32

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - TRANG CHỦ - Sở Y Tế BRVTsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc khoe 117.pdf · Web: mythuatvungtau.com ... dài và theo dõi

Embed Size (px)

Citation preview

 CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:BS: VÕ VĂN HÙNG

Phó Giám đốc Sở Y tế

 BAN BIÊN TẬP:1. BS. Võ Văn Hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. Nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê Thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký4. BS. Trương Đình Chính

TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên5. BS. Trương Đình Trúc

TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên6. BS. Nguyễn Viết Quang

TP.TCCB - Sở Y tế - Biên tập viên7. BS. Bùi Xuân Thy

Chánh văn phòng - SYT - Biên tập viên8. BS. Hà Văn Thanh

Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên9. BS. Lê Tấn Cường

Hiệu trưởng Trường TCYT - Biên tập viên

 TRÌNH BÀY: Nghĩa Quý

 Ảnh bìa 1: Tinh Ba Ria - Vung Tau tô chưc mít tinh hưởng ưng Ngay dân số Việt Nam 26/12/2015 .

Ảnh: THĂNG THANH

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vung Tau Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Website: www.t4gbrvt.org.vn

Email: [email protected]

- Giấy phép xuất bản số: 01/2014/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngay 16-1-2014- Công ty Mỹ Thuật tô chưc thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vung Tau. ĐT: 0913 957 486

Nguyễn Văn Trung- Chuyên môn vững vàng,phong trào sôi nổi

Trang 30

Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi

Trang 3

Báo động tình trạng tỷ lệ người dân sử

dụng muối I ốt thấpTrang 15

Hội nghị triển khai thông tư của Bộ Y tế về Tổ công tác xa hội, đơn vị chăm sóc khách hàng, hòm thư góp ý Trang 25

Cây kiến còTrang 27

Chủ động phòng ngừa bệnh cúm A/H7N9

Trang 29

Chăm sóc sức khỏe là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho người cao tuổi có cuộc sống tốt về

thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần. Cùng với vấn đề phòng bệnh, dinh dưỡng, lối sống, đảm bảo cho người cao tuổi có cuộc sống khỏe mạnh, tinh thần phong phú... thì hệ thống chăm sóc trong gia đình và cộng đồng cũng như khám, chữa bệnh cho người cao tuổi đòi hỏi phải phát huy được nhiều nguồn lực khác nhau để thực hiện.

Ở các quốc gia đang phát triển, mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe là phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm, mà chủ yếu là các bệnh mãn tính, như: huyết áp, tim mạch, ung thư, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, Alzheimer, xương khớp, trầm cảm,... là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chất lượng cuộc sống và nguy cơ tàn phế. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển vừa phải đối mặt với các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vừa phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây truyền trong điều kiện hệ thống chăm sóc sức khỏe còn thiếu.

“Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi” là chủ đề của Tháng hành động quốc gia Dân số và Ngày Dân số Việt Nam năm nay do Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình phát động. Chủ đề đã đưa ra một thông điệp hết sức nhân văn, đã chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi; đồng thời huy động toàn bộ cộng đồng tham gia chăm sóc người cao tuổi, là lớp người đã có những cống hiến to lớn cho đất nước, cho xã hội và gia đình.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2015 dân số thế giới đạt 7,3 tỷ người và đang già hóa nhanh chóng. Trong 10 năm tới, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ vượt qua con số 1 tỷ. Già hóa dân số đang tăng nhanh ở các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả những quốc gia có mật độ dân số trẻ cao.

Ở Việt Nam hiện nay, với gần 92 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô dân số; và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á. Theo dự báo, năm 2017 nước ta bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhưng từ năm 2011 nước ta đã chính thức bước vào thời kỳ già hóa, tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm 10,5% dân số.

Nguyên nhân được chi ra là do Việt Nam đã thực hiện thành công công tác KHHGĐ, trong đó số trẻ em sinh ra giảm nhanh, mức sống hiện đại làm cho người dân có tuổi thọ cao hơn khiến ti trọng người cao tuổi tăng. Đó là một trong những lý do tạo ra 10,5% người cao tuổi trên tổng dân số Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ này luôn là một thách thức với kinh tế-xã hội và văn hóa của bất cứ quốc gia nào. Và dự báo đến giữa thế kỷ 21, số người trên 60 tuổi ở nước ta có thể đạt 30 triệu người, chiếm 1/5 dân số.

Vấn đề đặt ra là khi số người cao tuổi tăng thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện cũng tăng cao, nhất là khi nhu cầu và mô hình bệnh tật cũng thay đổi do ti trọng những người có

Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà là nhiệm vụ của cả cộng đồng. Trong anh: Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi. Anh: THÊ PHI

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ NGÀY DÂN SỐ VIỆT NAM NĂM 2015

3

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

bệnh là người cao tuổi cao hơn so với trung niên và thanh niên. Ngoài ra, người cao tuổi thường gặp tình trạng mắc bệnh tật kép (tức là một người cùng lúc mắc nhiều bệnh), đặc biệt là các bệnh mãn tính, phải chữa trị lâu dài và theo dõi thường xuyên.

Bên cạnh đó, khi người cao tuổi tăng thì vấn đề đảm bảo an toàn, ổn định đối với các quỹ hưu trí, bảo hiểm y tế..., không phải là chuyện dễ dàng trong một sớm một chiều; và một xã hội có đông người cao tuổi sẽ dẫn đến mô hình tiêu dùng thay đổi do nhu cầu của nhóm này cũng tăng lên.

Nhưng điều lạc quan là, chúng ta, đặc biệt là những người cao tuổi ở Việt Nam sẵn sàng đón nhận thách thức

này, vì tuổi tác không thể cản trở họ nỗ lực tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc và thể hiện tài năng, giá trị của mình trong cuộc sống. Trong các hoạt động xã hội tại khu phố, thôn/ấp, người cao tuổi vẫn tích cực tham gia làm Bí thư khu phố, tổ hòa giải, cộng tác viên, tuyên truyền viên, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ thơ ca... Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, có nhiều cụ còn tham gia nhảy hip hop, đua xe đạp, thể dục thẩm mỹ, thể dục nhịp điệu… để vui khỏe và hòa nhập vào cuộc sống hiện đại của con cháu; và hàng ngày còn truy cập mạng internet để cập nhật tin tức, lướt facebook để trò chuyện với con cháu, bạn phương xa, bạn bè gặp

nhau để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống vì tuổi nào cũng cần có niềm vui.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một xã hội thích ứng với quá trình già hóa dân số, cả về chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa, thể dục-thể thao và sản xuất những hàng hóa, dịch vụ phù hợp nhu cầu của người cao tuổi; nhất là quan tâm đến những người cao tuổi có công, người già cô đơn, đói nghèo... Nhìn chung, để giải quyết những thách thức và tận dụng các cơ hội của thời kỳ già hóa dân số, chúng ta cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức về vấn đề già hóa dân số, đảm bảo đưa vấn đề già hóa và nhu cầu của người cao tuổi vào tất cả các chương trình và chính sách phát triển quốc gia, đặc biệt là các chính sách/chương trình về an sinh xã hội...

Trước những cơ hội và thách thức trên, ngành dân số đã chọn thông điệp “Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi” làm chủ đề cho Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm 2015, đồng thời coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Từ đó, nâng cao nhận thức, sự quan tâm của toàn xã hội về vấn đề chăm sóc người cao tuổi, để hướng tới xây dựng một xã hội thích ứng với quá trình già hóa dân số, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

GIANG HỒNGChi cục DS-KHHGĐ tỉnh

Các thầy thuốc trẻ khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi. Anh: THÊ PHI

Kiểm tra thị lực cho người cao tuổi. Anh: THÊ PHI4

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Vị thành niên, thanh niên là nhóm tuổi đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển

của con người, là giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu niên sang người lớn; ở nhóm tuổi đang muốn khẳng định mình, thích làm người lớn, muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức khám phá những điều mới mẻ để khẳng định mình là người lớn. Với đặc trưng là sự thay đổi mạnh mẽ cả về thể chất, chức năng, hành vi, tình cảm và thường dễ thay đổi cảm xúc với bạn bè khác giới, đánh dấu giai đoạn hình thành giới tính của con người. Chất lượng cuộc sống tương lai của vị thành niên phụ thuộc nhiều vào những cơ hội được tận dụng để phát triển nhân cách cá nhân như: học tập, có công ǎn việc làm để có thể tránh được những vấn đề phát sinh do quan hệ tình dục như mang thai ngoài ý muốn, bắt buộc phải nghi học hoặc các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, truyền thông-giáo dục

nhằm trang bị những kiến thức về giáo dục giới tính, về chăm sóc sức khỏe sinh sản, về kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên ngày càng trở nên cấp thiết; một mặt, giúp các em có được những thông tin, kiến thức đúng đắn để biết tự bảo vệ mình, biết sống có trách nhiệm và có ích cho gia đình, cho xã hội; mặt khác, để cho thế hệ trẻ sau này hiểu và thực hiện đúng về bình đẳng giới, nhằm dần dần tạo ra một ý thức hệ về sự bình đẳng, bình quyền giữa nam và nữ trong xã hội, tiến tới xóa bỏ bất bình đẳng giới trong đời sống xã hội.

Những năm qua, Chi cục Dân số-KHHGĐ tinh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng mô hình sinh hoạt ngoại khoá trong các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác Dân số-KHHGĐ, chăm sóc sức

khoẻ sinh sản, tâm lý lứa tuổi vị thành niên. Trong tháng 9/2015, hai đơn vị phối hợp tổ chức sân chơi tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh của 03 trường trung học cơ sở: 01 trường tại thành phố Bà Rịa, 01 trường tại huyện Châu Đức và 01 trường tại huyện Đất Đỏ. Sân chơi đã được đông đảo các em học sinh khối 8 của trường tham gia với 03 đội chơi, có bốn phần tìm hiểu và thể hiện những kiến thức, năng khiếu của các em: Chúng tôi nói về chúng tôi; Ai biết nhiều hơn; Cặp đôi hoàn hảo và thi Tài năng - đây là phần sân khấu hóa của các em được thể hiện thông qua biểu diễn một tiểu phẩm theo chủ đề tuyên truyền về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, chăm sóc sức khỏe của tuổi dậy thì và kỹ năng sống của vị thành niên. Đặc biệt, sân chơi có phần câu hỏi dành cho khán giả trả lời đã được các em khối 8 của các trường hăng hái tham gia rất sôi động, mong muốn được thể hiện những kiến thức, những hiểu biết của mình về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tâm lý tuổi dậy thì.

Có thể nói, qua sân chơi này và các sản phẩm truyền thông, góc truyền thông, tư vấn trong trường học đã giúp các em nắm bắt được thông tin, kiến thức và giải toả những băn khoăn lo lắng, không bỡ ngỡ trước những biểu hiện mới lạ của tuổi dậy thì; đồng thời nâng cao nhận thức về giới tính, kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong từng giai đoạn phát triển của từng độ tuổi, để có thái độ hành vi ứng xử phù hợp, biết cách tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và định hướng một lối sống lành mạnh.

Bai, anh: GIANG HỒNGChi cục DS-KHHGĐ tỉnh

Trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại các trường Trung học cơ sở

Sân chơi tìm hiểu kiến thức về CSSKSS vị thành niên tại TP. Bà Rịa.

Sân chơi tìm hiểu kiến thức về CSSKSS vị thành niên tại TP. Bà Rịa.

5

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Trần Thị Thiên Hương, người phụ nữ sinh ra và lớn lên ở miền Tây sông nước, về lập

nghiệp và sinh sống tại khu Phố 2, phường Phước Nguyên. TP. Bà Rịa. Với bản tính nhanh nhẹn, sôi nổi và thiệt tình của người dân Nam bộ, chị được bà con lối xóm thương mến, quý trọng. Năm 1997, chị tham gia vào các hoạt động xã hội trên địa bàn, cụ thể là tham gia là Hội phụ nữ; Cộng tác viên Dân số...

