8
ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5313 - THỨ HAI, NGÀY 20/5/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Ngôi trường dẫn đầu giáo dục mầm non ở Cát Tiên TRANG 4 TRANG 2 TRANG 5 Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt tặng bằng khen cho học sinh đoạt giải trong Kỳ thi chọn HSG Quốc gia năm học 2018 - 2019. Ảnh: Tuấn Hương “Học hành là vô cùng. Học càng nhiều biết càng nhiều càng tốt...” ĐÓ LÀ LỜI CĂN DẶN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC TRÍCH TRONG “THƯ GỬI ĐỒNG BÀO XÃ DUYÊN TRANG, HUYỆN TIÊN HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH”, NGÀY 13/11/1947 TRANG 5 Hội Chữ thập đỏ Đà Lạt qua nửa nhiệm kỳ hoạt động Dự thảo Luật Kiến trúc được quan tâm, góp ý nhiều vấn đề TRANG 2 KINH TẾ Chuyển biến trong sản xuất ở xã vùng xa TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Hiệu quả từ mô hình hỗ trợ sân phơi xi măng TRANG 7 Luật Kiến trúc (dự thảo) quy định về hoạt động kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. Tuy nhiên, vừa qua rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, Nhân dân quan tâm góp ý nhằm hoàn thiện khung pháp lý về lĩnh vực kiến trúc để phù hợp thực tiễn. Là một thôn có trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, người dân thôn Ta Ly 2 (xã Ka Đô, Đơn Dương) luôn nỗ lực, quyết tâm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. TRANG 6 Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh Tuyên dương, khen thưởng 95 học sinh xuất sắc năm học 2018 - 2019 Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức mít tinh kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019). Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ngày 19/5/1959, Bác Hồ quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn với đơn vị đầu tiên là Đoàn 559 (sau này là Binh đoàn Trường Sơn). Với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, bộ đội Trường Sơn từ một đơn vị nhỏ đã trưởng thành nhanh chóng, bao gồm nhiều lực lượng, trở thành một hướng chiến trường tổng hợp, lực lượng hiệp đồng binh chủng trên quy mô lớn “Ðánh địch mà đi, mở đường mà tiến”. Suốt 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn đã cùng quân, dân các chiến trường từng bước xây dựng con đường thành một lưới giao thông liên hoàn, vững chắc xuyên qua 21 tỉnh trên lãnh thổ 3 nước, với tổng chiều dài 20.000 km đường ô tô, 600 km đường sông, 1.400 km đường ống dẫn xăng dầu, 1.500 km đường dây thông tin, tổ chức vận chuyển hơn 2 triệu quân vào, ra chiến trường, hàng triệu tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm... chi viện cho miền Nam. Ôn lại truyền thống hào hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên chia sẻ, chương trình mít tinh kỷ niệm là lời tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh, của bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, nhân dân các địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại. C.PHONG Bà con dân tộc thiểu số quyết tâm xây dựng thôn NTM kiểu mẫu

Tuyên dương, khen thưởng 95 học sinh - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29854_Baolamdongngay20_5_2019.pdf · công trình tượng đài, điêu khắc, phù

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5313 - THỨ HAI, NGÀY 20/5/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ngôi trường dẫn đầugiáo dục mầm non

ở Cát Tiên TRANG 4

TRANG 2

TRANG 5

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt tặng bằng khen cho học sinh đoạt giải trong Kỳ thi chọn HSG Quốc gia năm học 2018 - 2019. Ảnh: Tuấn Hương

“Học hành là vô cùng. Học càng nhiều biết càng nhiều càng tốt...”

ĐÓ LÀ LỜI CĂN DẶN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINHĐƯỢC TRÍCH TRONG “THƯ GỬI ĐỒNG BÀO XÃ DUYÊN TRANG,

HUYỆN TIÊN HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH”, NGÀY 13/11/1947

TRANG 5

Hội Chữ thập đỏ Đà Lạtqua nửa nhiệm kỳ hoạt động

Dự thảo Luật Kiến trúcđược quan tâm, góp ýnhiều vấn đề

TRANG 2

KINH TẾ

Chuyển biến trong sản xuất ở xã vùng xa

TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Hiệu quả từ mô hìnhhỗ trợ sân phơi xi măng

TRANG 7

Luật Kiến trúc (dự thảo) quy định về hoạt động kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. Tuy nhiên, vừa qua rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, Nhân dân quan tâm góp ý nhằm hoàn thiện khung pháp lý về lĩnh vực kiến trúc để phù hợp thực tiễn.

Là một thôn có trên 95% đồng bào dân tộc

thiểu số, thời gian qua, người dân thôn Ta Ly 2 (xã Ka Đô, Đơn Dương) luôn nỗ lực, quyết tâm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

TRANG 6

Chủ tịch Công đoànhết lòng

vì người lao động

Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tuyên dương, khen thưởng 95 học sinh xuất sắc năm học 2018 - 2019

Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức mít tinh kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019). Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ngày 19/5/1959, Bác Hồ quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn với đơn vị đầu tiên là Đoàn 559 (sau này là Binh đoàn Trường Sơn).

Với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu

nước”, bộ đội Trường Sơn từ một đơn vị nhỏ đã trưởng thành nhanh chóng, bao gồm nhiều lực lượng, trở thành một hướng chiến trường tổng hợp, lực lượng hiệp đồng binh chủng trên quy mô lớn “Ðánh địch mà đi, mở đường mà tiến”.

Suốt 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn đã cùng quân, dân các chiến trường từng bước xây dựng con đường thành một lưới giao thông liên hoàn, vững chắc xuyên qua 21 tỉnh trên lãnh thổ 3 nước, với tổng chiều dài 20.000 km đường ô tô, 600 km đường sông, 1.400 km đường ống dẫn xăng dầu, 1.500 km

đường dây thông tin, tổ chức vận chuyển hơn 2 triệu quân vào, ra chiến trường, hàng triệu tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm... chi viện cho miền Nam.

Ôn lại truyền thống hào hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên chia sẻ, chương trình mít tinh kỷ niệm là lời tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh, của bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, nhân dân các địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại. C.PHONG

Bà con dân tộc thiểu số quyết tâm xây dựngthôn NTM kiểu mẫu

2 THỨ HAI 20 - 5 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Luật Kiến trúc (dự thảo) quy định về hoạt động kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. Tuy nhiên, vừa qua rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, Nhân dân quan tâm góp ý nhằm hoàn thiện khung pháp lý về lĩnh vực kiến trúc để phù hợp thực tiễn.

Đa số các đại biểu, các nhà khoa học, kiến trúc sư đều thống nhất với việc ban hành Luật Kiến trúc để quy định về hoạt động kiến trúc;

quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc cũng như tạo khuôn khổ pháp lý, nhằm phát huy vai trò, vị trí, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý và hoạt động trên lĩnh vực này. Các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng tán thành phạm vi điều chỉnh như dự thảo luật trình Quốc hội; theo đó, Luật Kiến trúc quy định về quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Một số ý kiến đề nghị cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Kiến trúc gồm cả quản lý phát triển kiến trúc, bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc dân tộc Việt Nam. Một số ý kiến khác còn cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật Kiến trúc chỉ nên tập trung vào nội dung hành nghề kiến trúc.

Về việc sửa các quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị trong dự thảo Luật Kiến trúc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, những nội dung sửa đổi, bổ sung này liên quan trực tiếp đến hoạt động kiến trúc, nhằm tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững, bảo đảm xây dựng công trình kiến trúc đúng quy hoạch, tuân thủ trật tự xây dựng. Vì vậy, để triển khai thi hành Luật Kiến trúc đồng bộ, khả thi và hiệu quả thì việc sửa các quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị trong dự thảo Luật Kiến trúc là cần thiết và phù hợp.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, mỗi thành phố, thị xã, thị trấn đều ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho toàn bộ đô thị do mình quản lý. Nội dung của Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị bao hàm không chỉ về kiến trúc mà còn cả việc tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị, quản lý phát triển đô thị là những nội dung đã được điều chỉnh trong các quy định khác của Luật Quy hoạch đô thị. Do đó, để bảo đảm rành mạch về các công cụ quản lý nhà nước trong hoạt động kiến trúc, tạo sự thống nhất, đồng bộ và khả thi trong các quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và kiến trúc, Dự thảo Luật đã bãi bỏ Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trong Luật Quy hoạch đô thị (Điều 60), đồng thời thay thế Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô

thị bằng Quy chế quản lý kiến trúc tại một số điều, khoản cụ thể.

Ông Bùi Thanh Long - Thành viên Tổ tư vấn pháp luật Đoàn ĐBQH Lâm Đồng cho rằng: Về Điều 15 quy định điều chỉnh Quy chế quản lý kiến trúc, trong Điều này đã quy định rõ về việc xem xét, tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc theo định ky 5 năm (Khoản 1); Điều kiện điều chỉnh Quy chế quản lý kiến trúc (Khoản 2); Nguyên tắc điều chỉnh Quy chế quản lý kiến trúc (Khoản 3) và cơ quan quyết định việc điều chỉnh Quy chế quản lý kiến trúc (Khoản 4) cũng nên có các khoản quy định luôn việc điều chỉnh Quy chế quản lý kiến trúc chứ không nên chờ phải có quy định của Chính phủ về việc này... Về Điều 11, yêu cầu đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn và kiến trúc khu chức năng, đề nghị bổ sung thêm cụm từ “và bản sắc văn hóa” vào Điểm e Khoản 1 thành “Kiến trúc công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun nước, trang trí đô thị phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan và bản sắc văn hóa, đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng;” và cũng để thống nhất với Điểm b Khoản 2 là “Phù hợp điều kiện khí hậu; sử dụng kỹ thuật xây dựng mới kết hợp vật liệu địa phương; khuyến khích kế thừa giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc;”.

