147
T ỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN H ỢP QUỐC TRUYỀN THÔNG DÂN S -KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH (Tài liệu dù ng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vdân s-kế ho ạch hoá gia đình) HÀ N ỘI - 2011

TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC

TRUYỀN THÔNG

DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụdân số-kế hoạch hoá gia đình)

HÀ NỘI - 2011

Page 2: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC

TRUYỀN THÔNG

DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụdân số-kế hoạch hoá gia đình)

HÀ NỘI – 2011

Page 3: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

2

MỤC LỤC

Mục Nội Dung Trang

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6

LỜI GIỚI THIỆU 8

LỜI NÓI ĐẦU 10

Chương 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG 12

I. Các khái niệm cơ bản về truyền thông 12

1 Thông tin 12

2 Giáo dục 12

3 Truyền thông 13

4 Sự khác biệt giữa thông tin và truyền thông 14

II Mô hình truyền thông 14

III Một số mô hình truyền thông hiệu quả 19

Tóm tắt chương 22

Câu hỏi thảo luận 22

Chương 2: VẬN ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DS-KHHGĐ 23

I Khái niệm 23

II Mục tiêu và đối tượng của vận động 23

1 Mục tiêu 23

2 Đối tượng 24

2.1 Vận động chính sách 24

2.2 Vận động nguồn lực 24

2.3 Vận động dư luận 24

III Vai trò của vận động 24

IV Cách tiếp cận và hình thức vận động 25

1 Vận động cá nhân 25

2 Vận động nhóm 26

3 Vận động xã hội 26

Page 4: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

3

Tóm tắt chương 28

Câu hỏi thảo luận 29

Chương 3: TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DS-KHHGĐ 30

I Khái niệm 30

1 Hành vi 30

2 Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ 30

II Mục tiêu và đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi 31

1 Mục tiêu 31

1.1 Mục tiêu tổng quát 31

1.2 Các mục tiêu truyền thông cụ thể 31

1.3 Đầu ra truyền thông chuyển đổi hành vi 32

2 Đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi 34

III Vai trò của truyền thông chuyển đổi hành vi 34

IV Quá trình chuyển đổi hành vi 35

1 Chuyển đổi hành vi 35

2 Quá trình chuyển đổi hành vi 35

V Cách tiếp cận và hình thức truyền thông chuyển đổi hành vi 38

1 Cách tiếp cận 38

2 Hình thức truyền thông 42

VI Tư vấn 47

1 Khái niệm 47

2 Đối tượng tư vấn 47

3 Các nguyên tắc cơ bản trong tư vấn 48

4 Quá trình tư vấn 49

5 Kỹ năng tư vấn 51

Tóm tắt chương 57

Câu hỏi ôn tập 58

Chương 4. TRUYỀN THÔNG HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG 60

I Khái niệm 60

Page 5: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

4

II Mục tiêu và đối tượng của truyền thông huy động cộng đồng 60

1 Mục tiêu 60

2 Đối tượng của huy động cộng đồng 60

3 Vai trò của truyền thông huy động cộng đồng 61

III Cách tiếp cận , nội dung và hình thức truyền thông huy động cộng đồng 63

1 Cách tiếp cận 63

2 Nội dung truyền thông 64

3 Hình thức truyền thông huy động cộng đồng 65

IV So sánh truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi và truyềnthông huy động cộng đồng

66

1 Giống nhau 66

2 Khác nhau 66

Tóm tắt chương 68

Câu hỏi ôn tập 69

Chương 5: XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP DS-KHHGĐ 70

I. Xây dựng thông điệp DS-KHHGĐ 70

1 Khái niệm thông điệp 70

2 Yêu cầu của thông điệp hiệu quả 70

3 Các bước xây dựng thông điệp 72

3.1 Một số chủ chủ đề ưu tiên trong truyền thông Dân số - KHHGĐ 72

3.2 Các bước xây dựng thông điệp 80

4 Những điểm cần lưu ý khi xây dựng và chuyển tải thông điệp 83

4.1 Khi xây dựng thông điệp 83

4.2 Khi chuyển tải thông điệp 84

Tóm tắt chương 85

Câu hỏi ôn tập 86

Page 6: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

5

Chương 6: QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG DS-KHHGĐ 87

I Lập kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ 87

1 Các bước lập kế hoạch 87

2 Chỉ báo kiểm định 91

3 Phương tiện kiểm định 92

4 Điều kiện kiểm định 92

5 Tác động 92

6 Một số mẫu trong lập kế hoạch truyền thông 92

7 Mối quan hệ trong các thành tố trong lập kế hoạch 98

II Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ 99

1 Khái niệm 99

2 Các bước thực hiện kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ 100

III Giám sát hỗ trợ các hoạt động truyền thông, vận động 103

1 Khái niệm 103

2 Các bước tiến hành giám sát hỗ trợ 103

IV Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ 108

1 Khái niệm 108

2 Các loại hình đánh giá 108

3 Các bước đánh giá 108

Tóm tắt chương 111

Câu hỏi ôn tập 111

PHỤ LỤC: MỘT SỐ BIỂU MẪU BÁO CÁO, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

Page 7: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch

CLB Câu lạc bộ

CTV Cộng tác viên

CS SKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản

DS Dân số

DS-KHHGĐ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình

DS/SKSS/KHHGĐ Dân số/Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình

GS Giám sát

GSV Giám sát viên

GTKS Giới tính khi sinh

KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình

HDI Chỉ số phát triển con người

HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

HIV/AIDS Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người/Hội chứng suy giảmmiễn dịch

LMAT Làm mẹ an toàn

NKĐSS Nhiễm khuẩn đường sinh sản

PN Phụ nữ

PTTT Phương tiện tránh thai

SKSS Sức khỏe sinh sản

SKSS/KHHGĐ Sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình

SAVY Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam

SLSS Sàng lọc sơ sinh

SLTS Sàng lọc trước sinh

SKTD Sức khỏe tình dục

Page 8: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

7

NKLTQĐTD Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

THPT Trung học phổ thông

TN Thanh niên

TT Truyền thông

TTCĐHV Truyền thông chuyển đổi hành vi

TTĐC Truyền thông đại chúng

TTV Tuyên truyền viên

TTVĐ Truyền thông vận động

UNFPA Quỹ dân số liên hợp quốc

VH Văn hoá

VTN Vị thành niên

Page 9: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

8

LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, từ năm 1990, Ủy banQuốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Uỷ ban Dân số, Gia đìnhvà Trẻ em trước đây và Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, đã phối hợp với Viện Dânsố và các vấn đề xã hội, t rường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức các khoá học bồidưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS -KHHGĐ, gọi tắt là Chươngtrình cơ bản. Để các khoá học đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng Chươngtrình phù hợp, hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, quản lý các khóa họcchặt chẽ, việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập được Tổngcục DS-KHHGĐ đặc biệt quan tâm. Năm 2011, trong khuôn khổ Dự án “Tăngcường năng lực cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các cơ quan có liên quan trong việcthực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010” (mã sốVNM7PG0009), Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Hà Nội đã hỗ trợ Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức rà soát, đánh giá, chỉnh sửa các tài liệu thuộc Chương trình nóitrên, bao gồm:

1. Dân số học

2. Dân số và phát triển

3. Thống kê DS-KHHGĐ

4. Truyền thông DS-KHHGĐ

5. Dịch vụ DS-KHHGĐ

6. Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ

Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản giaiđoạn 2011 -2020, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả bộ tàiliệu của giai đoạn trước, nhóm chuyên gia đã r à soát lại từng tài liệu và đưa racác khuyến nghị là căn cứ để các tác giả hoặc tập thể tác giả của từng tài liệutiến hành chỉnh sửa. Trực tiếp tham gia chỉnh sửa Bộ tài liệu lần này là các chuyêngia có nhiều kinh nghiệm về cả lý thuyết và thực tiễn . Quá trình chỉnh sửa đượcthực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Giữa mỗi lần chỉnh sửa, bản thảo của từngtài liệu đều được đóng góp ý kiến tại các Hội thảo chuyên gia. GS.TS NguyễnĐình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội , trường Đại học Kinhtế Quốc dân là Tổng biên tập bộ tài liệu đã biên tập lại lần cuối.

Chúng tôi hy vọng chất lượng Bộ tài liệu này nhờ đó đã được nâng lênđáng kể và sẽ đóng góp vào sự thành công của các khóa học. Nhân dịp banhành Bộ tài liệu, tôi trân trọng cảm ơn:

Page 10: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

9

- Quỹ Dân số Liên hợp quốc vì những đóng góp to lớn cho Chương trìnhDS-KHHGĐ của Việt Nam nói chung và trợ giúp hoàn thiện Bộ tài liệunày nói riêng;

- Ban quản lý Dự án VNM7PG0009, tập thể các tác giả và tất cả những aiđã đóng góp vào sự thành công của Bộ tài li ệu.

Mặc dù việc bồi dưỡng cán bộ của ngành theo Chương trình cơ bản đến nayđã được 22 năm, nhưng dưới ảnh hưởng của những lần thay đổi về bộ máy tổ chức,chức năng nhiệm vụ nên Bộ tài liệu này vẫn được coi là đang trong quá trình hoànthiện. Vì vậy, không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các giảng viên và anhchị em học viên để tài liệu ngày càng hoàn thiện. Mọi ý kiến xin gửi về Vụ Tổ chứcCán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ, số 12, Ngô Tất Tố, quận Đống Đa, Hà Nội.

TỔNG CỤC TRƯỞNGTỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

(Đã kí)

TS. Dương Quốc Trọng

Page 11: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

10

LỜI NÓI ĐẦU

Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác Dân số - KHHGĐ.Từ khi Chương trình Dân số Việt Nam được khởi xướng và triển khai thực hiện(26/12/1961), công tác truyền thông luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nướccùng sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đã tạo đượcsự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toànxã hội trong việc triển khai, thực hiện các mục tiêu về Dân số - KHHGĐ. NguyênBộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số - KHHGĐ Việt Nam, Giáo sư Mai Kỷ đãtừng nói: Nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác Dân số - KHHGĐ là tuyêntruyền, vận động để tạo nhu cầu về KHHGĐ và tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụKHHGĐ để đáp ứng các nhu cầu đó.Trong các Chiến lược Dân số - KHHGĐ giaiđoạn 1991 - 2000; Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 và Chiến lượcDân số và Sức khoẻ sinh sản Việ t Nam giai đoạn 2011-2020 hiện nay, công tráctruyền thông luôn được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thựchiện thành công các mục tiêu của Chiến lược .

Mục tiêu của cuốn tài liệu này là cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bảnnhất về truyền thông DS - KHHGĐ và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, gópphần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông tại các địa phương, đơn vịvà cơ sở

Đây là tài liệu dùng để đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ chonhững cán bộ làm công tác truyền thông Dân số - KHHGĐ ở các cấp, đặc biệt là ởcác địa phương, cơ sở.

Cuốn tài liệu này gồm 06 chương:

Chương 1. Những kiến thức cơ bản về truyền thông: Chương này nhằm giớithiệu các khái niện về thông tin, giáo dục và truyền thông và những điểm khác biệtcơ bản giữa các quá trình này, các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Chương 2. Vận động trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ; Chương 3. Truyềnthông chuyển đổi hành vi về Dân số - KHHGĐ; Chương 4. Truyền thông huy độngcộng đồng: Các chương này giúp học viên nắm chắc thêm các loại hình truyềnthông thường được sử dụng trong công tác Dân số - KHHGĐ, mục tiêu, đối tượng,phương pháp và kết quả cần đạt đối với mỗi loại hình truyền thông cụ thể. Trên cơsở đó mỗi học viên có thể vận dụng trong thực tế công tác, nhằm nâng cao hiệu quảtruyền thông.

Chương 5. Xây dựng thông điệp Dân số - KHHGĐ: Chương này giới thiệukhái niệm, cấu trúc và các bước xây dựng thông điệp và một số nội dung ưu tiên cầntập trung truyền thông trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo nội dung các thông điệpphù hợp với từng đối tượng truyền thông cụ thể, giúp đối tựợng nâng cao nhận thức,

Page 12: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

11

chuyển đổi hành vi và đưa ra các quyết định đúng, phù hợp với mục tiêu truyềnthông đặt ra.

Chương 6. Quản lý truyền thông Dân số - KHHGĐ: Chương học này nhằmgiúp cán bộ truyền thông dân số các cấp và các ban ngành liên quan nắm chắc mụctiêu, phương pháp, các bước xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, côngtác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đảm bảo cho kế hoạch được xây dựng đápứng đúng nhu cầu thực tế, triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, đạt mục tiêu, góp phầnnâng cao hiệu quả truyền thông.

Đối tượng phục vụ của cuốn tài liệu này là những cán bộ làm công tác dân sốnói chung và người làm công tác truyền thông dân số - KHHGĐ nói riêng ở các địaphương, đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai công tác Dân số - KHHGĐ và làm tàiliệu giảng dạy tại lớp Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Dân số - KHHGĐ do Bộ Y tế,Tổng cục Dân số - KHHGĐ chủ trì, phối hợp tổ chức.

Cuốn tài liệu này được biên soạn trên cơ sở kế thừa và phát triển những kiếnthức và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác truyền thông Dân số -KHHGĐ trong thời gian qua, đồng thời bổ sung một số vấn đề mới trong công tácDân số - KHHGĐ giai đoạn hiện nay.

Do công tác truyền thông nói chung và truyền thông trong công tác Dân số -KHHGĐ nói riêng thường xuyên được đổi mới, thực tế triển khai đa dạng, phongphú, nên cuốn Tài liệu “Truyền thông Dân số - Kế hoạch hóa gia đình” không tránhkhỏi những nhược điểm, hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các họcviên, các bạn đồng nghiệp và các nhà quản lý để cuốn tài liệu này ngày càng hoànthiện.

Nhân dịp hoàn thành cuốn tài liệu này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn:

- Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Ban quản lý Dự án VNM 7P0009, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã hỗ trợ kinh phí và tạo mọi điều kiện biên soạn.

- TS. Nguyễn Bá Thủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế

- TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ

- GS-TS. Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội

Đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi biên soạn hoàn thành cuốn tài liệu này./.

Chủ trì biên soạnThày thuốc ưu tú , BS: Nguyễn Đình BáchPhó Vụ trưởng Vụ Tryền thông - Giáo dục

Tổng cục Dân số - KHHGĐ

Page 13: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

12

Chương 1KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG1. Thông tin

Thông tin là một khái niệm rộng, tuỳ thuộc vào lĩnh vực và mục đích nghiêncứu, người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo cách hiể u thông thường:Thông tin là những dữ liệu (thô hoặc đã được xử lý, phân tích) được các tổ chức, cánhân phổ biến thông qua các phương tiện truyền thông, sách, báo, các báo cáo, kếtquả nghiên cứu, các bảng biểu…để tạo và nâng cao nhận thức của đối tượng t iếpnhận và sử dụng thông tin.

Thông tin dân số là những tin tức, số liệu liên quan đến quy mô, cơ cấu,phân bố, chất lượng dân số và sự biến động của chúng như: số cặp vợ chồng, namgiới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, VTN, TN..., số liệu về sinh, chết, di cư (đến,đi…), thái độ của các nhóm dân cư đối với Chương trình DS-KHHGĐ…

Thông tin còn là quá trình đưa những tin tức từ người truyền đến người nhận(các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, công chúng…).

Thông tin

Các kênh thông tin

Bạn Tôi

(Nguồn) (Đối tượng)

Nội dung truyền đạt

* Nhiễu thông tin: Là hiện tượng thường xảy ra trong quá trình truyền đạtthông tin, trong cùng một thời điểm đối tượng nhận được nhiều thông tin khác nhau,thậm chí trái chiều nhau về cùng một sự việc, hiện tượng làm cho người nhận khócó thể đưa ra thái độ và phản ứng của mình trước sự việc, hiện tượng đó.

2. Giáo dụcGiáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm

truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất , những tri thứcvề tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ có thể có đủ khả năng tham gia vào laođộng và đời sống xã hội. Hoặc giáo dục là quá trình cung cấp thông tin, kiến thức cótổ chức và theo một chương trình đã được xác định về một chủ đề hoàn chỉnh và cóchọn lọc đối với một người hay một nhóm người.

Page 14: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

13

Mục đích của giáo dục là cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và tiếp thunhững phương pháp mới để vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo và phù hợp.

Giáo dục dân số là một chương trình nhằm cung cấp cho người học những trithức về mối quan hệ giữa dân số và phát triển, chất lượng cuộc sống của cá nhân,gia đình, cộng đồng, trên cơ sở đó hình thành thái độ, hành vi đúng đắn đối với cácvấn đề sinh đẻ có kế hoạch, quy mô gia đình hợp lý, hiểu biết và tự giác chấp hànhcác chủ trương, chính sách của quốc gia về dân số. Giáo dục dân số là vấn đề củamọi quốc gia, không riêng của nước nghèo mà cả của nước giầu. Giáo dục dân sốkhông chỉ cho những người trong độ tuổi sinh đẻ, trong nhà trường mà là vấn đềdành cho mọi người. Giáo dục dân số là một lĩnh vực tri thức tổng hợp, liên ngành.

3. Truyền thôngTruyền thông là quá trình liên tục cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến

thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng t ừ người truyền đến người nhận nhằm đạt đượcsự hiểu biết, nâng cao kiến thức, làm chuyển biến thái độ và hướng tới chuyển đổihành vi.

Truyền thông dân số là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức,thái độ, tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hoá gia đình giữangười truyền và đối tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ vàchuyển đổi hành vi về dân số theo mục tiêu truyền thông đặt ra .

Trong khái niệm truyền thông nêu trên, có thể nhấn mạnh hai từ quan trọngnhư sau:

QUÁ TRÌNH

- Phải có thời gian

- Phải lặp đi lặp lại

- Liên tục

CHIA SẺ

- Sự trao đổi 2 chiềugiữa bên truyền vàbên nhận

Các đặc trưng trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi vì:

- Có thông tin đầy đủ, kịp thời và có hệ thống thì mới có kiến thức.

- Có kiến thức đúng và đầy đủ thì mới xác định thái độ đúng.

- Có thái độ đúng thì mới có tình cảm đúng.

- Có thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm đúng đắn, thì mới có sự vận dụngmột cách tự giác, từ đó mới tạo ra được kỹ năng.

Truyền thông không diễn ra trong chốc lát, mà là quá trình trao đổi hai chiều,kéo dài về mặt thời gian. Quá trình đó diễn ra giữa hai bên: Bên truyền và bên nhận.

Page 15: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

14

Cả hai bên chia sẻ cho nhau về thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năngnhằm tạo được sự thay đổi ở người nhận về kiến thức, thái độ và hành vi.

4. Sự khác biệt giữa thông tin và truyền thôngThông tin Truyền thông

Thông tin có thể diễn ra một lần Truyền thông là một quá trình liên tục

Không đòi hỏi sự hiểu biết lẫnnhau giữa bên truyền và bên nhận

Bắt buộc phải có sự hiểu biết lẫn nhau giữabên truyền và bên nhận

Thông tin chỉ hạn chế trong thôngtin và kiến thức

Truyền thông còn mở rộng thêm thái độ, tìnhcảm và kỹ năng

Thông tin nhằm đạt mục tiêu tăngkiến thức của đối tượng tiếp nhận

Truyền thông đòi hỏi phải tạo được sự thayđổi về nhận thức, thái độ và hành động

Thông tin ít quan tâm đến yếu tốphản hồi từ đối tượng

Phản hồi từ đối tượng là một yếu tố quantrọng để đánh giá hiệu quả truyền thông vàđiều chỉnh nội dung, kênh truyền thông chonhững lần truyền thông tiếp theo

II. MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNGMô hình là một công cụ để chúng ta hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn hơn

những gì mà lý luận đã nêu. Mô hình truyền thông được trình bày dưới dạng hình vẽsau đây:

NNggưườờiittrruuyyềềnn

NNhhiiễễuu

TThhôônngg đđiiệệpp KKêênnhh NNggưườờii nnhhậậnn

PPhhảảnn hhồồii

HHiiệệuu qquuảả

Page 16: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

15

- Người truyền thông (nguồn truyền): Là người hay nhóm người mang nộidung thông tin (thông điệp) về một vấn đề nào đó muốn được trao đổi, truyền tải tớingười hay nhóm người khác. Trong công tác tru yền thông chuyển đổi hành vi DS-KHHGĐ, người truyền có thể là các cán bộ truyền thông, các tuyê n truyền viên củacác ban ngành, đoàn thể, các tuyên truyền viên, cộng tác viên DS -KHHGĐ, nhàbáo, cán bộ y tế hoặc những người dân bình thường thực hiện tốt KHHGĐ ...

Để quá trình truyền thông đạt hiệu quả, người truyền cần:

+ Có kỹ năng truyền thông.

+ Hiểu rõ vấn đề .

+ Quan tâm tới vấn đề.

+ Hiểu đối tượng .

+ Thông tin hợp với đối tượng.

+ Chọn kênh truyền thông thích hợp .

- Người nhận (đối tượng truyền thông): Là cá nhân hay nhóm người tiếpnhận thông điệp trong quá trình truyền thông. Trong công tác truyền thông giáo dụcchuyển đổi hành vi DS-KHHGĐ, người nhận còn được gọi là đối tượng truyềnthông và được phân chia thành những nhóm có đặc điểm giống nhau như:

+ Nhóm các cặp vợ chồng, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) .

+ Nhóm VTN, TN .

+ Những người cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ .

+ Những người lãnh đạo và người có uy tín trong cộng đồng .

+ Nhóm những người cao tuổi.

+ Nhóm những người khó tiếp cận: Dân di cư, dân vạn chài...

Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở nh ững chuyển biến vềnhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận.

Để quá trình truyền thông đạt hiệu quả, người nhận cần:

+ Nhận thức được.

+ Quan tâm và sẵn sàng tiếp nhận thông tin .

+ Hiểu giá trị thông tin.

+ Vượt qua được rào cản tâm lý, vật chất.

+ Cung cấp ý kiến phản hồi.

Page 17: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

16

- Thông điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ người truyền đến đốitượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểubiết, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học, kỹ thuật ... được truyền tải từngười truyền đến người nhận. Thông điệp được biểu đạt bằng những công cụ giaotiếp như tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình ảnh…

Ví dụ: Tại Việt Nam, trong những năm qua số trẻ em trai được sinh ra liêntục tăng so với trẻ em gái dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Nguyênnhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do tâm lý ưa thích con trai còn đang tồn tạiphổ biến ở một bộ phận lớn nhân dân. Nếu không có giải pháp ngăn chặn kịp thời sẽdẫn tới nhiều hệ lụy trước mắt và lâu dài cho mỗi g ia đình và đất nư ớc. Tình trạngmất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) có thể được khống chế nếu được Đảng vàchính quyền các cấp chỉ đạo và đầu tư. Để từng bước hạn chế tốc độ gia tăng mấtcân bằng GTKS, các cấp ủy Đảng cần có Nghị quyết chuyên đề về vấn đề này.

Điểm khác biệt chính giữa thông điệp và thông tin là: Thông điệp khôngđồng nhất với thông tin mà là mục tiêu, ý nghĩa của việc truyền tải thông tin .

Để quá trình truyền thông đạt hiệu quả, thông điệp truyền thông cần:

+ Rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.

+ Nội dung có ý nghĩa, liên quan đến nhu cầu của người nhận .

+ Đúng lúc (phù hợp với thời gian).

+ Áp dụng được trong bối cảnh của người nhận .

- Kênh truyền thông : Là phương tiện, con đường, cách thức chuyển tảithông điệp từ người truyền đến người nhận . Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể,có thể chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau như truyền thông trựctiếp, truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng) và kênh truyền thông điện tử:

+ Truyền thông trực tiếp: Có sự hiện diện của cả người truyền thông và đốitượng tiếp nhận. Với kênh truyền thông trực tiếp, người truyền thông chỉ có thểchuyển tải thông điệp đến cho một nhóm đối tượng hạn chế, song trong quá trìnhtruyền thông có thể điều chỉnh nội dung thông điệp và cách thức truyền đạt cho phùhợp với yêu cầu và trình độ của đối tượng.

* Một số hình thức truyền thông trực tiếp chủ y ếu: Hội nghị, hội họp, míttinh, truyền thông nhóm, thăm tại nhà, tư vấn…

+ Truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng): Quá trình truyền tải thôngtin phải thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyềnhình, panô, áp phích... Với truyền thông đại chúng, bằng một nguồn truyền thông,có thể đưa nội dung thông điệp thống nhất tới đông đảo đối tượng , song không thể

Page 18: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

17

biết được đối tượng tiếp nhận các thông điệp đó như thế nào ngay trong quá trìnhtruyền thông.

* Một số hình thức truyền thông gián tiếp chủ yếu: Phát thanh, truyền thanh,truyền hình, video, báo, tạp chí, Pa nô, áp phích, tranh lật hay sách lật, một sốphương tiện khác (tờ rơi, sách mỏng, factsheet..)

+ Kênh truyền thông điện tử: Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ và được áp dụng ngày càngphổ biến trên nhiều lĩnh vực. Với các thành phố, khu đô thị, điện thoạ i di động vàmạng Internet là những phương tiện thiết yếu phục vụ cuộc sống cũng như trongcông việc. Còn đối với vùng nông thôn, điện thoại cũng được sử dụng khá nhiều vàtrở thành nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày. Theo số liệu của Tổng cục thống kê,tính đến cuối tháng 6 năm 2011 cả nước có 128,1 triệu thuê bao điện thoại, trong đó15,5 triệu thuê bao cố định và 112,6 triệu thuê bao di động. Số người sử dụngInternet đến tháng 10-2011 là 30.411.968 người chiếm 35% dân số. Có thể nói sửdụng điện thoại và Internet đã trở thành nhu cầu phổ biến trong nhiều tầng lớp nhândân hiện nay.

* Lợi ích của kênh truyền thông điện tử:

Thông tin được truyền tải rất nhanh và kịp thời từ người truyền đến ngườinhận, giữa người truyền và người nhận có thể trao đổi trực t iếp mà không cần phảigặp nhau. Phản hồi, thích ứng mau lẹ và người truyền có thể đánh giá được ngay kếtquả truyền thông. Hạn chế được nhiễu trong quá trình truyền thông .

Không bị hạn chế về thời gian và không gian cho một buổi truyền thông, cóthể tổ chức cho một tỉnh, một vùng, một quốc gia hoặc rộng lớn hơn như khu vựchay toàn cầu tùy theo mục đích và yêu cầu của buổi truyền thông .

Tiết kiệm được kinh phí, thời gian cho cả người truyền và người nhận. Hiệuquả truyền thông cao.

* Nhược điểm: Cần phải có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, mạng Internet, hạtầng cơ sở và nhân lực phù hợp.

* Các hình thức truyền thông điện tử thường dùng:

+ Qua mạng viễn thông: Tư vấn, truyền thông qua điện thoại;

+ Qua mạng Internet:

Đưa thông tin lên mạng để các đối tượng truy cập tìm hiểu, download…

Trao đổi, mạn đàm qua mạng: Chat, facebook…

Báo điện tử như: Giadinh.net…

Page 19: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

18

Lập các diễn đàn theo những chủ đề nhất định, mọi người có thể cùng thamgia, thảo luận, trao đổi, đóng góp ý kiến…

+ Cầu truyền hình, giao lưu trực tuyến, t ruyền hình trực tiếp các sự kiện

Các hình thức truyền thông trên đều có mặt mạnh và mặt yếu, cần được sửdụng kết hợp để tạo nên hiệu quả truyền thông mong muốn. Truyền thông đại chúngcó thế mạnh là tạo được dư luận và môi trường xã hội thuận lợi cho việc thay đổithái độ và hành vi. Song để thực hiện và duy trì sự thay đổi đó, cần sử dụng kênhtruyền thông trực tiếp.

Khi lựa chọn kênh truyền thông cần lưu ý:

+ Thoả đáng

+ Tiếp nhận được và chi trả được

+ Có sức hấp dẫn

- Nhiễu trong quá trình truyền thông:

+ Nhiễu là các yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong quá trình truyềnthông.

+ Nhiễu có thể do môi trường bên ngoài gây ra như tiếng ồn, ánh sáng…hoặc có thể do chính bản thân các thành tố của mô hình truyền thông gây ra như ràocản về ngôn ngữ, phong tục tập quán...

+ Để quá trình truyền thông đạt hiệu quả, người truyền thông cần hạn chế cácyếu tố nhiễu trong quá trình truyền thông.

- Kết quả truyền thông: Kết quả là những gì đạt được so với mục tiêu,trong truyền thông là tập hợp những kết quả thu được về nhận thức, thái độ, hành vi,sự ủng hộ, đóng góp, tham gia của người nhận trong và sau quá trình truyền thôngso với mục đích truyền thông đề ra.

- Hiệu quả truyền thông: Hiệu quả là kết quả so với chi phí. Quá trìnhtruyền thông được đánh giá là có hiệu quả khi đạt được mục đích của truyền thôngchuyển đổi hành vi, đó là sự thay đổi hành vi có lợi và bền vững cho chăm sóc sứckhoẻ sinh sản của các đối tượng truyền thông với chi phí thấp nhất

- Phản hồi: Là phản ứng của người nhận đối với toàn bộ quá trình truyềnthông, suy nghĩ, thái độ, hành vi khi nhận thông điệp. Phản hồi là một trong các yếutố quan trọng của quá trình truyền thông, nó là một trong các yếu tố đánh giá hiệuquả truyền thông. Phản hồi có thể thu nhận được qua quan sát, điều tra, phỏng vấnhoặc tận dụng tương tác ảo để nắm bắt phản hồi, phản ứng của đối tượng .

Mô hình truyền thông phản ánh một cách khái quát quá trình truyền thông:Từ nguồn truyền (người truyền thông) phát đi nội dung truyền thông (hay còn gọi là

Page 20: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

19

thông điệp) tới người nhận. Ở người nhận những hiểu biết và hành động mới đượchình thành, tức là đạt hiệu quả nào đó. Từ người nhận với hiệu quả đạt được sẽ cóthông tin phản hồi trở về người truyền.

Như vậy, muốn quá trình truyền thông đạt hiệu quả cao thì người truyề nthông phải xem xét đối tượng truyền thông của mình là ai, họ cần được truyền thôngvấn đề gì về nhận thức và hành động (nội dung) với yêu cầu chuyển biến nhận thứcvà hành động mới (hiệu quả) thông qua những kênh hoặc phương tiện nào là tốtnhất (kênh truyền thông) và bằng cách nào nắm được phản ứng của đối tượng trướcnhững nội dung chuyển tới họ (phản hồi).

Có thể diễn giải mô hình truyền thông bằng những từ sau đây:

Ai (Nguồn truyền)

Nói gì (Thông điệp)

Cho ai (Người nhận)

Nhằm mục đích gì (Hiệu quả)

Bằng con đường nào (Kênh)

Làm thế nào để biết (Phản hồi)

Các yếu tố tạo nên quá trình truyền thông nêu trên gọi là các thành tố của môhình. Các thành tố của mô hình truyền thông đều quan trọng và gắn bó mật thiết vớinhau. Nếu thiếu bất kỳ thành tố nào thì quá trình truyền thông hoặc không diễn ra,hoặc nếu diễn ra sẽ không có hiệu quả. Song trong các thành tố ấy, thì đối tượng(bên nhận hoặc người nhận) là quan tr ọng nhất. Đối tượng truyền thông DS -KHHGĐ lại càng phức tạp bởi lẽ hành vi sinh sản trướ c hết là một hành vi tự nhiênnhằm duy trì loài người. Nhưng hành vi sinh sản không chỉ là một hành vi sinh họcmà còn là một hành vi chịu tác động của yếu tố tình cảm, tâm lý, văn hoá, kinh tế vàxã hội. Mỗi đối tượng, mặc dù có những nét chung, song lại có những đặc điểmriêng biệt. Do đó , tìm hiểu và phân tích đối tượng, từ đó hiểu rõ đối tượng, biết họcần gì, đến với họ bằng cách nào, ai có thể đến với họ là những điều rất cần thiếttrong công tác truyền thông.

III. MỘT SỐ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ

- Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏesinh sản/ KHHGĐ. Mô hình truyền thông này được áp dụng từ năm 2001

+ Thuận lợi: Trong một thời gian ngắn có thể huy động được một số lượnglớn các đối tượng để thực hiện truyền thông trực tiếp thông qua các hình thức thảoluận nhóm, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối tượng vềcác vấn đề dân số nói chung, đặc biệt về KHHGĐ, làm mẹ an toàn và phòng chống

Page 21: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

20

viêm nhiễm đường sinh sản. Sau khi truyền thông, nếu đối tượ ng có nhu cầu vàchấp nhận sẽ được cung cấp ngay các dịch vụ về chăm sóc SKSS/KHHGĐ cần thiếtvới chất lượng tốt. Hiệu quả truyền thông của mô hình này rất cao.

+ Khó khăn: Do điều kiện làm kỹ thuật tại các trạm y tế tuyến xã hạn chế vềtrang thiết bị và chuyên môn, đối tượng đến làm dịch vụ đông trong một khoảngthời gian ngắn nên dễ xảy ra các sai sót kỹ thuật.

Hiện nay mô hình truyền thông này vẫn đang được áp dụng cho hầu hết cáctỉnh, thành phố trong toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh vùng núi cao, vùng khó khăn cómức sinh cao

- Mô hình lồng ghép truyền thông DS-KHHGĐ với các cuộc vận động doMặt trận tổ quốc các cấp và các bộ, ban, ngành chủ trì triển khai như: Cuộc vậnđộng toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Mặt trận tổquốc Việt Nam chủ trì. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa do Bộ Văn hóa -Thể thao và du lịch chủ trì. Cuộc vận động xây dựng làng, bản văn hóa do chínhquyền địa phương chủ trì.

+ Thuận lợi: Trong các cuộc vận động này, các thông điệp truyền thông vàmục tiêu của chương trình DS-KHHGĐ được xây dựng thành các tiêu chuẩn cụ thểđể các thành viên trong cộng đồng phải thực hiện. Các mô hình truyền thông này rấtphù hợp với chủ trương, đường lối triển khai công tác DS-KHHGĐ của nước ta.Công tác DS-KHHGĐ của nước ta được thực hiện dưới hình thức là một cuộc vậnđộng lớn, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị. Nhànước ta chủ trương không điều chỉnh các hành vi sinh đẻ bằng biện pháp hành chínhnên không đưa ra các quy định xử lý người dân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.Việc tuyên truyền, giáo dục và xử lý các trường hợp vi phạm do người dân tự thựchiện thông qua các quy định trong quy ước, ương ước và trong các cuộc vận động.

+ Khó khăn: Các cuộc vận động này thường được triển khai trên một phạmvi rộng, DS-KHHGĐ chỉ là một trong nhiều mục tiêu của cuộc vận động. Để đạtđược mục tiêu phải xây dựng được một cơ chế phối hợp triển khai các hoạt độngđồng bộ, sát với thực tế ở tất cả các cấp thực hiện dưới sự điều hành chung của Banchỉ đạo cuộc vận động và sự chủ động, sáng tạo của lãnh đạo cơ quan dân số các địaphương, cơ sở.

- Mô hình lồng ghép truyền thông DS-KHHGĐ với hoạt động thường xuyêncủa các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội thông qua hợp đồng trách nhiệm

+ Thuận lợi: Trong mô hình này, các thông điệp truyền thông và mục tiêucủa Chương trình DS-KHHGĐ được cụ thể hóa thành nhiệm vụ và chỉ tiêu kếhoạch của các tổ chức này trong từng tháng, quý năm nên đã huy động được mộtlực lượng đông đảo, có kinh nghiệm và nhiệ t tình của các cấp hội trong công táctruyền thông về DS-KHHGĐ trên phạm vi toàn quốc.

Page 22: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

21

+ Khó khăn: Để mô hình phát huy được hiệu quả cần có sự cam kết và chỉđạo chung của các tổ chức chính trị - xã hội theo hệ thống dọc từ trung ương tới địaphương. Hàng năm cần có một khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ cho các hoạt độngđược cam kết thực hiện.

- Mô hình lồng ghép hoạt động truyền thông về DS-SKTD-SKSS, bình đẳnggiới vào hoạt động sinh hoạt nhóm tiết kiệm tín dụng, câu lạc bộ phụ nữ, nam giớivà sức khỏe, chương trình thanh niên tình nguyện, thanh niên lập nghiệp, cácchương trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng

- Mô hình lồng ghép truyền thông về DS-SKTD-SKSS vào hoạt động dịchvụ, thể thao, giải trí theo sở thích của các nhóm đối tượng cụ thể như quán cà phê,quán internet, đội thể thao, nhóm hoạt động ngoại khoá, nhóm đồng đẳng…

- Mô hình lồng ghép truyền thông DS-KHHGĐ vào sinh hoạt các câu lạc bộnhư: Câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, Câu lạc bộ nam nông dângương mẫu thực hiện KHHGĐ...

+ Thuận lợi của các mô hình này là: Đối tượng truyền thông trong mô hìnhnày đa số là những người còn trẻ, trong độ tuổi sinh đẻ, có ý chí vươn lên làm giàuchính đáng và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Đây là một trong nhữngđối tượng cần tập trung ưu tiên trong Kế hoạch truyền thông chuyển đổi hành vi vềDS-KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015. Các câu lạc bộ và tổ chức hội này thường đãsẵn có nên không mất nhiều thời gian để củng cố và tiết kiệm được kinh phí trongquá trình triển khai các hoạt động.

+ Khó khăn của các mô hình này là: Chất lượng hoạt động của nhiều câu lạcbộ chưa cao, phương thức tổ chức và nội dung sinh hoạt chưa phong phú nên tínhhấp dẫn còn hạn chế, chưa tạo được sức thu hút cao với các thành viên. Đối tượngtruyền thông là những người hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau (kinh tế, vănhóa, xã hội, thể dục thể thao, học sinh, sinh viên...) nên các tuyên truyền viên dân sốthường lúng túng trong việc lựa chọn thông điệp và phương thức tiếp cận phù hợpvới từng loại đối tượng.

- Mô hình giáo dục dân số trong nhà trường: Đưa chương trình giáo dục giớitính, sức khỏe sinh sản VTN, TN vào chương trình học chính khóa của nhà trường,kết hợp tổ chức các cuộc thi, giao lưu tìm hiểu SKSS trong và ngoài nhà trường đểnâng cao nhận thức và kỹ năng ứng xử cho các em trong cuộc sống.

+ Thuận lợi: Đưa chương trình giáo dục dân số, giới tính, sức khỏe sinh sảnsản VTN, TN vào chương trình học chính khóa của nhà trường là một chủ trươngđang được Ngành giáo dục nghiên cứu và triển khai thực hiện nên việc phối hợpthường được các nhà trường ủng hộ cao. Nhiều nhà trường đã có sẵn tài liệu và độingũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng để giảng dạy các nội dung này trong nhàtrường nên có thể hỗ trợ, tham gia tích cực trong quá trình triển khai thực hiện

+ Khó khăn: Cần phải lựa chọn những chủ đề và nội dung truyền thông phùhợp với học sinh và chương trình giáo dục giới tính ở từng cấp học.

