty chính là khu vực Nam Đàn, Nghệ An. Nam Đàn là 1 huyện có vị trí địa lý thuận lợi; Với nguồn nhân lực dồi dào, là vị trí thuận lợi để Tổng Công ty lựa chọn đầu tư. Ngay

Công tác thực hiện DỰ ÁN ĐẦU TƯ

máy cũ kết hợp đầu tư mới hiện đại và đồng bộ để tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, ổn định sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước vì sự phát triển lâu dài và bền vững của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, diễn biến

PHÒNG KỸ THUẬT ĐẦU TƯ

TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP NAM GIANG - NAM ĐÀN - NGHỆ AN

17

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

sau khi nhận đất với tinh thần quyết tâm, khẩn tr ương thực hiện những điều Tổng Công ty và Uỷ Ban nhân tỉnh Nghệ An đã cam kết. Sau một thời gian ngắn được sự phối hợp chặt chẽ của Uỷ Ban nhân dân Huyện Nam Đàn đã tiến hành giải phóng mặt bằng, san lấp 6,8 ha và thực hiện triển khai thi công xây dựng nhà máy.

Khởi công đầu tháng 11/2012 và sau gần 7 tháng xây dựng và lắp đặt thiết bị, ngày 31/5/2013 Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội đã tiến hành khánh thành Nhà máy May Dệt kim Nam Đàn. Như vậy Tổng Công ty đã hoàn thành nhà máy với tổng diện tích xây dựng gần 12.000 m2 trong thời gian ngắn với chất lượng cao. Có được thành quả đó là sự làm việc tích cực, với tinh thần nỗ lực quyết tâm của BQL Dự án, tinh thần trách nhiệm của đơn vị thi công - đặc biệt là Nhà thầu Công ty CP xây dựng Dầu khí Nghệ An phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát hoàn thành công trình bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng và không để xảy ra tai nạn lao động nào trong suốt quá trình thi công.

Dự án Nhà máy May Dệt kim Nam Đàn - Hanosimex là 1 dự án trong Dự án tổng thể tại khu công nghiệp Nam Đàn Hanosimex với tổng mức đầu tư 78,34 tỷ đồng;

- Dự án mua sắm, di dời và lắp đặt gần 800 thiết bị may và hơn 100 thiết bị phụ trợ. Các thiết bị mua mới thuộc loại thiết bị tiên tiến, hiện đại của Nhật.

- Xây dựng nhà xưởng bao gồm:

+ Nhà may chính với diện tích gần 6000 m2 lắp đặt 24 chuyền may.

+ Nhà kho gần 3500 m2.

+ Nhà ăn công nhân 1050 m2 với diện tích này có thể phục vụ được cho 1000 công nhân.

+ Nhà xe gần 1000 m2.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như Nhà lò hơi, trạm biến áp, trạm bơm; hệ thống cấp nước và thoát nước; hàng rào , cổng bảo vệ và hệ thống đường nội bộ.

- Nhà máy có khoảng 800 công nhân may và 200 lao động khác làm việc trong nhà máy, giải quyết một nguồn lực lao động đáng kể cho khu vực

Nam Đàn và các địa phương lân cận.

- Sau khi đầu tư Nhà máy dự kiến đạt :

- Năng lực sản xuất đạt 5,1 triệu sản phẩm may.

- Doanh thu đạt gần 300 tỷ đồng/năm.

- Lợi nhuận đạt : 12,3 tỷ đồng/năm.

Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội đã và đang nhanh chóng ổn định đưa Nhà máy May Dệt kim Nam Đàn vào sản xuất có hiệu quả và tiếp tục đầu tư mở rộng Nam Đàn trong thời gian sớm nhất để đưa Nam Đàn trở thành một điểm sáng về công nghiệp, góp phần nhỏ bé của mình vào việc ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội đất nước.

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NAM ĐÀN TRONG THỜI GIAN TỚI:

1, Dự án đầu tư Nhà máy Sợi Nam Đàn - Nghệ An :

- Quy mô 30.000 cọc sợi

- Sản lượng dự kiến 3700 tấn/năm.

- Mặt hàng : Chuyên sản xuất sợi pha chải kỹ

- Tổng mức đầu tư dự án : 400 tỷ đồng

- Thời gian thực hiện : Dự kiến khởi công quý 4 năm 2013; hoàn thành trong 12 tháng

2, Đầu tư Nhà máy May Dệt thoi :

- Sản lượng 3,6 triệu sản phẩm sơ mi /năm

- Tổng mức đầu tư 92,149 tỷ đồng

- Thời gian thực hiện : Dự kiến khởi công quý 4 năm 2013; hoàn thành trong 6 tháng

3, Đầu tư Nhà máy Dệt kim dệt vải mộc :

- Công suất 4000 tấn năm vải mộc

- Tổng mức đầu : 152,591 tỷ đồng

- Thời gian thực hiện: Dự kiến khởi công tháng 1 /2014; hoàn thành trong 12 tháng

1 - VỊ TRÍ CỦA CHẤT LƯỢNG TRONG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH

Sau đại chiến thế giới thứ hai, đặc biệt là từ những năm 1970, các quốc gia và các công ty trên toàn thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Sản phẩm của các công ty hàng đầu của Nhật Bản đã được khách hàng trên mọi châu lục tiếp nhận vì chất lượng cao và giá thấp. Các công ty thuộc mọi quốc gia trên thế giới không có sự lựa chọn nào khác, họ phải chấp nhận cuộc cạnh tranh; muốn tồn tại và phát triển, họ phải giải quyết nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố then chốt, là chất lượng.

Nhật Bản và Đức là những quốc gia bại trận trong cuộc đại chiến thứ hai, nhưng họ đã nhanh chóng phục hồi kinh tế, trở thành những đối thủ cạnh tranh đầy sức mạnh. Họ đã vượt lên với tốc độ như vũ bão. Một trong những yếu tố đem lại sự thành công kỳ diệu này là cả hai quốc gia đã quan tâm và giải quyết thành công bài toán chất lượng

Sau chiến tranh, nước Nhật gần như chỉ còn có núi lửa và động đất, sóng thần. Nhưng họ đã thành công trong việc vận dụng có sáng tạo các tư tưởng và quá trình được hình thành tại các quốc gia khác, thường là ở Mỹ. Cả hai quốc gia này đều có hệ thống giáo dục tốt, hệ thống dạy nghề rộng khắp và đào tạo

tại chỗ, đồng thời có những triết lý riêng trong công việc. Cả hai quốc gia đều tập trung nỗ lực để có được hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao.

Để thu hút khách hàng, các công ty cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng, đặc biệt là các công ty lớn đều mong đợi người cung ứng cung cấp những sản phẩm có chất lượng, thoả mãn và vượt sự mong muốn của họ.

Đối với các nước đang phát triển, các nguồn lực tự nhiên không còn là chìa khoá để đem lại sự phồn vinh. Thông tin, kiến thức và một khối lượng đông đảo công nhân viên có kỹ năng, có văn hoá và một tác phong làm việc công nghiệp mới là những nguồn lực thực sự đem lại sức cạnh tranh. Con người càng được thông tin đầy đủ hơn sẽ càng biết rõ hơn những gì đang diễn ra trên thế giới và muốn vươn tới những gì làm cuộc sống dễ chịu, tiện nghi hơn. Đối với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một bài toán vừa là một cơ hội. Người tiêu dùng ngày nay ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hoá và dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua. Nhờ có hệ thống thông tin ngày càng hiện đại, các Công ty có điều kiện thuận lợi trong việc cập nhât, học hỏi kinh nghiệm để rút ngắn quãng đường đi đến mục tiêu của mình, đạt những thành tựu ngày càng lớn hơn. Nhưng nó đòi hỏi các quốc gia đang

GIẢI PHÁP NÀO

phát triển phải thay đổi cách suy nghĩ và cung cách quản lý cũ kỹ, lạc hậu đã có từ lâu đời. Chính vì nhận ra yêu cầu bức thiết đó, các doanh nghiệp trong mọi quốc gia ngày càng phải chú trọng nhiều đến chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Sự ra đời của hàng loạt hệ thống quản lý tiên tiến, trong đó có hệ thống quản lý chất lượng theo ISO (Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế) đã giúp các doanh nghiệp hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Đảm bảo cho Công ty làm đúng việc quan trọng, từ đó tăng năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả .

2 - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DUY TRÌ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Từ những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ trước, Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Muốn tồn tại - phát triển, các doanh nghiệp phải chuyển sang giai đoạn mới bằng nhiều giải pháp có tính chiến lược. Trong đó có việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization)

Hàng loạt doanh nghiệp đã vươn lên, cạnh tranh, chiếm

ĐỂ DUY TRÌ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG?

MINH HỌC

18

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

lĩnh thị trường trong và ngoài nước nhờ áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý này. Nhiều năm sau đó, ISO đã trở thành trào lưu. Rất nhiều doanh nghiệp thực sự coi ISO là công cụ, là động lực để hướng tới mục tiêu chiến lược, không ngừng cải tiến để ngày càng hiệu quả hơn.

Sau hơn 10 năm, số lượng doanh nghiệp xây dựng thành công, và được cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO ngày càng tăng. Theo các chuyên gia tư vấn, hiện nay các doanh nghiệp lớn gần như đã có tên trong danh sách khách hàng lâu năm của các tổ chức đánh giá Quốc tế. Một số người ngộ nhận, cho là ISO đã hết thời, đã bão hoà. Sự thực không phải vậy. Việc xây dựng, áp dụng hệ thống càng ngày càng đi vào thực tiễn cuộc sống doanh nghiệp. Thủ tục đón nhận chứng chỉ ISO không còn mang tính hình thức như nhiều năm trước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các tổ chức dịch vụ, các cơ quan hành chính, trường học tiến hành xây dựng, áp dụng hệ thống ISO. Tác dụng thiết thực của nó đã và đang được thể hiện trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Khách hàng đã rất quen thuộc và gửi gắm niềm tin vào các doanh nghiệp có chứng chỉ ISO. Thương hiệu doanh nghiệp luôn gắn bó, đồng hành với hệ thống quản lý hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp vẫn duy trì chương trình đánh giá giám sát định kỳ của bên thứ ba. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tự tin vào khả năng kiểm soát hệ thống do vậy đã định kỳ tự đánh giá nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống.

