40
Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 1/40 TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN BẢN TIN THÁNG 9/2018 A.THÔNG TIN THÀNH TỰU ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Robot đánh trống trường Robot chống cận thị mini, giúp trẻ ngồi đúng tư thế học bài Phát triển thành công Hệ thống Robot 6 bậc tự do phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam “Siêu xe gỗ” chạy điện Thiết bị báo hiệu cứu nạn cá nhân MobiFone thử nghiệm thành công chuyển thuê bao về 10 số CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY Chế tạo mô hình tàu ngầm Kilo điều khiển từ xa Máy làm đá tuyết từ nước biển VẬT LIỆU – HÓA CHẤT Việt Nam phát triển thành công "Lá nhân tạo" Hệ thiết bị phân tích vết Thủy ngân (Hg) phục vụ quan trắc môi trường và kiểm soát thực phẩm CÔNG NGHỆ SINH HỌC Nghiên cứu quy trình trích ly flavonoid tổng từ lá đỏ ngọn và đánh giá hoạt tính sinh học của dịch chiết Y - DƯỢC Trí tuệ nhân tạo giúp soi gene bắt bệnh cho người Việt Nghiên cứu đề kháng insulin, giảm tiết insulin và tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân lớn tuổi Phương pháp điều trị mới cho trẻ em suy thận mạn giai đoạn cuối NÔNG NGHIỆP Hệ thống phân loại xoài tự động Tạo vật liệu khởi đầu giống ổi bằng phương pháp lai hữu tính

TRUNG TÂM THÔNG TIN - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/12/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_09-2018.pdf · Robot chống cận thị mini, giúp trẻ ngồi đúng tư

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 1/40

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN

BẢN TIN THÁNG 9/2018

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Robot đánh trống trường

Robot chống cận thị mini, giúp trẻ ngồi đúng tư thế học bài

Phát triển thành công Hệ thống Robot 6 bậc tự do phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam

“Siêu xe gỗ” chạy điện

Thiết bị báo hiệu cứu nạn cá nhân

MobiFone thử nghiệm thành công chuyển thuê bao về 10 số

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Chế tạo mô hình tàu ngầm Kilo điều khiển từ xa

Máy làm đá tuyết từ nước biển

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Việt Nam phát triển thành công "Lá nhân tạo"

Hệ thiết bị phân tích vết Thủy ngân (Hg) phục vụ quan trắc môi trường và kiểm soát thực

phẩm

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nghiên cứu quy trình trích ly flavonoid tổng từ lá đỏ ngọn và đánh giá hoạt tính sinh học

của dịch chiết

Y - DƯỢC

Trí tuệ nhân tạo giúp soi gene bắt bệnh cho người Việt

Nghiên cứu đề kháng insulin, giảm tiết insulin và tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở

bệnh nhân lớn tuổi

Phương pháp điều trị mới cho trẻ em suy thận mạn giai đoạn cuối

NÔNG NGHIỆP

Hệ thống phân loại xoài tự động

Tạo vật liệu khởi đầu giống ổi bằng phương pháp lai hữu tính

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 2/40

Thử nghiệm sử dụng ong ký sinh để khống chế mọt thuốc lá gây hại thức ăn nuôi cá bảo

quản trong kho

Nghiên cứu chọn lọc một số dòng lan Dendrobium mini mới

Nghiên cứu khí canh cây dừa cạn trong điều kiện bổ sung vi khuẩn Agrobacterium

rhizogenes

Chế phẩm axit béo đa nối đôi (n3-PUFA) từ nguyên liệu tự nhiên bổ sung vào thức ăn

ương nuôi thủy sản

Nghiên cứu phát triển một số giống khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa cho vùng

đất bãi ven sông Hồng

Công nghệ nano - giải pháp cho nông nghiệp sạch

MÔI TRƯỜNG

Hoàn thiện máy vớt rong, cỏ dại và lục bình cỡ nhỏ trên kênh, mương cấp thoát nước khu

vực TP.HCM

LĨNH VỰC KHÁC

Phát hiện loài sóc mới cho khoa học ở Việt Nam

Thí sinh Việt Nam đạt thành tích ấn tượng ở SCPC 2018

Thành lập hai viện nghiên cứu công nghệ cao của tư nhân tại Việt Nam

Vingroup sẽ trở thành tập đoàn công nghệ

Bình Định xây dựng Công viên sáng tạo

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 3/40

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Robot đánh trống trường

Tác giả của nghiên cứu này là anh

Nguyễn Hữu Thọ, giảng viên Khoa Điện -

Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Vĩnh Long.

Robot đánh trống trường của anh Nguyễn Hữu Thọ

Ý tưởng tạo ra robot đánh trống trường

được anh Thọ nghiên cứu từ năm 2014. Sau

khi có ý tưởng, anh Thọ kết hợp cùng với một

người bạn để sản xuất ra robot này. Sau 2

năm, robot đánh trống trường được ứng dụng

thực tế và hiện tại một số trường học ở Bình

Dương và Đồng Nai sử dụng

Chia sẻ với VietNamNet, anh Nguyễn

Hữu Thọ cho hay, những nghiên cứu có ích

cho xã hội luôn được anh đặt lên hàng đầu, từ

cái nhỏ nhất tới cái lớn nhất. Vì vậy, robot

đánh trống trường là một trong những sản

phẩm như vậy.

“Việc nghe tiếng trống trường sẽ in sâu

trong tâm trí học trò. Tôi làm robot đánh

trường để lưu giữ lại điều này. Hiện nay,

nhiều trường học đã chuyển qua dùng chuông

tự động. Họ bảo với tôi rằng nếu dùng trống

sẽ phải tốn kinh phí và đặc biệt rất phiền phức

khi phải thuê người đánh trống. Tôi muốn học

sinh được nghe tiếng trống trường nhưng các

trường sẽ không phải phiền phức để thực hiện

công việc này”- anh Thọ cho hay.

Anh Thọ nói thêm, “Ai trong chúng ta

trải qua đời học sinh cũng rất muốn nghe

tiếng trống trường. Nghe tiếng trống trường

sẽ nhớ lại tuổi thơ, đấy là một nét văn hóa

của dân tộc. Hiện nay, các trường đã dùng

chuông nhưng không ý nghĩa nào bằng khi

học sinh được nghe tiếng trống”.

Một giáo viên ở TP.HCM cho hay gần

như các trường THPT đều dùng chuông tự

động để cắt tiết học hay chuyển giờ. Robot

đánh trống trường là một ý tưởng thông minh

cho các trường muốn giữ lại tiếng trống quen

thuộc.

Nguồn: Lê Huyền,vietnamnet.vn, 28/08/2018

Trở về đầu trang

**************

7Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 4/40

Robot chống cận thị mini, giúp trẻ ngồi đúng tư thế học bài

Captain Eye là robot hoàn toàn do người Việt tự sản xuất.

Tại Triển lãm quốc tế về Công nghiệp

thông minh - Industry 4.0 Summit 2018,

nhiều sản phẩm, giải pháp đã được các doanh

nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu. Một

trong số đó là con robot chống cận thị với tên

gọi Captain Eye.

Captain Eye là sản phẩm hoàn toàn do

người Việt tự sản xuất. Nó được thiết kế để

đặt trên bàn học của trẻ nhỏ.

Công dụng của Captain Eye là tự động

theo dõi khoảng cách từ mắt của trẻ tới bàn

học. Do đó, nó còn được biết đến với cái tên

robot chống cận thị.

Để làm được điều này, Captain Eye sử

dụng công nghệ sóng siêu âm giúp bố mẹ của

trẻ sẽ thiết lập mức khoảng cách từ mắt trẻ tới

bàn học. Trong trường hợp khoảng cách này

vượt quá giới hạn, robot sẽ tự động thông báo

bằng giọng nói tiếng Việt để nhắc nhở trẻ.

Toàn bộ các thông số này sẽ được

truyền về một ứng dụng được cài trên

smartphone. Bố mẹ của trẻ có thể đặt các mốc

giới hạn để uốn nắn khoảng cách từ mắt tới

bàn học.

Bên cạnh khả năng theo dõi khoảng

cách từ mắt đến bàn học, Captain Eye được

trang bị cả tính năng báo thức, nhắc nhở đến

giờ học được thiết lập sẵn bằng giọng nói. Hệ

thống còn có thể đóng vai trò giám sát, đưa ra

thông báo cho biết liệu trẻ có đang ngồi trên

bàn học hay không.

Theo lời nhà nhà sản xuất, vỏ ngoài của

Captain Eye được làm bằng nhựa ABS. Đây là

loại nhựa an toàn và thân thiện với trẻ. Mẫu

robot này có 5 màu bao gồm xanh, hồng, đỏ,

tím và xám.

Giá thành cho một con robot loại này là

2,49 triệu đồng. Nhà sản xuất cho biết, mỗi

năm người dùng sẽ phải đóng thêm 300.000

tiền phí server. Đây là mức giá được nhận xét

là khá cao so với công dụng của chú robot.

Nguồn: Trọng Đạt, vietnamnet.vn, 14/07/2018

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 5/40

Phát triển thành công Hệ thống Robot 6 bậc tự do phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam

Hệ thống robot khi hoàn thành

Nhóm nghiên cứu phòng Cơ điện tử -

Viện Cơ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam đã phát triển thành

công một mẫu cánh tay máy 6 bậc tự do có

tên là SM6 định hướng ứng dụng trong sản

xuất công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Hệ

thống Robot SM6 là một sản phẩm chính của

dự án: “Hoàn thiện, làm chủ công nghệ thiết

kế, chế tạo Robot công nghiệp 6 bậc tự do và

ứng dụng sản phẩm vào dây chuyền sản

xuất công nghiệp” do Viện Cơ học chủ trì,

thuộc Chương trình “Phát triển một số ngành

công nghiệp công nghệ cao” được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số

347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 giao Bộ Công

Thương quản lý.

Hệ thống Robot SM6 được kế thừa và

phát triển từ sản phẩm eRobot thuộc đề tài

cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

Việt Nam - đã được nghiệm thu đạt kết quả

xuất sắc vào năm 2011.

Các thông số chính của SM6 bao gồm:

Tầm với tối đa của

Robot 850 mm

Tổng số bậc tự do 6

Khả năng lắp đặt

Cố định trên sàn;

treo trên tường, trên

trần theo nhu cầu cụ

thể.

Khối lượng Robot 38 kg

Chức năng dừng và

an toàn tự động Có

Điện áp 200-300 V, 50-60

Hz

Chức năng dạy học

online, offline Có

Độ chính xác định vị tốt hơn ±0.15 mm

Độ chính xác lặp tốt hơn ±0.15 mm

Các ứng dụng

Cấp phôi, làm sạch

chi tiết, đánh bóng

chi tiết, gắp thả di

chuyển vật và nhiều

ứng dụng khác.

Robot SM6 hiện đã được vận hành thử

nghiệm tại Xí nghiệp 197 – Tổng công ty

Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp Quốc Phòng.

Robot SM6 sử dụng để vận hành sản xuất

trong gia công cơ khí cụ thể là công đoạn hàn

ghép chi tiết bằng kim loại của quy trình sản

xuất khung giá đỡ.

Ông Cù Đức Thuận, Giám đốc Xí

nghiệp 197 cho biết: “Quá trình cài đặt

Robot trong nhà xưởng được thực hiện khá

đơn giản. Robot có kích thước nhỏ gọn, hoạt

động liên tục 01 ca/ngày với tính ổn định cao.

Điện năng tiêu thụ của cánh tay Robot

khoảng 1,5kW. Đặc biệt, Robot có khả năng

phối hợp với công nhân và các máy móc khác

trong khi thực hiện nhiệm vụ khi đã được lập

trình trước. Chúng tôi hi vọng, nhóm nghiên

cứu tiếp tục phát triển sản phẩm để có thể

thực hiện nhiều chức năng hơn nữa như công

đoạn sơn, hàn, làm sạch nhằm nhân rộng sản

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 6/40

phẩm, tạo nhiều lựa chọn cho các đơn vị sản

xuất cơ khí trong nước”.

Thành công của SM6 mở ra hướng

nghiên cứu tiếp để giảm giá thành sản phẩm so

với nhập ngoại (giá nhập khẩu 1 robot cùng

chủng loại dao động từ 600-700 triệu đồng),

tối ưu hóa chức năng, đặc tính kỹ thuật, chủ

động thiết bị thay thế, quy trình bào trì, bảo

dưỡng, phát triển các ứng dụng phần mềm

thông minh điều khiển, kiểm soát trên thiết bị

di động ứng dụng trên nền Internet.

TS. Đỗ Trần Thắng, chủ nhiệm dự án trình bày kết quả thực hiện trước Hội đồng đánh giá và nghiệm thu

Ngày 23/8/2018, Bộ Công Thương đã

tổ chức phiên họp với các chuyên gia hàng

đầu trong lĩnh vực cơ điện tử, Robittic –

Mechatronis để thực hiện đánh giá, nghiệm

thu kết quả thực hiện Dự án. Hội đồng

nghiệm thu đáng giá Dự án đã đạt được các

mục tiêu chính đề ra; Có thể nói đây là một

trong những Dự án đầu tiên ở Việt Nam tạo

được sản phẩm Robot bao gồm cả phần cứng

và phần mềm, có tính sáng tạo cao, phù hợp

với xu hướng CMCN 4.0. Một trong những

yếu tố quan trọng của sản phẩm là mở rộng

đơn vị ứng dụng để sản phẩm được ứng dụng

nhanh hơn, nhiều hơn trong sản xuất công

nghiệp tại Việt Nam; Góp phần mang lại hiệu

quả cao về mặt kinh tế, thúc đẩy nền sản xuất

công nghệ cao, thông minh, tiên tiến hiện đại.

Nguồn: TS. Đỗ Trần Thắng, Viện Cơ học,

vast.ac.vn, 31/08/2018

Trở về đầu trang

**************

“Siêu xe gỗ” chạy điện

Xe gỗ chạy điện của chàng thanh niên ở Sóc Sơn, Hà Nội.

Xe sử dụng gỗ long não, động cơ điện,

cửa mở kiểu cánh chim, thời gian hoàn thiện

hơn hai tháng với chi phí 20 triệu.

Lên ý tưởng từ mùa trung thu năm

2017, Dương Văn Trung, chàng thanh niên ở

Sóc Sơn, Hà Nội quyết định thực hiện ước

mơ của mình với sản phẩm là một chiếc xe

gỗ. Là con nhà nòi, gia đình có xưởng mộc

nhưng Trung lại theo học ngành cơ khí chế

tạo máy ở một trường đại học tại Hà Nội.

Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, khó

khăn đầu tiên là việc tìm mua đồ. Khi chưa

quyết định nên dùng động cơ gì, Trung nghĩ

phải đi mua đồ trước rồi mới lên ý tưởng,

chàng thanh niên chia sẻ. Xe điện nhiều

người làm, nhưng để tạo điểm nhấn thì phải

chế ra cái vỏ xe thật độc đáo, thu hút cái nhìn

ngay từ lần đầu tiên. Chàng thanh niên ở Sóc

Sơn quyết định chọn chất liệu gỗ ở chính

xưởng mộc của gia đình.

Trung chọn gỗ long não vì loại này

vân đẹp, trọng lượng lại nhẹ nên rất phù hợp

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 7/40

cho chế tạo vỏ xe, ngoài ra còn có mùi thơm,

giá không quá đắt. Sở dĩ chàng thanh niên

chọn phong cách Lamborghini bởi các chi tiết

gỗ dễ ứng dụng trong tạo hình.

Đến khi bắt tay vào làm, lại không có

bản vẽ và cũng chưa chế tạo xe bao giờ nên

chi tiết nào cũng gặp khó khăn. Đặc biệt là

chế tạo cánh cửa với kiểu mở cánh chim, tốn

nhiều thời gian.

Xe dùng động cơ điện loại chuyên cho

xe đạp bán rất nhiều trên thị trường, bình ắc-

quy của ôtô mua mới, bánh lấy từ xe ga SYM

Attila. Vô-lăng bằng gỗ, hệ thống lái giống

ôtô. Giảm xóc cũng lấy từ xe máy, khung

gầm bằng gỗ.

