32

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/Suckhoe 108 (For Web) (1).pdf · 5. BS. Trương Đình Trúc TP. KHTH Sở

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:BS: VÕ VĂN HÙNG

Phó Giám đốc Sở Y tế

  BAN BIÊN TẬP:1. BS. Võ Văn Hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. Nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê Thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký4. BS. Trương Đình Chính

TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên5. BS. Trương Đình Trúc

TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên6. BS. Nguyễn Viết Quang

TP.TCCB - Sở Y tế - Biên tập viên7. BS. Bùi Xuân Thy

Chánh văn phòng - SYT - Biên tập viên8. BS. Phạm Minh An

Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên9. BS. Hà Văn Thanh

Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên10. BS. Lê Tấn Cường

Hiệu trưởng Trường TCYT - Biên tập viên

  TRÌNH BÀY: Nghĩa Quý

Ảnh bìa 1: THẾ PHI

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Website: www.t4gbrvt.org.vn

Email: [email protected]

- Giấy phép xuất bản số: 01/2014/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 16-1-2014- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vũng Tàu. ĐT: 0913 957 486

Kĩ sư Lâm Thị Kim Dung - 18 năm tâm huyết, gắn bó với công việc kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm

Trang 30

Hướng tới mục tiêu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn

Trang 3

Bệnh sốt rét - Không được phép lơ là

Trang 7Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Đổi mới cung cách phục vụ người bệnh

Trang 10

Quản lý bệnh viện - Bài 2: Chọn hướng đi

Trang 14

Một thời đạn bom, một thời hòa bình

Trang 26

DỰ PHÒNG CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC

Chủ đề của “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015 được Bộ Y tế phát động

từ ngày 15-4 đến 15-5 có nội dung “sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn” bởi rau và thịt là 2 mặt hàng thực phẩm có mặt ở hầu hết các bữa ăn của mỗi gia đình.

Để đảm bảo 2 mặt hàng này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) luôn cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành có liên quan, ý thức, trách nhiệm của các cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến và cả kiến thức lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng.

Tại tỉnh BRVT có 2 chợ đầu mối lớn là Chợ Bà Rịa và Chợ mới Vũng Tàu. Mới 4 giờ sáng đã tấp nập người bán, người mua nào là bí xanh, rau muống, mồng tơi, rau cải, su su… thứ nào cũng xanh, non mơn mởn, bắt mắt. Tuy nhiên, không phải người nội trợ nào cũng có thể lựa chọn cho gia đình mình được loại thực phẩm an toàn. Dù người bán hàng có giới thiệu, khẳng định đấy là rau sạch, là rau nhà trồng… nhưng ít người nội trợ tin, họ thường tự lựa chọn rau theo suy nghĩ, nhận biết bằng mắt thường. Một số người sau thời gian là khách hàng quen thuộc của một số người bán hàng, thường đặt rau sạch từ cơ sở quen (không nhất thiết phải là hàng chuyên bán rau, mà có thể là người bán cua, cá…) để có được thực

phẩm rau sạch tin cậy. Đối với mặt hàng thịt hay sử dụng trong các bữa ăn của gia đình như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò… dù có được giới thiệu như thế nào thì thịt mua ngoài chợ, nhất là thịt lợn thường có mùi hôi, nước đục khi luộc, xào, nấu… nếu không có điều kiện phải mua ở chợ, nhiều gia đình đã liên kết với nhau đặt mua ở quê hoặc nơi mà họ biết rõ nguồn gốc nuôi để có nguồn thịt sạch bỏ tủ lạnh ăn dần.

Ngày nay phần lớn người tiêu dùng thường sắm máy sục ozone để sục rửa thực phẩm cho sạch, hoặc tối

thiểu cũng sử dụng phương án ngâm rau, thịt với nước muối… tuy nhiên người tiêu dùng vẫn có tâm trạng lo lắng cho bữa ăn của gia đình mình.

Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về ATTP, Chi cục ATVSTP đã tập trung triển khai các hoạt động chuyên môn theo đúng quy định của Luật An toàn thực phẩm để góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng. Chi cục đã duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nói chung và thực phẩm

Hướng tới mục tiêu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm. Ảnh: NTT

3

DỰ PHÒNG CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC

có nguồn gốc từ thịt và rau nói riêng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Chi cục tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng về trách nhiệm đảm bảo VSATTP. Thông qua các hoạt động tuyên tuyền trực tiếp, phát tờ rơi, băng rôn, tổ chức các lớp tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng,… đã góp phần đưa các quy định của Luật An toàn thực phẩm đến với các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Năm nay, “Tháng hành động vì ATTP” được triển khai từ ngày 15-4 đến 15-5 với mục tiêu: Nâng cao vai

trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người quản lý; nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với rau, thịt là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày; tăng cường công tác thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt. Đây là đợt tập trung tuyên truyền các kiến thức về đảm bảo VSATTP.

Trong đó, chú ý tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,

thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; vệ sinh cơ sở trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm; phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng VSATTP theo quy định pháp luật…

Tuy nhiên, để mỗi bữa ăn đảm bảo ATTP, cùng với nỗ lực của các ngành chức năng trong việc thanh, kiểm tra, kiến thức của người nội trợ là hết sức quan trọng. Không chỉ nhận biết, lựa chọn đúng thực phẩm đảm bảo an toàn, ngay trong khâu chế biến, bảo quản thực phẩm cũng cần quan tâm thực hiện cho đúng. Trong bối cảnh nhiều bà nội trợ bận rộn với công việc như hiện nay, việc lưu giữ thực phẩm lâu ngày trong tủ lạnh, việc thiếu kiến thức, hiểu biết về chế biến các loại thực phẩm…cũng là nguyên nhân dẫn đến thực phẩm không đảm bảo.

Bên cạnh đó, chính người tiêu dùng sẽ là “kênh” thông tin quan trọng để phát hiện những cơ sở, người kinh doanh, chế biến, sản xuất không đảm bảo chất lượng, thông tin cho ngành chức năng xử lý kịp thời, góp phần loại trừ những thực phẩm không đảm bảo VSATTP ra khỏi bữa ăn của chính gia đình mình và của cộng đồng.

NGUYỄN THỊ THAOChi cục An toàn Thực phẩm

Diễu hành trong buổi lễ phát động tháng hành động vì ATTP. Ảnh: THẾ PHI

Chợ tươi sống Bà Rịa xây dựng theo mô hình chợ an toàn. Trong ảnh: Khách hàng chọn mua rau, củ, quả tại chợ Bà Rịa. Ảnh: THẾ PHI

4

DỰ PHÒNG CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC

Mặc dù các hồi chuông báo động về mối nguy ATVSTP vẫn luôn gióng lên nhưng

cho đến nay vấn đề ngộ độc thực phẩm vẫn là nỗi lo lớn của toàn xã hội. Thực phẩm nhiễm độc vẫn tràn lan trên thị trường, việc lựa chọn thực phẩm sạch không dễ. Có một số loại thực phẩm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Làm thế nào để hạn chế thực phẩm nhiễm độc vẫn là câu hỏi lớn mà bất cứ ai cũng phải quan tâm.

Nguyên nhân khiến thực phẩm nhiễm độc gây mất VSATTP.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho thực phẩm bị nhiễm độc: các loại vi sinh gây độc tố, hóa chất bảo quản, tồn dư thuốc trừ sâu, kháng sinh, hoocmon tăng trưởng, hóa chất tạo nạc… ngoài ra thực phẩm có sẵn chất độc trong tự nhiên cũng là một nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm mà tỷ lệ tử vong rất cao.

Việc một số người bán hàng sử dụng hóa chất ngâm rau củ quả, thực phẩm tươi sống hoặc nấu chín, pha chế các loại đồ uống hiện đang khiến các bà nội trợ lo ngại.

Trái cây ngậm hóa chấtTrái cây có hóa chất thường có

mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong người ta chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường.

Vì vậy khi mua về chúng ta nên rửa kỹ, gọt vỏ. Ngoài ra, khi mua để vào túi ni lông và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi, nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc.

Đậu phụ chứa thạch caoDựa vào cảm quan thì đậu phụ

chứa thạch cao thường rất cứng, có màu hơi vàng, nặng tay hơn so với đậu sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Càng có nhiều thạch cao thì miếng đậu phụ càng cứng. Do đó khi mua chúng ta nên chọn những miếng đậu mềm, nhẹ tay hơn.

Bún chứa hóa chấtDấu hiệu để nhận dạng sản phẩm

bún, bánh tươi... có ô nhiễm Tinopal là quan sát bằng mắt thường thấy sản phẩm có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng.

Rau xanh nhiễm thuốc trừ sâuKhi thấy lá rau non hơn bình

thường, hoặc lá có màu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, thì đây là những loại rau mà người trồng đã bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh nhưng không đảm bảo thời gian cách ly. Đối với những loại rau này, trong thành phần có chứa nhiều đạm nitorat (NO3) và các hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người.

Rau củ có chất tẩy trắngĐể làm trắng, tăng độ giòn cho các

loại rau củ như hoa chuối, ngó sen, giá đỗ, rau muống cọng, dừa tươi... người bán đã ngâm chúng với natri bisunfit, là những chất ô xy hóa khử mạnh có tính sát trùng và tẩy màu. Vì vậy cần lưu ý rau củ, dừa tươi khi đã bào, cắt vỏ thì sẽ có màu thâm đen, vàng nâu chứ không thể có màu trắng tinh; cọng hoa chuối, rau muống sau khi bào sẽ bị mềm chứ không giòn,

Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang tiến hành kiểm tra tại chợ Vũng Tàu. Ảnh: THẾ PHI

Ngăn ngừa những mối hiểm họa từ thực phẩm nhiễm độc

Dây chuyền sơ chế rau an toàn của một cơ sở chế biến rau an toàn ở huyện Đất Đỏ.

5

DỰ PHÒNG CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC

cứng. Tốt nhất, nên mua hoa chuối, rau muống cọng, sả cây, dừa nguyên trái… về tự gọt, sơ chế. Muốn trắng, giòn thì ngâm qua nước chanh pha muối. Có thể dựa vào mùi hăng để nhận biết rau củ bị ngâm chất tẩy trắng. Để an toàn và hạn chế bớt nguy cơ rau củ ngâm hóa chất, nguyên liệu mua về nên rửa dưới vòi nước xả mạnh nhiều lần.

Thịt nhiễm độc Ngày nay khi nuôi bò, heo thì

người ta thường trộn các chất tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc cho heo, bò. Việc tồn dư hormone và dư lượng kháng sinh đang là vấn đề, vì hormone tăng trưởng và dư lượng kháng sinh gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe.

Thủy hản sản nhiễm độc: Mực tẩm hóa chất, mực ngâm

thuốc tẩy trắng, cá tẩm phân urê nhằm đánh lừa thực phẩm còn tươi ngon…tất cả đều vì mục đích tăng lợi nhuận của người kinh doanh mà bất chấp những hậu quả khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thực phẩm giả gây nguy hại cho sức khỏe:

Thịt vịt ướp trong hỗn hợp gồm mỡ cừu và một loại hóa chất cực độc nitrite de sodium để làm thịt cừu giả; thịt heo ướp hóa chất để biến thành thịt bò; khô mực giả làm bằng cao su; đậu nành ngậm arsenic trong lòng đất; bắp rang phát sáng lân tinh sau khi xử lý bằng chất khử

màu; gạo nhiễm cadmium - phế liệu lò luyện kim; hải sản ngâm formol để diệt khuẩn, dưa hấu tưới phân tăng trưởng... Và hàng loạt hàng giả khác như: kẹo làm từ gelatine, trứng gà giả làm từ axít alginique, gélatine công nghiệp, paraffin và phẩm màu, gạo giả làm từ khoai tây và nhựa tổng hợp, mật ong giả làm từ sirô bắp, mạch nha và mật đường, dầu ăn thu hồi từ ống cống của các nhà hàng lớn…

Bên cạnh đó quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATVSTP cũng là một trong những hiểm họa về thực phẩm đối với người tiêu dùng như: sử dụng nguồn thực phẩm chất lượng kém, thực phẩm chế biến ngay dưới nền đất mặc cho gia súc, gia cầm đi lại xung quanh, dụng cụ dùng để sản xuất, kinh doanh vệ sinh không đảm bảo, sử dụng dụng cụ kém chất

lượng dễ bị thôi nhiễm, bào mòn lây nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sử dụng, và cả vệ sinh cá nhân không đảm bảo của người chế biến, bán hàng...