Có một hiện trạng khác, thời gian qua, do yêu cầu của cấp trên, một số doanh nghiệp triển khai các dự án tái cơ cấu, thực hiện việc di dời cơ sở sản

xuất hoặc thực hiện phương án chia tách, sáp nhập. Những thay đổi bất khả kháng đó đã dẫn tới những biến động cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tập trung bảo đảm tiến độ dự án với hàng núi công việc nên không thể duy trì toàn bộ hoạt động của ISO. Tình trạng này có nguy cơ làm sao nhãng nhận thức của CBCNV. Đồng thời làm giảm sút, thậm chí phá vỡ hệ thống. Theo quan điểm của các tổ chức đánh giá (Bên thứ ba), việc đánh giá giám sát định kỳ để chứng nhận sự tồn tại giấy chứng nhận không phải là vấn đề quá quan trọng. Bởi dù sao tấm bằng chứng nhận cũng chỉ là một tấm giấy, nếu như không có hệ thống thực chất. Cái quan trọng hàng đầu là nếu doanh nghiệp không quan tâm duy trì hệ thống, sẽ bỏ phí mất công sức của tập thể lãnh đạo và người lao động cùng các nhà tư vấn liên quan đã cùng xây dựng hệ thống trong nhiều năm qua. Nghiêm trọng hơn, nếu “thả lỏng” việc thực hiện các yêu cầu của ISO cũng đồng nghĩa với buông lỏng quản lý. Điều đó sẽ ảnh hưởng uy tín của tổ chức với khách hàng và giảm sút hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn cho rằng, doanh nghiệp cần nỗ lực duy trì việc thực hiện hệ thống bằng những việc cụ thể sau:

2.1 - Tổng Giám đốc/Giám đốc: phải dành thời gian cần thiết để chỉ đạo hoạt động của bộ phận ISO của Công ty với kế hoạch và biện pháp cụ thể. Nhất thiết lãnh đạo phải tuân thủ các chu trình quản lý từ khâu hoạch định, thực hiện, kiểm tra giám sát và cải tiến (P-D-C-A)

2.2 - Lãnh đạo Công ty phải tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời những sai lầm thiếu sót của các đơn vị trong việc thực hiện các quy trình, quy định tương

ứng tiêu chuẩn ISO.

2.3 - Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định, biểu mẫu cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa điểm sản xuất mới. Cải tiến, loại bỏ những thủ tục đã lỗi thời hoặc mang tính hình thức. Rà soát hồ sơ, bảo đảm cập nhật thường xuyên và có tính liên tục.

2.4 - Sử dụng có hiệu quả công cụ cải tiến. Đưa ra các gợi ý, các chuyên đề cần cải tiến, khuyến khích các đơn vị, cá nhân có đề tài cải tiến.

2.5 - Nên củng cố bộ phận thường trực và mạng lưới cán bộ làm công tác ISO ( Có thể chỉ là kiêm nhiệm). Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, có chế độ động viên vật chất. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị.

2.6 - Lập kế hoạch, bảo đảm chương trình, nội dung các cuộc kiểm tra (Theo hình thức đánh giá nội bộ nhưng phải thực tế, có trọng tâm cho từng lĩnh vực quản lý).

2.7 - Chú trọng đánh giá yêu cầu kiểm soát nguồn lực. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt máy móc, thiết bị nhà xưởng, bao gồm cả kiểm soát năng lượng và môi trường

2.8 - Chú trọng công tác tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động

2.8 - Khi đã ổn định công tác quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh dần vào nền nếp, có thể cần sự hỗ trợ của tổ chức đánh giá (Bên thứ ba) nhằm tạo thêm cơ hội tiếp tục cải tiến, nâng cao hiệu quả hệ thống , nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh./.

* Mục 2.6 và 2.7 là những công việc quan trọng để ổn định và phát triển lâu dài

19

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

Công ty Cổ phần May Đông Mỹ có vị trí nằm tại ven đô Hà Nội, diện tích

dưới 10.000 m2 nhà xưởng đã quá cũ lại chật hẹp , thiết bị máy móc không được tiên tiến nên trong giai đoạn hiện nay muốn nhận được nhiều đơn hàng thì nhà xưởng cần phải được khách hàng đánh giá và cấp chứng chỉ. Đây là bài toán khó, là sự trăn trở của lãnh đạo Công ty để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hay nói nôm na là trả lời câu hỏi “Con gà có trước hay quả trứng có trước”… Rồi lại bài toán về năng suất khi Công ty CP May Đông Mỹ đang là đơn vị có năng suất thấp nhất trong hệ thống Hanosimex, cũng phải tiếp tục tìm ra hướng giải,...

“Cái khó... không bó cái khôn”, trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường dệt may nói chung (Mẫu mã, đơn giá, chất

sâu vào tiềm thức của người lao động. Trước sự sống còn của Công ty, nếu không đổi mới thì không thể tồn tại vì cái vòng luẩn quẩn “năng suất thấp dẫn đến thu nhập thấp không đảm bảo được cuộc sống thì người lao động sẽ buộc phải chia tay Công ty”. Phải tự cứu mình, Công ty mạnh dạn quyết tâm thay đổi phương thức sản xuất, trước khi thay đổi cũng phải tuyên truyền nhiều ngày để cho người lao động hiểu và để họ bắt nhịp sự thay đổi tư duy cùng lãnh đạo Công ty, do đó Công ty nhận được sự hưởng ứng đồng lòng của toàn thể CBCNV. Từ tháng 12/2012, Công ty thực hiện ngay việc công nhân không cần phải ghi sản lượng, sản lượng này được khoán theo lao động từng tổ sản xuất, quỹ lương được giao về cho tổ sản xuất và có thưởng

THAY ĐỔI TƯ DUYTHAY ĐỔI TƯ DUY

lượng sản phẩm, thời gian giao hàng …) và khó khăn nội tại của mình, Lãnh đạo Công ty CP May Đông Mỹ đã xác định phải bằng mọi cách nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm, cắt giảm chi phí, tinh gọn bộ máy quản lý, tăng cường khai thác năng lực của nhân viên, chủ động tìm nguồn hàng, mở rộng chuỗi liên kết với các đơn vị gia công sao cho có được hiệu quả cao nhất.

Công ty CP May Đông Mỹ là 1 trong những đơn vị thành viên thuộc hệ thống Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội, với đội ngũ CBCNV có tuổi đời, tuổi nghề khá cao nên sức bật kém, bên cạnh đó ảnh hưởng của cách làm việc trì trệ, tư duy suy nghĩ theo lối mòn cũ, công nhân làm chậm định mức thấp tính điểm như hợp tác xã thời bao cấp đã ăn

CHÍNH MÌNH CHÍNH MÌNHĐỂ VƯỢT QUAĐỂ VƯỢT QUA

NGUYỄN THỊ TỨ

20

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

như thu nhập. + Tổ trưởng các tổ may

bám sát chuyền may tuân thủ đúng theo mô hình dây chuyền nước chảy , không được để ùn tắc cục bộ, bố trí các công đoạn sản xuất hợp lý, đảm bảo công bằng cho công nhân trong tổ, chủ động đề xuất những biện pháp cải tiến để thúc đẩy được năng suất lao động …

+ Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh lãnh đạo Công ty rất quan tâm đến đời sống sinh hoạt của người lao động, trong các bữa ăn hàng ngày, chia sẻ tinh thần cũng như vật chất với công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Sau hơn 4 tháng thực hiện việc khoán lương theo nhóm (từ tháng 12/2012), doanh thu giá CM bình quân đã đạt từ 350 - 400 USD/người/tháng và đây là kết quả bước đầu để Công ty CP may Đông Mỹ khởi sắc trong hệ thống của Hanosimex. Song song với tăng năng suất thì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng vẫn là điều kiện tiên quyết để khách hàng luôn tin cậy và đồng hành cùng Công ty.

Xin mọi người chia sẻ với Công ty chúng tôi những kết quả bước đầu đạt được sau thời

gian áp dụng cách làm mới: - Năng suất lao động tăng

từ 20 %-> 25%.- Thu nhập bình quân quý

I / 2013 là 4.300.000 đ/người/tháng (Tăng so với cùng kỳ 2012 là: 13%).

- Doanh thu theo số lao động thực tế trong quý I/2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng 46%

- Doanh thu các mặt hàng sản xuất quý I/ 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng 40%

Tuy kết quả đạt được nói trên cao nhất ở thời điểm hiện tại trong hệ thống Hanosimex, nhưng so với các doanh nghiệp dệt may khác thì Công ty CP May Đông Mỹ vẫn còn phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa.

Trên cơ sở các mục tiêu do nghị quyết Đại Hội Đồng Cổ Đông năm 2013 đã đề ra, lãnh đạo Công ty phải quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo điều hành, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và toàn thể CBCNV trong Công ty phải cùng chung sức, đoàn kết, đồng lòng phấn đấu để Công ty CP May Đông Mỹ phát triển bền vững và nâng cao uy tín thương hiệu Hanosimex trên thị trường trong nước và quốc tế.

lũy tiến nên sau khi thực hiện 1 tuần đã tăng được năng suất lao động khoảng 20%.

Trước đây công nhân hàng ngày phải ghi sổ sản lượng cá nhân để tính điểm, tính % do đó cứ mỗi bó hàng các công đoạn phải dừng máy để vào sổ sản lượng nên mất rất nhiều thời gian ngừng máy. Hiện nay Công ty đã bỏ việc ghi sổ sản lượng cá nhân (Tiết kiệm được chi phí in sổ), Giám đốc giao nhiệm vụ cho các tổ trưởng sản xuất đánh giá trình độ tay nghề của từng công nhân, chủ động phân chia nhóm công đoạn theo năng lực (Trả lương theo mức nhóm 1.2.3… và giao bộ phận tiền lương giám sát chặt chẽ báo cáo, lãnh đạo Công ty kiểm tra đột xuất )

Việc phân chia theo nhóm công đoạn đã thúc đẩy được tính tự giác của mỗi công nhân, nâng cao trách nhiệm cá nhân trước tập thể nhóm. Đồng thời khích lệ công nhân thuộc nhóm tay nghề thấp phấn đấu được ở nhóm cao hơn để có thu nhập tốt cho bản thân .

