168
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN DÙNG CHO ĐÀO TẠO LƯU ĐỘNG 6 1.Đề cương chương trình 6 2. Phân phối thời gian đào tạo 7 3. Sơ đồ liên hệ giữa các môđun 9 4. Cấu trúc của các môđun đào tạo 10 Môđun1: KTGH - 0100: Lấy dấu chi tiết cần gia công. 10 1. Thẻ công việc: KTGH - 0101: Phòng tránh tai nạn lao động trong gia công gò hàn. 11 2. Thẻ công việc: KTGH - 0102: Đo kích thước chi tiết bằng thước lá 13 3. Thẻ công việc: KTGH - 0103: Đo kích thước chi tiết bằng thước cặp 15 4. Thẻ công việc: KTGH - 0104: Vạch dấu trên mặt phẳng chi tiết gia công. 16 5. Thẻ công việc: KTGH - 0105: Vạch dấu trong không gian chi tiết gia công 19 Môđun2: KTGH - 0200: Gia công nguội cơ bản 20 1. Thẻ công việc: KTGH - 0201: Cắt kim loại bằng cưa tay 22 2. Thẻ công việc: KTGH - 0202: Đục các chi tiết kim loại 25 3. Thẻ công việc: KTGH - 0203: Dũa các chi tiết kim loại 28 4. Thẻ công việc: KTGH - 0204: Khoan các chi tiết kim loại 31 5. Thẻ công việc: KTGH - 0205: Cắt ren trong bằng dụng cụ cầm tay 35

Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN DÙNG CHO ĐÀO TẠO LƯU ĐỘNG

6

1.Đề cương chương trình 6

2. Phân phối thời gian đào tạo 7

3. Sơ đồ liên hệ giữa các môđun 9

4. Cấu trúc của các môđun đào tạo 10

Môđun1: KTGH - 0100: Lấy dấu chi tiết cần gia công. 10

1. Thẻ công việc: KTGH - 0101: Phòng tránh tai nạn lao động trong gia công gò hàn.

11

2. Thẻ công việc: KTGH - 0102: Đo kích thước chi tiết bằng thước lá 13

3. Thẻ công việc: KTGH - 0103: Đo kích thước chi tiết bằng thước cặp 15

4. Thẻ công việc: KTGH - 0104: Vạch dấu trên mặt phẳng chi tiết gia công. 16

5. Thẻ công việc: KTGH - 0105: Vạch dấu trong không gian chi tiết gia công 19

Môđun2: KTGH - 0200: Gia công nguội cơ bản 20

1. Thẻ công việc: KTGH - 0201: Cắt kim loại bằng cưa tay 22

2. Thẻ công việc: KTGH - 0202: Đục các chi tiết kim loại 25

3. Thẻ công việc: KTGH - 0203: Dũa các chi tiết kim loại 28

4. Thẻ công việc: KTGH - 0204: Khoan các chi tiết kim loại 31

5. Thẻ công việc: KTGH - 0205: Cắt ren trong bằng dụng cụ cầm tay 35

6. Thẻ công việc: KTGH - 0206: Cắt ren ngoài bằng dụng cụ cầm tay 37

Môđun 3: KTGH - 0300: Gia công gò cơ bản 39

1. Thẻ công việc: KTGH - 0301: Cắt kim loại bằng kéo tay 41

2. Thẻ công việc: KTGH - 0302: Gấp mép kim loại mỏng theo đườngthẳng 43

3. Thẻ công việc: KTGH - 0303: Gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn 44

4. Thẻ công việc: KTGH - 0304: Đánh mép gấp các chi tiết 47

5. Thẻ công việc: KTGH - 0305: Gò hình trụ 48

6. Thẻ công việc: KTGH - 0306: Viền dây 50

7. Thẻ công việc: KTGH - 0307: Tạo vành kim loại từ tấm phẳng 51

8. Thẻ công việc: KTGH - 0308: Tạo vành kim loại từ ống trụ 53

Page 2: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

9. Thẻ công việc: KTGH - 0309: Nắn các chi tiết kim loại 55

10. Thẻ công việc: KTGH - 0310: Uốn các chi tiết kim loại 56

11. Thẻ công việc: KTGH - 0311: Tán đinh 59

12. Thẻ công việc: KTGH - 0312: Hàn thiết 60

Môđun 4: KTGH - 0400: Hàn hồ quang tay 62

1. Thẻ công việc: KTGH - 0401: Sử dụng máy hàn 64

2. Thẻ công việc: KTGH - 0402: Tạo hồ quang hàn 66

3. Thẻ công việc: KTGH - 0403: Hàn trên mặt phẳng hàn sấp que hàn chuyển động thẳng

68

4. Thẻ công việc: KTGH - 0404: Hàn trên mặt phẳng hàn sấp que hàn chuyển động ngang.

71

5. Thẻ công việc: KTGH - 0405: Hàn giáp mý không vát mép 74

6. Thẻ công việc: KTGH - 0406: Hàn giáp mý vát mép chữ "V" 75

7. Thẻ công việc: KTGH - 0407: Hàn lâp góc ở vị trí lòng thuyền 77

8. Thẻ công việc: KTGH - 0408: Hàn lâp góc ở vị trí hàn ngang. 79

9. Thẻ công việc: KTGH - 0409: Hàn chồng mý 81

10. Thẻ công việc: KTGH - 0410: Hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép 82

11. Thẻ công việc: KTGH - 0411: Hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép 84

12. Thẻ công việc: KTGH - 0412: Hàn ngang không vát mép 85

13. Thẻ công việc: KTGH - 0413: Hàn ngang vát mép 87

14. Thẻ công việc: KTGH - 0414: Hàn ở vị trí hàn ngửa. 89

15. Thẻ công việc: KTGH - 0415: Hàn đắp mặt phẳng 90

16. Thẻ công việc: KTGH - 0416: Hàn đắp trục tròn 92

17. Thẻ công việc: KTGH - 0417: Cắt kim loại bằnghồ quang tay 93

Môđun 5: KTGH - 0500: Hàn khí cơ bản 94

1. Thẻ công việc: KTGH - 0501: Sử dụng các thiết bị hàn khí 96

2. Thẻ công việc: KTGH - 0502:Hàn trên mặt phẳng không dùng que hàn phụ 99

3. Thẻ công việc: KTGH - 0503:Hàn trên mặt phẳng dùng que hàn phụ 101

4. Thẻ công việc: KTGH - 0504:Hàn gấp mép ở vị trí hàn xấp 102

5. Thẻ công việc: KTGH - 0505:Hàn giáp mối không có khe hở 104

6. Thẻ công việc: KTGH - 0506:Hàn giáp mối có khe hở 105

7. Thẻ công việc: KTGH - 0507:Cắt kim loại bằng ôxy 107

4

Page 3: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

LỜI NÓI ĐẦUXuất phát từ nhu cầu phát triển cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm tới. Để đáp ứng nhu cầu đó, những người sử dụng phương tiện phục vụ sản xuất cần phải được huấn luyện để họ có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết . Do đó, Trường đào tạo nghề TNDT Đăklăk kết hợp cùng Dự án GDKT và Dạy nghề tiến hành xây dựng chương trình đào tạo nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động " Kỹ thuật gò hàn nông thôn".

Công việc đầu tiên của chương trình là thành lập nhóm xây dựng chương trình bao gồm các giáo viên của trường trọng điểm trong Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề, kỹ sư và các công nhân lành nghề tại các công ty, cơ sở sản xuất gia công gò hàn.

Các thành viên của nhóm đi khảo sát thực tế tại các buôn, làng, xã vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người, các hợp tác xã... .........để xác định nhu cầu đào tạo bằng phiếu điều tra có nội dung về kỹ thuật gia công gò hàn, sau đó tập hợp thành các phiếu phân tích công việc cho chương trình dạy nghề ngắn hàn kỹ thuật gò hàn nông thôn.

Chương trình được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc môđun, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phù hợp với tính chất đào tạo lưu động đảm bảo tính khoa học và sư phạm.

Nộ dung chương trình bao gồm có 5 môđun, thời gian đào tạo là 3 tháng. Môđun 1 bao gồm 05 công việc, môđun 2 bao gồm 06 công việc, môđun 3 bao gồm 12 công việc, môđun 4 bao gồm 17 công việc, môđun 5 bao gồm 07 công việc có quan hệ chặt chẽ và tuân thủ tính lôgich hành nghề giúp học viên nhận thức và hành nghề đúng quy trình.

Từng công việc của chương trình được viết thành thẻ tích hợp. Thẻ tích hợp là tài liệu giúp cho giáo viên giảng dạy. Thẻ được cấu trúc đơn giản ngắn gọn hướng tới hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học viên. thẻ là sự tích hợp giữa lý thuyết cần có và các bước công việc thực hiên trong một quy trình khép kín. Thẻ công việc tích hợp là bản hướng dẫn trình tự thực hiện các bước công việc và giúp cho giáo viên đánh giá chất lượng học tập của học viên hoặc học viên tự đánh giá năng lực của chính mình để tự rèn luyện hình thành kỹ năng của bản thân học viên.

Chương trình dạy nghề ngắn hạn dành cho đào tạo lưu động " Kỹ thuật gò hàn nông thôn" là khoá đào tạo di động không cố định tại các buôn, làng, xã vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người, các hợp tác xã.....Giáo viên đến tận nơi người học có nhu cầu nhưng không có điều kiện đến trường. Đối tượng học sinh rất đa dạng, thiếu hụt kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện công việc theo yêu cầu kỹ thuật.

Sau khoá học học viên sẽ nắm được những đặc điểm công dụng, yêu cầu kỹ thuật, của kỹ thuật gia công gò hàn cơ bản, có thể sản xuất và phục hồi được các chi tiết, sản phẩm bằng phương pháp gia công gò hàn. Học viên sẽ đạt được trình độ công nhân bán lành nghề, có kiến thức và kỹ năng phục vụ hộ gia đình và mở cơ sở gia công gò hàn nhỏ.

Việc xây dựng một chương trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy, chương trình còn nhiều hàn chế và thiếu sót nên tập thể và tác giả mong muốn sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để chương trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn

Nhóm tác giả

5

Page 4: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN DÙNG CHO ĐÀO TẠO LƯU ĐỘNG:1. ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH

TÊN NGHỀ CƠ ĐIỆN NÔNG

THÔN

TÊN CHƯƠNG TRÌNHKĨ THUẬT GÒ HÀN NÔNG

THÔN

SỐ LƯƠNG MÔĐUN

05 MÔĐUN

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO- Kiến thức: Trình bày được những kiến thức có liên quan

về kĩ thuật gia công gò hàn nông thôn.- Kĩ năng: Gia công được các chi tiết, sản phẩm bằng

phương pháp gò hàn cơ bản đúng yêu cầu kỹ thuật.- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong nghề, đảm bảo

được an toàn lao động.TRÌNH ĐỘ ĐẦU VÀO Biết đọc và viết tiếng phổ thông.CHỨNG CHỈ NGHỀ Công nhân bán lành nghề "Kỹ thuật gò hàn cơ bản".

Kế hoặch đào tạo Thời gian (giờ) % Thời gian so với toàn khoáHoạt động học tập 230 95,9%Hoạt động đánh giá (thi, kiểm tra) 10 4,1%Tổng thời gian đào tạo 240 100%

Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu đào tạo

Kiến thức:a. Yêu cầu: - Học viên phải hoàn thành ít nhất 90% các môdun của chương trình.- Kết quả học tập của tất cả các mô đun trong chương trình phải đạt điểm trung bình trở lên.- Trình bày một số kiến thức cơ bản theo thẻ công việc của mục tiêu khóa đào tạo về Kĩ thuật gò hàn nông thôn.b. Công cụ đánh giá:- Bộ câu hỏi trắc nghiệm viết.- Thang, bảng điểm chấm bài.- Câu hỏi tự luậnc. Phương pháp đánh giá.- Thi trắc nghiệm viết về nội dung kiến thức theo mục tiêu chương trình đào tạo.- Kiểm tra miệng về kiến thức của học viên theo thẻ công việc.KĨ NĂNG: a.Yêu cầu:- Học viên phải thực hiện các bài thực hành theo quy định ở các thẻ công việc của khóa đào tạo.- Kết quả đánh giá các bài thực hành ở các thẻ công việc trong khóa đào tạo phải đạt điểm trung bình trở lên.- Thực hiện hòan thành các kĩ năng theo mục tiêu chương trình đào tạo.b.Công cụ đánh giá:

6

Page 5: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Kết quả đánh giá của các bài thực hành ở các thẻ công việc trong chương trình.

- Bảng kiểm, các tiêu chí đánh giá.- Sơ đồ, tranh ảnh, mẫu thực.- Sản phẩm của học viên thực hiện.

c.Phương pháp đánh giá: - Mỗi cá nhân thực hiện một bài thi thực hành, giáo viên có thể đánh giá kết quả của học viên theo từng bước thực hiện công việc hoặc trên sản phẩm cuối cùng hoặc kết hợp cả hai.THÁI ĐỘ: a.Yêu cầu- Thực hiện tốt các yêu cầu về thái độ của học viên qua việc tiếp thu học tập của các thẻ công việc.- Học viên phải thực hiện tốt các nội quy, quy chế của khoá đào tạo.- Chấp hành tốt kỷ luật lao động trong cả quá trình học tập.b.Công cụ đánh giá:- Nội quy học tập, lao động của khóa đào tạo.- Sổ nhật kí của giáo viên.c.Phương pháp đánh giá:- Đánh giá cả quá trình học viên học tập, sinh hoạt tại khóa đào tạo. Qua sổ nhật kí của giáo viên.- Kết quả đánh giá theo tiêu chí của các thẻ công việc.

2. PHÂN PHỐI THỜI GIAN ĐÀO TẠO CHO CÁC MÔĐUN

Thứ tự mô đun

Tên mô đun

Nội dung môđun Thời gian yêu cầu của môđun (giờ)

Tổng số230

Lý thuyết53

Thực hành177

1 Vạch dấu

1. Phòng tránh tai nạn lao động trong gia công gò hàn.

4 2 2

2. Kiểm tra kích thước của chi tiết bằng thước lá.

2 1 1

3. Kiểm tra kích thước của chi tiết bằng thước cặp.

2 1 1

4. Vạch dấu trên mặt phẳng các chi tiết gia công.

4 1 3

5. Vạch dấu trong không gian các chi tiết gia công.

4 1 3

2 Nguội cơ bản

1. Cắt chi tiết kim loại bằng cưa tay.

4 1 3

2. Đục các chi tiết kim loại. 4 1 33. Dũa các chi tiết kim loại. 4 2 24. Khoan các chi tiết kim loại. 4 2 25. Cắt ren trong bằng dụng cụ cầm tay.

4 1 3

7

Page 6: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

6. Cắt ren ngoài bằng dụng cụ cầm tay.

4 1 3

3 Gò cơ bản

1. Cắt kim loại bằng kéo tay. 4 1 32. Gấp mép kim loại mỏng theo đường thẳng.

4 1 3

3. Gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn.

4 1 3

4. Đánh mép gấp các chi tiết. 4 1 35. Gò hình trụ. 4 1 36. Viền dây. 4 1 37. Tạo vành kim loại từ tấm phẳng.

4 1 3

8. Tạo vành kim loại từ ống tru. 4 1 39. N ắn các chi tiết kim loại 4 1 310. Uốn các chi tiết kim loại. 4 1 311. Tán đinh. 4 1 312. Hàn thiếc. 4 1 3

4 Hàn hồ quang tay

1. Sử dụng máy hàn. 4 2 22. Tạo hồ quang hàn. 4 1 33. Hàn trên mặt phẳng hàn sấp que hàn chuyển động thẳng.

4 1 3

4. Hàn trên mặt phẳng hàn sấp que hàn chuyển động ngang.

4 1 3

5. Hàn giáp mý không vát mép.

4 1 3

6. Hàn giáp mý vát mép chữ "V".

8 1 7

7. Hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.

8 1 7

8. Hàn lấp góc ở vị trí hàn ngang.

4 1 3

9. Hàn chồng mý. 4 1 310. Hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.

8 1 7

11. Hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép.

8 1 7

12. Hàn trên mặt phẳng hàn ngang không vát mép.

8 1 7

13. Hàn trên mặt phẳng hàn ngang vát mép.

8 1 7

14. Hàn trần (hàn ngửa) 8 1 715. Hàn đắp mặt phẳng. 4 1 316. Hàn đắp trục tròn. 8 1 717. Cắt kim loại bằng hồ 4 1 3

8

Page 7: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

quang tay.5 Hàn

khí cơ bản

1. Sử dụng các thiết bị hàn khí.

4 2 2

2. Hàn trên mặt phẳng hàn xấp không dùng que hàn phụ.

4 1 3

3. Hàn trên mặt phẳng hàn xấp dùng que hàn phụ.

6 1 5

4. Hàn gấp mép kim loại mỏng.

4 1 3

5. Hàn giáp môi không có khe hở.

6 2 4

6. Hàn giáp mối có khe hở. 8 1 77. Cắt kim loại bằng ôxy cắt. 8 1 7

3. SƠ ĐỒ LIÊN HỆ GIỮA CÁC MÔĐUN TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Trong đó:

- Môđun 1 là phần lý thuyết và thực hành cơ bản trong quá trình gia công gò hàn, nó liên quan trực tiếp đến các môđun tiép theo. Để học được các môđun sau học viên phải hoàn thành tốt trên 90% lượng kiến thức của môđun vạch dấu này.

- Môđun 2 là phần lý thuyết và thực hành cơ bản trong quá trình gia công tạo phôi và trực tiếp là gia công nguội nó liên hệ chặt chẽ với môđun 4.

- Môđun 3 là phần lý thuyết cơ bản và phần thực hành gò đơn giản trong quy trình tạo phôi và hoàn thiện chi tiết nó gắn liền với các công việc khi học viên trực tiếp sản xuất.

- Môđun 4 là phần lý thuyết ngắn gọn, cơ sở nhất của kĩ thuật hàn và phần thực hành quan trọng nhất đối với học viên trong quá trình học, đây là môđun trong tâm nhất của chương trình.

- Môđun 5 là phần giới thiệu về hàn khí và một số công việc đơn giản nhất trong kĩ thuật hàn khí, nó bổ trợ cho học viên sau khi kết thúc khoá học và trực tiếp sản xuất.

- Học sinh có thể lựa chọn nội dung học theo mũi tên trên sơ đồ trên.

9

Mô đun 2Gia công nguội cơ

bản

Mô đun 1Lấy dấu chi tiết cần

gia công

Mô đun 3Gia công gò cơ

bản

Mô đun 4Hàn hồ quang tay

Mô đun 5Hàn khí cơ bản

Page 8: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

4. CẤU TRÚC CÁC MÔĐUN ĐÀO TẠO.Mã môđun: ktgh 01 00

Tên môđun:Lấy dấu chi tiết cần gia

công

Thời gian (giờ)Lý thuyết

6 Thực hành

10Tổng số

161. mục tiêu thực hiện.

Kiến thức:- Trình bày được những kiến thức có liên quan đến lấy dấu chi tiết cần gia công.Kỹ năng:- Vạch dấu hình dáng của chi tiết cần gia công đúng yêu cầu kĩ thuật.Thái độ:- Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình làm việc, đảm bảo được an toàn lao động.

2. yêu cầu để học môđun.

Tất cả những người có nhu cầu học nghề đảm bảo được yêu cầu biết đọc, viết tiếng phổ thông.

3. nội dung môđun.

1. Phòng tránh tai nạn lao động trong gia công gò hàn.2. Đo kích thước của chi tiết bằng thước lá.3. Đo kích thước của chi tiết bằng thước cặp.4. Vạch dấu trên mặt phẳng các chi tiết cần gia công.5. Vạch dấu trong không gian chi tiết cần gia công.

4. đánh giá kết quả học tập của môđun.

KIẾN THỨC:a.Yêu cầu: - Học viên phải hoàn thành ít nhất 90% các công việc của môđun.- Kết quả học tập của các thẻ công việc trong mô đun phải đạt điểm trung bình trở lên.- Trình bày một số kiến thức cơ bản theo thẻ công việc của mục tiêu môđun Lấy dấu chi tiết cần gia công.b.Công cụ đánh giá:- Bộ câu hỏi trắc nghiệm viết.- Thang, bảng điểm chấm bài.- Câu hỏi tự luậnc.Phương pháp đánh giá.- Thi trắc nghiệm viết về nội dung kiến thức theo mục tiêu của môđun đào tạo.- Kiểm tra miệng về kiến thức của học viên theo thẻ công việc.KỸ NĂNG:a.Yêu cầu:- Học viên phải thực hiện các bài thực hành theo quy định ở các thẻ công việc của môđun.- Kết quả đánh giá các bài thực hành ở các thẻ công việc trong môdun đào tạo phải đạt điểm trung bình trở lên.- Thực hiện hòan thành các kỹ năng theo mục tiêu của môđun.b.Công cụ đánh giá:

10

Page 9: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Kết quả đánh giá của các bài thực hành ở các thẻ công việc trong môđun.- Bảng kiểm, các tiêu chí đánh giá.- Sơ đồ, tranh ảnh, mẫu thực.- Sản phẩm của học viên thực hiện.c.Phương pháp đánh giá:- Mỗi cá nhân thực hiện một bài thi thực hành, giáo viên có thể đánh giá kết quả của học viên theo từng bước thực hiện công việc hoặc trên sản phẩm cuối cùng hoặc kết hợp cả hai để đánh giá cho môđun học.THÁI ĐỘ:a.Yêu cầu- Thực hiện tốt các yêu cầu về thái độ của học viên qua việc tiếp thu học tập của các thẻ công việc.- Học viên phải thực hiện tốt các nội quy, quy chế của môđun đào tạo.- Chấp hành tốt kỷ luật lao động trong cả quá trình học tập của môđun.b.Công cụ đánh giá:- Nội quy học tập, lao động của môđun đào tạo.- Sổ nhật kí của giáo viên.c.Phương pháp đánh giá:- Đánh giá cả quá trình học viên học tập, sinh hoạt trong môđun đào tạo, sổ nhật kĩ của giáo viên- Kết quả đánh giá theo tiêu chí của các thẻ công việc.

5. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học môđun.

Vật liệu:Các loại thép tấm, thép định hình có kích thước phù hợp với yêu cầu thực tế của từng chi tiết cần gia công, bột màu, các loại thép định hình có kích thước phù hợp. Dụng cụ và trang thiết bị:- Dụng cụ dùng để đo: thước cặp các loại, thước lá các loại, thước góc 900.- Dụng cụ dùng để vạch dấu và chấm dấu.- Các loại buá có trọng lượng nhỏ và trung bình.Học liệu: - Tài liệu hướng dẫn.- Tài liệu phát tay. - Giấy trong. - Phim ảnh.- Các nguồn học liệu tham khảo: Các loại sách kĩ thuật: Đo và vạch dấu, Vẽ kĩ thuật.Nguồn lực khác: Tham quan một số cơ sở sản xuất. Sự giúp đỡ của các chuyên gia.

Mã Thẻ công việc Tên thẻ công việc Thời lượng (giờ)

11

Page 10: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

KTGH-01-01 Phòng tránh tai nạn lao động trong gia công gò hàn

Lý thuyết2

Thực hành

21 . Mở đầu

- Trong quá trình làm việc khi sẩy ra tai nạn lao động gây thiệt hại đến người và tài sản và còn làm cho quá trình thực hiện công việc bị ảnh hưởng. Trong quá trình làm việc của người thợ, ngoài việc hiểu biết về phương pháp hành nghề, sử lý và bảo quản trang thiết bị mà còn phải biết đến quy trình thực hiện an toàn trong lao động để ngăn ngừa tai nạn có thể xẩy ra gây thương tích cho bản thân và cho tập thể đây là yêu cầu tuyệt đối người thợ phải chấp hành trước khi bước vào giai đoạn học nghề.

- Những nguyên nhân phát sinh ra tai nạn do: Thiếu cẩn thận trong lúc làm việc, không đảm bảo về mặt an toàn, các máy móc chưa được am hiểu đã sử dụng.2. Mục tiêu thực hiện của công việc - Trình bày được những yêu cầu về phòng tránh tai nạn lao động trong quá trình gia công gò hàn.

- Phòng tránh được tại nạn lao động trong mọi môi trường làm việc khi được cung cấp đầy đủ các kiến thức về an toàn lao động.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc .3.1. An toàn lao động trước khi làm việc.

- Áo quần gọn gàng, chân đi dày.- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cho các công việc xắp làm, kiểm tra có đảm bảo an toàn

không, có phù hợp với công việc làm không. Nếu có hư hỏng phải sửa lại trước khi làm.- Bố trí sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, hợp lý không gây ảnh hưởng đến quá trình làm

việc.3.2. An toàn lao động trong khi làm việc.

- An toàn về sử dụng máy móc.+ Tuyệt đối không được sờ vào dây điện và ổ cắm.+ Tuyệt đối không được đo kiểm khi máy đang chạy hoặc chưa dừng hẳn.+ Khi khoan các chi tiết nhỏ phải được kẹp chặt bằng kim hoặc êtô.+ Phải mang kính an toàn trước khi sử dụng máy mài.+ Lau chùi dầu mỡ vào những bộ phận cần thiết của máy.- An toàn về dụng cụ cầm tay: + Trong quá trình thao tác không để dụng cụ bừa bãi.+ Chọn dụng cụ phù hợp với công việc thực hiện.+ Kiểm tra lại cán búa trước khi làm việc.- An toàn về nguyên vật liệu.+ Phải mang găng tay đối với những vật liệu tấm có cạnh bén.+ Các chất dễ cháy không được để gần lửa.+ khi nung mỏ hàn không để sâu vào miệng lò.+ Khi điều chế axít phải cẩn thận.

3.3. An toàn lao động sau khi làm việc.- Lau chùi máy móc và quét dọn nơi làm việc.- Kiểm tra lại cầu dao xem đã cắt điện chưa.- Dụng cụ phải được xắp xấp gọn gàng và hợp lý.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

12

Page 11: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

Các loại bảng biểu mẫu về phòng cháy chữa cháy, một xưởng sản xuất cơ khí thực tế hoặc xưởng thực hành để hớng dẫn học viên.5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Kiểm tra an toàn lao động trước khi làm việc.

- Kiểm tra an toàn về điện- Kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy.- Kiểm tra độ tin cậy của các trang thiết bị trong xưởng gia công.- Kiểm tra mức độ an toàn cho từng cá nhân.

5.2. Kiểm tra an toàn lao động trong khi làm việc.- Quan sát vị trí làm việc để không gây nguy hiểm đến người xung quanh.- Thực hiện đúng theo yêu cầu các thao tác kĩ thuật khi gia công chi tiết.

5.3. Kiểm tra làm việc sau khi làm việc.- Kiểm tra máy móc, trang thiết bị đã cắt điện và các dụng cụ đã cất đúng vị trí quy

định chưa.6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình gia công gò hàn.- 01 trang tài liệu phát tay hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm tra an toàn lao động.7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Kiểm tra an toàn lao động trước khi làm việc.

Bố trí, xắp xếp, kiểm tra được các dụng cụ, thiết bị đảm bảo an toàn trước khi làm việc.

2. Kiểm tra an toàn lao động trong khi làm việc.

Bố trí, xắp xếp, kiểm tra được các dụng cụ, thiết bị đảm bảo an toàn trong khi làm việc.

3. Kiểm tra làm việc sau khi làm việc.

Bố trí xắp xếp, kiểm tra được các dụng cụ, thiết bị đảm bảo an toàn sau khi làm việc.

Mã Thẻ công việcKTGH-01-02

Tên thẻ công việcĐo kích thước chi tiết bằng thước lá

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

11 . Mở đâu :

Khi vạch dấu các chi tiết cần gia công để xác định được kích thước trên phôi ta phải sử dụng các dụng cụ đo, tuỳ theo yêu cầu kích thước của chi tiết mà ta chọn dụng cụ đo cho phù hợp. Vì vậy, thước lá là dụng cụ sử dụng để đo và kiểm tra kích thước của các chi tiết với các kích thước vừa và nhỏ. Có độ chính xác tương đối là mm.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm công dụng và cấu tạo của thước lá.- Đo được kích thước của các chi tiết bằng thước lá đảm bảo độ chính xác là 1mm khi

được cung cấp đầy đủ các loại thước lá và chi tiết cần đo.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm, cấu tạo, công dụng của thước lá.3.1.1 Đặc điểm cấu tạo của thước lá.

- Thước lá là dụng cụ làm bằng thép không gỉ hoặc thép cácbon dụng cụ với các chiều dài tiêu chuẩn: 150; 300; 600; 1000; 1500; 2000 mm.

13

Page 12: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Cấu tạo của thước lá như hình vẽ.- Phần đầu của thước là mặt chuẩn để đo, nên sử dụng không được để hư hỏng mặt

đầu và các góc của thước.3.1.2 Công dụng của thước lá.

Dùng để đo kích thước của các chi tiết và dùng để đo lấy dấu các chi tiết có kích thước theo giới hàn của thước.3.2 Kĩ thuật đo và đọc kích thước trên thước lá.3.2.1 Kĩ thuật đo.

- Đặt đầu thước thẳng hàng với cạnh của mẫu đo, dùng bề mặt của một khối phẳng tỳ sát vào đầu thước để đầu thước không di chuyển

- Khi đo chiều cao, đặt thước thẳng đứng với bề mặt khối kê.3.2.2 Cách đọc kích thước trên thước lá.

Trên thước có các vạch chia qua đó người ta đọc kích thước của chi tiết cần đo bằng cách đọc các vạch ở trên thước, chủ yếu ta dùng hệ mét thì ứng với một vạch chia trên thước lá là tương ứng với 1mm, tổng các vạch chia ta đo được thì đó là kích thước của chi tiết cần đo.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Các loại thước lá sử dụng trong nghề cơ khí.- Các chi tiết cần đo kiểm tra kích thước bằng thước lá.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị dụng cụ đo và vật đo.

- Kiểm tra thước lá xem các vạch chia trên thước có bị mờ không, đầu thước có bị mòn không, lau chùi sạch thước bằng giẻ sạch.

- Vật đo được chuẩn bị đúng theo yêu cầu, bề mặt của vật được lau chùi sạch các tạp chất.5.2 Đo kích thước của chi tiết.

- Đưa thước sát vào phần cuối của chi tiết cần đo.- Giữ thước song song với chiều đo.- Mắt nhìn thẳng vuông góc với thước đo.- Khi đo chiều cao, đặt thước thẳng đứng với đường trục của chi tiết cần đo.

5.3 Đọc giá trị đo.- Đặt mắt nhìn vuông góc với thước, đọc giá trị đo trên thước.- Khi đọc giá trị đo trên thước phải đảm bảo đúng vị trí vạch chia trên thước, mỗi

vạch trên thước tương ứng với 1mm, tổng số các vạch chia trên thước là kích thước của chi tiết cần đo.5.4 Ghi lại số đo.

- Khi ghi lại các kích thước đo lần thứ nhất rồi tiến hành đo lại lần thứ hai và đối chiếu kết quả giữa hai lần đo và kết quả thực của chi tiết cần đo để biết được kết quả sai số trong quá trình đo

- Từ kết quả ghi lại đó đưa đối chiếu với những người trong nhóm và đữa ra kết quả thực tế của từng người và cả nhóm.5.5 Bảo quản thước lá.

- Phần đầu thước là mặt chuẩn để đo, nên khi sử dụng không được để hỏng mặt đầu của thước.

- Thước được lau chùi sạch sẽ và để xa nguồn nhiệt tránh biến dạng .6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

14

Page 13: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- 01 trang tài liệu phát tay quy trình thực hiện đo kích thước của chi tiết bằng thước lá.

- 02 trang tài liệu hướng dẫn sử dụng thước lá.- 01 tờ giấy trong in sơ đồ cấu tạo của các loại thước lá.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việcTrình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ đo và vật đo.

Chuẩn bị các dụng cụ đúng và đủ theo yêu cầu của chi tiết cần đo.

2. Đo kích thước của chi tiết.

Thước được đặt vào vị trí cần đo đảm bảo đúng theo yêu cầu kĩ thuật đo.

3. Đọc giá trị đo Giá trị đo trên thước được đọc đúng theo vạch chia trên thước với độ dung sai cho phép là 1mm.

4. Ghi lại giá trị đo. Gia trị được ghi lại phải đúng như giá trị khi đọc.5. Bảo quản thước lá. Thước được bảo quản đúng theo yêu cầu kĩ thuật.Mã Thẻ công việc

KTGH-01-03Tên thẻ công việc

Đo kích thước của chi tiết bằng thước cặp

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

11 . Mở đâu :

Trong quá trình gia công cơ khí đối với những chi tiết có tiết diện tròn, đo chiều sâu lồ, đo đường kính bên trong lỗ nếu ta sử dụng thước lá để đo thì độ chính xác không cao, nhất là đối với những chi tiết trục lắp ổ bạc cần cóa độ chính xác cao. Vì vậy, thước cặp là dụng cụ đo lường có độ chính xác tương đối cao, độ chính xác có thể đạt tới 0,02mm, dùng để đo kích thước trong và ngoài chi tiết nhỏ2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu và công dụng của thước cặp.- Đo được kích thước của các chi tiết bằng thước cặp đảm bảo độ chính xác là 0,01

mm khi được cung cấp đầy đủ các loại thước cặp và chi tiết cần đo.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm cấu tạo, công dụng của các loại thước cặp

- Đặc điểm cấu tạo: (như hình vẽ)+ Đầu trước của thước chính là chấu đo cố định thân thước có chia vạch với khoảng

cách là 1mm. Độ dài của thước chính quyết định phạm vi đo của thước cặp.+ Đầu trước thước phụ di động là chấu đo di động. Vạch chia trên thước phụ quyết

định độ chính xác của thước đo. + Thước cặp 100 ~ 125mm có kèm thước đo chiều sâu, nó được cố định ở mặt sau

thước phụ di động trong rãnh dẫn hướng của thước chính. Thước cặp có phạm vi đo lên tới hoặc lớn hơn 200mm, còn có cơ cấu điều chỉnh tinh của thước phụ di động.3.2 Phương pháp sử dụng thước cặp.

- Chỉ số đo được của thước cặp sẽ được đọc phối hợp giữa vạch chia của thước chính và thước phụ.

- Độ chính xác của thước cặp chia làm 3 loại: 0,1; 0,05; 0,02. Trong đó thước cặp có độ chính xác 0,1mm thi du tiêu của nó trong phạm vi độ dài 9 mm có chia 10 ô đều nhau, gián cách mỗi vạch là 0,9mm lệch với đường vạch trên thước chính là 0,1mm . Khi hai

15

Page 14: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

chân chấu của thước chính khít vào nhau, vạch 0 của thước chính là thước chạy nhằm đúng vào nhau. đường vạch thứ 10 trên thước chạy nhằm đúng vào đường vạch thứ 9 trên thước chính. Vị trí đó là 0.

- Khi đo, cặp chi tiết cần đo vào giữa hai chấu cặp, khoảng cách mở của chấu đo chính là độ dài cần đo; đọc trị số đo từ vạch chia trên thước chính tương ứng với vạch 0 trên thước chạy. Nếu vạch 0 của thước chạy nhằm đúng với vạch chia nào đó của thước chính thì số đọc được từ vạch chia của thước chính là kích thước cần đo, tích giữa trị số đường vạch thước chạy nhằm đúng(hoặc gần đúng) đường vạch thước chính với 0,1 (đối với thước có độ chính xác là 0,1mm) chính là phần số lẻ của kích thước cần đo; tổng của hai số đó sẽ là kích thước cần đo4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

Các loại thước cặp, các chi tiết cần đo kiểm tra kích thước bằng thước cặp.5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu.

Thước phải được kiểm tra độ chính xác trước khi sử dụng.5.2. Đo kích thước của chi tiết

- Đo đường kính ngoài: kẹp mẫu đo giữa hai mỏ đo ngoài của thước cặp. Đọc giá trị đo trên thang chia.

- Đo trong bằng thước cặp: Đặt các mỏ đo trong của thước vào vật đo. Đọc giá trị đo trên thước.

- Đo độ sâu bằng thước cặp: Đặt thanh đo sâu vào vật đo. Đọc thước.5.3 Đọc giá trị đo.

- Để mắt vuông góc với thang chia rồi đọc giá trị đo trên thang chia. - Đọc phần nguyên trên thang chia chính ở vị chí điểm 0 trên thang chia phụ.- Đọc phần thập phân tới 0,05mm tại vị trí vạch chia trên thang chia phụ thẳng hàng

với một vạch trên thang chia chính.5.4 Ghi lại giá trị đo.

- Giá trị được ghi phải trùng với giá trị vừa đọc, sau đó do tiếp lại lần thứ hai và ghi lại để đối chiếu kết quả của hai lần đo và kết quả thực của chi tiết vừa đo.5.5 Bảo quản thước cặp.

- Thước được lâu chùi sạch sẽ bằng vải mềm.- Lâu dầu mở vào thân thước để bảo vệ phần thước phụ.- Thước được bỏ vào hộp gỗ tránh tiếp xúc với các chất hoá học như axit...

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn - 02 tờ giấy trong in sơ đồ cấu tạo của thước cặp.- 01 trang tài liệu phát tay quy trinh hướng dẫn thực hiện đo kích thước của chi tiết

bằng thước cặp.7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu.

Chuẩn bị các dụng cụ đúng và đủ theo yêu cầu công việc.

2. Đo kích thước cảu chi tiết.

Mỏ kẹp của thước được kẹp qua 1/2 chiều dày của chi tiết, vuông góc với đương trục của chi tiết cần đo.

3.Đọc giá trị đo. Giá trị đo trên thước được đọc đúng theo đường vạch với

16

Page 15: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

dung sai cho phép là 0,02mm4. Ghi lại giá trị đo. Giá trị đo trên thước được ghi lại đúng theo kích thước đã

đọc.5. Bảo quản thước cặp. Thước cặp được bảo quản đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

Mã Thẻ công việcKTGH-01-04

Tên thẻ công việcVạch dấu trên mặt phẳng chi tiết cần

gia công

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

31 . Mở đâu :

- Trong gia công gò hàn muốn xác định được hình dáng, kích thước của chi tiết cần gia công ta phải chuẩn bị phôi liệu, để có được các đường giới hạn (đường ranh giới giữa phần kim loại dư và phần phôi cần lấy) ta phải sử dụng các đường kẻ để đánh dấu.

- Vạch dấu là công việc chuẩn bị đầu tiên và rất cỏ bản cho các công việc tiếp theo của gia công gò hàn.

- Nó quyết định độ chính xác về hình dáng, kích thước, nhất là sự tương quan giữa các bề mặt được gia công của chi tiết. 2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được kĩ thuật vạch dấu trên mặt phẳng.- Vạch dấu được các chi tiết cần gia công trên mặt phẳng đảm bảo đường vạch rõ nét và

dung sai cho phép là 0.5 mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ vạch dấu trên mặt phẳng.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm, cấu tạo, công dụng của Các dụng cụ vạch dấu trên mặt phẳng.3.1.1 Cấu tạo và công dụng của mũi vạch.

- Mũi vạch là một dụng cụ có đầu nhọn và thường được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ, sau khi chế tạo xong được tôi và đạt độ cứng (58 ~ 60)HRC. đầu được mài nhọn với góc (15 ~ 20)0.

- Mũi vạch dùng để vạch dấu lên bề mặt của chi tiết cần gia công để xác định ranh giới giữa các phần của chi tiết với phần lượng dư cần cắt bỏ.3.1.2 Cấu tạo và công dụng của compa.

- Compa là dụng cụ dùng để vạch dấu các cung tròn, compa có hai chân nhọn, một chân được cắm cố định, chân kia đóng vai trò như một mũi vạch. Vật liệu làm compa thường bằng thép các bon dụng cụ hoặc thân compa làm bằng thép thường, đầu nhọn làm bằng thép tốt. Hai đầu nhọn được tôi đạt độ cứng cần thiết.3.1.3 Cấu tạo công dụng của eke.

Eke là dụng cụ để kiểm tra góc vuông, nó không xác định được trị số sai lệch của góc cần đo, kiểm tra.3.2 Phương pháp đọc bản vẽ và khai triển hình 3.2.1 Sơ lược về bản vẽ kĩ thuật.

- Bản vẽ kĩ thuật là tiếng nói của kĩ thuật, là điểm khởi nguồn cho quá trình gia công các chi tiết.