Cần triển khai những giải pháp quyết liệt

Để hạn chế tình trạng thực phẩm nhiễm độc đến tay người tiêu dùng thì phải có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP, đồng thời phải có các biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm được áp dụng từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến chế biến bảo quản và sử dụng. Thực phẩm phải được an toàn từ trang trại đến bàn ăn, trong đó có 2 mấu chốt quan trọng nằm ở người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm. Ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có ý nghĩa quyết định trong việc giảm thiểu thực phẩm bẩn. Nếu những người sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm không có lương tâm thì người tiêu dùng vẫn không thể sử dụng thực phẩm sạch được. Người tiêu dùng cũng cần phải có kiến thức để lựa chọn thực phẩm an toàn, chỉ mua thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo ATVSTP hoặc ở địa chỉ tin cậy. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử phạt nghiêm khắc các cơ sở vi phạm về ATVSTP nhằm đảm bảo an toàn, tránh các nguy cơ về sức khỏe cho người tiêu dùng.

NGUYỄN THỊ THAOChi cục An toàn Thực phẩm

Phân loại trứng vịt đưa vào dây

chuyền xử lý tại HTX Dịch vụ

Nông nghiệp Tam Phước (xã Tam

Phước, huyện Long Điền).

Ảnh: THẾ PHI

Gian hàng trưng bày rau an toàn của HTX Tiện Lợi, huyện Xuyên Mộc. Ảnh: THẾ PHI

6

DỰ PHÒNG CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC

Bệnh Sốt Rét (SR) là gì?Sốt rét (dân gian gọi là ngã nước)

là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng loại protozoa tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Mỹ, châu Á và châu Phi

Khoảng một nửa dân số trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh SR. Đây là một căn bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị được, nhưng cứ mỗi một phút nó vẫn cướp đi sinh mạng của 1 đứa trẻ. Hơn 90% trường hợp tử vong nằm ở châu Phi;

Bệnh SR là một bệnh lây nhiễm, do Ký sinh trùng SR gây nên và muỗi là trung gian truyền bệnh từ người bị SR sang người lành. Bệnh nặng (SR ác tính) nếu không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ký sinh trùng SR là một sinh vật rất nhỏ. Ta chỉ nhìn thấy chúng qua kính hiểm vi có độ phóng đại lớn. Ký sinh trùng SR sống trong máu, trong một số cơ quan của cơ thể người.

Chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, huỷ hoại các tế bào trong cơ thể và gây ra cơn sốt. Cơn sốt có thể có chu kỳ một ngày một cơn hay cách nhật, cách 3 ngày tuỳ theo tính chất của Ký sinh trùng SR.

Muỗi truyền bệnh SR (Muỗi Anophen) hút máu của người bệnh, hút theo cả Ký sinh trùng SR vào cơ thể muỗi. Ký sinh trùng phát triển, sinh sản nhân lên gấp nhiều lần. Khi con muỗi này đốt người lành đồng thời truyền ký sinh trùng và gây bệnh. Sự lây lan này rất nhanh trong một thời gian ngắn có thể hàng trăm người cùng mắc bệnh SR.

Do không hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh SR nên mọi người không biết cách phòng chống và điều trị bệnh. Có những người bị bệnh SR không đến thầy thuốc để điều trị mà đi cúng ma, cạo gió, đuổi tà, cầu trời...nên bệnh không khỏi, dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang, thậm chí gây nên nhiều cái chết oan uổng.Tác hại của bệnh SR:

Ký sinh trùng SR vào máu gây

phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu; gan to, lách to; trẻ em bị mắc bệnh SR cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh; phụ nữ có thai mắc SR dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

Chẩn đoán bệnh SR: Dựa vào 3 yếu tố: Dịch tễ, lâm sàng , xét nghiệm.

Yếu tố dịch tễ: Sống ở vùng SR hoặc vào vùng SR hay có tiền sử SR trong 2 năm tở lại đây.

Yếu tố lâm sàng:Cơn sốt điển hình: Rét run - sốt

nóng - ra mồ hôi.Cơn sốt không điển hình: Sốt

không thành cơn, ớn lạnh hơi gai rét. Hay gặp ở trẻ nhỏ và người sống lâu ở vùng SR lưu hành; Sốt liên tục hoặc giao động trong 5-7 ngày, rồi thành cơn (ở bệnh nhân SR lần đầu).

Các dấu hiệu khác: Thiếu máu, gan to, lách to.

Xét nghiệm máu: Kéo lam máu soi thấy ký sinh trùng SR

Xác Định ca bệnh SR ( Bệnh nhân SR lâm sàng):

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, rất hợp với sự phát triển của vecto truyền bệnh sốt rét. Sau nhiều nỗ

lực phòng chống, từ năm 2000 đến nay, giảm được hơn 90% số ca mắc bệnh sốt rét và giảm số người chết do sốt rét khoảng 96%.

Tuy nhiên, tại hội nghị khoa học diễn ra tại Quảng Nam từ ngày 25-27/3/2015 vừa qua, mạng lưới loại trừ sốt rét Châu Á-Thái Bình Dương (APMEN) nhận định: “dịch bệnh sốt rét đang có nguy cơ quay trở lại Việt Nam. Theo ước tính hiện nay vẫn còn khoảng 15 triệu người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành, chủ yếu là vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc ít người và đang ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nhân kháng thuốc”.

Bệnh sốt rét-KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LƠ LÀ

Tẩm mùng bằng hóa chất để ngừa muỗi đốt – phòng bệnh sốt rét. Ảnh: NVT

7

Trường hợp không được xét nghiệm hoặc xét nghiệm âm tính có 4 đặc điểm sau: Hiện đang sốt (>37,5độ c) hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần đây; Không giải thích được các nguyên nhân gây sốt khác; Đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét lưu hành, hoặc có tiền sử sốt rét trong 2 năm trở lại đây; Điều trị 3 ngày bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt.

Khi nghi ngờ bị SR phải đến cơ sở Y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Thuốc điều trị SR được cấp miễn phí.

Biện pháp phòng chống bệnh SR:

Tránh muỗi đốt: Tốt nhất gia đình nên ngủ màn có tẩm hoá chất xua muỗi. Màn tẩm này không độc đến sức khoẻ người dùng. Ngoài ra có thể tẩm hoá chất xua muỗi vào những tấm rèm để muỗi không bay vào nhà đốt người; Khi ngủ phải mắc màn, khi ngủ dậy tháo màn cho vào túi nilon cất; Màn tẩm hoá chất rồi 6 tháng sau mới được giặt; Màn tẩm hoá chất không những chống được muỗi đốt mà còn diệt được chấy, rận, rệp, bọ chét...; Hoá chất có tác

dụng trong 6 tháng, sau 6 tháng phải nhuộm lại; Hun khói hoặc đốt hương xua muỗi vào buổi tối; Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; Phun thuốc diệt muỗi. đây là biện pháp tích cực tốt nhất cho vùng SR lưu hành .

Để duy trì những thành quả phòng chống SR đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp như: Chỉ đạo các tuyến tăng cường công tác truyền thông, giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời; quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng dân giao lưu, đặc biệt đối với người dân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy. Huy động mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống SR như phun hóa chất tồn lưu, ngủ màn cả ở nhà và khi ngủ lại nương rẫy; tăng cường hệ thống giám sát, phát hiện sớm xử lý triệt để ổ dịch; khi đã chẩn đoán là bệnh nhân SR, cần điều trị cắt cơn và điều trị tiệt căn đúng thuốc, đủ liều theo quy định của Bộ Y tế; theo dõi chặt chẽ số liệu báo cáo công tác phòng chống SR, cập nhật số liệu hàng tuần, hàng tháng để có biện pháp phòng chống kịp thời; tăng cường kêu gọi đầu tư từ mọi nguồn lực, ngân sách nhà nước từ trung ương đến các địa phương, nguồn lực của các tổ chức quốc tế cho công tác phòng chống SR.

ĐẶNG THANH HÀTTYT Dự phòng Tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu

DỰ PHÒNG CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC

Làng tôiLàng tôi bên lở bên bồi

Nắng mưa dầu dãi một đời mẹ chaCon sông chẳng có phù sa

Miên man chảy giữa quê nhà tháng nămMùa hè nắng chảy da ngăm

Mùa đông trắng bãi mưa dầm lê thêCon trâu sớm tối đi về

Mắt quen khúc khuỷu đường quê gập ghềnhMay còn có buổi trăng lênĐể cha mẹ được trước hiên chuyện tròQuê nghèo mỗi bữa mỗi loÍt khi có được vài giờ thảnh thơiLàng tôi cực lắm bạn ơi!Mà tôi thương nhớ một đời khôn nguôi!

LƯƠNG THỊ HỒNG ĐÀO

Súc rửa lu vại đựng nước để phòng chống muỗi vằn sinh trưởng. Ảnh: THẾ PHI

8

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có khoảng 50% người bị tử

vong. Không chỉ gây tử vong cao, đột quỵ còn để lại những di chứng nặng nề. Có đến 90% bệnh nhân đột quỵ sống sót mắc các di chứng về vận động, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ... Bên cạnh đó, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ tái phát. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tái phát đột quỵ chiếm khoảng 25 - 40% tổng số bệnh

nhân sau đột quỵ, nhất là trong năm đầu tiên sau đột quỵ. Nguy hiểm hơn, đột quỵ tái phát thường có tỷ lệ tử vong, tàn tật và chi phí điều trị cao hơn rất nhiều so với lần đầu. Nếu như trước đây, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên thì hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm,

trong đó số lượng nam giới cao gấp bốn lần nữ giới.