Ban đầu mục đích làm ra chiếc xe chỉ

để đi loanh quanh khu gần nhà, gặp gỡ bạn

bè, vì nhà có xưởng mộc nên muốn tạo ra một

cái gì đó độc đáo mang bản sắc của gia đình.

Bố mẹ không phản đối và cũng không tán

thành lắm. "Vì chưa làm xe bao giờ và không

biết thành công hay không nhưng bố rất ủng

hộ về mặt tài chính", Trung chia sẻ.

Chi phí sản xuất hết gần 20 triệu đồng,

riêng tiền gỗ khoảng từ 3-4 triệu. Đã có người

trả 50 triệu cho chiếc "siêu xe gỗ" nhưng

Trung không bán. Sau này, nếu có điều kiện

chàng thanh niên ở Sóc Sơn, Hà Nội sẽ chế

tạo thêm một mẫu độc đáo hơn nữa, kiểu

giống xe trong phim Người dơi.

Nguồn: Trần Huấn - Lương Dũng,

vnexpress.net, 27/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Thiết bị báo hiệu cứu nạn cá nhân

Việc trang bị thiết bị báo hiệu cứu nạn cá nhân cho ngư dân hoặc các chiến sĩ đóng vai trò

quan trọng trong việc xác định nhanh chóng vị trí bị nạn, góp phần giảm chi phí và thời gian

tìm kiếm cứu nạn.

Trong trường hợp chẳng may gặp sự

cố, thiết bị đặc biệt này sẽ kết nối lên vệ tinh,

từ đó báo tín hiệu cho trung tâm tìm kiếm cứu

nạn gần nhất để hỗ trợ.

Tại Triển lãm quốc tế về Công nghiệp

thông minh - Industry 4.0 Summit 2018, Viện

nghiên cứu Viettel (Tập đoàn Công nghiệp

Viễn thông Quân đội Viettel) đã giới thiệu

thiết bị báo hiệu cứu nạn cá nhân (Personal

Location Beacon - PLB) do chính đơn vị này

phát triển.

Thiết bị này có dạng hình hộp tròn với

kích thước đặt vừa trong lòng bàn tay người

trưởng thành. Vỏ ngoài của thiết bị có màu

cam nổi bật tương tự như màu áo phao cứu

nạn.

Thiết báo hiệu cứu nạn cá nhân sử

dụng trong các tình huống khẩn cấp trên biển

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 8/40

hoặc đất liền. Đây là thiết bị đầu tiên ở Việt

Nam được cấp chứng nhận quốc tế của

Cospas-Sarsat.

Cospas-Sarsat là hệ thống thông tin vệ

tinh toàn cầu. Hệ thống này cung cấp thông

tin báo động cấp cứu và thông tin vị trí trợ

giúp hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên vùng

biển, vùng trời hay trên đất liền.

Hệ thống Cospas-Sarsat sử dụng các

thiết bị báo động cấp cứu hoạt động trên tần

số 406 MHz. Nó sử dụng tần số này để cung

cấp dữ liệu định vị vị trí cấp cứu tới các

Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm và cứu nạn

(SAR) hoặc tới các cơ quan, tổ chức chịu

trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn. Trong trường

hợp bị nạn, người sử dụng cần bình tĩnh mở

nắp ngoài của thiết bị. Sau đó, rút một dây

anten cuộn sẵn bên trong và ấn nút báo động

để phát tín hiệu lên vệ tinh. Tiếp theo, nạn

nhân gắn thiết bị này lên dây áo phao để đảm

bảo không bị thất lạc.

Thiết báo hiệu cứu nạn cá nhân có khả

năng phát tín hiệu liên tục trong 36 tiếng lên

hệ thống vệ tinh quốc tế Cospas-Sarsat. Các

tín hiệu này sau đó được truyền đến các trung

tâm cứu hộ. Thiết bị này còn có khả năng

phát tín hiệu dẫn đường và tín hiệu nháy sáng

SOS để các phương tiện cứu hộ có thể định vị

chính xác vị trí tìm kiếm.

Thiết báo hiệu cứu nạn cá nhân phù

hợp cho các ngư dân đánh bắt cá xa bờ và các

chiến sĩ phòng không không quân khi gặp

phải sự cố cần xác định vị trí.

Nguồn: Trọng Đạt, vietnamnet.vn, 17/07/2018

Trở về đầu trang

**************

MobiFone thử nghiệm thành công chuyển thuê bao về 10 số

Bắt đầu từ 23h00 ngày 8/8/2018,

MobiFone tiến hành thử nghiệm chuyển đổi

thành công thuê bao 11 số về 10 số. Lần thử

nghiệm thực hiện trên 1.000 thuê bao để chuẩn

bị cho phương án chuyển đổi chính thức từ

ngày 15/9 theo lộ trình của Bộ TT&TT.

Đại diện MobiFone cho biết thêm, quá

trình thử nghiệm chuyển đổi đã thành công

tốt đẹp, các chỉ tiêu kỹ thuật đều đảm bảo cả

phần khai báo và thử nghiệm dịch vụ cơ bản

(gọi, nhắn tin, sử dụng data) trên tất cả các hệ

thống. Kế hoạch khai báo, các bước và thứ tự

thực hiện, phối hợp giữa các đơn vị trên toàn

hệ thống của MobiFone toàn quốc đều đảm

bảo phối hợp nhịp nhàng, ăn ý và thành công.

“Trước khi tiến hành thử nghiệm

MobiFone đã chuẩn bị kỹ các phương án kỹ

thuật. Nếu lần chuyển đổi thử nghiệm này

chưa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật MobiFone

sẽ phải tiến hành thử nghiệm thêm và dự

phòng những phương án khác. Kết quả

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 9/40

chuyển đổi thử nghiệm thành công lần này rất

quan trọng và có ý nghĩa với MobiFone bởi

đây sẽ sẽ là tiền đề quan trọng và là cơ sở để

MobiFone rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho

phương án chuyển đổi chính thức sắp tới” đại

diện MobiFone nói.

Thuê bao 11 số của mạng MobiFone

gồm các đầu số 0120, 0121, 0122, 0126, 0128

sẽ chuyển thành 070, 079, 077, 076, 078.

Theo kế hoạch, MobiFone sẽ tiến hành việc

chuyển đổi thuê bao 11 số về 10 số làm nhiều

đợt với từng tập thuê bao khác nhau và thời

gian bắt đầu chuyển đổi là 00 giờ 00 phút

ngày 15/9/2018.

Trong thời gian diễn ra chuyển đổi, từ

15/9/2018 hết ngày 14/11/2018, MobiFone sẽ

thông báo với khách hàng số thuê bao mới

của khách hàng bằng tin nhắn tại thời điểm

chuyển đổi thành công.

Từ 15/09/2018 - 14/11/2018, MobiFone

sẽ áp dụng quay số song song đối với toàn bộ

các tập thuê bao đã được chuyển đổi đầu số từ

11 số sang 10 số. Kết thúc thời gian quay số

song song, MobiFone sẽ duy trì phát âm thông

báo hướng dẫn quay số theo đầu số mới bắt

đầu từ ngày 14/11/2018.

Cụ thể, MobiFone sẽ hỗ trợ biện pháp

quay số song song trong vòng 60 ngày kể từ

thời điểm chuyển đổi. MobiFone sẽ hỗ trợ

duy trì âm thông báo trong thời gian tối thiểu

90 ngày kể từ thời điểm kết thúc quay số song

song để thông báo cho người gọi biết số điện

thoại mới của người được gọi. Bên cạnh đó,

MobiFone sẽ nhắn tin thông báo số điện thoại

mới của khách hàng ngay sau khi chuyển đổi

thuê bao 11 số về 10 số.

Để đảm bảo quyền lợi cũng như sự

thuận tiện của khách hàng sử dụng dịch vụ,

MobiFone đã đưa ra ứng dụng My MobiFone

để hỗ trợ khách hàng cập nhật lại số thuê bao

trong danh bạ sau khi chuyển đổi. Hiện tại,

MobiFone đã hoàn thiện tính năng này và sẵn

sàng kích hoạt phục vụ khách hàng. Khách

hàng có thể chính thức sử dụng tính năng đổi

đầu số trong danh bạ trên ứng dụng My

MobiFone từ ngày 15/9/2018 - thời điểm bắt

đầu thực hiện chuyển đổi thuê bao 11 số

thành 10 số theo quy định của Bộ TT&TT.

Với tính năng này, thay vì phải tốn

hàng giờ đồng hồ để sửa đổi từng cái tên, con

số trong danh bạ của mình, người dùng có thể

thao tác rất dễ dàng trên ứng dụng My

MobiFone. Danh bạ mới của khách hàng sẽ

được cập nhật chỉ trong vài phút, giúp cho

việc liên lạc không gặp gián đoạn. Tính năng

này sẽ không chỉ áp dụng riêng với các số

điện thoại của MobiFone, mà có thể sử dụng

để chuyển đổi tất cả số điện thoại của các nhà

mạng khác.

MobiFone đang tích cực thử nghiệm

hệ thống, phối hợp với các nhà mạng khác

duy trì kênh liên lạc và sẵn sàng phối hợp

trong việc thử nghiệm kế hoạch trước chuyển

đổi cũng như trong giai đoạn chính thức

nhằm đảm bảo quyền lợi và thông suốt liên

lạc của khách hàng, đảm bảo cho kế hoạch

đầu số diễn ra tốt đẹp vào 15/9 sắp tới.

Nguồn: Vũ Minh, vietnamnet.vn, 14/8/2018

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 10/40

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Chế tạo mô hình tàu ngầm Kilo điều khiển từ xa

Tàu mô hình hoạt động theo nguyên lý

lặn tĩnh (lặn khi tàu đứng yên) và có thể tháo,

lắp để bảo trì.

Kỹ sư công nghệ thông tin Lê Quốc

Tuấn (43 tuổi) trú tại xã An Đồng, huyện An

Dương (Hải Phòng). Vì đam mê tàu, anh tự

học và nghiên cứu công nghệ chế tạo cả trăm

tàu thủy mô hình điều khiển từ xa giống như

thật.

Trước khi chuyển sang chơi và làm tàu

mô hình, anh vốn nghiền tàu lượn. Trong

chuyến công tác vào TP HCM, tình cờ bắt

gặp nhóm người chơi tàu thủy mô hình điều

khiển trên sông, thấy thú vị, anh quay sang

tìm hiểu công nghệ chế tạo tàu.

Cái khó đối với anh Tuấn là phải tích

hợp kiến thức của nhiều ngành với đủ vai, từ

công nhân hàn, tiện, sơn đến cơ khí chính

xác, điện tử, tin học… Đặc biệt, tàu mô hình

điều khiển đòi hỏi các chi tiết quan trọng

giống tàu thật từ: mỏ neo, ống khói, cần cẩu,

vòi rồng... và phải hoạt động được.

Trước yêu cầu ngày một cao của người

chơi, anh Tuấn quyết định chế tạo máy in 3D

và máy tiện cơ khí điều khiển bằng máy tính

(máy CNC) thay vì bỏ tiền ra mua mới. Toàn

bộ vật liệu và thiết bị dùng để chế tạo 2 chiếc

máy này được anh tìm mua ở chợ đồ cũ.

Duy nhất các mũi khoan, cắt lắp trên

máy CNC dùng cho việc chế tạo các vi mạch,

bo mạch anh Tuấn mua mới của Nhật Bản với

giá hơn một triệu đồng/mũi.

Các chi tiết trên tàu thủy mô hình được anh Tuấn tạo ra từ máy in công nghệ 3D với

độ chính xác cao.

Nắm chắc công nghệ, làm chủ trang

thiết bị, giờ đây mỗi sản phẩm tàu có chiều

dài trung bình 1,2-1,5m, nặng 15-20 kg được

anh hoàn thành trong một tháng. Giá trị mỗi

chiếc 15-20 triệu đồng (rẻ bằng 1/4 so với tàu

mô hình nhập từ nước ngoài).

Anh Tuấn cho biết, đã chế tạo thành

công gần trăm chiếc. Trong số Cao đẳng nghề

thủy sản Hải Phòng đặt một tàu cá lưới vây và

Học viện Quân sự Nha Trang đặt một tàu quân

sự làm mô hình dạy học. (Trong ảnh, anh Tuấn

trao sản phẩm tàu mô hình cho một khách hàng

cá nhân là sĩ quan hải quân ở Nha Trang).

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 11/40

Đây là tàu ngầm Kilo 636, mô hình

khó nhất anh Tuấn đã thực hiện theo đơn đặt

hàng của khách ở tỉnh Phú Thọ vào năm

2014. "Họ yêu cầu tôi làm theo nguyên lý lặn

tĩnh (tàu sẽ lặn khi đứng yên). Để nó nổi lên

lặn xuống, tôi phải thiết kế bộ hút, đẩy nước

theo kiểu pit tông. Tàu ngầm này có thể tháo,

lắp để bảo trì. Sau 3 tháng, tôi hoàn thành

tàu, khách rất ưng ý”, anh Tuấn nói và cho

biết đang nghiên cứu, hoàn thiện một thiết bị

đặc biệt ứng dụng trong ngành hàng hải, tìm

kiếm cứu nạn và đánh bắt thủy sản. Khi thử

nghiệm thành công, anh sẽ đăng ký bản

quyền sở hữu trí tuệ.

Nguồn: vnexpress.net, 04/09/2018

Trở về đầu trang

*************

Máy làm đá tuyết từ nước biển

Máy sản xuất đá tuyết từ nước biển do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phát triển công nghệ

cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo và nghiên cứu.

Để giảm tỷ lệ thất thoát sau khai thác

thủy sản do thiếu trang thiết bị bảo quản của

các tàu cá hiện nay, các nhà khoa học thuộc

Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện

Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã

chế tạo thành công máy làm đá tuyết từ nước

biển.

Đây là sản phẩm đầu tiên được nghiên

cứu và chế tạo phù hợp với điều kiện thực tế

của tàu cá Việt Nam.

Khai thác xa bờ là một trong những

hướng phát triển quan trọng của ngành thủy

sản với sản lượng khai thác hằng năm khoảng

6,56 triệu tấn, trong đó khai thác 3,03 triệu

tấn và nuôi trồng 3,53 triệu tấn. Tuy sản

lượng cao nhưng tỷ lệ thất thoát sau thu

hoạch còn rất lớn, đặc biệt là trong khai thác

thủy sản.

Theo Tổng cục Thuỷ sản, tổn thất sau

khai thác thủy sản ở Việt Nam chiếm khoảng

20-30% sản lượng khai thác, nghĩa là mỗi

năm nước ta mất trên dưới 700.000 tấn hải

sản do bị hư hỏng, với giá trị ít nhất khoảng

14.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của tình

trạng tổn thất sau thu hoạch cao là do phần

lớn tàu khai thác thủy sản có công suất nhỏ,

thiếu trang thiết bị bảo quản sản phẩm. Sản

phẩm khai thác chủ yếu được bảo quản bằng

nước đá. Đá được làm từ đất liền mang lên

tàu, có thể được xay nhỏ hoặc để nguyên cây

trong khoang lạnh bảo quản trên tàu. Ngoài ra

nhiệt độ làm lạnh bằng đá nước ngọt theo

phương pháp truyền thống thường cao, không

thể điều chỉnh, không đồng đều trong một

khoang lạnh, tốc độ làm lạnh chậm, tinh thể

đá sau khi xay có cạnh rất sắc và thường làm

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 12/40

trầy xước hải sản khi ủ, làm giảm chất lượng

của sản phẩm.

Trước những thách thức đó, các nhà

khoa học thuộc Trung tâm Phát triển công

nghệ cao, Viện Hàn lâm khoa học và công

nghệ Việt Nam, đứng đầu là thạc sỹ Lê Văn

Luân, đã chế tạo thành công máy tạo đá tuyết

từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên

cứu chế tạo máy làm đá tuyết từ nước biển,

phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ”.

Theo ThS Lê Văn Luân, việc sử dụng

đá tuyết để bảo quản hải sản làm tăng chất

lượng của hải sản, giảm thiểu lượng hải sản bị

hư hỏng; đồng thời việc sản xuất đá tuyết từ

nước biển góp phần làm giảm chi phí nhiên

liệu cần để vận chuyển đá từ đất liền, đồng

nghĩa với việc giảm thải khí thải gây ô nhiễm

môi trường.