- Đọc bản vẽ gia công trong gò hàn bao gồm đọc bản vẽ chi tiết và đọc bản vè lắp ráp.- Bản vẽ chi tiết là bản vẽ dùng trong chế tạo: để đọc được bản vẽ chi tiết ta phải theo

trình tự các bước sau.+ Hiểu rõ tên gọi, vật liệu, công dụng của chi tiết.+ Phân tích được ý nghĩa hình học của mỗi đường nét trên bản vẽ.

17

Page 16: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

+ Hình dung đúng hình dáng hình học của chi tiết.+ Hiểu rõ độ lớn và ý nghĩa của các kích thước.+ Hiểu rõ được nội dung các kí hiệu, cá yêu cầu kĩ thuật ghi trên bản vẽ.- Bản vẽ lắp ráp: Bản vẽ lắp ráp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu của nhóm , bộ phận hay

sản phẩm dùng trong thiết kế, chế tạo và sử dụng. Các hình biểu diễn của bản vẽ lắp thể hiện đầy đủ hình dạng kết cấu của bộ phận lắp, vị trí tương đối và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết trong bộ phận lắp. Để đọc được bản vẽ lắp đòi hỏi phải tập hợp nhiều yếu tố nhưng ta chỉ xét phần quy ước về cách đọc còn lại cá kích thước đó ta xét trên thực tế với bài tập ứng dụng. Trình tự các bước đọc bản vẽ lắp như sau:

+ Tìm hiểu chung: trước hết đọc nội dung khung tên, các yêu cầu kĩ thuật, phần thuyết minh.

+ Phân tích hình biểu diễn: đọc các hình biểu diễn của bản vẽ, hiểu rõ phương pháp biểu diễn và nội dung biểu diễn.

+ Phân tích các chi tiết: lần lượt phân tích từng chi tiết. Căn cứ vào số vị trí trong bảng kê để đối chiếu với vị trí ở các hình biểu diễn.

+ Tổng hợp: sau khi đã phân tích các hình biểu diễn, phân tích từng chi tiết, cần phải tổng hợp lại để hiểu toàn bộ đầy đủ bản vẽ lắp.3.3 Kĩ thuật vạch dấu trên mặt phẳng

- Căn cứ vào bản vẽ chi tiết và những yêu cầu kĩ thuật của chi tiết mà dùng thước, compa, êke. v. v. để vẽ hình dạng của chi tiết lên mặt phẳng, trước khi dựng hình cần dùng đá phấn, thuốc màu bôi lên bề mặt của phôi

- Khi xác định những điểm, những đường cần thiết, dùng mũi vạch, vạch những đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao đó. Trình tự các bước vạch dấu được biểu diễn trên hình vẽ.

- Mũi vạch được cầm nghiêng một góc (75 ~ 80)0, góc nghiêng này không được thay đổi trong quá trình vạch dấu. Đối với những chi tiết có hình dáng phức tạp hoặc cần phải vạch dấu trên nhiều phôi liệu giống nhau, để đảm bảo hình dáng chi tiết không bị sai lệch, nên dùng dưỡng để vạch dấu.3.4 Kĩ thuật chấm dấu.

- Khi vạch dấu do bị cọ xát, nên đường vạch dấu không giữ được lâu. để giữ cho đường vạch dấu không bị mất, ta dùng một dụng cụ đánh dấu gọi là chấm dấu.- Chấm dấu có đường kính từ 8 ~ 13mm, dài từ 90 ~ 150mm cấu tạo gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần đuôi. Phần đầu được mài nhọn với góc là 60 0, phần thân làm nhám để cầm và phần đuôi dùng đểđánh búa. Chấm dấu thường được chế tạo bằng thép cacbon dụng cụ. Sau khi chế tạo song đem tôi cúng phần đầu nhọn và phần đập búa.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Các loại mũi vạch dùng để vạch dấu trên mặt phẳng, compa, eke, thước lá, contu, bột màu.5 . Quy trình thực hiện công việc.5.1. Chuẩn bị vạch dấu.

- Mài mũi vạch.- Lau bề mặt vạch dấu bằng giẻ sạch.- Quét một lớp bột màu lên bề mặt vạch dấu.

5.2. Lấy dấu trên bề mặt.- Dùng cạnh phẳng của phôi làm mặt chuẩn.- Lấy dấu ở cả hai cạnh phôi, các dấu cách đều nhau.

18

Page 17: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

5.3. Vạch dấu các đường thẳng theo yêu cầu của chi tiết. - Đặt thước lên phôi ép sát thước vào phôi bằng ba ngón tay của bàn tay trái sao cho

giữa thước và phôi không có khe hở.- Cầm mũi vạch và vạch dấu: Tay phải cầm mũi vạch như cầm bút chì và vạch đường

liên tục với chiều dài cần thiết. Khi vạch mũi vạch áp sát vào thước, nghiêng về phía ngoài một góc từ (75 ~ 80)0. Không vạch hai ba lần vạch ở cùng một chỗ vì như vậy đường vạch sẽ có hai hoặc ba nét.5.4 Chấm dấu.

- Đặt mũi chấm dấu vào đúng vị trí cần chấm dấu.- Giữ chấm dấu thẳng đứng.- Gõ búa mạnh bằng cổ tay.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn vạch dấu chi tiết trên mặt phẳng.- 01 trang tài liệu phát tay hướng dẫn quy trình thực hiện vạch dấu các chi tiết cần gia

công trên mặt phẳng.7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị vạch dấu. Chuẩn bị đúng và đủ các dụng cụ sử dụng để vạch dấu trên mặt phẳng.

2. Lấy dấu trên bề mặt. Lấy dấu đảm bảo chuẩn theo kích thước chi tiết cần lấy dấu.

3. Vạch dấu các đường vạch theo yêu cầu của chi tiết.

Đường vạch rõ lét, và chỉ bằng một vạch.

4. Chấm dấu. Điểm chấm dấu đảm bảo đúng theo yêu cầu kĩ thuật.

Mã Thẻ công việcKTGH-01-05

Tên thẻ công việc: Vạch dấu trong không gian

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công gò hàn ta thường phải sử dụng các loại thép định hình việc xác định chiều dài phần phôi cần gia công để tạo chi tiết và phần kích thước dư thừa để cắt bỏ ta phải sử dụng vạch dấu để đánh dấu lại sau đó mới cắt bỏ. Vì vậy:

- Vạch dấu là công việc chuẩn bị đầu tiên và rất cỏ bản cho các công việc tiếp theo của gia công gò hàn đối với những phôi liệu thép định hình.- Nó quyết định độ chính xác về hình dáng, kích thước, nhất là sự tương quan giữa các bề mặt được gia công của chi tiết.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu và công dụng của vạch dấu trong không gian.- Vạch dấu được các chi tiết cần gia công trong không gian đảm bảo đường vạch rõ

nét và dung sai cho phép là 0.5 mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ vạch dấu trong không gian.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ vạch dấu trong không gian.

- Đài vạch là một cái giá có bộ phận giữ mũi vạch, để giúp cho công việc được dễ dàng.

19

Page 18: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Cấu tạo của đài vạch (như hình vẽ) gồm: mũi vạch (gồm một đầu nhọn để thẳng và một đầu nhọn được uốn cong). Mũi nhọn được giữ trên giá kẹp và toàn bộ phần giá kẹp có thể di chuyển lên xuống trên trục, nhờ đó mà có thể thay đổi được độ cao của đầu mũi nhọn khi vạch dấu.3.2 Phương pháp vạch dấu trong không gian.

- Phương pháp vạch dấu trong không gian là một công việc phức tạp, nhất là đối với những vật có hình dáng phức tạp. Việc vạch dấu trong không gian được tiến hành theo các bước sau.

- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết: Từ việc nghiên cứu bản vẽ chi tiết, nắm vững các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết, nắm vững các phương pháp gia công và trình tự gia công sau khi vạch dấu để hoàn thành chi tiết.

- Chọn chuẩn: căn cứ vào hình dạng, yêu cầu kĩ thuật và kích thước của chi tiết để chọn chuẩn. Cần chọn hai loại chuẩn:

+ Chuẩn để gá đặt chi tiết khi lấy dấu thường cũng là mặt chuẩn để gá đặt chi tiết khi gia công. Chuẩn này thường là mặt phẳng đáy, mặt tròn ngoài. v. v.

+ Chuẩn để xác định các kích thước trên chi tiết là đường, điểm hay mặt được chọn, từ đó xác định các điểm, cá đường và các mặt khác. Vì vậy nếu chọn sai thì quá trình lấy dấu các đường, điểm hoặc mặt khác sẽ sai.

- Mặt chuẩn là mặt đã được gia công chính xác, các mặt không bị lồi lõm, các đường hoặc cạnh thẳng không bị cong vênh. . .

- Khi vạch các đường dấu, đài vạch phải đặt áp sát trên mặt bàn máp, đồng thời kéo mũi vạch quẹt trên mặt vật, không được đẩy đài vạch để mũi vạch dũi trên mặt vật.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Các dụng cụ vạch dấu trong không gian: Đài vạch, thước đo, bàn máp, khối V, búa. v.v.5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị dụng cụ phôi liệu.

- Lau đài vạch, bàn máp bằng giẻ sạch.- Kiểm tra mũi vạch ở đài vạch. - Quét bột màu lên bề mặt vạch dấu.

5.2. Xác định các kích thước của chi tiết.Các kích thước của chi tiết được xác đinh chuẩn và có thể chia ra từng phần.

5.3. Đo mũi vạch trên thước.Để mắt thẳng góc với mũi vạch và điều chỉnh thước.

5.4. Vạch dấu đường thẳng.- Mũi vạch làm thành một góc 750 so với mặt phẳng vạch về phía hướng tiến.- Vạch rõ dấu bằng chỉ một vạch.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học.- 01 trang tài liệu phát tay quy trình thực hiện vạch dấu chi tiết cần gia công trong

không gian.- 01 trang tài liệu hướng dẫn vạch dấu chi tiết cần gia công trong không gian.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việcTrình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ phôi liệu.

Các dụng cụ được chuẩn bị đúng và đủ theo yêu cầu của chi tiết cần vạch dấu.

20

Page 19: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

2. Xác định các kích thước của chi tiết.

Các kích thước được xác định chuẩn và ghi vào bảng thống kê các kích thước cần xác định.

3. Đo mũi vạch trên thước. Đặt mũi đài vạch ở trên mặt phẳng, kích thước phải đúng theo bảng ghi kích thước.

4. Vạch dấu đường thẳng. Đường vạch rò ràng và chỉ có một vạch chỉ.

Mã môđun ktgh 02 00

Tên môđunGia công Nguội cơ

bản

Thời gian (giờ)Lý thuyết

8 Thực hành

16Tổng số

241. mục tiêu thực hiện.

Kiến thức- Trình bày các kiến thức có liên qua đến kỹ thuật gia công nguội.Kỹ năng- Gia công các chi tiết kim loại bằng kĩ thuật nguội cơ bản đảm bảo được độ chính xác theo yêu cầu kĩ thuật và dung sai cho phép.Thái độ- Có thái độ nghiêm túc trong nghề nghiệp, bảo đảm an toàn trong lao động.

2. yêu cầu để học môđun.

Tất cả những người có nhu cầu học nghề, biết đọc viết tiếng phổ thông và thực hiện được những yêu cầu kiến thức của môđun 1.

3. nội dung môđun.

1. Cắt kim loại bằng cưa tay.2. Đục các chi tiết kim loại3. Dũa các chi tiết kim loại.4. Khoan các chi tiết kim loại.5. Cắt ren trong bằng dụng cụ cầm tay.6. Cắt ren ngoài bằng dụng cụ cầm tay.

4. đánh giá kết quả học tập của môđun.

KIẾN THỨC:a.Yêu cầu: - Học viên phải hoàn thành ít nhất 90% các công việc của môđun.- Kết quả học tập của các thẻ công việc trong mô đun phải đạt điểm trung bình trở lên.- Trình bày một số kiến thức cơ bản theo thẻ công việc của mục tiêu môđun nguội cơ bản.b. Công cụ đánh giá:- Bộ câu hỏi trắc nghiệm viết.- Thang, bảng điểm chấm bài.- Câu hỏi tự luận.c.Phương pháp đánh giá.- Thi trắc nghiệm viết về nội dung kiến thức theo mục tiêu của môđun nguội cơ bản.- Kiểm tra miệng về kiến thức của học viên theo thẻ công việc.KĨ NĂNG:a.Yêu cầu:

21

Page 20: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Học viên phải thực hiện các bài thực hành theo quy định ở các thẻ công việc của môđun nguội cơ bản.- Kết quả đánh giá các bài thực hành ở các thẻ công việc trong môdun đào tạo phải đạt điểm trung bình trở lên.- Thực hiện hòan thành các kỹ năng theo mục tiêu của môđun Nguội cơ bản.b.Công cụ đánh giá:- Kết quả đánh giá của các bài thực hành ở các thẻ công việc trong môđun Nguội cơ bản.- Bảng kiểm, các tiêu chí đánh giá.- Sơ đồ, tranh ảnh, mẫu thực.- Sản phẩm của học viên thực hiện.c.Phương pháp đánh giá:- Mỗi cá nhân thực hiện một bài thi thực hành, giáo viên có thể đánh giá kết quả của học viên theo từng bước thực hiện công việc hoặc trên sản phẩm cuối cùng hoặc kết hợp cả hai để đánh giá cho môđun nguội cơ bản. THÁI ĐỘ:a.Yêu cầu- Thực hiện tốt các yêu cầu về thái độ của học viên qua việc tiếp thu học tập của các thẻ công việc.- Học viên phải thực hiện tốt các nội quy, quy chế của môđun đào tạo.- Chấp hành tốt kỷ luật lao động trong cả quá trình học tập của môđun.b.Công cụ đánh giá:- Kết quả xếp loại đạo đức qua các công việc mà học viên thực hiện trong môđun đào tạo.- Sổ nhật ký của giáo viên.c.Phương pháp đánh giá:- Đánh giá cả quá trình học viên học tập, sinh hoạt trong môđun đào tạo thông qua sổ nhật ký của giáo viên.- Kết quả đánh giá theo tiêu chí của các thẻ công việc.

5. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học môđun.

VẬT LIỆU:C¸c lo¹i ph«i bóa, thÐp trßn cã ®êng kÝnh < 20mm, thÐp tÊm cã chiÒu dµy > 5mm ®¶m b¶o ®ñ cho häc sinh thùc hµnh vµ bµi tËp øng dông cho c¸c c«ng viÖc.DỤNG CỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ:- Các loại cưa tay.- Các loại đục dunghf để đục kim loại.- Các loại dũa.- Các loại mũi khoan có đường kính < 20mm, máy khoan, máy mài.- Bộ bàn ren trong và bàn ren ngoài.- Các loại búa nguội, xưởng thực hành.

22

Page 21: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

HỌC LIỆU:- Tài liêụ hướng dẫn - Tài liệu phát tay.- Tranh treo tường.- Phim ảnh.

* Các tài liệu tham khảo: Kỹ thuật nguội cơ khí, Thực hành cơ khí gia công nguộiNGUỒN LỰC KHÁC:Tham qua cơ sở sản xuất tại nơi người học.Tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Mã Thẻ công việcKTGH-02-01

Tên thẻ công việc Cắt kim loại bằng cưa tay

Thời lượng 4(giờ)Lý thuyết

1(giờ)Thực hành

3(giờ)1 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công nguội đối với một số trường hợp những chi tiết nhỏ để có thể tạo được phôi người ta phải sử dụng cưa tay để cắt tạo phôi. Vì vậy, cắt kim loại bằng cưa tay là phương pháp gia công thô, nhằm chi phối ra thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc chi các thanh kim loại ra thành các đoạn có kích thước theo yêu cầu của chi tiết cần gia công. Sử dụng chủ yếu để cắt các loại thép có dạng định hình như: Thép tròn, vuông, đặc hoặc rỗng với tiết diện cắt tương đối nhỏ.

- Phương pháp cắt kim loại bằng cưa tay có hiệu quả không cao nhưng đơn giản dễ sử dụng, chủ yếu dùng trong gia công các chi tiết nhỏ.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo và công dụng của cưa tay.- Cắt được các mạch cắt đảm bảo thẳng, đảm bảo dung sai cho phép là 0.5mm khi

được cung cấp đầy đủ các dụng cụ cắt kim loại.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc 3.1 Cấu tạo, công dụng của cưa tay.3.1.1 Cấu tạo của cưa tay.

- Cấu tạo chung của cưa tay gồm 3 bộ phận chính: 1. Thân cưa. 2. Lưỡi cưa. 3. Tay nắm.

- Thân cưa: Là một thanh thép dẹt hoặc ống uấn thành hình chữ U để mắc vào lưỡi cưa. Khung cưa có hai loại là loại liền và loại rời.

- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi cưa.

- Tay nắm: Được làm bằng gỗ có hình dáng phù hợp và thuận lợi trong quá trình thao tác.3.1.2 Công dụng của cưa tay.

Dùng để cắt các chi tiết có tiết diện tương đối nhỏ. 3.1.3 Các dụng cụ lấy dấu và dụng cụ tạo rãnh trước khi mở mạch cưa. - Dụng cụ vạch dấu: Thước lá, mũi vạch, ke góc 900º - Dũa ba cạnh để tạo rãnh trước khi mở mạch cưa.3.2 Kĩ thuật cắt kim loại bằng cưa tay.3.2.1 Tư thế và thao tác cưa. - Tư thế làm việc khi cắt kim loại.

23

Page 22: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

+ Định vị chiều cao của êtô+ Tư thế đứng: tư thế đứng thoải mái, thân người xoay sang trái so với trục của êtô

một góc 450, chân trái tiến lên phía trước một chút gần với vật được cắt, chân phải tạo với chân trái một góc (60 ~ 70)0º.

- Tư thế cầm cưa: Các ngón tay phải nắm lấy tay cầm của cưa, ngón cái đặt lên phía trên, các ngón còn lại nắm lấy tay cầm phía dưới. Tay trái nắm lấy khung cưa, bốn ngón còn lại nắm lấy đai ốc tai hồng.

- Thao tác cưa: + Khi cưa hành trình đẩy cưa đi là hành trình cắt gọt, hành trình kéo cưa về là hành

trình không cắt gọt. + Khi đẩy cưa đi tay trái vừa ấn vừa đẩy cón tay phải giữ cưa thăng bằng ở phương

nằm ngang và đẩy cưa đi, tốc độ đẩy từ từ. + Khi kéo cưa về tay trái không ấn tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đi, khung cưa

luôn giừ cân bằng không nghiêng ngả.3.2.2 Công nghệ cưa tay.

- Cây thép được kẹp trên êtô, nếu cưa cắt đứt thì mạch cưa đứt phải nằm ngoài má kẹp êtô, đường cưa cách mỏ kẹp êtô (15 ~ 20)mm.

- Dùng dũa ba cạnh vạch dấu chiều sâu từ (1.5 ~ 2) mm.- Cưa một mạch cho tới khi đứt hẳn. Khi gần đứt ta cho lưỡi cưa ăn nhẹ. Thường

dùng khi cắt vật nhỏ.- Cưa hai mạch: Cưa đứt 1/4 hay 1/5 kích thước đường kính hay chiều dầy vật cắt, lật

mặt đối diện, cũng cưa đứt như trên. Sau đó đặt cây thép trên hai tấm kê, dùng đệm và búa đập gẫy. Phương pháp này thường dùng để cắt những cây thép vừa.

- Với những cây thép có tiết diện lớn, nên tiến hành cưa 4 mặt. Mỗi mặt cưa đứt 1/3 đến 1/4 đường kính hoặc chiều dầy vật cắt sau đó đặt lên miếng kê và đập gẫy.3.2.3 Sai hỏng và biện pháp khắc phục khi cưa kim loại bằng tay.

- Mạch cưa bị lệch: do cưa chưa vững, trong quá trình cưa, khung cưa bị nghiêng ngả làm cho lưỡi cưa ăn lệch mạch, hoặc do điều chỉnh lưỡi cưa chưa căng. Nếu mạch cưa đã bị lệch ta bỏ mạch cưa đó và tạo mạch cưa ở phía sau.

- Răng cưa bị mẻ : do cưa không đúng kĩ thuật như cưa tôn mỏng, kẹp chi tiết không đảm bảo vững, khi cưa ống không cưa vòng quanh. Khi răng cưa bị mẻ phải ngững cưa, lấy cưa ra khỏi mạch và lấy hết răng cưa gẫy ra khỏi mạch, đem mài lại hai, ba răng ở đoan gẫy và tiếp tục cưa.3.2.4 An toàn khi cưa bằng tay.

- Đeo găng tay khi làm việc để tránh sây sát tay do rìa kim loại sắc.- Lưỡi cưa mắc lên khung cưa phải căng vừa phải, nếu quá chùng lưỡi cưa dễ bị tuột

ra khỏi khung cưa, mạch cưa không thẳng, nếu căng quá lưỡi cưa dễ bị gây bung ra gây nguy hiểm cho người thao tác.

- Phải kẹp thật chặt phôi trên êtô.- Không dùng cưa không có chuôi hoặc chuôi bị vỡ.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Vật liệu : Thép thanh (16 x 16 x 200)mm, thép tròn, thép ống.- Thiết bị dụng cụ : 1. Êtô song song ; 2. Khung cưa tay; 3. Lưỡi cưa; 4. Vịt dầu.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Lắp lưỡi cưa vào khung cưa.

24

Page 23: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho khung cưa hướng về phía đai ốc hình con bướm (tai hồng)

- Vặn tai hồng để kéo căng lưỡi cưa .5.2 Kẹp phôi vào êtô.

- Đặt phôi vào êtố sao cho vị trí cắt cách mép êtô khoảng 10mm.- Hiệu chỉnh phôi cho ngang bằng rồi kẹp chặt êtô lại.

5.3 Tạo điểm bắt đầu.- Đặt điểm đầu của tay cưa vào chỗ lõm của lòng bàn tay phải. Nắm chặt tay cưa

bằng cách đặt ngón cái lên trên còn các ngón khác nằm ở phía dưới của cưa tay .- Đặt móng tay cái vào vị trí cắt theo phương thẳng đứng .- Đặt lưỡi cưa sát vào móng tay, đẩy và kéo cưa chậm .

5.4 Cắt phôi.- Cầm cưa chắc chắn bằng cả hai tay .- Ép cưa xuống và đẩy thẳng về phía trước .- Đẩy hết chiều dài của lưỡi cưa.- Khi kéo cưa về không lực ép xuống.- Tra dầu một lần trong khi cắt .- Khi cắt gần đứt dùng tay trái đỡ phôi tránh rơi vào chân .

5.5 Nới lỏng độ căng của lưỡi cưa.- Sau khi cắt xong , nới lỏng lưỡi cưa.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 trang tài liệu hướng dẫn học viên về công việc cắt kim loại bằng cưa tay.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện cắt kim loại bằng cưa tay.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việcTrình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Lắp lưỡi cưa vào khung.`

Lưỡi cưa được lắp đúng theo yêu cầu kĩ thuật (có thể dùng tay búng nhẹ vào lưỡi cưa và nghe tiếng kim loại phát ra để đánh giá độ căng của lưỡi cưa).

2. Kẹp phôi vào êtô. Phôi được kẹp vào êtô vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng.3. Tạo điểm bắt đầu. Điểm bắt đầu cắt phải đúng với đường vạch dấu (đúng theo

kích thước yêu cầu).4. Cắt phôi. Thao tác cắt phải đảm bảo mạch cắt thẳng, chu kỳ dao động

của quá trình cắt phải đi hết chiều dài làm việc của lưỡi cưa, đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

5. Nới lỏng độ căng của lưỡi cưa.

Lưỡi cưa được nới lỏng đảm bảo an toàn, lau chùi sạch và để đúng nơi quy định.

Mã Thẻ công việcKTGH-02-02

Tên thẻ công việcĐục các chi tiết kim loại

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công nguội đối với một số chi tiết cần đục bớt đi một lớp bề mặt kim loại tương đối nhỏ mà bề mặt không cần độ chính xác cao và tiết kiệm được giá thành

25

Page 24: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

trong quá trình gia công. Vì vậy. đục là một phương pháp gia công nhằm bóc đi một lớp kim loại dư thừa trên bề mặt phôi bằng một dụng cụ cắt gọt là đục, nó thường được sử dụng khi lượng dư lớn hơn (0,5 ~ 1)mm.

- Gia công bằng phương pháp đục được áp dụng trong những trường hợp các mặt gia công nhỏ, các mặt có dạng phẳng, các mặt có hình dạng phức tạp khó gia công được trên máy, hoặc có hình thù bất khì.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu kĩ thuật của phương gia công kim loại bằng đục.- Đục được các chi tiết kim loại đảm bảo mặt gia công tương đối đều, kích thước đảm

bảo theo dung sai cho phép là 1mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ đục.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của các loại dụng cụ dùng để đục kim loại.3.1.1 Cấu tạo và phân loại đục.

- Cấu tạo đục: gồm ba phần chính + Phần lưỡi đục: có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nó là phần làm việc

chính khi đục kim loại. Khi gia công, lưỡi đục sẽ ăn sâu vào khim loại, tách phoi ra khỏi kim loại. Vì vậy lưỡi đục phải có độ cứng cao hơn độ cứng của vật liệu cần gia công, phải có độ bền cao để không bị sứt mẻ khi chịu lực va đập, không dòn và chịu được mài mòn

+ Phần thân đục: có tiết diện chữ nhật, hai cạnh nhỏ được vê tròn, kích thước từ 5x8mm đến 20x 25mm.

+ Phần đầu đục: làm côn một đoạn từ (10 ~ 20)mm đầu đục vê tròn, phần này khi đục sẽ chịu lực đập của búa nên cần được tôi cứng.

- Phân loại: có 3 loại đục cơ bản ; đục bằng, đục rãnh, đục đầu tròn* Vật liệu làm đục thường bằng thép các bon dụng cụ và được làm liền cả 3 phần bằng một loại vật liệu, đục thường được chế tạo bằng phương pháp rèn tự do hay rèn khuôn. 3.1.2 Êtô, búa nguội.

- Dụng cụ kẹp phôi : dùng êtô má kẹp song song để kẹp chi tiết cần gia công.- Dùng cụ tác dụng lực (búa nguội): là dụng cụ quan trong dùng để tác dụng lực từ

cánh tay đến dụng cụ cắt hay trực tiếp và bề mặt gia công. Dùng búa nguội đầu tròn để đục.3.2 Kĩ thuật đục cơ bản.3.2.1 Tư thế, động tác khi đục.

- Phương pháp cầm đục: Khi đục kim loại người thợ cần đục bằng tay trái. Đặt phần thân đục vào khe tay giữ ngón cái và ngón trỏ, cách đầu mút đập búa (20 ~ 30)mm. Các ngón tay ôm lấy thân đục thoải mái, không nên cầm đục quá chặt hoặc quá lỏng, riêng ngón trỏ có thể ôm vào thân đục hoặc duỗi ra thoải mái.

- Phương pháp cầm búa: Búa được cầm ở tay phải, các ngón nắm chặt vừa phải, ngón út cách đuôi cán búa từ (20 ~ 30)mm. Khi cầm búa bố ngón nắm lấy cán búa và ép sát vào lòng bàn tay, ngón cái đặt lên ngón tay trỏ và tất cả các ngón ép sát vào nhau. Vị trí của các ngón tay với cán búa không đổi trong quá trình vung búa.

- Tư thế đứng đục: Khi đục kim loại, người thợ đứng trên bục chếch về phía êtô, tay trái cầm đục, tay phải cầm búa, bàn chân trái hợp với đường tâm dọc một góc (70 ~ 75) 0, bàn chân phải đặt song song với đường tâm dọc hoặc hợp với đường tâm dọc một góc từ (40 ~ 45)0.

- Kĩ thuật đục :+ Kĩ thuật điều chỉnh tay: Khi bắt đầu đục, đặt đục tiếp xúc với cạnh vật cách mặt

trên chừng (0,5 ~ 1)mm. Đánh nhẹ búa vào đầu dụng cụ, sao cho lưỡi cắt bám sâu vào kim

26

Page 25: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

loại. Khi lưỡi đục bán sâu vào kim loại khoảng 0,5mm vẫn đánh nhẹ đồng thời nâng dần đục lên, khi đường trục của đục hợp với mép ngang một góc (30 ~ 35)0º

+ Thao tác khi đánh búa: Tuỳ theo lực đập mạnh hay yếu mà sử dụng ba cách đánh búa sau; Đánh búa quanh cổ tay, đánh búa bằng cánh tay, đánh búa quanh bả vai.3.2.2 Công nghệ gia công bằng đục.- Gia công các mặt phẳng :

+ Đối với chi tiết có chiều rộng lớn hơn chiều rộng của lưỡi đục: Vạch dấu phần lượng dư, dùng đục bằng đục vát hai phía đối diện ngay sát đường vạch dấu với góc vát 450. Dùng đục rãnh, đục thành từng rãnh trên vật, khoảng cách giữa các rãnh liền nhau bằng 2/3 bản rộng lưỡi đục. Khi đục rãnh phải đục hết phần lượng dư sát phần vạch dấu. Sau khi bóc hết phần lượng dư ở các rãnh, dùng đục bằng bạt đi phần kim loại còn lại.

+ Khi chiều rộng mặt gia công nhỏ hơn chiều rộng lưỡi đục: Dùng đục bằng bóc đi từng lớp cả chiều rộng của vật. Khi lưỡi đục gần thoát ra khỏi vật thì giảm dần lực đập búa. Để tránh hiện tượng mẻ vật gia công, khi phôi gần đứt, phải quay đục và đục ngược lại.- Gia công rãnh:

+ Gia công rãnh trên mặt phẳng: Vạch dấu chính xác chiều rộng rãnh đục, dùng đục rãnh có chiều rộng lưỡi đục nhỏ hơn chiều rông của rãnh cần gia công. Lần lượt bóc đi từng lớp cho tới khi hết lượng dư chiều sâu rãnh. Sau khi đục song rãnh cần phải gia công tiếp bằng phương pháp khác đẻ nâng cao độ chính xác và độ bóng.

+ Đục rãnh trên mặt cong: Khi đục rãnh trên mặt cong ta dùng đục đầu cong, lưỡi đục nhọn hoặc cong. Thực hiện phương pháp vạch dấu trên mặt cong thật chính xác, sau đó vừa đục vừa lượn theo đường vạch dấu.- Chặt kim loại bằng đục:

+ Chặt thanh kim loại dẹt: Dùng đục bằng để chặt, khi chặt kê vật lên tấm phẳng hoặc mặt đe, dùng đục bằng chặt một phía đến 1/2 chiều dày, sau đó lật mặt dưới lên và tiến hành chặt đứt.

+ Chặt cây kim loại tròn: Đặt cây kim loại lên đe, lúc đầu chặt nhẹ, nếu cây kim loại có đường kính nhỏ, nhát chặt đầu tiên chặt đứt 1/2 đường kính, sau đó lật phôi và tiến hành chặt đứt. Nếu đường kính lớn thì chặt vòng quanh vật, sau đó chặt mạnh, khi gần đứt dùng búa đập gãy.

+ Chặt tôn: Tuỳ theo chiều dày tấm tôn mà có nhiều cách chặt, thường chặt các loại tôn có chiều dỳ từ (3 ~ 5)mm bằng đục. Nếu chặt đường thẳng thì sau khi lấy dấu thì dùng đục bằng để chặt. Nếu chặt đường cong có thể dùng lưỡi đục phẳng nhưng chỉ chặt ở đầu đục và đục sát vạch dấu khi đà chặt được một lần thì lần sau tiến hành chặt với lực lớn hơn.3.2.3 An toàn lao động trong qua trình đục kim loại.

- Chỉ được dùng các loại búa tốt, đầu búa không bị nứt, vỡ, cán búa được chế tạo bằng gỗ phải được chên chặt với búa.

- Không được dùng các loại đục cùn, đục mẻ, phần đầu đục phải được vê tròn, không được tôi quá cứng để tránh hiện tượng dòn.

- Trước mặt người đục phải có lưới chắn phoi để phoi không đục khi tách ra không bắn vào người đối diện.

- Khi mài đục phải chú ý dụng cụ che chắn bảo vệ của máy.- Khi cặp vật trên êtô phải đảm bảo chắc chắn, cân bằng tránh trường hợp khi đục vật

bị bật ra khỏi êtô.- Sau mỗi buổi làm việc phải thu xếp dụng cụ đúng nơi quy định và vệ sinh sạch sẽ.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

27

Page 26: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Vật liệu : Thép tròn, thép phôi búa, thép dẹt, thép tấm- Thiết bị, dụng cụ : Êtô song song; Búa tay; Đe; Đục bằng, đục rãnh, đục cong.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Kẹp chắc phôi.

Kẹp phôi chắc chắn vào giữa êtô5.2. Cầm búa và đục.

- Cầm chắc đục bằng tay trái, để nhô phần cán đục một chút ra khỏi tay.- Cầm búa tại phần cuối của cán búa bằng tay phải.

5.3. Đứng đúng vị trí.- Đứng về phía trái của êtô, cách êtô một khoảng bằng chiều dài cán búa .- Xoay người sang phải, chân phải bước lùi về phía sau và cách chân trái khoảng 1/2

bước chân. Đường thẳng nối hai chân làm với cạnh bàn một khoảng 805.4. Tư thế đừng khi đục.

- Đặt đầu búa lên đầu đục duỗi cánh tay cho thoải mái, điều chỉnh chân đứng cho phù hợp.- Mắt luôn nhìn vào đầu đục.

5.5. Tiến hành đục.- Vung búa vừa phải khi đánh búa.- Cung tròn khi vung búa và đánh búa xuống phải trùng với đường tâm của đục.- Lần đánh búa đầu tiên dùng lực vừa phải, chỉ dùng lực đánh mạnh khi chắc chắn

đánh búa vào chính giữa đầu đục.- Nếu đầu đục bị toè, cần phải mài hết phần toè.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật đục kim loại.- 01 trang tài liệu phát tay quy trình thực hiện đục kim loại.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Kẹp chắc phôi. Phôi phải được gá kẹp theo đúng yêu cầu, bề mặt cần gia công phải vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng.

2. Cầm búa và đục. Cầm búa và đục đúng theo yêu cầu kĩ thuật.3. Đứng đúng vị trí. Vị trí đứng phải thuận lợi cho thao tác.

4. Tư thế đứng khi đục. Tư thế đứng phải đảm cho quá trình gia công không mẹt mỏi.

5. Tiến hành đục. - Đảm bảo đúng kích thước của chi tiết cần gia công. - Đảm bảo an toàn trong quá trình gia công.

Mã Thẻ công việcKTGH-02-03

Tên thẻ công việcDũa các chi tiết kim loại

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

2Thực hành

21 . Mở đâu :

28

Page 27: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

Trong quá trình gia công các chi tiết đòi hỏi có bề mặt tương đối phẳng, chi tiết được lắp ghép với độ chính xác cao hoặc trong quá trình gia công thô bằng đục để bề mặt của chi tiết đảm bảo được yêu cầu về kích thước và độ nhám bề mặt người ta dùng phương pháp gia công chi tiết bằng dũa. Vì vậy, dũa kim loại là một phương pháp gia công cơ bản của nghề nguội bằng cách dùng dụng cụ dũa, hớt đi một lượng dư mỏng trên phôi (0,5 ~ 0,025)mm, tạo cho chi tiết có hình dạng, kích thước, độ bóng và độ chính xác bề mặt theo yêu cầu. Trong nghề nguội nếu đục là phương pháp gia công thô thì dũa là phương pháp gia công nửa tinh hoặc tinh. Độ chính xác đạt tới 0,05mm khi dũa nửa tinh và đạt 0,01mm khi dũa tinh.2. Mục tiêu thực hiện công việc

Trình bày được đặc điểm cấu tạo và công dụng của dũa.Dũa được các chi tiết kim loại đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật, dung sai cho phép là

0,1mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để dũa kim loại.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc.3.1 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của các loại dũa.3.1.1 Cấu tạo dũa.

- Tuỳ theo yêu cầu và hình dạng bề mặt chi tiết cần gia công mà hình dáng và kích thước của dũa có khác nhau. Về cấu tạo chung gồm 2 phần: Thân dũa và đuôi dũa.

- Thân dũa: có chiều dài gấp 3 ~ 4 lần đuôi dũa, thân có tiết diện vuông, tròn, tam giác, bán nguyệt với các kích thước khác nhau tuỳ theo kích thước và hình dạng của chi tiết gia công. Trên bề mặt bao quanh thân dũa, người ta tạo các đường răng theo một quy luật nhất định. Mỗi răng là một lưỡi cắt. Dũa được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ, sau khi tạo nên các đường răng, người ta đem nhiệt luyện phần thân để răng có độ cứng nhất định. Răng dũa có 2 loại là răng đơn và răng kép.

- Đuôi dũa: có chiều dài băng1/4 ~ 1/5 chiều dài toàn bộ chiếc dũa. Đuôi dũa thon nhỏ dần về một phía, cuối phần đuôi được làm nhọn để cắm vào cán gỗ. Tiết diện phần đuôi là hình nhiều cạnh để dũa không xoay tròn trong lỗ của chuôi gỗ, đảm bảo cho người thợ điều khiển được chính xác.3.1.2 Phân loại dũa.

- Phân loại theo mật độ răng: Căn cứ vào khoảng cách giữa các răng dũa để tính số đương răng cơ sở trên một đơn vị chiều dài hay tổng số răng trên một đơn vị diện tích.

- Phân loại theo tính chất công nghệ: căn cứ vào hình dạng tiết diện thân dũa, nó quyết định tính chất công nghệ gia công của từng loại dũa: Dũa vuông, dẹt, tam giác, lòng mo, tròn, hình thoi.3.1.3 Lựa chọn và bảo quản dũa.

- Chọn dũa: Căn cứ vào yêu cầu độ chính xác kích thước, hình dáng, độ nhẵn bề mặt của chi tiết để lựa chọn dũa cho thích hợp. Yêu cầu kích thước của vật càng chính xác thì dũa phải có mật độ răng lớn. Chọn dũa thô đối với bề mặt chi tiết cần bóc lớp kim loại dày, dũa bán tinh dùng thích hợp với chi tiết cần độ chính xác không cao, dũa mịn dùng để gia công lần cuối. Ngoài ra còn căn cứ vào hình dáng của chi tiết để chọn hình dáng của dũa cho phù hợp.

- Bảo quản dũa: Sử dụng dũa đúng với tính chất công việc, không dùng dũa để gia công các chi tiết đã qua tôi, để dũa nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm ướt làm cho răng dũa bị han gỉ.3.2 Kĩ thuật dũa cơ bản. 3.2.1 Vị trí và tư thế đứng dũa.

29

Page 28: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Khi dũa người thợ đứng trước êtô chếch về phía trái (với người thợ thuận tay trái thì ngược lại), tay phải cầm cán dũa, tay trái đặt lên mũi dũa. Đứng thẳng và ổn định, người quay vào êtô để tạo thành góc 45o so với đường trục của êtô.

- Góc giữa hai bàn chân (60 ~ 70)o, khoảng cách giữa hai gót chân (200 ~ 300)mm.- Định vị chiều cao êtô theo tầm vóc người.

3.2.2 Cách cầm dũa.- Tay phải cầm lấy đầu mút của cán dũa sao cho phần ô van của cán tựa vào lòng bàn tay.- Ngón tay cái của bàn tay phải đặt dọc theo trục của cán, các ngón còn lại bóp chặt

cán vào lòng bàn tay.- Đặt lòng bàn tay trái ngang qua dũa và cách đầu mút dũa (20 ~ 30)mm, các ngón tay

hơi cong nhưng không được bỏ thõng xuống, khuỷu tay trái hơi nâng lên.3.2.3 Điều khiển lực ấn dũa.

- Khi dũa ta cho dũa chuyển động ở vị trí nằm ngang. Khi chiều dài thân dũa đã lướt hết bề mặt gia công, khéo dũa về vị trí ban đầu rồi sau đó lại đẩy dũa. Mỗi lần đẩy dũa và lùi dũa chỉ thực hiện một lần cắt ta gọi là một hành trình. Hành trình đẩy dũa là hành trình cắt, còn hành trình lùi dũa về là hành trình chạy không vì vậy chỉ ấn lên dũa khi chuyển động tịnh tiến lên phía trước, phải đảm bảo sự phân bố đều lực ấn hai tay lên dũa.

