67
ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA 1975 - 2015 BỘ NGOẠI GIAO ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA 1975 - 2015

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA1975 - 2015

BỘ NGOẠI GIAOỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚ

I QUỐ

C G

IA 1975 - 2015

Page 2: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Page 3: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA6/10/1975 - 6/10/2015

Page 4: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

“… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

(Tuyên ngôn độc lập, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 2/9/1945);

“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”

(Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013);

“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ đi được. Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần… Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”

(vua Lê Thánh Tông (1442-1497) nói năm 1473);

2

Page 5: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

3

BẢNG VÀNG DANH DỰ CỦAỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Huân chươngĐộc lập Hạng nhất(1995)

Huân chương Hồ Chí Minh (2015)

Huân chươngLao động Hạng nhì(2000)

Huân chươngLao động Hạng ba(2003)

Huân chươngLao động Hạng nhất(2005)

Danh hiệuAnh hùng Lao động(2010)

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008)

Page 6: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

4

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày 6/10/2015, Ủy ban Biên giới quốc gia kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (6/10/1975 - 6/10/2015). 40 năm qua, từ một Ban bán chuyên trách - Ban

Biên giới của Hội đồng Chính phủ, hiện nay Ủy ban Biên giới quốc gia là cơ quan cấp Tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia với cơ cấu bộ máy bao gồm các đơn vị chuyên môn là: Vụ Biên giới Việt - Trung; Vụ Biên giới phía Tây; Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu; Vụ Biển; Bộ phận Thường trực Ban Nghiên cứu chính sách Biển và Văn phòng. Ủy ban còn là bộ phận thường trực Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền. Từ một nhóm chuyên gia được tập trung từ nhiều cơ quan và lực lượng khác nhau với vốn kiến thức hạn chế và phải nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mới mẻ, phức tạp, ngày nay Ủy ban Biên giới quốc gia đã có một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về các lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Trong suốt 40 năm qua, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Ủy ban Biên giới quốc gia đã tích cực triển khai công tác trên các tuyến biên giới đất liền cũng như trên biển, trên không, thúc đẩy đàm phán, giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý vấn đề trên biển. Công tác biên giới lãnh thổ đã đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể là chúng ta đã ký kết nhiều văn kiện lịch sử về biên giới lãnh thổ, biển đảo như các Hiệp ước, Hiệp định biên giới đất liền với Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc; Hiệp định phân định biển với Thái Lan, Hiệp định Vùng nước lịch sử với Căm-pu-chia, Hiệp định phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia, Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, Vùng thông báo bay (FIR Hồ Chí Minh) trên Biển Đông; Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển với Trung Quốc và các thoả thuận hợp tác khác. Chúng ta đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, hoàn thành công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên thực địa, đã và đang tích cực triển khai công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Căm-pu-chia.

Ủy ban Biên giới quốc gia thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các tuyến biên giới, triển khai thực hiện các Điều ước quốc tế, Thỏa thuận về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Thúc đẩy các diễn đàn đàm phán với Trung Quốc về phân định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; về hợp tác cùng phát triển trên biển; về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy

Page 7: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

5

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

cảm trên biển; triển khai đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với In-đô-nê-xia; tích cực triển khai đàm phán Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân với Trung Quốc; thúc đẩy đàm phán Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào và Hiệp định (mới) về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào; tích cực triển khai công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Căm-pu-chia. Đồng thời, Ủy ban theo dõi sát sao tình hình trên các tuyến biên giới đất, biển, trời, kịp thời đề xuất, tham mưu các biện pháp xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan biên giới, lãnh thổ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia, góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Có được những kết quả công tác nêu trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự hợp tác giúp đỡ của các Bộ, ngành, các đoàn thể ở Trung ương, của chính quyền và nhân dân các tỉnh, huyện, xã dọc biên giới và ven biển và đặc biệt là sự cố gắng của cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý biên giới trong cả nước, của cán bộ, công chức trong toàn cơ quan.

Vì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp biên giới lãnh thổ, Ủy ban Biên giới quốc gia đã vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: Huân chương Độc lập Hạng Nhất (1995), Huân chương Lao động Hạng Nhì (2000), Huân chương Lao động Hạng Ba (2003), Huân chương Lao động Hạng Nhất (2005), Cờ thi đua của Chính phủ (2006), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008). Ủy ban cũng vô cùng tự hào khi được đón nhận Huân chương Hữu nghị do Đảng và Nhà nước Lào trao tặng năm 1988 và năm 2008. Nhiều cán bộ của Ủy ban được tặng thưởng Huân chương Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới. Đặc biệt ngày 13/8/2010, Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và ngày 30/7/2015, Chủ tịch nước ký Quyết định tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Ủy ban Biên giới quốc gia. Đây là những phần thưởng thể hiện sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước về những thành tích của Ủy ban Biên giới quốc gia trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Page 8: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

6

THƯ CHÚC MỪNGcủa Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Ủy ban Biên giới quốc giaHà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2015

Các đồng chí cán bộ, công chức Ủy ban Biên giới quốc gia thân mến,

Nhân dịp tròn 40 năm ngày thành lập Ủy ban Biên giới quốc gia, tiền thân là Ban Biên giới của Chính phủ (06/10/1975 - 06/10/2015), tôi xin gửi tới toàn thể các thế hệ cán bộ, công chức Ủy ban Biên giới quốc gia lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.

40 năm qua, các thế hệ cán bộ, công chức Ủy ban Biên giới quốc gia, vượt qua bao khó khăn, gian khổ, nỗ lực không ngừng, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” và lời căn dặn của các bậc tiền nhân về giữ vững từng tấc đất của Tổ quốc, đã làm tốt vai trò chủ đạo trong công tác hoạch định, đấu tranh và bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong công tác đối ngoại, làm tốt công tác biên giới lãnh thổ cũng chính là triển khai thành công chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, với hàng chục Hiệp ước, Hiệp định về biên giới lãnh thổ được ký kết với các nước láng giềng và các nước có chung vùng biển, chúng ta đã tạo dựng được một hệ thống đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không có giá trị pháp lý quốc tế cao, được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Những thành tựu này không chỉ là cơ sở quan trọng để chúng ta thực thi và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc mà còn là tiền đề để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng có chung đường biên giới. Nhân dịp này, tôi xin biểu dương những thành tích nổi bật của Ủy ban Biên giới quốc gia trong thời gian qua và chia sẻ những khó khăn, thách thức mà các đồng chí phải đối diện.

Những khó khăn, phức tạp, thách thức khôn lường của công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia trong tình hình mới, đặc biệt ở khu vực Biển Đông, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức của Ủy ban Biên giới quốc gia hơn lúc nào hết phải bản lĩnh, kiên định, tuyệt đối trung thành và hết lòng phụng sự Đảng, Nhà nước và nhân dân, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

Nhìn lại chặng đường đã qua và những thành tích đạt được, tôi tin tưởng rằng Ủy ban Biên giới quốc gia sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành tích hơn nữa trong sự nghiệp vẻ vang bảo vệ vững chắc biên giới, lãnh thổ quốc gia.

Xin chúc các đồng chí và gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Thân ái,

Phạm Bình Minh

Page 9: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

7

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Vụ Biêngiới

Việt -Trung

Vụ Biêngiới

phía Tây

Vụ Biển Vụ Tuyên truyền,

Thông tinvà Tư liệu

Bộ phậnThườngtrực BanNghiên

cứuChính

sách Biển

Văn phòng

THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO,

CHỦ NHIỆM ỦY BAN

Ủy viên Ủy ban Chỉ đạo Nhànước về Biển Đông - Hải đảo.

Ủy viên Thường trực Ban Chỉđạo Nhà nước về PGCM biêngiới trên đất liền.PHÓ CHỦ NHIỆM

Page 10: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

8

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Theo Quyết định số 108/2008/QĐ-TTg ngày 08/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Biên giới quốc gia gồm:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án quan trọng khác về biên giới, lãnh thổ quốc gia để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền.

3. Giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia sau khi được phê duyệt.

4. Nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, kiểm tra tình hình quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia, vùng trời, các vùng biển, các hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam; dự báo và đề xuất chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý thích hợp.

5. Nghiên cứu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định biên giới quốc gia, các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; xác định phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với vùng trời, các vùng biển, các hải đảo, thềm lục địa và đáy đại dương.

