13
TỈNH ỦY GIA LAI BAN TUYÊN GIÁO * Số 77-BC/BTGTU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Pleiku, ngày 09 tháng 12 năm 2016 BÁO CÁO tổng kết công tác khoa giáo năm 2016, nhiệm vụ công tác khoa giáo năm 2017 I- Thc hin schđạo của Ban Thường vTnh y và Ban Tuyên giáo Trung ương Thc hin schđạo ca Ban Thường vTnh y, Ban Tuyên giáo Trung ương và căn cứ chương trình, kế hoạch công tác đề ra tđầu năm, Ban Tuyên giáo Tnh ủy đã chủ động phi hp với các địa phương, các ngành trong khối khoa giáo tham mưu cho cp ủy lãnh đạo, chđạo trin khai và sơ, tng kết, đánh giá việc thc hin chth, nghquyết trên lĩnh vực khoa giáo. Năm 2016, công tác khoa giáo đã đạt được nhng kết qutrên các mt, cthnhư sau: - Tham mưu cho Ban Thường vTnh y sơ, tổng kết 06 chth, nghquyết của Trung ương, Ban Thường vTnh y vcác lĩnh vực khoa giáo (1) . - Xây dng kế hoach phi hp vi Bo him Xã hi tnh, sY tế, sLao động- Thương binh và Xã hội, sGiáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thc hin Nghquyết 21-NQ/TW, ngày 21/11/2012, ca BChính tr(Khóa XI) “về tăng cường slãnh đạo của Đảng đối vi công tác bo him xã hi, bo him y tế giai đoạn 2012 - 2020” ti các 5 huyn, thxã, thành ph. Phi hp vi sVăn hóa- Ththao và Du lch, sGiáo dục và Đào tạo tchức đoàn kiểm tra, đánh giá vic thc hin Nghquyết 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 ca BChính tr“về tăng cường slãnh đạo của Đảng, tạo bước phát trin mnh mvthdc, ththao đến năm 2020 ti 4 huyn, thxã. - Tham gia xây dựng Chương trình hành động của Ban Thường vTnh y thc hin Chths37-CT/TW, ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư vtăng cường slãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lc có tay nghcao. (1) Tng kết 15 năm thực hin Chth63-CT/TW, ngày 28/02/2001, ca BChính trtr(khóa VIII) đẩy mnh nghiên cu, ng dng khoa hc và công nghphc vcông nghip hóa, hiện đại hóa nông nghip và nông thôn”. Sơ kết 05 năm thực hin Chth08-CT/TW, ngày 21/10/2011, của Ban Bí thư “ tăng cường slãnh đạo của Đảng đối vi vấn đề an toàn thc phm trong tình hình mới”. Sơ kết 5 năm thực hin Chths07-CT/TW, ngày 14/6/2011 của Ban Thường vTnh ủy “vtăng cường slãnh đạo ca Đảng đối với công tác đào tạo nghtrên địa bàn tỉnh đến năm 2020”. Tng kết 10 năm thc hin Nghquyết 01-NQ/TU ca Tnh ủy “vđẩy mnh xã hi hóa các hoạt động giáo dc, y tế, văn hóa, thể dc ththao và dy nghề”. Sơ kết 5 năm thực hin Nghquyết 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 ca BChính trtăng cường slãnh đạo của Đảng, tạo bước phát trin mnh mvthdc, ththao đến năm 2020. Sơ kết 5 năm thực hin Chths10-CT/TW, ngày 05/12/2011 ca BChính tr(khóa XI) vcông tác phcp giáo dc mm non cho tr5 tui, cng ckết quphcp giáo dc tiu hc và trung học cơ sở, tăng cường phân lung hc sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chcho người ln.

TỈNH ỦY GIA LAI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN TUYÊN GIÁOthongtintuyengiaogialai.vn/Files/clip/bckg nam2016(dasua).pdf · tích cực phối hợp tham mưu hiệu quả

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TỈNH ỦY GIA LAI

BAN TUYÊN GIÁO

*

Số 77-BC/BTGTU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Pleiku, ngày 09 tháng 12 năm 2016

BÁO CÁO tổng kết công tác khoa giáo năm 2016,

nhiệm vụ công tác khoa giáo năm 2017

I- Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo

Trung ương

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Trung ương

và căn cứ chương trình, kế hoạch công tác đề ra từ đầu năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh

ủy đã chủ động phối hợp với các địa phương, các ngành trong khối khoa giáo tham

mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và sơ, tổng kết, đánh giá việc thực hiện

chỉ thị, nghị quyết trên lĩnh vực khoa giáo. Năm 2016, công tác khoa giáo đã đạt

được những kết quả trên các mặt, cụ thể như sau:

- Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ, tổng kết 06 chỉ thị, nghị quyết

của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các lĩnh vực khoa giáo(1).

- Xây dựng kế hoach phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tỉnh, sở Y tế, sở Lao động-

Thương binh và Xã hội, sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra, đánh giá việc

thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, ngày 21/11/2012, của Bộ Chính trị (Khóa XI) “về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

giai đoạn 2012 - 2020” tại các 5 huyện, thị xã, thành phố. Phối hợp với sở Văn hóa-

Thể thao và Du lịch, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá việc

thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị “về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến

năm 2020 tại 4 huyện, thị xã.

