15
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN BÁO CÁO THAM LUẬN VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG DỰ BÁO, CẢNH BÁO THIÊN TAI, ĐẶC BIỆT LÀ LŨ LỤT, XÂM NHẬP MẶN, ỨNG PHÓ VỚI SỤT LÚN, SẠT LỞ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Vai trò của Ngành khí tượng thủy văn trong phát triển bền vững Ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Cung cấp các thông tin khí tượng thủy văn kịp thời, chính xác cho các ngành kinh tế như nông nghiệp, thủy sản, giao thông hàng không, hàng hải, khai thác khoáng sản, dầu khí, du lịch và các hoạt động kinh tế khác góp phần không nhỏ cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh thiên tai ngày càng khắc nghiệt và gia tăng do biến đổi khí hậu. Ngành KTTV Việt Nam đã có lịch sử lâu dài với nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Mặc dù vậy, vai trò và vị trí của Ngành đối với các xã hội, cộng đồng không hề thay đổi. Bản chất, đặc điểm chính của Ngành KTTV luôn được xem như một trong những dịch vụ công thiết yếu, phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội. Từ những bản tin dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ người dân trong sinh hoạt thường nhật, đến những bản tin dự báo chuyên dùng cho các ngành kinh tế, sản xuất, như nông nghiệp, công nghiệp hay vận tải hàng 1

chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGTỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

BÁO CÁO THAM LUẬN

VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG DỰ BÁO, CẢNH BÁO THIÊN TAI, ĐẶC BIỆT LÀ LŨ LỤT, XÂM NHẬP MẶN,

ỨNG PHÓ VỚI SỤT LÚN, SẠT LỞ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. Vai trò của Ngành khí tượng thủy văn trong phát triển bền vững

Ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Cung cấp các thông tin khí tượng thủy văn kịp thời, chính xác cho các ngành kinh tế như nông nghiệp, thủy sản, giao thông hàng không, hàng hải, khai thác khoáng sản, dầu khí, du lịch và các hoạt động kinh tế khác góp phần không nhỏ cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh thiên tai ngày càng khắc nghiệt và gia tăng do biến đổi khí hậu.

Ngành KTTV Việt Nam đã có lịch sử lâu dài với nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Mặc dù vậy, vai trò và vị trí của Ngành đối với các xã hội, cộng đồng không hề thay đổi. Bản chất, đặc điểm chính của Ngành KTTV luôn được xem như một trong những dịch vụ công thiết yếu, phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội. Từ những bản tin dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ người dân trong sinh hoạt thường nhật, đến những bản tin dự báo chuyên dùng cho các ngành kinh tế, sản xuất, như nông nghiệp, công nghiệp hay vận tải hàng không. KTTV và các sản phẩm dịch vụ đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển bền vững và ổn định xã hội của mỗi quốc gia.

Trong những năm qua, chúng ra phải đối mặt với rất nhiều thách thức, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững, trong đó nổi bật là sự tác động bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là hiện tượng thời tiết phức tạp như: bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động bất thường không theo quy luật, nắng nóng, rét đậm rét hại, mưa lũ bất thường, hạn hán nghiêm trọng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trên diện rộng, xâm nhập mặn, triều cường, xạt lở bờ sông, bờ biển, nước biển dâng…vv xuất hiện ngày một nhiều, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Mặc dù các quy luật khí hậu bị phá vỡ khiến ngành khí tượng thủy văn ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo, cảnh báo, ngành KTTV vẫn không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai đón đầu

1

Page 2: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

những vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng, khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và tài sản.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Ngành khí tượng thủy văn Việt Nam đang từng nước được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại hóa; đa dạng hóa phương thức phục vụ, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đáp ứng các yêu cầu của công cộng, phòng tránh thiên tai, bảo vệ cuộc sống, tài sản cho toàn xã hội; khuyến khích xã hội hóa, thương mại hóa các hoạt động khí tượng thủy văn và tăng cường sử dụng thông tin khí tượng thủy văn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực.

