78
Tiu Lun T.4 1 VÔ VI QUY NGUYÊN TMinh Đạt Tp 4 TP CHÍ QUY NGUYÊN PHÁT HÀNH NĂM 2008

VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 1

VÔ VI QUY NGUYÊN

Từ Minh Đạt

Tập 4 TẠP CHÍ QUY NGUYÊN PHÁT HÀNH NĂM 2008

Page 2: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 2

CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN

LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài học có cách hoạch định, kế hoạch và tổ chức VVQN. Các tài liệu chứa đựng dữ kiện lịch sử mật chưa đến thời gian công bố, các văn kiện, thông tin có cách cá nhân. Các tài liệu mật, các thảo chương, luận án của Học Viện. LOẠI B: Sách dành cho Huynh Trưởng chính thức và các Trưởng Nhóm Đạo chính thức: Bao gồm các loại cẩm nang, các chương trình huấn luyện, hướng dẫn, các tài liệu bán mật đang trên đường giải mã, các tài liệu dành hướng dẫn riêng cho Huynh Trưởng, Trưởng Nhóm Đạo. LOẠI C: Sách dành cho các pháp hữu được chọn lựa: Bao gồm các loại bài học cùng với phương hướng xử trí trong các hoàn cảnh của bài học. Các chi tiết, bài học dưới dạng tế nhị không phổ biến rộng rãi. LOẠI D: Sách dành riêng cho đại đồng pháp hữu và nhân sanh: Đây là các loại sách phổ thông, giới thiệu Pháp Đạo, chuyện giải trí, văn hóa, nghệ thuật có tánh đạo và những bài học chung. VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 3: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 3

Page 4: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 4

SÁCH LOẠI C Sử dụng 27 hình ảnh của Tạp Chí Quy Nguyên

Page 5: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 5

LỜI NÓI ĐẦU: Nếu theo dõi thường xuyên trên Tạp Chí Quy Nguyên thì từ từ ai cũng nhận thấy, những bài Tiểu luận của Đức Thầy Từ Minh Đạt trong thời gian vài năm trở lại đây (từ 2002) không còn giới hạn vào 1 bài luận ngắn gọn nhằm chỉ ra 1 bài học mà còn ẩn chứa 1 sự tiên toán chung, 1 đường hướng gởi ý, giải quyết chung cho những sự kiện sẽ xảy ra suốt 1 tháng mà hầu hết các pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên khắp mọi nơi đều nhận thấy. Thế nên, khi kết hợp những bài Tiểu Luận lại thành 1 cuốn sách thì nó không có thánh tiêu liệu và gợi ý giải quyết cho sự kiện sẽ xảy ra trong tháng cho đại đồng các pháp hữu. Tuy vậy, những bài Tiểu Luận nầy là những bài học vô giá, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ tiếp thu. Có thể nói trong suốt 4 năm trở lại đây, đại đa số bài tiểu luận được viết bởi Đức Thầy Từ Minh Đạt. Tuy nhiên, trong lần xuất bản tuyển tập lần nầy chúng tôi đã phát hiện còn sót lại 1 số bài tiểu luận của 1 số pháp đã viết trước đó nhưng chưa được ấn bản nên chúng tôi đã cho các bài tiểu luận đó được sắp chung trong tuyển tập nầy. Ban Biên Tập Tạp Chí Quy Nguyên, Mùa Đại Hội Vô Vi Quy Nguyên lần 4 tháng 7 năm 2008

Page 6: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 6

Danh từ để chỉ về một vật thể sống nhưng không có mực thước, vô tổ chức, vô kỷ luật, không biết phân biệt được đúng sai, không biết gìn giữ phẩm giá, đạo đức thì được gọi là “Con” như: Con chó, con chuột,... hay nói chung, những vật thể sống đó là “thú”. Nhưng để chỉ về một loài có tiến hóa, biết phân biệt lẽ phải, hơn thiệt, có mực thước, thứ tự, có tổ chức và đạo đức thì người ta gọi đó là “Người”. Ngày nay, thời Mạt Pháp, loài người và thú cùng sống lẫn lộn với nhau dưới lớp da của con người. Chúng cũng sinh hoạt, chúng cũng làm việc, có lớp da loài người nên chúng cũng tiến hóa nhưng chỉ có một điểm khác biệt là chúng không hề có cái đạo làm người. Đạo làm người là có tổ chức, biết phân biệt trên và dưới. Đạo làm người là biết giữ nghĩa, tín thành, biết tình và lý. Đạo làm người là biết đấu tranh để sống còn nhưng cũng biết cầu hòa để yên bình. Đạo làm người là biết giữ gìn danh dự cũng như biết nhẫn nhịn để tai qua. Đạo làm người là sự dựa vào căn bản của Bát Chánh Đạo trong mọi hành sử, dù đó là sự việc cần phương thức giải quyết thật là nặng như: Tranh đấu, trừng phạt, thanh trừng, cải tổ, thanh lọc,...

Page 7: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 7

Đạo làm người là phải có một bản thể tự lập, một tư tưởng độc lập. Cái hiểu về sự vật, vấn đề và lý giải vấn đề là cái hiểu của mình chứ không phải là cái lý giải, thuyết phục, lôi kéo hoặc ảnh hưởng từ tình cảm, ràng buộc của người. Chọn làm một con người thực thể hoặc một con thú khoác lên một lớp áo người tùy thuộc vào cái Hạnh Bát Chánh mà con người hành sử và noi theo.

Từ Minh Đạt

Thầy Từ Tâm Thể và Giáo Sư Lý Anh Tuấn trong ngày nhận bảng Vinh Danh do Đức Thầy trao tặng.

Page 8: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 8

Ai trong chúng ta cũng đã từng đọc Giáo Trình Tu Học và ai trong chúng ta cũng thừa biết có ít nhất 16 nguyên nhân khiến cho người đến với Đạo. Nào là do: Bệnh tật, tai nạn, gia đạo, nghe sự giới thiệu, tò mò, mong cầu thần thông, do các phần lực chuyển đến, để thấy mình có tu, tìm sự ổn định trong tinh thần, đạt được kết quả qua thiền,... nhưng chỉ có một nguyên nhân không dính líu đến phần đời là: Sự cầu đạo. Sự tu đạo chân chính nhất phải là sự cầu đạo, do chính bản thân người thức tâm cầu đạo. Muốn cầu đạo phải biết soi tâm, phải biết quán xét để thấy sự cần thiết, sự thiếu sót, lỗ hổng trong quá trình tiến hóa của mình. Cầu đạo khác với sự xin học để làm giàu cho kiến thức, khác với sự ham muốn để biết, hăm hở để làm, chăm chỉ tụng, học hay say mê mùi đạo... Muốn có sự cầu đạo phải có tinh thần tự chủ. Có tự chủ thì mọi sự thấy phải là cái thấy của mình chứ không là cái thấy của người, cái nghe phải là sự phân giải của mình chứ không phải là lý luận của người, cái cảm nhận phải là sự tỏ ngộ của mình chứ không phải của người và thành quả phải đứng trên bước chân của mình chứ không phải cái tưởng tượng hoặc được đứng bởi sự nâng đỡ của người. Có

Page 9: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 9

được tự chủ thì mới thấy được toàn vẹn về mình và mới thực hiểu mình đang cần gì? Cầu cái gì và trù liệu những gì? Không cần biết người cầu đạo đứng ở mức độ lãnh hội như thế nào, học hỏi được tới trình độ nào nhưng đó chính là căn bản đứng đắn nhất của người tu học và tòa nhà Pháp Đạo sẽ được đặt trên những căn bản đó!

Từ Minh Đạt

Các pháp hữu trong phái đoàn Đức Thầy tham gia buổi đấu giá đất để hổ trợ cho các hoạt động của Pháp Đạo ngày 2 tháng 4 năm 2006. Từ trái sang phải: Từ Minh Tâm Hương, Từ Long Ngọc, Từ Minh Tâm Thanh, Từ Minh Tâm Linh.

Page 10: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 10

Chuyện Tăng Sâm Giết Người được ghi trong Cổ Học Tinh Hoa như vầy: Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trủng danh với ông giết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nói: “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc, lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ vẫn thản nhiên, một lúc nữa lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy. Rồi lời bàn của chuyện là như vầy: Dư luận của thiên hạ rất là mạnh, một việc dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người có cùng 1 nghị luận như thế thì cũng dễ khiến cho ta nghi hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải. Điều đó đúng! Nhưng con người đã vội tin và cho đó là công thức trong tuyên tuyền đó là lầm lẫn. Sự giới hạn của chuyện trên là chỉ nghe lời lặp lại đến lần thứ 3. Còn lần thứ 4, thứ 5, thứ 6 thì như thế nào? Điều nầy sẽ thành phản tuyên truyền và nhiều khi có tác dụng ngược cho những ai mù quáng lập lại chuyện sai biệt. Người tu chân chính sẽ không như mẹ của Tăng Sâm vì đã được bình thường qua sự trui rèn lập đi, lập lại một hay nhiều sự việc.

Page 11: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 11

Làm việc lớn thì cần ở sự trui rèn, hoằng Pháp là chuyện lớn, dù ai không muốn làm việc lớn nhưng đang hoằng Pháp thì cũng đã và đang làm việc lớn. Tu học là việc rèn luyện cả 1 tư tưởng, đánh bóng cả 1 tâm linh, dù ai không nghĩ mình đang làm chuyện lớn thì cũng đang làm việc lớn. Sự trui rèn, đào luyện là việc luôn cần thiết cho cả người đời lẫn người đạo. Thiên Đàng nơi thiên giới hay tại cõi sống của loài người không phải là chuyện đùa. Không tu thì không đến. Không trui rèn bền chí thì không có. Thiên Đàng nó vô thực với người không rèn luyện nhưng rất hiện hữu với những ai đã qua sự trui rèn. Pháp VVQN rồi sẽ như vậy, luôn có cơ hội để trui rèn mà từ đó Pháp VVQN mới thực sự trở thành nền tảng của niềm tin và chân lý cho vạn pháp. Bên cạnh đó, Pháp VVQN cần người có tín tâm thực sự chứ không cần ở những văn bản hạ tín tâm bất thối chuyển (*) (*): Trước khi sự kiện phá hoại và chia rẽ Pháp Đạo diễn ra vào tháng 2 năm 2006 không lâu, những người chủ xướng việc chia rẽ nầy cũng đã chủ xướng việc lập văn bản “Hạ tín tâm bất thối chuyển” tin tưởng tuyệt đối vào sự dẫn dắt của Thầy (?)

Từ Minh Đạt

Page 12: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 12

CHÍNH TRỊ Chính trị là mang sự chân chính ra để đối trị. Sự chân chính chỉ có từ chân tâm và phát xuất tự nội tâm. Chân chính không phải là thuật ngữ nên chính trị không phải là luận thuyết. Nếu nghĩ về chính trị và cho chính trị là một môn học về luận thuyết, vận động, tuyên truyền... thế nên, sự xây dựng đất nước, chăm lo cuộc sống của người dân, cải tổ học vấn, tự do tín ngưỡng,... cũng chỉ là chuyện của đầu môi, chót lưỡi và kết quả gặt hái cũng là những biểu hiện của đầu môi chót lưỡi, hoặc cao lắm chỉ có qua những số liệu, tổng kết trên những tờ giấy. Pháp Vô Vi Quy Nguyên không cho phép người tu được tham gia chính trị nhưng Pháp Vô Vi Quy Nguyên không ngăn cấm người tu dạy cho người những lý lẽ mang sự chân chính ra để đối trị. Xây dựng nền giáo dục chân chính, khác với sự phỉ báng và bôi nhọ những gì được cho là xấu. Cải tạo con người không có nghĩa là đào thải những ai được xem là không thể chấp nhận. Cải tổ xã hội không có nghĩa là đập đổ những gì gọi là

Page 13: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 13

không tiến bộ và bài trừ tệ nạn không có nghĩa là phải thu gom những cáu bẩn của cuộc đời... Tất cả đều giải quyết được êm thắm, tốt đẹp và hiệu quả nếu thực tâm học và hành từ những tư tưởng xã hội của Vô Vi Quy Nguyên.

