35
TU ẦN 8 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 TOÁN: LuyÖn tËp MỤC TIÊU : Giúp HS: - Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng các STN. Áp dụng tính chất giao hoán & kết hợp của phép cộng để tính nhanh. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn & tính chu vi hình chữ nhật. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn đề bài 4,5 SGK. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ho¹t ®éng1 : Kiểm tra kiến thức về tính chất giao hoán và t/chất kết hợp của phép cộng. -GV: Gọi 1HS lên làm BT3 SGK - Gọi 1 HS nêu lại t/chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. - GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS. Ho¹t ®éng 2 : Gthiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp Ho¹t ®éng 3 : Luyện tập-thực hành: Bài 1 : - BT y/c cta làm gì? + Khi đặt tính để th/h tính tổng của nhiều số hạng ta phải chú ý điều gì? - 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn. a) a + 0 = 0 + a = a b) 5 + a = a + 5 c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30 - 1HS nêu lại t/chất giao hoán và kết hợp... - HS: Nhắc lại đề bài. - Đặt tính rồi tính tổng các số. - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - Lớp làm bảng con bài 1b.

tuan 8 B1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

ttt

Citation preview

Page 1: tuan 8 B1

TU ẦN 8 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010

TOÁN: LuyÖn tËp MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng các STN. Áp dụng tính chất giao hoán & kết hợp của phép cộng để tính nhanh. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn & tính chu vi hình chữ nhật. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn đề bài 4,5 SGK.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHHo¹t ®éng1: Kiểm tra kiến thức về tính chất giao hoán và t/chất kết hợp của phép cộng. -GV: Gọi 1HS lên làm BT3 SGK

- Gọi 1 HS nêu lại t/chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.Ho¹t ®éng 2 : Gthiệu bài:

GV giới thiệu bài trực tiếp

Ho¹t ®éng 3 : Luyện tập-thực hành:Bài 1: - BT y/c cta làm gì?+ Khi đặt tính để th/h tính tổng của nhiều số hạng ta phải chú ý điều gì?- Y/c HS làm bài

- Y/c HS nxét bài làm của bạn trên bảng. - GV: Nxét & cho điểm HS.Bài 2: - Hãy nêu y/c của BT.

- 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.a) a + 0 = 0 + a = ab) 5 + a = a + 5c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30- 1HS nêu lại t/chất giao hoán và kết hợp...

- HS: Nhắc lại đề bài.

- Đặt tính rồi tính tổng các số.- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - Lớp làm bảng con bài 1b.b) 26 387 54 293 + 14 075 + 61 934 9 210 7 652 49 672 123 879 - HS nhận xét và nêu cách làm.

- Tính bằng cách thuận tiện.- HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở (2dòng đầu).2nhóm làm vào bảng phụ.a. 96+78+4 = (96+4)+78 = 100+78 = 178.

* 67+ 21+79 = 67+ (21+ 79) = 67 +100 =167.

Page 2: tuan 8 B1

- GV y/c HS nêu cách tính: Để tính bằng cách thuận tiện ta áp dụng t/chất g/hoán & k/hợp của phép cộng. khi tính, ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau & th/h cộng các số hạng cho kquả là các số tròn với nhau.- GV: Nxét & cho điểm HS. Bài 3*: - GV: Y/c HS đọc đề, sau đó tự làm.? Nêu cách tìm số bị trừ, hạng chưa biết ?- GV: Nxét & cho điểm HS.

Bài 4: -GV treo bảng phụ, Y/c HS đọc đề bài.? Bài toàn cho biết gì? Bài toán hỏi gì?- GV: Y/c HS tự làm bài.- GV: Nxét & cho điểm HS.

Bài 5*: - GV treo bảng phụ, Y/c HS đọc đề bài.( HD về nhà làm)- Muốn tính chu vi h.chữ nhật ta làm thế nào?+Vậy,đã có chiều dài hình chữ nhật là a chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi hình chữ nhật là gì? - GV: gọi chu vi hình chữ nhật là P, ta có: P = ( a + b ) x 2Đây chính là CT tổng quát để tính chu vi của hình chữ nhật- Phần b của BT y/c cta làm gì?- GV HD và nêu cách làm bài. Ho¹t ®éng 4 : Củng cố-dặn dò:? Nêu tính chất giao hoán, t/c kết hợp của phép cộng?

b) 789 + 285 + 15 = 789 + (285 + 15) = 789 + 300 = 1089* 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594= 500 + 594 = 1094- HS nhận xét và nêu cách tính

- Tìm x.- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.a) x -306 = 504 b) x + 254 = 680 x = 504 + 306 x = 680 – 254 x = 810 x = 426- HS: Nêu cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết để gthích cách tìm x.- HS: Đọc đề.- HS: TLCH tìm hiểu & làm vào vở, -1HS làm ở bảng phụ.G: a) Sau 2 năm số dân tăng thêm là: 71 + 79 = 150 ( người ) b) Số dân của xã đó sau 2 năm là: 5 256 + 150 = 5 306 (người) ĐS: a) 150 người b) 5 306 người

- HS nêu cách tính chu vi hcn. a. Chu vi HCN là: ( 16 + 12 ) x 2 = 56 ( cm) b. Chu vi HCN là: ( 45 + 15 ) x 2 = 120 ( m)

- Vài HS nêu lại 2 t/c .

Page 3: tuan 8 B1

- GV: T/kết giờ học, dặn : về Làm BT & CBB sau.

______________________________TẬP ĐỌC: NÕu chóng m×nh cã phÐp l¹I. MỤC TI£U :

1- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng nhịp thơ.Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên,vui tươi,thể hiện niềm

vui,niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về tương lai tốt đẹp.2- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các

bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 3- Giáo dục HS phải học giỏi để sau này làm cho thế giới tốt đẹp hơn.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS1) KTBCKiểm tra 2 nhóm HS.+Nhóm 1: Đọc phân vai màn một vở kịch Ở Vương quốc Tương lai. +Nhóm 2: Đọc màn hai. -GV nhận xét + cho điểm.2) Giới thiệu bàiGV giới thiệu bài bằng tranh sgk3) Luyện đọc và tìm hiểu bàia)Luyện đọc

- Cho HS đọc nối tiếp. -Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: giống ,phép, xuống, sao, trời.

- Hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ.VD: khổ 1 và khổ 4,cách nhấn giọng:

Khổ 1: Nếu chúng mình có phép lạ Bắt hạt giống nảy mầm nhanh Chớp mắt / thành cây đầy quả Tha hồ / hái chén ngọt lành- GVđọc diễn cảm toàn bài b) Tìm hiểu bài

- Cho HS đọc thành tiếng bài thơ.- Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần?Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?

Cho HS đọc thầm lại cả bài thơ.

-Nhóm một đọc phân vai(màn 1) -Nhóm hai đọc phân vai(màn 2)

- HS nhắc lại đề bài.

-1HS đọc toàn bài.-4 HS đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc 2 khổ 4 + 5) ( 3 lượt )-Mỗi em đọc một khổ,nối tiếp nhau hết bài (hoặc 1 em đọc xong cả bài,em tiếp theo đọc)- HS luyện đọc từ khó.

-HS đọc thành tiếng.Lớp đọc thầm.-Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần.-Việc lặp lại nhiều lần nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.-HS đọc thầm cả bài.

Page 4: tuan 8 B1

- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.Những điều ước ấy là gì?

- Cho HS đọc lại khổ 3 + 4.- Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:a/Ước “không còn mùa đông”

b/Ước “hoá trái bom thành trái ngon”

- Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?

Cho HS đọc thầm lại bài thơ.- Em thích ước mơ nào trong bài thơ?

- GV nhận xét + khen những ý kiến hay.

c) Đọc diễn cảm + HTL bài thơ- Cho HS đọc tiếp nối bài thơ (GV

hướng dẫn thêm để HS có giọng đọc đúng,hay)

- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2,3 khổ thơ.

- Cho HS nhẩm HTL bài thơ. Cho HS thi đọc thuộc lòng. -GV nhận xét + khen những HS đọc hay.4) Củng cố, dặn dò- Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ.? Để làm cho thế giới tốt đẹp hơn chúng ta cần phải làm gì? -GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

-Khổ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.-Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.-Khổ 3: Các bạn ước muốn trái đất không còn mùa đông.-Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn,những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.-HS đọc lại khổ 3 + 4.-Ước “không còn mùa đông” là ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai,không còn tai hoạ đe doạ con người.-Ước “hoá trái bom thành trái ngon” là ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.-Đó là những ước mơ lớn,những ước mơ cao đẹp:ước mơ về một cuộc sống no đủ,ước mơ được làm việc,ước không còn thiên tai,thế giới chung sống trong hoà bình.-Cả lớp đọc thầm.-HS phát biểu tự do và lí giải được vì sao mình thích ước mơ đó.-Lớp nhận xét. -4 HS tiếp nối đọc lại bài thơ.

- HS luyện đọc theo cặp đôi.-Cả lớp nhẩm thuộc lòng.-4 HS thi đọc thuộc lòng.-Lớp nhận xét.

*Bài thơ nói về các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.- HS trả lời.

Thể dục: Đ/c Dung dạy

Page 5: tuan 8 B1

Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010TOÁN: T×m hai sè khi biÕt tæng vµ hiÖu cña hai sè ®ã

I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó bằng hai cách. - Rèn kĩ năng giải và trình bày toán giải về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số. - GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán và biết vận dụng trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ ghi sẵn đề bài tập 1, 2,3 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHHo¹t ®éng 1 : Kiểm tra kĩ năng vận dụng t/chất kết hợp của phép cộng.- GV: Gọi HS lên làm BT

- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.Ho¹t ®éng 2 : Gthiệu: Hôm nay các em sẽ được làm quen với bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.Ho¹t ®éng 3 : Hdẫn tìm 2 số khi biểt tổng & hiệu của 2 số đó:a) Gthiệu bài toán :- Y/c: HS đọc bài toán vdụ SGK.- Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?- GV nêu: Vì bài toán cho biết tổng & hiệu của hai số, y/c ta tìm hai số nên dạng toán này đc gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số.b) Hdẫn HS vẽ sơ đồ bài toán:- GV: Y/c HS vẽ sơ đồ bài toán theo hdẫn:+ Vẽ đoạn thẳng b/diễn số lớn / bé.+ B/diễn tổng & hiệu của 2 số trên SĐ.

- 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.78 + 65 + 135 + 22= (78 + 22) +( 65 + 135) = 100 + 200 = 300

- HS: Nhắc lại đề bài.

- 2HS: Đọc.- Tổng của 2 số là 70, hiệu của 2 số là 10. - Tìm 2 số.

- Vẽ SĐ bài toán theo hdẫn.- 2HS lên bảng thực hiện y/c.

Page 6: tuan 8 B1

Tóm tắt: ? Số lớn: 70 Số bé: 10 ?

c) Hdẫn giải bài toán (Cách 1):- GV: Y/c HS qsát kĩ sơ đồ bài toán & suy nghĩ cách tìm hai lần số bé.- Kh/định: + (dùng phấn màu gạch chéo phần hơn của số lớn so với số bé) Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn ntn so với số bé?+ Trên sơ đồ còn lại 2 đoạn thẳng b/diễn 2 số bằng nhau & mỗi đoạn thẳng là 1 lần của số bé, vậy ta còn lại 2 lần của số bé.+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của 2 số+ Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng th/đổi ntn?+ Tổng mới là bao nhiêu?+ Tổng mới lại chính là 2 lần của số bé, vậy ta có 2 lần của số bé là bn?+ Hãy tìm số bé? + Hãy tìm số lớn?- GV: Y/c HS trình bày bài giải & đọc lại lời giải đúng.- GV: Y/c HS nêu cách tìm số bé.- GV: Ghi cách tìm số bé lên bảng.

d) Hdẫn giải bài toán (Cách 2): (Hdẫn tương tự cách 1)- GV: Ghi cách tìm số lớn lên bảng.- KLvề cách tìm 2số khi biết tổng & hiệu của 2 số đóHo¹t ®éng 4: Hdẫn thực hành:Bài 1: - GV treo bảng phụ, Y/c HS đọc đề.- Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?+ Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết?- GV: Y/c HS làm BT.- GV y/c HS nxét bài của bạn, GV nxét,

- HS: Suy nghĩ phát biểu ý kiến.

