20

Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;
Page 2: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

Chịu trách nhiệm xuất bảnTổng Biên tập:

TS. Nguyễn Ngọc Vân - Viện trưởngViện Khoa học tổ chức nhà nước

Ban Biên tập:

Lê Anh TuấnThạch Thọ Mộc

Trần Thị Thơ

Bản tin được thực hiện bởi:

Phòng Thông tin khoa họcvà Hợp tác quốc tế

Số 8 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội

Điện thoại: (024) 62826733Website: http://isos.gov.vn

http://vienkhtcnn.vnMọi thư, bài xin gửi về email:[email protected]

Thiết kế bìa và trình bày: Phương Lan

SỐ 02

Tháng 5 NĂM 2020

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

n ThS. Đào Thị Lanh: Đẩy mạnh việc ứng dụng kếtquả nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý nhànước của Bộ Nội vụ

n ThS. Đỗ Thị Thu Hằng: Một số vấn đề về xã hộihóa dịch vụ sự nghiệp công ở Việt Nam hiện nay nhìntừ thực trạng xã hội hóa lĩnh vực giáo dục và y tế

n ThS. Thạch Thọ Mộc: Phân tích hệ thống quản lýtheo kết quả của công chức - một số kinh nghiệm củaHàn Quốc

TRONG SỐ NÀY

Thông tin kết quả nghiên cứu khoa họctổ chức nhà nước

1

5

10

Page 3: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họclà một hoạt động tất yếu do thực tiễn

đặt ra và phục vụ thực tiễn, đóng góp trựctiếp vào quá trình đổi mới và phát triển.Thực tế đã chứng minh, nếu các nghiên cứukhoa học không được ứng dụng vào thựctiễn thì các kết quả nghiên cứu chỉ là lýthuyết suông, không thể phát huy những ýtưởng sáng tạo, những phát minh, sáng kiếnmới được thể hiện trong lý thuyết nghiêncứu vào thực tiễn. Điều này dẫn đến sự lãngphí ngân sách nhà nước và làm giảm độnglực nghiên cứu của các nhà khoa học. Việcứng dụng nghiên cứu khoa học chính là quátrình nghiên cứu, lựa chọn, chắt lọc vàchuyển hoá các kết quả nghiên cứu khoa họclý thuyết thành tiền đề xã hội để áp dụng vàothực tiễn.

Vấn đề ứng dụng các kết quả nghiên cứucũng như nâng cao hiệu quả của việc đầu tưcho triển khai các nghiên cứu khoa học củaBộ Nội vụ đã được Lãnh đạo Bộ, Hội đồngkhoa học Bộ cũng như các Vụ chức năngthuộc Bộ nhiều lần đặt ra trong các cuộc họpHội đồng khoa học Bộ như một vấn đề cấpthiết, cần phải giải quyết.

Trong những năm qua, các kết quả nghiêncứu khoa học của Bộ Nội vụ được ứng dụngđã đóng góp quan trọng vào việc hoạch địnhchính sách, xây dựng các văn bản pháp luậtphục vụ công tác quản lý nhà nước cũng nhưcác nhiệm vụ chính trị của Bộ.

1. Thực trạng triển khai ứng dụng kếtquả nghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ

Công tác quản lý nhà nước của Bộ Nộivụ bao gồm các lĩnh vực: tổ chức bộ máyhành chính nhà nước; phát triển đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức; quản lý và cungứng dịch vụ công; cải cách hành chính nhà

nước; quản lý nhà nước về văn thư – lưu trữ;quản lý nhà nước về tôn giáo; quản lý nhànước về thi đua - khen thưởng; ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý nhà nướccủa ngành nội vụ… Chính vì vậy công tácnghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ với mụctiêu cung cấp luận cứ khoa học cho việc xâydựng chiến lược, cơ chế, chính sách thuộccác lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.Ngoài việc tham gia nghiên cứu các vấn đềcó tính lý luận cơ bản thì nhiệm vụ chínhcủa việc nghiên cứu là tìm ra những vấn đềđang đặt ra từ thực tiễn công tác quản lý nhànước của Bộ để nghiên cứu, phân tích, tổngkết, đánh giá và tìm ra các giải pháp thichhợp để giải quyết các vấn đề quản lý mộtcách hiệu quả nhất.

Trong những năm qua, các kết quảnghiên cứu khoa học đã cung cấp cơ sở lýluận và thực tiễn, đóng góp quan trọng vàoviệc hoạch định nhiều chính sách, xây dựngcác văn bản pháp luật phục vụ công tác quảnlý nhà nước cũng như các nhiệm vụ chính trịcủa Bộ. Cụ thể:

Thứ nhất, các ý tưởng nghiên cứu khiđược các cá nhân, các đơn vị đề xuất thànhnội dung nghiên cứu hàng năm đã phản ánhđược những vấn đề đang đặt ra trong côngtác chuyên môn cần được quan tâm giảiquyết. Vì vậy, tính ứng dụng đã thể hiệnngay trong các nội dung được đề xuấtnghiên cứu. Các đề xuất nghiên cứu trên khiđược chuyển thành nhiệm vụ nghiên cứucủa Bộ Nội vụ thì sẽ là những nghiên cứuthiết thực, có tính ứng dụng tốt, phục vụngay cho công tác chuyên môn của các tổchức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu.Trong thời gian qua, nhiều đề xuất nghiêncứu của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ

1 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUKHOA HỌC PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

CỦA BỘ NỘI VỤ

ThS. Đào Thị Lanh, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 4: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2

đã được Hội đồng khoa học Bộ, Hội đồng tưvấn, rà soát Danh mục nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ của Bộ đánh giá cao, sát vớithực tiễn, nhu cầu quản lý của đơn vị mình,như đề tài “Cơ sở khoa học xây dựng khungnăng lực mẫu cho một số vị trí việc làm ởBộ Nội vụ”; “Quản lý biên chế công chứctrên cơ sở tiêu chuẩn chức danh, vị trí việclàm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính vàhiện đại hóa”; “Cải cách thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực khen thưởng giai đoạn hiệnnay và nghiên cứu góp phần sửa đổi LuậtThi đua, khen thưởng” … Các đề tài này saukhi được đánh giá nghiệm thu đã góp phầnvào việc cung cấp luận cứ khoa học gópphần quan trọng vào việc hoàn thiện các vănbản pháp luật phục vụ công tác quản lý nhànước của Bộ Nội vụ, cũng như phục vụ tốtcho công tác giảng dạy, nghiên cứu của cácđơn vị trực thuộc Bộ.

Thứ hai, một số nghiên cứu trong thờigian qua được triển khai thực hiện xuất pháttừ những chương trình, nội dung nhiệm vụmới đặt ra cho công tác quản lý nhà nướccủa Bộ Nội vụ nên có tính ứng dụng tốt. Cóthể kể đến các kết quả được ứng dụng trongxây dựng một số chủ trương, chính sách lớncủa Đảng và pháp luật của Nhà nước như:chuẩn bị nội dung các Nghị quyết của Đảngvề cải cách nền hành chính, tổ chức bộ máynhà nước, phát triển đội ngũ cán bộ, côngchức; Đề án về kiện toàn chính quyền cơ sởnâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở(Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóaIX); Báo cáo Ban bí thư về “Một số vấn đềlý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở ViệtNam”; Đề án và Nghị quyết số 08/2004/CPcủa Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phâncấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ vàchính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc TW;Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg của Thủ tướngChính phủ về việc nâng cao hiệu quả sửdụng thời giờ làm việc của cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước; Đề án thực hiệnthí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận,phường; Đề án đổi mới quản lý và tổ chứccung ứng dịch vụ công… Những nghiên cứuvề các nhiệm vụ mới của Bộ Nội vụ là rấtcần thiết, tính ứng dụng thể hiện trong việc

góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận, cơ sởthực tiễn của nhiệm vụ và là căn cứ quantrọng để Bộ Nội vụ tham mưu, đề xuất nhiềunội dung quan trọng đối với Đảng, Nhànước về những lĩnh vực thuộc phạm vi quảnlý nhà nước của Bộ Nội vụ.