Ở cương vị là Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ, kiêm nhiệm công tác dân số KHHGĐ, chị luôn được Cấp ủy và nhân dân đánh giá cao trong công tác tuyên truyền, vận động bà con khu phố thực hiện đúng các chủ trương pháp luật của Đảng, nhà nước và pháp lệnh dân số. Địa bàn chị phụ trách có 438 hộ dân, trong đó có tới 300 hộ dân theo đạo công giáo. Do vậy, việc vận động chị em thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy với suy nghĩ: “Đạo hay đời đều muốn đem lại những điều tốt đẹp cho con người”, chị đã mạnh dạn chủ động gặp gỡ linh mục xứ đạo, để thông qua linh mục vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt công tác DS -KHHGĐ bằng các biện pháp tránh thai phù hợp.

Bất cứ nhiệm vụ gì được giao chị đều cố gắng hoàn thành ở mức độ tốt nhất. Để làm được điều này, chị hăng hái tham gia các buổi tập huấn chuyên môn để nâng cao hiểu biết,

trình độ nghiệp vụ cho bản thân, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và vận dụng linh hoạt vào công việc của mình. Mỗi năm, chị tổ chức sinh hoạt Chi hội phụ nữ từ 5 đến 7 lần, từ các buổi sinh hoạt chị lồng ghép tuyên truyền, thông qua các dụng cụ trực quan như tờ rơi, áp phích; xây dựng các tiểu phẩm có nội dung liên quan đến vấn đề KHHGĐ để thu hút người xem, hướng dẫn các biện pháp tránh thai như đặt vòng, sử dụng bao cao su, viên uống tránh thai... Chị đều có minh họa thực tế.

Công tác báo cáo thống kê, chị đều cập nhật thường xuyên, liên tục, đúng với yêu cầu đặt ra và dự liệu trước tình hình biến động dân số để chủ động cung cấp thuốc tránh thai, bao cao su đến với chị em có nhu cầu.

Xác định công tác vãng gia và tư vấn cho đối tượng tại hộ gia đình luôn đem lại hiệu quả cao trong việc vận động, chị không ngại khó, ngại khổ tìm đến các chị em trên địa bàn sinh đông con, có điều kiện kinh tế khó khăn để ti tê, tâm sự theo kiểu “mưa

dầm thấm lâu”, nhờ vậy địa bàn do chị quản lý rất ít trường hợp sinh con thứ 3, các gia đình đều có quy mô từ 1 đến 2 con, tập trung vào việc phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái.

Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt – cán bộ Chuyên trách Dân số phường Phước Nguyên, đã rất trìu mến khi đưa ra đánh giá về người cộng tác với mình: “Chị Hương là người nhiệt tình, làm việc hết sức trách nhiệm, có kỹ năng tốt trong tuyên truyền vận động và được nhiều người tin tưởng quý mến”.

Với những cố gắng trong mọi lĩnh vực công tác, chị Hương đã nhiều lần được tặng bằng khen, giấy khen của UBND tinh, của các cấp, các ngành, riêng lĩnh vực dân số chị vinh dự được nhận kỷ niệm chương.

“Đến khi nào đôi chân không thể di chuyển được tôi mới dừng các công tác xã hội”, đó là tâm nguyện của chị. Chúc chị luôn mạnh khỏe, nhiệt huyết để đem những điều tốt đẹp đến với cuộc đời.

Bai, anh: HẰNG NGACTV DS. Phường Phước Nguyên

“ Đôi chân không mỏi”

Chị Trần Thị Thiên Hương tại buổi

giao ban định kỳ chương trình Dân

số - KHHGĐ của TYT xã.

Anh: THÊ PHI

6

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GU

YỄN

N L

ON

G

Đó là chị Nguyễn Thị Nguyệt, cộng tác viên dân số khu phố 4, phường Long Tâm, thành

phố Bà Rịa. Với thâm niên 4 năm công tác, chị Nguyệt đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chi sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

Những năm đầu làm công tác dân số, chị gặp nhiều khó khăn do chưa quen với việc cập nhật sổ sách, nhiều người còn coi nhẹ vai trò của chị và tỏ ra không hợp tác. Không những vậy, địa bàn của chị là khu tái định cư của phường nên dân số biến động từng ngày, các thành phần xã hội cũng phức tạp nên ảnh hưởng tới việc tiếp cận vận động.

Khó khăn là vậy, nhưng với tinh thần chịu khó “mưa dầm thấm lâu”, chị chăm chi học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng tuyên truyền về công tác dân số qua các buổi tập huấn cũng như qua thực tế công việc… Chị chủ động phối hợp với các đoàn thể để tuyên truyền Pháp lệnh dân số sửa đổi và các chính sách

về Dân số-KHHGĐ, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em...

Hàng ngày, chị tranh thủ buổi trưa, buổi tối đến từng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do sinh nhiều con, các cặp vợ chồng sinh con một bề để vừa trò chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, vừa kết hợp tư vấn, vận động họ thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Trong quá trình vận động, chị cũng khéo léo nêu gương những cặp vợ chồng sinh 2 con, gia đình hạnh phúc, kinh tế khá giả… để mọi người học hỏi và làm theo.

Ngoài ra, chị còn lồng ghép tuyên truyền trong các lần họp nhóm, các buổi sinh hoạt Chi hội Phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em cập nhật thông tin, kiến thức bổ ích về sinh đẻ có kế hoạch và tiếp cận dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ.

Theo số liệu tổng hợp của trạm y tế phường Long Tâm, năm 2015, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở khu phố 4 đạt 78%; 4 năm liền (từ 2011 đến 2015) tình trạng sinh con thứ 3 trở lên địa bàn chị phụ trách luôn giảm so với năm trước, số liệu được cập nhật đầy đủ, không vượt tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương, tỷ lệ hộ gia đình khá, giàu chiếm 96%; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98%, trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm chủng đủ mũi 100%. Bai, anh:

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG LONG TÂM

Cộng tác viên nhiệt tình, năng động

Chị Nguyễn Thị Nguyệt (bên phải) đang tuyên truyền về DS –KHHGĐ.

7

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Cô Bùi Thị Liên, 50 tuổi, cộng tác viên dân số ấp 3, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tinh

Bà Rịa-Vũng Tàu, với thâm niên 16 năm công tác, cô Liên đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chi sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

Cô Liên sinh ra và lớn lên ở xã Sông Xoài. Từ năm 1999 Cô đã tham gia làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm cộng tác viên dân số của ấp. Những năm đầu làm công tác dân số, cô gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức của người dân còn hạn chế, lạc hậu. Không những vậy, khi Pháp lệnh dân số ra đời năm 2003, một bộ phận dân cư đã hiểu chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ sinh con, chăm sóc con - họ tự cho rằng muốn sinh bao nhiêu cũng được và suy nghĩ phải sinh con trai để nối dõi tông đường càng trở nên phổ biến. Vì thế, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn có xu hướng tăng cao, cuộc sống khó khăn khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng khốn đốn, mâu thuẫn gia đình xảy ra thường xuyên. Ở vai trò làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, cô Liên thấu hiểu được căn nguyên của vấn đề là do đâu, vì vậy cô rất tích cực trong vai trò của một cộng tác viên dân số

Để việc vận động, tuyên truyền được hiệu quả, cô tìm tòi nghiên cứu tài liệu; chăm chi học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng tuyên truyền về công tác dân số qua các buổi tập huấn cũng như qua thực tế công việc… Cô chủ động phối hợp với các đoàn thể để tuyên truyền Pháp lệnh dân số sửa đổi và các chính sách về Dân số-KHHGĐ, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em...

Bất cứ khi nào có thời gian, chẳng kể sớm, tối hay mưa gió, cô đến từng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do sinh nhiều con, các cặp vợ chồng sinh con một bề để vừa trò chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, vừa kết hợp tư vấn, vận động họ Kế hoạch hóa gia đình. Trong quá trình vận động, cô Liên cũng khéo léo nêu gương những cặp vợ chồng sinh 2 con, gia đình hạnh phúc, kinh tế khá giả…để mọi người dễ nhìn nhận và làm theo.

Ngoài ra, cô Liên còn lồng ghép tuyên truyền trong các lần họp nhóm, các buổi sinh hoạt Chi hội Phụ nữ. Tạo điều kiện cho chị em cập nhật thông tin, kiến thức bổ ích về sinh đẻ có kế hoạch và tiếp cận dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Với cương vị Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 3, cô Liên đã vận động hội viên xây dựng quỹ giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Đồng thời, kịp thời tham mưu với Hội Phụ nữ Ấp 3 quan tâm tạo điều kiện cho hội viên nghèo được vay vốn, phát triển kinh tế gia đình; xây dựng được 2 mô hình: Phụ nữ nói không với ma túy và Không

sinh con thứ 3, thu hút đông đảo hội viên tham gia.

Địa bàn cô Liên phụ trách có 179 hộ, với 706 nhân khẩu, trong đó có 126 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Với sự nhiệt tình, thân thiện và cách làm việc có trách nhiệm, hiệu quả, dần dần cô đã chiếm được lòng tin của người dân nơi đây. Hầu hết đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ đã ý thức được lợi ích của kế hoạch hóa gia đình nên họ chủ động sinh con ít, đẻ con thưa để có thời gian và điều kiện phát triển kinh tế gia đình; vị thành niên, thanh niên đã hiểu biết nhiều về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, không vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. Những năm gần đây, ở địa bàn của cô quản lý không có trường hợp sinh con thứ 3 và tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai chiếm tỷ lệ rất cao (Theo số liệu tổng hợp của Ban dân số xã Sông Xoài, năm 2015, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở địa bàn cô Liên phụ trách đạt 70%). Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Bai, anh: HỒ CẨM TÚCT. Dân số xã Sông Xoài – Tân Thành

Một cộng tác viên dân số vùng sâu

Cô Bùi Thị Liên – CTV dân số tích

cực, hiệu quả.

8

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Thực tế hiện nay, vấn đề bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, ở từng

thời gian và không gian khác nhau. Bất bình đẳng giới có nguyên nhân sâu xa đối với mỗi xã hội và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Bất bình đẳng giới tạo ra tác động tiêu cực tới những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội. Các gia đình vẫn tiếp tục thiên vị và đầu tư nhiều hơn cho con trai và nam giới trong gia đình. Sự yêu thích con trai hơn và không coi trọng con gái được thể hiện rất rõ qua sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh hiện nay. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2014 có 112,4 bé trai/100 bé gái, cao hơn nhiều so với năm 2000 khi bắt đầu xuất hiện xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh là 106,2 bé trai/100 bé gái. Hiện có tới 53/63 tinh thành của cả nước có trên 108 bé trai/100 bé gái và đây là xu hướng đáng báo động (ở mức bình thường tỷ số này dao động trong khoảng 103 – 106 bé trai/100 bé gái).

Tỷ số chênh lệch này còn có thể tăng rất cao, lên tới 115 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái trong thập kỷ này, và sẽ đẩy Việt Nam lên gần vị trí đứng đầu theo quan sát trên toàn thế giới. Tính từ năm 2006 đến nay, mỗi năm Việt Nam dư khoảng 50.000 đến 100.000 trẻ em nam. Vậy, đến năm 2050 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 –> 4,3 triệu phụ nữ - đồng nghĩa với nguy cơ gần 4,3 triệu đàn ông Việt ế vợ. Và vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi thường cao hơn ở các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả và ở nhóm

người có trình độ học vấn cao; với giá trị tỷ số giới tính khi sinh cao nhất ở hai nhóm kinh tế xã hội giàu nhất và thấp đối với các hộ nghèo và dân tộc thiểu số (thông tin từ UNFPA).