2. Công tác khí tượng thủy văn phục vụ phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

2.1. Tình hình thiên tai lũ lụt, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian gần đây

Trong 48 năm gần đây, trên hệ thống sông Mê Kông đã xảy ra 11 trận lũ lớn và đặc biệt lớn gây ngập lụt lớn ở ĐBSCL là các trận lũ vào các năm 1961, 1966, 1978, 1981, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001 và 2011, vùng ngập lụt chiếm phần lớn diện tích các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An, Kiên Giang và một phần các tỉnh lân cận. Trận lũ lớn gần đây nhất (năm 2011) làm 24 người chết, trong đó có tới 21 nạn nhân là trẻ em và nhiều kilômét đê bao lúa vụ ba bị phá vỡ, gây thiệt hại nặng nề cho người dân 8 tỉnh vùng ĐBSCL. Những ngày cuối tháng 10-2018, các tỉnh ĐBSCL đã đối diện với đợt triều cường lớn nhất trong 40 năm qua. Ở vùng hạ nguồn, triều cường dâng cao bất thường và lan ngược đến vùng đầu nguồn. Mức độ rủi ro do triều cường ngày càng lan rộng. Hàng chục vụ vỡ đê nước tràn vào nhiều vùng sản xuất, khu dân cư ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng… Lũ kết hợp triều cường đã gây thiệt hại cho hàng chục ngàn người dân từ vùng đầu nguồn Đồng Tháp đến các tỉnh hạ nguồn như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.

2

Page 3: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

Hình 1. Diễn biến mực nước lũ cao nhất qua các thời kỳ ở ĐBSCL

Trong những năm xuất hiện của hiện tượng El Nino mạnh, kéo dài đã làm cho nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông, lượng dòng chảy về ĐBSCL thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN), xảy ra tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Điển hình, mùa mưa năm 2015 tại ĐBSCL đến muộn, kết thúc sớm, tổng lượng mưa thiếu hụt rất nhiều so với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy sông Mê Kông về ĐBSCL cũng thiếu hụt 40-50% so với TBNN và mực nước tại đầu nguồn sông Cửu Long đã xuống mức thấp nhất lịch sử. Mùa khô năm 2015-2016 đã xảy ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử ở ĐBSCL gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông làm giảm đến một nửa lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long. Những tác động của biến đổi khí hậu, và các công trình thượng nguồn đang đặt ra rất nhiều thách đối với hoạt động sản xuất là nông nghiệp và chủ yếu dựa vào cây lúa. Một vấn đề nghiêm trọng nhất là hiện nay, hiện tượng sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa lũ mà còn xuất hiện cả ở mùa khô. Sạt lở vẫn đang diễn ra rộng khắp, từ các tuyến sông chính cho đến các hệ thống kênh, rạch, với mức độ sạt lở ngày càng lớn và khốc liệt hơn. Hiện tượng sạt lở ở hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu thường xảy ra nghiêm trọng hơn vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa lũ. Đối với một số khu vực được xem là điểm nóng, tình trạng này còn xuất hiện nhiều, với quy mô lớn từ vài trăm mét đến cả vài cây số như: Thị xã Tân Châu, TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên của tỉnh An Giang; thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, huyện Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp; TP. Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long.

2.2. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, lũ lụt, xâm nhập mặn ứng phó với sụt lún, sát lở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, truyền phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, trong những năm qua, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (trước kia là Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia) luôn chỉ đạo sát sao các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Đài KTTV khu vực Nam Bộ theo dõi

3

Page 4: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn, thực hiện tốt công tác dự báo khí tượng thuỷ văn, nguồn nước phục vụ đời sống, kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL.

Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Đài KTTV khu vực Nam Bộ và các Đài KTTV tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn luôn tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình KTTV trên lưu vực sông Mê Kông, dự báo, cảnh báo kịp thời diễn biến mưa lũ ở khu vực ĐBSCL. Cung cấp các bản tin nhận định KTTV hạn mùa mùa lũ, kịp thời đưa ra nhận định tình hình lũ có khả năng đến sớm và tác động lớn đến các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn chi tiết cho khu vực ĐBSCL và cung cấp các bản tin cảnh báo triều cường, cảnh báo ngập lụt do triều cường trước các đợt triều cường từ 3-5 ngày.

Trong mùa khô ở ĐBSCL, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn cung cấp các bản tin nhận định nguồn nước kèm theo cảnh báo khả năng xảy ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, tăng cường tần suất phát hành bản tin khi xuất hiện nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn.