NGUYỆT THU

Dự thảo Luật Kiến trúc được quan tâm, góp ý nhiều vấn đề

Nhiều mô hình học tậpvà làm theo gương Bácở Cát Tiên

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện Cát Tiên đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, học tập và triển khai thực hiện theo từng chuyên đề hàng năm, đồng thời triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể ở từng địa phương, đơn vị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Từng cơ quan, đơn vị, cá nhân xác định rõ trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ, đổi mới tác phong làm việc theo gương Bác là gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại với Nhân dân, nói đi đôi với làm. Qua đó, đã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả và gương điển hình tiêu biểu tạo sức lan tỏa trong cộng đồng và có tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị hàng năm. Các mô hình hay trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Cát Tiên đã được xây dựng và đem lại hiệu quả thiết thực như: mô hình Tổ liên hộ tự quản về an ninh trật tự của Đảng bộ xã Đức Phổ, mô hình Thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật của Đảng bộ xã Tiên Hoàng, mô hình Góp gạo ủng hộ bếp ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo của Trung tâm Y tế Cát Tiên, mô hình Tổ chức chào cờ và sinh hoạt dưới cờ đầu tháng phát thanh trực tiếp gắn với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ điểm hàng tháng của Đảng bộ thị trấn Phước Cát, mô hình Nuôi heo đất, thực hành tiết kiệm, tổ phụ nữ góp gạo tình thương của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, mô hình Nuôi cá lồng bè của Hợp tác xã Hồng Thủy do ông Nguyễn Hữu Tình làm chủ nhiệm...

Tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05 diễn ra vào ngày 14/5/2019, Ban Thường vụ Huyện ủy Cát Tiên đã tặng giấy khen cho 2 tập thể và 7 cá nhân, UBND huyện tặng giấy khen cho 13 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

NGÂN HẬU

Nằm trong kế hoạch, chương trình Phật sự chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL: 2563 - DL: 2019. Vừa qua, Thượng tọa Thích Thanh Tân, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cùng với Ban Từ thiện Phật giáo tỉnh đến thăm và tặng quà 5 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Tại các nơi đến, Thượng tọa Thích Thanh Tân đã ân cần, thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống và bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với những hy sinh cao cả của các Mẹ Việt Nam Anh hùng trong công cuộc kháng chiến bảo vệ đất mước và mong rằng các mẹ luôn sống vui, sống khỏe, là tấm gương mẫu mực cho các thế hệ con cháu noi theo. Cũng nhân dịp này, đoàn đã trao tặng mỗi Mẹ Việt Nam Anh hùng một

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Lâm Đồng thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng

phần quà và 2.000.000 đồng tiền mặt.Bên cạnh đó, Đoàn Thường trực Ban Trị sự

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng

đã đến thắp nhang, đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Đà Lạt. N.THU

Thăm Mẹ Trần Thị Thung (Phường 9, TP Đà Lạt).

Hòa chung không khí phấn khởi của cả nước tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 17/5, UBND tỉnh Lâm Đồng đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh xuất sắc năm học 2018 - 2019. Đến dự có đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH khóa 14 đơn vị tỉnh Lâm Đồng; các đồng chí lãnh đạo các ban Đảng, các sở, ngành, các huyện, thành phố; Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, các nhà khoa học cùng đông đảo phụ huynh và 95 học sinh xuất sắc toàn tỉnh.

Báo cáo tại buổi lễ, ông Trần Đức Lợi - Phó Giám đốc Sở GDĐT cho biết: Năm học 2018 - 2019, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngành Giáo dục Lâm Đồng đã tập trung vào công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và đạt

nhiều thành tích trong các ky thi học sinh giỏi các cấp với chất lượng giải ổn định. Trong đó, 1.310 học sinh đạt HSG cấp tỉnh (tăng 55 giải so với năm học trước); 23 học sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia; 7/12 dự án đoạt giải cuộc thi KHKT cấp Quốc gia; có 4 học sinh Trường THPT Chuyên Thăng Long đạt giải Ba cuộc thi Olympic Vật lý tại Pháp năm 2019... Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vẫn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong học tập.

Ngoài các đơn vị chủ lực có học sinh đoạt giải như Trường THPT Chuyên Thăng Long, THPT Chuyên Bảo Lộc thì năm học này, nhiều đơn vị có sự nỗ lực, cố gắng đạt thành tích cao như THPT Đức Trọng, THPT Bảo Lộc, THPT Trần Phú, THPT Di Linh... Đặc biệt là sự nỗ lực vượt bậc của Phòng GDĐT Lạc Dương (đoạt 8 giải, năm học 2017 - 2018 không có giải) và Phòng GDĐT Bảo Lâm (tăng 14 giải so với năm học trước).

Đến dự và chúc mừng, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt biểu dương và đánh giá cao những thành tích mà các em học sinh đạt được. Đồng thời, ghi nhận sự đóng góp to lớn của các nhà trường, các thầy cô giáo đã tận tình, sáng tạo và trong suốt quá trình dạy học, dành tâm huyết của mình cho công tác đào tạo, phát hiện và bồi dưỡng, rèn luyện, dìu dắt các em; sự quan tâm, chăm lo hết lòng và động viên, khích lệ kịp thời từ các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể đối với các em trong suốt quá trình học tập. Đồng chí cũng động viên các em học sinh tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, học tập tốt để trở thành những công dân có ích và tin tưởng các thầy, cô giáo sẽ không ngừng rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nhân cách để dạy dỗ, ươm mầm thêm nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước. Đồng thời, mong muốn các bậc phụ huynh tiếp tục quan tâm hơn nữa đến con em mình, phối

hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục, đào tạo các em thành những người có tài, có đức và là công dân tốt của xã hội. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức và doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp GDĐT.

Dịp này, 13 học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Ky thi chọn HSG Quốc gia năm học 2018 - 2019 được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GĐDT; Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 10 học sinh đoạt giải khuyến khích trong Ky thi chọn HSG Quốc gia, 4 học sinh đoạt giải Olympic Vật lý Pháp và 13 học sinh đoạt giải cuộc thi KHKT cấp Quốc gia; Giám đốc Sở GDĐT tặng giấy khen cho 40 học sinh đoạt giải nhất Ky thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12, 18 học sinh đoạt giải nhất Ky thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 9 và 4 đội giáo viên bồi dưỡng HSG.

TUẤN HƯƠNG

Tuyên dương, khen thưởng 95 học sinh xuất sắc năm học 2018 - 2019

3 THỨ HAI 20 - 5 - 2019KINH TẾ

Chủ trương phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả như cây ăn quả, dâu tằm... của xã vùng xa Đạ Long (Đam Rông) đã giúp người dân dần thay đổi tư duy sản xuất để vươn lên thoát nghèo.

Ở xã Đạ Long người dân vẫn trồng thuần cây cà phê và nó là cây trồng chủ lực để phát triển kinh

tế. Thế nhưng, những năm gần đây, giá cà phê xuống thấp, sâu bệnh đã làm cho cà phê không còn đem lại giá trị kinh tế như trước. Trước thực tế đó, từ nguồn hỗ trợ sản xuất, Đảng ủy, chính quyền xã chủ trương khuyến khích người dân trồng xen các loại cây trồng khác trong vườn cà phê hay chuyển đổi diện tích cà phê sang cây ăn quả là sầu riêng, bơ, bưởi da xanh và cây dâu tằm...

Chủ trương này, như luồng gió mới làm thay đổi nhận thức của người đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Ông Lơ Mu Ha Póh, Chủ tịch UBND xã Đạ Long cho biết, thực hiện chủ trương trên, từ năm 2017, tất cả các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất xã đã ưu tiên phát triển những loại cây trồng mới, đồng thời, giới thiệu các mô hình điểm, có hiệu quả để bà con nông dân tham khảo, học tập cách làm và lựa chọn các loại giống cây trồng sao cho phù hợp với khả năng sản xuất. Từ đó, người dân bắt đầu mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, quyết tâm thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nhiều hộ dân đã mạnh dạn thay đổi phương thức canh tác, thử nghiệm lai, ghép một số giống như xoài Đài Loan, trồng bưởi da xanh,

cam và chuối xen kẽ trên diện tích đang canh tác cà phê. Sau một thời gian nhận thấy hiệu quả cao, các hộ dân bắt đầu học hỏi nhau để cùng làm, diện tích cây ăn quả ở xã ngày càng được mở rộng.

Là người đầu tiên mang cây bơ 034 về trồng, ông Liêng Hót Ha Bràn, Thôn 1 chia sẻ: Cà phê xuống quá thấp, làm không đủ chi phí phân tro, lại còn mắc nợ, người dân mãi sẽ không thoát được nghèo. Được sự hỗ trợ của Nhà nước về giống, kỹ thuật chăm sóc tôi tiến hành trồng xen bơ trên diện tích 5 sào của gia đình. Hiện cây bơ đã được 2 năm tuổi, sang năm sẽ cho trái bói. Hy vọng giá bơ sẽ tốt và đời sống của gia đình dần khấm khá hơn.

