60
1 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017) 2 3 7 11 14 16 17 19 21 23 26 29 34 36 39 41 47 43 47 50 53 55 58 59 l Thư chúc mừng năm mới Đinh Dậu - 2017 của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Gia Lai l Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng l Gia Lai hội tụ đủ các yếu tố “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa” l Phát huy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong năm 2017 l Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2016 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 l Ban Bí thư: Các địa phương không đi chúc tết cấp trên l Tết Nguyên đán và nét đẹp văn hóa của người Việt l Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại l Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội l Gia Lai phấn đấu đến năm 2020 đạt 80 xã nông thôn mới l Những vấn đề, sự kiện nổi bật của Gia Lai năm 2016 l 10 sự kiện nổi bật, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước năm 2016 l Những kết quả quan trọng của kỳ họp thứ hai, quốc hội khóa XIV l Sở Ngoại vụ-phấn đấu thực hiện tốt công tác đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị l Bảo hiểm Xã hội tỉnh: Tích cực cải cách hành chính trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN l Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, đoàn viên và tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân l Thành phố Pleiku với công tác tuyên truyền về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lập lại trật tự đô thị l Huyện Krông Pa: Làm tốt công tác Tuyên giáo, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương l Tượng gỗ dân gian - nét đẹp văn hóa của người Bahnar, Jrai l Rộn ràng Tết quê l Danh nhân đất nước tuổi Dậu l Văn bản mới l Hỏi đáp về nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng Ảnh bìa: Biển Hồ TP. Pleiku * In 4.900 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 102 Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 36/ GP-XBÑS do Cuïc Baùo chí Boä Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng caáp ngaøy 10-03-2016. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 12-2016. Trình baøy: THANH LAÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LEÂ PHAN LÖÔNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN ĐỨC HÙNG NGUYỄN QUANG CƯỜNG PHẠM HUY TOÀN Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: 059.3824101 Fax: 059.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected]

TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

1Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

2

3

7

11

14

16

17

19

21

2326

29

34

36

39

414743

47

50

5355

58

59

l Thư chúc mừng năm mới Đinh Dậu - 2017 của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Gia Lail Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

l Gia Lai hội tụ đủ các yếu tố “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa”

l Phát huy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong năm 2017

l Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2016 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 l Ban Bí thư: Các địa phương không đi chúc tết cấp trên

l Tết Nguyên đán và nét đẹp văn hóa của người Việt

l Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

l Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội

l Gia Lai phấn đấu đến năm 2020 đạt 80 xã nông thôn mới

l Những vấn đề, sự kiện nổi bật của Gia Lai năm 2016

l 10 sự kiện nổi bật, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước năm 2016

l Những kết quả quan trọng của kỳ họp thứ hai, quốc hội khóa XIV

l Sở Ngoại vụ-phấn đấu thực hiện tốt công tác đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị

l Bảo hiểm Xã hội tỉnh: Tích cực cải cách hành chính trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN

l Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, đoàn viên và tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân

l Thành phố Pleiku với công tác tuyên truyền về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lập lại trật tự đô thị

l Huyện Krông Pa: Làm tốt công tác Tuyên giáo, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương

l Tượng gỗ dân gian - nét đẹp văn hóa của người Bahnar, Jrai

l Rộn ràng Tết quê

l Danh nhân đất nước tuổi Dậu

l Văn bản mới

l Hỏi đáp về nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng

Ảnh bìa: Biển Hồ TP. Pleiku

* In 4.900 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 102 Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 36/GP-XBÑS do Cuïc Baùo chí Boä Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng caáp ngaøy 10-03-2016.

* In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 12-2016.

Trình baøy: THANH LAÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnLEÂ PHAN LÖÔNG

UÛy vieân Thöôøng vuïTröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Ban Bieân taäpTRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNGTRẦN ĐỨC HÙNG

NGUYỄN QUANG CƯỜNG PHẠM HUY TOÀN

Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,TP. Pleiku, Gia LaiÑT: 059.3824101 Fax: 059.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

Page 2: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

2 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Page 3: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

3Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

bản, vừa cấp bách, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm và hoan nghênh. Để triển khai thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện với những nội dung cụ thể. Hôm nay, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc trực tuyến để phổ biến, quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, những nội dung cốt lõi của Nghị quyết và

Kế hoạch triển khai thực hiện, tạo sự thống nhất cao về nhận thức để các đồng chí lãnh đạo chủ chốt từ Trung ương tới cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết một cách có hiệu quả ở địa phương, đơn vị, cơ quan mình. Sự có mặt đông đủ của các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ,

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả

về xây dựng, chỉnh đốn Đảng(*)

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII)

Ngày 9/12/2016, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Đặc san Tư tưởng- Văn hóa Gia Lai trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hiền Hòa

“Thưa các đồng chí,Hội nghị lần thứ tư Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã bàn và thống nhất ban hành Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Đây là một nghị quyết rất quan trọng, đề cập đến một vấn đề vừa cơ —————(*) Đầu đề do Ban Biên tập đặt

Page 4: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

4 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã nói lên tầm quan trọng của Hội nghị này và thể hiện tinh thần nghiêm túc, quyết tâm cao của toàn Đảng.

Thay mặt Bộ Chính trị, tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả các đồng chí tham dự Hội nghị ở các đầu cầu trong cả nước, chúc các đồng chí mạnh khoẻ, tiếp thu sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Trước khi các đồng chí nghe phổ biến, quán triệt các nội dung của Nghị quyết và Kế hoạch triển khai thực hiện, tôi muốn lưu ý các đồng chí một vài vấn đề chung sau đây:

Một là, trong quá trình học tập, nghiên cứu Nghị quyết, các đồng chí cần nhận thức đầy đủ rằng việc xây dựng Đảng luôn luôn phải đi đôi chỉnh đốn Đảng; hay nói cách khác, đổi mới, chỉnh đốn Đảng là một bộ phận không tách rời của công tác xây dựng Đảng. Đây là một yêu cầu khách quan, tự nhiên,

một việc làm thường xuyên của bất cứ một đảng cách mạng chân chính nào, ở bất kỳ giai đoạn nào. Trong suốt quá trình phát triển và trưởng thành, Đảng ta đã luôn luôn tự đấu tranh, tự chỉnh đốn, loại bỏ những tiêu cực, khắc phục những khuyết điểm, sai lầm nhằm không ngừng làm trong sạch đội ngũ của mình. Có những lúc chúng ta phải “tự chỉ trích”, “đóng cửa” để củng cố, chỉnh đốn Đảng. Chúng ta còn nhớ, tháng 7-1939, trong thời kỳ Đảng còn hoạt động bí mật, trong tác phẩm “Tự chỉ trích”, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã cho rằng, đối với một đảng chính trị, việc mắc phải khuyết điểm, thậm chí sai lầm là khó tránh khỏi. Điều quan trọng là phải biết tự phê bình, “công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình và tìm phương châm sửa đổi... để làm tăng uy tín và ảnh hưởng của Đảng, để cho Đảng càng được thống

nhất và củng cố, để đưa phong trào phát triển lên, đưa cách mạng tới thắng lợi...”.

Vấn đề đấu tranh chống những thói hư tật xấu, xây dựng đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Năm 1927, Người viết cuốn”Đường kách mệnh”, trong đó nêu rõ yêu cầu về tư cách của người cách mạng. Năm 1969, Người viết bài báo cuối cùng “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Người cho rằng, một đảng mà không tự nhận thấy khuyết điểm, yếu kém của mình và không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm là “một đảng hỏng”. Chỉ tính riêng từ khi “Đổi mới” đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, nhiều cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, có những lúc Đảng ta đã công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, công khai nói rõ những mặt yếu kém, tiêu cực trong Đảng. Điều đó thể hiện bản lĩnh, sự cầu thị, tính lành mạnh của một đảng cách mạng chân chính.

Ngày nay, trong điều kiện mới, đứng trước yêu cầu cách mạng với quy mô, tầm vóc lớn lao, có nhiều khó khăn, phức tạp mới, hơn bao giờ hết chúng ta càng cần phát huy truyền thống anh hùng và bản chất tốt đẹp của Đảng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện thoái hoá, tiêu cực, chăm lo xây dựng Đảng ta ngày càng trong

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Hiền Hòa

Page 5: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

5Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Hội nghị cán bộ toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII). Ảnh Phương Hoa

sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, đủ sức lãnh đạo đất nước ngày càng phát triển. Chúng ta không sợ nói ra khuyết điểm, tiêu cực; đồng thời cũng không cho phép ai lợi dụng việc đấu tranh khắc phục khuyết điểm, tiêu cực để bôi nhọ, kích động chống phá Đảng ta, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Hai là, cần nắm vững những nội dung cơ bản, tư tưởng cốt lõi của Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Như các đồng chí đã biết, điểm mới trong Nghị quyết lần này là đã chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, nhấn mạnh tính chất nguy hiểm và

hậu quả khôn lường của nó. Cùng với việc cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng mà Đại hội XII đề ra, Nghị quyết Trung ương 4 lần này đã đưa ra 4 nhóm giải pháp để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, trong đó tập trung vào việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Nghị quyết còn nhấn mạnh một nội dung mới là xây dựng Đảng về đạo đức gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cần nhận rõ rằng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,

đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là cuộc chiến đầy cam go, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng ta và chế độ ta. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là kiên quyết, kiên trì thực hiện, khó mấy cũng phải thực hiện, thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, tiến hành thường xuyên, liên tục ở các cấp, các ngành, đồng bộ cả ở Trung ương và cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình với Đảng, với Tổ quốc để thực hiện Nghị quyết một cách nghiêm túc và có hiệu quả, tránh tình trạng thờ ơ, vô cảm, đứng ngoài cuộc hoặc có tư tưởng chỉ trông chờ, phán xét người khác.

Ba là, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII

Page 6: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

6 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

phải thực hiện đồng bộ với các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội và của Chính phủ để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, ổn định tình hình; tạo niềm tin trong Đảng, trong nhân dân. Không phải là “đóng cửa” để xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Cấp uỷ, tổ chức đảng và người đứng đầu các cấp phải thật sự đoàn kết, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là phải có những giải pháp đủ mạnh, những việc làm cụ thể để làm chuyển biến rõ rệt tình hình; kết hợp hài hoà giữa “xây” và “chống”; tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc bức xúc đã được chỉ ra. Phải đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kết hợp với sự giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; chú trọng phát huy vai trò của báo chí và công luận trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Kết hợp công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình với việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách; kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.

Trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, bí thư cấp Ủy các cấp; bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng, thủ trưởng các

cơ quan, đơn vị phải trực tiếp quán triệt Nghị quyết ở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Chỉ rõ những nhiệm vụ, giải pháp nào có thể thực hiện ngay để sau Hội nghị, khẩn trương quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, không chờ đợi. Đối với các nhiệm vụ phải có hướng dẫn, phải chờ xây dựng cơ chế theo lộ trình thì phải phân công cho các cơ quan, đơn vị cụ thể triển khai sớm và đồng bộ, không để chậm trễ.

Tinh thần của Nghị quyết là phải hành động, hành động thiết thực, rõ hiệu quả; tránh nói nhiều làm ít hoặc chỉ nói mà không làm.

Bốn là, phải tăng cường đôn đốc, kiểm tra. Các cấp Ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phải nắm chắc tình hình, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Định kỳ sơ kết rút kinh nghiệm và có các hình thức khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân làm tốt và xử lý kỷ luật đối với những nơi làm không tốt. Tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, khi quán triệt, triển khai Nghị quyết thì rầm rộ nhưng khi thực hiện thì tắc trách, không có tập thể, cá nhân nào chịu trách nhiệm.

Thưa các đồng chí,Đất nước ta đang sống trong

những ngày sôi động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Cả hệ thống chính trị đang vào cuộc, đang

chuyển động theo chiều hướng tích cực: Đảng ban hành và chỉ đạo thực hiện có kết quả nhiều nghị quyết quan trọng; Chính phủ đang hành động quyết liệt thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng; Quốc hội đang có những đổi mới mạnh mẽ, được cử tri và nhân dân hoan nghênh. Hội nghị Trung ương 4 của Đảng bàn và quyết định một số chủ trương lớn, quan trọng mang tầm chiến lược và cấp bách về chuyển đổi mô hình kinh tế, phát triển mạnh sản xuất; tăng cường mở cửa hội nhập quốc tế; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Một số quyết sách và việc làm của chúng ta trong thời gian gần đây được đông đảo nhân dân cả nước hoan nghênh và đang đòi hỏi, kỳ vọng phải làm tốt hơn nữa.

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng thì nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng. Bộ Chính trị tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ làm chuyển biến được tình hình để không phụ lòng mong đợi của nhân dân đối với Đảng; để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thật sự “là đạo đức, là văn minh”.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp”.

B.B.T

Page 7: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

7Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Sáng ngày 18/12/2016, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tổ chức

Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016, với chủ đề “Gia Lai-tiềm năng-hợp tác-phát triển”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và có bài phát biểu quan trọng. Đặc san Tư tưởng-Văn hóa Gia Lai trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

“Thưa các đồng chí,Thưa quý vị đại biểu,Hôm nay, Tôi rất vui mừng

đến dự và phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016. Sự có mặt đông đảo của quý vị đại biểu cho thấy tiềm năng và những cơ hội đầu tư tại Gia Lai là rất lớn. Thay mặt Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tôi nhiệt liệt chào mừng và thân ái gửi tới quý vị đại biểu, các đồng chí, đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.

Thưa quý vị đại biểu,Năm 2016, bên cạnh những

thuận lợi, chúng ta đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu thấp hơn so với dự báo; giá cả nhiều hàng hóa cơ bản và giá dầu thô ở mức thấp. Tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo. Thiên tai, rét đậm, rét hại ở phía bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn chưa từng có ở đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế-xã hội nước ta, nhất là sản xuất và đời sống của người dân.

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, đồng thời tập trung ban hành các cơ chế, chính sách phát triển cho giai đoạn 2016-2020. Với sự nỗ

Gia Laihội tụ đủ các yếu tố

“Thiên thờiĐịa lợiNhân hòa”

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai-năm 2016. Ảnh: Đ.T

—————(*) Đầu đề do Ban Biên tập đặt

(*)

Page 8: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

8 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội nước ta chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.

Tôi cũng rất vui mừng là trong bối cảnh khó khăn chung, nhưng trong 5 năm 2011- 2015, tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả khả quan và đã có bước phát triển mới khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm đạt 7,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2016, mặc dù do ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, giá một số nông sản xuống thấp nhưng Gia Lai vẫn đạt được mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016 (theo giá so sánh 2010) tăng 7,48% so với cùng kỳ năm 2015; xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD; đã ký kết đầu tư trên 3.500 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 3.541 tỷ đồng, vượt 11,2% dự toán Trung ương giao. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được những kết quả khích lệ, đã giảm được 2,7% hộ nghèo; xây dựng nông thôn mới được 9 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới cả tỉnh lên 30 xã; hệ thống chính trị được quan tâm xây dựng, củng cố; công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và ổn định. Tại Hội nghị này, theo báo cáo của tỉnh đã có trên 30 dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư và đang xúc tiến

triển khai các bước để được quyết định đầu tư với tổng số vốn khoảng trên 20.000 tỷ đồng, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho tỉnh trong giai đoạn mới.

Thay mặt Chính phủ, Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, những kết quả đạt được và sự đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai vào thành tựu chung của cả nước.

Thưa quý vị đại biểu,Bước sang giai đoạn phát

triển mới, trong bối cảnh khó khăn, thách thức đều lớn và đan xen nhau, cả nước ta, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra, đó là: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Để góp phần cùng cả nước thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng đại này, tỉnh Gia Lai phải nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những mục

tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra cho giai đoạn 2016-2020.

Thưa quý vị đại biểu,Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm

năng, lợi thế và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, có chung 90km đường biên giới với tỉnh Ratanakiri - Campuchia. Cảng Hàng không Pleiku với các chuyến bay hàng ngày đi thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải phòng, Nghệ An, cùng các Quốc lộ 14, 19, 25, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, kết nối Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và nhiều địa phương trong nước và quốc tế.

Khí hậu, thổ nhưỡng và tiềm năng đất đai của tỉnh rất phù hợp để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, súc sản phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tỉnh có tổng diện tích rừng tương đối lớn và còn quỹ đất lớn để phục vụ trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ; có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú thuận lợi cho một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Gia Lai cũng là vùng đất đầu nguồn của nhiều sông lớn chảy qua nên có tiềm năng lớn về thủy điện đồng thời có điều kiện để triển khai các dự án phong điện, điện mặt trời.

Gia Lai có nhiều danh lam, thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng. Không gian Văn hoá cồng chiêng Tây

Page 9: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

9Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại; Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo; làng kháng chiến Stơr gắn với tên tuổi Anh hùng Núp; các địa danh lịch sử, các thắng cảnh thiên nhiên như Biển Hồ, thác Phú Cường, thác Chín Tầng, thác 50, vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; chuỗi di tích của nhiều ngọn núi lửa âm và dương riêng có ở Gia Lai; các lễ hội dân gian đặc sắc của những cư dân bản địa; đặc biệt là những phát hiện mới nhất về khảo cổ học ở di chỉ gò đá Rộc Tưng - thị xã An Khê về thời kỳ đá cũ trên 80 vạn năm; Công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết - thành phố Pleiku; các công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc..là những tài nguyên du lịch phong phú, tạo dấu ấn và không gian du lịch mới cho khách trong và ngoài nước.

Gia Lai có khu công nghiệp Trà Đa, Khu công nghiệp Nam Pleiku, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và các Cụm công nghiệp ở thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, huyện Chư Sê…là những địa điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

Là một tỉnh có truyền thống anh hùng cách mạng, có nhiều tiềm năng để phát triển song vẫn chưa được đầu tư và khai thác tốt, phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Gia Lai chưa có dự án đầu tư FDI nào lớn vào tỉnh, chưa xây dựng được các sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh cao; số lượng doanh nghiệp

còn ít và quá nhỏ, tiềm năng du lịch nhiều nhưng chưa có chiến lược khai thác tốt; tăng trưởng và chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, năng lực cạnh tranh còn thấp; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Gia Lai vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; một số mặt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; trật tự an toàn xã hội còn nhiều việc phải khắc phục..