- Tham gia xây dựng Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

(1) Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 63-CT/TW, ngày 28/02/2001, của Bộ Chính trị trị (khóa VIII)

“đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp và nông thôn”. Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW, ngày 21/10/2011, của Ban Bí thư “ tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Sơ kết 5 năm thực

hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 14/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị

quyết 01-NQ/TU của Tỉnh ủy “về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể

thao và dạy nghề”. Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị “

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. Sơ kết

5 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về công tác phổ cập

giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng

cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.

2

- Hướng dẫn triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 1/9/2016 của

Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa IX) “về

đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

- Hướng dẫn bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

trong toàn tỉnh năm 2016. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lớp bồi

dưỡng chính trị hè cho 272 cán bộ quản lý giáo dục chủ chốt toàn tỉnh.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương lập hồ sơ đề nghị

UNESCO công nhận Gia Lai là Công viên địa chất toàn cầu theo đề xuất của Ủy

ban nhân dân tỉnh.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức thành công buổi gặp mặt đại

diện phóng viên báo chí, văn nghệ sỹ, trí thức tiêu biểu nhân dịp xuân Bính Thân

2016.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc,

những vấn đề nổi cộm trên lĩnh vực khoa giáo và tổ chức giao ban công tác khoa

giáo hàng quý đảm bảo chất lượng.

- Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, các ngành trong khối khoa giáo đã

tích cực phối hợp tham mưu hiệu quả cho cấp ủy chỉ đạo triển khai thực hiện và sơ,

tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực khoa

giáo, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như nhiệm vụ

của ngành tuyên giáo. Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động, nghiêm túc

thực hiện chế độ báo cáo và xây dựng chương trình hoặc kế hoạch triển khai thực

hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh đảm bảo thời gian quy định.

II- Kết quả các lĩnh vực khoa giáo

1- Giáo dục và Đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng.

Quy mô các bậc học, hệ thống trường, lớp tiếp tục phát triển(2), nhất là số trường

chuẩn quốc gia đã được đầu tư xây dựng trong năm học qua. Đội ngũ cán bộ quản lý

giáo dục và giáo viên đảm bảo yêu cầu quản lý và giảng dạy(3).

Năm 2016, ngành đã tập trung cho việc đổi mới hoạt động dạy học, thi, kiểm

tra, đánh giá hoạt động giáo dục. Các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học, vận dụng

(2) Toàn tỉnh có 1.076 trường, trung tâm, trong đó, giáo dục mầm non có 263 trường; giáo dục tiểu

học 277 trường; giáo dục THCS có 240 trường, THPT có 47 trường; Giáo dục chuyên nghiệp có 02 trường

thuộc tỉnh và 01 trường thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; giáo dục đại học có 01 trường Cao đăng

Sư phạm thuộc tỉnh và 02 phân hiệu đại học; có 243 cơ sở giáo dục thường xuyên. Năm học 2016-2017,

tỉnh có 375.813 học sinh mầm non và phổ thông. Khối cao đăng và trung cấp chuyên nghiệp có 3.355 học

sinh-sinh viên; giáo dục thường xuyên có 7.125 học viên, 1.766 học sinh. Tính đến nay, cả tỉnh có 196/827

trường chuẩn quốc gia chiếm tỉ lệ 23,82%, hoàn thành vượt chỉ tiêu đạt 1,82% (trong đó, mầm non 47

trường, tiểu học 76 trường, trung học cơ sở 62 trường, trung học phổ thông 11 trường). (3) Toàn tỉnh có 25.284 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ giáo viên/lớp: mầm non đạt

1,27; tiểu học đạt 1,12; trung học cơ sở đạt 1,86 và trung học phổ thông đạt 2,23. Giáo viên đạt chuẩn và

trên chuẩn ở bậc học mầm non là 96,3% (trên chuẩn 32%); tiểu học: 99,1% (trên chuẩn 68%); trung học cơ

sở 98% (trên chuẩn 57,1%); trung học phổ thông: 100% (trên chuẩn 9,3%). Giảng viên trình độ thạc sỹ trở

lên của Trường Cao đăng Sư phạm tỉnh đạt 58,6%.

3

kiến thức kỹ năng của học sinh có nhiều tiến bộ. Tổ chức và quản lý các hoạt động

chuyên môn qua mạng giáo dục “Trường học kết nối”. Nhiều cuộc Hội thảo chuyên

đề được tổ chức sâu rộng ở tất cả các cấp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng

dạy học trên địa bàn tỉnh.

Công tác giáo dục dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục

ở các trường có nhiều tiến bộ; giáo dục phổ thông tiếp tục phát triển(4). Kỳ thi tốt

nghiệp THPT quốc gia năm 2016 tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đỗ tốt nghiệp

đạt 90,77% (tăng 16,36% so với năm 2015), khối giáo dục thường xuyên đạt

63,81% (tăng 35,47% so với năm 2015), qua đó phản ánh đúng thực trạng chất

lượng giáo dục của tỉnh. Đào tạo nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên được duy

trì, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo chung của tỉnh(5).

Công tác phổ cập giáo dục tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, tháng 8/2016,

tỉnh được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Công tác

phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở tiếp tục tập trung

giữ chuẩn ở những đơn vị đã được công nhận ở cấp độ 1 và tiếp tục phấn đấu lên

cấp độ 2. Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được cụ thể hóa bằng

các giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh tuyên truyền chuyển đổi nhận thức và

tham mưu cho tỉnh phân luồng bằng cơ chế, chính sách nhằm hướng đến mục tiêu

phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đạt 30% theo chỉ đạo của tỉnh.