Page 23: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

22

Tóm tắt chương

Chương học này gồm 03 phần

Phần 1. Nêu các khái niệm về thông tin, giáo dục, truyền thông và nhữngđiểm khác biệt cơ bản giữa thông tin và truyền thông. Giới thiệu mô hình truyềnthông cơ bản với các yếu tố của quá trình truyền thông.Trong quá trình truyền thônggiữa người truyền và người nhận có thể đổi chỗ cho nhau để làm t ăng hiệu quảtruyền thông. Hiệu quả truyền thông và phản hồi của đối tượng tiếp nhận là cơ sở đểngười truyền điều chỉnh thông điệp, phương pháp tiếp cận và kênh truyền thông chophù hợp với đối tượng ở các lần truyền thông tiếp theo

Phần 2: Phân tích mô hình truyền thông cơ bản, các yếu tố của quá trìnhtruyền thông, bao gồm: Người truyền (nguồn truyền), người nhận (đối tượng truyềnthông), thông điệp truyền thông, kênh truyền thông, nhiễu trong quá trình truyềnthông, kết quả truyền thông, hiệu quả truyền thông và phản hồi của người nhận.Trong các yếu tố của quá trình truyền thông thì đối tượng truyền thông là yếu tốquan trọng nhất và nó quyết định tới hiệu quả truyền thông. Vì vậy, việc phân tíchđối tượng truyền thông một cách đầy đủ, chính xác để cung cấp thông tin, xây dựngthông điệp và lựa chọn kênh truyền thông phù hợp đóng vai trò quan trọng.

Phần 3: Giới thiệu một số mô hình truyền thông hiệu quả đã và đang đượctriển khai tại địa phương. Đây là những mô hình đã được áp dụng nhiều năm qua,phù hợp với quan điểm và cơ chế triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả truyền thông mà những mô hìnhnày mang lại đã được khẳng định và góp phần qu an trọng vào kết quả chung củachương trình Dân số Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó giúp cán bộ truyềnthông tìm hiểu và vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả vào thực tế công tác tại địaphương, đơn vị./.

Câu hỏi thảo luận:

1. Anh (chị) hãy cho biết mối quan hệ giữa thông tin, giáo dục và truyền thông?

2. Làm thế nào để có được một buổi truyền thông hiệu quả, minh họa bằng một vídụ thực tiễn? (một buổi truyền thông về phòng tránh mang thai ngoài ý muốn choVTN trong nhà trường)

3. Những mô hình truyền thông về DS-KHHGĐ nào đang được áp dụng tại địaphương của anh (chị), mô hình nào là phù hợp và hiệu quả nhất, tại sao?

Page 24: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

23

Chương 2VẬN ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DS-KHHGĐ

I. KHÁI NIỆMSau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tại Cai -ro, Ai Cập năm

1994, khái niệm Advocacy - Vận động được sử dụng trong các tài liệu và văn bảnchính thức của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và các tổ chức khác của LiênHợp Quốc. Trong tiếng Anh, thuật ngữ Advocacy có nghĩa là tạo sự ủng hộ tích cựccho một vấn đề hay sự nghiệp nhất định hoặc giao tiếp với người khác để nhận đượcsự hỗ trợ về một vấn đề nào đó. Trong một số văn bản thường dùng ở Việt Nam,advocacy có thể được dịch là “tuyên truyền vận động” hoặc “vận động”. TrongChương trình DS-KHHGĐ, chúng ta dùng khái niệm vận động với ý nghĩa sau:

- Vận động là tập hợp các hoạ t động truyền thông có chủ đích, hướng tới đốitượng là các nhà lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, những người uy tín trongcộng đồng, các cơ quan thông tin đại chúng nhằm hoàn thiện môi trường chínhsách, tạo nguồn lực cần thiết và sự ủng hộ của dư luận xã hội để thực hiện các mụctiêu Chương trình DS-KHHGĐ đã đề ra.

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA VẬN ĐỘNG1. Mục tiêu

Mục tiêu của vận động về DS -KHHGĐ là đạt được sự ủng hộ của các nhânvật có quyền lực, uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn về ba lĩnh vực:

- Chính sách: Tạo môi trường pháp lý (ban hành các chỉ thị, nghị quyết, cácvăn bản pháp quy) thuận lợi cho việc triển khai chương trình DS -KHHGĐ và lồngghép những biến dân số, sức khoẻ sinh sản vào các chương trình phát triển kinh tế -xã hội, tạo điều kiện cho chương trình DS-KHHGĐ triển khai được đồng bộ, thuậnlợi.

- Nguồn lực: Huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện Chương trìnhquốc gia DS-KHHGĐ thông qua việc tăng phân bổ ngân sách của Nhà nước; đảmbảo cho sự đóng góp tăng dần từ phía xã hội, khu vực tư nhân và nhóm các nhà tàitrợ trong nước, quốc tế.

- Vận động dư luận: Tạo được sự ủng hộ của các nhà hoạt động xã hội, tôngiáo, các nhân vật nổi tiếng đương thời có tầm ảnh hưởng lớn, các cơ quan truyềnthông đại chúng, những người uy tín trong cộng đồng nhằm:

+ Tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của dư luận

+ Tạo được áp lực lên các cấp lãnh đạo, những người có quyền lực về vấn đềcần quan tâm giải quyết

Page 25: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

24

2. Đối tượng

2.1. Vận động chính sáchĐối tượng là nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các tổ c hức, cơ quan chịu

trách nhiệm soạn thảo, ban hành và chỉ đạo thực thi chính sách. Cụ thể là lãnh đạocác tổ chức Đảng, Chính phủ, các đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân và lãnh đạochính quyền các cấp.

2.2. Vận động nguồn lựcĐối tượng tác động có thể chia thành hai nhóm chủ yếu: (1) Nhóm cán bộ

lãnh đạo, quản lý tại các tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn lựcnhư ngành tài chính, kế hoạch đầu tư; (2) Các tổ chức và cá nhân có khả năng tài trợnhư các doanh nghiệp, một số tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện và pháttriển, các nhà hảo tâm…

2.3. Vận động dư luận

Đối tượng tác động là những người có uy tín, có tầm ảnh hưởng lớn trong xãhội như các nhà hoạt động xã hội, những người nổi tiếng đương thời như các nhàvăn, nghệ sĩ, ca sĩ, vận động viên, những người có uy tín trong cộng đồng, cơ quanthông tin đại chúng…

III. VAI TRÒ CỦA VẬN ĐỘNGTrong quá trình triển khai Chương trình DS-KHHGĐ chúng ta thấy còn thiếu

hoặc chưa đồng bộ về chính sách, cơ chế thực hiện, nguồn lực ở các mức đ ộ khácnhau, nếu không được bổ sung hoặc điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tiến độ vàkết quả công việc. Để giải quyết những vấn đề này cần có sự hiểu biết, quan tâm vàtạo điều kiện của các cấp đạo lãnh, những người có quyền lực. Cụ thể như sau:

- Những vấn đề giải quyết ở cấp độ thể chế, xã hội cần có chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước như: Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ từ trungương đến cơ sở, chế độ chính sách cho những người làm công tác dân số các cấp,người cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, chính sách cho người cao tuổi,cặp vợ chồng sinh con một bề là gái…

- Trong điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo, ngân sách Nhà nước hạn hẹp vàphải chi cho nhiều mục tiêu xã hội cấp bách. Sự cạnh tranh về nguồn lực giữa cácvấn đề phát triển xã hội luôn diễn ra gay go, phức tạp nếu không có sự vận động sẽkhó có được nguồn lực cần thiết cho Chương trình;

- Vận động nhằm khẳng định tính chất ưu tiên của vấn đề để nhận được camkết chính trị của các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo quản lý;

Page 26: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

25

- Các nhà lãnh đạo thường xuyên bận rộn với nhiều công việc, những vấn đềphát sinh, bất cập trong chương trình DS-KHHGĐ trong từng thời điểm cụ thể cầnphải được đặt lên bàn của lãnh đạo cấp có thẩm quyền để được giải quyết kịp thời.

- Trong quá trình triển khai Chương trình, có nhiều vấn đề mới phát sinh nhưmất cân bằng GTKS, già hóa dân số… Một số thay đổi về luật pháp, chính sách, cơchế cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế đặt ra.

Để đạt được mục tiêu trên cần phải tiến hành vận động:

Công tác vận động có thể được tiến hành trong điều kiện chưa có chính sách,trong điều kiện đã có chính sách nhưng chưa có hành động, và trong điều kiện chínhsách đã thực hiện được một thời gian nhất định.

- Khi chưa có chính sách: Vận động nhằm vào việc soạn thảo và ban hànhchính sách mới. Ví dụ: Vận động để Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam xem xét,thảo luận và công bố Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về chính sách DS-KHHGĐ năm 1993. Hoặc vận động Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyếtchuyên đề về công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay.

- Khi đã có chính sách: Vận động nhằm vào việc tạo môi trường thuận lợi,ủng hộ việc thực thi chính sách ở tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở. Ví dụ: Vậnđộng thúc đẩy các hoạt động xây dựng bộ máy chuyên trách DS-KHHGĐ, tăngcường năng lực cung cấp thông tin và dịch vụ, kêu gọi tài trợ, lồng ghép các hoạtđộng truyền thông ...

- Khi chính sách đã trải qua một số giai đoạn thực hiện, vận động nhằm vàoviệc điều chỉnh, bổ sung chính sách cho sát với thực tế cuộc sống. Ví dụ: Vận độngđể nâng mức thù lao cho cộng tác viên DS-KHHGĐ từ mức 50.000 đ/tháng từnguồn Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ lên mức tư ơng đương cán bộ ytế thôn, bản , kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương.

IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG

1. Vận động cá nhân- Vận động cá nhân là việc gặp riêng giữa người đi vận động và đối tượng

vận động để thuyết phục họ quan tâm ủng hộ về một vấn đề nhất định.

- Những đặc điểm chính của phương pháp vận động cá nhân:

+ Sự giao tiếp, chia sẻ thông tin mang tính liên tục, có phản hồi ngay

+ Có hai hoặc số lượng ít cá nhân để không tạo thành giao tiếp nhóm

+ Bối cảnh thuận tiện theo yêu cầu của đối tượng cần vận động

+ Có các yếu tố tạo nên sự tin cậy

+ Thông điệp vận động được cá nhân hoá cao độ

Page 27: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

26

+ Có khả năng dẫn đến quyết định hoặc bước ngoặt cho việc ra quyết định.

- Các hình thức vận động cá nhân:

+ Thăm viếng tại nhà

+ Hội ý trước, bên lề hoặc ngay sau các cuộc họp chính thức

+ Gặp mặt tại các sự kiện thể thao, văn nghệ

+ Thư, văn bản đề nghị, thỉnh cầu

+ Nói chuyện điện thoại...

2. Vận động nhóm- Vận động nhóm là tiến hành các hoạt động vận động thông qua việc gặp

gỡ, giao tiếp nhóm với nhiều người, bao gồm cả những người có thẩm quyền quyếtđịnh hay những người có uy tín, nổi tiếng .

- Những đặc điểm vận động nhóm:

+ Phù hợp với cơ chế: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; Thủ trưởng quyếtđịnh, giao việc; chế độ tham mưu

+ Có sự trao đổi và phản hồi thông tin liên tục trong nội bộ nhóm hoặc giữacác nhóm cá nhân

+ Khai thác tư cách hai mặt của đối tượng cần vận động: Tư cách cá nhân vàtư cách thành viên nhóm

+ Tạo ra áp lực đối với cá nhân

+ Tạo ra tiền đề, khuôn khổ nhận thức hay hành động chung đối với vấn đềcùng quan tâm

- Các hình thức vận động nhóm:

+ Họp thảo luận

+ Hội nghị

+ Hội thảo

+ Tham quan trao đổi kinh nghiệm

+ Lớp tập huấn, thăm quan các điển hình

+ Diễn đàn, sự kiện

+ Các hoạt động gây quỹ

3. Vận động xã hội- Vai trò của vận động xã hội:

Page 28: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

27

Vận động xã hội là hình thức vận động thông qua các nhà hoạt động xã hộicó tầm ảnh hưởng lớn, những người nổi tiếng đương thời, những người có uy tíntrong cộng đồng, lãnh đạo các cơ quan truyền thông đại chúng để đạt được sự đồngthuận của xã hội và gây được áp lực lên các nhà lãnh đạo nhằm giải q uyết nhữngvấn đề cần quan tâm. Vấn đề và nội dung vận động thường được khu yếch đại quacác phương tiện thông tin đại chúng nên vận động xã hội có khả năng:

+ Tạo chương trình nghị sự: Nêu ra các khía cạnh mới cho vấn đề cần vậnđộng, thông tin liên tục trên các phương tiện thông tin đạ i chúng để tạo thành vấn đềbàn luận của công chúng và dư luận xã hội.

+ Tạo dư luận xã hội: Nhấn mạnh các bối cảnh xã hội và các yếu tố còn thiếuhụt, bất cập trong chính sách, những vấn đề này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần bởinhiều nguồn truyền và trên nhiều kênh truyền thông khác nhau để hình thành nộidung và giọng điệu thông tin, từ đó gây áp lực với đối tượng vận động.

+ Phổ biến và duy trì chính sách: Thường xuyên cập nhập thông tin về các sựkiện liên quan như việc chuyển cán bộ chuyên trách d ân số xã thành viên chức trạmy tế theo hướng dẫn tại Thông tư số 05 ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Hướng dẫnchức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương.

- Đặc điểm vận động xã hội:

+ Khai thác lợi thế hoạt động truyền thông đại chúng: Báo, tạp chí, phátthanh, truyền hình, internet.

+ Thông tin rộng rãi đến với nhiều nhóm công chúng .

+ Thời sự, kịp thời, liên tục .

+ Có tính chính thức.

+ Tạo thói quen sử dụng thông tin từ thông tin đại chúng.

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa là công chún g vừa là nguồn thông tin có tínhthuyết phục

- Phương pháp vận động xã hội:

+ Khai thác các vấn đề bất hợp lý trong cơ chế, chính sách, nguồn lực: Đi tìmnguyên nhân của các vấn đề bất hợp lý chứ không phải những khiếm khuyết về kiếnthức, thái độ và hành vi của cá nhân..

+ Tiếp cận và thâm nhập các nhà hoạt động xã hội có tầm ảnh hưởng lớn,người có uy tín trong cộng đồng, các nhà lãnh đạo, quản lý và hoạch định chínhsách để lấy ý kiến, quan điểm của họ về những vấn đề cần vận động.

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, phát thanh,truyền hình...) để quảng bá ý kiến từ công chúng, từ các cơ quan chức năng.

Page 29: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

28

+ Chuẩn bị và xây dựng môi trường dư luận cho sự thay đổi .

- Các sản phảm truyền thông đại chúng dùng trong vận động:

+ Đối với báo, tạp chí là: Cột tin tức, xã luận, phóng sự, thư bạn đọc, diễnđàn, phỏng vấn.

+ Đối với phát thanh: Tin tức, toạ đàm phát thanh, phóng sự phát thanh .

+ Đối với truyền hình: Tin tức, tọa đàm truyền hình, phóng sự truyền hình,đối thoại trực tiếp, phỏng vấn truyền hình.

Tóm tắt chươngChương học này gồm 4 phần:

Phần 1. Khái niệm vận động (advocacy) trong truyền thông DS-KHHGĐ,đây là quá trình truyền thông hướng tới đối tượng là những người có quyền lực vềkinh tế, chính trị và uy tín trong cộng đồng. Phân biệt khái niệm vận động truyềnthông DS-KHHGĐ với các khái niệm vận động khác.

Phần 2. Mục tiêu và đối tượng vận động:

- Mục tiêu của vận động nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, huy độngthêm các nguồn lực và tạo được sự đồng thuận, ủng h ộ của dư luận xã hội chochương trình DS-KHHGĐ.

- Đối tượng vận động: Là các nhà lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cơ quantruyền thông đại chúng, các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế trong và ngoài nướcvà những người có uy tín trong cộng đồng.

Phần 3. Vai trò của vận động, vì sao phải tiến hành vận động, khi nào tiếnhành vận động:

Trong quá trình triển khai Chương trình DS-KHHGĐ có nhiều vấn đề mớiphát sinh, thực tế còn thiếu hoặc chưa đồng bộ về chính sách, cơ chế thực hiện,nguồn lực ở các mức độ khác nhau, nếu không được bổ sung hoặc điều chỉnh kịpthời sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả công việc. Để giải quyết những vấn đề nàycần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó vận động đóng vai trò quan trọng.

Phần 4. Cách tiếp cận và hình thức vận động:

Phần này giới thiệu 03 cách tiếp cận và hình thức vận động đối với cá nhân,nhóm và xã hội. Mỗi vấn đề cần có cách tiếp cận và hình thức vận động phù hợp.

- Những vấn đề liên quan nhiều đến trách nhiệm và quyền lực cá nhân, nêndùng hình thức vận động cá nhân, trong đó tập trung vận động hành lang (looby)

- Những vấn đề cần có ý kiến đồng thuận của tập thể, liên quan đến nhiều

Page 30: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

29

ngành, lĩnh vực cần tập trung vận động nhóm. Đây là hình thức vận động thông quaviệc gặp gỡ, giao tiếp nhóm với nhiều người, bao gồm cả những người có thẩmquyền quyết định hay những người có uy tín, nổi tiếng.

- Những vấn đề cần sự đồng thuận và ủng hộ của dư luận xã hội và gây áplực lên các nhà lãnh đạo nhằm giải quyết những vấn đề cần quan tâm, nên tập trungvào vận động xã hội.

Mỗi một vấn đề có thể sử dụng nhiều hình thức vận động. Vận dụng linhhoạt, sáng tạo các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng đối tượng vận động cụthể nhằm đạt mục tiêu vận động cao nhất ./.

Câu hỏi thảo luận

1. Anh (chị) cho biết, những hoạt động nào cần vận động trong Chiến dịchtruyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

2. Liên hệ thực tiễn của địa phương về những khó khăn, thuận lợi và kết quảcông tác vận động về DS-KHHGĐ trong thời gian qua. Rút ra những bài học kinhnghiệm.

3. Anh (chị) hãy đóng vai đồng chí Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ đếnvận động đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phươngcho Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ cung cấp dịch vụ chăm sócSKSS/KHHGĐ năm 2012?

Page 31: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

30

Chương 3TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI

VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

I. KHÁI NIỆM1. Hành vi

Hành vi là cách ứng xử của mỗi con người trước một vấn đề trong một hoàncảnh, tình huống cụ thể. Nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động (theo Từđiển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thể thao, 1998). Mỗi hành vi có thể đượctạo thành bởi 4 thành tố:

Hành vi = Kiến thức + Thái độ + Niềm tin + Thực hành

- Kiến thức: Thường có được thông qua con đường học tập, tiếp nhận thôngtin hàng ngày và qua trải nghiệm thực tế.

- Thái độ: Phản ánh những gì mà người ta thích hay không thích; đồng tìnhhay phản đối; tích cực hay tiêu cực; coi trọng hay coi thường; quan tâm hay thờ ơtrước một vấn đề nào đó. Thái độ quyết định sự tiếp nhận hay không tiếp nhậnnhững quan niệm, kiến thức hay phương pháp thực hành mới.

- Niềm tin: Niềm tin (sự tin tưởng, lòng tin) là một phần quan trọng trongphong cách sống của con người. Chúng quy định những điều người đó có thể chấpnhận được hoặc không. Niềm tin của mỗi người thường do nhận thức và quá trìnhsống, lao động và giao tiếp của chính người đó tạo nên. Niềm tin còn do thế hệ trướchoặc những người có uy tín trong cộng đồng truyền cho. Con người có thể chấp nhậnniềm tin mà không có ý định thử lại xem có đú ng hay không. Mỗi dân tộc và mỗi cộngđồng có những niềm tin khác nhau.

- Thực hành: Là kết quả của nhận thức, thái độ, niềm tin mà biểu hiện bằngnhững kỹ năng, kỹ xảo, những việc làm. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn,tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch...

Các thành tố trên đan xen, liên kết chặt chẽ với nhau.

2. Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS–KHHGĐTruyền thông chuyển đổi hành vi (CĐHV) về DS-KHHGĐ là một quá trình

truyền thông, có mục tiêu làm cho đối tượng chuyển đổi hành vi một cách bền vữngbằng cách cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực DS-KHHGĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Page 32: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

31

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRUYỀN THÔNG CĐHV1. Mục tiêu

1.1 Mục tiêu tổng quát:Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi nhằm thay đổi nhận thức, thái độ,

thực hiện các hành vi có lợi và bền vững về DS và SKSS của các nhóm đối tượng,thông qua các hình thức truyền thông có hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng,tình hình phát triển, đặc điểm văn hóa vùng miền, chú trọng khu vực khó khăn, đốitượng khó tiếp cận; tạo ra sự đồng thuận, tăng cường sự tham gia của toàn xã hội vàocác hoạt động giáo dục và truyền thông, góp phần nâng cao chất lượng dân số, cải thiệntình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh và cơ cấu dân số hợp lý

1.2 Các mục tiêu truyền thông cụ thể:Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai

nhi và thái độ tích cực ủng hộ việc không lựa chọn giới tính thai nhi của phụ nữ vànam giới nhằm góp phần giảm thiểu hành động lựa chọn giới tính thai nhi.

Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức của phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻvà người chưa thành niên, thanh niên về hậu quả của phá thai và phá thai không antoàn, tăng cường thực hiện phá thai tại các cơ sở y tế được cấp phép .

Mục tiêu 3: Tăng sự chủ động sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của phụnữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ và người chưa thành niên, thanh niên, đặc biệtchú trọng vùng chưa đạt mức sinh thay thế; tăng sự chủ động tìm kiếm và sử dụngdịch vụ hỗ trợ sinh sản của các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Mục tiêu 4: Tăng cường thực hành làm mẹ an toàn, bao gồm sàng lọc trướcsinh của phụ nữ, chú trọng việc đẻ tại cơ sở y tế hoặc tại nhà có người được đào tạohỗ trợ đối với các vùng có tỷ số tử vong mẹ cao .

Mục tiêu 5: Tăng số phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ thực hành phòngtránh NKĐSS, NKLTQĐTD, ung thư đường sinh sản; Chủ động sử dụng các dịchvụ khám, điều trị sớm NKĐSS, NKLTQĐTD và ung thư đường sinh sản.

Mục tiêu 6: Tăng số người chưa thành niên, thanh niên chủ đ ộng tìm kiếmvà sử dụng dịch vụ CSSKSS thân thiện bao gồm tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiềnhôn nhân; thực hiện kết hôn đúng luật định.

Mục tiêu 7: Tăng số người thuộc các nhóm dân số di cư, người khuyết tật,người nhiễm HIV, người là nạn nhân của bạo hành giới và nạn nhân trong thảm hoạthiên tai, chủ động tiếp cận và tăng cường sử dụng các dịch vụ CSSKSS sẵn có.

Mục tiêu 8: Tăng cường thực hành chăm sóc trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổiđúng cách của bà mẹ và người chăm sóc trẻ, chú trọng các vùng khó khăn, vù ng còntình trạng tử vong trẻ em cao.

Page 33: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

32

Mục tiêu 9: Tăng số người cao tuổi chủ động tìm kiếm và sử dụng dịch vụchăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng cả về thể chất và tinh thần .

1.3 Đầu ra truyền thông chuyển đổi hành vi

1.3.1 Đầu ra của mục tiêu 1 và mục tiêu 2:

- Tăng số phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi có kiến thức vềchăm sóc trẻ trẻ sơ sinh/trẻ dưới 1 tuổi/trẻ dưới 5 tuổi, bao gồm cả dinh dưỡng vàtiêm chủng.

- Tăng số phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi có kiến thức vềnhững dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh/trẻ dưới 1 tuổi/trẻ dưới 5 tuổi.

- Tăng số phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi có kiến thức vềích lợi của khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

- Tăng số bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi có nhận thức đúng về tầm quan trọng,kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu nguy hiểm.

- Tăng số phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi nhận thức đúng vềtầm quan trọng của khám thai và sinh con tại cơ sở y tế hoặc được người qua đàotạo giúp đỡ.

- Tăng số phụ nữ mang thai có kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm trongquá trình mang thai, trong quá trình chuyển dạ và sau sinh.

1.3.2 Đầu ra của mục tiêu 3:

- Tăng số phụ nữ và nam giới có nhận thức đúng về hậu quả của việc lựachọn giới tính thai nhi.

- Tăng số phụ nữ và nam giới có thái độ tích cực ủng hộ việc không lựa chọngiới tính thai nhi.

1.3.3 Đầu ra của mục tiêu 4:

- Tăng số phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ và người chưa thành niên,thanh niên có kiến thức đúng về biện pháp tránh thai hiện đại.

- Tăng số phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ và người chưa thành niên,thanh niên chủ động tìm đến dịch vụ SKSS để được tư vấn về biện pháp tránh thai.

- Tăng số cặp vợ chồng hiếm muộn chủ động tìm kiếm và sử dụng dịch vụhỗ trợ sinh sản.

- Tăng số phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ, người chưa thành niên,thanh niên có kỹ năng thương thuyết với bạn tình trong việc lựa chọn các BPTThiện đại phù hợp.

1.3.4 Đầu ra của mục tiêu 5:

- Tăng số phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ và người chưa thành niên,thanh niên có kiến thức đúng về hậu quả của phá thai và phá thai không an toàn.

Page 34: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

33

- Tăng số phụ nữ, nữ chưa thành niên, nữ thanh niên có thai ngoài ý muốnchủ động đến cơ sở y tế được cấp phép để phá thai.

1.3.5 Đầu ra của mục tiêu 6:

- Tăng số phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức đúng vềnguyên nhân, các dấu hiệu và cách phòng NKĐSS, NKLTQĐTD

- Tăng số phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ trình diễn được kỹ năng sửdụng các biện pháp phòng NKĐSS, NKLTQĐTD

- Tăng số phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ có nhận thức về tầm quantrọng của tư vấn, khám, điều trị sớm NKĐSS, NKLTQĐTD .

- Tăng số phụ nữ 30-54 có nhận thức đúng về tầm quan trọng của khám sànglọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung .

- Tăng số đối tượng biết địa chỉ các điểm cung cấp dịch vụ CSSKSS.

1.3.6 Đầu ra của mục tiêu 7:

- Tăng số người chưa thành niên, thanh niên có kiến thức về lợi ích của việctư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân .

- Tăng số người chưa thành niên, thanh niên trong một số nhóm dân tộc cónguy cơ suy thoái nhận thức được hậu quả của việc kết hôn cận huyết thống .

- Tăng số người chưa thành niên nhận thức được hậu quả của tảo hôn đối vớicá nhân, gia đình và xã hội.

- Tăng số người chưa thành niên cam kết không kết hôn sớm (nữ dưới 18tuổi, nam dưới 20 tuổi) và cha mẹ cam kết không ép con chưa thành niên kết hôn .

1.3.7 Đầu ra của mục tiêu 8:

- Tăng số dân di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV có nhận thức đúngvề tầm quan trọng của CSSKSS.

- Tăng số dân di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV có kiến thức đúngvề tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng NKLTQĐTD(bao gồm cả HIV).

- Tăng số dân di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người là nạn nhâncủa bạo hành giới và nạn nhân trong thảm họa thiên tai biết các địa chỉ dịch vụCSSKSS sẵn có.

1.3.8 Đầu ra của mục tiêu 9:

- Tăng số người cao tuổi và người chăm sóc có nhận thức đúng về tầm quantrọng của chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

- Tăng số người cao tuổi và người chăm sóc có kiến thức đúng về cách chămsóc sức khỏe thể chất và tinh thần

Page 35: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

34

2. Đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi :

- Nhóm các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ

- Nhóm VTN, TN

- Nhóm những người cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ

- Nhóm những người lãnh đạo và hoạch định chính sách

- Nhóm những người cao tuổi (theo quy định của Bộ Luật lao động)

- Nhóm những người khó tiếp cận: Người di cư tự do, người công giáo

III. VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI

- Tạo nhận thức và nâng cao kiến thức về một vấn đề hoặc giải pháp về DS-SKSS/ KHHGĐ

TTCĐHV nâng cao hiểu biết về các chủ đề SKSS nói chung và các vấn đềcụ thể như quyền sinh sản, bình đẳng giới, làm mẹ an toàn, SKSS vị thành niên... đểđảm bảo rằng người dân có được những nhận thức và kiến thức thực tế cơ bản vớingôn ngữ dễ hiểu thông qua các kênh truyền thông tin cậy. Hơn nữa, các thông điệpTTCĐHV mô tả hành động và hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để đối tượng có thểchấp nhận một hành vi SKSS/KHHGĐ mong muốn.

- Khuyến khích đối thoại cộng đồng và quốc gia

Đối thoại và thảo luận rộng rãi trong cộng đồng là cơ hội mở rộng hiểu biếtvề các hành vi sức khoẻ rủi ro, các điều kiện vật chất, xã hội và kinh tế ảnh hưởngđến những hiểu biết và hành vi SKSS của mọi người. Bên cạnh đó, những đối thoạitại địa phương và quốc gia tạo ra nhu cầu đối với các thông tin, dịch vụ và cácquyền về SKSS.

- Khuyến khích tuyên truyền vận động

Khuyến khích tuyên truyền vận động nhằm có được môi trường chính sáchvà quan niệm thuận lợi ở tất cả các cấp, từ trung ương đến cơ sở, để các nhà hoạchđịnh chính sách và các nhà lãnh đạo quan tâm một cách nghiêm túc đến thực trạngvà giải pháp chăm sóc SKSS đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKSS của người dân.

- Thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc SKSS

Thăm hỏi tại nhà và tư vấn tại các cơ sở y tế giúp cho các cán bộ y tế cơ hộiđể thuyết phục các nhóm đối tượng thực hiện thử một hành vi mới. Một chiến lượcTTCĐHV nhằm đào tạo các cán bộ cung cấp dịch vụ về các kỹ năng chuyên môncũng như các kỹ năng truyền thông/tư vấn trực tiếp, sẽ góp phần nâng cao chấtlượng của các dịch vụ CSSKSS.

Page 36: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

35

- Củng cố kiến thức và thái độ, duy trì hành vi mới

Chuyển đổi hành vi của mỗi con người là một quá trình cần phải có thờigian, quá trình này không phải luôn diễn ra thuận lợi, một chiều theo chiều hướng đilên mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó kiến thức, thái độ về hành vicần thay đổi đóng vai trò quan trọng. Những hành vi cũ đã và đang thực hiệnthường được hình thành do quá trình sống hoặc do thế hệ trước truyền lại nênthường rất bảo thủ và khó thay đổi. Để từng bước thay đổi từ hành vi cũ sang hànhvi mới có lợi, đối tượng phải được thường xuyên tiếp nhận các thông tin và kiếnthức mà họ quan tâm, họ phải nhận thấy được sự thay đổi là mang lại lợi ích chochính bản thân mình, gia đình và cộng đồng. Trong quá trình thay đổi và duy trìhành vi mới, đối tượng cần học kỹ năng, được đáp ứng các điều kiện cần thiết chosự thay đổi và cần người chia sẻ, giúp đỡ khi gặp khó khăn hoặc tác động tiêu cựctừ bên ngoài. Vì vậy, truyền thông chuyển đổi hành vi giúp đối tượng củng cố kiếnthức và thái độ, duy trì được hành vi mới.

IV. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI

1. Chuyển đổi hành vi

Chuyển đổi hành vi là việc thay đổi cách ứng xử của mỗi con người trongmỗi sự việc, hiện tượng theo hướng có lợi cho sức khỏe và cuộc sống của chí nh bảnthân người đó và cộng đồng.

Ví dụ: Trước đây phụ nữ một số dân tộc thiểu số vùng cao thường sinh đẻ tạinhà hoặc ngoài rừng. Nay họ đã từ bỏ hành vi trên, chuyển sang đẻ tại các cơ sở y tếdưới sự giúp đỡ của cán bộ y tế.

2. Quá trình chuyển đổi hành vi:

Hành vi mỗi con người tồn tại dưới các trạng thái từ thấp đến cao như sau:

- Chưa hiểu vấn đề đến hiểu, biết vấn đề

- Hiểu biết vấn đề đến mong muốn giải quyết vấn đề

- Mong muốn giải quyết vấn đề đến tìm hiểu và học kỹ năng

- Học kỹ năng đến thử thực hiện hành vi mới

-Thử thực hiện hành vi mới đến thực hiện thành công, duy trì hành vi mới vàtuyên truyền người khác làm theo

Quá trình chuyển đổi hành vi chính là quá trình chuyển hoá các trạng tháitrên, thường trải qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ chưa hiểu biết đến hiểu biết vấn đề.

Ví dụ: Một cặp vợ chồng chưa nhận biết được các triệu chứng của bệnh lâytruyền qua đường tình dục và cho rằng các triệu chứng là bình thường hoặc có thể

Page 37: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

36

biết các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong xã hội nhưng họ vẫn không coiđó là vấn đề của mình.

Tuyên truyền viên cần làm gì để giúp đỡ đối tượng chuyển đổi hành vi ở giaiđoạn này:

1. Tìm hiểu đối tượng đã biết, tin và làm gì

2. Giải thích, phân tích lợi hại

3. Cung cấp thông tin cơ bản

Giai đoạn 2: Từ tìm hiểu v ấn đề đến mong muốn giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Đối tượng mong muốn không bị đau đớn, khó chịu vì bệnh. Mongmuốn tránh hậu quả của việc không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách. Tinrằng những người khác có thể phòng tránh được bệnh bằng cách thực hàn h tình dụcan toàn dẫn đến sẵn sàng làm thử một hành vi mới nào đó.

Tuyên truyền viên cần làm gì để giúp đỡ đối tượng chuyển đổi hành vi ởgiai đoạn này:

4. Khuyến khích, động viên.

5. Nêu gương người tốt việc tốt.

Giai đoạn 3: Từ mong muốn giải quyết vấn đề đến tìm hiểu và học kỹ năng

Ví dụ: Thấy được các triệu chứng không bình thường , đối tượng trao đổi vớigia đình và bạn bè. Quyết định cần phải làm một cái gì đó: Chọn cơ sở và cán bộ ytế giúp chữa trị. Qua đó học kỹ năng phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tìnhdục.

Tuyên truyền viên cần làm gì để giúp đỡ đối tượng chuyển đổi hành vi ở giaiđoạn này:

6. Bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng .

Giai đoạn 4: Từ học kỹ năng đến thử thực hiện hành vi mới

Ví dụ: Tìm hiểu thông tin qua cán bộ y tế hoặc tới cơ sở y tế để điều trị.Được điều trị. Bệnh đỡ hoặc khỏi hẳn. Đối tượng mong muốn được giúp đỡ thườngxuyên. Giảm các hành vi rủi ro. Từ đó khuyên bảo chồng/vợ đi điều trị. Được cánbộ y tế, gia đình, bạn bè và hàng xóm khen ngợi.

Tuyên truyền viên cần làm gì để giúp đỡ đối tượng chuyển đổi hành vi ở giaiđoạn này:

7. Giúp phương pháp thử nghiệm

8. Giúp giải quyết các khó khăn

Page 38: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

37

9. Cung cấp các nguồn lực cần thiết

Giai đoạn 5: Từ thử thực hiện hành vi mới đến thực hiện thành công, duy trìhành vi mới và tuyên truyền người khác làm theo.

Ví dụ: Đối tượng thông báo cho gia đình và bạn bè về thành công của mình.Tránh các hành vi rủi ro. Duy trì hành vi tình dục an toàn hơn. Khuyên bạn bè về lợiích cả phòng bệnh và sự thuận tiện của việc điều trị.

Tuyên truyền viên cần làm gì để giúp đỡ đối tượng chuyển đổi hành vi ở giaiđoạn này:

10. Giúp tổng kết kinh nghiệm

11. Nêu biện pháp hỗ trợ

Sự phân chia giai đoạn như trên chỉ là tương đối, vì mỗi đối tượng có thể ởmột giai đoạn khác nhau và luôn luôn chuyển sang giai đoạn tiếp theo hoặc trở vềgiai đoạn trước tuỳ thuộc vào những tác động của hoàn cảnh xung quanh và nỗ lựccủa bản thân đối tượng.

Thay đổi thái độ và hành vi là một quá trình cần có thời gian, vì thế khi đốitượng tiến tới các bậc thang tiếp theo, cần có những thông điệp và hỗ trợ khác nhau.Những giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi hành vi thì truyền thông đại chúnggiữ vai trò chủ đạo nhằm quảng bá những hành vi mới, cung cấp thông tin đến đôngđảo đối tượng trong cộng đồng. Những giai đoạn giữa , truyền thông trực tiếp giữvai trò chủ đạo nhằm phát triển những thông điệp phù hợp để phá vỡ những rào cảnmột cách hiệu quả, hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để có thể thử nghiệm hành vimới. Những giai đoạn cuối thì vai trò của dịch vụ hỗ trợ là rất quan trọng, hỗ trợ xãhội, củng cố thông tin, cung cấp các phương tiện cần thiết để thực hiện hành vi mới.

Quá trình chuyển đổi hành vi không phải diễn ra một cách suôn sẻ. Người tacó thể từ chối hành vi mới trong trường hợp:

- Có thông tin nhưng không quan tâm, thích thú

- Nhận thức được, có quan tâm nhưng không tin tưởng

- Nhận thức được, có quan tâm và tin tưởng nhưng không có kỹ năng

- Thất bại hay nản lòng sau khi làm thử

- Muốn thay đổi nhưng có nhiều yếu tố cản trở

Mỗi cá nhân muốn chuyển đổi hành vi đều phải trải qua các giai đoạn chuyểnđổi hành vi , từ nhận thức đến chấp nhận và duy trì hành vi bền vững, tuyên truyềnvận động người khác cùng thực hiện. Mặc dù chuyển đổi hành vi là mục tiêu cuốicùng, nhưng con người thường trải qua một số giai đoạn trung gian trước khi họchuyển đổi hành vi. Hơn nữa, các khung lý thuyết này cũng chỉ ra rằng , các cá nhân

Page 39: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

38

có thể ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi hành vi và tạo nên nhữngnhóm đối tượng nhất định. Vì vậy, họ thường cần các thông điệp khác n hau và đôikhi là cả những cách tiếp cận khác nhau, hoặc là truyền thông giữa các cá nhân vớinhau, huy động cộng đồng hoặc truyền thông đại chúng. Khi tiếp cận một đối tượnghoặc một nhóm đối tượng cần phải phân tích đối tượng đang ở giai đoạn nào củaquá trình chuyển đổi hành vi để sử dụng thông điệp và cách tiếp cận phù hợp, giúpđỡ đối tượng chuyển sang giai đoạn cao hơn, tiến tới thực hiện thành công, duy trìhành vi mới và tuyên truyền người khác làm theo.

Quá trình chuyển đổi hành vi

V. CÁCH TIẾP CẬN VÀ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG CĐHV1. Cách tiếp cận

Một trong những điểm khác biệt giữa Truyền thông chuyển đổi hành vi vớicác loại truyền thông khác là căn cứ vào mục đích của truyền thông, đối tượngtruyền thông được chia thành các nhóm khác nhau. Chương trình hành động truyềnthông chuyển đổi hành vi DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015, đối tượng truyềnthông được chia thành 06 nhóm khác nhau. Đó là:

- Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

- VTN, TN.

- Những người cung cấp dịch vụ .

- Nhóm những người lãnh đạo .

- Nhóm những người cao tuổi.

- Nhóm những người khó tiếp cận ( người di cư, đồng bào công giáo) .

Căn cứ vào đối tượng và mục đích truyền thông cụ thể để đưa ra các thôngđiệp truyền thông và các phương pháp tiếp cận phù hợp. Mỗi loại đối tượng có sự

Chưa hiểuvấn đề đếnhiểu biếtvấn đề

Hiểu vấnđề đếnmongmuốn giảiquyết vấnđề

Mongmuốn giảiquyết vấnđề đến tìmhiểu vấn đềvà học kỹnăng

Từ học kỹnăng đến thửthực hiệnhành vi mới

Duy trì hànhvi mới vàvận độngngười kháclàm theo

Page 40: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

39

khác nhau về đặc điểm tâm lý, trình độ học vấn, môi trường công tác, địa vị xã hộivà nhu cầu tiếp nhận thông tin. Để đạt được hiệu quả truyền thông, người truyềnphải luôn cố gắng cung cấp các thông tin mà đối tượng cần và đang thiếu nhằmhướng tới sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi theo mục tiêu đề ra chứ khôngphải chỉ là cung cấp những thông tin, kiến thức mà người truyền có hoặc mongmuốn. Vì vậy cần phải phân tích đối tượng một cách toàn diện và chính xác để xâydựng thông điệp và phương pháp tiếp cận phù hợp. Mỗi nhóm đối tượng có nhữngphương pháp tiếp cận và thông điệp riêng.