Thứ ba, nhiều nội dung, lĩnh vực đượcnghiên cứu trong thời gian qua xuất phát từviệc Chính phủ, Bộ Nội vụ triển khai đánhgiá sơ kết, tổng kết các chương trình, đề án,dự án, trong đó có những vấn đề còn chưađược làm rõ về mặt lý luận hoặc qua thựctiễn thực hiện cần được nghiên cứu để tiếptục đổi mới nội dung, phương thức, cáchlàm, nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiệnhoặc nhằm tạo ra những nét mới, nét đột phátrong triển khai thực hiện. Có thể kể đếnnhư: “Đề án tổng kết 20 năm đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước và xã hội”; “Đề án xây dựng đội ngũcán bộ, công chức trong Chương trình Tổngthể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2001 – 2010 của Chính phủ” …

Thứ tư, một số đề tài nghiên cứu có tínhứng dụng cao trong việc bồi dưỡng, cungcấp, nâng cao kiến thức về công nghệ thôngtin, về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vềcác thuật ngữ hành chính…

Bên cạnh những kết quả đạt được, việcứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vàocông tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụtrong thời gian qua vẫn còn những hạn chếnhất định:

Việc đề xuất, đặt hàng các đề tài khoahọc cấp bộ tuy đã được quy định cụ thểtrong Quy chế quản lý hoạt động khoa họcvà công nghệ của Bộ Nội vụ, nhưng trênthực tiễn việc thực hiện còn chưa tốt. CácVụ chức năng còn chưa quan tâm đề xuấtcác vấn đề đang “nổi cổm” đặt ra trong côngtác quản lý nhà nước của đơn vị mình. Cácđăng ký, đề xuất chủ yếu từ các đơn vịnghiên cứu và giảng dạy nên chưa thực sựxuất phát từ nhu cầu thực tiễn quản lý nhànước của Bộ. Ngoài ra, việc phối hợp thựchiện các đề tài cấp bộ giữa các đơn vị nghiêncứu giảng dạy với các vụ chức năng cũngchưa được chặt chẽ. Điều đó cũng là nguyên

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 5: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

3 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổinhân dẫn đến việc nghiên cứu chưa gắn vớithực tiễn ứng dụng vào các lĩnh vực quản lýcủa Bộ. Chưa thực hiện hiệu quả cơ chếtuyển chọn chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụkhoa học theo quy định của Luật Khoa họcvà Công nghệ năm 2013 cũng là một yếu tốảnh hưởng tới chất lượng và khả năng ứngdụng của các kết quả nghiên cứu khoa họcvào thực tiễn công tác.

Một số chủ nhiệm chưa đầu tư thời gianthích đáng cho việc triển khai ứng dụng, nênchất lượng các sản phẩm nghiên cứu chưacao, làm giảm tính ứng dụng của kết quảnghiên cứu.

Các sản phẩm nghiên cứu và đượcnghiệm thu chưa quan tâm tốt việc xã hộihóa sản phẩm bằng các hình thức hiệu quả.

2. Một số giải pháp đẩy mạnh việc ứngdụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụcông tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ

Một là, chú trọng việc định hướng cácnội dung nghiên cứu và đề xuất nghiên cứukhoa học hàng năm.

Việc định hướng nghiên cứu và đề xuấtcác nội dung nghiên cứu hàng năm là giaiđoạn quan trọng góp phần nâng cao khảnăng ứng dụng kết quả nghiên cứu củanhiệm vụ khoa học vào nhiệm vụ chuyênmôn.

Ngoài những định hướng nghiên cứu đãđược quy định tại Quy chế quản lý hoạtđộng khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ;cơ quan quản lý hoạt động khoa học và côngnghệ của Bộ Nội vụ có thể căn cứ vào cácchủ trương, chính sách mới; căn cứ Chươngtrình công tác trọng tâm trong năm và thựctế tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môncủa cơ quan, đề nghị các tổ chức, cá nhân đềxuất nội dung nghiên cứu khoa học của nămtới, đồng thời gợi ý các nội dung nghiên cứukhoa học gửi kèm theo để các tổ chức, cánhân có căn cứ nghiên cứu, cân nhắc đề xuấtnội dung nghiên cứu. Với những gợi ý nộidung nghiên cứu và đề xuất nghiên cứu phùhợp, sát thực tiễn sẽ góp phần quan trọngnâng cao khả năng ứng dụng của các nhiệmvụ nghiên cứu sau này nếu được triển khaithực hiện.

Do đó, làm tốt ngay từ khâu chọn vấn đềnghiên cứu chính là giải pháp then chốt đểnâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiêncứu khoa học phục vụ công tác quản lý nhànước của Bộ Nội vụ. Cơ quan quản lý hoạtđộng khoa học và công nghệ của Bộ Nội cầnphát huy vai trò tham mưu lựa chọn vấn đềnghiên cứu thật sự cấp thiết để góp phầncung cấp được những luận cứ khoa học choviệc hoạch định chính sách, pháp luật củaBộ Nội vụ.

Hai là, tăng cường cơ chế tuyển chọn cácchủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ.

Chất lượng nghiên cứu phụ thuộc vàonăng lực, vào phương thức tổ chức và trithức về lĩnh vực nghiên cứu của người thựchiện việc nghiên cứu. Vì vậy, quá trình chọnchủ nhiệm đề tài - là những người, nhữngđơn vị có đủ năng lực, có trách nhiệm, cóthời gian đảm bảo cho hoạt động nghiên cứukhoa học cần theo hướng tuyển chọn, cócạnh tranh.

Để chọn trúng và đúng chủ nhiệm đề tàicó năng lực tốt, cần dựa vào đánh giá củaHội đồng tư vấn tuyển chọn chủ nhiệm vềbản thuyết minh nhiệm vụ khoa học và lýlịch khoa học của người đăng ký thực hiện.Thuyết minh nhiệm vụ khoa học càng chấtlượng, năng lực nghiên cứu của chủ nhiệmcàng cao thì kết quả nghiên cứu sẽ càng cónhiều giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, phụcvụ cho công tác chuyên môn. Đây được xemlà yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượngnghiên cứu khoa học.

Ba là, tham mưu đề xuất vào các Hộiđồng: Hội đồng tư vấn, rà soát Danh mụcnhiệm vụ khoa học & công nghệ của Bộ;Hội đồng nghiệm thu, đánh giá kết quảnhiệm vụ khoa học & công nghệ các thànhviên là lãnh đạo các đơn vị, chuyên viên amhiểu về lĩnh vực quản lý thuộc nội dungnghiên cứu của đề tài để bảo đảm các nghiêncứu được cập nhật, bám sát thực tiễn, phụcvụ nhiệm vụ chính trị của Bộ.

Bên cạnh đó, nâng cao hơn nữa chấtlượng của Hội đồng nghiệm thu, đánh giákết quả các nhiệm vụ khoa học và công

Page 6: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 4

nghệ. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu làmột yếu tố rất quan trọng để đánh giá đúngchất lượng nghiên cứu. Khi thành lập Hộiđồng nghiệm thu cần tôn trọng yêu cầu vềnăng lực, trình độ, vị trí công tác của cácthành viên nhằm đảm bảo tính chất lượng vàkhách quan khi đánh giá. Ngoài ra, thời giantổ chức nghiệm thu cũng cần đảm bảo đểcác thành viên Hội đồng đủ thời gian tiếpcận với sản phẩm khoa học được đánh giátheo quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học, đểcó thể đọc kỹ và đưa ra những nhận xét xácđáng, những góp ý chất lượng, giúp ban Chủnhiệm nhiệm vụ khoa học tiếp thu, hoànchỉnh, nâng cao chất lượng cho sản phẩmcủa đề tài.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc, hiệu quảquy định về chuyển giao kết quả nghiên cứusau nghiệm thu đã được ban hành trong Quychế quản lý hoạt động khoa học và côngnghệ của Bộ Nội vụ.

Quy chế quản lý hoạt động khoa học vàcông nghệ của Bộ Nội vụ đã quy định quytrình triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứukhoa học, bao hàm trách nhiệm đề xuất ứngdụng của người nghiên cứu, trách nhiệmphối hợp của các đơn vị liên quan đến kếtquả nghiên cứu và nguồn lực, cùng tráchnhiệm tổ chức thực hiện hoạt động ứngdụng. Quy trình này đã được quy định trongQuy chế, tạo điều kiện thống nhất thực hiện,được coi là một phần tất yếu sau khi kết thúcnhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan.

Để quy trình này có hiệu quả trong thựctiễn, đơn vị được thụ hưởng kết quả nghiêncứu, cần căn cứ vào kết quả nghiên cứu thuđược qua Bản báo cáo chắt lọc kết quảnghiên cứu, chủ động tham mưu ban hànhcác văn bản có tính chỉ đạo, hướng dẫn vềchuyên môn nếu cần thiết, bởi đó là conđường ngắn nhất, nhanh nhất để đưa kết quảnghiên cứu khoa học vào ứng dụng trongthực tiễn.