6. Nghiên cứu, đề xuất chủ trương ký kết, phê chuẩn và tham gia tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ.

7. Chủ trì đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ với các nước liên quan theo sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

8. Chủ trì soạn thảo các phương án hoạch định biên giới quốc gia, xác định ranh giới vùng trời, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam với các nước láng giềng liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

9. Giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc phân giới cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng.

10. Chủ trì soạn thảo quy chế biên giới với các nước láng giềng và tổ chức hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện quy chế biên giới đã được ký kết.

Page 11: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

9

11. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành, địa phương) liên quan thực hiện kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý tranh chấp ở các khu vực biên giới trên đất liền, vùng trời, trên các vùng biển, các hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam.

12. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng, thực hiện các đề án, dự án về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến biên giới, lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia theo quy định của pháp luật.

14. Xử lý hoặc hướng dẫn xử lý theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đối với các vấn đề phát sinh trong các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, các hải đảo, thềm lục địa và đáy đại dương.

15. Thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia theo quy định của pháp luật.

16. Thẩm định các bản đồ và ấn phẩm có liên quan đến đường biên giới quốc gia, các vùng biển, các hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam trước khi xuất bản, phát hành.

17. Được yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến biên giới, biển, đảo báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình quản lý biên giới, vùng trời, các vùng biển, các hải đảo và thềm lục địa; cung cấp những tài liệu cần thiết để tổng hợp, báo cáo hoặc giải quyết theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

18. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác biên giới tại các Bộ, ngành, địa phương.

19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Ngoại giao.

20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và các hải đảo, Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Page 12: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

10

CHỦ NHIỆM ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUA CÁC THỜI KỲ

Page 13: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

11

nay

Page 14: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

nay

12

PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUA CÁC THỜI KỲ

Page 15: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

nay

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

13

Page 16: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

14

40 NĂMỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Đ/c Hồ Xuân SơnỦy viên TW Đảng, Thứ trưởng, Chủ nhiệmỦy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao

Việt Nam là quốc gia có biên giới trên đất liền giáp với ba nước là Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia và là quốc gia nằm trong khu vực Biển Đông cùng với 8

quốc gia gồm: Trung Quốc, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xinh-ga-po, Thái Lan, Căm-pu-chia và vùng lãnh thổ Đài Loan. Công tác biên giới lãnh thổ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao qua từng thời kỳ lịch sử hình thành và phát triển Ủy ban Biên giới quốc gia. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Ủy ban Biên giới quốc gia, chúng ta hãy cùng ôn lại chặng đường xây dựng, trưởng thành và những thành tích nổi bật của Ủy ban.

I. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 20/2/1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết thành lập Ban Biên giới để giúp Trung ương Đảng theo dõi, chỉ đạo công tác biên giới, nghiên cứu và kiến nghị những chính sách, biện pháp cụ thể giải quyết vấn đề biên giới.

Ngày 6/10/1975, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/CP thành lập Ban Biên giới của Hội đồng Chính phủ, tiền thân của Ban Biên giới của Chính phủ và nay là Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao. Ngày 06/10 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập Ủy ban Biên giới quốc gia.

Qua 18 năm hoạt động, xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu công tác, ngày 08/05/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 21/CP quy định Ban Biên giới của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ và là cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Từ ngày 17/10/2001, Ban Biên giới của Chính phủ chuyển về trực thuộc Bộ Ngoại giao (tương đương đơn vị cấp Tổng cục) theo Quyết định số 157/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ Quyết định số 108/2008/QĐ-TTg ngày 08/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia, Ủy ban “là cơ quan cấp Tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia”.

Page 17: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

15

Hiện nay Ủy ban có gần 100 cán bộ công chức và nhân viên, do 01 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Chủ nhiệm với 06 đơn vị trực thuộc, gồm: Vụ Biên giới Việt – Trung; Vụ Biên giới phía Tây; Vụ Biển; Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu; Văn phòng; Bộ phận Thường trực Ban Nghiên cứu Chính sách Biển.

II. Thành tích đạt được qua 40 năm xây dựng và trưởng thành

Kể từ khi được thành lập, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự hợp tác giúp đỡ của các Bộ, ngành liên quan và các địa phương biên giới và ven biển cũng như sự phấn đấu bền bỉ của tập thể cán bộ, công chức cơ quan, Ủy ban Biên giới quốc gia đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia, cụ thể như sau:

1. Đàm phán phân định, triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa xác định đường biên giới rõ ràng và giải quyết ổn thỏa các sự việc phát sinh trên tuyến biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.

Từ năm 1974, Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu triển khai đàm phán về biên giới trên bộ với mục tiêu xác lập một đường biên giới rõ ràng giữa hai nước. Qua 03 lần đàm phán trong giai đoạn 1974 -1979, hai bên không đạt được kết quả do có lập trường, quan điểm khác xa nhau. Sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, đàm phán về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc đi vào thực chất. Ngày 30/12/1999, hai bên đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền, đặt một mốc son lịch sử trong quan hệ giữa hai nước và là kết quả đấu tranh kiên trì cả trên thực địa và trên bàn đàm phán của ta. Với Hiệp ước này, hai bên đã giải quyết xong trên văn bản những bất đồng về biên giới và là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định đường biên giới trên thực địa.

Căn cứ Hiệp ước đã được ký kết, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành triển khai công tác phân giới cắm mốc nhằm chuyển đường biên giới từ lời văn trong Hiệp ước và bản đồ ra thực địa. Đây là công việc có tính chất đặc thù, phức tạp, khó khăn và vô cùng gian khổ. Để thực hiện công việc này, hai bên đã phải tiến hành hàng trăm vòng đàm phán các cấp, tổ chức hàng trăm đợt khảo sát đơn phương và song phương trên thực địa. Qua 9 năm triển khai, ngày 31/12/2008, hai bên đã tuyên bố hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và tổ chức Lễ mừng công tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan vào ngày 23/02/2009. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc đã chính thức được hình thành và được đánh dấu bởi hệ thống mốc quốc giới hiện đại, khoảng cách giữa các mốc tương đối dày với 1971 cột mốc trên 1450 km đường biên giới. Trong quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa có 03 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và 17 đồng chí bị thương do vướng bom, mìn, bị sét đánh khi đang thi hành nhiệm vụ.

Ngày 18/11/2009, ta và Trung Quốc đã ký 03 văn kiện: Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền (chính thức có hiệu lực ngày 14/7/2010) kết thúc toàn bộ quá trình đàm phán, xây dựng đường biên giới giữa hai nước. Kể từ năm 2010 đến nay, Ủy ban đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương các tỉnh biên giới phía Bắc cùng phía Trung Quốc tiến hành quản lý tốt đường biên giới theo văn kiện mới, thường xuyên giáo dục nhân dân tuân thủ chấp hành quy định về quản lý và bảo vệ đường biên, giải quyết tốt các sự vụ xảy ra trên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế khu vực hai bên biên giới, góp phần giữ vững an ninh, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Page 18: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

16

Hiện ta và Trung Quốc đã cơ bản thống nhất toàn bộ nội dung dự thảo Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân, Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và chuẩn bị Lễ ký hai Hiệp định vào cuối năm 2015 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho việc phát triển kinh tế khu vực hai bên biên giới.

2. Hoàn thành việc xác định đường biên giới, tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quản lý biên giới và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực biên giới giữa hai nước

Với chiều dài trên 2340 km, đường biên giới Việt Nam – Lào là đường biên giới trên đất liền dài nhất của Việt Nam với một quốc gia láng giềng. Vấn đề biên giới lãnh thổ đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm ngay sau khi Việt Nam thống nhất và Cách mạng Lào giành thắng lợi. Ngày 18/7/1977, hai bên đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phân giới cắm mốc. Từ năm 1978 hai bên phối hợp thực hiện phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới, đến năm 1987 đã cơ bản hoàn thành phân giới toàn bộ đường biên giới hai nước trên thực địa và cắm được 214 cột mốc tại 199 vị trí mốc. Trong giai đoạn này, đã có 11 cán bộ chiến sỹ hy sinh ở thực địa do bị lũ quét và sạt lở núi.