Thăm mô hình trồng bưởi da xanh của gia đình anh Nguyễn Văn Hội, Thôn 3 mới thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cây trồng. Anh Hội cho biết, trước đây, gia đình anh trồng cà phê. Năm 2013, sau một đợt sương muối, phần lớn diện tích cà

phê bị héo và cho năng suất rất thấp qua các mùa vụ. Không nản chí, tôi đã tham quan học hỏi từ nhiều mô hình trồng trọt khác trong huyện rồi mạnh dạn mua 800 cây giống bưởi da xanh về trồng trên diện tích 1,2 ha đất và tự nghiên cứu làm hệ thống nước tưới nhỏ giọt. Đất không phụ công người, chỉ sau 3 năm lứa bưởi đầu tiên đã cho thu hoạch. Năm 2018, gia đình tôi thu hoạch 3.000 quả bưởi da xanh, thu về trên 120 triệu đồng.

Các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện đã dần tạo sức bật cho người dân phát triển kinh tế từng ngày. Trong 3 năm, từ 2016 đến 2018, UBND xã được giao thực hiện 16 chương trình, dự án sản xuất, tổng số hộ được thụ hưởng là 278 hộ với số tiền trên 4 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ này tập trung vào ghép, cải tạo cà phê và cây ăn quả, dâu tằm... Các chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay, hỗ trợ tiền mua giống cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc cây trồng cũng được quan

tâm đẩy mạnh. Hiện, xã Đạ Long đang có 20 ha diện tích chuyển đổi và cũng đang tiếp tục rà soát và hỗ trợ người nông dân tiếp tục cải tạo vườn để trồng xen cây ăn quả, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ cây ăn quả.

Ông Lơ Mu Ha Póh chia sẻ, trước đây, đa số bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ từ Nhà nước, chưa thực sự phấn đấu phát triển kinh tế, tích lũy để tái đầu tư sau khi được hỗ trợ. Đến nay, bà con có những chuyển biến về nhận thức trong sản xuất, biết ươm cây giống, biết đưa cây con giống có năng suất vào trồng như bơ, sầu riêng... Tuy nhiên, trình độ nhận thức của bà con còn hạn chế, việc trông chờ ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn, nên việc triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động người dân tích cực chuyển đổi, hỗ trợ để phát triển sản xuất, từ đó giảm dần tỷ lệ hộ nghèo của xã.

HOÀNG YÊN

Chuyển biến trong sản xuất ở xã vùng xa

Cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân xã Đạ Long. Ảnh: H.Y

Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam trong năm 2018 có nhiều chuyển động sôi nổi, các hoạt động kinh doanh, buôn bán thông qua mạng trực tuyến không hề có dấu hiệu dừng lại mà được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2019.

Việt Nam lọt vào Top 3 thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giớiTheo một báo cáo của diễn đàn

TheLEADER, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là những thị trường thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Cùng với sự phát triển này, thị trường hàng hóa thông qua thương mại điện tử cũng đang mở rộng sang các thị trường mới. Điển hình là Thái Lan (+104%), Malaysia (+88%) và Việt Nam (+69%), nơi mà thương mại điện tử chỉ mới ở giai đoạn đầu nhưng đã ghi nhận

những mức tăng trưởng đáng kể.Báo cáo của Kantar Worldpanel

(Công ty đứng đầu thế giới về nghiên cứu thị trường) cũng cho biết, doanh thu hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử của nhóm 3 nước này đã tăng 30% trong 12 tháng tính đến tháng 3/2017.

Có thể nói, đây sẽ là một tín hiệu đáng mừng đối với tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam, khi mà các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tuyến với mô hình và công nghệ hiện đại đã đang dần thay thế các hình thức mua bán truyền thống, các kiểu quản lý kinh doanh đã lỗi thời.

Trong năm 2019, các công nghệ bán hàng tự động sẽ càng được tối ưu, nhiều phần mềm hỗ trợ bán hàng thương mại điện tử tiếp tục ra đời và phát triển... Chưa kể, các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện có sẽ tiếp tục có sự va chạm, cạnh tranh, cộng hưởng và mang lại thêm nhiều giá trị lợi ích cho khách hàng.

Tỷ lệ người mua sắm thông qua thương mại điện tử đã tăng từ 5,4%

lên 8,8% tổng dân số thành thị 4 thành phố chính chỉ trong vòng một năm qua, và giá trị của một giỏ hàng mua sắm trực tuyến đã gấp ba lần giá trị của một giỏ hàng truyền thống.

Các thiết bị di động cầm tay trở thành phương tiệnmua hàng chínhCũng theo các thống kê dựa trên

tình hình thương mại điện tử trên toàn thế giới, thương mại di động đang trở thành xu hướng và sẽ góp phần không nhỏ đến sự phát triển và thay đổi của các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hiện nay.

Trong tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam, nhiều thống kê đã chỉ ra rằng phần lớn các khách hàng, người mua hàng hiện nay có xu hướng sử dụng các thiết bị di động cầm tay để thực hiện thao tác, hành vi mua bán sản phẩm trực tuyến, nhiều hơn cả tỉ lệ người mua hàng thông qua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn.

Theo thống kê của Bộ Thông tin

và Truyền thông, tại Việt Nam có khoảng 122 triệu thuê bao di động, trong đó có xấp xỉ 60% thuê bao sử dụng smartphone (điện thoại thông minh).

Theo các đo lường của Google - công cụ hỗ trợ tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa số một hiện nay, trung bình mỗi ngày, một người sẽ cầm điện thoại lên và xem khoảng 150 lần, tức là hơn 10 lần/giờ.

Điều này cho thấy việc sử dụng thiết bị di động đã trở thành một thói quen hằng ngày không thể thiếu và nó cũng tác động ít nhiều đến hành vi lướt web và truy cập các trang thương mại điện tử. Và việc đầu tư cho yếu tố này cũng là một vấn đề đáng để các công ty, doanh nghiệp cần quan tâm.

Social commerce - thương mại điện tử tương tác bùng nổMột trong các tình hình thương

mại điện tử ở Việt Nam đáng nói đến nữa là việc phát triển các kênh thương mại điện tử tương tác.

Theo dữ liệu từ Facebook, 46

triệu người dùng hoạt động thường xuyên trên các trang mạng xã hội trong năm 2017.

Giao dịch thông qua mạng xã hội sẽ tạo nên bước ngoặt mới trong hành vi mua sắm trực tuyến. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người mua. Điều này dẫn đến việc các chủ đơn vị kinh doanh, shop bán hàng có thể nhận được nhiều đơn hàng từ các kênh mạng xã hội.

Bên cạnh đó, livestream vẫn là cách được sử dụng phổ biến nhất khi bán hàng trên mạng xã hội, bởi tính tương tác cao và ngay tức thời giữa 2 đối tượng mua và bán.

Theo các báo cáo mới nhất của Appota, Việt Nam đang thuộc top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng quảng cáo trên di động nhanh nhất hiện nay, vào khoảng 35% mỗi năm. Con số này cũng tương ứng với tốc độ tăng trưởng tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, TMĐT Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2019 là điều tất yếu.

D.Q

Trên 1,7 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng

Thông tin từ Sở Khoa học công nghệ cho biết, kinh phí dành cho chương trình nâng cao năng suất

chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ năm 2019 là trên 1,7 tỷ

đồng bao, gồm trên 900 triệu đồng của năm 2019 và kinh phí còn

lại của năm 2018 gần 800 triệu đồng. Theo đó, doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất

lượng như ISO 9001, ISO 22000, HACCP hoặc các công cụ cải

tiến 5s, chứng nhận nông nghiệp hữu cơ Organic... được hỗ trợ từ 40 - 60 triệu đồng/công cụ. Năm

2019, sẽ có 45 doanh nghiệp được chương trình nâng cao năng suất chất lượng hỗ trợ kinh phí để áp

dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất

chất lượng hàng hóa, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. D.Q

Tổng quan tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam 2019: Bùng nổ

Đầu tư 15 tỷ đồngxây đường vào xómBến Tre

Với tổng kinh phí dự toán 15 tỷ đồng, Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Lâm Hà vừa được giao làm chủ đầu tư xây dựng 2.600 m đường trục chính ở xóm Bến Tre, thôn

R’Lơm, xã Đạ Đờn, giai đoạn 2019- 2020.

Qua đó, quy mô xây dựng tuyến đường có chiều rộng nền đường

6,5m, mặt đường 3,5m, lề đường mỗi bên rộng 1,5m. Kết cấu mặt đường và lề đường bằng bê tông nhựa hạt trung dày 7 cm trên lớp

móng cấp phối đá dăm dày 36 cm... Đây là công trình thuộc dự án

ổn định tại chỗ dân di cư tự do cho 135 hộ với gần 600 nhân khẩu

thuộc xóm Bến Tre nói trên.MẠC KHẢI

4 THỨ HAI 20 - 5 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Năm học 2018-2019 này, Mầm non Phù Mỹ có 276 học sinh đang học, được phân

thành 10 nhóm/lớp, trong đó có 2 nhóm trẻ (18- 36 tháng tuổi) và 8 lớp mẫu giáo (từ 3- 6 tuổi) với 233 học sinh.

Công tác tại đây có 26 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó có 3 cán bộ quản lý; 20 giáo viên và 3 nhân viên. Toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên ở đây theo cô giáo Trần Thị Thanh Hương - Hiệu trưởng, đều đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 21 người có trình độ đào tạo vượt chuẩn.

Điểm mạnh lâu nay theo cô giáo Hương, chính là nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và chăm sóc học sinh ở đây, được ngành giáo dục huyện lẫn phụ huynh học sinh đánh giá rất cao.

Trường đến nay thực hiện rất tốt việc đổi mới chương trình giáo dục mầm non theo qui định, trong đó chú ý tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Các giáo viên đến nay hầu hết đã thực hiện giờ dạy trên các giáo án điện tử, tất cả nhằm giảm tải cho giáo viên, hạn chế việc in giáo án.