Máy làm đá tuyết hoạt động dựa trên

nguyên lý: Nước nguyên liệu để làm đá tuyết

là nước muối 3% hoặc nước biển được bơm

vào bể tuần hoàn từ đầu vào, sau đó được

bơm và phủ đều trên bề mặt của buồng tạo đá

tuyết. Lưu lượng nước bơm phụ thuộc vào độ

đậm đặc hoặc nhiệt độ của sản phẩm đá tuyết

yêu cầu. Khi đó nước nguyên liệu sẽ được

làm lạnh nhanh bởi hệ thống trao đổi nhiệt

qua thành trong của buồng tạo đá xuống tới từ

-3 đến -6oC.

Trên thành trong của buồng tạo đá, các

tinh thể băng liên tục được hình thành và

được tách ra khỏi bề mặt của buồng tạo đá

nhờ dao gạt. Một phần nước làm lạnh nhưng

chưa kịp hình thành tinh thể băng do nhiệt độ

còn cao cùng với đá tuyết sẽ rơi xuống đáy

buồng tạo đá. Giữa đáy buồng tạo đá và bể

tuần hoàn nước lạnh được ngăn cách bởi tấm

sàng đá, tấm này sẽ giữ lại phần đá tuyết và

đẩy ra ngoài bể chứa thành phẩm, phần nước

lạnh chưa hình thành đá sẽ đi qua tấm sàng và

quay trở lại bể nước nguyên liệu.

Toàn bộ hoạt động của máy làm đá

tuyết được điều khiển qua các chương trình

của hệ thống điều khiển trung tâm, có thể

điều chỉnh năng suất của máy, độ đậm đặc

của đá tuyết, các hoạt động cung cấp nguyên

liệu và phân phối đá tuyết.

ThS Lê Văn Luân cho rằng, đây là sản

phẩm đầu tiên được sản xuất trong nước từ

nghiên cứu, chế tạo với các tính năng phù hợp

với điều kiện thực tế của tàu cá Việt Nam. Ưu

điểm của thiết bị là được chế tạo dựa trên các

nguyên vật liệu có khả năng chịu ăn mòn của

nước biển như inox 316, nhựa PVC; máy nén,

bộ phận tách dầu, dàn ngưng… đều sử dụng

loại chuyên dụng cho tàu biển, đảm bảo độ

bền và có giá thành cạnh tranh so với các sản

phẩm nhập ngoại trên thị trường.

Điểm mới của thiết bị này là được tích

hợp bộ điều khiển trung tâm với các chức

năng bảo vệ và giám sát hoạt động của hệ

thống nhằm tăng tính ổn định và kéo dài tuổi

thọ của thiết bị. Ngoài ra người sử dụng có

thể dễ dàng lựa chọn và điều chỉnh độ đậm

đặc của sản phẩm đá tuyết từ 25% tới 95%

hoặc theo nhiệt độ xác định.

Ngoài ra, việc sử dụng máy làm đá

tuyết từ nước biển sẽ giúp tiết kiệm không

gian sử dụng trên tàu do không cần có khoang

chứa đá; giảm thiểu công nhân xử lý trong

quá trình ướp đá vì sau khi thu gom cá có thể

được ngâm ngay trong bể đá lỏng, việc phân

phối và cấp đá tới các khoang bảo quản được

đơn giản hơn nhờ sử dụng máy bơm trực tiếp;

tiết kiệm chi phí trực tiếp như chi phí do hao

hụt đá, chi phí vận chuyển đá từ đất liên trên

suốt chuyến đi và đặc biệt nâng cao chất

lượng hải sản được bảo quản.

“Với việc sử dụng máy làm đá tuyết từ

nước biển giúp khai thác hiệu quả nguồn tài

nguyên nước biển có sẵn, không làm ảnh

hưởng đến nguồn tài nguyên nước ngọt đang

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 13/40

dần cạn kiệt trong đất liền, đồng thời tạo tiền

đề quan trọng để ứng dụng công nghệ đá

tuyết vào bảo quản hải sản trong đánh bắt xa

bờ ở Việt Nam” - ThS Luân nói.

Đến nay thiết bị đã được thử nghiệm

tại cảng biển và một số tàu cá tại Hải Phòng

với mức độ chạy ổn định và đáp ứng được các

yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên ThS Lê Văn Luân

cho rằng, hiện máy làm đá tuyết từ nước biển

mới có năng suất 1.250kg/24h, trong khi thực

tế mỗi chuyến đi biển cần một lượng đá bảo

quản lên tới 50-60 tấn, nên cần phải có những

máy có năng suất lớn hơn, khoảng

5.000kh/24h.

“Chính vì thế chúng tôi đang tiếp tục

nghiên cứu và sản xuất máy làm đá tuyết với

công suất lên tới 10 tấn/24h. Đồng thời để

tăng thêm tính ổn định, bộ phận cân bằng và

bù dầu khi máy làm việc trong điều kiện dao

động trên biển sẽ được nghiên cứu và tích

hợp vào sản phẩm trong thời gian tới. Cùng

với đó, chúng tôi sẽ phân tích và xây dựng

một quy trình sơ chế và bảo quản cá ngừ đại

dương chất lượng cao bằng đá tuyết nhằm

nâng cao chất lượng cá ngừ, đáp ứng các tiêu

chuẩn xuất khẩu khắt khe vào các thị trường

tiềm năng như Nhật Bản, EU…” - ThS Lê

Văn Luân nói..

Nguồn: vista.gov.vn, 14/08/2018

Trở về đầu trang

**************

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Việt Nam phát triển thành công "Lá nhân tạo"

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc chế tạo 1 phiên bản

lá nhân tạo

Những chiếc lá nhân tạo rất mỏng, nhẹ

và có công năng giúp phân giải nước thành

khí Hidro và Oxy, từ đó tạo ra một nguồn

nhiên liệu mới.

Lá nhân tạo là một thiết bị có khả năng

chuyển hoá năng lượng mặt trời thành năng

lượng hoá học tích trữ trong nhiên liệu H2

(273 KJ/mol H2) thông qua quá trình quang

phân tách nước biển.

Nhiên liệu H2 sau đó được lưu trữ, vận

chuyển và sử dụng trong pin nhiên liệu. Sản

phẩm của quá trình sử dụng nhiên liệu này chỉ

là H20. Đặc biệt, công nghệ này không hề gây

ô nhiễm môi trường.

Thiết bị này là kết quả nghiên cứu của

GS.TS Nguyễn Quang Liêm (Viện Khoa học

vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ

Việt Nam) và TS. Trần Đình Phong (Trường

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện

Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam).

Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm

Khoa học Công nghệ Việt Nam đã thành công

trong việc chế tạo 1 phiên bản lá nhân tạo với

hiệu suất từ H2 là 3%. Chiếc lá nhân tạo này có

khả năng làm việc ít nhất 10h. Lá được chế tạo

dễ dàng với lượng lớn các vật liệu dễ kiếm

trong tự nhiên như Si, Co, W, Mo.

Một điểm đáng chú ý khá nằm ở việc lá

nhân tạo được tạo thành nhờ quá trình “tự gắn

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 14/40

kết xúc tác" đơn giản dưới ánh mặt trời. Do

đó, nó có khả năng mở rộng để chế tạo với

lượng lớn.

Để công nghệ Lá nhân tạo có thể được

thương mại hoá, hiệu suất tạo H2 từ ánh sáng

mặt trời phải đạt trên 10%. Chiếc lá nhân tạo

này phải đảm bảo độ bền với hơn 1.000 giờ

làm việc.

Hiện các nhà khoa học đang tìm cách

nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm làm

tăng hiệu suất tạo H2 lên 10%, độ bền hơn

1.000 giờ và khả năng tự sửa chữa của chúng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của Viện Hàn

lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng đang

tìm cách tích trữ H2 dưới dạng lỏng hoặc chất

rắn với các “chất mang" phù hợp.

Nguồn: Trọng Đạt, vietnamnet.vn, 16/07/2018

Trở về đầu trang

**************

Hệ thiết bị phân tích vết Thủy ngân (Hg) phục vụ quan trắc môi trường và kiểm soát thực phẩm

Hệ thiết bị phân tích vết thủy ngân Model VAST-HG 01

Với mục tiêu đó, từ 06/2015 đến

12/2017, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa

học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện đề

tài “Nghiên cứu chế tạo hệ thiết bị phân tích

vết Thủy ngân (Hg) phục vụ quan trắc môi

trường và kiểm soát thực phẩm”,mã số

VAST.CTG.04/15-16 do TS. Dương Tuấn

Hưng làm chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu đề

tài đã chế tạo thành công 01 hệ thiết bị phân

tích hàm lượng siêu vết thủy ngân tự động

phục vụ quan trắc môi trường và kiểm soát an

toàn thực phẩm. Thiết bị này có giới hạn phát

hiện thấp hơn 0,1 ppb đáp ứng được các yêu

cầu phân tích hàm lượng siêu vết thủy ngân

trong các mẫu môi trường và thực phẩm,

ngoài ra thiết bị chế tạo được có giá thành

khoảng 300 triệu đồng thấp hơn nhiều so với

giá thành nhập ngoại.

Hệ thiết bị phân tích vết thủy ngân

được thiết kế và chế tạo dựa trên phương pháp

quang phổ hấp thụ nguyên tử kết hợp kỹ thuật

hóa hơi lạnh bao gồm: hệ phản ứng và tạo hơi

thủy ngân cải tiến, hệ ghi đo và thu phổ hấp

thụ nguyên tử của thủy ngân, phần mềm điều

khiển hệ thiết bị, ghi và phân tích dữ liệu. Hệ

thiết bị chế tạo được có những điểm mới và ưu

việt hơn so với các nghiên cứu, sáng chế và

giải pháp hữu ích trước đây. Hệ tạo hơi thủy

ngân tăng cường quá trình làm giàu hơi thủy

ngân nhờ quá trình tuần hoàn trong hệ và hoạt

động của van bốn chiều và loại trừ ảnh hưởng

của hơi nước gây sai số dương sau khi đi qua

bình làm lạnh bẫy hơi nước; loại trừ ảnh

hưởng làm nhiễu tín hiệu của hơi axit khi đi

qua bẫy axit. Hệ ghi đo và thu phổ hấp thụ

nguyên tử của thủy ngân giúp tăng độ nhạy

nhờ sử dụng cuvet hình chữ U. Hệ này chỉ bao

gồm một đèn thuỷ ngân và detector, nhỏ gọn

và không phức tạp như hệ thiết bị quang phổ

hấp thụ nguyên tử truyền thống, có thể đưa ra

phân tích ngoài hiện trường.

Hệ quang học hoạt động theo nguyên

tắc hai chùm tia có ưu việt là loại bỏ ảnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 15/40

hưởng của sự trôi nền bằng cách sử dụng hai

tế bào quang điện, một tế bào quang điện

(ống nhân quang điện 1) đặt ở sau cuvet để đo

độ hấp thụ của mẫu. Một tế bào quang điện

(ống nhân quang điện 2) nằm ở phía đối diện

với cuvet để đo độ hấp thụ của nền. Chương

trình phần mềm giúp điều khiển toàn bộ quá

trình phản ứng tạo hơi thủy ngân, quá trình

ghi đo và thu phổ hấp thụ nguyên tử của thủy

ngân hoàn toàn tự động, đồng thời cho phép

ghi và phân tích dữ liệu trên máy tính.

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thiết bị phân tích vết thủy ngân

Phổ hấp thụ nguyên tử của thủy ngân

Giao diện thực hiện xây dựng đường chuẩn

Thiết bị vận hành ổn định, có độ nhạy

cao, độ lặp lại tốt, độ chính xác cao, đơn giản,

tự động và giá thành thấp. Các thông số kỹ

thuật cơ bản của hệ thiết bị như sau:

• Kích thước: 58,5cm x 37cm x 31cm

• Khối lượng: 23,5 kg

• Nguồn: 220V– 100W

• Độ nhạy: 0,2 ng

• Sai số: 5%

• Độ lặp lại: <1,5%

• Thời gian phân tích: 1 phút

Đề tài đã xây dựng và áp dụng thành

công hai quy trình phân tích thủy ngân tổng

số bao gồm: quy trình phân tích thủy ngân

tổng số trong các mẫu nước và quy trình phân

tích tổng thủy ngân trong các mẫu đất / trầm

tích, thực phẩm. Hai quy trình đều có LOD và

LOQ thấp (LOD = 0,013 μg/L; LOQ = 0,044

μg/L), độ lặp lại tốt (RSD% khi tiến hành

phân tích lặp lại trên các mẫu thực đều nhỏ

hơn giá trị tối đa cho phép theo AOAC) và độ

chính xác cao (hiệu suất thu hồi đạt >90% khi

tiến hành phân tích mẫu chuẩn CRM MESS-

3, DORM-2). Đề tài đã ứng dụng thành công

hệ thiết bị này trong việc phân tích vết thủy

ngân tổng số trong 30 mẫu nước lấy tại khu

vực gần mỏ vàng xã Thần Sa, huyện Võ Nhai,

tỉnh Thái Nguyên; 47 mẫu trầm tích lấy tại

khu vực 4 tỉnh miền Trung bao gồm Hà Tĩnh,

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 16/40

Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

và 27 mẫu động vật thân mềm hai mảnh vỏ

lấy tại Cẩm Phả, Vân Đồn, và Hạ Long, tỉnh

Quảng Ninh.

Đề tài đã công bố 01 bài báo trên Tạp

chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 01 báo

cáo và 01 poster tại Hội nghị khoa học quốc

tế (Vietnam International Water Week VACI

2018) và 01 đăng ký giải pháp hữu ích, đào

tạo 01 thạc sỹ chuyên ngành Hóa phân tích.

Ngày 14/05/2018, đề tài được Hội đồng

nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam nghiệm thu và xếp loại

Xuất sắc.

Các kết quả của đề tài cho thấy, lần

đầu tiên tại Việt Nam, một giải pháp hoàn

chỉnh đã được nhóm nghiên cứu hoàn thiện

và đưa ra để thiết kế và chế tạo hệ thiết bị

phân tích vết thủy ngân có độ nhạy cao, độ

lặp lại tốt, tin cậy, được điều khiển hoàn toàn

tự động bằng máy tính. Hệ thiết bị có kết cấu

gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ và công

năng sử dụng tốt, có giá thành hợp lý. Hệ

thiết bị này hoàn toàn phù hợp để trang bị và

sử dụng trong các phòng thí nghiệm nhằm

phân tích lượng vết thủy ngân, phục vụ công

tác quan trắc môi trường và kiểm soát an toàn

thực phẩm.

Nguồn: TS. Dương Tuấn Hưng, Viện Hóa

học, vast.ac.vn, 01/08/2018

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nghiên cứu quy trình trích ly flavonoid tổng từ lá đỏ ngọn và đánh giá hoạt tính sinh học của dịch chiết

Nhằm mục đích khai thác và tận dụng

các tác dụng y học quý giá của cây đỏ ngọn,

nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Thảo Ly, Lê Sỹ

Ngọc, Phạm Thị Hà Vân (Trung tâm Nghiên

cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ

cao) và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về

quy trình trích ly flavonoid tổng từ lá đỏ ngọn

(Cratoxylum prunifolium) và đánh giá hoạt

tính sinh học của dịch chiết.

Đỏ ngọn là một cây thảo dược quý

mọc tự nhiên ở vùng đồi núi thấp và trung

du, chứa các nhóm chất có khả năng thúc đẩy,

bổ trợ hệ thần kinh, chống đông máu, chống

oxy hóa, bảo vệ tế bào, cũng như ngăn ngừa

các nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch

máu mão, tổn thương do bức xạ hoặc thoái

hóa gan. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thực

hiện đề tài để xác định các thông số thích hợp

cho quá trình trích ly flavonoid tổng từ lá đỏ

ngọn, từ đó hướng tới ứng dụng hợp chất sinh

học của cây dược liệu này vào thực phẩm.

Nghiên cứu sử dụng vật liệu thí

nghiệm là lá đỏ ngọn thu hái vào tháng 7

hằng năm, có màu xanh sẫm và đỏ sẫm tại

tỉnh Quảng Ngãi. Các nhà nghiên cứu đã lần

lượt tiến hành thí nghiệm các yếu tố ảnh

hưởng đến quá trình trích ly như nồng độ

dung môi, tỷ lệ nguyên liệu:dung môi, nhiệt

độ trích ly và thời gian trích ly.

