20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1003 ngày 13/12/2012 Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (Tr.3) - Lấy ý kiến góp ý dự thảo quy trình xét tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (Tr.17) Tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội (Tr.7) - Tự hào với vùng đất có hai di sản thế giới (Tr.20) Vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2012 (Tr.12) Ảnh: tư liệu trong số nàY Lãnh đạo Bộ làm việc với các cơ sở đào tạo trực thuộc Chiều 05/12, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã chủ trì buổi họp báo cáo chiến lược đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ VHTTDL. Tham dự có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, lãnh đạo Tổng cục TDTT, Tổng cục Du lịch cùng 41 đại diện của hơn 30 cơ sở đào tạo thuộc Bộ. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã yêu cầu đại diện các cơ sở đào tạo đánh giá thực trạng hoạt động các cơ sở đào tạo trong thời gian qua, từ đó xây dựng định hướng hoạt động trong thời gian tới; cụ thể hóa chiến lược quốc gia vào từng cơ sở đào tạo; xây dựng mô hình đào tạo; đổi mới giáo trình giáo án, hệ thống cơ sở vật chất... (Xem tiếp trang 4) Hội nghị lần thứ 7 Hội đồng liên quốc gia về bảo tồn văn hóa phi vật thể UNESCO diễn ra tại Paris (Pháp) đã chính thức xác nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đúng vào lúc 12 giờ 10 phút trưa ngày 06/12 (tức 18 giờ 10 phút Việt Nam). Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là một trong 37 hồ sơ được xem xét và bỏ phiếu chọn làm di sản phi vật thể tiêu biểu của nhân loại trong kỳ họp thứ 7 của Hội đồng liên quốc gia về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại UNESCO. (Xem tiếp trang...) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành Di sản của nhân loại Lễ hội giỗ Tổ Vua Hùng trên cao nguyên Lâm Đồng (Lễ dâng bánh trưng bánh dày) Khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên Tối 09/12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku (Gia Lai) lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên đã được tổ chức trọng thể. Dự Lễ Khánh thành có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân. (Xem tiếp trang...)

Tuantin 1003 out

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tuantin 1003 out

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1003 ngày 13/12/2012

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An đónBằng xếp hạng Di tích quốc giađặc biệt

(Tr.3)- Lấy ý kiến góp ý dự thảo quy trình xét tặng Giải thưởngNhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT

(Tr.17)Tăng cường công tác quản lý,

tổ chức và thực hiện nếp sốngvăn minh trong hoạt động lễ hội

(Tr.7)- Tự hào với vùng đất có hai di sản thế giới

(Tr.20)Vinh danh và trao Giải thưởng

Du lịch Việt Nam 2012(Tr.12)

Ảnh:

liệ

u

trong số này

Lãnh đạo Bộ làm việc với các cơ sở đào tạo trực thuộc Chiều 05/12, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã chủ trì buổi họp báo cáo

chiến lược đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ VHTTDL.Tham dự có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, lãnh đạo Tổngcục TDTT, Tổng cục Du lịch cùng 41 đại diện của hơn 30 cơ sở đào tạothuộc Bộ. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã yêu cầu đại diện các cơ sở đào tạođánh giá thực trạng hoạt động các cơ sở đào tạo trong thời gian qua, từ đóxây dựng định hướng hoạt động trong thời gian tới; cụ thể hóa chiến lượcquốc gia vào từng cơ sở đào tạo; xây dựng mô hình đào tạo; đổi mới giáotrình giáo án, hệ thống cơ sở vật chất...

(Xem tiếp trang 4)

Hội nghị lần thứ 7 Hội đồng liên quốc gia về bảo tồn văn hóa phi vật thểUNESCO diễn ra tại Paris (Pháp) đã chính thức xác nhận “Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương” của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loạiđúng vào lúc 12 giờ 10 phút trưa ngày 06/12 (tức 18 giờ 10 phút Việt Nam). Hồsơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là một trong 37 hồ sơ được xem xét vàbỏ phiếu chọn làm di sản phi vật thể tiêu biểu của nhân loại trong kỳ họp thứ 7của Hội đồng liên quốc gia về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại UNESCO.

(Xem tiếp trang...)

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngtrở thành Di sản của nhân loại

Lễ hội giỗ Tổ Vua Hùng trên cao nguyên Lâm Đồng (Lễ dâng bánh trưng bánh dày)

Khánh thành Tượng đàiBác Hồ với các dân tộcTây Nguyên

Tối 09/12, tại Quảng trường ĐạiĐoàn Kết, thành phố Pleiku (Gia Lai)lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ vớicác dân tộc Tây Nguyên đã được tổchức trọng thể. Dự Lễ Khánh thành cóTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng;nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh;Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc;nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnhđạo Đảng, Nhà nước; đại diện các bộ,ngành, các cơ quan Trung ương; lãnhđạo các tỉnh trong khu vực Tây Nguyêncùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.

(Xem tiếp trang...)

Page 2: Tuantin 1003 out

quản lý nhà nước

2 số 1003 l 13.12.2012

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộcTây Nguyên là một biểu tượng sinhđộng về tình cảm thiêng liêng của đồngbào các dân tộc Tây Nguyên đối vớiBác, là di sản văn hóa vô giá để lại chohôm nay và mãi mãi mai sau. Trongthời kỳ chiến tranh, Bác Hồ luôn dànhcho đồng bào các dân tộc Tây Nguyênnguồn tình cảm vô cùng lớn lao. TuyBác chưa một lần đến được với TâyNguyên nhưng mọi suy nghĩ và hànhđộng của Bác luôn dõi theo đời sốngcủa đồng bào các dân tộc nơi đây. Điềuđó thể hiện rõ khi Bác viết thư gửi Đạihội các dân tộc thiểu số miền Nam tạiPleiku ngày 19/4/1946. Đáp lại tìnhcảm yêu thương ấy, đồng bào các dântộc Tây Nguyên luôn dành tình cảmyêu quí đối với Bác, cùng một lònghướng về Bác và mong được gặp Bác.Tuy Bác đã đi xa nhưng trong lòngđồng bào Tây nguyên vẫn luôn hướngvề hình ảnh của Người.

Tượng Bác được làm bằng đồngnguyên chất, cao 10,8m đứng trên bệbê tông ốp đá xanh cao 4,5m; khungxương tượng được làm bằng thépkhông rỉ.

Phát biểu tại buổi Lễ, Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Sinhthời Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa cóđiều kiện đến thăm Tây Nguyên,nhưng từ trong sâu thẳm trái tim Ngườilúc nào cũng đau đáu một niềm thươngnhớ, yêu quý đồng bào các dân tộc TâyNguyên. Đối với đồng bào các dân tộcTây Nguyên, Bác Hồ luôn luôn là vịcha già muôn vàn kính yêu, là ngọn

đuốc soi đường, chỉ lối để Tây Nguyêncùng cả nước vượt qua mọi gian khổ,khó khăn giành độc lập tự do và cóđược cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưhôm nay.

Khắc ghi lời dạy của Bác, suốt haicuộc kháng chiến trường kỳ của dântộc, đồng bào Tây Nguyên luôn sátcánh cùng đồng bào cả nước một lòngmột dạ theo Đảng, theo cách mạng.Khắp núi rừng Tây Nguyên đã dấy lêncác phong trào thi đua giết giặc cứunước như phong trào xây dựng làngchiến đấu, góp lương nuôi bộ đội, tìnhnguyện nhập ngũ, đánh địch bằng hầmchông, bẫy đá… Cả đại ngàn TâyNguyên đã làm cho quân thù khiếp sợ.Trong những ngày tháng đói cơm, lạtmuối, buôn làng luôn phải di dời đểtránh càn, bố phòng đánh địch, ngườiTây Nguyên vẫn luôn mang trong timhình ảnh Bác Hồ như điểm tựa sứcmạnh tinh thần, vượt qua mọi gian khổ,khó khăn, phòng đánh địch bảo vệbuôn làng.

Tổng Bí thư tin tưởng rằng, vớitruyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường,tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyênnói chung sẽ tiếp tục vững bước tiếnlên, đạt nhiều thành tựu và đóng góp tolớn hơn nữa cho sự nghiệp cách mạngcủa toàn Đảng và toàn dân tộc. Đảngbộ, chính quyền và nhân dân Gia Laisẽ làm tốt việc quản lý, giữ gìn và khaithác công trình tượng đài Bác một cáchhiệu quả, thiết thực, góp phần giáo dụctruyền thống cách mạng của Đảng, củadân tộc, tấm gương vĩ đại của Bác Hồ,

nhất là đối với các thế hệ trẻ, qua đóhun đúc lòng yêu nước và phát huytruyền thống cách mạng, tinh thần đạiđoàn kết của Tây Nguyên bất khuất.

Tổng Bí thư mong rằng, đồng bàoTây Nguyên sẽ cùng đồng bào cả nước,mãi mãi noi theo gương Bác; làm theolời Bác, đi theo con đường Bác đã vạchra, phấn đấu xây dựng một nước ViệtNam dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh, sánh vai với cácnước bạn bè trên thế giới.

Đêm hội cồng chiêng TâyNguyên cũng đã diễn ra tại Quảngtrường Đại Đoàn Kết với quy môhoành tráng và sinh động, tạo nênkhông khí vui tươi, lành mạnh củangày hội đoàn kết. Hơn 2.000 diễnviên chuyên và không chuyên đãtham gia phần hội, trong đó có 700nghệ nhân là những chàng trai, cô gáingười Bahnar, J'rai... với những bộtrang phục đẹp lộng lẫy, gắn vớinhững bước nhảy và điệu gõ cồngchiêng, nhịp Xoan rộn ràng ca ngợiBác Hồ và Đảng quang vinh, thể hiệnqua 4 nội dung: Mặt trời trên đỉnhH'Jông, Công ơn trời biển, Cây KơNia chỉ riêng một suối nguồn và Bácbắt nhịp bài ca kết đoàn. Một điểmnhấn trong đêm hội là 15 phút bắnpháo hoa sáng rực trời Tây Nguyên -Gia Lai như khẳng định, lòng dânTây Nguyên luôn hướng về Bác và rasức thi đua lao động sản xuất, manglại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và sựyên bình ở từng buôn làng.

Đức Minh

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ... (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL vừa phê duyệt Kếhoạch tổ chức Tập huấn bồi dưỡngkiến thức quản lý và chuyên môn,nghiệp vụ cho cán bộ thư viện cáctrường đại học khu vực phía Bắc (từThừa Thiên-Huế trở ra) và cán bộ thư

viện các trường, viện thuộc BộVHTTDL. Theo đó sẽ có 1 lớp dànhcho cán bộ quản lý và chuyên mônthư viện các trường cao đẳng, đại họckhu vực phía Bắc (150 học viên); 1lớp dành cho cán bộ quản lý và

chuyên môn thư viện các trường, việnnghiên cứu thuộc Bộ VHTTDL (150học viên). Các lớp bồi dưỡng diễn ratừ 12-14/12/2012 và 19-21/12/2012tại Khách sạn Kim Liên (Hà Nội).

(Xem tiếp trang11)

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thư viện các trường đại học

Page 3: Tuantin 1003 out

quản lý nhà nước

3số 1003 l 13.12.2012

* Tại Quyết định số 4760/QĐ-BVHTTDL ngày04/12/2012, Bộ VHTTDL cho phép Sở VHTTDL thànhphố Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khai quật tại di tíchVườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phốHà Nội, trong thời gian từ 05/12/2012 đến 31/12/2012.Diện tích khai quật: 100m2. Những hiện vật thu thập đượctrong quá trình khai quật giao cho Sở VHTTDL thành phốHà Nội giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bảnbàn giao, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.

* Bộ VHTTDL có số Quyết định 4772/QĐ-BVHTTDL ngày 05/12/2012 giao Trung tâm Tổ chứcBiểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) phối hợpvới Công ty cổ phần Phần phối Moet - Hennessy ViệtNam tổ chức chương trình Đêm nghệ thuật Hennessy lần

thứ 5 (Hennessy Artistry) với phần biểu diễn của nữ ca sĩNS Yoon - G quốc tịch Hàn Quốc, nữ ca sĩ Aurea quốctịch Bồ Đào Nha và nam ca sỹ Adam Lambert (quốc tịchHoa Kỳ). Thời gian tổ chức đêm nghệ thuật HennessyArtistry lần thứ 5 sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 04 tháng01 năm 2013. Địa điểm; Nhà thi đấu Nguyễn Du tạiThành phố Hồ Chí Minh.

* Ngày 05/12/2012, Bộ VHTTDL có Quyết địnhsố 478/QĐ-BVHTDL giao Trường Bồi dưỡng cán bộquản lý văn hóa, thể thao và du lịch mở 01 lớp Bồi dưỡngkiến thức quản lý ngành văn hóa, thể thao và du lịch chocán bộ lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và lãnh đạo các SởVHTTDL. Thời gian: Từ 12-16/12/2012; tại thành phốHội An, tỉnh Quảng Nam.

thtt

VăN BảN Mới

Sáng 07/12, tại Khu di tích KimLiên, huyện Nam Đàn (Nghệ An), đãdiễn ra Lễ đón nhận Bằng xếp hạngDi tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khulưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. PhóThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnhđạo các cơ quan Trung ương, địaphương, dòng họ Nguyễn Sinh,Hoàng Xuân và họ Hà xã Kim Liêncùng đông đảo người dân Nghệ An đãtham dự buổi lễ.

Khu di tích Kim Liên là một trongbốn di tích quan trọng bậc nhất về Chủtịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiệnvật, tài liệu, không gian văn hóa, lịchsử về thời niên thiếu của Chủ tịch HồChí Minh và những người thân tronggia đình. Toàn bộ khu di tích bao gồmnhà tranh nhỏ của cụ Nguyễn Sinh Sắcvà bà Hoàng Thị Loan; ngôi nhà củaông bà ngoại của Chủ tịch Hồ ChíMinh; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân(thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhàông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; giếngCốc; lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử VươngThúc Quý - thầy học khai tâm của Chủtịch Hồ Chí Minh; nhà thờ họ Nguyễn

Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm -ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ditích cây đa, sân vận động Làng Sen;khu trưng bày các hiện vật, tài liệu vànhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh (thuộc cụm di tích Làng Sen);phần mộ bà Hoàng Thị Loan ở ĐộngTranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tíchNúi Chung. Toàn khu di tích rộng trên205ha.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:Việc trao cho Khu Lưu niệm Chủ tịchHồ Chí Minh Bằng xếp hạng Di tíchlịch sử quốc gia đặc biệt là sự tôn vinhcủa Ðảng, Nhà nước và nhân dân đốivới những công lao, đóng góp to lớncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đấtnước và dân tộc. Đây là địa chỉ thiêngliêng trong lòng mỗi người dân ViệtNam và bạn bè quốc tế. Mỗi năm hàngtriệu lượt khách trong nước và quốc tếđến tham quan và bày tỏ lòng kính yêuđối với Người. Khu di tích còn có ýnghĩa to lớn trong việc giáo dục truyềnthống cho các thế hệ mai sau về tấmgương sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí

Minh; là sự khẳng định của Ðảng,Nhà nước và nhân dân ta mãi đi theocon đường Bác Hồ đã lựa chọn...