Nhà trường luôn yêu cầu giáo viên trong trường thực hiện việc dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng phát huy năng khiếu riêng của từng cá nhân học sinh, tuyệt đối không áp đặt.

Trong năm học 2018-2019, trường đã thí điểm cho học sinh làm quen với tiếng Anh, bắt đầu từ

Ngôi trường dẫn đầu giáo dục mầm non ở Cát Tiên Nằm ngay trung tâm huyện tại thị trấn Cát Tiên, Trường Mầm non Phù Mỹ trong nhiều năm liền là ngôi trường dẫn đầu huyện Cát Tiên trong giáo dục mầm non.

lớp 5 tuổi với 30 học sinh. Như đánh giá của trường, hầu hết

các học sinh trong lớp thí điểm đều hứng thú với giờ học ngoại ngữ, tiếp thu tốt bài học, hiểu và nói được các từ tiếng Anh đơn giản theo giáo trình Happy Hearts qui định hiện nay.

Trong chăm sóc trẻ, nhà trường trong nhiều năm nay đã thực hiện bán trú cho tất cả học sinh, chú trọng cung cấp thực phẩm an toàn, đầy đủ dinh dưỡng cho các bữa ăn của các cháu tại trường, tăng cường phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ; thực hiện tốt việc kiểm tra sức khỏe và theo dõi cân nặng định kỳ trong từng học kỳ. Nhà trường cho biết cũng rất chú trọng bảo vệ sự an toàn cho trẻ trong thời gian học và chơi tại trường, không để xảy ra tai nạn không đáng có.

Để tạo không khí học tập vui tươi

tại trường, nhà trường trong năm học theo Ban giám hiệu, thường xuyên tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi cho học sinh. Đó là ngày hội “Bé đến trường” trong đầu năm học; lễ hội vui trăng rằm dịp Tết Trung thu; ngày hội thể dục thể thao; tuần lễ sức khỏe cho trẻ; tổ chức hoạt động “Bé tập làm nội trợ” hằng tháng cho các em mẫu giáo 4-5 tuổi... Trường còn tổ chức đưa các học sinh tham quan doanh trại bộ đội trong vùng, đi thăm Khu Di tích khảo cổ Cát Tiên, thăm trường tiểu học để biết anh chị mình học gì ở trường...

Trong xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường theo cô Hương, luôn chú trọng xây dựng cảnh quan sân trường sạch đẹp, thân thiện; trường có thảm cỏ nhân tạo cho trẻ chơi, có khu vui chơi dành cho học sinh,

tường rào được vẽ trang trí với các hình vẽ ngộ nghĩnh vui mắt.

Hiện nhà trường có 10 phòng học kiên cố cho 10 nhóm lớp, trong đó có 4 phòng học, trị giá 3 tỷ đồng, do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 xây tặng, đảm bảo cho việc học tập và vui chơi của trẻ, có một khu nhà bếp sạch sẽ và nhà hiệu bộ cho Ban Giám hiệu làm việc.

Nhà trường cho biết lâu nay đã vận dụng linh hoạt nguồn kinh phí thường xuyên để mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy và học. Cùng đó, trường vận động hỗ trợ từ Hội Phụ huynh học sinh trong trường, các doanh nghiệp và nhà hảo tâm trên địa bàn để tôn tạo cơ sở vật chất. Trong năm học 2017-2018 vừa qua, trường đã vận động trên 100 triệu đồng để làm một sân khấu ngoài

Học sinh của Trường Mầm non Phù Mỹ trong giờ ra chơi. Ảnh: Gia Khánh

Giao lưu thơ nhạc “Tháng 5 nhớ Bác”tịch Hồ Chí Minh. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, Nhân dân bị áp bức lầm than, Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân với chỉ một ham muốn tột bậc “Làm sao cho nước nhà được độc lập, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Dù Bác đã đi xa gần nửa thế kỷ, nhưng hình ảnh của Người, công ơn của Người vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, vẫn nằm trong trái tim của triệu triệu người Việt. Tình cảm thiết tha đó được thể thiện qua những vần thơ dung dị, mộc mạc của nhiều cây bút trong CLB.

Xen lẫn những vần thơ là những ca khúc ngợi ca Bác Hồ được hát lên bằng cả niềm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn đối với lãnh tụ vĩ đại khiến người nghe xúc động, tự hào: Bài ca nhớ Bác, Sống mãi tên Người, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu ví hò dặm, Những bông hoa trong vườn Bác, Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Ngợi ca Hồ Chí Minh, Lãnh tụ ca, Ngày thống nhất Bác đi thăm (Phạm Tuyên)…

QUỲNH UYỂN

Tác giả Vũ Thiết trình bày bài thơ Làm theo lời Bác, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc. Ảnh: Q.U

trời cho học sinh diễn văn nghệ và làm một khu vui chơi cho học sinh. Trong học kỳ 1 năm học 2018 -2019 này, trường đã vận động được trên 80 triệu đồng để nâng cấp sân chơi và bổ sung thêm một số đồ chơi cho học sinh.

Trong nhiều năm nay, Mầm non Phù Mỹ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt nhiều thành tích trong các hội thi cấp huyện và cấp tỉnh. Trong năm học 2016-2017, trường có 12/20 giáo viên dạy giỏi cấp trường; 2 giáo viên giỏi cấp huyện, 1 giáo viên đoạt giải ba cấp huyện cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E-learning. Học sinh của trường cũng trong năm học 2016-2017 này, khi tham gia hội thi “Gia đình sức khỏe trẻ thơ” cấp huyện đã đoạt giải nhì và 1 cá nhân đoạt giải xuất sắc nhất hội thi.

Trong năm học 2017-2018, trường có 13/20 giáo viên giỏi cấp trường, 3 giáo viên giỏi cấp huyện, 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Học sinh trường khi tham gia hội thi “Bé kể chuyện” cấp huyện đoạt 1 giải nhất và 1 giải ba.

Trong năm học 2018-2019, có 16/20 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Riêng học sinh lớp 5 tuổi của trường, khi tham gia hội thi “Hội khỏe măng non” cấp huyện đã đoạt giải nhất toàn đoàn.

Trong năm nay, theo Ban Giám hiệu cho biết trường sẽ tiếp tục được huyện đầu tư 2,1 tỷ đồng để xây dựng lại khu hiệu bộ và nhà bếp vốn xây dựng đã lâu, đồng thời cho sửa sang lại phần sân trường ẩm thấp do nước đọng mùa mưa. “Đây là một tin rất vui với trường trong nâng cấp cơ sở vật chất, vì trường đang đặt ra mục tiêu nâng chuẩn quốc gia của trường từ mức độ 1 lên mức độ 2 trong cuối năm nay” - cô Hương cho biết.

GIA KHÁNH

Nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019), CLB thơ Lâm Đồng đã tổ chức chương trình giao lưu thơ nhạc “Tháng 5 nhớ Bác” với sự tham dự của đông đảo thành viên của CLB và công chúng yêu thơ.

25 tiết mục được trình bày là

những vần thơ chứa đựng tình cảm, lòng biết ơn đối với Bác Hồ, Người đã dành cả cuộc đời hy sinh cho dân, cho nước. Mở đầu chương trình, bà Hoàng Mai - Chủ nhiệm CLB thơ đã thể hiện những dòng cảm tưởng sâu sắc về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Chủ

Vừa qua, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam huyện Lạc Dương đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 - 2024, với sự tham gia của 125 thanh niên tiêu biểu trong huyện.

Theo báo cáo tại đại hội, trong nhiệm kỳ qua, hầu hết các chỉ tiêu Hội LHTN Việt Nam huyện Lạc Dương đề ra đều đạt được. Kết quả thực hiện các phong trào và công tác Hội đạt được nhiều thành tích. Trong đó, nổi bật là các phong trào: “Thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường”, “Thanh niên xung phong bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên thi đua lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng”, “Thanh niên gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình hạnh phúc”…

Hiện, số lượng thanh niên toàn huyện là 9.231 (trong đó có 3.231

Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Lạc Dương nhiệm kỳ 2019 - 2024

đoàn viên; 4.071 hội viên), chiếm 33,7% dân số toàn huyện. Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã kết nạp trên 2.500 hội viên mới, giới thiệu 1.053 hội viên cho tổ chức đoàn xem xét kết nạp đoàn viên. Đến nay, toàn huyện 100% các xã và trường THPT có Ủy ban Hội LHTN với 4.071 hội viên; 53 chi hội, CLB, đội, nhóm.

Với khẩu hiệu hành động “Thanh niên Lạc Dương tiên phong, đoàn kết, sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”, Đại hội còn là diễn đàn thể hiện ý chí, nguyện vọng, tiếng nói của thanh niên trong huyện vì tương lai của tuổi trẻ và sự phát triển bền vững của tổ chức Hội và cùng chung sức xây dựng quê hương Lạc Dương với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành huyện nông thôn mới. Đại hội tiếp tục tín nhiệm anh Nguyễn Vũ Hoàng làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Lạc Dương nhiệm kỳ 2019 - 2024.

TUẤN HƯƠNG

5 THỨ HAI 20 - 5 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 8

Mạng lưới Hội CTĐ thành phố đã phát triển sâu rộng: Khối CTĐ phường, xã

có 16 hội cơ sở, 249 chi hội; Khối CTĐ trường học có 60 hội và chi hội; Khối Tình nguyện viên CTĐ có 6 nhóm, mới phát triển thêm: Đội tình nguyện trợ tang Suối Vàng, Nhóm Nha học đường Tâm Saigon, Nhóm Hạt Từ Tâm và Nhóm ăn chay Thiện Tâm. Toàn TP Đà Lạt có gần 18 ngàn hội viên, trên 200 tình nguyện viên và hơn 700 thanh thiếu niên xung kích CTĐ.

