8
IVS RESEARCH | MACRO VIEW 1 VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018 CẬP NHẬT VĨ MÔ THÁNG 11/2018 Tính chung 11 tháng 2018, IIP ước tính tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 10.3% của cùng kỳ năm 2017. PMI tăng mạnh nhờ số lượng đơn đặt hàng trong nước và xuất khẩu tăng cao. Thu hút FDI 11 tháng đầu 2018 chững lại, giảm 16.6% so với cùng kỳ 2017. Thặng dư cán cân thương mại hàng hoá cả nước đạt mức kỷ lục. Lạm phát tháng 11 sụt ở mức mạnh nhất trong 9 năm khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% hoàn toàn khả thi khi CPI 11 tháng mới chỉ ở mức 3.46%. TRANH TỐI TRANH SÁNG Bước vào tháng cuối năm 2018, tăng trưởng đã thực sự giảm tốc với nguyên nhân nằm tại nhóm ngành điện tử. Đây có lẽ sẽ cho chúng ta 1 sự cảnh báo về việc quá phụ thuộc vào khu vực FDI sản xuất điện thoại (cụ thể là Samsung) sẽ đem đến rủi ro khó lường được cho kinh tế nói chung các năm tiếp theo. Với chế biến chế tạo đột nhiên tạo sức ỳ, từ dấu hiệu của IIP, nhiều khả năng tăng trưởng GDP quý IV sẽ đạt mức thấp so với 3 quý trước. Một điểm lưu ý khác là việc thu hút FDI chậm lại rõ rệt do thiếu dự án lớn, đặt dấu hỏi về động lực tăng trưởng 2019. Mặc dù vậy ở chiều ngược lại, các tín hiệu lạc quan vẫn được ghi nhận. Ở công nghiệp đó là PMI, là việc khai khoáng tăng trưởng dương tháng đầu tiên nhờ khai thác khí. Dịch vụ nổi lên là khu vực gánh vác tăng trưởng bù cho Công nghiệp. Dù khả năng thu hút vốn ngoại có chững lại thì việc xuất khẩu 2018 lại cho các số liệu ấn tượng. Loại trừ kim ngạch hàng điện tử bù trừ (dù vẫn mang đến thặng dư rất lớn), mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Dệt May tiếp tục cho thấy mức tăng trưởng ấn tượng. CHỈ TIÊU VĨ MÔ Chỉ số sản xuất CN (IIP) +9.6% Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) 56.5 Xuất khẩu (tỷ USD) 21.6 Nhập khẩu (tỷ USD) 22.0 Cán cân xuất nhập khẩu 2018 (tỷ USD) 6.80 FDI đăng ký mới (tỷ USD) 15.79 CPI (MoM) -0.29% Lạm phát (YoY) +3.46% TIỀN TỆ Lãi suất liên NH qua đêm 4.77% Tỷ giá USD/VND 23,317 HÀNG HOÁ Vàng (USD/ounce) 1,226.00 Dầu WTI (USD) 50.93 Chuyên viên phân tích Trần Thị Hồng Nhung

VĨ Ô TÁ 11 Ă 2018 - IVS Macro M11.2018.pdfLoại trừ kim ngạch hàng điện tử bù trừ (dù vẫn mang đến ... trong đó nhóm giao thông ... Lãi suất huy động

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

1

VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018

CẬP NHẬT VĨ MÔ THÁNG 11/2018

Tính chung 11 tháng 2018, IIP ước tính tăng 10.1% so

với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 10.3% của

cùng kỳ năm 2017.

PMI tăng mạnh nhờ số lượng đơn đặt hàng trong nước

và xuất khẩu tăng cao.

Thu hút FDI 11 tháng đầu 2018 chững lại, giảm 16.6%

so với cùng kỳ 2017.

Thặng dư cán cân thương mại hàng hoá cả nước đạt

mức kỷ lục.

Lạm phát tháng 11 sụt ở mức mạnh nhất trong 9 năm

khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% hoàn toàn

khả thi khi CPI 11 tháng mới chỉ ở mức 3.46%.

TRANH TỐI TRANH SÁNG

Bước vào tháng cuối năm 2018, tăng trưởng đã thực sự

giảm tốc với nguyên nhân nằm tại nhóm ngành điện tử.