Kết quả thu được hàm lượng flavonoid

tổng đạt 2,792%, đồng thời chọn được các

thông số thích hợp cho quá trình trích ly như

nồng độ dung môi (79%), tỷ lệ nguyên

liệu:dung môi (1:64 w/v), nhiệt độ trích ly

(780C) và thời gian trích ly (68 phút). Qua các

thí nghiệm đánh giá, dịch chiết có năng lực

khử ở nồng độ 120µg/ml (0,1960); hoạt tính

kháng gốc tự do ở nồng độ 140µg/m

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 17/40

(75,679%) và hoạt tính kháng hydroxyl tự do

ở nồng độ 120µg/m (44,138%). Ngoài ra,

dịch chiết còn có khả năng kháng

nấm Aspergillus sp., Botrytis sp., Penicillium

sp., Rhizopus sp lần lượt ở các nồng độ

750ppm, 750ppm, 500ppm và 100ppm.

Nguồn: cesti.gov.vn, 24/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Y - DƯỢC

Trí tuệ nhân tạo giúp soi gene bắt bệnh cho người Việt

Cao Anh Tuấn, cựu chuyên gia Google về dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.

Chỉ cần một mẩu nước bọt, chờ thêm 4

tuần, kết quả trả về sẽ giúp người kiểm tra y

tế biết được họ nên cần bổ sung thêm những

dưỡng chất nào, hay những bệnh lý có khả

năng gặp phải trong tương lai. Sự kết hợp của

trí tuệ nhân tạo (AI) và y tế đã giúp giải mã

những thông tin di truyền được giấu kín bao

lâu nay trong bộ genecủa loài người. Công

nghệ những tưởng chỉ dành cho các nền kinh

tế phát triển, nay đã xuất hiện ở Việt Nam.

Những bệnh lý của con người, ngoài

tác động bên ngoài còn xuất phát từ thông tin

di truyền, nằm tại bộ mã ADN của từng

người. Có người dễ mắc phải bệnh lý này, có

người dễ mắc phải vấn đề khác, mà dân gian

hay dùng khái niệm là “cơ địa”. Nhiệm vụ

của công ty khởi nghiệp Gene Friend Way là

tìm ra sự khác nhau đó, dựa trên những bằng

chứng khoa học.

Trong nhóm 100 chuyên gia người Việt

trẻ thành công ở nước ngoài về đối thoại với

lãnh đạo quốc gia mới đây, không hiếm những

mô hình khởi nghiệp độc đáo, mới mẻ và ứng

dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới. Gene

Friend Way là một trong những ví dụ như thế.

Xuất thân là kỹ sư máy tính nhưng Cao

Anh Tuấn, đồng sáng lập và là CEO của Gene

Friend Way lại chọn con đường rời Google để

khởi nghiệp trong lĩnh vực y sinh. Tham vọng

của Tuấn và cộng sự, đó là giải mã bản đồ

gene cho người Việt nói riêng, người châu Á

nói chung để hiểu rõ hơn về thông tin di truyền

và khả năng gặp phải những bệnh lý trầm kha

như tai biến mạch máu não, tiểu đường hay

ung thư. Nhóm khởi nghiệp cũng kì vọng khi

biết sớm những thông tin liên quan tới bệnh lý

tiềm ẩn, người dùng sẽ tạo ra các tác động tích

cực hơn cho cuộc sống như tăng cường tập thể

thao hay ăn uống giảm cân.

Ban đầu nhóm của Tuấn chỉ tập trung

vào việc xét nghiệm khả năng mắc phải căn

bệnh ung thư. Nhưng sau đó, khi đi vào thực

tế, nhiều người dùng lại thắc mắc những câu

hỏi khác liên quan đến sức khỏe nhiều hơn,

chứ không chỉ đơn thuần là bệnh ung thư.

Hiện nay Gene Friend Way cung cấp 3 kết

quả phân tích về geneđể đáp ứng 3 nhu cầu cơ

bản: hiểu cơ thể để có chế độ luyện tập thể

thao tốt hơn, tìm xem cơ thể thiếu dưỡng chất

nào để lập thực đơn tối ưu và cuối cùng là

khảo nghiệm khả năng mắc căn bệnh nghiêm

trọng như ung thư.

Giải thích lý do khởi nghiệp với mô

hình mới lạ trong ngành y tế dự phòng, vốn lạ

lẫm với chàng trai “đậm” chất kỹ thuật về

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 18/40

công nghệ máy tính, Tuấn kể đó là lý do cá

nhân, khi người thân có tiền sử về tai biến

mạch máu não. Anh muốn phát hiện bệnh lý

từ sớm để phòng bệnh hơn là chữa bệnh, đặc

biệt là với người châu Á.

Trước khi trở thành người đồng sáng

lập và là CEO của Gene Friend Way, chàng

Tiến sĩ về Khoa học Máy tính của Đại học

Cornell đã có quãng thời gian 3 năm làm việc

chính thức cho Google, chưa tính đến thời

gian cộng tác trước đó.

Nhưng vấn đề mà cựu chuyên gia về

dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo của Google gặp

phải lúc đó là không có kiến thức về lĩnh vực

gene và y tế. Dù vậy, may mắn thay, vợ Tuấn

cũng đồng thời là tiến sĩ ở Mỹ về lĩnh vực y

sinh, là người đã hỗ trợ hết mình. Kết hợp

thêm 3 chuyên gia khác trong lĩnh vực y tế

đến từ những đại học danh tiếng hàng đầu ở

Mỹ, Tuấn quyết định theo đuổi đam mê.

Trong nhiều năm gần đây, việc giải mã

bộ gene của con người ngày càng tiến bộ,

những mô hình như Tuấn đang làm trên thế

giới không phải là cá biệt. Tuy nhiên, theo

Tuấn, những nghiên cứu trên thế giới đa phần

đều được thực hiện dựa trên các bộ mẫu là

người da trắng. “Chúng ta hay nói về nhập

khẩu công nghệ, nhưng về vấn đề gene thì

không thể mang về được. Người châu Á cần bộ

giải mã gene riêng”, ông Tuấn khẳng định.

Điều cơ bản là vì cấu trúc gene của các

chủng người có sự khác khau khá nhiều.

Trong khi ông Tuấn nhấn mạnh sản phẩm này

phát triển dành cho người châu Á, thì ở

Hongkong cũng có những dịch vụ kiểm tra

gene báo bệnh lý tương tự, nhưng họ chủ yếu

chỉ dùng lại các kết quả nghiên cứu của người

da trắng và tập trung nguồn lực vào marketing.

“Đối thủ cạnh tranh làm marketing tốt. Việc

marketing tốt sẽ giúp thuyết phục người dùng

sử dụng sản phẩm, nhưng để người dùng hiểu

được công nghệ ở dưới như thế nào thì khó.

Còn mình thì công nghệ là điểm mấu chốt.

Người châu Á, đặc biệt là người Việt Nam

phải có công nghệ phân tích gene riêng,

nghiên cứu và phát triển riêng cho chủng tộc

mình”, ông Tuấn nói.

Thêm nữa, ông Tuấn cũng nêu ra một

hiện tượng đáng lưu ý, đó là các ông lớn khác

chậm cập nhật công nghệ phân tích dữ liệu để

đưa ngay những kết quả nghiên cứu khoa học

mới nhất vào công nghệ y sinh. “Hiện nay, số

lượng gene có liên quan đến đặc tính của

người mà các nhà khoa học tìm ra đã nhiều

hơn gấp 10 lần số lượng gene được công bố 3

năm về trước. Vì vậy, các sản phẩm về phân

tích gene cần phải cập nhật để phân tích các

dữ liệu mới nhất”, Tuấn nhận định.

Kinh nghiệm từ việc thực hành và ứng

dụng trí tuệ nhân tạo từ quãng thời gian làm

việc cho Google đã giúp Tuấn thay đổi vấn đề

này. Việc vận dụng AI giúp đội ngũ của Tuấn

giảm thiểu thời gian nghiên cứu đáng kể. “Trí

tuệ nhân tạo giúp giảm thiểu thời gian nghiên

cứu. Sản phẩm trước đây xây dựng mất 2

năm, nay có thể rút xuống còn 6 tháng”,

Tuấn ví dụ.

"Nhưng không chỉ trong lĩnh vực y tế,

ứng dụng của AI ở ngoài đời còn rất phổ

thông và hữu dụng, có khả năng làm thay các

nhà nghiên cứu rất nhiều và giúp họ tiết kiệm

thời gian", Tuấn nhận xét. Nhiệm vụ của các

nhà nghiên cứu giờ đây là phải theo dõi và

cập nhật những xu hướng mới nhất, đưa vào

ứng dụng ngay lập tức chứ không phải chờ

đợi lâu như trước kia.

Vị chuyên gia đã từng là “cao thủ”

phân tích dữ liệu, giúp Google kiếm bộn tiền

từ hoạt động quảng cáo, vẽ ra viễn cảnh

tương lai trong 10 năm tới mà trong đó sẽ

toàn là ô tô tự lái, gần như mọi việc sẽ do rô-

bốt làm, con người sẽ thoải mái nhiều hơn.

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 19/40

“Trí tuệ nhân tạo đã phát triển vượt bậc so

với khoảng thời gian 3 - 4 năm về trước. Trí

tuệ nhân tạo sẽ làm nhiều người mất việc, vì

máy làm thay cho người. Nghĩ một cách tiêu

cực thì con người sẽ lười hơn, nhưng nghĩ

tích cực thì con người đồng thời sẽ có nhiều

thời gian để phát triển những cái mới hơn”,

Tuấn cho biết.

Nguồn: Nguyễn Dũng - Văn Châu,

vietnamnet.vn, 23/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu đề kháng insulin, giảm tiết insulin và tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân lớn tuổi

Với mục tiêu tìm ra phương pháp điều

trị dự phòng từ gian đoạn sớm, từ đó làm

chậm sự xuất hiện của đái tháo đường tuýp 2,

nhóm tác giả Nguyễn Đức Công, Nguyễn

Văn Trí, Nguyễn Văn Thành (Bệnh viện

Thống Nhất) và cộng sự đã thực hiện nghiên

cứu về đề kháng insulin, giảm tiết insulin và

tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh

nhân lớn tuổi có nguy cơ cao bị đái tháo

đường tại bệnh viện Thống Nhất.

Hiện nay nhóm người cao tuổi tại nước

ta đang không ngừng gia tăng về số lượng, kéo

theo nhiều vấn đề về sức khỏe hơn xảy ra ở

nhóm dân số này. Trong đó, đái tháo đường

tuýp 2 là một bệnh thường gặp ở người cao

tuổi và khi bệnh diễn biến nặng có thể gây ra

mù lòa, tàn phế suốt đời hoặc tử vong. Theo

các nhà nghiên cứu, người có nguy cơ mắc

bệnh đái tháo đường có thể áp dụng các biện

pháp can thiệp dự phòng nếu họ còn đang

trong tình trạng tăng đường huyết kéo dài

trước khi xuất hiện đái tháo đường tuýp 2 thực

sự. Vì vậy, nếu xác định được tình trạng này,

chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm diễn biến

và sự xuất hiện của đái tháo đường tuýp 2.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 600

bệnh nhân trên 60 tuổi có ít nhất một yếu tố

nguy cơ đái tháo đường nhưng không mắc

bệnh đái tháo đường đến khám tại phòng

khám, hoặc nhập viện điều trị nội trú tại bệnh

viện Thống Nhất. Các nhà nghiên cứu đã

khảo sát về tỷ lệ kháng insulin, chức năng tiết

insulin của tế bào beta tụy và tỷ lệ rối loạn

dung nạp glucose máu trên đối tượng nghiên

cứu. Đồng thời nghiên cứu thêm về mối liên

quan giữa sự kháng insulin, giảm tiết insulin

và tình trạng rối loạn dung nạp glucose với

các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh

mạch vành, béo phì,…

Kết quả cho thấy, người cao tuổi có

yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường có tỷ lệ

kháng insulin là 41,5%; tỷ lệ giảm tiết insulin

của tế bào beta tuyến tụy là 28,8%; tỷ lệ rối

loạn dung nạp glucose máu là 45%. Bên cạnh

đó, các mối liên quan giữa sự tăng kháng

insulin, rối loạn tiết insulin và rối loạn dung

nạp glucose với các yếu tố nguy cơ mắc bệnh

đái tháo đường ở người cao tuổi đều có ý

nghĩa về mặt thống kê. Do đó, các nhà nghiên

cứu đề nghị cần tiến hành tầm soát đái tháo

đường và điều trị các yếu tố nguy cơ có thể

thay đổi được như tăng huyết áp, bệnh mạch

vành, chỉ số khối cơ thể (BMI) > 23 và tỷ lệ

vòng eo trên vòng mông (WHR) cao.

Nguồn: cesti.gov.vn, 27/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 07/2018 20/40

Phương pháp điều trị mới cho trẻ em suy thận mạn giai đoạn cuối

Nhóm tác giả Hà Mạnh Tuấn, Hoàng

Thị Diễm Thúy, Nguyễn Huỳnh Trọng Thi

(Bệnh viện Nhi Đồng 2) và cộng sự đã thực

hiện đề tài nghiên cứu về phương pháp thẩm

phân phúc mạc liên tục ngoại trú với mục tiêu

đánh giá các kết quả, biến chứng và chi phí

của phương pháp này lên trẻ em bị suy thận

mạn giai đoạn cuối tại bệnh viện Nhi Đồng 2,

đồng thời tăng cường thêm một phương pháp

điều trị suy thận mạn để đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của xã hội.

Ngày nay, với sự phát triển của y học

hiện đại, phương pháp thẩm phân phúc mạc

liên tục ngoại trú (TPPMLTNT) được coi như

một trong những phương pháp điều trị thay thế

thận hiệu quả cho bệnh nhân bị suy thận mạn.

So với phương pháp lọc máu theo chu kỳ,

TPPMLTNT có ưu điểm là người bệnh có thể

tự thực hiện tại nhà và ít bị lệ thuôc vào bệnh

viện, đồng thời cơ sở vật chất và nhân lực cần

dùng cho phương pháp cũng đơn giản hơn lọc

máu theo chu kỳ. Vì vậy, TPPMLTNT được

coi là phương pháp điều trị vừa giúp giải quyết

được bài toán kinh tế cho gia đình bệnh nhân

và vừa có tính nhân văn cao. Mặc dù đã được

triển khai rộng rãi ở người lớn, nhưng

TPPMLTNT ở trẻ em vẫn còn là một kỹ thuật

hoàn toàn mới tại Việt Nam. Do đó, cần có các

nghiên cứu thêm về tính hiệu quả, an toàn, khả

thi và chi phí của phương pháp này đối với trẻ

em bị suy thận mạn.

Đối tượng của nghiên cứu là tất cả các

trẻ em bị suy thận mạn giai đoạn cuối được

điều trị bằng TPPMLTNT tại bệnh viện Nhi

Đồng 2. Các nhà nghiên cứu đã tham khảo và

thu thập số liệu từ bệnh án lưu trữ và hồ sơ theo

dõi ngoại trú của 30 bệnh nhi, sau đó sử dụng

phần mềm SPSS 17.0 để phân tích số liệu.

Sau 12 tháng theo dõi, phương pháp

TPPMLTNT cho thấy có thể áp dụng trên trẻ

em với tỷ lệ sống là 96,8%. Có 83% bệnh

nhân tiếp tục điều trị, 6% chuyển sang lọc

máu theo chu kỳ và 6 bệnh nhân ghép thận.

Về các biến chứng thì có 10% trẻ bị viêm

phúc mạc, 9,3% bị nhiễn trùng lỗ ra, 9,3% bị

chảy máu catheter, 3,1% thoát vị rốn,…

Ngoài ra, chi phí trung bình cho 1 năm điều

trị bằng TPPMLTNT dao động từ 142–170,8

triệu đồng và chi phí cho 1 lần nhập viện vì

biến chứng viêm phúc mạc dao động từ 18,6–

44,4 triệu đồng.