1.1. Cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻĐây là lực lượng trực tiếp tham gia vào hai quá trình sản xuất để duy trì sự

tồn tại và phát triển của xã hội loài ng ười đó là sản xuất ra của cải vật chất và sảnxuất ra con người. Những thông tin mà nhóm đối tượng này cần là lợi ích củaKHHGĐ đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, phương pháp phòng chống cácbệnh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đườ ng tình dục và các cơsở cung cấp các loại dịch vụ này cùng với các chính sách liên quan.

Để tiếp cận và truyền thông hiệu quả cần thông qua các hoạt động thườngxuyên của các tổ chức Chính trị - Xã hội tại địa phương như: Mặt trận tổ quốc, Hộiphụ nữ, Nông dân, Đoàn thanh niên…, các buổi truyền thông trực tiếp tại cộngđồng, tư vấn tại nhà và các buổi sinh hoạt của thôn, ấp, làng bản, tổ dân phố…Kênhtruyền thông đại chúng cũng có tác dụng tốt trong việc nâng cao nhận thức vàchuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ của các cặp vợ chồng, đặc biệt là hệ thốngtruyền hình tại địa phương, hệ thống đài phát thanh xã, phường, thị trấn…

1.2. Vị thành niên, thanh niên

Để truyền thông về vấn đề chăm sóc SKSS, phòng tránh thai cho nhóm đốitượng là VTN, TN trước hết phải hiểu các đặc điểm cơ bản của lứa tuổi VTN, cácvấn đề đang nổi lên về SKSS đối với VTN, TN hiện nay như thiếu kiến thức, quanhệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn vànhiễm HIV…để từ đó có phương pháp tiếp cận và thông điệp truyền thông phù hợp.

Số đông VTN, TN được quản lý, sinh hoạt trong các tổ chức Đoàn, Đội ởtrong và ngoài nhà trường, vì vậy các hoạt động truyền thông cần được gắn với cácchương trình giáo dục chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa của nhà trường , củacác tổ chức Đoàn, Đội. Ngoài ra, vai trò của cha, mẹ, ông bà cũng có những ảnhhưởng và tác động nhiều tới nhận thức và hành vi của các em. Việc cung cấp cácloại sách, báo, tài liệu hướng dẫn các đặc điể m về lứa tuổi, giới tính và các hành vinguy hiểm, giúp các em chủ động phòng tránh các hành vi xâm hại, lợi dụng. Phốihợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc truyền thông, giáo dụcvề DS-SKSS/KHHGĐ cho các em, hạn chế tối đa tác động xấu có thể xảy ra.

Page 41: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

40

1.3. Nhóm những người cung cấp d ịch vụNhững người này chủ yếu là những công chức, viên chức trong ngành y tế và

dân số từ trung ương đến cơ sở, thông qua các hoạt động của ngành để nâng cao đạođức và trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên dân số, y tế. Công tác dân sốlà một bộ phận nằm trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, thông qua cáchoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của ngành y tế để truyền thông nâng cao nhận thức,trách nhiệm của đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các cấp.

1.4. Nhóm những người lãnh đạoĐây là những người có tác động lớn đến các hoạt động của Chương trình, có

khả năng điều phối, phân bổ nguồn lực, định hướng dư luận. Những thông tin mànhóm đối tượng này cần là các kế hoạch triển khai cụ thể trong từng giai đoạn,những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai Chương trình và làm thế nào đểđạt được kết quả mong muốn, hiện Chương trình đang cần họ làm những việc gì. Vìvậy cần có chiến lược và kế hoạch tiếp cận cụ thể, kết hợp nhiều loại hình truyềnthông, vận động một cách linh hoạt, mềm dẻo.

1.5. Nhóm những người cao tuổiĐây là những người có kiến thức, kinh nghiệm sống, có uy tín trong gia đình,

dòng họ và trong xã hội, một số trong số họ là những người đã từng tham gia côngtác quản lý lãnh đạo các cấp và các hoạt động xã hội khác. Khi hết tuổi lao độn g cáccụ thường tham gia trong các tổ chức như: Chi bộ ( các cụ là đảng viên), các tổ chứcChính trị - Xã hội như: Hội cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc…các tổ chức xã hộinhư: Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội sinh vật cảnh, Hội làm vườn và mộtsố sinh hoạt văn hóa tại địa phương như tôn giáo, lễ hội…

Người cao tuổi vừa là đối tượng chăm sóc SKSS vì thường mắc một số bệnhnhư: u xơ tử cung, ung thư vú, u nang buồng trứng, viêm nhiễm đường sinh sản (cáccụ bà), u xơ tuyến tiền liệt... (các cụ ông), lại vừa là những người có thể tuyêntruyền, giáo dục con cháu thực hiện tốt các chính sách về DS-KHHGĐ. Ngoài racác cụ còn có thể tác động tới cấp ủy, chính quyền, tổ chức tại địa phương, cơ sở đểhuy động nguồn lực và tạo điều ki ện thuận lợi cho chương trình DS-KHHGĐ.

Để tiếp cận người cao tuổi, cần phối hợp với các tổ chức các cụ tham giasinh hoạt như: Chi bộ Đảng, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi.. Căn cứ vàomục đích truyền thông cụ thể để lựa chọn nội dung, thời điểm và hình thức phù hợpđể tăng hiệu quả truyền thông.

Để chuyển tải thông điệp truyền thông đến người cao tuổi có thể sử dụngkênh truyền thông trực tiếp thông qua các hội nghị, sinh hoạt chi bộ, các tổ chứchội, sinh hoạt tổ dân phố, bản, làng và thăm tại nhà. Các kênh truyền thông gián tiếpqua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, sách, báo...

Page 42: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

41

1.6. Nhóm những người khó tiếp cận- Người di cư tự do: Phần lớn đối tượng này là những người nông dân từ

nông thôn lên thành phố hoặc các khu công nghiệp để tìm việc làm, một số khác dicư từ vùng nông thôn có đời sống kinh tế khó khăn đến những vùng có đất đai nhiềuvà mầu mỡ hơn để sinh sống.

+ Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị hoặc các khu côngnghiệp để tìm việc làm: Những đối tượng này thường có chỗ ở tạm trú không ổnđịnh, chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa phương thường không quản lývà theo dõi được thường xuyên và chặt chẽ như các đối tượng khác. Hàng ngày họchỉ tập trung vào lao động, sản xuất theo yêu cầu trong hợp đồng lao động, ít thamgia hoạt động trong các tổ chức nơi họ tới lao động. Đa số những người này còntrong độ tuổi sinh đẻ nên việc chăm sóc SKSS và KHHGĐ là rất cần thiết .

Để tiếp cận đối tượng này cần dựa vào tổ chức công đoàn tại xí nghiệp ngườidi cư làm việc, tổ dân cư, công an khu vực để triển khai các hoạt động truyền thôngvà cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS. Một số địa phương (tỉnh Bình Dương) tổ chứccác đội lưu động, phối hợp với tổ dân phố đến các khu nhà trọ để tuyên truyền vàcung cấp PTTT cho các đối tượng có nhu cầu.

+ Đối với những người di cư từ vùng này sang vùng khác có đất đai và điềukiện sản xuất tốt hơn: Đối tượng này thường di chuyển cả gia đình và các phươngtiện sản xuất. Họ có ý định sinh sống lâu dài trên vùng đất mới, thường sống tậptrung thành từng khu vực để có thể hỗ trợ nhau trong cuộc sống, lao động sản xuấtvà tổ chức các sinh hoạt cộng đồng theo phong tục, tập quán. Những đối tượng nàysau một thời gian định cư thường được chính quyền sở tại quản lý như các nhómdân cư khác tại địa phương.

- Đồng bào công giáo: Mỗi tôn giáo chính thống có một hệ thống tổ chức vàgiáo lý riêng, các tín đồ đến với tôn giáo của họ bằng niềm tin, sự tự nguyện vàtruyền thống của địa phương, gia đình hoặc áp lực từ cộng đồng nơi sinh sống.

+ Một trong những giáo lý của Thiên chúa giáo là con người do Chúa trờisinh ra, việc sinh đẻ là do ý của Chúa, các con chiên không được làm sai ý Chúa. Vìvậy đồng bào công giáo thường không chấp nhận biện pháp phá thai, triệt sản vàmột số biện pháp khác.

+ Truyền thông chuyển đổi hành vi về SKSS/KHHGĐ đối với người cônggiáo cần tôn trọng các giáo lý, biện pháp cần năng động, sáng tạo phù hợp với tìnhhình thực tế, không đả phá, công kích các giá trị đã được đồng bào công giáo thừanhận và tin tưởng. Tranh thủ và vận dụng các giáo lý trong việc truyền thông thựchiện các mục tiêu về dân số. Ví dụ giáo lý của thiên chúa giáo khuyến khích sinh đẻtheo quy luật tự nhiên, không chấp nhận các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi.

Page 43: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

42

+ Cần tập trung truyền thông nâng cao nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vicủa các chức sắc tôn giáo, thông qua các chức sắc tôn giáo và các hoạt động tôngiáo, tín ngưỡng tại cộng đồng để tiếp cận và truyền thông nâng cao nhận thức, tháiđộ, chuyển đổi hành vi của các của các con chiên. Nếu các chức sắc tôn giáo chấpnhận và trực tiếp thực hiện truyền thông thì hiệu quả sẽ rất cao.

Để tăng cường tiếp cận đối tượng này cần huy động sự tham gia của Mặt trậntổ quốc và các tổ chức Chính trị - Xã hội để tăng cường khả năng truyền thông đốivới các chức sắc và đồng bào công giáo.

2. Hình thức truyền thông2.1. Các hình thức truyền thông trực tiếp2.1.1 Thảo luận nhóm:

Thảo luận nhóm là tuyên truyền viên trực tiếp nói chuyện với một nhóm cácđối tượng có hoàn cảnh, đặc điểm, nhu cầu tương tự nhau.

+ Khi nào nên tổ chức thảo luận nhóm?

- Khi thấy một số đối tượng cùng muốn tìm hiểu về một vấn đề nào đó (vídụ: Nhiều em học sinh trong nhà trường muốn tìm hiểu tác hại của việc mang thai ởlứa tuổi VTN, phòng chống HIV/AIDS…) .

+ Khi trong cộng đồng có một số đối tượng chưa thực hiện hành vi sức khoẻsinh sản mong muốn nào đó (Ví dụ: Nam giới không chịu dùng bao cao su vì chorằng chỉ những quan hệ với gái mại dâm mới phải dùng bao cao su).

+ Khi cần phải nhanh chóng cho đối tượng biết một điều gì đó về sức kho ẻsinh sản.

* Các vấn đề của vị thành niên nên đưa ra thảo luận nhóm

- Quan niệm về tình bạn, tình yêu, những điểm khác biệt chính và ranh giớigiữa tình bạn và tình yêu.

- Quan điểm của bạn về tình yêu trong thời hiện đại và quan hệ tình dụctrước hôn nhân?

- Tình trạng viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tìnhdục, HIV/AIDS trong lứa tuổi VTN, TN hiện nay và các nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng này?

- Tác hại của việc mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi VTN.

- Làm thế nào để có thể nói “Không” với quan hệ tình dục trước hôn nhân ởlứa tuổi VTN?

Page 44: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

43

- Các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam (công, dung,ngôn, hạnh) có còn phù hợp trong xã hội hiện đại ngày nay. Quan điểm của bạn vềvấn đề này như thế nào?

* Các vấn đề của cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ cần thảo luận nhóm

- Lợi ích của KHHGĐ đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội .

- Các biện pháp tránh thai và làm thế nào để lựa chọn được một BPTT phùhợp với mỗi người, trách nhiệm của người chồng trong việc thực hiện KHHGĐ.

- Các cơ sở tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ có chấtlượng và thuận tiện hiện có trên địa bàn.

- Các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục,các biện pháp phòng chống.

- Tác hại của việc lựa chọn giới tính thai nhi tới mỗi gia đình và xã hội tronghiện tại và tương lai. Mỗi cặp vợ chồng cần làm gì để ngăn chặn tình trạng này.

- Làm thế nào để giữ gìn hạnh phúc gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cáiđược tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống .

- Làm thế nào để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình vàxã hội.

* Các vấn đề của người cao tuổi cần đưa ra thảo luận nhóm

- Vị trí, vai trò của người cao tuổi trong gia đình, dòng họ và xã hội tronggiai đoạn hiện nay. Làm thế nào để duy trì, gi ữ vững và phát huy được vai trò đó?

- Các bệnh người cao tuổi thường gặp, làm thế nào để ngăn chặn, phát hiệnvà điều trị kịp thời

- Người cao tuổi cần gì ở gia đình và xã hội?

- Làm thế nào để người cao tuổi có được một cuộc sống vui, sống khỏe, sốngcó ích?

* Các vấn đề người cung cấp dịch vụ nên đưa ra thảo luận nhóm

- Mối quan hệ giữa dân số và y tế, trách nhiệm của cán bộ y tế trong việctruyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ CS SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng cónhu cầu.

- Đạo đức và trách nhiệm của cán bộ y tế trong việc chẩn đoán và lựa chọngiới tính thai nhi.

2.1.2. Thăm tại nhà

Thăm tại nhà là tuyên truyền viên trực tiếp gặp nói chuyện với đối tượng vàcó thể với các thành viên khác trong gia đình, tại nhà của đối tượng.

Page 45: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

44

Mục đích: Tìm hiểu sâu và toàn diện hoàn cảnh của đối tượng, các nguyênnhân cản trở đối tượng tiếp cận với thông tin, dịch vụ do Chương trình cung cấp làmđối tượng chậm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi về những vấn đề D S-SKSS/KHHGĐ như mong muốn. Trên cơ sở đó giúp đối tư ợng tìm cách tháo gỡ,vượt qua hoàn cảnh của bản thân, khuyến khích đối tượng hòa nhập, tự giác thamgia các hoạt động của Chương trình.

+ Hình thức thăm tại nhà hay được sử dụng khi:

Gia đình đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt: Gia đình có trẻ em cá biệt, t rẻ embị xâm hại, gia đình do bận nhiều công việc khác nên ít quan tâm đến con cái. Hìnhthức này giúp cán bộ truyền thông hiểu rõ hơn hoàn cảnh gia đình của VTN vàtranh thủ sự giáo dục, giúp đỡ của gia đình với đối tượng truyền thông .

2.2 Hình thức truyền thông gián tiếpTruyền thông gián tiếp là phương pháp truyền thông mà người truyền thông

không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng truyền thông, các nội dung truyền thôngđược chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2.2.1. Đài phát thanh, truyền thanh:

Các thông điệp truyền thông có thể được truyền bằng rất nhiều hình thức.Các bài viết, các bài nói chuyện chuyên đề, các cuộc phỏng vấn… có thể đượctruyền đi qua đài phát thanh một cách thường xuyên theo các chương trình. Cáchình thức giáo dục thông qua các vở kịch, các bài hát, bài thơ, kể chuyện, quảng cáov.v. . . cũng có thể được truyền đi qua đài phát thanh.

2.2.2 Vô tuyến truyền hình

Vô tuyến truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng ngày càng pháttriển không chỉ ở thành thị mà còn cả ở nông thôn, cả đài trung ương cũng như đàicủa các địa phương. Sẽ rất hiệu quả nếu như cán bộ truyền thông biết lồng ghép cácchương trình truyền thông trên vô tuyến truyền hình. Chương trình vô tuyến thườngđược mọi người chú ý vì ngoài ngôn ngữ lời nói và chữ viết còn có các hình ảnh,không phải chỉ là hình ảnh tĩnh mà đặc biệt là hình ảnh động gây được hứng thú vàấn tượng sâu sắc cho người xem. Truyền thông qua vô tuyến truyền hình góp phầnmở rộng hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi có hiệu quả hơn so với một số hìnhthức giáo dục gián tiếp khác.

2.2.3 Video:

Video là một loại phương tiện nghe - nhìn hiện đại, là một dạng của vô tuyếntruyền hình, nhưng sử dụng video cho truyền thông chủ động hơn vô tuyến truyềnhình. Video có thể sử dụng được cho một nhóm khán giả. Sử dụng vi deo trongtruyền thông thường làm cho chương trình truyền thông sinh động. Video thu hútđược sự chú ý của đối tượng, người làm truyền thông có thể chủ động sử dụng các

Page 46: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

45

băng video trong các chương trình truyền thông. Tuy nhiên việc làm phim videocũng giống như làm các chương trình truyền thông phát trên vô tuyến truyền hình làcần có thời gian, kỹ thuật, kinh phí để sản xuất các băng ghi hình. Các băng hình cóthể được sử dụng nhiều lần với điều kiện là nó được bảo quản tốt. Video nếu dùngkết hợp với các phương pháp giáo dục trực tiếp khác như trong buổi nói chuyện,thảo luận nhóm sẽ đem lại hiệu quả cao.

2.2.4 Báo, tạp chí:

Trong truyền thông SKSS không thể thiếu sự tham gia của báo chí. Các bàiviết về SKSS có thể đăng trên tất cả các loại báo chí phù hợp với từng vấn đề. Báochí có thể được lưu trữ nên đối tượng có thời gian tìm hiểu kỹ vấn đề mà họ quantâm. Báo cũng có thể chuyển tải các thông tin qua các tranh ảnh. Các bài viết có thểchọn lọc đăng ở các loại báo, tạp chí cho thích hợp với các đối tượng vì loại báo, tạpchí cũng có "đối tượng đích riêng của nó". Báo chí chỉ thuận lợi cho người biết đọc,biết viết. Chú ý bài viết đăng trên báo chí cần sử dụng ngôn ngữ phổ thông. Các báođịa phương thì cần dù ng ngôn ngữ địa phương để người dân dễ hiểu.

2.2.5 Pa nô, áp phích:

Pa nô, áp phích là những tờ giấy lớn hoặc những tấm bảng vẽ các bức tranh,các biểu tượng và lời ngắn gọn nhằm thể hiện một nội dung nhất định nào đó. Panô, áp phích thường được dựng ở những nơi công cộng nên nhiều người được biết.Pa nô, áp phích thường gây được sự chú ý, suy nghĩ của nhiều người. Khi sản xuấtpa nô, áp phích cần chú ý: hình ảnh phải dễ hiểu, nhìn vào là có thể hiểu được nộidung muốn nói về vấn đề gì; chỉ nên trình bày một vấn đề trong một tấm áp phích,trình bày nhiều ý tưởng sẽ làm rối và gây nhầm lẫn cho mọi người; càng đơn giản,càng ít chữ càng tốt để người không biết đọc cũng có thể hiểu được. Pa nô, áp p híchcó thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương tiện k hác như phối hợp trong buổigiáo dục trực tiếp, phối hợp trong các cuộc triển lãm, hỗ trợ buổi chiếu phim, diễnkịch... Khi dùng pa nô, áp phích cần chú ý tránh mưa gió làm nhanh hỏng.

2.2.6 Tranh lật hay sách lật

Tranh lật hay sách lật là một loạt các bức tranh, ảnh trình bày một vấn đề,một câu chuyện mang tính giáo dục. Tranh lật cũng có thể trình bày một bài họctheo trình tự về vấn đề sức khoẻ nào đó một cách đơn giản để người đọc có thể hiểuđược vấn đề. Tranh hay sách lật thường được dùng kết hợp k hi truyền thông trựctiếp. Khi sử dụng tranh hay sách lật cần chỉ cho mọi người thấy rõ ràng hình vẽ ,dùng lời nói thông thường dễ hiểu để giải thích thêm các hình vẽ , cần tóm tắt nộidung chính của tranh lật.

2.2.7 Một số phương tiện khác

Một số các loại phương tiện khác cũng được sử dụng trong khi giáo dục sứckhỏe gián tiếp như các tờ rơi hay còn gọi là tờ bướm, truyền đơn, các cuốn sách

Page 47: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

46

chuyên đề mỏng, sách hỏi - đáp về các vấn đề bệnh tật, sức khoẻ, chúng thườngđược sử dụng phối hợp với các loại phương tiện khác.

2.3. Truyền thông điện tử

Kênh truyền thông điện tử được áp dụng phổ biến, rộng rãi trong các hoạtđộng truyền thông hiện nay. Đây là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội nóichung và khoa học công nghệ nói riêng.

Kênh truyền thông điện tử thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Các sự kiện truyền thông lớn mang tính chất toàn cầu, khu vực, quốc giahay vùng lãnh thổ trong đó có nhiều nước cùng tham dự .

Hình thức thể hiện: Các cầu truyền hình trực tiếp, giao lưu đối thoại với cácnhân vật nổi tiếng về những vấn đề nhiều quốc gia, nhiều người cùng quan tâm.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề trên phạm vi toàn quốc, khu vựchay một tỉnh, thành tùy theo mục đích và đối tượng truyền thông .

- Truyền hình trực tiếp các sự kiện để nhiều người cùng biết và tham dự .

Hình thức thể hiện: Hội nghị, giao ban trực tuyến...

- Báo điện tử: Đây là loại hình được nhiều báo áp dụng, ưu điểm nổi trội củaloại hình báo này là không hạn chế số lượng các trang báo trong mỗi số báo nên nộidung được đăng tải nhiều, đa dạng, phong phú hơn. Phạm vi cung cấp ít bị chi phốibởi giới hạn và điều kiện địa lý. Mỗi bài báo được lưu lại trên báo với thời gian dàihơn nên cơ hội đến với các độc giả cũng lớn hơn. Không cần thời gian và kinh phívận chuyển báo từ nhà in tới độc giả nên thông tin kịp thời hơn, nhanh hơn và chiphí lại tiết kiệm hơn nhiều.

Hạn chế của loại hình báo này: Phụ thuộc nhiều vào phương tiện và côngnghệ thông tin. Muốn đọc được báo cần phải có máy vi tính, mạng Internet, nguồncung cấp điện và độc giả cần phải có kiến thức nhất định máy tính và mạng Internet.Điều kiện này chưa thật sự phù hợp với một số địa bàn vùng cao, vùng khó khăn khitrình độ dân trí nhìn chung còn thấp, kinh tế - xã hội chưa phát triển.

- Tư vấn sâu về một hay nhiều lĩnh vực cho các đối tượng có nhu cầu trênphạm vi rộng mà không cần có sự gặp gỡ trực tiếp giữa nhà tư vấn và khách hàng .

Hình thức thể hiện: Thành lập các tổng đài, đường dây tư vấn .

- Đưa các vấn đề nhiều người cùng quan tâm lên mạng Internet để mọi ngườicùng tìm hiểu, truy cập, trao đổi mạn đàm, đóng góp y kiến.

Hình thức thể hiện: Lập các chuyên mục, chuyên đề theo từng lĩnh vực, mọingười có nhu cầu đăng ký tham gia.

Page 48: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

47

2.4. Truyền thông dân gian

Đây là một loại hình truyền thông mà các thông đ iệp và mục tiêu của truyềnthông được cách điệu trong các hình thức văn nghệ dân gian, được thể hiện trongcác bài hát, ca dao, dân ca và các loại hình sân khấu.

Phương pháp truyền thông này có ưu điểm là gần gũi với đối tượng truyềnthông, dễ tiếp xúc, dễ hiểu và đi vào lòng người, hiệu quả truyền thông cao .

Với đối tượng là VTN, hình thức này càng phát huy tác dụng vì nó có thểđược áp dụng rộng rãi trong các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, đoàn độitrong nhà trường.

VI. TƯ VẤN

1. Khái niệmTư vấn là tiến trình tương tác giữa khách hàng (người được tư vấn) và nhà tư

vấn (người truyền), trong đó nhà tư vấn sử dụng sử dụng kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp của mình để giúp khách hàng thấu hiểu hoàn cảnh của bản thân, từ đó tự giảiquyết vấn đề của mình.

Tư vấn không phải là khuyên bảo, chỉ dẫn cách làm, phê phán, bình phẩmhay làm thay, quyết định hộ khách hàng, mà là một tiến trình giúp người được tưvấn nâng cao nhận thức và tự tin vào khả năng của bản thân để có thể tự giải quyếthợp lý các vấn đề của chính họ.

2. Đối tượng tư vấn (Khách hàng)

Đối tượng tư vấn rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp xã hội vàthành phần dân tộc, tôn giáo khác nhau. Có đối tượng cần được tư vấn vì họ cảmthấy bị bế tắc trước hoàn cảnh của bản thân. Có trường hợp d o thiếu thông tin, kiếnthức, kinh nghiệm nên chưa biết giải quyết như thế nào trước nhu cầu cuộc sống đặtra, như các cặp vợ chồng trẻ đang băn khoăn chưa biết nên chọn biện pháp tránhthai nào cho phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân, VTN, TN chưa biết nênlàm như thế nào để có thể nói “Không” với quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặcthế nào là quan hệ tình dục an toàn. Có đối tượng cần tư vấn vì họ muốn xác địnhlại những thông tin mà họ đã biết nhưng chưa được khẳng định một cách chắc chắnvà cũng có những đối tượng đến với nhà tư vấn vì họ muốn chia sẻ, tâm sự, giãi bàyhoàn cảnh hoặc nỗi lòng của họ. Các yếu tố dân tộc, tôn giáo, văn hóa vùng miềncũng tác động nhiều trong quá trình tư vấn như đồng bào công giáo không chấpnhận biện pháp phá thai, phụ nữ dân tộc Hmông không muốn trao đổi với cán bộ ytế là nam giới về SKSS và KHHGĐ. Vì vậy để cuộc tư vấn thành công cần phải tìmhiểu, phân tích đối tượng một cách toàn diện và chính xác, nhanh chóng xác địnhđược họ là ai, họ đang mong đợi gì ở nhà tư vấn để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp.

Page 49: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

48

Trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bãocủa khoa học - công nghệ, mọi người có thể dễ ràng tiếp cận và tra cứu được cácthông tin cần thiết qua mạng Internet và các kênh thông tin điện tử khác. Khi đếnvới nhà tư vấ n là lúc khách hàng đã không tìm được phương án giải quyết tốt nhấtcho mình qua các kênh truyền thông hiện đại. Khách hàng luôn mong đợi sự tôntrọng, cảm thông và chia sẻ của nhà tư vấn với thái độ tôn trọng, ân c ần để giúp họgiải quyết những vấn đề rất cụ thể mang tính chất con người để từ đó tìm ra hướnggiải quyết cho mình một cách thỏa đáng.Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể, tưvấn trực tiếp giúp thay đổi nhận thức nhanh chóng của khách hàng, tạo điều ki ệncho khách hàng có được phương án giải quyết phù hợp.

3. Các nguyên tắc cơ bản trong tư vấn- Bí mật, kín đáo:

+ Để lấy được lòng tin của người được tư vấn, từ đó họ có thể nói chuyện cởimở về hoàn cảnh của họ.

+ Để đảm bảo sự an toàn cho người đượ c tư vấn.

- Tôn trọng người được tư vấn: Trong mọi trường hợp không được gây tổnthương hoặc đẩy người được tư vấn đến sự căng thẳng đối kháng. Khi đến vớingười tư vấn là họ đã tin tưởng và cần được giúp đỡ, vì vậy họ phải được tôn trọng.

- Cần tôn trọng sự lựa chọn của người được tư vấn vì lợi ích tốt nhất của họ.Tin tưởng vào khả năng giải quyết của người được tư vấn:

+ Nhiệm vụ của người tư vấn là giúp đỡ, khuyến khích người được tư vấngiải quyết những vấn đề của họ.

+ Khi người được tư vấn đã lựa chọ n phương án giải quyết vấn đề, người tưvấn cần phải tôn trọng sự lựa chọn đó, cho dù sự lựa chọn của họ không phù hợpvới cách giải quyết của người tư vấn.

+ Khuyến khích sự tham gia của người được tư vấn trong suốt quá trình tưvấn. Cần làm cho người đượ c tư vấn thấy được giá trị của mình, mạnh mẽ hơn, tănglòng tự tôn.

+ Người được tư vấn xác định những gì họ muốn đạt được và người tư vấncùng tham gia với họ vào quá trình để đạt được điều đó.

+ Khi người tư vấn khuyến khích sự tham gia tích cực của ngườ i được tưvấn, họ sẽ hiểu rõ đối tượng hơn và giúp đối tượng trở nên mạnh mẽ hơn, tráchnhiệm hơn với chính vấn đề của bản thân.

- Linh hoạt để thích nghi với từng tình huống tư vấn .

- Cung cấp những thông tin phù hợp : Các thông tin được cung cấp phải phùhợp và có ích cho những mong muốn của người được tư vấn.

Page 50: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

49

- Tuân thủ pháp luật và các thuần phong mỹ tục của dân tộc .

4. Quá trình tư vấnThông thường, một cuộc tư vấn trực tiếp được diễn ra theo các bước:

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu, thiết lập mối quan hệ

- Thiết lập bầu không khí thoải mái, tin tưởng giữa nhà tư vấn với đối tượngđược tư vấn: Ngay khi vừa giao tiếp với đối tượng, hãy thể hiện cho họ biết là bạnrất quan tâm đến họ bằng thái độ tôn trọng như: Chào hỏi họ bằng tên đầy đủ, mờihọ ngồi, mời uống nước, giới thiệu về bản thân của người tư vấn và cơ quan tư vấn.

- Đề nghị người được tư vấn (khách hàng) tự giới thiệu.

- Nói với khách hàng về quy chế bảo mật thông tin, mục đích của cuộc tư vấn

- Khuyến khích khách hàng trình bày vấn đề của mình.

- Lắng nghe tích cực khi khách hàng nói về những xúc cảm, tình cảm.

Yêu cầu: Kết thúc bước 1, người tư vấn phải tạo được ấn tượng tốt với kháchhàng, làm cho họ cảm thấy thoải mái, tin tưởng, sẵn sàng trao đổi mọi vấn đề bănkhoăn, vướng mắc của mình, tạo tiền đề cho sự tiếp diễn của cuộc tư vấn.

Bước 2: Nhận dạng và phân tích vấn đề

Mục đích của bước này là tìm hiểu những mối quan tâm chủ yếu của kháchhàng. Xác định những mặt mạnh và hạn chế sẽ ảnh hưởng tới khả năng giải quyếtvấn đề của họ.

- Xác định nhanh nhân thân của khách hàng, vấn đề mà họ đa ng gặp?, vấn đềđang nằm ở đâu? vấn đề nào là then chốt và quan trọng nhất đối với khách hàng?.

- Tìm hiểu được đâu là nguyên nhân sâu xa của vấn đề?.

- Khách hàng mong đợi và hy vọng những gì ở Nhà tư vấn?.

* Cách thực hiện

- Dùng câu hỏi, lắng nghe tích cực, khuyến khích khách hàng nói về vấn đềcủa họ.

- Nhắc lại các vấn đề của khách hàng để kiểm tra xem người tư vấn đã hiểuđúng chưa.

- Cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề của khách hàng.

Yêu cầu: Kết thúc bước 2, người tư vấn phải tập hợp được thôn g tin, xácđịnh được họ là ai ( thành phần dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn), từ đâu tới, họđang gặp vấn đề gì và họ đang hy vọng, mong chờ những gì ở nhà tư vấn.

Bước 3: Thảo luận và xây dựng các giải pháp khả thi

Page 51: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

50

Mục đích của bước này là Nhà tư vấn bằng kinh nghiệm, kiến thức và kỹnăng của mình giúp khách hàng nhận thức được đúng bản chất của vấn đề, từ đó đềra hướng giải quyết cho vấn đề của mình.

- Người tư vấn cần đánh giá: Tiềm năng tự giải quyế t vấn đề của khách hàng,sự ủng hộ của những người thân, vướng mắc ở khâu nào, cần vấn đề gì…

- Người tư vấn không đưa ra các giải pháp cho khách hàng. Trong trườnghợp họ không đủ khả năng đưa ra giải pháp thực hiện, do quá khủng hoảng hoặc rốiloạn, người tư vấn cần gợi ý nhiều giải pháp để họ lựa chọn.

- Cùng khách hàng phân tích ưu điểm và hạn chế của các giải pháp.

- Để khách hàng tự cân nhắc và quyết định chọn ph ương án nào phù hợp vớihoàn cảnh của mình nhất. Người tư vấn cần trao đổi với họ xe m giải pháp mà họ lựachọn thuận lợi, khó khăn ở mặt nào.

Yêu cầu: Kết thúc bước 3, với sự phân tích, giúp đỡ của nhà tư vấn và sự tựtin, nỗ lực của bản thân, khách hàng đã thấu hiểu được hoàn cảnh của mình, xácđịnh được nguyên nhân của vấn đề và có thể tự đưa ra phương án giải quyết.

Bước 4: Kế hoạch thực hiện

- Đề nghị khách hàng nói về giải pháp thực hiện của mình.

- Bàn thêm về cách thực hiện.

- Lên kế hoạch cụ thể.

- Bàn đến các vấn đề phát sinh có thể xảy ra và cách giải quyết .

- Cùng khách hàng xây dựng một kế hoạch an toàn (đối với nạn nhân của bạolực gia đình).

- Giới thiệu cho khách hàng một số địa chỉ như y tế, pháp luật, các tổ chức xãhội... để họ liên hệ khi cần thiết.

Người tư vấn có nhiệm vụ giúp khách hàng xây dựng một kế hoạch cụ thểphù hợp với hoàn cảnh, thực trạng và mang tính khả thi cao.

Bước 5: Đánh giá và kết thúc

Mục đích của bước này là tổng hợp lại những gì mà quá trình tư vấn đã làmđược, đảm bảo chắc chắn khách hàng đã giải quyết được các bế tắc, xác định đượcmục tiêu để theo đuổi.

- Đánh giá những gì đã đạt được trong quá trình tư vấn.

- Khích lệ khách hàng tự tin để thực hiện kế hoạch của mình.

- Hẹn gặp lại nếu có vấn đề phát sinh

Page 52: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

51

Lưu ý: Không nhất thiết ca tư vấn nào cũng phải theo đúng các bước trên,tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp.

5. Kỹ năng tư vấnĐể tư vấn đạt hiệu quả cao, người tư vấn cần sử dụng thành tạo một số kỹ

năng tư vấn sau:

5.1. Kỹ năng quan sát

Quan sát là khả năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tinh thần, t rình độ vănhóa… của đối tượng. Quan sát kỹ các cử chỉ, hành động, cách ăn mặc,.. của đốitượng để hiểu đúng về họ, kể cả những phản ứng và thái độ của họ trong quá trìnhtư vấn, giúp người tư vấn điều chỉnh kịp thời các hành vi của mình để khuyếnkhích đối tượng nói đúng suy nghĩ của họ.

Người tư vấn cần có cách quan sát kín đáo, tế nhị từ hình dáng bên ngoài,cách ăn mặc, nét mặt, cử chỉ đến ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ. Quan sátkhách một cách chăm chú, thân thiện cũng thể hiện sự quan tâm chân thành với họ.

5.2. Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là khả năng đón nhận và hiểu những điều (có thể bằng lời hoặckhông lời, trực tiếp hoặc ngụ ý, mơ hồ hoặc rõ ràng) mà khách muốn nói. Lắngnghe là nắm bắt được nội tâm của người nói, hiểu họ trong khung cảnh, quan điểmcủa họ. Lắng nghe cũng là sự tập trung chú ý vào đối tượng đang được tư vấn,không để bị chi phối bởi những gì xảy ra xung quanh và trong chính lòng mình vàbiết cách giữ im lặng khi cần thiết.

- Mục đích của lắng nghe trong tư vấn

+ Để thu thập thông tin.

+ Để đánh giá chủ đề, mục đích.

+ Để tìm hiểu tâm trạng của người nói .

+ Để khích lệ người nói .

+ Thể hiện thái độ tôn trọng đối với người nói.

- Lắng nghe như thế nào để đạt hiệu quả cao?

+ Lắng nghe không chỉ bằng tai, mắt mà bằng cả khả năng nhận thức.

+ Vừa lắng nghe vừa quan sát điệu bộ, cử chỉ, nét mặt của người nói .

+ Vừa nghe chi tiết vừa theo dõi nội dung tổng thể.

+ Cố gắng hiểu ý nghĩa, tình cảm phía sau lời nói.

+ Đặt lời nói vào hoàn cảnh của họ .

Page 53: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

52

+ Đưa ra những câu hỏi mở.

+ Tạo ra sự tiếp xúc bằng ánh mắt.

- Những điều nên tránh khi lắng nghe

+ Không cãi lại, cắt ngang hay tranh luận.

+ Không nên vội vàng đưa ra những nhận xét, những lời khuyên và kết luậnkhi khách không yêu cầu.

+ Không nên để cho cảm xúc của người nói tác động quá mạnh đến tình cảmcủa chính bản thân người tư vấn.

+ Không nên chỉ nghe chọn lọc những gì mình lưu tâm mà nên lắng nghetoàn bộ các thông tin mà khách hàng đề cập.

+ Không nên để quan điểm riêng của mình tác động đến việc hiểu vấn đề màkhách hàng nói.

5.3. Kỹ năng đặt câu hỏi

Là kỹ năng sử dụng các câu hỏi nhằm khai thác thông tin của đối tượng.

Câu hỏi là công cụ quan trọng để khai thác và tập hợp thông tin từ ngườiđược tư vấn. Trong tư vấn, việc đặt ra các câu hỏi để người được trả lời một cách tựnhiên, thoải mái và chia sẻ thông tin với người tư vấn là rất quan trọng. Sử dụng câuhỏi hợp lý cho phép khai thác được nhiều thông tin nhất trong khoảng thời gian nhấtđịnh. Nếu hỏi dồn dập sẽ tạo cho người được tư vấn có cảm giác đang bị chất vấn,sẽ không thoải mái dẫn đến im lặng hoặc bất hợp tác.

Mặt khác thông qua việc trả lời câu hỏi, chính người được tư vấn có thể hiểusâu hơn, cặn kẽ hơn về sự việc của mình.

Hệ thống câu hỏi được sử dụng trong tư vấn gồm:

Câu hỏi đóng:

Là dạng câu hỏi mà người trả lời chỉ có thể đưa ra những câu trả lời đơn giảnmà người hỏi đã ước tính trước được (có, không, đồng ý, không đồng ý...). Câu hỏiđóng thường có dạng hỏi: có...không, đã... chưa...Ví dụ:

- Chị đã lập gia đình chưa?

- Chị đã từng đến phòng khám y tế lần n ào chưa?

Nên hạn chế sử dụng câu hỏi này vì lượng thông tin thu được ít, chỉ nên dùngtrong trường hợp khẳng định lại các dữ kiện.

Câu hỏi mở:

Page 54: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

53

Là loại câu hỏi có thể có nhiều câu trả lời, câu trả lời là do người trả lời đưara (chứ không phải do người hỏi tính trước). Đa số các câu hỏi mở giúp người tưvấn thu thập được nhiều thông tin hơn và thu thập được những thông tin mới , vì vậynó được sử dụng phổ biến nhất trong tư vấn. Dạng câu hỏi mở thường có các từ đểhỏi: như thế nào, gì, ai, ở đâu, bao giờ, v ì sao, khi nào... Ví dụ:

- Chị cảm thấy việc đó như thế nào?

- Bạn muốn bắt đầu từ đâu?

Tuy nhiên không nên dùng câu hỏi mở có chữ “Tại sao” vì cho dù đây cũnglà dạng câu hỏi mở nhưng nó có vẻ như buộc tội và đôi khi nó ám chỉ rằng ngườiđược hỏi đã hoặc đang làm điều gì đó sai.