* Khó khăn, hạn chế

Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia của tỉnh đạt 23,82% so với các tỉnh Tây

Nguyên còn thấp. Nguyên nhân do cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nhiều trường chuẩn

quốc gia chỉ đạt chuẩn theo yêu cầu tối thiểu. Trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng

yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều trường phổ thông cơ sở còn

ghép chung các bậc học. Số trường học thiếu sân chơi, bãi tập, phòng thư viện, thí

nghiệm, phòng học bộ môn vẫn còn nhiều.

Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vung trong tỉnh, điều kiện làm

việc và đời sống một bộ phận nhà giáo công tác ở vung sâu vung xa, vung đồng bào

dân tộc thiểu số còn khó khăn. Một bộ phận giáo viên chưa chủ động, sáng tạo trong

việc đổi mới phương pháp giảng dạy… Nguồn tuyển học viên vào các lớp giáo dục

thường xuyên cấp trung học phổ thông gặp rất nhiều khó khăn do không phân luồng

được.

2- Khoa học-Công nghệ và công tác Môi trường

2.1- Công tác Khoa học và Công nghệ

Năm 2016 hoạt động khoa học và công nghệ được quan tâm triển khai, áp

dụng trên tất cả các lĩnh vực, tạo sự gắn kết giữa công tác nghiên cứu với chuyển

giao ứng dụng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn

(4) Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được huy động ra lớp đạt 98,5%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,3%, số 11-14

tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8%; số 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 92,4%. (5) Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 243 cơ sở GDTX gồm: 17 Trung tâm GDTX; 08 Trung tâm

Ngoại ngữ và Tin học; Ban Đào tạo Vừa làm vừa học (thuộc trường Cao đăng sư phạm Gia Lai); 217/222

xã, phường, thị trấn đã thành lập TTHTCĐ.

4

hóa-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho

nhân dân.

Trong công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tỉnh đang triển

khai thực hiện 31 nhiệm vụ. Trong năm đã tiến hành nghiệm thu 07 nhiệm vụ cấp

tỉnh (kết quả hội đồng đánh giá có 02 nhiệm vụ đạt loại xuất sắc, 05 nhiệm vụ đạt

yêu cầu). Đã bàn giao các kết quả nghiên cứu 07 nhiệm vụ cho các đơn vị thụ hưởng

nhằm đảm bảo ứng dụng của các nhiệm vụ được nhanh chóng và kịp thời.

Hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện dần đi vào ổn định, các dự án

ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ năm 2016 triển khai theo tiến độ, nội dung

đã được phê duyệt. Đã triển khai 33 dự án ở 17 huyện, thị xã, thành phố. Hầu hết

các dự án đều tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi với tổng mức

kinh phí thực hiện 6,6 tỷ đồng.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã kịp thời

chấn chỉnh các vi phạm(6). Hoạt động thông tin-tư liệu, sở hữu trí tuệ đạt kết quả

nhất định(7). Kiểm tra việc xây dựng áp dụng duy trì và cải tiến hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại nhiều cơ quan, đơn vị

hành chính trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý công nghệ và an toàn bức xạ hạt nhân

triển khai đúng tiến độ, đảm bảo đúng quy trình, quy định của Nhà nước(8). Công tác

tiêu chuẩn, đo lường chất lượng thực hiện nghiêm túc, góp phần bảo vệ quyền lợi

cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

* Khó khăn, hạn chế

Một số đề tài, dự án triển khai chậm tiến độ. Một số thủ tục hành chính rườm rà,

dẫn đến việc trình UBND tỉnh công nhận kết quả nghiên cứu chậm. Công tác khoa

học-công nghệ cấp huyện chỉ mới chú trọng đến việc triển khai các ứng dụng, chưa

chú trọng đến công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, công tác thanh tra, an toàn

bức xạ, sở hữu trí tuệ. Đến nay, quy hoạch phát triển KHCN tỉnh Gia Lai đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 vẫn chưa được UBND tỉnh phê duyệt. Vấn đề đẩy

mạnh liên kết 4 nhà, trong đó coi trọng vai trò nhà doanh nghiệp và nhà khoa học

tuy có sự gắn kết nhưng chưa nhiều.

2.2- Môi trường

Công tác tuyên truyền về môi trường có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các

ngành, góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức về môi trường và chống biến đổi khí

hậu. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, ngành chức năng đã tham mưu

cho tỉnh ban hành nhiều văn bản về quản lý môi trường(9), đồng thời ban hành 265

văn bản hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

(6) Kiểm tra chất lượng, ghi nhãn hàng hóa tại 89/82 cơ sở; kiểm tra 27 cơ sở kinh doanh, trong đó

có 19 cơ sở xăng dầu và 08 cơ sở điện, điện tử… (7) Hướng dẫn 60 tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. (8) Tổ chức hướng dẫn, thẩm định và cấp 20 giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho các đơn vị đủ

điều kiện; cấp 09 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho các nhân viên bức xạ cơ sở; tổ chức lớp tập huấn về an

toàn bức xạ cho 72 cá nhân… (9) Văn bản quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và định hướng đến

năm 2030; văn bản về việc rà soát đề xuất danh mục các dự án Chương trình mục tiêu xử lí triệt để các cơ

sở gây ô nhiễm môi trường công ích giai đoạn 2016-2020...