Nguồn: cesti.gov.vn, 30/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 21/40

NÔNG NGHIỆP

Hệ thống phân loại xoài tự động

Vừa qua, Sở KH&CN Đồng Tháp đã tổ

chức Họp hội đồng tư vấn giao trực tiếp thực

hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ

thống phân loại xoài tự động” do TS Huỳnh

Minh Tuấn, Giám đốc Sở làm chủ tịch.

Đây là đề tài do Trường Đại học Sư

phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh chủ trì và

PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh làm chủ

nhiệm được thực hiện với mục tiêu thiết kế và

chế tạo hệ thống phân loại xoài (cát Chu, cát

Hòa Lộc, tượng Da Xanh) tự động, đạt hiệu

quả kinh tế, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị

trường trong và ngoài nước.

Qua 1 buổi trao đổi, thảo luận, các

thành viên hội đồng đánh giá đây là đề tài rất

cần thiết để triển khai thực hiện. Tuy nhiên,

hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu điều chỉnh

lại một số nội dung: kỹ thuật sử dụng trong đế

tài; công suất phù hợp với năng lực của các

đơn vị sản xuất; thu thập mẫu xoài; có thể

phân loại các loại trái cây khác dựa trên cơ sở

dữ liệu; gom lại mục tiêu cho phù hợp để

không bị chồng lấn trong nội dung nghiên cứu.

Kết quả, đề tài đã được thông qua với

tổng số điểm là 82,57.

Nguồn: vista.gov.vn, 07/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Tạo vật liệu khởi đầu giống ổi bằng phương pháp lai hữu tính

Với mục tiêu chọn tạo ra các giống ổi

có năng suất cao và chất lượng quả tốt, nhóm

tác giả Bùi Quang Đăng (Viện Khoa học

Nông nghiệp Việt Nam), Nguyễn Thị Tuyết,

Vũ Việt Hưng (Viện Nghiên cứu Rau quả) và

cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu tạo vật

liệu khởi đầu giống ổi bằng phương pháp lai

hữu tính, kết hợp các đặc tính nổi trội của

nguồn gien ổi trong nước và nước ngoài.

Ổi là loại cây ăn quả có giá trị dinh

dưỡng cao, được trồng phổ biến tại các nước

nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngoài việc dùng để

ăn tươi hoặc chế biến thành các loại đồ hộp,

nước ổi, mứt ổi, thì quả ổi non, búp ổi, vỏ cây

và rễ ổi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tuy nhiên, các vùng trồng ổi tại Việt Nam

hiện nay hầu hết đều sử dụng các giống ổi địa

phương, quả nhỏ, nhiều hạt, năng suất thấp và

chất lượng không ổn định. Vì vậy, công tác

nghiên cứu chọn tạo các giống ổi có năng suất

cao, chất lượng quả tốt, không hoặc có ít hạt

là rất cần thiết tại nước ta.

Nghiên cứu (được đăng trên tạp chí

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng

06/2018) sử dụng vật liệu lai tạo (bố, mẹ) là

10 giống ổi trong nước và nhập nội trồng phổ

biến tại miền Bắc Việt Nam như Đài loan, Bo

Trắng, Xù Dài, Thái Lan... Đồng thời, các

nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện đánh giá

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 22/40

sức sống và khả năng nảy mầm của hạt phấn

ở một số giống ổi thí nghiệm.

Trong số 80 cá thể lai ưu tú của 18 tổ

hợp lai hữu tính, kết quả đã chọn lọc được 3

dòng lai có chất lượng tốt là TXD91 (Thái Lan

x Xù Dài), ĐLBT3 (Đài Loan x Bo Trắng) và

ĐLT3 (Đài Loan x Thái Lan). Các dòng ổi lai

này cho khối lượng quả lớn (312,42-414,53

g/quả), ít hạt (86-121,11 hạt/ quả); tỷ lệ cùi

cao (trên 90%), cùi dòn, vỏ sáng xanh; các chỉ

tiêu như độ brix, hàm lượng đường tổng số,

hàm lượng chất khô, axit tổng số đều tương

đương với giống ổi Đài Loan đang được trồng

phổ biến trong nước.

Nguồn: cesti.gov.vn, 21/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Thử nghiệm sử dụng ong ký sinh để khống chế mọt thuốc lá gây hại thức ăn nuôi cá bảo quản trong kho

Tác giả Nguyễn Thị Oanh (trường Đại

học Đồng Tháp) thực hiện nghiên cứu thử

nghiệm sử dụng ong Anisopteromalus

calandrae kiểm soát loài sâu mọt thuốc lá

Lasioderma serricorne gây hại thức ăn nuôi

cá (dạng viên) và một số loại nông sản trong

kho bảo quản.

Ong Anisopteromalus calandrae là loài

ong ngoại ký sinh đã được ghi nhận phổ biến

ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có khả

năng hạn chế số lượng sâu non của nhiều loài

sâu mọt thuộc bộ cánh cứng gây hại cho nông

sản và thức ăn thủy sản trong kho. Nghiên

cứu tiến hành với ong Anisopteromalus

calandrae và mọt thuốc lá Lasioderma

serricorne được thu từ các kho bảo quản nông

sản như lúa, gạo, ngô, đậu và kho chế biến

thức ăn chăn nuôi tại một số tỉnh thuộc vùng

đồng bằng sông Cửu Long.

Các thí nghiệm (được đăng trên Tạp

chí Bảo vệ thực vật, số 6-2017) được thực

hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của không

gian và khối lượng nông sản/thức ăn được

bảo quản đến khả năng khống chế mọt thuốc

lá Lasioderma serricorne của ong

Anisopteromalus calandrae như sau: 2 túi

thức ăn nuôi cá dạng viên (mỗi túi chứa

2,5kg) được đặt vào thùng giấy carton, thả 50

cặp mọt thuốc lá trưởng thành chia đều vào

các túi thức ăn trong thùng giấy, sau 21 – 22

ngày thả trưởng thành ong ký sinh. Quá trình

theo dõi được tiến hành trong 3 tháng sau khi

thả trưởng thành ong ký sinh. Sau mỗi tháng

kiểm tra mẫu, lấy ra 100g thức ăn từ 2 túi

đựng thức ăn trong thùng giấy và đếm số mọt

trưởng thành, đồng thời thay thay thế vào

thùng giấy một hộp nhựa đựng 100g thức ăn

đã bị nhiễm mọt thuốc lá ở giai đoạn sâu non

tuổi 3, tuổi 4.

Kết quả cho thấy, ở cùng một số lượng

trưởng thành ong ký sinh được thả, đối với

hai trường hợp khác nhau về không gian và

lượng nông sản/thức ăn bảo quản, khả năng

khống chế mọt thuốc lá của ong là khá tốt và

gần như tương đương nhau. Cụ thể, cùng với

nghiệm thức thả 40% cặp trưởng thành ong

ký sinh, tỷ lệ khống chế mọt của ong là

74,83% (ở lượng thức ăn nuôi cá mỗi túi

2,5kg) và 72,22% (ở lượng thức ăn nuôi cá

100g trong hộp nhựa). Các tỷ lệ này là

82,33% và 80,89% khi thả 50 cặp trưởng

thành ong ký sinh. Ong Anisopteromalus

calandrae có thể được sử dụng như là một tác

nhân sinh học kiểm soát mọt thuốc lá

Lasioderma serricorne gây hại thức ăn nuôi cá

trong điều kiện bảo quản ở các hộ kinh doanh

nhỏ lẻ.

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 23/40

Tác giả đề xuất bổ sung biện pháp

phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nông

sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói

riêng và cả nước nói chung. Cụ thể, điều tra

kho nông sản định kỳ 2 lần/tháng để theo dõi

biến động mật độ quần thể các loài mọt phổ

biến trong suốt chu kỳ bảo quản; xác định các

đỉnh cao số lượng của các loài mọt đó và thời

điểm mật độ đạt tới ngưỡng thiệt hại (22–25

kg/con) để xem xét, lựa chọn và quyết định

áp dụng biện pháp phòng trừ thích hợp nhất ở

từng thời kỳ bảo quản khác nhau. Đối với một

số kho bảo quản nhỏ lẻ, kho nông hộ, trong

khoảng 3 tháng đầu tiên, mật độ một số quần

thể mọt phổ biến thường chưa cao và ít khi

đạt tới giá trị ngưỡng thiệt hại, có thể sử dụng

ong ký sinh thảo vào kho với số lượng phù

hợp tùy theo khối lượng nông sản..

Nguồn: cesti.gov.vn, 22/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu chọn lọc một số dòng lan Dendrobium mini mới

Nhóm tác giả Nguyễn Văn Vinh, Bùi

Minh Trí, Trần Hồng Anh (Trung tâm Khuyến

nông TP.HCM) đã thực hiện nghiên cứu lai

tạo, đột biến và chọn lọc 3-5 dòng

Dendrobium mini mới có hình dáng, màu sắc

đa dạng nhằm phục vụ cho thị trường hoa

cảnh tại Việt Nam.

Dendrobium mini là giống lan mới

được du nhập vào nước ta thời gian gần đây.

Với đặc điểm như cây nhỏ gọn, siêng cho

hoa, thời gian ra hoa nhanh nên rất phù hợp

cho trang trí nội thất, văn phòng, đám tiệc…

Các giống lan Dendrobium mang nhiều đặc

tính nổi trội về hình thái, cấu trúc hoa, màu

sắc, sự phân bố sắc tố trên cánh hoa… nhưng

những đặc tính ưu việt này thường không tập

trung vào một loại lan Dendrobium cụ thể. Vì

vậy, việc thực hiện nghiên cứu lai tạo để cho

ra đời một số giống Dendrobium mini mới có

nhiều tính trạng tốt, thời gian lai tạo ngắn,

phù hợp với điều kiện sinh thái và thị hiếu tại

nước ta là cần thiết.

Với mục tiêu là tạo ra 3-5 dòng lan có

chiều cao cây từ 15-25 cm, số hoa/phát hoa từ

6-15 hoa, màu sắc hoa mới so với bố mẹ và

mỗi dòng có khoảng 100 cây trong đó có 40%

cây ra hoa, các nhà nghiên cứu đã thực hiện

những nội dung sau: lai tạo, khảo sát sự sinh

trưởng, phát triển và chọn lọc một số dòng

con lai Dendrobium mini có triển vọng; chiếu

xạ gây đột biến in vitro và chọn lọc một số

dòng Dendrobium mini đột biến có triển

vọng; dùng chỉ thị phân tử để khảo sát đa

dạng di truyền của các dòng lan Dendrobium

mini mới chọn lọc; nhân giống in vitro và

khảo sát sự sinh trưởng, phát triển của một số

dòng Dendrobium mini mới.

Kết quả đã tạo ra được 15 tổ hợp lan

lai, trong đó có 12 tổ hợp có tỷ lệ nảy mầm

cao từ 63,67-97,33%. Sau 6 tháng nuôi cấy

hạt lan, có 9 tổ hợp lai đạt tiêu chuẩn đưa ra

nhà lưới huấn luyện và nuôi trồng. Sau 8-10

tháng trồng ngoài nhà lưới, cả 9 tổ hợp lai đều

ra hoa, đồng thời chọn được 3 dòng lai triển

vọng là DM-03-09, DM-05-11 và DM-06-06

với tỷ lệ ra hoa của 100 cây con mỗi dòng là

42,67%, chiều cao cây từ 15-25 cm và số

hoa/phát hoa từ 6-15 hoa. Ngoài ra, kết quả

đánh giá sinh học phân tử bằng kỹ thuật

RAPD cũng đã xác định được các con lai có

kiểu gen khác với cây bố mẹ.

Nguồn: cesti.gov.vn, 25/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 07/2018 24/40

Nghiên cứu khí canh cây dừa cạn trong điều kiện bổ sung vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes

Nhóm tác giả Trần Thị Lệ Minh (Đại

học Nông lâm TP.HCM), Bùi Xuân Lượng

(trường Cao đẳng Nghề số 8, TP. Biên Hòa,

tỉnh Đồng Nai) thực hiện nghiên cứu nhằm

xác định chu kỳ phun dung dịch dinh dưỡng,

mật độ vi khuẩn A. rhizogenes trong hệ thống

khí canh thuận lợi cho sinh trưởng của cây

dừa cạn.

Cây dừa cạn được tập trung trồng

trong các vùng dược liệu, nhưng chưa đáp

ứng đủ vì nhu cầu sử dụng ngày càng cao,

trong khi diện tích đất trồng dược liệu ngày

càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Trước

khó khăn này, biện pháp trồng cây không cần

đất như thủy canh (trồng cây trong dung dịch

dinh dưỡng), khí canh (trồng cây trong điều

kiện rễ cây tiếp xúc với không khí) đã được

nghiên cứu ứng dụng. Ưu điểm của trồng cây

dược liệu trên hệ thống khí canh (đặc biệt là

những cây sử dụng bộ rễ làm dược liệu) là sự

phát triển rất mạnh của bộ rễ trong môi

trường không khí, đồng thời giúp tiết kiệm

nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…

A. rhizogenes là vi khuẩn hình que, có

tính di động, không sinh bào tử. Khi cây bị

nhiễm A. rhizogenes sẽ tạo ra những rễ nhánh

bất thường gọi là rễ tóc. Rễ tóc thường được

sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các hợp

chất thứ cấp. Các phương pháp chủ yếu để

chuyển gen đối với cây dược liệu là chuyển

gen trực tiếp bằng DNA và gián tiếp bằng vi

khuẩn A. rhizogenes. Tuy nhiên phương pháp

A. rhizogenes được hầu hết các nhà khoa học

lựa chọn, vì vậy việc xác định mật độ vi

khuẩn A. rhizogenes thích hợp để cây trồng

sinh trưởng phát triển tốt nhất được các nhà

khoa học quan tâm.

Trong nghiên cứu này (đăng trên tạp

chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 5-2017), cây

dừa cạn được khảo sát trồng trong hệ thống

khí canh với hai chu kỳ (phun dung dịch dinh

dưỡng 15 giây, ngừng phun dung dịch dinh

dưỡng 15 phút; phun 15 giây, ngừng phun 30

phút); đánh giá hàm lượng alkaloid đối với

các mẫu dịch chiết rễ, thân, lá cây dừa cạn;

thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ vi khuẩn A.

rhizogenes đến sinh trưởng của cây.

Kết quả cho thấy, cây dừa cạn trồng

trong hệ thống khí canh giúp kiểm soát tốt

điều kiện trồng như dinh dưỡng, chế độ nước,

đồng thời cung cấp nguồn hoạt chất thứ cấp

từ rễ và thân lá. Chu kỳ phun dung dịch dinh

dưỡng 15 giây, ngừng phun 30 phút là tốt

nhất cho sinh trưởng của cây. Bổ sung vi

khuẩn A. rhizogenes với mật độ 109 CFU/mL

tối ưu cho sự sinh trưởng của cây dừa cạn

trong khí canh. Việc nghiên cứu tạo cây dừa

cạn có bộ rễ phát triển tốt nhờ vi khuẩn A.

rhizogenes kết hợp với công nghệ khí canh có

khả năng tăng sinh khối rễ của cây dừa cạn.

Nguồn: cesti.gov.vn, 20/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 25/40

Chế phẩm axit béo đa nối đôi (n3-PUFA) từ nguyên liệu tự nhiên bổ sung vào thức ăn ương nuôi thủy sản

Trong những năm gần đây, ngành nuôi

trồng thủy sản Việt Nam có những bước đột

phá vô cùng lớn cả về chất và lượng. Ban

đầu, từ những mô hình nuôi trồng thủy hải

sản theo kiểu quảng canh, đi dần lên theo

hướng bán thâm canh và hiện nay là mô hình

thâm canh năng suất cao, từ đó đưa Việt Nam

thành một trong 10 nước có sản lượng cá nuôi

lớn nhất thế giới Trung Quốc, Ấn Độ,

Inđônêxia, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan,

Băngladesh... Để đạt được thành tựu phát

triển của mô hình thâm canh năng suất cao

hiện nay là do sự đóng góp cực kỳ to lớn của

ngành công nghệ sinh học trong thủy sản ở

hầu hết các công đoạn, từ giống, kiểm soát

môi trường nuôi, kiểm soát dịch bệnh, phát

triển các loại thức ăn.