Câu hỏi dẫn dắt:

Dùng để thảo luận xa hơn, giúp người được tư vấn xem xét vấn đề một cáchtổng thể, khách quan hơn. Ví dụ: Thế còn... thì sao? , Bạn có thể nói thêm về...?

- Cách sử dụng câu hỏi

Để sử dụng được câu hỏi một cách hiệu quả người tư vấn phải trả lời được:Mục đích của câu hỏi là gì? Khi nào thì nên đặt câu hỏi? Hỏi như thế nào sẽ có hiệuqủa cao hơn?… Cụ thể người tư vấn cần:

+ Lựa chọn câu hỏi phù hợp

+ Kết hợp câu hỏi mở và câu hỏi đóng trong hệ thống câu hỏi

+ Nên sử dụng nhiều câu hỏi mở

+ Dùng câu hỏi thăm dò khi mình chưa hiểu rõ vấn đề

+ Khi hỏi phải thể hiện mối quan tâm, sự chân thành đối với khách hàng

+ Hỏi lần lượt từng câu một

+ Thể hiện là mình muốn nghe

+ Dùng câu hỏi khuyến khích khách hàng nói lên nhu cầu của họ

+ Dùng câu hỏi khuyến khích khách hàng tiếp tục nói

+ Tránh dùng các câu hỏi nghe như chất vấn, thách thức khách hàng

+ Khi cần nêu câu hỏi tế nhị, trước hết phải giải thích vì sao hỏi câu đó

+ Nếu khách chưa hiểu thì hỏi lại bằng cách khác

5.4. Kỹ năng cung cấp thông tin

Chỉ cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đềcủa khách hàng, không cung cấp thừa, không cung cấp thông tin làm cho kháchhàng hoang mang. Trước khi cung cấp thông tin, cần hỏi xem khách hàng biết gì về

Page 55: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

54

những thông tin đó chưa? (Ví dụ: Người ta nói rằng nếu người phụ nữ phụ thuộcquá vào người đàn ông về kinh tế cũng dễ bị lệ thuộc vào tinh thần và dễ trở thànhngười bị bạo lực của nạn bạo hành không?)

5.5. Kỹ năng phản hồi

Phản hồi là một hình thức bi ểu lộ sự quan tâm đối với khách hàng. Phản hồilà việc nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời nói của khách hàng một cáchcô đọng, ngắn gọn nhưng làm rõ hơn điều khách hàng vừa nói và đạt được sự tánthành của họ.

- Mục đích phản hồi:+ Phản hồi nhằm chứng tỏ rằng người tư vấn đang lắng nghe khách+ Giúp cho người tư vấn tập trung và nghe chăm chú hơn+ Để khách có thể nói lại nếu người tư vấn hiểu nhầm+ Phản hồi giúp khách hàng ý thức hơn về những điều cảm thấy và những

việc mình đã làm như thế nào.+ Phản hồi cũng khuyến khích khách hàng tiếp tục nói để phát triển cuộc

thảo luận.+ Tạo cho họ thế chủ động trong buổi tư vấn để nói lên những điều họ muốn.

- Phân loại

+ Phản hồi nội dung:

Phản hồi nội dung là việc người tư vấn nói lại những điều mà mình nghe vàquan sát thấy. Cách này dễ sử dụng vì người tư vấn chỉ cần nghe lời nói của khách,nhưng không có nghĩa là nhắc lại hoặc lặp lại từng từ một những gì khách đã nói.Người tư vấn chọn ra những chi tiết nội dung quan trọng nhất của điều khách đã nóirồi diễn đạt lại một cách rõ ràng hơn với ngôn từ của mình.

Thông thường khi khách hàng đến tư vấn họ thường ở trong tình trạng bốirối, lo lắng nên những gì họ nói ra có thể không theo một trật tự logic nào, người tưvấn sử dụng phản hồi nội dung để tóm lược câu chuyện, sắp xếp những điểm chínhtrong đó.

Ví dụ: Khách hàng nói: Anh ấy đi suốt ngày, chẳng mấy khi ở nhà. Emthường phải ở nhà một mình. Anh ấy thường về rất muộn và trong tình trạng sayxỉn. Những lúc như vậy anh ấy lại gây sự đánh chử i em.

Người tư vấn: Nghe em kể, chị nhận thấy vợ chồng em ít có thời gian gầnnhau.

+Phản hồi cảm xúc:

Người tư vấn nói lại điều cảm thấy, nhấn mạnh cảm xúc và những yếu tố tìnhcảm đằng sau câu nói. Thông thường khi khách hàng bày tỏ, thường bắt đầu bằng

Page 56: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

55

các cảm xúc hay cảm giác. Cảm xúc được trình bày không rõ ràng đối với người tưvấn, thậm chí với cả bản thân khách hàng nên người tư vấn cần làm rõ những cảmxúc này.

Ví dụ: Khách hàng nói: Cách đây 1 tháng, trong 1 lần đi sinh nhật bạn, doquá chén và bị bạn bè thách đố, em đã có quan hệ tình dục với gái mại dâm. Lúc đóvì quá say nên em cũng không biết mình có dùng bao cao su hay không.

Người tư vấn: Dường như em đang rất lo lắng phải không?

Khi người tư vấn phản ánh những cảm xúc của khách thì người đ ược tư vấnrà soát lại được một cách đầy đủ những cảm xúc của mình và cảm thấy dễ chịu hơndo kết quả là đã giải toả được những cảm nghĩ ấy. Khi cảm nghĩ được giải toả,khách có thể suy nghĩ rõ ràng hơn, có thể xem xét những khả năng lựa chọn lànhmạnh và những sự lựa chọn về tương lai.

- Một số cách mở đầu của phản hồi

+ Tôi nghe bạn nói là...

+ Vừa rồi bạn bảo rằng...

+ Không biết tôi có đúng khi nghĩ…

+ Tôi có cảm tưởng là...

+ Tôi tự hỏi…

+ Dường như bạn…

+ Vì thế bạn cảm thấy…

5.6. Kỹ năng khuyến khích, động viên

Nhằm tạo bầu không khí thân mật thoải mái và khuyến khích khách hàngtham gia tích cực trong cuộc tư vấn, giúp họ có được sự can đảm và lòng tin bằngcách chỉ ra những triển vọng, khả năng, làm cho họ hiểu rằng họ có thể vượt quanhững khó khăn, vấn đề họ đang gặp phải.

Người tư vấn có thể động viên khuyến khích khách hàng thông qua giao tiếpbằng lời hoặc bằng các cử chỉ không lời.

- Khuyến khích động viên qua giao tiếp bằng lời

Người tư vấn cần :

+ Xưng hô thích hợp theo tuổi, mời ngồi, mời uống nước

+ Dùng các câu chữ hóm hỉnh nếu cần thiết để giảm bớt căng thẳng

Page 57: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

56

+ Người tư vấn nhằm vào những việc mà khách hàng đã làm tốt để khen ngợikhuyến khích họ. Ví dụ: “Chị nói đúng đấy”, “Đó là một ý kiến hay”, “Chị thật làcó nghị lực”,...

+ Tốc độ nói vừa phải, giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm

Người tư vấn nên tránh:

+ Khiển trách

+ Nói với giọng bề trên khuyên bảo hoặc thuyết giáo

+ Giải thích rắc rối, phức tạp, sử dụng ngôn từ khó hiểu

+ Đặt những câu hỏi như tra khảo chất vấn (ví dụ:“Tại sao chị làm thế?” ) .

+ Giọng nói khó chịu, kể cả nói quá nhanh hoặc quá chậm

- Khuyến khích, động viên qua giao tiếp không lời

Người tư vấn cần :

+ Ngồi với khoảng cách thích hợp.

+ Gật đầu, mỉm cười, mắt chăm chú, thiện cảm.

+ Thỉnh thoảng có điệu bộ đồng cảm.

Người tư vấn nên tránh : Tránh nhìn chỗ khác, khoảng cách ngồi không thíchhợp, chế nhạo (bĩu môi, lắc đầu, cười nhếch mép, cười khẩy…), nhăn mặt, cau có,ngáp, xem đồng hồ …

5.7. Kỹ năng thảo luận giải pháp với người được tư vấn

Khi khách hàng tìm đến nhân viên tư vấn thường là vì họ đang ở trong hoàncảnh không tìm được giải pháp. Tình trạng thất vọng này làm cho khách hàng cảmthấy chán nản, lo lắng.

Để giúp khách hàng thoát khỏi tình trạng đó, người tư vấn có thể chỉ ra chokhách hàng thấy họ đang ở trong tình trạng "bế tắc" và sau đó hỏi khách hàng vềnhững giải pháp của chính họ.

Để giúp khách hàng xác định những giải pháp, người tư vấn có thể hỏi nhữngcâu hỏi mở như: "có vẻ như chị đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Chị có giải phápnào không?"

Bằng việc hỏi câu hỏi này hơn là gợi ý những giải pháp, người tư vấn khuyếnkhích khách hàng có trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề của chính họ.

Khuyến khích khách hàng đưa ra ý kiến cá nhân của họ và thảo luận vềnhững mặt tích cực và hạn chế của mỗi giải pháp.

Page 58: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

57

Bất cứ giải pháp nào được lựa chọn phải là lựa chọn của khách hàng màkhông phải là lựa chọn của người tư vấn cho dù người tư vấn có cho rằng giải pháphọ đưa ra là đúng đắn và phù hợp nhất với khách hàng. Vai trò của người tư vấn làhỗ trợ khách hàng cho dù khách hàng có quyết định như thế nào.

Các bước thảo luận giải pháp

- Giúp khách hàng suy nghĩ về tất cả những giải pháp có thể có.

- Nếu người tư vấn biết những giải pháp mà những người khác đã thử, có thểgợi ý cho khách hàng.

- Thảo luận những ưu điểm và hạn chế của từng giải pháp

- Loại trừ những giải pháp hiện tại chưa thể chấp nhận

- Nếu khách hàng quan tâm đến giải pháp nào, thảo luận sâu hơn về giảipháp đó.

- Nếu khách hàng quyết định làm theo giải pháp đã được lựa chọn, người tưvấn sẽ cùng thảo luận về cách khách hàng thực hiện giải pháp.

- Nếu khách hàng chưa quyết định lựa chọn ngay các giải pháp, khách hàngvẫn có thể nghĩ đến những giải pháp và cùng thảo luận với người tư vấn.

Tóm tắt chương.

Chương học này gồm 06 phần:

Phần 1. Trình bày khái niệm về truyền thông, hành vi, các yếu tố cấu thànhhành vi của mỗi người và khái niệm truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ.

Phần 2: Mục tiêu và đối tượng truyền thông chuyển đổi hành vi

- Mục tiêu: Nhằm nâng cao nhận thức, thái độ v à thay đổi hành vi của cácnhóm đối tượng về DS-SKSS/KHHGĐ. Bao gồm mục tiêu tổng quát, các mục tiêucụ thể và các chỉ báo kiểm định từng mục tiêu.

- Đối tượng: Các đối tượng trong Chương trình hành động truyền thôngchuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015 đã được phê duyệt tạiQuyết định số 4669/QĐ - BYT ngày 13/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm: Cáccặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; VTN, TN; những người cung cấp dịch vụ chămsóc SKSS/KHHGĐ; những người lãnh đạo và hoạch định chính sách ; những ngườicao tuổi (theo quy định của Bộ Luật lao động) và những người khó tiếp cận nhưngười di cư tự do, đồng bào công giáo …

Phần 3. Vai trò của truyền thông chuyển đổi hành vi

Page 59: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

58

Phần này phân tích vai trò của truyền thông chuyển đổi hành vi trên 06 lĩnhvực: Tạo nhận thức và nâng cao kiến thức về DS-SKSS/KHHGĐ; Khuyến khíchđối thoại cộng đồng và quốc gia ; Khuyến khích tuyên truyền và vận động; Thúcđẩy các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; Củng cố kiến thức và thái độ, duy trìhành vi.

Phần 4. Quá trình chuyển đổi hành vi

Chuyển đổi hành vi là một quá trình bao gồm 05 giai đoạn từ thấp đến cao.Quá trình này được bắt đầu từ nhận thức, trong quá trình chuyển đổi hành vi khôngphải luôn theo chiều hướng đi lên mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để đạt đượchành vi mong muốn và duy trì một cách bền vững, người làm công tác truyền thôngphải kiên trì với những bước đi thích hợp, cung cấp thông tin và kỹ năng cho đốitượng phù hợp với từng giai đoạn của quá trình thay đổi mới đạt được hiệu quảmong muốn.

Phần 5. Cách tiếp cận và hình thức truyền thông chuyển đổi hành vi

- Cách tiếp cận: Trình bày cách tiếp cận 06 nhóm đối tượng trong Chươngtrình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi giai đoạn 2011 – 2015.

- Hình thức truyền thông: Có các hình thức chủ yếu như truyền thông trựctiếp, truyền thông gián tiếp, truyền thông điện tử và văn nghệ dân gian. Mỗi hìnhthức truyền thông có những ưu điểm và nhược điểm riêng, người truyền thông căncứ vào đối tượng và mục đích truyền thông để lựa chọn nội dung, thông điệp vàkênh truyền thông phù hợp để đạt được hiệu quả truyền thông.

Phần 6. Tư vấn

- Phần này trình bày khái niệm về tư vấn, phân tích đối tượng, các nguyêntắc cơ bản và 05 bước triển khai trong một cuộc tư vấn.

- Các kỹ năng tư vấn: Kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câuhỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng khuyến khích động viênvà kỹ năng thảo luận giải pháp với người được tư vấn ./.

Câu hỏi thảo luận và bài tập

Câu 1: Anh (chị) cho biết, vì sao phải truyền thông chuyển đổi hành vi? Sựkhác biệt chính giữa truyền thông chuyển đổi hành vi và các loại hình truyền thôngkhác là gì?

Câu 2: Để thực hiện tốt một chương trình truyền thông về Dân số -SKSS/KHHGĐ trên đài phát thanh và truyền hình tại địa phương, theo anh (chị) cầnphải làm những gì, tại sao?

Câu 3: Thực hành một cuộc tư vấn trực tiếp cho một em gái vị thành niên vềphòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

Page 60: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

59

Chương 4TRUYỀN THÔNG HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

I. KHÁI NIỆMTruyền thông huy động cộng đồng là tập hợp các hoạt động truyền thông

hướng tới đối tượng là các tổ chức xã hội, các đơn vị và cá nhân có tiềm lực kinh tế,người có chức sắc trong các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ trong và ngoàinước và các tầng lớp nhân dân nhằm vận động, thuyết phục chấp nhận, ủng hộ vàcùng tham gia thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, nhằm đạt được các mục tiêuđề ra.

Truyền thông huy động cộng đồng trong công tác DS-KHHGĐ là quá trìnhtruyền thông nhằm huy động sự chấp nhận, ủng hộ và cùng tham gia của các đốitượng và tầng lớp tro ng xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu trong Chương trìnhDS-KHHGĐ đã đề ra.

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG1. Mục tiêu:

- Nâng cao nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về lợi ích của việcchăm sóc SKSS, thực hiện KHHGĐ đối với mỗi cá nhân, gia đình và chung chotoàn xã hội từ đó quan tâm, đồng thuận và tự giác thực hiện các chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ.

- Huy động sự tham gia, đóng góp về vật chất và tinh thần của mọi thànhphần trong xã hội cho Chương trình DS-KHHGĐ thông qua các hoạt động triểnkhai tại cộng đồng.

- Huy động sự tham gia giám sát, kiểm tra của các thành viên trong cộngđồng về việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn .

2. Đối tượng của huy động cộng đồng: Các tầng lớp nhân dân trong xã hội

- Những người cao tuổi, những người có uy tín trong cộng đồng .

- Các tổ chức Chính trị - Xã hội, xã hội nghề nghiệp, nghiệp đoàn…

- Các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, doanh nghiệpliên doanh, liên kết với nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài

- Các chức sắc tôn giáo, các nhân vật nổi tiếng đương thời, những người cóuy tín trong cộng đồng, xã hội

- Các doanh nhân, các nhà hảo tâm

- Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước

Page 61: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

60

3. Vai trò của truyền thông huy động cộng đồngMột trong những điểm khác biệt trong biện pháp triển khai Chương trình

Dân số của nước ta so với các nước khác trong khu vực và thế giới là không xử lýbằng pháp luật những người dân sinh nhiều con hơn so với quy định. Mặc dù Đảngvà Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều biện pháp triển khai quyết liệt trong từnggiai đoạn để nhanh chóng giảm tỷ lệ sinh, điều chỉnh quy mô dân số cho phù hợpvới trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước nâng cao chất lượngdân số, chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Công tác dân số của nước ta từ khiđược khởi xướng đến nay vẫn được triển khai dưới hình thức là một cuộc vận động,lấy truyền thông, thuyết phục đối tượng tự giác thực hiện các chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là cơ bản đi đôi vớităng cường các chính sách hỗ trợ nhằm động viên khuyến khích các đối tượng tựnguyện tham gia và thực hiện Chương t rình.

3.1. Vai trò của truyền thông huy động cộng đồng3.1.1. Vận động, thuyết phục các tầng lớp nhân dân ủng hộ, chấp nhận và tự giácthực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ

- Công tác truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác DS-KHHGĐ. Nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia DS-KHHGĐ, Giáo sưMai Kỷ đã từng nói: Vấn đề mấu chốt và quan trọng để giải quyết công tác dân sốcủa Việt Nam là truyền thông, giáo dục cho các đối tượng để tạo nhu cầu kế hoạchhóa gia đình và tổ chức cung cấp các dịch vụ, phương tiện tránh thai một cách thuậnlợi, đa dạng, gần dân với chất lượng cao để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.

- DS-KHHGĐ là một trong những cuộc cách mạng của xã hội loài người.Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi nhận thức và hành vi sinh đẻ theo quy luật tựnhiên của một bộ phận lớn người dân trên toàn thế giới. Hầu hết các nước trên conđường phát triển đều phải triển khai Chương trình DS-KHHGĐ. Mỗi quốc gia cómột cách triển khai riêng để đạt được mục tiêu, nhưng có một biện pháp chung nhấtđó là đều lấy truyền thông thuyết phục cộng đồng là giải pháp cơ bản, lâu dài.

- Việt Nam bắt đầu khởi động chương trình DS-KHHGĐ từ năm 1961, từ đóđến nay đã trải qua 50 năm với những bước thăng trầm khác nhau trong mỗi giaiđoạn lịch sử, những kết quả đạt được từ Chương trình DS-KHHGĐ đã góp phần tolớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Chúng ta đã có haiChiến lược quốc gia về dân số và nhiều nghị quyết của Ban chấp hành trung ươngĐảng, Bộ chính trị về công tác dân số, một trong những điểm chung nhất, bao trùmtrong nhóm giải pháp triển khai công tác dân số mà các văn bản này đã chỉ ra là tậptrung ưu tiên cho công tác truyền thông thuyết phục cộng đồng.

Page 62: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

61

3.1.2. Huy động sự ủng hộ, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân về vật chất,tinh thần cho Chương trình DS- KHHGĐ

- Về cơ bản Chương trình DS-KHHGĐ của nước ta được triển khai bằngnguồn kinh phí Nhà nước, nhưng nếu chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí này thì chưađủ. Thực tế trong suốt thời gian qua cho thấy các tổ chức phi chính phủ trong vàngoài nước, các tổ chức quốc tế đã đóng góp một phần rất quan trọng cả về vật chấtvà tinh thần như hỗ trợ nguồn lực, kinh nghiệm, vật chất cho các hoạt động củaChương trình.

Những kết quả của chương trình Dân số ngày hô m nay phải kể tới sự đónggóp to lớn của các tổ chức Chính trị - Xã hội, xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp,doanh nhân và đông đảo nhân dân, không có một hoạt động nào triển khai từ trungương đến các địa phương, cơ sở lại thiếu sự vào cuộc và trực tiếp tham gia đóng gópcủa các tổ chức này, từ Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các xã, phường, thị trấn đến các hoạt động xây dựng và thử nghiệm cácchương trình, dự án tại trung ương đều không thể thiếu sự chung tay, đóng góp củacác đối tượng này.

Để có được sự tự nguyện tham gia đóng góp tích cực về vật chất, tinh thầncủa nhiều tổ chức, cá nhân cho Chương trình dân số là do sự đóng góp của nhiềuyếu tố khác nhau, trong đó truyền thông huy động cộng đồng đóng vai trò rất quantrọng.

3.1.3. Huy động sự tham gia của nhân dân vào quá trình kiểm tra, giám sát việctriển khai các hoạt động tại địa phương, cơ sở

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân với phương châm dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Các hoạt động triển khai thực hiện để đạt đượcmục tiêu trong Chương trình dân số được triển khai từ trung ương đến cơ sở, trongđó đối tượng hưởng lợi từ Chương trình này đa số là quần chúng nhân dân. Để cáchoạt động của Chương trình đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu chính đáng củađa số người dân, kịp thời phát hiện những vấn đề mới phát sinh, những khó khăn bấtcập trong quá trình triển khai cần phải có sự tham gia của nhân dân, người dânkhông chỉ là đối tượng thụ động được hưởng lợi từ Chương trình mà họ có quyềnđược nói lên những nguyện vọ ng và chính kiến của mình như: Họ đang cần nhữnggì, những dịch vụ mà Chương trình đang cung cấp có phù hợp không? Chất lượngcó đảm bảo không? Phương pháp có thuận lợi không?...

Để phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra được triển khai cóhiệu quả cần có một cơ chế thực hiện cụ thể, dân chủ và toàn diện, trong đó cầnphải truyền thông huy động nhân dân tham gia vào các hoạt động kiểm tra, giám sátviệc triển khai các hoạt động tại địa phương, cơ sở thông qua các ban thanh tra nhândân và các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương.

Page 63: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

62

3.2. Kết quả của truyền thông huy động cộng đồng

- Sự ủng hộ, đồng thuận và tham gia của tổ chức xã hội và các tầng lớp nhândân đối với hoạt động chăm sóc trước sinh, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5tuổi; công tác sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; chăm sóc, hỗ trợ vận chuyểnphụ nữ, trẻ em đến cơ sở y tế; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; duy trì môhình gia đình ít con; thực hiện Chương trình KHHGĐ (sử dụng các BPTT hiện đạiđể phòng tránh mang thai ngoài ý muốn), chăm sóc SKSS cho VTN, TN; tư vấn vàkiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, phòng tránh NKĐSS và NKLTQĐTD; khám sànglọc ung thư đường sinh sản; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được tăng lên

- Các mô hình xã hội hóa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ: Chăm sóc sứckhỏe BMTE, hỗ trợ vận chuyển phụ nữ và trẻ em đến cơ sở y tế; khám, điều trịNKĐSS và các bệnh LTQĐTD; khám sàng lọc ung thư đường sinh sản; dịch vụSKSS VTN thân thiện; CSSK người cao tuổi được thiết lập và mở rộng

- Các hoạt động truyền thông hướng tới giảm kỳ thị, phân biệt đối xử củacộng đồng, người cung cấp dịch vụ y tế đối với các nhóm dân số đặc thù, phụ nữđơn thân và nữ chưa thành niên có thai ngoài ý muốn nhằm khuyến khích họ tiếpcận các dịch vụ chăm sóc SKSS được thực hiện

III. CÁCH TIẾP CẬN, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNGHUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG1. Cách tiếp cận

Đối tượng của truyền thông huy động cộng đồng là đông đảo các tầng lớpnhân dân trong xã hội nên cách tiếp cận cũng rất đa dạng, phong phú, có nhữngphương pháp được áp dụng chung cho mọi đối tượng nhưng cũng có phương phápđược áp dụng cho mỗi nhóm cụ thể, căn cứ vào mục đích huy động trong mỗi đợttruyền thông.

- Để vận động, thuyết phục các tầng lớp nhân dân ủng hộ, chấp nhận và tựgiác thực hiện các chủ trương của Đảng, ch ính sách của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ cần dựa vào các cơ quan, đơn vị và hệ thống tổ chức ở cơ sở và các loạihình sinh hoạt cộng đồng nơi đối tượng sinh sống như làng bản, tổ dân phố thôngqua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức như Hội phụ nữ, nô ng dân, đoàn thanhniên, mặt trận tổ quốc… Các nội dung hoạt động và các thông điệp cần truyền tảitới đối tượng được cụ thể hóa thành các quy định trong quy chế làm việc trong mỗicơ quan, đơn vị và các hoạt động thường xuyên của các tổ chức Chính trị - Xã hội,làng bản như đưa vào trong các quy ước, hương ước của làng, bản, chỉ tiêu đánh giátrong các cuộc vận động như: Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư, tiêu chí làng bản văn hóa…do Mặt trận tổ quốc và ngành vănhóa phát động. Thông qua các hoạt động thường xuyên của các cơ quan tổ chứcnày, các chủ trương, chính sách được truyền tải và thực hiện một cách nghiêm túc,tự nhiên, có trách nhiệm và hiệu quả cao.

Page 64: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

63

Ví dụ: Để tuyên truyền, vận động đồng bào phật giáo của tỉnh Hưng Yênkhông lựa chọn giới tính khi sinh, Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Ban tuyêngiáo trung ương xây dựng Mô hình “Đồng bào phật tử tham gia khắc phục tìnhtrạng mất cân bằng giới tính khi sinh”. Các hoạt động của mô hình này được lồngghép vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dâncư, sống tốt đời đẹp đạo”. Các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục các phật tử đượctriển khai thông qua hoạt động tôn giáo của địa phương do các chức sắc tôn giáo vànhững người có uy tính trong cộng đồng thực hiện.

Các thông điệp còn được truyền tải tới đối tượng thông qua việc tổ chức cácsự kiện như các hội nghị, hội thảo, các cuộc mít tinh, các chiến dịch nhằm thu hútsự chú ý của các tầng lớp trong xã hội về vấn đề cần truyền thông huy động.

- Để huy động sự ủng hộ, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá n hân về vậtchất, tinh thần cho Chương trình DS-KHHGĐ cần có sự tìm hiểu, phân tích đốitượng cần huy động một cách chính xác và toàn diện, xem họ có những thế mạnh gìvà khả năng đóng góp trên lĩnh vực nào. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện của từngđối tượng huy động để có kế hoạch thực hiện cho phù hợp.

Ví dụ: Để huy động thêm người, lương thực, thực phẩm đảm bảo hậu cầncho một đợt Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐtại một xã vùng cao, cán bộ truyền thông đến gặp trực tiếp già làng, trưởng bản vàmột số gia đình có điều kiện trong địa bàn chiến dịch để huy động thêm người làmcông tác vận chuyển thuốc, vật tư thiết bị y tế từ trung tâm đến địa bàn chiến dịchvà ủng hộ thêm lương thực, thực phẩm cho những người tham gia chiến dịch kể cảkhách hàng từ xa tới.

- Để huy động sự tham gia của nhân dân vào quá trình kiểm tra, giám sát việctriển khai các hoạt động tại địa phương, cơ sở cần dựa vào hoạt động của các banthanh tra nhân dân, xây dựng một cơ chế hoạt động trong đó tạo điều kiện cho nhândân có thể tham gia kiểm tra, giám sát và đóng góp ý kiến, tổ chức các hòm thư gópý hoặc lấy ý kiến trực tiếp của người dân trong các cuộc họp tại làng xã hay cáchoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng…

2. Nội dung truyền thông- Cung cấp thông tin liên quan về DS-SKSS/KHHGĐ cho lãnh đạo các tổ

chức xã hội, lãnh đạo cộng đồng (bao gồm cả các chức sắc tôn giáo), lãnh đạo cácdoanh nghiệp có thể tham gia hoạt động truyền thông, cung cấp dịch vụ dân số vàchăm sóc SKSS nhằm tạo sự đồng thuận, huy động nguồn lực và sự tham gia vàocác hoạt động của Chương trình.

- Huy động sự ủng hộ và tham gia của các tầng lớp nhân dân vào các chươngtrình, dịch vụ dân số và chăm sóc SKSS. Giới thiệu, quảng bá về hiệu quả và ýnghĩa xã hội của các mô hình dân số và chăm sóc SKSS có sự tham gia của cộng

Page 65: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

64

đồng và các tổ chức xã hội; Huy động nguồn lực xây dựng thí điểm các mô hình canthiệp về truyền thông và dịch vụ dân số, chăm sóc SKSS; tiến hành đánh giá, tổngkết, rút kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng

- Tăng cường thu thập thông tin phản hồi từ các tổ chức xã hội và cộng đồngtrong việc thực hiện Chương trình DS- KHHGĐ

- Truyền thông, quảng bá vai trò của cộng đồng tham gia các mô hình canthiệp về truyền thông và dịch vụ dân số, CSSKSS (như nhóm hỗ trợ vận chuyển phụnữ, trẻ em đến cơ sở y tế, dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tạicộng đồng, chăm sóc SKSS vị thành niên, hỗ trợ người khuyết tật, người có HIV…)

- Vai trò giám sát của nhân dân trong việc triển khai các hoạt động củaChương trình DS-KHHGĐ tại cộng đồng.

3. Hình thức truyền thông huy động cộng đồngHình thức truyền thông huy động cộng đồng hết sức đa dạng, phong phú, bao

gồm các hình thức truyền thông trực tiếp, gián t iếp

3.1. Truyền thông trực tiếp:- Qua các hội nghị, các cuộc mít tinh, tổ chức các chiến dịch…

- Qua các tổ chức, cá nhân có uy tín và quyền lực (kể cả tổ chức phi chínhphủ trong và ngoài nước) .

- Qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, cáchoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp, Hội doanh nghiệp...

- Sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích.

- Các cuộc họp, thảo luận, diễn đàn.

- Lồng ghép với các hoạt động vận động xã hội cho công tác DS-KHHGĐ.

- Thăm hỏi tại nhà.

3.2. Truyền thông gián tiếp- Sử dụng kênh truyền thông đại chúng: Truyền hình, phát thanh, internet,

sách báo, bản tin, hộp thư…

- Tờ rơi, áp phích, pa nô, băng rôn khẩu hiệu, các logo, biểu tượng, nhãnmác, bài hát, thơ ca, hò vè…

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

3.3. Truyền thông điện tử- Đưa các thông điệp, thông tin lên mạng Internet, tới các thiết bị điện tử

(điện thoại, máy vi tính và các thiết bị điện tử cầm tay khác) của các đối tượng về

Page 66: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

65

các vấn đề cần huy động và thuyết phục, kêu gọi các đối tượng tự giác tham gia. Vídụ: Cuộc vận động góp đá xây Trường Sa, kêu gọi ủng hộ xây nhà cho những ngườinghèo, chương trình “trái tim cho em” đã và đang được triển khai, thực hiện vàđược nhiều người ủng hộ

- Tổ chức các diễn đàn, sự kiện về những vấn đề cần huy động, được truyềnhình trực tiếp để nhiều người được biết, cùng tham gia và ủng hộ cho Chương trình.Ví dụ: Chương trình hòa nhạc, đấu giá các hiện vật để xây nhà tình nghĩa cho nhữngngười có công, giúp đỡ những người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em langthang, cơ nhỡ…

IV. SO SÁNH TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNGCHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VÀ TRUYỀN THÔNG HUY ĐỘNG CỘNGĐỒNG1. Giống nhau

Cả 3 loại hình truyền thông này đều là quá trình truyền thông hai chiều, cóđầy đủ các yếu tố của quá trình truyền thông và mục đích truyền thông cụ thể. Cả baloại hình đều sử dụng các kênh truyền thông như, truyền thông trực tiếp, truyềnthông gián tiếp, dùng các phương tiện thông tin đại chúng để chuyển tải thông tincần thiết về DS-SKSS/KHHGĐ nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi .

2. Khác nhau

Truyền thông vậnđộng

Truyền thông chuyểnđổi hành vi

Truyền thông huyđộng cộng đồng

Khái niệm

Vận động trongDS-KHHGĐ là tậphợp các hoạt độngtruyền thông cóchủ đích hướng tớisự thay đổi và hoànthiện chính sách,tạo nguồn lực vàxây dựng môitrường dư luận xãhội thuận lợi, ủnghộ cho Chươngtrình.

Truyền thông chuyểnđổi hành vi là mộtquá trình truyềnthông có mục tiêulàm cho đối tượngthay đổi hành vi mộtcách bền vững bằngcách cung cấp đầy đủthông tin, kiến thức,kỹ năng phù hợp vớitừng nhóm đốitượng.

Là quá trình truyềnthông hướng tới đốitượng là các tầnglớp trong xã hộinhằm vận động,thuyết phục chấpnhận, ủng hộ vàcùng tham gia thựchiện các hoạt độngtheo kế hoạch,nhằm đạt được cácmục tiêu đề ra .

Mục đíchHướng tới sự thayđổi và hoàn thiệnchính sách, tạo

Nâng cao nhận thức,tạo sự thay đổi vàduy trì hành vi của

Vận động, thuyếtphục các tổ chức, cánhân và các tầng lớp

Page 67: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

66

nguồn lực và xâydựng môi trườngdư luận xã hộithuận lợi, ủng hộcho Chương trình.

các nhóm đối tượngvềDS-SKSS/KHHGĐ mộtcách bền vữn.g

nhân dân chấp nhận,ủng hộ và cùngtham gia thực hiệncác hoạt động củaChương trình DS-KHHGĐ

Đối tượng

Những ngườihoạch định chínhsách, lãnh đạoquản lý cơ quandân cử và chínhquyền.

Những người lãnhđạo quản lý cơquan tài chính ngânsách, các tổ chứccó khả năng tài trợ,các cá nhân, doanhnghiệp.

Các nhà hoạt độngxã hội, tôn giáo,các nhân vật nổitiếng đương thời,những người có uytín trong cộngđồng.

Nhóm cặp vợ chồngtrong độ tuổi sinh đẻ

Nhóm VTN, TN

Nhóm những ngườicung cấp dịch vụchăm sócSKSS/KHHGĐ.

Nhóm những ngườilãnh đạo Đảng, chínhquyền, đoàn thể

Nhóm những ngườicao tuổi

Nhóm những ngườikhó tiếp cận: Đồngbào Công giáo, ngườidi cư tự do

Các tầng lớp nhândân trong xã hội.

Các tổ chức Chínhtrị-Xã hội, xã hộinghề nghiệp, các cơquan, tổ chức cánhân…

Các doanh nghiệp,doanh nhân, mạnhthường quân, cácnhà hoạt động xãhội

Các chức sắc tôngiáo, những ngườicó uy tín và tầm ảnhhưởng lớn trongcộng đồng, xã hội .

Kết quả

Tăng cường: Chínhsách, nguồn lực,môi trường xã hộicho công tác DS-KHHGĐ.

Nâng cao nhận thức,thay đổi và duy trìhành vi về Dân số-SKSS/KHHGĐ mộtcách bền vững.

Tạo sự đồng thuận,ủng hộ về vật chất,tinh thần và tự g iácthực hiện các chủtrương của Đảng,chính sách của Nhànước về DS-KHHGĐ.

Page 68: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

67

Tóm tắt chươngChương học gồm 5 phần:

Phần 1. Khái niệm truyền thông huy động cộng đồng

Phần học này để cập khái niệm về truyền thông huy động cộng đồng nóichung và trong công tác DS-KHHGĐ nói riêng.

Phần 2. Mục tiêu và đối tượng của truyền thông huy động cộng đồng:

- Huy động sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia và đóng góp về vất chất và tinhthần của đông đảo các thành phần trong xã hội, đặc biệt các thành phần có điều kiệncho các hoạt động của Chương trình DS-KHHGĐ .

- Huy động sự tham gia giám sát của của các thành viên trong cộng đồng trongviệc triển khai các hoạt động của Chương trình từ Trung ương đến cơ sở.

Phần 3. Vai trò của Truyền thông huy động cộng đồng:

- Nâng cao nhận thức, thái độ của các đối tượng về lợi ích và sự cần thiết củaChương trình DS-KHHGĐ từ đó chấp nhận, ủng hộ ủng hộ các hoạt động củaChương trình.

- Góp phần huy động thêm các nguồn lực (nhân lực và vật lực) để triển khaicác hoạt động của Chương trình ngoài nguồn lực do nhà nước cấp theo kế hoạch.

- Tăng cường thêm hiệu quả của công tác giám sát thông qua hoạt động củacác ban thanh tra nhân dân tại địa phương, cơ sở và các hoạt động xã hội khác.

Phần 4. Cách tiếp cận và hình thức truyền thông huy động cộng đồng.

- Đối tượng của truyền thông huy động cộng đồng đa dạng, phong phú, mỗiđối tượng có những đặc thù riêng. Để tiếp cận các đối tượng được thuận lợi, cácthông điệp truyền thông được truyền tải kịp thời, chính xác cần phối hợp chặt chẽvới các tổ chức, đơn vị quản lý hoặc đối tượng tham gia sinh hoạt, tranh thủ sự đồngtình và tiếp sức của những người có uy tín trong cộng đồng. Thông qua các mô hìnhhiệu quả tại địa phương, cộng đồng hay các hình thức sinh hoạt cộng đồng như lễhội, sinh hoạt làng, bản…

- Hình thức truyền thông cần linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, đảm bảocho đối tượng có thể tiếp cận và chấp nhận với khả năng cao nhất.

Phần 5. So sánh truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi vàtruyền thông huy động cộng đồng.

- Giống nhau: Cùng là truyền thông với đầy đủ các thành tố của quá trìnhtruyền thông.

Page 69: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

68

- Khác nhau: Ba loại hình truyền thông này có sự khác nhau về khái niệm,mục đích, đối tượng và kết quả truyền thông

Trên cơ sở phân biệt rõ sự giống và khác nhau, người làm công tác truyềnthông vận dụng linh hoạt cho các mục tiêu cụ thể trong mỗi hoạt động truyền thôngtại địa phương, cơ sở ./.

Câu hỏi thảo luận và bài tập

1. Anh (chị) cho biết, trong xây dựng kế hoạch và triển khai Chiến dịchtruyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS ở địa phương, các hoạtđộng nào là truyền thông vận động, hoạt động nào là truyền thông huy động cộngđồng.

2. Để huy động các chức sắc tôn giáo tham gia Đề án Can thiệp nhằm giảmthiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương, theo anh (chị) ngườilàm công tác truyền thông cần phải làm gì?

3. Trong quá trình triển khai công tác DS-KHHGĐ tại địa phương, anh (chị)thấy những hoạt động nào cần phải huy động cộng đồng, tại sao?

Page 70: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

69

Chương 5XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP

DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

I. XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1. Khái niệm thông điệpThông điệp: Là nội dung thông tin được truyền tải từ người truyền đến đối

tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, t ình cảm, mong muốn, hiểubiết, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật được truyền tải từ ngườitruyền đến người nhận nhằm hướng tới hành động mà đối tượng truyền thông sẽthực hiện. Thông điệp được biểu đạt bằng những công cụ giao tiếp như t iếng nói, cửchỉ, chữ viết, hình ảnh…

Thông điệp vận động: Là sự thể hiện mục tiêu vận động thành lời kêu gọihành động ở đối tượng, hay nói cách khác, thông điệp vận động là thông tin ngắngọn, mang tính thuyết phục gắn với mục tiêu vận động truyền đến đố i tượng nhằmchuyển đổi hành vi .

Thông điệp là một thành tố quan trọng và không thể thiếu được của quá trìnhtruyền thông.

2. Yêu cầu của thông điệp hiệu quảĐể thông điệp truyền đi đạt hiệu quả mong muốn, mỗi thông điệp cần đảm

bảo các yêu cầu sau:

- Thu hút được sự chú ý của đối tượng và sự chấp nhận của cộng đồng:

+ Nội dung thông điệp phải xác định rõ ràng, cụ thể vấn đề ưu tiên cần giảiquyết. Đó là vấn đề gây cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu DS - KHHGĐ, ảnhhưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nhiều người, tác động xấu đến ansinh xã hội và sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của cộng đồng, địa phương vàđất nước. Nội dung thông điệp cũng phải xác định được các nhóm đối tượng cụ thểliên quan đến việc giải quyết vấn đề và tính khả thi trong việc giải quyết vấn đề.