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu,Ðảng bộ, chính quyền và nhân dânNghệ An cần đồng tâm hợp lực, phấnđấu thực hiện tốt lời căn dặn và mongmỏi của Bác Hồ. Nghệ An cần tậptrung phát huy lợi thế của địa phươngđẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hútđầu tư nâng cao chất lượng tăngtrưởng, phát triển toàn diện kinh tế,xã hội, xứng đáng là trung tâm kinhtế, văn hoá, xã hội của các tỉnh Bắcmiền Trung.

Đối với Khu di tích Kim Liên,Nghệ An cần tiếp tục thực hiện côngtác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trịDi tích lịch sử quốc gia đặc biệt; tíchcực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộKhu di tích có chuyên môn, có phẩmchất đạo đức cách mạng để làm tốtviệc bảo tồn văn hóa vật thể, phi vậtthể Khu di tích. Đồng thời, cần phảibảo vệ an toàn tuyệt đối khu di tích,nhân dân và du khách đến tham quan.

h.hà

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Page 4: Tuantin 1003 out

quản lý nhà nước

4 số 1003 l 13.12.2012

Lãnh đạo Bộ...Theo báo cáo của Vụ Đào tạo (Bộ

VHTTDL), tính đến nay có 34 cơ sởđào tạo, bồi dưỡng thuộc BộVHTTDL, trong đó có 16 cơ sở đào tạovăn hóa nghệ thuật, 4 cơ sở đào tạo thểdục thể thao, 8 cơ sở đào tạo du lịch, 1Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý Vănhóa, Thể thao và Du lịch và 4 trung tâmhuấn luyện thể thao quốc gia với độingũ giảng viên, giáo viên liên tục tăngvề số lượng và trình độ từng bước đượcnâng lên.

Trong số 3.112 giảng viên, giáoviên có 1.811 giảng viên, giáo viên cơhữu, 614 hợp đồng và 687 giảng viên,giáo viên thỉnh giảng. Tỷ lệ giảng viên,giáo viên có trình độ sau đại học trởlên chiếm 26,49% tổng số giáo viên,giảng viên thống kê được, trong đótiến sĩ và tiến sĩ khoa học chiếm 4,6%.Hầu hết giảng viên, giáo viên đều biếtngoại ngữ và tin học.

Hiện nay, các cơ sở đào tạo trựcthuộc Bộ có 6 Giáo sư, 42 Phó Giáosư, 4 Nghệ sĩ Nhân dân, 44 Nghệ sĩ ưutú, 32 Nhà giáo Nhân dân, 191 Nhà

giáo ưu tú, 5 Chuyên gia và 1 nghệnhân tham gia giảng dạy. Chươngtrình, giáo trình và phương pháp giảngdạy từng bước được đổi mới, từ năm2007 đến nay đã xây dựng được 81chương trình khung giáo dục văn hóanghệ thuật, thể thao và du lịch.

Trong những năm qua, các cơ sởđào tạo trực thuộc Bộ đã triển khaikhoảng 50 đề tài nghiên cứu khoa họccấp Bộ, gần 400 đề tài nghiên cứu khoahọc cấp cơ sở, tổ chức và tham gianhiều hội thảo khoa học trên phạm viquốc gia và quốc tế. Tính đến năm2012, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ đã cửhọc sinh, sinh viên và giảng viên đến 17nước tham gia các khóa học. Cáctrường chủ động thiết lập, mở rộng cácquan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế.Nhiều trường trực thuộc Bộ đã khẳngđịnh bề dày trong hợp tác quốc tế vềđào tạo.

Bên cạnh những ưu điểm như: Sốcơ sở đào tạo, quy mô, ngành nghề, cơcấu đào tạo ngày càng tăng; trình độ củađội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên,

giáo viên dần được nâng cao, chuẩnhóa; chương trình, giáo trình dần đượchoàn thiện; đầu tư tài chính, cơ sở vậtchất, phương tiện dạy và học ngày càngđược chú trọng, tăng cường; công tácnghiên cứu khoa học và ứng dụng kếtquả nghiên cứu để nâng cao chất lượngđào tạo ngày càng được đẩy mạnh, gắnkết với đào tạo; công tác hợp tác quốctế về đào tạo ngày càng được chú trọng,đẩy mạnh có hiệu quả; chế độ, chínhsách ngày càng thể hiện sự quan tâmhơn đến các lĩnh vực đào tạo văn hóanghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch;Kết quả đào tạo và chất lượng sinh viêntốt nghiệp của các trường có khả năngđáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.

Báo cáo cũng chỉ rõ những hạn chếnhư: Quy mô đào tạo chưa đủ lớn,ngành nghề đào tạo thiếu, phân bố cơsở đào tạo chưa hợp lý; đội ngũ giảngviên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dụccòn thiếu về số lượng và số người cótrình độ chuyên môn cao chưa nhiều;chương trình chậm đối mới, giáo trìnhcòn thiếu, chưa hoàn chỉnh; cơ sở vật

(Tiếp theo trang 1)

Ngày 07/12, chính quyền tỉnhKhammouane và Bảo tàng KaysonePhomvihane phối hợp với Bảo tàng HồChí Minh đã tổ chức Khánh thành vàđưa vào sử dụng Khu lưu niệm Chủ tịchHồ Chí Minh tại bản Xiangvang, huyệnNongbouk, tỉnh Khammouane,CHDCND Lào. Tham dự buổi Lễ cócác đồng chí: BounnhangVolachith, Ủyviên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bíthư, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào;Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị,Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam.

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí TòngThị Phóng khẳng định, đây là côngtrình mang ý nghĩa quan trọng về lịchsử, chính trị, thể hiện những nét văn hóa

đặc sắc của hai dân tộc Việt Nam vàLào, đồng thời đề nghị, sau buổi Khánhthành này, Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽphối hợp với bảo tàng KaysonePhomvihane và tỉnh Khammouane pháthuy hiệu quả giáo dục truyền thốngcách mạng của hai Đảng, hai nhà nướcvà nhân dân hai nước.

Đồng chí Khamsay Damlath, Ủyviên Trung ương Đảng Nhân dân cáchmạng Lào, Bí thư kiêm Tỉnh trưởngKhammouane cho rằng, việc khánhthành khu lưu niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh tại bản Xiangvang, tỉnhKhammouane sẽ giúp cho nhân dânLào hiểu rõ thêm về quá trình hoạtđộng cách mạng của Chủ tịch Hồ ChíMinh, của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Đảng Cộng sản Đông Dương trongnhững năm tháng qua, đồng thời côngtrình này còn có ý nghĩa là biểu tượnggóp phần tăng cường hơn nữa tìnhđoàn kết đặc biệt của hai dân tộc Làovà Việt Nam.

Khu lưu niệm Bảo tàng Hồ ChíMinh tại Lào do Bộ VHTTDL chủ trìxây dựng, giao Bảo tàng Hồ Chí Minhlàm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư gần35 tỷ đồng. Khu lưu niệm nằm trongkhuôn viên 1,5ha, bao gồm các hạngmục: Nhà tưởng niệm; Nhà trưng bàygiới thiệu về cuộc đời hoạt động cáchmạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủtịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ đặcbiệt Việt Nam-Lào.Љ

h.h

Khánh thành khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào

Page 5: Tuantin 1003 out

quản lý nhà nước

5số 1003 l 13.12.2012

(Tiếp theo trang 1)

Đánh giá về “Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương” của Việt Nam, bà CecileDuvelle - đại diện phụ trách báo chícủa UNESCO cho rằng: “Việt Nam đãrất tích cực từ lâu và năm nay đến lượtViệt Nam cho thế giới thấy những gìcác bạn đã làm, những nỗ lực tổng thể,hoạt động của các Ủy ban, các viện bảotồn. Rõ ràng, Việt Nam là một hìnhmẫu cho thấy không phải là quốc giagiàu có nhất mới đưa ra được nhữngbiện pháp bảo tồn tốt nhất. Hồ sơ Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã đượclàm rất tốt”. Bà Cecile cũng khẳngđịnh: “Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương” của Việt Nam được đánhgiá rất cao bởi tín ngưỡng thờ cúng nàykhông chỉ được thực hành một cáchnhuần nhuyễn, trang trọng và bền vữngtrong cộng đồng dân cư Việt Nam, nhấtlà tỉnh Phú Thọ, mà người Việt Namcòn áp dụng cả tín ngưỡng đó tronggiáo dục và nghiên cứu khoa học”.

Đại sứ, Trưởng phái đoàn ViệtNam, ông Dương Văn Quảng cho rằng:“Với việc đưa Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương của Việt Nam vào danhsách di sản văn hóa phi vật thể,UNESCO không chỉ muốn vinh danhđời sống tâm linh của người Việt màcòn muốn khuyến khích các dân tộckhác, qua tấm gương của Việt Nam,thực hiện việc thờ cúng tổ tiên mình”.

Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Namhiện có 1.417 địa điểm có di tích thờcúng các Vua Hùng và các nhân vậtliên quan đến thời đại Hùng Vương,riêng Phú Thọ có 181 di tích thờ cácVua Hùng. Như thế, đã từ hàng nghìnnăm lịch sử dựng nước và giữ nước,trên địa bàn Phú Thọ nói riêng và cảnước nói chung, Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương đã là một đặc trưng trongtín ngưỡng dân gian của dân tộc ViệtNam và ăn sâu vào trong máu thịt củatừng người con mang trong mình dòngmáu Lạc-Hồng với truyền thuyết cùngsinh ra từ một bọc trăm trứng nặng sâutình nghĩa "đồng bào". Mỗi năm cứ đếndịp ngày 10 tháng 3 Âm lịch, hàngchục triệu người dân Việt Nam ở trongvà ngoài nước lại hành hương về vớiĐất Tổ, đó là con số gây xúc động.

UNESCO công nhận Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương của Việt Nam làDi sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại thêm một lần nữa khẳng địnhgiá trị của di sản quý báu của dân tộcViệt Nam là thể hiện lòng tôn kính đốivới tổ tiên, theo tinh thần “Uống nướcnhớ nguồn”. Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương được công nhận cũnggóp phần khích lệ nhận thức về lòngbiết ơn tổ tiên ở nhiều quốc gia trên thếgiới cũng như nhận thức chung về tôntrọng đa dạng văn hóa trong cộng

đồng.Để tiếp tục gìn giữ và phát huy giá

trị của di sản quý báu này, GS. TS NgôĐức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sảnvăn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hộifolklore châu Á, Giám đốc Trung tâmNghiên cứu và bảo tồn văn hóa tínngưỡng Việt Nam - người tham gia viếtvà phản biện hồ sơ Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương đệ trình UNESCOcông nhận là Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại cho rằng: “Thayvì “Nhà nước hóa” thì phải “nhân dânhóa” tín ngưỡng thờ cúng này. Xácđịnh được ranh giới rõ ràng giữa Nhànước và người dân trong các lễ hội, đưalễ hội về với đúng bản chất truyềnthống, do cộng đồng làm chủ. Cần chútrọng hơn nữa tính thực hành tínngưỡng trong nhân dân, để cho ngườidân tự thực hành tín ngưỡng, khôngcần sự tham gia của Nhà nước. Khi nàongười dân có làm điều gì vi phạm phápluật thì Nhà nước nhắc nhở. Nhà nướcchỉ cần tạo điều kiện cho người dânđược thực hành tín ngưỡng một cáchthuận tiện, an toàn. Đặc biệt, Nhà nướccần tu bổ, tôn tạo những điểm thờ cúngvua Hùng trước đây đã bị xuống cấp,phá hủy do thời gian, do chiến tranh…để nhân dân có nơi thực hành các nghilễ thờ cúng Quốc tổ”.

h.An

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương...

chất, phương tiện dạy và học còn thiếuvà chưa đồng bộ; thiếu sự liên kết, liênthông. Ngoài ra, báo cáo còn nêu rađịnh hướng, dự báo nhu cầu và mụctiêu đào tạo nhân lực VHTTDL trongthời gian tới; những khó khăn và vấn đềđặt ra trong công tác đào tạo VHTTDL;một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếuđẩy mạnh công tác VHTTDL...

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên đề nghị các cơ sở đào tạotrực thuộc Bộ nhanh chóng xây dựngchiến lược riêng theo đặc thù của từng

đơn vị từ 2012-2020 gửi về Vụ Đào tạoBộ VHTTDL chậm nhất là 25/3/2013.Sau đó, Vụ Đào tạo sẽ tổng hợp, xâydựng chiến lược khung, trình lãnh đạoBộ VHTTDL xem xét.

Kết luận tại buổi làm việc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị các cơsở đào tạo trước khi xây dựng chiếnlược cần nghiên cứu kỹ quy hoạch lĩnhvực của mình để từ đó xây dựng nộidung trúng, đúng chức năng, nhiệm vụ,đặc thù của cơ sở mình đồng thời nhìnnhận rõ vị trí, so sánh với khu vực và

đưa ra mục tiêu cụ thể (tầm nhìn đềnnăm 2020). Trong chiến lược phải nêubật được dự báo nhu cầu phát triển đểcó hướng đào tạo hợp lý, hiệu quả; gắnđào tạo với nhu cầu xã hội, tối đa hóacác nguồn lực phục vụ công tác đào tạo,tăng cường sự gắn kết giữa gia đình vànhà trường. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh,việc đào tạo trước tiên là đào tạo conngười sau đó mới tới đào tạo nghề để cóđược đội ngũ giáo viên, sinh viên đápứng các yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

hP

Page 6: Tuantin 1003 out

quản lý nhà nước

6 số 1003 l 13.12.2012

Tiếp theo TP Hồ Chí Minh (28/11),Quảng Nam (30/11), ngày 5/12, Hộinghị lấy ý kiến các doanh nghiệp du lịchvề công tác quản lý nhà nước về du lịchphục vụ cuộc họp BCĐ Nhà nước về dulịch được Bộ VHTTDL tiếp tục tổ chứctại Hà Nội. Đây là cơ hội để Cơ quanquản lý nhà nước về du lịch ở Trungương và địa phương lắng nghe ý kiến vàđối thoại với cộng đồng doanh nghiệpvà các Hiệp hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ NguyễnThiện Nhân; Bộ trưởng Bộ VHTTDLHoàng Tuấn Anh cùng đại diện lãnh đạocác Ban, Bộ, ngành và hơn 200 doanhnghiệp du lịch các tỉnh phía Bắc đã thamdự Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, Hội nghịdiễn ra trong bối cảnh kinh tế-xã hội đấtnước cũng như trên thế giới đứng trướcnhiều khó khăn, thác thức, tuy nhiên,trong thời gian qua ngành du lịch ViệtNam vẫn đạt được nhiều kết quả rấtđáng khích lệ, được Đảng và Nhà nướcghi nhận, đánh giá cao. Để có được kếtquả đó, sự đóng góp của cộng đồngdoanh nghiệp có ý nghĩa quyết định.Các địa phương, các doanh nghiệp dulịch đã chủ động, tích cực, năng độngtriển khai các phương án kinh doanh,đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các đốitác, phát triển sản phẩm, xây dựngthương hiệu, quảng bá xúc tiến, đào tạonguồn nhân lực. Những quan điểm, địnhhướng và giải pháp của Chiến lược pháttriển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướngChính phủ phê duyệt cuối năm 2011 bắtđầu được triển khai thực hiện với nhiềusáng tạo, đã và đang xuất hiện nhữngđột phá và dấu ấn tại nhiều doanhnghiệp và một số địa phương. Tuynhiên, bên cạnh những kết quả và thànhtựu đạt được, những bất cập, hạn chế,yếu kém vẫn còn tồn tại đã và đang cảntrở sự phát triển của ngành du lịch. Mặc

dù tăng trưởng và phát triển với tốc độtương đối cao trong suốt 3 năm quanhưng sự phát triển đó chưa bền vững,thiếu ổn định và chưa tương xứng vớitiềm năng, thế mạnh (du lịch biển đảo,du lịch di sản…) tài nguyên phong phú,đa dạng và độc đáo của du lịch ViệtNam. Khả năng cạnh tranh còn ở vị tríthấp.