Để thực hiện thành công việc thay đổi cách làm mới này, từ lãnh đạo Công ty đến từng bộ phận phải phối kết hợp nhịp nhàng:

+ Hàng tuần có hội ý sản xuất giao nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí.

+ Bộ phận kỹ thuật, kế hoạch được kết hợp chặt chẽ , chuẩn bị đầy đủ tài liệu, thiết bị, đồ gá, đưa ra quy trình thao tác chuẩn cho các mã hàng trước khi đưa vào sản xuất.

+ Bộ phận định mức và tiền lương tính toán các hao phí và ban hành đơn giá tiền lương ngay khi mã hàng mới được đưa vào sản xuất để tổ trưởng cũng như cá nhân người lao động tính được quỹ lương tổ làm ra trong ngày để phấn đấu từng ngày nâng cao năng suất, cũng

Sản xuất sản phẩm Xuất khẩu vào thị trường Mỹ

21

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

22

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

I - CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NGUYÊN PHỤ LIỆU.

Trong kết cấu giá thành của sản phẩm may thì nguyên liệu chiếm tỉ trọng tương đối lớn, vì vậy việc tiết kiệm nguyên liệu luôn được nhà máy quan tâm.

Một số biện pháp để tiết kiệm nguyên liệu:

- Xếp mặt bằng theo tỉ lệ đảm bảo hiệu suất tối đa .Khổ vải thông thường có biến động, khi có dải biến động lớn thì tách riêng từng khoảng để xếp lại mặt bằng sử dụng hiệu quả nhất khổ vải thực tế.

- Có khi 1 mã cũng có 2 loại khổ vải (dệt trên 2 cấp máy khác nhau) thì tính cỡ sp nào cắt trên loại khổ đang có cho hiệu suất sử dụng là cao nhất.

- Lô vải có chất lượng kém như lỗi dọc loang… Hoặc chất lượng vải loại2 thì tuỳ theo từng dạng lỗi ưu tiên tránh thân trước để tỉ lệ phôi loại thấp nhất .

- Kế hoạch cắt ban đầu theo tỉ lệ 1.0 , sau đó cắt bổ sung 1 lần để tiết kiệm vải và công cắt.

- Mã có chi tiết thân to có thể tận dụng phôi loại để sửa thành các chi tiết nhỏ hơn như vậy 1 số mặt bằng cắt chính

- Tham khảo mức độ khó dễ khi may mẫu ở tổ mẫu để có hướng thực hiện cho phù hợp. Những bộ phận nào khi may ở tổ mẫu khó thực hiện hoặc có nhận xét lưu ý mẫu của khách hàng thì chú trọng khi may mẫu chế thử.

- Tập hợp nhóm kỹ năng, các tổ phó kỹ thuật, chuyên gia bảo toàn cùng phát biểu ý kiến đóng góp sau khi may mẫu. Nêu vấn đề sử dụng đồ gá, dưỡng.

- Các công đoạn có năng suất thấp, thiết bị khó căn chỉnh, thiết bị đặc chủng cần chuẩn bị thiết bị, đồ gá sẵn sàng trước khi vào sx đại trà. Xem xét khả năng hỗ trợ để giải tỏa các công đoạn thắt nút. (thêm công đoạn phụ như ghim để tăng năng suất lao động cho công đoạn chính, bố trí người phục vụ để công nhân ngồi máy chính tăng năng suất, …).

- Nhóm kỹ năng cùng kỹ thuật rải chuyền hoàn thiện các thao tác chuẩn trước khi vào sản xuất để hướng dẫn cho CN thực hiện đạt năng suất cao. Trong quá trình thực hiện sản xuất vẫn luôn khuyến khích công nhân đưa ra các ý kiến cải tiến.

- Khi vào mã hàng mới

BÙI QUANG SÁUBÙI QUANG SÁU

ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ SXKD

ÁC GIẢI PHÁP

TIẾT KIỆM Ccó thể rút ngắn bớt do không phải xếp các chi tiết nhỏ. Xử lý triệt để các phôi không đồng bộ bằng cách ghép, sửa các chi tiết, hạ cỡ,…

- Các đơn hàng được phép đi dư sẽ cố gắng cắt dư nếu còn vải.Tận dụng vải tồn cho các mã lặp lại, các mã có sử dụng cùng loại vải,… Tận dụng các khoảng hở trên mặt bằng cắt để cắt các sp nội địa.

- Kiểm soát tốt quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng in, thêu, giặt để giảm tối đa các sản phẩm xuống loại phát sinh.

II - BIỆN PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, TĂNG HIỆU QUẢ SXKD

1. Về công tác tổ chức:Do thực tế về biến động

lao động do vậy phải cơ cấu tại các tổ sản xuất. Gộp lại còn 6 tổ mỗi tổ có 4 chuyền sử dụng 3 chuyền còn lại một chuyền trống để có điều kiện căn chỉnh máy, chuẩn bị cho các mã mới vào tiếp theo đảm bảo thông chuyền nhanh nhất, mặt khác có điều kiện điều phối lao động hợp lý. 2. Chuẩn bị kỹ về mặt kỹ thuật :

23

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

công tác chuản bị được xem xét kỹ lưỡng từ nguyên phụ liệu đầu vào và đặc biệt là chuẩn bị trước về thiết bị, bố trí xắp chuyền trước để khi kết thúc mã hàng cũ sang thì công nhân chỉ cần di chuyển sang chuyền đã có sẵn để tiếp tục sản xuất không bị gián đoạn, chờ đợi 3. Chú trọng công tác chuẩn bị và triển khai kế hoạch:

- Chuẩn bị các điều kiện nguyên phụ liệu đầy đủ, khớp nối với các phòng, đơn vị liên quan để giải quyết công việc nhanh chóng.

- Thực hiện tốt việc kiểm soát cấp vốn cho các tổ may (Cấp phôi bán thành phẩm) tạo điều kiện cho tổ may bố trí chuyền hợp lý và thúc đẩy tăng năng suất lao động .

- Căn cứ vào thời gian giao hàng, bố trí KH vào càng ít chuyền càng tốt với mục đích sản xuất chuyên sâu. Đồng thời tạo điều kiện cho việc sắp xếp dây chuyền nước chảy và chuyền chuyên.

- Theo dõi việc thực hiện định mức của các tổ. Các trường hợp không thực hiện được định mức sẽ có biện pháp đào tạo, hướng dẫn để công nhân nâng cao tay nghề.4. Công tác chất lượng:

- Có KH kiểm inline phù hợp cho từng mã hàng để giảm thiểu số sản phẩm phải sửa. Đặc biệt với các công đoạn nhiều khả năng mắc lỗi cần tăng cường lệ kiểm tra. Thông qua việc ghi lại số lần mắc lỗi của từng công nhân sẽ có biện pháp kiểm soát tăng cường kết hợp việc hướng đẫn của KT.

- Khi có vấn đề chất lượng phát sinh nhiều trong một mã hàng cần có biện pháp điều chỉnh hệ thống kiểm soát một cách kịp thời cùng với việc hướng dẫn lại công nhân thực hiện.

M.H (Tam Trinh)

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất có lãi đều phải xây dựng và

thực hiện những chương trình, biện pháp tiết kiệm. Trong sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm là hạn chế tới mức thấp nhất sự lãng phí, vương vãi từng gram nguyên liệu, từng giọt dầu máy, từng chiếc khuy, từng cái kim sợi chỉ. Tiết kiệm còn thể hiện trong việc quản lý, sử dụng máy móc thiết bị. Thực hiện đúng lịch xích tu sửa, thao tác đúng quy trình, không làm gãy vỡ thiết bị, hạn chế số sản phẩm không phù hợp cũng là tiết kiệm.

Trong kết cấu giá thành sản phẩm dệt may, chi phí nguyên liệu thường chiếm trên dưới 70%, do vậy tiết kiệm nguyên liệu là biện pháp hữu hiệu để hạ giá thành sản phẩm. Ta thường ví than là vàng đen của Tổ quốc.Ta cũng có thể ví bông, xơ, vải là vàng trắng của ngành dệt may. Mỗi năm các doanh nghiệp trong ngành sử dụng hàng trăm ngàn tấn nguyên liệu. Nếu chúng ta thực hiện đúng định mức cho phép, giảm thiểu thấp nhất tỷ lệ hàng tái chế, hàng thứ phẩm sẽ tiết kiệm được nhiều tỷ đồng.

Tiết kiệm trong sử dụng điện, nước và các loại vật tư thiết yếu. Giảm hao phí lao động trên một đơn vị sản phẩm. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, tăng ngày công làm việc thực tế. Sử dụng hợp lý kinh phí trong các hội nghị, tiếp khách, lễ tết… là góp phần thực hiện mục tiêu ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp .

Thời gian là vàng bạc, vậy nên mỗi đơn vị phải có kế hoạch tổ chức hội họp đúng giờ với nội dung thiết thực. Mỗi người phải

biết quản trị quỹ thời gian của mình một cách khoa học nhất. Không nên phung phí quá nhiều vào những việc vô bổ chẳng liên quan đến việc công như kết nối Facebook, chat, buôn chuyện trong giờ làm việc.

Ngạn ngữ có câu “Dậy muộn thì phí một ngày - Không học thì phí một đời”. Các bạn trẻ cần lưu tâm, tận dụng thời gian để học tập, làm việc, cống hiến thật nhiều cho xã hội, luôn thành công trong sự nghiệp của mình.