Từ năm 1995, Việt Nam và Lào thống nhất phối hợp triển khai thực hiện các hạng mục công việc nhằm hoàn thiện chất lượng đường biên giới giữa hai nước và đạt được những kết quả quan trọng sau: 1) Từ năm 1995 – 2004, hai bên phối hợp thực hiện và hoàn thành Dự án thành lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam – Lào tỷ lệ 1/50.000, làm cơ sở pháp lý – kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và hợp tác phát triển trong khu vực biên giới hai nước; 2) Trong quá trình thực hiện Dự án thành lập bộ bản đồ biên giới, hai bên đã giải quyết xong 18 khu vực còn tồn đọng trong giai đoạn phân giới cắm mốc 1978 – 1987 là những khu vực còn nhiều bom mìn, địa hình hiểm trở; 3) Giải quyết xong vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường biên giới hai nước: ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc ngày 10/10/2006, ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia ngày 26/8/2008; 4) Đặc biệt, từ năm 2008 hai bên phối hợp thực hiện Kế hoạch Tổng thể tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào. Đến nay, hai bên đã xây dựng được 834 cột mốc tại 792 vị trí mốc và 168 cọc dấu tại 113 vị trí, chính thức hoàn thành toàn bộ công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên thực địa với tổng số 1002 công trình mốc giới chính quy, hiện đại trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Việc hoàn thành công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới đã đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác biên giới lãnh thổ giữa hai nước, là cơ sở để hai bên tiến hành đàm phán, ký kết hai văn kiện pháp lý quan trọng: Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam – Lào và Hiệp định (mới) về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015.

Căn cứ Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam – Lào năm 1990 (bổ sung, sửa đổi năm 1997), từ năm 1991 đến nay, hàng năm hai bên đã luân phiên tổ chức Cuộc

Page 19: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

17

họp thường niên giữa hai đoàn đại biểu biên giới Việt Nam – Lào nhằm kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện Quy chế biên giới trong năm, đề ra chương trình công tác năm tới và trao đổi, thống nhất giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan trong khu vực biên giới hai nước. Đồng thời, từ cuối năm 2013 đến nay, hai bên đã hoàn thành công tác chuẩn bị và bắt đầu triển khai các nội dung cụ thể thực hiện Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào góp phần duy trì sự ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực biên giới giữa hai nước, tăng cường, củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.

3. Tích cực thúc đẩy đàm phán, triển khai phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Căm-pu-chia

Ta đã tích cực tham gia xây dựng phương án và đàm phán giải quyết vấn đề biên giới với Căm-pu-chia để đi đến ký kết Hiệp định về Vùng nước lịch sử (7/7/1982), Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới (20/7/1983), Hiệp định về Quy chế biên giới (20/7/1983), Hiệp ước về Hoạch định biên giới (27/12/1985). Thực hiện Hiệp ước năm 1985, từ năm 1986 đến năm 1988, hai bên phân giới được trên 200 km đường biên giới và xây dựng được 72 cột mốc trên thực địa. Đến đầu năm 1989, công việc phân giới cắm mốc tạm dừng theo đề nghị của phía Căm-pu-chia. Sau nhiều năm kiên trì đàm phán, ngày 10/10/2005, ta đã ký với Căm-pu-chia Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985. Việc ký kết và thực hiện Hiệp ước bổ sung 2005 có ý nghĩa to lớn: Khẳng định giá trị của Hiệp ước 1985, đẩy lùi một bước âm mưu của các phe phái phản động đòi xoá bỏ các Hiệp ước, Hiệp định ký giữa hai nước trong những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là bước đột phá quan trọng, khởi động lại tiến trình phân giới cắm mốc trên thực địa góp phần giữ vững an ninh chính trị, củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển giữa hai nước.

Thực hiện Hiệp ước bổ sung năm 2005, sau khi khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị, từ cuối năm 2006, công tác phân giới cắm mốc chính thức được triển khai đồng loạt trên toàn tuyến.

Với mục đích giữ nguyên hiện trạng quản lý, không làm xáo trộn và tạo thuận lợi cho việc sinh sống, định canh, định cư của cư dân dọc biên giới, ngày 23/4/2011, đại diện Chính phủ hai nước đã ký Bản ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng. Đây là cơ sở quan trọng để hai bên đàm phán và hoàn thành giải quyết nhiều đoạn biên giới tại 06 cặp tỉnh biên giới giữa hai nước.

Đến nay, hai bên đã hoàn thành được khoảng hơn 80% khối lượng công việc phân giới cắm mốc trên thực địa (xây dựng được 307/371 cột mốc, phân giới được 919/1.137 km đường biên giới), trong đó đã cắm được mốc giới ở hầu hết các điểm quan trọng trên biên giới như nơi có cửa khẩu, nơi có đường giao thông cắt qua biên giới, nơi có dân cư tập trung sinh sống và canh tác, đặc biệt là đã cắm được cột mốc

Page 20: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

18

ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia và mốc số 314 là mốc ở vị trí cuối cùng của đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Căm-pu-chia.

Về quản lý biên giới, hai bên phối hợp triển khai Hiệp định về quy chế biên giới năm 1983 và Thông cáo báo chí ngày 17/1/1995, kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc xảy ra trong khu vực biên giới.

4. Tích cực đàm phán giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, phân định biển và vùng trời giữa Việt Nam với các nước láng giềng – kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, thềm lục địa, vùng trời Việt Nam

Xác định rõ tầm quan trọng của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ủy ban Biên giới quốc gia đã chủ trì đàm phán và ký kết Hiệp ước về Vùng nước lịch sử với Căm-pu-chia năm 1982, Thỏa thuận về khai thác vùng chồng lấn với Ma-lai-xia năm 1992, Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, Hiệp định phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia năm 2003... và hiện đang tiếp tục đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, phân định biển với Căm-pu-chia, phân định vùng đặc quyền kinh tế với In-đô-nê-xia, hợp tác khai thác chung dầu khí ở vùng chồng lấn thềm lục địa của Việt Nam - Thái Lan - Ma-lai-xia và Việt Nam – Ma-lai-xia.

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Ủy ban Biên giới quốc gia đã chủ động xây dựng Đề án, tham mưu cho Lãnh đạo các cấp, kiên trì lập trường đi đến ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc (10/2011).

Bên cạnh đó, Ủy ban Biên giới cũng đã cùng các Bộ, ngành hữu quan chuẩn bị phương án và đàm phán giành lại được 2/3 vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh, bao gồm phần lớn vùng trời trên Biển Đông và đã nghiên cứu, đề xuất việc vận dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đối với việc nước ngoài đặt cáp ngầm trên vùng thềm lục địa Việt Nam vừa bảo vệ chủ quyền của ta, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước.

Ủy ban Biên giới đã chủ động tích cực tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biên giới lãnh thổ, nhất là về quản lý vùng biển, thềm lục địa với các cơ sở nghiên cứu nước ngoài, các học giả quốc tế đến từ Pháp, Bỉ, Mỹ, Ca-na-đa, Thụy Điển... để sưu tầm tư liệu, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ về luật pháp quốc tế, tham gia và góp ý cho các ngành đi dự các hội nghị quốc tế có đề cập đến vấn đề biên giới lãnh thổ kết hợp tuyên truyền cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên thế giới.

Đặc biệt, tháng 5/2009, Ủy ban Biên giới đã chủ trì, hoàn thành và đệ trình trước thời hạn Báo cáo chung với Ma-lai-xia và Báo cáo quốc gia về xác định Ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam vượt quá 200 hải lý lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc, được dư luận đánh giá cao.

Page 21: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

19

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến hết sức phức tạp do Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền (đặc biệt là các vụ: cắt cáp tàu, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng biển Việt Nam, mời thầu 09 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, xây dựng cải tạo các đảo đá tại quần đảo Trường Sa,...), Ủy ban Biên giới đã đề xuất các biện pháp ứng phó đúng đắn, đồng bộ và kịp thời, đấu tranh kiên quyết, có lý có tình, vừa bảo vệ được chủ quyền và lợi ích của ta, vừa giữ ổn định quan hệ của ta và các nước liên quan. Đặc biệt là trong vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, Ủy ban Biên giới đã theo dõi sát diễn biến và nghiên cứu kỹ tình hình, kịp thời đề xuất chủ trương và biện pháp kiên trì đấu tranh đồng bộ trên các mặt chính trị, ngoại giao, thực địa, pháp lý, tuyên truyền trong và ngoài nước, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan trước thời hạn khoảng 1 tháng.