Cùng với sự phát triển của nuôi trồng

thuỷ sản, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và

nuôi trồng thuỷ sản có bước phát triển nhảy

vọt. Trong 15 năm gần đây tốc độ tăng trưởng

đạt bình quân 13-15%/năm. Tuy nhiên, ngành

sản xuất thức ăn trong nước cũng gặp phải

không ít khó khăn do có đến 60% nguyên liệu

phải nhập ngoại như: ngô, đậu tương, mỳ,

mạch, bột cá... Trong nước chưa sản xuất

được các loại thức ăn bổ sung như: lyzin,

methionin, vitamin, khoáng vô cơ, hữu cơ,

chất chống oxy hoá, men tiêu hoá, kháng

sinh, chế phẩm sinh học... Vì vậy giá thức ăn

sản xuất ra còn cao, cao hơn các nước trong

khu vực và thế giới từ 15-20%.

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra

rằng, việc chỉ bổ sung các axit béo họ ω-3 vào

thức ăn cho cá sẽ không có hiệu quả cao, đôi

khi còn làm rối loạn các quá trình sinh lý

trong cơ thể cá, mà trong quá trình bổ sung

còn cần phải tính đến cả các axit ω-6 để đạt

hiệu quả cao nhất. Tỉ lệ ω-3/ω-6 trong thức ăn

cho cá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển

ở từng loài…

Ở Việt Nam, mặc dù có nguồn nguyên

liệu phong phú nhưng công nghệ sản xuất

không đạt yêu cầu, sản phầm này chỉ được

chiết và bán thô cho nước ngoài và một phần

nhỏ làm thức ăn. Hiện nay, đa phần các loại

dầu béo bổ sung cho cá đều phải nhập khẩu từ

một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Chi

lê, Thái Lan… Các loại dầu béo này khi được

nhập khẩu, chúng ta mới chỉ kiểm soát được

các thành phần dinh dưỡng là chính, trong khi

đó các thành phần độc tố thì hầu như không

kiểm soát được. Do đó việc tự chủ nghiên cứu

và sản xuất PUFA từ các nguồn nguyên liệu

tự nhiên ở Việt Nam, ngoài yếu tố tiết kiệm

ngoại tệ, nâng cao sức sản xuất trong nước

còn là vấn đề đảm bảo hệ số an toàn cao cho

ngành nuôi trồng thủy hải sản ở nước ta.

Trong các nghiên cứu tạo chế phẩm

giàu hoạt chất ω-3, ω-6 ở Việt Nam hiện nay

đa phần sử dụng các phương pháp hóa học

thông thường hay phương pháp ép nhiệt. Các

phương pháp này có ưu điểm là đơn giản,

thuận tiện, tuy nhiên chúng đòi hỏi phải sử

dụng một lượng lớn các loại dung môi, hóa

chất, đồng thời tốn nhiều thời gian cho mỗi

chu trình sản xuất, chất lượng sản phẩm

không tốt do các axit béo đa nối đôi bị 2 biến

đổi trong quá trình sản xuất. Hiện nay, cùng

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 26/40

với sự tiến bộ của ngành công nghệ sinh học,

việc sử dụng kết hợp giữa phương pháp hóa

học hiện đại và công nghệ enzyme sẽ giải

quyết tốt vấn đề này. Đây là hướng triển khai

mới và đầy triển vọng, góp phần nâng cao

hiệu quả kinh tế cũng như tác động tích cực

về mặt xã hội, môi trường.

Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên

phối hợp cùng Chủ nhiệm đề tài TS. Lê Tất

Thành cùng thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

ứng dụng công nghệ sinh học tạo chế phẩm

axit béo đa nối đôi (n3-PUFA) từ nguyên liệu

tự nhiên bổ sung vào thức ăn ương nuôi một

số đối tượng cá biển” với mục tiêu Ứng dụng

công nghệ sinh học để tạo được chế phẩm

giàu axit béo đa nối đôi (PUFA) từ nguyên

liệu tự nhiên và Thử nghiệm bổ sung chế

phẩm PUFA vào thức ăn nuôi giống một số

đối tượng cá biển chủ lực (cá chẽm, cá song,

cá giò).

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

+ Đã hoàn thành 01 bộ cơ sở dữ liệu

nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình

nghiên cứu và sản xuất của đề tài. Trong đó,

xác định được nguồn nguyên liệu là đầu 3

loài cá ngừ lớn (cá ngừ Vây vàng, Mắt to, Bò)

với hàm lượng lipit 11,7 - 14,8% và hệ số

đánh giá lựa chọn cho việc sản xuất lần lượt

là 341,87 (cá ngừ Bò); 523,18 (cá ngừ Mắt to)

và 558,34 (cá ngừ Vây vàng).

+ Đã sản xuất được 221,5kg chế phẩm

PUFA giàu omega 3 bằng công nghệ enzyme

phục vụ nuôi thử nghiệm các đối tượng cá

chẽm, cá song, cá giò ở giai đoạn cá bột lên

hương và cá hương lên giống.

+ Đã hoàn thiện 02 quy trình có ý

nghĩa khoa học, phù hợp với thiết bị và điều

kiện sản xuất thực tế ở Việt Nam gồm:

- Quy trình công nghệ sản xuất PUFA

giàu omega 3 từ nguồn nguyên liệu tự nhiên

quy mô 80kg nguyên liệu/mẻ.

- Quy trình phối trộn bổ sung PUFA

vào thức ăn giai đoạn nuôi cá chẽm, cá song,

cá giò.

+ Đã hoàn thiện 01 bộ tiêu chuẩn cơ sở

cho sản phẩm PUFA-VN theo công thức tỉ lệ

ω-3/ ω6 là 2/1 và đánh giá hiệu quả sản xuất

sản phẩm. Kết quả tính toán sơ bộ cho thấy

sản phẩm có chất lượng tương đương và giá

thành rẻ hơn khoảng 30-50% so với sản phẩm

ngoại nhập thông dụng hiện nay là DHA

Selco.

+ Đã tiến hành nghiên cứu phối trộn

các dầu ω-3 và ω-6 theo các tỉ lệ khác nhau

và khảo nghiệm trên đối tượng là các loài cá

biển nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao ở giai

đoạn ương nuôi: cá chẽm, cá song, cá giò.

+ Đã công bố 03 bài báo trên các tạp

chí chuyên ngành trong nước có phản biện và

tham gia đào tạo 01 nghiên cứu sinh, 02 thạc

sĩ và 04 cử nhân..

Nguồn: vista.gov.vn, 06/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu phát triển một số giống khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa cho vùng đất bãi ven sông Hồng

Đây là kết quả của nhiệm vụ: “Nghiên

cứu phát triển một số giống khoai lang theo

hướng sản xuất hàng hóa cho vùng đất bãi

ven sông Hồng” do ThS. Nguyễn Minh Tuấn,

Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng làm chủ

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 27/40

nhiệm, thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng

6/2017.

Đề tài được triển khai tại các tỉnh Hà

Nội và Vĩnh Phúc với mục tiêu tuyển được

một số giống khoai lang năng suất, chất lượng

cao và hoàn thiện quy trình kỹ thuật để sản

xuất theo hướng hàng hóa ở vùng đất bãi ven

sông Hồng. Qua đó làm cơ sở để chuyển đổi

cơ cấu cây trồng cho vùng đất bãi ven sông,

nâng cao hiệu quả của sản xuất, góp phần

chuyển dịch kinh tế nông nghiệp các tỉnh phụ

cận Hà Nội trong thời gian tới.

Sau hơn hai năm triển khai, đề tài đã

lựa chọn được 01 giống khoai lang phù hợp

cho ăn tươi là giống KLC266, và 01 giống

khoai lang phù hợp chế biến là giống KL20-

209. Cùng với giống khoai lang Hoàng Long

truyền thống, Viện Nghiên cứu và Phát triển

Vùng đã cung cấp bộ giống có ý nghĩa cho

các địa phương.

Đề tài cũng đã hoàn thiện được quy

trình trồng khoai lang cho vùng đất bãi ven

sông Hồng và xây dựng thành công 10 ha mô

hình trồng khoai lang theo hướng sản xuất

hàng hóa tại Vĩnh Phúc và Hà Nội.

Ngoài ra, đề tài bước đầu đánh giá, so

sánh hiệu quả kinh tế giữa các giống được lựa

chọn với các mô hình truyền thống tại địa

phương từ đó làm cơ sở để cho các địa phương

nhân rộng và triển khai mô hình trồng khoai

lang đạt hiệu quả cao góp phần chuyển đổi cơ

cấu cây trồng vùng đất bãi ven sông Hồng theo

hướng hàng hóa trong thời gian tới.

Nguồn: Huyền Minh, vista.gov.vn,

28/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Công nghệ nano - giải pháp cho nông nghiệp sạch

Mới đây, Viện Hàn lâm khoa học và

Công nghệ Việt Nam đã hoàn thành quy trình

nghiên cứu và bước đầu triển khai ứng dụng

công nghệ nano trong trồng trọt, chăn nuôi và

nuôi trồng thủy sản. Các kết quả nghiên cứu

cho thấy, các nhà khoa học Việt Nam đang

tích cực tìm ra những giải pháp bắt kịp xu thế

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông

nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch.

Bắt kịp xu thế

Dự án “Nghiên cứu ứng dụng công

nghệ nano trong nông nghiệp” giai đoạn

2015-2019 do Viện Hàn lâm khoa học và

Công nghệ (KH-CN) Việt Nam phối hợp với

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(NN&PTNT) thực hiện. Trong đó, việc

nghiên cứu chế tạo ra các sản phẩm nano sẽ

do Viện Công nghệ môi trường của Viện Hàn

lâm KH-CN Việt Nam thực hiện. Còn việc

đưa công nghệ này ứng dụng trong lĩnh vực

trồng trọt và chăn nuôi do các đơn vị thuộc

Bộ NN&PTNT đảm nhận.

Qua 4 năm, dự án đã cho ra đời một số

sản phẩm nano như nano sắt, nano đồng, nano

ôxít kẽm, nano coban, nano selen, nano

chitosan… Các sản phẩm này được sử dụng

trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao

hiệu quả về năng suất, chất lượng cây trồng,

vật nuôi, từ xử lý hạt giống, làm phân bón lá

cho tới sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng và

trị bệnh cho gia súc… Các nhà khoa học đã

nghiên cứu ứng dụng các loại phân vi lượng

nhả chậm trên cơ sở các hạt nano kim loại có

hoạt tính sinh học; các chế phẩm phòng,

chống và diệt một số bệnh nấm trên cơ sở các

nano kẽm, bạc và đồng, phát triển loại kem

bôi nano dùng trong chăn nuôi bò sữa. Việc

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 28/40

nghiên cứu vật liệu mang thuốc kháng sinh đa

chức năng... cũng có nhiều kết quả khả quan.

Chủ nhiệm Dự án, PGS.TS Nguyễn

Hoài Châu cho biết, các kết quả nghiên cứu

thực nghiệm của Dự án đã chứng minh sản

phẩm phân bón lá nano có khả năng kích

thích sinh trưởng và phát triển của cây trong

giai đoạn nảy mầm, giúp tăng năng suất cây

trồng, giảm thiểu phân bón sử dụng, phòng

trừ dịch bệnh từ đất và tăng sức chống chịu

các điều kiện bất lợi của môi trường đối với

hạt nảy mầm. Khi ứng dụng công nghệ nano

trong sản xuất phân bón lá, lượng phân sử

dụng giảm khoảng 30 lần so với phân bón

gốc. Trong điều kiện trồng thâm canh ở nước

ta, dưỡng chất trong đất thiếu nghiêm trọng,

phân hóa học bón đất bị mất hiệu quả đến hơn

50%, thì việc sử dụng phân bón lá là giải

pháp tiện lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Khi

sử dụng phân bón lá nano, năng suất tăng,

đồng thời giảm thiểu tác hại tới môi trường.

Bên cạnh đó, việc xử lý hạt giống bằng nano

sắt trước khi gieo cho năng suất tăng 12,5%.

Hiện các nhà khoa học Việt Nam đã

nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano vào sản

xuất các loại phân bón cho các loại cây ngô,

đậu tương, hồ tiêu, cà phê, thanh long…

PGS.TS Nguyễn Hoài Châu mong muốn, sẽ

nhận được những kết nối từ các đơn vị, doanh

nghiệp để Viện Công nghệ môi trường thực

hiện việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu,

ứng dụng vào thực tế.

Giải pháp cho nông nghiệp sạch

Hà Nội là địa phương được các nhà

khoa học đưa vào thử nghiệm nhiều kết quả

nghiên cứu. Huyện Phúc Thọ là nơi trồng thử

nghiệm 1ha đậu tương sử dụng phân bón lá

nano. Trong một đợt gieo trồng muộn sau

bão, đất trồng không được chăm sóc kỹ như

mọi lần, cây đậu tương được sử dụng phân

bón lá nano vẫn sinh trưởng tốt, năng suất

cao, chất lượng đậu tốt hơn so với những vụ

mùa trước đó. Thời gian thu hoạch lại được

rút ngắn đáng kể. Người dân tham gia trồng

thử nghiệm cho biết, phân bón lá nano cho

chất lượng cây khỏe, cây phát triển cao hơn

so với cây đối chứng và tiết kiệm được hơn

một nửa các loại phân đạm, kali bón cho cây.

Bên cạnh trồng trọt, các sản phẩm nano cũng

được ứng dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng

thủy hải sản. Hạt nano sử dụng làm phụ gia

thức ăn chăn nuôi thay thế một số nguyên tố

vi lượng dạng muối giúp vật nuôi dễ hấp thu,

cũng như hạn chế tác dụng phụ của các muối

kim loại trong thức ăn chăn nuôi. Trang trại

bò sữa của Trung tâm Nghiên cứu bò và

Đồng cỏ Ba Vì là một trong những nơi đã và

đang sử dụng các sản phẩm ứng dụng công

nghệ nano trong phòng và trị bệnh viêm

móng, vú và tử cung ở bò sữa.

Ông Ngô Đình Tân, Phó Giám đốc

Phụ trách kỹ thuật tại Trung tâm cho biết:

Chúng tôi sử dụng một loại kem để phòng

bệnh viêm vú trên đàn bò sữa. Nhờ kích

thước nhỏ, hạt nano có thể thấm sâu nên khả

năng phòng bệnh rất cao. Đối với dung dịch

nano được sử dụng trong phòng và điều trị

bệnh viêm tử cung, kết quả thực nghiệm cho

thấy dung dịch tạo thích ứng với niêm mạc

cao hơn so với các chất sát khuẩn thông

thường. Một kết quả đáng chú ý không kém,

đó là tình trạng tồn dư kháng sinh trong sữa

đã được khắc phục đáng kể.

Với người nông dân, việc sử dụng các

loại thức ăn, thuốc, phân bón ứng dụng từ

công nghệ nano không có gì khó khăn so với

các sản phẩm thông thường bởi công nghệ đã

được thể hiện dưới dạng sản phẩm. Người

dùng chỉ cần theo các hướng dẫn của nhà sản

xuất được in trên bao bì như đối với các sản

phẩm thông thường khác. Công nghệ nano đã

và đang giúp Việt Nam hướng đến một nền

nông nghiệp sạch, tiết kiệm chi phí trong sản

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 29/40

xuất và gia tăng các giá trị cho các mặt hàng

nông, thủy sản.

Nguồn: vista.gov.vn, 20/08/2018

Trở về đầu trang

**************

MÔI TRƯỜNG

Hoàn thiện máy vớt rong, cỏ dại và lục bình cỡ nhỏ trên kênh, mương cấp thoát nước khu vực TP.HCM

Vớt rác, lục bình bằng lao động phổ thông.