Đánh giá về tình trạng đột quỵ tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Thông cho biết: “Hiện ngày càng có nhiều bệnh nhân đột quỵ. Lý do thứ nhất là do cường độ làm việc và áp lực công việc ngày càng tăng; thứ hai là do thói quen sinh hoạt có hại: Ngồi quá lâu với máy vi tính, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ít vận động; thứ ba là sự gia tăng một số bệnh xã hội như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch... nên số bệnh nhân đột quỵ tăng lên cả ở trên thế giới và VN... Trên các trường hợp bệnh nhân cụ thể đang nằm cấp cứu, điều trị tại TTYT Vietsovpetro, GS.TS Nguyễn Văn Thông đã hướng dẫn cho các bác sĩ BR-VT cách cấp cứu khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân đột quỵ, phương pháp Hội chẩn, phương pháp kiểm tra các triệu chứng ở những bệnh nhân dạng nhẹ và dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ở tình trạng nặng, phương pháp điều trị, phẫu thuật trong trường hợp cần thiết,

Tập huấn phương pháp cấp cứu và điều trị đột quỵTrong 3 ngày 19, 20 và 21/ 3, GS.TS Nguyễn Văn Thông - Phó chủ tịch Hội phòng chống đột quỵ Việt Nam - Chủ nhiệm khoa thần kinh BV TƯ Quân đội 108 - Ủy viên hiệp hội thần kinh Mỹ - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam - Phó chủ nhiệm bộ môn thần kinh Viện nghiên cứu Y dược lâm sàng BV 108 tiến hành tập huấn cho đội ngũ bác sĩ Khoa cấp cứu của TTYT Vietsovpetro, bệnh viện Lê Lợi và bệnh viện Bà Rịa về phương pháp cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân bị đột quỵ, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

GS.TS Nguyễn Văn Thông đang khám cho bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: THẾ PHI

GS.TS Nguyễn Văn Thông trao đổi chuyên môn với các bác sĩ tỉnh BR-VT. Ảnh: THẾ PHI

9

HƯỚNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH

đồng thời cập nhật những phương pháp điều trị đột quỵ mới trên thế giới. Qua các buổi làm việc tại TTYT Vietsovpetro, GS Nguyễn Văn Thông nhận xét: “... Qua quan sát thực tế, tôi thấy các bác sĩ tại tỉnh BR –VT xử trí các ca đột quỵ khá tốt, đã tổ chức được các bước cấp cứu ban đầu, phân loại được bệnh nhân và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Các trang thiết bị cũng được quan tâm đầu tư đúng mức. Tôi tin rằng trong tương lai việc điều trị đột quỵ tại tỉnh BR –VT sẽ còn nhiều tiến triển hơn nữa”.

Được làm việc với một GS đầu ngành trong lĩnh vực điều trị đột quỵ là một cơ hội rất quý đối với các bác sĩ tại tỉnh BR–VT. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, GS đã tận tình hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên vô cùng hữu ích đối với các bác sĩ trong việc tiên lượng và điều trị đột quỵ. BS Trần Thiện Trường- Trưởng khoa cấp cứu- Bệnh viện Lê Lợi cho biết: “Với tình hình bệnh đột quỵ ngày càng tăng thì yêu cầu của tất cả các tuyến về chăm sóc, xử trí đột quỵ cần chính xác, kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Những chia sẻ của GS Thông không chỉ giúp ích cho chúng tôi, những Y, BS làm công tác điều trị tuyến tỉnh mà còn giúp ích cho cả các Y bác sĩ tuyến cơ sở trong việc xử trí cấp cứu ban đầu nhằm tận dụng thời gian vàng trong cấp cứu điều trị đột quỵ. Sắp tới chúng tôi sẽ tập huấn lại cho tuyến dưới theo sự chỉ đạo của Sở Y tế trên cơ sở bài giảng mà GS đã chia sẻ để nâng cao hiệu quả điều trị đột quỵ tại tất cả các tuyến trong ngành Y tế tỉnh nhà”.

Đối với mọi người dân, GS Nguyễn Văn Thông cũng khuyến cáo: “Khi xảy ra đột quỵ ta phải biết những dấu hiệu về đột quỵ để xác định đấy có phải đột quỵ hay không. Ví dụ như đột ngột tê bì nửa người, tê chân, hoặc đột ngột nói khó, nói ngọng, hoặc đột ngột ngất hay đau đầu dữ dội mà không tìm ra căn nguyên thì chúng ta phải nghĩ ngay đó là đột quỵ. Khi bị đột quỵ thì trước hết phải để bệnh nhân nằm tại chỗ và gọi cấp cứu đưa ngay đến cơ sở y tế có điều kiện chẩn đoán và điều trị, không nên để tại nhà...”

LÊ HÓA

NGÀNH Y TẾ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU:

ĐỔI MỚI CUNG CÁCH PHỤC VỤ NGƯỜI BỆNHNgành Y tế đã từng có nghiên cứu chỉ ra rằng:“80% bức xúc của người dân là do bất bình với thái độ phục vụ của các nhân viên Y tế”. Do đó, việc đổi mới cung cách phục vụ là vấn đề cốt lõi làm giải tỏa mối căng thẳng và làm hài lòng người bệnh. Đây được xem là bước đột phá quan trọng góp phần làm thay đổi diện mạo ngành y tế tỉnh nhà.

Niềm nở, chu đáoThấy một phụ nữ đang lúng túng, ngó quanh, có lẽ đang tìm nơi

khám bệnh tại Bệnh viện Bà Rịa, một nữ điều dưỡng lập tức tiến lại gần hướng dẫn chị này đến đúng khu vực cần tìm. Một vài bệnh nhân khác thì vây quanh cô hỏi những thắc mắc về bảo hiểm y tế. Giữ thái độ điềm tĩnh, nhã nhặn, cô điều dưỡng lần lượt hướng dẫn và giải đáp cho từng người. Mặc dù bận rộn vì liên tục phải giải đáp và hướng dẫn nhưng cô cũng không quên gật đầu chào và mỉm cười thân thiện với bệnh nhân, thân nhân người bệnh.

Những cô điều dưỡng viên áo trắng, đeo bảng tên trước ngực luôn nói cười, tận tình hướng dẫn bệnh nhân nói trên, đã trở thành hình

ảnh quen thuộc của người dân mỗi khi đặt chân đến

Bệnh viện Bà Rịa. Từ đây, bệnh nhân được tiếp đón tại quầy lễ tân để được hướng

10

HƯỚNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH

dẫn từ A đến Z quy trình, thủ tục để vào khám bệnh, bảo đảm việc bệnh nhân không lóng ngóng, thực hiện sai quy trình phải làm lại mất thời gian.

Tại Bệnh viện Mắt, bên cạnh công việc chuyên môn, mỗi cán bộ, bác sĩ, nhân viên đều phải tuân thủ và thường xuyên trau dồi quy tắc ứng xử giao tiếp với bệnh nhân, trong công việc hàng ngày. Những câu như: “Xin chào! Xin mời! Xin vui lòng! Cám ơn...” là những câu nói thường trực, thành thói quen của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế khi giao tiếp với bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Viết Giáp, Giám đốc Bệnh viện Mắt cho biết, nhằm trau dồi, rèn luyện hàng ngày kỹ năng ứng xử, mỗi sáng đầu tuần, ban lãnh đạo Bệnh viện Mắt đưa ra những tình huống giao tiếp thường ngày diễn ra ngay tại bệnh viện làm bài học về thực hành ứng xử đúng cho bác sĩ, nhân viên. Đây là những tình huống ứng xử thường gặp nhất trong bệnh viện, nhưng cũng có thể là những tình huống vừa mới xảy ra nhưng bác sĩ hay nhân viên gặp khó khăn khi xử lý.

Ở các bệnh viện, hay TTYT, những thùng thư góp ý, bảng điện tử lấy ý kiến người dân về thái độ của nhân viên y tế được đặt ngay tại nơi làm các thủ tục hành chính, phòng khám,

nơi tiếp nhận bệnh... Trên bảng điện tử hiện rõ tên, chức danh của từng nhân viên trong kíp trực hay trong khoa phòng đó. Người dân có thể cho ý kiến không hài lòng hoặc hài lòng về nhân viên y tế nào đó bằng thao tác bấm vào bảng điện tử. Điều này giúp các bệnh viện có thêm kênh thông tin về mức độ hài lòng của người dân và thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, số điện thoại đường dây nóng được duy trì liên tục để người dân có thể phản ứng những bức xúc, tiêu cực với ban lãnh đạo bệnh viện, hay lãnh đạo ngành bất cứ lúc nào.

Tiếp sức người bệnhBác sĩ Trương Văn Kính, Giám

đốc Sở Y tế cho biết, hiện nay đổi mới phong cách phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh không phải là phong trào, phát động cho có mà là nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện thường xuyên trong toàn ngành. Ngành y tế đã từng bước nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải cách hành chính và bây giờ phải là tinh thần, thái độ phong cách phục vụ.

Để thuận lợi cho người bệnh, ngoài các biển báo, chỉ dẫn cố định, mỗi cơ sở khám chữa bệnh, đều cần có bộ phận chăm sóc, giúp người bệnh, thân nhân một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, để “tiếp sức người bệnh”, Hội thầy thuốc trẻ và sinh viên tình nguyện, sẽ làm công tác hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh trong các bệnh viện, TTYT và tham gia các chương trình từ thiện, công tác xã hội của ngành. Ngoài ra, “đường dây nóng”, “hòm thư góp ý” tiếp tục được duy trì và thiết lập thêm kênh thu thập thông tin của người dân... Hiện nay, các bệnh viện đều đã và đang thực hiện những yêu cầu này có hiệu quả. Sắp tới đây, ngành y tế sẽ triển khai những quy trình này ở các TTYT. Đồng thời, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, ngành sẽ có những cải tiến về trang phục nhân viên, bác sĩ ở các bệnh viện, đưa âm nhạc vào bệnh viện...

CHÂU YẾN

Nhân viên bệnh viện Bà Rịa tận tình hướng dẫn người bệnh. Ảnh: THẾ PHI

Bác sĩ tận tình, chu đáo thăm khám người bệnh. Ảnh: THẾ PHI

11

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Bệnh viện Bà Rịa hiện là nơi tiếp nhận điều trị đông nhất bệnh nhân Hen phế

quản, BPTNMT trong toàn tỉnh. Trung bình mỗi tháng BV Bà Rịa tiếp nhận khoảng hơn 40 bệnh nhân mắc bệnh này. Tính đến nay, số bệnh nhân mà BV đang quản lý, điều trị đã lên đến gần 1.800 người.

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh Hen và BPTNMT ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của ô nhiễm môi trường, chất thải công nghiệp, nấm mốc, khói thuốc lá, sử dụng thuốc và hóa chất tùy tiện, làm việc quá sức, nhịp sống căng thẳng..v..v... Bệnh Hen phế quản và BPTNMT rất nguy hiểm, khi lên cơn hen đợt cấp, nếu không biết cách xử trí kịp thời thì chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong. Về diễn biến lâu dài, Hen phế quản và BPTNMT có thể gây ra giãn phế nang, khí phế thủng và có thể chuyển sang tâm phế mãn dẫn đến suy tim. Tuy không có thuốc điều trị dứt hẳn, nhưng bệnh sẽ được cải thiện và tránh được tử vong nếu tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhằm giúp bệnh nhân có được những kiến thức phòng chống bệnh tật cũng như tiếp cận những bài tập về hô hấp bổ trợ cho việc điều trị và

có cơ hội giao lưu trao đổi, chia sẻ động viên nhau đẩy lùi bệnh tật, BV Bà Rịa đã thành lập CLB Hen phế quản và BPTNMT cho các bệnh nhân đến tham gia sinh hoạt, theo định kỳ 2 tháng 1 lần.

Cứ đến hẹn lại lên, CLB Hen phế quản và BPTNMT của BV Bà Rịa lại tổ chức sinh hoạt với sự tham gia của hơn 120 hội viên là bệnh nhân của hai căn bệnh này. Tham gia sinh hoạt, các bệnh nhân không chỉ được các bác sĩ Phòng khám hô hấp của BV Bà Rịa phổ biến kiến thức về Hen phế quản, BPTNMT; hướng dẫn kỹ năng thực hành dùng thuốc; các biện pháp phòng tránh bệnh...mà còn được tư vấn giải đáp các thắc mắc về tình trạng bệnh và các vấn đề sức khỏe có liên quan. Ngoài ra, CLB còn là nơi để các Hội viên được thể hiện năng khiếu văn hóa văn nghệ, giải tỏa những lo lắng, lấy lại tinh thần

phấn chấn để sống lạc quan, yêu đời. Sau hai năm tham gia sinh hoạt trong CLB, hầu hết các bệnh nhân có chuyển biến tốt trong điều trị bệnh; nhiều bệnh nhân không phải cấp cứu như trước.