Một trong những thành tích nổi bật trong công tác biển, đảo là sau hơn 10 năm chuẩn bị, với vai trò của đơn vị chủ trì, Ủy ban Biên giới quốc gia đã hoàn tất việc soạn thảo và trình ban hành Luật Biển Việt Nam, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII (21/6/2012). Việc ta công bố Luật Biển Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển và hải đảo, đồng thời giúp cộng đồng quốc tế thấy rõ thiện chí và chính sách đúng đắn của ta trên lĩnh vực biển.

Với trách nhiệm là Văn phòng của Cơ quan thường trực Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông – Hải đảo, Ủy ban đã làm tốt chức năng tham mưu giúp Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước triển khai các hoạt động, đặc biệt việc duy trì giao ban hàng tuần giữa các thành viên nhằm nắm chắc tình hình và triển khai đồng bộ các công việc liên quan góp phần không nhỏ trong việc duy trì ổn định an ninh và bảo vệ chủ quyền của ta trên biển.

Về phương diện đa phương, Ủy ban Biên giới quốc gia đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ, kiến nghị đề xuất chủ trương tranh thủ các diễn đàn trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN... phục vụ công tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta, đồng thời kiến nghị các chủ trương đấu tranh, xử lý các vấn đề trên biển có hiệu quả nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như duy trì các hoạt động bình thường của ta trên biển.

5. Làm tốt chức năng tham mưu trong lĩnh vực quản lý biên giới trên đất liền và bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Ủy ban đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương biên giới thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước, cụ thể đã góp phần tích cực vào việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng xác định phạm vi và chế độ pháp lý của vùng trời, các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; đã phối hợp

Page 22: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

20

nghiên cứu, chủ trì báo cáo Lãnh đạo cấp cao về chủ trương xử lý các vấn đề biên giới lãnh thổ, về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng đối với các khu vực biên giới, hải đảo; đề xuất chủ trương giải pháp đối với các đề nghị của Trung Quốc về “gác tranh chấp, cùng khai thác” trên Biển Đông, về giải pháp 5 điểm liên quan đến các công trình sông suối biên giới Việt – Trung, về thỏa thuận 2 điểm của Lãnh đạo cấp cao để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ nảy sinh. Năm 2004, ta và Trung Quốc đã thống nhất về những biện pháp triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, thiết lập cơ chế ngăn chặn và xử lý vấn đề nảy sinh trên biên giới đất liền, trong Vịnh Bắc Bộ và trên biển.

Ủy ban đã nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương tạo cơ chế hợp tác song phương giữa các cấp địa phương có chung biên giới nhằm giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nảy sinh trên các tuyến biên giới với Lào, Căm-pu-chia và Trung Quốc. Đặc biệt thời gian vừa qua, Ủy ban đã tham mưu cho Lãnh đạo các cấp đấu tranh kịp thời với các tình huống trên biển, bảo vệ tốt chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển; đã thực hiện hàng trăm đề tài khoa học các cấp. Qua đó, những kiến thức lý luận đã được vận dụng sáng tạo và đem lại hiệu quả cao trong công tác chuyên môn về lĩnh vực biên giới lãnh thổ.

6. Thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền về biên giới lãnh thổ, nâng cao nhận thức của nhân dân, tránh bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc gây mất lòng tin của nhân dân trong công tác phân định biên giới với các nước láng giềng

Vấn đề biên giới lãnh thổ quốc gia luôn thu hút được sự quan tâm của nhân dân trong và ngoài nước cũng như truyền thông nước ngoài. Nắm chắc nhu cầu thông tin của dư luận, Ủy ban đã chủ động cung cấp thông tin chính thống, cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như kết quả giải quyết vấn đề biên giới đất liền và trên biển. Ủy ban thường xuyên có các bài viết và trả lời phỏng vấn, tham gia các buổi họp báo quốc tế về công tác biên giới lãnh thổ nhằm bác bỏ các thông tin sai trái trên các trang mạng và truyền thông, làm cho nhân dân trong và ngoài nước cũng như bạn bè quốc tế hiểu được chủ trương và lập trường chính nghĩa của Việt Nam.

Ủy ban cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tổ chức hàng trăm buổi nói chuyện chuyên đề cho cán bộ chủ chốt các Bộ, ngành và địa phương về kết quả, ý nghĩa hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, kết quả hoàn thành công tác tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới Việt Nam – Lào trên thực địa, tình hình phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Căm-pu-chia, kịp thời thông tin tình hình và kết quả giải quyết các vấn đề liên quan Biển Đông để các cán bộ hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề và tiếp tục tuyên truyền rộng rãi hơn.

Bên cạnh đó, Ủy ban cũng chủ trì và phối hợp với các cơ quan biên soạn, thẩm định và xuất bản các ẩn phẩm về biên giới lãnh thổ bằng nhiều hình thức như sách, tờ rơi, đĩa DVD bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Có thể kể đến như: sách song ngữ Việt – Anh “Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” và “Đường lưỡi bò - một yêu sách phi lý”, sách “Những vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông”, “Tài liệu định hướng công tác tuyên huấn về biển, đảo”,

Page 23: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

21

đĩa DVD “Hoàng Sa - Trường Sa nơi ghi dấu hồn thiêng đất Việt” (4 tập) bằng 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Trung, Tờ rơi “Biển đảo Việt Nam” bằng 6 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Trung, Nga và Tây Ban Nha...

Đặc biệt, Ủy ban luôn duy trì, cập nhật thông tin lên trang Thông tin điện tử về biên giới lãnh thổ (www.biengioilanhtho.gov.vn) phản ánh một cách trung thực, khách quan, toàn diện về các vấn đề liên quan biên giới, biển, đảo mà dư luận quan tâm, góp phần tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

7. Công tác xây dựng đơn vị

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, từ một Ban có tính chất liên ngành, đến nay Ủy ban Biên giới quốc gia đã vươn lên trở thành cơ quan chuyên trách về công tác biên giới lãnh thổ với cơ cấu tổ chức ổn định, đội ngũ cán bộ cơ bản đáp ứng trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Hiện Ủy ban có đội ngũ chuyên gia, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên viên có kinh nghiệm đầu ngành về lĩnh vực biên giới lãnh thổ. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng ngành, Ủy ban đã triển khai nhiều biện pháp nhằm củng cố tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức... Đội ngũ cán bộ với lập trường tư tưởng vững vàng, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức và chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc, được rèn luyện qua thử thách đã đoàn kết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo nghiên cứu xây dựng các phương án chiến lược giúp Lãnh đạo Bộ tham mưu cho Chính phủ giải quyết các vấn đề biên giới, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, tập thể Lãnh đạo Ủy ban đã dành nhiều thời gian đi kiểm tra, khảo sát thực địa tại khu vực trọng điểm, các điểm nóng để xử lý tại chỗ, đáp ứng kịp thời các kiến nghị của địa phương cũng như để hoàn thiện các phương án đàm phán.

Cán bộ, công chức trong đơn vị thường xuyên học hỏi giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình giải quyết công việc, có ý thức chấp hành tốt kỷ luật về công tác bảo mật, kỷ luật lao động, thực hiện tốt chế độ thỉnh thị báo cáo, chế độ hội họp, bám sát và giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, không đùn đẩy trách nhiệm, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí nhằm xây dựng một đơn vị đoàn kết, vững mạnh; luôn cải tiến có hiệu quả phương thức làm việc, thực hiện cải cách hành chính dựa trên cơ sở nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia kể trên, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng cho Ủy ban nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Độc lập Hạng nhất, Huân chương Lao động các hạng: Hạng nhất, Hạng nhì, Hạng ba. Năm 2010, nhân kỷ niệm 35 năm ngày truyền thống, Ủy ban đã vinh dự đón nhận Danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động. Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, Ủy ban vinh dự đón nhận Danh hiệu Huân chương Hồ Chí Minh.

Page 24: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

22

III. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Thời gian tới, tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, các bên đẩy mạnh yêu sách chủ quyền, quan hệ hợp tác, cạnh tranh về lợi ích giữa các nước lớn tại Biển Đông, vấn đề tiếng nói chung về Biển Đông của ASEAN đặt ra nhiều thách thức mới, khó khăn hơn, gay cấn hơn cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Kiên trì chính sách giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Ủy ban sẽ tiếp tục chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành đàm phán với phía Trung Quốc trong khuôn khổ Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế với In-đô-nê-xia, phân định thềm lục địa chồng lấn Việt Nam – Ma-lai-xia – Thái Lan; phân định các vùng biển Việt Nam – Căm-pu-chia. Mặt khác, phối hợp với các đơn vị liên quan thúc đẩy các nước ASEAN và các nước khác lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa phản đối các hoạt động làm phức tạp tình hình Biển Đông tại các diễn đàn khu vực như ASEAN, ASEAN + 1, ASEAN + 3, ARF, EAS ... Đồng thời, Ủy ban sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình Biển Đông, kịp thời tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo các cấp biện pháp xử lý; xây dựng bộ hồ sơ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, đồng thời duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng.

Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Căm-pu-chia, mặc dù khối lượng công việc còn lại trên thực địa không nhiều nhưng đều là các khu vực khó giải quyết, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và chính quyền địa phương hai bên biên giới (ruộng canh tác, công trình thủy lợi, an ninh quốc phòng...), hai bên cần tích cực trao đổi, sớm thống nhất phương án giải quyết các khu vực tồn đọng; hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa; hoàn thiện việc lập, kiểm tra và nghiệm thu các hồ sơ pháp lý về phân giới cắm mốc. Bên cạnh đó cần duy trì tốt việc hợp tác, phát triển hai bên biên giới, duy trì quản lý ổn định khu vực biên giới, đặc biệt trong tình hình mới hiện nay. Ủy ban chủ động tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương nghiên cứu, dự báo tình hình và kịp thời đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề biên giới, lãnh thổ với Căm-pu-chia.

Trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, ngay sau khi ký kết Nghị định thư về đường biên mốc giới, Hiệp định về quy chế biên giới và cửa khẩu biên giới (dự kiến cuối năm 2015), hai bên sẽ phải bắt tay ngay vào việc triển khai công tác quản lý biên giới theo các văn kiện mới đã được ký kết (như thành lập cơ chế quản lý, xây dựng quy chế phối hợp,...). Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền các văn kiện mới

Page 25: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

23

nhằm duy trì quản lý tốt đường biên, mốc giới, xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh trên biên giới.

Đồng thời, Ủy ban sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương cũng như phía Lào triển khai Lễ bàn giao sản phẩm ghi nhận thành quả thực hiện Kế hoạch tổng thể. Công tác triển khai đồng bộ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung Thỏa thuận di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới với mục tiêu góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực vùng biên giới giữa hai nước.

Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Ủy ban sẽ phối hợp tốt với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục duy trì quản lý đường biên giới. Ngay sau khi Hiệp định bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân được ký kết (dự kiến cuối năm 2015), Ủy ban sẽ là đơn vị chủ trì cùng các Bộ, ngành và hai tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh xây dựng kế hoạch thực hiện cùng phía Trung Quốc triển khai có hiệu quả hai Hiệp định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cư dân khu vực hai bên biên giới.

Bên cạnh đó, Ủy ban cũng sẽ chú trọng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về tình hình biên giới đất liền, công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo một cách thiết thực, đầy đủ về nội dung, đa dạng về hình thức, để nhân dân trong và ngoài nước cũng như bạn bè quốc tế hiểu đúng chủ trương, chính sách, quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng giềng, nhất là trong vấn đề Biển Đông và phân giới cắm mốc biên giới đất liền với Căm-pu-chia, góp phần tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Trải qua chặng đường 40 năm xây dựng và trưởng thành của Ủy ban Biên giới quốc gia, công tác biên giới lãnh thổ đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Xác định công tác biên giới lãnh thổ là nhạy cảm và khó khăn, trước bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ còn hết sức nặng nề, toàn thể cán bộ công chức Ủy ban sẽ quyết tâm phấn đấu hơn nữa, phát huy những thành tích đạt được, khắc phục mọi khó khăn, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài Bộ, các địa phương liên quan để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên đất liền, trên biển, vùng trời và thềm lục địa của Tổ quốc. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, mỗi cán bộ công chức Ủy ban Biên giới quốc gia nguyện thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” và tích cực học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức của Người./.

Page 26: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

24

Là quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, đường biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Quá

trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta gắn liền với cuộc đấu tranh gìn giữ biên cương của tổ quốc qua nhiều thế hệ. Từ năm 1975, sau khi đất nước được thống nhất, non sông thu về một mối, chúng ta tiếp tục công việc đàm phán, ký kết các hiệp định về biên giới với các nước láng giềng nhằm xác định rõ ràng đường biên giới trong thời kỳ mới, trong tư cách quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo điều kiện phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, góp phần duy trì môi trường quốc tế hoà bình, ổn định để xây dựng đất nước.

Trong vòng 40 năm qua, nhà nước Việt Nam đã tích cực tiến hành đàm phán, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền thông qua thương lượng và đàm phán hoà bình và đã ký kết được các hiệp định về biên giới với các nước láng giềng, xác lập được đường biên giới quốc gia phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Nếu như công việc phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Căm-pu-chia được tiến hành suôn sẻ theo kế hoạch đã đề ra, thì đến nay đất nước ta đã có một đường biên giới quốc gia trên đất liền khép kín từ ở vị trí địa đầu cửa sông Bắc Luân (tỉnh Quảng Ninh) đến vị trí cuối cùng ở vị trí bờ biển tỉnh Kiên Giang. Chúng ta đã biết, hiện nay tiến trình phân giới cắm mốc biên giới đang gặp nhiều trở ngại, tình hình biên giới giữa Việt Nam và Căm-pu-chia đang bị các đảng phái đối lập ở Căm-pu-chia lợi dụng để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng những thủ đoạn rất nham hiểm: (i) Thông tin sai về bản đồ Bon thể hiện đường biên giới do Pháp sản xuất trước năm 1954 mà giữa Việt Nam và Căm-pu-chia đã thỏa thuận dùng làm căn cứ pháp lý để tiến hành giải quyết vấn đề hoạch định biên giới và tiến hành phân giới cắm mốc; (ii) Khơi dậy quan điểm mơ hồ về cái gọi là “chủ quyền lịch sử”; (iii) Đòi sửa đổi Điều 2 Hiến pháp Căm-pu-chia…

Đ/c Trần Công TrụcNguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC PHÂN GIỚICẮM MỐC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CĂM-PU-CHIA

Page 27: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

25

Các đảng phái chính trị đối lập đã mở chiến dịch tuyên truyền rùm beng trong nước và quốc tế xoay quanh những vấn đề nêu trên để mê hoặc, lừa bịp, gây hoang mang trong dân chúng và dư luận quốc tế rằng Việt Nam đã đàm phán bất bình đẳng, gây sức ép, lấn đất Căm-pu-chia…

Trước tình hình đó, chúng ta nên làm gì?

1. Trước hết, cần tăng cường công tác truyền thông một cách rộng rãi, công khai, minh bạch về quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước trong thời gian qua để dư luận nhìn nhận sự thật khách quan khoa học, công tâm, bình đẳng về kết quả mà hai nước đã đạt được cho đến nay.

2. Thống nhất việc chấp hành quy chế bảo vệ, quản lý biên giới, mốc giới trong khi việc phân giới cắm mốc chưa hoàn thành:

Căn cứ vào thủ tục pháp lý có liên quan đến quá trình giải quyết phân định biên giới trên đất liền, kết quả nói trên vẫn chưa đầy đủ cơ sở pháp lý để Việt Nam và Campuchia tiến hành quản lý biên giới theo đường biên giới và mốc giới mới. Trong tình hình đó, việc quản lý và xử lý các tranh chấp biên giới hiện nay giữa hai bên phải được giải quyết trên cơ sở nào?

Đó là câu hỏi cần được giải đáp một cách kịp thời và hợp lý nhất, nếu không muốn để các thế lực chống đối tiếp tục lợi dụng, kiếm cớ để kích động dư luận nhằm phá hoại thành quả giải quyết biên giới giữa hai bên, gây nên tình trạng bất ổn chính trị, xã hội. Trong tình hình phức tạp hiện nay, trước hết, hai bên cần thống nhất cách hiểu và giải thích các văn kiện pháp lý mà hai bên đã thỏa thuận lấy làm căn cứ để xử lý các tranh chấp xẩy ra trong khi hai bên đang tiến hành những phần việc còn lại của quá trình giải quyết vấn đề biên giới.

Các văn kiện pháp lý đó là: Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia ngày 20/7/1983. Trên danh nghĩa pháp lý thì cho đến nay Hiệp định này vẫn còn hiệu lực, mặc dù nó đã tồn tại trên 10 năm, với 2 lần mặc nhiên gia hạn theo quy định về hiệu lực của Hiệp định này. Hiệp định này có 19 điều, trong đó có những điều khoản quy định ranh giới quản lý tạm thời trong khi chờ kết quả giải quyết biên giới mới giữa 2 nước và quy định xử lý các quan hệ xã hội diễn ra trong khu vực biên giới.