Tiết kiệm trong đời sống hàng ngày có nghĩa là chi tiêu đúng mức, dành dụm tiền bạc “Tích cốc phòng cơ”. Hơn ai hết,những người quản lý tài chính trong gia đình là người thấu hiếu sự cần thiết phải tiết kiệm chi tiêu. Mỗi buổi đi chợ cần lựa chọn thực đơn hợp lý, mua thực phẩm tươi sống, bảo đảm bữa ăn đủ dinh dưỡng, bảo đảm sức khoẻ cho mọi người. Mỗi khi cần mua sắm một món đồ nhiều tiền, mỗi khi nhà có việc hiếu, hỷ… phải cân nhắc, tính toán sao cho vừa phải, không bóc ngắn cắn dài, vung tay quá trán làm biến động kinh tế gia đình…

Tuy nhiên, tiết kiệm không đồng nghĩa với hà tiện, tằn tiện. Một doanh nghiệp tiết kiệm chi tiêu đến mức không dám đầu tư mua sắm thì không thể phát triển được. Cá nhân, gia đình không dám tiêu pha từ những khoản nhỏ bé nhất sẽ sống khắc khổ, nhếch nhác, thậm chí mất cả quan hệ bạn bè.

Trong mọi thời kỳ, tiết kiệm luôn là Quốc sách.Tiết kiệm là biện pháp quan trọng, hữu hiệu hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

THỰC HÀNH TIẾT KIỆMTIẾT KIỆM

Giai đoạn suy thoái kinh tế ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 2000-2009

vẫn tiếp tục diễn ra và chưa thấy có những dấu hiệu phục hồi rõ ràng trong thời gian tới. Ngành dệt may cũng nằm trong xu hướng khó khăn chung của cả nền kinh tế và Hanosimex không phải là ngoại lệ.

Mặc dù có những dấu hiệu dịch chuyển mang tính tích cực đối với thị trường Việt Nam với việc các đơn hàng đang chuyển ra khỏi Trung Quốc do chi phí nhân công tại đây ngày càng cao, việc tận dụng tối đa cơ hội này vẫn còn nhiều thách thức. Sức mua suy giảm, thị trường thu hẹp, cạnh tranh gay gắt, khách hàng ngày càng khắt khe và chọn lọc hơn trong việc đặt đơn hàng, nhất là về đơn giá vẫn là những thách thức không dễ vượt qua cho nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Với thế mạnh là một doanh nghiệp có bề dầy truyền thống, danh tiếng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, một Hanosimex sau đổi mới vẫn đang phải nỗ lực vươn lên để khẳng định lại chính mình thông qua việc thu hút được các khách hàng cũ quay trở lại cũng như tìm kiếm các khách hàng mới. Nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm đang là yêu cầu cấp thiết cho việc nhận đơn hàng. Thực tế thị trường hiện nay cho thấy đơn giá khách hàng, nhất là khách

hàng nước ngoài đưa ra là rất thấp trong khi các nhà máy của Hanosimex do vừa mới đầu tư nên tỷ lệ khấu hao cao, nhiều công nhân mới, năng suất thấp nên không thể cạnh tranh được với các công ty dệt may tư nhân được tổ chức sản xuất gọn nhẹ, hiệu quả với mức khấu hao rất thấp và giá cả cạnh tranh. Năng suất thấp, giá thành cao dẫn đến việc Hanosimex chưa có vị thế và cơ hội để thu hút và lựa chọn được các khách hàng tốt, đơn hàng số lượng nhiều và đơn giá cao. Khách hàng chỉ đến với Hanosimex khi không còn những lựa chọn nào khác.

Vì vậy, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm cần được coi làmột trong những giải pháp cơ bản trong việc tăng năng lực cạnh tranh, hỗ trợ tích cực cho việc tìm kiếm đơn hàng. Hệ thống LEAN đã chứng tỏ tính hiệu quả tại nhiều doanh

nghiệp dệt may mà gần đây nhất là kinh nghiệm áp dụng của Tổng Cty Cổ phần May Việt Tiến. Các kết quả của việc áp dụng LEAN bao gồm: năng suất lao động bình quân (USD/người) tại các đơn vị thành viên đã tăng từ 40%-65% trong giai đoạn 2009-2012; nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng về diện tích và số chuyền được sắp xếp.

Mặc dù chi phí ban đầu có thể tương đối cao và cần có sự quyết tâm, cam kết của lãnh đạo các cấp, hiệu quả mà LEAN mang lại là điều không thể phản bác. Ngoài việc nâng cao năng suất lao động, LEAN cũng góp phần cải thiện môi trường làm việc thông qua việc xây dựng một nếp văn hóa doanh nghiệp tích cực trong đó mọi người đoàn kết, gắn bó, cùng có trách nhiệm hỗ trợ nhau để đạt được kết quả chung.

MAI HOAGIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG MAY

LEANÁp dụng trong tổ chức sản xuất:

Công nhân Nhà máy may Đồng Văn - Hanosimex may hàng XK vào thị trường Mỹ

24

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

Sáng kiến hợp lý hóa sản xuất hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các giải pháp kỹ

thuật, giải pháp quản lý, giải pháp nghiệp vụ, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại lợi ích thiết thực như: nâng cao chất lượng sản phẩm; giảm chi phí và tỷ lệ hao hụt; nâng cao hiệu quả quản lý, điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe… Để phong trào sáng kiến hợp lý hóa sản xuất (HLHSX) duy trì thường xuyên và phát huy tác dụng thiết thực cho công tác sản xuất kinh doanh tại các đơn vị cơ sở, ngoài những nỗ lực của mỗi CBCNV thì các tổ chức Đoàn thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Sáng kiến HLHSX xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn

Được sự quan tâm của lãnh đạo Tổng Công ty, trong những năm qua phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất tại Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội đã được chú trọng và duy trì.

Tại Nhà máy Sợi Bắc Ninh công tác sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất luôn được lãnh đạo Nhà máy quan tâm và chú trọng. Hiện nay Nhà máy đã thay hết các nồi để tăng tốc độ máy sợi con, lắp biến tần để tiết kiệm điện, Sử dụng photocel và rơ le thời gian là phụ tùng dễ tìm mua trong nước, dễ sử dụng và rẻ hơn thay thế cho công tắc áp suất, sensor tốc độ máy chải C300 đang chờ nhập ngoại, cải tiến bộ báo đứt cúi phía sau máy thô…

Nhà máy May Đồng Văn đã có các sáng kiến để tiết kiệm nguyên phụ liệu, tăng năng suất

lao động, bố trí lại các chuyền sản xuất để hợp lý hóa hơn quá trình sản xuất. Điển hình có đồng chí Lê Đình Chương - Công nhân bảo toàn Nhà máy May đã có hơn 20 sáng kiến về đồ gá trong lĩnh vực gia công hàng may mặc Hanosimex.

Tuy nhiên, phong trào phát triển chưa đều, chưa rộng, chưa liên tục, mới chỉ tập trung ở một số đơn vị có phong trào tốt nơi có sự quan tâm của lãnh đạo, các gương lao động sáng tạo còn tập trung nhiều ở một số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, số lao động trực tiếp chưa phát huy được vai trò vị trí của phong trào này.

Vì vậy, theo tôi để hợp lý hoá SX, đẩy mạnh công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật chúng ta cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:

- Trước hết chúng ta cần khơi dậy tiềm năng sáng tạo của người lao động. Dù là sáng kiến kỹ thuật lớn hay nhỏ, đã được đưa vào áp dụng hay chưa được công nhận, dù người đề xuất là kỹ sư hay công nhân đều xứng đáng được tôn trọng và khuyến khích. Cần tránh cách nhìn thiếu thiện chí, khi đồng nghiệp đã thực hiện xong một sáng kiến thì lại cho rằng quá dễ, quá đơn giản. Thực tế, nếu đồng nghiệp không đề xuất và thực hiện thì điều đơn giản đó chẳng bao giờ được đưa ra, áp dụng thành công và mang lại hiệu quả chung cho đơn vị.

- Công đoàn các cấp cần phối hợp với chuyên môn đồng cấp thành lập Ban hỗ trợ sáng kiến để giúp người có ý tưởng hoàn thiện ý tưởng và đưa vào

áp dụng trong thực tiễn. Ban hỗ trợ sáng kiến có nhiệm vụ giúp tác giả làm các thủ tục cần thiết, thậm chí viết báo cáo cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả trình bày ý tưởng giải pháp.

- Cần chú trọng tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua lao động sáng tạo và tăng cường thực hiện các giải pháp; gắn phong trào thi đua với quyền lợi vật chất, tạo động lực để duy trì phong trào. Xây dựng quy chế động viên khuyến khích người lao động mạnh dạn đưa ra các ý tưởng, tìm tòi các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác. Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng khuyến khích động viên kịp thời những sáng kiến hay, những giải pháp hiệu quả kể cả đó là những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có quy mô nhỏ.

- Tạo điều kiện về mặt tài chính để người lao động có thể triển khai thử nghiệm giải pháp trước khi đưa vào áp dụng thực tế. Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động cũng là yếu tố giúp người lao động tự tin, say mê với nghề nghiệp sáng tạo trong công việc. Đây chính là nền tảng của phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo.

Với truyền thống trong công tác này và kết quả đạt được trong nhưng năm qua, chúng ta tin tưởng trong thời gian tới, phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội sẽ tiếp tục sôi động và đạt nhiều hiệu quả cao hơn nữa.

HỒNG CHƯƠNG

GIẢI PHÁP HỢP LÝ HOÁ SẢN XUẤT, ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC SÁNG KIẾN TẠI CÁC ĐƠN VỊ, CÔNG TY TRONG HỆ THỐNG

25

CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ

Xác định ổn định và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn

của doanh nghiệp, trong điều kiện Tổng Công ty vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất vừa tổ chức đầu tư di dời đến địa điểm mới, cho nên Công đoàn Tổng Công ty Dệt May Hà Nội ( Hanosimex) đã chủ động phối hợp cùng chuyên môn đưa ra một số giải pháp chăm lo đời sống CBCNVC và người lao động nhằm duy trì ổn định và phát triển nguồn lực trong giai đoạn đầu tư di dời. Cụ thể là :

Chính sách đào tạo và sử dụng lao động sau tuyển dụng

Đối với nguồn nhân lực thuộc nhóm là công nhân trực tiếp sản xuất, đã tiến hành đổi

mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, tập trung thời gian đào tạo thực hành, rút ngắn thời gian đào tạo theo công đoạn. Có chính sách đào tạo công nhân có tay nghề cao, tay nghề giỏi, có vai trò, vị trí cốt cán trong các tổ, công đoạn, dây chuyền sản xuất để bố trí vào công tác quản lý cấp tổ. Thường xuyên đào tạo thêm nghề 2, đào tạo lại cho khối công nhân để nâng cao tay nghề, đảm bảo năng suất lao động và chủ động trong bố trí công việc.