Là nội dung chính trong đề tài nghiên

cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Hưng,

Bùi Trung Thành, Trần Ngọc Vũ (Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ - Máy

công nghiệp) và cộng sự, với mục tiêu nâng

cao các chức năng, tính cơ động và khả năng

làm việc của máy vớt rong, cỏ dại và lục bình

cỡ nhỏ phù hợp với điều kiện kênh rạch tại

TP.HCM

Rong, rác thải và lục bình là những

nguyên nhân chính làm tắc nghẽn dòng chảy,

cản trở giao thông đường thủy, gây mất mỹ

quan đô thị và vệ sinh môi trường. Tại

TP.HCM hiện nay, công việc vớt rác và lục

bình trên kênh rạch chủ yếu được công nhân

thực hiện thủ công và không có thiết bị hỗ trợ

nên rất nặng nhọc, vất vả mà hiệu quả lại chưa

cao. Bên cạnh đó, các thiết bị cắt - vớt được

chế tạo trước đây thường phải sử dụng nhiều

nhân công, năng suất thấp, đồng thời tính cơ

động, khả năng đồng bộ và cơ giới hóa chưa

cao. Vì vậy, nhóm tác giả đã tiếp tục nghiên

cứu hoàn thiện mẫu thiết kế máy cắt - vớt

rong, cỏ, lục bình đã được nghiệm thu trước

đó để tạo ra thế hệ máy mới có nhiều tính năng

vượt trội và phù hợp hơn với điều kiện kênh

rạch nội và ngoại thành TP.HCM.

Qua quá trình thiết kế và hoàn thiện,

các nhà nghiên cứu đã chế tạo thành công hệ

thống máy cắt - vớt lục bình và cỏ dại với các

thông số: vận tốc di chuyển khi làm việc từ 0-

1 km/giờ, di chuyển không tải là 2-2,5

km/giờ, mức điều chỉnh di chuyển từ 0-3,5

m/phút, năng suất trung bình 200-300 m2/giờ

và nhiên liệu tiêu thụ trung bình từ 7-10

lít/giờ. Hệ dao cắt của máy gồm 2 dao cắt dọc

và 1 dao cắt ngang quay đồng bộ và có thể

điều chỉnh tốc độ quay. Khi hoạt động ở khu

vực có mật độ rong cao (trên 40 kg/m2) máy

cho chất lượng cắt tốt và ổn định, tỷ lệ thu hồi

cao (lên đến trên 80%), chi phí nhiên liệu chỉ

7,5 lít/giờ. Hệ thống di chuyển của máy được

thiết kế kiểu bánh xe nước nên rất phù hợp

với môi trường rong cỏ dày đặc. Vận tốc bánh

xe có thể điều chỉnh để có chất lượng làm

việc tốt nhất.

Nguồn: cesti.gov.vn, 31/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 30/40

LĨNH VỰC KHÁC

Phát hiện loài sóc mới cho khoa học ở Việt Nam

Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái

Tài nguyên Sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên

Việt Nam, Học viện Khoa học và công nghệ

(Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam), phối hợp cùng các nhà khoa học từ Đại

học Kyoto và Đại học Obihiro (Nhật Bản) đã

phát hiện một loài sóc mới cho khoa học và

công bố trên Journal of Mammalogy (Volume

99, Issue 4, 13 August 2018, Pages 813–825).

Loài mới được đặt tên là Sóc cây hòn khoai

(Hon Khoai squirrel), tên khoa học

Callosciurus honkhoaiensis.

Mẫu chuẩn (Holotype) của loài sóc

mới này được thu tại Đảo Hòn Khoai, thuộc

Tỉnh Cà Mau, miền Nam Việt Nam. Mẫu hiện

đang được lưu giữ tại Phòng động vật học có

xương sống, Viện Sinh thái và Tài nguyên

Sinh vật, với số hiệu IEBR-M-6439. So sánh

với các loài sóc cùng giống khác ở khu vực

bán đảo Đông Dương thì loài Sóc cây hòn

khoai có kích thước nhỏ hơn các loài sóc

thuộc giống Callosciurus, đặc biệt là ở chiều

dài cơ thể và kích thước hộp sọ. Về đặc điểm

hình thái, Loài sóc cây hòn khoai khác với

những loài sóc cây thuộc giống Callosciurus

bởi có lông ở chóp đuôi màu trắng.

Cho đến thời điểm hiện tại, Sóc cây

hòn khoai mới chỉ được ghi nhận tại đảo Hòn

Khoai, và cần tiếp tục điều tra để đánh giá

vùng phân bố của loài ở các đảo khu vực phía

Nam Việt Nam, đồng thời có những đánh giá

tiếp theo về số lượng quần thể của loài trên

đảo để có những giải pháp bảo tồn loài cho

phù hợp với điều kiện của đảo, cũng như loài

có thể trở thành loài đặc hữu mà chỉ ghi nhận

được ở Đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.

Người cung cấp thông tin: Nguyễn

Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Đặng Huy

Phương, Bùi Tuấn Hải và Masaharu

Motokawa.

Nguồn: Thanh Hà, cesti.gov.vn, 31/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Thí sinh Việt Nam đạt thành tích ấn tượng ở SCPC 2018

Lễ trao giải cuộc thi lập trình quốc tế Samsung Collegiate Programming Cup 2018

Thành tích ấn tượng của các thí sinh

Việt Nam tại cuộc thi lập trình quốc tế SCPC

2018 (Samsung Collegiate Programming Cup)

đã cho thấy tiềm năng cũng như sự hữu ích từ

việc tổ chức những "sân chơi" công nghệ.

"Quả ngọt" từ sân chơi thời 4.0

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 31/40

Thông tin mới nhất từ vòng chung kết

cuộc thi lập trình quốc tế Samsung Collegiate

Programming Cup 2018 (SCPC 2018) tại Hàn

Quốc cho biết: thí sinh Nguyễn Ngọc Trung,

đến từ Việt Nam, đã giành giải 5.

Đây mới là năm thứ 2 Việt Nam tham

dự cuộc thi quốc tế này. Trước đó, từ 2015,

SCPC đã được Tập đoàn Samsung tổ chức

như một sự kiện thường niên tại Hàn Quốc và

luôn thu hút sự tham gia của những thí sinh

xuất sắc nhất trong ngành công nghệ thông tin

tại đây.

Để có mặt tại vòng chung kết và tranh

tài cùng 116 sinh viên Hàn Quốc, 10 thí sinh

Việt Nam đã phải vượt qua cuộc thi lập trình

quốc tế Samsung Collegiate Programming

Cup 2018 tại Việt Nam. Đây là cuộc thi do

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điện

thoại Di động Samsung Việt Nam (SVMC) tổ

chức từ cuối tháng 5/2018.

10 sinh viên đi Hàn Quốc dự thi đều là

những cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi tại

Việt Nam. Họ phải trải qua 2 vòng thi, với

các bài thi về thuật toán và cấu trúc dữ liệu

(sử dụng ngôn ngữ lập trình C, C++, Java).

Các cuộc thi tương tự cũng đã được

Samsung triển khai tại Hàn Quốc và Ấn Độ.

Tổng cộng, 4.025 thí sinh Hàn Quốc, 717 thí

sinh Việt Nam và 446 thí sinh Ấn Độ cùng có

mặt trong vòng thi đầu tiên.

Riêng tại Việt Nam, so với cuộc thi

năm ngoái (thu hút 560 thí sinh), lượng sinh

viên dự thi tăng cao hơn 30%. Và qua thống

kê, 3 trường Đại học có lượng sinh viên tham

gia SCPC 2018 nhiều nhất đều là những địa

chỉ dẫn đầu về đào tạo CNTT hiện nay: ĐH

Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ (ĐH Quốc

gia Hà Nội) và Học viên Bưu chính Viễn

thông.

Để lọt vào vòng chung kết tại Hàn

Quốc, thành tích của các thí sinh Việt Nam

cũng rất thuyết phục: trong số 37 thí sinh đạt

điểm tuyệt đối (1.000 điểm) tại vòng 2 cuộc

thi lập trình quốc tế SCPC 2018 thì có 9 thí

sinh là sinh viên Việt Nam.

Với Nguyễn Ngọc Trung, sinh viên

Đại học FPT, đây là lần thứ 2 anh giành giải 5

tại vòng chung kết SCPC. Năm ngoái (2017),

sau khi giành giải nhất tại Việt Nam, anh

cũng là một trong 10 gương mặt đại diện cho

Việt Nam tới Hàn Quốc dự thi và đoạt giải.

Lê Minh Quang - sinh viên ĐH Bách

Khoa Hà Nội - cũng là một cái tên được nhắc

tới trong 2 năm liên tiếp. Năm 2017, tại vòng

chung kết ở Hàn Quốc, Quang giành giải 4.

Còn năm 2018 này, anh giành giải nhất trong

cuộc thi SCPC tại Việt Nam, với giải thưởng

là 40 triệu đồng, kèm theo 2 sản phẩm công

nghệ cao của Samsung.

Nhưng với Quang, giá trị của cuộc thi

không chỉ nằm ở phần thưởng. Như lời anh,

những trải nghiệm đặc biệt ở một sân chơi về

công nghệ như SCPC mới là điều quan trọng

nhất với một kĩ sư lập trình tương lai.

“Thí sinh tham gia SCPC đều là những

gương mặt xuất sắc. Ngay ở vòng thi đầu tiên,

các bạn cũng đều đến từ những trường thuộc

top đầu của Việt Nam. Vậy nhưng, việc hoàn

thành bài thi cũng không đơn giản. Là một

cuộc thi theo chuẩn quốc tế, chúng tôi phải

làm những dạng đề gần như chưa gặp bao

giờ”, Lê Minh Quang chia sẻ.

Tiềm năng của các sinh viên CNTT

Những gương mặt như Ngọc Trung và

Minh Quang cho thấy: tiềm năng của các sinh

viên CNTT tại Việt Nam là không hề nhỏ.

Vấn đề còn lại, như nhiều chuyên gia đã chỉ

rõ, là việc tổ chức những cuộc thi về kỹ năng

lập trình và thuật toán - những “sân chơi”

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 32/40

công nghệ đủ sức nặng để họ bộc lộ những

khả năng tiềm ẩn của mình.

Thí sinh Việt Nam đạt thành tích ấn

tượng ở SCPC 2018

Xa hơn, những sân chơi ấy cũng là

xuất phát điểm, để các sinh viên tư hoàn thiện

mình bằng việc tiếp cận và trang bị thêm các

kỹ năng xây dựng ý tưởng, tư duy logic, đồng

thời ứng dụng kiến thức lập trình vào cuộc

sống nhằm bắt kịp làn sóng của cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0.

Và, nhìn từ thực tế, những cuộc thi như

SCPC của Samsung chính là “sân chơi” cần

thiết và hữu ích cho nhu cầu mà thực tế đặt ra.

“Qua thực tế công việc cũng như

những gì tôi được biết, tôi đặc biệt đánh giá

cao về năng lực của các sinh viên Việt Nam,

với sự thông minh, sáng tạo và kiên nhẫn. Với

tâm niệm đào tạo nhân tài là giá trị số 1 trong

kinh doanh, SVMC trong tương lai vẫn sẽ

tiếp tục sát cánh cùng Việt Nam trong hoạt

động đào tạo nhân tài phần mềm. Tôi mong

có thêm nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ

trở thành thành viên của SVMC, để chúng tôi

đồng hành và cùng các bạn thực hiện ước mơ,

hoài bão của mình”, ông Kim In Soo - Tổng

Giám đốc SVMC nhận xét.

Cuộc thi Samsung Collegiate Programming

Cup 2018

Với thông điệp - “Enter your Passion” -

“Hãy truyền đam mê của bạn vào từng dòng

code”, SCPC 2018 đã diễn ra từ 23/6 đến

31/7/2018 với sự tham dự của 717 thí sinh

Việt Nam. 10 thí sinh Việt Nam xuất sắc nhất

đã được Samsung Việt Nam tài trợ để tham

dự vòng chung kết ở Hàn Quốc.

Tại vòng chung kết ở Hàn Quốc vào ngày

31/7/2018, thí sinh Nguyễn Ngọc Trung của

Việt Nam đã giành giải 5.

Nguồn: vietnamnet.vn, 08/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Thành lập hai viện nghiên cứu công nghệ cao của tư nhân tại Việt Nam

PGS.TS Đỗ Văn Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiên tiến Thành Tây (TIAS)

PRATI và TIAS khác biệt với các đơn

vị nghiên cứu khác bởi 2 viện này được thành

lập từ nguồn vốn tư nhân. Sự kiện này đánh

dấu vai trò ngày càng lớn của khối doanh

nghiệp tư nhân trong việc phát triển nghiên

cứu khoa học.

Tối 9/8, tại Hà Nội vừa diễn ra lễ ra mắt

hai viện nghiên cứu gồm Viện Nghiên cứu và

Công nghệ Phenikaa (PRATI - Phenikaa

Research and Technology Institute) và Viện

Nghiên cứu Tiên tiến Thành Tây (TIAS -

Thanh Tay Institute for Andvance study).

Đây là 2 viện nghiên cứu tư nhân do

tập đoàn Phenikaa phối hợp cùng đại học

Thành Tây phát triển. Phenikaa hiện đang sở

hữu Vicostone, thương hiệu đá thạch anh cao

cấp đứng thứ 4 thế giới.

Hai viện nghiên cứu PRATI và TIAS

sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu nền

tảng, cấp thiết và có tính ứng dụng cao. Các

lĩnh vực này bao gồm khoa học cơ bản, ứng

dụng, công nghệ vật liệu (polymer, nano,

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 33/40

gốm), công nghệ in 3D, tự động hóa, cơ điện

tử, điện tử, điện tử hữu cơ, CNTT, nông

nghiệp, công nghệ y sinh, trí tuệ nhân tạo.

PRATI tập trung thực hiện việc nghiên

cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, phát

triển, chuyển giao và thương mại hóa công

nghệ. Trong khi đó, TIAS ưu tiên nghiên cứu

lĩnh vực khoa học cơ bản, định hướng ứng

dụng và phát triển các công nghệ nguồn.

TIAS cũng thực hiện chức năng đào tạo ở

trình độ sau đại học.

Nhận định về sự ra đời của 2 viện

nghiên cứu, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công

nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, sự ra đời của 2

cơ sở này là một tín hiệu mừng đối với nền

khoa học công nghệ trong nước.

Sự kiện này cũng trùng khớp với quan

điểm chỉ đạo lấy doanh nghiệp làm trung tâm

trong phát triển khoa học kỹ thuật của Đảng

và Nhà nước, phản ánh sự chuyển dịch của

các hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo sự

liên kết giữa doanh nghiệp, các trường đại

học và viện nghiên cứu.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy khẳng định,

Bộ KH&CN sẽ có những cơ chế, chính sách

hỗ trợ viện nghiên cứu của cả các trường đại

học lẫn các doanh nghiệp tư nhân.

Nguồn: Trọng Đạt, vietnamnet.vn,

11/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Vingroup sẽ trở thành tập đoàn công nghệ

Trong khuôn khổ của Lễ ký kết, ngày 21/8/2018 Tập đoàn Vingroup đã chính thức ra mắt: Công ty Phát triển Công nghệ VinTech, Viện Nghiên cứu

Dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu Công nghệ cao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ

Ứng dụng.

Ngày 21/8/2018 tại Hà Nội, Tập đoàn

Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn

50 trường Đại học hàng đầu Việt Nam đồng

thời công bố định hướng trở thành Tập đoàn

Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp

quốc tế trong tương lai.

Theo thỏa thuận, Vingroup và các

trường đại học sẽ hợp tác 4 nội dung gồm:

Tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học - công

nghệ; Trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các

giáo sư, nhà nghiên cứu, sinh viên; Giảng dạy

và Chia sẻ tri thức; Vingroup cũng đặt các

trường Đại học đào tạo với cam kết sẽ tiếp

nhận khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp các

ngành công nghệ thông tin trong vòng 10 năm

tới.

Tại lễ ký kết, Tập đoàn Vingroup

chính thức công bố chiến lược đầu tư trọng

điểm vào lĩnh vực Công nghệ - Công nghiệp

với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở

thành một Tập đoàn Công nghệ - Công

nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó

Công nghệ chiếm tỷ trọng chính.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Tập

đoàn Vingroup đã đưa ra nhiều nhóm giải

pháp, cụ thể:

Với mảng thương mại dịch vụ hiện có

- Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện và

nâng cấp chất lượng cũng như hiệu quả hoạt

động. Thương mại dịch vụ không chỉ đóng

vai trò là chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới,

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 34/40

mà còn là hệ sinh thái quan trọng để hỗ trợ

công tác nghiên cứu và thương mại hóa các

sản phẩm công nghệ - công nghiệp.