Thông cáo báo chí Việt Nam - Căm-pu-chia ngày 17/01/1995, đặc biệt là nội dung tại Điểm 8 nêu rõ: “Hai bên khẳng định lại lòng mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, góp phần phát triển quan hệ hợp tác láng giềng tốt đẹp giữa hai nước… Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay, không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh trật tự biên giới”.

Page 28: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

26

Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, về mặt pháp lý, giá trị của Thông cáo báo chí không thể thay thế cho Hiệp định quy chế biên giới năm 1983 vẫn đang còn hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là về cơ bản nội dung của chúng không mâu thuẫn nhau. Nghĩa là: trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay, không thay đổi, xê dịch các cột mốc… Vấn đề là phải hiểu nội dung “duy trì sự quản lý hiện nay” như thế nào? Hiện nay, hai bên vẫn còn những nhận thức và giải thích khác nhau, xuất phát từ những hoàn cảnh, động cơ khác nhau.

Theo tôi, vấn đề mấu chốt là phải thống nhất cách sử dụng đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bon tỷ lệ 1/100.000 của Sở địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 đã được nêu tại Điều 1 Hiệp ước năm 1985: “Cho đến khi được hoạch định chính thức, biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia là đường biên giới hiện tại được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Géographique de l’Indochine) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Điều 1 Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia ký ngày 20/7/1983”.

Đường biên giới trên 26 mảnh bản đồ Bon nói trên đã được Đoàn đàm phán hai nước thống nhất lựa chọn và đã chuyển sang bản đồ địa hình UTM của Hoa Kỳ để trở thành nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 mà hai Bên đã chính thức ký kết và phê chuẩn theo đúng thủ tục pháp lý. Dựa vào hướng đi của đường biên giới đã được vẽ trên bản đồ UTM của Hoa Kỳ kèm theo Hiệp ước hoạch định năm 1985 là đúng đắn và hoàn toàn hợp lý; bởi vì:

Đó chính là đường biên giới của 26 mảnh bản đồ Bon đã dược hai bên thống nhất lựa chọn một cách thận trọng, khách quan. Đặc biệt, là các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của cả hai bên đã hợp tác cùng chuyển đổi từ hệ quy chiếu thiết lập bản đồ Bon sang hệ quy chiếu xác lập bản đồ UTM theo những phương pháp tính toán đáng tin cậy nhất hiện tại.

Phù hợp với quy định tại điều 1 của Hiệp định quản lý biên giới nói trên. Trong đó có nêu một điều kiện tiên quyết về thời hạn sử dụng ranh giới quản lý tạm thời là “cho đến khi được hoạch định chính thức”; điều đó có nghĩa là khi đã hoàn thành giai đoạn hoạch định biên giới thì việc quản lý biên giới về nguyên tắc phải theo đường biên giới được mô tả trong Hiệp ước hoạch định.

Tuy nhiên, trong thực tế việc phân giới cắm mốc chưa hoàn tất, những vấn đề đo đạc tính toán chuyển đường biên giới mô tả trong Hiệp ước hoạch định ra thực địa không tránh khỏi những sai số. Có những khu vực do có nhiều yếu tố tự nhiên và dân

Page 29: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

27

cư… mà tạo ta những sai số lớn, thậm chí hai bên cần phải ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định đã ký và có hiệu lực vì những sai số đó, thậm chí không chỉ một lần bổ sung.

Đó cũng là chuyện thường xảy ra trong thực tiễn quốc tế. Vì vậy, khi xử lý những tranh chấp do cách giải thích và áp dụng các quy định nói trên, hai bên phải trên tinh thần cầu thị, hợp tác để cùng nhau đi khảo sát tại thực địa để tìm ra giải pháp thực tế nhất đối với một số khu vực phức tạp mà cách giải thích vận dụng còn khác nhau.

3. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục hợp tác cùng với Chính phủ Vương quốc Căm-pu-chia trên tinh thần thiện chí hợp tác hữu nghị, láng giềng truyền thống và đặc biệt là phải tuân thủ một cách nghiêm túc các Hiệp ước, Hiệp định đã ký kết theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế và của mỗi nước, với tư cách là những chủ thể bình đẳng, độc lập trong quan hệ quốc tế.

Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng đại này, nhất là trong tình hình quan hệ chính trị nội bộ Căm-pu-chia và khu vực đang diễn biến rất phức tạp hiện nay, theo tôi nghĩ, chúng ta tập trung làm tốt hơn nữa việc cung cấp thông tin cho cán bộ, chiến sỹ đang trực tiếp thực thi nhiệm vụ và công chúng trong cả nước và bạn bè quốc tế nắm thật vững nội dung pháp lý về biên giới, lãnh thổ; về quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới đã và đang diễn ra trên tinh thần thật sự cầu thị, khoa học, khách quan, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Vấn đề cần lưu ý là, các nguyên tắc pháp lý được áp dụng phổ biến trong thực tiễn giải quyết tranh chấp biên giới quốc tế hiện tại là cơ sở pháp lý mà các quốc gia dựa vào đó để đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ, tiến hành hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới quốc gia; chứ không dựa vào cái gọi là “chủ quyền lịch sử” xuất phát từ tham vọng của những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, muốn lợi dụng “lịch sử” để phục vụ cho những động cơ chính trị đen tối và phản động của họ./.

Page 30: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

28

Ổn định biên giới để phát triển đất nước luôn là quan tâm hàng đầu, là nhu cầu thiết yếu của mỗi quốc gia. Bên cạnh công tác hoạch định, phân giới

cắm mốc trên biên giới đất liền với Lào và Căm-pu-chia, công tác đàm phán phân định vùng biển chồng lấn hai bên giữa Việt Nam với In-đô-nê-xia và với Ma-lai-xia, vùng chồng lấn ba bên giữa Việt Nam với Ma-lai-xia và Thái Lan, riêng đối với Trung Quốc, Việt Nam có ba vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ cần giải quyết, đó là vấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông. Yêu cầu xác lập một đường biên giới rõ ràng, ổn định với các quốc gia láng giềng trên cơ sở các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế, nhất là các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, có tính đến các hoàn cảnh địa lý khách quan để phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tập trung mọi nguồn lực thực hiện mà công tác phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ đó.

Vịnh Bắc Bộ có diện tích khoảng 126.250 km2, là một trong những vịnh lớn của Đông Nam Á và thế giới, được bờ biển của hai nước Việt Nam bao bọc (trải dọc 10 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị của ta và 2 tỉnh Quảng Tây, và Hải Nam của Trung Quốc). Vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh, là cửa ngõ giao lưu kinh tế ra thế giới và rất có ý nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020.

Ngày 25/12/2000, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, trước sự chứng kiến của Nguyên thủ hai nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHND Trung Hoa đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ). Việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ là kết quả của quá trình đàm phán hơn 27 năm với 3 giai đoạn chính 1974, 1977 - 1978 và 1992 - 2000. Giai đoạn 1992 - 2000 là giai đoạn quan trọng, hai bên đi đến kết quả cuối cùng sau 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 3 cuộc gặp hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ, 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên

NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ Ý NGHĨACỦA VIỆC PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ

Đ/c Lê Công Phụng Nguyên Thứ trưởng, Trưởng ban Ban Biên giới -Bộ Ngoại giao

Page 31: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

29

và rất nhiều vòng họp của Tổ chuyên viên liên hợp, Tổ chuyên gia đo vẽ và xây dựng Tổng đồ Vịnh Bắc Bộ (khoảng 49 vòng họp với mật độ hơn 5 vòng mỗi năm).

Theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, hai bên xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ bằng 21 điểm có toạ độ địa lý xác định, tuần tự nối với nhau bằng các đoạn thẳng. Trong đó, từ điểm số 1 đến điểm số 9 là lãnh hải, biên giới trên biển còn từ điểm số 9 đến số 21 là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước. Theo đường phân định này, phía Việt Nam được hưởng khoảng 53,23% diện tích Vịnh, phía Trung Quốc được 46,77% diện tích (Ta được hơn Trung Quốc khoảng 6,46% tương đương với khoảng 8.205 km2). Căn cứ việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định và đánh giá tỷ lệ giữa bờ biển hai nước (tỷ số 1,1:1) với tỷ lệ diện tích được hưởng (tỷ số 1,135:1) có thể thấy đường phân định giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ là một kết quả công bằng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế khách quan của Vịnh Bắc Bộ.