+ Hình thức thể hiện thông điệp phải hấp dẫn, phù hợp với đối tượng, hìnhảnh phải rõ ràng, phù hợp với nội dung. Hình thức của thông điệp có thể thể hiệnbằng văn bản hay hình ảnh, hình vẽ hoặc kết hợp văn bản với hình ảnh, hình vẽ. Dùthể hiện bằng hình thức nào, thông điệp cũng phải phản ánh đầy đủ, cụ thể về ýnghĩa, về hành vi mong muốn đối tượng thực hiện.

- Chính xác:

Page 71: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

70

+ Số liệu, thông tin minh chứng cho việc lựa chọn vấn đề ưu tiên phải đảmbảo độ chính xác và được trích dẫn từ nguồn cung cấp tin cậy.

+ Nội dung và hình thức thể hiện thông điệp phải đảm b ảo những ngườinhận đều hiểu đúng nội dung mà cơ quan, người truyền muốn nói.

- Mang lại lợi ích cho đối tượng:

+ Muốn cho đối tượng dễ dàng tiếp nhận, thực hiện và duy trì hành vi mongmuốn, thông điệp cần phải chỉ rõ:

Đối tượng thực hiện và duy trì h ành vi mà thông điệp mong muốn sẽ manglại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội.

Đối tượng không chấp nhận thực hiện hành vi mà thông điệp mong muốn sẽgây ra thiệt hại gì cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Phù hợp với nhóm đối tượng:

Nhận thức và mức độ hiểu biết về vấn đề ưu tiên cần giải quyết thuộc lĩnhvực DS-KHHGĐ của đối tượng là căn cứ để xác định nội dung thông điệp. Đặcđiểm này quy định thông điệp phải có cái gì mới so với nhận thức và hiểu biết vốncó của đối tượng. Thông điệp phải có tá c dụng nâng cao sự hiểu biết và làm chuyểnbiến nhận thức của đối tượng về vấn đề ưu tiên c ần giải quyết thuộc lĩnh vực DS-KHHGĐ. Do vậy, thông điệp phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của đốitượng.

- Phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội:

+ Các hành vi mong muốn không được mâu thuẫn với các quy tắc, giá trị vốncó của xã hội, dân tộc, tôn giáo.

+ Trong trường hợp hành vi mong muốn trái với quy tắc, giá trị của xã hội,dân tộc, tôn giáo thì có thể chỉ nêu lên tác hại của các hành vi không mon g muốn vàchỉ dẫn, khuyến khích đối tượng tự nguyện lựa chọn và thực hiện các hành vi mongmuốn. Ví dụ: Đối với các nhóm đối tượng ở địa bàn theo đạo Thiên chúa, không thểđưa ra các thông điệp liên quan đến nạo phá thai mà chỉ có thể chỉ ra hậu quả củaviệc sinh con ngoài ý muốn, quan hệ tình dục không an toàn và khuyến khích đốitượng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại.

- Phải có lời kêu gọi hành động:

+ Hiệu quả của thông điệp là các đối tượng nhận thông điệp tin tưởng và tựgiác thực hiện và duy trì hành vi liên quan tới việc giải quyết vấn đề ưu tiên đã đượcxác định thuộc lĩnh vực DS-KHHGĐ. Do đó, lời kêu gọi hành động là không thểthiếu được trong một thông điệp. Lời kêu gọi hành động phải chỉ rõ các hành vi cầnthực hiện và duy trì hoặc các hành vi cần phải tránh cho mỗi nhóm đối tượng cụ thể.

Page 72: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

71

+ Lời kêu gọi hành động phải được thể hiện ngắn gọn, rõ ràng và có tínhthuyết phục để giúp đối tượng dễ hiểu, dễ nhớ và chủ động thực hiện.

3. Các bước xây dựng thông điệp3.1. Một số chủ đề ưu tiên trong truyền thông DS-KHHGĐ

Trên cơ sở các chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch về DS-KHHGĐ đãđược các cấp có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu truyền thông về DS-KHHGĐcó thể rút ra các chủ đề DS-KHHGĐ ưu tiên cần truyền thông chuyển đổi hành vinhư sau:

3.1.1. Quy mô dân số

a. Quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao và tiếp tục tăng

- Quy mô dân số của Việt Nam tại thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở01/4/2009 là 85.789.573 người. Mỗi năm trung bình dân số Việt Nam tăng thêmkhoảng gần 1 triệu người, tương đương dân số của một tỉnh trung bình. Dân số ViệtNam đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong k hu vực Đông Nam châu Á. Còn28/63 tỉnh, thành phố chưa đạt mức sinh thay thế (chiếm 34% dân số trong cả nước)thuộc các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miềnTrung và Tây Nguyên. Đây là những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cònthấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến hành vi sinh đẻ, cácyếu tố gây gia tăng tỷ lệ sinh vẫn còn tiềm ẩn và có khả năng tác động làm tăngmức sinh trở lại.

- Mật độ dân số trung bình của Việt Nam năm 2009 là 259 người/ km2, caogần gấp 4 lần so với mức chuẩn của thế giới và gấp gần 2 lần so với Trung Quốc.Tính đến năm 2009, chỉ có 04 nước có mật độ dân số trung bì nh lớn hơn Việt Namlà Băng La Đét (1.165 người/km2) , Ấn Độ (392 người/km2), Nhật Bản (339người/km2) và Phi líp pin (329 người/km2).

- Còn có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số trung bình giữa các vùng, miền.Năm 2009, mật độ dân số vùng đồng bằng Sông Hồng cao nhất nước (930người/km2); tiếp đến là Đông Nam bộ (594 người/km 2); thứ ba là Đồng bằng SôngCửu Long (423 người/km2); thứ tư là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung(196 người/km2); thứ năm là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (116 người/km 2)và thấp nhất cả nước là vùng Tây Nguyên (93 người/km2). Sự mất cân đối về phânbố dân cư giữa các vùng, miền gây cản trở tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội,vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng và là yếu tố cơ bản thúc đẩy di cư tự do.

b. Di cư diễn ra với cường độ mạnh trên phạm vi cả nước

- Di cư là vấn đề tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, tuy nhiên tính chất, phạmvi và mức độ di cư phụ thuộc vào tình hình, điều kiện của mỗi đơn vị, quốc gia, dântộc trong từng giai đoạn cụ thể

Page 73: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

72

- Nguyên nhân chủ yếu của làn sóng di cư là do sự phát triển kinh tế - xã hộikhông đồng đều giữa các vùng miền. Do sản xuất nông nghiệp cho thu nhập thấp,đất đai ở nông thôn dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, không đủ đáp ứng cholực lượng lao động đang tăng mạnh. Trong khi đó, thành thị ngày càng trở thànhmảnh đất màu mỡ bởi mức thu nhập và cơ hội việc làm cao hơn, có đời sống vănhóa, tinh thần tốt hơn đã hối thúc người nông thôn tìm đến kiếm kế sinh nhai.

- Di cư tác động không nhỏ tới mỗi gia đình và từng quốc gia trên cả hai mặttích cực và tiêu cực.

Tích cực:

+ Trong hai thập kỉ qua, di cư từ nông thôn ra thành thị và đến các khu côngnghiệp đã đáp ứng phần lớn nhu cầu lao động phục vụ phát triển công ngh iệp vàđầu tư nước ngoài. Tại thành phố Hồ Chí Minh, ước tính người di cư đóng góp tới30% GDP của thành phố (Hiệp hội về Dân số và Phát triển Việt Nam năm 2005).Các kết quả cho thấy thu nhập được tạo ra tại khu vực thành thị, khu công nghiệp,khu chế xuất của Việt Nam được chuyển về các vùng nghèo hơn. Nhờ có sự pháttriển kinh tế trong những năm qua Việt Nam đã giảm được đáng kể tỉ lệ nghèo đói(từ 58% năm 1993 xuống 15,9% năm 2006 - Tổng cục Thống kê, 2007), rõ ràng dicư chính là một trong những yếu tố góp phần xóa đói giảm nghèo. Như vậy, di cưmang lại lợi ích nhiều mặt, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc giavà địa phương.

Tiêu cực:

+ Ở cấp độ tổng thể, di cư từ nông thôn ra thành thị góp phần đáng kể vàoquá trình đô thị hóa song lại tạo áp lực lớn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng và cácdịch vụ xã hội như nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế kể cả sức khỏe sinh sản, điện,nước, vệ sinh, giao thông, gây nên tình trạng quá tải làm ảnh hưởng đến an ninh trậttự và vệ sinh môi trường.

+ Sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng do phải di chuyển nhiều trongquá trình tìm việc và lao động tại các khu đô thị, đời sống bấp bênh, không ổn định,hôn nhân dễ bị tan vỡ, dễ mắc các tệ nạn xã hội.

+ Cấu trúc gia đình ở nhiều vùng bị thay đổi do những người trẻ, trong độtuổi lao động đã đi làm ăn xa dài ngày, gia đình thiếu vắng cha, mẹ, việc chăm sóc,nuôi dạy con cái do ông bà đảm nhiệm nên chất lượng học tập bị giảm sút, dễ bị lôikéo, dụ dỗ nên dễ mắc vào các tệ nạn xã hội.

3.1.2. Cơ cấu dân số

a. Tỷ số giới tính khi sinh đã ở mức cao, tăng nhanh v à ngày càng lan rộng

- Từ năm 2006 đến nay TSGTKS của Việt Nam bắt đầu tăng đáng kể, từ 107(năm 1999) lên 110 (năm 2006), 111,6 (năm 2007) và 112 (năm 2008), mỗi năm

Page 74: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

73

tăng trung bình khoảng 1 điểm phần trăm. Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mứctương đương tỷ số giới tính khi sinh của Trung Quốc cách đây 20 năm.

- Tình trạng mất cân bằng GTKS của Việt Nam mặc dù xảy ra muộn hơn cácnước trong khu vực có điều kiện tương đồng nhưng lại gia tăng với tốc độ rấtnhanh. Tính chất mất cân bằng GTKS của Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệtso với các nước khác. Đó là:

+ Tỷ số GTKS cao ngay ở lần sinh đầu tiên và tiếp tục tăng ở các lần sinhtiếp theo.

+ Khu vực thành thị và những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cótỷ số mất cân bằng GTKS cao hơn vùng nông thôn và vùng kinh tế kém phát triển.

+ Người có học vấn cao có xu hướng lựa chọn giới tính thai nhi nhiều hơnngười có trình độ học vấn thấp .

- Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng GTKS

+ Nhóm nguyên nhân cơ bản: Việt Nam cùng với một số nước châu Á, chínhbởi tư tưởng Nho giáo truyền thống, nối dõi tông đường,… đã làm cho tâm lý ưathích con trai trở nên mãnh liệt như: Từ khi chuẩn bị kết hôn, nhà trai phải chủ độngthực hiện các nghi lễ truyền thống. Sau khi kết hôn, thường cô dâu phải về sinh sốngở nhà chồng, nếu không sẽ bị coi là ở rể. Người chồng thường là chủ hộ trong giađình, có quyền quyết định những việc lớn. Người vợ ở nông thôn phụ thuộc vào quỹđất trồng trọt của nhà chồng do đó lệ thuộc về kinh tế. Quan niệm có con tra i mớiđược xem là đã có con - “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, không có con trai làtuyệt tự. Đến khi có con, phải theo họ của bố. Khi cha mẹ chết, con trai được đứngtrước, con gái đứng sau; chỉ có cháu trai mới được bê bát hương ông, bà; con trai mớ iđược vào nơi thờ tự, đóng góp giỗ tổ tiên; theo phong tục truyền thống ở một số địaphương, cộng đồng, dòng họ, sau khi cha mẹ chết, chỉ có con trai được thừa kế tài sảncủa cha mẹ, nếu không có con trai thì một cháu trai trong dòng họ được chọn thay thếđể hưởng tài sản và thờ tự… Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cánhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ.

+ Nhóm nguyên nhân phụ trợ: Do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh1-2 con, nhưng các cặp vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai vì vậyhọ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh như một cứu cánh để đáp ứngđược cả 2 mục tiêu. Do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình: ở một số vùng kinh tế xãhội, nhiều công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việc trong các ngành Nông - Lâm -Ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, đi biển đánh bắt xa bờ,... đòi hỏi sức lao động cơbắp của con trai; con trai là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình. Do chế độ an sinh xãhội chưa đảm bảo, hiện nay 70% dân số nước ta còn sống ở nông thôn, hầu hết khôngcó lương hưu khi về già, họ cần sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cái mà theo quanniệm của xã hội hiện nay, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai, vì thế họ sẽ cảm

Page 75: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

74

thấy lo lắng và rất không an tâm trong tương lai khi chưa có c on trai. Do chính sáchưu tiên đối với nữ giới chưa thật thỏa đáng.

+ Những nguyên nhân trực tiếp : Lạm dụng những tiến bộ khoa học côngnghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh như: Áp dụng ngay từ trước lúc cóthai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn,…); trong lúc thụ thai (chọn thời điểmphóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mangnhiễm sắc thể Y,…); hoặc khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịchối,…) để chẩn đoán giới tính, nếu là thai trai thì để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi...

- Hệ lụy của mất cân bằng GTKS: Tình trạng gia tăng TSGTKS sẽ dẫn tớinhững hệ lụy khó lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị,… khi các namnữ thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn (ở Việt Nam tình trạng này sẽ xảy ra vàokhoảng năm 2025). Trước hết tình trạng dư thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn cóthể sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn vànhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn. Một giải pháp tình thế được mộtsố nước đang áp dụng, đó là kết hôn với người nước ngoài (còn gọi là nhập khẩu côdâu) nhưng xem ra khó bền vững. Việc gia tăng TSGTKS không những không cảithiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bìnhđẳng giới như: Nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữsẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng,… Vì thếTSGTKS được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức độ bìnhđẳng giới.

Giảm nhanh tốc độ gia tăng mất cân bằng GTKS, tiến tới đưa tỷ số này trởlại mức cân bằng tự nhiên càng sớm càng tốt là một đòi hỏi cấp thiết, cần được thựchiện bằng hệ thống các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, trên cơ sở có sự lãnh đạo, chỉđạo của cấp ủy và chính quyền, sự phối hợp tham gia của các bộ ngành, đoàn thể, tổchức, của toàn xã hội, mỗi cộng đồng, dòng họ, gia đình và mỗi người dân.

b. Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh:

- Già hóa dân số là một khái niệm chỉ một giai đoạn trong quá trình thay đổicơ cấu dân số tính theo tuổi. Khi tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) chiếm từ 10đến dưới 20% tổng dân số là giai đoạn già hóa dân số, tỷ lệ này chiếm từ 20% trởlên là giai đoạn dân số già.

- Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở nước ta ngày 01/4/2009 , tỷ lệ dân số từ60 tuổi trở lên tăng từ 8% năm 1999 lên 9% năm 2009. Chỉ số già hóa (là tỷ số giữadân số tuổi từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi) đã tăng từ 18 ,2% (năm1989) lên 24,3% (năm 1999) và đạt 35,5% (năm 2009). Chỉ số già hóa của d ân sốViệt Nam năm 2010 là 36,2%, đứng thứ 03 trong 10 nước Asean (hơn các nướcLào, Campuchia, Philipin, Brunei, Malaysia, Myanmar và Indonesia, chỉ thấp hơnSingapo và Thailand). Điều này khẳng định xu hướng già hóa dân số của nước ta

Page 76: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

75

diễn ra khá nhanh trong 3 thập kỷ qua. Theo dự báo đến năm 2049, tỷ trọng nhómdân số tuổi từ 80 trở lên trong tổng dân số tăng khoảng 2,4 lần so với năm 2009 .

- Năm 2009, tỷ lệ người cao tuổi sống ở nông thôn chiếm 72,1% (khoảng5,53 triệu người - Nguồn: Tổng cục thống kê). Phần lớn người cao tuổi là nông dân,không có chế độ bảo hiểm xã hội và không có tích lũy riêng về kinh tế nên khó cókhả năng tự nuôi sống bản thân, phải sống phụ thuộc vào con cháu .

- Người cao tuổi thường phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật ,những bệnh thường gặp là: Cao huyết áp, tim mạch, xương khớp, suy giảm trí nhớ,ung thư và một số bệnh chuyển hóa khác. Đa số người cao tuổi ở nước ta không cóthói quen khám bệnh định kỳ, khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn nênviệc điều trị thường gặp khó khăn.

- Già hóa dân số là kết quả của quá trình phát triển kinh tế -xã hội, khi kinh tếngày càng phát triển, mức sống của mỗi người dân ngày một nâng cao, các dịch vụchăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội được đáp ứng ngày càng tốt hơn làm cho tuổi thọtrung bình tăng cao. Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh của người Việt Nam đã đạt72,8 tuổi, tăng 3,7 tuổi đối với nam và 5,5 tuổi đối với nữ (nguồn: Tổng cục thốngkê). Trong khi tỷ suất sinh liên tục giảm trong 2 thập niên qua làm cho tỷ lệ ngườidưới 15 tuổi giảm mạnh. Đó là nguyên nhân cơ bản làm cho tình trạng già hóa dânsố của nước ta diễn ra nhanh chóng. Theo các số liệu thống kê trên cho thấy dân sốnước ta bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2010 .

- Ở nước ta quá trình già hóa diễn ra với tốc độ tương đối nhanh, trong điềukiện kinh tế đất nước còn nghèo, các dịch vụ xã hội dành cho người cao tuổi chưaphát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu. Đa số người cao tuổi không có bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế và không có tích lũy cho tuổi già, sống phụ thuộc vào con cháu,gia đình, người thân và các nguồn cứu trợ nhân đạo khác nên việc ứng phó với tìnhtrạng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, tạo điều kiện cho ngườicao tuổi có được một cuộc sống vui, sống khỏe, sống có ích và tiếp tục cống hiếnđược tài năng, kinh nghiệm cho xã hội cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ,trong đó vấn đề chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, phát huy và đề cao vai trò củangười cao tuổi trong Chiến lược phát triển đất nước là những vấn đề quan trọng, cầnphải đặc biệt quan tâm.3.1.3. Chất lượng dân số còn hạn chế, nhiều vấn đề về SKSS chưa được giải quyết

a. Chất lượng dân số- Chất lượng dân số nhìn chung còn thấp:+ Tầm vóc của thanh niên Việt nam (chiều cao, cân nặng) còn hạn chế so với

các nước trong khu vực.+ Tỷ lệ dân số qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật còn thấp. Đến năm 2009 chỉ

có 13,3% dân số từ 15 tuổi trở lên đã được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, trongđó 1,6% cao đẳng, 4,2% đại học và 0,2% trên đại học (Nguồn: Tổng điều tra DS01/4/2009).

Page 77: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

76

+ Trong thời kỳ đổi mới đất nước, đời sống kinh tế của mỗi người, mỗi giađình được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước cóchỉ số phát triển con người ở mức trung bình. Chỉ số HDI năm 2 009 là 0.725 đứngthứ 162/187 các nước tham gia xếp hạng. Tuổi thọ trung bình đạt 72,8 tuổi năn2009, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi, đứng thứ 116/182các nước trên thế giới vào năm 2009 .

- Còn nhiều vấn đề về SKSS chưa được giải quyết tốt:+ Tình trạng hôn nhân cận huyết, tảo hôn và sinh con sớm ở một số đồng bào

dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu: Do địa bàn sinh sống bị chia cắt, đường xá đilại khó khăn nên một số đồng bào dân tộc thiểu số sống tương đối biệt lập theo từngkhu vực đồi, núi. Sự giao lưu giữa dân tộc này với dân tộc khác rất hạn chế. Sốlượng dân số trong cùng một bản (phun, sóc) ít, đa số có quan hệ họ hàng, huyếtthống. Trong mỗi dân tộc vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân tríthấp nên thường xảy ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết (những người có quanhệ huyết thống trong vòng 3 đời vẫn có thể kết hôn với nhau, thậm chí có trườnghợp con của hai anh em ruột lấy nhau), dẫn tới nguy cơ suy giảm chất lượng dân số,khả năng mắc các khuyết tật tăng.

Để hạn chế tình trạng trên, cần tăng cường truyền thông, giáo dục để ngườidân thấy được những hậu quả có thể xảy ra do tảo hôn và hôn nhân cận huyết, đồngthời nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện các quyđịnh của pháp luật về hôn nhân và g ia đình.

+ Chương trình sàng lọc trướ c sinh, sàng lọc sơ sinh, tư vấn sức khỏe tiền hônnhân mặc dù đã được triển khai nhưng phạm vi còn hẹp, khả năng tiếp cận và sửdụng các dịch vụ của các chương trình này của các đối tượng có nhu cầu còn gặpnhiều khó khăn, hiệu quả chương trình còn hạn chế. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh của thainhi còn cao. Theo kết quả nghiên cứu đề tài “ Cơ cấu dân số vàng thủ đô, các giảipháp tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức” của GS -TS Nguyễn Đình Cử và cộngsự năm 2011 cho thấy: Tại Hà Tây (cũ), khoảng 70% người khuyết tật do dị tật bẩmsinh và năm 2008, siêu âm sản khoa để sàng lọc trước sinh cho 18.088 lượt người đãphát hiện 926 ca dị tật, chiếm trên 5%. Tỉ lệ mắc của thiểu năng giáp bẩm sinh tại HàNội được phát hiện là 1/2.500 v à thiếu hụt G6PD là 2% trẻ trai. Tuy vậy, chương trìnhSLTS và SLSS ở Hà Nội vẫn là chương trình thí điểm trong khi nhiều nước trên thếgiới triển khai từ nửa thế kỷ qua. Để phát huy hiệu quả các chương trình này cầnnhiều giải pháp đồng bộ trong đó truyền thông quảng bá đến đông đảo người dântrên phạm vi cả nước đóng vai trò quan trọng.

+ Tình trạng phá thai vẫn còn nhiều, ở mức 29 ca phá thai trên 100 trẻ sinhra sống, trong đó vẫn còn nhiều trường hợp phá thai nhiều lần. Mỗi năm có khoảng70.000 ca phá thai ở lứa tuổi VTN chưa có gia đình. Chỉ riêng bệnh viện Phụ sảnTrung ương, hàng năm có trên 5.000 ca phá thai, trong đó có tới 30% thai phụ dưới24 tuổi, có em 15 tuổi đã có 02 lần hút thai. Ở bệnh viện phụ sản Hà nội tỷ lệ nàykhoảng 18% nhưng tuổi đờ i của thai phụ trẻ hơn (trung bình 20 tuổi). Tỷ lệ nạo phá

Page 78: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

77

thai ở tuổi vị thành niên cứ tăng dần theo từng năm (từ 300 ca năm 2002 lên đến1800 ca năm 2004).

+ Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh còn khá cao, chiếm tới 70% tử vong trẻ em dưới 1tuổi và 50% tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt suydinh dưỡng thể thấp còi còn cao.

+ Số người nhiễm HIV tiếp tục tăng: Tính đến 30/6/2009 có 149.653 ngườinhiễm HIV hiện còn sống, 32.400 bệnh nhân AIDS còn sống và 43.265 n gười đãchết do HIV. Nhiễm HIV ở lứa tuổi VTN, TN: Dưới 14 tuổi chiếm 1,78%, từ 14đến 19 tuổi chiếm 4,22%, thanh niên từ 20 đến 29 tuổi chiếm 52,20%. Dịch đã lanrộng tới 100% tỉnh/ thành, 97,3% quận, huyện và 67,48% xã phường trong toànquốc (đến ngày 31/8/ 2008). Lây nhiễm HIV phát triển nhanh chóng đến mức đángbáo động, khoảng 55% số người nhiễm HIV ở lứa tuổi VTN, TN. Điều này cho thấysố người nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa, đồng thời đặt ra vấn đề cần chủ độngtuyên truyền, thay đổi nhận thức và hành vi cho lứa tuổi VTN, TN về phòng tránhHIV (Báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế năm 2009).

Theo kết quả điều tra quốc gia toàn diện về VTN, TN, có tới 22,2% thanhthiếu niên đã lập gia đình có quan hệ trước hôn nhân, 21,5% nam thanh niên chưalập gia đình có quan hệ tình dục với gái mại dâm. (SAVYII).

+ Thanh niên thời nay có quan niệm cởi mở hơn về quan hệ tình dục trướchôn nhân, có tới 44% thanh, thiếu niên được hỏi chấp nhận quan hệ tình dục trướchôn nhân, trong đó nhóm tuổi 14-17 là 36%, nhóm tuổi 18 - 21 là 51% và nhóm 22 -25 là 54%. Có sự khác nhau giữa các nhóm dân tộc và các vùng miền. Dân tộc thiểusố: 48%, dân tộc Kinh/ Hoa: 43%, nông thôn 42%, thành thị 53%, nam 58% và nữ30%. Điều này cho thấy xu hướng chấp nhận tình dục trước hôn nhân đang gia tăngtrong thanh, thiếu niên ( Nguồn: SAVY II).

- Tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ em trong lứa tuổi học đường có dấu hiệugia tăng, đặc biệt trẻ em ở khu vực thành phố (Nguồn: Đánh giá tình hình thực hiệnCLDS Việt Nam và chiến lược quốc gia về chăm sóc SKS S giai đoạn 2001 - 2010).Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng, năm 2003, tỷ lệ trẻ béo phì ở Hà Nội là 8%.Năm 2007, khảo sát tại trường Tiểu học Kim Chung (huyện Đông Anh) và trườngVăn Chương (quận Đống Đa) đã cho kết quả rất đáng ngại: 14% nam học sinh từ 9-11 tuổi ở trường Văn Chương bị béo phì, trong khi tỉ lệ này ở trường Kim Chungchỉ có 2,2%. Riêng nam học sinh 9 tuổi ở trường Văn Chương có tỉ lệ béo phì lêntới 22%. Năm 2009, điều tra 8.000 học sinh lứa tuổi tiểu học, tại 14 quận huyện củaHà Nội cũ cho thấy: tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì đã lên đến 10,7%, trong khi tỷ lệ họcsinh suy dinh dưỡng ở mức 9,3%.

- Tỷ lệ người bị rối loạn tâm trí có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là trẻem. Rối loạn tâm trí có thể do một số nguyên nhân sau:

Page 79: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

78

+ Về phía gia đình: Hiện nay, mối quan hệ giữa các thành viên trong giađình có xu hướng lỏng lẻo hơn trước. Nhịp sống hiện đại, hối hả, đã cuốn các bậcphụ huynh vào những lo toan bận rộn khiến họ không có nhiều thời gian để chămsóc, quan tâm con cái. Ở thành thị, có nh iều gia đình bắt trẻ suốt ngày ở trong nhà.Làm như vậy, trẻ chỉ có thể an toàn phần nào về mặt cơ thể mà rất không an toàn vềđời sống tâm lý, tinh thần. Đặc thù lứa tuổi của trẻ rất cần sự tiếp xúc giao lưu tíchcực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách.

+ Về phía nhà trường : Do áp lực học hành đè nặng lên học sinh, nhiềuchương trình phụ đạo, học thêm, rồi bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ… làm cho các emkhông còn thời gian dành cho vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, các biện pháp hỗ trợtâm lý chưa được thực hiện đồng bộ. Bộ phận y tế học đường chưa đảm nhiệm đượcchức năng tư vấn, khắc phục hiện tượng rối nhiễu trong tâm lý của học sinh. Giáoviên còn ít quan tâm gần gũi, giáo dục học sinh, uốn nắn kịp thời những suy nghĩlệch lạc, nhất là những hành vi lệch chuẩn của các em. Một số giáo viên còn viphạm đạo đức nhà giáo, có cách hành xử không đúng với trò, khiến cho đời sốngtâm lý của học sinh bị tổn thương.

+ Những biến đổi của xã hội cũng là tác nhân dẫn đến sự thay đổi, rối nhiễutrong hành vi, nhân cách học sinh. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêucực đến nhận thức của một bộ phận học sinh dẫn đến lối sống ích kỷ, buông thả, đuađòi, thích hưởng thụ. Trước sự phát triển của nền kinh tế và làn sóng đô thị hoáđang lan nhanh, số lượng nhà cửa, công trình được xây dựng đang có chiều hướng tỉlệ nghịch vơí số lượng sân chơi bãi tập của học sinh. Thiếu sân chơi, nhiều em chỉcòn biết vùi đầu vào internet, vào thế giới ảo đầy các trò chơi điện tử kích khích bạolực và lối sống buông thả m à từ đó phát sinh những hiện tượng lệch lạc trong suynghĩ và hành động của giới trẻ.

Theo kết quả nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ” mới đây của Trung tâmNghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng , 20% trẻ em độ tuổi lớp 2, lớp 3 đượcchẩn đoán bị rối nhiễu tâm trí. Kết quả điều tra nghiên cứu của bệnh viện Tâm thầnban ngày Mai Hương với Đại học Melbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án“Chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Hà Nội" cho thấy, 15,94% học sinh các cấp rốinhiễu tâm trí. Nghiên cứu mẫu 1.202 học sinh tiểu học v à trung học cơ sở trong độtuổi 10 đến 16, tỷ lệ có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%. Tỷ lệ nàykhông có sự khác biệt nhiều giữa học sinh nam và nữ, tiểu học và trung học cơ sở,nội thành và ngoại thành. Đáng lưu ý, trong số các ca tự sát, có 10 % ở độ tuổi 10đến 17. Nghiên cứu của bệnh viện Mai Hương cũng cho thấy, hiện có 9,23% tỷ lệhọc sinh của Hà Nội đang gặp khó khăn về ứng xử (lứa tuổi 10 -11 chiếm 42-46%).Quận Hai Bà Trưng có tỷ lệ học sinh gặp khó khăn về ứng xử cao nhất với 44,2%,tiếp đến là quận Hoàng Mai (28,8%), Từ Liêm (26,9%). Đặc biệt có sự chênh lệchrất lớn về tỷ lệ khó khăn trong ứng xử giữa học sinh nam (84,60%) và học sinh nữ(15,40%). Theo nghiên cứu của Trung tâm Tham vấn và Sức khỏe tâm thần trẻ em

Page 80: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

79

và vị thành niên, nguyên nhân gây rối nhiễu tâm trí do nội sinh chỉ chiếm từ 10-20%, các yếu tố tâm lý xã hội (gia đình, trường học, văn hóa xã hội) chiếm 80-90%,trong đó yếu tố gia đình chiếm vai trò chủ yếu. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thếgiới thực hiện từ năm 2002-2007, trên 72.845 thiếu niên tuổi 13 -15 tại 34 quốc giatrên khắp thế giới đã cho thấy một tỉ lệ đáng lo ngại: 1/3 trẻ em không thích thamgia hoạt động xã hội mà dành mỗi ngày hơn ba giờ để xem truyền hình, sử dụngmáy tính, chơi trò chơi điện tử... Có thể nói, rối nhiễu tâm trí trẻ em đang ngày cànggia tăng và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.

Chăm sóc sức khoẻ tinh thần là điều kiện nền tảng quan trọng để phát triểntoàn diện nhân cách học sinh. Có thể khẳng định, việc chăm lo đời sống tinh thần,tâm lý của học sinh là khá phức tạp, đòi hỏi sự tinh tế, kiên trì, khéo léo, sự cố gắng,nỗ lực từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã hội. Cần nhận thức đầy đủ về táchại trước mắt và lâu dài của hiện tượng rối nhiễu tâm lý trong học sinh và có biệnpháp khắc phục kịp thời bởi đây chính là những chủ nhân thực sự của đất nướctrong một tương lai không xa.

- Việc cung cấp thông tin, kiến thức về SKSS, sức khỏe tình dục cho một sốnhóm dân số đặc thù như: VTN, TN, nam giới, người khuyết tật, người nhiễmHIV… còn hạn chế, còn thiếu các dịch vụ tư vấn, chăm sóc dành riêng cho các đốitượng này.

3.2. Các bước xây dựng thông điệpĐể có một thông điệp hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xác định vấn đề ưu tiên cần giải quyết và tổ chức/ người có thẩmquyền giải vấn đề

Vấn đề ưu tiên cần giải quyết được lựa chọn từ danh sách các vấn đề cần giảiquyết để thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ. Những vấn đề gây cản trở lớn đếnviệc thực hiện các mục tiêu DS - SKSS/KHHGĐ, gây tác hại đến sức khỏe củanhiều người và ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội được coi là vấn đề ưu tiên cần giảiquyết. Cần lưu ý là, việc xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết ở mỗi địaphương có thể là khác nhau. Ví dụ trong giai đoạn hiện nay, vấn đề ưu tiên cần tậptrung giải quyết ở các thành phố lớn, một số tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sônghồng là hạn chế tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh, ở các vùng nôngthôn, vùng núi cao, vùng biển là chăm sóc người cao tuổi và vùng đồng bào dân tộcthiểu số rất ít người là hạn chế tình trạn g tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Để việc lựa chọn vấn đề ưu tiên có tính thuyết phục, cần phải chỉ rõ nguyênnhân gây ra vấn đề, hậu quả do vấn đề gây ra, các giải pháp giải quyết vấn đề. Xâydựng thông điệp phải nhằm giải quyết vấn đề ưu tiên được xác định.

Bước 2. Xác định các thành tố của thông điệp

Mỗi thông điệp phải thể hiện được các thành tố chính sau:

Page 81: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

80

a. Vấn đề mà thông điệp đưa ra để giải quyết là gì?

Nội dung được thể hiện trong phần này gồm:

- Thực trạng của vấn đề (Số liệu minh chứng ) và nguyên nhân.

- Mức độ ảnh hưởng nếu vấn đề không được giải quyết .

- Lợi ích mang lại nếu vấn đề được giải quyết .

- Làm thế nào để giải quyết được vấn đề đó .

Những nội dung trên cũng được coi là “Thông tin cơ sở của thông điệp”

b. Đối tượng cần truyền tải t hông điệp cần làm gì để giải quyết vấn đề

Nội dung được thể hiện trong phần này gồm:

- Thông thường, để giải quyết hiệu quả một vấn đề ưu tiên, thông điệp cầnhướng tới hai nhóm đối tượng: Đối tượng cần vận động và các nhóm đối tượng đíchcủa truyền thông chuyển đổi hành vi.

- Trong từng nhóm đối tượng, cần xác định cụ thể những đối tượng liên quantrực tiếp đến việc giải quyết vấn đề và những đối tượng có ảnh hưởng đến nhữngđối tượng trên đ ể có lời kêu gọi hành động phù hợp.

- Hành động mong muốn đối tượng thực hiện được gọi là “Thông điệpchính” hay “Lời kêu gọi hành động”, là cái đích mà truyền thông muốn đạt tới.

c. Hình thức truyền tải thông điệp nào là tốt nhất?

Tuỳ thuộc vào những đối tượng liên quan đến việc giải quyết vấn đề ưu tiênmà lựa chọn hình thức truyền tải thông điệp cho thích hợp. Nếu vấn đề cần giảiquyết và thông điệp cần truyền đạt liên quan tới nhiều người thì có thể tổ chức cáccuộc họp để thảo luận vấn đề hay phát trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường.Nếu vấn đề cần giải quyết và thông điệp cần truyền đạt liên quan tới một hay một sốít người thì có thể thảo luận nhóm hoặc gặp trực tiếp để trao đổi, trình bày.

d. Ai, cơ quan nào truyền đạt thông điệp là hiệu quả nhất?

Hiệu quả của thông điệp phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người hay cơquan truyền tải thông điệp. Vì vậy, cần cân nhắc thận trọng khi lựa chọn ngườitruyền đạt sao cho phù hợp với đối tượng nhận thông điệp.

e. Thời gian và địa điểm nào là thích hợp để chuyển tải thông điệp

Cần tìm hiểu đặc điểm của đối tượng nhậ n thông điệp để chọn thời gian vàđịa điểm cho thích hợp. Cần lưu ý các thời điểm có các sự kiện chính trị, các lễ hộicủa địa phương, các dịp tổng kết,... để tiến hành vận động.

Bước 3. Soạn thảo thông điệp

Page 82: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

81

Căn cứ để soạn thảo một thông điệp là: Vấn đề cần giải quyết, người có thẩmquyền giải quyết, các thành tố của một thông điệp đã được xác định ở trên. Cần phảibám sát vào các yêu cầu của một thông điệp có hiệu quả trong quá trình soạn thảothông điệp.

Cấu trúc của thông điệp:

+ Nêu hiện trạng, tình hình có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển xã hội (mứcđộ, cường độ) .

+ Nêu nguyên nhân của tình trạng này, chú ý nguyên nhân cơ bản, liên quantrực tiếp.

+ Đưa ra giải pháp để giải quyết tình trạng được nêu .

+ Lời kêu gọi đối tượng có hành động để đạt mục ti êu đề ra ( mong muốn đốitượng làm gì?) .

Ví dụ: Xây dựng thông điệp vận động xây dựng Mô hình chăm sóc ngườicao tuổi dựa vào cộng đồng.

Bối cảnh: Trong những năm qua, số lượng và tỷ lệ người cao tuổi (60 +) trongdân số ở nước ta tăng lên rõ rệt. Về số lượ ng đã tăng từ 4.64 triệu năm 1989 lên6.19 triệu năm 1999, lên 7.67 triệu năm 2009 và 7.8 triệu năm 2010. Về tỷ lệ ngườicao tuổi trong tổng dân số đã tăng tương ứng là: 7.2 % (1989); 8.12 % (1999); 8.9% (2009) và lên 9.4 (2010). Trên 70 % người cao tuổi là nông dân không có chế độbảo hiểm xã hội, không có nguồn kinh tế riêng để tự nuôi dưỡng bản thân khi hếttuổi lao động. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa đồngbộ, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Trong tình huống trên, vấn đề ưu tiên được lựa chọn là: Xây dựng Mô hìnhchăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng

- Thông tin cơ sở trong tình huống trên gồm:

+ Thực trạng vấn đề: Số lượng người cao tuổi đã tăng từ 4.64 triệu năm 1989lên 6.19 triệu năm 1999, lên 7.67 triệu năm 2009 v à 7.8 triệu năm 2010. Về tỷ lệngười cao tuổi trong tổng dân số đã tăng tương ứng là: 7.2 % (1989); 8.12 %(1999); 8.9 % (2009) và lên 9.4 (2010). Trên 70 % người cao tuổi là nông dânkhông có chế độ bảo hiểm xã hội, không có nguồn kinh tế riêng để tự nuôi dưỡngbản thân khi hết tuổi lao động. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội cho ngườicao tuổi chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu

+ Mức độ ảnh hưởng nếu không được giải quyết: Nếu không có biện phápchăm sóc, nuôi dưỡng và phát huy khả năng của người cao tuổi sẽ ảnh hưởng đếnchất lượng cuộc sống của các cụ và là gánh nặng cho gia đình và xã hội và uổng phímột nguồn nhân lực quý báu của xã hội.

Page 83: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

82

+ Lợi ích mang lại nếu được giải quyết: Nâng cao chất lượng cuộc sống vàphát huy khả năng, kinh nghiệm của người cao tuổi trong việc giáo dục con cháu vàxây dựng xã hội.

+ Làm thế nào để giải quyết vấn đề đó: Xây dựng Mô hình chăm sóc ngườicao tuổi ngay tại gia đình, địa phương các cụ đang sinh sống dựa vào sự tham giađóng góp của cộng đồng và hỗ trợ của chính quyền các cấp .