5

Công tác thẩm định, phê duyệt, đánh giá tác động môi trường, ký quỹ cải tạo

phục hồi môi trường, cấp sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại… được thực hiện

nghiêm túc(10).

Việc kiểm tra, giám sát và hậu kiểm môi trường(11), xử lý vấn đề ô nhiễm môi

trường tại các cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh triển khai thường xuyên, khẩn

trương và theo quy trình, đúng quy định, gắn với trách nhiệm thực hiện cam kết

khắc phục môi trường. Tiến hành giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất trên lưu vực

sông Ba. Trong năm, đã thực hiện thẩm định tiêu chí về môi trường trong chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho 10 xã.

* Khó khăn, hạn chế

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường chưa sâu rộng,

chưa tạo thành ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.

Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ(12), Gia Lai tồn tại

17 bãi rác (trong đó 01 bãi rác thị xã An khê đã được đầu tư, trong giai đoạn vận

hành thử nghiệm) thuộc danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải xử lý, khắc

phục hoàn thành trước năm 2019, đây là thách thức lớn đối với địa phương, nhất là

về kinh phí xử lý.

Tỉnh đến nay chưa có hệ thống thu gom nước thải đô thị, hầu hết nước thải sinh

hoạt thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sản xuất gây mất mỹ quan

đô thị. Vấn đề này cần quan tâm, hỗ trợ kinh phí để đầu tư xử lý.

Trong xây dựng nông thôn mới, một số địa bàn với đa phần là người đồng bào

dân tộc thiểu số có phong tục không đưa người chết về an táng tại nghĩa trang chung

của xã mà mỗi làng chôn riêng một nhà mồ. Hầu hết các xã có quy hoạch nghĩa

trang mới chỉ quan tâm đến việc chọn chỗ, chọn hướng chôn cất, chưa quan tâm đến

diện tích cây xanh và công trình hạ tầng; quy hoạch bãi rác, nhưng chưa có kinh phí

xây dựng là những khó khăn trong việc xét duyệt tiêu chí nông thôn mới.

3- Về chăm sóc sức khỏe nhân dân; Dân số-Kế hoạch hóa gia đình

3.1- Chăm sóc sức khỏe nhân dân

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, sự phối hợp giữa các

ngành, đoàn thể liên quan, sự chủ động, tích cực của ngành y tế, công tác chăm sóc

sức khoẻ nhân dân cơ bản đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Mạng lưới y tế,

nguồn nhân lực tiếp tục được củng cố và phát triển, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc,

bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới(13).

(10) Thẩm định báo cáo tác động môi trường cho 17 dựa án; thẩm định và phê duyệt đề án cải tạo

phục hồi môi trường cho 28 dự án; cấp 06 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; thực hiện ký quỹ

cải tạo môi trường số tiền 19 tỷ. (11) Thực hiện quan trắc môi trường 6 đợt ; kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường ở 28 đơn vị. (12) Phê duyệt Kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020. (13) Tuyến tỉnh có 08 bệnh viện, 02 chi cục, 07 trung tâm thuộc hệ y tế dự phòng, Trường trung cấp

y tế, trung tâm giám định Y khoa và trung tâm pháp y. Tuyến huyện có 17 phòng y tế, 17 TTYT huyện, 17

Trung tâm dân số - KHHGD; 222 xã phường, thị trấn có trạm y tế hoạt động. Tổng số giường bệnh toàn

tỉnh là: 3.720 giường, trong đó tuyến tỉnh là 1.550 giường, tuyến huyện là 1.130 giường; tuyến xã là 1.040

giường. Toàn ngành có 4.576 cán bộ y tế trong đó có 827 Bác sĩ; 159 bác sĩ tuyến xã; có 328 Dược sĩ;

6

Công tác phòng, chống dịch bệnh thực hiện khá đồng bộ. Các bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm như sởi, tả, thương hàn, tay chân miệng được giám sát chặt chẽ.

Công tác phòng, chống các bệnh xã hội thực hiện đúng kế hoạch đề ra(14). Năm

2016, sốt xuất huyết bùng phát, tỉnh đã dồn sức triển khai ráo riết công tác phòng

chống dịch, nhất là tại các địa bàn trọng điểm. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm được tăng cường, thanh kiểm tra chuyên ngành từ tỉnh đến cơ sở được

duy trì thường xuyên(15).

Các hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị duy trì tốt, nghiêm túc

chấp hành quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, việc cấp cứu, khám và điều trị

cho nhân dân tại các cơ sở y tế có nhiều tiến bộ(16). Để nâng cao chất lượng khám và

điều trị, ngành y tế đã thực hiện các nội dung “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ

của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; Đề án Bệnh viện vệ tinh

chuyên ngành tim mạch giai đoạn 2016-2020 (giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh

viện Tim Hà Nội)...,

Thuốc đấu thầu cơ bản đảm bảo phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

trên địa bàn tỉnh.

Công tác xây dựng chuẩn quốc gia y tế xã tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu

tư của ngành và các địa phương. Đã tiến hành thẩm định Trạm chuẩn quốc gia y tế

xã, kết quả đạt 58/63 xã, đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 136 xã đạt Chuẩn quốc gia

theo Tiêu chí mới, chiếm tỉ lệ 61,26%.