Từ Minh Đạt

VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Quang cảnh lễ Khánh Đản tại ngôi thầy Từ Thiện Thuần Dương. 4-2006

Page 14: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 14

SỐNG ĐẸP 1: CÁI TÌNH Có thể vài trăm năm trước khi dạy người sống tốt, sống đẹp thì vị thầy chỉ cần lấy căn bản Bát Chánh Đạo để truyền dạy và con người dù đơn sơ nhất cũng hiểu được thế nào là Hiếu, Lễ, Nghĩa... Thời nay, quan niệm sống đẹp, sống đúng thay đổi nhiều. Nhiều tư tưởng, chủ thuyết, đường hướng, giáo điều... thay nhau áp đặt vào xã hội loài người cộng với sự thay đổi về ý thức của con người nên muốn nói về Hiếu, thì người ta sẽ có hàng trăm lý luận về hiếu và chiều nào người ta cũng thấy đúng cho họ cả. Hay muốn nói đến Nghĩa thì người ta cũng đưa ra hàng trăm lý luận để cho thấy họ là người có Nghĩa. Coi ra con người ngày nay, họ chính là “mực thước sống”, là “đạo đức” cho xã hội chứ không cần phải áp đặt một nền tảng đạo đức nào làm khuôn khổ cho con người và xã hội noi theo. Như vậy, nếu xã hội có 100 người thì đồng nghĩa có 100 nền tảng “đạo đức” và 1000 người thì có đến 1000 nền tảng “đạo đức” trái ngược nhau được lý luận và áp dụng. Vậy để dạy về Bát Chánh Đạo, dạy về một nền tảng đạo đức để làm mực thước cho thời nay thì phải dựa vào mức độ thấp hơn Bát Chánh cho người dễ thấy ra: Đó là sự sống đẹp.

Page 15: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 15

Muốn người đừng mang cái xấu cho mình thì mình đừng mang cái xấu ấy cho người. Có thể điều nầy sẽ rất dễ hiểu nhưng rất khó thực hiện nếu không chỉ ra ngay từng trường hợp điển hình thực tế: Một đệ tử trong Pháp lâu năm, thường gặp Thầy để than trách về người chồng đã bỏ mình mà đi, “cũng bởi ông ta ngoại tình”. Hầu như mỗi khi có dịp, vị nầy thường gặp Thầy chỉ để trách chồng của mình theo cái nhìn của mình là người kia đầy tội lỗi... cho đến một ngày, nghe những người phá đạo nói xấu về Thầy (chỉ nghe thôi!) thì người trên đã kết luận về Thầy, về 1 người mà trước đó mình vẫn luôn xem là ... phật sống: “Từ rày về sau, tôi chỉ sinh hoạt với X thôi và không lui tới với VVQN nữa!” Câu kết luận cũng rất bình thường vì đó là quyền hạn của người đời. Nhưng sự đáng nói ở đây là người ấy đã thọ Pháp với Đức Ngài gần 30 năm, được Đức Ngài cứu giúp trong cuộc sống khi hoàn cảnh gia đình đã đến hồi cùng tận... Đáng lẽ, khi nghe người ta nói xấu về Thầy và mình có quyền tin những điều ấy là sự thật thì chỉ nên phát biểu: “Từ rày về sau, tôi không liên hệ với Thầy Từ Minh Đạt nữa!” Như vậy có đẹp hơn không? Tại sao lại mang cả VVQN? Chuyện mình không cần phán xử vì đời mình làm sao người khác biết? Kêu ai cũng vậy! Bây giờ, chính mình đã trả lời cho

Page 16: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 16

mình: Tại sao người phụ mình? Tại mình là người phụ tình! Tại sao mình phải sống trong hoàn cảnh như vậy? Đừng hỏi Trời, cũng đừng hỏi Thầy! Hảy hỏi ngay mình và hảy cám ơn người vì qua đó đã tìm được câu trả lời! Lấy những gì trong người, của người hằng có để chỉ ra những gì người đã và đang gặp để họ học về cách sống đẹp là lối dạy về đạo đức cho người thời nay.

Từ Minh Đạt

VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Quang cảnh lễ Khánh Đản tại ngôi Sư Tỉ, Q.8 4-2006

Page 17: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 17

SỐNG ĐẸP 2: CÁI TRÍ Như đã nói, luận về Bát Chánh Đạo thì người ta sẽ có hàng ngàn cách luận, mà chắc hẳn trong thời Mạt Pháp ngày nay không có luận chi là đúng cả. Kể cả dạy cho người 1 tình thương chân thật cũng khó lòng mang 1 hình ảnh tình thương nào để làm khuôn mẫu cho người noi theo để cảm nhận và thực hiện. Nói đến tình yêu bao la, người ta thường lấy tình mẹ thương con nhưng tình ấy ngày nay chỉ đúng 1 phần và không phải ai cũng cảm nhận được cái tình ấy. Hay tình yêu đơn giản nhất của nam nữ ngày nay, khi thương nhau thì ai cũng nghĩ, cũng tưởng là thương người kia đến “suốt đời”. Sự thật của “suốt đời” ấy cao lắm chỉ là 2 năm, 4 năm hoặc 1 thời ngắn hạn nào đó. Trong xã hội khi đại đa số không là chung thủy thì không thể nào đem tình yêu đôi lứa làm khuôn mẫu dạy về tình thương được. Chỉ có sống đẹp mới chỉ ra được 1 khuôn khổ đạo đức mới trong xã hội: Muốn người đừng mang cái xấu cho mình thì mình đừng mang cái xấu ấy cho người. Công thức có vẻ là cá nhân nhưng có thể áp dụng không những làm khuôn khổ mà còn giải thích được mọi hiện tượng, kể cả những hiện tượng không thể lý giải được.

Page 18: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 18

Một pháp hữu quen với Thầy gần 30 năm, là người thân tình trong gia đình. Theo nhận xét của nhiều người thì tâm trí vị nầy hơi không bình thường (khoảng 90% bình thường) và gia đình có anh em bị bệnh tâm thần. Tuy vậy, Thầy và vị nầy đối với nhau không khác chi là gia đình... cho đến khi nghe những người phá đạo nói xấu về Thầy và thư đầu tiên của vị nầy gởi đến Thầy là... chửi. Chửi đủ cả. Con người có thể thấp trí, có thể nhẹ dạ dễ tin nhưng ở đây không hề thấy tồn đọng 1 chút tình, chút nghĩa nào trong đó cả... Là người thấp trí, dễ tin nhưng sống đúng thì câu nói sẽ là: “Thầy nên xin lỗi người nầy, người nọ đi... Thầy làm như vậy là không đúng!”... Cao hơn 1 bậc thì hỏi thẳng Thầy vì là người thân. Câu dùng và hành sử như vậy có hay và đẹp hơn không khi giữa Thầy và vị đó không có chi là sứt mẻ trước đó? Coi ra sự hiểu của người nầy chỉ là sự hiểu của người khác, sự nhận định của người nầy cũng là sự nhận định của người khác hay cái biết của người nầy cũng là cái biết của người khác. Từ đó, trong tu học, khi nói về Vi Diệu Pháp chỉ có nơi Đức Ngài, không nơi Thầy thì chắc hẳn sự nhận ra ấy cũng từ người khác không từ mình. Nói với người, Pháp Đức Ngài là Pháp Tối Thượng hay Đức Ngài là Phật Sống thì chắc cũng do... nghe người ta nói và mình cũng không có ý thức khi thọ pháp hay tu học là chi cả!

Page 19: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 19

Từ đó đưa đến những hệ quả: Tâm trí của mình đang có cũng không hẳn là của mình, thọ pháp với 1 vị Phật, được ban Pháp Hộ Bệnh,... nhưng không cứu nổi các chứng bệnh của người thân trong gia đình. Hoàn cảnh thiếu trí ngày nay cũng bởi mình đã trao cái trí cho người. Tất cả không phải tại trời, không phải tại người mà tại mình!

Từ Minh Đạt

Các pháp hữu đại diện các nhóm đạo: Từ Tri Khai, Từ Tâm Thiện Nhu và nhóm pháp tượng. 10-2006 VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 20: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 20

Mổi người có một cuộc đời riêng nên mổi người cần tròn với cuộc đời của mình. Tròn Đời, có nghĩa là tròn đời của mình không là đời của người. Nghiệp quả của mình không là của người. Vì vậy, sự tròn đời của mình không phải là tròn theo sự đánh giá và thẩm định của người. Con gà chuồng, đời sống nó là cái chuồng, tập thể sống của nó là những con gà chung quanh và nguồn sống của nó là người nuôi. Vì vậy, sự vuông tròn của con gà ấy nếu có chỉ là không gian của cái chuồng, không phải là cuộc sống của người nuôi, lại càng không phải là thế giới của loài người. Chim Đại Bàng bay cao, cái nhìn của nó thấu suốt ngoài cái không gian của gà chuồng hàng vạn lần. Dưới tầm bay của nó là bầu trời, là núi rừng, là sông hồ, là biển rộng, là làng mạt, là núi rừng, là con người, là xã hội đang chuyển động bên dưới. Vì vậy, sự vuông tròn của nó chính là sự vuông tròn với không gian, thế giới và hoàn cảnh mà nó đang sống. Lẽ tất nhiên, lẽ đạo mà nó gặt hái được sẽ rất khác với lẽ đạo của con gà chuồng. Con gà chuồng muốn thấy đạo thì phải tròn với đời sống của nó, cũng tương tự, chim Đại Bàng cũng phải tròn với đời để có được lẻ đạo của nó.

Page 21: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 21

Mổi con vật có những hoàn cảnh riêng, những điều kiện riêng để tròn đời mà trong quá trình tiến hóa của nó sẽ tự biết chọn lựa hoàn cảnh nào, điều kiện nào phù hợp để phát triển, tiến hóa và để tròn đầy với sự sống nếu có tâm cầu nơi đạo hiện. Theo chân Đại Bàng không thể có gà chuồng, vì gà chuồng không thể bay nhưng không vì vậy gà chuồng không thể tròn đời. Sự chọn lựa và đào thải của Đại Bàng và gà chuồng là hiện tượng rất tự nhiên và bình thường cho cảnh đời của mổi loại. Đường ai rồi sẽ nấy đi nhưng sẽ gặp nhau ở 1 điểm có được Đạo Hiện nếu đã Tròn Đời.

8-1-2007 Từ Minh Đạt

Thầy Từ Long Ngọc tại cơ sở Chau Investment Corporation – Tập đoàn tài chánh hỗ trợ tài chánh cho Pháp Đạo VVQN. 10-2006

Page 22: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 22

Chết là hết, chết là chấm dứt! Thế mà trong thời gian gần đây, dự 1 số tang lễ tôi lại thấy câu nói trên, ý niệm trên đã hoàn toàn thay đổi. Có lẽ cơ đạo đã tới, có lẽ con tàu đã ra khơi nên mọi ý niệm, mọi hoàn cảnh có tôi hiện diện, tôi đều thấy nó đổi theo hướng tốt đẹp hơn, tích cực hơn và hướng thượng hơn vì người chung quanh đã là người lên thuyền và sẵn sàng cho một chuyến hành trình. Viếng thăm những buổi tang lễ, có những tang lễ của người thân, pháp hữu. Có người đạo Phật, có người đạo Chúa mà nhiều khi, người thân duy nhất mà tôi quen biết lại là người nằm trong quan tài. Nhiều tang lễ tôi đến bởi do mình đã... nằm mơ, nay gặp tên người ấy nên đến dự. Nhiều tang lễ chỉ đến do tình cờ, nhiều tang lễ chỉ đến vì biết người chết hoặc gia đình người chết sẽ có duyên với Đạo nhưng nay thì ... chưa quen... Nhiều tang lễ tôi tới đơn độc, nhiều khi tưởng mình chỉ âm thầm cầu nguyện cho người thân, cho đệ tử rồi lẵng lặng ra về. Hoặc nhiều khi tự nghĩ, tôi sẽ xin gia chủ thuộc tôn giáo khác cho tôi được làm phép cắt giây oan nghiệt cho người hữu duyên với mình và cho tôi làm trọn cái tình của một người Thầy đưa tiễn đệ tử trong phút cuối cùng của cuộc đời...