- Thì số lớn bằng số bé.

- Là hiệu của 2 số.

- Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé.- Tổng mới là: 70 – 10 = 60.- Hai lần của số bé là: 70 – 10 = 60.

- Số bé là: 60 : 2 = 30- Số lớn là: 30+10 = 40 (hoặc 70–30=40)- HS: Đọc lại, 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.- Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2

- HS: Làm bài & sửa bài.

- Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2

- HS: Đọc đề: + Tuổi bố cộng với tuổi con 58t, tuổi bố hơn tuổi con 38t. Bài toán hỏi tuổi của mỗi người. + Dạng toán tìm 2 số biết tổng & hiệu của 2 số đó…- 2HS lên làm: 1em 1cách, lớp làm vào vở. GiảiC1: Hai lần tuổi con là:

Page 7: tuan 8 B1

cho điểm

Bài 2: - GV: Y/c HS đọc đề & hdẫn tương tự BT1.- Y/c: HS làm bài & sửa bài. GV nxét & cho điểm.Bài 3: HD HS về nhà làm.Bài 4: - HD HS về nhà làm (HS khá giỏi làm tại lớp).- 1 số khi cộng / trừ với 0 cho kquả gì?- Vậy áp dụng điều này sẽ tìm được 2 số mà tổng của chúng bằng hiệu của chúng & bằng 8 Ho¹t ®éng 5: Củng cố-dặn dò:- Cách tìm 2 số biết tổng & hiệu của 2 số đó. - GV: T/kết giờ học, dặn : Về Làm BT 2,3

58 – 38 = 20 (tuổi) Tuổi con là : 20 : 2 = 10 (tuổi) Tuổi bố là : 10 + 38 = 48 (tuổi) Đáp số: Con: 10 tuổi, Bố: 48tuổi - HS: Thực hiện theo y/c.HS lên bảng làm bài. Lớp đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.-Đáp số: bài 2: 16 HS trai; 12 HS gái - Bài 3: Lớp 4B: 235 cây Lớp 4A : 275 cây

- Số 8 & số 0.- Là chính nó.- Là 8 & 0- HS nêu.

____________________________________________Th ể dục : Đ/c Dung dạy ____________________________________________TẬP ĐỌC : §«i giµy ba ta mµu xanh

I. MỤC TI£U :1- Đọc lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm với giọng kể và tả chậm rãi,nhẹ

nhàng.2- Hiểu TN : ba ta, vận động, cột.

3- Hiểu ND: Để vận động cậu bé lang thang đi học,chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động,vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên. 4-GD HS có lòng nhân hậu, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS1)KTBC : Kiểm tra 2 HS:

Page 8: tuan 8 B1

-Đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi:?Em thích ước mơ nào trong bài thơ?Vì sao?

-GV nhận xét + cho điểm.2) Giới thiệu bài:

Cho HS quan sát tranh để giới thiệu bài.3) Luyện đọcvà tìm hiểu bài:

a/Luyện đọc : - Cho HS đọc cả bài.-Cho HS đọc đoạn: GV cho HS đọc nối

tiếp.-GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt

nghỉ.-Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: giày,

sát, khuy, run run, ngọ nguậy…- HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ:

-Cho HS đọc chú giải. - Cho HS giải nghĩa từ- GV đọc diễn cảm và HD cách đọc.b) Tìm hiểu bài-Cho HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.? Nhân vật “Tôi” trong truyện là ai?

? Ngày bé, chị phụ trách đội mơ ước điều gì?

? Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giầy ba ta.

? Mơ ước của chị phụ trách đội ngày ấy có đạt được không?

? Đ1 cho em biết điều gì?

-Cho HS đọc thầm đoạn 2 + trả lời câu hỏi.? Chị phụ trách đội được giao việc gì?

? Chị phát hiện ra Lái thèm muốn điều gì?

-2HS lên đọc bài.

-HS trả lời.

- HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.

-1 HS đọc toàn bài.-HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt).Đ1: từ đầu....bạn tôi.Đ2: còn lại-HS luyện đọc từ, tiếng khó.

-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.

-HS đọc thành tiếng.-Là một chị phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong.-Chỉ mơ ước có một đôi giày ba ta màu xanh như của anh họ chị.-Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.-Mơ ước của chị ngày ấy không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muôn.*Ý1: Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh.- HS đọc thầm đoạn 2.-Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố, đi học.-Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi.-Vì chị đi theo Lái trên khắp các

Page 9: tuan 8 B1

? Vì sao chị biết điều đó?

? Chị đã làm gì để động viên bé Lái trong ngày đầu tới lớp?

? Tại sao chị lại chọn cách làm đó?

? Chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?

? Đ2 nói lên điều gì?c) Đọc diễn cảm-GV HD đọc diễn cảm Đ2 chú ý giọng đọc + nhấn giọng như đã hướng dẫn.

-Cho HS thi đọc diễn cảm.-GV nhận xét + khen HS đọc hay.

4) Củng cố, dặn dò? Em hãy nêu nội dung câu chuyện.-Nhắc nhở HS phải có lòng nhân hậu, quan tâm ,giúp đỡ những người gặp khó khăn

-GV nhận xét tiết học.-Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài.