Tại Hội nghị, đại diện các doanhnghiệp đã đề xuất nhiều ý kiến thẳngthắn, chỉ ra những bất cập, hạn chế, yếukém đang là rào cản ảnh hưởng, hạn chếsự phát triển của ngành Du lịch như:Thiếu các chính sách liên ngành để kếtnối có hiệu quả giữa du lịch và các lĩnhvực khác, như: Giao thông, hàng không,thương mại, ngoại giao, đầu tư... Sự liênkết giữa các địa phương trong vùng vẫnchưa thật hiệu quả và còn hình thức. Cácdoanh nghiệp và khách du lịch mongmuốn thủ tục tiếp cận visa cần được tiếptục tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng,minh bạch và đơn giản hơn. Đầu tư nhànước cho hoạt động marketing, xúc tiếndu lịch, xây dựng thương hiệu, hỗ trợphát triển sản phẩm còn nhỏ bé so vớiyêu cầu và các nước trong khu vực.

Những hạn chế, tồn tại trong côngtác quản lý nhà nước về du lịch chậmđược khắc phục ở cấp Trung ương vàđịa phương. Công tác đào tạo nguồnnhân lực chưa đáp ứng được yêu cầuphát triển, vừa yếu, vừa thiếu ở cả 3 cấpđộ: Quản lý nhà nước, quản trị doanhnghiệp và đào tạo nghề. Đây cũng lànguyên nhân của nhiều hạn chế, yếukém. Đào tạo nhân lực cần chú trọng cảsố lượng và chất lượng.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp đềxuất nhiều vấn đề về chính sách đối vớidoanh nghiệp như: Giá tính thuế sửdụng đất tại các khách sạn, resort, cáckhu giải trí, phần diện tích không xâydựng quá cao đã trở thành gánh nặngcho doanh nghiệp. Khách sạn, nhà hàngphải trả tiền điện nước với giá quá cao

so với các lĩnh vực khác. Có chính sáchkhuyến khích các doanh nghiệp đầu tưvào những nơi khó khăn, vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo…

Trong thời điểm khó khăn hiện nay,các doanh nghiệp mong muốn và đềnghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ:Giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế, triểnkhai các chương trình kích cầu du lịchđể hỗ trợ cho các doanh nghiệp vàngành du lịch nói chung…

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, PhóThủ tướng Chính phủ Nguyễn ThiệnNhân đánh giá cao ý kiến của các doanhnghiệp, đồng thời đề nghị năm 2013, BộVHTTDL tập trung rà soát, công bố cáccác tiêu chí cấp phép hoạt động du lịchcho các doanh nghiệp; tập hợp, bàn bạcvới các Bộ ngành liên quan, nghiên cứusửa đổi các quy định để đáp ứng yêu cầuquản lý nhà nước của từng ngành; tạothuận lợi cho hoạt động của doanhnghiệp, nghiên cứu các giải pháp đảmbảo an toàn cho du khách. Phó Thủtướng đề nghị các doanh nghiệp chủđộng phối hợp chặt chẽ với các cơ sởđào tạo trong giải quyết vấn đề nhân lực,nhất là thông qua cơ chế đặt hàng. Vềvấn đề quảng bá du lịch, Phó Thủ tướngđề nghị các cơ quan quản lý nhà nướcchịu trách nhiệm quảng bá thương hiệuquốc gia, các doanh nghiệp du lịch sẽ tựchịu trách nhiệm quảng bá thương hiệucủa mình; đồng thời nhấn mạnh việc tổchức liên kết đa ngành, Nhà nước vàdoanh nghiệp cùng thực hiện trong xúctiến du lịch.

Phó Thủ tướng đề nghị BộVHTTDL sớm thống nhất Cơ quan đầumối chịu trách nhiệm quảng bá thươnghiệu quốc gia, sớm tổ chức Hội thảođịnh vị thương hiệu của du lịch ViệtNam theo kiến nghị của các doanhnghiệp. Ngành du lịch sớm xây dựngthương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam,chọn lối đi riêng dựa trên những thếmạnh về văn hóa, con người, ẩm thực,

Lấy ý kiến về công tác quản lý nhà nước về du lịch

Page 7: Tuantin 1003 out

sự kiện vấn đề

7số 1003 l 13.12.2012

biển đảo… Sau khi Quy hoạch tổng thểĐề án Quy hoạch phát triển tổng thể dulịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 được phê duyệt, BộVHTTDL cần tổ chức cuộc họp cùngcác địa phương, đẩy mạnh liên kết cácvùng du lịch, tăng cường các loại hìnhdu lịch hấp dẫn...

Phó Thủ tướng giao cho BộVHTTDL chuẩn bị báo cáo tổng kết 15năm thực hiện Kết luận số 179-CT/TWcủa Bộ Chính trị về phát triển du lịchtrong tình hình mới và chuẩn bị Nghịquyết của Chính phủ về phát triển dulịch trong 3 năm tới, báo cáo Chính phủtrong quý I/2013.

Sau Hội nghị này, Bộ VHTTDL sẽxây dựng kế hoạch, lộ trình phối hợp vớicác Bộ, ngành, địa phương liên quangiải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền,đồng thời chuẩn bị báo cáo Trưởng BanChỉ đạo nhà nước về du lịch về các vấnđề cấp bách, quan trọng.

thtt

Ngày 4/12/2012, Bộ VHTTDL banhành Chỉ thị số 251/CT-BVHTTDLtăng cường công tác quản lý, tổ chức vàthực hiện nếp sống văn minh trong hoạtđộng lễ hội. Theo đó, Bộ trưởng BộVHTTDL yêu cầu Giám đốc SởVHTTDL, Thủ trưởng các cơ quan, đơnvị trực thuộc Bộ phối hợp thực hiện mộtsố việc cụ thể:

Thực hiện tốt chức năng tham mưucho cấp uỷ Đảng, Chính quyền về côngtác chỉ đạo, quản lý tổ chức lễ hội ở địaphương mình và tập trung các nội dung:Tiếp tục quán triệt và tập trung chỉ đạothực hiện nghiêm túc Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chínhtrị (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thịsố 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của BộChính trị (Khóa VIII) về thực hiện nếpsống văn minh trong việc cưới, việctang, lễ hội; Công điện số 162/CĐ-TTgngày 09/02/2011 của Thủ tướng Chínhphủ về công tác quản lý và tổ chức lễhội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 Quy địnhvề việc thực hiện nếp sống văn minhtrong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Xây dựng Kế hoạch tổ chức lễ hộihàng năm, kiện toàn Ban Chỉ đạo, BanTổ chức lễ hội, thành lập các tiểu ban,phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể.Tuyên truyền nâng cao nhận thức củanhân dân về ý nghĩa và giá trị lịch sử củalễ hội, đảm bảo tổ chức an toàn, trangtrọng, hiệu quả, thiết thực, xây dựng môitrường văn hóa lành mạnh, bảo tồn pháthuy các giá trị văn hoá truyền thống, bảo

vệ di tích, di sản. Công tác tổ chức lễ hội năm 2013

các địa phương phải quán triệt sâu sắcChỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012của Thủ tướng Chính phủ về việc tăngcường thực hành tiết kiệm, chống lãngphí. Tổ chức lễ hội phải tiết kiệm khônggây lãng phí tiền của Nhà nước và địaphương. Thành phần khách mời đảmbảo theo đúng nội dung văn bản chỉ đạocủa Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.

Các địa phương có lễ hội lớn như lễhội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội ChùaHương (Hà Nội), lễ hội Côn Sơn - KiếpBạc (Hải Dương), lễ hội Yên Tử (QuảngNinh), lễ hội Phủ Dày, Đền Trần (NamĐịnh), Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh),lễ hội Núi Bà Đen, lễ hội Vía Bà chúaXứ Núi Sam (An Công) và các lễ hộidiễn ra tại các di tích lịch sử-văn hóa,danh lam thắng cảnh… phải xây dựngkế hoạch chi tiết cụ thể, phương án tổchức đảm bảo an toàn tuyệt đối tổ chứcphân luồng, phân tuyến giao thông, đảmbảo an ninh trật tự, bố trí bãi trông giữphương tiện giao thông cho khách, tránhách tắc cục bộ làm cản trở lưu thông củadu khách tham dự lễ hội, không gây ảnhhưởng làm sai lệch giá trị của di tích,danh thắng. Thực hiện quy hoạch tổchức các hoạt động dịch vụ vui chơi,giải trí hợp lý; Đảm bảo vệ sinh môitrường và chú trọng việc tổ chức cáchoạt động văn hóa, trình diễn di sản vănhóa phi vật thể ở các lễ hội.

Tiếp tục triển khai thực hiện và tiếnhành sơ kết thực hiện nhiệm vụ đột phá

thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở về đẩymạnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội,tuyên truyền tạo sự chuyển biến cănbản, bền vững việc thực hiện nếp sốngvăn minh trong hoạt động lễ hội theoQuyết định số 2245/QĐ-BVHTTDLngày 18/6/2012 của Bộ trưởng BộVHTTDL.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra, xử lý nghiêm túc những sai phạmtrong lĩnh vực quản lý và tổ chức lễhội; Có biện pháp ngăn chặn kịp thờicác biểu hiện tiêu cực, như xóc thẻ, rútthẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc tráhình, đốt đồ mã, đặt quá nhiều hòmcông đức, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu tùytiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép,tăng giá dịch vụ, ép khách, chèo kéokhách, thương mại hóa lễ hội, kéo dàithời gian và tổ chức lễ hội không phùhợp với thuần phong mỹ tục. Hướngdẫn nhân dân đặt lễ, tiền lễ, tiền giọtdầu đúng nơi, đúng chỗ.

Cán bộ, công chức, viên chức vàngười lao động toàn ngành Văn hoá,Thể thao và Du lịch từ Trung ương đếnđịa phương gương mẫu thực hiện nếpsống văn hoá lễ hội, không sử dụngphương tiện công và giờ hành chính đitham dự lễ hội.

Giám đốc Sở VHTTDL chịu tráchnhiệm trước Bộ trưởng về việc quản lývà tổ chức hoạt động lễ hội tại địaphương mình. Báo cáo về Bộ VHTTDLsau 10 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.

n.h

Tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội

Page 8: Tuantin 1003 out

sự kiện vấn đề

8 số 1003 l 13.12.2012

Tối 07/12, tại Trung tâm Khu Liênhợp Thể dục thể thao huyện Tịnh Biên,tỉnh An Giang, Bộ VHTTDL, UBNDtỉnh An Giang chủ trì, phối hợp với cáccơ quan liên quan và các tỉnh có chungđường biên giới Việt Nam-Campuchiatổ chức Khai mạc Giao lưu văn hóa,nghệ thuật vùng biên giới Việt Nam -Campuchia năm 2012.

Đây là hoạt động văn hoá chính trịcó ý nghĩa quan trọng nhằm tăngcường quan hệ hữu nghị hợp tác bảo vệan ninh, giữ vững ổn định trên toàntuyến biên giới; cải thiện và nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nhândân các dân tộc vùng biên giới.Chương trình nằm khuôn khổ các hoạtđộng kỷ niệm 45 năm Thiết lập quanhệ ngoại giao hai nước Việt Nam-Campuchia, với sự tham gia của 07 địaphương vùng giáp biên giới 2 nước: An

Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang (ViệtNam) và Tàkeo, Kampot, Kandal,Preyveng (Campuchia).

Tại Lễ khai mạc, hai nước đã cùngnhau ôn lại truyền thống đoàn kết đặcbiệt qua 45 năm trên phương châm“Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyềnthống, hợp tác toàn diện và lâu dài”.Giao lưu văn hoá nghệ thuật lần này làdịp để nhân dân các tỉnh biên giới hainước giới thiệu, quảng bá bản sắc vănhóa truyền thống, đồng thời thắt chặthơn nữa tình đoàn kết giữa nhân dânhai nước nói chung, củng cố mối quanhệ mật thiết giữa các địa phương lánggiềng vùng biên giới nói riêng để hỗ trợnhau cùng phát triển trong thời gian tới.

Ngay sau Lễ khai mạc là Chươngtrình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của2 đoàn chuyên nghiệp đến từ tỉnh TàKeo (Campuchia) và tỉnh An Giang

(Việt Nam). Nội dung chương trìnhnghệ thuật khái quát những vẻ đẹp độcđáo, đặc trưng của văn hóa nghệ thuậtdân gian truyền thống dân tộc hai nước,cũng như sự sẻ chia, hỗ trợ và giúp đỡchân thành của nhân dân hai nước dànhcho nhau…

Chương trình Giao lưu diễn ra đếnngày 09/12/2012 với nhiều nội dungnhư: Trưng bày triển lãm hình ảnh vềtình hữu nghị, hợp tác, những nét vănhóa tiêu biểu của các dân tộc vùng biêngiới hai nước; biểu diễn nghệ thuật cácthể loại dân ca, dân vũ, nhạc ngũ âm,đờn ca tài tử, ca múa nhạc ca ngợi tìnhhữu nghị Việt Nam-Campuchia; trìnhdiễn trang phục lễ cưới, lễ hội truyềnthống các dân tộc; hội trại giao lưu vănhóa của thanh niên hai nước…

thtt

Khai mạc Giao lưu văn hóa, nghệ thuật vùng biên giới Việt Nam-Campuchia 2012

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắngĐiện Biên Phủ trên không, thànhphố Hà Nội đã tiến hành xây dựng,cải tạo, tu bổ 8 bia chứng tích lịchsử tại 7 địa điểm máy bay B.52 bịbắn rơi trên địa bàn thành phố.

Trong số này, có hai địa điểmđược dựng mới bia gồm: địa điểmtại thôn Đại Định, xã Tam Hưng,huyện Thanh Oai do Tiểu đoàn 77,Trung đoàn tên lửa 257 (Đoàn CờĐỏ), Sư đoàn Phòng không 361,Quân chủng Phòng không –Không quân bắn rơi tại chỗ mộtmáy bay chiến lược B.52D củaMỹ lúc 4 giờ 39 phút ngày19/12/1972; địa điểm tại thôn MaiTrai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vìcũng do đơn vị trên bắn rơi máybay lúc 20 giờ 34 phút ngày20/12/1972. Ngoài ra, tại địa điểm

máy bay B.52 bị bắn rơi tại đồngTrầm, thôn Xuân Tảo, xã XuânGiang, huyện Sóc Sơn, do máybay rơi hai điểm khác nhau nênthành phố Hà Nội xây dựng, cảitạo hai bia chứng tích; trong đómột bia trên đê sông Cà Lồ, mộtbia nằm giữa cánh đồng Trầm.

4 địa điểm khác được tu bổ,tôn tạo gồm: địa điểm tại thônĐường Hai, xã Phù Lỗ, huyện SócSơn; tại thôn Yên Thường, xã YênThường, huyện Gia Lâm; tại tổ16A, phố Định Công, phườngĐịnh Công, quận Hoàng Mai vàsố nhà 201 phố Trương Định,phường Tương Mai, quận HoàngMai.

Các bia ghi nhớ chứng tíchđược làm bằng đá granit tự nhiênBình Định, màu đỏ huyết dụ, chữ

khắc phủ nhũ màu vàng. Trên biakhẳng định vị trí, thời gian, đơnvị, trận địa bắn rơi tại chỗ máybay B52 của Mỹ, góp phần cùngquân và dân Thủ đô Hà Nội lậpnên chiến thắng Điện Biên Phủtrên không tháng 12/1972.

Hiện Ban Quản lý di tích danhthắng Hà Nội đang phối hợp vớiBảo tàng Phòng không – Khôngquân viết kịch bản thuyết minhcho các địa điểm, cung cấp kịchbản, nội dung chính về các điểmmáy bay B.52 bị bắn rơi choUBND, Phòng Văn hóa Thông tincác quận, huyện liên quan để xâydựng kế hoạch tổ chức tuyêntruyền, hướng dẫn khách thamquan trong các ngày diễn ra lễ kỷniệm.

Đ.n

Hà Nội: Tu bổ 8 bia chứng tích lịch sử về B.52

Page 9: Tuantin 1003 out

sự kiện vấn đề

9số 1003 l 13.12.2012

Ngày 07/12/2012, Tạp chí Di sảnVăn hóa đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 nămthành lập (2002 – 2012). Tạp chí Di sảnVăn hóa ra đời ngày 19/3/2002 với tônchỉ mục đích: “Tuyên truyền, phổ biếnđường lối chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước về việc giữ gìn vàphát huy di sản văn hóa Việt Nam; giới

thiệu kinh nghiệm bảo tồn di sản vănhóa thế giới, hướng dẫn nghiệp vụcông tác bảo tồn bảo tàng…”. Trong 10năm qua, Tạp chí đã bám sát tôn chỉmục đích, đề cập chuyên sâu vào cácnội dung cơ bản của việc bảo tồn, pháthuy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiêncủa đất nước, đề cập đến những vấn đề

mang tính thời sự, phục vụ các sự kiệnvăn hóa, chính trị của đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lậpTạp chí Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đã trao Bằng khencho tập thể Tạp chí và 7 cá nhân cónhiều đóng góp đối với Tạp chí trongnhiều năm qua. h.P

Tạp chí Di sản Văn hóa kỷ niệm 10 năm thành lập

Ngày 6/12, Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,Phan Quốc Anh cho biết, từ đầu tháng11 đến nay đã có trên 550 du kháchngười Nga đến Ninh Thuận tham quannghỉ dưỡng từ 10-13 ngày. Dự kiến sốlượng khách đăng ký lưu trú đến cuốitháng 12 là 570 khách. Đây là lần đầutiên Ninh Thuận đón tiếp số lượng kháchdu lịch nước ngoài đến tham quan nghỉdưỡng dài ngày tại Ninh Thuận với sốlượng lớn.

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịchquốc tế năm 2012 tại thành phố Hồ ChíMinh (Chương trình ITE 2012), Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh NinhThuận đã giới thiệu, quảng bá du lịchNinh Thuận đến với thị trường Nga; tổchức cho Đoàn Farmtrip Nga (gồm 10đơn vị lữ hành ở các tỉnh vùng ViễnĐông của Nga thuộc Công ty Pegas

Touristik) tham quan, khảo sát tại cáckhu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,nghỉ dưỡng như: Vịnh Vĩnh Hy, lànggốm Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp,Nho Ba Mọi, Tháp Poklong Garai,Resort Con Gà Vàng, Sơn Long Thuận,Aniise và xem chương trình biểu diễnnghệ thuật dân gian Chăm. Nhờ đó,nhiều đơn vị lữ hành Nga đã tìm đếnNinh Thuận khảo sát du lịch, tổ chức chodu khách đến Ninh Thuận tham quannghỉ dưỡng.

Sau khi được chọn là địa điểm xâydựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên củacả nước, Ninh Thuận có kỳ vọng thu hútđược đông đảo các du khách, các nhàkhoa học, các công nhân kỹ thuật bậccao ở nước ngoài cùng gia đình đếntham quan nghỉ dưỡng, tìm kiếm cơ hộiđầu tư và việc làm. Trong thời gian tới,tỉnh chú trọng quảng bá, mời gọi các tổ

chức và cá nhân trong và ngoài nướctham gia đầu tư các dự án du lịch cao cấptrọng điểm; tăng cường công tác đào tạonguồn nhân lực du lịch tại địa phương;tháo gỡ giải phóng mặt bằng, tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vàcá nhân đầu tư phát triển du lịch.

Theo báo cáo của UBND tỉnh NinhThuận, suy thoái kinh tế không ảnhhưởng nhiều đến hoạt động du lịch.Trong năm 2012, du lịch Ninh Thuận sôiđộng hơn, các doanh nghiệp đã triển khainhiều chương trình xúc tiến, quảng bá thuhút khách du lịch, kích cầu giảm giá vànâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp khaithác tốt các tour du lịch, nổi bật là đã khaithác một số tour khách nước ngoài dàingày từ các nước Nga và Nhật Bản. ướctính trong năm 2012, Ninh Thuận thu hút950.000 lượt du khách, tăng 16% so cùngkỳ năm 2011. Đức Kiên

Khách du lịch Nga đến Ninh Thuận tăng

Lễ hội văn hóa trà Lâm Đồng lầnthứ IV - 2012 với chủ đề “Hương sắcCao nguyên”, sẽ diễn ra từ ngày 21 đến28/12, với không gian lễ hội trải rộngtừ thành phố Bảo Lộc - “thủ phủ chèViệt Nam”, đến thành phố hoa Đà Lạt,và các vùng chè nổi tiếng như Di Linh,Bảo Lâm. Bên cạnh ý nghĩa tôn vinhvăn hóa trà, giới thiệu bản sắc văn hóa- du lịch của địa phương đến với dukhách trong và ngoài nước, lễ hội tràcòn là dịp để giới thiệu, quảng bá

ngành chè Việt Nam nói chung vàngành chè Lâm Đồng nói riêng về tiềmnăng, thế mạnh, hoạt động sản xuất,xuất khẩu, sản phẩm chủ lực và hướngphát triển của ngành. Đây cũng là dịpđể đẩy mạnh hoạt động xúc tiếnthương mại, tìm kiếm đối tác, liên kếtsản xuất dành cho các doanh nghiệp.Theo Ban Tổ chức lễ hội, trong khuônkhổ lễ hội sẽ diễn ra các hoạt độngchính gồm: Hội nghị quốc tế Chè lần4, Triển lãm ngành chè, Lễ tôn vinh

người làm trà và các chương trình biểudiễn nghệ thuật. Cùng với đó là cácchương trình hưởng ứng do các địaphương, đơn vị, doanh nghiệp thamgia tổ chức theo chủ trương xã hội hóanhư Hội chợ Công Thương TâyNguyên, chương trình tham quan vùngnguyên liệu chè kết hợp du lịch,chương trình diễu hành đường phố,trang trí “Phố trà Cao nguyên”, phố đibộ, hội thi hái chè, nhiều hoạt độngvăn hóa văn nghệ, thể dục thể thaodành cho người dân và du khách.

trần nguyện

Lễ hội trà Lâm Đồng 2012

Page 10: Tuantin 1003 out

sự kiện vấn đề

10 số 1003 l 13.12.2012

Từ nay đến năm 2015, Hà Nội tậptrung xây dựng đồng bộ 6 làng nghềtruyền thống kết hợp du lịch nhằm khaithác lợi thế văn hóa, nhân văn, kinh tếcủa các làng nghề, thu hút khách trongvà ngoài nước tới tìm hiểu, tham quan,mua sắm.

Các làng nghề được xây dựng gồm:Mây tre đan Phú Vinh (huyện ChươngMỹ), điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng(huyện Hoài Đức), gốm sứ Bát Tràng –Kim Lan (huyện Gia Lâm), dệt lụa VạnPhúc (quận Hà Đông), sơn khảm NgọHạ (huyện Phú Xuyên) và điêu khắcDư Dự (huyện Thanh Oai). Các làngnghề tiêu biểu trên được lựa chọn từ244 làng nghề truyền thống của Hà Nội,có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch.

Công tác xây dựng tập trung vàoviệc: Bảo tồn nhà truyền thống, nhà cổ,cải tạo, sắp xếp lại sản xuất của các hộgia đình; xây dựng, mở rộng, cải tạo cáctuyến đường giao thông; xây dựng, cảitạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễmmôi trường; xây dựng, cải tạo hệ thốngđiện; tu bổ các công trình di tích lịch sử,văn hóa, công trình công cộng; xây dựngkhu trưng bày giới thiệu sản phẩm, khusản xuất tập trung, bãi đỗ xe, nhà vệsinh… Trong quá trình triển khai xâydựng, tại các làng nghề này sẽ phát triểnloại hình du lịch cộng đồng homestay đểdu khách giao lưu, tìm hiểu cuộc sốngngười dân địa phương; khôi phục pháttriển lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóatruyền thống ở các làng nghề. Một mặt,

người dân trong làng nghề du lịch sẽđược đào tạo nghiệp vụ để mỗi ngườidân là một hướng dẫn viên du lịch.Trước mắt, thành phố sẽ tập trung đầu tưxây dựng tại làng nghề mây tre đan PhúVinh để làm điểm, từ đó nhân rộng cáclàng nghề khác.

Ngoài việc xây dựng, phát triển 6làng nghề truyền thống kết hợp du lịch,trong thời gian này, thành phố Hà Nộicũng triển khai công tác xây dựng đềán quy hoạch phát triển làng nghề kếthợp du lịch cho 14 làng nghề truyềnthống. Với sự đầu tư chiều sâu này,thành phố hy vọng đón từ 300-500nghìn lượt khách quốc tế và từ 2-3 triệulượt khách nội địa tới tham quan, tìmhiểu các làng nghề. Mạnh huân

Ngày 08/12/2012, tại xã Đàm Thủy,huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng,Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn(Saigontourist) tổ chức lễ động thổ khudu lịch Sài Gòn - Bản Giốc.

Sài Gòn – Bản Giốc Resort là khudu lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao vớitổng diện tích 31,15ha, chia làm 2 khuchính. Khu tiếp giáp tỉnh lộ 206 và làkhu vực nhìn trực diện thác Bản Giốc.Các hạng mục chính của công trìnhgồm khu khách sạn 60 phòng ngủ, 24khối bungalows gồm 29 phòng ngủ,nhà hàng sức chứa 200 khách, khu hộinghị hội thảo sức chứa 200 khách, khu

thể thao, vui chơi giải trí, Spa cùng cáckhu vực dành cho các hoạt động cắmtrại, sinh hoạt ngoài trời… Dự kiếnhoàn thành giai đoạn 1 đưa vào khaithác cuối năm 2013. Tổng kinh phí đầutư khoảng 170 tỉ đồng.

Ông Trần Hùng Việt, Tổng Giámđốc Saigontourist cho biết, tinh thầnkhi lựa chọn thiết kế ban đầu địnhhướng kiến trúc cảnh quan chú trọngkhông gian, góc nhìn, tạo ra địa điểmlý tưởng để du khách có thể thưởngngoạn cảnh thác Bản Giốc xinh đẹp,kiến trúc nghỉ dưỡng hòa vào thiênnhiên và cảnh quan xung quanh với

đồi núi, địa hình, cây cối, suối, hồ, bãiđá tự nhiên… Lấy cảm hứng và diễnđạt lại các hình thức kiến trúc truyềnthống của đồng bào địa phương đã tạonên bản sắc của văn hóa Việt Nam,của vùng biên giới phía Bắc, đặc biệtcủa Cao Bằng, ưu tiên sử dụng cácloại vật liệu truyền thống như tre,tranh, gỗ, đá vào trong công trình kiếntrúc nhằm tạo ra những không gianmát và thông thoáng. Khu du lịch sẽđược đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môitrường trong quá trình xây dựng vàkhi đưa vào khai thác.

Đ.nЉ

Lễ động thổ khu du lịch Sài Gòn - Bản Giốc

Hà Nội xây dựng đồng bộ làng nghề truyền thống kết hợp du lịch

Sáng 8/12, tại thành phố Tuy Hoàđã diễn ra Giải vô địch bơi truyềnthống tỉnh Phú Yên năm 2012. Kết quả,ở nội dung nâng cao, đoàn thành phốTuy Hoà đạt giải Nhất đồng đội nam,đoàn huyện Tuy An đạt giải Nhì, đoànBộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đạt giải Ba.

Giải vô địch bơi truyền thống tỉnh

Phú Yên năm nay có 85 VĐV đến từ7 huyện, thị xã, thành phố và 5 đơn vị:Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sựtỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòngtỉnh, Siêu thị Coopmart, Công ty cổphần PYMEPHARCO. Các VĐVtham gia giải tranh tài ở 2 nội dungnâng cao và phong trào. Ở nội dung

nâng cao giành cho các VĐV trên 17tuổi thi đấu ở cự ly 150 m - nữ và200m - nam;̉ nội dung phong trào cácVĐV từ 11-13 tuổi thi đấu ở cự ly25m - nữ và 50m - nam, các VĐV từ14-16 tuổi thi đấu ở cự ly 50m - nữ và 100m - nam.

A.tùng

Giải vô địch bơi truyền thống tỉnh Phú Yên năm 2012

Page 11: Tuantin 1003 out

sự kiện vấn đề

11số 1003 l 13.12.2012

Hội nghị cấp cao tổng kết chươngtrình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh TâyBắc mở rộng năm 2012 và giai đoạn2008-2012 diễn ra ngày 14/12/2012 tạiHội trường Trung tâm Hội nghị Văn hóatỉnh Lai Châu với sự tham gia của đạidiện lãnh đạo Bộ VHTTDL, Tổng cụcDu lịch, Viện Nghiên cứu phát triển dulịch, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Giámđốc quản lý và chuyên gia dự án ESRTtại Việt Nam, Tổ chức Phát triển Hà Lan- SNV tại Việt Nam, Hiệp hội Du lịchViệt Nam, đại biểu 8 tỉnh Tây Bắc mởrộng, các doanh nghiệp lữ hành lớn củaViệt Nam…

Hội nghị cấp cao tổng kết chươngtrình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnhTây Bắc mở rộng năm 2012 và giaiđoạn 2008-2012 được tổ chức vớimục đích, thể hiện quyết tâm chính trịcủa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng trongviệc hợp tác, liên kết phát triển du lịchcủa khu vực Tây Bắc thành điểm đếndu lịch hấp dẫn với du khách trong vàngoài nước. Đồng thời, đánh giá kếtquả Chương trình hợp tác phát triểndu lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm2012 và giai đoạn 2008-2012, đánhgiá kết quả thực hiện khung Kế hoạchhành động hợp tác phát triển Du lịch

08 tỉnh Tây Bắc mở rộng giai đoạn2010-2015. Qua đây, thống nhất và kýkết những nội dung hợp tác trong “Kếhoạch hoạt động của Chương trìnhhợp tác 8 tỉnh năm 2013”; tiếp cậncác doanh nghiệp lữ hành lớn của ViệtNam để thiết lập mối quan hệ hợp tác,liên kết, cùng phát triển trong lĩnh vựcdu lịch; tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ củachương trình phát triển năng lực cótrách nhiệm với môi trường và xã hội(ESRT) do Liên minh Châu Âu (EU)tài trợ, đối với khu vực 8 tỉnh Tây Bắcmở rộng.

M.h

“Xây dựng hệ thống quy tắc ứngxử nhằm xây dựng người Hà Nộithanh lịch - văn minh” là chủ đề Hộithảo khoa học diễn ra sáng 08/12 doSở VHTTDL Hà Nội phối hợp cùngKhoa Quốc tế - Trường Đại học Quốcgia tổ chức.

Hội thảo quy tụ gần 200 đại biểulà các chuyên gia hàng đầu tronglĩnh vực văn hóa, quản lý tham gia.Hệ thống quy tắc ứng xử hướng đếnquy tắc ứng xử toàn diện và 7 nhómkhách thể chính gồm: Cơ quan hànhchính, trường học, bệnh viện, doanhnghiệp sản xuất, doanh nghiệpthương mại và dịch vụ (tư thương,khách sạn, nhà nghỉ, chợ, trung tâmthương mại), khu dân cư, khu vựccông cộng. Trong đó, quy tắc ứng xử

tại khu dân cư và nơi công cộngnhận được sự quan tâm của đôngđảo đại biểu.

Hội thảo tiếp thu các ý kiến đónggóp của đại diện các nhóm khách thểnhằm xây dựng những quy định cụthể, đơn giản, dễ thực hiện nhưng cơbản, thiết thực vừa đảm bảo quyềncông dân nhưng cũng gắn tráchnhiệm cá nhân trước cộng đồng, xãhội. Các đại biểu đều đề cập đến vấnđề: Lấy Luật Thủ đô, hương ước...làm cơ sở xây dựng quy tắc; trong đóđặc biệt chú trọng đến vấn đề tâm lýngười dân nhằm phát huy tinh thần tựgiác, tự trọng trong văn hóa ứng xử.Để tổ chức triển khai hiệu quả hệthống quy tắc ứng xử, thành phố cầnchắt lọc những tinh túy của văn hóa

Hà Nội, có kết hợp với những cáchlàm hay của các vùng miền khác; cầnxây dựng không gian văn hóa; nhânrộng các mô hình tốt; đẩy mạnhtuyên truyền giáo dục và nhất thiếtphải xây dựng chế tài xử lý...

Ngay sau Hội thảo, Sở VHTTDLHà Nội sẽ hoàn thiện đề án “Xâydựng quy tắc ứng xử trong cơ quan,doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, nơicông cộng thành phố Hà Nội”; đảmbảo triển khai từ quý II/2014. Đếnquý II/2015 sẽ đánh giá, kiểm tra tínhhiệu quả của đề án. Tuy vậy, trướckhi áp dụng vào thực tiễn, Sở sẽ lấyý kiến của người dân nhằm kết hợpcả định tính và định lượng để đề án“sống” được trong lòng người dân.

K.hoàn

Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử thanh lịch, văn minh

Hội nghị cấp cao tổng kết chương trình hợp tác phát triểndu lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng

Đợt tập huấn nhằm cập nhật, bổsung những vấn đề mới về quản lývà tổ chức hoạt động chuyên mônnghiệp vụ thư viện cho cán bộ quảnlý, cán bộ chuyên môn thư viện cáctrường đại học và viện nghiên cứu.

Bên cạnh đó, giúp cán bộ quản lý,cán bộ chuyên môn của thư viện cáctrường cao đẳng, đại học khu vựcphía Bắc nắm được định hướng,chính sách phát triển văn hóa củaĐảng và Nhà nước cũng như những

vấn đề mới của hoạt động thư việnđể vận dụng vào công tác quản lý vàtổ chức các hoạt động chuyên môntrong thư viện đại học và việnnghiên cứu.

n.h

Bồi dưỡng kiến thức ... (Tiếp theo trang 2)

Page 12: Tuantin 1003 out

sự kiện vấn đề

12 số 1003 l 13.12.2012

Ngày 05/12, ông Nguyễn Việt Thanh,Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Dulịch tỉnh Tuyên Quang cho biết: Tỉnh vừacó quyết định thực hiện dự án phục hồi,tôn tạo Khu Di tích lịch sử quốc gia cáchmạng Lào tại thôn Làng Ngòi và thôn ĐáBàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnhTuyên Quang. Dự án do Sở VHTTDLlàm chủ đầu tư bằng ngồn vốn chươngtrình Mục tiêu quốc gia về văn hóa vàhuy động nguồn vốn hợp pháp khác.

Theo đó, Dự án phục hồi nhà ở vànhà làm việc của đồng chí Cayxỏn

Phômvihản, Hoàng thân Xuphanuvông;phục hồi nhà Hội trường; phục hồi, tôntạo hệ thống hầm, hào; cải tạo lại cửahang Đá Bàn; tôn tạo nhà bia tổng thể;xây dựng cầu kiên cố bắc qua suối dẫnvào khu di tích; xây nhà Ban quản lýdi tích…

Khu Di tích lịch sử quốc gia cáchmạng Lào tại thôn Làng Ngòi và thôn ĐáBàn, xã Mỹ Bằng là nơi ghi dấu nhữngtrang sử hào hùng, nơi chứng minh chotình hữu nghị đoàn kết, keo sơn của nhândân 2 nước Việt Nam – Lào. Tại đây,

ngày 13 tháng 8 năm 1950 đã diễn ra Đạihội toàn quốc Mặt trận Lào kháng chiến.Đại hội đã bầu ra Chính phủ kháng chiếnLào do Hoàng thân Xuphanuvông làmThủ tướng; đồng chí CayxỏnPhômvihản, làm Bộ trưởng Bộ Quốcphòng (sau này là Tổng Bí thư ĐảngNhân dân cách mạng Lào) và bầu ra Banchấp hành Trung ương Mặt trận Lào tựdo nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược. Cũng tạiđây, từ tháng 6 năm 1950 đến cuối năm1951, đồng chí Cayxỏn Phômvihản vàHoàng thân Xuphanuvông đã ở, làm việclãnh đạo phong trào cách mạng của nhândân các bộ tộc Lào. hải Phong

Tối 08/12, Lễ vinh danh và trao Giảithưởng Du lịch Việt Nam 2011 đã đượctổ chức long trọng tại Nhà hát Lớn HàNội. Bộ trưởng Bộ VHTTDL HoàngTuấn Anh và Thứ trưởng Bộ VHTTDLHồ Anh Tuấn đã tới dự.

Giải thưởng do Tổng cục Du lịchBộ VHTTDL và Hiệp hội Du lịch ViệtNam bắt đầu triển khai từ năm 1999 vớitên gọi “Topten lữ hành quốc tế vàkhách sạn hàng đầu Việt Nam” nhằmquảng bá, tôn vinh các doanh nghiệp cóđóng góp tích cực cho sự nghiệp pháttriển du lịch Việt Nam.

52 đơn vị đoạt giải lần này, gồm: 10Doanh nghiệp lữ hành nội địa hàng đầuViệt Nam: Công ty TNHH MTV Dịch vụLữ hành Saigontourist, Công ty CP DLTân Định Fiditourist, Công ty TNHHMTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành, Côngty TNHH Du lịch và Tiếp thị GTVT ViệtNam, Công ty CP Du lịch Việt Nam – HàNội, Công ty CP Du lịch Đà Nẵng, Côngty CP Du lịch Việt Nam Vitours, Công tyTNHH Dã ngoại Lửa Việt, Công ty Lữhành Hà Nội Tourist, Công ty CP Dịchvụ Lữ hành An Giang. 10 Doanh nghiệplữ hành quốc tế hàng đầu Việt Nam:Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hànhSaigontourist, Công ty TNHH Du lịch

Exotissimo – Cesais, Công ty TNHH Dulịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam, Côngty TNHH MTV dịch vụ du lịch BếnThành, Công ty TNHH Du lịch H.I.SSông Hàn Việt Nam – H.I.S Travel VietNam, Công ty CP Du lịch Tân ĐịnhFiditourist, Công ty Liên doanh Du lịchApex Việt Nam, Công ty TNHH MTVDu lịch Trâu Việt Nam, Công ty Du lịchHòa Bình, Công ty CP Du lịch Việt Nam– Hà Nội. 10 Khách sạn 3 sao hàng đầuViệt Nam: Khách sạn Thắng Lợi VictorySài Gòn, Khách sạn Bông Sen Sài Gòn,Khách sạn Viễn Đông, Khách sạn ĐôngXuyên, Khách sạn Hòa Bình, Khách sạnCông Đoàn Việt Nam, Khách sạn CửuLong, Khách sạn Petro Sông Trà, Kháchsạn Festival Huế, Khách sạn Sài GònTourane. 10 Khách sạn 4 sao hàng đầuViệt Nam: Khách sạn Palace Sài Gòn,Khách sạn Yasaka – Sài Gòn – NhaTrang, Khách sạn Hoàn Cầu (ContinentalHotel), Khu du lịch Biển Hội An, Kháchsạn Sài Gòn – Hạ Long, Khách sạn ĐệNhất – First Hotel, Khu nghỉ dưỡng SàiGòn Phú Quốc, Khu du lịch Làng TreMũi Né (Bamboo Village Beach Resort& Spa), Khu nghỉ dưỡng Sài Gòn MũiNé, Khách sạn Grand – Palace thuộcOSC Việt Nam. 10 Khách sạn 5 sao hàng

đầu Việt Nam: Khách sạn Bến Thành(REX), Khách sạn Majestic, Khách sạnChains Caravelle, Khách sạn New WorldSaiGon, Khu nghỉ mát Ana Mandara,Khách sạn Hà Nội Daewoo, Khách sạnIntercontinental Hanoi Westlake, Kháchsạn Melia Hanoi, Vinpearl Resort NhaTrang, Khách sạn Vinpearl Luxury ĐàNẵng. 2 Resort hàng đầu Việt Nam: Khunghỉ mát Six Senses Ninh Van Bay, Khunghỉ mát The Nam Hai

Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL,Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn ghi nhận vàđánh giá cao những nỗ lực của cácdoanh nghiệp Du lịch Việt Nam đãphấn đấu vượt mọi khó khăn trong tìnhtrạng suy thoái kinh tế toàn cầu để tạonên thành công chung cho ngành Dulịch trong năm 2011.

Trong bối cảnh đó, việc vinh danhvà trao tặng Giải thưởng doanh nghiệpDu lịch hàng đầu Việt Nam 2011 chocác doanh nghiệp lữ hành, khách sạnvà resort hàng đầu Việt Nam có ý nghĩahết sức quan trọng, nhằm ghi nhận vàbiểu dương thành tích của doanhnghiệp du lịch; thúc đẩy phong trào thiđua, lao động sáng tạo trong toànngành; nâng cao năng lực cạnh tranhcho các doanh nghiệp.Љ thtt

Vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2011

Phục hồi, tôn tạo Khu Di tích lịch sử quốc gia cách mạng Lào tại Tuyên Quang

Page 13: Tuantin 1003 out

sự kiện vấn đề

13số 1003 l 13.12.2012

Đồng cảm và tranh cãi

Sau tiếng vang của “Giấc mơ hạnhphúc” tại Liên hoan sân khấu Kịchquốc tế tổ chức tại Sơn Đông (TrungQuốc) với một giải đặc biệt, ĐoànKịch hình thể của Nhà hát Tuổi trẻ đãcó một sự ra mắt ấn tượng với “100phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử” -vẫn do đạo diễn Lê Hùng dàn dựng.Tác phẩm tạo được hiệu ứng lớntrong giới chuyên môn, lấy đượckhông ít nước mắt của khán giả vàbạn nghề. Nhưng không phải làkhông có những tranh cãi.

“Vườn thiên đàng” ra đời sau đóvẫn nhận được sự chú ý đặc biệt từ dưâm “100 phút cuối cùng của Hàn MặcTử”, nhưng những nhược điểm trongkỹ thuật hình thể của diễn viên cũngbắt đầu được săm soi.

Những nhược điểm này càng thấyrõ hơn trong “Khúc ngẫu hứng từ côbé bán diêm”, “Con bệnh bí hiểm”,“Nhật nguyệt thực”, “Hamlet”... Khiphần đông khán giả và không ít ngườilàm nghề chưa thật sự cảm được ngônngữ kịch hình thể, thì “hình thể”chính là tâm điểm của sự phê bình.Những động tác không đều, nhữnggương mặt biểu cảm không tốt, nhữngvũ đạo không lột tả được xúc cảm vàcâu chuyện, không lay động được sựthổn thức của người xem.

Ngoại trừ những vở diễn mangtính cộng đồng hợp tác với các tổchức phi chính phủ ít được giớichuyên môn nhắc đến (dù nhữngStereo man, Stereo woman lại đậmngôn ngữ hình thể nhất), tác phẩmnào ra mắt cũng có không ít lời khen

tiếng chê, mà điển hình là vở mớinhất: “Nguyễn Du với Kiều”.

Thậm chí có tờ báo còn lập hẳnmột diễn đàn mở online để bàn vềnhững phóng tác táo bạo của đạo diễn(NSND Lan Hương) trên truyện thơkinh điển này: như chuyện Thúy Kiềuhóa Phật Bà; đưa cả chèo, chầu văn,ca Huế, đờn ca tài tử lên sân khấu;hay hư cấu chi tiết nàng Kiều sinh ratrên nấm mồ của Đạm Tiên; hayNguyễn Du và Hồ Xuân Hương diễngiải quá nhiều trong một tác phẩmkịch hình thể; hay việc để cho mộtmình diễn viên Như Lai đóng cảNguyễn Du, Kim Trọng, Thúc Sinh,Từ Hải khiến người xem phải khókhăn để tưởng tượng, theo sát mạchchuyện, và tạm chấp nhận hình ảnhnhân vật khác hoàn toàn với hìnhdung bấy lâu.

Nhược điểm trong diễn đạt ngônngữ hình thể của diễn viên một lầnnữa bộc lộ rõ trong Nguyễn Du vớiKiều. Các động tác biểu đạt vẫn đơnđiệu, nghèo nàn, liên tục lặp lại chocác tâm trạng cảm xúc khác nhau.Diễn viên khi chuyển từ vai này sangvai khác không có những động táchình thể điển hình khác biệt. Nhiềutrường đoạn lẽ ra rất hấp dẫn nhưngbiểu đạt ngôn ngữ hình thể và biểucảm gương mặt của diễn viên thất bạilàm lãng phí không gian sân khấu nhưchi tiết Từ Hải mở phiên tòa báo ânbáo oán cho Kiều.

NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch HộiNghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, ngườiđã theo sát sự phát triển của Kịch hìnhthể trong nhiều năm qua và đặc biệt

ủng hộ NSND Lan Hương, cũngthẳng thắn nhận định rằng: “10 nămqua, dù đã có những nỗ lực đáng trântrọng, kịch hình thể vẫn chưa có đượcmột tác phẩm thực sự giá trị, hay mộttrích đoạn điển hình. Trong dịp kỷniệm Ngày Sân khấu Việt Nam vừarồi, Hội đã chủ trương đưa một tríchđoạn kịch hình thể vào chương trìnhnhưng cuối cùng đã không tìm đượcmột trích đoạn nào xứng đáng”.

Lại nỗi lo kinh phí

Tiền là câu chuyện của tất cả cácnhà hát, các đoàn nghệ thuật sân khấuhiện nay. Nhưng trong bối cảnh khókhăn chung, tại Nhà hát Tuổi trẻ,Đoàn Kịch hình thể của Lan Hươngvẫn là đơn vị chịu nhiều thiệt thòihơn cả, theo lời Giám đốc nhà hátTrương Nhuận.

Nguồn kinh phí mỗi năm phân bổcho các đoàn không đủ để kịch hìnhthể dựng tác phẩm. Điển hình nhưnăm 2012, khi Nhà hát Tuổi trẻ thamgia hai liên hoan là Liên hoan Sânkhấu Kịch nói chuyên nghiệp toànquốc và Liên hoan Ca Múa Nhạc toànquốc, thì Kịch hình thể không có tiềnđể làm vở.

Giám đốc Trương Nhuận cho biết:từ năm 2005, đoàn làm được 15chương trình thì có đến 10 chươngtrình là kinh phí xã hội hóa hoàn toàn,5 chương trình còn lại thì xã hội hóamột phần.

Với kinh phí như thế, việc đào tạo,tập huấn cho nghệ sỹ, diễn viên trởnên khó khăn. Đó là nguyên nhânquan trọng khiến cho chất lượng diễnviên vẫn chưa có tiến bộ là bao saunhiều năm làm nghề. Chất lượng diễnviên yếu lại làm hạn chế nhiều đếnchất lượng tác phẩm, dù đạo diễn cókhéo tay.

(Xem tiếp trang 19)

Kịch hình thể: 10 năm vẫn “chênh vênh”Kể từ “giấc mơ hạnh phúc” - tác phẩm hình thể đầu tiên mà nSnDLan hương nhờ đạo diễn Lê hùng dàn dựng cho mình trên một ýtưởng nảy sinh hoàn toàn bất ngờ và ngẫu hứng, Kịch hình thể đãcó 10 năm nỗ lực tìm một chỗ đứng trên sân khấu kịch. Và đến giờvẫn đang chênh vênh.

Page 14: Tuantin 1003 out

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

14 số 1003 l 13.12.2012

Các dân tộc ở Lào Cai có vốn disản múa, âm nhạc, ẩm thực... rấtphong phú và đặc sắc. Mỗi nhóm,ngành dân tộc ở từng địa phương đềucó những điệu múa, khúc ca và nhạccụ truyền thống; văn hóa đón tiếpkhách, nhất là văn hóa ẩm thực mangđậm âm hưởng dân gian. Những disản qúy báu ấy một thời tưởng như bịmai một, nhưng hiện nay đang đượckhôi phục cùng với sự phát triển mạnhmẽ của du lịch cộng đồng trên địa bàn.

Đến với Lào Cai, khách du lịchkhông thể bỏ qua các tour du lịch bảnlàng. Và thật may mắn nếu gặp dịp lễhội, được chứng kiến các điệu múa vàâm nhạc của đồng bào vùng cao. TheoTS Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở Vănhóa Thể thao và Du lịch Lào Cai:“Múa và âm nhạc là di sản văn hóacủa các dân tộc tỉnh Lào Cai. Vì vậy,hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Lào Cai không chỉ khuyến khíchphát triển mà còn có kế hoạch bảo tồnngay trong chính cộng đồng những disản này”.

Trước đây, do đời sống khó khăn,du lịch chưa phát triển, các điệu múađặc sắc của các dân tộc như: Múa giãlanh, múa chiêng, múa sàng sảy, nhảyPút tồng… gần như bị lãng quên.Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, ngànhVăn hóa đã tổ chức sưu tầm, phụcdựng rất công phu và bài bản. Dựatrên kết quả của công tác sưu tầmnghiên cứu, các nghệ sĩ của ngành vănhóa đã truyền dạy các di sản múa, âmnhạc cho các thế hệ trẻ trong cộngđồng, để các di sản đó được kế thừangay trong chính tộc người của họ.Hiện nay, 4 điểm du lịch bản làng củahuyện Sa Pa: Bản Hồ, Tả Van, CátCát, và Tả Phìn đều có các đội vănnghệ thôn bản để phục vụ hoạt độngdu lịch. Các tiết mục múa, hát và âmnhạc đều được dàn dựng tập luyện khácông phu theo kịch bản của ngành văn

hóa. Các đội văn nghệ cũng hoạt độngdưới sự quản lý của Ban quản lý dulịch cộng đồng.

Ngoài ra, các điệu múa, nhạc cụ,làn điệu dân tộc cũng được các nhạcsĩ, biên đạo nghiên cứu, cải biên trởthành những tác phẩm nghệ thuậtmang đậm màu sắc dân gian, giớithiệu đến đông đảo công chúng trongvà ngoài nước. Các đội văn nghệ đượcduy trì và biểu diễn thường xuyên tạicác điểm du lịch cộng đồng phục vụdu khách có nhu cầu thưởng thức, tạothêm nguồn thu cho các thành viêntham gia đội văn nghệ. Hoạt độngbiểu diễn văn nghệ tạo nguồn thu bìnhquân từ 1 triệu đến 1,2 triệuđồng/thành viên mỗi tháng. Việc rađời các đội văn nghệ thôn, bản đã gópphần tạo ra phong trào tập luyện sâurộng trong cộng đồng. Qua đó, ngườidân hiểu thêm về giá trị truyền thốngcủa dân tộc mình, nâng cao lòng tựhào về văn hóa của tộc người.

Lượng khách du lịch đến với cácbản làng Lào Cai thường tăng mạnhvào tháng 9, 10. Lý do thật đơn giản,đây là mùa các cánh đồng ruộng bậcthang đang vào thời kỳ đẹp nhất, khimà các ruộng lúa đều có những bôngđã vào độ chắc mẩy, chuyển sang màuhanh vàng là bà con gặt về chuẩn bịlàm cốm. Không chỉ người Tày, Nùngmà các dân tộc thiểu số khác nhưMông, Dao, Giáy... ở Lào Cai cũngđều có tục ăn mừng lúa mới (thườnggọi là “Ăn cốm”).

Theo anh Lê Mạnh Hảo - Trưởngphòng Văn hóa Thông tin huyện SaPa, mỗi năm một lần, khi những bônglúa nếp bắt đầu chắc mẩy, chuyểnsang màu hanh vàng là bà con gặt vềđể chuẩn bị làm cốm. Trong làng ai cóđi xa, ngày làm cốm cũng cố gắng trởvề sum họp cùng gia đình thưởng thứchương vị cốm. Đây là nét đẹp truyềnthống của đồng bào dân tộc vùng cao.

Theo các bậc cao niên, cốm đượclàm cầu kỳ, từ khâu chọn lúa phải lànếp hoa vàng đang thời kỳ ngậm sữa.Khi lúa đã vào độ chắc, người ta háilúa bó thành cụm đem về nhà chiathành nắm nhỏ, tãi đều nướng trên bếplò cho đến khô và chín. Bếp dùngnướng cốm là những hố đất được đàosâu chừng 1 mét, người ta đan trethành 2 phên lớn đặt lên trên làm giá,lúa nếp sẽ được rải đều lên để nướng.Người nướng cốm phải lật qua lật lạithường xuyên để hạt lúa chín đều,không bị cháy, sau đó đem những hạtthóc giã thành cốm. Cối giã cốmthường là cối gỗ tròn hoặc cối gỗ độcmộc thật to, dài được đục theo hìnhlòng máng có thể giã tập thể 2 đến 6người, càng đông càng vui. Người dânthường làm cốm vào ngày rằm hoặcchờ già làng xem ngày tốt mới đượcphép làm và cả làng phải làm cùngmột lúc. Ông Nguyễn Xuân Mẫn -một khách du lịch từ thành phố HồChí Minh đến Sa Pa lần đầu đượcchứng kiến cảnh làm cốm của bà conngười Giáy Tả Van tự cho mình làmay mắn. Ông Mẫn bày tỏ, đã đi dulịch nhiều nơi, nhưng đến Lào Cai,vào mùa cốm thực sự như là ngày hội,tiếng chày giã cốm làng trên, xómdưới tạo thành âm hưởng độc đáomang đậm bản sắc núi rừng không lẫnvào đâu được.

Không có màu xanh non như cốmlàng Vòng Hà Nội, nhưng cốm củađồng bào dân tộc vùng cao Lào Caigiữ được hương vị rất riêng. Đồng bàotổ chức làm cốm nhiều hay ít, lâu haymau còn phản ánh thực tế gia đình,bản làng năm đó được mùa haykhông. Vì vậy, khi làm cốm xong, giađình nào cũng mổ thêm gà, vịt để làmmâm cơm cúng tổ tiên, xin cho mưathuận gió hòa, mùa màng năm tiếptheo tốt tươi, nhà nhà no ấm.

Văn toàn

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với di sản văn hóa

Page 15: Tuantin 1003 out

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

15số 1003 l 13.12.2012

Được Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch chọn là Năm Du lịch đồng bằngsông Hồng với chủ đề “Văn minh sôngHồng - Hải Phòng năm 2013”. Để cóthể khai thác sản phẩm du lịch mới,Tổng cục Du lịch đã tổ chức đoànkhảo sát với sự tham gia của nhiềudoanh nghiệp du lịch đến từ mọi miềnđất nước, nhằm góp ý cho các tỉnhvùng đồng bằng sông Hồng.

Đồng bằng sông Hồng với 11tỉnh/thành, được coi là cái nôi của nềnvăn minh sông Hồng với nhiều nét vănhóa đặc sắc, các lễ hội, hệ thống đìnhđền chùa gắn liền với không gian làngBắc bộ... Tuy nhiên, ngoại trừ NinhBình có kế hoạch phát triển du lịch bàibản, Hà Nội là trung tâm trung chuyểnkhách, còn lại du lịch vùng đồng bằngsông Hồng vẫn bị lãng quên. Nói đếndu lịch đồng bằng sông Hồng, 3 điểmchính mà các công ty lữ hành đưakhách tới là Hà Nội - Ninh Bình - HạLong (Quảng Ninh); còn các điểm đếnkhác trong vùng thuộc các tỉnh nhưThái Bình, Hưng Yên, Nam Định, HàNam, hầu như không có tên trong cáctour du lịch. “Có chăng vào dịp lễ hội,dựa trên nhu cầu của từng đoàn khách,các công ty lữ hành chuyên nội địa sẽtổ chức riêng tour theo yêu cầu. Hếtmùa lễ hội thì gần như không cókhách”, anh Hoàng Thế Hậu, Công tyLữ hành Đại Việt cho hay. Là mộttrong những cái nôi của nền văn minhlúa nước, vùng đồng bằng sông Hồngđược đánh giá là có tiềm năng đối vớiphát triển loại hình du lịch văn hóa,tâm linh, tuy nhiên để khai thác đượctiềm năng này phải tạo ra được sảnphẩm du lịch rõ nét. “Cụ thể, khi xácđịnh làng nghề hoặc đền chùa nào đólà điểm du lịch thì phải có quy hoạchvà hệ thống hạ tầng đồng bộ, đầu tưcho cảnh quan môi trường, những nétđặc trưng, quà lưu niệm và quan trọnglà khách có thể tham quan trải nghiệm

cùng với người dân vùng đó. Nếu lấyquốc lộ 10 nối từ Tràng An (NinhBình) đến Cát Bà - Hạ Long làm trụcdu lịch chính thì các điểm du lịch tạicác tỉnh vùng đồng bằng sông Hồngkhông nên quá xa quốc lộ 10 để thuậntiện đi lại. Thực tế tuyến khảo sát chothấy tại Thái Bình, Hưng Yên, điểm dulịch khá xa nhau nên chỉ khi nào kháchcó nhu cầu thì làm tour riêng. Còn tourcố định để nối tuyến từ Hà Nội - NinhBình - Hạ Long đang triển khai sẽ khókhăn và đẩy giá tour lên cao, khó thuhút khách”, chị Hồng Hoa, Trưởng vănphòng đại diện Vietrantour Đà Nẵngcho biết. Đại diện các công ty lữ hànhđều cho rằng, tiềm năng du lịch đồngbằng sông Hồng là rất lớn, “nhưng đểthành sản phẩm du lịch thì các tỉnhvùng đồng bằng sông Hồng nên ngồilại với nhau và mỗi tỉnh chỉ nên đầu tưvào một thế mạnh của mình; tập trungquảng bá tuyên truyền, liên kết thànhtuyến sẽ hiệu quả hơn”, chị NguyễnThu Nga, Giám đốc Công ty Du lịchĐồng Tháp cho biết. Dựa trên nhu cầuthị trường khách, đại diện các công tylữ hành đều cho rằng, lợi thế lớn nhấtcủa vùng đồng bằng sông Hồng chínhlà du lịch sinh thái và du lịch biển đảo.Điều này thể hiện rõ nhất qua việcNinh Bình tập trung khai thác vùngsinh thái Tràng An và Hải Phòng tậptrung khai thác vùng Cát Bà nối tuyếnvới Hạ Long. Ông Nguyễn Thế Vinh,Phó Giám đốc Công ty Lữ hànhSaigontourist, đánh giá: “Cát Bà cónhững lợi thế mà Hạ Long không có,đó là trong vịnh Lan Hạ có những bãitắm mi ni và khu di tích nổi bật nhưPháo đài Thần Công, Hang Quân y vàVườn quốc gia Cát Bà”. Ông Phan ĐứcMẫn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịchViệt Nam cho biết: “Thống kê của dulịch Hải Phòng cho thấy, 80% lượngkhách đến Hải Phòng là đến Cát Bà vàthu nhập chính là từ đây. Do đó, Hải

Phòng xác định liên tuyến Cát Bà - ĐồSơn kéo khách từ Hạ Long sang vàNinh Bình về là hợp lý. Vấn đề là HảiPhòng cần tạo ra sản phẩm đặc trưngtại vùng Cát Bà để thu hút khách”. Liênquan đến sự phát triển du lịch Cát Bà,nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng:Việc khai thác du lịch Cát Bà đang phụthuộc vào thời tiết. Cát Bà luôn quá tảivào mùa hè, trong khi đó mùa đông thìvắng khách. Do đó, du lịch Cát Bà cầncó những sản phẩm để giãn khách mùađông. Chị Trần Việt Hương, Trưởngphòng sản phẩm Vietravel cho biết:“Cát Bà có lợi thế về những điểm quansát vịnh và những di tích lịch sử đặc sắccó thể kéo khách đến trong mùa đông.Ngay sau chuyến khảo sát, đơn vị sẽthiết kế tung ra sản phẩm tên gọi “CátBà không có mùa đông” bán ngay đầunăm 2013. Muốn vậy, bên cạnh việccập nhật thông tin về điểm đến, khảnăng sẵn sàng đón khách, thì việc đẩymạnh quảng bá là điều cần thiết đểdoanh nghiệp dễ kéo khách từ trongNam ra”. Nếu làm được điều này thìdu lịch miền Bắc sẽ dần khắc phụctính mùa vụ trong du lịch. ÔngNguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởngTổng cục Du lịch cho rằng, “vài nămnữa, hệ thống giao thông hạ tầng trongkhu vực sẽ được kết nối, trong đó, sânbay Cát Bi; đường cao tốc Đình Vũ -Cát Bà; quốc lộ 5 mới nối thông vớiquốc lộ 18 sẽ là cơ hội cho du lịchphát triển. Tiềm năng nổi bật vùngđồng bằng sông Hồng và duyên hảiBắc bộ với sản phẩm du lịch biển đảotheo trục Hạ Long - Cát Bà - Bái TửLong sẽ là sự khác biệt lớn nhất trongcạnh tranh khu vực; tiếp đến là loạihình du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linhdựa trên di sản văn hóa vật thể, phi vậtthể với tâm điểm là Hà Nội và khaithác thế mạnh vùng sinh thái, cảnhquan Ninh Bình.

thế hùng

Đánh thức tiềm năng du lịch đồng bằng sông Hồng Năm 2013

Page 16: Tuantin 1003 out

thônG tin trao đổi

16 số 1003 l 13.12.2012

Những năm gần đây, lượng kháchdu lịch đến Việt Nam trải nghiệm vềthiên nhiên, đất nước con người, lịchsử, văn hóa ngày càng tăng. Hệ thốngbảo tàng, di tích cũng là điểm du lịchvăn hóa, du lịch di sản đặc biệt, khácbiệt với các loại hình du lịch khác,nhưng thực tế cho thấy, lượng kháchđến Việt Nam tăng, nhưng khách đếnbảo tàng chưa nhiều; bảo tàng chưa trởthành điểm dừng chân quen thuộc củadu khách và chưa đóng vai trò là địa chỉquan trọng trong hệ thống tour của cáccông ty du lịch, lữ hành.

Theo ý kiến của nhiều doanhnghiệp, khi xây dựng tour với khách,đặc biệt là khách nước ngoài, hầu nhưtrong tour du lịch đều có điểm đến làbảo tàng. Bảo tàng nào trưng bày hấpdẫn, sản phẩm thuận lợi cho du kháchthì họ sẽ đưa vào tour. Ông Lưu ĐứcKế, Giám đốc Hanoitourist cho rằng,hiện vật là linh hồn của bảo tàng, và độingũ thuyết minh viên là những ngườigiúp du khách hiểu được giá trị, ý nghĩacủa các hiện vật đó. Chính vì vậy, bêncạnh việc trưng bày tốt, hiện vật có giátrị, các bảo tàng cần chú trọng đến việcnâng cao chất lượng của đội ngũ thuyếtminh viên, như vậy các công ty du lịch

mới yên tâm đưa khách đến. Bà HuỳnhNgọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứngtích chiến tranh (TP.HCM), một trongnhững bảo tàng thu hút đông khách đếntham quan, chia sẻ kinh nghiệm, vớiphương châm xem khách đến bảo tàngnhư khách đến nhà, nên bảo tàng đãchăm lo thật tốt cho du khách. Bên cạnhviệc tổ chức trưng bày tốt, bảo tàng còntùy vào từng nhóm mục đích của dukhách mà tổ chức các hoạt động phùhợp. Một trong những “đặc sản” giúpbảo tàng thu hút khách là hoạt động giớithiệu những món ăn thời kháng chiến.Bảo tàng đã mời các o du kích, các cựutù đến chế biến những món ăn thờikháng chiến tại chỗ, để du khách tậnmắt chứng kiến cách làm cơm nắmmuối tiêu, cách làm lương khô bằng vỏchuối sấy, hay khoai lang nướng... vừalàm, họ vừa kể chuyện về những nămtháng chiến tranh. Bữa tiệc “ẩm thựcthời kháng chiến” với cơm tù, cơm bộđội được các chuyên gia đánh giá làmột “đặc sản di sản” của Bảo tàngChứng tích chiến tranh... Tuy nhiên,ông Lưu Đức Kế cho rằng, các bảo tàngkhông nhất thiết phải “nuôi” nhiềuhướng dẫn viên chuyên nghiệp, mà hãyhọc theo mô hình mà nhiều công ty lữ

hành đang áp dụng, là xây dựng và đàotạo đội ngũ cộng tác viên làm thuyếtminh viên tiếng nước ngoài với bảotàng, khi có đoàn đăng ký tour đến thìmời cộng tác viên đến thuyết minh.Ngoài ra, các bảo tàng cũng nên thiết kếchương trình phù hợp, như tour 1 tiếngthì nên đến những đâu, tour 2 tiếng sẽđến những điểm nào... để các công tydu lịch và khách có nhiều lựa chọn tùyvào điều kiện thời gian cũng như lịchtrình tour. Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường,Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc giakhẳng định, hệ thống bảo tàng, di sản,di tích không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoacủa quá khứ, thể hiện lòng tự hào truyềnthống văn hóa của dân tộc, mà còn lànơi thu hút khách tham quan du lịch,góp phần vào phát triển ngành kinh tếmũi nhọn của đất nước. Vì vậy, việc đổimới diện mạo cả về nội dung, hình thứccũng như các phương thức các dịch vụphục vụ du khách của hệ thống bảotàng, di tích trên cả nước hiện nay là rấtcấp thiết để có thể đánh thức nhữngtiềm năng vốn có của kho tàng di sảnmà các bảo tàng, di tích hiện đang lưugiữ, góp phần vào chiến lược phát triểnvăn hóa, kinh tế đất nước.

trần nguyện

Để bảo tàng là điểm đến của du lịch di sản

Nhiều phong tục, lễ hội dân tộc Daođã được phục dựng lại tại Ngày hội vănhóa - thể thao dân tộc Dao lần thứ nhấtnăm 2012 huyện Tiên Yên lần thứ nhấtđược tổ chức tại xã Phong Dụ, huyệnTiên Yên (Quảng Ninh) trong ngày08/12. Hàng trăm đồng bào Dao ở cácxã: Phong Dụ, Tiên Lãng, Yên Than, HảiLạng và Đông Ngũ đã về dự ngày hộinày. Đây cũng là dịp để đồng bào dân tộcDao và nhân dân trên địa bàn giao lưuvăn hoá, văn nghệ, cùng tham gia cáchoạt động thể thao.

Tại Ngày hội, các nghệ nhân, vậnđộng viên đại diện cho cộng đồng các

dân tộc Dao huyện Tiên Yên đã thamgia nhiều hoạt động giới thiệu bản sắcvăn hóa dân tộc như: tái dựng trích đoạnlễ cấp sắc của đồng bào Dao, đây cũnglà một trong hai di sản văn hóa phi vậtthể đầu tiên của Quảng Ninh được BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọnvào danh mục di sản văn hóa phi vật thểquốc gia.

Đến với Ngày hội, người dân cònđược thưởng thức các làn điệu dân canhư hát đối, hát giao duyên cổ và xemnhững cô gái, chàng trai Dao trình diễntrang phục truyền thống của dân tộcmình, được chiêm ngưỡng những chiếc

khăn tay, những bộ quần áo với các họatiết thêu công phu, tỉ mỉ và tinh tế củaphụ nữ Dao. Được hòa mình vào khôngkhí sôi nổi, vui tươi với các môn thể thaodân tộc, các trò chơi dân gian như đi càkheo, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy...Ngày hộiđược tổ chức với quy mô lớn giúp đồngbào người Dao nói riêng và nhân dân cảnước hiểu thêm về lịch sử, giá trị truyềnthống của cộng đồng và nâng cao tìnhđoàn kết giữa các dân tộc anh em ởQuảng Ninh. Đây còn là hoạt độngnhằm bảo tồn những giá trị văn hóa,phong tục tập quán truyền thống của dântộc Dao trong vùng. h.L

Quảng Ninh: Ngày hội văn hóa của người Dao huyện Tiên Yên

Page 17: Tuantin 1003 out

thônG tin trao đổi

17số 1003 l 13.12.2012

Sáng 05/12, tại TP Hồ Chí Minh, BộVHTTDL đã tổ chức Hội thảo lấy ýkiến góp ý dự thảo Nghị định Tiêuchuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặngGiải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởngNhà nước về văn học nghệ thuật khuvực phía Nam. Thứ trưởng BộVHTTDL Lê Khánh Hải đã chủ trì Hộithảo.

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu chorằng, cần quy định rõ thời gian xét tặnggiải và nên quy định Giải thưởng Nhànước theo giai đoạn, một tác giả có thểcó nhiều giải Nhà nước, còn Giảithưởng Hồ Chí Minh chỉ trao một lầncho tác giả có tác phẩm đặc biệt xuấtsắc và có đóng góp to lớn trong sựnghiệp văn học, nghệ thuật xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời cần phát hiện các tác giảcó tác phẩm đủ tiêu chuẩn xem xét đểhướng dẫn tác giả, gia đình làm hồ sơ,không nhất thiết bắt các tác giả phải làmbản đăng ký, xin xét giải thưởng theocơ chế xin-cho. Bên cạnh đó, các đạibiểu còn đóng góp nhiều ý kiến về tiêuchuẩn tác phẩm, về thủ tục, hồ sơ, quytrình xem xét xét giải. Ngoài ra, một sốloại hình nghệ thuật mới ra đời chưađược đào tạo về học thuật nên không cócơ sở đánh giá thì chưa nên đưa vào xétduyệt giải thưởng cũng được các đạibiểu quan tâm thảo luận.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởngLê Khánh Hải khẳng định, ý kiến đónggóp của các chuyên gia, nhà nghiên cứuvà các đại biểu sẽ được Ban Sọan thảotiếp thu và tiếp tục nghiên cứu, điều

chỉnh, hoàn thiện Nghị định, xin ý kiếncủa các Bộ, ngành, các cơ quan chứcnăng để trình Chính phủ ban hành.

Dự thảo Nghị định Tiêu chuẩn, quytrình, thủ tục, hồ sơ xét tặng Giảithưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhànước về văn học nghệ thuật gồm 05chương, 19 điều áp dụng đối với tác giảngười Việt Nam, người nước ngoài cótác phẩm, cụm tác phẩm, công trình,cụm công trình văn học, nghệ thuậtđược công bố, sử dụng kể từ ngày thànhlập nước Việt Nam dân chủ cộng hoàthuộc 09 chuyên ngành văn học, nghệthuật (Âm nhạc, Điện ảnh, Kiến trúc,Múa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu,Văn học, Văn nghệ dân gian) đạt 4 tiêuchuẩn theo quy định.

n.h

Lấy ý kiến góp ý dự thảo quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT

Ông Nguyễn Xuân Lý - Giámđốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận chobiết: Liên tiếp trong thời gian gầnđây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đãphát hiện nhiều di tích cổ, cổ vật cógiá trị. Đây là những phát hiện mới,có giá trị khảo cổ, làm rõ thêmnhững đặc điểm về nền văn hóa cổxưa tồn tại trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Xuân Lý, gầnđây nhất là vào cuối tháng 10/2012,trong khi thi công công trình bảo vệtháp Pô Tằm của người Chăm tại xãPhú Lạc (huyện Tuy Phong, tỉnhBình Thuận) đã phát hiện 2 bứctường cổ chôn sâu dưới lòng đất.Hai bức tường được xây bằng gạchnằm giữa nhóm tháp Bắc và Nam.Bức tường cao 190cm, dày 65cm,khoảng cách hai bức tường là246cm. Trong lòng có nhiều lớpgạch được đặt bằng phẳng. Theonhận định ban đầu có thể đây là 2

bức tường của người Chăm xâycùng thời với tháp Pô Tằm khoảngthế kỷ thứ 8. Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đang khảo sát và sẽ tiếnhành khai quật để nghiên cứu khuvực này.

Bảo tàng Bình Thuận cũng đãtiếp nhận 299 món cổ vật như: bình,đĩa, chén, ấm đất nung, bình trángmen xanh… Đây là số cổ vật do ngưdân khai thác được trên vùng biểnBình Thuận trong tháng 10/2012. Sốcổ vật này đã được đưa về Bảo tàngBình Thuận để tiến hành giám địnhvà phục vụ nghiên cứu, khảo cổ.Theo nhận định của các nhà chuyênmôn, đây là đồ cổ thuộc thế kỷ XV…Tại khu vực giáp ranh giữa hai huyệnHàm Thuận Bắc và Bắc Bình cũngđã phát hiện một di tích của ngườiChăm xưa với những kiến trúc như:đế tháp, tường tháp, đầu tượng thầnShiva... Ông Nguyễn Xuân Lý cho

biết: đây là những phát hiện hết sứcquan trọng, có giá trị về khảo cổ, gópphần làm rõ nền văn hóa tồn tại lâuđời tại tỉnh Bình Thuận.

Về di tích Phú Trường (thị trấnPhú Long, huyện Hàm Thuận Bắc),sau thời gian khai quật, các nhà khảocổ khẳng định Phú Trường là một ditích thuộc văn hóa Sa Huỳnh. ÔngNguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảotàng Lịch sử Việt Nam cho biết:Bình Thuận có rất nhiều di tích SaHuỳnh. Hầu như trên cồn cát venbiển dọc các huyện Hàm ThuậnNam, Hàm Thuận Bắc điều có ditích dạng này. Tuy nhiên, các di tíchnày đang có nguy cơ bị xóa sổ bởinạn dò tìm cổ vật trái phép; hoạtđộng khai thác cát và các hoạt độngdân sinh khác... Do đó cần phảinhanh chóng khoanh vùng để bảo vệdi tích.

hồ thAnh

Bình Thuận phát hiện nhiều di tích, cổ vật có giá trị

Page 18: Tuantin 1003 out

thônG tin trao đổi

18 số 1003 l 13.12.2012

Chiều ngày 07/12, tại Khu di tíchkhảo cổ học 18 Hoàng Diệu (Hà Nội),Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội phối hợp cùng Văn phòngUNESCO tại Hà Nội tổ chức khai mạctrưng bày “Di sản chung của chúng ta:Khám phá di sản thế giới tạiCampuchia, Lào và Việt Nam”.

Trưng bày được thực hiện dướihình thức bài viết panô và ảnh hiện vậtvới ba phần chính: Phần thứ nhất cóchủ đề “Tự nhiên và thần thoại” giớithiệu về phong cảnh thiên nhiên và đờisống văn hóa của những cư dân trênbán đảo Đông Dương. Phần thứ hai cóchủ đề “Thương mại trao đổi”, phản

ánh mối giao thương nội vùng của cưdân bản địa và giữa cư dân bản địa vớinhững khu vực khác thông qua quátrình di cư, liên minh, trao đổi thươngmại… Phần thứ ba với chủ đề “Rồng ởThăng Long”, phản ánh tâm thức củangười Việt về hình tượng con Rồngtrong nền văn hóa Việt Nam.

Đây là cuộc trưng bày chung của baquốc gia, lần lượt triển khai tại 9 bảotàng và thiết chế văn hóa có liên quanđến 6 khu di sản thế giới: Angkor, đềnPreah Vihear, cụm di tích Vat Phou,khu di tích Mỹ Sơn, Thành Nhà Hồ vàHoàng thành Thăng Long trong thờigian từ tháng 12/2012 đến tháng

12/2013. Tại Hoàng thành Thăng Longlà đợt khai mạc đầu tiên tại Việt Namvà là đợt khai mạc thứ hai trong baquốc gia, sau Angkor (Campuchia).

Trưng bày “Di sản chung củachúng ta: Khám phá di sản thế giới tạiCampuchia, Lào và Việt Nam” là kếtquả của một năm phối hợp chuẩn bịgiữa UNESCO và các bảo tàng baogồm hai khóa tập huấn nâng cao nănglực chuyên môn cho các cán bộ bảotàng trực tiếp tham gia nghiên cứu, lậpkế hoạc trưng bày, thiết kế và triển khaiđào tạo về các kỹ năng xây dựngchương trình dành cho công chúng.

n.thAnh

Khám phá di sản thế giới tại Campuchia, Lào và Việt Nam

Đó là tên dự án nghệ thuật sắp đặtđương đại đa phương tiện của các nghệ sĩViệt Nam và Nhật Bản, sẽ diễn ra tạiTrung tâm Văn hóa Nhật Bản từ ngày12/12/2012 đến 06/01/2013.

“Những chân trời có người bay” là dựán nghệ thuật đương đại có quy mô.