Page 23: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 23

Tưởng là mình cô độc, tưởng sẽ gặp phản kháng, tưởng là phải thuyết phục người để mình làm tròn vai trò một vị Thầy, rồi tưởng mình sẽ lắng nghe những lời mắng chửi chung quanh của những người ngoại đạo hướng về, khi người quen duy nhất, người có duyên duy nhất của mình trong tang lễ là người mà mình đang tiễn đưa ra khỏi cuộc đời. Nhưng rồi, dù trong hoàn cảnh “yên lành” nhất, tôi cũng nghĩ, mình sẽ lẵng lặng đi về sau khi đã làm xong vai trò của mình... Thế nhưng! Nơi nào cũng thế, tôi luôn có được sự đón nhận tràn đầy ưu ái của mọi người. Nơi nào cũng vậy, con người thật nhẹ nhàng dầu là tang lễ. Nơi đâu mọi người cũng vui, cũng cảm động khi tôi làm lễ chú nguyện cho người quá vãng, dầu rằng mình làm công việc mà không một ai mời, không một ai cầu. Và nơi đâu ai cũng vui với tôi, ai cũng mong đến với tôi, đến với Pháp để rồi khi ra về, tôi không còn lẻ loi, vì bên cạnh bước chân tôi có thêm bước chân của người... Thật là khác! Thật là khác so với ngày xưa dự tang lễ của đệ tử mà cứ luôn tranh đấu, phải thuyết phục gia đình họ dầu rằng gia đình họ gần như toàn bộ là đệ tử của mình. Ngày xưa, nơi nào cũng vậy, nơi nào cũng phải gợi ý, cũng phải mở đường nhiều khi ép uổng một tí để mong con người hướng mặt về nẻo chánh...

Page 24: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 24

Sau nầy thì không! Thuyền đã đi, tôi không còn gì để nói, chỉ làm tròn thôi là đủ, nhưng ngược lại, con người đã tự động lên thuyền để dõi theo ánh quang minh... Quả thật, ra khơi có nhiều điều khác và sự tốt đẹp luôn xảy đến. Ngay cả những cái chết cũng là những sự khởi đầu...

Đức Thầy và các pháp hữu từ các nước Nam Mỹ chụp hình lưu niệm nhân mùa Giáng Sinh. 23-12-2006

VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE: www.voviology.org

www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 25: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 25

Hay “Người đời chẳng tự biết!”

(Trích từ bài kệ của Ngài Bố Đại Hòa Thượng đời nhà Minh – Trung Quốc. Bài kệ ban ra trước khi Ngài lìa thế).

Chuyện chi người đời cũng chẳng tự biết nên chuyện chi cũng cần phải chỉ và chuyện chi cũng cần người dẫn. Chỉ dẫn khác với mắng chửi mà nhiều khi nó đau hơn cả mắng chửi vì đã chỉ ra điểm thiếu sót. Đau lòng, oán hận nảy sinh cũng bởi sự chuyển động: Thượng - Hạ, không đồng chiều giữa tri thức và bản ngã. Tiểu luận nầy chỉ về sự khác nhau giữa Mối Đạo và Băng Đảng là một trong những điều mà “thời nhân tự bất thức”.

Nhiều người cùng đi, cùng 1 hướng tới mà bất kể xuất xứ của từng cá nhân như thế nào, hoàn cảnh của từng cá nhân ra sao. Nhưng nền tảng của tập hợp ấy là hướng đi, là sự

Page 26: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 26

chung hơn là cá nhân. Lối đi ấy, hướng đi ấy gọi là Đạo. Con người cùng đi đến 1 hướng như nhau như thế ấy, bất kể phát xuất từ đâu, từ giai cấp nào, từ hoàn cảnh nào, từ mức độ nào, từ sự hiểu biết như thế nào... những người đó được gọi là Đồng Đạo. Mặt khác, nhiều người cùng đi chung 1 hướng quyền lợi, 1 hướng sở thích, sở nguyện, 1 hướng cảm tình,... cũng có thể những con người ấy xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau, nhiều giai cấp khác nhau, nhiều mức độ và hiểu biết khác nhau. Nhưng nền tảng của tập hợp ấy là sự thỏa mãn của cá nhân hơn là cái chung. Tập hợp ấy gọi là Đảng (đừng nhầm với đảng phái chính trị) và nếu dùng từ thấp hơn 1 chút để tránh nhầm lẫn thì gọi là Băng Đảng. Nếu người chỉ đứng trong tập hợp Băng Đảng thì sẽ không có Đồng Đạo! Đối với đời, sự quan sát về 2 tập hợp trên, nếu không nắm được về mặt tinh thần thì cả hai sẽ có hình tượng tương tự như nhau, sự sai biệt gần như không thấy. Vì vậy, người đời thường e ngại Đạo, sợ Đạo vì từ Đạo rất dễ biến dạng thành Đảng, thành Băng Đảng nếu đánh mất đi tinh thần, mà tinh thần chính là thước đo của Đạo hay không Đạo! Hãy nhìn một dòng sông và 1 con thuyền. Cũng dòng sông xưa, cũng con thuyền xưa, cũng người xưa, cũng xuôi trên 1 lộ trình cố định. Hãy nhìn hành khách, người lên thuyền,

Page 27: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 27

người xuống thuyền, có người vẫn nhớ về con thuyền khi đã đến và người đã quên hẳn phương tiện mà mình vừa rời. Đó là hình ảnh nhỏ, 1 phương tiện đo đạc nhỏ giúp cho ta biết nhìn sự khác biệt của Đạo hay Băng Đảng. Điều 7 của Công Thức Hành Động mà Thầy nhắc nhở các pháp hữu trong ngày đầu năm 2007 cũng là câu kết của bài tiểu luận nầy: Đừng mong cầu thành việc hay dựng nhà chung từ người đang có việc cá nhân. Chuyện cá nhân thì không thể có quốc gia, cũng không có Pháp Đạo.

3-2007 Từ Minh Đạt

Thầy Từ Minh Tâm Hương hướng dẫn Thiền cho các cộng đồng ngoại quốc tại kinh đô điện ảnh Mỹ.

Page 28: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 28

Khác với đời, sự chuyển động bánh xe lịch sử theo Karl Marx bắt nguồn từ sự thay đổi cán cân cung và cầu. Điều đó đúng với phần đời, cũng đúng với cái đạo sản phẩm từ đời. Theo Vũ Trụ và Nhân Sinh Quan Vô Vi Quy Nguyên đã chỉ ra một yếu tố chi tiết hơn: Nguyên nhân dịch chuyển của cán cân cung và cầu được hiểu qua hình thức của sự chuyển động bánh xe Đạo Pháp qua sự chênh lệch của cán cân: Nghiệp Lực và Tâm Linh. Một lý thuyết thật đơn giản: Khi con người gián đoạn, sút giảm việc trui rèn để tâm linh được tiến hóa thì nghiệp lực tăng và ngược lại. Ngày nào con người chưa biết được chuyện gì xảy ra ở ngày mai, những bộ óc siêu việt nhất của cuộc đời chưa nắm chắc toàn vẹn được những gì suy tính thì ngày đó vẫn còn có tín ngưỡng, dù là tín ngưỡng hướng thượng hay hướng hạ cũng vậy. Nắm được cán cân cung và cầu là chỉ hiểu ở phần sinh và sống mà sẽ không thấy ở sự sinh thái hỗ tương bởi cái thấy và cái không được thấy. Cũng như diệt chim vì sợ chim ăn lúa sẽ khiến cho sâu bọ lan tràn, bán mèo để làm thuốc thì chuột lan tràn phá hoại đồng lúa. Con người sẽ hết bệnh nầy nhưng lâm vào nạn đói

Page 29: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 29

kia, tiết kiệm được vài đấu lúa nhưng cánh đồng cũng không còn. Tín ngưỡng không phải là tôn giáo, lại càng không phải là cái chùa, cũng không phải là nhà thờ mà là lòng tin tự nhiên, hợp với lẽ sống và sự hướng thượng được phát dẫn từ lòng tin tự nhiên, hợp với lẽ sống ấy. Học Pháp Vô Vi Quy Nguyên, không phải chỉ học cách ngồi thiền, cũng không phải chỉ học cách tụng kinh Pháp Hoa, cũng không phải chỉ học 21 cách lễ bái. Mà học ở cái nhìn sự vật ngoài sự vật, lý thuyết ngoài lý thuyết, chuyển động ngoài chuyển động bình thường để công việc làm của mình là chính xác, cần thiết và không phải đắp vá.

Đức Thầy Từ Minh Đạt viếng thăm tổng công ty Chau Investment Corporation 22-12-2006 để trao tặng bảng đồng vinh danh công ty đã hoàn thành xuất sắc các công tác yểm trợ tài chánh cho Pháp Đạo sau 3 tháng hoạt động.

Page 30: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 30

Đạo Pháp là một thành quả từ cuộc đời nên sự chuyển động của Pháp Đạo cũng giống như chuyển động của đời, cũng dựa theo sự dịch chuyển cán cân: Cung và Cầu. Khi đất nước khó khăn, phương tiện Y tế khan hiếm, người ta đến với đạo vì Pháp ta có sự Hộ Bệnh hiệu quả nhưng không mất tiền. Khi đất nước chưa có được sự ổn định chính trị, con người chao đảo nên cần đến với đạo để tìm chỗ dựa về tinh thần... Khi đất nước được giàu có, kinh tế và chính trị đã được ổn định, những sự cầu của thời xa xưa không còn nên Đạo Pháp đã trở thành không cần thiết. Cán cân cung và cầu đã chênh lệch, nhìn ở vẻ bên ngoài, Đạo Pháp đã có những hình ảnh khác vì con người trong đó đã khác, xã hội cũng có những hình ảnh khác. Thế nhưng sự chênh lệch của cán cân cung và cầu nầy từ đâu mà ra? Cán cân Nghiệp Lực và Tâm Linh đã trả lời thay. Tâm linh giảm nhẹ, không lo tu dưỡng thì nghiệp lực tăng. Con người rời khỏi cửa đạo dù cũng đang trong đời để bước vào đời, đối diện với nghiệp quả ấy. Có thể đó là quả lành, cũng có thể đó là quả dữ nhưng sẽ là quá trình thụ nhận chứ không còn là tích lũy nữa. Tâm Linh là sự tích lũy, Nghiệp lực là sự thụ nhận.

Page 31: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 31

Với xã hội Việt Nam ngày xưa, hành động của người đời khi tiếp xúc với các âm phần,... thì gọi là “đồng cốt”. Ngày nay, cũng giống với hành động như vậy thì được gọi là “ngoại cảm”. Vậy xã hội Việt Nam đang là tích lũy hay thụ nhận? Học Viện VVQN sẽ chỉ ra những thắc mắc đó cho những ai thực sự muốn tìm học.

Buổi họp mặt ngày 12 tháng 11 tại Trị An gồm các pháp hữu thuộc Ban Bảo Pháp đang thảo luận về những hướng đi mới cho Pháp Đạo trong cơ chế mới. Các pháp hữu hội thảo về việc xin chuẩn Thánh Danh và các Bảo Pháp cho đệ tử tại Việt Nam.

