20
1 TNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CU VQUAN HTỘC NGƯỜI XUYÊN QUC GIA 1 PGS.TS. Vương Xuân Tình Vin Dân tc hc Quan htộc người xuyên quc gia (QHTNXQG) là các mi quan hca mt tộc người với đồng tc hay khác tc quc gia khác có chung hoc không chung đường biên gii. Vi mt đất nước đa dân tộc 2 , QHTNXQG có vai trò rt quan trng, ảnh hưởng đến sphát trin kinh tế - xã hi, quc phòng, an ninh của nước đó, vì quan hnày tuy với đối tác ngoại biên, nhưng lại nh hưởng sâu sắc đến ni biên. nước ta, vi 46 tc người có đồng tc ti nhng quc gia khác và do tác động ca yếu tlch s, toàn cầu hóa, chính sách Đổi mi nên QHTNXQG rt phát trin, nht là tnăm 1986 đến nay. Quan hđó được biu hin trên nhiều lĩnh vực, tchính tr, kinh tế, xã hội, văn hóa đến quc phòng, an ninh; din ra dân tc Kinh (Vit) và nhiu dân tc thiu s. Mi quan hy không chvi ba quốc gia có chung đường biên là Trung Quc, Lào, Campuchia mà còn vi nhiều nước không chung biên gii, như Mỹ, Canada, Pháp, Australia, Hàn Quc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,... Do QHTNXQG có vai trò như vậy nên vấn đề này được các hc gitrên thế gii rt quan tâm, song ti Vit Nam mới được chú trng nghiên cu trong mt snăm gần đây. Để góp phn phát triển hướng nghiên cu y nước ta, bài viết này strình bày tng quan nghiên cu vQHTNXQG trên thế gii và Việt Nam, qua đó, đề xut mt sđịnh hướng nghiên cu trong thi gian ti. 1. Nghiên cu QHTNXQG trên thế gii Để xem xét vấn đề này, cần đặt trong nn cnh ca lý thuyết dân tc xuyên quc gia (Transnationalism) 3 , tìm hiu khái nim vbiên gii và nhng công trình nghiên cu có liên quan. Do hn chế vtiếp cn ngun tài liu nên tng quan chyếu đề cp nhng nghiên cu khu vực châu Âu và vùng Đông Nam Á lục địa. 1.1. Vlý thuyết dân tc xuyên quc gia 1 Bài đăng trong: Viện Dân tộc học (2018), Một số vấn đề về dân tộc, tộc người ở vùng biên giới và liên xuyên biên giới nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc gia năm 2017, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 119-148. 2 . Trong ngôn ngữ Việt, thuật ngữ “dân tộc” nghĩa như tộc người (Ethnicity/ Ethnic group); ngoài ra, thuật ngữ này còn hàm nghĩa là “quốc gia” (Nation). 3 . Tùy từng văn cảnh mà thuật ngữ Transnationalism có thể chuyển ngữ sang tiếng Việt là “lý thuyết dân tộc xuyên quốc gia” hay “chủ nghĩa dân tộc xuyên quốc gia”.

TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

  • Upload
    others

  • View
    18

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

1

TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ

TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

PGS.TS. Vương Xuân Tình

Viện Dân tộc học

Quan hệ tộc người xuyên quốc gia (QHTNXQG) là các mối quan hệ của một

tộc người với đồng tộc hay khác tộc ở quốc gia khác có chung hoặc không chung

đường biên giới. Với một đất nước đa dân tộc2, QHTNXQG có vai trò rất quan trọng,

ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nước đó, vì quan

hệ này tuy với đối tác ở ngoại biên, nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến nội biên.

Ở nước ta, với 46 tộc người có đồng tộc tại những quốc gia khác và do tác động

của yếu tố lịch sử, toàn cầu hóa, chính sách Đổi mới nên QHTNXQG rất phát triển,

nhất là từ năm 1986 đến nay. Quan hệ đó được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, từ chính

trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đến quốc phòng, an ninh; diễn ra ở dân tộc Kinh (Việt) và

ở nhiều dân tộc thiểu số. Mối quan hệ ấy không chỉ với ba quốc gia có chung đường

biên là Trung Quốc, Lào, Campuchia mà còn với nhiều nước không chung biên giới,

như Mỹ, Canada, Pháp, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,...

Do QHTNXQG có vai trò như vậy nên vấn đề này được các học giả trên thế

giới rất quan tâm, song tại Việt Nam mới được chú trọng nghiên cứu trong một số năm

gần đây. Để góp phần phát triển hướng nghiên cứu ấy ở nước ta, bài viết này sẽ trình

bày tổng quan nghiên cứu về QHTNXQG trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó, đề xuất

một số định hướng nghiên cứu trong thời gian tới.

1. Nghiên cứu QHTNXQG trên thế giới

Để xem xét vấn đề này, cần đặt trong nền cảnh của lý thuyết dân tộc xuyên

quốc gia (Transnationalism)3, tìm hiểu khái niệm về biên giới và những công trình

nghiên cứu có liên quan. Do hạn chế về tiếp cận nguồn tài liệu nên tổng quan chủ yếu

đề cập những nghiên cứu ở khu vực châu Âu và vùng Đông Nam Á lục địa.

1.1. Về lý thuyết dân tộc xuyên quốc gia

1 Bài đăng trong: Viện Dân tộc học (2018), Một số vấn đề về dân tộc, tộc người ở vùng biên giới và

liên xuyên biên giới nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc gia năm 2017, Nxb. Khoa học

xã hội, Hà Nội, tr. 119-148. 2. Trong ngôn ngữ Việt, thuật ngữ “dân tộc” có nghĩa như tộc người (Ethnicity/ Ethnic group); ngoài

ra, thuật ngữ này còn hàm nghĩa là “quốc gia” (Nation). 3. Tùy từng văn cảnh mà thuật ngữ Transnationalism có thể chuyển ngữ sang tiếng Việt là “lý thuyết

dân tộc xuyên quốc gia” hay “chủ nghĩa dân tộc xuyên quốc gia”.

Page 2: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

2

Theo tổng quan của Dunn (2005, pp. 15-31), lý thuyết dân tộc xuyên quốc gia

được sử dụng để mô tả và phân loại các hoạt động của dân nhập cư. Điều đó liên quan

đến việc gửi hàng hóa, quà tặng, thư từ, điện thoại, quyền lợi của người di cư với quê

gốc; các hoạt động về chính trị và hoạt động khác liên quan đến mạng lưới chăm sóc

sức khỏe, tình cảm. Thuyết dân tộc xuyên quốc gia được xác định là sự ràng buộc và

liên hệ đa dạng để kết nối con người, và về thể chế xuyên biên giới của các quốc gia -

dân tộc (Nation - states). Thông qua các hoạt động xuyên quốc gia, người nhập cư trở

thành người xuyên cư (Transmigrants), có thể hiện diện và củng cố các mối liên kết

với đất nước mà họ xuất cư. Có tác giả còn đề xuất khái niệm xã hội xuyên quốc gia,

tức ở nơi người nhập cư đang sống. Hơn hết, lý thuyết dân tộc xuyên quốc gia đề cập

đến một thế giới giải lãnh thổ (De-territorialised world), đến quyền lực của quốc gia -

dân tộc kiểm soát sự dịch chuyển dân số và các hình thức khác của lưu thông.

Vẫn theo Dunn (2005, pp. 15-31), trong lý thuyết về dân tộc xuyên quốc gia,

việc nhìn nhận một thế giới giải lãnh thổ và công dân di động (Movement citizens)

ngày càng giữ vai trò quan trọng, như có thể tìm thấy qua phân tích của Ong và cộng

sự (1999) về người nhập cư Trung Quốc tại Mỹ. Trong nghiên cứu, đã có thảo luận về

chủ thể của vấn đề xuyên quốc gia, đó là những người gắn bó với hai hoặc đa quốc gia.

Nhiều người hiện nay có quan điểm tích cực về vấn đề toàn cầu, tự xem mình là công

dân thế giới. Ở một chiều kích rộng hơn, lý thuyết xuyên quốc gia được xem xét ở bốn

khía cạnh chính: các hoạt động đặc thù, thiết lập mối quan hệ, bối cảnh xã hội mới,

chủ quan hay viễn cảnh. Thực ra, chủ nghĩa xuyên quốc gia không phải là hiện tượng

mới. Bởi vậy trong bối cảnh nghiên cứu, cần ưu tiên vấn đề loại hình liên kết hay dịch

chuyển mới (như dùng email để liên lạc) về các hoạt động hay mối liên hệ.