Mỗi lần xuất hiện, dự án chỉ giới thiệuđến khán giả vài triển lãm nhỏ nằm trongdự án. Ra mắt lần này, dự án sẽ giới thiệutới khán giả Thủ đô 2 triển lãm đươngđại: “Đo thế giới” của các nghệ sĩ NguyễnHuy An, Yuichiro Tamura, Kumpei

Miyata và “Miền đất ảo” của nghệ sĩTuấn Mami.

Ở triển lãm “Đo thế giới”, 3 nghệ sĩđến từ Nhật Bản và Việt Nam sẽ tháchthức bạn suy nghĩ lại về kích thước vàquy mô của thế giới xung quanh chúngta, thông qua các tác phẩm nghệ thuật củahọ. Nguyễn Huy An của Việt Nam sẽ đochiều cao của tòa nhà cao nhất Hà Nộibằng những mảnh giấy được gấp lại theocác hình đơn giản. Một sắp đặt mới bằnggiấy cũng sẽ được triển lãm.

Ở “Miền đất ảo”, Tuấn Mami sử dụng

100kg thóc và những tấm kính dầy đểdựng nên tác phẩm sắp đặt tương tác vàbiến đổi không gian để tạo ra 1 vùng đấtkhông tưởng trong không gian thư việncủa Trung tâm Văn hóa Nhật Bản. Tácphẩm sắp đặt lớn lần này nằm trong 1phần của dự án dài mang tên gọi "Thiênđường không thể chạm", dự án nhằm liênđới người xem vào một trạng thái khiêukhích giữa sự tưởng tượng và sáng tạo về1 vùng đất ảo - đầy hiện thực nhưng cũngmơ hồ và dường như phi lý.

n.thAnh

"Những chân trời có người bay"

Ngày 04/12 “Lễ phát động chiếndịch truyền thông phòng, chống mua bánngười” đã diễn ra tại huyện Đại Từ, tỉnhThái Nguyên, do Hội Liên hiệp Phụ nữtỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trungương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổchức, đã thu hút đông đảo hội viên hộiphụ nữ đến từ 9 huyện, thành phố, thị xãtham dự.

Các đại biểu đã được thông báo vềtình hình tội phạm buôn bán người trênthế giới và Việt Nam. Hiện các tội phạmmua bán người thường nhằm vào nhữngphụ nữ và trẻ em sinh sống tại vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,

vùng nông thôn nghèo để dụ dỗ, lừa gạtbán ra nước ngoài, với nhiều phươngthức, thủ đoạn tinh vi. Để góp phầnphòng, chống tội phạm ngày một giatăng và diễn biến hết sức tinh vi và phứctạp, Thái Nguyên đã thành lập 24 câu lạcbộ tuyên truyền phòng, chống mua bánngười tại các huyện Đại Từ, Phú Bình,Phổ Yên.

Trong những năm gần đây, tại TháiNguyên, tình trạng lao động nông thônra thành thị kiếm việc làm, cũng như đixuất khẩu lao động ngày càng nhiều, phụnữ kết hôn với người nước ngoài cũnggia tăng. Tính từ năm 2009 đến nay, tỉnh

Thái Nguyên đã có gần 5.600 lao độngra nước ngoài làm việc, 290 người đăngký kết hôn có yếu tố nước ngoài, trongđó có 156 phụ nữ kết hôn với người ĐàiLoan, Trung Quốc. Các đại biểu dự buổilễ đã tham gia ký ủng hộ chiến dịchtruyền thông hướng tới thành lập Ngàyphòng, chống mua bán người ở ViệtNam. Ngay sau Lễ phát động, hơn 100đoàn viên thanh niên ưu tú của tỉnh TháiNguyên đã diễu hành tuyên truyền cổđộng về phòng chống mua bán người tạimột số tuyến đường chính của huyệnĐại Từ.

t.LâM

Phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống mua bán người

Page 19: Tuantin 1003 out

thônG tin trao đổi

19số 1003 l 13.12.2012

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích(BTDT) Cố đô Huế Phan Thanh Hảicho biết: Tổ chức Sáng kiến Văn hóavà Du lịch (SKVHDL) Hàn QuốcNamhansanseong vừa có chuyến khảosát quần thể di tích cố đô Huế. Hai bênthực hiện ký biên bản ghi nhớ chia sẻthông tin chuyên ngành về bảo tồn vàphát huy di sản văn hóa (quản lý khudi sản và các chính sách để bảo vệ) củamỗi bên; hợp tác hỗ trợ nghiên cứukhảo sát về chuyên môn và chia sẻ kếtquả hợp tác trong các vấn đề liên quanđến di sản.

Tổ chức SKVHDL Hàn QuốcNamhansanseong cũng cam kết sẽ hỗtrợ thêm cho Trung tâm BTDT Cố đôHuế kinh phí phù hợp khi có nhữngyêu cầu cung cấp thông tin dữ liệumang tính đặc thù và phối hợp thựchiện khảo sát bổ sung khi cần thiết tạikhu di sản Huế.

Tại Hàn Quốc, tổ chức SKVHDLHàn Quốc đang quản lý, bảo tồn vàphát huy khu di sản Nam-han-san-sê-ung. Đây là khu di tích lịch sử cấpquốc gia của Hàn Quốc, hiện đã lập hồsơ đề nghị UNESCO công nhận là Disản thế giới.

Theo ông Phan Thanh Hải: HànQuốc là quốc gia có nhiều kinhnghiệm, đồng thời có nét tương đồngvới Việt Nam trong bảo tồn di sản vănhóa. Tổng cục Di sản Văn hóa và ViệnKhoa học công nghệ chất lượng caoHàn Quốc cũng đã tặng Trung tâm Bảotồn di tích Cố đô Huế bộ phim “Phụcdựng Hoàng thành Huế bằng côngnghệ kỹ thuật số”.

Thời gian qua, ở Hàn Quốc còn cóTrung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyềnthống quốc gia nước này cũng đã giúpTrung tâm BTDT Cố đô Huế phục chếnhạc cụ cung đình. Đây là một trong số

những nhạc cụ thuộc hệ thống diễn tấunhã nhạc, cách chế tác cũng như diễntấu đã bị thất truyền. Trong khi đó HànQuốc là quốc gia duy nhất ở Châu Ácòn lưu giữ được phương cách này.

Trước đó, cũng chính Trung tâmNghệ thuật biểu diễn truyền thống quốcgia Hàn Quốc đã trao tặng bộ biênchung, biên khánh - nhạc khí Nhã nhạcViệt Nam cho Trung tâm Bảo tồn Ditích cố đô Huế. Đây là hai loại nhạc khígồm nhiều chuông đồng, khánh đáđược sắp xếp theo thứ tự âm thanh nhấtđịnh, thuộc loại nhạc cụ cung đình độcđáo trong Nhã nhạc của một số nướcĐông Á, trong đó có Hàn Quốc. Ởnước ta, hai nhạc cụ này được dùngtrong Nhã nhạc Thời Lê (1427-1788)và thời Nguyễn (1802-1945) và đượcxem là những bộ nhạc cụ nghi lễ quantrọng của nhã nhạc.

trần nguyện

Hàn Quốc hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế

Bộ VHTTDL vừa có các quyết địnhcho phép Dàn nhạc Giao hưởng ViệtNam đón chỉ huy nổi tiếng TetsujiHonna người Nhật Bản tới biểu diễn tạiViệt Nam các tác phẩm kinh điển củanhạc sỹ thiên tài người Đức Beethoven.

Cụ thể, vào lúc 20h00 ngày 18/12

và ngày 19/12/2012 diễn ra chươngtrình “Beethoven’s Symphony No.9”do chỉ huy Tetsuji Honna, kết hợp cùngcác ca sỹ: Hà Phạm Thăng Long, LêThị Vành Khuyên, Trịnh Thanh Bình,Vũ Mạnh Dũng cùng các Dàn: hợpxướng quốc tế, hợp xướng Nhà hát Vũ

Kịch Việt Nam, Hợp xướng Hà NộiFreude, hợp xướng Trường Đại học Sưphạm Mỹ thuật Hà Nội. Tiếp đó, vàolúc 20h00 ngày 15/01 và 18/01/2013chỉ huy Tetsuji Honna, cùng nghệ sỹđàn piano Đặng Thái Sơn biểu diễnchương trình hòa nhạc “Beethoven’spiano concerto night”. Tất cả các buổibiểu diễn đều diễn ra tại Nhà hát LớnHà Nội.

M.h

Chỉ huy người Nhật Bản Tetsuji Honna trình diễn nhạc Beethoven’s tại Việt Nam

NSND Lê Tiến Thọ cho rằng: nếuKịch hình thể không được ưu tiên đầutư, mà trước hết là đầu tư đào tạo, tạora một lớp diễn viên kịch hình thể đủtiêu chí về hình thức lẫn kỹ thuậtchuyên môn, thì sẽ không thể đáp ứngđược yêu cầu ngày càng cao của công chúng.

NSND Phạm Thị Thành cũngkhẳng định: Nhà hát phải có chính

sách riêng của kịch hình thể như mởcác suất diễn liên tục không bán vé,mang kịch vào các trường học, diễntại địa điểm theo yêu cầu, có nghiêncứu tâm lý khán giả để dựng các tácphẩm phù hợp thị hiếu từng nhóm đốitượng... “Nếu khán giả không đến vớimình thì mình sẽ đến với họ”- NSNDPhạm Thị Thành đề xuất.

Tuy nhiên, vấn đề khán giả không

phải vấn đề riêng của kịch hình thểmà của sân khấu kịch nói và kịchtruyền thống nói chung. Nhất là khichính kịch và hài kịch của Nhà hátTuổi trẻ cũng đang trầy trật bán vénhư hiện nay. Do đó, để giải quyết bàitoán khán giả còn là chặng đường dàigian nan, trong đó tiền không phảichiếc chìa khóa duy nhất.

h.hồng

Kịch hình thể... (Tiếp theo trang 13)

Page 20: Tuantin 1003 out

sự kiện vấn đề

20 số 1003 l 13.12.2012

chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình tân

Biên tậptrung kiên, thế hùng

kiều anh

Địa chỉ51-53 ngô Quyền - hà nộiĐt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

in tạicông ty tnhh một thành viên

in và văn hóa phẩm

Niềm vui của người dân đất Tổ PhúThọ được nhân đôi, bởi mới đây “ Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đãđược UNESCO công nhận là di sảnvăn hóa thế giới, chỉ sau hơn một nămdi sản thế giới Hát Xoan Phú Thọ đượcvinh danh.

Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng cónghi lễ thờ cúng tổ tiên, phụng thờ nhânvật khai sáng dân tộc. Thế nhưng, hiếmcó nơi nào mà đồng bào các dân tộc trênmọi miền Tổ quốc, người Việt ở nướcngoài, đều xem mình có chung Quốc tổ,chung một cội rễ như ở nước ta. Trongtâm thức mỗi người dân Việt, vua Hùnglà vị Tổ có công dựng nên quốc gia VănLang, nhà nước đầu tiên, sơ khai của dântộc. Vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng HùngVương có vị trí đặc biệt quan trọng trongđời sống văn hóa tâm linh của các thế hệngười Việt, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể,là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày nay, tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngàycàng ăn sâu, bám rễ trong tâm thứcngười dân đất Việt. Nhiều Việt kiều xaquê hương lặn lội về đền Hùng xin nắmđất ở gần mộ Tổ, xin chút nước ở giếngNgọc và chân nhang thờ các vua Hùngở đền Thượng để mang ra nước ngoàithờ cúng; nhiều tổ chức, cá nhân đã đónggóp không ít công sức, tiền của tu bổ, tôntạo di tích thờ các vua Hùng... Như vậy,tính độc đáo của di sản “Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương” khác với những disản đã được công nhận trước đó, thể hiệnrất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính làthờ Quốc tổ, tôn thờ Hùng Vương là tônthờ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoànkết toàn dân tộc.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, Giámđốc Sở VHTTDL Phú Thọ, niềm vui,niềm tự hào được nhân lên, nhưng tráchnhiệm cũng tăng lên. Ngay sau khi hồ sơ“Tín ngưỡng thời cúng Hùng Vương”được UNESCO công nhận là di sản vănhóa phi vật thể của thế giới, tỉnh Phú Thọ

đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thểnhằm đẩy mạnh tuyên truyền, bảo tồn vàphát huy giá trị to lớn của di sản.

Cụ thể, tỉnh sẽ tổ chức trọng thể lễđón nhận danh hiệu để người dân cùnghoà chung niềm vui, đồng thời đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biếnLuật Di sản văn hóa qua đó nâng cao ýthức pháp luật về di sản văn hóa cho cácngành, các cấp và toàn thể cộng đồng;phát huy tính chủ động, sáng tạo của cáccấp chính quyền, cơ quan chức năng vàvai trò giám sát của nhân dân trong việcngăn chặn, giải quyết triệt để các vi phạmdi tích. Xây dựng cơ chế, chính sách phùhợp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, huyđộng được mọi nguồn lực với sự thamgia của toàn xã hội bảo vệ và phát huygiá trị di sản văn hóa. Tạo môi trường vàđiều kiện tốt nhất để công chúng đượctrực tiếp tham gia, được hưởng thụ cáckết quả do hoạt động bảo vệ và phát huygiá trị di sản văn hóa mang lại. Ngoài ra,việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nângcao năng lực cho cán bộ quản lý di sảnvăn hóa, đi đôi với chính sách đãi ngộthỏa đáng để động viên, khuyến khích họgắn bó với nghề và tiếp tục truyền nghềcho thế hệ trẻ là vấn đề có ý nghĩa cực kỳquan trọng trong công tác bảo tồn và pháthuy các giá trị di sản văn hóa. Tỉnh cũngsẽ tiếp tục mở rộng địa bàn kiểm kê khoahọc về tín ngưỡng thờ các vua Hùng với

các di tích trên địa bàn cả nước và một sốdi tích trọng điểm thờ vua Hùng ở nướcngoài; sưu tầm, nghiên cứu các nghi thức,trò diễn liên quan đến tín ngưỡng thờHùng Vương của người Việt ở Phú Thọở các làng quê trên địa bàn; lập danh sáchnhững người thực hành tín ngưỡng thờcác vua Hùng ở các làng xã thuộc tỉnhPhú Thọ; sưu tập, phân loại, dịch ra chữQuốc ngữ các ngọc phả, văn bia, thầntích, sắc phong liên quan đến tín ngưỡngthờ Hùng Vương. Tăng cường bảo tồn,tôn tạo những di sản vật thể ở đền thờ vuaHùng ở các làng thuộc tỉnh Phú Thọ; hỗtrợ cộng đồng tổ chức các nhóm truyềndạy, nghi lễ, trò diễn, các thực hành xãhội của tín ngưỡng thờ Hùng Vương củangười Việt ở Phú Thọ... Phối hợp với CụcDi sản Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệthuật Việt Nam (Bộ VHTTDL), Vụ Phổthông, Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáodục và Đào tạo) cải tiến nâng cao chấtlượng giờ dạy về các truyền thuyết liênquan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vươngcủa người Việt ở Phú Thọ...

Xác định di sản văn hóa là tài sản vôgiá của quá khứ. Quá khứ chính là ngọnlửa để soi đường để con người bước vàotương lai. Nhận thức được giá trị này,người dân Đất Tổ sẽ đồng lòng, chungtay gìn giữ, kế thừa, phát huy giá trị củanhững di sản văn hóa, lịch sử tiền nhânđể lại. t.t.n

Tự hào với vùng đất có hai di sản thế giới

Du khách trẩy hội Đền Hùng