Page 32: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 32

Bất kỳ pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên khi hành đạo, đi vào đời nên đi bằng bước chân của một vị Thánh Sống, không là phàm phu dù rằng các vị bắt đầu từ bất kỳ góc cạnh nào của cuộc đời. Là nhà bói toán chỉ cần nói những điều trúng sai được so sánh qua thực tế hiện hữu. Như gia đình thân chủ có mấy người, thu nhập bao nhiêu, yêu ghét như thế nào. Là một vị Thánh Sống bước vào đời qua cửa ngõ bói toán thì phải biết "phán" và dẫn lối ra. Bói là sự mò ở hiện tại nhưng "phán" có nghĩa là sự chỉ ở tương lai. Là người Y Sĩ thông thường cung cấp những phương thức trị liệu theo chứng bệnh của người bệnh. Là một vị Thánh Sống bước vào đời qua cửa ngõ Y Khoa thì phải biết "chỉ" và dẫn lối đi. Chỉ cho người bệnh biết chỗ đứng, hiện trạng của cơn bệnh và dẫn người bệnh từ niềm tin đến cách thức trị liệu để đến mục đích được đề ra. Ít có quốc gia nào trên đời được phát triển từ một định hướng mà thường sự phát triển luôn dựa vào sự đắp vá, giải quyết những nhu cầu của xã hội nên tìm kiếm những nhu cầu cần thiết cho xã hội mà từ đó quốc gia tiến triển. Nói chung là sự tiến triển theo sự động và đắp vá những chuyện cũ mà thành những việc

Page 33: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 33

mới. Là một vị Thánh Sống bước vào đời qua cửa ngõ xây dựng đất nước nên tập có được định hướng và dẫn ra định hướng có thể những định hướng ấy sẽ khác với những việc cần phải đắp vá và nhu cầu tức thời của xã hội. Tập hợp tất cả hướng đi ra của mọi tầng lớp xã hội, thế giới loài người sẽ được tiến bộ theo định hướng mà không còn bị đưa đẩy bởi thời cuộc "tiến bộ chỉ bởi sự đưa đẩy". Có như vậy, xã hội, con người mới thoát khỏi nghiệp lực, dầu là nghiệp lực xấu đã lỡ tạo từ quá khứ.

6-2007 Từ Minh Đạt

Container 40 feet, gồm hiện vật Bảo Tàng Viện, Tượng Lộ Thiên, sách thư viện, các vật dụng: Băng đá, chậu kiểng đã đến Đạo Viện..

Page 34: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 34

Công việc nào cũng có 2 hướng nhất định: Mục đích và Lợi nhuận. Vì vậy, khi làm 1 công việc gì chúng ta phải định rõ nơi tư tưởng của mình, mình làm công việc vì mục đích hay làm vì lợi nhuận ? Thế nên khi thực hiện 1 công việc chúng ta phải đi sâu và đi sát nơi hướng đến. Nếu công việc cần thực hiện là mục đích cần làm thì đừng để lợi nhuận chi phối. Ví dụ tìm được 1 cuộc đất tốt khó nơi nào có được, một con người giỏi khó nơi nào có thể sản sinh,... tất cả những thứ không thể tính được bằng tiền, bằng lợi nhuận của tài sản thì đừng để lợi nhuận được đong đếm bởi tài sản chi phối khiến cho người thi hành phải run tay khi hành động hoặc quyết định hành động. Công việc đang nhắm vào lợi nhuận để thực thi thì cũng phải nên dựa vào lợi nhuận mà tính toán. Đừng để những tư tưởng ngoài lợi nhuận xen vào khiến cho người chùn bước. Phải đứng vào hẳn 1 khía cạnh nhất định để con người không còn mang 1 mớ bòng bong khi thương khi ghét, khi lành, khi dữ... để khỏi bị bấn loạn và ảnh hưởng bởi một mớ lý trí bòng bong. Chẳng thà là 1 người xấu để thấy được hướng tốt, và là người dốt để thấy mình cần học.

Page 35: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 35

Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên vừa qua có 1 người khen tặng đồng đạo mình là: “gần Đức Thầy là những Bồ Tát luật sư, Bồ Tát bác sĩ, Bồ Tát kiến trúc sư... ” nhưng chỉ hơn 1 tháng sau, vì chuyện cá nhân ly dị với chồng và thấy chồng mình đứng trong hàng ngũ của Vô Vi Quy Nguyên thì lại cho rằng : “Vô Vi Quy Nguyên là tà đạo... ” mà không cần biết rằng trong thời kỳ khó khăn, bản thân không còn lối sống, Đức Ngài đã cưu mang, cho làm việc trong cơ sở của Ngài để có phương tiện sinh sống và nuôi dưỡng con cái. Người tu đạo phải biết giữ quân bình trong người, biết phân biệt được đâu là chuyện cá nhân, đâu là đạo, đâu là mục đích và đâu là lợi nhuận. Đừng để mình trở thành loạn động hơn cả người vô đạo và nhất là đừng để mình trở thành người không phân biệt nổi 2 từ “Bồ Tát” và “Cục Phân”. 7-2007

Gần 50 chuyên viên của tập đoàn tài chánh CIC chụp hình lưu niệm cùng Đức Thầy Từ Minh Đạt. 23-12-2006

Page 36: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 36

Học Đạo, không phải chúng sanh nào cũng muốn học Đạo. Vì vậy, đừng mang cái Đạo, cái “mầu nhiệm” của riêng mình mà ném cho người khác vô chừng mực, tùy hứng phát khởi bởi cái lòng bất tịnh luôn nhảy nhỏm của mình và phát tiết bởi cái miệng không hề biết kềm hãm. Dạy Đạo cũng vậy, không phải cứ thấy người trái là dạy, mà trước khi dạy, giới thiệu người bài học gì thì phải luôn tự hỏi rằng “những chi tiết liên quan đến các kiến thức sẽ được đưa ra đã được chuẩn bị cho người nghe chưa?”. Đang nói về công hạnh về thiên đàng, địa ngục của người, rồi ngứa miệng muốn nói về vô vi và các Chư Vị ở vô vi, thì kiến thức ấy đã được chuẩn bị chưa? Người ta đã hiểu về vô vi như thế nào? Về Chư Vị như thế nào? Chưa chuẩn bị thì đừng nói, dù đang ngứa miệng, xốn xang cái tâm. Gặp 1 người hoàn toàn xa lạ mà nói về Thánh Danh của mình đang có là được ấn chứng từ ....Thiêng Liêng, cõi Thượng,... Liệu người nói ấy có phải là một người điên? Người học Đạo cũng vậy, dầu họ muốn học cũng chưa chắc bắt tay vào dạy được, mà điều đầu tiên là người dạy phải yên lặng lại, xem ly nước của họ có còn chỗ cho mình rót nước

Page 37: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 37

vào không? Bài học đầu tiên để dạy đạo chính là bài học dành cho ông thầy đang giảng đạo: Có giúp người đổ bớt ly nước đầy, tạp nhạp mà họ đang có không? Lòng ông thầy đang nói và đang muốn nói về Pháp, về Đạo có yên được khi nghe dòng nước chảy ra từ ly nước đầy và tạp nhạp ấy không? Nước ấy là nước của người, không là của mình nên khi nghe thì rất chói tai, rất sai sót, rất chướng. Vì vậy, không nhịn được sự mấp máy của cái miệng khi nghe người nói, người xả, thì đừng bao giờ nghĩ rằng trong đời mình sẽ nói được cho ai cái lý đạo, dù rằng cái “lý đạo” ấy chỉ đem truyền cho các em mẫu giáo. Phải để cho người xả “cái cống” tạp nhạp của người chứa đựng từ bấy lâu nay. Đừng nhảy bổ vào miệng của người mà bít “miệng cống” và chỉ trích những tư tưởng của họ, rồi thay vì người ta xả bỏ những luồng nước tạp ấy thì họ dùng những thứ ấy chống trả. Không 1 người tu nào, không 1 ông thầy dạy đạo nào lại đi tắm “nước cống” đáng lẽ cần được thải cả. Vì hành động phê phán tư tưởng của nhau chỉ là hành động dùng ly nuớc tạp nhạp mà tạt vào nhau, không là hành động xả cái xấu và châm vào những dòng nước tốt.

8-2007 Từ Minh Đạt

Page 38: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 38

TRỌNG DỤNG Khả năng bản thân được sử dụng đúng mức, cùng với sự tin tưởng của người giao việc thì gọi là trọng dụng ! Khả năng mỗi người mỗii khác, thế nên công việc làm của mỗi người sẽ mỗi khác. Công việc nhìn bề mặt có thể khác biệt, có thể cao thấp, trọng khinh theo quan điểm của mỗi người nhưng sự trọng dụng thì bản chất vẫn như nhau. Người tin tưởng và giỏi về sinh ngữ thì được giao trọng trách phiên dịch những văn kiện tối mật mà không thể nào giao được cho người khác dầu giỏi hơn nhưng thiếu tin tưởng. Người nầy có thể tháp tùng cùng nhiều phái đoàn quốc tế hoặc bước chân vào những phủ, ủy quan trọng. Đó là mức độ cao nhất của người được tin tưởng và giỏi về sinh ngữ được đặt để. Người tin tưởng và giỏi về kế toán thì được giao trọng trách quản lý sổ sách quan trọng mà không thể nào giao được cho người khác dầu giỏi hơn nhưng thiếu tin tưởng. Người nầy có thể chỉ làm việc ở 1 góc phòng, hoặc chỉ đối diện với bộ máy computer mà không 1 ai kế bên để đàm đạo và hỗ trợ. Nhiều khi đó cũng là mức độ cao nhất của người được tin tưởng và giỏi về kế toán.

Page 39: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 39

Công việc nhìn chung tuy có khác nhau nhưng sự trọng dụng cho công việc thì cũng như nhau, không thể lấy hình thức của công việc, cái bề ngoài của công việc mà suy luận sự trọng dụng hay không trọng dụng. Sự trọng dụng chỉ thuần túy dựa vào tâm, niềm tin của người giao việc cho người thụ lý công việc chứ không phải là hình thức công việc, càng không phải là sự “vinh, nhục” của công việc hay là sự chê trách, kỷ luật, chỉ dẫn, phê bình của người thụ lý có được trong khi thi hành phận sự. Trọng dụng hay không trọng dụng đó là chuyện riêng và thuần túy của người giao việc nhưng khả năng làm việc là khả năng tạo được niềm tin là chuyện của tất cả mọi người được giao để thụ lý công việc. Vì thế, đừng đứng núi nầy trông về núi nọ mà tự phán đoán về mình được trọng dụng hay không được trọng dụng. 10-2007

Thầy Từ Minh Pháp đang chúc Tết Sư Tỉ.

Page 40: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 40

Là người tu học nên dụng tâm hơn là dụng vật, xem vào tâm mình, tâm người hơn là đặt cái nhìn nặng ở tướng mình và tướng người. Nhưng nhiều khi lý trí, tư tưởng tự bản ngã nó lớn, lấn lướt cả cái tâm nên khiến nhiều người lầm tưởng trí của mình tức tâm của mình, ý nghĩ của mình cũng tức tâm của mình. Rồi cũng từ cái trí, ý nghĩ của mình làm cái nhìn, quan sát về tâm tánh bị lệch, chệch hướng và từ đó luôn an tâm rằng "ta là người tốt". Vì thực sự họ đang thấy là họ là người tốt và ý nghĩ của họ đều là ... “điều lành”. Những khi như vậy, ta cần dùng đến tướng. Cái tướng chính là tấm gương mà ta có thể dùng để soi rọi bản thể, dầu nó chỉ là ảnh ảo! Tin tưởng Thiêng Liêng thì phải có hành động biểu hiện sự tin tưởng, không phải chỉ nói “lòng tôi tin Thiêng Liêng là đủ!”. Thương người, hiếu đạo, tình nghĩa,... phải có hành động cụ thể, dầu không nhiều thì ít, dầu thành công hay không thành công, dầu khéo léo khi thực hiện hay không khéo léo khi thực hiện... Sinh ra trong 1 gia đình thì chắc chắn tướng mạo sẽ được đặt trên căn bản của dòng họ.

Page 41: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 41

Nhưng tướng mạo có thay đổi, dầu ít mà sự thay đổi của tướng sẽ được chuyển đổi thuận theo tâm của người. Sự thay đổi của tướng mạo khác với sự lụi tàn, chuyển hình của hình thể theo thời gian. Thời gian có thể làm nét da từ tươi nhuận thành khô cằn, làm xương người cao lớn thành còng, làm sáng thành tối, làm láng thành nhăn, làm phương phi thành hom hem.... nhưng thời gian không làm thay đổi cái tâm tướng thể hiện qua nhân tướng. Gương mặt vuông chữ Điền, chứa quê hương, lý tưởng trong đó không thể nào được đổi thành gương mặt hột vịt với chí hướng hạ trì nặng phía dưới chỉ chứa vợ con và phàm ngã. Con mắt và ánh mắt của một người trung trực không thể nào trở thành con mắt lắm lét, luôn lay động, ngã nghiên như người tà vạy được... Những thay đổi ấy có được cũng bởi tâm người đã thành hướng hạ và tà vạy. Nhìn ảnh ảo trên tấm gương để thấy gương mặt thật, nhìn cái tướng biến đổi theo thời gian để lượng định tâm của mình. Đó là tướng Pháp mà nhiều khi người tu cũng cần dùng để đo đạt chính mình.