Thưa quý vị đại biểu,Để phát huy có hiệu quả cao

nhất tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng tỉnh Gia Lai phát triển bền vững, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, Gia Lai cần hợp tác chặt chẽ với các Bộ ngành của Trung ương và các địa phương liên quan để thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ vững quốc phòng an ninh…Phấn đấu xây dựng tỉnh Gia Lai là một tỉnh phát triển nhanh, bền vững ở khu vực Bắc Tây Nguyên.

Thứ hai, với lợi thế là địa bàn chiến lược có vị trí giao thông quan trọng kết nối Đông Tây và Nam Bắc, là trung tâm cửa ngõ hướng ra biển Đông của khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, Gia Lai cần tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ, các chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước, nhanh chóng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển có trọng tâm, trọng điểm, trong đó cần chú trọng các lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến và phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục; đưa Gia Lai làm tâm điểm cho phát triển du lịch khu vực Campuchia - Lào - Việt Nam.

Thứ ba, phát huy tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp, phải xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn với những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh gắn với phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông lâm súc, như: Chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; chế biến cà phê xuất khẩu; chế biến đường; dầu thực vật, tinh bột sắn, chế biến hoa quả, sữa tươi và súc sản đóng hộp…

Thứ tư, chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng,

Page 10: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

10 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ năm, chủ động phát triển kinh tế - xã hội của Gia Lai trên cơ sở liên kết vùng giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung; tích cực hội nhập quốc tế, có giải pháp và kế hoạch triển khai phù hợp để phát huy có hiệu quả Chương trình hợp tác của Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; xây dựng Lệ Thanh trở thành cửa khẩu quốc tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vành đai kinh tế nối Quy Nhơn với các tỉnh Bắc Tây Nguyên với các tỉnh của nước bạn Lào và Campuchia, thúc đẩy mạnh mẽ thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và các nước ASEAN để cùng có lợi, cùng phát triển.

Trước mắt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với địa phương khẩn trương lựa chọn, đề xuất một số dự án đầu tư trọng điểm có tính lan tỏa vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, du lịch và đề xuất các cơ chế ưu đãi đặc biệt cho Gia Lai để Tỉnh tập trung đầu tư và thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức, nhiều nguồn vốn khác nhau. Đây cũng là một bước đi phù hợp, thực tiễn để tạo tiền đề cho Gia Lai tăng tốc phát triển.

Thưa các đồng chí!Nhiệm vụ đặt ra với tỉnh

Gia Lai trong thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và đồng bào

các dân tộc trong Tỉnh. Cùng với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, Chính phủ sẽ có những cơ chế chính sách phù hợp để Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng huy động cao nhất các nguồn lực, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tranh thủ có hiệu quả sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với tinh thần đó, Tôi hoan nghênh và đánh giá cao tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị quan trọng và rất có ý nghĩa hôm nay. Đây là dịp tốt để các nhà tài trợ, các nhà đầu tư trao đổi thông tin, tìm hiểu cơ hội, thúc đẩy hợp tác, đầu tư kinh doanh, nhất là đối với những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng để đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và đưa Gia Lai phát triển nhanh, bền vững. Tôi đề nghị Tỉnh tiếp tục tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư thường xuyên để tạo điều kiện, cơ hội cho các nhà đầu tư tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh ngày càng nhiều.

Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ, Tôi đánh giá cao và chân thành cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ quý báu của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư kinh doanh đối với Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung ưu tiên thực hiện có hiệu quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh làm ăn thành công và lâu dài tại Việt Nam.

Với những lợi thế hiện có về địa chính trị, kinh tế, văn hóa;

với sự quan tâm của Chính phủ, của các bộ, ngành Trung ương; với sự đồng cảm, chia sẻ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng với chính sách mở cửa, thông thoáng, Gia Lai đang hội đủ các yếu tố “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa”, hy vọng sau Hội nghị này, Gia Lai sẽ là nơi lý tưởng để các nhà đầu tư quan tâm và quyết định đến để đầu tư phát triển kinh tế, dịch vụ, khai thác du lịch, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, góp phần đưa Gia Lai phát triển thành một vùng động lực của khu vực Bắc Tây Nguyên.

Tôi cũng tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, với tư duy và cách làm mới, Đảng Bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tựu to lớn đã đạt được, nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng, vượt qua khó khăn thách thức, giành được thắng lợi to lớn hơn nữa trong chặng đường phát triển mới.

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là chúng ta đón chào năm mới - 2017, cho phép Tôi thay mặt Chính phủ và nhân danh cá nhân chúc đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai, cán bộ và các lực lượng vũ trang toàn tỉnh, các vị đại biểu, các doanh nhân và qua các vị gửi đến gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Chúc Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai thành công tốt đẹp,

Chúc quý vị đại biểu, đồng chí, đồng bào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt,

Xin trân trọng cảm ơn./.”B.B.T

Page 11: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

11Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội

đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020), bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng có không ít những khó khăn, thách thức. Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, toàn Đảng bộ tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị và đạt được những kết quả tích cực. Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt so với Nghị quyết đề ra (12 chỉ tiêu đạt và vượt, 03 chỉ tiêu cơ bản đạt). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì, đạt 7,48%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng được chỉ đạo quyết liệt. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả tích cực, đến nay, toàn tỉnh đã có 30 xã đạt

chuẩn nông thôn mới. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.541 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2015; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 17.051 tỷ đồng, tăng 9,18% so với cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/năm/người; các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ kịp thời;

số doanh nghiệp thành lập mới tăng, đầu tư khu vực tư nhân có khởi sắc. Các lĩnh vực giáo dục, y tế tiếp tục phát triển, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đến nay đã có 61,26% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,95% (theo chuẩn giai đoạn 2016 - 2020). Quốc

Phát huy tinh thần trách nhiệm

thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong năm 2017

HỒ VĂN NIÊN Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Đồng chí Hồ Văn Niên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

quyết tâm

Page 12: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

12 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

phòng được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và ổn định. Công tác xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, đã chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 trên địa bàn tỉnh. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, như: Hạn hán xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đời sống của người dân. Một số địa phương còn buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng. Việc thực hiện tái canh cây cà phê, cánh đồng lớn, tưới tiết kiệm, xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Kết quả cải cách thủ tục hành chính đối với các huyện, thị xã, thành phố và một số sở, ngành chưa đạt yêu cầu. Công tác giảm nghèo còn nhiều khó khăn, nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo nghề cho lao động còn bất cập. Các vụ việc liên quan an ninh nông thôn còn phức tạp; một số vụ, việc cơ quan chức năng thực hiện không tốt, gây bức xúc cho người dân. Việc định hướng tuyên truyền; nắm

tình hình tư tưởng, dư luận xã hội có thời điểm chưa kịp thời. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới về công tác tuyên truyền vận động, tỷ lệ tập hợp quần chúng vào các tổ chức còn thấp.

Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2017, là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần nỗ lực phấn đấu, hành động quyết liệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế còn gặp phải trong năm qua; đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục bám sát chương trình làm việc toàn khóa của ban chấp hành và các văn bản cụ thể hóa việc thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, địa phương mình. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hai là, tập trung các nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chú trọng phát triển, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn; triển khai thực hiện đầy đủ kế hoạch tái canh cây cà phê, tưới tiết kiệm... Quan tâm xây dựng một số thương hiệu, sản phẩm thế mạnh của tỉnh, như: Hồ tiêu Chư Sê, khoai lang Lệ Cần, gạo Phú Thiện. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đảm bảo đến cuối năm 2017 có 50 xã trở lên đạt chuẩn. Tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Thực hiện nghiêm Kết luận số 191/TB-VPCP, ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên, gắn với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020.

Ba là, tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm hoàn thành các dự án để xây dựng và đưa vào hoạt động. Triển khai các giải pháp phát triển các khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; cải thiện mạnh mẽ, tích cực môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Phát triển và nâng cao chất lượng một số ngành dịch vụ, khai thác có hiệu quả tiềm

Page 13: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

13Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

năng 02 khu công nghiệp Trà Đa và Nam Pleiku.

Bốn là, quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng công tác đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chú trọng công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu đến cuối năm 2017 giảm 2,6% trở lên. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo gắn với giải quyết việc làm cho lao động.

Năm là, triển khai nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương gắn với nền quốc phòng toàn dân; giữ vững an ninh chính trị, an ninh biên giới; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo giảm 3 chỉ số về an toàn giao thông. Tập trung giải quyết các vụ việc nổi cộm, bức xúc của xã hội và người dân; thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Sáu là, đổi mới phương thức học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng; xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm

2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tập thể ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và tổ chức cơ sở đảng, gắn với hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính; lấy nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, phấn đấu trở thành một chính quyền đối thoại, đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ và chia sẻ mọi thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp. Tập trung kiện toàn, củng cố bộ máy; nâng cao năng lực quản lý, điều hành và trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Trước mắt, từ nay đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và trong quý I năm 2017, các cấp, các ngành cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai sản xuất vụ đông - xuân đạt kết quả; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thăm hỏi, động viên, tặng quà các đối

tượng chính sách, người và gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Nghiêm túc triển khai thực hiện Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2017; Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12, ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 36/2009-NĐ-CP, ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; triển khai nghiêm túc các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ nhân dân đón tết lành mạnh, vui tươi, an toàn, tiết kiệm; đồng thời, làm tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2017.

Tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự đồng thuận của nhân dân, trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được, nỗ lực khắc phục có hiệu quả khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, Đảng bộ tỉnh sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2017.

H.V.N

Page 14: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

14 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

của đất nước năm 2016 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2017

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017. Ảnh B.T

Năm 2016, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực của tình

hình thế giới, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo; ở trong nước, tình hình thiên tai, rét đậm, rét hại ở phía bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn chưa từng có ở đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế-xã hội nước ta, nhất là sản xuất và đời sống của người dân, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng,

toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã đạt được những kết quả tích cực, biểu hiện rõ nhất là:

Tăng trưởng GDP chậm hơn, nhưng động lực tăng trưởng được duy trì: tăng trưởng GDP cả năm ước sẽ đạt khoảng 6,3-6,5%, thấp hơn kế hoạch, nhưng vẫn thuộc nhóm tăng cao trong khu vực và thế giới.

Thị trường tài chính ổn định bất chấp tin đồn thất thiệt, việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ giá trung tâm đã giữ cho thị trường tiền tệ trong nước,

về cơ bản cung cầu ngoại tệ không có yếu tố đột biến, thanh khoản tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân được đáp ứng kịp thời và đầy đủ.

Duy trì được mức độ lạm phát thấp: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng tăng 2,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2015. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2015.

Nông nghiệp đang phục hồi khá tích cực, công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá: Tổng

Page 15: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

15Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

tăng 29.000 người so với quý II năm 2016 (theo Viện Khoa học Lao động – Xã hội).

Về nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt một số công việc sau:

(1) Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; phát triển thị trường mua bán nợ, kiểm soát chặt chẽ, xử lý hiệu quả nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn hệ thống và quyền lợi người gửi tiền.

(2) Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các giải pháp tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, loại bỏ rào cản bất hợp lý.

(3) Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tài chính và Kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhằm thực hiện đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

(4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó tiếp tục tập trung vào 3 trọng tâm cũng như các nhiệm vụ ưu tiên và chương trình hành động theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

(5) Thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững theo chuẩn nghèo đa chiều theo Nghị quyết số 76/2013/QH13 và các chương

trình mục tiêu về an sinh xã hội.

(6) Thực hiện hiệu quả các mục tiêu, cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và các giải pháp tổng thể phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

(7) Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch.

(8) Khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm sát hoạt động tư pháp.

(9) Tiếp tục đưa quan hệ đối ngoại với các đối tác đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại Nhà nước và ngoại giao Nhân dân.

(10) Nắm chắc diễn biến tình hình trong và ngoài nước, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chủ động giải quyết mọi tình huống xảy ra, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.

(11) Tăng cường quản lý nhà nước về công tác báo chí, truyền thông. Chủ động cung cấp thông tin kịp thời, đúng đắn về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, tạo đồng thuận xã hội.

Nguồn Ban Tuyên giáo TW

kim ngạch xuất siêu nông nghiệp đạt 7-8 tỷ USD. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tính chung 11 tháng tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2015 tăng 9,9%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính 11 tháng đạt 3.201,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2015, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,6% (cùng kỳ năm 2015 tăng 8,3%).

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và gia tăng đầu tư xã hội: Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2016 do Ngân hàng Thế giới thực hiện cho thấy, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam 2016 tăng tới 9 bậc, xếp thứ 82/189 quốc gia được xếp hạng. Tính đến ngày 20/11/2016, cả nước thu hút 2.240 dự án FDI mới, với số vốn đăng ký đạt 13.028,2 triệu USD, tăng 20,8% về số dự án.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng người nghèo, thiếu đói và thất nghiệp tăng: do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhất là ô nhiễm và thời tiết cực đoan, 11 tháng qua, cả nước có 263 nghìn lượt hộ thiếu đói, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng với 1.088,4 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 17,6%. Các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 18,4 nghìn tấn lương thực; tình trạng thất nghiệp vẫn gia tăng, quý III, cả nước có hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp,

Page 16: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

16 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Ngày 20/12/2016, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị,

Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2017. Theo đó, để chuẩn bị tốt các điều kiện cho nhân dân vui xuân, đón Tết năm 2017 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số công tác sau: Chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội. Tổ chức thăm hỏi các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước,

các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, các chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang và lực lượng khác làm nhiệm vụ trực Tết.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội vui chơi mừng năm mới, tổng kết năm, đón nhận các phần thưởng thi đua, các lễ kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, địa phương và kỷ niệm 87 năm thành lập Đảng thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc, với thuần phong, mỹ tục, phong tục, tập quán của từng địa phương.

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư khóa XI về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức. Các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm việc sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết, lễ hội…

Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này. Ban Tuyên giáo Trung ương có trách nhiệm nắm tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị và báo cáo Ban Bí thư về kết quả thực hiện.

P.T

PHƯƠNG THƯ

Ảnh minh họa

BAN BÍ THƯCaùc ñòa phöông khoâng ñi

chuùc teát caáp treân

Page 17: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

17Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Tết Nguyên đán và nét đẹp văn hóa của

người ViệtMAI THẮNG

Đối với người Việt, tết cổ truyền không chỉ thiêng liêng, mà còn là những ngày trọng đại nhất trong một năm. Dù thành thị hay nông thôn, miền núi hay miền xuôi, đất liền hay đảo xa, trong nước hay mưu sinh trên toàn thế giới, cứ xuân về tết đến là mỗi người lại nhớ về quê hương nguồn cội. Tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một lẽ sống bản ngã tự nhiên in sâu vào tâm thức người Việt.

Việt Nam-một đất nước yêu chuộng hòa bình có 54 dân tộc anh em

sống trong một cộng đồng dân cư phân bố không đều nhau khắp 63 tỉnh thành trên mọi miền Tổ quốc. Mỗi tộc người đều có một nét văn hóa, lễ tết đặc trưng riêng, song tết nguyên đán diễn ra từ mùng một đến mùng ba tháng một âm lịch hằng năm là tết chung, và đây cũng là những ngày linh thiêng nhất của mỗi người Việt Nam. Dù khác nhau về thành phần dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, giai tầng xã hội; song phong tục tảo mộ, tất niên, giao thừa, tân niên, mừng tuổi thì cơ bản giống nhau. Những phong tục ấy, như một bản ngã mang đậm sắc thái thuần Việt, đậm triết lý tôn giáo nhưng không nhuốm màu mê tín dị đoan. Ngược lại, những phong tục ấy thực sự là những nét đẹp truyền thống, răn dạy con người nhớ về nguồn cội, sống hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với anh em người thân, có trách nhiệm với cộng đồng, tình làng nghĩa xóm

Tảo mộ: Đây là nét đẹp của người Việt, thể hiện đạo lý

“uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ về những người đã khuất, hoặc là cha mẹ, hoặc là những người thân trong gia đình đã về với “thế giới vĩnh hằng”. Thực chất của việc tảo mộ là dọn dẹp phần mộ hay còn gọi là “nhà cửa” của người đã khuất cho sạch sẽ tươm tất, và mời họ về ăn tết cùng con cháu trong gia đình. Thời gian tảo mộ thường diễn ra vào tháng 12 âm lịch. Cũng có nơi việc tảo mộ được thực hiện vào dịp đầu năm, tức là tết thanh minh (còn gọi là tết hàn thực ăn bánh trôi, bánh chay vào dịp mùng 3 tháng 3 âm lịch). Tuy nhiên, tảo mộ trước tết nguyên đán được người Việt thực hiện nhiều hơn, ý nghĩa hơn, thể hiện sự trân trọng hơn đối với người đã khuất.

Tất niên: Đó là bữa cơm cuối cùng khép lại một năm cũ, là lễ cúng xúc động nhất của mỗi gia đình Việt. Sau một năm làm lụng vất vả, mưu sinh, những người con xa quê lại trở về quây quần quanh mâm cơm tất niên, kể cho nhau nghe chuyện đời, chuyện nghề, chuyện mưu sinh khó nhọc. Dù mâm cỗ cuối năm đầy đủ cao sang, hay đơn giản thanh bạch, thì mỗi người vẫn đong đầy tình yêu thương. Mỗi địa phương nghi thức cúng khác nhau, nhưng dù người Bắc hay Nam, người miền Trung hay miền Tây sông nước, bữa cơm tất niên bao bao giờ cũng trân trọng, nghĩa tình. Bao giận hờn, oán trách được trút bỏ; bao mưu sinh nhọc nhằn gác lại

Page 18: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

18 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

người Việt. Chẳng ai nhớ tục mừng tuổi chính thức có từ thời gian nào, song, trải qua thăng trầm của lịch sử, nó đã trở thành nét đẹp nhân sinh hướng thiện trong tâm thức mỗi người. Chúc tết và mừng tuổi không nhất thiết lễ nhiều vật trọng đắt tiền, mà chủ yếu mang tinh thần tượng trưng. Có thể là đồng tiền mới giá trị không cao, cũng có thể là bao chè, đồng bánh chưng, tấm áo mới. Con cái chúc tết mừng tuổi bố, mẹ ông bà thể hiện sự hiếu nghĩa, quí trọng, đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục, sống khỏe, sống lâu. Ông bà, bố mẹ chúc tết, mừng tuổi con cháu thể hiện sự yêu thương đùm bọc, mong học hành tiến bộ, ngoan ngoãn và trưởng thành. Người thân, hàng xóm chúc tết mừng tuổi nhau thể hiện mối quan hệ tôn trọng, thân cận, giao hòa trong cuộc sống. Chúc tết, mừng tuổi cũng là dịp để mỗi người thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, động viên nhau, gạt bỏ những tật hư, việc xấu, điều gở, bước sang một năm mới với tinh thần phấn chấn

Tết Nguyên đán thực chất là Tết cổ truyền lâu đời của dân tộc ta. Nó không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện bản ngã cốt cách của người Việt trong cộng đồng dân cư mang tính lịch sử lâu đời, mà còn là thời điểm để mỗi người Việt “soi” lại chính mình với khát vọng hoàn thiện hơn khi xuân về tết đến.