Năm là, tiếp tục quan tâm thực hiện tốt việcxã hội hóa các kết quả nghiên cứu khoa học.

Để góp phần nâng cao khả năng ứngdụng của các sản phẩm nghiên cứu sau khihoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, cùng với

việc tiến hành đăng tải kết quả nghiên cứutrên các phương tiện thông tin thì các sảnphẩm nghiên cứu có chất lượng tốt (xếp loạiXuất sắc khi nghiệm thu), cần được quantâm và có cơ chế xuất bản thành sách để sửdụng làm tài liệu tham khảo hoặc tra cứu, sửdụng khi cần thiết. Sau khi đã được xuấtbản, cần quan tâm tổ chức việc phát hànhcác sản phẩm này, tránh tình trạng sách inxong lại cất vào ngăn kéo, gây lãng phí vìkhông đến được tay người cần sử dụng.

Đơn vị quản lý nhiệm vụ khoa học củaBộ Nội vụ cần thường xuyên theo dõi, đônđốc, yêu cầu các chủ nhiệm nhiệm vụ khoahọc thực hiện việc xã hội hóa các nghiêncứu khoa học, công bố kết quả nghiên cứukhoa học trên các phương tiện thông tintruyền thông.

Tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa củaviệc xã hội hóa kết quả nghiên cứu khoahọc; hướng dẫn các hình thức và phươngpháp xã hội hóa kết quả nghiên cứu trong hệthống cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó,nâng cao ý thức trách nhiệm về hoạt động xãhội hóa kết quả nghiên cứu khoa học vớinhững người tham gia nghiên cứu, giúp họcó được những hình thức xã hội hóa nghiêncứu khoa học phù hợp, tránh lãng phí chấtxám được chắt lọc, góp phần nâng cao sựhiểu biết chuyên môn, kỹ năng cho các đồngnghiệp.

Sáu là, nâng cao vai trò, trách nhiệm củađơn vị chủ trì nhiệm vụ.

Nguồn nhân lực để triển khai hoạt độngứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vàothực tiễn, trước hết là đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức đơn vị liên quan đến kết quảnghiên cứu (nơi được xác định là đơn vị ápdụng, hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu ởthuyết minh nhiệm vụ khoa học). Điều nàycũng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khi đăngký chủ trì phải xác định được vai trò, tráchnhiệm của mình đối với hoạt động nghiêncứu đó và nghiêm túc, sát sao thực hiện tráchnhiệm của mình trong toàn bộ quá trình tổchức triển khai nghiên cứu, lên phương ántiếp nhận kết quả nghiên cứu có giá trị thựctiễn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 7: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

mình để áp dụng vào công tác chuyên môn.Cần có chính sách khuyến khích để đẩy

mạnh hoạt động ứng dụng nghiên cứu khoahọc. Chẳng hạn, trong Quy chế thi đua khenthưởng của cơ quan sẽ đưa hoạt động ứngdụng, xã hội hóa các kết quả nghiên cứukhoa học là một sáng kiến đề xuất đượckhen thưởng; hoặc coi đây là một nhiệm vụbắt buộc, là tiêu chí để đăng ký tham gianghiên cứu nhiệm vụ khoa học của cán bộ,công chức, viên chức cơ quan; hoặc tínhđiểm cộng trong tiêu chuẩn xét tăng lươngtrước thời hạn, bổ nhiệm cán bộ...

Bảy là, đẩy mạnh hợp tác, liên kết quốctế trong nghiên cứu, ứng dụng kết quả

nghiên cứu.Tăng cường và tranh thủ sự ủng hộ của

các Bộ, các tổ chức quốc tế để tham gia vàocác chương trình/dự án hợp tác quốc tế vềKH&CN. Thường xuyên trao đổi thông tinmạng lưới đại diện KHCN ở nước ngoài, thuthập các thông tin kịp thời về hiện trạngKHCN và cộng đồng KHCN trên thế giới,xây dựng hướng nghiên cứu mới theo xuhướng toàn cầu như cuộc cách mạng 4.0; từđó, gắn kết quả nghiên cứu với xu hướngtoàn cầu hơn. Khuyến khích và hỗ trợ cácnhóm nghiên cứu triển khai các công bố quốctế và trong nước, trong đó chú trọng các côngbố trên các tạp chí quốc tế có uy tín./.

5 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ SỰ NGHIỆPCÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHÌN TỪ THỰC TRẠNG

XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ Y TẾ

ThS. Đỗ Thị Thu Hằng, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

Xu thế hội nhập và đẩy mạnh tự dothương mai là không thể đảo ngược, và

xu thế đó đặc biệt rõ ràng sau khi Việt Namgia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO). Các quy chế, thông lệ quốc tế vàcam kết về mở cửa thị trường, tự do hóathương mại, về tư nhân hóa, kể cả là các lĩnhvực truyền thống và là nhiệm vụ của Nhànước như y tế và giáo dục… phải dần đượcthực hiện phù hợp với lộ trình mà Chính phủđã cam kết. Điều đó có nghĩa là tư nhân sẽtham gia tích cực hơn vào việc cung cấp cácdịch vụ công, trong đó hai lĩnh vực chính làgiáo dục và y tế, còn Nhà nước sẽ giảmtrách nhiệm trong việc cung cấp các dịch vụnày và tăng tính trách nhiệm của cộng đồng.Như vậy, mục tiêu xã hội của các dịch vụgiáo dục và y tế sẽ hướng dần sang mục tiêulợi nhuận. Việt Nam có một thời gian dàithực hiện bao cấp, việc sử dụng các dịch vụcông như giáo dục và y tế là hoàn toàn miễnphí, nên các lĩnh vực này có một sức ì, chậmđổi mới và còn lúng túng trong việc xây

dựng cơ chế vận hành vừa phù hợp với thịtrường lại vừa phù hợp với mục tiêu xã hội.Kinh tế phát triển, mức sống dân cư và chấtlượng cuộc sống của người dân được nângcao, kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng vềgiáo dục, chăm sóc y tế. Mặc dù nhà nướcđã có những nỗ lực rất lớn để cải thiện chấtlượng và xây dựng cơ chế vận hành cho cáclĩnh vực này, nhưng với nguồn ngân sáchhạn chế, Nhà nước đã không thể bao cấp hếtmọi đối tượng và mọi hoạt động của hai lĩnhvực này. Xã hội hóa trong giáo dục và y tếlà một trong những giải pháp được lựa chọn,theo đó việc bao cấp và hỗ trợ từ Nhà nướcsẽ giảm dần thông qua việc giao trách nhiệmtự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệpcông lập trong lĩnh vực giáo dục và y tế, bêncạnh đó khai thác các nguồn lực khác củatoàn xã hội, đóng góp cho sự nghiệp giáodục và hoạt động y tế.

Luật giáo dục năm 2019 khẳng định“phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu

Page 8: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 6

phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học,công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh;thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề,trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùngmiền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảmchất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đàotạo và sử dụng.”

Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảovệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dântrong tình hình mới đã nhấn mạnh: “Đầu tưcho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻnhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nướcưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chínhsách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồnlực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụcông, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồngthời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tưtư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêucầu.”. Nghị quyết 90/CP cũng đã khẳngđịnh “xã hội hóa không có nghĩa là làmgiảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảmbớt phần ngân sách nhà nước”. Suy ra rằng,xã hội hóa trong giáo dục và y tế có nghĩa làhuy động thêm sức mạnh của nhân dân cộngvới trách nhiệm ngày càng tăng của Nhànước để phát triển giáo dục và y tế. Như vậy,với tổng nguồn lực lớn hơn, xã hội hóa giáodục, y tế nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầudịch vụ ngày càng tăng, tăng chất lượngdịch vụ, và tăng khả năng tiếp cận dịch vụcho tất cả mọi người trong xã hội.