Từ Minh Đạt 11-2007 VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 42: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 42

Mổi cái cây có 1 cái gốc riêng biệt của nó, dầu rằng nó mọc đơn lẻ hay cùng hiện diện với rất nhiều đồng loại trong 1 cộng đồng nào đó thì nó vẫn phải sống và tồn tại trên chính cái gốc của nó. Trong xã hội cũng vậy, tư tưởng, tôn giáo, chủ thuyết kể cả chính sách, đường lối xuất xứ từ nội địa hay du nhập cũng phải dựa vào cái gốc riêng biệt ấy mà áp dụng dầu tất cả những thứ trên đều là hay, đẹp và rất thành công đã từng được sử dụng. Sự sống còn của một cái cây, một xã hội, một đất nước, một Đạo Pháp đều dựa vào cái gốc của chính nó. Nó không là hoa, lá, cành,... nên nó rất đơn giản và dễ nhận biết. Phá hoại gốc thì cây chết dầu rằng cành lá và hoa của nó rất lớn và rực rỡ. Cẩn thận, phải xem kỹ và nhận định thiệt kỹ gốc của mình như thế nào? Hình thành ra sao? Từ đâu mình tồn tại?... Có như vậy, đừng vì vô tình hay quyền lợi hay tự ngã mà làm mất đi gốc của mình. Cơ sở mất thì công nhân thất nghiệp, nước mất thì người dân thành vong quốc, Pháp Đạo mất thì muôn đời con người sống trong tăm tối, thiên hạ luôn đảo điên mà xã hội không vì thế được tồn tại.

Page 43: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 43

Nếu con người phải trải qua 1 kiếp số, 1 tai họa nào đó, tựa như phải hứng chịu 1 tảng đá rơi vào nhà thì người ta phải lựa chọn căn nhà của mình như thế nào nếu không thể ngăn được sự rơi của tảng đá? Căn nhà nhỏ hẹp, chỉ 1 căn phòng nhỏ chứa vừa vặn vợ chồng và các con. Vậy ai trong ngôi nhà ấy cũng có thể có khả năng hứng chịu sự va chạm, thương tích nếu khi tảng đá ấy rơi xuống ngôi gia của mình. Vậy sự an toàn càng lớn nếu con người phải trải qua 1 kiếp số đá rơi vào nhà là: Nhà càng lớn thì khả năng hứng đá rơi của từng người trong ngôi gia càng giảm. Ngôi nhà là 1 ý nghĩa trừu tượng của tâm người và công việc người làm. Tâm càng rộng thì chuyện trắc trở càng hẹp, tầm làm việc càng lớn thì chuyện lặt vặt, phiền phức liên quan đến 1, 2 đồng lẻ sẽ không xảy ra. Nếu chỉ bo bo, ôm đồm gia đình, quyền lợi riêng tư mà bỏ qua sự đại đồng, xã hội, quần thể chung quanh, thì từng viên đá nếu phải rơi

Page 44: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 44

xuống mái nhà riêng tư ấy thì chính mọi thành viên trong gia đình ấy đều có cơ hội gánh chịu. Tâm rộng lượng thì thường ít tai họa, không hẳn tai họa, định số ấy bị biến mất, tiêu trừ bởi tâm rộng lượng mà là sự lạc loài, trơ trọi của 1 viên đá vô hại rơi trên cả một bình nguyên mênh mông! Xác suất để từng người trong mái gia rộng lớn ấy phải hứng chịu cho sự rơi của 1 tảng đá sẽ là rất thấp. Rộng lượng, không ôm đồm, là một chìa khóa tránh tai nạn thiết thực nhất, bảo vệ gia đình hữu hiệu nhất mà ai cũng có thể làm được, thực hiện được.

Từ Minh Đạt

12-2007

Thầy Từ Tri Nguyên, Trưởng Ban Bảo Pháp đại diện Đức Thầy chủ lễ Thọ Ký Thánh Danh cho các phẩm sắc.

Page 45: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 45

Ưu điểm hoàn toàn thì cả thế gian nầy không ai có cả. Vì vậy, khi thấy ưu điểm của 1 người thì phải chấp nhận người ấy cũng có khuyết điểm. Thế nên, 1 tập hợp người nào cũng vậy, sẽ có kẻ “yêu” và sẽ có người “ghét” hiện diện. Khi tâm đã ghét 1 ai thì tất cả việc gì người đó làm cũng đều xấu và cặp mắt người có tâm ghét ấy sẽ không bao giờ bỏ sót 1 hành động nhỏ li ti nào của người bị ghét cả! Và trái lại, người được mến, được thương thì tất cả những hành động đại nghịch nhất của họ như: Phá Đạo, phản Thầy,... thì trước mắt của người có lòng thương riêng ấy cũng thấy... “không hề gì” dầu rằng bị cả người “được thương” coi rẻ. Người có nhiều cảm tính là người có đầy bản ngã. Sự để tâm riêng vào cái nhìn hay cảm tính, hay nói 1 cách khác bất kỳ cái nhìn nào, nhận xét nào, công việc nào cũng nghẹt đầy cảm tính thì đó chính là mầm mống của sự loạn, sự phá hoại hoặc khích lệ cho người làm loạn và phá hoại. Đặt bản ngã trước công việc, trước sự nghiệp và trước Đạo Pháp cũng bởi họ chỉ thấy ở họ mà không thấy ở sự nghiệp, ở mục đích hay ở Đạo Pháp. Cũng vì vậy mà họ cảm thấy khó chịu trước “đối lực” mà không chịu biết rằng

Page 46: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 46

“không 1 vật nào trên đời có thể đứng được mà không có đối lực cả!”. Có trọng lực thì phải có phản lực. Có cả hai thì vật thể mới được cân bằng. Giải quyết 1 sự việc, dầu là việc nhỏ của gia đình cũng phải đặt cái mục tiêu đề ra làm hàng đầu. Hội ý với người, kể cả người “ghét” ngoài việc lắng nghe ý kiến còn là sự cân bằng của các đối lực. Thuận thuần túy theo 1 chiều, dầu là chiều “thương” hay chiều “ghét” cũng làm cho hệ thống cân bằng hay công việc bị sụp đổ. Khi xử lý công việc, chỉ có kẻ dốt mới không kềm lòng nổi khi cần cái dụng của kẻ... “ghét”.

Từ Minh Đạt 12-2006

Thầy Từ Tri Nguyên đang hộ bệnh cho vị trụ trì chùa Hưng

Long.

Page 47: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 47

Để chuẩn bị gieo trồng thì đất phải xới, ruộng phải cày. Sự cày cho đất tơi, nhìn theo cách yếm thế là một cảnh làm cho “đất bằng dậy sóng”, là hình ảnh của con sâu, con giun, oằn oại trên đất để làm mồi cho chim, thú và con người... Nhưng sau đó là đồng xanh, là cây cối xanh tươi, đơm bông, kết quả, là đời sống, là cơm no, áo ấm... Hành động “cày”, “xới” là những hành động thường không hứng thú gì với người làm nếu không vì miếng cơm manh áo và mảnh đất cũng không vui gì khi bị cày xới. Thế nhưng con người vẫn phải làm và liên tục làm công việc ấy từ ngàn năm nầy đến ngàn năm khác cũng bởi ai cũng hiểu, sau hành động không vui, trông không bắt mắt sẽ là một kết quả đẹp mang lại một cuộc sống no đủ cho người và vật. Quan sát cuộc sống tự nhiên của đời, quan sát nếp sống hiện hữu tồn tại ngàn năm không bị đào thải vì sự cần và đúng của nó. Tương tự như vậy, Pháp Đạo của chúng ta đã không dùng lời nói suông để dạy người mà dùng cái thực hành, thực tế để con người có được đời sống hạnh phúc thực sự. Vun xới tâm điền, cũng giống như vun xới cho mảnh đất của mình, dưới sự hướng dẫn của Pháp Đạo, đời sống hạnh phúc, đạo đức của

Page 48: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 48

bản thân sẽ có được qua quá trình luyện tập và đào thải những tư tưởng tập quán không hay. Từ nơi đó cuộc sống hạnh phúc mới hiển bày. Gặp 1 bài học hơi mạnh trên con đường tiến hóa, điều ấy không hẳn là 1 điều xấu.

Từ Minh Đạt

VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE: www.voviology.org

www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Phương tiện viếng thăm các nhóm đạo trong ngày Tết tại các vùng sông ngòi miền Nam.

Page 49: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 49

Xuân đến trăm hoa nở, Xuân đi trăm hoa tàn. Mùa Xuân là mùa đẹp theo cái nhìn chung của người đời, nhưng chỉ là cái đẹp của 1 thời rồi cũng sẽ nhường chỗ cho mùa Hạ. Tuổi Xuân là tuổi đẹp vì có thể thực hiện được mọi ý muốn

của cuộc đời, nhưng cũng là lứa tuổi của 1 giai đoạn theo quan niệm chung cũng bởi nó sẽ nhường chỗ cho tuổi già, lực tàn, sức mọn. Mùa Xuân là mùa của hy vọng nhưng đó cũng chỉ là hy vọng rồi người ta chờ đợi cái hy vọng đó rực sáng để làm niềm tin sống qua ngày. Chỉ có Chơn Lý mới là ánh sáng vĩnh cửu. Chỉ có con người mang Chơn Lý mới là cái đẹp vĩnh cửu. Vô Vi Quy Nguyên là một Chơn Lý nhưng phải cần những con người mang Chơn Lý ấy để đời sống được bừng sáng, an vui và thịnh vượng thực sự. Chúng đệ tử cần phải học, phải đào luyện nhuần nhuyễn, phải biết đối trị cái tâm mình, phải biết nắm bắt và điều khiển tư tưởng, tình cảm của mình. Phải đào luyện mới giúp cho người đào luyện. Có như

Page 50: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 50

vậy, người đệ tử mang Chơn lý ấy mới thực là người mang đến mùa Xuân vĩnh cửu cho nhân thế.

Từ Minh Đạt (Tết 2008)

VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Thầy Từ Minh Đức dâng hương trong ngày viếng Kim Lăng Đức Ngài Pháp Chủ. Tết 2008.

Page 51: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 51

Mẹ sanh ra con, rồi mẹ ẵm, mẹ bồng... con bước đi mẹ cũng sợ con mình mòn đôi chân, rồi con đi học người mẹ cũng luôn bên cạnh cầm sách, cầm vở, sợ con mình không lo được chu toàn mọi thứ khi đến lớp. Mỗi buổi ăn, người mẹ dọn bữa, rồi ngồi bên con đút ăn từng muỗng. Con lớn thêm một chút, nhìn những buổi ăn ấy cũng không chi là thay đổi chỉ thay đổi tuổi già của người mẹ và vật dụng trưng bày trên bàn, nào nước mắm, gia vị, tương ớt,... và người mẹ lại thêm phần công việc nêm cả mặn ngọt, đắng cay trong buổi ăn của con mình, mà không hề nghĩ rằng: “Ăn là việc dễ nhất trên đời. Ăn cũng không được thì có thể làm được việc gì?” Rồi nhiều năm đến, trên bước đường của người con đến trường cũng không chi thay đổi, cũng có người mẹ bên cạnh đồng hành, xách cặp cho con đến trường, chỉ có sự thay đổi là cặp sách ngày càng nặng bởi người con ngày càng lớn, sự còng lưng và mối lo toan hơn của người mẹ về người con, về những cám dỗ mới theo lứa tuổi lớn của con mình: Hút xách, trai gái,... Cứ như vậy, đời không có chi là thay đổi mà ngày càng nặng, càng nặng. Người mẹ tưởng đã gánh được cái nặng giùm con mình. Nhưng không! Người mẹ tưởng đó là tình thương vô bờ bến của mình dành cho con. Cũng không! Không tuốt và chắc chắn một điều không một người mẹ nào chấp nhận đó không phải là tình

Page 52: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 52

mẹ thương con và không một ai chấp nhận rằng, đó là những hành động đang hại các thế hệ con cháu của mình. Vài mươi năm sau người mẹ qua đời, rồi con chim “nhỏ” trong gia đình ấy phải bắt buộc cất cánh bay. Nhưng bay làm sao được khi mấy mươi năm qua nó không hề bay? Nó không hề được trưởng thành theo từng bước, từng năm tháng lớn dần trong đời sống của nó. Chắc chắn nó sẽ gục chết trên đống gạo mà nó không hề biết thổi đống gạo ấy để thành cơm. Nó sẽ chết trên gia tài của cha mẹ để lại vì nó không hề trưởng thành tương ứng với gia tài đó và nó cũng không hề biết truyền lại những gì cho con cái của nó, cho những thế hệ kế thừa nó, ngoại trừ cái tính ngồi không, chờ sự làm giùm từ người khác của nó, cái tính bắt mọi người phải cung phụng và cái tính không hề có sự tự túc, tự lập và tự cường của nó, cũng như con cháu của nó sẽ thất bại vĩnh viễn và muôn đời. Các bậc cha mẹ, hãy để cho con cái của mình được trưởng thành theo thời gian sống của chính nó. Sự vững bền của một gia đình hay đất nước chỉ được xây dựng trên những người con độc lập và trưởng thành ngay chính cuộc sống của nó.