Mặc dù đất nước đổi mới, những nghi lễ tập tục cũng được “uyển chuyển” để phù hợp với xu thế phát triển của

thời đại, song phong tục tảo mộ, tất niên, giao thừa, chúc tết, mừng tuổi vẫn là nép đẹp trường tồn mãi mãi. Và nó là giá trị bất biến vĩnh hằng in đậm trong mỗi trái tim người dân Việt Nam, dù ở trong nước hay mưu sinh trên khắp hành tinh. Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt lại có dịp lưu truyền, chiêm nghiệm và phát triển làm phong phú hơn. Dù thời đại có tiến bộ bao nhiêu, xã hội có đổi thay thế nào, thì tảo mộ, giao thừa, chúc tết, mừng tuổi vẫn là những nét đẹp văn hóa thuần khiết có tính lịch sử truyền tụng từ đời này qua đời khác, đồng thời, nó là niềm tự hào của người Việt Nam.

M.T

Muøa Xuaân nhôù ôn Ñaûng

Baùc Hoà

Taùm möôi laêm tuoåi vöôït phong baÑaûng vaãn kieân trung vôùi nöôùc nhaøDaân toäc tröôøng toàn ñaày baûn saécNon soâng raïng rôõ thaém tinh hoaOÂng baø maãu möïc neâu göông saùngCon chaùu hieáu trung giöõ thuaän hoøaNöôùc maïnh daân giaøu cuøng hoäi nhaäpXuaân veà ôn Ñaûng, Baùc bao la.

MAI HIÊN

vào dĩ vãng; chúc nhau bước sang một năm mới sức khỏe, làm ăn phát đạt, cuộc sống an lành, gặp nhiều may mắn.

Giao thừa: Là thời khắc thiêng liêng nhất giữa năm cũ và năm mới, là sự giao hòa của đất trời vạt vật, mà con người là chủ thể của sự xoay vần ấy. Mặc dù mỗi miền quê có văn hóa nghi lễ cúng giao thừa khác nhau, song đều có cái chung là sắm mâm cơm thịnh soạn, đặt lên bàn thờ tổ tiên cầu tài, cầu lộc, cầu an lành, sức khỏe. Công việc này thường người chủ gia đình, cũng có khi là người mẹ. Trước bàn thờ tổ tiên, con cháu quay quần bên nhau, hướng lên bàn thờ thành tâm khấn cúng. Dù người thiện, người lành, kẻ ác tâm; dù người nghèo khó hay người giàu có; dù người quyền cao chức trọng đến người lao động chân lấm tay bùn… đều có một tâm nguyện: cầu năm mới sức khỏe phát đạt an lành. Đó là nét văn hóa nhân bản nhất của người Việt mà trên thế giới hiếm đất nước nào có.

Ngoài mâm cơm cúng tổ tiên, mỗi gia đình cũng sắm một mâm cơm chay hoa quả, tiền vàng mã, muối, gạo cúng thần linh trời đất. Tại lễ cúng này, những người mắc lỗi lầm trong năm thường “sám hối” về quá khứ. Những người “có hạn” trong năm mới, được kêu cầu giải hạn. Tuy đây chỉ là nghi thức tâm linh, song nó giải quyết căn bản về tâm lý “sao, hạn” cho người sống, thậm chí cả người đã khuất.

Chúc Tết, Mừng tuổi: Là một nét đẹp văn hóa lâu đời của

Page 19: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

19Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tình trạngbuôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu,

gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia), năm 2016 tình hình buôn lậu diễn biến phức tạp ở cả 3 tuyến, gồm: đường bộ, đường biển và đường hàng không. Ở tuyến đường bộ (miền Bắc tập trung ở Lào Cai, Cao Bằng,

Quảng Ninh; miền Trung tập trung ở Quảng Bình, Hà Tĩnh; miền Nam tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang), những loại hàng mà các đối tượng tập trung vận chuyển là ma túy, thuốc lá, đồ điện tử, gia dụng... Đối với đường hàng không, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí

Minh, các loại sản phẩm mà các đối tượng thường buôn lậu là động vật quý hiếm, ma túy, vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy... Về buôn lậu đường biển, chủ yếu là mặt hàng xăng dầu và khoáng sản.

Tính đến tháng 10 năm 2016, các lực lượng chức năng đã phát hiện 172.000 vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian

Tăng cường các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm. Ảnh minh họa

Page 20: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

20 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

lận thương mại (tăng 2% so với cùng kỳ), truy thu khoảng 13.000 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước. Lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra trên 145.000 vụ; phát hiện, xử lý gần 88.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 523 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực an toàn thực phẩm đã kiểm tra, xử lý 13.893 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 29,6 tỷ đồng; mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã kiểm tra 4.891 vụ, phát hiện, xử lý 1.522 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 61,42 tỷ đồng; phát hiện, xử lý 4.859 vụ nhập lậu thuốc lá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 25,74 tỷ đồng...

Trong thời gian tới, hoạt động buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, gây tác động xấu đến kinh tế, an ninh xã hội, ảnh hưởng lớn

đến niềm tin của người tiêu dùng. Để chủ động trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho mọi đối tượng, từ đó hình thành ý thức tự giác thường trực và hành động cụ thể cho mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh.

Hai là, phát huy tốt vai trò của các tổ chức, cá nhân người dân trong phát hiện, phối hợp đấu tranh với những thủ đoạn, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, buôn lậu; đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ảnh: VGP

Ba là, các lực lượng chức năng mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả: tăng cường quản lý chặt chẽ biên giới, cửa khẩu; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu không tiếp tay cho buôn lậu. Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát nắm chắc diễn biến tình hình thị trường, hàng hóa, giá cả, nhất là các hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Xử lý kịp thời các trường hợp đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường.

Bốn là, tăng cường các công tác nghiệp vụ, phối hợp với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào... để triệt phá các đường dây buôn lậu. Đồng thời xử lý nghiêm minh trước pháp luật các vụ buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại đã bắt giữ.

Nguồn Ban Tuyên giáo TW

Page 21: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

21Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Xác định vai trò nòng cốt của lực lượng CAND trong công

tác đảm bảo ANTCT, giữ gìn TTATXH, ngay từ đầu năm 2016, Công an tỉnh Gia Lai đã tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý; phòng, chống mua bán người, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an địa phương đẩu mạnh các biện pháp công tác nghiệp vụ phù hợp với địa bàn, đối tượng. Trên cơ sở đó

các đơn vị nghiệp vụ đã tiến hành điều tra cơ bản, lập hồ sơ hàng trăm đối tượng hình sự, kinh tế, ma túy, nhất là các đối tượng tụ tập hoạt động băng, nhóm để càn quấy, gây thương tích, gây án manh động, trộm cắp, cướp giật; đối tượng liên quan ma tuý, đối tượng chống người thi hành công vụ; khai thác tài nguyên trái phép... Các lực lượng đã rà soát, gọi hỏi, giáo dục răn đe 11.568 lượt đối tượng; lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng 189 đối tượng; bắt, vận động tự thú, đầu thú 139 đối tượng truy

nã; giáo dục, giúp đỡ 829 đối tượng mãn hạn tù và 859 người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn. Xây dựng và triển khai các đợt cao điểm tấn công, trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm nổi lên, nhất là các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị, xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021... Thường xuyên duy trì phối hợp thực hiện các kế hoạch liên tịch với các ngành về tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đẩy mạnh phong trào

Đẩy mạnh công tác

phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội Đại tá PHAN LANG

Phó Giám đốc Công an tỉnh

Đại tá Phan Lang-Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào

toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc tỉnh Gia Lai

Page 22: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

22 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

xây dựng cơ quan, gia đình văn hoá, xóm, làng, khu phố đảm bảo về ANTT trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Chỉ đạo lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, tổ tự quản, Công an xã tổ chức hàng ngàn lượt tuần tra, kiểm soát với mô hình 3 lực lượng, gồm Cảnh sát hình sự, giao thông, cơ động trong tuần tra, kiểm soát vào giờ cao điểm, thời gian cao điểm góp phần đem lại sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân.

Có thể nói, năm 2016, công tác phòng, chống tội phạm đã có nhiều chuyển biến tích cực; phạm pháp hình sự giảm 3,13% số vụ (928/858 vụ), trong đó tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng giảm 23,91%; số vụ phát hiện, triệt phá tụ điểm ma túy nhiều hơn năm 2015 (tăng 51,94%); tỷ lệ điều tra khám phá án đạt trên 81%; so với năm 2015 có 15/33 địa bàn xã chọn chuyển hóa đã được kéo giảm tội phạm hình sự, 19/33 địa bàn chuyển hóa kéo giảm được số người nghiện ma túy; không để xảy ra tội phạm hoạt động có tổ chức, băng, nhóm theo kiểu “xã hội đen”; không để hình thành đường dây, tụ điểm mua bán, tiêm chích ma túy phức tạp...

Đạt được những kết quả trên, lực lượng Công an toàn tỉnh nói chung, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm nói riêng đã phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, chịu nhiều

áp lực của xã hội mà chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu. Kết quả đó đã động viên, khích lệ CBCS nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đồng thời cũng băn khoăn nhận thấy công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm chưa như mong muốn, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp, trong đó tội phạm giết người, trộm cắp, cố ý gây thương tích do nguyên nhân xã hội vẫn chiếm tỷ lệ cao; tội phạm ma túy, tệ nạn cờ bạc diễn biến phức tạp; tội phạm kinh tế, tham nhũng phát hiện, xử lý còn hạn chế...

Hạn chế trên trước hết là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tố giác, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm chưa mạnh mẽ, chưa thường xuyên, còn sơ hở, thiếu cảnh giác; lực lượng nòng cốt ở cơ sở tuy được tăng cường nhưng còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ, chưa phát huy trách nhiệm, sức mạnh của lực lượng bán chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; lực lượng nòng cốt chuyên trách thì trình độ, năng lực không đồng đều; cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện chưa đáp ứng, pháp luật còn bất cập. Các mô hình, điển hình tự quản, tự phòng trong nhân dân chưa nhiều; công tác tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện hiệu quả thấp...

Năm 2017, công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm sẽ còn nhiều khó khăn, phức tạp. Để tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, lực

lượng Công an tỉnh nói chung, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm nói riêng cần làm tốt hơn nữa chức năng tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma tuý, mua bán người; huy động đồng bộ hệ thống chính trị và sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tránh khẩu hiệu, hình thức. Tiếp tục đổi mới phương pháp phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, giáo dục, cảm hóa đối tượng vi phạm pháp luật nhằm hạn chế tái phạm; chủ động nắm chắc tình hình; coi công tác nghiệp vụ cơ bản là khâu đột phá, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa; kiên quyết đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm gây án nghiêm trọng, trộm cắp, cướp, cướp giật trên các tuyến và địa bàn trọng điểm, tội phạm tụ tập hoạt động theo băng, nhóm càn quấy, gây thương tích, chống người thi hành công vụ, cờ bạc dưới hình thức cá độ bóng đá, lô đề, các tụ điểm tệ nạn xã hội, tội phạm kinh tế, tham nhũng, môi trường… Nâng cao chất lượng điều tra khám phá án, kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý tội phạm, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; giữ gìn bình yên và hạnh phúc của nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

P.L

Page 23: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

23Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Với xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, địa bàn rộng, (với

hơn 70% dân số sinh sống ở nông thôn). Toàn tỉnh có hơn 44,5% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của bà con đồng bào còn nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực chung tay xây dựng nông thôn mới của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp (từ tỉnh đến cơ sở), chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh trong 5 năm đã đạt được những kết quả bước đầu, hết sức quan trọng. Tính đến cuối năm 2016 toàn tỉnh đã có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 16,30%, 24 xã đạt từ 15- 18

tiêu chí, chiếm 13,04%; 72 xã đạt từ 10- 14 tiêu chí, chiếm 39,13%; 58 xã đạt từ 5- 9 tiêu chí, chiếm 31,32%, 100% các xã đã hoàn thành lập quy hoạch chung, đề án xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã. Những kết quả đó đã đưa tỉnh ta trở thành một trong hai tỉnh dẫn đầu về thành tích xây dựng nông thôn mới ở khu vực Tây Nguyên (chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng). Tuy nhiên, so với cả nước thì xây dựng nông thôn mới của tỉnh ta còn ở mức thấp. Trước thực tế đó, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để

Phấn đấu đến năm 2020 đạt 80 xã nông thôn mới

Tuổi trẻ Công an tỉnh Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới. Ảnh HT

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Gia Lai trong 05 năm qua (2011-2015) đã đạt được những kết quả bước đầu, quan trọng. Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh đã có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 96 xã đạt từ 10-18 tiêu chí. Đây Là điều kiện, tiền đề quan trọng để phấn đấu đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 43,48% tổng số 184 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

GIA LAITRẦN ĐÌNH HIỆP

Page 24: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

24 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí 18.205.066 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước 3.954.712 triệu đồng (chiếm 21,72%), vốn tín dụng 12.247.757 triệu đồng (chiếm 62,27%), vốn doanh nghiệp 327.882 triệu đồng (chiếm 1,81%), vốn nhân dân đóng góp 1.479.642 triệu đồng (chiếm 8,13%), vốn khác 195.073 triệu đồng (chiếm 1,07%); đồng thời là tỉnh không để nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới. Nhờ huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vào xây dựng nông thôn mới nên nhiều công trình quan trọng, mô hình sản xuất có hiệu quả được đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển, làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng. Các công trình hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, mô hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Bình quân thu nhập đầu người của nhân dân vùng nông thôn không ngừng tăng lên, tính đến cuối năm 2015 đạt 19,5 triệu đồng/người so với 9,5 triệu đồng/ người năm 2010.

Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu, quan trọng,

song quá trình xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai cũng còn nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế, đó là: Việc huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới chưa nhiều; sự đóng góp của doanh nghiệp vào xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, trong khi nguồn lực hỗ trợ từ trung ương còn quá ít ỏi so với nhu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh (trong khi đó Gia Lai còn là tỉnh nghèo); một số địa phương phát triển hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ; bộ mặt nông thôn chưa thật sự khởi sắc; sản xuất nông nghiệp tuy có bước phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nhưng việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chưa nhiều; chưa có bước đột phá trong phát triển nông nghiệp và sản xuất còn tiềm ẩn nhiều rủi ro thiếu bền vững; một số bộ phận người dân ở nông thôn còn nghèo, đời sống còn khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và một số vấn đề khác ở một số vùng nông thôn còn bất cập, chưa được chuyển biến; một số địa phương tiến độ xây dựng nông thôn mới còn quá chậm; kết quả xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt thấp so với kế hoạch đề ra...

Để khắc phục những khó khăn, bất cập, tạo đà thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn tỉnh, trong thời gian đến, các cấp, các ngành, đoàn thể của tỉnh, các đơn vị liên quan cần phát huy thành quả đạt được, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện, tiếp tục đề ra các giải pháp và kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, mà cụ thể là Quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020. Với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông

Page 25: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

25Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

Phấn đấu đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 43,48% tổng số xã, trong đó giai đoạn 2016-2020 đạt chuẩn nông thôn mới 59 xã, cụ thể: năm 2017 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới 20 xã; năm 2018 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới 08 xã; năm 2019 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới 9 xã; năm 2020: phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới 13 xã. Bình quân đạt 16,9 tiêu chí/xã, cao hơn quy định đạt bình quân chung khu vực Tây Nhuyên (Khu vực Tây Nguyên là 15,2 tiêu chí). Phấn đấu có 04 địa phương hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới là thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và huyện Đak Pơ. Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới ở các xã đã đạt chuẩn. Đối với cấp huyện, mỗi huyện, thị xã, thành phố phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 45% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; các huyện, thị xã, thành phố có điều kiện kinh tế tốt hơn thì chỉ tiêu số xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 phải cao hơn.

Để hoàn thành mục tiêu trên, toàn tỉnh nhất thiết phải tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đó là:

Từng cấp uỷ đảng, chính quyền và từng ngành, cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và người dân về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Xem xây dựng nông thôn mới là mục tiêu chính trị, làm tốt công tác tuyên truyền, tạo ra sự cổ vũ, tích cực hưởng ứng của toàn xã hội, từ tỉnh đến từng huyện, thị xã, thành phố và đến từng xã vì mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống của, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Từng cấp, từng ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị phải xây dựng kế hoạch hết sức cụ thể để tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch chi tiết cho từng năm để thực hiện, không trông chờ, ỷ lại cấp trên; đồng thời phải phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát xây dựng, nông thôn mới.

Củng cố Ban Chỉ đạo các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo hướng hợp nhất Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thành một Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 các cấp (tỉnh, huyện, xã), do đồng chí Chủ tịch UBND các cấp làm trưởng ban chỉ đạo (khuyến khích đồng chí Bí thư huyện ủy, thị ủy, thành

ủy và Bí thư Đảng uỷ xã làm trưởng ban chỉ đạo).

Trên cơ sở kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 29/9/2016; từng cấp, từng ngành, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể để phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới của địa phương đơn vị mình hoàn thành trước ngày 15/12/2016.

Từng cấp, từng ngành phải làm tốt công tác cổ vũ, động viên truyên truyền, biểu dương khen thưởng nhân rộng các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, đã đề nghị Trung ương khen thưởng kinh phí để đầu tư xây công trình, giao Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh liên hệ với Trung ương để tiếp nhận, sớm cấp cho địa phương.

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự chung sức, đồng lòng và phát huy vai trò của quân đội, doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội là rất quan trọng. Do đó, các cơ quan quân đội, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh cần chung tay, góp sức, giúp đỡ các xã xây dựng nông thôn mới.