Cải thiện tiền lương, tăng thu nhập hợp lý cho người lao động

Có chính sách tiền lương, thu nhập thu hút sau khi sắp xếp tái cấu trúc Tổng Công ty sau di dời, đảm bảo cho người lao động gắn bó lâu dài với Tổng Công ty phát huy được hiệu quả cao nhất trong công việc. Tiếp tục nghiên cứu cách trả lương cho các ngành nghề đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và phù hợp với luật lao động. Nghiên cứu và đổi mới các hình thức thưởng khuyến khích cho người lao động phù hợp với yêu cầu từng giai đoạn đầu tư di dời, có thể tiếp tục thực hiện các phụ cấp thu hút nhân tài, phụ cấp chuyên cần, thưởng từ quĩ lương

LUÔN ĐỒNG HÀNHCÙNG DOANH NGHIỆP

CÔNG ĐOÀN HANOSIMEX

KIM NGÂN

Hanosimex vinh dự có đại diện tham gia Ban chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam nhiệm kỳ 2013 - 2018

26

TẢN MẠN & NHỊP SỐNG

TRONG NHIỀU NĂM QUA, KỂ TỪ KHI THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI ĐẾN NAY, CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY LUÔN ĐỒNG HÀNH VỚI DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC TỐT PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG SÁNG TẠO VÌ MỤC TIÊU XÂY DỰNG TỔNG CÔNG TY NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN. ĐẶC BIỆT TRONG GIAI ĐOẠN TỔNG CÔNG TY PHẢI DI DỜI RA NGOẠI Ô. CÔNG ĐOÀN VẪN PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG TẬP HỢP, ĐỘNG VIÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG YÊN TÂM, GẮN BÓ VỚI DOANH NGHIỆP

cho lao động giỏi, nghiên cứu thưởng phụ cấp ca đêm và chế độ đêm thứ ba. Duy trì việc thực hiện chế độ bổ sung lương cho người lao động các ngày lễ, tết, sinh nhật, thưởng tháng lương thứ 13, thưởng khuyến khích gắn bó với Tổng Công ty trong những năm công tác.

Có chế độ đặc thù đãi ngộ đối với người lao động khi di dời theo về Nhà máy, các công ty con của Hanosimex như : Đảm bảo đủ việc làm làm thường xuyên, liên tục để tạo niềm tin cho người lao động nhất là trong giai đoạn đầu khi mới di dời. Duy trì xe ô tô đưa đón công nhân từ Hà Nội về Đồng Văn, Bắc Ninh và các nơi làm việc khác. Tạo điều kiện thuê nhà cho công nhân. Tiếp tục áp dụng hệ thống thang bảng lương của Công ty nhà nước (theoNghị định 205/2004/CP) cho các đơn vị thành viên để CBCNV yên tâm khi di dời theo Tổng Công ty đến các địa điểm mới

Cải thiện điều kiện và thời gian làm việc cho người lao động

Bên cạnh tiền lương, thu nhập thì điều kiện làm việc của người lao động cũng ảnh hưởng đến việc thu hút, ổn định nguồn nhân lực:

Đối với khu vực Sợi: Người lao động quan tâm nhất là vấn đề đi ca và chuyển đổi ca hợp lý. Để đảm bảo điều kiện này, Công đoàn đã đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện phương án đi ca hợp lý, cân đối hài hoà giữa yêu cầu tiết kiệm lao động, huy động được tối đa số ca/tháng và phát huy hiệu suất, đảm bảo sức khoẻ, tâm lý cho người lao động, có

chế độ đi ca và chuyển ca hợp lý, người lao động có điều kiện nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động hơn, từ đó góp phần tăng NSLĐ và ổn định lao động.

Đối với khu vực May: Tâm lý người lao động e ngại nhất là vấn đề tăng ca, tăng giờ nhiều, liên tục, trong tháng không có ngày nghỉ. Để tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, hưởng thụ đời sống văn hoá, tinh thần phấn đấu để thời gian làm việc 8h/ngày, 6 ngày /tuần được nghỉ ngày chủ nhật. Ngoài ra Công đoàn cần chủ động và phối hợp với chủ doanh nghiệp quan tâm cải thiện các điều kiện làm việc, điều kiện vệ sinh lao động, chế độ bảo hộ lao động, đảm bảo điều kiện làm việc tuyệt đối an toàn cho người lao động.

Quan tâm chế độ BHXH và phúc lợi cho người lao động

Thực hiện nghiêm túc các Pháp luật về lao động như: Thực hiện ký kết HĐLĐ và Thỏa ước lao động tập thể; thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN, coi đây là một nét ứng xử văn hoá đối với người lao động. Chăm lo

đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động: Đảm bảo chất lượng bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng ca 3, bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần, thăm hỏi, hiếu hỷ đối với người lao động.

Lao động sáng tạo duy trì nét đẹp văn hoá doanh nghiệp

Phát động các phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và đẩy mạnh tiết kiệm; tuyên truyền giáo dục người lao động thực hiện tác phong công nghiệp, nâng cao năng suấtlao động, tay nghề cho công nhân để đảm bảo SXKD hiệu quả góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập. Phổ biến và tuyên truyền văn hoá ứng xử trong hệ thống Hanosimex, quan tâm đời sống tinh thần cho Người lao động, tạo môi trường tích cực, thân thiện, bền vững cho các thế hệ người lao động gắn bó lâu dài với sự phát triển của Tổng Công ty.

Toàn cảnh Hội nghị người Lao động Hanosimex năm 2013

27

TẢN MẠN & NHỊP SỐNG

Tối 05/5/2013 tại thành phố Hải Phòng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh tổ chức Festival “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ IV năm 2013. Đến dự Festival có các đồng chí: Phan Văn Mãi - Bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Nguyễn Mạnh Dũng - Bí thư Trung ương Đoàn; Bùi Thị Thanh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Ngàng - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Nguyễn Đình Bích - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng; lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, đại diện các lãnh đạo Tập đoàn Kinh tế trọng điể m của đấ t nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam…

Giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” nhằm tôn vinh, khen thưởng những thanh niên Việt Nam tiêu biể u, có tay nghề cao, có thành tích lao động, học tập, nghiên cứu xuất sắc, có các đề tài, ý tưởng, sáng kiến được áp dụng trong lao động sản xuất, học tập, qua đó khuyến khích thanh niên tích cực học tập nâng cao tay nghề, yêu nghề góp phần xây dựng nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hơn 80 gương mặt “Người thợ trẻ giỏi” được tuyên dương

là những thanh niên Việt Nam tiêu biể u đang là Sinh viên, học viên trong các cơ sở đào tạo, công nhân, người lao động trực tiếp, kỹ sư, quản đốc phân xưởng, lực lượng vũ trang….

Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội vinh dự có đại biể u thanh niên là Đặng Văn Phương - công nhân Nhà máy May Đồng Văn được vinh danh tại Festival năm nay. Đây là lần đầu tiên, chúng ta có một công nhân ưu tú đại diện cho thế hệ trẻ của Tổng Công ty được vinh dự nhận giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi toàn quố c”. Có được kết quả đó là sự phấn đấu trong lao động không ngừng của Đặng Văn Phương: Chiến sĩ thi đua 3 năm liền (2010 , 2011, 2012);

Danh hiệu công nhân giỏi cấp quận 2 năm liền (2011, 2012). Sản lượng bình quân hàng tháng năm của Phương luôn từ 150 % định mức trở lên với mức lương hàng tháng trên 5 triệu đồng.

Đặng Văn Phương chính là niề m tự hào và vinh dự lớn lao của tuổ i trẻ Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội. Đây cũng là tấm gương để đoàn viên thanh niên Tổng công ty học tập, không ngừng phấn đấu, nâng cao kỹ năng làm việc để trở thành những tấm gương Thanh niên Việt Nam tiêu biểu trong học tập, lao động, xứng đáng với truyề n thố ng gầ n 30 năm xây dựng và phát triể n của Tổng Công ty.

Đặng Văn Phương nhận Giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ 4

THU HÀ

Công nhân ĐẶNG VĂN PHƯƠNG MAY ĐỒNG VĂN được vinh danh

“NGƯỜI THỢ TRẺ GIỎI” TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV

28

TẢN MẠN & NHỊP SỐNG

Thời tiết nóng bức, bạn có thể dễ dàng cảm thấy bồn chồn và mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần phải tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm bớt sự khó chịu này.

Bạn nên thường xuyên nên ăn các loại thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa để loại bỏ nhiệt bên trong và bổ sung nước cho cơ thể của mình. Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa có thể được chia thành 3 nhóm sau:

Nhóm 1: Bao gồm cá, thịt nạc, trứng, sữa và các sản phẩm đậu nành... là những loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao. Thời tiết nóng nực, protein trong cơ thể con người có thể tiêu thụ nhiều. Vì vậy, nó là cần thiết đối với bạn để bổ sung đầy đủ protein trong mùa nóng.

Nhóm thứ 2: Các loại cháo. Vào mùa nóng, bạn có thể ăn cháo đậu xanh, cháo đậu đen, vừng….

Nhóm thứ 3: Bao gồm các loại rau tươi và trái cây có chứa vitamin dồi dào.

Thực phẩm đắngMùa nóng bạn nên ăn một

số thực phẩm đắng. Chất alkaloid có trong các loại thực phẩm cay đắng có thể giúp bạn loại bỏ nhiệt trong cơ thể, đẩy nhanh tuần hoàn máu và mở rộng các mạch máu.

Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên ăn các loại thực phẩm có mùi thơm như lê và quả của cây leo để làm mới cơ thể và tăng cường sự thèm ăn. Ngoài ra, bạn có thể thêm một số gia vị vào món ăn. Các loại gia vị như tỏi và giấm hiệu quả có thể tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tiêu hóa cho cơ thể con người.