Có thể nói, khi đề cập đến lý thuyết dân tộc xuyên quốc gia, các tác giả thường

gắn với vấn đề di dân. Trong bối cảnh đó, khái niệm xuyên quốc gia liên quan đến xã

hội đa văn hóa. Chẳng hạn, Castles (1993, p. 25) đã nhấn mạnh, di cư không chỉ là

việc dịch chuyển từ xã hội này đến xã hội khác, mà đúng hơn là người di dân và con

cháu họ giữ mối quan hệ lâu dài về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa với xã hội gốc

của họ, với đồng tộc khắp nơi trên thế giới. Khái niệm xuyên quốc gia còn chỉ ra nhu

cầu mới về dân chủ, cả bên dưới và bên trên của cấp độ quốc gia - dân tộc. Việc tự

khẳng định của các cộng đồng địa phương cùng với cơ chế kiểm soát dân chủ của lực

lượng kinh tế toàn cầu và sự hợp tác xuyên quốc gia là cần thiết, một khi dân chủ là

đích hướng tới của thế giới toàn cầu hóa. Hannerz (1989) còn cho rằng, lý thuyết dân

tộc xuyên quốc gia có khía cạnh của văn hóa xuyên quốc gia, chẳng hạn như sản phẩm

văn hóa, ẩm thực hay truyền thông.

Theo Portes và cộng sự (1999), có ba loại hình lý thuyết xuyên quốc gia, đó là

các loại hình về kinh tế, chính trị và xã hội - văn hóa. Thuyết xuyên quốc gia về kinh

tế đề cập những hoạt động hợp tác xuyên quốc gia, các hoạt động buôn bán nhỏ và

Page 3: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

3

chuyển tiền xuyên biên giới. Thuyết xuyên quốc gia về chính trị hướng đến cuộc đấu

tranh với thể chế chính trị ở quê cũ, với sự cam kết giữa các quốc gia và ảnh hưởng

của các NGO. Những hoạt động còn lại được xếp vào loại hình xã hội - văn hóa.

Ip và cộng sự (1997) lại chia thành 3 loại hình lý thuyết khác, đó là quan hệ,

kinh nghiệm và luật pháp. Thuyết xuyên quốc gia về quan hệ bao gồm dịch chuyển

của cá nhân giữa hai hay nhiều đất nước, nơi người ta thăm viếng họ hàng, nghỉ ngơi

hoặc kinh doanh và kết nối thông tin. Thuyết xuyên quốc gia về kinh nghiệm bao gồm

ý thức về cái đặc trưng hay cái thuộc về (Belonging), quan niệm của người nhập cư về

quê cũ và quê mới, kể cả ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Còn thuyết luật pháp đề

cập đến phương tiện công dân (Instrumental citizenship), chẳng hạn như chiến lược

của những người di cư sử dụng hộ chiếu và quyền công dân.

Nhìn lại, có thể tiếp nhận thuyết dân tộc xuyên quốc gia qua định nghĩa của

Bách khoa toàn thư, đó là thuyết đề cập đến hiện tượng phổ biến của các nhóm di dân

xuyên quốc gia (Diaspora), tội ác xuyên quốc gia và mạng lưới khủng bố quốc tế. Hoạt

động xuyên quốc gia không chỉ có thương mại mà còn những lĩnh vực như ma túy,

mại dâm, buôn bán vũ khí. Thuyết dân tộc xuyên quốc gia gắn với đặc trưng đa bản

sắc (Multi-identity), ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị. Những thành phố toàn cầu

(Global city) thách thức quyền lực và ảnh hưởng về dân chủ hóa đối với các nhà nước,

tạo nên hình thức công dân mới - công dân xuyên quốc gia (Transnational

citizenship)4.

Để nghiên cứu vấn đề dân tộc xuyên quốc gia, Vertovec (1999) đã đề xuất sáu

chủ đề chính, đó là: 1) Mạng lưới toàn cầu hoặc xuyên quốc gia; 2) Tính chủ quan, ý

thức và quan điểm về toàn cầu, chẳng hạn như vấn đề công dân toàn cầu; 3) Loại hình

lai, thời trang và truyền thông toàn cầu, đặc biệt là tiểu nhóm văn hóa thanh niên; 4)

Hội nhập kinh tế; 5) Thuyết xuyên quốc gia chính trị, ví dụ như tổ chức di cư quốc tế,

tính chính trị của di cư xuyên quốc gia; 6) Điểm mới của di dân, tức tính xã hội xuyên

quốc gia. Các nghiên cứu này có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn từ

góc độ nhân học khi xem xét trường hợp của châu Âu, Manos (2016, pp. 4-13) nêu lên

các vấn đề nghiên cứu như đặc trưng, lãnh thổ và nhà nước có quan hệ với nhau như

thế nào trong việc tạo lập chính nó và đặc trưng nhóm. Góc nhìn từ bên dưới (Below)

về biên giới được xây dựng, thương thuyết và quan niệm ra sao. Và cần xem xét mối

quan hệ xã hội vượt quá giới hạn lãnh thổ, với cam kết của các cá nhân, nhóm xuyên

biên giới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.

1.2. Khái niệm và quan điểm về biên giới

4. Xem trên trang: http://www.encyclopedia.com/social-sciences/applied-and-social-sciences-

magazines/transnationalism

Page 4: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

4

Trong bối cảnh của lý thuyết dân tộc xuyên quốc gia, khái niệm và quan điểm

về biên giới rất phong phú. Có thể khái quát một số điểm chính như sau:

- Biên giới cứng (Hard border), biên giới vật chất (Physical border), biên giới

cố định (Fixed border)

Các khái niệm nêu trên được đặt trong phạm vi của biên giới chính trị (Political

border), thể hiện chủ quyền của một quốc gia, phục vụ chủ yếu cho quản lý hành

chính. Điển hình cho loại biên giới này phải kể đến dạng thức “bức tường biên giới”

(Border wall) vẫn được sử dụng ở một số biên giới quốc gia, như Mỹ - Mexico, Israel -

Palestine (Nail, 2013).

- Biên giới lỏng (Fluid border), biên giới mềm (Soft border)

Đây là loại biên giới có “tính lỏng”, dễ biến đổi trong quan hệ và quản lý ở

vùng biên. Biên giới lỏng, biên giới mềm không trùng với biên giới quốc gia (biên giới

cứng, biên giới vật chất, biên giới cố định) mà được mở ra hay bị co lại theo “thế

nước” (Thôi Húc Thần, 1992; Schultermandl and Toplu, 2010; Maochun and Wen,

2014; Brouwer, 2015).

- Khung cảnh biên giới (Borderscape)

Khái niệm này được áp dụng chủ yếu ở châu Âu, phản ánh tính đa chiều của địa

chính trị và tính liên quan của biên giới; có bản chất phân tán, giải lãnh thổ; có quá

trình của biên giới và thể chế kế tiếp của nó trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và dòng

chảy xuyên biên giới. Tóm lại, đây không chỉ là biên giới chính trị, mà còn là biên giới

văn hóa, với sự năng động và biến đổi. Việc nhìn nhận biên giới cần có tính logic, tính

lịch sử và chiều cạnh di cư. Từ đó, cần nghĩ về châu Âu như một “không gian mờ”

(Ambiguous space), phản ánh các kinh nghiệm thực dân và hậu thực dân; và tính mờ

của châu Âu khiến nó gắn kết với các láng giềng đa dạng. Sau khi Liên Xô (cũ) tan rã,

vấn đề biên giới có sự khác biệt giữa các quốc gia ở Đông Âu. Trong bối cảnh đó, một

số tác giả đề xuất hai tiếp cận biên giới: tiếp cận năng động và tiếp cận cấu trúc. Các

tiếp cận này có thể nhìn với bốn phương thức của biên giới: đe dọa, trở ngại, nguồn

lực và bảo vệ.

Để quản lý vấn đề biên giới trong bối cảnh mới, tại châu Âu, Dự án

EUBORDERSCAPES (Khung cảnh biên giới của Liên minh châu Âu) đã được xây

dựng. Dự án này có nhiệm vụ: 1) Phản ánh sự thay đổi quan trọng về chính trị, xã hội

và văn hóa; 2) Xây dựng chỉ báo đáp lại sự thay đổi; 3) Tìm hiểu những khác biệt biên

giới nhà nước trong thuật ngữ xã hội - tức về cơ hội, nguyện vọng, giá trị, sự thừa

nhận của các cá nhân. Theo đó, biên giới không chỉ phản ánh ý nghĩa đối với các tác

nhân khác nhau, phản ánh quyền lực theo tiêu chuẩn quốc tế - bao gồm EU, các khái

niệm động, đa chiều, phức hợp về biên giới; không chỉ đơn thuần về ranh giới lãnh

thổ, mà còn ở sự khác biệt về chính trị, xã hội, văn hóa giữa “ta” và “họ”. Như vậy,

Page 5: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

5

khái niệm hóa biên giới như là cấu trúc về chính trị, xã hội, có sự mở mang và thay đổi

(Van Houtum, Laine and Scott, 2016, pp. 135-152).

- Biên giới là không gian xã hội (Social space)

Khái niệm này không chỉ được áp dụng ở châu Âu, mà cả châu Á và một số nơi

khác. Quan niệm biên giới là không gian xã hội, bởi đây là quá trình được mở rộng

bằng chia sẻ của cộng đồng. Phạm vi không gian xã hội mang đặc tính của sự thích

ứng với áp lực bên ngoài, sự tương tác với tác nhân khác; thiết lập hậu chính trị của

khu vực, lãnh thổ và quan hệ cộng đồng nhằm quản lý mâu thuẫn lãnh thổ của tư bản

toàn cầu (Scott, 2014). Việc buôn bán không bị giới hạn bởi biên giới chính trị, mà

dựa vào mối quan hệ văn hóa xuyên biên giới, quan hệ xã hội như dòng họ và hôn

nhân, di động xuyên biên giới, trao đổi kinh tế (Turner, 2010, pp. 265-267).