T.Đ.H

Page 26: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

26 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

20161. Hạn hán: Từ đầu mùa

khô năm 2015 đến giữa năm 2016, cũng như các tỉnh Tây Nguyên, tình hình khô hạn ở Gia Lai diễn ra gay gắt ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống người dân. Đợt khô hạn này được xem là lớn nhất trong khoảng vài chục năm trở lại đây. Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo một số bộ ngành TW đã đến thị sát tình hình, thăm hỏi vùng bị ảnh hưởng, chỉ đạo khắc phục hậu quả do hạn hán. Nắng hạn đã làm trên 30,5 ngàn ha cây trồng bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại khoảng 841 tỷ đồng; 9.146 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; 15.895

hộ với trên 71 ngàn nhân khẩu bị thiếu đói giáp hạt (trên 13 ngàn hộ DTTS với hơn 63,6 ngàn nhân khẩu). UBND tỉnh đã phải công bố tình trạng hạn hán, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục, ban hành quy định hỗ trợ sản xuất. TW đã hỗ trợ 17,9 tỷ đồng và 1.396 tấn gạo, các tỉnh bạn, doanh nghiệp hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng tiền mặt và hiện vật và được tỉnh chỉ đạo phân bổ các nguồn, đồng thời tỉnh xuất ngân sách tạm ứng gần 51 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả. Đến đầu tháng 6-2016, tỉnh mới công bố chấm dứt hạn hán trên địa bàn.

THẤT SƠN

Gia Lai năm

Những vấn đề, sự kiện

2. Giá cả một số nông sản giảm thấp, năng suất và sản lượng cũng giảm theo: Do thiên tai hạn hán nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề. Năng suất, sản lượng nhiều cây trồng bị giảm thấp. Thống kê cho thấy: tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh tăng so với năm 2015 nhưng một số cây trồng năng suất, sản lượng giảm. Như sản lượng lương thực giảm 2,5% (cây lúa giảm 4,25% so với cùng kỳ). Trên thực tế, năng suất, sản lượng cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, hồ tiêu cũng bị ảnh hưởng và thiệt hại đáng kể do hạn hán và dịch bệnh. Đặc

Ảnh hưởng hạn hán, hàng ngàn ha mì tại huyện Krông Pa đã sụt giảm sản lượng nghiêm trọng. Ảnh: Văn Ngọc

nổi bật của

Page 27: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

27Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

vận động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tập trung tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện nổi bật của đất nước, của tỉnh. Phối hợp khai quật và tổ chức công bố di tích khảo cổ học sơ kỳ đồ đá cũ lần đầu tiên phát hiện tại VN và tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Thời đại đá cũ ở Việt Nam trong bối cảnh khu vực”. Triển khai KH tổng thể về xây dựng và đề nghị UNESCO công nhận Gia Lai là Công viên địa chất toàn cầu; Chương trình thực hiện NQ XV tỉnh Đảng bộ về đầu tư, xây dựng di tích lịch sử cách mạng tại xã Krong- Kbang. Tổ chức thành công giải Việt dã Báo Gia Lai lần thứ XII năm 2016, Hội thi VHTT các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ II; đón bằng công nhận Cây Đa làng Ghè (Ia Dơk- Đức Cơ) là “Cây Di sản Việt Nam”...

5. Quyết liệt chỉ đạo giữ vững ANCT, TTATXH: Năm 2016, ANTT trên địa bàn ổn định, nhiều loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật được kiềm chế; tuy nhiên tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp. Tỉnh chỉ đạo các lực lượng tập trung bám dân, bám địa bàn, thực hiện các biện pháp công tác bảo vệ biên giới, phòng, chống vượt biên, chủ động nắm tình hình, phát hiện âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lục thù địch, nhất là ở các địa bàn trọng điểm. Toàn tỉnh đã xảy ra 814 vụ vi phạm TTATXH; xảy ra một số vụ vỡ nợ do hoạt động “tín dụng đen”, kinh doanh đa cấp,

tiền ảo, lừa đảo. TNGT xảy ra hơn 200 vụ, làm chết 220 người, bị thương 138 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm cả 3 tiêu chí: giảm 8 vụ ( tỷ lệ giảm 3,85%), 23 người chết (giảm 9,47%), 23 người bị thương (giảm 14,29%). Kết quả phản ánh có sự tham gia của hệ thống chính trị các cấp, sự triển khai đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ nhằm đảm bảo ATGT...

6. Tuy khó khăn, bất lợi nhưng một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội vẫn đạt và vượt KH: Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt so với Nghị quyết đề ra (12 chỉ tiêu đạt và vượt, 03 chỉ tiêu cơ bản đạt). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì, đạt 7.48% (theo giá so sánh năm 2010). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.541 tỷ đồng, tăng 6.9% so với năm 2015; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 17.051 tỷ đồng, tăng 9,18% so với cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/ năm; các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ kịp thời. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng, đầu tư khu vực tư nhân có khởi sắc. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế tiếp tục có bước phát triển; nhất là ở lĩnh vực giáo dục và y tế cấp xã, phường; an sinh xã hội được đảm bảo.

7. Bầu cử QH và HĐND tỉnh khóa mới, triển khai NQ Đại hội XII của Đảng, CT 05 của Bộ Chính trị: Công

biệt, giá mủ cao su biến động theo chiều hướng bất lợi liên tục kéo dài (quý 3 có nhích lên nhưng không đáng kể) khiến nhiều doanh nghiệp và hộ cá thể rơi vào tình cảnh lao đao, làm chậm quá trình tái canh, trồng mới, phải chặt bỏ một số diện tích để thay thế bằng cây trồng khác. Trong năm còn ghi nhận tình trạng giá của một số hàng hóa nông sản xuống thấp như chanh dây, mì, khoai lang...

3. Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG XDNTM và kế hoạch trong thời gian tới: Từ khi phát động năm 2011 cho đến nay, toàn tỉnh có 30 xã đạt chuẩn NTM (cuối năm 2015 có 21 xã). Năm qua, các nguồn lực đã phân bổ 198,5 tỷ đồng cho chương trình. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo kiểm tra các xã đăng ký xã đạt chuẩn NTM để đẩy nhanh tiến độ. Tổng kết sau 5 năm thực hiện và triển khai và chương trình giai đoạn 2016- 2020, xây dựng đề án phát triển KT-XH gắn với XDNTM tại vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới trình TW xem xét, Gia Lai được ghi nhận với thành tích XDNTM là không để xảy ra nợ đọng, không bắt buộc huy động quá sức dân; bà con phát huy vai trò chủ thể, tích cực tham gia, tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

4. Nhiều sự kiện VHVN, TDTT, phong trào nổi bật: Năm ghi nhận địa phương nỗ lực đẩy mạnh triển khai và

Page 28: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

28 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

tỉnh, thành phố, vượt trội so với kết quả năm 2015 (xếp thứ 51/ 63) và đứng đầu khu vực. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/7/2016 về cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hành động số 2744/KH-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; Quyết định số 440a/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai, KH hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp và nhiệm vụ cải thiện môi trường KD, nâng cao năng lực cạnh tranh 2 năm (2016, 2017) và định hướng đến năm 2020, Chương trình hành động thực hiện NQ của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020; quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư áp dụng tại tỉnh (thay thế quyết định cũ). Hiện 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND 17/17 huyện, thị xã, thành phố, 222 xã, phường, thị trấn đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. 18 sở, ngành, 17/17 UBND cấp huyện và một số điểm cấp xã triển khai mô hình một cửa điện tử liên thông. Toàn bộ cơ quan, đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện đều

đã triển khai và sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Đã thực hiện liên thông văn bản điện tử giữa UBND tỉnh với Văn phòng Chính phủ, và liên thông từ cấp tỉnh, huyện, xã...

9. Hội nghị XTĐT tỉnh Gia Lai năm 2016 và tổng kết 10 năm Chương trình hợp tác Gia Lai- TP.HCM: Hội nghị tổ chức vào ngày 17,18/12/2016 với 5 nội dung lớn nhằm giới thiệu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020; cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư, tiềm năng, lợi thế; thông tin các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; các dự án trọng điểm; gặp gỡ, đối thoại, hợp tác kinh doanh và đầu tư trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có các hoạt động: Tổng kết Chương trình Hợp tác giữa TP.HCM và tỉnh Gia Lai; Hội thảo Gặp mặt đại diện Chính quyền - Doanh nghiệp - Ngân hàng - Nông dân; Ga La “Du lịch Gia Lai - Tiềm năng và khát vọng”; Hội thảo kết nối doanh nghiệp; Lễ khởi công Đường tránh thành phố Pleiku và dự án Sân Golf;... Tại hội nghị lần này, UBND tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 10 dự án với tổng vốn đăng ký 5.500 tỷ đồng, ký kết Biên bản ghi nhớ với 12 dự án. Đáng chú ý, sự kiện này có sự hiện diện của những nhà đầu tư lớn được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể cho tỉnh như: Vingroup, Mường Thanh, Hoàng Anh Gia Lai, Thành Thành Công, Cường Thịnh Thi, Thái Sơn B.QP...

T.S (tổng hợp)

tác bầu cử đại biểu QH khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thực hiện đúng quy định và thành công tốt đẹp. Kết quả đã bầu 7 đại biểu QH, 80 đại biểu HĐND tỉnh, 606 đại biểu HĐND huyện và 5.985 đại biểu HĐND xã. Các cấp ủy đảng và đảng viên, quần chúng đồng tình ủng hộ việc TW kịp thời ban hành Nghị quyết TW 4 Khóa XII “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Chỉ thị 05 “ về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; sôi nổi học tập quán triệt, ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện gắn với tình hình thực tế và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và đảng viên với nhiều quyết tâm và nỗ lực, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, nhanh chóng đưa nghị quyết, chỉ thị của Đảng đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động và thuyết phục.

8. Nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của chính quyền các cấp: Theo công bố của Phòng TM và CN Việt Nam, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2015 của tỉnh, đứng thứ 47 toàn quốc, xếp thứ 3 khu vực Tây Nguyên, tăng 1 bậc so với năm trước. Còn chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2015 của tỉnh, xếp thứ 13/63

Page 29: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

29Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra từ ngày 20 - 28.1.2016 được đánh giá là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại nhất trong năm 2016.

Về dự Đại hội XII của Đảng có 1.510 đại biểu và tổ chức thành 68 đoàn, trong đó có 197 đại biểu đương nhiệm, 1.300 đại biểu bầu cử và 13

đại biểu được chỉ định, tăng 133 đại biểu so với Đại hội XI của Đảng. Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất trong 12 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành T.Ư khoá XII gồm 200 đồng chí, trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. BCH T.Ư khóa XII đã bầu Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí.

Đồng chí Nguyễn Phú

thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước năm

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong buổi tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Như Ngọc

Trọng - Tổng bí thư BCH T.Ư Đảng khóa XI - được Đại hội nhất trí cao bầu vào BCH T.Ư khóa XII, được BCH T.Ư bầu vào Bộ Chính trị và tái cử làm Tổng bí thư nhiệm kỳ mới.

2. Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp (nhiệp kỳ 2016 - 2021) - Quốc hội khóa XIV ra mắt bộ máy.

Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu

TƯỜNG VI

1010sự kiện nổi bậtsự kiện nổi bật 2016

Page 30: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

30 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

hội khóa XIII ngày 7/4, các đại biểu Quốc hội đã bầu chức danh Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã được bầu làm Thủ tướng Chính phủ.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Quốc hội cũng đã phê chuẩn 27 thành viên Chính phủ.

Phát biểu sau khi nhận chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ phải nỗ lực tinh giản bộ máy hành chính nhà nước các cấp, đi đầu trong việc tiết kiệm công quỹ, sử dụng tài sản công... Chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với từng đồng tiền thuế của dân, phải sử dụng minh bạch, hiệu quả”. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh sẽ cùng tập

HĐND các cấp nhiệp kỳ 2016 - 2021 đã thành công tốt đẹp. Cả nước có 67.485.482 cử tri, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 cử tri, đạt tỷ lệ 99,35%. Tổng số đại biểu trúng cử là 496 người (bầu thiếu bốn đại biểu so với tổng số đại biểu được bầu); trong đó, đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở T.Ư giới thiệu có 182 người trúng cử (36,70%); đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu: có 312 người (62,90%). Cơ cấu như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (17,30%); Phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng: 21 người (4,20%); đại biểu trẻ tuổi (40 tuổi): 71 người (14,30%)... người có tỷ lệ phiếu trúng cử cao nhất là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với 99,48.

Về bầu cử đại biểu HĐND các cấp, số lượng đại biểu HĐND trúng cử như sau: Cấp tỉnh, 3.908 người; cấp huyện, 25.181 người; cấp xã: 292.306 người...

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV tháng 7.2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Bốn Phó Chủ tịch gồm bà Tòng Thị Phóng, ông Đỗ Bá Tỵ, ông Phùng Quốc Hiển, ông Uông Chu Lưu.

3. Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc

thể Chính phủ nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân.

4. Chỉ thị 05-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Từ tổng kết những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW (năm 2006), Chỉ thị 03-CT/TW (năm 2011), ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TW “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị 05). Đây là lần đầu tiên (kể từ năm 1951), Đảng ta đặt vấn đề học tập và làm theo di sản Hồ Chí Minh một

Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa tân Thủ tướng và bày tỏ: “Chúc đồng chí hoàn thành

nhiệm vụ và thực hiện đúng lời tuyên thệ”. Ảnh: CN

Page 31: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

31Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

cách toàn diện trong cấu trúc tổng thể. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên. Gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị 05 với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Nghị quyết được dư luận chung trong Đảng và trong nhân dân vui mừng đón nhận, mong muốn tìm thấy trong nghị quyết mới này nhiều cái

mới, cả lời giải thuyết phục cho những điều bức xúc hiện nay. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Muốn Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến rõ rệt thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện. Ở đây, sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn”.

5. Năm Quốc gia khởi nghiệp

Năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp. Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Chính phủ tôn vinh doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”.

Năm quốc gia khởi nghiệp 2016 đã chứng kiến làn sóng doanh nghiệp mới thành lập

nhiều chưa từng có. Tính đến hết 11 tháng, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có xấp xỉ 102.000 doanh nghiệp mới thành lập, so với con số cả năm 2015 là hơn 94.700. Lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận hơn 100.000 doanh nghiệp thành lập mới trong một năm. Cùng với đó, cả nước có hơn 24.500 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng gần 32% so với cùng kỳ.

6. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam

Từ ngày 23 đến ngày 25/5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam chính thức tại Hà Nội và TP.HCM. Ông là vị Tổng thống Hoa Kỳ thứ ba thăm chính thức Việt Nam, sau Tổng thống Bill Clilton và Tổng thống George W. Bush. Trong chuyến thăm và làm việc này, Tổng thống Hoa Kỳ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có những cuộc hội đàm thảo luận thúc đẩy sâu hơn các hợp tác của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có các lĩnh vực như kinh tế, an ninh, nhân quyền và các vấn đề khu vực và toàn cầu...

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Barack Obama cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoa Kỳ đã kết thúc thành công với những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực chính trị-ngoại giao,

Page 32: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

32 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

kinh tế, quốc phòng - an ninh, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, năng lực về y tế biển đảo và tăng cường phối hợp giải quyết các thách thức chung ở khu vực và toàn cầu, bao gồm các vấn đề liên quan Biển Đông, biển đổi khí hậu, phát triển bền vững, chống buôn bán động vật hoang dã, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và giữ gìn hòa bình.

Ngoài các hoạt động chính, Tổng thống Mỹ cũng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với người dân Việt Nam về sự giản dị, thân thiện khi đi ăn bún chả, mua cốm, trò chuyện thân mật với nhiều người dân ông gặp trên đường phố Hà Nội và TP.HCM.

7. Thể thao Việt Nam lập kỳ tích tại Olympics và Paralympics

Tại Olympics Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh xuất sắc giành HCV nội dung súng ngắn hơi 10m nam, HCB nội dung 50m súng ngắn tự chọn nam, lập kỷ lục Thế vận hội bài bắn chung kết nội dung súng ngắn hơi 10m nam với thành tích 202,5 điểm.

Tại Thế vận hội mùa hè dành cho người khuyết tật Paralympics 2016, VĐV Lê Văn Công đã giành HCV đồng thời phá kỷ lục Paralympic và kỷ lục thế giới hạng cân 49 kg nam môn cử tạ. Đây là những tấm HCV đầu tiên và cũng là thành tích cao nhất của thể thao Việt Nam tại các kỳ

Olympics và Paralympics đã tham dự.

8. Formosa xả thải gây sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung

Hiện tượng cá chết hàng loạt từ tháng 4/2016 tại khu vực biển miền Trung được coi là thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Người dân phát hiện cá biển chết trôi dạt ở gần Khu Công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sau đó, hiện tượng cá chết hàng loạt lan rộng ra khu vực biển 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Gần 100 nhà khoa học trong và ngoài nước cùng vào cuộc để tìm nguyên nhân gây

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: Nhật Bắc

Page 33: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

33Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

ra thảm họa môi trường biển kể trên.

Chiều 29/6, tại trụ sở Bộ TNMT, ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch HĐQT Formosa thừa nhận Công ty là thủ phạm gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại khu vực biển 4 tỉnh miền Trung. Formosa cam kết bồi thường thiệt hại cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển với số tiền 11.500 tỉ đồng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Sự kiện Formosa cũng là bài học sâu sắc về chính sách tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Chúng ta quyết không để tái diễn. Phải rà soát lại những dự án lớn, kiểm soát chặt chẽ các cam kết về môi trường”.

9. Hạn hán ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và lũ lụt ở miền Trung

Đợt hạn hán tại lưu vực sông Mekong, đặc biệt là Đồng bằng Sông Cửu Long đầu năm 2016 được coi là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua. Ở khu vực Tây Nguyên, lượng nước trên các hồ ao, công trình thủy lợi đều bị cạn kiệt.

Thông tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 15.4, đã có 377.362 hộ dân ở khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ bị ảnh hưởng bởi

tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài. 240.200 ha lúa, 9.649 ha hoa màu, 85.650 ha cây ăn trái, 3.056 ha nuôi trồng thủy sản... bị thiệt hại, ước tính tổng thiệt hại lên đến 5.600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, từ giữa tháng 10/2016 đến nay, mưa lũ đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; 316.719 nhà bị ngập, hư hại; 42.804 ha lúa, 4.703 ha mạ và 39.261 ha hoa màu bị ngập hư hại,... (đa phần các hộ dân trong vùng mưa lũ đã mất hoàn toàn cây trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt), tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỉ đồng. Tính chung tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay, đã có 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỉ đồng.