Nhằm chấm dứt các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, Bộ Y tế (Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình) phối hợp với Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức Chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và kêu gọi sự tham gia, hành động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh, với chủ đề “Không phân biệt giới tính, không lựa chọn giới tính thai nhi”.

Chiến dịch sẽ được tổ chức nhân Tháng hành động Quốc gia về Dân số và ngày Dân số Việt Nam 26/12/2015.

Nhân dịp này, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Trung tâm Tư vấn và Cung ứng dịch vụ) tổ chức cuộc thi Kể chuyện bằng hình ảnh “Con gái thật tuyệt”. Cuộc thi được phát động từ ngày 01/10 đến ngày 30/11/2015 trên mạng xã hội, với thông điệp “Con gái thật tuyệt, con luôn là niềm tự hào của cha mẹ” dành cho mọi công dân Việt Nam đang sống và làm việc tại Việt Nam và nước ngoài; cá nhân hoặc tập thể, không phân biệt dân tộc, giới tính, ngành nghề và độ tuổi.

2 bài dự thi kể chuyện bằng hình ảnh “Là con gái thật tuyệt” của tỉnh BR-VT (được cập nhật trên facebook).

VIẾT VỀ CUỘC THI KỂ CHUYỆN BẰNG HÌNH ẢNH

“ Là con gái thật tuyệt” TRÊN MẠNG XÃ HỘI

9

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của cộng đồng về vai trò và giá trị của con gái trong gia đình và xã hội đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; nam, nữ thanh niên, vị thành niên. Đồng thời thúc đẩy trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng, các tổ chức và xã hội chung tay giải quyến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Mỗi bài thi tác giả cần truyền tải được ý nghĩa về giá trị của con gái; khẳng định được con gái cũng làm được những gì con trai làm nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, tạo điều kiện để có được cơ hội giáo dục và phát triển như con trai; thông qua câu chuyện thực tế dưới nhiều góc nhìn khác nhau của tác giả về vai trò, giá trị của con gái đã đem lại cho gia đình và xã hội trong cuộc sống thường ngày (hạnh phúc của gia đình khi có con gái; tôn vinh những tấm gương điển hình của con gái như: chăm ngoan, thành đạt, phụng dưỡng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên,...).

Để hưởng ứng cuộc thi này, Chi cục Dân số-KHHGĐ tinh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai rộng rãi đến các địa phương, đơn vị trên địa bàn tinh và đã nhận được khoảng 20 bài

dự thi. Trao đổi với người tham gia cuộc thi, chị Diệu Thúy – Tp. Vũng Tàu chia sẻ, vợ chồng chị hiện có 2 con, trước đây anh rất thích sinh con gái, đến khi sinh được con gái là anh vui lắm, suốt ngày 2 bố con líu lo, quấn quýt bên nhau; và chị nhận thấy anh “ngoan hẳn” khi có con gái. Cũng là người công tác trong ngành dân số nên chị cho rằng, cuộc thi rất có ý nghĩa, đã góp phần tuyên truyền, phổ biến và phát động rộng rãi cho mọi người dân trên cả nước và cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ từ tinh đến cơ sở.

Đối với chị Quyền (ở thành phố Vũng Tàu) với bài dự thi “Tấm gương nơi hẻm nhỏ” cho biết ý kiến, vợ chồng tôi có 2 bé gái nhưng không bao giờ nghĩ tới việc phải có con trai, ngày nay xã hội văn minh chúng ta cần có suy nghĩ thoáng, phù hợp với những gì đang diễn ra, đang phát triển; và xin chúc các gia đình sinh con một bề là gái luôn hạnh phúc, thành công trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Anh Cường Quang, đang công tác tại huyện Long Điền cho rằng, tôi có 2 cô con gái rất dễ thương, ngoan và chăm học; tôi chưa bao giờ có ý nghĩ là sinh thêm đứa con thứ 3 để mong có con trai và cảm thấy thật tiếc cho

các ông bố không có công chúa nhỏ để yêu thương...

Nếu bây giờ chúng ta đăng nhập trên fanpage “Hạnh Phúc Gia Đình”, click chuột vào baner #congaithattuyet sẽ xuất hiện hàng ngàn bài dự thi với những ý tưởng và những hình ảnh khác nhau của mỗi tác giả rất phong phú, sinh động. Theo thông tin từ Ban tổ chức cuộc thi, đến 12 giờ ngày 30/11/2015 cuộc thi chính thức kết thúc và đã nhận được gần 5 nghìn bài dự thi; kết quả sẽ được Ban tổ chức công bố trên website http://cpcs.vn và đăng tải trên fanpage “Hạnh Phúc Gia Đình” trước ngày 15/12/2015.

Ngày nay, thời đại của khoa học-công nghệ, của công nghệ số ngày càng phát triển, công tác tuyên truyền được phát huy rộng rãi trên các trang mạng xã hội với máy vi tinh kết nối internet, với điện thoại thông minh… Do vậy, cuộc thi này rất có ý nghĩa, đã mang lại hiệu quả cao cho công tác truyền thông với sức lan tỏa rộng rãi trên cộng đồng mạng xã hội đến với người dân. Qua đó, cuộc thi đã chứng minh cho mọi người thấy rằng gia đình có 2 con gái cũng vẫn hạnh phúc và phát triển, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được cải thiện; đồng thời nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, giảm thiểu bất bình đẳng giới, từng bước xóa đi tiềm thức ăn sâu trong văn hóa Việt “trọng nam-khinh nữ”, dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh - một vấn đề cản trở phát triển kinh tế-xã hội bền vững của quốc gia và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cộng đồng.

Bai, anh: GIANG HỒNGChi cục Dân số-KHHGĐ

tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

10

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Để tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện Tân Thành nói chung, xã Sông Xoài nói riêng,

sáng 02/10/2015, Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện phối hợp với Chi cục Dân số-KHHGĐ tinh tổ chức lớp Truyền thông về giảm thiểu Mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hội trường UBND xã Sông Xoài cho 60 đối tượng bao gồm: phó chủ tịch UBND xã, cán bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Hội Nông dân, chuyên trách dân số, cộng tác viên dân số, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49).

Tại lớp truyền thông, Bác sỹ Tôn Thất Khoa - Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tinh đã trình bày thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương, nguyên nhân, hệ lụy và

các hoạt động can thiệp của mất cân bằng giới tính. Số liệu thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn huyện có xã Sông Xoài tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh tăng cao, ở mức gần 120 nam/100 nữ. Phân tích chi ra rằng: Nguyên nhân của tình trạng này là việc lạm dụng sự tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính khi sinh. Từ đó, dẫn đến hàng loạt hệ lụy khó lường về mặt xã hội. Trong những năm qua, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp tổng thể mạnh mẽ về chính trị, pháp luật, kinh tế - xã hội, nhưng vẫn chưa có kết quả rõ rệt. Sự biến chuyển chậm chạp về suy nghĩ, thậm chí rất khó khăn do các định kiến về con trai, con gái đã “ăn sâu”, trong phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư và người dân nơi đây.

Qua lớp truyền thông, các học viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Qua đó, tùy vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình đề ra các giải pháp truyền thông chuyển đổi hành vi trên cơ sở lấy việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân tự giác thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn giới tính khi sinh, góp phần ổn định quy mô dân số.

Tin, anh: LÊ ĐÌNH HÙNGTrung tâm Dân số -

KHHGĐ huyện Tân Thành

Ngày 23 tháng 11 năm 2015, tại TP. Cần Thơ, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức tập huấn về các quy định liên quan đến việc cấm lựa chọn

giới tính thai nhi cho nhân viên y tế các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi của các tinh, thành phố.

Tại lớp tập huấn, các học viên được nghe 3 chuyên đề chính: chuyên đề thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta và định hướng can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta trong thời gian tới; chuyên đề thực trạng nạo phá thai ở Việt Nam và một số quy định liên quan đến nạo phá thai; một số quy định liên quan nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi và những lưu ý trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện qui định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ:

Tập huấn các quy định liên quan đến việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi

Lớp tập huấn đã đúc kết những kinh nghiệm, định hướng quan trọng cho công tác dân số trong việc hoạch định chính sách đối phó với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Thông điệp của lớp tập huấn “Hãy nói không với việc lựa chọn giới tính thai nhi”, bởi đây không chi là vấn đề đạo đức xã hội mà còn là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Tin, anh: ĐÀO THỊ DIỆU THÚYChi cục DS-KHHGĐ tỉnh

Quang cảnh lớp tập huấn.

TRUNG TÂM DÂN SỐ HUYỆN TÂN THÀNH:

Truyền thông về giảm thiểu Mất cân bằng giới tính khi sinh

Bs. Tôn Thất Khoa – Chi cục trưởng Chi cục Dân số- KHHGĐ báo cáo viên tại lớp truyền thông.

11

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Nhằm nâng cao nhận thức, tăng cơ hội tiếp cận thông tin cho các em tuổi vị thành

niên, thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, giúp các em có những hành vi lành mạnh trong quan hệ tình bạn, tình yêu, cũng như các kĩ năng sống cần thiết để bảo vệ và chăm sóc SKSS cho mình, đồng thời tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết lẫn nhau giữa thành viên 04 Câu lạc bộ Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại thành phố Vũng Tàu, ngày 29/11, Trung tâm

Ngày 09 tháng 12 năm 2015, Tổng cục Dân số-KHHGĐ phối hợp với tổ chức Marie Stopes International tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo sơ

kết năm 2015, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình Choice năm 2016; vận động các nhà tài trợ tham gia cung ứng phương tiện tránh thai giai đoạn 2015-2020” và “Hội thảo triển khai tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai lâm sàng năm 2015” tại tinh Tây Ninh.

Hội thảo triển khai tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai lâm sàng và triển khai chương trình Choice năm 2016 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng hóa các phương tiện tránh thai và tăng cường các nguồn lực tạo sự bền vững của chương trình Dân số-KHHGĐ trong những năm tiếp theo.

Tin, anh: DIỆU THÚYChi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh BR-VT

Hội thảo sơ kết chương trình Choice và tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai

Quang cảnh buổi hội thảo.

Dân số-KHHGĐ phối hợp với Thành đoàn thành phố Vũng Tàu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên”.

Đến dự Hội Thi có lãnh đạo Chi cục Dân số-KHHGĐ tinh Bà Rịa – Vũng Tàu; lãnh đạo Trung tâm Dân số-KHHGĐ các huyện và thành phố Bà Rịa; đại diện thành đoàn thành phố Vũng Tàu và gần 200 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố.

Với phương châm giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, cùng với

những phần thi dí dóm, hài hước nhưng cũng rất ý nghĩa, sâu sắc, truyền tải được thông điệp về lạm dụng tình dục, mang thai tuổi vị thành niên, tình yêu và tình bạn khác giới….đã để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ trong lòng người xem.

Chung cuộc, Hội thi đã chọn Câu lạc bộ phường 10 đạt giải Nhất, phường 2 đạt giải Nhì, xã Long Sơn đạt giải Ba, giải Khuyến khích thuộc về phường Thắng Nhất.

Tin, anh: TRẦN HUYỀNTrung tâm Dân số-KHHGĐ TPVT

Thành phố Vũng Tàu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên”

Trao thưởng cho các đội đoạt giải cao.Một tiểu phẩm tại Hội thi.