đường phố.-Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu Lái đến lớp-HS có thể trả lời:+Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước một đôi giày ba ta màu xanh.+Vì chị muốn mang lại niềm vui cho Lái.+Chị muốn Lái hiểu chị thương Lái muốn Lái đi học.-Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống bàn chân. Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.* Ý2: Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng đôi giày.- 2HS đọc nối tiếp đoạn.-HS lắng nghe.- HS luyện đọc theo cặp đôi.-3 HS thi đọc diễn cảm.-Lớp nhận xét

-Nói về chị phụ trách có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học; làm cậu bé xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày ba ta màu xanh trong buổi học đầu tiên.

_________________________________________Lịch s ử: ¤n tËp I Mục tiêu: - HS củng cố lại kiến thức từ bài 1 đến bài 5 về hai giai đoạn lịch sử : buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập- HS kể tên lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi biểu diễn nó trên trục và bảng thời gian.- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước.II Đồ dùng dạy học :- Băng và trục thời gian- Một số tranh , ảnh , bản đồ .III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HSA:Bài mới:

Page 10: tuan 8 B1

B:Giới thiệu: Hoạt động 1: HD HS ôn các giai đoạn lịch sử đã học- GV y/c HS thảo luận nhóm - GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn .- Gv cho các nhóm nêu kq- Gv nhận xét chốt kết quả đúng.

Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu các sự kiện lịch sử tiêu biểu thời kì dựng nước và giữ nước- GV treo trục thời gian lên bảng và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 TCN , 938 .

Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu các sự kiện tiêu biểu- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận Nhóm 1: câu hỏi 3.aNhóm 2: câu hỏi 3.bNhóm 3: câu hỏi 3.c

- Cho các nhóm nêu kết quả.- GV nhận xétC:Củng cố, Dặn dò: - GV hệ thống lại nội dung bài học.- Về nhà ôn bài .- Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

- HS hoạt động theo nhóm .- Đại diện nhóm báo cáo sau khi thảo luận .- Giai đoạn buổi đầu dựng nước và giữ nước- Giai đoạn hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập.

- HS thảo luận nhóm đôi để làm bài- Các sự kiện lịch sử đã học:+ Khoảng 700 năm trước công nguyên: nhà nước Văn Lang ra đời+ Năm 179 TCN nước ta rơi vào ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến phương bắc+ Năm 938 với chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương bắc mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta.- Nhóm 1: Vẽ tranh về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.- Nhóm 2: kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa?- Nhóm 3: Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng- Đại diện nhóm báo cáo .

Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010TOÁN: LuyÖn tËp

I. MỤC TIÊU : Giúp HS:

Page 11: tuan 8 B1

- Củng cố về giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.Cách đổi đvị đo khối lượng , thời gian. - Rèn kĩ năng giải và trình bày toán giải về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số. - GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán và biết vận dụng trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ ghi sẵn đề bài tập 2 và 5 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Ho¹t ®éng 1 : Củng cố cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu.1HS nêu cách tìm 2số khi biết tổng và hiệu của 2 số- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.Ho¹t ®éng 2 : Gthiệu:

GV giới thiệu bài trực tiếpHo¹t ®éng 3 : Luyện tập-thực hành:Bài 1: - Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.- GV: Nxét & cho điểm HS.- Y/c HS: Nêu lại cách tìm số lớn, số bé trong bài toán tìm 2 số khi biết tổng & hiệu của 2 số đó.

Bài 2: - GV treo bảng phụ và gọi HS đọc đề toán, nêu dạng toán & tự làm bài.

- 1HS nêu cách tìm.

- HS: Nhắc lại đề bài.

- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.Vd: a) Số lớn là: (24+6) :2 = 15 Số bé là: 15 – 6 = 9b) số lớn : 36 ; số bé là: 24- HS: Nêu theo y/c.- 2HS lên làm: mỗi em 1cách, cả lớp làm vào vở.

Tóm tắt: ? tuổi

Em: 8 tuổi 36 tuổi

Chị:

? tuổi

Bài giải:Tuổi của chị là: ( 36 + 8 ) : 2 = 22 (tuổi)Tuổi của em là: 22 – 8 = 14 (tuổi) Đáp số: chị 22 tuổi, em 14 tuổi

Bài giải:Tuổi của em là: ( 36 - 8 ) : 2 = 14 (tuổi)Tuổi của chị là: 14 + 8 = 22 (tuổi) Đáp số: chị 22 tuổi, em 14 tuổi

- GV: Nxét & cho điểm HS.Bài 3*: Y/c HS đọc đề và làm bài vào vở.

- Y/c HS làm vào vở.Đáp số : sách GK : 41 quyển; sách

Page 12: tuan 8 B1

Bài 4: - Y/c HS đọc đề bài, tự làm bài, sau đó đổi chéo vở ktra nhau.- GV: Đi ktra vở của 1 số HS.

Bài 5*: - GV treo bảng phụ, Y/c HS đọc đề bài & nêu cách giải, lưu ý gì khi giải toán?- GV: Cho HS thực hiện giải ở lớp cho HS khá, giỏi, về nhà cho HS đại trà.

đọc thêm : 24 quyển.- HS: Tóm tắt & giải vào vở, sau đó đổi chéo ktra nhau.Đáp số: Phân xưởng1: 540sản phẩm; Phân xưởng 2: 660 sản phẩm. - Đổi đvị đo rồi mới th/h các bứơc giải toán.- HS lên bảng giải theo 2 cách.

Tóm tắt: ? kg Thửa 1: 5 tấn 2 tạ Thửa 2: 8 tạ ? kg

Bài giải: 5 tấn 2 tạ = 5200 kg 8 tạ = 800 kgSố ki-lô-gam thóc thửa 1 thu được là: ( 5200 + 800 ) : 2 = 3000 (kg)Số ki-lô-gam thóc thửa 2 thu được là: 3000 – 800 = 2200 (kg) Đáp số: 3000kg; 2200kg

Bài giải: 5 tấn 2 tạ = 5200 kg 8 tạ = 800 kgSố ki-lô-gam thóc thửa 2 thu được là: ( 5200 - 800 ) : 2 = 2200 (kg)Số ki-lô-gam thóc thửa 1 thu được là: 2200 + 800 = 3000 (kg) Đápsố:3000kg;2200kg

Ho¹t ®éng 4 : Củng cố-dặn dò: ? Nhắc lại cách tìm 2số khi biết tổng và hiệu của 2số đó?- GV: T/kết giờ học, dặn : Về Làm BT3,5 v à BT ở VBT & CBB sau.