Bệnh nhân Phạm Thị Mỹ Dung, phường Phước Hiệp, Tp. Bà Rịa phấn khởi cho biết: “Trước, tôi điều trị tại BV Đại học Y Dược trên Tp. HCM, do điều kiện xa xôi nên mỗi lần lên đó chỉ điều trị dứt cơn là về. Nay, tham gia điều trị và sinh hoạt tại CLB Hen phế quản và BPTNMT của BV Bà Rịa tôi được tập các kỹ thuật hít thở nên thấy tình trạng bệnh được cải thiện thấy rõ. Xưa, cứ khoảng vài ba tháng lại bị một cơn cấp tính, khó thở và đàm nhiều. Giờ, các cơn cấp tính đã giảm và thưa thớt. Chỉ cần mang theo thuốc là tôi có thể yên tâm đi chơi xa. Cuộc sống của tôi không còn quá lệ thuộc vào bệnh tật nữa”.

CÂU LẠC BỘ HEN PHẾ QUẢN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH BỆNH VIỆN BÀ RỊA:

Hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng ngừa và điều trị

Bs Lương Thúy Nguyệt – Phụ trách phòng khám Hô hấp bệnh viện. Ảnh: THẾ PHI

Được thành lập từ năm 2012, đến nay, sau hơn 2 năm triển

khai, CLB phòng chống bệnh Hen phế quản và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) của BV Bà Rịa đã giúp cho hàng trăm bệnh nhân phục hồi sức khỏe, sống vui vẻ, lạc quan và yêu đời.

12

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH

Cũng giống bà Dung, một bệnh nhân mắc Hen phế quản tên là Phạm Bá Tìm, nhà ở Ngãi Giao, Huyện Châu Đức - cũng tham gia sinh hoạt CLB khá đều đặn dù ở xa, vì theo ông: “Nhờ tham gia sinh hoạt CLB mà tôi đã được nâng cao kiến thức và ý thức về ăn uống, tập luyện, sinh hoạt nên bệnh có biến chuyển rất tốt. Ngoài ra, việc giao lưu văn hóa, văn nghệ trong những dịp sinh hoạt CLB khiến tôi cảm thấy hứng thú và tinh thần được cải thiện rất nhiều.”

Bác sĩ Lương Thúy Nguyệt, phụ trách phòng khám hô hấp, BV Bà Rịa cho biết: “Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới thì tỷ lệ tử vong do bệnh Hen phế quản có thể giảm tới 85% nếu được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và tiên lượng bệnh chính xác. Đối với BPTNMT, nếu bệnh nhân điều trị tuân thủ, ít khi vào đợt cấp thì cũng sẽ giảm được tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tại bệnh viện Bà Rịa từ khi thành lập được Phòng khám hô hấp và có CLB Hen Phế quản, BPTNMT thì tỷ lệ bệnh nhân đi cấp cứu vì cơn hen suyễn cấp giảm hẳn, tỷ lệ tử vong hầu như không có. Với BPTNMT do đặc thù của bệnh nên tỷ lệ đợt cấp có giảm, song tỷ lệ tử vong vẫn còn”.

Ông Nguyễn Văn Hương- Phó giám đốc Bệnh viện Bà Rịa cũng cho

biết: “CLB Hen phế quản và BPTNMT được thành lập đã giúp ích rất nhiều cho công tác điều trị, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân, do vậy ban lãnh đạo BV Bà Rịa luôn tạo điều kiện để CLB hoạt động đều đặn và phát huy tối đa hiệu quả”.

Để kiểm soát và điều trị bệnh Hen phế quản và BPTNMT một cách tốt nhất, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn những thức ăn gây dị ứng cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cần tập

thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng, nhất là tập thở. Khi có các biểu hiện như: không đáp ứng được thuốc giãn phế quản, khó thở tăng lên ngay cả khi có những vận động nhẹ, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ. Khi bệnh đã được kiểm soát, người bệnh nên khám định kỳ mỗi tháng/lần. Bên cạnh đó, tích cực tham gia sinh hoạt trong CLB Hen phế quản và BPTNMT cũng là cách tốt và hiệu quả để cập nhật các kiến thức và biện pháp phòng chống bệnh tật, giảm thiểu mức độ tiến triển của bệnh, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống.

ĐÌNH BÁCH

Một buổi sinh hoạt CLB Hen phế quản và BPTNMT tại BV Bà Rịa. Ảnh: THẾ PHI

Tranh vui

Tran

g củ

a: N

GUỄN

VĂN

LON

G

13

KHOA HỌC QUẢN LÝ

Việt Nam là thành viên chính thức của ISO thế giới từ năm 1977 và hiện nay đã được

bầu vào ban chấp hành. Bộ Y tế Việt Nam có nhiều chỉ đạo, động viên và khuyến khích các bệnh viện áp dụng phương thức quản lý chất lượng bệnh viện theo ISO.

ISO là Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, ban hành các nguyên tắc về quản lý - Tập trung vào việc phòng ngừa /cải tiến- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ - Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài và dữ liệu của tổ chức… với mục tiêu cuối cùng là xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cung ứng dịch vụ ngày càng chất lượng hơn. Bệnh viện là một tổ chức cung ứng dịch vụ y tế cần phải hội tụ đầy đủ những tính chất của dịch vụ, vì vậy rất cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, xem đây là bước khởi đầu cho mọi bước đi kế tiếp trong tương lai, chọn ISO sẽ là hướng đi nền tảng giống như chúng ta xây dựng nền móng lâu đài

quản lý trong tương lai cho bệnh viện hiện đại và lâu đài ấy sẽ nằm trong tổng thể kiến trúc đương đại. ISO là “ngôn ngữ” quốc tế kết nối tạo niềm tin cho các bệnh viện với nhau. Khi một bệnh viện ở nước ngoài đến với bệnh viện chúng ta câu hỏi về chất lượng sẽ là: “Bệnh viện Quí Ngài đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng bệnh viện nào? . Sự tín nhiệm sẽ tùy thuộc vào chúng ta đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nào, quốc gia hay quốc tế. Việc sử dụng tài nguyên chung (kết quả X-quang, kết quả xét nghiệm) tương lai sẽ kết nối giữa các bệnh viện.

Có nhiều bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO, trong phạm vi bài viết này tác giả sẽ bàn luận trước tiên về Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, chú trọng đến phiên bản ISO 9001:2008, đây là phiên bản cập nhật mới nhất hiện nay các bệnh viện ở Việt Nam đang triển khai áp dụng có hiệu quả. Nền tảng của hệ thống quản lý chất lượng ISO nên

áp dụng trước khi bệnh viện quyết định bước thêm những khám phá ứng dụng mới trong quản lý bệnh viện, thí dụ như áp dụng hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn JCI của Hoa Kỳ (Joint commission international, tổ chức quốc tế chứng nhận chất lượng và an toàn cho người bệnh trong chăm sóc y tế).

Thuật ngữ và quan niệm căn bản

Nhằm tạo nền tảng thống nhất cho các kiến thức căn bản về hệ thống quản lý chất lượng chúng ta cần tìm hiểu về những thuật ngữ và quan niệm căn bản, giống như muốn bàn luận vấn đề gì phải “nói cùng một ngôn ngữ” (Kẻ nói tiếng Campuchia, Người nói tiếng Việt làm sao thấu hiểu đây!!!).

Bệnh viện là gì?Khái niệm tưởng chừng như đơn

giản, nhưng thật sự từ khái niệm cơ bản này sẽ quyết định thái độ ứng xử của bệnh viện trong mọi hoạt động chuyên môn và quản lý chất lượng của bệnh viện, đồng thời tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh chất lượng giữa bệnh viện này với bệnh viện khác. Trong hoạt động thực tiễn có những bệnh viện chiếm được niềm tin của bệnh nhân và nhân dân, nhưng lại tồn tại những bệnh viện luôn gặp những phức tạp khó lường theo kiểu “ phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí ” cho dù rằng nguồn lực giống nhau thậm chí hơn, chất lượng bệnh viện chưa hẳn phụ thuộc vào tiềm năng và tiềm lực sẵn có, giống như kiểu “ người giàu chưa hẳn sẽ sang”.

QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Bài 2: Chọn hướng đi(tiếp theo)

Quầy thu viện phí bố trí khoa học, thuận tiện cho người bệnh.

14

KHOA HỌC QUẢN LÝ

Theo Bộ Y tế Việt Nam: “Bệnh viện là cơ sở trong khu vực dân cư gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa, phòng với trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cung cấp các dịch vụ y tế cho bệnh nhân”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học”.

Theo các khái niệm trên, trong thời đại ngày nay, chúng ta cần có những nhận thức căn bản về Bệnh Viện (viết Hoa) là: hệ thống được tố chức chặt chẽ, có nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực), cung ứng các dịch vụ (dịch vụ đặc biệt là chăm sóc sức khỏe con người, có cả dịch vụ y tế và dịch vụ không y tế, bao hàm cả những không gian cung ứng các dịch vụ đó vươn ra khỏi bốn bức tường bao quanh bệnh viện)… Với những khái niệm như trên, quản lý bệnh viện cần có hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ phổ quát cao và thật sự phải có khoa học trong quản lý,

nếu không chắc chắn trong tiến trình cung ứng dịch vụ của mình bệnh viện sẽ gặp vô vàn khó khăn khôn lường và phức tạp.

Một khi chúng ta xem bệnh viện là “nhà thương” theo nghĩa ban phát, xin-cho thì nhân viên bệnh viện sẽ là người có quyền uy tối thượng dễ dẫn đến hành vi lạm quyền, cửa quyền và hống hách. Gần đây Bộ Y tế Việt Nam đã và đang tích cực thay đổi quan niệm “bệnh viện là nơi cung ứng dịch vụ với tinh thần và thái độ phục vụ cao nhất”. Đây là một khởi sắc cho tiến trình chiến lược xây dựng Bệnh Viện kiểu mới.

Khách hàng của bệnh viện là ai?Dịch vụ y tế cung ứng cho ai? Dịch

vụ là phải cung ứng cho khách hàng Khách hàng của bệnh viện bao

hàm cả bên trong lẫn bên ngoài. Khách hàng bên ngoài bao gồm: bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, những thành phần khác: lãnh đạo chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư xung quanh, lãnh đạo cấp trên của bệnh viện…; khách hàng bên trong bệnh viện (khách hàng nội bộ) thông thường là nhân viên, viên chức, công chức trong bệnh viện. Đối với mỗi loại khách hàng như vậy bệnh viện đều cần phải hình thành cung cách cung ứng quản lý dịch vụ tạo sự hài lòng ngày càng cao hơn.

Khách hàng nào cũng ước muốn được hưởng sự cung ứng dịch vụ trên cả tuyệt vời, nhưng hiện nay trên thế giới hình thành cụm từ “Centered Patient”, có nghĩa là “Bệnh nhân là trung tâm”, mọi hoạt động trong bệnh viện hãy lấy bệnh nhân là trọng tâm, ngoài ý niệm bệnh viện hàng ngày, hàng giờ bệnh viện không những cần phải trao trọn tình thương yêu cho bệnh nhân vì họ đã phó thác sinh mạng của mình cho bệnh viện, mà bệnh viện luôn luôn thấu hiểu, luôn luôn cải thiện cung cách cung ứng dịch vụ nhằm tạo sự an tâm, an toàn, thân thiện và chất lượng hơn nữa cho bệnh nhân, bệnh viện phải tạo niềm tin trong trái tim của bệnh nhân. Để thấm nhuần cụm từ “Centered Patient” chúng ta cần xem đây thực sự là cuộc cách mạng trong tư tưởng và hành động của đội ngũ nhân viên y tế. ISO sẽ trao cho chúng ta những kỹ năng PDCA (Plan-Do-Check-Act) để hình thành các thủ tục quy trình cần thiết.