10. Quyết liệt đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Năm qua, nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng được đưa ra xét xử, nhiều sai phạm trong công tác cán bộ được đưa ra ánh sáng, nhiều cán bộ cấp cao bị kỷ luật.

Đơn cử, liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, nhiều lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật, như: Nguyên bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương

giai đoạn 2011-2016. Ba thứ trưởng đương nhiệm, hai lãnh đạo tỉnh ủy và một cựu phó ban Tổ chức Trung ương cũng nhận các hình thức kỷ luật vì “có khuyết điểm trong việc luân chuyển, khen thưởng ông Trịnh Xuân Thanh”.

Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị 9 cơ quan vào cuộc làm rõ thông tin ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch Hậu Giang sử dụng xe Lexus cá nhân trị giá 5 tỷ đồng. Quá trình điều tra phát hiện loạt sai phạm trong bổ nhiệm ông này. Khi còn làm lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), dù công ty thua lỗ nặng, ông Thanh vẫn được cất nhắc lên vị trí cao. Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, “những vi phạm, khuyết điểm của các cán bộ trên đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội”.

Ông Thanh được cho là đã trốn ra nước ngoài sau khi rời ghế Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang; bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội; khai trừ khỏi Đảng. Bộ Công an khởi tố ông Thanh tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng Bí thư cho biết cơ quan chức năng đã phát lệnh truy nã quốc tế, phối hợp cùng các nước với tinh thần “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh”.

Tường Vi (tổng hợp)

Page 34: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

34 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Sau hơn một tháng làm việc (từ ngày 20/10 đến ngày 23/11/2016),

với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc với nhiều nội dung quan trọng:

đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước vẫn còn những hạn chế, bất cập như: điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; tình trạng đầu tư thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả của một số dự án; nợ công đang ở mức cao, công tác xử lý nợ xấu chưa đạt yêu cầu; những tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực y tế, giáo

Những kết quả quan trọng của kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV

Thứ nhất, xem xét, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2016, kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2011- 2015.

Quốc hội thống nhất nhận định: Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các ngành, các cấp

dục, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, quản lý đô thị, môi trường, tệ nạn xã hội, kỷ luật hành chính chậm được khắc phục; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng.

Trên cơ sở đó, Quốc hội đã quyết định và thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại

Toàn cảnh kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: VN

Page 35: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

35Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2017. Đây là lần đầu tiên Quốc hội quyết định hệ thống các kế hoạch trung hạn mang tính tổng thể về tài chính và đầu tư, có sự gắn kết chặt chẽ cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Thứ hai, về việc dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tại kỳ họp này, sau khi xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng về các điều kiện bảo đảm, Quốc hội đã quyết định dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (gần 95% đại biểu Quốc hội tán thành). Đồng thời, yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả của việc dừng thực hiện Dự án này.

Thứ ba, tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Quốc hội đã xem xét, thông qua 3 luật (Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư), 11 nghị quyết (Nghị quyết về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp…) và cho ý kiến

về 14 dự án luật khác. Sau khi xem xét, cân nhắc kỹ, Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp này đối với dự án Luật về hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 để tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm chất lượng và tính khả thi.

Thứ tư, tiến hành giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, trong đó giao Chính phủ, các cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm thực thi Nghị quyết, gắn việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp trước tình hình biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016.

Các đại biểu Quốc hội đã phân tích, đánh giá sâu sắc, toàn diện những mặt được, chưa được của công tác tư pháp và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong năm qua, kiến nghị những giải pháp thiết thực để khắc phục những bất cập, hạn chế trong lĩnh vực này.

Thứ sáu, Quốc hội tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ

khóa XIV đối với một số thành viên Chính phủ.

Tại Kỳ họp này, đã có 2.406 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới Quốc hội; 89 phiếu chất vấn với 100 câu hỏi của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành. Trong thời gian 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn đã có hơn 200 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn (30 lượt đại biểu đặt câu hỏi đối với Thủ tướng Chính phủ, 35 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi tranh luận). Quốc hội đã nghe Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài nguyên và môi trường, Giáo dục - Đào tạo, Nội vụ trả lời chất vấn. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham gia báo cáo giải trình thêm chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Quốc hội đã ra nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị bộ trưởng thực hiện quyết liệt những cam kết về trách nhiệm đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, làm cơ sở để Quốc hội giám sát việc thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân.

Thứ bảy, Quốc hội triển khai một số hoạt động đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, có ý nghĩa quan trọng, như: ra mắt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ, nhóm nghị sĩ hữu nghị với các nước và một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác.

Nguồn Ban Tuyên giáo TW

Page 36: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

36 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

SỞ NGOẠI VỤ - PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN TỐT công tác đối ngoại, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị

Đồng chí Võ Ngọc Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định bổ nhiệm và tặng hoa chức mừng Lãnh đạo Sở Ngoại vụ Gia Lai. Ảnh: TL

ĐỖ LÊ NAM Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ

Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng theo Nghị quyết

số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, để đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 30/6/2016, Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai có Nghị Quyết số 15/NQ-HĐND

về việc thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Gia Lai; ngày 30/9/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ra Quyết định số 720/QĐ-UBND về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Gia Lai. Sở Ngoại vụ tỉnh Gia Lai chính thức ra mắt và đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2016

với chức năng tham mưu, giúp Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đối ngoại Đảng, thực hiện quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia của tỉnh. Tiền thân của Sở Ngoại vụ là Phòng Ngoại vụ trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, được thành lập theo Quyết định số 90/UBND ngày 10/9/1988 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Năm 2016 là năm tỉnh Gia Lai có nhiều hoạt động thúc đẩy hội nhập quốc tế, nhất là trên lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế. Sở Ngoại vụ đã phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu tổ chức các đoàn lãnh đạo và doanh nghiệp tham gia nhiều diễn đàn, hội nghị xúc tiến đầu tư, xúc tiến

Page 37: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

37Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

nhân dân tỉnh cho phép hàng trăm lượt khách nước ngoài đến thăm, làm việc tại tỉnh, phối hợp cùng với các ngành chức năng quản lý, không để xảy ra sai sót đối với các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế đến tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ về dân tộc, tôn giáo của tỉnh. Việc cử cán bộ, công chức đi công tác, học tập nước ngoài được được thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài, kết hợp với việc Sở Ngoại vụ quản lý chặt chẽ hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.

Sở cũng đã tham mưu giải quyết cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC, giúp cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quá trình đi lại thương thảo, xúc tiến đầu tư với đối tác nước ngoài được thuận lợi hơn.

Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”, đơn vị đã chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức gặp mặt, thăm hỏi kết hợp thông báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của

tỉnh và các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài cho bà con Việt kiều về thăm quê hương nhân dịp Tết Nguyên đán. Để nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, trong năm 2016, Sở Ngoại vụ đã bước đầu thiết lập được mối quan hệ với Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia và Chi hội người Campuchia gốc Việt Nam tại tỉnh Ratanakiri. Ủy ban nhân dân tỉnh đang xem xét hỗ trợ kinh phí cho Chi hội để mua đất xây dựng trường học cho con em của bà con người Campuchia gốc Việt Nam tại thành phố Ban Lung, tỉnh Ratanakiri.

Cùng với các sở, ngành chức năng của tỉnh, Sở Ngoại vụ đã phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, công tác đối ngoại văn hoá, công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế. Nổi bật trong năm 2016, tỉnh đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Thời đại đồ đá cũ ở Việt Nam trong bối cảnh khu vực”, là điều kiện để xem xét, công nhận di tích khảo cổ tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, di tích khảo cổ học sơ kỳ thời đá cũ lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, là di tích đặc biệt cấp quốc gia.

Tỉnh Gia Lai có đường biên giới hơn 90km tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri - Vương quốc Campuchia và đang trong quá

thương mại quốc tế trong và ngoài nước, tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016 với sự tham dự của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tài chính quốc tế, cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Song song đó, Sở Ngoại vụ (trước đây là phòng Ngoại vụ) đã thực hiện tốt vai trò tham mưu, phối hợp quản lý trong công tác phi chính phủ nước ngoài. Số dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại địa bàn tỉnh Gia Lai không nhiều nhưng thật sự là các dự án thiết thực, hỗ trợ tích cực cho người dân trên các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo... Năm 2016 cũng là năm tỉnh Gia Lai gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đợt hạn hán kéo dài. Trước tình hình đó, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh vận động, tiếp nhận các dự án viện trợ khẩn cấp của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng kịp thời, nhanh chóng, đúng qui định với tổng kinh phí viện trợ lên tới 27,85 tỷ đồng.

Một trong những hoạt động đối ngoại thường xuyên, nổi bật của Sở Ngoại vụ là tham mưu trong công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào. Hàng năm, Sở Ngoại vụ đã đề xuất Ủy ban

Page 38: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

38 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

trình hoạch định, phân giới cắm mốc. Hoạt động đối ngoại giữa tỉnh ta với 03 tỉnh Đông Bắc Campuchia nói chung, tỉnh Ratanakiri nói riêng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường đảm bảo an ninh chính trị khu vực biên giới, xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, duy trì thường xuyên hoạt động trao đổi các đoàn lãnh đạo các cấp sang thăm hỏi lẫn nhau nhân các dịp Lễ, Quốc khánh, Tết cổ truyền, ngày truyền thống và các sự kiện của hai bên. Trong năm 2016, tỉnh đã ký kết Biên bản ghi nhớ với tỉnh Ratanakiri và tỉnh Stung Treng và đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho các tỉnh bạn để cùng nhau xây dựng, phát triển, như: hỗ trợ kinh phí xây dựng Đài tưởng niệm Liệt sỹ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại tỉnh Preah Vihear, Đài tưởng niệm Chiến sĩ hy sinh Việt Nam - Campuchia tại tỉnh Stung Treng, Bảo tàng Chứng tích tội ác diệt chủng của Pôn Pốt tại tỉnh Preah Vihear... Đây là các công trình có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, là biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xoá bỏ chế độ diệt chủng và có vai trò quan trọng trong việc giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt

Nam - Campuchia. Qua mối quan hệ truyền thống, gắn bó đó, nhân dân và chính quyền các tỉnh Đông Bắc Campuchia đã nhiệt tình giúp đỡ ta thực hiện nhiệm vụ thu thập, tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sỹ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước (Tính từ năm 2001 đến nay, đã tìm kiếm, quy tập, hồi hương được 1.345 hài cốt). Cán bộ công chức Sở Ngoại vụ còn trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam - Campuchia. Đã tham mưu, phối hợp tổ chức thành công Lễ Khánh thành Cột mốc số 30 và đoạn đường nối hai trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và Oyadao có Thủ tướng Chính phủ hai nước tham dự vào cuối năm 2015.

Bên cạnh đó, Sở Ngoại vụ cũng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển đặc biệt với các tỉnh Nam Lào như Attapư, Champasak. Tháng 9 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Gia Lai và Ủy ban Chính quyền tỉnh Champasak đã ký kết Biên bản ghi nhớ thống nhất những nội dung, giải pháp, kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai tỉnh giai đoạn 2016-2021. Hiện Sở đang tích cực phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan của tỉnh triển khai thực hiện, trước

mắt là triển khai việc tài trợ đào tạo trình độ đại học cho 05 học viên của bạn (01 năm học tiếng Việt, 04 năm học chuyên môn).

Có thể nói, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, bằng sự nỗ lực của Sở Ngoại vụ cùng với sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành chức năng, hoạt động đối ngoại của tỉnh Gia Lai đã được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên nhiều ngành, nhiều lãnh vực, góp phần tích cực vào mục tiêu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, giữ vững đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hữu nghị.

Với những thành tích đạt được, trong thời gian qua, Phòng Ngoại vụ, nay là Sở Ngoại vụ đã rất vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và nhiều Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Để tiếp tục xứng đáng với những vinh dự to lớn này, tập thể công chức Sở Ngoại vụ quyết tâm đoàn kết, khắc phục những khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đối ngoại được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó./.

Đ.L.N

Page 39: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

39Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Với phương châm “Nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng,

phục vụ nhân dân”, thời gian qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai đã triển khai quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ và các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính do BHXH Việt Nam và UBND tỉnh Gia Lai ban hành. Ngành đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức và cá

nhân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Hệ thống bảo hiểm xã hội từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ; chuyển đổi tác phong từ hành chính sang phục vụ đối tượng, phục vụ nhân dân. BHXH tỉnh

thường xuyên duy trì hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hoạt động ổn định trong toàn hệ thống, chuyển dần từ việc tiếp nhận hồ sơ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử. Đặc biệt, khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ được xem là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa then chốt, quyết định đến sự thành công của Ngành. Hiện tại, có nhiều phần mềm nghiệp vụ đang được BHXH tỉnh Gia Lai đưa vào sử dụng có hiệu quả, thực hiện quản lý dữ liệu tập trung như “Quản lý Thu”, VSA “Kế toán”, QLST “Quản lý sổ - thẻ”; XETDUYET; Thống kê chi phí khám chữa bệnh ...

Hiện nay, toàn tỉnh có 1.548/2.605 đơn vị sử dụng lao động có tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động với cơ quan BHXH thực hiện giao dịch điện tử, điều này đã tạo thuận lợi trong việc giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động cũng như cắt giảm chi phí, thời gian cho các đơn vị.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, BHXH cấp huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa liên thông”; thực hiện ký kết hợp đồng với Bưu điện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại các đơn vị sử dụng lao động qua hệ thống Bưu điện. Đến nay toàn tỉnh đã có trên 6.810 hồ sơ BHXH, BHYT, BHTN được tiếp nhận và trả kết quả qua hệ thống Bưu điện.

THỚI VĂN ĐẠO Giám đốc BHXH tỉnh Gia Lai

T

Đồng chí Thới Văn Đạo-Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Gia Lai.

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH:

BHXH, BHYT, BHTNích cực cải cách hành chính trong thực hiện chính sách

Page 40: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

40 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Hưởng ứng cuộc thi “Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN” do BHXH Việt Nam phát động, Gia Lai đã có nhiều bài dự thi với những sáng kiến rất thiết thực, trong đó có 02 bài dự thi đạt giải Ba, đã đóng góp nhiều giải pháp trong cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, góp phần tạo dựng uy tín của Ngành đối với các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Một bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH là việc triển khai hệ thống thông tin giám định BHYT. BHXH tỉnh Gia Lai đã phối hợp chặt chẽ với Viettel chi nhánh Gia Lai tổ chức lắp đặt hệ thống đường truyền, thiết bị; tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ để đảm bảo sử dụng có hiệu quả dịch vụ này. Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh (257 cơ sở) thực hiện kết nối liên thông dữ liệu giữa cơ sở khám chữa bệnh với cơ quan BHXH. Hiện nay, phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh được giám định chi phí khám chữa bệnh bằng điện tử. Từ ngày 01/01/2017, 100% cơ sở khám chữa bệnh sẽ được giám định thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT bằng dữ liệu điện tử.

Việc chú trọng cải cách thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động và nhân dân khi đăng ký tham gia hoặc giải quyết các chế độ, thụ hưởng chính sách

BHXH, BHYT, BHTN. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, công tác cải cách thủ tục hành chính còn giúp rút ngắn thời gian thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị, doanh nghiệp đối với cơ quan BHXH xuống còn 49,5 giờ vào cuối năm 2016, ngang mức bình quân các nước trong khu vực.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, bên cạnh việc phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, BHXH tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp để tuyên truyền Luật BHXH, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung; rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN để kịp thời xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ngành sẽ củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận “Một cửa” tại cơ quan BHXH từ tỉnh đến huyện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan, đơn vị; tích cực thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử BHXH, BHYT đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp; thường xuyên nâng cấp các phần mềm quản lý nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới. Duy trì, cải tiến hệ thống chất lượng quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động của BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện; tăng cường

kiểm tra việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT; tiếp tục niêm yết công khai minh bạch trong giải quyết TTHC. Tiếp tục xây dựng các trụ sở BHXH cấp huyện khang trang, hiện đại đáp ứng tốt nhất yêu cầu cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó BHXH tỉnh tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức; nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác cải cách hành chính cũng như xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về cải cách hành chính.

Năm 2017 dự kiến sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, song với quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo và cán bộ viên chức toàn hệ thống BHXH tỉnh Gia Lai, tin tưởng rằng BHXH tỉnh Gia Lai sẽ cố gắng, nỗ lực đoàn kết, tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, tăng cường cải cách hành chính tạo sự hài lòng cho người thụ hưởng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình số 55-CTr/TU của Tỉnh ủy Gia Lai đã đề ra với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có trên 15% lực lượng lao động tham gia BHXH, 11% lực lượng lao động tham gia BHTN và có trên 90% dân số tham gia BHYT, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn./.

T.V.Đ

Page 41: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

41Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

PHẠM HẰNG

Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23 tháng 11 năm 1996

của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 02 tháng 7 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác kết nạp đảng viên, đoàn viên, xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân, thời gian qua, cấp ủy, đoàn thể các cấp trong tỉnh đã tổ chức quán triệt và cụ thể hóa thành kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tốc độ phát triển của các doanh nghiệp ở tỉnh (tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh hiện có 3.502 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, giải quyết việc làm cho

hàng vạn lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho quỹ an sinh, phúc lợi xã hội, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương) thì kết quả đạt được còn hạn chế; tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh có tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội còn thấp (hiện chỉ có 56 tổ chức đảng trong doanh nghiệp, chiếm 1,69% và 173 đoàn thể, chiếm 5,23%). Một số doanh nghiệp tư nhân tuy có tổ chức đảng nhưng hoạt động còn yếu, chưa thể hiện được vai trò hạt nhân chính trị ở doanh nghiệp.