- Đối tượng cần truyền tải thông điệp:

+ Đối tượng cần vận động: Chính phủ và Lãnh đạo chính quyền các cấp

+ Đối tượng đích: Người cao tuổi

- Lời kêu gọi hành động: Ban hành chính sách và đầu tư xây dựng Mô hìnhchăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng là trách nhiệm của Chính phủ và Lãnhđạo chính quyền các cấp

* Toàn văn thông điệp: Tình trạng già hóa dân số ở nước ta đang diễn ranhanh chóng, Năm 2010 tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,4% tổng dân số,trong đó, trên 70% các cụ là nông dân không có chế độ bảo hiểm xã hội, không cónguồn kinh tế riêng để tự nuôi dưỡng bản thân. Hệ thống các chính sách an sinh xãhội cho người cao tuổi chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu

Nếu không có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phát huy khả năng củangười cao tuổi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các cụ và là gánh nặngcho gia đình và xã hội và uổng phí một nguồn nhân lực quý báu của xã hội.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, giảm gánh nặng chogia đình và xã hội và phát huy một cách tốt nhất uy tín, khả năng và kinh nghiệmcủa người cao tuổi trong việc giáo dục con cháu và xây dựng xã hội , Chính phủ vàchính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ và đầu tư xây dựng các Mô hìnhchăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

4. Những điểm cần lưu ý khi xây dựng và chuyển tải thông điệp4.1. Khi xây dựng thông điệp

- Tạo ra một thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo .

- Chủ đề mà thông điệp đưa ra giải quyết phải có tính thuyết phục .

- Cần sử dụng thông tin, số liệu từ các nguồn đáng tin cậy để làm bằng chứngcho vấn đề đưa ra giải quyết .

- Lời kêu gọi hành động phải thích hợp với đối tượng vận động .

- Lựa chọn những thông điệp thích hợp đã có sẵn trong các tài liệu để biêntập lại cho phù hợp với vấn đề cần giải quyết ở cấp xã, phường.

Page 84: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

83

- Hãy sáng tạo trong việc xây dựng thông điệp, nhất là kết hợp giữa lờithuyết minh và hình ảnh để thu hút sự quan tâm, chú ý của đối tượng.

4.2. Khi chuyển tải thông điệp

- Người truyền thông điệp phải có uy tín và phù hợp với đối tượng nhậnthông điệp.

- Cần truyền thông điệp nhiều lần trong một thời gian. Hãy đảm bảo tính nhấtquán của một thông điệp trong những lần truyền khác nhau.

- Hãy sáng tạo trong truyền thông điệp để thu hút sự quan tâm, chú ý củangười nhận.

4.3. Một số khẩu hiệu và lời kêu gọi hành động được sử dụng trong dịp kỷ niệm50 năm truyền thống ngành Dân số (26/12/1961 - 26/12/2011)

- DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀNVỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC, VÌ SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC MỖI GIA ĐÌNH.

- DÂN SỐ ỔN ĐỊNH, XÃ HỘI PHỒN VINH, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.

- NAM GIỚI CÓ TRÁCH NHIỆM CHIA SẺ VỚI PHỤ NỮ TRONG KẾHOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀ NUÔI DẠY CON.

- HÃY SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI PHÙ HỢP ĐỂ KHÔNG CÓTHAI NGOÀI Ý MUỐN.

- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH LÀ QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆMCỦA MỖI CẶP VỢ CHỒNG.

- TUỔI TRẺ TÍCH CỰC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DS-KHHGĐ.

- CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GÓP PHẦNNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.

- THỰC HIỆN GIA ĐÌNH ÍT CON, ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG ẤM NO, HẠNHPHÚC

- KHÔNG KẾT HÔN SỚM VÌ HẠNH PHÚC TƯƠNG LA I CỦA CHÍNHMÌNH

- ĐẦU TƯ CHO CÔNG TÁC DÂN SỐ MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO VỀKINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

- THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNHLÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN XÃ HỘI

- ỔN ĐỊNH MỨC SINH - TỪNG BƯỚC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGDÂN SỐ

Page 85: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

84

- THỰC HIỆN NGHIÊM PHÁP LỆNH DÂN SỐ - TRÁCH NHIỆM CỦATOÀN DÂN

- NGHIÊM CẤM LỰA CHỌN GIỚI TÍNH THAI NHI DƯỚI MỌI HÌNHTHỨC

- KHÔNG LỰA CHỌN GIỚI TÍNH THAI NHI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀNVỮNG GIỐNG NÒI

- BÌNH ĐẲNG GIỚI GÓP PHẦN CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

- HÃY SINH CON TRAI CON GÁI THEO QUY LUẬT TỰ NHIÊN

- LÀM TỐT CÔNG TÁC DS-KHHGĐ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT ÙNTẮC GIAO THÔNG

Tóm tắt chương:

Chương học này gồm 4 phần:

Phần 1. Khái niệm thông điệp

Phần này trình bày khái niệm thông điệp nói chung và thông điệp vận động nóiriêng.

Phần 2. Yêu cầu của thông điệp hiệu quả

Thông điệp hiệu quả cần ngắn gọn, xúc tích, thu hút được sự chú ý của đốitượng và sự chấp nhận của cộng đồng. Nội dung chính xác, chứa đựng các thông tinmà đối tượng cần, mang lại lợi ích thiết thực cho đối tượng. Hình thức và nội dungcủa thông điệp phải phù hợp với nhóm đối tượng và các quy tắc, chuẩn mực xã hội,có lời kêu gọi hành động

Phần 3. Các bước xây dựng thông điệp

3.1. Một số chủ đề ưu tiên trong truyền thông DS-KHHGĐ

Phần này trình bày một số vấn đề Dân số và Sức khỏe sinh sản đặt ra hiện nayvà trong 10 năm tới, bao gồm:

- Quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao; di dịch cư ngày càng phức tạp; Tỷ sốgiới tính khi sinh đã ở mức cao, tăng nhanh và ngày càng lan rộng ; tỷ lệ người caotuổi tăng nhanh; chất lượng dân số nhìn chung còn thấp…

- Nhiều vấn đề về SKSS chưa được giải quyết tốt như: Tỷ lệ tử vong trẻ emcòn cao, tình trạng mang thai ngoài ý muốn, phá thai, nhiễm HIV ở lứa tuổi VTN,TN còn cao và diễn biến ngày càng phức tạp…

- Việc cung cấp thông tin, tư vấn và các dịch vụ chăm sóc riêng cho một sốnhóm dân số đặc thù còn hạn chế

Page 86: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

85

3.2. Các bước xây dựng thông điệp:

- Bước 1: Xác định vấn đề ưu tiên cần giải quyết và tổ chức, người có thẩmquyền giải quyết vấn đề

- Bước 2: Xác định các thành tố của thông điệp: Vấn đề mà thông điệp đưa rađể giải quyết là gì? Đối tượng cần làm gì để giải quyết vấn đề? Hình thức truyền tảithông điệp nào là tốt nhất, Ai, cơ quan nào truyền đạt thông điệp là hiệu quả nhất,thời gian và địa điểm nào là thích hợp để truyền tải t hông điệp

- Bước 3: Soạn thảo thông điệp hoàn chỉnh : Nội dung thông điệp nêu bật đượchiện trạng của vấn đề cần vận động, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cácgiải pháp để giải quyết vấn đề và lời kêu gọi đối tượng hành động.

Phần 4. Những điểm cần chú ý khi xây dựng và truyền tải thông điệp

- Thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có tính thuyết phục cao. Lời kêugọi hành động phải thích hợp với đối tượng vận động , phù hợp với tình hình thực tếvà có tính khả thi

- Người truyền thông điệp cần có uy tín và phù hợp với đối tượng nhận thôngđiệp. Đảm bảo tính nhất quán của một thông điệp trong những lần truyền khác nhau.Năng động, sáng tạo trong quá trình truyền thông điệp để tạo sự quan tâm, chú ýcủa người nhận.

Câu hỏi thảo luận:

1. Anh (chị) hãy cho biết vấn đề nào về DS-KHHGĐ cần ưu tiên giải quyếtnhất tại địa phương anh, chị hiện nay, tại sao?

2. Anh (chị) hãy xây dựng một thông điệp cho vấn đề nêu trên?

3. Với thông điệp vừa xây dựng trên, theo anh (chị) cần phải truyền tải đếnnhững đối tượng nào? Và bằng kênh truyền thông nào tại địa phương là hiệu quảnhất, tại sao?

Page 87: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

86

Chương 6QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG

DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

I. LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG DS-KHHGĐKế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ là loại kế hoạch tác nghiệp nên cần tuân

thủ đầy đủ các nguyên tắc chung của một bản kế hoạch và các quy trình của nó.

1. Các bước lập kế hoạchBước 1. Chuẩn bị lập kế hoạch

Phần này cần đánh giá tình hình thực hiện công tác truyền thông DS-KHHGĐ thời gian qua, những khó khăn tồn tại cản trở đến hoạt động truyền thôngvà những vấn đề cần tập trung ưu tiên giải quyết trong giai đoạn tiếp theo .

Những nhiệm vụ về truyền thông được cấp trên giao.

Điều kiện thực tế về nguồn lực của đơn vị và khả năng huy động từ địaphương, cộng đồng cho công tác truyền thông DS-KHHGĐ tại địa phương, cơ sở .

Ví dụ: Chuẩn bị lập kế hoạch truyền thông giảm thiểu tình trạng sinh hoạttình dục trước hôn nhân và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn của học sinhTrường phổ thông trung học Tân Mỹ năm 2012.

Đánh giá tình hình: Trong những năm qua, đặc biệt trong 02 năm 2010 và2011 tình trạng học sinh có quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng gia tăng,đã có 08 em mang thai ngoài ý muốn, làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và học tậpcủa các em. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này là docông tác truyền thông, giáo dục về giới tính, tình dục trong nhà trư ờng còn hạn chế.Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của học sinhtrong nhà trường về giới tính, SKSS, tình dục an toàn là nhiệm vụ quan trọng hiệnnay. Chỉ tiêu và nguồn kinh phí cho hoạt động này đã được phê duyệt tại Kế hoạchsố:134/KH- SYT ngày 02/3/2012 của Giám đốc Sở Y tế thành phố.

Bước 2: Xác định mục tiêu của kế hoạch

- Mục tiêu chung : Nhằm góp phần tạo ra môi trường chính sách thuận lợi,nguồn lực cần thiết và sự đồng thuận xã hội để mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồngdễ dàng tham gia, thực hiện các hoạt động của Chương trình, duy trì các hành vi cólợi cho sức khỏe nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Chương trìnhDS-KHHGĐ đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt .

- Mục tiêu cụ thể:

Page 88: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

87

+ Đối với truyền thông chuyển đổi hành vi : Mục tiêu là tạo được sự th ay đổivề thái độ, hành vi về DS-SKSS/KHHGĐ của các nhóm đối tượng cụ thể sau khikết thúc các hoạt động truyền thông.

+ Đối với truyền thông vận động là huy động thêm nguồn lực, các chínhsách mới được ban hành và dư luận xã hội thuận lợi cho việc triển khai các hoạtđộng của Chương trình.

+ Đối với truyền thông huy động cộng đồng là sự ủng hộ, đồng thuận và tựgiác tham gia các hoạt động Chương trình DS-KHHGĐ của các tổ chức xã hội, cácđơn vị và cá nhân có tiềm lực kinh tế, người có chức sắc trong các tổ chức tôn giáo,các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và các tầng lớp nhân dân .

Mục tiêu cụ thể phải đảm bảo 5 yếu tố:

+ Nhóm đối tượng nào cần thay đổi và duy trì hành vi .

+ Hành vi nào cần thay đổi và duy trì .

+ Mức độ thay đổi như thế nào .

+ Khi nào thì đạt được sự thay đổi hành vi mong muốn .

+ Điều kiện để đạt sự thay đổi hành vi mong muốn là gì.

Đối với mỗi địa phương, cơ sở của việc xác định mục tiêu và hoạt độngtruyền thông cho kế hoạch cả năm hay cụ thể trong mỗi đợt truyền thông là các chỉtiêu, kinh phí do cấp trên giao, điều kiện, năng lực của các đơn vị triển khai thựchiện và khả năng huy động nguồn lực bổ sung tại địa phương. Thực tế thời gian quacho thấy, nhiều địa phương, đơn vị được sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phươngvà sự phối hợp của các ban, ngành liên quan nên các hoạt động truyền thông đượctriển khai đa dạng, phong phú, nhiều chỉ tiêu vượt mức trung ương và tỉnh giao.

Trong ví dụ trên, một trong những mục tiêu của kế hoạch truyền thông nhằmgiảm thiểu tình trạng sinh hoạt tình dục trước hôn nhân và mang thai ngoài ý muốncủa học sinh Trường phổ thông trung học Tân Mỹ năm 2012 là: Nâng cao nhận thứcvề giới tính và hành vi về tình dục an toàn, mang thai ngoài ý muốn của học sinh

Đối tượng cần thay đổi và duy trì hành vi: Toàn bộ học sinh của trườngPTTH Tân Mỹ trong đó tập trung ưu tiên cho các em học sinh lớp 11 và 12.

Hành vi cần thay đổi và duy trì: Có kỹ năng nói “Không”với tình dục trướchôn nhân, thực hành tình dục an toàn và chủ động phòng tránh mang thai ngoài ýmuốn.

Mức độ thay đổi như thế nào: 100 % học sinh có nhận thức đúng về giớitính, có hành vi tình dục an toàn, có trách nhiệm, không ai mang thai ngoài ý muốn.

Page 89: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

88

Khi nào thì đạt được sự thay đổi hành vi mong muốn: Trong năm 2012 vàcác năm tiếp theo.

Điều kiện để đạt sự thay đổi hành vi mong muốn là gì: Phối hợp nguồn lựcgiữa Chi cục DS-KHHGĐ thành phố với Ban giám hiệu, đoàn thanh niên nhàtrường để tổ chức các buổi truyền thông, giáo dục về giới tính và tình dục an toàncho các em qua các buổi học chính khóa và ngoại khóa trong nhà trường. Huy độngsự hỗ trợ, tham gia của các đoàn thể, chính quyền địa phương và gia đình các emhọc sinh.

Bước 3. Thiết lập các hoạt động truyền thông để đạt mục tiêu

- Hoạt động truyền thông là những công việc chủ yếu phải làm để đạt đượccác đầu ra mong muốn của kế hoạch truyền thông đã đề ra. Căn cứ để xác định cáchoạt động của kế hoạch là đầu ra, những giải pháp để giải quyết các vấn đề ưu tiênđã được xác định. Trong mỗi hoạt động của kế hoạch, cần chỉ rõ đối tượng tác động,kết quả dự kiến cần đạt, kinh phí, đối tác thực hiện, thời gian bắt đầu và kết thúc,địa điểm triển khai.

- Thiết lập các hoạt động để thực hiện mục tiêu là giai đoạn quan trọng nhấtcủa lập kế hoạch. Nếu không xây dựng được các hoạt động và cách triển khai phùhợp thì khó có thể hoàn thành được mục tiêu.

- Để hoàn thành một mục tiêu sẽ cần một hay nhiều hoạt động truyền thông.

Ví dụ trên: Để nâng cao nhận thức của học sinh về tình dục an toàn, phòngtránh mang thai ngoài ý muốn, cần triển khai các hoạt động như:

+ Phối hợp với nhà trường mở các lớp tập huấn về sinh lý lứa tuổi , tình dụcan toàn và phòng tránh mang thai cho học sinh trong nhà trường.

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu SKSS để các em học sinh tham dự.

+ Cung cấp các tài liệu, tờ gấp, sách mỏng về SKSS/KHHGĐ, tình dục antoàn để các em học sinh làm tài liệu tham khảo và định hướng hành động.

+ Tập huấn, nói chuyện chuyên đề về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi và biện pháp,kỹ năng tiếp cận, giáo dục giới tính giữa mẹ và con .

- Mỗi hoạt động truyền thông phải đầy đủ các yếu tố cụ thể như sau:

+ Nội dung hoạt động.

+ Thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành.

+ Phạm vi và địa điểm thực hiện hoạt động .

+ Người chủ trì, người phối hợp .

+ Dự kiến kết quả đạt được .

Page 90: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

89

+ Dự kiến kinh phí thực hiện.

Ví dụ: Hoạt động phối hợp với nhà trường mở lớp tập huấn về sinh lý lứatuổi, tình dục an toàn và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho học sinh trongnhà trường

Nội dung hoạt động:Mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức về sinh lý lứa tuổi,tình dục an toàn và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho học sinh lớp 12.

Thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành: Từ 12 đến 14 tháng 10 năm 2012.

Phạm vi và địa điểm thực hiện hoạt động: Toàn bộ học sinh khối 12, tại Hộitrường lớn của nhà trường.

Người chủ trì: Hiệu trưởng nhà trường .

Người phối hợp: Lãnh đạo chi cục DS-KHHGĐ thành phố

Dự kiến kết quả đạt được: Trên 85% số học sinh khối 12 tham dự, 100% sốhọc sinh tham dự nhận thức đúng về sinh lý lứa tuổi , 90% biết thực hành tình dục antoàn để phòng tránh các bệnh LTQĐTD và mang thai ngoài ý muốn.

Dự kiến kinh phí thực hiện: 05 triệu đồng, trong đó:

Kinh phí từ Chi cục DS-KHHGĐ thành phố: 04 triệu (theo kế hoạch phân bổsố 134/KH- SYT ngày 02/3/2012 của Giám đốc Sở Y tế).

Kinh phí hỗ trợ của nhà trường: 01 triệu.

- Trong mỗi bản kế hoạch phải liệt kê được tất cả các hoạt động cần thiết đểđạt mục tiêu và diễn tả chi tiết các hoạt động. Nếu bỏ sót hoạt động thì sẽ ảnhhưởng đến kết quả đầu ra.

- Phân tích tác động của mỗi hoạt động, để phân tích được chính xác cần lựachọn phương pháp thích hợp, có tính khả thi cao và có khả năng đo lường được, sửdụng các dự báo, chính sách, những giả thiết về môi trường và điều kiện mà trongđó có thể thực hiện được mỗi hoạt động.

- Lựa chọn thứ tự và mức độ ưu tiên của mỗi hoạt động để triển khai .

Bước 4. Xác định nhu cầu về nguồn lực (các yếu tố đầu vào)

- Nhu cầu nguồn lực gồm: Nhân lực, vật lực, trang thiết bị, tài chính đảm bảocho việc triển khai các hoạt động truyền thông đã được đề ra trong kế hoạch .

+ Nguồn nhân lực: Người tham gia tổ chức, chuyên gia, và những ngườitham gia triển khai các hoạt động.

+ Phương tiện: Các phương tiện cần thiết để tổ chức các hoạt động.

+ Thời gian: Thời gian cần thiết cho tổ chức từng hoạt động cụ thể .

Page 91: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

90

+ Tài chính: Kinh phí cần thiết đảm bảo để thực hiện các hoạt động chủ yếucủa kế hoạch, bao gồm cả kinh phí do Chương trình DS-KHHGĐ cấp và huy độngtừ cộng đồng.

Ví dụ về tài chính: Để thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức của học sinhtrường PTTH về tình dục an toàn, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn năm 2012.Dự kiến kinh phí cho các hoạt động như sau:

+ Phối hợp với nhà trường mở các lớp tập huấn v ề sinh lý lứa tuổi, tình dụcan toàn và phòng tránh mang thai cho học sinh trong nhà trường: 09 triệu, trong đó07 triệu từ Chương trình DS - KHHGĐ, 02 triệu hỗ trợ của nhà trường.

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu SKSS để học sinh tham dự: 06 triệu từ Chươngtrình DS – KHHGĐ.

+ Cung cấp các tài liệu, tờ gấp, sách mỏng về SKSS/KHHGĐ, tình dục antoàn để các em học sinh làm tài liệu tham khảo, định hướng hành động : Do Chi cụcDS-KHHGĐ thực hiện.

+ Tập huấn, nói chuyện chuyên đề về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi và biện pháp,kỹ năng tiếp cận, giáo dục giới tính giữa mẹ và con: 10 triệu, trong đó Hội phụ nữthành phố 02 triệu, Thành Đoàn 02 triệu và Chi cục DS-KHHGĐ 06 triệu.

.....

Bước 5. Dự kiến kết quả cần đạt (đầu ra)

- Là những kết quả cụ thể sau mỗi hoạt động truyền thông tác động lên đốitượng. Đầu ra có mối quan hệ Nhân - Quả với mục tiêu, nghĩa là nếu các đầu ra đư -ợc thực hiện thì mục tiêu hoàn thành. Vì vậy, ứng với mỗi mục tiêu có các đầu ra cụthể cần hoàn thành

- Khi xây dựng một kế hoạch truyền thông, để cho tiện, người ta có thể gắnđầu ra vào mục tiêu cụ thể.

Ví dụ: Mục tiêu cụ thể của kế hoạch truyền thông trên là: Nâng cao hiểu biết,kiến thức về sinh lý lứa tuổi và hành vi tình dục an toàn, phòng tránh mang thaingoài ý muốn cho 70% tổng số học sinh trong nhà trường, trong đó học sinh khối 12đạt từ 90% trở lên.

2. Chỉ báo kiểm định:

- Đối với mục tiêu, chỉ báo kiểm định là số đo mức độ thay đổi hành vi củamỗi nhóm đối tượng trong tương lai so với hiện tại.

- Đối với đầu ra, chỉ báo kiểm định là số đo mức độ thay đổi nhận thức vàthái độ của mỗi nhóm đối tượng trong tương lai so với hiện tại.

Page 92: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

91

- Đối với hoạt động, chỉ báo kiểm định là số đo kết quả thực hiện các hoạtđộng của kế hoạch.

Ví dụ: Trong kế hoạch nêu trên đến cuối năm chỉ thực hiện được 04 hoạtđộng, còn hoạt động tập huấn, nói chuyện chuyên đề về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi vàbiện pháp tiếp cận, giáo dục giới tính giữa mẹ và con chưa được thực hiện . Như vậylà chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

3. Phương tiện kiểm định:

- Là những bằng chứng để xác minh mức độ đạt được các mục tiêu, đầu ravà hoạt động của kế hoạch.

- Những bằng chứng chính là những thông tin, số liệu trong các báo cáo địnhkỳ, báo cáo kết quả giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả khảosát và nghiên cứu có liên quan

4. Điều kiện thực hiện- Điều kiện thực hiện là những yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu,

đầu ra và hoạt động của kế hoạch

5. Tác động: Là ảnh hưởng của kết quả thực hiện kế hoạch đến sự thay đổi hành vicủa các nhóm đối tượng và của c ả cộng đồng trong hiện tại và tương lai

6. Một số mẫu trong lập kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐViệc xác định các hoạt động phải gắn với mục tiêu cụ thể và các đầu ra ứng

với mục tiêu cụ thể. Cách xác định các hoạt động được thể hiện theo mẫu:

Mẫu số 1:

Xác định đầu ra và hoạt động theo mục tiêu

Mục tiêu số . . .

Chỉ sốkiểm định

Phương tiệnkiểm định

Điều kiện thựchiện

Đầu ra 1:

Hoạt động của đầu ra 1:

1. “Tên hoạt động”

2. “Tên hoạt động”

3. “Tên hoạt động”

Đầu ra 2:

Hoạt động của đầu ra 2:

1. “Tên hoạt động”

Page 93: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

92

2. “Tên hoạt động”

3. “Tên hoạt động”

Đầu ra 3:

Hoạt động của đầu ra 3:

1. “Tên hoạt động”

2. “Tên hoạt động”

. . .

*Chú ý: Mẫu số 1 được lập cho mỗi mục tiêu cụ thể của kế hoạch.

Thông thường, kế hoạch truyền thông được xây dựng trong thời hạn 5 năm.Trên cơ sở mẫu số 1, một kế hoạch 5 năm ở cấp tỉnh được thể hiện theo mẫu số 2như sau:

Mẫu số 2:

Kế hoạch thực hiện các hoạt động truyền thông giai đoạn 2011-2015

Mục tiêu số . . .

Đơn vị tính: tr.đ

Kết quảdự kiến

Tổngkinh phí

2011 2012 2013 2014 2015

Đầu ra 1:

Hoạt động đầu ra 1:

1. “Tên hoạt động”

2. “Tên hoạt động”

Đầu ra 2:

Hoạt động đầu ra 2:

1. “Tên hoạt động”

2. “Tên hoạt động”

Đầu ra 3:

Hoạt động đầu ra 3:

1. “Tên hoạt động”

2. “Tên hoạt động”

. . .

Page 94: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

93

*Chú ý: Mẫu số 2 được lập cho mỗi mục tiêu của kế hoạch 5 năm của chiếnlược/chương trình hay dự án cụ thể nào đó.

Trên cơ sở mẫu số 2, một kế hoạch truyền thông hàng năm được lập theomẫu số 3 như sau:

Mẫu số 3:

Kế hoạch thực hiện các hoạt động truyền thông hàng năm

Mục tiêu số . . .

Hoạt động

chủ yếuĐối tượngtác động

Kết quảcủa hoạt

động

Tổ chức/người thực

hiện/ phối hợp

Thời gianbắt đầu-kết thúc

Địađiểm

Kinhphí

(1000đ)

Đầu ra 1:

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 3

Đầu ra 2:

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 3

Đầu ra . . .:

Hoạt độngquản lý:

- Giám sát

- Đánh giá

- ...

cần đượcxác địnhngay trongkế hoạchhàng năm

Chú ý: - Mẫu số 3 được lập cho mỗi mục tiêu của kế hoạch hàng năm

- Các hoạt động theo mỗi đầu ra được xếp theo thứ tự ưu tiên. Hoạt động 1được coi là có thứ tự ưu tiên cao nhất.

Page 95: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

94

* Ví dụ: một mẫu kế hoạch hoạt động trong 1 năm của xã “ X”

Khung kế hoạch TTCĐHV DS/ KHHGĐ tại xã X (vấn đề được chọn ưu tiên là SKSS VTN và LMAT....)

Hoạt động chủ yếu Đối tượng tácđộng

Kết quả hoạtđộng

Tổ chức/ngườithực hiện/phối

hợp

Thời gian bắtđầu, kết thúc Địa điểm

Kinh phí

(1.000đ)

Mục tiêu 1: Đến tháng 12/2009: 90% VTN, TN xã A hiểu rõ nguy cơ của tình dục không an toàn và biết cách sử dụngcác biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn.

Đầu ra 1: 95% VTN, TN hiểu biết về các BPTT hiện đại phù hợp và tác hại của việc phá thai, sinh c on ở tuổi VTN

Hoạt động 1

Cung cấp tờ rơi về táchại của việc phá thaivà các BPTT phù hợpvới VTN

VTN/TN Mỗi chi đoànphát được 100tờ rơi

Đoàn thanh niênxã/cán bộ dân sốxã

2/2009–12/2009

Trụ sở củaĐoànthanh niên

100.000

(hỗ trợ tiềnxăng xe)

Hoạt động 2

Tổ chức cuộc thi tìmhiểu về kỹ năng ứng xửcủa VTN trước vấn đềtình yêu, tình dục antoàn có trách nhiệm

Học sinhtrường THPT(lớp 11 và lớp12) và thanhniên xã “X”

Một cuộc thiđược tổ chức

Đoàn trường,Đoàn xã và cánbộ dân số xã

8/3/2009 -26/3/2009

TrườngTHPT

2.000.000

Hoạt động 3

Xây dựng CLB chămsóc SKSS

VTN, TN Xây dựng mộtCLB

Đoàn thanh niênxã kết hợp vớidân số và y tế xã

6/2009 –8/2009

Xã X 500

Page 96: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

95

Hoạt động chủ yếu Đối tượng tácđộng

Kết quả hoạtđộng

Tổ chức/ngườithực hiện/phối

hợp

Thời gian bắtđầu, kết thúc Địa điểm

Kinh phí

(1.000đ)

Đầu ra 2: 100% các bậc cha mẹ ủng hộ VTN, TN tiếp cận với các dịch vụ, tư vấn, ph i lâm sàng về chăm sóc SKSS khicó nhu cầu

Hoạt động 1

Xây dựng thông điệpủng hộ vị thành niêntiếp cận với các thôngtin, dịch vụ chăm sócSKSS

Các bậc chamẹ có con ởtuổi vị thànhniên

Xây dựng vàchuyển tải 5thông điệp

Đoàn thanhniên, trườngTHPT, hội phụhuynh; Đoànthanh niên vàVăn hoá xã

1/2009 -3/2009

Trụ sở củaĐoànthanh niên

500.000

Hoạt động 2...

Mục tiêu 2: Đến tháng 12/2009: 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rõ lợi ích của việc chăm sóc khi mang thai,khi sinh, sau sinh và biết cách thực hiện các chăm sóc cơ bản đó khi có thai

Đầu ra 1: 95% Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rõ lợi ích của việc khám thai từ 3 - 5 lần và các chăm sóc cơ bản kháckhi mang thai, chuyển dạ và sau đẻ

Hoạt động 1: Sinhhoạt thảo luận nhómtại các CLB tiền hônnhân, CLB gia đìnhhạnh phúc...

Phụ nữ thamgia các môhình CLB

1 tháng/ 1 buổisinh hoạt

Ban chủ nhiệmCLB và cán bộDS xã

1/2009–12/2009

Tại nhàvăn hoáthôn củaxã “X “

100.000

(chè nước vàthuê phươngtiện)

Hoạt động 2: Phát tờrơi đến từng hộ gia

Phụ nữ mangthai

Phụ nữ mangthai được nhận

Ban chủ nhiệmcác CLB, CTV,

8/3/2009 đến12/2008

Các hộ giađình của

2.000 (Hỗtrợ xăng xe

Page 97: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

96

Hoạt động chủ yếu Đối tượng tácđộng

Kết quả hoạtđộng

Tổ chức/ngườithực hiện/phối

hợp

Thời gian bắtđầu, kết thúc Địa điểm

Kinh phí

(1.000đ)đình có phụ nữ mangthai

tờ rơi TTV xã “X” đi lại)

Hoạt động 3: tuyêntruyền trên hệ thôngloa đài của xã

Người dân Nội dung vềlàm mẹ antoàn được phát2 tuần 1 lần x12 buổi

Trạm trưởng ytế và văn hoá xã

3/2009 –6/2009

Xã “X” 300.000(tiền viết bàivà thù laođọc bài)

Đầu ra 2: 90% phụ nữ mang thai đi khám tai từ 3 đến 5 lần và tiêm phòng uốn ván đầy đủ 2 mũi

Hoạt động 1

Xây dựng thông điệpvề lợi ích của việckhám thai sớm vàkhám thai từ 3 đến 5lần

Phụ nữ trongđộ tuổi sinh đẻ

Xây dựng vàchuyển tảithông điệptrên hệ thốngloa và trên 5panô đặt tại 5thôn

Cán bộ DS xãvà phòng vănhoá thông tin

1/2009 -12/2009

Tại trungtâm của 5thôn xómY

1.000.000

Hoạt động 2...

Page 98: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

97

7. Mối quan hệ giữa các thành tố trong lập k ế hoạch- Các thành tố trong quá trình lập kế hoạch có mối quan hệ khăng khít và tác

động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, yếu tố này là tiền đề hoặc là kết quả của nhữngyếu tố khác.

- Việc lựa chọn vấn đề ưu tiên có thể coi là cội nguồn của một kế hoạch. Nếulựa chọn vấn đề đúng, đáp ứng được nhu cầu đang bức xúc, nổi lên trong công tácDS-KHHGĐ tại địa phương sẽ tạo được sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, thuhút được chú ý và tham gia của các tầng lớp nhân dân nhất là các đối tượng đượchưởng lợi. Vấn đề ưu tiên được lựa chọn phải phù hợp với nguồn lực có thể huyđộng và điều kiện thực tế thì mới có tính khả thi.

- Việc lựa chọn vấn đề ưu tiên phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng miềnvà trong từng giai đoạn cụ thể. Ở những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số,trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ sinh và tỷ lệ phát triển dân số còn cao thì những nộidung ưu tiên thường được h ướng vào việc truyền thông, vận động đối tượng thựchiện KHHGĐ, chấp nhận các BPTT để thực hiện quy mô gia đình nhỏ, mỗi cặp vợchồng chỉ nên có 1 đến 2 con, phòng tránh tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ởnhững vùng đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển đã đạt mức sinh thay thếthường ưu tiên lựa chọn những vấn đề dân số mới phát sinh như mất cân bằng giớitính khi sinh, vấn đề già hóa dân số, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh...

- Trong cùng một giai đoạn có thể tại địa phương nổi lên nhiều vấ n đề cầngiải quyết. Vấn đề được ưu tiên lựa chọn không nhất thiết phải là vấn đề nóng bỏngnhất, bức xức nhất, vì khi lựa chọn vấn đề chúng ta phải xác định được khả nănggiải quyết vấn đề đó. Nếu vấn đề lựa chọn quá lớn, do nhiều nguyên nhân gây ra,điều kiện giải quyết liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, vượt quá khả năng vềnguồn lực và điều kiện thực tế của mình thì cần phải có những kế hoạch tổng thểhơn, ở tầm cao hơn để giải quyết.

- Sau khi lựa chọn được vấn đề ưu tiên, việc đầu tiên trong chu tr ình lập kếhoạch là xác định mục tiêu cần đạt để giải quyết vấn đề đó. Việc xác định mục tiêucủa kế hoạch không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà quản lý màcòn phụ thuộc vào phạm vi, tính chất của vấn đề và khả năng huy động nguồn lực(đầu vào) để giải quyết.

Ví dụ: Mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam là một vấn đề phức tạpđang nổi lên hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và liên quanđến nhiều cấp, nhiều ngành. Vì vậy, mục tiêu đặt ra trong Chiến lược Dân số -SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là: Hạn chế tốc độ mất cân bằng giới tính khisinh, phấn đấu đạt 113/100 vào 2015 và 115/100 vào năm 2020.

- Đầu ra có mối quan hệ Nhân-Quả với mục tiêu, nghĩa là nếu các đầu rađược thực hiện thì mục tiêu hoàn thành. Vì vậy, ứng với mỗi mục tiêu có các đầu racụ thể cần hoàn thành.

Page 99: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

98

- Đầu ra là kết quả của mỗi hoạt động, nếu các hoạt động được thực hiện đầyđủ thì thì các đầu ra dự kiến cũng sẽ đạt được. Vì vậy, việc xác định hoạt động luôngắn với mỗi đầu ra cụ thể

- Để triển khai các hoạt động trong kế hoạch cần phải có nguồn lực (nhânlực, vật lực, thời gian), nếu nguồn lực thiếu đồng bộ và không tương xứng thì khócó thể triển khai đầy đủ các hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả đầu ra. Như vậy cácyếu tố đầu vào là nền tản g của các hoạt động.

Mối quan hệ lôgíc trong việc thiết kế và thực hiện mục tiêu, đầu ra và hoạtđộng của kế hoạch truyền thông được mô tả ở sơ đồ sau:

Thì

Nếu Thì

Nếu

Thì

Thì

Nếu

Ý nghĩa của sơ đồ trên:

Xây dựng kế hoạch từ trên xuống, thực hiện kế hoạch từ dưới lên, nghĩa là:

- Trước hết, phải xác định mục tiêu chung hay mục đích của kế hoạch

- Xác định các mục tiêu cụ thể trên cơ sở mục tiêu chung

- Xác định các đầu ra ứng với mỗi mục tiêu cụ thể

- Xác định các hoạt động chủ yếu ứng với mỗi đầu ra

- Xác định các yếu tố đầu vào để triển khai các hoạt động.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG DS-KHHGĐ1. Khái niệm

Tổ chức thực hiện kế hoạch là một trong những chức năng cơ bản của ngườiquản lý; là một khâu quan trọng trong công tác quản lý, nhằm biến kế hoạch thànhhiện thực; là quá trình người quản lý huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực để các

Mục tiêu chung/Mục đích

Mục tiêu cụ thể

Đầu ra

Hoạt động

Đầu vào

Page 100: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

99

hoạt động truyền thông diễn ra theo đúng quy mô, thời gian, địa điểm đạt được kếtquả như dự kiến. Để tổ chức thực hiện thành công kế hoạch truyền thông, ngườilãnh đạo cần tiến hành các bước sau đây:

2. Các bước thực hiện kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ

Bước 1: Trước hết người quản lý cần rà soát bản kế hoạch đã đ ược phê duyệtđể kiểm tra xem quy mô như thế nào: Có bao nhiêu hoạt động (đối với kế hoạchnăm), bao nhiêu việc (đối với kế hoạch hoạt động)? Thời gian bắt đầu và kết thúc?Địa điểm ở đâu? Cần bao nhiêu ngư ời? Bao nhiêu nguồn lực?... Trên cơ sở đó soạnthảo “Hướng dẫn thực hiện kế hoạch”. Mỗi hoạt động của kế hoạch đều phải đượchướng dẫn một cách cụ thể để đảm bảo việc thực thi kế hoạch được đồng bộ, thốngnhất với mọi đối tác thực hiện và cơ quan quản lý.

Ví dụ: Để triển khai Kế hoạch truyền thông giảm thiểu tình trạng sinh hoạttình dục trước hôn nhân và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn của học sinhTrường phổ thông trung học Tân Mỹ năm 2012 nêu trên:

- Các hoạt động được phê duyệt: Gồm 04 hoạt động, đó là:

+ Phối hợp với nhà trường mở lớp tập huấn về sinh lý lứa tuổi, tình dục antoàn và phòng tránh mang thai cho học sinh trong nhà trường .

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu SKSS để các em học sinh tham dự .

+ Cung cấp các tài liệu, tờ gấp, sách mỏng về SKSS/KHHGĐ, tình dục antoàn để các em học sinh làm tài liệu tham khảo và định hướng hành động .

+ Tập huấn, nói chuyện chuyên đề về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi và biệnpháp, kỹ năng tiếp cận, giáo dục giới tính giữa mẹ và con .

- Thời gian triển khai thực hiện kế hoạch: Trong năm 2012

- Địa điểm triển khai: Trường PTTT Tân Mỹ .

- Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí 25 triệu, trong đó:

+ Chi cục DS-KHHGĐ thành phố: 19 triệu

+ Trường PTTT Tân Mỹ: 02 triệu

+ Hội Phụ nữ thành phố: 02 triệu

+ Thành Đoàn TNCSHCM: 02 triệu

- Cơ quan thực hiện: Chi cục DS-KHHGĐ thành phố, Ban giám hiệu vàĐoàn thanh niên nhà trường, Hội phụ nữ, Thành đoàn thành phố.

Bước 2: Kiểm tra xem các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị,tài liệu, kinh phí, cơ chế...) đã đầy đủ theo kế hoạch được phê duyệt chư a và khảnăng huy động thêm các nguồn lực khác tại cộng đồng cho việc triển khai các hoạtđộng của kế hoạch.

Page 101: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

100

Kinh phí triển khai kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ chủ yếu do Chươngtrình DS-KHHGĐ cấp theo kế hoạch hàng năm, nhưng nếu chỉ trông chờ vào nguồnlực của Chương trình dân số thì các hoạt động sẽ bị hạn chế và hiệu quả không cao,nhiều hoạt động hỗ trợ cần phải được huy động từ địa phương .

Ví dụ: Trong kế hoạch nêu trên, lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ thành phốkiểm tra các đơn vị phối hợp triển khai các hoạt động đã bố trí đủ kinh phí và cửngười tham gia theo kế hoạch chưa, có đủ số lượng và cơ cấu như đã thống nhấttrong kế hoạch không, các nguồn lực có thể hỗ trợ thêm ngoài kế hoạch, những vấnđề có thể phát sinh...

Bước 3: Tổ chức cuộc họp để thông báo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện kếhoạch. Phân công cán bộ một cách hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng năng lực đểđảm bảo từng việc, từng hoạt động được triển khai đúng kế hoạch và đạt kết quả.

Một đặc thù trong việc triển khai thực hiện kế hoạch DS-KHHGĐ là nhiềuhoạt động mang tính chất liên ngành, đa lĩnh vực. Nhiều tổ chức, đơn vị cùng thamgia triển khai thực hiện, trong đó cơ quan dân số là cơ quan chủ trì và điều phối cáchoạt động. Vì vậy, việc phân công nhiệm vụ một cách hợp lý, cụ thể trên cơ sở chứcnăng, nhiệm vụ và thế mạnh của mỗi tổ chức, cá nhân và phối hợp đồng bộ trongquá trình triển khai các hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức thựchiện kế hoạch.