Đây có lẽ sẽ cho chúng ta 1 sự cảnh báo về việc quá phụ

thuộc vào khu vực FDI sản xuất điện thoại (cụ thể là

Samsung) sẽ đem đến rủi ro khó lường được cho kinh tế

nói chung các năm tiếp theo. Với chế biến chế tạo đột

nhiên tạo sức ỳ, từ dấu hiệu của IIP, nhiều khả năng tăng

trưởng GDP quý IV sẽ đạt mức thấp so với 3 quý trước.

Một điểm lưu ý khác là việc thu hút FDI chậm lại rõ rệt do

thiếu dự án lớn, đặt dấu hỏi về động lực tăng trưởng 2019.

Mặc dù vậy ở chiều ngược lại, các tín hiệu lạc quan vẫn

được ghi nhận. Ở công nghiệp đó là PMI, là việc khai

khoáng tăng trưởng dương tháng đầu tiên nhờ khai thác

khí. Dịch vụ nổi lên là khu vực gánh vác tăng trưởng bù

cho Công nghiệp. Dù khả năng thu hút vốn ngoại có chững

lại thì việc xuất khẩu 2018 lại cho các số liệu ấn tượng.

Loại trừ kim ngạch hàng điện tử bù trừ (dù vẫn mang đến

thặng dư rất lớn), mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt

Nam là Dệt May tiếp tục cho thấy mức tăng trưởng ấn

tượng.

CHỈ TIÊU VĨ MÔ

Chỉ số sản xuất CN (IIP) +9.6%

Chỉ số nhà quản trị mua hàng

(PMI) 56.5

Xuất khẩu (tỷ USD) 21.6

Nhập khẩu (tỷ USD) 22.0

Cán cân xuất nhập khẩu 2018

(tỷ USD) 6.80

FDI đăng ký mới (tỷ USD) 15.79

CPI (MoM) -0.29%

Lạm phát (YoY) +3.46%

TIỀN TỆ

Lãi suất liên NH qua đêm 4.77%

Tỷ giá USD/VND 23,317

HÀNG HOÁ

Vàng (USD/ounce) 1,226.00

Dầu WTI (USD) 50.93

Chuyên viên phân tích

Trần Thị Hồng Nhung

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

2

VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018

CHUYÊN ĐỀ: CẬP NHẬT CHỈ TIÊU VĨ MÔ THÁNG 11

1. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp

(IIP) tháng 11 ước tính tăng 9.6% so với

cùng kỳ năm trước, trong đó, một số lĩnh

vực tăng mạnh như chế biến, chế tạo

(+11%) và sản xuất và phân phối điện

(+9.2%).

Tính chung 11 tháng năm 2018, IIP ước

tính tăng 10.1% so với cùng kỳ năm

trước, thấp hơn mức tăng 10.3% của

cùng kỳ năm 2017.

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) tăng

từ 53.9 điểm trong tháng 10 lên mức 56.5

điểm trong tháng 11, cho thấy sự cải thiện

mạnh mẽ của sức khoẻ lĩnh vực sản xuất.

Trên thực tế, các điều kiện kinh doanh đã

mạnh lên khi số lượng đơn đặt hàng mới

cũng như số lượng đơn đặt hàng xuất

khẩu mới tăng mạnh trong tháng 11,

khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản

lượng. Do đó, khối lượng hàng tồn khi cả

hàng hoá đầu vào và hàng hoá thành

phẩm tăng với tốc độ kỷ lục khi mà các

công ty đáp ứng số lượng đơn đặt hàng

mới và chuẩn bị cho khả năng tiếp tục

tăng doanh thu trong những tháng tới.

2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện

tháng 11 ước tính nhập siêu 400 triệu USD.

Tính chung 11 tháng xuất siêu 6.8 tỷ USD,

trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập

siêu 23.4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 30.2

tỷ USD.

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

Th1

/20

17

Th3

/20

17

Th5

/20

17

Th7

/20

17

Th9

/20

17

Th1

1/2

01

7

Th1

/20

18

Th3

/20

18

Th5

/20

18

Th7

/20

18

Th9

/20

18

Th1

1/2

01

8

Chỉ số sản xuất công nghiệp (mom)

485052545658

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI

-3000

-2000

-1000

0

1000

2000

3000

Thg

1-1

7

Thg

3-1

7

Thg

5-1

7

Thg

7-1

7

Thg

9-1

7

Thg

11

-17

Thg

1-1

8

Thg

3-1

8

Thg

5-1

8

Thg

7-1

8

Thg

9-1

8

Thg

11

-18

Cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

3

VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018

Xuất khẩu Nhập khẩu

Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng 11

ước tính đạt 21.60 tỷ USD, giảm 4.1% so

với tháng trước, trong đó, khu vực kinh tế

trong nước đạt 5.89 tỷ USD, giảm 4.5%;

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả

dầu thô) đạt 15.71 tỷ USD, giảm 4%. Kim

ngạch xuất khẩu phần lớn các mặt hàng

trong tháng giảm so với tháng trước, trong

đó sắt thép giảm 30.8%, xăng dầu giảm

12.7%, điện tử, máy tính và linh kiện giảm

8.3%...

Kim ngach hàng hoá nhập khẩu tháng 11

ước đạt 22 tỷ USD, tăng 1.1% so với tháng

trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước

đạt 8.8 tỷ USD, tăng 3.1%; khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài đạt 13.2 tỷ USD, giảm

nhẹ 0.2%. Một số mặt hàng có kim ngạch

nhập khẩu tăng so với tháng trước như

xăng dầu tăng 11.6%, xe máy và linh kiện

phụ tùng tăng 4.5%.

Khu vực

có vốn

đầu tư

nước

ngoài

72%

Khu vực

kinh tế

trong

nước

29%

Cơ cấu xuất khẩu

Khu vực

có vốn

đầu tư

nước

ngoài

60%

Khu vực

kinh tế

trong

nước

40%

Cơ cấu nhập khẩu

20.61%

12.43%

12.07%

6.75%

6.48%

Điện thoại và linh kiện

Dệt may

Điện tử, máy tính & …

Máy móc thiết bị

Giày dép

Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 11 tháng

17.85%

14.16%

6.64%

5.44%

4.24%

Điện tử, máy tính & …

Máy móc thiết bị & phụ …

Điện thoại & linh kiện

Vải

Sắt thép

Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 11 tháng

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

4

VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018

3. Đầu tư, đăng ký doanh nghiệp

- Tình hình đầu tư FDI 11 tháng đầu năm

- Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu 11 tháng

Mỹ EU Trung Quốc ASEAN Khác

Thị trường nhập khẩu 11 tháng

Trung quốc Hàn Quốc ASEAN

Nhật Bản Khác

Nhật Bản, 6055.5

triệu USD;

38.40%

Hàn Quốc, 3,481 triệu

USD; 21.60%

Singapore, 1,111

triệu USD; 7%

Trung Quốc, 892.9 triệu USD;

5.70%

Khác; 27.30%

ĐẦU TƯ FDI THEO QUỐC GIA

Công nghiệp

chế biến, chế tạo

47%

Kinh doanh bất động sản

33%

Khác

20%

Đầu tư FDI theo lĩnh vực 11 tháng

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

5

VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018

4. Lạm phát, tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng

11/2018 giảm 0.29% so với tháng

trước, trong đó nhóm giao thông

giảm nhiều nhất với 1.81% do ảnh

hưởng từ đợt điều chỉnh giảm giá

xăng, dầu vào thời điểm

6/11/2018 và 21/11/2018 làm

giá xăng, dầu giảm 4.1% (tác động

CPI chung giảm 0.17%).

CPI tháng 11/2018 tăng 3.46% so

với cùng kỳ 2017. CPI bình quân

11 tháng năm 2018 tăng 3.59% so

với bình quân cùng kỳ 2017.

5. Thị trường tiền tệ

Vietcombank nâng lãi suất huy động thu hút tiền gửi

Lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn tại 3 trong 4 ngân hàng lớn bao gồm Agribank,

BIDV và Vietinbank gần như không có thay đổi so với hồi tháng 10.

Riêng tại Vietcombank. lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng tăng từ mức 4.4%

lên 4.5%, kỳ hạn 3 tháng tăng từ 4.8% lên 5% trong khi lãi suất huy động các kỳ hạn

dài hơn 1 năm và 2 năm tăng từ 6.6% lên 6.8%.

0 40,000 80,000 120,000

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, +37.4%

Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, +30.9%

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, +49.3%

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, +4.5%

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ KINH DOANH 11 THÁNG

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

5.00%

6.00%

Thg

1-1

7

Thg

3-1

7

Thg

5-1

7

Thg

7-1

7

Thg

9-1

7

Thg

11

-17

Thg

1-1

8

Thg

3-1

8

Thg

5-1

8

Thg

7-1

8

Thg

9-1

8

Thg

11

-18

Lạm phát tổng (%)

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

6

VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018

Ngân hàng

KKH 1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Agribank 0.20 - - - 4.50 4.50 5.00 5.50 5.60 6.80 6.80 BIDV 0.10 - - - 4.50 4.50 5.00 5.50 5.50 6.80 6.90 VCB 0.10 0.50 0.50 - 4.50 4.50 5.00 5.50 5.50 6.80 6.80 CTG 0.10 0.50 0.50 0.50 4.50 4.50 5.00 5.50 5.50 6.80 6.80

Bảng: Lãi suất huy động cho khách hàng cá nhân tại các ngân hàng, update đến ngày 3/12/2018

Nguồn: IVS tổng hợp

Thanh khoản hệ thống ngân hàng

vẫn tương đối eo hẹp khi NHNN

tiếp tục bơm ròng trong tháng 11

với tổng giá trị 10,783 tỷ đồng.

Lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ

hạn ngắn gần như đi ngang trong

khi lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng

lên 5.67% từ mức 5% hồi cuối

tháng 10.

Trong khi đó, lãi suất liên ngân

hàng đối với USD vẫn tiếp tục ổn

định ở tất cả các kỳ hạn.

Sửa đổi thông tư 24/2015 về cho vay ngoại tệ

Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điêu Thông tư 24/2015 được NHNN công bố tháng

11/2018, việc vay ngoại tệ sẽ được thu hẹp dần đối với đối tượng doanh nghiệp. Theo đó,

doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vẫn được vay ngoại tệ, tuy nhiên, việc cho vay này sẽ

được chi tiết hoá theo thời gian vay vốn và mục đích sử dụng vốn. Cụ thể:

Thứ nhất, cho vay ngắn hạn để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm

thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong

nước khi khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ

vay được thực hiện đến hết ngày 31/3/2019.

Thứ hai, cho vay trung, dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng

hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh

để trả nợ vay được thực hiện đến hết ngày 30/9/2019.

Thứ ba, cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa,

dịch vụ thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu khi khách

hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ vay thì được

thực hiện không giới hạn về thời gian.

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

5.00%

6.00%

7.00%

08/28/2018 09/28/2018 10/28/2018 11/28/2018

Diễn biến lãi suất bình quân liên ngân hàng

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

7

VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018

NHNN cũng sửa đổi Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 24/2015/TT-NHNN nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho giao dịch mua bán ngoại tệ giữa TCTD với khách hàng. Theo đó, khách hàng

vay có nhu cầu mua ngoại tệ để trả nợ vay có thể thỏa thuận mua ngoại tệ tại chính TCTD

cho vay hoặc TCTD khác không phải là TCTD cho vay. Đối với TCTD cho vay phải có trách

nhiệm bán ngoại tệ cho khách hàng để khách hàng trả nợ khoản vay tại chính TCTD đó.

Đây là điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đi vay (vì theo quy định

hiện hành tại Thông tư số 24/2015/TT-NHNN, doanh nghiệp đi vay chỉ được mua ngoại

tệ tại chính TCTD cho vay).

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

8

VĨ MÔ THÁNG 11 NĂM 2018

IVS RESEARCH

Võ Thế Vinh Đỗ Trung Nguyên Trần Thị Hồng Nhung

Trưởng phòng

Phân tích & Tư vấn Đầu tư

Trưởng bộ phận

Chiến lược Giao dịch

Chuyên viên

Phân tích Doanh nghiệp

[email protected] [email protected] [email protected]

Kênh thông tin cập nhật nhận định (nền tảng Zalo)

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẤU TƯ VIỆT NAM

LIÊN HỆ TRỤ SỞ CHÍNH

HÀ NỘI CHI NHÁNH

TP. HCM

VIETNAM INVESTMENT SECURITIES COMPANY

Điện thoại tư vấn: (04) 35.730.073

Điện thoại đặt lệnh: (04) 35.779.999

Email: [email protected] Website:

www.ivs.com.vn

P9-10, Tầng 1, Chamvit Tower

Điện thoại: (04) 35.730.073

Fax: (04) 35.730.088

Lầu 4, Số 2 BIS, Công Trường Quốc Tế, P. 6,

Q. 3, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 38.239.966

Fax: (08) 38.239.696

KHUYẾN CÁO

Báo cáo, bản tin này được cung cấp bởi Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam – Vietnam Investment

Securities Company (IVS). Nội dung bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo và các nhận định trong

báo cáo được đưa ra dựa trên đánh giá chủ quan của người viết. Mặc dù mọi thông tin được thu thập từ

các nguồn đáng tin cậy, nhưng IVS không đảm bảo tính chính xác của các thông tin và không chịu trách

nhiệm đối với các quyết định mua bán do tham khảo thông tin này.