Khái niệm xã hội hóa ở các nước phươngTây (tiếng Pháp là socialisation hay tiếngAnh là socialization) từ trước tới nay, vẫnthường được dùng theo nghĩa “tập thể hóa”,“đặt dưới chế độ cộng đồng”, “quản lý hayđiều khiển của nhà nước nhân danh xã hội”,“quốc hữu hóa” v.v. Trong tiếng Việt trướcđây, “xã hội hóa” được Từ điển tiếng Việt(Hoàng Phê chủ biên - 1985) cũng giải thíchxã hội hóa là làm cho trở thành của chungcủa xã hội, với ví dụ xã hội hóa tư liệu sảnxuất, tức là, quốc hữu hóa tư liệu sản xuất.Tuy nhiên, khái niệm xã hội hóa được dùnghiện nay ở Việt Nam có nghĩa hoàn toànngược lại. Thường khi nói về xã hội hóa

hoạt động y tế, giáo dục, thể thao, vănhóa...chúng ta thường hiểu theo nghĩa là huyđộng các nguồn lực ngoài nhà nước (nguồnlực của xã hội) vào cung cấp các dịch vụgiáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Trong cácvăn bản pháp luật chính thức của Việt Namthì thuật ngữ xã hội hóa xuất hiện đầu tiêntrong Phương hướng nhiệm vụ kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000(Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996).Trong báo cáo này thì xã hội hóa giáo dụcđược coi là chủ trương quan trọng để pháttriển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên các nộidung của xã hội hóa chỉ được nêu tại Nghịquyết số 90/CP của Chính phủ năm 1997 vềphương hướng và chủ trương xã hội hóa cáchoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Sau đócác nội dung của xã hội hóa tiếp tục được cụthể hóa trong Nghị định số 73/1999/NĐ-CPngày 19/8/1999 của Chính phủ về chínhsách khuyến khích xã hội hóa đối với cáchoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, vănhóa, thể thao. Theo các văn bản này, xã hộihóa được hiểu như sau: “Xã hội hóa các hoạtđộng giáo dục, y tế, văn hóa là vận động vàtổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân,của toàn xã hội vào sự phát triển các sựnghiệp đó nhằm từng bước nâng cao chấtlượng về giáo dục, y tế, văn hóa và sự pháttriển về thể chất và tinh thần của nhân dân”;“xã hội hóa là xây dựng cộng đồng tráchnhiệm của các tầng lớp nhân dân đối vớiviệc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế,xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạtđộng giáo dục, y tế, văn hóa”; “xã hội hóavà đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáodục, y tế, văn hóa thể thao có mối quan hệchặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cốcác tổ chức của Nhà nước, cần phát triểnrộng rãi các hình thức hoạt động do các tậpthể hoặc các cá nhân tiến hành”; “xã hội hóalà mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác cáctiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lựctrong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực của nhân dân, tạo điềukiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, vănhóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 9: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

hơn…”. . Với người dân, xã hội hóa đượchiểu đơn giản là nhân dân đóng góp thêmnguồn lực cho các hoạt động đó: đóng góptiền dưới dạng các loại phí, khi sử dụng cácdịch vụ; cung ứng các dịch vụ đó, như thànhlập trường tư, bệnh viện tư, phòng khámtư… Như vậy, xã hội hóa các dịch vụ côngcó thể được hiểu là: i) Người sử dụng dịchvụ bỏ (một phần hay toàn bộ) tiền ra muadịch vụ; ii) Các cơ sở cung cấp dịch vụ côngđưa một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạtđộng của mình vào giá dịch vụ do người sửdụng chi trả (thay vì được nhà nước bao cấptoàn bộ); iii) Khuyến khích người dân, cácthành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứngdịch vụ.

Từ góc độ thực trạng xã hội hóa tronglĩnh vực giáo dục và y tế, với sau hơn 20năm thực hiện Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ vềphương hướng và chủ trương xã hội hóa cáchoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và tiếptheo là Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP củaChính phủ ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xãhội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, vănhóa và thể dục thể thao, cơ cấu ngành giáodục có sự chuyển biến mạnh mẽ. Các loạihình đào tạo như: công lập, tư thục, đa dạngvề trình độ đào tạo có các cấp học từ mầmnon đến tiểu học, trung học, đại học và sauđại học đã phát triển và đạt được kết quảnhất định về số lượng các cơ sở giáo dục,đào tạo. Mạng lưới trường lớp hiện nay rấtđa dạng, bao gồm các cơ sở công lập, tưthục, liên doanh, liên kết nước ngoài và100% vốn nước ngoài. Năm học 2014-2015,cả nước có 46.394 tổng số các cơ sở giáodục, đào tạo. Trong đó, số cơ sở ngoài cônglập là 2.743, chiếm xấp xỉ 6,0%; số cơ sở100% vốn đầu tư nước ngoài là 164, chiếmkhoảng 0,04%. Hiện có khoảng 14,5% sốhọc sinh nhà trẻ, 12,6% học sinh mẫu giáođang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các nhàtrẻ, lớp mẫu giáo và trường mầm non tưthục. Hơn 7,2% học sinh trung học phổthông, 30,5 học sinh trung cấp chuyênnghiệp và 13,3% sinh viên cao đẳng, đại họcđang học tập tại các cơ sở giáo dục tư thục.Phương thức giáo dục, đào tạo linh hoạt và

mềm dẻo, bao gồm chính quy trong nhàtrường, giáo dục thường xuyên (dài hạn,ngắn hạn) với các hình thức học tập liênthông, vừa học vừa làm trong nhà trường,ngoài nhà trường và từ xa... Theo báo cáocủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn2006-2010, nguồn vốn của tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước huy động được dướihình thức xã hội hóa chiếm xấp xỉ 22% tổngđầu tư toàn xã hội cho giáo dục, đào tạo vàdạy nghề.

Trong lĩnh vực y tế, thời gian qua cũngđã đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa. Đốivới các bệnh viện công, hình thức phát triểnmạnh nhất là liên doanh, liên kết để lắp đặtmáy móc, trang thiết bị y tế. Kể từ Nghịquyết số 18/2008/QH12 về đẩy mạnh xã hộihóa trong lĩnh vực y tế, các cơ sở y tế cônglập đã vay vốn, huy động vốn để đầu tư cơsở hạ tầng, trang thiết bị; liên doanh, liênkết; thuê cơ sở, trang thiết bị; hợp tác vớinhà đầu tư để xây dựng bệnh viện tronghoặc ngoài bệnh viện công; nhà đầu tư xâydựng bệnh viện để cho bệnh viện công thuêlại… Chính phủ đã ban hành một số chínhsách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế, cho phéphợp tác công tư để khuyến khích phát triểny tế tư nhân, đáp ứng nhu cầu ngày càng caovà đa dạng của người dân. Theo đó, nhiềudoanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tưxây dựng bệnh viện, bước đầu hình thànhmột số tập đoàn bệnh viện, mô hình “bệnhviện phi lợi nhuận”. Y tế tư nhân phát triểnnhanh cả về số lượng và quy mô, từ 74 bệnhviện năm 2009 đã lên tới 206 bệnh viện vàonăm 2018, trên 30.000 phòng khám đa khoa,chuyên khoa, cung cấp 43% dịch vụ ngoạitrú và 2,1% dịch vụ nội trú cho người dân...

Có thể thấy, việc triển khai thực hiện xãhội hóa đối với hai lĩnh vực nói trên đãmang lại một số kết quả nhất định như: tăngnguồn cung ứng dịch vụ, đa dạng hóa đượccác loại hình và các sản phẩm trong từngloại hình, tăng sự lựa chọn cho người sửdụng dịch vụ. Đồng thời đã huy động đượccác nguồn lực xã hội hoặc sử dụng hiệu quảhơn các nguồn lực, cùng với Nhà nước đónggóp cho sự nghiệp giáo dục và hoạt độngkhám chữa bệnh của người dân.

7 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 10: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 8

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thựchiện xã hội hóa giáo dục và y tế vẫn còn mộtsố hạn chế, cụ thể như: đối với lĩnh vực giáodục việc xã hội hóa xảy ra tình trạng khôngđồng đều giữa các vùng miền và ngay cảgiữa các tỉnh, thành phố, địa phương có điềukiện kinh tế - xã hội như nhau. Các dự ánđầu tư chủ yếu tập trung vào khu vực thànhphố và các địa phương nằm trong vùng kinhtế động lực như Hà Nội, Hải Phòng, ĐàNẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ vàcác địa phương vùng đồng bằng sông Hồngvà vùng Đông Nam Bộ. Hầu như chưa thuhút được dự án đầu tư nước ngoài nào vàolĩnh vực giáo dục và đào tạo ở khu vực nôngthôn. Tính riêng các dự án FDI giáo dục -đào tạo, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minhchiếm tới 93,3% tổng vốn đăng ký (thànhphố Hồ Chí Minh có 83 dự án với tổng vốnđầu tư 204,5 triệu USD, chiếm 48,8% về sốdự án và chiếm 43,6% về tổng vốn đầu tư;Hà Nội có 58 dự án với 233 triệu USD vốnđăng ký, chiếm 34,1% tổng số dự án vàchiếm 49,7% về tổng vốn đầu tư). Cơ chế,chính sách về tự chủ còn thiếu và chưa đồngbộ; việc giao quyền tự chủ đối với cơ sởgiáo dục đại học mới chỉ thực hiện thí điểm,chưa trở thành nhu cầu nội tại của cáctrường; điều kiện tự chủ mới chỉ tiếp cậnchủ yếu từ góc độ về tài chính, chưa tính đếnnăng lực chuyên môn và năng lực tổ chứcquản lý của các cơ sở đào tạo. Tự chủ đạihọc chưa gắn liền với đổi mới quản trị nhàtrường. Trong quá trình thực hiện, nhiều cơsở đào tạo chưa nhận thức đúng và đầy đủvề tự chủ. Một số cơ sở giáo dục đại họcchưa đủ năng lực và thiếu sự sẵn sàng nênlúng túng trong thực hiện.

Đối với việc xã hội hóa trong lĩnh vực ytế, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trongviệc triển khai và thực hiện các chính sáchpháp luật khiến hệ thống y tế ngoài công lậpgặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong thời kỳkinh tế hội nhập. Chất lượng dịch vụ và cơsở vật chất của một số cơ sở cung ứng dịchvụ khám, chữa bệnh ngoài công lập chưađảm bảo về chất lượng. Hiện nay trên cảnước đã xuất hiện nhiều loại hình bệnh việntư nhân, phòng khám tư nhân song chất

lượng của các loại hình này chưa được đảmbảo. Một số bệnh viện, phòng khám có biểuhiện xuống cấp về cơ sở vật chất, trang thiếtbị kỹ thuật, dẫn đến chất lượng kém trongquá trình điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân.Thị phần cơ sở y tế tư nhân còn khiêm tốnso với các nước khác, mặc dù nhà nước đãcó nhiều cơ chế chính sách cho y tế tư nhânphát triển trong những năm gần đây, nhưngvẫn chưa đủ tạo điều kiện thuận lợi cho cáccơ sở này phát triển so với các nước trên thếgiới. Ví dụ như tỉnh Phú Thọ có 01 bệnhviện tư nhân; Tuyên Quang chưa có bệnhviện tư nhân. Mặt khác, việc xã hội hóa giáodục và y tế cũng đã bộc lộ những mặt tráigây ra các tác động tiêu cực đến khả năngtiếp cận các dịch vụ này của người nghèo: i)Xã hội hóa dịch vụ công không nhất thiết sẽđi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ. Đốivới dịch vụ mà người sử dụng khó có khảnăng và điều kiện đánh giá chất lượng như ytế và giáo dục, cạnh tranh (do xã hội hóa tạonên), không nhất thiết là áp lực nâng caochất lượng. Nếu không có sự giám sát vàkiểm soát chất lượng tốt nhằm bảo vệ quyềnlợi của người sử dụng dịch vụ, cạnh tranhcòn tạo sức ép để các đơn vị cung cấp dịchvụ giảm chất lượng, chạy theo lợi nhuận đơnthuần. ii) Tương tự, xã hội hóa về cơ bảnkhông tự thân hướng tới người nghèo. Mặcdù người nghèo có thể hưởng lợi một cáchgián tiếp thông qua sự tăng lên của nguồncung cấp dịch vụ, song mức phí dịch vụ caovà sự phân biệt về đối tượng khách hàng củacác hoạt động “xã hội hóa” sẽ dần tạo nên sựbất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ. Vì vậy,xã hội hóa tự thân nó không giúp giải quyếtcác mục tiêu xã hội, nhất là tạo sự bình đẳngtrong tiếp cận dịch vụ công đối với ngườinghèo. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng vàthực thi chính sách xã hội hóa các lĩnh vựccông trong giáo dục và y tế ở Việt Nam cầnphải được nghiên cứu một cách thấu đáo.Nếu không, các chính sách này có thể sẽkhông mang lại lợi ích cho những ngườinghèo mà thậm chí có thể gây ra các tácđộng tiêu cực tới nhóm người rất dễ bị tổnthương này.

Nhìn chung, việc xã hội hóa trong lĩnh

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 11: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

vực giáo dục và y tế nói riêng cũng như chủtrương xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp côngthời gian qua đã mang lại những tác độngtích cực tới việc nâng cao chất lượng đờisống của người dân. Tác động lớn nhất là đãhuy động vốn đầu tư mở rộng nguồn cungứng các dịch vụ, đa dạng hóa loại hình dịchvụ và tạo sức ép cạnh tranh nhất định, tăngchất lượng các dịch vụ này. Tuy nhiên, đểmang lại kết quả thực sự và ý nghĩa của việcxã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công của ViệtNam, nhà nước nên coi xã hội hóa là gắnliền với việc chuyển đổi vai trò quản lý củanhà nước từ việc trực tiếp cung cấp dịch vụsang việc quản lý vĩ mô. Cần xác định rõ xãhội hóa đi kèm với việc thực hiện các chứcnăng quản lý vĩ mô khác như quy hoạch, kếhoạch, kiểm tra giám sát. Điều này cực kỳquan trọng nhằm giúp người dân đượchưởng dịch vụ đúng như tiêu chuẩn. Côngtác kiểm tra giám sát cũng cần được tăngcường nhằm hạn chế các hiện tượng lạmdụng xã hội hóa làm tăng chi phí. Cần tăngcường vai trò của các tổ chức xã hội trongviệc giám sát hoạt động của các các cơ sởcung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, cùng vớiviệc triển khai xã hội hóa, chính quyền địaphương phải nâng cao vai trò dự báo, lên kếhoạch, quy hoạch, điều tiết sự phát triểngiữa các vùng, và kiểm tra, giám sát hoạtđộng của các cơ sở thuộc sở hữu khác nhau.Hiện nay, các địa phương chưa quan tâmđúng mức tới các vai trò quản lý đi kèm với

xã hội hóa mà chỉ tập trung vào tác độngtăng trưởng đơn thuần (huy động nguồn lực)của xã hội hóa. Về công tác định hướng, cácđịa phương cần có quy hoạch phát triển hệthống cơ sở giáo dục, y tế ở các vùng khácnhau, từ đó tính toán và có chính sáchkhuyến khích để các vùng sâu vùng xa vẫncó cơ sở giáo dục, y tế giảm rào cản vềkhoảng cách cho họ. Trong một số trườnghợp, nhà nước có thể dành tiền đầu tư các cơsở công lập nhiều hơn cho vùng sâu, vùngxa vì ở các vùng đông dân, các cơ sở dân lậpvà tư thục sẽ ngày càng phát triển và bổsung khá lớn về nguồn cung dịch vụ./.

Tài liệu tham khảo:1. Luật Giáo dục năm 2019.2. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày

25/10/2017 của Bộ Chính trị về tăng cườngcông tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhỏe nhân dân trong tình hình mới.

3. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày30/5/2008 của Chính phủ về chính sách xãhội hóa đối với các hoạt động trong giáodục- đào tạo, dạy nghề ; y tế; văn hóa; thểdục, thể thao; môi trường.

4. Báo cáo tổng hợp Dự án điều tra, đánhgiá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩymạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công;Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụthực hiện năm 2019.

9 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Xã hội hóa trong lĩnh vực y tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong việc triển khai vàthực hiện các chính sách pháp luật khiến hệ thống y tế ngoài công lập gặp nhiều khó khăn

Ảnh:TL

Page 12: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 10

Từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20,Hàn Quốc đã liên tục đẩy mạnh và hoànthiện xây dựng chế độ công vụ, ở phươngdiện quản lý theo kết quả của công chứcHàn Quốc, đã đạt được sự phát triển và tiếnbộ nhanh chóng. Chính phủ Hàn Quốc coitrọng quản lý theo kết quả đối với công chứcchủ yếu chịu sự ảnh hưởng của hai bối cảnhquốc tế.

Trước hết, đó là chịu sự ảnh hưởng sâusắc của lý luận “quản lý công mới” (NPM)về cải cách chính phủ của các quốc gia tiêntiến phương Tây và khủng hoảng tài chínhChâu Á năm 1997. Nhận thức chung của xãhội đa phần cho rằng hạt nhân để nâng caohiệu quả trong khu vực công, hiệu quả sảnxuất là thực thi quản lý theo kết quả đối vớicông chức một cách có hệ thống, hiệu quả,nhằm ứng phó tích cực đối với các vấn đềmới như sự cạnh tranh vô hạn, sự phát triểnvề khoa học kỹ thuật và sự biến đổi của môitrường kinh tế xã hội giữa các quốc giatrong thế kỷ 21. Điều này khiến cho Chínhphủ phải trở thành Chính phủ theo mô hìnhhiệu quả để kịp thời giải quyết các vấn đềphát sinh trong xã hội.

Thứ hai, cuối thế kỷ 20, làn sóng dân chủhóa phát triển của xã hội Hàn Quốc đã dấylên và tạo tiền đề cho việc tăng tốc đi theovà ứng dụng chế độ quản lý theo kết quả củabộ, ngành trong khu vực công. Nhiều ý kiếncho rằng, công chúng, xã hội là đối tượngđược hưởng lợi ích đơn thuần từ chính sáchcủa Chính phủ, cho dù Chính phủ cung cấpdịch vụ gì, công chúng xã hội chỉ có thể“tiếp nhận đơn thuần”. Nhưng cùng với sựđi sâu cải cách Chính phủ, công chúng,người dân được xác định là đối tượng phụcvụ của Chính phủ, theo đó chất lượng dịchvụ đòi hỏi ngày càng cao từ người dân, sựchuyển biến này buộc chính phủ ngày càng

phải nâng cao ý thức phục vụ dịch vụ công,từng bước tăng cường quản lý theo kết quảđối với công chức, đây là điểm mấu chốt đểnâng cao chất lượng phục vụ.

1. Sơ lược lịch sử trong quá trình quảnlý theo kết quả đối với công chức của HànQuốc

Quản lý theo kết quả đối với công chứccủa Hàn Quốc bắt đầu từ những năm 60 củathế kỷ 20, đến nay đã có gần 60 năm lịch sử,về cơ bản, diễn trình phát triển này có thểphân thành 4 giai đoạn. (Hình 1)

Giai đoạn thứ nhất: Từ những năm 60của thế kỷ 20 đến đầu những năm 80 của thếkỷ 20, là thời kỳ dẫn dắt của chế độ quản lýtheo kết quả đối với công chức Hàn Quốc.Từ những năm 1961 đến năm 1980, cơ quanchủ quản điều chỉnh quy hoạch, chiến lượcdoanh nghiệp của Tthủ tướng Quốc vụ thẩmtra phân tích nghiệp vụ, hàng năm phụ tráchxây dựng “Quy hoạch vận hành cơ bản” củatất cả các nghiệp vụ của Chính phủ, đồngthời tiến hành phân tích và đánh giá đối vớikết quả chấp hành. Trên phương diện đánhgiá kết quả của công chức, lấy “Luật Côngchức quốc gia” làm căn cứ, từ đó xây dựngcác văn bản như “Quy định đánh giá thànhtích công tác của công chức” (năm 1961),“Quy định đánh giá quá trình công tác”(năm 1961), “Quy tắc thực thi đánh giá quátrình công tác” (năm 1964) và “Quy định vềlựa chọn đối tượng tiến cử” (năm 1964),…đã tạo nền tảng chế độ vững chắc cho quảnlý theo kết quả của công chức Hàn Quốc.Năm 1973, chính phủ Hàn Quốc đã hợpchỉnh ba văn bản đã xây dựng trước đó là“Quy định đánh giá quá trình công tác”,“Quy tắc thực thi đánh giá quá trình côngtác” và “Quy định về lựa chọn đối tượngthăng cấp” để ban hành “Quy định đánh giávề thăng cấp đối với công chức” (1973).

Nghiên cứu - Trao đổiPHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ CỦA

CÔNG CHỨC - MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC

ThS. Thạch Thọ MộcViện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

Page 13: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

11 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Giai đoạn thứ hai: Từ giữa những năm80 của thế kỷ 20 đến giữa thời kỳ nhữngnăm 90 của thế kỷ 20, là thời kỳ hệ thốnghóa quản lý theo kết quả đối với công chứcHàn Quốc. Năm 1981, Chính phủ Hàn Quốcđã chỉnh hợp “Quy định đánh giá thành tíchcông tác của công chức” (1961) và “Quyđịnh đánh giá về thăng cấp đối với côngchức” để ban hành “Quy tắc đánh giá côngchức” (Lệnh của Tổng thống), điều nàykhiến cho công tác quản lý theo kết quả củacông chức Hàn Quốc càng trở nên hệ thốnghóa, do đó công tác quản lý theo kết quả củacông chức Hàn Quốc đã bước sang một thờikỳ mới.

Giai đoạn thứ ba: Từ thời kỳ sau những

năm 90 của thế kỷ 20 đến năm 2003, là thờikỳ phát triển với tốc độ nhanh chóng vềquản lý theo kết quả đối với công chức HànQuốc. Trong thời kỳ này, lấy kinh nghiệmcủa Hoa Kỳ là chủ nghĩa tự do mới phươngTây, khởi xướng nâng cao tính tất yếu củasức cạnh tranh trong Chính phủ được coi làmột phần cấu thành quan trọng của cải cáchChính phủ, tính tất yếu trong quản lý theokết quả đối với công chức đạt được nhữngbước tiến mạnh mẽ. Để phù hợp với trào lưucủa thời đại, Hàn Quốc đã bắt đầu dẫn dắt vàthực thi chế độ quản lý theo kết quả đối vớicông chức, lấy kết quả làm phương hướng.Việc quản lý theo kết quả đối với công chứccao cấp, năm 1998 bắt đầu tiến hành thực thi

Đoàn nghiên cứu của Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ làm việc với đại diệnBộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc trong khuôn khổ của chương trình hợp tác quốctế về nghiên cứu khoa học

Ảnh: Đào Lanh

Page 14: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 12

Nghiên cứu - Trao đổi

Hình 1: Diễn trình quy định quản lý theo kết quả của công chức Hàn Quốc

“chế độ quản lý mục tiêu”. Sự phát triểnnhanh chóng được coi là đặc điểm nổi bậtcủa thời kỳ này. Do đó, thời kỳ này cũngđược coi là “thời đại đánh giá, quản lý theokết quả” đối với công chức Hàn Quốc.

Giai đoạn thứ tư: Từ sau 2004, là thời kỳhợp chỉnh về quản lý theo kết quả đối vớicông chức Hàn Quốc. Cho dù các hình thứcchế độ và phương pháp quản lý công chứctheo kết quả được thực thi từ năm 1990 đãđạt được những hiệu quả nhất định, nhưngcũng đã lộ rõ một số vấn đề hạn chế. Trongphương diện đánh giá theo kết quả đối vớicông chức Hàn Quốc, “Quy tắc đánh giácông chức” (Lệnh của Tổng thống) được bãibỏ năm 2004, các loại pháp lệnh về quản lýnhân sự đối với công chức để tổng hợp, xâydựng “Quy định đánh giá theo kết quả củacông chức” (Lệnh của Tổng thống). Đến

năm 2005 Hàn Quốc đã sửa đổi toàn diện vàban hành “Quy định mức đánh giá theo kếtquả của công chức” (Lệnh của Tổng thống).Quy định này đã thay thế cho chế độ quản lýmục tiêu, đối với chế độ hợp đồng kết quảcủa công chức từ cấp 4 trở lên và phươngpháp thực thi đã được tiến hành theo quyđịnh một cách rõ ràng. Đối với quản lý theokết quả đối với công chức địa phương,Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành “Quy tắcđánh giá công chức địa phương” (Lệnh củaBộ An ninh và Hành chính công) vào năm2008 và “Chỉ nam vận hành mức đánh giátheo kết quả đối với công chức địa phương”(Quy định của Bộ An ninh và Hành chínhcông ) vào năm 2009, chính vì vậy quản lýtheo kết quả đối với công chức địa phươngđã có cơ chế đánh giá mang tính tổng hợp,hệ thống hóa.

Page 15: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

2. Hệ thống quản lý theo kết quả đốivới công chức Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc thực thi quản lýphân loại tách bạch đối với công chức, đồngthời giới định rõ ràng đối với công chức cáccấp. Cụ thể, chế độ công chức Hàn Quốcthông thường nằm tại “Chế độ giới cấp”, saulấy chế độ phân loại chức vị, công chức đạithể phân chia thành công chức quốc gia vàcông chức địa phương. “Giới cấp” của công

chức, bất luận là công chức quốc gia hay làcông chức địa phương đều phân chia từ cấp1 đến cấp 9, trên nguyên tắc yêu cầu côngchức dựa trên “giới cấp” và chức cấp chínhlà bổ nhiệm theo chức vị tương ứng. Côngchức từ cấp 1 đến cấp 3 thuộc loại côngchức cao cấp, công chức cao cấp căn cứnăng lực và đặc trưng chức vị được bổnhiệm chức vị tương ứng. Hệ thống phânloại công chức Hàn Quốc hiện hành đượcthể hiện qua biểu sau (Biểu 1):

13 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

“Giới cấp” Chức cấp1 Chức vị

Cấp 1 Quan chức quản lýCơ quan trung ương: Trợ lý thứ trưởng/Vụtrưởng; Phó quản sự; phó thị trưởng thành phốlớn.

Cơ quan trung ương: Cấp Vụ trưởng /Cụctrưởng; vụ trưởng thành phố lớn/tỉnh.

Cơ quan trung ương: Cấp vụ trưởng, cục trưởngthành phố lớn/tỉnh.

Côngchức

cao cấpCấp 2 Quan chức trị sự

Cấp 3 Quan chức phó trị sự

Cấp 4 Quan chức thư kýCơ quan trung ương: Trưởng bộ phận; Trưởngbộ phận thành phố lớn/tỉnh; Cục trưởng thị, quậnkhu.

Cấp 5 Quan chức sự vụ Cơ quan trung ương: Quan chức sự vụ; trưởngban thành phố lớn/tỉnh; trưởng cấp cơ sở.

Cấp 6 Chủ nhiệm Cơ quan trung ương: Chủ quản; chủ quản thànhphố lớn/tỉnh; trưởng cấp thị, quận, khu.

Cấp 7 Trợ lý chủ nhiệm

Cấp 8 Thư ký

Cấp 9 Trợ lý thư ký

Biểu 1: Hệ thống phân loại công chức Hàn Quốc

1. Chức cấp: là nói tới nhóm chức vụ giống nhau về hình thức nhiệm vụ, mức độ khó khăn,phức tạp của công việc và mức độ trách nhiệm đối với công việc.

Page 16: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 14

Căn cứ hệ thống quản lý, phân loại côngchức của Hàn Quốc, Hàn Quốc đã hìnhthành hệ thống quản lý theo kết quả côngchức nhị nguyên, tức là công chức từ cấp 4trở lên thực thi chế độ hợp đồng kết quả, đốivới công chức từ cấp 5 trở xuống tiến hànhđánh giá kết quả công việc, đồng thời khaithác Thẻ quản lý kết quả.

2.1. Chế độ hợp đồng kết quảChế độ hợp đồng kết quả là căn cứ theo

quy định trong “Luật Công chức quốc gia”của Hàn Quốc, “Quy định mức đánh giá kếtquả đối với công chức” và “Chỉ nam mứcđánh giá kết quả theo kết quả của côngchức”, mục tiêu và chỉ tiêu kết quả do đánh

giá đối tượng và đánh giá chủ thể xoayquanh các hạng mục (nội dung) đánh giá,tiến hành hiệp thương, căn cứ tiêu chuẩnđánh giá, tiến hành đánh giá đối với tiêu chíđánh giá và hạng mục đánh giá, đồng thờikết quả đó sẽ phản ánh một hình thức quảnlý dựa trên hình thức là hợp đồng kết quảtrong quản lý nhân sự. Chế độ hợp đồng kếtquả thích hợp sử dụng đối với 3 nhóm (côngchức có chức vụ bình thường, công chức cóchức vụ biệt định và công chức hợp đồng từcấp 4 trở lên). Phương pháp và trình tự đánhgiá chế độ hợp đồng kết quả của công chứcHàn Quốc như sau (Hình 2):

Nghiên cứu - Trao đổi

Hình 2: Phương pháp và trình tự đánh giá chế độ hợp đồng kết quả của côngchức Hàn Quốc

Page 17: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

Xây dựng kế hoạch chiến lượcKế hoạch chiến lược áp dụng đối với

người đứng đầu cơ quan hành chính (trưởngquan hành chính) nhằm thực hiện mục tiêuchiến lược mà xây dựng kết hoạch trunghạn, dài hạn. Trước khi ký kết hợp đồng kếtquả, xây dựng trước kế hoạch chiến lược lànhằm tăng cường quan hệ giữa kết quả côngviệc của cá nhân và mục tiêu của tổ chức.

2.1.2. Ký kết hợp đồng kết quảHợp đồng kết quả là chỉ giữa đánh giá

chủ thể và đánh giá đối tượng, xoay quanhứng dụng phải đạt được mục tiêu kết quả,chỉ tiêu đánh giá và kết quả đánh giá để saukhi hiệp thương đạt được thỏa thuận mangtính ràng buộc. Căn cứ đặc điểm công việccủa tổ chức, người đứng đầu (trưởng quan)thuộc bộ, ngành có thể chia tách quy định vềnội dung hợp đồng và phương pháp. Hợpđồng kết quả thông thường ký kết vào đầunăm (tháng 1), thời hạn là 01 năm. Mộtđiểm quan trọng trong ký kết hợp đồng kếtquả là khi thiết lập mục tiêu kết quả, phảiđảm bảo quan hệ giữa mục tiêu của cấp trênvà cấp dưới, tức là thông qua ký kết hợpđồng kết quả từ cấp trên đến cấp dưới, khiếncho mục tiêu kết quả của Trưởng phòng/bancó thể nắm vững mục tiêu kết quả của cấptrên (Vụ/Cục trưởng).

2.1.3.Kiểm tra giữa kỳHàng năm, ít nhất tiến hành một lần kiểm

tra giữa kỳ theo hình thức tự kiểm tra (thôngthường là tháng 7 - 8). Đến lúc đó, đánh giáchủ thể lấy đánh giá nhật ký kết quả của đốitượng làm cơ sở, thông qua phương thức đốithoại kết quả để tiến hành thảo luận nhữngvấn đề còn tồn tại và phương án cải thiện,

đồng thời căn cứ sự thay đổi của thực tếphán đoán tính tất yếu thay đổi mục tiêu vàchỉ tiêu kết quả.

2.1.4. Phương pháp và trình tự đánh giáTrong thời gian đánh giá, căn cứ hợp

đồng kết quả đã định tiến hành đánh giá đốivới mức độ đạt được mục tiêu kết quả. Khiđánh giá, chủ thể đánh giá và đối tượngđánh giá cần thiết tiến hành đàm thoại kếtquả, chủ thể đánh giá lấy kết quả đo lườngchỉ tiêu đánh giá làm cơ sở để xây dựng bảnbáo cáo đánh giá kết quả cuối kỳ.

2.1.5. Ứng dụng kết quả đánh giáĐối với công chức thực thi chế độ hợp

đồng kết quả, ứng dụng kết quả đánh giá sẽphản ánh qua chi trả thù lao và quyết sáchnhân sự quan trọng. Dựa trên nguyên tắcphân bổ, kết quả đánh giá được chia thành05 mức, đặc biệt ưu tú chiếm dưới 20%,không đủ năng lực chiếm trên 10%, thù laokết quả sẽ được chi trả dựa trên mức kết quảđánh giá.

2.2. Chế độ đánh giá kết quả công việcChế độ đánh giá kết quả công việc là

nhằm đến công chức có chức vụ thôngthường từ cấp 5 trở xuống, tức là phươngthức đánh giá kết quả công việc cá nhân tiếnhành đối với công chức có chức vụ tươngđương với quan chức nghiên cứu, quan chứchướng dẫn, công chức kỹ thuật, công chứccó chức vụ biệt định và công chức hợp đồngtừ cấp 5 trở xuống. Chế độ đánh giá kết quảcông việc đã quy định những hạng mục cóliên quan tới kết quả thăng chức và pháttriển năng lực của công chức2. Quá trìnhđánh giá kết quả công việc được thể hiệnnhư sau (Hình 3):

15 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

Hình 3: Quá trình đánh giá kết quả công việc

2. Bộ An ninh và hành chính công Hàn Quốc: “Thực dụng quản lý kết quả”, năm 2009, tr. 46 – 93.

Page 18: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 16

2.2.1. Xác định chủ thể đánh giá kết quảcông việc và người xác nhận (phê duyệt/phêchuẩn)

Đánh giá kết quả công việc trước hết phảixác định chủ thể đánh giá và người xác nhậnlà ai. Chủ thể đánh giá có thể lựa chọn trongcấp trên, người giám sát trực tiếp có thểquan sát kết quả của công chức được đánhgiá (thông thường là trưởng phòng, ngườiphụ trách bộ phận), người xác nhận doTrưởng quan bộ ngành chỉ định trong cấptrên hoặc người giám sát trực tiếp do chủ thếđánh giá phân công.

2.2.2. Xây dựng mục tiêu kết quảMục tiêu kết quả của công chức được

đánh giá được xác định vào đầu năm hàngnăm, sau khi chủ thể đánh giá và người xác

nhận xác định mục tiêu kết quả. Mục tiêukết quả phải thể hiện rõ ràng mức độ kết quảnăm đó đạt được, đồng thời được coi là tiêuchuẩn đánh giá cuối cùng của hoạt động kếtquả năm đó.

2.2.3. Hạng mục (nội dung) đánh giáKhi đánh giá kết quả, cần thiết coi kết

quả và năng lực thực tế làm yếu tố hạt nhâncơ bản để đánh giá kết quả, đồng thời coicác yếu tố khác là phụ trợ. Do đó, hạng mụcđánh giá nên lấy “kết quả công việc thực tế”và “năng lực thực hiện chức vụ” là hạngmục cơ bản, ngoài ra cần căn cứ vào nhữngphán đoán khác củaTrưởng quan bộ ngànhđể tăng thêm đánh giá “thái độ thực hiệnchức vụ”, đánh giá kết quả công việc đượcthể hiện như sau: (Biểu 2)

Nghiên cứu - Trao đổi

Hạng mụcđánh giá Kết quả công việc Năng lực thực hiện nhiệm vụ Thái độ thực hiện công

việc (Lựa chọn)

Yếu tốđánh giá

Mức độ khó dễ củanghiệp vụLượng nghiệp vụMức độ hoàn thànhTính kịp thời

Năng lực kế hoạch – Nănglực biểu đạtNăng lực điều tiết – Sức chấphànhTính nhanh chóng – Ý thứcphối hợpTính thành thật – Tính địnhhướng khách hàngMức độ cống hiến cho tổchức – Tư duy chiến lược

Ý thức luận lý công chứcMức độ cống hiến cho tổchứcKhả năng kiềm chế bảnthânTư duy mang tính chiếnlượcTinh thần chức nghiệpSáng tạo nghiệp vụĐịnh hướng khách hàng…..

Biểu 2: Đánh giá kết quả công việc

2.2.4. Phương pháp đánh giáTrình tự đánh giá kết quả công việc về cơ

bản được thống nhất với hợp đồng kết quả.Hạng mục đánh giá chủ yếu do kết quả côngviệc, năng lực thực hiện chức vụ cấu thành,tổng điểm là 100. Trên nguyên tắc, tiến hànhđánh giá hàng năm hai lần vào ngày 30/6 và31/12, nhưng nếu như Trưởng quanbộ/ngành cho rằng cần thiết, có thể quyếtđịnh đánh giá theo ngày; mỗi năm cũng có

thể thực hiện đánh giá 1 lần.2.2.5. Đối thoại kết quả và nhật ký kết

quảĐối thoại kết quả là khâu hạt nhân không

thể thiếu để đảm bảo tính công bằng và tínhhợp lý trong đánh giá kết quả công việc.Trước khi ba khâu (gồm xây dựng mục tiêukết quả; chỉ đạo và kiểm tra mục tiêu kết quảđạt được; đồng thời chủ thể đánh giá thựcthi đánh giá) chủ thể đánh giá cần thiết tiến

Page 19: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

hành trao đổi, chỉ đạo và phản hồi với côngchức được đánh giá xoay quanh mục tiêucông việc, đồng thời ghi chép và quản lýnhững sự việc quan trọng trong quá trìnhthực hiện mục tiêu kết quả của đối tượngđánh giá.

2.2.6. Công khai kết quả đánh giá vàphản hồi (khiếu nại)

Sau khi kết thúc đánh giá của chủ thểđánh giá và người xác nhận, cần công khaikết quả đánh giá của đối tượng đánh giá.Sau khi công khai kết quả đánh giá côngviệc, đối tượng đánh giá phản hồi đối vớikết quả có thể đề xuất xin phản đối vớingười xác nhận, mà người xác nhận và chủthể đánh giá sau khi bàn bạc sẽ xác định ýkiến phản hồi đối với ý kiến của đối tượngđánh giá. Trường hợp đối tượng đánh giá

chưa hài lòng, thỏa mãn đối với kết quảphản hồi của người xác nhận thì có thể tiếptục đề xuất xin phản ánh với Ủy ban đánhgiá kết quả công tác.

2.2.7.Ứng dụng kết quả đánh giáKết quả đánh giá của đánh giá kết quả

công việc sẽ thể hiện ở thù lao chi trả và ghidanh vào danh sách tuyển chọn người chocông tác thăng chức. Ngoài ra, kết quả đánhgiá kết quả công tác cũng có thể ứng dụngtrong các loại quyết sách quản lý nhân sựnhư thăng cấp đặc thù, đào tạo, bồi dưỡngquản lý nhiệm chức (vị trí chức danh đảmnhiệm),… Trong danh sách tuyển chọnngười thăng chức, bao gồm đánh giá kết quảcông tác, đánh giá quá trình công tác vàđánh giá cộng điểm. Cụ thể thể hiện nhưsau: (Hình 4)

17 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Hình 4: Cấu thành danh sách (đề danh) tuyển chọn người xếp thăng chức

2.3. Thẻ quản lý kết quảVào tháng 2 năm 2005, Chính phủ Hàn

Quốc đã sửa đổi “Quy định về nhật ký nhânsự công chức và xử lý nghiệp vụ nhân sự”,từ đó cung cấp căn cứ pháp lý có vững chắccho thể quản lý theo kết quả. Thẻ quản lý kếtquả là một bản có tính hệ thống của Chínhphủ Hàn Quốc để quản lý kết quả đánh giákết quả của công chức nhằm phát triển côngchức (Hình 5). Thẻ quản lý kết quả khôngchỉ ghi chép lại kết quả theo chế độ hợpđồng kết quả và đánh giá kết quả công tác,mà còn ghi chép bao gồm tất cả các kết quảđánh giá đối với các đánh giá nghiệp vụ củaChính phủ và đánh giá của Viện Giám sát.Do đó, Thẻ quản lý kết quả có thể tổng hợpcó hiệu quả và tích lũy các đánh giá và kếtquả giám sát về kết quả có liên quan củacông chức, kết cấu nằm tại hệ thống quản lýkết quả của công chức với kết quả là hạt

nhân. Trong Thẻ quản lý kết quả, thông tinghi chép đối tượng bao gồm thông tin về kếtquả công tác cá nhân, đánh giá năng lực,đánh giá ngoài đơn vị và kết quả giám sát,…Thông tin đánh giá kết quả và năng lực baogồm kết quả đánh giá kết quả công tác, mứcđộ thực hiện kết quả, kết quả đánh giá đanguyên và kết quả hoạt động sáng tạo,…Đánh giá ngoài đơn vị bao gồm kết quảđánh giá chính sách của Phòng điều tiếtquốc vụ. Kết quả giám sát bao gồm kết quảkiểm tra của Viện Giám sát, kết quả tự điềutra của cơ quan cá biệt, của cơ quan cải cáchchế độ, tiêu đề chiến lược, kết quả kiểm trathực tế chấp hành,…

Trong các cơ quan hành chính nhà nướccủa Hàn Quốc, Thẻ quản lý kết quả đượccoi là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, đãđược ứng dụng rộng rãi trong các quyết sáchquản lý như thăng cấp nhân sự, quản lý chức

Page 20: Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/... · 2020-05-15 · phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”;

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 18

Nghiên cứu - Trao đổivụ, phát triển, đào tạo. Đồng thời, Thẻ quảnlý kết quả được coi là tài liệu thẩm tra quantrọng tư cách công chức cao cấp và tài liệuthẩm tra chờ tuyển chọn của các chức vụ

cao và Bộ trưởng, Thẻ có liên kết với khonhân tài quốc gia của Chính phủ Hàn Quốc,đồng thời có thể kịp thời sửa đổi, bổ sung vàđổi mới.

Hình 5: Ứng dụng của Thẻ quản lý kết quả

Tài liệu tham khảo:Bộ An ninh và Hành chính công Hàn Quốc: “Thực dụng quản lý kết quả”, năm 2009.Ji – In Jang: “Nghiên cứu thực trạng vận hành hệ thống quản lý kết quả của cơ quan

chính phủ”, “Nghiên cứu kế toán quản lý”, kỳ 2 năm 2008.Kim Tống Bình, Trần Chính Chí, La Lạc: “Chế độ công chức Hàn Quốc”, “Học báo Học

viện Hành chính Bắc Kinh”, kỳ 2 năm 2002.