Hàng năm, Hội CTĐ TP Đà Lạt chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, huấn luyện cho đội ngũ làm công tác nhân đạo hướng tới chuyên nghiệp, có kỹ năng tốt và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tổ chức phát động Tháng Nhân đạo trong dịp kỷ niệm Ngày thành lập Hội CTĐ Việt Nam và Ngày CTĐ - Trăng lưỡi liềm đỏ thế giới; kết nối thông tin rộng rãi giữa Thành Hội với cơ sở bằng hình thức email, facebook, zalo; phát động và tuyên truyền lan tỏa chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”; mở các lớp tập huấn cho cán bộ CTĐ phường, xã và trường học.

Quan tâm chăm lo cho hội viên như thăm hỏi, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ khi hội viên gặp khó khăn, ốm đau, tang ma, hiếu hỉ, thông qua đó cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức cuộc sống gia đình, tháo gỡ những vấn đề khó khăn giúp hội viên. Qua nửa nhiệm kỳ, cán bộ, hội viên Hội CTĐ các cấp của TP Đà Lạt đã thăm viếng, chia sẻ cho

Hội Chữ thập đỏ Đà Lạt qua nửa nhiệm kỳ hoạt độngĐại hội lần thứ X đã bầu Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP Đà Lạt (khóa X) có 29 ủy viên. Thời gian qua, đã thay đổi bổ sung 4 ủy viên Ban Chấp hành và bộ máy tổ chức cán bộ Hội CTĐ từ thành phố đến cơ sở được củng cố kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và phong trào CTĐ trên địa bàn. Tổng giá trị hoạt động nhân đạo của các cấp Hội CTĐ Đà Lạt qua nửa nhiệm kỳ là 27,3 tỷ đồng.

gần 5.000 lượt hội viên, thanh thiếu niên xung kích CTĐ, người tình nguyện với tổng trị giá 605 triệu đồng; giúp 30 quan tài cho những gia đình khó khăn có người thân qua đời, trị giá 84,5 triệu đồng, qua đó, thể hiện tính cộng đồng trách nhiệm của Hội CTĐ trong chăm lo cho hội viên.

Trong công tác cứu trợ, Thành Hội cùng các nhóm tình nguyện và

các cấp Hội cơ sở đã thực hiện và kêu gọi các đoàn từ thiện trợ giúp, tặng quà cho bà con nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố và các huyện với 40 đợt trợ giúp hơn 24 ngàn trường hợp, tổng trị giá hơn 7 tỷ đồng. Đặc biệt, trong thời gian qua, Hội CTĐ các cấp của TP Đà Lạt đã kịp thời có mặt hỗ trợ cho 8 gia đình bị hỏa hoạn trên địa bàn mau chóng ổn định cuộc sống.

Thông qua hoạt động trợ giúp nhân đạo qua thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, số người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, tàn tật, học sinh nghèo, mồ côi đã được các cấp Hội CTĐ Đà Lạt đưa vào địa chỉ nhân đạo trên 190 trường hợp giúp đỡ lâu dài, với tổng số tiền trợ giúp trên 1,2 tỷ đồng.

Ông Lê Thanh Bảo - Phó Chủ tịch

Hội CTĐ Đà Lạt cho biết: “Chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” là một hoạt động trọng tâm hàng năm của mỗi cấp Hội, với mục tiêu không để một ai không có tết, bằng sự nỗ lực của từng cán bộ Hội CTĐ từ cơ sở đến TP Đà Lạt đã phát huy khả năng kêu gọi, vận động ủng hộ qua nhiều hình thức như: phát động tháng, tuần tình thương; mở sổ vàng nhân đạo, phát hành thư ngỏ; kêu gọi tổ chức, cá nhân chung tay quyên góp tại chỗ; tổ chức văn nghệ gây quỹ để có những phần quà tết ý nghĩa cho người nghèo.

Nhờ đó, chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” đã giúp cho 29,5 ngàn lượt trường hợp với tổng trị giá 11,6 tỷ đồng”.

Hoạt động phát triển vì cộng đồng được các cấp Hội trong thành phố đóng góp, kêu gọi sự tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm, đã chung tay giúp đỡ xây mới 16 căn nhà tình thương và sửa chữa 10 nhà tình thương với tổng số tiền trên 755 triệu đồng, giúp cho nhiều người khó khăn về nhà ở đã có được ngôi nhà khang trang, ấm áp. Hội CTĐ TP Đà Lạt đã kêu gọi tài trợ cấp 35 máy trợ thính cho người cao tuổi bị điếc, lãng tai; trao tặng 20 xe lăn cho các trường hợp bị bại liệt do tai biến, gãy cột sống trị giá 40 triệu đồng; xây dựng 4 nhà vệ sinh, làm hàng rào và trang bị máy lọc nước...

Hội CTĐ Đà Lạt kêu gọi ủng hộ Quỹ Chung sức vì nhân đạo nhân lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2019. Ảnh: An Nhiên

Là Phó Giám đốc Công ty, Chủ tịch CĐCS, công việc rất bộn bề, nhưng trong suốt

những năm qua, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty, anh luôn là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt rất quan tâm tới việc chăm lo đời sống, thu nhập và điều kiện việc làm cho NLĐ; cùng với Ban Giám đốc Công ty xây dựng nội qui và xây dựng, ký kết thỏa ước lao động tập thể với nhiều điểm lợi cho người lao động về các chế độ thai sản, chế độ nghỉ dưỡng, thăm hỏi, ốm đau… Cùng đó, thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao

Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

động tại Công ty TNHH Quảng Thái cũng luôn được quan tâm, thực hiện tốt, không để xảy ra các vụ cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của các cấp công đoàn, Chủ tịch Công đoàn Công ty Nguyễn Minh Tuấn đã chỉ đạo và cùng với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở bằng mọi hình thức sinh hoạt lồng ghép để phổ biến tới người lao động và đoàn viên các thông tin về quy chế, quy định của Công ty, chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các quyền lợi của người lao động về tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT, BHTN…

Mặt khác, anh cũng luôn phối hợp

với bộ phận chuyên môn động viên đoàn viên công đoàn và người lao động (NLĐ) trong các phong trào thi đua lao động giỏi, gắn liền với các kỷ niệm, ngày lễ lớn của dân tộc, cũng như của địa phương sát với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của Công ty. Chính vì thế, các phong trào thi đua lao động sản xuất được anh cùng BCH Công đoàn và chuyên môn phát động luôn được cán bộ, đoàn viên, NLĐ tham gia nhiệt tình và đạt được hiệu quả cao. Qua mỗi đợt thi đua đều có sơ kết, tổng kết đánh giá và khen thưởng NLĐ và các tập thể kịp thời. Nhờ vậy, tổng doanh thu hàng năm của Công ty tăng từ 10-12% so

với năm trước, đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng luôn tăng theo tỷ lệ tương ứng, thu nhập bình quân của NLĐ ổn định và tăng trưởng từ 10-12%/năm. Cụ thể, như năm 2018, tổng doanh thu của Công ty là 770 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2017, thu nhập bình quân của NLĐ là 6,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,4% so với năm 2017.

Trong mọi công việc, anh luôn phát huy tính tiền phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, tận tâm, tận lực với nhiệm vụ được giao. Anh chia sẻ: “BCH Công đoàn và Ban Giám đốc Công ty luôn quan niệm, NLĐ là nguồn vốn quý giá của doanh nghiệp, vì vậy, phải luôn chăm chút cho đời sống của NLĐ, cả vật chất lẫn tinh thần, phải luôn hướng về đoàn viên và NLĐ, tạo điều kiện để họ có một quyền lợi tốt nhất!”. Chính vì vậy, Công ty và BCH Công đoàn luôn quan tâm tới đời sống của NLĐ, luôn kịp thời thăm hỏi, động viên những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mỗi khi có dịp… Anh và các thành viên trong Ban Chấp hành Công đoàn, cũng như lãnh đạo Công ty đã rất vui vì anh em đoàn viên, NLĐ ngày càng gắn kết, chia sẻ khó khăn cùng nhau, xem tổ chức công đoàn là người đại diện, xem Công ty như mái nhà chung thứ hai.

Các hoạt động của anh Tuấn đã và đang được sự tin tưởng của đoàn viên, NLĐ và sự đồng thuận của lãnh đạo Công ty. Dưới sự dẫn dắt của “đầu tàu” Nguyễn Minh Tuấn, CĐCS Công ty 16 năm liền đạt danh hiệu CĐCS vững mạnh, xuất sắc. CĐCS Công ty cũng nhiều năm liền được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tặng cờ thi đua toàn diện, tặng bằng khen; Công đoàn ngành Thương mại Việt Nam tặng cờ, bằng khen và nhận được nhiều bằng khen của LĐLĐ tỉnh, UBND tỉnh. Công ty TNHH Quảng Thái và Giám đốc Công ty cũng nhiều năm liền nhận được bằng khen của Tổng Cục thuế, BHXH Việt Nam, UBND tỉnh. Với thành tích đã đạt được, cá nhân anh từ năm 2002 đến nay liên tục được nhận bằng khen của LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành Thương mại Việt Nam, UBND tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam… Đánh giá thêm về quá trình công tác của anh Nguyễn Minh Tuấn, bà Đinh Thị Mỹ Phượng - Giám đốc Công ty nói: “Gần 17 năm công tác tại đơn vị, không chỉ là một Phó Giám đốc vững về chuyên môn mà anh Tuấn luôn là địa chỉ tin cậy để NLĐ tâm sự, sẻ chia, là trung tâm đoàn kết của Công ty. Anh thực sự là cây cao bóng cả để các em, các cháu trong Công ty noi theo”.