Các thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai KTTV luôn được các đơn vị trực thuộc Tổng cục KTTV cung cấp cung cấp kịp thời cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Uy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành, địa phương thuộc khu vực Nam Bộ, các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền tải sớm nhất thông tin về tình hình, diễn biến thiên tai đặc biệt là lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt do triều cường ở ĐBSCL.

Với mục tiêu đưa ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á, có đủ năng lực điều tra cơ bản, dự báo khí tượng thủy văn, phục vụ yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành khí tượng thủy văn đã được đầu tư và có những thay đổi mạnh mẽ, năng lực dự báo, cảnh báo KTTV phụ vụ phát triển ĐBSCL ngày một nâng cao, cụ thể:

- Thời hạn dự báo, cảnh báo lũ cho các hệ thống sông ở Nam Bộ đã được nâng lên đến 10 ngày với độ chính xác đạt từ 80 - 85%;

- Tần suất dự báo lũ từ 03 ngày cung cấp 01 bản tin lên 01 ngày cung cấp 01 bản tin (bản tin dữ báo lũ hàng ngày) chi tiết cho 66 vị trí trạm khi lũ đầu nguồn sông Cửu Long ở mức cao;

- Cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo khô hạn, xâm nhập mặn 10 ngày một bản tin và các bản tin nhận định mùa mưa, mùa khô phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững khu vực ĐBSCL;

- Năng lực dự báo, cảnh báo các hiện tượng thiên tai nguy hiểm như mưa lớn, dông, lốc, sét cho khu vực Nam Bộ được nâng cao thông qua việc đưa vào hoạt động trạm radar thời tiết Nhà Bè;

4

Page 5: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

- Từng bước nâng cấp phương pháp cảnh báo, dự báo lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, nhằm nâng cao chất lượng dự báo phục vụ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2018-2020 Kế hoạch hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hình 2. Giám sát, cảnh báo dông, lốc trạm thời tiết Radar Nhà Bè

2.3. Công tác quan trắc, đo đạc khảo sát khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL

a. Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy vănHiện nay Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo, cảnh

báo thiên tai, điều tra cơ bản tài nguyên môi trường do Đài KTTV khu vực Nam Bộ trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn có 29 trạm khí tượng thủy văn, 182 trạm thủy văn, 131 điểm đo mưa tự động, được đầu tư các trang thiết bị quan trắc hiện đại, phục vụ đắc lực công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, cung cấp thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn cho các sở, ban ngành thuộc khu vực ĐBSCL. Đặc biệt, hiện nay Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã đưa vào hoạt động trạm Radar thời tiết Nhà Bè, góp phần quan trọng trong công các dự báo, cảnh báo sớm các hiện tượng thiên tai như mưa lớn, dông, lốc ở khu vực Nam Bộ.

Được sự quan tâm đầu tư, trong những năm qua, mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn ở khu vực Nam Bộ dần được nâng cấp, tăng cường về số lượng và công nghệ đo đạc, trong đó tiêu biểu như:

- Tiểu dụ án “Phát triển mạng lưới trạm, điểm đo mưa, đo mặn phục vụ dự báo khí tượng thủy văn giai đoạn 2010 – 2012, lặp đặt tăng cường 49 điểm đo mưa cho khu vực Nam Bộ,

5

Page 6: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

- Dự án HYCOS của Uy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) lắp đặt các thiết bị đo mực nước, mưa tự động tại Tân Châu, Châu Đốc, Vàm Nao, Cần Thơ, Mỹ Thuận, Vàm Kênh;

- Tiểu dự án “Tăng cường năm lực cảnh báo, giám sát lũ lụt Đồng bằng sông Cửu Long” thuộc dự án “Quản lý rủi ro thiên tai” sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, đầu tư 12 trạm quan trắc khí tượng tự động và 89 trạm quan trắc thủy văn tự động; 13 trạm truyền sóng trung gian đảm bảo thu thập đầy đủ dữ liệu truyền tức thời, liên tục phục vụ kịp thời công tác dự báo khí tượng thủy văn, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ở Đồng bằng sông Cửu long.

Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, dự án nhằm tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, giám sát thiên tai tại ĐBSCL như:

- Xây dựng hệ thống giám sát nguồn nước dự báo, cảnh báo hạn hán và xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc đề án Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nước, dự báo, cảnh báo phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Xây dựng mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

- Rà soát và cập nhật số liệu, dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn và bùn cát vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo khí tượng thủy văn, bùn cát, hải văn.