12

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

Sáng ngày 24/12, UBND huyện Đất Đỏ tổ chức Lễ mít-tinh kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam

26/12 và Tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2015, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

Đến dự buổi mít-tinh có Bs Nguyễn Văn Thái-Phó giám đốc Sở Y tế tinh Bà Rịa-Vũng Tàu; ông Tôn Thất Khoa, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ; ông Nguyễn Văn Lợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ, Trưởng ban chi đạo công tác DS-KHHGĐ huyện Đất Đỏ; đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn; cán bộ làm công tác dân số trên địa bàn toàn tinh và đông đảo nhân dân địa phương tham gia hưởng ứng.

Tại Lễ mít-tinh, ông Nguyễn Văn Lợi – Phó Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ phát biểu khai mạc và phát động hưởng ứng Ngày Dân số Việt Nam năm 2015 với chủ đề “Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi”. Huyện Đất Đỏ cam kết quan tâm, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và khuyến khích sự đóng góp của người cao tuổi đối với xã hội trong thời gian tới.

Phát biểu tại lễ mit tinh, Bs. Nguyễn Văn Thái nhấn mạnh: “tuổi thọ nâng cao là thành tựu của y khoa và kết quả của phát triển kinh tế-xã hội về nhiều mặt chứ không phải là

gánh nặng của xã hội hay của nền kinh tế; chủ đề của Tháng hành động quốc gia Dân số và ngày Dân số Việt Nam năm nay đưa ra một thông điệp hết sức nhân văn vì đã huy động toàn bộ cộng đồng chăm sóc người cao tuổi là lớp người đã có cống hiến to lớn cho đất nước, xã hội và gia đình”.

“Vấn đề chăm sóc người cao tuổi không chi là chăm sóc y tế mà cần chăm sóc toàn diện, cả về vật chất lẫn tinh thần, sao cho mỗi người khi về già đều có được một cuộc sống đảm bảo và an toàn. Việc tăng cường hiểu biết về già hóa dân số và chuẩn bị cho thời kỳ dân số già cần đến các giải pháp trong cộng đồng và liên thế hệ. Do vậy, vấn đề chính của công tác

dân số hiện nay của chúng ta là cần có chiến lược, giải pháp phù hợp, kịp thời và đồng bộ để giải quyết các vấn đề nảy sinh khi bước vào giai đoạn già hóa dân số”, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Thái cũng nhấn mạnh.

Với các thông điệp chung: “Người cao tuổi là những người năng động và có ích cho xã hội, họ vẫn có thể mang lại những đóng góp lớn lao cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội”; “Người cao tuổi cần tình yêu thương và chăm sóc của gia đình để họ có thể an hưởng cuộc sống hạnh phúc”; “Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”; “Gia đình

Huyện Đất Đỏ tổ chức mít-tinh Ngày Dân số Việt Nam năm 2015

Bs. Nguyễn Văn Thái – PGĐ Sở Y tế phát động tại lễ Mittinh. Anh: THĂNG THÀNH

Trao giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác DS – KHHGĐ huyện Đất Đỏ năm 2015. Anh: THĂNG THÀNH

13

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích”.

Theo Bs Nguyễn Văn Thái, năm 2016 là năm bắt đầu của giai đoạn 2 thực hiện chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020. Do vậy, để tiếp tục đạt được những mục tiêu, chi tiêu đề ra của chiến lược và thích ứng với tình trạng già hóa dân số, các hoạt động công tác DS-KHHGĐ trong tinh cần tiếp tục tập trung vào: tăng cường sự chi đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chi đạo công tác DS-KHHGĐ các cấp; chú trọng công tác truyền thông giáo dục, vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con và nuôi dạy cho tốt để kéo dài thời kỳ dân số vàng, ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và làm chậm tiến trình già hóa dân số đang diễn ra; thực hiện tốt các hoạt động nâng cao chất lượng dân số; huy động các nguồn lực để cùng nhau thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng.

Cũng trong khuôn khổ buổi lễ, Ban tổ chức đã trao giấy khen cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Đất Đỏ năm 2015.

Sau lễ mit-tinh là hoạt động diễu hành bằng xe hoa, cờ phướn và băng rôn tuyên truyền… qua các thị trấn trên địa bàn huyện.

GIANG HỒNG

Con trai – Con gáiĐêm đêm anh nói nhỏ toPhút giây nhẹ dạ em cho tháo vòngGiờ đây con bế con bồngĐứa thì cắp nách đứa trong dạ nàyChỉ vì ham một con traiMà anh theo mãi theo hoài chẳng xongChủ trương tuy học đã thôngNhưng mà vẫn muốn nối dòng về sauCảnh nhà thiếu trước hụt sauCon đông nheo nhóc ốm đau tội tìnhEm ơi chỉ tại chúng mìnhChẳng trai thì gái cùng lòng dừng ngayĐời vui chỉ một hoặc haiTung tăng con đến lớp cài hoa xinhXuân về nắng ấm bình minhCon thuyền chở mãi chuyện tình đôi ta

THY THƠPhường 7, Vũng Tàu

Ước gìNgười ta đi cấy lấy côngRiêng tôi còn phải chạy rong suốt ngàyViệc làm chẳng chút ngơi tayMới mong nuôi nổi cả bầy con thơNgồi buồn nhớ chuyện ta xưaNăm mười tám tuổi đã ưa lấy chồngNgày nào má phấn, môi hồngHôm nay nhìn lại người không ra người...Sinh dày, đẻ lắm thì thôiMười năm, sáu đứa lần hồi sinh raNhan sắc giờ đã phôi phaĐói ăn, thiếu học cảnh nhà te tuaƯớc gì trở lại ngày xưaQuyết tâm “kế hoạch” đẻ vừa mới hayGia đình chắc sẽ vui vầyVợ chồng, con cái đủ đầy ấm no.

ĐẶNG THỊ TUYẾT (Trạm y tế Bàu Chinh)

Khám bệnh cho người cao tuổi ở huyện Đất Đỏ. Anh: THÊ PHI

14

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ VIÊT NAM 26-12

I ốt – khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể:

I ốt là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết để tổng hợp nên hoóc-môn tuyến giáp, là chất đảm bảo duy trì cho mọi hoạt động bình thường của cơ thể con người

Nhu cầu I ốt rất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể con người. Đối với người trưởng thành là 150 mcg/ngày, đối với phụ nữ có thai và cho con bú: 180-200 mcg/ngày, đối với trẻ < 10 tuổi: 40 – 120 mcg/ngày. Nếu thiếu I ốt nhiều biểu hiện bệnh lý quan trọng sẽ xuất hiện gọi là các rối loạn do thiếu I ốt.

Muối ăn là phương tiện hữu hiệu nhất để thông qua đó bổ sung I ốt cho cơ thể con người, bởi hầu hết mọi người dân đều sử dụng muối để nấu ăn hàng ngày. Ngoài ra hiện nay I ốt còn được bổ sung thêm vào một số gia vị mặn khác như nước mắm, bột nêm…

Tuy nhiên, hàm lượng I ốt được trộn trong muối ăn cũng phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định. Với tiêu chuẩn hiện nay là từ 200 mcg I ốt/10g muối cho đến 400 mcg I ốt/10g muối. Nếu hàm lượng I ốt trộn trong muối ăn không đủ sẽ không có tác dụng phòng ngừa các rối loạn do thiếu I ốt gây ra. Còn nếu trộn quá nhiều I ốt so với tiêu chuẩn cho phép, khi con người sử dụng loại muối I ốt này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa I ốt trong cơ thể, khi đó đa số được đào thải qua nước tiểu mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, mặc dù vậy đối với một số rất ít người có tiềm ẩn bệnh cường giáp tức là với những người có tuyến giáp tăng, ăn nhiều I ốt so với bình thường sẽ rất dễ bị bệnh cường giáp hay còn gọi là bệnh Basedow.

Thực trạng sử dụng muối I ốt tại tỉnh BR-VT:

Lượng muối I ốt tiêu thụ trên địa bàn tinh BR – VT hiện nay chủ yếu do 3 cơ sở sản xuất muối I ốt đóng trên địa bàn tinh đó là: Công ty CP muối và thương mại Bà Rịa – Vũng Tàu, DNTN Ngọc Mỹ, DNTN Năm Lai. Ngoài ra còn do một số đơn vị sản xuất muối I ốt của một số tinh lân cận như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh… cung cấp.

Hiện nay có một số người lo sợ về tình trạng muối I ốt kém chất lượng hoặc muối I ốt giả lưu thông trên thị trường. Do đó việc xác định, giám sát chặt chẽ về chất lượng muối I ốt ở tất cả các khâu từ nơi sản xuất, thị trường cho đến tận người sử dụng là vấn đề cấp thiết phải đặt ra. Vì vậy, Trung tâm Y tế Dự phòng tinh đã thường xuyên chi đạo cũng như phối hợp với các TTYT huyện/TP; TYT xã/phường

kiểm tra chất lượng muối I ốt tại tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến cho đến các điểm bán muối I ốt trên địa bàn tinh từ quy trình sản xuất, các yếu tố liên quan đến ATVSTP và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm chất lượng sản phẩm.

Qua kết quả kiểm tra, giám sát thì các mẫu muối I ốt tại nơi sản xuất, cũng như đang lưu hành trên thị trường đều đạt tiêu chuẩn theo quy định và cũng chưa phát hiện có muối I ốt giả lưu thông trên địa bàn tinh.

Vẫn còn đó những thách thức:Theo kết quả điều tra giám sát sử

dụng muối I ốt tại hộ gia đình của Trung tâm Y tế Dự phòng tinh, từ năm 2013 trở về trước hầu hết người dân trong tinh đều dùng muối I ốt với tỷ lệ từ 95% trở lên và tỷ lệ dùng muối I ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là trên 74%. Tuy nhiên kết quả điều tra giám sát tại

Báo động tình trạng tỷ lệ người dân sử dụng muối I ốt thấp

Cán bộ TTYT Dự phòng tỉnh đang tiến hành lấy mẫu tại một cơ sở sản xuất muối ăn để xét nghiệm hàm lượng I ốt. Anh: THÊ PHI

(Xem tiêp trang 18)

DƯ PHONG CHU ĐÔNG, TICH CƯC

15

Ảnh: THẾ PHITrao giải cho các đội đạt thành tích xuất sắc.Toàn cảnh hội thi.

Ban giám khảo thân thiện, công tâm.

Phần thi kiến thức. Phần thi tiểu phẩm.

TP. VŨNG TAU: HỘI THI TÌM HIỂU KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN NĂM 2015

Ảnh: THẾ PHI

BTC trao giải cho các đội.

Văn nghệ chào mừng hội thi.

Quang cảnh hội thi.

Sôi nổi, ấn tượng với phần thi tiểu phẩm.

TRUNG TÂM TT-GDSK PHỐI HỢP TỔ CHỨC HỘI THI TÌM HIỂU KIẾN THỨC Y TẾ HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TH HẢI NAM TP.VŨNG TÀU

hộ gia đình của 30 xã trong toàn tinh từ tháng 10 đến nay cho thấy lệ dùng muối I ốt chi đạt 67,3% và tỷ lệ dùng muối I ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh chi là 42%. Các chi số trên là một thực tế báo hiệu các rối loạn do thiếu hụt I ốt đang hiện hữu trở lại. Đây là một thực trạng rất đáng báo động liên quan đến sự phát triển giống nòi, thể chất và trí tuệ của cả một thế hệ tương lai do thiếu hụt I ốt.

Bs. Lê Thị Hải Yến – Thư ký chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt của tinh cho biết: “Nguyên nhân của tình trạng nói trên là do chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt không còn được sự đầu tư, quan tâm đúng mức như trước và đang được hoạt động lồng ghép trong Đề án Quốc gia về dinh dưỡng của tinh nên một số hoạt động chuyên biệt của chương trình không được triển khai; Việc cung cấp KIO 3

từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho các cơ sở sản xuất muối I ốt chi đảm bảo được 50% lượng muối I ốt sản xuất cung cấp cho người dân trong tinh; việc tuyên truyền hầu như không có kinh phí thực hiện nên ý thức người dân lơ là không coi trọng vai trò của việc dùng muối I ốt để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển. Đồng thời hoạt động giám sát chất lượng muối I ốt cũng không được triển khai thường xuyên do thiếu kinh phí hoạt động.Để người dân tăng cường sử dụng muối I ốt:

Vấn đề then chốt hiện nay đó là phải đảm bảo nguồn cung ứng KIO3 cho hệ thống sản xuất muối ăn một cách đầy đủ, ổn định và bền vững.

Chính phủ cần có sự hỗ trợ về chính sách khuyến khích cũng như ban hành các quy định yêu cầu các đơn vị sản xuất tạo ra các chế phẩm mặn sử dụng cho người ăn nhất thiết phải được I ốt hóa, đa dạng hóa các sản phẩm chứa I ốt như bổ sung I ốt vào nước mắm, nước tương...

Cần quan tâm đầu tư kinh phí cũng như tăng cường phối hợp liên ngành cho hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt.

Bs. TRẦN THANH BÌNHTrung tâm Y tê Dự phòng tỉnh

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GU

YỄN

N L

ON

G

Báo động tình trạng...(Tiêp theo trang 15)

Muối ăn là phương tiện hữu hiệu nhất để bổ sung I ốt cho cơ thể con người. Anh: THÊ PHI

DƯ PHONG CHU ĐÔNG, TICH CƯC

18

Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1994, sau hơn 20 năm xây dựng và phát

triển, bộ mặt TTYT huyện Châu Đức đã có nhiều thay đổi, đặc biệt công tác khám, điều trị và phòng chống dịch bệnh đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu và mong mỏi của người dân trên địa bàn.

Những năm đầu khi mới thành lập, mạng lưới y tế huyện Châu Đức vừa thiếu vừa yếu cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị lẫn công tác chuyên môn. Cụ thể, trong 12 trạm y tế, chi có 50% trạm có trụ sở làm việc, còn lại 50% phải mượn tạm cơ sở của các đơn vị khác sử dụng. Hầu hết các trạm y tế đều chưa có bác sĩ. Riêng TTYT huyện Châu Đức, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế cũng chi khoảng hơn 40 người. Cơ sở vật chất ban đầu mới chi có 2 phòng khám bệnh, 1 phòng sản và 1 phòng cận lâm sàng, số giường bệnh khoảng 30 giường.

Bác sĩ Lê Văn Huấn - Phó giám đốc TTYT huyện Châu Đức cho biết: “Giai đoạn đầu khi trung tâm mới đi vào hoạt động mọi thứ rất khó khăn. Đội ngũ y, bác sĩ vừa thiếu lại vừa yếu. Chi có 9 bác sĩ nhưng phải quản lý một địa bàn hết sức rộng lớn, với mặt bằng dân trí chưa phát triển… Tuy nhiên, tập thể cán bộ, Y, bác sĩ

Trung tâm đã hết sức nỗ lực, từng bước phấn đấu vượt qua mọi khó khăn vươn lên như ngày hôm nay”.

Được sự quan tâm đầu tư của tinh, huyện và Sở Y tế, TTYT huyện Châu Đức dần vượt qua khó khăn, cơ sở vật chất được mở rộng, máy móc, trang thiết bị y tế dần được đầu tư phục vụ ngày càng tốt hơn cho người bệnh và thân nhân người bệnh. Từ năm 2010 đến nay, số giường bệnh của TTYT Châu Đức được nâng lên 80 giường, với gần 140 biên chế. Nếu như năm

1994, toàn huyện mới chi có khoảng 100 y, bác sĩ thì đến nay con số đó đã tăng lên gần 260 người. Công suất sử dụng giường bệnh tại TTYT huyện đạt gần 53%. Trong 16 trạm y tế có 50% trạm có bác sĩ, hơn 50% trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo tiêu chí mới của Bộ Y tế. Các trạm y tế xã, thị trấn đều thực hiện tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu. Công tác phòng chống dịch bệnh được tiến hành chủ động. Nhiều bệnh dịch nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi như: dịch

TRUNG TÂM Y TÊ CHÂU ĐỨC:

Tập trung phát triển chuyên môn nâng cao chất lượng phục vụ

Khám Tai - Mũi - Họng tại TTYT huyện Châu Đức. Anh: THÊ PHI

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BÊNH

19

tả, sốt rét, uốn ván sơ sinh, cúm A/H1N1... Nhiều khoa mới được thành lập như: Khoa Ngoại - Phòng mổ, Khoa Khám bệnh - Cấp cứu, Khoa Cận Lâm sàng, Khoa Dược. Ngoài ra, Trung tâm còn có Đội Y tế dự phòng và Đội chăm sóc sức khỏe sinh sản chuyên làm nhiệm vụ phòng chống dịch, triển khai các chương trình Y tế. Đội ngũ nhân viên y tế của huyện thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Những năm gần đây, các bác sĩ của TTYT Châu Đức đã thực hiện được các phẫu thuật phức tạp mà không phải chuyển lên tuyến trên như: nối đứt gân, nối gãy xương, đồng thời có thể thực hiện được các ca mổ ruột thừa, mổ cấp cứu... Công tác khám, chữa bệnh có sự tiến bộ vượt bậc, trình độ chuyên môn, tay nghề của cán bộ y tế ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được đầu tư tốt đã tạo điều kiện cho việc chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời và cứu sống nhiều người bệnh, từ đó hạn chế việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, mang lại niềm tin cho nhân dân trong huyện, góp phần làm

giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến tinh, trung ương.

Bà Thái Thị Lan - người dân xã Kim Long đã nhận xét về chất lượng KCB của Trung tâm: “Trước đây những trường hợp bệnh nhẹ, uống thuốc sơ sơ là khỏi tui mới đến điều trị tại trung tâm Y tế huyện, bệnh nặng tui lên thẳng tuyến trên. Còn giờ, bệnh nặng, bệnh nhẹ gì tui cũng tin tưởng đến Trung tâm Y tế khám, điều trị, vì tui thấy các y, bác sĩ tận tình, chu đáo, trị bệnh rất hiệu quả, tội gì đi xa cho nó vất vả”.

Anh Lê Văn Hưng – một bệnh nhân đang điều trị tại TTYT huyện Châu Đức cũng có chung suy nghĩ: “Nhiều lần đến khám và điều trị tại TTYT huyện, tôi nhận thấy chất lượng khám và chữa bệnh của Trung tâm ngày càng được cải thiện. Các thủ tục nhập, xuất viện cũng đơn giản hơn, thái độ phục vụ cũng tốt hơn và nhất là nhiều ca bệnh khó trước giờ phải chuyển lên tuyến trên thì nay Trung tâm đã giữ lại điều trị và điều trị rất hiệu quả”.

Để có được sự tin yêu của người dân huyện nhà, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng KCB, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, TTYT huyện Châu Đức còn đặc biệt coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ. Không chi cán bộ mà bất cứ nhân viên nào cũng đều phải coi Y Đức là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

Từ những kết quả đạt được, trong thời gian tới, toàn thể CBCCVC Trung tâm Y tế huyện Châu Đức quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của ngành: tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục CBCCVC nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp vì sức khỏe của người dân và cộng đồng; cải cách hành chính, sửa đổi lề lối làm việc, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; thực hiện tốt đề án 1816 và quy tắc ứng xử của nhân viên y tế với người bệnh. Tuy nhiên, để việc thực hiện các nhiệm vụ trên đạt hiệu quả cao, TTYT huyện Châu Đức đang rất cần được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới do cơ sở đã bị xuống cấp sau hơn 20 năm sử dụng, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

HÀ MY

Thư giãn

Lo xaBà vợ đi kế hoạch hóa về, ông

chồng hỏi kết quả. Bà vợ trả lời:-Hết vòng nhựa, bác sĩ đã đặt

vòng inox, cũng đảm bảo an toàn!-Thôi, bà mau đi tháo nó ra ngay

giùm tôi!-Sao lạ vậy?-Vợ chồng mình là nông dân,

mùa mưa bão là mùa cấy gặt, bà lom khom dưới ruộng là sét đánh như chơi!

-!!!

Bí quyết làm giàuNhà báo phỏng vấn một nữ

doanh nghiệp giàu có:

-Bắt đầu từ đâu mà cô có tài sản khổng lồ này?

-Từ hai bàn tay trắng!-Tuyệt quá! Cô có thể cho biết

bí quyết của sự thành công không?-Đơn giản, tôi tìm đến nhà tỷ

phú già, kết hôn với ông ấy. Ba năm sau, ông ấy chết và cơ ngơi và tài sản thuộc về tôi!

-???

Sáng kiếnTheo thông lệ của bệnh viện,

mỗi ngày vị bác sĩ trực phải đi quanh một vòng thăm nhưng bệnh nhân đang điều trị. Tới bên một giường trống, bác sĩ hỏi cô y tá:

-Cái ông mới vào nằm ở giường này đâu rồi?

-Dạ thưa, ông ấy cứ kêu lạnh hoài nên em cho nằm chung với một ông khác đang bị sốt cao ở phòng bên.

-???

Yên tâmVợ chồng nhà nọ nổi tiếng keo

kiệt. Bữa nọ làm cơm đãi khách, chồng bảo:

-Bà nhớ mang hai chai rượu ngoại Chivas 18 ra đây nhé!

-Ông không điên đấy chứ? Cả mấy triệu bạc một chai mà ông dám đãi phí vậy à?

-Bà cứ yên tâm! Bác sĩ bảo khách mình phải kiêng rượu kia mà!

-!!!HỒ THỊ THU HẰNG

Đà Nẵng

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BÊNH

20

TRANG TIN HOẠT ĐÔNG

Ngày 04 tháng 12 năm 2015, Sở Y tế tinh BR-VT tiến hành họp rà soát việc triển khai

thực hiện quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” dưới sự chủ trì của Bs. Võ Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở Y tế. Tham dự có đại diện lãnh đạo các phòng chức năng thuộc Sở Y tế; đại diện lãnh đạo, trưởng phòng điều dưỡng, trưởng khoa khám bệnh, trưởng phòng TCHCQT các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

Tại hội nghị, Sở Y tế đã tiến hành rà soát việc thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” trong thời gian qua như: Thành lập ban chi đạo; Công tác tập huấn cho cán bộ y tế; Thành lập các

bộ phận chăm sóc “khách hàng”; Trang phục của cán bộ y tế theo quy định; Tiếp tục thực hiện “đường dây nóng”; Duy trì, củng cố hòm thư góp ý; Triển khai điểm Đề án “Tiếp sức người bệnh trong bệnh viện” tại TTYT huyện Long Điền; Xây dựng phong cách, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực; Tổ chức ký cam kết, thực hiện các nội dung cam kết. Triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng năm; Công tác truyền thông;…

Tại buổi làm việc, các đơn vị cũng đã thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các nội dung theo kế hoạch, qua đó, Sở Y tế đã có ý kiến giải quyết cũng như chi đạo thực hiện, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới phù hợp với đặc thù của từng đơn vị và điều kiện thực tế tại địa phương.

Kết luận hội nghị Bs. Võ Văn Hùng chi đạo các đơn vị tích cực triển khai đầy đủ các nội dung “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phải được duy trì thành nề nếp, thường xuyên, liên tục nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế giúp cán bộ y tế rèn luyện kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử trong các tình huống giao tiếp với người bệnh; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế; xây dựng phong cách thái độ phục vụ văn minh, thân thiện.

Tin, anh: PHƯƠNG THỦY

SỞ Y TÊ TỈNH BR-VT:

Triển khai Kế hoạch thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

Quang cảnh buổi họp.

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GU

YỄN

N L

ON

G

21

Ngày 16/12/2015 Sở Y tế tinh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lớp tập huấn công tác phòng, chống thiên tai năm 2015-2016. Tham gia

lớp tập huấn có Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ và cán bộ phụ trách công tác thiên tai của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

Trao đổi tại lớp tập huấn, Ông Nguyễn Ngọc Lộc – Chánh Văn Phòng Ban chi huy Phòng, chống thiên tai và Phòng chống cháy nổ tinh đã phổ biến đến các học viên những quy định pháp luật và các loại hình thiên tai; giới thiệu cơ cấu tổ chức các cơ quan chi đạo, chi huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; hướng dẫn phương án phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

Cũng tại lớp tập huấn BS. Nguyễn Viết Điện – Phó phòng nghiệp Vụ Y Sở Y tế hướng dẫn thêm cho các học viên xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc thù của từng đơn vị và tình hình thực tế tại địa phương.

Nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao kỹ năng tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng

cho đội ngũ cộng tác viên tại cơ sở, ngày 02 tháng 12 năm 2015, TTYT huyện Xuyên Mộc tổ chức lớp tập huấn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho 101 người là cộng tác viên phòng chống suy dinh dưỡng của 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Về tham gia lớp tập huấn, các cộng tác viên được nghe Bác sỹ Hồ Hải - Giám đốc TTYT huyện Xuyên Mộc cung cấp các nội dung trọng tâm như: Khái niệm về suy dinh dưỡng trẻ em ở cả 02 thể nhẹ cân và thấp còi, các biểu hiện, nguyên nhân, cách phát hiện sớm trẻ em bị suy dinh dưỡng và những giải pháp can thiệp khi phát hiện trẻ suy dinh dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Báo cáo viên cũng tập trung trao đổi về các hoạt động dinh dưỡng ở cấp xã, phường, thị trấn của đội ngũ cộng tác viên như cách tư vấn hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, tư vấn cho phụ nữ có thai

và phụ nữ sau sinh biết cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 7, không cai sữa trước 12 tháng; Cung cấp đủ VitaminA cho trẻ em dưới 36 tháng và bà mẹ sau sinh 1 tháng; Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tốt hơn trong và sau khi mắc bệnh; Vệ sinh phòng chống nhiễm giun; Cân trẻ dưới 2 tuổi và chấm biểu đồ tăng trưởng đảm bảo chính xác … Ban tổ chức lớp tập huấn đã hướng dẫn cho các học viên làm bài thực hành chấm biểu đồ cân nặng và biểu đồ chiều cao cho trẻ để giúp cho học viên nắm vững

Sở Y tế tỉnh BR-VT tập huấn công tác phòng chống thiên tai

Sau lớp tập huấn các học viên được cập nhật đầy đủ các kiến thức cần thiết, có thể vận dụng vào thực tiễn công tác phòng, chống thiên tai tại đơn vị, giúp khắc phục nhanh nhất những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cộng đồng góp phần thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai chung của toàn ngành.

Tin, anh: PHƯƠNG THỦY

Bs. Nguyễn Viết Điện – Phó phòng NVY Sở Y tế hướng dẫn cách thức xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.

TTYT HUYỆN XUYÊN MỘC:

Tập huấn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Bs. Hồ Hải, GĐ TTYT

huyện Xuyên Mộc – Báo cáo viên

của lớp tập huấn.

kiến thức khi về tham gia thực hiện nhiệm vụ tại địa phương .

Sau buổi tập huấn, các cộng tác viên sẽ là các tuyên truyền viên tích cực cùng địa phương thực hiện các mục tiêu của Chương trình phòng chống SDD đến năm 2015, đến năm 2020 là giảm ti lệ SDD thể nhẹ cân xuống 14% năm 2015 và xuống dưới 10% năm 2020; Giảm ti lệ SDD thể thấp còi xuống dưới 25% năm 2015, xuống dưới 20% năm 2020 và khống chế ti lệ thừa cân béo phì ở mức dưới 5%.

Tin, anh: NGUYỄN THỊ NHÂM

TRANG TIN HOẠT ĐÔNG

22

Hội thi tìm hiểu kiến thức Y tế học đườngSáng 05/12 Trung tâm Truyền thông –GDSK phối

hợp với trường tiểu học Hải Nam, phường 12, TP. Vũng Tàu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức y

tế học đường”. Tham dự có đại diện phòng Giáo dục TP. Vũng Tàu, Ban giám hiệu, Hội phụ huynh cùng toàn thể giáo viên, học sinh khối 3, 4, 5 của trường.

Hội thi gồm 3 đội chơi, đại diện cho từng khối lớp, mỗi đội có 6 thành viên. Thông qua 2 phần thi: phần chào hỏi giới thiệu về các thành viên, những nét nổi bật của đội; Phần tiểu phẩm nội dung xoay quanh các chủ đề về y tế học đường. Thông qua hình thức sân khấu hóa: hò, vè, ca kịch... các đội đã khéo léo đề cập đến các bệnh, dịch thường xảy ra ở địa phương, trong môi trường học đường như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cận thị, cong vẹo cột sống... qua đó truyền tải nội dung tuyên truyền và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, xử trí phù hợp.

Kết thúc Hội thi, Ban giám khảo đã có phần nhận xét, đánh giá, định hướng lại các nội dung tuyên truyền cho

Ngày 07 tháng 12 năm 2015, bệnh viện Mắt tinh BR-VT tổ chức Hội nghị khoa học

kĩ thuật năm 2015. Đến dự có Bs. Võ Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch HĐKHCN ngành Y tế, cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, đại diện Hội Thầy thuốc trẻ tinh BR-VT và Công đoàn Ngành Y tế.

Tham gia hội nghị khoa học năm nay có 10 đề tài nghiên cứu khoa

phù hợp và trao giải cho các đội chơi với cơ cấu: giải Nhất: 1 triệu đồng, giải Nhì: 600 ngàn đồng và giải Ba là 400 ngàn đồng.

Được biết, Hội thi là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của “mô hình điểm” được ký kết triển khai trong 2 năm (2014 và 2015), giữa Trung tâm Truyền thông GDSK tinh và trường tiểu học Hải Nam, nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả phối hợp chăm sóc sức khỏe học sinh, xây dựng mô hình trường học nâng cao sức khỏe.

PHƯƠNG LINH

Tiểu phẩm về “cận thị học đường” của học sinh khối 4 trường Tiểu học Hải Nam tại Hội thi. Anh: THÊ PHI

Bệnh viện Mắt tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2015

học được báo cáo với nhiều nội dung mang tính ứng dụng cao như: “Nghiên cứu đánh giá các bệnh gây mù có thể phòng tránh được tại BR-VT năm 2015”, “Đánh giá hiệu quả phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi, điều trị sụp mi tuổi già tại bệnh viện Mắt tinh BR-VT năm 2015”, “Đánh giá hiệu quả kiểm soát viêm của thuốc nhỏ NSAID kết hợp Sterocorticoid trên bệnh nhân đái tháo đường sau phẫu thuật phaco”, “So sánh kết quả đo bề dày trung tâm

giác mạc giữa Pentacam, AS-OCT, Ultrasound Pachymetry”, “Đánh giá hiệu quả làm sạch khuẩn ở cùng đồ mắt phẫu thuật Phaco bằng kháng sinh nhỏ mắt nhóm Quinolon tại bệnh viện Mắt BR-VT”. Hội nghị đã tổ chức thành công và có chất lương cao. Các đề tài trình bày đi vào các vấn đề thực tiễn trong công tác nhãn khoa được sự quan tâm của các đại biểu và được thảo luận sôi nổi.

Được biết, đây là hội nghị khoa học thường niên để chia sẻ kết quả các nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ đơn vị và đồng nghiệp. Hội nghị Khoa học kỹ thuật cũng là một nguồn động viên giúp mọi người dành tâm huyết cho công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ khoa học vào công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh, nhằm nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc mắt cho nhân dân.

Tin, anh: PHƯƠNG THỦY

Bs. Nguyễn Viết Giáp – GĐ BV Mắt phát biểu tại Hội nghị.

TRANG TIN HOẠT ĐÔNG

23

Tập huấn nâng cao năng lực phòng chống tác hại của thuốc lá

Từ ngày 7-9/12, tại Trường Trung cấp Y tế tinh BR-VT, Ban chi đạo phòng

chống tác hại của thuốc lá tinh BR-VT tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tinh. Tham dự tập huấn có gần 200 học viên là những người đang công tác tại các ngành như công an, hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường, thanh tra các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các xã/phường/thị trấn; cán bộ phụ trách chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá các sở, ban ngành trên địa bàn tinh; BCĐ phòng chống tác hại của thuốc lá tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được Bs. Nguyễn Văn Lên – Giám đốc Trung tâm TT-GDSK cung cấp kiến thức về tác hại của thuốc lá, gánh nặng bệnh tật, kinh tế do thuốc lá gây ra; phổ biến các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; cập nhật các chế phẩm thuốc lá đặc biệt khác...

Bên cạnh đó, lớp tập huấn còn thảo luận nội quy, quy chế cấm hút thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị để tiến đến xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc, góp phần thực thi nghiêm túc Luật Phòng chống tác hại thuốc lá.

Được biết đây là một trong những hoạt động trong dự án phòng chống tác hại của thuốc lá tinh BR - VT

Tin, anh: XUÂN LÊ

Từ ngày 14-17/12, Ban chi đạo phòng chống tác hại của thuốc lá tinh tổ chức giám sát công

tác phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tinh, tập trung vào các cơ sở y tế và trường học.

Nội dung giám sát: công tác xây dựng kế hoạch, thành lập ban chi đạo, lồng ghép nội dung phòng chống tác

hại thuốc lá trong nội quy, quy chế, bình xét thi đua khen thưởng của các đơn vị; triển khai tập huấn, nói chuyện sức khỏe về phòng chống tác hại của thuốc lá, treo biển cấm hút thuốc, pano, băng rôn tuyên truyền và các hồ sơ liên quan.

Nhìn chung, các đơn vị được kiểm tra, giám sát đều thực hiện khá tốt

các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá tại đơn vị; tại các hành lang của bệnh viện, trường học và các khoa, phòng làm việc đều có biển cấm hút thuốc lá, nội quy cấm hút thuốc lá cũng được ban hành và niêm yết; một số đơn vị đã tổ chức ký cam kết không hút thuốc lá trong cơ quan cho toàn thể cán bộ, nhân viên.

Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng đề nghị với lãnh đạo các đơn vị cần thực hiện công tác phòng chống tác hại của thuốc lá một cách thường xuyên, liên tục; niêm yết các biển cấm thuốc lá, cũng như nội quy cấm hút thuốc lá tại nhiều địa điểm hơn và ở những nơi dễ quan sát; tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở để nâng cao ý thức “không hút thuốc lá”của người đến thăm khám tại cơ sở y tế, cũng như đến liên hệ công tác; cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban chi đạo để giám sát thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tin, ảnh: XUÂN LÊ

Giám sát hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn

Đoàn giám sát đang kiểm tra việc thực hiện các bảng niêm yết “cấm hút thuốc lá” tại bệnh viện Bà Rịa.

Đoàn giám sát đang làm việc tại TTYT Long Điền về công tác triển khai Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Học viên tích cực tham gia thảo luận.

Bs. Nguyễn Văn Lên – GĐ Trung tâm TT-GDSK – báo cáo viên tại lớp tập huấn.

TRANG TIN HOẠT ĐÔNG

24

Để tuyên truyền về tầm quan trọng của hoạt động “đơn vị chăm sóc khách hàng”,

“nhóm tiếp sức người bệnh” trong việc thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và trao đổi những thông tin liên quan đến hoạt động, trách nhiệm và quyền lợi của “đơn vị chăm sóc khách hàng”, “nhóm tiếp sức người bệnh” tại một số cơ sở y tế trong tinh BRVT, đồng thời, hướng dẫn triển khai thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ của bộ phận công tác xã hội của bệnh viện và Thông tư 25/2015/TT-BYT ngày 01/10/2015 của BYT, quy định về hòm thư góp ý tại các cơ sở y tế, vào lúc 8 giờ, ngày 23/12/2015 tại TTYT huyện Long Điền, Sở Y tế tinh BRVT tổ chức Hội nghị “ Triển khai các thông tư của Bộ Y tế về đơn vị chăm sóc khách hàng, hòm thư góp ý và lễ ra mắt tổ chăm sóc khách hàng, nhóm tiếp sức người bệnh của TTYT huyện Long Điền”.

Tham dự Hội nghị có Bs. Trương Đình Chính – Trưởng phòng nghiệp vụ Y – Sở Y tế, cùng lãnh đạo, trưởng phòng chức năng, đoàn thanh niên, câu lạc bộ thầy thuốc trẻ của các bệnh viện, trung tâm chức năng tuyến tinh,

các trung tâm y tế huyện, thành phố. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các đơn vị: TTYT Vietsovpetro, bệnh xá quân y, bệnh xá công an, bệnh xá bộ đội biên phòng, bệnh xá hải quân, ban bảo vệ Sức khỏe cán bộ (Tinh ủy) và đại diện của các phòng ban trực thuộc UBND huyện Long Điền.

Tại Hội nghị, Bs. Trương Đình Chính – Trưởng Phòng NVY Sở Y tế đã triển khai, hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng nội dung các thông tư liên quan đến “Tổ chăm sóc khách hàng”; bộ phận “Công tác xã hội”, “Đội tiếp sức người bệnh”... Thực hiện kế hoạch đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Cũng tại Hội nghị này, Bs. Nguyễn Viết Giáp – Giám đốc bệnh viện Mắt và Đồng chí Trần Phan Anh – Phó Bí thư đoàn TNCSHCM bệnh viện Lê Lợi đã chia sẻ với hội nghị những hoạt động rất thiết thực và hiệu quả đạt được từ việc triển khai “ Tổ chăm sóc khách hàng”, “ Đội tiếp sức người bệnh” tại hai đơn vị này.

Nhân dịp này, “ Tổ chăm sóc khách hàng” và “ Đội tiếp sức người bệnh” của TTYT huyện Long Điền đã được ra mắt và kí giao ước với Giám

Hội nghị triển khai thông tư của Bộ Y tế về Tổ công tác xã hội, đơn vị chăm sóc khách hàng, hòm thư góp ý

đốc về việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Sau Hội nghị, các đại biểu đã cùng tham quan cơ sở vật chất, các hoạt động của TTYT Long Điền, đồng thời chứng kiến quy trình mở “hòm thư góp ý” của TTYT Long Điền, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, cách thu thập thông tin có giá trị từ những ý kiến đóng góp của người bệnh, người dân.

Hy vọng trong thời gian tới, TTYT huyện Long Điền cũng như các đơn vị y tế tinh nhà sẽ làm tốt hơn nữa vai trò của mình, đúng như khẩu hiệu: “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”.

KIÊN NHẪNTTYT huyện Long Điền

Quang cảnh Hội nghị.

Anh: THÊ PHI

Bs. Trương Đình Chính - TP NVY Sở Y tế (bên phải), chứng kiến ký kết giữa đại diện “Tổ chăm sóc khách hàng” với Giám đốc của TTYT Long Điền. Anh: THÊ PHI

ChiềuEm ơi, buồn ấy đã chiềuMặt trời nhuộm bóng con diều đỏ gayTuổi thơ chết giữa đồng mâyTôi làm người lớn đợi ngày sơ sinh

RétHôm nay bỗng rét lạ thườngThắp lên chưa nổi vài đường ấm môiThì thôi kỷ niệm yên ngồiNghe em kể lại một thời ta yêu.

HUỲNH XUÂN TÙNG

HƯỚNG TỚI SƯ HÀI LONG CUA NGƯỜI BÊNH

25

Ngày 25/12 tại Hội trường Khách sạn Hoa Phượng Đỏ - Thành phố Vũng Tàu, Trung

tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức hội thi ‘Tìm hiểu kiến thức ATVSTP của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tinh BR-VT” năm 2015.

Tham gia hội thi có 7 đội thi đại diện cho các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố của 7 huyện, thành phố trên địa bàn tinh. Các đội thi đã trải qua 3 phần thi: chào hỏi, kiến thức, tiểu phẩm. Nội dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan đến ATVSTP nhất là loại hình kinh doanh thức ăn đường phố; các phương pháp bảo quản thực phẩm an toàn; những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao.

Tại lễ mít tinh, đại diện lãnh đạo Sở Y tế khẳng định, sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn

trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y khi được kê đơn và điều trị đúng. Tuy nhiên, những loại thuốc kháng sinh này đã được sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo

Hội thi tìm hiểu kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2015

Hội thi là dịp để các chủ cơ sở, nhân viên thuộc cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố nâng cao kiến thức hiểu biết về ATVSTP; đồng thời cũng nâng cao khả năng tuyên truyền về ATVSTP rộng rãi trong cộng đồng tạo hiệu ứng lan tỏa nhằm hạn chế mức thấp nhất những tác hại của thực phẩm không an toàn gây ảnh hưởng

đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng và cộng đồng

Kết quả hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi huyện Đất Đỏ; giải Nhì cho đội thi TP.Vũng Tàu; giải Ba cho đội thi Châu Đức; đồng giải khuyến khích là huyện Long Điền, Xuyên Mộc, Tân Thành và TP. Bà Rịa. Tin, anh: XUÂN LÊ

Ban giám khảo cho điểm trực tiếp từng phần thi của các đội.

Phần thi chào hỏi, giới thiệu của đội huyện Đất Đỏ.

Sở Y tế tổ chức mít tinh hưởng ứng Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốcHưởng ứng Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc, sáng 25/12, Sở Y tế tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc năm 2015 với chủ đề “Không hành động hôm nay- ngày mai không thuốc chữa” và kí cam kết phòng, chống kháng thuốc giữa các đơn vị trong ngành Y tế với Sở Y tế.

điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chi là mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội đối với sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh phải đối mặt với tốc

độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

Tại lễ mít tinh, các Sở, Ngành ký thỏa thuận cam kết đa ngành cùng phòng chống kháng thuốc; Các bệnh viện, cơ sở y tế trong tinh cũng ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm tại đơn vị mình.

Tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong môi trường y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường; đồng thời tạo động lực thúc đẩy cộng đồng và cán bộ y tế quan tâm, chia sẻ và cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người; đặc biệt là tuyên truyền, vận động lấy được một triệu chữ ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

THANH HOÀI

Bs. Võ Văn Hùng – PGĐ Sở Y tế phát biểu tại buổi mittinh. Anh: THANH AN

TRANG TIN HOẠT ĐÔNG

26

Kiến cò còn có tên gọi khác là Nam Uy linh tiên, Bạch hạc

Bộ phận dùng: Rễ, Lá và phần cây trên mặt đất. Lá thu hái quanh năm, Rễ đào vào mùa đông, dùng tươi hay phơi khô đều được.

Nơi sống và thu hái: Là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nhìn như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa vào tháng 8

Thành phần hoá học: Trong rễ có hoạt chất rhinacanthin, gần giống acid chrysophanic và acid frangulic.

Tính vị, tác dụng: Theo y học cổ truyền, cây kiến cò có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây kiến cò chữa các bệnh ngoài da như: eczema, hắc lào, lang ben. Chữa đau thần kinh tọa do lạnh, trị đau nhức khớp do phong hàn thấp. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc

sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, ngâm trong rượu, dấm để làm thuốc trị bệnh nấm da.

Ðơn thuốc:1. Chữa eczema, hắc lào, lang

ben: Rễ cây kiến cò 100g hoặc 200g lá thân thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ hoặc lá thân cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi.

2. Chữa đau thần kinh tọa do lạnh: rễ cây kiến cò 8g (thân lá kiến cò 12g) rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm

đau. Uống 10 - 15 thang.

3. Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp): Rễ cây kiến cò 12g (thân lá kiến cò 16g), thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chi 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang

ThS. VŨ THANH HIỀNSở Y tê

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 4546/UBND-VP ngày 04/7/2013 của UBND tỉnh, “Kế hoạch phát triển Y, Dược học cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020” và góp phần đạt Bộ tiêu chí Quốc gia Y tế xã giai đoạn 2011 – 2020,

Bản tin Sức khỏe BR-VT xin giới thiệu danh mục, công dụng của 60 cây thuốc Nam tuyến xã.

Cây kiến cò

Y HỌC CỔ TRUYỀN

27

Theo y học cổ truyền sốt xuất huyết thuộc ngoại cảm phong nhiệt thuộc ôn bệnh, còn gọi

ngoại cảm ôn tà, bệnh chứng thiên về sốt cao làm tổn thương phần âm “tân dịch”, nguyên nhân liên quan xuất huyết phần nhiều do hỏa thịnh âm hư. Phép trị chủ yếu tân lương giải biểu, thanh nội nhiệt, dưỡng âm, cầm huyết, thư cơ, nên vừa giải phóng nhiệt vừa cố giữ đến phần âm, thanh hỏa mà huyết cầm, giải nhiệt tà đau mỏi sẽ giảm... Bên cạnh điều trị theo chi định của thầy thuốc, dưới góc độ Y học cổ truyền cần phối hợp món ăn bổ âm mát huyết, thanh hỏa dễ tiêu phù hợp từng giai đoạn bệnh là rất cần thiết để phòng trị căn bệnh này:

Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện sốt cao liên tục, khát nước, đau mỏi cơ khớp. (chưa biểu hiện xuất huyết). Phép trị chủ yếu thanh nhiệt dưỡng âm, giải độc.

“Cháo đậu xanh” gồm: đậu xanh 200g, gạo mới 100, lá tre 100g nấu lấy nước nấu cháo, gia vị vừa đủ nấu cháo loãng ăn ngày vài lần.

“Cháo trai đồng đậu xanh” gồm: thịt trai đồng, gạo mới, đậu xanh, rau mùi, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn.

“Canh ngao nấu khê” gồm: thịt ngao, cà chua, khế chua, giá đậu, rau ngổ, hành ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

“Chè đậu ván” gồm: đậu ván ngâm nước nóng qua đêm bỏ vỏ ngoài 100g, bột sắn dây 30g, đường cát vừa đủ nấu chè ăn.

Ngoài ra tăng cường uống nước mía ép, uống nước cam, chanh, bưởi, sơ ri, nước trái cây tươi, nước dừa, nước atiso. Nếu khó tiểu bụng đầy uống nước mã đề, râu ngô, diệp hạ châu. Nếu đau nhức nhiều uống nước bột sắn dây đều tốt. Nếu sốt cao nổi ban nhiều uống thêm nước rau dấp cá, nếu tiểu tiện ra máu uống nước rễ tranh.

Giai đoạn sốt lui: Biểu hiện sốt nhẹ, miệng khô, khát, mệt mỏi, bứt rứt, khó ngủ, tiểu vàng ít. Phép trị thanh nhiệt sinh tân, dưỡng âm, ích khí, cầm huyết, tốt nhất nên dùng bài sau:

“Trai đồng nấu ngót” gồm: thịt trai đồng, hoặc thịt ngao, cà chua, thì là, rau răm, hành ngò gia vị nấu canh.

“Thịt vịt hầm củ sen” gồm: thịt vịt, củ sen, cà rốt, nấm mèo, nấm rơm, khoai tây, gừng, hành, ngò, gia vị vừa đủ hầm ăn.