THY VŨ

Anh Nguyễn Minh Tuấn kiểm tra tình hình sản xuất của nhà máy. Ảnh: T.Vũ

Là Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Quảng Thái (TP Đà Lạt) 6 nhiệm kỳ liên tiếp (từ năm 2002 đến nay), anh Nguyễn Minh Tuấn luôn hết lòng vì đoàn viên, người lao động của Công ty. Anh cũng vinh dự được Lâm Đồng lựa chọn và giới thiệu làm đại diện tham dự Lễ biểu dương Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu được tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam vào tháng 7 tới.

6 THỨ HAI 20 - 5 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Đó là những nội dung tại Quyết định số 44/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

ký ngày 9/1/2019 phê duyệt Đề án “Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch” đến năm 2025.

Theo đó, thông tin các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch; các chương trình, dự án về phát triển du lịch cũng như quy tắc ứng xử văn minh trong lĩnh vực du lịch. Mặt khác, thông tin các sản phẩm du lịch nổi trội, khác biệt, có khả năng cạnh tranh cao, mang thương

hiệu quốc gia; trao đổi kinh nghiệm về các mô hình, các điển hình thành công tiêu biểu trong phát triển du lịch. Bên cạnh đó, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và quốc phòng, an ninh …

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, bản tin, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến

thức về phát triển du lịch; tuyên truyền về các loại hình du lịch đặc trưng của nước ta như: du lịch di sản, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… Bảo đảm du lịch là một trong những nội dung thường xuyên, liên tục của các cơ quan thông tin đại chúng; xây dựng các ấn phẩm du lịch bao gồm ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử bằng nhiều thứ tiếng, trong đó xây dựng bộ ấn phẩm riêng cho một số thị trường trọng điểm, ấn phẩm dành cho thị trường chuyên biệt; sản xuất phim, phóng sự, video clip, thông điệp

Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịchVới mục tiêu ứng dụng công nghệ hiện đại, đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò động lực của ngành Du lịch trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; về cơ chế chính sách phát triển du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của các vùng miền địa phương, góp phần xây dựng, quảng bá, định vị hình ảnh, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam và thương hiệu du lịch Việt Nam là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng”...

nhằm quảng bá về thương hiệu du lịch Việt Nam. Liên kết với các đài truyền hình quốc tế để sản xuất các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam; kết hợp vận hành khai thác trang thông tin điện tử đối ngoại; cổng thông tin aseanvietnam.vn, vietnamasean.vn, asean.vietnam.vn và các trang thông tin điện tử phục vụ nhu cầu thông tin đối ngoại và du lịch, trang thông tin điện tử của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài…

Truyền thông lồng ghép qua các hoạt động và sự kiện, như diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài tuyên truyền, quảng bá về du lịch; triển lãm về “Việt Nam - Đất nước con người qua góc nhìn báo chí” kết hợp với các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam và các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại khác; qua các sự kiện kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, thể thao, du lịch tầm khu vực và quốc tế.

Qua hệ thống Internet, truyền tải các thông điệp, thông tin về du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau trên mạng Internet và mạng xã hội nhằm chuyển tải nội dung, tài liệu bản in sang bản điện tử đưa lên mạng Internet; sản xuất các phim ngắn, video nhằm cung cấp hình ảnh trực quan, sống động và dễ thu hút sự quan tâm của khách du lịch; truyền thông du lịch trên các công cụ tìm kiếm google, tăng cường hình ảnh và tốc độ hiển thị nhanh nhất của điểm đến Việt Nam trên công cụ tìm kiếm. Hoạt động cung cấp tài liệu truyền thông về du lịch đưa lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông để phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tham khảo; xây

dựng, xuất bản ấn phẩm về du lịch để tổ chức truyền thông tại các hội chợ du lịch quốc tế; tổ chức cuộc thi tuyên truyền quảng bá hình ảnh về du lịch. Đồng thời tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền về du lịch cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở, chuyên viên các sở, ngành làm nghiệp vụ du lịch, quảng bá, xúc tiến ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập huấn về văn hóa du lịch cho các đơn vị lữ hành, cơ sở kinh doanh, các trung tâm du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch…

Ngày 4/5/2019, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gắn với nội dung, giải pháp từ Đề án đã được Chính phủ phê duyệt; đồng thời giao 3 sở, ngành là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở VH-TT&DL, Trung tâm XTĐTTM&DL tỉnh Lâm Đồng chủ trì phối hợp với các sở, ngành thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và Internet, truyền thông lồng ghép các hoạt động và sự kiện…, quảng bá về các sản phẩm du lịch nổi trội, có khả năng cạnh tranh cao của du lịch Lâm Đồng, như du lịch nông nghiệp thuộc thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, bình chọn “Doanh nghiệp du lịch tiêu biểu”… Hy vọng, với Đề án “Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch”, sẽ tạo nên nhiều tác động tích cực, giải quyết và hạn chế được những vướng mắc để du lịch nói chung và du lịch Lâm Đồng nói riêng có sự phát triển và bứt phá, thực sự trở thành ngành kinh tế động lực.

LÊ HOA

Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Ảnh: L.H

Là một thôn có trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, người dân thôn Ta Ly 2 (xã Ka Đô, Đơn Dương) luôn nỗ lực, quyết tâm xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.

Với chủ trương xây dựng NTM kiểu mẫu, thôn Ta Ly 2 đã có những bước khởi

động ngay từ đầu năm 2019 với việc bê tông hóa đường thôn, tập trung xây dựng các tuyến đường hoa, cây xanh tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp.

Để xây dựng tuyến đường hoa trong thôn, Hội Cựu chiến binh cùng với bà con nhân dân trong thôn tự nguyện đi đến những nơi có nhiều hoa mười giờ để xin giống thành lập vườn ươm. Vì theo người dân địa phương thì loại hoa này không những đẹp mà còn có tác dụng giữ đất, chống lại sói mòn đất ở hai bên ta luy đường thôn. Hiện nay, thôn đã tận dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính của nông dân địa phương để tiến hành ươm giống, đợi mùa mưa

Bà con dân tộc thiểu số quyết tâm xây dựng thôn NTM kiểu mẫu

sẽ tiến hành trồng khắp các tuyến đường.

Bên cạnh đó, thôn Ta Luy 2 còn vận động bà con tự nguyện xây dựng hàng rào, cổng sắt bằng lưới B 40 để thêm vẻ đẹp thôn xóm. Gia đình anh Ha Sáu và chị Ka Ba cho biết, gia đình đã tự nguyện bỏ ra số tiền gần 5 triệu đồng để mua nguyên vật liệu, còn công thì hai vợ chồng tận dụng thời gian nông nhàn để xây cất hàng rào, cổng sắt. Theo anh chị thì việc hưởng ứng xây dựng NTM

kiểu mẫu này rất được bà con đồng tình ủng hộ. Bởi, thứ nhất là khi xây dựng hàng rào, cổng sắt thì tài sản, nông cụ, vật dụng của gia đình được bảo đảm an toàn hơn trước nạn trộm cắp và còn có thể tận dụng không gian để thả thêm gà, vịt tăng thêm thu nhập. Thứ hai là khi xây dựng được hàng rào người dân sẽ trồng vào đó các loại hoa dạng dây leo để tô điểm thêm cho cảnh quan thôn xóm, giúp thôn xóm xanh - sạch - đẹp.

Để góp phần bảo vệ môi trường,

thôn Ta Ly 2 đã phát động người dân trong thôn thực hiện “Ngày Chủ nhật bảo vệ môi trường” với hình thức các hộ dân trong thôn sẽ tiến hành thu nhặt rác trên các tuyến đường thôn và đưa đi xử lý. Thôn còn tiến hành nhắc nhở người dân và người địa phương khác đến thực hiện nghiêm túc quy định của thôn, không xả rác bừa bãi và nếu vi phạm nhẹ thì nhắc nhở, còn ở mức độ gây ô nhiễm môi trường chung sẽ báo cáo với chính quyền địa phương để có phương pháp xử lý.

Nhằm xây dựng đời sống văn hóa, thôn Ta Ly 2 cũng tập trung xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, nhất là tục thách cưới. Theo Bí thư Chi bộ thôn, ông Ka Long Ba thì đến nay tục thách cưới đã không còn ở địa phương. Vì người dân địa phương nhận thức ra rằng thời đại văn minh hiện đại, hôn nhân phải dựa trên tình yêu đôi lứa, phải được pháp luật công nhận.

Thôn Ta Ly 2 có 111 hộ, 503 nhân khẩu, đa phần bà con sinh sống dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhằm xây dựng NTM kiểu mẫu,

thôn đã tích cực vận động bà con tập trung sản xuất theo hướng công nghệ cao nhằm tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Cả thôn hiện nay có 30 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó người dân đã tiến hành xây dựng nhà lưới, nhà kính trên 60% diện tích. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Ông Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch UBND xã Ka Đô cho biết: Năm 2019, trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên xã đã tiến hành xây dựng xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh. Phấn đấu có ít nhất 5 thôn thực hiện NTM kiểu mẫu trong đó có thôn đồng bào dân tộc thiểu sốTa Ly 2. Nhìn chung, người dân ở thôn Ta Ly 2 hưởng ứng rất nhiệt tình; xây dựng các mô hình để bảo vệ môi trường, xóa bỏ hủ tục, phát huy giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tích cực lao động sản xuất theo hướng mới để tăng thu nhập, nhất là phấn đấu là một thôn trong các thôn sớm trở thành thôn NTM kiểu mẫu theo kế hoạch đề ra. ĐỨC TÚ

Người dân thôn Ta Ly 2 tự nguyện xây dựng hàng rào bằng lưới B40 và cổng sắt nhằm hưởng ứng xây dựng NTM kiểu mẫu. Ảnh: Đ.T

7 7 THỨ HAI 20 - 5 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

PHẢN HỒI

Anh Kon Sơ Ha Tang, nhà ở Thôn 4, xã Đạ Long, huyện Đam Rông, là một

trong những hộ gia đình nghèo của xã đã được chính quyền địa phương và Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ làm sân xi măng sạch đẹp phía trước nhà. Anh cho biết: “Việc xây dựng sân phơi xi măng đã giúp trẻ con nhà tôi có chỗ nô đùa, nông sản thu hoạch về có chỗ phơi sạch sẽ, do đó cũng bán được giá cao hơn”.

Anh Ha Tang cũng cho biết, không chỉ riêng gia đình anh mà một số gia đình khác trong xóm cũng được hỗ trợ làm sân xi măng. Có sân sạch sẽ nên sau giờ lên rẫy về nhà, làng xóm thường qua sân tụ tập giao lưu với nhau nên đời sống cũng vui vẻ, đầm ấm hơn. Một số gia đình

khác trong thôn thấy sạch đẹp và hiệu quả nên cũng làm theo. “Nhiều gia đình có điều kiện còn kéo điện ra ngõ, ra sân để buổi tối có chỗ ngồi hóng mát, tụ tập trò chuyện, tạo cảnh quan gia đình nông thôn có nhiều khởi sắc”.

Ông Đỗ Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh chia sẻ: “Hưởng ứng phong trào thi đua Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới do Ban Dân vận Tỉnh ủy phát động, từ năm 2016 đến nay, chúng tôi đã vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để xây dựng sân xi măng cho các hộ đồng bào DTTS nghèo, khó khăn của tỉnh. Năm 2016 đã hỗ trợ được cho 64 hộ gia đình nghèo là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của

tỉnh xây sân xi măng với tổng số tiền hỗ trợ 128 triệu đồng. Năm 2017, Hội vận động các nhà hảo tâm, cán bộ, hội viên xây dựng được 22 sân xi măng trị giá 41,4 triệu đồng. Năm 2018, vận động xây dựng được 36 công trình sân xi măng trị giá 90 triệu đồng. Năm nay, chúng tôi lại tiếp tục vận động với mong muốn lớn nhất của các cấp Hội và nhà tài trợ là bà con được nâng cao dân trí, thay đổi nhận thức, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và tập quán không còn phù hợp, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tính toán làm ăn để tạo ra nhiều của cải nhằm vươn lên thoát nghèo”.

Số tiền hỗ trợ làm mỗi một sân phơi không lớn, nhưng mô hình này qua nhiều năm phát động, đã

Hiệu quả từ mô hình hỗ trợ sân phơi xi măngXuất phát từ đời sống thực tế của đồng bào dân tộc thiểu số, đa số các hộ không có sân làm bằng xi măng nên Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tham mưu, đề xuất Ban Dân vận Tỉnh ủy xây dựng mô hình hỗ trợ làm sân xi măng cho người dân nhằm mục tiêu cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống, đồng thời giúp các hộ có sân phơi nông sản hợp vệ sinh cho người dân.

gây được sự chú ý của nhiều tổ chức, cá nhân trong ngoài tỉnh, được cấp ủy, chính quyền các địa phương ủng hộ bởi mang lại ý nghĩa hết sức thiết thực với đời sống và góp phần làm thay đổi nhận thức của Nhân dân rõ rệt. Nhiều tổ chức chính trị - xã hội cũng đã và đang học tập triển khai thực hiện mô hình này, nhiều hộ gia đình thấy rõ tiện ích và hiệu quả cũng đã tự bỏ vốn để làm mà không còn trông chờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể xã hội hay chính quyền địa phương. Đó là ý nghĩa lớn hơn hết mà Hội Chữ thập đỏ đã đạt được.

“Mô hình sân xi măng do Hội Chữ thập đỏ khởi xướng đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao. Trong quá trình thực hiện đã có nhiều hình thức vận động, tuyên truyền được tiến hành hiệu quả, đã từng bước giúp người dân nhận thức đúng đắn về chương trình xây dựng nông thôn mới. Mô hình sân xi măng đang tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể nói, việc hỗ trợ làm sân xi măng cho người dân đã đem lại nhiều kết quả nổi bật, thiết thực, hiệu quả và mang tính nhân văn, nhân đạo, phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa của Đảng, Nhà nước, đồng thời góp phần xây dựng và gìn giữ môi trường sống cho các gia đình vùng sâu, vùng xa. Chúng tôi nhận thấy, đây cũng là một giải pháp thiết thực để đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp, phát triển các mô hình nhân đạo, tạo sức lan tỏa trong Nhân dân, là cách thực hiện chương trình “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” thiết thực, phù hợp với tình hình hiện nay” - lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy đánh giá. N.THI - H.THẢO

Sân phơi xi măng do Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ bà con Đam Rông.

Khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trên 1.200 lượt bệnh nhân, người dân

Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ huyện Lạc Dương với 31 hội viên đã tích

cực tham gia sinh hoạt, tuyên truyền và vận động hiến máu tình nguyện, tư vấn dinh dưỡng cho giáo viên và

phụ huynh các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn. Thời gian qua, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ huyện Lạc

Dương đã phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Lâm Đồng và một số

đơn vị tổ chức nhiều đợt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho trên

1.200 lượt bệnh nhân và người dân vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, thực

hiện tốt 3 cuộc vận động: “Thầy thuốc trẻ học tập, rèn luyện, nâng cao y đức”,

“Thầy thuốc trẻ sáng tạo trong nghiên cứu khoa học”, “Thầy thuốc trẻ vì sức

khoẻ cộng đồng”. VIỆT HÙNG

Sau khi Báo Lâm Đồng số ra thứ ba, ngày 9/4/2019 đăng tải bài viết “Lấn chiếm rừng phòng hộ xung yếu để khai thác đá”, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Công văn chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và UBND TP Bảo Lộc kiểm tra cụ thể, xử lý hoặc đề xuất xử lý các vi phạm của Công ty TNHH Lâm Phần theo đúng quy định.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND TP Bảo Lộc đã tiến hành kiểm tra, đo vẽ và xác định lại hiện trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại khu vực đèo Bảo Lộc. Kết quả cho thấy, Công ty TNHH Lâm Phần đã lấn chiếm gần 7.000 m2 đất rừng phòng hộ xung yếu tại Tiểu khu 476 (Thôn 5, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc).

Chiều 16/5, ông Phan Văn

Cương - Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, thông tin: Căn cứ vào hành vi vi phạm của Công ty TNHH Lâm Phần, ngày 10/5/2019, UBND TP Bảo Lộc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty này. Với hành vi vi phạm “lấn chiếm đất lâm nghiệp”, quy định tại Khoản 2, Điều 10, Nghị định 102/2014 ngày 10/11/2014 của Chính phủ, Công ty Lâm Phần bị xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng.

Cùng với đó, buộc Công ty Lâm Phần khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và trả lại đất lấn chiếm cho Nhà nước (đơn vị quản lý trực tiếp là Hạt Kiểm lâm Bảo Lộc). Công ty TNHH Lâm Phần có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong 15 ngày

VỤ “LẤN CHIẾM RỪNG PHÒNG HỘ XUNG YẾU ĐỂ KHAI THÁC ĐÁ”Công ty TNHH Lâm Phần bị xử phạt 8 triệu đồng

(kể từ khi Quyết định được ban hành). Nếu quá thời hạn, Công ty không thực hiện sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Như Báo Lâm Đồng đã thông tin: Qua kiểm tra ban đầu của cơ quan chức năng TP Bảo Lộc, có khoảng 7.740 m2 diện tích đất

rừng phòng hộ xung yếu thuộc Tiểu khu 476 (Thôn 5, xã Ðại Lào, TP Bảo Lộc) bị Công ty Lâm Phần san ủi, lấn chiếm để khai thác đá. Hạt Kiểm lâm Bảo Lộc đã dùng máy định vị xác định diện tích này do Hạt quản lý, bảo vệ. HẢI ĐƯỜNG

Diện tích đất rừng phòng hộ xung yếu tại đèo Bảo Lộc thuộc Tiểu khu 476 (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) bị Công ty Lâm Phần lấn chiếm.

Đà Lạt tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải bằng ô tô

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Đà Lạt, các cơ quan, đơn vị chức năng

của TP đang phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận

tải bằng ô tô trên địa bàn. Theo đó, xử lý nghiêm các hành vi

lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi buôn bán, tập kết vật liệu; đón, trả khách

trái phép trong thành phố; bố trí thêm các bãi đỗ xe phục vụ Nhân dân và du khách, không để xảy ra tình trạng gây

ùn tắc giao thông đô thị. Đồng thời, yêu cầu các chủ doanh nghiệp chấp hành

nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận tải; đẩy

mạnh tuần tra, kiểm tra trên các tuyến đường có nhiều phương tiện vận tải

hàng hóa, hành khách; tăng cường xử lý nguội bằng hình ảnh thông qua camera

an ninh, và sớm khắc phục các điểm phức tạp, bất hợp lý về trật tự an toàn

giao thông trên địa bàn… ĐAM TRỌNG

Gần 1,8 tỷ đồng lập quy hoạch xây dựng Làng đô thị xanh

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa

chọn nhà thầu lập quy hoạch phân khu xây dựng mô hình Làng đô thị xanh

(ĐTX) gần 1,8 tỷ đồng, bao gồm 3 gói thầu, đều thực hiện trong quý II/2019.