- Như vậy trong qua trình cắt lực ấn luôn luôn thay đổi. Lực ấn tay phải từ nhẹ đến mạnh, còn lực ấn tay trái từ mạnh đến nhẹ, cuối hành trình cắt cho dũa tiến chậm dần, tránh để dũa lao quá, chuôi dũa chạm vào êtô, đầu dũa sẽ chúi xuống và vẹt mất một phía cạnh của chi tiết gia công và ngón tay dễ bị thương.3.2.3 Phương pháp dũa.

- Người ta thường áp dụng hai phương pháp dũa: dũa dọc và dũa chéo.- Dũa dọc : đường cắt của dũa thường thường theo đường tâm dũa, nghĩa là dũa chỉ

có một hướng tiến thẳng song song với cạnh vật hoặc hợp với cạnh một góc nào đó. Dũa dọc là phương pháp dũa cơ bản, áp dụng chủ yếu khi dũa phá, nửa tinh và tinh.

- Dũa chéo 45o: Là phương pháp mà hướng tiến hợp với tâm dũa một góc 450 tức là dũa vừa tiến dọc theo hướng tâm vừa tiến ngang vuông góc với tâm dũa. Quỹ đạo của dũa chéo đi 450. Dũa chéo tạo lên đường vân chéo, nên thường áp dụng dũa trang trí bề mặt vật đã gia công xong.3.2.4 Kĩ thuật dũa cơ bản.

- Dũa các mặt phẳng song song vuông góc với nhau: + Chọn mặt chuẩn: Mặt phẳng được chọn làm chuẩn phải là mặt phẳng có diện tích

lớn nhất, là mặt mà các kích thước chủ yếu được xác định từ đó.+ Khi dũa thật phẳng 1 mặt đặt vật lên bàn lấy dấu, vạch dấu mặt hai song song với

mặt một. Trong quá trình dũa mặt hai luôn kiểm tra độ song song và khoảng cách giữa mặt 1 và mặt 2 phải đảm bảo: Độ phẳng của mặt 2, độ song song giữa hai mặt, khoảng cách giữa hai mặt. Các cặp mặt kế tiếp tiến hành dũa và kiểm tra đều lấy cơ sở từ mặt chuẩn.

- Dũa các mặt phẳng hợp thành một góc.+ Dũa ke 900: Đặt phôi lên mặt đế gỗ dày, dùng hai miếng gỗ mỏng có chiều dày nhỏ

hơn chiều dày ke, đóng ốp vào hai bên cạnh dài của ke, kẹp giá gỗ này lên êtô, dũa mặt đã chọn làm mặt chuẩn, kiểm tra độ phẳng thật chính xác đồng thời đảm bảo độ song song giữa hai mặt. Gia công mặt ngoài trước, sau đó tiến hành gia công mặt bên trong góc 90 0. Sau khi đã dũa các mặt đảm bảo chính xác ta dùng dũa mịn để đánh bóng xoá đi các đường vết dũa.

30

Page 29: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

+ Dũa thước góc 600: Chọn mặt chuẩn và tiến hành gá chi tiết lên êtô, tiến hành dũa các mặt phía ngoài của góc 600 trước, sau khi dũa song và kiểm tra độ chính xác trước rồi tiến hành dũa mặt góc 600, sau khi gia công song dùng dũa mịn để đánh bóng bề mặt.

- Dũa mặt cong: Khi dũa mặt cong lồi thường dùng dũa dẹt, còn khi dũa mặt cong lõm thì không cần dũa nhiều cạnh mà sử dụng dũa tròn hoặc dũa lòng mo để dũa theo đường dấu đã vạch. Để dũa mặt trụ tròn nhỏ, người ta cặp vật lên êtô bàn, đặt chi tiết lên miếng gỗ đệm, tay phải dũa, tay trái cầm êtô xoay tròn chi tiết qua lại vừa dũa vừa sửa ta sẽ được hình trụ.3.2.5 Quy tắc an toàn khi dũa.

- Trước khi làm việc phải kiểm tra các dụng cụ có đảm bảo không: dũa phải có cán chắc chắn, chiều cao của êtô cặp vật phải phù hợp để quá trình gia công không mệt mỏi.

- Trong quá trình làm việc không được dùng tay, thổi để các phoi kim loại tránh mạt sắt bay vào mắt hoặc gây thương tích cho người thực hiện.

- Sau khi làm việc các dụng cụ phải được sắp xếp ngăn nắp và được bảo quản trong hộp đựng, êtô phải được lau sạch.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Các loại phôi búa đã qua gia công thô, ke góc, các loại thép tròn.- Êtô song song , các loại dũa thô, dũa tịnh, dũa bán tinh, cán dũa , bàn chải.

5 . Quy trình thực hiện công việc 51. kẹp chặt phôi vào êtô.

Đặt phôi vào giữa êtô và cao hơn má kẹp êtô khoảng 10mm rồi kẹp chặt lại. 5.2 . Lắp cán dũa vào dũa.

- Lắp nhẹ nhàng cán dũa vào đầu nhọn của chuôi dũa.- Kiểm tra, hiệu chỉnh cho cán dũa vào chuôi dũa thẳng hàng. - Gõ cán dũa vào một bề mặt đứng cho đến khi chặt.

5 3 Tư thế cầm dũa. - Đặt đầu mút của cán vào giữa lòng bàn tay phải. - Cầm cán dũa bằng cách đặt ngón cái lên trên cán dũa còn các ngón khác nắm chặt ở

phía dưới. 5.4 Vị trí đứng thích hợp.

- Đặt đầu dũa lên giữa phôi. - Xoay người sang phải. - Chân trái bước sang một bước

5.5 Tư thế đứng khi dũa. - Đặt tay trái lên đầu dũa - Giữ đầu dũa và ấn xuống một lực từ góc của ngón cái - Di chuyển trong tâm về phía trước - Giữ khuỷu tay phải chạm vào cạnh sườn - Điều chỉnh tư thế đứng sao cho khuỷu tay và ngón cái cùng nằm trên một đường thẳng.

5.5.Đẩy dũa. - Mắt luôn nhìn vào phôi. - Đầu gối trái hơi co khi di chuyển trọng tâm về phía trước, dùng khuỷu tay phải từ

cạnh sườn đẩy dũa về phía trước trên mặt phẳng nằm ngang - Sử dụng trong lượng của cơ thể - Sử dụng toàn bộ chiều dài của dũa

5.5. Kéo dũa về. - Kéo dũa về trong khi vẫn giữ cho dũa nằm ngang (không đẩy xuống dưới).

5.6. Lặp lại động tác.

31

Page 30: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Chuẩn bị tư thế đứng cho thích hợp. - Tốc độ đẩy dũa vào khoảng 30 ~ 40 lần trong một phút thì phù hợp.

5.7. Làm sạch mặt dũa: Dùng bàn chải chải dọc theo các rãnh dũa. 5.10 Tháo cán dũa.

- Cầm dũa bằng tay trái và cán dũa bằng tay phải. - Đặt dũa vào giữa hai má kẹp của êtô, trượt dũa trong má kẹp cho đến khí cán dũa

mắc vào má kẹp, kéo dũa ra khỏi cán. 6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học.

- 03 trang tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc dũa kim loại.- 01 trang tài liệu phát tay hướng dẫn quy trình thực hiện dũa kim loại.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc. Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Kẹp chặt phôi vào êtô. Phôi được kẹp vào êtô đảm bảo đúng theo yêu cầu. 2. Lắp cán dũa vào dũa. Dũa được lắp vào cán duãn đúng theo yêu cầu. 3. Tư thế cầm dũa. Cấm dũa đúng yêu cầu kĩ thuật. 4. Vị trí đứng thích hợp. Vị trí đứng đảm bảo cho quá trình gia công thuận lợi.5 . Tư thế đứng khi dũa. Đảm bảo cho quá trình gia công không mẹt mỏi. 6 . Đẩy dũa. - Đẩy dũa nhịp nhàng không tỳ quá mạnh, lực đẩy phải đều.

- Mặt dũa phải giữ thăng bằng trong chu trình đẩy dũa đi (vì đây là chu trình cắt).

7. Kéo dũa về. - Khi kéo dũa về không dùng lực nhấn (đây là quá trình không sử dụng lực cắt).- Đảm bảo được bề mặt chi tiết không bị cắt.

8 . Lặp lại động tác. Các động tác đảm bảo liên tục để đảm bảo thời gian trong quá trình gia công.

9 . Làm sạch mặt dũa. Mặt dũa được làm sạch theo đúng yêu cầu kĩ thuật. 10 . Tháo cán dũa. Cán dũa được tháo ra khỏi dũa đảm bảo an toàn và để

đúng nơi quy định.

Mã Thẻ công việcKTGH-02-04

Tên thẻ công việcKhoan các chi tiết kim loại

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

2Thực hành

21 . Mở đâu :

- Lỗ hình trụ được dùng rất phổ biến trong các chi tiết máy. Gia công lỗ là một khâu rất quan trọng đồng thời quyết định chất lượng của sản phẩm. để chế tạo lỗ theo yêu cầu tăng dần độ chính xác, ta dùng khoan, khoét, doa.

- Trong đó khoan là một phương pháp gia công lỗ được dùng lâu đời nhất và phổ biến nhất. Nó cũng là phương pháp duy nhất để tạo lỗ trên phôi đặc.

- Khoan là một phương pháp gia công thô vì lỗ gia công bằng khoan chỉ đạt độ chính xác tương đối. Trong quá trình khoan thường gặp những khó khăn phức tạp nhất là tạo lỗ trên mặt cong và tạo lỗ nhỏ, quá trình thoát phoi và toả nhiệt rất khó khăn vì vậy sự phát hiện những sai hỏng trong quá trình gia công. Mặc dù vậy khoan vẫn là một phương pháp tạo lỗ không thể thiếu được của quá trình gia công nguội.

32

Page 31: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

2. Mục tiêu thực hiện công việc - Trình bày được đă3cj điểm yêu cầu của phương pháp gia công lỗ bằng khoan.- Khoan được các loại lỗ có đường kính khác nhau đảm bảo được độ chính xác dung

sai cho phép là 0,2 mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng trong khoan lỗ.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc3.1 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của các thiết bị sử dụng để khoan lỗ.3.1.1 Máy khoan và các dụng cụ phụ tùng để trên máy khoan.

- Máy khoan: Máy khoan là dụng cụ dùng để gia công các loại lỗ, gia công mặt đầu, cắt ren. Theo hình dáng và công dụng người ta chi ra:

+ Máy khoan bàn: Là loại máy nhỏ, đơn giản, đặt trên bàn nguội để gia công các lỗ nhỏ có đường kính d = (10 ~ 20)mm. Máy khoan bàn thường được dùng trong sửa chữa.

+ Máy khoan đứng: Trục chính máy khoan đứng quay xung quanh trục thẳng đứng cố định. Dùng để gia công các chi tiết nhỏ và trung bình 50mm.

+ Máy khoan cần: Dùng để gia công nhiều lỗ trên một chi tiết lớn, khó gá trên các loại máy khoan khác. Đầu trục chính của máy khoan cần, có thể di chuyển trên cần trong một phạm vi nhất định. Cần được quay quanh một trục thẳng đứng, cố định một góc (180 ~ 360)0 và dịch chuyển lên xuống dọc trục.

+ Máy khoan cầm tay: Là loại máy khoan di động có thể khoan ở mọi vị trí, nhỏ tiện dễ sử dụng, dùng để khoan những chi tiết nhỏ ở các vị trí mà không thể dùng được máy khoan bàn, cần.

- Dụng cụ dùng để cặp giừ vật gia công: Căn cứ vào hình dáng của chi tiết, vị trí lỗ khoan để chọn dụng cụ gá bảo đảm gá lắp nhanh, thuận tiện và khoan chính.

+ Khi khoan những lỗ có đường kính nhỏ đến 10mm trên những vật nhỏ có trọng lượng không quá 10kg, nên đặt chi tiết lên giá đỡ và giữ vật bằng êtô tay.

+ Khi khoan những lỗ có đường kính lớn, phải gá vật trên những dụng cụ như: êtô máy, êke gá, khối chữ V, bích bu lông v.v (Êtô máy là loại êtô song hành được chế tạo chính xác hơn êtô nguội. Mặt đế của êtô chế tạo rất phẳng để đặt lên mặt bàn máy. Hai má kẹp êtô rất phẳng và có độ song song cao vì vậy khi kẹp gia công các chi tiết có bề mặt song song rất thuận lợi và có độ chính xác cao).3.1.2 Cấu tạo và phân loại mũi khoan.

- Cấu tạo mũi khoan: Cấu tạo mũi khoan gồm ba phần chính : Phần chuôi, phần cổ dao, phần làm việc.

+ Phần chuôi: là bộ phận để lắp vào trục chính của máy khoan để chuyền chuyển động khi cắt. Mũi khoan có đường kính lớn phần chuôi thường hình côn, loại đường kính nhỏ có chuôi hình trụ.

+ Phần cổ dao: là phần nối tiếp giữa chuôi và phần làm việc, có tác dụng thoát đá mài khi mài phần chuôi và phần làm việc. Người ta thường khắc khí hiệu mũi khoan ở phần này.

+ Phần làm việc: gồm phần hình trụ định hướng và phần cắt. Phần trụ định hướng có tác dụng định hướng mũi khoan khi làm việc, nó còn là phần dự trữ khi mài lại phần cắt đã bị mòn. Đường kính của phần định hướng giảm dần từ phần cắt về phần chuôi và tạo ra góc nghiêng phụ.

- Các loại mũi khoan thường dùng:+ Mũi khoan ruột gà: còn gọi là mũi khoan xoắn. Loại này được dùng phổ biến nhất,

chuôi của mũi khoan có hai loại: chuôi côn và chuôi trụ tròn. Mũi khoan xoắn có tác dụng dùng để tạo lỗ và mỏ rộng lỗ.

33

Page 32: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

+ Mũi khoan bẹt: Cấu tạo như mũi khoan ruột gà chỉ khác mũi khoan ruột gà ở phần định hướng bẹt. Vì vậy không có rãnh xoắn ốc thoát phoi, hai cạnh bên có thể làm song song hoặc côn ngược 2 ~ 3% để giảm ma sát với thành lỗ. Đặc điểm của mũi khoan là đơn giản, dễ chế tạo nhưng lỗ khoan kém chính xác.

+ Mũi khoan tâm: là loại chuyên dùng để khoan tâm, nó chỉ có một công dụng là khoan lỗ ở mặt đầu những chi tiết trục. Lỗ này nằm trùng với đường tâm trục, có hình thù đặc biệt gọi là lỗ tâm.3.1.3 Phương pháp mài mũi khoan.

- Mũi khoan là dụng cụ cắt định kích thước, vì vậy khi mài sửa mũi khoan phải đảm bảo không thay đổi đường kính mũi khoan. Để đạt được yêu cầu này khi mài sửa mũi khoan chỉ mài ở mặt sau. Mặt sau của mũi khoan là một mặt côn xoắn hoặc côn dạng đặc biệt, nên chỉ mài được trên các máy mài chuyên dùng. Cũng có thể mài mũi khoan trên máy mài hai đá bằng phương pháp đơn giản sau

- Tay phải cầm mũi khoan lọt trong lòng bàn tay, cách đầu mũi khoan một đoạn (50 ~ 100)mm. Tay trái đỡ đầu mũi khoan, ngón tay cái đặt trên, bốn ngón còn lại đỡ ở dưới, sao cho ngón cái và ngón trỏ càng gần đầu cắt càng tốt, nhưng đảm bảo mài không chạm đá. Đặt đầu lưỡi cắt nằm ngang, ngửa mặt trước lên phía trên, áp nhẹ mặt sau lưỡi cắt chính vào mặt trước của đá. Tay phải xoay tròn mũi khoan đi 1/2 vòng, đồng thời đẩy mũi khoan tiến lên phía trước, tay trái giữ mũi khoan tiếp xúc đều với đá.

- Yêu cầu khi mài xong phải đảm bảo lưỡi cắt thẳng, hai lưỡi cắt tương xứng, dài bằng nhau.3.2 Các bước tiến hành chuẩn bị phôi cho chi tiết cần tiến hành khoan lỗ.

- Lấy dấu và xác định vị trí lỗ khoan trên chi tiết: Căn cứ vào kích thước trên bản vẽ để xác định vị trí tâm lỗ khoan, dùng mũi tu đánh dấu tâm lỗ. Nếu có nhiều lỗ khoan trên cùng một mặt của chi tiết thì xác định vị trí giữa các lỗ.

- Xác định cách thức kẹp chặt chi tiết: Chọn dụng cụ gá phù hợp với hình dáng của chi tiết, đảm bảo chính xác lỗ cần gia công. Sau khi gá đặt chi tiết, cần kiểm tra lại và điều chỉnh vị trí vật gá thật chính xác.3.3 Kĩ thuật khoan.- Khi khoan, mũi khoan có chuyển động quay tròn, đồng thời chuyển động tịnh tiến theo chiều mũi khoan. Nhờ chuyển động quay tròn mà hai lưỡi cắt chính và các lưỡi cắt phụ cắt được một lớp kim loại hình nón. Đây là chuyển động chính để xác định quá trình tách phôi.3.3.1. Điều chỉnh máy và chuẩn bị chi tiết khoan.

- Chuẩn bị chi tiết khoan: Lấy dấu và xác định và vị trí tâm lỗ khoan trên chi tiết. Xác định cách thức kẹp chặt chi tiết.

- Chuẩn bị dụng cụ cắt: Căn cứ đường kính lỗ cần khoan để chọn mũi khoan, đối với những lỗ có đường kính không lớn, có thể khoan một lần, với những đường kính lỗ lớn, yêu cầu chính xác các đường kính trung gian để chọn mũi khoan.

- Điều chỉnh máy: Điều chỉnh khoảng chạy mũi khoan, để khoan hết chiều sâu của lỗ, điều chỉnh cho tâm của mũi khoan trùng với tâm lỗ định khoan3.3.2. Tiến hành khoan lỗ.

- Xác định vị trí tâm lỗ.- Gá khẹp vật lên bàn máy và điều chỉnh cho đầu nhọn của mũi khoan trùng với tâm

lỗ định khoan.- Mở máy, khoan thử một lỗ nông bằng bước tiến tay.- Kiểm tra tâm mũi khoan có trùng với tâm lỗ cần khoan không.

34

Page 33: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Khi khoan phải theo dõi quá trình cắt của mũi khoan, phải thường xuyên phải rút mũi khoan lên để đưa phôi ra ngoài.3.3.3. Những sai hỏng khi khoan.

- Đường kính lỗ khoan sai: do mũi khoan bị đảo hoặc bị mài mòn hoặc gá mũi khoan vào trục chính không chính xác.

- Vị trí lỗ khoan sai: do điều chỉnh lỗ định khoan không chính xác, lỗ tâm bị xiên do gá vật gia công không chính xác.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc.

- Vật liệu : Thép tấm (10 x 50 x65)mm, giẻ lau, dầu bôi trơn. - Thiết bị dụng cụ : Mũi khoan (5 ~18)mm, chìa khoá bàu cặp, giá đỡ phôi, êtô khoan,

ke vuông , mũi vạch, chấm dấu, búa nguội, thước cặp. 5 . Quy trình thực hiện công việc. 5.1 Chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu.

- Chuẩn bị phôi liệu đúng theo yêu cầu của chi tiết cần khoan lỗ.- Các thiết bị dùng để khoan được chuẩn bị đảm bảo đúng yêu cầu, phải được kiểm tra

trước khi sử dụng.5.2 Lấy dấu và chấm dấu tâm.5.3 Kẹp vật lên êtô.5.4 Lắp mũi khoan lên bàu cặp.

- Kiểm tra đường kính mũi khoan bằng thước cặp. - Lau sạch chuôi và lắp mũi khoan vào bàu cặp. - Văn chặt bàu cặp bằng chìa khoá. - Quay thử trục chính và kiểm tra độ đồng tâm của mũi khoan.

5.5 Thay đổi tốc độ trục chính. - Thay đổi tốc độ trục chính theo vật liệu khoan và đường kính mũi khoan.

5.6 Điều chỉnh vị trí của bàn máy khoan. - Đặt êtô khoan lên bàn khoan. - Quay tay quay di chuyển bàn máy đi lên sao cho bề mặt phôi cách đầu mũi khoan

khoảng 20mm.- Xiết khoá hãm , cố định bàn máy ở vị trí làm việc. - Điều chỉnh chiều sâu thích hợp của mũi khoan bằng đai ốc chặn.

5.7 Điều chỉnh mũi khoan vào vị trí khoan. - Điều chỉnh tâm mũi khoan vào vị trí dấu chấm tâm.- Giữ êtô bằng tay trái và ấn nhẹ mũi khoan, khoan thử sau đó nâng mũi khoan lên và

kiểm tra vị trí khoan.5.8 Tiến hành khoan.

- Ấn đều mũi khoan.- Cho dầu bôi trơn.- Thỉnh thoảng dừng trục chính , cắt bỏ phoi dây.- Giảm lực ấn khi lỗ khoan gần thủng.

* Chú ý khi khoan : + Không được dùng găng tay trong quá trình khoan, găng tay có thể bị quấn vào mùi

khoan gây tai nạn + Khi khoan những lỗ có đường kính lớn, lực cắt sẽ cao do vậy êtô cần phải bắt chặt

với bàn máy khoan bằng bu lông để chống xoay. + Luôn đeo kính bảo hộ trong khi khoan.

35

Page 34: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học. - 03 trang tài liệu hướng dẫn thực hiện khoan kim loại.- 01 tờ gíây trong in sơ đồ cấu tạo của máy khoan.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện khoan kim loại.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc. Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu. Dụng cụ và phôi liệu được chuẩn bị đúng và đủ theo yêu cầu của công việc.

2. Lấy dấu và chấm dấu tâm. - Lấy dấu đúng theo yêu cầu bản vẽ của chi tiết cần gia công. - Chấm dấu đúng theo điểm tâm cần khoan lỗ.

3. Kẹp vật lên êtô. Vật được kẹp lên êtô phải đảm bảo chắc chắn đúng theo yêu cầu kĩ thuật.

4. Lắp mũi khoan lên bầu cặp. - Mũi khoan mài theo đúng tiêu chuẩn.- Lắp mũi khoan vào bàu cặp đảm bảo đồng tâm với trục chính.

5. Thay đổi tốc độ trục chính. - Tốc độ quay của trục chính phải phù hợp với yêu cầu của vật liệu.

6. Điều chỉnh vị trí bàn máy khoan.

- Vị trí khoan được điều chỉnh thích hợp với từng chi tiết cần khoan.- Đảm bảo cho quán trình gia công thuận lợi.

7. Điều chỉnh mũi khoan vào vị trí khoan.

- Mũi khoan được điều chỉnh đúng vào vị trí tâm lỗ khoan đã chấm dấu.

8 . Tiến hành khoan. - Đảm bảo an toàn trong quá trình lao động. - Đúng theo yêu cầu kĩ thuật.

Mã Thẻ công việcKTGH-02-05

Tên thẻ công việcCắt ren trong bằng dụng cụ cầm tay

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công lắp ghép các chi tiết bằng phương pháp tháo được thì phương pháp gia công bằng mối ghép ren được sử dụng rất rộng rai, để có được mối ghép ren đó ta cần phải sử dụng các dụng cụ để tạo thành ren.

- Ren trong được tạo thành trên cơ sở đường xoắn ốc trụ hoặc xoắn ốc côn. Quá trình tạo thành bề mặt ren gọi là cắt ren. Cắt ren là quá trình gia công có phoi để tạo lên những đường xoắn ốc. Công việc này thường được tiến hành trên máy nhưng trong nghề nguội, công việc cắt ren trong được sử dụng nhiều nhất là khi lắp ráp hoặc sửa chữa các thiết bị bằng những dụng cụ cắt ren trong bằng tay.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, công dụng và kĩ thuật ren trong bằng dụng cụ cầm tay.- Cắt được các loại ren đảm bảo theo đúng yêu cầu kĩ thuật, ren không bị lệch và

đúng bước ren, khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để ren trong.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc

36

Page 35: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

3.1 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của các loại mũi ta rô.* Đặc điểm cấu tạo của mũi tarô

- Tarô là một cái vít có đường kính, bước ren phù hợp với ren cần gia công. nó được chế tạo bằng thép cacbon dụng cụ, trên thân có rãnh dọc để thoát phôi với mặt ren tạo thành các lưỡi cắt hình lược. Cấu tạo của mũi tarô gồm hai phần chính:

- Phần làm việc (đoạn có răng): bộ phận cắt có phần côn dẫn hướng có rãnh với chiều cao tăng dần. Khi cắt gọt mỗi răng cắt một phần lượng dư nhỏ cho đến khi tarô tiến dần hết phần cần dẫn hướng.

- Tarô tay thường được chế tạo thành một bờt 2 đến 3 cái (gồm mũi tarô thô, nửa tinh và tinh).* Tay quay tarô: là dụng cụ dùng để kẹp mũi tarô và giữ cho mũi tarô được cố định khi gia công.* Công dụng của mũi tarô: là dụng cụ dùng để tạo ren trong rất tiện sử dụng và đơn giản trong quá trình gia công.3.2 Phương pháp chọn đường kính mũi khoan cho các loại mũi tarô.

- Công việc chọn đường kính mũi khoan rất quan trọng vì nó quyết định rất lớn cho quá trình gia công ren. Người ta căn cứ vào đường kính nhỏ nhất của ren trong đai ốc để khoan sẵn một lỗ hình trụ. Đường kính lỗ trước khi gia công ren phải lớn hơn đường kính chân ren ở bulông (đường kính nhỏ nhất của ren). Trong thực tế người ta căn cứ vào các bảng cho sẵn trong sổ tay kĩ thuật để lựa chọn đường kính lỗ khoan hoặc để sử dụng công thức sau:

D = d.1,5h Trong đó: D là đường kính lồ khoan(mm).

d là đường kính nhỏ nhất của ren (mm).h là độ sâu ren (mm).

- Nếu ren trong lỗ kín, cần xác định chiều sâu lỗ khoan theo công thức: H = H1 + Y

Trong đó : H là chiều sâu lỗ khoan(mm).H1 là chiều dài ren (mm).Y = l1 + l2 (mm)l1 là chiều dài đầu cắt của tarô (mm).l2 là chiều dài phần côn của mũi tarô (mm).

3.3 Kĩ thuật tạo ren trong bằng mũi tarô.- Gá chi tiết đã gia công lỗ để cắt ren, vào êtô.- Đặt tarô thô vào lỗ chi tiết, tay trái ấn nhẹ tarô, tay phải cẩn thận quay tay quay về

phía phải cho tới khi tarô cắt vào kim loại ở vị trí đúng.- Cầm tay quay cứ quay thuận từ 1 đến 2 vòng lại quay ngược trở lại 1/4 vòng để lấy

phoi ra và làm nhẹ quá trình cắt, trong quá trình cắt ren phải thường xuyên tra dầu bôi trơn để ren được bóng.

- Khi cắt hết chiều dài ren, quay ngược lại để tháo tarô. Bôi dầu cho tarô số 2 và số 3 và lần lượt đưa vào trong lỗ văn cho đường cắt của tarô ăn đúng vào đường ren, lúc đó mới lắp tay tarô và tiếp tục ren.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

Vật liệu : Thép tấm đã khoan các lỗ và mài phẳng hai cạnh Thiết bị dụng cụ : Mũi tarô, tay quay tarô, ke vuông, êtô bàn

5 . Quy trình thực hiện công việc

37

Page 36: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

5.1. Kẹp chặt phôi vào êtô Đặt phôi vào giữa êtô, mặt phôi cao hơn má kẹp êtô khoảng 5mm rồi kẹp chặt lại.

5.2. Lắp mũi tarô vào tay quay - Sử dụng tay quay có chiều dài phù hợp với đường kính mũi tarô.- Vặn tay quay để kẹp chặt mũi ta rô trong tay tarô.

5.3. Đặt tarô vào lỗ - Đứng trước êtô, chân bước rộng - Cầm phần giữa của tay quay bằng tay phải .- Đặt mũi tarô vào lỗ theo chiều thẳng đứng.- Dùng hai tay giữ cho tay quay thăng bằng .- Xoay từ 2 đến 3 lần đồng thời ấn (ép) xuống.

5.4. Hiệu chỉnh độ nghiêng của mũi tarô.- Kiểm tra sự thẳng đừng của mũi tarô bằng một ke vuông ở hai vị trí vuông góc với nhau.- Chỉnh lại mũi tarô cho thẳng đứng nếu cần thiết.- Làm lại thao tác trên.

5.5. Cắt ren .- Dùng lực của hai tay để quay tay quay đồng thời giữ cho tay quay thăng bằng.- Tra dầu khi cần thiết .- Khi cắt ren, đầu tiên quay một cung dài, sau đó quay ngược trở lại một phần trước

khi trước khi tiếp tục quay để cắt tiếp ren.5.6. Tháo mũi tarô

- Dùng hai tay để giữ tay thăng bằng , quay tay quay theo chiều ngược lại với chiều khi cắt ren một cách nhẹ nhàng, tránh không làm mũi tarô bị lệch vẹo v . v...

- khi tháo gần hết, dùng tay trái đẻ cầm mũi ta rô tránh bị rơi .- Sau khi sử dụng làm sạch mũi tarô bằng bàn chải.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 03 trang tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc cắt ren trong bằng dụng cụ cầm tay.- 01trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện cắt ren trong bằng dụng cụ cầm tay.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Kẹp chặt phôi vào êtô. Phôi được kẹp vào êtô đảm bảo vuông góc với bề mặt cần tarô.Bề mặt của phôi phải cao hơn mé kẹp của êtô từ (2 ~ 5) mm.

2. Lắp mũi ta rô vào tay quay.

Mũi tarô được lắp vào tay đúng, vuông góc và được hãm chặt lại bằng tay hãm.

3 . Đặt ta rô vào lỗ. Đặt đúng mũi tarô cần phải gia công. 4. Hiệu chỉnh độ nghiêng mũi tarô.

Mũi ta rô được hiệu chỉnh vuông góc với chi tiết cần tarô.

5. Cắt ren. Ren cắt đảm bảo theo đúng yêu cầu kĩ thuật .Đảm bảo trong quá trình công được an toàn cho người và thiết bị.

6. Tháo mũi tarô. Mũi tarô được tháo ra đúng theo yêu cầu, không để quá trình cắt lại ren diễn ra. Lau sạch và kiểm tra lại đúng theo yêu cầu kĩ thuật .

38

Page 37: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

Mã Thẻ công việcKTGH-02-06

Tên thẻ công việcCắt ren ngoài bằng bàn ren

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

3 1 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công lắp ghép các chi tiết bằng phương pháp tháo được thì phương pháp gia công bằng mối ghép ren được sử dụng rất rộng rai, để có được mối ghép ren đó ta cần phải sử dụng các dụng cụ để tạo thành ren.

- Ren ngoài được tạo thành trên cơ sở đường xoắn ốc trụ hoặc xoắn ốc côn. Quá trình tạo thành bề mặt ren gọi là cắt ren. Cắt ren ngoài là quá trình gia công có phoi để tạo lên những đường xoắn ốc. Công việc này thường được tiến hành trên máy nhưng trong nghề nguội, công việc cắt ren được sử dụng nhiều nhất là khi lắp ráp hoặc sửa chữa các thiết bị bằng những dụng cụ cắt ren ngoài bằng tay.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, công dụng và kĩ thuật cắt ren ngòai bằng dụng cụ cầm tay.

- Cắt được các loại ren đảm bảo theo đúng yêu cầu kĩ thuật, ren không bị lệch và đúng bước ren, khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để ren ngoài.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của bộ bàn ren.* Cấu tạo, công dụng của bàn ren: dùng để cắt ren tam giác ngoài có bước ren. 2mm. đôi khi người ta dùng bàn ren để hiệu chỉnh lại ren có bước tiến lớn, khi ren đã tiện bằng dao. Cấu tạo của bàn ren tương tự như một mũ ốc, trên bàn ren được khoan từ (3 ~ 8) lỗ, số lỗ phụ thuộc vào kích thước của bàn ren. Giao tuyến giữa các lỗ với mặt ren tạo thành các lưỡi cắt hình lược. Lưỡi cắt hình lược được vát ở hai đầu tạo thành côn lắp ghép, nên ngay từ đầu bàn ren cắt gọt dễ dàng. Phần hình trụ là phần hiệu chỉnh gồm 5 đến 6 vòng ren. Phần này hiệu chỉnh ren theo kích thước và độ trơn láng yêu cầu.* Tay quay bàn ren: gồm có hai loại là tay quay bàn ren tròn và tay quay bàn ren điều chỉnh 3.2 Phương pháp tính toán và chọn đường kính phôi cho chi tiết cần tạo ren ngoài.

- Khi cắt ren thường có hiện tượng dồn ép kim loại từ các rãnh ren, vì vậy đường kính của trục trước khi cắt ren phải nhỏ hơn đường kính đầu ren. Đường kính của phôi trước khi gia công ren phụ thuộc vào vật liệugia công và bước ren, được xác định trong sổ tay kĩ thuật.3.3 Kĩ thuật tạo ren ngoài bằng bàn ren.

- Kiểm tra đường kính của phôi - Kẹp phôi vào êtô - Đặt bàn ren đã lắp vào tay quay lên đầu mút của phôi sao cho mặt đầu của bàn ren

vuông góc với đường tâm vật.- Vừa quay về phía phải vừa ấn nhẹ cho những răng đầu cắt vào vật- Khi cắt ren ống người ta lắp ống ở vị trí nằm ngang, đánh dấu điểm cuối của ren

hoặc kẹp ống nhô ra bằng chiều dài đoạn ren cần gia công. Với đường kính ống lớn phải cắt 3 đến 4 lần và sau mỗi lần cắt phải lau sạch phôi trên bề mặt ren và bàn ren.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : 4 đoạn thép tròn (10 x 37)mm, hai đầu vát góc khoảng 20º.- Thiết bị dụng cụ : Bàn ren M10, tay quay, dũa, đai ốc kiểm tra.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Lắp bàn ren vào tay quay

- Xoay vít điều chỉnh để mở rộng đường kính lỗ lắp bàn ren.

39

Page 38: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Đặt bàn ren vào tay quay với mặt trước ở bên trên .- Hiệu chỉnh cho vít ở tay quay trùng với lỗ ở bàn ren rồi vặn chặt lại .

5.2. Kẹp phôi vào êtô.Đặt phôi vào giữa êtô và thẳng đứng rồi kẹp chặt êtô lại .

5.3. Bắt đầu ren.- Quay bàn ren sao cho mặt trước của bàn ren quay xuống dưới, đặt mặt bàn ren thẳng

bằng trên đầu phôi (mặt bàn ren vuông góc với đường sinh của phôi)- Bắt đầu ren bằng cách quay tay quay đồng thời ép xuống dưới.- Kiểm tra độ vuông góc của bàn ren .- Tháo tay quay ra và làm lại bước 2 và bước 3 .

5.4. Cắt ren - Ấn đều hai tay và giữ cho tay quay luôn thăng bằng .- Khi cắt ren, đầu tiên quay một cung dài sau đó quay ngược trở lại một phần, rồi lại

quay tiếp cứ như thế cắt ren cho đến chiều dài xác định- Lau sạch phôi và tra dầu khi cần thiết .

5.5. Tháo bàn ren - Quay tay quay nhẹ nhàng với chiều ngược lại chiều cắt ren, khi gần hết cần chú ý

tránh rơi.5.6. Kiểm tra ren: Dùng đai ốc kiểm tra vặn vào ren vừa cắt để kiểm tra 5.7. Làm lại động tác

- Nếu ren bị chặt, nới lỏng bàn ren, điều chỉnh vít rồi cắt lại ren- Làm lại các bước 4, 5 và 6

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 03 trang tài liệu hướng dẫn.- 01 tờ giấy trong in tài liệu hướng dẫn học viên.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. lắp bàn ren vào tay quay

Bàn ren được lắp vào tay quay đúng theo yêu cầu kĩ thuật, chốt hãm bàn ren được xiết chặt.

2. Kẹp phôi vào êtô Phôi được kẹp vào êtô đúng theo yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo trong quá trình gia công gây khó khăn.

3 . bắt đầu ren Đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.4. Cắt ren Đúng theo yêu cầu kĩ thuật.5. Tháo bàn ren Bàn ren được tháo ra đảm bảo khống có sự cắt lại ren, đúng

theo yêu cầu kĩ thuật.6. Kiểm tra ren Khi dùng đai ốc kiểm tra ren phải đảm bảo đúng theo yêu

cầu kĩ thuật. 7. Làm lại động tác Đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.

Mã môđunktgh 03- 00

Tên môđunGia công Gò cơ bản

Thời gian (giờ)Lý thuyết

12 Thực hành

36 Tổng số

48

40

Page 39: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

1. Mục tiêu thực hiện.

Kiến thức:- Trình bày được kĩ thuật gia công gò cơ bản.Kỹ năng:- Gia công các chi tiết đơn giản bằng kĩ thuật gò cơ bản đạt ít nhất 90% đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, độ dung sai cho phép và tính thẩm mỹ của các chi tiết gò.Thái độ- Có thái độ nghiêm túc trong lao động, đảm bảo được an toàn lao động.

2. Yêu cầu để học môđun.

Tất cả các học viên đã hoàn thành song chương trình học của môđun 1 đảm bảo với kết quả đánh giá khi kết thúc môdun từ 5,0 trở lên và có thể tiếp tục theo học môđun này trong khoá học.

3. Nội dung môđun.

1. Cắt kim loại bằng kéo tay.2. Gấp mép kim loại mỏng theo đường thẳng.3. Gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn.4. Đánh mép gấp.5. Gò hình trụ.6. Viền dây.7. Tạo vành kim loại từ tấm phẳng.8. Tạo vành kim loại từ ống trụ.9. N ắn kim loại.10. Uốn kim loại.11. Tán đinh.12. Hàn thiếc.

4. Đánh giá kết quả học tập của môđun.

KIẾN THỨC:a. Yêu cầu: - Học viên phải hoàn thành ít nhất 90% các công việc của môđun.- Kết quả học tập của các thẻ công việc trong mô đun phải đạt điểm trung bình trở lên.- Trình bày một số kiến thức cơ bản theo thẻ công việc của mục tiêu môđun gia công gò cơ bản.b. Công cụ đánh giá:- Bộ câu hỏi trắc nghiệm viết.- Thang, bảng điểm chấm bài.- Câu hỏi tự luậnc. Phương pháp đánh giá.- Thi trắc nghiệm viết về nội dung kiến thức theo mục tiêu của môđun đào tạo.- Kiểm tra miệng về kiến thức của học viên theo thẻ công việc.KỸ NĂNG:a. Yêu cầu:- Học viên phải thực hiện các bài thực hành theo quy định ở các thẻ công việc của môđun.- Kết quả đánh giá các bài thực hành ở các thẻ công việc trong môdun đào tạo phải đạt điểm trung bình trở lên.- Thực hiện hòan thành các kỹ năng theo mục tiêu của môđun.b. Công cụ đánh giá:

41

Page 40: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Kết quả đánh giá của các bài thực hành ở các thẻ công việc trong môđun.- Bảng kiểm, các tiêu chí đánh giá.- Sơ đồ, tranh ảnh, mẫu thực.- Sản phẩm của học viên thực hiện.c. Phương pháp đánh giá:- Mỗi cá nhân thực hiện một bài thi thực hành, giáo viên có thể đánh giá kết quả của học viên theo từng bước thực hiện công việc hoặc trên sản phẩm cuối cùng hoặc kết hợp cả hai để đánh giá cho môđun học.THÁI ĐỘ:a. Yêu cầu- Thực hiện tốt các yêu cầu về thái độ của học viên qua việc tiếp thu học tập của các thẻ công việc.- Học viên phải thực hiện tốt các nội quy, quy chế của môđun đào tạo.- Chấp hành tốt kỷ luật lao động trong cả quá trình học tập của môđun.b. Công cụ đánh giá:- Nội quy học tập, lao động của môđun đào tạo.- Sổ nhật kí của giáo viên.c. Phương pháp đánh giá:- Đánh giá cả quá trình học viên học tập, sinh hoạt trong môđun đào tạo, sổ nhật kĩ của giáo viên- Kết quả đánh giá theo tiêu chí của các thẻ công việc.

5. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học môđun.

VẬT LIỆU:- Các loại vật liệu bằng thép tấm cóa chiều dày từ (0,5 ~ 1,2) mm, thép tròn có đường kính từ (3 ~ 10)mm.- Dây thiếc hàn, dung địch dùng để hàn, phấn màu.DỤNG CỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ:Bé dông cô gß, kÐo c¾t kim lo¹i b»ng tay, thíc l¸, thíc d©y, com pa, ke gãc, c¸c lo¹i má hµn thiÕc.HỌC LIỆU:- Tài liệu hướng dẫn học viên.- Tài liệu phát tay.- Giấy trong.NGUỒN LỰC KHÁC:Tham quan cơ sở sản xuất ở nơi người học.Tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-01

Tên thẻ công việcCắt kim loại bằng kéo tay

Thời lượng 4(giờ)Lý thuyết

1Thực hành

3

1 . Mở đâu : Để tạo được phôi cho các chi tiết gò ngòai việc lấy dấu tạo hình dáng cho chi tiết cần

gia công thì việc cắt phôi cũng rất quan trọng, để cắt được phôi gò người ta sử dụng kéo tay hoặc kéo cần để cắt. Vì vậy, kéo tay là một dụng cụ cắt thủ công nhưng rất quan trọng

42

Page 41: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

trong quá trình ra phôi cho các chi tiết gò, chúng rất tiện lợi vừa nhẹ, gọn và đảm bảo được yêu cầu trong quá trình gia công tạo phôi. Kéo tay có rất nhiều loại nhưng chủ yếu là hai loại là loại cắt đường thẳng và loại cắt cung tròn.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được các yêu cầu kĩ thuật của cắt kim loại bằng kéo tay.- Cắt được các đường cắt đảm bảo không có bavia, đường cắt đúng theo đường vạch

dấu, khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ cắt bằng kéo tay.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1. Đặc điểm cấu tạo, , công dụng của kéo cắt kim loại bằng tay.

- Đặc điểm cấu tạo của kéo tay: như hình vẽ - Công dụng: dùng để cắt tạo phôi chi tiết cần gia công hoặc cắt bán thành phẩm theo

đường đã vạch dấu với nhưng chi tiết kim loại dạng tấm mỏng.Kết cấu của kéo tay dựa trên nguyên tắc nhờ lực tác dụng thông qua cánh tay đòn để sinh ra lực cắt ở lưỡi kéo.

- Điều kiện làm việc của lưỡi kéo phải có độ cứng để chịu mài mòn, thân kéo phải có độ cứng vững để đảm bảo sức bền trong quá trình làm việc các góc độ của lưỡi kéo phải đảm bảo theo yêu cầu.3.2. Kĩ thuật cắt kim loại bằng kéo tay.3.2.1 Thực chất của quá trình cắt:

- Giai đoạn biến dạng đàn hồi: Từ khi lưỡi kéo tiếp xúc với vật liệu đến điểm tới hạn, điểm chuyển biến từ giới hạn đàn hồi sang biến dạng dẻo ứng suất trong kim loại chưa vượt quá giới hạn đàn hồi.

- Giai đoạn biến dạng dẻo: Khi dao cắt tiếp tục đi xuống ứng suất cắt tăng lên vượt quá giới hạn chảy, nhưng chưa đạt tới giá trị cực đại tương đương với ứng suất bền của vật liệu, kim loại biến dạng cho tới khi xuất hiện vết nứt.

- Giao đoạn cắt đứt: lúc này xuất hiện vết nứt rạn, vết nứt lớn dần, vết nứt xuất hiện từ mép sắc của dao theo bề mặt trượt và cuối cùng tách phần này với phần kia.3.2.2 Các yêu cầu của dụng cụ cắt.

- Khoảng cách giữa hai lưỡi kéo phải tuân theo một trị số nhất định (trị số a)+ Trị số a lớn khi chiều dày vật liệu lớn+ Trị số a nhỏ khi chiều dày vật liệu nhỏ.- Đối với mỗi kim loại có chiều dày nhất định. Nếu khe hở a lớn sinh ra pavia, chất

lượng mặt cắt kém.- Nếu khe hở a quá nhỏ sinh ra khó cắt lực cắt tiêu tốn, ma sát nhiều- Đối với kéo tay tỷ số lớn nhất thường lấy a = (0,1 ~ 0,2)mm.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Vật liệu : Tôn tấm (0,6 ~1)mm- Thiết bị dụng cụ : Kéo cắt tôn cầm tay, vạch dấu , thước thẳng

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Chuẩn5 bị dụng cụ phôi liệu.

- Dụng cụ: Kéo cắt tôn cầm tay, vạch dấu , thước thẳng.- Phôi liệu: Tôn tấm (0,6 ~1)mm

5.2. Vạch dấu - Vạch dấu các đường cắt trên phôi theo bản vẽ

5.3. Cầm kéo .- Áp ngón tay trỏ thẳng với tay kéo

43

Page 42: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Giữ chặt kéo sao cho trong quá trình cắt 2 lưỡi kéo xát vào nhau (không có khe hở)5.4. Cắt tôn .

- Vị trí phần cắt ở phía bên phải của phôi - Cắt kim loại dọc theo các đường vạch dấu - Không cắt rời các mảnh phôi .- Tiếp tục cắt các đường khác cho đến hết phôi.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn học viên thực hiện công việc cắt kim loại bằng kéo tay.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện cắt kim loại bằng kéo tay.- 02 tờ giấy trong in sơ đồ cấu tạo của 2 loại kéo cắt tay.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu.

Chuẩn bị dụng cụ kéo cắt kim loại bằng tay đúng và đủ theo yêu cầu của công việc.

2. Vạch dấu Vạch dấu đúng hình dáng và kích thước của chi tiết cần cắt

3. Cầm kéo Kéo được cầm theo đúng yêu cầu kĩ thuật.4. Tiến hành cắt kim loại bằng kéo tay.

Cắt được bằng kéo tay các hình dáng khác nhau của các chi tiết đảm bảo đương cắt đúng theo đường đã vạch dấu, mép cắt không có ba via.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-02

Tên thẻ công việcGấp mép theo đường thẳng

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

Trong gia công gò để tạo được các mối nối các chi tiết lại với nhau ngoài việc cắt tạo phôi thì việc tạo máp gấp để nối các chi tiết phôi lại với nhau theo đường thẳng là giai đoạn mở đầu cho quá trình gia công gò. Đây là phương pháp gia công gò thủ công, người thợ dùng các dụng cụ gò để tạo mép gấp vuông góc.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của gấp mép kim loại mỏng theo đường thẳng.- Gấp mép được kim loại mỏng theo đường thẳng đảm bảo mép gấp thẳng, đều kim

loại không bị cong vênh khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để gấp kim loại mỏng theo đường thẳng.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1. Đặc điểm, cấu tạo công dụng của các dụng cụ dùng đẻ gấp mép kim loại mỏng theo đường thẳng.

- Thanh gỗ: dùng để đạp mép gấp (dụng cụ truyền lực ) Có kích thước thích hợp với quá trình gia công, có bề mặt phẳng, thẳng đảm bảo để trong quá trình gò không làm cho chi tiết bị biến dạng cục bộ.

- Đe phẳng là dụng cụ kê để đặt chi tiết cần gò lên trên, bề mặt của đe phải phẳng, các cạnh phải phù hợp với yêu cầu của chi tiết cần gia công.

- Thước thẳng là dụng cụ dùng để kiểm tra và kê tạo góc khi gò.

44

Page 43: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

3.2. Tính toán kích thước cho mép gấp kim loại mỏng theo đường thẳng. - Phương pháp tính toán kích thước cho mối gấp phụ thuộc vào chiều dày của vật

liệu cần gia công, đối với mỗi mép gấp để có thực hiện việc lấy dấu và ra phôi với các kích thước. Mép gấp kim loại được chia làm hai loại chính là mép gấp đơn và mép gấp kép, chúng được tính theo công thức sau:

- Mép gấp đơn: Lđ = l + s

Trong đó: Lđ là chiều rộng mép gấp khi lấy dấu. l là chiều rộng mép gấp khi đã gấp mép. s là chiều dày vật liệu.

- Mép gấp kép:Lk = 2l + s

Trong đó: Lk là chiều rộng phần phôi lấy dấu, l là chiều rộng mép gấp sau khi gia công. s là chiều dày vật liệu.3.3. Phương pháp gấp mép kim loại mỏng theo đường thẳng.

- Căn cứ vào chiều dày vật liệu, tính chất của mối ghép để vạch dấu và cắt phôi.- Chọn dụng cụ kê hợp lý để đánh mép gấp.- Lực tác dụng phải đảm bảo để kim loại không bị biến dạng cục bộ.- Chọn vị trí thao tác cho hợp lý .

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Vật liệu : Tôn tấm dày (0,6 ~ 1)mm. - Thiết bị dụng cụ : Thanh gỗ , đe gò phẳng, vach dấu , thước thẳng.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Cuẩn bị dụng cụ, phôi liệu.

- Dụng cụ: Thanh gỗ , đe gò phẳng, vach dấu , thước thẳng.- Phôi liệu: Tôn tấm dày (0,6 ~ 1)mm.

5.2. Vạch dấu đường gấp .- Vạch dấu các đường gấp trên phôi theo bản vẽ

5.3. Đặt phôi lên đe- Đặt đường vạch dấu trên phôi trùng với cạnh của đe- Giữ chặt phôi bằng một tay

5.4 . Phương pháp cầm thanh gỗ 5.5. Gấp hai đầu của đường gấp

- Gấp hai đầu của đường gấp mỗi đầu khoảng 30mm- Dùng đầu của thanh gỗ để gấp

5.6. Gấp tôn - Kéo phôi cho phần đã gấp ép xát vào đe đồng thời giữ chặt - Gấp toàn bộ đường gấp cho đều - Cầm thanh gỗ song song với cạnh của đe khi gõ - Gấp phôi cho đến khi đạt được góc độ yêu cầu

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật gấp mép kim loại theo đường thẳng.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện gấp mép kim loại theo đường thẳng.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ gấp mép kim Chuẩn bị được dụng cụ gấp mép kim loại mỏng theo

45

Page 44: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

loại mỏng theo đường thẳng. đường thẳng đúng và đủ theo yêu cầu của công việc. 2. Vạch dấu và cắt tạo phôi chuẩn bị cho gấp mép kim loại mỏng.

Vạch dấu, cắt tạo phôi theo đúng hình dáng và kích thước của chi tiết, mép cắt không có ba via.

3. Đặt phôi lên đe Phôi được đặt lên đe phẳng, đảm bảo theo đúng yêu cầu của chi tiết cần gia công.

4. Tư thế cầm thanh gỗ Thanh gỗ được cầm đúng theo yêu cầu kĩ thuật (đảm bảo cho quá trình gia công được thuận lợi).

5. Gấp hai đầu của đường gấp Hai đầu đường gấp phải đảm bảo đúng kích thước của từng chi tiết, cung mép gấp phải đảm bảo đúng theo yêu cầu của chi tiết.

6. Tiến hành gấp mép. Mép gấp phải đảm bảo phẳng đúng theo yêu cầu của chi tiết cần gia công (cả về cung gấp và kích thước của mép gấp)

Mã Thẻ công việcKTGH-03-03

Tên Thẻ công việcGấp mép theo cung tròn

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

- Trong gia công gò như gò các chi tiết đáy hình trụ thì gấp mép theo cung tròn được sử dụng rất nhiều, để tạo được mối ghép đáy ta phải dùng phương pháp này.

- Gấp mép theo cung tròn là phương pháp gia công gò thủ công, người thợ dùng các dụng cụ gò để tạo mép gấp theo cung tròn với kích thước tuỳ thuộc vào chi tiết cần gia công.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm, yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn.

- Gấp mép được kim loại mỏng theo cung tròn đảm bảo mép gấp thẳng, đều kim loại không bị cong vênh khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để gấp kim loại mỏng theo cung tròn.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1. Đặc điểm, cấu tạo công dụng của các dụng cụ dùng để gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn.

- Các dụng cụ tác dụng lực áp dụng như đối với gấp mép theo đường thẳng.- Dụng cụ kê: Đe tròn có tác dụng dùng để tạo cung tròn cho mép gấp, các cạnh của đe

tròn phải đảm bảo độ cung hợp với yêu cầu của chi tiết, bề mặt của đe phải tương đối phẳng.3.2. Tính toán kích thước cho mép gấp kim loại mỏng theo cung tròn.

- Gấp mép kim loại theo cung tròn là quá trình chuẩn bị mép gấp cho mối gấp đáy vì vậy kích thước của mối gấp phải đảm bảo độ chính xác tương đối cao để khi tạo mối gấp đáy có thể đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật.

- Việc tính toán kích thước cho mối gấp kim loại theo cung tròn phụ thuộc vào mối ghép đáy là mối ghép đáy trong hay đáy ngoài, chúng được tính theo công thức sau:

- Mối ghép đáy trong:D = d + 6l

Trong đó: D là đường kính phôi cần ghép đáy trongD là đường kính thân.

46

Page 45: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

L là chiều cao móc mýMối ghép đáy trong được biểu diễn bằng hình vẽ trên.

- Mối ghép đáy ngoài: D = d + 4l + 2e

Trong đó: D là đường kính phôi cần vạch dấu.l là chiều cao móc mý.E là chiều dày vật liệu.

3.3 Phương pháp gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn.- Phương pháp tiến hành đối với ghép đáy trong:+ Phần thân được vạch dấu theo kích thước yêu cầu như trong bản vẽ.+ Đáy được tính toán chính xác theo yêu cầu của bản vẽ:+ Từ tâm vạch được một đường tròn có đường kính bằng đường kính trong của sản phẩm.+ Vạch đường tròn thứ hai có đường kính bằng đường kính trong cộng với 2l (đường

kính vòng chun).+ Vạch đường tròn thứ 3 giới hạn phần gấp mép có đường kính bằng đường kính

vòng chun + 2l.+ Dùng đầu nhọn của búa hoặc thanh gỗ đưa lên đe hình trụ đánh búa theo đường đã

vạch dấu, tạo thành hình trụ có chiều cao bằng l sau đó lật ngửa tấm vừa gấp và nắn sửa cho đề cung gấp.

- Mối ghép đáy ngoài:+ Phần thân được vạch dấu theo yêu cầu bản vẽ, sau đó được tiến hành gia công như

mối ghép đáy trong.+ Đáy được tính theo kích thước chính xác. Trên tâm của phôi đáy ta vạch một đường

tròn có đường kính bằng d + 2l.+ Tiến hành thực hiện đánh mép gấp sao cho tạo thành hình trụ có chiều cao bằng l và

vuông góc với thân.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : thép tấm (chiều dày 0, 6 ~ 1 mm)- Thiết bị dụng cụ : Đe tròn , đe vuông nhỏ, búa gỗ, búa nguội, búa nhỏ, kéo cắt tôn,

thước lá , com pa, vậch dấu 5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Chuẩn bị dụng cụ phôi liệu

- Dụng cụ: Đe tròn , đe vuông nhỏ, búa gỗ, búa nguội, búa nhỏ, kéo cắt tôn, thước lá, com pa, vậch dấu.

- Phôi liệu: thép tấm (chiều dày 0, 6 ~ 1 mm).5.2. Vạch dấu, cắt phôi

- Bố trí phôi trên tấm vật liệu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm vật liệu - Vạch dấu đường gò và đường bao ngoài .- Cắt phôi bằng kéo cắt tôn .- Hoàn thiện vòng tròn ngoài của phôi bằng dũa .

5.3. Kẹp chặt đe tròn (ống thép) bằng êtôĐặt khối gỗ ở dưới, đặt đe tròn vào rồi kẹp chặt êtô lại

5.4 Tạo mép nhăn trên phôi - Giữ phôi bằng một tay và nghiêng phôi một góc đảm bảo cho quá trình gia công

được thuận tiện - Tạo mép nhăn bằng cách vừa quay phôi vừa đánh búa từng ít một .

47

Page 46: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

5.5 Dát phẳng nếp nhăn Sau khi toàn bộ vành ngoài đã được tạo nếp nhăn, dùng búa gỗ gõ nhẹ nhăn từ bên ngoài.

5.6 Làm lại bước 3 và 4 tới khi sản phẩm đạt yêu cầu Làm lại đến khi vành vuông với thân .

5.7 Hoàn thiện sản phẩm - Lắp đe đầu vuông vào êtô.- Đặt phôi lên đe hiệu chỉnh sao cho vành gò tạo với thân một góc 90º.- Nắn thẳng phôi trên bàn máp .- Là trơn nhẵn phần mép gấp cho tới khi loại trừ được nếp nhăn .- Hoàn chỉnh sản phẩm bằng dũa.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn công việc gấp mép kim loại theo cung tròn.- 01 tài liệu phát tay quy trình thực hiện gấp mép kim loại theo cung tròn.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ để gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn.

Chuẩn bị dụng cụ để gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn đúng và đủ theo yêu cầu của công việc.

2. Vạch dấu, cắt phôi chuẩn bị cho gấp mép kim loại mỏng theo cung tròn.

Vạch dấu, cắt phôi được chi tiết cần gia công đúng hình dáng, kích thước, mép cắt không có ba via.

3. Kẹp chặt đe tròn (ống thép) bằng êtô

Đe tròn được kẹp vuông góc với mỏ kẹp êtô và phần đe tròn nhô ra phía ngoài đảm bảo thuận tiện cho quá trình gia công.

4. Tạo mép nhăn trên phôi Mép được tạo phải đảm bảo đúng theo yêu cầu về kích thước của chi tiết.

5. Dát phẳng nếp nhăn Các nếp nhăn được dát phẳng, mép tôn không bị biến dạng dẻo.

6. Làm lại bước 3 và 4 tới khi sản phẩm đạt yêu cầu

Mép kim loại được gấp vuông góc với tấm thân và đều nhau ở mọi vị trí của chi tiết.

7. Hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm hoàn thiện phải đảm bảo đúng yêu của chi tiết về mặt kĩ thuật, mỹ thuật.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-04

Tên thẻ công việcĐánh mép gấp

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

Trong quá trình gia công gò để nối được các chi tiết lại với nhau tạo thành sản phẩm ngoài việc tạo mép gấp thì công việc đánh mép gấp rất quan trong nó quyết định một phần rất lớn cho chất lượng của mối ghép. Vì vậy, đánh mép gấp là phương pháp gia công mép gấp thủ công và rất phổ biến đối với phương pháp gia công gò thủ công thì đánh mép gấp là giai đoạn đầu của quá trình gò.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu kĩ thuật của đáng mép gấp kim loại mỏng.

48

Page 47: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Đánh được các loại mép gấp đảm bảo theo đúng yêu cầu kĩ thuật mép gấp kít, đều, kim loại không bị biến dạng cục bộ khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để đánh mép gấp.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1. Đặc điểm cấu tạo, công dụng của các dụng cụ sử dụng đánh mép gấp kim loại mỏng.

- Các dụng cụ sử dụng như trong gấp mép theo đường thẳng và gấp mép theo cung tròn.- Bàn sấn là dụng cụ dùng để tạo độ kít cho mối ghép cũng như là phẳng và tạo gân

cho mối ghép, cấu tạo của bàn sấ như hình vẽ.3.2. Phương pháp tạo mép gấp kim loại mỏng bằng các dụng cụ thủ công.

- Phôi sau khi đã được tạo mép gấp theo đường thẳng đã được kiểm tra kích thước đạt yêu cầu, sau đó ta luồn hai chi tiết đó vào nhau và tiến hành thao tác đánh mép gấp.

- Hai chi tiết được luồn sát vào nhau và tiến hành đánh mép gấp.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Tôn gò : 80 x 150 x (0,6 ~ 1)mm : 2 tấm - Thiết bị dụng cụ : Đe gò, thanh gỗ để gò, tấm kê, bàn sấn, búa

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu

- Dụng cụ: Đe gò, thanh gỗ để gò, tấm kê, bàn sấn, búa- Vật liệu: Tôn gò : 80 x 150 x (0,6 ~ 1)mm : 2 tấm

5.2 Vạch dấu các mép gấp : Vạch dấu các mép gấp trên hai tấm phôi theo bản vẽ 5.3 Dùng đe phẳng để gấp phôi: Gấp phôi theo đường vạch dấu tạo thành một góc nhọn.5.4 Dùng tấp kê để hiệu chỉnh

- Đặt phôi vào cạnh của đe.- Dùng thanh gỗ gõ nhẹ vào mép gấp sao cho mép gấp thẳng, phẳng và ôm xát với

góc của tấm kê.5.5 Ghép hai nửa phôi với nhau.

- Gép hai nửa phôi với nhau bằng cách lồng hai mép gấp vào nhau rồi kéo ngược chiều đến khi hai mép đều sát vào cung đã gấp .5.6 Đánh mối ghép

- Đánh mối ghép bằng thanh gỗ từ một vị trí hơi xiên .- Đầu tiên đánh chặt hai đầu sau đó đánh vào giữa .

5.7 Dùng bàn sấn để tạo bậc - Đặt bàn sấn lên phần mối gép đã đánh chắc .- Đầu tiên sấn ở hai đầu , sau đó sấn vào giữa .- Khi di chuyển bàn sấn, mỗi lần chỉ tiến về phía trước khoảng 1/3 chiều dài bàn sấn.

* Chú ý khi làm việc :- Khi dùng tấm kê để đánh mép gấp không được đánh mép gấp tạo thành một góc

nhọn nếu không sẽ không vào được mối gép .- Không ép xuống đe nhiều sau khi vào mối ghép, nếu không mối ghép có thể trượt ra ngoài

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 01 trang tài liệu hướng dẫn phương pháp đánh mép gấp.- 01 tài liệu phát tay quy trình thực hiện đánh mép gấp.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

49

Page 48: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

1. Chuẩn bị dụng cụ phôi liệu Chuẩn bị được các dụng cụ để đánh mép gấp đúng và đủ theo yêu cầu của công việc.

2. Vạch dấu các mép gấp Vạch dấu được theo kích thước của mép gấp.3. Dùng đe phẳng để gấp phôi Phôi được gấp theo đúng đường vạch dấu, mép gấp đều,

kim loại không bị biến dạng cục bộ.4. Dùng tấp kê để hiệu chỉnh Mép gấp được chỉnh sửa theo đúng góc độ, cung góc

đều nhau.5. Ghép hai nửa phôi với nhau Mối ghép giữa hai phôi phải đều nhau. 6. Đánh mối ghép Mối ghép đảm bảo phẳng, đều không bị vênh. 7. Dùng bàn sấn để tạo bậc Đường sấn mép gấp phải đều không bị biến dạng cục

bộ.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-05

Tên thẻ công việcGò hình trụ

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

Trong quá trình gia công gò để tạo ra được những chi tiết như thùng đựng nước, những chi tiết ống trụ thì phương pháp gò hình trụ được sử dụng rộng rài. Vì vậy, gò hình trụ là công việc được sử dụng rất nhiều trong quá trình gia công gò hàn, đây là phương pháp gia công thủ công chuẩn bị cho công việc gò các loại thùng đựng và một số chi tiết trong gia công hàn.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm, yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gò hình trụ.- Gò được các loại hình trụ đảm bảo đúng kích thước với dung sai cho phép là 1mm,

kim loại không bị biến dạng cục bộ, tiết diện hình trụ phải đều khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ gò hình trụ.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1.Đặc điểm, công dụng của các dụng cụ gò hình trụ.

- Đặc điểm công dụng của đe tròn là dụng cụ dùng để tạo cung trong quá trình thực hiện gò hình trụ.

- Dường kiểm là dụng cụ dùng để kiểm tra độ tròncủa hình trụ khi gò.3.2 Tính toán và khai triển hình trụ.

- Việc tính toán khai triển hình trụ được thể hiện trên hình vẽ sauh

CTrong đó : C là chu vi đường tròn đáy

h là chiều cao của hình trụ- Chu vi đáy tức là chu vi của đường tròn được tính băng công thức sau:

C = D x 3,14 (D là đường kính đáy)

50

Page 49: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Đối với 1 số chi tiết cần viền mép ta phải cộng thêm phần mép viền vào chiều cao của chi tiết4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu: Tôn dày từ (0,6 ~ 1 )mm - Thiết bị dụng cụ : Bàn nguội, êtô, đe tròn, búa gỗ, dưỡng kiểm

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu.

- Dụng cụ: Bàn nguội, êtô, đe tròn, búa gỗ, dưỡng kiểm- Phôi liệu: Tôn dày từ (0,6 ~ 1 )mm

5.2 Kẹp đe tròn vào êtô- Đặt đe tròn vào êtô sao cho chiều dài đe lớn hơn phôi khoảng 100mm.- Kẹp chặt đe trên êtô

5.3 Đặt phôi lên êtô - Đặt cạnh đầu của phôi song song với đường tâm của đe - Đầu của phôi nhô ra khỏi đường tâm của đe khoảng 10mm

5.4 Uốn cong hai đầu của phôi - Dùng búa gỗ để gò cong hai đầu của phôi .- Giữ chặt phôi không cho di chuyển trong quá trình gò

5.5 Gò hai đầu của phôi cong khít với dưỡng kiểm Đặt dưỡng kiểm thẳng góc với phôi để kiểm tra độ cong

5.6 Uốn cong phôi để tạo hình trụ - Đặt đầu phôi song song với đường tâm của đe.- Uốn phôi từ từ và tăng dần cho đến khi hai đầu phôi chạm vào nhau.

* Chú ý khi gò : - Sử dụng dưỡng để đo khi gò hai đầu phôi vị thế phôi không được gò cong quá hoặc

không đủ độ cong. - Khi gò phải đặt hai đầu phôi song song với đường tâm đe, nếu không mối ghép sẽ

không tiếp xúc đều. - Nếu phần ở giữa bị uốn cong quá thì dùng búa gỗ để sửa lại .

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật gò hình trụ.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện gò hình trụ.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1.Chuẩn bị dụng cụ phôi liệu Chuẩn bị được các dụng cụ gò hình trụ đúng và đủ theo yêu cầu của công việc.

2. Kẹp đe tròn vào êtô Đe tròn được kẹp vào êtô đảm bảo phần nhô của đe dài hơn phần chiều dài phôi cần gò.

3. Đặt phôi lên đe Phôi được đặt lên đe đảm bảo cho phần nhô ra của phôi đủ để cung không bị gấp.

4. Uốn cong hai đầu của phôi Hai đầu phôi được uốn cung lớn hơn một ít so với cung tròn cần gò.

5. Gò hai đầu của phôi cong khít với dưỡng kiểm

Hai đầu của phôi được chỉnh sửa đúng theo đường cung chuẩn.

6. Uốn cong phôi để tạo hình Hình trụ được tạo phải đảm bảo cung đều không gấp

51

Page 50: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

trụ và kim loại không bị biến dạng cục bộ.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-06

Tên thẻ công việcViền dây

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

- Khi gia công các chi tiết hình trụ như thùng đựng nước, các chi tiết sử dụng kim loại mỏng để tạo độ cứng cho các sản phẩm hoặc trang trí cho sản phẩm người ta sử dụng phương pháp viền dây.

- Viền dây là một công việc cần thiết đối với phương pháp gia công bằng tôn mỏng nhằm tăng độ bền, chắc và tính thẩm mĩ của sản phẩm. Viền dây có hai phương pháp là viền dây có lõi và viền dây không có lõi. 2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm công dụng của viền day.- Viền được các mép viền đảm bảo đúng theo yêu cầu, mép viền đều kim loại không

bị biến dang cục bộ khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để viền dây.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1. Tính toán kích thước mép viền.

- Viền dây có hai loại là viền dây có lõi và viền day không có lõi, việc tính toán kích thước cho mép viền dựa vào yêu cầu thực tế của mép viền.

- Công thức tính kích thước cho viền mép có lõi: m = d + e

Trong đó: m là kích thước vạch dấu trên phôid là đường kính của thép viền.e là chiều dày vật liệu. = 3,14

- Đối với mép viền không có lõi nghĩa là phần tính toán vẫn tương tự như ở trên nhưng nhất thiết phải viền trước rồi mới móc mỹ.3.2. Đặc điểm tính chất của viền dây.

- Đối với mép viền có lõi: có độ cứng cao, thao tác thuận tiện hơn mép viền không có lõi, chịu được lực tác dụng tốt hơn mép viền không có lõi nhưng tốn kém nguyên vật liệu hơn.

- Đối với mép viền không có lõi phương pháp tiến hành nhanh đơn giản, bớt chi phí vật liệu. Nhưng đối với những vật có chiều dày nhỏ, độ cúng vững kém nên chỉ áp dụng đối với những sản phẳm có kích thước nhỏ và ít chịu va đập trong quá trình sử dụng.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Tôn tấm dày (0,6 ~ 1)mm- Thiết bị dụng cụ : Đe phẳng, thanh gỗ gò, cốt thép tròn

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu

- Chuẩn bị dụng cụ: Đe phẳng, thanh gỗ gò, cốt thép tròn- Phôi liêu: Tôn tấm dày (0,6 ~ 1)mm các kích thước của phôi như bản vẽ chi tiết cần

gia công.5.2 Vạch dấu phần uốn: Vạch dấu đường uốn trên phôi theo bản vẽ

52

Page 51: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

5.3 Uốn phôi - Uốn cong phôi nhưng không sát vào cạnh đe .- Chiều dài của phần uốn tương đương với đường kính của cốt.- Tiếp tục uốn chiều dài có kích thước bằng khoảng 1,5 lần đường kính của cốt.

5.4 Đặt cốt vào phôi - Uốn hai đầu của phôi cho ôm khít lấy cốt .- Uốn tiếp phần giữa sao cho không trượt ra ngoài cốt.- Chỉnh sửa bên trong các phần đã uốn

5.5 Gấp tôn: Gấp cạnh của phôi lại bằng cách dùng thanh gỗ vỗ nhẹ vào chỗ uốn theo phương nằm ngang 5.6 Chỉnh sửa: Nắn phẳng cạnh uốn bằng thanh gỗ 6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật viền dây.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện viền dây.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị các dụng cụ dùng để viền dây.

Chuẩn bị được các dụng cụ dùng để viền dây đúng và đủ theo yêu cầu của công việc.

2. Vạch dấu phần phôi chi tiết cần viền dây.

Vạch dấu được phần phôi cần viền đúng kích thước của lõi viền.

3. Uốn phôi Phần tồn được uốn để viền phải phù hợp với lõi hoặc kích thước của lõi viền.

4. Đặt cốt vào phôi Cốt được đặt vào phôi đảm bảo theo kích thước của chi tiết cần viền.

5. Gấp tôn Mép gấp phải khít với lõi viền.6. Chỉnh sửa Mép gấp đảm bảo kít với lõi và đều, kim loại không bị

biến dạng cục bộ.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-07

Tên thẻ công việcTạo vành kim loại từ tấm phẳng

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu:

- Khi gia công gò việc tạo mép gấp và đánh mép gấp là cơ sở cho việc chế tạo các sản phẩm nhưng để hoàn thiện các sản phẩm theo yêu cầu thì việc gia công tạo vành để tăng cứng hoặc tạo tiền đề cho các mối ghép rất quan trọng như mối ghép các chi tiết hộp ...

- Tạo vành kim loại từ tấm phẳng là mối ghép được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như các loại đồ hộp, các dụng cụ gia đình, đảm bảo được độ kín và độ chắc, đây là bước tạo vành chuẩn bị cho mối ghép đáy trong gia công gò.

2. Mục tiêu thực hiện công việc - Trình bày được đặc điểm, yêu cầu kĩ thuật của phương pháp tạo vành kim loại từ

tấm phẳng.

53

Page 52: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Tạo được vành kim loại từ tấm phẳng đảm bảo đúng kích thước yêu cầu trong độ dung sai cho phép là 0,2mm kim loại không bị biến dạng cục bộ, không cong vênh khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để tạo vành kim loại từ tấm phẳng.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc

- Đây là phần gia công tạo mép gấp theo đường thẳng vì vậy ta áp dụng những kiến thức trong gấp mép theo đường thẳng để thực hiện công việc này.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Tôn tấm dày 0,4 mm, thép tấm dày 1mm, nhôm, đồng tấm (tất cả các tấm trên phải tạo hình chữ L trước khi gò)

- Thiết bị dụng cụ : Thước lá, vạch dấu, compa, kéo cắt tôn, búa nguội, búa gỗ, đe gò góc, compa vạch dấu 5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị phôi

- Tính chiều dài phôi theo công thức L = (đường kính ngoài - chiều dày phôi ) x 3,14 (mm)- Cắt phôi dài hơn chiều dài tính toán một chút .

5.2 . Chuẩn bị dưỡng kiểm - Dùng compa quay tạo đường tròn có đường kính bằng đường kính trong của vành.- Dùng kéo cắt để cắt dưỡng.- Cắt hai đường ngắn sau đó bẻ cong đoạn cắt lên dùng làm tay cầm trong quá trình đo kiểm.

5.3. Chuẩn bị đe gò - Đặt đe vào êtô rồi kẹp chặt .- Để phần đe có hình chữ L quay lên phía trên .

5.4. Gò cong hai đầu của phôi khoảng cách đường tròn - Dùng mỏ búa nguội đánh dọc theo phôi với lực đánh búa phía ngoài lớn hơn một

chút so với phía trong góc .5.5. Gò phần giữa phôi

- Đánh giãn phôi đều đặn bằng búa nguội .+ Chú ý không để phôi bị rạn nứt .+ Thỉnh thoảng dùng dưỡng để kiểm tra .- Chú ý không gò phôi có hình chữ L cong quá, nếu không việc sửa chữa sẽ rất khó khăn.- Tiếp tục gò cho đến khi đạt được hình dạng như mong muốn .

5.6. Nắn phẳng vành khăn - Nắn phẳng phần kim loại bị nhăn do đánh búa khi gò .- Cắt bỏ phần kim loại thừa

5.7. Hoàn thiện sản phẩm - Vạch dấu phần vành khăn theo đúng kích thước bằng compa vạch dấu .- Dùng dũa để dũa phần kim loại bị thừa - Nếu phần vành khăn bị thừa nhiều, dùng kéo để cắt .- Đặt phần vành khăn lên mặt phẳng, dùng búa nắn phẳng - Dùng dưỡng kiểm để kiểm tra hình dáng của sản phẩm .

5.8. Kiểm tra sản phẩm sau khi hoàn thiện - Kiểm tra hình dáng bằng dưỡng kiểm .- Đo các kích thước bằng thước lá .- Kiểm tra độ phẳng của vành khăn bằng bàn máp.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật toạ vành kim loại từ tấm phẳng.

54

Page 53: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện toạ vành kim loại từ tấm phẳng.7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị phôi Phôi được chuẩn bị đảm bảo phù hợp với kích thước của chi tiết cần gia công

2. Chuẩn bị dưỡng kiểm Dưỡng kiểm đảm bảo đúng theo kích thước yêu cầu của chi tiết cần gia công.

3. Chuẩn bị đe gò Đe gò phải phù hợp với chi tiết cần gia công.4. Gò cong hai đầu của phôi khoảng 1/4 đường tròn

Hai đầu của phôi được gò đều cung không quá gấp, đúng theo đường vạch dấu.

5. Gò phần giữa phôi Phần cung được gò phải đều nhau đảm bảo kích thước theo yêu cầu.

6. Nắn phẳng vành khăn Vành khăn được nắn đều, đúng theo đường vạch dấu, kim loại không bị biến dang cục bộ.

7. Hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm cần gia công phải đảm bảo đúng theo yêu cầu cần gia công.

8. Kiểm tra sản phẩm sau khi hoàn thiện

Kiểm tra các kích thước phải đúng theo yêu cầu và dung sai cho phép.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-08

Tên thẻ công việcTạo vành kim loại từ ống trụ

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

- Tạo vành kim loại từ ống trụ là phương pháp gia công để nối hai chi tiết bằng ống trụ lại với nhau hoặc gia công cho mối ghép đáy các chi tiết sản phẩm gò đây là công việc tương đối khó khăn cần độ chính xác cao.

- Tạo vành kim loại từ ống trụ là giai đoạn gia công tạo phần mép gấp cho chi tiết cần gia công lắp ghép phần đáy hoặc nối hai chi tiết ống trụ bằng phương pháp gò.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu kĩ thuật của phương pháp tạo vành kim loại từ ống trụ.- Tạo được vành kim loại từ ống trụ đảm bảo đúng kích thước yêu cầu trong độ dung

sai cho phép là 0,2mm kim loại không bị biến dạng cục bộ, không cong vênh khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để tạo vành kim loại từ ống trụ.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc

- Kích thước của chi tiết cần tạo vành từ ống trụ phụ thuộc vào yêu cầu của bản vẽ cho sẵn hoặc đối với những mối ghép đơn giản ta có thể lấy kích thước tương đối phù hợp với điều kiện gia công và mỹ thuật.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Tôn tấm có chiều dày từ ( 0,6 ~ 1) mm sau khi gò có thể dùng hàn khí để nối hoặc gấp mép để nối

- Thiết bị dụng cụ : Thước lá, compa vạch dấu, kéo cắt tôn, búa nguội, đe gò góc, dũa 5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị dưỡng kiểm

55

Page 54: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Dùng compa quay tạo đường tròn có đường kính bằng đường kính trong của hình trụ.- Dùng kéo cắt theo vạch dấu .- Dùng dũa dũa hết ba via.- Cát hai đường ngắn sau đó bẻ cong chỗ cắt lên dùng làm tay cầm trong quá trình

kiểm tra.5.2. Vạch dấu kích thước của vành khăn

- Vạch dấu chiều rộng của vành khăn ở phía trong của hình trụ.- Vạch dấu chiều rộng của vành khăn bằng cách dùng compa vạch dấu tỳ một chân

vào mặt đầu của hình trụ, chân còn lại ở phía trong hình trụ đồng thời xoay tròn hình trụ .5.3. Đặt phôi lên đe gò

- Vạch đường dẫn hướng của vành gò trên đe gò, sau đó kẹp chặt đe gò trên êtô.- Giữ phôi sao cho đường vach dấu phía trong của hình trụ trùng với góc của đe gò.

5.4. Tạo vành - Chú ý không để lệch phần gò khỏi đường vạch dấu .- Dùng đầu phẳng của búa đánh vào phía trong của hình trụ theo đường vạch dấu vừa

đánh vừa xoay tròn phôi .- Sau khi đánh đều một lượt trên toàn bộ đường tròn, dùng dưỡng kiểm để kiểm tra

đường tròn, rồi sửa lại những chỗ không đều.- Tiếp tục vừa đánh búa vừa kiểm tra như trên đến khi vành gò tạo thành góc 90 0 với

hình trụ.5.5. Là nhẵn: Là nhẵn vành bằng cách dùng búa nguội đánh lên mặt vành khăn .5.6. Hoàn thiện sản phẩm

- Dùng compa vạch dấu trên vành khăn theo đúng kích thước yêu cầu .- Dùng kéo cắt phần kim loại thừa (nếu nhiều).- Dũa hết bavia.- Úp vành khăn xuống mặt phẳng, dùng búa nắn phẳng toàn bộ vành.

5.7. Kiểm tra sản phẩm - Kiểm tra kích thước của sản phẩm bằng thước lá .- Kiểm tra độ phẳng của vành khăn trên bàn máp.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện tạo vành kim loại từ ống trụ.7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dưỡng kiểm Dưỡng kiểm đảm bảo đungá theo kích thước yêu cầu của chi tiết cần gia công.

2. Vạch dấu kích thước của vành khăn

Dấu vạch phải rõ ràng và một nét và đảm đúng kích thước của chi tiết.

3. Đặt phôi lên đe gò Phôi được đặt lên đe phẳng và mép đe phải phù vị trí cần gia công.

4. Tạo vành Vành được tạo phải đảm bảo kích thước, kim loại không bị biến dạng cục bộ.

5. Là nhẵn Phần kim loại được tạo vành phải được là nhẵn, kim loại không bị cong vênh và biến dạng cục bộ.

6. Hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm được chỉnh sửa đúng kích thước v à góc độ và

56

Page 55: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

dung sai cho phép7. Kiểm tra sản phẩm Kiểm tra các kích thước và góc độ của cung cần gia công.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-09

Tên thẻ công việcNắn kim loại

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu:

- Trong quá trình gia công để hình dáng, kích thước của chi tiết đảm bảo theo đúng yêu cầu kĩ thuật ta phải sử dụng phương nắn để chỉnh sửa lại những biến dang của kim loại trong quá trình vận chuyển và gia công chi tiết.