Faist (2016, pp. 1-36) còn cho rằng, thuật ngữ không gian xã hội xuyên quốc

gia không chỉ đề cập đến quan hệ nhà nước - nhà nước, mà còn gồm quan hệ phi chính

phủ. Đó là sự liên kết xã hội (Social ties), như liên kết giữa các cá nhân, nhóm, tôn

giáo. Đó còn là liên kết biểu tượng (Symbol ties): sự tham gia của mọi người với ý

nghĩa cộng đồng, ký ức cộng đồng, mong đợi cho tương lai, diễn giải tập thể. Trong

đó, ngôn ngữ là điển hình cho liên kết biểu tượng. Liên kết xã hội và biểu tượng

thường diễn ra với những người đồng ngôn ngữ, cảnh ngộ, văn hóa. Loại hình của

không gian xuyên quốc gia có mức thấp như mạng lưới (đối với người buôn bán, trí

thức, luật sư); mức cao là thiết chế (nhóm họ hàng, gia đình, cộng đồng, tổ chức - tôn

giáo, doanh nghiệp). Đối với sự tiến hóa của không gian xã hội xuyên quốc gia, kỹ

thuật có vai trò to lớn. Văn hóa, truyền thông và cuộc sống xã hội thường ngày có tác

động đến loại hình không gian xã hội này.

- Biên giới hậu quốc gia (Post-national border)

Quan niệm biên giới hậu quốc gia không cho rằng có sự biến mất của nhà nước

hay suy tàn lãnh thổ mà là chiều kích của biên giới mới, của chức năng biên giới mới,

hoặc của phương pháp quản lý lãnh thổ mới dựa trên khái niệm truyền thống về lãnh

thổ quốc gia. Đó là sự thúc đẩy chức năng chính trị mới trong hội nhập và hội nhập

nhà nước xuyên biên giới (Scott, 2014).

1.3. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu QHTNXQG

Sự khác biệt giữa “lý thuyết” và “khái niệm” chỉ có tính tương đối, bởi thực tế,

một số khái niệm nêu trên đã mang tính lý thuyết.

- Lý thuyết về nhóm di cư xuyên quốc gia (Diaspora)

Trong giới nghiên cứu về quan hệ quốc tế, thuật ngữ Diaspora rất phổ biến,

nhằm chỉ các nhóm tộc người, tôn giáo từ một địa phương gốc di cư và sinh sống ở

nhiều nơi trên thế giới, song vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với quê hương. Tuy nhiên theo

Page 6: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

6

Faist (2010, pp. 9-34), cần nhận thấy khái niệm/lý thuyết dân tộc xuyên quốc gia -

Transnationalism rộng hơn Diaspora, bởi Diaspora nhấn mạnh đặc trưng tập thể, còn

Transnationalism nhấn mạnh sự vận động, dịch chuyển xuyên quốc gia. Diaspora có

tính toàn cầu, xuất hiện từ lâu, càng nổi lên mạnh mẽ trong mấy thập kỷ qua (người Do

Thái, người Kurd, người Hmông, người Hoa, các nhóm Hồi giáo ở Trung Đông sống

tại Tây Âu và Bắc Mỹ). Tác giả còn cho rằng, có ba vấn đề của Diaspora: 1) Nguyên

nhân di cư (không chỉ về chính trị, mà cả buôn bán, lao động); 2) Mối quan hệ với quê

gốc; 3) Hội nhập của nhóm di cư ở nước nhập cư (quan niệm cũ là bị đồng hóa, tức sự

kết thúc của Diaspora; quan niệm mới: tạo ra tính lai ghép, hay văn hóa lai như các

nhóm nhập cư ở châu Âu).

Liên quan đến vấn đề Diaspora, Brettell (2007, pp. 26-89) cho rằng, có sự xuất

hiện của “ranh giới” (Boundary) tộc người, chủng tộc, đúng hơn là ranh giới văn hóa

của những người nhập cư ở quốc gia họ nhập cư. Chẳng hạn, người Mỹ gốc Phi luôn

lập ranh giới riêng của mình, thực hiện “xuyên biên giới quốc gia” với các nhóm nhập

cư khác, song chủ yếu với những người cùng Islam giáo.

- Luận thuyết Zomia

Luận thuyết này thể hiện trong tác phẩm của James Scott (2009) với tiêu đề:

“Nghệ thuật không bị cai trị: Lịch sử vô chính phủ ở vùng cao Đông Nam Á lục địa”.

Zomia là một vùng ẩn dụ, tương ứng với khu vực vùng cao từ Đông và Đông Nam của

Ấn Độ trải qua một phần của Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào và đến tận khu

vực Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm triệu các dân tộc

thiểu số, nơi trong lịch sử chưa từng xuất hiện nhà nước. Theo Scott, cư dân vùng

Zomia có văn hóa riêng, sống phi biên giới, ít liên hệ với vùng thấp và có truyền thống

vô chính phủ. Truyền thống đó ảnh hưởng đến quan hệ tộc người và sự phát triển của

họ trong bối cảnh hiện nay.

Luận thuyết Zomia có ảnh hưởng khá lớn đến các nghiên cứu, nhất là của

những tác giả phương Tây tại vùng này. Qua tìm hiểu về người Khmú ở Bắc Lào; các

tộc Hmông, Thái và Tày ở Bắc Việt Nam; người Hani, người Yi, người Dai (Tai Lue)

và Hani (Akha) ở Xishuangbanna thuộc Vân Nam Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của

luận thuyết Zomia, Forsyth và Michaud (2011, pp. 1-27) cho rằng, các tộc thiểu số có

quan hệ xuyên quốc gia liên quan đến mối quan hệ buôn bán và văn hóa hơn là chịu

khuôn bó vào bên trong đường biên. Các tác giả xác định có ba vấn đề sinh kế xuyên

quốc gia của các tộc thiểu số ở nơi đây: 1) Sinh kế của họ chịu tác động từ thay đổi về

kinh tế, chính trị ở bên ngoài và cấu trúc đại diện của chính họ - tức ảnh hưởng từ văn

hóa và đặc trưng tộc người; 2) Tộc thiểu số có quan hệ xuyên quốc gia liên quan đến

mối quan hệ buôn bán và văn hóa hơn là vào lối nghĩ họ chịu khuôn bó ở bên trong

đường biên; 3) Tộc người có quan hệ năng động trong bối cảnh bị nhà nước kiểm soát

hay bị thiếu tư cách công dân và chia sẻ những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa.

Page 7: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

7

Tuy nhiên, khi nghiên cứu việc buôn bán ở vùng biên giới Việt Nam - Trung

Quốc, Turner (2010, pp. 265-287) lại chứng minh mối quan hệ của cư dân vùng cao

với vùng thấp tồn tại từ lâu đời, không phải người dân vùng cao sống biệt lập như luận

điểm của Scott (2009). Buôn bán có thể bị gián đoạn thời gian ngắn, song diễn ra

thường xuyên qua những con đường nhỏ, mặc dù bị nhà nước cấm đoán. Việc buôn

bán không bị giới hạn bởi biên giới chính trị, mà dựa vào mối quan hệ văn hóa xuyên

biên giới, quan hệ xã hội như dòng họ và hôn nhân, sự di động xuyên biên giới và trao

đổi kinh tế. Đến nay, đã có thay đổi trong cư dân ở vùng biên giới Việt Nam - Trung

Quốc. Tranh luận với James Scott, tác giả cho rằng sẽ vô nghĩa nếu chỉ nghiên cứu các

dân tộc thiểu số tại vùng biên giới, mà phải có cả dân tộc đa số. Mặt khác, Tunner

cũng phát triển ý tưởng của James Scott: người dân sẽ đi vòng qua trở lực của nhà

nước để tìm ai đáp ứng nhu cầu hàng hóa của họ. Khu vực dịch chuyển buôn bán của

họ không phải trong phạm vi của nhà nước mà là không gian xã hội (Social space). Họ

vượt qua sự kiểm soát của cả hai nhà nước bằng thương thuyết (Negotiating). Biên

giới chính trị như nhịp cầu, là điểm kết nối, tương tác hơn là rào cản. Tuy nhiên, một

số buôn bán qua biên giới vẫn là buôn lậu, bằng con đường họ hàng, trốn tránh sự

quản lý của nhà nước. Bởi vậy, luận điểm Zomia của James Scott vẫn có ý nghĩa.