Trong đó, gói 1, khảo sát, cập nhật bản đồ hiện trạng đồ án quy hoạch với 429 triệu đồng, hình thức chỉ định thầu; gói

thầu 2, lập đồ án quy hoạch với 1,363 tỷ đồng, hình thức đấu thầu rộng rãi và gói thầu 3, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, tư vấn lập quy hoạch

14 triệu đồng được chỉ định thầu. Trước đó, mô hình Làng ĐTX đã

được xác lập xây dựng tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt với quy mô

180 ha; sắp xếp, tổ chức không gian sinh sống cho khoảng 1.500 - 2.500

dân (trong đó 1.000 - 1.500 dân định cư và khoảng 500 - 1.000 dân quy

đổi từ khách du lịch) vào năm 2030. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đề án

khoảng 943,40 tỷ đồng.M.ĐẠO

8 THỨ HAI 20 - 5 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

QUỐC TẾ

THÔNG BÁO V/v hủy chứng nhận quyền sử dụng đất

Xét đơn xin hủy Giấy CNQSDĐ của bà Âu Thị Kiều Trang;Nay Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm thông

báo hủy Giấy CNQSDĐ đã cấp cho bà Lê Thị Tuyết Mai tại Quyết định số 421/QĐ- UBND ngày 26/9/2000 với các thông tin cụ thể sau:

Chủ sử dụng đất

Tờbảnđồ

Sốthửa

Diệntích

Loại đất (m2)

Địa chỉ

CLN ONT

Bà: Lê Thị Tuyết Mai

33 203 270 270 0Thị trấn

Lộc ThắngTổng cộng - 01 270 270 0Lý do hủy Giấy CNQSDĐ: Theo Bản án số 29/2010/DS-ST

ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Tòa án Nhân dân huyện Bảo Lâm.Mọi thắc mắc, khiếu nại liên quan đến việc hủy Giấy CNQSDĐ

đã cấp nêu trên, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh đến trụ sở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm (Địa chỉ: 05 Nguyễn Tất Thành, Tổ 8, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) để được xem xét giải quyết.

Sau 30 ngày kể từ ngày công khai mà không có thắc mắc khiếu nại, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu UBND huyện xử lý theo luật định.

THÔNG BÁO V/v mất quyết định chuyển mục đích sử dụng đất

Công ty Cổ phần Du lịch sinh thái Lạc Nam.Địa chỉ Lô V.1 Hồ Tuyền Lâm, Phường 4, TP Đà Lạt,

Lâm Đồng.Trong quá trình làm việc công ty đã làm thất lạc Quyết

định 1257/QĐ-UBND ngày 8/6/2010 và Quyết định 1022/QĐ-UBND ngày 19/5/2016.

Nay công ty xin thông báo mất hai quyết định trên. Giám đốc Trần Trọng Nhân

THÔNG BÁOSở Giao thông vận tải Lâm Đồng có nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên

dùng nhưng do chủ phương tiện không có đầy đủ hồ sơ gốc của các phương tiện theo danh sách dưới đây:

1. Công ty TNHH Hồ Hưng Thịnh địa chỉ: TDP6B - TT Đạ Tẻh - Đạ Tẻh - Lâm Đồng:

Loại xe Nhãn hiệu Số máy Số khung Màu sơn

Máy đào bánh xích Sumitomo S260F 4D31-768111 265F2-6315 Vàng

Máy ủi bánh xích Komatsu D31-16 4D1052-10972 D3119-26563 Vàng

Vậy, Sở Giao thông vận tải thông báo sau 7 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, nếu các xe máy chuyên dùng trên không có tranh chấp, Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành đăng ký cấp biển số cho các xe máy chuyên dùng trên.

Theo kênh truyền hình Nile TV, Chính phủ Ai Cập ngày 15/5 đã tổ chức lễ thông xe cầu Rod al-Farag Axis, cầu treo rộng nhất trên thế giới, với sự tham dự của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi và nhiều

Ai Cập khánh thành cây cầu treo rộng nhất thế giới bắc qua sông Nile

quan chức cấp cao khác.Giám đốc Kỷ lục thế giới Guinness

tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Talal Omar cho biết Rod al-Farag Axis sẽ được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness là cầu treo rộng nhất thế

Cầu Rod al-Farag Axis. (Nguồn: egyptindependent.com)

giới với chiều rộng 64,7 m.Với chiều dài 16,7 km, cầu Rod

al-Farag Axis bắc qua sông Nile và gồm năm nhịp nối các khu vực phía Bắc và Đông Cairo với phía Tây Cairo.

Dự án xây dựng cây cầu nói trên do Cơ quan xây dựng thuộc Lực lượng vũ trang phối hợp (AFEA) với một số công ty trong nước thực hiện.

Giới chức Ai Cập cho biết đại dự án tại Ai Cập đã được hoàn tất trong hai năm với sự tham gia của khoảng 4.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân.

Theo Chủ tịch AFEA, ông Ihab Alphar, kinh phí dự án lên tới 170 tỷ bảng Ai Cập (9,94 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu dự án được triển khai tại thời điểm này, kinh phí sẽ rơi vào khoảng 23 tỷ USD do giá trị của đồng nội tệ dao động.

Theo TTXVN

Động đất mạnh tại khu vực Trung MỹMột trận động đất mạnh với

cường độ 5,7 đã xảy ra ngày 16/5 ở khu vực Trung Mỹ, khiến nhiều tòa nhà ở El Salvador và Nicaragua bị rung lắc.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 70 km, ngoài khơi Nicaragua, cách thành phố Jiquilillo

của nước này 39 km về phía Tây - Tây Nam, cách thành phố La Union của El Salvador 77 km về phía Nam. Toàn bộ các cơ quan chính phủ ở thủ đô San Salvador của El Salvador và Managua của Nicaragua đã phải sơ tán. Ít nhất một dư chấn mạnh đã xảy ra sau trận động đất.

Theo giới chức El Salvador, không

có thiệt hại lớn xảy ra trong vụ động đất này. Trong khi đó, Phó Tổng thống Nicargua Rosario Murillo cho biết một dư chấn có cường độ 5,1 cũng đã xảy ra 6 phút sau trận động đất, đồng thời đề nghị người dân bình tĩnh.

Hiện chưa có thông báo về thương vong trong trận động đất.

Theo TTXVN

... cho các trường học vùng sâu, vùng xa với kinh phí gần 330 triệu đồng; tặng 20 ghế nghỉ chân cho du khách lắp đặt trên đường phố Đà Lạt trị giá 50 triệu đồng…

Các cấp Hội CTĐ, đặc biệt là khối trường học đã vận động trao 825 suất học bổng cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên với số tiền 440 triệu đồng. Hội xây dựng các mô hình nhân đạo gắn với cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh và nông thôn mới như: Quỹ từ thiện nhân đạo, hộp tiền tình thương, thùng tiền nhân đạo, nuôi heo đất, vận động sổ vàng; tổ chức trồng cây xanh, dọn vệ sinh trên các trục đường thành phố, công viên; vận động xây dựng và trao tặng 20 sân xi măng cho xã Tà Nung.

Hội CTĐ TP Đà Lạt còn làm tốt công tác vận động hiến máu tình nguyện (HMTN), mỗi năm tổ chức 2 đợt HMTN định kỳ và nhiều đợt kêu gọi HMTN đột xuất phục vụ khẩn cấp cho hoạt động cấp cứu, điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện

Đa khoa tỉnh. Qua nửa nhiệm kỳ, Hội CTĐ TP Đà Lạt đã vận động người tình nguyện hiến được 3.133 đơn vị máu. Từ đầu năm 2019, Hội CTĐ Đà Lạt tổ chức điểm HMTN cố định đặt tại Hội CTĐ tỉnh, vào ngày 14 hàng tháng, mỗi đợt tiếp nhận 60-80 đơn vị máu phục vụ thường xuyên cho hoạt động lưu trữ máu, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân.

Mạng lưới chăm sóc sức khỏe của Hội CTĐ TP Đà Lạt, đặc biệt trong trường học và cơ sở đã thực hiện sơ cấp cứu hàng ngàn trường hợp, chuyển viện 763 trường hợp cấp cứu, tai nạn thương tích. Hội vận động 11 đoàn khám bệnh từ thiện, cấp phát thuốc miễn phí cho 4.178 lượt người nghèo, người cao tuổi, trẻ em với số tiền thuốc đã cấp trị giá 711 triệu đồng. Hội đã vận động tài trợ khám, mổ mắt thay thủy tinh thể nhân tạo bằng kỹ thuật cao cho 10 người; khám bệnh tim cho gần 100 bệnh nhân; cấp thẻ BHYT cho hơn 1.000 người có hoàn cảnh khó khăn. AN NHIÊN

Hội Chữ thập đỏ Đà Lạt... TIẾP TRANG 5

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam thông báo mất hồ sơ, tài liệu thuộc quyền sở hữu của công ty như sau:

Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm số: - 170009480271001 - 170009480378001 - 170009480057001 - 170009480164001 - 170009479843001 - 170009479950001 - 170009476389001 - 170009476496001 - 170009467127001 - 170003575452001Quý vị tìm được hoặc đang lưu giữ hay sử dụng, xin vui lòng hoàn trả hoặc liên lạc với chúng tôi

qua đường dây nóng số: (028) 3 827 8123 hoặc gửi thư theo địa chỉ:Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt NamLầu 21, Tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP HCMKể từ ngày ra thông báo, các hồ sơ, tài liệu nêu trên sẽ không còn giá trị sử dụng. Xin cám ơn.

THÔNG BÁO(Về việc mất hồ sơ, tài liệu)