* Khó khăn, hạn chế

Số trường hợp mắc sốt xuất huyết tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước đến

ngày 01/11/2016, toàn tỉnh có 11.151 mắc sốt xuất huyết 1 ca tử vong, tại các địa

phương đều ghi nhận có bệnh nhân sốt xuất huyết, địa bàn có số mắc cao nhất là Tp.

Pleiku và huyện Đak Đoa.

Nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất lớn, khó kiểm soát đặc biệt là

công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể ở các trường học.

Công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám chữa bệnh chưa thường xuyên và

hiệu quả chưa cao. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khám chữa bệnh

còn hạn chế. Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân còn thấp, ở mức 22,86/vạn dân.

100% số xã có nữ hội sinh, 2.117 nhân viên y tế thôn bản. Tỷ lệ bác sĩ/ vạn dân là 7,34; tỷ lệ giường bệnh/

vạn dân là 22,86; tỷ lệ bác sĩ tuyến xã chiếm 83%. (14) Công tác phòng chống bệnh lao có nhiều chuyển biến tích cực, 100% các huyện, xã phường đã

có cán bộ phụ trách chương trình. Dự án tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao. Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm

chủng đầy đủ 34.485/35.552 cháu, đạt tỷ lệ 97% (cùng kỳ năm 2015 đạt: 94,2%). Số phụ nữ có thai tiêm

văcxin uốn ván ít nhất 2 mũi là 31.641/35.552 đạt tỷ lệ 89% (cùng kỳ năm 2015 đạt 79,9%). Chương trình

phòng chống HIV/AIDS được tiến hành thường xuyên. Số bệnh nhân nhiễm HIV mới phát hiện là: 57

người, số bệnh nhân AIDS mới phát hiện là: 14 người. (15) Tiến hành kiểm tra 3.600 cơ sở, có 2.944 cơ sở đạt yêu cầu (đạt tỷ lệ 81,78%), số cơ sở vi phạm

là 656 cơ sở. (16) Tổng số lần khám bệnh 1.697.651 người, trong đó tuyến xã 683.725 người, tuyến huyện

487.591 người, tuyến tỉnh 526.337 người; điều trị nội trú là 160.887 người; điều trị ngoại trú là 345.620

người. Quyền lợi trong khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế của nguời dân không ngừng được nâng cao,

chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được cải thiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Về thuốc khám chữa

bệnh, công tác đấu thầu thuốc được thực hiện theo đúng tiến độ, kết quả trúng thầu năm 2016 với 718/850

danh mục (tỷ lệ 84,47%), giá trị trúng thầu 170,5 tỷ đồng

7

Việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là

về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.

3.2- Công tác Dân số-KHHGĐ

Công tác Dân số-KHHGĐ được triển khai có hiệu quả, thông qua 2.920 cộng tác

viên để thực hiện công tác truyền thông DS-KHHGĐ ở cộng đồng, cung cấp kịp

thời, chính xác thông tin, số liệu chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu quản lý, nghiên

cứu và điều hành của các cấp quản lý. Trong năm đã tổ chức kiểm tra, giám sát các

hoạt động nhân ngày Dân số thế giới (11/7) tại các địa phương; đẩy mạnh tập huấn

sàng lọc trước sinh, sơ sinh; tư vấn trực tiếp tại các hộ gia đình về sức khỏe tiền hôn

nhân, tảo hôn, hôn nhân cận huyết; duy trì tốt mô hình lồng ghép với dịch vụ kế

hoạch hóa gia đình. Triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép chăm sóc sức

khỏe sinh sản-KHHGĐ trên địa bàn 75 xã đặc biệt khó khăn.

Thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu

số khi sinh con đúng chính sách dân số. Cung cấp dịch vụ, kỹ thuật, tư vấn và khám

sức khỏe được triển khai thuận tiện và an toàn cho nhân dân. Các phương tiện tránh

thai đã đến được các cặp vợ chồng có nhu cầu(17). Phụ nữ tiếp cận với dịch vụ chăm

sóc sức khỏe sinh sản ngày càng nhiều, như khám phụ khoa, điều trị phụ khoa,

khám thai, khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh tăng so cung kỳ năm trước. Tổng số

phụ nữ sinh 32.751 người, trong đó sinh tại các cơ sở y tế là 27.619 người, chiếm tỷ

lệ 84,33%, số trẻ sinh ra sống 23.046.

* Khó khăn, hạn chế

Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục về Dân số-KHHGĐ còn nặng về

hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa quan tâm đến đặc điểm kinh tế-xã hội của

từng vùng, từng nhóm đối tượng, nhất là vung đồng bào dân tộc thiểu số. Nhận thức

của một bộ phận nhân dân còn lạc hậu trong hôn nhân và sinh đẻ.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 25,5% (bình quân cả nước là 16,3%). Vấn đề

chênh lệch giới tính khi sinh có chiều hướng gia tăng 108/100 (thông thường

khoảng 103-107 bé trai/100 bé gái), trong khi đó tỉnh vẫn chưa có Đề án can thiệp

giảm thiểu mất cân bằng giới tính. Trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động thực

tiễn của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cấp huyện, cán bộ chuyên trách

cấp xã và cộng tác viên dân số ở cơ sở còn hạn chế.

Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế-Dân số, đến tháng 11/2016, kinh

phí Chương trình mới được cấp 49%, trong đó cộng tác viên dân số chỉ được cấp 6

tháng và công tác chuyên môn chỉ được cấp thực hiện một số nội dung.