Sự kiện hai nước Việt - Trung ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000 có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng.

Một là, sau khi ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa năm 1999, việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã giải quyết được hai trong số ba vấn đề còn tồn tại với Trung Quốc. Đối với vấn đề tồn tại cuối cùng là Biển Đông thì hai bên đang nỗ lực đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tìm giải pháp cho tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Giữa hai nước lần đầu tiên có đường ranh giới biển rõ ràng, phân chia vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của mỗi nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Hai là, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho mỗi nước trong việc bảo vệ, quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên biển phục vụ phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình.

Ba là, thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thế kỷ XXI. Trên cơ sở Hiệp định, hai nước đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác như thăm dò dầu khí tại các cấu tạo vắt ngang đường phân định, tiến hành tuần tra chung giữa các lực lượng quản lý, bảo vệ biển và trên cơ sở Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ, là cơ sở cho quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản giữa hai nước trong khu vực này.

Bốn là, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết là bước tiến mới trong xây dựng môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác giữa nước ta với các nước láng giềng, tạo điều kiện để ta tập trung xây dựng và phát triển đất nước cũng như góp phần vào củng cố hoà bình và ổn định ở khu vực Biển Đông.

Năm là, việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ thể hiện chủ trương, chính sách nhất quán, đúng đắn và thiện chí của nước ta trong việc sẵn sàng cùng với các

Page 32: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

30

nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế trong giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Tôi có vinh dự được tham gia công tác đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc với tư cách là Trưởng đoàn đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ trong nhiều năm. Qua thực tiễn đàm phán, tôi đúc rút ra được một số kinh nghiệm mà cá nhân tôi cho là hết sức quan trọng và rất có ích cho công tác biên giới lãnh thổ.

Thứ nhất, biên giới lãnh thổ là một phạm trù hết sức phức tạp. Có thể nói rằng ở ta chưa có đơn vị, cơ sở hay trường đại học nào đào tạo chuyên ngành về biên giới lãnh thổ cũng như kỹ năng đàm phán về biên giới lãnh thổ. Chính vì vậy mỗi cán bộ tham gia đàm phán cần phải tự học hỏi để chuẩn bị và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn cho mình để cùng với toàn Đoàn đảm bảo được các mục tiêu đề ra, bảo vệ cho được quyền và lợi ích chính đáng cho quốc gia.

Thứ hai, biên giới lãnh thổ là vấn đề liên quan đến mọi mặt chính trị, an ninh, kinh tế và có tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội nên cần có sự tham gia đầy trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành như ngoại giao, quốc phòng, công an, tài nguyên môi trường, thủy sản, dầu khí và các địa phương liên quan.

Thứ ba, công tác đàm phán về biên giới lãnh thổ là công tác hết sức lâu dài, thành quả ngày hôm nay là kết quả đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ. Do vậy, công tác bảo quản tài liệu, hồ sơ và nhất là ghi chép đại sự ký rất quan trọng, phục vụ xây dựng các lập luận pháp lý, kỹ thuật chặt chẽ, chính xác.

Thứ tư, công tác tuyên truyền về kết quả đàm phán cũng hết sức quan trọng, nội dung cần được chuẩn bị kỹ, phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền sao cho cán bộ, nhân dân ta, cả ở trong và ngoài nước cũng như cộng đồng quốc tế hiểu được ý nghĩa quan trọng của thành quả này. Nhận thức đúng đắn sẽ bác bỏ các luận điểm sai trái, không chính xác thậm chí là các toan tính chính trị có thể xuất hiện ở trong và ngoài nước.

Thứ năm, công tác chuẩn bị trước mỗi vòng đàm phán hết sức vất vả, từ khâu xây dựng đề án, lập biên bản và báo cáo kết quả cho đến các khâu hậu cần, kỹ thuật nên đòi hỏi mỗi cán bộ tham gia cả trực tiếp và gián tiếp phải nỗ lực, phát huy năng lực cá nhân để tập trung lại thành sức mạnh tập thể trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Tổ quốc.

Trong niềm vui chung của tập thể cán bộ, công chức, viên chức Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (1975 - 2015) và cũng là năm kỷ niệm 15 năm ngày ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, tôi có đôi điều chia sẻ kinh nghiệm đàm phán của bản thân mình với các đồng chí, đồng nghiệp và mong cho cơ quan ta ngày một lớn mạnh và đạt nhiều thành tích hơn nữa./.

Page 33: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

31

TUYẾN BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

- Ngày 7/11/1991, ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa;

- Ngày 19/10/1993, ký Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa;

- Ngày 30/12/1999, ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa;

- Ngày 31/12/2008, ký Tuyên bố chung hoàn thành công tác PGCM giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa;

- Ngày 18/11/2009, ký 3 Văn kiện biên giới trên đất liền giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa: Nghị định thư PGCM biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Ngày 14/7/2010, Tuyên bố Nghị định thư PGCM biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các Hiệp định liên quan chính thức có hiệu lực.

- Ngày 06/08/2015, Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành đàm phán về nội dung và ký tắt Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc.

- Ngày 10/08/2015, Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành đàm phán về nội dung và ký tắt Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân.

TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

- Ngày 18/7/1977, ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào và Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào;

- Ngày 24/1/1986, ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới; Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào;

- Ngày 16/10/1987, ký Nghị định thư PGCM bổ sung giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào;

MỘT SỐ MỐC SỰ KIỆN CÔNG TÁC BIÊN GIỚI LÃNH THỔ

Page 34: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

32

- Ngày 01/3/1990, ký Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào;

- Ngày 31/8/1997, ký Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào.

- Ngày 16/11/2007, ký Hiệp ước điều chỉnh điểm khởi đầu đường biên giới Việt Nam - Lào;

- Ngày 08/7/2013, ký Thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào.

TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CĂM-PU-CHIA

- Ngày 18/2/1979, ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Căm-pu-chia;

- Ngày 20/7/1983, ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề về biên giới; Hiệp định về Quy chế biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Căm-pu-chia;

- Ngày 27/12/1985, ký Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Căm-pu-chia;

- Ngày 10/10/2005, ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Căm-pu-chia năm 1985.

CÁC HIỆP ƯỚC XÁC ĐỊNH GIAO ĐIỂM ĐƯỜNG BIÊN GIỚI

- Ngày 10/10/2006, ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam, CHND Trung Hoa và CHDCND Lào;

- Ngày 26/8/2008, ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam, CHDCND Lào và Vương quốc Căm-pu-chia.

TUYẾN BIÊN GIỚI BIỂN, ĐẢO

- Ngày 12/5/1977, Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Việt Nam;

- Ngày 07/7/1982, ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Căm-pu-chia;

- Ngày 12/11/1982, Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam;

- Ngày 5/6/1984, Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về vùng trời Việt Nam;

- Ngày 5/6/1992, Việt Nam và Ma-lai-xia ký Bản thoả thuận về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn;

Page 35: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

33

- Ngày 5/6/1992, Việt Nam và Ma-lai-xia ký Bản thoả thuận về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn;

- Ngày 19/10/1993, ký Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa;

- Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982;

- Tháng 11/1995, Việt Nam và Phi-líp-pin ký Thỏa thuận về những nguyên tắc ứng xử ở khu vực quần đảo Trường Sa;

- Ngày 9/8/1997, ký Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan;

- Ngày 25/12/2000, ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa; Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa;

- Ngày 26/6/2003, ký Hiệp định phân định thềm lục địa giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ In-đô-nê-xia;

- Ngày 27/02/2009, ký Bản ghi nhớ về xây dựng Báo cáo chung xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam vượt quá 200 hải lý với Ma-lai-xia;

- Ngày 6/5/2009, Việt Nam nộp Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên Hợp quốc Báo cáo chung với Ma-lai-xia về xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý đối với khu vực Nam Biển Đông;

- Ngày 7/5/2009, Việt Nam nộp Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên Hợp quốc Báo cáo riêng về xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý đối với khu vực Bắc Biển Đông;

- Ngày 27- 28/8/2009, Bộ Ngoại giao Việt NAam trình bày Báo cáo về xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý trước Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên Hợp quốc.