Ví dụ: Triển khai kế hoạch Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịchvụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại địa bàn một xã. Nhiệm vụ truyền thông, vận độngcác đối tượng nâng cao nhận thức, chấp nhận dịch vụ do cán bộ DS-KHHGĐ phốihợp với cán bộ Hội nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên… ở xã đảm nhiệm. Nhiệmvụ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng do cán bộ y tế tại Trạm và cán bộ y tế đượctăng cường từ tỉnh, huyện xuống đảm nhiệm. Công tác tổ chức, địa điểm triển khaido Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ xã đảm nhiệm. Vì vậy , việc hướng dẫn, phân côngnhiệm cho các đơn vị và cá nhân liên quan trong quá trình triển khai kế hoạchtruyền thông là rất quan trọng. Nếu không các hoạt động sẽ thiếu đồng bộ và khôn gđạt được đầu ra theo mong muốn.

Bước 4: Liên hệ và làm việc với các đối tác liên quan thông qua công vănhoặc các cuộc họp để phối hợp chặt chẽ trong triển khai kế hoạch hoạt động. Kếhoạch, hướng dẫn thực hiện kế hoạch, bảng phân công nhiệm vụ và đề nghị hỗtrợ…phải được gửi trước cho các bên liên quan và địa bàn triển khai kế hoạch

Bước 5: Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi từng hoạt động vàgiám sát, đôn đốc, thúc đẩy thường xuyên từng hoạt động thông qua các cuộc họphoặc trực tiếp làm việc với cán bộ được phân công để đảm bảo hoạt động thực hiệnđúng kế hoạch, kịp thời phát hiện những thiếu sót và bất hợp lý.

* Nội dung theo dõi gồm :

Page 102: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

101

- Thực tế tiến độ triển khai các hoạt động so với kế hoạch: Những hoạt độngđã triển khai, đang triển khai (thời gian bắt đầu và kết thúc) và chưa triển khai .

- Xác định những hoạt động:

+ Đã hoàn thành đúng tiến độ.

+ Đã hoàn thành trước hoặc sau dự kiến.

+ Những hoạt động bị đẩy lùi hoặc không được triển khai.

+ Tìm hiểu lý do việc chậm hoặc không triển khai được các hoạt động theokế hoạch.

+ Thống nhất cách thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch (đẩy lùi hoặc thay đổihoạt động)

Ví dụ: Theo kế hoạch, lớp tập huấn về sinh lý lứa tuổi, tình dục an toàn vàphòng tránh mang thai cho học sinh Trường phổ thông trung học Tân Mỹ năm2011 được triển khai từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2011, với chỉ tiêu đặt ra làtrên 85% số học sinh khối 12 tham dự, 100% số học sinh tham dự nhận thức đúngvề sinh lý lứa tuổi, 90% biết thực hành tình dục an toàn để phòng tránh các bệnh lâytruyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.

Dựa vào tiến độ và kết quả triển khai kế hoạ ch sau ngày 14 tháng 10 năm2011 sẽ biết được hoạt động này đã được thực hiện chưa, nếu chưa được thực hi ệnphải tìm hiểu do nguyên nhân gì? nếu được thực hiện thì kết quả có đạt so với chỉtiêu đặt ra không, trên cơ sở đó lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ thành phố phối hợpvới các bên liên quan điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Bước 6: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ theo qui định bằng vănbản cho các cơ quan quản lý. Có nhiều hình thức báo cáo.

- Báo cáo kết quả hoạt động: Ví dụ: Báo cáo kết quả lớp tập huấn truyềnthông, nâng cao năng lực cho các nhà báo, phóng viên về công tác DS-KHHGĐ từngày 24 - 29 /8/2011 tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Báo cáo định kỳ (tháng, quí): Ví dụ: Báo cáo kết quả triển khai Dự án sànglọc trước sinh, sơ sinh quý I/ 2011 của Bệnh viện Từ Dũ-thành phố Hồ Chí Minh gửiVụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ.

Bước 7: Điều chỉnh kịp thời kế hoạch khi có thay đổi về đầu vào và các rủiro ngoài dự kiến.

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch có thể phát sinh các vấn đềngoài dự kiến. Có vấn đề do bản kế hoạch không sát với thực tiễn, nguồn lực khôngđáp ứng được yêu cầu…Có vấn đề do khách quan mang lại như thời tiết khôngthuận lợi, địa bàn triển khai kế hoạch có biến động…Vì vậy để kế hoạch có tính khảthi và đạt được mục tiêu cần phải có sự xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợpvới điều kiện thực tiễn.

Page 103: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

102

III. GIÁM SÁT HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG, VẬN ĐỘNG

1. Khái niệm1.1. Giám sát

Giám sát là một trong các hoạt động quản lý thường xuyên nhằm theo dõixem các hoạt động triển khai kế hoạch có diễn ra theo đúng trình tự, nguồn lực, tiếnđộ thời gian, kết quả dự kiến như đã được thiết kế trong kế hoạch hay không.

1.2. Giám sát hỗ trợ

Giám sát hỗ trợ là ngoài việc giám sát, xem xét, phân tích các hoạt độngtrong kế hoạch, người giám sát còn phải hỗ trợ, theo dõi và giúp đỡ đối với các cánbộ (người được giám sát) giải quyết những khó khă n, hạn chế hoặc các vấn đề màhọ đang gặp phải trong quá trình triển khai các hoạt động trong kế hoạch, chươngtrình nhằm giúp họ thực hiện tốt hơn công việc của mình và nâng cao được hiệuquả, chất lượng của hoạt động, chương trình đó

Giám sát hỗ trợ được áp dụng cho cả hình thức giám sát từ bên ngoài vàgiám sát nội bộ (tự giám sát)

1.3. Giám sát hỗ trợ hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số-kếhoạch hóa gia đình

Giám sát hỗ trợ hoạt động TTCĐHV về DS-KHHGĐ là việc giám sát hỗ trợđược thực hiện nhằm giải quyết khó khăn của các cán bộ truyền thông trong việc ápdụng các kiến thức, kỹ năng triển khai các hoạt động truyền thông chuyển đổi hànhvi về DS-KHHGĐ đang thực hiện tại địa phương. Từ đó, cải thiện khả năng làmviệc của cán bộ và tăng cường chất lượng công việc mà cán bộ đó thực hiện. Giámsát hỗ trợ thường là giám sát trực tiếp, do cán bộ quản lý cấp trên thực hiện đối vớicán bộ cấp dưới, hoặc lãnh đạo thực hiện đối với cán bộ quản lý cùng cấp, hoặc cánbộ chuyên trách tuyến trên thực h iện với cán bộ chuyên trách tuyến dưới, định kỳtheo kế hoạch đã đề ra.

2. Các bước tiến hành giám sát hỗ trợ

Bước 1. Chuẩn bị giám sát

a. Lập kế hoạch cho một cuộc gián sát hỗ trợ.

- Kế hoạch giám sát hỗ trợ có thể được xây dựng chung cho cả năm hoặccho từng quý, từng tháng. Đối với một đợt giám sát hỗ trợ cụ thể cơ quan hoặcngười được giao nhiệm vụ giám sát cần xây dựng kế hoạch cụ thể, bao gồm:

+ Xác định mục tiêu: Khi xác định mục tiêu cần trả lời câu hỏi: Những hoạtđộng nào được giám sát và giám sát để làm gì?

+ Xác định địa điểm và thời gian giám sát: Giám sát ở đâu? Bao giờ? Thựchiện vào khi nào?

Page 104: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

103

+ Nội dung giám sát: Các nội dung chính cần thực hiện trong chuyến giámsát. Trong nội dung giám sát phải trả lời được câu hỏi, giám sát cái gì? hoạt độngnào? Ai là đối tượng được giám sát?

+ Xác định các thành viên nhóm giám sát và phân công nhiệm vụ cụ thể chotừng người. Nhiệm vụ giám sát thường được giao cho một nhóm người hoặc mộtngười, những người thực hiện nhiệm vụ giám sát thường được cụ thể hóa trongquyết định giám sát của cấp có thẩm quyền.

+ Xác định phương pháp thu thập thông tin và tiến trình thực hiện:

- Thực hiện như thế nào? Quan sát buổi truyền thông từ khi bắt đầu đến kếtthúc, phỏng vấn người tham dự, họp rút kinh nghiệm.

- Thời gian cụ thể tiến hành cuộc giám sát.

+ Xác định các công cụ giám sát cần thiết: Thực hiện bằng gì? Bảng kiểmtruyền thông nhóm, phiếu phỏng vấn người tham dự về chủ đề được truyền thông

+ Hoàn thiện kế hoạch giám sát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

b. Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến cuộc giám sát: Rà soát các tài liệu(mang theo khi cần thiết): Kết quả giám sát trước, các báo cáo, các bản kế hoạch, tàiliệu khác

c. Chuẩn bị kinh phí, hậu cần, phương tiện phục vụ cho cuộc giám sát:Phương tiện, văn phòng phẩm, tạm ứng tiền…

Trong ví dụ trên, có thể lập kế hoạch giám sát cho cả 04 hoạt động đã đượcphê duyệt trong năm hay kế hoạch giám sát cho từng hoạt động cụ thể như: Kếhoạch giám sát lớp tập huấn về sinh lý lứa tuổi, tình dục an toàn và phòng tránhmang thai cho học sinh Trường phổ thông trung học Tân Mỹ năm 2012.

- Mục tiêu giám sát: Lớp tập huấn có được triển khai theo đúng địa điểm,thời gian và đạt chất lượng như kế hoạch đã được phê duyệt không .

Địa điểm và thời gian giám sát: Tại Trường phổ thông trung học Tân Mỹ,vào thời gian lớp tập huấn được tổ chức (Dự kiến từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm2011).

- Nội dung giám sát:

+ Các hoạt động thực tế đang được triển khai so với kế hoạch và nội dungchi tiết của lớp tập huấn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt .

+ Đối tượng và số lượng học sinh tham dự có đạt chỉ tiêu đề ra không?

+ Nội dung và phương pháp trình bày của các giảng viên trong lớp tập huấn .

+ Thay đổi nhận thức của học sinh tham dự lớp tập huấn về sinh lý lứa tuổi,tình dục an toàn và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

Page 105: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

104

+ Những khó khăn và các vấn đề mới phát sinh so với kế hoạch cần điềuchỉnh để phù hợp tình hình thực tế .

- Thành viên nhóm giám sát: Các cán bộ thuộc Chi cục DS- KHHGĐ và mộtsố ngành phối hợp được Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ quyết định.

- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Quan sát, phỏng vấn, trao đổi với những người có trách nhiệm tổ chức,giảng viên được phân công và học viên tham dự lớp tập huấn.

+ Họp trao đổi, rút kinh nghiệm và thông qua dự thảo nhận xét của Đoàngiám sát đối với lớp tập huấn, lấy ý kiến phản hồi từ phía những người thực hiện vàhọc viên tham dự.

- Công cụ giám sát: Xây dựng bảng kiểm theo các chỉ tiêu, chỉ báo kiểm địnhvà mục tiêu kế hoạch lớp tập huấn đề ra.

- Các tài liệu liên quan: Kế hoạch lớp tập huấn được phê duyệt, các văn bảnphối hợp giữa các bên liên quan, hướng dẫn thực hiện...

- Kinh phí, hậu cần, phương tiện, văn phòng phẩm: Theo kế hoạch đ ã duyệt

Bài tập thực hành:

Giả sử bạn là cán bộ Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện. Bạn cần giám sátcộng tác viên dân số thực hiện hoạt động truyền thông cho một nhóm nam nông dânvề chủ đề: Trách nhiệm của nam giới trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại thônLạc Trung, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm.

Bạn hãy lập kế hoạch cho chuyến giám sát này?

Bước 2. Thực hiện giám sát

a. Nguyên tắc triển khai một cuộc giám sát

- Giám sát là quá trình thông tin 2 chiều: Quan sát, lắng nghe, giao tiếp chủđộng và phản hồi tích cực với tinh thần thân ái, giúp đỡ. Gi ám sát không phải là đểtìm ra những điểm sai hoặc chưa làm tốt để phê phán hay chỉ trích.

- Phải xác định cụ thể đối tượng, nội dung và thời gian cho từng cuộc giámsát. Kế hoạch giám sát và những yêu cầu kèm theo của người giám sát phải đượcgửi cho đối tượng được giám sát ít nhất 03 ngày làm việc để đối tượng chủ độngchuẩn bị tốt cho cuộc giám sát

- Dùng bảng kiểm và công cụ phù hợp để thực hiện các nội dung giám sát.Mỗi nội dung giám sát cần có các bảng kiểm tương ứng, bảng kiểm được thiết kếphù hợp với các hoạt động và chỉ báo kiểm định trong kế hoạch đã được phê duyệt,Không xây dựng một bảng kiểm dùng chung cho tất cả các tuyến và dùng cho cáclần giám sát khác nhau.

Page 106: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

105

- Người giám sát cần có hiểu biết và đáp ứng được nhu cầu của người, đơn vịđược giám sát, có khả năng cùng tham gia với người, đơn vị được giám sát để giảiquyết hoặc lập kế hoạch giải quyết các vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát.

b. Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong giám sát

Thông thường, để có một chỉ số, chúng ta có thể phải thu thập số liệu cầnthiết từ nhiều nguồn khác nhau như các báo cáo, sổ sách v.v... Tuy nhiên một sốthông tin lại không có sẵn nên chúng ta cần phải xác định sử dụng phương pháp nàođể thu thập số liệu. Có thể sử dụng các phư ơng pháp sau:

- Quan sát

Quan sát các hoạt động, các bước thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục,quan sát cách tổ chức, bố trí buổi truyền thông hay góc truyền thông v.v... Cần tạokhông khí thân mật để mọi việc diễn ra bình thường như không có giám sát. Nếuthấy có điều gì cần hỏi thêm hay uốn nắn thì giám sát viên có thể tham gia vào lúcthích hợp và nên gợi ý, hướng dẫn hơn là làm thay.

- Phỏng vấn

Khi cần thu thập thêm thông tin thì tiến hành phỏng vấn. Việc làm thế nào đểcó đủ thông tin đúng và cần thiết thì giám sát viên phải có kỹ thuật và khả năngphỏng vấn.

- Thảo luận

Có thể tổ chức thảo luận ngay sau quan sát sau khi phỏng vấn hay chỉ thảoluận đơn thuần.

Khi tổ chức thảo luận cần phải chú ý: Mục đích, đối tượng, số lượng ngườitham gia, tổ chức ở đâu, ai điều hành, có cần thư ký không? Vào thời gian nào làphù hợp.

- Xem xét thu thập số liệu thông tin

Xem xét thu thập số liệu thông tin qua các tài liệu báo cáo, sổ sách. Việc thuthập thông tin cần có chủ định trước như sẽ lấy những thông tin nào, ở đâu, bằngcách nào và quan trọng nhất là phân tích ra sao các số liệu đó và rút ra kết luận gì.

c. Phân tích và phản hồi thông tin trong đợt giám sát

* Phân tích thông tin: Ngay trong quá trình giám sát, căn cứ kết quả các bảngkiểm và thông tin liên quan thu nhận được, người giám sát có thể thấy được:

- Người hoặc cơ quan được giám sát có thực hiện đúng các hoạt động trongkế hoạch không? Tiến độ thực hiện và kết quả thu được có đạt được so với mục tiêuvà các chỉ báo kiểm định không?

- Khả năng áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học về truyền thông,vận động vào việc thực hiện và cải thiện công việc được phân công của họ không?

Page 107: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

106

- Họ đã gặp khó khăn, vướng mắc gì khi triển khai các hoạt động của kếhoạch. Các yếu tố ngoài dự kiến tác động làm ảnh hưởng, cản trở đến việc triển cáchoạt động.

- Kế hoạch đề ra có phù hợp với thực tế không? Có cần bổ sung hoặc điềuchỉnh kế hoạch để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

- Những hạn chế đã được phát hiện từ lần giám sát hỗ trợ trước đã được khắ cphục chưa? Nếu chưa khắc phục được thì vì lý do gì? Những phát sinh, khó khăn,tồn tại được phát hiện trong đợt giám sát này? Lý do tại sao? Cách giải quyết?Trách nhiệm của từng bên liên quan trong các giải pháp đưa ra.

* Phản hồi thông tin: Là sự phản ánh, trao đổi giữa cơ quan hoặc người giámsát với đối tượng giám sát về kết quả của cuộc giám sát.

Phản hồi thông tin có thể thực hiện dưới hai hình thức

- Trực tiếp đối với người được giám sát và những người liên quan, cùng thảoluận những vấn đề đã làm tốt, những điểm còn tồn tại và tìm cách khắc phục. Có thểthông qua gặp cá nhân hoặc họp nhóm. Phản hồi này thường được thực hiện ngaytrong đợt giám sát, trước khi cán bộ giám sát rời địa phương.

- Phản hồi thông qua gửi báo cáo giám sát đến người được giám sát và nhữngngười có liên quan.

- Phản hồi cần được thực hiện đúng lúc, đúng chỗ (địa điểm phù hợp), khennhững điểm tốt trước, nêu vấn đề một cách cụ thể, không suy diễn, không chỉ tríchcá nhân, tập trung một số vấn đề cần ưu tiên phản hồi. Thảo luận để cùng thốngnhất giải pháp cụ thể cho từng vấn đề.

- Trong quá trình phản hồi cần chú ý tới thái độ và tình cảm của người nhận,trao đổi trực tiếp và thẳng thắn, chỉ nói khách quan về công việc, không phải là nóivề con người, tránh sự phản ứng tiêu cực từ phía đối tượng sau khi nhận phản hồi.

Nhận phản hồi: Trong và sau mỗi cuộc giám sát, người giám sát cần chủđộng khuyến khích đối tượng được giám sát nhận xét về nội dung, phương pháp,thời gian và kết quả giám sá t với thái độ cầu thị và tôn trọng. Kết quả cuộc giám sátcó đạt mục tiêu đề ra không? Có giúp đỡ, hỗ trợ được gì cho đơn vị hoặc ngườiđược giám sát không? nên làm như thế nào để cuộc giám sát được tốt hơn…

Bước 3. Tiếp tục hỗ trợ sau giám sát

- Viết báo cáo kết quả giám sát dựa theo kế hoạch giám sát, sau đó gửi báocáo và những việc cần làm tiếp theo đến các bên liên quan.

- Phản hồi bằng văn bản các vấn đề đã thống nhất sau khi kết thúc giám sát

- Lưu trữ và sử dụng các tài liệu của chuyến giám sát

- Tiếp tục hỗ trợ sau giám sát để đảm bảo những việc đã thống nhất đượcthực hiện đúng.

Page 108: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

107

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG,VẬN ĐỘNG1. Khái niệm

Đánh giá là một trong các hoạt động quản lý định kỳ nhằm so sánh kết quả đạtđược với mục tiêu và đầu ra dự kiến của kế hoạch, xác định tính hợp lý, hiệu quả,kết quả của các hoạt động.

- Đánh giá thường trả lời cho câu hỏi:

+ Kế hoạch có được thiết kế phù hợp và đúng cách không?

+ Kết quả triển khai có đạt được hiệu quả, hiệu suất, tác động như mongmuốn không? Có khả năng duy trì không?

+ Đưa ra các khuyến nghị và bài học kinh nghiệm cho việc thiết kế và triểnkhai các hoạt động tiếp theo

2. Các loại hình đánh giá

- Đánh giá ban đầu: Trước khi xây dựng kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ,người ta có thể tiến hành đánh giá ban đầu để biết đư ợc thực trạng kiến thức, thái độ,hành vi của đối tượng để làm cơ sở xác định mục tiêu và thiết kế các hoạt động cho phùhợp. Đánh giá ban đầu không chỉ giúp cho việc xây dựng chiến lược, chương trình, dựán, chiến dịch truyền thông mà còn làm cơ sở cho việc đối chiếu với kết quả sau khi kếtthúc can thiệp truyền thông.

- Đánh giá tiến độ thực hiện: Được tiến hành trong quá trình triển khai thựchiện kế hoạch. Đánh giá tiến độ thực hiện sẽ trả lời câu hỏi: Các hoạt động truyềnthông nào đang thực sự hoạt động? Ai là đối tượng đích của các hoạt động này?Hoạt động truyền thông có diễn ra đúng kế hoạch không? Hoạt động nào tốt, hoạtđộng nào không và tại sao? Dựa trên kết quả đánh g iá tiến độ để tham mưu cho cấpcó thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn.

- Đánh giá cuối kỳ: Khi kết thúc chương trình, chiến dịch hoặc dự án truyềnthông cần phải đánh giá xem có đạt được các mục tiêu đã đặt ra không? So sách cáchoạt động được triển khai và đầu ra đạt được so với kế hoạch được phê duyệt. Nhữngthay đổi mà đối tượng đích có được là gì? kiến thức, thái độ của họ ra sao?

- Đánh giá tác động: Thường giúp cho các nhà quản lý l ượng giá được mứcđộ thay đổi do các hoạt động truyền thông mang lại cho các đối tượng đích. Đánhgiá tác động cũng trả lời cho câu hỏi: Quá trình truyền thông có tạo nên sự khác biệtso với trước không? những thay đổi nào xảy ra do tác động của quá trình truyềnthông đó.

3. Các bước đánh giá:

Bước 1. Lập kế hoạch đánh giá.

a. Xác định mục tiêu đánh giá:

Page 109: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

108

- Đánh giá nhằm mục đích gì? Ai sử dụng kết quả đánh giá?

- Mục tiêu của đánh giá phải phù hợp với mục tiêu và các chỉ báo kiểm địnhtrong kế hoạch được phê duyệt.

b. Xác định phạm vi đánh giá:

- Đánh giá chương trình, dự án nào, những hoạt động truyền thông vận độngnào được đánh giá? Đánh giá cả chu kỳ hay từng giai đoạn cụ thể? Cơ quan, cánhân nào được giao nhiệm vụ đánh giá, đối tượng được đánh giá là ai? Thời gianđánh giá được tiến hành trong bao lâu?

Việc xác định phạm vi đánh giá tùy thuộc vào yêu cầu của cuộc đánh giá,khả năng đáp ứng của nguồn lực (nhân lực, điều kiện, phương tiện, kinh phí…)

c. Lựa chọn phương pháp đánh giá:

- Áp dụng phương pháp nghiên cứu: Định tính, định lư ợng hay phối hợp?

- Thu thập thông tin từ các nguồn nào?

- Dùng các công cụ gì để thu thập thông tin và đánh giá được chính xác nhất?

d. Tài chính, phương tiện, hậu cần cho cuộc đánh giá:

Chuẩn bị kinh phí, tài liệu, phương tiện phục vụ cho cuộc đánh giá.

Ví dụ: Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch truyền thông giảm thiểu tìnhtrạng sinh hoạt tình dục trước hôn nhân và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn củahọc sinh Trường phổ thông trung học Tân Mỹ năm 2012 nêu trên:

- Mục tiêu: Đánh giá mức độ hoàn thành m ục tiêu so với kế hoạch đề ra, rútkinh nghiệm để triển khai mở rộng sang các trường khác trong tỉnh

- Phạm vi đánh giá:

+ Đánh giá kết quả của mỗi hoạt động cụ thể: Kết quả lớp tập huấn có đạt chỉtiêu đề ra không (thời gian tổ chức lớp tập huấn, số học sinh tham dự, thay đổi nhậnthức và hành vi của học sinh sau khi được tập huấn...) chỉ tiêu nào đạt, chỉ tiêu nàochưa đạt, nguyên nhân và cần phải làm gì để đạt được mục tiêu...

+ Đánh giá tác động: Số học sinh mang thai ngoài ý muốn có giảm so vớitrước khi triển khai các hoạt động truyền thông hay không? Số liệu chứng minh.

- Phương pháp đánh giá:

+ Kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng .

+ Nguồn thu thập thông tin:

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động của nhà trường.

Trao đổi, phỏng vấn những người có trách nhiệm triển khai các hoạtđộng.

Page 110: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

109

Học sinh của nhà trường là đối tượng của các hoạt động truyền thôngđược phê duyệt .

Các sổ sách, chứng từ liên quan đến hoạt động truyền thông đã triển khai .

- Công cụ đánh giá: Bảng hỏi, phiếu trắc nghiệm, bảng kiểm, biểu mẫu, thiếtbị kỹ thuật chuyên dụng...

Bước 2: Thực hiện đánh giá:

a. Thu thập số liệu

Sau khi đã xác định được các thông tin cần thu thập và phương pháp thu thậpsố liệu, xây dựng các công cụ thu thập số liệu như bảng kiểm, các bộ câu hỏi, biểumẫu v.v… thì tiến hành thu thập các số liệu theo kế hoạch đã đề ra. Cần lưu ý là cáccông cụ phải được thử nghiệm để chỉnh sửa và hoàn thiện trước khi tiến hành chínhthức. Để thu thập số liệu có chất lượng, cần biên soạn tài liệu hướng dẫn cho nghiêncứu viên và tiến hành tập huấn, hướng dẫn cho họ nhằm đảm bảo mọi người đềuhiểu và làm đúng theo kế hoạch.

b. Phân tích và giải thích số liệu

Sau khi thu thập số liệu chúng ta phải tiến hành:

- Làm sạch số liệu: Xem xét lại các dữ liệu để kiểm tra độ chính xác và tínhnhất quán của các số liệu thu thập được.

- Duy trì tính bảo mật của các kết quả đánh giá.

Căn cứ vào mục tiêu của đánh giá có thể sử dụng các phương pháp toánthống kê hoặc các phần mềm có sự trợ giúp của máy tính.

c. Viết báo cáo kết quả đánh giá

- Với kết quả định lượng: Chúng ta có thể sử dụng bảng số liệu, đồ thị, biểuđồ để trình bày số liệu.

- Với kết quả định tính: Thường sử dụng cách trình bày bằng cách mô tả theochủ đề có trích dẫn các câu nói, các nhận định.

Sau khi phân tích số liệu xong, người đánh giá phải đưa ra các kết luận và đềxuất. Các kết luận và đề xuất phải dựa trên các chứng cứ và theo mục tiêu đặt ra.

Bước 3. Sử dụng kết quả đánh giá

Sau khi hoàn thành đánh giá, cơ quan thực hiện đánh giá nên tổ chức công bốkết quả đánh giá với sự tham dự của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sửdụng kết quả đánh giá. Việc phổ biến kết quả đánh giá có thể thực hiện thông qua:

- Báo cáo đánh giá đầy đủ.

- Báo cáo tóm tắt kết quả và kết luận chính.

- Thông tin ngắn về các bài học và k huyến nghị của đánh giá.

Page 111: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

110

- Đăng trên các báo, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các hội thảo, trang web v.v...

Tóm tắt chương

Chương học này gồm 4 phần:

Phần 1. Lập kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ:

Xác định các thành tố cụ thể, cần phải có trong một bản kế hoạch truyềnthông DS-KHHGĐ. Xác định các vấn đề ưu tiên phù hợp với nguồn lực và khảnăng thực hiện. Mối quan hệ khăng khít, nhân quả giữa các yếu tố của kế hoạch,phương pháp lập kế hoạch đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và có tính khả thi cao

Phần 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch:

Các hoạt động và mục tiêu của kế hoạch có thành hiện thực hay không phụthuộc rất nhiều vào quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch. Để triển khai kế hoạch,trước tiên người quản lý phải hiểu tường tận kế hoạch thông qua việc kiểm tra, ràsoát trước khi thực hiện, xem xét các yếu tố đầu vào và các điều kiện triển khaitheo kế hoạch được phê duyệt. Trong truyền thông DS-KHHGĐ yếu tố phối hợpliên ngành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành liên quan và huy độngthêm nguồn lực tại cộng đồng là những yếu tố quan trọng. Trong quá trình thựchiện kế hoạch phải có sự giám sát, đánh giá thường xuyên, chặt chẽ để kịp thời bổsung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn yêu cầu, đảm bảo cho các mục tiêu vàhoạt động đạt được theo kế hoạch đề ra.

Phần 3 và phần 4: Giám sát, đánh giá các hoạt động truyền thông vận động.

Đây là hoạt động thường xuyên của nhà quản lý, phần này trình bàyphương pháp lập kế hoạch và triển khai một cuộc giám sát, đánh giá các hoạt độngtruyền thông tại cơ sở. Sử dụng có hiệu các kết quả giám sát, đánh giá để nâng caohiệu quả các hoạt động truyền thông và là cơ sở để lập các kế hoạch tiếp theo.

Câu hỏi thảo luận

1. Anh (chị) hãy lập kế hoạch cho một buổi truyền thông về SKSS cho họcsinh lớp 12, trường trung học phổ thông tại địa phương?

2. Anh (chị) cho biết sự giống và khác nhau giữa giám sát và đánh giá trongcông tác DS-KHHGĐ?

3. Anh (chị) hãy phân tích vai trò của nguồn lực ( nhân lực, vật lực) trongviệc thực hiện kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ, liên hệ với thực tế tại địaphương anh (chị).

4. Hãy lập kế hoạch đánh giá kết quả Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịchvụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại 01 xã của bạn năm 2011.

Page 112: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

111

PHỤ LỤC: MỘT SỐ BIỂU MẪU BÁO CÁO, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT HỖ TRỢHOẠT ĐỘNG TTCĐHV VỀ DS/SKSS/KHHGĐ

Hoạt động chính Một số công cụ có thể sử dụng chogiám sát hỗ trợ

Các tuyến được giám sát

Trungương

Tỉnh/huyện

Xã/phường

Thn/Bản

1. Hoạt động quản lý , lập kế hoạch

Lập kế hoạch hoạtđộng truyền thôngDS-KHHGĐ

Bảng kiểm giám sát kế hoạch hoạtđộng TT quý/năm (GS04)

Phiếu GS cán bộ quản lý TT (GS05)

v

v

v

v

v

v

2. Hoạt động tập huấn

Chuẩn bị tập huấn Bảng kiểm giám sát chuẩn bị tậphuấn (GS01)

v v

Tổ chức thực hiệnlớp tập huấn

Phiếu GS tập huấn (GS02)

Phiếu nhận xét cuối khoá học(GS03)

v

v

v

v

3. Hoạt động vận động

TTVĐ trên cácphương tiện thôngtin đại chúng

Bảng kiểm GS tin bài được đăng tảitrên các phương tiện TTĐC (GSO6)

v v v

Tổ chức hộinghị/hội thảo

Bảng kiểm tổ chức hội nghị/hội thảo(GS07)

v v v

Lồng ghép nộidung DS/SKSS vàoHĐ của ban ngành,tổ chức xã hội

Bảng kiểm GS kế hoạch TTquý/năm - Có sự tham gia của cácban ngành, tổ chức xã hội (GS05)

v v v

Page 113: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

112

4. Hoạt động truyền thông

Truyền thông trựctiếp

Bảng kiểm giám sát sinh hoạt cácmô hình câu lạc bộ/tổ/ nhóm (GS08)

v v v

Thực hiện chiếndịch TT lồng ghépdịch vụDS/SKSS/KHHGĐ

Bảng kiểm giám sát chiến dịchtruyền thông lồng gép dịch vụDS/SKSS/KHHGĐ (GS09)

v v v

Xây dựng chuyểnthể và sử dụng tàiliệu TT

Bảng kiểm GS chuyển thể, phát triểnvà phân phối tài liệu TT (GS10)

Bảng kiểm GS sử dụng tài liệu TT(GS11)

v

v

v

v v

Hoạt động truyềnthông của CTV DS

Phiếu giám sát hoạt động truyềnthông DS/KHHGĐ tại cộng đồng(GS 12)

v v v v

5 .Báo cáo giám sát

Giám sát các hoạtđộng truyền thông

Mẫu báo cáo giám sát hỗ trợ kỹ thuậthoạt động truyền thôngDS/SKSS/KHHGĐ (GS13)

v v v

Page 114: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

113

GS01 - BẢNG KIỂM GIÁM SÁT CHUẨN BỊ TẬP HUẤNTTCĐHV VỀ DS/SKSS/KHHGĐ

A. THÔNG TIN CHUNG:

1. Địa điểm giám sát:

Tỉnh: .......................................................................................................

Huyện: ....................................................................................................

2. Thời gian giám sát:

Từ ngày ......tháng ......năm 20...... đến ngày.... tháng..... năm 20.....

3. Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của GSV:

......................................................................................................................

4. Tên khóa tập huấn:……………………………………………………….

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT

TT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

1. Kế hoạch tập huấn

1.1 Mục tiêu tập huấn nhằm đạt được về:

- Kiến thức

- Thái độ

- Thực hành

1.2 Nội dung tập huấn được thiết kế đáp ứngmục tiêu đề ra

1.3 Tiến độ triển khai các hoạt động của kếhoạch

1.4 Chương trình tập huấn

1.5 Kinh phí tập huấn

2. Tài liệu tập huấn

2.1 Tài liệu dành cho giảng viên

2.2 Tài liệu dành cho học viên

2.3 Kế hoạch bài giảng

2.4 Tài liệu phát tay (có đủ theo nội dung tập

Page 115: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

114

TT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

huấn)

3. Lựa chọn giảng viên, học viên

3.1 Về giảng viên

- Tiêu chuẩn lựa chọn giảng viên

3.2 Về học viên

- Tiêu chuẩn lựa chọn học viên

- Thành phần học viên dự kiến

4 Chuẩn bị phương tiện giảng day

4.1 Bảng, màn hình

4.2 Máy chiếu, máy vi tính

4.3 Bút dạ các loại

4.4 Kéo, băng dính,

4.5 Giấy khổ A0, A4, bìa mầu

4.6 Các trang thiết bị khác (ghi rõ)

5 Chuẩn bị hậu cần

5.1 Trắc nghiệm trước và sau khoá tập huấn

5.2 Địa điểm tập huấn

5.3 Nơi ăn, nghỉ của học viên

5.4 Nơi ăn, nghỉ của giảng viên

5.5 Địa điểm thực hành của học viên ( nếu chươngtrình tập huấn có hoạt động đi thực tế)

Nhận xét và khuyến nghị của GSV: : (Những mặt tốt, những điểm cần pháthuy, những điểm cần cải tiến)

……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….…………….

Đại diện đơn vị được giám sát

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám sát viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 116: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

115

GS02 - PHIẾU GIÁM SÁT TẬP HUẤNTRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI DS/KHHGĐ

A.THÔNG TIN CHUNG:

1.Địa điểm giám sát:

Tỉnh: .........................................................................................

Huyện: ......................................................................................

2.Thời gian giám sát:

Từ ngày ......tháng......năm 20.... đến ngày.... tháng..... năm 20.....

3.Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của GSV:

......................................................................................................................

4.Tên khóa tập huấn:……………………………………………………….

5. Số ngày tập huấn:

6. Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của giảng viên và trợ giảng (Ghi theo từngngày tập huấn)

Ngày Họ và tên Chức vụ và đơn vị công tác

1 Giảng viên:

Trợ giảng:

2 Giảng viên:

Trợ giảng:

3 Giảng viên:

Trợ giảng:

4 Giảng viên:

Trợ giảng:

5 Giảng viên:

Trợ giảng:

7.Tổng số học viên: Trong đó: Số nam: Số nữ:

Page 117: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

116

8.Thành phần học viên:

……………………………………………………………………………......................

9.Các nội dung tập huấn (liệt kê các nội dung/chủ đề chính)

…………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………......................

B.NỘI DUNG GIÁM SÁT

TT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

1 Tổ chức/hậu cần

1.1 Tên lớp được trình bày rõ ràng

1.2 Địa điểm lớp học:

- Yên tĩnh

- Đủ chỗ để phân nhóm thảo luận

- Đủ ánh sáng

- Không nóng, lạnh quá

1.3 Thời gian mở lớp phù hợp

1.4 Điều kiện ăn, ở

1.5 Giải khát giữa giờ

1.6 Mỗi học viên được phát 1 bộ tài liệu học tập

1.7 Phương tiện và dụng cụ học tập đầy đủ

- Bảng/bút dạ

- Máy chiếu

- Áp phích

- Giấy Ao/A4/giấy màu

- Văn phòng phẩm khác ( kéo, băng dính, kẹp…)

2 Giảng viên

2.1 Giảng viên soạn bài đầy đủ

2.2 Nội dung đáp ứng mục tiêu bài, chương trình học

2.3 Tuân thủ kế hoạch bài giảng, bố trí thời gian thích

Page 118: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

117

TT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

hợp cho từng hoạt động bài giảng.

2.4 Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực thích hợpvới từng nội dung của bài ( bao gồm cả tổ chức tròchơi giải trí)

2.5 Động viên, khuyến khích học viên tham gia cáchoạt động

2.6 Kiểm soát được không khí học tập và hoạt độngcủa bài giảng

2.7 Khả năng xử lý tình huống và giải đáp các câu hỏicủa HV

2.8 Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ

2.9 Khả năng sử dụng tài liệu, phương tiện hỗ trợgiảng dạy (tờ phát tay, tấm chiếu, tranh lật, ápphích, mô hình, hiện vật…)

2.10 Khả năng tổng hợp và kết luận nội dung bài

2.11 Sự phối hợp giữa giảng viên và trợ giảng

3 Học viên

3.1 Có danh sách học viên

3.2 Đủ theo số lượng triệu tập

3.3 Đúng thành phần

3.4 Tích cực tham gia các hoạt động của lớp học

3.5 Thực hiện nghiêm túc quy định của lớp học

4 Chương trình, mục tiêu, nội dung học tập

4.1 Chương trình, nội dung học tập phù hợp với nhiệmvụ của HV

4.2 Nội dung học tập đáp ứng mục tiêu đề ra

5 Lượng giá

5.1 Có lượng giá trước và sau tập huấn

5.2 Có phản hồi/nhận xét cuối khoá của học viên

Page 119: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

118

GS03 - PHIẾU NHẬN XÉT CUỐI KHOÁ TẬP HUẤNVỀ TTCĐHV DS/KHHGĐ

(Học viên sử dụng phiếu này để nhận xét về khoá tập huấn, không cần ghi tênvà điền phiếu trong 15 phút )

Tên khoá tập huấn:………………………………………….

Thời gian mở lớp từ ngày: ......./.......đến ngày ....../...../20..

Xin anh/chị vui lòng đóng góp ý kiến cho khoá học bằng cách đánh dấu (x)vào ô thích hợp hoặc điền vào các dòng để trống:

Câu 1. Mục tiêu của khóa học có đạt được không ?

Đạt tất cả các mục tiêu Đạt một phần Chưa đạt

Nếu chưa đạt, xin nêu lý do:

......................................................................................................................................

Câu 2. Nội dung của khoá học có phù hợp với công việc các anh/chị đang làm hàngngày không?

Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp

Nếu chưa phù hợp, xin nêu lý do:

Câu 3. Thời gian khoá học có thích hợp không?

Dài Vừa đủ Ngắn

Câu 4. Phương pháp học có phù hợp với anh/chị không?

Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp

Câu 5. Kỹ năng truyền đạt của giảng viên:

Tốt Trung bình Chưa tốt

Câu 6. Việc áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học đối với cô ng việc của anh/chị là:

Áp dụng được phần lớn Áp dụng được 50% Áp dụng được ít

Câu 7. Tổ chức, hậu cần:

Tốt Trung bình Chưa tốt

Câu 8. Anh/chị có muốn học thêm nội dung, kiến thức, kỹ năng nào liên quanđến TTVĐ/TTCĐHV về DS/SKSS/KHHGĐ

Có Không

Nếu có, thì nội dung hoặc kiến thức, kỹ năng gì (Ghi cụ thể): …….....................

Câu 9. Anh/chị có những đề xuất, khuyến nghị gì trong công tác tập huấn, sau tậphuấn ?......................................................

Page 120: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

119

S04 - BẢNG KIỂM GIÁM SÁT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNGTTCĐHV VỀ DS-KHHGĐ

Quý/ năm ......