Uống tràBạn nên chọn đồ uống lành

mạnh trong mùa nóng. Trà thảo mộc, trà xanh và trà hoa cúc có thể làm dịu cơn khát của cơ thể trong mùa hè, cải thiện thị lực và lợi tiểu. Đồng thời, trà thảo mộc có thể giúp bạn chống lại bệnh ung thư và ngăn ngừa răng bị hư hỏng.

Cháo đậu xanhTrong thực tế, cháo đậu

xanh là cháo tốt nhất trong mùa hè. Đậu xanh có chứa protein phong phú, lecithin, carotene, riboflavin và acid nicotinic. Cháo đậu xanh có hiệu quả có thể loại bỏ nhiệt trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và điều trị bệnh thấp khớp cho cơ thể con người. Nếu bạn không thích cháo đậu xanh, bạn cũng có thể chọn nước ép mận chua ngọt. Mận khô là rất hiệu quả để diệt vi khuẩn, ngăn chặn và đối phó với cơn khát , táo bón.Hạn chế ăn kem và nước ngọt

Thời tiết nóng, nhiều người có thói quen thích ăn kem và uống nước ngọt. Trong thực tế, việc tiêu thụ kem và nước ngọt có hại cho cơ thể con người. Ăn kem có thể làm giảm nhiệt độ của dạ dày và ruột gây ra tiêu chảy và đau bụng. Uống soda có thể bị tổn thương lá lách và dạ dày, giảm sự thèm ăn và làm ảnh hưởng tới các chức năng của dạ dày và ruột. Vì vậy, trong mùa nóng, bạn có thể uống nước ép trái cây và nước lọc thay vì nước ngọt để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết và cải thiện sức khỏe của bạn.Một số thực phẩm nên hạn chế trong mùa nóng

Đậu đũa: Đây là một trong

những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được.

Dưa chuột: Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì dễ bị ngộ độc.

Giá đỗ: Là một loại rau có tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng để chế biến món ăn. Nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm - ủ truyền thống thì rất sạch sẽ. Tuy nhiên, hiện này một số người làm giá đỗ đã sử dụng một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất hơn vì thế sẽ dễ bị ngộ độc khi ăn giá đỗ.

Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, tốt nhất không nên ăn quá nhiều một loại rau, củ, quả trong một thời gian dài. Trước khi chế biến và ăn, nên ngâm rửa thật kĩ để loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Sau khi ăn, nếu thấy có dấu hiệu lạ thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, thời tiết nóng nực, oi bức, cơ thể bị mất nước do ra nhiều mồ hôi, bị rối loạn một số chức năng do nhiệt độ cao của môi trường…Do đó, mùa nóng bạn cần tránh hoặc hạn chế dùng một số món ăn cay nóng, sử dụng quá nhiều gia vị như càri, quế, đại hồi, đinh hương, thảo quả, gừng, riềng, sả, tiêu, nghệ, hành, tỏi…các thức ăn nướng, các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Hạn chế một số loại hạt như hạt điều, đậu phộng rang, hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương… Bơ, phô mai, kẹo bánh ngọt...

Nhữngthực phẩm ‱TỐT‱CHO MÙA HÈ

THU HÀ (ST)

29

TẢN MẠN & NHỊP SỐNG

Ai mà chẳng thích thông minh? Nhà nào có con được khen “trông thằng

bé thông minh thế?” là mặt mũi bố mẹ cứ nở ra. Thông minh đương nhiên do thiên phú. Rồi do gen, do giáo dục, do rèn luyện…do rất nhiều thứ làm nên. Nhưng có ai nghĩ rằng thông minh còn do nguồn cảm hứng không?

Nếu sáng tạo cần cảm hứng, tình yêu cần cảm hứng, làm việc cần cảm hứng.. thì thông minh cũng rất cần nguồn cảm hứng. Thỉnh thoảng bạn có nghe ai đó trêu: “Hôm nay thông minh đột xuất à?”. Đấy là một câu nói đùa nhưng thực ra là bạn đã có một sự hứng khởi để tạo ra một hành động thông minh mà bạn không ngờ tới.

Cảm hứng thông minh nhiều khi gần giống cảm xúc của tình yêu. Nó cũng dâng trào, rạo rực, làm bạn muốn và làm những điều hay, điều tốt. Khi có cảm hứng, bạn có thể nói và làm những điều bình thường bạn chưa bao giờ nghĩ là bạn sẽ nói và làm được.

Nhưng cảm hứng của sự thông minh không phải là cảm xúc yêu đương. Tình yêu ngoài những phút giây thăng hoa còn có nhớ nhung, dằn vặt, đau khổ, chia ly... Ngược lại, sự thông minh toàn đem lại những điều vui vẻ, có lợi cho bạn và những người xung quanh. (Ở đây nói đến sự thông minh thuần tuý. Những thứ gần giống hoặc biến dạng của thông minh như láu cá láu tôm, mưu mô, khôn vặt,

thủ đoạn… không đề cập).

Vậy ai, cái gì sẽ đem lại nguồn cảm hứng cho sự thông minh của bạn? Trong tình yêu cần một chữ “duyên” thì sự thông minh cũng cần một sự giao cảm. Ví dụ bạn gặp một người mà bạn “cảm” được sự đồng điệu, từ nét mặt, ánh mắt, giọng nói, phong thái, điệu bộ của người ấy đều tạo cho bạn một sự thích thú, bạn sẽ hào hứng hơn trong việc biểu lộ những khả năng bấy lâu nay còn đang tiềm ẩn trong bạn. Không hẳn cứ những người có trí tuệ cao siêu, những người giỏi giang mới tạo cảm hứng cho bạn. Đôi khi, gặp những người như thế bạn lại trở nên cứng nhắc, tay chân thừa thãi chẳng biết để vào đâu. Thế mới có có chuyện với người này bạn líu lo nói cười, tuôn ra toàn lời hay ý đẹp. Bạn tự thấy mình bay bổng, đầu óc nhanh nhạy, nắm bắt vấn đề dễ dàng, phản ứng nhạy bén, công việc cứ chạy vèo vèo, thời gian tưởng chừng quá ngắn. Với người khác, bạn bỗng thấy mình khô khan, vô duyên, đầu óc mít đặc, từ ngữ hạn hẹp, chỉ mong cho xong việc mà thời gian cứ lê thê mãi không hết.

Những người mang đến cho nhau niềm cảm hứng thông minh thường dễ trở thành bạn

thân, tri âm tri kỷ. Bởi họ hiểu nhau, gợi mở và mang đến cho nhau những niềm vui, sự thông thái. Giữa họ dường như có sự chia sẻ mặc định, sự tung hứng nhịp nhàng, sự phối hợp ăn ý một cách tự nhiên. Thiết nghĩ, các bậc thiên tài ngoài tài năng bẩm sinh cũng đã có những nguồn cảm hứng, những phút giây thăng hoa khi sáng tạo ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại

Thế cho nên, cần lắm những người thầy gieo cảm hứng cho học trò, những lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên, những bậc cha mẹ tiếp cảm hứng cho con cái. Nếu được thế, lo gì gia đình không êm ấm, xã hội không thanh bình, đất nước không thịnh vượng.

Hạnh phúc thay cho những ai đã từng gặp được nguồn cảm hứng để trí tuệ, cảm xúc được một lần thăng hoa.

CỦA SỰ THÔNG MINHCảm hứng

MAI HOA

30

TẢN MẠN & NHỊP SỐNG

Hiện nay trong xã hội không thiếu những người việc gì cũng biết

làm. Nhưng sản phẩm làm ra chỉ làng nhàng, thậm chí kém chất lượng. Vậy mà không hiểu sao dân ta cứ khoái lao vào làm rất nhiều việc cùng một lúc.

Ở các thành phố lớn, những người trẻ và cả những người không còn trẻ cuống cuồng lao lên để chứng tỏ mình, họ thử rất nhiều việc, thấy ai làm gì “đường được” là lao theo làm. Cuống lên giành giật việc để làm, nhưng đang làm dở, thấy khó quá, lại thấy người nào đó làm cái khác hay quá, trông cũng ngon ăn, thế là lại bỏ dở việc cũ, lao vào việc mới. Cuối cùng là chẳng việc nào thành công, và lại lao đi kiếm tìm thành công với những việc mới. Lãng phí thời gian của ta biết bao, chưa kể vô số những vật liệu ta trót hùng hục đầu tư làm cũng bỏ dở, thành rác thải cho xã hội.

Hiếm người nào bình tĩnh nghiên cứu để mình thành một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Hay đơn giản hơn là chịu đầu tư thời gian và công sức cho tay nghề để trở thành một người thợ siêu hạng, ít ai sánh kịp. Hiếm nữa là dành tất cả tâm huyết, tài năng và cả cuộc đời mình để sáng tạo ra một loại sản phẩm mới, giải quyết được một nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, mang giá trị nhân loại mà chưa từng có ai làm được, ví dụ như nghiên cứu tìm ra loại

thuốc chữa dứt được bệnh tiểu đường, hay cái máy chế được nước thải độc hại từ nhà máy dệt nhuộm thành nước sạch cho nông nghiệp chẳng hạn… được vậy cả xã hội sẽ tôn vinh bạn như một ngôi sao sáng chói, một tài năng xuất chúng mà đất nước có thể tự hào.

Ta khoái tự làm ra một cái gì đó, nhưng cái ta làm ra không chất lượng, không đẹp bằng cái tương tự mà người khác chuyên làm, vậy thì ta có nên phí tâm sức làm nó hay không? Hay thay vì tự làm, ta thuê người giỏi làm cái đó cho mình, hoặc chịu mua sản phẩm tuyệt vời của họ. Hãy xác định sở trường của mình rồi chuyên tâm làm cái đó thôi, đặt mục tiêu rõ ràng, làm đến cùng cho ra kết quả tốt, sau đó lại đầu tư tiếp thời gian và công sức để cải tiến nó không ngừng, chớ thấy sản phẩm tốt rồi mà ung dung hưởng thụ, hoặc quay sang làm cái khác thuộc lĩnh vực khác.