- Vài HS nêu cách tìm.

___________________________________________Đạo đ ức : Đ/c Phạm Hà dạy ___________________________________________LUYỆN TỪ VÀ CÂU :

C¸ch viÕt tªn ngêi, tªn ®Þa lÝ níc ngoµiI. MỤC TIÊU:

1- Nắm được quy tắc viết tên người,tên địa lí nước ngoài.2- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người,tên địa lí nước

ngoài phổ biến,quen thuộc. 3- GD HS luôn có ý thức viết đúng tên người và tên địa lí nước ngoài.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to để HS chơi trò du lịch, ghi tên thủ đô, tên nước.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Page 13: tuan 8 B1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSHọat động 1: Kiểm tra bài cũ- GV đọc cho HS viết. Đồng Đăng có phố Kì LừaCó nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh- GV nhận xét & cho điểm.Họat động 2: Giới thiệu bài: Giới thiệu bài trực tiếp bằng lời.Họat động 3: Tìm hiểu phần nhận xét rút ra ghi nhớ

Bài 1:Cho HS đọc yêu cầu của BT1.- GV đọc bài.- Cho HS đọc tên người,tên địa lí.- GV nhận xét.

Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu của BT2.-Cho HS làm bài.-Cho HS trình bày dựa vào gợi ý.-GV nhận xét & chốt lại ý đúng

- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?

- Cách viết các tiếng trong cùng bộ phận như thế nào?

-1 HS lên viết trên bảng lớp.

-Một số HS đọc tên người,tên địa lí đã ghi ở BT1.-HS nhận xét.

-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.-HS làm bài cá nhân.-Một vài HS trình bày.- Tên người:

-Lép Tôn-xtôi;gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi

+ Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép+ Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn/xtôi

-Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận: Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích.

+Bộ phận 1 gồm 3 tiếng: Mô/rít/xơ+Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mát/téc/lích

-Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bbộ phận: Tô-mát và Ê-đi-xơn

+Bộ phận 1 gồm 2 tiếng: Tô/mát+ Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ê/đi/xơn

* Tên địa lí: -Hi-ma-lay-a: 1 bộ phận 4 tiếng.-Đa-nuýp: 1 bộ phận 2 tiếng.-Lốt Ăng-giơ-lét:2 bộ phận.

+ Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lốt+Bộ phận 2 gồm 3 tiếng Ăng/giơ/lét

-Niu-Di-lân: 2 bộ phận+Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Niu+Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Di/lân

-Công-gô: 1 bộ phận gồm 2 tiếng.-Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.-Giữa các tiếng trong cùng bộ phận có gạch nối.

Page 14: tuan 8 B1

Bài 3:Cho HS đọc yêu cầu của BT3. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày.

-GV nhận xét & chốt lại: cách viết giống như tên riêng Việt Nam: tất cả viết tiếng đều viết hoa.

-* Rút ra ghi nh ớ :Cho HS đọc phần ghi nhớ của bài học.

- Cho HS lấy ví dụ minh hoạ.Hoat động 4: HD phần luyện tập (3 bài tập)

BT1:Cho HS đọc yêu cầu của BT1.-Cho HS làm bài: GV phát giấy cho 3HS. - Cho HS trình bày bài làm. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.Ác-boa,Lu-I Pa-xtơ,Ác-boa,Quy-dăng-xơ.- Đoạn văn viết về ai?* Đoạn văn viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ.Lu-i Pa-xtơ (1822-1895) là nhà bác học nổi tiếng thế giới đã chế ra các loại vắc-xin trị bệnh,trong đó có bệnh than,bệnh dại.

BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2. -Cho HS làm bài: GV phát giấy cho 3 HS làm

- GV nhận xét & chốt lại lời giải đúng.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.-HS đọc thầm lại tên người,tên địa lí ở BT3 & làm bài.-Một số HS phát biểu.-Lớp nhận xét.

-2,3 HS đọc phần ghi nhớ,cả lớp đọc thầm.-2 HS lấy ví dụ minh hoạ

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.-HS làm bài cá nhân vào vở.-3 HS làm bài vào giấy.-HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp & trình bày.-Lớp nhận xét.-Viết về Lu-i Pa-xtơ.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.-HS làm bài cá nhân.-3 HS làm bài vào giấy.-3 HS làm bài vào giấy lên dán lên bảng kết quả bài làm.+An-be Anh-xtanh (nhà vật lí học nổi tiếng thế giới,người Anh (1879-1955).+Crít-xti-an An-đéc-xen (nhà văn nổi tiếng thế giới chuyên viết truyện cổ tích,người Đan Mạch (1805-1875).+I-u-ri Ga-ga-rin (nhà du hành vũ trụ người Nga,người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934-1968).+Xanh-Pê-téc-bua (kinh đô cũ của Nga).+Tô-ki-ô (thủ đô của Nhật Bản).+A-ma-dôn (tên một con sông lớn chảy qua B-ra-xin).+Ni-a-ga-ra (tên một thác nước lớn ở giữa Ca-na-đa và Mĩ).-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.

Page 15: tuan 8 B1

BT3 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập.-HS làm dưới hình thức thi tiếp sức chép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy.GV phát cho 4 nhóm bảng tên của các nước.HS sẽ viết tên thủ đô của các nước vào bên cạnh tên nước.

-Cho HS thi.GV nhận xét & chốt lại kết quả điền đúng.Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò-Y/c HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.

-GV nhận xét tiết học + khen những nhà du lịch giỏi.

-Dặn những HS viết chưa đủ tên các địa danh trong BT3,về nhà viết tiếp.