Với mảng công nghiệp, Vingroup tiếp

tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và sản xuất các

sản phẩm điện thông minh - gia dụng. Dự

kiến ngay cuối năm nay, Vingroup sẽ cho ra

mắt điện thoại và tivi thông minh. Đồng thời

với việc sản xuất, Vingroup sẽ đẩy mạnh xuất

khẩu các sản phẩm công nghiệp ra thị trường

thế giới.

Với mảng công nghệ, Vingroup xác

định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy đầu

tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính. Đầu

tiên là tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ

tầng để phát triển sản xuất phần mềm với việc

thành lập Công ty VinTech, tách ra từ Công

ty VinSmart. Công ty VinTech sẽ tập trung

nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các

phần mềm và nghiên cứu phát triển các

nguyên vật liệu thế hệ mới. Công ty đã thành

lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu

Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ

cao Vin Hi-Tech (VHT).

Mũi nhọn thứ hai là tập trung đầu tư

trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng

công nghệ cao VinTech City theo mô hình

của thung lũng Silicon tại Hà Nội. Mục tiêu

của VinTech City là tạo ra hệ sinh thái toàn

diện tương tự như thung lũng Silicon để

phục vụ cho các công ty khởi nghiệp về

công nghệ thông tin, bao gồm từ các khu

văn phòng làm việc tới chỗ ăn ở... và các

công ty dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đi kèm.

Mũi nhọn thứ ba là lập Quỹ Đầu tư

về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ

hội hợp tác, phát triển những dự án công

nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng

dụng cao trên phạm vi toàn cầu. Ngoài việc

được hỗ trợ về tài chính, các đối tác của

Vingroup sẽ được sử dụng hệ sinh thái của

Tập đoàn để tổ chức thực nghiệm và thương

mại hóa các sản phẩm.

Ngoài ra, VinTech còn lập Quỹ Hỗ

trợ Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ ứng

dụng nhằm hỗ trợ các dự án nghiên cứu của

giảng viên và sinh viên trong nước. Quỹ

được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào nghiên

cứu và thực nghiệm các nghiên cứu khoa

học công nghệ, góp phần nâng cao năng lực

của các kỹ sư khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó,

để góp phần thúc đẩy sự đi lên của nền công

nghệ và công nghiệp Việt Nam - Quỹ cũng

sẽ hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo

quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo

Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Việt

Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

Tập đoàn Vingroup khẳng định: “Trải qua 25

năm đầu tư và tích lũy, đến nay, Vingroup đã

hội tụ đủ các điều kiện để gia nhập lĩnh vực

công nghệ - công nghiệp. Việc đầu tư mạnh

mẽ vào hai mảng trên không chỉ giúp

Vingroup phát triển lên một tầm cao mới mà

còn góp phần tạo ra một hệ sinh thái về công

nghệ - công nghiệp, góp phần đưa Việt Nam

lên vị trí xứng đáng trên bản đồ công nghệ -

công nghiệp thế giới. Chúng tôi coi đó là sứ

mệnh của mình và sẽ nỗ lực hết sức để hiện

thực hóa khát vọng này”.

Với lợi thế về tiềm lực tài chính, uy

tín quốc tế, năng lực triển khai hiệu quả và

hệ sinh thái đa dạng, Vingroup đang hội tụ

những điều kiện cần và đủ để trở thành một

Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch

vụ trong tương lai.

Trong khuôn khổ của Lễ ký kết Vingroup

đã chính thức ra mắt:

- Công ty Phát triển Công nghệ VinTech:

VinTech được tách từ Công ty VinSmart.

VinTech sẽ chủ động nghiên cứu, mua bản

quyền các sáng chế về tổ chức thực nghiệm

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 35/40

tại Việt Nam nhằm nhanh chóng đưa các

sáng chế, công nghệ này vào sản xuất và

cuộc sống. Đồng thời, VinTech sẽ thành lập

các Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và

ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và

nguyên liệu thế hệ mới.

- Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn: Nghiên cứu

các lĩnh vực mũi nhọn trong ngành Dữ liệu

lớn như học máy, trí tuệ nhân tạo; tập trung

phát triển khoa học ứng dụng. Song song

với đó, Viện kết hợp giảng dạy và đào tạo

trí thức cho ngành nghiên cứu Dữ liệu lớn

còn đang rất sơ khai tại Việt Nam. Viện do

Tiến sĩ Vũ Hà Văn hiện là Giáo sư trường

Đại học Yale, Mỹ làm Giám đốc khoa học.

- Viện Nghiên cứu Công nghệ cao Vin Hi-

Tech (VHT): Viện Công nghệ đa ngành

chuyên về nghiên cứu ứng dụng, chuyển

giao các công nghệ cao thuộc các lĩnh vực

năng lượng mới; vật liệu mới; công nghệ

sinh học, môi trường; cơ điện tử và các

công nghệ liên quan đến Công nghệ - Công

nghiệp cao. Viện do GS.TSKH Nguyễn

Quốc Sỹ làm Viện trưởng.

- Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công

nghệ Ứng dụng: tài trợ cho các dự án

nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa

học máy tính, trí tuệ nhân tạo, robotics, tự

động hóa, công nghệ nano, năng lượng tái

tạo, nguyên liệu thế hệ mới… với định

hướng đưa ra các sản phẩm, các giải pháp

công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho

cộng đồng. Quỹ cũng sẽ tài trợ học bổng

cho các sinh viên tài năng của Việt Nam

trong lĩnh vực Kĩ thuật Công nghệ để nuôi

dưỡng các nhân tài.

Nguồn: Minh Tuấn, vietnamnet.vn,

22/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Bình Định xây dựng Công viên sáng tạo

Công viên sáng tạo TMA được xây dựng bên cạnh ICISE Quy Nhơn.

Ngày 28/8/2018, tại thung lũng Quy

Hòa (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), Công

ty TMA (TPHCM) đã khởi công xây dựng

Công viên sáng tạo TMA. Công viên sáng

tạo TMA có tổng vốn đầu tư khoảng 8 triệu

USD, dự kiến đi vào hoạt động sau 3 năm

xây dựng. Sau 15 năm, công viên sẽ có

khoảng 3.000 lao động tri thức, chất lượng

cao. TMA là công ty phần mềm đầu tiên đầu

tư vào thung lũng Quy Hòa - nơi đang được

định hướng trở thành một đô thị khoa học

đầu tiên của Việt Nam.

Công viên sáng tạo TMA là một công

viên phần mềm, được xây dựng trên diện

tích 15 ha trong khu vực thung lũng Quy

Hòa, bên cạnh Trung tâm quốc tế Khoa học

và Giáo dục liên ngành (ICISE) Quy Nhơn,

nằm dọc trục Đại lộ khoa học nối từ Quốc

lộ 1D vào ICISE Quy Nhơn. Công viên sẽ

được đầu tư xây dựng các công trình chính

như: Trung tâm Sản xuất và xuất khẩu phần

mềm, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng,

Trung tâm Khoa học dữ liệu, Trung tâm Trí

tuệ nhân tạo, Trung tâm Ứng dụng internet

vạn vật… ICISE Quy Nhơn đi vào hoạt

động từ tháng 8/2013 và đến nay đã đón tiếp

hơn 3.500 nhà khoa học đến từ 35 quốc gia

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 36/40

trên thế giới, trong đó có 12 giáo sư từng

nhận giải Nobel, 2 giáo sư nhận giải toán

học Fields. Mỗi năm, trung tâm này tổ chức

nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, tạo điều

kiện cho nhiều nhà khoa học Việt Nam và

thế giới đến học tập, nghiên cứu. ICISE Quy

Nhơn đang tiếp tục hoàn thiện Tổ hợp

Không gian khoa học với các công trình mô

hình vũ trụ, đài quan sát thiên văn phổ

thông, nhà khám phá khoa học… góp phần

tạo nên thung lũng khoa học Quy Hòa.

Việc sớm đầu tư vào thung lũng Quy

Hòa của TMA sẽ thúc đẩy nhiều đơn vị

phần mềm khác về với Bình Định. Đây sẽ là

cú huých giúp Bình Định tiến bước vào

cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đầu tư, sản

xuất và kinh doanh phần mềm, sản phẩm trí

tuệ nhân tạo là hướng đi đúng và cần thiết

của Bình Định trong tương lai.

Nguồn: vista.gov.vn, 29/08/2018

Trở về đầu trang

**************

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

TT Tên đề tài/Dự án Chủ nhiệm/CQ chủ trì

1 Thiết kế chế tạo thiết bị phụ trợ in kỹ thuật số trong

công nghiệp.

TS. Nguyễn Thanh Hải. -

Trường Đại học Sư phạm

Kỹ thuật thành phố Hồ

Chí Minh

2 Phát triển Web tương tác thông minh cung cấp thông

tin về bệnh thường gặp – giai đoạn 2.

TS. Dương Trọng Hải -

Trường Đại học Nguyễn

Tất Thành

3 Nghiên cứu và ứng dụng khả năng phân hủy thuốc

trừ cỏ glyphosate bởi một số loài nấm mùn trắng.

TS. Lương Bảo Uyên -

Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên thành phố Hồ

Chí Minh.

4

Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu và cảnh báo giao

thông sử dụng điện thoại di động thông minh dựa

trên mô hình crowdsourcing.

PGS. TS. Phạm Trần Vũ -

Trường Đại học Bách Khoa

thành phố Hồ Chí Minh.

5 Nghiên cứu, chế tạo lắp đặt hệ thống cứu hỏa tự động

lên xe tăng thiết giáp.

ThS. Lê Trường An -

Trường Đại học Trần Đại

Nghĩa

6 Giáo sư Tôn Thất Dương Kỳ, bản lĩnh yêu nước và

sự nghiệp khoa học.

PGS. TS. Mạc Đường - TT

NC Đô thị và phát triển

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 37/40

7

Các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định quay

trở lại của du khách quốc tế với điểm đến du lịch

thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp.

TS. Mai Ngọc Khương -

Trường Đại học Quốc tế

Trở về đầu trang

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

TT Ngày Tên đề tài/ Dự án

Chủ nhiệm/ CQ chủ

trì

Ngành Kinh tế

1 31/07/2018 Một số giải pháp tăng cường giám sát việc kê khai tài

sản của cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Ông Nguyễn Văn

Vinh Ủy ban Kiểm

tra Trung ương

2 15/08/2018 Kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán và những vấn đề

đặt ra.

Ths. Trần Tuấn

Mẫn - Viện Chiến

lược và Khoa học

Thanh tra

3 30/08/2018

Hoàn thiện hoạt động Marketing địa phương nhằm

thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh

Quảng Nam và xác định cơ hội với công ty cổ phần

An Khởi Phát.

TS Phạm Hùng

Cường - Trường

Đại học Ngoại

thương - Cơ sở II

tại TP. Hồ Chí

Minh

Ngành Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật

4 03/08/2018 Nghiên cứu và chế tạo máy lọc cặn xăng dầu theo

nguyên lý thủy động lực học.

TS. Nguyễn Hồng

Sơn - Trung tâm Cơ

khí, Trường Đại học

Công nghiệp Hà

Nội

5 03/08/2018

Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý kho giáo

trình tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội.

ThS. Nguyễn Ngọc

Anh - Trung tâm

Thông tin Thư viện,

Trường Đại học

Công nghiệp Hà

Nội

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 38/40

6 07/08/2018 Xây dựng và khảo nghiệm quy trình quản lý tổng hợp

bệnh héo rũ và thối gốc trên cây mè.

PGS. TS Nguyễn

Thị Thu Nga -

Trường Đại học

Cần Thơ

7 17/08/2018

Nghiên cứu tổng quan và đề xuất nhiệm vụ xây dựng

công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật ven biển và

trên đảo giai đoạn 2016 – 2025.

TS. Đinh Quốc Dân

- Viện Khoa học

công nghệ xây dựng

(Viện IBST, thuộc

Bộ Xây dựng)

8 21/08/2018

Giải phương trình vi phân đạo hàm riêng của dòng

chảy một chiều khi có xáo trộn ở đáy lòng dẫn bằng

phương pháp số và lập phương trình trên matlab.

Ths. Huỳnh Phúc

Hậu - Trường Cao

đẳng Giao thông

Vận tải II

9 23/08/2018

Nghiên cứu nội địa hóa tủ điều khiển trung tâm, các

thiết bị đo O2, CO2, H2, hạ áp nhiệt độ và tốc độ gió

nhằm thay thế thiết bị nhập ngoại của Ba Lan đang sử

dụng tại các mỏ hầm lò Quảng Ninh.

Tập đoàn Công

nghiệp Than -

Khoáng sản Việt

Nam

10 23/08/2018

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu diện tích

chôn lấp thông qua phát triển công nghệ xử lý rác thải

quy mô nhỏ - ứng dụng cho các khu dân cư ven đô.

GS.TS Nguyễn Thị

Kim Thái - Viện

Khoa học kỹ thuật

và môi trường ,

Ttrường Đại học

Xây dựng Hà Nội

11 24/08/2018

Sự phụ thuộc của các tham số nhiệt động và các

cumulant vào tỷ lệ pha tạp, nhiệt độ và áp suất của

các tinh thể có cấu trúc lập phương.

PGS.TS Nguyễn Bá

Đức - Trường Đại

học Tân Trào

12 28/08/2018

Nghiên cứu công nghệ bảo quản khoai lang tươi và

chế biến đa dạng sản phẩm từ khoai lang ở tỉnh

Vĩnh Long.

PGS. TS. Nhan

Minh Trí- Trường

Đại học Cần Thơ

13 28/08/2018 Xây dựng mô hình trồng nấm bào ngư và nấm linh

chi tại thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh.

Ông Nguyễn Khắc

Sự, Phòng NN-

PTNT huyện Sông

Hinh, tỉnh Phú Yên

14 29/08/2018

Nghiên cứu giải pháp tổng hợp để kiểm soát ô nhiễm

nguồn nước hồ chứa nhằm mục đích cấp nước an toàn

cho đô thị và khu dân cư.

PGS.TS Trần Đức

Hạ - Viện nghiên

cứu cấp thoát nước

Việt Nam (Hội Cấp

thoát nước Việt

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 39/40

Nam)

Ngành Giáo dục đào tạo

15 24/08/2018

Ứng dụng các phần mềm Adobe presenter và

crocodile physics vào soạn bài giảng E – Learning

trong dạy học Vật lý đại cương tại Trường Đại học

Công nghiệp Việt Trì.

ThS. Nguyễn Thanh

Hải - Trường Đại

học Công nghiệp

Việt Trì

16 30/08/2018

Xây dựng chương trình đào tạo hệ chính quy tại Học

viện Chính trị Công an nhân dân gắn với thực tiễn xây

dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình

hiện nay.

Thượng tá, TS Tống

Văn Khuông - Học

viện Chính trị Công

an nhân dân

17 28/08/2018

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của

học sinh lớp 12 tỉnh Thiên Thiên Huế và sự phù hợp

của ngành chọn học với đặc điểm tính cách.

ThS. Nguyễn Xuân

Trung, ThS.

Nguyễn Đăng

Thông - Trường

Cao đẳng Giao

thông Huế

Ngành văn hóa xã hội

18 02/08/2018 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt

động của đạo Cao Đài.

TS. Đinh Quang

Tiến - Ban Tôn giáo

Chính Phủ

19 15/08/2018

Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn

chặn tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn

tỉnh Kiên Giang.

PGS.TS Nguyễn

Giang Nam - Công

an tỉnh Kiên Giang

20 15/08/2018 Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận

đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên.

TS. Bùi Đình Hòa -

Trường Đại học

Nông Lâm

21 16/08/2018 Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (1930-2015).

Tỉnh ủy Đắk Nông

22 20/08/2018

Nghiên cứu phát triển dịch vụ du lịch và nâng cao

năng lực cạnh tranh của ngành du lịch huyện Mộc

Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Ths Lê Thị Ngọc

Lan – Trường Đại

học Ngoại Thương

23 23/08/2018

Nghiên cứu mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân về

chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của các

cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại

tỉnh Cao Bằng.

Sở Nội vụ tỉnh Cao

Bằng

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 40/40

24 29/08/2018

Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, xử lý đối

tượng chủ mưu, cầm đầu, quá khích trong các vụ

khiếu kiện đông người, phức tạp về ANTT ở tỉnh

Hà Tĩnh.

Trung tá, Thạc sĩ

Nguyễn Văn Hoài -

Công an tỉnh Hà

Tĩnh

Trở về đầu trang