- Ngày 11/10 /2011, ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa;

- Ngày 21/06/2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua Luật Biển Việt Nam.

Page 36: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

34

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÔNG TÁC BIÊN GIỚI LÃNH THỔTUYẾN BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Lễ khánh thành mốc đôi 1369 biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh, tháng 12/2001)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHND Trung Hoa Đường Gia Triền ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa tại Hà Nội, ngày 30/12/1999

Page 37: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

35

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Vũ Dũng thị sát thực địa Biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Lạng Sơn, năm 2008

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc vụ CHND Trung Hoa Đới Bỉnh Quốc khánh thành mốc 1116, Lạng Sơn, tháng 12/2008

Page 38: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

36

Lễ ký Biên bản hoàn thành công tác PGCM trên thực địa biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, 02h05’ ngày 01/01/2009, số 2 Lê Thạch, Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cột mốc 261(2), cửa khẩu Thanh Thủy, Hà Giang, năm 2009

Page 39: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

37

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm mốc 1116, Lạng Sơn, năm 2009

Lễ ký 3 Văn kiện: Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại Bắc Kinh, 18/11/2009

Page 40: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

38

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân trao công hàm thông báo Văn kiện biên giới có hiệu lực tại cửa khẩu Thiên Bảo - Thanh Thủy, ngày 14/07/2010

Đàm phán Vòng V Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân và Vòng III Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc giữa Việt Nam - Trung Quốc, Hà Nội tháng 4/2015

Page 41: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

39

Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đi thăm và kiểm tra công tác quản lý biên giới tại tỉnh Lạng Sơn, 2013

Page 42: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

40

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn và Chủ tịch nước CHDCND Lào Xu Pha Nu Vông dự Lễ ký Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào, ngày 18/7/1977

Lễ khánh thành mốc quốc giới đầu tiên Việt Nam - Lào (Quảng Trị - Sa Vẳn Na Khệt), năm 1978

TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

Page 43: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

41

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Công Phụng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Phông Xa Vắt Búp Phả tham dự Lễ Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Tây Trang - Sốp Hùn, Điện Biên tháng 5/2007

Lễ ký biên bản cuộc họp chuyên viên lần thứ VII về việc lập bản đồ biên giới Việt Nam - Lào tại Hà Nội, từ ngày 1-7/6/2000

Page 44: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

42

Lễ ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào, ngày 16/11/2007

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm phát biểu tại Lễ Khánh thành cột mốc tại Của khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sạ Vẳn, năm 2008

Page 45: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

43

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và Phó Thủ tướng Lào Thoong Lun Sỉ Sụ Lít dự Lễ khánh thành cột mốc 605 tại cửa khẩu Lao Bảo - Đen Sạ Vẳn, năm 2008

Hai Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt Nam - Lào Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Bun Kợt Sẳng Sổm Sắc đánh dấu cột mốc 409 (1) trên thực địa, năm 2010

Page 46: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

44

Lễ ký biên bản Vòng V Ủy ban Liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, Hà Nội, tháng 1/2013

Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiểm tra công tác quản lý biên giới, 2015

Page 47: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

45

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hun Xen ký Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam - Căm-pu-chia, ngày 27/12/1985

TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CĂM-PU-CHIA

Hội nghị Ủy ban Liên hợp Hoạch định biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia từ ngày 11 đến 19/7/1984, tại Hà Nội

Page 48: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

46

Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ Lưu Văn Lợi và Trưởng đoàn đại biểu biên giới Căm-pu-chia Dith Munty ký biên bản cuộc họp biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia, năm 1988

Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ Lê Minh Nghĩa và Trưởng đoàn Đại biểu biên giới Căm-pu-chia Var Kim Hông ký biên bản cuộc họp ngày 20/6/1998

Page 49: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

47

Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ Trần Công Trục khảo sát mốc cũ tại tỉnh Bình Phước, năm 1999

Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ Trần Công Trục và Trưởng đoàn đại biểu biên giới Căm-pu-chia Var Kim Hông ký biên bản cuộc họp Ủy ban Liên hợp vòng II tại Hà Nội , năm 2000

Page 50: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

48

Sinh hoạt của đội khảo sát biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia, năm 2001

Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Vương quốc Căm-pu-chia Hun Xen dự khai trương Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, năm 2006

Page 51: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

49

Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Vương quốc Căm-pu-chia Hun Xen tham dự Lễ khánh thành cột mốc biên giới số 171 tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Ba Vét, ngày 27/9/2006

Lễ ký biên bản cuộc họp vòng IV Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Căm-pu-chia, ngày 13-14/01/2010, tại Hà Nội

Page 52: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

50

Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiểm tra mốc 314 biên giới đất liền Việt Nam - Căm-pu-chia, 2015

Page 53: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

51

Lễ ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia, ngày 26/08/2008 tại Hà Nội

Lễ ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa Việt Nam - Lào - Trung Quốc, ngày 10/10/2006 tại Bắc Kinh

KÝ HIỆP ƯỚC XÁC ĐỊNH GIAO ĐIỂM ĐƯỜNG BIÊN GIỚI

Page 54: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

52

TUYẾN BIÊN GIỚI BIỂN, ĐẢO

Lễ tiếp nhận thư và quà của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tặng bộ đội Trường Sa (16/04/1992)

Đồng chí Lê Minh Nghĩa, Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa (22/04/1992)

Page 55: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

53

Lễ ký Biên bản Đàm phán Nhóm công tác liên hợp phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc (Bắc Kinh, ngày 08/3/1996)

Lễ ký Biên bản đàm phán Nhóm công tác các vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ I (Hà Nội, tháng 12/1995)

Page 56: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

54

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam về đàm phán biên giới Việt Nam - Trung Quốc Lê Công Phụng ký tắt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Bắc Kinh 24/12/2000

Lễ ký xác định kết quả phân định trên tổng đồ Vịnh Bắc Bộ giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chuyên viên Việt Nam - Trung Quốc (Hà Nội, tháng 1/2000)

Page 57: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

55

Lễ ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa (25/12/2000)

Lễ ký Bản ghi nhớ về xây dựng Báo cáo chung xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam vượt quá 200 hải lý với Ma-lai-xia (Ma-lai-xia, ngày 27/02/2009)

Page 58: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

56

Đàm phán cấp chuyên viên Vòng VI về phân định vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và In-đô-nê-xia, tháng 3/2015

Ký Biên bản Đàm phán vòng IV hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc (Hà Nội, 25/9/2013)

Page 59: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

57

Đồng chí Hồ Xuân Sơn Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao thăm và động viên các chiến sĩ tàu CSB 8003 Cảnh sát biển Việt Nam vừa hoàn thành nhiệm vụ tuần tra trở về, năm 2014

Page 60: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

58

Hội nghị Tổng kết công tác biên giới 1975 – 1985

Đ/c Trần Đức Lương Phó Thủ tướng Chính phủ gắn Huân chương Độc lập Hạng nhất lên lá cờ truyền thống của Ban Biên giới của Chính phủ, 6/10/1995

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Page 61: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

59

Đội bóng đá Ban Biên giới của Chính phủ tham gia giải giao hữu bóng đá quốc tế, năm 1995

Cán bộ Ban Biên giới của Chính phủ và Bộ Ngoại giao tham gia Đoàn cơ quan Đảng và Nhà nước thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa, năm 1995

Page 62: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

60

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Vũ Dũng báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, năm 2008

Thủ tướng Chính phủ trao danh hiệu Anh hùng lao động cho Ủy ban Biên giới quốc gia, năm 2010

Page 63: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

61

Đoàn cán bộ Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa, năm 2014

Page 64: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

62

Công đoàn Ủy ban Biên giới quốc gia tham dự Hội diễn Văn nghệ quần chúng chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam, năm 2015

Cán bộ Ủy ban Biên giới quốc gia phối hợp tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, năm 2015

Page 65: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

6/10/1975 - 6/10/2015ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

6/10/1975 - 6/10/2015ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Page 66: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Chịu trách nhiệm thực hiện:

Ủy ban Biên giới quốc gia

Thiết kế:

Cao Thùy Trang

Chế bản và in tại:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN IN CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG

THANG LONG PRINTING INDUSTRIAL DEVELOPMENT AND INVESTMENT COMPANY LIMITED

In 200 cuốn khổ 20,5 x 29cm, tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển

In Công nghiệp Thăng long

GPXB số: của Nhà xuất bản Thanh Niên - cấp ngày tháng năm 2015

Page 67: ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA