91
LỜI NÓI ĐẦU Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng là một môn học chính khóa gồm 8 học trình (120 tiết) được phân bố trong bốn học kỳ của năm thứ II và III dành cho sinh viên chuyên ngành Sáng tác, Lý luận và Chỉ huy âm nhạc bậc đại học. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính chất, khả năng các nhạc khí phổ biến trong dàn nhạc giao hưởng, giúp SV nắm vững sở trường, sở đoản, kỷ thuật kỷ xảo cũng như các thủ pháp kết hợp các bộ nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng để diễn đạt nội dung, tư tưởng, ý đồ của tác phẩm âm nhạc. Đây là môn Lý thuyết âm nhạc mà sinh viên chỉ tiếp thu được sau khi đã nắm vững kiến thức của các môn Hòa âm, Phức điệu, Khúc thức học...Khi giảng bài giáo viên cần mở rộng, bổ sung thêm những kiến thức liên quan như kỷ thuật diễn tấu của từng nhạc khí, tăng cường các thí dụ minh họa là các tác phẩm của các nhạc sĩ qua từng thời kỳ và nhất thiết là phải cho SV được xem và nghe hình ảnh và âm thanh.

Tinh Nang Nhac Cu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tinh Nang Nhac Cu

LỜI NÓI ĐẦU

Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng là một môn học chính khóa gồm 8 học trình (120 tiết) được phân bố trong bốn học kỳ của năm thứ II và III dành cho sinh viên chuyên ngành Sáng tác, Lý luận và Chỉ huy âm nhạc bậc đại học.

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính chất, khả năng các nhạc khí phổ biến trong dàn nhạc giao hưởng, giúp SV nắm vững sở trường, sở đoản, kỷ thuật kỷ xảo cũng như các thủ pháp kết hợp các bộ nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng để diễn đạt nội dung, tư tưởng, ý đồ của tác phẩm âm nhạc.

Đây là môn Lý thuyết âm nhạc mà sinh viên chỉ tiếp thu được sau khi đã nắm vững kiến thức của các môn Hòa âm, Phức điệu, Khúc thức học...Khi giảng bài giáo viên cần mở rộng, bổ sung thêm những kiến thức liên quan như kỷ thuật diễn tấu của từng nhạc khí, tăng cường các thí dụ minh họa là các tác phẩm của các nhạc sĩ qua từng thời kỳ và nhất thiết là phải cho SV được xem và nghe hình ảnh và âm thanh.

Page 2: Tinh Nang Nhac Cu

MỤC LỤC

Chương I. Lịch sử phát triển và hình thức tổ chức dàn nhạcI. Lịch sử phát triển dàn nhạc...................................................................trang 1II. Hình thức tổ chức dàn nhạc............................................................................3

Chương II. Bộ Dây...........................................................................................................9Chương III. Bộ Gỗ..........................................................................................................23Chương IV. Bộ Đồng......................................................................................................34Chương V. Bộ Gõ...........................................................................................................41Chương VI. Yếu tố giai điệu trong phối dàn nhạc..........................................................50

I.Giai điệu ở bộ DâyII. Giai điệu ở bộ Gỗ...........................................................................................51III.Giai điệu ở bộ Đồng.......................................................................................52IV. Giai điệu ở các bộ phối hợp..........................................................................53V. Âm lượng các bộ

Chương VII. Yếu tố hòa âm trong phối dàn nhạc...........................................................55I. Số lượng bè và sự điệp bè hòa âmII. Sắp xếp hợp âm..............................................................................................56III. Hòa âm ở bộ Dây..........................................................................................57IV. Hòa âm ở bộ GỗV. Điệp âm sắc trong hòa âm bộ Gỗ..................................................................63VI. Hòa âm ở bộ Đồng.......................................................................................66VII. Hòa âm ở các bộ phối hợp..........................................................................68VIII. So sánh chức thể Piano và chức thể dàn nhạc...........................................70

Chương VIII. Bộ Dây-Sử dụng độc lập.........................................................................731. Cách sắp đặt bè giai điệu2. Cách sắp đặt bè hòa âm..................................................................................743. Cách sắp đặt bè trầm.......................................................................................794. Sắp đặt tiết tấu................................................................................................855. Xác định khúc thức6. Vai trò của âm sắc

Tài liệu tham khảo..........................................................................................................90

Page 3: Tinh Nang Nhac Cu

CHƯƠNG I

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DÀN NHẠC

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÀN NHẠC

Lịch sử dàn nhạc và nghệ thuật phối dàn nhạc bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 bằng nghệ thuật thanh nhạc phức điệu đạt tới đỉnh cao; các thể loại opéra, oratorio, balet mới nảy sinh đòi hỏi một dàn nhạc có tổ chức.

Như vậy, sự ra đời của dàn nhạc đã xuất hiện cùng với sự ra đời của nền khí nhạc thế tục trong sự rút lui dần của các kiểu đàn Violon cũ, (Viola braxio, Viola Đa găm ba...).

Đại thể chia làm hai thời kỳ:- Thời kỳ đầu kết thúc ngay sau nữa thế kỷ 18 với cái chết của hai nhạc sĩ bậc thầy phức

điệu: Bach, Haendel.- Thời kỳ thứ 2: Bắt đầu với sự nở rộ của phong cách dàn nhạc hiện nay trên tác phẩm của

Haydn, Mozart.1. Thời kỳ đầu gồm suốt cả quá trình chuyển từ phong cách phức điệu sang chủ điệu trong

sự nảy nở các thể loại Opéra, Oratorio và các thể loại tiền thân của Sonate cổ điển; của giao hưởng và concerto khí nhạc; nhạc cụ dây được cải tiến, sáo ngang thay thế sáo dọc, kèn cornet gỗ biến mất... đưa kèn cor vào dàn nhạc.

Nhà soạn nhạc Monte Verdi đã có công lớn trong việc đem tư duy bốn bè vào dàn nhạc (Điều mà trước đó các nhạc sĩ đã viết rất tự nhiên cho 3 hoặc 5 bè và có thể kéo như thế từ đầu đến cuối tác phẩm). Monte Verdi là người đầu tiên sử dụng kỷ thuật cá nhân và biết vận dụng tính năng riêng biệt của từng nhạc cụ, nhằm mục đích tăng cường tính kịch; áp dụng trémolo vibrato, pizz ở nhạc cụ dây. Nói chung ông là người đóng góp lớn cho nghệ thuật phối dàn nhạc thời kỳ này - thế kỷ XVI - XVII.

Bên cạnh Monte Verdi, nhờ sự cố gắng của rất nhiều nhạc sĩ mà từ trong trạng thái bất ổn định và lủng củng của việc phối cho "mọi thứ nhạc cụ", người ta đã đi đến việc tổ chức được bộ dây, một phần nào bộ gỗ và một vài sự chỉ dẫn dè dặt về bộ đồng.

2. Thời kỳ phát triển thứ hai bao gồm giai đoạn ngự trị của phong cách chủ điệu mà nhạc giao hưởng thừa kế từ opéra và oratorio. Thanh nhạc phức điệu đã mất uy thế, dàn nhạc trở thành phương tiện biểu hiện hoàn chỉnh và độc lập, đủ khả năng phản ánh những xu hướng mới của cuộc sống.

Bộ gỗ hình thành với tổ chức hai chiếc, các nhạc cụ bàn phím và đàn Luy-thơ với chức năng đảm nhiệm phần bè trầm trì trục trở nên thừa và dần dần được loại bỏ.

Bộ đồng với 2 cor và 2 trompette đã có thêm một trombone tham gia. Việc sáng chế phím cho kèn đồng đã làm thay đổi bộ mặt của nó trong dàn nhạc: Số lượng cor tăng từ 2 - 4 và sau này từ 6 - 8...

1

Page 4: Tinh Nang Nhac Cu

Nhờ cả một dàn nhạc giàu có về màu sắc, các nhạc sĩ như Beethoven, Schubert, Berlioz, Mendelsohn, Wagner, Brahms, Tchaikovsky .v.v... đã phản ánh mỗi người một cách tư tưởng thời đại họ.

2

Page 5: Tinh Nang Nhac Cu

Sơ đồ lịch sử phát triển dàn nhạc và đội hình cơ bản của các bộ qua ba thời kỳ.

II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DÀN NHẠC

1. Dàn nhạc thính phòng(caméra)Tổ chức dàn nhạc nhỏ, ít định rõ số nhạc cụ và người biểu diễn.Thường thường, cái nhân của dàn nhạc thính phòng là bộ năm đàn dây (quintette

orchestreaf cordes hay quintette des corder) thỉnh thoảng có thêm vài nhạc cụ hơi: 1 Flute, 1 hautbois, 1 Clarinette, 1 Basson, 1Cor, 1 Trompette .v.v... hoặc 2 nhạc cụ cùng loại (Mozart, Concerto hòa cùng dàn nhạc thính phòng biên chế 5 đàn dây + 2 Hautbois và 2 Cor).

Không những ở thời kỳ Tiền cổ điển (Vivaldi, Couperin, Bach, Haendel) mà đến các thời kì sau tác giả vẩn thú viết cho dàn nhạc dây (Mozart: Dạ khúc, Brahms: Serenata; Tchaikovsky: Serenade..v..v).

Biên chế 5 đàn dây trong dàn nhạc thính phòng tiền cổ điển thường như sau:Vn1 = 6Vn2 = 6Va = 4Vc = 2Cb = 2

Việc bổ sung nhạc cụ hơi vào bộ dây không lệ thuộc vào một quy tắc, luật lệ nào cả.Tứ tấu dây (quatuor à cordes - String quartet) do 4 nhạc cụ: Vn1, Vn2, Va và Vc là một

mẫu mực điển hình của hòa tấu thính phòng từ thời kỳ Cổ điển.

3

Page 6: Tinh Nang Nhac Cu

2. Dàn nhạc giao hưởngDàn nhạc giao hưởng được phân loại thành 4 bộ nhạc khí:

2.1. Bộ dây (Archi - Strings)Gồm có các nhạc khí phát âm bằng dây đàn do tác động chủ yếu bằng archet. - Nhóm Violon I và II. - Nhóm Viola (hay Violon Alto) - Nhóm Violoncell (hay Cello). - Nhóm Contrebasse. 2.2. Bộ gỗ (Lègni - Woodwind)Gồm các nhạc khí phát âm bằng hơi thổi mà chất liệu của nó là gỗ, hoặc có âm sắc phát ra

là gỗ. - Nhóm Flute. - Nhóm Hautbois.

4

Page 7: Tinh Nang Nhac Cu

- Nhóm Clarinette. - Nhóm Basson. 2.3. Bộ Đồng (Ottoni - Brass)Phát âm bằng hơi thổi mà chất liệu cấu tạo chính bằng đồng hoặc kim loại.- Trompette.- Cor.- Trombone.- Tuba 2.4. Bộ gõ (A percussion - Percussion)Được phân thành hai nhóm : 2.4.1. Nhạc khí có cao độ- Timpani (trống định âm), Campanelli (đàn chuông phiến), Xilofono (đàn gỗ phiến),

Celesta, Campana (đàn chuông ống). 2.4.2. Nhạc khí không có cao độ- Triangolo, Tamburino, Tamburo, Piatti, Gran Cassa, Tam Tam, Castagnetti.Manh nha từ năm 1750 ở Âu Châu vào thời kì Bach và Haedel. Hạt nhân chính của dàn

nhạc là đàn Clavevin hay đàn Orgue (đàn ống).Bach: bộ dây và bộ gỗ đơn giảnHaendel: dùng bộ gỗ rất đồ sộ, mỗi loại kèn từ 6-8 chiếc.Về sau các nhạc sĩ cổ điển sử dụng kèn gỗ 2 chiếc mỗi loại như ở nhóm kèn đồng. Sau đó,

bổ sung thêm ngày một hoàn chỉnh.

3. Dàn nhạc giao hưởng nhỏ (Petit orchestre symphonique hay Symphonietta).Hình thành dưới thời Hayndn và Mozart. Biên chế 2 gỗ, 2 đồng (2 quản).

Dây Gỗ Đồng GõVn1 = 8 - 10 -12Vn2 = 6 - 8 - 10Vna = 4 - 6 - 8Vc = 3 - 4 - 6Cb = 2 - 3 - 4

Flute = 2Hautbois = 2Clarinette = 2Fagott = 2

Cor = 2 (4)Trompette = 2

Timpani hoặc vài nhạc cụ khác, tùy theo yêu cầu tác phẩm

Beethoven vẫn dùng biên chế trên mãi đến gẫn bản GH số 5.4. Dàn nhạc giao hưởng lớnXuất hiện đồng thời với những bản giao hưởng sau cùng của Beethoven. Qua các tác

phẩm của Wagner, Brahms, Tchaikovsky, Ravel .v.v... nó lại mang thêm những màu sắc khác biệt của từng tác giả một.

Đặc điểm của sự phát triển dàn nhạc bấy giờ là sự tăng cường dần số nhạc cụ hơi và gõ. Như thế cũng dẫn đến sự tăng cường số lượng nhạc cụ dây.

Dàn nhạc lớn, về tổ chức chia làm 2 loại hình chính: Loại biến chế 3 kèn (3 quản) và loại biến chế 4 kèn (4 quản).

5

Page 8: Tinh Nang Nhac Cu

BIẾN CHẾ 3 QUẢN

Dây Gỗ Đồng GõVn1 = 12 - 14Vn2 = 10 - 12Vna = 8 - 10Vc = 6 - 8

Flute = 3 (Flute 3 là piccolo)Hautbois = 3 (Ob số 3 là Coranglais)Clarinette = 3 (Số 3 là Cl.Bass)Basson = 3 (Số 3: Contrebasson)

Cor = 4Trompette = 3Trombone = 3Tuba = 1

TÙY THEO YÊU CẦU

BIÊN CHẾ 4 QUẢN

Dây Gỗ Đồng GõVn1 = 14 - 16Vn2 = 12 - 14Vna = 10 - 12Vc = 8 - 10Cb = 6 - 8 - 10

Flute = 4 (Số 4 là piccolo)(Số 4: Fl Contralto)Hautbois = 4 (Số 4 là Coranglais)Clarinette = 4 (Số 3:Cl.piccolo)(Số 4: Cl.Bass)Basson = 4 (Số 4 là Contrebasson)

Cors = 6 - 8Trompette = 4(Số 4: Trb trầm)Trombone = 4(Số 4: Tromb Contrebass)Tuba = 1

TÙY THEO YÊU CẦU

5. Âm vực dàn nhạc qua các thời kỳ

6

Sự cải tiến của nhạc cụ và phát triển theo tư duy dàn nhạc: m

ở rộng âm vực để đạt đến sự

đầy đặn của ba Bộ.

Page 9: Tinh Nang Nhac Cu

6. Tổng phổTổng phổ là sự phản ánh chính xác tư duy sáng tạo của nhạc sĩ. Tất cả đều phải được diễn

đạt trong đó giúp cho người nhạc trưởng có thể sáng tạo một lần nữa những hình tượng âm thanh cụ thể, nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Trong tổng phổ, bè của các nhạc cụ cần dịch giọng phải được viết dưới hình thức mà nhạc công sẽ biểu diễn. Tuy nhiên, sau này một số nhạc sĩ đã đơn giản hóa: chỉ dịch giọng ở phân phổ, còn ở tổng phổ viết như các nhạc cụ không dịch giọng.

Sự sắp xếp của các bộ và các nhạc cụ trong tổng phổ:

Các nhạc cụ như Piano, Harp…đặt cuối bộ gõ. Nếu tăng cường thêm hợp xướng thì đặt trên bộ dây.

7

Page 10: Tinh Nang Nhac Cu

7. Nguyên tắc cấu trúc của các bộ:

Bộ gỗ PiccFl Giai điệuObCl Hòa âmFg

Bè trầmCF

Bộ Đồng Cr Hòa âmTrbe Giai điệuTrbn

Bè trầmTuba

Bộ Dây Vn1 (16)Giai điệu

Vn2 (14)Hòa âm Va (12)

Vc (10) Âm vực giữa, trung gian.Cb Bè trầm

------ ------

8

Page 11: Tinh Nang Nhac Cu

CHƯƠNG II BỘ DÂY

(Archi - Strings)Giữ phần quan trọng trong dàn nhạc giao hưởng, được sử dụng thường xuyên trong tác

phẩm, gần như là then chốt. Thành phần gồm 4 loại như đã nói trên (Violon vì có số lượng nhiều hơn hẵn các loại kia nên được chia thành 2 nhóm Vn I và Vn II).

I. ĐẶC ĐIỂM- Kỹ thuật, kỹ xảo rất phong phú, nghe lâu vẫn thú vị, không nhàm chán.

- Âm sắc bộ dây có tính đồng chất (Homogène) hài hòa một cách tuyệt mỹ (do nguyên tắc cấu tạo chất liệu và hình dáng đàn giống nhau), có sự thống nhất chặt chẽ giữa toàn khối dây, vượt hẵn các bộ khác.

- Diễn cảm nhạy, biểu hiện được mọi sắc thái tình cảm.

- Âm thanh gần với giọng hát, có tính ca xướng.

- Câu nhạc dài, ngắn tùy ý, không gây trở ngại cho việc diễn cảm.

- Ngoài việc đảm nhiệm giai điệu, bộ dây còn đảm nhiệm toàn bộ hòa âm trong trường hợp cần thiết, chơi đủ cả hợp âm thuận lẫn nghịch mà ít khi cầu cứu sự viện trợ của các bộ khác.

- Trong dàn nhạc bộ dây vượt hẵn các bộ khác về mặt thời gian diễn tấu, ít khi nghỉ kéo dài như các bộ khác nhất là Đồng và Gõ.

- Âm vực rộng, tác phẩm viết cho bộ dây không bị hạn chế. Phạm vi diễn tấu có thể từ thấp lên cao trong một khoảng cách :

- Số lượng đàn dùng trong dàn nhạc nhiều hơn so với các bộ khácLoại dàn nhạc VnI VnII Va Vc CBLớn 16 14 12 10 08-10Trung bình 12 10 08 06 04-06Nhỏ 08 06 04 03 02-03

- Vì là bộ cơ bản, trong các sách giáo khoa phối khí hầu như bao giờ cũng sắp xếp giới thiệu bộ dây đầu tiên.

- Trong tổng phổ, bộ dây lại đặt nằm dưới cùng, xem như làm nền cho toàn bộ dàn nhạc.

II. KỶ THUẬT CỦA BỘ DÂY1. Kỹ thuật tay phải Liên quan tới cách phân câu và tính chất cơ bản của âm vang qua các cú vĩ. Vì thế, kéo vĩ

trên dây là động tác cơ bản cho sự phát âm của đàn dây. Muốn thể hiện sắc thái thì phải dựa vào

9

Page 12: Tinh Nang Nhac Cu

sự điều khiển của tay vĩ. Có nhiều kiểu dáng vĩ khác nhau bởi hướng đi của vĩ trên dây và tính chất chuyển động của vĩ (Phần lớn phụ thuộc vào đường nét giai điệu và cách phân câu).

1.1. Hướng đi của vĩ

Có 2 hướng chính :

- Tire ( Π ) - kéo vĩ từ gốc tới ngọn, phù hợp với các âm tương đối nặng, dứt khoát.

- Pousse (V) - đẩy vĩ từ ngọn tới gốc, thích hợp với các âm tương đối nhẹ, âm phát ra yếu và mềm.

1.2. Tính chất chuyển động của vĩ

Cơ bản có 3 kiểu :

1.2.1. Chuyển động vĩ liền không rời dây gồm các cú vĩ :

- Détaché Mỗi động tác lên hoặc xuống của vĩ khớp với trường độ mỗi nốt, âm thanh tách bạch, dứt

khoát ở f và dịu dàng mềm mại ở p.

- Détaché lớn : cú vĩ thực hiện hết cả vĩ.

- Détaché trung bình : thực hiện 1/2 vĩ.

- Détaché nhỏ : thực hiện 1/4 vĩ.

- Cú vĩ nhắc lại : Détaché nhỏ phối hợp tốc độ nhanh, âm thanh dày dặc, hơi xáo động.

- TrémoloCó 2 hình thức :

- Nhắc đi nhắc lại một nốt do tay vĩ điều khiển

- Nhắc đi nhắc lại 2 nốt khác cao độ

Âm thanh trémolo rất xáo động, thường sử dụng làm nền trong hòa tấu, độc tấu it sử dụng.- Trille

10

Page 13: Tinh Nang Nhac Cu

- LégatoMỗi hướng đi cù vĩ thực hiện bằng 1 nhóm nốt. Sử dụng cho những nét nhạc êm ái, trữ

tình, du dương ...

+ Chú ý : Không có hiệu quả đối với các nốt có cùng cao độ nằm cạnh nhau.- Ténuto Giữ cường độ nốt mạnh bằng nhau làm đường nét giai điệu rõ, mạnh hơn.

- Portato

Là sự kết hợp giữa Légato và Ténuto, thường được sử dụng ở sắc thái p và pp.1.2.2. Chuyển động ngắt nhưng vĩ không rời dây, gồm các cú vĩ :

- Non LégatoHiệu quả âm thanh tách rời nhau.- StaccatoTạo nên những âm ngắt, rời nhau sủ dụng tốc độ vừa

- Ở f : âm vang cương nghị.- Ở p : nhẹ nhàng nhưng tiêu cực.Có nét nhí nhảnh, tươi tắn, hơi trêu cợt.

- MarteléDùng archet nhấn mạnh vào từng nốt và ngừng lại cuối mỗi nốt. Âm thanh hơi nặng nề.

Thường dùng với sắc thái f và tốc độ không chậm lắm.

1.2.3. Chuyển động nẫy, vĩ tách rời dây : Gồm các cú vĩ : - Spiccato Nẫy vĩ khỏi dây. Đây là động tác nẫy ngắn của vĩ mà mỗi nốt là mỗi hướng đi của vĩ,

thường dùng ở giữa vĩ. Tốc độ nhanh có tính nhộn. Ở p : êm dịu ; Ở f : châm chọc.- Staccato Volant

11

Page 14: Tinh Nang Nhac Cu

Có nghĩa : ngắt từng nốt nhưng vẫn không thay đổi hướng đi của vĩ. Chỉ dừng ở sắc thái p. Âm vang chính xác nhẹ nhàng, tinh tế.

- Sautille, Saltando, Ricochet Tung vĩ, bảo đảm hướng đi của vĩ. Nẩy và thực hiện 2, 3, 4 nốt liên tiếp với sắc thái yếu.

Thường dùng phần ngọn của vĩ + nẫy cổ tay cho ta mức chính xác về tiết tấu. Ký hiệu thường dùng dấu phẩy trên nốt trong tốc độ nhanh.

2. Kỹ thuật tay trái Gồm việc quán triệt các thế tay, sự chính xác về âm thanh, sự chuyển động linh hoạt các

âm hình. Cách rung và thực hiện 2.3.4.âm.

- Thế tay : Định ra bởi vị trí ngón trỏ, cái đặt trên dây (thế thấp, thế cao).

- Tiếng ngân rung : (Vibrato). Rung ngón tay trên vị trí bấm tạo ra sự ngân rung ấm áp đặc biệt, dễ gần gũi thân cận.

- Kết hợp 2,3,4 âm : Đàn dây có ưu điểm tạo ra một lúc 2,3,4 âm bằng cách kéo vĩ, sử dụng trên các dây kề nhau. Tạo được những âm vang tráng lệ, nhưng cũng có lúc nặng nề...

3. Các thủ pháp đặc biệt3.1 Pizzicato

Dùng ngón tay bật trên dây đàn. Nếu dùng ngón tay trái thì kí hiệu : (+). Trước phần giai điệu sử dụng thủ pháp này được ghi tắt : Pizz, lúc hết phải ghi rõ : arco (dùng archet).

Pizzicato gây một hiệu quả nhẹ nhàng tương tự như đàn gẫy, đôi khi có màu sắc của nhạc cụ gõ, âm vang rời, khô và câm (có khuynh hướng về tiết tấu nhiều hơn giai điệu). Pizz trên dây buông hiệu qủa hơn. Ở âm vực cao, Pizz hầu như câm tiếng. Do đó, thường hạn chế trong một khoảng âm vực nhất định. Ở đàn Violon thường :

Ít dùng ở tốc độ nhanh quá. Ở tốc độ trung bình (từ 80-120 = ) chỉ dùng tối đa là nốt nhưng Pizz cũng không thể ngân dài được nên không bao giờ thực hiện được từ nốt trắng trở lên.

Thủ pháp này có thể dùng riêng cho bộ dây đi độc lập hoặc bộ gỗ và piano tăng cường. Đi kèm với bộ gỗ, tiếng pizz nhẹ nhàng, tươi tắn làm nổi rộ tiếng kèn.

3.2. Collegno

Dùng sống Archet đánh vào dây cho hiệu quả độc đáo, thích hợp việc làm nổi bật tiết tấu. Âm vang nhẹ, ngắn, ít tình cảm. Số lượng người chơi đông thì độ vang mới đạt kết qủa đáng kể. Thủ pháp này tương đối ít dùng. Có thể dùng trong dàn nhạc hoặc độc tấu, chủ yếu là trang trí màu sắc. Collegno rất hạn chế trong việc xử lý những giai điệu đẹp.

3.3. Con Sordino - (Ý) ; Avec Sourdine (Pháp)

12

Page 15: Tinh Nang Nhac Cu

Dùng dụng cụ giảm âm làm tiếng đàn nhỏ lại như lọc qua một màng mỏng. Thay đổi âm sắc chứ không thay đổi độ vang. Có cảm giác xa xăm mờ ảo. Đôi lúc ảm đạm nhưng tiếng đàn sâu và lắng đọng hơn. Sử dụng ở những chổ âm u, kỳ dị, lặng lẽ. Tạo tương phản giữa tối và sáng, hoặc hiệu qủa thần tiên ... Lúc không dùng nữa ghi : Senza Sordino hoặc Sans Sourdine.

3.4. Âm bồi (Sons harmonique)Tạo tính chất xa xăm, thần tiên và cảm giác đẹp đẽ, trong suốt, thuần khiết. Thường chia

làm hai loại : âm bồi nhân tạo và âm bồi tự nhiên.

3.4.1. Âm bồi tự nhiên : Bấm rất nhẹ tay lên dây đàn (bấm hờ) cùng cao độ của nốt muốn có nhưng màu sắc thay đổi hẳn. Được tạo ra trên các dây buông với các âm bồi quảng 8,5,4. Ghi theo hiệu quả nốt vang (1/2 dây : q8 ; 1/3 : q8 + q5; 1/4 : 2q8; 1/5: 2q8 + q3T ; 1/8: 2q8 + q5). Âm bồi tự nhiên dựa trên dây buông do đó không tạo được tiếng ngân rung (vibrato).

3.4.2. Âm bồi nhân tạo : Ngón 1 bấm ở vị trí nào trên dây, ngón 3 hoặc 4 đặt nhẹ vào một điểm nào đó trên dây đó, khi kéo vĩ sẽ cho ta một âm vang. Khoảng cách của ngón bấm chính và ngón bấm hờ càng gần nhau thì âm vang càng cao. Có thể tạo được những nốt ban cung và tạo ra được sự ngân rung. Ít sử dụng trong dàn nhạc. Chỉ dùng cho độc tấu.

3.5. Thay đổi vị trí của vĩ

Để tạo ra được âm thanh trong và ấm, đầy đặn. Tuy nhiên có lúc cũng thay đổi vị trí di chuyển cho âm thanh độc đáo hơn.

3.5.1. Sul ponticello (kéo vĩ sát ngựa đàn)

Âm thanh hơi thô, nhưng có màu sắc kim khí. Thường sử dụng để gây kịch tính, dùng trong độc tấu, nhất là trong trường hợp Trémolo (Trên một nốt hoặc hai nốt đồng thời).

3.5.2. Sul Tasto

Đặt archet kéo ngay trên cần dàn. Âm thanh mềm dịu và êm hơn. Tuy nhiên hơi yếu và mờ. Tính chất hơi lạnh, có khi tương tự tiếng flute, ít dùng hơn sul ponticello. Lúc archet trở lại vị trí cũ, phải ghi ord.

3.5.3. Sử dụng phần ngọn của vĩ (apunét darco)

Thường dùng ở lực yếu độ yếu p hoặc pp: âm vang nhẹ, nhí nhảnh, tươi vui. Kỹ thuật này không ghi trong tác phẩm.

3.5.4. AltacoSử dụng phần gốc của vĩ với lực độ f hoặc ff. Không ghi trong tác phẩm.

3.6. Dùng riêng dây

Khi muốn sử dụng chất liệu một dây nào đó thì người ta sẽ ghi : Sul G; Sul D; Sul A...

13

Page 16: Tinh Nang Nhac Cu

III. VIOLON (Pháp)Violin ( Anh), Violono (Ý) Violine (Đức), Tiểu đề cầm (TQ).

Trong bộ dây, Violon có ưu thế nhất về mặt kỹ thuật : có âm khu cao nhất nên thường để chơi giai điệu : có khả năng biểu hiện mọi sắc thái, tình cảm

1. Cao độ, âm vực 1.1. Cao độ và tính chất âm sắc các dây Violon dùng khóa Sol2. Gồm 4 dây lên theo quảng 5 đúng : G, D, A, E.

* Dây E : Tươi sáng, càng lên cao càng sáng - chói - nhạt và mỏng.

* Dây A : Sáng dịu dàng, mềm mại.* Dây D : Vang đầy đặn, mờ dịu có tính chất ca xướng

* Dây G : Vang đầy đặn, trầm, sâu sắc, có nhiều kịch tính.

1.2. Âm vực

Đối với các dây 4,3,2 âm khu vang thường hạn chế ở quãng 10 hoặc 12 càng lên cao âm thanh càng khó chính xác.

2. Kỹ thuật :- Tất cả các kỹ thuật của bộ dây, Violon đều thực hiện được một cách dễ dàng, linh hoạt.

2.1. Âm bồi tự nhiên

Trên bộ dây cũng như trên đàn Violon thường chỉ dùng một số âm bồi tự nhiên nhất định. Ghi theo hiệu quả vang:

2.2. Âm bồi nhân tạo

14

Page 17: Tinh Nang Nhac Cu

Tay trái đồng thời phải bấm hai ngón một lúc trên dây. Nốt thấp hơn là nốt bấm chính, nốt cao hơn bấm khẽ, hờ. Archet lướt qua sẽ thành một nốt thứ ba khác cao hơn hẵn hai nốt bấm trên đàn, khoảng cách “chính” và “hờ” càng ngắn, nốt vang lại càng cao.

Chính và hờ cách nhau 1 quảng 5 đúng, nốt vang sẽ cao hơn nốt chính 1 quảng 8 + 1 quảng 5 đúng.

" " 1 Quảng 4 đúng => 2q 8 đ.

" “ 1 q 3 trưởng => 2q 8 đ + 1q 3 tr.

" “ 1 q 3 thứ => 2q 8 đ + 1q 5 đ.

Hoặc ghi chồng lên nhau:

(Nốt bấm hờ ký hiệu hình quả trám. Nốt chính như thường lệ)Violon thực tế chỉ hay bấm cách Q4Đ hoặc Q5Đ.

Âm bồi trên Violon tạo không khí yên tĩnh, thuần khiết, hơi lạnh lẽo. Phù hợp cho miêu tả ánh trăng, băng tuyết ... hoặc mô phỏng tiếng chim ...

- Pizzicato : Ở cả hai tay, không nên dùng ở tốc độ quá nhanh. Vang rõ từ g - e3.

-Trémolo và trille : Trémolo 1 nốt và 2 nốt khác cao độ (như kỹ thuật chung của bộ dây). Có khi tận dụng dây buông kết hợp với dây bấm tạo thành kiểu Tremolo 1 nốt có hiệu quả rất mãnh liệt, kích động. (O là ký hiệu dây buông, số 4 : ngón út)

- Trille : Láy ở bất cứ âm vực nào, nhưng không được dùng dây buông : tiếng không đẹp, rời rạc. Do đó không dùng nốt Sol trầm nhất của đàn để trille. Cao quá cũng ít dùng. Ở Vn càng cao bấm càng khó chính xác hơn. Có thể sử dụng trille kép (hai dây cạnh nhau) nhưng rất khó chơi chỉ dùng trong độc tấu. Còn ở dàn nhạc thì thường thay bằng phương pháp phân tấu (Divisi).

- Thế tay : Căn cứ trên 1 cung (cách một cung). Bắt đầu từ thế 5 trở đi, thì thế tay tính từng 1/2 cung.

- Viết cho nhiều dây :

+ Cho 2 dây : Thuận tiện và dễ chơi nhất với các quảng sau dây : 3T; 3th; 4Đ; 4tăng; 5giảm; 5tăng; 6T; 6th; 7T; 7th; 7giảm; 8Đ.

Các quảng khó sử dụng : 2T; 2th; 2 tăng và 5Đ.

15

Page 18: Tinh Nang Nhac Cu

+ Cho 3, 4 dây : Tận dụng các dây buông cho thuận tiện khi biểu diễn. Nếu cần thì dùng thủ pháp divisi.

- Nếu viết các nốt nhảy cách quảng xa nên áp dụng lối viết cho nhiều dây và áp dụng thế bấm hợp lý.

- Chạy gam và hợp âm rãi (gamme và arpège)

Vn chạy gam rất tốt với tốc độ nhanh cho các gam diatonique, Chromatique và kể cả gam 5 âm. Chạy arpège cũng rất thuận tiện với tốc độ nhanh hoặc chậm.

3. Vai trò chức năng Violon trong dàn nhạc :Thường sử dụng để chơi giai điệu. Chia làm 2 nhóm :

+ Nhóm Violon thứ nhất (Vn1) : Dùng để đi giai điệu với mọi tốc độ. Nhóm này đảm nhiệm giai điệu một cách độc lập, vững vàng với âm chất thuần nhất. Cũng có thể phối hợp với nhạc khí cùng bộ như Va, Vc đi đồng âm hoặc cách quảng 8. Phối hợp với các bộ gỗ như Flute, Hautbois, Clarinette, Piccolo đồng âm hay cách quảng 8 làm dịu tiếng kèn gỗ. Đôi khi cùng kết hợp với kèn Cor.

+ Nhóm Violon thứ hai ( Vn2) : Đi bè hòa âm, có tính chất phụ họa. Có thể kết hợp với các nhạc khí cùng bộ, kể cả Vn1, để đi các âm hình hòa âm, tiết tấu.

Bút pháp viết Vn cho độc tấu thường tinh vi, sắc sảo, tế nhị, khoáng đạt hơn là cho dàn nhạc.Trong khối Vn chỉ dùng 1 cây độc tấu (solo) hoặc là một nhóm vài cây cùng tấu (soli) trong một vài đoạn đặc biệt. Bởi vì cách này cho phép người chơi Vn sử dụng được hết các kỹ xảo tinh tế mà toàn bộ khối không thể phát huy được. Thủ pháp này thường tạo ra sự tương phản lớn giữa tập thể giàn nhạc và âm thanh đơn độc của riêng một cây đàn, tạo xúc cảm lớn cho người nghe.

16

Page 19: Tinh Nang Nhac Cu

IV. VIOLA (Ý)Violonalto hay Alto (P). Tenor Violin (A). Trung đề cầm (TQ)

Hình dáng, cấu trúc giống đàn Violon. Kích thước hơi lớn hơn. Âm thanh trầm và tối hơn Vn, màu sắc dịu dàng, kín đáo, khiêm tốn, mang sắc giọng nữ trầm.

1. Cao độ, âm vực :

1.1. Cao độ và âm sắc các dây

Viola hầu như bao giờ cũng sử dụng khóa Đô 3. Gồm 4 dây mắc theo quảng 5 Đ.

(Khi lên cao, có thể dùng thêm khóa sol 2)- Dây A (1) : Mang âm thanh giọng mũi.

- Dây D (2) : Dịu, hơi mờ. Vẻ yếu ớt, buồn phiền.

- Dây G (3) : Có vẻ kịch tính, đậm đà, chắc nịch ở f.

- Dây C (4) : Đầy kịch tính, âm thầm, buồn bả. Thê lương ở p và hơi thô ở f.

1.2. Âm vực

Nói chung, Viola nghiêng về giọng nữ trầm, hơi mờ âm sắc Vn (trừ dây A, các dây khác không có tính kim khí).

Âm vực Viola thường sử dụng trong phạm vi :

(Âm thanh phù hợp với các sắc giọng Alto - Nhưng âm khu phù hợp với cử giọng Tenor - nên Anh gọi Viola là Tenorviolin).

2. Kỹ thuậtTương tự Violon, nhưng chỉ lớn hơn một tý nên mọi thủ pháp của Violon có thể sử dụng

cho viola, tuy kém sự nhanh nhẹn, linh hoạt.

2.1. Sul Tasto: âm thanh mịn màng sâu sắc.

2.2. Sul Ponticello: thô bạo, man rợ.

2.3. Apuneta d’ arco: âm vang nhẹ nhàng, long lanh.

2.4. Sourdine: Cảm giác mờ tối, có vẻ kịch tính.

17

Page 20: Tinh Nang Nhac Cu

Với một giai điệu du dương, archet kéo hết và rung ngân sẽ có một âm sắc giống cello. Ngược lại, nếu không rung, archet kép nhẹ, phớt, thì âm thanh giống Fagotto. Những giai điệu dài, mang tính bi kịch, ở Vn mang một sức mạnh cởi mở, nhưng ở Va có vẻ đắm đuối, mang tính sầu bi.

3. Vai trò chức năng Viola trong dàn nhạcVai trò không nổi rõ bằng Vn, tuy có thể dùng độc tấu trong âm khu của mình, nhưng

chức năng chính của Viola là làm cầu nối giữa Vc và Vn. Giữ vai trò phụ họa, dùng chơi các âm hình, làm đầy đủ cho các bè hòa âm. Đôi lúc đi giai điệu chính một mình hoặc kết hợp với Haubois, Clarinette, Fagotto, đi đồng âm hay cách quảng 8. Viola và có tính trang trí màu sắc.

V. VIOLONCELLO hay CELLO (Ý).Cello (Anh), Violoncell (Đức), Violoncelle (Pháp), Đại đề cầm (TQ).

Kích thước lớn hơn Viola nhiều. Có chân chống để đặt đứng xuống đất khi diễn tấu.

Trong bộ dây, Cello giữ một vị trí quan trọng không thua kém Violon mấy. Có âm sắc gần với Violon hơn là với Viola.

Ưu thế lớn của Cello là âm sắc gần với giọng hát mang dáng dấp nam tính : nam cao suy nghĩ, bi tráng ; giọng nam trầm cương nghị. Xuất hiện từ thế kỷ XVI, có nguồn gốc từ đàn Violon dagamba. J. Bach đã dùng nhiều trong tác phẩm của mình.

1. Cao độ, âm vực1.1. Cao độ và âm sắc các dâyBốn dây, sắp xếp như đàn Viola, nhưng thấp hơn 1 quãng 8. Viết trên khóa Fa4, theo bút

pháp cổ điển, trước khi thay bằng khóa Sol2 ở âm khu cao đều bắc cầu qua khóa Do4 : Fa4 Đo4 Sol2.

- Dây A (1) : Dịu, trong sáng, cởi mở, giàu sức diễn tả (âm chất ténor).- Dây D (2) : Mềm, say đắm, sầu bi, hơi bàng bạc.

(A & D : sâu sắc, xúc động)- Dây G (3) : đầy đặn, chặt chẽ, phù hợp với giai điệu trữ tình.

18

Page 21: Tinh Nang Nhac Cu

- Dây C (4) : Dày đặc, cương nghị, ở f vang dùng mãnh, ở p tối tăm, âm chất giọng bass - kịch tính.

1.2. Âm vựcToàn bộ âm vực Cello đạt đến :

2. Kỹ thuậtArchet chuyển động ngang nên âm lượng của Tiré và Poussé gần bằng nhau. Trong tứ

tấu, các cú vĩ hướng archet không cần thiết lúc nào cũng bằng nhau với các loại đàn. Légato ở Cello thường ngắn hơn Violon, Viola. Những cú vĩ: kéo, đẩy thình lình, đột ngột, thường gây hiệu quả rất mạnh đối với Cello.

Các hình thức chuyển động vĩ (ngắt, nhấn, nẫy, luyến) như Violon.2.1. Trémolo vibratoỞ phần trầm : gây kích động; ở phần cao tạo nên một màng mỏng bí ẩn thường sử dụng

trong hòa tấu.2.2. Avec SourdineHay dùng trong độc tấu. Cho hiệu quả mờ ảo, xa xăm. Tuy vậy có âm sắc giọng mũi nên

ít người sử dụng. 2.3. Âm bồi tự nhiênCũng dựa trên các dây buông. Cảm giác đẹp đẽ, trong sáng, xa xăm, thuần khiết.

2.4. Âm bồi nhân tạoChỉ dùng trong độc tấu, trong một phạm vi nhất định :

2.5. Viết cho nhiều dâyHai dây : Hết sức lợi dụng dây buông. Quãng 5 đứng ở Cello có thể sử dụng được trong

một phạm vi nhất định. Qũang 6 trưởng, thứ dùng rất phong phú trong một phạm vi rộng rãi.2.6. Pizzicato

19

Page 22: Tinh Nang Nhac Cu

Chủ yếu ở tay phải. Âm vực trầm pizz rất tốt, tốc độ trung bình. Pizz 3, 4 dây theo arpège gây hiệu quả tốt. Có thể Pizz đi lên và xuống. Không Pizz cao quá, hạn chế từ a1 trở xuống.

2.7. CellegnoDùng sống vĩ (trong độc tấu và dàn nhạc) có âm hưởng khô, độc đáo...2.8. Gamme, ArpègeChạy gamme diatonique và chromatique dễ dàng nhanh chóng cả lên lẫn xuống.2.9. Sul PonticelloKéo vĩ sát ngựa đàn : âm thanh khô, rít, chói, màu sắc kim khí, kịch tính.2.10. Sul TastoKéo trên cần : mờ ảo, dịu, yên tĩnh.

3. Vai trò chức năng Cello trong dàn nhạcCello là một nhạc cụ phong phú về kỹ thuật, diễn cảm sâu sắc. Chức năng :- Làm bè trầm cho toàn bộ dây (kết hợp với Contrebass). Ở tổng phổ Cello viết đồng âm

với Contrebass, nhưng hiệu quả thực tế contrebass thấp hơn Cello 1 quảng 8.- Đi giai điệu : Từ thế kỷ XVIII đến nay, vì khối lượng dàn dây khá lớn nên Cello được

tách khỏi bè Contrebasse với nhiều cách : Để Cello độc tấu giai điệu ở âm khu trầm : Cello và Viola đi giai điệu ở âm vực trung; kết hợp với Violon2 đi bè giữa cừng với Violon1 chơi giai điệu chính ở âm vực cao.

- Âm vực giữa và cao : Cello vang nhẹ nhàng, giàu chất thơ, say đắm chân thành.- Một thủ pháp ưa dùng là Cello (toàn khối) đi giai điệu chính vượt lên khỏi bộ dây, gây

xúc động mạnh (dùng ở 2 dây D và A).- Có thể kết hợp với Cor, Fagotto đi đồng âm hoặc cách quãng 8.- Để gây hiệu quả đặc biệt : chia làm 2, 3 bè khác nhau. Phân thành 4 bè, âm lượng

mỏng nhưng chặt chẽ, hòa âm đầy đủ hơn.

VI. CONTREBASSO hoặc BASSO (Ý)Contrebasse (Pháp)Contrabass (Anh)

Đại bội đề cầm (Trung Quốc)

Contrebasse là nhạc khí trầm nhất trong bộ dây, có kích thước lớn nhất. Hơi nặng nề, archet ngắn hơn các loại đàn khác.

1. Cao độ - Âm vực

20

Page 23: Tinh Nang Nhac Cu

1.1. Cao độ và âm sắc các dâyCó ba loại: Loại 3 dây, rất ít dùng; loại 5 dây, chỉ sử dụng trong dàn đại

giao hưởng.Loại 4 dây thông dụng nhất: G, D, A, E

Hiệu quả thấp hơn nốt ghi 1 quãng 8. Âm thanh khác với các đàn dây khác. Các dây cao: tiếng hơi câm, nghiêng về giọng mũi, các dây trầm: nghe không rõ nét, nhất là chạy tốc độ nhanh. Nói chung tiếng hơi thô, khỏe nhưng rè, nặng nề. Tất nhiên, có lúc rất trang trọng, cao quý với những nét giai điệu chậm.

1.2. Âm vựcMỗi dây chỉ bấm lên đến quãng 4, quãng 5 có khi lên đến quãng 8.

2. Kỹ thuậtTương tự Cello. Vì vĩ ngắn nên hay thay đổi cú vĩ. Các chuỗi nốt nhảy quãng 8 chơi ở tốc

độ trung bình gây hiệu quả tốt. Tiré liên tục ở sắc thái ff có tính chất dõng dạc, khỏe.

- Collegno: Lạnh và khô, ít dùng.- Sil Ponticello: Rít, chói, kim khí sử dụng hạn chế.- Sul Tasto: hiếm dùng.- Trémolo:

Hai cách : - Kiểu phân tấu, thay đổi nhau.- Dùng Tampani hỗ trợ.

- Pizzicato : Kèm với Cello hiệu quả hơn. Đi một mình rất lạc lõng, âm vang đầy, nên các dàn nhạc chỉ dùng Basso để Pizz.

3. Vai trò chức năng Contrebasso trong dàn nhạc :Sử dụng bè trầm làm nền cho cả dàn nhạc là chủ yếu.- Đi bè trầm : Không cần nhạc khí nào hỗ trợ. Nhóm Basso có thể phân tấu (divisi) thành

2 bè cách quãng 8 : Làm nền hòa âm vững chãi. Thường kết hợp với Cello cách 1 quãng 8, hoặc các nhạc khí trầm của bộ khác.

- Đi giai điệu : Chơi những giai điệu chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc tối tăm, đe dọa, nhiều kịch tính.

21

Page 24: Tinh Nang Nhac Cu

- Hòa âm : Làm nền cho toàn bộ bè trầm của dàn nhạc nên nốt trầm của Contrebasso quyết định tính chất của hợp ấm (Đảo 1 hoặc đảo 2,3 hay nguyên vị).

22

Page 25: Tinh Nang Nhac Cu

CHƯƠNG III

BỘ GỖ (Legni - The Wood Wind section)

Trong tổng phổ giao hưởng, bộ gỗ bao giờ cũng đặt ở vị trí đầu tiên từ trên xuống.Bộ gỗ được chia thành 4 nhóm :1) Nhóm Flute: Flute, Piccolo, Flute Contralto.2) Nhóm Hautbois: Hautbois, Hautbois Alto (Coranglais), Hautboisbaryton.3) Nhóm Clarinette: Clarinette, ClarinettePiccolo, ClarinetteAlto, Clarinette bass và

Ctreb.4) Nhóm Fagotto : Fagotto và Contrefagotto (Basson).

I. ĐẶC ĐIỂM

- Không đồng chất, mỗi nhạc cụ trong cùng một nhóm cũng đã có sự khác biệt rất rõ giữa các âm vực. Người ta ví : Các nhạc khí trong bộ gỗ như những nhân vật để đối thoại trên sân khấu giao hưởng, còn khối Dây là nhân vật tập thể hợp xướng.

- Mỗi nhạc khí đều có thể diễn tấu giai điệu một cách độc lập với âm sắc riêng của mình (âm sắc thuần khiết) đôi lúc cũng sử dụng âm sắc hỗn hợp giữa 2, 3 âm sắc. Ưu thế pha màu này hơn hẳn các bộ khác; bộ gỗ là một nguồn phong phú về phương thức thể hiện giai điệu.

- Âm vực toàn bộ gỗ rộng lớn hơn các bộ khác. Piccolo là nhạc khí cao nhất, fagotto là nhạc khó trầm nhất dàn nhạc.

- Nhược điểm : Âm thanh không du dương, êm ái lắm, cường độ không mạnh lắm. Sử dụng sắc thái sf (đột ngột mạnh) ít hiệu quả, các âm khu của từng loại kèn có sự khác biệt khá rõ. Chỉ có kèn Clarinette là có ưu điểm về tiết chế âm lượng. Có thể từ rất khẽ : ppp hoặc pppp và hơn nữa.

- Kỹ thuật kỹ xảo không phong phú bằng bộ dây. Các thủ pháp có hạn chế, kém linh hoạt, năng động, nghe lâu dễ chán hơn bộ dây.

- Câu nhạc không thể kéo dài mãi được như bộ dây. Thời gian xuất hiện ít hơn dây (thổi tốn sức, phải lấy hơi...).

Trong tác phẩm lớn, bộ gỗ thường có mặt toàn bộ ở những chỗ sắc thái mạnh (từ f, hay mf trở lên) để tăng sự đầy đặn của toàn bộ dàn nhạc, còn thì chỉ xuất hiện thưa thớt với vai trò màu sắc.

- Âm thanh không tế nhị như bộ dây, khó có thể biến đổi tinh vi. Những âm sắc như Hautbois, nếu không khéo léo lúc kết hợp với các loại khác dễ bị chòi ra ngoài.

- Khả năng diễn tấu giai điệu, còn giữ các chức năng khác như bè phụ họa, các âm hình hòa âm, bổ sung bè trầm cho bộ khác...

(Số lượng kèn gỗ trong dàn nhạc quyết định quy mô các loại dàn nhạc...)

23

Page 26: Tinh Nang Nhac Cu

II. FLUTE

Flauto (Ý) Flute (Anh, Pháp) Trường địch (Trung Quốc)

Trong dàn nhạc, Flute là nhạc cụ chính của nhóm Flute, Âm sắc êm, trong sáng, càng lên cao càng sáng, mạnh, thật cao thì chói nhọn, âm sắc lạnh.

1. Cao độ, âm sắc, âm vực1.1. Cao độ, âm sắcFlute gần với giọng Soprano, nhẹ nhàng linh hoạt, dịu dàng, mềm, trong suốt, nhiều chất

thơ, có tính sầu bi ở tốc độ chậm, gợi được cảm giác khoáng đạt của nông thôn. Có 3 loại : Flute giọng C, Db và Eb. Trong dàn nhạc giao hưởng chỉ sử dụng loại Fl.C.

còn Db, Eb chỉ sử dụng trong dàn nhạc quân đội và dàn kèn hơi (orchestre fanfare và orcheste d’harmonie).

1.2. Âm vực (Fl.en C) Dùng khóa Sol2. Mỗi âm vực trong Fl có tính chất hơi khác nhau. Vì vậy, chia

thành từng phần chi tiết.

Âm vực trầm: âm thanh khó tròn, yếu, màu sắc hơi tối, ít dùng trong hòa tấu. Tuy thế, nhưng rất thi vị, có tính chất thần thoại.

Âm vực quá độ : không có gì đặc biệt. Cầu nối trầm - giữa.Âm vực giữa : Đẹp, đầy đặn, sáng, trong suốt thích hợp mọi cường độ và sắc thái khác

nhau. Thường dùng để đi giai điệu, ít tốn hơi, càng lên cao càng vang, sáng.Âm vực cao : Rất sáng dễ, dễ nổi, nhưng không dùng p được mà phải thổi mạnh từ f trở

lên (âm vực dùng để tutti trong dàn nhạc).Âm vực cao : dễ chệch tiếng, sử dụng lúc tutti.Nói chung : Sắc thái âm vực cao và trầm tương phản nhau rõ rêt.2. Kỹ thuật Flute là một nhạc khí rất linh hoạt. Chơi ở tốc độ nhanh với các loại hình tiết tấu, giai

điệu khác nhau một cách dễ dàng. Nhảy quãng lớn trên 1Q8 rất nhạy.- Viết cho Fl, phải chú ý ngắt câu để lấy hơi.- Đánh lưỡi : Tạo được các âm ngắt rất rõ nét.- Frullato : là hình thức rung lưỡi để thực hiện loại trémolo một nốt hoặc thực hiện các

nét lướt liền bậc từ dưới lên.

24

Page 27: Tinh Nang Nhac Cu

- Trémolo 2 nốt hơi hạn chế vì khó chơi, thổi nặng.- Trille : Láy có thể dùng tốt trong một phạm vi :

- Fl cũng có thể sử dụng âm bồi nhưng ít phổ biến.3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạc Đi giai điệu, thực hiện Légato một cách duyên dáng, nhẹ nhàng, trôi chảy ở âm khu

thấp và giữa. Sử dụng âm sắc thuần khiết cũng như hỗn hợp. Hỗn hợp thường kết hợp với : Vn, Ob, F1, Fg.

F1 + Vn : đi đồng âm : âm sắc thú vị tính chất trong sáng, cao quý.F1 + C1 : tuyệt diệu, khớp nhau.F1 + Fg : phải đi cao hơn 2Q8.F1 + F1 : đồng âm.- Chức năng đệm: Chơi các nốt trong hợp ấm cùng với các nhạc khí khác, đi hợp âm

rải (arpège): nốt nhắc lại hoặc nốt kéo dài. Tóm lại, Flute được xem là loại nhạc khí có tính chất kỹ xảo cao, phù hợp với những giai điệu nhanh nhẹn sinh động, linh hoạt, nhưng Fl còn có khả năng đi giai điệu chậm cũng đẹp và càng nhiều chất thơ.

4. Các nhạc khí cùng nhóm

4.1. PICCOLO

Piccolo hay Flautopiccolo hay Ottavino (Ý)Kleine flote (Đức). Flute piccolo hay petite Flute (Pháp)Trong biên chế dàn nhạc nhỏ không mấy khi có Piccolo.Đây là một nhạc khí cao nhất trong dàn nhạc giao hưởng.

Hiệu quả âm thanh cao hơn nốt ghi 1 Q8.

Các âm vực được chia như sau :

- Âm vực trầm : Âm thanh loãng, yếu, ít sử dụng.

25

Page 28: Tinh Nang Nhac Cu

- Âm vực giữa: Rất tốt., trong sáng để xử lý sắc thái.

- Âm vực cao: Rất vang. Chỉ dùng với sắc thái f trở lên. Cần chú ý 1 số điểm về kỹ thuật : Âm vực cao không thổi bè được. Âm vực trầm không thổi mạnh được, không nên đi giai điệu ở đây.

4.2. FLUTE ALTO- Flauto contralto (Ý). Flute Grave hay Flute contralto loại Flute trầm. Âm sắc ngọt ngào

thú vị, ngày nay ít được nhắc đến. Âm vực theo nốt ghi giống như Flute, nhưng hiệu quả thực tế thấp hơn 1 quảng 4 đúng.

III. HAUTBOIS

Oboe (Ý, Anh); Hoboe (Đức);

Hautbois (P); Song hoàng quản (TQ)

Có âm sắc giọng mũi, biểu hiện nội tâm tốt : có tính ca xướng, âm chất đẹp. Không thiên về kỹ xảo.

1. Cao độ, âm vực Hautbois dùng khóa Sol2.

Âm vực thường được chia ra như sau :

- Âm vực trầm: âm thanh thô, đặc, thổi nặng khó dùng ở p.

- Âm vực quá độ: biến đổi dần lên âm vực giữa.

- Âm vực giữa: trong phạm vi quãng 8 này tiếng rất hay. Âm sắc ngọt ngào, có tính chất giọng mũi. Âm vực đẹp nhất trong Ob. Sử dụng dễ dàng các sắc thái.

- Âm vực quá độ: Càng cao càng gần với âm vực cao.

- Âm vực cao: âm sắc chói, gần tiếng chim, lên cao càng tốn hơi. Trong sáng khó dùng sắc thái p. Âm thanh mỏng manh nhưng có kịch tính.

- Âm vực cực cao : phải thổi rất mạnh, căng thẳng, không tự nhiên.

2. Kỹ thuật

26

Page 29: Tinh Nang Nhac Cu

Giai điệu cho Ob có thể tương đối dài nhưng cũng ít khi chạy nhanh, kém linh động hơn Fl nhưng cũng có thể đánh lưỡi được 2 - 3 nốt trở lên. Chạy gamme và arpège thuận tiện, dễ dàng, quãng nhảy đi lên dễ hơn đi xuống, không nhạy bằng Flute.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạcDo âm vực và một phần do tính chất âm thanh Ob gần với giọng nữ cao trữ tình (Soprano

lyryque). Dùng Ob để chơi những giai điệu khoan thai, lâng lâng có tính duyên dáng, đôi lúc mang tính chất hài hước châm chọc. Sử dụng âm sắc thuần khiết hoặc hỗn hợp. Âm sắc hỗn hợp thường kết hợp:

- Ob + Fl đi đồng âm, Ob trở nên dịu ngọt thêm. Fl thì đậm đà hơn.

- Ob + Cl : đi đồng âm, tạo được hiệu quả tốt.

- Ob + Fg đi đồng âm, tạo được hiệu quả tốt.

- Ob + bộ dây: Âm sắc đàn dây làm tiếp Ob mượt và mềm mại hơn. Âm thanh Ob cho hình dung cảnh bình dị mộc mạc của đồng quê, Ob thiếu sức mạnh bề ngoài, thiếu sự hào nhoáng, thiếu sức năng động vễ kỹ thuật. Nhưng thể hiện nội tâm tốt và có thêm tính hài hước, trào phúng. Đặc biệt thích hợp với sự rên rĩ cầu nguyện. Gần với âm chất loại nhạc cụ phương Đông.

4. Các nhạc khí cùng nhóm

4.1. HAUTBOIS ALTOCòn gọi là Cor Anglais - English horn

4.1.1 Cao độ, âm vựcNhư Ob. Dùng khóa Sol2.

Nốt viết cao hơn âm thanh thực tế một quãng 5 đúng. Âm vực phù hợp với giọng nữ trầm, màu sắc mũi, hơi lã lơi.

Được chia làm 3 âm vực :

(Theo nốt ghi )

- Âm vực trầm: tiếng hơi thô, nhưng hiệu quả mãnh liệt kịch tính.

- Âm vực giữa: âm vực tốt nhất dùng để đi giai điệu.

- Âm vực cao: thiếu chính xác, ít dùng. Chú ý: âm vực này có nốt Đô# (theo nốt ghi) là xấu nhất.

27

Page 30: Tinh Nang Nhac Cu

4.1.2. Kỹ thuậtTương tự Ob, nhưng kém linh hoạt hơn.

4.1.3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạcVì tạo được màu sắc độc đáo, nên chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn. Âm thanh mờ như

lọc qua một màng mỏng, gợi sự nhớ nhung. Thích hợp hơn Ob về mặt diễn tả cảnh thôn dã mộc mạc. Đi dưới Ob quãng 8 sẽ hòa hợp, ăn ý.

IV. CLARINETTE (Pháp)

Clarinetto (Ý); Clarinet (Anh); Đơn hoàng quản (TQ)

1. Cao độ - Âm vực Hình dáng tương tự Ob, chỉ khác miệng thổi. Âm chất

hay, đẹp, nhiều kỹ xảo, biểu hiện sắc thái rất nhạy.

Trong dàn nhạc có ba loại : en B, en A và en C. Phổ biến nhất là Clarinette en B và en A.

Clarinette dùng khóa Sol. Loại en B và A phải dịch giọng, dùng hóa biểu khác nhau. Đối với en B, khi viết phải nâng lên một cung (Đô nghe thành Sib).

Âm vực khá rộng chia làm 4 âm khu :

(Clarinette en B - Ghi theo hiệu quả thực tế)

- Âm vực trầm: Gần giống tiếng còi nhà máy: khẩn trương, đặc, kịch tính và tương đối đẹp, tuy có hơi lạnh, đe dọa...

- Âm vực giữa: xấu nhất, không dùng để đi giai điệu, thiếu ổn định.

- Âm khu cao: tính chất giọng nữ cao, rất đẹp, ít tốn hơi, thích hợp với mọi sắc thái khác nhau.

- Âm khu cực cao: Sắc nhọn, chói, chỉ dùng trong tề tấu (Tutti).

2. Kỹ thuật

28

Page 31: Tinh Nang Nhac Cu

Viết cho Clarinette en B và A phải dịch giọng : Clarinette có sự linh hoạt đặc biệt : chuyển từ sắc thái pp sang ff rất rõ nét, nhạy : tiết chế âm lượng rất tốt có thể tiết chế đến pppp, chơi gamme, arpege tốt ở tốc độ nhanh, giai điệu viết cho Clairinette có thể khá dài.

- Trémolo (nhắc lại) loại một nốt khó sử dụng hơn Flute.

- Nốt ngắt không nên dùng với tốc độ nhanh quá.

- Trille : láy được ở một vài âm khu, nhưng không hay lắm.rille : láy được ở một vài âm khu, nhưng không hay lắm.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạcÂm sắc đầy đặn, đẩy đà hơn F1, dịu dàng, mềm mại hơn Ob. Trường : sáng lóng lánh, vui :

Thứ : buồn, mơ màng say đắm bi thương. Trong dàn nhạc, đảm nhiệm giai điệu với một tình cảm đằm thắm, sâu sắc hoặc nhí nhảnh, vui tươi. Có thể đi độc lập hoặc kết hợp với F1, Ob, Cor. Fg hoặc Vn, Va (bằng cách đi đồng quãng hoặc quãng 8). Ngoài ra, có thể cùng với các nhạc khí khác trong bộ gõ để giữ vai trò phụ họa hòa thanh đệm.

4. Các nhạc khí cùng nhóm

4.1. CLARINNETTE BASSE (Pháp)

Clarinetto basso (Ý); Bass clarinet (Anh)Đê âm đơn hoàng quản (Trung Quốc)

Hình dáng tương tự Saxophone.

4.1.1 Cao độ, âm vựcCó 2 loại : en B và en A.

Thường sử dụng khóa Sol, loại en A âm thanh thực tế thấp xuống quảng 9 trưởng hoặc quảng 10 thứ so với nốt ghi.

Ghi bằng khóa Fa hợp lý hơn, âm thanh thực tế so với nốt ghi chỉ hạ thấp quảng 2 trường (en B) và quảng 3 thứ (en A).

Toàn bộ âm vực của Clarinette Basse (theo hiệu quả thực tế) :

4.1.2. Kỹ thuật

29

Page 32: Tinh Nang Nhac Cu

Kém sinh động hơn Cl. thường. Âm vực trầm có những âm thanh rất đẹp, có thể bổ sung thêm phần trầm còn thiếu của Clarinette. Kỹ thuật chung tương tự Cl. . Cl. Basse thích hợp với sắc thái “pp” (Pianissimo) một cách tuyệt vời. Các nhà soạn nhạc thường tận dụng ưu điểm đó.

4.1.3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạcClarinette Basse là thành viên cố định trong dàn nhạc giao hưởng lớn (3 đến 4 quản). Vì

Clarinette Contrebasse ít dùng nên Cl. basse có thể xem là kèn trầm trong nhóm Cl. Ưu điểm là phần trầm tiết chế âm lượng rất tốt. Không nhanh nhẹn bằng Cl. nhưng âm thanh Cl Basse sâu hơn, lắng hơn, hơi có tính chất huyền thoại và kịch tính. Lúc cần sắc thái p, pp tiếng Cl. Basse vẫn đẹp hơn Fg hoặc Cor. Có thể đi giai điệu trầm chính, cũng có thể làm bè đệm, chơi các nốt hòa âm, bè phụ họa.

4.2. CLARINETTE PICCOLLO- Nhỏ hơn Clarinette thường. Dùng khóa Sol nhưng hiệu quả so với nốt ghi cao hơn 1

quãng 3 thứ (nốt Đô = Mib). C1 piccollo ít dùng trong dàn nhạc. Nếu tham gia thường ít đi độc lập vì bản chất âm thanh không đẹp, nghe rít, căng thẳng, tuy rất sắc và rõ nét.

4.3. CLARINETTE ALTOLà loại kèn trung năm giữa Clarinette và Clarinette basse. Ngày nay rất ít dùng.

4.4. CLARINETTE CONTREBASSE Là nhạc khí trầm nhất trong nhóm Clarinette. Dùng khóa Fa 4 nhưng âm thanh thực tế còn

thấp hơn 1 quãng 9 trường. Toàn bộ âm vực như sau

( Ghi theo hiệu quả thực tế )

Trong dàn nhạc hiện nay ít dùng.

V. BASSON (Pháp)

Fagotto (Ý), Bassoon (Anh), Đại quản (Trung quốc)

Kích thước lớn hơn rất nhiều so với Clarinette, Âm thanh hơi tối, có thể gợi kịch tính hoặc châm biếm hài hước, âm sắc giọng mũi.

Là thanh viên cố định của dàn giao hưởng bất cứ biên chế nào - lớn hay nhỏ.

30

Page 33: Tinh Nang Nhac Cu

1. Cao độ, âm vựcDùng khóa Fa, lên cao có thể dùng khóa Đô4, khóa Sol như đàn Cello. Toàn bộ âm vực :

- Âm vực trầm: Đặc, dày, hơi nặng, tốn hơi, chỉ mf trở lên.

- Âm vực giữa: Đầy đặn, mềm mại, tính ca xướng, càng lớn càng vang, hơi có âm sắc giọng mũi, ít tốn hơi.

- Âm vực cao: Bị nén, căng thẳng, khó sử dụng sắt tháp mp.

- Các nốt cực cao ít dùng, khó thổi, tức.

Chú ý: Âm vực trầm và cao khó dùng sắc thái nhẹ (p,pp).

2. Kỹ thuậtTuy cồng kềnh nhưng rất linh hoạt. Có thể lướt rất nhanh các kiểu chạy game, appège (tất nhiên không bằng Cl.; Fl.), Nhảy quãng xa cũng nhạy như Cl. , Légato : luyến lên dễ dàng hơn đi xuống. Trille : không thuận tiện lắm và thật cũng không cần thiết.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạcPhối hợp với các nhạc khi trầm khác làm nền cho toàn bộ. Khía cạnh châm biến, hài hước

của kèn Fagotto dừng rất đạt, ngày xưa được tận dụng trong các Opera Buffa của Italia. Đi giai điệu trầm diễn tả những tính chất đau thương, xót xa, ngậm ngùi hoặc nhiệt tình, rung cảm sâu sắc. Âm sắc có phần trung tính, nhưng rất đồng đều nên dễ phối hợp với các nhạc khí các bộ khác.

4. Các nhạc khí cùng nhóm4.1. CONTREBASSON (Pháp)

ContraFagotto (Ý), Double bassoon (Anh), Bội đê âm đại quản (TQ)

Dàn giao hưởng nhỏ và trung bình ít gặp loại này. Đây là nhạc khí trầm nhất trong bộ gỗ và cả toàn bộ dàn nhạc giao hưởng. Kích thước lớn gấp đôi Fagotto thường.

Cao độ, âm vực: Dùng khóa Fa, tiếng thực tế thấp hơn nốt ghi một quãng 8, âm vực từ nốt Sib quãng 8 cực trầm đến nốt La quãng 8 nhỏ (theo âm thực tế).

Kém linh hoạt, thô, chỉ dùng bè trầm, không đi giai điệu. Lối viết cho Fagotto trầm cũng như Contrebasse ở bộ dây.

31

Page 34: Tinh Nang Nhac Cu

ÂM VỰC ĐÁNG NHỚ CỦA CÁC NHẠC KHÍ HAY DÙNG TRONG BỘ GỖ

32

Page 35: Tinh Nang Nhac Cu

CHƯƠNG IV

BỘ ĐỒNG(Ottoni - The Brass section)

Trong dàn nhạc giao hưởng bộ đồng gồm 4 loại chính : Cor, Trompette, Trombone, Tuba (và đôi lúc có thêm cornet).

I. ĐẶC ĐIỂM - Âm lượng các kèn tuy không lớn bằng nhau nhưng âm sắc tương đối thống nhất hơn bộ gỗ. Với độ vang mãnh liệt, có sức mạnh kỳ diệu, thích hợp với tính chất kêu gọi, thúc giục hùng tráng. Tuy nhiên ở sắc thái nhẹ, đôi khi cũng mềm mại và đẹp.

- Khác với dây, bộ đồng ít khi sử dụng liên tục, thời gian xuất hiện ngắn hơn với vai trò nổi bật, gây kích động mạnh tạo một uy lực mới mà bộ dây và gõ không có là tính chất cháy bỏng, bão táp, sôi nổi, thúc giục, tạo được tính tương phản trong dàn nhạc. Góp tiếng nói quyết định bằng ưu thế của những hợp âm khỏe, đánh dấu các bước cao trào, dẫn tới kết thúc.

- Nếu diễn tả sự đau buồn, bộ đồng vẫn có dáng dấp đường bệ, uy nghi đầy uy quyền.

- Ưu điểm lớn nhất của bộ đồng là tạo nên sức mạnh vật chất, giàu kịch tính, rực rỡ, quả cảm. Có thể xem là lực lượng dự trữ sẵn sàng để sử dụng các bước đột biến có tính chất quyết định. Nhưng cũng vì thế mà biểu hiện tình cảm không đa dạng, không linh hoạt bằng các nhạc cụ bộ dây và gỗ.

II. COR (Pháp)

Corno (Ý), French horn (Anh) Pháp quốc hiệu (TQ)

Nửa cuối thể kỷ 19, vẫn còn dùng các loại kèn Cor tự nhiên (cấu tạo đơn giản, chưa sử dụng được 1/2 cung) do đó, trong tổng phổ thường phải viết cho nhiều loại Cor tùy theo giọng điệu tác phẩm. Sau đó được thay thế cor bán cung. Hiện nay dùng Cor en F.

Âm sắc kèn Cor đẹp, thi vị, cao thượng giàu sức diễn tả, khoan thai, vừa mềm mại như tính chất kèn gỗ vừa kiên nghị như kèn đồng. Thích hợp với nét giai điệu dài.

1. Cao độ - âm vựcGhi bằng khóa Sol hoạc Fa tùy ý, nhưng chú ý: Sự chuyển dịch khác nhau – nếu ghi bằng

khóa Sol, hiệu quả thực tế thấp hơn quãng 5Đ, ghi bằng khóa Fa, hiệu quả thực tế sẽ cao hơn 1 quãng 4Đ.

34

Page 36: Tinh Nang Nhac Cu

Âm vực toàn bộ :

- Âm vực cực trầm: nặng, không nhạy, thường làm bè trì tục (nền).

- Âm vực trầm: Tốt hơn âm vực cực trầm, càng lên cao càng sáng ổn định.

- Âm vực giữa: Đẹp và dễ sử dụng, phong phú, uyển chuyển, mềm, rất phù hợp với giai điệu trữ tình.

- Âm vực cao: Sáng, rực rõ, rắn rỏi.

- Âm vực cực cao: Ít dùng, tiếng dễ vỡ, chóe, căng thẳng, khó mp.

2. Kỹ thuậtRất ít khi dùng hóa biểu, viết phải dịch giọng tùy theo loại khóa. Trong dàn nhạc Cor

thường đi từng cặp. Nếu 2 cặp (4 chiếc) dùng hai khuông nhạc, bè 1 và 3 thường cao hơn bè 2 và 4 (CorI : bè 1, CorII : bè 3, CorIII : bè 2, CorIV : bè Bass).

- Gặp nốt thăng kép, giáng kép nên dùng nốt đẳng âm ( faX=Sol )

- Thích hợp giai điệu khoan thai hoặc trí tuệ. Chơi tốc độ nhanh khó chính xác.

- Nốt nhắc lại thực hiện dễ dàng ở tốc độ trung bình.

- Gamme, arpège thực hiện thuận lợi ở tốc độ trung bình. Nhảy xa hơi khó.

- Thỉnh thoảng mới để Cor trille trong một phạm vi nhất định, ít dùng tr quãng 2 th.

- Nâng miệng loa lên trời (Campana in aria) tạo nên những âm thanh rất vang, lấn át cả dàn nhạc. Nếu không nữa thì ghi : “ordinario” (ord.).

- Âm thanh thông thường của cor là âm thanh mở. Để tạo âm thanh khác, dùng hình thức “bịt nốt” bằng Sourdine hoặc cho tay vào loa. Cho tay vào loa tạo hiệu quả thú vị hơn, thao tác lại nhanh. Ký hiệu: trên nốt ghi dấu +. Thổi với sắc thái nhẹ (p) âm thanh có tính chất xa xăm, thần bí, mơ hồ; ở f: quằn quại, nghẹn ngào; ở sf: rất kịch tích, mang màu sắc kim loại rõ nét.

- Glissondo (vuốt) thường đi lên, không dùng đi xuống. Tính chất khôi hài, châm biến, nghịch ngợm.

- Sắp xếp 4 kèn cor:

35

Page 37: Tinh Nang Nhac Cu

Tính chất kèn Cor theo nhận xét của Vaxilenco :

- Trìu mến, giàu diễn tả đến cực độ.

- Ý tứ như một hiền giả; sắc nét hùng dũng và cương nghị với màu sắc kim khí; mang tính khôi hài, châm biến; âm thanh nhọn, chói, căng thẳng gây ấn tượng những tiếng kêu man rợ.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạc :- Đi giai điệu chính: Độc lập hoặc kết hợp. Vì âm chất có màu gỗ nên kết hợp với gỗ và dây

đều tốt.

- Chơi nốt trì tục (Pedale) hoặc một giai điệu chậm làm nền cho dàn nhạc (không xét về hòa âm).

- Đi bè trầm cùng với các nhạc khí trầm khác (Fagotto, contrebass).

- Tạo hiệu quả bất ngờ bằng khả năng đặc biệt của mình: Nốt bịt, “Glissando”, Campana in aria”...

- Đệm các âm hình hòa âm, nhấn tiết tấu.

- Tăng cường sắc thái, cường độ khi thực hiện Crescendo, cao trào.

II. TROMPETTE (Pháp)Tromba (Ý), Trumpet (Anh), Tiểu hiệu (Trung Quốc)

Giữa thế kỷ 19 vẫn còn dùng loại Trompette tự nhiên ống rất dài chỉ sử dụng những nốt định sẵn trong chuỗi gam tự nhiên. Cuối thế kỷ 19 mới hoàn chỉnh.

1. Cao độ – âm vựcPhổ biến hiện nay là loại kèn en B - Ghi ở khóa Sol 2, âm thanh thực tế thấp hơn nốt ghi

một quãng 2 trưởng. Vì vậy, phải dịch giọng. Âm vực toàn bộ (theo hiệu quả nốt nghe) :

36

Page 38: Tinh Nang Nhac Cu

- Âm vực trầm: Kém ổn định, ít dùng.

- Âm vực giữa: Tốt nhất của Trompette.

p = mềm mại, ngọt ngào.

f = rắn rỏi, khí thế.

- Âm vực cao: Hơi chói, kích động, nặng, khó chơi.

- Âm vực cực cao: Mất chính xác, mất đặc tính, dùng để Tutti.

2. Kỹ thuật- Cũng như kèn Cor, không dùng hóa biểu đầu khuông nhạc.

- Diễn đạt nhanh tương đối game, arpège ngắt hoặc liền hơi.

- Tiếng kèn Trompette rất nhạy, sắt nét, minh bạch hơn Cor. Hình thức Trille dễ chơi, hiệu quả tốt.

- Sourdine: làm âm thanh tối lại, xa xăm, giống Oboe.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạcTrompette linh hoạt, tươi sáng rực rỡ, có thể diễn tả giai điệu trữ tình say đắm, cũng có thể

tác động thúc dục, kêu gọi, tự tin, kích động, ưu điểm lớn: tiết tấu rõ, mạnh, chất kim loại rõ rệt, diễn tấu dứt khoát, có uy lực bề ngoài. Vì vậy rất phù hợp với giai điệu nghiêm trang, hùng tráng.

- Cùng Trombone chơi nốt trì tục (Pédale), nhấn tiết tấu, tăng âm lượng, tham gia Crescendo, cao trào, tạo hiệu quả đặc trưng bằng những thủ pháp riêng.

4. Các nhạc khí cùng nhóm

4.1. PETILE TROMPETTE (Pháp)

Ý gọi là Tromba Soprano, dùng khóa Sol, hiệu quả cao hơn nốt ghi quãng 2 trường. Bổ sung cho Trompette ở âm khu cao. Âm vực loại này từ nốt La quãng 8 nhỏ đến Rê quãng 8 thứ 3.

4.2. CORNET (Anh) Cornet a Pistons (Pháp), Cornetto (Ý)

Thành viên bất thường của dàn nhạc.

Hình dáng tương tự Trompette. Âm thanh yếu, ít vang nhưng ấm hơn. Dùng khóa Sol. Loại en B và A. Phải dịch giọng, âm vực loại en B từ nốt Mi quãng 8 nhỏ đến Sib quãng 8 thứ 2; âm khu tốt nhất từ Sib quãng 8 nhỏ đến Fa quãng 8 thứ 2.

37

Page 39: Tinh Nang Nhac Cu

III. TROMBONE (Pháp, Ý, Anh)Trường hiệu (Trung Quốc)

Có 2 loại: - Trombone à coulisse.

- Tronbone à pistons.

Loại Trombone à coulisse - điều chỉnh cao độ bằng cách kéo dài và rút ngắn ống hơi - là phổ biến nhất.

1. Cao độ - Âm vựcCó 3 loại giọng: kèn en Alto, Tenor và Basse.

Phổ biến nhất trong dàn giao hưởng là Trombone Ténor. Dùng khóa Đô 4, xuống thấp dùng thêm khóa Fa để tránh bớt dòng phụ. Đôi lúc chỉ dùng khóa Fa cho tất cả mấy kèn.

- Âm vực cực trầm: Tối tăm, đe dọa, nặng nề, thường dùng làm Pédale.

- Si# - Mib: âm khu chết (do cấu tạo của kèn, thường không có mấy nốt này).

- Âm vực trầm: Tối ở p, lạnh ở f - Càng lên càng sáng và khỏe hơn.

- Âm vực giữa: Tốt nhất, ở p : mềm mại, ở f : vang mãnh liệt, căng thẳng, kịch tính. Đôi lúc giống kèn Cor.

- Âm vực cao: càng cao càng căng thẳng, mất tự nhiên.

Cao độ của Trombone gồm 7 thế tay dựa vào ống hơi bằng cách kéo ra kéo vào tạo thành các âm theo hệ thống âm bồi.

2. Kỹ thuật- Điều khiển bằng ống hơi nên không thể nhanh nhẹn và linh hoạt bằng Trompette. Kỹ

thuật chạy nhanh không phải là sở trường của Trombone.

- Tránh viết câu nhạc dài vì ảnh hưởng đến thế tay.

- Légato không thuận tiện lắm, nốt ngắt diễn tấu chậm.

- Nốt nhắc lại chơi dễ dàng ở âm vực giữa.

- Trille và nốt hoa mỹ hơi khó khăn.

- Sourdine : âm chất hơi tối, lạnh, mềm, giọng mũi.

38

Page 40: Tinh Nang Nhac Cu

- Glissando là thủ pháp đặc biệt rất lợi hại của Trombone, ít nhạc cụ nào bì kịp. Hiệu quả nghịch ngợm, châm chọc. Chú ý: Glissando nên hạn chế trong phạm vi quãng 5 giảm, nếu vuốt rộng hơn thì phải có chỗ ngắt đi để trả coulisse về vị trí cũ. Glissando năng động về sắc thái : từ pp đến f hay từ ff đến p đều rất dễ thực hiện trong trường hợp đột ngột.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạcVới âm thanh rắn rỏi, có uy lực, sức mạnh vật chất. Thường vạch lên những nét chấm phá

lớn, có tính khái quát - Góp tiếng nói mãnh liệt cùng với bộ Đồng trong những trường hợp đáng chú ý.

- Có thể độc tấu những giai điệu quả cảm, hùng tráng, diễn tả xung đột hay thúc dục, kêu gọi.

- Có thể giữ vai trò đệm hòa âm: Chơi các nốt pédale, các nốt trầm có tiết tấu đơn giản.

- Tăng cường độ, nhấn tiết tấu ở cao trào, crescendo...

Sử dụng khả năng, kỷ xảo riêng của mình trong việc dựng bối cảnh mà nội dung tác phẩm yêu cầu...

IV. TUBA (Ý)

Tuba hay Saxhorn basse (Pháp), Basstuba (Đức)

Đại hiệu (TQ)- Kích thước lớn, âm hướng trầm nhất trong

bộ đồng. Độ dài từ miệng kèn đến loa kèn nếu kéo dài sẽ gần 5,5m.

- Âm thanh không hay bằng Trombone, thô, chậm, nặng.

1. Cao độ - âm vực

Dùng khóa Fa4, phổ biến là kèn giọng C.

- Cực trầm: Khó, hiếm dùng, âm thanh không tốt.

- Trầm: Dày, chắc chắn nhưng hơi tối và nặng, chậm, sâu.

- Giữa: Đầy đặn, vang tốt, đỉnh đạc, khoai thai, nghiêm trang...

39

Page 41: Tinh Nang Nhac Cu

- Cao: Bị nén, căng thẳng, ít dùng.

2. Kỹ thuật- Tốn hơi vì ống rất dài. Hơi phát ra chậm vì thế không nhanh, không nhạy, thích hợp với

giai điệu chậm rãi với câu nhạc ngắn.

- Légato khó sử dụng, nốt ngắt không rõ, Trille không nhuyễn.

- Nhảy quãng khó, ít sử dụng Sourdine.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạcVới đặc tính nghiêm trang, trầm hùng có uy lực, có thể gây dông bão, kịch tính.

- Trong dàn nhạc thường là với tư cách bổ sung cho phần trầm của khối kèn đồng và toàn bộ dàn nhạc tạo sự vững chải về hòa âm.

- Có thể diễn tấu những giai điệu chậm, ngắn.

- Tăng cường độ, nhấn tiết tấu, tham gia những chỗ quyết định.

- Tạo hiệu quả đặc biệt khi cần.

40

Page 42: Tinh Nang Nhac Cu

CHƯƠNG V

BỘ GÕ(A Percussione)

Nhạc cụ gõ đã được sử dụng từ khi thành lập dàn nhạc giao hưởng nhưng phải đến nửa thế kỷ 19, sau nhiều lần cải tiến, chức năng bộ gõ mới được khẳng định và phát triển phong phú. Bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng gồm 2 loại, định âm và không định âm

I. ĐẶC ĐIỂM- Bộ gõ có tác dụng gợi màu sắc, dựng bối cảnh đặc biệt, gây một cảm giác rõ rệt về tiết

tấu. Làm tăng sự sắc nét của tiết tấu. Gây kích động, trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được khai thác triệt để.

- Nhạc cụ bộ gõ cấu tạo bằng nhiều chất liệu : da, gỗ, kim khí. Chia làm 2 loại : đình âm và không đình âm.

- Thời gian xuất hiện trong tác phẩm không dài lắm, có khi chỉ một số đoạn nhất định.

- Trong tổng phổ, bộ gõ được đặt trên bộ Dây, dưới bộ Đồng nhưng không cố định số lượng nhạc cụ, ít hay nhiều tùy theo, nội dung nhu cầu của tác phẩm và thường không nhất thiết có sự sắp xếp thứ tự như các bộ khác.

- Các nhạc cụ không định âm không cần dùng đến khuôn nhạc, chỉ cần biểu hiện các hình thức ghi trường độ theo những tuyến tiết tấu nào đó.

- Bộ gõ tham gia vào giàn giao hưởng thường dễ tạo nên những maù sắc địa phương đậm đà. Cồng, chũm chọe ... đều có nguồn gốc từ Phương Đông.

II. CÁC NHẠC KHÍ GÕ ĐỊNH ÂM1. TIMPANI (Ý, Anh)

Timbales (Pháp),Định âm cổ (Trung Quốc) Loại trống định âm được sử dụng nhiều nhất. Thường chơi 2 cái trở lên, mỗi cái có một số âm cố định. Tùy theo yêu cầu tác phẩm mà biên chế số lượng.

Timpani có 3 loại : Trống lớn, trống trung, trống nhỏ.

Vì có khả năng định được cao độ nên Timpani vẫn dùng đến khuôn nhạc và ghi bằng khóa Fa. Hiệu quả âm phát ra thấp hơn nốt ghi một quãng 8.

41

Page 43: Tinh Nang Nhac Cu

(Sự cải tiến phương pháp sử dụng bàn đạp điều chỉnh được cao độ trống có thể lên xuống 1/2 cung đến 1 cung).

- Số lượng trống theo yêu cầu, nhưng nếu một người đánh thì chỉ ghi trên một khuôn nhạc. Phức tạp hơn có thể do 2, 3 người đánh thì phải riêng một người một khuôn nhạc.

- Không cần thiết đặt hóa biểu.

- Sourdine của Timpani là dùng miếng da đặt lên mặt trống tiếng sẽ mờ đục, không ngân vang.

- Do đánh bằng dùi nên độ biến đổi cường độ khá lớn (từ pppp - ffff) rất linh hoạt năng động. Trémolo một nốt rất thuận tiện.

- Không phải lúc nào cũng gây tác động kích thích, kêu gọi mà còn tạo những bối cảnh âm u, mờ ảo, gợn sóng. Lúc sắc thái cực mạnh, có thể gây bão tố, sấm sét, kích động mãnh liệt : Góp tiếng nói dõng dạc, có uy lực trong các hành khúc quân đội, rộn rịp đầy tính tiết tấu trong các màn vũ đạo; tham gia chuẩn bị cao trào rất đặc lực...

2. CAMPANELLI (Ý)

- Jeu de clochettes hay Glockenspiel (Pháp)- Glockenspiel hay Carillon (Anh - Theo E.Prout) hay Gloken.- Chung cầm (Trung Quốc)

Bộ phận phát âm là những thanh kim loại, âm sắc gần giống tiếng chuông.

Campanelli kiến trúc theo hai loại : loại dùng dùi gõ kim loại; loại khác sử dụng bàn phím như piano nhưng đơn giản hơn. Kích thước nhỏ.

2.1. Cao độ - Âm vực

Ghi bằng khóa Sol2 : nếu cần thiết dùng hai khuông nhạc thì dùng thêm khóa Fa . Cao độ thực tế cao hơn một quãng 8 so với nốt ghi . Các loại đàn ngày nay chi cần rộng hai quãng 8 nên chi sử dụng một khóa Sol2 :

Toàn bộ âm vực : (theo nốt ghi)

42

Page 44: Tinh Nang Nhac Cu

Âm sắc sáng lóng lánh như bạc, thánh thót ngân nga nếu dùng dùi gõ kim loại .Còn dùng bàn phím tiếng đanh và khó có độ ngân, nhưng kỷ thuật linh hoạt hơn .

Tham gia với tính chất trang trí, tô điểm tạo cảm giác thoáng mát, yên tỉnh, trong sạch .

3. SILOFONO (Ý)

Xylophon (Đức) Xylophone (Pháp), Mộc cầm (Trung Quốc).

Giống Campanelli, nhưng cấu tạo chất liệu bằng gỗ, các phiến gỗ lớn hơn đươc sắp xếp theo một trình tự nhất định. Sử dụng dùi gỗ cũng bằng gỗ.

Âm sắc khá độc đáo, nghe hơi khô khan sắc nhọn nhưng không vang ngân (như đàn T’rưng tre của Việt Nam).

Xilophone ghi bằng khóa Sol - âm thanh thực tế cao hơn nốt ghi một quãng 8. Âm vực từ 2 đến 3 quãng 8. Âm khu tốt nhất từ Đô quãng 8 thứ nhất đến Fa quãng 8 thứ 3, kỹ thuật Glissando rất thú vị, có thế vuốt từ dưới lên hoặc trên xuống.

Trong dàn nhạc: chức năng trang trí, tô điểm màu sắc - Nghe lâu chán, nên dùng rất hạn chế.

4. MARIMBA (Pháp - Đức - Anh)

Biến thể của Xilophone : thêm vào dưới các phiến gỗ là những ống cộng hướng để vang lâu hơn. Âm vực được mở rộng đến năm quãng chia làm 3 âm khu : Trần, giữa, cao. Sử dụng hai loại dùi gõ : mềm và cứng. Ghi trên khóa Fa và Sol.

5. VIBRAPHONE (Pháp)

Vibrafono(Ý)-Carillon à lames hay Vibraphone - Carillon(Anh)

43

Page 45: Tinh Nang Nhac Cu

Biến thể của Campanelli - thêm bộ phận ống cộng hưởng dưới các phiến kim loại để tạo tiếng ngân rung (Vibrato).

Âm thanh gần như tiếng Celesta (khỏe hơn nhưng không trong bằng) âm vực gồm 3 quãng 8.

6. CELESTA (Ý, Pháp, Anh)

Cương phiến cầm (Trung Quốc)

Hình thức như Piano, nhưng búa của bàn phím không gõ lên dây mà gõ lên phiến kim loại như Campanelli. Âm thanh có cảm giác yên tĩnh, tinh vi, thoáng mát, trong sạch, cường độ hơi yếu.

Âm vực rộng nên dùng hai khuôn nhạc bằng khóa Sol và Fa như piano. Âm thực tế cao hơn nốt ghi một quãng 8 :

Kỹ thuật diễn tấu linh hoạt như Piano, cách viết cũng tương tự. Trong dàn nhạc xuất hiện với tác dụng dây màu, sắc với tính chất thi vị, trong suốt, mềm mại, tạo cảm giác cao thượng, ngây thơ và không khí thần thoại. Kết hợp rất tốt với âm sắc đàn Harpe.

7. CAMPANA (Ý)

Glocke (Đức, Cloches (Pháp), Gloken (Anh)Gồm một dãy ống kim loại từ cao đến thấp xếp cạnh nhau theo bán cung, gõ bằng đũa kim

loại. Âm vưc rất hẹp chưa đầy một quãng 8. Rất ít gặp trong tác phẩm.

44

Page 46: Tinh Nang Nhac Cu

II. CÁC NHẠC KHÍ GÕ KHÔNG ĐỊNH ÂM

1. TRIANGOLO (Ý)

Triangle(Pháp, Anh) .Tam giác thiết (Trung quốc)

Còn gọi là "Kẻng tam giác", là một thanh kim loại uốn thành hình tam giác. Treo trên dây, dùi gõ bằng kim loại, gõ vào thành của nhạc khí. Tuy

không có cao độ nhất định nhưng âm thanh trong trẻo, tươi tắn, xanh mát, ngời sáng.

2. TAMBURINO (Ý)

Tambourine (Anh). Tambour de basque (Pháp)

Loại trồng nhỏ, dẹp. Có người gọi là trống lục lạc vì trong trống có đeo những chuông nhỏ để rung. Ngoài tang trống có nẹp thêm những miếng kim loại mỏng. Dùng tay trái cầm, tay phải gõ vào mặt trống hoặc lắc, để các miếng kim loại và lục lạc rung theo (chỉ có một mặt da)

3. TAMBOUR MILITAIRE (Pháp)

Tamburo militare (Ý) ; Tambour militaire hoặc Caisse claire (Pháp). Tiểu quân cổ (Trung Quốc)

45

Page 47: Tinh Nang Nhac Cu

Thường gọi là trống nhà binh. Một loại trống nhỏ dùng trong dàn nhạc quân đội. Dùng hai dùi gõ bằng gỗ. Tiếng trống rè rè do những sợi dây kim loại rung dưới mặt da trống.

Kỹ xảo chủ yếu là Trémolo. Có ưu điểm về tiết chế sắc thái, có thể từ cực mạnh đến cực yếu (ffff -> pppp)

4. CYMBALES (Pháp)

Piatti hay Cinelli (Ý); Beeken (Đức); Bạt (Trung Quốc)

“Chũm chọe” hay “Xập xòeng”. Đôi đĩa lớn bằng đồng. Ở giữa có núm gắn vòng dây da để cầm. Nhạc công diễn tấu bằng cách đập hai đĩa vào nhau hoặc dùng dùi gõ đánh vào.

Cymbales hỗ trợ trong việc tạo kịch tính, chuẩn bị không khí cao trào rất tốt với một hiệu quả chói lọi, kích động, mãnh liệt có uy lực.

5. GROSSE CAISSE (Pháp)

Gran casse (Ý) ; Đại quân cổ (Trung Quốc)Trống lớn, hai mặt da. Dùng trong dàn nhạc quân đội. Là nhạc khí không định âm, nhưng

Grsse caisse là lọai trống có vực trầm nhất trong bộ gõ.

Grsse caisse thường dùng để nhấn mạnh trọng âm của bè trầm. Âm vang nặng nề, đỉnh đạt. Ớ sắc thái mạnh có thể gây bão táp, kích động mạnh.

46

Page 48: Tinh Nang Nhac Cu

6. TAM TAM (Ý, Pháp, Anh)

Là loại cồng xuất xứ từ Phương Đông. Chất liệu bằng đồng, có núm ở giữa. Nhạc công dùng dùi gỗ gõ vào giữa núm. Sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng với mục đích thể hiện màu sắc đặc trưng của phương Đông (Như dàn cồng chiêng Tây Nguyên, Việt Nam).

7. CASTAGNETTE (Pháp)

Castanet (Anh)

Gồm hai mỏ nhỏ bằng gỗ. Nhạc công cầm trong tay phải, đập vào nhau. Dùng để gây màu sắc tiết tấu. Đặc biệt, trong các tác phẩm có vũ đạo. Nguồn gốc gắn liền với điệu nhảy dân gian Tây Ban Nha.

III. MỘT SỐ NHẠC KHÍ BỔ SUNG

47

Page 49: Tinh Nang Nhac Cu

1. HARPE (Pháp)

Harp (Anh), Hạc cầm (Trung quốc)

Đàn Harp mặc dù có lịch sử lâu đời nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới có mặt trong thành phần biên chế dàn

nhạc. Harp thuộc loại đàn dây gảy.

2. SAXOPHONE

Saxophone được cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại nhưng miệng thổi dùng dăm đơn như clarinet. Âm chất trung gian giữa đồng và gỗ. Bốn loại trên là phổ biến nhất : Loại Soprano (Sib), Alto (Mib), Tenor (Sib) và Baritone (Mib). Vì vậy các loại saxo này đều phải dịch giọng.

Một số nhạc khí khác như Mandoline, Guitare, Orgue (đàn ống), Synthesizer (đàn phím điện tử)…trong nhiều tác phẩm có xuất hiện nhưng vẫn không phải là thành viên cố định trong

48

Page 50: Tinh Nang Nhac Cu

dàn nhạc giao hưởng. Riêng đàn Piano, với tính năng phong phú dần dần trở thành thành viên cố định trong dàn nhạc giao hưởng cận đại và đương đại.

49

Page 51: Tinh Nang Nhac Cu

CHƯƠNG VI

YẾU TỐ GIAI ĐIỆU TRONG PHỐI DÀN NHẠCGiai điệu là nhân tố chủ yếu của âm nhạc, cần được làm nổi bật, tô đậm thích đáng ở dàn

nhạc để người nghe có thể nắm được nó, mặc dù có khi được trình bày trong những trạng thái rất phức tạp.

Khi giai điệu ở các bè ngoài cùng (bè cao nhất và trầm nhất) sự phân cách giữa giai điệu và phần đệm sẽ dễ thực hiện hơn khi giai điệu nằm ở các bè giữa. Vì thế, người ta đã sử dụng những phương pháp sau:

- Những sắc thái về độ mạnh của giai điệu được đặt ở mức độ nỗi hơn sắc thái độ mạnh của các bè khác.

- Thể hiện bằng sự đối tỉ giữa các âm sắc (của giai điệu và phần đệm)- Bằng cách viết chéo bè: cho Vc lên trên Va; cho Cl hay Ob lên trên Fl.v.v...- Giai điệu càng nỗi bật hơn khi nào các bè đệm càng viết xa nó.- Đối với nhạc cụ hơi, một nhạc cụ độc tấu bao giờ cũng diễn tả tình cảm rõ nét hơn là hai

nhạc cụ đồng tấu.

I. GIAI ĐIỆU Ở BỘ DÂY

Trừ đàn Contrebass thường được đi đồng âm hay quãng tám với Violoncell (cũng như với các nhạc cụ khác bộ: Basson, Clarinettebass...v..v). Tất cả các nhạc cụ dây đều có thể đảm nhiệm độc lập phần giai điệu.

a. Violon: Những giai điệu có tầm cữ Metzzo Sopano đến những giai điệu có âm khu chói chủ yếu giao cho Violon 1, đôi khi Violon 2. Sự kết hợp đồng âm giữa Vn1 và Vn2 làm cho giai điệu đầy đặn hơn.

Viola: Thường đảm nhiệm những giai điệu ở tầm cử Alto Ténor hoặc ở âm khu cao. Cello: Cho những nét nhạc rộng rãi, nồng nàn và du dương có tầm cử Bass hoặc ở âm

khu cao của nó. Contrebass: Độ vang hơi xỉn, tương đối ít thích hợp với những giai điệu rộng rãi; thường

đảm nhiệm âm khu trầm.1. Đồng âm ở bộ dây- Vn1 + Vn 2 đi đồng âm (không tạo nên âm sắc mới) với Va; Va với Vc...v..v làm cho độ

vang của dàn nhạc đậm đà hơn, ý vị hơn do ưu thế của nhạc cụ này hay nhạc cụ khác ( giữa Va và Vc, thì Vc có ưu thế hơn).

- Kết hợp đông âm giữa Vn1,Vn2 với Va và Vc có thể thực hiện được đối với những giai điệu có tầm cử Alto Ténor. Có độ vang lớn, một sức mạnh ở sắc thái f; một sự êm dịu và dày đặc khác thường ở sắc thái p.

2. Quãng tám ở độ dây Để khỏi mất sức mạnh biểu hiện và không phá vỡ hòa thanh mỗi khi bè giai điệu ở Vn1

lên cao quá người ta điệp thêm một quãng tám thấp hơn ở Vn2.Thường gặp: Vn1 Vn1,2 Va ..v.v..

Vn2 Va Vc

50

8 8 8

Page 52: Tinh Nang Nhac Cu

Sự tiến hành 3 quãng 8 ở bộ dây thường dùng trong trường hợp giai điệu rất du dương và có sức mạnh, nhất là ở sắc thái f.

Tiến hành 4,5 quảng tám ở bộ dây ít thấy.3. Quãng ba ở bộ dây Tiến hành quãng ba ở giai điệu phải lựa chọn âm sắc tương hợp.4. Quãng sáu ở bộ dâyCó thể sử dụng âm sắc khác nhau.Chú ý: Khi tiến hành quãng ba ở 2 quãng tám. Ở Vn1 và Vn2 nên sử dụng hình thức

divisi (phân tấu):

II. GIAI ĐIỆU Ở BỘ GỖ

Việc lựa chọn nhạc cụ này hay nhạc cụ khác của bộ gõ để đi giai điệu là do sở thích riêng của người phối cũng như sự phù hợp với tính chất của giai điệu. Tuy nhiên, cũng thùy theo tầm cử của giai điệu phải phù hợp với âm khu đẹp của nhạc cụ.

1. Đồng âm trong bộ gỗHai nhạc cụ gỗ đi đồng âm sẽ tạo ra một âm sắc phức tạp.- Fl + Ob: Dày đặc hơn âm sắc của Fl và dịu dàng hơn âm sắc của Ob. Với sắc thái p, ở

khu âm trầm, âm sắc của Fl chiếm ưu thế, còn ở âm khu cao, Ob chiếm ưu thế.- Fl + Cl: Dày đặc hơn âm sắc của Fl và đục hơn âm sắc của Cl. Ở âm khu trầm, ưu thế

thuộc Fl; Ở âm khu cao, âm sắc Cl chiếm ưu thế.- Ob + Cl: Âm sắc chung đầy đặn hơn âm sắc riêng. Ở âm khu trầm, âm sắc giọng mũi và

tối của Ob chiếm ưu thế; Ở âm khu cao Cl có chiều sâu, sáng và chiếm ưu thế.- Fl + Ob + Cl: Âm sắc tương đối dày đặc. Ở âm khu trầm Fl chiếm ưu thế, âm khu trung

là Ob và âm khu cao là Cl.- Fag + Cl: Âm sắc khá dày đặc. Ở âm khu trầm ưu thế thuộc về âm sắc buồn buồn của

Cl. Ở âm khu cao, âm sắc bi ai của Fag lại chiếm ưu thế.- Fag + Cl + Ob + Fl: Âm sắc dày đặc (ít thấy).Kết hợp đồng âm ở bộ gỗ có những ưu điểm và nhược điểm sau:Ưu điểm: Bổ sung phần nào sự đầy đặn cho toàn bộ sự dịu dàng hoặc sức mạnh cho độ

vang.Nhược điểm: Làm hạn chế phần nào sắc thái của màu sắc thuần khiết đặc trưng của nhạc

cụ. cho nên những giai điệu và những câu nhạc nào cần biểu hiện sự mềm mại nên ưu tiên cho một nhạc cụ độc tấu (âm sắc đơn) thậm chí hai âm sắc như nhau (2Fl, 2ab...) cũng cần tránh vì một nhạc cụ bao giờ cũng có sức biểu hiện hơn...

51

Page 53: Tinh Nang Nhac Cu

Nói chung, sự pha trộn âm sắc trong bộ gỗ thường chỉ gặp nhiều ở sắc thái f hơn là p va chỉ thường gặp trong các nội dung biểu hiện mang tính trang sức chung chung, hơn là tính chất riêng tư, tâm tình.

2. Quãng tám trong bộ gỗ - Khi giai điệu tiến hành quãng tám (1 đến 2 quãng tám), để đảm bảo độ vang tốt cần phải

giũ trật tự tự nhiên của các nhạc cụ.

Fl Fl Ob Ob ClOb Cl Cl Fg Fg

- Sự kết hợp quãng tám Pl - Fg ít thấy do sự khác biệt lớn về âm khu của 2 nhạc cụ này. Ở các tác giả cổ điển thường gặp sự kết hợp sau đây cho hiệu quả tốt:

Fl [c3 e3Fag [c1 e1

- Kết hợp quãng tám giữa hai âm sắc giống nhau (2 Fl, 2 Cl ...) được phép dùng nhưng cũng không thật tốt vì âm khu của nhạc cụ đó không đều nhau.

- Cũng như ở bộ dây, những giai điệu nằm ở trên cùng hoặc dưới cùng, các quãng tám cần được điệp thêm.

- Tiến hành giai điệu ở 3, 4 hoặc 5 quãng tám cũng phải chú ý đến thứ tự tự nhiên của các nhạc cụ.

Trong 3 quãng tám: FlObCl

ObClFg

FlClFg

FlObFg

Trong 4 quãng tám:FlObClFg

Hoặc pha trộn âm sắc

Fl + ObCl + Coringlais 8

3. Quãng ba và quãng sáu- Quãng ba: Trong tiến hành giai điệu thường sử dụng hai nhạc cụ cùng loại để có sự cân

bằng về âm thanh (2 Fl, 2 Ob .v.v...).- Quãng sáu: Đối với quãng sáu lại dùng khác nhau (khác âm sắc: Ob + Fg; Cl + Fg ...).Ở cả hai trường hợp, các nhạc cụ đều được sắp xếp theo thứ tự tự nhiên.

III. GIAI ĐIỆU Ở BỘ ĐỒNG

Nhờ sự cân bằng về âm thanh, việc tiến hành giai điệu ở bộ đồng kết hợp với đồng âm, quãng tám, quãng ba, quãng sáu bao giờ cũng tạo nên một độ vang tuyệt đẹp.

Kèn Cor với âm sắc thơ mộng và tâm tình để làm nhạc cụ độc tấu là thích hợp hơn cả.

52

8 8 8 8 8

8

8

Page 54: Tinh Nang Nhac Cu

IV. GIAI ĐIỆU Ở CÁC BỘ PHỐI HỢP

1. Bộ gỗ và đồng- Đi đồng âm: Tạo nên một âm sắc hỗn hợp và một độ vang mạnh hơn. Âm sắc bộ Đồng

trội hơn nhưng dịu bớt và mềm mại hơn. Thường dừng ở sắc thái f. Các bộ gỗ cao, trung, trầm bồi thêm các nhạc cụ đồng tương ứng.

- Đi quãng tám: Để có một âm sắc êm dịu hơn là sự kết hợp quãng tám ở bộ Đồng sau đây:

1 tr.81 (hoặc 2) Cor 8

Người ta thay tr.8 bằng một nhạc cụ khác ở bộ gỗ:2 Ob (hoặc 2 Cl)

1 Cor 81 Ob + 1 Cl

1 Cor 8

Khi tiến hành quãng tám với kèn trb, để có sự cân bằng âm lượng cần thiết phải có 3 hoặc 4 nhạc cụ gỗ đi quãng tám với trbe.

Chú ý: - Nhạc cụ gỗ đi quãng tám trên Trbn không tốt.- Tiến hành giai điệu ở 3, 4 quãng tám giữa gỗ và đồng rất khó thực hiện.

2. Dây và gỗ Đồng âm: Tiến hành đồng âm giữa dây và gỗ sẽ có một độ vang tốt: tăng thêm độ vang

của dây và làm dịu độ vang của gỗ. Kết hợp tự nhiên nhất thường là sự kết hợp giữa các nhạc cụ có âm vực ít nhiều ăn khớp với nhau.

3. Dây và Đồng Do không giống nhau về âm sắc, sự kết hợp giữa đồng âm và dây không được hoàn chỉnh

như dây và gỗ. Riêng kèn Cor và Cello thì kết hợp với nhau rất tốt, cho ta một âm sắc phức và êm.

4. Đồng âm giữa ba bộ (Dây, Gỗ, Đồng)Tiến hành đồng âm với một số nhạc cụ đại diện của cả ba bộ sẽ tạo nên một âm sắc hỗn

hợp mà trong đó, một trong ba bộ sẽ vang trội hơn.

V. ÂM LƯỢNG CÁC BỘ

- Trompette, Trombone, Tuba có độ vang mạnh hơn cả. Trong sắc thái f, âm lượng Cor yếu hơn hai lần.

1 Trompette = 1 Trombone = 2 Cor- Kèn gỗ trong sắc thái f yếu hơn Cor hai lần.1 Cor = 2 Clarinette = 2 Hautbois = 2 Flute = 2 Basson

53

Page 55: Tinh Nang Nhac Cu

Trong sắc thái p, âm lượng của tất cả các kèn gỗ và đồng có thể coi như bằng nhau.- Mỗi bè của nhạc cụ dây, với biên chế dàn nhạc trung bình, ở sắc thái p âm lượng được

coi như bằng một nhạc cụ của bộ gỗ.Bè Violon 1 = 1 Flute = 1 Basson .v.v...Ở sắc thái f, âm lượng như hai kèn gỗ.Bè Violon 1 = 2 Flute ; 1 Hautbois + 1 Clarinette ...- Những nhạc cụ có độ vang ngắn (Piano, Celesta ... cũng như các thủ pháp pizz và

Collegno ở Violon) dễ bị các nhạc cụ có độ vang dài lấp mất, trừ các nhạc cụ có độ vang ngắn nhưng sắc (Campanelli, Silofono, Cymbales .v.v...).

54

Page 56: Tinh Nang Nhac Cu

CHƯƠNG VII

YẾU TỐ HÒA ÂM TRONG PHỐI DÀN NHẠC

Muốn có một độ vang đẹp, cần phải có sự sắp xếp các bè hòa âm tốt. Vì vậy, phải có nhận thức chính xác về sự cấu tạo hòa âm của tác phẩm mình phối.

Sự hiểu biết về khúc thức (Formessyntaxique) của tác phẩm cũng là một điều rất quan trọng trong vấn đề cấu tạo hòa âm. Việc chuyển từ một số bè hòa âm này sang một số bè hòa âm khác; từ một cấu trúc 4 bè sang 3 bè hoặc 5 bè đồng âm .v.v... cần ăn khớp với sự thay đổi motif, câu nhạc .v.v...

I. SỐ LƯỢNG BÈ VÀ SỰ ĐIỆP BÈ HÒA ÂM

Trên căn bản là hòa âm 4 bè, những bè bổ sung có thể điệp bất cứ nốt nào của hợp âm.

- Bè trầm chỉ được điệp hay nhắc lại 1 quãng tám dưới.- Những quãng năm song song phát sinh do điệp 3 bè trên không quan trọng (đối với hợp

âm sáu).- Bè trầm của các hợp âm 7 đảo không được điệp ở các bè trên.

Hay đối với hợp âm 7 dẫn (nguyên vị).

55

Page 57: Tinh Nang Nhac Cu

- Trừ âm lưu, phải tôn trọng luật lệ hòa âm còn các âm khác như lướt, thêu, sớm với những âm sắc khác nhau và tốc độ tương đối nhanh thì được phép xử lý tự do.

- Những âm nền (pédal) ở bè cao và bè giữa hoặc những nốt ngân vang lâu của một số âm sắc nào đó được phép sử dụng rộng rãi ở phối dàn nhạc hơn là ở piano, hoặc tứ tấu dây (quatuor à cordes) .v.v...

(Âm nền cao và giữa. Các bè khác lướt Chromatique đi xuống).

II. SẮP XẾP HỢP ÂM

- Mọi cách sắp xếp đều phải viết theo quy luật âm bồi: những quãng tám trầm nhất, các nhạc cụ cần tách xa nhau; những quãng tám cao, phải sít gần nhau.

- Bè trầm cách bè trong tiếp nó (bè ténor trong hòa âm 4 bè) quá 1 quãng tám trong trường hợp ngoại lệ.

- Không nên bớt nốt của một hợp âm.

- Trường hợp xấu nhất là giữa những hợp âm gồm những nốt cao và những hợp âm gồm những nốt thấp lại có khoảng rỗng, nhất là ở sắc thái f. Một vài trường hợp ở p thì tạm được (thí dụ trên).

- Trường hợp ba bè trên di động ngược hướng với bè trầm, khoảng trống phát sinh từ đó cần được bổ sung dần dần bằng những bè trung gian.

56

Page 58: Tinh Nang Nhac Cu

Nếu tiến hành ngược lại, thì lúc đầu phải bổ sung một số bè trung gian. Lúc ba bè trên và bè trầm tiến lại gần nhau thì sẽ lược bớt dần các bè đó.

III. HÒA ÂM Ở BỘ DÂY

Ở bộ Dây, vấn đề cân bằng âm lượng là thứ yếu, vì tính đồng chất ở các nhạc cụ cũng như âm khu của mỗi nhạc cụ không khác biệt nhau lớn. Cách sắp xếp thứ tự tự nhiên không nảy sinh vấn đề giữa p và f (xem thêm mục: Vai trò âm sắc).

IV. HÒA ÂM Ở BỘ GỖ

Các nhạc khí nhóm gỗ mang đặc tính không đồng chất. Sự khác biệt lớn về tính chất âm khu từng nhạc cụ (và trong cả mỗi nhạc cụ) thường dẫn đến sự mất cân bằng về độ vang nếu sắp xếp không khéo léo:

So sánh nhóm Dây và Gỗ cùng sử dụng một hợp âm:

Ở bộ Dây, về lực độ p hoặc f không phát sinh vấn đề gì vì âm sắc của các nhạc cụ đồng chất ... Nhưng nếu giao cho bộ Gỗ thì ngược lại vì âm sắc không có tính đồng (kể cả trong p và f). Một số thí dụ ở bộ Gỗ:

57

Page 59: Tinh Nang Nhac Cu

Số 1: Ở lực độ p: FgII sẽ vang to và trội hơn vì càng thấp Fg không thể thổi khẻ (p) (ngoại lệ FgII ra thì rất tốt).

Số 2: Ở lực độ f: Fg vang tốt nhưng Fl lại bé vì không đúng âm khu sinh ra thiếu cân bằng.

SSố 3: Ở lực độ p: Cũng như số 1: Thiếu cân bằng.Số 4: Ở lực độ f: Vang tốt vì phù hợp với âm khu.Số 5,6: Đặc biệt là số 6 vang rất tốt.

Thí dụ số 7 trên vang xấu vì: - Các nhạc cụ cùng loại sắp xếp quá xa nhau làm mất thăng bằng về âm khu (Trường hợp

Fl).- Ở lực độ p: Ob và Fg trội hơn.- Ở lực độ f: Fl (dặc biệt là Fl II) vang yếu.Càng không nên sắp xếp theo kiểu sau đây. Cả p và f đều vang xấu:

Nên chọn những nhạc cụ cùng âm sắc:

Ở p vang đẹp, nhưng nếu ở lực độ f sẽ xấu vì Fl rơi vào âm khu yếu.

58

Page 60: Tinh Nang Nhac Cu

Sắp xếp theo kiểu sau thì cả p và f đều vang đẹp:

Trong cách xếp hợp âm hẹp, sắp xếp nhạc cụ theo thứ tự tự nhiên với các nhạc cụ cùng loại, cùng âm sắc đèu vang tốt ở p và f:

Trong hòa âm 4 bè, với biên chế 2 kèn và cách xếp hẹp, bộ gỗ có thể sử dụng ba cách sắp xếp:

1. Xếp tuần tự (Chồng bè) Sắp xếp theo đúng thứ cao thấp của các âm.2. Xếp xen kẻ (Chéo bè).3. Xếp kẹp (Vây bè).

Chú ý: Cần tránh sự chập nhau giữa âm khu yếu và nhẹ của một nhạc cụ này với một âm khu mạnh và thô của một nhạc cụ khác.

- Trong xếp hòa âm rộng, những hợp âm 4 nốt có thể giao cho 2 nhóm âm sắc, nhưng cũng chỉ thích hợp với cách sắp xếp tuần tự (Chồng bè):

59

Page 61: Tinh Nang Nhac Cu

- Nếu sử dụng phương pháp xếp xen kẻ (Chéo bè) và xếp kẹp (Vây bè) có thể tạo nên tình trạng không thích hợp về âm khu (Sự khác biệt quá lớn giữa âm khu từng nhạc cụ tạo sự khác nhau xa về âm sắc và âm lượng).