Sở dĩ công tác phát triển đảng viên, đoàn viên và tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân chưa đạt yêu cầu đề ra là do một số cấp ủy, tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, xây dựng và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân. Chưa tích cực nghiên cứu cách làm phù hợp, hiệu quả. Mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan thiếu đồng bộ, lúng

túng về cơ chế, phương thức, biện pháp thực hiện. Công tác kiểm tra, đôn đốc chưa sâu sát để có giải pháp kịp thời khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Để khắc phục những hạn chế còn gặp phải trong thời gian qua, ngày 08 tháng 12 năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, củng cố, phát triển tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp tư nhân, theo đó yêu cầu:

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23 tháng 11 năm 1996 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Kết luận số 80-KL/TW, ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Ban Bí thư về tiếp

Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, đoàn viên và tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân

Page 42: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

42 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) trong tình hình mới”; Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Ban Tổ chức Trung ương về việc xây dựng mô hình tổ chức đảng ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp; Nghị định số 98/2014/NĐ-CP, ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, tính cấp bách của công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và phát triển đảng viên, đoàn viên trong doanh nghiệp tư nhân.

- Các tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, Điều lệ Đảng, điều lệ của các đoàn thể chính trị - xã hội và phù hợp với quy định của pháp luật. Tiến hành thành lập tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp khi có đủ số người lao động là đảng viên, đoàn viên, hội viên theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức đó.

Người lao động trong doanh nghiệp có nhu cầu hoặc mong muốn tham gia hoạt động các đoàn thể chính trị - xã hội được cấp ủy, đoàn thể chính trị - xã

hội cấp trên hướng dẫn thành lập đoàn thể chính trị - xã hội tại doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập và tham gia hoạt động trong tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội tại doanh nghiệp.

- Mục tiêu phấn đấu từ nay đến cuối năm 2020, có 100% các doanh nghiệp tư nhân có từ 03 người lao động là đảng viên chính thức trở lên đang làm việc ổn định đều thành lập tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng; 100% doanh nghiệp tư nhân có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đối với tổ chức đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh căn cứ quy định của pháp luật, Luật Thanh niên, Pháp lệnh Cựu Chiến binh và điều lệ của các tổ chức đó.

Người lao động là đoàn viên, hội viên có nhu cầu hoặc mong muốn thành lập thì tổ chức đảng cấp trên chỉ đạo cho tổ chức đảng ở doanh nghiệp hoặc phối hợp với doanh nghiệp và tổ chức đoàn thanh niên, cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập phù hợp với từng doanh nghiệp tư nhân. Các tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp

tư nhân tích cực làm công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, đoàn viên; đảm bảo chất lượng đảng viên và chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong doanh nghiệp tư nhân.

- Định kỳ hằng năm, ủy ban nhân dân tỉnh làm việc vói các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh để kiểm điểm, đánh giá tình hình thành lập tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội tại doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh; giải quyết, đề xuất, kiến nghị các vấn đề phát sinh liên quan đến thành lập tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội tại doanh nghiệp tư nhân.

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, các ngành có liên quan, các tổ chức cơ sở đảng và doanh nghiệp tư nhân tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này.

Đồng thời, giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập tổ chức đảng tại doanh nghiệp tư nhân và phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh hướng dẫn cụ thể việc thành lập đoàn thể chính trị - xã hội tại doanh nghiệp tư nhân.

P.H

Page 43: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

43Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

NGUYỄN TÀI UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy

Năm 2016, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị ở thành phố Pleiku có nhiều chuyển biến tích cực. Tai nạn giao thông nghiêm trọng giảm về số vụ và số người chết, tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, càn quấy giảm cơ bản;

trật tự đô thị, mỹ quan đô thị trên một số tuyến đường phức tạp về trật tự đô thị đã từng bước giải quyết được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thành phố đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ quyết liệt thiết lập lại trật tự kỷ cương, kỷ luật trong quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông.

Thành phố đã triển khai

công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự đô thị, trọng tâm là tiếp tục chấn chỉnh lại kỷ cương, trật tự xây dựng; đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, giữ gìn mỹ quan đô thị;

với công tác tuyên truyền về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lập lại trật tự đô thị

Thành phố Pleiku

Một tuyến đường phố Pleiku hôm nay. Ảnh: ĐT

Page 44: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

44 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị; là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị để thành phố ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.

Thành phố Pleiku hiện có 207 tuyến đường có tên, trong đó đường rộng 7,5 mét là 58 đường, đường rộng trên 10,5 mét là 24 đường, đường trên 14 mét là 6 đường, đường từ 3 mét đến 7 mét là 149 đường. Trong khi đó, các tuyến đường ở Pleiku chủ yếu là nằm trong nhóm không được đậu xe theo Nghị định 100 của Chính Phủ. Thực tế hiện nay trên địa bàn thành phố Pleiku số lượng xe ô tô cá nhân tăng lên nhanh chóng, trong khi quỹ đất để bố trí làm bãi đỗ xe công cộng không còn nhiều, nhất là trong khu vực trung tâm thành phố. Tính đến thời điểm này, TP. Pleiku mới chỉ quy hoạch được 35 điểm, bãi đậu, đỗ xe ô tô, chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó ý thức chấp hành về trật tự giao thông của một bộ phận nhân dân chưa cao, chưa thực hiện tốt các quy định của Luật giao thông đường bộ về dừng, đỗ xe ô tô.

Để giải quyết tình trạng này, thành phố triển khai thí điểm cắm biển cấm đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ tại một số tuyến đường như đường Nguyễn Du, Nguyễn Thái Học và đường Tăng Bạt Hổ. Đến nay, đã nhân rộng cắm biển cấm đổ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ tại 07 tuyến đường nội thành và cấm đỗ xe

một bên tại 02 tuyến đường, góp phần làm cho các tuyến đường nội thành thông thoáng, đảm bảo mỹ quan đô thị, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

Cùng với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công tác quản lý trật tự đô thị được thành phố quan tâm chỉ đạo, đảm bảo mỹ quan đô thị, nâng sắc phố núi, tiến tới xây dựng TP. Pleiku thành đô thị loại I trước năm 2019. Năm 2016, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố và Thông tri số 01-TTr/TU ngày 02/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác quản lý chợ trên địa bàn thành phố. Năm 2016, thành phố đã đầu tư xây dựng 05 tuyến đường (Âu Cơ, Hàn Mạc Tử, Phùng Khắc Khoan, Sư Vạn Hạnh, Cách Mạng Tháng Tám nối dài), vận động được 299/483 hộ dân hiến đất, di dời hàng rào được 1.455 m2 và 07 căn nhà với diện tích 188 m2; trồng mới 472 cây xanh ở 5 tuyến đường trung tâm.

Bên cạnh đó, đã tiến hành vận động các chủ hộ kinh doanh chỉnh sửa, lắp đặt bảng quảng cáo, bảng hiệu đúng nơi quy định trên các tuyến phố chính như đường Hùng Vương, Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Tất Thành, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ... tạo mỹ quan đô thị tại một số tuyến dễ nhìn và thuận lợi hơn cho người đi bộ. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo hoạt động các chợ đi vào hoạt động ổn định như chợ Phù Đổng và chỉ đạo các xã, phường tổ chức

243 đợt ra quân làm trật tự độ thị với trên 2.430 lượt người tham gia, tập trung vào giải tỏa khu vực có các hộ kinh doanh lấn chiếm vĩa hè ở chợ Hoa Lư cũ, chợ phường Chi Lăng, chợ xã An Phú...

Trong thời gian đến, nhằm tạo sự chuyển biến thật sự rõ nét về công tác đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức phong phú,

Page 45: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

45Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

thiết thực, phù hợp đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự đô thị, trọng tâm là tiếp tục chấn chỉnh lại kỷ cương, trật tự xây dựng; đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, giữ gìn mỹ quan đô thị; xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị; là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị để thành phố ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh, hiện đại. Tăng cường giáo dục đạo

đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn thành phố.

Hai là, Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng thành phố Pleiku trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh trước năm 2019. Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ theo hướng quy chuẩn, hiện đại về hệ thống điện, điện chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, hệ thống biển báo, bảng quảng cáo, cây xanh, vỉa hè, điểm

đậu đỗ xe,... Đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị; xã hội hóa trên lĩnh vực vệ sinh môi trường. Triển khai quy hoạch, cải tạo, phát triển cây xanh đường phố, trong công sở và các khu vực công cộng khác; tăng tầng cây xanh kết hợp tầng cây hoa tạo cảnh quan, điểm nhấn đô thị trên từng tuyến đường.

Ba là, Các ngành chức năng thành phố và các xã, phường tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đô thị. Hoàn chỉnh hồ sơ Đề án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình phê duyệt để triển

Ngã ba Hoa Lư, thành phố Pleiku. Ảnh: ĐT

Page 46: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

46 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

khai thực hiện. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc; thiết lập lại trật tự kỷ cương, kỷ luật trong quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt; nghiên cứu phân cấp quản lý đô thị cho các xã, phường trên một số lĩnh vực. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quảng cáo, xây dựng công trình nhà ở; kiên quyết không cấp phép xây dựng nhà “siêu mỏng” không đủ diện tích theo quy hoạch. Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm trên lĩnh vực đô thị, xây dựng. Thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; rà soát, sắp xếp lại các điểm đậu, đỗ xe và trông giữ xe theo quy định. Triển khai lắp đặt hệ thống camera tại các điểm, chốt giao thông quan trọng, ghi hình làm căn cứ để tiến hành ”xử phạt nguội”.

Bốn là, Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, nhất là các vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng, gây bức xúc trong nhân dân, đi đôi với xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quản lý lĩnh vực và quản lý địa bàn. Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các xã, phường trong công tác quản lý đô thị trên địa bàn. Củng cố, kiện toàn, phát huy hiệu quả hoạt động của Đội kiểm tra quy tắc quản lý đô thị thành phố và các Tổ trật tự

đô thị phường, nhất là ở các phường trung tâm thành phố.

Năm là, Ban Tuyên giáo Thành ủy hướng dẫn, định hướng các cơ quan tuyên truyền cùng với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị về công tác quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền tăng thời lượng các chuyên mục, phóng sự, tin, bài trên đài truyền thanh, truyền hình, trang tin điện tử thành phố và hệ thống loa phát thanh ở các xã, phường về mục đích ý nghĩa của công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng; phổ biến nhân rộng các mô hình tiêu biểu trong thực hiện trật tự đô thị và văn minh đô thị trên địa bàn thành phố.

Sáu là, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về quản lý đô thị; nâng cao ý thức của nhân dân về giữ gìn nếp sống văn minh đô thị, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh mua bán; lắp đặt bảng quảng cáo, đậu đỗ xe đúng nơi quy định; tuân thủ các quy định về xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình theo quy hoạch được duyệt...; phát huy vai trò giám sát cộng đồng đối với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý trật tự đô thị.

N.T

Nhờ có Bác soi đường chỉ lốiNên nước nhà nay mới yên vuiCùng dân chia ngọt sẻ bùiVượt qua gian khó của thời chiến tranhBao thế hệ cha anh đi trướcĐã hy sinh để nước mạnh giầuNghĩ mà lòng dạ thêm đauBao người ngã xuống địa đầu quê hươngNay có đảng dẫn đường thay BácCùng chung vai gánh vác nước nhàThành thị cho tới vùng xaCơm no điện sáng nhà nhà vui tươiĐâu cũng thấy tiếng cười rộn rãTừ trẻ thơ tới cả cụ giàVui mừng mở hội gần xaTưng bừng đất nước trên đà đổi thayDù vẫn thấy đó đây gian khóNhưng tựu chung cái khổ vơi nhiềuNhờ ơn đảng Bác bao nhiêuDân nên góp sức bớt nhiều khó khăn.

ANH NGUYỄN

ƠN ĐẢNG & BÁC HỒ

Page 47: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

47Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Trung tâm thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa. Ảnh: TL

Công tác Tuyên giáo là một trong những nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu, là bộ phận hợp thành chủ yếu trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn đã chứng minh, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công

tác Tuyên giáo của Đảng đã thực hiện tốt việc giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước cho mọi tầng lớp nhân dân; tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; tham mưu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng các thế hệ người Việt Nam giàu lòng yêu nước, giàu lý tưởng cách mạng, không sợ hy sinh gian khổ, không tiếc xương máu, sẵn sàng xả thân

Huyện Krông Pa

góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phươngLàm tốt công tác Tuyên giáo

HOÀNG VĂN VĨNH Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Pa

Page 48: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

48 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, trong những năm qua, Ban Tuyên giáo các cấp của Đảng bộ huyện Krông Pa đã có nhiều đổi mới, cách làm sáng tạo, đã lượng hóa nhiệm vụ Tuyên giáo thành các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để tham mưu cho cấp ủy các cấp làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, triển khai học tập, quán triệt đầy đủ, có chất lượng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chuyển tải các thông tin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân; kịp thời nắm, định hướng, xử lý thông tin dư luận xã hội; tham gia chỉ đạo và giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh, bức xúc từ cơ sở. Các hoạt động khoa giáo, lý luận chính trị, văn hóa - văn nghệ thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên luôn được phát huy hiệu quả và đổi mới trên tất cả các mặt. Công tác đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa thu được nhiều kết quả, làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, nhất là đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch của các phần tử phản động; làm tốt công tác thông tin tình hình thời sự trong nước và quốc tế, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước nói

chung, của tỉnh, huyện nói riêng, nhất là tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Các cơ quan trong khối tuyên truyền, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở để nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là các chính sách về công tác cán bộ, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng nông thôn mới… Đồng thời, đã tham mưu có hiệu quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, Thông tri 05-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) “về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; bước đầu triển khai thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, trong đó tập trung vào 4 nội dung đột phá, thể hiện quyết tâm của đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện nhà trong học tập và

làm theo tấm gương của Bác. Qua đó, góp phần tích cực trong việc củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để cổ vũ, động viên, khuyến khích nhân dân yên tâm lao động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Nhờ đó, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm chính trị và sự đồng thuận cao, Huyện đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt được những kết quả tích cực; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng (giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 6,4%, dịch vụ tăng 17,4%); công tác chỉ đạo phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả hạn hán được triển khai kịp thời. Tổng giá trị sản xuất 4.240,4 tỷ đồng, đạt 99,7% chỉ tiêu Nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24,8 triệu đồng/năm, so với chỉ tiêu Nghị quyết. Sản xuất nông nghiệp đạt năng suất, sản lượng tương đối toàn diện, toàn huyện gieo trồng được 43.289 ha, đạt 103% kế hoạch. Tổng thu ngân sách ước thực hiện trên 422 tỷ đồng, đạt 134%KH (trong đó, thu trên địa bàn 52,6 tỷ đồng, đạt 220%); các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, thông tin truyền thông tiếp tục có bước phát triển; an sinh xã

Page 49: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

49Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

hội được đảm bảo. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo. Công tác xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa đạt kế hoạch đề ra; triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện và tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết ở một số đảng ủy, chi ủy cơ sở chậm so với yêu cầu, chất lượng chưa cao. Công tác nắm bắt thông tin dư luận xã hội, dự báo tình hình có lúc, có nơi chưa kịp thời; tuyên truyền về các mô hình tốt, cách làm hay và các chính sách pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội ở một số nơi còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác tuyên giáo năng lực còn hạn chế, thiếu tâm huyết với nghề.

Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị, thời gian tới Ban Tuyên giáo các cấp của Đảng bộ huyện Krông Pa tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng

kế hoạch, chương trình hành động, tổ chức tốt việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, tỉnh, huyện.

Thứ hai, thực hiện tốt việc thông tin nhiều chiều phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; Chủ động tham mưu, hướng dẫn triển khai tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Thứ ba: kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống chính trị- xã hội để tham mưu kịp thời cho cấp ủy hướng giải quyết; tăng cường giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; chủ động đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu, quan điểm sai trái, âm mưu “Diễn biến hòa bình”, nhất là những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”... để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng.

Thứ tư, tăng cường đấu

tranh chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục và thu hút đông đảo các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Thứ năm, phải gắn kết thường xuyên, chặt chẽ công tác Tuyên giáo với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết từ sớm, từ gốc những vấn đề có thể dẫn đến nảy sinh bức xúc về tư tưởng; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và các mô hình tốt, cách làm hay để nhân ra diện rộng.

Thứ sáu, quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo các cấp để có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn, có khả năng nói, viết, nắm bắt, phân tích, dự báo, thông tin kịp thời, chính xác để tham mưu cho cấp ủy các cấp.

Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng chương trình, kế hoạch và việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp./. H.V.V

Page 50: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

50 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

Nghệ thuật điêu khắc dân gian của người Bahnar, Jrai rất

phong phú. Một trong những sản phẩm độc đáo đó là tượng gỗ. Qua bàn tay sáng tạo của các nghệ nhân, tượng gỗ vừa là tác phẩm nghệ thuật vừa là

sản phẩm mang ý nghĩa tâm linh, mang tính xã hội, tính cộng đồng sâu sắc. Các tượng gỗ dân gian không chỉ để trang trí, tô điểm cho ngôi nhà chung - nhà rông của các buôn làng thêm đẹp, hoành tráng, trang trí ngôi nhà ở - nhà sàn của

đồng bào mà đặc biệt được dùng để trang trí phổ biến tại ngôi nhà mồ – kiến trúc dành cho người chết trong lễ bỏ mả - một lễ hội lớn của 2 dân tộc Bahnar, Jrai tại Gia Lai. Để làm tượng, nghệ nhân chỉ dùng những dụng cụ đơn giản như: rìu, rựa, dao, đục... Dưới bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của họ, tượng gỗ đã phản ánh sự sinh động của cuộc sống, góp phần làm nên nét đặc sắc trong văn hoá cổ truyền của 2 dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Gia Lai.