- Đo đạc địa hình lòng dẫn các sông chính thuộc hệ thống sông Mê Kông phục vụ dự báo, phòng tránh thiên tai, sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

b. Khảo sát lũ, hạn hạn hán, mặnTổng cục Khí tượng Thủy văn đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ khảo sát lũ ở

ĐBSCL như một nhiệm vụ thường xuyên hàng năm nhằm thu thập bộ số liệu về số lượng nước và chất lượng nước lũ từ sông Mê Kông chảy qua biên giới Việt Nam-Campuchia vào ĐBSCL, đồng bộ với lượng nước lũ vào - ra các khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Khu giữa sông Tiền - sông Hậu (Khu giữa), góp cơ sở cho các ngành chức năng xây dựng quy hoạch, khai thác, giám sát tài nguyên nước lũ, cũng như nâng cao chất lượng dự báo và cảnh báo mực nước lũ, phát triển kinh tế, ổn định dân sinh.

Mạng lưới khảo sát lũ gồm 62 trạm khảo sát từ sông Mê Kông chảy qua biên giới vào ĐBSCL, 32 trạm đo lũ vào-ra khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Khu giữa và 21 trạm, đo chất lượng nước, được bố trí ở các vị trí đặc trưng ở vùng biên giới và nội đồng, 30 trạm đo mặn cố định, 20 trạm đo mặn tăng cường (các tháng mặn nhất) và 14 tuyến khảo sát mặn dọc sông.

6

Page 7: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

Hình 3. Mạng lưới trạm khảo sát lũ ĐBSCL

Hình 4. Mạng lưới trạm đo mặn ở khu vực Nam Bộ

2.4. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ dự báo và hợp tác quốc tế lĩnh vực KTTV phục vụ phát triển ĐBSCL

Để tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ứng dụng hiệu quả các công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phát triển các công cụ, mô hình dự

7

Page 8: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

báo tiên tiến, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, trong những năm qua công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) luôn được quan tâm, chú trọng đầu tư, trong đó có các công trình nghiên cứu nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo KTTV cho khu vực ĐBSCL. Cụ thể một số nghiên cứu như:

- Nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo các hiện tượng KTTV nguy hiểm và phục vụ về KTTV ở các địa phương;

- Nâng cao năng lực dự báo và cảnh báo KTTV, đặc biệt là các hiện tượng KTTV nguy hiểm bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, rét hại kéo dài, triều cường, sóng, nước dâng;

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống nghiệp vụ dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long”

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tích hợp thông tin thủy văn và lưu vực sông, trợ giúp nghiệp vụ dự báo thủy văn và quản lý các lưu vực sông của Đài KTTV khu vực Nam Bộ;

- Nghiên cứu hoàn thiện mô hình dự báo thủy văn nghiệp vụ - tích hợp từ các mô hình khí tượng, thủy văn và hải văn;

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống nghiệp vụ dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

- Nghiên cứu bộ công cụ dự báo, cảnh báo sớm mưa, lũ, dông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;

Kết quả nghiên cứu đã góp phàn nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, cung cấp các thông tin dự báo KTTV cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng ĐBSCL.

- Về hợp tác quốc tế, Tổng cục Khí tượng Thủy văn thường xuyên phối hợp với Trung tâm lũ vùng của Uy hội sông Mê Kông quốc tế thu thập, trao đổi thông tin,bản tin dự báo vùng thượng nguồn sông Mê Kông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình KTTV trên lưu vực sông Mê Kông, dự báo, cảnh báo kịp thời diễn biến mưa lũ ở khu vực ĐBSCL.