-Các nhóm theo hiệu lệnh làm bài.-Lớp nhận xét.VD: Trung Quốc - Bắc Kinh Pháp - Pa-ri Nhật Bản - Tô - ki - ô Mỹ - Oa Sinh Tơn ......

-1 HS nhắc lại.

_______________________________________Khoa học: Đ/c Thương dạy

Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010TOÁN: Gãc nhän, gãc tï, gãc bÑt I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt. - Biết sử dụng ê-ke để ktra góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán và biết vận dụng trong cuộc sống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS).

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ho¹t ®éng 1 : Kiểm tra kĩ năng giải toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số: - GV: Gọi 1HS lên làm BT3 VBT ở tiết trước, đồng thời ktra VBT của HS.- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.Ho¹t ®éng 2 : Gthiệu: - Trong giờ học này ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt.Ho¹t ®éng 3 : Gthiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:a) Gthiệu góc nhọn:- GV: Vẽ góc nhọn AOB (như SGK).

- 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.- Đáp số: Vải hoa: 110 m.

- Góc vuông- HS: Nhắc lại đề bài.

- HS: Qsát hình.

Page 16: tuan 8 B1

- Y/c: Đọc tên góc, tên đỉnh & các cạnh của góc này.- GV gthiệu: Góc này là góc nhọn.- GV: Hãy dùng ê-ke để ktra độ lớn của góc nhọn AOB & cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?- Nêu: Góc nhọn < góc vuông.- Y/c HS vẽ 1 góc nhọn (lưu ý sử dụng ê-ke để vẽ)b) Gthiệu góc tù: - GV: Vẽ góc nhọn MON (như SGK) & th/h tg tự như gthiệu góc nhọn.b) Gthiệu góc bẹt: - GV: Vẽ góc bẹt COD (như SGK) & y/c HS đọc tên góc, tên đỉnh, tên các cạnh của góc.- GV vừa vẽ hình vừa nêu: Tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi 2 cạnh OC & OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên 1 đường thẳng) với nhau. Lúc đó COD được gọi là góc bẹt.

- Các điểm C, O, D của góc bẹt COD ntn với nhau?- Y/c HS sử dụng ê-ke để ktra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.- Y/c HS vẽ & gọi tên 1 góc bẹt. Ho¹t ®éng 4 : Hdẫn thực hành:Bài 1: - Y/c HS qsát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?- GV: Nxét, có thể vẽ thêm hình khác để HS phân biệt. Bài 2: - GV: Hdẫn HS dùng ê-ke để ktra các góc của từng hình tam giác trong bài.- GV: Nxét, có thể y/c HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác & nói rõ đó là góc gì?

Ho¹t ®éng 5 :Củng cố-dặn dò:- Nêu độ lớn của các góc nhọn, tù, bẹt so với góc vuông.

- Góc AOB: đỉnh O, 2 cạnh OA & OB.- HS nêu: Góc nhọn AOB.

- 1HS lên ktra: Góc nhọn AOB < góc vuông.

- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp.

- Góc tù MON > góc vuông.

- Góc bẹt COD: đỉnh O, 2 cạnh OC & OD.- HS: Qsát theo dõi thao tác của GV: C

C O D- 2 điểm C, O, D thẳng hàng với nhau.

- Góc bẹt bằng 2 góc vuông.

- 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp.

- HS trả lời trước lớp về các góc.-Góc nhọn: MAN; VDU.Góc vuông: ICK; Góc tù: QPB, GOH. Góc bẹt : XEY

- Dùng ê-ke để ktra góc & báo cáo kquả.- Hình có 3 góc nhọn là : ABC. Hình có góc vuông là : DEG. Hình có góc tù là : MNP.- HS: Trả lời theo y/c.

- HS so sánh.

Page 17: tuan 8 B1

- GV: T/kết giờ học, dặn : Về Làm BT ở VBT & CBB sau.

-HS nªu

__________________________________________Mĩ thuật: Đ/c Nga dạy ___________________________________________LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DÊu ngoÆc kÐpI. MỤC TIÊU:

1- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.2- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong cách viết.

3- GD HS có ý thức dùng dấu ngoặc kép khi cần thiết.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy khổ to để viết nội dung BT1 (phần nhận xét).- 4 tờ giấy khổ to viết nội dung BT1, 3 (phần luyện tập).- Tranh, ảnh con tắt kè .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSHoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : - Em hãy nêu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.Hoạt động 2: Giới thiệu bài-GV giới thiệu trực tiếp bằng lời.Hoạt động 3: Tìm hiểu phần nhận xét

Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT1 & đọc đoạn văn.-HS thảo luận nhóm đôi Y/C của bài tập.

-Cho HS trình bày kết quả. GV dán giấy khổ to có chép sẵn BT1.

-GV nhận xét + chốt lại:+Những từ ngữ và câu đặt trong ngoặc kép là lời nói của Bác Hồ.+Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là: * Một từ hay cụm từ “người lính …”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”. *Một câu trọn vẹn hay đoạn văn: “Tôi chỉ có một ham muốn …”Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu của BT2.- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?

-HS nêu lại.

-HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.

-1 HS đọc to,lớp đọc thầm theo.

-HS làm bài.-HS trình bày kết quả.

-Lớp nhận xét.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.+Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm

Page 18: tuan 8 B1

- Khi nào dấu ngoặc kép được phối hợp với dấu hai chấm?

Bài 3:Cho HS đọc yêu cầu của BT3.- Y/C HS làm bài và nêu kết quả.

- Cho HS quan sát tranh con tắc kè.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng & rút ra ghi nhớ.-Cho 2-3 HS đọc phần ghi nhớ trong

SGK.Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập:BT1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT1 & đọc đoạn văn.-Cho HS làm bài.GV dán lên bảng 4

tờ giấy khổ to đã chép sẵn đoạn văn. -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn là:“Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?” và “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ…mùi soa.”