- N ắn kim loại là phương pháp gia công để chuẩn bị phôi cho quá trình gò và hàn nó quyết định cho độ chính xác của chi tiết gia công trước và sau khi tiến hành gia công.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nắn kim loại.- Nắn được các chi tiết thẳng, phẳng đảm bảo theo yêu cầu của chi tiết cần gia công

đạt 90% khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để nắn kim loại.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1. Đặc điểm, công dụng của nắn thẳng, phẳng kim loại

- Đa số các kim loại khi luyện ra đều ở dạng thanh, thỏi hoặc tấm. Trong quá trình gia công và vận chuyển những thanh kim loại dễ bị biến dạng.

- Nắn kim loại là sửa chữa những sai lệch về hình dạng trong quá trình gia công trước hoặc trong quá trình vận chuyển gây nên.

- Quá trình nắn kim loại là lợi dụng tính dẻo của nó để sửa chữa những sai lệch về hình dạng do bị biến dạng gây ra những cong vênh, lồi lõm, nhằm chuẩn bị phôi cho quá trình gia công tiếp theo.3.2. Kĩ thuật nắn thẳng, phẳng kim loại bằng các dụng cụ thủ công.

- Nắn thanh kim loại tròn và vuông: tuỳ theo tiết diện và chiều dài của thanh kim loại ta sử dụng phương pháp nắn sau:

+ Với những thanh kim loại dài, tiết diện nhỏ: dùng những tấm kê phẳng, đặt thanh kim loại lên tấm kê, xoay tròn và dùng búa đánh vào những chỗ bị cong không tiếp xúc với tấm kê.

+ Nếu thanh kim loại có tiết diện lớn hoặc dạng trục đã qua gia công chính xác, khi nắn phải dùng khối V kê hai đầu và dùng búa nắn thông qua tấm đệm.

- Nắn thanh kim loại dẹt:+ Nắn những thanh dày: dùng tấm phẳng để kê, đạp búa trực tiếp vào chỗ cong nhiều,

khi độ cong giảm thì đánh búa nhẹ dần và kiểm tra theo chiều cạnh. + Với những thanh dẹt và mỏng: nếu bị cong theo chiều cạnh ta đặt thanh bị cong

nằm trên tấm kê, dùng đầu nhỏ của búa đánh ở mép có độ cong lõm, đánh đều một lượt theo cạnh mép, lượt sau đánh búa vào phía trong.

- Nắn tấm tôn mỏng: Với những tấm tôn mỏng thường hay lồi lõm, gơn sóng. Vì vậy cần dùng phương pháp làm biến dạng đàn dần để nắn phẳng. Nếu tấm tôn có một chỗ lồi trước hết dùng búa đập mạnh vào cạnh mép, rồi đập nhẹ dần vào giữa đến gần mép chỗ lồi, không đánh búa trực tiếp vào chỗ lồi. Đánh búa nhiều đường trên bề mặt tấm tôn để toàn bộ phần kim loại quanh chỗ lồi cũng dãn ra như chính chỗ lồi thì tấm tôn sẽ phẳng. Nếu tấm tôn lồi ở các cạnh thì ngược lại tức là đánh búa mạnh từ trong ra giữa và nhẹ dần ra xung quanh.

57

Page 56: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Vật liệu : Thép tấm mềm (1.0 x 300 x 250)mm- Thiết bị : Bàn máp, búa nguội, búa gỗ, phấn

5. Quy trình thực hiện công việc5.1. Chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu

- Dụng cụ: Bàn máp, búa nguội, búa gỗ, phấn- Phôi liệu: Thép tấm mềm (1.0 x 300 x 250)mm

5.2. Dát phẳng phần lồi.- Dát phẳng phần lồi bằng búa gỗ rồi nắn toàn bộ phôi - Giảm phần lồi theo hướng mũi tên

5.3. Kiểm tra độ cong vênh .- Ấn chi tiết bằng tay để xem giữa chi tiết và mặt phẳng của bàn máp có khe hở không.- Đánh dấu phần khe hở bằng bột phấn để nhận biết.

5.4. Dát phẳng phôi bằng búa nguội - Dát phẳng chi tiết theo đường chu vi từ ngoài tới tâm của phần đánh dấu.- Đánh búa với lực giảm dần từ phía ngoài vào tâm.- Quay mặt trên xuống dưới, làm lại bước 2 và 3 tới khi chi tiết phẳng.

5.5. Dát phẳng - Dát phẳng đều chi tiết qua vùng không biến dạng bằng búa gỗ.- Giảm kích thước phần biến dạng bằng cách đánh búa.

5.6. Kiểm tra - Đặt phôi lên bàn máp để kiểm tra

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật nắn kim loại.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện nắn kim loại.

7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ, phôi nắn.

Các dụng cụ và phôi liệu chuẩn bị đảm bảo đúng yêu cầu của chi tiết cần gia công.

2. Dát phẳng phần lồi Phần kim loại bị biến dạng được nắn phẳng với độ chuẩn tương đối.3. Kiểm tra độ cong vênh Kiểm tra và vạch dấu đúng những vị trí kim loại bị biến dạng.4. Dát phẳng phôi bằng búa nguội

Phần kim loại bị biến dang được nắn phẳng, không có biến dang cục bộ làm cho kích thước của phôi hoặc chi tiết thay đổi.

5. Dát phẳng Đảm bảo bề mặt phẳng, đều.6. Kiểm tra Kiểm tra bề mặt của phôi và những phần chi tiết bị biến dang.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-10

Tên thẻ công việcUốn kim loại

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công gò hàn một số chi tiết cần đòi hỏi có hình dáng phức tạp, không được chế tạo trước mà ta phải sử dụng phương pháp uốn để tạo ra hình dáng kích thước như yêu cầu của chi tiết người ta phải sử dụng phương pháp uốn kim loại.

58

Page 57: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Uốn kim loại là phương pháp gia công chuẩn bị cho quá trình gia công hàn hoặc gia công thành phẩm, các chi tiết có hình dáng phức tạp cần được tách rời để gia công đảm bảo chính xác về hình dáng và kích thước, giảm bớt độ phức tạp trong quá trình gia công nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu kĩ thuật của phương pháp uốn kim loại.- Uốn được các hình dáng của chi tiết theo yêu cầu kĩ thuật về kích thước đảm bảo độ

dung sai cho phép là 0,5mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ uốn.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm, tính chất và công dụng của uốn kim loại:

- Uốn kim loại là từ kim loại hình thanh, hình tấm tạo ra những sản phẩm có hình dáng, kích thước theo yêu cầu định trước.

- Uốn kim loại là lợi dụng tính biến dạng của kim loại để tạo thành hình dáng, kích thước của vật theo ý muốn.

- Trong quá trình uốn các lớp kim loại có độ biến dạng khác nhau. Với thực tế gia công uốn ta thấy phần kim loại càng xa tâm uốn càng bị giãn nhiều, các thớ càng gần tâm uốn bị nén nhiều, chiều dài trước và sau khi uốn thay đổi không đáng kể.3.1 Phương pháp tính toán và khai triển chi tiết cần gia công uốn.- Uốn góc vuông có bán kính cong: giả sử uốn thanh có chiều dày s, góc vuông có bán kính mặt cong bên trong là R.- Chiều dài phôi được tính theo công thức sau:

L = L1 + L2 + rH/2- Trong đó : rH = R + k.s

R là bán kính cong.k là hệ số phụ thuộc vào tỉ số R/S(tra bảng)s là chiều dày vật liệu

- Để đơn giản ta có thể lấy k = 0,5 tức là rH = R + S/2 và L được tính bằng công thức sau : L = L1 + L2 + /2(R + S/2)

- Uốn vưông góc khi không có bán kính cong: chiều dài L được xác định bằng công thức:L = l1 + l2 + 0,6S

(theo hình vẽ)- Uốn thành một góc bất kỳ: muốn uốn thanh thành một góc bất kỳ thì chiều dài phôi được tính theo công thức sau:

L = l1 + l2 + / 180(R + S/2)- Trong đó: góc cần uốn tính bằng độ

= 3,14S là chiều dàyR là bán kính trong góc uốn.

3.2 Phương pháp uốn kim loại. - Tuỳ theo hình dáng của vật liệu và sản phẩm mà ta có các phương pháp uốn khác nhau.- Uốn các thanh dẹt: muốn uốn các thanh dẹt trước hết ta phải tính toán chiều dài phôi

trước khi uốn theo công thức trên và tiến hành cắt phôi.+ Uốn thanh dẹt thành góc vuông: vạch dấu đường dao tuyến của góc vuông. Cặp

phôi lên êtô, đường vạch dấu trên phôi chấm mép trên của má kẹp êtô. Dùng búa đập vào phần nhô của phôi. Khi đã tạo được góc vuông thì tiếp tục dùng búa đập vào góc để góc vuông không có bán kính.

59

Page 58: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

+ Uốn thanh dẹt thành hình cong: Trước hết phải tính toán chiều dài phôi để cắt phôi, dùng một khúc thép tròn với đường kính bằng hoặc nhỏ hơn đường kính trong của ống định uốn một chút, kẹp lên êtô cùng với khúc thép tròn. Dùng búa uốn cong một đầu của phôi, uốn cho tấm thép đều kĩt vào lõi thép sau đó kẹp lại và ngả đầu búa đánh ngang cho tới khi tròn.

+ Khi cần uốn những hình phức tạp, phải dùng nhiều khuôn uốn và qua nhiều động tác mới tạo được hình dáng mong muỗn.

- Uốn các thanh thép tròn: Đối với các thanh thép tròn, tuỳ theo kích thước của tiết diện mà người ta có thể uốn bằng kìm, bằng búa hoặc trong êtô.

+ Với các dây kim loại có tiết diện nhỏ có thể dùng kìm để uốn.+ Với những thanh thép tròn có kích thước lớn hơn có thể uốn trên êtô.- Có một số phương pháp chế tạo dụng cụ uốn bằng tâyt có thể tìm tài liệu tham khảo.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Vật liệu : Thép tấm mềm (1.0 x 300 x 250)mm- Thiết bị : Bàn máp, búa nguội, búa gỗ, phấn

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị dụng cụ.

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phù hợp với yêu cầu của chi tiết.- Kiểm tra độ an toàn của các dụng cụ trước khi sử dụng.

5.2. Chuẩn bị phôi cho chi tiết uốn.- Vạch dấu thanh kim loại cần uốn bằng mũi vạch theo kích thước đã tính toán.- Cắt phôi theo đường vạch kích thước đã vạch.

5.3. Tiến hành uốn các đường cơ bản. - Kẹp thanh kim loại vào êtô sao cho đường vạch dấu ở phía trên mỏ cố định của êtô

và cao hơn mỏ 0,5mm .- Đánh búa về phía mỏ cố định của êtô để uốn thanh kim loại

5.4. Nắn sửa chi tiết uốn.- Chi tiết sau khi uốn thường bị cong vênh ta phải nắn sửa để chi tiết có hình dáng và

kích thước mong muốn.- Kiểm tra lại kích thước và độ đồng đều trên chi tiết uốn.

55. Kiểm tra Kiểm tra kích thước.Kiểm tra hình dáng của chi tiết.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật uốn kim loại.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện uốn kim loại.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ. Các dụng cụ được chuẩn bị phù hợp với chi tiết cần gia công uốn.2. Chuẩn bị phôi cho chi tiết uốn.

Phôi được chuẩn bị đảm bảo kích thước của chi tiết cần gia công.

3. Tiến hành uốn các đường cơ bản.

Đường uốn phải đảm bảo các kích thước và hình dáng yêu cầu.

4. Nắn sửa chi tiết uốn.

Chi tiết uốn được nắn sửa đảm bảo về hình dáng, thẩm mĩ, kích thước theo yêu cầu bản vẽ và dung sai cho phép.

60

Page 59: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

5. Kiểm tra Kiểm tra kích thước và góc uốn của chi tiết.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-11

Tên thẻ công việcTán đinh

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

Mối ghép bằng tán đinh là một mối ghép rất quan trọng trong quá trình gia công gò, phương pháp gia công này được sử dụng rất rộng rài như mối ghép quai sách của thùng múc nước ... mối ghép này đơn giản dễ gia công và có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp gia công khác. Vì vậy, tán đinh là một nguyên công không thể thiếu được khi hoàn thiện sản phẩm, đinh tán có nhiều ưu điểm so với lắp ghép bằng hàn, bằng bulông. Tán đinh có thể được tán bằng 2 phương pháp tán nóng và tán nguội.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được các đặc điểm yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gia công mối ghép bằng tán đinh.

- Tán được các loại đinh tán phù hợp yêu cầu của chi tiết đảm bảo theo yêu cầu của chi tiết đầu đinh không bị nứt, cong thân khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ dùng để tán đinh.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm, công dụng của mối ghép bằng đinh tán.

- Mối ghép bằng đinh tán chắc, chịu được lực va đập, giá thành hạ, phương pháp tiến hành đơn giản, có thể tán nóng và tán nguội.

- Tán nóng: tức là dùng đinh tán nung đến một nhiệt độ quy định sau đó lồng vào chi tiết cần tán, phương pháp này được tiến hành ngay sau khi nhiệt độ cho phép.

- Tán nguội là tán trực tiếp trên sản phẩm cần lắp ghép mà không cần nung nóng đầu đinh tán, tuỳ theo yêu cầu kích thước mà đinh tán có thể có đầu là hình chỏm cầu, hình côn, hình trụ..v.v3.2 Phương pháp tính toán, chon khoảng cách giữa các định tán.

- Khoảng cách từ mép chồng đến tâm là a thì lỗ được gia công bằng phương pháp khoan thì khoảng cách được tính như sau: t = 3d, nếu lỗ được gia công bằng phương pháp đột thì t = 2,5d, Nếu ghép hai hàng đinh thì t = 4d3.3 Mối tương quan giữa đường kính lỗ khoan và đường kính đinh tán.

- Người ta căn cứ vào đường kính của đinh cần tán để chọn đường kính mũi khoan sao cho trong quá trình gia công được thuận lợi. Khi sử dụng đinh tán4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu: Thép tấm đã khoan lỗ, đinh tán - Thiết bị, dụng cụ: Êtô tay, chốt định vị, chụp rút đinh, khuôn tán đinh, búa nguội,

búa tay5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Chuẩn bị dụng cụ phôi liệu.

- Chuẩn bị dụng cụ tán đinh: Búa nguội. Chụp mũ đinh...

61

Page 60: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Phôi có kích thước phù hợp với yêu cầu của chi tiết.5.2. Kẹp chặt phôi đã khoan bằng êtô

- Định vị hai tấm phôi bằng hai chốt khoan lỗ ở hai góc chéo nhau.- Lồng chốt định vị chính xác vào lỗ.- Kẹp chặt phôi bằng êtô.

5.3. Lồng đinh tán - Lồng đinh tán từ dưới lên.- Giữ phần đầu đinh tán trong mặt lõm của khuôn tán

5.4. Rút đinh - Đặt chụp rút đinh vuông góc với mặt phôi, dùng búa đánh xuống .- Đưa đầu đinh tán gần sát vào tâm phôi

5.5. Tán đàu đinh bằng búa - Đánh búa tán đầu đinh sao cho phần phụ không bị cong .- Đánh búa định hình đinh tán .

5.6. Tạo hình đầu đinh tán bằng khuôn tán- Đặt khuôn tán đinh vuông góc rồi đánh búa .- Cẩn thận không để đầu khuôn tạo vết trên vật liệu(phôi)

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật tán đinh.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện tán đinh.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ phôi liệu. Dụng cụ và phôi liệu chuẩn bị đúng và đủ theo yêu cầu của chi tiết cần tán đinh.

2. Kẹp chặt phôi bằng êtô Phôi được kẹp vào êtô phù hợp và đảm bảo cho quá trình gia công thuận tiện.

3. Lồng đinh tán Đinh tán được lồng vào phôi vuông góc.4. Rút đinh Mũ chụp đinh phải đảm bảo được đầu đinh tạo

không bị lệch.5. Tán đầu đinh bằng búa Đầu đinh được tán không bị vênh, nứt và thân đinh

không bị lệch.6. Tạo hình đầu đinh tán bằng khuôn

Đầu mũ đinh đảm bảo không nứt rạn, không lệch.

Mã Thẻ công việcKTGH-03-12

Tên thẻ công việcHàn thiếc

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đâu :

Trong gia công gò để là kín được những mối ghép bằng gò người ta sử dụng phương pháp hàn thiếc như những mối ghép thùng đựng nước, ca đựng nước. Vì vậy, hàn thiếc là phương pháp dùng mỏ hàn nung nóng để làm chẩy thiếc trên bề mặt cần hàn đã được tẩy sạch bằng các dung dịch, làm kín mối ghép bằng hàn thiếc có nhiều ưu điểm nhưng mối hàn dễ bị ôxi hoá.2. Mục tiêu thực hiện công việc

62

Page 61: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Trình bày được những đặc điểm yêu cầu kĩ thuật của mối hàn thiếc.- Hàn được các loại mối hàn thiếc đạt 90% đúng yêu cầu kĩ thuật khi được cung cấp

đầy đủ các dụng cụ sử dụng trong hàn thiếc.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm, công dụng của các dụng cụ dùng trong hàn thiếc.

- Mỏ hàn thiếc được làm bằng đồng đỏ để giữ nhiệt độ cao.- Nguyên liệu hàn bao gồm thiếc, axít clohyđric(Hcl), kẽm.- Dùng axít bôi một lớp mỏng lên trên đường hàn để tẩy sạch đường hàn.

3.2 Đặc điểm, công dụng của mối hàn thiếc.- Phương pháp tiến hành đơin giản, nhanh gọn, ít tốn kém. Mối ghép cũng có thể chịu

được một khả năng và đập nhất định, thông thường thì chụi nén tốt hơn chịu kéo, đảm bảo đường hàn kín, không làm biến dạng vật hàn.

- Có thể áp dụng với một số sản phẩm thông dụng, đường hàn dễ bị ô xi hoá do chất tẩy sạch đường hàn tác dụng đến vật hàn.3.3 Chú ý khi thực hiện hàn thiếc.

- A xít dễ bị đổ tung vào tay hoặc quần áo.- Mỏ hàn dễ gây tai nạn làm bỏng.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Vật liệu : Tôn tráng kẽm 0.3 x300 x 110 mm, 4 tấm SUS 304- Thiết bị, dụng cụ : Mỏ hàn, bếp ga, thuốc hàn, giờy ráp.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Chuẩn bị dụng cụ phôi liệu.

- Dụng cụ hàn thiếc được chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu như mỏ hàn, nguồn nhiệt, thiếc hàn.

- Dụng cụ làm sạch, gõ xỉ...5.2. Nung nóng mỏ hàn

- Nung nóng mỏ hàn ở nhiệt độ (300 ~ 400)0C - Không nung mỏ hàn quá nóng

5.3. Tráng một lớp thuốc hàn- Đánh bóng phần được hàn bằng giờy ráp.- Dùng đũa tre quét một lớp thuốc hàn hẹp lên chỗ hàn - Dùng thuốc hàn 25% axít clohyđric (HCl) cho tôn tráng kẽm hoặc dung dịch clorua

kẽm cho thép không gỉ- Không quét thuốc hàn sang phần không hàn

5.4. Làm sạch ôxít ở đầu mỏ hàn: Nhúng đầu mỏ hàn vào trong dung dịch a xít clorua kẽm tẩy bỏ ôxít ở đầu mỏ hàn.5.5. Gắn hợp kim vào đầu mỏ hàn: Gắn hợp kim vào đầu mỏ hàn mà không bị rơi giọt 5.6. Thực hiện đường hàn

- Khi hợp kim hàn bắt đầu di chuyển sang khi phần hàn được nung nóng bằng mỏ hàn ta kéo mỏ hàn chậm theo hướng hàn .

- Nếu hợp kim hàn không gắn vào vật hàn thi làm lại bước 1,3 và 4 5.7. Tiếp tục hàn: Tiép tục từ bước 1 đến bước 5 tới khi công việc hoàn thành 5.8 Làm sạch thuốc hàn

- Nhúng phần đã hàn vào trong nước và rửa sạch, lau khô phần hàn bằng giẻ .6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn thiếc.

63

Page 62: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- 01 tờ giấy trong in sơ đồ cấu tạo của các dụng cụ thiết bị sử dụng trong hàn thiếc.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn thiếc.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu Dụng cụ và phôi liệu chuẩn bị dúng và đủ theo yêu cầu của công việc.

2. Nung nóng mỏ hàn Mỏ hàn được nung đến nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ nóng chẩy của thiếc.

3. Tráng một lớp thuốc hàn Lớp thuốc được tráng trên bề mặt đều không quá nhiều.4. Làm sạch ô xít ở đầu mỏ hàn Đầu mỏ hàn được làm sạch lớp ôxít bấn ở đầu mỏ.5. Gắn hợp kim hàn vào mỏ hàn

Hợp kim hàn được gắn với một lương đảm bảo theo yêu cầu của mối ghép và lương nhiệt được nung cho mỏ hàn.

6. Thực hiện đường hàn Đường hàn phải đảm bảo độ ngấu và độ phẳng, hợp kim hàn có độ thẩm thấu vào mối hàn cao nhất.

7. Tiếp tục hàn Đường hàn được tạo phải phẳng và kín kích thước đảm bảo theo yêu cầu.

8. Làm sạch thuốc hàn Lớp thuốc trên bề mặt mối hàn được làm sạch để kiểm tra quá trình hàn, và hoàn thiện công việc.

Mã môđunktgh 04 00

Tên môđunHàn hồ quang tay

Thời gian (giờ)Lý thuyết

18 Thực hành

94 Tổng số:

112 1. Mục tiêu thực hiện.

Kiến thức:- Trình bày được các kiến thức có liên quan trực tiếp đến hàn hồ quang tay.Kỹ năng:- Gia công hàn các chi tiết đươn giản bằng kĩ thuật hàn hồ quang tay.Thái độ:- Có thái độ nghiêm túc trong công việc, đảm bảo được an toàn trong lao động.

2. Yêu cầu để học môđun.

Tất cả những người có nhu cầu học nghề đảm bảo được yêu cầu khi kết thúc chương trình học môđun 1 và 2 đạt tiêu chuẩn từ trung bình trỏ lên, có ý thức tốt trong quá trinh học và có nhu cầu tiếp tục theo học.

64

Page 63: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

3. Nội dung môđun.

1. Sử dụng máy hàn.2. Tạo hồ quang hàn.3. Hàn trên mặt phẳng ở vị trí hàn sấp que hàn chuyển động thẳng.4. Hàn trên mặt phẳng ở vị trí hàn sấp que hàn chuyển động ngang.5. Hàn giáp mý không vát mép.6. Hàn giáp mý vát mép chữ "V"7. Hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.8. Hàn lấp góc ở vị trí hàn ngang.9. Hàn chồng mý.10. Hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.11. Hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép.12. Hàn trên mặt phẳng hàn ngang không vát mép.13. Hàn trên mặt phẳng hàn ngang vát mép.14. Hàn ngửa (hàn trần).15. Hàn đắp mặt phẳng.16. Hàn đắp trục tròn.17. Cắt kim loại bằng hồ quang tay.

4. Đánh giá kết quả học tập của môđun.

Kiến thức:a.Yêu cầu: - Học viên phải hoàn thành ít nhất 90% các công việc của môđun hàn hồ quang tay.- Kết quả học tập của các thẻ công việc trong mô đun phải đạt điểm trung bình trở lên.- Trình bày một số kiến thức cơ bản theo thẻ công việc của mục tiêu môđun hàn hồ quang tay.b.Công cụ đánh giá:- Bộ câu hỏi trắc nghiệm viết.- Thang, bảng điểm chấm bài.- Câu hỏi tự luậnc.Phương pháp đánh giá.- Thi trắc nghiệm viết về nội dung kiến thức theo mục tiêu của môđun đào tạo.- Kiểm tra miệng về kiến thức của học viên theo thẻ công việc.

65

Page 64: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

Kỹ năng:a.Yêu cầu:- Học viên phải thực hiện các bài thực hành theo quy định ở các thẻ công việc của môđun.- Kết quả đánh giá các bài thực hành ở các thẻ công việc trong môdun đào tạo phải đạt điểm trung bình trở lên.- Thực hiện hòan thành các kỹ năng theo mục tiêu của môđun.b.Công cụ đánh giá:- Kết quả đánh giá của các bài thực hành ở các thẻ công việc trong môđun.- Bảng kiểm, các tiêu chí đánh giá.- Sơ đồ, tranh ảnh, mẫu thực.- Sản phẩm của học viên thực hiện.c.Phương pháp đánh giá:- Mỗi cá nhân thực hiện một bài thi thực hành, giáo viên có thể đánh giá kết quả của học viên theo từng bước thực hiện công việc hoặc trên sản phẩm cuối cùng hoặc kết hợp cả hai để đánh giá cho môđun học.Thái độ:a.Yêu cầu- Thực hiện tốt các yêu cầu về thái độ của học viên qua việc tiếp thu học tập của các thẻ công việc.- Học viên phải thực hiện tốt các nội quy, quy chế của môđun đào tạo.- Chấp hành tốt kỷ luật lao động trong cả quá trình học tập của môđun.b.Công cụ đánh giá:- Nội quy học tập, lao động của môđun đào tạo.- Sổ nhật kí của giáo viên.c.Phương pháp đánh giá:- Đánh giá cả quá trình học viên học tập, sinh hoạt trong môđun đào tạo, sổ nhật kĩ của giáo viên- Kết quả đánh giá theo tiêu chí của các thẻ công việc.

5. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học môđun.

Vật liệu:Các loại thép tấm có chiều dày (3 ~ 10)mm, thép tròn, que hàn đường kính (3 ~ 4)mm.Dụng cụ và trang thiết bị:Các loại máy hàn hồ quang tay, bộ bảo hộ lao động dùng trong hàn điện, búa gõ xỉ, đục, dụng cụ cắt ra phôi.Học liệu:Giấy trong, tài liệu hướng dẫn, tài liệu phát tay, ảnh, tranh treo tường, băng video.Nguồn lực khác:Tham quan một số xưởng, cơ sở sản xuất cơ khí hiện có tại địa phương.Tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Mã Thẻ công việc Tên thẻ công việc Thời lượng (giờ)

66

Page 65: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

KTGH 04 - 01 Sử dụng máy hàn Lý thuyết2

Thực hành2

1 . Mở đầu Để có thể bắt đầu được quá trình hàn thì việc sử dụng máy hàn là việc đầu tiên cho

quá trình gia công hàn, nó giúp cho học viên làm que và sử dụng được các thiết bị hàn hồ quang tay. Vì vậy, sư dụng máy hàn là giai đoạn bắt đầu chuẩn bị cho quá trình hàn nó đảm bảo cho quá trình hàn được an toàn cho người và thiết bị, điều chỉnh được cường độ dòng điện. Máy hàn có hai loại cơ bản nhất đó là máy xoay chiều và máy một chiều .2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm, công dụng và các yêu cầu kĩ thuật trong sử dụng máy hàn.- Sử dụng được các loại máy hàn hồ quang tay đạt 100% an toàn và điều chỉnh được

cường độ dòng đúng theo yêu cầu của chi tiết hàn khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, thiết bị để điều chỉnh dòng điện và sử dụng máy hàn.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc đó 3.1 Khái niệm

- Máy hàn điện là thiết bị chủ yếu trong công tác hàn nối. Ngoài ra còn có các dụng cụ hỗ trợ như tay hàn, mặt lạ, thuỷ tinh màu, búa gõ, bàn chải sắt..v..v.

- Căn cứ vào dòng điện khác nhau máy hàn chia ra làm hai loại: máy hàn xoay chiều và máy hàn một chiều.

- Do điều kiện thực tế sản xuất người ta chủ yếu sử dụng máy hàn xoay chiều trong các phân xưởng nhỏ, vừa vì vậy ta chỉ xét cho máy hàn xoay chiều.3.2. nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy hàn.3.2.1. Nguyên lý cấu tạo.

Như hình vẽ: 3.2.2. Nguyên lý hoạt động

- Dựa vào sự biến đổi từ thông khi cho dòng điện chạy qua cuận dây sơ cấp và thứ cấp. Để điều chỉnh cường độ dòng điện với những máy hàn thông dụng người ta điều chỉnh bằng lõi thép di động. 3.3. Chế độ hàn

- Chọn đường kính que hàn + Chiều dày vật liệu + Loại đầu nối + Vị trí mối hàn + Thứ tự lớp hàn - Cường độ dòng điện hàn + Nếu dòng điện quá lớn + Nếu cường độ dòng điện quá nhỏ - Điện thế hồ quang : Điện thế của hồ quang do chiều dài hồ quang quyết định; hồ

quang dài, điện thế hồ quang lớn, hồ quang ngắn điện thế hồ quang thấp. Nếu sử dụng hồ quang dài sẽ có những hiện tượng không tốt như : hồ quang cháy không ổn định, độ sâu nóng chẩy ít, những thể khí có hại xâm nhập vào vũng hàn. vì vậy nên sử dụng hồ quang ngắn để hàn xẽ đảm bảo cho chất lượng mối hàn cao hơn

- Tốc độ hàn : Tốc độ hàn là tốc độ di chuyển về phía trước của que hàn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc hàn. 4. Những thiết bị cần có để thực hiện công việc đó

- Thiết bị : Máy hàn - Dụng cụ : Clê , Tuốc lơ vít , Cáp nối đất , Cáp hàn , Băng cách điện , Am pe kế , Bút

thử điện5. Quy trình thực hiện công việc

67

Page 66: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

51. Kiểm tra mạch điện đầu vào - Kiểm tra công tác nguồn điện ở vị trí "Off" - Xiết chặt các bu lông - Kiểm tra tiếp xúc tại các chỗ nối - Kiểm tra giây nối đất của máy

52 . Kiểm tra mạch điện đầu ra - Kiểm tra tiếp xúc ở các chỗ nối - Xiết chặt các bulông - Nối dây mát với bàn hàn - Kiểm tra tiếp xúc của dây - Láp vuông góc que hàn vào kềm hàm

* Chú ý : Lắp que hàn tiếp xúc tốt tránh để phóng điện giữa que hàn và kềm hàn 53 Điều chỉnh cường độ dòng điện

- Bật công tắc điện vào máy - Bật công tắc điện trên máy hàn (ON)- Gạt tay vô năng điều chỉnh dòng điện theo vạch số trên máy - Cho đầu que hàn tiếp xúc với vật hàn - Kiểm tra số chỉ dòng điện trên am pe kế - Tắt công tắc trên máy hàn

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 tranh treo tường thống kê các dụng cụ thiết bị và mô hình của chúng.- 05 phút video giới thiệu tổng thể quy mô một xưởng cơ khí điển hình và tổng quát

các thao tác tiến hành hàn ở các vị trí khác nhau và các vị trí thao tác hàn.- 03 trang tài liệu hướng dẫn vận hành máy hàn.- 03 tờ giấy trong in sơ đồ cấu tạo của một số loại máy hàn thường gặp.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện vận hành máy hàn.

7. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực hiện

công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Kiểm tra mạch điện đầu vào Mạch điện đầu vào phải đảm bảo an toàn đúng theo yêu cầu kĩ thuật.

2. Kiểm tra mạch điện đầu ra Mạch điện đầu ra phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, có hiệu điện thế đảm bảo không gây tác hại đến cơ thẻ người sử dụng, cường độ dòng điện đảm bảo có thể điều chỉnh được theo đúng tiêu chuẩn.

3. Điều chỉnh cường độ dòng điện

Điều chỉnh được cường độ dòng điện theo đúng yêu cầu của từng loại vật liệu, theo đúng chiều dày từng loại vật liệu sử dụng để hàn.

Mã Thẻ công việcKTGH 04 - 02

Tên thẻ công việc Tạo hồ quang hàn

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

2 Thực hành

2 1 . Mở đầu

- Để có thể hình thành được đường hàn thì công việc đầu tiên là gây hồ quang, trong quá trình gây hồ quang quá trình này là khởi nguồn cho việc thực hiện công việc hàn sau này. Vì vậy:

68

Page 67: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Que hàn dùng để hàn hồ quang bằng tay, điện cực của nó không những có tác dụng mồi hồ quang, mà còn là kim loại bù đắp cho mối hàn

- Gây hồ quang là gõ nhẹ đầu que hàn lên bề mặt vật hàn làm lớp thuốc hoặc xỉ bên ngoài bong ra để lõi que hàn tiếp xúc với vật hàn, trong giai đoạn đó do cường độ dòng điện mạnh chúng phát ra tia hồ quang. Để duy chì được hồ quang cháy ổn định ta phải giữ cho khoảng cách từ đầu que hàn với vật hàn một khoảng cách đảm bảo 2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gây hồ quang hàn.- Gây và duy trì được hồ quang hàn đảm bảo an toàn và chiều dài hồ quang luôn ổn

đinh khi được cung cấp đầy đủ kiến thức, thiết bị dụng cụ để thực hiện gây và duy trì hồ quang hàn.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc đó 3.1. Que hàn 3.1.1. Phân loại que hàn

- Phân loại theo công dụng - Phân loại theo thành phần hóa học - Phân loại theo cường độ chống kéo

3.1.2. Thuốc bọc que hàn - Nâng cao tính ổn định của hồ quang - Đề phòng kim loại nóng chẩy chịu ảnh hưởng không tốt của không khí bên ngoài - Đảm bảo ô xy thoát khỏi kim loại mối hàn tốt hơn- Thêm nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính cho mối hàn - Làm cho quá trình hàn dễ dàng và nâng cao hiệu suất công tác

3.1.3. Lõi thép que hàn - Cácbon - Mangan - Silic - Crôm - Niken - Lưu huỳnh, phốt pho

3.1.4. Quy cách que hàn : - Chiều dài que hàn từ (250 ~ 450)mm, nó phụ thuộc vào đường kính que hàn.- Đường kính que hàn phụ thuộc vào chiều dày vật liệu và có đường kính từ (1 ~ 6) mm.

3.1.5. Nhãn hiệu que hàn thường dùng- Que hàn trung quốc: Sử dụng đối với những mối hàn làm việc trong môi trường chịu

lực tác dụng nhỏ. - Que hàn Kim Tín: có tính năng cao hơn que hàn trung quốc một ít nhưng mồi hồ

quang hay bị dính que hàn.- Que hàn Việt Nhật: Có ưu điểm rất lớn có thể hàn những kết cấu chịu lực tác dụng

lớn nhưng giá thành cao nên ít được sử dụng.- Que hàn Nam Triều Tiên: có chất lượng tốt chủ yếu sử dụng để hàn các đường ống

chịu áp lực lớn và một số chi tiết tương đối quan trọng.3.1.6. Bảo quản que hàn.

- Que hàn được bảo quản nơi thoáng mát và độ ẩm thấp.- Khi que hàn bị ẩm phải sử dụng sấy hoặc có thể phơi ngoài trời.- Không sử dụng que hàn có độ ẩm cao để hàn.

3.2. Phương pháp gây hồ quang - Phương pháp mồi hồ quang theo kiểu masát (hình vẽ minh hoạ): quẹt đầu que hàn

trên bề mặt vật hàn cho tiếp xúc (phát hồ quang) sau đó giữ khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn bằng đường kính que hàn.

69

Page 68: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Phương pháp mồi hồ quang theo kiểu mổ thẳng (hình vẽ minh hoạ): Gõ đầu que hàn lên bề mặt vật hàn cho chập mạch sau đó tách và giữ khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn bằng khoảng cách đường kính que hàn.4. Những thiết bị cần có để thực hiện công việc đó

- Vật liệu : Thép tấm (9x 150 x 150) mm. Que hàn 3,2 - Thiết bị và dụng cụ: Bảo hộ lao động, Bộ dụng cụ làm sạch (Mũi vạch, thước lá,

Búa nguội, Đục, Búa gõ xỉ,vv). Am pe kế5. Quy trình thực hiện công việc 5.1. Công tác chuẩn bị

- Vận hành máy hàn - Làm sạch bề mặt vật hàn bẳng bàn chải sắt và vạch dấu - Điều chỉnh dòng điện ở mức (120 ~ 140) A- Đặt vật hàn lên trên bàn hàn

5.2. Tư thế - Cúi nghiêng thân trên về phía trước và mở rộng hai chân- Cầm kìm hàn và giữ cánh tay ở vị trí ngang

5.3. Gây hồ quang - Lắp que hàn vào kìm hàn (Vuông góc)- Đưa que hàn xuống gần vị trí gây hồ quang - Đưa mặt lạ hàn che mặt - Gây hồ quang + Gây hồ quang tại điểm đầu của đường vạch dấu + Khi hồ quang hình thành , nâng đầu que hàn lên khoảng 10mm và kiểm tra lại điểm

bắt đầu + Duy trì chiều dài hồ quang khoảng 30mm

* Phương pháp gây hồ quang :+ Gõ đầu que hàn lên bề mặt vật hàn cho chập mạch sau đó tách và giữ khoảng cách

từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn bẳng khoảng đường kính que hàn + Quẹt đầu que hàn trên bề mặt vật hàn cho tiếp xúc (phát tia hồ quang) sau đó giữ

khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn bằng khoảng đường kính que hàn 5.4. Ngắt hồ quang: Rút ngắn chiều dài hồ quang và ngắt nhanh 5.5. Làm sạch mối hàn

- Làm sạch xỉ và kim loại bắn tóe bằng búa gõ xỉ và đục bằng. * Chú ý : không làm hư hại bề mặt vật hàn và mối hàn.

- Đánh sạch bề mặt bằng bàn chải sắt.5.6. Kiểm tra

- Sau khi hàn song một que hàn, tiến hành kiểm tra như sau :- Kiểm tra chiều rộng, chiều cao mối hàn - Kiểm tra các khuyết tật: Cháy cạnh, chảy tràn.....

* Chú ý :+ Khi gây hồ quang, gõ nhẹ đầu que hàn lên bề mặt vật hàn làm lớp thuốc hoặc xỉ

trên bề mặt bong ra + Khi gây hồ quang, thỉnh thoảng đầu que hàn có thể bị dính vào vật hàn. Khi đó cần

lắc que hàn sang phải, sang trái để tách que hàn ra khỏi vật hàn . Nừu để quá lâu, lớp thuốc bọc sè bị ảnh hưởng bởi nhiệt nung nóng

70

Page 69: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 trang tài liệu hướng dẫn gây hồ quang hàn.- 01 tờ giấy trong in sơ đồ cách gây hồ quang hàn.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện gây hồ quang hàn.

7. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công tác chuẩn bị Chuẩn bị các dụng cụ thiết bị đảm bảo đúng theo yêu cầu của công việc cần làm.Đảm bảo được an toàn lao động cho người thực hiện.

2. Tư thế Tư thế làm việc đúng theo yêu cầu và vị trí công việc cần làm, đảm bảo được trong quá trình gia công không gây mẹt mỏi.

3. Gây hồ quang Gây và duy trì được hồ quang cháy ổn định, chiều cao của cột hồ quang không thay đổi trong quá trình hàn. Đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

4. Ngắt hồ quang Đảm bảo đúng theo yêu cầu kĩ thuật.5. Làm sạch mối hàn Mối hàn được làm sạch xỉ và kim loại bắn tóe ra ngoài.6. Kiểm tra Kiểm tra và tự đánh giá chất lương mối hàn Mối hàn đảm bảo

tương đối đều và phẳng không rỗ xỉ, rỗ khí.

Mã Thẻ công việcKTGH 04 - 03

Tên thẻ công việcHàn ở vị trí hàn sấp que hàn chuyển

động thẳng

Thời lượng (giờ) Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đầu

Để hình thành được đường hàn đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật thì việc tập luyện hình thành đường hàn rất quan trọng nó giúp cho người học có thể định hướng cụ thể cách học tập nhất là đối với mối hàn ở vị trí này là mối hàn được sử dụng nhiều nhất trong quá trình làm việc.

Mối hàn ở vị trí hàn sấp là mối hàn ở vị trí song song với mặt phẳng hình chiếu bằng, ở vị trí này người thao tác hàn có thể hình thành mối hàn một cách thuân lợi nhất, nó tạo tiền đề cho các vị trí hàn sau này và cũng là bài luyện tập gây và duy trì hồ quang cháy ổn định. 2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hình thành đường hàn trên mặt phẳng que hàn chuyển động thẳng.