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên giám sát viên : .......................................... Chức danh : ........................

Họ tên người được giám sát : ............................. Chức danh : ........................

Thời gian giám sát :............................... Địa điểm giám sát……………………….

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT

TT Nội dungNhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

1 Bản kế hoạch hoạt động TTCĐHV DS-KHHGĐ

1.1 Thực trạng công tác TT của năm trước được đề cậptrong bản kế hoạch

1.2 Phân tích, lựa chọn vấn đề DS-KHHGĐ cần ưu tiêngiải quyết

1.3 Các thành tố của một bản kế hoạch

- Mục tiêu

- Đầu ra

- Hoạt động

- Đầu vào

1.4 Có nêu rõ các chỉ số cần đạt

1.5 Các hoạt động có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và chiathành 3 nhóm hoạt động chính:

- Hoạt động vận động

- Hoạt động TTCĐHV cho các nhóm đối tượng đặcthù

- Hoạt động TTCĐHV tại các địa bàn trọng điểm

1.6 Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông

1.7 Trong kế hoạch có nội dung phối hợp với ban ngành,tổ chức xã hội…

Page 121: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

120

TT Nội dungNhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

2 Kế hoạch phối hợp với ban ngành, tổ chức x ã hội(kế hoạch riêng)

2.1 Hội Phụ nữ

2.2 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

2.3 Hội Nông dân

2.4 Ngành khác (ghi rõ)

3 Kinh phí

3.1 Kinh phí trung ương hỗ trợ

3.2 Kinh phí địa phương hỗ trợ

3.3 Nguồn khác

Nhận xét và khuyến nghị của GSV: (Những mặt tốt, những điểm cần pháthuy, những điểm cần cải tiến)

Đại diện đơn vị được giám sát

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám sát viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 122: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

121

GS05 - PHIẾU GIÁM SÁTCÁN BỘ QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG DS-KHHGĐ

(Phiếu sử dụng giám sát cán bộ quản lý truyền thông DS-KHHGĐ các cấp; baogồm cả Trưởng ban dân số xã và trạm trưởng Trạm y tế)

Họ và tên GSV: ................................................................................................

Tên cơ quan: …….............................................................................................

Nơi giám sát: ........................................

Tên cơ quan giám sát

Huyện/quận .......................

Tỉnh/Thành Phố ..........................

Ngày giám sát:......./.... ..../ 20...

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: ....................................................................... 1 nam 2 nữ

Năm nay anh/chị bao nhiêu tuổi (tuổi dương lịch)?

Trình độ văn hoá của anh/chị là:.......................................................................................

Chức danh hiện nay của anh/chị:

Trưởng/phó chi cục DS

Trưởng/phó phòng truyền thông

Cán bộ phụ trách mảng truyền thông

Trưởng ban dân số xã

Trưởng trạm y tế

Khác (Ghi cụ thể):............................................

Số năm tham gia công tác quản lý:

Anh/chị đã được tập huấn về quản lý công tác TTVĐ/TTCĐHV về DS-KHHGĐchưa?

Có Chưa

Nếu có thì mấy lần

Page 123: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

122

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT

I. TÌM HIỂU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THỰC HÀNH VỀ CÔNG TÁC QUẢNLÝ

Câu 1: Theo anh/chị các vấn đề DS/SKSS ưu tiên hiện nay tại đơn vị/địa phươngdo anh chị quản lý là những vấn đề gì? ( đánh đấu x vào những ô thích hợp)

1.1 Quyền sinh sản

1.2 Thực hiện kế hoạch hoá gia đình

1.3 Làm mẹ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh

1.4 Phòng tránh phá thai và phá thai an toàn

1.5 Phòng chống NKĐSS/NKLTQĐTD và HIV/AIDS

1.6 Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên/thanh niên

1.7 CSSKSS người cao tuổi

1.8 Bình đẳng giới/phòng chống bạo lực gia đình

1.9 Mất cân bằng giới tính khi sinh

1.10 Khác (Ghi cụ thể):................................................................................

Câu 2: Để triển khai các hoạt động TTVĐ/TTCĐHV về DS-KHHGĐ ưu tiên củađơn vị/địa phương mình quản lý, anh/chị có thường xuyên xây dựng kế hoạchtruyền thông không?

Có Không

Nếu không, nêu lý do tại sao?

2.1 Không cần thiết, vì đã có kế hoạch ở cấp trên đưa xuống

2.2 Không có thời gian

2.3 Đã có người khác trong đơn vị làm

2.4 Khác (ghi cụ thể):.................................................................................

Nếu có là loại kế hoạch gì? GSV phải nhìn thấy bản kế hoạch mới đánh dấu vào ôtương ứng

2.5 Kế hoạch tháng

2.6 Kế hoạch quý

2.7 Kế hoạch năm

2.8 Kế hoạch chiến dịch

2.9 Khác (ghi cụ thể):................................................................................

Page 124: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

123

Câu 3: Xin anh/chị cho biết các bước lập kế hoạch hoạt động TTVĐ/TTCĐHV vềDS-KHHGĐ? (Đánh dấu x vào những ô thích hợp)

3.1 Phân tích, lựa chọn các vấn đề DS/SKSS ưu tiên

3.2 Xác định đối tượng truyền thông

3.3 Xây dựng các mục tiêu truyền thông

3.4 Xác định các đầu ra

3.5 Xác định các hoạt động

3.6 Dự toán các yếu tố đầu vào

3.7 Khác (Ghi cụ thể):......................................................................

Câu 4:Xin anh/chị cho biết, khi triển khai các hoạt động TTVĐ/TTCĐHV về DS-KHHGĐ theo kế hoạch trên địa bàn quản lý, anh/chị gặp những khó khăn/tồn tạigì? (Đánh đấu x vào những ô thích hợp)

4.1 Cơ chế chính sách liên quan đến điều hành/phối hợp

4.2 Mạng lưới tổ chức

4.3 Nguồn lực (tài chính, phương tiện,dịch vụ)

4.4 Nhân lực

4.5 Huy động sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, người có uy tín

4.6 Kiến thức và kỹ năng quản lý của bản thân

4.7 Khác (Ghi cụ thể):....................................................................................

Câu 5 : Để hỗ trợ việc tổ chức, thực hiện các hoạt động TTVĐ/TTCĐHV về DS-KHHGĐ tại đơn vị/địa phương hiệu quả, anh/chị đã có các loại văn bản thammưu, đề xuất, hướng dẫn gì? (Đánh dấu x vào ô thích hợp)

5.1 Văn bản tham mưu cơ chế phối hợp giữa ngành DS và các tổ chức xã hội

5.2 Tờ trình cấp trên/thủ trưởng đơn vị điều chỉnh nguồn lực cho công tác TT

5.3 Văn bản vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ......

5.4 Văn bản hướng dẫn triển khai kế hoạch hoạt động của đơn vị/địa phương

5.5 Văn bản cam kết, hợp đồng trách nhiệm của đơn vị với các bên liên quan

5.6 Văn bản thi đua, khen thưởng công tác TTVĐ/TTCĐHV về DS-KHHGĐ

5.7 Khác (Ghi cụ thể): ...................................................................................

Page 125: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

124

Câu 6: Trong quá trình triển khai các hoạt động TTVĐ/TTCĐHV về DS-KHHGĐcủa đơn vị/địa phương, anh/chị có tiến hành giám sát theo kế hoạch không? (Đánhdấu x vào những ô thích hợp)

Có Không

Nếu không thì lý do tại sao?

6.1 Không cần thiết

6.3 Không được phân công giám sát

6.4 Không có nguồn lực để giám sát (thời gian, con người, kinh phí)

6.5 Khác (Ghi cụ thể): ..............................................................................

Nếu có thì mức độ giám sát như thế nào (đánh dấu x vào ô tương ứng)

6.6 Hàng tháng

6.7 Hàng quý

6.8 Hàng năm

6.9 Khác (Ghi cụ thể): .................................................................................

Câu 7: Anh/chị đã sử dung các hình thức giám sát nào?(Đánh dấu x vào những ôthích hợp)

7.1 Bằng điện thoại

7.2 Bằng thư điện tử (Email)

7.3 Báo cáo trực tiếp của cán bộ trong hệ thống tổ chức ngành Dân số

7.4 Báo cáo bằng văn bản theo quy định

7.5 Giám sát hỗ trợ trực tiếp

7.6 Qua họp giao ban định kỳ /đột xuất

7.7 Qua hội thảo/ sơ kết /tổng kết công tác

7.8 Khác(Ghi cụ thể):.................................................................................

Câu 8: Xin anh/chị cho biết quy trình của một chuyến giám sát hỗ trợ trực tiếpmà anh/chị thực hiện trong thời gian gần đây (đánh dấu x vào những ô thích hợp)

8.1 Chuẩn bị địa điểm, nội dung, phương pháp, công cụ

8.2 Tiến hành GS: sử dụng công cụ, phản hồi, thảo luận biện pháp cải thiện

8.3 Báo cáo giám sát

8.4 Khác (Ghi cụ thể):.................................................................................

Page 126: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

125

Câu 9: Khi đi giám sát, anh/chị đã sử dụng các biểu mẫu, tài liệu, phương tiện hỗ trợcho giám sát từ những nguồn nào? (Đánh dấu x vào ô thích hợp)

9.1 Biểu mẫu giám sát của ngành Dân số cung cấp

9.2 Lấy từ tài liệu đào tạo về theo dõi giám sát công tác DS-KHHGĐ

9.3 Lấy công cụ GS của các chương trình, dự án liên quan

9.4 Kế hoạch hoạt động, kế hoạch giám sát

9.5 Các loại báo cáo hoạt động, báo cáo giám sát

9.6 Khác (Ghi cụ thể): ...............................................................................

Câu 10: Trong quá trình giám sát , anh/chị thường phải hỗ trợ kỹ thuật về nhữngvấn đề gì (Đánh dấu x vào những ô thích hợp)

10.1 Hỗ trợ lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch giám sát

10.2 Hỗ trợ cách sử dụng tài liệu truyền thông

10.3 Hỗ trợ cách tổ chức, điều hành các mô hình truyền thông tại cộng đồng

10.4 Hỗ trợ cách lập sổ sách quản lý, báo cáo định kỳ…

10.6 Khác (Ghi cụ thể): ................................................................................

Câu 11: Trong quá trình giám sát nếu phát hiện có vấn đề bất cập ,anh/chị đã giải quyết vấn đề đó như thế nào ? (Đánh dấu x vào ô thích hợp)

11.1 Trao đổi trực tiếp với đối tượng

11.2 Phản hồi trực tiếp trong các cuộc họp định kỳ họp giao ban của đơn vị

11.3 Xin ý kiến chỉ đạo của Đảng /Chính quyền…

11.4 Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên

11.5 Khác (Ghi cụ thể):...................................................................................

Câu 12: Xin anh/chị cho biết làm thế nào để phản hồi có hiệu quả ( Đánhdấu x vào những ô thích hợp)

12.1 Đúng lúc, đúng chỗ

12.2 Khen những điểm đã làm được và làm tốt

12.3 Nêu sự việc vấn đề một cách cụ thể, không suy diễn, chỉ chích cá nhân

12.4 Tập trung vào phản hồi các vấn đề chính (chỉ 3 vấn đề/1 lần)

12.5 Thảo luận thống nhất các biện pháp cụ thể và phù hợp với từng v ấn đề

12.6 Khác (Ghi cụ thể):...................................................................................

Page 127: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

126

Câu 13: Định kỳ anh/chị có những loại báo cáo gì về các hoạt độngTTVĐ/TTCĐHV về DS-KHHGĐ? (Đề nghị cho xem các báo cáo và đánh dấu xvào những ô thích hợp)

13.1 Báo cáo tháng

13.2 Báo cáo quý

13.3 Báo cáo năm

13.4 Báo cáo kết thúc một hoạt động/chiến dịch

13.5 Khác (Ghi cụ thể):..................................................................................

Câu 14: Anh/chị đã sử dụng các loại mẫu báo cáo từ những nguồn nào? (Đánh dấux vào ô thích hợp)

14.1Mẫu báo cáo do Tổng cục DS/KHHGĐ

14.2Mẫu báo cáo từ tài liệu đào tạo về TTVĐ/TTCĐHV - DS/KHHGĐ

14.3Mẫu báo cáo từ các chương trình, dự án liên quan

14.4 Khác (Ghi cụ thể):...................................................................................

II. BẢNG KIỂM CÔNG CỤ QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG

Nội dung Không

Tốt Trung

bình

Chưa

tốt

Kế hoạch hoạt động:

- Kế hoạch năm

- Kế hoạch Quý

- Kế hoạch 6 tháng

- Kế hoạch tháng

- Kế hoạch chiến dịch truyền thông

- Khác (ghi rõ):

Kế hoạch giám sát:

- Kế hoạch giám sát chiến dịch truyền thông

- Kế hoạch giám sát tập huấn truyền thông

Page 128: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

127

- Kế hoạch GS hoạt động TT tại cộng đồng

- Khác (ghi rõ):

Biểu mẫu/công cụ theo dõi giám sát

Báo cáo hoạt động

- Báo cáo năm

- Báo cáo Quý

- Báo cáo 6 tháng

- Báo cáo tháng

- Báo cáo chiến dịch truyền thông

- Khác (ghi rõ):

Báo cáo giám sát :

- Báo cáo giám sát chiến dịch truyền thông

- Báo cáo giám sát tập huấn truyền thông

- Báo cáo GS hoạt động TT tại cộng đồng

- Khác (ghi rõ):

Các văn bản chỉ đạo, điều hành, phối hợp

Sổ sách giao ban, ghi chép liên quan tớithu chi của các hoạt động truyền thông

Nhận xét và khuyến nghị của GSV: (Những mặt tốt, những điểm cần phát huy,những điểm cần cải tiến)

……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….………………

Đại diện đơn vị được giám s át

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám sát viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 129: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

128

GS06 - BẢNG KIỂM GIÁM SÁT TIN BÀI ĐƯỢC ĐĂNG TẢI TRÊNCÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên giám sát viên : .......................... Chức danh : ........................

Họ tên đơn vị được giám sát :.............................

Thời gian giám sát :................. Địa điểm GS…………………………….

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT

I. Bảng kiểm giám sát tin bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúngcủa tỉnh/huyện:

SốTT

Nội dung Nhận xét

Tốt T.bình Chưa tốt

1 Đài PTTH tỉnh/thành phố

1.1 Nội dung đề cập đến vấn đề DS/SKSS ưu tiên

1.2 Số lượng thực hiện theo kế hoạch

1.3 Thời lượng thực hiện theo kế hoạch

2 Phát thanh tỉnh/huyện

2.1 Nội dung đề cập đến vấn đề DS/SKSS ưu tiên

2.2 Số lượng thực hiện theo kế hoạch

2.3 Thời lượng thực hiện theo kế hoạch

3 Báo/tạp chí/bản tin

3.1 Nội dung đề cập đến vấn đề DS/SKSS ưu tiên

3.2 Số lượng thực hiện theo kế hoạch

II.Bảng kiểm theo dõi tin bài đã được phát hệ thống loa xã/phường:

SốTT

Nội dung Nhận xét

Tốt Tr.bình Chưa tốt

1 Nội dung phát thanh đề cập đến vấn đề DS/SKSS

2 Số lượng thực hiện theo kế hoạch

3 Thời lượng thực hiện theo kế hoạch

Page 130: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

129

GS07 - BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HỘI NGHỊ/HỘI THẢO DS-KHHGĐ

A. THÔNG TIN CHUNG

Hä tên giám sát viên : .......................................... Chức danh : ........................

Họ tên đơn vị được giám sát :.............................

Thời gian giám sát :................................. Địa điểm GS…………………………….

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT

1. Tên hội nghị/hội thảo........................................................................................

2. Thời gian tổ chức hội nghị/ hội thảo từ ngày ....................đến ngày...............

3. Thành phần tham dự viên:

4. Mục tiêu hội nghị/hội thảo:

5. Nội dung hội nghị /hội thảo (liệt kê các nội dung/ chủ đề chính)

……………………………………………………………………

6. Giám sát chi tiết

STT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

1 Phòng họp hội nghị/ hội thảo

1. Chỗ ngồi (đủ ghế, thuận tiện, thoải mái)

1.2 Đủ điều kiện để khi cần chia nhóm thảo luận

1.3 Phòng họp đủ ánh sáng, thoáng mát

1.4 Nước uống cho điều phối viên và tham dự viên

2 Trang thiết bị của hội nghị/ hội thảo

2.1 Bảng, màn hình

2.2 Máy chiếu, máy vi tính

2.3 Bút dạ các loại

2.4 Phim đèn chiếu

2.5 Giấy khổ A0, A4, bìa mầu

2.6 Các trang thiết bị khác (ghi rõ)

3 Phương pháp sử dụng

3.1 Trình bày/thuyết trình

Page 131: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

130

STT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

3.2 Toạ đàm/ Thảo luận nhóm

3.3 Tham luận /chia sẻ kinh nghiệm

3.4 Các phương pháp khác (ghi rõ)

4 Tài liệu hội nghị/ hội thảo

4.1 Tài liệu cho điều phối viên, hướng dẫn viên

4.2 Tài liệu phát cho đại biểu

5 Sự tham gia của đại biểu

5.1 Quỹ thời gian tham dự của các đại biểu trong cácbuổi họp

5.2 Mức độ chia sẻ của đại biểu trong thảo luận, phátbiểu ý kiến

6 Kết quả hội nghị /hội thảo

6.1 Mức độ hoàn thành mục tiêu/nội dung của hội nghị/hội thảo

Nhận xét và khuyến nghị của GSV: (Những mặt tốt, những điểm cần phát huy,những điểm cần khắc phục)

………………………………………………………………………….

Đại diện đơn vị được giám sát

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám sát viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 132: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

131

GS08 - BẢNG KIỂM GIÁM SÁT

SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ/TỔ/NHÓM

A. THÔNG TIN CHUNG:

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên giám sát viên : .......................................... Chức danh : ........................

Họ tên đơn vị được giám sát :.............................

Thời gian giám sát :................................. Địa điểm GS…………………………….

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT:

1. Địa điểm tổ chức sinh hoạt CLB, tổ nhóm (ghi cụ thể)

2. Thời gian sinh hoạt từ……. giờ đến …….giờ

3. Tổng số thành viên tham dự: Trong đó nam: nữ:

4. Chủ đề của buổi sinh hoạt:…………………………………………

TT Nội dung Nhận xét

Tốt Tr.bình Chưatốt

1. Phòng sinh hoạt :

1.1 Địa điểm (thuận tiện, đủ nghế ngồi, thoải mái)

1.2 Đủ ánh sáng, thoáng mát

1.3 Nước uống

2. Trang thiết bị phục vụ buổi sinh hoạt:

2.1 Bảng, giấy A0, A4, bút dạ các loại

2.2 Loa đài, âm ly

2.3 Tài liệu truyền thông hỗ trợ (tờ rơi, tranh lật, mô hình)

2.4 Tài liệu , phương tiện khác (ghi rõ)

3. Tiến trình sinh hoạt:

3.1 Người điều hành đến trước kiểm tra, chuẩn bị

3.2 Giới thiệu đại biểu, báo cáo viên (nếu có); các thành viên

Giới thiệu chủ đề buổi sinh hoạt, mục tiêu

3.3 Nêu câu hỏi thảo luận (dễ hiểu, dễ trả lời, tập trung vào chủ đề)

Page 133: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

132

TT Nội dung Nhận xét

Tốt Tr.bình Chưatốt

3.4 Khả năng động viên, khích lệ các thành viên thảo luận

3.5 Khả năng người điều hành tóm tắt, tổng hợp, đưa ra thôngđiệp:

Phù hợp với chủ điểm

Kỹ năng tóm tắt, trình bày, tổng hợp

Sử dụng tài liệu/ phương tiện truyền thông hỗ trợ

3.6 Vận dụng các phương pháp/trò chơi hỗ trợ cho các nộidung truyền thông:

Văn nghệ

Trò chơi

Chiếu băng

Khác (ghi rõ)

3.7 Sự tham gia của các thành viên

Tích cực tham gia phát biểu

Chủ động chia sẻ thông tin

3.8 Kết thúc:

Tóm tắt nội dung chính của chủ đề để đạt được cam kếtvề sự chuyển đổi hành vi

Thông báo về: chủ đề sinh hoạt lần sau; thời gian, địađiểm

Cảm ơn

Nhận xét và khuyến nghị của GSV: : (Những mặt tốt, những điểm cần phát huy,những điểm cần cải tiến)

……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….………………

Đại diện đơn vị được giám sát

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám sát viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 134: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

133

GSO9- BẢNG KIỂM GIÁM SÁT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNGLỒNG GHÉP DỊCH VỤ DS/SKSS/KHHGĐ

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên giám sát viên : .......................................... Chức danh : ........................

Họ tên đơn vị được giám sát :.............................

Thời gian giám sát :................................. Địa điểm GS…………………………….

Thông tin chung của tỉnh/huyện/xã:

(Tuỳ theo địa bàn giám sát để điền vào các nội dung sau đây)

Nội dung Số lượng Ghi chú

Dân số

Nữ 15-49 tuổi

Nữ 15-49 tuổi có chồng

Số đang áp dụng biện pháp tránh thai

Số trẻ sinh ra năm trước

Tỷ xuất sinh thô năm trước

Số trẻ sinh là con thứ 3 trở lên năm trước

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm trước

Số phụ nữ mang thai

1. Giám sát công tác chuẩn bị chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụDS/SKSS/KHHGĐ

TT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

1 Kế hoạch chiến dịch

1.1 Mục tiêu có chỉ rõ kiến thức, thái độ và hành v i mongmuốn các nhóm đối tượng tham gia chiến dịch thay đổi

1.2 Nội dung truyền thông có tập trung vào vấn đề tiếp cậnvà sử dụng dịch vụ lồng ghép DS-KHHGĐ

1.3 Các hình thức truyền thông áp dụng trong chiến dịch

1.4 Mức độ phân bổ nguồn lực (con người, trang thiết bị,kinh phí) cho từng hoạt động truyền thông, dịch vụ …

Page 135: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

134

TT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

2 Tài liệu , phương tiện sử dụng trong chiến dịch

2.1 Tài liệu phát cho các nhóm đối tượng đích

2.2 Tài liệu tuyên truyền vận động trên phương tiện truyềnthông đại chúng (băng zon, khẩu hiệu, pano, bănghình…)

2.3 Cơ số các gói dịch vụ KHHGĐ, LMAT, NKĐSS…

2.4 Phương tiện truyền thông, các trang thiết bị khác liênquan đến chiến dịch

3 Công tác hậu cần

3.1 Địa điểm nơi tổ chức chiến dịch

3.2 Nơi ăn, nghỉ của cán bộ tham gia chiến dịch

3.3 Phương tiện đi lại

2. Kết quả các hoạt động TT lồng ghép trong chiến dịch tại tỉnh/huyện/xã:(tính đến thời điểm giám sát)

Lễ phát động chiến dịch (thành phần đại biểu………… ) số lượng

Số lượng tin bài Số buổi phát thanh

Số buổi văn nghệ Số buổi chiếu phim

Số lần tư vấn nhóm nhỏ Số người được tư vấn

Số lần vận động tại nhà Số người được vận động

Số panô Số băngzôn, khẩu hiệu

Page 136: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

135

Tài liệu truyền thông phát cho các nhóm đối tượng tham gia chiến dịch:

TT Tên tài liệu Đối tượng đượccấp phát

Sốlượng

Ghi chú

1

2

3

4

5

3. Các hoạt động sau chiến dịch truyền thông lồng ghép

TT NỘI DUNG Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưatốt

1 Theo dõi sự chuyển đổi hành vi của các đối tượng

1.1 Mức độ quan tâm của mạng lưới CTV DS tại địa bàntổ chức chiến dịch đối với các nhóm đối tượng

1.2 Hiệu quả tác động của chiến dịch (qua thu thập thôngtin phản hồi từ chính quyền và các ban ngành đoàn thểvà các nhóm đối tượng)

2 Chất lượng và hiệu quả của các gói dịch vụ lồng ghép

2.1 Điều kiện liên lạc lại với cơ sở dịch vụ trên địa bàn tổchức chiến dịch

2.2 Khả năng theo dõi chất lượng dịch v ụ thực hiện trongchiến dịch (tác dụng phụ, sai sót kỹ thuật…) của cácnhóm đối tượng phản hồi

2.3 Mức độ đưa ra các biện pháp giải quyết

4. Kinh phí : Đơn vị tính : triệu đồng

TT Nguồn Kế hoạch Thực hiện Đạt (%) KH

1 Kinh phí tỉnh/huyện hỗ trợ

2 Kinh phí xã đóng góp

3 Khác

Tổng

Page 137: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

136

5. Kết quả dịch vụ KHHGĐ:

TT BPTTKế hoạch

năm

Kết quả chiến dịch

Kế hoạchchiến dịch

Kết quảthực hiện Đạt (%) KH

1 Triệt sản nam

2 Triệt sản nữ

3 Đặt vòng

4 Tiêm TT

5 Cấy dưới da

Tổng BPTT lâm sàng

6 Viên uống TT

7 Bao cao su

8Biện phápkhác

Tổng cộng

6. Kết quả gói dịch vụ Làm mẹ an toàn :

TT Nội dungKế hoạch

chiến dịchThực hiện Đạt (%) KH

1 Số lượt khám thai

2 Số lượt tiêm phòng uốn ván

3 Số PN được cấp viên sắt

4 Số PN được cấp gói đẻ sạch

7. Kết quả gói dịch vụ Phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản :

TT Nội dung Kế hoạchchíên dịch Thực hiện Đạt (%)

KH

1 Số lượt PN được khám NKĐSS

2 Số PN được phát hiện mắcNKĐSS

3 Số PN được điều trị NKĐSS

Trong đó: - Số điều trị tại xã

- Số chuyển tuyến

Page 138: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

137

8.Các hoạt động khác:

...................................................................................................................................

C. NHẬN XÉT CỦA GIÁM SÁT VIÊN

Về địa bàn triển khai : ................................

Về truyền thông lồng ghép : ................................

Về dịch vụ KHHGĐ/LMAT: ................................

Các vấn đề khác : .....................................................................

GS10 - BẢNG KIỂM GIÁM SÁT CHUYỂN THỂ, PHÁT TRIỂN,PHÂN PHỐI TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG DS -KHHGĐ

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên giám sát viên : ............................... Chức danh : ........................

Họ tên đơn vị được giám sát :.............................

Thời gian giám sát :.............................. Địa điểm GS…………………………….

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT

TT Các kỹ năng

Nhận xét

Tốt

Trungbình

Chưa đạt

1 Chuyển thể tài liệu

1.1 Lựa chọn chủ đề tài liệu về vấn đề SKSS ưu tiênphù hợp với thực trạng của địa phương?

1.2 Hình thức/hình ảnh minh hoạ đẹp và phù hợp vớivăn hoá địa phương

1.3 Nội dung tài liệu (đầy đủ, chính xác, dễ hiểu, dễlàm theo)

1.4 Sự tiện lợi đối với ng ười sử dụng

1.5 Có thử nghiệm tài liệu trước khi in ấn (đúng đốitượng, đúng địa phương phát hành tài liệu...)

2 Phát triển tài liệu mới

2.1 Xác định nhu cầu (chủ đề, thể loại, đối tượng)

2.2 Xây dựng, thiết kế dự thảo tài liệu có sự tham giacủa đối tượng đích và các bên liên quan

Page 139: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

138

2.3 Tham khảo và rà soát các tài liệu có liên quanđến chủ đề tài liệu phát triển

2.4 Nội dung, thông điệp chính xác, nhất quán vớiđịnh hướng của trung ương

2.5 Hình thức/hình ảnh minh hoạ đẹp và phù hợp vớivăn hoá địa phương

2.6 Có thẩm định các nhà chuyên môn

2.7 Có thử nghiệm tài liệu trước khi in ấn

3. Phân phối tài liệu

3.1 Sổ sách quản lý việc nhập/xuất tài liệu cụ thể, rõràng.

3.2 Đúng đối tượng/đúng nhu cầu (thời gian, chủ đề,thể loại, chất lượng...)

3.3 Có công văn hướng dẫn việc phân phối và cáchsử dung

Page 140: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

139

GS11 - BẢNG KIỂM GIÁM SÁT CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆUTRUYỀN THÔNG DS-KHHGĐ

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên giám sát viên : ............................ Chức danh : ........................

Họ tên đơn vị được giám sát :.............................

Thời gian giám sát :......................... Địa điểm GS…………………………….

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT

(Cách sử dụng tài liệu, phương tiện truyền thông lồng ghép với các hoạt độngtruyền thông tại cộng đồng)

TT

Các kỹ năngNhận xét

Tốt Trungbình

Chưađạt

1 Kiểm tra tài liệu, phương tiện trước khi truyền thông

2 Lựa chọn tài liệu truyền thông phù hợp và tìm đúngchủ đề truyền thông trong tài liệu

3 Đặt, treo, chiếu tài liệu đúng vị trí yêu cầu khitruyền thông

4 Giới thiệu chủ đề của tài liệu truyền thông

5 Đưa các câu hỏi phù hơp để trao đổi, thảo luận

6 Tóm tắt, bổ sung và cung cấp thông điệp đầy đủ,chính xác trong tài liệu

7 Khuyến khích đối tượng đặt câu hỏi và chia sẻ kinhnghiệm

8 Thống nhất với đối tượng về các hành vi cần thayđổi

9 Thảo luận và thống nhất các biện pháp thực hiệnhành vi mới trong tài liệu truyền thông hướng dẫn

10 Đạt được cam kết thực hiện theo những hành vi nhưtài liệu truyền thông gợi ý

11 Bảo quản, cất giữ tài liệu truyền thông đúng kỹ thuật

Page 141: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

140

GS12 - PHIẾU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNGDÂN SỐ-KHHGĐ TẠI CỘNG ĐỒNG

Họ và tên GSV: ................................................................................................

Tên cơ quan: …….............................................................................................

Địa điểm (thôn/xóm/ấp): .........................

Xã/phường: ............................................

Huyện: .......................

Tỉnh: ..........................

Ngày giám sát:......./.... ..../ 20...

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: .......................................... 1 Nam 2 nữ

Anh/chị đã được tập huấn về TTCĐHV DS/KHHGĐ chưa? Rồi Chưa

Năm nay anh/chị bao nhiêu tuổi (tuổi dương lịch)?

Trình độ văn hoá của anh/chị là: .............................................................................

Số năm anh/chị làm công tác viên dân số:

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT

(GSV xuống cơ sở gặp hoạt động truyền thông nào thì tham dự từ đầu đến khikết thúc cuộc truyền thông để quan sát và điền vào bảng kiểm tương ứng)

1. Bảng kiểm quan sát cuộc truyền thông nhóm (Thời gian không quá 45 phút)

TT Các kỹ năng Nhận xét

Tốt Trung bình Chưa đạt

1 Đến sớm chuẩn bị cho buổi thảo luận

2 Chuẩn bị, sắp xếp đủ chỗ ngồi hợp lý cho cuộcthảo luận

3 Có kế hoạch buổi thảo luận nhóm (nội dung,phương pháp, tài liệu...)

4 Chào hỏi/giới thiệu chủ đề để thảo luận

5 Nêu câu hỏi để thảo luận (cụ thể, rõ ràng)

6 Lắng nghe, không nói chen ngang/ngắt lời

8 Động viên khuyến khích mọi người phát biểu

Page 142: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

141

9 Tôn trọng ý kiến của người tham dự/không phêphán

10 Sử dụng tài liệu truyền thông/ mô hình/hiện vật

11 Giải quyết/dung hoà các ý kiến mâu thuẫn trongquá trình thảo luận

12 Ghi chép lại các ý kiến thảo luận (thư ký)

13 Tóm tắt các điểm chính và kết luận nội dung thảoluận

14 Thông báo/bàn về chủ đề của cuộc thảo luận tiếptheo

2. Bảng kiểm quan sát một buổi thăm hộ gia đình (Thời gian không quá 30 phút)

TT Các kỹ năng Nhận xét

Tốt Trung bình Chưa đạt

1 Có kế hoạch thăm hộ gia đình

2 Chào hỏi/giới thiệu

3 Quan sát và thăm hỏi sức khoẻ các thành viên

4 Đặt câu hỏi mở/tìm hiểu đối tượng truyền thông

5 Trao đổi với gia đình về việc thực hiện các biệnpháp được gia đình thống nhất trong lần thămtrước

6 Cung cấp những thông tin và kỹ năng của nộidung mới

7 Thảo luận và thống nhất về các biện pháp phùhợp để thực hiện hành vi có lợi

8 Sử dụng tài liệu truyền thông, mô hình, lấy ví dụcụ thể

9 Chào, cảm ơn, hẹn lần khác đến thăm

10 Ghi chép lại thông tin bổ sung về hộ gia đình đểtheo dõi (vấn đề sức khoẻ và các hành vi cầnthay đổi)

Page 143: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

142

3 . Bảng kiểm quan sát buổi sinh hoạt truyền thông lồng ghép với sinh hoạtcộng đồng (thời gian không quá 90 phút)

TT Các kỹ năng Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưađat

1 Đến sớm chuẩn bị cuộc họp

2 Chuẩn bị và sắp xếp đủ chỗ ngồi cho người tham dự

3 Có kế hoạch chi tiết buổi sinh hoạt (nội dung,phương pháp, tài liệu...)

4 Chào hỏi/giới thiệu (chủ đề,mục tiêu, nội dung...)

5 Kỹ năng nêu các câu hỏi liên quan đến nội dung/chủđề

6 Kỹ năng trình bày cung cấp, bổ sung thông tin

8 Khả năng sử dụng tài liệu TT và lấy ví dụ cụ thể củađịa phương để minh hoạ

9 Khuyến khích người tham dự chia sẻ kinh nghiệm,kiến thức, kỹ năng về chủ đề sinh hoạt

10 Khả năng giải quyết/dung hoà các ý kiến và mâuthuẫn nảy sinh trong cuộc họp

11 Tạo không khí vui vẻ, thân thiện; sử dụng các tròchơi

12 Tóm tắt, kết luận buổi sinh hoạt và đạt được cam kếtthay đổi hành vi

13 Thông báo về chủ đề sinh hoạt tiếp theo

Page 144: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

143

4. Quan sát hoạt động tư vấn (Thời gian không quá 45 phút)

TT Các kỹ năng Nhận xét

Tốt Trungbình

Chưađạt

1 Tiếp đón niềm nở, chú ý hoàn toàn đến đối tượng

2 Hỏi thăm tình hình của đối tượng bằng những câu hỏimở, dễ hiểu

3 Chăm chú/kiên nhẫn lắng nghe đối tượng trình bày

4 Cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác, tập trung

5 Ân cần hướng dẫn đối tượng những điều đối tượngcần thực hiện

6 Nhẫn nại, giúp đỡ, giải thích cho đối tượng để họ tựlựa chọn quyết định

7 Động viên, giải thích để đối tượng an tâm

8 Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu

9 Sử dụng các tài liệu truyền thông/mô hình/hiện vật

10 Hẹn gặp lại đối tượng

Nhận xét và khuyến nghị của GSV: : (Những mặt tốt, những điểm cần phát huy,những điểm cần cải tiến)

……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………..………………………………………………..............................

Đại diện đơn vị được giám sát

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám sát viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 145: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

144

GS13 - MẪU BÁO CÁOKẾT QUẢ GIÁM SÁT HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG

TRUYỀN THÔNG DS-KHHGĐTỉnh ...................................

1. Thời gian: Từ............./......../......... đến ........../.............../..........

2. Thành phần giám sát viên :

1.

2.

3. Địa điểm giám sát:

Huyện:.............................; Xã:..............................; Thôn/ấp/ kh u phố.................

4. Mục đích giám sát

4.1 Theo dõi tiến độ hoạt động TTVĐ/TTCĐHV

4.2 Theo dõi chất lượng hoạt động TTVĐ/TTCĐHV

4.3 Giải quyết và cải thiện các vấn đề khó khăn, tồn tại

4.4 Cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới

4.5 Thu thập thông tin, kết quả hỗ trợ cho công tác quản lý

4.6 Khác (Ghi cụ thể):.....................................................................................

5. Phương pháp giám sát (phỏng vấn, quan sát, kiểm tra sổ sách tài liệu, ghi chép)

5.1 Phỏng vấn trực tiếp có sử dụng công cụ

5.2 Quan sát có sử dụng bảng kiểm

5.3 Xem/thu thập sổ sách, báo cáo, biểu mẫu

6. Các hoạt động đã thực hiện (Nêu tóm tắt các hoạt động chính đã được tiếnhành trong giám sát)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.............................

Page 146: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

145

C. Kết quả giám sát

TT Nhóm đốitượng được

GS

CB làm truyềnthông

Trưởng Bandân số

Chuyên tráchdân số

CTVdân số

1 Việc làm tốt

2 Việc làmchưa tốt

3 Nguyênnhân/ lý doviệc làmchưa tốt

4 Cách giảiquyết

8. Nội dung hỗ trợ kỹ thuật của giám sát viên

TT Nhóm đối tượngđược GS

Kiến thức Kỹ năng Ghi chú

1 Cán bộ làm truyềnthông tỉnh/ huyện

2 Trưởng ban dân số

3 Chuyên trách dân số

3 Cộng tác viên dân số

9. Kiến nghị và đề xuất :

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Page 147: TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

146

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Y tế. Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản . 2010

2. Bộ Y tế. Kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn tại Việt Nam 2003 - 2010 để thựchiện Chiến lược Chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001-2010. 2003

3. Bộ Giáo dục-Đào tạo và UNFPA. Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên. 2003

4. Chương trình sáng kiến chăm sóc sức khỏe sinh sản Vị thành niên và Thanh niên(RHIYA) - Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn sức khoẻ sinh sản Vị thành niên, Thanhniên. 2006

5. Dự án bình đẳng giới trong chăm sóc sức k hoẻ sinh sản. Sổ tay sức khoẻ sinh sảngia đình. NXB Y học. 2001

6. Dự án VIE 011. Tài liệu tập huấn dùng cho giảng viên: “Các cơ chế cộng đồngnhằm giảm thiểu tác động của HIV/AIDS tại Việt Nam”. 2001

7. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam . Sổ tay sức khoẻ sinh sản gia đình (tái bản có sửachữa lần 1). 2005

8. Nguyễn Đình Cử. Đặc điểm dân số nước ta hiện nay và những khuyến nghị vềchính sách, tuyên truyền. 2008

9. Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10, số 73/2006, QH 11. Luật Bình đẳng giới.Tháng 11-2006

10. UNFPA. Thực trạng dân số Việt Nam. Tháng 6-2008

11. UNFPA và Ban tuyên giáo Trung ương. Vấn đề dân số ngày nay. 2008

12. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Chương trình đào tạo Truyền thông DS-SKSS. Truyền thông chuyển đổi hành vi trong lĩnh vực DS-SKSS.2003

13. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và UNFPA. Bình đẳng giới trong chăm sócsức khoẻ sinh sản-Chìa khoá hạnh phúc của mọi gia đình. 2004

14. Tổng cục DS-KHHGĐ. Tài liệu tập huấn truyền thông chuyển đổi hành vi vềDS-KHHGĐ. 2009

15. Tổng cục DS-KHHGĐ. Sổ tay tuyên truyền viên dân số-y tế cơ sở. 2009

16. Tổng cục DS-KHHGĐ. Thông tin Nghiên cứu DS-KHHGĐ số 1. 2008

17. Trần Văn Chiến. Dân số và phát triển kinh tế xã hội . 2008

18. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ trung ương. Những nội dung chínhcần truyền thông về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. 2007

19. Trung tâm nghiên cứu trợ giúp người cao tuổi. Sổ tay chăm sóc sức khoẻ ngườicao tuổi. 2007