- Lý thuyết tân tự do (Neoliberalism)

Lý thuyết tân tự do được hiểu và thực hành với nhiều nghĩa, có khi chồng chéo

nhau, có khi mâu thuẫn nhau (Ferguson, 2009; Bie và cộng sự, 2013). Ferguson (2009)

và Trương Minh Huy Vũ (2015) cho rằng có ba nội dung quan trọng liên quan đến lý

thuyết tân tự do: 1) Chủ nghĩa tân tự do là sự đề cao tối đa vai trò của thị trường, để thị

trường hoàn toàn quyết định; 2) Chủ nghĩa tân tự do là xây dựng định chế quốc tế

trong phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác; và 3) Chủ nghĩa tân tự do là “nghệ thuật

của chính phủ tân tự do”, tức thực chất vẫn là sự quản trị của nhà nước nhưng với cách

thức mới. Thực hành nghiên cứu QHTNXQG cũng được tiếp cận dưới lý thuyết tân tự

do.

Việc nghiên cứu đã nêu có thể thấy qua công trình của Mosuela (2013) khi xem

xét về vấn đề công dân xuyên quốc gia với lý thuyết tân tự do trong nghiên cứu nhóm

di cư xuyên quốc gia quê gốc ở Manila (Phillipines) sinh sống tại Roma (Italia). Tác

giả đã giải thích giá trị, ý nghĩa và thực hành của những người Phillipine di cư xuyên

quốc gia liên quan đến tư cách công dân với ba tranh luận: 1) Cộng đồng di cư xuyên

quốc gia liên quan đến vấn đề công dân mới và có vị trí mới trong thực hành quản trị

tân tự do; 2) Các tiêu chí tân tự do liên quan đến tự quản trị, đến thực hành xã hội, đến

quyền công dân càng thúc đẩy logic văn hóa của chủ nghĩa xuyên quốc gia, hay nói

cách khác, đó là sự thúc đẩy song trùng của chủ nghĩa tân tự do và chủ nghĩa xuyên

quốc gia, dẫn đến việc vận động các yếu tố quyền công dân, dẫn đến các thể chế về thị

trường, chính phủ và văn hóa của chủ nghĩa xuyên quốc gia; 3) Chủ nghĩa tân tự do

Page 8: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

8

chịu sự tác động như thế nào trước các yếu tố văn hóa, lịch sử; và sự thách thức của

các hộ gia đình di cư xuyên quốc gia đối với tính công dân.

Nghiên cứu theo hướng trên còn thấy ở Holmes (2011, pp. 1-21), khi tìm hiểu

vấn đề liên kết đội ngũ tinh hoa toàn cầu trong bảo vệ môi trường dưới tiếp cận lý

thuyết tân tự do. Theo tác giả, giới tinh hoa toàn cầu bao giờ cũng có vị trí quan trọng

đối với phát triển của thế giới. Sự liên kết của giới tinh hoa toàn cầu trong vấn đề bảo

vệ môi trường, qua các tổ chức NGO, tổ chức quốc tế và các mối quan hệ khác như

đồng tộc, đồng tôn giáo là minh chứng cho việc gắn liền với phát triển của chủ nghĩa

tân tự do.

1.4. Thách thức của QHTNXQG và ứng phó của các nhà nước

Qua nghiên cứu về QHTNXQG, các tác giả thường nêu lên ba thách thức, hay

ba tác động chủ yếu đến: 1) An ninh của quốc gia - dân tộc; 2) Chủ quyền của quốc gia

- dân tộc; và 3) Lòng trung thành của công dân với quốc gia - dân tộc.

Trước những thách thức đó, các tác giả đã phát hiện chiến lược ứng phó của

những quốc gia. Scott (2014) khám phá chiến lược nhận thức, bởi điều cốt yếu của

biên giới phải là mở và hợp tác, tuy nhiên, cần có sự hợp tác không phương hại. Trong

khung cảnh của châu Âu, Brie (2013, pp. 2-10) tìm thấy sự đề cao việc tự bảo vệ (Self-

protection) - không chỉ về chính trị, kinh tế, mà cả xã hội và bản sắc văn hóa. Còn

Maochun và Wen (2014, pp. 113-125) lại phát hiện cách làm ngơ, tạm chấp nhận bất

cập, qua ví dụ về xử lý của nhà chức trách Trung Quốc đối với tình trạng hôn nhân

xuyên biên giới Trung - Việt nhưng không đăng ký kết hôn do thiếu hợp tác giữa chính

quyền hai nước, và người dân cũng không trình báo sự sai trái đó với chính quyền, vì

nếu trình báo sẽ bị oán giận.

2. Nghiên cứu QHTNXQG ở Việt Nam

Trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, khái

niệm QHTNXQG và quan hệ tộc người xuyên biên giới có thể là một. Tuy nhiên,

chúng tôi cho rằng, QHTNXQG có nội hàm rộng hơn, nhằm chỉ mối quan hệ tộc

người với đồng tộc hay khác tộc tại các quốc gia có hay không có chung đường biên

[Vương Xuân Tình - Vũ Đình Mười (Đồng chủ biên), 2016, tr. 11]. Để tìm hiểu về

QHTNXQG ở Việt Nam, trước hết, chúng tôi sẽ đề cập các chương trình, dự án, đề tài

và công trình nghiên cứu cơ bản trong thời gian qua; và trên cơ sở đó, đánh giá một số

đóng góp của những nghiên cứu này.

2.1. Những đề tài, dự án và công trình nghiên cứu

Theo Vương Xuân Tình - Vũ Đình Mười (Đồng chủ biên) (2016, tr. 19-45), ở

Việt Nam, nghiên cứu về QHTNXQG chưa được chú ý thỏa đáng, thể hiện qua việc có

ít công trình chuyên khảo về vấn đề này; và nếu có, chủ yếu là những nghiên cứu liên

Page 9: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

9

quan đến quan hệ xuyên biên giới với nước láng giềng. Qua xem xét phần lớn những

công trình không phải chuyên khảo, tác giả cho biết trong nhiều năm qua, QHTNXQG

mới được nhìn nhận dưới các góc độ như lịch sử tộc người [Bế Viết Đẳng và cộng sự,

1971; Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên), 2000], quan hệ văn hóa [Chu Thái Sơn, 1985;

Vương Xuân Tình (Chủ biên), 2014]; di cư và lao động (Phạm Đăng Hiến, 2010; Bùi

Xuân Đính, 2010), hôn nhân và quan hệ dòng họ (Phan An và cộng sự, 2005; Vương

Xuân Tình, 2011). Trong các nghiên cứu này, những công trình liên quan đến quan hệ

tộc người xuyên biên giới Việt - Trung chiếm số lượng chủ yếu. Tuy nhiên, tổng quan

của Vương Xuân Tình - Vũ Đình Mười (Đồng chủ biên) đã nêu chưa trình bày được

các chương trình, đề tài nghiên cứu trọng tâm đã và đang thực hiện trong thời gian

qua. Đây chính là cơ sở cho việc xuất bản hay tiềm năng xuất bản về vấn đề

QHTNXQG. Bởi vậy ở tổng quan này, chúng tôi sẽ bổ khuyết hạn chế đó.

Có thể nói, các chương trình, đề tài nghiên cứu trọng tâm về hay liên quan đến

vấn đề QHTNXQG chủ yếu được thực hiện tại Viện Dân tộc học, và được triển khai

qua một số đề tài cấp nhà nước. Tại Viện Dân tộc học, nếu chỉ tính các đề tài nghiên

cứu cấp bộ, từ năm 2000 - 2015 có 10 đề tài về các vấn đề ở vùng biên giới, như về

quan hệ dân tộc, tộc người Hmông, dân tộc - tôn giáo, kinh tế - xã hội, hệ thống chính

trị và đội ngũ cán bộ, chính sách dân tộc, và văn hóa. Nếu nhìn lại cả chặng đường xây

dựng và phát triển của Viện từ năm 1968 đến nay, đây cũng là thời kỳ mà vùng biên

giới được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về QHTNXQG

chỉ có được khi Viện Dân tộc học thực hiện 3 đề tài cấp bộ trong cùng thời gian, từ

năm 2013-2014, ở cả ba khu vực có liên quan đến vùng biên giới Việt - Trung, Việt -

Lào và Việt Nam - Campuchia. Thực tế, ba đề tài này được triển khai như một chương

trình nghiên cứu cấp bộ, bởi có sự phối hợp khá chặt chẽ, như xây dựng chung khung

phân tích, phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn [Vương Xuân Tình - Vũ Đình Mười

(Đồng chủ biên), 2016; Trần Minh Hằng - Nguyễn Công Thảo (Đồng chủ biên), 2016;

Lý Hành Sơn - Trần Thị Mai Lan (Đồng chủ biên), 2017].

Ngoài Viện Dân tộc học, hướng nghiên cứu về QHTNXQG còn được một số đề

tài cấp nhà nước, đề tài hợp tác quốc tế, luận án, luận văn thực hiện trong những năm

gần đây. Đó là các đề tài về những vấn đề như quan hệ dân tộc xuyên biên giới ở vùng

Tây Bắc (Lâm Bá Nam - Đậu Tuấn Nam, 2016); hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh

miền núi Việt Nam hiện nay (Đặng Thị Hoa - Nguyễn Hà Đông, 2015; Trần Thị Minh

Giang, 2016), di cư lao động xuyên biên giới (Nguyễn Văn Chính, 2013; Lương Thị

Trang, 2017). Ngoài ra, còn có những nghiên cứu khác liên quan đến QHTNXQG

(Nguyễn Văn Thắng, 2010; Phú Văn Hẳn, 2011).