BT2: Cho HS đọc yêu cầu của BT2.-Cho HS làm bài.Cho HS trình bày

bài bằng trả lời câu hỏi.- Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở BT1 xuống dòng,sau dấu gạch ngang đầu dòng không?Vì sao?

-GV nhận xét & chốt lại lời giải đúng.

BT3 : Tiến hành tương tự như ở BT2.Lời giải đúng:a/Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ “vôi vữa”b/“trường thọ”,“đoản thọ”.Hoạt đ ộng 5: Củng cố, dặn dò- Y/C hs nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép.

- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS vận dụng dùng dấu ngoặc kép cho đúng.-Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi

từ.+Dấu ngoặc kép được dùng phổi hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.-HS làm bài cá nhân & nêu kết quả.+Trong khổ thơ,từ lầu được dùng với ý nghĩa: gọi các tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó.+Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dúng để đánh dấu từ lầu là từ được dúng với ý nghĩa đặc biệt.

- HS đọc ghi nhớ.

1 HS đọc to,lớp lắng nghe.

-Cả lớp làm bài cá nhân.4 HS lên gạch dưới lời dẫn trực tiếp trên 4 tờ giấy chép sẵn bài tập.-Lớp nhận xét.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.-HS làm bài cá nhân.-HS trả lời.

Không thể viết xuống dòng và gạch ngang đầu dòng.

Vì đó không phải là lời đối thoại trực tiếp.

-Lớp nhận xét.-HS ghi lời giải đúng vào VBT.

- HS nêu

Page 19: tuan 8 B1

nhớ. _________________________________________KỂ CHUYỆN:

KÓ chuyÖn ®· nghe, ®· ®äcI. MỤC TIÊU:

1- Rèn kĩ năng nói:- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện mình đã nghe,đã đọc về

những ước mơ đẹp hoặc những một viễn vông,phi lí.2- Hiểu truyện,trao đổi được với các bạn về nội dung,ý nghĩa câu chuyện.3- Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể,nhận xét đúng lời kể của

bạn.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng (phóng to).- CB một số sách,báo,truyện viết về ước mơ.- Bảng lớp viết về bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSHoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

-Kiểm tra 2 HS - Dựa vào tranh và dựa vào lời ghi dưới tranh em hãy kể lại câu chuyện Lời ước dưới trăng.

-GV nhận xét + cho điểm.Họat động 2: Giới thiệu bài- Trong tiết kể chuyện hôm nay,các em sẽ kể cho nhau nghe về mơ ước của mình.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện

-Cho HS đọc đề bài & đọc gợi ý trong SGK.

-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.

- 3 HS đọc lại gợi ý. +Y/c HS đọc gợi ý 1.?Em sẽ kể về ước mơ cao đẹp hay kể về ước mơ viễn vông,phi lí?+ Y/c HS đọc gợi ý 2 + 3. -GV: Các em phải kể chuyện có đầu,có đuôi,đủ 3 phần: mở đầu,diễn biến,kết thúc.

-Kể xong,cần trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

-1HS lên kể trước lớp.

-HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.

-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe,được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông,phi lí.-3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý.-HS đọc thầm gợi ý 1.-HS phát biểu.

-HS đọc thầm gợi ý 2 + 3.

Page 20: tuan 8 B1

-Truyện nào dài,các em chỉ cần kể một,hai đoạn là được.

Hoạt động 4: HS kể chuyện-Cho HS kể theo cặp. trao đổi ý

nghĩa câu chuyện - Cho HS thi kể.-GV nhận xét & khen những HS kể hay.Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò

-GV nhận xét tiết học.-Nhắc HS về nhà kể chuyện cho

người thân nghe.

-HS kể theo cặp,trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.( Dựa vào sách, báo, chuyện các em chuẩn bị)-Đại diện các nhóm thi kể.-Lớp nhận xét.

Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010Âm nhạc: Đ/c Lê Hà dạy _________________________________________TOÁN: Hai ®êng th¼ng vu«ng gãcI. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết đ ược hai đường thẳng vuông góc với nhau. - Biết đựơc 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra 4 góc vuông có đỉnh chung. Biết dùng ê-ke để vẽ & ktra 2 đường thẳng vuông góc. - Rèn tính chính xác cho HS.II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

Ho¹t ®éng 1 : Củng cố về các góc:- GV: Gọi HS lên làm BT3 ở tiết trước, đồng thời ktra VBT của HS.- Nêu độ lớn của các góc nhọn, tù, bẹt so với góc vuông.- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS. Ho¹t ®éng 2 : Gthiệu: - Trong giờ học này ta sẽ làm quen với 2 đường thẳng vuông góc.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.- HS so sánh các góc.

- HS: Nhắc lại đề bài.

Ho¹t ®éng 3 : Gthiệu hai đường thẳng vuông góc:- GV: Vẽ hình chữ nhật ABCD & hỏi: + Đọc tên hình & cho biết đây là hình gì?+ Các góc của hình chữ nhật ABCD là góc gì?- GV: Thực hiện thao tác & nêu: Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó

- Hình chữ nhật ABCD.

- Các góc A, B, C, D đều là góc vuông.- HS: Theo dõi thao tác của HS. A B

Page 21: tuan 8 B1

ta được 2 đường thẳng DM & BN vuông góc với nhau tại điểm C.

- Góc BCD, Góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì? + Các góc này có chung đỉnh nào?- GV: Như vậy 2 đường thẳng BN & DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.- GV: Y/c HS qsát các ĐDHT, lớp học để tìm 2 đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.- GV: Hdẫn HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu vừa thao tác): Ta dùng ê-ke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, ta làm như sau:+ Vẽ đường thẳng AB.

+ Đặt 1 cạnh ê-ke trùng với đường thẳng AB. Vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê-ke. Ta được 2 đường thẳng AB & CD vuông góc với nhau.