- Hàn được đường hàn ở vị trí hàn xấp que hàn chuyển động thẳng 95% mối hàn đảm bảo đều, không rỗ xỉ, khí khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, phôi liệu để thực hiện công việc.3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc đó 3.1 Đặc điểm, công dụng của các dụng cu sử dụng để hình thành mối hàn trên mặt phẳng và bộ dụng cụ bảo hộ lao động.

71

Page 70: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Mũ hàn hoặc mặt lạ hàn: có tác dụng bảo vệ cho mắt người thợ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng của hồ quang và còn có tác dụng giúp người thợ quan xát được bể hàn (hình vẽ, vật thật).

- Găng tay: có tác dụng giúp cho người thợ có thể cầm kim hàn một cách tốt hơn khi thao tác tránh nhiệt độ tỏa ra từ kìm hàn trong quá trình hàn và còn có tác dụng cách điện.

- Búa gõ xỉ: dùng để làm sạh xỉ hàn trong quá trình hàn.- Bàn chải sắt: có tác dụng làm sạch mối hàn và vật hàn trước và sau quá trình hàn.- Bộ đồ bảo hộ: sử dụng các loại đồ vải thô chịu được nhiệt độ cao, không được sử

dụng vải dễ cháy vì khi hàn có một lượng kim loại bị bắn tóe trong quá trình hàn gây ảnh hưởng đến con người.* Các dụng cụ bảo hộ phải đảm bảo khô ráo, gọn gàng trong quá trình làm việc.3.2 Phương pháp chọn chế độ hàn.

- Đường kính que hàn: Tùy theo chiều dày vật liệu, loại mối ghép, vị trí mối hàn, thứ tự lớp hàn để chọn đường kính que hàn. Thông thường người ta chọn đường kính que hàn theo công thức sau:

d = S/2 + 1Trong đó: d là đương kính que hàn.

S là chiều dày vật liệu.Đối với mối hàn lấp góc người ta sử dụng công thức sau:

d = K/2 + 2Trong đó: d là đường kính que hàn.

K là cạnh mối hàn.- Nhưng trong thực tế que hàn được sản xuất giới hàn trong khoảng đường kính từ (1

~ 6)mm để thuận tiện cho thao tác, việc chọn đường kính que hàn phảI phụ thuộc vào yêu cầu thực tế hiện có.

- Cường độ dòng điện: Cường độ dòng điện hàn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hàn và chất lượng của mối hàn, việc chọn cường độ dòng điện hàn phải đảm bảo yêu cầu của chi tiết theo chiều dày vật liệu. Bằng phương pháp tính toán gần đúng khi hàn thép ở vị trí hàn xấp có thể dùng công thức sau:

I = ( + d).d (Ampe) kí hiệu (A) Trong đó: = 20; = 6 gọi là hệ số thực nghiệm ghi trên hộp que hàn.

d là đường kính que hàn.+ Nếu vật hàn có chiều dày 3d để đảm bảo cho mối hàn đủ độ ngấu cần tăng dòng

điện lên 15%.+ Nếu chiều dày vật hàn < 1,5d thì ta giảm cường độ dòng điện xuống 15%.+ Khi hàn trên mặt phẳng hàn đứng thì cường độ dòng điện nhỏ hơn so với hàn bằng

là 10 ~ 15%.- Khi hàn ở vị trí hàn ngửa thì cương độ dòng điện nhỏ hơn so với hàn bằng từ (15 ~ 20)

%.- Điện thế hồ quang: do chiều dài hồ quang quyết định (khoảng cách từ vị trí đầu que

hàn đến vật hàn) nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hàn và chất lượng mối hàn vì vậy chiều dài hồ quang phải luôn ổn định trong quá trình hàn và chiều dài hồ quang thường trong khoảng (2 ~ 4)mm

72

Page 71: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Tốc độ hàn: là tốc độ di chuyển về phía trước của que hàn nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công tác hàn, trong quá trình hàn phải căn cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh tốc độ hàn nhằm đảm bảo cho mối hàn cao thấp, rộng hẹp như thiết kế.3.3 Bắt đầu và kết thúc đường hàn:

- Bắt đầu đường hàn: là phần bắt đầu hàn. Khi hồ quang bắt đầu cháy điểm bắt đầu đường hàn nhiệt độ của vật hàn còn thấp vì vậy để đảm bảo được độ ngấu của mối hàn thì ta phải hàn với hồ quang tương đối dài sau đó rút ngắn hồ quang từ từ.

- Kết thức đường hàn: là phần cuối cùng của đường hàn. tại vị trí kết thúc lúc này vật hàn đã qua thời gian gia công nhiệt vì vậy nhiệt độ của vật hàn cao thường xẩy ra hiện tượng thiếu hụt kim loại tại vị trí này để khắc phục hiện tượng này ta dùng biện pháp hàn hồ quang ngắt đến khi điền đầy phần kim loại bị hụt và tiến hành ngắt hồ quang kết thúc đường hàn.4. Những thiết bị cần có để thực hiện công việc đó

- Máy hàn đảm bảo có thể sử dụng tốt - Vật liệu : Thép các bon (9 x 150 x150)mm, que hàn 3,2- Bảo hộ lao động - Bộ dụng cụ làm sạch vật hàn

5. Quy trình thực hiện công việc5.1. Công tác chuẩn bị

- Làm sạch bề mặt vật hàn và vạch dấu - Tạo rãnh nhỏ trên đường hàn bằng đục bằng và búa nguội - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (150 ~ 160 )A

5.2. Tư thế Tạo tư thế thoải mái trong quá trình thao tác tránh mệt mỏi

5.3. Gây hồ quang - Gây hồ quang cách đầu mối hàn từ (10 ~ 20) mm, sau khi phát sinh hồ quang đưa

que hàn quay lại điểm bắt đầu để hàn 5.4. Tiến hành hàn

- Đầu que hàn hướng vào đường tâm của rãnh- Điều chỉnh que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc theo mối hàn

và nghiêng với hướng hàn một góc từ (75~ 80)0. - Bề rộng mối hàn không đổi và không vượt quá 2 lần đường kính lõi que hàn. - Chiều dài hồ quang khoảng (3 ~ 4) mm.- Hướng đầu que hàn vào phần đầu bể hàn.

5.5. Ngắt hồ quang: Rút ngắn chiều dài hồ quang rồi ngắt thật nhanh. 5.6. Nối mối hàn

- Làm sạch xỉ hàn tại chỗ nối - Gây hồ quang cách chỗ nối khoảng 20 mm sau đó đưa quay lại điểm nối - Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rãnh hồ quang sau đó di chuyển que hàn theo

hướng hàn 5.7. Lấp rãnh hồ quang ở cuối đường hàn

- Cuối đường hàn, rút ngắn hồ quang rồ xoay đầu điện cực thành vòng tròn nhỏ khoảng (2 ~ 3) Lần

- Dùng phương pháp hồ quang ngắt để điền đầy rãng hồ quang 5.8. Kiểm tra

- Phần cuối đường hàn

73

Page 72: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Hình dạng mối hàn (Bề rộng mối hàn, chiều cao mối hàn và vẩy hàn)- Cháy cạnh hoặc chảy tràn - Điểm nối mối hàn - Kim loại bắn tóe, xỉ hàn

* Chú ý - Chiều dài hồ quang luôn giữ ngắn và xấp xỉ bằng đưỡng kính que hàn. Xác định

chiều dài hồ quang bằng cách quan xát lớp thuốc bọc nóng chẩy chậm hơn lõi que hàn và taọ thành phễu thuốc. Tuy nhiên chiều dài hồ quang cũng có thể xác định bằng âm thanh do hồ quang cháy phát ra. Tiếng hồ quang cháy êm, đều là tốt, còn tiếng hồ quang cháy mạnh có nghĩa là chiều dài hồ quang quá dài

- Quá trình hàn, nếu đầu điện cực lên, xuống hoặc tốc độ hàn không ổn định thì chiều rộng mối hàn nhận được sẽ không đều 6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn trên mặt phẳng ở vị trí hàn sấp que hàn

chuyển động thẳng.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn ở vị trí hàn sấp que hàn chuyển động thẳng.

7. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1.Công tác chuẩn bị Theo sự chuẩn bị các dụng cụ của từng học viên có đầy đủ không nếu đủ 90% là đạt.

2. Tư thế Tư thế thao tác thỏai mái không gò bó thuận lợi cho quá trình thao tác.

3. Gây hồ quang Khi gây hồ quang que hàn khong bị dính vào vật hàn, hồ quang được mồi ngay vị trí đường hàn.

4. Tiến hành hàn Đánh giá kết quả theo kích thước và độ đồng đều của đường hàn.5. Ngắt hồ quang Khi ngắt hồ quang phải ngắt dứt khoát không kéo dài hồ quang

quá lâu.6. Nối mối hàn Mối nối đảm bảo độ ngấu và kim loại bồi phải đắp đầy rãnh hàn

trước.7. Lấp rãnh hồ quang ở cuối đường hàn

Phần rãnh hồ quang ở cuối đường hàn phải được đắp đầy tránh ứng suất tập trung tại cuối đường hàn.

8. Kiểm tra Đánh giá kết quả của công việc từ đường hàn thực tế sản phẩm của từng học viên có đạt được theo tiêu chuẩn kĩ thuật không nếu đạt 70% tiêu chuẩn kĩ thuật là đạt.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 04

Tên thẻ công việc Hàn ở vị trí xấp que hàn

chuyển động ngang

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

31 . Mở đầu

74

Page 73: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

Khi bước vào chuyển động của que hàn để hình thành chiều rộng của mối hàn ta phải chuyển động que hàn sang hai bên nhưng để khống chế được lượng kim loại nóng chẩy trong quá trình hàn đòi hởi người thợ phải điều khiển được tốc độ di chuyển que hàn. Vì vậy, mối hàn này giúp ta có thể bắt đầu tập chuyển động que hàn với hai chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến theo trục đường hàn và chuyển động ngang tạo ra chiều rộng mối hàn. 2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn ở vị trí hàn xấp que hàn chuyển động ngang.- Hàn được đường hàn ở vị trí hàn xấp que hàn chuyển động ngang 95% mối hàn đảm bảo

đều, không rỗ xỉ, khí khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, phôi liệu để thực hiện công việc3. Những kiến thức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc đó 3.1 Chuyển động cơ bản của que hàn.

Trong quá trình hàn chuyển động của que hàn gồm một số chuyển động cơ bản để hình thành mối hàn đảm bảo chất lượng gồm các chuyển động sau:

- Que hàn chuyển động theo chiều trục của nó, tốc độ phù hợp với tốc độ nóng chẩy của que hàn và vật hàn tạo ra chiều dài hồ quang không đổi trong suốt quá trình hàn và duy trì tính ổn định của hồ quang.

- Que hàn chuyển động theo chiều trục của mối hàn để hàn hết chiều dài mối hàn. muốn đảm bảo chất lượng mối hàn que hàn cần đặt nghiêng một góc từ (75 ~ 80) 0 so với trục đường hàn.

- Que hàn chuyển động dao động ngang để tạo ra chiều rộng mối hàn. Phạm vi dao động càng rộng thì bề rộng mối hàn càng lớn. Bề rộng mối hàn không quá từ (2 ~ 5) lần đường kính que hàn.3.2 Các phương pháp chuyển động que hàn:

- Phương pháp đưa que hàn theo đường thẳng: Que hàn chuyển động dọc theo trục để duy trì hồ quang ổn định với chiều dài hồ quang không đổi trong quá trình hàn, mối hàn có độ sâu nóng chẩy lớn nhưng chiều rộng mối hàn nhỏ do không có dao động ngang. Phương pháp này dùng trong khi hàn các chi tiết có chiều dày nhỏ, hàn lớp thứ nhất đối với những chi tiết có sử dụng vát mép.

- Phương pháp đưa que hàn hình răng cưa: Cho đầu que hàn chuyển động liên tiếp theo hình răng cưa về hướng hàn, ở hai cạnh ngừng một lúc để đề phòng khuyết cạnh. Phương pháp này dễ thao tác ứng dụng tương đối nhiều trong sản xuất, khi hàn những tấm thép dày, có thể thích hợp ở các vị trí như hàn bằng, hàn ngửa, hàn đứng, hàn góc.

- Chuyển động que hàn hình bán nguyệt: cho đầu que hàn chuyển động sang trái, phải theo hình bán nguyệt về hướng hàn, tốc độ chuyển động căn cứ vào vị trí, hình dáng, yêu cầu của mối hàn để quyết định. Phương pháp này được sử dụng rất nhiều như trong hàn giáp mý, lấp góc nhất là đối với hàn ở vị trí hàn đứng, hàn vát cạnh.

- Phương pháp đưa que hàn theo kiểu đường thẳng đi lại: đầu que hàn chuyển động theo đường thẳng đi lại theo chiều dọc của hướng hàn. Kiểu đưa que hàn này tốc độ nhanh, mối hàn hẹp, tỏa nhiệt nhanh, áp dụng đối với các chi tiết có chiều dày nhỏ, hàn lớp thứ nhất của mối hàn vát mép, hàn ở vị trí hàn trần.4. Những thiết bị cần có để thực hiện công việc đó

- Máy hàn - Vật liệu : Thép cacbon (9 x 150 x150)mm, que hàn 3,2- Bảo hộ lao động - Bộ dụng cụ làm sạch vật hàn

75

Page 74: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

5. Quy trình thực hiện công việc5.1. Công tác chuẩn bị

- Làm sạch bề mặt vật hàn và vạch dấu - Tạo rãnh nhỏ trên đường hàn bằng đục bằng và búa nguội - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (150 ~ 160 )A

5.2 Tư thế: Tạo tư thế thoải mái trong quá trình thao tác tránh mệt mỏi 5.3 . Gây hồ quang

- Gây hồ quang cách đầu mối hàn từ (10 ~ 20) mm, sau khi phát sinh hồ quang đưa que hàn quay lại điểm bắt đầu để hàn 5.4. Tiến hành hàn

- Đầu que hàn hướng vào đường tâm của rãnh- Điều chỉnh que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc theo mối hàn

và nghiêng với hướng hàn một góc từ (75~ 80)0° - Di chuyển que hàn sang hai bên cạnh hàn và dừng một chút phía mép ngoài.+ Bề rộng chuyển động ngang que hàn khoảng 3 lần đường kính lõi que hàn.+ Di chuyển que hàn bằng cả cánh tay với khoảng cách bước chuyển động không đổi.

5.5. Ngắt hồ quang - Rút ngắn chiều dài hồ quang rồi ngắt thật nhanh.

5.6. Nối mối hàn - Làm sạch xỉ hàn tại chỗ nối. - Gây hồ quang cách chỗ nối khoảng 20 mm sau đó đưa quay lại điểm nối.

- Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rãnh hồ quang sau đó di chuyển que hàn theo hướng hàn.5.7. Lấp rãnh hồ quang

- Dùng phương pháp hồ quang ngắt để điền đầy rãnh hồ quang ở cuối đường hàn. - Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rãnh hồ quang.

5.8. Kiểm tra - Phần cuối đường hàn. - Hình dạng mối hàn (Bề rộng mối hàn, chiều cao mối hàn và vẩy hàn).- Cháy cạnh hoặc chảy tràn. - Điểm nối mối hàn. - Kim loại bắn tóe, xỉ hàn.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường hướng dẫn chuẩn bị các dụng cụ cho hàn sấp trên mặt phẳng que hàn chuyển động ngang.

- 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn trên mặt phẳng que hàn chuyển động ngang.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn sấp que hàn

chuyển động ngang.7. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công tác chuẩn bị Theo sự chuẩn bị dụng cụ của từng học viên theo bảng hướng dẫn nếu đạt 80% yêu cầu là đạt.

2. Tư thế Tư thế thao tác thoải mái không gây mệt mỏi và khó khăn cho quá trình thao tác.

76

Page 75: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

3. Gây hồ quang Đảm bảo bề mặt vật hàn và que hàn không dính.4. Tiến hành hàn Sau khi gõ xỉ bề mặt mối hàn đảm bảo kích thước chiều rộng,

chiều cao, bể hàn xếp đều nhau đạt 70% theo yêu cầu là đạt.5. Ngắt hồ quang Sau khi ngắt hồ quang bể hàn không bị kéo dài là đạt.

6. Nối mối hànTại vị trí nối que mối hàn không bị gồ cao, đảm bảo chiều rông mối hàn với độ dung sai cho phép là 1mm là đạt.

7. Lấp rãnh hồ quang Phần cuối đường hàn đảm bảo chiều rộng và chiều cao mối hàn, kim loại tại vị trí ngắt hồ quang không bị hụt vở độ dung sai cho phép là 1mm là đạt.

8. Kiểm tra Đánh giá tổng thể qua sản phẩm của từng học viên theo yêu mục tiêu của bài.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 05

Tên thẻ công việc Mối hàn giáp mý không vát mép

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

31 . Mở đâu :

- Trong quá trình chế tạo các sản phẩm bằng phương pháp hàn thì mối hàn giáp mí không vát mép được sử dụng rất rộng rãi đối với những chi tiết có chiều dày nhỏ, không chịu tải trọng lớn, khi gia công tiết kiệm được rất nhiều thời vì vậy chúng được ứng dụng rất rộng rãi.

- Mối hàn giáp mý không vát mép là mối hàn mà trục đường hàn lằm ở vị trí mặt phẳng chiếu bằng, trong quá trình hàn hồ quang luôn hướng về phía trước của đường hàn. đây là loại mối hàn cơ bản nhất và ta thường gặp trong thực tế.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn giáp mỹ không vát mép.- Hàn được mối hàn giáp mý không vát mép đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ, khí và bề

mặt mối hàn tương đối đều, đúng kích thước chiều rộng, cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,3mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn giáp mý không vát mép.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1. Phương pháp chuẩn bị mép hàn trong hàn giáp mý không vát mép.

- Công việc chuẩn bị mép hàn giúp cho quá trình hàn tiến hành tốt hơn và nó ảnh hớng rất lớn đến chất lượng mối hàn, để tiến hành chuẩn bị mép hàn ta đối chiếu theo bảng chuẩn bị mép hàn đối với hàn giáp mý không vát mép.

- Mép hàn phải được làm sạch hết các chất dầu mỡ, kim loại bị ôxi hoá bằng bàn chải và dẻ lau.3.2. dày vật liệu, vị trí hàn.

- Các mối đính phải đảm bảo độ cứng vững trong quá trình hàn không gây nứt mối hàn, không quá lớn làm ảnh hưởng đến chiều sâu nóng chẩy của mối hàn.

- Khoảng cách giữa các mối đính phải phù hợp, khe hở phải đảm bảo đúng theo yêu cầu.3.3. Kỹ thuật hàn ở vị trí hàn bằng giáp mối.

- Hàn bằng giáp mý căn cứ vào chiều dày vật hàn để chuẩn bị mép hàn(khi chiều dày < 6mm không cần vát cạnh, nếu > 6mm lên sử dụng vát cạnh) nếu mối hàn vát cạnh có chiều dày lớn ta sử dụng phương pháp hàn nhiều lớp.

- Góc độ que hàn với vật hàn: + Que hàn nghiêng so với bề mặt vật hàn theo trục mối hàn một góc từ (75 ~ 85)0.

77

Page 76: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

+ Que hàn thẳng góc với trục vật hàn (góc 900)- Cách đưa que hàn phải căn cứ vào chiều dày vật liệu để quyết định.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Thép tấm (3,2 x 125 x 150)mm, que hàn 3,2 - Bảo hộ lao động - Bộ dụng cụ làm sạch

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Công tác chuẩn bị

- Tiến hành nắn phẳng phôi và chuẩn bị cạnh hàn bằng dũa. - Làm sạch vật hàn.

5.2. Hàn đính - Hàn đính ở mặt sau, tại mép ngoài cùng đường hàn. - Hai tấm hàn đính phải thẳng mặt. - Có thể tạo biến dạng ngược một góc khoảng 20 (Góc bù biến dạng khi hàn ).

5.3. Tiến hành hàn. - Gây hồ quang tại vị trí đầu của đường hàn (phía trên mối hàn đính).- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức (80 ~ 90) A.- Điều chỉnh cho que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc theo mối

hàn và nghiêng với hướng hàn một góc từ (75 ~ 80 )0.- Chuyển động ngang que hàn với bề rộng lớn hơn khe hở một chút. - Dùng phương pháp hồ quang ngắt để lấp đầy rãnh hồ quang.

5.4 . Kiểm tra - Hình dạng mối hàn mặt trên (Bề rông mối hàn , chiều cao mối hàn và vẩy hàn).- Điểm đầu và điểm cuối đường hàn.- Khuyết cạnh và chảy tràn.- Kim loại bắn tóe, xỉ hàn.

6 Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học - 02 tranh treo tường.- 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn giáp mý kim loại ở vị trí hàn sấp không vát mép.- 01 tờ giấy trong in bản vẽ chi tiết phôi.- 01 tài liệu phát tay về bảng quy trình thực hiện hàn giáp mý kim loại ở vị trí hàn sấp

que hàn chuyển động thẳng.7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công tác chuẩn bị Đối chiếu theo yêu cầu của công việc để đánh giá công tác chuẩn bị của từng học viên nếu đạt 90% mục tiêu đề ra là đạt.

2. Hàn đính Đánh giá quá trình hàn đính theo mối đính đảm bảo kích thước chiều rộng, khoảng cách giữa các mối đính, khe hở giữa hai tấm phôi có đúng hay không nếu đạt 90% là đạt.

3. Tiến hành hàn Mối hàn đảm bảo đúng theo yêu cầu kĩ thuật.4. Kiểm tra Dựa vào mục tiêu chính của bài để đánh giá tổng quát bài thực hành.

Mã Thẻ công việc Tên thẻ công việc Thời lượng (giờ)

78

Page 77: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

KTGH 04- 06 Mối hàn giáp mý vát mép chữ "V" Lý thuyết1

Thực hành7

1 . Mở đâu : - Khi hàn những chi tiết có chiều dày lớn, chị tải trọng lớn hoặc làm việc ở những vị trí

quan trọng đòi hỏi kết cấu phải đảm bảo độ vững chắc trong quá trình làm việc người ta sử dụng vát mép để đảm bảo cho độ ngấu của mối hàn và nâng cao độ vững chắc cho kết cấu.

- Mối hàn giáp mý vát mép chữ "V" là mối hàn mà trục đường hàn lằm ở vị trí mặt phẳng chiếu bằng, trong quá trình hàn hồ quang luôn hướng về phía trước của đường hàn. đây là loại mối hàn thường được sử dụng khi chiều dày vật hàn lớn, kết cấu đòi hỏi có độ cúng vững cao.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn giáp mỹ vát mép chữ "V"- Hàn được mối hàn giáp mý vát mép chữ "V" đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ, khí và

bề mặt mối hàn tương đối đều, đúng kích thước chiều rộng, cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,3mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn giáp mý vát mép chữ "V".3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Phương pháp vát mép.

- Có thể sử dụng đục để đục bớt phần kim loại ở mép phôi hàn theo yêu cầu thực tế (mép vát là 600).

- Có thể sử dụng máy cắt chuyên dùng hoặc máy plasma để vát mép sau đó dùng dũa để tạo mép vát.3.2 Chuẩn bị phôi và kích thước mối hàn.

- Sự chuẩn bị phôi và kích thước của mối hàn vát cạnh được thể hiện qua bản vẽ.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Tấm thép (9 x 125 x 150)mm x 2 tấm, que hàn 3,2 - Bảo hộ lao động - Dụng cụ làm sạch

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Công tác chuẩn bị

- Cắt phôi bằng máy chuyên dùng (Hoặc bằng phương pháp cắt khí, plasma) sau đó chuẩn bị cạnh hàn bằng dũa, có thể sử dụng vát cạnh bằng đục.

- Làm sạch bề mặt vật hàn 5.2 . Hàn đính

- Gá lắp vật hàn và tấm đệm trên đồ gá - Điều chỉnh khe hở giữa hai phôi là 3 mm - Hàn đính chắc chắn và không gây ảnh hưởng tới quá trình hàn mặt trên - Kiểm tra và điều chỉnh góc độ biến dạng khi hàn khoảng 30 º

5.3. Gây hồ quang- Gây hồ quang tại đầu tấm đệm - Đưa hồ quang vào khe hàn sau khi hồ quang đã cháy ổn định

5.4. Hàn lớp thứ nhất - Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 180 A - Điều chỉnh que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc theo mối hàn

và nghiêng với hướng hàn một góc (75 ~ 80)0º

79

Page 78: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Không chuyển động ngang que hàn điều chỉnh cho hồ quang luôn hướng vào phần đầu bể hàn 5.5. Hàn lớp thứ 2

- Gõ sạch xỉ ở lớp thứ nhất và làm sạch cẩn thận - Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 170 A- Điều chỉnh góc độ que hàn tương tự như hàn lớp thứ nhất - Chuyển động ngang que hàn trong quá trình hàn cho hợp lý để đạt được mối hàn lớp

thứ hai đảm bảo đúng kích thước 5.6 . Hàn các lớp tiếp theo

- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 160 A - Chuyển động ngang que hàn trong quá trình hàn cho hợp lý để đạt được kích thước

theo yêu cầu - Chiều cao lớp hàn gần cuối cùng thấp hơn bề mặt vật hàn (0,5 ~ 1)mm

5.7. Hàn lớp cuối cùng - Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức (150 ~ 160)A - Chuyển động ngang que hàn trong quá trình hàn - Đưa que hàn chuyển động ngang với bề rộng bằng khoảng cách hai mép ngoài của

cạnh hàn - Điều chỉnh cho mối hàn vượt quá mép ngoài cạnh hàn mỗi bên khoảng 1mm - Chiều cao mối hàn không quá 1,5 mm

5.8 . Kiểm tra - Hình dạng mối hàn (Bề rộng mối hàn , chiều cao mối hàn và vảy hàn)- Điểm đầu và điểm cuối đường hàn - Khuyết cạnh và chấy tràn - Biến dạng vật hàn - Kim loại bắn toé , xỉ hàn

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

02 tranh treo tường.- 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn giáp mý vát mép chữ "V".- 02 tờ giấy trong in bản vẽ kích thước phôi và quy trình tạo phôi, gá đính.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn giáp mý vát mép chữ "V" ở vị

trí hàn sấp.7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công tác chuẩn bị Dựa theo mục tiêu của bài để đánh giá sự chuẩn bị phôi liệu, dụng cụ của học viên nếu đạt 90% yêu cầu là đạt.

2. Hàn đính Mối đính đảm bảo đúng khoảng cách chiều cao, rộng và đủ độ ngầu.

3. Gây hồ quang Đảm bảo điểm gây hồ quang cách vị trí điểm bắt đầu một khoảng từ (10 ~ 20) mm

4. Hàn lớp thứ nhất Sau khi hàn sau lớp thứ nhất gõ xỉ và đánh giá kết quả bằng thực tế, lớp hàn phải đảm bảo độ ngấu, đường hàn không quá cao, nếu như chỉ hàn bằng một lớp hàn thì mối hàn phải đều các vẩy hàn xếp liền nhau và đảm bảo chiều rộng và chiều cao

80

Page 79: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

mối hàn.5. Hàn lớp thứ 2 Lớp thứ hai đánh giá kết quả theo các tiêu chí của lớp thứ

nhất.6. Hàn các lớp tiếp theo Các lớp hàn tiếp theo phải đảm bảo độ ngấu và mối hàn không

bị rỗ xỉ, khí.7. Hàn lớp cuối cùng Sau khi hàn song các lớp bên trong gõ sạch xỉ và tiến hành

hàn lớp cuối cùng. Lớp hàn phải đảm bảo chiều cao, chiều rông và độ phẳng của mối hàn theo yêu cầu của chi tiết cần gia công nếu đạt được 60% yêu cầu thì cho điểm 5.

8. Kiểm tra Đây là giai đoạn cuối cùng để đánh giá lại kết của của từng bước công việc vì vậy ta dựa vào mục tiêu của bài để đánh giá kết quả cho bài thực hành của học viên.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 07

Tên thẻ công việc Hàn bằng lấp góc ở vị trí lòng huyền

Thời lượng giờ)Lý thuyết

1Thực hành

71 . Mở đâu :

Trong quá trình gia công các chi tiết thường sử dụng rất nhiều mối ghép góc để thực hiện các mối ghép đó người ta đưa về vị trí lòng máng để thao tác thuận tiện hơn đảm bảo được chất lượng của mối hàn và yêu cầu của kết cấu. Vì vậy, hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền là mối hàn lấp góc ở vị trí hàn xấp nhưng trong quá trình hàn các thao tác của người thợ thực hiện thuận tiện hơn, đảm bảo chất lượng cao hơn2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.- Hàn được mối hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ, khí và

không lệch cạnh, cháy cạnh, đảm bảo kích thước theo yêu cầu với độ sai lệch là 0,3mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Chuẩn bị mép hàn và kích thước của mối hàn lấp góc.

- Các kích thước và sự chuẩn bị mép hàn được biểu diễn qua bảng sau.3.2 Kĩ thuật hàn lấp góc.

- Các góc độ của que hàn được biểu diễn qua hình vẽ.- Khi hàn mối hàn lấp góc thường xẩy ra một số khuyết tật như mối hàn không ngấu,

lệch cạnh, cháy cạnh. Để khắc phục các hiện tượng trên khi thao tác ngoài việc chọn chế độ hàn hợp lý còn phải căn cứ vào bề dày của hai tấm thép nếu hai tấm thép có chiều dày bằng nhau thì que hàn ở vị trí giữa của góc, nếu hai tấm có chiều dày khác nhau thì que hàn sẽ lệch về phía kim loại có chiều dày lớn hơn để nhiệt độ phân bố đều.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Thép tấm (9 x 100 x 300)mm x 1 tấm , (9 x 45 x 300)mm x 2 tấm , que hàn 4

- Thiết bị và dụng cụ: Bộ bảo hộ lao động, bộ dụng cụ lấy dấu, bộ dụng cụ làm sạch 5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị vật liệu

- Làm sạch bề mặt phôi

81

Page 80: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Vạch dấu các đường thẳng trên cả 2 tấm vật liệu 5.2. Gá đính

- Đặt tấm vật liệu nhỏ lên tấm lớn theo đường vạch dấu - Điều chỉnh góc 900 º - Hàn đính - Hàn tấm thứ 2, nên sử dụng đồ gá cho thích hợp

53. Tiến hành hàn - Đặt vật hàn ở vị trí lòng thuyền - Chọn vị trí và độ cao cho thích hợp để có thể quan xát được toàn bộ đường hàn

* Hàn lớp đầu tiên + Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức 170 A + Kẹp que hàn vuông góc với kềm hàn + Giữ hồ quang ngắn sao cho lớp thuốc bọc gần như chạm vào mặt kim loại + Hàn 3 đường còn lại theo cách tương tự + Sau khi hàn song, làm sạch xỉ hàn và kim loại bắn toé trên bề mặt vật hàn bằng búa

gõ xỉ và bàn chải sắt * Hàn lớp thứ 2

+ Dòng điện hàn như ở lớp thứ nhất + Hàn với chuyển động ngang đầu que hàn, tránh mối hàn không bằng phẳng + Hàn 3 đường còn lại theo cách tương tự + Sau khi hàn xong, làm sạch xỉ hàn và kim loại bắn toé trên bề mặt vật hàn bằng búa

gõ xỉ và bàn chải sắt * Hàn lớp thứ 3

+ Dòng điện hàn như ở lớp thứ nhất + Thực hiện bằng 2 đường hàn với chuyển động ngang đầu que hàn một chút

* Hàn các lớp còn lại + Tương tự như các lớp trên nhưng với mỗi một lớp thì lại tăng một đường hàn. Lớp

cuối cùng cần đảm bảo kích thước các cạnh hàn xấp xỉ nhau 6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật han bằng lấp góc ở vị trí lòng thuyền.- 01 tờ giấy trong in bản vẽ phôi và gá đính phôi cho hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.

7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị vật liệu Dựa theo mục tiêu của công việc để đánh giá sự chuẩn bị của từng học viên nếu đạt 90% công việc là đạt.

2. Gá đính Kiểm tra độ vuông góc và khoảng cách giữa các mối đính để đánh giá nếu đạt 85% là đạt.

3. Tiến hành hàn Sau khi kết thức đường hàn gõ sạch xỉ và đánh giá tổng hợp công việc bằng kết quả thực tế trên sản phẩm của từng học viên.

Mã Thẻ công việc Tên thẻ công việc Thời lượng (giờ)

82

Page 81: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

KTGH 04- 08 Mối hàn góc ở vị trí hàn ngang Lý thuyết1

Thực hành3

1 . Mở đâu : - Trong quá trình gia công các chi tiết thường sử dụng rất nhiều mối ghép góc để thực

hiện các mối ghép đó người ta đưa về vị trí lòng máng để thao tác thuận tiện hơn đảm bảo được chất lượng nhưng đối với những chi tiết không thể xoay đượng người thợ bắt buộc phải để ở vị trí hàn ngạng để hàn. Vì vậy,

- Đây là loại mối hàn dùng khá phổ biến trong quá trình gia công kết cấu hàn, chúng có rất nhiều ưu điểm như: Độ bền cao, đặc biệt là chịu tải trọng tĩnh. 2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn lấp góc ở vị trí hàn ngang.- Hàn được mối hàn lấp góc ở vị trí hàn ngang đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ, khí và

không lệch cạnh, đúng kích thước chiều rộng theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,3mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn lấp góc ở vị trí hàn ngang.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc

Áp dụng như đối với hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Thép tấm (9 x 40 x 150) mm x 1 tấm . (9 x 75 x 150)mm x 1 tấm, que hàn 4 - Thiết bị và dụng cụ : Bộ bảo hộ lao động , bộ dụng cụ làm sạch, ampe kế, thước đo

kiểm mối hàn5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị

- Làm sạch bề mặt vật hàn - Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 175 A

5.2 . Hàn đính - Gá vật hàn dạng liên kết chữ T - Hàn đính tại hai đầu vật hàn sao cho không gây ảnh hưởng tới quá trình hàn - Đặt vật hàn trên bàn hàn ở vị trí ngang

5.3 . Gây hồ quang - Gây hồ quang cách điểm đầu đường hàn (10 ~ 20)mm , sau khi phát sinh hồ quang

thì đưa quay trở lại điểm đầu đường hàn để hàn - Bắt đầu hàn sau khi hồ quang cháy ổn định

5.4. Tiến hành hàn - Điều chỉnh cho que hàn nghiêng góc 450 so với bề mặt vật hàn và nghiêng góc (75 ~

80)0 so với hướng hàn - Không chuyển động ngang que hàn - Kích thước cạnh hàn đông đều trên xuốt chiều dài mối hàn - Điều chỉnh cho hồ quang luôn chĩa vào phía phần đầu của bể hàn

5.5. Ngắt hồ quang: Rút ngắn chiều dài hồ quang và ngắt nhanh 5.6 . Nối mối hàn

- Làm sạch tại chỗ nối - Gây hồ quang cách chỗ nối khoảng 20 mm sau đó đưa quay trở lại tại vị trí nối - Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rãnh hồ quang và hàn tiếp

5.7 . Lấp rãnh hồ quang - Rút ngắn chiều dài hồ quang và ngắt thật nhanh - Dùng phương pháp hồ quang ngắt để điền đâỳ rãnh hồ quang tại điểm cuối đường hàn

83

Page 82: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Hàn lặp lại liên tục cho đến khi kim loại điền đầy rãnh hồ quang 5.8 . Kiểm tra

- Hình dạng mối hàn (Bề rộng mối hàn , chiều cao mối hàn và vảy hàn)- Điểm đầu và điểm cuối đường hàn - Khuyết cạnh và chấy tràn - Biến dạng vật hàn - Kích thước cạnh hàn (Đo bằng thước đo kiểm mối hàn)

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn lấp góc ở vị trí hàn ngang.- 01 tờ giấy trong in bản vẽ chuẩn bị phôi và quy trình gá đính phôi.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn lấp góc ở vị trí lòng thuyền.

7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị - Phôi được chuẩn bị đúng theo yêu cầu về kích thước, mép hàn được chuẩn bị đúng theo yêu cầu kĩ thuật. - Máy hàn và các dụng cụ bảo hộ lao động được chuẩn bị đúng theo yêu cầu an toàn lao động.

2. Hàn đính - Mối hàn đính đảm bảo ngấu, không quá lớn, Khoảng cách giữa các mối đính đảm bảo đúng theo yêu cầu. - Sau khi đính phôi được nắn sửa thẳng, phẳng và gõ sạch xỉ.

3. Gây hồ quang - Điểm bắt đầu gây hồ quang cách điểm bắt đầu hàn theo đúng yêu cầu kĩ thuật - Đảm bảo bề mặt kim loại vật hàn không bị ảnh hưởng.

4. Tiến hành hàn - Sau khi kết thúc đường hàn gõ xỉ và đánh giá quá trình hàn thông qua chất lượng mối hàn.

5. Ngắt hồ quang - Tại điểm ngắt hồ quang bể hàn không bị kéo dài.6. Nối mối hàn - Tại vị trí nối mối hàn kim loại không bị gồ cao hoặc hụt, đảm bảo

kích thước chiều rộng mối hàn.7. Lấp rãnh hồ quang - Kim loại bồi phải điền đầy phần cuối của bể hàn.8. Kiểm tra - Gõ sạch xỉ và tiết hành đánh giá tổng thể bài thực hành của từng

học viên thông qua kết quả của bài tập đối chiếu với mục tiêu của bài nếu đạt 60% yêu cầu là đạt điểm 5.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 09

Tền thẻ công việcHàn chồng mý

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

31 . Mở đâu :

- Trong kết cấu hàn một số chi tiết cần tăng độ cứng vững cho chi tiết tại các vị trí mối nối người ta sử dụng mối hàn chồng mý.

84

Page 83: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Mối hàn chồng mý thực tế cũng ít được sử dụng vì tốn kém vật tư và tăng khối lượng của chi tiết nhưng nó được sử dụng trong những trường hợp tại vị trí mối nối hàn cần được tăng cường. 2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn chồng mý.- Hàn được mối hàn chồng mý đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ, khí và bề mặt mối hàn

tương đối đều khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn chồng mý.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Chuẩn bị kích thước cho mối hàn chồng mý.

Sự chuẩn bị được biểu diễn qua hình vẽ sau3.2. Kĩ thuật hàn chồng mý.

Thực tế đây là một mối hàn góc, góc độ của que hàn cũng như đối với hàn góc ở vị trí hàn ngang nó cũng phụ thuộc vào chiều dày vật hàn mỗi tấm quyết định.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Thép tấm (5 x 40 x 150) mm x 2 tấm, que hàn 3,2- Thiết bị và dụng cụ : Bộ bảo hộ lao động , bộ dụng cụ làm sạch, ampekế, thước đo

kiểm mối hàn5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 chuẩn bị dụng cụ.

- Làm sạch bề mặt vật hàn - Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức 175 A

5.2 Chuẩn bị phôi.- Phôi được tiến hành làm sạch hết các tạp chất trên bề mặt.- Phôi được nắn thẳng và phẳng.

5.3 Gá đính phôi.- Khoảng cách giữa các mối đính đảm bảo yêu cầu các mối đính không quá lớn gây

ảnh hưởng đến quá trình hàn.5.4 Tiến hành hàn.

- Góc độ que hàn phải đảm bảo yêu cầu.- Chiều dài hồ quang phải ổn định trong quá trình hàn.- Tốc độ di chuyển que hàn phù hợp với nhiệt độ và chiều dày mối hàn.- Dao động que hàn đảm bảo đạt được chiều rông mối hàn theo yêu cầu.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn chồng mý.- 01 tờ giấy trong in bản vẽ phôi chi tiết cần chuẩn bị và quy trình gá đính phôi.- 01trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn chồng mý.

7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. chuẩn bị dụng cụ.

Dựa trên điều kiện thực tế của công việc để đánh giá sự chuẩn bị của từng học viên.

2. Chuẩn bị phôi, chọn chế độ hàn.

Chuẩn bị được phôI đảm bảo 90% đúng theo yêu cầu của chi tiết với độ dung sai cho phép là 5mm và chọn được cường độ dòng điện

85

Page 84: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

hàn theo chiều dày vật liệu. 3. Gá đính phôi. Phôi được gá đính đúng theo yêu cầu thực tế của chi tiết và đảm bảo

độ dung sai cho phép với mức tối thiểu. 4 Tiến hành hàn. Đường hàn đảm bảo đúng kích thước chiều cao, chiều rộng với

dung sai cho phếp là 1,5mm, các vẩy hàn xếp tương đối đều, đầu và cuối đường hàn đảm bảo độ ngấu, không cháy cạnh.

Mã Thẻ công việc

KTGH 04- 10

Tên thẻ công việcHàn trên mặt phẳng đứng không vát

mép

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

3 1 . Mở đâu :

Khi gia công lắp ráp một số chi tiết mà ta không thể đưa về vị trí hàn bằng để hàn được người ta sử dụng hàn trên mặt phẳng hàn đứng. Mối hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép áp dụng cho những chi tiết có chiều dày tương đối, các chi tiết chị tải trọng ở mức trung bình. Vì vậy, hàn trên mặt phẳng hàn đứng là mối hàn mà trục đường hàn song song với mặt phẳng hàn đứng. Loại mối hàn ở vị trí hàn đứng khó thao tác hơn do lượng kim loại nóng chẩy luôn có xu hướng rơi theo trọng lực của giọt kim loại vì vậy chúng phụ thuộc vào hai yếu tố sau: chế độ hàn, thao tác hàn.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.- Hàn được mối hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép đảm bảo mối hàn không

rỗ xỉ, khí, chảy xệ và bề mặt mối hàn tương đối đều, đúng kích thước chiều rộng, cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,5mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Chuẩn bị mép hàn và các kích thước của mối hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.

Sự chuẩn bị được biểu diễn que hình vẽ:3.2 Kĩ thuật trên mặt phẳng hàn đứng.

- Hàn trên mặt phẳng hàn đứng còn gọi là hàn leo, thao tác tương đối khó khăn vì kim loại chẩy chịu tác dụng của trọng lực mà rơi xuống. Để khắc phục hiện tượng trên ta có thể áp dụngmột số phương pháp sau:

- Khi hàn đứng giáp mối tính theo bên phải, bên trái của que hàn đều là góc 900, với mặt phẳng đứng tạo thành một góc từ (60 ~ 80)0.

- Dùng loại que hàn có đường kính nhỏ (không quá 5mm) với vỏ bọc mỏng, dòng điện hàn nhỏ hơn so với hàn ở vị trí hàn bằng từ (10 ~ 15) %.

- Dùng hồ quang ngắn để hàn nhằm rút bớt khoảng cách giọt kim loại chảy vào vùng nóng chảy.

- Căn cứ vào đặc điểm loại đầu nối chọn cách đưa que hàn thích hợp. Hàn đứng có thể vát cạnh hay không vát cạnh, cách đưa que hàn tốt nhất là theo kiểu bán nguyệt hoặc răng cưa.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

Vật liệu: Thép tấm (9x125 x150)mm. Que hàn 4Thiết bị dụng cụ : Quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động, dụng cụ làm sạch, dụng cụ đo

5. Quy trình thực hiện công việc 5.1 . Công tác chuẩn bị

86

Page 85: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Gá vật hàn vào đồ gá hàn ở vị trí thẳng đứng- Đặt vật hàn sao cho thấp hơn mắt người thượ hàn khoảng 50mm - Làm sạch bề mặt kim loại bằng bàn chải sắt

5.2. Tư thế hàn - Đặt dây hàn lên vai - Chân đứng rộng bằng vai giữ tư thế ổn định

5.3. Gây hồ quang - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (110 ~ 130)A - Giữ que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn - Gây hồ quang cách điểm bắt đầu hàn từ (10 ~ 20)mm về phía trước, sau đó di

chuyển nhanh về điểm bắt đầu hàn để hàn 5.4 . Thực hiện đường hàn

- Giữ que hàn tạo một góc từ (70 ~ 80)0 so với bề mặt kim loại hàn về phía ngược với hướng hàn

- Dùng cả cánh tay để di chuyển que hàn sang hai cạnh của đường hàn - Khi di chuyển que hàn dừng lại một chút ở hai bên cạnh của đường hàn - Chiều rộng chuyển động ngang đầu que hàn không được vượt quá 3 lần đường kính

của que hàn - Giữ bước tiến đều và hợp lý, sao cho đường hàn sai trùm nửa lên đường hàn trước - Trong quá trình hàn, luôn giữ hồ quang ở phía trước của xỉ

5.5 . Kiểm tra - Kiểm tra bề mặt và hình dang vảy mối hàn - Kiểm tra chiều rộng mối hàn - Kiểm tra sự đồng đều của chiều cao phần đắp - Kiểm tra phần bắt đầu và phần kết thúc của mối hàn - Kiểm tra khuyết tật, khuyết cạnh, chẩy xệ hoặc không ngấu của mối hàn

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.- 01 tờ giấy trong in bản vẽ phôi chi tiết cần gia công.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.

7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công tác chuẩn bị Chuẩn bị đúng đủ đạt ít nhất 90% yêu cầu của chi tiết cần gia công hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.

2. Tư thế hàn Đảm bảo thao tác thoải mái thuận tiện.3. Gây hồ quang Đúng theo yêu cầu kĩ thuật.4. Thực hiện đường hàn Mối hàn không chảy xệ, các vẩy hàn xắp xếp tương đối đều

nhau.5. Kiểm tra Đánh giá tổng thể theo mục tiêu và yêu cầu kĩ thuật mài bài tập

cần thực hiện.

Mã Thẻ công việc Tên thẻ công việc Thời lượng (giờ)

87

Page 86: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

KTGH 04- 11 Hàn trên mặt phẳng đứng có vát mép Lý thuyết1

Thực hành7

1 . Mở đâu : Khi hàn trên mặt phẳng hàn đứng đối với những chi tiết có chiều dày lớn, chi tiết làm

việc trong môi trường chịu tải trong lớn người ta sử dụng phương pháp gia công vát mép. Vì vậy, hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép là hàn những mối hàn nằm trong góc từ 600 ~ 1200 theo phương bất kĩ, trừ phương song song với mặt phẳng hàn ngang với nhưng chi tiết có chiều dày vật liệu lớn và đòi hỏi làm việc ở môi trường chịu lực tác dụng lớn.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép chữ "V".- Hàn được mối hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ,

khí, chảy xệ và bề mặt mối hàn tương đối đều, đúng kích thước chiều rộng, cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,5mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc

- Phương pháp vát cạnh áp dụng phương pháp vat cạnh như đối với mối hàn giáp mý vát cạnh chữ V.

- Chọn chế độ hàn và kĩ thuật hàn như với hàn trên mặt phẳng hàn đứng không vát mép.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Thép tấm (9 x 125 x 150)mm x 2 tấm, que hàn 4- Thiết bị dụng cụ : Quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động, dụng cụ làm sạch, dụng cụ đo

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị vật liệu

- Cắt phôi theo kích thước (9 x 125 x150)mm, vát cạnh với góc khoảng 30 º, độ tù khoảng 1,5 mm

- Dùng dũa phẳng để sửa lại cạnh vát sau khi cắt - Nắn phẳng phôi - Làm sạch vật hàn

5.2. Hàn đính - Đặt phôi xuống mặt phẳng (quay chiều vát xuống dưới ), hiệu chỉnh cho hai tấm

phôi xát nhau (không có khe hở)- Điều chỉnh dòng điện hàn đính ở mức (140 ~ 150)A- Dùng que hàn để hàn đính hai điểm hai đầu (phía không vát)- Gõ sạch xỉ rồi nắn sửa, hiệu chỉnh phôi

5.3 . Hàn lớp thứ nhất - Lắp vật hàn lên đồ gá hàn ở vị trí thẳng đứng - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mữc (110 ~ 130)A- Tư thế hàn và phương pháp gây hồ quang tương tự như khi hàn trên mặt phẳng - Khi hàn cần đảm bảo đúng các góc độ của que hàn đồng thời giữ cho que hàn đi

thẳng (không chuyển động ngang đầu que)- Luôn giữ hồ quang ở phía trên của xỉ - Tại điểm đầu và điểm cuối của đường hàn cần điều chỉnh góc độ của que hàn sao

cho que hàn tạo với hướng hàn một góc xấp xỉ 90 º 5.4. Hàn các lớp khác

- Gõ xỉ, Làm sạch lớp thứ nhất - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (100 ~ 120 ) A

88

Page 87: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Hàn lớp thứ 2 bằng phương pháp chuyển động ngang đầu que hàn kiểu chữ U hoặc bán nguyệt

- Khi hàn luôn giữ hồ quang ngăn s đồng thời phải dừng lại ở hai bên cạnh hàn một chút tránh khuyết cạnh 5.5. Làm sạch và kiểm tra

- Làm sạch toàn bộ đường hàn và phôi- Kiểm tra bề mặt và hình dạng vảy mối hàn - Kiểm tra chiều rộng mối hàn - Kiểm tra sự đồng đều của chiều cao phần đắp - Kiểm tra khuyết tật, khuyết cạnh, chẩy xệ hoặc không ngấu của mối hàn

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn đứng vát mép.

7. Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị vật liệu Phôi được chuẩn bị theo đúng yêu cầu của chi tiết, góc vát đảm bảo đúng yêu cầu với dung sai cho phép là 50.

2. Hàn đính Mối đính đảm bảo đủ cứng vững trong quá trình hàn và không quá lớn gây ảnh hưởng đến quá trình hàn.

3. Hàn lớp thứ nhất Mối hàn đảm bảo ngấu, không rỗ xỉ, khí các vẩy hàn xếp đều nhau.

4. Hàn các lớp khác Các lớp hàn sau đảm bảo đúng theo yêu cầu của từng chi tiết, mối hàn không cháy cạnh, rỗ xỉ, khí, các kích thước trong độ dung sai cho phép là 3mm.

5. Làm sạch và kiểm tra

Vật hàn được làm sạch hết xỉ và kim loại bắn tóe ra bên cạnh để kiểm tra đánh giá chất lượng bài thực hành theo mục tiêu của công việc.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 12

Tên thẻ công việcMối hàn ngang không vát mép

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

7 1 . Mở đâu :

- Khi gia công các mối ghép hàn mà ta không quy về được vị trí hàn bằng mà bắt buộc ta phải sử dụng mối hàn ngang. Hàn ngang trên mặt phẳng không vát mép được sử dụng cho những chi tiết có chiều dày vật liệu nhỏ và chịu lực tác dụng nhỏ.

- Hàn ngang là hàn những mối hàn phân bố trong mặt phẳng, trong góc (60 ~ 120) 0

theo phương bất kỳ, trừ phương song song với mặt phẳng nằm ngang.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện mối hàn ngang không vát mép. - Hàn được mối hàn trên mặt phẳng hàn ngang không vát mép đảm bảo mối hàn

không rỗ xỉ, khí, chảy xệ và bề mặt mối hàn tương đối đều, đúng kích thước chiều rộng,

89

Page 88: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,3mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn ngang không vát mép.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Chuẩn bị kích thứoc và mép hàn trong hàn trên mặt phẳng hàn ngang.

- Sự chuẩn bị kích thước được biểu diễn theo hình vễ.3.2 Kĩ thuật trên mặt phẳng hàn ngang.

- Đối với mối hàn ngang vát mép thao tác gặp nhiều khó khăn hơn hàn đứng, kim loại lỏng thường chẩy nhiều xuống mép dưới.

- Hàn ngang giáp mối có thể vát cạnh hoặc không vát cạnh. Khi hàn góc độ giữa que hàn với trục mối hàn và góc độ giữa que hàn với tấm thép dưới tạo thành một góc từ 75 ~ 800.

- Khi hàn có vát cạnh thì gia công vát cạnh như hình vẽ. Đặc điểm của cạnh vát này là góc dưới không mở cạnh vát hoặc góc dưới nhỏ hơn góc vát của tấm trên nhằm tiện lợi cho việc hình thành mối hàn.

- Hàn ngang giáp mối có vát cạnh dùng cách hàn nhiều lớp, nhiều đường. Khi hàn đường thứ nhất của mối hàn chọn đường kính que hàn tương đối nhỏ thường là que hàn 3, dùng hồ quang ngắn và hàn theo kiểu hình răng cưa, đường hàn các lớp tiếp theo lên dùng que hàn 4 dùng cách đưa que hàn hình bán nguyệt để thực hiện.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Thép tấm (9 x 125 x 150)mm. Que hàn 4- Thiết bị, dụng cụ : Quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động, dụng cụ làm sạch, dụng cụ đo

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Chuẩn bị dụng cụ :

- Lắp vật hàn vào đồ gá ở vị trí ngang và thẳng đứng .- Đặt vật hàn thấp hơn mắt người thợ hàn khoảng 50 mm - Dùng bàn chải sắt làm sạch bề mặt vật hàn .

5.2. Tư thế hàn - Lắp que hàn vào rãnh nghiêng của kềm hàn - Đặt dây hàn lên vai - Chân đứng rộng bằng vai, tư thế thoải mái.

5.3. Gây hồ quang - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (110 ~ 130)A .- Gây hồ quang cách điểm đầu của đường hàn từ (10 ~ 20)mm, kéo dài hồ quang rồi

di chuyển nhanh hồ quang về điểm bắt đầu đường hàn .5.4. Thực hiện đường hàn .

- Giữ que hàn tạo một góc từ (70 ~ 80)0 so với phương thẳng đứng phía dưới, đồng thời tạo một góc (70 ~ 80 )0 so với hướng hàn .

- Giữ hồ quang ngắn và ổn định khi hàn .- Trong quá trình hàn luôn giữ hồ quang ở phía trước

5.5. Kiểm tra.- Kiểm tra bề mặt mối hàn và sự đồng đều của mối hàn .- Kiểm tra khuyết tặt khuyết cạnh và chẩy xệ.- Khiểm tra sự đồng đều và chiều rộng của mối hàn .

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 02 trang tài liệu hướng dẫn.

90

Page 89: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- 01 tài liệu phát tay.7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc

Trình tự các bước thực hiện công việc

Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ và đạt 95% theo yêu cầu của công việc.

2. Tư thế hàn Tư thế thoải mái phù hợp với vị trí thao tác không gây mệt mỏi trong quá trình làm việc.

3. Gây hồ quang Đảm bảo đúng theo yêu cầu kĩ thuật.4. Thực hiện đường hàn

Đường hàn đảm bảo ngấu, không lệch cạnh, cháy cạnh, rỗ xỉ, khí, các kích thước đảm bảo theo dung sai cho phép là 3mm.

5. Kiểm tra Đánh giá tổng thể bài thực hành của từng học viên theo yêu cầu của công việc.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 13

Tên thẻ công việcMối hàn ngang vát mép chữ V

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

7 1 . Mở đâu :

- Mối hàn ở vị trí hàn ngang vát mép được sử dụng khi chi tiết làm việc trong môi trường chị tải trong lớn, người ta sử dụng vát mép để đảm bảo độ ngấu cho mối hàn và độ cứng vững cho kết cấu.

- Hàn ngang vát mép chữ "V" được sử dụng cho những chi tiết có chiều dày vật liệu lớn và chịu lực tác dụng lớn trong khi làm việc.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện mối hàn ở vị trí hàn ngang vát mép.- Hàn được mối hàn trên mặt phẳng hàn ngang vát mép đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ,

khí, chảy xệ và bề mặt mối hàn tương đối đều, đúng kích thước chiều rộng, cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,5mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn trên mặt phẳng hàn ngang vát mép.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc.3.1 Phương pháp chuẩn bị mép hàn và kích thước của mối hàn.

- Áp dụng theo bảng sau.3.2 Kĩ thuật hàn trên mặt phẳng hàn ngang.

- Áp dụng theo hàn trên mặt phẳng hàn ngang không vát mép.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu: Thép tấm (9 x 125 x150)mm x 2 tấm. Que hàn 3.2 - Thiết bị dụng cụ: Quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động, dụng cụ làm sạch, dụng cụ đo

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1.Chuẩn bị vật liệu

- Cắt phoi theo đúng kích thước (9 x 125 x150)mm, vát cạnh với góc khoảng 300

- Dùng dũa phẳng để sửa lại cạnh vát sau khi cắt - Nắn phẳng phôi .

5.2 Hàn đính- Đặt vật hàn xuống mặt phẳng (Quay chiều vát xuống đưới), hiệu chỉnh cho hai tấm

xát nhau(Không có khe hở).

91

Page 90: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Điều chỉnh dòng điện hàn đính ở mức (100 ~ 110)A .- Dùng que hàn 3.2 để hàn đính hai điểm hai đầu (phía không vát mép).- Gõ xỉ rồi nắn sửa hiệu chỉnh phôi .

5.3. Hàn lớp thứ nhất - Sử dụng que hàn 3.2 để hàn lớp thứ nhất theo phương pháp không chuyển động

ngang đầu que hàn .- Lắp vật hàn lên bàn hàn ở vị trí ngang và thẳng đứng (thấp hơn mắt người hàn

khoảng 50mm).- Tư thế và phương pháp đứng đảm bảo cho quá trình thao tác được thoả mái .- Giữ que hàn theo đúng các góc độ yêu cầu .- Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (90 ~ 100)A.- Gây hồ quang ở cách điểm bắt đầu hàn một khoảng từ (10 ~ 20 )mm.- Lớp thứ nhất hàn mỏng và phẳng .- Dùng phương pháp hồ quang ngắt để lấp đầy rãnh hồ quang ở cuối đường hàn

5.4. Hàn lớp thứ 3 và lớp tiếp theo. - Gõ xỉ và làm sạch lớp hàn thứ hai - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (120 ~ 130)A .- Sử dụng que hàn 4 để hàn từ trái sang .- Căn cứ vào chiều rộng của lớp hàn để quyết định số đường hàn trong một lớp .- Các đường hàn của một lớp hàn được bắt đầu từ dưới lên trên .- Thay đổi và giữ góc độ của que hàn theo đúng yêu cầu .- Vị trí chĩa của que hàn là vào chân phía trên của đường hàn trước (Chuyển động

ngang đầu que hàn nhỏ).- Sau mỗi đường hàn dùng búa gõ xỉ và bàn chải làm sạch .- Với mỗi đường hàn cần đảm bảo đúng góc độ và vị trí chĩa của que hàn .- Các mối hàn cần hàn mỏng tránh cho mối hàn bị chẩy xệ

5.5. Làm sạch và kiểm tra - Sau khi hàn làm sạch toàn bộ đường hàn và vật hàn .- Kiểm tra bề mặt mối hàn và sự đồng đều của vảy hàn . Kiểm tra khuyết tật khuyết cạnh và chẩy xệ .- Kiểm tra chiều rông và sự đồng đều của phần đắp

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn trên mặt phẳng hàn ngang vát mép.- 01 tờ giấy trong in bản vẽ chi tiết phôi cần chuẩn bị.- 01 trang tài liệu phát tay về bảng quy trình thực hiện công việc.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1.Chuẩn bị vật liệu Phôi được chuẩn bị đúng theo yêu cầu của công việc, các mép vát đảm bảo đúng theo yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo theo đúng dung sai cho phép là 50.

2. Hàn đính Mối đính đảm bảo độ cứng vững trong quá trình hàn.3. Hàn lớp thứ nhất Đảm bảo độ ngấu và mối hàn không rỗ xỉ, khí và vẩy hàn

xếp tương đối đều nhau.

92

Page 91: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

4. Hàn lớp tiếp theo. Các lớp tiếp theo phải đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, không rỗ khí, xỉ các vẩy hàn xắp xếp tương đối đều nhau.

5. Làm sạch và kiểm tra Đánh giá bài thực hành của từng học viên theo yêu cầu kĩ thuật của công việc.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 14

Tên thẻ công việcHàn ngửa(Hàn trần)

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

7 1 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công lắp ghép chi tiết ở những vị trí cố định mà ta không thể đưa về được các vị trí hàn khác người ta sử dụng mối hàn trần. Thường khi hàn trần người thợ hàn phải ngửa mặt về phía hồ quang nên gọi là hàn ngửa.

- Hàn ngửa là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc (120 ~ 180)0. 2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện mối hàn ở vị trí hàn trần.- Hàn được mối hàn ngửa (hàn trần) đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ, khí, chảy xệ và bề

mặt mối hàn tương đối đều, đúng kích thước chiều rộng, cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,5mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn ngửa (hàn trần).3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Chuẩn bị mép hàn và các kích thước của mối hàn.

Áp dụng như mối hàn giáp mối vát cạnh và không vát cạnh.3.2 Kĩ thuật hàn ở vị trí hàn ngửa.

- Hàn ngửa là một trong những loại mối hàn khó nhất . khi hàn ngửa kim loại nóng chẩy do tác dụng của trọng lực rất khó chánh khỏi bị nhỏ xuống làm cho mối hàn rất khó hình thành. Để khắc phục các khuyết điểm trên ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Dùng que hàn có đường kính nhỏ ≤ 3mm.- Góc độ que hàn và hướng hàn từ (70 ~ 80)0 .- Cách đưa que hàn dùng kiểu đường thẳng đi lại.- Cường độ dòng điện không nên quá nhỏ phải phù hợp với yêu cầu.

4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc - Vật liệu : Thép tấm (6 x 125 x150 )mm , que hàn 3.2- Thiết bị dụng cụ : Quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động, dụng cụ làm sạch, dụng cụ đo

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Công tác chuẩn bị .

- Lắp vật hàn lên vị trí thuận lợi (cao hơn đầu người )- Làm sạch bề mặt vật hàn bằng bàn chải sắt

5.2. Tư thế hàn - Lắp que hàn vào kìm hàn - Đặt dây hàn lên vai- Chân đứng rộng bằng vai, tư thế thoải mái

5.3. Thực hiện đường hàn - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (90 ~ 95)A- Giữ que hàn tạo với bề mặt vật hàn ở hai bên đường hàn một góc 900.

93

Page 92: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Gây hồ quang cách điểm bắt đầu hàn từ (10 ~ 20 )mm, kéo dài hồ quang rồi di chuyển nhanh hồ quang về điểm đầu của đường hàn và tiến hành hàn

- Trong quá trình hàn, giữ que hàn tạo với hướng hàn một góc từ (70 ~ 80 )0.- Giừ hồ quang ngắn đồng thời chuyển động ngang đầu que hàn theo kiểu răng cưa - Khi kết thúc đường hàn dùng phương pháp ngắt hồ quang để điền đầy rãnh hồ

quang ở cuối đường hàn 5.4 . Làm sạch và kiểm tra

- Dùng bàn chải sắt làm sạch toàn bộ đường hàn và xung quanh đường hàn - Kiểm tra sự đồng đều vè hình dạng của vẩy hàn - Kiểm tra sự đồng đều về chiều rộng của đường hàn - Kiểm tra khuyết tật, khuyết cạnh, chẩy xệ - Kiểm tra điểm đầu, điểm cuối của đường hàn

* Chú ý : Trong quá trình hàn ngửa luôn chú ý giữ hồ quang ngắn và bể hàn không lớn quá để tránh hiện tương chẩy xệ và bắn toé kim loại 6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn ở vị trí hàn ngửa.- 01 tờ giấy trong in bản vẽ phôi cần chuẩn bị cho công việc.- 01 tài liệu phát tay vễ quy trình thực hiện công việc hàn trần.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công tác chuẩn bị . Chuẩn bị các dụng cụ theo yêu cầu của công việc.2. Tư thế hàn Đảm bảo trong quá trình hàn không gây mệt mỏi và tránh được

xỉ và kim loại bắn toé rơi vào người gây ra tai nạn lao động.3. Thực hiện đường hàn

Đường hàn đảm bảo độ ngấu, không rỗ xỉ, khí và các vẩy hàn xếp tương đối đều nhau, đảm bảo chiều rộng và chiều cao của mối hàn theo yêu cầu.

4 . Làm sạch và kiểm tra

Đánh giá kết quả công việc của từng học viên theo mục tiêu của bài.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 15

Tên thẻ công việcHàn đắp mặt phẳng

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

3 1 . Mở đâu :

- Hàn đắp mặt phẳng là phương pháp hàn phục hồi và sửa chữa các dụng cụ, thiết bị đã qua thời gian sử dụng và bị mài mòn cần phục hồi.

- Hàn đắp phục hồi với yêu cầu giá thành phải hạ hơn giá thành mua mới nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu của chi tiết trong quá trình sử dụng.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn đắp mặt phẳng.

94

Page 93: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Hàn đắp được mặt phẳng đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ, khí, chảy xệ và bề mặt mối hàn tương đối đều cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,5mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn đắp mặt phẳng.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Chọn chế độ hàn cho hàn đắp mặt phẳng.

Áp dụng đối với hàn giáp mý không vát mép nhưng có thể chọn cường độ dòng điện nhỏ hơn từ (5 ~ 10)%.3.2 Kĩ thuật hàn đắp mặt phẳng.

- Tuỳ theo yêu cầu của chi tiết cần đắp chiều cao, kích thước chiều rộng của vật ta chọn chế độ và phương pháp cho thích hợp.

- Thứ tự các đường hàn đắp phải đảm bảo đối xứng nhau để tránh biến dạng cho chi tiết, đối với những chi tiết mỏng ta có thể sử dụng hồ quang ngắt để tiến hành hàn.

- Các chuyển động của que hàn có thể áp dụng như hàn trên mặt phẳng hàn sấp que hàn chuyển động ngang.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Thép tấm (9 x 100 x100)mm, que hàn 3.2- Thiết bị đụng cụ: Bảo hộ lao động, dụng cụ làm sạch, ampekế.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Công tác chuẩn bị

- Làm sạch bề mặt vật hàn và gá vật hàn - Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ở mức độ (160 ~ 170)A

5.2. Tư thế - Tư thế thoải mái không gây mệt mỏi trong quá trình thao tác, có thể quan xát tốt

đường hàn5.3. Tiến hành hàn

- Gây hồ quang cách đầu mối hàn từ (10 ~ 20) mm, sau khi phát sinh hồ quang đưa que hàn quay lại điểm đầu của đường hàn để hàn .

- Điều chỉnh que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc theo mối hàn và nghiêng một góc (75 ~ 80)0 so với hướng hàn

- Di chuyển que hàn sang hai bên cạnh hàn, dừng lại một chút ở mỗi cạnh - Chiều dài hồ quang khoảng (3 ~ 4)mm.- Hướng đầu que hàn (hồ quang ) vào đầu bể hàn - Đường hàn sau chồng lên đường hàn trước một khoảng b/3 ~ b/2(b là chiều rông

đường hàn )- Đường hàn sau ngược chiều với đường hàn trước .- Các đường hàn có kích thước không đổi

54. Kiểm tra- Biến dạng vật hàn - Điểm đầu điểm cuối đường hàn - Hình dạng mối hàn - Kích thước lớp kim loại đắp - Độ lồi lõm trên bề mặt hàn đắp . - Kim loại bắn tóe xỉ hàn

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn đắp mặt phẳng.- 02 tờ giấy trong in bản vẽ chi tiết phôi cần chuẩn bị cho hàn đắp mặt phẳng.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn đắp mặt phẳng.

95

Page 94: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công tác chuẩn bị. Đảm bảo theo yêu cầu của công việc.2. Tư thế. Đảm bảo an toàn và thuận tiện trong quá trình gia công.3. Tiến hành hàn. Đường hàn phải đảm bảo không rỗ xỉ, khí các vẩy hàn xếp đều

nhau, đảm bảo chiều cao của phần kim loại đắp theo yêu cầu của chi tiết, có thể lớn hơn chiều câo chi tiết cần đắp.

4. Kiểm tra. Kiểm tra tổng thể bài thực hành của từng học viên để đánh giá kết quả công việc theo yêu cầu của chi tiết gia công.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 16

Tên thẻ công việcHàn đắp trục tròn

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

71 . Mở đâu :

- Hàn đắp trục tròn là phương pháp hàn phục hồi sửa chữa những chi tiết trục trong quá trình làm việc đã bị mài mòn nhưng với giá thành thực hiện hàn đắp vần đảm bảo yêu cầu làm việc của chi tiết và giá thành chi phí cho quá trình thực hiện công việc hạ hơn so với chi tiết mua mới.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày quy trình thực hiện hàn đắp trục tròn.- Hàn đắp được trục tròn đảm bảo mối hàn không rỗ xỉ, khí, chảy xệ và bề mặt mối

hàn tương đối đều cao theo yêu cầu với đội sai lệch là 0,5mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ để thực hiện hàn đắp trục tròn.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Tính toán và chọn chế độ cho hàn đắp trục tròn.

Áp dụng như đối với hàn trên mặt phẳng hàn sấp que hàn chuyển động thẳng.3.2 Kĩ thuật hàn đắp trục tròn.

- Các chuyển động của que hàn áp dụng theo hàn trên mặt phẳng hàn sấp que hàn chuyển động ngang.

- Thứ tự các đường đắp phải đảm bảo đối xứng nhau để tránh biến dạng trong quá trình hàn đắp.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Thép tròn, que hàn, các dụng cụ bảo hộ lao động.5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 công tác chuẩn bị.

- Làm sạch bề mặt vật hàn. - Điều chỉnh cường độ dòng điện.5.2 Tư thế .

- Tư thế thoải mái.5.3 Tiến hành hàn.

- Gây hồ quang cách đầu mối hàn ( 10 ~ 20)mm- Điều chỉnh que hàn vuông góc với bề mặt vật hànnhìn theo hướng nhìn dọc mối hàn

và nghiêng một góc (75 ~ 85)0.- Chiều dài hồ quang không đổi trong quá trình hàn.- Bố trí đường hàn so lê nhau.

96

Page 95: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Đường hàn sau chồng lên đường hàn trước khoảng 1/3 chiều rộng mối hàn.5.4 Kiểm tra.

- Gõ sạch xỉ và những kim loại bị bắn tóe trong quá trình hàn, kiểm tra tổng thể công việc thực hiện của từng học viên.6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 02 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật hàn đắp trục tròn.- 02 tờ giấy trong in bản vẽ chuẩn bị phôi cho chi tiết cần hàn đắp trục tròn.- 01 tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn đắp trục tròn.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. công tác chuẩn bị. Đảm bảo đúng theo yêu cầu của công việc.

2. Tư thế . Thuận lợi cho quá trình gia công, đảm bảo an toàn lao động. 3. Tiến hành hàn. Mối hàn đảm bảo chiều cao, không rỗ xỉ, khí, các đường hàn được

xắp xếp đối xứng nhau tránh biến dạng trong quá trình hàn. 4. Kiểm tra. Đánh giá bài thực hành thông quá kết quả của từng học viên

ứng với mục tiêu của công việc cần thực hiện nếu đạt 50% yêu cầu công việc là đạt.

Mã Thẻ công việcKTGH 04- 17

Tên thẻ công việcCắt kim loại bằng hồ quang tay

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

3 1 . Mở đâu :

Cắt kim loại bằng hồ quang tay là phương pháp cắt ít được sử dụng vì trong quá trình cắt lượng kim loại bị ôxy hoá rất lớn, đường cắt không phẳng nhưng trong một số trường hợp ta vẫn phải sử dụng phương pháp cắt bằng hồ quang tay nhưng chủ yếu sử dụng đối với các chi tiết có tiết diện tròn với đường kính không quá lớn, không đòi hỏi độ chính xác cao và trong quá trình phá hỏng một số trang thiết bị không còn khả năng làm việc.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được kiến thức liên quan trực tiếp đến quy trình cắt kim loại bằng hồ quang tay.

- Cắt được các loại vật liệu thép các bon có chiều dày khác nhau đường cắt đảm bảo tương đối đều kim loại bị ôxy hoá không bám vào cạnh cắt, đường cắt phải đảm bảo kích thước với dung sao cho phép là 0,5mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ và thiết bị dùng cho cắt kim loại bằng hồ quang tay.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Tính toán và chọn chế độ cho cắt kim loại bằng hồ quang tay.

Cắt kim loại bằng hồ quang tay ít được sử dụng để tạo phôi mà chủ yếu sử dụng để phá huỷ hoặc cắt những kim loại có tiết diện tròn nhưnh đặc. Việc chọn chế độ cắt như chọn chế độ trong hàn nhưng cường độ dòng điện dùng cho cắt lớn hơn cường độ dòng điện hàn bằng từ (20 ~ 25) %, sử dụng hồ quang dài để cắt.

97

Page 96: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

3.2 Kĩ thuật cắt kim loại bằng hồ quang tay.- Góc độ que hàn: luôn giữ góc độ vuông góc với bề mặt vật cắt.- Que hàn chuyển động thẳng lên xuống liệu tục tạo ra lực đẩy kim loại bị ôxy hoá ra

khỏi đường cắt.- Tốc độ di chuyển que hàn phụ thược vào độ nóng chẩy của kin loại tại đường cắt

phải phù hợp.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

Các loại thép, thép tròn có chiều dày và đường kính từ (3 ~ 4)mm. que hàn, bộ bảo hộ lao động.5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Công tác chuẩn bị.

- Làm sạch vật cắt bằng bàn chải sắt.- Vạch dấu phôi cần cắt.- Gá vật cắt lên bàn ở vị trí thích hợp.

5.2 Tiến hành cắt.- Điều chỉnh cường độ dóng điện.- Gây hồ quang tại mép phôi.- Trong quá trình cắt que hàn luôn di chuyển lên xuống.- Thực hiện cắt dọc theo đường vạch dấu cho đến hết phôi.

5.3 Làm sạch và kiểm tra.- Làm sạch xỉ, kim loại dính.- Kiểm tra độ đồng đều và bề rộng rãnh cắt.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn kĩ thuật cắt kim loại bằng hồ quang tay.- 01 tài liệu phát tay về bảng quy trình thực hiện công việc cắt kim loại bằng hồ quang tay.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công tác chuẩn bị. Đảm bảo đúng theo yêu cầu của công việc cần chuẩn bị cho quá trình cắt kim loại bằng hồ quang tay.

2. Tiến hành cắt. Đường cắt đảm bảo đúng kích thước theo dung sai cho phép là 3mm.

3. Làm sạch và kiểm tra.

Kiểm tra đánh giá tổng thể quá trình thực hiện công việc của từng học viên theo yêu cầu mục tiêu của bài thực hành.

Mã môđun KTGH 05 00

Tªn m«®un:Hµn khÝ c¬ b¶n

Thêi gian (giê)Lý

thuyÕt8

Thùc hµnh34

Tæng sè:42

98

Page 97: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

1. Môc tiªu thùc hiÖn.

KiÕn thøc:- Tr×nh bµy ®îc ng÷ng kiÕn thøc cã liªn quan trùc tiÕp ®Õn hµn khÝ c¬ b¶n.Kü n¨ng:- Gia c«ng hµn ®îc c¸c dông cô chi tiÕt chÕ t¹o b»ng t«n máng ®¶m b¶o ®¹t 85% yªu cÇu kÜ thuËt cña chi tiÕt víi ®é sai lÖch trong giíi hµn cho phÐp.Th¸i ®é:- Cã th¸i ®é nghiªm tóc trong c«ng viÖc, ®¶m b¶o ®îc an toµn lao ®éng trong qu¸ tr×nh lµm viÖc.

2. Yªu cÇu ®Ó häc m«®un.

TÊt c¶ nh÷ng ngêi cã nhu cÇu häc nghÒ ®¶m b¶o ®îc yªu cÇu hoµn thiÖn ch¬ng tr×nh ®µo t¹o trong m«®un 1 vµ 2 ®¹t víi møc tõ trung b×nh trá lªn vµ cã tinh thÇn phÊn ®Êu v¬n lªn trong häc tËp.

3. Néi dung m«®un.

1. Sö dông c¸c thiÕt bÞ hµn khÝ.2. Hµn trªn mÆt ph¼ng kh«ng dïng que hµn phô.3. Hµn trªn mÆt ph¼ng dïng que hµn phô.4. Hµn gÊp mÐp ë vÞ trÝ hµn sÊp.5. Hµn gi¸p mèi kim lo¹i máng kh«ng cã khe hë ë vÞ trÝ hµn sÊp.6. Hµn gi¸p mèi kim lo¹i máng cã khe hë ë vÞ trÝ hµn sÊp.7. C¾t kim lo¹i b»ng «xy c¾t.

4. §¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña m«®un.

KiÕn thøc:a.Yªu cÇu: - Häc viªn ph¶i hoµn thµnh Ýt nhÊt 90% c¸c c«ng viÖc cña m«®un hµn khÝ c¬ b¶n.- KÕt qu¶ häc tËp cña c¸c thÎ c«ng viÖc trong m«®un ph¶i ®¹t ®iÓm trung b×nh trë lªn.- Tr×nh bµy mét sè kiÕn thøc c¬ b¶n theo thÎ c«ng viÖc cña môc tiªu m«®un hµn khÝ c¬ b¶n.b.C«ng cô ®¸nh gi¸:- Bé c©u hái tr¾c nghiÖm viÕt.- Thang, b¶ng ®iÓm chÊm bµi.- C©u hái tù luËnc.Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸.- Thi tr¾c nghiÖm viÕt vÒ néi dung kiÕn thøc theo môc tiªu cña m«®un ®µo t¹o.- KiÓm tra miÖng vÒ kiÕn thøc cña häc viªn theo thÎ c«ng viÖc.

99

Page 98: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

Kü n¨ng:a.Yªu cÇu:- Häc viªn ph¶i thùc hiÖn c¸c bµi thùc hµnh theo quy ®Þnh ë c¸c thÎ c«ng viÖc cña m«®un.- KÕt qu¶ ®¸nh gi¸ c¸c bµi thùc hµnh ë c¸c thÎ c«ng viÖc trong m«dun ®µo t¹o ph¶i ®¹t ®iÓm trung b×nh trë lªn.- Thùc hiÖn hßan thµnh c¸c kü n¨ng theo môc tiªu cña m«®un.b.C«ng cô ®¸nh gi¸:- KÕt qu¶ ®¸nh gi¸ cña c¸c bµi thùc hµnh ë c¸c thÎ c«ng viÖc trong m«®un.- B¶ng kiÓm, c¸c tiªu chÝ ®¸nh gi¸.- S¬ ®å, tranh ¶nh, mÉu thùc.- S¶n phÈm cña häc viªn thùc hiÖn.c.Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸:- Mçi c¸ nh©n thùc hiÖn mét bµi thi thùc hµnh, gi¸o viªn cã thÓ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ cña häc viªn theo tõng bíc thùc hiÖn c«ng viÖc hoÆc trªn s¶n phÈm cuèi cïng hoÆc kÕt hîp c¶ hai ®Ó ®¸nh gi¸ cho m«®un häc.Th¸i ®é:a.Yªu cÇu- Thùc hiÖn tèt c¸c yªu cÇu vÒ th¸i ®é cña häc viªn qua viÖc tiÕp thu häc tËp cña c¸c thÎ c«ng viÖc.- Häc viªn ph¶i thùc hiÖn tèt c¸c néi quy, quy chÕ cña m«®un ®µo t¹o.- ChÊp hµnh tèt kû luËt lao ®éng trong c¶ qu¸ tr×nh häc tËp cña m«®un.b.C«ng cô ®¸nh gi¸:- Néi quy häc tËp, lao ®éng cña m«®un ®µo t¹o.- Sæ nhËt kÝ cña gi¸o viªn.c.Ph¬ng ph¸p ®¸nh gi¸:- §¸nh gi¸ c¶ qu¸ tr×nh häc viªn häc tËp, sinh ho¹t trong m«®un ®µo t¹o, sæ nhËt kÜ cña gi¸o viªn- KÕt qu¶ ®¸nh gi¸ theo tiªu chÝ cña c¸c thÎ c«ng viÖc.

5. C¸c nguån lùc cÇn thiÕt ®Ó d¹y vµ häc m«®un.

VËt liÖu:ThÐp tÊm cã chiÒu dµy tõ (0,6 ~ 3)mmQue hµn dïng trong hµn khÝ.Dông cô vµ trang thiÕt bÞ:C¸c dông cô sö dông trong hµn khÝ.C¸c thiÕt bÞ nh b×nh « xy, b×nh axªtylen, èng dÉn khÝ van gi¶m ¸p, má hµn, má c¾t vµ dông cô b¶o hé lao ®éng.

100

Page 99: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

Häc liÖu:- Tµi liÖu híng dÉn- Tµi liÖu ph¸t tay- GiÊy trong- Tranh ¶nh, b¨ng h×nh.* Tµi liÖu than kh¶o: S¸ch kÜ thuËt hµn khÝ do viÖn c«ng nghÖ hµn, s¸ch kÜ thuËt hµn do Nhµ xuÊt b¶n Thanh niªn.Nguån lùc kh¸c:- Tham quan mét sè c¬ së s¶n xuÊt c¬ khÝ t¹i c¸c ®Þa ph¬ng thùc tÕ. C¸c c«ng ty s¶n xuÊt c¬ khÝ.- Tham kh¶o sù gióp ®ì cña c¸c chuyªn gia.

Mã Thẻ công việcKTGH 05.01

Tên thẻ công việcVận hành các thiết bị hàn khí

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

2 Thực hành

2 1 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công hàn đối với những loại vật liệu có chiều dày nhỏ, những vật liệu kim loại màu mà quá trình hàn hồ quang tay không thể thực hiện được hoặc thực hiện khó khăn gía thành cao nhưng áp dụng hàn khí thuận tiện hơn. Vì vậy, hàn khí là một trong những phương pháp hàn hoá học trong đó dùng nhiệt lượng phản ứng cháy của khí đốt trong ôxy để nung nóng chẩy các phần của kim loại được hàn. Đòng thời que hàn là thanh kim loại đồng chất với kim loại được hàn cũng được nung nóng chảy cùng với kim loại hàn để hàn.

- Phương pháp hàn khí được dùng để hàn các tấm và các sản phẩm có thành mỏng bằng thép và hợp kim màu.

- Các thiết bị sử dụng trong hàn khí bao gồm: bình chế khí Axêtylen, bình chứa khí ôxy, van giảm áp, van an toàn, mỏ hàn, ống dẫn khí, các dụng cụ phụ, dụng cụ bảo vệ mắt. v.v.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo và yêu cầu kĩ thuật khi sử dụng các thiết bị hàn khí.

- Sử dụng được các thiết bị hàn khí đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kĩ thuật khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ và thiết bị để sử dụng các thiết bị dùng để hàn khí.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm, công dụng của các dụng cụ lắp ráp các thiết bị dùng trong hàn khí.

- Các dụng cụ sử dụng trong hàn khí : Chìa văn van bình khí, mỏ lết, găng tay, kính bảo vệ mắt.

- Chìa văn van bình khí dùng để mở khoá van bình khí khi cần sử dụng.- Mỏ lết dụng để lắp van giảm áp, mỏ hàn.- Găng tay đùng để bảo vệ tay trong quá trình hàn.- Kính bảo vệ mắt tránh mắt tiếp súc trực tiếp với ánh sáng có cường độ cao.

3.2. Đặc điểm, công dụng của van giảm áp.- Van giảm áp có tác dụng làm giảm áp suất của các chất khí đến áp suất quy định và

giữ cho áp suất đó không thay đổi trong suốt quá trình làm việc, van giảm áp cho khí ôxy

101

Page 100: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

từ từ 150 at xuống khoảng (1 ~ 15) at. Van giảm áp cho khí axêtylen có thể điều chỉnh áp suất khí từ trong bình chứa đi ra ngoài phù hợp với yêu cầu của công việc cần thực hiện3.3. Đặc điểm công dụng của ống dẫn khí.

- Ống dẫn khí được chế tạo bằng cao su nhiều lớp, có tính đàn hồi tốt và tính chống rò rỉ cao. Các dây dần ôxy và axetylen được phân biệt với nhau theo kích thước và mã màu. Các tiêu chuẩn thường quy định dây dẫn ôxy có màu xanh, day dẫn axêtylen có màu đỏ, các đầu nối dây đẫn phải bảo đảm độ kín và tính an toàn cao.

- Các đầu ống và đầu nối phải phù hợp với đường kính trong ống dẫn, các ống dẫn khí phải có vòng kẹp an toàn, các đầu ống không được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.3.4. Đặc điểm cấu tạo và công dụng của mỏ hàn:

- Ngyuên lý cấu tạo: như hình vẽ.- Nguyên lý hoạt động: Có hai loại mỏ hàn là mỏ hàn kiểu hút và mỏ hàn kiểu đẳng áp

nhưng trong thực tế chủ yếu ta sử dụng mỏ hàn kiểu hút như hình vẽ nguyên lý cấu tạo: Sự hút khí cháy ở mỏ hàn thông qua ống phun ở phần cuối mỏ hàn. ống phun có ống áp suất, ôxy được dẫn ra với áp suất làm việc, và ống hút, đẫn khí cháy ra với áp suất nhỏ. Dòng ôxy đi qua khe dẫn hẹp của ống áp suất thấp ở đầu ống hút, do đó khí cháy được hút ra và hoà chộn tạo thành hồn hợp khí cháy để đưa ra đầu mỏ hàn.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Khí Axêtylen và khí ôxy, nước xà phòng- Thiết bị dụng cụ : van giảm áp, bình ôxy. Van giảm áp bình Axêtylen, chìa vặn van

bình khí, mỏ lết, mỏ hàn, bép, hàn, ống dẫn khí 5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Chuẩn bị dụng cụ

- Van giảm áp, bình ôxy. Van giảm áp bình Axêtylen, - Chìa vặn van bình khí, mỏ lết, mỏ hàn, bép, hàn, ống dẫn khí

5.2. Lắp van giảm áp vào bình khí5.2.1. Thổi sạch bụi bẩn trước khi lắp van giảm áp

- Quay cửa xả khí về phía trái người thao tác - Mở và đóng nhanh van bình khí từ một đến hai lần- Để tay quay tại van của bình

5.2.2 Lắp van giảm áp ôxy - Kiểm tra gioang của van giảm áp - Lắp van giảm áp ôxy vào bình sao cho lỗ xả khí của van hàn- Dùng mỏ lết xiết chặt đai ốc

5.2.3. Lắp van giảm áp Aêtylen - Kiểm tra các hư hại của gioang - Điều chỉnh phần dẫn khí vào van giảm áp nhô ra khỏi mặt trong của gá kẹp khoảng

20mm - Để van giảm áp nghiêng khoảng 45° º- Xiết chặt gá kẹp

5.2.4. Lới lỏng vít điều chỉnh van giảm áp: Lới lỏng vít điều chỉnh tới khi quay nhẹ nhàng 5.2.5. Mở van bình khí

- Không đứng phía trước van giam áp - Quay chìa vặn mở van bình khí nhẹ nhàng khoảng 1/2 vòng - Kiểm tra áp xuất bình khí kim đồng hồ áp xuất cao - Để chìa vặn trên van bình khí

102

Page 101: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

5.2.6. Kiểm tra rò khí - Dùng nước xà phòng để kiểm tra - Kiểm tra các bộ phận sau

+ Van bình khí + Chỗ lắp gép giữa van giảm áp và bình khí + Chỗ láp ghép giữa vít điều chỉnh và thân van giảm áp + Chỗ lắp đồng hồ đo áp suất

5.3. Lắp ống dẫn khí 5.3.1 . Lắp bép hàn: Lựa chọn bép hàn phù hợp với với chiều dài vật hàn 5.2.2. Lắp ống dẫn khí ôxy: Lắp ống dẫn khí ôxy vào vị trí nối của van giảm áp ôxy và mỏ hàn 5.3.3. Điều chỉnh áp suất khí ôxy

- Quay nhẹ nhàng vít điều chỉnh van giảm áp khí ô xy cùng chiều kim đồng hồ - Điều chỉnh áp suất ôxy ở mức 1.5 kg/ cm²

5.3.4. Kiểm tra độ hút - Mở van axêtylen - Mở van ôxy- Kiểm tra độ hút tại điểm nối ống dây axêtylen trên mỏ hàn - Đóng van ôxy và axêtylen

+ Trong trường hợp không có độ hút thì thay mỏ hàn 5.3.5. Lắp ống dẫn khí axêtylen

- Lắp ống dẫn khí axêtylen và van giảm áp axêtylen và mỏ hàn - Xiết chặt điểm nối bằng vòng hãm

5.3.6. Điều chỉnh áp suất khí axêtylen - Quay nhẹ nhàng vít điều chỉnh của van giảm áp cùng chiều kim đồng hồ - Điều chỉnh áp suất khí axêtylen ở mức 0. 15 kg/cm²

5.3.7. Kiểm tra rò khí - Kiểm tra các vị trí sau + Phần lắp ghép đồng hồ áp suất khí ra mỏ hàn với van giảm áp + Phần nối ống dẫn khí vào van giảm áp + Phần nối ống dẫn khí vào mỏ hàn + Các van của mỏ hàn + Phần lắp ghép bép hàn vào đầu mỏ hàn

5.3.8. Xả khí hỗn hợp - Trước khi xả khí kiểm tra xụng quanh không có lửa - Mở van axêtylen khoảng 10 S - Kiểm tra khí xả bằng cách đưa mỏ hàn lại gần thùng đựng nước và quan xát mặt nước

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 01 tranh treo tường về mô hình cấu tạo bên ngoài của thiết bị hàn khí.- 05 phút video về tổng thể các công việc và thao tác trong hàn khí.- 02 trang tài liệu hướng dẫn vận hành các thiết bị hàn khí.- 02 tờ giấy trong in sơ đồ cấu tạo của mỏ hàn khí, van giảm áp.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện vận hành các thiết bị hàn khí.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

103

Page 102: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

1. Chuẩn bị dụng cụ. Chuẩn bị các dụng cụ đúng và đủ theo yêu cầu của công việc.2. Lắp van giảm áp vào bình khí

Lắp được van giảm áp vào bình khí đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật.

3. Lắp ống dẫn khí Lắp ống dẫn khí vào bình khí và mỏ hàn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và an toàn trong quá trình sử dụng.

Mã Thẻ công việcKTGH 05.02

Tên thẻ công việcH àn trên mặt phẳng không dùng que

hàn phụ

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

3 1 . Mở đâu :

Khi hàn khí đối với những chi tiết mà mối ghép không có khe hở nếu ta dùng que hàn phụ để hàn thì mối hàn có thể không ngấu, nhất là đối với người mới bắt đầu học hàn khí thì đây là bài tập luyện đầu tiên cho quá trình gia công nhiệt và quan sát bể hàn. Vì vậy, hàn trên mặt phẳng không dùng que hàn phụ là công việc cơ sở cho quá trình thực hiện hàn khí nó giúp cho người học tập làm quen với các chuyển động cơ bản của mỏ hàn khi không sử dụng que hàn phụ.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được đặc điểm yêu cầu kĩ thuệt của mối hàn trên mặt phẳng không dùng que hàn phụ.

- Hàn được đường hàn trên mặt phẳng không dùng que hàn phụ đảm bảo kích thước, chiều sâu nóng chẩy theo yêu cầu của chi tiết với dung sai cho phép là 0,3 mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, thiết bị dùng để hàn trên mặt phẳng không dùng que hàn phụ.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm, công dụng của ngọn lửa hàn khí.

- Căn cứ vào tỷ lệ hỗn hợp khí hàn, ngọn lửa hàn khí có thể chia ra làm 3 loại: ngọn lửa bình thường, ngọn lửa ô xy hoá và ngọn lửa cacbon hoá (như hình vẽ cấu tạo ngọn lửa).

- Ngọn lửa bình thường: ở vùng nhân có màu sáng trắng, nhiệt độ thấp và trong đó có cacbon nên không dùng để hàn, vùng cháy không hoàn toàn có màu sáng xanh, nhiệt độ cao có CO và H2 là những chất khử ôxy lên gọi là vùng hoàn nguyên dùng để hàn, vùng cháy hoàn toàn có màu nâu sẫm nhiệt độ thấp và H2O dễ phân huỷ thành O2 khi tiếp xúc với kim loại nóng sẽ ôxy hoá kim loại vì vậy không sử dụng vùng này để hàn.

- Ngọn lửa ôxy hoá: Có nhân ngọn lửa ngắn, vùng giữa và vùng đuôi không phân biệt rõ ràng, sử dụng để hàn đồng thau.

- Ngọn lửa cacbon hoá: nhân ngọn lửa kéo dài và nhập vào vùng giữa, có màu nâu sẫm thường dùng khi hàn gang, tôi bề mặt, hàn đắp thép cao tốc và hợp kim cứng.3.2 Phương pháp hàn.Có hai phương pháp hàn là phương pháp hàn trái và phương pháp hàn phải.

- Phương pháp hàn trái: Khi ngọn lửa hướng về phía chưa hàn, quá trình dịch chuyển từ phải qua trái, que hàn đi trước mỏ hàn. Phương pháp này áp dụng cho những vật có chiều dày nhỏ hơn 3mm thì đảm bảo được quá trình thao tác tốt hơn và tiết kiệm được nhiên liệu.

- Phương pháp hàn phải: Khi ngọn lửa hướng lên mối hàn, quá trình hàn dịch chuyển từ trái sang phải mỏ hàn đi trước que hàn. Phương pháp này áp dụng đối với những vật có chiều dày lớn hơn 5mm thì tốt hơn phương pháp hàn trái.3.3. Chọn chế độ hàn.

104

Page 103: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Việc chọn chế độ hàn là yếu tố quyết định rất lớn đối với chất lượng mối hàn và năng xuất lao động của người thợ và yếu tố cơ bản xác định chế độ hàn khí là tốc độ hàn, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hàn là: gó nghiêng mỏ hàn, công suất ngọn lửa, đường kính que hàn.

- Góc nghiêng mỏ hàn: ở vị trí đầu góc nghiêng mỏ hàn từ (70 ~ 80) 0 sau đó góc nghiêng mỏ hàn thay đổi tuỳ theo yêu cầu của vật liệu, khi chiều dày vật liệu lớn góc nghiêng mỏ hàn càng lớn nhưng không lớn quá 800 đối với vật hàn có chiều dày vật liệu là 2mm thì góc nghiêng mỏ hàn 200.

- Công suất ngọn lửa: tuỳ theo chiều dày vật liệu, tính chất của kim loại hàn người ta chọn công suất ngọn lửa theo công thức sau:

VC2H2 = (100 ~ 120)S lít/ giờ3.4 Chuyển động của mỏ hàn.

Chuyển động của mỏ hàn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn, cắn cứ và vị trí mối hàn, chiều dày vật hàn, yêu cầu kích thước của mối hàn để ta chọn chuyển động của mỏ hàn với trường hợp không dùng que hàn phụ ta sử dụng chuyển động của mỏ hàn như hình vẽ sau.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Khí axêtylen và khí ôxy, thép tấm (2,0 x 150 x 150)mm- Thiết bị, dụng cụ : Bộ thiết bị hàn, bộ dụng cụ hàn, bộ bảo hộ lao động, chậu nước,

bàn chải sắt.5 . Quy trình thực hiện công việc 51. Chuẩn bị

- Chuẩn bị và kiểm tra các dụng cụ, thiết bị hàn- Vạch dấu các đường thẳng song song- Điều chỉnh ngọn lửa hàn

52. Tạo bể hàn - Tạo bể hàn tại điểm giao nhau của các đường vạch dấu.- Không làm sôi bể hàn và tạo ra tia lửa.

53. Chuyển động mỏ hàn - Di chuyển nhân ngon lửa từ phải sang trái với chiều cao không đổi .- Điều chỉnh đúng hướng góc nghiêng và chiều cao nhân ngọn lửa.

54. Làm lại bước 2 và 3- Di chuyển với tốc độ đều đồng thời giữ chiều rộng bể hàn không đổi.- Tăng tốc độ di chuyển của mỏ hàn khi đến gần cuối đường hàn

55. Kiểm tra- Kiểm tra kích thước đường hàn, độ lõm của đường hàn, rỗ khí, chiều rộng và độ

thẳng của đường hàn. 6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn.- 01 tờ giấy trong in tài liệu hướng dẫn học viên.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn trên mặt phẳng không dùng que

hàn phụ.7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực Tiêu chí đánh giá các bước thực hiện

105

Page 104: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

hiện công việc1. Chuẩn bị Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ theo yêu cầu của công việc.2. Tạo bể hàn Bể hàn được tạo đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật.3. Chuyển động mỏ hàn Mỏ hàn chuyển động đảm bảo cho mối hàn đủ độ ngấu và

chuyển động đề liên tục trong suốt quá trình hàn.4. Làm lại bước 2 và 3 Thực hiện lại các bước trên đến khi kết thức đường hàn đảm

bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.5. Kiểm tra Đánh giá trên bài tập thực tế của từng học viên theo yêu cầu kĩ

thuật của công việc.

Mã Thẻ công việcKTGH 05.03

Tên thẻ công việcH àn trên mặt phẳng dùng que hàn phụ

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

51 . Mở đâu :

Trong quá trình gia công các chi tiết bằng hàn khí mà mối ghép có khe hở để đảm bảo độ ngấu cho mối hàn hoặc dùng que hàn phụ để điền đầy phần khim loại mối hàn và đậy còn là mối hàn cơ sở cho quá trình thực hiện hàn các loại chi tiết có sử dụng que hàn phụ để hàn. Vì vậy, hàn trên mặt phẳng có dùng que hàn phụ là mối hàn cơ sở cho việc thực hiện chuyển động que hàn để bù đắp thêm phần kim loại bị hụt trong quá trình hàn.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn trên mặt phẳng có dùng que hàn phụ.- Hàn được đường hàn trên mặt phẳng dùng que hàn phụ đảm bảo kích thước, chiều

sâu nóng chẩy theo yêu cầu của chi tiết với dung sai cho phép là 0,3 mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, thiết bị dùng để hàn trên mặt phẳng dùng que hàn phụ.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Tính toán và chọn chế độ hàn cho hàn trên mặt phẳng dùng que hàn phụ.

- Ta có thể áp dụng việc chọn chế độ hàn như đối với hàn trên mặt phẳng không dùng que hàn phụ3.3 Chuyển động của que hàn và mỏ hàn.

- Chuyển động của que hàn và mỏ hàn phải phối hợp đều dặn và phù hợp với tốc độ nóng chảy của kim loại bể hàn. Ban đầu đốt cháy que hàn một lượng nhỏ, sau đó nâng que hàn khỏi bể hàn, ngọn lửa hàn đưa sát vật và chuyển động vòng, sau đó dịch chuyển để hàn điểm tiếp theo(như hình vẽ).4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Khí axêtylen và khí ôxy, thép tấm (2,0 x 150 x 150)mm, que hàn có đường kính (1,2 ~ 3)mm.

- Thiết bị, dụng cụ : Bộ thiết bị hàn, bộ dụng cụ hàn, bộ bảo hộ lao động. 5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Công việc chuẩn bị.

- Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ và kiểm tra độ an toàn của các thiết bị trên.- Làm sạch và vạch dấu các đường thẳng song song cách đều 20mm trên bề mặt vật hàn.

5.2. Bắt đầu hàn - Mồi lửa và điều chỉnh để được ngọn lửa trung tính.- Tạo bể hàn cách điểm bắt đầu khoảng 5 mm.

106

Page 105: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Điều chỉnh que hàn nghiêng một góc 450 so với bề mặt vật hàn - Làm nóng kim loại que hàn bổ xung kim loại cho đường hàn.

5.3. Trong quá trình hàn.- Đưa que hàn lên và xuống với tốc độ đều trong khi di chuyển nhân ngọn lửa.- Đưa que hàn vào tâm bể hàn.- Giữ chiều rộng bể hàn bằng nhau.- Điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn nhỏ khi có hiện tượng cháy thủng vật hàn.

5.4. Kết thúc đường hàn- Tăng tốc độ hàn từ vị trí cách cuối đường hàn khoảng 20mm.- Khi còn cách điểm cuối đường hàn khoảng 10mm đưa nhân ngọn lửa lên và xuống

để giảm sự nóng chẩy của kim loại cơ bản.- Lấp đầy rành hàn ở cuối đường hàn.

5.5. Kiểm tra- Kích thước đường hàn, sự ôxy hoá, rỗ khí, chiều rộng đường hàn, độ thẳng của

đường hàn.6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 01 trang tài liệu hướng dẫn.

- 01 trang tài liệu phát tay.7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công việc chuẩn bị. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị và phôi liệu theo đúng yêu cầu của công việc.

2. Bắt đầu hàn Điểm bắt đầu đường hàn phải đảm bảo chiều cao, rông và độ ngấu của mối hàn.

3. Trong quá trình hàn. Đảm bảo đường hàn ngấu, phẳng, đúng kích thước theo yêu cầu của chi tiết.

4. Kết thúc đường hàn Điểm kết thúc đường hàn không được cháy cạnh, kim loại phải điền đầy bể hàn.

5. Kiểm tra Kiểm tra và đánh giá tổng thể bài thực hành của từng học viêntheo yêu cầu của công việc đã thực hiện.

Mã Thẻ công việcKTGH 05.04

Tên thẻ công việcHàn khí gấp mép ở vị trí hàn xấp

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

3 1 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công chế tạo các chi tiết, sản phẩm cần đòi hỏi phải lắp ghép từ nhiều chi tiết lắp ghép lại với nhau bằng mối ghép giáp mí nhưng chiều dày kim loại quá nhỏ mà cần có độ cúng tương đối để nối chúng lại với nhau người ta sử dụng phương pháp hàn gấp mép.

- Mối hàn gấp mép kim loại mỏng thường được sử dụng đối với những chi tiết có chiều dày nhỏ2. Mục tiêu thực hiện công việc

107

Page 106: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn gấp mép kim loại mỏng.- Hàn được đường hàn gấp mép ở vị trí hàn xấp đảm bảo kích thước, chiều sâu nóng

chẩy theo yêu cầu của chi tiết với dung sai cho phép là 0,3 mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, thiết bị dùng để hàn trên mặt phẳng không dùng que hàn phụ.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Tính toán và chọn chế độ hàn cho hàn gấp mép.

Áp dụng trường hợp mối hàn trên mặt phẳng không dùng que hàn phụ vật hàn.3.2 Chuẩn bị vật hàn trước khi hàn.

-Trước khi gá đính phôi được nắn phẳng, làm sạch mép hàn và khu vực xung quanh mối hàn.

- Khi hàn phải chọn nơi gá lắp để đảm bảo vị trí tqương đối trong quá trình hàn.- Kích thước và thứ tự các mối đính phù hợp với chiều dày vật liệu và chiều dài mối

hàn để tránh hiện tượng biến dang trong quá trình hàn ta có thể áp dụng biện pháp biến dạng ngược.3.2 Phương pháp hàn:

- Căn cứ vào sự dịch chuyển của mỏ hàn và que hàn có hai phương pháp hàn khí như sau.- Phương pháp hàn trái: khi ngọn lửa hướng về phía chưa hàn, quá trình hàn dịch

chuyển từ phải sang trái que hàn đi trước mỏ hàn. Sử dụng khi hàn những tấm mỏng, khi hàn đứng từ dưới lên trên.

- Phương pháp hàn phải: khi ngọn lửa hướng lên mối hàn, quá trình hàn dịch chuyển từ trái sang phải mở hàn đi trước que hàn. Sử dụng để hàn những vật có chiều dày lớn, ở vị trí hàn đứng, ngang và trần.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu : Khí axêtylen và ôxy, thép tấm (1 x 100 x 200)mm.- Thiết bị, dụng cụ: Bộ thiết bị, dụng cụ hàn, bộ bảo hộ lao động

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Công việc chuẩn bị

- Chuẩn bị và kiểm tra các thiết bị dụng cụ.- Gá kẹp phôi.

5.2. Hàn đính- Sử dụng bép hàn số 50.- Điều chỉnh mép gấp bằng nhau, kẹp chặt phần mép gấp bằng kìm chết gần với vị trí

đính.- Khoảng cách các mối đính từ (30 ~ 50)mm.

5.3. Tiến hành hàn- Giữ góc nghiêng của mỏ hàn nghiêng một góc từ (45 ~ 50)0 so với hướng ngược với

hướng hàn và hướng nhân ngọn lửa vào vũng hàn.- Giữ mỏ hàn thẳng với hướng hàn làm với hai bên cạnh hàn một góc 900.- Chuyển động mỏ hàn theo đường thẳng. khi vũng hàn quá nhiệt thì kéo nhân ngọn

lửa ra xa vũng hàn, đợi cho nhiệt độ tại vũng hàn giảm lại tiếp tục hàn.5.4. làm sạch và kiểm tra

- Làm sạch toàn bộ đường hàn và vật hàn.- Kiểm tra phần kim loại nóng chẩy hai bên cạnh hàn, kiểm tra điểm đầu và điểm cuối

đường hàn, kiểm tra sự ôxy háo bề mặt mối hàn. 6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

108

Page 107: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- 02 tranh treo tường.- 05 phút video.- 01 trang tài liệu hướng dẫn.- 01 trang tài liệu phát tay.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công việc chuẩn bị Chuẩn bị đúng và đủ các dụng cụ và thiết bị để thực hiện công việc.2. Hàn đính Mối hàn đính phải đảm bảo độ vững chắc theo yêu cầu kỹ thuật. 3. Tiến hành hàn Đường hàn đảm bảo không quá nhiệt, không cháy cạnh, vẩy hàn

xếp đều nhau.4. làm sạch và kiểm tra Vật hàn được làm sạch và tiến hành kiểm tra đánh giá chất

lượng của bài thực hành theo mục tiêu của công việc.

Mã Thẻ công việcKTGH 05.05

Tên thẻ công việcHàn giáp mối kim loại mỏng ở vị trí

hàn xấp không có khe hở

Thời lượng (giờ) Lý thuyết

1 Thực hành

51 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công chế tạo các sản phẩm cần đòi hỏi phải lắp ghép từ nhiều chi tiết lắp ghép lại với nhau bằng mối ghép giáp mối nhưng chiều dày kim loại nhỏ để nối chúng lại với nhau người ta sử dụng phương pháp hàn giáp mối không có khe hở.

- Hàn ở vị trí hàn xấp không có khe hở là mối hàn thường được sử dụng trong quá trình hàn khí, nó áp dụng cho các chi tiết có chiều dày nhỏ và mối hàn thực hiện đơn giản.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn giáp mối kim loại mỏng ở vị trí hàn xấp không có khe hở.

- Hàn được đường hàn giáp mối kim loại mỏng ở vị trí hàn xấp không có khe hở đảm bảo kích thước, chiều sâu nóng chẩy theo yêu cầu của chi tiết với dung sai cho phép là 1.5 mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, thiết bị dùng để hàn giáp mối kim loạI mỏng ở vị trí hàn xấp không có khe hở.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc

Áp dụng theo các kiến thức đã học và theo quy trình thực hiện công việc.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu: Khí Axêtylen và ôxy, thép tấm (1,5 x 100 x200)mm, que hàn 1,6- Thiết bị, dụng cụ: Bộ thiết bị hàn, bộ dụng cụ hàn, bộ bảo hộ lao động.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1. Công việc chuẩn bị

- Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ.- Chuẩn bị phôi và làm sạch cạnh hàn.- Điều chỉnh ngọn lửa hàn.- Nắn phôi và làm sạch cạnh hàn

5.2. Hàn đính - Sử dụng bép hàn số 50

109

Page 108: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Đặt hai tấm phôi lên trên bề mặt tấm thép sao cho cạnh phôi vuông góc với bề mặt tấm thép.

- Hàn đính hai điểm đầu chiều dài 1,5mm.- Khi đính xong dùng búa gõ nhẹ vào vị trí hàn đínhđể khử biến dạng và nắn phẳng

nếu hai tấm bị lệch

5.3. Tiến hành hàn - Đặt phôi lên mặt gạch chịu lửa trên bàn hàn nằm ở trong khoảng trống giữa hai viên

gạch.- Giữ mỏ hàn nghiêng một góc từ (45 ~50)0 so với hướng ngược với hướng hàn và

góc nghiêng của que hàn khoảng 400 so với hướng hàn.- Dùng bép hàn số 50 và que hàn 1,6.- Hàn đường hàn mặt trên xong, làm sạch và lật phôi rồi hàn mặt sau. Khi hàn điều

chỉnh để đường hàn trên và dưới trùng nhau.- Tạo chiều rộng đường hàn đều nhau trên toàn bộ chiều dài vật hàn.

5.4. Kiểm tra mối hàn bằng mắt- Kiểm tra hình dạng mối hàn.- Kiểm tra phần kim loại đắp và chiều rộng mối hàn.- Kiểm tra độ thẳng mối hàn.- Kiểm tra điểm đầu và điểm cuối đường hàn.- Kiểm tra sự ôxy hoá bề mặt mối hàn.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường. - 01 trang tài liệu hướng dẫn.- 05 phút video. - 01 trang tài liệu phát tay.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công việc chuẩn bị Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và làm sạch được phôi theo yêu cầu của chi tiết hàn.

2. Hàn đính Mối đính đảm bảo an toàn trong quá trình hàn, không quá lớn, quá cao.

3. Tiến hành hàn Đường hàn đảm bảo phẳng, đều, không quá nhiệt.4. Kiểm tra mối hàn bằng mắt.

Đánh giá tổng hợp qua sản phẩm thực tế của từng học viên theo yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu của công việc.

Mã Thẻ công việcKTGH 05.06

Tên thẻ công việcHàn giáp mối kim loại mỏng có

khe hở ở vị trí hàn xấp

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1 Thực hành

7 1 . Mở đâu :

- Trong quá trình gia công chế tạo các sản phẩm cần đòi hỏi phải lắp ghép từ nhiều chi tiết lắp ghép lại với nhau bằng mối ghép giáp mối nhưng do chiều dày kim loại, tính chất của mối ghép để nối chúng lại với nhau người ta sử dụng phương pháp hàn giáp mối kim loại mỏng có khe hở.

110

Page 109: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

- Hàn ở vị trí hàn xấp có khe hở là mối hàn thường được sử dụng trong quá trình hàn khí, nó áp dụng cho các chi tiết có chiều dày tương đối lớn và mối hàn thực hiện đơn giản.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện hàn giáp mỗi kim loại mỏng có khe hở ở vị trí hàn xấp.

- Hàn được đường hàn giáp mối kim loại mỏng ở vị trí hàn xấp có khe hở đảm bảo kích thước, chiều sâu nóng chẩy theo yêu cầu của chi tiết với dung sai cho phép là 1.5 mm khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, thiết bị dùng để hàn giáp mối kim loại mỏng ở vị trí hàn xấp có khe hở.

3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc Áp dụng phương pháp và kỹ thuật hàn trong cá công việc trên và theo quy triònh thực

hiện công việc.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Vật liệu: Khí Axêtylen và ôxy, thép tấm (1,5 x 100 x200)mm, que hàn 1.6- Thiết bị, dụng cụ: Bộ thiết bị hàn, bộ dụng cụ hàn, bộ bảo hộ lao động.

5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Công việc chuẩn bị.

- Chuẩn bị các dụng cụ thiết bị. - Điều chỉnh ngọn lửa hàn.- Nắn phẳng phôi và làm sạch.

5.2 hàn đính - Dùng bép hàn số 100 và que hàn 1,6.- Đặt phôi lên tấm thép phẳng sao cho cạnh phôi vuông góc với bbề mặt tấm thép.- Điều chỉnh khe hở phù hợp và hàn đính ở 3 điểm.- Chỉnh góc bù biến dạng khoảng 4 0

5.3 Hàn lớp 1.- Kiểm tra khe hở ở hai đầu và bắt đầu hàn ở đầu có khe hở nhỏ hơn.- Quay mặt hàn đính xuống dưới và kê cao vật hàn so với mặt bàn hàn khoảng 30mm.- Dùng bép hàn số 75 hoặc 100 và que hàn 1,6.- Hàn ngấu cẳ mặt sau, trong khi hàn luôn tạo một lỗ khuyết.

5.4 Hàn lớp 2 .- Hàn lớp 2 ngược chiều với lớp 1. - Dùng bép hàn số 100 và que hàn 2,6.- Chiều rộng mối hàn sau rộng hơn chiều rộng mối hàn trước.

5.5 Làm sạch và kiểm tra.- Làm sạch mối hàn và vật hàn. - Kiểm tra hình dạng mối hàn.- Kiểm tra phần kim loại đắp và chiều rộng mối hàn.- Kiểm tra phần lồi phía sau của mối hàn. - Kiểm tra độ thẳng mối hàn.- Kiểm tra điểm đầu và điểm cuối mối hàn. - Biến dạng của vật hàn.- Kiểm tra độ ôxi hoá bề mặt mối hàn.

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường.- 05 phút video.- 01 trang tài liệu hướng dẫn.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình thực hiện hàn ở vị trí hàn xấp có khe hở.

111

Page 110: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước

thực hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

1. Công việc chuẩn bị. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị cho hàn ở vị trí hàn xấp có khe hở.

2. Hàn đính Mối đính đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.3. Hàn lớp 1. Mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.4. Hàn lớp 2 . Mối hàn đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật.5 Làm sạch và kiểm tra.

Vật hàn được làm sạch và tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng của công việc theo thực tế mục tiêu của công việc

Mã Thẻ công việcKTGH 05.08

Tên thẻ công việcCắt kim loại bằng ôxy

Thời lượng (giờ)Lý thuyết

1Thực hành

7 1 . Mở đâu :

- Khi chế tạo phôi cho các chi tiết gia công với những chi tiết có chiều dày lớn và diện tích rộng người ta sử dụng phương pháp cắt tạo phôi bằng phương pháp cắt bằng ôxy căt.

- Cắt kim loại bằng ôxy cắt là sự đốt cháy kim loại bằng dòng ôxi để tạo nên các ôxit, các ôxit này bị thổi đi và tạo thành mặt cắt.

- Quá trình cắt bắt đầu bằng sự đốt nóng kim loại đến nhiệt độ cháy sau đó cho dòng ôxy thổi qua. Sự phát nhiệt trong quá trình cắt giúp cho việc nung kim loại ở vùng xung quanh đến nhiệt độ cháy do đó dòng ôxy cứ tiếp tục mở để cắt cho đến khi kết thúc đường cắt.2. Mục tiêu thực hiện công việc

- Trình bày được quy trình thực hiện cắt kim loại bằng ôxy cắt.- Cắt được các loại vật liệu có chiều dày khác nhau bằng ô xy cắt đảm bảo đúng đường

vạch và lượng kim loại bị ôxy hoá đảm bảo thoát ra khỏi rãnh cắt, đường cắt tương đối phẳng khi được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, thiết bị dùng để cắt kim loại bằng ôxy cắt.3. Những kiến thức có liên qua trực tiếp đến công việc 3.1 Đặc điểm và công dụng của cắt kim loại bằng ôxy cắt.

- Đặc điểm: hiện nay có hai phương pháp cắt bằng ôxy, cắt bằng thủ công và cắt bằng máy - Phương pháp cắt bằng ôxy được ứng dụng rộng rãi như cắt thép tấm, mặt tròn và

các chi tiết đơn giản hay phức tạp khác. Cắt bằng có năng xuất và độ chính xác cao nhưng giá thành cao không thích hợp nhiều cho các xưởng cơ khí nhỏ vì vậy việc cắt kim loại bằng ôxy cắt được áp dụng bằng phương pháp cắt thủ công đảm bảo được như cầu thực tế, đầu tư trang bị hợp với điều kiện xưởng sản xuất vừa và nhỏ.

- Công dụng: được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp luyện kim và trong gia công kim loại đặc biệt trong đóng tàu, chế tạo lò hơi, chế tạo máy, xây dựng. v. v. 3.2 cấu tạo của mỏ cắt.

- Sơ đồ cấu tạo mỏ cắt (hình vẽ).- Nguyên lý hoạt động dựa trên nguyên lý kiểu hút : ôxy được đưa vào mỏ cắt với tốc

độ lớn tạo lên một khoảng chân không, cùng với cấu tạo của mỏ cắt ôxy sẽ hút khí axêtylen đi từ vòi phun và hoà chộn thành hỗn hợp khí cháy đưa ra ngoài mỏ cắt đây là phần hỗn

112

Page 111: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

hợp cháy cung cấp nhiệt để nung nóng mỏ hàn. Còn luồng ôxy thứ hai với tốc độ cao đi ra ngoài mỏ được xả khi tại vị trí nung kim loại đã bắt đầu ôxy hoá và chúng có tác dụng thổi lượng kim loại bị ôxy ra khỏi vị trí đó và tạo thành rãnh cắt.3.3 kĩ thuật cắt kim loại bằng ôxy cắt.

- Bắt đầu đường cắt: Ngọn lửa hướng vào vùng cắt để đốt nóng kim loại đến nhiệt độ cháy. Đường cắt có thể bắt đầu từ mép vật cắt cùng có thể ở giữa vật cắt khi vật cắt có chiều dày nhỏ còn khi vật cắt có chiều dày lớn ta phải khoan một lồ nếu bắt đầu cắt ở vị trí bên trong mép tấm và góc nghiêng của mỏ cắt từ (5 ~ 10) 0 .

- Khoảng cách từ mỏ cắt đến vật cắt: khoảng cách từ nhân ngọn lửa đến vật cắt tốt nhất từ (1,5 ~ 2,5) mm còn đối với những tấm thép có chiều dày lớn hơn 100mm thì khỏng cách có thể lớn hơn.

- Vị trí và sự chuyển dịch của mỏ cắt: khi cắt tấm thép theo đương thẳng, hợp lý nhất mỏ cắt nghiêng một góc (20 ~ 30)0 về phía ngược với hướng cắt, khi cắt phôi bằng thép tròn thì vị trí mỏ cắt ban đầu hơ nghiêng so với trục cắt sau đó đưa vuông góc với đường trục cắt.

- Tốc độ cắt: tốc độ dịch chuyển của mỏ cắt phải phù hợp với chiều dày vật liệu và tốc độ ôxy hoá kim loại tại vị trí cắt, trong quá trình cắt tốc độ cắt luôn ổn định thì chất lương mối cắt mới đảm bảo yêu cầu. Tốc độ cắt của một số mỏ cắt thường từ (75 ~ 556) mm/ phút.4. Những thiết bị cần thiết để thực hiện công việc

- Các loại thép tấm có chiều dày từ 2mm trở lên, thiết bị dùng trong hàn khí, mỏ cắt, dụng cụ dùng để vạch dấu trên mặt phẳng.5 . Quy trình thực hiện công việc 5.1 Công tác chuẩn bị.

- Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ tương tự như trong bài sử dụng thiết bị hàn khí- Dùng phấn vạch dấu các đường cắt trên tấm kim loại cắt.- Đặt tấm kim loại cắt lên bàn sao cho phần cắt không chạm xuống bàn cắt.

5.2 Nung kim loại.- Tạo tư thế chắc thoải mái.- Mồi lửa và điều chỉnh ngọn lửa.- Để ngọn lửa cách bề mặt của kim loại cắt khoảng 3mm.- Giữ mỏ cắt thẳng đứng và ở cạnh của tấm vật liệu cắt.

5.3 Tiến hành cắt.- Khi cạnh của tấm thép chuyển sang màu đỏ thì bắt đầu mở van ôxy cắt.- Di chuyển mỏ cắt sao cho rãnh cắt không ra ngoài đường vạch dấu.- Cẩn thận với phần kim loại cắt khi rơi.

5.4 Tắt ngọn lửa: Khi kết thúc quá trình cắt ngay lập tức ta đóng van ôxy và tiến hành đóng van axêtylen5.5 Kiểm tra.

- Sự thẳng của đường cắt. - Điểm bắt đầu và kết thúc của đường cắt.- Bề mặt của mép cắt. - Sự bán dính của xỉ

6. Xác định những học liệu và những phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy và học

- 02 tranh treo tường. - 02 trang tài liệu hướng dẫn.- 01 trang tài liệu phát tay về quy trình tiến hành cắt kim loại.

7 . Bản hướng dẫn thực hiện công việc Trình tự các bước thực

hiện công việcTiêu chí đánh giá các bước thực hiện

113

Page 112: Tæng CôC D¹Y NGHÒ · Web view- Lưỡi cưa: Được lắp vào hai đầu của bằng hai chốt lắp với thân cưa có đai ốc điều chỉnh độ căng của lưỡi

1. Công tác chuẩn bị. Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đung svà đủ đảm bảo yêu cầu của công việc.

2. Nung kim loại. Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.3. Tiến hành cắt. Qúa trình cắt đảm bảo liên tục và an toàn, thao tác đúng yêu

cầu.4. Tắt ngọn lửa. Đúng theo yêu cầu kĩ thuật.5. Kiểm tra. Đánh giá chất lượng của sản phẩm theo các tiêu chí kỹ thuật

và mục tiêu của công việc.

114