Khách hàng nội bộ của bệnh viện chính là đội ngũ nhân sự đang từng phút, từng giây hy sinh tuổi trẻ, sức lực và tâm trí cho nghề nghiệp vinh quang trị bệnh cứu người. Đội ngũ nhân sự này rất nhạy cảm về kinh tế, tình cảm và sự thăng tiến trong môi trường thực thi công vụ đặc biệt đó là bệnh viện. Đội ngũ tri thức trong bệnh viện cần lắm những “tấm thảm đỏ”: môi trường thể hiện năng lực và tiềm năng bản thân, những tình cảm thân thiện, chân thành được xây dựng và vun đắp trong môi trường bệnh viện, những điều ấy không tự dưng đến, mà phải được xây dựng trên nền tảng khoa học quản lý, đó là khoa học quản trị và phát triển nguồn nhân lực, qui trình giải quyết những xung đột nguồn nhân lực.v.v. ISO sẽ mang lại cho chúng ta những thủ tục quy trình công bằng và hữu hiệu để giải quyết các vấn đề này.

(Còn tiếp)Bài, ảnh: BS VÕ VĂN HÙNG

Phó giám đốc Sở Y tế BR-VT

Buổi tập huấn kiến thức về ISO ở bệnh viện. (ảnh tư liệu).

15

MÍT TINH HƯỞNG ỨNG NGÀY TOÀN DÂN HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

Ảnh: THẾ PHI

Ông Lê Thanh Dũng - Phó chủ tịch UBND tỉnh tăng bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân xuất săc trong phong trào HMTN.

Bà Vương Thị Ngọc Yến - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh phát biểu tại Lễ phát động.

Rất nhiều người hăng hái tham gia hiến máu tình nguyện.

Khen thưởng và tăng quà các tập thể, cá nhân xuất săc trong phong trào HMTN.

Quang cảnh buổi lễ.

16

LỄ PHÁT ĐỘNG “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2015 CẤP TỈNH TẠI HUYỆN LONG ĐIỀN

Ảnh: THẾ PHI

Văn nghệ chào mừng.

Đại diện các hộ kinh doanh thực phẩm phát biểu hưởng ứng.

BS Vo Văn Hùng - PGĐ Sở Y tế phát biểu chỉ đạo.

Thả bóng bay mang thông điệp ATTP.

Xe hoa diễu hành.

17

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Nơi sống và thu hái: Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và trồng ở

nhiều nơi. Trồng bằng thân ngầm hoặc bằng thân cây trên mặt đất cắt đoạn dài 15-30cm. Cây ưa đất xốp, giàu mùn, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ độ ẩm. Có thể trồng quanh năm. Thu hái khi cây bắt đầu phân nhánh hoặc ra hoa, đem sấy khô ở nhiệt độ 30-400C cho đến khô, hoặc phơi trong râm. Khi đã cắt cây sát gốc, thì bón phân để cây phát triển lại và sống lâu.

Thành phần hoá học: Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%.

Tính vị, tác dụng: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Tinh dầu có tác dụng sát trùng, gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Nó kích thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ

quan tiêu hoá và ngực. Còn có tác dụng tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, viêm hầu, ho; 2. Giai đoạn đầu của bệnh sởi; 3. Chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; 4. Ngứa da. Mỗi lần dùng 2-6g phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống.

Thường dùng thuốc hãm để kích thích tiêu hoá, chữa trướng bụng, đau bụng. Nước xông Bạc hà (có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác) rất hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Cũng dùng làm thuốc sát trùng và xoa bóp nơi sưng đau. Nước cất Bạc hà hoặc 1-2ml tinh dầu trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội dùng để súc miệng, làm thuốc đánh răng cho thơm và sát trùng răng miệng, họng. Có thể uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê để giúp tiêu hoá. Ðau bụng, ỉa chảy, uống mỗi lần 4-6 thìa cà phê vào lúc đau. Còn dùng dưới dạng cồn Bạc hà (lá Bạc hà 50g, tinh dầu Bạc hà 50g, rượu vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 5-10 giọt cho vào nước chín mà uống.

Ðơn thuốc:Trị Cảm cúm, đau đầu, sổ mũi: Bạc

hà 5g, hạt Quan âm, Cúc hoa vàng mỗi vị đều 10g. Kinh giới 7g, Kim ngân hoa 15g, sắc uống.

Trị Ðau họng: Bạc hà 5g, Ngưu bàng, Huyền sâm, Cát cánh, Cam thảo mỗi vị 10g sắc uống.

Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi

Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần.

Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống.

Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống

Kiêng kỵ: Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì

vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, vị hư yếu.

Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng.

Phụ nữ cho con bú không nên dùng nhiều, vì bị giảm sự tiết sữa.

Ths. VŨ THANH HIỀNSở Y tế

Công dụngcủa bạc hà

18

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Hạt sen có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tâm sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao

mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu... Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen.

Hạt sen - liên nhục, liên tử - là vị thuốc quý, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Một số bài thuốc với hạt sen là:

Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu: bài Cố tinh hoàn, gồm liên nhục 2kg, liên tu 1kg, hoài sơn 2kg, sừng nai 1 kg, khiếm thực 0,5kg, kim anh 0,5 kg. Các vị tán thành bột, riêng kim anh nấu cao, làm thành viên hoàn, ngày uống 10-20g.

Chữa tiêu chảy mãn tính: gồm liên nhục 12g, đảng sâm 12g, hoàng liên 5g. Các vị sắc uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10g.

Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: bài Táo nhân thang, gồm táo nhân

10g, viễn trí 10g, liên tử 10g, phục thần 10g, phục linh 10g, hoàng kỳ 10g, đảng sâm 10g, trần bì 5g, cam thảo 4g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.

Tâm sen - liên tử tâm: vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền, chỉ huyết sáp tinh, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Tâm sen thường được phối hợp với cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng... pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liều dùng 1,5-3g.

Tua sen - liên tu: vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng thanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết, dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen. Liều thường dùng 1,5-5g.

Gương sen -liên phòng: vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu... Gương sen thường dùng để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-10g.

Lá sen - hà diệp, ngẫu diệp: vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết, dùng để

trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Lá sen đã được ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ. Một số bài thuốc khác với lá sen:

Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: bài Tứ sinh thang, gồm sinh địa tươi 24g, trắc bá diệp tươi 12g, lá sen tươi 12g, ngải cứu tươi 8g. Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.

Ngó sen - ngẫu tiết: là một món ăn ngon và dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài. Liều dùng 6-12g/ngày.

TRỊNH NHUẦNKhoa Đông Y – Phục hồi Chức năng

TTYT Long Điền

Các bài thuốc với cây sen

Tranh vui

Tran

g củ

a: N

GUỄN

VĂN

LON

G

19

Ngày 16/4/2015, tại chợ Long Điền thuộc Thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh phối hợp với

Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP huyện Long Điền tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì ATTP” năm 2015 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”

Đến dự Lễ phát động có ông Võ Văn Hùng - Phó giám đốc Sở Y tế, đại diện Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh về VSATTP, cùng sự tham dự của Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và đông đảo cán bộ công nhân viên chức, đoàn viên thanh niên, học sinh, các cơ sở chế biến, sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; đặc biệt có sự hưởng ứng nhiệt tình của các hộ kinh doanh rau, thịt tại chợ Long Điền.

Thay mặt Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh về VSATTP, ông Võ Văn Hùng đã phát biểu khai mạc buổi Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP năm 2015, đồng thời nhấn mạnh thực trạng về ATTP nói chung và vấn đề an toàn rau, thịt nói riêng. Bên cạnh việc tuyên dương những thành tích đạt được, Phó Giám đốc Sở Y tế cũng đã nêu rõ những khó khăn trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng, cũng như hạn chế trong nhận thức và thực hành của người sản xuất, người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Từ đó kêu

THỊ TRẤN PHƯỚC BỬU, XUYÊN MỘC:

Tổ chức triển khai chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ và đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo,ven biển năm 2015

Ngày 21 tháng 04 năm 2015, tại Trạm y tế Thị trấn Phước Bửu, Xuyên Mộc, ban chỉ đạo chương trình Dân số- KHHGĐ thị trấn Phước Bửu đã tổ chức lễ

phát động triển khai chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ và Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo, ven biển năm 2015.

Tại lễ phát động có sự tham gia đông đảo của các Ban, Ngành, Đoàn thể và hơn 200 đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội đã nhiệt tình tham gia hưởng ứng chiến dịch. Bs. Tôn Thất Khoa – Chi cục trưởng Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh BR – VT và Trung tâm DS – KHHGĐ huyện cùng tham gia hưởng ứng chiến dịch.

Cũng tại lễ phát động, Ban chỉ đạo Chương trình DS – KHHGĐ Thị trấn Phước Bửu nêu rõ quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu sau: đặt vòng 66 ca, cấy thuốc tránh thai 2 ca, thuốc tiêm tránh thai 12 ca, khám phụ khoa 200 ca và kết hợp với việc tư vấn, cấp phát bao cao su, thuốc tránh thai…

Sau lễ phát động, các Ban, Ngành, Đoàn thể và hơn 200 đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức diễu hành, cổ động chiến dịch với mong muốn chiến dịch sẽ hoàn thành các mục tiêu đề ra, góp phần chăm sóc sức khỏe phụ nữ trên địa bàn.

NGUYỄN THỊ NHÂMUBND TT Phước Bửu, Xuyên Mộc, BR-VT

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì ATTP” năm 2015

gọi toàn thể cộng đồng và xã hội cùng chung sức nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP năm 2015 với chủ đề: “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”..

Ngay sau lễ phát động là hoạt động của đoàn xe hoa diễu hành hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP năm 2015 tại các tuyến đường chính của huyện Long Điền.

Tin, ảnh: KS. NGUYỄN THỊ THAO

Xe hoa diễu hành sau buổi lễ.

Ông Tôn Thất Khoa – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: THẾ PHI

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

20

Ngày 24/4/2015 Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với UBND huyện Long Điền tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm Y tế huyện Long

Điền. Tham dự buổi lễ có ông Lê Thanh Dũng - Phó Chủ Tịch UBND tỉnh BR - VT; Đại diện các Sở, Ban, Ngành; lãnh đạo Huyện ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Long Điền và toàn thể cán bộ, công chức viên chức TTYT huyện Long Điền.

Công trình xây mới Trung tâm Y tế huyện Long Điền được khởi công vào ngày 9-5-2013, hoàn thiện và đưa vào sử dụng sau 2 năm thi công. Công trình được xây dựng trên diện tích khuôn viên rộng 4,8 ha với 1 trệt, 1 lầu; bao gồm khối các chức năng khám và điều trị ngoại trú-cấp cứu; khu điều trị nội trú với quy mô 100 giường bệnh. Hệ thống các phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, phòng sanh, phòng mổ, được bố trí ở vị trí thích hợp để vừa phục vụ cho khối khám ngoại trú vừa phục vụ cho khối điều trị nội trú. Bên cạnh đó là khoa Nhiễm nằm tách biệt với khối nhà chính. Đặc biệt là các yếu tố ánh sáng, thông thoáng, điều kiện vô trùng cho các khu chức năng được thực hiện đúng tiêu chuẩn. Các hệ thống khí y tế, xử lý chất thải y tế, hệ thống báo gọi bệnh nhân tự động... được đầu tư đồng bộ.