Nếu xếp kẹp (Vây bè) sẽ phải sử dụng 3 thứ âm sắc:

- Trong cách sắp xếp hòa âm rộng này, sử dụng nhạc cụ cùng âm sắc không tốt bằng nhạc cụ khác âm sắc. Tốt nhất, vẫn là giao cho hai nhạc cụ có âm sắc khác nhau.

- Trong trường hợp 4 âm sắc khác nhau, mà mỗi âm sắc chỉ có một chiếc, thì có thể chỉ thích hợp với những âm khu chói nhất:

- Trong cách sắp xếp hòa âm hẹp tránh dùng những hợp âm 4 bè do 4 nhạc cụ khác âm sắc, vì chúng ít gắn bó. Nhưng ở âm khu thích hợp vẫn sử dụng được.

- Trường hợp 3 bè, nên chọn 2 nhạc cụ cùng âm sắc và một âm sắc khác, ít dùng 3 nhạc cụ khác âm sắc.

- Trong một chuỗi hợp âm, những bè di động nên giao cho một âm sắc, những bè đứng yên giao cho một âm sắc khác.

60

Page 62: Tinh Nang Nhac Cu

- Các quãng thuận (quãng 8, 3, 6) thường nên giao cho các nhạc cụ cùng âm sắc, còn quãng nghịch (quãng 4, 7...) nên giao cho nhạc cụ khác âm sắc, và càng không nên giao cho những nhạc cụ có âm sắc chói (như Hautbois).

Xấu Tốt Xấu Tốt

(Quãng 2 và 4) (Quãng 4)

- Những hợp âm 3 nốt xếp hẹp nghe tốt nhất khi do 3 nhạc cụ cùng loại, cùng âm sắc đảm nhiệm (bất cứ nhạc cụ nào)

- Những hợp âm 4 nốt xếp hẹp sử dụng phổ biến là chồng bè (xếp tuần tự) với cách thức : 3 âm sắc giống nhau, thêm một âm sắc khác.

- Phương pháp sắp xếp xen kẻ và xếp kẹp (Chéo bè, vây bè) cũng có thể dùng được:

- Ngược lại, với hợp âm 3 nốt xếp rộng dùng 3 âm sắc như nhau lại không được tốt

61

Page 63: Tinh Nang Nhac Cu

- Nếu sử dụng các âm sắc bổ sung như Piccolo, Coringlais, Clarinettebass, Contrebasson sẽ có độ vang tốt:

- Những hợp âm 4 nốt xếp rộng cũng có thể dùng cách thức bổ sung thêm vào ba nhạc cụ cùng âm sắc là một nhạc cụ khác âm sắc:

- Trong hòa âm nhiều bè, những nốt thứ 5, 6, 7, 8... chẳng qua chỉ là sự điệp lại ba bè trên của hòa âm 4 bè ở những quãng tám khác nhau. Vấn đề là phải tìm những quãng tám thích hợp nhất (Cho âm khu, âm sắc mỗi loại nhạc cụ).

. Với biên chế 2 chiếc, sắp xếp hẹp, (Hợp âm nhiều bè, xếp rộng sẽ không tốt lắm) ba phương pháp chồng bè, chéo bè vây bè đều sử dụng được

- Xếp hẹp:

. Xếp rộng: Hòa âm nhiều bè xếp rộng không tốt.

. Với biên chế 3 kèn, phương pháp sắp xếp tuần tự là tốt nhất- Xếp hẹp:

62

Page 64: Tinh Nang Nhac Cu

V. ĐIỆP ÂM SẮC TRONG HÒA ÂM BỘ GỖ

. Trong biên chế 2 kèn: nếu có thể, hổn hợp những âm sắc điệp sẽ có những hiệu quả tốt.

Xếp rộng:

. Nếu hợp âm 4 nốt thì phương pháp cổ điển là chập bè:

. Trong biên chế 3 kèn: Với hợp âm 3 nốt sẽ cho những âm sắc khá đều đặn:

Và có thể điệp 3 lần âm sắc:

Tóm lại, khi sắp xếp hợp âm bộ gỗ, cần giữ trật tự tự nhiên của các nhạc cụ(Trong hòa âm

nhiều bè và đầy đủ các nhạc cụ)

63

Page 65: Tinh Nang Nhac Cu

Đừng nên để khoảng cách quá lớn giữa âm khu cao và trung.

Tốt nhất vẫn theo phương pháp cổ điển (chập bè).

Viết ra tổng phổ:

Fl I đồng âm với Ob 1Ob II đồng âm với Cl 1

Âm sắc Ob trộn với Fl và Cl làm Ob mềm mại hơn, hiệu quả chung của hợp âm tổ gỗ nghe rất chặt chẻ, hòa hợp.

64

Page 66: Tinh Nang Nhac Cu

Nhận xét: Ở nhịp đầu, Ob được hỗn hợp che lấp bởi Fl II và Cl I ; Còn nhịp thứ 3 thì Ob I đứng độc lập âm khu (Trong cổ điển thường cho phép) Trong thực tế thường gặp sự phân chia sắp xếp hợp âm không cần tăng cường đi đồng âm với Ob.

Tất cả những điều trên về hòa âm bộ gỗ, đề cập chủ yếu đến những hợp âm có độ vang dài hoặc ngắt (Staccato) nhưng đều nối tiếp nhanh. Riêng đối với những hợp âm cách nhau bởi thời gian nghỉ quan trọng thì một số cách sắp xếp hợp âm hoặc thay vị trí âm sắc ít khi nghe rõ.

. Trong trường hợp để biểu hiện cho một nội dung rõ rệt, người ta đã xử lí nhạc cụ gỗ như sau:

Nhận xét: Nội dung từ tối đến sáng dần ... do sự chuyển giao âm sắc và thay đổi phương pháp sắp xếp: Tuần tự, xen kẻ, kẹp, kết hợp với việc mở rộng âm khu, tăng cường độ dày hợp âm ở các bè.

. Kiểu chuyển giao nhạc cụ gỗ trong một câu nhạc có cơ cấu mô phỏng - giữ được tính thống nhất.

Tranquillo

(Vận dụng vào bài tập: Sonate số 7 của Beethoven = chuyển giao nhạc cụ gỗ, đi ngược chiều với ví dụ này)

65

Page 67: Tinh Nang Nhac Cu

VI. HÒA ÂM Ở BỘ ĐỒNG

1. Hòa âm 4 bè- 4 kèn Cor đủ khả năng đạt một độ vang cân đối ở những hợp âm 4 nốt mà không bồi bè

trầm thêm một quãng tám dưới.

- Nếu tăng cường quãng tám dưới, không nên dùng Tronbone hoặc Tuba (vì độ vang nhanh) mà nên dùng Fag.

- Hợp âm 4 nốt xếp hẹp, ngoại trừ Cor, không nên giao cho bộ 4 Trombone và Tuba. Bè trầm đi quãng tám thường do trb III.

- Tuba đảm nhiệm (Tuba điệp quãng 8 dưới) còn ba bè trên là của Trombone I,II bổ sung thêm 1 kèn trombette hoặc 2 kèn cor thổi đồng âm (để độ vang cân bằng).

-Muốn có một độ vang tốt, đầy đặn thì bè trầm đi quãng 8 giao cho 2 cor và tuba (2 cor đi quãng 8 trên, tuba đi quãng 8 dưới) còn ba bè trên cho 3 trombone:

- Kết hợp 4 bè ở những quãng 8 cao hơn: Bè trên: 2 trombette. Bè dưới: 2 Trombone hoặc 4 cor chia làm 2 cặp, mỗi cặp 1 bè.

- Nếu đủ 3 Trombette (trp) đảm trách 3 bè trên đi thì bè dưới giao cho 1 Trombone - hoặc 2 cor đi đồng âm.

66

Page 68: Tinh Nang Nhac Cu

- 4 bè (2 di động, 2 đứng yên) sử dụng phương pháp xếp kẹp: 2 trp (*) đứng yên, 2 cor di động. Hoặc 4 cor (chia 2) đứng yên, 2 trbn di động.

2. Hòa âm 3 bèKết hợp đẹp nhất là 3 kèn cùng âm sắc (3 Cor, 3trb, 3trbn). Nếu chỉ có 2 âm sắc, Cor phải

được tăng đổi.

(Trompette, Trombone vang mạnh gấp đôi Cor, nên Cor phải tăng đôi).

3. Hòa âm nhiều bè- Khi sử dụng toàn thể bộ đồng (ở sắc thái f) kèn Cor cần được tăng đôi.

- Với những hợp âm 7, 6 và 5 nốt, một số nhạc cụ cần phải bớt, có khi bớt hẳn có nhóm. Có thể bớt Cor khi Trb, Trbn và Tuba đã đạt được độ vang đẹp ...

- Trong những kết hợp nghịch, quãng 2, quãng 7 nên giao cho nhạc cụ khác âm sắc.

- Để cho độ vang được điều hòa khi Cor tăng đôi mà vẫn không đạt tới một sự cân bằng (*) Trompette viết tắt: trb hoặc trp đều được

67

Page 69: Tinh Nang Nhac Cu

cần sử dụng riêng một độ mạnh khác cho Cor.

2trb Ví dụ: 2trbn f = 4 cor ff

Tuba

- Nếu sự sắp xếp hợp âm rãi ra nhiều quãng 8, Cor không cần tăng đôi (4 Cor đảm nhiệm 4 bè).

Điệp âm sắc ở bộ Đồng:- Cor thường điệp với Trbn hoặc Trb (làm cho Trb và Trbn bớt gay gắt).- Ít thấy Trb, điệp với Trbn (độ vang quá lớn).- Những âm có độ vang ngân dài, phong cách giao hưởng là ưu tiên dành cho 2 Trb hoặc

4 Cor, hoặc hỗn hợp cả hai thứ. Trong trường hợp này, Trbn không tham gia vì âm sắc quá nặng nề.

VII. HÒA ÂM Ở CÁC BỘ PHỐI HỢP

1. Gỗ và Đồng1.1. Phối hợp đồng âm (pha trộn âm sắc) Có ưu điểm giống như sự kết hợp đồng âm các giai điệu (Xem mục: Giai điệu). Âm sắc

gỗ hòa với đồng làm tăng sức mạnh, vừa làm dịu bớt tính chất chói sáng của đồng. Các sự kết hợp sau đều sử dụng tốt:

- 2 trb + 2 Flute (có thể 2 Ob hoặc 2 Cl)- 3 trb + 3 Flute (có thể 3 Ob hoặc 3 Cl)- 2 Cor + 2 Basson (hoặc 2 Cl)- 3 Cor + 3 Basson (hoặc 3 Cl)

Những kết hợp sau cũng có thể sử dụng:

- Ít gặp: 3 trbn + 3 Basson (hoặc Clarinette)- Hợp âm của tất cả bộ đồng, đồng thời cũng là hợp âm của bộ gỗ, kết hợp cùng

thổi sẽ cho một độ vang cân bằng và tuyệt đẹp.- Cor bịt loa điệp đồng âm (ở âm khu trung) với Cl (ở âm khu trầm) sẽ cho một độ

vang đẹp, huyền bí.

- Phối hợp Cor với Fg ít đặc sắc hơn.

68

Page 70: Tinh Nang Nhac Cu

1.2. Xếp tuần tự, xen kẽ, kẹp:Âm sắc Cor và Fg làm cho âm sắc bộ đồng và gỗ xích lại gần nhau. Hòa âm 4 bè bằng 2

Cor và 2 Fg sẽ có được độ vang cân bằng và đẹp.Những hợp âm nghịch, các quãng thuận giao cho Cor, các quãng nghịch giao cho Fg:

(Nếu làm ngược lại, hiệuc quả sẽ xấu).- Phương pháp xếp kẹp (vây bè) cũng tiến hành giống như Cor bao vây Fg.

- Giao cho bộ đồng những bè đứng im còn bộ gỗ thì đảm nhiệm các bè di động.

- Với sắc thái "P", độ vang sẽ rất cân bằng giữa Cor và bộ gỗ mà không cần điệp bộ gỗ.

- Trái lại, với sắc thái "f", Cor chiếm ưu thế, vì vậy cần điệp gỗ.- Nếu Trombone và Trompette cùng tham gia hợp âm bộ gỗ phải đảm nhiệm tầng hòa âm

cao nhất (trên kèn trb).

69

Page 71: Tinh Nang Nhac Cu

Việc sử dụng tất cả các nhạc cụ hơi không phải bao giờ cũng cho ta một sự cân bằng lý tưởng về độ vang mà còn phải phụ thuộc vào sắc thái khác nhau của mỗi bộ mà người phối khí chỉ định. Ví dụ: Gỗ thổi mạnh hơn đồng, gỗ phải tăng cường độ mạnh bằng những bè đi quãng 8 ... mới đạt được một độ vang cân bằng hơn.

2. Dây và hơi2.1. Gỗ và dâyPhối hợp bộ gỗ và dây ở một hợp âm dưới hình thức chập một âm sắc này vào một âm sắc

khác rất hay gặp ở những nốt đứng im cũng như ở Trémolo bộ dây. Sau đây là những phối hợp tự nhiên thường gặp:

a. Fl + Violon (divisi)Hautbois (clarinette) + Violon (divisi)b. Clarinette + Cello (divisi)Fagoot + Cello + Viola (divisi) .v.v...2.2. Đồng và dâyThường thấy nhất trong trường hợp sắp xếp xen kẽ, xếp kẹp: nghe không tốt do tính chất

đối lập giữa hai âm sắc. Việc xếp chập hai âm sắc này có thể thực hiện được trong trường hợp bộ đồng phụ trách hòa âm với những nốt ngân dài, trong khi đó bộ dây cũng đảm nhiệm hòa âm đó nhưng dưới hình thức Trémolo, hoặc hợp âm ngắt (sforzando (sf)).

- Những hợp âm của kèn Cor điệp thêm bằng Vc và Va (divisi). Có âm hưởng tuyệt diệu.3. Phối hợp ba bộPhối hợp 3 bộ dây, gỗ, đồng cho một hòa âm dày đặc, đậm đà.

VIII. SO SÁNH CHỨC THỂ PIANO VÀ CHỨC THỂ DÀN NHẠC

Piano: - Có Pédal ngân dài.- Hạn chế về kỹ thuật vì âm khu không thể nhãy quá xa, sắp xếp hợp âm phải sít

nhau. - Dàn nhạc: Chức thể dàn nhạc phức tạp hơn. Quan trọng là phải làm cho từng

nhạc cụ thích ứng với âm khu thích hợp của bản thân nó. Ví dụ sau đây, dàn nhạc muốn lực độ "ff" thì phải sắp xếp lại:

70

Page 72: Tinh Nang Nhac Cu

- Các nốt hợp thành một hợp âm đối với Pn không phát sinh điều gì về âm lượng và âm sắc. Nhưng ở dàn nhạc, nếu không chú ý sắp xếp các nhạc cụ một cách thích đáng thì sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau. Ví dụ: 4 nốt của hợp âm sau ở Pn sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu xếp cho các nhạc cụ gỗ mà không chú ý sẽ có vấn đề:

Ví dụ số 1: Fl âm khu tương đối yếu.Ví dụ số 2: Fl âm khu tương đối yếu, Fg âm khu tương đối mạnh, nốt 5 đốt xuất lấn át nốt

chủ của Fl tạo ra sự thiếu cân bằng.Ví dụ số 3: Cl và Ob hơi đột xuất cũng lấn át Fl. (Xem lại phần âm khu của các nhạc cụ

gỗ).Thí dụ say đây làm rõ sự khác biệt giữa 2 thể thức Pn và dàn nhạc để nắm vững khi thực

hành chuyển soạn cho dàn nhạc:

71

Page 73: Tinh Nang Nhac Cu

Đối với Piano, được lý giải bằng sự cấu tạo của nhạc cụ này: Với tốc độ rất nhanh (Presto) tay trái không thể vừa đảm nhiệm bè trầm lại vừa đảm nhiệm phần hòa âm ở trên được. Tuy thế, bè trầm dẫn xuống với lực độ f đã tạo ra bồi âm rất khỏe và cao ở âm khu trầm. Những bồi âm này cho lấp được chỗ trống giữa bè trầm và giai điệu. Khi chuyển sang phối dàn nhạc ta phải tách bè trầm ra khỏi các bè hòa âm, và chồng thêm một quãng 3 cao hơn, đồng thời giai điệu cũng chồng thêm một quãng 8 thấp hơn. Làm như vậy, 2 bè ngoài cùng sẽ xích lại gần nhau, dàn nhạc, do đó cũng sẽ có độ vang tốt hơn.

72

Page 74: Tinh Nang Nhac Cu

CHƯƠNG VIII

BỘ DÂY - SỬ DỤNG ĐỘC LẬPTrong dàn nhạc giao hưởng, bộ dây là hạt nhân cơ bản. Các nhạc cụ khác chỉ là bổ sung

cho nó về độ vang và làm giàu thêm âm sắc. Với khả năng và đặc tính ưu việt của mình, bộ dây có đủ điều kiện của một tổ chức tự túc, có thể tồn tại độc lập.

Trạng thái sơ khai của một tác phẩm viết cho dàn nhạc là một phác thảo cho đàn Piano. Giai điệu, hòa âm, tiết tấu xây dựng nền móng của một hình thức âm nhạc nào đó (Rondo, Sonate ...). Qua địa hạt dàn nhạc, các yếu tố giai điệu, hòa âm, tiết tấu, khúc thức... sẽ khác biệt và phức tạp hơn. Vì vậy, việc dịch từ ngôn ngữ Piano sang ngôn ngữ dàn nhạc (bộ dây) là việc làm quan trọng của người phối dàn nhạc. Vì bộ này được coi là làm cơ sở cho dàn nhạc giao hưởng. Nếu bộ Dây được xây dựng tốt, có nghĩa là tất cả dàn nhạc chỉ có thể có hiệu quả tốt mà thôi.

Làm rõ trước tiên các phần Giai điệu, Hòa âm, Bè trầm, Tiết tấu và Khúc thức sẽ là điều kiện tiên quyết của việc phối dàn nhạc chính xác ... Sau đó âm sắc mới tham gia như một yếu tố kiến thiết ... Trong dàn nhạc chú trọng nhất là giai điệu và bè trầm.

1. CÁCH XẾP ĐẶT BÈ GIAI ĐIỆU

Giai điệu có thể nằm ở bè trên, bè giữa, và bè dưới. Khi nó nằm ở bè giữa ta sẽ khó khăn hơn trong việc xác định đường nét, và lại càng khó hơn nữa khi tô đậm nó.

+ Giai điệu ẩn Giai điệu, mặc dù nằm ở bè trên nhưng phải bị cắt khúc ra bằng tiết tấu. Vì lẽ đó, có thể

làm người phối khí không để ý:

73

Page 75: Tinh Nang Nhac Cu

+ Giai điệu nằm ở hai quãng 8, ở quãng 8 trên rất rõ ràng, ở quãng 8 dưới mất dần về cuối.

2. CÁCH XẾP ĐẶT BÈ HÒA ÂM

Hòa âm 4 bè được coi là hình thức cơ bản của tư duy hòa âm. Tuy thế không có ý nghĩa là hòa âm bắt buộc bao giờ cũng phải có 4 bè, và chỗ nào chỉ có 3 bè là nhất thiết phải bổ sung.

Nhưng ở trong một chuỗi hợp âm mà số lượng bè thay đổi luôn: 3, 4, 3, 5 .v.v... để khỏi phải sử dụng một cách không tự nhỉên khi một số nhạc cụ chỉ đánh một, hai nốt rồi nghĩ, rồi lại đánh ... người ta thường chuyển tất cả thành một kiểu 3 hoặc 4 bè .v.v... Thời gian chuyển thành 3 hoặc 4 bè này tùy thuộc ở yêu cầu của ngắt câu, ngắt đoạn của tác phẩm đang phối.

74

Page 76: Tinh Nang Nhac Cu

Beethoven Sonate Op 26 (Chủ đề)

Trong nhiều trường hợp, xác định hòa âm là lúc khó khăn nhất của việc phối dàn nhạc. Cái khó này do cách viết hòa âm trên bản Piano, nhiều khi chỉ là phác qua, chưa hoàn chỉnh.

- Một câu nhạc 2 bè có thể chuyển thành hợp âm bằng cách sử dụng kiểu Pédal (nghĩa là kéo dài những nốt thuộc vào một hợp âm chung).

- Tuy nhiên, việc giữ vững tính cách tác phẩm là điều bắt buộc trước tiên đối với người phối nhạc. Vì thế, đường nét tiết tấu bằng móc đơn của phần đệm cần được giữ vững bằng bất cứ giá nào. Muốn như vậy, phải giải quyết bằng hai kiểu: Trémolo Vibrato hoặc Trémolo Légato.

75

Page 77: Tinh Nang Nhac Cu

- Khi trên một cơ sở hòa âm nào đó xuất hiện những nốt ngoài hợp âm do đường nét tiết tấu của một số bè nào đó, điều này chưa có nghĩa là chức năng hòa âm tương ứng đã bị choán chỗ. Những nốt ngoại đó là để phục vụ cho sự vận động của tiết tấu. Âm hưởng của những nốt thêu phát cùng lúc với các nốt của hợp âm, nhất là khi các nốt này được phân phối ở các âm sắc khác nhau sẽ không chướng tai.

- Có trường hợp ở bản chính (bản Piano) hòa âm nằm dưới giai điệu, nhưng khi phối cho dàn nhạc, hòa âm lại vượt lên trên giai điệu. Đơn thuần là vì lý do sử dụng độ vang, tính chất âm nhạc không vì thế mà bị tổn hại.

- Ở Piano, những hợp âm ba và hợp âm bảy rãi (và các thế đảo) dù ở tốc độ nhanh hoặc rất nhanh (Allegro hoặc Presto) đều để biểu diễn và rất thích hợp với đặc tính đàn Piano. Nhưng ở dàn nhạc Dây (có thể có cả trong dàn nhạc giao hưởng) khó tìm thấy một nhạc cụ nào thích hợp để diễn tấu những đoạn như thế. Do đó, việc chuyển từ ngôn ngữ Piano sang ngôn ngữ dàn nhạc được phép tự do. Có thể áp dụng hai kiểu sau đây Trémolo Vibrato và Trémolo Légato với điều kiện các hợp âm ba và bảy phải giữ nguyên trạng nhưng không rãi nữa mà xếp dựng lên theo kiểu cột đèn, và chỉ được chia cắt theo hình tiết tấu (Trémolo Vibrato) hoặc là dùng từng quãng của hợp âm nhưng chia cho nhiều nhạc cụ theo phương pháp divisi (Trémolo Légato).

Chuyển quacấu trúc kiểu dàn nhạc:

76

Page 78: Tinh Nang Nhac Cu

Chuyển qua cấu trúc kiểu dàn nhạc:

77

Page 79: Tinh Nang Nhac Cu

Chú ý: Các hợp âm này chưa được sắp xếp lại đúng âm khu ...Đối với những bước nhảy quãng 8 với kỹ thuật Trémolo Légato gặp rất nhiều trong các

tác phẩm Piano, nhất là ở tốc độ nhanh và Trémolo quãng rộng mà nếu là nhạc cụ dây thì phải đánh trên hai dây... Khi chuyển sang ngôn ngữ dàn nhạc được đổi thành kiểu Trémolo Vibrato.

Chú ý: Kiểu Trémolo Vibrato dễ biểu diễn cho nhạc cụ dây hơn là Trémolo Légato. Trémolo Vibrato làm cho bộ dây có một độ mạnh và một âm lượng lớn nhất.

- Tuy vậy, trong các bản Piano có những trường hợp rãi hợp âm ở cự li tương đối xa vì dựa vào nốt ngân dài của Pédal nên nốt trước và nốt sau liên quan với nhau một cách mềm mại. Khi cải biên cho dàn nhạc không thể quên mất hiệu quả Pédal của Piano, nên cũng không nên áp dụng một cách máy móc kiểu Trémolo Vibrato mà cần dùng nốt ngân dài cho thích đáng để âm hưởng được liên tục:

Ví dụ: Bản chính của Piano và bản chuyển sang bộ dây.

78

Page 80: Tinh Nang Nhac Cu

Nhận xét: - Trong bản Piano, trọng âm ở phách thứ nhất tương đối dứt khoát và mạnh mẽ. Khi qua

dàn nhạc phải tăng thêm nhạc cụ hoặc dùng kỹ thuật "Pizz" để đạt hiệu quả trọng âm đó.- Sử dụng nốt ngân dài - Vì nhạc cụ ít bồi âm như ở Piano.- Va, Vc: Sử dụng độ ngân dài để đạt hiệu quả như Pn mà vẫn trung thành với âm hình.- Cb: Pizz để hạn chế ngân trùng với Vc và để đạt hiệu quả trọng âm.

3. CÁCH SẮP ĐẶT BÈ TRẦM

Nguyên tắc căn bản của nghệ thuật phối khí là không được thay đổi thế hòa âm của các hợp âm. Khái niệm về "bè trầm" không có nghĩa là "nốt thấp" mà thường là nốt dùng làm cơ sở cho một hợp âm, ngay cả khi nó ở một nhóm quãng 8 rất cao đi chăng nữa.

Thường thường những nốt trầm trung bình đều được điệp ở một quãng 8 thấp hơn. Đối với tác giả cổ điển Vc và Cb thường ghi chung khóa (hiệu quả Cb sẽ thấp hơn một quãng 8). Tuy nhiên, khi có một giai điệu đặc sắc ở bè trầm với sắc thái f cách viết tốt nhất là Vc và Cb đi đồng âm (Cb ghi cao hơn Vc một quãng 8 - Xem thí dụ trước).

Cũng như giai điệu, bè trầm tương đối dễ thấy hơn, bè trầm cần tách ra khỏi các bè hòa âm đi kèm:

79

Page 81: Tinh Nang Nhac Cu

Ở đây, bè trầm đã được chỉ rõ, hai bè khác cũng phải xem như bè độc lập: Sự nhắc lại thường xuyên của nốt Si (âm chung của T và D) và các nốt lướt nghịch (nốt fa ở nhịp 1 và 2; nốt Sol ở nhịp 3 và 4).

Với cách làm này, 2 bè hiển nhiên trở thành 4 bè: bè giai điệu, 2 bè hòa âm và bè trầm.

- Khi tách bè trầm ra khỏi bè hòa âm, bè trầm thường điệp thêm quãng tám thấp hơn (hoặc cao hơn) tùy theo điều kiện về độ vang và độ dày của toàn dàn nhạc (Xem thí dụ Sonate số 7 của Beethoven ở mục 7: Chức thể dàn nhạc: Bè trầm tách ra và điệp thêm một quãng tám trên).

- Điệp bè trầm ở một qũng tám thấp hơn (hoặc cao hơn) không làm thay đổi tính chất và điệu thường dùng, mặc dù việc đó không phải bao giờ cũng cần thiết và hợp lý.

- Đồng thời với việc tách bè trầm ra khỏi bè hòa âm kèm theo, thì bè hòa âm thường phải sắp xếp lại theo đúng âm khu của chức thể dàn nhạc.

80

Page 82: Tinh Nang Nhac Cu

(Đối chiếu bản chính Piano ở mục "cách xếp bè đặt hòa âm").

Tách bè trầm điệp quãng tám dưới - bè hòa âm sắp xếp lại (= 4 bè).

- Trong thí dụ sau đây của Schubert, việc sắp xếp các bè: giai điệu, hòa âm, bè trầm sẽ không đơn giản nếu người phối dàn nhạc không phân biệt được tính đặc thù của chức thể Piano và chức thể dàn nhạc.

Ở đây là trừong hợp giai điệu ẩn - giai điệu bị cắt khúc ra bằng tiết tấu của phần đệm. Như vậy, giai điệu và hòa âm cùng một lúc ở bè trên cùng. Nhưng xem xét kỷ, thực ra có hai bè giai điệu, bè dưới được xây dựng thấp hơn một quãng 6 (Xem bản chính chổ có đánh dấu tròn: giai điệu 1; dấu vuông: giai điệu 2).

81

Page 83: Tinh Nang Nhac Cu

- Hòa âm đựợc thiết lập hai tầng. Nếu để nguyên như thế mà phối khí thì hiệu quả sẽ nặng nề, không miêu tả được nội dung:

Vì vậy, phần hòa âm trên phải sắp xếp lại, đơn giản hơn mà lại vang hơn bằng cách: tách các bè hòa âm ra xa bè trầm, lượt bớt đi 2 bè. Đồng thời tách bè giai điệu ra khỏi bè hòa âm.

Để giữ đúng âm hình phần đệm của bản chính (Piano), bảo đảm tính năng động của tiết tấu đệm, ta thêm âm hình chùm 3 vào:

Như vậy, về cơ bản chúng ta đã dựng xong bộ khung cơ bản của bản phối. Việc tiếp theo là việc phân phối cho các nhạc cụ của bộ Dây: Bè nào đảm trách giai điệu và tô đậm giai điệu, bè nào phụ trách hòa âm, và xử lý theo kiểu nào (Trémolo Légato hay trémolo Vibrato) .v.v...

Muốn gần với nguyên bản, có thể phối như sau:

82

Page 84: Tinh Nang Nhac Cu

(Vn2 và Va xử lý hòa âm theo kiểu Trémolo Lagato).Phối như trên gần với nguyên bản nhưng chưa có bè phụ. Tốt nhất là theo phong cách của

Schubert. Lối phối khí sau đây giải quyết được giai điệu chính và phụ, vang rõ ràng và đậm đặc hơn, phần hòa âm giữa cũng hòa hợp với giai điệu và bè trầm.

(Vn2 và Va vẫn xử lý hòa âm kiểu Trémolo Legato)Trong ví dụ Sonate số 7 Chương I của Beethoven sau lại rất rõ ràng về giai điệu, hòa âm

và bè trầm. (Xem bản chính Piano F. Schubert op 91).- Bè giai điệu: Trong nguyên bản đã tách bạch rõ ràng.- Bè hòa âm: Hợp âm rãi được dựng lên.- Bè trầm: Tách ra khỏi tầng hòa âm.

83

Page 85: Tinh Nang Nhac Cu

- Hòa âm: Sắp xếp lại, lược bớt các nốt ở âm khu trầm và bổ sung vào âm khu giữa. Tác dụng: Làm đầy đặn âm khu giữa và tách xa bè trầm. Xử lý âm hình theo kiểu Trémolo Vibrato với hình nốt móc đơn (trung thành với tiết tấu đệm của bản chính):

- Bè trầm: Chồng thêm 1 quãng 8 thấp.

Chuyển qua dàn nhạc Dây sẽ như sau:

84

Page 86: Tinh Nang Nhac Cu

Để mở rộng âm vực và đảm bảo độ vang cân bằng có thể điệp bè giai điệu một quãng 8 trên (do Vn1 và 2 đảm nhiệm). Đồng thời bổ sung thêm 3 Cor xử lý nền hòa âm kéo dài: Còn Viola đi âm hình đệm móc đơn theo kiểu hợp âm rãi:

4. SẮP ĐẶT TIẾT TẤU

Về nguyên tắc, tiết tấu đã có sẵn ở bè giai điệu, nó làm nổi bật đường nét giai điệu ... Do đó chúng ta phải phân biệt và xác định được tiết tấu của giai điệu và các bè đệm (các âm hình hòa âm).

Trong phối dàn nhạc, cũng như riêng bộ Dây rất thích hợp cho việc dùng nhiều hình tiết tấu (Đa tiết tấu) nhưng không nên vì làm dụng tiết tấu làm mất đi sự trong sáng và rối rắm chất liệu chủ đề.

5. XÁC ĐỊNH KHÚC THỨC (Forme)Khúc thức âm nhạc quyết định cách phối này hay cách phối khác cho phù hợp với nội

dung tác phẩm.Trường hợp một bài hát có nhiều đoạn cho hợp xướng, việc nhắc lại tất nhiên một giai

điệu 5, 6, 7 lần đòi hỏi mỗi lần một độ mạnh và màu sắc khác nhau ... Ở dàn nhạc, nhiều khả năng hơn hợp xướng trong sự kết hợp màu sắc. Những đoạn nhạc nhắc lại giống nhau đó, bắt buộc phải tìm kiếm những kiểu nhạc cụ khác nhau, chưa kể đến việc bố trí màu sắc cho từng bộ phận, từng chương trong khúc thức cũng như sự đối đáp chi tiết giữa các câu, các đoạn .v.v...

6. VAI TRÒ CỦA ÂM SẮCSau những yếu tố về giai điệu, hòa âm, bè trầm, tiết tấu ... thì âm sắc sẽ gắn liền các yếu

tố đó lại với nhau và bản thân âm sắc cũng có những ảnh hưởng đến từng yếu tố trên.Càng nhiều nhạc cụ bao nhiêu, càng có nhiều âm sắc bấy nhiêu và phương tiện biểu hiện

càng lớn. Giai điệu có thể trao cho từng bè nhạc cụ các bộ.Điều bắt buộc sơ đẳng nhất là làm sao cho tầm cử của giai điệu và nhạc cụ phải ăn khớp

một cách tự nhiên nhất để giai điệu có thể vang lên thoải mái mà không gò ép nhạc cụ, cao hơn nữa, là phải thấy được nhạc cụ thích hợp mức độ với tính chất của giai điệu.

- Trong thí dụ bản Sonate Piano Op7 phần III Minore của Beethoven, tự nhiên nhất là

85

Page 87: Tinh Nang Nhac Cu

giao giai điệu chi Vn 1 (trừ trường hợp ngoại lệ về độ căng - chéo bè) còn hợp âm giao cho các nhạc cụ còn lại: (Bản chính):

- Trong ví dụ Sonate số 26 (Chủ đề) của Beethoven, giai điệu tiến hành trên 2 quãng 8, có nghĩa là phải giao cho hai bè nhạc cụ dây. Có thể là: (Xem bản chính Piano ở trang số 2).

1. - Vn1 quãng 8 trên.- Va quãng 8 dưới.

Hoặc 2. - Vn1 quãng 8 trên.- Vc quãng 8 dưới.

- Kiểu 2 giai điệu rõ nét hơn nhờ ở độ vang trong sáng hơn của V.c (cả hai trường hợp, các nhạc cụ không sử dụng đi giai điệu sẽ được phụ trách hòa âm và bè trầm).

86

Page 88: Tinh Nang Nhac Cu

- Sắp xếp hòa âm 4 bè (giai điệu, 2 bè hòa âm, bè trầm) thông thường nhất ở bộ dây là làm sao cho các bè phù hợp với tầm cữ của các nhạc cụ. Bè trầm, xem như cơ bản, sẽ giao cho hai bè (Vc, Cb thường đi quãng 8).

Với cách sắp xếp bình thường này (sắp xếp tự nhiên, các bè phù hợp với tầm cử của các nhạc cụ) âm sắc bộ dây gần như không thay đổi. Vì vậy, trong một số tác phẩm của các nhạc sĩ tiền cổ điển mặc dù do nhiều người viết và trong các thời gian khác nhau nhưng đều có một âm hưởng giống nhau. Kiểu phân phối nhạc cụ này tiếp tục mãi dưới thời kỳ cổ điển, chỉ mãi tới thời kỳ lãng mạn mới thỉnh thoảng làm trái đi bằng cách giao cho các nhạc cụ tầm cử dưới những nốt của quãng 8 trên và ngược lại. Việc làm này tạo nên trong bộ dây những sắc thái mới. Những sắc thái này, được áp dụng rộng rãi trong các dàn nhạc giao hưởng hiện đại. Trong hòa âm 5 bè, mỗi bè giao cho một nhạc cụ, còn Cb tách ra khỏi Vc.

87

Page 89: Tinh Nang Nhac Cu

* Trong hòa âm nhiều hơn 5 bè ở bộ dây cần phải divisi ở một hoặc tất cả các nhạc cụ của bộ.

* Cb có thể nghỉ khi nào âm thanh nặng nề của nó không thích hợp với tính chất của âm nhạc.

* Trong trường hợp đặc biệt, ngay Vc cũng có thể không thích hợp và nặng nề. Hòa âm và bè trầm phải do 3 nhạc cụ còn lại đảm trách bằng phương pháp divisi.

* Trường hợp bản Piano có ít bè thực tế (3, 2 hoặc 1) hơn số bè của bộ dây (5) chưa có nghĩa là chỉ một bè của bộ dây đảm trách, nhất là lúc cần có một độ vang dày đặc hơn và cần đạt một sự cân bằng tuyệt đối của các bè khác nhau (1 bè ở đây không có nghĩa là một nhạc cụ solo).

- Ba bè ở bộ dây:

88

Page 90: Tinh Nang Nhac Cu

- Hai bè ở bộ dây:

Độ vang sẽ cân bằng nhất khi bộ dây (5 bè) sẽ chia ra hai phần đều nhau (2 bè 21

+ 2 bè

21

) và mỗi phần đó phụ trách mỗi bè

89

Page 91: Tinh Nang Nhac Cu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hồng Đăng. Các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng. Nxb Văn Hóa,Hà Nội 1970Gô-lê-mi-nốp.Những vấn đề phối dàn nhạc. Nxb Xô-phi-a Bun-ga-ri 1986Hà Sâm. Phối khí. Tài liệu giảng dạy. Trường ĐHNT HuếVĩnh Phúc. Tính năng nhạc cụ. Tài liệu giảng dạy. Trường ĐHNT HuếVĩnh Phúc. Phối dàn nhạc. Tài liệu giảng dạy. Trường ĐHNT HuếXpa-xô-pin. Khúc thức học. Nxb Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội 1972Lan Hương. Các thể loại âm nhạc. Nxb Âm nhạc, Hà Nội 1979T.V. Pô-rô-va. Bàn về các thể tài âm nhạc. Bản dịch. Nxb Âm nhạc, Hà Nội 1969Nguyễn Xinh, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Thị Nhung. Lịch sử âm nhạcthế giới 1, 2. Nxb Nhạc viện Hà Nội 1990.

90