Từ Minh Đạt

Page 53: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 53

Tín dụng hay tin dùng đã chỉ ra 2 tính chất trong một ý niệm là Tin và Dùng. Người có khả năng chưa chắc là người dùng được và người dùng được chưa chắc là người tin được. Ngược lại, người tin được chưa chắc là người được sử dụng trong bất kỳ công việc gì. Để đạt được niềm tin, nhiều khi con người không cần phải làm chi cả, nhiều khi chỉ cần là người trong gia đình, quen biết, có đức tính tốt hoặc thích hợp với môi trường công việc, hoặc là người khù khờ hay thông minh, không gian tham, cao hơn 1 chút là đã từng tỏ rõ tư tưởng, lập trường. Cao hơn 1 chút nữa là từng chứng minh qua quá trình sống, làm việc và thử thách.... Nhưng để có được sự khả dụng và chuyên nghiệp thực sự trong công việc thì không thể nào được xây dựng dựa trên nền tảng “gia đình, quen biết, đức tính tốt, khù khờ hay thông minh, không gian tham hay tỏ rỏ tư tưởng, lập trường,....” như đã đề cập ở trên, mà phải là sự kinh qua ngày tháng học tập, thực hành, trui rèn, thử thách, kinh nghiệm sống và xử lý. Từ đó cho thấy tin tưởng và khả dụng là 2 tính chất hoàn toàn khác nhau, 2 chiều hướng gần như là đối nghịch nhau nhưng có thể gặp nhau

Page 54: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 54

ở 1 cụm từ là “Tin Dùng” cũng bởi chúng có cùng 1 điểm chung: Quá trình thử thách để chứng minh lòng tin cũng như khả năng, kinh nghiệm. Tu học, giáo dục, làm việc,... muốn được hiệu quả, hay muốn Pháp Đạo phát triển trên sự bền vững thì điều cần nhất là phải cho mọi người cơ hội thực hành, thử thách thực tế. Có như vậy con người mới trưởng thành, mới hữu dụng và mới trở thành niềm tin của xã hội. Pháp Đạo từ đó mới đứng và phát triển được trên bất kỳ hoàn cảnh nào. Để kết luận, chúng ta ghi nhớ hình ảnh minh họa như vầy: Người tin, chưa chắc là người khả dụng, biết được là đồ tốt nhưng không phải để dùng, không phải sử dụng được thì đó cũng là điều đáng tiếc.

Đầu năm 2007, viếng pháp hữu lão thành Từ Hạnh Nhân.

Page 55: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 55

Nhiều người có của cải thường tích lũy tiền bạc, quý kim, đầu tư địa ốc,... nhằm để lại 1 gia sản cho con cái khi nó trưởng thành. Cũng có người đầu tư vào con đường “học vấn”, cho con học ở những trường lớp danh tiếng hoặc xuất ngoại và hễ một ai khen nơi đâu có trường hay, thầy giỏi, đạt tiêu chuẩn quốc tế,... thì bằng mọi giá đưa con mình đến học dầu rằng chưa hề nghe những học sinh xuất thân từ những ngôi trường đó thành công như thế nào?... Họ chỉ cần tự an tâm khi thấy con cái của họ được dạy dỗ trong 1 môi trường “tốt” là được. Đau bệnh cũng vậy, hễ khi đau là phải đến những nơi điều trị thật sang, thật tốn kém mới chứng minh được tiêu chuẩn của bệnh viện mà không cần biết nhiều khi căn bệnh mắc phải chỉ cần sự nghĩ ngơi hay 1 thang thuốc Bắc là đủ. Người có ít tiền, không đủ sức dùng đồng tiền của mình làm kho tàng để lại thì họ nghỉ đến những đồng tiền từ túi kẻ khác như... mua bảo hiểm... . Họ không cần biết hãng bảo hiểm ấy có thể tồn tại được cho đến ngày con cái của họ trưởng thành để có tiền ấy tiếp tục việc học không? Họ cũng không cần biết con cái của họ có ý chí, có khả năng tiếp tục việc học khi trưởng thành không? Và dĩ nhiên họ cũng không chắc được con cái của họ có còn tồn

Page 56: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 56

tại, có sống chung với họ như 1 đứa con cháu nhỏ nhắn trước mắt... cho đến ngày nó trưởng thành không? Người ta không cần biết, không cần lý tới, chỉ lao đầu vào 1 mục đích để lại di sản cho con như những tên điên dại mà không hề có giây phút nào hướng đến sự giáo dục chính đáng và cần thiết nhất: Dạy con mình biết cách sống. Phải dạy cho con mình biết làm người! Và cho nó 1 bài học để nó làm người. Gần như các bậc cha mẹ ngày nay và các bậc cha mẹ của thời gian 40, 50 năm về trước, trước mắt tôi đều rất ít khi đặt vấn đề nầy quan trọng hơn việc để dành di sản cho con cái. Họ luôn đặt vào của cải vật chất làm nền tảng chính để an tâm mình và luôn nghĩ rằng họ là những bậc cha mẹ cao quý, thương con bằng trời biển đang hy sinh tất cả qua của cải vật chất để lại. Rồi họ tự cảm động, tự khen thưởng và tự nhủ 1 ngày nào đó mình qua đời con cái sẽ nhớ đến công lao trời biển để “thương” và “nhớ” đến họ. Thời Mạt Pháp nầy có lẽ nhân sinh cũng đến dần chỗ tận vì nợ người nổi ra dồn dập. Từ căn bản gia đình đến ngoài xã hội và thay đổi khuynh hướng phát triển của cuộc đời. Con người khám phá ra vũ trụ nhưng không hề lui tới nhau, họ khám phá ra nhiều chứng bệnh mới nhưng vĩnh viển họ không trị được cho họ, họ tìm kiếm ra những di sản văn hóa từ ngàn

Page 57: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 57

năm trước hay tạo những di sản cho ngàn năm sau nhưng họ không hề biết nhớ về nhau, ghi ơn nhau trong thời gian thật ngắn trước mắt. Sự phát triển thiếu cách sống đó là họa tự diệt của nhân loại. Họa nầy chỉ trông chờ vào các bậc cha mẹ có tinh thần đạo đức, có tu dưỡng để hướng nghiệp nợ có định hướng và hóa giải với gia sản để lại: Biết cách sống và sống như 1 con người. “Giàu nghèo đều có phần số”. Hãy truyền nhận thức nầy cho mọi người thấy rằng: “Cần biết cách sống trước khi có của cải vật chất”. Nếu có của cải, ta sẽ biết cách dùng của cải đúng đắn, nếu thế thời bắt phải đói nghèo thì ta sẽ biết cách sống hạnh phúc và vươn lên trong cảnh đói nghèo. Hãy dừng chân lại, đừng sợ sự đe dọa từ những “chủ nợ” của mình, nào là sự đói khổ, nào là sự thiếu học, nào là sự đe dọa tự tử, đăng báo tố cáo cha mẹ nếu cha mẹ không cho tiền, không bán nhà để chia của, nào đủ thứ chuyện trên đời xảy ra để cha mẹ của chúng phải khổ não... Dừng chân lại để chúng không tạo thêm nghiệp dữ, cho chúng có cơ hội được làm người và các bậc cha mẹ không tạo thêm cơ hội cho ác nghiệp hoành hành. Cách trả nợ đúng cũng là hành động góp phần trong việc cứu thế của thời Mạt Pháp.

Từ Minh Đạt 5-2008

Page 58: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 58

Muốn tạo được một sự nghiệp lớn thì phải biết làm từng việc nhỏ. Cái trí muốn được rộng mở, bàn tay muốn được bao trùm thì cái tâm phải mở thật rộng và ôm trọn tất cả những gì dầu là nhỏ. Thành bại của cái lớn thường bắt nguồn từ việc nhỏ và thành bại của việc nhỏ. Giá trị của người được tạo ra từ những sự nhỏ, những hành động và đức tính nhỏ. Biết nhẫn nhịn, biết tự hạ mình thì tâm sẽ thành đại lượng. Pháp Vô Vi Quy Nguyên là Pháp dạy cho con người những cái gì bình thường nhất. Quy Nguyên là trở về nguyên thủy, cái nguyên thủy vốn có của con người không phải là cái lạ, cũng không là cái mới nên không cần học để hiểu mà chỉ cần học để có. Học để có, thế nên học đạo với VVQN thì phải qua thử thách, qua sàng sảy bằng chính những gì thực tế trong đời sống. Sự thử thách, sàng sảy ấy chỉ có trong tích tắc nhưng với người có thì luôn là có, còn với người biết thì khi nào hỏi họ mới trả lời, nhưng cái thực trong đời sống, trôi qua đời của họ, cái thực tế không biết đặt câu hỏi nên họ sẽ không có cơ hội trả

Page 59: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 59

lời. Chỉ không có là đào thải. Đó là những cuộc thi của Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên. Vì vậy, người đạt đạo là người CÓ ! Khi có thì người ta sẽ tự nhiên và bình thường nên con người muốn có thì phải tập đi từ những cái bình thường.

Từ Minh Đạt

Thầy Từ Tri Nguyên đại diện Pháp Đạo viếng thăm các pháp hữu lão thành nhân ngày Tết 2007. Trong hình, phái đoàn viếng thăm pháp hữu Từ Thiện Thanh. VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 60: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 60

Người Việt Nam dùng từ thật là hay, “người nhỏ” rất khác với “người nhỏ mọn”. “Người nhỏ” chỉ thuần túy nói về thân hình, địa vị của người ấy là nhỏ bé, thấp kém nhưng trái lại, “người nhỏ mọn” nhiều khi là người có thân hình đồ sộ hoặc nhiều khi có địa vị cao sang ngoài xã hội. Vì vậy, nhỏ mọn không phải là hiện tượng vật lý mà là hiện tượng của tâm lý, tâm linh. Tánh nhỏ mọn chỉ phát sinh khi tâm người căn bản là cố chấp, bó chặt nhưng bản ngã thì bùng cao. Cố chấp ở những đòi hỏi, mong muốn, kỳ vọng,... nhưng không thỏa mãn được, không gặp được cái ngã “trên cao” nên bị thương tổn thành ra nhỏ mọn. Nhiều khi sự đòi hỏi, mong muốn, kỳ vọng... ấy thật là nhỏ, thật là tầm thường như: Muốn được người khác coi mình trọng hơn 1 tí cũng không được mà trái lại người mình ghét thì được coi trọng. Muốn được người khác khen mình thông minh 1 tiếng cũng không có, dù rằng mình luôn tía lia cái miệng là “cái gì cũng biết!”. Trái lại một người ở đâu đâu tới, trước mắt mình thấy họ ... “không làm gì” cả mà luôn được người đời khen tặng... Sự chênh lệch quá lớn từ cái tâm bó chặt đến cái ngã bùng phát sẽ dẫn con người thành nhỏ mọn. Chắc chắn trên đời sẽ không 1 ai thực bụng, tự nghiệm và chấp nhận mình là nhỏ

Page 61: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 61

mọn cả. Không ai chấp nhận tâm mình đang bị bó chặt không chịu gỡ, cũng không ai chấp nhận mình có bản ngã quá lớn... Một ngày nào đó, nếu bản thân phát hiện rằng: Mình “bị” 1 ai nói xấu, 1 ai có tư tưởng không đẹp về mình mà nhiều năm sau mình vẫn không quên được, không tha thứ được, không bình thường được, hay đối với ông bà, cha mẹ, thầy, bạn hữu... những người đã từng giúp đỡ, nuôi dưỡng bản thân mình mà chỉ vì 1 bất đồng nào đó mà mình dễ dàng phủi tất cả tình nghĩa ấy sang 1 bên. Khác với cảnh đói nghèo, trong lòng luôn tính toán thật chi li về những sự hao hụt nhất là người mình không ưa tạo sự hao hụt ấy, hay trong 1 gia đình, 1 tập thể dầu thật là nhỏ mà mỗi buổi ăn phải ăn làm nhiều lần vì bản thân không thể chấp nhận “ngồi cùng bàn với nhau” ... lúc đó phải hiểu rằng mình là người nhỏ mọn. Bản ngã thì quá cao, cái bó chặt thì quá thấp, sự chênh lệch to lớn nên dễ gẫy đổ. Vì không là vật lý nên sự gẫy đổ nầy chỉ là gẫy đổ của tâm linh. Lòng người nhỏ mọn luôn nổi sóng, nhìn đâu cũng thấy oán, nhìn đâu cũng thấy hận, cả đời sẽ không có được niềm vui, không bao giờ thỏa mãn với bất kỳ điều gì, từ cái oán nầy sẽ lấn sang cái chuyện khác, kể cả những chuyện không dính líu chi đến việc làm tự ái mình bị thương tổn cả. Thế nên, trước mắt người nhỏ mọn thì đâu cũng là màu xám, đâu cũng có “vấn đề”, nụ cười, niềm vui thật trong

Page 62: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 62

lòng sẽ không có. Họ sống như một loài ngạ quỷ ngay tại cõi thế nầy vậy. Người nhỏ mọn nhiều khi họ muốn cả thiên hạ đều chết, cho dầu mọi người chết hết thì họ cũng không thấy vui vì nhỏ mọn không là hiện tượng trước mắt mà là một trạng thái của tâm linh. 7-2008

Thầy Từ Tri Nguyên đại diện Pháp Đạo viếng thăm các pháp hữu Từ Thiện Quy, pháp hữu lão thành nhân ngày Tết 2007.

Page 63: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 63

Những gì gặt hái hôm nay cũng từ sự trồng của hôm qua và sự gặt hái ngày mai cũng từ sự trồng hôm nay. Những gì của hôm nay đều có từ hôm qua và không thể nào ỷ lại rằng, quá khứ từng tạo công hạnh, quả ngọt sẽ được thu hái hoài cho đến ngày mai và cả muôn đời sau. Làm việc Đạo cũng vậy, có người nhận sự trả lại công hạnh mình làm qua phước báu trần thế. Phước báu ấy đã được nhận trước mắt, đã có được ở ngày hôm nay và đừng trông chờ có thêm nữa ở ngày mai nếu ta đã dừng bước. Bệnh tật thì nghỉ ngơi, nhân trồng hôm trước nên nay được nghỉ ngơi nhưng nghĩ ngơi thì ngày mai không gì để gặt vì hôm nay ta đã dùng nó để nghỉ ngơi. Thế nên, bệnh tật nhiều khi càng nghĩ lại càng nặng, tình trạng gia đình càng quây quần vui hưởng lại càng xuống dốc. Vì vậy, người hành đạo phải biết biến hóa công việc để việc hành đạo, tạo nhân lành không ngừng nghỉ. Không dùng chân tay thì dùng đầu óc, không dùng đầu óc thì lấy bài học bản thân để người đời được học. Phải biết biến hóa để bản thân có thể được nghỉ ngơi nhưng không gián đoạn việc tu tập và lập hạnh.

Page 64: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 64

Trồng nhân lành thì không trồng bởi ngã tướng. Không đòi công việc lớn cũng không đòi công việc nhỏ, không vui cũng không giận, tùy hỉ bài học, sự việc phát sinh. Phần thưởng nhận được trước mắt cũng đừng lấy đó làm vui, tự mãn, ỷ lại... vì phần thưởng đã nhận hôm nay thì ngày mai chưa chắc còn. Phải cẩn thận và luôn quán xét tất cả những gì mình có, gặt hái. Cây nhân sinh của đời người tưởng là khó nhưng thật dễ trồng. Chỉ cần hiểu nguyên lý là ta có thể trồng được 1 đời sống hướng thượng hay hướng hạ tùy ý. Hãy cố gắng gìn giữ cây nhân sinh ấy được liên tục, không bị đứt đoạn.

8-2008

Thầy Từ Tri Nguyên đại diện Pháp Đạo viếng thăm các nhóm Đạo nhân ngày Tết 2007. Trong hình, phái đoàn viếng thăm nhóm Đạo Từ Thiện Tâm Sanh.

Page 65: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 65

CHÌA KHÓA CHO CUỘC SỐNG – Bài số 1 Một người luôn có những quyết định sai thì không nên tin người ấy sẽ có những hành động đúng, biện pháp đúng cho những quyết định quan trọng được. Bất kỳ 1 sự việc lớn nhỏ nào xảy ra thì cũng cần ở sự giải quyết. Giải quyết trước sự cố, đang trong sự cố và sau sự cố. Không được bỏ qua 1 sự kiện nào dầu nhỏ. Sự giải quyết dầu nhỏ nhưng là sự tăng cường việc hình thành một nền móng, một đường hướng, một chương trình cho cả một sự nghiệp dầu lớn hay nhỏ về sau. Sự việc càng phức tạp thì càng cần có lòng yên lại để giải quyết. Tâm động thì sẽ giải quyết theo hướng động thế nên chuyện trước mắt xem chừng đã giải quyết được nhưng sẽ phát sinh chuyện mới và luôn tiếp diễn phù hợp với cách giải quyết qua tâm động. Còn tâm định muốn có thì phải xem việc giải quyết là bình thường, xem mình là phán quan để không phải vướng vào cảm xúc, giải quyết việc không cần gấp để lòng nguôi ngoai, mọi sự được lắng đọng và sáng tỏ. Cái dụng của thiền định không phải là tạo ra năng lượng, điển lực, hào quang,... vì tất cả những thứ đó, chỉ cần tâm mở, lòng yên là người ta tự nhiên có được. Công năng thiền

Page 66: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 66

định mà ta đạt như thế nào chỉ cần nhìn qua sự đối diện với nan đề, nghịch cảnh, sự việc cần giải quyết,... thì sẽ hiểu rõ. Bên cạnh đường hướng, chính sách, kế hoạch để làm việc, người ta cần ở nghị lực chứ không phải là sức mạnh để thực hiện chúng. Sản sinh ra nghị lực là từ ý chí, sản sinh ra ý chí là từ niềm tin, sản sinh ra niềm tin là từ tình thương và muốn có được tình thương đúng đắn thì cần phải có một tín ngưỡng đúng đắn. Một chủ nghĩa, một tư tưởng đúng có thể giải thích được mọi hiện tượng của xã hội từ lịch sử, văn học, nghệ thuật, kinh tế... đến cả về khoa học. Một tín ngưỡng đúng đắn có thể nhìn thấy và giải thích được nguyên nhân hình thành và tương lai của mọi hiện tượng xã hội. Vì vậy, khi đã khẳng định bản thân đang tu hành theo một Chánh Pháp mà một sự việc nhỏ cũng không thấy được nguyên nhân, khi giải quyết cũng không thấu đáo được hiện tại và hành sự thì không lường được hậu quả của tương lai thì nên coi lại cái “Chánh Pháp” đó hay bản thân cùng thái độ tu học của mình. VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 67: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 67

CHÌA KHÓA CHO CUỘC SỐNG – Bài số 2 Việc gì khởi đầu cũng gặp phản ứng ngược. Phật, Chúa... các bậc Chí Thánh, Chí Đức ngày xưa cũng gặp phản ứng ngược khi đưa ra tư tưởng mới, hành động mới,... Vì vậy, cần sự kiên trì để thành khuôn khổ và thời gian sẽ làm cái phản ứng ngược trở thành nhàm. Thế nên, muốn khởi đầu 1 cái mới thì phải có thái độ cứng rắn nhưng ung dung. Nhìn bản tánh của 1 đứa trẻ thì sẽ biết được tương lai và hậu vận của nó. Muốn giúp tương lai của con bớt khổ thì phải đổi bản tánh cho nó. Không thể thấy được bản tánh của con người do chính bàn tay mình nặn ra đồng nghĩa sự thiếu sót về hiểu biết và đời sống của bản thân. Tạo dựng 1 gia đình không chỉ là tình yêu bốc đồng của tuổi trẻ, tạo dựng một mối đạo không chỉ dựa vào tình thương dành cho chúng sanh. Mà tất cả cần phải học, học để biết mình đang làm chuyện gì và sẽ làm chuyện gì. Đã lở từng có những quyết định và hành động sai, chìa khóa để hồi đầu không phải là hành động chạy ngược lại quá khứ nhằm thay đổi cái sai ấy mà là tạo nên một chuỗi hành động, quyết định mới đúng đắn hơn. Can đảm chịu đựng hậu quả từ quá khứ, yên bình để hậu quả lướt qua mà không tạo thành sự mới.

Page 68: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 68

Vô Vi Quy Nguyên không phải là một tôn giáo nằm hẳn trong khía cạnh đức tin, tín ngưỡng, thờ phượng mà còn là thông suốt về đời sống như chìa khóa quan trọng nhất của Pháp Đạo mà Đức Ngài chỉ ra: Đời Tròn – Đạo Hiện – Pháp Ứng. Vì vậy, học ở Vô Vi Quy Nguyên là học để có một chìa khóa thông suốt được tâm linh cũng như toàn bộ các mặt trong đời sống.

Thầy Từ Tri Nguyên đại diện Pháp Đạo viếng thăm các nhóm Đạo nhân ngày Tết 2007. Trong hình, phái đoàn viếng thăm nhóm Đạo Từ Thiện Khanh. VIẾNG THĂM TRANG WEBSITE:

www.voviology.org www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 69: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 69

KẾT CẤU 9-2008 Mọi sự vật đều có sự kết cấu bên trong. Dầu vật thật hay vật ảo cũng cần có sự kết cấu để thành hình, dầu đó là hình ảo của vật ảo. Sự kết cấu nào cũng vậy đều cũng có giới hạn và thời gian tồn tại của nó. Kết cấu của 1 căn nhà thì tạo ra được 1 căn nhà. Căn nhà ấy không thể lớn bằng dinh thự cũng không thể tồn tại ngàn năm như Kim Tự Tháp. Vậy hãy xem vật liệu để dùng làm chất kết cấu cùng với khoảng không gian để tạo nên một tòa kiến trúc. Nếu khoảng không gian ấy là không gian của 2 người nam nữ thì sự tồn tại chỉ là hiện hữu của 1 tổ ấm của đôi tình nhân nên không phải là tòa kiến trúc của 1 gia đình. Cũng tương tự như vậy, tòa kiến trúc chỉ dựa vào không gian của 1 gia đình thì không thể nào sẽ trở thành tòa kiến trúc của quốc gia, xã hội, dân tộc hay các vấn đề hệ trọng cho đất nước như: Giáo dục, văn hóa, tôn giáo, khoa học, kinh tế,... Tất cả những điều nói trên chỉ dừng lại ở 1 hướng là khoảng không gian, thế nhưng chất liệu để chỉ sự tồn tại của các kết cấu trong khoảng không gian ấy như thế nào? Kết cấu bằng tiền tài, vật chất thì chính tiền tài và vật chất sẽ là động cơ làm tan rã chất kết cấu ấy. Kết cấu bằng tình yêu, tình thương thì

Page 70: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 70

chính những thứ tình ấy sẽ là động cơ để làm giới hạn sự tồn tại của kết cấu. Chỉ có không gian Vô Vi mới là không gian không giới hạn và chỉ có tâm chân chánh của con người mới là chất liệu để kết cấu trường tồn. Con người phải đánh mất cái bản ngã thì mới phô bày cái tâm, phải đại lượng, mở rộng thì mới với được cái không gian của vô vi, thiên biến và vạn hóa. Từng bài học, cuộc thi đưa ra để tất cả cùng đánh rơi cái bản ngã của mình và từng khía cạnh hành đạo được đưa ra trên mọi lãnh vực để tất cả cùng nhau chuyển hóa tâm trí của mình thành đại lượng hòa đồng với sự biến hóa, chuyển động của con người và trời đất.

Thầy Từ Tri Nguyên viếng thăm nhóm Đạo Từ Tri Hoằng nhân ngày Tết 2007.

Page 71: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 71

LÝ TƯƠNG ĐỐI Tương đối khác với ba phải, “sao cũng được” mà là sự có chủ kiến, có lập trường nhưng không thái quá. Tương đối không có nghĩa là làm cho lấy có, học cho lấy có, hiểu cho lấy có... Tương đối là chừa đường cho hướng đi và chừa lối cho hướng về... Mọi sự luôn thay đổi không ngừng và không lường. Sự mưu tính xuất sắc cở nào cũng vậy, sự thông minh sáng suốt cở nào cũng vậy, sự tiên liệu như thần cỡ nào cũng vậy,... cũng không lường hết, định hết và thấy hết tất cả những sự việc sẽ xảy đến. Vì thế, người ta thường gọi sự việc bất ngờ xảy ra là “Ý Trời” mà không là “ý Tiên” hay “ý Thánh”... vì nó luôn là bất ngờ mà các Đấng Bề Trên: Tiên, Thánh, Thần cũng khó đoán trước. Thế nên, định việc gì, làm việc gì thì cũng tận lực nhưng nằm ở lý tương đối để đừng quá đáng. Tức nên chừa đường đi và chừa đường về. Việc trên đời nhiều khi không chi suy luận được, không chi có thể nắm chắc và làm chủ được, kể cả bản thân mình, tư tưởng mình. Hôm nay ghét người, hôm sau lại thương người, thế mới là “lạ”.

Page 72: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 72

Hôm nay chửi họ mạt sát, thậm tệ, thậm chí không còn từ ngữ nào để mà dùng thêm, để mà diễn tả thêm cái xấu... thế mà hôm sau lại thương họ, rồi muốn tìm lại những từ tốt đẹp nhất để nói về họ và tìm lại những đôi tai đã từng nghe lời xấu từ mình để nói lại, nói tốt cho người mình từng ghét... nhưng làm cách gì cũng thấy kỳ, thấy kỳ ngay cả với lương tri của mình. Cũng bởi ta đã đi đến chỗ tuyệt đối: Đánh người để chính mình không còn lối về. Vì vậy:

Đừng ác tâm quá để chính mình không còn điều thiện.

Đừng khắc khe quá, để chính mình không còn chỗ đứng.

Đừng mạnh bạo quá, để chính mình không còn chỗ trụ.

Đừng giáo điều quá, để chính mình không còn người thương.

Đừng ngu dốt quá, để chính mình không còn lối đi.

Đừng ba phải quá, để chính mình không còn tri kỷ.

Đừng tự cao quá, để chính mình không còn người thân.

Đừng đa nghi quá, để chính mình không còn niềm vui.

Đừng bươi móc quá, để bên mình không còn bạn hữu.

Đừng soi mói quá, để cuộc đời không một người yêu.

Từ Minh Đạt 10-2008

Page 73: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 73

GIẢI TRỪ ÁC NGHIỆP Khi đã biết đang đối diện với oan nghiệt thì phải nương theo Chánh Trí mà hành sử. Chánh Trí không phải là sự thúc giục trong lòng, sự nóng ruột, không yên trong lòng. Chánh Trí là đồng hồ tâm linh báo cho ta biết ta đang phải hành sai, đang lâm vào thế không đúng,... Chánh Trí không phải là chìa khóa mở nghiệp lực nên khi lâm vào hoàn cảnh oan nghiệt thì không chắc có thể gỡ được nghiệp lực. Tuy vậy, phải hành theo Chánh Trí, hành theo sự đúng khi đối diện với oan nghiệt. Để dầu không thay đổi được hoàn cảnh, dầu không giải được oan nghiệt nhưng ít nhất ta được tròn. Tròn ở đây không có nghĩa là xu theo oan nghiệt để từ vô minh tạo ra vòng oan nghiệt mới. Tròn với oan nghiệt nghĩa là chấm dứt cái vòng oan nghiệt đã được tạo ra. Thế nên làm thì phải tận lực mà làm, giải quyết vấn đề thì phải tận lực mà giải quyết. Phải làm 1 lần để chấm dứt. Phải tận để không còn gặp lại, nếu có gặp, thì sẽ không còn gặp ở khía cạnh oan nghiệt. Oan nghiệt là chương trình được định sẵn trước khi người ta sinh ra đời. Thế nên, oan nghiệt là mối hằn trong tim, trong óc, trong lòng người khiến cho người khó lòng mà đối diện với nó, khó lòng lèo lái nó theo hướng của Chánh Trí. Phải làm! Dầu là làm không được cũng phải can đảm làm. Làm 1 lần rồi sẽ hết!

Page 74: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 74

Ai cũng có nghiệp. Sinh ra đời thì ai cũng có nghiệp báo đó là lẽ rất bình thường, dầu là ác báo thì đó cũng là bình thường, không phải là vấn đề tội lỗi nếu con người không có định hướng để thoát khỏi, cố gắng ra khỏi ác báo đó. Nếu xuôi theo, thì ác báo nầy sẽ tạo thêm ác báu mới, vĩnh viễn không chấm dứt. “Con là nợ”, câu nói của dân gian kết tụ từ kinh nghiệm ngàn năm mà có. Nợ thì phải trả, và trả theo Chánh Trí. Đừng trả theo lối buông trôi của nợ đòi để con mình thành bất hiếu. Quả báo bất hiếu và tạo cho người cơ hội để bất hiếu sẽ tạo thêm 1 chu trình mới, 1 ác báo mới. Ác báo của thế gian sẽ chấm dứt nếu con người có Chánh Trí và sự hành tận cùng của nó. Từ Minh Đạt 12-2008

Thầy Từ Tri Nguyên viếng thăm nhóm Đạo Từ Minh Tấn nhân ngày Tết 2007.

Page 75: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 75

DOMINO CHO MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Sự việc nầy dính líu sự việc kia để ra sự việc nọ. Từng chuỗi, từng chuỗi sự việc và nhân quả đi liền với nhau, kéo dài mãi vô tận trong chu trình sống của con người. Không tự dưng con người gặp sự việc nầy mà không hề tạo từ sự việc kia. Là người bình dân, người ta chỉ thấy 1 sự kiện xảy ra ở 1 mặt hiện tại mà không hề thấy sự liên đới ở tương lai, hoặc nếu có thấy, họ cũng không hình dung được mức quan trọng của sự liên đới ấy. Chỉ thấy 1 hạt chuỗi mà không thấy cả xâu chuỗi, cắt bỏ hạt chuỗi ấy, cả xâu bị chuyển động theo 1 hướng khác mà không 1 ai có thể lường được, các hạt còn lại sẽ đi về đâu? Giá trị của xâu chuỗi sẽ không còn... Thế nên, cái giá phải trả của 1 người chỉ thấy 1 chuyện hiện tại, chỉ thấy ở bề mặt nổi sẽ là đắt! Đắt bằng muôn vạn lần giá trị cái hạt chuỗi mà họ thấy trước mắt. Vì thế, khi nhận quả báo của cuộc đời, của Trời và Người dành cho mình thì đừng than trách là ta chỉ làm hư vỏn vẹn 1 hạt chuỗi, 1 con cờ domino... Chuyện trong Pháp Đạo đã xảy ra mà ngày nay chúng ta có thể dùng làm bài học thực tế, hữu ích. Vì mục đích riêng, tự che mặt, tự gạt lòng, cho những người được đưa sang ĐHLĐ công tác

Page 76: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 76

là sẽ bị bán, lạm dụng,... rồi tìm mọi cách ngăn cản người. Nay cuộc đời người đã đi vào ngõ rẽ mới. Sự tốt đẹp của ngỏ rẽ ấy nếu có được là do phước phần của người nhưng nếu xấu thì người tự che mặt trên phải nhận lấy hậu quả xấu do mình đã hại người. Vì mục đích riêng, tự cam tâm xúc xiểm những sự vinh danh của đời về mặt giáo dục của Thầy và của Đạo mà cho rằng những vinh danh ấy chỉ nhằm để đánh bóng cá nhân mà không thấy rằng, Học Viện của Đạo cũng có từ nơi đó, đào tạo nhân tài của Đạo, cho Đạo và cho thế giới cũng có từ nơi đó, là nơi quy tụ người tài, người giỏi của thế giới để sau nầy Pháp Đạo lan rộng ra cùng khắp, cùng chung tay kiến tạo những xã hội, những quốc gia đạo đức... cố tình phá hoại, dầu là sự phá hoại nhỏ nhưng che mặt để không thấy hạt chuỗi ấy liên đới với cả dòng tiến hóa, đạo đức cho nhân sanh. Cái giá phải trả ấy không phải là nhỏ. Thế nên, là người tu học, nhất là tu thiền phải luôn có sự chiêm nghiệm và thanh tịnh làm hành trang cho cuộc sống. Thanh tịnh bổ túc cho chiêm nghiệm và chiêm nghiệm bổ túc cho thanh tịnh để giúp mình được bình lặng, không dấy động vội vã, để nhìn sự việc tường tận, nhìn cho rõ cái dãy domino sự kiện trước mắt và xâu chuỗi nhân quả của đời sống mình và con người.

Page 77: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 77

Tránh hồ đồ để làm chuyện nhỏ mà trả giá đắc và làm chuyện thật lớn, thật tốn công nhưng giá trị có được thì rất nhỏ gần như là không!

12-2008

Đệ tử VVQN ngày nay rất xuất sắc và giỏi toàn diện, dù mức độ thấp hay cao nhưng tất cả đều toàn diện. Lễ nghi hay đạo hạnh cũng vậy, tất cả từ thực chất mà ra. Qua hình ảnh chúng ta thấy được câu trả lời nhất là khi chúng ta biết được những người xúc từng xẻng đất, gánh từng gánh nước trên là những trí thức đã thành danh trong xã hội. Tất cả mọi người: Nam nữ, lớn bé ai cũng đều hăng say trong công việc tạo dựng 1 ngôi nhà cho Đại Đồng Thế Giới.

Page 78: VÔ VI QUY NGUYÊN · Tiểu Luận T.4 2 CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài

Tiểu Luận T.4 78

Mục Lục: 1 Lời nói đầu 52 Đạo làm người 63 Tự chủ 84 Trui rèn 105 Chính trị 126 Sống đẹp 1: Cái tình 147 Sống đẹp 2: Cái trí 178 Đời tròn – Đạo hiện 209 Những cái chết cho sự khởi đầu 22

10 Thời nhân tự bất thức 2511 Bánh xe chuyển động 2812 Bánh xe của Đạo 3013 Đi vào đời 3214 Phân biệt rõ việc đang làm 3415 Tâm không yên lặng thì đừng nói về Đạo 3616 Trọng dụng 3817 Tướng Pháp 4018 Cái gốc 4219 Tảng đá và căn nhà 4320 Không để cảm tính vào việc xử lý 4521 Cái giá cho 1 đời sống hạnh phúc 4722 Xuân Đại Đồng 4923 Tình thương tương đối 5124 Tín dụng 5325 Kho tàng để lại 5526 Đòn bẫy chỉ bẩy được những vật dưới thấp –

Giá trị được đưa cao cũng từ những gì bình thường

58

27 Người nhỏ mọn 6028 Trồng cây nhân sinh 6329 Chìa khóa cho cuộc sống: Bài số 1 6530 Chìa khóa cho cuộc sống: Bài số 2 6731 Kết cấu 6932 Lý tương đối 7133 Giải trừ ác nghiệp 7334 Domino cho một cuộc hành trình và cái giá phải

trả 75