Cư dân bản địa ở Tây Nguyên chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”. Người Bahnar, Jrai tin rằng con người khi sống có linh hồn khi chết đi linh hồn biến thành ma (atâu). “Atâu cũng có buôn làng, nhà cửa, cũng cần được ăn uống sinh hoạt như trên trần gian, nên người sống phải chia của cho người chết”1. Từ tín ngưỡng này, sau một thời gian nuôi ma, tùy vào sự tiếc thương của từng gia đình, tùy vào điều kiện kinh tế mà gia đình, dòng họ làm lễ bỏ mả (thơ nga hay pơ thi). Đây là lễ lớn nhất và là lễ cuối cùng trong nghi thức tang ma của đồng bào. Chỉ trong dịp này, nghệ nhân mới làm nhà cho người chết. Họ trang trí kiến trúc nhà mồ bằng các màu sắc, hình vẽ và tượng dựng xung quanh khu nhà mồ. Khi trang trí ở nhà mồ, tượng mang chức năng phục vụ người chết, là sản phẩm của người sống làm tặng cho người chết với

1 Nguyễn Thị Kim Vân, Tín ngưỡng và tôn giáo dân tộc Bahnar, Jrai.: NXB Văn hóa dân tộc, 2013, tr86.

Tượng gỗ dân gian

của người

Bahnar, Jrai nét đẹp văn hóa

HOÀNG THANH HƯƠNG

Những pho tượng gỗ mang lối điêu khắc độc đáo được tạo nên bởi đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân. Ảnh: Dương Giang

Page 51: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

51Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

tất cả sự thương mến, sự chia sẻ mang rõ tâm thức sống sao chết vậy. Nhà mồ chính là nơi trưng bày tượng gỗ dân gian nhiều nhất với các nhóm tượng phồn thực, tượng sinh hoạt, tượng đồ vật, tượng thú và hoa trái. Hiện tại một số khu nhà mồ ở các làng thuộc xã Ia Kly, Ia Bang, Ia Phìn huyện Chư Prông, làng Choet 2, P. Thắng Lợi, TP. Pleiku, xã Ia Mnông, Ia Ly, Ia Ka huyện Chư Pah, xã Ia Broái, Chư Mố, Ia Kdăm huyện Ia Pa, làng Pyang thị trấn Kông Chro, làng Tờ Nùng, xã Yang Trung, huyện Kông Chro, làng Nak, Tờ Mật xã Đông huyện Kbang… hiện đang còn một số tượng và các cột kut, klao trang trí trong kiến trúc nhà mồ.

Bên cạnh môi trường thể hiện là nhà mồ, nghệ nhân dân gian còn sử dụng tượng gỗ trang trí ngôi nhà rông, đây là nơi dân làng thường tập trung đông nhất, nơi diễn ra những sự kiện lớn của làng, của đời người nên mọi người muốn làm đẹp, muốn “làm vui” bằng nhiều hình thức để nhiều người cùng được nhìn ngắm, thưởng thức. Vì vậy, sự có mặt của tượng gỗ sẽ làm không gian nhà rông thêm sống động bởi vẻ đẹp tự thân của tượng. Theo khảo sát, điền dã gần đây nhất, chúng tôi nhận thấy sự pha trộn yếu tố hội họa trong trang trí nhà rông của người Bahnar khá rõ nét khi màu sắc và hoa văn được vẽ, tô lên các nẹp gỗ (cả bên trong, ngoài) cùng các tượng chim thú, đồ vật. Như vậy, nếu tượng gỗ trang trí tại

các khu nhà mồ là để dành cho người chết, thì tượng gỗ trang trí trong nhà rông là để dành cho người sống. Tuy không phong phú và độc đáo bằng các lớp tượng ở nhà mồ nhưng không thể phủ nhận vẻ đẹp vô cùng sinh động của một số loại tượng gỗ dân gian trang trí tại các nhà rông truyền thống (trước đây) hoặc vừa truyền thống vừa hiện đại (hiện nay) tại các buôn làng Bahnar, Jrai ở Gia Lai hôm nay. Trong kiến trúc nhà ở, từ khảo sát thực tế đến thời điểm hiện tại thì số nhà sàn sử dụng tượng gỗ để trang trí làm đẹp còn khá ít, song qua lời kể của những nghệ nhân già thì bên cạnh việc chăm chút cho công trình kiến trúc chung của làng là ngôi nhà rông, trước đây nhà ở của các gia đình cũng được đồng bào dùng tượng trang trí trong và ngoài nhà theo cách trang nhã, giản dị ở lan can bao quanh hiên, đầu cầu thang lên xuống. Theo nghệ nhân Ksor HNao “Đối với nhà ở của người Jrai, Bahnar trước đây, trang trí tượng gỗ thường nhà giàu mới làm được, trước nhà đặt những tượng ghè, ché rượu, ngà voi vì đồng bào quan niệm khách đến nhà quý khách trước tiên là mời nước sau là mời rượu, trang trí thế một phần cho đẹp, một phần để thể hiện hiếu khách”. Hiện nay, việc trang trí điêu khắc gỗ nhà ở của người Bahnar, Jrai khá mờ nhạt, đa số nhà ở đã được xây dựng pha trộn truyền thống với hiện đại nên việc tìm lại hình ảnh ngôi nhà sàn xưa với những trang

trí kiến trúc và điêu khắc cổ truyền rất khó.

Tùy theo chất gỗ mà người Bahnar, Jrai sử dụng chúng để trang trí các kiến trúc. Gỗ cứng, tốt dùng làm cột kèo, đẽo tượng, cột trang trí rào bảo vệ nhà mồ (gỗ hương, mít, dổi đen, cẩm lai, gụ, bồ kết, chôm chôm rừng, lác, đầm ...), các loại gỗ mềm như gòn, vông để làm những chạm khắc nhỏ. Gỗ làm nhà rông, nhà ở cũng tùy điều kiện từng làng, từng gia đình mà có thể dùng loại tốt như hương, cà chít, cẩm, dổi hay các loại gỗ muồng, mít, táo rừng mà làm cột và tạc tượng trang trí lối vào cửa chính, cầu thang, vách ngăn trong nhà, cửa hai bên đầu nhà với hình ảnh các ché, bầu, trống, nồi bung có quai, người thợ săn, dũng sĩ, mẹ bồng con, em bé đánh chiêng như các làng thuộc khu vực người Bahnar cư trú phía Đông của tỉnh. Hiện tại các nghệ nhân thường sử dụng gỗ mít, gỗ muồng đen, xoài, chôm chôm, bồ kết để tạc tượng gỗ khi có lễ bỏ mả, khi sửa chữa, làm mới nhà rông, nhà sàn vì rừng đã do Nhà nước quản lý, khó có thể vào lấy gỗ về tạc tượng cũng như dùng cho các nhu cầu sinh hoạt khác của đời sống nên nghệ nhân dùng gỗ lâu năm trong vườn, trong làng, nơi các làng lân cận để làm nguyên liệu sáng tạo.

Điêu khắc gỗ thuộc loại hình trang trí thực dụng đời sống, là nghệ thuật làm đẹp bề mặt và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ thị giác của con người. Ngôn ngữ chủ đạo của điêu khắc là khối

Page 52: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

52 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

và khối là chủ thể để tạo nên sức sống cho một tác phẩm. Những bức tượng này, từ khối hình được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của nghệ nhân, trong không gian ba chiều tự nó đã cất lên tiếng nói của mình về giới hạn đời người, chu trình vòng đời và khát vọng sinh tồn muôn đời của con người nơi trần thế. Tượng gỗ Bahnar, Jrai thường mang ngôn ngữ gợi tả là chính. Một nét đẽo vạt trên gương mặt người chống cằm, tạo khoảng lõm hút ánh sáng, tạo cảm giác khắc khổ, đau buồn nơi gương mặt tượng trong đa dạng những sắc thái của những tượng khác xung quanh. Đứng trước tượng gỗ của các dân tộc Tây Nguyên nói chung tượng gỗ người Bahnar, Jrai ở Gia Lai nói riêng, sự diễn tả cô đọng của nghệ nhân bằng những nét trên những khối gỗ phẳng lớn, dù nhiều chi tiết khác không được đặc tả hoặc làm mất đi nhưng ý nghĩa nhân sinh vẫn được gợi lên sống động trong thị giác và suy nghĩ của người xem chúng. Ngôn ngữ trần thuật diễn tả này còn thể hiện khá rõ nét trong những tượng mồ hiện đại sau này ở vùng Chư Păh, Ia Pa, Kông Chro, Chư Prông, Đăk Đoa, Đak Pơ, Kông Chro với những tượng bộ đội cầm súng, cầu thủ ôm bóng, đôi tình nhân khiêu vũ, đôi tình nhân chở nhau trên xe máy, cô gái ôm tập vở, công an đeo súng hay những mặt nạ nửa người nửa thú trang trí trên phần giữa cột Klao ở thị trấn Kông Chro, xã Pờ Tó. Tuy nhiên với ngôn ngữ tạo hình này ở lớp tượng hiện

đại với tư duy làm cho đẹp, cho vui mắt đã làm mất dần đi ngôn ngữ tạo hình truyền thồng của tượng gỗ. Sự thích nghi sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân trong cuộc sống hiện đại giúp nghề làm tượng gỗ ở Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung tồn tại và vận động phát triển cùng dòng chảy phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tượng gỗ dân gian phải được đặt trong không gian nhà mồ và nhà rông, nhà sàn mới biểu thị đầy đủ giá trị của chúng. Do vậy, chính sự kết hợp giữa các hình khối trong một không gian nhất định mới quyết định được giá trị của tác phẩm điêu khắc. Trong một không gian sắp đặt cụ thể, từ nhiều góc nhìn tác phẩm sẽ tạo nên ngôn ngữ diễn đạt của riêng nó. Ngôn ngữ ấy biểu hiện ở mỗi hướng nhìn của nghệ nhân và người thưởng lãm. Ở từng không gian khác nhau tượng gỗ sẽ biểu thị chức năng của mình một cách rõ nét hoặc để phục vụ người chết, hoặc để phục vụ người sống. Trong xu thế phát triển hôm nay, nghệ nhân làm tượng cho người sống hay người chết đều hướng đến việc làm cho đẹp cho vui mắt, không còn nhiều ràng buộc kiêng cữ khi tạc tượng như thời xa xưa và dù xã hội phát triển nhanh mạnh theo hướng đô thị hóa thì khả năng thích nghi sáng tạo trong nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống của nghệ nhân dân gian vẫn bắt kịp, vẫn duy trì tồn tại và chỉ cần có yêu cầu, nghề tạc tượng gỗ truyền thống lại được phát huy và những lớp tượng

mới lại ra đời, lại cất lên tiếng nói riêng biệt độc đáo có một không hai của mình trong dòng chảy văn hóa của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên nói riêng và đất nước nói chung.

Có thể nói rằng, tượng gỗ dân gian vẫn thường được nhiều người biết tới là một sản phẩm nghệ thuật phục vụ trong tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt là tang ma. Tuy nhiên, trong thực tế, tượng gỗ còn được dùng trang trí trong nhà rông, nhà sàn, nhà dài nhưng phổ biến nhất vẫn là đặt quanh nhà mồ. Tượng vừa có chức năng trang trí vừa chứa đựng tín ngưỡng dân gian, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh của người Bahnar, Jrai. Bên cạnh đó, tượng còn là những tác phẩm nghệ thuật trang trí làm đẹp môi trường sống tại các buôn làng và hiện nay tượng gỗ đang dần bước ra khỏi giới hạn tín ngưỡng tâm linh để ngày càng có thêm nhiều không gian trưng bày. Từ những không gian ấy, tượng gỗ dân gian đang từng bước đến gần hơn với nhiều đối tượng thưởng lãm và phát huy được những giá trị quý báu của mình. Tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai cùng những nghệ nhân sáng tạo nên chúng đã và đang đóng góp một vẻ đẹp độc đáo và mang lại nhiều giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Bahnar, Jrai tại Gia Lai, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất, đậm đà bản sắc dân tộc.

H.T.H

Page 53: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

53Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

HỒNG THI

Những tuyến bê tông liên thôn ở xã Thành An (thị xã An Khê)

đã trở nên tinh tươm, sạch đẹp hơn khi được gột rửa lớp bụi nền. Cống rãnh hai bên đường cũng được nạo vét tươm tất. Khắp nơi, mấy luống hoa đang chờ khoe sắc trước mỗi hiên nhà.

Chợ quê những ngày giáp Tết lúc nào cũng nhộn nhịp cảnh bán mua. Bên cạnh các tiểu thương, phiên chợ cận Tết còn có sự góp mặt của một số nông dân với gánh rau, giỏ củ quả, cây trái tươi xanh... mà

họ gieo trồng được. Người người nườm nượp đi chợ sắm Tết, nào quần áo mới, nào đồ khô dự trữ hay nhu yếu phẩm hàng ngày. Bà Nguyễn Thị Bé (thôn 1, xã Thành An) chia sẻ: “Vì gần Tết nên chợ đông lắm, muốn có chỗ ngồi bán, từ tối hôm trước tôi đã phải xuống chợ để trải bạt, đánh dấu vị trí để người khác khỏi ngồi. Bán từ nay đến khoảng sáng 29, 30 Tết rồi nghỉ, kiếm thêm ít đồng sắm sửa ăn Tết cho đủ đầy”.

Bánh tét, bánh thửng, bánh in, mứt dừa hay mứt

bí... là các món ăn mà người dân nơi đây nói riêng và các vùng quê trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn còn duy trì vào mỗi độ xuân về Tết đến. Với họ, ngoài mục đích gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc, việc tự tay làm bánh mứt cho ngày Tết cũng chính là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn sau những tháng ngày xa cách. Vừa tỉ mẩn bên chiếc khuôn đồng giúp mẹ làm bánh in, em Thái Mỹ Ngọc Thoa (thôn 4, xã Thành

Xuân Đinh Dậu 2017 đã sắp chạm ngõ mọi nhà. Những ngày này, không khí chuẩn bị Tết nơi thôn quê cũng chộn rộn không kém gì phố thị. Bên cạnh tân trang lại nhà cửa, người dân còn tự tay làm nên những món bánh mứt truyền thống để đón mừng năm mới.

Tết quêTết quêRộn ràng Mọi người quây quần làm bánh Tét. Ảnh: Hồng Thi

Page 54: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

54 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

An) vừa tâm sự: “Em phải xa nhà đi học tận TP. Hồ Chí Minh, đến Tết mới được trở về. Sáng giờ em phụ mẹ gói bánh tét và giờ là làm bánh in, dù hơi mệt nhưng cảm thấy rất vui và ấm cúng khi cả nhà cùng quây quần chuẩn bị Tết”.

Khác với trước kia chỉ có đường và bột nếp hoặc nhân mè, bánh in bây giờ đã được biến tấu thêm nhiều loại nhân hấp dẫn như: đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, dừa... tùy theo sở thích của người dùng. “Ở chợ cũng bán nhiều lắm nhưng bánh không được ngon bằng mình làm, nhân cũng ít và kém đậm đà. Năm nào có bận rộn đến đâu, tui cũng dành chút thời gian để làm bánh, vừa đảm bảo vệ sinh vừa cho có không khí Tết”- chị Hằng (mẹ Thoa) cho biết.

Cùng với bánh in, bánh thửng (có nơi gọi là bánh thuẫn) cũng là món bánh Tết không thể thiếu trong mỗi gia đình miền Trung. Bên thau bột bình tinh, trứng, đường được đánh nổi, bà Hồ Thị Lan (thôn 5, xã Thành An) nhanh tay thoa dầu vào chiếc khuôn đồng trên lò than hồng rực rồi khéo léo đổ từng mẻ bánh. Bà Lan kể, trước đây, nhà nào cũng có khuôn bánh và rất trân quý nó. Theo thời gian, giờ cả thôn chỉ còn 1, 2 người giữ, nhưng vẫn chuyền tay nhau chiếc khuôn để nhà nào cũng có bánh ăn Tết.

Đông vui nhất có lẽ là thời điểm gói bánh tét. Bởi lẽ, người dân nơi đây hay có thói quen tập trung nhau lại cùng làm và nấu thay vì nhà nào làm ở nhà ấy. Những người phụ nữ của gia đình cùng quây quần bên chiếc nia to, người lau lá, kẻ gói bánh, người buộc thêm lạt. Bọn trẻ con thì ngồi xung quanh, chăm chú xem các bà, các mẹ thực hiện; thỉnh thoảng

lại tò mò hỏi vài câu. Tiếng cười nói, trò chuyện vang cả một góc xóm. Rồi đêm Giao thừa, già-trẻ-gái-trai lại quây quần bên bếp lửa, canh nồi bánh tét và chờ đón thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Hình ảnh ấy, lúc nào cũng bình dị và thân thương. Có lẽ với nhiều người, Tết như vậy đã là quá đủ đầy...

H.T

Đảng như ánh nắng mặt trờiXóa màn đen tối, tỏa ngời vầng dươngĐảng đã biết chọn đường đi đúngGiành quyền về quần chúng nhân dânVượt qua bão táp phong trầnTiên phong như một đội quân anh hùngDân với Đảng vô cùng mật thiếtLãnh đạo dân, dân biết nghe theoKhó khăn vẫn vững tay chèoGiúp dân xóa đói giảm nghèo tiến lênTrong hội nhập đừng quyên có ĐảngKhông hòa tan, biến dạng đổi màuPhải như cá, nước bên nhauNghĩa tình dân Đảng trước sau vẹn toàn.

BÙI VĂN HIỀN

Nghĩa tình dân đảng

Page 55: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

55Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

* NGUYỄN TRỰC (1417 - 1473): Sinh năm Đinh Dậu, quê Hà Nội, danh sỹ thời Lê. Ông đỗ Trạng nguyên năm 24 tuổi, làm quan thời Lê Nhân Tông; tới chức Thừa chỉ Viện Hàn lâm, Trung thư lệnh kiêm Tế tửu Quốc tử giám Nguyễn Trực tính khiêm nhường, nhân hậu, kiến thức uyên bác, là tác

điều hành của ông, các mặt quân sự, nội trị, ngoại giao đều phát triển. Dân Thuận Quảng sống ấm no, ổn định. Năm 1611, Nguyễn Hoàng cho quân tiến đánh Chiêm Thành, mở rộng biên cương đến tỉnh Phú Yên ngày nay. Ông được dân mến phục, thường gọi là chúa Tiên.

phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm còn là tác giả tập truyện chữ Hán Truyền kỳ tân phả và thơ văn chữ Hán, chữ Nôm trong tập Hồng Hà phu nhân di văn.

* NGUYỄN GIA THIỀU (1741 - 1789): Sinh năm Tân Dậu, quê Bắc Ninh, danh thần, nhà văn hóa thời Lê.

Danh nhân đất nước tuổi Dậu

giả Bố nhĩ tập. Ông là nhà khoa học và giáo dục nổi tiếng, được đông đảo học trò ngưỡng mộ, xưng tụng thành “Sư liêu tiên sinh”.