“Chè đậu đen”gồm: đậu đen, đậu xanh, nấm mèo, đường cát vừa đủ nấu chè ăn.

“Canh cá diêc rau má”: Cá diếc nướng lấy thịt, rau má, gừng, hành, ngò, gia vị vừa đủ nấu canh ăn nhiều lần.

Ngoài ra tăng cường ăn món canh bí đao thịt vịt, khổ qua nhồi thịt, canh trứng cút nấu cà chua, cháo lươn, canh rau má thịt bầm… cam, quít, bưởi, nước mía, dưa hấu, nước rau má, nước trái cây tươi.

Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hết sốt, các nốt xuất huyết lặn dần, người bệnh mệt mỏi, ăn kém. Phép trị dưỡng âm, bổ khí huyết, nâng cao thể trạng, giải dư nhiệt độc.

“Cháo lươn đậu xanh” gồm: thịt lươn, gạo mới, đậu xanh, giá đậu,, hành, ngò, gia vị vừa đủ nấu ăn.

“Canh khoai mỡ” gồm: khoai mỡ, thịt heo bầm, hành ngò, mắm, muối vừa đủ nấu canh ăn.

-“Súp gà ác đậu đen” gồm: thịt gà ác con, đậu đen, nấm đông cô, hành ngò, mắm, muối, gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn.

“Canh khổ qua nhồi thịt” gồm: thịt heo bằm nhỏ, nấm nèo thái nhỏ, đậu phu, tiêu, hành, ngò, gia vị trộn đều nhồi vào trái khổ qua nấu canh ăn.

Ngoài ra tăng cường ăn món như: Canh cua rau; Canh cá thát lát nấu hoa lý; Nấu chè, nấu cháo đậu đen hoặc đậu xanh đều tốt.

Phòng trị bệnh sốt xuất huyết bằng ăn uống cần lưu ý nên kiêng và hạn chế thức ăn khô, cay nóng quá như tiêu, tỏi, ớt, gừng, nghệ, cà ri, thức chiên, xào nhiều dầu mỡ và thịt, cá kho mặn, nước trà đặc, cà phê, ca cao... Nếu đang sốt cao hạn chế ăn (đạm) động vật thay bằng đạm thực vật như các loại đậu.

Lương y MINH PHÚC

Món ăn bài thuốc hô trơ phòng, trị sốt xuất huyết

Y HỌC CỔ TRUYỀN

28

Cúm A/H7N9 là bệnh nguy hiểm, mới nổi, diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và

trong thời gian qua đã xuất hiện ở một số nước, đặc biệt là ở Trung Quốc và có nhiều trường hợp bị tử vong. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, việc đi lại và giao thương giữa các nước rất thuận lợi, nhất là Trung Quốc lại có đường biên giới rất dài với Việt Nam, tình hình kiểm soát việc buôn bán gia cầm qua biên giới gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, dịp lễ, tết lượng gia cầm tiêu thụ sẽ tăng lên rất cao, nguy cơ lây bệnh cúm từ gia cầm sang người là rất lớn nếu chúng ta không chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa tích cực, hiệu quả. Bệnh cúm A/H7N9 là gì?

Là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do vi rút cúm A/H7N9 có nguồn gốc từ gia cầm gây nên. Bệnh thường diễn tiến rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh cúm A/H7N9 lây truyền như thế nào?

Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu biết rõ ràng và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm này từ người sang người. Tuy nhiên, đa số các ca bệnh cúm A/H7N9 được phát hiện đều có tiếp xúc gần với các loại gia cầm bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9.

Các triệu chứng của bệnh nhân cúm A/ H7N9

Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học nhận thấy biểu hiện ban đầu của bệnh nhân cúm A/H7N9 thường là có sốt cao 39 – 40 độ C; đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng, ho và

có biểu hiện tức ngực, khó thở tăng dần, các biểu hiện suy hô hấp như: tím môi, tím đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp. Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Về các biện pháp phòng bệnh: Hiện nay bệnh cúm A/H7N9 chưa có vắc xin phòng ngừa và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy vậy mọi người, mọi nhà cần bình tĩnh, tránh hoang mang, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung đối với nhóm bệnh cúm gia cầm lây sang người, cụ thể là:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông với nước sạch. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; nơi ở thông thoáng; hạn chế tiếp xúc với gia cầm, người bệnh.

2. Không vận chuyển, buôn bán, giết mổ, sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Khi phát hiện có gia cầm, chim ốm, chết phải báo ngay cho chính

quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn để xử lý theo quy định.

4.Tăng cường khả năng phòng bệnh của cơ thể; giữ ấm cơ thể; ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng; làm việc, nghi ngơi hợp lý; tăng cường luyện tập thể dục, thể thao.

5.Khi có các biểu hiện cúm như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở …và có liên quan đến gia cầm cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

6. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

Hiện nay đang vào thời điểm mùa lạnh, gần đến Tết Nguyên Đán, trên thị trường lưu lượng buôn bán, sử dụng gia cầm tăng cao, nguy cơ lây nhiễm nhóm bệnh lây từ cúm gia cầm sang người, trong đó có bệnh cúm A/H7N9 là rất lớn. Vì vậy, mọi người dân cần biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho mình, cho gia đình mình và cho cộng đồng bằng cách chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

T.T.V

TÔI LÀ TRUYỀN THÔNG VIÊN

SỞ Chủ động phòng ngừa bệnh cúm A/H7N9

Vệ sinh bình nước uống tự động cho gà ở một trang trại ở huyện Châu Đức. Anh: THÊ PHI

29

Nói về anh Nguyễn Văn Trung - bệnh viện Mắt là mọi người nghĩ ngay đến những thành

tích ấn tượng trong các phong trào TDTT, văn hóa văn nghệ. Ví dụ như: năm 2013, đạt giải nhì cuộc thi Khiêu vũ của Ngành Y tế BR-VT; giải nhì 2 năm liên tiếp 2012 và 2013 môn cầu lông ; 2014, đạt giải nhất ở nhiều bộ môn như: chạy việt dã, cầu lông đơn nam và đôi nam; năm 2015, anh vẫn khẳng định vị trí của mình ở cương vị số một môn chạy việt dã và cầu lông đôi nam… Không những thế, năm 2014, 2015 anh có tham gia giải việt dã của thành phố Bà Rịa và giành chiến thắng ở vị trí số một. Với những thành tích nêu trên, anh được Công đoàn ngành Y tế tặng giấy khen “Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động công đoàn năm 2014”.

Tôi gặp anh trong một ngày rất tình cờ khi anh đang thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho người bạn của tôi - vì sơ xuất đã bị một vật bắn vào mắt phải nằm viện điều trị, cũng may không sao. Qua cử chi nhẹ nhàng, ân cần và tận tâm của nhân viên y tế, hỏi ra mới biết anh là Nguyễn Văn Trung – Kỹ thuật viên khoa xét nghiệm của bệnh viện Mắt- người có nhiều thành

tích phong trào mà tôi đã nhiều lần nghe tên.

Tuy mới gặp nhau lần đầu nhưng chúng tôi trò chuyện khá thoải mái, sau vài câu chuyện phiếm, anh chia sẻ: “Mình sinh ra và lớn lên tại Tiền Hải - Thái Bình nhưng vì nhà nghèo không thể xin việc nên đành phải xa quê”.

Được biết, anh tốt nghiệp KTV chuyên khoa xét nghiệm tại trường Trung học kỹ thuật Y tế I - Bộ Y tế, nay là trường Đại học kỹ thuật Y tế I - Bộ Y tế. Năm 2002, anh xin vào công tác tại TTYT huyện Tân Thành. Đến năm 2011, anh xin chuyển công tác về bệnh viện Mắt cho đến nay.

Công việc thường ngày anh làm từ việc tiếp nhận, hướng dẫn bệnh nhân, lấy mẫu máu, thực hiện xét nghiệm, bình bệnh phẩm… Công việc đòi hỏi người kỹ thuật viên ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải cẩn thận, ti mi thì kết quả mới chính xác tuyệt đối. Hiểu rõ điều đó, các mẫu xét nghiệm của bệnh nhân mà anh thực hiện rất kỹ càng, cẩn thận, tuyệt đối không để xảy ra sai sót kết quả. Ngoài giờ làm, anh còn tranh thủ nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, anh quan niệm: “đã là nhân viên y tế phải có kiến thức vững vàng và trái tim nhân hậu”, và khi anh nói điều này

thì tôi đã hiểu, tất cả những thành tích mà anh đạt được là những cố gắng bằng nghị lực, sự quyết tâm cao và trên hết là niềm đam mê trong anh.

Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và năm 2014 được Sở Y tế tặng giấy khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và không ít bệnh nhân đã hết lời khen ngợi. Bà Trần Thị Mỹ - Láng Dài- Đất Đỏ là người đã được KTV Nguyễn Văn Trung hướng dẫn, thực hiện xét nghiệm đã có lời nhận xét như sau: “Cán bộ ấy trẻ và nhiệt tình lắm. Tôi đã được cậu ấy hướng dẫn rất ti mi nên tôi rất yên tâm làm xét nghiệm để điều trị cho đôi mắt kèm nhèm của mình. Quả thật, sau một thời gian điều trị, đôi mắt của tôi đã sáng hơn hẳn, nhìn mọi thứ đều rõ hơn trước rất nhiều”… Là người luôn phấn đấu vươn lên, anh có định hướng học thêm những lớp đào tạo về chuyên môn, học lên đại học để nâng cao tay nghề và cập nhật những kiến thức mới để phục vụ người bệnh và bệnh viện ngày một tốt hơn.

Nhận xét về anh, bác sĩ Nguyễn Viết Giáp - Giám đốc bệnh viện Mắt cho biết: “Trung là một thanh niên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động trên các mặt trận phong trào; chịu khó tìm hiểu chuyên môn để nâng cao tay nghề; chấp hành và thực hiện tốt những yêu cầu của đơn vị; sống chan hòa với anh em đồng nghiệp và bạn bè…”

Câu chuyện chưa kết thức, song có lẽ tôi phải dừng lại ở đây vì còn rất nhiều bệnh nhân đang cần anh giúp đỡ. Tôi chúc anh mãi trẻ, khỏe, tiếp tục thành công trên các mặt trận phong trào đoàn thể, đặc biệt là trong nghề nghiệp mà anh đã chọn.

HOA VIỆT

Nguyễn Văn Trung- Chuyên môn vững vàng, phong trào sôi nổi Luôn cẩn trọng, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ

chuyên môn. Anh: THÊ PHI

Luôn dẫn đầu trên đường đua. Anh: THÊ PHI

Nguyễn Văn Trung- Chuyên môn vững vàng, phong trào sôi nổi

HOA ĐẸP NGÀNH Y

30

Ảnh: THẾ PHI

Công đoàn Ngành Y tế sơ kết giữa nhiệm kỳ.

Nhóm tiếp sức người bệnh TTYT huyện Long Điền nhiệt tình hướng dẫn bệnh nhân.

Bs Nguyễn Văn Thái – PGĐ Sở Y tế phát biểu tại Hội thảo Phòng, chống bệnh sốt rét tại BR-VT.

Sở Y tế tỉnh BR-VT tập huấn công tác phòng chống thiên tai.

Quy trình mở hòm thư góp ý (TTYT huyện Long Điền).

Xuyên Mộc tổ chức Hội thi tìm hiểu “Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân”.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT

Ảnh: THẾ PHI

Chúc mừng đội huyện Đất Đỏ đạt giải Nhất Hội thi.

Ban giám khảo hội thi.

Thi kiến thức.

Toàn cảnh hội thi.

Thi tiểu phẩm.

Thi chào hỏi, giới thiệu.

HỘI THI TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ NĂM 2015