3. Những khó khăn thách thức và kiến nghị3.1. Khó khăn thách thứcBên cạnh những việc đã làm được, công tác dự báo lũ lụt, hạn hán, xâm

nhập mặn ở ĐBSCL đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó thách thức chính là Biến đổi khí hậu, tác động của các thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông và sự phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Về biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu làm cho các hiện tượng khí tượng thủy văn biến đổi bất thường, cực đoan hơn làm cho công tác dự báo các hiện tượng như mưa lớn, dông, lốc, lũ lụt, xâm nhập mặn gặp nhiều khó khăn do ĐBSCL có vị trí, đặc điểm tự nhiên bằng phẳng, độ cao thấp, có hệ thống kênh rạch dày đặc, chịu

8

Page 9: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều, thủy văn-thủy lực vô cùng phức tạp. BĐKH tác động làm cho nước biển dâng dẫn đến tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp hơn, xâm nhập mặn sâu hơn với diện tích rộng hơn, khó kiểm soát hơn gây khó khăn cho công tác dự báo mặn.

Về tác động của các thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông: Hiện có 176 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành hoặc đang xây dựng. Trong đó, trên dòng chính sông Mê Kông gồm 07 thủy điện ở Trung Quốc, 01 thủy điện tại Lào, trên dòng nhánh có 02 thủy điện tại Thái Lan và 166thủy điện tại Lào. Chế độ thủy văn hạ lưu chịu tác động trực tiếp của dòng chảy thượng nguồn, trong khi các thông tin về vận hành của các hồ chứa thượng nguồn là không đầy đủ làm cho công tác dự báo lượng nước về vùng hạ lưu gặp nhiều khó khăn.

Về phát triển kinh tế xã hội: Áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế làm thu hẹp đất nông nghiệp, gia tăng nguy cơ ngập, lụt ở nhiều khu vực do phát triển bờ bao, khu dân cư vượt lũ làm giảm không gian chứa, thoát lũ làm cho hiện trạng mặt đệm thay đổi nhanh gây khó khăn trong dự báo lũ, ngập lụt.

Về khoa học – công nghệ: năng lực khoa học công nghệ và tri thức của con người trong dự báo các hiện tượng thiên tai còn hạn chế là tình trạng chung không chỉ ở ở Việt Nam mà còn ở các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các hiện tượng thiên tai diễn biến bất thường hiện nay dẫn đến độ tin cậy của các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai còn chưa cao;

Với và yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặt ra thách thức to lớn, Ngành KTTV đã và đang không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin KTTV phục vụ xã hội.

3.2. Kiến nghịPhối hợp chặt chẽ với Uy hội sông Mê Kông quốc tế, trao đổi thông tin vận

hành hồ chứa đầy đủ với các nước thượng nguồn sông Mê Kông. Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, giám sám, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ tốt hơn cho công tác phòng, chống thiên tai.

Các bộ, ngành địa phương, các tổ chức đoàn thể phối hợp, hướng ứng mạnh mẽ trong tuyên truyền hiểu biết về Luật Khí tượng thủy văn, phổ biến kiến thực về khí tượng thủy văn, góp phần bảo vệ công trình, hành lang kỹ thuật khí tượng thủy văn, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai của mỗi cá nhân trong xã hội.

4. Nhận định tình hình khí tượng thủy văn năm 2019 tại ĐBSCLTừ tháng 5-10/2019, tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời

kỳ. Thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên muộn hơn so với trung bình nhiều năm, ở khu vực Nam Bộ từ đầu tháng 5 bắt đầu có mưa chuyển mùa, thời điểm mùa mưa bắt đầu từ khoảng sau ngày 10/5, như vậy mùa mưa ở khu vực Nam Bộ diễn ra theo đúng quy luật.

Tổng lượng dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông về đầu nguồn sông Cửu Long trong tháng 5/2019 có xu thế cao hơn TBNN và năm 2016 cùng kỳ từ

9

Page 10: chuyentrangsk.monre.gov.vnchuyentrangsk.monre.gov.vn/upload/81782/fck/files/03 Tong... · Web viewnhững vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng,

20-50%. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm và ở mức cao hơn TBNN từ 0,1-0,25m.

Xâm nhập mặn vùng đồng bằng Nam Bộ thấp hơn thời kỳ đầu mùa khô. Trong mùa lũ năm 2019, ít có khả năng xuất hiện lũ sớm tại đồng bằng

Nam Bộ. Đỉnh lũ năm 2019, trên sông Tiền tại Tân Châu, sông Hậu tại Châu Đốc ở mức BĐ1-BĐ2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN.

Hiện tượng sạt lở ở hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu vẫn xảy ra và tập trung nhiều hơn hơn vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa lũ năm 2019.

TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

10