Công trình có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng, do Sở Y tế làm chủ đầu tư. Đây là công trình trung tâm y tế đầu tiên trong toàn tỉnh được đầu tư hoàn chỉnh nhất các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Lê Thành Dũng chỉ đạo tập thể Trung tâm Y tế huyện Long Điền tập trung hoàn thiện, nâng cao tay nghề đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng; tận dụng và phát huy tốt điều kiện cơ sở vật chất mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân.

TTYT huyện Long Điền khánh thành là công trình chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015), qua đó có thêm điều kiện cơ sở vật chất y tế nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhà. ĐÌNH BÁCH

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống Sốt rét

Ngày 23/4/2015, tại Trung tâm Văn hóa xã Hòa hiệp, huyện Xuyên Mộc, Trung tâm TT- GDSK phối hợp với Trung tâm YTDP tỉnh, TTYT, Phòng

Y tế huyện Xuyên Mộc, UBND xã Hòa Hiệp tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống Sốt rét 25/4/2015.

Tại Lễ phát động, các đơn vị chức năng tuyến tỉnh và TTYT Xuyên Mộc đã yêu cầu toàn mạng lưới phòng chống sốt rét cần tăng cường giám sát dịch tễ, phòng chống sốt rét ở những điểm có nguy cơ cao và những nơi thường có biến động dân cư khó kiểm soát. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải thực sự chủ động, chung tay bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng trước bệnh sốt rét.

Sau lễ phát động, đội Y tế dự phòng của Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc đã tiến hành tẩm mùng với hóa chất diệt muỗi cho các hộ gia đình trên địa bàn xã Hòa Hiệp.

Tin, ảnh: HOA XUÂNTấm hình này trùng với số 03

Ông Lê Thanh Dũng – PCT UBND tỉnh BR –VT phát biểu tại Lễ Khánh thành TTYT huyện Long Điền. Ảnh: THẾ PHI

Tẩm mùng bằng hóa chất là biện pháp bảo vệ cho người dân tại vùng lưu hành sốt rét.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Lễ khánh thành Trung tâm Y tế huyện Long Điền - công trình chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015)

21

Trước thực trạng về ngộ độc thực phẩm liên quan đến cá nóc, sam lông trên địa bàn tỉnh và đã có 02 người tử vong trong năm 2014, ngày 01/4/2015,

Chi cục ATVSTP đã phối hợp với Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức lớp tập huấn kiến thức về ATTP cho ngư dân làm nghề đánh bắt thủy hải sản, người kinh doanh buôn bán hải sản ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền.

Tại lớp tập huấn các học viên được cung cấp kiến thức về: Điều kiện đảm bảo ATVSTP theo quy định của pháp luật hiện nay, cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, các biện pháp xử lý và cách sơ cấp cứu khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong đó, nhấn mạnh việc phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng như cách nhận biết, phân biệt đối với các loài thủy sản chứa độc tố gây ngộ độc như: cá nóc, con so, cua biển lạ, ốc biển lạ...

Chi cục cũng đã cung cấp cho các học viên các loại tờ rơi tuyên truyền cách phân biệt các loài thủy sản

Thực hiện kế hoạch số 10/KH-ATTP, ngày 9/3/2015 của Chi cục ATVSTP về kiểm tra an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể các khu

công nghiệp. Theo đó, từ ngày 15/3/2015 đến ngày 15/5/2015 đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành kiểm tra 50 cơ sở cung cấp suất ăn và công ty có tổ chức bếp ăn tập thể tại các KCN đóng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Kiểm tra An toàn thực phẩm Bếp ăn tập thể các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trong quá trình thực hiện, đoàn đã tiến hành kiểm tra kiến thức, thái độ, thực hành của người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm. kiểm tra nhanh đối với một số sản phẩm như chả lụa, bánh phở, chả cá chiên… kết quả cho thấy là âm tính, đồng thời đoàn cũng lấy một số mẫu rau sống đang được sơ chế, chế biến và mẫu thức ăn chín đang được chia tại các cơ sở để kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra tại mỗi cơ sở, đoàn có đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ chế biến của các cơ sở đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, đoàn cũng yêu cầu các cơ sở phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo ATTP, đặc biệt đối với việc vệ sinh xung quanh khu vực sơ chế, chế biến, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ, diệt côn trùng và thực hiện việc lưu mẫu theo quy định...

Đối với một số cơ sở chưa đạt yêu cầu, đoàn đã yêu cầu giải trình, đồng thời hướng dẫn các quy định yêu cầu cơ sở phải nghiêm túc thực hiện. Qua kiểm tra, 100% các cơ sở đều cam kết sẽ chấp hành nghiêm túc quy định về ATTP.

KS. TRẦN THỊ PHƯƠNG DUNG Chi cục ATVSTP tỉnh BR - VT

Tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho ngư dân, người kinh doanh buôn bán hải sản

chứa độc tố gây ngộ độc thực phẩm với hình ảnh minh họa sinh động, dễ nhận biết.

Dự kiến trong năm nay, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản mở các lớp tập huấn cho ngư dân tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tin, ảnh: KS. NGUYỄN THỊ THAOChi cục ATVSTP tỉnh BR - VT

Tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kiểm tra tại công ty cung cấp suất ăn Đại Phát. Ảnh: THẾ PHI

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

22

Ngày 23/4/2015, Bệnh viện Mắt đã tổ chức lớp tập huấn chăm sóc mắt cho nhân viên Trạm y tế và nhân viên y tế thôn ấp, nhân viên sức khỏe

cộng đồng tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức. Tại lớp tập huấn các học viên được phổ biến các

bệnh về mắt thường gặp, cách sàng lọc bệnh nhân có thị lực thấp, cách triển khai họp dân ấp tuyên truyền phòng chống mù lòa, cách chăm sóc mắt trước, sau mổ, chế độ chi trả khi tham gia mổ mắt cho các đối tượng bảo hiểm y tế, miễn phí.v.v…

Được biết, đây là một trong những hoạt động của mô hình chăm sóc mắt toàn diện tại tuyến xã phường, thị trấn điểm 2015 đang được Bệnh viện Mắt triển khai, thực hiện. Kế hoạch các hoạt động tập huấn và

Ngày 14/4/2015, tại hội trường trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Xuyên Mộc, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)

của huyện đã tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP” năm 2015 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”

Đến dự Lễ phát động có bà Đào Thị Hà - Phó Chi cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; đại diện Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP của huyện; Đại diện lãnh

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

BỆNH VIỆN MẮT:

Tập huấn chăm sóc mắt cho nhân viên Trạm Y tế, Y tế thôn ấp, nhân viên sức khỏe cộng đồng

khám sàng lọc, mổ phòng chống mù lòa sẽ thực hiện từ tháng 3 đến tháng 11/2015.

Tin, ảnh: NGUYỄN THỊ KIM ÁNHBệnh viện Mắt tỉnh BR - VT

HUYỆN XUYÊN MỘC:

Lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh An toàn thực phẩm” năm 2015

đạo các Ban, Ngành của huyện; lãnh đạo của 13 xã- thị trấn và Ban giám hiệu các trường, ban quản lý các chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng đông đảo cán bộ công nhân viên chức, đoàn viên thanh niên, học sinh.

Tại Lễ phát động, Bác sỹ Vũ Văn Nam - Phó giám đốc TTYT huyện Xuyên Mộc thay mặt BCĐ liên ngành VSATTP của huyện triển khai kế hoạch tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP trên địa bàn, trong đó nhấn mạnh: “...Tháng hành động ATVSTP cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, đồng thời tích cực tuyên truyền hướng dẫn bà con biết cách sản xuất thực phẩm an toàn. Ví dụ, phun thuốc phải theo đúng quy định, cách ly đúng thời gian… Các cơ quan tham mưu phải chủ động, tích cực tham mưu BCĐ huyện để có kế hoạch thanh kiểm tra và truyền thông đạt hiệu quả...”

Đặc biệt trong lễ phát động, đại điện UBND huyện tổ chức trực tiếp ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm với UBND của 13 xã, thị trấn. Sau buỗi lễ, các địa phương tiếp tục triển khai ký cam kết đảm bảo ATVSTP giữa UBND xã – thị trấn với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên đia bàn.

Tin, ảnh: BS. ĐÀO THỊ HÀPhó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh BR-VT

Đại diện lãnh đạo 13 xã, thị trấn ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm với UBND huyện.

Lớp tập huấn tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức.

23

Có mặt từ rất sớm tại Lễ phát động toàn dân HMTN vừa được tổ chức vào ngày 6/4,

anh Trần Thanh Phong ở phường 8, Thành phố Vũng Tàu mong được hiến tặng dòng máu quý của mình để cứu người. Quyết định HMTN từ năm 1999 sau khi đọc 1 bài báo viết về trường hợp 1 bệnh nhân qua đời do bệnh viện thiếu máu dự trữ, đến nay anh Phong đã có hơn 16 năm tham gia HMTN với tổng cộng 50 lần hiến. Anh Phong còn là thành viên của đội ngân hàng máu sống, sẵn sàng tiếp ứng máu cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Anh tâm sự: “Lý do đi hiến máu của tôi đúng như câu slogan của Ban vận động hiến máu TW “Mỗi một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Mình tham gia hiến máu mà cứu được những sinh mạng là việc nên làm... Cũng nhờ tham gia HMTN mà tôi phát hiện ra thiên hướng luôn muốn làm những việc có ích cho cộng đồng trong con người mình. Cảm nhận cuộc sống trọn vẹn hơn, ý nghĩa hơn trước”.

Tham gia HMTN từ năm 2004, đến nay, bà Quách Thị Phương

Dung ở phường 5, Thành phố Vũng Tàu cũng đã có hơn 20 lần hiến máu. Thấy được ý nghĩa cao đẹp của việc HMTN, bà Dung tiếp tục vận động chồng con cùng tham gia, đến nay, gia đình bà đã có hơn 40 lần HMTN. Bà chia sẻ: “Một lần tình cờ đi khám bệnh ở bệnh viện Lê Lợi, tôi nghe kể có trường hợp vì không có máu truyền mà phải chết. Về nhà tôi cứ suy nghĩ hoài về chuyện này. Tưởng tượng nếu người thân của mình chẳng may rơi vào trường hợp đó sẽ đau khổ ra sao... Rồi tôi quyết định tham gia HMTN. Càng tham gia tôi càng thấy ý nghĩa cao đẹp của việc làm này, nên vận động người thân, bạn bè tham gia cùng.”

Anh Phong và bà Dung là hai trong số hàng trăm người dân của BR-VT tỉnh tích cực tham gia HMTN. Để thu hút, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào HMTN, trong những năm qua, Ban vận động HMTN các cấp đã tập trung củng cố, kiện toàn các Ban vận động, triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Thông qua chương trình phối hợp

hoạt động liên ngành giữa Hội Chữ thập đỏ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp từ tỉnh, huyện, thành phố đến phường, xã và các cơ quan, đơn vị, ban ngành, Ban vận động các cấp đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền vận động nâng cao hiểu biết và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc HMTN và an toàn truyền máu. Tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả các đợt cao điểm hiến máu, đưa phong trào HMTN trở thành hoạt động thường xuyên, sâu rộng trong cộng đồng. Ban vận động các địa phương cũng đã thành lập 5 đội ngân hàng máu sống với hơn 200 tình nguyện viên và CLB máu hiếm với 17 tình nguyện viên.