* NGUYỄN HOÀNG (1525 - 1613): Sinh năm Ất Dậu, quê Thanh Hóa, thủy tổ nhà Nguyễn. Ông rất thông minh, nghị lực, giàu chí tiến thủ, phò tá vua Lê, được phong tới tước Quận công. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cai quản dải đất miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Nam, tích cực chiêu dân, lập ấp, mở mang bờ cõi và chống chúa Trịnh lộng quyền ngoài Bắc. Dưới sự

* ĐOÀN THỊ ĐIỂM (1705 - 1746): Sinh năm Ất Dậu, quê Hưng Yên, nhà thơ, hiệu Hồng Hà nữ sỹ. Thuở nhỏ nổi tiếng thông minh, giỏi văn thơ. Đến tuổi trưởng thành thì cha và anh trai mất, bà vừa làm thuốc vừa dạy học để lấy tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu. Năm 37 tuổi, Đoàn Thị Điểm kết hôn với Nguyễn Kiều, một Tiến sỹ nổi tiếng giỏi văn chương. Khi chồng bà đi sứ Trung Quốc 3 năm, nỗi nhớ thương chồng khiến bà dịch ra quốc âm tập Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Về tác phẩm; ngoài bản dịch Chinh

Ông là người cương trực, bản lĩnh, văn võ song toàn, năm 18 tuổi đã giữ chức Hiệu úy sau đó làm Chỉ huy Thiêm sự. Năm 30 tuổi, được thăng chức Tổng binh, được phong tước Ôn Như Hầu, chỉ huy toàn bộ quân đội, giúp triều đình dẹp loạn an dân. Năm 39 tuổi, ông giữ chức Đô chỉ huy sứ sau mấy năm bỏ việc binh, lui về nhàn cư bên Hồ Tây. Năm 1780, Nguyễn Gia Thiều đứng ra trông coi việc xây tháp trong chùa Tiên Tích (Hà Nội). Ông còn nổi tiếng với năng khiếu văn, triết, sử, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trở thành một nhân vật sáng giá nhất

NGA NGUYỄN

Page 56: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

56 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

nước ta thời bấy giờ. Về tác phẩm có: Ôn Như thi tập (2 tập thơ chữ Hán), Cung oán ngâm khúc, Tây Hồ thi tập, Tứ trai tập (Chữ Nôm).

* NGUYỄN HUỆ (1753 - 1792): Sinh năm Quý Dậu, quê Bình Định, Anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài. Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo nhưng mạnh mẽ, quyết liệt, am tường võ thuật, say mê binh pháp. Năm 18 tuổi (1771), Nguyễn Huệ tham gia khởi xướng và là một trong những lãnh tụ của phong trào Tây Sơn. Năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng Tây Sơn Vương, ông được phong làm Phụ chính. Năm 1778, được phong làm Long nhương tướng quân. Năm 1782, Nguyễn Huệ đưa quân vào Nam đánh bại các chúa Nguyễn. Đầu năm 1785, ông là Tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn đánh trận quyết định với 5 vạn quân Xiêm La xâm lược do Nguyễn Ánh rước về và đã thắng vang dội ở Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang). Năm 1786, ông được phong làm Bắc bình vương, cai quản từ Quảng Nam ra Bắc. Cuối năm 1788, quân Thanh tràn vào xâm lược nước ta, để quy tụ lực lượng vào sự nghiệp chống ngoại xâm, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Xuân Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn thần tốc ra Bắc, đánh tan 29 vạn giặc

Thanh xâm lược, giải phóng và thống nhất đất nước.

* NGUYỄN DU (1765 - 1820): Sinh năm Ất Dậu, quê Hà Tĩnh, thi hào nổi tiếng, tự là Tố Như. Ông là người đa tài, giàu nghị lực, sớm theo giúp nhà Nguyễn, trải qua nhiều cương vị hành chính, giáo dục, ngoại giao quan trọng, làm tới Hữu Tham tri Bộ Lễ và từng lãnh đạo đoàn sứ đi Trung Quốc năm 1813. Nguyễn Du sáng danh trong lịch sử thơ ca với nhiều tác phẩm bình dị mà ấn tượng, dạt dào tình cảm, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, đặc biệt là tác phẩm bất hủ Truyện Kiều.

* ĐẶNG HUY TRỨ (1825 - 1874): Sinh năm Ất Dậu, quê Thừa Thiên - Huế; nhiếp ảnh gia, danh sỹ đời Thiệu Trị, Tự Đức; bút hiệu Hoàng Trung. Từ nhỏ, Đặng Huy Trứ đã nổi tiếng thần đồng; tính khảng khái, giàu khí tiết. Ông đỗ Hương nguyên, là vị quan thanh liêm, chính trực, được thăng đến chức Ngự sử, từng đi sứ Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên và có công đầu trong việc du nhập, truyền bá nghệ thuật nhiếp ảnh vào Việt Nam, ngoài ra ông còn là tác giả của nhiều công trình Văn thơ, lịch sử, triết luận như khắc các bộ Tùng chinh di quy, Nhị vị tập và biên soạn các sách: Hoàng Trung thi văn sao, Khang Hy canh chức đô, Tứ thập bát hiếu kỷ sự tân biên, Việt sử

thanh huân diễn nghĩa, Nữ giới diễn ca...

* NGUYỄN TRUNG TRỰC (1837 - 1868): Sinh năm Đinh Dậu, quê Long An, Anh hùng kháng Pháp. Ông thông hiểu chữ Hán, tính cương trực, khảng khái; hưởng ứng hịch Cần Vương, chiêu mộ nghĩa quân nổi dậy đánh phá các đồn giặc. Ngày 10/12/ 1861, Nguyễn Trung Trực chỉ huy trận đốt cháy tàu Pháp Espérance tại làng Nhật Tảo, trên sông Vàm Cỏ Đông. Sau trận đó, ông được triều đình phong chức Quản cơ, giữ vững Hà Tiên. Ngày 16/06/1868, ông đưa quân về đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá), tiêu diệt toàn bộ quân Pháp đóng ở đó. Tháng 9/1868, Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp bắt, ông nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người nước Nam đánh Tây”.

* TỐNG DUY TÂN (1837 - 1892): Sinh năm Đinh Dậu, quê Thanh Hóa, nhà yêu nước thời cận đại. Năm 1875, ông đỗ Tiến sỹ làm quan trong các ngành Hành chính, Giáo dục, Thương mại, An ninh. Ông hưởng ứng phong trào Cần Vương, tham gia khởi nghĩa chống quân Pháp từ năm 1885 rồi nhanh chóng trở thành thủ lĩnh kháng chiến ở vùng Bắc Trung Bộ. Ông lãnh đạo nghĩa quân gây cho Pháp nhiều thiệt hại nghiêm trọng trước khi bị bắt và hy sinh năm 1892.

Page 57: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

57Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

* TRẦN XUÂN SOẠN (1849 - 1923): Sinh năm Kỷ Dậu, người Thanh Hóa, nhà yêu nước thời cận đại. Ông được triều đình giao chức Đề đốc kinh thành, đặc trách đội quân phấn nghĩa chuẩn bị đánh Pháp. Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, ông cùng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, phát hịch Cần Vương chống Pháp và tích cực hoạt động ở miền Trung. Ông chủ trương xây dựng cứ điểm Ba Đình ở Nga Sơn, sau đó chỉ huy cánh quân ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Bị quân Pháp đàn áp mạnh, ông rút về vùng rừng núi để xây dựng lại phong trào rồi quay lại phản công, khiến giặc Pháp kinh hồn bạt vía. Sau đó, ông sang Trung Quốc để tìm cách xin viện trợ. Trần Xuân Soạn mất tại Long Châu (Trung Quốc) ngày 17/ 12/ 1923.

* LƯƠNG NGỌC QUYẾN (1885 - 1917): Sinh năm Ất Dậu, quê Hà Nội, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Năm 1905, ông sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu rồi vào học ở trường Chấn Võ. Năm 1912, ông được bầu làm Ủy viên Quân sự Việt Nam Quang phục hội. Năm 1914, Lương Ngọc Quyến bị bắt và bị cầm tù ở Thái Nguyên, giặc tra tấn ông đến tàn phế. Trong cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên, ông được cử làm Quân sư, Phó tư lệnh bên cạnh Trịnh Văn Cấn. Ngày 05/9/1917, trong lúc giao tranh với quân Pháp, Lương Ngọc Quyến bị trúng

đạn, anh dũng hy sinh.* PHẠM NGỌC

THẠCH (1909 - 1968): Sinh năm Kỷ Dậu, quê Quảng Nam; bác sỹ, nhà hoạt động cách mạng. Ông mẫn cảm, linh hoạt, giàu lòng yêu nước, theo học Y khoa bên Pháp rồi về nước nhiệt tình xây dựng các cơ sở cách mạng, trở thành thủ lĩnh phong trào Thanh niên Tiền phong Sài Gòn trước năm 1945. Sau cách mạng tháng 8, ông là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính khu Sài Gòn - Gia Định, rồi ra Bắc, được cử làm Bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phạm Ngọc Thạch đã cống hiến xuất sắc cho nền y tế nước nhà với nhiều công trình y học quy mô và hiệu quả, đặc biệt trong việc phòng chống bệnh sốt rét.

* LƯU HỮU PHƯỚC (1921 - 1989): Sinh năm Tân Dậu, quê Cần Thơ; nhạc sỹ, Giáo sư, viện sỹ, bút danh Huỳnh Minh Siêng. Thuở nhỏ, ông học ở Cần Thơ, Sài Gòn. Năm 1940, học tại Đại học Y dược. Trong cách mạng tháng 8, Lưu Hữu Phước vào Sài Gòn tham gia hoạt động Văn hóa xã hội, sáng tác những bài hát ca ngợi tinh thần quật khởi của dân tộc như: Hội nghị Diên Hồng, Bạch đằng giang, Hồn tử sỹ, Tiếng gọi thanh niên... Sau 1945, ông làm Tổng thư ký Ủy ban

Kháng chiến Nam bộ rồi ra Hà Nội làm Giám đốc trường Văn hóa Thiếu nhi, phó trưởng đoàn văn công trung ương. Từ 1954 - 1964, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ âm nhạc, Tổng thư ký Hội Nhạc sỹ Việt Nam. Năm 1965, ông lại vào chiến trường Nam Bộ viết ca khúc Giải phóng miền Nam nổi tiếng, giữ chức Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin trong Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam (1969). Năm 1986, ông được Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức phong Viện sỹ Thông tấn Âm nhạc. Năm 1987, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Năm 1996, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1.

* LƯƠNG ĐỊNH CỦA (1921 - 1975): Sinh năm Tân Dậu, quê Sóc Trăng, Giáo sư, Tiến sỹ Nông nghiệp. Ông say mê nghiên cứu cây trồng, du học ở Nhật Bản rồi quay về phục vụ tổ quốc. Với lối sống giản dị, chân thành, cởi mở, tác phong làm việc nghiêm túc, cần mẫn mà khoa học, sáng tạo, ông đã lai tạo ra nhiều giống lúa, khoai, ngô, dưa… mới rất hiệu quả và phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam. Từ năm 1954, Lương Định Của tập kết ra Bắc, đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng. Ông được bà con nông dân cả nước mến mộ, gọi là “bác học của đồng ruộng” và được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

N.N

Page 58: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

58 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

* Bộ Chính trị: Chấm dứt ngay tình trạng ăn uống, “chè chén“ xa hoa, lãng phíNgày 19/12/2016, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí

thư thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”.

Theo đó, Bộ Chính trị Quy định: 1- Nghiêm cấm việc lợi dụng tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt, chúc mừng trước,

trong và sau mỗi kỳ đại hội, hội nghị, kỳ họp hoặc các dịp mít tinh, kỷ niệm ngày truyền thống, khai giảng, bế giảng hoặc khi cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển, thuyên chuyển công tác,... để ăn uống, “tiệc tùng”, tặng, nhận quà, với động cơ vụ lợi.

2- Việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết, sinh nhật phải thực hiện đơn giản, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hoá mới theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Nghiêm cấm việc lợi dụng để “biếu xén”, đưa tặng quà với động cơ vụ lợi, không trong sáng. Chấm dứt ngay tình trạng ăn uống, “chè chén” xa hoa, lãng phí, gây phản cảm trong dư luận xã hội.

3- Khi có đoàn công tác đến, địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở phải thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về chế độ lễ tân, chế độ công tác; không tổ chức đoàn xe đưa đón, khẩu hiệu, trải thảm, tặng quà và tổ chức ăn uống lãng phí.

4- Các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Quy định của Bộ Chính trị. Từng đồng chí Uỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện và chỉ đạo thực hiện Quy định này.

5- Phát huy vai trò tích cực của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát thực hiện quy định này; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm.

6- Giao cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp lãnh đạo thực hiện nghiêm Quy định này. Quy định này được phổ biến đến chi bộ./.

* Thông tư số 229/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông tư gồm 08 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Một số nội dung chủ yếu của Thông tư:

Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông được chia thành các mức khác nhau cho 3 khu vực: Khu vực I (KV) gồm thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh; khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã; khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên, cụ thể: (Đơn vị tính: Đồng/lần/xe).

Page 59: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

59Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

- Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số:(1) Ô tô; trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách áp dụng theo điểm

2 mục này: KV I: 150.000- 500.000; KV II: 150.000; KV III: 150.000.(2) Ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách: KV I: 2.000.000- 20.000.000;

KV II: 1.000.000; KV III: 200.000.(3) Sơ mi rơ móc, rơ móc đăng ký rời: KV I: 100.000- 200.000; KV II: 100.000; KV III:

100.000.(4) Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ): a) Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống: KV I:

500.000- 1.000.000; KV II: 200.000; KV III: 50.000; b) Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng: KV I: 1.000.000- 2.000.000; KV II: 400.000; KV III: 50.000; c) Trị giá trên 40.000.000 đồng: KV I: 2.000.000- 4.000.000; KV II: 800.000; KV III: 50.000; d) Riêng xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người tàn tật: KV I: 50.000; KV II: 50.000; KV III: 50.000.

- Cấp đổi giấy đăng ký:(1) Cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số: a) Ô tô (trừ ô tô con không hoạt động kinh

doanh vận tải hành khách di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.2 khoản 4 Điều này): KV I: 150.000; KV II: 150.000; KV III: 150.000; b) Sơ mi rơ móc đăng ký rời, rơ móc: KV I: 100.000; KV II: 100.000; KV III: 100.000; c) Xe máy (trừ xe máy di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.2 khoản 4 Điều này): KV I: 50.000; KV II: 50.000; KV III: 50.000.

(2) Cấp đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số ô tô, xe máy: KV I: 30.000; KV II: 30.000; KV III: 30.000.

(3) Cấp lại biển số: KV I: 100.000; KV II: 100.000; KV III: 100.000.- Cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời (xe ô tô và xe máy): KV I: 50.000; KV II: 50.000;

KV III: 50.000.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HỎI ĐÁP VỀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG

Hỏi: Đảng viên A công tác tại Đảng bộ Biên phòng tỉnh K do vi phạm kỷ luật nên đã được cho ra quân và chuyển sinh hoạt đảng về huyện B thuộc tỉnh K. Nhưng 6 tháng sau, đảng viên A vẫn không làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng về huyện B. Hiện nay, đảng viên A vi phạm pháp luật, Cơ quan điều tra khởi tố bị can nên đề nghị đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên A.

Vậy, tổ chức đảng nào thực hiện việc đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên A?Trả lời:- Mục c, Điểm 6.3.1, Khoản 6.3, Điều 6, Quy định số 29 - QĐ/TW, ngày 25-7- 2016 của

Ban Chấp hành Trung ương thi hành Điều lệ Đảng quy định:“Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải xuất trình

giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với chi ủy nơi chuyển đến để được sinh hoạt đảng. Nếu quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lý do cụ thể để cấp ủy có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định”.

Page 60: TRẦN ĐÌNH HIỆP TỐNG THỚI MỐC HỒ TRUNG HƯNG TRẦN …thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/DACSANTTVHGL1v22017.pdf · l Những vấn đề, sự kiện nổi bật

60 Tư tưởng-văn hóa Gia Lai (1+2/2017)

- Điểm 4.2, Khoản 4, Điều 40, Quy định số 30 - QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định:

“- Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên là tổ chức đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó.

Đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên do chi bộ và đảng uỷ cơ sở đề nghị, uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định. Đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý, chi bộ và đảng uỷ cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấp uỷ quản lý cán bộ đó quyết định”.

Căn cứ các quy định trên, đảng viên A đã chuyển sinh hoạt đảng từ Đảng bộ Biên phòng tỉnh K về huyện B thuộc tỉnh K đã 6 tháng nhưng không làm thủ tục chuyển sinh hoạt. Nay, đảng viên A vi phạm pháp luật, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can và đề nghị đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên A. Trường hợp này, khi có quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, trước hết ủy ban kiểm tra tỉnh ủy K ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên A sau đó tiến hành xem xét, xử lý về việc không làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng và việc vi phạm pháp luật của đảng viên theo quy định.

Hỏi: Tháng 2-2016, Ban Thường vụ Huyện ủy huyện X tiến hành kiểm tra chấp hành đối với các đảng ủy trực thuộc, phát hiện đồng chí N là Phó bí thư Đảng ủy xã C và một số đồng chí đảng viên tại các đảng ủy xã khác có khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.

Tháng 3-2016, đồng chí N được điều động sang tham gia cấp ủy của Đảng ủy xã D.Tháng 4-2016, Ban Thường vụ Huyện ủy huyện X ra thông báo kết luận kiểm tra, yêu cầu

các đảng ủy trực thuộc tổ chức kiểm điểm nghiêm túc đối với những đảng viên có sai phạm (có danh sách kèm theo, trong đó có đồng chí N). Thực hiện thông báo kết luận trên, Đảng ủy xã D đã yêu cầu đồng chí N viết bản kiểm điểm và tổ chức kiểm điểm đối với đồng chí N.

Vậy, việc làm của Đảng ủy xã D có đúng thẩm quyền không?Trả lời:Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 35, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp

hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định:

“Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, nếu phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý. Việc kiểm tra, xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm được tiến hành ở các tổ chức đảng hiện đang quản lý đảng viên đó”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, đồng chí N sau khi chuyển sang tham gia cấp ủy của Đảng ủy xã D mới có kết luận kiểm tra là có sai phạm khi làm Phó Bí thư Đảng ủy xã C nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, nên Ban Thường vụ Huyện ủy huyện X đã yêu cầu các tổ chức đảng tiến hành kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm và việc đồng chí N tiến hành kiểm điểm tại Đảng ủy xã D là đúng quy định.

Nguồn Tạp chí Kiểm tra