Ta hãy tạo nên một sản phẩm của riêng ta, khẳng định thương hiệu cho nó, và từ sản phẩm ấy mà xây dựng thương

hiệu cá nhân. Khi nhắc đến tên của ta là xã hội lập tức gắn với tên sản phẩm ấy. Ví như nhắc đến Ngô Bảo Châu thì ta nhớ ngay đến huy chương Fields mà ông đạt được nhờ chứng minh “Bổ đề cơ bản”. Hẳn ai cũng biết để chứng minh được Bổ đề ấy, giáo sư Ngô Bảo Châu đã phải dành ra cả mười lăm năm ròng. Nếu bạn là một thợ may, bạn có dám bỏ ra cả 15 năm để đầu tư nghiên cứu sáng tạo ra một loại áo mặc vào khiến cho người ta không chỉ đẹp, cảm giác thoải mái dễ chịu có lợi cho sức khỏe mà tinh thần còn phấn chấn hơn là uống một tách café không? Nếu làm được điều đó, bạn sẽ từ vị trí một thợ may trở thành một nhà sáng chế nổi tiếng toàn cầu, chẳng kém gì giáo sư Ngô Bảo Châu.

Cuối cùng thì bạn có dám trở thành một chuyên gia trong công việc của mình hàng ngày? Hay bạn sẽ vẫn tiếp tục sốt ruột nhìn trước ngó sau ngang ngửa xem thiên hạ làm gì để nhào theo mà bỏ qua việc đầu tư cho chính năng lực thực sự chỉ riêng mình có?

CHUYÊN TÂMCHUYÊN TÂM hay NGÓ NGHIÊNG?NGÓ NGHIÊNG?KIỀU MAI

31

TẢN MẠN & NHỊP SỐNG

TẢN MẠN HANOSIMEX

Lặng nhìn tổ Hóa bạn ơi!Hăng say nghiên cứu viết đơn ghép màu

Chất lượng mình chẳng kém đâuKiểm tra, xem xét, duyệt màu mới ra

Kinh doanh cùng với cả nhàNgược xuôi, hăng hái tìm ra đơn hàng

Đầu tư, trên dưới kết đoànCùng nhau gắng sức ngày càng tiến lên

Nhân sự Hành chính chẳng quênHọc sinh đào tại mới quen tay nghề

Công đoàn nắng nóng ngày hèNhân viên được uống chén chè đỗ thơm

Chào mừng ngày của Chị Em (8/3)Món quà nho nhỏ, chứa chan ân tình

Tay hòm chìa khóa nhà mìnhKế toán tài chính, phân minh rõ ràng

Thống kê, thanh toán khách hàngKịp thời, chính xác, kho tàng kiểm kê

Ùa về ký ức xưa, quêYêu sao Dệt Nhuộm, đẹp khoe sắc màu!

VUI CÙNG NẮNG

Nắng vô tình lọt qua khe cửaƯớt bàn tay em, vạt áo thấm mồ hôi

Anh công nhân lắp sợi mỉm cườiNhìn em thợ dệt xinh tươi dịu hiền

Nắng ghé tai em, hạt nắng nhẹ thì thầmLàm quên cái nóng, nhọc nhằn sớm trưa

Tung tăng, nắng dạo đùa khắp xưởng Mừng chàng trai thợ nhuộm tăng ca,

Nắng vàng trải, rắc đầy xe vảiCho nay mai, suốt cả bốn mùa

Nắng tinh nghịch, rắc vàng lên mái tócAnh nắm tay em, cùng nắng đón Hè!

NHỚ

Chiều buồn, nhớ mẹ biết baoXa quê mới thấy, lòng sao lạ kỳYêu con, mẹ chẳng quản chiSớm trưa mưa nắng, mẹ đi làm đồngCuộc đời vất vả lưng còngMồ hôi thánh thót ướt đầm tháng nămBao đêm mẹ thức vì conBàn tay mẹ quạt xua tan nắng hèNhớ sao mỗi bát cơm quêChứa chan tình mẹ, ùa về tuổi thơ

GỬI CON YÊU!

Mẹ gửi con bao nỗi nhớ mongGửi cả tình thương cả tấm lòngNgoan nhé con yêu đừng giận mẹTại sao không đón con lên cùngMẹ biết xa con mẹ cũng buồnMỗi ngày lại nhớ, mỗi ngày thươngChủ nhật mong về thăm biết mấyNghe con cất tiếng gọi vui mừngMẹ gửi con tất cả lòng thương nhớMà từng ngày mẹ viết lại bằng thơ

NGUYỄN THỊ CHUYÊN(Nhân viên phòng NSHC

Công ty CP Dệt kim Hanosimex)

32

TỪ TRÁI TIM ĐẾN TRÁI TIM

NHỚ THÁNG NĂM

Tháng Năm ơi nỗi nhớ đơm phượng đỏNhư tím hồng, như máu giữa trời xanhCong đường có mưa rào về mỗi độBước thời gian trên bóng nước tan nhanh

LƯU THỊ THU AN

MÙA HẠ

Mùa hạ qua mau theo tuổi học đườngMang theo những mộng mơ thời áo trắngGiờ đây chỉ còn mấy dòng lưu bútChẳng bao giờ phai nhạt trong tôi

ĐOÀN MINH HƯƠNG

THEO BƯỚC CHÂN NGƯỜI

Bác Hồ đẹp tựa vì saoToàn dân ghi nhớ công lao Bác Hồ

Đời Bác như một bài thơĐấu tranh xây dựng cơ đồ Việt Nam

Đánh Pháp, thắng Mỹ hoàn toànHòa bình hạnh phúc vinh quang đời đời

Bông sen thơm ngát hồng tươiTâm hồn trong trắng sáng ngời như Xuân

Vẹn tròn ý Đảng, lòng dânKhúc ca hoành tráng hành quân thủa nào

Ba Đình rợp bóng cờ saoQuân đi trùng điệp tiến vào thủ đô

Khai sinh mở nước phất cờTuyên ngôn độc lập Bác Hồ Chí Minh

Việt Nam Tổ quốc hòa bìnhRạng danh trang sử lung linh sáng ngời

Tháng 5 về, nhớ Bác, Bác ơiCần kiệm liêm chính- một đời thanh tao

Chí công - nhân cách đẹp saoVô tư - lẽ sống gửi cho muôn đơì

Tấm gương đạo đức cùng soiThi đua học tập những lời Bác khuyên

Bắt tay đoàn kết tiến lênViệt Nam hùng mạnh thỏa niềm Bác mong

(Tháng Năm về nhớ Bác 19/5/1890 - 19/5/2013 )

ĐẶNG VŨ TRỌNG

33

TỪ TRÁI TIM ĐẾN TRÁI TIM

TRẦN NGUYÊN KHÁNH

Đó cũng chính là những cảm nhận của riêng tôi sau gần hai tháng làm

việc tại phòng xuất nhập khẩu - Hanosimex. Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu tiên được hẹn lịch đến phỏng vấn, hôm đó chú Hoàng Minh Khang (hay như theo cách gọi thân mật của mọi người trong Tổng Công ty là Sếp Khang) bằng phong thái điềm đạm và giọng nói trầm ấm, chú đã giảng giải cho tôi nhiều điều về ngành Dệt May Việt Nam nói chung và Hanosimex nói riêng, qua đó tôi hiểu rằng bên cạnh những thuận lợi luôn tồn tại song hành những khó khăn nhất định mà một sinh viên mới ra trường phải đối mặt.

Qua những phân tích cụ thể, chú Khang như giúp tôi khẳng định chắc chắn hơn một điều rằng: tuổi trẻ là tuổi của cống hiến và nhiệt huyết. Hiện nay, kinh tế Việt Nam nói chung và cả ngành dệt may Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn, nhưng Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) vẫn luôn cố gắng đầy mạnh phát triển, tìm kiếm những khách hàng và những đơn hàng mới. Do đó, đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu đóng một vai trò then chốt trong việc hoàn thành chỉ tiêu doanh thu do Tổng Công ty đề ra. Xác định rõ điều đó, tôi thấy rằng phòng xuất nhập khẩu thực sự là một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng cũng đầy những áp lực.

Một tuần sau buổi phỏng vấn, tôi được tuyển vào vị trí nhân viên quản lý đơn hàng của phòng xuất nhập khẩu. Nhớ những ngày đầu còn chập chững mới vào, còn chưa quen với mọi người

trong Tổng Công ty, chưa quen với công việc nên tôi thực sự cảm thấy nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự quan tâm và giúp đỡ rất nhiệt tình của chị Phí Mai Hoa (trưởng phòng), chị Nguyễn Bích Ngọc, chị Nguyễn Thu Hằng cùng tất cả các anh chị trong phòng mà tôi dần làm quen được với công việc hơn, dần tháo gỡ những gút mắc, những bỡ ngỡ ban đầu.

Có thể hình dung phòng xuất nhập khẩu như một nhịp cầu nối giữa khách hàng và nhà máy, bến cảng và hải quan, chính vì lí do đó mà phòng xuất nhập khẩu luôn được coi như một mắt xích gắn kết quan trọng của chuỗi SXKD. Được tham gia trực tiếp những buổi chào hàng gia công cũng như FOB, tôi ngày một hiểu hơn về công việc marketing của phòng xuất nhập khẩu và những buổi làm việc ở Nhà máy May Đồng Văn cũng làm tôi hiểu rõ hơn qui trình để may thành một sản phẩm như thế nào. Thêm vào đó, việc tiếp xúc và phối hợp làm việc với các phòng ban khác trong Tổng Công ty giúp tôi trưởng

thành lên nhiều về mọi mặt, tất cả những điều đó cho tôi thu thập được những kinh nghiệm vô cùng quí báu mà không thể học được từ bất kì một sách vở nào.