Từ sự vận động và ý thức trách nhiệm, tinh thần tình nguyện của các thành phần, tầng lớp nhân dân, hàng năm, BR-VT đã hiến tặng, cung cấp hàng ngàn đơn vị máu cho Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy-Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM. Nếu như năm 2013, toàn tỉnh vận động

BÀ RỊA VŨNG TÀU:

Lan tỏa phong tràohiến máu tình nguyện

Được phát động từ năm 1997, đến nay, sau gần 20 năm, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Từ những đơn vị máu hiến tặng đã giúp nhiều bệnh nhân vượt qua cơn thập tử nhất sinh giành lại sự sống trong quá trình cấp cứu, điều trị bệnh.

24

hiến tặng được 12 ngàn đơn vị máu, thì năm 2014 số đơn vị máu hiến tặng đã tăng lên gần 15 ngàn đơn vị. Riêng từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã vận động hiến tặng hơn 3.600 đơn vị máu. Qua đó góp phần tạo nguồn máu dự trữ, kịp thời cứu sống nhiều bệnh nhân trong tỉnh và khu vực miền Đông Nam bộ.

Bác sĩ Nhữ Thị Dung- Trưởng bộ phận tiếp nhận máu lưu động- Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận xét: Hơn

10 năm, (từ năm 2003 đến nay). Ban chỉ đạo vận động HMTN tỉnh BR-VT và đặc biệt là Hội chữ thập đỏ tỉnh đã có sự phối hợp rất tốt với BV Chợ Rẫy trong việc vận động, tuyền truyền, tổ chức tiếp nhận máu. Hai bên đã có sự chia sẻ đồng cảm và phối hợp rất chặt chẽ trong tất cả các đợt hiến máu để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu cấp cứu cho bệnh nhân cũng như cấp cứu những thảm họa...”

Ông Lê Thanh Dũng- Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban

chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh cũng phấn khởi cho biết: “...tới thời điểm này, phong trào HMTN của tỉnh đã đạt được những kết quả rất tốt đẹp. Từ chỗ lượng máu nhận được không đủ cứu chữa cho bệnh nhân, cho đến nay, với sự hỗ trợ hợp tác của BV Chợ Rẫy, chúng ta không những đủ máu mà còn đủ cả máu hiếm. Tôi nghĩ chương trình này đã thành công như mong đợi và tin tưởng sẽ phát triển sâu rộng hơn nữa”.

Với những kết quả đã đạt được, có thể nói phong trào HMTN tại tỉnh BR – VT đã thực sự lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp hiệu quả giữa ngành Y tế và các tổ chức Hội trong công tác vận động thì một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của chương trình đó là truyền thống nhân ái của dân tộc. Phát huy được tất cả những yếu tố kể trên sẽ đảm bảo được sự thành công bền vững của phong trào, góp phần vào sự thành công trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và tạo nên một điểm nhấn văn hóa của con người Việt Nam.

KHÁNH CHI

Uống nước nhớ nguồnVì nước quên mình giữ núi sôngLừng danh đất Việt rực cờ hồngXây nền độc lập… trừ lang sóiBảo vệ chủ quyền… phá xích gôngCông đức tiền nhân lưu vạn thuởNghĩa ân liệt sĩ tạc muôn lòng “Đền ơn đáp nghĩa” niềm son sắtDân tộc anh hùng rạng chiến công

HỒ THỊ THU HẰNG

Đông đảo người dân tham gia HMTN. Ảnh: THẾ PHI

25

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

... Tôi sinh ra và lớn lên khi đất nước đã yên tiếng súng. Những gì tôi được biết, được hiểu về đất nước thân thương của tôi là những câu chuyện trong lời hát ru của bà, của mẹ, từ những hồi ức chiến tranh của bố tôi - một người lính trở về không nguyên vẹn từ chiến trường ác liệt, những giọt nước mắt của bà nội với sự hoài vọng ngày bác tôi trở về dù chiến tranh đã kết thúc, những bài học lịch sử đầy bi hùng của dân tộc.

Và tôi hiểu rằng, trên thế giới rộng lớn này, chưa có đất nước nào lại chịu nhiều đau thương như dân tộc Việt Nam, vừa phải chống chọi

với thiên tai vừa phải chiến đấu với giặc ngoại xâm.

Những câu thơ giản dị mà bi tráng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa trọn vẹn truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

“Em ơi emHãy nhìn rất xaVào bốn nghìn năm đất nướcNăm tháng nào cũng người

người lớp lớpCon trai, con gái bằng tuổi chúng

ta

Cần cù làm lụngKhi có giặc người con trai ra trậnNgười con gái trở về nuôi cái

cùng conNgày giặc đến nhà thì đàn bà

cũng đánh...Họ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra đất nước”

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã trải qua gần 21 năm, là cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày nhất, ác liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Xâm lược VN, Mỹ đã qua năm đời Tổng thống, huy động 6 triệu lượt binh sĩ Mỹ, chi phí 352 tỉ USD, ném xuống VN 7.850.000 tấn bom, hàng chục triệu lít chất độc diệt cây, sử dụng những loại vũ khí, kỹ thuật tối tân nhất thời bấy giờ (chỉ trừ vũ khí hạt nhân), nhưng đã chịu thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.

Tại sao Việt Nam thắng Mỹ? cố giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “Văn hóa dân tộc ta có một sức mạnh lớn, lớn phi thường. Những kẻ địch của dân tộc Việt Nam cũng

Một thời đạn bom, một thời hòa bìnhCuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã lùi xa 40 năm, trong những ngày tháng 4 lịch sử này, trên khắp nẻo đường của Tổ quốc, không khí kỷ niệm cho ngày Thống nhất thật rộn ràng. Hòa vào không khí đó, chúng tôi xin trích đăng bài cảm nhận của một đoàn viên trẻ ngành Y tế BR -VT về những năm tháng hào hùng của dân tộc và những tâm tư của thế hệ thanh niên hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Các đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Y tế thăm di tích nhà tù Côn Đảo. Ảnh: KHÁNH CHI

26

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

đã nhận thấy như thế, nhận thấy mà không làm gì được, không đánh bại nổi… thua ở Việt Nam là keo thua đầu tiên của Mỹ, của Hoa Kỳ trong lịch sử đã dài nhiều trăm năm của nước ấy…”

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cờ, hoa và nước mắt của ngày thống nhất đoàn tụ, ngày của non sông thu về một mối, ngày Nam – Bắc hòa chung một nhà. Đất nước thống nhất nhưng trên thân hình của đất nước nhỏ bé vẫn còn chằng chịt những vết thương chiến tranh.

Và tôi biết rằng, cái giá để đổi lấy nền độc lập mà tôi đang sống

và được làm việc, được cống hiến ngày hôm nay là vô cùng to lớn. Trên đất nước tôi, có một thời những chàng trai, cô gái tuổi 20 phải xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, họ tạm gác lại những ước mơ tuổi trẻ vào trong ba lô, biết bao người ra đi trở về không lành lặn hoặc ra đi mãi mãi không trở về. Làng quê Việt Nam thời chiến chỉ có người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Gánh nặng trên đôi vai gầy của người phụ nữ Việt Nam vừa sản xuất vừa chiến đấu. Những đứa trẻ vô tội ra đời mang hình hài dị dạng của di chứng chất độc da cam. Biết bao bà mẹ

tiễn con đi và chẳng mấy ai trở về, những người mẹ đơn thân, những đứa con không có bố, không có một gia đình trọn vẹn. Chiến tranh đã lấy đi biết bao sinh mạng, chia lìa biết bao số phận, làm tan nát các cuộc đoàn viên. Đất nước tôi 63 tỉnh thành mà có đến hơn 3000 nghĩa trang liệt sĩ, bao nhiêu triệu đồng bào vô tội phải nằm xuống dưới mưa bom bão đạn.

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đang trên đường xây dựng và đổi mới, những vết thương chiến tranh dần rồi sẽ lành sẹo. Thế hệ những người trẻ như chúng tôi – những người lớn lên sau cuộc chiến đang gánh vác những sứ mệnh mới – sứ mệnh xây dựng và bảo về nền độc lập trong thời kỳ mới.

Đâu đó, có người ngờ vực lòng yêu nước của thanh niên ngày nay. Thế hệ đi trước có quyền được lo lắng trước sự xâm lăng văn hóa, trước xu thế thế giới phẳng, lo lắng lối sống thực dụng đang len lỏi vào thế hệ trẻ, lo lắng một thế hệ người Việt sẽ bị ru ngủ bởi những viên đạn bọc đường, lo lắng một thế hệ người Việt chỉ thích chơi game và nghiện facebook, chỉ sống trong thế giới ảo mà quên đi thế giới thực. Những cô bé bỏ học đi đón thần tượng âm nhạc đến từ Hàn Quốc, có cô bé cậu bé suốt ngày chu môi, nhéo mắt chụp ảnh tự sướng đưa lên các trang

Trao giải thưởng cho các đội trong Hội thi tìm hiểu 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước tại trường Trung cấp Y tế tỉnh BR-VT. Ảnh: THẾ PHI

27

mạng xã hội. Và quả thực đâu đó có bộ phận người trẻ ngày nay chỉ biết vun vén lợi ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, có người chỉ biết hưởng thụ mà không cống hiến; có người luôn tìm chọn cho mình công việc nhẹ nhàng, đẩy phần khó cho người khác, có người thờ ơ, vô cảm với cộng đồng xung quanh... Nhưng cũng ở đâu đó, vẫn có rất nhiều người trẻ miệt mài làm việc, có những cống hiến to lớn trong học tập và trong công tác, vẫn có những người trẻ dám đương đầu với khó khăn nơi biên giới xa xôi, nơi miền hải đảo để làm việc và cống hiến. Có những người trẻ ngày ngoài công việc và học tập họ tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, họ biết “gắn bó và san sẻ” bằng cách

riêng của họ. Họ chia sẻ thông tin các chuyến làm tự thiện trên facebook, nhờ có facebook mà những bạn trẻ nhóm Tình Nguyện Hải Đăng Vũng Tàu bán hết 2 tấn Dưa hấu cho bà con Quảng Ngãi trong 1 tiếng đồng hồ, hay những người trẻ ở Trường trung cấp y tế họ gom quần áo cũ, sách vở cũ tặng cho trẻ em vùng khó khăn, họ hăng hái xung phong đi hiến máu tình nguyện, (mà năm nào cũng vượt chỉ tiêu). Đoàn viên thanh niên các chi đoàn Giám định Y khoa, Trung tâm Truyền thông - GDSK dẫn đầu trong các đợt khám, phát thuốc từ thiện, gói bánh chưng tặng người nghèo… Không ít những người thầy thuốc trẻ, dù công việc bận rộn và quá tải, những ngày nghỉ vẫn nhiệt

tình tham gia các hoạt động khám chữa bệnh từ thiện cho đồng bào nghèo, vùng xa…

Không chỉ thế, những người trẻ cũng thể hiện lòng yêu nước rất riêng của họ. Những Avatar trên facebook rợp màu đỏ nhân ngày quốc khánh, ngày thống nhất. Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 xuất hiện, nó thực sự là chất thử cho lòng yêu nước của thế hệ thanh niên sinh ra sau cuộc chiến. Họ biểu hiện sự phản đối với nhiều màu sắc và đầy hiệu quả. Những câu chuyện và những dòng comment trong những ngày đó không còn là việc mua một chiếc áo đẹp, việc bàn luận về một cô ca sĩ nổi tiếng mà về sự kiện của cái giàn khoan! Những du học sinh và Việt kiều ở Pháp, Đức, ở Mỹ, Úc họ chia sẻ thông tin về những sự kiện ngoại giao, hẹn nhau xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc, để nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các nước trên bàn ngoại giao.

Và sẽ không còn nghi ngờ gì nữa khi chúng ta chứng kiến những người trẻ biểu hiện tình yêu của họ với vị Đại tướng nhân dân khi ông từ biệt cõi trần về với đất mẹ. Đã có rất nhiều bạn trẻ không quản nắng nóng, gió bụi, đứng quạt cho người dân đến viếng Đại tướng. Họ ân cần hướng dẫn giúp đỡ người

Tuổi trẻ Trung tâm TTGDSK và các chi đoàn bạn tổ chức khám chữa bệnh miễn phí và tăng quà cho các đối tượng chính sách. Ảnh: KHÁNH CHI

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

28

dân, đưa cho những người không quen biết chai nước, cái bánh mì ấm bụng.

Rồi hòa vào dòng người dài hàng cây số, họ đến viếng Đại tướng với tất cả lòng thành kính và biết ơn. Giọt nước mắt không hiểu từ đâu cứ tuôn trào khi cúi đầu đi qua di ảnh của người. Ai bảo người trẻ vô tâm khi nhìn những bàn tay đặt lên trái tim, quỳ gối tiễn đưa người về với đất mẹ Quảng Bình? Ai bảo người trẻ vô tâm khi họ có mặt từ 3, 4h sáng để xếp hàng bái biệt vị anh hùng dân tộc lần cuối?

Cảm động biết bao khi một nhóm bạn trẻ đạp xe 1.300 cây số từ TP.Hồ Chí Minh ra Quảng Bình, qua mỗi tỉnh đều lấy một nắm đất gói cẩn thận để đắp lên phần mộ của Đại tướng với tâm ý “nơi người nằm có tình cảm của các tỉnh miền Nam ruột thịt”.

Cộng đồng mạng cũng bày tỏ tình yêu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Có bạn cập nhật từng phút thông tin về Đại tướng, không ít bạn để hình đại diện là ảnh của người, rồi treo cờ rủ như chính gia đình mình vừa có người thân ra đi vậy….

Và vì chính tất cả điều đó, cá nhân tôi tin rằng, truyền thống yêu nước vẫn chảy trong huyết mạch của chúng tôi. Và tôi cũng tin rằng, những việc mà thế hệ trẻ hôm nay đang thể hiện vẫn xứng đáng với sự đánh giá của chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã kết thúc 40 năm, quá khứ đau thương nên khép lại, lịch sử dân tộc đã bước sang một trang mới, hòa bình và thống nhất. 20 năm chúng ta đã bắt tay với Mỹ, bình thường hóa quan hệ; hiện nay, Mỹ trở thành đối tác toàn diện của Việt Nam, trở thành bạn của chúng ta, vậy thì chẳng có lý do gì khi đất nước thống nhất mà lòng người Việt lại không thống nhất, chúng ta phải thống nhất và đoàn kết để xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Thư giãn

Không thể được

Tại phòng khám, bác sĩ bảo với bệnh nhân:

- Đầu óc của ông hiện giờ rất căng thẳng và mệt mỏi. Ông cần phải tránh tất cả các công việc có liên quan đến cái đầu!

- Ôi! Không thể được bác sĩ!- Sao lạ vậy?- Vì tôi là thợ… cắt tóc!- ???

Người da đỏTrong giờ Địa lý, thầy giáo giảng bài:- Hiện nay, người da đỏ gần như

tuyệt chủng. Giống dân này chỉ còn lại rất ít ở châu Mỹ mà thôi!

Một học sinh phát biểu:- Thưa thầy, không đúng ạ! Em thấy

người da đỏ có nhiều ở địa phương ta vào mỗi buổi chiều tối ạ!

- Thế họ ở đâu?- Dạ, ở trong các… quán nhậu ạ!- !!!

LƯƠNG THỊ HỒNG ĐÀO

Hôm nay, chúng tôi - những người con sinh ra sau cuộc chiến, hay có những người đã may mắn được sống sót trong những cơn mưa bom của chiến tranh, đang được học tập, được làm việc, được cống hiến cho một đất nước dọc ngang vẫn còn những vết thương của chiến tranh để lại. Nhắc lại những năm tháng đã qua không phải là để khơi lại những nỗi đau của quá khứ và cũng không phải để hằn sâu thêm những vết thương của chiến tranh, mà để thế hệ trẻ chúng ta được biết, được nhớ, và trân trọng cuộc sống này hơn, bởi để có cuộc sống hôm nay, đã có bao nhiêu người đã ngã xuống, như một trích đoạn trong cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc

“Ai đấy, khi nắm tay người bạn thân yêu của mình, khi cánh buồm xanh đi về, cánh cửa trời rộng mở, chớ quên rằng dưới chân mình là cát sỏi, là hòn đất đượm mồ hôi, thấm máu của bao thế hệ, mà cuộc sống của họ đã xa xôi”.

(Trích bài cảm nhận của Ths PHẠM THỊ KHÁNH- Giảng viên trường

Trung cấp Y tế - Nguyên Bí thư Đoàn cơ sở Sở Y tế tỉnh BR-VT).

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

29

Có thể nói, công tác kiểm nghiệm dược phẩm-mỹ phẩm giữ vai trò rất quan trọng trong

nhiệm vụ chăm sóc, điều trị và bảo vệ sức khỏe cộng đồng của ngành Y tế. Nhưng vì, tính chất đặc thù của công việc khác so với các đơn vị điều trị, nên đôi khi họ- những con người đang làm việc trong lĩnh vực này như thấy bị “lãng quên”. Để ghi nhận những thành quả lao động, nỗ lực, cố gắng của những cán bộ, nhân viên trên lĩnh vực này đóng góp cho ngành Y tế, chúng tôi muốn nói tới kĩ sư Lâm Thị Kim Dung với 18 năm tâm huyết, gắn bó với công việc kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm – Mỹ phẩm tỉnh BRVT. Với chị, đến với nghề và yêu nghề là cả một chặng đường gian nan và thử thách.

Quyết tâm đến với nghề Y:Kĩ sư Lâm Thị Kim Dung rất thích

nghề Y, nhưng vì theo định hướng của gia đình, chị theo học trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Tốt nghiệp xong chị vào làm tại Trung tâm ứng dụng và thừa kế khoa học thuộc Sở Khoa học công nghệ và môi trường của tỉnh BR-VT được thời gian ngắn, chị nhận thấy công việc mình làm không thích hợp, dẫn tới chán nản. Biết được chị yêu thích nghề Y lại có chuyên môn Hóa, Ds. Phạm Thị Tâm (Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh BR-VT) đã nhận chị vào làm tại Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm. Để được làm việc trong ngành Y tế, chị phải đấu tranh tư tưởng với ba mẹ của mình, những ngày tháng đó không khí trong nhà chị như trầm xuống. Chị chia sẻ: Ba mẹ tôi vốn là bác sĩ. Ba mẹ vẫn từng nói với tôi “Nghề Y là nghề vinh quang, nhưng rất vất vả”. Tôi hiểu điều bố mẹ tôi nói, nhưng có lẽ tôi yêu nghề Y từ khi còn rất nhỏ, qua những lần chứng kiến công việc của ba mẹ mình, tôi

nhận thấy nó có ý nghĩa đối với cuộc sống của con người. Chính điều này đã thúc đẩy tôi đến với nghề Y.

Trải qua công việc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm – Mỹ phẩm, với nhiệm vụ kiểm nghiệm và nghiên cứu kiểm nghiệm các loại thuốc, mỹ phẩm kể cả nguyên liệu, phụ liệu làm thuốc, mỹ phẩm qua các khâu thu mua, sản xuất, pha chế, bảo quản, lưu thông, sử dụng do các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm gửi tới hoặc tự đi lấy mẫu trên địa bàn tỉnh. Cho nên, công việc yêu cầu hàng ngày phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại và để có kết quả chính xác phải cần mẫn, tỉ mỉ. Qua đó, chị hiểu hơn về ba mẹ mình.

Gắn bó với nghề Y: Theo chân chị vào phòng xét

nghiệm, chị nhiệt tình chỉ cho chúng tôi biết các loại thiết bị phục vụ cho công tác xét nghiệm thuốc. Tuy nhiên, về công tác xét nghiệm mỹ phẩm chị cũng cho biết, trung tâm chưa thực hiện được do chưa có trang thiết bị phục vụ cho công tác này. Đó cũng là nỗi trăn trở của chị trước thực tế hiện nay có nhiều mặt hàng mỹ phẩm giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến sức

khỏe người tiêu dùng. Những đồng nghiệp của chị chia sẻ với chúng tôi: Chị tuy ít nói, nhưng rất gần gũi với đồng nghiệp. Đối với công việc, chị sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình. Khi hỏi chị có nhu cầu chuyển công tác sang ngành khác nữa không, chị cười và nói: “Mình đã thích ngành Y rồi thì mình phải gắn bó với nó tới cùng!”

Nhận xét về chị, bà Phạm Thị Đài Trang – Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ Phẩm cho biết: Kĩ sư Kim Dung là một cán bộ giỏi chuyên môn và rất có trách nhiệm với công việc.

Được biết, nhiều năm liền Chi bộ Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm tín nhiệm chị Kim Dung giữ chức vụ Bí thư Chi bộ; nhiều năm được Sở Y tế khen. Hiện tại, chị đang đảm trách chức vụ Trưởng phòng Hóa lý, Dược lý, Vi sinh của đơn vị.

Tin rằng, với tình yêu nghề, luôn tâm huyết với nghề, trong thời gian tới chị sẽ hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, tiếp tục góp phần cùng đơn vị và toàn ngành đảm bảo thuốc đến tay người bệnh là những thuốc chất lượng và hiệu quả.

HOA VIỆT

Kĩ sư Lâm Thị Kim Dung 18 năm tâm huyết, gắn bó với công việc kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm

HOA ĐẸP NGÀNH Y

Kĩ sư Lâm Thị Kim Dung với công việc kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Ảnh: THẾ PHI

30

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT

Lãnh đạo Sở Y tế chủ trì đầu cầu BR-VT dự họp trực tuyến về thực hiện Quy tăc ứng xử do BYT tổ chức

Công đoàn ngành y tế BR-VT: Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2014.

BCH Hội Y học tỉnh họp triển khai kế hoạch hoạt động năm 2015. Trong ảnh: Bs Nguyễn Thị Thu Hông - Chủ tịch Hội Y học tỉnh (bên phải) nhận hoa chúc mừng.

Hưởng ứng ngày Thế giới Phòng chống sốt rét: mít tinh và tẩm mùng tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên MộcẢnh: THẾ PHI

CÁC ĐẢNG BÔ BÔ PHÂN, CHI BÔ TRƯC THUÔC ĐẢNG BÔ SƠ Y TẾ

TÔ CHƯC THÀNH CÔNG ĐAI HÔI NHIỆM KY 2015 - 2018

BCH Chi bộ Văn phòng Sở Y tế ra măt Đại hội.

Quang cảnh Đại hội Đảng bộ bộ phận BV Lê Lợi.

Bầu cấp ủy nhiệm ky 2015-2018 chi bộ Trung tâm TT-GDSK.

Đại hội Đảng bộ bộ phận BV Bà Rịa.

Cấp ủy nhiệm ky 2015-2018 Chi bộ Trung tâm y tế Dự phòng.

BCH chi bộ BV Tâm Thần nhiệm ky 2015-2018.

Ảnh: THẾ PHI