2.2. Một số kết quả nghiên cứu

Trong phần này, chúng tôi sẽ tổng quan kết quả nghiên cứu về phân tích thực

trạng QHTNXQG, tác động của mối quan hệ đó đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc

Page 10: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

10

phòng, an ninh ở nước ta; và việc phân tích, đánh giá tác động chủ yếu tập trung tại

khu vực dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, QHTNXQG có đặc thù ở mỗi vùng, bởi vậy,

chúng tôi sẽ trình bày tại ba vùng chính, đó là miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam

Bộ; và trên cơ sở đó, sẽ kết nối các vấn đề trong cả nước.

2.2.1. QHTNXQG vùng miền núi phía Bắc

Vùng này có biên giới tiếp giáp Trung Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào, với hơn 30 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó hầu hết có nguồn gốc từ Trung

Quốc và Lào di cư sang Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử khác nhau; đồng thời

cũng có luồng di cư ngược về nơi xuất cư [Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên), 2000].

Trong quan hệ kinh tế ở các dân tộc thuộc khu vực biên giới Việt - Lào, trao đổi

buôn bán hàng hóa diễn ra phổ biến tại các chợ và nhiều thôn bản ở hai bên biên giới.

Tư thương dân tộc thiểu số còn liên kết với tư thương người Kinh để thu gom nông sản

và sản vật tự nhiên cho việc buôn bán xuyên quốc gia. Nhiều hộ gia đình ở Việt Nam

mượn hoặc thuê đất tại Lào để canh tác, làm dịch vụ hay trồng cây thuốc phiện. Tại

vùng biên giới Việt - Trung, người dân nước ta thường sang Trung Quốc làm thuê,

chuyển hàng thuê qua biên giới, dẫn mối công việc thuê mướn.

Ở lĩnh vực xã hội, quan hệ gia đình, họ hàng, thông gia, bạn bè xuyên quốc gia

của các dân tộc rất phát triển, do ảnh hưởng của việc di dân trong lịch sử, do tập quán

kết nghĩa, hôn nhân xuyên biên giới và quan hệ kinh tế. Đáng lưu ý là tình trạng hôn

nhân xuyên quốc gia: nếu chỉ tính ở dân tộc Nùng, đã có hàng nghìn cuộc hôn nhân

xuyên biên giới Việt - Trung nhưng phần lớn không đăng ký kết hôn. Di cư tự do

xuyên biên giới Việt - Lào vẫn diễn ra. Tình trạng xuất cảnh trái phép qua biên giới

Việt - Lào và Việt - Trung bằng đường dân sinh rất phổ biến. Một số nơi ở vùng biên

giới còn nổi lên việc truyền đạo trái phép, xuất hiện tà đạo (Dương Văn Mình). Tệ nạn

buôn lậu hàng hóa, buôn bán ma túy, phụ nữ và trẻ em xuyên quốc gia có sự tiếp tay

của đồng tộc bên kia biên giới vẫn diễn biến phức tạp.

Quan hệ văn hóa xuyên quốc gia diễn ra mạnh mẽ ở cả vùng biên giới Việt -

Trung, Việt - Lào, dưới các hình thức: tham gia nghi lễ gia đình và dòng họ, dự lễ hội

cộng đồng. Người dân các dân tộc thiểu số nơi đây rất ưa chuộng sản phẩm văn hóa

truyền thống của bản tộc được sản xuất bằng công nghệ có nguồn gốc từ Trung Quốc,

Thái Lan và Mỹ, như trang phục, băng đĩa phim nhạc.

QHTNXQG của các dân tộc ở miền núi phía Bắc đã có tác động tích cực trong

phát triển một số lĩnh vực kinh tế - xã hội. Quan hệ này góp phần tạo thu nhập, làm

thay đổi cơ cấu sản xuất và tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm. Nhiều gia đình có điều kiện

mở rộng quan hệ xuyên quốc gia đều khá giả hơn, thậm chí chuyển đổi mạnh cơ cấu

kinh tế, nhất là một bộ phận người Tày, Nùng, Hmông. Điều đó cũng khiến mạng lưới

xã hội của họ phong phú hơn. QHTNXQG còn tạo cơ hội để những người đồng tộc và

Page 11: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

11

khác tộc ở hai bên biên giới mở rộng giao lưu, tăng cường song ngữ và đa ngữ, chia sẻ

những giá trị văn hóa truyền thống tộc người ở mỗi nước còn được giữ gìn.

Về tác động tiêu cực, ở một số nơi thuộc vùng biên giới Việt - Trung, người dân

nước ta bị phụ thuộc vào các dân tộc hay doanh nghiệp ở bên kia biên giới về giống

cây trồng, vật nuôi, thị trường tiêu thụ và thu nhập từ làm thuê. Bởi vậy, họ ít chú

trọng phát triển từ nội lực, mà trông chờ vào thu nhập bấp bênh qua hoạt động kinh tế

xuyên quốc gia, thậm chí bị lợi dụng vào việc buôn bán hàng lậu, buôn bán ma túy,

phụ nữ và trẻ em. QHTNXQG còn gia tăng luồng di cư bất hợp pháp, gây phức tạp

cho trật tự xã hội, an ninh quốc gia ở vùng biên, nhất là việc quản lý nhân khẩu, hộ

khẩu và các mối quan hệ xã hội tại vùng này. Việc xâm nhập của nhiều sản phẩm văn

hóa ngoại lai từ nước ngoài cũng ảnh hưởng đến giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người và

văn hóa quốc gia ở nước ta. Mặt khác, các phần tử và tổ chức phản động ở trong và

ngoài nước đã lợi dụng QHTNXQG của các dân tộc nơi đây để phá hoại khối đại đoàn

kết, gây mất ổn định, đặc biệt trong việc xây dựng “Vương quốc Hmông” [Lý Hành

Sơn - Trần Thị Mai Lan (Đồng chủ biên), 2017].

2.2.2. QHTNXQG vùng Tây Nguyên

Vùng này có đường biên giới tiếp giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và

Vương quốc Campuchia, với hơn 50 dân tộc sinh sống. Trong số các dân tộc nơi đây,

chỉ có 12 dân tộc tại chỗ, còn lại hầu hết là các dân tộc ở miền núi phía Bắc di cư đến

sau năm 1975. Khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc và đất nước thống nhất, còn có cuộc

di cư của một số dân tộc tại chỗ sang Mỹ và các nước khác.

Về lĩnh vực kinh tế, QHTNXQG ở Tây Nguyên chưa phát triển: người dân chủ

yếu mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới và nhận được trợ giúp tài chính hay quà

tặng từ thân nhân tại nước ngoài. Việc liên kết kinh doanh với đồng tộc xuyên quốc

gia hầu như chưa thấy.

Trong lĩnh vực xã hội và văn hóa, mạng lưới quan hệ xuyên quốc gia của người

Gia-rai, Ê-đê, Mnông phát triển hơn so với những dân tộc khác và có xu hướng gia

tăng. Nguyên nhân chính là bởi chính sách hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế; việc đi

lại giữa các nước dễ dàng; điều kiện thông tin liên lạc thuận lợi; sự hình thành và phát

triển nhiều tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, tôn giáo của đồng tộc ở

Campuchia và nước ngoài.

Tại khu vực biên giới Việt - Lào, việc thăm thân, hôn nhân, sinh hoạt tín

ngưỡng cộng đồng diễn ra rất phổ biến giữa các dân tộc. Song, hoạt động khai thác

lâm sản và thuê đất của một số công ty của Trung Quốc, ngoài tác động đến quan hệ

kinh tế của người dân hai nước, cũng tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn về xã hội và an

ninh với cộng đồng các dân tộc hai bên biên giới. Ở khu vực biên giới Việt Nam -

Campuchia, còn nảy sinh quan hệ về chính trị - xã hội. Sau cuộc bạo loạn ở Tây

Page 12: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

12

Nguyên năm 2001, đã diễn ra nhiều đợt vượt biên trái phép của một bộ phận người dân

một số tộc người tại chỗ, trong đó có sự trợ giúp của đồng tộc tại Campuchia để vào

trại tị nạn của Cao ủy Liên hiệp quốc ở nước này.

Sự cố kết của những nhóm người cùng tôn giáo thành cộng đồng dân tộc - tôn

giáo xuyên quốc gia cũng ngày càng mở rộng, bởi qua quan hệ tộc người, cộng đồng

tôn giáo dễ dàng phát triển. Xu hướng này biểu hiện rõ nhất trong cộng đồng Tin Lành

của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên như Gia-rai, Mnông, Ê-đê, Cơ-ho. Việc cố kết của

các cộng đồng tôn giáo không chỉ trong nội bộ các dân tộc tại chỗ mà với cả người

Hmông di cư tự do, với đồng đạo ở vùng khác trong nước và với đồng đạo ở nước

khác như Lào, Campuchia, Mỹ. Mối quan hệ tôn giáo - chính trị vẫn tiếp diễn giữa

những người có tư tưởng ly khai, tự trị liên quan đến lực lượng FULRO, “Nhà nước

Đề ga” và “Tin Lành Đề ga” với đồng tộc di tản sang các nước phương Tây, nhất là

Mỹ.

Về tác động tích cực, mối quan hệ lâu đời, tốt đẹp của các dân tộc tại chỗ ở Tây

Nguyên với người dân các nước láng giềng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của

cộng đồng và khu vực. Ở khía cạnh kinh tế của QHTNXQG, việc trợ giúp về vốn, tiêu

thụ sản phẩm, lương thực và thực phẩm, nhân lực và vật lực khi gặp khó khăn hay có

việc lớn đã góp phần giải quyết những vấn đề thiết thực trong đời sống của nhiều hộ

gia đình. Riêng lĩnh vực xã hội và văn hóa, việc phát triển quan hệ gia đình, dòng họ

và văn hóa xuyên quốc gia có giá trị như một nguồn lực. Về chính trị, quốc phòng, an

ninh, mối quan hệ dân tộc truyền thống, tốt đẹp giữa các dân tộc, đặc biệt là của Việt

Nam và Lào đã góp phần ổn định ở vùng biên giới, là cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam

với quốc gia láng giềng.

Bên cạnh đó, QHTNXQG nơi đây cũng có những tác động tiêu cực. Một số tổ

chức ở nước ngoài lợi dụng việc tự do gửi thư tín, tiền hàng để gửi tiền hoặc tài liệu hỗ

trợ cho các hoạt động với động cơ chính trị. Qua thủ đoạn tài trợ dự án, xuyên tạc lịch

sử, truyền đạo trái phép, các thế lực thù địch đã mua chuộc, lôi kéo những phần tử bất

mãn, chia rẽ dân tộc, xây dựng lực lượng cho những tổ chức phản động như FULRO,

“Nhà nước Đề ga”. Những hoạt động nêu trên tác động trực tiếp đến ổn định xã hội,

đến mối quan hệ của các dân tộc tại chỗ với cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam

[Trần Minh Hằng - Nguyễn Công Thảo (Đồng chủ biên), 2016].

2.2.3. QHTNXQG vùng Nam Bộ

Vùng này có đường biên giới tiếp giáp Campuchia, và ngoài dân tộc Kinh

(Việt), chủ yếu có 3 dân tộc thiểu số là Khơ-me, Hoa và Chăm sinh sống. Sau năm

1975, nhất là sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và sự cố “nạn kiều” năm 1978,

có luồng di cư lớn của người Khơ-me sang Campuchia, người Hoa và người Chăm

sang nhiều nước ở Đông Nam Á và các châu lục khác.

Page 13: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

13

Về QHTNXQG, do ảnh hưởng của điều kiện lịch sử và sự phát triển, mối quan

hệ này ở ba dân tộc Khơ-me, Hoa, Chăm cũng có sự tương đồng và khác biệt.

Trong lĩnh vực kinh tế, QHTNXQG phát triển ở người Hoa và một phần người

Chăm, song chưa mở rộng ở người Khơ-me. Với người Hoa trước năm 1986, hầu như

họ chỉ nhận được trợ giúp của thân nhân tại nước ngoài; nhưng từ sau năm 1986, việc

liên kết kinh doanh với đồng tộc ở các nước ngày càng gia tăng. Trước khi xảy ra

khủng hoảng kinh tế thế giới, nguồn vốn của người Hoa ở nước ngoài có đóng góp lớn

cho phát triển kinh tế của người Hoa vùng Nam Bộ. Tại Tp. Hồ Chí Minh, đến nay

doanh nghiệp người Hoa có vốn kinh doanh (chủ yếu với đồng tộc) ở hơn 40 nước trên

thế giới. Các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực có nhiều quan hệ kinh tế với người

Hoa là Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Campuchia. Hiện nay, do kinh tế

thế giới suy thoái, nhiều người Hoa ở Việt Nam lại trợ giúp thân nhân tại nước ngoài.

Ở người Chăm, quan hệ kinh tế với đồng tộc xuyên quốc gia chủ yếu là buôn bán, kinh

doanh nhỏ tại một số nước như Campuchia, Malaysia, Mỹ. Còn người Khơ-me, mối

quan hệ này phần lớn chỉ với đồng tộc ở Campuchia, thuộc các lĩnh vực làm thuê, khai

thác tài nguyên và buôn bán nhỏ.

Quan hệ xã hội xuyên quốc gia của các dân tộc chủ yếu là quan hệ gia đình,

dòng họ, hôn nhân, giáo dục và sự kết nối với một số tổ chức xã hội. Phần lớn các hộ

người Khơ-me, Chăm ở vùng biên giới và người Hoa tại Tp. Hồ Chí Minh đều có thân

nhân ở các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Mối quan hệ gia đình, dòng họ thường

diễn ra dưới hình thức thăm thân, tương trợ nhau. Quan hệ hôn nhân xuyên quốc gia

cũng ngày càng phát triển ở cả ba dân tộc. Với nhóm Hoa Hải Ninh của người Hoa, có

khoảng 60% phụ nữ lấy chồng là người Đài Loan. Về giáo dục, ngày càng nhiều học

sinh các dân tộc Hoa và Chăm du học tại nước ngoài. Người Chăm ở An Giang thường

cho con em du học ở Malaysia, Indonexia; còn học sinh người Hoa tại Tp. Hồ Chí

Minh du học ở Trung Quốc, Singapore, Mỹ, Canada, Anh,... Tổ chức xã hội xuyên

quốc gia mà các dân tộc tham gia thường là dòng họ hay tôn giáo. Một số phần tử cực

đoan của người Khơ-me còn tham gia những tổ chức phản động quốc tế. Trong các

cuộc biểu tình hay bạo động của người Khơ-me ở đồng bằng Nam Bộ, nhất là vùng

biên giới Việt Nam - Campuchia vừa qua, đều có quan hệ của các phần tử cực đoan

với những tổ chức chống Việt Nam của đồng tộc ở Campuchia và một số nước khác.

Buôn lậu xuyên quốc gia, đặc biệt ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia vẫn nóng

bỏng, nhất là việc chủ hàng lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới của người Khơ-

me để chuyển hàng trốn thuế, gây nên tình trạng bất ổn xã hội ở vùng biên.

Về quan hệ văn hóa, cả ba dân tộc đều rất chú trọng trao đổi, giao lưu các giá trị

văn hóa truyền thống với đồng tộc ở nước ngoài, như trang phục, âm nhạc, ngôn ngữ.

Tôn giáo truyền thống đã gắn kết chặt chẽ quan hệ dân tộc xuyên quốc gia, như Phật

giáo Nam tông của người Khơ-me, Hồi giáo ở người Chăm và tín ngưỡng thờ cúng hội

Page 14: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

14

quán của người Hoa. Vì thế, nhiều ngôi chùa của người Khơ-me, nhà thờ Hồi giáo của

người Chăm và hội quán của người Hoa nhận được trợ giúp tài chính và vật chất của

các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

QHTNXQG có tác động sâu sắc đến cơ cấu kinh tế, nhất là của người Hoa và

người Chăm. Cơ cấu kinh tế của người Hoa ở khu vực đô thị trong giai đoạn từ năm

1975-1986 chủ yếu là dịch vụ và thủ công nghiệp, nay còn phát triển cả thương mại,

sản xuất công nghiệp. Ở người Chăm, trước đây cơ cấu kinh tế chủ yếu là khai thác tự

nhiên (đánh bắt cá) và thủ công nghiệp, nay đã chuyển sang thương mại, thủ công

nghiệp và dịch vụ. Nhờ sự thay đổi đó, thu nhập của hộ gia đình và cá nhân cũng gia

tăng. Ở tầng lớp doanh nhân của dân tộc Hoa xuất hiện nhiều tỉ phú. Bên cạnh tác

động tới đời sống kinh tế, QHTNXQG cũng làm phong phú đời sống xã hội, góp phần

chia sẻ và giao lưu những giá trị văn hóa dân tộc.

Về tác động tiêu cực, do phần lớn các hộ gia đình người Hoa tại Tp. Hồ Chí

Minh, người Khơ-me ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia và người Chăm Hồi

giáo có thân nhân ở nước ngoài, cùng với bối cảnh đặc biệt về di dân của các dân tộc

này sau năm 1975 nên mạng lưới xã hội của họ phức tạp, khó kiểm soát. Mặt khác,

những biến đổi trong quan hệ với quốc gia có nhiều đồng tộc sinh sống, nhất là quan

hệ Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc đều ảnh hưởng sâu sắc đến tình

cảm và đời sống của nhiều người dân. Không ít người Hoa đến nay vẫn cho rằng họ có

hai tổ quốc: Việt Nam và Trung Quốc. Một bộ phận người Khơ-me ở vùng biên giới

Việt Nam - Campuchia có nhiều quan hệ với người thân và đồng tộc ở bên kia biên

giới nên ý thức về quốc gia - dân tộc Việt Nam khá mờ nhạt. QHTNXQG của người

Hoa và người Khơ-me đã và sẽ ảnh hưởng nhất định đến vấn đề chủ quyền quốc gia ở

biển Đông và Nam Bộ [Vương Xuân Tình - Vũ Đình Mười (Đồng chủ biên), 2016].

2.2.4. Nhìn lại vấn đề QHTNXQG ở Việt Nam

Từ bối cảnh lịch sử tộc người và sự tác động của các điều kiện chính trị, kinh tế

- xã hội và toàn cầu hóa, QHTNXQG ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, không chỉ

với đồng tộc hay khác tộc ở quốc gia có chung đường biên, mà còn với nhiều quốc gia

ở các châu lục khác, ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến đời sống các dân tộc của nước

ta, nhất là với các dân tộc thuộc vùng biên giới. Qua ba vùng: Miền núi phía Bắc, Tây

Nguyên và Nam Bộ cho thấy, trong khi quan hệ kinh tế xuyên quốc gia chỉ phát triển ở

một số dân tộc tại vùng biên hoặc các dân tộc có truyền thống kinh doanh, quan hệ xã

hội và văn hóa lại diễn ra phổ biến ở tất cả các dân tộc được nghiên cứu.

Điểm tích cực chủ yếu của QHTNXQG là trên cơ sở gắn bó của quan hệ xã hội,

sự đa dạng của quan hệ văn hóa, quan hệ kinh tế đã góp phần đáng kể cho việc tăng

thu nhập của hộ gia đình, thay đổi cơ cấu kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qua

đó, đóng góp cho tăng GDP và phát triển một số lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước.

Page 15: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

15

Bên cạnh điểm tích cực, QHTNXQG ở ba vùng đều có những yếu tố tiêu cực

ảnh hưởng đến ổn định xã hội và quốc phòng, an ninh. Trong đó, tại vùng miền núi

phía Bắc, là tình trạng kinh tế của nhiều gia đình các dân tộc nước ta phụ thuộc vào

đồng tộc hoặc doanh nhân ở Trung Quốc; tình trạng buôn lậu, buôn bán ma túy, phụ

nữ, trẻ em xuyên biên giới qua đường dân sinh khó kiểm soát; và sự cấu kết của các

phần tử ở trong nước với đồng tộc tại nước ngoài để thành lập “Vương quốc Hmông”.

Ở Tây Nguyên, là sự hình thành cộng đồng dân tộc - tôn giáo xuyên quốc gia để xây

dựng, củng cố “Nhà nước Đề ga” và tổ chức FULRO. Tại vùng Nam Bộ, tình hình

buôn lậu qua biên giới dựa vào quan hệ đồng tộc hai bên đường biên vẫn khó kiểm

soát; và mặt khác, quan hệ này, nhất là quan hệ của một bộ phận người Khơ-me ở Việt

Nam với đồng tộc tại Campuchia còn ảnh hưởng lâu dài đến chủ quyền quốc gia đối

với vùng đất Nam Bộ. Tại cả ba vùng được nghiên cứu, đều có vấn đề cần đặt ra trong

quản lý di dân và hôn nhân xuyên quốc gia, trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở khu vực

biên giới.

QHTNXQG ở nước ta hiện nay bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó quan

trọng nhất là các yếu tố lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam và những quốc gia

liên quan, toàn cầu hóa và quan hệ của nước ta với những nước có cư dân là đồng tộc

của các dân tộc ở Việt Nam.

Xu hướng của QHTNXQG ở nước ta sẽ ngày càng phát triển, không chỉ trong

các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa mà còn cả chính trị, quốc phòng, an ninh. Khi xảy

ra xung đột hay chiến tranh với nước khác, những quốc gia gây xung đột và chiến

tranh đều lợi dụng QHTNXQG vào mục đích đó. Việc dùng chiêu bài người Hoa,

người Khơ-me và nhiều dân tộc khác ở vùng biên giới của Trung Quốc trong hai cuộc

chiến tranh biên giới trước đây; việc sử dụng chiêu bài người Hmông, người Khơ-me,

người Chăm và nhiều dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên của các lực lượng thù địch trong

việc chống phá Việt Nam hiện nay phản ánh sâu sắc vấn đề này.

Qua nghiên cứu về QHTNXQG, các tác giả đã đề xuất nhiều kiến nghị, giải

pháp cho việc quản lý và phát huy yếu tố tích cực của mối quan hệ này. Trong số

những đề xuất đó, có hai luận điểm của các thế hệ cán bộ Viện Dân tộc học đáng lưu ý

như sau:

- Tăng cường văn hóa quốc gia (National culture) ở vùng biên giới:

Để xây dựng chiến lược ứng phó với vấn đề “biên giới mềm”, trên cơ sở đề

xuất trong nghiên cứu của các tác giả Chu Thái Sơn (1985), Ngô Đức Thịnh - Nguyễn

Văn Huy (1986) về xây dựng một nền văn hóa quốc gia, tác giả Vương Xuân Tình

(Chủ biên) (2014, tr. 36-48; 88-172; 247-256) và Vương Xuân Tình - Vũ Đình Mười

(Đồng chủ biên) (2016, tr. 210-220) tiếp tục nhấn mạnh phải tăng cường yếu tố văn

hóa quốc gia tại vùng biên giới. Theo đó, tác giả đã xây dựng và hoàn thiện khái niệm

Page 16: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

16

văn hóa quốc gia; xác định đây là một loại hình văn hóa trong tương tác với các loại

hình văn hóa khác ở vùng biên: văn hóa tộc người (Ethnic culture), văn hóa đại chúng

(Popular culture) và văn hóa ngoại lai (Exogenous culture). Nội hàm của văn hóa quốc

gia gồm 3 yếu tố cơ bản: 1) Ngôn ngữ quốc gia; 2) Ý thức quốc gia - dân tộc; và 3)

Thiết chế văn hóa quốc gia.

- Xây dựng một số trung tâm văn hóa tộc người ở ba vùng biên giới để ứng đối

với các vùng tộc người của nước láng giềng:

Vẫn trong chiến lược ứng phó với vấn đề “biên giới mềm”, tác giả Vương Xuân

Tình (2016, tr. 175-183) đã đề xuất luận điểm xây dựng một số trung tâm văn hóa tộc

người ở ba vùng biên giới để ứng đối với các vùng tộc người của nước láng giềng. Văn

hóa của tộc người được đề xuất chỉ có ý nghĩa như lõi văn hóa của Trung tâm, ngoài ra

còn văn hóa của tộc người khác:

+ Vùng biên giới Việt - Trung: Trung tâm văn hóa Tày, Nùng (tại tỉnh Lạng

Sơn) - ứng đối với Khu tự trị Choang ở Quảng Tây của Trung Quốc; Trung tâm văn

hóa Hmông, Hà Nhì (Lào Cai và Lai Châu) - Ứng đối với Khu tự trị Miêu và Di ở Vân

Nam của Trung Quốc.

+ Vùng biên giới Việt Lào: Trung tâm văn hóa Thái, Hmông (Sơn La, Nghệ

An) - ứng đối với các vùng người Thái và người Hmông ở Lào.

+ Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia: Trung tâm văn hóa Khơ-me (An

Giang, Kiên Giang) - ứng đối với vùng văn hóa Khmer rộng lớn ở Campuchia.

Về gợi ý định hướng nghiên cứu QHTNXQG ở Việt Nam trong thời gian

tới (thay Kết luận)

Qua tổng quan nghiên cứu QHTNXQG trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy,

vẫn còn những khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề này ở nước ta, kể từ lý thuyết

đến thực tiễn. Để phát triển hơn nữa lĩnh vực nghiên cứu đó trong thời gian tới, chúng

tôi xin gợi ý một số vấn đề cần quan tâm như sau:

1. Cập nhật các khái niệm và lý thuyết nghiên cứu của thế giới, trong đó chú

trọng các khái niệm biên giới lỏng (Fluid border), biên giới mềm (Soft border), biên

giới là vùng không gian xã hội (Social space), lý thuyết về nhóm di cư xuyên quốc gia

(Diaspora), lý thuyết tân tự do (Neoliberalism).

2. Nghiên cứu các mô hình xử lý theo khái niệm biên giới lỏng (Fluid border),

biên giới mềm (Soft border) của cả nước ta và nước bạn, hoặc sự phối hợp của hai

nước trong quản lý di dân lao động, thăm thân, quản lý buôn lậu, chống tội phạm và

hôn nhân xuyên biên giới để có kiến nghị hợp lý về quản lý biên giới trong điều kiện

hiện nay.

3. Thực hiện hợp tác nghiên cứu quốc tế về các nhóm tộc người và tôn giáo di

Page 17: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

17

cư xuyên quốc gia (Diaspora), trong đó chú trọng về người Việt, người Hoa, người

Hmông, người Khơ-me, người Chăm và một số tộc người ở Tây Nguyên (Ê-đê, Gia-

rai) đang sinh sống tại Mỹ và châu Âu.

4. Phát triển và thực hiện nghiên cứu ứng dụng luận điểm về văn hóa quốc gia ở

các vùng biên giới và hải đảo.

5. Nghiên cứu ứng dụng và tiến tới hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc thí điểm

xây dựng các trung tâm văn hóa tộc người ở vùng biên giới để ứng đối với các vùng

tộc người của nước láng giềng.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Phan An và cộng sự (2005), Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan,

Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Bế Viết Đẳng và cộng sự (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội.

3. Bùi Xuân Đính (2010), “Một số vấn đề về quan hệ dân tộc liên biên giới ở vùng

Đông Bắc hiện nay” trong: Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam

hiện nay, Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ

Chí Minh.

4. Trần Thị Minh Giang (2016), Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông

tại xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học,

Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Trần Minh Hằng - Nguyễn Công Thảo (Đồng chủ biên, 2016), Quan hệ dân tộc

xuyên quốc gia ở Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Tây Nguyên, Nxb. Khoa học

xã hội, Hà Nội.

6. Phú Văn Hẳn (2011), “Quan hệ tộc người xuyên biên giới của người Chăm ở

Nam Bộ với khu vực”, trong: Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh,

Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Tổng hợp

Tp. Hồ Chí Minh.

7. Phạm Đăng Hiến (2010), Người Lô Lô trong môi trường kinh tế - xã hội vùng

biên giới Việt - Trung, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Thư viện Viện Dân tộc

học.

8. Đặng Thị Hoa - Nguyễn Hà Đông (2015), “Hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh

miền núi Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8, tr. 49-

57.

9. Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo (2000), Nguồn gốc lịch

sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

Page 18: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

18

10. Lâm Bá Nam - Đậu Tuấn Nam (2016), “Quan hệ tộc người xuyên biên giới

Việt - Trung và sự phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, Tạp chí Lý luận chính

trị, số 9.

11. Chu Thái Sơn (1985), “Tăng cường yếu tố văn hóa quốc gia ở các tỉnh vùng cao

biên giới phía Bắc”, Tạp chí Dân tộc học, số 1.

12. Lý Hành Sơn - Trần Thị Mai Lan (Đồng chủ biên, 2017), Quan hệ dân tộc

xuyên quốc gia ở Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội.

13. Thôi Húc Thần (1992), Cuộc đấu tranh giành giật "biên giới mềm", Viện

Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Thắng (2010), “Bản sắc của người Khơ-me ở khu vực biên giới

tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 52-58.

15. Ngô Đức Thịnh - Nguyễn Văn Huy (1986), “Văn hóa tộc người và văn hóa Việt

Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 4.

16. Vương Xuân Tình (2011), Một số vấn đề cơ bản về dân tộc dưới tác động của

sự phát triển vùng biên giới Việt - Trung (Nghiên cứu người Hà Nhì ở một làng

của tỉnh Lào Cai và một làng thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc,

Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Thư viện Viện Dân tộc học.

17. Vương Xuân Tình (Chủ biên, 2014), Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng

biên giới Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Vương Xuân Tình (2016), Quan hệ tộc người với cộng đồng dân tộc - quốc gia

ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế,

Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Thư viện Viện Dân tộc học.

19. Vương Xuân Tình - Vũ Đình Mười (Đồng chủ biên, 2016), Quan hệ dân tộc

xuyên quốc gia ở Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội.

20. Lương Thị Trang (2017), Di cư lao động xuyên biên giới của người Ngái ở Lục

Ngạn, Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Trương Minh Huy Vũ (2015), “Chủ nghĩa tân tự do (Neo-Liberalism)”, Nghiên

cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/03/16/chu-nghia-tan-tu-do/

Tiếng Anh

1. Bie, Qianlong, Shangyi Zhou, Cansong Li (2013), “The Impact of Border

Policy Effect on Cross-Border Ethnic Areas”, in Workshop on Borderlands

Modelling and Understanding for Global Sustainability, 5 - 6 December 2013,

Beijing, China.

2. Brouwer, Emma (2015), Transnationalism in Theory and Fiction: Fluid

Identity and Magical Realism in Contemporary Migrant Fiction from the US,

Master Thesis, Utrecht University.

Page 19: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

19

3. Brettell, Caroline B (2007), “Race, Ethnicity, and the Construction of

Immigrant Identities”, in Brettell, Caroline B (Eds) (2007), Constructing

Borders/Crossing Boundaries: Race, Ethnicity, and Immigration, Lexington

Books, pp. 26-89.

4. Castles, Stephen & Miller, Mark J. (1993), The Age of Migration: International

Population Movements in the Modern World, London, The MacMillan Press.

5. Chinh, Nguyen Van (2013), “Recent Chinese Migration to Vietnam”, Asian and

Pacific Migration Journal, Vol. 22, No. 1, pp. 7-30.

6. Dunn, Kevin M. (2005), “A Paradigm of Transnationalism for Migration

Studies”, New Zealand Population Review, 31(2), pp. 15-31.

7. Faist, Thomas (2010), “Diaspora and Transnationalism: What Kind of Dance

Partners?”, in Bauböck, Rainer and Thomas Faist (Eds) (2010), Diaspora and

Transnationalism: Concepts, Theories and Methods, Amsterdam University

Press. pp. 9-34.

8. Faist, Thomas (2016) “The Border Crossing Expansion of Social Space:

Concepts, Questions and Topics”, in Faist, Thomas and Eyüp Özveren (2016),

Transnational Social Spaces: Agents, Networks and Institutions, Routledge, pp.

1-36.

9. Ferguson, James (2009), “The Uses of Neoliberalism”, Antipode, Vol. 41, pp

166-184.

10. Forsyth, Tim and Jean Michaud (2011), “Rethinking the Relationships between

Livelihoods and Ethnicity in Highland China, Vietnam, and Laos”, in Michaud,

Jean and Tim Forsyth (Eds) (2011), Moving Mountains Ethnicity and

Livelihoods in Highland China, Vietnam, and Laos, UBC Press, pp. 1-27.

11. Hannerz, Ulf (1989), Scenarios for peripheral cultures, Paper presented at the

symposium on Culture, Globalization and the World System, University of

Stockholm, Sweden.

12. Holmes, G (2011), “Conservation’s Friends in High Places: Neoliberalism,

Networks, and Transnational Conservation Elitle”, Global Environmental

Plitics, 11 (4), pp. 1-21.

13. Ip, D., Inglis, C. and Wu, C.T. (1997), "Concepts of Citizenship and Identity

Among Recent Asian Immigrants in Australia", Asian and Pacific Migration

Journal, No. 6 (3/4), pp. 363-384.

14. Manos, Ioannis (2016), “Understanding Borders And Bordering Processes: The

Ethnographic Study Of International Frontiers”, in Nitsiakos, Vassilis and

Others (Eds) (2016), Ethnographic Research in Border Areas Contributions to

the Study of International Frontiers in Southeast Europe, The Border Crossings

Network.

15. Maochun, Liang and Chen Wen (2014), “Transnational Undocumented

Marriages in the Sino-Vietnamese Border Areas of China”, Asian and Pacific

Page 20: TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ · 1 TỔNG QUAN VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN QUỐC GIA1

20

Migration Journal, Vol.23, No. 1, pp. 113-125.

16. Mosuela, Cleovi C (2013), The Duel Impetus of Neoliberalism and

Transnationalism: Phillipines Citizenship in Contemporary Governance, MA

Dissertation, Department of Sociology and Social Anthropology, Central

European University, Budapest, Hungary.

17. Nail, Thomas (2013), “The Crossroads of Power: Michel Foucault and the

US/Mexico Border Wall”, Foucault Studies, No. 15, pp. 110-128.

18. Ong, A. and Nonini, D.M. (Eds.) (1997), Ungrounded Empires: The Cultural

Politics of Modern Chinese Transnationalism, New York, London, Routledge.

19. Portes, A., Guarnizo, L. E. and Landolt, P. (1999), “The Study of

Transnationalism: Pitfalls and Promise of an Emergent Research Field”, Ethnic

and Racial Studies, No. 22, pp. 217-237.

20. Schultermandl, Silvia, and Sebnem Toplu (2010), A Fluid Sense of Self: The

Politics of Transnational Identity, Wien: Lit Verlag, Print.

21. Scott, C. James (2009), The Art of Not Being Governed: An Anarchist History

of Upland Southeast Asia, New Haven, CT: Yale University Press.

22. Scott, James W (2014), Bordering, Border politics and Cross-Border

Cooperation in Europe, Euborderscapes, Working Paper 7.

23. Turner, Sarah (2010), “Borderlands and Border Narratives: A Longitudinal

Study of Challenges and Opportunities for Local Traders Shaped by the Sino-

Vietnamese Border”, Journal of Global History, Vol. 5, pp. 265-287.

24. Van Houtum, Henk, Jussi Laine and James Scott (2016), “Euborderscapes -

Potentials and Challenges of Evolving Border Concepts”, in Dr. hab. James

Scott (Ed), Cross - Border Review, Year Book, 2016.

25. Vertovec, S. (1999), “Conceiving and Researching Transnationalism”, Ethnic

and Racial Studies, No. 22, pp. 447-462.

26. http://www.encyclopedia.com/social-sciences/applied-and-social-sciences-

magazines/transnationalism)