Qua gần hai tháng làm việc, tôi thấy ít khi có nhân viên nào trong đơn vị ra về đúng giờ làm việc lúc 17h00, mọi người chỉ lục đục ra về khi trời đã nhá nhem tối. Áp lực công việc căng thẳng là thế, nhưng khi nhận được những đơn hàng chất lượng, tôi thấy rõ niềm vui rạng rỡ hiện lên trên gương mặt của mọi người, điều đó như một bằng chứng mạnh mẽ nhất khẳng định thành quả lao động miệt mài của cả một tập thể Hanosimex nói chung và tuổi trẻ Hanosimex nói riêng.

Phía trước còn rất nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với nhiệt huyết tuổi trẻ, tôi tin mình sẽ ngày một trưởng thành và góp một phần nhỏ vào thành công chung của cả Tổng Công ty. Tôi hiểu rằng những giọt mồ hôi đổ mỗi ngày sẽ không vô ích, và thành công sẽ đến tất cả những ai không ngừng cống hiến và cố gắng.

SỐNG MÃI VỚI

VÀ TINH THẦN TUỔI TRẺ NHIỆT HUYẾT

Các Bí thư Đoàn Hanosimex đoạt giải tại Hội thi “Bí thư Chi đoàn giỏi lần thứ nhất” chụp ảnh với BGK và các Bí thư Đoàn của Vinatex

34

SẮC MÀU HANOSIMEX

35

SẮC MÀU HANOSIMEX

Cùng với nhịp đập thời trang hiện nay thì thời trang đồ lót đang có đà

phát triển với nhiều mẫu mã đa dạng và thoáng mát. Quan niệm về cách ăn mặc gợi cảm ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận để thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của con người, đôi khi mặc một bộ đồ lót đẹp chúng ta cảm giác mình có vóc dáng hơn, mình đẹp hơn và tự tin hơn. Ngoài ra, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí chuyên ngành, Tivi và Internet tạo nên cái nhìn mới về thời trang hiện đại - thời trang Bodywear, giúp người tiêu dùng nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết để lựa chọn sản phẩm lần này tốt hơn, chất lượng các lần trước.

Ở Việt Nam hiện nay có gần 90 triệu dân, trong đó, 76% dân số có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đây chính là thị trường tiềm năng cho dòng sản phẩm đồ lót nam nữ.

Với đồ lót nam ngày nay đã và đang được ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy các nhà sản xuất kịp thời đưa ra thị trường nhiều kiểu dáng mẫu mã màu sắc phù hợp với xu thế mới của giới trẻ.

Với đồ lót nữ đặc biệt phát triển rầm rộ cả về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, giá cả, đồng thời nhu cầu sử dụng của nữ cũng cao hơn rất nhiều, do đó thị trường đồ lót nữ phát triển đa dạng và phong phú.

Qua khảo sát nghiên cứu thị trường, nhận biết được thị phần hàng đồ lót sôi động và đầy tiềm

năng. Để cạnh tranh với dòng đồ lót cao cấp được sản xuất trong nước ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng. Năm 2010 Công ty CP Thời Trang Hanosimex đã nghiên cứu kỹ về dòng sản phẩm này cả về mẫu mã kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, phụ kiện kèm theo để đưa ra thị trường dòng sản

phầm đồ lót nam nữ trên nhãn hiệu UNDERWEAR chất lượng cao được sản xuất trong nước với nhiều kiểu dáng phong phú, giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng trung và cao cấp.

Qua hai năm sản phẩm đồ lót Hanosimex chiếm lĩnh thị trường, theo kết quả thăm dò thị trường cho thấy người tiêu dùng đã và đang chấp nhận sản phẩm đồ lót nội địa chất lượng cao giá bán hợp lý của Hanosimex. Kết quả 80% mẫu mã được thị trường chấp nhận, đặc biệt có mẫu đồ lót của nam, nữ, trẻ em không

đáp ứng kịp nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt mẫu quần lót nữ dành cho lứa tuổi trung niên rất được tin dùng. Bên cạnh đó thị trường cũng không chấp nhận một số mẫu mã có chất liệu chưa phù hợp như chất liệu Ren cứng, màu sắc pha phối chưa đẹp…

Để khắc phục một số điểm hạn chế và đẩy mạnh phát triển thị trường cho dòng sản phẩm đồ lót. Trong thời gian tới Công ty Cổ Phần Thời Trang Hanosimex duy trì và đẩy mạnh việc sản xuất và cung cấp sản phẩm:

- Đồ lót nữ với chất liệu 95% Visco +5% chun Spandex hoặc 92% Modal +8% chun Spandex.

- Đồ lót cho nam có chất liệu 92% Cotton +8% chun Spandex hoặc 94% Modal +6% chun Spandex.

- Đồ lót cho trẻ em 100% Cotton.

Với kỹ thuật may hiện đại, cải tiến mẫu mã liên tục, màu sắc đẹp không phai màu, phụ kiện trang trí hợp lý hiện đại, đồng thời ký cam kết với nhà sản xuất luôn cung ứng đầy đủ mẫu mã, kích cỡ… để đưa ra thị trường trên toàn quốc. Đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong hệ thống bán hàng của Hanosimex như các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý, chuỗi liên kết trong hệ thống Vinatexmart… và ngày càng hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Bên cạnh đó sản phẩm đồ lót Hanosimex sẽ được đầu tư quảng cáo giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm xây dựng nhãn hiệu UNDERWEAR HANOSIMEX trở thành nhãn hiệu đồ lót uy tín, luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng.

PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNGDÒNG SẢN PHẨM MỚI: ĐÀO VĂN THÀNH

Nhân dịp khánh thành Nhà may May Đồng Văn sau 1 năm, ngày

các Nhà máy Sợi, nhà máy May thuộc Tổng Công Ty di dời xuống Đồng Văn, Hà Nam. Tổng Công ty tổ chức hội diễn văn nghệ ”Tiếng hát Hanosimex”. Công ty CP Thời Trang được phân công tham gia một tiết mục, nhân tài thì hiếm, sau bao kế hoạch được đưa ra, cuối cùng Công ty cũng tập hợp được 1 đội múa gồm 7 chị em, già nhất cũng đã 35 tuổi, trẻ nhất là 25 tuổi, múa phụ họa cho ca sĩ người nhà hát bài “Mái Đình làng biển”. Văn nghệ nghiệp dư, nhưng đòi hỏi diễn viên phải chuyên nghiệp, ai cũng động viên “ vui là chính, không quan trọng giải

thưởng”, nói thế thôi “ai mà chằng thích có giải”... Sau một tuần luyện tập hăng say, mồ hôi thì đương nhiên là tốn nhiều rồi, còn có cả nước mắt mới oách chứ. Nước mắt rơi là do Cô giáo dạy, khi di chuyển phải đi bằng mũi chân, ngực luôn ưỡn ra phía trước, lưng thẳng, thả lỏng, nhưng chị em lại đi “lạch bạch”, tay chân cứng quèo, huấn luyện viên nhắc nhở, thế là “diễn viên” khóc và nói “em không múa được đâu, thà cho em lau sàn từ tầng 1 đến tầng 5 còn hơn, các chị tìm người khác thay em đi, hu, hu”. Cô giáo dạy múa, Chủ tịch Công đoàn Công ty tá hỏa an ủi, động viên... Ngày hội diễn

Một năm

Thời gian trôi nhanh thật!

Vậy là đã hơn 1 năm

chúng tôi chia tay mảnh

đất đã gắn bó gần 30 năm, nơi

chứng kiến sự trưởng thành của

biết bao thế hệ Hanosimex, nơi

không đếm xuể những giọt mồ

hôi, nước mắt, thậm chí cả máu

của bao người lao động để xây

dựng nên một truyền thống,

thương hiệu Hanosimex. Nhưng

cũng yên lòng, khi nơi đây sẽ

nhanh chóng mọc lên khu đô

thị đẳng cấp quốc tế,.. Vậy mà,

đến giờ vẫn là những đống đổ

nát, lộn xộn.., xót xa quá!

Công ty CP Thời Trang

Hanosimex là đơn vị cuối cùng

trong Tổng Công ty dời mảnh

đất số 1 Mai Động vào Thanh

Oai và khu vực Bắc Hà - Phường

Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà

Nội. Sau một năm tạm biệt

mảnh đất cũ, tạm biệt đồng

nghiệp, tạm biệt tiếng máy

reo vui, những văn phòng, nhà

xưởng, nơi đơm hoa kết trái của

tình yêu đôi lứa… đến nơi đây,

gặp muôn vàn khó khăn về vật

chất cũng như tinh thần, tưởng

rằng sẽ có nhiều người phải

chia tay với Công ty mình đã

gắn bó lâu nay. Nhưng không,

chính trong khó khăn thì mọi

người dường như đoàn kết hơn,

động viên giúp nhau trong kinh

doanh, sản xuất,… vượt qua

khó khăn để khẳng định chính

mình và góp phần đưa Công

ty CP Thời Trang phát triển

ổn định trong ngôi nhà chung

Hanosimex.

NHÌN LẠI

“VĂN NGHỆ, VĂN GỪNG”

LAN ANH

đến, diễn viên dậy từ 3h sáng đến cửa hàng trang điểm, mặc quần áo diễn, 7h xong, xe đón đoàn đi Đồng Văn. Trời ơi! ai cũng tưởng là diễn viên chuyên nghiệp, hát hay múa đẹp, chung cuộc đạt điểm cao nhất, nhận giải nhì và vui mừng hơn nữa, có 2 diễn viên trong đoàn “điếc“ từ lâu, sau vụ văn nghệ mới có tin vui...

36

SẮC MÀU HANOSIMEX

Một chút quyến rũ, một chút duyên dáng, một chút

lãng mạng... hòa quyện tạo nên phong cách cho bộ sưu tập xuân hè của Hanosimex fashion.

Với chất liệu chủ đạo là vải cotton có độ co giãn tạo sự thoải mái cho người mặc, phối hợp với chất liệu ren hoa. Sự kết hợp tương phản của hai loại chất liệu tạo hiệu ứng và thể hiện được phong cách và khuynh hướng cho bộ sưu tập.

37

SẮC MÀU HANOSIMEX

38

TỪ TRÁI TIM ĐẾN TRÁI TIM

39

TỪ TRÁI TIM ĐẾN TRÁI TIM

40

TIN TỨC SỰ KIỆN