- GV: Y/c HS th/hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O. Ho¹t ®éng 4 : Hdẫn thực hành:Bài 1: - GV: Vẽ 2 hình a, b như BT SGK.- BT y/c cta làm gì?- GV: Y/c HS cả lớp cùng ktra.- GV: Y/c HS nêu ý kiến: Vì sao em nói 2 đường thẳng HI & KI vuông góc với nhau?Bài 2: - GV: Y/c HS đọc đề.- GV: Vẽ hình chữ nhật ABCD, sau đó y/c HS suy nghĩ & ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.- GV: Nxét & kluận về đáp án đúng.

Bài 3: - GV: Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm.- GV: Y/c HS trình bày trước lớp câu a,

D C M - Là góc vuông. N- Chung đỉnh C.

C- HS: Nêu vdụ.

A O B

D

- HS: Theo dõi th/tác của GV& làm theo: - 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp.

- Dùng ê-ke để ktra 2 đường thẳng có vuông góc với nhau không.- HS nêu kq: hình a : vuông góc. Hình b:không vuông góc

- HS: Dùng ê-ke để ktra hvẽ SGK, 1HS lên bảng ktra hvẽ của GV.- HS: Nêu ý kiến.- HS: đọc.- HS: Viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vào vở.AB và BC, BC và CD, CD và DA , DA và AB

- 1HS đọc, cả lớp theo dõi, nxét.- HS: Dùng ê-ke ktra hình trong SGK & ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở.HS nêu KQ

Page 22: tuan 8 B1

câu b về nhà làm.- GV: Nxét & cho điểm HS.

Bài 4*: - GV: Y/c HS đọc đề bài - GV HD về nhà làm.

Ho¹t ®éng 5 : Củng cố-dặn dò:? Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông.- GV: T/kết giờ học, dặn : Về làm BT3b, 4 và BTở VBt & CBB sau.

- Hình a: AE và ED; ED và DC.- Hình b: MN và NP, NP và PQ.- 1HS đọc, cả lớp theo dõi, nxét.a) Các cặp cạnh vuông góc : AB và AD, AD và DC.b) Cặp cạnh không vuông góc: AB và BC, BC và CD. HS nªu

___________________________________________TẬP LÀM VĂN :

LuyÖn tËp ph¸t triÓn c©u chuyÖnI. MỤC TI£U :

1- Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.2- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.

3- GD HS ý thức siêng đọc và tìm tòi các truyện ở sách báo...II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một tờ giấy khổ to để ghi VD ở BT1.- Một tờ giấy khổ to để ghi bảng so sánh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

Ho¹t ®éng 1 : KTBC- Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?

-GV nhận xét + cho điểm.Ho¹t ®éng 2 : Giới thiệu bài:

Ho¹t ®éng 3 : HD luyện tập:Bài 1:Cho HS đọc yêu cầu của BT1.-GV giao việc: Các em đọc lại trích đoạn kịch Ở vương quốc Tương Lai và kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. -Cho HS trình bày (có thể 2 HS khá giỏi màm mẫu,chuyển thể lời thoại giữa Tin Tin với em bé thứ nhất).

-Cho HS thi kể.-GV nhận xét + khen những HS

chuyển thể lời thoại trong kịch thành lời kể.

- Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó.

-HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.-HS chuẩn bị cá nhân, làm bài.-Một số HS trình bày.-Lớp nhận xét.

-Một số HS thi kể.-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.

Page 23: tuan 8 B1

Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu của BT2. - BT đưa ra tình huống là trong cùng thời gian,bạn Tin Tin thăm một nơi,bạn Mi Tin thăm một nơi.Em hãy kể lại câu chuyện theo hướng đó.

-GV nhận xét + khen những HS kể hay.

Bài 3:Cho HS đọc yêu cầu của BT3.-các em so sánh cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác nhau với cách kể chuyện trong bài tập 1. -Cho HS làm bài.GV dán tờ giấy ghi bảng so sánh hai cách kể chuyện trong hai đoạn lên bảng.

-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.Ho¹t ®éng 4: Củng cố, dặn dò- Em hãy nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện: kể chuyện theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian.

-GV nhận xét tiết học.-Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở

một hoặc cả hai đoạn văn hoàn chỉnh và tìm đọc truyện.

-HS tập kể theo cặp.-Một vài HS thi kể.-Lớp nhận xét.

-HS nhìn lên bảng so sánh phát biểu ý kiến.

a/Về trình tự sắp xếp các sự việc: có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.b/Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi… - HS trả lời câu hỏi

______________________________________ Sinh ho¹t líp

I. Nhận xét hoạt động của tuần 8: 1.Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt, cho các tổ trưởng nhận xét các hoạt động của tổ mình về các mặt : vệ sinh , xếp hàng ra vào lớp ,TD giữa giờ , trang phục , khăn quàng , học tập . - Lớp trưởng nhận xét chung về việc thực hiện các nề nếp do nhà trường đề ra của lớp.

2. Ý kiến các bạn trong lớp : Cho HS nêu ý kiến.3. GV nhận xét chung :-Nhìn chung các em đi học chuyên cần,thực hiện tương đối tốt các nề

nếp ,nội quy của trường của lớp đề ra .-Học tập tương đối nghiêm túc,một số em rất hăng hái xây dựng bài.Chuẩn

bị bài đầy đủ như : Duy, Thảo Thuỷ, Đức-Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ , vệ sinh chuyên làm tương đối tốt-Bên cạnh đó còn một số em quên khăn quàng,quên đồ dùng học tập, trong

giờ học còn nói chuyện riêng như : Hợp, Thanh, Nhàn, Long, ThắngII. Phương hướng tuần tới:

- Nề nếp:Phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần qua.

Page 24: tuan 8 B1

- Học tập: Phát động phong trào dành điểm 10. - Tiếp tục phong trào nói lời hay làm việc tốt, gọi bạn xưng tôi.

- Tiếp tục luyện chữ đẹp: Thảo

- Thực hiện phòng chống nghiện , HIV...

- Tiếp tục hoàn thành các loại quỹ đóng góp.

III. Đọc báo cho HS nghe

IV. Củng cố tổng kết giờ học