Số người thực hiện biện pháp tránh thai được cấp miễn phí là 39.000 người,

nhưng Tổng cục Dân số-KHHGĐ chỉ cấp phương tiện tránh thai cho 32.550 người

(83%). Nguồn phương tiện tránh thai hiện còn thiếu, nên khó đạt được chỉ tiêu kế

hoạch đề ra.

4- Công tác gia đình; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thể dục thể thao

4.1- Công tác gia đình

(17) Đã tiêm thuốc tránh thai cho 19.809 người, thuốc uống tránh thai cho 45.822 người; dùng bao

cao su tránh thai 20.643 người, đình sản 309 người

8

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể luôn quan tâm đến

công tác gia đình, ngành đã tích cực tham mưu triển khai các hoạt động chuyên

môn(18). Hầu hết các địa phương lồng ghép nội dung, chỉ tiêu công tác gia đình vào

chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Sự phối hợp với các ngành nhằm triển khai

thực hiện xây dựng gia đình bình đăng, ấm no, hạnh phúc được chú trọng.

Các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam tạo dấu ấn tích cực, nhằm tôn

vinh giá trị truyền thống, tạo sự gắn kết các thành viên trong gia đình thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Triển khai thiết thực Tháng hành động quốc gia

về phòng chống bạo lực gia đình với chủ đề “Gia đình-nguồn lực và trách nhiệm

trong phòng chống bạo lực gia đình”. Trong năm, đội ngũ cán bộ Ban chỉ đạo phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được tập huấn, bồi dưỡng

nghiệp vụ văn hóa, gia đình và đội ngũ công chức làm công tác văn hoá các xã,

trưởng các thôn thuộc xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới.

Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở cơ sở và các phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh. Tỷ lệ gia đình được

công nhận gia đình văn hóa đạt 77%; tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố được công nhận đạt

chuẩn văn hóa quốc gia đạt 70%. Công tác phối hợp với tổ chức đoàn thể chính trị-xã

hội triển khai có kết quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, các

phong trào “Xây dựng gia đình nông dân văn hoá”, “Cựu chiến binh gương mẫu xây

dựng gia đình văn hoá”… đã phát huy hiệu quả, góp phần xoá đói, giảm nghèo,

nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp mọi thành viên trong gia đình nêu cao trách

nhiệm, chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc.

* Khó khăn, hạn chế

Công tác gia đình tuy được các cấp quan tâm chỉ đạo, nhưng việc kiểm tra có

lúc có nơi còn chưa thường xuyên, chưa gắn chỉ tiêu công tác gia đình vào nhiệm vụ

phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể

thực hiện công tác gia đình chưa đồng bộ, chặt chẽ. Công tác tuyên truyền giáo dục

đạo đức, lối sống hiệu quả thấp. Tổ chức bộ máy làm công tác gia đình, cán bộ làm

công tác gia đình còn thiếu, trình độ hạn chế. Cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng

chống bạo lực gia đình có độ tin cậy thấp do thiếu đội ngũ cộng tác viên làm công

tác gia đình.

Trước các vấn đề xã hội như: tự tử, tảo hôn, thuốc thư nổi cộm trên địa bàn tỉnh

trong thời gian qua, nhưng ngành chức năng còn thiếu nghiên cứu đề xuất các giải

pháp với tỉnh nhằm thay đổi nhận thức trong nhân dân, ngăn chặn và đẩy lùi hành vi

tiêu cực, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, thực hiện đầy đủ các chức năng gia

đình.

4.2- Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tiếp tục nhận được sự quan tâm

của toàn xã hội. Các chỉ tiêu về công tác trẻ em đến nay cơ bản đạt và vượt kế hoạch

(18) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình hành động

Quốc gia về Phòng chống Bạo lực gia đình đến năm 2030 và phối hợp triển khai công tác giáo dục đạo đức,

lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2016-2020, gắn với việc

triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó đề cao vai trò của

gia đình trong việc giáo dục con cháu.

9

đề ra(19). Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em bị bạo lực, trẻ em

bị xâm hại tình dục, bị tai nạn thương tích, trẻ em lang thang, trẻ làm việc trong môi

trường độc hại, nguy hiểm được cải thiện theo hướng tích cực. Đối với trẻ em mồ

côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tỉnh cụ thể hóa bằng các quy định(20). Trong

năm, các hoạt động tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, thăm và tặng

quà nhân dịp Trung thu; khai giảng năm học mới 2016-2017 và Tết Nguyên đán

luôn được duy trì hiệu quả với nhiều hoạt động thiết thực. Công tác phối hợp với các

nhà tài trợ và Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình phục hồi chức

năng Đà Nẵng, Bệnh viện Đại học Y dược và Bệnh viện Nhi đồng II thành phố Hồ

Chí Minh đến nay tổ chức phẫu thuật miễn phí cho 152 em với tổng kinh phí 1,8 tỷ

đồng(21).

* Khó khăn, hạn chế

Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cấp huyện

và xã chủ yếu là kiêm nhiệm, nên các hoạt động triển khai chậm, nhất là việc nắm

bắt thông tin, chế độ báo cáo.

Việc bố trí kinh phí của các huyện cho công tác trẻ em còn rất hạn chế nên chưa

triển khai được nhiều hoạt động dành cho trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở

địa phương và các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

Trẻ em bị khuyết tật, trẻ em bị tim bẩm sinh thuộc diện gia đình nghèo không

có tiền chữa trị còn nhiều, trong khi đó, nguồn kinh phí hỗ trợ phẫu thuật cho các

em còn hạn chế, chủ yếu kêu gọi từ sự ủng hộ giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân từ

thiện trong và ngoài tỉnh. Việc vận động Quỹ còn gặp không ít trở ngại, kết quả vận

động còn chưa cao. Nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ít được tiếp cận các dịch

vụ y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội.

4.3- Thể dục thể thao

Năm 2016, công tác thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã tổ

chức nhiều giải thể dục thể thao(22). Các giải thể thao phong trào được tổ chức

thường xuyên tại cơ sở, cơ quan, đơn vị qua đó nâng cao ý thức của người dân, cán

bộ, công chức, lực lượng vũ trang trong việc tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe.

Phong trào thể dục thể thao trong trường học được chú trọng. Hoạt động thể dục thể

thao quần chúng mở rộng, các đối tượng người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc

(19) Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp đạt 156,5% kế hoạch; 100% trẻ em dưới 6 tuổi

được hưởng chính sách khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế;

Trẻ em khuyết tật được trợ giúp phẫu thuật miễn phí đạt 101,33% kế hoạch, huy động Quỹ Bảo trợ trẻ em

đạt 109% kế hoạch. Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đạt 102,3% kế hoạch,… (20) Tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em Gia

Lai giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các

vấn đề trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Bộ chỉ số bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa

bàn tỉnh… (21) Cụ thể: 36 em bị sứt môi hở hàm ếch, kinh phí 180 triệu đồng (do tổ chức Operation Smile tài

trợ); dị tật xương khớp 74 trẻ, kinh phí 440 triệu đồng (do tổ chức Children Action; Bệnh viện chỉnh hình

và phục hồi chức năng Đà Nẵng tài trợ); 42 trẻ bị tim bẩm sinh, kinh phí 1,180.260 triệu đồng (Hội Bảo trợ

bệnh nhân nghèo Tp. Hồ Chí Minh và Quỹ tài trợ Vina Capital, chương trình 55a, Công ty Thuỷ điện Ia Ly

và Công ty TNHH Sổ số kiến thiết Gia Lai, Quỹ BTTE tỉnh hỗ trợ). (22) Số giải thể thao cấp tỉnh tổ chức 11 giải; Tổng số giải tham gia thi đấu khu vực, toàn quốc 13

giải; Đăng cai tổ chức các giải khu vực và toàn quốc 05 giải.

10

biệt khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số tạo điều kiện thuận lợi để thường

xuyên tham gia tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Tỷ lệ

người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên phát triển, thu hút gần

30,5% dân số, số hộ gia đình tập luyện thể thao thường xuyên trên 23,8%.

Về thao thành tích cao, lực lượng vận động viên tham gia nhiều giải và đạt

được huy chương các loại(23). Các môn thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian

được khôi phục và phát triển. Công tác xã hội hóa đã huy động các cá nhân, tổ chức,

các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo vận động

viên, nâng cao chất lượng tổ chức các giải thi đấu; mở ra nhiều cơ hội cho nhân dân

luyện tập; kinh phí hỗ trợ, tài trợ của các giải thể thao được các ngành, các cấp, các

doanh nghiệp và nhân dân tích cực ủng hộ.

* Khó khăn, hạn chế

Hiện nay sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ việc luyện tập cho học sinh

vẫn còn thiếu và chưa phu hợp. Một số trường giáo viên dạy thể dục còn kiêm

nhiệm, đặc biệt là ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Phong trào thể dục thể thao

quần chúng phát triển chưa đều, chất lượng chưa cao; số người luyện tập thể dục thể

thao thường xuyên vẫn còn thấp. Thể thao thành tích cao chưa được đầu tư đồng bộ,

các điều kiện để duy trì và phát triển thể dục thể thao ít được quan tâm... Công tác

xã hội hóa thể dục thể thao còn khó khăn; phong trào tập luyện thể dục thể thao

quần chúng ở một số nơi còn mang tính tự phát.

III- Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017

1- Nhiệm vụ chung

Phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương tham mưu cho Ban Thường vụ

Tỉnh ủy chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề nổi cộm trên

lĩnh vực khoa giáo; triển khai và sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản chỉ

đạo của Đảng trên lĩnh vực khoa giáo, cụ thể:

- Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí

thư Trung ương Đảng (khóa IX) và Thông tri số 11-TT/TU ngày 23/4/2002, của Ban

Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai “về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”.

- Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 13/4/2007, của Bộ

Chính trị và Thông tri số 09 - TTr/TU, ngày 03/7/2007, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

“về tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây

dựng xã hội học tập”.

- Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí

thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động

nông thôn”.

(23) Tham gia giải trẻ toàn quốc năm 2016 tại Bắc Ninh; kết quả đạt được 01 HCĐ; giải Điền kinh

các lứa tuổi toàn quốc; giải Cầu lông vô địch các lứa tuổi; giải Vovinam vô địch trẻ toàn quốc, kết quả đạt

được 01 HCĐ; giải Wushu vô địch trẻ toàn quốc đạt được 03 HCĐ; giải Wushu KickBoxing vô địch trẻ

toàn quốc đạt được 05 HCĐ; giải Điền kinh Vô địch trẻ các lứa tuổi toàn quốc; giải Karatedo Cúp toàn

quốc đạt 01 HCB, 02 HCĐ.

11

- Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-CT/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ

Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”.

- Sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch số 29-KH/TU, ngày 09/3/2012, của Ban

Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư

“Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình

hình mới”.

- Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1/11/2012 của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “phát triển khoa học và công nghệ phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012, của Bộ

Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục

và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

2- Nhiệm vụ cụ thể

2.1- Giáo dục và đào tạo

Đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia các cấp học. Làm tốt công

tác huy động học sinh đến trường, lớp; duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học

đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới

phương pháp dạy-học và công tác quản lý giáo dục.

Quản lý chất lượng ở các cơ sở giáo dục, quản lý học sinh, sinh viên; chú trọng

giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống,

kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên... Triển khai

công tác đánh giá chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, tăng cường các điều

kiện đảm bảo cho phát triển giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục.

Đầu tư chất lượng mũi nhọn, nhất là học sinh giỏi quốc gia, chuẩn bị tốt các

điều kiện thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đăng năm 2017.

2.2- Khoa học-Công nghệ và công tác Môi trường

2.2.1- Khoa học-Công nghệ

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy định, cơ chế, chính sách về

khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện địa phương.

Nghiên cứu, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đề xuất, xác định nhiệm vụ

và xét duyệt, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đánh giá chất lượng các đề tài dự án

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Triển khai ISO TCVN 9001:2008 vào các cơ quan hành chính nhà nước nhằm

nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công, góp phần triển

khai tốt công tác cải cách hành chính.

12

Đổi mới, nâng cao chất lượng Tạp chí Khoa học, Công nghệ, Môi trường; xây

dựng các chương trình Khoa học và Đời sống và cập nhật thông tin khoa học-công

nghệ phục vụ đời sống, sản xuất trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cấp huyện.

2.2.2- Môi trường

Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện bảo vệ môi trường và công tác

quản lý bảo vệ môi trường.

Kiểm tra, giám sát, quan trắc môi trường và thực hiện thẩm định, phê duyệt báo

cáo đánh giá tác động môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, cấp sổ đăng ký chủ

nguồn chất thải nguy hại,…

2.3- Chăm sóc sức khỏe nhân dân; Dân số-KHHGĐ

Tăng cường giám sát các bệnh có khả năng gây thành dịch để kịp thời phát

hiện xử lý; khống chế sốt xuất huyết.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước các hoạt động y tế; thanh kiểm

tra vệ sinh an toàn thực phẩm; hành nghề y dược tư nhân; thực hiện quy chế chuyên

môn tại các cơ sở khám chữa bệnh; chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong hành nghề

y dược tư nhân.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã; khám chữa bệnh bằng bảo

hiểm y tế tại các tuyến; mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế để người bệnh tiếp cận với

dịch vụ y tế chất lượng cao.

Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân

số; giám sát Chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng chuẩn

quốc gia về y tế cơ sở.

2.4. Công tác Gia đình; Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Thể dục thể thao

2.4.1- Công tác Gia đình

Tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn

hóa, thôn làng văn hóa và nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực gia đình.

Bồi dưỡng nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ làm công tác gia đình.

2.4.2- Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tạo điều kiện để

trẻ em được sống trong môi trường thân thiện, lành mạnh và an toàn; triển khai các

hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị tai nạn

thương tích; nâng tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phù hợp với trẻ em.

Chăm lo khám và chữa bệnh cho các em bị khuyết tật về mắt, sứt môi hở hàm

ếch, dị tật vận động, tim bẩm sinh; hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó, gia đình

chính sách, giúp các em nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

- Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh

khó khăn nhân các ngày lễ, tết, tháng hành động vì trẻ em, ngày Quốc tế Thiếu

nhi 1-6, Tết trung thu, nhân dịp khai giảng năm học mới…

13

2.4.3- Thể dục thể thao

Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương

Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020. Tuyên truyền việc tập luyện thể dục thể thao

trong các tầng lớp nhân dân; phát triển các môn thể thao truyền thống dân tộc trong

lực lượng thanh thiếu niên, học sinh.

Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Đại hội thể dục thể thao cấp cơ sở 2017, tiến

tới Đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh năm 2018.

Vận động nhân dân tập luyện thể dục thể thao, phát triển các môn thể thao

truyền thống dân tộc trong lực lượng thanh thiếu niên, học sinh.

Triển khai chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực

lượng vũ trang nhằm phát triển thể dục thể thao trong trường học, phong trào thể

dục thể thao quần chúng ở xã, phường, thị trấn và thể thao thành tích cao của tỉnh.

Tăng cường quản lý nhà nước các hoạt động thể thao giải trí trong các điểm vui

chơi, khu du lịch, điểm du lịch, khu văn hóa thể thao trên địa bàn tỉnh; các Hội, Liên

đoàn thể thao của tỉnh, tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể

thao./.

Nơi nhận: - Ban Thường vụ Tỉnh ủy,

- Ban Tuyên giáo TW (HN, ĐN),

- Ban cán sự Đảng UBND tỉnh,

- Các ngành khoa giáo,

- BTG các huyện, thị, thành ủy,

- Lãnh đạo Ban,

- Phòng Khoa giáo,

- Lưu VTBTGTU.

K/T TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

Tống Thới Mốc